source
stringlengths
70
218
subject
stringlengths
18
159
text
stringlengths
329
1.06M
meta
dict
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Ke-hoach-192-KH-UBND-2023-Tang-cuong-chuoi-gia-tri-cay-trong-an-toan-tinh-phia-Bac-Ha-Noi-573821.aspx
Kế hoạch 192/KH-UBND 2023 Tăng cường chuỗi giá trị cây trồng an toàn tỉnh phía Bắc Hà Nội
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 192/KH-UBND Hà Nội, ngày 21 tháng 7 năm 2023 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN (VỐN ĐỐI ỨNG) DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG CHUỖI GIÁ TRỊ CÂY TRỒNG AN TOÀN TẠI CÁC TỈNH PHÍA BẮC VIỆT NAM” DO CHÍNH PHỦ NHẬT BẢN VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI TẠI HÀ NỘI I. Căn cứ pháp lý - Nghị định 114/2021/NĐ-CP , ngày 16/12/2021 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài. - Các Thông tư của Bộ Tài chính: số 219/2009/TT-BTC ngày 19/11/2009 quy định một số định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án/chương trình sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); số 192/2011/TT-BTC ngày 26/12/2011 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 219/2009/TT-BTC ngày 19/11/2009; Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị. - Các Quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: số 1561/QĐ-BNN-HTQT ngày 28/4/2022 về việc phê duyệt Văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật “Tăng cường chuỗi giá trị cây trồng an toàn tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam” sử dụng vốn ODA không hoàn lại do Chính phủ Nhật Bản tài trợ; số 1927/QĐ-BNN-TC ngày 30/5/2022 về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể và Dự toán năm 2022 (vốn đối ứng) thực hiện Dự án “Tăng cường chuỗi giá trị cây trồng an toàn tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam” do Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại. II. Nguyên tắc xây dựng và Mục tiêu của Kế hoạch 1. Nguyên tắc xây dựng và triển khai Kế hoạch - Dự kiến kinh phí đối ứng ngân sách Thành phố và các hoạt động do Ban quản lý Dự án “Tăng cường chuỗi giá trị cây trồng an toàn tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam” thành phố Hà Nội sử dụng vốn ODA không hoàn lại do Chính phủ Nhật Bản tài trợ (PPMU Hà Nội) phối hợp triển khai, trực tiếp triển khai của Kế hoạch thực hiện (vốn đối ứng) Dự án “Tăng cường chuỗi giá trị cây trồng an toàn tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam” do Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại tại Hà Nội được Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định tại Kế hoạch tổng thể và Văn kiện của dự án đã phê duyệt. - Hàng năm, căn cứ nội dung và kế hoạch phân bổ ngân sách dự án cho năm tài khóa của JICA và CPMU, PPMU Hà Nội chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí đối ứng thực hiện kế hoạch năm tài khóa, trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt làm căn cứ triển khai, thực hiện. 2. Mục tiêu của Kế hoạch - Tổ chức các hoạt động của Dự án trên địa bàn Thành phố Hà Nội để thúc đẩy bền vững sản xuất và kinh doanh cây trồng an toàn góp phần tăng cường chuỗi giá trị cây trồng (rau và quả) an toàn. - Phát triển nguồn nhân lực khuyến nông, nâng cao năng lực của các hợp tác xã mục tiêu, cải thiện mối quan hệ đối tác giữa các bên liên quan trong Chuỗi giá trị (VC) và tăng cường năng lực thực hiện để đảm bảo an toàn thực phẩm. III. Nội dung 1. Thời gian thực hiện: từ năm 2023 - 2026. 2. Địa điểm: Trên địa bàn thành phố Hà Nội. 3. Các hoạt động chính của dự án 3.1. Nội dung tiền đề: Thực hiện các hoạt động để khởi động Dự án đối với các HTX mục tiêu tham gia (để nhân rộng) Các hoạt động bao gồm: Hoạt động tiền đề: Rà soát thực trạng canh tác và thị trường cây trồng an toàn trong vùng dự án. Hoạt động 1. Xây dựng các tiêu chí lựa chọn và chọn các HTX mục tiêu (ứng viên). Hoạt động 2. Tổ chức các cuộc họp định hướng cho các ứng viên và chọn các HTX đồng ý với hoạt động của Dự án làm nhóm mục tiêu cuối cùng. Hoạt động 3. Tiến hành khảo sát ban đầu. Hoạt động 4. Theo dõi công tác quản lý (diện tích canh tác, sản lượng tiêu thụ, giá bán, v.v của cây trồng an toàn) của các HTX mục tiêu trong từng mùa vụ. Hoạt động 5. Tiến hành khảo sát khi kết thúc. 3.2. Đầu ra 1: Tăng cường nguồn nhân lực để thúc đẩy mở rộng cây trồng an toàn Các hoạt động bao gồm: Hoạt động 1. Chuẩn bị dự thảo chương trình giảng dạy và tài liệu tập huấn về khuyến nông cây trồng an toàn (như: phương pháp khảo sát thị trường, kỹ năng lập kế hoạch quản lý trang trại, kỹ năng sản xuất bao gồm áp dụng GAP cơ bản...), gồm cả việc xem xét các tài liệu hướng dẫn do các dự án JICA trước đây đã sản xuất ra. Hoạt động 2. Cán bộ khuyến nông được tham gia các lớp tập huấn làm giảng viên (TOT) do Jica tổ chức Hoạt động 3. Trung tâm Khuyến nông (TTKN) tiến hành tập huấn cho cán bộ khuyến nông phụ trách các HTX mục tiêu. Hoạt động 4. Cán bộ khuyến nông tiến hành tập huấn cho các HTX. Hoạt động 5. Chỉnh sửa dự thảo chương trình/tài liệu giảng dạy khi cần thiết dựa trên kết quả tập huấn (hiểu biết của cán bộ khuyến nông, nông dân...). Hoạt động 6. PPMU Hà Nội xây dựng kế hoạch thực hiện để thúc đẩy việc mở rộng cây trồng an toàn tại vùng dự án. Hoạt động 7. PPMU Hà Nội tiến hành và giám sát các hoạt động tại vùng dự án, dựa trên kế hoạch thực hiện được xây dựng ở hoạt động 6. 3.3. Đầu ra 2: Tăng cường năng lực sản xuất và quản lý của các hợp tác xã trong sản xuất cây trồng an toàn Các hoạt động bao gồm: Hoạt động 1. Cán bộ khuyến nông, với sự hỗ trợ của PPMU Hà Nội và chuyên gia JICA, tiến hành tập huấn về khảo sát thị trường cho các HTX mục tiêu. Hoạt động 2. Cán bộ khuyến nông, với sự hỗ trợ của PPMU Hà Nội và chuyên gia JICA, hỗ trợ các HTX mục tiêu tiến hành khảo sát thị trường. Hoạt động 3. PPMU Hà Nội thúc đẩy các HTX đã tham gia các dự án JICA trước đây chia sẻ kinh nghiệm (thực hành tốt/ bài học kinh nghiệm). Hoạt động 4. Cán bộ khuyến nông, với sự hỗ trợ của PPMU Hà Nội và chuyên gia JICA, hỗ trợ các HTX mục tiêu xây dựng lịch canh tác cây trồng an toàn, bao gồm các kế hoạch tiếp thị và quản lý. Hoạt động 5. Cán bộ khuyến nông hướng dẫn các HTX mục tiêu về kỹ thuật canh tác cây trồng an toàn dựa trên lịch thời vụ. Hoạt động 6. Các HTX mục tiêu xây dựng lịch canh tác cho vụ tới, sau khi xem xét tình hình canh tác và tiêu thụ cũng như những thách thức và kết quả đạt được. Hoạt động 7. Cán bộ khuyến nông, với sự hỗ trợ của PPMU Hà Nội và chuyên gia JICA, hướng dẫn các HTX mục tiêu về kỹ thuật canh tác dựa trên những thách thức từ vụ trước và cập nhật lịch thời vụ. 3.4. Đầu ra 3: Tăng cường quan hệ đối tác giữa các bên liên quan trong chuỗi giá trị Các hoạt động bao gồm: Hoạt động 1. Xác định những thách thức và bài học kinh nghiệm để tăng cường chuỗi giá trị cây trồng an toàn. Hoạt động 2. Lập kế hoạch và tiến hành các hoạt động để giải quyết các thách thức được xác định ở hoạt động 1 (như: giảm thiểu lỗ hổng thông tin giữa thị trường và người sản xuất, tăng cường giao tiếp giữa các bên liên quan). Hoạt động 3. Lập kế hoạch và tiến hành các hoạt động để nâng cao nhận thức về GAP cơ bản. 3.5. Đầu ra 4: Tăng cường năng lực thực thi nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm Các hoạt động bao gồm: Hoạt động 1. Các bên liên quan của chuỗi giá trị cây trồng an toàn hiểu được Nhật Bản đã thúc đẩy cây trồng an toàn như thế nào. Hoạt động 2. PPMU Hà Nội xây dựng các kế hoạch thực hiện để thúc đẩy cây trồng an toàn ở vùng dự án. Hoạt động 3. PPMU Hà Nội thực hiện các kế hoạch thực hiện, bao gồm các hoạt động tăng cường an toàn thực phẩm trong chuỗi giá trị. Hoạt động 4. PPMU Hà Nội giám sát việc thực hiện các kế hoạch và sửa đổi chúng thường xuyên. 3.6. Các hoạt động khác của PPMU Hà Nội - Tổ chức sơ kết, tổng kết để đánh giá kết quả thực hiện dự án, đề xuất xây dựng kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo (nếu cần). - Tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền/truyền thông cho dự án. - Phụ cấp cho Ban quản lý, cán bộ thực hiện dự án. - Phụ cấp công tác phí, đi lại cho cán bộ đi thực địa để triển khai thực hiện các hoạt động của đầu ra 0, 1, 2, 3, 4; Phụ cấp công tác phí, đi lại cho các thành viên Ban quản lý dự án Hà Nội (PPMU Hà Nội); Phụ cấp công tác phí, đi lại cho thành viên các HTX mục tiêu tham gia hội nghị, hội thảo do Ban quản lý dự án trung ương (CPMU), Ban quản lý dự án Hà Nội (PPMU Hà Nội) tổ chức,.... IV. Dự kiến kinh phí và nguồn vốn thực hiện 1. Kinh phí đối ứng ngân sách Thành phố: Tổng kinh phí đối ứng ngân sách Thành phố giai đoạn 2023 - 2026: 1.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Một tỷ đồng chẵn). Trong đó, kinh phí phân kỳ cho các năm: năm 2023: 230.000.000 đồng; năm 2024: 300.000.000 đồng; năm 2025: 350.000.000 đồng; năm 2026: 120.000.000 đồng. Vốn đối ứng chỉ giới hạn các nội dung chi, định mức chi được được phê duyệt theo kế hoạch tài chính hàng năm theo quy định hiện hành của Trung ương và Thành phố. 2. Nguồn kinh phí Kinh phí chi thường xuyên ngân sách Thành phố được UBND Thành phố giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hàng năm. V. Tổ chức thực hiện 1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Căn cứ vào nội dung khảo sát thực tế hàng năm của chuyên gia Jica và Kế hoạch phân bổ nội dung, kinh phí hàng năm của Jica, Ban quản lý dự án Trung ương (CPMU), Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội phê duyệt Kế hoạch và dự toán chi tiết hàng năm đảm bảo đúng mục tiêu theo văn kiện Dự án và Kế hoạch hàng năm của Jica và CPMU. - Chủ trì, hướng dẫn Ban quản lý dự án Hà Nội (PPMU Hà Nội) tổ chức triển khai các nội dung theo Kế hoạch đã được duyệt đảm bảo thiết thực, hiệu quả và đúng quy định. - Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện Dự án, tổng hợp, tham mưu, định kỳ báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện. - Hàng năm quyết toán kinh phí đối ứng ngân sách Thành phố thực hiện Dự án, và tổng hợp chung vào quyết toán niên độ ngân sách của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2. Ban Quản lý dự án Hà Nội (PPMU Hà Nội) - Trên cơ sở Kế hoạch phân bổ nội dung, kinh phí hàng năm của Jica và Ban quản lý dự án Trung ương (CPMU), Ban Quản lý dự án Hà Nội (PPMU Hà Nội) có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, dự toán chi tiết kinh phí đối ứng ngân sách Thành phố thực hiện dự án, trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt; quyết toán kinh phí đối ứng ngân sách Thành phố thực hiện dự án theo đúng quy định. - Là đầu mối, chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, đơn vị liên quan tổ chức triển khai Kế hoạch đảm bảo tiến độ, nội dung, yêu cầu, hiệu quả theo quy định. 3. Các Sở, ngành và đơn vị liên quan - Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: phối hợp, hướng dẫn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện, lập dự toán và quản lý chi phí theo quy định của pháp luật. - Sở Tài chính: Hàng năm, căn cứ đề xuất của Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp, tham mưu UBND Thành phố bố trí nguồn kinh phí chi thường xuyên để thực hiện dự án theo quy định. - UBND các quận, huyện, thị xã, các đơn vị liên quan trên địa bàn Hà Nội phối hợp với Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn triển khai các hoạt động trong Kế hoạch của Dự án. Trong quá trình triển khai, thực hiện Kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề xuất, báo cáo gửi UBND Thành phố (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, tham mưu) chỉ đạo, giải quyết theo quy định./. Nơi nhận: - Chủ tịch UBND Thành phố; - Bộ Nông nghiệp và PTNT; - PCT UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền; - TT Khuyến nông QG-Bộ NN và PTNT; - Sở: NN & PTNT; Tài chính; KH& ĐT; - VPUB: CVP, PCVP (N. M. Quân), KTN, KTTH, TH; - Lưu: VT, KTN Ngân. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Mạnh Quyền
{ "issuing_agency": "Thành phố Hà Nội", "promulgation_date": "21/07/2023", "sign_number": "192/KH-UBND", "signer": "Nguyễn Mạnh Quyền", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-tu-09-2016-TT-BQP-huong-dan-nghi-dinh-112-2014-ND-CP-quan-ly-cua-khau-bien-gioi-dat-lien-289314.aspx
Thông tư 09/2016/TT-BQP hướng dẫn nghị định 112/2014/NĐ-CP quản lý cửa khẩu biên giới đất liền mới nhất
BỘ QUỐC PHÒNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 09/2016/TT-BQP Hà Nội, ngày 03 tháng 02 năm 2016 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 112/2014/NĐ-CP NGÀY 21 THÁNG 11 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN Căn cứ Luật Biên giới quốc gia ngày 17 tháng 6 năm 2003; Căn cứ Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2014; Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014; Căn cứ Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền; Căn cứ Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Nghị định số 94/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng; Xét đề nghị của Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các nội dung sau: 1. Xác định tính chất cửa khẩu biên giới đất liền. 2. Mẫu các loại biển báo, biển chỉ dẫn, bảng niêm yết tại cửa khẩu biên giới đất liền. 3. Hệ thống Ba-ri-e kiểm soát tại cửa khẩu biên giới đất liền. 4. Bố trí dây chuyền kiểm soát tại cửa khẩu biên giới đất liền trong trường hợp xảy ra dịch bệnh và phân luồng kiểm soát xuất cảnh, nhập cảnh. 5. Giấy tờ của người xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền. 6. Công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát của Bộ đội Biên phòng tại cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền. 7. Nguyên tắc, trình tự xác định phạm vi khu vực cửa khẩu biên giới đất liền. 8. Trình tự, thủ tục thực hiện thay đổi thời gian làm việc tại cửa khẩu biên giới đất liền hoặc mở cửa khẩu biên giới đất liền ngoài thời gian làm việc trong ngày. 9. Thực hiện hạn chế hoặc tạm dừng và mẫu văn bản liên quan đến hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh, ra, vào, lưu trú, hoạt động trong khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền. 2. Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý nhà nước và thực hiện nhiệm vụ tại cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Thủ tục Biên phòng tại cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền là quy trình nghiệp vụ do cán bộ Biên phòng cửa khẩu thực hiện để xem xét, giải quyết cho người, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh và các quy định về thủ tục giấy tờ mà người, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp, xuất trình khi xuất, nhập qua cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền. 2. Công dân tỉnh biên giới Việt Nam là công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú tại tỉnh hoặc đơn vị hành chính tương đương của Việt Nam có một phần địa giới hành chính trùng với đường biên giới quốc gia trên đất liền. 3. Công dân huyện biên giới Việt Nam (cư dân vùng biên giới) là công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú tại huyện hoặc đơn vị hành chính tương đương của Việt Nam có một phần địa giới hành chính trùng với đường biên giới quốc gia trên đất liền. Điều 4. Xác định tính chất cửa khẩu biên giới đất liền theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP 1. Cửa khẩu biên giới đất liền chỉ được xác định chính thức là cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), cửa khẩu phụ sau khi Chính phủ hai nước có chung cửa khẩu quyết định đồng ý mở, nâng cấp cửa khẩu và chính quyền cấp tỉnh biên giới hai bên phối hợp tổ chức lễ công bố khai trương mở, nâng cấp cửa khẩu theo trình tự thủ tục quy định tại Điều 20 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền (sau đây viết gọn là Nghị định số 112/2014/NĐ-CP). 2. Ngoài các loại hình cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), cửa khẩu phụ đã được xác định chính thức theo quy định tại Khoản 1 Điều này, đối với các địa điểm trên biên giới hiện đang tồn tại các hoạt động xuất, nhập của người, phương tiện và hàng hóa nhưng chưa được mở chính thức theo trình tự thủ tục mở lối mở biên giới quy định tại Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP. Để đảm bảo cho công tác quản lý, việc xác định tạm thời là lối mở biên giới căn cứ các điều kiện sau: a) Những địa điểm truyền thống (lối mở truyền thống) dành cho cư dân biên giới Việt Nam và cư dân biên giới nước láng giềng (sau đây viết gọn là cư dân biên giới hai Bên) qua lại, được chính quyền cấp tỉnh Việt Nam và chính quyền cấp tỉnh nước láng giềng thừa nhận (thống nhất bằng văn bản hoặc mặc nhiên thừa nhận), không có bất cứ hình thức nào ngăn chặn hoặc phản đối việc qua lại biên giới bình thường của cư dân biên giới hai Bên; b) Những địa điểm được hình thành từ các điều ước quốc tế về biên giới, cửa khẩu mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết với nước láng giềng, hiện nay chưa được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước láng giềng thống nhất mở chính thức nhưng đang tồn tại các hoạt động xuất, nhập bình thường và không Bên nào có bất cứ hình thức ngăn chặn hoặc phản đối việc qua lại biên giới của cư dân biên giới hai Bên; c) Những địa điểm do cấp có thẩm quyền mở, đảm bảo các yêu cầu về cơ sở hạ tầng và lực lượng quản lý theo quy định, đang thực hiện chính sách thương mại biên giới có hiệu quả, được chính quyền cấp tỉnh Việt Nam và chính quyền cấp tỉnh nước láng giềng mặc nhiên thừa nhận; d) Trường hợp vì yêu cầu quốc phòng, an ninh, đối ngoại, quản lý và bảo vệ biên giới hoặc các yêu cầu, lợi ích hợp pháp khác, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng báo cáo Bộ Quốc phòng đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo dừng các hoạt động xuất, nhập tại các địa điểm quy định tại các Điểm b, c Khoản này. 3. Hoạt động xuất, nhập hàng hóa (không phải là hàng hóa của cư dân biên giới hai Bên) qua các địa điểm quy định tại các Điểm a, b, c, Khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP. Điều 5. Mẫu các loại biển báo, biển chỉ dẫn, bảng niêm yết tại khu vực cửa khẩu biên giới đất liền quy định tại Khoản 7 Điều 11 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP 1. Biển báo “Khu vực cửa khẩu” cắm bên phải trên các trục đường giao thông theo hướng từ nội địa ra biên giới, tại vị trí ranh giới giữa nội địa với khu vực cửa khẩu, ở nơi dễ nhận biết; chất liệu, kích thước biển báo, chữ viết trên biển báo theo Mẫu số 1 tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn, bảng niêm yết tại khu vực cửa khẩu biên giới đất liền theo các mẫu tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này; Căn cứ thực tế từng cửa khẩu, kích thước biển báo, biển chỉ dẫn, bảng niêm yết tại khu vực cửa khẩu biên giới đất liền có thể lớn hoặc nhỏ hơn nhưng không quá 1/3 so với kích thước các mẫu tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 6. Hệ thống Ba-ri-e kiểm soát tại cửa khẩu biên giới đất liền quy định tại Khoản 6 Điều 11 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP 1. Ba-ri-e kiểm soát số 1 được thiết lập phía trước Nhà kiểm soát liên hợp cửa khẩu hướng ra đường biên giới quốc gia; Bộ đội Biên phòng bố trí lực lượng thực hiện nhiệm vụ đóng, mở Ba-ri-e, điều tiết, hướng dẫn người, phương tiện, hàng hóa vào làm thủ tục tại Nhà kiểm soát liên hợp và kiểm tra, giám sát trước khi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam; tổ chức điều hành, giám sát các hoạt động lưu thông biên giới. Duy trì an ninh trật tự, phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ và xử lý các đối tượng xuất nhập cảnh trái phép; buôn lậu và gian lận thương mại. 2. Ba-ri-e kiểm soát số 2 được thiết lập phía sau Nhà kiểm soát liên hợp, hướng đi vào nội địa, tại ranh giới giữa khu vực cửa khẩu với khu vực khác trong nội địa; Bộ đội Biên phòng bố trí lực lượng thực hiện nhiệm vụ đóng, mở Ba-ri-e, điều tiết, hướng dẫn người, phương tiện, hàng hóa vào làm thủ tục tại Nhà kiểm soát liên hợp; kiểm tra, giám sát người, phương tiện và hàng hóa ra, vào khu vực cửa khẩu; tổ chức điều hành, giám sát các hoạt động lưu thông biên giới. Duy trì an ninh trật tự, phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ và xử lý các đối tượng nhập cảnh trái phép, buôn lậu và gian lận thương mại. Điều 7. Dây chuyền kiểm soát tại cửa khẩu biên giới đất liền trong trường hợp xảy ra dịch bệnh quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP 1. Khi có dịch bệnh, Sở Y tế tỉnh có cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền thông báo với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cục Hải quan tỉnh và Ban Quản lý cửa khẩu; Căn cứ thông báo dịch của Sở Y tế, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tỉnh, Cục Hải quan tỉnh và Ban Quản lý cửa khẩu điều chỉnh dây chuyền kiểm soát tại cửa khẩu. 2. Khi hết dịch bệnh, Sở Y tế tỉnh thông báo với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cục Hải quan tỉnh và Ban Quản lý cửa khẩu; Căn cứ thông báo của Sở Y tế, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tỉnh, Cục Hải quan tỉnh và Ban Quản lý cửa khẩu điều chỉnh dây chuyền kiểm soát tại cửa khẩu theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP. Điều 8. Giấy tờ của người xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền quy định tại Điều 8 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP 1. Công dân Việt Nam a) Công dân Việt Nam xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (song phương) phải có một trong các loại giấy tờ sau: - Hộ chiếu ngoại giao; Hộ chiếu công vụ; Hộ chiếu phổ thông (gọi chung là hộ chiếu); - Hộ chiếu thuyền viên; Giấy thông hành biên giới; Giấy thông hành nhập xuất cảnh; Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới; Giấy thông hành hồi hương; Giấy thông hành; Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ Căn cước công dân (đối với cư dân biên giới Việt Nam trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia); - Các giấy tờ khác phù hợp để xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. b) Công dân Việt Nam xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu phụ phải có một trong các loại giấy tờ sau: - Giấy thông hành biên giới; Giấy thông hành nhập xuất cảnh; Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới; Giấy thông hành hồi hương; Giấy thông hành; Giấy chứng minh nhân dân; Thẻ Căn cước công dân (đối với cư dân biên giới Việt Nam trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia); - Các giấy tờ khác phù hợp để xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. c) Cư dân biên giới Việt Nam xuất cảnh, nhập cảnh qua lối mở biên giới sử dụng giấy tờ phù hợp theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 2. Người nước ngoài a) Người nước thứ 3 nhập cảnh, xuất cảnh qua cửa khẩu quốc tế phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hợp lệ và thị thực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp (trừ trường hợp được miễn thị thực theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc do Việt Nam đơn phương miễn thị thực cho công dân quốc gia đó hoặc theo quy định khác của pháp luật Việt Nam về miễn thị thực). b) Người nước ngoài là công dân nước láng giềng nhập cảnh, xuất cảnh qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) phải có một trong các loại giấy tờ sau: - Giấy tờ quy định tại Điểm a, Khoản này; - Giấy thông hành biên giới; Giấy chứng minh nhân dân (đối với cư dân biên giới Lào, Campuchia); Giấy chứng nhận biên giới (đối với cư dân biên giới Lào); - Các giấy tờ xuất cảnh, nhập cảnh khác theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết với nước có chung biên giới. c) Công dân tỉnh biên giới, huyện biên giới, cư dân biên giới nước láng giềng nhập cảnh, xuất cảnh qua cửa khẩu phụ phải có một trong các loại giấy tờ sau: - Giấy thông hành biên giới; Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới (đối với tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc); Giấy chứng minh nhân dân (đối với cư dân biên giới Lào, Campuchia); Giấy chứng nhận biên giới (đối với cư dân biên giới Lào); - Các giấy tờ xuất cảnh, nhập cảnh khác theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết với nước có chung biên giới. d) Công dân nước láng giềng xuất, nhập qua lối mở biên giới sử dụng giấy tờ phù hợp theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết với nước có chung biên giới. 3. Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng thống nhất với cơ quan chức năng của Bộ Công an về giấy tờ qua lại lối mở biên giới để thực hiện chính sách thương mại biên giới theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP. Chương II CÔNG TÁC KIỂM TRA, KIỂM SOÁT, GIÁM SÁT CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG TẠI CỬA KHẨU, LỐI MỞ BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN Điều 9. Trách nhiệm chủ trì, phối hợp kiểm tra, kiểm soát, giám sát biên phòng tại cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền quy định tại Khoản 1 Điều 6 và Khoản 5 Điều 13 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP 1. Địa điểm kiểm tra, kiểm soát, giám sát biên phòng: Quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 11 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP và khu vực mốc quốc giới, khu vực có điểm (vật) đánh dấu đường biên giới, các khu vực liên quan đến an ninh quốc gia, tác chiến phòng thủ trong khu vực cửa khẩu. 2. Đối tượng kiểm tra, kiểm soát, giám sát biên phòng a) Người, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh và ra vào, hoạt động, lưu trú trong khu vực cửa khẩu theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP; b) Hàng hóa xuất, nhập, lưu kho bãi trong khu vực cửa khẩu và khu vực biên giới. 3. Nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát, giám sát biên phòng a) Thực hiện thủ tục cho người, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh; phối hợp kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; b) Duy trì, điều hành, hướng dẫn người, phương tiện, hàng hóa, hành lý và các hoạt động khác trong khu vực cửa khẩu theo quy định của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP và pháp luật liên quan; c) Đảm bảo an ninh, trật tự khu vực cửa khẩu, ngăn ngừa, phát hiện, xử lý người, phương tiện, hàng hóa xuất, nhập trái phép qua cửa khẩu biên giới và các hành vi vi phạm pháp luật khác; d) Phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, xâm phạm mốc quốc giới, thay đổi dấu hiệu đường biên giới và làm hư hại các công trình, hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn trong khu vực cửa khẩu; đ) Phối hợp phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại tại khu vực kho, bến bãi tập kết hàng hóa chờ xuất khẩu, nhập khẩu; kho trung chuyển hàng hóa; e) Xử lý vi phạm về xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu và các vi phạm khác theo quy định pháp luật. Điều 10. Trách nhiệm chủ trì kiểm tra, kiểm soát, giám sát, hướng dẫn, thực hiện thủ tục cho người xuất cảnh, nhập cảnh, ra, vào, hoạt động, lưu trú trong khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền 1. Tại khu vực thực hiện thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh ở các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), Bộ đội Biên phòng bố trí các bục (vị trí) kiểm soát riêng đối với từng loại hộ chiếu, giấy tờ xuất nhập cảnh. Căn cứ vào lưu lượng xuất nhập cảnh, có thể bố trí từ một đến nhiều bục (vị trí) kiểm soát (bục giành cho khách V.I.P hoặc hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ; bục giành cho hộ chiếu phổ thông, bục giành cho khách du lịch; bục giành cho giấy thông hành; bục thực hiện thủ tục đối với phương tiện), đảm bảo thuận lợi cho hoạt động lưu thông biên giới. 2. Kiểm tra, kiểm soát, thực hiện thủ tục cho người xuất cảnh, nhập cảnh a) Hướng dẫn người xuất cảnh, nhập cảnh vào vị trí thực hiện thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh; b) Tiếp nhận hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh; c) Kiểm tra tính hợp lệ của hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh; d) Xác minh sự đồng nhất giữa hộ chiếu, giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh với người xuất cảnh, nhập cảnh; đ) Đăng ký thông tin của người xuất cảnh, nhập cảnh; e) Đối chiếu với dữ liệu quản lý nghiệp vụ; lưu trữ thông tin của người xuất cảnh, nhập cảnh; g) Kiểm chứng, cấp phép cho người xuất cảnh, nhập cảnh: - Kiểm chứng xuất cảnh, nhập cảnh vào hộ chiếu, giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh; - Cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh tại cửa khẩu quốc tế theo quy định tại Điều 18 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; - Cấp chứng nhận tạm trú cho người nước ngoài nhập cảnh theo quy định tại Điều 31 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. h) Hướng dẫn, giám sát người đã thực hiện xong thủ tục để xuất cảnh, nhập cảnh. 3. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát người ra vào, hoạt động, tạm trú trong khu vực cửa khẩu a) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát người ra vào, hoạt động trong khu vực cửa khẩu đúng đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP; b) Hướng dẫn, giám sát người xuất cảnh, nhập cảnh vào thực hiện thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh; c) Đăng ký, hướng dẫn cho người tạm trú trong khu vực cửa khẩu theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP; d) Kiểm tra, kiểm soát, giám sát tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ thương mại trong khu vực cửa khẩu theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP. Điều 11. Trách nhiệm chủ trì kiểm tra, kiểm soát, giám sát, hướng dẫn phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, ra vào, hoạt động, lưu trú trong khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 6 và Khoản 5 Điều 13 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP 1. Kiểm tra, kiểm soát, giám sát phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh a) Kiểm tra, kiểm soát sơ bộ phương tiện, đảm bảo an ninh, an toàn đủ điều kiện để thực hiện thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh; Trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm, tiến hành kiểm tra riêng biệt, nghiêm ngặt theo quy định. b) Kiểm tra giấy tờ của người điều khiển phương tiện, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định tại các Khoản 2, 3 Điều 9 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP: - Kiểm tra tính hợp lệ giấy tờ của người điều khiển phương tiện, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh; - Xác minh sự đồng nhất, phù hợp giữa giấy tờ với người điều khiển phương tiện và phương tiện. e) Đăng ký thông tin người điều khiển phương tiện, phương tiện; đối chiếu với dữ liệu quản lý nghiệp vụ; lưu trữ thông tin theo quy định; d) Thực hiện thủ tục cho người điều khiển phương tiện, phương tiện nhập cảnh, xuất cảnh theo quy định. 2. Hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát, giám sát phương tiện ra vào, hoạt động, lưu trú trong khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền a) Kiểm tra, kiểm soát phương tiện ra, vào khu vực cửa khẩu đúng đối tượng theo quy định tại Khoản 4 Điều 13 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP; b) Hướng dẫn, điều tiết, giám sát phương tiện ra vào, hoạt động, lưu trú trong khu vực cửa khẩu, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn, hoạt động lưu thông thông thoáng tại cửa khẩu; c) Đăng ký lưu trú phương tiện trong khu vực cửa khẩu theo quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 13 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP. 3. Trường hợp cần thiết, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì phối hợp với Công an, Hải quan tỉnh thống nhất địa điểm, biện pháp quản lý, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho phép phương tiện nước đối diện được vận chuyển hàng hóa đến vị trí kho bãi nằm ngoài khu vực cửa khẩu và phải chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu theo quy định pháp luật. Điều 12. Trách nhiệm phối hợp kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất, nhập qua cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP 1. Bộ đội Biên phòng cửa khẩu phối hợp với lực lượng chức năng kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; phát hiện, xử lý buôn lậu, gian lận thương mại; hướng dẫn, giám sát các hoạt động vận chuyển, bốc dỡ, chuyển tải hàng hóa đảm bảo trật tự, an toàn xã hội tại khu vực cửa khẩu. 2. Công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Bộ đội Biên phòng cửa khẩu a) Kiểm tra đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: Để đảm bảo hàng hóa đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu trước khi vận chuyển ra khỏi khu vực cửa khẩu, Bộ đội Biên phòng cửa khẩu kiểm tra các loại giấy tờ liên quan đến chủ hàng, doanh nghiệp và hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định của pháp luật. b) Kiểm tra thực tế hàng hóa, đảm bảo an ninh quốc gia: - Kiểm tra, đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hóa với hồ sơ hàng hóa; tập trung phát hiện các dấu hiệu liên quan đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, buôn lậu và gian lận thương mại, phát hiện xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu; - Hàng hóa thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật Hải quan được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa (trừ trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật). c) Phối hợp hướng dẫn, giám sát quá trình vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực cửa khẩu; d) Sau khi kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đảm bảo về an ninh, đã hoàn thành thủ tục theo quy định, thực hiện thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh đối với người, phương tiện vận chuyển hàng hóa; đ) Lưu trữ thông tin hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định, phục vụ công tác tổng hợp, tra cứu, xử lý khi cần thiết. 3. Quá trình kiểm tra hàng hóa không làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp của tổ chức, cá nhân; không gây cản trở đến việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan nhà nước liên quan. 4. Tại các cửa khẩu, lối mở biên giới chưa có lực lượng Hải quan, Bộ đội Biên phòng thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới theo quy định tại Khoản 2 Điều 51 Luật Hải quan và quy định của Thủ tướng Chính phủ về quản lý thương mại biên giới với các nước có chung biên giới. 5. Bộ đội Biên phòng cửa khẩu được áp dụng các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật để phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, phối hợp xử lý hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Điều 13. Trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát, giám sát biên phòng tại lối mở biên giới thực hiện chính sách thương mại biên giới quy định tại Khoản 4, Điều 4 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP 1. Phương tiện, hàng hóa xuất, nhập thực hiện thủ tục biên phòng tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), cửa khẩu phụ theo quy định tại các Điều 9, 10, 11, 12 Thông tư này; Trường hợp thực hiện thủ tục biên phòng tại các địa điểm khác do Tư lệnh Bộ đội Biên phòng quy định. 2. Tại địa điểm thực xuất, thực nhập hàng hóa, Bộ đội Biên phòng phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình thực xuất, thực nhập đảm bảo đúng quy định pháp luật. Điều 14. Trách nhiệm xử lý vi phạm tại cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền 1. Cục Cửa khẩu là cơ quan chủ trì chỉ đạo xử lý theo chức năng, thẩm quyền quy định và tham mưu cho Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng chỉ đạo xử lý các vi phạm liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu tại cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền. 2. Quá trình thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại các Điều 9, 10, 11, 12, 13 Thông tư này, khi phát hiện vi phạm liên quan đến lĩnh vực xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu và các hành vi vi phạm pháp luật khác tại cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền, Trạm trưởng Trạm Biên phòng cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền có trách nhiệm chủ trì xử lý theo thẩm quyền và chủ trì phối hợp với các lực lượng chức năng tham mưu cho Đồn trưởng Đồn Biên phòng tiến hành trình tự, thủ tục xử lý vi phạm theo quy định pháp luật. Chương III XÁC ĐỊNH PHẠM VI KHU VỰC CỬA KHẨU, THAY ĐỔI THỜI GIAN LÀM VIỆC, HẠN CHẾ TẠM DỪNG CÁC HOẠT ĐỘNG QUA LẠI CỬA KHẨU, LỐI MỞ BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN Điều 15. Nguyên tắc, trình tự xác định phạm vi khu vực cửa khẩu biên giới đất liền quy định tại Khoản 4 Điều 3 và Điều 12 của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP 1. Nguyên tắc xác định phạm vi khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền a) Phù hợp với tính chất loại hình của cửa khẩu biên giới đất liền, đảm bảo không gian quy hoạch hạng mục công trình trong khu vực cửa khẩu theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP; b) Đáp ứng các yêu cầu về quốc phòng, an ninh, đối ngoại; tạo thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước và các hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu; phù hợp quy hoạch xây dựng, phát triển cửa khẩu về lâu dài; c) Phù hợp với quy định của điều ước quốc tế về biên giới, cửa khẩu mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 2. Trình tự xác định phạm vi khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) a) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp với sở, ngành liên quan của tỉnh, gồm: Bộ Chỉ huy Quân sự, Công an, Ngoại vụ, Tài chính, Công Thương, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân cấp huyện có cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) tiến hành khảo sát xác định phạm vi khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương); lập biên bản khảo sát, vẽ sơ đồ phạm vi khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), báo cáo kết quả khảo sát, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh về phạm vi khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương); b) Căn cứ đề nghị của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các sở, ngành quy định tại Điểm a Khoản này, Ủy ban nhân dân tỉnh gửi dự thảo Tờ trình Chính phủ, báo cáo kết quả khảo sát, biên bản khảo sát và kèm theo sơ đồ phạm vi khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), xin ý kiến các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Tài chính, Công Thương về phạm vi khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương); c) Trên cơ sở ý kiến thống nhất của các Bộ quy định tại Điểm b Khoản này, Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Chính phủ quyết định; d) Trường hợp có ý kiến khác nhau của các Bộ quy định tại Điểm b Khoản này, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức đoàn liên ngành, thành phần gồm đại diện các Bộ quy định tại Điểm b Khoản này, tiến hành khảo sát, xác định phạm vi khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương); căn cứ kết quả khảo sát, Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Chính phủ quyết định. 3. Trình tự xác định phạm vi khu vực cửa khẩu phụ, lối mở biên giới đất liền a) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp với sở, ngành của tỉnh, gồm: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an, Ngoại vụ, Công Thương, Y tế, Hải quan, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân cấp huyện có cửa khẩu phụ, lối mở biên giới khảo sát xác định phạm vi khu vực cửa khẩu phụ, lối mở biên giới; lập biên bản khảo sát và kèm theo sơ đồ phạm vi khu vực cửa khẩu phụ, lối mở biên giới; b) Trên cơ sở ý kiến thống nhất của các sở, ngành quy định tại Điểm a Khoản này, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định; c) Căn cứ Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện. 4. Trường hợp thay đổi phạm vi khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền, trình tự thực hiện theo quy định tại các Khoản 2, 3 Điều này. Điều 16. Trình tự, thủ tục thay đổi thời gian làm việc tại cửa khẩu, lối mở biên giới; mở cửa khẩu, lối mở biên giới ngoài thời gian làm việc trong ngày quy định tại Điều 16 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP 1. Thay đổi thời gian làm việc tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) a) Ủy ban nhân dân tỉnh có cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) trao đổi với chính quyền cấp tỉnh nước đối diện có chung biên giới thống nhất về việc thay đổi thời gian làm việc tại cửa khẩu; b) Căn cứ kết quả thống nhất với chính quyền cấp tỉnh nước đối diện có chung biên giới, Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Chính phủ thông qua Bộ Quốc phòng (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng); c) Bộ Quốc phòng xin ý kiến các Bộ: Ngoại giao, Công an, Tài chính, Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải về việc thay đổi thời gian làm việc tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương); d) Bộ Quốc phòng tổng hợp ý kiến các Bộ quy định tại Điểm c Khoản này, báo cáo Chính phủ quyết định; đ) Sau khi có quyết định của Chính phủ, Bộ Quốc phòng thông báo cho Bộ Ngoại giao để thống nhất với nước có chung biên giới; e) Căn cứ ý kiến thống nhất của nước có chung biên giới, Bộ Quốc phòng thông báo cho các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh để thống nhất với chính quyền cấp tỉnh nước có chung biên giới triển khai thực hiện. 2. Thay đổi thời gian làm việc tại cửa khẩu phụ, lối mở biên giới đất liền a) Ủy ban nhân dân tỉnh có cửa khẩu phụ, lối mở biên giới đất liền trao đổi, thống nhất với chính quyền cấp tỉnh nước có chung biên giới về việc thay đổi thời gian làm việc tại cửa khẩu phụ, lối mở biên giới đất liền; b) Sau khi thống nhất với chính quyền cấp tỉnh nước có chung biên giới, Ủy ban nhân dân tỉnh xin ý kiến các Bộ: Quốc phòng, Tài chính về việc thay đổi thời gian làm việc tại cửa khẩu phụ, lối mở biên giới đất liền; c) Căn cứ ý kiến thống nhất của các Bộ: Quốc phòng, Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ngành của tỉnh: Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Cục Hải quan, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý cửa khẩu và Ủy ban nhân dân cấp huyện có cửa khẩu phụ, lối mở biên giới đất liền thực hiện. 3. Mở cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền ngoài thời gian làm việc trong ngày vì lý do khẩn cấp liên quan đến quốc phòng, an ninh, thiên tai, hỏa hoạn, cấp cứu người bị nạn, truy bắt tội phạm hoặc lý do bất khả kháng khác a) Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh thống nhất với cơ quan có thẩm quyền nước có chung biên giới về việc mở cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền ngoài thời gian làm việc trong ngày; kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; b) Sau khi thống nhất với cơ quan có thẩm quyền nước có chung biên giới, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ đạo Đồn trưởng Đồn Biên phòng thực hiện mở cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền ngoài thời gian làm việc trong ngày; Căn cứ tình hình, tính chất vụ việc, Đồn trưởng Đồn Biên phòng thông báo cho các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền để phối hợp thực hiện. c) Khi tình hình trở lại bình thường, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; đồng thời thông báo cho cơ quan có thẩm quyền nước có chung biên giới và chỉ đạo Đồn trưởng Đồn Biên phòng phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền và cơ quan quản lý cửa khẩu đối diện duy trì thời gian làm việc tại cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền theo quy định. Điều 17. Thực hiện hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền quy định tại Điều 17 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP 1. Căn cứ lý do hạn chế hoặc tạm dừng thuộc lĩnh vực phụ trách, Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công an, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây viết chung là Bộ chủ quản) báo cáo, đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu quốc tế; nội dung báo cáo nêu rõ lý do, thời gian bắt đầu, kết thúc hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu quốc tế: a) Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Ngoại giao thông báo, trao đổi qua đường ngoại giao với nước có chung biên giới; Bộ chủ quản thông báo cho các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh có cửa khẩu quốc tế để triển khai thực hiện và đăng tải rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng; b) Khi hết thời gian hạn chế hoặc tạm dừng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, bộ chủ quản phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh có cửa khẩu quốc tế chỉ đạo duy trì hoạt động bình thường tại cửa khẩu. 2. Căn cứ lý do hạn chế hoặc tạm dừng, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh báo cáo, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP; nội dung báo cáo, đề nghị nêu rõ lý do, thời gian bắt đầu, kết thúc hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương): a) Thực hiện quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan của tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện; b) Khi hết thời gian hạn chế hoặc tạm dừng theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan của tỉnh chỉ đạo duy trì hoạt động bình thường tại cửa khẩu. 3. Căn cứ lý do hạn chế hoặc tạm dừng, xét tình hình thực tế hoặc theo đề nghị của Đồn trưởng Đồn Biên phòng, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh quyết định hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), cửa khẩu phụ, lối mở biên giới đất liền theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP; Khi hết thời gian hạn chế hoặc tạm dừng, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan của tỉnh chỉ đạo duy trì hoạt động bình thường tại tại cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), cửa khẩu phụ, lối mở biên giới đất liền. 4. Căn cứ lý do hạn chế hoặc tạm dừng, xét tình hình thực tế, Đồn trưởng Đồn Biên phòng quyết định hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu phụ, lối mở biên giới đất liền theo quy định tại Khoản 4 Điều 17 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP; Khi hết thời gian hạn chế hoặc tạm dừng, Đồn trưởng Đồn Biên phòng chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan duy trì hoạt động bình thường tại tại cửa khẩu phụ, lối mở biên giới đất liền. 5. Quyết định gia hạn thời gian hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), cửa khẩu phụ, lối mở biên giới đất liền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh, Đồn trưởng Đồn Biên phòng thực hiện theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4 Điều này. 6. Trong trường hợp vắng mặt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh, Đồn trưởng Đồn Biên phòng ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền quyết định hạn chế hoặc tạm dừng, gia hạn hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), cửa khẩu phụ, lối mở biên giới đất liền theo quy định. 7. Khi quyết định hạn chế hoặc tạm dừng, gia hạn hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), cửa khẩu phụ, lối mở biên giới đất liền, người có thẩm quyền quy định tại Khoản 6 Điều này phải báo cáo và thông báo theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP. 8. Quyết định hạn chế hoặc tạm dừng, gia hạn thời gian hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), cửa khẩu phụ, lối mở biên giới đất liền của người có thẩm quyền quy định tại Khoản 6 Điều này thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này. Chương IV TRÁCH NHIỆM XÂY DỰNG, QUẢN LÝ CỬA KHẨU, LỐI MỞ BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN Điều 18. Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng 1. Chủ trì tham mưu cho Bộ Quốc phòng thực hiện nội dung quản lý nhà nước đối với cửa khẩu biên giới quy định tại Điều 6 và Điều 21 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP. 2. Chỉ đạo Cục Cửa khẩu chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan: a) Tham mưu cho Bộ Quốc phòng thực hiện những nội dung về quản lý, mở, nâng cấp cửa khẩu, lối mở biên giới và quy hoạch, phát triển hệ thống cửa khẩu, lối mở biên giới thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ Quốc phòng quy định tại Nghị định số 112/2014/NĐ-CP; b) Tham mưu cho Bộ Quốc phòng về chủ trương, chính sách quản lý hoạt động xuất, nhập của người, phương tiện, hàng hóa tại cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng; c) Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý, kiểm tra, kiểm soát, giám sát xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội tại các cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền; d) Hướng dẫn thực hiện công tác đối ngoại biên phòng liên quan đến lĩnh vực xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng; đ) Nghiên cứu, áp dụng các biện pháp đơn giản hóa thủ tục kiểm tra, kiểm soát, cấp phép các loại giấy tờ theo quy định, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất, nhập qua cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền. 3. Chỉ đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh có cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền: a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tại địa phương tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện những nội dung quy định tại Điều 21 Thông tư này; b) Chỉ đạo các đơn vị Bộ đội Biên phòng cửa khẩu chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và các cơ quan liên quan tại cửa khẩu: - Tổ chức quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội trong khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền; - Thực hiện thủ tục biên phòng và công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh của người, phương tiện; - Thực hiện thủ tục, kiểm tra, kiểm soát, giám sát tổ chức, cá nhân, phương tiện của Việt Nam và nước ngoài ra vào, hoạt động tại khu vực cửa khẩu theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP; - Thực hiện công tác đối ngoại quân sự, đối ngoại biên phòng liên quan đến lĩnh vực xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu; - Phối hợp với lực lượng chức năng kiểm tra, giám sát hàng hóa, vật phẩm xuất, nhập qua cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền, đảm bảo an ninh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại. 4. Xây dựng quy trình thủ tục kiểm tra, kiểm soát, giám sát biên phòng đối với người, phương tiện, hàng hóa xuất, nhập qua cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền và các quy định liên quan. Điều 19. Cục Kế hoạch và Đầu tư/BQP Phối hợp, hướng dẫn Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đảm bảo kế hoạch ngân sách triển khai các dự án, đề án mua sắm trang bị vật tư phục vụ công tác quản lý, kiểm soát cửa khẩu của Bộ đội Biên phòng quy định tại Nghị định số 112/2014/NĐ-CP và Thông tư này. Điều 20. Cục Tài chính/BQP Phối hợp, hướng dẫn Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng sử dụng nguồn ngân sách để triển khai các dự án, đề án mua sắm trang bị vật tư phục vụ công tác quản lý, kiểm soát cửa khẩu của Bộ đội Biên phòng quy định tại Nghị định số 112/2014/NĐ-CP và Thông tư này. Điều 21. Ủy ban nhân dân tỉnh có cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền 1. Chỉ đạo các ngành chức năng trong tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh quán triệt, tuyên truyền, phổ biến nội dung Nghị định số 112/2014/NĐ-CP và Thông tư này đến các sở, ban, ngành trong tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có cửa khẩu, lối mở biên giới, các cơ quan, tổ chức và nhân dân khu vực biên giới đất liền thực hiện. 2. Chỉ đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp với sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện có cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền: a) Rà soát hệ thống cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền trên địa bàn tỉnh, xác định tên gọi, phân loại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ, lối mở biên giới đất liền; hoàn chỉnh thủ tục, thực hiện trình tự mở, nâng cấp đối với các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới đất liền chưa mở chính thức theo quy định của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP; b) Rà soát, khảo sát xác định phạm vi khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt phạm vi khu vực cửa khẩu phụ, lối mở biên giới đất liền; hoàn chỉnh thủ tục, báo cáo Chính phủ phê duyệt phạm vi khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính; c) Cắm biển báo khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền và thiết lập hệ thống Ba-ri-e kiểm soát tại cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền theo quy định tại Thông tư này. 3. Chỉ đạo Sở Ngoại vụ tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các sở, ngành liên quan lập, thẩm định quy hoạch phát triển hệ thống cửa khẩu trên địa bàn tỉnh, hoàn chỉnh thủ tục, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình Chính phủ phê duyệt. 4. Hằng năm, đảm bảo nguồn ngân sách cho việc khảo sát mở và nâng cấp cửa khẩu, xác định phạm vi, quy hoạch khu vực cửa khẩu, xây dựng cơ sở hạ tầng cửa khẩu, hệ thống kết nối giao thông cửa khẩu, hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn các khu vực cụ thể của khu vực cửa khẩu và công tác đảm bảo cho các hoạt động quản lý hành chính theo quy định tại Điều 24 của Nghị định số 140/2004/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Biên giới quốc gia. Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 22. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19 tháng 3 năm 2016. 2. Thông tư này thay thế Thông tư số 181/2005/TT-BQP ngày 17 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về Quy chế cửa khẩu biên giới đất liền và bãi bỏ Điều 1 của Thông tư số 90/2011/TT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sửa đổi, bổ sung Thông tư số 181/2005/TT-BQP ngày 17 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về Quy chế cửa khẩu biên giới đất liền và Thông tư số 05/2010/TT-BQP ngày 18 tháng 01 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện Nghị định số 50/2008/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng biển. Điều 23. Tổ chức thực hiện 1. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và các ngành liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, thực hiện nội dung Nghị định số 112/2014/NĐ-CP và Thông tư này đến các cấp, các ngành ở địa phương và nhân dân để thực hiện thống nhất. 2. Hằng năm, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh căn cứ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn ở khu vực biên giới đất liền, kiểm tra, kiểm soát xuất, nhập cảnh tại khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền, lập dự toán ngân sách theo nội dung quy định tại Thông tư liên tịch số 162/2004/TTLT-BQP-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2004 của liên Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính về hướng dẫn nội dung chi và quản lý ngân sách thực hiện công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong khu vực biên giới gửi cơ quan tài chính, các cơ quan có liên quan cùng cấp tổng hợp, báo cáo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. 3. Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện Nghị định số 112/2014/NĐ-CP và Thông tư này; hằng năm, tiến hành sơ kết và báo cáo kết quả thực hiện với Bộ Quốc phòng. 4. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện Thông tư này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP; - Văn phòng BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương và các ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban giám sát tài chính quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VP Chính phủ: BTCN, các PCN, Trợ lý Thủ tướng CP, Cổng TTĐT, các vụ, cục, đơn vị trực thuộc, công báo; - Thủ trưởng Bộ Quốc phòng; - BTTM, các tổng cục, cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng; - Văn phòng BQP (NCTH, VPC, THBĐ, ĐN); - Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng; - Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp; - Lưu: VT, NCTH; QB240. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đại tướng Đỗ Bá Tỵ PHỤ LỤC 1 MẪU BIỂN BÁO TẠI KHU VỰC CỬA KHẨU (Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2016/TT-BQP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng) 1. Mẫu biển báo “Khu vực cửa khẩu”. 2. Mẫu biển báo “Dừng lại”. 3. Mẫu biển báo “Kiểm soát Biên phòng”. 4. Mẫu biển báo “Thủ tục nhập cảnh hộ chiếu”. 5. Mẫu biển báo “Thủ tục xuất cảnh hộ chiếu”. 6. Mẫu biển báo “Thủ tục nhập cảnh giấy thông hành”. 7. Mẫu biển báo “Thủ tục xuất cảnh giấy thông hành”. 8. Mẫu biển báo “Thủ tục nhập cảnh hộ chiếu ngoại giao”. 9. Mẫu biển báo “Thủ tục xuất cảnh hộ chiếu ngoại giao”. 10. Mẫu biển báo “Thủ tục khách du lịch nhập cảnh”. 11. Mẫu biển báo “Thủ tục khách du lịch xuất cảnh”. 12. Mẫu biển báo “Dừng, đỗ phương tiện”. 13. Mẫu biển báo “Cấm dừng, đỗ phương tiện”. 14. Mẫu biển báo “Không nhiệm vụ, không qua lại”. 15. Mẫu biển báo “Phòng Chỉ huy Biên phòng”. 16. Mẫu biển báo “Phòng Trực ban Biên phòng”. 17. Mẫu biển báo “Phòng kiểm thể”. 18. Mẫu biển báo “Phòng chờ khách V.I.P”. 19. Mẫu biển báo “Phòng đối ngoại”. 20. Mẫu biển báo “Phòng xử lý vi phạm”. 21. Mẫu biển báo “Phòng kỹ thuật Biên phòng” 22. Mẫu biển báo “Khu vực chờ xuất cảnh”. 23. Mẫu biển báo “Khu vực chờ nhập cảnh”. 24. Mẫu biển báo “Khu vực dịch vụ, thương mại”. 25. Mẫu biển báo “Khu vực cách ly, xử lý y tế”. 26. Mẫu biển báo “Khu vực cấm”. Mẫu số 01. Biển báo “KHU VỰC CỬA KHẨU” Ghi chú: - Biển báo “Khu vực cửa khẩu” bằng kim loại, dày 1,5 mm, kích thước chiều rộng 1400 mm, chiều dài 900 mm; mặt biển báo, chữ trên biển báo sơn phản quang, nền sơn màu xanh, chữ sơn màu trắng. - Cột biển bằng thép ống, đường kính 100 mm, dày 2 mm, sơn phản quang, màu trắng, đỏ. - Kích thước biển và chữ tính theo đơn vị mm. - ¡: Lỗ bắt vít. Mẫu số 02. Biển báo “DỪNG LẠI” Ghi chú: - Chất liệu: Sắt. - Mầu sắc: Nền đỏ, chữ trắng. - Cột biển bằng kim loại, hình ống sơn màu trắng, đỏ. - Chân đế cột: Hình tròn, bằng kim loại, dày 30 mm. - Vị trí: Gắn chính giữa Ba-ri-e kiểm soát hoặc bố trí tại các vị trí dừng, đỗ kiểm tra phương tiện (sử dụng cột biển báo). Mẫu số 03. Biển báo “KIỂM SOÁT BIÊN PHÒNG” Ghi chú: - Chất liệu: Kim loại, nhựa cứng hoặc phoocmica. - Mầu sắc: Nền đỏ, chữ vàng; đường viền khung mầu vàng. - Vị trí: Gắn trên bốt kiểm soát biên phòng tại vị trí kiểm soát Ba-ri-e số 1,2. Mẫu số 04. Biển báo “THỦ TỤC NHẬP CẢNH HỘ CHIẾU” Ghi chú: - Chất liệu: Nhựa cứng, phoocmica hoặc bảng điện tử. - Mầu sắc: Nền xanh, chữ trắng; đường viền khung mầu vàng. - Vị trí: Bố trí trên hoặc trước vị trí thực hiện thủ tục hộ chiếu nhập cảnh. Mẫu số 05. Biển báo “THỦ TỤC XUẤT CẢNH HỘ CHIẾU” Ghi chú: - Chất liệu: Nhựa cứng, phoocmica hoặc bảng điện tử. - Mầu sắc: Nền xanh, chữ trắng; đường viền khung mầu vàng. - Vị trí: Bố trí trên hoặc trước vị trí thực hiện thủ tục hộ chiếu xuất cảnh. Mẫu số 06. Biển báo “THỦ TỤC NHẬP CẢNH GIẤY THÔNG HÀNH” Ghi chú: - Chất liệu: Nhựa cứng, phoocmica hoặc bảng điện tử. - Mầu sắc: Nền xanh, chữ trắng; đường viền khung mầu vàng. - Vị trí: Bố trí trên hoặc trước vị trí thực hiện thủ tục giấy thông hành nhập cảnh. Mẫu số 7. Biển báo “THỦ TỤC XUẤT CẢNH GIẤY THÔNG HÀNH” Ghi chú: - Chất liệu: Nhựa cứng, phoocmica hoặc bảng điện tử. - Mầu sắc: Nền xanh, chữ trắng; đường viền khung mầu vàng. - Vị trí: Bố trí trên hoặc trước vị trí thực hiện thủ tục giấy thông hành xuất cảnh. Mẫu số 8. Biển báo “THỦ TỤC NHẬP CẢNH HỘ CHIẾU NGOẠI GIAO” Ghi chú: - Chất liệu: Nhựa cứng, phoocmica hoặc bảng điện tử. - Mầu sắc: Nền xanh, chữ trắng; đường viền khung mầu vàng. - Vị trí: Bố trí trên hoặc trước vị trí thực hiện thủ tục hộ chiếu ngoại giao nhập cảnh. Mẫu số 9. Biển báo “THỦ TỤC XUẤT CẢNH HỘ CHIẾU NGOẠI GIAO” Ghi chú: - Chất liệu: Nhựa cứng, phoocmica hoặc bảng điện tử. - Mầu sắc: Nền xanh, chữ trắng; đường viền khung mầu vàng. - Vị trí: Bố trí trên hoặc trước vị trí thực hiện thủ tục hộ chiếu ngoại giao xuất cảnh. Mẫu số 10. Biển báo “THỦ TỤC KHÁCH DU LỊCH NHẬP CẢNH” Ghi chú: - Chất liệu: Nhựa cứng, phoocmica hoặc bảng điện tử. - Mầu sắc: Nền xanh, chữ trắng; đường viền khung mầu vàng. - Vị trí: Bố trí trên hoặc trước vị trí thực hiện thủ tục khách du lịch nhập cảnh. Mẫu số 11. Biển báo “THỦ TỤC KHÁCH DU LỊCH XUẤT CẢNH” Ghi chú: - Chất liệu: Nhựa cứng, phoocmica hoặc bảng điện tử. - Mầu sắc: Nền xanh, chữ trắng; đường viền khung mầu vàng. - Vị trí: Bố trí trên hoặc trước vị trí thực hiện thủ tục khách du lịch xuất cảnh. Mẫu số 12. Biển báo “DỪNG, ĐỖ PHƯƠNG TIỆN” Ghi chú: - Chất liệu: Kim loại. - Mầu sắc: Nền đỏ, chữ vàng; đường viền khung mầu vàng; chân đế sơn mầu đỏ. - Vị trí: Bố trí tại khu vực cho phép dừng, đỗ phương tiện. Mẫu số 13. Biển báo “CẤM DỪNG, ĐỖ PHƯƠNG TIỆN” Ghi chú: - Chất liệu: Kim loại. - Mầu sắc: Nền đỏ, chữ vàng; đường viền khung mầu vàng; chân đế sơn mầu đỏ. - Vị trí: Bố trí tại khu vực cấm dừng, đỗ phương tiện. Mẫu số 14. Biển báo “KHÔNG NHIỆM VỤ KHÔNG QUA LẠI” Ghi chú: - Chất liệu: Kim loại. - Mầu sắc: Nền đỏ, chữ vàng; đường viền khung mầu vàng; chân đế sơn mầu đỏ. - Vị trí: Bố trí tại khu vực không cho phép người không nhiệm vụ qua lại. Mẫu số 15. Biển báo “PHÒNG CHỈ HUY BIÊN PHÒNG” Ghi chú: - Chất liệu: Nhựa cứng, phoocmica. - Mầu sắc: Nền đỏ, chữ vàng; đường viền khung mầu vàng. - Vị trí: Gắn chính giữa, mép trên cửa của phòng chỉ huy biên phòng. Mẫu số 16. Biển báo “PHÒNG TRỰC BAN BIÊN PHÒNG” Ghi chú: - Chất liệu: Nhựa cứng, phoocmica. - Mầu sắc: Nền đỏ, chữ vàng; đường viền khung mầu vàng. - Vị trí: Gắn chính giữa, mép trên cửa của phòng trực ban biên phòng. Mẫu số 17. Biển báo “PHÒNG KIỂM THỂ” Ghi chú: - Chất liệu: Nhựa cứng, phoocmica. - Mầu sắc: Nền đỏ, chữ vàng; đường viền khung mầu vàng. - Vị trí: Gắn chính giữa, mép trên cửa của phòng kiểm thể. Mẫu số 18. Biển báo “PHÒNG CHỜ KHÁCH V.I.P” Ghi chú: - Chất liệu: Nhựa cứng, phoocmica. - Mầu sắc: Nền xanh, chữ trắng; đường viền khung mầu vàng. - Vị trí: Gắn chính giữa, mép trên cửa của phòng chờ khách V.I.P. Mẫu số 19. Biển báo “PHÒNG ĐỐI NGOẠI” Ghi chú: - Chất liệu: Nhựa cứng, phoocmica. - Mầu sắc: Nền xanh, chữ trắng; đường viền khung mầu vàng. - Vị trí: Gắn chính giữa, mép trên cửa của phòng đối ngoại. Mẫu số 20. Biển báo “PHÒNG XỬ LÝ VI PHẠM” Ghi chú: - Chất liệu: Nhựa cứng, phoocmica. - Mầu sắc: Nền đỏ, chữ vàng; đường viền khung mầu vàng. - Vị trí: Gắn chính giữa, mép trên cửa của phòng xử lý vi phạm. Mẫu số 21. Biển báo “PHÒNG KỸ THUẬT BIÊN PHÒNG” Ghi chú: - Chất liệu: Nhựa cứng, phoocmica. - Mầu sắc: Nền đỏ, chữ vàng; đường viền khung mầu vàng. - Vị trí: Gắn chính giữa, mép trên cửa của phòng trang bị, kỹ thuật Biên phòng. Mẫu số 22. Biển báo “KHU VỰC CHỜ XUẤT CẢNH” Ghi chú: - Chất liệu: Kim loại, nhựa cứng, phoocmica. - Mầu sắc: Nền xanh, chữ trắng; đường viền khung mầu vàng, chân đế sơn mầu xanh. - Vị trí: Bố trí tại vị trí dễ nhận biết tại khu vực chờ thực hiện thủ tục xuất cảnh. Mẫu số 23. Biển báo “KHU VỰC CHỜ NHẬP CẢNH” Ghi chú: - Chất liệu: Kim loại, nhựa cứng, phoocmica. - Mầu sắc: Nền xanh, chữ trắng; đường viền khung mầu vàng, chân đế sơn mầu xanh. - Vị trí: Bố trí tại vị trí dễ nhận biết tại khu vực chờ thực hiện thủ tục nhập cảnh. Mẫu số 24. Biển báo “KHU VỰC DỊCH VỤ, THƯƠNG MẠI” Ghi chú: - Chất liệu: Kim loại, nhựa cứng, phoocmica. - Mầu sắc: Nền xanh, chữ trắng; đường viền khung mầu vàng, chân đế sơn mầu xanh. - Vị trí: Bố trí tại vị trí dễ nhận biết tại khu vực dịch vụ, thương mại. Mẫu số 25. Biển báo “KHU VỰC CÁCH LY, XỬ LÝ Y TẾ” Ghi chú: - Chất liệu: Kim loại, nhựa cứng, phoocmica. - Mầu sắc: Nền đỏ, chữ vàng; đường viền khung mầu vàng, chân đế sơn mầu đỏ. - Vị trí: Bố trí tại vị trí dễ nhận biết tại khu vực cách ly, xử lý y tế. Mẫu số 26. Biển báo “KHU VỰC CẤM” Ghi chú: - Chất liệu: Kim loại. - Mầu sắc: Nền đỏ, chữ vàng; đường viền khung mầu vàng, chân đế sơn mầu đỏ. - Vị trí: Bố trí tại vị trí dễ nhận biết tại khu vực cấm. PHỤ LỤC 2 MẪU BIỂN CHỈ DẪN, BẢNG NIÊM YẾT TẠI KHU VỰC CỬA KHẨU (Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2016/TT-BQP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng) 1. Mẫu biển chỉ dẫn “Luồng xuất cảnh”. 2. Mẫu biển chỉ dẫn “Luồng nhập cảnh”. 3. Mẫu biển chỉ dẫn “Luồng phương tiện xuất cảnh”. 4. Mẫu biển chỉ dẫn “Luồng phương tiện nhập cảnh”. 5. Mẫu biển chỉ dẫn “Luồng phương tiện vận tải xuất cảnh”. 6. Mẫu biển chỉ dẫn “Luồng phương tiện vận tải nhập cảnh”. 7. Mẫu biển chỉ dẫn “Luồng phương tiện công vụ xuất cảnh”. 8. Mẫu biển chỉ dẫn “Luồng phương tiện công vụ nhập cảnh”. 9. Mẫu biển chỉ dẫn “Luồng phương tiện chở khách xuất cảnh”. 10. Mẫu biển chỉ dẫn “Luồng phương tiện chở khách nhập cảnh”. 11. Mẫu bảng niêm yết “Quy định thủ tục đối với người, phương tiện xuất nhập cảnh”. 12. Mẫu bảng niêm yết “Quy định thủ tục đối với hàng hóa xuất nhập khẩu”. 13. Mẫu bảng niêm yết “Quy định về cấp thị thực tại cửa khẩu”. 14. Mẫu bảng niêm yết “Quy định về thu phí, lệ phí tại cửa khẩu”. Mẫu số 01. Biển chỉ dẫn “LUỒNG XUẤT CẢNH” Ghi chú: - Chất liệu: Kim loại (tôn, sắt). - Mầu sắc: Nền xanh, chữ trắng; đường viền khung mầu vàng. - Vị trí: Bố trí tại vị trí dễ nhận biết phía đầu luồng xuất cảnh. Mẫu số 02. Biển chỉ dẫn “LUỒNG NHẬP CẢNH” Ghi chú: - Chất liệu: Kim loại (tôn, sắt). - Mầu sắc: Nền xanh, chữ trắng; đường viền khung mầu vàng. - Vị trí: Bố trí tại vị trí dễ nhận biết phía đầu luồng nhập cảnh. Mẫu số 03. Biển chỉ dẫn “LUỒNG PHƯƠNG TIỆN XUẤT CẢNH” Ghi chú: - Chất liệu: Kim loại (tôn, sắt). - Mầu sắc: Nền xanh, chữ trắng; đường viền khung mầu vàng. - Vị trí: Bố trí tại vị trí dễ nhận biết phía đầu luồng dành cho phương tiện xuất cảnh. - Áp dụng tại các cửa khẩu cơ sở hạ tầng chật hẹp, chỉ bố trí 02 luồng phương tiện nhập cảnh, xuất cảnh. Mẫu số 04. Biển chỉ dẫn “LUỒNG PHƯƠNG TIỆN NHẬP CẢNH” Ghi chú: - Chất liệu: Kim loại (tôn, sắt); - Mầu sắc: Nền xanh, chữ trắng; đường viền khung mầu vàng; - Vị trí: Bố trí tại vị trí dễ nhận biết phía đầu luồng dành cho phương tiện nhập cảnh; - Áp dụng tại các cửa khẩu cơ sở hạ tầng chật hẹp, chỉ bố trí 02 luồng phương tiện nhập cảnh, xuất cảnh. Mẫu số 05. Biển chỉ dẫn “LUỒNG PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI XUẤT CẢNH” Ghi chú: - Chất liệu: Kim loại (tôn, sắt). - Mầu sắc: Nền xanh, chữ trắng; đường viền khung mầu vàng. - Vị trí: Bố trí tại vị trí dễ nhận biết phía đầu luồng dành cho phương tiện vận tải xuất cảnh. Mẫu số 06. Biển chỉ dẫn “LUỒNG PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI NHẬP CẢNH” Ghi chú: - Chất liệu: Kim loại (tôn, sắt). - Mầu sắc: Nền xanh, chữ trắng; đường viền khung mầu vàng. - Vị trí: Bố trí tại vị trí dễ nhận biết phía đầu luồng dành cho phương tiện vận tải nhập cảnh. Mẫu số 07. Biển chỉ dẫn “LUỒNG PHƯƠNG TIỆN CÔNG VỤ XUẤT CẢNH” Ghi chú: - Chất liệu: Kim loại (tôn, sắt). - Mầu sắc: Nền xanh, chữ trắng; đường viền khung mầu vàng. - Vị trí: Bố trí tại vị trí dễ nhận biết phía đầu luồng dành cho phương tiện công vụ xuất cảnh. Mẫu số 08. Biển chỉ dẫn “LUỒNG PHƯƠNG TIỆN CÔNG VỤ NHẬP CẢNH” Ghi chú: - Chất liệu: Kim loại (tôn, sắt). - Mầu sắc: Nền xanh, chữ trắng; đường viền khung mầu vàng. - Vị trí: Bố trí tại vị trí dễ nhận biết phía đầu luồng dành cho phương tiện công vụ nhập cảnh. Mẫu số 09. Biển chỉ dẫn “LUỒNG PHƯƠNG TIỆN CHỞ KHÁCH XUẤT CẢNH” Ghi chú: - Chất liệu: Kim loại (tôn, sắt). - Mầu sắc: Nền xanh, chữ trắng; đường viền khung mầu vàng. - Vị trí: Bố trí tại vị trí dễ nhận biết phía đầu luồng dành cho phương tiện chở khách xuất cảnh. Mẫu số 10. Biển chỉ dẫn “LUỒNG PHƯƠNG TIỆN CHỞ KHÁCH NHẬP CẢNH” Ghi chú: - Chất liệu: Kim loại (tôn, sắt). - Mầu sắc: Nền xanh, chữ trắng; đường viền khung mầu vàng. - Vị trí: Bố trí tại vị trí dễ nhận biết phía đầu luồng dành cho phương tiện chở khách nhập cảnh. Mẫu số 11. Mẫu bảng niêm yết “QUY ĐỊNH THỦ TỤC ĐỐI VỚI NGƯỜI, PHƯƠNG TIỆN XUẤT NHẬP CẢNH” Ghi chú: - Chất liệu: Khung nhôm kính. - Mầu sắc: Nền xanh, chữ trắng; đường viền khung mầu vàng. - Tiêu đề bảng niêm yết, ghi bằng 03 thứ tiếng: Chữ tiếng Việt, chữ tiếng Anh, chữ nước đối diện. - Nội dung, ghi bằng 03 thứ tiếng: Chữ tiếng Việt, chữ tiếng Anh, chữ nước đối diện. - Vị trí: Treo tại vị trí dễ nhận biết tại khu vực chờ làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh trong nhà kiểm soát liên hợp. - Căn cứ nội dung, có thể bố trí từ 01 đến 03 bảng. Mẫu số 12. Mẫu bảng niêm yết “QUY ĐỊNH THỦ TỤC ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU” Ghi chú: - Chất liệu: Khung nhôm kính. - Mầu sắc: Nền xanh, chữ trắng; đường viền khung mầu vàng. - Tiêu đề bảng niêm yết, ghi bằng 03 thứ tiếng: Chữ tiếng Việt, chữ tiếng Anh, chữ nước đối diện. - Nội dung, ghi bằng 03 thứ tiếng: Chữ tiếng Việt, chữ tiếng Anh, chữ nước đối diện. - Vị trí: Treo tại vị trí dễ nhận biết tại khu vực chờ làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh trong nhà kiểm soát liên hợp. - Căn cứ nội dung, có thể bố trí từ 01 đến 03 bảng. Mẫu số 13. Mẫu bảng niêm yết “QUY ĐỊNH CẤP THỊ THỰC TẠI CỬA KHẨU”. Ghi chú: - Chất liệu: Khung nhôm kính. - Mầu sắc: Nền xanh, chữ trắng; đường viền khung mầu vàng. - Tiêu đề bảng niêm yết, ghi bằng 03 thứ tiếng: Chữ tiếng Việt, chữ tiếng Anh, chữ nước đối diện. - Nội dung, ghi bằng 03 thứ tiếng: Chữ tiếng Việt, chữ tiếng Anh, chữ nước đối diện. - Vị trí: Treo tại vị trí dễ nhận biết tại khu vực chờ làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh trong nhà kiểm soát liên hợp. - Căn cứ nội dung, có thể bố trí từ 01 đến 03 bảng. Mẫu số 14. Mẫu bảng niêm yết “QUY ĐỊNH THU PHÍ VÀ LỆ PHÍ TẠI CỬA KHẨU”. Ghi chú: - Chất liệu: Khung nhôm kính. - Mầu sắc: Nền xanh, chữ trắng; đường viền khung mầu vàng. - Tiêu đề bảng niêm yết, ghi bằng 03 thứ tiếng: Chữ tiếng Việt, chữ tiếng Anh, chữ nước đối diện. - Nội dung, ghi bằng 03 thứ tiếng: Chữ tiếng Việt, chữ tiếng Anh, chữ nước đối diện. - Vị trí: Treo tại vị trí dễ nhận biết tại khu vực chờ làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh trong nhà kiểm soát liên hợp hoặc khu vực thực hiện thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu. - Căn cứ nội dung, có thể bố trí từ 01 đến 03 bảng. PHỤ LỤC 3 MẪU QUYẾT ĐỊNH HẠN CHẾ HOẶC TẠM DỪNG, GIA HẠN THỜI GIAN HẠN CHẾ HOẶC TẠM DỪNG CÁC HOẠT ĐỘNG QUA LẠI BIÊN GIỚI TẠI CỬA KHẨU, LỐI MỞ BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN (Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2016/TT-BQP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng) 1. Mẫu Quyết định hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. 2. Mẫu Quyết định gia hạn thời gian hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. 3. Mẫu Quyết định hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu, lối mở biên giới của Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh và Đồn trưởng Đồn Biên phòng. 4. Mẫu Quyết định gia hạn thời gian hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu, lối mở biên giới của Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh và Đồn trưởng Đồn Biên phòng. Mẫu số 01. Quyết định hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ……..(1) ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ………./QĐ-UBND (2)………, ngày ….. tháng ….. năm …….. QUYẾT ĐỊNH Về việc hạn chế (hoặc tạm dừng) các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu ………………(3) CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH...(4) Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Điều 17 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền; Xét đề nghị của Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh ………………,(5) QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Tạm dừng (hoặc hạn chế) các hoạt động qua lại tại cửa khẩu ………..(6) Thời gian: Từ...giờ...phút... ngày... tháng...năm... đến... giờ... phút... ngày... tháng... năm... Điều 2. Hết thời gian hạn chế (hoặc tạm dừng) quy định tại Điều 1 Quyết định này, các hoạt động qua lại tại cửa khẩu …………………..(7) trở lại bình thường. Điều 3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động qua lại tại cửa khẩu …………………. (8) chịu trách nhiệm chấp hành Quyết định này. Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo); - ……………….(9); - ……………….(10); - Lưu: …………… CHỦ TỊCH (Ký, đóng dấu) Họ và tên Ghi chú: (1) Ghi tên tỉnh ban hành quyết định. (2) Ghi địa danh tỉnh. (3) Ghi tên cửa khẩu. (4) (5) Ghi theo tên tỉnh. (6), (7), (8) Ghi tên cửa khẩu. (9) Ghi rõ cơ quan, tổ chức cần thông báo. (10) Ghi rõ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thi hành quyết định. Mẫu số 02. Quyết định gia hạn thời gian hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ……..(1) ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ………./QĐ-UBND (2)………, ngày ….. tháng ….. năm …….. QUYẾT ĐỊNH Về việc gia hạn thời gian hạn chế (hoặc tạm dừng) các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu ………………(3) CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH...(4) Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Điều 17 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền; Xét đề nghị của Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh ………………,(5) QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Gia hạn tạm dừng (hoặc hạn chế) các hoạt động qua lại tại cửa khẩu ………..(6) Thời gian: Từ...giờ...phút... ngày... tháng...năm... đến... giờ... phút... ngày... tháng... năm... Điều 2. Hết thời gian gia hạn hạn chế (hoặc tạm dừng) quy định tại Điều 1 Quyết định này, các hoạt động qua lại tại cửa khẩu ………………….(7) trở lại bình thường. Điều 3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động qua lại tại cửa khẩu …………………. (8) chịu trách nhiệm chấp hành Quyết định này. Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo); - ……………….(9); - ……………….(10); - Lưu: …………… CHỦ TỊCH (Ký, đóng dấu) Họ và tên Ghi chú: (1) Ghi tên tỉnh ban hành quyết định. (2) Ghi địa danh tỉnh. (3) Ghi tên cửa khẩu. (4) (5) Ghi theo tên tỉnh. (6), (7), (8) Ghi tên cửa khẩu. (9) Ghi rõ cơ quan, tổ chức cần thông báo. (10) Ghi rõ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thi hành quyết định. Mẫu số 03. Quyết định hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền của Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh và Đồn trưởng Đồn Biên phòng. TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH (1) ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ………./QĐ- ………(2) (3)…….., ngày ….. tháng ….. năm ….. QUYẾT ĐỊNH Về việc hạn chế (hoặc tạm dừng) các hoạt động qua lại tại cửa khẩu (hoặc lối mở) ……………………………..(4) CHỈ HUY TRƯỞNG BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG... (hoặc ĐỒN TRƯỞNG ĐỒN BIÊN PHÒNG...) (5) Căn cứ Điều 14 Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng năm 1997; Căn cứ Điều 17 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền; Căn cứ tình hình ………………………………………………………………………………….,(6) QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Tạm dừng (hoặc hạn chế) các hoạt động qua lại tại cửa khẩu (hoặc lối mở)...(7) Thời gian: Từ...giờ. ..phút ....ngày....tháng.....năm ....đến...giờ ....phút...ngày ...tháng... năm... Điều 2. Hết thời gian hạn chế (hoặc tạm dừng) quy định tại Điều 1 Quyết định này, các hoạt động qua lại tại cửa khẩu (hoặc lối mở) …………………(8) trở lại bình thường. Điều 3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động qua lại tại cửa khẩu (hoặc lối mở) ………………(9) chịu trách nhiệm chấp hành Quyết định này. Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./. Nơi nhận: - ……………..; (10) - ……………..; (11) - Lưu: ……….. CHỨC VỤ NGƯỜI QUYẾT ĐỊNH (Ký tên, ghi rõ cấp bậc, họ tên) Ghi chú: (1) Ghi theo con dấu hành chính của đơn vị. (2) Chữ viết tắt của đơn vị ban hành quyết định. (3) Ghi địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (đối với quyết định của Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh) hoặc địa danh huyện, thành phố, thị xã (đối với quyết định của Đồn trưởng Đồn Biên phòng). (4) Ghi tên cửa khẩu, lối mở. (5) Ghi theo tên đơn vị. (6) Ghi rõ lý do việc tạm dừng hoặc hạn chế. (7), (8), (9) Ghi tên cửa khẩu, lối mở. (10) Ghi rõ cơ quan, tổ chức cần thông báo. (11) - Ủy ban nhân dân tỉnh. - BTL Bộ đội Biên phòng. Để báo cáo Đối với Quyết định của Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh. - Ủy ban nhân dân huyện. - BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh Để báo cáo Đối với Quyết định của Đồn trưởng Đồn Biên phòng. Mẫu số 04. Quyết định gia hạn thời gian hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền của Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh và Đồn trưởng Đồn Biên phòng. TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH (1) ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ………./QĐ- ………(2) (3)…….., ngày ….. tháng ….. năm ….. QUYẾT ĐỊNH Về việc gia hạn thời gian hạn chế (hoặc tạm dừng) các hoạt động qua lại tại cửa khẩu (hoặc lối mở) ……………………………..(4) CHỈ HUY TRƯỞNG BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG... (hoặc ĐỒN TRƯỞNG ĐỒN BIÊN PHÒNG...) (5) Căn cứ Điều 14 Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng năm 1997; Căn cứ Điều 17 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền; Căn cứ tình hình ………………………………………………………………………………….,(6) QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Gia hạn tạm dừng (hoặc hạn chế) các hoạt động qua lại tại cửa khẩu (hoặc lối mở)...(7) Thời gian: Từ...giờ. ..phút ....ngày....tháng.....năm. ...đến..giờ. ...phút..ngày. ..tháng... năm... Điều 2. Hết thời gian gia hạn hạn chế (hoặc tạm dừng) quy định tại Điều 1 Quyết định này, các hoạt động qua lại tại cửa khẩu (hoặc lối mở) …………………(8) trở lại bình thường. Điều 3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động qua lại tại cửa khẩu (hoặc lối mở) ………………(9) chịu trách nhiệm chấp hành Quyết định này. Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./. Nơi nhận: - ……………..; (10) - ……………..; (11) - Lưu: ……….. CHỨC VỤ NGƯỜI QUYẾT ĐỊNH (Ký tên, ghi rõ cấp bậc, họ tên) Ghi chú: (1) Ghi theo con dấu hành chính của đơn vị. (2) Chữ viết tắt của đơn vị ban hành quyết định. (3) Ghi địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (đối với quyết định của Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh) hoặc địa danh huyện, thành phố, thị xã (đối với quyết định của Đồn trưởng Đồn Biên phòng). (4) Ghi tên cửa khẩu, lối mở. (5) Ghi theo tên đơn vị. (6) Ghi rõ lý do việc tạm dừng hoặc hạn chế. (7), (8), (9) Ghi tên cửa khẩu, lối mở. (10) Ghi rõ cơ quan, tổ chức cần thông báo. (11) - Ủy ban nhân dân tỉnh. - BTL Bộ đội Biên phòng. Để báo cáo Đối với Quyết định của Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh. - Ủy ban nhân dân huyện. - BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh Để báo cáo Đối với Quyết định của Đồn trưởng Đồn Biên phòng.
{ "issuing_agency": "Bộ Quốc phòng", "promulgation_date": "03/02/2016", "sign_number": "09/2016/TT-BQP", "signer": "Đỗ Bá Tỵ", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Thong-tu-90-2004-TT-BTC-huong-che-do-thu-nop-quan-ly-su-dung-phi-su-dung-duong-bo-52370.aspx
Thông tư 90/2004/TT-BTC hướng chế độ thu nộp quản lý sử dụng phí sử dụng đường bộ
BỘ TÀI CHÍNH ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 90/2004/TT-BTC Hà Nội, ngày 07 tháng 9 năm 2004 THÔNG TƯ CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 90/2004/TT-BTC NGÀY 07 THÁNG 9 NĂM 2004 HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ SỬ DỤNG ĐƯỜNG BỘ Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001 và Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí; Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ, như sau: Phần 1: QUY ĐỊNH CHUNG I. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Đường bộ, gồm: đường bộ, cầu đường bộ, hầm đường bộ. 2. Đường bộ quy định thu phí là những đường bộ đã có quyết định thu phí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn hiệu lực thi hành. 3. Trạm thu phí đường bộ, gồm: nhà Điều hành, nhà bán vé, cửa soát vé, thiết bị kiểm soát thu phí, hệ thống điện chiếu sáng và các công trình phụ trợ khác phục vụ việc thu phí. 4. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, gồm: xe ôtô (kể cả xe lam, xe bông sen, xe công nông), máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự, kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật. 5. Xe máy chuyên dùng, gồm: máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp tham gia giao thông đường bộ. II. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG THU PHÍ ĐƯỜNG BỘ Loại đường bộ được quy định thu phí và tổ chức thu phí phải có đủ các Điều kiện sau đây: 1. Hoàn thành việc xây dựng, sửa chữa, nâng cấp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm chất lượng phục vụ giao thông tốt hơn trước khi thu phí. 2. Thuộc Quy hoạch mạng lưới thu phí đường bộ do cơ quan có thẩm quyền quyết định sau khi đã có ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tài chính, cụ thể: - Đối với đường quốc lộ, phải thuộc quy hoạch mạng lưới thu phí quốc lộ và có quyết định thành lập trạm thu phí của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; - Đối với đường địa phương, phải thuộc quy hoạch mạng lưới thu phí đường địa phương do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định. Văn bản ban hành quy hoạch mạng lưới thu phí đường địa phương và quyết định thành lập trạm thu phí của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải đồng thời gửi cho Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày ban hành. Trường hợp đường bộ đặt trạm thu phí không thuộc Quy hoạch mạng lưới thu phí đường bộ do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định trên đây thì trước khi xây dựng trạm thu phí, cơ quan chủ quản hoặc chủ đầu tư phải có văn bản gửi Bộ Tài chính nêu rõ: Độ dài toàn tuyến đường, số trạm và vị trí đặt các trạm thu phí trên tuyến đường đó (số trạm dự kiến hoặc thực tế đã có); độ dài của đoạn đường dự kiến đặt trạm thu phí và lý do của việc đặt trạm tại vị trí đó. Bộ Tài chính nghiên cứu và có ý kiến bằng văn bản chậm nhất trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận được văn bản. 3. Hoàn thành các công trình phụ trợ phục vụ việc thu phí, như: xây dựng trạm thu phí (địa Điểm bán vé, kiểm soát vé,...), hệ thống chiếu sáng, đầy đủ các loại vé thu phí, bộ máy tổ chức thu và kiểm soát vé,... 4. Bộ Tài chính đã ban hành quyết định quy định mức thu phí đối với quốc lộ hoặc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đã ra nghị quyết hoặc quyết định quy định mức thu đối với đường địa phương phù hợp với loại đường dự kiến thu phí. III. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG 1. Đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ là các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ (dưới đây gọi chung là phương tiện tham gia giao thông đường bộ). 2. Tổ chức, cá nhân (Việt Nam và nước ngoài) có phương tiện tham gia giao thông đường bộ quy định thu phí thì phải trả phí sử dụng đường bộ (sau đây gọi chung là phí đường bộ) quy định tại Thông tư này. 3. Người (Việt Nam và nước ngoài) trực tiếp Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải trả phí đường bộ dưới hình thức vé (loại vé do Bộ Tài chính quy định) cho mỗi lần đi trên đường tại trạm thu phí đường bộ theo quy định (trừ những trường hợp quy định tại Điểm 4 Mục này). 4. Miễn phí đường bộ đối với những trường hợp sau đây: a) Xe cứu thương, bao gồm cả các loại xe khác chở người bị tai nạn đến nơi cấp cứu. b) Xe cứu hoả. c) Xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp gồm: máy cày, máy bừa, máy xới, máy làm cỏ, máy tuốt lúa. d) Xe hộ đê, xe làm nhiệm vụ khẩn cấp về chống lụt bão. e) Xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh gồm: xe tăng, xe bọc thép, xe kéo pháo, xe chở lực lượng vũ trang đang hành quân. Ngoài ra, đối với xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng còn bao gồm các phương tiện cơ giới đường bộ mang biển số: nền màu đỏ, chữ và số màu trắng dập chìm (dưới đây gọi chung là biển số màu đỏ) có gắn các thiết bị chuyên dụng cho quốc phòng (không phải là xe vận tải thùng rỗng) như: công trình xa, cẩu nâng, téc, tổ máy phát điện... Riêng xe chở lực lượng vũ trang đang hành quân được hiểu là xe ô tô chở người có từ 12 chỗ ngồi trở lên, xe ô tô tải có mui che và được lắp đặt ghế ngồi trong thùng xe, mang biển số màu đỏ (không phân biệt có chở quân hay không chở quân). Xe chuyên dùng phục vụ an ninh (dưới đây gọi chung là xe môtô, ôtô) của các lực lượng công an (Bộ Công an; Công an tỉnh, thành phố; Công an quận, huyện...) bao gồm: - Xe môtô, ôtô tuần tra kiểm soát giao thông của cảnh sát giao thông có đặc Điểm: Trên nóc xe ôtô có đèn xoay và hai bên thân xe mô tô, ôtô có in dòng chữ: "Cảnh Sát giao thông". - Xe mô tô, ôtô cảnh sát 113 có có in dòng chữ: "Cảnh sát 113" ở hai bên thân xe. - Xe môtô, ôtô cảnh sát cơ động có in dòng chữ "Cảnh sát cơ động" ở hai bên thân xe. - Xe mô tô, ôtô của lực lượng công an đang thi hành nhiệm vụ sử dụng một trong các tín hiệu ưu tiên theo quy định của pháp luật trong trường hợp làm nhiệm vụ khẩn cấp. - Xe ôtô vận tải có mui che và được lắp ghế ngồi trong thùng xe chở lực lượng công an làm nhiệm vụ. - Xe đặc chủng chở phạm nhân, xe cứu hộ, cứu nạn. Các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ khác (ngoài các xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh nêu trên) đều thuộc đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ và phải nộp phí sử dụng đường bộ theo quy định tại Điểm 4, Mục I phần III Thông tư này. g) Đoàn xe đưa tang. h) Đoàn xe có xe hộ tống, dẫn đường. 5. Đối với những trạm thu phí chưa giải quyết được ùn tắc giao thông thì tạm thời chưa thu phí đường bộ đối với xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe hai bánh gắn máy, xe ba bánh gắn máy (dưới đây gọi chung là xe máy). Căn cứ vào tình hình giao thông tại từng trạm thu phí, các đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức thu phí có trách nhiệm báo cáo Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài chính (đối với quốc lộ) hoặc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (đối với đường địa phương) về tình trạng ùn tắc giao thông tại địa bàn, kiến nghị cụ thể việc tạm thời chưa thu phí đường bộ đối với xe máy quy định tại Điểm này. Trên cơ sở đề xuất của các đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức thu phí, ý kiến của Bộ Giao thông vận tải và Điều tra, khảo sát tình hình thực tế, Bộ Tài chính xem xét, quyết định việc tạm thời chưa thu phí quốc lộ và Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định tạm thời chưa thu phí đường địa phương đối với xe máy tại từng trạm thu phí. Trong khi chưa có quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì các trạm thu phí vẫn phải thực hiện thu phí đối với xe máy theo đúng quy định. Phần 2: MỨC THU VÀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TIỀN THU PHÍ ĐỐI VỚI TỪNG LOẠI ĐƯỜNG BỘ I. ĐƯỜNG BỘ ĐẦU TƯ BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1. Đường bộ đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước quy định tại Thông tư này, bao gồm: a) Đường bộ do ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương hoặc ngân sách địa phương) cấp vốn đầu tư. b) Đường bộ đầu tư bằng vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, như: tiền thu phí để lại cho đơn vị, tiền viện trợ không hoàn lại, tiền hỗ trợ do các tổ chức, cá nhân đóng góp... c) Đường bộ đầu tư bằng vốn vay và ngân sách nhà nước trả nợ, không phân biệt ngân sách nhà nước phải trả hoàn toàn số nợ (bao gồm cả gốc và lãi) hay ngân sách nhà nước chỉ trả phần nợ gốc, còn phần lãi tiền vay trả bằng tiền thu phí (kể cả vốn do ngân sách nhà nước vay hoặc do chủ đầu tư vay). d) Các đường bộ khác do Nhà nước quản lý, như: đường bộ đầu tư để kinh doanh, sau khi đã kết thúc giai đoạn kinh doanh, chuyển giao cho Nhà nước quản lý; đường bộ đầu tư theo hình thức BT (Nhà nước thanh toán vốn cho tổ chức, cá nhân đầu tư và tổ chức, cá nhân đầu tư chuyển giao đường bộ cho Nhà nước quản lý); đường bộ xây dựng theo hình thức đổi đất lấy công trình (Nhà nước giao đất và tổ chức, cá nhân giao công trình đường bộ).v.v... 2. Mức thu phí đường bộ đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước được áp dụng thống nhất cho tất cả các trạm theo Biểu mức thu ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Quá trình thực hiện, Bộ Giao thông vận tải và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần nghiên cứu, sắp xếp, giảm bớt các trạm thu phí không phù hợp, bảo đảm tiến tới tất cả các tuyến đường nối liền có Khoảng cách giữa 2 trạm thu phí tối thiểu phải từ 70 km trở lên. Đối với các đoạn đường bộ bắt đầu thu phí (kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành) thì ngoài các Điều kiện quy định tại Mục II phần I Thông tư này, còn phải bảo đảm Khoảng cách giữa hai trạm thu phí ở trên cùng một tuyến đường có độ dài tối thiểu là 70 (bảy mươi) km. Trường hợp cá biệt, đoạn đường bộ không bảo đảm Khoảng cách giữa hai trạm thu phí tối thiểu 70 km thì Bộ Giao thông vận tải hoặc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi Bộ Tài chính, nêu rõ lý do đề nghị thu phí, kèm theo đề án thu phí (gồm: phương thức đầu tư, thời hạn xây dựng hoàn thành bàn giao, thời hạn đưa công trình vào sử dụng, độ dài và chất lượng đường, việc xây dựng trạm thu phí và các Điều kiện bảo đảm công tác tổ chức thu phí, thời hạn dự kiến bắt đầu thu phí, khả năng lưu lượng phương tiện qua lại, dự kiến mức thu và căn cứ xác định mức thu, dự kiến khả năng thu và hiệu quả thu phí) để Bộ Tài chính xem xét, quyết định. 4. Đơn vị tổ chức thu phí đường bộ đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước phải mở tài Khoản thu phí đường bộ tại Kho bạc nhà nước nơi giao dịch. Tiền phí đường bộ thu được hàng ngày phải gửi vào tài Khoản mở tại Kho bạc nhà nước và được quản lý, sử dụng như sau: 4.1. Đơn vị tổ chức thu phí đường bộ được trích để lại một phần số tiền phí sử dụng đường bộ thực thu được trước khi nộp vào ngân sách nhà nước theo tỷ lệ (%), cụ thể: a) Đối với đơn vị tổ chức thu phí đường địa phương được trích tỷ lệ (%) theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. b) Đối với đơn vị tổ chức thu phí quốc lộ được trích 20% trên tổng số tiền phí đường bộ thực thu được. Trong tỷ lệ 20% được trích thì 5% (bằng 25% tổng số được trích) để tạo nguồn vốn đầu tư hiện đại hoá công nghệ thu phí, đơn vị thu phí phải nộp về Cục Đường bộ Việt Nam để tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng Điểm theo dự án được duyệt, 15% (bằng 75% tổng số tiền được trích) để chi phí phục vụ trực tiếp công tác tổ chức thu phí đường bộ theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy định tại Tiết b.1, b.2, b.3 tương ứng sau đây: b.1. Chi hoạt động thường xuyên tổ chức thu phí: - Tiền lương, tiền công, các Khoản phụ cấp lương, các Khoản đóng góp theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn); - Chi phí quản lý: Công tác phí, hội nghị, thông tin liên lạc, dịch vụ công cộng (tiền điện chiếu sáng trạm thu phí, nước văn phòng trạm thu phí), vật tư văn phòng, chi hội họp ... - Chi tiền ăn giữa ca cho người lao động với mức chi tối đa cho mỗi người không vượt quá mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định; - Chi bảo hộ lao động hoặc đồng phục theo chế độ quy định (nếu có); - Chi sửa chữa thường xuyên nhà cửa, thiết bị văn phòng, trạm thu phí; - Chi thuê bảo vệ trạm thu phí (nếu có); - Chi tiền vé, ấn chỉ phục vụ thu phí; - Chi mua phụ tùng thay thế, thiết bị có giá trị nhỏ và công cụ lao động khác trực tiếp phục vụ thu phí; - Chi phí gián tiếp của doanh nghiệp phục vụ công tác thu phí (đối với doanh nghiệp nhà nước được giao nhiệm vụ thu phí); - Chi khác (nếu có). b.2. Chi trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi cho cán bộ, nhân viên trực tiếp thu phí đường bộ. Mức trích lập 2 (hai) quỹ khen thưởng và phúc lợi bình quân một năm, một người tối đa không quá 3 (ba) tháng lương thực hiện nếu số thu cao hơn năm trước hoặc bằng 2 (hai) tháng lương thực hiện nếu số thu thấp hơn hoặc bằng số thu năm trước. b.3. Chi đầu tư hiện đại hoá công nghệ thu phí: mua sắm, lắp đặt thiết bị thu phí (thiết bị tự động, bán tự động); chi mua thiết bị đếm xe theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc đầu tư mua sắm hiện đại hoá công nghệ thu phí thực hiện đấu thầu theo quy định hiện hành của Nhà nước. Riêng các Khoản chi không thường xuyên và các Khoản chi đặc thù theo quy chế riêng của nhà thiết kế, như: chi sửa chữa lớn nhà Điều hành, sửa chữa lớn trạm thu phí, chi phí duy tu, bảo dưỡng cầu đường bộ, điện chiếu sáng các cầu (đối với đoạn đường có cầu), chi bảo vệ cầu, mua xe chở tiền, sửa chữa lớn xe chở tiền được bố trí bằng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp theo dự toán được duyệt hàng năm (ngân sách trung ương đối với quốc lộ, ngân sách địa phương đối với đường địa phương). 4.2. Đối với các đường bộ vay vốn đầu tư, do ngân sách nhà nước trả nợ gốc và thu phí trả lãi tiền vay thì ngoài số tiền được trích theo tỷ lệ (%) quy định tại Tiết 4.1 trên đây, đơn vị thu phí còn được trích để lại theo mức thực chi trả lãi tiền vay theo khế ước vay. Toàn bộ các Khoản chi quy định tại Tiết 4.1 và 4.2 Điểm này không phải hạch toán phản ảnh vào ngân sách nhà nước, nhưng phải cân đối vào dự toán tài chính của đơn vị thu phí đường bộ hàng năm, được cơ quan có thẩm quyền duyệt. Việc sử dụng phải đúng Mục đích, đúng nội dung, chi phải có chứng từ hợp pháp và hàng năm thực hiện quyết toán các Khoản chi này. Các đơn vị thu phí đường bộ, căn cứ vào số tiền được trích để chi phí phục vụ công tác tổ chức thu phí (15%) và số chi theo dự toán được duyệt (dự toán năm chia cho từng tháng, quý), nếu số tiền được trích để phục vụ công tác thu phí lớn hơn số chi thì phải nộp số chênh lệch vào tài Khoản của Cục Đường bộ Việt Nam để Cục Đường bộ Việt Nam Điều hoà cho các đơn vị trực thuộc không đủ nguồn chi bảo đảm quỹ tiền lương tối thiểu cho cán bộ công nhân viên thu phí theo chế độ quy định. Cục Đường bộ Việt Nam thực hiện mở tài Khoản riêng tại Kho bạc nhà nước nơi giao dịch để theo dõi việc thu - chi đối với Khoản tiền Quỹ đầu tư hiện đại hoá công nghệ thu phí (5%) do các đơn vị thu phí nộp về và Khoản tiền Quỹ Điều hoà phục vụ công tác tổ chức thu phí do các đơn vị thu phí còn chênh lệch thừa nộp về để chuyển cho đơn vị thiếu. Đồng thời phải mở sổ hạch toán riêng từng quỹ, cuối năm nếu chưa sử dụng hết thì được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng và hàng năm phải quyết toán với Bộ Tài chính. Trường hợp trong 3 năm liên tục không sử dụng hết quỹ Điều hoà phục vụ công tác thu phí thì phải chuyển số còn thừa sang quỹ đầu tư hiện đại hoá công nghệ thu phí. 4.3. Tổng số tiền phí đường bộ thu được sau khi trừ số tiền tạm trích theo quy định tại Điểm 4.1 và 4.2 trên đây, số còn lại đơn vị tổ chức thu phí đường bộ phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định sau đây: a) Đơn vị thu phí đường bộ thực hiện kê khai tiền phí thu được từng tháng và nộp tờ khai cho cơ quan Thuế trực tiếp quản lý trong 5 ngày đầu của tháng tiếp theo. Tờ khai phí đường bộ phải ghi đầy đủ số vé, loại vé đã sử dụng và số phí đã thu, số phí được trích để lại, số phí phải nộp ngân sách nhà nước của tháng trước theo mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn pháp luật phí và lệ phí. Căn cứ số kê khai, đơn vị thu phí đường bộ làm thủ tục nộp ngân sách nhà nước. Thời hạn nộp phí vào ngân sách nhà nước chậm nhất không quá ngày 15 của tháng tiếp theo (chương, loại, Khoản tương ứng, Mục 036, tiểu Mục 01 Mục lục ngân sách nhà nước quy định (phí đường bộ do trung ương quản lý nộp vào ngân sách trung ương, phí đường bộ do địa phương quản lý nộp vào ngân sách địa phương). b) Cơ quan Thuế trực tiếp quản lý có nhiệm vụ kiểm tra tờ khai, đối chiếu từng loại vé đã phát hành và đã sử dụng để xác định chính xác số tiền phí đường bộ đã thu, số tiền phải nộp ngân sách nhà nước và thông báo cho đơn vị thu phí thực hiện thanh toán số phí phải nộp ngân sách nhà nước hàng tháng. Đơn vị thu phí đường bộ thực hiện thanh toán số tiền phải nộp ngân sách nhà nước hàng tháng theo thông báo của cơ quan Thuế, nếu đã nộp thừa thì được trừ vào số tiền phí phải nộp ngân sách nhà nước kỳ tiếp theo, nếu nộp thiếu thì phải nộp đủ số tiền phí còn thiếu vào ngân sách nhà nước chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan Thuế. c) Cơ quan Tài chính thực hiện cấp lại toàn bộ số tiền phí đường bộ thực nộp vào ngân sách nhà nước để bố trí vốn cho quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ theo quy định của pháp luật hiện hành về ngân sách nhà nước và tài chính cho quản lý, bảo trì đường bộ. 5. Lập dự toán thu - chi phí đường bộ: Hàng năm đơn vị có trạm thu phí đường bộ căn cứ vào đối tượng thu, mức thu phí đối với từng loại phương tiện, số phương tiện tham gia giao thông năm kế hoạch, định mức tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành lập dự toán thu-chi phí đường bộ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc phân cấp, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước. Cụ thể như sau: a) Đối với đơn vị có Trạm thu phí đường quốc lộ: - Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ trực thuộc Khu quản lý đường bộ có Trạm thu phí, lập dự toán thu - chi phí đường bộ của năm kế hoạch, gửi Khu quản lý đường bộ xem xét, tổng hợp gửi Cục Đường bộ Việt Nam. - Đơn vị (doanh nghiệp công ích đường bộ hoặc đơn vị sự nghiệp) trực thuộc Sở Giao thông vận tải được Bộ Giao thông vận tải uỷ thác quản lý đường quốc lộ có Trạm thu phí, lập dự toán thu - chi phí đường bộ gửi Sở Giao thông vận tải xem xét, tổng hợp gửi Cục Đường bộ Việt Nam. - Cục Đường bộ Việt Nam xem xét, tổng hợp dự toán thu-chi phí đường quốc lộ gửi Bộ Giao thông vận tải. Bộ Giao thông vận tải tổng hợp cùng với dự toán ngân sách hàng năm của Bộ, gửi Bộ Tài chính theo quy định. b) Đối với đơn vị thu phí đường địa phương: Đơn vị (doanh nghiệp công ích đường bộ hoặc đơn vị sự nghiệp) có Trạm thu phí lập dự toán thu - chi phí cầu đường bộ gửi Sở Giao thông vận tải. Sở Giao thông vận tải tổng hợp cùng với dự toán ngân sách hàng năm của Sở, gửi Sở Tài chính địa phương theo quy định. c) Dự toán thu - chi phí phí đường bộ các đơn vị lập, bao gồm: - Dự toán thu, bao gồm số thu nộp ngân sách nhà nước và số thu được để lại chi theo chế độ quy định. - Dự toán chi theo tỷ lệ khoán được giao, bảo đảm phù hợp với những nội dung chi quy định tại Điểm 4.1, Mục I, phần này. Dự toán thu - chi phí đường bộ, các đơn vị lập theo từng Trạm, có thuyết minh cơ sở tính toán chi Tiết theo nội dung thu, chi. 6. Giao dự toán thu - chi phí đường bộ: a) Đối với đơn vị thu phí đường quốc lộ: - Đối với các đơn vị trực thuộc Khu quản lý đường bộ: Căn cứ dự toán thu, chi phí đường bộ được cấp có thẩm quyền giao; dự toán thu, chi của Khu quản lý đường bộ chi Tiết theo từng Trạm thu phí; định mức tiêu chuẩn và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, Cục Đường bộ Việt Nam giao dự toán thu, giao tỷ lệ phần trăm (%) chi thường xuyên trên tổng số thu cho các Khu quản lý đường bộ, chi Tiết theo từng Trạm thu phí, Khu quản lý đường bộ giao dự toán thu và tỷ lệ phần trăm (%) chi thường xuyên trên tổng số thu cho các Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ, chi Tiết theo từng Trạm thu phí. - Đối với các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải được Bộ Giao thông vận tải uỷ thác quản lý đường quốc lộ có Trạm thu phí: Cục Đường bộ Việt Nam giao dự toán thu phí cầu, đường bộ, giao tỷ lệ phần trăm (%) chi thường xuyên trên tổng số thu cho Sở Giao thông vận tải, chi Tiết theo từng Trạm thu phí. Sở Giao thông vận tải giao dự toán cho đơn vị, chi Tiết theo từng Trạm thu phí. b) Đối với đơn vị thu phí đường địa phương: Căn cứ dự toán thu - chi phí đường bộ được cấp có thẩm quyền giao, dự toán thu-chi do các đơn vị có Trạm thu phí lập, định mức tiêu chuẩn và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, Sở Giao thông vận tải giao dự toán thu phí đường bộ và giao tỷ lệ phần trăm (%) chi thường xuyên trên tổng số thu cho đơn vị, chi Tiết theo từng Trạm thu phí. Việc giao dự toán thu phí đường bộ, tỷ lệ phần trăm (%) được để lại chi thường xuyên trên tổng số thu của Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông vận tải cho các đơn vị trực thuộc có Trạm thu phí, phải đảm bảo các nguyên tắc: Số thu không thấp hơn và tỷ lệ chi thường xuyên được để lại trên tổng số thu không cao hơn số được cấp có thẩm quyền giao, chi Tiết theo nội dung thu-chi quy định tại Tiết b.1, Tiết b.2, Điểm 4.1, Mục I, phần này. Dự toán thu phí đường bộ, tỷ lệ phần trăm (%) chi thường xuyên trên tổng số thu giao cho các đơn vị (chi Tiết theo từng Trạm thu phí) của Cục Đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông vận tải phải gửi cho cơ quan Tài chính cùng cấp và cơ quan Thuế, Kho bạc nhà nước nơi đơn vị có Trạm thu phí đăng ký giao dịch. Căn cứ vào dự toán thu, tỷ lệ phần trăm (%) chi thường xuyên trên tổng số thu được giao, các đơn vị lập dự toán thu-chi theo quý (có chia ra từng tháng) gửi cơ quan Thuế, Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị đăng ký giao dịch, đồng gửi cho cơ quan quản lý cấp trên. 7. Chấp hành dự toán thu - chi phí đường bộ: a) Căn cứ vào dự toán chi được cấp có thẩm quyền thông báo, số thu thực nộp vào Kho bạc nhà nước, lệnh chuẩn chi của thủ trưởng đơn vị và chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định, Kho bạc nhà nước thực hiện kiểm soát chi, cấp phát tạm ứng hoặc thanh toán cho đơn vị theo quy định tại Thông tư số 79/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 của Bộ Tài chính "Hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các Khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước". b) Định kỳ hàng tháng, quý căn cứ vào số phí do các đơn vị thu phí thực nộp vào ngân sách nhà nước, Cục Đường bộ Việt Nam tổng hợp số thu phí quốc lộ và Sở Giao thông vận tải tổng hợp số thu phí đường địa phương, kèm theo xác nhận của Kho bạc nhà nước. Căn cứ số phí thực nộp ngân sách nhà nước, cơ quan Tài chính thực hiện chi chuyển nguồn sang Kho bạc nhà nước để thực hiện cấp phát, thanh toán. Căn cứ vào nguồn thu phí do cơ quan Tài chính cấp trở lại, Cục Đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông vận tải thực hiện giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc sau khi có ý kiến thống nhất của cơ quan Tài chính và gửi Kho bạc nhà nước để thực hiện kiểm soát, thanh toán theo hình thức chi theo dự toán từ Kho bạc nhà nước. 8. Kế toán và quyết toán thu - chi phí đường bộ: a) Đơn vị tổ chức thu phí đường bộ phải thực hiện kế toán và quyết toán thu - chi phí đường bộ theo đúng chế độ kế toán thống kê hiện hành. Cuối quý, cuối năm đơn vị tổ chức thu phí phải lập báo cáo quyết toán về tình hình thu - chi phí đường bộ, sau khi đã quyết toán với cơ quan Thuế về số phí đường bộ đã thu, số phải nộp và đã nộp ngân sách, số được giữ lại và số thực chi theo quy định tại Thông tư này. b) Cơ quan chủ quản cấp trên của các đơn vị thu phí đường bộ có trách nhiệm kiểm tra và thông báo xét duyệt quyết toán thu - chi phí đường bộ của các đơn vị trực thuộc và tổng hợp báo cáo quyết toán gửi cơ quan Tài chính cùng cấp thẩm định và thông báo duyệt quyết toán cùng với quyết toán năm của cơ quan chủ quản. II. ĐƯỜNG BỘ DO NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ BẰNG VỐN VAY VÀ THU PHÍ HOÀN VỐN 1. Đường bộ do Nhà nước đầu tư bằng vốn vay và thu phí hoàn vốn nêu tại Mục này là những đường bộ được Nhà nước cho phép chủ đầu tư (các cơ quan quản lý nhà nước về đường bộ) vay vốn để đầu tư, sau đó thu phí hoàn trả vốn vay theo dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (trừ những đường bộ đầu tư bằng vốn vay để kinh doanh). 2. Mức thu phí đường bộ Nhà nước đầu tư bằng vốn vay và thu phí hoàn vốn được áp dụng theo mức thu phí đường bộ đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước quy định tại Điểm 2, Mục I phần này. Trường hợp áp dụng mức thu theo mức thu phí đường bộ đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước không bảo đảm hoàn vốn theo dự án đầu tư được duyệt thì chủ đầu tư phải có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền (Bộ Tài chính đối với quốc lộ; Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với đường địa phương) quyết định mức thu cụ thể phù hợp, nhưng tối đa không quá 2 (hai) lần mức thu phí đường bộ đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước. Thủ tục, trình tự ban hành quyết định quy định mức thu phí đường bộ nêu tại Mục này thực hiện như sau: a) Chậm nhất trước 60 ngày kể từ ngày bắt đầu tổ chức thu phí, chủ đầu tư phải gửi Bộ Tài chính (đối với quốc lộ) hoặc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (đối với đường địa phương) công văn đề nghị quy định mức thu, kèm theo hồ sơ: - Dự án đầu tư đường bộ được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trong đó ghi rõ cấp đường và độ dài đoạn đường thu phí, mức thu được duyệt theo dự án), thời hạn hoàn thành việc xây dựng và đưa công trình vào sử dụng. - Đề án thu phí, bao gồm: trạm thu phí (tự động, bán tự động, thủ công, các Điều kiện về điện chiếu sáng...), dự kiến mức thu (nếu khác với mức thu đã ghi trong dự án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì phải nêu rõ lý do), dự kiến khả năng nguồn thu, hiệu quả thu phí và thời hạn hoàn vốn. b) Chậm nhất trước 30 ngày kể từ ngày bắt đầu thu phí, Bộ Tài chính hoặc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phải xem xét, quyết định mức thu và thông báo cho chủ đầu tư kịp thời triển khai thu phí. Trường hợp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định mức thu phí đường bộ địa phương quản lý thì còn phải gửi quyết định đó cho Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải để theo dõi thực hiện. 3. Đơn vị tổ chức thu phí phải mở tài Khoản thu phí đường bộ tại Kho bạc nhà nước nơi giao dịch. Số tiền phí cầu đường thu được hàng ngày phải gửi vào tài Khoản mở tại Kho bạc nhà nước và được sử dụng như sau: a) Trích để lại cho tổ chức thu phí để chi phí phục vụ việc thu phí theo tỷ lệ (%) và nội dung chi quy định tại Điểm 4.1 Mục I phần này (đường bộ đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước). b) Số tiền còn lại (tổng số tiền phí thu được trừ số để lại theo tỷ lệ quy định tại Tiết a Điểm này) cuối tháng chuyển về tài Khoản do chủ đầu tư hoặc đơn vị được giao tiếp nhận nợ và trả nợ thay chủ đầu tư mở tại Kho bạc nhà nước. Đến kỳ trả nợ, các đơn vị này làm thủ tục thanh toán cho đơn vị cho vay theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 90/2001/TTLT-BTC-BGTVT ngày 9/11/2001 của Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn quản lý, thanh toán vốn ngân sách nhà nước và thu phí đường bộ để trả nợ vốn vay tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đối với các dự án giao thông. 4. Toàn bộ số tiền phí đường bộ dùng để trả nợ nêu tại Tiết b, Điểm 3 Mục này phải thực hiện "ghi thu, ghi chi" qua ngân sách nhà nước theo trình tự, thủ tục như sau: - Hàng năm cứ 6 tháng một lần (6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm), đơn vị tổ chức thu phí phải tổng hợp quyết toán thu - chi tiền phí đường bộ trong kỳ, ghi rõ số tiền phí đã thu, số tiền phí đã sử dụng theo từng Mục chi, trong đó chi Tiết Khoản Mục chi trích nộp về cơ quan chủ đầu tư và gửi bảng tổng hợp quyết toán đó cho cơ quan Thuế trực tiếp quản lý. - Cơ quan Thuế kiểm tra quyết toán thu - chi phí đường bộ của từng đơn vị, xác định số thực thu, số thực chi, trong đó số tiền chi trích nộp tạo nguồn hoàn trả vốn vay, gửi văn bản kèm theo quyết toán thu - chi về Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế - đối với quốc lộ) hoặc Sở Tài chính (đối với đường địa phương). Tổng cục Thuế kiểm tra, tổng hợp và chuyển Vụ Hành chính sự nghiệp trình Bộ Tài chính xem xét, giải quyết ghi thu, ghi chi đối với quốc lộ; Sở Tài chính giải quyết ghi thu, ghi chi đối với đường địa phương (việc ghi thu, ghi chi ngân sách nhà nước chậm nhất không quá thời gian chỉnh lý quyết toán năm trước). - Căn cứ chứng từ thu phí đường bộ thực hiện theo hình thức ghi thu, ghi chi, Tổng cục Thuế thông báo số thu ngân sách tại từng trạm thu phí quốc lộ và Sở Tài chính thông báo số thu ngân sách tại từng trạm thu phí đường địa phương cho Cục Thuế các tỉnh, thành phố tổng hợp số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn. - Chủ đầu tư hoặc đơn vị được giao tiếp nhận nợ và trả nợ thay chủ đầu tư có trách nhiệm theo dõi chặt chẽ việc thanh toán trả nợ các Khoản vốn Nhà nước vay đầu tư nâng cấp đường bộ và thu phí hoàn vốn. Đối với những đường bộ đã thu phí hoàn trả hết vốn vay theo dự án được duyệt thì phải có văn bản báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải (đối với quốc lộ) hoặc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (đối với đường địa phương) biết để ngừng việc trích tiền phí hoàn trả vốn vay, đồng thời ra quyết định thu, nộp và quản lý sử dụng phí đường bộ này theo chế độ quy định đối với đường bộ đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước nêu trên. 5. Các đơn vị tổ chức thu phí đường bộ Nhà nước đầu tư bằng vốn vay và thu phí hoàn vốn có trách nhiệm thực hiện lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán thu - chi phí đường bộ theo quy định đối với đường bộ đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước nêu tại Điểm 5, 6, 7, 8 Mục I phần này. Ngoài ra, còn phải có thuyết minh chi Tiết số nợ phải trả (gốc và lãi), số đã trả đến năm báo cáo, số phải trả trong năm lập dự toán, nguồn trả của năm lập dự toán. 6. Những đường bộ do Nhà nước đầu tư nâng cấp bằng vốn vay nêu tại Mục này, sau khi đã hoàn trả hết vốn vay (bao gồm cả lãi tiền vay) thì phải thực hiện thu, nộp và quản lý, sử dụng theo chế độ quy định đối với đường bộ đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước nêu trên. III. ĐƯỜNG BỘ ĐẦU TƯ BẰNG VỐN LIÊN DOANH 1. Đường bộ đầu tư bằng vốn liên doanh nêu tại Mục này, bao gồm: - Đường bộ đầu tư bằng nguồn vốn liên doanh giữa vốn ngân sách nhà nước và vốn của các đối tác khác. - Đường bộ do Nhà nước đầu tư một phần (một cầu trong toàn bộ đoạn đường thu phí, hoặc một phần đường trong toàn bộ đoạn đường thu phí), phần đường còn lại do các đối tác khác đầu tư. Trong trường hợp này các bên liên doanh phải thống nhất đánh giá giá trị thực tế của phần đường bộ do từng bên đầu tư, để xác định vốn góp của từng bên liên doanh. 2. Mức thu phí đường bộ đầu tư bằng vốn liên doanh được coi là giá cước dịch vụ sử dụng đường bộ đã bao gồm thuế giá trị gia tăng (GTGT), do Bộ Tài chính (đối với quốc lộ) hoặc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (đối với đường địa phương) quy định phù hợp với cấp đường và độ dài đoạn đường thu phí theo dự án đầu tư được duyệt và đề nghị của chủ đầu tư, nhưng tối đa không quá 2 (hai) lần mức thu phí đường bộ đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước. Thủ tục, trình tự quy định mức thu áp dụng theo quy định tại Điểm 2, Mục II phần này. 3. Tiền phí đường bộ đầu tư bằng vốn liên doanh được sử dụng như sau: 3.1. Nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định hiện hành. 3.2. Chi phục vụ công tác tổ chức thu phí đường bộ. 3.3. Chi phí cho việc quản lý, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên đoạn đường bộ thu phí. 3.4. Tổng số tiền phí đường bộ thu được, sau khi trừ số tiền đã chi theo các nội dung chi nêu trên (3.1, 3.2, 3.3), số tiền còn lại được để lại 100% cho các đối tác liên doanh (để rút ngắn thời gian thu phí đối với đường bộ đầu tư bằng vốn liên doanh) hoặc chia cho các đối tác liên doanh theo tỷ lệ góp vốn đầu tư ghi trong dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định sau đây: a) Số tiền thu phí đường bộ chia theo tỷ lệ vốn góp của ngân sách nhà nước đầu tư phải nộp hết vào ngân sách nhà nước (nếu vốn đầu tư của ngân sách trung ương thì nộp vào ngân sách trung ương; Nếu vốn đầu tư của ngân sách địa phương thì nộp vào ngân sách địa phương; Trường hợp cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương cùng tham gia góp vốn thì phân chia số tiền được chia cho từng cấp ngân sách theo tỷ lệ vốn góp của mỗi cấp ngân sách trong tổng số vốn góp vào liên doanh). b) Số tiền phí đường bộ chia theo tỷ lệ vốn góp của các đối tác liên doanh khác được hạch toán vào thu nhập của đơn vị và Khoản thu nhập này không chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. 4. Đường bộ đầu tư bằng vốn liên doanh nêu tại Mục này, sau khi đã hoàn trả đủ vốn, các chi phí phát sinh có liên quan theo quy định trên đây (kể cả lợi nhuận cho phép) theo dự án đầu tư được duyệt thì phải thực hiện thu, nộp và quản lý sử dụng theo chế độ quy định đối với đường bộ đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước nêu trên. IV. ĐƯỜNG BỘ ĐẦU TƯ ĐỂ KINH DOANH 1. Mức thu phí đường bộ đầu tư để kinh doanh (kể cả BOT và các loại hình kinh doanh khác) là giá cước dịch vụ sử dụng đường bộ đã bao gồm thuế GTGT, do Bộ Tài chính (đối với quốc lộ) hoặc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể (đối với đường địa phương), phù hợp với cấp đường và độ dài đoạn đường thu phí theo dự án đầu tư được duyệt và đề nghị của chủ đầu tư, nhưng tối đa không quá 2 (hai) lần mức thu phí đường bộ đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước. Thủ tục, trình tự quy định mức thu phí đường bộ nêu tại Mục này thực hiện theo quy định tại Điểm 2, Mục II, phần này. 2. Số tiền phí đường bộ đầu tư để kinh doanh là doanh thu hoạt động kinh doanh của đơn vị. Đơn vị thu phí đường bộ có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp, thực hiện hạch toán kết quả kinh doanh theo quy định của pháp luật. 3. Kết thúc giai đoạn kinh doanh theo hợp đồng hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ đầu tư phải chuyển giao đường bộ này cho Nhà nước quản lý và đơn vị thu phí phải thực hiện thu, nộp và quản lý, sử dụng phí đường bộ theo chế độ quy định đối với đường bộ đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước nêu trên. Phần 3: CHỨNG TỪ THU PHÍ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC THU PHÍ ĐƯỜNG BỘ I. CHỨNG TỪ THU PHÍ ĐƯỜNG BỘ 1. Chứng từ thu phí đường bộ được gọi chung là vé. Vé thu phí đường bộ được quy định phân biệt: a) Vé thu phí đường bộ đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước và vốn Nhà nước vay đầu tư nâng cấp thu phí hoàn vốn (Mục I, Mục II phần II Thông tư này) có tiêu đề: "Phí đường bộ". Chứng từ "phí đường bộ" là biên lai thu phí thuộc ngân sách nhà nước. b) Vé thu phí đường bộ đầu tư để kinh doanh (Mục III, Mục IV phần II Thông tư này) có tiêu đề: "Cước đường bộ". Chứng từ "Cước đường bộ" là hoá đơn đặc thù sử dụng khi cung ứng dịch vụ sử dụng đường. 2. Các loại vé thu phí đường bộ: 2.1. Vé thu phí tại từng trạm thu phí gồm các loại: Vé lượt; Vé tháng; Vé quý. a) Vé thu phí trạm có đặc Điểm chung như sau: - Vé thu phí trạm dùng để thu phí đối với phương tiện tham gia giao thông qua một trạm thu phí nơi phát hành vé. Vé phát hành cho trạm thu phí nào thì chỉ có giá trị sử dụng tại trạm thu phí đó (không có giá trị tại trạm thu phí khác). - Mẫu vé trạm được in theo mẫu của Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) quy định thống nhất về kích cỡ, chỉ tiêu chung (trừ loại vé từ thu phí tại các trạm thu phí tự động và bán tự động). - Vé phát hành hàng năm theo năm dương lịch. Vé lượt được sử dụng liên tục qua các năm. Vé tháng, vé quý có giá trị sử dụng theo thời hạn ghi trên vé, quá thời hạn ghi trên vé thì vé không còn giá trị sử dụng. Vé đã bán ra thì không được đổi hoặc trả lại (kể cả vé hư hỏng, vé quá hạn). - Vé lượt bán theo loại phương tiện tương ứng với mệnh giá in sẵn trên vé, không ghi biển số phương tiện; Vé tháng, vé quý bán theo loại phương tiện tương ứng với mệnh giá ghi trên vé, nhưng phải ghi rõ: thời hạn sử dụng và biển số phương tiện. - Các loại vé lượt, vé tháng, vé quý thu phí tại từng trạm thu phí bán rộng rãi cho mọi đối tượng có nhu cầu. Tổ chức, cá nhân có thể mua một lần một vé hoặc nhiều vé để sử dụng. b) Đặc Điểm cụ thể của từng loại vé thu phí: - Vé lượt: Dùng để thu phí đối với phương tiện tham gia giao thông qua trạm thu phí nơi phát hành một lượt. Vé lượt được in sẵn mệnh giá theo mức thu lượt quy định tương ứng với từng loại phương tiện. - Vé tháng: Dùng để thu phí đối với phương tiện tham gia giao thông qua trạm thu phí nơi phát hành trong một tháng, kể từ ngày 1 đến ngày kết thúc tháng theo thời hạn ghi trên vé. Vé tháng được in sẵn mệnh giá tháng tương ứng với từng loại phương tiện. Mệnh giá vé tháng bằng 30 (ba mươi) lần mệnh giá vé lượt; Riêng mệnh giá vé tháng quy định đối với xe môtô hai bánh, xe môtô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự bằng 10 (mười) lần mệnh giá vé lượt. - Vé quý: Phát hành theo thời hạn quý (I, II, III, IV) trong năm dương lịch, dùng để thu phí đối với phương tiện tham gia giao thông qua trạm thu phí nơi phát hành trong một quý kể từ ngày 1 của tháng đầu quý đến ngày kết thúc quý theo thời hạn ghi trên vé. Vé quý được in sẵn mệnh giá quý tương ứng với từng loại phương tiện. Mệnh giá vé quý bằng 3 (ba) lần mệnh giá vé tháng và chiết khấu 10% (để khuyến khích, thu hút việc mua vé quý). 2.2. Vé thu phí tuyến Quốc lộ 5: Thực hiện thí Điểm áp dụng vé thu phí tuyến Quốc lộ 5, bao gồm 2 trạm thu phí với các loại: Vé tháng; Vé quý (không áp dụng vé lượt, nếu có nhu cầu vé lượt thì thực hiện mua vé lượt tại từng trạm thu phí). a) Vé thu phí tuyến Quốc lộ 5 có đặc Điểm chung như sau: - Vé thu phí tuyến quốc lộ 5 có tiêu đề là "Phí đường bộ tuyến Quốc lộ 5", ghi rõ: Thời hạn sử dụng, loại phương tiện, biển kiểm soát, mức thu. - Vé tuyến Quốc lộ 5 áp dụng đối với phương tiện tham gia giao thông (trừ phương tiện là môtô hai bánh, mô tô ba bánh, xe gắn máy và các xe tương tự) trên tuyến Quốc lộ 5. Vé tuyến Quốc lộ 5 không có giá trị sử dụng trên các tuyến đường khác. - Mệnh giá vé tuyến Quốc lộ 5 bằng mệnh giá thu phí trạm, nhân (x) 2. - Mẫu vé tuyến Quốc lộ 5 do Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) quy định thống nhất về kích cỡ, màu sắc và nội dung chỉ tiêu. - Vé tuyến Quốc lộ 5 được bán rộng rãi cho mọi đối tượng, không hạn chế số lượng. Người Điều khiển phương tiện sử dụng vé thu phí tuyến Quốc lộ 5 cho vé vào trong kính trước xe ôtô để kiểm soát vé mỗi khi xe đi qua các trạm thu phí. b) Đặc Điểm cụ thể của từng loại vé tuyến Quốc lộ 5 như sau: - Vé tháng: Dùng để thu phí đối với phương tiện tham gia giao thông trên tuyến Quốc lộ 5 trong một tháng theo thời hạn ghi trên vé. Mệnh giá vé tháng tuyến Quốc lộ 5 = Mệnh giá vé tháng trạm, nhân (x) 2 . - Vé quý: Dùng để thu phí đối với phương tiện tham gia giao thông trên tuyến Quốc lộ 5 trong một quý theo thời hạn ghi trên vé. Mệnh giá vé quý tuyến Quốc lộ 5 = Mệnh giá vé quý trạm, nhân (x) 2. c) Mệnh giá các loại vé thu phí trạm và vé tuyến Quốc lộ 5 được quy định cụ thể tại biểu phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. 2.3. Vé "Phí quốc lộ lượt": - Vé "Phí quốc lộ lượt" có mệnh giá 10.000 đồng/vé/lượt, áp dụng đối với các xe ô tô con dưới 12 chỗ ngồi có giá trị đối với các trạm thu phí quốc lộ do Nhà nước quản lý (bao gồm cả các trạm thu phí quốc lộ giao cho địa phương tổ chức thu). Không áp dụng vé "Phí quốc lộ lượt" đối với: các trạm thu phí đường bộ đầu tư để kinh doanh (BOT hoặc hình thức kinh doanh khác), không phân biệt là quốc lộ hay đường địa phương; các trạm thu phí đường bộ do địa phương quản lý (đường địa phương) và các trạm thu phí đã chuyển giao quyền thu phí có thời hạn. - Mỗi vé "Phí quốc lộ lượt" chỉ có giá trị sử dụng một lần qua một trạm thu phí quốc lộ. Các tổ chức, cá nhân sử dụng ô tô dưới 12 chỗ ngồi có thể mua vé "Phí quốc lộ lượt" theo yêu cầu (không hạn chế số lượng) tại bất kỳ trạm thu phí quốc lộ thuận tiện nhất và mỗi lần đi qua một trạm thu phí quốc lộ, người Điều khiển phương tiện phải xuất trình một vé lượt. - Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) in, phát hành vé "Phí quốc lộ lượt" theo mẫu quy định thống nhất. Vé gồm 3 phần: phần lưu tại cuống, phần lưu tại cửa soát vé, phần người nộp phí giữ (làm chứng từ thanh toán) theo nội dung, màu sắc, kích cỡ quy định. - Các trạm thu phí có trách nhiệm bán vé "Phí quốc lộ lượt" cho mọi đối tượng có nhu cầu; thực hiện thanh toán, quyết toán vé đồng thời với việc thanh toán, quyết toán tiền thu phí đường bộ theo quy định hiện hành. - Tiền bán vé "Phí quốc lộ lượt", các đơn vị thu phí đường bộ thực hiện thu, nộp (nộp ngân sách nhà nước hoặc tạo nguồn hoàn trả vốn vay) và quản lý sử dụng tiền bán vé "Phí quốc lộ lượt" theo quy định hiện hành. 2.4. Vé "Phí đường bộ toàn quốc": - Vé áp dụng riêng đối với xe quốc phòng, công an có tiêu đề "phí đường bộ toàn quốc". Cơ quan, đơn vị quốc phòng, công an có vé "phí đường bộ toàn quốc" có nghĩa là đã nộp phí đường bộ đối với tất cả các trạm thu phí trong toàn quốc (không phân biệt trạm thu phí đường bộ do Nhà nước đầu tư hay đường bộ đầu tư theo hình thức BOT và các hình thức đầu tư khác) theo mệnh giá ban hành kèm theo Thông tư này. - Nội dung vé "phí đường bộ toàn quốc" áp dụng đối với xe quốc phòng bao gồm: Cơ quan phát hành (Bộ Tài chính - Tổng cục Thuế), loại phương tiện sử dụng gồm 2 loại: vé sử dụng cho xe ôtô con quân sự và và vé sử dụng cho xe ôtô tải quân sự (không ghi chi Tiết theo trọng tải và biển số cụ thể của từng phương tiện), năm sử dụng (không ghi mệnh giá). Kích cỡ vé có tổng chiều dài, nhân (x) chiều rộng là 12 x 8 cm và có màu sắc: nền vé màu đỏ, chữ và số màu trắng. Vé "phí đường bộ toàn quốc" áp dụng đối với các phương tiện thuộc Bộ Quốc phòng mang biển số màu đỏ, không áp dụng đối với các phương tiện mang biển số khác (kể cả phương tiện của Bộ Quốc phòng không mang biển số màu đỏ). Người kiểm soát vé tại các trạm thu phí nhận biết loại phương tiện của Bộ Quốc phòng đã nộp phí đường bộ bằng hai đặc Điểm cơ bản là: biển số màu đỏ và vé "Phí đường bộ toàn quốc"; trường hợp phương tiện giao thông thiếu một trong hai đặc Điểm này đều được coi là xe chưa nộp phí đường bộ. - Nội dung vé "phí đường bộ toàn quốc" áp dụng đối với xe của Bộ Công an bao gồm: Cơ quan phát hành (Bộ Tài chính - Tổng cục Thuế), loại phương tiện sử dụng gồm 5 loại (theo biểu mức thu ban hành kèm theo Thông tư này). Kích cỡ vé có chiều dài, nhân (x) chiều rộng là 12 x 8 cm và có màu sắc: nền vé màu vàng có gạch màu đỏ dọc theo thân vé ở vị trí 1/3 vé tính từ trái sang phải, chữ và số màu đen. - Vé "Phí đường bộ toàn quốc" không sử dụng làm chứng từ thanh toán chi phí (kể cả kinh phí ngân sách và chi phí sản xuất kinh doanh dịch vụ). 3. In, phát hành và quản lý sử dụng vé thu phí đường bộ: 3.1. Mẫu vé: Mẫu vé thu phí đường bộ được phân biệt 2 loại vé: - Vé từ dùng để thu phí theo hình thức tự động, bán tự động, được in theo mẫu phù hợp với từng loại máy do các hãng sản xuất khác nhau. - Vé dùng để thu phí theo hình thức thủ công (không có từ), được in theo mẫu do Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thiết kế thống nhất về kích cỡ và nội dung chỉ tiêu. Căn cứ mẫu vé của Bộ Tài chính quy định, Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì phối hợp với đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức thu phí, xác định các chỉ tiêu cụ thể áp dụng tại trạm thu phí và phần mầu sắc của từng loại vé do địa phương quy định. Nguyên tắc xác định mẫu vé như sau: a) Kích cỡ vé (trừ loại vé từ): - Vé lượt, gồm 3 phần: phần lưu tại cuống, phần lưu tại cửa soát vé, phần người nộp giữ (vừa để kiểm soát vé, vừa làm chứng từ thanh toán), có tổng diện tích là 19 x 7 cm (chưa kể phần đóng gáy quyển biên lai). - Vé tháng, vé quý thu phí trạm, gồm 2 phần: Phần lưu tại cuống; Phần người nộp phí giữ (vừa để kiểm soát vé, vừa làm chứng từ thanh toán), có tổng diện tích là 21 x 10 cm (chưa kể phần đóng gáy quyển biên lai). Riêng vé tháng xe máy có tổng diện tích là 9 x 6 cm (chưa kể phần đóng gáy quyển biên lai). - Vé tháng, vé quý thu phí tuyến Quốc lộ 5 gồm 2 phần: Phần lưu tại cuống; Phần người nộp phí giữ (vừa để kiểm soát vé, vừa làm chứng từ thanh toán), có tổng diện tích (2 phần) là 28 x 12 cm (chưa kể phần đóng gáy quyển biên lai). Riêng vé tháng xe máy có kích cỡ tương vé tháng xe máy trạm (nêu ở phần trên). b) Màu sắc vé: - Vé lượt, vé tháng, vé quý thu phí trạm được in 7 màu khác nhau tương ứng với 7 mệnh giá vé (mỗi mệnh giá vé một màu) do Cục Thuế thống nhất với đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức thu phí xác định phù hợp. - Vé tháng, vé quý thu phí tuyến Quốc lộ 5, được chia thành 2 phần: Phần nửa trên màu sáng nhạt, phần nửa dưới màu đậm (mỗi mệnh giá vé một màu). c) Nội dung chỉ tiêu ghi trên vé: Nội dung chỉ tiêu ghi trên vé được quy định thống nhất, gồm các chỉ tiêu cơ bản như: đơn vị phát hành, loại vé, loại phương tiện, thời hạn sử dụng, mệnh giá vé. 3.2. In và phát hành vé: a) Tổng cục Thuế in và phát hành vé tháng, vé quý tuyến Quốc lộ 5, vé phí quốc lộ lượt và vé áp dụng đối với phương tiện giao thông của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cụ thể: - Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất, Tổng cục Thuế phải tổng hợp nhu cầu sử dụng của các đơn vị để in và cung cấp đầy đủ các loại vé cần thiết cho Cục Thuế các tỉnh, thành phố để giao kịp thời cho các đơn vị thu phí bán cho đối tượng sử dụng theo quy định. - Bán vé "phí đường bộ toàn quốc" theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và gửi thông báo nộp phí đường bộ của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cho Cục Đường bộ Việt Nam để tổng hợp và phản ánh kết quả thu phí. b) Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương in và phát hành vé lượt, vé tháng, vé quý để thu phí đối với các trạm thu phí đường bộ đóng tại địa phương (quốc lộ, đường địa phương, đường BOT, các đường bộ khác), nhận vé tuyến Quốc lộ 5 và vé phí quốc lộ lượt do Tổng cục Thuế in để cung cấp cho các trạm thu phí bán cho các đối tượng sử dụng. Định kỳ hàng năm, quý hoặc đột xuất, Cục Thuế phải tổng hợp báo cáo nhu cầu từng loại vé do các đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức thu phí gửi đến, đối chiếu với lượng vé tồn kho còn có thể tiếp tục sử dụng (nếu có), xác định số lượng chủng loại vé cần phải in trong kỳ phù hợp để thực hiện in đầy đủ, kịp thời, vừa bảo đảm nhu cầu sử dụng, không để tình trạng thiếu vé và vừa Tiết kiệm chi phí. Đối với loại vé thuộc trách nhiệm của Tổng cục Thuế in, phát hành thì Cục Thuế phải tổng hợp báo cáo dự trù lượng vé cần thiết đề nghị Tổng cục in phù hợp với thực tế. c) Các đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức thu phí phải thực hiện: - Hàng năm, trước ngày 15 của tháng đầu quý cuối năm trước hoặc đột xuất (do thiếu vé hoặc thay đổi nhu cầu...) phải lập dự trù số lượng vé (chi Tiết từng loại vé) cần sử dụng năm sau hoặc kỳ tới (trường hợp đột xuất) và gửi báo cáo Công ty quản lý đường bộ cấp trên (đối với trạm thu phí), Cục Thuế tỉnh, thành phố trực tiếp quản lý để kịp thời in vé bảo đảm nhu cầu sử dụng trong kỳ. - Nhận các loại vé tại Cục Thuế địa phương để bán cho các đối tượng sử dụng theo quy định (trừ loại vé "Phí đường bộ toàn quốc"). - Thường xuyên theo dõi ý kiến phản ảnh của các đơn vị về nhu cầu sử dụng từng loại vé, nội dung chỉ tiêu quy định trên vé, nếu chưa phù hợp thì báo cáo kịp thời với cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan Thuế trực tiếp quản lý để Điều chỉnh phù hợp. 3.3. Quản lý, sử dụng vé: a) Vé "Phí đường bộ" đối với đường bộ đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước và vốn Nhà nước vay thu phí hoàn vốn quy định tại Mục I, Mục II phần II Thông tư này được quản lý, sử dụng theo chế độ quản lý biên lai thu tiền phí, lệ phí của Bộ Tài chính quy định. Tổ chức, cá nhân có vé "Phí đường bộ" (trừ vé "phí đường bộ toàn quốc") được hạch toán số tiền phí đường bộ (in trên vé) vào chi phí kinh doanh (đối với đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ) hoặc vào chi phí hành chính sự nghiệp. b) Vé "Cước đường bộ" đối với đường bộ đầu tư để kinh doanh quy định tại Mục III, Mục IV phần II Thông tư này được quản lý, sử dụng theo chế độ quản lý hoá đơn chứng từ của Bộ Tài chính quy định. Tổ chức, cá nhân có vé "Cước đường bộ" được hạch toán vào chi phí kinh doanh hoặc chi phí hành chính sự nghiệp như đối với vé "Phí đường bộ" nêu trên. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hạch toán vào chi phí kinh doanh phần phí đường bộ phải nộp chưa có thuế giá trị gia tăng và được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng được hạch toán vào chi phí kinh doanh toàn bộ số tiền phí đường bộ phải nộp bao gồm cả tiền thuế giá trị gia tăng. c) Các trạm thu phí đường bộ thực hiện: - Thanh toán vé và số tiền phí thu được theo từng ca, kíp trong ngày, phân định chế độ trách nhiệm cá nhân của từng ca kíp theo nguyên tắc người làm mất vé phải bồi thường tiền phí theo mức thu phí đường bộ tương ứng ghi trên từng loại vé, người kiểm soát vé cho xe không có vé hoặc vé không đúng quy định qua trạm thu phí thì phải bồi thường tiền phí theo quy định; Ngoài ra còn bị phạt tương ứng với mức độ và hành vi vi phạm. - Định kỳ hàng tháng, quý, năm phải thực hiện đối chiếu, quyết toán vé, kèm theo quyết toán số thu, số nộp ngân sách với cơ quan Thuế trực tiếp quản lý. 3.4. Thanh huỷ vé thu phí đường bộ: a) Vé thu phí đường bộ đã bán cho các đối tượng sử dụng, phần lưu tại cửa soát vé được thanh huỷ theo ca kíp hàng ngày sau khi đối chiếu với máy đếm xe hoặc bộ phận bán vé, ký biên bản giữa bộ phận bán vé, bộ phận kiểm soát vé và thủ trưởng trạm thu phí. b) Cuống vé lượt lưu tại đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức thu phí được thanh huỷ sau 3 tháng kể từ tháng bán cho người sử dụng. c) Cuống vé tháng được thanh huỷ sau 6 tháng kể từ tháng sử dụng. d) Cuống vé quý được thanh huỷ sau 1 năm kể từ năm phát hành ghi trên vé. Việc thanh huỷ cuống các loại vé nêu tại Tiết b, c, d nêu trên phải được Giám đốc Công ty quản lý đường bộ thu phí ra quyết định thanh huỷ và khi thanh huỷ phải lập biên bản, có sự tham gia của cơ quan Thuế trực tiếp quản lý theo đúng thủ tục quy định về thanh huỷ biên lai ấn chỉ thuế. Riêng phần vé lưu tại cửa soát vé thanh huỷ theo ca kíp hàng ngày sau khi đã đối chiếu với bộ phận bán vé (có ký biên bản giữa 2 bộ phận), Thủ trưởng trạm thu phí quyết định thanh huỷ và chịu trách nhiệm về việc thanh huỷ đó. 4. Đối với phương tiện cơ giới tham gia giao thông đường bộ của Bộ Quốc phòng, lực lượng công an: Các phương tiện của Bộ Quốc phòng mang biển số màu đỏ thuộc diện chịu phí đường bộ và một số lượng phương tiện giao thông của các lực lượng công an khi thực hiện các nhiệm vụ nghiệp vụ khẩn cấp, đặc biệt thực hiện nộp phí đường bộ theo quy định sau đây: a) Định kỳ hàng năm, đồng thời với việc lập dự toán ngân sách, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an lập dự trù số lượng, chủng loại vé cần sử dụng và số kinh phí mua vé cho năm kế hoạch gửi Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế và Vụ I). b) Tổng cục Thuế thực hiện in và phát hành loại vé phí đường bộ toàn quốc áp dụng riêng đối với xe quốc phòng, công an. c) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện mua vé "phí đường bộ toàn quốc" tại Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) theo thủ tục như sau: - Đến kỳ mua vé, người mua vé mang giấy giới thiệu của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ghi rõ: họ tên, chức vụ của người mua vé; số lượng, chủng loại vé cần mua, kèm theo chứng minh thư đến Tổng cục Thuế để mua vé. - Tổng cục Thuế thực hiện cung cấp cho người mua vé số lượng, chủng loại vé "phí đường bộ toàn quốc" theo yêu cầu. Trên cơ sở số vé đã cấp, tính toán số phí đường bộ phải nộp và có văn bản thông báo với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về số tiền phí phải nộp, thời hạn nộp tiền, địa Điểm nộp tiền vào ngân sách nhà nước. Thông báo phải được Thủ trưởng Tổng cục Thuế ký tên, đóng dấu và người nhận vé xác nhận đã nhận đủ vé, ký tên, ghi rõ họ tên. Văn bản thông báo nộp phí đường bộ phải lập thành 5 liên: 1 liên gửi Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an, 1 liên gửi Kho bạc nhà nước trung ương, 1 liên gửi Vụ I - Bộ Tài chính, 2 liên lưu tại Tổng cục Thuế. - Căn cứ vào văn bản thông báo nộp phí của Tổng Cục Thuế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an làm thủ tục nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo quy định. Sau khi nhận được giấy nộp tiền của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Kho bạc nhà nước trung ương làm thủ tục thu tiền và thực hiện hạch toán như sau: + Trích 20% vào tài Khoản của Cục Đường bộ Việt Nam, trong đó 15% (bằng 75% tổng số tiền được trích) để trích thưởng cho người phát hiện ra vé giả (việc thưởng cho người phát hiện ra vé giả thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính). Cuối năm nếu chưa sử dụng hết thì được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng và hàng năm phải quyết toán với Bộ Tài chính. Trường hợp trong 3 năm liên tục không sử dụng hết thì phải chuyển số còn thừa sang quỹ đầu tư hiện đại hoá công nghệ thu phí; 5% (bằng 25% tổng số tiền được trích) đưa vào Quỹ đầu tư hiện đại hoá công nghệ thu phí; + 80% còn lại hạch toán vào ngân sách nhà nước mở tại Kho bạc nhà nước trung ương theo chương, loại, Khoản tương ứng, Mục 036, tiểu Mục 01 Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành. - Kho bạc nhà nước trung ương, sau khi nhận được chứng từ giấy nộp tiền và số tiền phí của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đã nộp vào ngân sách nhà nước, thực hiện xác nhận "đã thu tiền phí đường bộ" vào chứng từ nộp tiền của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và làm giấy báo có cho ngân sách nhà nước theo thủ tục quy định. Giấy nộp tiền phí đường bộ có xác nhận "đã thu tiền phí đường bộ" của Kho bạc nhà nước trung ương là chứng từ thanh toán kinh phí ngân sách quốc phòng, công an. - Định kỳ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện đối chiếu với Tổng cục Thuế về số tiền phí đường bộ phải nộp, số tiền phí đường bộ đã nộp ngân sách nhà nước và số tiền phí đường bộ còn phải nộp hoặc đã nộp thừa để thanh toán theo thực tế. d) Nguồn kinh phí nộp phí đường bộ đối với phương tiện giao thông phục vụ nhiệm vụ chỉ huy, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an do ngân sách nhà nước cấp theo dự toán được duyệt hàng năm. II. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THU PHÍ ĐƯỜNG BỘ Tổ chức, cá nhân thu phí đường bộ (dưới đây gọi chung là đơn vị thu phí đường bộ) có trách nhiệm: 1. Thực hiện thông báo công khai (kể cả niêm yết tại nơi bán vé) về đối tượng thuộc diện trả tiền phí, đối tượng được miễn phí, mức thu và thủ tục thu, nộp phí. 2. Tổ chức các Điểm bán vé thuận tiện theo quy định: a) Tổ chức các Điểm bán vé tại trạm thu phí thuận tiện cho người Điều khiển phương tiện giao thông và tránh ùn tắc giao thông. Ngoài ra, các đơn vị thu phí cần triển khai mở rộng mạng lưới và hình thức bán vé, vừa thuận tiện cho người mua vé, vừa bảo đảm sự quản lý chặt chẽ, tránh thất thoát tiền phí. b) Bán kịp thời, đầy đủ các loại vé theo yêu cầu của người mua, không hạn chế đối tượng và số lượng vé bán ra. Đối với vé lượt bán theo mệnh giá vé tương ứng với tải trọng phương tiện tham gia giao thông, không phải ghi cụ thể biển số phương tiện và thời hạn sử dụng. Đối với vé tháng, vé quý bán theo thủ tục quy định như sau: - Tổ chức, cá nhân mua vé phải xuất trình cho người bán vé giấy chứng nhận đăng ký phương tiện tham gia giao thông để mua vé theo mức thu tương ứng với loại phương tiện và tải trọng thiết kế của phương tiện sử dụng. - Người bán vé phải ghi đầy đủ vào vé: biển số đăng ký, thời hạn sử dụng vé. c) Tổ chức, cá nhân mua vé thu phí đường bộ, căn cứ vào Điều kiện thực tế của mình để lựa chọn phương thức thanh toán: bằng tiền mặt, séc, chuyển Khoản hoặc uỷ nhiệm chi trích tiền từ tài Khoản chuyển sang tài Khoản của đơn vị thu phí đường bộ. - Vé đã bán ra (bao gồm vé trạm, vé tuyến Quốc lộ 5, vé quốc lộ lượt và vé "phí đường bộ toàn quốc") không được đổi hoặc trả lại, kể cả trường hợp vé quá hạn, vé hư hỏng hoặc mất từ tính không còn giá trị qua cửa soát vé. - Vé thu phí đường bộ vừa là chứng từ kiểm soát khi phương tiện đi qua trạm thu phí, vừa là chứng từ thanh toán (trừ vé "Phí đường bộ toàn quốc"). 3. Tổ chức kiểm soát chặt chẽ các phương tiện qua trạm thu phí theo quy định: a) Thực hiện kiểm soát các phương tiện qua trạm thu phí thường xuyên 24/24 giờ trong ngày và xử lý: - Đối với phương tiện thuộc diện phải trả phí đường bộ thì người Điều khiển phương tiện phải xuất trình vé theo đúng quy định. Trường hợp không xuất trình vé đúng quy định hoặc sử dụng vé giả thì không được thông qua trạm thu phí, ngoài ra còn phải bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Người kiểm soát vé phát hiện hành vi gian lận vé (không có vé, vé giả hoặc vé không tương ứng với tải trọng, chủng loại phương tiện...) thì phải chuyển đối tượng sang bộ phận có thẩm quyền xử lý, tránh chậm trễ gây ùn tắc giao thông. - Đối với các phương tiện thuộc diện được miễn phí đường bộ quy định tại Điểm 4, Mục II phần I Thông tư này, mỗi lần qua trạm thu phí, người kiểm soát vé căn cứ vào đặc Điểm nhận dạng của từng xe tương ứng (xe chuyên dùng quốc phòng, xe cứu hoả, cứu thương, xe có đoàn xe hộ tống, xe đang chở người bị tai nạn...) để giải quyết cụ thể, đúng đối tượng, tránh tiêu cực, lợi dụng hoặc gây khó khăn cho người Điều khiển phương tiện. b) Thực hiện kiểm tra đột xuất các phương tiện sử dụng vé để phát hiện vé giả, vé gian lận và xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Việc kiểm tra phải bảo đảm đúng pháp luật, tránh gây hậu quả xấu đối với những người chấp hành đúng pháp luật và gây ách tắc giao thông. c) Nghiêm cấm mọi trường hợp nhận tiền phí đường bộ của người sử dụng phương tiện mà không giao vé hoặc giải quyết cho phương tiện giao thông thuộc diện phải chịu phí không có vé đi qua trạm, thông đồng trốn phí, biển thủ tiền phí, làm thất thoát tiền phí đường bộ. 4. Thực hiện xử lý vi phạm hành chính đối với những đối tượng có hành vi gian lận phí đường bộ theo thẩm quyền hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật về nộp phí và sử dụng vé thu phí đường bộ theo quy định của pháp luật. 5. Trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày trước ngày bắt đầu thu phí, đơn vị thu phí phải đăng ký việc thu phí đường bộ với Cục Thuế địa phương nơi đặt trạm thu phí về địa Điểm đặt trạm thu phí, loại vé và số lượng vé thu phí cần sử dụng. Định kỳ hàng tháng phải kê khai số tiền phí đường bộ thu được, số phải nộp ngân sách nhà nước (tiền phí hoặc tiền thuế) và nộp tờ khai cho Cục Thuế trực tiếp quản lý trong 5 ngày đầu của tháng tiếp theo. Việc kê khai phải thực hiện đầy đủ, đúng mẫu tờ khai và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu kê khai theo đúng quy định của pháp luật. 6. Thực hiện nộp số tiền phí đường bộ (đối với đường bộ đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước) hoặc các Khoản thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước (đối với đường bộ đầu tư để kinh doanh) theo thời hạn của pháp luật quy định. 7. Thực hiện chế độ kế toán và quyết toán phí đường bộ theo quy định: - Mở sổ kế toán để theo dõi số thu, nộp và quản lý sử dụng tiền phí đường bộ theo chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước. - Quản lý, sử dụng vé thu phí đường bộ và các chứng từ liên quan theo đúng chế độ quản lý hoá đơn, chứng từ của Bộ Tài chính quy định. - Thực hiện quyết toán phí đường bộ theo năm dương lịch. Thời hạn đơn vị thu phí đường bộ phải nộp quyết toán cho cơ quan Thuế chậm nhất không quá 60 ngày, kể từ ngày 31 tháng 12 của năm quyết toán phí. Quyết toán phí phải phản ảnh đầy đủ toàn bộ số tiền phí đã thu, số tiền phí hoặc thuế phải nộp, số tiền đã nộp ngân sách, số được trích để lại chi phí, số còn phải nộp ngân sách nhà nước hoặc nộp thừa tính đến thời Điểm quyết toán phí. Đơn vị thu phí đường bộ có trách nhiệm nộp đủ số tiền phí hoặc tiền thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước sau 10 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán phí, nếu nộp thừa được trừ vào số phải nộp kỳ tiếp sau và phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của số liệu quyết toán phí, nếu đơn vị báo cáo sai để trốn nộp, gian lận tiền của ngân sách nhà nước sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. - Cung cấp đầy đủ tài liệu, sổ sách, hoá đơn, chứng từ kế toán liên quan đến việc quản lý phí, thuế theo yêu cầu của cơ quan Thuế. III. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN THUẾ Cơ quan Thuế có trách nhiệm: 1. Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thu phí đường bộ thực hiện việc kê khai, thu, nộp, mở sổ sách, chứng từ kế toán và quyết toán phí đường bộ theo đúng pháp luật về phí, lệ phí và quy định cụ thể tại Thông tư này. 2. Tổng cục Thuế phối hợp với Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Sở Giao thông Vận tải và các đơn vị thu phí trên địa bàn để nghiên cứu, thiết kế mẫu chứng từ và các ấn chỉ phục vụ việc thu phí; tổ chức in, phát hành, quản lý chứng từ thu phí theo đúng chế độ quản lý ấn chỉ của Bộ Tài chính quy định, bảo đảm cung cấp kịp thời, đầy đủ các loại chứng từ thu phí đường bộ cho các đơn vị thu phí để bán cho đối tượng sử dụng theo yêu cầu. Ngoài ra, Tổng cục Thuế còn có trách nhiệm bán vé "phí đường bộ toàn quốc" áp dụng đối với các phương tiện cơ giới đường bộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an, mở sổ theo dõi, đôn đôn đốc việc nộp tiền phí đường bộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an vào ngân sách nhà nước theo quy định. 3. Kiểm tra, thanh tra việc kê khai, thu, nộp và quyết toán phí đường bộ; xử lý vi phạm hành chính về thực hiện chế độ đăng ký, kê khai, nộp phí vào ngân sách nhà nước, chế độ mở sổ kế toán, quản lý sử dụng và lưu giữ chứng từ thu phí đường bộ. Phần IV Xử Lý VI PHạM 1. Người Điều khiển phương tiện giao thông đi qua trạm thu phí đường bộ, nếu có hành vi gian lận tiền phí (không mua vé, sử dụng vé giả, vé gian lận hoặc thoả thuận gian lận tiền phí...) thì ngoài việc phải trả đủ số tiền phí theo mức thu quy định tại Thông tư này, còn bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành. Việc xử lý vi phạm phải theo đúng trình tự thủ tục pháp luật quy định. Mọi trường hợp thu tiền phạt đều phải cấp biên lai thu tiền phạt, ghi đúng số tiền đã thu (loại biên lai do Bộ Tài chính phát hành) cho người nộp tiền phạt. 2. Đơn vị, cá nhân thu phí đường bộ vi phạm chế độ thu, nộp tiền phí, tiền phạt; chế độ kê khai phí, nộp tiền phí vào ngân sách nhà nước; chế độ kế toán và quyết toán phí thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và các quy định của pháp luật có liên quan. Phần 5: TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Thông tư này thay thế: Thông tư số 109/2002/TT-BTC ngày 06/12/2002 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí sử dụng đường bộ; Thông tư số 01/2003/TT-BTC ngày 07/01/2003 của Bộ Tài chính sửa đổi mức thu phí sử dụng đường bộ đối với xe quân sự của Bộ Quốc phòng; Thông tư số 12/2003/TT-BTC ngày 18/02/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung Thông tư số 109/2002/TT-BTC ngày 06/12/2002 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí sử dụng đường bộ; Thông tư số 52/2003/TT-BTC ngày 30/5/2003 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư 109/2002/TT-BTC về phí sử dụng đường bộ; Công văn số 4269 TC/TCT ngày 28/4/2003 của Bộ Tài chính về việc phát hành vé thu phí đường bộ. Các quy định trước đây của Bộ Tài chính về phí sử dụng đường bộ trái với quy định tại Thông tư này đều hết hiệu lực thi hành. 2. Căn cứ vào mức thu quy định tại Thông tư này, Bộ Giao thông vận tải và Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo thẩm quyền của mình thông báo, chỉ đạo các đơn vị tổ chức thu phí đường bộ trực thuộc thực hiện thu phí đường bộ theo đúng quy định tại Thông tư này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ảnh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung. MỨC THU PHÍ ĐƯỜNG BỘ ĐẦU TƯ BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (Ban hành kèm theo Thông tư số 90/2004/TT-BTC ngày 07/9/2004 của Bộ Tài chính) TT PHƯƠNG TIỆN CHỊU PHÍ ĐƯỜNG BỘ Mệnh giá Vé lượt (đ/vé/lượt) Vé tháng (đ/vé/tháng) Vé quý (đ/vé/quý) 1 Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự 1.000 10.000 2 Xe lam, xe bông sen, xe công nông, máy kéo 4.000 120.000 300.000 3 Xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn và các loại buýt vận tải khách công cộng 10.000 300.000 800.000 4 Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi; Xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn 15.000 450.000 1.200.000 5 Xe từ 31 ghế ngồi trở lên; Xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn 22.000 660.000 1.800.000 6 Xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 và xe chở hàng bằng Container 20 fit 40.000 1.200.000 3.200.000 7 Xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên và xe chở hàng bằng Container 40 fit 80.000 2.400.000 6.500.000 Ghi chú: - Tải trọng của từng loại phương tiện áp dụng mệnh giá trên là tải trọng theo thiết kế. - Đối với việc áp dụng mức thu phí đối với xe chở hàng bằng Container (bao gồm cả đầu kéo moóc chuyên dùng): áp dụng mức thu theo tải trọng thiết kế của xe, không phân biệt có chở hàng hay không chở hàng, kể cả trường hợp chở hàng bằng Container có tải trọng ít hơn tải trọng thiết kế vẫn áp dụng mức thu theo tải trọng thiết kế. MỨC THU PHÍ TUYẾN QUỐC LỘ 5 (Ban hành kèm theo Thông tư số 90/2004/TT-BTC ngày 07/9/2004 của Bộ Tài chính) TT PHƯƠNG TIỆN CHỊU PHÍ ĐƯỜNG BỘ MỆNH GIÁ VÉ TUYẾN QUỐC LỘ 5 Tháng (đồng/vé/tháng) Quý (đồng/vé/quý) 1 Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự 20.000 2 Xe lam, xe bông sen, xe công nông, máy kéo 240.000 600.000 3 Xe dưới 12 ghế ngồi; Xe tải có tải trọng dưới 2 tấn; Các loại xe buýt vận tải khách công cộng 600.000 1.600.000 4 Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi; Xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn 900.000 2.400.000 5 Xe từ 31 ghế ngồi trở lên; Xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn 1.320.000 3.600.000 6 Xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn; Xe chở hàng bằng container 20fit 2.400.000 6.400.000 7 Xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên; Xe chở hàng bằng Container 40 fit 4.800.000 13.000.000 Ghi chú: - Tải trọng của từng loại phuơng tiện áp dụng mệnh giá trên là tải trọng theo thiết kế. - Đối với việc áp dụng mức thu phí đối với xe chở hàng bằng Container (bao gồm cả đầu kéo moóc chuyên dùng): áp dụng mức thu theo tải trọng thiết kế của xe, không phân biệt có chở hàng hay không chở hàng, kể cả trường hợp chở hàng bằng Container có tải trọng ít hơn tải trọng thiết kế vẫn áp dụng mức thu theo tải trọng thiết kế. MỨC THU PHÍ ĐƯỜNG BỘ TOÀN QUỐC ÁP DỤNG ĐỐI VỚI XE CỦA BỘ QUỐC PHÒNG MANG BIỂN SỐ NỀN MÀU ĐỎ, CHỮ VÀ SỐ MÀU TRẮNG DẬP CHÌM (Ban hành kèm theo Thông tư số 90/2004/TT-BTC ngày 07/9/2004 của Bộ Tài chính) TT LOẠI PHƯƠNG TIỆN MỆNH GIÁ VÉ NĂM (ĐỒNG/VÉ/NĂM) 1 Xe ô tô con quân sự - Mức 1: 2.000.000 - Mức 2: 1.000.000 2 Xe ô tô vận tải quân sự - Mức 1: 3.000.000 - Mức 2 1.500.000 MỨC THU PHÍ ĐƯỜNG BỘ TOÀN QUỐC ÁP DỤNG ĐỐI VỚI XE CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN (Ban hành kèm theo Thông tư số: 90/2004/TT-BTC ngày 07/9/2004 của Bộ Tài chính) TT LOẠI PHƯƠNG TIỆN MỆNH GIÁ VÉ NĂM (ĐỒNG/VÉ/NĂM) 1 Xe dưới 7 chỗ ngồi 1.000.000 1.500.000 2.000.000 3.000.000 200.000 2 Xe ôtô từ 7 chỗ ngồi trở lên 3 Xe ôtô chuyên dùng, gồm: xe khám nghiệm hiện trường, xe thông tin, xe liên lạc di động chuyên dùng 4 Xe vận tải 5 Xe môtô hai bánh, xe môtô ba bánh Trương Chí Trung (Đã ký)
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "07/09/2004", "sign_number": "90/2004/TT-BTC", "signer": "Trương Chí Trung", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Ke-hoach-58-KH-UBND-2021-trien-khai-phong-chong-dich-benh-Dong-vat-Quan-11-Ho-Chi-Minh-546227.aspx
Kế hoạch 58/KH-UBND 2021 triển khai phòng chống dịch bệnh Động vật Quận 11 Hồ Chí Minh
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11 ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 58/KH-UBND Quận 11, ngày 05 tháng 4 năm 2021 KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 11 - NĂM 2021 Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định về phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn; Căn cứ Quyết định số 4087/QĐ-UBND ngày 30 tháng 9 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh cúm gia cầm, giai đoạn 2019-2025”; Căn cứ Quyết định số 17/QĐ-UBND , ngày 04 tháng 01 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt chương trình khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2017-2021 Căn cứ Công điện khẩn số 170/CĐ-BNN-TY ngày 11 tháng 01 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát, phòng, chống dịch cúm gia cầm lây lan trên diện rộng; Căn cứ Công văn số 230/SNN-CNTY ngày 03 tháng 02 năm 2021 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống bệnh cúm gia cầm lây lan diện rộng. Nhằm tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh động vật; tiếp tục ngăn chặn tình trạng vận chuyển, chế biến, kinh doanh sản phẩm động vật không đúng quy định trên địa bàn quận; đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, Ủy ban nhân dân quận 11 xây dựng Kế hoạch triển khai phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn quận - năm 2021, cụ thể như sau: I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU: 1. Mục đích: - Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trên lĩnh vực phòng chống dịch bệnh động vật. - Đảm bảo an toàn dịch tễ đối với gia súc, gia cầm và an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. - Chủ động giám sát chặt chẽ tình hình chăn nuôi, vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm; phát hiện sớm, xử lý kịp thời ổ dịch mới phát sinh, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng. 2. Yêu cầu: - Qua thực hiện kiểm tra, tuyên truyền giúp người dân hiểu rõ và tự giác chấp hành đúng các quy định của nhà nước liên quan phòng, chống dịch bệnh động vật. - Cộng đồng dân cư tăng cường phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật và an toàn thực phẩm. - Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm nhằm giảm thiểu dần tình trạng vận chuyển, kinh doanh động vật không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y trên địa bàn. II. NỘI DUNG THỰC HIỆN: 1. Công tác tuyên truyền: - Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, phổ biến bằng nhiều hình thức để người dân nhận thức đầy đủ về tác hại của dịch bệnh trên động vật nhằm chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật. - Treo băng-rôn, phát tờ bướm cho người kinh doanh và người tiêu dùng tại khu vực tập trung dân cư, chợ truyền thống và các điểm tập trung kinh doanh động vật, sản phẩm động vật. - Thường xuyên đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử quận, Bản tin quận. 2. Công tác kiểm tra, xử lý: - Kiểm tra vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật tại các chợ, chú trọng tại các điểm kinh doanh tự phát về điều kiện hoạt động, điều kiện an toàn thực phẩm. - Tổ chức kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống dịch của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn 16 phường. Tăng cường phối hợp với Ủy ban nhân dân dân các phường kiểm tra xử lý các hộ chăn nuôi không đăng ký với chính quyền địa phương. - Xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: Nhằm đảm bảo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn quận đạt hiệu quả cao nhất. Yêu cầu các phòng ban, đơn vị và Ủy ban nhân dân 16 phường quan tâm thực hiện một số nội dung sau: 1. Trạm Chăn nuôi và Thú y liên quận 3, 10, 11: - Chủ trì phối hợp Ủy ban nhân dân 16 phường, Ban quản lý các chợ trên địa bàn phát tờ bướm tuyên truyền các quy định của pháp luật liên quan công tác phòng, chống dịch bệnh động vật - Thực hiện, phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành phòng chống dịch kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh chó mèo, các cơ sở kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi và hành nghề thú y. Xử lý các trường hợp kinh doanh, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi và hành nghề thú y không đảm bảo các quy định về điều kiện vệ sinh phòng dịch, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật. - Thực hiện tiêm phòng, kiểm soát tình hình dịch tễ trên vật nuôi. - Thực hiện lấy mẫu giám sát virus cúm gia cầm trên địa bàn, có biện pháp phối hợp nhanh với phòng Y tế, Trung tâm Y tế quận trong công tác phòng, chống dịch khi phát hiện dấu hiệu, nguy cơ dịch bệnh xảy ra. - Phối hợp xử lý các trường hợp vi phạm trong quá trình kiểm tra. - Chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện các đơn vị, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân quận. 2. Đội Quản lý thị trường số 11: - Chủ động triển khai thực hiện các nội dung của Đoàn kiểm tra liên ngành phòng chống dịch bệnh quận; đồng thời phối hợp Ủy ban nhân dân 16 phường kiểm soát chặt chẽ việc mua bán, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm chưa được kiểm dịch, phát hiện xử lý triệt để các hành vi vi phạm; tập trung kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các trường hợp kinh doanh, vận chuyển gia súc, gia cầm sống, sản phẩm gia cầm trái phép. - Phối hợp Trạm Chăn nuôi và Thú y liên quận 3, 10, 11 và Đoàn kiểm tra liên ngành phòng chống dịch kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh chó mèo, các cơ sở kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi và hành nghề thú y. 3. Phòng Y tế: - Chủ động duy trì hoạt động của Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm, tăng tần suất kiểm tra các sản phẩm động vật, đặc biệt lưu ý sản phẩm gia cầm, thủy cầm. Tập trung kiểm tra các bếp ăn tập thể, cung cấp suất ăn sẵn, quán ăn, nhà hàng, quầy sạp kinh doanh sản phẩm động vật tại các chợ. - Phối hợp Trung tâm Y tế và Trạm Chăn nuôi và Thú y liên quận 3, 10, 11 tổ chức các buổi tập huấn, tuyên truyền cho cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc gia cầm về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và an toàn thực phẩm. - Phối hợp Trạm Chăn nuôi và Thú y liên quận 3, 10, 11, Trung tâm Y tế quận trong công tác phòng, chống dịch khi phát hiện dấu hiệu, nguy cơ dịch bệnh xảy ra. 4. Trung tâm Y tế quận: - Tăng cường phổ biến tuyên truyền, giáo dục vận động người dân thực hiện bảo đảm an toàn thực phẩm ăn chín, uống sôi, rửa tay sạch trước khi ăn, sử dụng nước sạch. - Kiểm tra giám sát chặt chẽ an toàn thực phẩm tại các điểm chế biến, kinh doanh sản phẩm động vật, kinh doanh ăn uống, bếp ăn tập thể, trường học. 5. Phòng Kinh tế: - Phối hợp Đoàn kiểm tra liên ngành quận tăng cường kiểm tra, xử lý những trường hợp kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm không đúng quy định trong địa bàn dân cư và các chợ. Kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm về kinh doanh theo quy định. - Phối hợp Trạm Chăn nuôi và Thú y liên quận 3, 10, 11 và Đoàn kiểm tra liên ngành phòng chống dịch kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh chó mèo, các cơ sở kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi và hành nghề thú y. - Tuyên truyền vận động những hộ cá thể có nhu cầu kinh doanh các sản phẩm từ gia cầm chấp hành nghiêm quy định như: giấy phép kinh doanh, trang bị tủ bảo ôn, kinh doanh sản phẩm gia cầm đã qua kiểm dịch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, sử dụng đèn có ánh sáng trắng trong kinh doanh. 6. Phòng Giáo dục và Đào tạo: - Phối hợp phòng Y tế, Trạm Chăn nuôi và Thú y liên quận 3, 10, 11, Trung tâm Y tế quận tổ chức các buổi tuyên truyền giáo dục, phổ biến kiến thức về phòng, chống dịch bệnh động vật đến các em học sinh. Giáo dục ý thức vệ sinh an toàn thực phẩm như: ăn chín, uống sôi, rửa tay sạch trước khi ăn, sử dụng nước sạch,... - Chỉ đạo Ban giám hiệu các trường trên địa bàn quận tăng cường công tác kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với bếp ăn khi sử dụng sản phẩm gia súc, gia cầm đảm bảo phải có nguồn gốc rõ ràng, đã qua kiểm dịch. 7. Phòng Văn hóa và Thông tin: Phối hợp đẩy mạnh công tác truyền thông, đưa tin về diễn biến của dịch bệnh động vật (nếu có) để nhân dân cảnh giác, phòng ngừa trên Trang thông tin điện tử quận, Bản tin quận. 8. Ban quản lý các chợ: - Phối hợp phòng Y tế, Trạm Chăn nuôi và Thú y liên quận 3, 10, 11, Trung tâm y tế quận tổ chức các buổi tuyên truyền các quy định của pháp luật liên quan công tác phòng, chống dịch bệnh động vật đến tiểu thương và người tiêu dùng tại chợ bằng các hình thức như: treo băng rôn, loa phát thanh, phát tờ bướm tuyên truyền... - Tăng cường kiểm tra giám sát và xử lý nghiêm tình hình kinh doanh sản phẩm động vật không đúng quy định, không đảm bảo điều kiện vệ sinh, sản phẩm gia cầm không nhãn mác, bao bì. Đồng thời, xử lý nghiêm các trường hợp lén lút đưa sản phẩm động vật chưa qua kiểm dịch vào các quầy sạp tại chợ tiêu thụ. - Tuyên tuyền, vận động các hộ tiểu thương kinh doanh thịt gia súc (heo, bò) nên trang bị các tủ bảo ôn để bảo quản thực phẩm, không sử dụng đèn chiếu sáng màu vàng dễ gây nhầm lẫn trong việc lựa chọn của người tiêu dùng. 9. Công an quận: Giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự trong quá trình thực hiện các hoạt động phòng chống dịch bệnh trên địa bàn quận. 10. Đề nghị Đội Quản lý An toàn thực phẩm số 5: Phối hợp cùng Đoàn liên ngành quận tăng cường kiểm tra, xử lý những trường hợp kinh doanh sản phẩm động vật không đúng quy định trong địa bàn dân cư và tại các chợ. 11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội quận: Vận động, tuyên truyền trong đoàn viên, đoàn viên không nuôi và buôn bán trái phép gia súc, gia cầm trên địa bàn; đồng thời phát hiện và báo ngay với Ủy ban nhân dân phường để xử lý kiên quyết các trường hợp chăn nuôi, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm không đúng quy định. 12. Ủy ban nhân dân 16 phường: - Rà soát, kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật và củng cố hệ thống giám sát tại phường. - Tăng cường công tác tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh, thực hiện nghiêm túc các quy định phòng chống dịch bệnh trên động vật; khuyến cáo người tiêu dùng chọn lựa sản phẩm an toàn, có nguồn gốc, đã qua kiểm dịch của cơ quan thú y. Qua đó, nâng cao nhận thức của người dân hiểu rõ tác hại của các loại dịch bệnh, kiên quyết không tiêu thụ thịt động vật không qua kiểm dịch. - Rà soát việc nuôi gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, gà đá trên địa bàn phường và các khu vực giáp ranh giữa các phường. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các phường chủ động chỉ đạo lực lượng Công an, trật tự đô thị... phối hợp chặt chẽ trong công tác xử lý dứt điểm tình trạng nuôi, kinh doanh, giết mổ động vật, nhất là nuôi gà đá trái phép. - Tích cực phát hiện và phối hợp xử lý tiệt để tình hình vận chuyển, kinh doanh động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không đúng quy định. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân 16 phường chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân quận nếu còn để tình trạng chăn nuôi động vật nhỏ lẻ không đăng ký với chính quyền địa phương, kinh doanh gia cầm sống và giết mổ trái phép gia cầm tại địa bàn quản lý. - Thực hiện, phối hợp với Trạm Chăn nuôi và Thú y liên quận 3, 10, 11 kiểm tra các hộ kinh doanh động vật kiểng (chó, mèo, chim các loại...) nhằm đảo bảo điều kiện vệ sinh thú y cũng như đảm bảo an toàn dịch bệnh động vật. Trên đây là Kế hoạch triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn quận - năm 2021 của Ủy ban nhân dân quận 11. Yêu cầu thủ trưởng các phòng ban, đơn vị và Chủ tịch Ủy ban nhân dân 16 phường nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo, xin ý kiến Ủy ban nhân dân quận để xem xét, chỉ đạo./. Nơi nhận: - Thường trực Quận ủy; - Thường trực HĐND quận; - Ủy ban nhân dân quận (CT, PCTKT); - UB. MTTQ VN và các đoàn thể CT-XH quận; - Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thành phố; - Trạm Chăn nuôi và Thú y liên quận 3, 10, 11; - Thành viên BCĐ phòng chống dịch quận; - Ủy ban nhân dân 16 phường; - VP. HĐND và UBND quận (C, PVP, NCTHKT); - Lưu VT. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Trần Thị Bích Trâm
{ "issuing_agency": "Quận 11", "promulgation_date": "05/04/2021", "sign_number": "58/KH-UBND", "signer": "Trần Thị Bích Trâm", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bao-hiem/Ke-hoach-993-KH-BHXH-ra-soat-chuan-hoa-thu-tuc-hanh-chinh-cua-nganh-Bao-hiem-xa-hoi-nam-2015-272656.aspx
Kế hoạch 993/KH-BHXH rà soát chuẩn hóa thủ tục hành chính của ngành Bảo hiểm xã hội năm 2015
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 993/KH-BHXH Hà Nội, ngày 27 tháng 03 năm 2015 KẾ HOẠCH RÀ SOÁT, CHUẨN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI NĂM 2015 Thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015-2016 và Quyết định số 08/QĐ-TTg ngày 06/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch của Chính phủ về đơn giản hóa TTHC năm 2015, Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Kế hoạch rà soát, chuẩn hóa thủ tục hành chính (TTHC) của ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2015 với những nội dung sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích a) Rà soát để đơn giản hóa đối với các thủ tục thuộc thẩm quyền của BHXH Việt Nam và kiến nghị đơn giản hóa đối với các thủ tục thuộc thẩm quyền của các bộ, ngành liên quan. b) Chuẩn hóa bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của BHXH Việt Nam và công bố, công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. 2. Yêu cầu a) Sản phẩm rà soát các TTHC phải cụ thể, đáp ứng mục tiêu cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng tuân thủ và đảm bảo yêu cầu quản lý. b) Khi tiến hành rà soát, chuẩn hóa phải đảm bảo nguyên tắc không bỏ sót quy định hành chính. c) Xác định các công việc cụ thể, thời gian thực hiện, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các đơn vị trong việc triển khai thực hiện công việc được giao d) Chú trọng thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp giữa các đơn vị thuộc hệ thống BHXH Việt Nam và phối hợp với các bộ, ngành, đơn vị có liên quan. đ) Áp dụng nguyên tắc công khai, minh bạch, tham vấn các tổ chức, cá nhân chịu tác động của quy định về TTHC trong quá trình rà soát. II. NỘI DUNG VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN TT Nội dung Đơn vị thực hiện Thời gian hoàn thành Sản phẩm Chủ trì Phối hợp 1 Thống kê tên các thủ tục hành chính đưa vào rà soát và tập hợp các văn bản QPPL và văn bản do BHXH Việt Nam ban hành có quy định về thủ tục hành chính liên quan làm căn cứ để rà soát Các đơn vị: Ban Thực hiện CSBHXH, Thực hiện CSBHYT, Thu, Tài chính - Kế toán, Sổ, thẻ Ban Pháp chế 15/4/2015 2 Thực hiện việc rà soát, đơn giản hóa các TTHC thuộc thẩm quyền của BHXH Việt Nam, cụ thể: - Lĩnh vực Thu - Lĩnh vực Cấp sổ, thẻ - Lĩnh vực chi trả các chế độ BHXH - Lĩnh vực Thực hiện chính sách BHXH - Lĩnh vực Thực hiện chính sách BHYT Các đơn vị: Ban Thu, Sổ - Thẻ, Tài chính - Kế toán, Thực hiện CSBHXH, Thực hiện CSBHYT Ban Pháp chế Tháng 15/5/2015 Báo cáo kết quả rà soát và phương án đơn giản hóa các TTHC của từng đơn vị 3 Thẩm định kết quả rà soát, tổng hợp, đề xuất phương án xử lý kết quả rà soát của các đơn vị trình Tổng Giám đốc Ban Pháp chế Các đơn vị: Ban Thực hiện CSBHXH, Thực hiện CSBHYT, Thu, Tài chính - Kế toán, Số, thẻ Từ 15/5 đến 31/5/2015 Phương án đơn giản hóa TTHC thuộc thẩm quyền của BHXH Việt Nam 4 Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trong việc rà soát, đơn giản hồ sơ, quy trình thủ tục hành chính đối với những nội dung thuộc thẩm quyền sửa đổi, bổ sung của Bộ, ngành Ban Pháp chế Các đơn vị: Ban Thực hiện CSBHXH, Thực hiện CSBHYT, Thu, Tài chính - Kế toán, Sổ, thẻ Tháng 5/2015 Văn bản của bộ, ngành 5 Ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế của BHXH Việt Nam Các đơn vị: Ban Thực hiện CSBHXH, Thực hiện CSBHYT, Thu, Tài chính - Kế toán, Sổ, thẻ Pháp chế, Văn phòng Tháng 6/2015 Văn bản của BHXH Việt Nam 6 Công bố, công khai các TTHC thuộc thẩm quyền của BHXH Việt Nam đã được chuẩn hóa trên cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC. Ban Pháp chế Các đơn vị: Ban Thực hiện CSBHXH, Thực hiện CSBHYT, Thu, Tài chính - Kế toán, Sổ, thẻ Ngay sau khi các văn bản được sửa đổi bổ sung hoặc ban hành mới Quyết định công bố các TTHC thuộc thẩm quyền của BHXH Việt Nam 7 Niêm yết đầy đủ các TTHC thuộc thẩm quyền thực hiện của BHXH Việt Nam tại nơi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính - BHXH tỉnh, thành phố - BHXH quận, huyện Ban Pháp chế Thường xuyên 8 Lập dự toán kinh phí cho hoạt động rà soát, chuẩn hóa TTHC Ban Pháp chế Ban Tài chính - Kế toán, Văn phòng 20/4/2015 Dự toán kinh phí được phê duyệt 9 Báo cáo sơ kết tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa TTHC trọng tâm năm 2015 Ban Pháp chế Các đơn vị: Ban Thực hiện CSBHXH, Thực hiện CSBHYT, Thu, Tài chính - Kế toán, Sổ, thẻ Quý I/2016 Báo cáo sơ kết gửi Bộ Tư pháp III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam và BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nghiên cứu các nội dung của Quyết định số 08/QĐ-TTg ngày 06/01/2015 và căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ của mình triển khai các công việc có liên quan được nêu tại Kế hoạch này theo đúng tiến độ đề ra. (Cách thức thực hiện việc rà soát và chuẩn hóa thủ tục hành chính thực hiện theo phụ lục 01 kèm theo) 2. Trong thời gian thực hiện rà soát, chuẩn hóa TTHC, BHXH các tỉnh, thành phố vẫn thực hiện niêm yết các TTHC như hiện nay và niêm yết Quyết định số 1018/QĐ-BHXH ngày 10/10/2014, Quyết định số 1399/QĐ-BHXH ngày 22/12/2014 tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC để các tổ chức, cá nhân căn cứ thực hiện. 3. Giao Ban Pháp chế làm đầu mối theo dõi, đôn đốc và tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch báo cáo Tổng Giám đốc. 4. Kinh phí thực hiện Kế hoạch rà soát theo quy định hiện hành. 5. Trong quá trình triển khai thực hiện, các đơn vị kịp thời phản ánh những vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc về Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Ban Pháp chế) để tổng hợp, báo cáo Tổng Giám đốc xem xét, xử lý./. Nơi nhận: - Tổng Giám đốc (để b/c); - Các Phó Tổng Giám đốc; - Các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam; - BHXH các tỉnh, thành phố; - Lưu VT; PC (05). KT. TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC Đỗ Văn Sinh PHỤ LỤC 01 HƯỚNG DẪN CÁCH THỨC THỰC HIỆN CHUẨN HÓA VÀ RÀ SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH (Ban hành kèm theo Kế hoạch số 993/KH-BHXH ngày 27 tháng 03 năm 2015) 1. Cách thức thực hiện chuẩn hóa thủ tục hành chính (TTHC) - Tập hợp đầy đủ văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của BHXH Việt Nam có quy định về TTHC - Thống kê, chuẩn hóa tên và lập danh mục TTHC - Chuẩn hóa nội dung của TTHC - Kiểm tra, đối chiếu, rà soát 2. Cách thức rà soát nội dung TTHC a) Căn cứ rà soát: Văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực được giao, văn bản do BHXH Việt Nam ban hành có liên quan. b) Nội dung rà soát - Sự cần thiết của TTHC - Sự cần thiết của các thành phần hồ sơ của TTHC - Sự hợp pháp, hợp lý của các quy định - Tính đơn giản, dễ hiểu - Sự thống nhất, đồng bộ với các quy định của pháp luật, của BHXH Việt Nam và của các TTHC khác c) Đề xuất phương án đơn giản hóa TTHC: giữ nguyên hay sửa đổi, bổ sung, thay thế đối với từng TTHC được rà soát. Từ đó đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, thay thế văn bản có liên quan (văn bản có quy định về TTHC). Xác định rõ việc sửa đổi văn bản thuộc thẩm quyền của BHXH Việt Nam hay kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi. 3. Báo cáo về danh mục văn bản làm căn cứ để rà soát, danh mục các TTHC rà soát và kết quả rà soát của các đơn vị gửi về Ban Pháp chế để tổng hợp báo cáo Tổng Giám đốc theo quy định.
{ "issuing_agency": "Bảo hiểm xã hội Việt Nam", "promulgation_date": "27/03/2015", "sign_number": "993/KH-BHXH", "signer": "Đỗ Văn Sinh", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Nghi-dinh-05-2024-ND-CP-Bieu-thue-nhap-khau-uu-dai-thuc-day-thuong-mai-Campuchia-2023-2024-596731.aspx
Nghị định 05/2024/NĐ-CP Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi thúc đẩy thương mại Campuchia 2023 2024 mới nhất
CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 05/2024/NĐ-CP Hà Nội, ngày 24 tháng 01 năm 2024 NGHỊ ĐỊNH BIỂU THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT CỦA VIỆT NAM ĐỂ THỰC HIỆN BẢN THỎA THUẬN THÚC ĐẨY THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA GIAI ĐOẠN 2023 - 2024 Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 06 tháng 4 năm 2016; Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014; Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019; Căn cứ Luật Điều ước quốc tế ngày 09 tháng 4 năm 2016; Để thực hiện Bản Thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Campuchia giai đoạn 2023 - 2024 ký ngày 02 tháng 6 năm 2023; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Chính phủ ban hành Nghị định Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Bản Thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Campuchia giai đoạn 2023 - 2024. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt và điều kiện hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Bản Thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Campuchia giai đoạn 2023 - 2024 (sau đây viết tắt là Bản Thỏa thuận Việt Nam - Campuchia giai đoạn 2023 - 2024). Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Người nộp thuế theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 2. Cơ quan hải quan, công chức hải quan. 3. Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ Vương quốc Campuchia. Điều 3. Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt; Danh mục hàng hóa nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan và Danh mục các cặp cửa khẩu được phép thông quan Ban hành kèm theo Nghị định này: 1. Phụ lục I - Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Bản Thỏa thuận Việt Nam - Campuchia giai đoạn 2023 - 2024. 2. Phụ lục II - Danh mục hàng hóa nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan của Việt Nam để thực hiện Bản Thỏa thuận Việt Nam - Campuchia giai đoạn 2023 - 2024. 3. Phụ lục III - Danh mục các cặp cửa khẩu được phép thông quan các mặt hàng hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Bản Thỏa thuận Việt Nam - Campuchia giai đoạn 2023 - 2024. Điều 4. Điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Bản Thỏa thuận Việt Nam - Campuchia giai đoạn 2023 - 2024 phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: 1. Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Bản Thỏa thuận Việt Nam - Campuchia giai đoạn 2023 - 2024 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. 2. Có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu S (C/O form S) do cơ quan có thẩm quyền của Vương quốc Campuchia cấp. 3. Thông quan qua các cặp cửa khẩu nêu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Điều 5. Thuế suất và hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng lúa gạo và lá thuốc lá chưa chế biến có xuất xứ từ Vương quốc Campuchia 1. Mặt hàng lúa gạo và lá thuốc lá chưa chế biến nêu tại Phụ lục I, nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định này và quy định của Bộ Công Thương về việc nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan theo Bản Thỏa thuận Việt Nam - Campuchia giai đoạn 2023 - 2024 thì được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nêu tại Phụ lục I, theo số lượng hạn ngạch nhập khẩu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này. 2. Đối với mặt hàng lúa gạo: Trường hợp mặt hàng lúa gạo nhập khẩu ngoài số lượng hạn ngạch quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này (gọi tắt là nhập khẩu vượt hạn ngạch) thì số lượng nhập khẩu vượt hạn ngạch có thể được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam và Campuchia cùng là thành viên (nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại các Nghị định Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt tương ứng); hoặc có thể được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có). 3. Đối với mặt hàng lá thuốc lá chưa chế biến: a) Trường hợp lượng lá thuốc lá chưa chế biến nhập khẩu vượt số lượng hạn ngạch quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này nhưng vẫn nằm trong tổng mức hạn ngạch theo WTO và đảm bảo các điều kiện quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về hạn ngạch thuế quan thì số lượng này được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có). b) Trường hợp lượng lá thuốc lá chưa chế biến nhập khẩu vượt số lượng hạn ngạch quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và nằm ngoài tổng mức hạn ngạch theo WTO thì áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch đối với mặt hàng lá thuốc lá chưa chế biến theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có). 4. Số lượng mặt hàng lúa gạo và lá thuốc lá chưa chế biến, được nhập khẩu thuộc các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này, không tính vào số lượng hạn ngạch của mặt hàng tương ứng quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này: a) Các mặt hàng lúa gạo do các doanh nghiệp, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân Việt Nam hỗ trợ đầu tư, trồng tại các tỉnh của Campuchia tiếp giáp biên giới Việt Nam nhập khẩu về Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành. b) Các mặt hàng lúa gạo và lá thuốc lá chưa chế biến có xuất xứ từ Campuchia do các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu về Việt Nam để tái xuất đi các thị trường khác thực hiện theo cơ chế tạm nhập tái xuất của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các Hiệp định khu vực, quốc tế mà hai bên tham gia ký kết. Điều 6. Tổ chức thực hiện 1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024. 2. Đối với các tờ khai hải quan của các mặt hàng nêu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này đăng ký từ ngày 02 tháng 6 năm 2023 đến trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, nếu đáp ứng đủ điều kiện được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định tại Nghị định này và đã nộp thuế theo mức thuế suất cao hơn thì được cơ quan hải quan xử lý tiền thuế nộp thừa theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, KTTH (2). TM. CHÍNH PHỦ KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG Lê Minh Khái PHỤ LỤC I BIỂU THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT CỦA VIỆT NAM ĐỂ THỰC HIỆN BẢN THỎA THUẬN VIỆT NAM - CAMPUCHIA GIAI ĐOẠN 2023 - 2024 (Kèm theo Nghị định số 05/2024/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2024 của Chính phủ) Các chú giải và quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa được thực hiện theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam dựa trên Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của Tổ chức Hải quan thế giới. Cột “Mã hàng” và cột “Mô tả hàng hóa” được xây dựng trên cơ sở Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và chi tiết theo cấp mã 8 số. Ký hiệu (*) là các mặt hàng áp dụng hạn ngạch thuế quan quy định tại Điều 5 của Nghị định. Cột “Thuế suất Việt Nam - Campuchia (%)”: Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Bản Thỏa thuận Việt Nam - Campuchia giai đoạn 2023 - 2024, áp dụng cho các giai đoạn khác nhau, bao gồm: - 2023: Thuế suất áp dụng từ ngày 02 tháng 6 năm 2023 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023; - 2024: Thuế suất áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024; STT Mã hàng (AHTN 2022) Mô tả hàng hóa Thuế suất Việt Nam - Campuchia (%) 2023 2024 01.05 Gia cầm sống, gồm các loại gà thuộc loài Gallus domesticus, vịt, ngan, ngỗng, gà tây và gà lôi. - Loại khối lượng không quá 185 g: 0105.11 - - Gà thuộc loài Gallus domesticus: 1 0105.11.90 - - - Loại khác 0 0 0105.99 - - Loại khác: 2 0105.99.20 - - - Vịt, ngan loại khác 0 0 02.07 Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ, của gia cầm thuộc nhóm 01.05, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh. - Của gà thuộc loài Gallus domesticus: 3 0207.11.00 - - Chưa chặt mảnh, tươi hoặc ướp lạnh 0 0 4 0207.12.00 - - Chưa chặt mảnh, đông lạnh 0 0 5 0207.13.00 - - Đã chặt mảnh và phụ phẩm sau giết mổ, tươi hoặc ướp lạnh 0 0 0207.14 - - Đã chặt mảnh và phụ phẩm sau giết mổ, đông lạnh: 6 0207.14.10 - - - Cánh 0 0 7 0207.14.20 - - - Đùi 0 0 8 0207.14.30 - - - Gan 0 0 - - - Loại khác: 9 0207.14.91 - - - - Thịt đã được lọc hoặc tách khỏi xương bằng phương pháp cơ học 0 0 10 0207.14.99 - - - - Loại khác 0 0 08.05 Quả thuộc chi cam quýt, tươi hoặc khô. 0805.50 - Quả chanh vàng (lemon) (Citrus limon, Citrus limonum) và quả chanh xanh (chanh ta Citrus aurantifolia, chanh không hạt Citrus latifolia): 11 0805.50.10 - - Quả chanh vàng (lemon) (Citrus limon, Citrus limonum) 0 0 12 0805.50.20 - - Quả chanh xanh (chanh ta Citrus aurantifolia, chanh không hạt Citrus latifolia) 0 0 13 0805.90.00 - Loại khác 0 0 10.06 Lúa gạo. 1006.10 - Thóc: 14 1006.10.10(*) - - Phù hợp để gieo trồng 0 0 15 1006.10.90(*) - - Loại khác 0 0 1006.20 - Gạo lứt: 16 1006.20.10(*) - - Gạo Hom Mali 0 0 17 1006.20.90(*) - - Loại khác 0 0 16.02 Thịt, các phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ, tiết hoặc côn trùng, đã chế biến hoặc bảo quản khác. 1602.10 - Chế phẩm đồng nhất: 18 1602.10.10 - - Chứa thịt lợn, đóng bao bì kín khí để bán lẻ 0 0 24.01 Lá thuốc lá chưa chế biến; phế liệu lá thuốc lá. 2401.10 - Lá thuốc lá chưa tước cọng: 19 2401.10.10(*) - - Loại Virginia, đã sấy bằng không khí nóng (flue-cured) 0 0 20 2401.10.20(*) - - Loại Virginia, trừ loại sấy bằng không khí nóng 0 0 21 2401.10.40(*) - - Loại Burley 0 0 22 2401.10.50(*) - - Loại khác, được sấy bằng không khí nóng 0 0 23 2401.10.90(*) - - Loại khác 0 0 2401.20 - Lá thuốc lá, đã tước cọng một phần hoặc toàn bộ: 24 2401.20.10(*) - - Loại Virginia, đã sấy bằng không khí nóng (flue-cured) 0 0 25 2401.20.20(*) - - Loại Virginia, trừ loại sấy bằng không khí nóng 0 0 26 2401.20.30(*) - - Loại Oriental 0 0 27 2401.20.40(*) - - Loại Burley 0 0 28 2401.20.50(*) - - Loại khác, được sấy bằng không khí nóng (flue-cured) 0 0 29 2401.20.90(*) - - Loại khác 0 0 PHỤ LỤC II DANH MỤC HÀNG HÓA NHẬP KHẨU THEO HẠN NGẠCH THUẾ QUAN CỦA VIỆT NAM ĐỂ THỰC HIỆN BẢN THỎA THUẬN VIỆT NAM - CAMPUCHIA GIAI ĐOẠN 2023 - 2024 (Kèm theo Nghị định số 05/2024/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2024 của Chính phủ) STT Mã mặt hàng Mô tả hàng hóa Định lượng 2023 2024 I 10.06 Lúa gạo. 300.000 tấn gạo 300.000 tấn gạo 1006.10 - Thóc: 1 1006.10.10 - - Phù hợp để gieo trồng 2 1006.10.90 - - Loại khác 1006.20 - Gạo lứt: 3 1006.20.10 - - Gạo Hom Mali 4 1006.20.90 - - Loại khác II 24.01 Lá thuốc lá chưa chế biến; phế liệu lá thuốc lá. 3.000 tấn 3.000 tấn 2401.10 - Lá thuốc lá chưa tước cọng: 5 2401.10.10 - - Loại Virginia, đã sấy bằng không khí nóng (flue-cured) 6 2401.10.20 - - Loại Virginia, trừ loại sấy bằng không khí nóng 7 2401.10.40 - - Loại Burley 8 2401.10.50 - - Loại khác, được sấy bằng không khí nóng 9 2401.10.90 - - Loại khác 2401.20 - Lá thuốc lá, đã tước cọng một phần hoặc toàn bộ: 10 2401.20.10 - - Loại Virginia, đã sấy bằng không khí nóng (flue-cured) 11 2401.20.20 - - Loại Virginia, trừ loại sấy bằng không khí nóng 12 2401.20.30 - - Loại Oriental 13 2401.20.40 - - Loại Burley 14 2401.20.50 - - Loại khác, được sấy bằng không khí nóng (flue-cured) 15 2401.20.90 - - Loại khác Ghi chú: Tỷ lệ quy đổi: 02 kg thóc = 01 kg gạo. PHỤ LỤC III DANH MỤC CÁC CẶP CỬA KHẨU ĐƯỢC PHÉP THÔNG QUAN CÁC MẶT HÀNG HƯỞNG THUẾ SUẤT THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT THEO BẢN THỎA THUẬN VIỆT NAM - CAMPUCHIA GIAI ĐOẠN 2023 - 2024 (Kèm theo Nghị định số 05/2024/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2024 của Chính phủ) STT Phía Việt Nam Phía Campuchia 1 Lệ Thanh (tỉnh Gia Lai) Ou Va Dav (tỉnh Ratanakiri) 2 Bu Prăng (tỉnh Đắk Nông) Dak Dam (tỉnh Mondulkiri) 3 Đắk Peur (tỉnh Đắk Nông) Nam Lear (tỉnh Mondulkiri) 4 Hoa Lư (tỉnh Bình Phước) Trapeang Sre (tỉnh Kratie) 5 Hoàng Diệu (tỉnh Bình Phước) Lapakhe (tỉnh Mondulkiri) 6 Lộc Thịnh (tỉnh Bình Phước) Tonle Cham (tỉnh Tboung Khmum) 7 Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh) Bavet (Svay Rieng Province) 8 Xa Mát (tỉnh Tây Ninh) Trapeang Plong (tỉnh Tboung Khmum) 9 Chàng Riệc (tỉnh Tây Ninh) Da (tỉnh Tboung Khmum) 10 Kà Tum (tỉnh Tây Ninh) Chan Mul (tỉnh Tboung Khmum) 11 Phước Tân (tỉnh Tây Ninh) Bosmon (tỉnh Svay Rieng) 12 Vạc Sa (tỉnh Tây Ninh) Doun Rodth (tỉnh Tboung Khmum) 13 Tân Nam (tỉnh Tây Ninh) Meun Chey (tỉnh Prey Veng) 14 Bình Hiệp (tỉnh Long An) Prey Vor (tỉnh Svay Rieng) 15 Mỹ Quý Tây (tỉnh Long An) Samrong (tỉnh Svay Rieng) 16 Dinh Bà (tỉnh Đồng Tháp) Banteay Chakrey (tỉnh Prey Veng) 17 Thường Phước (tỉnh Đồng Tháp) Koh Roka (tỉnh Prey Veng) 18 Vĩnh Xương (tỉnh An Giang) Ka-Orm Samnor (tỉnh Kandal) 19 Tịnh Biên (tỉnh An Giang) Phnom Den (tỉnh Takeo) 20 Khánh Bình (tỉnh An Giang) Chrey Thom (tỉnh Kandal) 21 Vĩnh Hội Đông (tỉnh An Giang) Kampong Krosang (tỉnh Takeo) 22 Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) Prek Chak (tỉnh Kampot) 23 Giang Thành (tỉnh Kiên Giang) Ton Hon (tỉnh Kampot)
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "24/01/2024", "sign_number": "05/2024/NĐ-CP", "signer": "Lê Minh Khái", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Ke-hoach-176-KH-UBND-2017-ung-dung-cong-nghe-thong-tin-trong-co-quan-nha-nuoc-Can-Tho-2018-370196.aspx
Kế hoạch 176/KH-UBND 2017 ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước Cần Thơ 2018
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 176/KH-UBND Cần Thơ, ngày 14 tháng 12 năm 2017 KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2018 I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước; Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử; Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 99/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020"; Quyết định số 898/QĐ-TTg ngày 27 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 747/QĐ-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về ban hành Kế hoạch cải cách hành chính thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích; Quyết định 644/QĐ-UBND ngày 16 tháng 3 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố Cần Thơ; Kế hoạch số 112/KH-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị Quyết số 36-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Bộ Chính trị; Kế hoạch số 70/KH-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến của thành phố Cần Thơ giai đoạn 2015 - 2020; Kế hoạch số 146/KH-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử; Kế hoạch số 131/KH-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016 - 2020. II. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu tổng quát Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) kết hợp chặt chẽ với cải cách hành chính (CCHC) nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân thành phố, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh nhằm phục vụ tổ chức, doanh nghiệp, công dân và ứng dụng CNTT thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước (CQNN) phải đảm bảo tính đồng bộ, kết nối liên thông, chia sẻ và đảm bảo an toàn thông tin mạng, tổ chức triển khai chính quyền điện tử thành phố và hướng đến xây dựng đô thị thông minh. 2. Mục tiêu cụ thể a) Tiếp tục hoàn thiện Trung tâm Dữ liệu thành phố phục vụ việc triển khai chính quyền điện tử thành phố; b) 100% cơ quan quản lý hành chính nhà nước sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành (QLVB&ĐH) trong quản lý, gửi nhận văn bản liên thông (cơ quan đã được triển khai phần mềm QLVB&ĐH của thành phố); c) 95% văn bản (không mật) trình Ủy ban nhân dân thành phố dưới dạng điện tử (bao gồm cả các văn bản trình song song cùng văn bản giấy); d) 95% văn bản (không mật) trao đổi giữa các CQNN dưới dạng điện tử (bao gồm cả các văn bản gửi song song cùng văn bản giấy); đ) 95% cán bộ, công chức thành phố thường xuyên sử dụng hộp thư điện tử của thành phố trong trao đổi công việc; e) 100% Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn được trang bị và sử dụng hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến phục vụ công tác; g) Phấn đấu đạt 27% thủ tục hành chính (TTHC) được triển khai mức độ 3 và 11% TTHC đạt mức độ 4; trong đó, ưu tiên danh mục dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) cần cung cấp theo Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử; phấn đấu đạt 15% số lượng hồ sơ TTHC được xử lý trực tuyến ở mức độ 3, 4. III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH 1. Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước a) Triển khai kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trong việc đầu tư ứng dụng CNTT tuân thủ theo kiến trúc chính quyền điện tử thành phố; trong đó, ưu tiên triển khai xây dựng nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung để thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu (CSDL) trong CQNN thành phố và bên ngoài. b) Tiếp tục quản lý, vận hành ổn định, hiệu quả các phần mềm dùng chung đã được triển khai tập trung tại Trung tâm Dữ liệu thành phố như: Cổng thông tin điện tử thành phố và các cổng thành phần của các Sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện; hệ thống thư điện tử thành phố, hệ thống một cửa điện tử và DVCTT; hệ thống thông tin quản lý cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC). c) Khai thác và sử dụng hiệu quả phần mềm QLVB&ĐH, nâng cấp các chức năng và quản lý công tác bảo trì, hỗ trợ các cơ quan, đơn vị sử dụng để đảm bảo đáp ứng ngày các tốt hơn yêu cầu công việc, đặc biệt đảm bảo tính liên thông gửi nhận văn bản giữa các cơ quan, đơn vị. d) Các cơ quan, đơn vị tăng cường việc sử dụng hệ thống thư điện tử, tiếp tục quản lý, sử dụng có hiệu quả các phần mềm tác nghiệp chuyên ngành đã được triển khai tại các cơ quan, đơn vị; xây dựng, mở rộng các hệ thống thông tin ứng dụng trong CQNN. đ) Tăng cường ứng dụng chữ ký số trong CQNN nhằm đáp ứng nhu cầu gửi nhận văn bản điện tử và tích hợp vào các hệ thống thông tin giao dịch giữa các CQNN với nhau, với doanh nghiệp và người dân được xác thực, nhanh chóng và an toàn. e) Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong các ngành, các lĩnh vực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốc phòng - an ninh. 2. Ứng dụng CNTT phục vụ tổ chức, doanh nghiệp và công dân a) Xây dựng hệ thống tổng hợp, thu thập trực tuyến ý kiến đánh giá của công dân, tổ chức và doanh nghiệp trong việc thực hiện các TTHC tại các CQNN thành phố. b) Tiếp tục duy trì hoạt động, khai thác có hiệu quả hệ thống một cửa điện tử và DVCTT, một cửa liên thông tại các Sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn. c) Các Sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và có cơ chế khuyến khích tổ chức, doanh nghiệp và công dân sử dụng DVCTT mức độ 3, 4 đã triển khai tại cơ quan, đơn vị; tuyên truyền dịch vụ công ích tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại bưu điện, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giải quyết TTHC nhanh và hiệu quả; tiếp tục triển khai việc cung cấp DVCTT mức độ 3, 4 theo Kế hoạch số 70/KH-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố về cung cấp DVCTT giai đoạn 2015 - 2020 phục vụ tổ chức, doanh nghiệp và công dân. d) Xây dựng cổng thông tin tích hợp DVCTT là đầu mối của thành phố về tích hợp cung cấp DVCTT của các CQNN trên địa bàn thành phố, nhằm cung cấp thông tin và các DVCTT cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp, danh mục TTHC toàn thành phố. đ) Triển khai thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn cho tổ chức doanh nghiệp và công dân sử dụng DVCTT của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố. 3. Nguồn nhân lực ứng dụng CNTT a) Kiện toàn các đơn vị chuyên trách, cán bộ chuyên trách CNTT trong CQNN nhằm đảm bảo nhân lực cho việc ứng dụng CNTT đạt hiệu quả. b) Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng các kỹ năng cơ bản, chuyên sâu về CNTT cho CBCCVC của Sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện như: đào tạo nhân lực quản lý công nghệ thông tin, kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin mạng cho CBCCVC các cơ quan, đơn vị. 4. Hạ tầng kỹ thuật CNTT a) Vận hành ổn định và khai thác sử dụng hiệu quả Trung tâm dữ liệu thành phố và nâng cao chất lượng mạng truyền số liệu chuyên dùng trong cơ quan Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng, đảm bảo an toàn thông tin trong ứng dụng CNTT của các CQNN và phục vụ tổ chức, doanh nghiệp và công dân. b) Nâng cấp, dự phòng Trung tâm dữ liệu thành phố đảm bảo triển khai, vận hành các ứng dụng, hệ thống thông tin, CSDL phục vụ xây dựng Chính quyền điện tử thành phố; đồng thời nghiên cứu đề xuất giải pháp thuê dự phòng Trung tâm dữ liệu thành phố nhằm đảm bảo an toàn thông tin, dữ liệu. c) Thực hiện đầu tư hệ thống hội nghị truyền hình đến cấp xã phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp thông suốt, thuận lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại. d) Thiết kế CSDL tập trung, xây dựng các cơ sở dữ liệu dùng chung và các dịch vụ nền tảng dùng chung toàn thành phố nhằm tạo ra nền tảng công nghệ mạnh, đồng bộ và thống nhất theo kiến trúc chính quyền điện tử thành phố và nền tảng cho phát triển đô thị thông minh. 5. An toàn thông tin mạng (ATTTM) a) Triển khai thực hiện Thông tư 03/2017/TT-BTTTT ngày 24 tháng 4 năm 2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định 85/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ, trong đó xác định hệ thống thông tin và cấp độ an toàn hệ thống thông tin, đảm bảo an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ. b) Xây dựng Quy chế hoạt động của Đội Ứng cứu sự cố ATTTM trong CQNN thành phố Cần Thơ, xây dựng và triển khai kế hoạch ứng phó sự cố bảo đảm an toàn thông tin mạng, quy trình ứng cứu sự cố ATTTM theo Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg ngày 16 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia. c) Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về đảm bảo ATTTM trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân. d) Tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về ATTTM cho CBCCVC trong các CQNN thành phố. đ) Tập trung bảo trì hạ tầng kỹ thuật CNTT, triển khai các giải pháp đảm bảo ATTTM cho Trung tâm Dữ liệu thành phố, các hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu, và đảm bảo ATTTM cho việc ứng dụng CNTT trong CQNN thành phố. IV. GIẢI PHÁP 1. Giải pháp tài chính a) Ưu tiên huy động mọi nguồn kinh phí đầu tư phát triển, sự nghiệp, ODA, xã hội hóa phù hợp, đồng bộ cho việc triển khai các nhiệm vụ, dự án ứng dụng CNTT trong CQNN thành phố, đặc biệt là từ nguồn vốn sự nghiệp thường xuyên hàng năm cho những nhiệm vụ ATTTM, bảo trì, nâng cấp, hỗ trợ kỹ thuật và mở rộng các hệ thống thông tin nhằm đảm bảo phát huy nhanh hiệu quả đầu tư và duy trì hiệu quả, bền vững các hệ thống thông tin và hạ tầng kỹ thuật đã đầu tư. b) Đẩy mạnh việc triển khai thuê dịch vụ theo Quyết định số 80/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về thuê dịch vụ CNTT để nâng cao hiệu quả đầu tư, mua sắm, triển khai nhanh các ứng dụng CNTT trong CQNN; trong đó, ưu tiên triển khai các nội dung thuê dịch vụ đảm bảo hạ tầng kỹ thuật CNTT và ATTTM. 2. Giải pháp triển khai a) Triển khai đồng bộ các ứng dụng CNTT đảm bảo phù hợp với kiến trúc chính quyền điện tử thành phố. b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các tổ chức, doanh nghiệp và công dân về lợi ích, hiệu quả của việc ứng dụng CNTT, đặc biệt là việc sử dụng DVCTT do CQNN cung cấp. c) Lồng ghép việc triển khai, đánh giá thực hiện kế hoạch với thực hiện, đánh giá các chỉ tiêu CCHC và cập nhật, điều chỉnh kịp thời theo nhu cầu ứng dụng CNTT của các cơ quan, đơn vị. d) Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện các quy chế về lĩnh vực CNTT phù hợp với tình hình thực tiễn của thành phố. 3. Giải pháp tổ chức a) Phát huy vai trò Ban Chỉ đạo xây dựng thành phố Cần Thơ phát triển thành đô thị thông minh giai đoạn 2016 - 2025, gắn trách nhiệm các thành viên với nhiệm vụ chính trị của từng Sở, ban, ngành thành phố trong việc thực hiện Kế hoạch này để tập trung chỉ đạo điều hành, tạo sự chuyển biến tích cực, hiệu quả trong thực hiện. b) Người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp phụ trách, chịu trách nhiệm về hiệu quả ứng dụng CNTT tại cơ quan, đơn vị của mình; ưu tiên bố trí, sử dụng và đào tạo nâng cao kỹ năng nghiệp vụ đối với nguồn nhân lực có chuyên môn về công nghệ thông tin phù hợp với nhu cầu tại các cơ quan, đơn vị. c) Tăng cường hợp tác, phối hợp với nguồn nhân lực CNTT từ các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là các viện, trường trong việc thúc đẩy ứng dụng CNTT của thành phố. UBND quận, huyện tiếp tục phát huy vai trò, chức năng nhiệm vụ về công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực CNTT của Phòng Văn hóa và Thông tin quận, huyện. d) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hỗ trợ kịp thời việc triển khai ứng dụng CNTT trong CQNN đảm bảo chất lượng, hiệu quả và tiết kiệm. V. DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ, CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN NĂM 2018 (Đính kèm Phụ lục) VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Thông tin và Truyền thông a) Chủ trì kiểm tra, giám sát, theo dõi, đôn đốc quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch nhằm phục vụ chỉ đạo và điều hành của Ủy ban nhân dân thành phố, đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả, ổn định; đặc biệt, đảm bảo hạ tầng kỹ thuật cho ứng dụng CNTT, đảm bảo vận hành ổn định các hệ thống thông tin dùng của của thành phố, thực hiện giám sát an toàn thông tin mạng đối với các hệ thống thông tin, phần mềm, dịch vụ CNTT được triển khai trong CQNN các cấp trên địa bàn thành phố. b) Thẩm định, góp ý chuyên môn thiết kế sơ bộ các dự án đầu tư ứng dụng CNTT, nhiệm vụ ứng dụng CNTT, an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ của các Sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện theo đúng quy định pháp luật và đảm bảo sự phù hợp với kiến trúc chính quyền điện tử thành phố; thực hiện các nhiệm vụ được phân công, phối hợp thực hiện tại mục V của Kế hoạch. 2. Sở Nội vụ Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu, ứng dụng CNTT trong thực hiện nhiệm vụ CCHC của CQNN thành phố; thực hiện các nhiệm vụ được phân công, phối hợp thực hiện tại mục V của Kế hoạch. 3. Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố a) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện kế hoạch nhằm đáp ứng tốt việc chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân thành phố. b) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong việc liên thông hệ thống phần mềm quản lý văn bản của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố với các Sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn; liên thông với Văn phòng Chính phủ; thực hiện các nhiệm vụ được phân công, phối hợp tại mục V của Kế hoạch. 4. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính Bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước để đảm bảo triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch Ứng dụng CNTT trong hoạt động CQNN thành phố Cần Thơ năm 2018; thực hiện các nhiệm vụ được phân công, phối hợp tại mục V của Kế hoạch. 5. Các Sở, ban, ngành thành phố; Ủy ban nhân dân quận, huyện a) Căn cứ Kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố, chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai các nội dung, nhiệm vụ thuộc chức năng nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình; tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện, định kỳ 06 tháng (hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu) báo cáo tình hình ứng dụng CNTT của cơ quan về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố. b) Giám đốc Sở, Thủ trưởng các cơ quan ban, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện chịu trách nhiệm về kết quả ứng dụng CNTT của cơ quan, địa phương mình; sử dụng có hiệu quả các hệ thống thông tin dùng chung toàn thành phố như: Cổng thông tin điện tử, thư điện tử thành phố, quản lý CBCCVC, một cửa điện tử và DVCTT, QLVB&ĐH, hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến, triển khai việc ứng dụng CNTT trong nội bộ CQNN phục vụ người dân, doanh nghiệp; nhân lực, hạ tầng, an toàn theo các nội dung thuộc trách nhiệm cơ quan, địa phương mình. c) Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai DVCTT thuộc lĩnh vực quản lý, đảm bảo đến ngày 31 tháng 12 năm 2018 đạt 27% TTHC được triển khai mức độ 3 và 11% TTHC đạt mức độ 4; ưu tiên danh mục DVCTT cần cung cấp theo yêu cầu tại Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, triển khai các giải pháp thực hiện đạt 15% số lượng hồ sơ TTHC được xử lý trực tuyến mức độ 3, 4; thực hiện các nhiệm vụ được phân công, phối hợp tại mục V của Kế hoạch. Trên đây là Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước thành phố năm 2018. Yêu cầu các Sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức triển khai thực hiện nghiêm Kế hoạch này. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan phản ánh về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo, tham mưu trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, chỉ đạo kịp thời./. Nơi nhận: - Bộ TT&TT; - TT.Thành ủy; - TT.HĐND TP; - CT, các PCT UBND TP; - Sở, ban, ngành TP; - UBND quận, huyện; - UBND xã, phường, thị trấn; - VP UBND TP (3BCD,7); - Cổng TTĐT TP; - Lưu: VT,ND TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Văn Tâm PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ, CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN NĂM 2018 (Ban hành kèm theo Kế hoạch số 176/KH-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ) STT TÊN NHIỆM VỤ, CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN CƠ QUAN CHỈ TRÌ CƠ QUAN PHỐI HỢP KINH PHÍ (Đơn vị tính: đồng) GHI CHÚ Nguồn vốn sự nghiệp Nguồn vốn đầu tư phát triển I Xây dựng, duy trì, vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin 1 Đầu tư hệ thống hội nghị truyền hình thành phố Cần Thơ Sở Thông tin và Truyền thông Sở, ban, ngành thành phố 16.150.011.000 Quyết định số 3020/QĐ-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc phê duyệt thiết kế thi công và dự toán báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Mở rộng hệ thống hội nghị truyền hình thành phố Cần Thơ 2 Bảo trì, cấu hình mạng LAN cho các Sở, ban, ngành thành phố Sở Thông tin và Truyền thông Sở, ban, ngành thành phố 160.000.000 Nhiệm vụ hàng năm 3 Duy trì tổng đài nhắn tin SMS tự động phần mềm một cửa điện tử Sở Thông tin và Truyền thông Sở, ban, ngành thành phố; Ủy ban nhân dân quận, huyện 351.846.000 4 Bảo đảm duy trì hoạt động ổn định Trung tâm Dữ liệu thành phố, Cổng thông tin điện tử; kết nối, duy trì đường truyền số liệu chuyên dùng và Hội nghị truyền hình trực tuyến Ủy ban nhân dân thành phố Sở Thông tin và Truyền thông (Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông) Sở, ban, ngành thành phố 1.536.625.000 Nhiệm vụ hàng năm II Ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước thành phố 1 Số hóa tài liệu phông lưu trữ Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ từ năm 1992 đến năm 2003 Sở Nội vụ Sở, ban, ngành thành phố 3.000.000.000 Quyết định số 902/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Số hóa phông Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ từ năm 1992 đến năm 2003 2 Bảo trì hệ thống phần mềm một cửa điện tử 19 Sở, ban, ngành thành phố Sở Thông tin và Truyền thông Sở, ban, ngành thành phố 170.000.000 Nhiệm vụ hàng năm 3 Bảo trì, khắc phục sự cố, hỗ trợ sử dụng phần mềm ứng dụng một cửa 09 quận, huyện và 85 xã, phường, thị trấn Sở Thông tin và Truyền thông Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn 500.000.000 Nhiệm vụ hàng năm 4 Bảo trì, khắc phục sự cố, hỗ trợ sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành cho Sở, ban, ngành thành phố Sở Thông tin và Truyền thông Sở, ban, ngành thành phố; Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn và các đơn vị có liên quan 200.000.000 Nhiệm vụ hàng năm 5 Xây dựng, triển khai, đào tạo hướng dẫn sử dụng phần mềm cơ sở dữ liệu trực tuyến du lịch thành phố Cần Thơ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Các đơn vị có liên quan 249.825.124 6 Bảo trì, nâng cấp Cổng thông tin điện tử thành phố và các cổng thành phần Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Sở, ban, ngành thành phố; Ủy ban nhân dân quận, huyện 800.000.000 III Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ tổ chức, doanh nghiệp và công dân 1 Xây dựng hệ thống tổng hợp, thu thập trực tuyến ý kiến đánh giá của công dân, tổ chức và doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục hành chính tại các cơ quan hành chính nhà nước thành phố Sở Thông tin và Truyền thông Sở, ban, ngành thành phố; Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn 4.486.953.000 Quyết định số 3735/QĐ-UBND ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc phê duyệt chủ trương đầu tư hệ thống tổng hợp, thu thập trực tuyến ý kiến đánh giá của công dân, tổ chức và doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục hành chính tại các cơ quan Nhà nước thành phố giai đoạn 2016 - 2020 2 Cổng tích hợp dịch vụ công trực tuyến Sở Thông tin và Truyền thông Sở, ban, ngành thành phố; Ủy ban nhân dân quận, huyện 379.466.000 IV Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin 1 Bản quyền phần mềm an toàn thông tin (tường lửa ngoài cho Trung tâm Dữ liệu thành phố) Sở Thông tin và Truyền thông Sở, ban, ngành thành phố; Ủy ban nhân dân quận, huyện 340.000.000 Nhiệm vụ hàng năm 2 Hội thảo về an toàn thông tin mạng Sở Thông tin và Truyền thông Sở, ban ngành; Ủy ban nhân dân quận, huyện 46.700.000 V Nguồn nhân lực công nghệ thông tin 1 Đào tạo cán bộ quản lý công nghệ thông tin (CIO), bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng cho cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin, cán bộ công chức viên chức trong cơ quan nhà nước Sở Thông tin và Truyền thông Sở, ban, ngành thành phố; Ủy ban nhân dân quận, huyện 170.000.000 Nhiệm vụ hàng năm VI Công tác chỉ đạo, điều hành, ban hành các quy chế, quy định 1 Hoạt động của Ban Chỉ đạo xây dựng thành phố Cần Thơ thành đô thị thông minh, giai đoạn 2016 - 2015 Sở Kế hoạch và Đầu tư Sở, ban, ngành thành phố 190.000.000 Nhiệm vụ hàng năm 2 Xây dựng Quy chế hoạt động của Đội Ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trong cơ quan nhà nước thành phố Cần Thơ Sở Thông tin và Truyền thông Sở, ban, ngành thành phố TỔNG CỘNG 5.094.462.124 23.636.964.000 28.731.426.124
{ "issuing_agency": "Thành phố Cần Thơ", "promulgation_date": "14/12/2017", "sign_number": "176/KH-UBND", "signer": "Lê Văn Tâm", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Chi-thi-36-CT-TTg-2020-ung-pho-nguy-co-han-han-thieu-nuoc-o-Dong-bang-song-Cuu-Long-452397.aspx
Chỉ thị 36/CT-TTg 2020 ứng phó nguy cơ hạn hán thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 36/CT-TTg Hà Nội, ngày 11 tháng 9 năm 2020 CHỈ THỊ VỀ CHỦ ĐỘNG TRIỂN KHAI CÁC BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ NGUY CƠ HẠN HÁN, THIẾU NƯỚC, XÂM NHẬP MẶN TRONG MÙA KHÔ 2020-2021 Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Từ đầu mùa lũ năm 2020 đến nay, lượng mưa trên lưu vực sông Mê Công thiếu hụt từ 30-40% so với trung bình nhiều năm, dòng chảy sông Mê Công ở mức rất thấp; Biển Hồ (Campuchia), nơi cung cấp nguồn nước quan trọng bổ sung cho Đồng bằng sông Cửu Long trong các tháng mùa khô hiện mới trữ được gần 9 tỷ m3 nước, thấp hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ khoảng 23 tỷ m3 nước, thấp hơn năm 2015 khoảng 8 tỷ m3 và thấp hơn năm 2019 khoảng 2 tỷ m3 nước. Theo nhận định của các cơ quan nghiên cứu khoa học và cơ quan khí tượng thủy văn trong nước và thế giới, lượng mưa trên lưu vực sông Mê Công trong những tháng cuối năm 2020 có khả năng ở mức cao hơn trung bình nhiều năm. Tuy nhiên, lượng nước trữ trong các hồ chứa thủy điện thượng nguồn hiện đang ở mức thấp, các hồ thủy điện sẽ tăng cường tích nước, cùng với sự gia tăng nhu cầu sử dụng nước của các nước thượng nguồn sông Mê Công nên tổng lượng dòng chảy về Đồng bằng sông Cửu Long trong các tháng đầu mùa khô 2020-2021 có khả năng thiếu hụt từ 20-35% so với trung bình nhiều năm. Năm 2020, được dự báo tiếp tục là năm ít nước, dòng chảy lũ về Đồng bằng sông Cửu Long nhỏ, nguy cơ tiếp tục xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn vào các tháng mùa khô năm 2020-2021, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh ở mức cao đến nghiêm trọng. Về lâu dài, tác động của biến đổi khí hậu - nước biển dâng, sự gia tăng khai thác nguồn nước ở các nước thượng nguồn hệ thống sông quốc tế và gia tăng nhu cầu sử dụng nước cho phát triển nội tại sẽ làm tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn diễn ra thường xuyên và khốc liệt hơn. Để chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và dân sinh, trước hết là trong các tháng mùa khô năm 2020-2021, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị: 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - Theo dõi chặt chẽ diễn biến, thông tin dự báo khí tượng thủy văn, tình hình xâm nhập mặn, chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn cho mùa khô năm 2020-2021 với các kịch bản khả năng ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, bao gồm cả các kịch bản ứng phó với xâm nhập mặn cực đoan như đã xảy ra các năm 2015-2016, 2019-2020. Cần xác định từng vùng, từng khu vực có khả năng bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn để chỉ đạo, triển khai giải pháp cụ thể, bảo đảm giảm thiểu ảnh hưởng đến sản xuất và dân sinh. Trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn nghiêm trọng cần ưu tiên nguồn nước để cấp nước sinh hoạt cho người dân, chăn nuôi gia súc và tưới cho cây trồng có giá trị kinh tế cao; quán triệt phương châm không để hộ dân nào thiếu nước sinh hoạt; - Huy động cả hệ thống chính trị cơ sở vào cuộc, tập trung làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn để từng hộ gia đình, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn hiểu, chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, trong đó mỗi gia đình, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, xóm, ấp, làng, xã, huyện, tỉnh cần chủ động có giải pháp phù hợp để dự trữ nước ngọt ngay từ cuối mùa mưa nhằm bảo đảm nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất trong các tháng mùa khô, không để bị động, bất ngờ. Hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp tích, trữ nước, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nước, triệt để chống thất thoát, lãng phí nước. - Chủ động thực hiện sớm việc nạo vét kênh, rạch, đào ao, giếng, đắp đập tạm để trữ nước ngọt và ngăn mặn...; tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, nhất là các công trình giữ ngọt, kiểm soát mặn, hệ thống kênh mương, đường ống dẫn nước ở các vùng có nguy cơ cao xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; - Tập trung rà soát, khoanh vùng cây ăn trái có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn; tính toán, cân đối nguồn nước tưới cần thiết trong toàn bộ thời gian ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn để chủ động tích trữ nước ngọt, bảo đảm đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu, tránh ảnh hưởng đến cây trồng; - Thực hiện bố trí cơ cấu mùa, vụ gieo trồng phù hợp, bảo đảm xuống giống sớm vụ Đông Xuân 2020-2021 ở các vùng ven biển nhằm hạn chế ảnh hưởng của xâm nhập mặn; ưu tiên sử dụng các giống lúa thơm, đặc sản, chất lượng cao, thời gian sinh trưởng ngắn, nhóm giống chịu mặn, phèn để thuận tiện cho việc cung cấp nước tưới, bảo đảm sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; - Tổ chức quan trắc, giám sát tình hình xâm nhập mặn tại các khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng để kịp thời hướng dẫn người dân lấy nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt; - Kết nối, mở rộng mạng lưới cấp nước từ đô thị sang khu vực nông thôn để bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân. Tổ chức rà soát, cân đối nguồn nước phục vụ sinh hoạt tới từng hộ, thôn/ấp, xã, huyện, tỉnh, nhất là ở các vùng ven biển thường xuyên thiếu nước sinh hoạt để có giải pháp bảo đảm nguồn nước phù hợp; tăng cường sử dụng trang thiết bị phục vụ cấp và trữ nước hộ gia đình ở những khu vực bị hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, như: bể, bồn, lu, túi đựng nước và các hình thức khác; - Tập trung nguồn vốn để đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung lồng ghép vào Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Chủ động bố trí ngân sách địa phương và các nguồn vốn xã hội hóa để triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; - Tập trung lập quy hoạch tỉnh theo quy định của Luật Quy hoạch, xây dựng kế hoạch thực hiện các dự án trong giai đoạn tới, trong đó cần ưu tiên đầu tư các dự án tích trữ nước, kiểm soát mặn, giữ ngọt, cấp nước đô thị và nông thôn, đặc biệt các công trình có tính chất liên vùng, không hối tiếc, có tác động lan tỏa theo Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ; - Chủ động bố trí ngân sách địa phương và các nguồn vốn xã hội hóa để triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; vận động doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp lớn tiếp tục quan tâm đầu tư các công trình, nghiên cứu các mô hình, giải pháp về kỹ thuật sản xuất, chế biến, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước để ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, hỗ trợ các thiết bị chứa nước, lọc nước cho người dân. 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Tổ chức theo dõi diễn biến và dự báo chuyên ngành về nguồn nước, chất lượng nước và xâm nhập mặn; kịp thời thông tin, cảnh báo cho các địa phương, cơ quan liên quan và người dân vùng ảnh hưởng để phục vụ công tác chỉ đạo, triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp; - Tiếp tục tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng các công trình thủy lợi, công trình cấp nước sinh hoạt để xây dựng giải pháp và bản đồ trực tuyến cảnh báo hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn phục vụ sản xuất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt phù hợp với từng vùng để phục vụ xây dựng kế hoạch cấp nước, hạn chế thiệt hại do hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn gây ra; - Chỉ đạo, hướng dẫn địa phương đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là tại các khu vực không chủ động về nguồn nước, thường xuyên bị hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn sang phát triển nông nghiệp đa dạng, đáp ứng nhu cầu của thị trường, chuyển từ phát triển theo số lượng sang chất lượng; hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, sử dụng nước hiệu quả để các địa phương, doanh nghiệp và người dân áp dụng; - Hướng dẫn cụ thể lịch thời vụ, cơ cấu, giống cây trồng phù hợp cho từng khu vực trên cơ sở dự báo về nguồn nước, nguy cơ xâm nhập mặn; khuyến cáo, hướng dẫn quy trình kỹ thuật chăm sóc đối với cây ăn quả tại các vùng có nguy cơ nhiễm mặn cao; - Hướng dẫn địa phương tính toán, xác định lượng nước tưới cần thiết cho các vùng cây ăn trái có nguy cơ ảnh hưởng của xâm nhập mặn; giải pháp trữ nước, cung cấp nguồn nước tối thiểu để bảo đảm duy trì sức sống cho cây trồng. Hướng dẫn thực hiện các giải pháp cấp nước hộ gia đình và công trình cấp nước tập trung; rà soát quy định về quản lý chất lượng nước sinh hoạt nông thôn, kiểm tra tình hình cấp nước khu vực nông thôn; vận động tổ chức trong nước, quốc tế hỗ trợ người dân ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; - Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, nhất là ở các vùng thường xuyên có nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. Trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn nghiêm trọng vượt quá khả năng xử lý của địa phương, rà soát, tổng hợp nhu cầu hỗ trợ phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn tại các địa phương, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định. - Kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc, hỗ trợ các địa phương xây dựng, thực hiện kế hoạch, giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn (kiểm tra, tổng hợp nguồn nước trong các hệ thống thủy lợi, kế hoạch sử dụng nước, điều chỉnh thời vụ, giống cây trồng phù hợp,...), chỉ đạo triển khai các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường - Chỉ đạo tổ chức theo dõi, tăng cường dự báo, cung cấp các bản tin nhận định về tình hình khí tượng thủy văn, diễn biến nguồn nước thượng nguồn về Đồng bằng sông Cửu Long, diễn biến xâm nhập mặn cho các cơ quan liên quan và các địa phương phục vụ chỉ đạo sản xuất phù hợp với điều kiện nguồn nước và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống xâm nhập mặn; - Tổ chức thu thập thông tin về nguồn nước và điều tiết các hồ chứa thủy điện ngoài lãnh thổ Việt Nam để phục vụ công tác dự báo nguồn nước, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long; đề xuất cấp thẩm quyền xem xét đề nghị tăng cường xả nước từ hồ chứa thủy điện thượng nguồn để góp phần đẩy mặn cho Đồng bằng sông Cửu Long trong trường hợp cần thiết và hiệu quả. 4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo chức năng quản lý nhà nước được giao, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ưu tiên cân đối nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và hỗ trợ thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn theo quy định. 5. Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nước sinh hoạt, phòng, tránh phát sinh dịch bệnh do ảnh hưởng của xâm nhập mặn kéo dài. 6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ động theo dõi tình hình thiếu đói do ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài (nếu có), kịp thời, tổng hợp báo cáo cấp thẩm quyền xem xét hỗ trợ theo đúng quy định của phát luật. 7. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tăng cường các hoạt động thông tin, truyền thông về tình hình, nguy cơ và các biện pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn để người dân biết, chủ động thực hiện, tăng cường sử dụng điện, nước tiết kiệm, hiệu quả. 8. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sử dụng các kênh song phương, diễn đàn/cơ chế hợp tác khu vực để thu thập, chia sẻ thông tin về nguồn nước và điều tiết của các hồ chứa thủy điện trên hệ thống sông Mê Công, phục vụ công tác dự báo nguồn nước, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long. 9. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan truyền thông khác tăng cường các hoạt động thông tin, truyền thông về tình hình, nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, các biện pháp chỉ đạo ứng phó đến các cấp chính quyền, người dân trong khu vực. 10. Các Bộ trưởng: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Chỉ thị này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP; - Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống thiên tai; - Các Bộ: NN&PTNT, TNMT, YT, LĐTBXH, TTTT, XD, KHĐT, TC, NG, QP; - Tỉnh ủy, HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW khu vực ĐBSCL; - Văn phòng Trung ương Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Quốc hội; - Ủy ban Trung ương MTTQ Việt nam; - Đài Truyền hình Việt Nam; - Đài Tiếng nói Việt Nam; - Thông tấn xã Việt Nam; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: CN, K.TTH, KGVX, NC; - Lưu VT, NN (2b). Tuynh THỦ TƯỚNG Nguyễn Xuân Phúc
{ "issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ", "promulgation_date": "11/09/2020", "sign_number": "36/CT-TTg", "signer": "Nguyễn Xuân Phúc", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-01-2009-TT-BNV-trinh-tu-thu-tuc-bo-nhiem-mien-nhiem-cach-chuc-Pho-Chu-tich-Uy-vien-Uy-ban-nhan-dan-huyen-quan-phuong-noi-khong-to-chuc-86438.aspx
Thông tư 01/2009/TT-BNV trình tự thủ tục bổ nhiệm miễn nhiệm cách chức Phó Chủ tịch Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường nơi không tổ chức
BỘ NỘI VỤ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------- Số: 01/2009/TT-BNV Hà Nội, ngày 19 tháng 03 năm 2009 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN TRÌNH TỰ, THỦ TỤC BỔ NHIỆM, MIỄN NHIỆM, CÁCH CHỨC CHỦ TỊCH, PHÓ CHỦ TỊCH, ỦY VIÊN ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN, QUẬN, PHƯỜNG NƠI KHÔNG TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN Căn cứ Nghị quyết số 26/2008/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội khóa XII về thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường; Căn cứ Nghị quyết số 724/2009/UBTVQH12 ngày 16 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về danh sách huyện, quận, phường của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường; Căn cứ Nghị quyết số 725/2009/UBTVQH12 ngày 16 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường; Căn cứ Nghị định số 107/2004/NĐ-CP ngày 01 tháng 04 năm 2004 của Chính phủ quy định số lượng Phó Chủ tịch và cơ cấu thành viên Ủy ban nhân dân các cấp; Nghị định số 27/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107/2004/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ quy định số lượng Phó Chủ tịch và cơ cấu thành viên Ủy ban nhân dân các cấp; Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ; Căn cứ Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 26/2008/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội khóa XII về thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường. Sau khi thống nhất với Ban Tổ chức Trung ương Đảng, Bộ Nội vụ hướng dẫn trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường nơi thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân (sau đây gọi chung là nơi thực hiện thí điểm) như sau: Điều 1. Quy định chung 1. Đảm bảo nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường nơi thực hiện thí điểm. 2. Người được bổ nhiệm phải đạt tiêu chuẩn chung của cán bộ, công chức và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh bổ nhiệm theo quy định của Đảng và Nhà nước. 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện, quận; Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân phường. 4. Việc bổ nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường nơi thực hiện thí điểm, về thời hạn bổ nhiệm được áp dụng theo quy định hiện hành. Trong trường hợp Quốc hội quyết định chấm dứt việc thực hiện thí điểm, thì quyết định bổ nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường nơi thực hiện thí điểm cũng chấm dứt hiệu lực. 5. Trường hợp Bí thư cấp ủy nơi thí điểm Bí thư đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường cũng thực hiện trình tự, thủ tục bổ nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân theo hướng dẫn tại Thông tư này. Điều 2. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm 1. Bổ nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường a) Căn cứ thông báo bằng văn bản về chủ trương của cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ, Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường đương nhiệm giới thiệu nhân sự Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp; b) Các cơ quan chức năng làm công tác tổ chức cán bộ tham mưu giúp cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ tiến hành quy trình nhân sự theo quy định hiện hành; c) Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ xem xét, kết luận và có ý kiến đồng ý bằng văn bản; d) Căn cứ thông báo bằng văn bản của cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ, Sở Nội vụ hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bổ nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận; Phòng Nội vụ hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh bổ nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường. 2. Bổ nhiệm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường a) Căn cứ Nghị định số 107/2004/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ quy định số lượng Phó Chủ tịch và cơ cấu thành viên Ủy ban nhân dân các cấp; Nghị định số 27/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107/2004/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ quy định số lượng Phó Chủ tịch và cơ cấu thành viên Ủy ban nhân dân các cấp và thông báo bằng văn bản về chủ trương của cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường xem xét giới thiệu nhân sự Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp; b) Các cơ quan chức năng làm công tác tổ chức cán bộ tham mưu giúp cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ tiến hành quy trình nhân sự theo quy định hiện hành; c) Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ xem xét, kết luận và có ý kiến đồng ý bằng văn bản; d) Căn cứ thông báo bằng văn bản của cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ, Sở Nội vụ hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bổ nhiệm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận; Phòng Nội vụ hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh bổ nhiệm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường. 3. Bổ nhiệm Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường. a) Căn cứ Nghị định số 107/2004/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ quy định số lượng Phó Chủ tịch và cơ cấu thành viên Ủy ban nhân dân các cấp; Nghị định số 27/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107/2004/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ quy định số lượng Phó Chủ tịch và cơ cấu thành viên Ủy ban nhân dân các cấp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường giới thiệu nhân sự Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường; b) Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ xem xét, kết luận và có ý kiến đồng ý bằng văn bản; c) Căn cứ thông báo bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, Sở Nội vụ hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bổ nhiệm Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện, quận; Phòng Nội vụ hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh bổ nhiệm Ủy viên Ủy ban nhân dân phường. 4. Hồ sơ trình đề nghị bổ nhiệm Hồ sơ trình đề nghị bổ nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp, đồng thời gửi Sở Nội vụ (đối với huyện, quận), Phòng Nội vụ (đối với phường). Hồ sơ bao gồm: a) Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp có cán bộ được bổ nhiệm; b) Văn bản thông báo ý kiến đồng ý của cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ; c) Lý lịch cán bộ (Mẫu 2C – TCTW); d) Bản kê khai tài sản theo quy định của Chính phủ. Điều 3. Trình tự, thủ tục miễn nhiệm 1. Các trường hợp miễn nhiệm Miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường nơi thực hiện thí điểm trong các trường hợp sau đây: a) Không đủ sức khỏe; b) Không đủ năng lực và uy tín để hoàn thành nhiệm vụ được giao; c) Theo yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan quản lý cán bộ có thẩm quyền; d) Vì lý do cá nhân khác. 2. Trình tự, thủ tục miễn nhiệm a) Căn cứ thông báo bằng văn bản về chủ trương của cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ, Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường đề xuất việc miễn nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường đề xuất việc miễn nhiệm Phó Chủ tịch và Ủy viên Ủy ban nhân dân cùng cấp. b) Sở Nội vụ (đối với miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện, quận), Phòng Nội vụ (đối với miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên Ủy ban nhân dân phường) phối hợp với các cơ quan chức năng làm công tác tổ chức cán bộ, tiến hành: - Tiếp xúc với cán bộ miễn nhiệm; - Tổng hợp ý kiến các cơ quan có liên quan; - Hoàn chỉnh hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ. c) Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ xem xét, kết luận và có ý kiến đồng ý bằng văn bản. d) Căn cứ thông báo bằng văn bản của cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ, Sở Nội vụ hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện, quận; Phòng Nội vụ hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên Ủy ban nhân dân phường. 3. Hồ sơ miễn nhiệm Hồ sơ trình miễn nhiệm cán bộ, bao gồm: a) Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp có cán bộ miễn nhiệm; b) Đơn xin miễn nhiệm của cán bộ trong trường hợp miễn nhiệm vì lý do cá nhân; c) Thông báo kết luận bằng văn bản của cấp có thẩm quyền. Điều 4. Trình tự, thủ tục cách chức 1. Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường nơi thực hiện thí điểm có hành vi vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật nghiêm trọng không thể đảm nhiệm chức vụ được giao thì phải áp dụng hình thức kỷ luật cách chức. 2. Quy trình, thủ tục cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường nơi thực hiện thí điểm thực hiện theo quy định tại Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức. Điều 5. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2009. 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thực hiện thí điểm chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này. 3. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thực hiện thí điểm báo cáo về Bộ Nội vụ để nghiên cứu, giải quyết. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND, Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương các đoàn thể; - Công báo, Website Chính phủ; - Bộ trưởng, các Thứ trưởng; - Các đơn vị thuộc Bộ Nội vụ; - Lưu VT, Vụ CQĐP. BỘ TRƯỞNG Trần Văn Tuấn
{ "issuing_agency": "Bộ Nội vụ", "promulgation_date": "19/03/2009", "sign_number": "01/2009/TT-BNV", "signer": "Trần Văn Tuấn", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-05-2017-TT-BNV-sua-doi-11-2014-TT-BNV-13-2010-TT-BNV-nang-ngach-cong-chuc-344043.aspx
Thông tư 05/2017/TT-BNV sửa đổi 11/2014/TT-BNV 13/2010/TT-BNV nâng ngạch công chức
BỘ NỘI VỤ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 05/2017/TT-BNV Hà Nội, ngày 15 tháng 08 năm 2017 THÔNG TƯ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 11/2014/TT-BNV NGÀY 09 THÁNG 10 NĂM 2014 VÀ THÔNG TƯ SỐ 13/2010/TT-BNV NGÀY 30 THÁNG 12 NĂM 2010 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ VỀ TIÊU CHUẨN NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN, BỔ NHIỆM NGẠCH VÀ XẾP LƯƠNG ĐỐI VỚI CÁC NGẠCH CÔNG CHỨC CHUYÊN NGÀNH HÀNH CHÍNH VÀ VIỆC TỔ CHỨC THI NÂNG NGẠCH CÔNG CHỨC Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008; Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức (sau đây viết tắt là Nghị định số 24/2010/NĐ-CP); Căn cứ Nghị định số 34/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ; Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức; Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2014/TT-BNV ngày 09 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính (sau đây viết tắt là Thông tư số 11/2014/TT-BNV) và Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức (sau đây viết tắt là Thông tư số 13/2010/TT-BNV) liên quan đến quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn, bổ nhiệm ngạch và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và việc tổ chức thi năng ngạch công chức như sau: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2014/TT-BNV 1. Sửa đổi, bổ sung điểm h, điểm i khoản 3 và điểm b, điểm c, điểm đ khoản 4 Điều 5 Thông tư số 11/2014/TT-BNV về tiêu chuẩn ngạch chuyên viên cao cấp như sau: "3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ h) Đối với công chức dự thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp thì trong thời gian giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương đã chủ trì xây dựng, thẩm định ít nhất 02 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, ngành hoặc cấp tỉnh mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng; đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu. Cụ thể như sau: Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật mà cơ quan nơi công chức công tác được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng và đã được cấp có thẩm quyền ban hành. Trường hợp tham gia xây dựng văn bản mà theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật không bắt buộc cơ quan nơi công chức công tác được giao chủ trì phải thành lập Ban soạn thảo thì phải có văn bản giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng của người có thẩm quyền. Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban chỉ đạo, Ban chủ nhiệm, Ban soạn thảo đề tài, đề án, chương trình, dự án cấp Bộ, ngành hoặc cấp tỉnh mà cơ quan nơi công chức công tác được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng và đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu hoặc phê duyệt. Có văn bản giao nhiệm vụ của người có thẩm quyền về việc chủ trì xây dựng báo cáo thẩm định, thẩm tra, chỉnh lý văn bản quy phạm pháp luật, gồm: dự án Luật, Nghị quyết của Quốc hội, dự án Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước; Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. i) Có kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính, công vụ hoặc trong hoạt động lãnh đạo, quản lý. Công chức dự thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp phải có thời gian giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên, trong đó thời gian giữ ngạch chuyên viên chính tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng). 4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng b) Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc cử nhân chính trị hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền; c) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị - hành chính; đ) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương”. 2. Sửa đổi, bổ sung điểm g, điểm h khoản 3 và điểm b, điểm c, điểm đ khoản 4 Điều 6 Thông tư số 11/2014/TT-BNV về tiêu chuẩn ngạch chuyên viên chính như sau: "3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ g) Đối với công chức dự thi nâng ngạch chuyên viên chính thì trong thời gian giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương đã chủ trì hoặc tham gia xây dựng, thẩm định ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, ngành hoặc cấp tỉnh, cấp huyện mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng; đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu. Cụ thể như sau: Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban soạn thảo hoặc Tổ biên tập văn bản quy phạm pháp luật mà cơ quan nơi công chức công tác được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng và đã được cấp có thẩm quyền ban hành. Trường hợp tham gia xây dựng văn bản mà theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật không bắt buộc cơ quan nơi công chức công tác được giao chủ trì phải thành lập Ban soạn thảo hoặc Tổ biên tập thì phải có văn bản giao nhiệm vụ chủ trì hoặc tham gia xây dựng của người có thẩm quyền. Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban chỉ đạo, Ban chủ nhiệm, Ban soạn thảo hoặc Tổ giúp việc, Tổ biên tập, Tổ biên soạn đề tài, đề án, chương trình, dự án cấp Bộ, ngành hoặc cấp tỉnh, cấp huyện mà cơ quan nơi công chức công tác được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng và đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu hoặc phê duyệt. Có văn bản giao nhiệm vụ của người có thẩm quyền về việc chủ trì hoặc tham gia xây dựng báo cáo thẩm định, thẩm tra, chỉnh lý văn bản quy phạm pháp luật, gồm: dự án Luật, Nghị quyết của Quốc hội, dự án Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước; Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. h) Có kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính, công vụ hoặc trong hoạt động lãnh đạo, quản lý. Công chức dự thi nâng ngạch chuyên viên chính phải có thời gian giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc), trong đó thời gian giữ ngạch chuyên viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng). 4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính hoặc có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị - hành chính, thạc sỹ quản lý hành chính công, tiến sỹ quản lý hành chính công; c) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp đối với công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số; d) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương”. 3. Sửa đổi, bổ sung điểm b, điểm c, điểm d khoản 4 Điều 7 Thông tư số 11/2014/TT-BNV về tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn ngạch chuyên viên như sau: “4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên hoặc bằng tốt nghiệp đại học ngành hành chính học, thạc sỹ quản lý hành chính công, tiến sỹ quản lý hành chính công; c) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp đối với công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số; d) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương”. 4. Sửa đổi, bổ sung điểm a, điểm c, điểm d khoản 4 Điều 8 Thông tư số 11/2014/TT-BNV về tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn ngạch cán sự như sau: "4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm; c) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 1 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp đối với công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số; d) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương”. 5. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 Điều 9 Thông tư số 11/2014/TT-BNV về tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn ngạch nhân viên như sau: "4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm. Riêng đối với nhân viên lái xe cơ quan thì phải có bằng lái xe được cơ quan có thẩm quyền cấp". 6. Bổ sung Điều 9a vào Thông tư số 11/2014/TT-BNV quy định về bổ nhiệm ngạch và xếp lương đối với công chức chuyên ngành hành chính như sau: “Điều 9a. Bổ nhiệm ngạch và xếp lương 1. Công chức được bổ nhiệm vào các ngạch công chức chuyên ngành hành chính quy định tại Thông tư số 11/2014/TT-BNV được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP), như sau: a) Áp dụng Bảng 2 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước) đối với các ngạch công chức sau: Ngạch chuyên viên cao cấp áp dụng công chức loại A3 (nhóm 1); Ngạch chuyên viên chính áp dụng công chức loại A2 (nhóm 1); Ngạch chuyên viên áp dụng công chức loại A1; Ngạch cán sự áp dụng công chức loại A0; Ngạch nhân viên áp dụng công chức loại B. b) Áp dụng Bảng 4 (Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp của nhà nước) đối với ngạch nhân viên lái xe cơ quan. 2. Cách chuyển ngạch và xếp lương đối với công chức đang giữ các ngạch công chức chuyên ngành hành chính (cũ) theo quy định tại Quyết định số 414/TCCP-VC ngày 29 tháng 5 năm 1993 của Bộ trưởng - Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ trưởng Bộ Nội vụ) về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành hành chính sang các ngạch công chức chuyên ngành hành chính (mới) quy định tại Thông tư 11/2014/TT-BNV như sau: a) Đối với ngạch chuyên viên cao cấp, ngạch chuyên viên chính và ngạch chuyên viên: Công chức đã được bổ nhiệm ở ngạch nào thì tiếp tục xếp lương theo ngạch đó. b) Đối với ngạch cán sự: Công chức tốt nghiệp trình độ cao đẳng phù hợp với vị trí công việc đang làm thì được bổ nhiệm vào ngạch cán sự (mới), nếu đang xếp lương theo công chức loại A0 ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP thì tiếp tục xếp lương theo công chức loại A0 đó; nếu đang xếp lương theo công chức loại B ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP thì được xếp lại lương theo hướng dẫn tại Khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển loại công chức, viên chức. Trường hợp công chức chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng phù hợp với vị trí công việc đang làm nhưng đã được bổ nhiệm vào ngạch cán sự (cũ) và đang xếp lương theo công chức loại B ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP thì tiếp tục xếp lương theo công chức loại B đó trong thời hạn 06 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực. Trong thời hạn 06 năm này, cơ quan sử dụng công chức phải bố trí cho công chức học tập nâng cao trình độ để đủ tiêu chuẩn của ngạch cán sự (mới); khi công chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện ở ngạch cán sự (mới) thì cơ quan sử dụng công chức báo cáo cơ quan quản lý công chức để xem xét, quyết định bổ nhiệm vào ngạch cán sự (mới). Trường hợp công chức được cử đi học tập nâng cao trình độ mà không tham gia học tập hoặc kết quả học tập không đạt yêu cầu thì cơ quan sử dụng công chức báo cáo cơ quan quản lý công chức xem xét bố trí lại công việc cho phù hợp với trình độ đào tạo hoặc thực hiện tinh giản biên chế. c) Đối với ngạch nhân viên: Đối với các đối tượng đảm nhiệm vị trí công việc thừa hành, phục vụ đã được tuyển dụng vào làm công chức theo quy định của pháp luật, có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên và đang xếp lương theo công chức loại B ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP thì được bổ nhiệm vào ngạch nhân viên (mới) và tiếp tục được xếp lương theo công chức loại B đó. Riêng đối với nhân viên lái xe cơ quan thì phải có bằng lái xe được cơ quan có thẩm quyền cấp và tiếp tục xếp lương nhân viên lái xe của Bảng 4 (Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP . Trường hợp công chức chưa có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên phù hợp với vị trí công việc đang làm thì tiếp tục được xếp lương theo ngạch nhân viên hiện hưởng của Bảng 4 (Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP trong thời hạn 06 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực. Trong thời hạn 06 năm này, cơ quan sử dụng công chức phải bố trí cho công chức học tập nâng cao trình độ để đủ tiêu chuẩn của ngạch nhân viên (mới); khi công chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện ở ngạch nhân viên (mới) thì cơ quan sử dụng công chức báo cáo cơ quan quản lý công chức để xem xét, quyết định bổ nhiệm vào ngạch nhân viên (mới). Trường hợp công chức được cử đi học tập nâng cao trình độ mà không tham gia học tập hoặc kết quả học tập không đạt yêu cầu thì cơ quan sử dụng công chức báo cáo cơ quan quản lý công chức xem xét thực hiện tinh giản biên chế. 3. Đối với nhân viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp thì xếp lương theo Bảng 4 (Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP”. 7. Sửa đổi Điều 10 Thông tư số 11/2014/TT-BNV như sau: “Điều 10. Tổ chức thực hiện 1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan căn cứ các quy định tại Thông tư này để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ công chức chuyên ngành hành chính. 2. Viên chức làm việc ở các bộ phận hành chính, tổng hợp, tổ chức cán bộ, quản trị, văn phòng, kế hoạch, tài chính và các bộ phận không trực tiếp thực hiện chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập được áp dụng quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn của các ngạch công chức chuyên ngành hành chính quy định tại Thông tư này để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức". Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-BNV 1. Sửa đổi khoản 2 Điều 15 Thông tư số 13/2010/TT-BNV như sau: “Điều 15. Xây dựng kế hoạch thi nâng ngạch công chức 2. Xây dựng kế hoạch tổ chức thi nâng ngạch công chức: a) Căn cứ đề nghị số lượng chỉ tiêu nâng ngạch của các cơ quan quản lý công chức theo quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương xây dựng kế hoạch tổ chức thi nâng ngạch công chức và thông báo chỉ tiêu nâng ngạch công chức hàng năm để các Bộ, ngành, địa phương thực hiện. b) Đối với kỳ thi nâng ngạch lên cán sự, chuyên viên hoặc tương đương: Căn cứ kế hoạch tổ chức thi nâng ngạch công chức hàng năm của Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương, cơ quan quản lý công chức xây dựng Đề án tổ chức thi nâng ngạch công chức, gửi Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương thống nhất trước khi tổ chức thực hiện theo thẩm quyền. c) Đối với kỳ thi nâng ngạch lên chuyên viên chính hoặc tương đương: Căn cứ kế hoạch tổ chức thi nâng ngạch công chức hàng năm của Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương, cơ quan quản lý công chức xây dựng Đề án tổ chức thi nâng ngạch công chức, gửi Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương phê duyệt để làm căn cứ phối hợp (đối với các Bộ, cơ quan Trung ương) hoặc phân cấp (đối với các địa phương) trước khi tổ chức thực hiện. Trường hợp các Bộ, cơ quan Trung ương hoặc địa phương không có khả năng tổ chức thi thì có văn bản báo cáo Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương xem xét, giải quyết. d) Đối với kỳ thi nâng ngạch lên chuyên viên cao cấp hoặc tương đương: Căn cứ kế hoạch tổ chức thi nâng ngạch công chức hàng năm của Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương và đề nghị số lượng chỉ tiêu nâng ngạch của các cơ quan quản lý công chức, Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương xây dựng Đề án tổ chức thi nâng ngạch công chức để tổ chức thực hiện theo thẩm quyền”. 2. Sửa đổi khoản 2 Điều 16 Thông tư số 13/2010/TT-BNV như sau: “Điều 16. Hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch công chức 2. Cơ quan quản lý công chức chịu trách nhiệm xem xét, quyết định danh sách công chức có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện tham dự kỳ thi và lưu giữ, quản lý hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch của công chức tham dự kỳ thi”. 3. Sửa đổi Điều 17 Thông tư số 13/2010/TT-BNV như sau: "Điều 17. Tổ chức thi nâng ngạch công chức 1. Đối với kỳ thi nâng ngạch lên cán sự, chuyên viên hoặc tương đương: Căn cứ Đề án tổ chức thi nâng ngạch công chức được Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương thống nhất theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 15 Thông tư này, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định danh sách công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện tham dự kỳ thi nâng ngạch lên cán sự, chuyên viên hoặc tương đương; thành lập Hội đồng thi nâng ngạch theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP để tổ chức kỳ thi theo quy định và báo cáo kết quả kỳ thi về Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương để theo dõi theo thẩm quyền. 2. Đối với kỳ thi nâng ngạch lên chuyên viên chính hoặc tương đương: a) Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương thực hiện các nhiệm vụ sau: Thống nhất Đề án tổ chức thi nâng ngạch công chức theo đề nghị của người đứng đầu cơ quan quản lý công chức; Quyết định đề thi và đáp án các môn thi trong kỳ thi nâng ngạch lên chuyên viên chính; quyết định đề thi và đáp án môn kiến thức chung trong kỳ thi nâng ngạch lên các ngạch công chức chuyên ngành tương đương chuyên viên chính; Công nhận kết quả kỳ thi nâng ngạch công chức theo đề nghị của Hội đồng thi nâng ngạch công chức; Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thi nâng ngạch công chức. b) Cơ quan quản lý công chức tổ chức thi nâng ngạch công chức thực hiện các nhiệm vụ sau: Xây dựng Đề án tổ chức thi nâng ngạch gửi Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương để thống nhất trước khi thực hiện; Quyết định danh sách công chức đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự thi nâng ngạch theo quy định; Quyết định thành lập Hội đồng thi nâng ngạch theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP để tổ chức kỳ thi theo quy định; Báo cáo Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương công nhận kết quả kỳ thi theo thẩm quyền; Giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có) trong quá trình tổ chức thi theo quy định. 3. Đối với kỳ thi nâng ngạch lên chuyên viên cao cấp hoặc tương đương: a) Căn cứ Đề án tổ chức thi nâng ngạch công chức của Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 15 Thông tư này, cơ quan quản lý công chức lập danh sách công chức có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện tham dự kỳ thi nâng ngạch lên chuyên viên cao cấp hoặc tương đương của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này và có văn bản gửi Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương để tổ chức thi nâng ngạch; b) Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương quyết định thành lập Hội đồng thi nâng ngạch theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP để tổ chức kỳ thi theo quy định. 4. Việc tổ chức thi nâng ngạch công chức được thực hiện theo Nội quy thi tuyển, thi nâng ngạch công chức (phụ lục số 3) và Quy chế tổ chức thi nâng ngạch công chức (phụ lục số 4) ban hành kèm theo Thông tư này”. Điều 3. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2017. 2. Đối với các kỳ thi nâng ngạch công chức thực hiện theo Đề án tổ chức thi nâng ngạch công chức đã được Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương thống nhất thì tiếp tục thực hiện việc tổ chức thi theo Đề án đã được phê duyệt. Trường hợp đến ngày 01 tháng 10 năm 2017 mà cơ quan quản lý công chức chưa tổ chức thi thì áp dụng theo quy định tại Thông tư này. Điều 4. Trách nhiệm thi hành 1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. 2. Đối với cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội thực hiện theo quy định tại Thông tư này và theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam. 3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Nội vụ để hướng dẫn hoặc xem xét, giải quyết./. Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương và các Ban của TW Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia; - Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Sở Nội vụ các tỉnh, thanh phố trực thuộc TW; - Công báo; Website Chính phủ; Website Bộ Nội vụ; - Bộ Nội vụ: Bộ trưởng, Thứ trưởng, các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ; - Lưu: VT, CCVC (30b). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Duy Thăng
{ "issuing_agency": "Bộ Nội vụ", "promulgation_date": "15/08/2017", "sign_number": "05/2017/TT-BNV", "signer": "Nguyễn Duy Thăng", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-tu-lien-tich-09-2004-TTLT-BLDTBXH-BNV-huong-dan-chuc-nang-nhiem-vu-quyen-han-va-to-chuc-cua-co-quan-chuyen-mon-giup-UBND-quan-ly-NN-10306.aspx
Thông tư liên tịch 09/2004/TTLT-BLĐTBXH-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý NN
BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ****** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 09/2004/TTLT-BLĐTBXH-BNV Hà Nội, ngày 09 tháng 06 năm 2004 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH HƯỚNG DẪN CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC CỦA CƠ QUAN CHUYÊN MÔN GIÚP ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Ở ĐỊA PHƯƠNG Căn cứ Nghị định số 29/2003/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Căn cứ Nghị định số 45/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ; Liên bộ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động, thương binh và xã hội ở địa phương như sau: I. SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI 1- Vị trí và Chức năng: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân tỉnh); tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động, thương binh và xã hội trên địa bàn tỉnh; về các dịch vụ công thuộc lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 2. Nhiệm vụ và quyền hạn: 2.1. Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình. 2.2. Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm, các chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực quản lý của Sở phù hợp với qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội địa phương. 2.3. Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định việc phân công, phân cấp quản lý về lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội đối với Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cơ quan, đơn vị thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh theo qui định của pháp luật và chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện. 2.4. Hướng dẫn, kiểm tra, tổng kết, đánh giá và tổng hợp tình hình thực hiện các qui định của pháp luật, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc các lĩnh vực quản lý của Sở theo qui định của pháp luật. 2.5. Về lao động, việc làm: 2.5.1. Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định chương trình và các giải pháp về việc làm của tỉnh; 2.5.2. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lao động, việc làm bao gồm: - Tuyển lao động, hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất; - Tổ chức quản lý và sử dụng nguồn lao động; thông tin thị trường lao động; - Giải pháp tạo việc làm, giới thiệu việc làm; lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; - Tiền lương, tiền công, phụ cấp và các hình thức trả lương, trả công lao động và các chế độ vật chất khác thuộc khu vực sản xuất kinh doanh; - Chính sách đối với lao động nữ, lao động là người tàn tật, lao động chưa thành niên, lao động là người cao tuổi; - Nghĩa vụ lao động công ích; - Các chính sách lao động, việc làm khác; 2.5.3. Cấp, thu hồi giấy phép lao động đối với lao động là người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; 2.5.4. Thẩm định, kiểm tra các đề án, dự án về giải quyết việc làm; tổ chức thực hiện các giải pháp phát triển thị trường lao động và quản lý các tổ chức giới thiệu việc làm theo qui định của pháp luật; 2.6. Về bảo hiểm xã hội: Hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với các ngành, các cơ quan, tổ chức sử dụng lao động, người lao động và tổ chức bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh. 2.7. Về an toàn lao động, vệ sinh lao động: 2.7.1. Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình quốc gia về an toàn lao động, bảo hộ lao động, vệ sinh lao động trên địa bàn và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; 2.7.2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các qui định về an toàn lao động, bảo hộ lao động, vệ sinh lao động; 2.7.3. Đăng ký các máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động trên địa bàn theo quy định của pháp luật; 2.7.4. Chủ trì, phối hợp tổ chức việc điều tra các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động thực hiện điều tra, khai báo, xử lý và thống kê báo cáo về tai nạn lao động; tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình tai nạn lao động ở địa phương. 2.8. Về dạy nghề: 2.8.1. Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quy hoạch mạng lưới, đề án về lĩnh vực dạy nghề trên địa bàn và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt; 2.8.2. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về dạy nghề. 2.9. Về thương binh, liệt sỹ và người có công: 2.9.1. Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định công nhận đối tượng là thương binh, liệt sỹ và người có công đối với cách mạng theo quy định; quản lý hồ sơ đối tượng sau khi được công nhận; 2.9.2. Hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức và Uỷ ban nhân dân huyện, xã thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi đối với thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng theo qui định của pháp luật; 2.9.3. Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện nuôi dưỡng, điều dưỡng đối với thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ, người có công với cách mạng và việc cung cấp chân tay giả, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện trợ giúp khác cho thương binh, bệnh binh; 2.9.4. Hướng dẫn và thực hiện lễ tưởng niệm liệt sỹ nhân các ngày lễ lớn, truy điệu liệt sỹ khi báo tử; phối hợp tổ chức cất bốc, qui tập hài cốt liệt sỹ, nâng cấp các nghĩa trang liệt sỹ, cung cấp thông tin về tình hình mộ liệt sỹ theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; lập kế hoạch thăm hỏi các gia đình thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng và tổ chức thực hiện; 2.9.5. Thống nhất quản lý nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm và các công trình ghi công liệt sỹ ở địa phương; chịu trách nhiệm quản lý nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm và các công trình ghi công liệt sỹ được giao; 2.9.6. Là thành viên Hội đồng giám định y khoa về thương tật và khả năng lao động cho thương, bệnh binh và các đối tượng chính sách xã hội. 2.10. Về bảo trợ xã hội: 2.10.1. Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định chuẩn nghèo của địa phương; chủ trì thẩm định trình Uỷ ban nhân dân tỉnh công nhận xã nghèo, hộ nghèo trên địa bàn; 2.10.2. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn; 2.10.3. Phối hợp, chỉ đạo, kiểm tra thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, cứu trợ xã hội, trợ giúp xã hội; 2.10.4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động nhân đạo, từ thiện để giúp đỡ đời sống vật chất, tinh thần đối với người tàn tật, trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người già cô đơn không nơi nương tựa, người gặp khó khăn hiểm nghèo, nạn nhân chiến tranh và các đối tượng xã hội khác cần có sự cứu trợ, trợ giúp của Nhà nước và xã hội; 2.10.5. Chỉ đạo, kiểm tra các cơ sở thực hiện nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội. 2.11. Về phòng, chống tệ nạn xã hội: - Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh chương trình, kế hoạch và giải pháp phòng ngừa tệ nạn mại dâm, cai nghiện ma tuý và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai; - Chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của các cơ sở giáo dục - lao động xã hội trên địa bàn tỉnh. 2.12. Hướng dẫn kiểm tra hoạt động của các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công thuộc các lĩnh vực quản lý của Sở; quản lý các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở; 2.13. Thực hiện hợp tác quốc tế theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật; 2.14. Tổ chức nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ, cung cấp số liệu phục vụ công tác quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ; 2.15. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội đối với các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, Uỷ ban nhân dân huyện, xã; 2.16. Tổng hợp, thống kê, báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật; 2.17. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội thuộc phạm vi quản lý theo qui định của pháp luật; 2.18. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình cải cách hành chính trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội sau khi được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt; 2.19. Quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ xã, phường, thị trấn làm công tác quản lý về lao động, thương binh và xã hội theo qui định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Uỷ ban nhân dân tỉnh; 2.20. Quản lý tài chính, tài sản của Sở theo qui định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh; 2.21. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh. 3- Tổ chức và biên chế 3.1. Lãnh đạo Sở: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có Giám đốc và không quá ba Phó Giám đốc. Giám đốc Sở chịu trách nhiệm và báo cáo trước Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân tỉnh khi được yêu cầu. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Uỷ ban Nhân dân tỉnh, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Các Phó Giám đốc Sở chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định việc bổ nhiệm Giám đốc và Phó Giám đốc Sở theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định và theo các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ. Việc miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Giám đốc và Phó Giám đốc Sở thực hiện theo quy định của pháp luật. 3.2. Cơ cấu tổ chức của Sở, gồm: - Văn phòng; - Phòng chuyên môn, nghiệp vụ; - Thanh tra; - Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội (nếu có); - Tổ chức sự nghiệp. Việc thành lập phòng chuyên môn, nghiệp vụ dựa trên nguyên tắc bảo đảm bao quát đầy đủ các lĩnh vực công tác của Sở về lao động, việc làm, dạy nghề, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo trợ xã hội, thương binh liệt sĩ và người có công, tài chính kế toán, phòng chống tệ nạn xã hội...và đáp ứng yêu cầu thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng phải rõ ràng, không chồng chéo giữa các phòng và tổ chức khác thuộc Sở, phù hợp với đặc điểm và khối lượng công việc thực tế ở địa phương, bảo đảm đơn giản về thủ tục hành chính và thuận lợi trong việc giải quyết các công việc của tổ chức và công dân. Số lượng phòng chuyên môn, nghiệp vụ của Sở không quá 5 phòng đối với các tỉnh có đô thị đến loại 3; không quá 7 phòng đối với các tỉnh có đô thị loại 2 và các thành phố trực thuộc Trung ương. Số lượng, tên gọi các phòng chuyên môn, nghiệp vụ của Sở do Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định việc thành lập tổ chức sự nghiệp, chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội trực thuộc Sở; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chi cục, thanh tra Sở theo quy định của pháp luật và phê duyệt Quy chế làm việc của Sở. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng, phòng chuyên môn, nghiệp vụ, các tổ chức sự nghiệp thuộc Sở và quy định thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu các tổ chức thuộc Sở theo quy định của pháp luật. 3.3. Biên chế: Biên chế văn phòng, thanh tra, các phòng chuyên môn nghiệp vụ và chi cục (trừ tổ chức sự nghiệp trực thuộc chi cục nếu có) là biên chế quản lý nhà nước do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Giám đốc Sở Nội vụ. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức của Sở phù hợp với chức danh, tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức nhà nước theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. II. CƠ QUAN CHUYÊN MÔN GIÚP ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN, QUẬN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI 1- Vị trí, chức năng: Cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Uỷ nhân nhân dân huyện) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động, thương binh và xã hội thống nhất gọi là phòng. Việc thành lập và tên gọi của phòng do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật. Cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động, thương binh và xã hội chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. 2- Nhiệm vụ, quyền hạn: 2.1. Trình Uỷ ban Nhân dân huyện: - Ban hành văn bản hướng dẫn việc thực hiện các chính sách, chế độ và pháp luật của nhà nước về lao động, thương binh, xã hội trên địa bàn; - Chương trình công tác về lao động, thương binh và xã hội. 2.2. Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện pháp luật về chính sách lao động, việc làm, an toàn lao động, vệ sinh lao động, dạy nghề, bảo hiểm xã hội, thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng, bảo trợ xã hội, xoá đói giảm nghèo, phòng chống tệ nạn xã hội của huyện; 2.3. Hướng dẫn, kiểm tra Uỷ ban nhân dân xã thực hiện quản lý nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm và các công trình ghi công liệt sỹ; chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý các công trình được giao; 2.4. Hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở bảo trợ xã hội, dạy nghề, giới thiệu việc làm, sản xuất của tập thể thương binh và người tàn tật, cơ sở giáo dục, cai nghiện ma tuý, mại dâm trên địa bàn huyện theo phân cấp; 2.5. Phối hợp với các ngành, đoàn thể cùng cấp chỉ đạo, xây dựng phong trào toàn dân chăm sóc, giúp đỡ các đối tượng chính sách xã hội; 2.6. Thực hiện kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật lao động, thương binh và xã hội trên địa bàn huyện; giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân về lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội theo qui định của pháp luật. 2.7. Thực hiện công tác thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất về lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội với Uỷ ban nhân dân huyện và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. 2.8. Quản lý tài chính, tài sản được giao thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội của huyện. 2.9. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Uỷ ban nhân dân huyện. 3. Tổ chức và biên chế: - Căn cứ tình hình, đặc điểm cụ thể của địa phương, Uỷ ban nhân dân huyện trình Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định hình thức tổ chức cơ quan làm công tác Lao động-Thương binh và Xã hội huyện theo qui định của pháp luật. - Biên chế của phòng làm công tác Lao động - Thương binh và Xã hội ở huyện do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện quyết định trong tổng biên chế quản lý nhà nước của huyện. - Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân huyện, trước pháp luật về toàn bộ lĩnh vực công tác được giao, trong đó có lĩnh vực Lao động, Thương binh và Xã hội. III- NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LĨNH VỰC LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN Trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 1. Căn cứ hướng dẫn chuyên môn của cơ quan lao động, thương binh và xã hội huyện, xây dựng kế hoạch công tác lao động, thương binh và xã hội tháng, quí, năm và tổ chức thực hiện; 2. Thống kê nguồn lao động của xã để trình Uỷ ban nhân dân huyện có giải pháp cân đối nguồn lao động, tạo việc làm, học nghề, xuất khẩu lao động, thực hiện nghĩa vụ lao động công ích; Thống kê số lượng, tổng hợp tình hình đối tượng chính sách xã hội: thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng, người hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, nạn nhân chiến tranh, người già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hộ nghèo đói, người gặp khó khăn hiểm nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội khác để có các biện pháp trợ giúp nhằm ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho các đối tượng. Đồng thời phối hợp với các tổ chức, đoàn thể xây dựng phong trào toàn dân giúp đỡ, chăm sóc đối tượng chính sách xã hội; 3. Thực hiện chi trả trợ cấp, phụ cấp cho các đối tượng hưởng chính sách lao động, thương binh và xã hội theo phân cấp hoặc uỷ quyền; 4. Quản lý nghĩa trang liệt sỹ và các công trình ghi công liệt sỹ của xã (nếu có); quản lý cơ sở nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội (nếu có) và việc nuôi dưỡng đối tượng chính sách xã hội tại cộng đồng; 5. Tuyên truyền, vận động phòng chống mại dâm, nghiện ma tuý; thống kê số lượng đối tượng và tổng hợp tình hình mại dâm, nghiện ma tuý để có biện pháp phòng ngừa, chữa trị, tái hoà nhập cộng đồng cho đối tượng; 6. Báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình lao động, thương binh và xã hội trên địa bàn với cơ quan lao động, thương binh và xã hội huyện; Giúp Uỷ ban nhân dân xã có công chức Văn hoá - Xã hội và cán bộ không chuyên trách làm công tác lao động, thương binh và xã hội được quy định tại Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 và Nghị định số 121/2003/NĐ- CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1. Thông tư này thay thế Thông tư số 01/LB-TT ngày 11 tháng 01 năm 1995 của Liên Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội - Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) và có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. 2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh căn cứ Thông tư này qui định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, biên chế của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, của cơ quan lao động, thương binh và xã hội huyện. 3. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vấn đề phát sinh hoặc có khó khăn vướng mắc cần phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ để nghiên cứu, giải quyết./. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ Đỗ Quang Trung BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Nguyễn Thị Hằng Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn Phòng CP; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng TW Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Viện Kiểm sát NDTC; - Toà án NDTC; - HĐND, UBND tỉnh, TP trực thuộc TW; - Sở LĐTBXH & Sở Nội vụ các tỉnh; thành phố trực thuộcTrung ương; - Các đơn vị trực thuộc Bộ LĐTBXH; - Công báo; - Lưu VT (Bộ LĐTBXH & Bộ Nội vụ).
{ "issuing_agency": "Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội", "promulgation_date": "09/06/2004", "sign_number": "09/2004/TTLT-BLĐTBXH-BNV", "signer": "Đỗ Quang Trung, Nguyễn Thị Hằng", "type": "Thông tư liên tịch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-tu-02-2014-TT-BCT-bien-phap-su-dung-nang-luong-tiet-kiem-hieu-qua-nganh-cong-nghiep-220430.aspx
Thông tư 02/2014/TT-BCT biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả ngành công nghiệp mới nhất
BỘ CÔNG THƯƠNG -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 02/2014/TT-BCT Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2014 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ CHO CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 17 tháng 6 năm 2010; Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; Căn cứ Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các ngành công nghiệp như sau: Chương 1. QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định về: 1. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các quá trình dùng chung trong sản xuất công nghiệp. 2. Biện pháp quản lý và các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong ngành hóa chất. Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với: 1. Các cơ sở sản xuất công nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. 2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Điều 3. Giải thích từ ngữ 1. Quá trình dùng chung trong sản xuất công nghiệp (gọi tắt là các quá trình dùng chung) là các quá trình cung cấp, biến đổi, lưu trữ và sử dụng năng lượng trong sản xuất tại các cơ sở sản xuất công nghiệp. 2. kOE là kg dầu tương đương: quy định tại Phụ lục I, Thông tư này. 3. IEER là chỉ số hiệu quả năng lượng tổng hợp, kW/kW. 4. IPLV là chỉ số non tải tổng hợp - được hiểu đầy đủ là chỉ số hiệu quả năng lượng non tải tổng hợp; kW/kW. 5. Chỉ số hiệu quả năng lượng (SEC) là mức năng lượng sử dụng trên một đơn vị sản phẩm. Chương 2. SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ ĐỐI VỚI CÁC QUÁ TRÌNH DÙNG CHUNG MỤC 1. YÊU CẦU CHUNG Điều 4. Hiệu suất sử dụng năng lượng Hiệu suất sử dụng năng lượng của các quá trình dùng chung được xác định: 1. Thông qua việc tiến hành kiểm toán năng lượng tại cơ sở sản xuất công nghiệp. 2. Kiểm toán năng lượng được thực hiện theo quy trình tại Phụ lục IV Thông tư số 09/2012/TT-BCT ngày 20 tháng 4 năm 2012 quy định về việc lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện kiểm toán năng lượng. Điều 5. Quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với các quá trình dùng chung 1. Hiệu quả sử dụng năng lượng và mục tiêu hiệu quả năng lượng của các quá trình dùng chung phải được phản ánh trong kế hoạch hàng năm và kế hoạch năm năm về sử dụng năng lượng của cơ sở sản xuất công nghiệp. 2. Hiệu quả sử dụng năng lượng của các quá trình dùng chung và mức độ đạt được các mục tiêu về hiệu quả năng lượng theo kế hoạch của các quá trình dùng chung phải được trình bày trong báo cáo kiểm toán năng lượng, báo cáo tình hình sử dụng năm lượng hàng năm. 3. Hiệu quả sử dụng năng lượng của các quá trình dùng chung phải đảm bảo được các yêu cầu theo quy định tại Thông tư này. 4. Các cơ sở sản xuất công nghiệp phải có kế hoạch nghiên cứu triển khai các giải pháp tiết kiệm năng lượng và các giải pháp tiết kiệm năng lượng thực tế khác theo quy định tại Thông tư này. 5. Các giải pháp tiết kiệm năng lượng phải được nghiên cứu, bổ sung và cập nhật thường xuyên. MỤC 2. SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRONG QUÁ TRÌNH ĐỐT NHIÊN LIỆU Điều 6. Yêu cầu chung 1. Hiệu suất của các quá trình cháy phải được kiểm soát để đảm bảo chế độ cháy tốt nhất. Để đảm bảo quá trình cháy tối ưu, lượng khí dư phải duy trì ít nhất hai thành phần chính bao gồm: CO2 = 14,5 - 15 %, O2 = 2 – 3 %. 2. Lượng không khí cấp cho quá trình cháy và thành phần khí thải được đo lường đánh giá thông qua hệ thống giám sát tại chỗ hoặc đo lường định kỳ sử dụng thiết bị đo hoặc phân tích từ bên ngoài. 3. Lựa chọn các thiết bị gia nhiệt phù hợp, hiệu suất cao đảm bảo sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. 4. Xây dựng quy trình xử lý nhiên liệu để đảm bảo hiệu suất của quá trình cháy. Điều 7. Các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong quá trình đốt nhiên liệu 1. Yêu cầu đối với nhiên liệu khí: đảm bảo tỷ lệ giữa nhiên liệu và không khí cấp để đạt được hiệu suất cháy tối ưu. 2. Yêu cầu đối với nhiên liệu lỏng a) Sấy nhiên liệu trước khi đốt; b) Kiểm soát nhiệt độ; c) Bảo dưỡng định kỳ các vòi đốt. 3. Yêu cầu đối với nhiên liệu rắn (than): a) Định cỡ tối ưu cho các loại lò đốt khác nhau: theo quy định tại mục 1.1 Phụ lục II Thông tư này; b) Đảm bảo độ ẩm tối ưu: theo quy định tại mục 1.1 Phụ lục II Thông tư này; c) Đảm bảo độ đồng đều của nhiên liệu đốt: theo quy định tại mục 1.1 Phụ lục II Thông tư này. Điều 8. Lựa chọn thiết bị gia nhiệt và nhiên liệu phù hợp 1. Lựa chọn thiết bị gia nhiệt và nhiên liệu phù hợp với công nghệ đảm bảo sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. 2. Tăng cường sử dụng nhiên liệu ép sinh khối thay cho các dạng nhiên liệu truyền thống. 3. Tăng cường cơ giới hóa và tự động hóa quá trình cấp liệu. MỤC 3. SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRONG HỆ THỐNG CẤP NHIỆT VÀ HỆ THỐNG LẠNH Điều 9. Yêu cầu và giải pháp đối với hệ thống cấp nhiệt 1. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hệ thống cấp nhiệt phải đáp ứng các yêu cầu sau: a) Hiệu suất nhiệt của các lò hơi công nghiệp: tối thiểu 70% khi đốt than, 80% khi đốt dầu và khí. b) Tổn thất áp lực trong hệ thống ống dẫn hơi phải nhỏ hơn 3 bar. c) Tổn thất nhiệt trên đường ống phải nhỏ hơn 5%. d) Hệ thống đường ống bảo đảm giãn nở, xả nước ngưng và không rò rỉ hơi. e) Thiết kế hệ thống phân phối hơi đảm bảo quy định tại mục 2 Phụ lục II Thông tư này. 2. Các giải pháp a) Đối với lò hơi: - Tối ưu hóa quá trình đốt nhiên liệu; - Sử dụng thiết bị trao đổi nhiệt hiệu suất cao; - Xả đáy định kỳ lò hơi. b) Đối với hệ thống truyền nhiệt: - Đảm bảo cách nhiệt tốt; - Ngăn ngừa rò rỉ hệ thống; - Tận dụng nhiệt thừa của các dòng nhiệt thải của nước ngưng. Điều 10. Yêu cầu đối với các hệ thống cấp nhiệt khác 1. Nhiên liệu và môi chất tải nhiệt cần phải đảm bảo yêu cầu chất lượng theo yêu cầu thiết kế. 2. Hệ thống cấp nhiệt phải bảo dưỡng định kỳ. 3. Hệ thống các đường ống cấp nhiệt và bảo ôn phải được thiết kế để đảm bảo tổn thất nhiệt thấp nhất. Điều 11. Yêu cầu đối với trong hệ thống lạnh 1. Lựa chọn thiết bị, công nghệ phù hợp. 2. Chỉ số hiệu quả COP tối thiểu theo quy định tại mục 2.2 Thông tư số 15/2013/TT-BXD ngày 26 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các Công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả (sau đây gọi tắt là Thông tư số 15/2013/TT-BXD). 3. Hệ thống lạnh phải có hệ số IPLV và IEER cao. Điều 12. Các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hệ thống lạnh 1. Tối ưu hóa bộ trao đổi nhiệt của quá trình. 2. Bảo trì hiệu quả các bề mặt trao đổi nhiệt. 3. Điều chỉnh công suất phù hợp với tải của hệ thống. 4. Sử dụng hệ thống làm lạnh đa cấp. 5. Sử dụng hệ thống trữ lạnh để lưu trữ lạnh giờ thấp điểm sử dụng trong giờ cao điểm. 6. Thiết kế, bảo dưỡng định kỳ hệ thống bảo ôn của hệ thống lạnh. 7. Giám sát định kỳ số lượng và chất lượng của môi chất lạnh. MỤC 4. TẬN DỤNG NHIỆT THẢI TỪ CÁC HỆ THỐNG ĐỐT NHIÊN LIỆU, HỆ THỐNG CẤP NHIỆT, TRUYỀN NHIỆT Điều 13. Yêu cầu chung 1. Tận dụng nhiệt thải cho các quá trình sử dụng nhiệt khác hoặc để phát điện. 2. Lượng nhiệt thải và tiềm năng ứng dụng: theo quy định tại mục 3 Phụ lục II Thông tư này. Điều 14. Các giải pháp tận dụng nhiệt thải 1. Lắp đặt bộ trao đổi nhiệt sử dụng nhiệt khói thải gia nhiệt cho nước cấp. 2. Lắp đặt bộ tận dụng nhiệt thải thông qua thiết bị phun nước. 3. Sử dụng tuabin nhiệt, hệ thống ống xoắn, hệ thống đường ống nhiệt và thiết bị trao đổi khí tới khí. 4. Thu hồi nhiệt từ khói lò, nước làm mát động cơ, khí xả động cơ, hơi nước áp suất thấp, khí xả lò sấy, xả đáy nồi hơi. MỤC 5. SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRONG HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ, CẤP NƯỚC NÓNG Điều 15. Yêu cầu chung 1. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với hệ thống điều hòa không khí và cấp nước nóng theo quy định tại mục 2.2 Thông tư số 15/2013/TT-BXD. 2. Thiết kế hệ thống điều hòa không khí và cấp nước nóng theo định tại Thông tư số 15/2013/TT-BXD. 3. Việc cấp nước nóng cho các quá trình sản xuất phải tuân theo quy trình công nghệ. Hiệu quả của các hệ thống cung cấp này được đảm bảo thông qua hiệu quả làm việc của hệ thống cấp nhiệt và truyền nhiệt. Điều 16. Các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hệ thống cấp nước nóng 1. Sử dụng năng lượng mặt trời. 2. Sử dụng nước nóng dư từ quá trình sản xuất. 3. Sử dụng hơi hoặc nhiệt dư từ quá trình sản xuất để gia nhiệt cho nước sinh hoạt. 4. Sử dụng nhiệt từ hệ thống điều hòa. 5. Sử dụng hệ thống bơm nhiệt. MỤC 6. NGĂN NGỪA TỔN THẤT ĐIỆN Điều 17. Yêu cầu chung Hệ thống phải được thiết kế để tránh các dạng tổn thất sau đây: 1. Tổn thất điện áp. 2. Tổn thất do lệch pha. 3. Tổn thất do hệ số công suất nhỏ. 4. Tổn thất máy biến áp. 5. Tăng chi phí mua điện do vận hành giờ cao điểm. Điều 18. Các giải pháp giảm tổn thất điện trong hệ thống 1. Tăng điện áp truyền tải. Các lợi ích của truyền tải điện cao thế được nêu ở mục 4.1 Phụ lục II Thông tư này. 2. Lựa chọn dây dẫn với chất liệu và tiết diện phù hợp. 3. Hiệu suất máy biến áp phải đảm bảo nằm trong khoảng 85%-95%. 4. Sử dụng hợp lý các máy biến áp thông qua: a) Chọn dung lượng biến áp hợp lý; b) Vận hành kinh tế các trạm biến áp; c) Phân phối tải phù hợp giữa các máy biến áp; d) Trạm biến áp đặt gần các thiết bị động lực; e) Không sử dụng ổn áp cho mạch động lực khi dao động điện áp xảy ra với tần suất không lớn; g) Điều chỉnh điện áp của MBA phù hợp với phụ tải; h) Thay thế, bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp hợp lý. 5. Cân bằng các pha trong hệ thống sử dụng điện. 6. Nâng cao hệ số công suất của hệ thống thông qua việc sử dụng các thiết bị có hệ số số công suất cao hơn hoặc sử dụng tụ bù. 7. Quản lý phụ tải điện hợp lý: theo quy định tại mục 4.2 Phụ lục II Thông tư này. MỤC 7. SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRONG ĐỘNG CƠ ĐIỆN Điều 19. Yêu cầu chung 1. Thay thế các động cơ hiệu suất thấp bằng động cơ hiệu suất cao. 2. Các động cơ có các đặc tính sau đây cần phải được xem xét để thay thế: a) Động cơ chạy non tải dưới 60-70% công suất định mức; b) Động cơ vận hành với công suất định mức nhưng đầu ra điều chỉnh bằng van, lá gió với độ mở dưới 60-70%; c) Động cơ chạy quá tải trong một số khoảng thời gian vận hành đáng kể; d) Động cơ sử dụng với thời gian vượt tuổi thọ cho phép chưa được đại tu; e) Động cơ sử dụng với công suất biến đổi đáng kể trong thời gian sử dụng nhưng chưa sử dụng biến tần; g) Động cơ hiệu suất thấp; h) Động cơ điều chỉnh tốc độ bằng điện trở roto. Điều 20. Các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với động cơ 1. Duy trì mức điện áp cung cấp với biên độ dao động tối đa là 5% so với giá trị danh nghĩa. 2. Giảm thiểu mất cân bằng pha trong khoảng 1% để tránh làm giảm hiệu suất động cơ. 3. Duy trì hệ số công suất cao bằng cách lắp tụ bù ở vị trí càng gần với động cơ càng tốt. 4. Chọn công suất của động cơ thích hợp để tránh hiệu quả thấp và hệ số công suất kém. 5. Đảm bảo mức tải của động cơ lớn hơn 60%. 7. Áp dụng chính sách bảo trì thích hợp cho động cơ. 8. Sử dụng các bộ điều khiển tốc độ (VSD) hoặc hai cấp tốc độ cho các ứng dụng thích hợp. 9. Sử dụng biến tần cho các động cơ có công suất biến đổi nhiều trong thời gian sử dụng và các động cơ điều chỉnh tốc độ bằng điện trở roto. 10. Thay các động cơ hỏng, quá tải hoặc non tải bằng các động cơ hiệu suất cao. 11. Quấn lại các động cơ bị cháy tại các dịch vụ kỹ thuật đảm bảo. 12. Tối ưu hóa hiệu suất truyền động thông qua bảo trì và lắp đặt đúng cách các trục, xích, bánh răng, bộ đai truyền. 13. Kiểm soát nhiệt độ môi trường xung quanh để kéo dài tuổi thọ cách điện và độ tin cậy của động cơ. 14. Bảo trì, bảo dưỡng động cơ theo chỉ định của nhà sản xuất và sử dụng dầu hoặc mỡ chất lượng cao để tránh bị nhiễm bẩn hoặc nước. 15. Bù công suất phản kháng cho các động cơ nếu cần thiết. 16. Khi thay thế hoặc lắp bộ điều khiển cho các động cơ cần lưu ý các đặc tính của động cơ và đặc tính tải để đảm bảo phương án cải tiến có thể vận hành hiệu quả theo quy trình công nghệ của hệ thống. MỤC 8. CÔNG NGHỆ CHIẾU SÁNG VÀ QUẢN LÝ CHIẾU SÁNG TRONG NHÀ MÁY SẢN XUẤT, VĂN PHÒNG CỦA DOANH NGHIỆP Điều 21. Yêu cầu chung Hệ thống chiếu sáng trong phòng làm việc và các phân xưởng trong các nhà máy công nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu sau: 1. Đảm bảo độ sáng cần thiết tại các vị trí làm việc. 2. Đảm bảo chiếu sáng sử dụng công suất sử dụng nhỏ nhất. Điều 22. Các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hệ thống chiếu sáng 1. Để đảm bảo hệ thống chiếu sáng hiệu quả, phải tuân thủ các yêu cầu sau: a) Thiết kế chiếu sáng tiêu chuẩn; b) Sử dụng đúng chủng loại đèn tiết kiệm năng lượng nhất cho các vùng sử dụng thích hợp; c) Sử dụng các loại cảm biến để bật hoặc tắt đèn theo yêu cầu sử dụng (cảm biến cường độ sáng, cảm biến di chuyển, rơ le thời gian); d) Sử dụng chóa đèn để tăng hiệu quả chiếu sáng; e) Sử dụng các phụ kiện hiệu quả; g) Sử dụng tụ bù để năng cao hệ số công suất. 2. Đối với khối văn phòng: áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quy định tại mục 2.3 Thông tư số 15/2013/TT-BXD. 3. Đối với các cơ sở sản xuất: áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7114:2002 (2008) cho các hệ thống chiếu sáng làm việc bên trong các tòa nhà. Biên độ chiếu sáng đề xuất cho một số cơ sở sản xuất công nghiệp điển hình: theo quy định tại mục 5.1 Phụ lục II Thông tư này. Khi thay thế các loại đèn hiệu quả năng lượng phải lưu ý tới đặc tính chiếu sáng của các loại đèn và yêu cầu chiếu sáng của các khu vực làm việc để lựa chọn các loại đèn phù hợp. Thông số của một số loại đèn thông dụng: theo quy định tại mục 5.2 Phụ lục II Thông tư này. 4. Các tiêu chuẩn về hệ thống chiếu sáng hiệu quả: thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 15/2013/TT-BXD. MỤC 9. SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRONG HỆ THỐNG KHÍ NÉN Điều 23. Yêu cầu vận hành hiệu quả năng lượng đối với hệ thống khí nén 1. Đảm bảo cấp khí nén hiệu quả cho các quá trình công nghệ yêu cầu. 2. Sử dụng các công nghệ, thiết bị nén khí phù hợp nhất với yêu cầu sử dụng của hệ thống. Các tiêu chí lựa chọn máy nén thực hiện theo quy định tại mục 6.1 Phụ lục II Thông tư này. Giảm thiểu các tổn thất trong quá trình cung cấp khí nén tới các thiết bị công nghệ sử dụng. Điều 24. Các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hệ thống khí nén 1. Đảm bảo chất lượng khí đầu vào máy nén: khí đầu vào phải đảm bảo sạch, khô và mát; nhiệt độ khí đầu vào ảnh hưởng quan trọng tới hiệu suất năng lượng của máy nén quy định tại mục 6.2 Phụ lục II Thông tư này. Giảm sụt áp suất tại các bộ lọc khí đầu vào để tránh làm giảm hiệu suất máy nén. Tác động của sự sụt áp suất qua bộ lọc khí vào đối với mức tiêu thụ điện quy định tại mục 6.3 Phụ lục II Thông tư này. 2. Tìm và xử lý các rò rỉ khí nén và ngăn ngừa rò rỉ. Thường xuyên kiểm tra các vết rò và tổn thất áp suất ở toàn bộ hệ thống (hàng tháng). 3. Điều chỉnh các hoạt động ở hộ tiêu thụ tại áp suất thấp nhất có thể. 4. Đóng tất cả nguồn cấp khí tới các thiết bị không vận hành. 5. Tách riêng các thiết bị đơn lẻ sử dụng khí nén áp suất cao. 6. Giám mức sụt áp trong hệ thống ống phân phối. 7. Khi có một hoặc nhiều hơn máy nén cấp cho cho một đầu phân phối chung, cần vận hành máy nén sao cho chi phí sản xuất khí nén là nhỏ nhất. 9. Xem xét việc dùng máy nén đa cấp. 10. Giảm áp suất ra càng thấp càng tốt. 11. Tránh đưa khí nén áp suất cao hơn tới toàn bộ dây chuyền chỉ để đáp ứng nhu cầu của một thiết bị cao áp. 12. Áp dụng chiến lược bảo dưỡng phòng ngừa một cách hệ thống cho máy nén và các bộ phận phụ trợ. 13. Đảm bảo rằng nước ngưng phải được loại bỏ khỏi hệ thống phân phối ngay hoặc không có nước ngưng. 14. Kiểm tra các xem kích thước bình tích có thể chứa đủ khí nén cho các nhu cầu lớn trong thời gian ngắn không. Chương 3. QUY ĐỊNH VỀ MỨC TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG VÀ CÁC YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRONG CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP MỤC 1. CHỈ SỐ HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG VÀ MỨC CẢI THIỆN HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG Điều 25. Xác định các chỉ số tiêu thụ năng lượng và mức độ cải thiện hiệu quả năng lượng tại các cơ sở sản xuất công nghiệp 1. Chỉ số hiệu suất năng lượng (SEC) được xác định theo quy trình quy định tại Phụ lục III Thông tư này. 2. Chỉ số hiệu suất năng lượng cần được tính trên một đơn vị đầu ra điển hình của ngành sản xuất (như tấn sản phẩm, một đơn vị sản phẩm…). Trường hợp cơ sở sản xuất có nhiều loại sản phẩm đầu ra thì phải quy đổi về một loại sản phẩm điển hình. 3. Chỉ số tiêu thụ năng lượng của cơ sở phải so sánh với chỉ số năng lượng định mức (hoặc chỉ số trung bình ngành) để quyết định mức độ cải thiện hiệu quả năng lượng cần được thực hiện. 4. Mức độ cải thiện hiệu suất năng lượng được quy định phụ thuộc vào ngành công nghiệp, trình độ công nghệ, quy mô sản xuất và các đặc điểm sản xuất của cơ sở sản xuất công nghiệp. Mức độ cải thiện đề xuất phải được quy định theo các giai đoạn kế hoạch. 5. Các cơ sở sản xuất có trách nhiệm báo cáo các chỉ số hiệu quả năng lượng và mức cải thiện đạt được so với kế hoạch trong các báo cáo năng lượng hàng năm. MỤC 2. CẢI THIỆN HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT Điều 26. Chỉ số hiệu quả năng lượng và mức cải thiện hiệu quả yêu cầu đối với ngành hóa chất 1. Phân ngành sản xuất cao su nguyên liệu. a) Mức sử dụng năng lượng (xem mục 1.1 Phụ lục IV): - Đối với các cơ sở sản xuất có công suất thiết kế nhỏ hơn 5.000 tấn/năm: 44 kOE/tấn (thành phẩm); - Đối với các cơ sở sản xuất có công suất thiết kế từ 5.000 đến nhỏ hơn 10.000tấn/năm: 36 kOE/tấn (thành phẩm); - Đối với các cơ sở sản xuất có công suất thiết kế từ 10.000 tấn/năm trở lên: 28 kOE/tấn (thành phẩm). b) Mức độ nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng: - Đối với các cơ sở có mức sử dụng năng lượng cao hơn mức quy định: phải thực hiện các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để đạt mức năng lượng theo quy định; - Đối với các cơ sở có mức sử dụng năng lượng bằng hoặc thấp hơn mức quy định: tiếp tục duy trì và cải tiến công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. 2. Phân ngành sản xuất phân bón NPK a) Mức sử dụng năng lượng (xem mục 1.2 Phụ lục IV) - Đối với các cơ sở sản xuất có công suất thiết kế nhỏ hơn 4.000 tấn/năm: 14,8 kOE/tấn (thành phẩm); - Đối với các cơ sở sản xuất có công suất thiết kế từ 4.000 đến nhỏ hơn 9.000 tấn/năm: 16,8 kOE/tấn (thành phẩm); - Đối với các cơ sở sản xuất có công suất thiết kế từ 9.000 tấn/năm trở lên: 19,7 kOE/tấn (thành phẩm). b) Nâng cao sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: - Đối với các cơ sở có mức sử dụng năng lượng cao hơn mức quy định: Phải thực hiện các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để đạt mức năng lượng theo quy định; - Đối với các cơ sở có mức sử dụng năng lượng bằng hoặc thấp hơn mức quy định: tiếp tục duy trì và cải tiến công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. 3. Phân ngành sản xuất sơn nước a) Mức sử dụng năng lượng (xem mục 1.3 Phụ lục IV): - Mức sử dụng năng lượng trung bình: 12,1 kOE/tấn (thành phẩm). b) Nâng cao sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: - Đối với các cơ sở có mức sử dụng năng lượng cao hơn mức quy định: Phải thực hiện các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để đạt mức năng lượng theo quy định; - Đối với các cơ sở có mức sử dụng năng lượng bằng hoặc thấp hơn mức quy định: tiếp tục duy trì và cải tiến công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. 4. Phân ngành sản xuất sơn dung môi a) Mức sử dụng năng lượng (xem mục 1.4 Phụ lục IV): - Mức sử dụng năng lượng trung bình: 17,7 kOE/tấn (thành phẩm). b) Nâng cao sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: - Đối với các cơ sở có mức sử dụng năng lượng cao hơn mức quy định: Phải thực hiện các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để đạt mức năng lượng theo quy định; - Đối với các cơ sở có mức sử dụng năng lượng bằng hoặc thấp hơn mức quy định: tiếp tục duy trì và cải tiến công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. Điều 27. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong ngành công nghiệp với ngành hóa chất 1. Phân ngành chế biến cao su nguyên liệu a) Sử dụng động cơ hiệu suất cao; b) Biến tần cho máy ép kiện (đóng gói); c) Khí hóa từ củi thay thế nhiên liệu dầu/LPG cho hệ thống sấy liệu; d) Giải pháp cho hệ thống xử lý nước thải: - Thay đổi từ sục khí bề mặt bằng sục khí tinh; - Khí Biogas từ hệ thống xử lý nước thải. e) Cải thiện Quản lý Năng lượng. 2. Phân ngành sản xuất phân NPK a) Giảm hệ số hoàn lưu trong quy trình sản xuất; b) Sử dụng động cơ hiệu suất cao; c) Sử dụng biến tần điều khiến tối ưu cho quạt và bơm; d) Tận dụng nhiệt thải công đoạn làm nguội để sấy liệu; e) Cải thiện quản lý năng lượng; 3. Phân ngành sản xuất sơn, sơn dung môi - Sử dụng động cơ hiệu suất cao; - Tối ưu hóa hệ thống khí nén; - Cải thiện quản lý năng lượng. Chương 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 28. Trách nhiệm của Tổng cục Năng lượng 1. Tổ chức giám sát, kiểm tra tình hình quản lý hiệu quả sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất công nghiệp. 2. Triển khai việc quản lý hiệu quả sử dụng năng lượng theo các quy định tại Thông tư này. 3. Xác định, cập nhật định mức sử dụng năng lượng trong các ngành công nghiệp làm cơ sở cho việc quản lý hiệu quả sử dụng năng lượng. Điều 29. Trách nhiệm của Sở Công Thương 1. Phối hợp với Tổng cục Năng lượng hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo các nội dung của thông tư này. 2. Kiểm tra việc thực hiện các nội dung của Thông tư này trong phạm vi quản lý tại địa phương. 3. Chủ trì, phối hợp với các Sở quản lý kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn cơ sở sản xuất công nghiệp thực hiện các quy định tại Thông tư này. Điều 30. Điều khoản thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2014. 2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về Bộ Công Thương để kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Nơi nhận: - Văn phòng Tổng bí thư; - Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo); - Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo); - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Kiểm toán Nhà nước; - Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước; - Cục Kiểm tra VBQPPL-Bộ Tư pháp; - Công báo; - Website: Chính phủ, Bộ Công Thương; - Lưu: VT, TCNL. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Lê Dương Quang PHỤ LỤC I HỆ SỐ CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2014/TT-BCT ngày 16 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương STT Loại nhiên liệu Đơn vị TOE/đơn vị 1 Điện kWh 0, 0001543 2 Than cốc Tấn 0, 70 – 0, 75 3 Than cám loại 1, 2 Tấn 0, 7 4 Than cám loại 3, 4 Tấn 0, 6 5 Than cám loại 5, 6 Tấn 0, 5 6 Dầu DO (Diesel Oil) Tấn 1, 02 1000 Lít 0, 88 7 Dầu FO (Fuel Oil) Tấn 0, 99 1000 Lít 0, 94 8 LPG Tấn 1, 09 9 Khí tự nhiên (Natural Gas) Tr. m3 900 10 Xăng ô-tô xe máy (Gasoline) Tấn 1, 05 1000 Lít 0, 83 11 Nhiên liệu phản lực (Jet Fuel) Tấn 1, 05 (*) Ghi chú: TOE – Tấn dầu tương đương. Quy đổi kOE: 1 kOE= 10-3 TOE PHỤ LỤC II QUY ĐỊNH KỸ THUẬT CHI TIẾT CỦA CÁC QUÁ TRÌNH DÙNG CHUNG Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2014/TT-BCT ngày 16 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương 1. Nâng cao hiệu quả quá trình đốt nhiên liệu - Kích thước than phù hợp với các hệ thống đốt khác nhau: STT Kiểu hệ thống đốt Kích thước (mm) 1 Đốt thủ công (a) Thông gió tự nhiên (b) Thông gió cưỡng bức 25-75 25-40 2 Đốt lò (a) Lò ghi xích i) Thông gió tự nhiên ii) Thông gió cưỡng bức (b) Lò ghi cố định 25-40 15-25 15-25 3 4 Lò hơi dùng nhiên liệu phun Buồng lửa tầng sôi 75% dưới 75 micron* < 10 mm *1 Micron= 1/1000 mm - Mức độ phun nước để tạo độ ẩm cho than nhiên liệu: những hạt mịn trên độ ẩm bề mặt trong than Hạt mịn (%) Độ ẩm bề mặt (%) 10 - 15 4 - 5 15 - 20 5 - 6 20 - 25 6 - 7 25 - 30 7 - 8 2. Nâng cao hiệu quả của hệ thống cấp nhiệt, làm lạnh Hướng dẫn thiết kế hệ thống thoát nước và hệ thống ống dẫn hơi hợp lý: a. Đướng dẫn hơi chính không được đi xuống quá 125 mm trên mỗi 30 mét chiều dài của hướng dòng chảy của hơi. b. Điểm thoát được thiết kế cách nhau khoảng cách 30-45 m theo chiều dài của đường ống chính và có kích thước hợp. c. Các điểm thoát phải đặt tại các điểm thấp trên đường ống chính còn hơi được trích ra từ phía trên của đường ống chính. Các vị trí tốt nhất và ở phía dưới của các khớp nối trước khi thu hẹp và các van. d. Sử dụng bẫy hơi đảm bảo độ ồn thấp. e. Các đường nhánh từ đường ống chính cần được nối từ phía trên của ống. Ngược lại đường ống nhánh sẽ trở thành đường dẫn nước ngưng. g. Bố trí các vòng lặp mở rộng để xử lý các dòng hơi mở rộng bắt đầu từ trạng thái lạnh. h. Lắp đặt thiết bị phân tách hơi. 3. Tận dụng nhiệt thải từ các hệ thống đốt nhiên liệu, hệ thống cấp nhiệt, truyền nhiệt STT Nguồn nhiệt thải Chất lượng nhiệt thải và tiềm năng sử dụng 1 Nhiệt tại khói lò Nhiệt độ càng cao giá trị tiềm năng thu hồi nhiệt càng lớn 2 Nhiệt trong dòng hơi Thu hồi nhiệt ẩn 3 Nhiệt bức xạ & đối lưu thất thoát từ bề mặt ngoài của thiết bị Cấp thấp – thu hồi để sưởi nhà hoặc gia nhiệt sơ bộ không khí 4 Thất thoát nhiệt trong nước làm mát Cấp thấp – dùng để trao đổi nhiệt với nước tự nhiên. 5 Thất thoát nhiệt trong quá trình cung cấp nước làm mát hoặc thải nước làm mát 1. Cấp cao - tận dụng để giảm nhu cầu làm lạnh 2. Cấp thấp - bộ phận làm lạnh được sử dụng như một bơm nhiệt 6 Nhiệt trong các sản phẩm ra khỏi quy trình Chất lượng phụ thuộc vào nhiệt độ 7 Nhiệt trong các chất thải dạng khí và dạng lỏng ra khỏi quy trình Nhiệt độ thấp, cần có thiết bị trao đổi nhiệt hợp kim 4. Ngăn ngừa tổn thất điện 4.1. Các lợi ích của truyền tải điện cao thế Lý do Giải thích Lợi ích Giảm sụt áp Sụt áp ở đường dây phân phối hoặc truyền tải điện phụ thuộc vào điện trở, trở kháng và chiều dài của đường dây và cường độ dòng điện. Với cùng chất lượng truyền tải điện, điện áp cao sẽ giúp cường độ dòng điện giảm, và giảm sụt áp. Điều chỉnh điện áp thích hợp, tổn thất điện áp thấp Giảm tổn thất điện Tổn thất điện trong đường dây tỷ lệ với điện trở (R) và bình phương cường độ dòng điện (I), Ptổn thất= I2R. Hiệu điện áp cao sẽ dẫn đến cường độ dòng điện giảm và nhờ đó giảm tổn thất điện. Hiệu suất truyền tải cao Dây dẫn nhỏ hơn Điện áp cao sẽ làm giảm cường độ dòng điện. Vì vậy, sử dụng dây dẫn nhỏ hơn để dẫn điện. Vốn đầu tư và chi phí lắp đặt thấp hơn 4.2. Chiến lược quản lý phụ tải đỉnh Chuyển tải không cần thiết và quy trình không liên tục sang giờ thấp điểm Lập lại lịch trình cho những tải lớn và vận hành thiết bị, lập kế hoạch thực hiện ở những ca khác nhau để giảm thiểu nhu cầu tối đa liên tục. Chuẩn bị sơ đồ vận hành và sơ đồ quy trình. Phân tích những sơ đồ này với cách tiếp cận tổng hợp, nhờ vậy có thể lập lại lịch trình vận hành và sử dụng các thiết bị theo cách đó, giúp cải thiện hệ số tải, từ đó giảm được nhu cầu tối đa. Ngắt tải không cần thiết trong giờ cao điểm Khi quá tải trong giờ cao điểm, loại bỏ tải không cần thiết để giảm nhu cầu. Vận hành máy phát tại nhà máy hoặc máy phát chạy bằng diezen (DG) trong giờ cao điểm Khi sử dụng thiết bị phát điện chạy bằng diezen, nên sử dụng khi mức nhu cầu đạt mức tải đỉnh; nhờ vậy sẽ giảm được mức tải xuống một mức đáng kể và giảm thiểu được phí sử dụng điện. Vận hành máy điều hòa nhiệt độ trong giờ thấp điểm và lưu trữ nhiệt lạnh. Giảm nhu cầu tối đa nhờ thiết lập khả năng lưu trữ sản phẩm hoặc vật liệu, nước, nước mát hoặc nước nóng, sử dụng điện trong giờ thấp điểm. Vận hành trong giờ thấp điểm giúp tiết kiệm năng lượng nhờ các điều kiện thuận lợi. Lắp đặt thiết bị điều chỉnh hệ số công suất Giảm nhu cầu tối đa theo mức độ của nhà máy bằng cách sử dụng tụ bù và duy trì hệ số công suất tối ưu. 5. Công nghệ chiếu sáng và quản lý chiếu sáng trong nhà máy sản xuất, văn phòng của doanh nghiệp 5.1. Tiêu chuẩn chiếu sáng trong nhà Loại phòng, nhiệm vụ hoặc hoạt động Dải độ rọi làm việc (lux) Cấp chất lượng về giới hạn chói lóa Văn phòng, công sở Các phòng chung, đánh máy, vi tính Phòng kế hoạch chuyên sâu Phòng đồ họa Phòng họp 300 - 500 -750 500 – 750 - 1000 500 – 750 - 1000 300 – 500 - 1000 A – B A – B A - B Nhà xưởng lắp ráp Công việc thô, lắp ráp máy lạnh Công việc vừa, lắp ráp đầu máy, thân xe cộ Công việc chính xác, lắp ráp máy văn phòng và điện tử Công việc rất chính xác, lắp ráp dụng cụ 200 - 300 -500 300 - 500 -750 500 – 750 – 1000 1000 – 1500 - 2000 C – D B – C A – B A – B Các khu vực chung trong công trình Vùng lưu thông, hành lang Cầu thang, thang máy Nhà kho và buồng kho 50 - 100 -150 100 - 150 -200 100 - 150 -200 D – E C – D D – E Văn phòng, công sở Các phòng chung, đánh máy, vi tính Phòng kế hoạch chuyên sâu Phòng đồ họa Phòng họp 300 - 500 -750 500 – 750 - 1000 500 – 750 - 1000 300 – 500 - 1000 A – B A – B A - B Nhà xưởng lắp ráp Công việc thô, lắp ráp máy lạnh Công việc vừa, lắp ráp đầu máy, thân xe cộ Công việc chính xác, lắp ráp máy văn phòng và điện tử Công việc rất chính xác, lắp ráp dụng cụ 200 - 300 -500 300 - 500 -750 500 – 750 – 1000 1000 – 1500 - 2000 C – D B – C A – B A – B Các khu vực chung trong công trình Vùng lưu thông, hành lang Cầu thang, thang máy Nhà kho và buồng kho 50 - 100 -150 100 - 150 -200 100 - 150 -200 D – E C – D D – E 5.2. Thông số của một số loại đèn thông dụng Loại đèn (công suất) Hiệu suất phát sáng (lm/W) Tuổi thọ (h) Nhiệt độ Tm (0K) CRI (hay Ra) Đèn sợi đốt thông thường (…40, 60, 75, 100 W ) 5÷20 750÷1.000 3.000 100 Đèn halogen (…150, 250, 300, 500, 1000, 1500… W) 15÷25 2. 000÷4.000 3.000 100 Đèn halogen gương ở điện áp 12 V (20, 35, 50 W) 20 ÷35 2.000÷3.000 3.000 100 Đèn huỳnh quang (… 18, 36, 58… W) 60÷100 15000÷24000 2.800÷6.500 50 ÷ 90 Đèn HQ compact (5, 7, 9, 11, 15, 20, 23, 26 W) ( 27 ÷ 40 W) 20 ÷55 50 ÷80 10.000 15. 000÷ 20.000 2.700 ÷ 6. 400 80 Đèn thủy ngân cao áp (có lớp bột huỳnh quang) (50, 80, 125, 250, 400, 700…w) 30 ÷ 60 24.000 3400 42 ÷ 60 Đèn metal halide (35, 70, 150, 250, 400…w) 68 ÷105 10.000 ÷ 20.000 3.000 ÷ 4.200 65÷90 Đèn Natri cao áp (…70, 100, 150, 250, 400…w) 80÷140 24. 000 1.900 ÷ 2.100 21 ÷ 85 Đèn Natri hạ áp (18, 35, 55, 90, 135, 180w) 100÷183 12.000 ÷ 16.000 1. 800 0 LED Thay đổi tùy theo màu Tùy theo màu (có thể đến 100. 000 Tùy theo màu Tùy theo màu Đèn cảm ứng 62÷87 70.000 ÷ 100.000 3.000 ÷ 6.500 ≥ 80 6. Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các hệ thống khí nén 6.1. Các tiêu chí lựa chọn loại máy nén Loại máy nén Năng suất (m3/h) Áp suất (bar) Từ Đến Từ Đến Máy nén quạt root Một cấp 100 30000 0, 1 1 Pittông Một cấp/hai cấp 100 12000 0,8 12 Đa cấp 100 12000 12,0 700 Trục vít Một cấp 100 2400 0,8 13 Hai cấp 100 2200 0,8 24 Ly tâm 600 300000 0,1 450 6.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ khí vào đối với mức tiêu thụ điện của máy nén Nhiệt độ vào (oC) Chu chuyển không khí tương ứng Tiết kiệm điện (%) 10,0 102,2 + 1,4 15,5 100,0 Không 21,1 98,1 - 1,3 26,6 96,3 - 2,5 32,2 94,1 - 4,0 37,7 92,8 - 5,0 43,3 91,2 - 5,8 6.3. Tác động của sự sụt áp suất qua bộ lọc khí vào đối với mức tiêu thụ điện Sụt áp suất qua bộ lọc khí (mm cột nước) Tăng mức tiêu thụ điện (%) 0 0 200 1,6 400 3,2 600 4,7 800 7,0 PHỤ LỤC III QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ SỐ HIỆU SUẤT NĂNG LƯỢNG Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2014/TT-BCT ngày 16 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương 1. Thực hiện kiểm toán năng lượng tại cơ sở sản xuất theo quy định của Bộ Công Thương tại Phụ lục IV Thông tư số 09/2012/TT-BCT ngày 20 tháng 4 năm 2012 quy định về việc lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện kiểm toán năng lượng. 2. Trong quá trình kiểm toán cần lưu ý thu thập và xử lý các thông tin liên quan tới việc tính toán chỉ số hiệu quả năng lượng: a. Thông tin về năng lượng đầu vào sử dụng (lưu ý khả năng phân bổ sử dụng năng lượng theo quá trình sản xuất). b. Thông tin về sản lượng đầu ra của các sản phẩm sản xuất chính (và cách thức tính năng lượng tiêu thụ cho các sản phẩm này). c. Khả năng kết hợp và quy đổi các sản phẩm để chuẩn hóa các chỉ tiêu hiệu quả năng lượng trong các ngành công nghiệp. d. Khi một phần của quá trình sản xuất được thuê ngoài thì phần năng lượng của quá trình thuê ngoài này cần phải được thu thập và đưa vào quá trình tính toán các chỉ số hiệu quả năng lượng. 3. Việc lựa chọn chỉ số hiệu quả năng lượng phụ thuộc vào đặc thù của các lĩnh vực sản xuất công nghiệp cụ thể. 4. Kết hợp trình bày các thông tin về các chỉ tiêu hiệu quả năng lượng trong báo cáo kiểm toán và báo cáo tình hình sử dụng năng lượng của các cơ sở sản xuất công nghiệp. 5. Trình bày về mức độ cải thiện các chỉ số hiệu quả trong quá khứ và tiềm năng cải thiện trong tương lai các chỉ số hiệu quả này. 6. Cập nhật”Mẫu Kế hoạch năm và Báo cáo thực hiện kế hoạch năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” theo quy định tại Thông tư số 09/2012/TT-BCT ngày 20 tháng 4 năm 2012. PHỤ LỤC IV CHỈ SỐ HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG TRONG NGÀNH HÓA CHẤT VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐỀ XUẤT Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2014/TT-BCT ngày 16 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương 1. Chỉ số hiệu quả năng lượng cho ngành hóa chất 1.1. Định mức năng lượng cho phân ngành sản xuất cao su tự nhiên: 1.2. Định mức năng lượng cho phân ngành sản xuất phân bón NPK: 1.3. Định mức năng lượng cho phân ngành sản xuất sơn nước: 1.4. Định mức năng lượng cho phân ngành sản xuất dung môi:
{ "issuing_agency": "Bộ Công thương", "promulgation_date": "16/01/2014", "sign_number": "02/2014/TT-BCT", "signer": "Lê Dương Quang", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Ke-hoach-25-KH-UBND-phong-chong-dich-benh-dong-vat-thuy-san-Ha-Noi-2017-339832.aspx
Kế hoạch 25/KH-UBND phòng chống dịch bệnh động vật thủy sản Hà Nội 2017
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 25/KH-UBND Hà Nội, ngày 09 tháng 02 năm 2017 KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI - NĂM 2017 I. MỤC TIÊU 1. Sự cần thiết Thành phố Hà Nội, với tổng diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản là 30.840 ha. Năm 2016, diện tích nuôi trồng thủy sản là 21.300 ha; sản lượng đạt 110.000 tấn (tăng 9,7% so với năm 2015). Tuy nhiên, phát triển nuôi trồng thủy sản tại Hà Nội đang gặp nhiều khó khăn về môi trường và dịch bệnh. Năm 2016, diện tích thủy sản bị chết do môi trường, dịch bệnh là 644,63 ha (tăng 51,9% so với năm 2015) gây thiệt hại 311,1 tấn cá các loại (tăng 6,25% so với năm 2015). Nguyên nhân chính: (1) một số vùng chuyển đổi diện tích nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản nhưng đầu tư chưa đồng bộ về cơ sở hạ tầng; (2) công tác cảnh báo môi trường dịch bệnh thủy sản chỉ thực hiện trên quy mô và diện tích nhỏ; (3) ý thức phòng chống dịch bệnh của người nuôi trồng thủy sản còn hạn chế; (4) một số UBND huyện, thị xã chưa có bộ máy quản lý thú y thủy sản đồng bộ. Để hạn chế dịch bệnh xảy ra và khắc phục tồn tại trong phát triển thủy sản, UBND Thành phố ban hành “Kế hoạch phòng chống dịch bệnh động vật thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2017”, cụ thể như sau: 2. Mục tiêu chung Phòng, chống dịch bệnh thủy sản để phục vụ công tác quản lý, giám sát, chỉ đạo, ngăn chặn và xử lý kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra, nhằm phát triển nuôi trồng động vật thủy sản bền vững, có hiệu quả trên địa bàn thành phố Hà Nội. 3. Mục tiêu cụ thể a) Chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên động vật thủy sản, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra, góp phần thúc đẩy ngành thủy sản phát triển ổn định, bền vững, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và môi trường sinh thái. b) Giám sát, theo dõi, dự tính, dự báo, thông tin chính xác dịch bệnh để kịp thời phát hiện nhanh, bao vây, xử lý dịch triệt để các ổ dịch, không để lây lan ra diện rộng tại 18 vùng nuôi trồng động vật thủy sản tập trung và 10 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội. c) Nâng cao nhận thức cho người nuôi trồng thủy sản về tác hại của dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản; các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trong quá trình nuôi trồng; trách nhiệm của người nuôi trồng, các cấp chính quyền trong phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản. d) Thiết lập được cơ sở dữ liệu về dịch bệnh động vật thủy sản, tiến tới xây dựng bản đồ dịch bệnh động vật thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội. II. CĂN CỨ PHÁP LÝ Luật Thú y số 79/2015/QH13; Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản và Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn III. NỘI DUNG THỰC HIỆN 1. Giám sát dịch bệnh động vật thủy sản Công tác giám sát dịch bệnh động vật thủy sản phải được thực hiện định kì hàng tháng, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời, ngăn chặn dịch bệnh xảy ra. a) Giám sát bị động: Tăng cường hệ thống giám sát của các trạm Thủy sản, khai báo, thông tin tận ao nuôi, đảm bảo tất cả các đối tượng thủy sản nuôi mắc bệnh, nghi mắc bệnh phải được phát hiện và báo cáo kịp thời. Trong trường hợp nghi mắc bệnh nguy hiểm cần thu mẫu xét nghiệm để xác định tác nhân gây bệnh và có hướng xử lý phù hợp, hiệu quả. b) Giám sát chủ động: - Đối tượng: Cá giống và cá thương phẩm (cá rôphi, cá trắm, cá chép, ... các đối tượng nuôi chính trên địa bàn thành phố Hà Nội). - Mục đích: Phát hiện sự lưu hành của mầm bệnh nguy hiểm như bệnh do virut mùa xuân, bệnh do vi khuẩn Steptococus, bệnh do vi khuẩn Aeromonas, Pseudomonas và một số bệnh có tần số xuất hiện nhiều như bệnh: kí sinh trùng, nấm... thông qua thu mẫu và xét nghiệm định kỳ ở vùng nuôi và các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống. - Địa điểm thu mẫu: Tại 18 vùng nuôi trồng động vật thủy sản tập trung thuộc các huyện: Ứng Hòa, Thanh Oai, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Thường Tín, Phúc Thọ, Ba Vì... và 10 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống trên địa bàn thành phố Hà Nội. Mỗi vùng nuôi trồng thủy sản chọn 05 hộ nuôi để lấy mẫu. - Phương pháp lấy mẫu: Lấy mẫu ngẫu nhiên. - Tần suất thu mẫu: 10 lần/năm. 2. Điều tra ổ dịch và xử lý dịch bệnh a) Điều tra ổ dịch: - Khi nhận thông tin thủy sản mắc bệnh, nghi mắc bệnh cán bộ Trạm thủy sản kết hợp với cán bộ thú y xã, phường, thị trấn đến ngay cơ sở để xác nhận thông tin và báo cáo tình hình dịch bệnh theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đồng thời, hướng dẫn chủ cơ sở nuôi thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm. - Điều tra ổ dịch phải được thực hiện trong vòng 01 ngày đối với khu vực đồng bằng và 02 ngày đối với vùng rừng núi kể từ khi phát hiện hoặc nhận được thông tin thủy sản chết, có dấu hiệu mắc bệnh. - Thông tin về ổ dịch phải được thu thập chi tiết, đầy đủ, chính xác và kịp thời, theo các nội dung điều tra quy định tại Khoản 2, Điều 13, Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong đó, chú trọng các chỉ tiêu biến động môi trường; kiểm tra biểu hiện lâm sàng, số lượng, loài, lứa tuổi; ngày phát hiện thủy sản mắc bệnh, diện tích thủy sản mắc bệnh, diện tích nuôi, hình thức nuôi, tình trạng ao, hồ nuôi bị bệnh. b) Xử lý dịch bệnh: Khi xác định vùng nuôi bị dịch bệnh nguy hiểm phải tiến hành xử lý ngay không để lây lan trên diện rộng. Phương pháp xử lý: - Tùy theo tình hình thực tế tại ao, hồ nuôi thủy sản bệnh có thể xử lý bằng thu hoạch, điều trị hoặc tiêu hủy (theo quy định tại các Điều: 15, 16, 17, 18, 19, Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). - Một số hóa chất sử dụng để xử lý ao nuôi thủy sản như Chlorine, Formol, thuốc tím, vôi bột. - Yêu cầu: + Không xả nước thải, chất thải chưa qua xử lý theo quy định ra ngoài môi trường. Không vứt thủy sản mắc bệnh, chết, nghi mắc bệnh ra môi trường. + Rải vôi quanh bờ ao để sát khuẩn, báo hiệu, hạn chế động vật gây hại. Việc thu hoạch thủy sản mắc bệnh, nghi mắc bệnh phải có sự hướng dẫn và giám sát của cơ quan chuyên môn. + Công tác xử lý tiêu hủy thủy sản mắc bệnh nguy hiểm phải đúng theo trình tự, hướng dẫn của tổ chống dịch tránh làm lây lan dịch bệnh. Sau khi xử lý, để có thể tiếp tục thả nuôi chủ cơ sở cần thực hiện vệ sinh khử trùng theo quy trình đảm bảo không còn mầm bệnh và vệ sinh tốt môi trường. 3. Kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển giống thủy sản a) Thực hiện kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển theo quy định tại Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản. b) Kiểm soát chặt chẽ nguồn giống thủy sản bố mẹ nhập về ở các trại giống để sinh sản và kiểm dịch con giống thủy sản khi vận chuyển ra ngoài Thành Phố. Hướng dẫn chủ cơ sở sản xuất giống khai báo việc xuất nhập giống thủy sản, xét nghiệm bệnh của giống thủy sản theo quy định. c) Kiểm tra nguồn giống thủy sản ngoại tỉnh nhập về thả nuôi trên địa bàn (giấy chứng nhận kiểm dịch, giấy vận chuyển, phiếu kết quả xét nghiệm). 4. Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y thủy sản Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản; cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản; cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật dùng trong thú y, thú y thủy sản thực hiện theo quy định tại Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm. 5. Hỗ trợ thuốc sát trùng, hóa chất, chế phẩm xử lý môi trường a) UBND các huyện, thị xã có vùng nuôi trồng thủy sản tập trung trong danh mục tại Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐND ngày 04/12/2013 của HĐND Thành phố; xác định địa điểm và diện tích hỗ trợ thuốc sát trùng, chế phẩm xử lý môi trường để phòng ngừa bệnh trong nuôi thủy sản trên địa bàn Thành phố. b) Triển khai hỗ trợ thuốc, hóa chất, chế phẩm xử lý môi trường thực hiện theo quy định của Nhà nước về phòng, chống dịch bệnh thủy sản. c) Chuẩn bị sẵn sàng dụng cụ, vật tư, hóa chất phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản. 6. Tuyên truyền, tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản a) Đối tượng thực hiện, tham gia công tác tuyên truyền, tập huấn, bao gồm: Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến quan trắc cảnh báo môi trường, sản xuất, thu gom, ương dưỡng, nuôi trồng, buôn bán, vận chuyển, sơ chế, chế biến thủy sản, phòng chống dịch bệnh. b) Nội dung: Chủ trương, chính sách, các quy định của pháp luật, các văn bản hướng dẫn và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản. c) Hình thức: Bằng một hoặc nhiều hình thức khác nhau (tờ rơi, báo đài, hội thảo hướng dẫn, tập huấn...) nhưng phải đảm bảo thường xuyên, nhanh chóng và hiệu quả. d) Thời điểm: Phải được thực hiện trước mùa vụ nuôi, trước thời điểm phát sinh nhiều dịch bệnh và khi có dịch bệnh xuất hiện. 7. Thanh tra, kiểm tra Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản giống, các cơ sở chuyên vận chuyển, buôn bán thủy sản qua địa bàn Thành Phố, các cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định tại Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi. 8. Chế độ báo cáo dịch bệnh động vật thủy sản a) Báo cáo đột xuất ổ dịch: - Chủ cơ sở nuôi, người hành nghề thú y thủy sản, người phát hiện động vật thủy sản mắc bệnh, chết nhiều hoặc có dấu hiệu mắc bệnh, bất thường có trách nhiệm báo cáo nhân viên thú y xã, phường, thị trấn (nhân viên thú y cấp xã) và UBND cấp xã hoặc trạm Thủy sản nơi gần nhất. - Nhân viên thú y xã khi nhận được tin báo phải đến nơi có động vật thủy sản mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh để kiểm tra thông tin và báo cáo Trạm Thủy sản và Ủy ban nhân dân cấp xã. - Trạm Thủy sản thực hiện xác minh bệnh tại cơ sở và báo cáo kết quả xác minh về Chi cục thủy sản Hà Nội và UBND cấp huyện để phối hợp xử lý. - Chi cục Thủy sản Hà Nội báo cáo tình hình dịch bệnh xảy ra về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND Thành Phố, Cơ quan Thú y vùng và Cục Thú y để đề xuất chỉ đạo thực hiện. - Báo cáo về ổ dịch hoặc bệnh mới phải được thực hiện trong vòng 48 giờ kể từ khi phát hiện hoặc nhận được thông tin động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh. - Báo cáo bằng điện thoại, gặp trực tiếp, gửi văn bản hoặc gửi thư điện tử (email). b) Báo cáo cập nhật tình hình ổ dịch: - Trước 12 giờ 00 hàng ngày, nhân viên thú y xã báo cáo trạm Thủy sản và UBND cấp xã về tình hình ổ dịch đã được trạm Thủy sản hoặc Chi cục Thủy sản Hà Nội xác nhận. - Trước 16 giờ 00 hàng ngày, Trạm Thủy sản báo cáo Chi cục Thủy sản Hà Nội và UBND cấp huyện. - Trước 15 giờ 00 thứ 6 hàng tuần, Chi cục Thủy sản Hà Nội tổng hợp báo cáo diễn biến dịch bệnh trong tuần gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND Thành phố, Cơ quan Thú y vùng và Cục Thú y. - Báo cáo cập nhật tình hình ổ dịch được thực hiện cho đến khi kết thúc ổ dịch, kể cả ngày lễ, tết và ngày nghỉ. c) Báo cáo kết thúc ổ dịch: Trong thời gian 07 ngày kể từ khi kết thúc ổ dịch theo quy định của pháp luật, Chi cục Thủy sản có trách nhiệm tổng hợp báo cáo tổng kết ổ dịch, đánh giá kết quả phòng, chống dịch bệnh theo quy định. d) Báo cáo điều tra ổ dịch: - Báo cáo điều tra ổ dịch được áp dụng trong trường hợp ổ dịch đã được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thủy sản xác định là bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật thủy sản phải công bố dịch hoặc bệnh mới. - Chi cục Thủy sản Hà Nội có trách nhiệm báo cáo kết quả điều tra ổ dịch với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND Thành phố, Cơ quan Thú y vùng và Cục Thú y ngay sau khi kết thúc điều tra ổ dịch. e) Báo cáo bệnh mới: Chi cục Thủy sản Hà Nội báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND Thành phố, Cơ quan Thú y vùng và Cục Thú y về diễn biến lây lan dịch bệnh. g) Báo cáo định kỳ: - Báo cáo tháng: Số liệu để báo cáo được tính từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng. Báo cáo phải được thực hiện dưới hình thức văn bản và file điện tử, cụ thể như sau: Trạm Thủy sản báo cáo Chi cục Thủy sản Hà Nội trước ngày 10 của tháng tiếp theo; Chi cục Thủy sản Hà Nội báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cơ quan Thú y vùng và Cục Thú y trước ngày 15 của tháng tiếp theo. - Báo cáo 06 (sáu) tháng đầu năm được thực hiện trước ngày 15 tháng 7; Số liệu tổng hợp để báo cáo được tính từ ngày 01/01 đến ngày 30/6. - Báo cáo năm được thực hiện trước ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo; Số liệu tổng hợp để báo cáo được tính từ ngày 01/01 đến ngày 31/12. h) Báo cáo kết quả giám sát dịch bệnh và kết quả hỗ trợ thuốc, hóa chất, chế phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản: - Chi cục Thủy sản Hà Nội báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND Thành phố, Cơ quan Thú y vùng và Cục Thú y kết quả giám sát, dự báo dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch bệnh của Thành phố. - Hàng năm, UBND các quận, huyện, thị xã báo cáo Chi cục Thủy sản Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả thực hiện và đánh giá hiệu quả công tác hỗ trợ thuốc sát trùng, hóa chất, chế phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn quản lý để Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp báo cáo UBND Thành phố. 9. Kinh phí thực hiện Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định hiện hành của Nhà nước. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã lập kế hoạch chi tiết, dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND Thành phố phê duyệt. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn a) Tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trên địa bàn Thành phố. b) Chủ trì phối hợp với các cấp các sở, ngành liên quan tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản ở các cấp, các ngành trên địa bàn Thành phố. c) Theo dõi, kiểm tra, báo cáo tình hình dịch bệnh, đề xuất kịp thời các giải pháp chỉ đạo đảm bảo hiệu quả, đúng quy định. d) Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí thông tin kịp thời, chính xác diễn biến dịch bệnh. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai các hoạt động truyền thông về phòng chống dịch bệnh động vật thủy sản. e) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch phòng chống dịch bệnh động vật thủy sản hàng năm của các đơn vị thực hiện. g) Chỉ đạo Chi cục Thủy sản Hà Nội thực hiện: - Phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã có diện tích nuôi trồng thủy sản tổng hợp, phân tích số liệu diện tích nuôi các động vật thủy sản chủ lực trên địa bàn Hà Nội. - Hàng năm xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí tổ chức giám sát dịch bệnh thủy sản tại các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung và các vùng nuôi trồng thủy sản có diện tích lớn, có nguy cơ ô nhiễm, có khả năng xảy ra dịch bệnh. - Chỉ đạo và hướng dẫn các Trạm Thủy sản, nhân viên Thú y xã và chủ cơ sở nuôi thực hiện việc báo cáo dịch bệnh động vật thủy sản theo biểu mẫu; chịu trách nhiệm cấp phát và hướng dẫn Trạm Thủy sản và người phụ trách công tác Thú y xã trong việc sử dụng các biểu mẫu báo cáo. - Tổ chức tập huấn về phòng, chống dịch bệnh thủy sản. - Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các biện pháp tăng cường kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật thủy sản. - Hướng dẫn, kiểm tra chỉ đạo các Trạm Thủy sản tổ chức giám việc vận chuyển thủy sản được thu hoạch từ ổ dịch về cơ sở sơ chế, chế biến. - Chi cục Thủy sản cung cấp thông tin dịch bệnh động vật thủy sản ở phạm vi Thành Phố cho chính quyền, người dân, cơ quan thông tấn báo chí để tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh. 2. UBND các quận, huyện, thị xã a) Chỉ đạo, kiểm tra và giám sát các ban ngành liên quan của địa phương xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí, tổ chức thực hiện công tác hỗ trợ thuốc sát trùng, hóa chất, chế phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản hàng năm để triển khai phù hợp với tình hình của địa phương. b) Chỉ đạo thông tin, tuyên truyền đầy đủ, kịp thời, chính xác diễn biến dịch bệnh và biện pháp phòng chống trên hệ thống truyền thanh của địa phương để nâng cao nhận thức của người dân trong công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản; hướng dẫn các biện pháp nuôi trồng thủy sản đảm bảo an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm. d) Thanh, kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn, xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm. e) Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn; tổ chức giám sát tình hình dịch bệnh trên đàn cá nuôi tới tận thôn, xóm, hộ gia đình, phát hiện sớm, kịp thời khống chế, không để bệnh lây lan ra diện rộng; tổ chức vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường nước theo quy định. Chỉ đạo ban quản lý các chợ phân phối, kinh doanh các sản phẩm thủy sản cần xử lý nghiêm các sản phẩm nhập lậu, sản phẩm không rõ nguồn gốc, buôn bán không đúng nơi quy định. g) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức cấp phát thuốc sát trùng, chế phẩm xử lý môi trường phòng, trị bệnh thủy sản trên địa bàn theo quy định. h) Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND Thành phố nếu để dịch xảy ra trên địa bàn quản lý do lơ là, chủ quan, thiếu phối hợp trong công tác phòng, chống dịch. i) Báo cáo cho Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả thực hiện công tác hỗ trợ thuốc sát trùng, hóa chất, chế phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản (gửi báo cáo cho Chi cục Thủy sản Hà Nội tổng hợp). 3. Trách nhiệm của các sở, ngành liên quan a) Sở Tài chính: Cân đối kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản. b) Các sở: Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tài nguyên Môi trường, Giao thông Vận tải, Công an Thành phố và các đơn vị liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chủ động phối hợp thực hiện Kế hoạch phòng chống dịch bệnh động vật đảm bảo kịp thời, hiệu quả đặc biệt khi có dịch bệnh xảy ra. UBND Thành phố yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành và các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện Kế hoạch này; trong quá trình triển khai, nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo về UBND Thành phố (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố xem xét, giải quyết./. Nơi nhận: - Bộ Nông nghiệp và PTNT; để báo cáo - T.T Thành ủy, T.T HĐND Thành phố; để báo cáo - Chủ tịch UBND Thành phố; để báo cáo - Các PCT UBND Thành phố; - Các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Công thương, Giao thông vận tải; - Công an Thành phố; - Các Chi cục: Thủy sản Hà Nội, Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, Quản lý thị trường Hà Nội; - UBND các quận, huyện, thị xã; - Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, báo Hà Nội mới, Kinh tế và Đô thị; - VPUB: CVP, các CPVP, các phòng CV, TKBT, TH; - Lưu VT, KT (Túy, Hùng). SĐ: 2825 TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Văn Sửu
{ "issuing_agency": "Thành phố Hà Nội", "promulgation_date": "09/02/2017", "sign_number": "25/KH-UBND", "signer": "Nguyễn Văn Sửu", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Ke-hoach-126-KH-UBND-2022-trien-khai-thu-nghiem-Nen-tang-dia-chi-so-quoc-gia-Ha-Noi-511416.aspx
Kế hoạch 126/KH-UBND 2022 triển khai thử nghiệm Nền tảng địa chỉ số quốc gia Hà Nội
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 126/KH-UBND Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2022 KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỬ NGHIỆM NỀN TẢNG ĐỊA CHỈ SỐ QUỐC GIA GẮN VỚI BẢN ĐỒ SỐ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Thực hiện các Quyết định của Bộ Thông tin và Truyền thông: số 186/QĐ-BTTTT ngày 11/02/2022 phê duyệt Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; số 392/QĐ-BTTTT ngày 02/3/2022 phê duyệt Kế hoạch phát triển Nền tảng địa chỉ số quốc gia gắn với bản đồ số; Quyết định số 4098/QĐ-UBND ngày 06/9/2021 của UBND thành phố Hà Nội ban hành Chương trình Chuyển đổi số thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (UBND Thành phố) ban hành Kế hoạch “Triển khai thử nghiệm Nền tảng địa chỉ số quốc gia gắn với bản đồ số trên địa bàn thành phố Hà Nội” với những nội dung sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích Triển khai thử nghiệm Nền tảng địa chỉ số quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai gắn với bản đồ số làm cơ sở đánh giá, đề xuất triển khai diện rộng trên địa bàn thành phố Hà Nội và mở rộng ứng dụng, khai thác dữ liệu địa chỉ số trong các lĩnh vực chuyên ngành phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. 2. Yêu cầu - Làm tốt công tác truyền thông về các nội dung triển khai Nền tảng địa chỉ số quốc gia trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Các cơ quan, đơn vị được phân công nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ, bảo đảm triển khai kế hoạch thử nghiệm đạt chất lượng, hiệu quả và tiến độ. II. NHIỆM VỤ 1. Thu thập, cập nhật bổ sung cơ sở dữ liệu địa chỉ số quốc gia Thu thập, cập nhật bổ sung các trường thông tin cơ bản (theo Phụ lục I của Quyết định số 392/QĐ-BTTTT ngày 02/3/2022) cho một số đối tượng trong phạm vi triển khai kế hoạch thử nghiệm trên địa bàn thành phố Hà Nội (nếu còn thiếu) vào cơ sở dữ liệu địa chỉ số quốc gia, cụ thể như sau: a) Nhà ở cá nhân, hộ gia đình: Nhà ở cá nhân, hộ gia đình; nhà ở tập thể, khu nhà trọ; căn hộ (trong các tòa nhà, chung cư); nơi cư trú khác. b) Trụ sở cơ quan, tổ chức: - Trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội: + Trụ sở Bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương và đơn vị trực thuộc; + Trụ sở Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố; cơ quan sở, ban, ngành và đơn vị trực thuộc, đơn vị chuyên môn của Thành phố; + Trụ sở Huyện ủy, HĐND, UBND quận, huyện, thị xã và đơn vị trực thuộc, đơn vị chuyên môn cấp huyện; + Trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND xã, phường, thị trấn và đơn vị trực thuộc, đơn vị chuyên môn cấp xã; + Trụ sở tòa án, viện kiểm sát và đơn vị trực thuộc, đơn vị chuyên môn của Thành phố, cấp huyện; + Nhà tù, trại giam, trại giáo dưỡng; + Trụ sở các cơ quan đoàn thanh niên, hội phụ nữ, công đoàn; + Trụ sở các hội, hiệp hội, liên hiệp hội và tổ chức chính trị - xã hội khác; + Trụ sở các cơ quan nhà nước khác, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp khác, cơ quan chuyên môn của nhà nước. - Trụ sở cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài. c) Các cơ sở dân sinh, kinh tế - xã hội, cơ sở, địa danh du lịch, giải trí, ăn uống, lưu trú, đi lại: - Điểm du lịch, đi lại: điểm du lịch, danh lam, thắng cảnh, công viên cây xanh, vườn bách thảo, sở thú, khu bảo tồn, khu sinh thái, bãi biển, điểm checkin; bến xe, bến tàu, sân bay, điểm đón trả khách,...; - Cơ sở dịch vụ du lịch, đi lại: đại lý du lịch, trung tâm thông tin du lịch, điểm đặt tour du lịch, trung tâm điều hành tour du lịch, đại lý vé máy bay, tàu, thuyền, cơ sở dịch vụ du lịch, đi lại khác; - Cơ sở giải trí: điểm vui chơi giải trí, vũ trường, karaoke, quán bi-a, quán game, cơ sở vui chơi giải trí khác,...; - Cơ sở ẩm thực, ăn uống: khu ẩm thực, nhà hàng, quán ăn, hàng ăn, quán bia, quán rượu, quán bar, pub, quán cà phê, quán giải khát,...; - Cơ sở lưu trú: khu nghỉ dưỡng, resort, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, homestay, ký túc xá, nhà trọ; - Cơ sở du lịch, ăn uống, lưu trú, đi lại khác. d) Các công trình giao thông, xây dựng: cột cấp nước cứu hỏa. e) Các đối tượng khác: ao, hồ. 2. Triển khai và thúc đẩy sử dụng các dịch vụ Nền tảng địa chỉ số gắn với bản đồ số Triển khai thử nghiệm các lĩnh vực/dịch vụ ứng dụng nền tảng địa chỉ số gắn với bản đồ số gồm: Du lịch; Phòng cháy, chữa cháy; Bưu chính. - Lĩnh vực du lịch: Hình thành dữ liệu địa chỉ số về các cơ sở, địa danh du lịch trên địa bàn Thành phố; tích hợp với bản đồ số phục vụ phát triển du lịch thông minh của thành phố Hà Nội. - Lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy: Khai thác hiệu quả dữ liệu địa chỉ số hiện có của các đối tượng liên quan trên địa bàn thành phố Hà Nội; đồng thời tích hợp dữ liệu địa chỉ số của các đối tượng: trụ nước chữa cháy, bể nước, nguồn nước tự nhiên,...với bản đồ số phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Lĩnh vực bưu chính: Bưu chính chuyển phát là hạ tầng quan trọng của thương mại điện tử. Khuyến khích các doanh nghiệp bưu chính trên địa bàn thành phố Hà Nội khai thác và ứng dụng hiệu quả Nền tảng địa chỉ số để nâng cao chất lượng quản lý, hoạt động vận chuyển và giao nhận hàng hóa. 3. Thông báo địa chỉ số và gắn Biển địa chỉ số Quy trình thông báo địa chỉ số và gắn Biển địa chỉ số: Bước 1: Bàn giao dữ liệu Mã địa chỉ số Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (sau đây gọi là Bưu điện Việt Nam) - Doanh nghiệp phát triển Nền tảng địa chỉ số (theo Quyết định số 392/QĐ-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông): - Xây dựng quy trình và phương án bàn giao dữ liệu địa chỉ số cho thành phố Hà Nội; - Chuẩn bị đầy đủ dữ liệu địa chỉ số (các trường thông tin cơ bản) của các đối tượng trong phạm vi triển khai kế hoạch thử nghiệm. - Bàn giao dữ liệu Mã địa chỉ số cho thành phố Hà Nội. Bước 2: Tiếp nhận dữ liệu Mã địa chỉ số - Sở Thông tin và Truyền thông là đầu mối tiếp nhận/bàn giao dữ liệu Mã địa chỉ số, thực hiện: + Tiếp nhận dữ liệu Mã địa chỉ số từ Bưu điện Việt Nam; + Bàn giao dữ liệu Mã địa chỉ số cho UBND các quận, huyện triển khai thử nghiệm. - UBND các quận, huyện tiến hành bàn giao dữ liệu Mã địa chỉ số cho UBND các xã, phường, thị trấn trực thuộc. Bước 3: Thông báo Mã địa chỉ số - UBND các xã, phường, thị trấn thuộc các quận, huyện triển khai thử nghiệm tổ chức thông báo thông tin Mã địa chỉ số (theo Mẫu của Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn) đến chủ sở hữu/người quản lý đối tượng được gán địa chỉ số, bao gồm: + Chủ sở hữu đối tượng/công trình được gán địa chỉ số (đối với địa chỉ nhà ở, cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình của cá nhân, hộ gia đình); + Người đại diện theo pháp luật của tổ chức sở hữu đối tượng/công trình được gán địa chỉ số (đối với địa chỉ trụ sở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc công trình thuộc sở hữu tập thể); + Người đang sử dụng/quản lý đối tượng/công trình được gán địa chỉ số. - Hình thức thông báo: UBND cấp xã gửi thông tin trực tiếp bằng văn bản hoặc qua tin nhắn, email, đường thư, tổ trưởng tổ dân phố/trưởng thôn tới chủ sở hữu và người quản lý đối tượng được gán địa chỉ số. Bước 4: Gắn Biển địa chỉ số - Biển địa chỉ số được gắn vào đối tượng/công trình được gán địa chỉ để nhận biết địa chỉ số của đối tượng. - Mẫu Biển địa chỉ số: Được thiết kế phù hợp với đặc thù của thành phố Hà Nội trên cơ sở mẫu chung do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định. - Thông tin trên Biển địa chỉ số: Mã địa chỉ số theo cấu trúc quy định tại Phụ lục I của Quyết định số 392/QĐ-BTTTT ngày 02/3/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông. - Phương thức thực hiện: Trên cơ sở Mã địa chỉ số được cung cấp và hướng dẫn mẫu Biển địa chỉ số thống nhất của Thành phố, chủ sở hữu/người quản lý đối tượng được gán địa chỉ chủ động gắn Biển địa chỉ số theo nhu cầu. Khuyến khích 100% chủ sở hữu/người quản lý đối tượng thực hiện gắn Biển địa chỉ số. 4. Bản đồ số Trong giai đoạn thử nghiệm, thành phố Hà Nội sử dụng nền tảng Bản đồ số: - Nền tảng Bản đồ số do Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp; - Hoặc Nền tảng Bản đồ số do Bộ Thông tin và Truyền thông (trực tiếp là Bưu điện Việt Nam) cung cấp đảm bảo phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam. Việc khai thác, sử dụng các Nền tảng Bản đồ số tích hợp với Nền tảng địa chỉ số trong giai đoạn thử nghiệm thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước. 5. Thông tin, tuyên truyền về Nền tảng địa chỉ số a) Nội dung thông tin, tuyên truyền: - Kế hoạch phát triển nền tảng địa chỉ số gắn với bản đồ số của Bộ Thông tin và Truyền thông, thành phố Hà Nội; - Giới thiệu chức năng, tính năng chính, lợi ích khi sử dụng, hiệu quả hoạt động của Nền tảng địa chỉ số, hướng dẫn sử dụng; - Vinh danh tổ chức, doanh nghiệp điển hình phát triển, sử dụng Nền tảng địa chỉ số; - Các nội dung khác liên quan đến phát triển và sử dụng Nền tảng địa chỉ số trên địa bàn thành phố Hà Nội. b) Phương thức thông tin, tuyên truyền: - Xây dựng tài liệu, ấn phẩm truyền thông (Tờ rơi, tờ gấp, clip); - Thông tin, tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, đài phát thanh, truyền hình, hệ thống truyền thanh cơ sở và qua mạng Internet nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; - Tổ chức các hội thảo, hội nghị, tọa đàm về phát triển và sử dụng Nền tảng địa chỉ số quốc gia; Triển khai tập huấn, hướng dẫn địa phương, doanh nghiệp sử dụng, khai thác Nền tảng địa chỉ số quốc gia. - Thông tin, tuyên truyền theo các phương thức khác. 6. Địa bàn thử nghiệm: Quận Hoàng Mai, Quận Hoàn Kiếm, Quận Nam Từ Liêm, Huyện Đông Anh, Huyện Thạch Thất. III. KINH PHÍ 1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch “Triển khai thử nghiệm Nền tảng Địa chỉ số quốc gia gắn với bản đồ số trên địa bàn thành phố Hà Nội” được bố trí từ ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định. 2. Việc sử dụng kinh phí triển khai các nhiệm vụ liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật hiện hành. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Thông tin và Truyền thông - Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Bưu điện Việt Nam và các Sở, ngành, UBND các quận, huyện liên quan tổ chức triển khai thử nghiệm Nền tảng Địa chỉ số trên các lĩnh vực/dịch vụ trên địa bàn Thành phố. - Trên cơ sở kết quả triển khai thử nghiệm, tổ chức tổng hợp, đánh giá, đề xuất các nội dung triển khai chính thức trong các kế hoạch hàng năm của Thành phố về chuyển đổi số nói chung và phát triển chính quyền số nói riêng. 2. Đề nghị Tổng công ty Bưu điện Việt Nam - Hỗ trợ thành phố Hà Nội triển khai miễn phí Nền tảng địa chỉ số theo các nội dung thử nghiệm nêu tại Kế hoạch này. Trên cơ sở đánh giá kết quả thử nghiệm, tiếp tục triển khai đồng bộ các nội dung theo Quyết định số 392/QĐ-BTTTT ngày 02/3/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông. - Chủ động cung cấp thông tin liên quan đến kết quả triển khai nhiệm vụ được Bộ Thông tin và Truyền thông giao về Nền tảng Địa chỉ số quốc gia cho Sở Thông tin và Truyền thông để tổ chức các hoạt động truyền thông theo quy định. - Trong giai đoạn thử nghiệm, hỗ trợ thành phố Hà Nội triển khai miễn phí Nền tảng Bản đồ số hiện có của Bưu điện Việt Nam hoặc kết nối với Nền tảng Bản đồ số của Bộ Tài nguyên và Môi trường tích hợp dữ liệu địa chỉ số theo quy định. - Chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông đề xuất yêu cầu cần Công an thành phố Hà Nội hỗ trợ trong việc thu thập, cập nhật bổ sung dữ liệu thông tin địa chỉ số cho một số đối tượng sẽ triển khai thử nghiệm trên địa bàn thành phố Hà Nội, đối chiếu dữ liệu địa chỉ theo hộ khẩu thường trú/biển số nhà với dữ liệu địa chỉ số phục vụ thông báo và gắn Biển địa chỉ số theo nội dung nêu tại Kế hoạch này. 3. Sở Tài nguyên và Môi trường Báo cáo, đề xuất với Bộ Tài nguyên và Môi trường khi có ý kiến đề nghị cụ thể của Sở Thông tin và Truyền thông đối với nội dung khai thác, sử dụng Nền tảng Bản đồ số để triển khai thử nghiệm Nền tảng Địa chỉ số quốc gia gắn với bản đồ số trên địa bàn thành phố Hà Nội. 4. Sở Du lịch Phối hợp với Bưu điện Việt Nam thực hiện thu thập, cập nhật, bổ sung dữ liệu thông tin địa chỉ số cho các đối tượng liên quan đến các cơ sở, địa danh du lịch nêu tại Kế hoạch này vào cơ sở dữ liệu địa chỉ số quốc gia; tích hợp với bản đồ số triển khai thử nghiệm ứng dụng trong lĩnh vực du lịch. 5. Công an thành phố Hà Nội - Phối hợp với Bưu điện Việt Nam thực hiện thu thập, cập nhật, bổ sung dữ liệu thông tin địa chỉ số cho các đối tượng liên quan đến phòng cháy, chữa cháy nêu tại Kế hoạch này vào cơ sở dữ liệu địa chỉ số quốc gia; tích hợp với bản đồ số triển khai thử nghiệm ứng dụng trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy. - Hỗ trợ Bưu điện Việt Nam trong việc thu thập, cập nhật bổ sung dữ liệu thông tin địa chỉ số cho một số đối tượng sẽ triển khai thử nghiệm trên địa bàn thành phố Hà Nội, đối chiếu dữ liệu địa chỉ theo hộ khẩu thường trú/biển số nhà với dữ liệu địa chỉ số phục vụ thông báo và gắn Biển địa chỉ số theo nội dung nêu tại Kế hoạch này. 6. Sở Tài chính Trên cơ sở đề xuất của các cơ quan, đơn vị và khả năng cân đối ngân sách, tham mưu UBND Thành phố bố trí kinh phí thường xuyên từ nguồn ngân sách cấp Thành phố để thực hiện Kế hoạch “Triển khai thử nghiệm Nền tảng Địa chỉ số quốc gia gắn với bản đồ số trên địa bàn thành phố Hà Nội” theo quy định. 7. UBND các quận, huyện: Hoàng Mai, Hoàn Kiếm, Nam Từ Liêm, Đông Anh, Thạch Thất Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, Bưu điện Việt Nam và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được nêu tại Kế hoạch này. 8. Các doanh nghiệp bưu chính trên địa bàn Hà Nội Chủ động phối hợp với Bưu điện Việt Nam khai thác hiệu quả Nền tảng địa chỉ số để nâng cao chất lượng quản lý, hoạt động vận chuyển và giao nhận hàng hóa, phát triển kinh tế số trên địa bàn Thành phố. Trên đây là Kế hoạch “Triển khai thử nghiệm Nền tảng địa chỉ số quốc gia gắn với bản đồ số trên địa bàn thành phố Hà Nội”. UBND thành phố Hà Nôi yêu cầu các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện bảo đảm chất lượng, hiệu quả và tiến độ./. Nơi nhận: - Đồng chí Bí thư Thành ủy (để b/c); - Bộ Thông tin và Truyền thông; - Chủ tịch UBND Thành phố; - T.Trực: HĐND Thành phố; - Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố; - Ban Tuyên giáo Thành ủy; - Văn phòng Thành ủy; - Văn phòng HĐND Thành phố; - Các Sở, ban, ngành Thành phố; - UBND các quận, huyện, thị xã; - VPUB: CVP; các PCVP; KGVX, KT, TH, TKBT, TTTHCB; - Lưu: VT, KGVX Dg. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Chử Xuân Dũng PHỤ LỤC PHÂN CÔNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỬ NGHIỆM NỀN TẢNG ĐỊA CHỈ SỐ QUỐC GIA GẮN VỚI BẢN ĐỒ SỐ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Kèm theo Kế hoạch số 126/KH-UBND ngày 20/4/2022 của UBND thành phố Hà Nội) Stt Nội dung Đơn vị chủ trì Đơn vị phối hợp Thời gian hoàn thành 1 Thu thập, cập nhật bổ sung cơ sở dữ liệu địa chỉ số quốc gia - Thu thập, cập nhật bổ sung các trường thông tin cơ bản (theo Phụ lục I của Quyết định số 392/QĐ-BTTTT ngày 02/3/2022) cho một số đối tượng trong phạm vi triển khai kế hoạch thử nghiệm trên địa bàn thành phố Hà Nội (nếu còn thiếu) vào cơ sở dữ liệu địa chỉ số quốc gia Bưu điện Việt Nam Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Du lịch; Công an thành phố Hà Nội; UBND các quận, huyện tham gia triển khai thử nghiệm Tháng 6/2022 - Cung cấp tài khoản khai thác và sử dụng Nền tảng địa chỉ số trên địa bàn thành phố Hà Nội gắn với Bản đồ số cho các cơ quan, đơn vị của thành phố Hà Nội theo đề xuất của Sở Thông tin và Truyền thông. Bưu điện Việt Nam Sở Thông tin và Truyền thông Tháng 6/2022 2 Triển khai và thúc đẩy sử dụng các dịch vụ Nền tảng địa chỉ số gắn với bản đồ số - Kết nối Nền tảng địa chỉ số lĩnh vực du lịch với bản đồ số phục vụ phát triển du lịch thông minh thành phố Hà Nội Bưu điện Việt Nam Sở Du lịch; Sở Thông tin và Truyền thông Tháng 6/2022 - Kết nối Nền tảng địa chỉ số lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy với bản đồ số phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội Bưu điện Việt Nam Công an thành phố Hà Nội; Sở Thông tin và Truyền thông Tháng 7/2022 - Kết nối Nền tảng địa chỉ số với Hệ thống quản lý nghiệp vụ doanh nghiệp bưu chính. Bưu điện Việt Nam Các doanh nghiệp bưu chính tham gia triển khai thử nghiệm; Sở Thông tin và Truyền thông Tháng 8/2022 3 Thông báo địa chỉ số và gắn Biển địa chỉ số - Xây dựng quy trình và phương án bàn giao dữ liệu địa chỉ số cho thành phố Hà Nội Bưu điện Việt Nam Sở Thông tin và Truyền thông Tháng 4/2022 - Chuẩn bị đầy đủ dữ liệu địa chỉ số (các trường thông tin cơ bản) của các đối tượng trong phạm vi triển khai kế hoạch thử nghiệm Bưu điện Việt Nam Sở Thông tin và Truyền thông Tháng 6/2022 - Bàn giao dữ liệu Mã địa chỉ số cho thành phố Hà Nội Bưu điện Việt Nam Sở Thông tin và Truyền thông Tháng 7/2022 - Bàn giao dữ liệu Mã địa chỉ số cho UBND các quận, huyện triển khai thử nghiệm Sở Thông tin và Truyền thông Bưu điện Việt Nam Tháng 7/2022 - Bàn giao dữ liệu Mã địa chỉ số cho UBND các xã, phường, thị trấn trực thuộc UBND các quận, huyện tham gia triển khai thử nghiệm Sở Thông tin và Truyền thông; Bưu điện Việt Nam Tháng 7/2022 - Xây dựng mẫu Thông báo thông tin Mã địa chỉ số Sở Thông tin và Truyền thông Bưu điện Việt Nam Tháng 4/2022 - Thông báo thông tin Mã địa chỉ số UBND các xã, phường, thị trấn thuộc các quận, huyện tham gia triển khai thử nghiệm Sở Thông tin và Truyền thông; Bưu điện Việt Nam Tháng 6/2022 - Thiết kế mẫu Biển địa chỉ số trình UBND Thành phố phê duyệt trước khi triển khai (Xin thỏa thuận của Bộ Thông tin và Truyền thông trong trường hợp Bộ chưa ban hành mẫu chung) Sở Thông tin và Truyền thông Sở Xây dựng; Bưu điện Việt Nam Tháng 5/2022 4 Bản đồ số - Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp nền tảng Bản đồ số Sở Thông tin và Truyền thông Sở Tài nguyên và Môi trường Tháng 5/2022 5 Thông tin, tuyên truyền về Nền tảng địa chỉ số - Hướng dẫn các cơ quan báo chí của Thành phố, các cơ quan báo chí Trung ương ký thỏa thuận phối hợp tuyên truyền với Hà Nội tổ chức thông tin, tuyên truyền về Nền tảng địa chỉ số, kế hoạch triển khai Nền tảng địa chỉ số của Bộ Thông tin và Truyền thông và Thành phố. Sở Thông tin và Truyền thông Bưu điện Việt Nam Trong quá trình triển khai thử nghiệm
{ "issuing_agency": "Thành phố Hà Nội", "promulgation_date": "20/04/2022", "sign_number": "126/KH-UBND", "signer": "Chử Xuân Dũng", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-139-2020-ND-CP-sua-doi-Nghi-dinh-13-2014-ND-CP-huong-dan-Luat-Giao-duc-quoc-phong-458485.aspx
Nghị định 139/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 13/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục quốc phòng mới nhất
CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 139/2020/NĐ-CP Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2020 NGHỊ ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 13/2014/NĐ-CP NGÀY 25 THÁNG 02 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh ngày 19 tháng 6 năm 2013; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh. Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh như sau: 1. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 2 như sau: “a) Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương quyết định triệu tập đối tượng thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, người được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức vụ, đại biểu Quốc hội, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổng cục thuộc bộ theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Đối tượng quy định tại Điểm này gọi là đối tượng 1;” 2. Sửa đổi, bổ sung điểm a, điểm b khoản 3 Điều 2 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều 2 như sau: “a) Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp tỉnh quyết định triệu tập bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho chức sắc, chức việc tôn giáo; các nhà hoạt động văn hóa, xã hội, khoa học, nghệ thuật trên địa bàn không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này theo kế hoạch được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;” b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 Điều 2 như sau: “b) Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp huyện triệu tập bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho già làng, trưởng họ tộc trên địa bàn theo kế hoạch được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.” 3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 3 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 như sau: “2. Học viện Chính trị thuộc Bộ Quốc phòng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2 thuộc cơ quan, tổ chức của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội của trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội; trường quân sự quân khu bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2 trên địa bàn quân khu; Trường quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2 của thành phố Hà Nội;” b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 3 như sau: “3. Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 3 và tương đương đối tượng 3 như sau: a) Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 3 và tương đương đối tượng 3 trên địa bàn thành phố Hà Nội; b) Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 3 và tương đương đối tượng 3 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; c) Đối tượng 3 và tương đương đối tượng 3 trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (trừ thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) do Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh tại trung đoàn khung thường trực hoặc trung đoàn bộ binh, trung tâm huấn luyện dự bị động viên thuộc tỉnh, thành phố.” c) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 3 như sau: “4. Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện tham mưu cho Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cùng cấp tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 thuộc cơ quan, tổ chức của huyện và tương đương đối tượng 4, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, già làng, trưởng họ tộc trên địa bàn, theo kế hoạch được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. Cơ quan, tổ chức của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội của trung ương, của tỉnh có trụ sở trên địa bàn huyện, Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp xã tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 thuộc quyền quản lý theo kế hoạch được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.” d) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 3 như sau: “5. Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp tỉnh quy định địa điểm bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 2 Nghị định này.” 4. Sửa đổi, bổ sung điểm c, điểm d khoản 1 Điều 4 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 4 như sau: “c) Hằng năm, Cơ quan Thường trực Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức cấp ủy cùng cấp, Sở Nội vụ, cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 3 và tương đương đối tượng 3, chức sắc, chức việc tôn giáo, các nhà hoạt động văn hóa, xã hội, khoa học, nghệ thuật trên địa bàn năm sau, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt vào tháng 7; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng từng khóa trình Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện; Đối với thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Cơ quan Thường trực Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh thành phố chỉ đạo trường quân sự xây dựng kế hoạch bồi dưỡng từng khóa trình Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh thành phố phê duyệt và tổ chức thực hiện.” b) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 4 như sau: “d) Hằng năm, việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 được thực hiện như sau: Cơ quan Thường trực Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp huyện chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức cấp ủy cùng cấp, Phòng Nội vụ, cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 và tương đương đối tượng 4, già làng, trưởng họ tộc của huyện, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã năm sau, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt vào tháng 7; xây dựng kế hoạch từng khóa trình Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện. Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp xã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 của xã (trừ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã) năm sau, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt vào tháng 7, xây dựng kế hoạch từng khóa trình Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội của trung ương, của cấp tỉnh có trụ sở trên địa bàn cấp huyện xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 thuộc quyền năm sau, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt vào tháng 7; xây dựng kế hoạch từng khóa trình Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện.” 5. Sửa đổi, bổ sung điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 5 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 2 Điều 5 như sau: “đ) Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Hiệu trưởng Trường quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Trường quân sự Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh quyết định cấp, cấp lại, thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này. Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định việc cấp, cấp lại, thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho chức sắc, chức việc tôn giáo; các nhà hoạt động văn hóa, xã hội, khoa học, nghệ thuật trên địa bàn. Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định việc cấp, cấp lại, thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 thuộc cơ quan, tổ chức của huyện và tương đương đối tượng 4, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, già làng, trưởng họ tộc trên địa bàn. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định việc cấp, cấp lại, thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 của xã.” b) Sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 2 Điều 5 như sau: “e) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội của trung ương, của cấp tỉnh quyết định việc cấp, cấp lại, thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 thuộc quyền quản lý.” Điều 2. Hiệu lực thi hành Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 01 năm 2021. Điều 3. Trách nhiệm thi hành Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, NC (2b). TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Xuân Phúc
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "27/11/2020", "sign_number": "139/2020/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Xuân Phúc", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Thong-tu-lien-tich-16-2016-TTLT-BYT-BQP-kham-suc-khoe-thuc-hien-nghia-vu-quan-su-320439.aspx
Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
BỘ Y TẾ - BỘ QUỐC PHÒNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 16/2016/TTLT-BYT-BQP Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2016 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH QUY ĐỊNH VIỆC KHÁM SỨC KHỎE THỰC HIỆN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ Căn cứ Luật Nghĩa vụ Quân sự năm 2015; Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế; Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế và Cục trưởng Cục Quân y - Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư liên tịch quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Thông tư liên tịch (sau đây viết tắt là Thông tư) này quy định khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, bao gồm: Kiểm tra sức khỏe, sơ tuyển sức khỏe, khám sức khỏe, khám phúc tra sức khỏe, giám định sức khỏe, quản lý sức khỏe và phân loại sức khỏe đối với công dân Việt Nam trong độ tuổi được gọi làm nghĩa vụ quân sự tại ngũ, quân nhân dự bị và công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự. 2. Thông tư này áp dụng đối với: a) Công dân Việt Nam trong độ tuổi được gọi làm nghĩa vụ quân sự tại ngũ, quân nhân dự bị và công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự; b) Cơ quan quân sự các cấp, cơ quan y tế, quân y các cấp; c) Các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc thực hiện kiểm tra, phân loại, kết luận sức khỏe đối với quân nhân dự bị. 2. Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc thực hiện kiểm tra, đánh giá sơ bộ sức khỏe đối với công dân được gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự trước mỗi đợt tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ. 3. Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc thực hiện khám, phân loại, kết luận sức khỏe đối với công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự đã qua sơ tuyển sức khỏe và công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự, do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện thực hiện. 4. Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là Hội đồng chuyên môn hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định thành lập theo đề nghị của Phòng Y tế huyện; mỗi huyện có thể thành lập từ một đến hai hội đồng tùy theo địa bàn và số công dân cần khám. 5. Khám phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc thực hiện khám, phân loại, kết luận lại sức khỏe đối với chiến sỹ mới nhập ngũ vào Quân đội, do Hội đồng khám của đơn vị nhận quân thực hiện. 6. Hội đồng khám phúc tra sức khỏe là Hội đồng chuyên môn hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm do Thủ trưởng đơn vị (cấp trung đoàn và tương đương trở lên) quyết định thành lập theo đề nghị của Chủ nhiệm Quân y đơn vị. 7. Giám định sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc sử dụng phương tiện, kỹ thuật, nghiệp vụ để khám, kết luận về tình trạng sức khỏe của công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự, công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự và quân nhân dự bị trong trường hợp có khiếu nại. 8. Hồ sơ sức khỏe nghĩa vụ quân sự là tài liệu về tình hình sức khỏe của công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự tại ngũ, công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự và quân nhân dự bị, bao gồm phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự và các tài liệu liên quan đến sức khỏe. 9. Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự là tài liệu y khoa tổng hợp những thông tin cơ bản về sức khỏe của công dân làm nghĩa vụ quân sự. Điều 3. Kinh phí thực hiện khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự Kinh phí bảo đảm cho việc khám sức khỏe, sơ tuyển sức khỏe, kiểm tra sức khỏe, giám định sức khỏe, làm các xét nghiệm cho công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự được sử dụng từ ngân sách địa phương bảo đảm cho công tác quốc phòng - an ninh theo quy định hiện hành. Định mức vật tư tiêu hao và kinh phí cho hoạt động kiểm tra sức khỏe, khám sức khỏe thực hiện Nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Chương II KHÁM SỨC KHỎE THỰC HIỆN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ Điều 4. Kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự 1. Tổ kiểm tra sức khỏe a) Tổ kiểm tra sức khỏe do Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Trung tâm y tế huyện) ra quyết định thành lập. Tổ kiểm tra sức khỏe gồm ít nhất 3 thành viên: 01 bác sỹ làm tổ trưởng và 2 nhân viên y tế khác thuộc trạm y tế xã, khi cần thiết có thể được điều động từ Trung tâm Y tế huyện; b) Tổ kiểm tra sức khỏe có nhiệm vụ tổ chức kiểm tra sức khỏe, lập phiếu kiểm tra sức khỏe và tổng hợp, báo cáo kết quả theo quy định. 2. Nội dung kiểm tra sức khỏe a) Kiểm tra về thể lực; b) Lấy mạch, huyết áp; c) Khám phát hiện các bệnh lý về nội khoa, ngoại khoa và chuyên khoa; d) Khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình. 3. Quy trình kiểm tra sức khỏe a) Căn cứ vào kế hoạch huấn luyện quân nhân dự bị của quân sự địa phương, lập danh sách các đối tượng được triệu tập tham gia huấn luyện dự bị động viên trên địa bàn được giao quản lý; b) Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức kiểm tra sức khỏe; c) Lập phiếu kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo Mẫu 1 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này; d) Tổ chức kiểm tra sức khỏe theo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này; đ) Tổng hợp, thống kê, báo cáo kết quả kiểm tra sức khỏe theo Mẫu 1a và Mẫu 5a Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 5. Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự 1. Sơ tuyển sức khỏe do Trạm y tế xã tiến hành dưới sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm y tế huyện. 2. Nội dung sơ tuyển sức khỏe a) Phát hiện những trường hợp không đủ sức khỏe về thể lực, dị tật, dị dạng và những bệnh lý thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự; b) Khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình. 3. Quy trình sơ tuyển sức khỏe a) Căn cứ vào kế hoạch tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ của Hội đồng nghĩa vụ quân sự địa phương, lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự trên địa bàn được giao quản lý; b) Tổ chức sơ tuyển sức khỏe theo nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này; c) Hoàn chỉnh và xác nhận tiền sử bệnh tật bản thân và thông tin của công dân được gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Mục I Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này; d) Lập danh sách những công dân mắc các bệnh thuộc Danh mục bệnh miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự theo Bảng số 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, báo cáo Hội đồng Nghĩa vụ quân sự xã; đ) Tổng hợp, thống kê, báo cáo kết quả sơ tuyển sức khỏe theo Mẫu 2 và Mẫu 5b Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 6. Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự 1. Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự a) Thành phần Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự - Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện gồm: bác sỹ, nhân viên y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện, cán bộ chuyên môn Phòng Y tế, quân y Ban Chỉ huy quân sự huyện và các đơn vị có liên quan. - Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự gồm: + 01 Chủ tịch: do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện đảm nhiệm; + 01 Phó Chủ tịch: Phó giám đốc phụ trách chuyên môn; + 01 Ủy viên Thường trực kiêm Thư ký Hội đồng do cán bộ chuyên môn Phòng Y tế đảm nhiệm; + Các ủy viên khác. - Số lượng ủy viên Hội đồng, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, nhưng phải bảo đảm đủ số lượng và trình độ thực hiện khám sức khỏe theo quy định tại Khoản 2, đủ bộ phận theo quy định tại Khoản 5 Điều này, trong đó phải có tối thiểu từ 3 - 5 bác sỹ. Khám về nội khoa, ngoại khoa phải do các bác sỹ nội khoa và ngoại khoa đảm nhiệm; các chuyên khoa khác, có thể bố trí bác sỹ hoặc y sỹ, kỹ thuật viên thuộc chuyên khoa đó đảm nhiệm. b) Nguyên tắc làm việc của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự - Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định các vấn đề theo đa số; - Trường hợp các thành viên của Hội đồng không thống nhất về phân loại và kết luận sức khỏe thì Chủ tịch Hội đồng ghi vào phiếu sức khỏe kết luận theo ý kiến của đa số. Trường hợp biểu quyết ngang nhau thì quyết định theo bên có biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng. Những ý kiến không thống nhất phải được ghi đầy đủ vào biên bản, có chữ ký của từng thành viên trong Hội đồng, gửi Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện. c) Nhiệm vụ của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự - Chịu trách nhiệm trước Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện về việc triển khai khám sức khỏe, phân loại và kết luận sức khỏe cho từng công dân được gọi nhập ngũ; - Tổng hợp báo cáo kết quả khám sức khỏe gửi Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện và Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) theo quy định; bàn giao toàn bộ hồ sơ sức khỏe cho Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện (qua Phòng Y tế huyện). d) Nhiệm vụ của các thành viên trong Hội đồng Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự - Chủ tịch Hội đồng: + Điều hành toàn bộ hoạt động của Hội đồng; chịu trách nhiệm trước Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện về chất lượng khám sức khỏe công dân thuộc diện được gọi làm nghĩa vụ quân sự; + Quán triệt, phổ biến kế hoạch khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; hướng dẫn các quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, chức trách, nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong Hội đồng khám sức khỏe; + Triệu tập và chủ trì họp Hội đồng để kết luận đối với những trường hợp có ý kiến không thống nhất về kết luận sức khỏe; + Tổ chức hội chẩn và ký giấy giới thiệu cho công dân khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự đi kiểm tra ở các cơ sở y tế khi cần thiết; + Trực tiếp kết luận phân loại sức khỏe và ký vào phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự; + Tổ chức họp rút kinh nghiệm công tác khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự và báo cáo với Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện. - Phó Chủ tịch Hội đồng: + Thay mặt Chủ tịch Hội đồng khi vắng mặt; + Trực tiếp khám sức khỏe, tham gia hội chẩn khi cần thiết; + Tham gia họp Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự. - Ủy viên Thường trực, kiêm Thư ký Hội đồng: + Lập dự trù, tổng hợp và quyết toán kinh phí, thuốc, vật tư tiêu hao phục vụ cho công tác khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; + Chuẩn bị phương tiện, cơ sở vật chất, hồ sơ sức khỏe và các tài liệu cần thiết khác để Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự làm việc; tham gia họp Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; + Tham gia khám sức khỏe, hội chẩn khi cần thiết; + Thực hiện đăng ký, thống kê và giúp Chủ tịch Hội đồng làm báo cáo lên Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện và Sở Y tế theo Mẫu 3a và Mẫu 5c Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này. - Các ủy viên Hội đồng: + Trực tiếp khám sức khỏe và tham gia hội chẩn khi cần thiết; + Chịu trách nhiệm về chất lượng khám và kết luận sức khỏe trong phạm vi được phân công; + Tham gia họp Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự khi được triệu tập. 2. Nội dung khám sức khỏe a) Khám về thể lực; khám lâm sàng các chuyên khoa theo các chỉ tiêu quy định tại Mục II, Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này; trong quá trình khám, trường hợp công dân được khám có một trong các chuyên khoa xếp điểm 5 hoặc điểm 6 thì người khám chuyên khoa đó có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe xem xét, quyết định việc có tiếp tục khám các chuyên khoa khác; b) Trường hợp cần xét nghiệm cận lâm sàng phục vụ cho kết luận sức khỏe theo yêu cầu của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, bao gồm cả xét nghiệm phát hiện ma túy; c) Phân loại sức khỏe theo các quy định tại Điều 9 Thông tư này. 3. Quy trình khám sức khỏe a) Lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện được gọi nhập ngũ đã qua sơ tuyển sức khỏe trên địa bàn được giao quản lý; b) Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức khám sức khỏe; c) Tổ chức khám sức khỏe theo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này; d) Tổ chức tư vấn và xét nghiệm HIV theo quy định của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đối với các trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe gọi nhập ngũ hằng năm theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; đ) Hoàn chỉnh phiếu sức khỏe theo quy định tại Mục II Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này; e) Tổng hợp, báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo Mẫu 3a Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này. 4. Thời gian khám sức khỏe: từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm. 5. Tổ chức các phòng khám sức khỏe a) Việc bố trí các phòng khám phải theo nguyên tắc một chiều, khép kín, thuận lợi cho người khám và bảo đảm đủ điều kiện tối thiểu để khám đối với từng chuyên khoa. b) Số lượng các phòng khám căn cứ vào số lượng nhân viên y tế của Hội đồng khám sức khỏe và tình hình thực tế để bố trí: - Phòng khám thể lực; - Phòng đo mạch, Huyết áp; - Phòng khám thị lực, Mắt; - Phòng khám thính lực, Tai - Mũi - Họng; - Phòng khám Răng - Hàm - Mặt; - Phòng khám Nội và Tâm thần kinh; - Phòng khám Ngoại khoa, Da liễu; - Phòng xét nghiệm; - Phòng kết luận. Trường hợp có khám tuyển công dân nữ thực hiện khám sản phụ khoa theo hướng dẫn tại Mục IV Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. c) Trang bị, dụng cụ y tế tối thiểu của Hội đồng khám sức khỏe theo Danh mục quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này. 6. Đối với các huyện có Bệnh viện thì Bệnh viện đa khoa huyện chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều này. Điều 7. Khám phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự 1. Hội đồng khám phúc tra sức khỏe a) Thành phần Hội đồng khám phúc tra sức khỏe, gồm: cán bộ, nhân viên quân y của trung đoàn và tương đương trở lên. Khi cần thiết, Hội đồng được tăng cường thêm lực lượng chuyên môn của quân y tuyến trên; b) Nhiệm vụ của Hội đồng khám phúc tra sức khỏe - Tổ chức, triển khai khám, phân loại và kết luận lại sức khỏe cho toàn bộ chiến sỹ mới theo kế hoạch đã được phê duyệt; - Tổng hợp báo cáo kết quả khám phúc tra sức khỏe. 2. Nội dung khám phúc tra sức khỏe a) Theo quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ của Bộ Quốc phòng; b) Phân loại sức khỏe theo quy định tại Điều 9 Thông tư này. 3. Quy trình khám phúc tra sức khỏe a) Thông báo thời gian, địa điểm khám phúc tra sức khỏe; b) Tổ chức khám phúc tra sức khỏe theo quy định tại Khoản 2 Điều này; đối với các trường hợp, phiếu sức khỏe có ghi chữ “T” (tạm thời), Hội đồng khám phúc tra sức khỏe phải kết luận: - Nếu bệnh khỏi thì bỏ chữ “T” và chuyển loại sức khỏe; - Nếu không khỏi hoặc có chiều hướng tiến triển xấu, cần phải tổ chức khám lại và có kết luận đủ sức khỏe hoặc không đủ sức khỏe gọi nhập ngũ phải trả về địa phương. c) Tổng hợp báo cáo kết quả khám phúc tra sức khỏe theo Mẫu 4d Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 8. Giám định sức khỏe nghĩa vụ quân sự 1. Hội đồng giám định y khoa tỉnh tổ chức giám định sức khỏe nghĩa vụ quân sự khi có các khiếu nại liên quan đến sức khỏe của công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự, công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự và quân nhân dự bị, do Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện đề nghị. 2. Yêu cầu giám định: Giám định tình trạng bệnh tật theo đề nghị của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện; kết luận giám định phải xác định rõ tình trạng bệnh tật và phân loại sức khỏe theo Bảng số 1, Bảng số 2 và Bảng số 3 tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Trong vòng 7 - 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị giám định sức khỏe, Hội đồng giám định y khoa tỉnh phải có kết luận giám định sức khỏe công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự và gửi hồ sơ, kết quả giám định cho Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện. 4. Quyết định của Hội đồng giám định y khoa tỉnh là kết luận cuối cùng về khiếu nại sức khỏe của công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự và tuyển sinh quân sự. Điều 9. Phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự 1. Căn cứ phân loại sức khỏe Theo tiêu chuẩn sức khỏe tại Bảng số 1, Bảng số 2 và Bảng số 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Cách cho điểm Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám bác sỹ cho điểm chẵn từ 1 - 6 vào cột “Điểm”, cụ thể: a) Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt; b) Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt; c) Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá; d) Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình; đ) Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém; e) Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém. 3. Cách ghi phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự a) Mỗi chuyên khoa, sau khi khám xét, bác sỹ sẽ cho điểm vào cột “Điểm”; ở cột “Lý do” phải ghi tóm tắt lý do cho số điểm đó; ở cột “Ký”, bác sỹ khám phải ký và ghi rõ họ tên; b) Phần kết luận, Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe căn cứ vào điểm đã cho ở từng chỉ tiêu để kết luận, phân loại sức khỏe theo đúng quy định, ghi bằng số và chữ (phần bằng chữ để ở trong ngoặc đơn); c) Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe có trách nhiệm ký vào phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự sau khi kết luận; d) Chữ ký của Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe được đóng dấu của cơ quan Chủ tịch Hội đồng; chữ ký của Chủ tịch Hội đồng khám phúc tra sức khỏe được đóng dấu của đơn vị quyết định thành lập Hội đồng khám phúc tra sức khỏe. 4. Cách phân loại sức khỏe Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau: a) Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1; b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2; c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3; d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4; đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5; e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6. 5. Một số điểm cần chú ý a) Trường hợp đang mắc bệnh cấp tính, bệnh có thể thuyên giảm hay tăng lên sau một thời gian hoặc sau điều trị, thì điểm đó phải kèm theo chữ “T” bên cạnh (nghĩa là “tạm thời”). Người khám phải ghi tóm tắt bằng tiếng Việt tên bệnh bên cạnh (có thể ghi bằng danh từ quốc tế giữa hai ngoặc đơn). Khi kết luận, nếu chữ “T” ở chỉ tiêu có điểm lớn nhất, phải viết chữ “T” vào phần phân loại sức khỏe; b) Trường hợp nghi ngờ chưa thể cho điểm ngay được, Hội đồng khám sức khỏe có thể gửi công dân tới khám tại một bệnh viện để kết luận chính xác hơn; c) Trường hợp chưa kết luận được thì gửi công dân đó đến bệnh viện chuyên khoa gần nhất để khám và kết luận chẩn đoán. Thời gian tối đa từ 7 - 10 ngày phải có kết luận và chỉ thực hiện trong trường hợp cần thiết; d) Những trường hợp phiếu sức khỏe có ghi chữ “T”, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có trách nhiệm hướng dẫn công dân đến các cơ sở y tế để điều trị. Điều 10. Yêu cầu đối với công dân khi đi kiểm tra, sơ tuyển, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự 1. Phải xuất trình a) Lệnh gọi khám sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện; b) Giấy chứng minh nhân dân; c) Các giấy tờ liên quan đến sức khỏe cá nhân (nếu có) để giao cho Hội đồng khám sức khỏe hoặc Tổ kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự. 2. Không uống rượu, bia hoặc dùng chất kích thích. 3. Chấp hành nội quy khu vực khám sức khỏe, kiểm tra sức khỏe. 4. Cấm các hành vi lợi dụng việc khám sức khỏe để trốn, tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự. Chương III PHIẾU SỨC KHỎE NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ QUẢN LÝ SỨC KHỎE QUÂN NHÂN DỰ BỊ Điều 11. Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự 1. Nội dung phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự a) Phần I - Sơ yếu lý lịch và tiền sử bệnh tật: - Phần sơ yếu lý lịch do Ban chỉ huy quân sự xã ghi; - Tiền sử bệnh tật: do Trạm y tế xã ghi và chịu trách nhiệm. b) Phần II - Khám sức khỏe: do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện ghi ở nửa bên trái và Hội đồng khám phúc tra sức khỏe của đơn vị quân đội ghi ở nửa bên phải. 2. Quản lý phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự a) Khi chưa nhập ngũ, phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự do Ban Chỉ huy quân sự huyện quản lý; b) Khi công dân nhập ngũ, phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự được giao cho đơn vị nhận quân, quản lý tại quân y tuyến trung đoàn và tương đương; c) Ra quân, bàn giao lại Ban Chỉ huy quân sự huyện quản lý. 3. Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự chỉ có giá trị khi: a) Theo đúng mẫu quy định; b) Viết bằng bút mực hoặc bút bi, không được viết bằng bút chì; c) Chữ viết rõ ràng, không tẩy xóa, không viết tắt; d) Ghi đầy đủ các nội dung quy định trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự; đ) Không quá 06 (sáu) tháng kể từ ngày Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có kết luận về tình trạng sức khỏe, trừ trường hợp có diễn biến đặc biệt về sức khỏe. Điều 12. Giao, nhận phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự của công dân nhập ngũ 1. Trước khi Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện phát lệnh gọi công dân nhập ngũ, Phòng Y tế huyện phải hoàn thành việc lập danh sách những công dân đủ sức khỏe theo quy định, hoàn chỉnh phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự và bàn giao cho Ban Chỉ huy quân sự huyện. 2. Căn cứ vào kế hoạch hiệp đồng giữa đơn vị nhận quân và địa phương, Ban Chỉ huy quân sự huyện bàn giao phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự của các công dân đủ tiêu chuẩn sức khỏe cho quân y đơn vị nhận quân. 3. Quân y đơn vị nhận quân tổ chức nghiên cứu trước hồ sơ sức khỏe công dân được gọi nhập ngũ. Trường hợp phát hiện có nghi vấn về sức khỏe, đề nghị Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện kiểm tra kết luận lại. 4. Tổng hợp báo cáo kết quả theo mẫu tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này (địa phương giao quân theo Mẫu 4a, 4b; quân y đơn vị nhận quân theo Mẫu 4c). 5. Đơn vị nhận quân phải tổ chức khám phúc tra sức khỏe cho chiến sỹ mới ngay sau khi về đơn vị để phân loại, kết luận lại sức khỏe, phát hiện những trường hợp không đủ sức khỏe trả về địa phương và có trách nhiệm thông báo cho Ban Chỉ huy quân sự huyện biết: a) Số công dân đủ tiêu chuẩn sức khỏe; b) Số công dân không đủ tiêu chuẩn sức khỏe cần trả về địa phương (do sai sót trong quá trình khám chưa tìm ra bệnh hoặc bệnh mới phát sinh trong quá trình huấn luyện chiến sỹ mới). 6. Quy định về việc trả lại những công dân không đủ tiêu chuẩn sức khỏe về địa phương a) Những công dân không đủ tiêu chuẩn sức khỏe trả về địa phương khi kết quả khám phúc tra sức khỏe được Chủ nhiệm Quân y cấp trung đoàn và tương đương trở lên xác định và cấp trên trực tiếp phê duyệt. b) Hồ sơ sức khỏe của công dân không đủ tiêu chuẩn sức khỏe trả về địa phương phải có đủ phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự địa phương có phần ghi kết quả khám, kết luận sức khỏe của Hội đồng khám phúc tra sức khỏe đơn vị. c) Việc trả công dân không đủ sức khỏe về địa phương thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng. Trường hợp cần thiết, cơ quan y tế địa phương tổ chức kiểm tra lại (thời hạn từ 7 - 10 ngày, kể từ khi đơn vị bàn giao công dân không đủ sức khỏe cho địa phương). Trường hợp không thống nhất với kết luận của Hội đồng khám phúc tra sức khỏe của đơn vị, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện chuyển hồ sơ của công dân lên Hội đồng giám định y khoa tỉnh để tổ chức giám định sức khỏe. Điều 13. Quản lý sức khỏe quân nhân dự bị 1. Mọi quân nhân trước khi trở về địa phương (xuất ngũ, phục viên, chuyên ngành), quân y đơn vị có trách nhiệm tổ chức khám, phân loại sức khỏe, ghi vào phiếu sức khỏe quân nhân. Khi về địa phương, quân nhân còn trong độ tuổi dự bị phải nộp hồ sơ sức khỏe cho Ban Chỉ huy quân sự huyện để quản lý. 2. Quân nhân dự bị được kiểm tra sức khỏe trước mỗi đợt tập trung huấn luyện theo kế hoạch của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự địa phương. Những quân nhân dự bị còn đủ sức khỏe theo tiêu chuẩn được tiếp tục bố trí vào các đơn vị dự bị động viên. Trường hợp không đủ tiêu chuẩn sức khỏe, Phòng Y tế huyện thông báo bằng văn bản đến Ban Chỉ huy quân sự huyện để đưa ra khỏi danh sách dự bị động viên của địa phương. 3. Trong các đợt huấn luyện và tập trung kiểm tra sẵn sàng động viên quân nhân dự bị, quân y của các đơn vị dự bị động viên có trách nhiệm theo dõi chặt chẽ về mặt sức khỏe của quân nhân dự bị. 4. Khi có lệnh động viên, Ban Chỉ huy quân sự huyện có trách nhiệm bàn giao toàn bộ hồ sơ sức khỏe của quân nhân dự bị cho đơn vị tiếp nhận quân nhân dự bị quản lý. Chương IV NHIỆM VỤ CỦA CƠ QUAN Y TẾ CÁC CẤP TRONG KHÁM SỨC KHỎE THỰC HIỆN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ Điều 14. Trạm y tế xã 1. Cử cán bộ tham gia Tổ kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự. 2. Tổ chức kiểm tra sức khỏe, lập hồ sơ sức khỏe cho công dân thuộc diện thực hiện nghĩa vụ quân sự theo kế hoạch của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự địa phương. Quản lý, theo dõi tình hình sức khỏe công dân (thuộc diện quản lý) trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự, phát hiện kịp thời những trường hợp mắc bệnh mạn tính, các bệnh thuộc danh mục bệnh miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự. 3. Căn cứ vào kế hoạch của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự xã, phối hợp với Ban chỉ huy quân sự xã tổ chức sơ tuyển sức khỏe cho công dân được gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. 4. Sau khi sơ tuyển, lập danh sách công dân đủ tiêu chuẩn sức khỏe làm nghĩa vụ quân sự và những công dân mắc bệnh thuộc Danh mục các bệnh miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự quy định tại Bảng số 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, thông qua Hội đồng Nghĩa vụ quân sự xã. 5. Xác nhận và chịu trách nhiệm về tiền sử bệnh tật của công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự và đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự; bàn giao hồ sơ sức khỏe, phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự của các công dân đi khám sức khỏe cho Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện. 6. Thực hiện sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác sơ tuyển sức khỏe, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự sau mỗi đợt tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ hoặc tập trung huấn luyện quân dự bị. Điều 15. Phòng Y tế huyện 1. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân và Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện về công tác khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. 2. Tiếp nhận, hoàn chỉnh phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự của các công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự, tổng hợp danh sách công dân mắc các bệnh thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự do Hội đồng Nghĩa vụ quân sự xã báo cáo, trình Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện xem xét, quyết định. 3. Căn cứ vào kế hoạch tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện, phối hợp với Trung tâm Y tế huyện lập kế hoạch, dự trù kinh phí khám sức khỏe cho công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự và tổ chức triển khai thực hiện. 4. Đề xuất thành lập Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, đề nghị Ủy ban nhân dân huyện xét duyệt, ra quyết định; báo cáo Sở Y tế tỉnh. 5. Phối hợp với Ban Chỉ huy quân sự huyện bàn giao đầy đủ, kịp thời hồ sơ sức khỏe của công dân được gọi nhập ngũ cho đơn vị nhận quân. 6. Chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ huy quân sự huyện giải quyết khiếu nại của công dân liên quan đến việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự và tuyển sinh quân sự. 7. Chủ trì, phối hợp với Trung tâm y tế huyện chỉ đạo việc kiểm tra sức khỏe cho quân nhân dự bị theo kế hoạch của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện. 8. Tổng hợp kết quả công tác khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, báo cáo Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện và Sở Y tế tỉnh theo Mẫu số 1b, 3b, 4a, 5c Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này. 9. Thực hiện sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác khám sức khỏe cho công dân làm nghĩa vụ quân sự sau mỗi đợt tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ. Điều 16. Trung tâm y tế huyện 1. Quyết định thành lập Tổ kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự của các xã. 2. Chỉ đạo về chuyên môn, giám sát việc thực hiện kiểm tra sức khỏe, sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự. 3. Tăng cường cán bộ chuyên môn tham gia kiểm tra sức khỏe, sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự cho các xã khi có đề nghị. 4. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ về công tác kiểm tra sức khỏe, sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự cho cán bộ y tế xã. 5. Chủ trì, phối hợp với Phòng Y tế và Ban Chỉ huy quân sự huyện xây dựng kế hoạch khám sức khỏe cho công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự và tổ chức thực hiện. 6. Phối hợp với Phòng Y tế huyện thành lập Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; cử cán bộ chuyên môn cùng các trang thiết bị y tế tham gia Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cho công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự trên địa bàn huyện. 7. Phối hợp với Ban chỉ huy quân sự huyện tổ chức khám sức khỏe cho công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự. Điều 17. Bệnh viện huyện Đối với các huyện có Bệnh viện huyện thì Bệnh viện huyện thực hiện các nhiệm vụ quy định cho Trung tâm Y tế huyện tại các Khoản 5, 6 và 7 Điều 16 Thông tư này. Điều 18. Sở Y tế tỉnh 1. Chỉ đạo các cơ sở y tế thuộc thẩm quyền: a) Thực hiện các hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về công tác y tế trong thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự; b) Điều động lực lượng, phương tiện tham gia khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo Kế hoạch của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự các huyện khi có đề nghị. 2. Phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh: a) Tham mưu cho Hội đồng Nghĩa vụ quân sự tỉnh lập kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn y tế huyện tổ chức, triển khai công tác khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự và tuyển sinh quân sự; b) Tổ chức, hiệp đồng về y tế với các đơn vị nhận quân về việc giao, nhận quân. 3. Tổ chức tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên y tế tham gia khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của các huyện. 4. Tổ chức kiểm tra việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự tại các địa phương trong tỉnh. 5. Xem xét và giải quyết những vướng mắc, khiếu nại về công tác khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự và tuyển sinh quân sự. 6. Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Y tế kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo Mẫu 3c Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này. 7. Thực hiện sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự sau mỗi đợt tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ. Chương V NHIỆM VỤ CỦA CƠ QUAN QUÂN SỰ CÁC CẤP TRONG KHÁM SỨC KHỎE THỰC HIỆN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ Điều 19. Ban Chỉ huy quân sự xã 1. Chủ trì, phối hợp với Trạm y tế xã tổ chức sơ tuyển sức khỏe; lập danh sách những công dân đủ sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, công dân mắc bệnh thuộc danh mục các bệnh miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự đã qua sơ tuyển, thông qua Hội đồng Nghĩa vụ quân sự xã, báo cáo lên Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện. Hoàn chỉnh phần thủ tục hành chính phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự. 2. Kiểm tra, đôn đốc công dân thuộc diện được gọi làm nghĩa vụ quân sự đi khám sức khỏe theo kế hoạch của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện. 3. Thông báo kết quả khám sức khỏe theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện. Thu thập những ý kiến thắc mắc liên quan đến việc khám sức khỏe và kết luận sức khỏe nghĩa vụ quân sự của công dân (nếu có), báo cáo lên Ban Chỉ huy quân sự huyện và Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện nghiên cứu, giải quyết. Điều 20. Ban Chỉ huy quân sự huyện 1. Phối hợp với Phòng Y tế huyện và Trung tâm Y tế huyện hoặc Bệnh viện huyện (theo quy định tại Khoản 6, Điều 6) lập kế hoạch khám sức khỏe cho công dân thuộc diện được gọi làm nghĩa vụ quân sự. 2. Triệu tập các công dân thuộc diện được gọi làm nghĩa vụ quân sự đi khám sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe theo kế hoạch của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện. 3. Phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện tham gia công tác tổ chức khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo kế hoạch; theo dõi số lượng, chất lượng sức khỏe của công dân các địa phương đến khám. 4. Quản lý phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện bàn giao. Thời hạn lưu trữ cho đến khi công dân hết hạn tuổi phục vụ ở ngạch dự bị theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự. 5. Chủ trì, phối hợp với Phòng Y tế huyện tổ chức bàn giao hồ sơ sức khỏe công dân được gọi nhập ngũ cho các đơn vị nhận quân theo kế hoạch. 6. Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Y tế huyện hoặc Bệnh viện huyện (theo quy định tại Khoản 6, Điều 6) lập kế hoạch và tổ chức khám sức khỏe cho công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự. 7. Phối hợp với Phòng Y tế và các đơn vị, cơ quan chức năng liên quan của huyện giải quyết các khiếu nại liên quan đến khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự và tuyển sinh quân sự. 8. Tổng hợp, báo cáo tình hình giao nhận chiến sỹ mới về Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh sau mỗi đợt tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ theo Mẫu 4b Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 21. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh 1. Phối hợp với Sở Y tế tỉnh chỉ đạo, tổ chức triển khai và kiểm tra đôn đốc việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự của các địa phương theo kế hoạch của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự tỉnh. 2. Tổ chức hiệp đồng với từng đơn vị nhận quân về tiêu chuẩn sức khỏe, số lượng, thời gian, địa điểm và phương thức giao nhận quân. 3. Chỉ đạo việc khám sức khỏe cho công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự. 4. Phối hợp với Sở Y tế tỉnh xem xét, giải quyết những vướng mắc, khiếu nại liên quan đến công tác khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự và tuyển sinh quân sự. 5. Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự và tuyển sinh quân sự theo quy định. Chương VI NHIỆM VỤ CỦA CƠ QUAN QUÂN Y CÁC CẤP TRONG KHÁM SỨC KHỎE THỰC HIỆN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ Điều 22. Quân y Ban Chỉ huy quân sự huyện 1. Chủ động nắm kế hoạch khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự hằng năm của địa phương mình, phối hợp với Phòng Y tế huyện theo dõi công tác khám sức khỏe, kiểm tra sức khỏe công dân làm nghĩa vụ quân sự. Tham gia Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện. 2. Phối hợp với quân lực Ban Chỉ huy quân sự huyện nắm kết quả khám sức khỏe cho công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự trên địa bàn huyện; phối hợp với quân y các đơn vị nhận quân kiểm tra hồ sơ sức khỏe công dân được gọi nhập ngũ. 3. Tham gia khám sức khỏe đối với công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự theo kế hoạch của Ban Tuyển sinh quân sự huyện. 4. Báo cáo kết quả công tác khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự và tuyển sinh quân sự, sau mỗi đợt tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, tuyển sinh quân sự. Điều 23. Quân y Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh 1. Tham mưu cho Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh về công tác khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự và tuyển sinh quân sự. 2. Tham mưu cho Sở Y tế tỉnh trong công tác chỉ đạo, tổ chức, phối hợp giữa các cơ quan y tế, quân sự và quân y đơn vị nhận quân thực hiện công tác khám sức khỏe công dân làm nghĩa vụ quân sự và công tác giao, nhận quân. 3. Phối hợp với Sở Y tế tỉnh xem xét, giải quyết những vướng mắc, khiếu nại về công tác khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự và tuyển sinh quân sự. 4. Báo cáo kết quả công tác khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự và tuyển sinh quân sự về Phòng Quân y quân khu theo quy định của Bộ Quốc phòng. Điều 24. Quân y quân khu 1. Tham mưu cho Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu trong chỉ đạo công tác khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, tuyển sinh quân sự và công tác quản lý sức khỏe quân nhân dự bị theo kế hoạch hằng năm của Bộ Quốc phòng. 2. Phối hợp với các Sở Y tế chỉ đạo công tác khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự và tuyển sinh quân sự. 3. Chỉ đạo Ban Quân y các tỉnh trong công tác khám sức khỏe, kiểm tra sức khỏe, giám định sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự và tuyển sinh quân sự. 4. Đối với các khu vực khó khăn về lực lượng y tế, Chủ nhiệm Quân y quân khu điều động cán bộ nhân viên quân y của quân khu tham gia Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo đề nghị của Sở Y tế, Ban quân - dân y các tỉnh. 5. Báo cáo kết quả công tác khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự và tuyển sinh quân sự sau mỗi đợt tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, tuyển sinh quân sự theo quy định. Điều 25. Cục Quân y 1. Phối hợp với các cơ quan chức năng thuộc Bộ Quốc phòng tham mưu cho Bộ Quốc phòng về việc quy định tiêu chuẩn sức khỏe công dân nhập ngũ cho từng khu vực, các quân chủng, binh chủng và chỉ đạo, hướng dẫn quân y các đơn vị triển khai thực hiện. 2. Hằng năm, căn cứ vào yêu cầu xây dựng Quân đội, phối hợp với các cơ quan chức năng làm tham mưu cho Bộ Quốc phòng ban hành tiêu chuẩn sức khỏe trong tuyển sinh quân sự và chỉ đạo, hướng dẫn quân y các đơn vị thực hiện. 3. Chỉ đạo quân y các đơn vị nhận quân nắm chắc hồ sơ sức khỏe công dân được gọi nhập ngũ và tổ chức khám phúc tra sức khỏe chiến sỹ mới theo quy định. 4. Chỉ đạo, tổ chức kiểm tra công tác khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự và giao, nhận quân ở các địa bàn trọng điểm. 5. Báo cáo kết quả công tác khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, tuyển sinh quân sự theo quy định. Chương VII TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 26. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng 1. Căn cứ vào số lượng công dân nhập ngũ trong năm của Chính phủ và yêu cầu xây dựng Quân đội, ban hành quy định cụ thể về tiêu chuẩn sức khỏe cho phù hợp đối với công dân gọi nhập ngũ thực hiện cho từng khu vực, từng quân chủng, binh chủng. 2. Chỉ đạo cơ quan quân sự các cấp có trách nhiệm phối hợp với cơ quan y tế địa phương trong việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện khám sức khỏe công dân thuộc diện được gọi làm nghĩa vụ quân sự, công dân dự thi tuyển sinh quân sự và quân nhân dự bị theo đúng quy định. 3. Các cơ quan chức năng có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, các đơn vị trong toàn quân triển khai thực hiện kế hoạch khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, tuyển sinh quân sự và quân nhân dự bị hằng năm. 4. Các đơn vị nhận quân có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quân sự các cấp và cơ quan y tế địa phương thực hiện việc giao, nhận phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự đối với công dân được gọi nhập ngũ theo đúng quy định. Điều 27. Trách nhiệm của Bộ Y tế Chỉ đạo cơ quan y tế các cấp quán triệt, tổ chức thực hiện các quy định, hướng dẫn hàng năm của Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan về công tác khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. Điều 28. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2016. 2. Thông tư liên tịch số 36/2011/TTLT-BYT-BQP ngày 17 tháng 10 năm 2011 của Bộ Y tế - Bộ Quốc phòng hướng dẫn việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng để xem xét, giải quyết./. KT. BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG THỨ TRƯỞNG Trung tướng Trần Đơn KT. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ THỨ TRƯỞNG Nguyễn Viết Tiến Nơi nhận: - Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng; - Cổng TTĐT CP, Công báo; - Cổng TTĐT BYT, BQP; - Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp; - Lưu: VT, Cục QLKCB, Vụ PC - Bộ Y tế; VT, Cục Quân Y, Vụ PC - Bộ Quốc phòng. PHỤ LỤC 1 PHÂN LOẠI SỨC KHỎE THEO THỂ LỰC VÀ BỆNH TẬT (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Quy định việc Khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự) I. TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI THEO THỂ LỰC (Bảng số 1) LOẠI SỨC KHỎE NAM NỮ Cao đứng (cm) Cân nặng (kg) Vòng ngực (cm) Cao đứng (cm) Cân nặng (kg) 1 ≥ 163 ≥ 51 ≥ 81 ≥ 154 ≥ 48 2 160 - 162 47 - 50 78 - 80 152 - 153 44 - 47 3 157 - 159 43 - 46 75 - 77 150 - 151 42 - 43 4 155 - 156 41 - 42 73 - 74 148 - 149 40 - 41 5 153 - 154 40 71 - 72 147 38 - 39 6 ≤ 152 ≤ 39 ≤ 70 ≤ 146 ≤ 37 Các trường hợp quá béo hoặc quá gầy sẽ xem xét đến chỉ số BMI (xem phần chú dẫn khám tuyển). II. TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI THEO BỆNH TẬT (Bảng số 2) 1. Các bệnh về mắt TT BỆNH TẬT ĐIỂM 1. Thị lực 1.1 Thị lực (không kính): Thị lực mắt phải Tổng thị lực 2 mắt 10/10 19/10 1 10/10 18/10 2 9/10 17/10 3 8/10 16/10 4 6,7/10 13/10 - 15/10 5 1, 2, 3, 4, 5/10 6/10 - 12/10 6 1.2 Thị lực sau chỉnh kính Cho điểm theo mục 1.1 và tăng lên 1 điểm 2 Cận thị: - Cận thị dưới -1,5 D 2 - Cận thị từ -1,5D đến dưới -3D 3 - Cận thị từ -3D đến dưới -4D 4 - Cận thị từ -4D đến dưới -5D 5 - Cận thị từ -5D trở lên 6 - Cận thị đã phẫu thuật Cho điểm theo mục 1.1 và tăng lên 1 điểm 3 Thoái hóa hắc võng mạc do cận thị nặng (từ -3D trở lên) 6 4 Viễn thị: - Viễn thị dưới + 1,5D 3 - Viễn thị từ + 1,5D đến dưới + 3D 4 - Viễn thị từ + 3D đến dưới + 4D 5 - Viễn thị từ + 4D đến dưới + 5D 6 - Viễn thị đã phẫu thuật Cho điểm theo mục 1.1 và tăng lên 1 điểm 5 Các loại loạn thị 6 6 Mộng thịt: - Mộng thịt độ 1, độ 2 2 - Mộng thịt độ 3 4 - Mộng thịt che đồng tử 5 - Mộng thịt đã mổ tái phát, gây dính 5 7 Bệnh giác mạc: - Sẹo giác mạc đơn thuần, mỏng, nhỏ ở ngoài vùng trung tâm Cho điểm theo mục 1.1 và tăng lên 1 điểm - Sẹo giác mạc có dính mống mắt 6 - Đang viêm giác mạc: + Nhẹ 3T + Vừa 4T 8 Mắt hột: - Chưa biến chứng: + Nếu đang ở giai đoạn tiến triển Cho điểm theo mục 1.1 và tăng lên 1 điểm + Nếu ở giai đoạn đã lành sẹo Giữ nguyên phân loại theo thị lực - Có biến chứng (màng máu, sẹo giác mạc) 5 9 Lông siêu (quặm) ở mi mắt: - Không ảnh hưởng đến thị lực 2 - Có ảnh hưởng đến thị lực Cho điểm theo mục 1.1 và tăng lên 1 điểm 10 Viêm kết mạc (màng tiếp hợp): - Cấp 2T - Viêm kết mạc mùa xuân 4 11 Lệ đạo: - Viêm tắc lệ đạo cấp tính 3T - Viêm tắc lệ đạo mạn tính hoặc đã nhiều lần điều trị không khỏi: + Nếu ở 1 bên mắt 5 + Nếu ở 2 bên mắt 6 12 Bệnh các cơ vận nhãn: - Lác cơ năng: + Không ảnh hưởng đến chức năng 3 + Có ảnh hưởng chức năng 5 - Lác do liệt 1 hay nhiều cơ vận nhãn (lác trong, ngoài, lên, xuống) 6 13 Tật rung giật nhãn cầu (bệnh lý hoặc bẩm sinh) 5 14 Những bệnh ở mi mắt và hốc mắt: - Các vết sẹo làm hư mi mắt: mắt nhắm không kín, dính mi cầu, lật mi, lộn mi 6 - Sụp mi mắt bẩm sinh hoặc bệnh lý các mức độ 6 - Những bệnh ở hốc mắt 6 15 Mù màu (mù 1 màu hoặc toàn bộ) 6 16 Thoái hóa biểu mô sắc tố (quáng gà) 6 17 Đục thủy tinh thể bẩm sinh 6 18 Những bệnh khác về mắt: - Tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể 2 mắt, lệch thể thủy tinh, viêm màng bồ đào, dính bịt đồng tử, bong võng mạc, teo gai thị 1 hoặc 2 bên 6 - Các tổn hại võng mạc do bệnh lý (viêm võng mạc do bệnh tăng huyết áp, viêm võng mạc sắc tố) hoặc bẩm sinh (thoái hóa võng mạc bẩm sinh) 6 2. Các bệnh về răng, hàm, mặt TT BỆNH TẬT ĐIỂM 19 Răng sâu: - Chỉ có răng sâu độ 1 - 2, không hoặc ít ảnh hưởng sức nhai 2 - Có ≤ 3 răng sâu độ 3 2 - Có 4 - 5 răng sâu độ 3 3 - Có 6 răng sâu độ 3 4T - Có 7 răng sâu độ 3 trở lên 5T 20 Mất răng: - Còn đủ 28 răng (không kể răng khôn) 1 - Mất răng đã có phục hình đảm bảo chức năng và thẩm mỹ 2 - Mất ≤ 3 răng, trong đó có 1 răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai còn 85% trở lên 2 - Mất 4 răng, trong đó có ≤ 2 răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai còn 70% trở lên 3 - Mất 5 - 7 răng, trong đó có ≤ 3 răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai còn 50% trở lên 4 - Mất trên 7 răng, trong đó có > 3 răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai còn < 50% 5 21 Viêm lợi: - Viêm lợi ở ≤ 5 răng, chưa có túi mủ sâu 1 - Viêm lợi ở ≥ 6 răng, chưa có túi mủ sâu 2 22 Viêm quanh răng (nha chu viêm): - Viêm quanh răng đã điều trị ổn định vẫn còn túi lợi sâu 3 - Viêm quanh răng ở < 5 răng, răng lung lay độ 2 - 3 - 4 3 - Viêm quanh răng từ 6 - 11 răng trở lên, răng lung lay độ 2 - 3 - 4 4 - Viêm quanh răng từ 12 răng trở lên 5 23 Viêm tủy, tủy hoại tử, viêm quanh cuống răng: - 1 - 2 răng bị viêm tủy, tủy hoại tử hoặc viêm quanh cuống răng: + Đang còn viêm 2T + Đã điều trị ổn định 2 - 3 - 4 răng bị viêm tủy, tủy hoại tử hoặc viêm quanh cuống răng: + Đang còn viêm 3T + Đã điều trị ổn định 3 - 5 - 6 răng bị viêm tủy, tủy hoại tử hoặc viêm quanh cuống răng: + Đang còn viêm 4T + Đã điều trị ổn định 4 - Có trên 6 răng bị viêm tủy, tủy hoại tử hoặc viêm quanh cuống răng 5 24 Biến chứng răng khôn: - Biến chứng đã điều trị tốt 1 - 2 - Biến chứng đang chữa 2T 25 Viêm loét niêm mạc ở miệng, lưỡi: - Viêm loét cấp tính 3T - Viêm loét mạn tính đã điều trị nhiều lần không khỏi 4 26 Viêm tuyến nước bọt: - Viêm tuyến mang tai: + Đã điều trị khỏi 2 + Viêm tuyến mang tai cấp 3T + Viêm tuyến mang tai mạn tính 1 bên đã ổn định 3 + Viêm tuyến mang tai mạn tính 2 bên đã ổn định 4 + Viêm tuyến mang tai mạn tính 1 hoặc 2 bên chưa ổn định 5 - Viêm tuyến nước bọt dưới hàm: + Đã điều trị khỏi 2 + Viêm cấp 4T + Viêm mạn, xơ hóa, chưa ổn định 5 + Sỏi ống Wharton 5 27 Viêm khớp thái dương hàm: - Viêm cấp tính 3T - Viêm mạn tính 4 28 Xương hàm gãy: - Đã liền tốt, khớp cắn không di lệch hoặc di lệch ít 2 - Khớp cắn di lệch nhiều, ảnh hưởng tới sức nhai 4 29 Khe hở môi, khe hở vòm miệng: - Khe hở môi 1 bên, không toàn bộ: + Đã phẫu thuật, không ảnh hưởng tới thẩm mỹ và chức năng 2 + Chưa phẫu thuật 3 - Khe hở môi 1 bên toàn bộ hoặc khe hở môi không toàn bộ 2 bên: + Đã phẫu thuật tạo hình, ảnh hưởng ít đến thẩm mỹ và phát âm 3 + Chưa phẫu thuật 4T - Khe hở môi toàn bộ 2 bên: + Đã phẫu thuật tạo hình 4 + Chưa phẫu thuật 5T - Khe hở vòm: + Khe hở vòm mềm 3 + Khe hở vòm toàn bộ 5 - Khe hở môi kèm theo khe hở vòm 6 30 Bệnh lý và u vùng mặt - Các bệnh lý lành tính đã điều trị ổn định (nang chân răng, nang nhầy…) 2 - U lành đã phẫu thuật ổn định không ảnh hưởng đến chức năng (torus, u lợi xơ…) 3 - U lành đã phẫu thuật ổn định có biến dạng vùng mặt (u men, u xương xơ, u máu, u bạch mạch…) 5 3. Các bệnh về tai, mũi, họng TT BỆNH TẬT ĐIỂM 31 Sức nghe (đo bằng tiếng nói thường): - Một bên tai 5m (nghe bình thường) 1 - Một bên tai 4m (nghe kém nhẹ) 2 - Một bên tai 3m (nghe kém trung bình nhẹ) 3 - Một bên tai 2m (nghe kém trung bình nặng) 4 - Một bên tai 1m (nghe kém nặng) 5 - Một bên tai dưới 1m (nghe kém sâu) 6 Tính từng tai, sau lấy trung bình cộng và làm tròn để được kết quả chung. Ví dụ: Tai phải 1, tai trái 6, tổng là (6+1)/2 = 3,5 làm tròn là 4 32 Tai ngoài: - Ống tai ngoài + Hẹp một phần ống tai ngoài 3 + Hẹp toàn bộ ống tai ngoài 4 + Tịt ống tai ngoài 5 - Vành tai + Không có vành tai 5 + Không còn cấu trúc vành tai (chỉ có nụ thịt) 4 + Mất một số cấu trúc giải phẫu 3 + Cấu trúc đầy đủ nhưng nhỏ hơn tai bên bình thường 2 - Viêm tai ngoài cấp tính 3T 33 Tai giữa: - Viêm tai giữa cấp tính 4T - Viêm tai giữa thanh dịch 4T - Viêm tai giữa mạn tính hòm nhĩ khô, sạch + Màng nhĩ thủng nhỏ hoặc trung bình 4 + Màng nhĩ thủng rộng 5 - Viêm tai giữa mạn tính có thủng màng nhĩ, có chảy chất nhầy hoặc mủ, mức độ thủng: + Thủng nhỏ hoặc trung bình 5 + Thủng rộng 6 - Viêm tai giữa mạn tính có thủng, có chảy mủ thối (Cholesteatome) 6 34 Xương chũm: - Viêm tai xương chũm cấp tính 5T - Viêm tai xương chũm mạn tính 5 - Viêm tai xương chũm đã phẫu thuật mở hang chũm - thượng nhĩ có vá màng nhĩ, nếu: + Màng nhĩ đóng kín 4 + Màng nhĩ thủng, đáy nhĩ sạch 5 + Màng nhĩ thủng, còn chảy mủ 6 - Viêm tai xương chũm đã mổ tiệt căn, nếu: + Hốc mổ khô 5 + Hốc mổ còn chảy mủ 6 35 Tai trong: - Chóng mặt mê nhĩ (rối loạn tiền đình) 5 36 Mũi: - Mũi, hố mũi, vách ngăn bị lệch vẹo, dị dạng, nếu: + Không có rối loạn hô hấp và phát âm 3 + Đã có rối loạn hô hấp, phát âm, nuốt mức độ nhẹ 4 - 5 + Có rối loạn chức năng hô hấp quan trọng, rối loạn phát âm 6 - Viêm mũi mạn tính đơn thuần: + Không có rối loạn chức năng hô hấp 2 + Có rối loạn chức năng hô hấp rõ hoặc mất ngửi 4 + Rối loạn chức năng hô hấp 5 - Polip mũi: + Độ I - II 4 + Độ III - IV 5 + Polip cả 2 bên độ I - II 5 + Polip cả 2 bên độ III - IV 6 37 Họng: - Viêm họng cấp tính 2T - Viêm họng mạn tính đơn thuần, thể trạng tốt 2 - Viêm họng mạn tính hay ho, sốt gây khó thở ảnh hưởng đến thể trạng 4 38 Amidan: - Viêm amidan cấp tính 2T - Viêm amidan mạn tính, không quá phát hoặc quá phát độ I 2 - Viêm Amidan mạn tính quá phát độ II - III chưa có rối loạn chức năng hô hấp 3 - Viêm Amidan mạn tính quá phát độ III có rối loạn chức năng hô hấp (ngừng thở khi ngủ, khó thở…) 4 - Viêm Amidan mạn tính quá phát độ IV 5 - Amidan viêm mạn tính đã được cắt bỏ 2 39 Chảy máu cam: - Chảy máu cam tái phát chưa có thiếu máu hoặc thiếu máu nhẹ 4 - Chảy máu cam tái phát gây thiếu máu trung bình 5 - Chảy máu cam tái phát gây thiếu máu nặng 6 40 Thanh quản: - Viêm thanh quản cấp tính 2T - Viêm thanh quản mạn tính, nếu: + Không có rối loạn phát âm quan trọng như tiếng nói còn phân biệt được, thể trạng tốt 3 + Có rối loạn phát âm quan trọng như tiếng nói không phân biệt được hoặc phân biệt khó, thể trạng kém 4 - Liệt các cơ khép - mở dây thanh và liệt dây thần kinh hồi qui 5 - Khàn tiếng đơn thuần, không liệt dây thanh, không có tổn thương hoặc chỉ tổn thương nhẹ ở niêm mạc dây thanh 3 - Khàn tiếng do các khối u lành tính ở dây thanh như: polip, hạt xơ dây thanh, u nang, u nhú (papilloma) dây thanh... 5 - Nói lắp: + Lặp từ (Ví dụ: Con bò bò … bò sữa) 3 + Kéo dài từ (Ví dụ: C…o…n bò sữa) 4 + Mất từ (Ví dụ: Con ….. sữa) 5 - Nói ngọng: + Người nghe hiểu 75% đến dưới 100% từ 3 + Người nghe hiểu 50 đến dưới 75% từ 4 + Người nghe hiểu 20% đến dưới 50% từ 5 + Người nghe hiểu dưới 20% từ 6 - Chấn thương hay bệnh lý gây tổn thương cấu trúc thanh quản + Không có rối loạn giọng 5 + Có rối loạn giọng 6 41 Xoang mặt: - Viêm mũi cấp tính 3T - Viêm xoang cấp tính 4 - Viêm xoang hàm mạn tính 4 - Viêm xoang trán, xoang sàng mạn tính 5 - Viêm mũi dị ứng 3 42 Liệt mặt không hồi phục do viêm tai xương chũm 6 43 Khối u vùng mũi xoang, họng thanh quản, tai ngoài, tai giữa - Không nghi ngờ ác tính 5 - Có nghi ngờ ác tính 6 4. Các bệnh về thần kinh, tâm thần TT BỆNH TẬT ĐIỂM Thần kinh 44 Nhức đầu thành cơn, dai dẳng, kéo dài, ảnh hưởng đến lao động: - Do bệnh lý cột sống cổ (Hội chứng giao cảm cổ sau) 4 - Bị từ nhỏ, không liên quan đến cột sống cổ 4 45 Suy nhược thần kinh: - Nhẹ, đã hồi phục 3 - Nặng, không hồi phục hoàn toàn (giảm trí nhớ, giảm khả năng lao động hoặc tái phát 2 lần trở lên) 6 46 Động kinh: - Đã hết cơn (lâm sàng và cận lâm sàng) 5 - Còn cơn lớn hoặc nhỏ 6 47 Ra mồ hôi bàn tay hoặc cả bàn tay, bàn chân: - Mức độ nhẹ 2 - Mức độ vừa 4 - Mức độ nặng 5 48 Phản xạ gân xương: - Tăng đều cả hai bên: + Không rối loạn vận động cảm giác 4 + Có rối loạn vận động cảm giác 6 - Giảm đều cả hai bên: + Không rối loạn vận động cảm giác 3 + Có rối loạn vận động cảm giác 6 - Tăng hoặc giảm một bên: + Không rối loạn vận động cảm giác 3 + Có rối loạn vận động cảm giác 6 49 Đái dầm thường xuyên 5 50 Di tinh nhiều, ảnh hưởng tới sức khỏe 4 51 Chóng mặt có hệ thống: - Rối loạn kiểu tiền đình (trung ương và ngoại vi) 4 - Rối loạn phối hợp vận động và thăng bằng kiểu tiểu não 5 52 Liệt thần kinh mặt ngoại vi: - Còn di chứng méo miệng khi cười, mắt nhắm kín 3 - Còn di chứng méo miệng thường xuyên, mắt nhắm không kín 5 53 Liệt thần kinh ngoại vi: - Liệt 1 trong các dây thần kinh quay, giữa 5 - Liệt dây thần kinh trụ 4 - Liệt dây thần kinh hông to 6 - Liệt 1 trong các dây thần kinh hông khoeo trong, hông khoeo ngoài 5 - Mất hoặc giảm khả năng vận động ở một phần chi thể: + Ít ảnh hưởng tới lao động, sinh hoạt 4 + Ảnh hưởng nhiều đến lao động, sinh hoạt 5 - Mất hoàn toàn khả năng lao động ở 1 chi hoặc nửa người 6 54 Di chứng tổn thương sọ não, tủy sống: Liệt chân tay, hạn chế khả năng lao động rõ rệt 6 55 Đau rễ thần kinh và các đám rối thần kinh (đám rối cổ, cánh tay, thắt lưng, cùng): - Ít ảnh hưởng đến vận động 4 - Hạn chế rõ rệt khả năng vận động 5 56 Bệnh cơ (Myopathie): - Có teo cơ nặng, ảnh hưởng rõ đến khả năng lao động 6 - Teo cơ nhẹ, ảnh hưởng ít đến vận động 4 57 Nhược cơ (Myasthénia): 6 58 Tật máy cơ (TIC): + Không gây đau ở mặt 3 + Gây đau ở mặt 5 59 Đau lưng do: - Gai đôi cột sống 4 - Thoái hóa cột sống: + Mức độ nhẹ 3 + Mức độ vừa 4 + Mức độ nặng 5 - Thoát vị đĩa đệm: + Mức độ nhẹ 4 + Mức độ vừa 5 + Mức độ nặng 6 60 Đau vai gáy do: - Thoái hóa cột sống cổ: + Mức độ nhẹ 3 + Mức độ vừa 4 + Mức độ nặng 5 - Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: + Mức độ nhẹ 4 + Mức độ vừa 5 + Mức độ nặng 6 61 Chấn thương sọ não: - Chấn thương sọ não, vết thương cũ không thấu não để lại di chứng suy nhược thần kinh nhẹ: + Nếu điện não đồ không biến đổi 4 + Nếu điện não đồ có biến đổi 5 - Chấn thương sọ não cũ, vết thương thấu não cũ còn để lại di chứng rõ rệt về thần kinh hoặc tâm thần 6 Tâm thần 62 Loạn thần do: - Thiểu năng tâm thần: + Mức độ nặng 6 + Mức độ trung bình 5 + Mức độ nhẹ 5 - Các bệnh loạn thần có liên quan đến các bệnh của cơ thể như: rối loạn nội tiết, chuyển hóa dinh dưỡng, nhiễm trùng, nhiễm độc: + Đã phục hồi 4 + Phục hồi không hoàn toàn 5 + Không phục hồi 6 - Loạn tâm thần phản ứng: + Không hồi phục 6 + Hồi phục không hoàn toàn 6 + Hồi phục hoàn toàn 5 - Các trạng thái hoang tưởng và loạn thần không đặc hiệu 6 - Các rối loạn tri giác 4 - Các rối loạn ảo giác 5 - Những lệch lạc về rối loạn tình dục: Loạn dâm đồng giới, súc vật, trẻ em, phô trương, lãnh đạm, rối loạn tình dục khác 4 63 Tâm thần phân liệt (các thể) 6 64 Loạn thần do rượu: - Bệnh Corxacop sa sút trí năng, ảo giác, hoang tưởng, say rượu bệnh lý 6 - Hội chứng lệ thuộc rượu 6 65 Nghiện ma túy (opiate) 6 66 Loạn thần do thuốc: - Hội chứng cai các thuốc gây nghiện, trạng thái hoang tưởng, ảo giác, loạn thần do ngộ độc thuốc 6 - Lệ thuộc thuốc gây nghiện 5 67 Loạn thần cảm xúc: - Thể điển hình, cường độ mạnh, cơn kéo dài, mau tái phát 6 - Thể trung bình, cơn thưa 1 - 3 năm /lần hoặc thể nhẹ chu kỳ cơn 3 - 5 năm 6 68 Rối loạn nhân cách: - Thể nặng, mất bù thường xuyên 6 - Còn bù nhưng đã tái phát 2 lần trở lên 5 69 Rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên: - Thể nặng và cố định 6 - Trung bình 5 70 Rối loạn giấc ngủ: - Đã hồi phục 4 - Không hồi phục 5 71 Rối loạn lo âu: - Đã hồi phục 4 - Đang tiến triển 5 - Hay tái phát (từ 2 lần trở lên) 6 72 Rối loạn phân li (Hystéria): - Đã hồi phục sinh hoạt bình thường 4 - Đang tiến triển 5 - Hay tái phát (tái phát từ 2 lần trở lên) 6 73 Loạn thần có liên quan đến tổn thương sọ não do: - Viêm não - màng não: + Đã hồi phục 5 + Không hồi phục 6 - Lao não: + Đã hồi phục 5 + Không hồi phục 6 - Giang mai não: + Đã hồi phục 5 + Không hồi phục 6 - Các rối loạn mạch máu não, xơ cứng động mạch não, u não, thoái hóa hệ thần kinh 6 74 Loạn thần do chấn thương: - Đã hồi phục 5 - Không hồi phục 6 5. Các bệnh về tiêu hóa TT BỆNH TẬT ĐIỂM 75 Bệnh thực quản: - Viêm thực quản cấp 5T - Viêm thực quản mạn, loét thực quản lành tính 4 - Giãn thực quản 5 - Hẹp thực quản 5 - Giãn tĩnh mạch thực quản 6 - Ung thư thực quản 6 76 Bệnh dạ dày, tá tràng: - Viêm dạ dày cấp 2T - Viêm dạ dày, tá tràng mạn tính 4 - Loét dạ dày, tá tràng chưa có biến chứng 4 - Loét dạ dày, tá tràng có biến chứng (hẹp môn vị, chảy máu… chưa điều trị khỏi) 6 - Loét dạ dày, tá tràng đã điều trị lành bằng nội khoa 4 - Loét dạ dày, tá tràng đã điều trị lành bằng phẫu thuật 5 - Túi thừa dạ dày ảnh hưởng tới sức khỏe ít hay nhiều 4 - Ung thư dạ dày 6 77 Ruột non: - Thủng ruột non do các nguyên nhân phải mổ: + Kết quả không ảnh hưởng tới tiêu hóa 4 + Có ảnh hưởng tới tiêu hóa và sinh hoạt 5 - Tắc ruột cơ giới đã mổ: + Kết quả tốt 4 + Nếu vẫn còn rối loạn tiêu hóa 5 - Túi thừa, polip ruột non 5 - U ruột non 6 78 Viêm ruột thừa: - Viêm ruột thừa đã mổ, kết quả tốt 2 - Có biến chứng, bán tắc, sổ thành bụng 5 79 Thoát vị bẹn các loại: - Đã được phẫu thuật tốt, ổn định trên 1 năm 2 - Chưa được phẫu thuật 4T 80 Các đường mổ bụng thăm dò (không can thiệp vào nội tạng): - Liền sẹo tốt và trên 1 năm, không có triệu chứng dính tắc 4 - Nếu sẹo nhăn nhúm hoặc sổ thành bụng 5 - Có dấu hiệu dính tắc hoặc bán tắc 6 81 Các đường nội soi qua thành bụng, không can thiệp tạng trong ổ bụng, đã lành sẹo 2 82 Bệnh đại, trực tràng: - Viêm đại tràng hoặc viêm trực tràng cấp 3T - Hội chứng đại tràng tăng kích thích: + Mức độ nhẹ 3 + Mức độ vừa 4 + Mức độ nặng 5 - Viêm loét trực, đại tràng xuất huyết: + Nhẹ 5T + Vừa, nặng 6 - Các bệnh lành tính của đại tràng phải can thiệp phẫu thuật 5 - Lao hồi tràng 5 - Ung thư đại tràng 6 - Túi thừa đại, trực tràng 5 - Polip trực, đại tràng (Polypose Rectocolique) 6 - Polip trực tràng (Polype rectal) có cuống nhỏ điều trị hết được: + Đã cắt bỏ 2 + Chưa cắt bỏ 5T - Polip trực tràng chảy máu 5 83 Bệnh hậu môn - trực tràng: - Rò hậu môn: + Đơn giản đã điều trị khỏi 2 + Đơn giản chưa điều trị 3T + Rò hậu môn phức tạp 5 - Sa trực tràng 5 - Nứt hậu môn: + Đã điều trị tốt 3 + Nhiễm trùng nhiều lần 4 84 Trĩ: - Trĩ ngoại: + 1 búi kích thước dưới 0,5 cm 2 + 1 búi kích thước từ 0,5 cm đến 1 cm 3 - Trĩ nội hoặc trĩ kết hợp 1 búi nhỏ dưới 0,5 cm 3 - Trĩ nội, trĩ ngoại, hoặc trĩ kết hợp nhiều búi (2 búi trở lên) kích thước từ 0,5 cm đến 1 cm 4 - Trĩ đã mổ tốt 3 - Trĩ nhiều búi, có búi to trên 1cm, búi trĩ lồi ra không tự co lên được 5T - Trĩ đã thắt, nay có búi trĩ tái phát 5T 85 Bệnh gan: - Viêm gan cấp 5T - Viêm gan cấp đã lành trên 12 tháng, sức khỏe hồi phục tốt 3 - Viêm gan cấp đã lành trên 12 tháng nhưng hồi phục chưa tốt, thử HBsAg (+) 5 - Người lành mang vi rút viêm gan B hoặc C 3 - Viêm gan mạn tính thể tồn tại 4 - Viêm gan mạn tính thể hoạt động 6 - Ung thư gan nguyên phát hoặc thứ phát 6 - Sán lá gan 4T - Gan to chưa xác định được nguyên nhân 5T - Hội chứng vàng da chưa rõ nguyên nhân 5T - Xơ gan giai đoạn còn bù 5 - Xơ gan giai đoạn mất bù 6 - Đụng giập gan đã được điều trị bảo tồn, kết quả tốt 3 - Áp xe (abcès) gan đã điều trị ổn định 4 - Áp xe gan đã vỡ gây biến chứng tuy đã điều trị khỏi 5 - Sỏi trong gan 4 - Nang gan + < 2 cm 3 + ≥ 2 cm 4 - 5 - U máu gan 5 - Ung thư gan 6 86 Bệnh mật, túi mật: - Sỏi túi mật, gây viêm đường mật 5T - Sỏi đường mật trong và ngoài gan, gây viêm nhiễm hoặc tắc mật 6 - Áp xe đường mật 5T - Sỏi túi mật đơn độc, chưa mổ 4T - Sỏi túi mật đã cắt túi mật: + Không ảnh hưởng tới sinh hoạt 4 + Có ảnh hưởng tới sinh hoạt 5 - Viêm túi mật, viêm đường mật, viêm túi mật cấp do sỏi đơn độc đã mổ trên 1 năm, ổn định 4 - Viêm đường mật do sỏi hoặc do nguyên nhân khác 5T - Sỏi ống mật chủ 6 87 Tụy - Viêm tụy cấp thể phù nề: + Đã hồi phục 3 + Tái phát 5 - Viêm tụy cấp thể hoại tử, xuất huyết 6 - Viêm tụy mạn 5 - 6 - Viêm tụy cấp đã điều trị ngoại khoa ổn định 4 - Nang tụy 4 - Sỏi tụy 5 - Ung thư tụy 6 88 Lách - Lách to do các nguyên nhân 4 - Nang lách 4 - Áp xe lách 5 - Vỡ lách do chấn thương phải phẫu thuật cắt lách 5 89 Đảo ngược phủ tạng 5 6. Các bệnh về hô hấp TT BỆNH TẬT ĐIỂM 90 Hội chứng và triệu chứng bệnh hô hấp: - Khái huyết không rõ nguyên nhân 4T - Khái huyết tái diễn kéo dài kèm theo ho khạc đờm, đau ngực 6 - Tiếng cọ màng phổi rõ, kèm theo đau ngực (viêm màng phổi khô) 5 - Ran ẩm hoặc ran nổ nhiều ở 1 hoặc 2 đáy phổi kèm theo khái huyết hoặc khạc đờm nhiều 5T - Hội chứng 3 giảm (dày dính màng phổi) 5 - Gù, vẹo cột sống, biến dạng xương ức và xương lồng ngực ảnh hưởng đến chức năng hô hấp 6 - Di chứng sẹo lồng ngực do mổ tim, phổi hoặc sau chấn thương ngực cũ, ảnh hưởng dẫn khí phổi 6 91 Các bệnh phế quản: - Viêm phế quản cấp 3T - Viêm phế quản cấp tái diễn: + Có các yếu tố nguy cơ có thể chữa khỏi 4T + Các yếu tố nguy cơ không thể chữa khỏi 4 - Giãn phế quản nhẹ có chẩn đoán rõ, chưa có biến chứng 5 - Viêm phế quản mạn tính đơn thuần, giai đoạn đầu 5 - Viêm phế quản mạn tính bắt đầu có biến chứng tâm phế mạn tính, suy hô hấp, khí phế thũng (COPD + tâm phế mạn) 6 - Khí phế thũng type A 6 - Hen phế quản: + Hen nhẹ không có biến chứng 5 + Hen trung bình và nặng, hen có biến chứng; hen phế quản kèm theo viêm xoang hàm mạn hoặc polip mũi 6 92 Các bệnh nhu mô phổi: - Viêm phổi cấp do vi khuẩn, virus, Mycoplasma Pneumoni 3T - Viêm phổi mạn tính 6 - Sán lá phổi, amip phổi 5T - Kén khí phổi 5 - Hội chứng Loffler 3T - Bệnh bụi phổi 6 - Xơ phổi hoặc xơ phổi kẽ lan tỏa 6 93 Các bệnh màng phổi: - Phế mạc viêm tràn dịch tơ huyết (Sero fibrineuse): + Không do lao, không có di chứng dày dính màng phổi 3T + Do lao, có di chứng dày dính màng phổi 5T - Viêm mủ màng phổi không có di chứng dày dính màng phổi nhiều 6 - Phế mạc viêm, tràn dịch mạn tính (kéo dài trên 2 tháng) phế mạc viêm tràn dịch máu (máu hút ra không đông), dưỡng chấp lồng ngực 6 - Vôi hóa màng phổi: + Ít 3 + Nhiều, diện rộng 5 - Xơ hóa lồng ngực hoặc dày dính rộng toàn bộ một bên màng phổi 6 94 Bệnh lao phổi: - Nghi lao phổi (có hội chứng nhiễm độc lao, có tiền sử tiếp xúc và tiền sử lao) 4T - Khái huyết do lao 5T - Lao phổi nhẹ mới mắc (lao thâm nhiễm, lao huyệt BK âm tính (-) trong đờm bằng soi trực tiếp, không có hang lao) 5T - Lao phổi mới mắc nhưng có BK (+) trong đờm bằng soi trực tiếp, có hang lao 6 - Lao phổi đã điều trị ổn định và khỏi được trên 3 năm, nếu: + Trước đây không có hang, hiện tại X-quang phổi bình thường, BK (-), sức khỏe không bị ảnh hưởng 4 + Hiện nay có biến chứng lao, xơ phổi, suy hô hấp mạn tính, tâm phế mạn tính, giãn phế quản 6 95 Lao ngoài phổi: - Lao hạch ngoại vi đã khỏi 4 - Lao hạch cổ mạn tính hoặc rò mủ 5 - Lao thanh quản đã khỏi 4 - Lao màng bụng, lao xương 5 - Lao tinh hoàn đã mổ, khỏi 4 7. Các bệnh về tim, mạch TT BỆNH TẬT ĐIỂM 96 Huyết áp (tình trạng HA khi nghỉ, thường xuyên, tính bằng mmHg): - Huyết áp tối đa: + 110 - 120 1 + 121 - 130 hoặc 100 - 109 2 + 131 - 139 hoặc 90 - 99 3 + 140 - 149 hoặc < 90 4 + 150 - 159 5 + ≥ 160 6 - Huyết áp tối thiểu: + ≤ 80 1 + 81 - 85 2 + 86 - 89 3 + 90 - 99 4 + ≥ 100 5 97 Bệnh tăng huyết áp: - Tăng huyết áp độ 1 4 - Tăng huyết áp độ 2 5 - Tăng huyết độ 3 6 98 Mạch (tình trạng mạch khi nghỉ, thường xuyên đều, tính bằng lần/phút): - 60 - 80 1 - 81 - 85 hoặc 57 - 59 2 - 86 - 90 hoặc 55 - 56 3 - 50 - 54 3 - 4 (dựa vào nghiệm pháp Lian) - 91 - 99 4 - ≥ 100 hoặc < 50 5, 6 99 Rối loạn dẫn truyền và nhịp tim: - Block nhĩ thất độ I 4 - Block nhĩ thất độ II 5 - Block nhĩ thất độ III 6 - Block nhánh phải: + Không hoàn toàn 2 + Hoàn toàn 4 - Block nhánh trái: + Không hoàn toàn 5 + Hoàn toàn 6 - Block nhánh phải + block nhánh trái 6 - Loạn nhịp ngoại tâm thu thất: + Các NTT mất hoặc giảm đi sau vận động 2 + NTT thất thưa (1 - 9 nhịp/giờ) 3 + NTT thất trung bình (10 - 29 nhịp/giờ) 4 + NTT thất dày (≥ 30 nhịp/giờ) 5 + NTT thất đa ổ 6 + NTT thất từng chùm hoặc R/T 6 + NTT thất trong các bệnh tim thực thể 6 - Loạn nhịp ngoại tâm thu nhĩ 5 - Rung cuồng nhĩ, loạn nhịp hoàn toàn 6 - Hội chứng nút xoang bệnh lý 5 - Cơn nhịp nhanh kịch phát 6 100 Bệnh hệ thống mạch máu: - Viêm tắc động mạch các loại 6 - Rối loạn vận mạch (bệnh Raynaud) 6 - Viêm tắc tĩnh mạch nông hoặc sâu chi dưới 5 101 Bệnh tim: - Bệnh tim bẩm sinh: + Chưa gây rối loạn huyết động đáng kể 5 + Có rối loạn về huyết động 6 + Đã được can thiệp hoặc phẫu thuật trước 16 tuổi 4 - Bệnh van tim 6 - Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn 6 - Suy tim 6 - Viêm cơ tim và các bệnh cơ tim 6 - Thấp tim (thấp khớp cấp) và bệnh tim do thấp 6 - Các bệnh màng ngoài tim 6 - Các khối u tim 6 8. Các bệnh về cơ, xương, khớp TT BỆNH TẬT ĐIỂM 102 Bệnh khớp: - Các bệnh khớp nhiễm khuẩn 5T - Lao khớp, lao cột sống 5 - Viêm khớp nhiễm khuẩn, hội chứng Reiter, viêm khớp Lyme, các bệnh này mới khỏi chưa quá 6 tháng 5T - Các bệnh viêm khớp do thấp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp (Bechterew): + Nếu chưa gây teo hoặc biến dạng khớp, cứng khớp, chức năng khớp chưa hạn chế, sức khỏe toàn thân tốt 4 + Nếu đã gây teo cơ, cứng khớp, biến dạng khớp, hạn chế chức năng khớp, ảnh hưởng tới sức khỏe toàn thân: • Mức độ nhẹ và vừa 5 • Mức độ nặng 6 103 Bàn chân bẹt: - Đi lại không gây đau nhói 2 - Đi lại đau nhói, ảnh hưởng mang vác, chạy nhảy 4 104 Chai chân, mắt cá, rỗ chân: - Chai chân (Durillon) dày sừng nhưng nắn còn mềm, đi lại không ảnh hưởng 2 - Chai dày sừng gây cộm cứng, đi lại ảnh hưởng 4 - Mắt cá lòng bàn chân (Corpolantaire): + Chỉ có 1 cái, đường kính ≤ 1cm, đi lại không ảnh hưởng 2 + Có 2 cái, đường kính ≤ 1cm, đi lại không ảnh hưởng 3 + Có ≥ 3 cái, hoặc có 1 - 2 cái nhưng đường kính trên 1cm, hoặc mắt cá gây ảnh hưởng đến đi lại 4 - Rỗ chân (Porokératose): + Có 1 - 2 điểm lõm trong 1cm2, đường kính các điểm lõm dưới 2 mm, đi lại không ảnh hưởng 2 + Có trên 2 điểm lõm trong 1cm2, hoặc đường kính các điểm lõm trên 2 mm, đi lại không ảnh hưởng 3 + Có trên 2 điểm lõm trong 1cm2 và đường kính các điểm lõm trên 2 mm, đi lại không ảnh hưởng 4 + Rỗ chân ảnh hưởng đến đi lại 5 105 Dính kẽ ngón tay, ngón chân: - Chưa xử trí phẫu thuật: + Ít ảnh hưởng đến hoạt động 3T + Ảnh hưởng đến hoạt động của bàn tay, bàn chân 4T - Đã xử trí phẫu thuật: + Không hoặc rất ít ảnh hưởng đến vận động 2 + Co kéo, ảnh hưởng đến vận động của bàn tay, bàn chân 4 106 Thừa ngón tay, ngón chân: - Chưa cắt bỏ 3T - Đã cắt bỏ, nếu: + Không ảnh hưởng đến hoạt động của bàn tay, bàn chân 1 + Ít ảnh hưởng đến hoạt động của bàn tay, bàn chân 2 + Ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của bàn tay, bàn chân 4 107 Mất ngón tay, ngón chân: - Mất 1 đốt: + Của 1 ngón tay cái 4 + Của ngón trỏ bàn tay phải 4 + Của 1 ngón chân cái 4 + Của 1 ngón khác của bàn tay hoặc bàn chân 3 - Mất 2 đốt: + Của ngón tay trỏ của bàn tay phải 5 + Của 1 ngón khác của bàn tay hoặc bàn chân 4 + Của 2 ngón khác của bàn tay hoặc bàn chân 5 - Mất 1 ngón: + Mất 1 ngón cái của bàn tay 5 + Mất 1 ngón cái của bàn chân 5 + Mất 1 ngón trỏ của bàn tay phải 5 + Mất 1 ngón khác của bàn tay hoặc bàn chân 4 - Mất 2 ngón: + Mất 2 ngón trong đó không mất ngón tay cái, ngón chân cái và ngón trỏ bàn tay phải 5 + Mất 2 ngón trong đó có mất ngón tay cái, ngón chân cái, ngón trỏ bàn tay phải 6 - Mất 3 ngón trở lên 6 108 Co rút ngón tay, ngón chân: - Co rút từ 1 - 2 ngón tay hoặc ngón chân 5 - Co rút từ 3 ngón tay hoặc ngón chân trở lên 6 109 Lệch vẹo ngón chân cái vào trong (Hallux varus) hay ra ngoài (Hallux valgus): - Nếu không ảnh hưởng tới đi giày, dép và mang vác, chạy, nhảy 4 - Nếu ảnh hưởng tới mang vác, chạy, nhảy 5 110 Chấn thương, vết thương khớp (vừa và lớn): - Chưa điều trị khỏi 4T - Đã điều trị khỏi, không để lại di chứng 3 - Đã điều trị, để lại di chứng ảnh hưởng vận động 4 111 Sai khớp xương: - Sai khớp nhỏ, vừa: + Chưa điều trị khỏi 3T + Đã điều trị khỏi, không để lại di chứng 1 - Sai khớp vừa đã điều trị nhưng để lại di chứng thành cố tật cản trở đến lao động và sinh hoạt 4 - Sai khớp lớn: + Đã nắn chỉnh không để lại di chứng 4 + Đã nắn chỉnh để lại di chứng 5 + Đã được phẫu thuật nắn chỉnh: • Nếu không để lại di chứng, đã được theo dõi 1 năm trở lên, lao động sinh hoạt bình thường 4 • Để lại di chứng nhẹ 5 • Để lại di chứng đau, hạn chế vận động, thoái hóa biến dạng hoặc cứng khớp 6 - Sai khớp lớn không nắn chỉnh thành cố tật cản trở đến lao động và sinh hoạt 6 - Sai khớp bệnh lý ở các khớp lớn 6 - Sai khớp tái phát nhiều lần 6 112 Gãy xương: - Gãy xương nhỏ: + Chưa liền xương 3T + Đã liền xương, không ảnh hưởng vận động 1 + Đã liền xương, có ảnh hưởng vận động 2 - Gãy xương vừa và lớn: + Chưa liền xương 5T + Đã liền xương vững ở tư thế bình thường, không để lại di chứng đau mỏi hoặc hạn chế vận động (thời gian từ khi gãy xương đến khi kiểm tra 1 năm trở lên) 2 + Đã liền xương vững, cong lệch trục không quan trọng, hạn chế vận động khớp, không gây đau mỏi, không gây thoái hóa biến dạng khớp, không ảnh hưởng đáng kể tới sinh hoạt, hoạt động của chi 3 + Đã liền xương nhưng trục lệch vẹo, hạn chế vận động 5 + Có đau mỏi hạn chế vận động nhiều 5 + Có đau mỏi, thoái hóa biến dạng khớp nhiều 6 + Đã phẫu thuật nhưng còn phương tiện kết xương 5T 113 Khớp giả xương dài tứ chi: - Kèm theo mất đoạn xương lớn, ngắn chi từ 5 cm trở lên đối với chi trên và từ 3 cm trở lên đối với chi dưới 6 - Không kèm theo ngắn chi 5 114 Dị dạng bẩm sinh: - Sai khớp lớn, mất đoạn xương, mất đầu xương. 6 115 Cứng, dính các khớp lớn: - Cứng, dính các khớp vai, khuỷu, gối, hông 6 116 Cứng, dính khớp cổ tay, cổ chân: - Ở tư thế cơ năng 5 - Không ở tư thế cơ năng 6 117 Chênh lệch chiều dài chi: - Từ 2 cm trở xuống, không gây đau mỏi trong sinh hoạt, lao động 4 - Từ 3 - 4 cm, ít nhiều ảnh hưởng tới thẩm mỹ và đau mỏi khi lao động, sinh hoạt 5 - Trên 5 cm, đã ảnh hưởng tới thẩm mỹ và đau mỏi khi lao động, sinh hoạt 6 118 Hai chân vòng kiềng hình chữ O, chữ X: - Nhẹ, không ảnh hưởng tới đi lại, chạy nhảy (5 - 10 độ) hoặc ảnh hưởng không đáng kể 4 - Vừa (dưới 15 độ) đi lại, chạy nhảy ít ảnh hưởng 5 - Nặng (trên 15 độ) thường kèm theo biến dạng ở cẳng chân, bàn chân, ảnh hưởng đến chức năng vận động 6 119 Cong gù cột sống: - Đã ổn định (không tiến triển, không gây viêm rò, đau mỏi) 4 - Ảnh hưởng tới mang vác, vận động, chạy nhảy 5 - Nặng: do di chứng bại liệt, di chứng chấn thương hoặc do lao cột sống phá hủy đốt sống 6 120 Rò xương: - Đơn giản, có xương viêm khu trú, không phá hủy xương rộng 5T - Rò các xương lớn, rò liên tục, hay tái phát 6 121 Bệnh u xương, sụn lành tính ở nhiều xương: - Đã mổ đục bỏ u, không ảnh hưởng tới chức năng 4 - Chưa mổ 5 122 Ổ khuyết xương ở xương dài: - Ảnh hưởng đến độ vững của xương 5 - Không ảnh hưởng đến độ vững của xương 4 123 Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi 5 124 Viêm vô khuẩn lồi củ trước xương chày 3 125 Hoại tử vô khuẩn mào xương chày: - Đã mổ đục xương, kết quả tốt 4 - Chưa mổ, đau tái phát nhiều lần 5T 126 Hoại tử vô khuẩn lồi cầu xương cánh tay 4T 127 Bàn chân thuổng: - Không ngắn chi hoặc có ngắn chi từ 1 - 3 cm 5 - Có ngắn chi trên 3 cm 6 128 Đứt gân gót (gân Achill) 5 129 Dị tật bàn chân khèo: - Cả 2 bàn chân 6 - 1 bàn chân 5 130 Di chứng bại liệt, liệt mềm ở chi thể: - Mức độ nặng 6 - Mức độ vừa 5 131 Di chứng bại não, liệt cứng ở chi thể 6 132 Bàn tay khèo 6 133 Dị tật bẩm sinh thiếu xương ở chi thể (xương quay, xương chầy...) 6 134 Sẹo bỏng và các loại sẹo do các nguyên nhân khác: - Nhỏ, đã lành, không ảnh hưởng đến vận động, sinh hoạt và lao động 1 - 2 - Nhỏ, đã lành, có ảnh hưởng đến thẩm mỹ (ở mặt, cổ): + Ít 3 + Nhiều 4 - Co kéo gây biến dạng: + Ảnh hưởng ít đến chức phận, sinh hoạt và lao động 4 + Ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, lao động, sinh hoạt 5 135 Giãn tĩnh mạch chân (Varice): - Chưa thành búi 3 - Đã thành búi, chạy nhảy đi lại nhiều thì căng, tức 4 136 Các loại u: - U lành tính (u mỡ, u xơ, nang nhày, u xương), không ảnh hưởng tới sức khỏe, lao động, luyện tập, sinh hoạt: + Nếu đường kính khối u dưới 1cm: 1 + Nếu đường kính khối u từ 1 - 2cm: 2 + Nếu đường kính khối u từ 3 - 4cm: 3 - U lành tính (u mỡ, u xơ, nang nhày, u xương) đã ảnh hưởng tới sinh hoạt, lao động, luyện tập, hoặc kích thước ≥ 5cm 4 - Các loại u ác tính ở các vị trí 6 9. Các bệnh về thận, tiết niệu, sinh dục TT BỆNH TẬT ĐIỂM 137 Thận, tiết niệu: - Bệnh thận cấp tính như: Viêm cầu thận cấp, viêm bể thận cấp, viêm ống thận cấp do các nguyên nhân mới khỏi bệnh chưa quá 6 tháng 5 - Bệnh thận mạn tính: Viêm cầu thận mạn tính có hội chứng thận hư, suy thận mạn tính do các nguyên nhân 6 - Sỏi thận chưa có biến chứng: + Chỉ có ở 1 bên, đã mổ kết quả tốt trên 1 năm 4 + Chưa mổ hoặc có sỏi ở 2 bên 5 - Sỏi thận có biến chứng phải cắt 1 bên thận 6 - U thận đã mổ 6 - Nang thận: + Chỉ có 1 nang, đường kính dưới 0,5 cm, không chèn ép đài, bể thận 3 + Có từ 2 nang trở lên hoặc đường kính trên 0,5 cm, không chèn ép đài bể thận 4 + Kích thước lớn, chèn ép đài bể thận 6 - Sỏi niệu quản đơn thuần, 1 bên: + Đã lấy sỏi không qua phẫu thuật 3 + Đã phẫu thuật lấy sỏi (kể cả phẫu thuật nội soi) 4 + Chưa lấy sỏi 5T - Sỏi niệu quản đơn thuần, 2 bên (kể cả đã phẫu thuật) 5 - Sỏi niệu quản đã phẫu thuật có biến chứng (rò nước tiểu, chít hẹp gây giãn thận hoặc viêm thận) 6 - Sỏi bàng quang, niệu đạo: + Chưa lấy sỏi 4T + Đã lấy sỏi không qua phẫu thuật, kết quả tốt 3 + Đã phẫu thuật lấy sỏi, kết quả tốt 4 + Đã phẫu thuật nhiều lần 5 138 Các hội chứng tiết niệu: - Đái rắt, đái buốt, đái khó 4 - Cơn đau quặn thận hay tái diễn 5T - Đái ra máu chưa rõ nguyên nhân, đái ra mủ, dưỡng chấp 5 139 Viêm đường tiết niệu: - Viêm bể thận - thận cấp, viêm niệu đạo do lậu, viêm tuyến tiền liệt 5T - Viêm niệu đạo thường, viêm bàng quang cấp 3T 140 Các bệnh thận bẩm sinh: - Sa thận (1 hoặc 2 bên) 5T - Thận móng ngựa 6 - Thận kép 1 bên có biến chứng 6 - Thận kép cả 2 bên 6 - Thận lạc chỗ (1 - 2 bên) hoặc 1 thận 6 141 Khối u sau phúc mạc: - U thận đã mổ hoặc chưa mổ 6 - U tuyến thượng thận (huyết áp cao) 6 - U mỡ, u quái, u thần kinh, u hạch 6 142 Lao đường tiết niệu, sinh dục: - Lao thận đã mổ hoặc chưa mổ 6 - Lao thận để lại di chứng hẹp niệu quản 6 - Lao bàng quang, lao tuyến tiền liệt 6 - Lao mào tinh hoàn (u cục hoặc rò) 6 143 Các dị tật ở niệu quản: - Niệu quản nằm sau tĩnh mạch chủ 6 - Niệu quản nằm sau động mạch chậu 6 - Niệu quản kép 1 bên 6 - Niệu quản kép 2 bên 6 - Niệu quản lạc chỗ 6 144 Các bệnh ở bàng quang: - U nhỏ bàng quang 5 - U nhỏ bàng quang đã mổ, hồi phục tốt 4 - U ác tính bàng quang 6 - Túi thừa bàng quang, hẹp cổ bàng quang 5 145 Sinh dục: - Hẹp bao quy đầu không ảnh hưởng tiểu tiện, hoặc đã phẫu thuật kết quả tốt 1 - Hẹp bao quy đầu ảnh hưởng tiểu tiện 3T - Hẹp niệu đạo do di chứng lậu, chấn thương rò và hẹp niệu đạo khác 5 146 Các dị tật dương vật: - Lỗ đái lệch thấp (hypospadias) 5 - Lỗ đái lệch cao 6 - Cụt dương vật 6 - Niệu đạo kép 6 147 Dị tật ở bìu: - Thiếu 1 bên tinh hoàn 3 - Tinh hoàn ẩn hoặc lạc chỗ 1 bên chưa gây biến chứng 3T - Tinh hoàn ẩn hoặc lạc chỗ 1 bên đã gây biến chứng 4T - Thiếu hoặc ẩn cả 2 bên tinh hoàn 6 - Ái nam, ái nữ 6 - U tinh hoàn đơn thuần 5 - U mào tinh hoàn (không phải lao) 4T - Tràn dịch màng tinh hoàn đã mổ tốt 4 - Tràn dịch màng tinh hoàn chưa mổ 5 - Viêm dày da tinh hoàn 5 - Tràn máu màng tinh hoàn 5 - Viêm loét da bìu. 5T - U nang thừng tinh: + Chưa mổ. 5 + Đã mổ trên 6 tháng, diễn biến tốt 4 - Teo tinh hoàn: + Teo cả 2 bên do quai bị 6 + Teo 1 bên do bệnh khác, nếu bệnh đã ổn định 4 - Teo mào tinh hoàn 1 - 2 bên 5 - U nhú qui đầu và rãnh qui đầu 5T 148 Ung thư dương vật 6 149 Viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn 4T 150 Giãn tĩnh mạch thừng tinh (Varicocel): - Nhẹ 2 - Vừa 3 - Nặng 4 10. Các bệnh về nội tiết, chuyển hóa, hạch, máu TT BỆNH TẬT ĐIỂM 151 Bệnh tuyến giáp: + Viêm tuyến giáp cấp tính 3T + Viêm tuyến giáp tự miễn 5 + Bệnh Basedow 5 + Bướu lành tính nhỏ, sờ thấy, chưa ảnh hưởng tới hô hấp 3 + Bướu lành tính to, có ảnh hưởng tới hô hấp, nói, nuốt 5 + Ung thư tuyến giáp 6 152 Bệnh lý tuyến thượng thận 6 153 Bệnh lý tuyến yên 6 154 Bệnh lý chuyển hóa - Bệnh đái tháo đường 5 - Bệnh Goutte mạn tính 5 - Rối loạn chuyển hóa Lipid 4T 155 Hội chứng nội tiết cận u 6 156 Phì đại tuyến vú ở nam giới (1 hoặc 2 bên), ảnh hưởng thẩm mỹ 4 157 Các bệnh hạch và bệnh máu ác tính 6 158 Thiếu máu nặng thường xuyên do các nguyên nhân 5 11. Bệnh da liễu TT BỆNH TẬT ĐIỂM 159 Nấm da, nấm bẹn (hắc lào): - Thể điển hình, chưa có biến chứng, diện tích dưới 50cm2 2T - Nấm da diện tích từ 50 - 100cm2 chưa có biến chứng, hoặc nấm da diện tích dưới 50cm2 nhưng có biến chứng chàm hóa, nhiễm khuẩn... 3T - Nấm da diện tích trên 100cm2, hoặc rải rác toàn thân, hoặc có biến chứng nặng (chàm hóa, nhiễm khuẩn...) 4T 160 Nấm móng: - Có từ 1 - 2 móng bị nấm 2 - Có từ 3 - 4 móng bị nấm 3 - Có từ 5 móng trở lên bị nấm 4 161 Nấm kẽ: - Chỉ bợt trắng từ 1 - 2 kẽ 2T - Chỉ bợt trắng từ 3 - 4 kẽ 3T - Bợt trắng từ 5 kẽ trở lên, hoặc có mụn nước từ 3 kẽ trở lên 4T 162 Lang ben: - Thể khu trú (mặt hoặc vai hoặc lưng...), diện tích dưới 1/3 diện tích cơ thể 2T - Thể lan tỏa chiếm trên 1/3 diện tích cơ thể 3T - Thể lan tỏa chiếm trên 1/3 diện tích cơ thể, ảnh hưởng đến thẩm mỹ (bị nhiều vùng mặt, cổ, gáy) 4T 163 Nấm tóc, rụng tóc do các nguyên nhân: - Mức độ nhẹ 3 - Mức độ vừa 4 - Mức độ nặng 5 164 Bị mắc từ 2 loại nấm nêu trên trở lên (từ mục 158-162) Lấy điểm của nhiễm loại nấm nặng nhất và tăng lên 1 điểm 165 Ghẻ: - Thể giản đơn, khu trú, chưa có biến chứng: Viêm da nhiễm khuẩn, chàm hóa... 2T - Thể có biến chứng: Viêm da nhiễm khuẩn, chàm hóa... nhưng còn khu trú 3T - Ghẻ rải rác toàn thân và có biến chứng: Viêm da nhiễm khuẩn, chàm hóa... 4T 166 Viêm da dị ứng - Viêm da dị ứng/kích thích 3 - Chàm vi khuẩn 3T - Chàm hóa do bệnh da khác (nấm, tiếp xúc…) 4T - Á sừng liên cầu, á sừng vùng đầu (chàm không rõ nguyên nhân) 2 - Viêm da cơ địa 6 - Viêm da dầu 4 - Tổ đỉa 5 - Viêm da thần kinh + Khu trú 4T + Lan tỏa (nhiều nơi) 5 167 Bệnh da bọng nước (Pemphigus, Pemphigoid, Duhring Brocq) 6 168 Bệnh tổ chức liên kết: - Lupus ban đỏ: + Lupus ban đỏ mạn (khu trú) 5 + Lupus ban đỏ hệ thống 6 - Xơ cứng bì: + Khu trú 4 + Lan tỏa 6 - Viêm bì cơ 6 - Viêm nút quanh động mạch 5 169 Bệnh da có vảy: - Bệnh vảy nến các thể 4 - 5 - 6 - Á vảy nến 3 - Vảy phấn hồng Gibert 3T - Lichen phẳng 5 - Vảy phấn đỏ nang lông 3 170 Bệnh rối loạn sắc tố: - Bệnh bạch biến: + Thể khu trú, đứt đoạn 3 + Thể lan tỏa 4 - Sạm da + Khu trú vùng má (nám má) 2 + Rải rác (nguyên nhân nội tiết) 5 171 Các tật bẩm sinh ở da, bớt các loại: - Diện tích dưới 3cm2, không ở vùng mặt - cổ 1 - Diện tích tích từ 3 - 9cm2 không ở vùng mặt - cổ, hoặc diện tích dưới 3cm2 ở vùng mặt - cổ 2 - Diện tích từ 10 - 20cm2 không ở vùng mặt - cổ, hoặc diện tích từ 3 - 4cm2 ở vùng mặt - cổ 3 - Diện tích trên 4 cm2 ở vùng mặt - cổ, hoặc diện tích trên 20cm2, hoặc có rải rác nhiều nơi 4 172 Bệnh phong tất cả các thể: 6 173 Bệnh lây theo đường tình dục: - Giang mai: + Giang mai giai đoạn 1 và 2 sớm, đã điều trị đúng, đủ phác đồ và xét nghiệm TPHA âm tính 3 + Giang mai giai đoạn 2 muộn, đã điều trị đúng, đủ phác đồ và xét nghiệm TPHA âm tính. 4 + Giang mai giai đoạn 3 6 + Giang mai chưa điều trị ổn định 5 - Lậu: + Lậu cấp đã điều trị khỏi 2 + Lậu cấp chưa điều trị 4 + Lậu mạn có tổn thương bộ phận tiết niệu, sinh dục 5 - Bệnh hạ cam (Chancremou): + Đã điều trị khỏi 3 + Chưa điều trị 4 - Sùi mào gà (Papyloma) 4 - Bệnh Nicolas-Favre 5 - Nhiễm HIV 6 174 Dày sừng lòng bàn chân cơ địa 5 175 Trứng cá và một số bệnh khác: - Trứng cá thường (chỉ tính vùng mặt): + Dưới 100 sẩn, không có mụn mủ 1 + Từ 100 - 200 sẩn và/hoặc < 5 mụn mủ 2T + > 200 sẩn và/hoặc ≥ 5 mụn mủ 3T - Trứng cá hoại tử, trứng cá mạch lươn, trứng cá sẹo lồi 4 - Trứng cá đỏ 5 176 Sẩn ngứa cục do côn trùng đốt (ruồi vàng, bọ chó, dĩn...): + Số lượng dưới 10 nốt 2T + Từ 10 - 30 nốt 3T + Từ 30 - 50 nốt 4T + Trên 50 nốt 5 177 Mày đay mạn tính 6 178 Lao da các loại 5 179 Các bệnh u da: - U xơ thần kinh (bệnh di truyền) 5 - Các loại u lành tính khác 4 180 Cấy dị vật vào dương vật 4T 12. Bệnh phụ khoa TT BỆNH TẬT ĐIỂM 181 Kinh nguyệt: - Kinh nguyệt nhiều, hay xuất hiện và không đều 4 - Vô kinh, thiểu kinh, hiếm kinh 5 - Chảy máu bất thường khác của tử cung, âm đạo 5 182 U cơ trơn tử cung (đã phẫu thuật bóc u hoặc chưa phẫu thuật) 4T 183 U lành buồng trứng (đã phẫu thuật bóc u hoặc chưa phẫu thuật) 4 184 U lành của các cơ quan sinh dục khác không xác định (đã phẫu thuật bóc u hoặc chưa phẫu thuật) 4 185 Loạn sản vú lành tính 4 186 Vú phì đại 4 187 Biến đổi khác ở vú 4 188 Viêm vòi tử cung và viêm buồng trứng 4 189 Viêm vòi tử cung trừ cổ tử cung 2-3 190 Viêm cổ tử cung 4T 191 Các bệnh của tuyến Bartholin 4T 192 Các bệnh khác của âm đạo và âm hộ 4 193 Lạc nội mạc tử cung 4 194 Polyp đường sinh dục nữ 4T 195 Những dị tật bẩm sinh của buồng trứng, vòi trứng và dây chằng rộng 4 196 Dị tật bẩm sinh của tử cung và cổ tử cung 4 197 Các dị tật bẩm sinh của cơ quan sinh dục nữ - Âm đạo đôi 4T - Dị tật bẩm sinh âm vật 4-6 - Màng trinh không thủng 3T - Dị tật bẩm sinh của vú 4 - Các dị tật bẩm sinh khác của cơ quan sinh dục nữ 4 198 Có thai (nhưng chưa được chẩn đoán khẳng định) 4T 199 Sùi mào gà (Papyloma) ở hậu môn, sinh dục 4 III. DANH MỤC CÁC BỆNH MIỄN ĐĂNG KÝ NGHĨA VỤ QUÂN SỰ (Bảng số 3): Là những bệnh thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự, không nhận vào quân thường trực, gồm: TT TÊN BỆNH MÃ BỆNH ICD10 1 Tâm thần (F20- F29) 2 Động kinh G40 3 Bệnh Parkinson G20 4 Mù một mắt H54.4 5 Điếc H90 6 Di chứng do lao xương, khớp B90.2 7 Di chứng do phong B92 8 Các bệnh lý ác tính C00 đến C97; D00 đến D09; D45-D47 9 Người nhiễm HIV B20 đến B24, Z21 10 Người khuyết tật mức độ đặc biệt nặng và nặng IV. Chú dẫn khám tuyển 1. Khám thể lực: a) Cách quy tròn số liệu: Chiều cao, vòng ngực, cân nặng từ 0,5 trở lên ghi là 1 đơn vị; từ 0,49 trở xuống thì không lấy phần lẻ. Ví dụ: - Cao: + 152,50cm ghi là 153cm + 158,49cm ghi là 158cm - Cân nặng: + 46,50kg ghi là 47kg + 51,49kg ghi là 51kg - Vòng ngực: + 82,50cm thì ghi là 83cm + 79,49cm thì ghi là 79cm b) Khám thể lực: Khi khám thể lực, người được khám phải bỏ mũ, nón, không đi giày hoặc dép (chân đất, đầu trần): Nếu là nam giới phải cởi hết quần áo dài, áo lót, chỉ mặc 1 quần đùi. Nếu là nữ giới mặc quần dài, áo mỏng. - Đo chiều cao: Người đ­­ược đo phải đứng ở tư­­ thể thẳng, 2 gót chân chạm vào nhau, 2 tay buông thõng tự nhiên, mắt nhìn ngang, tầm nhìn là 1 đ­­ường thẳng nằm ngang song song với mặt đất. + Th­­ước đo: Nếu đo chiều cao bằng th­­ước ở bàn cân thì phải chú ý kéo phần trên cho hết cỡ, sau đó điều chỉnh để lấy kết quả phần dư­­ới của thước. + Nếu dùng tường, cột kẻ thước để đo thì t­­ường hoặc cột phải thẳng đứng, nền để đứng không gồ ghề, phải vuông góc với t­­ường hoặc cột làm th­­ước đo. + Ngư­­ời đứng vào vị trí đo, gót chân, mông, x­­ương bả vai chạm tư­­ờng. Thước đặt lấy kết quả đo chạm đỉnh đầu phải vuông góc với t­­ường. - Đo vòng ngực (đối với nam giới): Vòng đo qua ngực vuông góc với trục thân đi qua núm vú ở phía trước, qua 2 bờ d­­ưới xư­­ơng bả vai ở phía sau. Dùng th­­ước dây đo, ng­­ười được đo hít thở bình thường. Để chính xác ta đo khi hít vào tối đa và thở ra tối đa, lấy 2 giá trị đó cộng lại chia trung bình, tính nh­­ư sau: Hít vào tối đa + thở ra tối đa = Vòng ngực trung bình 2 - Chỉ số BMI (Body Mass Index) là chỉ số khối cơ thể đánh giá mối tương quan giữa chiều cao và cân nặng: BMI = Cân nặng (kg) {Chiều cao (m)}2 Chỉ số BMI được xem xét trong trường hợp đủ tiêu chuẩn về thể lực, nhưng có sự mất cân đối giữa chiều cao và cân nặng: không nhận những trường hợp có chỉ số BMI ≥ 30. 2. Khám mắt: Số 1: Thị lực: Thị lực là tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá sức nhìn của từng mắt, muốn đo thị lực chính xác, yêu cầu: - Nhân viên chuyên môn: Phải trực tiếp h­­ướng dẫn cách đọc và tiến hành đúng kỹ thuật quy định. Chú ý phát hiện những trư­­ờng hợp ng­­ười đọc không trung thực hoặc không biết đọc theo h­­ướng dẫn. - Bảng thị lực phải: + Chữ đen, nền trắng, hàng 7/10 đến 8/10 phải treo ngang tầm mắt nhìn. + Đủ độ ánh sáng cần thiết để đọc (khoảng 400 - 700 lux) tránh mọi hiện tượng gây lóa mắt, quá sáng hoặc sáng dọi vào mắt ng­­ười đọc hoặc tối quá ảnh h­ưởng tới sức nhìn của ng­­ười đọc. + Cự ly giữa bảng tới chỗ đứng của ng­­ười đọc là 5m. + Ng­­ười đọc phải che mắt 1 bên bằng 1 miếng bìa cứng (không che bằng tay) và khi đọc cả 2 mắt đều mở (1 mắt mở sau bìa che). + Ngư­­ời đo dùng que chỉ vào d­­ưới từng chữ, ngư­­ời đọc phải đọc xong chữ đó trong khoảng d­­ưới 10 giây. Hàng 8/10, 9/10, 10/10 mỗi hàng chỉ đ­­ược đọc sai 1 chữ mới tính kết quả hàng đó. - Cách tính tổng thị lực 2 mắt: nếu thị lực cao hơn 10/10 vẫn chỉ tính là 10/10 Ví dụ: Mắt phải 12/10, mắt trái 5/10 thì tổng thị lực 2 mắt là 15/10. Khi tính tổng thị lực để phân loại thì chú ý thị lực của mắt phải. Thị lực của mắt trái không thể bù cho mắt phải đ­­ược mà thị lực của mắt phải vẫn phải nh­­ư tiêu chuẩn đã quy định. 3. Khám răng: Số 19: Răng sâu: Quy định ký hiệu sâu răng bằng chữ “S”. - S1: sâu răng Độ 1 (sâu men); - S2: sâu răng Độ 2 (sâu ngà nông); - S3: sâu răng Độ 3 (sâu ngà sâu). Ví dụ: Răng 46 bị sâu độ 3 thì ghi là: R46S3 Số 20: Mất răng. a) Quy định về ký hiệu răng: Mỗi răng đều có ký hiệu bằng hai chữ số: - Chữ số đầu là ký hiệu của phần tư hàm của đối t­­­ượng: Phía Phải Trái Trên 1 2 Dưới 4 3 + Những răng hàm trên bên phải có ký hiệu số 1. + Những răng hàm trên bên trái có ký hiệu số 2. + Những răng hàm d­­­ưới bên trái có ký hiệu số 3. + Những răng hàm d­­­ưới bên phải có ký hiệu số 4. - Chữ số thứ hai ký hiệu của từng răng: + Răng cửa giữa: Số 1 + Răng khôn trong cùng: Số 8 Ví dụ: + Răng nanh hàm trên trái ký hiệu 23 + Răng hàm số 5 d­­ưới phải ký hiệu 45 - Răng hàm có: + Răng hàm nhỏ (răng cối nhỏ): gồm răng số 4 và 5; + Răng hàm lớn (răng cối lớn): gồm răng số 6, 7 và 8 (răng khôn). b) Cách tính sức nhai: - Răng bị viêm tủy hoặc tủy bị hoại tử chỉ coi như là mất sức nhai tạm thời. - Răng bị lung lay đến mức độ không điều trị đ­­­ược cần phải nhổ; hoặc mất hết thân răng còn chân thì coi nh­­­ư mất răng. - Nếu mất 1 răng thì coi nh­­­ư mất cả răng cùng số đối diện với mặt nhai. Ví dụ: Mất răng 16 thì coi như­­­ mất cả răng 46 và tính mất 10% sức nhai. - Nếu mất 4 răng khôn hàm trên và d­­­ưới thì không tính là mất sức nhai (vì có nhiều người không có răng khôn). Cách tính sức nhai: Hàm trên % sức nhai 2 5 5 3 3 4 1 2 2 1 4 3 3 5 5 2 Răng 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2 2 2 2 8 7 6 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 6 7 8 Hàm d­­­ưới % sức nhai 3 5 5 3 3 4 1 1 1 1 4 3 3 5 5 3 Răng 4 4 4 4 4 4 4 4 3 3 3 3 3 3 3 3 8 7 6 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 6 7 8 Răng giả: Mất răng đã làm răng giả tốt đ­­­ược tính 50% sức nhai của răng. Số 21, 22: Phân biệt giữa viêm lợi và viêm quanh răng: Viêm lợi Viêm quanh răng - Lợi cư­­­ơng đỏ, có thể viêm 2 - 3 răng đến toàn bộ 2 hàm - Lợi có thể viêm đỏ, chảy máu, tụt lợi, hở cổ răng - Không có túi mủ ở sâu - Có túi mủ ở sâu ở nhiều răng đến toàn bộ 2 hàm, mủ chảy th­­­ường xuyên - Răng lung lay ít hoặc không lung lay - Răng lung lay từ độ 1 đến độ 4 - Hơi thở hôi - Hơi thở rất hôi - Có cao răng - Nhiều cao răng trên lợi và d­­­ưới lợi - X­­­ương ổ răng tiêu dọc hoặc ngang Số 23: Viêm tủy, tủy hoại tử, viêm quanh cuống răng: Viêm quanh cuống răng khác viêm quanh răng là viêm dây chằng quanh răng, tiêu xư­­­ơng ổ răng, viêm lợi. - Viêm cuống răng: Là viêm vùng tận cùng của răng nơi các mạch máu và thần kinh đi vào nuôi d­­­ưỡng răng (thư­­­ờng do tủy hoại tử) đau ê ẩm, răng có cảm giác trồi lên, gõ dọc đau, hai hàm chạm vào đau, lợi vùng cuống hơi nề. Viêm cuống răng cấp: đau khu trú lợi hoặc má tương ứng răng viêm sưng nề. - Viêm tủy răng: Răng tự nhiên đau, đau nhiều về đêm, đau lan tỏa, đau dữ dội thành từng cơn tùy thuộc vào viêm tủy chớm phát hay viêm tủy cấp, gõ ngang đau hơn dọc. Quy định ký hiệu viêm tủy răng bằng chữ “T”, cách ghi tương tự như chú dẫn mục răng sâu. - Viêm tủy hoại tử: Răng không đau, thư­ờng răng đổi màu xám hoặc vàng đục. Số 26: Viêm tuyến mang tai: Biểu hiện sưng ở vùng tuyến mang tai. Nếu chưa ổn định, khi khám, nắn vào vùng tuyến mang tai sẽ thấy chảy mủ ra ở ống Sténon. Số 28: Khớp cắn bình thường: Người được khám ngậm miệng ở tư thế tĩnh, nuốt nước bọt, hai hàm răng khít lại, không bị hở, không di lệch sang phải hoặc trái. Khớp cắn di lệch là khi ở tư thế trên mà hai hàm bị hở hoặc lệch sang một bên. 4. Khám tai - mũi - họng: Số 31: Đo sức nghe. a) Nói thầm: - Ngư­­­ời khám thở ra hết rồi nói thầm để thử. Phải thử từng tai riêng biệt (tai không thử phải được bịt kín bằng cách đè ngón tay lên nắp lỗ tai do ngư­­ời đ­­­ược thử làm). - Tiếng nói phát ra thẳng góc với tai thử. Ng­­­ười đ­­­ược thử cầm miếng bìa cứng che mắt để không nhìn đ­­­ược miệng ng­­­ười thử. - Trong điều kiện khám đông ngư­­­ời, không có nơi yên tĩnh, có thể dùng tiếng nói thư­­­ờng. Trường hợp tai bị giảm sức nghe phải dùng cách thử tiếng nói thầm với điều kiện cho phép. Nếu nghi ngờ cần cho kiểm tra kỹ tại cơ sở chuyên khoa. Đo bằng âm mẫu: âm trầm (128), âm cao (2096). b) Nói th­­­ường: Sức nghe tốt hơn nói thầm 10 lần khoảng cách đo. Số 35: Chóng mặt mê nhĩ, biểu hiện. a) Cảm giác chủ quan tự quay theo các chiều không gian khác nhau hoặc mọi vật xung quanh mình. b) Các rối loạn thực vật kèm theo (xanh tái, toát mồ hôi, nôn, mạch nhanh hoặc chậm lại). Các rối loạn khách quan mất thăng bằng. c) Thư­ờng có động mắt tự phát. Số 37: Viêm họng mạn tính. - Nếu thành sau họng chỉ có tổ chức lympho tăng sinh, dày lên, thể trạng tốt thì vẫn xếp loại 2. - Nếu tổ chức lympho dày lên làm hẹp khoang sau họng, hoặc trên đám tổ chức lymho tăng sinh có những chấm n­­ước hoặc mủ gây ho, sốt luôn hoặc làm thể trạng suy nh­­­ược thì xếp loại 4 hoặc 5. 5. Khám tâm thần và thần kinh: Số 47: Ra mồ hôi tay, chân: Chia làm các mức độ. - Nhẹ: Sờ vào bàn tay chỉ hơi ẩm, nhìn vào kẽ đ­­­ường chỉ bàn tay thấy lấm tấm, óng ánh mồ hôi không thành vệt dài. Lau khô, trên 10 phút mới xuất hiện trở lại như­­­ cũ hoặc sau thời gian vận động mồ hôi bàn tay không thành vệt dài hoặc thành giọt. - Vừa: Biểu hiện nặng hơn các dấu hiệu trên và th­­­ường có cả mồ hôi chân. - Nặng: Mùa hè cũng nh­­­ư mùa đông, bàn tay luôn nhớp nháp mồ hôi, sờ vào đầu ngón tay thấy lạnh, các kẽ đư­­­ờng chỉ bàn tay óng ánh mồ hôi thành vệt dài và thành giọt. Sau khi lau mồ hôi, để 5 - 6 phút mồ hôi lại tiết ra gần nh­­­ư cũ. Loại này cũng thư­­­ờng kèm theo ra mồ hôi toàn thân, nhất là khi cảm xúc. Số 56: Bệnh cơ (Myopathie): Biểu hiện teo cơ ở gốc chi. Bệnh nhân đang ngồi xổm mà tự động đứng dậy không đ­­­ược hoặc rất khó khăn. Số 57: Bệnh nh­­­ược cơ (Myasthenia): Th­­­ường biểu hiện bằng sụp mí mắt, buổi sáng mắt còn mở đư­­­ợc, về chiều sụp càng rõ. Các cơ khác lúc đầu vận động còn khá, sau 1 thời gian vận động và càng về chiều thì cơ yếu dần. Số 58: Tật máy cơ (TIC): Biểu hiện nháy mắt, nháy mồm, nháy mép. 6. Khám nội khoa: Số 82: Bệnh đại, trực tràng. a) Hội chứng đại tràng kích thích: Là rối loạn về vận động và xuất tiết của đại tràng. Th­­­ường đau bụng dọc theo khung đại tràng, rối loạn đại tiện, không có viêm hoặc viêm rất nhẹ, phân không có a mip. Chia làm các mức độ: - Nhẹ: Mỗi năm chỉ 1 - 2 đợt ngắn, đau ít và nhẹ. Rối loạn đại tiện nhẹ, ít ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe chung. - Vừa: Mỗi năm 3 - 4 đợt, cư­­­ờng độ đau đáng kể hơn, rối loạn tiêu hóa kéo dài có ảnh h­­­ưởng tới sinh hoạt và sức khỏe chung. - Nặng: Mỗi năm trên 4 đợt, hoặc đau kéo dài hàng tháng, cường độ đau đáng kể, ảnh h­­­ưởng nhiều đến sức khỏe chung và sinh hoạt, tâm thần kinh. b) Viêm loét trực, đại tràng xuất huyết: Thư­­­ờng có nhiều ổ loét to, chảy máu rải rác ở trực tràng, đại tràng. Số 85: Bệnh gan. a) Viêm gan mạn tính tồn tại: Là loại viêm gan mạn tính thể nhẹ và không tiến triển, ít ảnh h­­­ưởng tới sức khỏe chung và các chức năng của gan, do đó không trở thành xơ gan. Tuy nhiên cần giữ gìn và theo dõi. b) Viêm gan mạn tính hoạt động: Là loại viêm gan mạn tính thể nặng, tiến triển thành nhiều đợt, các chức năng gan bị ảnh hư­­­ởng rõ, sức khỏe chung bị ảnh h­ưởng dễ tiến đến xơ gan. Số 88: Lách. Tính độ lách to: Kẻ 1 đư­­­ờng thẳng từ đỉnh nách tới rốn, lấy đoạn thẳng từ bờ s­­­ườn trái tới rốn của đoạn thẳng trên chia làm 3 phần đều nhau. Phần sát sườn là độ 1, phần sát rốn là độ 3, từ rốn trở xuống là độ 4. Số 91: Các bệnh phế quản. - Viêm phế quản cấp tái diễn: Là bệnh tái diễn nhiều lần, liên quan đến các yếu tố thuận lợi như hút thuốc lá, hít phải khí độc (do môi trường sống, làm việc), nhiễm khuẩn răng miệng, suy tim trái, xơ phổi kén, suy giảm miễn dịch...; trong đó các yếu tố nguy cơ có thể chữa khỏi như: nhiễm khuẩn răng miệng, hút thuốc lá, hít phải khí độc... - Hen phế quản: + Mức độ nhẹ: Cơn khó thở nhẹ, thỉnh thoảng xuất hiện nhiều về mùa rét, về ban đêm, ch­­­ưa ảnh h­­­ưởng tới thể trạng, lao động bình th­­­ường, không phải đi nằm viện. + Mức độ trung bình: Thời gian mắc 10 - 15 năm, cơn hen xuất hiện về đêm và sáng. Tái phát ít, phụ thuộc vào thời tiết, sức khỏe toàn thân còn tốt. + Mức độ nặng: Mắc bệnh 15 - 20 năm, cơn hen xuất hiện cả ngày và đêm, kéo dài dai dẳng, đã có biến chứng khí phế thũng, tâm phế mạn, viêm phế quản mạn, trong 3 năm gần đây, năm nào cũng có cơn hen xuất hiện liên tục phải đi nằm viện. Số 96: Huyết áp. - Thống nhất cách đo huyết áp: Theo Quy trình đo huyết áp đúng (Ban hành kèm theo Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp): 1. Nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh ít nhất 5 - 10 phút trước khi đo huyết áp. 2. Không dùng chất kích thích (cà phê, hút thuốc, rượu, bia) trước đó 2 giờ. 3. Tư thế đo chuẩn: Người được đo huyết áp ngồi ghế tựa, cánh tay duỗi thẳng trên bàn, nếp khuỷu ngang mức với tim. Ngoài ra, có thể đo ở các tư thế nằm, đứng. Đối với người cao tuổi hoặc có bệnh đái tháo đường, nên đo thêm tư thế đứng nhằm xác định có hạ huyết áp tư thế không. 4. Sử dụng huyết áp kế thủy ngân, huyết áp kế đồng hồ hoặc huyết áp kế điện tử (loại đo ở cánh tay). Các thiết bị đo cần được kiểm chuẩn định kỳ. Bề dài bao đo (nằm trong băng cuốn) tối thiểu bằng 80% chu vi cánh tay, bề rộng tối thiểu bằng 40% chu vi cánh tay. Quấn băng quấn đủ chặt, bờ dưới của bao đo ở trên nếp lằn khuỷu 2cm. Đặt máy ở vị trí đảm bảo máy hoặc mốc 0 của thang đo ngang mức tim. 5. Nếu không dùng thiết bị đo tự động, trước khi đo phải xác định vị trí động mạch cánh tay để đặt ống nghe. Bơm hơi thêm 30mmHg sau khi không còn thấy mạch đập. Xả với tốc độ 2 - 3mmHg/nhịp đập. Huyết áp tâm thu tương ứng với lúc xuất hiện tiếng đập đầu tiên (pha I của Korotkoff) và huyết áp tâm trương tương ứng với khi mất hẳn tiếng đập (pha V của Korotkoff). 6. Không nói chuyện khi đang đo huyết áp. 7. Lần đo đầu tiên, cần đo huyết áp ở cả hai cánh tay, tay nào có con số huyết áp cao hơn sẽ dùng để theo dõi huyết áp về sau. 8. Nên đo huyết áp ít nhất hai lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 1 - 2 phút. Nếu số đo huyết áp giữa 2 lần đo chênh nhau trên 10 mmHg, cần đo lại vài phút sau khi đã nghỉ trên 5 phút. Giá trị huyết áp ghi nhận là trung bình của hai lần đo cuối cùng. 9. Trường hợp nghi ngờ, có thể theo dõi huyết áp bằng máy đo tự động tại nhà hoặc bằng máy đo huyết áp tự động 24 giờ (Holter huyết áp). 10. Ghi lại số đo theo đơn vị mmHg dưới dạng huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương (ví dụ 126/82mmHg), không làm tròn số quá hàng đơn vị và thông báo kết quả cho người được đo. - Thống nhất cách phân loại: Nếu huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương không cùng một mức phân loại, thì chọn mức cao hơn để kết luận phân loại (ví dụ: huyết áp tâm thu loại 2, huyết áp tâm trương loại 1, kết luận là loại 2 về huyết áp). Số 97: Bệnh tăng huyết áp. Phân độ theo hướng dẫn của Bộ Y tế (Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31/8/2010): Phân độ huyết áp Huyết áp tâm thu (mmHg) Huyết áp tâm trương (mmHg) Huyết áp tối ưu < 120 và < 80 Huyết áp bình thường 120 - 129 và/hoặc 80 - 84 Tiền tăng huyết áp 130 - 139 và/hoặc 85 - 89 Tăng huyết áp độ 1 140 - 159 và/hoặc 90 - 99 Tăng huyết áp độ 2 160 - 179 và/hoặc 100 - 109 Tăng huyết áp độ 3 ≥ 180 và/hoặc ≥ 110 Tăng huyết áp tâm thu đơn độc ≥ 140 và < 90 Số 98: Mạch. - Khám mạch: Chủ yếu bắt mạch quay, phải bắt 2 bên đồng thời. Khi thấy “mạch sinh đôi”, “mạch sinh ba” (ngoại tâm thu) thì phải nghe tim và đếm số ngoại tâm thu trong 1 phút. + Nếu phát hiện ngoại tâm thu thì thực hiện nghiệm pháp vận động (chỉ áp dụng cho người không mắc bệnh tim): cho vận động tại chỗ (đứng lên ngồi xuống nhanh 20 - 30 lần hoặc chạy cao chân tại chỗ trong 5 phút). Nếu ngoại tâm thu giảm hoặc mất đi thì ghi nhận là ngoại tâm thu cơ năng, nếu ngoại tâm thu không giảm hoặc tăng lên thì cần đ­ưa đến khám chuyên khoa tại bệnh viện và làm điện tim. + Nếu bắt mạch thấy loạn nhịp hoàn toàn thì phải nghe tim và đếm nhịp. + Mạch th­ường xuyên khi nghỉ ≥ 90 lần/phút cần khám chuyên khoa tim mạch và nội tiết tại bệnh viện. - Cách làm nghiệm pháp Lian: + Ng­­­ười đư­­­ợc thử ở t­­­ư thế đứng lấy mạch trư­­­ớc khi chạy. + Chạy tại chỗ với tốc độ 10-12 b­­­ước trong 5 giây, chạy trong 5 phút. Khi chạy, cẳng chân gấp thẳng góc với đùi. Sau khi chạy 1 phút lấy mạch 15 giây đầu của từng phút 1, 2, 3, 4, 5. Trong khi đó, ng­­­ười đ­­­ược thử phải đứng im, không cử động, không nói. - Kết quả: + Nếu đầu phút thứ nhất mạch đã lên tới 140 lần /phút hoặc cao hơn là xấu không xếp từ loại 1 - 3 đ­­­ược. + Nếu đầu phút thứ 2 - 3 trở lại nh­­­ư cũ hoặc gần như­­­ cũ thì coi nh­­­ư bình thường. + Nếu đầu phút thứ 4 - 5 mạch mới trở lại nh­­­ư cũ là xấu không xếp từ loại 1 đến loại 3 đ­­­ược mà phải xếp từ loại 4 trở đi. + Nếu tận đầu phút thứ 6 mạch mới trở lại nh­­­ư cũ là xấu, xếp loại 4. - Mạch thư­ờng xuyên khi nghỉ < 50 lần/phút, cần đ­ược tiến hành nghiệm pháp Atropin: + Tiêm tĩnh mạch Atropin 1/4 mg x 04 ống (nếu hàm l­ượng 1/2mg thì dùng 02 ống). Tr­ước đó ghi điện tim đạo trình DII, sau đó tiếp tục ghi từng đoạn DII ngay sau tiêm, sau 1 - 3 - 5 - 7 phút. + Đánh giá: Nếu nhịp tim đạt ≥ 90 lần/phút thì mạch chậm do c­ường phó giao cảm. Nếu nhịp tim < 90 lần/ phút thì mạch chậm có thể do bệnh lý nút xoang, cần đưa đến khám chuyên khoa tim mạch tại bệnh viện. Số 101: Bệnh tim. - Khi nghe tim cần mô tả rõ tiếng thứ nhất (T1) và tiếng thứ hai (T2) ở các vị trí mỏm tim, liên s­ườn II và III cạnh ức trái, mũi ức. Khi phát hiện tiếng thổi tâm thu cần mô tả c­ường độ, thời gian và âm sắc; phân biệt rõ tiếng thổi tâm thu cơ năng hay thực thể. Tiếng thổi tâm thu cơ năng th­ường nhỏ, ngắn và không thô ráp, mất đi khi vận động hoặc thay đổi t­ư thế. Tiếng thứ nhất và thứ hai phân đôi xảy ra ở ngư­ời trẻ tuổi (hay xúc động), không mắc bệnh tim mạch là sinh lý. Số 102: Bệnh khớp. - Bệnh khớp nhiễm khuẩn: Đây là tr­­­ường hợp viêm khớp sau 1 bệnh nhiễm khuẩn nh­­­ư liên cầu khuẩn và không sinh mủ. Về lâm sàng có viêm rõ rệt một vài khớp vừa và nhỏ nh­­ư:­ gối, cổ chân, ngón chân, khuỷu tay, ngón tay... thư­­­ờng viêm không đối xứng, không di chuyển, không gây teo cơ nhiều và không có biểu hiện tim kèm theo. - Hội chứng Reiter: Là một loại viêm khớp phản ứng xuất hiện sau khi bệnh nhân bị một hội chứng lỵ hoặc bị đi lỏng. Đặc điểm của bệnh là ngoài triệu chứng viêm khớp còn có các triệu chứng viêm kết mạc và viêm niệu đạo. Tuy các triệu chứng có ở mắt và niệu đạo có thể chỉ ở mức độ nhẹ và thoáng qua. Số 158: Thiếu máu nặng th­­­ường xuyên do các nguyên nhân. - Hồng cầu 2.500.000/mm3, huyết sắc tố <80g/l xếp loại 6. - Hồng cầu 2.500.000 - 3.000.000/mm3 máu, huyết sắc tố từ 80 - 100g/l xếp loại 5. 7. Khám da liễu: Số 159: Nấm da: Thể điển hình: Nền da hơi đỏ, có viền bờ rõ, nền không cộm, chưa bị biến chứng chàm hóa (đỏ nhiều, ngứa nhiều và cộm dày) hoặc nhiễm khuẩn (sưng tấy, có mủ, xuất tiết). Số 160: Nấm móng. Móng bị sùi màu vàng đục, lỗ chỗ, mủn móng, tổn thương đi từ bờ tự do vào trong. Số 167: Bệnh da bọng nước. a) Bệnh Duhring Brocq: Từng đợt nổi mụn n­­ước căng thành cụm, có triệu chứng ngứa báo trước khi tổn th­­ương, không có tổn th­­ương niêm mạc, sức khỏe toàn thân ổn định. b) Bệnh Pemphigus: Nổi những bọng n­­­ước nhẽo, dễ vỡ, khi vỡ để lại trợt rộng đau rát, kèm tổn th­­­ương niêm mạc, toàn thân suy sụp dần, tiên lư­­­ợng dè dặt. Số 168: Bệnh tổ chức liên kết. Bệnh Lupus ban đỏ: - Thể khu trú: Th­­ường nổi ở mặt thành đám đỏ, ranh giới rõ, có vảy sừng gắn chặt, xen kẽ sẹo, teo da (hình cánh bướm). - Thể hệ thống: Tiến triển nặng dần, kèm theo tổn thương nội tạng, tiên lượng dè dặt. Số 169: Bệnh da có vảy. Bệnh vảy nến: Biểu hiện bằng các đám đỏ, cộm, có vảy trắng nh­­­ư xà cừ, dễ bong, có khi thành chấm, giọt, đồng tiền hoặc thành mảng mạn tính. Đối với thể đỏ da bong vảy toàn thân, viêm đa khớp vảy nến mụn mủ có thể dẫn tới tàn phế, tử vong. Số 171: Tật bẩm sinh của da, gồm những loại như­­­: - Bớt sắc tố (vết đen, màu nâu, xanh lơ). - Bớt sắc tố có lông. - U giãn mạch. - U xơ thần kinh. Số 173: Bệnh lây theo đường tình dục. Giang mai: Chia các giai đoạn: - Giang mai I: Chỉ có vết trợt nông tròn hoặc bầu dục, ranh giới rõ, nền cộm cứng nh­­­ư đệm bìa kèm theo hạch bẹn, không viêm, xét nghiệm trực tiếp tìm T.P (Tréponèma pallidum) d­­ương tính (+). - Giang mai II: Biểu hiện thành đào ban, sẩn hột, sần sùi mảng niêm mạc viêm, hạch rải rác. Xét nghiệm huyết thanh, phản ứng TPHA d­­­ương tính. Xét nghiệm trực tiếp T.P d­­­ương tính mạnh. - Giang mai III: Biểu hiện bằng gôm, củ, mảng, bạch sản có khi kèm theo tổn th­­­ương phủ tạng hoặc thần kinh. - Giang mai bẩm sinh muộn, viêm giác mạc khô, trán đỏ, mũi tẹt, răng Hutchinson hoặc có tổn th­­­ương nh­­­ư trong giai đoạn III. Số 175: Dày sừng lòng bàn chân cơ địa. Có các đám to nhỏ ở vùng tì đè của cả 2 gan bàn chân. Tổn thương phát triển nhiều gây cộm, đau khi đi lại. Điều trị rất khó khăn (không khỏi). Bệnh có yếu tố gia đình. 8. Khám ngoại khoa: Số 84: Trĩ. - Cách khám: Khám từng ng­­­ười một ở nơi đủ ánh sáng, ng­­­ười đ­­ược khám chổng mông, tự banh rộng hậu môn và rặn mạnh. - Phân loại: Lấy đư­­­ờng l­­­ược của hậu môn làm chuẩn (cơ thắt hậu môn): + Nếu búi trĩ ở trong cơ thắt là trĩ nội. + Nếu búi trĩ ở ngoài cơ thắt là trĩ ngoại. + Nếu búi trĩ ở đ­­­ường l­­­ược là trĩ hỗn hợp. - Triệu chứng: ỉa ra máu t­­ươi (có thể rỏ từng giọt sau khi đại tiện chùi mới thấy máu t­­­ươi): + Trĩ lòi ra ngoài tự co đ­­­ược hay không tự co đư­­­ợc (phải đẩy lên). + Búi trĩ loét rớm máu. + Đã có tắc tĩnh mạch trĩ. - Cách ghi vị trí búi trĩ: Ví dụ: Trĩ nội 5 giờ 0,8 cm; trĩ ngoại 7 giờ 0,5 cm (phía x­­­ương cùng là 6 giờ, đối diện là 12 giờ). Số 150: Giãn tĩnh mạch thừng tinh (Varicocel). - Đứng về ph­­­ương diện giải phẫu, giãn tĩnh mạch thừng tinh thư­­­ờng ở về bên trái. Nếu sờ thấy to hơn bên phải chút ít thì chư­­­a gọi là bệnh lý. - Nhẹ: Sờ thấy tĩnh mạch to, thẳng, ch­­ưa quấn vào nhau thành búi. - Nặng: Sờ thấy tĩnh mạch to, quấn vào nhau thành búi nh­­ư búi giun và thường làm sa bìu. Khi khám không cần cho chạy mà khám lúc bình thường. Số 103: Bàn chân bẹt. Bình th­­ường bàn chân in trên nền gạch, dấu chân bị khuyết ở vùng vòm bàn chân. Bàn chân bẹt dấu in không thấy khuyết ít ở vùng vòm. 9. Khám sản phụ khoa: - Phòng khám phải kín đáo, nghiêm túc. - Khi khám phụ khoa cố gắng bố trí cán bộ chuyên môn là nữ. Đối với nữ thanh niên, màng trinh chư­­­a rách thì chỉ khám nắn bụng, không khám mỏ vịt, không thăm âm đạo, chỉ khám qua hậu môn những tr­­­ường hợp cần thiết. Đối với ng­­­ười màng trinh đã rách cũ, khi có nghi ngờ bệnh phụ khoa thì khám bằng dụng cụ qua âm đạo để xác định chẩn đoán. - Nếu không có cán bộ chuyên khoa phụ sản thì chỉ định bác sĩ ngoại khoa thay thế, nh­­­ưng phải có nhân viên nữ tham dự. Không sử dụng y sĩ để khám, phân loại bệnh tật. - Kết quả khám sản phụ khoa được ghi vào phần khám ngoại khoa, da liễu. PHỤ LỤC 2 ĐỊNH MỨC VẬT TƯ TIÊU HAO VÀ KINH PHÍ CHO HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SỨC KHỎE, KHÁM SỨC KHỎE THỰC HIỆN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Quy định việc Khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự) I. Định mức một số vật tư tiêu hao 1. Định mức vật tư tiêu hao cho hoạt động kiểm tra, sơ tuyển sức khỏe/100 người TT Tên vật tư Đơn vị tính Định mức Ghi chú 1 Cồn 70 độ ml 300-500 2 Bông hút gam 200 3 Găng tay cao su (ngắn) đôi 05 4 Pin đèn 1,5 V đôi 03 5 Xà phòng giặt gam 300 6 Xà phòng thơm rửa tay bánh 01 7 Khăn mặt lau tay chiếc 03 8 Giấy trắng A4 tệp 0,25 9 Bút bi chiếc 05 10 Chất đốt Theo thực dùng 11 Vật tư khác (nếu có) Theo thực dùng 2. Định mức vật tư tiêu hao cho hoạt động khám sức khỏe/100 người TT Tên vật tư Đơn vị tính Định mức Ghi chú 1 Cồn 70 độ ml 1000 2 Bông hút gam 1000 3 Găng tay cao su (ngắn) đôi 20 4 Pin đèn 1,5 V đôi 05 5 Xà phòng giặt gam 500 6 Xà phòng thơm rửa tay bánh 05 7 Khăn mặt lau tay chiếc 10 8 Giấy trắng A4 tệp 0,5 9 Bút bi chiếc 20 10 Chất đốt Theo thực dùng 11 Hóa chất, vật tư xét nghiệm Theo thực dùng 12 Vật tư khác (nếu có) Theo thực dùng 3. Giá vật tư tiêu hao Được tính theo mặt bằng giá của địa phương tại thời điểm đó. II. Định mức kinh phí 1. Kinh phí bồi dưỡng cho một ngày làm việc của mỗi thành viên trong đoàn khám sức khỏe hoặc tổ kiểm tra sức khỏe (gồm: khám sức khỏe, tập huấn, sơ kết, tổng kết v.v...): a) Được tính bằng một ngày công tác phí trong tỉnh của cán bộ công nhân viên chức theo quy định hiện hành của Nhà nước; b) Riêng thành viên Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, ngoài tiêu chuẩn như thành viên đoàn khám sức khỏe nói trên còn được bồi dưỡng thêm khoản tiền bằng phụ cấp trực của bác sĩ tại bệnh viện huyện theo chế độ hiện hành của Nhà nước. 2. Kinh phí chi cho việc gửi công dân đi khám chuyên khoa, chiếu, chụp X-quang và làm các xét nghiệm cần thiết khác. 3. Kinh phí chi cho vận chuyển dụng cụ, phương tiện phục vụ cho đoàn khám sức khỏe. PHỤ LỤC 3 DANH MỤC TRANG BỊ, DỤNG CỤ Y TẾ TỐI THIỂU CỦA HỘI ĐỒNG KHÁM SỨC KHỎE NGHĨA VỤ QUÂN SỰ (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Quy định việc Khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự) TT Tên trang bị, dụng cụ Đơn vị tính Số lượng 1 Cân có th­ước đo chiều cao cái 01 2 Thước dây cái 01 3 Ống nghe hai tai cái 03 4 Huyết áp kế cái 03 5 Nhiệt kế nách cái 02 6 Búa phản xạ cái 01 7 Đèn soi đáy mắt cái 01 8 Hộp kính thử thị lực bộ 01 9 Bảng kiểm tra thị lực cái 01 10 Bảng thị lực màu cái 01 11 Bộ khám răng hàm mặt bộ 01 12 Bộ khám tai mũi họng bộ 01 13 Bộ dụng cụ, bàn khám phụ khoa (nếu có nữ) bộ 01 14 Nồi luộc khử trùng dụng cụ y tế cái 01 15 Tủ sấy dụng cụ cái 01 16 Tủ đựng hồ sơ sức khỏe cái 01 17 Bàn ghế tại các phòng khám (1 bàn + 2 ghế) bộ 05 18 Giường khám bệnh cái 04 19 Ghế chờ khám tại mỗi phòng khám cái 03 20 Tủ thuốc có đủ thuốc cấp cứu cái 01 Tổng cộng: 20 (hai mươi) khoản. PHỤ LỤC 4 CÁC MẪU PHIẾU SỨC KHỎE (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Quy định việc Khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự) Mẫu 1. Phiếu kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự Mẫu 2. Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự Hướng dẫn ghi chép mẫu phiếu kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự và mẫu phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Mẫu 1. Phiếu kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự Huyện...................... Xã................................ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Phiếu kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự I. Sơ yếu lý lịch Họ và tên: Sinh ngày: Họ và tên bố: Năm sinh: Họ và tên mẹ: Năm sinh: Nguyên quán: Trú quán: Giấy chứng minh nhân dân số: Đã phục vụ tại ngũ từ (tháng/năm) ..............đến (tháng/năm) .............. II. Kết quả kiểm tra sức khỏe: Cao: ...........cm; Nặng: .........kg; Vòng ngực trung bình: ......... cm. Mạch: ............... lần/phút; Huyết áp: ...............mmHg. Bệnh nội khoa: ................................................................................................... Bệnh ngoại khoa: .............................................................................................. Bệnh chuyên khoa (mắt, T-M-H, R-H-M): ....................................................... Tiền sử bệnh tật: Gia đình:............................................................................................ Bản thân:........................................................................................... Phân loại sức khỏe sơ bộ: .................................................................................. Ngày.... tháng.....năm... Tổ trưởng tổ kiểm tra sức khỏe Mẫu 2. Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự Huyện...................... Xã................................ ---------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Ảnh 4 x 6 cm Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự I. Sơ yếu lý lịch: Họ và tên: ...........................................Sinh ngày:......../......../........Nam, Nữ:.......... Nghề nghiệp trước khi nhập ngũ:....................................Giấy CMND số:............... Họ và tên bố:.......................................Năm sinh: ...........Nghề nghiệp:................... Họ và tên mẹ: .....................................Năm sinh: ...........Nghề nghiệp:................... Nguyên quán:................................................................................................... ....... Trú quán:.................................................................................................................. Tiền sử bệnh: Gia đình:.................................................................................................. Bản thân:.................................................................................................. Tôi xin cam đoan khai đúng lý lịch và tiền sử bệnh của tôi. Xác nhận lý lịch của địa phương Xác nhận tiền sử bệnh của y tế cơ sở Ngày......tháng..... năm...... Người khai ký tên II. Khám sức khỏe: Cao:........./...... cm; Nặng:......../........ kg; Vòng ngực TB:...../........cm. Huyết áp: ......................./............... .....mmHg; Mạch:........../.........lần/phút. Thị lực: - Không kính: Mắt phải: ............/...........; Mắt trái:............./........ ...... - Có kính: Mắt phải: .........../...........; Mắt trái:............./......... ..... Thính lực: - Nói thường: Tai phải: ............/......... m; Tai trái ............../........m. - Nói thầm: Tai phải: .........../......... m; Tai trái .............../.......... m. Chỉ tiêu Kết quả khám tuyển tại địa phương Kết quả khám phúc tra tại đơn vị Điểm Lý do Y, BS khám (ký, họ tên) Điểm Lý do Y, BS khám (ký, họ tên) Thể lực Mắt Tai mũi họng Răng hàm mặt Nội khoa Tâm thần kinh Ngoại khoa Da liễu KQ xét nghiệm (nếu có) Kết luận Ngày...... tháng....... năm....... Chủ tịch Hội đồng KSK NVQS huyện (ký tên, đóng dấu) Ngày....... tháng........ năm....... Chủ tịch Hội đồng khám phúc tra SK (ký tên, đóng dấu) HƯỚNG DẪN GHI CHÉP 1. Phiếu kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự: - Phiếu được in trên giấy trắng khổ A4 đứng, phông chữ 13. - Phiếu gồm 02 phần: + Phần 1 gồm sơ yếu lý lịch. + Phần 2 là kết quả kiểm tra, sơ tuyển sức khỏe, do y tế xã tiến hành. - Kết quả khám có giá trị trong vòng 6 (sáu) tháng kể từ ngày kiểm tra, sơ tuyển sức khỏe. 2. Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự: - Mẫu phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự được in trên giấy trắng khổ A4, phông chữ 13. - Phiếu gồm 02 trang: + Trang 1 in theo chiều đứng của tờ giấy A4, gồm: sơ yếu lý lịch, tiền sử bệnh tật; kết quả khám chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, mạch, huyết áp, thị lực, thính lực. Riêng phần kết quả khám, tại mỗi chỉ tiêu được chia làm 2 phần cách nhau bằng nét sổ (/), phần bên trái nét sổ do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện ghi, phần bên phải nét sổ do Hội đồng khám của đơn vị nhận quân ghi. + Trang 2 in theo chiều ngang của tờ giấy A4: là phần khám các chuyên khoa và kết quả xét nghiệm (nếu có), được chia làm 2 phần riêng cách nhau một vạch dọc kép, phần bên trái cho Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện và phần bên phải cho Hội đồng khám phúc tra sức khỏe của đơn vị nhận quân. - Khi khám các chuyên khoa, sau khi cho điểm, yêu cầu các y, bác sĩ khám ký và ghi rõ họ tên. - Kết quả khám có giá trị trong vòng 6 (sáu) tháng kể từ ngày khám (ngày ký, đóng dấu kết luận của Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe). PHỤ LỤC 5 CÁC LOẠI MẪU BÁO CÁO VÀ MẪU SỔ THỐNG KÊ (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Quy định việc Khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự) Mẫu 1a. Báo cáo kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự (Tổ kiểm tra sức khỏe). Mẫu 1b. Báo cáo kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự (Phòng Y tế huyện). Mẫu 2. Báo cáo kết quả sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Mẫu 3a. Báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự (Hội đồng Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự). Mẫu 3b. Báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự (Phòng Y tế huyện). Mẫu 3c. Báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự (Sở Y tế tỉnh). Mẫu 4a. Báo cáo tình hình giao nhận chiến sĩ mới (Phòng Y tế huyện). Mẫu 4b. Báo cáo tình hình giao nhận chiến sĩ mới (Ban chỉ huy quân sự huyện). Mẫu 4c. Báo cáo tình hình giao nhận chiến sĩ mới (Đơn vị nhận quân). Mẫu 4d. Báo cáo kết quả sức khỏe chiến sĩ mới sau khám phúc tra và giám sát HIV, ma túy (Đơn vị nhận quân). Mẫu 5a. Sổ thống kê kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự (tuyến xã). Mẫu 5b. Sổ thống kê khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự (tuyến xã). Mẫu 5c. Sổ thống kê khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự (tuyến huyện). Mẫu 1a. Báo cáo kết quả kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự Huyện............................. Xã ..................................... --------------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: / ..........(Địa danh), ngày tháng năm Báo cáo kết quả kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự Đợt…… năm ........ TT Nội dung Kết quả Ghi chú 1 Số lư­ợng cần kiểm tra theo kế hoạch 2 Số l­ượng đã kiểm tra 3 Phân loại sức khỏe: Loại 1 Loại 2 Loại 3 Loại 4 Loại 5 Loại 6 Nơi nhận: - Hội đồng NVQS xã; - Phòng Y tế huyện; - Trung tâm Y tế huyện; - Lưu..... Tổ trưởng Tổ kiểm tra sức khỏe (Ký tên) Mẫu 1b. Báo cáo kết quả kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự UBND huyện ........................ Phòng y tế --------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: / ..........(Địa danh), ngày tháng năm Báo cáo kết quả kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự Đợt…….năm ........ TT Nội dung Kết quả Ghi chú 1 Số lư­ợng cần kiểm tra theo kế hoạch 2 Số l­ượng đã kiểm tra 3 Phân loại sức khỏe: Loại 1 Loại 2 Loại 3 Loại 4 Loại 5 Loại 6 Nơi nhận: - Hội đồng NVQS huyện; - Ban CHQS huyện; - Sở Y tế; - Lưu..... Trưởng phòng (Ký tên và đóng dấu) Mẫu 2. Báo cáo kết quả sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự Huyện ........................ Xã …………………… --------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: / ..........(Địa danh), ngày tháng năm Báo cáo kết quả sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự Năm ........ TT Nội dung Kết quả Ghi chú 1 Số lượng phải sơ tuyển sức khỏe theo kế hoạch 2 Số lượng đã sơ tuyển 3 Số lượng đủ điều kiện khám tại tuyến huyện 4 Tổng số đã loại ra Trong đó: - Số lượng đề nghị miễn làm NVQS - Lý do khác Nơi nhận: - Hội đồng NVQS xã; - Phòng Y tế huyện; - Trung tâm Y tế huyện; - Lưu..... Tổ trưởng Tổ sơ tuyển sức khỏe (Ký tên) Mẫu 3a. Báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự Huyện………………. Hội đồng KSK NVQS ------------ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: / .............(Địa danh), ngày tháng năm Báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự Năm ........ TT Nội dung Kết quả Ghi chú 1 Số lượng khám theo kế hoạch 2 Số lượng đã khám 3 Phân loại sức khỏe: Loại 1 Loại 2 Loại 3 Loại 4 Loại 5 Loại 6 Nơi nhận: - Hội đồng NVQS huyện; - Phòng Y tế huyện; - Sở Y tế; - Lưu..... Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe (Ký tên và đóng dấu) Mẫu 3b. Báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự UBND huyện........................... Phòng Y tế ---------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: / .............(Địa danh), ngày tháng năm Báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự Năm ........ TT Nội dung Kết quả Ghi chú 1 Số lượng khám theo kế hoạch 2 Số lượng đã khám 3 Phân loại sức khỏe: Loại 1 Loại 2 Loại 3 Loại 4 Loại 5 Loại 6 Nơi nhận: - Hội đồng NVQS huyện; - Ban CHQS huyện; - Sở Y tế; - Lưu..... Trưởng phòng (Ký tên và đóng dấu) Mẫu 3c. Báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự UBND tỉnh ....................... Sở Y tế --------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: / .............(Địa danh), ngày tháng năm Báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự Năm ........ TT Nội dung Kết quả Ghi chú 1 Số lượng khám theo kế hoạch 2 Số lượng đã khám 3 Phân loại sức khỏe: Loại 1 Loại 2 Loại 3 Loại 4 Loại 5 Loại 6 Nơi nhận: - UBND tỉnh; - Bộ Y tế; - Lưu..... Giám đốc (Ký tên và đóng dấu) Mẫu 4a. Báo cáo tình hình giao nhận chiến sĩ mới UBND huyện ……................. Phòng Y tế ------------ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: / .............(Địa danh), ngày tháng năm Báo cáo tình hình giao nhận chiến sĩ mới Năm........ 1. Tổng số công dân giao: Sức khỏe loại 1: Sức khỏe loại 2: Sức khỏe loại 3: 2. Tổng số công dân vào quân đội: Sức khỏe loại 1: Sức khỏe loại 2: Sức khỏe loại 3: 3. Tổng số công dân trả lại do sức khỏe: Nguyên nhân trả lại: Loại bệnh Số người Thần kinh - tâm thần Ngoại khoa Nội khoa Da liễu Mắt Tai - mũi - họng Răng - hàm - mặt Thể lực Nơi nhận: - Hội đồng NVQS huyện; - Sở Y tế; - Lưu..... Trưởng phòng (Ký tên và đóng dấu) Mẫu 4b. Báo cáo tình hình giao nhận chiến sĩ mới Bộ CHQS tỉnh……… Ban CHQS huyện…… ------------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: / .............(Địa danh), ngày tháng năm Báo cáo tình tình hình giao nhận chiến sĩ mới Năm........ 1. Tổng số công dân giao: Sức khỏe loại 1: Sức khỏe loại 2: Sức khỏe loại 3: 2. Tổng số công dân vào quân đội: Sức khỏe loại 1: Sức khỏe loại 2: Sức khỏe loại 3: 3. Tổng số công dân trả lại do sức khỏe: Nguyên nhân trả lại: Loại bệnh Số người Thần kinh - tâm thần Ngoại khoa Nội khoa Da liễu Mắt Tai - mũi - họng Răng - hàm - mặt Thể lực Nơi nhận: - Bộ CHQS tỉnh; - Lưu..... Chỉ huy trưởng (Ký tên đóng dấu) Mẫu 4c. Báo cáo tình hình giao nhận chiến sĩ mới (Đơn vị cấp trên trực tiếp)......... (Đơn vị báo cáo) …….. ------------ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: / .............(Địa danh), ngày tháng năm Báo cáo tình hình giao nhận chiến sĩ mới Năm ........ Địa phương giao quân Tổng cộng Số lượng Tỉ lệ/TS hồ sơ A. Tuyển chọn qua hồ sơ SK 1. Tổng số hồ sơ SK giao - Sức khỏe loại 1 - Sức khỏe loại 2 - Sức khỏe loại 3 - Sức khỏe loại 4 - Sức khỏe loại 5-6 2. Số hồ sơ SK phải trả lại - Do thủ tục pháp lý - Do sức khỏe B. Giao nhận chiến sĩ mới 1. Phát hiện bệnh tật phải trả lại 2. Tổng số nhận về đơn vị + Sức khỏe loại 1 + Sức khỏe loại 2 + Sức khỏe loại 3 Cụ thể các bệnh phải trả lại Tên bệnh Địa phương giao quân Cộng Ghi chú Nhận xét …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… Nơi nhận: - Như trên; - ................; - Lưu..... Ngày ....... tháng ....... năm ....... Chủ nhiệm quân y (Ký, đóng dấu) Mẫu 4d. Báo cáo sức khỏe chiến sĩ mới sau khám phúc tra và giám sát HIV, ma túy (Đơn vị cấp trên trực tiếp)………… (Đơn vị báo cáo) …………… -------------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: / .............(Địa danh), ngày tháng năm Báo cáo sức khỏe chiến sĩ mới sau khám phúc tra và giám sát HIV, ma túy Năm ........ Địa phương Tổng cộng Số lượng Tỉ lệ 1. Số lượng nhận: - Sức khỏe loại 1 - Sức khỏe loại 2 - Sức khỏe loại 3 2. Kết quả khám phúc tra SK và sàng lọc HIV, ma túy a) Số quân đủ sức khỏe + Sức khỏe loại 1 + Sức khỏe loại 2 + Sức khỏe loại 3 b) Số không đủ sức khỏe Trong đó do: + Thể lực + Nội khoa + Tâm thần kinh + Ngoại khoa + Da liễu + Mắt + Tai mũi họng + Răng hàm mặt + HIV dương tính + Ma túy dương tính 3. Cơ cấu bệnh chiến sĩ mới a) Số người mắc bệnh nội - Bệnh tim mạch - Bệnh hô hấp - Bệnh tiêu hóa - Bệnh nội khoa khác b) Số người mắc bệnh ngoại - Cơ xương - Dãn tĩnh mạch chân - Dãn tĩnh mạch thừng tinh - Chân bẹt, chai chân - Bệnh khác c) Số người mắc bệnh ngoài da - Ghẻ - Nấm da - Bệnh khác d) Số người mắc bệnh T-M-H - Bệnh về tai - Bệnh về mũi - Bệnh về họng đ) Số người mắc bệnh về mắt e) Số người mắc bệnh về răng Nhận xét …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… Nơi nhận: - Như trên; - ................; - Lưu..... Chủ nhiệm quân y (Ký, đóng dấu) Mẫu 5a. Sổ thống kê kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự (cho tuyến xã) a) Bìa: Huyện: ............................ Xã .................................. ---------------- Quyển số: ................... Sổ thống kê kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự Bắt đầu ngày........./......../......... Kết thúc ngày......../......./.......... b) Nội dung ghi chép: Sổ Thống kê kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự TT Họ và tên Ngày sinh Địa chỉ Thể lực Tình trạng sức khỏe và bệnh tật Phân loại sức khỏe Cao (cm) Cân nặng (kg) Vòng ngực TB (cm) L1 L2 L3 L4 L5 L6 Ghi chú: - Thống kê khám sức khỏe NVQS sau mỗi ngày cộng dồn các cột phân loại sức khỏe; - Sau mỗi đợt có tổng kết việc phân loại sức khỏe. Mẫu 5b. Sổ thống kê khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự (cho tuyến xã) a) Bìa: Huyện: ............................ Xã .................................. ---------------- Quyển số: ................... Sổ thống kê khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự Bắt đầu ngày........./......../......... Kết thúc ngày......../......./.......... b) Nội dung ghi chép: Sổ Thống kê kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự TT Họ và tên Ngày sinh Địa chỉ Thể lực Tình trạng sức khỏe và bệnh tật Kết luận Cao (cm) Cân nặng (kg) Vòng ngực TB (cm) Đủ đ/k SK khám tại huyện Không đủ ĐK khám tại huyện Thuộc diện miễn làm NVQS Lý do khác Ghi chú: - Thống kê khám sức khỏe NVQS sau mỗi ngày cộng dồn các cột phân loại sức khỏe; - Sau mỗi đợt có tổng kết việc phân loại sức khỏe. Mẫu 5c. Sổ thống kê khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự (cho tuyến huyện) a) Bìa: Tỉnh: ............................ Huyện .................................. ---------------- Quyển số: ................... Sổ thống kê khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự Bắt đầu ngày........./......../......... Kết thúc ngày......../......./.......... b) Nội dung ghi chép: Sổ Thống kê kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự TT Họ và tên Ngày sinh Địa chỉ Thể lực Tình trạng sức khỏe và bệnh tật Phân loại sức khỏe Cao (cm) Cân nặng (kg) Vòng ngực TB (cm) L1 L2 L3 L4 L5 L6 Ghi chú: - Thống kê khám sức khỏe NVQS sau mỗi ngày cộng dồn các cột phân loại sức khỏe; - Sau mỗi đợt có tổng kết việc phân loại sức khỏe và cơ cấu bệnh tật công dân sức khỏe loại 4, 5 và 6.
{ "issuing_agency": "Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế", "promulgation_date": "30/06/2016", "sign_number": "16/2016/TTLT-BYT-BQP", "signer": "Nguyễn Viết Tiến, Trần Đơn", "type": "Thông tư liên tịch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Thong-tu-22-2020-TT-BTTTT-yeu-cau-ky-thuat-doi-voi-phan-mem-ky-so-phan-mem-kiem-tra-chu-ky-so-452063.aspx
Thông tư 22/2020/TT-BTTTT yêu cầu kỹ thuật đối với phần mềm ký số phần mềm kiểm tra chữ ký số mới nhất
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 22/2020/TT-BTTTT Hà Nội, ngày 07 tháng 9 năm 2020 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI PHẦN MỀM KÝ SỐ, PHẦN MỀM KIỂM TRA CHỮ KÝ SỐ Căn cứ Luật giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005; Căn cứ Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số; Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông; Theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với phần mềm ký số, phần mềm kiểm tra chữ ký số. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Thông tư này quy định yêu cầu kỹ thuật đối với phần mềm ký số, phần mềm kiểm tra chữ ký số. 2. Yêu cầu kỹ thuật đối với phần mềm ký số, phần mềm kiểm tra chữ ký số cho văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân lựa chọn sử dụng phần mềm ký số, phần mềm kiểm tra chữ ký số trong giao dịch điện tử; các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số; các tổ chức, cá nhân phát triển ứng dụng, sử dụng chữ ký số. 2. Thông tư này không áp dụng đối với tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ. Điều 3. Giải thích từ ngữ 1. "Chứng thư số tổ chức" là một dạng chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp nhằm cung cấp thông tin định danh cho khóa công khai của một cơ quan, tổ chức từ đó xác nhận cơ quan, tổ chức là người ký chữ ký số bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng. 2. "Chứng thư số cá nhân" là một dạng chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp nhằm cung cấp thông tin định danh cho khóa công khai của một cá nhân, từ đó xác nhận cá nhân là người ký chữ ký số bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng. 3. "Khóa bí mật tổ chức" là khóa bí mật tương ứng với chứng thư số tổ chức. 4. "Khóa bí mật cá nhân" là khóa bí mật tương ứng với chứng thư số cá nhân. 5. "Phần mềm ký số" là chương trình phần mềm độc lập hoặc một thành phần (module) phần mềm hoặc giải pháp có chức năng ký số vào thông điệp dữ liệu. 6. "Phần mềm kiểm tra chữ ký số" là chương trình phần mềm độc lập hoặc một thành phần (module) phần mềm hoặc giải pháp có chức năng kiểm tra tính hợp lệ của chữ ký số trên thông điệp dữ liệu ký số. 7. "Đường dẫn tin tưởng của chứng thư số" là thông tin đường dẫn địa chỉ internet trên chứng thư số cho biết tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số đã cấp phát ra chứng thư số đó. Chương II YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI PHẦN MỀM KÝ SỐ, PHẦN MỀM KIỂM TRA CHỮ KÝ SỐ Mục 1- Phần mềm ký số Điều 4. Yêu cầu chung Tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật về chữ ký số trên thông điệp dữ liệu tại Phụ lục Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về chữ ký số trên thông điệp dữ liệu kèm theo Thông tư này. Điều 5. Yêu cầu chức năng 1. Chức năng ký số: a) Trường hợp người ký số trên thông điệp dữ liệu là cá nhân, cho phép người ký số sử dụng khóa bí mật cá nhân để thực hiện việc ký số vào thông điệp dữ liệu; b) Trường hợp người ký số trên thông điệp dữ liệu là tổ chức, cho phép người ký số sử dụng khóa bí mật tổ chức để thực hiện việc ký số vào thông điệp dữ liệu. 2. Chức năng kiểm tra hiệu lực của chứng thư số: a) Cho phép việc kiểm tra chứng thư số của người ký số trên thông điệp dữ liệu phải kiểm tra theo đường dẫn tin tưởng trên chứng thư số và phải thực hiện đến tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia. b) Nội dung kiểm tra hiệu lực của chứng thư số tại thời điểm ký số: - Thời gian có hiệu lực của chứng thư số; - Trạng thái chứng thư số qua danh sách chứng thư số thu hồi (CRL) được công bố tại thời điểm ký số hoặc bằng phương pháp kiểm tra trạng thái chứng thư số trực tuyến (OCSP) ở chế độ trực tuyến trong trường hợp tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số có cung cấp dịch vụ OCSP; - Thuật toán mật mã trên chứng thư số; - Mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư số. c) Hiệu lực của chứng thư số khi đáp ứng tất cả các tiêu chí sau: - Thời gian trên chứng thư số còn hiệu lực tại thời điểm ký số; - Các thuật toán mật mã trên chứng thư số tuân thủ theo quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số đang có hiệu lực; - Trạng thái của chứng thư số còn hoạt động tại thời điểm ký số; - Chứng thư số được sử dụng đúng mục đích, phạm vi sử dụng. 3. Chức năng lưu trữ và hủy bỏ các thông tin sau kèm theo thông điệp dữ liệu ký số: a) Chứng thư số tương ứng với khóa bí mật mà người ký số sử dụng để ký thông điệp dữ liệu tại thời điểm ký số; b) Danh sách chứng thư số thu hồi tại thời điểm ký của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số đã cấp chứng thư số để ký số tương ứng với chữ ký số trên thông điệp dữ liệu đi; c) Quy chế chứng thực của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số đã cấp chứng thư số tương ứng với chữ ký số trên thông điệp dữ liệu đi; d) Kết quả kiểm tra trạng thái chứng thư số tương ứng với chữ ký số trên thông điệp dữ liệu được gửi đến. 4. Chức năng thay đổi (thêm, bớt) chứng thư số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số. 5. Chức năng thông báo (bằng chữ/bằng ký hiệu) cho người ký số biết việc ký số vào thông điệp dữ liệu thành công hay không thành công. Mục 2-Phần mềm kiểm tra chữ ký số Điều 6. Yêu cầu chung Tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật về chữ ký số trên thông điệp dữ liệu tại Phụ lục Danh mục tiêu chuẩn về chữ ký số trên thông điệp dữ liệu kèm theo Thông tư này. Điều 7. Yêu cầu chức năng 1. Chức năng kiểm tra tính hợp lệ của chữ ký số trên thông điệp dữ liệu: a) Cho phép xác minh chữ ký số trên thông điệp dữ liệu theo nguyên tắc chữ ký số được tạo ra đúng với khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trên chứng thư số; b) Cho phép việc kiểm tra chứng thư số của người ký số trên thông điệp dữ liệu phải kiểm tra theo đường dẫn tin tưởng trên chứng thư số và phải thực hiện đến tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia. c) Cho phép kiểm tra, xác thực thông tin của người ký số trên thông điệp dữ liệu thực hiện tất cả các nội dung dưới đây: - Thời gian có hiệu lực của chứng thư số; - Trạng thái chứng thư số qua danh sách chứng thư số thu hồi (CRL) được công bố tại thời điểm ký số hoặc bằng phương pháp kiểm tra trạng thái chứng thư số trực tuyến (OCSP) ở chế độ trực tuyến trong trường hợp tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số có cung cấp dịch vụ OCSP; - Thuật toán mật mã trên chứng thư số; - Mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư số. d) Hiệu lực của chứng thư số khi đáp ứng tất cả các tiêu chí sau: - Thời gian trên chứng thư số còn hiệu lực tại thời điểm ký số; - Các thuật toán mật mã trên chứng thư số tuân thủ theo quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số đang có hiệu lực; - Trạng thái của chứng thư số còn hoạt động tại thời điểm ký số; - Chứng thư số được sử dụng đúng mục đích, phạm vi sử dụng. đ) Cho phép kiểm tra tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu ký số: - Giải mã chữ ký số trên thông điệp dữ liệu để có thông tin về mã băm; - Sử dụng thuật toán hàm băm an toàn đã tạo ra mã băm trên chữ ký số để thực hiện tạo mã băm cho thông điệp dữ liệu; - So sánh sự trùng khớp của hai mã băm để kiểm tra tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu ký số. e) Chữ ký số trên thông điệp dữ liệu là hợp lệ khi: - Việc kiểm tra, xác thực được đúng thông tin người ký số; - Chứng thư số của người ký số tại thời điểm ký còn hiệu lực; - Xác minh chữ ký số trên thông điệp dữ liệu đúng với khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trên chứng thư số và thông điệp dữ liệu đảm bảo tính toàn vẹn. 2. Chức năng lưu trữ và hủy bỏ các thông tin sau kèm theo thông điệp dữ liệu ký số: a) Các chứng thư số tương ứng với các chữ ký số trên thông điệp dữ liệu ký số được gửi đến; b) Các danh sách chứng thư số thu hồi tại thời điểm ký của tổ chức cung cấp chứng thực chữ ký số tương ứng với chữ ký số trên thông điệp dữ liệu được gửi đến; c) Quy chế chứng thực của các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp phát chứng thư số tương ứng với các chữ ký số trên thông điệp dữ liệu được gửi đến; d) Kết quả kiểm tra trạng thái chứng thư số tương ứng với chữ ký số trên thông điệp dữ liệu được gửi đến. 3. Chức năng thay đổi (thêm, bớt) chứng thư số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số. 4. Chức năng thông báo (bằng chữ/bằng ký hiệu) việc kiểm tra tính hợp lệ của chữ ký số là hợp lệ hay không hợp lệ. Chương III ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 8. Tổ chức thực hiện 1. Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện các nội dung của Thông tư này. 2. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của cơ quan, tổ chức công bố các đặc tả kỹ thuật (tài liệu và bộ công cụ), chứng thư số liên quan đến tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số và các tiêu chuẩn chữ ký số trên trang tin điện tử của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số. 3. Tổ chức, cá nhân phát triển ứng dụng, sử dụng chữ ký số có trách nhiệm tuân thủ các quy định về yêu cầu kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng đối với phần mềm ký số, phần mềm kiểm tra chữ ký số. Điều 9. Điều khoản chuyển tiếp Các cơ quan, tổ chức, cá nhân đang sử dụng phần mềm ký số, phần mềm kiểm tra chữ ký số trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực tiếp tục sử dụng cho đến khi thay đổi, nâng cấp hoặc thay thế phần mềm mới, tuân thủ quy định Thông tư này. Điều 10. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2020. 2. Chánh Văn phòng, Giám đốc Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. 3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Thông tin và Truyền thông (Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia) để xem xét, giải quyết./. Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch Bạc Liêu; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ; - Bộ TTTT: Bộ trưởng và các Thứ trưởng, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; - Cổng thông tin điện tử Bộ; - Lưu: VT, NEAC (250). BỘ TRƯỞNG Nguyễn Mạnh Hùng PHỤ LỤC DANH MỤC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT VỀ CHỮ KÝ SỐ TRÊN THÔNG ĐIỆP DỮ LIỆU (Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2020/TT-BTTTT ngày 07 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) Số TT Loại tiêu chuẩn Ký hiệu tiêu chuẩn Tên đầy đủ của tiêu chuẩn Quy định áp dụng 1 Tiêu chuẩn về định dạng thông điệp dữ liệu 1.1 Bộ ký tự và mã hóa ASCII American Standard Code for Information Interchange Khuyến nghị áp dụng 1.2 Bộ ký tự và mã hóa cho tiếng Việt TCVN 6909:2001 TCVN 6909:2001 “ Công nghệ thông tin-Bộ mã ký tự tiếng Việt 16-bit” Bắt buộc áp dụng 1.3 Trình diễn bộ ký tự UTF-8 8-bit Universal Character Set (UCS)/ Unicode Transformation Format Khuyến nghị áp dụng 1.4 Ngôn ngữ định dạng thông điệp dữ liệu XML v1.0 (5th Edition) Extensible Markup Language version 1.0 (5th Edition) Khuyến nghị áp dụng một trong hai tiêu chuẩn XML v1.1 (2nd Edition) Extensible Markup Language version 1.1 1.5 Định nghĩa các lược đồ trong tài liệu XML XML Schema version 1.1 XML Schema version 1.1 Khuyến nghị áp dụng 1.6 Trao đổi dữ liệu đặc tả tài liệu XML XML v2.4.2 XML Metadata Interchange version 2.4.2 Khuyến nghị áp dụng 2 Tiêu chuẩn về ký số, kiểm tra chữ ký số 2.1 Tiêu chuẩn về ký số trên thiết bị quản lý khóa bí mật, phần mềm ký số, tạo chữ ký số, chứng thư số, phần mềm kiểm tra chữ ký số. 2.1.1 Thuật toán mã hóa TCVN 7816:2007 Công nghệ thông tin. Kỹ thuật mật mã - thuật toán mã dữ liệu AES Khuyến nghị áp dụng NIST 800-67 Recommendation for the Triple Data Encryption Algorithm (TDEA) Block Cipher Khuyến nghị áp dụng PKCS#1 RSA Cryptography Standard (Phiên bản 2.1 trở lên) Áp dụng, sử dụng lược đồ RSAES-OAEP để mã hoá Độ dài khóa tối thiểu là 2048 bit Khuyến nghị áp dụng ECC Elliptic Curve Crytography Khuyến nghị áp dụng 2.1.2 Thuật toán chữ ký số TCVN 7635:2007 Các kỹ thuật mật mã - Chữ ký số - Áp dụng một trong ba tiêu chuẩn. - Đối với tiêu chuẩn TCVN 7635:2007 và PKCS#1: + Phiên bản 2.1 + Áp dụng lược đồ RSAES-OAEP để mã hoá và RSASSA-PSS để ký. + Độ dài khóa tối thiểu là 2048 bit - Đối với tiêu chuẩn ECDSA: độ dài khóa tối thiểu là 256 bit PKCS#1 RSA Cryptography Standard ANSI X9.62-2005 Public Key Cryptography for the Financial Services Industry: The Elliptic Curve Digital Signature Algorithm (ECDSA) 2.1.3 Hàm băm an toàn FIPS PUB 180-4 Secure Hash Algorithms Áp dụng một trong các hàm băm sau: SHA-224, SHA-256, SHA-384, SHA-512, SHA-512/224, SHA-512/256, SHA3-224, SHA3-256, SHA3-384, SHA3-512, SHAKE128, SHAKE256 FIPS PUB 202 SHA-3 Standard: Permutation-Based Hash and Extendable-Output Functions 2.1.4 An toàn trao đổi bản tin XML XML Encryption Syntax and Processing XML Encryption Syntax and Processing Bắt buộc áp dụng XML Signature Syntax and Processing XML Signature Syntax and Processing Bắt buộc áp dụng 2.1.5 Quản lý khóa công khai bản tin XML XKMS v2.0 XML Key Management Specification version 2.0 Bắt buộc áp dụng 2.1.6 Cú pháp thông điệp mật mã cho ký, mã hóa PKCS#7 v1.5 (RFC 2315) Cryptographic message syntax for file-based signing and encrypting version 1.5 Bắt buộc áp dụng 2.2 Tiêu chuẩn về ký số trên hệ thống thiết bị quản lý khóa bí mật, chứng thư số và tạo chữ ký số theo mô hình ký số từ xa (remote signing) 2.2.1 Yêu cầu chính sách và an ninh cho máy chủ ký số ETSI TS 119 431-1 Electronic Signatures and Infrastructures (ESI); Policy and security requirements for trust service providers; Part 1: TSP service components operating a remote QSCD/SCDev Áp dụng cả bộ tiêu chuẩn 2 phần; Phiên bản V1.1.1 (12/2018) ETSI TS 119 431-2 Electronic Signatures and Infrastructures (ESI); Policy and security requirements for trust service providers; Part 2: TSP service components supporting AdES digital signature creation 2.2.2 Giao thức tạo chữ ký số ETSI TS 119 432 Electronic Signatures and Infrastructures (ESI); Protocols for remote digital signature creation Phiên bản V1.1.1 (03/2019) 2.2.3 Ứng dụng ký trên máy chủ ký số EN 419241-1:2018 Trustworthy Systems Supporting Server Signing - Part 1: General system security requirements 2.2.4 Yêu cầu cho mô đun ký số EN 419241-2:2019 Trustworthy Systems Supporting Server Signing - Part 2: Protection Profile for QSCD for Server Signing 2.2.5 Yêu cầu an ninh đối với khối an ninh phần cứng HSM EN 419221-5:2018 Protection Profiles for TSP Cryptographic modules - Part 5: Cryptographic Module for Trust Services 3 Tiêu chuẩn kiểm tra trạng thái chứng thư số 3.1 Giao thức truyền, nhận chứng thư số và danh sách chứng thư số bị thu hồi RFC 2585 Internet X.509 Public Key Infrastructure - Operational Protocols: FTP and HTTP Áp dụng một hoặc cả hai giao thức FTP và HTTP 3.2 Giao thức cho kiểm tra trạng thái chứng thư số trực tuyến RFC 2560 X.509 Internet Public Key Infrastructure - On-line Certificate status protocol
{ "issuing_agency": "Bộ Thông tin và Truyền thông", "promulgation_date": "07/09/2020", "sign_number": "22/2020/TT-BTTTT", "signer": "Nguyễn Mạnh Hùng", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Thong-tu-38-2016-TT-BTNMT-ky-thuat-danh-gia-chat-luong-tai-lieu-thuy-van-335248.aspx
Thông tư 38/2016/TT-BTNMT kỹ thuật đánh giá chất lượng tài liệu thủy văn mới nhất
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 38/2016/TT-BTNMT Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2016 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÀI LIỆU THỦY VĂN Căn cứ Luật khí tượng thủy văn ngày 23 tháng 11 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khí tượng thủy văn; Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Theo đề nghị của Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia, Cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định kỹ thuật đánh giá chất lượng tài liệu thủy văn. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định kỹ thuật đánh giá chất lượng tài liệu thủy văn. Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với Hệ thống khí tượng thủy văn quốc gia và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đánh giá chất lượng tài liệu thủy văn. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Tài liệu thủy văn là các tài liệu quan trắc, thu thập tại thực địa bằng phương pháp quan trắc thủ công hoặc bằng thiết bị tự động; tài liệu chỉnh biên (tài liệu tính toán, chỉnh lý từ tài liệu quan trắc) của một hoặc nhiều yếu tố quan trắc thủy văn. 2. Yếu tố quan trắc thủy văn là các yếu tố mực nước, lưu lượng nước, lưu lượng chất lơ lửng, nhiệt độ nước và lượng mưa. 3. Đánh giá chất lượng tài liệu thủy văn là hoạt động kiểm soát và xác định chất lượng. 4. Kiểm soát tài liệu là hoạt động kiểm tra, thẩm định kỹ thuật trong quan trắc, tính toán và chỉnh biên theo quy chuẩn, quy định kỹ thuật hiện hành. 5. Lỗi của tài liệu là những sai sót xảy ra trong quan trắc, tính toán và chỉnh biên. Điều 4. Nguyên tắc đánh giá chất lượng tài liệu thủy văn 1. Tuân thủ quy chuẩn, quy định kỹ thuật hiện hành. 2. Đảm bảo tính chính xác, khách quan, đầy đủ và toàn diện. Chương II ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÀI LIỆU THỦY VĂN QUAN TRẮC THỦ CÔNG VÀ TÀI LIỆU CHỈNH BIÊN Điều 5. Nội dung đánh giá 1. Tài liệu quan trắc thủ công: a) Thể thức của tài liệu; b) Tình trạng công trình, thiết bị; c) Phương pháp quan trắc; d) Chế độ quan trắc; đ) Tính toán, xác định trị số đặc trưng và độ chính xác của tài liệu. 2. Tài liệu chỉnh biên: a) Thể thức của tài liệu; b) Số lượng tài liệu; c) Phương pháp chỉnh biên; d) Tính toán, xác định trị số đặc trưng và độ chính xác của tài liệu; đ) Tính hợp lý của tài liệu. Các nội dung đánh giá tài liệu quan trắc và tài liệu chỉnh biên được quy định chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 6. Phương pháp đánh giá 1. Đánh giá chất lượng tài liệu thủy văn bằng phương pháp tính điểm dựa vào điểm đạt, điểm chuẩn và điểm trừ. 2. Điểm đạt của tài liệu: a) Điểm đạt của tài liệu quan trắc hoặc tài liệu chỉnh biên đối với yếu tố mực nước, lưu lượng nước, lưu lượng chất lơ lửng, nhiệt độ nước và lượng mưa được tính bằng tỷ số % giữa hiệu số của điểm chuẩn và điểm trừ với điểm chuẩn của tài liệu, được tính theo công thức: (1) Trong đó: - D là điểm đạt của tài liệu, có đơn vị %; - DC là điểm chuẩn loại tài liệu; - ∆D là điểm trừ của tài liệu. b) Điểm đạt của một yếu tố thủy văn: - Khi tài liệu của yếu tố thủy văn không có tài liệu chỉnh biên thì điểm đạt được tính bằng điểm đạt của tài liệu quan trắc; - Khi tài liệu của yếu tố thủy văn có cả tài liệu quan trắc và tài liệu chỉnh biên thì điểm đạt được tính như sau: D = 70% x DQT + 30% x DCB (2) Trong đó: + D là điểm đạt của một yếu tố thủy văn, có đơn vị %; + DQT là điểm đạt của tài liệu quan trắc, có đơn vị %; + DCB là điểm đạt của tài liệu chỉnh biên, có đơn vị %. c) Điểm đạt của nhiều yếu tố thủy văn: Điểm đạt của nhiều yếu tố thủy văn được tính bằng trung bình cộng điểm đạt của các yếu tố. 3. Điểm chuẩn của tài liệu là số điểm tối đa được quy định cho mỗi loại tài liệu. Điểm chuẩn quy định là 100 điểm và được quy định cụ thể tại bảng 1 như sau: Bảng 1: Nội dung đánh giá và phân phối điểm chuẩn STT Nội dung đánh giá tài liệu Điểm chuẩn I Tài liệu quan trắc thủ công 100 1 Thể thức của tài liệu 5 2 Tình trạng công trình, thiết bị 25 3 Phương pháp quan trắc 25 4 Chế độ quan trắc 20 5 Tính toán, xác định trị số đặc trưng và độ chính xác của tài liệu 25 II Tài liệu chỉnh biên 100 1 Thể thức của tài liệu 5 2 Số lượng tài liệu 20 3 Phương pháp chỉnh biên 30 4 Tính toán, xác định trị số đặc trưng và độ chính xác của tài liệu 20 5 Tính hợp lý của tài liệu 25 4. Điểm trừ của tài liệu (∆D) là tổng số điểm trừ của các nội dung đánh giá tài liệu: a) Điểm trừ đối với các nội dung đánh giá tài liệu quan trắc thủ công: - Điểm trừ đối với các lỗi về thể thức tài liệu được quy định tại Bảng 2, cụ thể: Bảng 2: Điểm trừ đối với các lỗi về thể thức tài liệu STT Lỗi Điểm trừ 0,75 1,50 2,50 3,50 Yếu tố 1 H 1-4 5-8 9-13 >13 2 Q 1-5 6-10 11-15 >15 3 R 1-5 6-10 11-15 >15 4 T 1-3 4-6 7-9 >9 5 X 1-3 4-6 7-9 >9 - Điểm trừ đối với các lỗi về công trình, trang thiết bị được quy định tại Bảng 3, cụ thể: Bảng 3: Điểm trừ đối với các lỗi về công trình, trang thiết bị STT Lỗi Điểm trừ 3,75 7,50 12,5 25,0 Yếu tố 1 H 1-3 4-6 7-9 >9 2 Q 1-3 4-6 7-9 >9 3 R 1-3 4-6 7-9 >9 4 T 1 2 3-5 >5 5 X 1 2 3-5 >5 Trường hợp hành lang an toàn kỹ thuật công trình quan trắc bị vi phạm nghiêm trọng dẫn đến tài liệu không phản ánh đúng bản chất yếu tố quan trắc hoặc điểm trừ của nội dung đánh giá “Tình trạng công trình, trang thiết bị” bằng điểm chuẩn (25 điểm) thì xếp loại tài liệu chất lượng kém, không cần thực hiện các bước đánh giá tiếp theo. - Điểm trừ đối với các lỗi về phương pháp quan trắc được quy định tại Bảng 4, cụ thể: Bảng 4: Điểm trừ đối với các lỗi về phương pháp quan trắc STT Lỗi Điểm trừ 3,75 7,50 12,5 17,5 Yếu tố 1 H 1-4 5-8 9-13 >13 2 Q 1-6 7-10 11-15 >15 3 R 1-6 7-10 11-15 >15 4 T 1-3 4-6 7-9 >9 5 X 1-3 4-6 7-9 >9 - Điểm trừ đối với các lỗi về chế độ quan trắc được quy định tại Bảng 5, cụ thể: Bảng 5: Điểm trừ đối với các lỗi về chế độ quan trắc STT Lỗi Điểm trừ 3,00 6,00 10,0 14,0 Yếu tố 1 H 1-5 6-10 11 -15 >15 2 Q 1-6 7-12 13-16 >16 3 R 1-4 5-8 9-11 >11 4 T 1-2 3-4 5-6 >6 5 X 1-2 3-4 5-6 >6 - Điểm trừ đối với các lỗi về tính toán, xác định trị số đặc trưng và độ chính xác của tài liệu được quy định tại Bảng 6, cụ thể: Bảng 6: Điểm trừ đối với các lỗi về tính toán, xác định trị số đặc trưng và độ chính xác của tài liệu STT Lỗi Điểm trừ 3,75 7,50 12,5 17,5 Yếu tố 1 H 1-5 6-10 11 -15 >15 2 Q 1-6 7-13 14-18 >18 3 R 1-6 7-12 13-16 >16 4 T 1-3 4-7 8-11 >11 5 X 1-3 4-7 8-11 >11 b) Điểm trừ đối với các nội dung đánh giá tài liệu chỉnh biên - Điểm trừ đối với các lỗi về thể thức của tài liệu được quy định tại Bảng 7, cụ thể: Bảng 7: Điểm trừ đối với các lỗi về thể thức của tài liệu STT Lỗi Điểm trừ 0,75 1,50 2,50 3,50 Yếu tố 1 H 1-4 5-8 9-13 >13 2 Q 1-6 7-11 12-16 >16 3 R 1-5 6-10 11-15 >15 4 T 1-3 4-6 7-9 >9 5 X 1-3 4-6 7-9 >9 - Điểm trừ đối với các lỗi về số lượng tài liệu được quy định tại Bảng 8, cụ thể: Bảng 8: Điểm trừ đối với các lỗi về số lượng tài liệu STT Lỗi Điểm trừ 3,00 6,00 10,0 14,0 Yếu tố 1 H 1-3 4-6 7-9 >9 2 Q 1-4 5-8 9-11 >11 3 R 1-4 5-8 9-11 >11 4 T 1-2 3-4 5-6 >6 5 X 1-2 3-4 5-6 >6 - Điểm trừ đối với các lỗi về phương pháp chỉnh biên được quy định tại Bảng 9, cụ thể: Bảng 9: Điểm trừ đối với các lỗi về phương pháp chỉnh biên STT Lỗi Điểm trừ 4,50 9,00 15,0 21,0 Yếu tố 1 H 1-4 5-7 8-9 >9 2 Q 1-4 5-7 8-10 >10 3 R 1-3 4-6 7-9 >9 4 T 1 2 3-4 >4 5 X 1 2 3-4 >4 - Điểm trừ đối với các lỗi về tính toán, xác định trị số đặc trưng và độ chính xác của tài liệu được quy định tại Bảng 10, cụ thể: Bảng 10: Điểm trừ đối với các lỗi về tính toán, xác định trị số đặc trưng và độ chính xác của tài liệu STT Lỗi Điểm trừ 3,00 6,00 10,0 14,0 Yếu tố 1 H 1-5 6-10 11 -15 >15 2 Q 1-6 7-13 14-18 >18 3 R 1-6 7-12 13-16 >16 4 T 1-3 4-7 8-11 >11 5 X 1-3 4-7 8-11 >11 - Điểm trừ đối với các lỗi về tính hợp lý của tài liệu được quy định tại Bảng 11, cụ thể: Bảng 11: Điểm trừ đối với các lỗi về tính hợp lý của tài liệu STT Lỗi Điểm trừ 3,75 7,50 12,5 17,5 Yếu tố 1 H 1-4 5-8 9-13 >13 2 Q 1-6 7-10 11-15 >15 3 R 1-6 7-10 11-15 >15 4 T 1-3 4-6 7-9 >9 5 X 1-3 4-6 7-9 >9 Điều 7. Trình tự đánh giá 1. Kiểm soát: a) Kiểm soát sơ bộ: Xác định, phân loại tài liệu, kiểm tra về hình thức và tính đầy đủ của tài liệu dựa trên quy chuẩn, quy định kỹ thuật hiện hành. Trường hợp tài liệu thủy văn không đạt yêu cầu thì không đánh giá chất lượng tài liệu. b) Kiểm soát chi tiết: Các nội dung kiểm soát chi tiết được quy định tại Điều 5 Thông tư này. 2. Tính điểm đạt của tài liệu quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư này. 3. Xếp loại chất lượng tài liệu: Chất lượng tài liệu được xếp theo 4 loại: Tốt; Khá; Trung bình và Kém. Quy định cụ thể như sau: a) Loại tốt: Điểm đạt của tài liệu nằm trong khoảng từ 85% đến 100%; b) Loại khá: Điểm đạt của tài liệu nằm trong khoảng từ 70,0% đến 84,9%; c) Loại trung bình: Điểm đạt của tài liệu nằm trong khoảng từ 50,0% đến 69,9%; d) Loại kém thuộc một trong các trường hợp sau: - Hành lang an toàn kỹ thuật công trình quan trắc bị vi phạm nghiêm trọng dẫn đến tài liệu không phản ánh đúng bản chất yếu tố quan trắc; - Điểm trừ của nội dung đánh giá “Tình trạng công trình, trang thiết bị” bằng điểm chuẩn (25 điểm); - Điểm đạt của tài liệu dưới 50%. 4. Tài liệu sau khi xếp loại sẽ được nhận xét, đánh giá chất lượng theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Chương III ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÀI LIỆU THỦY VĂN ĐO BẰNG THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG Điều 8. Nội dung đánh giá 1. Chất lượng tài liệu; 2. Tình trạng công trình, thiết bị; 3. Tần suất quan trắc; 4. Độ chính xác của tài liệu. Chi tiết các nội dung đánh giá quy định Điểm b Khoản 1 Điều 10 Thông tư này. Điều 9. Phương pháp đánh giá 1. Đánh giá chất lượng tài liệu thủy văn bằng phương pháp điểm dựa vào điểm đạt, điểm chuẩn và điểm trừ. 2. Điểm chuẩn của tài liệu là số điểm tối đa được quy định cho tài liệu của mỗi yếu tố đo. Điểm chuẩn quy định là 100 điểm và được quy định cụ thể tại Bảng số 12. Bảng 12: Nội dung đánh giá và phân phối điểm chuẩn tài liệu STT Nội dung đánh giá Điểm chuẩn 1 Chất lượng tài liệu 10 2 Tình trạng công trình, thiết bị 35 3 Tần suất quan trắc 25 4 Độ chính xác của tài liệu 30 3. Điểm trừ của tài liệu (∆D) là tổng số điểm trừ của các nội dung đánh giá tài liệu. Điểm trừ các nội dung của tài liệu được quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 10 Thông tư này. Điều 10. Trình tự đánh giá 1. Kiểm soát: a) Kiểm soát sơ bộ: Xem xét tình trạng vật lý của vật mang tài liệu (ẩm mốc, cong vênh, lỗi,...); kiểm tra sự hiển thị của tài liệu dựa trên quy chuẩn, quy định kỹ thuật hiện hành; thông tin và nhật ký của máy, thiết bị đo. Trường hợp tài liệu không đạt yêu cầu thì không đánh giá chất lượng. b) Kiểm soát chi tiết: Công tác kiểm soát chi tiết được thực hiện để tính điểm trừ đối với các nội dung đánh giá của tài liệu và được quy định chi tiết như sau: - Nội dung kiểm soát và điểm trừ đối với các lỗi về chất lượng tài liệu được quy định tại Bảng 13: Bảng 13: Nội dung kiểm soát và điểm trừ đối với các lỗi về chất lượng tài liệu Nội dung kiểm soát Dễ chuyển đổi định dạng, đáp ứng yêu cầu đầu vào chương trình đánh giá Khó chuyển đổi định dạng, đáp ứng yêu cầu đầu vào chương trình đánh giá Không đáp ứng yêu cầu đầu vào chương trình đánh giá Điểm trừ 0 5 10 Trường hợp tài liệu không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì không tiến hành các bước đánh giá tiếp theo. - Nội dung kiểm soát và điểm trừ đối với các lỗi về tình trạng công trình, thiết bị đo được quy định tại Bảng 14: Bảng 14: Nội dung kiểm soát và điểm trừ đối với tình trạng công trình, thiết bị đo STT Nội dung kiểm soát Nội dung trừ điểm Điểm trừ 1 Hành lang kỹ thuật công trình Vi phạm hành lang kỹ thuật công trình nhưng không nghiêm trọng 3,00 Vi phạm hành lang kỹ thuật công trình nghiêm trọng 10,0 2 Độ ổn định của mốc cao độ công trình Sai cao độ mốc 8,00 3 Tiêu chuẩn kỹ thuật của máy, thiết bị đo Sai thời gian của máy đo với thời gian thực lớn hơn 1 phút 4,00 Sai số của thiết bị lớn hơn mức cho phép 5,00 Dải đo không đảm bảo yêu cầu 5,00 Không tuân thủ chu kỳ hiệu chuẩn, kiểm định 3,00 Trường hợp hành lang kỹ thuật công trình bị vi phạm nghiêm trọng hoặc vị trí đo, thiết bị đo không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật dẫn đến tài liệu không phản ánh đúng bản chất yếu tố đo thì chất lượng tài liệu xếp loại kém, không cần thực hiện các bước tiếp theo. - Nội dung kiểm soát và điểm trừ đối với các lỗi về tần suất quan trắc được quy định tại Bảng 15, cụ thể: Bảng 15: Nội dung kiểm soát và điểm trừ đối với tần suất quan trắc Nội dung kiểm soát Nội dung trừ điểm Điểm trừ Tính liên tục của tài liệu Thiếu dưới 5% tài liệu 5,00 Thiếu từ 5,1 đến 10% tài liệu 10,0 Thiếu từ 10,1 đến 15% tài liệu 15,0 Thiếu từ 15,1 đến 20% tài liệu 25,0 Trường hợp thiếu trên 20% tài liệu, chất lượng tài liệu xếp loại kém. - Nội dung kiểm soát và điểm trừ đối với các lỗi về độ chính xác của tài liệu được quy định tại Bảng 16, cụ thể: Bảng 16: Nội dung kiểm soát và điểm trừ đối với độ chính xác của tài liệu Nội dung kiểm soát Nội dung trừ điểm Điểm trừ Tính hợp lý của tài liệu theo không gian và thời gian Dưới 5% tài liệu không hợp lý 3,00 Từ 5,1% đến 10% tài liệu không hợp lý 10,0 Từ 10,1% đến 15% tài liệu không hợp lý 20,0 Từ 15,1% đến 20% tài liệu không hợp lý 25,0 Trường hợp trên 20% tài liệu không hợp lý, chất lượng tài liệu xếp loại kém. 2. Tính điểm đạt của tài liệu: quy định như Khoản 2 Điều 6 Thông tư này. 3. Xếp loại chất lượng Chất lượng của tài liệu thủy văn được xếp theo 4 loại: Tốt; Khá; Trung bình và Kém. Quy định cụ thể như sau: a) Loại tốt: Điểm đạt của tài liệu nằm trong khoảng từ 85,0% đến 100%; b) Loại khá: Điểm đạt của tài liệu nằm trong khoảng từ 70,0% đến 84,9%; c) Loại trung bình: Điểm đạt của tài liệu nằm trong khoảng từ 50,0% đến 69,9%; d) Loại kém khi xảy ra các một trong các trường hợp sau: - Hành lang an toàn kỹ thuật công trình bị vi phạm nghiêm trọng hoặc vị trí đo, thiết bị đo không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật dẫn đến tài liệu không phản ánh đúng bản chất yếu tố đo; - Thiếu trên 20% tài liệu, hoặc trên 20% tài liệu không hợp lý; - Điểm đạt của tài liệu dưới 50,0%. 4. Dữ liệu sau khi xếp loại sẽ được nhận xét, đánh giá chất lượng theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 11. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 02 năm 2017. Điều 12. Tổ chức thực hiện 1. Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện Thông tư này. 2. Cục trưởng Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này. 3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. 4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, cơ quan, tổ chức và cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ; - Các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương Đảng; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Cục kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp; - Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ TN&MT; - Sở Tài nguyên và MT các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Công báo; - Lưu: VT, KHCN, PC, KTTV&BĐKH, TTKTTVQG. BỘ TRƯỞNG Trần Hồng Hà PHỤ LỤC I CÁC NỘI DUNG KIỂM SOÁT CHI TIẾT TÀI LIỆU QUAN TRẮC THỦ CÔNG VÀ TÀI LIỆU CHỈNH BIÊN (Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2016/TT-BTNMT ngày 15 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) I. Các nội dung kiểm soát chi tiết tài liệu quan trắc thủ công 1. Tài liệu quan trắc mực nước a) Thể thức của tài liệu - Đối với các tài liệu thể hiện trên bản giấy: + Tính chất vật lý của tài liệu; + Thông tin về vị trí đo (tên sông, tên trạm hoặc vị trí đo, địa chỉ, thời gian đo, người đo); + Quy cách chữ, số của tài liệu (mờ, nhòe, tẩy, xóa, ...); + Kiểm tra tính pháp lý của tài liệu. - Đối với tài liệu bằng file mềm: + Tình trạng vật lý của vật mang thông tin; + Cách hiển thị thông tin; + Định dạng của dữ liệu. b) Tình trạng công trình, trang thiết bị quan trắc: - Hành lang an toàn kỹ thuật; - Độ ổn định của mốc cao độ công trình quan trắc; - Độ cao đầu cọc và điểm “0” thủy chí; - Độ chính xác của máy tự ghi mực nước (thời gian trên đồng hồ của máy và trị số mực nước trên giản đồ so với thực tế). c) Phương pháp quan trắc: - Đối với tài liệu quan trắc bằng thước và thủy chí: + Số đọc mực nước; + Cách chuyển cọc khi quan trắc. - Đối với tài liệu quan trắc bằng máy tự ghi: Kiểm tra cách khai toán giản đồ mực nước tự ghi. d) Chế độ quan trắc: - Tần xuất quan trắc; - Chế độ quan trắc kiểm tra máy tự ghi mực. đ) Tính toán, xác định trị số đặc trưng và độ chính xác của tài liệu: - Tính mực nước giờ; - Tính mực nước bình quân (ngày, tháng, năm); - Các đặc trưng mực nước và thời gian xuất hiện; - Khai toán giản đồ tự ghi mực nước. 2. Tài liệu quan trắc lưu lượng nước a) Thể thức của tài liệu: Thực hiện như Điểm a Khoản 1 Phần I của Phụ lục này. b) Tình trạng công trình và trang thiết bị: - Hành lang an toàn kỹ thuật công trình; - Tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đo lưu lượng nước; - Tiêu chuẩn kỹ thuật của máy và thiết bị đo. c) Phương pháp quan trắc: - Bố trí thủy trực đo tốc độ trên mặt cắt ngang; - Bố trí điểm đo tốc độ trên thủy trực; - Bố trí thủy trực đo sâu; - Bố trí lần đo lưu lượng theo cấp mực nước và theo thời gian; - Sử dụng mặt cắt ngang tính toán lưu lượng nước. d) Chế độ quan trắc: - Số lần đo sâu; - Số lần đo lưu lượng theo mục đích quan trắc; - Tần suất quan trắc. đ) Tính toán, xác định trị số đặc trưng và độ chính xác của tài liệu: - Tính tốc độ điểm đo; - Tính tốc độ bình quân tại thủy trực, tốc độ bình quân bộ phận, tốc độ bình quân mặt cắt ngang; - Tính diện tích mặt cắt ngang; - Tính lưu lượng nước bộ phận, lưu lượng nước mặt ngang; - Xác định các trị số đặc trưng tốc độ, độ sâu, lưu lượng nước và thời gian xuất hiện các trị số đặc trưng. 3. Tài liệu quan trắc lưu lượng chất lơ lửng a) Thể thức của tài liệu: Thực hiện như Điểm a Khoản 1 Phần I Phụ lục này. b) Tình trạng công trình và trang thiết bị: Kiểm tra tiêu chuẩn kỹ thuật của máy đo. c) Phương pháp quan trắc: - Phương pháp lấy mẫu nước; - Dung tích mẫu nước; - Bố trí thủy trực trên mặt cắt ngang; - Bố trí điểm đo trên thủy trực; - Cách xử lý mẫu nước; - Cài đặt cấu hình máy đo; - Bố trí đặt thiết bị đo trên mặt cắt ngang; - Tính đại biểu của vị trí đặt máy đo so với mặt ngang. d) Chế độ quan trắc: - Tần suất lấy mẫu nước toàn mặt ngang, tại vị trí thủy trực đại biểu; - Số lần đo lưu lượng chất lơ lửng theo mục đích yêu cầu. đ) Tính toán, xác định trị số đặc trưng và độ chính xác của tài liệu: - Tính hàm lượng chất lơ lửng tại thủy trực; - Tính hàm lượng chất lơ lửng bộ phận, hàm lượng chất lơ lửng mặt ngang; - Tính lưu lượng chất lơ lửng bộ phận, lưu lượng chất lơ lửng mặt ngang; - Các trị số đặc trưng lưu lượng chất lơ lửng và thời gian xuất hiện. 4. Tài liệu quan trắc nhiệt độ nước a) Thể thức của tài liệu của tài liệu: Thực hiện như Điểm a Khoản 1 Phần I Phụ lục này. b) Tình trạng công trình và trang thiết bị quan trắc: - Hành lang an toàn kỹ thuật công trình quan trắc; - Tiêu chuẩn kỹ thuật của máy và thiết bị đo. c) Phương pháp quan trắc: - Vị trí quan trắc; - Số đọc nhiệt độ nước; - Cách hiệu chỉnh nhiệt độ nước. d) Chế độ quan trắc: Kiểm tra tần suất quan trắc nhiệt độ nước. đ) Tính toán, xác định trị số đặc trưng và độ chính xác của tài liệu: - Tính trị số nhiệt độ nước; - Tính nhiệt độ bình quân (ngày, tháng, năm); - Các đặc trưng nhiệt độ nước và thời gian xuất hiện. 5. Tài liệu quan trắc lượng mưa a) Thể thức của tài liệu của tài liệu: Thực hiện tương tự như Điểm a Khoản 1 Phần I Phụ lục này. b) Tình trạng công trình và trang thiết bị quan trắc: - Hành lang an toàn kỹ thuật công trình quan trắc; - Tiêu chuẩn kỹ thuật của máy và thiết bị đo. c) Phương pháp quan trắc: - Vị trí quan trắc; - Kiểm tra lượng mưa ngày. d) Chế độ quan trắc: Tần suất và thời đoạn quan trắc mưa. đ) Tính toán, xác định trị số đặc trưng và độ chính xác của tài liệu: - Tính lượng mưa bình quân, tổng lượng mưa thời đoạn; - Các đặc trưng lượng mưa và thời gian xuất hiện. II. Các nội dung kiểm soát chi tiết tài liệu chỉnh biên 1. Tài liệu chỉnh biên mực nước a) Thể thức của tài liệu: - Tính chất vật lý của tài liệu; - Các thông tin về vị trí đo (tên sông, tên trạm hoặc vị trí đo, địa chỉ, thời gian đo, người chỉnh biên,...); - Quy cách chữ, số của tài liệu; - Quy cách bản vẽ các đường quá trình; - Độ chính xác của số liệu (chữ số có nghĩa); - Thứ tự sắp xếp các biểu mẫu, bản vẽ. b) Số lượng tài liệu: - Các hạng mục chỉnh biên (thuyết minh mực nước, bản đồ vị trí đo, bản vẽ hệ thống tuyến đo, bảng thống kê cao độ đầu cọc và điểm “0” thủy chí,...); - Số lượng các bảng, biểu chỉnh biên mực nước; - Số lượng dữ liệu trong mỗi bảng, biểu, bản vẽ, đường quá trình. c) Phương pháp chỉnh biên: - Cách tính mực nước bình quân tháng, năm; - Cách cắt triều; - Bổ sung và hiệu chỉnh tài liệu mực nước. d) Tính toán, xác định trị số đặc trưng và độ chính xác: - Số liệu mực nước giờ; - Tính mực nước bình quân (ngày, tháng, năm); - Xác định các trị số đặc trưng và thời gian xuất hiện; - Trị số chênh lệch mực nước, đ) Tính hợp lý của tài liệu - Tính hợp lý của giá trị mực nước theo thời gian; - Tính hợp lý của giá trị mực nước theo không gian. 2. Tài liệu chỉnh biên lưu lượng nước a) Thể thức của tài liệu: - Tính chất vật lý của tài liệu; - Các thông tin về vị trí đo (tên sông, tên trạm hoặc vị trí đo, địa chỉ, thời gian đo, người chỉnh biên,...); - Quy cách chữ, số của tài liệu, bản vẽ, các đường quá trình, các đường quan hệ; - Thứ tự sắp xếp các biểu mẫu, bản vẽ. b) Số lượng tài liệu: - Số lượng các biểu, bảng, bản vẽ, đường quá trình; - Dữ liệu trong mỗi biểu, bảng, bản vẽ, đường quá trình. c) Phương pháp chỉnh biên: - Cách xác định tương quan; - Kiểm tra phương pháp xây dựng các đường tương quan: + Cách chọn dữ liệu xây dựng tương quan; + Yếu tố tương quan và thời gian tương quan; + Dạng tương quan. - Mức độ chặt chẽ của tương quan; - Xác định thời kỳ chuyển tiếp giữa các đường tương quan; - Sử dụng các đường quan hệ để tính lưu lượng nước và kéo dài tương quan; - Kiểm tra cách cắt triều đối với tài liệu chỉnh biên vùng sông ảnh hưởng triều. d) Tính toán, xác định trị số đặc trưng và độ chính xác của tài liệu: - Kiểm tra các trị số lưu tốc, diện tích, độ rộng, độ sâu, mực nước khi đo lưu lượng, lưu lượng nước thực đo; - Kết quả tính lưu lượng nước từng giờ; - Kết quả tính sai số các tương quan; - Kết quả tính thời gian dòng triều; - Kết quả tính lưu lượng nước bình quân(ngày, tháng, năm, dòng triều,...); - Các trị số đặc trưng tốc độ, độ sâu, lưu lượng nước, đặc trưng dòng triều và thời gian xuất hiện; - Kết quả tính tổng lượng nước, mô đuyn dòng chảy, chiều sâu dòng chảy, đ) Tính hợp lý của tài liệu: - Tính hợp lý của số liệu mực nước và diện tích mặt cắt ngang; - Tính hợp lý trị số lưu lượng theo thời gian; - Tính hợp lý của trị số lưu lượng theo thời không gian; - Tính hợp lý của tương quan lưu lượng và mực nước theo thời gian; - Tính hợp lý giữa lưu lượng nước và lượng mưa; - Tính hợp lý của mực nước và lưu lượng. 3. Tài liệu chỉnh biên lưu lượng chất lơ lửng a) Thể thức của tài liệu: Thực hiện tương tự như Điểm a Khoản 2 Phần II của Phụ lục này. b) Số lượng tài liệu: - Các hạng mục chỉnh biên (thuyết minh lưu lượng chất lơ lửng, bản đồ vị trí đo,...); - Số lượng các biểu chỉnh biên lưu lượng chất lơ lửng; - Số lượng dữ liệu trong mỗi biểu chỉnh biên; - Số lượng các đường quá trình; - Số lượng các biểu đồ tương quan. c) Phương pháp chỉnh biên: - Phương pháp xây dựng đường tương quan: + Cách chọn dữ liệu xây dựng tương quan; + Yếu tố tương quan và thời gian tương quan; + Dạng đường tương quan. - Mức độ chặt chẽ của tương quan; - Việc sử dụng các đường quan hệ để tính lưu lượng chất lơ lửng và và bổ sung, hiệu chính tài liệu. d) Tính toán, xác định trị số đặc trưng và độ chính xác của tài liệu: - Các trị số hàm lượng chất lơ lửng đại biểu, hàm lượng chất lơ lửng mặt ngang; - Kết quả tính sai số các tương quan; - Kết quả tính bình quân hàm lượng chất lơ lửng đại biểu, hàm lượng chất lơ lửng mặt ngang, lưu lượng chất lơ lửng (ngày, tháng, năm, dòng triều); - Kết quả tính tổng lượng chất lơ lửng (tháng, năm, dòng triều); - Các trị số đặc trưng hàm lượng chất lơ lửng, lưu lượng chất lơ lửng và thời gian xuất hiện. đ) Tính hợp lý của tài liệu - Tính hợp lý của trị số lưu lượng chất lơ lửng theo thời gian; - Tính hợp lý của trị số lưu lượng chất lơ lửng theo không gian. 4. Tài liệu chỉnh biên nhiệt độ nước a) Thể thức của tài liệu: Thực hiện tương tự như Điểm a Khoản 1 Phần II của Phụ lục này. b) Số lượng tài liệu: - Các hạng mục trong bản thuyết minh chỉnh biên nhiệt độ; - Số lượng các biểu chỉnh biên nhiệt độ nước; - Số lượng dữ liệu trong mỗi biểu chỉnh biên; - Số lượng các biểu đồ và đường quá trình. c) Phương pháp chỉnh biên: - Tính nhiệt độ nước bình quân tháng, năm; - Cách bổ sung và hiệu chỉnh tài liệu nhiệt độ nước. d) Tính toán, xác định trị số đặc trưng và độ chính xác của tài liệu: - Tính nhiệt độ nước bình quân (ngày, tháng, năm); - Các trị số đặc trưng và thời gian xuất hiện. đ) Tính hợp lý của tài liệu: Tính hợp lý theo không gian và thời gian của nhiệt độ nước. 5. Tài liệu chỉnh biên lượng mưa a) Thể thức của tài liệu: Thực hiện tương tự như Điểm a Khoản 1 Phần II của Phụ lục này. b) Số lượng tài liệu: - Các hạng mục trong bản thuyết minh chỉnh biên; - Số lượng các biểu chỉnh biên lượng mưa; - Số lượng dữ liệu trong mỗi biểu chỉnh biên; - Số lượng các biểu đồ và đường quá trình. c) Phương pháp chỉnh biên: - Tính lượng mưa bình quân tháng, năm; - Cách bổ sung và hiệu chỉnh tài liệu lượng mưa. d) Tính toán, xác định trị số đặc trưng và độ chính xác của tài liệu: - Tính lượng mưa ngày, tháng, năm; - Các trị số đặc trưng và thời gian xuất hiện. đ) Tính hợp lý của tài liệu: Tính hợp lý theo không gian và thời gian của lượng mưa. PHỤ LỤC II MẪU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÀI LIỆU THỦY VĂN (Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2016/TT-BTNMT ngày 15 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) TÊN ĐƠN VỊ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÀI LIỆU THỦY VĂN BỘ PHẬN ĐÁNH GIÁ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: / V/v nhận xét, đánh giá chất lượng tài liệu thủy văn ….., ngày tháng năm KẾT QUẢ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÀI LIỆU THỦY VĂN 1. Thông tin về tài liệu đánh giá: a) Tên trạm (vị trí) quan trắc: ………………..,Sông ………………………………………………….. Tọa độ …………………………………………………………………………………………………….. b) Số lượng: …………………………………………………………………………………………….. c) Thời gian nhận tài liệu: Ngày ……. tháng ……. năm……………, d) Người bàn giao tài liệu ……………………………………………………………………………… 2. Kết quả đánh giá tài liệu: a) Xếp loại tài liệu: ……………………………………………………………………………………… b) Nhận xét tài liệu: …………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………. Đại diện đơn vị đánh giá chất lượng tài liệu (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
{ "issuing_agency": "Bộ Tài nguyên và Môi trường", "promulgation_date": "15/12/2016", "sign_number": "38/2016/TT-BTNMT", "signer": "Trần Hồng Hà", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Nghi-dinh-125-2006-ND-CP-dieu-chinh-dia-gioi-hanh-chinh-thanh-lap-xa-thi-tran-thuoc-huyen-Ha-Quang-Bao-Lam-Ha-Lang-tinh-Cao-Bang-14847.aspx
Nghị định 125/2006/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập xã, thị trấn thuộc huyện Hà Quảng, Bảo Lâm Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng mới nhất
CHÍNH PHỦ ****** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 125/2006/NĐ-CP Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2006 NGHỊ ĐỊNH VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH, THÀNH LẬP XÃ, THỊ TRẤN THUỘC CÁC HUYỆN HÀ QUẢNG, BẢO LÂM VÀ HẠ LANG, TỈNH CAO BẰNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, NGHỊ ĐỊNH : Điều 1. Điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện Hà Quảng, Bảo Lâm và Hạ Lạng, tỉnh Cao Bằng như sau: 1. Thành lập thị trấn Xuân Hoà thuộc huyện Hà Quảng trên cơ sở điều chỉnh 3.395 ha diện tích tự nhiên và 3.460 nhân khẩu của xã Xuân Hoà. Thị trấn Xuân Hoà có 3.395 ha diện tích tự nhiên và 3.460 nhân khẩu. Địa giới hành chính thị trấn Xuân Hoà: Đông giáp xã Vần Dính, xã Kéo Yên; Tây giáp xã Quý Nhân và huyện Hoà An; Nam giáp xã Phù Ngọc, xã Đào Ngạn; Bắc giáp xã Trường Hà, xã Nà Sác. 2. Thành lập xã Vần Dính thuộc huyện Hà Quảng trên cơ sở điều chỉnh 1.203 ha diện tích tự nhiên và 1.056 nhân khẩu còn lại của xã Xuân Hoà; 853 ha diện tích tự nhiên và 960 nhân khẩu của xã Thượng Thôn. Xã Vần Dính có 2.056 ha diện tích tự nhiên và 2.016 nhân khẩu. Địa giới hành chính xã Vần Dính: Đông giáp xã Thượng Thôn; Tây giáp thị trấn Xuân Hoà; Nam giáp xã Phù Ngọc; Bắc giáp xã Kéo Yên, xã Lũng Nặm. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính: - Xã Thượng Thôn còn lại 3.004 ha diện tích tự nhiên và 2.148 nhân khẩu. Huyện Hà Quảng có 45.367 ha diện tích tự nhiên và 35.184 nhân khẩu, có 19 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Đào Ngạn, Phù Ngọc, Nà Sác, Sóc Hà, Quý Quân, Trường Hà, Kéo Yên, Lũng Nặm, Vân An, Cải Viên, Tổng Cọt, Nội Thôn, Thượng Thôn, Hồng Sỹ, Sỹ Hai, Mã Ba, Hạ Thôn, Vần Dính và thị trấn Xuân Hoà. 3. Thành lập thị trấn Pác Miầu thuộc huyện Bảo Lâm trên cơ sở điều chỉnh 4.036 ha diện tích tự nhiên và 2.619 nhân khẩu của xã Mông Ân. Thị trấn Pác Miầu có 4.036 ha diện tích tự nhiên và 2.619 nhân khẩu. Địa giới hành chính thị trấn Pác Miầu: Đông giáp xã Mông Ân; Tây giáp xã Quảng Lâm, xã Nam Quang; Nam giáp xã Thái Học, xã Quảng Lâm; Bắc giáp xã Lý Bôn, xã Nam Quang, xã Vĩnh Phong. 4. Điều chỉnh 1.800 ha diện tích tự nhiên và 653 nhân khẩu của xã Mông Ân về xã Quảng Lâm huyện Bảo Lâm quản lý. 5. Điều chỉnh 330 ha diện tích tự nhiên và 189 nhân khẩu của xã Mông Ân về xã Thái Học huyện Bảo Lâm quản lý. 6. Thành lập xã Thạch Lâm thuộc huyện Bảo Lâm trên cơ sở điều chỉnh 8.774 ha diện tích tự nhiên và 3.897 nhân khẩu của xã Quảng Lâm. Xã Thạch Lâm có 8.774 ha diện tích tự nhiên và 3.897 nhân khẩu. Địa giới hành chính xã Thạch Lâm: Đông giáp xã Nam Quang, xã Tân Việt; Tây giáp xã Quảng Lâm; Nam giáp xã Quảng Lâm; Bắc giáp xã Nam Cao và huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. 7. Thành lập xã Nam Cao thuộc huyện Bảo Lâm trên cơ sở điều chỉnh 7.507 ha diện tích tự nhiên và 2.587 nhân khẩu của xã Nam Quang. Xã Nam Cao có 7.507 ha diện tích tự nhiên và 2.587 nhân khẩu. Địa giới hành chính xã Nam Cao: Đông giáp xã Lý Bôn; Tây giáp xã Thạch Lâm và huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang; Nam giáp xã Nam Quang, xã Thạch Lâm; Bắc giáp huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. 8. Thành lập xã Thái Sơn thuộc huyện Bảo Lâm trên cơ sở điều chỉnh 5.548 ha diện tích tự nhiên và 2.215 nhân khẩu của xã Thái Học. Xã Thái Sơn có 5.548 ha diện tích tự nhiên và 2.215 nhân khẩu. Địa giới hành chính xã Thái Sơn: Đông giáp huyện Bảo Lạc; Tây giáp xã Thái Học, xã Yên Thổ; Nam giáp xã Yên Thổ; Bắc giáp xã Vĩnh Phong, xã Mông Ân. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính: - Xã Mông Ân còn lại 5.341 ha diện tích tự nhiên và 2.960 nhân khẩu. - Xã Quảng Lâm còn lại 8.720 ha diện tích tự nhiên và 6.452 nhân khẩu. - Xã Nam Quang còn lại 4.978 ha diện tích tự nhiên và 2.985 nhân khẩu. - Xã Thái Học còn lại 3.990 ha diện tích tự nhiên và 2.732 nhân khẩu. Huyện Bảo Lâm có 91.341 ha diện tích tự nhiên và 47.761 nhân khẩu, có 14 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm các xã: Mông Ân, Quảng Lâm, Thạch Lâm, Nam Quang, Nam Cao, Thái Học, Thái Sơn, Yên Thổ, Vĩnh Quang, Vĩnh Phong, Lý Bôn, Tân Việt, Đức Hạnh và thị trấn Pác Miầu. 9. Thành lập thị trấn Thanh Nhật thuộc huyện Hạ Lang trên cơ sở điều chỉnh toàn bộ 1.580 ha diện tích tự nhiên và 2.751 nhân khẩu của xã Thanh Nhật. Thị trấn Thanh Nhật có 1.580 ha diện tích tự nhiên và 2.751 nhân khẩu. Địa giới hành chính thị trấn Thanh Nhật: Đông giáp xã Quang Long; Tây giáp xã An Lạc; Nam giáp xã Vinh Quý, xã Việt Chu; Bắc giáp xã Đức Quang, xã Thắng Lợi. Sau khi thành lập thị trấn Thanh Nhật: Huyện Hạ Lang có 46.335 ha diện tích tự nhiên và 26.600 nhân khẩu, có 14 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm các xã: Thị Hoa, Quang Long, Lý Quốc, Thái Đức, Việt Chu, Vinh Quý, Cô Ngân, Minh Long, Kim Loan, Đồng Loan, Đức Quang, An Lạc, Thắng Lợi và thị trấn Thanh Nhật. Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Mọi quy định trước đây trái Nghị định này đều bãi bỏ. Điều 3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Hội đồng dân tộc và Ủy ban Pháp luật của QH; - HĐND, UBND tỉnh Cao Bằng; - Ban Tổ chức Trung ương; - Các Bộ: Nội vụ, Công an, Quốc phòng, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư; - Tổng cục Thống kê; - Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước; - VPCP: BTCN, các PCN, Website Chính phủ, Ban Điều hành 112, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ, Các Vụ: ĐP, TCCB, TH, NN, CN, Công báo; - Lưu: Văn thư, NC. TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "27/10/2006", "sign_number": "125/2006/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Nghi-dinh-28-2005-ND-CP-to-chuc-hoat-dong-to-chuc-tai-chinh-quy-mo-nho-tai-Viet-Nam-52886.aspx
Nghị định 28/2005/NĐ-CP tổ chức hoạt động tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam mới nhất
CHÍNH PHỦ ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 28/2005/NĐ-CP Hà Nội, ngày 09 tháng 3 năm 2005 NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 28/2005/NĐ-CP NGÀY 09 THÁNG 3 NĂM 2005VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH QUY MÔ NHỎ TẠI VIỆT NAM CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 17 tháng 6 năm 2003; Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Các tổ chức tín dụng ngày 15 tháng 6 năm 2004; Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, NGHỊ ĐỊNH: Chương 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Nghị định này quy định về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam. 2. Đối tượng thành lập tổ chức tài chính quy mô nhỏ: Các tổ chức được phép thành lập tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam theo quy định của pháp luật, bao gồm: a) Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam, Qũy từ thiện và Qũy xã hội; b) Tổ chức phi chính phủ Việt Nam; 3. Các cá nhân và tổ chức khác trong nước và nước ngoài có thể tham gia góp vốn với các tổ chức thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này. Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Tài chính quy mô nhỏ: là hoạt động cung cấp một số dịch vụ tài chính, ngân hàng nhỏ, đơn giản cho các hộ gia đình, cá nhân có thu nhập thấp, đặc biệt là hộ gia đình nghèo và người nghèo. 2. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ: là tổ chức tài chính hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, với chức năng chủ yếu là sử dụng vốn tự có, vốn vay và nhận tiết kiệm để cung cấp một số dịch vụ tài chính, ngân hàng nhỏ, đơn giản cho các hộ gia đình, cá nhân thu nhập thấp. 3. Dịch vụ tài chính, ngân hàng nhỏ, đơn giản gồm: tín dụng quy mô nhỏ; nhận tiền gửi tiết kiệm bắt buộc, tiết kiệm tự nguyện; đại lý chuyển tiền; đại lý bảo hiểm, thu hộ, chi hộ cho các hộ gia đình, cá nhân có thu nhập thấp. 4. Tín dụng quy mô nhỏ: là khoản cho vay có giá trị nhỏ, có hoặc không có tài sản bảo đảm đối với các hộ gia đình, cá nhân có thu nhập thấp để sử dụng vào các hoạt động tạo thu nhập và cải thiện điều kiện sống. 5. Hộ gia đình, cá nhân cá nhân thu nhập thấp hoặc nghèo: được quy định theo từng vùng, khu vực tại Việt Nam hoặc theo tiêu chuẩn do tổ chức tài chính quy mô nhỏ quy định. 6. Tiết kiệm bắt buộc: là tiền gửi tiết kiệm của hộ gia đình, cá nhân gửi tại tổ chức tài chính quy mô nhỏ để bảo đảm tiền vay đối với tổ chức tài chính quy mô nhỏ. 7. Tiết kiệm tự nguyện: là tiền tiết kiệm của cá nhân gửi tại tổ chức tài chính quy mô nhỏ. 8. Vốn pháp định: là mức vốn điều lệ tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập tổ chức tài chính quy mô nhỏ. 9. Vốn điều lệ: là mức vốn do các bên góp vốn để thành lập tổ chức tài chính quy mô nhỏ. Mức vốn này được ghi vào Điều lệ của tổ chức tài chính quy mô nhỏ. 10. Vốn tự có: là vốn điều lệ và lợi nhuận để lại tích luỹ. 11. Giấy phép: là Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp. Điều 3. Vốn pháp định: 1. Đối với các tổ chức tài chính quy mô nhỏ không được phép nhận tiết kiệm tự nguyện: 500 triệu VND; 2. Đối với các tổ chức tài chính quy mô nhỏ được phép nhận tiết kiệm tự nguyện: 05 tỷ VND. Điều 4. Thời gian hoạt động: 1. Thời gian hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tối đa 50 năm. 2. Trường hợp tổ chức tài chính quy mô nhỏ muốn gia hạn thời gian hoạt động thì thời gian gia hạn mỗi lần không quá thời hạn của Giấy phép lần đầu. Điều 5. Địa bàn hoạt động 1. Địa bàn hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ được giới hạn trong phạm vi tỉnh, thành phố trùc thuéc Trung ương và được quy định tại Giấy phép. 2. Trường hợp tổ chức tài chính quy mô nhỏ muốn mở rộng địa bàn hoạt động ra ngoài địa bàn đã được quy định tại Giấy phép, tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải thành lập chi nhánh tại khu vực đó. Việc mở chi nhánh phải đáp ứng yêu cầu về mức tăng vốn điều lệ tương ứng với phạm vi mở rộng và phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Điều 6. Nguyên tắc hoạt động và quản lý tài chính Tổ chức tài chính quy mô nhỏ là một pháp nhân, có vốn điều lệ, tài sản, con dấu riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ tài chính, tự tạo vốn, tự trang trải các chi phí cho hoạt động của mình và tự chịu trách nhiệm bằng vốn và tài sản của mình. Điều 7. Chính sách Nhà nước Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức tài chính quy mô nhỏ, bảo đảm quyền bình đẳng và các quyền khác theo quy định của pháp luật của tổ chức tài chính quy mô nhỏ trong hoạt động; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách khuyến khích phát triển tổ chức tài chính quy mô nhỏ. Nhà nước tôn trọng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ, không can thiệp vào việc quản lý và hoạt động hợp pháp của tổ chức tài chính quy mô nhỏ. Chương 2: CẤP GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CHO CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH QUY MÔ NHỎ Điều 8. Điều kiện để được cấp Giấy phép 1. Có nhu cầu về hoạt động tài chính quy mô nhỏ. 2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ý kiến về sự cần thiết thành lập tổ chức tài chính quy mô nhỏ trên địa bàn. 3. Có đủ vốn điều lệ theo quy định tại Điều 3 Nghị định này. 4. Trụ sở làm việc và cơ sở vật chất phù hợp với hoạt động tài chính quy mô nhỏ dự kiến thực hiện. 5. Có người quản trị, kiểm soát và điều hành theo quy định tại Chương III Nghị định này. 6. Có phương án kinh doanh khả thi. 7. Đối với tổ chức tài chính quy mô nhỏ nhận tiết kiệm tự nguyện, ngoài quy định nêu tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau: a) Đã được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép; b) Đã có hoạt động nhận tiết kiệm bắt buộc trong 03 năm gần nhất; c) Bộ máy quản trị, kiểm soát, điều hành hoạt động hiệu quả; d) Hoạt động lành mạnh trong 03 năm gần nhất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; đ) Hệ thống thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý; e) Đáp ứng được các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật. Điều 9. Hồ sơ cấp Giấy phép Hồ sơ đề nghị Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép gồm: 1. Đơn đề nghị được cấp Giấy phép, trong đó nêu rõ các nội dung hoạt động và địa bàn hoạt động dự kiến. 2. Văn bản chấp thuận của ñy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về sự cần thiết thành lập tổ chức tài chính quy mô nhỏ trên địa bàn. 3. Dự thảo điều lệ. 4. Phương án hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ, trong đó nêu rõ hiệu quả và lợi ích kinh tế. 5. Danh sách, lý lịch, văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn của thành viên Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát và Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tài chính quy mô nhỏ. 6. Giấy tờ chứng thực mức vốn điều lệ; danh sách và địa chỉ của các tổ chức, cá nhân góp vốn; tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ; tình hình tài chính và các thông tin có liên quan đến tổ chức và cá nhân góp vốn. 7. Đối với tổ chức tài chính quy m« nhá nhận tiết kiệm tự nguyện, phải gửi báo cáo kiểm toán 03 năm tài chính gần nhất. Điều 10. Lệ phí cấp Giấy phép Tổ chức tài chính quy mô nhỏ được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép phải nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính. Điều 11. Thủ tục cấp và sử dụng Giấy phép 1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 9 Nghị định này, Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép cho tổ chức tài chính quy mô nhỏ. Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời nêu rõ lý do từ chối. 2. Giấy phép của tổ chức tài chính quy mô nhỏ do Ngân hàng Nhà nước cấp, trong đó quy định cụ thể thời gian hoạt động, địa bàn hoạt động và các hoạt động tổ chức tài chính quy mô nhỏ được phép thực hiện. 3. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ được cấp Giấy phép phải sử dụng đúng tên và hoạt động đúng nội dung quy định trong Giấy phép. Giấy phép không được làm giả, tẩy xoá, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn dưới bất kỳ hình thức nào. Điều 12. Khai trương hoạt động 1. Để khai trương hoạt động, tổ chức tài chính quy mô nhỏ được cấp Giấy phép phải có đủ các điều kiện sau: a) Có điều lệ được Ngân hàng Nhà nước chuẩn y; b) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; có đủ vốn pháp định; c) Phần vốn pháp định góp bằng tiền phải được gửi vào tài khoản phong toả mở tại Ngân hàng Nhà nước trước khi hoạt động tối thiểu 30 ngày. Số vốn này chỉ được giải toả sau khi tổ chức tài chính quy mô nhỏ khai trương hoạt động; quy định này không áp dụng đối với các tổ chức tài chính quy mô nhỏ đã có hoạt động trước khi Nghị định này có hiệu lực; d) Có văn bản pháp lý về quyền sở hữu hoặc quyền được phép sử dụng trụ sở chính của tổ chức tài chính quy mô nhỏ; đ) Đăng báo địa phương theo quy định của pháp luật về những nội dung trong Giấy phép. Quy định này không áp dụng đối với các tổ chức tài chính quy mô nhỏ không nhận tiết kiệm tự nguyện. 2. Tối thiểu 30 ngày trước ngày khai trương, tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc khai trương hoạt động. 3. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép, nếu tổ chức tài chính quy mô nhỏ không khai trương hoạt động thì Giấy phép được cấp sẽ đương nhiên hết hiệu lực. Điều 13. Gia hạn và thu hồi giấy phép 1. Gia hạn giấy phép a) Hồ sơ xin gia hạn Giấy phép của tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải nộp Ngân hàng Nhà nước ít nhất 02 tháng trước ngày hết hạn của Giấy phép. Hồ sơ xin gia hạn gồm: - Đơn xin gia hạn; - Báo cáo hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ trong 03 năm liên tục gần nhất. b) Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ xin gia hạn, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét ban hành quyết định cho phép gia hạn Giấy phép đối với tổ chức tài chính quy mô nhỏ hoặc từ chối việc gia hạn. Trường hợp từ chối gia hạn, Ngân hàng Nhà nước phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối. 2. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ bị thu hồi Giấy phép trong những trường hợp sau: a) Có chứng cứ là trong hồ sơ đề nghị cấp phép có những thông tin cố ý làm sai sự thật; b) Không khai trương hoạt động sau 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép; c) Tự nguyện hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc phải giải thể; d) Chia tách, sáp nhập, hợp nhất, phá sản; đ) Nhận tiết kiệm tự nguyện khi chưa được Ngân hàng Nhà nước cho phép; e) Hoạt động sai mục đích ghi trong điều lệ. Điều 14. Hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể Trong trường hợp cần hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải gửi đơn và hồ sơ đề nghị Ngân hàng Nhà nước. Trong thời hạn 30 ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời tổ chức tài chính quy mô nhỏ. Trường hợp không chấp thuận, văn bản trả lời phải nêu rõ lý do từ chối. Hồ sơ và thủ tục hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể của tổ chức tài chính quy mô nhỏ được thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước. Điều 15. Phá sản và thanh lý Quy trình phá sản và thanh lý của tổ chức tài chính quy mô nhỏ được thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, pháp luật về phá sản. Chương 3: TỔ CHỨC, QUẢN TRỊ, KIỂM SOÁT, ĐIỀU HÀNH CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH QUY MÔ NHỎ Điều 16. Cơ cấu tổ chức tài chính quy mô nhỏ 1. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ có Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và Tổng giám đốc (Giám đốc). 2. Hội đồng quản trị tổ chức tài chính quy mô nhỏ không nhận tiết kiệm tự nguyện có số lượng thành viên tối thiểu là 03 người; Ban Kiểm soát tối thiểu là 01 người. 3. Hội đồng quản trị tổ chức tài chính quy mô nhỏ nhận tiết kiệm tự nguyện có số lượng thành viên tối thiểu là 03 người; Ban Kiểm soát là 03 người. 4. Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp do Ngân hàng Nhà nước quy định. 5. Việc bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tài chính quy mô nhỏ được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Điều 17. Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Ban Kiểm soát 1. Hội đồng quản trị thực hiện nhiệm vụ quản trị tổ chức tài chính quy mô nhỏ theo quy định của pháp luật; quyết định chủ trương, phương hướng hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ và thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác được quy định tại điều lệ của tổ chức tài chính quy mô nhỏ. 2. Ban điều hành gồm Tổng giám đốc (Giám đốc) và các Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) thay mặt Hội đồng quản trị để quản lý và điều hành tổ chức tài chính quy mô nhỏ. Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tài chính quy mô nhỏ là đại diện pháp nhân của tổ chức tài chính quy mô nhỏ. 3. Ban Kiểm soát thay mặt Hội đồng quản trị kiểm soát hoạt động tài chính của tổ chức tài chính quy mô nhỏ và hoạt động điều hành của Tổng giám đốc (Giám đốc) thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại điều lệ của tổ chức tài chính quy mô nhỏ. Điều 18. Những người không được là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) 1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 2. Đã bị kết án về các tội nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, các tội nghiêm trọng xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa, sở hữu của công dân; các tội nghiêm trọng về kinh tế. 3. Đã bị kết án về các tội phạm khác mà chưa được xoá án. 4. Đã từng là thành viên Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) của một công ty đã bị phá sản, trừ các trường hợp theo quy định của pháp luật về phá sản. 5. Đã từng là đại diện theo pháp luật của một công ty bị đình chỉ hoạt động do vi phạm pháp luật nghiêm trọng. 6. Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tài chính quy mô nhỏ. Điều 19. Mở và chấm dứt hoạt động của chi nhánh 1. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ được mở chi nhánh tại các địa bàn trong nước nơi có nhu cầu hoạt động. Việc mở và chấm dứt hoạt động của chi nhánh phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản. 2. Điều kiện, hồ sơ, thủ tục mở và chấm dứt hoạt động của chi nhánh tổ chức tài chính quy mô nhá được thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước. Điều 20. Góp vốn và chuyển nhượng vốn góp 1. Các tổ chức và cá nhân góp vốn vào tổ chức tài chính quy mô nhỏ trên cơ sở hợp đồng góp vốn. 2. Việc góp vốn và chuyển nhượng vốn góp được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Chương 4: QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG Điều 21. Quy định về hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ 1. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ được thực hiện một số hoặc toàn bộ nội dung hoạt động quy định tại Điều 22, Điều 23, Điều 24, Điều 25 và Điều 26 Nghị định này. 2. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể nội dung hoạt động trong Giấy phép của tổ chức tài chính quy mô nhỏ. Điều 22. Huy động vốn Tổ chức tài chính quy mô nhỏ được huy động vốn từ các nguồn sau: 1. Nhận tiết kiệm: a) Tiết kiệm bắt buộc; b) Tiết kiệm tự nguyện. 2. Vay vốn: a) Vay vốn của tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam; b) Vay vốn của các cá nhân và tổ chức nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép. 3. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ được tiếp nhận vốn uỷ thác theo các chương trình, dự án của Chính phủ, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Điều 23. Hoạt động tín dụng 1. Cho vay. 2. Cho vay bằng nguồn vốn uỷ thác. Điều 24. Hoạt động khác Tổ chức tài chính quy mô nhỏ được quyền làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, bảo hiểm. Điều 25. Mở tài khoản Tổ chức tài chính quy mô nhỏ được mở tài khoản và gửi tiền tại Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác. Điều 26. Hoạt động thanh toán Tổ chức tài chính quy mô nhỏ được phép cung ứng một số dịch vụ thanh toán hạn chế theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Điều 27. Hạn chế về hoạt động tín dụng và huy động tiết kiệm 1. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải tuân thủ các quy định sau về hạn chế tín dụng, tiết kiệm: a) Giá trị tối đa của một khoản tín dụng quy mô nhỏ; b) Dư nợ cho vay tối đa đối với một khách hàng; c) Các hạn chế về tiền gửi tiết kiệm; d) Số dư tiền gửi tiết kiệm tối đa của một khách hàng. 2. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể các quy định hạn chế về tín dụng, tiết kiệm phù hợp với từng loại hình tổ chức tài chính quy mô nhỏ. 3. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ nhận tiết kiệm tự nguyện phải tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật. Điều 28. Những thay đổi phải được chấp thuận 1. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thay đổi một trong những điểm sau đây: a) Tên gọi của tổ chức tài chính quy mô nhỏ; b) Mức vốn điều lệ; c) Địa điểm đặt trụ sở chính, chi nhánh; d) Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động; đ) Thay đổi liên quan đến vốn góp và người góp vốn; e) Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) và thành viên Ban Kiểm soát. 2. Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn hồ sơ và thủ tục thay đổi trong các trường hợp trên. 3. Sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những thay đổi quy định tại khoản 1 Điều này. Chương 5: TÀI CHÍNH, HẠCH TOÁN VÀ BÁO CÁO Điều 29. Tài chính 1. Năm tài chính của tổ chức tài chính quy mô nhỏ bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào cuối ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. 2. Thu, chi tài chính của tổ chức tài chính quy mô nhỏ được thực hiện theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Điều 30. Hạch toán Tổ chức tài chính quy mô nhỏ thực hiện hạch toán theo hệ thống tài khoản, chế độ chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và các quy định theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước. Điều 31. Trích lập và sử dụng các quỹ Việc trích lập, duy trì và sử dụng các quỹ của tổ chức tài chính quy mô nhỏ được thực hiện theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Điều 32. Chế độ báo cáo Tổ chức tài chính quy mô nhỏ thực hiện chế độ báo cáo và thống kê theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính. Chương 6: THANH TRA, KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT, PHÁ SẢN, GIẢI THỂ VÀ THANH LÝ Điều 33. Thanh tra 1. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải chịu sự thanh tra của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật. 2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tài chính quy mô nhỏ được thanh tra thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước. Điều 34. Kiểm soát đặc biệt, phá sản, giải thể và thanh lý Việc kiểm soát đặc biệt, phá sản, giải thể và thanh lý đối với tổ chức tài chính quy mô nhỏ được thực hiện theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước. Điều 35. Khen thưởng và xử lý vi phạm Việc khen thưởng và xử lý vi phạm của tổ chức tài chính quy mô nhỏ được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Chương 7: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 36. Điều khoản miễn trừ 1. Miễn áp dụng điều kiện quy định tại điểm a khoản 7 Điều 8 Nghị định này khi xem xét cấp Giấy phép cho các tổ chức đang có hoạt động tài chính quy mô nhỏ trước khi Nghị định này có hiệu lực. 2. Điều khoản miễn trừ này chỉ có hiệu lực áp dụng trong 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực. Điều 37. Hiệu lực thi hành 1. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày được đăng Công báo và thay thế các quy định trước đây trái với Nghị định này. 2. Trong thời gian 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, các tổ chức đang thực hiện hoạt động tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam phải tiến hành các thủ tục đề nghị Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép theo các quy định tại Nghị định này hoặc chấm dứt hoạt động tài chính quy mô nhỏ. Điều 38. Trách nhiệm thi hành 1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này. 2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. Phan Văn Khải (Đã ký)
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "09/03/2005", "sign_number": "28/2005/NĐ-CP", "signer": "Phan Văn Khải", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Thong-tu-17-2015-TT-BTNMT-du-an-theo-Co-che-tin-chi-chung-trong-khuon-kho-hop-tac-Viet-Nam-Nhat-Ban-271550.aspx
Thông tư 17/2015/TT-BTNMT dự án theo Cơ chế tín chỉ chung trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam Nhật Bản mới nhất
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 17/2015/TT-BTNMT Hà Nội, ngày 06 tháng 04 năm 2015 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN THEO CƠ CHẾ TÍN CHỈ CHUNG TRONG KHUÔN KHỔ HỢP TÁC VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN Căn cứ Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế số 41/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Căn cứ Bản ghi nhớ hợp tác về Tăng trưởng các-bon thấp giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày 02 tháng 7 năm 2013; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu và Vụ trưởng Vụ Pháp chế; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định việc xây dựng và thực hiện dự án theo Cơ chế tín chỉ chung trong khuôn khổ hợp tác về Tăng trưởng các-bon thấp giữa Việt Nam - Nhật Bản. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định các hoạt động liên quan đến xây dựng, đăng ký và thực hiện các dự án thuộc Cơ chế tín chỉ chung trong khuôn khổ Bản ghi nhớ hợp tác về Tăng trưởng các-bon thấp giữa Việt Nam và Nhật Bản. Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến xây dựng, đăng ký và thực hiện dự án thuộc Cơ chế tín chỉ chung trong khuôn khổ Bản ghi nhớ hợp tác về Tăng trưởng các-bon thấp giữa Việt Nam và Nhật Bản. Điều 3. Giải thích từ ngữ và viết tắt Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Khí nhà kính là các khí trong khí quyển gây ra sự nóng lên của Trái đất, bao gồm các khí sau đây: a) Carbon dioxide (CO2); b) Methane (CH4); c) Nitrous oxide (N2O); d) Hydrofluorocarbons (HFCs); đ) Perfluorocarbons (PFCs); e) Sulphur hexafluoride (SF6); g) Nitrogen trifluoride (NF3). 2. Cơ chế tín chỉ chung (JCM) là cơ chế trong khuôn khổ hợp tác phát triển các-bon thấp giữa Việt Nam và Nhật Bản nhằm thúc đẩy việc đầu tư, chuyển giao và phổ biến các công nghệ, sản phẩm, hệ thống, dịch vụ và cơ sở hạ tầng phát thải các-bon thấp ở các lĩnh vực khác nhau để hướng tới phát triển các-bon thấp ở Việt Nam, hỗ trợ thực hiện cam kết quốc tế về nỗ lực giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của Nhật Bản và đóng góp vào mục tiêu chung của quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu. 3. Ủy ban Hỗn hợp (UBHH) là Ủy ban bao gồm đại diện của Việt Nam và Nhật Bản để chỉ đạo, điều phối và quản lý các hoạt động thực hiện JCM theo Bản ghi nhớ hợp tác về Tăng trưởng các-bon thấp giữa Việt Nam và Nhật Bản. Thành viên của UBHH bao gồm các đại diện của Việt Nam và Nhật Bản. Đứng đầu UBHH gồm 02 đồng chủ tịch là đại diện của Việt Nam và Nhật Bản. Phía Việt Nam, các thành viên tham gia UBHH gồm đồng chủ tịch là Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đại diện của các Bộ ngành có liên quan. 4. Tổ Thư ký phía Việt Nam là tổ công tác gồm một số cán bộ của Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường giúp việc cho UBHH phía Việt Nam. UBHH sử dụng Tổ Thư ký trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính liên quan tới dự án JCM quy định tại Thông tư này. 5. Dự án JCM là dự án được thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có mục tiêu cắt giảm phát thải hoặc tăng cường hấp thụ khí nhà kính để hỗ trợ thực hiện cam kết quốc tế về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của Nhật Bản và phù hợp với điều kiện quốc gia của Việt Nam. Dự án được công nhận là dự án JCM khi được UBHH phê duyệt theo quy định tại Chương IV của Thông tư. 6. Bên tham gia dự án là các cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt động tại Việt Nam và Nhật Bản có thể trực tiếp xây dựng, tham gia thực hiện dự án thuộc cơ chế JCM. 7. Tài liệu thiết kế dự án (PDD) là tài liệu chi tiết về đề xuất dự án JCM do bên tham gia dự án JCM xây dựng theo hướng dẫn của UBHH, bao gồm các thông tin về thiết kế dự án và kế hoạch giám sát dự án. 8. Bên thứ ba (TPE) của dự án JCM là tổ chức pháp nhân đủ điều kiện do UBHH chỉ định, và theo yêu cầu từ bên tham gia dự án JCM làm nhiệm vụ thẩm định, thẩm tra các dự án JCM. 9. Thẩm định là quá trình đánh giá độc lập một dự án đăng ký trở thành dự án JCM do TPE của dự án thực hiện trên cơ sở PDD và theo các hướng dẫn của UBHH. Báo cáo thẩm định là báo cáo đánh giá PDD của dự án do TPE thực hiện dựa trên các hướng dẫn của UBHH. 10. Thẩm tra là việc đánh giá độc lập định kỳ và xác định hậu kỳ lượng giảm phát thải hoặc hấp thụ khí nhà kính thu được từ một dự án JCM do TPE thực hiện trên cơ sở các báo cáo giám sát của bên tham gia dự án và theo hướng dẫn của UBHH. Báo cáo thẩm tra là báo cáo đánh giá và xác định mức giảm phát thải hoặc hấp thụ khí nhà kính của một dự án JCM do TPE thực hiện theo hướng dẫn của UBHH. 11. Giám sát là việc theo dõi, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện dự án và xác định lượng giảm phát thải hoặc hấp thụ khí nhà kính của dự án JCM do bên tham gia dự án tiến hành căn cứ vào PDD của dự án. Báo cáo giám sát là báo cáo theo dõi, kiểm tra và đánh giá lượng giảm phát thải và hấp thụ khí nhà kính của dự án JCM do bên tham gia dự án thực hiện. 12. Phương pháp luận áp dụng cho dự án JCM là phương pháp tính toán lượng giảm phát thải hoặc hấp thụ khí nhà kính thu được từ các dự án JCM, được đệ trình lên UBHH để xem xét và phê duyệt. 13. Trang thông tin điện tử của JCM bao gồm thông tin về các hướng dẫn kỹ thuật của JCM và hộp thư điện tử để tiếp nhận đề xuất của các bên tham gia dự án, thông báo chứng nhận TPE, thông báo dự án JCM được công nhận và lấy ý kiến công chúng về các phương pháp luận. 14. Tín chỉ là lượng giảm phát thải hoặc hấp thụ khí nhà kính định lượng thu được từ dự án JCM, được UBHH công nhận và cấp cho các bên tham gia dự án trên cơ sở báo cáo thẩm tra của TPE. 15. Tài khoản nhận tín chỉ được cấp là tài khoản các bên tham gia dự án của Việt Nam và Nhật Bản mở để nhận số chứng chỉ được cấp. 16. Phương thức liên lạc (MoC) là phương thức liên lạc giữa các tổ chức tham gia thực hiện dự án JCM với Tổ thư ký và UBHH, bao gồm thông tin liên hệ của tổ chức, cá nhân được chỉ định làm đầu mối liên lạc. 17. Cơ chế phát triển sạch (CDM) là cơ chế tài chính mềm dẻo thuộc Nghị định thư Kyoto. Ban chấp hành quốc tế về CDM chỉ định các tổ chức nghiệp vụ độc lập thẩm định và thẩm tra các dự án thuộc cơ chế CDM. 18. Diễn đàn công nhận quốc tế (IAF) là một hiệp hội quốc tế bao gồm các tổ chức công nhận, có thẩm quyền đánh giá sự phù hợp của các tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, đảm bảo rằng các tổ chức được công nhận có đủ năng lực để thực hiện công việc trong lĩnh vực của mình. Điều 4. Điều kiện và lĩnh vực được thực hiện dự án Cơ chế tín chỉ chung 1. Điều kiện trở thành dự án JCM a) Là dự án được xây dựng theo quy định của pháp luật hiện hành, phù hợp với chiến lược, quy hoạch trong các lĩnh vực liên quan của Bộ, ngành, địa phương và góp phần đảm bảo phát triển bền vững của Việt Nam; b) Việc xây dựng và thực hiện dự án phải trên cơ sở tự nguyện, phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; c) Được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam và có sự tham gia của đối tác Nhật Bản. 2. Các lĩnh vực được thực hiện dự án JCM a) Sản xuất năng lượng; b) Chuyển tải năng lượng; c) Tiêu thụ năng lượng; d) Nông nghiệp; đ) Xử lý chất thải; e) Trồng rừng và tái trồng rừng; g) Công nghiệp hóa chất; h) Công nghiệp chế tạo; i) Xây dựng; k) Giao thông vận tải; l) Khai thác và chế biến khoáng sản; m) Sản xuất kim loại; n) Phát thải từ nhiên liệu (nhiên liệu rắn, dầu và khí); o) Phát thải từ sản xuất và tiêu thụ Halocarbons và Sulphur hexafluoride; p) Sử dụng dung môi; q) Lĩnh vực khác phù hợp với hướng dẫn của UBHH và quy định của pháp luật Việt Nam. Điều 5. Quy trình chung về xây dựng, đăng ký, thực hiện dự án Cơ chế tín chỉ chung và cấp tín chỉ 1. Bên tham gia dự án xây dựng và đệ trình phương pháp luận lên UBHH để phê duyệt; 2. Ủy ban hỗn hợp phê duyệt phương pháp luận; 3. Bên tham gia dự án xây dựng PDD của dự án; 4. Bên thứ ba thẩm định PDD theo yêu của bên tham gia dự án; 5. Bên tham gia dự án đệ trình dự án lên UBHH để đăng ký; 6. Sau khi dự án được phê duyệt làm dự án JCM, bên tham gia dự án thực hiện và giám sát dự án; 7. Bên thứ ba tiến hành thẩm định dự án; 8. Căn cứ vào yêu cầu của bên tham gia dự án và báo cáo thẩm định của TPE, UBHH quyết định số lượng tín chỉ và gửi yêu cầu cấp tín chỉ đến Chính phủ hai nước để cấp cho bên tham gia dự án qua tài khoản cấp tín chỉ. Chương II CÔNG NHẬN BÊN THỨ BA Điều 6. Công nhận Bên thứ ba 1. Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị công nhận TPE qua thư điện tử bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Hồ sơ gồm: a) Đơn đề nghị công nhận TPE (theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 và 1a ban hành kèm theo Thông tư này). b) Chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14.065 do IAF cấp theo tiêu chuẩn ISO 14.064-2; hoặc chứng nhận là tổ chức nghiệp vụ của Cơ chế CDM. 2. Trong thời hạn bảy (07) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị công nhận TPE của tổ chức, Tổ Thư ký thông báo qua thư điện tử kết quả kiểm tra hồ sơ theo quy định. Đối với hồ sơ không đầy đủ theo quy định, Tổ thư ký gửi thông báo một (01) lần duy nhất để tổ chức, cá nhân biết để bổ sung hoàn thiện hồ sơ; đối với hồ sơ đầy đủ theo quy định, Tổ thư ký trình UBHH xem xét và quyết định. 3. Sau khi nhận được hồ sơ từ Tổ thư ký, UBHH xem xét, thẩm định và ra quyết định công nhận hoặc không công nhận TPE. Trong trường hợp không công nhận, UBHH công bố lý do. 4. Tổ thư ký thông báo qua thư điện tử đến tổ chức quyết định của UBHH công nhận hoặc không công nhận TPE kèm theo lý do. Quyết định công nhận và các thông tin về TPE sẽ được Tổ thư ký đăng tải trên trang thông tin điện tử của JCM. 5. Các TPE được phép hoạt động trong lĩnh vực đăng ký tại đã được cấp phép hoạt động bởi Ban chấp hành quốc tế về CDM hoặc một trong các thành viên của IAF. Trong trường hợp TPE muốn mở rộng lĩnh vực hoạt động của mình, TPE gửi Đơn (theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 và 1a ban hành kèm theo Thông tư này) đến Tổ thư ký, trong đó mô tả lĩnh vực hoạt động bổ sung. Tổ thư ký sẽ trình UBHH xem xét và quyết định công nhận hay không công nhận TPE hoạt động trong lĩnh vực này. Điều 7. Không công nhận Bên thứ ba 1. Bên thứ ba không còn được công nhận khi Chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14.065 do IAF cấp theo tiêu chuẩn ISO 14.064-2 hoặc chứng nhận là Cơ quan nghiệp vụ của CDM hết hiệu lực. 2. Bên thứ ba có trách nhiệm thông báo cho Tổ thư ký và các bên có liên quan đến dự án JCM khi TPE không còn được công nhận nhưng vẫn phải tiếp tục thực hiện, hoàn thành trách nhiệm đã cam kết với các Bên thực hiện dự án theo quyết định của UBHH. 3. Tổ thư ký trình UBHH quyết định việc hoạt động của TPE khi TPE không còn được công nhận. Điều 8. Tự nguyện rút công nhận Bên thứ ba 1. Bên thứ ba gửi yêu cầu tự nguyện rút công nhận TPE trong một số hoặc toàn bộ lĩnh vực hoạt động có liên quan đến Tổ thư ký thông qua thư điện tử với các thông tin sau: - Tên của TPE muốn tự nguyện rút công nhận; - Chữ ký điện tử của người đại diện; - Các lĩnh vực tự nguyện rút công nhận; - Thời điểm việc tự nguyện rút công nhận có hiệu lực. 2. Khi tự nguyện rút công nhận trong một số hoặc toàn bộ lĩnh vực hoạt động, TPE có trách nhiệm thông báo cho Tổ thư ký và các bên có liên quan đến dự án JCM. 3. Tổ thư ký trình UBHH quyết định việc hoạt động của TPE khi TPE rút tự nguyện công nhận. Chương III ĐỀ XUẤT VÀ PHÊ DUYỆT PHƯƠNG PHÁP LUẬN Điều 9. Đề xuất và phê duyệt phương pháp luận 1. Các tổ chức, cá nhân được phép đề xuất phương pháp luận (gọi tắt là “bên đề xuất”) gồm các tổ chức, cá nhân của Nhật Bản, Việt Nam hoặc bên tham gia dự án JCM. Bên đề xuất gửi hồ sơ đề nghị phê duyệt phương pháp luận đến bằng tiếng Việt và tiếng Anh (theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 và 2a ban hành kèm theo Thông tư này) đến Tổ thư ký qua thư điện tử. 2. Trong thời hạn bảy (07) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổ thư ký thông báo cho bên đề xuất thông qua thư điện tử về tính đầy đủ của hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Tổ thư ký thông báo một (01) lần duy nhất cho bên đề xuất để bổ sung. 3. Đối với hồ sơ đầy đủ theo quy định, Tổ Thư ký công bố phương pháp luận đề xuất trên trang thông tin điện tử của JCM và lấy ý kiến công chúng trong thời hạn mười lăm (15) ngày. Các ý kiến của công chúng được gửi qua trang thông tin điện tử của JCM. Sau thời hạn lấy ý kiến công chúng, Tổ thư ký tổng hợp các ý kiến và trình UBHH xem xét. 4. Trong thời hạn sáu mươi (60) ngày kể từ khi kết thúc lấy ý kiến của công chúng, UBHH xem xét và phê duyệt đề xuất phương pháp luận. Trong trường hợp cần thêm thông tin, UBHH yêu cầu bên đề xuất giải trình, bổ sung thông tin cần thiết để xem xét và ra quyết định về việc phê duyệt hoặc không phê duyệt phương pháp luận. Đối với trường hợp không phê duyệt phương pháp luận, UBHH công bố lý do. 5. Tổ thư ký thông báo cho bên đề xuất qua thư điện tử về quyết định phê duyệt hoặc không phê duyệt phương pháp luận của UBHH. Đối với phương pháp luận được phê duyệt, trong thời hạn không quá năm (05) ngày kể từ khi có quyết định của UBHH, Tổ thư ký đăng tải các thông tin, tài liệu liên quan về phương pháp luận trên trang điện tử của JCM. 6. Bên đề xuất có thể đề xuất lại các phương pháp luận không được phê duyệt theo trình tự thủ tục nói trên kèm theo giải trình khắc phục lý do không được phê duyệt. Điều 10. Sửa đổi, bổ sung phương pháp luận 1. Trong quá trình thực hiện dự án, các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc các bên tham gia dự án có thể đề xuất sửa đổi, bổ sung phương pháp luận. Đơn đề xuất sửa đổi phương pháp luận được gửi bằng tiếng Việt và tiếng Anh (theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 và 3a ban hành kèm theo Thông tư này) và gửi Tổ thư ký qua thư điện tử để trình UBHH. 2. Thủ tục đề xuất phê duyệt phương pháp luận sửa đổi, bổ sung theo trình tự thủ tục tại Điều 9 của Thông tư này. Chương IV ĐĂNG KÝ VÀ PHÊ DUYỆT DỰ ÁN Điều 11. Đăng ký và phê duyệt dự án 1. Bên tham gia dự án gửi hồ sơ đăng ký dự án cho Tổ thư ký qua thư điện tử để xem xét, đệ trình lên UBHH. Hồ sơ gồm: a) Dự thảo PDD bằng tiếng Việt và tiếng Anh (theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 và 4a ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo bảng kế hoạch giám sát (theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 và 5a ban hành kèm theo Thông tư này); b) MoC bằng tiếng Việt và tiếng Anh (theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 và 6a ban hành kèm theo Thông tư này). 2. Tổ thư ký cấp số tham chiếu cho dự án và thông báo việc tiếp nhận hồ sơ cùng số tham chiếu của dự án đến bên tham gia dự án. 3. Hồ sơ đăng ký dự án và TPE dự kiến được đăng trên trang thông tin điện tử của JCM và lấy ý kiến công chúng trong thời hạn ba mươi (30) ngày. Địa chỉ của dự án trên trang điện tử của JCM sẽ được Tổ thư ký thông báo đến bên tham gia dự án và TPE. Ý kiến của công chúng phải được gửi bằng tiếng Việt và tiếng Anh qua trang điện tử JCM. Người góp ý cung cấp tên, địa chỉ liên lạc cá nhân hoặc tổ chức. TPE sẽ xem xét tính xác thực của các ý kiến đóng góp và loại bỏ những ý kiến không xác thực. 4. Sau thời hạn lấy ý kiến công chúng, Tổ thư ký tổng hợp ý kiến góp ý của công chúng về dự án và trình hồ sơ cùng ý kiến góp ý lên UBHH. 5. Bên tham gia dự án yêu cầu TPE tiến hành thẩm định hồ sơ dự án theo hướng dẫn. Trường hợp hồ sơ không đạt yêu cầu thẩm định, TPE thông báo cho bên xây dựng dự án kết quả thẩm định cho bên tham gia để sửa chữa, bổ sung đến khi đạt yêu cầu. Việc thẩm định hồ sơ dự án của TPE có thể diễn ra trước, trong và sau khi lấy ý kiến công chúng. 6. Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu thẩm định, bên tham gia dự án gửi Tổ thư ký qua thư điện tử như sau: a) Hồ sơ đăng ký dự án quy định tại khoản 1 Điều này và kèm theo đơn đăng ký dự án bằng tiếng Việt và tiếng Anh (theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 và 8a ban hành kèm theo Thông tư này); b) Báo cáo thẩm định của TPE bằng tiếng Việt và tiếng Anh (theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 và 7a ban hành kèm theo Thông tư này) và các giấy tờ khác có liên quan. 7. Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký dự án, Tổ thư ký thông báo qua thư điện tử cho bên tham gia dự án việc tiếp nhận hồ sơ và đăng thông tin liên quan về dự án trên trang thông tin điện tử của JCM. Trong thời hạn không quá bảy (07) ngày, Tổ thư ký thông báo cho bên tham gia dự án và TPE của dự án về tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ qua thư điện tử. Trường hợp cần bổ sung thông tin, Tổ thư ký thông báo cho bên tham gia và TPE của dự án để gửi lại. Đối với hồ sơ hợp lệ và đầy đủ, Tổ thư ký trình UBHH xem xét và quyết định việc đăng ký dự án. 8. Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký dự án từ Tổ thư ký, UBHH xem xét và ra quyết định phê duyệt hoặc không phê duyệt dự án kèm theo lý do. Điều 12. Sửa đổi, bổ sung Tài liệu thiết kế dự án 1. Khi thay đổi nội dung PDD đã được đăng ký, các bên tham gia dự án gửi hồ sơ sửa đổi, bổ sung PDD đến Tổ thư ký qua thư điện tử để trình UBHH xem xét, giải quyết. Hồ sơ gồm: a) Đơn bằng tiếng Việt và tiếng Anh (theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 và 9a ban hành kèm theo Thông tư này); b) Dự thảo PDD sửa đổi, bổ sung bằng tiếng Việt và tiếng Anh (theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 và 4a ban hành kèm theo Thông tư này); c) Báo cáo thẩm định của TPE bằng tiếng Việt và tiếng Anh (theo mẫu tại Phụ lục 7 và 7a ban hành kèm theo Thông tư này). 2. Thủ tục đăng ký sửa đổi, bổ sung tiến hành theo trình tự thủ tục từ Khoản 3 đến Khoản 8 Điều 11 của Thông tư này. Điều 13. Hủy đăng ký hoặc thôi không tham gia dự án 1. Trong quá trình thực hiện dự án, các bên tham gia có thể gửi đơn xin hủy đăng ký dự án bằng tiếng Việt và tiếng Anh (theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 và 11a ban hành kèm theo Thông tư này) qua thư điện tử cho Tổ thư ký. 2. Trong trường hợp thôi không tham gia dự án, bên tham gia dự án gửi đơn thôi không tham gia dự án bằng tiếng Việt và tiếng Anh (theo mẫu quy định tại Phụ lục 12 và 12a ban hành kèm theo Thông tư này) và đơn đề nghị thay đổi nội dung MoC bằng tiếng Việt và tiếng Anh (theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 và 10a ban hành kèm theo Thông tư này) qua thư điện tử cho Tổ thư ký. 3. Sau khi nhận được yêu cầu của bên tham gia dự án, Tổ thư ký trình UBHH xem xét và ra quyết định. 4. Tổ thư ký đăng tải quyết định của UBHH trên trang điện tử kèm theo các thông tin liên quan đến việc hủy đăng ký dự án hoặc thôi không tham gia dự án của các bên. 5. Bên tham gia dự án phải hoàn thành các nghĩa vụ đã cam kết và chịu trách nhiệm với các bên liên quan theo quy định của pháp luật hiện hành do quyết định hủy đăng ký hoặc thôi không tham gia dự án của mình. Chương V THỰC HIỆN VÀ CẤP TÍN CHỈ CHO DỰ ÁN Điều 14. Thực hiện dự án 1. Sau khi dự án được UBHH cấp giấy chứng nhận đăng ký, các bên tham gia dự án tổ chức thực hiện và giám sát các hoạt động của dự án theo PDD được duyệt. 2. Khi thực hiện dự án, các bên tham gia dự án phải tuân thủ các quy định hiện hành về thẩm định, thẩm tra của JCM. Điều 15. Cấp tín chỉ 1. Tổ chức gửi hồ sơ đề nghị cấp tín chỉ đến Tổ thư ký qua thư điện tử. Hồ sơ gồm: a) Đơn đề nghị cấp tín chỉ của bên tham gia dự án bằng tiếng Việt và tiếng Anh (theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 và 13a ban hành kèm theo Thông tư này); b) Báo cáo giám sát dự án do chủ dự án thực hiện; c) Báo cáo thẩm tra dự án của TPE bằng tiếng Việt và tiếng Anh (theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 và 14a ban hành kèm theo Thông tư này). 2. Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp tín chỉ, Tổ thư ký thông báo qua thư điện tử cho bên xây dựng dự án việc tiếp nhận hồ sơ. 3. Trong thời hạn không quá bảy (07) ngày, Tổ thư ký thông báo cho bên xây dựng dự án và TPE của dự án về tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ qua thư điện tử. 4. Đối với hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Tổ thư ký trình UBHH xem xét, quyết định về lượng tín chỉ sẽ được cấp. 5. Sau khi có quyết định của UBHH, Tổ Thư ký thông báo qua thư điện tử kết quả cấp tín chỉ cho các bên tham gia dự án và TPE. Thông tin về việc cấp tín chỉ được đăng trên trang thông tin điện tử của JCM. Điều 16. Hủy đề nghị cấp tín chỉ 1. Sau khi nộp hồ sơ đề nghị cấp tín chỉ, bên tham gia dự án có thể gửi đơn hủy yêu cầu cấp tín chỉ bằng tiếng Việt và tiếng Anh (theo mẫu quy định tại Phụ lục 15 và 15a ban hành kèm theo Thông tư này) qua thư điện tử cho Tổ thư ký. 2. Tổ thư ký trình UBHH đơn hủy yêu cầu cấp tín chỉ để ra quyết định. 3. Bên tham gia dự án chịu trách nhiệm với các bên liên quan về các tổn thất gây ra do quyết định hủy đề nghị cấp tín chỉ. Chương VI HIỆU LỰC THI HÀNH Điều 17. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 22 tháng 5 năm 2015 và được thực hiện cho đến khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền thay thế. Điều 18. Tổ chức thực hiện 1. Trách nhiệm của Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Cơ quan thường trực của UBHH phía Việt Nam: a) Chỉ đạo, đôn đốc Tổ thư ký giúp UBHH theo dõi, hướng dẫn các bên liên quan về xây dựng phương pháp luận, chỉ định TPE, đăng ký dự án JCM, giám sát thực hiện và cấp tín chỉ cho dự án theo quy định tại Thông tư này; b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hàng năm lập kế hoạch và tiến hành kiểm tra việc thực hiện các quy định hiện hành về JCM; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị các cấp có thẩm quyền giải quyết, xử lý vi phạm đối với hoạt động thực hiện dự án quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật khác có liên quan. 2. Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân các cấp và hỗ trợ các bên xây dựng, thực hiện dự án JCM theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan. 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành các quy định tại Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, xử lý./. Nơi nhận: - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng TƯ Đảng; - Văn phòng Chính phủ; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ; - Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ; - Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ; - Website Bộ Tài nguyên và Môi trường; - Lưu: VT, KTTVBĐKH, PC. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trần Hồng Hà PHỤ LỤC 1 MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN LÀ TPE (Kèm theo Thông tư số 17/2015/TT-BTNM ngày 06 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) Tên đơn vị Trụ sở chính Địa chỉ Địa chỉ liên lạc (nếu khác với địa chỉ nêu trên) Đầu mối liên lạc Điện thoại: Di động: Email: Văn phòng tại Nhật Bản (nếu có) Địa chỉ Địa chỉ liên lạc (nếu khác với địa chỉ nêu trên) Đầu mối liên lạc Điện thoại: Di động: Email: Văn phòng tại Việt Nam (nếu có) Địa chỉ Địa chỉ liên lạc (nếu khác với địa chỉ nêu trên) Đầu mối liên lạc Điện thoại: Di động: Email: Điều kiện Đánh dấu nếu phù hợp □ Được cơ quan công nhận là thành viên của Diễn đàn Công nhận quốc tế theo tiêu chuẩn ISO 14.064-2 công nhận theo tiêu chuẩn ISO 14065 Phạm vi ngành được xác minh Phạm vi ngành được thẩm tra □ Cơ quan tác nghiệp được chỉ định quốc gia (DOE) hoặc cơ quan nghiệp vụ được chứng nhận bởi Ban điều hành thuộc Cơ chế Phát triển sạch (CDM). Phạm vi ngành được xác minh Phạm vi ngành được thẩm tra Phạm vi ngành xin chứng nhận Thẩm định (Giải thích tại sao lựa chọn phạm vi ngành) Thẩm tra (Giải thích tại sao lựa chọn phạm vi ngành) Loại đơn Đánh dấu nếu phù hợp □ Đơn đề nghị lần đầu □ Mở rộng phạm vi ngành □ Đơn đề nghị phục hồi công nhận là TPE Tôi xin cam kết thông tin khai trong đơn này dựa trên cơ sở kiến thức và niềm tin của bản thân. Tôi sẽ tiến hành thông báo cho Ban thư ký JCM ngay lập tức khi có bất kỳ thay đổi nào trong đơn này và chịu trách nhiệm về các chi phí phát sinh do sự thay đổi không được báo cáo về Ban thư ký JCM theo các thủ tục để được công nhận. Thay mặt cho đơn vị, tôi xin cam kết đã hiểu rõ tất cả các quy tắc và hướng dẫn JCM. Tên Chức danh Ngày Chữ ký PHỤ LỤC 1a APPLICATION FORM FOR DESIGNATION AS A TPE (Kèm theo Thông tư số 17/2015/TT-BTNMT ngày 06 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) Name of entity Central office Physical address Postal address (if different from above) Contact details Telephone: Mobile: Email: Office in Japan, if applicable Physical address Postal address (if different from above) Contact details Telephone: Mobile: Email: Office in the host country, if applicable Physical address Postal address (if different from above) Contact details Telephone: Mobile: Email: Application condition Check as appropriate □ Accredited under ISO 14065 by an accreditation body that is a member of the International Accreditation Forum based on ISO 14064-2. Sectoral scope(s) for validation Sectoral scope(s) for verification □ A Designated Operational Entity (DOE) or an operational entity accredited by the Executive Board under the Clean Development Mechanism (CDM). Sectoral scope(s) for validation Sectoral scope(s) for verification Sectoral scope (s) applied for Validation (Explanation for selecting the scope(s)) Verification (Explanation for selecting the scope(s)) Type of application Check as appropriate □ Initial designation □ Addition of sectoral scopes □ Reinstatement of designation I declare that the information given in this application is correct to the best of my knowledge and belief. I conduct to inform the secretariat immediately of any changes with respect to the application and accept full responsibility for any costs incurred as a result of any changes not reported to the secretariat in line with the procedures for designation. On behalf of the entity, I declare that the all applicable JCM rules and guidelines are understood. Name Position (state position if other than CEO) Date Signature PHỤ LỤC 2 MẪU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP LUẬN (Kèm theo Thông tư số 17/2015/TT-BTNMT ngày 06 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) Tờ bìa Mẫu đề xuất phương pháp luận Mẫu đệ trình đề xuất phương pháp luận Nước chủ nhà CHXHCN Việt Nam Tên gọi bên đề xuất phương pháp luận đệ trình mẫu này Phạm vi ngành sẽ áp dụng phương pháp luận được đề xuất Tên của phương pháp luận được đề xuất và số phiên bản Danh mục các tài liệu gửi kèm: □ Dự thảo PDD theo Cơ chế JCM đính kèm: □ Thông tin bổ sung Ngày hoàn thành Lịch sử phương pháp luận được đề xuất Phiên bản Ngày Nội dung sửa đổi A. Tiêu đề phương pháp luận B. Thuật ngữ và định nghĩa Thuật ngữ Định nghĩa C. Tóm tắt nội dung phương pháp luận Đề mục Nội dung tóm tắt Các biện pháp giảm phát thải KNK Tính toán lượng phát thải tham chiếu Tính toán lượng phát thải của dự án Các thông số giám sát • Đề nghị tóm tắt nội dung của các yếu tố chính của phương pháp luận được đề xuất, bao gồm phần mô tả tóm lược về: • Các biện pháp giảm phát thải KNK; • Phương pháp luận được đề xuất tính toán lượng phát thải tham chiếu như thế nào; • Phương pháp luận được đề xuất tính toán lượng phát thải của dự án như thế nào; • Các thông số và phương pháp giám sát chính. D. Các tiêu chí về tính phù hợp Phương pháp luận này được áp dụng đối với các dự án đáp ứng được tất cả các tiêu chí sau: Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 E. Các nguồn phát thải và các dạng KNK Lượng phát thải tham chiếu Các nguồn phát thải Loại KNK Lượng phát thải của dự án Các nguồn phát thải Loại KNK F. Xây dựng và tính toán lượng phát thải tham chiếu F.1. Xây dựng lượng phát thải tham chiếu F.2. Tính toán lượng phát thải tham chiếu G. Tính toán lượng phát thải của dự án H. Tính toán lượng phát thải giảm được I. Dữ liệu và các tham số được mặc định Nguồn của các dữ liệu và tham số được mặc định Tham số Mô tả dữ liệu Nguồn 1. Hướng dẫn hoàn thành Bảng tính Phương pháp luận được đề xuất Dưới đây là Hướng dẫn hoàn thành Bảng tính Phương pháp luận được đề xuất. Bảng đầu vào của Bảng tính phải được hoàn thành như sau. Bảng Đầu vào giả định của Bảng tính Phương pháp luận được đề xuất về các hệ thống quản lý năng lượng tòa nhà (BEMS) được sử dụng nhằm làm rõ Hướng dẫn này. Bảng đầu vào này chỉ có tác dụng minh họa và không phải là Bảng đầu vào của Phương pháp luận được đề xuất sẽ được phê duyệt. Proposed Methodology Spreadsheet (input sheet) [Attachment to Proposed Methodology Form] Table 1: Parameters to be monitored ex post (a) (b) (c) (d) (e) (f) (g) (h) (i) (j) Monitoring point No. Parameters Description of data Estimated Values Units Monitoring Option Source of data Measurement methods and procedures Monitoring frequency Other comments (1) PFCD,y Project diesel fuel consumption during the period of year y kl/y Option B purchase records - Collecting purchase amount from retailer invoices and inputting to a spreadsheet manually - Project deputy managers double check the input data with invoices every 6 months once a month (2) PECy Project electricity consumption during the period of year y MWh/y Option C monitored data - Collecting electricity consumption data with validated/calibrated electricity monitoring devices and inputting to a spreadsheet electrically - Verified monitoring devices are installed and they are calibrated once a year. - Verification and calibration shall meet international standard on corresponding monitoring devices. continuous (3) PFCL,y Project LPG consumption during the period of year y t/y N/A N/A N/A N/A N/A (4) PFCN,y Project natural gas consumption during the period of year y 1000 Nm3/y N/A N/A N/A N/A N/A (5) PFCk,y Project kerosene consumption during the period of year y kl/y N/A N/A N/A N/A N/A Table 2: Project-specific parameters to be fixed ex ante (a) (b) (c) (d) (e) (f) Parameters Description of data Estimated Values Units Source of data Other comments EERoffice Percentage of improvement in energy consumption efficiency for [Office Building] using BEMS % Past records of 30 similar size office buildings for the period of 2008-2012 measured by the project participant, BEMS provider. Data set of each building has the data of before and after BEMS implementation at least for one year respectively. Table 3: Ex-ante estimation of CO2 emission reductions CO2 emission reductions Units 0 tCO2/y [Monitoring option] Option A Based on public data which is measured by entities other than the project participants (Data used: publicly recognized data such as statistical data and specifications) Option B Based on the amount of transaction which is measured directly using measuring equipments (Data used: commercial evidence such as invoices) Option C Based on the actual measurement using measuring equipments (Data used: measured values) Bảng Quá trình tính toán của Phương pháp luận được đề xuất phải được hoàn thành như sau. Bảng Quá trình tính toán giả định của Bảng tính Phương pháp luận được đề xuất về các hệ thống quản lý năng lượng tòa nhà (BEMS) được sử dụng nhằm làm rõ Hướng dẫn này. Bảng đầu vào này chỉ có tác dụng minh họa và không phải là Bảng đầu vào của Phương pháp luận được đề xuất sẽ được phê duyệt. • Bảng Đầu vào của Phương pháp luận được đề xuất bao gồm một bảng các thông số sẽ được quan trắc sau đó và các tham số được cố định trước, các tham số này khi kết hợp sẽ tạo ra một danh mục hoàn chỉnh các dữ liệu cần phải thu thập để áp dụng phương pháp luận. Các bảng này có thể bao gồm các dữ liệu được thu thập từ các nguồn khác (ví dụ như thống kê chính thức, hướng dẫn của IPCC, tài liệu thương mại và khoa học), được đo đạc hoặc lấy mẫu. Các tham số được tính toán với các phương trình được nêu trong phương pháp luận không được đưa vào phần này. Đối với "các tham số sẽ được quan trắc sau" (bảng 1), cần điền các đề mục sau • Tham số: biến số được sử dụng trong phương trình của phương pháp luận được đề xuất; • Mô tả dữ liệu: mô tả thông số một cách rõ ràng và rành mạch; • Giá trị ước lượng: trường này dành cho các bên tham gia dự án điền vào để tính toán lượng khí thải giảm được, và cũng có thể để trống trong phương pháp luận được đề xuất. • Đơn vị: Đơn vị Hệ thống quốc tế (đơn vị SI - xem tại địa chỉ <http://www.bipm.fr/enus/3_SI/si.html>) • Phương án quan trắc: lựa chọn (các) phương án dưới đây. Nếu có thể, đề nghị cung cấp thứ tự ưu tiên và điều kiện khi lựa chọn các phương án này. • Phương án A: Dựa trên dữ liệu công cộng đã được các cơ quan và tổ chức khác các bên tham gia dự án đo đạc (Dữ liệu được sử dụng: dữ liệu đã được công nhận công khai như dữ liệu thống kê và các đặc trưng) • Phương án B: Dựa trên lượng giao dịch được đo đạc trực tiếp bằng cách sử dụng các thiết bị đo đạc (Dữ liệu được sử dụng: các tài liệu thương mại như hóa đơn) • Phương án C: Dựa trên số liệu thực đo bằng cách sử dụng các thiết bị đo (Dữ liệu được sử dụng: các giá trị được đo đạc) • Nguồn dữ liệu: Mô tả loại dữ liệu được sử dụng để xác định tham số này. Ví dụ như, chỉ rõ các giá trị này được chọn và chứng minh như thế nào bằng cách giải thích: • Loại nguồn nào phù hợp (ví dụ như thống kê chính thức, hướng dẫn của IPCC, tài liệu thương mại và khoa học); • Phạm vi không gian nào của dữ liệu phù hợp (địa phương, vùng, quốc gia, quốc tế); • Các phương pháp và quy trình đo đạc: Đối với các phương án B và C, mô tả các quy trình đo đạc hoặc tham khảo các tiêu chuẩn phù hợp. Cung cấp các quy chuẩn QA/QC. • Tần suất quan trắc: mô tả tần suất quan trắc (ví dụ như liên tục, hàng năm, ...). • Ý kiến khác: Đầu vào khác không được nêu trong các đề mục nêu trên. • Trong trường hợp có thể, bảng “Thông số cố định sẵn” (bảng 2) phải tuân thủ những hướng dẫn đã được nêu ở trên. Dữ liệu chỉ được xác định một lần và cố định phải được xem xét trong “I. Dữ liệu và tham số được cố định sẵn”. Phụ chương 1 - Phạm vi lĩnh vực tham gia Cơ chế JCM 1. Công nghiệp năng lượng (năng lượng tái tạo/năng lượng không tái tạo); 2. Phân bổ năng lượng; 3. Cầu năng lượng; 4. Các ngành công nghiệp sản xuất; 5. Công nghiệp hóa chất; 6. Xây dựng; 7. Giao thông; 8. Khai thác/chế biến khoáng sản; 9. Sản xuất kim loại; 10. Phát thải tạm thời từ nhiên liệu (rắn, dầu và khí); 11. Phát thải tạm thời từ hoạt động sản xuất và tiêu thụ halocarbons và sulphur hexafluoride; 12. Sử dụng dung môi; 13. Xử lý và loại bỏ rác thải; 14. Trồng rừng và tái trồng rừng; 15. Nông nghiệp. PHỤ LỤC 2a PROPOSED METHODOLOGY FORM (Kèm theo Thông tư số 17/2015/TT-BTNMT ngày 06 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) Cover sheet of the Proposed Methodology Form Form for submitting the proposed methodology Host Country The Socialist Republic of Viet Nam Name of the methodology proponents submitting this form Sectoral scope(s) to which the Proposed Methodology applies Title of the proposed methodology, and version number List of documents to be attached to this form (please check): □ The attached draft JCM-PDD: □ Additional information Date of completion History of the proposed methodology Version Date Contents revised A. Title of the methodology B. Terms and definitions Terms Definitions C. Summary of the methodology Terms Summary GHG emission reduction measures Calculation of reference emissions Calculation of project emissions Monitoring parameters D. Eligibility criteria This methodology is applicable to projects that satisfy all of the following criteria. Criterion 1 Criterion 2 Criterion 3 E. Emission Sources and GHG types Reference emissions Emission sources GHG types Project emissions Emission sources GHG types F. Establishment and calculation of reference emissions F.1. Establishment of reference emissions F.2. Calculation of reference emissions G. Calculation of project emissions H. Calculation of emissions reductions ERy = REy - PEy ERy GHG emission reductions in year y [tCO2e] REy Reference emissions in year y [tCO2e/y] PEy Project emissions in year y [tCO2e/y] I. Data and parameters fixed ex ante The source of each data and parameter fixed ex ante is listed as below. Parameter Description of data Source 1. Instructions for completing the Proposed Methodology Spreadsheet Instructions for completing the Proposed Methodology Spreadsheet are provided below. The Input Sheet of the Proposed Methodology Spreadsheet should be completed as follows. A hypothetical Input Sheet of the Proposed Methodology Spreadsheet on building energy management systems (BEMS) is inserted to enhance the clarity of these Guidelines. This is purely indicative and does not imply that the Input Sheet of the Proposed Methodology Spreadsheet is adopted. Proposed Methodology Spreadsheet (input sheet) [Attachment to Proposed Methodology Form] Table 1: Parameters to be monitored ex post (a) (b) (c) (d) (e) (f) (g) (h) (i) (j) Monitoring point No. Parameters Description of data Estimated Values Units Monitoring Option Source of data Measurement methods and procedures Monitoring frequency Other comments (1) PFCD,y Project diesel fuel consumption during the period of year y kl/y Option B purchase records - Collecting purchase amount from retailer invoices and inputting to a spreadsheet manually - Project deputy managers double check the input data with invoices every 6 months once a month (2) PECy Project electricity consumption during the period of year y MWh/y Option C monitored data - Collecting electricity consumption data with validated/calibrated electricity monitoring devices and inputting to a spreadsheet electrically - Verified monitoring devices are installed and they are calibrated once a year. - Verification and calibration shall meet international standard on corresponding monitoring devices. continuous (3) PFCL,y Project LPG consumption during the period of year y t/y N/A N/A N/A N/A N/A (4) PFCN,y Project natural gas consumption during the period of year y 1000 Nm3/y N/A N/A N/A N/A N/A (5) PFCk,y Project kerosene consumption during the period of year y kl/y N/A N/A N/A N/A N/A Table 2: Project-specific parameters to be fixed ex ante (a) (b) (c) (d) (e) (f) Parameters Description of data Estimated Values Units Source of data Other comments EERoffice Percentage of improvement in energy consumption efficiency for [Office Building] using BEMS % Past records of 30 similar size office buildings for the period of 2008-2012 measured by the project participant, BEMS provider. Data set of each building has the data of before and after BEMS implementation at least for one year respectively. Table 3: Ex-ante estimation of CO2 emission reductions CO2 emission reductions Units 0 tCO2/y [Monitoring option] Option A Based on public data which is measured by entities other than the project participants (Data used: publicly recognized data such as statistical data and specifications) Option B Based on the amount of transaction which is measured directly using measuring equipments (Data used: commercial evidence such as invoices) Option C Based on the actual measurement using measuring equipments (Data used: measured values) The Calculation Process Sheet of the Proposed Methodology Spreadsheet should be completed as follows. A hypothetical Calculation Process Sheet of the Proposed Methodology Spreadsheet on building energy management systems (BEMS) is inserted to enhance the clarity of these Guidelines. This is purely indicative and does not imply that the Calculation Process Sheet is adopted. • The Input Sheet of the Proposed Methodology Spreadsheet consists of a table of parameters to be monitored ex post, and parameters to be fixed ex ante, which, combined, should provide a complete listing of the data that needs to be collected for the application of the methodology. The tables may include data that is collected from other sources (e.g. official statistics, expert judgment, proprietary data, IPCC Guidelines, commercial and scientific literature, etc.), measured, or sampled. Parameters that are calculated with equations provided in the methodology should not be included in this section. For the “Parameters to be monitored ex post’’ (table 1), the following items are filled: • Parameter: the variable used in equations in the proposed methodology; • Description of data: a clear and unambiguous description of the parameter; • Estimated value: this field is for the project participants to fill in to calculate emission reductions, and may be left blank in the proposed methodology. • Unit: The International System Unit (SI units - refer to <http://www.bipm.fr/enus/3_SI/si.html>) • Monitoring option: please select option(s) from below. If appropriate, please provide the order of priority and the conditions when the options are chosen. • Option A: Based on public data which is measured by entities other than the project participants (Data used: publicly recognized data such as statistical data and specifications) • Option B: Based on the amount of transaction which is measured directly using measuring equipments (Data used: commercial evidence such as invoices) • Option C: Based on the actual measurement using measuring equipments (Data used: measured values) • Source of data: A description which data sources should be used to determine this parameter. Clearly indicate how the values are to be selected and justified, for example, by explaining: • What types of sources are suitable (official statistics, expert judgment, proprietary data, IPCC, commercial and scientific literature, etc.); • What spatial level of data is suitable (local, regional, national, international). • Measurement methods and procedures: For option B and C, a description of the measurement procedures or reference to appropriate standards. Provide also QA/QC procedures. • Monitoring frequency: A description of the frequency of monitoring (e.g. continuously, annually, etc). • Other Comments: Other input not covered by the items above. • Where applicable, the table “Parameters to be fixed ex ante” (table 2), should also adhere to the instruction provided above. Data that is determined only once and remains fixed should be considered under “I. Data and parameters fixed ex ante”. Annex I - Sectoral Scopes for the JCM 1. Energy industries (renewable - / non-renewable sources); 2. Energy distribution; 3. Energy demand; 4. Manufacturing industries; 5. Chemical industry; 6. Construction; 7. Transport; 8. Mining/Mineral production; 9. Metal production; 10. Fugitive emissions from fuels (solid, oil and gas); 11. Fugitive emissions from production and consumption of halocarbons and sulphur hexafluoride; 12. Solvents use; 13. Waste handling and disposal; 14. Afforestation and reforestation; 15. Agriculture. PHỤ LỤC 3 MẪU ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐÃ PHÊ DUYỆT (Kèm theo Thông tư số 17/2015/TT-BTNMT ngày 06 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) Danh mục tài liệu đính kèm (Đề nghị đánh dấu vào ô trống) Đề xuất phương pháp luận sửa đổi (làm rõ thay đổi so với phương pháp luận đã phê duyệt) □ Dự thảo PDD □ Thông tin bổ sung (Không bắt buộc: Đề nghị làm rõ …………….) □ Tài liệu tham khảo bao gồm: số ký hiệu, tên và phiên bản là căn cứ để yêu cầu sửa đổi phương pháp luận Tên đơn vị đề xuất sửa đổi Tóm tắt các đề xuất sửa đổi: (Đề nghị tóm tắt các đề xuất sửa đổi trong khoảng 300 từ) Thông tin liên hệ: (Email và Điện thoại liên hệ) Thời gian (ngày/tháng/năm) và chữ ký của đơn vị đề xuất: Đề nghị nêu rõ nguyên nhân yêu cầu sửa đổi phương pháp luận. Nếu nội dung sửa đổi có liên quan đến dự án đang xây dựng hoặc thực hiện, đề nghị mô tả bối cảnh phát sinh sửa đổi PHỤ LỤC 3a APPROVED METHODOLOGY REVISION REQUEST FORM (Kèm theo Thông tư số 17/2015/TT-BTNMT ngày 06 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) List of documents to be attached to this form: (Please check) Proposed revised methodology, highlighting all proposed changes to the approved methodology □ Draft PDD □ Additional information (Optional: please specify …………………) □ Exact/reference (number, title and version) of the methodology to which the request for revision applies: Name of the proponent submitting this form: Summary of the proposed revisions: (please state the summary of your proposed revisions in approximately 300 words) Contact Information: (E-mail addresses and phone contacts for possible dialogue on the submission) Date (DD/MM/YYYY) and signature for-the proponent: Please provide reasons for requesting revisions to the methodology. If the request for revision is related to a project under development or implementation, please describe the context in which they arose: PHỤ LỤC 4 MẪU TÀI LIỆU THIẾT KẾ DỰ ÁN (Kèm theo Thông tư số 17/2015/TT-BTNMT ngày 06 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) A. Mô tả dự án A.1. Tên dự án JCM (Đề nghị nêu rõ công nghệ áp dụng và lĩnh vực thực hiện của dự án) A.2. Mô tả chung về dự án, công nghệ và/hoặc giải pháp dự kiến sử dụng (Đề nghị mô tả: Mục đích; phương pháp giảm phát thải/hấp thụ khí nhà kính) A.3. Vị trí dự án (kèm tọa độ) Quốc gia thực hiện Việt Nam Tỉnh/Thành phố Quận/Huyện; Xã/Phường Vĩ độ, kinh độ: A.4. Tên của bên tham gia dự án Việt Nam Nhật Bản A.5. Thời gian thực hiện (Thời điểm bắt đầu dự án JCM là ngày dự án bắt đầu đi vào hoạt động. Thời điểm bắt đầu dự án JCM phải sau ngày 01 tháng 01 năm 2013) Thời điểm bắt đầu thực hiện dự án Thời gian thực hiện dự án (dự kiến) A.6. Hỗ trợ của Nhật Bản (Thông tin về hỗ trợ của phía Nhật Bản đối với dự án như: tài chính, công nghệ, tăng cường năng lực) B. Áp dụng phương pháp luận đã được phê duyệt B.1. Lựa chọn phương pháp (Điền số ký hiệu của phương pháp luận được phê duyệt và số của phiên bản sử dụng trong dự án JCM) Số ký hiệu của phương pháp luận Số phiên bản Số ký hiệu của phương pháp luận Số phiên bản Số ký hiệu của phương pháp luận Số phiên bản B.2. Sự phù hợp của dự án đối với phương pháp luận được áp dụng STT Mô tả trong phương pháp luận Hoạt động dự án Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 Tiêu chí 4 C. Tính toán lượng giảm phát thải C.1. Liệt kê nguồn phát thải và khí nhà kính Phát thải đường cơ sở Các nguồn phát thải Khí nhà kính Phát thải dự án Các nguồn phát thải Loại khí nhà kính C.2. Nguồn phát thải và vị trí giám sát nguồn phát thải (Minh họa bằng sơ đồ). C.3. Tính toán lượng giảm phát thải trong từng năm Năm Phát thải đường cơ sở (tấn CO2 tương đương) Phát thải dự án (tấn CO2 tương đương) Lượng giảm phát thải (tấn CO2 tương đương) Năm A Năm B Năm C ... Tổng (tấn CO2 tương đương) D. Đánh giá tác động môi trường Quy định pháp lý liên quan đến đánh giá tác động môi trường cho dự án (Lựa chọn "CÓ" hoặc "KHÔNG" tùy theo quy định về lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Đính kèm đánh giá tác động môi trường trong trường hợp lựa chọn "CÓ".) E. Tham vấn các bên liên quan E.1. Quy trình tham vấn E.2. Tổng hợp ý kiến và giải trình Các bên liên quan Ý kiến Giải trình F. Tài liệu tham khảo Phụ lục (Thông tin thêm về ước tính lượng giảm phát thải, nếu cần thiết). Quá trình sửa đổi PDD Phiên bản Ngày Nội dung sửa đổi PHỤ LỤC 4a PDD FORM (Kèm theo Thông tư số 17/2015/TT-BTNMT ngày 06 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) A. Project description A.1. Title of the JCM project A.2. General description of project and applied technologies and/or measures A.3. Location of project, including coordinates Country: Region/State/Province etc.: City/Town/Community etc: Latitude, longitude A.4. Name of project participants The Socialist Republic of Viet Nam Japan A.5. Duration Starting date of project operation Expected operational lifetime of project A.6. Contribution from developed countries B. Application of an approved methodology(ies) B.1. Selection of methodology(ies) Selected approved methodology No. Version number Selected approved methodology No. Version number Selected approved methodology No. Version number B.2. Explanation of how the project meets eligibility criteria of the approved methodology Eligibility criteria Descriptions specified in the methodology Project information Criterion 1 Criterion 2 Criterion 3 Criterion 4 C. Calculation of emission reductions C.1. All emission sources and their associated greenhouse gases relevant to the JCM project Reference emissions Emission sources GHG type Project emissions Emission sources GHG type C.2. Figure of all emission sources and monitoring points relevant to the JCM project C.3. Estimated emissions reductions in each year Year Estimated Reference emissions (tCO2e) Estimated Project Emissions (tCO2e) Estimated Emission Reductions (tCO2e) 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Total (tCO2e) D. Environmental impact assessment Legal requirement of environmental impact assessment for the proposed project E. Local stakeholder consultation E.1. Solicitation of comments from local stakeholders E.2. Summary of comments received and their consideration Stakeholders Comments received Consideration of comments received F. References Reference lists to support descriptions in the PDD, if any. Annex Revision history of PDD Version Date Contents revised PHỤ LỤC 5 MẪU KẾ HOẠCH GIÁM SÁT (GỬI KÈM PDD) (Kèm theo Thông tư số 17/2015/TT-BTNMT ngày 06 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) Bảng 1. Các thông số được giám sát sau (a) (b) (c) (d) (e) (f) (g) (h) (i) (j) Thứ tự điểm giám sát Thông số giám sát Mô tả dữ liệu Các giá trị ước tính Đơn vị Lựa chọn giám sát Nguồn dữ liệu Các phương thức và cách thức đo đạc Tần suất giám sát Ghi chú Bảng 2. Các thông số đặc trưng của dự án được mặc định trước (a) (b) (c) (d) (e) (f) Thông số Mô tả dữ liệu Các giá trị ước tính Đơn vị Nguồn dữ liệu Ghi chú Bảng 3. Ước lượng trước lượng giảm khí nhà kính Lượng giảm phát thải CO2 Đơn vị Tấn CO2/năm PHỤ LỤC 5a MONITORING PLAN SHEET (Kèm theo Thông tư số 17/2015/TT-BTNMT ngày 06 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) Table 1. Parameters to be monitored ex post (a) (b) (c) (d) (e) (f) (g) (h) (i) (j) Monitoring Point No Monitoring Parameters Data Description Estimated Values Unit Monitoring Option Source of data Measurement methods and procedures Monitoring frequency Other comments Table 2. Project-specific parameters fixed ex ante (a) (b) (c) (d) (e) (f) Monitoring Parameters Data Description Estimated Values Unit Source of data Other comments Table 3. Ex ante estimation of CO2 emission reductions CO2 emission reductions Unit tCO2/y PHỤ LỤC 6 MẪU PHƯƠNG THỨC LIÊN LẠC (Kèm theo Thông tư số 17/2015/TT-BTNMT ngày 06 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) Phần 1: Mô tả dự án Tên dự án Quốc gia thực hiện Việt Nam Thời gian đệ trình Ngày/Tháng/Năm Phần 2: Cơ quan đầu mối Tên cơ quan: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: E-mail: Trang tin điện tử: Người đại diện (chính thức): Nam □ Nữ □ Họ: Tên: Chức vụ: Chữ ký mẫu: Thời gian: Ngày/tháng/năm Người đại diện (thay thế): Nam □ Nữ □ Họ: Tên: Chức vụ: Chữ ký mẫu: Thời gian: Ngày/tháng/năm Đầu mối liên hệ: Nam □ Nữ □ Họ: Tên: Chức vụ: Đơn vị công tác: Di động: Điện thoại cơ quan: E-mail: Fax: CHỈ ÁP DỤNG CHO TRƯỜNG HỢP YÊU CẦU THAY ĐỔI THÔNG TIN SAU KHI ĐĂNG KÝ Tên cơ quan có thay đổi không? Có □ (Tên cũ: ) Không □ Cơ quan đầu mối có là bên tham gia dự án không? Có □ Không □ Trong trường hợp cơ quan đầu mối là bên tham gia dự án, cơ quan đầu mối có sử dụng chữ ký đại diện giống chữ ký sử dụng trong vai trò bên tham gia dự án không? Có □ Không □ Phần 3: Bên thứ ba Bên thứ ba thực hiện thẩm định (và thẩm tra) dự án Địa chỉ: Đầu mối liên hệ: Nam □ Nữ □ Họ: Tên: Chức vụ: Đơn vị công tác: E-mail: Điện thoại liên hệ: Phần 4: Danh sách các bên tham gia dự án ngoài Cơ quan đầu mối Tên các bên tham gia dự án (1) (2) (3) (4) (5) (6) * Có thể chèn thêm dòng vào Bảng, nếu cần thiết * Thông tin liên hệ của mỗi bên tham gia dự án sẽ được chỉ rõ tại Phần 5. Phần 5: Thông tin liên hệ (Phần dành cho các bên tham gia dự án ngoài Cơ quan đầu mối) Bên tham gia dự án (1) Tên bên tham gia dự án: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: E-mail: Trang điện tử: Người đại diện (chính thức): Nam □ Nữ □ Họ: Tên: Chức vụ: Chữ ký mẫu: Thời gian: Ngày/tháng/năm Người đại diện (thay thế): Nam □ Nữ □ Họ: Tên: Chức vụ: Chữ ký mẫu: Thời gian: Ngày/tháng/năm Đầu mối liên hệ: Nam □ Nữ □ Họ: Tên: Chức vụ: Đơn vị công tác: Di động: Điện thoại cơ quan: E-mail: Fax: CHỈ ÁP DỤNG CHO TRƯỜNG HỢP YÊU CẦU THAY ĐỔI THÔNG TIN SAU KHI ĐĂNG KÝ Tên bên tham gia dự án có thay đổi không? Có □ (Tên cũ: ) Không □ *Có thể chèn thêm thông tin vào Bảng, nếu cần thiết. Phần 6: Xác nhận Xác nhận của Cơ quan đầu mối và các bên tham gia dự án. Cơ quan đầu mối (1) Tên Cơ quan đầu mối: Tên bên tham gia dự án: Người đại diện: Người đại diện: Chữ ký: Chữ ký: Thời gian: Ngày/tháng/năm Thời gian: Ngày/tháng/năm (2) (3) Tên bên tham gia dự án: Tên bên tham gia dự án: Người đại diện: Người đại diện: Chữ ký: Chữ ký: Thời gian: Ngày/tháng/năm Thời gian: Ngày/tháng/năm (4) (5) Tên bên tham gia dự án: Tên bên tham gia dự án: Người đại diện: Người đại diện: Chữ ký: Chữ ký: Thời gian: Ngày/tháng/năm Thời gian: Ngày/tháng/năm * Có thể chèn thêm dòng vào Bảng, nếu cần thiết * Thông tin liên hệ của mỗi bên tham gia dự án sẽ được chỉ rõ tại Phần 5. Phần 7: Cam kết không đăng ký trùng lặp Cơ quan đầu mối cam kết dự án này không được sử dụng để đăng ký tham gia bất kỳ cơ chế giảm phát thải nào khác ngoài Cơ chế JCM, đảm bảo tránh trùng lặp khi tính toán lượng giảm phát thải/hấp thụ khí nhà kính của dự án. Tôi xin cam đoan dự án này chưa được sử dụng để đăng ký vào bất kỳ cơ chế giảm phát thải khí nhà kính quốc tế nào khác ngoài Cơ chế JCM, đảm bảo tránh trùng lặp khi tính toán lượng giảm phát thải/hấp thụ khí nhà kính. Tôi xin cam đoan dự án này sẽ không được đăng ký cho bất kỳ cơ chế giảm phát thải quốc tế nào trong trường hợp dự án được công nhận là dự án JCM. Cơ quan đầu mối: Nam □ Nữ □ Họ: Tên: Chức vụ: Chữ ký mẫu: Thời gian: Ngày/tháng/năm PHỤ LỤC 6a JCMMODALITIES OF COMMUNICATION STATEMENT FORM (Kèm theo Thông tư số 17/2015/TT-BTNMT ngày 06 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) Section 1: Project description Title of the project Country Date of Submission dd/mm/yyyy Section 2: Nomination of focal point entity Name of entity: Address (incl. postcode): Telephone: Fax: E-mail: Website: Primary authorised signatory: Mr. □ Ms. □ Last name: First name: Title: Specimen signature: Date: dd/mm/yyyy Alternate authorised signatory: Mr. □ Ms. □ Last name: First name: Title: Specimen signature: Date: dd/mm/yyyy Contact person: Mr. □ Ms. □ Last name: First name: Title: Department: Mobile: Direct tel.: E-mail: Direct fax: USE THIS SECTION FOR POST-REGISTRATION Is this entity changing its name? Yes □ (Former entity name: ) No □ Is the entity also a project participant? Yes □ No □ If the entity is also a project participant, do the same signatories represent it in its project participant role? Yes □ No □ Section 3: Third-party entity (TPE) Name of the TPE that conducts validation (and verification) for the project: Address (incl. postcode): Contact person: Mr. □ Ms. □ Last name: First name: Title: Department: E-mail: Telephone: Section 4: List of project participants other than nominated focal point entity Name of project participant (1) (2) (3) (4) (5) (6) *Rows may be added, as needed *Contact information of each participantis indicated in Section 5. Section 5: Contact information (Projectparticipant(s) other thanfocal pointentity) Project Participant (1) Name of entity: Address (incl. postcode): Telephone: Fax: E-mail: Website: Primary authorised signatory: Mr. □ Ms. □ Last name: First name: Title: Specimen signature: Date: dd/mm/yyyy Alternate authorised signatory: Mr. □ Ms. □ Last name: First name: Title: Specimen signature: Date: dd/mm/yyyy Contact person: Mr. □ Ms. □ Last name: First name: Title: Department: Mobile: Direct tel.: E-mail: Direct fax: USE THIS SECTION FOR POST-REGISTRATION SUBMISSIONS ONLY Is this entity changing its name? Yes □ (Former entity name: ) No □ *Tables may be added, as needed Section 6: Statement of decision This statement is effective with all project participants and will be valid until a superseding statement is submitted to the Joint Committee by the focal point entity. The project participants donot include or refer to private contractual arrangements in this statement such as the establishment of conditions for the designation or change of focal point. The project participants and focal point are solely responsible for honouring such arrangements. By signing below, all project participants confirm that they decide the terms of this decisionon a voluntary basis. Focal point entity (1) For (name of focal point entity): For (name of entity): Name of authorised signatory: Name of authorised signatory: Signature: Signature: Date: dd/mm/yyyy Date: dd/mm/yyyy (2) (3) For (name of entity): For (name of entity): Name of authorised signatory: Name of authorised signatory: Signature: Signature: Date: dd/mm/yyyy Date: dd/mm/yyyy (4) (5) For (name of entity): For (name of entity): Name of authorised signatory: Name of authorised signatory: Signature: Signature: Date: dd/mm/yyyy Date: dd/mm/yyyy *Rows may be added, as needed *Contact information of each entity is indicated in Section 5. Section 7: Declaration of avoidance of double registration By signing this declarationbelow, the focal point entity ensuresthe proposed JCM project will not result in double registration in other climate mitigation mechanisms, which then avoids doublecounting of GHG emission reductions by the project. I hereby declare that the proposed JCM project is not registeredunder any other international climate mitigation mechanisms other than the JCM, therefore, the proposed JCM project will not result in double counting of GHG emission reductions. I also hereby declare that if the proposed JCM project is registered under the JCM, the same project will not be registered under other international climate mitigation mechanisms, and vice versa. Focal point entity: Mr. □ Ms. □ Last name: First name: Title: Specimen signature: Date: dd/mm/yyyy JCMModalities of Communication Statement Form ANNEX 1 This annex is to be used by the nominated focal point to request changes to project participant status and contact details of focal point entities following project registration. Section 1: Project details Title of the project Country Project reference number: Date of Submission dd/mm/yyyy Section 2: Addition/change of name of a project participant □ Add project participant □ Change name of project participant (if selected, indicate former name below) The following entity is hereby added as a project participant or is newly named in respect of the above project. By providing a specimen signature below, the project participant confirms its acceptance of the current modalities of communication. Name of entity: Address (incl. postcode): Former name of project participant (if applicable): Telephone: Fax: E-mail: Website: Primary authorised signatory: Mr. □ Ms. □ Last name: First name: Title: Specimen signature: Date: dd/mm/yyyy Alternate authorised signatory: Mr. □ Ms. □ Last name: First name: Title: Specimen signature: Date: dd/mm/yyyy Contact person: Mr. □ Ms. □ Last name: First name: Title: Department: Mobile: Direct tel.: E-mail: Direct fax: Signature of the nominated focal point: Name: Specimen signature: Date: dd/mm/yyyy Section 3: Voluntary withdrawal of project participants The following entity is registered as a project participant in the above project and hereby confirms its voluntary consent to be removed. Name of entity: Name of authorised signatory: Mr. □ Ms. □ Last name: First name: Title: Specimen signature: Date: dd/mm/yyyy *Rows may be added, as needed Signature of the nominated focal point: Name: Specimen signature: Date: dd/mm/yyyy Section 4: Change of contact details (project participants or focal point entity) The following entity is an existing project participant/focal point entity in respect of the above project and hereby requests the following changes to its contact details: □ Project participant □ Focal point Name of entity: Address (incl. postcode): Telephone: Fax: E-mail: Website: Primary authorised signatory: Mr. □ Ms. □ Last name: First name: Title: Specimen signature: Date: dd/mm/yyyy Alternate authorised signatory: Mr. □ Ms. □ Last name: First name: Title: Specimen signature: Date: dd/mm/yyyy Contact person: Mr. □ Ms. □ Last name: First name: Title: Department: Mobile: Direct tel.: E-mail: Direct fax: *Rows may be added, as needed Signature of the nominated focal point: Name: Specimen signature: Date: dd/mm/yyyy DISCLAIMER: Any new representative for a focal point entity is recognizedto hold the same authority designated to him/her by the entity as that held by the previous signatory. If a change to a project participant requested in this section is also applicable to a focal point entity, it is recognizedthat the project participant and the focal point are the same legal entity, with the same legal registration in the respective jurisdiction. PHỤ LỤC 7 MẪU BÁO CÁO THẨM ĐỊNH DỰ ÁN (Kèm theo Thông tư số 17/2015/TT-BTNMT ngày 06 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) A. Tóm tắt nội dung A.1. Thông tin chung Tên dự án: Số ký hiệu: Bên thứ ba (TPE): Thành viên tham gia dự án đại diện ký hợp đồng với TPE Ngày lập báo cáo: A.2. Kết luận về quá trình xác minh Đánh giá chung về thẩm định dự án □ Tích cực □ Tiêu cực A.3. Tóm tắt các kết luận về quá trình thẩm định Kết quả thẩm định dự án chỉ được đánh giá tích cực khi tất cả các ô vuông điều được đánh dấu Nội dung thực hiện Nội dung thẩm định Không còn đề nghị Sửa đổi (CAR) hoặc Đề nghị Làm rõ (CL) Hoàn thành Mẫu tài liệu thiết kế dự án (PDD) TPE làm nhiệm vụ thẩm tra việc hoàn thành PDD có theo đúng mẫu PDD mới nhất, phù hợp với loại dự án, và tuân thủ Hướng dẫn xây dựng PDD trong Cơ chế JCM, Hướng dẫn xây dựng kế hoạch và báo cáo giám sát hay không? □ Mô tả dự án Phần mô tả dự án đề xuất trong PDD có đảm bảo tính chính xác, hoàn thiện và bao quát hay không? □ Áp dụng (các) phương pháp luận đã phê duyệt Phương pháp luận được lựa chọn áp dụng có phù hợp với các điều kiện của dự án hay không? Và phiên bản áp dụng có còn hiệu lực tại thời điểm đệ trình để thực hiện xác minh dự án hay không? □ Nguồn phát thải và tính toán lượng giảm phát thải Các nguồn phát thải khí nhà kính sử dụng để tính toán lượng phát thải của dự án và phát thải tham chiếu có được liệt kê đầy đủ hay không? □ Các giá trị mặc định (tính toán trước) cho các thông số của dự án được liệt kê trong Mẫu giám sát có phù hợp hay không (nếu áp dụng)? □ Đánh giá tác động môi trường Trong trường hợp phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), các thành viên tham gia dự án đã thực hiện ĐTM theo đúng quy định của Việt Nam hay chưa? □ Tham vấn các bên liên quan tại địa phương Các thành viên tham gia dự án phải thực hiện quá trình tham vấn các bên liên quan tại địa phương nhằm gắn kết sự tham gia của các Bên và tập hợp ý kiến đóng góp cho dự án được đề xuất. □ Tổ chức giám sát Phần mô tả về kế hoạch giám sát (sử dụng Mẫu kế hoạch giám sát và Cơ cấu tổ chức giám sát) phải dựa theo phương pháp luận đã phê duyệt và/hoặc Hướng dẫn về xây dựng PDD, Kế hoạch giám sát và Báo cáo giám sát. Các điểm giám sát đo đạc và việc lắp đặt thiết bị (trong trường hợp cần thiết) phải đảm bảo tính phù hợp. □ Ý kiến công chúng Các thành viên tham gia dự án đảm bảo dữ liệu điền vào PDD có theo đúng Hướng dẫn thủ tục về chu trình dự án. □ Các hình thức liên lạc Thông tin nhận biết về các thành viên tham gia dự án, cơ quan đầu mối và cá nhân đại diện cho các đơn vị bao gồm chữ ký mẫu, chức vụ và thông tin về đại diện có thẩm quyền cần được liệt kê trong Mẫu về các hình thức liên lạc. □ Mẫu phương thức công bố thông tin phải được hoàn thành một cách chính xác và theo đúng thẩm quyền. □ Tránh đăng ký trùng lặp Dự án đăng ký thực hiện theo Cơ chế JCM không được đăng ký tham gia vào bất kỳ cơ chế giảm phát thải khí nhà kính quốc tế nào khác. □ Thời điểm bắt đầu thực hiện Thời điểm bắt đầu dự án JCM không được diễn ra trước ngày 01 tháng 01 năm 2013. □ Đại diện có thẩm quyền (chính thức): Nam □ Nữ □ Họ: Tên: Chức vụ: Chữ ký mẫu: Thời gian: Ngày/tháng/năm B. Nhóm công tác thực hiện việc công nhận và chuyên gia Thành viên Cơ quan Chức vụ Kinh nghiệm về JCM * Trình độ chuyên môn * Kinh nghiệm thực tế Ông □ Bà □ □ □ Ông □ Bà □ □ □ Ông □ Bà □ □ □ Ông □ Bà □ □ □ C. Hình thức xác nhận, kết quả và kết luận dựa vào quy định về báo cáo C.1. Biểu mẫu về tài liệu thiết kế dự án (PDD) <Hình thức xác nhận> <Kết quả> <Kết luận dựa vào quy định về việc báo cáo> C.2. Mô tả dự án <Hình thức xác nhận> <Kết quả> <Kết luận dựa vào quy định về việc báo cáo> C.3. Áp dụng (các) phương pháp luận đã phê duyệt <Hình thức xác nhận> <Kết quả> <Kết luận dựa vào quy định về việc báo cáo> C.4. Nguồn phát thải và tính toán lượng giảm phát thải <Hình thức xác nhận> <Kết quả> <Kết luận dựa vào quy định về việc báo cáo> C.5. Đánh giá tác động môi trường <Hình thức xác nhận> <Kết quả> <Kết luận dựa vào quy định về việc báo cáo> C.6. Tham vấn các bên liên quan tại địa phương <Hình thức xác nhận> <Kết quả> <Kết luận dựa vào quy định về việc báo cáo> C.7. Tổ chức giám sát <Hình thức xác nhận> <Kết quả> <Kết luận dựa vào quy định về việc báo cáo> C.8. Các phương thức công bố thông tin <Hình thức xác nhận> <Kết quả> <Kết luận dựa vào quy định về việc báo cáo> C.9. Tránh đăng ký trùng lặp <Hình thức xác nhận> <Kết quả> <Kết luận dựa vào quy định về việc báo cáo> C.10. Thời điểm bắt đầu thực hiện dự án <Hình thức xác nhận> <Kết quả> <Kết luận dựa vào quy định về việc báo cáo> C.11. Các vấn đề khác <Hình thức xác nhận> <Kết quả> <Kết luận dựa vào quy định về việc báo cáo> o D. Thông tin về ý kiến công chúng D.1. Tóm tắt các ý kiến công chúng D.2. Tóm tắt quá trình xử lý dữ liệu thu nhận của các thành viên tham gia dự án E. Danh sách đối tượng thực hiện phỏng vấn và các tài liệu được cung cấp E.1. Danh sách đối tượng thực hiện phỏng vấn E.2. Danh sách tài liệu được cung cấp Phụ lục: Bằng cấp hoặc Sơ yếu lý lịch các thành viên tham gia Nhóm thực hiện thẩm định dự án của TPE, các chuyên gia và kiểm soát kỹ thuật nội bộ Đính kèm chứng chỉ và sơ yếu lý lịch của các thành viên nhóm thẩm định của TPE, các chuyên gia kỹ thuật và phản biện nội bộ của TPE PHỤ LỤC 7a VALIDATION REPORT FORM (Kèm theo Thông tư số 17/2015/TT-BTNMT ngày 06 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) A. Summary of validation A.1. General Information Title of the project Reference number Third-party entity (TPE) Project participant contracting the TPE Date of completion of this report A.2. Conclusion of validation Overall validation opinion □ Positive □ Negative A.3. Overview of final validation conclusion Only when all of the checkboxes are checked, overall validation opinion is positive. Item Validation requirements No CAR or CL remaining Project design document form The TPE determines whether the PDD was completed using the latest version of the PDD forms appropriate to the type of project and drafted in line with the Guidelines for Developing the Joint Crediting Mechanism (JCM) Project Design Document, Monitoring Plan and Monitoring Report. □ Project description The description of the proposed JCM project in the PDD is accurate, complete, and provides comprehension of the proposed JCM project. □ Application of approved JCM methodology (ies) The project is eligible for applying applied methodology and that the applied version is valid at the time of submission of the proposed JCM project for validation. □ Emission sources and calculation of emission reductions All relevant GHG emission sources covered in the methodology are addressed for the purpose of calculating project emissions and reference emissions for the proposed JCM project. □ The values for project specific parameters to be fixed ex ante listed in the Monitoring Plan Sheet are appropriate, if applicable. □ Environmental impact assessment The project participants conducted an environmental impact assessment, if required by the Socialist Republic of Viet Nam, in line with Vietnamese procedures. □ Local stakeholder consultation The project participants have completed a local stakeholder consultation process and that due steps were taken to engage stakeholders and solicit comments for the proposed project. □ Monitoring The description of the Monitoring Plan (Monitoring Plan Sheet and Monitoring Structure Sheet) is based on the approved methodology and/or Guidelines for Developing the Joint Crediting Mechanism (JCM) Project Design Document, Monitoring Plan, and Monitoring Report. The monitoring points for measurement are appropriate, as well as whether the types of equipment to be installed are appropriate if necessary. □ Public inputs All inputs on the PDD of the proposed JCM project submitted in line with the Project Cycle Procedure are taken into due account by the project participants. □ Modalities of communications The corporate identity of all project participants and a focal point, as well as the personal identities, including specimen signatures and employment status, of their authorized signatories are included in the MoC. □ The MoC has been correctly completed and duly authorized. □ Avoidance of double registration The proposed JCM project is not registered under other international climate mitigation mechanisms. □ Start of operation The start of the operating date of the proposed JCM project does not predate January 1, 2013. □ Authorised signatory: Mr. □ Ms. □ Last name: First name: Title: Specimen signature: Date: dd/mm/yyyy B. Validation team and other experts Name Company Function* Scheme competence* Technical competence* On-site visit Mr. □ Ms. □ □ □ Mr. □ Ms. □ □ □ Mr. □ Ms. □ □ □ Mr. □ Ms. □ □ □ Please specify the following for each item. * Function: Indicate the role of the personnel in the validation activity such as team leader, team member, technical expert, or internal reviewer. * Scheme competence: Check the boxes if the personnel have sufficient knowledge on the JCM. * Technical competence: Indicate if the personnel have sufficient technical competence related to the project under validation. C. Means of validation, findings, and conclusion based on reporting requirements C.1. Project design document form <Means of validation> <Findings> Please state if CARs, CLs, or FARs are raised, and how they are resolved. <Conclusion based on reporting requirements> Please state conclusion based on reporting requirements. C.2. Project description <Means of validation> <Findings> Please state if CARs, CLs, or FARs are raised, and how they are resolved. <Conclusion based on reporting requirements> Please state conclusion based on reporting requirements. C.3. Application of approved methodology(ies) <Means of validation> <Findings> Please state if CARs, CLs, or FARs are raised, and how they are resolved. <Conclusion based on reporting requirements> Please state conclusion based on reporting requirements. C.4. Emission sources and calculation of emission reductions <Means of validation> <Findings> Please state if CARs, CLs, or FARs are raised, and how they are resolved. <Conclusion based on reporting requirements> Please state conclusion based on reporting requirements. C.5. Environmental impact assessment <Means of validation> <Findings> Please state if CARs, CLs, or FARs are raised, and how they are resolved. <Conclusion based on reporting requirements> Please state conclusion based on reporting requirements. C.6. Local stakeholder consultation <Means of validation> <Findings> Please state if CARs, CLs, or FARs are raised, and how they are resolved. <Conclusion based on reporting requirements> Please state conclusion based on reporting requirements. C.7. Monitoring <Means of validation> <Findings> Please state if CARs, CLs, or FARs are raised, and how they are resolved. <Conclusion based on reporting requirements> Please state conclusion based on reporting requirements. C.8. Modalities of Communication <Means of validation> <Findings> Please state if CARs, CLs, or FARs are raised, and how they are resolved. <Conclusion based on reporting requirements> Please state conclusion based on reporting requirements. C.9. Avoidance of double registration <Means of validation> <Findings> Please state if CARs, CLs, or FARs are raised, and how they are resolved. <Conclusion based on reporting requirements> Please state conclusion based on reporting requirements. C.10. Start of operation <Means of validation> <Findings> Please state if CARs, CLs, or FARs are raised, and how they are resolved. <Conclusion based on reporting requirements> Please state conclusion based on reporting requirements. C.11. Other issues <Means of validation> <Findings> Please state if CARs, CLs, or FARs are raised, and how they are resolved. <Conclusion based on reporting requirements> Please state conclusion based on reporting requirements. D. Information on public inputs D.1. Summary of public inputs D.2. Summary of how inputs received have been taken into account by the project participants E. List of interviewees and documents received E.1. List of interviewees E.2. List of documents received Annex Certificates or curricula vitae of TPE’s validation team members, technical experts and internal technical reviewers Please attach certificates or curricula vitae of TPE’s validation team members, technical experts and internal technical reviewers. PHỤ LỤC 8 MẪU ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ DỰ ÁN THUỘC CƠ CHẾ JCM (Kèm theo Thông tư số 17/2015/TT-BTNMT ngày 06 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) Danh mục các tài liệu gửi kèm PDD (phiên bản mới nhất) □ Bản ghi nhớ hợp tác □ Báo cáo xác minh □ Số tham chiếu Tên dự án Đầu mối thông tin Bên thứ ba (TPE) Phương pháp luận áp dụng STT. Phiên bản Tên Phạm vi Tên của Đầu mối thông tin: Người được ủy quyền ký: Ông □ Bà □ Họ: Tên: Chức vụ: Chữ ký mẫu: Ngày: ngày/tháng/năm [Chữ ký của Cơ quan đầu mối đại diện cho các thành viên tham gia dự án đã đăng ký trong Mẫu Phương thức liên lạc] PHỤ LỤC 8a JCM PROJECT REGISTRATION REQUEST FORM (Kèm theo Thông tư số 17/2015/TT-BTNMT ngày 06 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) List of documents to be attached to this form (Please check to confirm) PDD (latest version) □ MoC □ Validation report □ Reference number Title of the project Focal point entity Third-party entity (TPE) Applied methodology No. Version Title Sectoral scope Name of the focal point entity: Authorised signatory: Mr. □ Ms. □ Last name: First name: Title: Specimen signature: Date: dd/mm/yyyy [Signature by the focal point of the project participants as appeared on the MoC] PHỤ LỤC 9 MẪU ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI PDD SAU KHI ĐÃ ĐĂNG KÝ CƠ CHẾ JCM (Kèm theo Thông tư số 17/2015/TT-BTNMT ngày 06 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) Danh mục tài liệu đính kèm PDD sửa đổi □ Thông tin bổ sung (Không bắt buộc: Đề nghị nêu rõ ………………) □ Số ký hiệu: Tên dự án: Bên thứ ba xác nhận những sửa đổi trong quá trình thẩm tra (nếu có) Tóm tắt các đề xuất thay đổi: (Đề nghị tóm tắt các đề xuất thay đổi trong khoảng 300 từ) Chứng minh các đề xuất thay đổi sẽ không ảnh hưởng đến việc áp dụng phương pháp luận Tên cơ quan đầu mối: Đại diện có thẩm quyền (chính thức): Nam □ Nữ □ Họ: Tên: Chức vụ: Chữ ký mẫu: Ngày: ngày/tháng/năm [Chữ ký của Cơ quan đầu mối đại diện cho các thành viên tham gia dự án đã đăng ký trong Mẫu Phương thức liên lạc] PHỤ LỤC 9a JCM POST-REGISTRATION CHANGES REQUEST FORM (Kèm theo Thông tư số 17/2015/TT-BTNMT ngày 06 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) List of documents to be attached to this form: (Please check) Revised PDD □ Additional information (Optional: please specify ……………………………) □ Reference number: Title of the project: The third-party entity which identified changes, during verification, if applicable: Summary of the proposed changes: (Please state the summary of your proposed changes in approximately 300 words) Justification that the proposed changes would not prevent the use of the applied methodology Name of the focal point entity: Authorised signatory: Mr. □ Ms. □ Last name: First name: Title: Specimen signature: Date: dd/mm/yyyy [Signature by the focal point of the project participants as appeared on the MoC] PHỤ LỤC 10 MẪU ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI NỘI DUNG MẪU PHƯƠNG THỨC LIÊN LẠC (Kèm theo Thông tư số 17/2015/TT-BTNMT ngày 06 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) Phần 1: Thông tin dự án Tên dự án Quốc gia thực hiện Việt Nam Số tham chiếu Thời gian đệ trình Ngày/Tháng/Năm Phần 2: Bổ sung hoặc thay đổi tên bên tham gia dự án □ Bổ sung bên tham gia dự án □ Thay đổi tên bên tham gia dự án Tên bên tham gia dự án: Địa chỉ: Tên đã đăng ký của bên tham gia dự án (nếu có): Di động: Fax: E-mail: Trang tin điện tử: Người đại diện (chính thức): Nam □ Nữ □ Họ: Tên: Chức vụ: Chữ ký mẫu: Thời gian: Ngày/tháng/năm Người đại diện (thay thế): Nam □ Nữ □ Họ: Tên: Chức vụ: Chữ ký mẫu: Thời gian: Ngày/tháng/năm Đầu mối liên hệ: Nam □ Nữ □ Họ: Tên: Chức vụ: Đơn vị công tác: Di động: Điện thoại cơ quan: E-mail: Fax: Xác nhận của Đầu mối liên hệ: Tên: Chữ ký mẫu: Thời gian: Ngày/tháng/năm Phần 3: Tự nguyện rút khỏi dự án Dành cho bên tham gia dự án xác nhận việc tự nguyện rút khỏi dự án. Tên bên tham gia dự án: Người đại diện (chính thức): Nam □ Nữ □ Họ: Tên: Chức vụ: Chữ ký mẫu: Thời gian: Ngày/tháng/năm * Có thể chèn thêm dòng (nếu cần thiết) Xác nhận của Cơ quan đầu mối: Tên: Chữ ký mẫu: Thời gian: Ngày/tháng/năm Phần 4: Thay đổi thông tin liên hệ của Đầu mối liên hệ hoặc bên tham gia dự án Dành cho bên tham gia dự án/Đầu mối liên hệ của dự án có yêu cầu thay đổi thông tin liên hệ: □ Bên tham gia dự án □ Đầu mối liên hệ Tên cơ quan: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: E-mail: Trang tin điện tử: Người đại diện (chính thức): Nam □ Nữ □ Họ: Tên: Chức vụ: Chữ ký mẫu: Thời gian: Ngày/tháng/năm Người đại diện (thay thế): Nam □ Nữ □ Họ: Tên: Chức vụ: Chữ ký mẫu: Thời gian: Ngày/tháng/năm Đầu mối liên hệ: Nam □ Nữ □ Họ: Tên: Chức vụ: Đơn vị công tác: Di động: Điện thoại cơ quan: E-mail: Fax: * Cơ thể chèn thêm dòng (nếu cần thiết) Xác nhận của Đầu mối liên hệ: Tên: Chữ ký mẫu: Thời gian: Ngày/tháng/năm PHỤ LỤC 10a MODALITIES OF COMMUNICATION STATEMENT FORM (Kèm theo Thông tư số 17/2015/TT-BTNMT ngày 06 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) This annex is to be used by the nominated focal point to request changes to project participant status and contact details of focal point entities following project registration. Section 1: Project details Title of the project Country Project reference number: Date of Submission dd/mm/yyyy Section 2: Addition/change of name of a project participant □ Add project participant □ Change name of project participant (if selected, indicate former name below) The following entity is hereby added as a project participant or is newly named in respect of the above project. By providing a specimen signature below, the project participant confirms its acceptance of the current modalities of communication. Name of entity: Address (incl. postcode): Former name of project participant (if applicable): Telephone: Fax: E-mail: Website: Primary authorised signatory: Mr. □ Ms. □ Last name: First name: Title: Specimen signature: Date: dd/mm/yyyy Alternate authorised signatory: Mr. □ Ms. □ Last name: First name: Title: Specimen signature: Date: dd/mm/yyyy Contact person: Mr. □ Ms. □ Last name: First name: Title: Department: Mobile: Direct tel.: E-mail: Direct fax: Signature of the nominated focal point: Name: Specimen signature: Date: dd/mm/yyyy Section 3: Voluntary withdrawal of project participants The following entity is registered as a project participant in the above project and hereby confirms its voluntary consent to be removed. Name of entity: Name of authorised signatory: Mr. □ Ms. □ Last name: First name: Title: Specimen signature: Date: dd/mm/yyyy *Rows may be added, as needed Signature of the nominated focal point: Name: Specimen signature: Date: dd/mm/yyyy Section 4: Change of contact details (project participants or focal point entity) The following entity is an existing project participant/focal point entity in respect of the above project and hereby requests the following changes to its contact details: □ Project participant □ Focal point Name of entity: Address (incl. postcode): Telephone: Fax: E-mail: Website: Primary authorised signatory: Mr. □ Ms. □ Last name: First name: Title: Specimen signature: Date: dd/mm/yyyy Alternate authorised signatory: Mr. □ Ms. □ Last name: First name: Title: Specimen signature: Date: dd/mm/yyyy Contact person: Mr. □ Ms. □ Last name: First name: Title: Department: Mobile: Direct tel.: E-mail: Direct fax: *Rows may be added, as needed Signature of the nominated focal point: Name: Specimen signature: Date: dd/mm/yyyy DISCLAIMER: Any new representative for a focal point entity is recognized to hold the same authority designated to him/her by the entity as that held by the previous signatory. If a change to a project participant requested in this section is also applicable to a focal point entity, it is recognized that the project participant and the focal point are the same legal entity, with the same legal registration in the respective jurisdiction. PHỤ LỤC 11 MẪU HỦY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ DỰ ÁN (Kèm theo Thông tư số 17/2015/TT-BTNMT ngày 06 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) Hình thức: □ (a) Thành viên tham gia dự án tự nguyện hủy đề nghị đăng ký □ (b) Bên thứ ba sửa đổi các nội dung thẩm định thành viên tham gia dự án Danh mục tài liệu đính kèm Báo cáo thẩm định sửa đổi, đối với trường hợp (b) □ Thông tin bổ sung (Không bắt buộc: Đề nghị nêu rõ …………………………..) □ Số ký hiệu: Tên dự án: Ngày đệ trình Mẫu đăng ký dự án ban đầu: Bên thứ ba thực hiện các dự án theo yêu cầu: Lý do đề nghị hủy đơn đăng ký Tên Đầu mối liên hệ: Đại diện có thẩm quyền (chính thức): Nam □ Nữ □ Họ: Tên: Chức vụ: Chữ ký mẫu: Thời gian: Ngày/tháng/năm [Chữ ký của Cơ quan đầu mối đại diện cho các thành viên tham gia dự án đã đăng ký trong Mẫu Phương thức liên lạc] PHỤ LỤC 11a JCM REGISTRATION REQUEST WITHDRAWAL FORM (Kèm theo Thông tư số 17/2015/TT-BTNMT ngày 06 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) Type of withdrawal: □ (a) The project participants voluntarily wish to withdraw a request for registration □ (b) The TPE has revised its validation opinion based on new insights or information and has notified it to the project participants List of documents to be attached to this form: (Please check) Revised validation report, if type of withdrawal is (b) □ Additional information (Optional: please specify ……………………………….) □ Reference number: Title of the project: Date of initial request for registration submission: Third-party entity (TPE) validated the project for which the request was made: Reasons for requesting withdrawal of the registration of request: Name of the focal point entity: Authorised signatory: Mr. □ Ms. □ Last name: First name: Title: Specimen signature: Date: dd/mm/yyyy [Signature by the focal point of the project participants as appeared on the MoC] PHỤ LỤC 12 MẪU ĐĂNG KÝ RÚT KHỎI DỰ ÁN JCM (Kèm theo Thông tư số 17/2015/TT-BTNMT ngày 06 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) Số ký hiệu: Tên dự án: Bên thứ ba (TPE): Lý do xin rút: Tên Đầu mối liên hệ: Đại diện có thẩm quyền (chính thức): Nam □ Nữ □ Họ: Tên: Chức vụ: Chữ ký mẫu: Thời gian: Ngày/tháng/năm [Chữ ký của Cơ quan đầu mối đại diện cho các thành viên tham gia dự án đã đăng ký trong Mẫu Phương thức liên lạc] PHỤ LỤC 12A JCMPROJECT WITHDRAWALREQUEST FORM (Kèm theo Thông tư số 17/2015/TT-BTNMT ngày 06 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) Reference number: Title of the project: Third-party entity (TPE): Reasons for requesting withdrawal of the project: Name of the focal point entity: Authorised signatory: Mr. □ Ms. □ Last name: First name: Title: Specimen signature: Date: dd/mm/yyyy [Signature by the focal point of the project participants as appeared on the MoC] PHỤ LỤC 13 MẪU ĐỀ NGHỊ CẤP TÍN CHỈ (Kèm theo Thông tư số 17/2015/TT-BTNMT ngày 06 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) Danh mục các tài liệu sẽ gửi kèm Mẫu này Báo cáo thẩm định □ Báo cáo giám sát □ Danh mục các tài liệu (bổ sung báo cáo thẩm định và báo cáo giám sát) Có / Không (gạch chân phương án được chọn) Đề nghị đảm bảo rằng tất cả các tài liệu được liệt kê được đệ trình. ü (đề nghị liệt kê các tài liệu nếu có) Tên dự án Số tham chiếu Bên thứ ba (TPE) Thời kỳ thực hiện đề nghị này Bắt đầu: ngày/tháng/năm / Kết thúc: ngày/tháng/năm Lượng phát thải khí nhà kính giảm đã xác nhận được yêu cầu trong đề nghị này Tổng số: t (tCO2 tương đương) 2013 t 2014 t 2015 t 2016 t 2017 t 2018 t 2019 t 2020 t Phân bổ tín chỉ giữa các bên tham gia dự án Bên tham gia dự án Phân bổ tín chỉ (%) * Cơ quan đăng ký □ Phía Việt Nam □ Phía Nhật Bản Số tài khoản Bên tham gia dự án Phân bổ tín chỉ (%) * Cơ quan đăng ký □ Phía Việt Nam □ Phía Nhật Bản Số tài khoản * Trong trường hợp có sự khác biệt về phân bổ tín chỉ giữa các nhà sản xuất, đề nghị sử dụng bảng trong phụ lục kèm theo Mẫu này để làm rõ phần phân bổ cho từng nhà sản xuất. [Bổ sung các dòng “phân bổ tín chỉ giữa các bên tham gia dự án” nếu cần] Tên của Đầu mối liên hệ: Người được ủy quyền ký: Ông □ Bà □ Họ: Tên: Chức vụ: Chữ ký mẫu: Thời gian: Ngày/tháng/năm [Chữ ký của Cơ quan đầu mối đại diện cho các thành viên tham gia dự án đã đăng ký trong Mẫu Phương thức liên lạc] Phân bổ tín chỉ cho từng nhà sản xuất Đề nghị nêu rõ lượng tín chỉ cho mỗi nhà sản xuất tham gia trong dự án dưới dạng “%”, nếu có. Tên của bên tham gia dự án 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 PHỤ LỤC 13a CREDITS ISSUANCE REQUEST FORM (Kèm theo Thông tư số 17/2015/TT-BTNMT ngày 06 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) List of documents to be attached to this form (Please check to confirm) Verification report □ Monitoring report □ A list of documents submitted (in addition to the verification report and the monitoring report) Yes / No (underline as applicable) Please ensure that all documents listed are submitted. ü (please list documents if applicable) Title of the project Reference number Third-party entity (TPE) Period covered by this request Start: dd/mm/yyyy / End: dd/mm/yyyy Verified emission reductions claimed in this request Total: t (tCO2 equivalent) 2013 t 2014 t 2015 t 2016 t 2017 t 2018 t 2019 t 2020 t Allocation of credits among project participants Project participant Allocation of credits (%) * Registry □ Vietnamese side □ Japanese side Account number Project participant Allocation of credits (%) * Registry □ Vietnamese side □ Japanese side Account number * If allocation of credits is different among vintages, please use the table in the annex to this form to specify allocation for each vintage. [Add rows for “allocation of credits among project participants” as necessary] Name of the focal point entity: Authorised signatory: Mr. □ Ms. □ Last name: First name: Title: Specimen signature: Date: dd/mm/yyyy [Signature by the focal point of the project participants as appeared on the MoC] [ANNEX] Allocation of credits for each vintage Please specify allocation of credits for each vintage among project participants in “%”, if applicable. Name of project participants 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 PHỤ LỤC 14 MẪU BÁO CÁO THẨM TRA (Kèm theo Thông tư số 17/2015/TT-BTNMT ngày 06 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) A. Tóm tắt quá trình thẩm tra A.1. Thông tin chung Tên dự án Số tham chiếu Thời gian giám sát Ngày hoàn thành báo cáo giám sát Bên Thứ ba (TPE) Bên tham gia dự án ký hợp đồng thuê TPE Ngày hoàn thành báo cáo A.2. Kết thúc quá trình thẩm tra và mức độ đảm bảo Ý kiến xác nhận chung □ Tích cực □ Tiêu cực □ Ý kiến không đạt Trên cơ sở thực hiện quá trình và quy trình xác nhận, XXX (tên của TPE) đưa ra mức đảm bảo phù hợp rằng lượng phát thải KNK của YYYY (tên dự án) ü Không có sai sót về tài liệu và trình bày đầy đủ dữ liệu và thông tin về KNK, ü Được xây dựng theo các quy định, quy trình, hướng dẫn, mẫu và các tài liệu có liên quan khác của Cơ chế JCM (Trong trường hợp ý kiến xác nhận là tiêu cực, đề nghị đánh dấu vào phần dưới và nêu rõ lý do). □ Ý kiến đạt □ Ý kiến bất lợi □ Từ chối trách nhiệm <Nêu lý do> A.3. Tổng quan về kết quả xác nhận Đề mục Nội dung thẩm tra Không còn đề nghị Sửa đổi (CAR) hoặc Đề nghị Làm rõ (CL) Việc thực hiện dự án với các tiêu chí về tính hợp lệ của phương pháp luận được áp dụng TPE xác định tính phù hợp của dự án và các hoạt động của dự án với các tiêu chí về tính phù hợp của phương pháp luận được áp dụng. □ Việc thực hiện dự án với PDD đã đăng ký hay PDD có sửa đổi đã được phê duyệt TPE đánh giá hiện trạng và các hoạt động của dự án với PDD đã đăng ký/xác minh hoặc PDD có sửa đổi đã được phê duyệt. □ Tần suất hiệu chỉnh và sửa chữa các giá trị đo đạc với các yêu cầu có liên quan Trong trường hợp chọn Phương án C, TPE xác định xem các thiết bị đo đạc có được hiệu chỉnh phù hợp với kế hoạch giám sát và các giá trị đã đo đạc có được sửa chữa phù hợp, nếu cần, để tính lượng phát thải giảm được theo PDD và Hướng dẫn Giám sát. □ Dữ liệu và tính toán lượng phát thải KNK giảm được TPE đánh giá dữ liệu và tính toán lượng phát thải KNK giảm được nhờ/do dự án bằng cách áp dụng phương pháp luận đã phê duyệt được lựa chọn. □ Tránh đăng ký hai lần TPE xác định xem dự án đã đăng ký thực hiện theo các cơ chế giảm nhẹ phát thải khí nhà kính quốc tế nào khác không. □ Những thay đổi sau khi đăng ký TPE xác định xem có những thay đổi sau khi đăng ký so với PDD đã đăng ký và/hay phương pháp luận có thể cản trở việc sử dụng phương pháp luận đã áp dụng không. □ Người được ủy quyền ký: Ông □ Bà □ Họ: Tên: Chức vụ: Chữ ký mẫu: Thời gian: ngày/tháng/năm B. Nhóm xác nhận và các chuyên gia khác Tên Công ty Chức năng* Hiểu biết về Chương trình* Kiến thức kỹ thuật* Kiểm tra thực địa Ông □ Bà □ □ □ Ông □ Bà □ □ □ Ông □ Bà □ □ □ Ông □ Bà □ □ □ C. Cách thức thẩm tra, kết quả và kết luận C.1. Đánh giá kết quả thực hiện và vận hành dự án với các tiêu chí về tính phù hợp của phương pháp luận được áp dụng. <Cách thức thẩm tra> <Kết quả> <Kết luận dựa trên các yêu cầu báo cáo> C.2. Đánh giá việc thực hiện dự án với PDD đã đăng ký hoặc PDD đã sửa đổi được phê duyệt <Cách thức thẩm tra> <Kết quả> <Kết luận dựa trên các yêu cầu báo cáo> C.3. Đánh giá tần suất hiệu chỉnh và sửa chữa các giá trị được đo đạc với các yêu cầu có liên quan <Cách thức thẩm tra> <Kết quả> <Kết luận dựa trên các yêu cầu báo cáo> C.4. Đánh giá dữ liệu và tính toán lượng cắt giảm phát thải KNK <Cách thức thẩm tra> Tham số Các giá trị được quan trắc Phương pháp thẩm tra các giá trị trong báo cáo giám sát kèm theo nguồn <Kết quả> <Kết luận dựa trên các yêu cầu báo cáo> C.5. Đánh giá việc tránh đăng ký hai lần <Cách thức thẩm tra> <Kết quả> <Kết luận dựa trên các yêu cầu báo cáo> C.6. Đánh giá thay đổi sau khi đăng ký <Cách thức thẩm tra> <Kết quả> <Kết luận dựa trên các yêu cầu báo cáo> D. Đánh giá phản hồi những vấn đề tồn tại Đánh giá phản hồi về những vấn đề còn tồn tại như FAR từ giai đoạn xác minh và/hoặc xác nhận trước đây E. Lượng phát thải KNK giảm được thẩm tra Năm Lượng phát thải KNK tham chiếu được thẩm tra (tCO2e) Lượng phát thải KNK của dự án được thẩm tra (tCO2e) Lượng phát thải KNK giảm được thẩm tra (tCO2e) 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng số (tCO2e) F. Danh sách của người được phỏng vấn và Danh mục tài liệu nhận được F.1. Danh sách của người được phỏng vấn F.2. Danh sách của người được phỏng vấn và Danh mục tài liệu nhận được Phụ lục - Các chứng nhận và Lý lịch của các thành viên tham gia thẩm tra, chuyên gia kỹ thuật và phản biện nội bộ của TPE Đính kèm chứng chỉ và sơ yếu lý lịch của các thành viên nhóm thẩm tra của TPE, các chuyên gia kỹ thuật và phản biện nội bộ của TPE PHỤ LỤC 14a VERIFICATION REPORT FORM (Kèm theo Thông tư số 17/2015/TT-BTNMT ngày 06 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) A. Summary of verification A.1. General Information Title of theproject Referencenumber Monitoring period Date of completion of the monitoring report Third-party entity (TPE) Project participant contracting the TPE Date of completion of this report A.2. Conclusion of verificationand level of assurance Overall verification opinion □ Positive □ Negative □ Unqualified opinion Based on the process and procedure conducted, XXX (TPE’s name) provides reasonable assurance that the emission reductions for YYYY (project name) ü Are free of material errors and are a fair representation of the GHG data and information, and ü Are prepared in line with the related JCM rules, procedure, guidelines, forms and other relevant documents (If overall verification opinion is negative, please check below and state its reasons.) □ Qualified Opinion □ Adverse opinion □ Disclaimer <State the reasons> A.3. Overviewof the verification results Item Verification requirements No CAR or CL remaining The project implementation with the eligibility criteria of the applied methodology The TPE determines the conformity of the actual project and its operation with the eligibility criteria of the applied methodology. □ The project implementation against the registered PDD or any approved revised PDD The TPE assesses the status of the actual project and its operation with the registered/validated PDD or any approved revised PDD. □ Calibration frequency and correction of measured values with related requirements If monitoring Option C is selected, the TPE determines whether the measuring equipments have been properly calibrated in line with the monitoring plan and whether measured values are properly corrected, where necessary, to calculate emission reductions in line with the PDD and Monitoring Guidelines. □ Data and calculation of GHG emission reductions The TPE assesses the data and calculations of GHG emission reductions achieved by/resulting from the project by the application of the selected approved methodology. □ Avoidance of double registration The TPE determines whether the project is not registered under other international climate mitigation mechanisms. □ Post registration changes The TPE determines whether there are post registration changes from the registered PDD and/or methodology which prevent the use of the applied methodology. □ Authorised signatory: Mr. □ Ms. □ Last name: First name: Title: Specimen signature: Date: dd/mm/yyyy B. Verification team and other experts Name Company Function* Scheme competence* Technical competence* On-sit e visit Mr. □ Ms. □ □ □ Mr. □ Ms. □ □ □ Mr. □ Ms. □ □ □ Mr. □ Ms. □ □ □ Please specify the following for each item. * Function: Indicate the role of the personnelin the validation activity such as team leader, team member, technical expert, or internal reviewer. * Scheme competence: Check the boxes if the personnel have sufficient knowledge on the JCM. * Technical competence: Indicate if the personnel have sufficient technical competence related to the project under validation. C. Means of verification, findings and conclusions based on reporting requirements C.1. Complianceof the project implementation and operation with the eligibility criteria of the applied methodology <Means of verification> <Findings> Please state if CARs, CLs, or FARs are raised, and how they are resolved. <Conclusion based on reporting requirements> Please stateconclusionbased on reporting requirements. C.2. Assessment of the project implementation against the registered PDD or any approved revised PDD <Means of verification> <Findings> Please state if CARs, CLs, or FARs are raised, and how they are resolved. <Conclusion based on reporting requirements> Please stateconclusionbased on reporting requirements. C.3. Compliance of calibration frequency and correction of measured values with related requirements <Means of verification> <Findings> Please state if CARs, CLs, or FARs are raised, and how they are resolved. <Conclusion based on reporting requirements> Please stateconclusionbased on reporting requirements. C.4. Assessment of data and calculation of GHG emission reductions <Means of verification> Parameters Monitored values Method to check values in the monitoring report with sources <Findings> Please state if CARs, CLs, or FARs are raised, and how they are resolved. <Conclusion based on reporting requirements> Please stateconclusionbased on reporting requirements. C.5. Assessment of avoidance of double registration <Means of verification> <Findings> Please state if CARs, CLs, or FARs are raised, and how they are resolved. <Conclusion based on reporting requirements> Please stateconclusionbased on reporting requirements. C.6. Post registration changes <Means of verification> <Findings> Please state if CARs, CLs, or FARs are raised, and how they are resolved. <Conclusion based on reporting requirements> Please stateconclusionbased on reporting requirements. D. Assessment of response to remaining issues An assessment of response to the remaining issues including FARs from the validation and/or previous verification period, if appropriate E. Verified amount of emission reductions achieved Year Verified Reference Emissions (tCO2e) Verified Project Emissions (tCO2e) Verified Emission Reductions (tCO2e) 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Total (tCO2e) F. List of interviewees and documents received F.1. List of interviewees F.2. List of documents received Annex - Certificates or curricula vitae of TPE’s verification team members, technical experts and internal technical reviewers Please attach certificates or curricula vitae of TPE’s validation team members, technical experts and internal technical reviewers. PHỤ LỤC 15 MẪU HỦY ĐỀ NGHỊ CẤP TÍN CHỈ (Kèm theo Thông tư số 17/2015/TT-BTNMT ngày 06 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) Hình thức hủy: □ (a) Thành viên tham gia dự án tự nguyện hủy đề nghị phê chuẩn trong giai đoạn giám sát cụ thể □ (b) Bên thứ ba sửa đổi Báo cáo thẩm tra Danh mục tài liệu đính kèm Báo cáo xác minh sửa đổi đối với trường hợp (b) □ Thông tin bổ sung (Không bắt buộc: Đề nghị nêu rõ ………………………) □ Số ký hiệu: Tên dự án: Bên thứ ba thực hiện thẩm tra cho giai đoạn theo yêu cầu: Lý do đề nghị rút lại đề nghị phê chuẩn Giai đoạn giám sát đề nghị: Bắt đầu: ngày/tháng/năm Kết thúc: ngày/tháng/năm Tên cơ quan đầu mối: Đại diện có thẩm quyền (chính thức): Nam □ Nữ □ Họ: Tên: Chức vụ: Chữ ký mẫu: Thời gian: Ngày/tháng/năm [Chữ ký của Cơ quan đầu mối đại diện cho các thành viên tham gia dự án đã đăng ký trong Mẫu Phương thức liên lạc] PHỤ LỤC 15a ISSUANCE REQUEST WITHDRAWAL FORM (Kèm theo Thông tư số 17/2015/TT-BTNMT ngày 06 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) Type of withdrawal: □ (a) The project participants voluntarily wish to withdraw a request for issuance for the specified monitoring period □ (b) The TPE has revised its verification report based on new insights and has notified it to the project participants List of documents to be attached to this form: (Please check) Revised validation report, if type of withdrawal is (b) □ Additional information (Optional: please specify ……………………………..) □ Reference number: Title of the project: Third-party entity (TPE) verified the period for which the request was made: Reasons for requesting withdrawal of the issuance request: Monitoring period covered by this request: Start: dd/mm/yyyy / End: dd/mm/yyyy Name of the focal point entity: Authorised signatory: Mr. □ Ms. □ Last name: First name: Title: Specimen signature: Date: dd/mm/yyyy [Signature by the focal point of the project participants as appeared on the MoC]
{ "issuing_agency": "Bộ Tài nguyên và Môi trường", "promulgation_date": "06/04/2015", "sign_number": "17/2015/TT-BTNMT", "signer": "Trần Hồng Hà", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Thong-tu-08-2015-TT-BGTVT-cong-tac-cuu-ho-dinh-muc-du-toan-cong-tac-cuu-ho-tren-duong-cao-toc-272521.aspx
Thông tư 08/2015/TT-BGTVT công tác cứu hộ định mức dự toán công tác cứu hộ trên đường cao tốc mới nhất
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 08/2015/TT-BGTVT Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2015 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC CỨU HỘ VÀ ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CÔNG TÁC CỨU HỘ TRÊN ĐƯỜNG CAO TỐC Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008; Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải; Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ; Căn cứ Nghị định số 32/2014/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc (sau đây gọi là Nghị định số 32/2014/NĐ-CP); Căn cứ Nghị định số 10/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về công tác cứu hộ và định mức dự toán công tác cứu hộ trên đường cao tốc. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Thông tư này quy định về công tác cứu hộ và định mức dự toán công tác cứu hộ trên đường cao tốc. 2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, khai thác và sử dụng đường cao tốc trên lãnh thổ Việt Nam. Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Cứu hộ là hoạt động hỗ trợ phương tiện, hàng hóa tham gia giao thông trên đường cao tốc khi gặp tai nạn, sự cố. 2. Cơ quan quản lý đường cao tốc là Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 3. Đơn vị được giao tổ chức khai thác, bảo trì công trình đường cao tốc (sau đây gọi là đơn vị khai thác, bảo trì) là chủ thể trực tiếp thực hiện việc khai thác, bảo trì công trình đường cao tốc, được xác định trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi thông qua hợp đồng với cơ quan quản lý đường cao tốc hoặc với nhà đầu tư. 4. Nhà đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác, bảo trì công trình đường cao tốc (sau đây gọi là nhà đầu tư) là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc và quản lý, khai thác, bảo trì công trình đường cao tốc. 5. Đối tượng cứu hộ là phương tiện vận tải đường bộ, hàng hóa trên phương tiện cần cứu hộ khi xảy ra tai nạn, sự cố trên đường cao tốc. 6. Đơn vị cứu hộ là tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện thực hiện cung cấp dịch vụ cứu hộ. Điều 3. Phương án cứu hộ và hợp đồng thực hiện công việc cứu hộ 1. Phương án cứu hộ là một bộ phận trong phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc được người có thẩm quyền phê duyệt. 2. Nội dung phương án cứu hộ bao gồm: a) Tình huống cần cứu hộ thường xảy ra: vị trí, số lượng và tình trạng đối tượng cần cứu hộ; b) Địa điểm tập kết đối tượng cứu hộ trên tuyến; c) Thông tin về phương tiện, hành trình và thời gian cứu hộ: số lượng, chủng loại phương tiện và công suất phương tiện cứu hộ huy động, địa chỉ phương tiện cứu hộ xuất phát, đường đi đến hiện trường, các hỗ trợ từ đơn vị khai thác bảo trì, thời gian tiếp cận hiện trường, thời gian thực hiện cứu hộ, đường đi trong và sau khi cứu hộ ứng với từng vị trí, đoạn tuyến tiếp cận để thực hiện cứu hộ. 3. Hoạt động thực hiện công việc cứu hộ là một hạng mục trong hợp đồng quản lý, khai thác và bảo trì đường cao tốc, được ký kết giữa cơ quan quản lý đường cao tốc hoặc nhà đầu tư với đơn vị khai thác, bảo trì. Đơn vị khai thác, bảo trì tự tổ chức thực hiện khi có đủ điều kiện hoặc ký hợp đồng thực hiện các công việc cứu hộ quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều 6 của Thông tư này. Điều 4. Nguyên tắc quản lý, tổ chức thực hiện cứu hộ 1. Khi xảy ra tai nạn, sự cố cần thực hiện công tác cứu hộ trên đường cao tốc, đơn vị khai thác, bảo trì phải tổ chức thực hiện phương án cứu hộ nhanh chóng, kịp thời để giải phóng hiện trường, đảm bảo an toàn giao thông theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 16 của Nghị định số 32/2014/NĐ-CP. 2. Nguồn cung cấp thông tin đề nghị cứu hộ: a) Người điều khiển, chủ phương tiện đề nghị cứu hộ; b) Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến đường cao tốc phát hiện đối tượng cần cứu hộ thông qua hoạt động giám sát giao thông, tuần đường; c) Nguồn thông tin khác. 3. Trường hợp người điều khiển, chủ phương tiện tự tổ chức thực hiện cứu hộ thì ngay sau khi phát hiện sự việc, đơn vị khai thác, bảo trì có trách nhiệm: a) Cử lực lượng đến hiện trường thực hiện giám sát, trợ giúp thực hiện cứu hộ theo phương án cứu hộ được duyệt đảm bảo tuân thủ quy tắc giao thông, an toàn giao thông và thời gian thực hiện; b) Đình chỉ hoạt động tự thực hiện cứu hộ của chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện và khẩn trương tổ chức thực hiện cứu hộ theo phương án cứu hộ khi đối tượng tự thực hiện cứu hộ không đủ điều kiện về thiết bị cứu hộ, vi phạm quy tắc giao thông, vi phạm điều kiện đảm bảo an toàn giao thông, có khả năng kéo dài thời gian thực hiện so với thời gian dự kiến của trường hợp tương tự trong phương án cứu hộ. 4. Trường hợp người điều khiển, chủ phương tiện đề nghị cứu hộ thông qua điện thoại khẩn cấp thì ngay sau khi nhận được đề nghị, đơn vị khai thác, bảo trì tổ chức thực hiện cứu hộ theo phương án cứu hộ. Trong trường hợp tiếp nhận thông tin từ các nguồn khác, đơn vị khai thác, bảo trì xác minh ngay thông tin và quyết định tổ chức thực hiện cứu hộ kịp thời theo phương án cứu hộ. 5. Khi thực hiện công tác cứu hộ, đơn vị khai thác, bảo trì được sử dụng các điểm quay đầu đổi chiều khẩn cấp trên dải phân cách giữa để giảm chiều dài và thời gian hành trình của các xe tuần đường, cứu hộ, hỗ trợ cứu hộ, cảnh báo đảm bảo an toàn giao thông. Điều 5. Trình tự tổ chức thực hiện cứu hộ trên đường cao tốc 1. Ngay sau khi nhận được thông tin đề nghị cứu hộ, đơn vị khai thác, bảo trì xác minh thông tin nếu cần thiết, trực tiếp tổ chức thực hiện cứu hộ hoặc gửi yêu cầu cứu hộ đến đơn vị cứu hộ. Yêu cầu cứu hộ bao gồm các nội dung: a) Vị trí: lý trình, điểm vào đường cao tốc và hướng đi đến; b) Đối tượng cứu hộ: số lượng, trọng lượng và loại hàng hóa; số lượng, loại và tình trạng phương tiện cần cứu hộ; số lượng người cần hỗ trợ cứu hộ; c) Thời gian có mặt tại hiện trường và thời gian dự kiến hoàn thành cứu hộ; d) Địa điểm tập kết của từng đối tượng cứu hộ. 2. Đơn vị khai thác, bảo trì phải điều động lực lượng đến ngay hiện trường phối hợp thực hiện việc sơ cấp cứu ban đầu, phối hợp với các cơ quan chức năng bảo vệ hiện trường, điều tiết giao thông phạm vi hiện trường cứu hộ theo quy định trong suốt thời gian thực hiện cứu hộ. 3. Thứ tự thực hiện cứu hộ: a) Hỗ trợ di chuyển người cần cứu hộ đến địa điểm tập kết; b) Cứu hộ hàng hóa trên phương tiện: Cứu hộ hàng hóa trên phương tiện được thực hiện theo trình tự: tháo dỡ hàng hóa ra khỏi phương tiện cần cứu hộ, đưa vào vị trí tập kết tạm thời (trong phạm vi được cảnh báo); che phủ, bảo vệ hàng hóa nếu cần thiết; bốc xếp hàng hóa lên phương tiện cứu hộ; vận chuyển hàng hóa đến địa điểm tập kết; xếp hàng hóa tại địa điểm tập kết. Việc bốc dỡ, vận chuyển và xếp hàng hóa tuân thủ theo quy định của pháp luật; c) Cứu hộ phương tiện: Thực hiện cứu hộ phương tiện đến địa điểm tập kết theo quy định của Thông tư này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Chỉ được lưu thông trên làn đường sát làn dừng khẩn cấp; d) Bàn giao kết quả cứu hộ và di chuyển phương tiện cứu hộ ra khỏi đường cao tốc; đ) Xác nhận kết quả thực hiện cứu hộ; e) Xác định mức độ, giá trị thiệt hại công trình đường cao tốc do phương tiện được cứu hộ gây ra; g) Dọn dẹp, vệ sinh hiện trường sau cứu hộ. 4. Trường hợp cần thiết, đơn vị khai thác, bảo trì đường cao tốc được phép huy động phương tiện phù hợp đang lưu hành trên đường cao tốc để vận chuyển người cần hỗ trợ cứu hộ về địa điểm tập kết khi điều kiện cho phép và phải đảm bảo an toàn giao thông. Khối lượng cứu hộ này không tính vào khối lượng cứu hộ do đơn vị cứu hộ thực hiện. Điều 6. Quản lý chi phí cứu hộ trên đường cao tốc 1. Nội dung chi phí cứu hộ trên đường cao tốc bao gồm: a) Bảo vệ hiện trường, điều tiết giao thông khu vực hiện trường; b) Vận chuyển người trên phương tiện được cứu hộ đến nơi quy định; c) Bốc dỡ, vận chuyển, xếp hàng hóa trên phương tiện được cứu hộ đến nơi quy định; d) Cẩu, dựng phương tiện, thiết bị được cứu hộ (nếu cần thiết); đ) Vận chuyển phương tiện, thiết bị được cứu hộ đến nơi quy định; e) Xác định mức độ, giá trị thiệt hại công trình đường cao tốc do phương tiện được cứu hộ gây ra; g) Dọn dẹp, vệ sinh hiện trường sau cứu hộ; h) Hỗ trợ cứu hộ (xác minh thông tin, mở và đóng các điểm quay đầu đổi chiều khẩn cấp trên dải phân cách giữa, cảnh báo đảm bảo an toàn giao thông). 2. Chi phí cứu hộ do người điều khiển phương tiện chi trả nếu nguyên nhân dẫn đến việc cần cứu hộ do người điều khiển phương tiện gây ra hoặc do tình trạng kỹ thuật của phương tiện gây ra (kể cả nguyên nhân do xếp, buộc hàng hóa sai quy định). Chi phí cứu hộ do đơn vị được giao tổ chức khai thác, bảo trì hoặc chủ đầu tư tuyến đường cao tốc chi trả nếu nguyên nhân dẫn đến việc cần cứu hộ do hư hỏng của công trình đường cao tốc hoặc nguyên nhân khách quan khác (không do lỗi của người điều khiển phương tiện). 3. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn, sự cố cần cứu hộ do đơn vị khai thác, bảo trì xác định. Trường hợp không đồng ý với nguyên nhân được đề xuất; người điều khiển phương tiện thỏa thuận với đơn vị khai thác, bảo trì lựa chọn tổ chức có chuyên môn phù hợp để xác định nguyên nhân. Chi phí xác định nguyên nhân được tính vào chi phí cứu hộ. Trường hợp không thỏa thuận được thì các bên giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật. 4. Trong trường hợp đặc biệt, các hạng mục công việc cần cứu hộ không có định mức được quy định tại Thông tư này, chi phí thực hiện công tác cứu hộ được xác định trên cơ sở lập dự toán thực tế, trình cơ quan có thẩm quyền sau đây phê duyệt: a) Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc cơ quan được Tổng cục Đường bộ Việt Nam ủy quyền; Sở Giao thông vận tải đối với đường cao tốc được giao quản lý; b) Nhà đầu tư đối với đường cao tốc được đầu tư xây dựng và khai thác theo hình thức hợp đồng BOT hoặc hình thức hợp đồng dự án khác. Điều 7. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân 1. Cơ quan quản lý đường cao tốc: a) Kiểm tra, giám sát đơn vị khai thác, bảo trì trong việc thực hiện công tác cứu hộ và tuân thủ phương án cứu hộ; b) Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện công tác cứu hộ quy định tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư này của các đơn vị liên quan; kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung định mức phù hợp với điều kiện thực tế. 2. Nhà đầu tư: a) Kiểm tra, giám sát đơn vị khai thác, bảo trì trong việc thực hiện công tác cứu hộ và tuân thủ phương án cứu hộ được duyệt; b) Định kỳ báo cáo công tác thực hiện cứu hộ đường cao tốc do mình quản lý về cơ quan quản lý đường cao tốc theo quy định. 3. Đơn vị khai thác, bảo trì: a) Thông báo đến cơ quan quản lý đường cao tốc, nhà đầu tư các thông tin: tên, vị trí, năng lực, hướng tiếp cận hiện trường, số điện thoại liên hệ của tất cả các cơ sở tham gia cung cấp dịch vụ cứu hộ cho từng tuyến đường cao tốc; b) Tiếp nhận thông tin, đưa ra các yêu cầu cứu hộ và tổ chức thực hiện cứu hộ theo phương án tổ chức cứu hộ được duyệt; c) Ghi chép sổ nhật ký cứu hộ; d) Xác nhận chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến cứu hộ để cho phép giải phóng hàng hóa, phương tiện được lưu tại địa điểm tập kết sau cứu hộ; đ) Định kỳ hàng năm, đơn vị khai thác, bảo trì tổ chức lựa chọn đơn vị cứu hộ có đủ năng lực, đáp ứng phương án cứu hộ và có đơn giá cứu hộ hợp lý; thông báo tới cơ quan quản lý đường cao tốc, nhà đầu tư theo quy định. 4. Đơn vị cứu hộ: a) Đảm bảo năng lực cứu hộ sẵn sàng trong thời gian hợp đồng có hiệu lực; b) Thực hiện cứu hộ theo yêu cầu cứu hộ đáp ứng thời gian quy định. 5. Chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện được cứu hộ: a) Tuân thủ trình tự thực hiện cứu hộ quy định tại Điều 5 Thông tư này; b) Tự bảo quản hàng hóa (cả về số lượng, chất lượng) trong thời gian hàng hóa lưu tại địa điểm tập kết sau cứu hộ; c) Chi trả các chi phí cứu hộ liên quan cho đơn vị khai thác, bảo trì. Điều 8. Định mức dự toán công tác cứu hộ trên đường cao tốc Định mức dự toán công tác cứu hộ trên đường cao tốc áp dụng tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 9. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2015. Điều 10. Tổ chức thực hiện 1. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. 2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh các vướng mắc, các tổ chức và cá nhân phản ánh kịp thời bằng văn bản, gửi về Tổng cục Đường bộ Việt Nam để hướng dẫn hoặc tổng hợp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, giải quyết./. Nơi nhận: - Như Điều 10; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; - Các Thứ trưởng; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; - Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT; - Báo GT, Tạp chí GTVT; - Lưu: VT, KCHTGT (15 bản). BỘ TRƯỞNG Đinh La Thăng PHỤ LỤC ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CÔNG TÁC CỨU HỘ TRÊN ĐƯỜNG CAO TỐC (Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2015/TT-BGTVT ngày 14 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) I. THUYẾT MINH VÀ HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG ĐỊNH MỨC 1. Nội dung định mức dự toán Định mức dự toán công tác cứu hộ trên đường cao tốc (sau đây gọi tắt là Định mức dự toán) là định mức kinh tế - kỹ thuật thể hiện mức hao phí về vật liệu, lao động và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác cứu hộ. Định mức dự toán công tác cứu hộ trên đường cao tốc bao gồm: - Mức hao phí vật liệu là số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời lẻ cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng công tác cứu hộ. Mức hao phí vật liệu phụ được tính bằng tỉ lệ % trên chi phí vật liệu chính. - Mức hao phí lao động là số ngày công lao động của công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng công tác cứu hộ (bao gồm cả công nhân phụ). Cấp bậc công nhân trong định mức là cấp bậc bình quân của các công nhân tham gia thực hiện một đơn vị công tác cứu hộ. - Mức hao phí máy thi công là số ca sử dụng máy và thiết bị cứu hộ trực tiếp phục vụ để hoàn thành công tác cứu hộ. 2. Kết cấu định mức dự toán công tác cứu hộ trên đường cao tốc Định mức dự toán công tác cứu hộ trên đường cao tốc được trình bày theo nhóm, loại công tác cứu hộ và được mã hóa thống nhất. Mỗi loại định mức được trình bày tóm tắt thành phần công việc, đơn vị và bảng giá trị. Định mức dự toán công tác cứu hộ trên đường cao tốc chia thành 8 nhóm (bao gồm 17 định mức từ CTCH.01 đến CTCH.17), cụ thể: a) Bảo vệ hiện trường, điều tiết giao thông khu vực hiện trường; b) Vận chuyển người trên phương tiện được cứu hộ đến nơi quy định; c) Bốc dỡ, vận chuyển, xếp hàng hóa trên phương tiện được cứu hộ đến nơi quy định; d) Cẩu, dựng phương tiện, thiết bị được cứu hộ (nếu cần thiết); đ) Vận chuyển phương tiện, thiết bị được cứu hộ đến nơi quy định; e) Xác định mức độ, giá trị thiệt hại công trình đường cao tốc do phương tiện được cứu hộ gây ra; g) Dọn dẹp, vệ sinh hiện trường sau cứu hộ; h) Hỗ trợ cứu hộ (xác minh thông tin, mở và đóng các điểm quay đầu đổi chiều khẩn cấp trên dải phân cách giữa, cảnh báo đảm bảo an toàn giao thông). 3. Hướng dẫn áp dụng Định mức làm cơ sở để lập đơn giá, dự toán chi phí cứu hộ trên đường cao tốc để tổ chức lựa chọn đơn vị cứu hộ và quản lý theo quy định. Trong quá trình áp dụng định mức, nếu công việc có trong định mức nhưng thực tế không làm thì không đưa vào dự toán, nếu công việc không có trong định mức nhưng thực tế phải làm thì vận dụng định mức tương tự để đưa vào dự toán. Trường hợp hao phí trong định mức này không phù hợp hoặc chưa có định mức tương tự, nhà đầu tư, cơ quan quản lý đường cao tốc có thẩm quyền tổ chức xác định và hiệu chỉnh cho phù hợp với thực tế. Trong quá trình thực hiện các định mức nêu trên, nếu phát sinh vướng mắc, các tổ chức và cá nhân phản ánh kịp thời bằng văn bản, gửi về Tổng cục Đường bộ Việt Nam để hướng dẫn hoặc tổng hợp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, giải quyết. II. ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CÔNG TÁC CỨU HỘ TRÊN ĐƯỜNG CAO TỐC 1. Bảo vệ hiện trường và điều tiết giao thông phạm vi hiện trường cứu hộ Thành phần công việc: vận chuyển nhân công, trang thiết bị, biển báo đến hiện trường trong phạm vi 30 km; bố trí trang thiết bị bảo vệ hiện trường và điều tiết giao thông theo quy định; bố trí nhân công cảnh báo, điều tiết và đảm bảo an toàn giao thông. Đơn vị tính: vụ Mã hiệu Nội dung công việc Thành phần hao phí Đơn vị Thời gian thực hiện £1/4 ca £1/2 ca £3/4 ca £1 ca CTCH.01 Bảo vệ hiện trường, điều tiết giao thông phạm vi hiện trường cứu hộ Vật liệu Chóp nón, trụ tiêu cái 15 15 15 15 Biển báo 203 “đường hẹp” cái 2 2 2 2 Biển báo 245 “đi chậm” cái 2 2 2 2 Biển báo 246 “chú ý chướng ngại vật” cái 1 1 1 1 Biển báo 135 “hết tất cả các lệnh cấm” cái 1 1 1 1 Biển báo 302 “mũi tên chỉ hướng” cái 5 5 5 5 Vật liệu khác (cờ, loa, đèn, dây an toàn...) % 5 5 5 5 Nhân công - Bậc thợ 3,0/7 công 1 2 3 4 Máy thi công Ô tô bán tải (có đầy đủ thiết bị cảnh báo) ca 0,25 0,5 0,75 1 Máy khác % 5 5 5 5 1 2 3 4 Ghi chú: - Hao phí vật liệu chóp nón, trụ tiêu và biển báo các loại cho một vụ với thời gian ở hiện trường £ 1 ca được tính bằng 2% định mức hao phí; mỗi ca tiếp theo hao phí vật liệu nêu trên được tính thêm bằng 1% định mức hao phí. - Biển báo theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ. - Máy khác: Chỉ áp dụng trong trường hợp cứu hộ vào ban đêm. 2. Vận chuyển người trên phương tiện được cứu hộ đến nơi quy định Thành phần công việc: sử dụng xe ô tô vận chuyển người từ hiện trường đến vị trí tập kết; cự ly vận chuyển trung bình 30 km. Đơn vị tính: lần vận chuyển Mã hiệu Nội dung công việc Thành phần hao phí Đơn vị Định mức £ 10 người £ 25 người £ 30 người £ 45 người CTCH.02 Vận chuyển người trên phương tiện được cứu hộ đến nơi quy định Máy thi công - Ô tô khách 9 chỗ - Ô tô khách 24 chỗ - Ô tô khách 29 chỗ - Ô tô khách 45 chỗ ca ca ca ca 0,2 0,2 0,2 0,2 1 2 3 4 Ghi chú: Đối với trường hợp số người luân chuyển >45 người, căn cứ vào số người cụ thể để phối hợp các hao phí, định mức trên cho phù hợp. 3. Bốc dỡ, vận chuyển, xếp hàng hóa trên phương tiện được cứu hộ đến nơi quy định Thành phần công việc: sử dụng trang thiết bị chuyên dụng, nhân công tiến hành bốc dỡ, vận chuyển và xếp hàng hóa trên phương tiện cần cứu hộ vào vị trí tập kết. Đơn vị tính: vụ Mã hiệu Nội dung công việc Thành phần hao phí Đơn vị Thời gian thực hiện £ 1/2 ca £ 1 ca CTCH.03 Bốc dỡ, vận chuyển, xếp hàng hóa trên phương tiện được cứu hộ đến nơi quy định Hàng hóa trên xe tải Nhân công - Bậc thợ 3,5/7 công 3 6 Máy thi công - Ô tô cần trục 8 t ca 0,25 0,5 Công - ten -nơ £ 20 feet Nhân công - Bậc thợ 3,5/7 Máy thi công - Ô tô cần trục 16 t - Ô tô cần trục 24 t - Ô tô cần trục 30 t công ca ca ca 1 0,25 0,25 0,25 2 0,5 0,5 0,5 Công - ten - nơ > 20 feet Nhân công - Bậc thợ 3,5/7 Máy thi công - Ô tô cần trục 24 t - Ô tô cần trục 30 t - Ô tô cần trụ > 50 t công ca ca ca 1 0,25 0,25 0,25 2 0,5 0,5 0,5 1 2 Ghi chú: Trong mỗi vụ sử dụng loại máy thi công phù hợp với loại hàng hóa cần cứu hộ và điều kiện thực tế. 4. Cẩu, dựng phương tiện, thiết bị được cứu hộ Thành phần công việc: sử dụng trang thiết bị chuyên dụng hỗ trợ phương tiện bị nghiêng, lật tạm thời ra khỏi vị trí sự cố, đưa vào vị trí an toàn trên làn dừng khẩn cấp hoặc cẩu lên phương tiện vận chuyển đến vị trí tập kết. Đơn vị tính: vụ Mã hiệu Nội dung công việc Thành phần hao phí Đơn vị Thời gian thực hiện <1/4 ca <1/2 ca CTCH.04 Cẩu dựng phương tiện, thiết bị được cứu hộ £ 5 t Nhân công - Bậc thợ 3,5/7 Máy thi công - Ô tô cần trục 5 t công ca 1 0,25 2 0,5 CTCH.05 Cẩu dựng phương tiện, thiết bị được cứu hộ £ 8 t Nhân công - Bậc thợ 3,5/7 Máy thi công - Ô tô cần trục 8 t công ca 1 0,25 2 0,5 CTCH.06 Cẩu dựng phương tiện, thiết bị được cứu hộ £ 10 t Nhân công - Bậc thợ 3,5/7 Máy thi công - Ô tô cần trục 10 t công ca 1 0,25 2 0,5 CTCH.07 Cẩu dựng phương tiện, thiết bị được cứu hộ £ 16t Nhân công - Bậc thợ 3,5/7 Máy thi công - Ô tô cần trục lót công ca 1 0,25 2 0,5 CTCH.08 (*) Cẩu dựng phương tiện được cứu hộ chở công - ten - nơ 20 feet (hoặc phương tiện ³16 t) Nhân công - Bậc thợ 3,5/7 Máy thi công - Ô tô cần trục 16 t - Ô tô cần trục 24 t - Ô tô cần trục 30 t công ca ca ca 2 0,25 0,25 0,25 4 0,5 0,5 0,5 CTCH.09 (*) Cẩu dựng phương tiện được cứu hộ chở công - ten - nơ > 20 feet Nhân công - Bậc thợ 3,5/7 Máy thi công - Ô tô cần trục 24 t - Ô tô cần trục 30 t - Ô tô cần trục ³ 50 t công ca ca ca 2 0,25 0,25 0,25 4 0,5 0,5 0,5 1 2 Ghi chú: (*) Trong mỗi vụ sử dụng loại máy thi công phù hợp với loại phương tiện, thiết bị cần cứu hộ và điều kiện thực tế. 5. Vận chuyển phương tiện, thiết bị được cứu hộ đến vị trí tập kết Thành phần công việc: Sử dụng trang thiết bị chuyên dụng vận chuyển, đưa phương tiện cần cứu hộ đến vị trí tập kết; cự ly vận chuyển trung bình 30 km. Đơn vị tính: vụ Mã hiệu Nội dung công việc Thành phần hao phí Đơn vị Thời gian thực hiện <1/2 ca <1 ca CTCH.10 Vận chuyển phương tiện, thiết bị được cứu hộ đến vị trí tập kết (£ 8 t) Nhân công - Bậc thợ 3,5/7 Máy thi công - Ô tô cần trục 5 t - Ô tô cần trục 8 t công ca ca 0,5 0,2 0,2 0,75 0,3 0,3 CTCH.11 Vận chuyển phương tiện, thiết bị được cứu hộ đến vị trí tập kết (£ 10 t) Nhân công - Bậc thợ 3,5/7 Máy thi công - Ô tô cần trục 8 t - Ô tô cần trục 10 t công ca ca 0,5 0,2 0,2 0,75 0,3 0,3 CTCH.12 Vận chuyển phương tiện, thiết bị được cứu hộ đến vị trí tập kết (£ 16 t) Nhân công - Bậc thợ 3,5/7 Máy thi công - Ô tô cần trục 10 t - Ô tô cần trục 16 t công ca ca 0,5 0,2 0,2 0,75 0,3 0,3 CTCH.13 Vận chuyển phương tiện, thiết bị được cứu hộ đến vị trí tập kết (Công - ten - nơ £ 20 feet) Nhân công - Bậc thợ 3,5/7 Máy thi công - Ô tô cần trục 10 t - Ô tô cần trục 16 t - Ô tô cần trục 24 t công ca ca ca 1 0,2 0,2 0,2 1,5 0,3 0,3 0,3 CTCH.14 Vận chuyển phương tiện, thiết bị được cứu hộ đến vị trí tập kết (Công - ten - nơ >20 feet) Nhân công - Bậc thợ 3,5/7 Máy thi công - Ô tô cần trục 16 t - Ô tô cần trục 24 t - Ô tô cần trục 30 t công ca ca ca 1 0,25 0,25 0,25 1,5 0,5 0,5 0,5 1 2 Ghi chú: Trong mỗi một vụ sử dụng loại máy thi công phù hợp với loại phương tiện, thiết bị cần cứu hộ và điều kiện thực tế. 6. Xác định mức độ, giá trị thiệt hại công trình đường cao tốc do phương tiện được cứu hộ gây ra Thành phần công việc: sử dụng ô tô đưa cán bộ chuyên môn đến hiện trường đo vẽ, quay phim (nếu cần), chụp ảnh; xác định mức độ, giá trị thiệt hại; lập biên bản các hạng mục hư hỏng do tai nạn gây ra; lập hồ sơ yêu cầu bồi thường. Đơn vị tính: vụ Mã hiệu Nôi dung công việc Thành phần hao phí Đơn vị Định mức CTCH.15 Xác định mức độ, giá trị thiệt hại công trình đường cao tốc do phương tiện được cứu hộ gây ra Nhân công - Bậc thợ 3,5/7 Máy thi công - Ô tô con 4 chỗ - Máy khác công ca % 0,5 0,25 5 1 7. Dọn dẹp, vệ sinh hiện trường sau cứu hộ Thành phần công việc: di chuyển xe phun nước đến hiện trường thực hiện vệ sinh diện tích mặt đường khu vực cứu hộ, dùng nhân công vệ sinh các dấu vết va chạm trên lan can, dải phân cách, biển báo hiệu (nếu có). Cự ly di chuyển trung bình 30 km. Đơn vị tính: vụ Mã hiệu Nội dung công việc Thành phần hao phí Đơn vị Định mức CTCH.16 Dọn dẹp, vệ sinh hiện trường sau cứu hộ Vật liệu - Cát thô Nhân công - Bậc thợ 3,0/7 Máy thi công - Xe téc rửa đường 5 m3 - Ô tô tải 1,5 t m3 công ca ca 1 1 0,25 0,25 1 Ghi chú: Khối lượng hao phí cát và ô tô tải 1,5 t tính cho trường hợp có sự cố tràn dầu, hóa chất trên bề mặt đường cần vệ sinh. 8. Hỗ trợ cứu hộ (xác minh thông tin, mở và đóng các điểm quay đầu đổi chiều khẩn cấp trên dải phân cách giữa) Thành phần công việc: dùng xe tuần đường chở nhân công đến hiện trường xác minh thông tin; mở đóng các điểm quay đầu đổi chiều khẩn cấp trên dải phân cách giữa và cảnh báo đảm bảo an toàn giao thông cho các phương tiện cứu hộ quay đầu chuyển hướng. Đơn vị tính: vụ Mã hiệu Nội dung công việc Thành phần hao phí Đơn vị Thời gian thực hiện £ 1/4 ca £ 1/2 ca CTCH.17 Hỗ trợ cứu hộ (xác minh thông tin , mở và đóng các điểm quay đầu đổi chiều khẩn cấp trên dải phân cách giữa) Nhân công - Bậc thợ 3,5/7 - Máy thi công - Ô tô cần trục 3,5 t công ca 0,5 0,25 1 0,5 1 2
{ "issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải", "promulgation_date": "14/04/2015", "sign_number": "08/2015/TT-BGTVT", "signer": "Đinh La Thăng", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-tu-lien-tich-58-2015-TTLT-BCT-BKHCN-quan-ly-chat-luong-thep-san-xuat-trong-nuoc-nhap-khau-303986.aspx
Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước nhập khẩu
BỘ CÔNG THƯƠNG – BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2015 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THÉP SẢN XUẤT TRONG NƯỚC VÀ THÉP NHẬP KHẨU Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006; Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007; Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư liên tịch quy định về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Phạm vi Điều chỉnh: a) Thông tư liên tịch này quy định về quản lý chất lượng đối với sản phẩm thép sản xuất trong nước và sản phẩm thép nhập khẩu (phân loại theo mã HS) quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này. b) Các sản phẩm thép sau đây không thuộc phạm vi Điều chỉnh của Thông tư liên tịch này: - Sản phẩm thép sản xuất để xuất khẩu, nhập khẩu theo Hợp đồng gia công hàng xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu, theo Hợp đồng sản xuất hàng để xuất khẩu; sản phẩm thép do các doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp hoạt động trong khu chế xuất nhập khẩu làm nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu; - Sản phẩm thép đã quy định cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật khác; - Sản phẩm thép phục vụ Mục đích an ninh, quốc phòng; - Sản phẩm thép sản xuất trong nước, nhập khẩu để sử dụng trong các dự án, công trình quan trọng quốc gia; dự án, công trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. - Sản phẩm thép sản xuất trong nước, nhập khẩu phục vụ chế tạo trong nước quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này. 2. Đối tượng áp dụng: a) Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu và sử dụng thép; b) Các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng thép; c) Các tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định; d) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Điều 2. Giải thích từ ngữ 1. Tiêu chuẩn công bố áp dụng là tập hợp các thông số kỹ thuật bắt buộc theo quy định tại Thông tư liên tịch này và nội dung cần thiết khác về sản phẩm thép do tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thép tự công bố (dựa trên tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn cơ sở). 2. Lô hàng hóa là tập hợp sản phẩm thép được xác định về số lượng, có cùng tên gọi, mác, nhãn hiệu, kiểu loại, đặc tính kỹ thuật, của cùng một cơ sở sản xuất được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu. 3. Các thuật ngữ khác sử dụng trong Thông tư liên tịch này được quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. Chương II QUY ĐỊNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THÉP Điều 3. Công bố tiêu chuẩn áp dụng và áp dụng phương pháp thử nghiệm không phá hủy 1. Các sản phẩm thép trước khi lưu thông phải được công bố tiêu chuẩn áp dụng. 2. Đối với các loại thép được phân loại theo mã HS quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này: a) Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sử dụng tiêu chuẩn cơ sở để công bố áp dụng, tiêu chuẩn cơ sở phải có các yêu cầu kỹ thuật không được thấp hơn các yêu cầu kỹ thuật quy định tại tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) tương ứng của Việt Nam. b) Trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) của Việt Nam, tiêu chuẩn cơ sở phải có các yêu cầu kỹ thuật không được thấp hơn các yêu cầu kỹ thuật quy định tại tiêu chuẩn quốc gia tương ứng của nước xuất khẩu hoặc tiêu chuẩn quốc tế. c) Trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam, của nước xuất khẩu hoặc chưa có tiêu chuẩn quốc tế thì tiêu chuẩn cơ sở phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Khoản 4 Điều này. 3. Đối với các loại thép được phân loại theo mã HS quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này: Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sử dụng tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) tương ứng của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc gia tương ứng của nước xuất khẩu để công bố áp dụng. 4. Tiêu chuẩn công bố phải bao gồm các chỉ tiêu cơ bản của sản phẩm thép như sau: a) Chỉ tiêu kích thước, ngoại quan và cơ lý: - Kích thước hình học: đường kính/chiều dày, chiều rộng; chiều dài; - Ngoại quan: bề mặt, mép cán; - Chỉ tiêu cơ lý: + Giới hạn chảy; giới hạn bền kéo; độ giãn dài tương đối; hoặc + Giới hạn chảy; giới hạn bền kéo; độ giãn dài tương đối; giới hạn độ bền uốn; hoặc + Giới hạn chảy; giới hạn bền kéo; giới hạn độ cứng; giới hạn độ bền uốn. - Đối với sản phẩm có phủ/mạ/tráng: công bố bổ sung độ dày của lớp phủ/mạ/tráng và độ bám dính. b) Chỉ tiêu hóa học: - Tất cả các sản phẩm thép phải thực hiện công bố hàm lượng của 05 nguyên tố hóa học C, Si, Mn, P, S; - Đối với sản phẩm thép không gỉ (rỉ) phải công bố bổ sung thêm hàm lượng của 02 nguyên tố hóa học Cr, Ni; - Đối với sản phẩm thép hợp kim phải công bố bổ sung tối thiểu hàm lượng của 01 nguyên tố hợp kim (theo chủng loại thép hợp kim do tổ chức, cá nhân đăng ký). 5. Các sản phẩm thép sau đây được phép áp dụng biện pháp kiểm tra không phá hủy trong đánh giá chất lượng: a) Sản phẩm thép có chiều dày từ 10 mm trở lên; thép cây đặc có đường kính từ 50 mm trở lên; b) Sản phẩm thép góc, thép hình, thép hình lượn sóng; c) Sản phẩm thép dạng khuôn hộp kín, có chiều rộng trên 150 mm và chiều dày không dưới 4 mm, không ở dạng cuộn và không có hình nổi. Điều 4. Quy định quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước 1. Tổ chức, cá nhân sản xuất thép trong nước có trách nhiệm công bố tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm thép của mình. Tiêu chuẩn công bố thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch này. 2. Việc ghi nhãn hàng hóa thực hiện theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa; Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN ngày 06 tháng 4 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số Điều của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP và Thông tư số 14/2007/TT-BKHCN ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc bổ sung Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN . Điều 5. Quy định quản lý chất lượng thép nhập khẩu 1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu sản phẩm thép có trách nhiệm công bố tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm thép nhập khẩu. Tiêu chuẩn công bố thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch này. 2. Sản phẩm thép nhập khẩu phải được đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng bởi tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định. 3. Việc ghi nhãn hàng hóa thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Thông tư liên tịch này. 4. Hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với thép nhập khẩu bao gồm: a) Bản tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm thép sử dụng để công bố; b) Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn của hàng hóa nhập khẩu do tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc Chứng thư giám định phù hợp tiêu chuẩn của hàng hóa nhập khẩu do tổ chức giám định được chỉ định cấp. 5. Đối với các loại thép được phân loại theo mã HS quy định tại Mục 2 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải bổ sung: a) Giấy xác nhận nhu cầu nhập khẩu thép của Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động xác nhận nhu cầu nhập khẩu thép để trực tiếp phục vụ sản xuất, gia công cơ khí, chế tạo và cam kết không sử dụng thép nhập khẩu để sản xuất các sản phẩm thép phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép làm cốt bê tông (QCVN 07:2011/BKHCN). Giấy xác nhận của Sở Công Thương có giá trị 06 tháng kể từ ngày ban hành. b) Bản kê khai thép nhập khẩu có xác nhận của Bộ Công Thương (Vụ Công nghiệp nặng). Bản kê khai nhập khẩu thép có giá trị 01 tháng kể từ ngày Bộ Công Thương (Vụ Công nghiệp nặng) xác nhận. Trường hợp vi phạm nội dung cam kết, kê khai, tổ chức, cá nhân sẽ phải chịu trách nhiệm theo các qui định của pháp luật về hải quan và thuế. Bộ Công Thương (Vụ Công nghiệp nặng) sẽ tạm đình chỉ việc xác nhận kê khai đối với tổ chức, cá nhân vi phạm cho đến khi sai phạm được khắc phục. Điều 6. Trình tự, thủ tục xác nhận nhu cầu nhập khẩu thép 1. Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đề nghị xác nhận nhu cầu nhập khẩu thép để trực tiếp phục vụ sản xuất, gia công cơ khí, chế tạo và cam kết không sử dụng thép để sản xuất thép phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép làm cốt bê tông tại Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động, hồ sơ bao gồm: a) Giấy đề nghị xác nhận nhu cầu nhập khẩu thép để trực tiếp phục vụ sản xuất, gia công cơ khí, chế tạo và cam kết không sử dụng thép nhập khẩu để sản xuất các sản phẩm thép phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép làm cốt bê tông với số lượng nhập khẩu phù hợp với công suất của dây chuyền sản xuất, gia công trong một thời gian nhất định theo kê khai; b) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của tổ chức, cá nhân; c) Bản Thuyết minh cơ sở vật chất (diện tích nhà xưởng, kho bãi, dây chuyền công nghệ), năng lực sản xuất của tổ chức, cá nhân, chủng loại sản phẩm và nhu cầu thép làm nguyên liệu sản xuất (tấn/năm) có ký tên, đóng dấu của đại diện tổ chức, cá nhân. 2. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Sở Công Thương sẽ tiến hành xem xét hồ sơ và ban hành văn bản xác nhận. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, Sở Công Thương thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để hoàn chỉnh hồ sơ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ được chỉnh sửa, bổ sung đầy đủ theo quy định, Sở Công Thương ban hành văn bản xác nhận và gửi cho tổ chức, cá nhân theo đường bưu điện vào ngày ban hành. Điều 7. Trình tự, thủ tục xác nhận kê khai nhập khẩu thép 1. Tổ chức, cá nhân nộp 03 Bản kê khai thép nhập khẩu (theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này) tại Bộ Công Thương, 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội hoặc gửi qua đường bưu điện; 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Bộ Công Thương (Vụ Công nghiệp nặng) tiến hành xem xét và xác nhận trực tiếp vào Bản kê khai nhập khẩu thép. Trường hợp Bản kê khai không phù hợp, Bộ Công Thương (Vụ Công nghiệp nặng) thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để chỉnh sửa. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản kê khai chỉnh sửa đúng quy định, Bộ Công Thương (Vụ Công nghiệp nặng) xác nhận và gửi lại tổ chức, cá nhân theo đường bưu điện vào ngày xác nhận. Điều 8. Chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp 1. Việc thử nghiệm, giám định, chứng nhận sự phù hợp chất lượng thép sản xuất trong nước, thép nhập khẩu quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này do tổ chức thử nghiệm, tổ chức giám định, tổ chức chứng nhận được chỉ định thực hiện. 2. Bộ Công Thương chỉ định tổ chức thử nghiệm chất lượng thép, cụ thể: a) Đối với tổ chức thử nghiệm trong nước: trình tự, thủ tục chỉ định được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 09/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp và Thông tư số 11/2011/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 09/2009/TT-BKHCN ; b) Đối với tổ chức thử nghiệm nước ngoài: thực hiện đánh giá năng lực thử nghiệm thực tế của tổ chức thử nghiệm tại nước ngoài theo trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư số 26/2013/TT-BKHCN ngày 15 tháng 11 năm 201 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (Thông tư số 26/2013/TT-BKHCN) hoặc thực hiện thừa nhận kết quả thử nghiệm của tổ chức thử nghiệm tại nước ngoài căn cứ trên Hiệp định hoặc Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp. 3. Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định tổ chức giám định, tổ chức chứng nhận chất lượng thép. Yêu cầu, trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức giám định, tổ chức chứng nhận được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 09/2009/TT- BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 và Thông tư số 11/2011/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 09/2009/TT-BKHCN . 4. Yêu cầu đối với tổ chức thử nghiệm được chỉ định a) Đối với tổ chức thử nghiệm trong nước: - Đã đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm theo quy định tại Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp, Thông tư số 10/2011/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ; - Xây dựng, áp dụng và duy trì hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng đối với phòng thử nghiệm theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005; b) Đối với tổ chức thử nghiệm nước ngoài: Đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 6 Thông tư số 26/2013/TT-BKHCN . 5. Bộ Công Thương thừa nhận kết quả thử nghiệm (test report/mill test) của tổ chức thử nghiệm tại nước xuất khẩu đối với chỉ tiêu điện từ và độ từ thẩm của thép mỏng kỹ thuật điện nhập khẩu, với các Điều kiện như sau: a) Tổ chức thử nghiệm tại nước xuất khẩu phải có năng lực được công nhận phù hợp Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005 do tổ chức công nhận là thành viên tham gia ký Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau của Hiệp hội Công nhận phòng thí nghiệm Quốc tế (ILAC-International Laboratory Accreditation Cooperation), Hiệp hội Công nhận phòng thí nghiệm Châu Á-Thái Bình Dương (AP AC- Asian Pacific aboratory Accreditation Cooperation) đánh giá và cấp chứng chỉ công nhận. b) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu nộp bản sao chứng chỉ công nhận còn thời hạn hiệu lực kèm theo phạm vi được công nhận (có dấu sao y của Tổ chức, cá nhân nhập khẩu) để Bộ Công Thương xem xét, quyết định. Chương III KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÉP Điều 9. Trình tự, thủ tục và nội dung kiểm tra chất lượng thép sản xuất trong nước Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm thép sản xuất trong nước được thực hiện theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và theo các nội dung tại Điều 4 Thông tư liên tịch này. Điều 10. Trình tự, thủ tục và nội dung kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm thép nhập khẩu được thực hiện như sau: - Bước 1: Đánh giá sự phù hợp về chất lượng của thép do tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định thực hiện. - Bước 2: Kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với thép nhập khẩu. 1. Đánh giá sự phù hợp về chất lượng của thép do tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định thực hiện: a) Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu lựa chọn phương thức đánh giá sự phù hợp theo lô hàng nhập khẩu: Việc đánh giá sự phù hợp của lô hàng được thực hiện theo phương thức 7 (Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hoá) quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và do tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định thực hiện. Chi phí cho hoạt động đánh giá sự phù hợp của lô hàng nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại Khoản 15 Điều 12 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. b) Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu lựa chọn theo phương thức đánh giá sự phù hợp tại nước xuất khẩu: Việc đánh giá sự phù hợp của sản phẩm thép được thực hiện theo phương thức 5 (Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất) quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và do tổ chức chứng nhận được chỉ định thực hiện, cụ thể: - Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, lập kế hoạch, chương trình đánh giá và tổ chức thực hiện việc đánh giá trên cơ sở hợp đồng ký kết với tổ chức, cá nhân đăng ký và báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ. Sau khi nhận được báo cáo của tổ chức chứng nhận, trong trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ cử thành viên giám sát hoạt động đánh giá chứng nhận tại nước xuất khẩu của tổ chức chứng nhận. Chi phí cho các thành viên giám sát này do tổ chức chứng nhận bảo đảm, mức chi quy định tại Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí. - Thực hiện đánh giá hệ thống quản lý chất lượng, lấy mẫu điển hình tại nơi sản xuất theo quy định, gửi thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá sự phù hợp của mẫu thử nghiệm. Nếu kết quả đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và kết quả thử nghiệm mẫu điển hình đạt yêu cầu, tổ chức chứng nhận cấp Giấy chứng nhận có thời hạn hiệu lực 03 năm cho tổ chức, cá nhân. - Kết thúc quá trình đánh giá, tổ chức chứng nhận có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ đánh giá và báo cáo kết quả về Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ. - Trong thời gian hiệu lực của Giấy chứng nhận đã cấp, tổ chức chứng nhận phải thực hiện việc đánh giá giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc lấy trên thị trường (tại cửa khẩu nhập khẩu) kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất tại nơi sản xuất với tần suất không quá 12 tháng/lần. Kết quả đánh giá giám sát là căn cứ để tổ chức chứng nhận duy trì hoặc đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực của Giấy chứng nhận đã cấp. 2. Trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với thép nhập khẩu. a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với thép nhập khẩu tại cơ quan kiểm tra nhà nước nơi tổ chức, cá nhân làm thủ tục hải quan, hồ sơ bao gồm: - Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng của thép nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục V Thông tư liên tịch này; - Bản sao (có đóng dấu của tổ chức, cá nhân) Hợp đồng (Contract), Danh Mục hàng hóa (Packing list); Hóa đơn (Invoice),Vận đơn (Bill of Lading); Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O); - Bản sao (có đóng dấu của tổ chức, cá nhân) Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn của thép nhập khẩu do tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc Chứng thư giám định phù hợp tiêu chuẩn của thép nhập khẩu do tổ chức giám định được chỉ định cấp; - Đối với các loại thép được phân loại theo mã HS quy định tại Mục 2 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này, hồ sơ phải bổ sung thêm Bản kê khai thép nhập khẩu đã được Bộ Công Thương xác nhận và bản sao Giấy xác nhận nhu cầu nhập khẩu thép của Sở Công Thương b) Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan kiểm tra phải ra Thông báo kết quả kiểm tra hàng hóa nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng theo mẫu quy định Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này. c) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, cơ quan kiểm tra xác nhận các hạng Mục hồ sơ còn thiếu trong Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này và yêu cầu tổ chức, cá nhân nhập khẩu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trong thời gian 25 ngày làm việc. Trường hợp quá thời hạn nêu trên mà vẫn chưa bổ sung đủ hồ sơ thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải có văn bản gửi cơ quan kiểm tra nêu rõ lý do và thời gian hoàn thành. Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu không hoàn thiện đầy đủ hồ sơ trong thời gian quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn thời gian bổ sung hồ sơ, cơ quan kiểm tra ra Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này, trong thông báo nêu rõ “ ô hàng không hoàn thiện đầy đủ hồ sơ” gửi tới tổ chức, cá nhân nhập khẩu và cơ quan hải quan. d) Trường hợp thép nhập khẩu có Giấy tờ không phù hợp với hồ sơ nhập khẩu hoặc không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra ra Thông báo kết quả kiểm tra hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu chất lượng theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này, trong đó phải nêu rõ lý do và gửi tới tổ chức, cá nhân nhập khẩu và cơ quan Hải quan. 3. Cơ quan hải quan căn cứ vào Thông báo kết quả kiểm tra hàng hóa nhập khẩu để làm thủ tục thông quan hàng hóa cho tổ chức, cá nhân hoặc xử lý theo quy định tại Luật Hải quan. Đối với các loại thép được phân loại theo mã HS quy định tại Mục 2 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này, phải bổ sung thêm Bản kê khai thép nhập khẩu đã được Bộ Công Thương (Vụ Công nghiệp nặng) xác nhận và bản sao Giấy xác nhận nhu cầu nhập khẩu thép của Sở Công Thương. Điều 11. Quy định về áp dụng các hình thức kiểm tra giảm đối với thép nhập khẩu 1. Việc áp dụng hình thức kiểm tra giảm được thực hiện bởi tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định sau khi có Thông báo chấp thuận đồng ý áp dụng hình thức kiểm tra giảm của Bộ Công Thương. Tùy thuộc vào chế độ kiểm tra giảm, có 02 (hai) hình thức kiểm tra giảm như sau: a) Hình thức 1: lấy mẫu giảm (giảm số lượng mẫu lấy/lô hàng nhập khẩu) để thực hiện thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp theo tiêu chuẩn công bố áp dụng. Loại hình kiểm tra giảm này được áp dụng đối với sản phẩm thép có cùng tiêu chuẩn công bố, cùng mác thép, do cùng một nhà sản xuất, nhập khẩu 03 lần liên tiếp, được đánh giá sự phù hợp tại cùng một tổ chức đánh giá sự phù hợp, đạt yêu cầu về chất lượng. Thời hạn kiểm tra giảm là 01 năm kể từ lần nhập khẩu lần thứ tư (04). b) Hình thức 2: kiểm tra hồ sơ nhập khẩu so với thực tế lô hàng nhập khẩu, thực hiện giám sát thông qua thử nghiệm mẫu (mẫu được lấy tại cửa khẩu nhập khẩu), đánh giá sự phù hợp của mẫu thử nghiệm theo tiêu chuẩn công bố áp dụng. Loại hình kiểm tra giảm này được áp dụng đối với các trường hợp sau: - Đối với sản phẩm thép có cùng tiêu chuẩn công bố, cùng mác thép, do cùng một nhà sản xuất, nhập khẩu 10 lần liên tiếp, được đánh giá sự phù hợp tại cùng một tổ chức chứng nhận được chỉ định đạt yêu cầu về chất lượng. Thời hạn kiểm tra giảm là 02 năm kể từ lần nhập khẩu lần thứ mười một (11). - Lô sản phẩm thép nhập khẩu đã có kết quả thử nghiệm của tổ chức thử nghiệm tại nước ngoài (không hoạt động tại Việt Nam) được thừa nhận hoặc được Bộ Công Thương chỉ định theo quy định hiện hành và có kết quả thử nghiệm đạt yêu cầu theo quy định tại Thông tư liên tịch này. 2. Trình tự, thủ tục kiểm tra giảm đối với thép nhập khẩu: a) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thép đáp ứng yêu cầu quy định tại Khoản 1 Điều này, lập 01 bộ hồ sơ đề nghị kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu theo hình thức kiểm tra giảm gửi về Bộ Công Thương để được xem xét, xử lý, hồ sơ bao gồm: - Đơn đề nghị kiểm tra chất lượng theo hình thức kiểm tra giảm theo mẫu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này; - Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với đơn vị đăng ký lần đầu): 01 bản (có đóng dấu sao y bản chính của tổ chức, cá nhân); - Giấy xác nhận số lần kiểm tra liên tiếp (ứng với từng loại hình đăng ký áp dụng kiểm tra giảm) tại tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định theo mẫu tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này. b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương sẽ xem xét, trả lời việc áp dụng hình thức kiểm tra giảm đối với thép nhập khẩu. Thông báo chấp thuận áp dụng hình thức kiểm tra giảm theo mẫu tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này. c) Căn cứ vào Thông báo chấp thuận áp dụng các hình thức kiểm tra giảm của cơ quan quản lý, tổ chức, cá nhân nhập khẩu thép, tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định thực hiện việc kiểm tra giảm theo quy định tại Khoản Điều này. 3. Quy định về kiểm tra giảm a) Đối với hình thức 1 quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này: - Căn cứ vào Thông báo chấp thuận áp dụng hình thức kiểm tra giảm (sau đây viết tắt là Thông báo) của Bộ Công Thương, tổ chức, cá nhân nhập khẩu thép và tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định có tên trong Thông báo tiến hành kiểm tra giảm đối với các lô thép nhập khẩu. Chi phí thực hiện hoạt động đánh giá sự phù hợp của lô thép nhập khẩu theo hình thức kiểm tra giảm do tổ chức, cá nhân nhập khẩu thép chi trả theo quy định tại Khoản 15 Điều 12; Khoản 2 Điều 19 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Việc lấy mẫu kiểm tra giảm thực hiện theo Mục 3.1.22 của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7790-1:2007 Quy trình lấy mẫu để kiểm tra định tính - Phần 1: Chương trình lấy mẫu được xác định theo giới hạn chấp nhận (AQ ) để kiểm tra từng lô. - Trong quá trình kiểm tra giảm, nếu lô hàng không bảo đảm chất lượng thì tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định phải tiến hành đánh giá sự phù hợp của lô thép nhập khẩu theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 10 của Thông tư liên tịch này, đồng thời gửi báo cáo về Bộ Công Thương để xem xét xử lý hủy bỏ hiệu lực áp dụng hình thức kiểm tra giảm. - Không áp dụng hình thức kiểm tra giảm đối với nh ng lô hàng nhập khẩu trong thời hạn hiệu lực được áp dụng hình thức kiểm tra giảm khi có sự gia tăng đột biến về khối lượng hoặc số lượng (gấp 1,5 lần bình quân của 03 lô hàng nhập khẩu liên tiếp khi lập hồ sơ đăng ký áp dụng hình thức kiểm tra giảm). b) Đối với hình thức 2 quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này: - Căn cứ vào Thông báo chấp thuận áp dụng hình thức kiểm tra giảm (sau đây viết tắt là Thông báo) của Bộ Công Thương, tổ chức, cá nhân nhập khẩu thép và tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định có tên trong Thông báo tiến hành kiểm tra hồ sơ đối với các lô thép nhập khẩu. - Trong thời hạn hiệu lực của Thông báo, tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định có tên trong Thông báo phải thực hiện đánh giá giám sát với tần suất không quá 06 tháng/lần. Chi phí thực hiện đánh giá giám sát do tổ chức, cá nhân nhập khẩu thép chi trả theo quy định tại Khoản 15 Điều 12; Khoản 2 Điều 19 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. - Trong quá trình thực hiện nếu kết quả kiểm tra hồ sơ và thực tế lô thép nhập khẩu có sự khác biệt (không phù hợp) thì tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định phải tiến hành đánh giá sự phù hợp của lô thép nhập khẩu theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 10 của Thông tư liên tịch này, đồng thời gửi Báo cáo về Bộ Công Thương để xem xét xử lý hủy bỏ hiệu lực áp dụng hình thức kiểm tra giảm. - Trong quá trình thực hiện đánh giá giám sát, nếu lô thép nhập khẩu có kết quả đánh giá về chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng thì tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định phải tiến hành đánh giá sự phù hợp của lô thép nhập khẩu theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 10 của Thông tư liên tịch này, đồng thời gửi báo cáo về Bộ Công Thương để xem xét xử lý hủy bỏ hiệu lực áp dụng hình thức kiểm tra giảm. - Không áp dụng theo hình thức kiểm tra hồ sơ đối với nh ng lô hàng nhập khẩu trong thời hạn hiệu lực được áp dụng hình thức kiểm tra hồ sơ khi có sự gia tăng đột biến về khối lượng hoặc số lượng (gấp 1,5 lần bình quân của 10 lô hàng nhập khẩu liên tiếp khi lập hồ sơ đăng ký theo hình thức kiểm tra hồ sơ). 4. Hoạt động thanh tra, kiểm tra chất lượng của thép nhập khẩu đối với các tổ chức, cá nhân nhập khẩu thép đã được áp dụng các hình thức đánh giá sự phù hợp của thép nhập khẩu bằng hình thức kiểm tra giảm: Căn cứ vào thông tin phản ánh trên thị trường, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định phối hợp thực hiện việc kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với sản phẩm thép của tổ chức, cá nhân nhập khẩu mặt hàng tương ứng. Chi phí lấy mẫu hàng hóa và thử nghiệm mẫu được thực hiện theo quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. 5. Không áp dụng các hình thức kiểm tra giảm đối với các sản phẩm thép nhập khẩu có mã HS quy định trong Danh Mục tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này. Để đáp ứng nhu cầu quản lý Danh Mục các sản phẩm thép quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II và Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này sẽ được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế. Điều 12. Xử lý đối với lô sản phẩm không phù hợp 1. Đối với sản phẩm thép sản xuất trong nước xử lý theo quy định tại Điều 30 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và quy định tại Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19 ngày 7 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa. 2. Đối với sản phẩm nhập khẩu xử lý theo quy định tại Điều 36 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và quy định tại Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19 ngày 7 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Chương IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 13. Trách nhiệm của Bộ Công Thương 1. Chỉ định, kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức thử nghiệm chất lượng thép được chỉ định. 2. Tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký kiểm tra giảm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu thép và thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương; kiểm tra sự tuân thủ nội dung của Bản kê khai thép nhập khẩu đã được xác nhận. Trường hợp phát hiện tổ chức, cá nhân vi phạm các nội dung trong Bản kê khai, Bộ Công Thương thông báo với cơ quan hải quan và cơ quan thuế để xử lý theo quy định pháp luật về hải quan và thuế. 3. Lập kế hoạch kiểm tra hàng năm về chất lượng thép sản xuất trong nước (kể cả thép làm cốt bê tông) và thép nhập khẩu. 4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện việc kiểm tra chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu. 5. Trong trường hợp cần thiết, giám sát hoạt động đánh giá chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định tại nước xuất khẩu. 6. Sửa đổi, bổ sung Danh Mục các sản phẩm thép quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II và Phụ lục III của Thông tư liên tịch này để bảo đảm các yêu cầu quản lý. 7. Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định do Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định. Điều 14. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ 1. Chỉ định, kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định chất lượng thép được chỉ định. 2. Trong trường hợp cần thiết, giám sát hoạt động đánh giá chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định tại nước xuất khẩu. Căn cứ kết quả giám sát, quyết định việc đình chỉ, hủy bỏ, duy trì hiệu lực của quyết định chỉ định chứng nhận. 3. Phối hợp với Bộ Công Thương và các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện kiểm tra chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu. 4. Phối hợp với Bộ Công Thương kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức thử nghiệm do Bộ Công Thương chỉ định. Điều 15. Trách nhiệm của cơ quan Hải quan 1. Chỉ thông quan hàng hóa khi tổ chức, cá nhân nhập khẩu cung cấp bản Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng theo quy định tại Thông tư liên tịch này. Đối với các loại thép được phân loại theo mã HS quy định tại Mục 2 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này, phải bổ sung thêm Bản kê khai thép nhập khẩu đã được Bộ Công Thương (Vụ Công nghiệp nặng) xác nhận và bản sao Giấy xác nhận nhu cầu nhập khẩu thép của Sở Công Thương. 2. Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xử lý đối với lô thép nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về chất lượng theo quy định của Luật Hải quan. 3. Giám sát, thống kê tình hình nhập khẩu thép quy định tại Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này và cung cấp số liệu nhập khẩu hàng quý phục vụ quản lý nhà nước. Điều 16. Trách nhiệm của các Sở Công Thương 1. Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện thanh tra, kiểm tra chất lượng thép trên địa bàn quản lý. 2. Phối hợp với cơ quan Hải quan, Sở Khoa học và Công nghệ trên địa bàn quản lý thực hiện xử lý đối với lô thép nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về chất lượng theo quy định của Luật Hải quan. 3. Xác nhận nhu cầu nhập khẩu thép đối với các chủng loại thép phân loại theo mã HS quy định tại Mục 2 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này. Điều 17. Trách nhiệm của các Sở Khoa học và Công nghệ 1. Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương tổ chức thanh tra, kiểm tra chất lượng thép trên địa bàn quản lý. 2. Phối hợp với cơ quan Hải quan, Sở Công Thương trên địa bàn quản lý thực hiện xử lý đối với lô thép nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về chất lượng theo quy định của Luật Hải quan. Điều 18. Trách nhiệm của các Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 1. Tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng thép nhập khẩu theo quy định tại Thông tư liên tịch này. 2. Chủ trì thực hiện việc kiểm tra chất lượng thép lưu thông trên địa bàn quản lý. 3. Tổng hợp, báo cáo kết quả đăng ký kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu định kỳ hàng quý, 6 tháng (trước ngày 15 tháng 7), hàng năm (trước ngày 15 tháng 01 năm sau) hoặc đột xuất theo yêu cầu. Báo cáo gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) và Bộ Công Thương (Vụ Khoa học và Công nghệ). Điều 19. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thép 1. Tuân thủ và thực hiện các quy định tại Thông tư liên tịch này. 2. Lưu giữ hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với thép. 3. Thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. 4. Chịu sự thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật và tuân thủ quyết định thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều 20. Trách nhiệm của tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định 1. Tuân thủ và thực hiện các quy định tại Thông tư liên tịch này. 2. Thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và quy định của pháp luật liên quan. Đối với tổ chức thử nghiệm được chỉ định, trong thời hạn hiệu lực của quyết định chỉ định, phải tham gia chương trình thử nghiệm thành thạo hoặc so sánh liên phòng tối thiểu 01 lần đối với lĩnh vực thử nghiệm thép. 3. Thông báo cho cơ quan ra quyết định chỉ định về mọi thay đổi có ảnh hưởng tới năng lực hoạt động thử nghiệm, chứng nhận, giám định đã đăng ký trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi. 4. Tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định, tổ chức thử nghiệm được chỉ định có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả đánh giá sự phù hợp định kỳ hàng quý, 6 tháng (trước ngày 15 tháng 7); hàng năm (trước ngày 15 tháng 01 năm sau) hoặc đột xuất theo yêu cầu. Báo cáo gửi về Bộ Công Thương (Vụ Khoa học và Công nghệ) và Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ). 5. Chịu sự thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật và tuân thủ quyết định thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 21. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 3 năm 2016 và thay thế Thông tư liên tịch số 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu. 2. Các Quyết định chỉ định tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định, tổ chức thử nghiệm và các Quyết định miễn kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu tại nước xuất khẩu (tại nguồn) có giá trị đến hết ngày có hiệu lực ghi trên Quyết định chỉ định, Quyết định miễn kiểm tra của Bộ Công Thương hoặc Bộ Khoa học và Công nghệ. Điều 22. Trách nhiệm thi hành 1. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, sử dụng thép; các cơ quan quản lý chất lượng thép; các tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định, tổ chức thử nghiệm được chỉ định và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư liên tịch này. 2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn trong Thông tư liên tịch này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới. 3. Trong quá trình triển khai, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ để có hướng dẫn sửa đổi, bổ sung./. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Cao Quốc Hưng KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trần Việt Thanh Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Tổng cục Hải quan; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ; - Sở KHCN các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Công báo; Cổng TTĐT Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ; - Lưu: VT (BCT, BKHCN). PHỤ LỤC I DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM THÉP KHÔNG THUỘC PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH CỦA THÔNG TƯ LIÊN TỊCH (NHẬP KHẨU PHỤC VỤ CHẾ TẠO TRONG NƯỚC) (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 58 /2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ) Mã hàng Mô tả hàng hóa 7208 Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên, được cán nóng, chưa phủ, mạ hoặc tráng. 7208.10.00 - Dạng cuộn, chưa được gia công quá mức cán nóng, có hình dập nổi 7208.25.00 - - Chiều dày từ 4,75 mm trở lên 7208.26.00 - - Chiều dày từ mm đến dưới 4,75 mm 7208.36.00 - - Chiều dày trên 10 mm 7208.37.00 - - Chiều dày từ 4,75 mm đến 10 mm 7208.38.00 - - Chiều dày từ mm đến dưới 4,75 mm 7208.51.00 - - Chiều dày trên 10 mm 7208.52.00 - - Chiều dày từ 4,75 mm đến 10 mm 7208.53.00 - - Chiều dày từ mm đến dưới 4,75 mm 7209 Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên, cán nguội (ép nguội), chưa dát phủ, mạ hoặc tráng. 7209.17.00 - - Có chiều dày từ 0,5 mm đến 1 mm 7209.18.10 - - - Tấm thép đen (tôn đen) cán để tráng thiếc (Tin - mill blackplate - TMBP) 7209.18.91 - - - - Có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 0,17 mm 7209.18.99 - - - - Loại khác 7209.27.00 - - Có chiều dày từ 0,5 mm đến 1 mm 7209.28.10 - - - Có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 0,17 mm 7209.28.90 - - - Loại khác 7211 Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm, chưa phủ, mạ hoặc tráng. 7211.13.10 - - - Dạng đai và dải, chiều rộng trên 150 mm nhưng không quá 400 mm 7211.13.90 - - - Loại khác 7211.14.11 - - - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm 7211.14.12 - - - - Dạng lượn sóng, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng 7211.14.19 - - - - Loại khác 7211.14.21 - - - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm 7211.14.22 - - - - Dạng lượn sóng, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng 7211.14.29 - - - - Loại khác 7211.19.11 - - - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm 7211.19.12 - - - - Dạng lượn sóng, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng 7211.19.19 - - - - Loại khác 7211.19.21 - - - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm 7211.19.22 - - - - Dạng lượn sóng, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng 7211.19.23 - - - - Loại khác, chiều dày không quá 0,17mm 7211.19.29 - - - - Loại khác 7211.23.10 - - - Dạng lượn sóng 7211.23.20 - - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm 7211.23.30 - - - Loại khác, chiều dày không quá 0,17 mm 7211.23.90 - - - Loại khác 7211.29.10 - - - Dạng lượn sóng 7211.29.20 - - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm 7211.29.30 - - - Loại khác, chiều dày không quá 0,17 mm 7211.29.90 - - - Loại khác 7211.90.10 - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm 7211.90.20 - - Dạng lượn sóng, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng 7211.90.30 - - Loại khác, chiều dày không quá 0,17 mm 7211.90.90 - - Loại khác 7213 Sắt hoặc thép không hợp kim, dạng thanh và que, dạng cuộn cuốn không đều, được cán nóng. 7213.91.20 - - - Thép cốt bê tông 7213.99.20 - - - Thép cốt bê tông 7214 Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác, chưa được gia công qua mức rèn, cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn nóng, kể cả những dạng này được xoắn sau khi cán. 7214.20.31 - - - - Thép cốt bê tông 7214.20.41 - - - - Thép cốt bê tông 7214.20.51 - - - - Thép cốt bê tông 7214.20.61 - - - - Thép cốt bê tông 7215 Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác. 7215.50.91 - - - Thép cốt bê tông 7215.90.10 - - Thép cốt bê tông 7216 Sắt hoặc thép không hợp kim dạng góc, khuôn, hình. 7216.10.00 - Hình ch U, I hoặc H, chưa được gia công quá mức cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn, có chiều cao dưới 80 mm 7216.22.00 - - Hình ch T 7216.31.00 - - Hình ch U 7216.32.00 - - Hình ch I 7216.33.00 - - Hình ch H 7216.50.10 - - Có chiều cao dưới 80 mm 7216.50.90 - - Loại khác 7217 Dây của sắt hoặc thép không hợp kim. 7217.10.22 - - - Dây tanh; thép dây dẹt cuộn tang; thép dây dự ứng lực; dây thép dễ cắt gọt 7217.10.31 - - - Dây thép làm nan hoa; dây tanh; thép dây dẹt cuộn tang; thép dây dự ứng lực; dây thép dễ cắt gọt 7217.20.10 - - Chứa hàm lượng carbon dưới 0,25% tính theo trọng lượng 7217.20.20 - - Chứa hàm lượng carbon từ 0,25% đến dưới 0,45% tính theo trọng lượng 7217.20.91 - - - Dây thép dùng làm lõi cho cáp dẫn điện bằng nhôm (ACSR) 7217.30.11 - - - Mạ hoặc tráng thiếc 7217.30.19 - - - Loại khác 7217.30.21 - - - Mạ hoặc tráng thiếc 7217.30.29 - - - Loại khác 7217.30.31 - - - Dây thép phủ hợp kim đồng loại dùng để làm tanh lốp cao su loại bơm hơi (dây tanh) 7218 Thép không gỉ ở dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác; bán thành phẩm của thép không gỉ. 7218.10.00 - Ở dạng thỏi đúc và dạng thô khác 7218.91.00 - - Có mặt cắt ngang hình ch nhật (trừ hình vuông) 7218.99.00 - - Loại khác 7219 Các sản phẩm của thép không gỉ cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên. 7219.11.00 - - Chiều dày trên 10 mm 7219.12.00 - - Chiều dày từ 4,75 mm đến 10 mm 7219.13.00 - - Chiều dày từ mm đến dưới 4,75 mm 7219.14.00 - - Chiều dày dưới mm 7219.21.00 - - Chiều dày trên 10 mm 7219.22.00 - - Chiều dày từ 4,75 mm đến 10 mm 7219.23.00 - - Chiều dày từ mm đến dưới 4,75mm 7219.24.00 - - Chiều dày dưới mm 7219.31.00 - - Chiều dày từ 4,75 mm trở lên 7220 Các sản phẩm thép không gỉ được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm. 7220.11.10 - - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm 7220.11.90 - - - Loại khác 7220.12.10 - - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm 7220.12.90 - - - Loại khác 7221.00.00 Thanh và que thép không gỉ được cán nóng, dạng cuộn cuốn không đều. 7222 Thép không gỉ dạng thanh và que khác; thép không gỉ ở dạng góc, khuôn và hình khác. 7222.11.00 - - Có mặt cắt ngang hình tròn 7222.19.00 - - Loại khác 7222.20.10 - - Có mặt cắt ngang hình tròn 7222.20.90 - - Loại khác 7222.30.10 - - Có mặt cắt ngang hình tròn 7222.30.90 - - Loại khác 7222.40.10 - - Chưa được gia công quá mức cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn qua khuôn 7222.40.90 - - Loại khác 7223.00.00 Dây thép không gỉ. 7225 Thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên. 7225.11.00 - - Các hạt (cấu trúc tế vi) kết tinh có định hướng 7225.19.00 - - Loại khác 7225.30.10 - - Thép gió 7225.30.90 - - Loại khác 7225.40.10 - - Thép gió 7225.40.90 - - Loại khác 7225.50.10 - - Thép gió 7225.91.10 - - - Thép gió 7225.92.10 - - - Thép gió 7225.99.10 - - - Thép gió 7226 Sản phẩm của thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm. 7226.11.10 - - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm 7226.11.90 - - - Loại khác 7226.19.10 - - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm 7226.19.90 - - - Loại khác 7226.20.10 - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm 7226.20.90 - - Loại khác 7226.91.10 - - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm 7226.92.10 - - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm 7227.10.00 - Bằng thép gió 7227.20.00 - Bằng thép mangan - silic 7228.10.10 - - Có mặt cắt ngang hình tròn 7228.10.90 - - Loại khác 7228.20.11 - - - Chưa được gia công quá mức cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn qua khuôn 7228.20.19 - - - Loại khác 7228.20.91 - - - Chưa được gia công quá mức cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn qua khuôn 7228.20.99 - - - Loại khác 7228.40.90 - - Loại khác 7228.50.90 - - Loại khác 7228.60.90 - - Loại khác 7228.80.11 - - - Có mặt cắt ngang hình tròn 7228.80.19 - - - Loại khác 7228.80.90 - - Loại khác 7229 Dây thép hợp kim khác 7229.20.00 - Bằng thép silic-mangan 7229.90.10 - - Bằng thép gió PHỤ LỤC II DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM THÉP PHẢI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN CƠ SỞ, TIÊU CHUẨN QUỐC GIA (TCVN), TIÊU CHUẨN KHU VỰC, TIÊU CHUẨN CỦA CÁC NƯỚC VÀ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 58 /2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ) Mã hàng Mô tả hàng hóa 7206 Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thỏi đúc hoặc các dạng thô khác (trừ sản phẩm có chứa sắt thuộc nhóm 72.03) 7206.10.10 - - Có hàm lượng carbon trên 0,6% tính theo trọng lượng 7206.10.90 - - Loại khác 7206.90.00 - Loại khác 7207 Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng bán thành phẩm 7207.11.00 - - Mặt cắt ngang hình ch nhật (kể cả hình vuông), có chiều rộng nhỏ hơn hai lần chiều dày 7207.12.10 - - - Phôi dẹt (dạng phiến) 7207.12.90 - - - Loại khác 7207.19.00 - - Loại khác 7207.20.10 - - - Phôi dẹt (dạng phiến) 7207.20.21 - - - - Dạng khối được tạo hình bằng cách rèn; phôi dạng tấm 7207.20.29 - - - - Loại khác 7207.20.91 - - - Phôi dẹt (dạng phiến) 7207.20.92 - - - - Dạng khối được tạo hình thô bằng cách rèn; phôi dạng tấm 7207.20.99 - - - - Loại khác 7208 Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên, được cán nóng, chưa phủ, mạ hoặc tráng. 7208.27.10 - - - Chiều dày dưới 2 mm 7208.27.90 - - - Loại khác 7208.39.00 - - Chiều dày dưới mm 7208.40.00 - Dạng không cuộn, chưa được gia công quá mức cán nóng, có hình dập nổi trên bề mặt 7208.54.00 - - Chiều dày dưới mm 7208.90.00 - Loại khác 7209 Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, cán nguội (ép nguội), chưa dát phủ, mạ hoặc tráng. 7209.15.00 - - Có chiều dày từ mm trở lên 7209.16.00 - - Có chiều dày trên 1 mm đến dưới mm 7209.25.00 - - Có chiều dày từ mm trở lên 7209.26.00 - - Có chiều dày trên 1 mm đến dưới mm 7209.90.10 - - Dạng lượn sóng 7209.90.90 - - Loại khác 7210 Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên, đã phủ, mạ hoặc tráng. 7210.11.10 - - - Có hàm lượng carbon từ 0,6% trở lên tính theo trọng lượng 7210.11.90 - - - Loại khác 7210.12.10 - - - Có hàm lượng carbon từ 0,6% trở lên tính theo trọng lượng 7210.12.90 - - - Loại khác 7210.20.10 - - Có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 1,5 mm 7210.20.90 - - Loại khác 7210.30.11 - - - Chiều dày không quá 1,2 mm 7210.30.12 - - - Chiều dày trên 1,2 mm nhưng không quá 1,5 mm 7210.30.19 - - - Loại khác 7210.30.91 - - - Chiều dày không quá 1,2 mm 7210.30.99 - - - Loại khác 7210.41.11 - - - - Chiều dày không quá 1,2 mm 7210.41.12 - - - - Chiều dày trên 1,2 mm nhưng không quá 1,5 mm 7210.41.19 - - - - Loại khác 7210.41.91 - - - - Chiều dày không quá 1,2 mm 7210.41.99 - - - - Loại khác 7210.49.11 - - - - Được phủ, mạ hoặc tráng kẽm bằng phương pháp hợp kim hoá bề mặt có hàm lượng carbon dưới 0,04% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 1,2 mm 7210.49.12 - - - - Loại khác, chiều dày không quá 1,2 mm 7210.49.13 - - - - Chiều dày trên 1,2 mm nhưng không quá 1,5 mm 7210.49.19 - - - - Loại khác 7210.49.91 - - - - Chiều dày không quá 1,2 mm 7210.49.99 - - - - Loại khác 7210.50.00 - Được mạ hoặc tráng bằng oxit crom hoặc bằng crom và oxit crom 7210.61.11 - - - - Chiều dày không quá 1,2 mm 7210.61.12 - - - - Chiều dày trên 1,2 mm nhưng không quá 1,5 mm 7210.61.19 - - - - Loại khác 7210.61.91 - - - - Chiều dày không quá 1,2 mm 7210.61.99 - - - - Loại khác 7210.69.11 - - - - Chiều dày không quá 1,2 mm 7210.69.12 - - - - Chiều dày trên 1,2 mm nhưng không quá 1,5 mm 7210.69.19 - - - - Loại khác 7210.69.91 - - - - Chiều dày không quá 1,2 mm 7210.69.99 - - - - Loại khác 7210.70.10 - - Có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 1,5 mm 7210.70.90 - - Loại khác 7210.90.10 - - Có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 1,5 mm 7210.90.90 - - Loại khác 7212 Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm, đã phủ, mạ hoặc tráng 7212.10.10 - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm 7212.10.91 - - - Có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng 7212.10.99 - - - Loại khác 7212.20.10 - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm 7212.20.20 - - Loại khác, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 1,5 mm 7212.20.90 - - Loại khác 7212.30.10 - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm 7212.30.20 - - Loại khác, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 1,5 mm 7212.30.91 - - - Được phủ, mạ hoặc tráng kẽm bằng phương pháp hợp kim hoá bề mặt có hàm lượng carbon dưới 0,04% tính theo trọng lượng 7212.30.99 - - - Loại khác 7212.40.10 - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm 7212.40.20 - - Loại khác, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 1,5 mm 7212.40.90 - - Loại khác 7212.50.11 - - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm 7212.50.12 - - - Loại khác, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 1,5 mm 7212.50.19 - - - Loại khác 7212.50.21 - - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm 7212.50.22 - - - Loại khác, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 1,5 mm 7212.50.29 - - - Loại khác 7212.50.91 - - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm 7212.50.92 - - - Loại khác, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 1,5 mm 7212.50.99 - - - Loại khác 7212.60.10 - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm 7212.60.20 - - Loại khác, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 1,5 mm 7212.60.90 - - Loại khác 7213 Sắt hoặc thép không hợp kim, dạng thanh và que, dạng cuộn cuốn không đều, được cán nóng. 7213.10.00 - Có răng khía, rãnh, gân hoặc các dạng khác được tạo thành trong quá trình cán 7213.20.00 - Loại khác, bằng thép dễ cắt gọt 7213.91.10 - - - Loại dùng để sản xuất que hàn 7213.91.90 - - - Loại khác 7213.99.10 - - - Loại dùng để sản xuất que hàn 7213.99.90 - - - Loại khác 7214 Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác, mới chỉ qua rèn, cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn nóng, kể cả công đoạn xoắn sau khi cán. 7214.10.11 - - - Có mặt cắt ngang hình tròn 7214.10.19 - - - Loại khác 7214.10.21 - - - Có mặt cắt ngang hình tròn 7214.10.29 - - - Loại khác 7214.20.39 - - - - Loại khác 7214.20.49 - - - - Loại khác 7214.20.59 - - - - Loại khác 7214.20.69 - - - - Loại khác 7214.30.00 - Loại khác, bằng thép dễ cắt gọt 7214.91.10 - - - Có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng 7214.91.20 - - - Có hàm lượng carbon từ 0,6% trở lên tính theo trọng lượng 7214.99.10 - - - Có hàm lượng carbon từ 0,6% trở lên tính theo trọng lượng, loại trừ dạng mặt cắt ngang hình tròn 7214.99.90 - - - Loại khác 7215 Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác. 7215.10.00 - Bằng thép dễ cắt gọt, chưa được gia công quá mức tạo hình nguội hoặc gia công kết thúc nguội 7215.50.10 - - Có hàm lượng carbon từ 0,6% trở lên tính theo trọng lượng, trừ dạng mặt cắt ngang hình tròn 7215.50.99 - - - Loại khác 7215.90.90 - - Loại khác 7216 Sắt hoặc thép không hợp kim dạng góc, khuôn, hình. 7216.21.00 - - Hình ch 7216.40.00 - Hình ch hoặc ch T, chưa được gia công quá mức cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn, có chiều cao từ 80 mm trở lên 7216.61.00 - - Thu được từ các sản phẩm cán phẳng 7216.69.00 - - Loại khác 7216.91.00 - - Được tạo hình hoặc hoàn thiện trong quá trình gia công nguội từ các sản phẩm cán phẳng 7216.99.00 - - Loại khác 7217 Dây của sắt hoặc thép không hợp kim. 7217.10.10 - - Có hàm lượng carbon dưới 0,25% tính theo trọng lượng 7217.10.29 - - - Loại khác 7217.10.39 - - - Loại khác 7217.20.99 - - - Loại khác 7217.30.32 - - - Loại khác, mạ hoặc tráng thiếc 7217.30.39 - - - Loại khác 7217.90.10 - - Có hàm lượng carbon dưới 0,25% tính theo trọng lượng 7217.90.90 - - Loại khác 7219 Các sản phẩm của thép không gỉ cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên. 7219.32.00 - - Chiều dày từ mm đến dưới 4,75 mm 7219.33.00 - - Chiều dày trên 1 mm đến dưới mm 7219.34.00 - - Chiều dày từ 0,5 mm đến 1 mm 7219.35.00 - - Chiều dày dưới 0,5 mm 7219.90.00 - Loại khác 7220 Các sản phẩm của thép không gỉ được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm. 7220.20.10 - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm 7220.20.90 - - Loại khác 7220.90.10 - - Dạng đai và dải, chiều rộng không quá 400 mm 7220.90.90 - - Loại khác 7224 Thép hợp kim khác ở dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác; các bán thành phẩm bằng thép hợp kim khác. 7224.10.00 - Ở dạng thỏi đúc và dạng thô khác 7224.90.00 - Loại khác 7225 Thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên. 7225.50.90 - - Loại khác 7225.91.90 - - - Loại khác 7225.92.90 - - - Loại khác 7225.99.90 - - - Loại khác 7226 Sản phẩm của thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm. 7226.91.90 - - - Loại khác 7226.92.90 - - - Loại khác 7226.99.19 - - - - Loại khác 7226.99.11 - - - - Mạ hoặc tráng kẽm 7226.99.91 - - - - Mạ hoặc tráng kẽm 7226.99.99 - - - - Loại khác 7227 Các dạng thanh và que, của thép hợp kim khác, được cán nóng, dạng cuộn không đều. 7227.90.00 - Loại khác 7228 Các dạng thanh và que khác bằng thép hợp kim khác; các dạng góc, khuôn và hình, bằng thép hợp kim khác; thanh và que rỗng, bằng thép hợp kim hoặc không hợp kim. 7228.30.10 - - Có mặt cắt ngang hình tròn 7228.30.90 - - Loại khác 7228.40.10 - - Có mặt cắt ngang hình tròn 7228.50.10 - - Có mặt cắt ngang hình tròn 7228.60.10 - - Có mặt cắt ngang hình tròn 7228.70.10 - - Chưa được gia công quá mức cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn qua khuôn 7228.70.90 - - Loại khác 7229 Dây thép hợp kim khác 7229.90.90 - - Loại khác 7306 Các loại ống, ống dẫn và thanh hình có mặt cắt rỗng khác, bằng sắt hoặc thép (ví dụ, nối mở, hàn, tán đinh hoặc ghép bằng cách tương tự) 7306.50.90 - - Loại khác PHỤ LỤC III DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM THÉP PHẢI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA (TCVN) CỦA VIỆT NAM, TIÊU CHUẨN QUỐC GIA CỦA NƯỚC XUẤT KHẨU (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ) 1. Danh Mục các sản phẩm thép phải kiểm tra chất lượng Mã hàng Mô tả hàng hóa 7207 Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng bán thành phẩm 7207.11.00 - - Mặt cắt ngang hình ch nhật (kể cả hình vuông), có chiều rộng nhỏ hơn hai lần chiều dày 7207.12.10 - - - Phôi dẹt (dạng phiến) 7207.12.90 - - - Loại khác 7207.19.00 - - Loại khác 7207.20.10 - - - Phôi dẹt (dạng phiến) 7207.20.21 - - - - Dạng khối được tạo hình bằng cách rèn ; phôi dạng tấm 7207.20.29 - - - - Loại khác 7207.20.91 - - - Phôi dẹt (dạng phiến) 7207.20.92 - - - -Dạng khối được tạo hình thô bằng cách rèn; phôi dạng tấm 7207.20.99 - - - - Loại khác 7210 Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên, đã phủ, mạ hoặc tráng 7210.11.10 - - - Có hàm lượng carbon từ 0,6% trở lên tính theo trọng lượng 7210.11.90 - - - Loại khác 7210.12.10 - - - Có hàm lượng carbon từ 0,6% trở lên tính theo trọng lượng 7210.12.90 - - - Loại khác 7210.20.10 - - Có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng và chiều dày không quá 1,5 mm 7210.20.90 - - Loại khác 7210.30.11 - - - Chiều dày không quá 1,2 mm 7210.30.12 - - - Chiều dày trên 1,2 mm nhưng không quá 1,5 mm 7224 Thép hợp kim khác ở dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác; các bán thành phẩm bằng thép hợp kim khác. 7224.10.00 - Ở dạng thỏi đúc và dạng thô khác 7224.90.00 - Loại khác 7225 Thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên. 7225.91.90 - - - Loại khác 7225.92.90 - - - Loại khác 7226 Sản phẩm của thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm. 7226.99.11 - - - - Mạ hoặc tráng kẽm 7226.99.91 - - - - Mạ hoặc tráng kẽm 7306 Các loại ống, ống dẫn và thanh hình có mặt cắt rỗng khác, bằng sắt hoặc thép (ví dụ, nối mở, hàn, tán đinh hoặc ghép bằng cách tương tự) 7306.50.90 - - Loại khác 2. Danh Mục các sản phẩm thép phải kê khai nhập khẩu, xác nhận nhu cầu nhập khẩu thép. Các sản phẩm thép có mã HS: 7224.10.00; 7224.90.00. PHỤ LỤC IV MẪU BẢN KÊ KHAI THÉP NHẬP KHẨU (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ) TÊN TỔ CHỨC CÁ NHÂN -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số:……………… V/v đăng ký xác nhận kê khai thép hợp kim nhập khẩu ……, ngày …… tháng năm …… BẢN KÊ KHAI THÉP NHẬP KHẨU Kính gửi: Bộ Công Thương Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31/12/2015 của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu, (tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu) đề nghị Bộ Công Thương xác nhận đăng ký kê khai thép hợp kim nhập khẩu để trực tiếp phục vụ sản xuất, gia công cơ khí, chế tạo; không sử dụng thép hợp kim nhập khẩu để sản xuất các sản phẩm thép dùng làm thép cốt bê tông theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép làm cốt bê tông (QCVN 07:2011/BKHCN). PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu thép hợp kim: 2. Mã số thuế: 3. Địa chỉ của trụ sở chính: 4. Điện thoại: Fax: Email: 5. Họ và tên người đại diện pháp luật: 6. Mục đích sử dụng thép nhập khẩu: trực tiếp phục vụ sản xuất, gia công cơ khí, chế tạo. Không sử dụng thép hợp kim nhập khẩu để sản xuất các sản phẩm thép phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép làm cốt bê tông. 7. Văn bản xác nhận của Sở Công Thương số:…….ngày…. tháng…. năm…. 8. Vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải số:…….ngày…. tháng…. năm…. 9. Hóa đơn thương mại số:…….ngày…. tháng…. năm…. 10. Cửa khẩu nhập thép: 11. Nhận kết quả: Nhận trực tiếp: □ Chuyển phát thường: □ PHẦN II. THÔNG TIN VỀ THÉP HỢP KIM NHẬP KHẨU TT Mã HS Chủng loại thép Mác thép Khối lượng Xuất xứ 1 7224.10.00 2 7224.90.00 Đã đăng ký tại Bộ Công Thương Hà Nội, Ngày.......tháng......năm 20…. (Đăng ký có giá trị thực hiện 30 ngày kể từ ngày Bộ Công Thương ký xác nhận) ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC CÁ NHÂN (Ghi rõ chức danh, ký tên và đóng dấu) PHỤ LỤC V MẪU ĐĂNG KÝ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÉP NHẬP KHẨU (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 58 /2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------------- ………, ngày ………. tháng ……. năm ….. ĐĂNG KÝ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÉP NHẬP KHẨU Kính gửi: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh/thành phố.... Tên tổ chức, cá nhân:…................................................................. Địa chỉ liên lạc:.…......Điện thoại :……..Fax :........... E-mail :. ............................. Đăng ký kiểm tra chất lượng thép sau: STT Tên sản phẩm thép nhập khẩu, nhãn hiệu Xuất xứ, nhà sản xuất Khối lượng/số lượng Cửa khẩu nhập Thời gian nhập khẩu ▪ Địa chỉ tập kết hàng hóa: ....................................................................................... ▪ Hồ sơ kèm theo gồm có các tài liệu sau đây: - Hợp đồng (Contract) số:......................................................................................... - Danh Mục hàng hóa (Packing list):......................................................................... - Hóa đơn số (Invoice):.............................................................................................. - Vận đơn số (Bill of Lading):.................................................................................... - Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O):............................................................................. - Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc Chứng thư giám định phù hợp tiêu chuẩn:............................do tổ chức......................................cấp. Chúng tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và chất lượng lô hàng nhập khẩu phù hợp với tiêu chuẩn.................................. TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA Vào số đăng ký số............ Ngày.....tháng......năm 20...... (Đại diện ký tên, đóng dấu) ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN (Họ tên, chữ ký, đóng dấu) PHỤ LỤC VI MẪU PHIẾU TIẾP NHẬN HỒ SƠ ĐĂNG KÝ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÉP NHẬP KHẨU (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ) TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: /..... ........, ngày....... tháng...... năm 20...... PHIẾU TIẾP NHẬN HỒ SƠ ĐĂNG KÝ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÉP NHẬP KHẨU STT Hạng Mục kiểm tra Có/không Ghi chú 1 Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu □ 2 Hợp đồng (Contract) (bản sao) □ 3 Danh Mục hàng hóa (Packing list) □ 4 Hóa đơn số (Invoice) (bản sao) □ 5 Vận đơn số (Bill of Lading) (bản sao) □ 6 Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) (bản sao) □ 7 Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn (bản sao) □ 8 Chứng thư giám định phù hợp tiêu chuẩn (bản sao) □ KẾT LUẬN □ Hồ sơ đầy đủ về số lượng: Tiếp nhận hồ sơ để kiểm tra các bước tiếp theo. □ Hồ sơ không đầy đủ về số lượng: tiếp nhận hồ sơ nhưng cần bổ sung các Mục:..................... trong thời gian 25 ngày làm việc. Sau khi hồ sơ đầy đủ thì kiểm tra các bước tiếp theo theo quy định. NGƯỜI NỘP HỒ SƠ (Ký, ghi rõ họ tên) NGƯỜI KIỂM TRA (Ký, ghi rõ họ tên) Ghi chú: Đánh dấu √ nếu tài liệu có trong hồ sơ đăng ký nhập khẩu và phần “Kết luận” kiểm tra hồ sơ. PHỤ LỤC VII MẪU THÔNG BÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÉP NHẬP KHẨU (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ) TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: /TB- ............. , ngày......tháng....... năm 20.... THÔNG BÁO Kết quả kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu STT Tên sản phẩm thép nhập khẩu, nhãn hiệu Xuất xứ, nhà sản xuất Khối lượng/số lượng Đơn vị tính Ghi chú ▪ Cửa khẩu nhập: ▪ Thời gian nhập khẩu: ▪ Thuộc lô hàng có các chứng từ sau: - Hợp đồng (Contract) số: - Danh Mục hàng hóa (Packing list): - Hóa đơn số (Invoice): - Vận đơn số (Bill of Lading): - Giấy xuất xứ (C/O): ▪ Người nhập khẩu: ▪ Giấy đăng ký kiểm tra số: ngày tháng năm 20... ▪ Căn cứ kiểm tra: Tiêu chuẩn công bố áp dụng:............................................ ▪ Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn/Chứng thư giám định phù hợp tiêu chuẩn số:..........................do tổ chức....................cấp ngày.......tháng......năm 20...... KẾT QUẢ KIỂM TRA Ghi một trong các nội dung: Đáp ứng yêu cầu chất lượng hàng hóa nhập khẩu. hoặc Không đáp ứng yêu cầu chất lượng hàng hóa nhập khẩu (lý do không đáp ứng). hoặc Lô hàng không hoàn thiện đầy đủ hồ sơ. Nơi nhận: - Người nhập khẩu; - Hải quan cửa khẩu; - Lưu: VT, (Tên đơn vị soạn thảo). TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA (Ký tên và đóng dấu) PHỤ LỤC VIII MẪU ĐỀ NGHỊ ÁP DỤNG HÌNH THỨC KIỂM TRA GIẢM ĐỐI VỚI THÉP NHẬP KHẨU THEO LÔ HÀNG HOÁ (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 58 /2015/TTLT-BCT-BKHCN, ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ N HĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ĐƠN ĐỀ NGHỊ ÁP DỤNG HÌNH THỨC KIỂM TRA GIẢM ĐỐI VỚI THÉP NHẬP KHẨU THEO LÔ HÀNG HOÁ Kính gửi: Bộ Công Thương Tên tổ chức, cá nhân: .................................................................................... Địa chỉ:.......................................................................................................... Mã số thuế: ................................................................................................... Điện thoại:...................... Fax: .............................E-mail: .................................. Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ về áp dụng hình thức giảm kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu, Công ty ... đề nghị Bộ Công Thương cho phép được áp dụng hình thức kiểm tra giảm đối với thép nhập khẩu theo lô hàng cho các chủng loại thép như sau: STT Chủng loại sản phẩm thép Mác thép Nhà sản xuất Cảng nhập 1 2 … Hồ sơ đề nghị kiểm tra giảm bao gồm: - Đơn đề nghị kiểm tra chất lượng theo hình thức kiểm tra giảm; - Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với đơn vị đăng ký lần đầu): 01 bản (có đóng dấu sao y bản chính của tổ chức, cá nhân); - Giấy xác nhận việc kiểm tra các lần liên tiếp tại (Tên tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định). Kính mong nhận được sự giúp đỡ, giải quyết của Quý Bộ./. ........, ngày…..tháng….. năm 201… ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP (Ký tên, đóng dấu) PHỤ LỤC IX MẪU GIẤY XÁC NHẬN SỐ LẦN KIỂM TRA LIÊN TIẾP (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ) Tên tổ chức chứng nhận, giám định -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: /GXN ............. , ngày ..... tháng....năm 201... GIẤY XÁC NHẬN SỐ LẦN KIỂM TRA LIÊN TIẾP TẠI MỘT TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP Kính gửi: Bộ Công Thương Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007; Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Căn cứ Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu; Căn cứ vào kết quả đánh giá sự phù hợp chất lượng thép 03 lần liên tiếp tại (Tên tổ chức chứng nhận/tổ chức giám định), (Tên tổ chức chứng nhận, giám định) xác nhận như sau: Số lần kiểm tra Tên đơn vị đăng ký kiểm tra Số Hợp đồng nhập khẩu Số vận đơn nhập khẩu Giấy chứng nhận, giám định chất lượng Kết quả đánh giá sự phù Ghi chú 1 2 3 … … .....(Tên tổ chức chứng nhận, giám định).......... xin cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã xác nhận ở trên./. Nơi nhận: - Như trên; - Lưu VT. ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC (Ký tên và đóng dấu) PHỤ LỤC X MẪU THÔNG BÁO CHẤP THUẬN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÉP NHẬP KHẨU THEO HÌNH THỨC KIỂM TRA GIẢM (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 58 /2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ) BỘ CÔNG THƯƠNG -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: /TB- ............. , ngày......tháng....... năm 20.... THÔNG BÁO Chấp thuận kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu theo hình thức kiểm tra giảm Kính gửi: …..(Tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu) .….(Tên tổ chức chứng nhận, giám định) Căn cứ vào Đơn đăng ký áp dụng hình thức kiểm tra giảm của ….(tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu); Căn cứ vào Giấy xác nhận số lần kiểm tra liên tiếp tại cùng một tổ chức chứng nhận/tổ chức giám định của ….. (tên tổ chức chứng nhận, giám định); Theo đề nghị của Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, THÔNG BÁO: 1. Chấp thuận áp dụng hình thức kiểm tra giảm (......ghi cụ thể loại hình kiểm tra giảm quy định tại Khoản 2 Điều 11.....) đối với các lô thép nhập khẩu do…. (tên tổ chức, cá nhân) nhập khẩu đối với các loại thép nhập khẩu như sau: STT Tên sản phẩm thép nhập khẩu, nhãn hiệu Xuất xứ, nhà sản xuất Tiêu chuẩn công bố áp dụng Tổ chức giám định/chứng nhận thực hiện Đ SPH Ghi chú 2. Thời hạn hiệu lực chấp thuận áp dụng hình thức kiểm tra giảm: Có hiệu lực kể từ ngày.....tháng …năm…. Đến ngày….tháng …. năm…. Nơi nhận: - Người nhập khẩu; - Tổ chức Đ/Tổ chức CN; - Hải quan cửa khẩu; - Lưu VT, KHCN. BỘ CÔNG THƯƠNG (Ký tên và đóng dấu)
{ "issuing_agency": "Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương", "promulgation_date": "31/12/2015", "sign_number": "58/2015/TTLT-BCT-BKHCN", "signer": "Trần Việt Thanh, Cao Quốc Hưng", "type": "Thông tư liên tịch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Thong-tu-11-2016-TT-BQP-tieu-chi-phan-loai-cang-cong-bo-danh-muc-cang-thuy-noi-dia-phan-cap-ky-thuat-320290.aspx
Thông tư 11/2016/TT-BQP tiêu chí phân loại cảng công bố danh mục cảng thủy nội địa phân cấp kỹ thuật mới nhất
BỘ QUỐC PHÒNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 11/2016/TT-BQP Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2016 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI CẢNG, CÔNG BỐ DANH MỤC CẢNG THỦY NỘI ĐỊA; PHÂN CẤP KỸ THUẬT, TIÊU CHUẨN PHÂN CẤP KỸ THUẬT CẢNG THỦY NỘI ĐỊA, TIÊU CHUẨN BẾN THỦY NỘI ĐỊA VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI CẢNG, BẾN THỦY NỘI ĐỊA THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA BỘ QUỐC PHÒNG Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014; Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng; Xét đề nghị của Tổng Tham mưu trưởng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định tiêu chí phân loại cảng, công bố danh Mục cảng thủy nội địa; phân cấp kỹ thuật, tiêu chuẩn phân cấp kỹ thuật cảng thủy nội địa, tiêu chuẩn của bến thủy nội địa và quản lý hoạt động đối với cảng, bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh Thông tư này quy định các nội dung sau: 1. Tiêu chí phân loại cảng, công bố danh Mục cảng thủy nội địa; phân cấp kỹ thuật, tiêu chuẩn phân cấp kỹ thuật cảng thủy nội địa; tiêu chuẩn bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng. 2. Công tác quy hoạch, quyết định chủ trương đầu tư xây và quản lý, khai thác, hoạt động đối với cảng, bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng. 3. Việc quản lý cảng, bến thủy nội địa trong vùng nước cảng biển thực hiện theo quy định của Thông tư này. Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến phân loại cảng, công bố danh Mục cảng thủy nội địa; phân cấp kỹ thuật, tiêu chuẩn phân cấp kỹ thuật cảng thủy nội địa, tiêu chuẩn của bến thủy nội địa và quản lý hoạt động đối với cảng, bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Cảng, bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng là cảng, bến thủy nội địa chuyên dùng phục vụ cho quốc phòng để phương tiện thủy neo đậu, cơ động bộ đội, binh khí, khí tài (BKKT), xếp dỡ hàng hóa và thực hiện dịch vụ hỗ trợ khác; có vùng đất, vùng nước cảng, bến; gồm cảng tổng hợp, cảng hàng hóa, cảng chuyên dùng, được phân thành cảng loại I, loại II, loại III và bến tổng hợp, bến chuyên dùng, bến hàng hóa, bến hành khách (nếu có). 2. Vùng đất cảng, bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng được giới hạn để xây dựng vành đai an toàn, công trình cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở nhà Điều hành, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước và các công trình phụ trợ khác. 3. Vùng nước cảng, bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng được giới hạn để thiết lập vùng kiểm soát an ninh, vùng nước trước cầu cảng, bến vùng quay trở, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu hạ tải, khu tránh bão. 4. Cảng tổng hợp là cảng có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. 5. Cảng, bến chuyên dùng là cảng, bến thủy nội địa dùng để xếp, dỡ hàng hóa, vật tư phục vụ sản xuất hoặc đóng mới, sửa chữa phương tiện thủy nội địa, tàu biển làm nhiệm vụ quốc phòng và phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn. 6. Phương tiện thủy là các loại tàu thuyền hoạt động trên mặt nước và dưới mặt nước bao gồm tàu thuyền quân sự, phương tiện thủy nội địa, tàu biển Việt Nam và phương tiện thủy nước ngoài, trong đó: a) Tàu thuyền quân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tàu thuyền quân sự) là tàu thuyền hoạt động trên mặt nước hoặc dưới mặt nước được biên chế tại các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng theo quyết định của Bộ Tổng Tham mưu; b) Phương tiện thủy nội địa là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ chuyên hoạt động trên đường thủy nội địa; c) Tàu biển Việt Nam là tàu biển đã được đăng ký trong sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam hoặc từ khi được cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam; d) Phương tiện thủy nước ngoài là phương tiện thủy nội địa, tàu biển do nước ngoài cấp giấy chứng nhận đăng ký. 7. Thuyền viên là người làm việc theo chức danh quy định trên phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn hoặc phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa hoặc phương tiện có sức chở trên 12 người. Chức danh thuyền viên trên phương tiện bao gồm thuyền trưởng, thuyền phó và các chức danh khác được cơ quan chức năng có thẩm quyền quy định đối với từng loại phương tiện thủy. 8. Thuyền trưởng là chức danh của người chỉ huy cao nhất trên phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn hoặc phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa hoặc phương tiện có sức chở trên 12 người. 9. Người lái phương tiện là người trực tiếp Điều khiển phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 sức ngựa hoặc phương tiện có sức chở đến 12 người. 10. Bộ phận Điều độ cảng, bến thủy nội địa là đơn vị trực thuộc hải đoàn, lữ đoàn, sư đoàn và tương đương cử ra để Điều độ tại cảng, bến thủy nội địa. 11. Đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến thủy nội địa là đơn vị cấp hải đoàn, lữ đoàn, sư đoàn và tương đương theo biên chế của Bộ Quốc phòng. 12. Các cơ quan đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng có cảng, bến thủy nội địa sau đây được gọi chung là Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương. Điều 4. Kinh phí bảo đảm Kinh phí bảo đảm cho công tác quy hoạch, quản lý cảng, bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng do ngân sách nhà nước đảm bảo. Hằng năm, các cơ quan, đơn vị lập dự toán ngân sách gửi cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật Ngân sách. Chương II TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI CẢNG, CÔNG BỐ DANH MỤC CẢNG THỦY NỘI ĐỊA Điều 5. Tiêu chí phân loại cảng thủy nội địa 1. Các tiêu chí phân loại cảng thủy nội địa a) Vị trí, vai trò và tầm quan trọng của cảng thủy nội địa đối với nhiệm vụ quốc phòng của vùng, địa phương hoặc một khu vực của địa phương; b) Quy mô của cảng thủy nội địa bao gồm cơ sở hạ tầng như kho bãi, cầu tàu, nhà xưởng, trung tâm Điều hành, thao trường huấn luyện, khu làm việc và nơi ăn, nghỉ của bộ đội, công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng; dịch vụ hàng hải; hạ tầng giao thông kết nối thuận tiện với các phương thức vận tải khác; khả năng tiếp nhận phương tiện lớn nhất tại thời Điểm hiện tại và năng lực xếp dỡ hàng hóa thông qua cảng trong thời hạn 01 (một) năm. 2. Việc phân loại cảng thủy nội địa thực hiện theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 6. Công bố danh Mục cảng thủy nội địa 1. Thẩm quyền công bố danh Mục cảng thủy nội địa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng công bố danh Mục cảng thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng. 2. Trình tự công bố danh Mục cảng thủy nội địa a) Các đơn vị quản lý trực tiếp cảng thủy nội địa lập danh Mục cảng thủy nội địa gửi Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương trước ngày 01 tháng 9 hằng năm theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; b) Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương có trách nhiệm kiểm tra, tổng hợp và có văn bản gửi đến Cục Tác chiến/Bộ Tổng Tham mưu (sau đây viết gọn là Cục Tác chiến) trước ngày 01 tháng 10 hằng năm theo Mẫu số 03, kèm theo danh Mục cảng thủy nội địa theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; c) Cục Tác chiến có trách nhiệm kiểm tra, tổng hợp báo cáo Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định công bố danh Mục cảng thủy nội địa trước ngày 31 tháng 12 hằng năm theo Mẫu số 04, kèm theo danh Mục cảng thủy nội địa theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Chương III PHÂN CẤP KỸ THUẬT, TIÊU CHUẨN PHÂN CẤP KỸ THUẬT CẢNG THỦY NỘI ĐỊA VÀ TIÊU CHUẨN BẾN THỦY NỘI ĐỊA Điều 7. Phân cấp kỹ thuật cảng thủy nội địa Căn cứ tính năng, vị trí, vai trò và quy mô công trình cảng được xác định cấp kỹ thuật trên cơ sở các quy định về tiêu chuẩn sau: 1. Vai trò của cảng đối với nhiệm vụ quốc phòng của vùng hoặc một khu vực. 2. Cấp kỹ thuật tuyến đường thủy nội địa nơi xây dựng cảng. 3. Quy mô công trình cảng và khả năng kết nối với các phương thức vận tải khác. 4. Khả năng cho phép loại phương tiện lớn nhất cập cầu cảng, khả năng neo đậu phương tiện thủy. 5. Năng lực bốc xếp BKKT, kiện hàng có kích thước, trọng lượng tối đa hoặc xếp dỡ hàng hóa thông qua cảng (tấn/năm) bằng cơ giới hóa thông qua cảng/năm; khả năng cơ động bộ đội thực hiện nhiệm vụ trong thời bình cũng như thời chiến. Điều 8. Tiêu chuẩn phân cấp kỹ thuật cảng thủy nội địa 1. Căn cứ các quy định về tiêu chuẩn, cảng thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng được chia thành 04 cấp kỹ thuật theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Nguyên tắc xác định cấp a) Cảng thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng phải đạt đồng thời các tiêu chuẩn quy định của bảng phân cấp mới được áp vào cấp tương ứng, để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng; b) Năng lực xếp dỡ cảng phải tương ứng với trang thiết bị xếp dỡ khi phân cấp tiêu chuẩn kỹ thuật; c) Cỡ phương tiện lớn nhất căn cứ vào khả năng tiếp nhận loại phương tiện lớn nhất của cầu cảng theo hồ sơ hoàn công khi xây dựng, nâng cấp hoặc kết quả kiểm định ở thời Điểm phân cấp kỹ thuật cảng; d) Khả năng bốc xếp BKKT, kiện hàng có kích thước và khối lượng lớn nhất được lấy theo khả năng tối đa của thiết bị xếp dỡ trên cầu cảng (trên cơ sở hồ sơ thiết bị xếp dỡ đã được kiểm định) bằng cơ giới hóa tính theo tỷ lệ giữa khối lượng hàng hóa và tổng khối lượng hàng hóa xếp dỡ thông qua cảng theo phương án xếp dỡ khi phân cấp kỹ thuật cảng. Điều 9. Tiêu chuẩn bến thủy nội địa Theo công dụng của bến thủy nội địa là bến đứng hoặc bến nghiêng dùng để xếp dỡ BKKT, cơ động bộ đội và trung chuyển hàng hóa. Trừ bến dã chiến, bến thủy nội địa phải bảo đảm các tiêu chuẩn của từng loại, được quy định cụ thể như sau: 1. Thuận tiện cơ động, phù hợp với quy hoạch về giao thông của địa phương. 2. Không nằm trong hành lang bảo vệ luồng và khu vực cấm xây dựng theo các quy định hiện hành; vị trí ổn định thuận lợi về thủy văn. 3. Bố trí đủ hệ thống bích neo, đệm chống va và báo hiệu theo quy tắc báo hiệu đường thủy nội địa. Nếu khai thác ban đêm, phải có đủ hệ thống đèn chiếu sáng khu vực xếp dỡ, giao nhận hàng hóa. Chương IV QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI CẢNG, BẾN THỦY NỘI ĐỊA Mục 1. ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẢNG, BẾN THỦY NỘI ĐỊA Điều 10. Quy hoạch cảng, bến thủy nội địa 1. Việc quy hoạch cảng, bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng phải đáp ứng nhiệm vụ quốc phòng của vùng, khu vực, phù hợp với phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương và phải kết nối đồng bộ với các phương thức vận tải khác. 2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng, bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng. Điều 11. Nguyên tắc đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa 1. Bộ Quốc phòng là cơ quan chủ quản đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng. 2. Đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến thủy nội địa là chủ đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa. 3. Việc đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng; phòng, chống cháy nổ; bảo vệ môi trường; tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, bảo đảm an toàn giao thông và các quy định khác tại Thông tư này. 4. Trường hợp dự án đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa chưa có trong quy hoạch hoặc có sự khác nhau so với quy hoạch, trước khi thực hiện dự án, chủ đầu tư phải báo cáo và được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt quy hoạch. Điều 12. Quyết định chủ trương đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa 1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định chủ trương đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng. 2. Hồ sơ đề nghị a) Văn bản đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định đóng quân (bản sao có chứng thực); c) Bình đồ vị trí công trình cảng, bến dự kiến xây dựng, mặt bằng cảng, bến vùng nước trước cảng, bến; d) Báo cáo đánh giá tác động môi trường. 3. Trình tự thực hiện a) Đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến thủy nội địa lập 06 (sáu) bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này gửi trực tiếp hoặc qua đường quân bưu đến Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương; b) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ và có văn bản kèm theo hồ sơ gửi đến Cục Tác chiến; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương phải có văn bản hướng dẫn đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến thủy nội địa bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; c) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Tác chiến có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và có văn bản kèm theo hồ sơ báo cáo Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu gửi Cục Kế hoạch và Đầu tư, Cục Tài chính, Cục Khoa học quân sự thuộc Bộ Quốc phòng, Cục Doanh trại thuộc Tổng cục Hậu cần (sau đây viết gọn là Cục Kế hoạch và Đầu tư, Cục Tài chính, Cục Khoa học quân sự, Cục Doanh trại) thẩm định; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cục Tác chiến phải có văn bản yêu cầu Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu thẩm định của Bộ Tổng Tham mưu kèm theo hồ sơ, Cục Kế hoạch và Đầu tư, Cục Tài chính, Cục Khoa học quân sự, Cục Doanh trại phải có văn bản thẩm định gửi về Cục Tác chiến; d) Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ văn bản thẩm định, Cục Tác chiến có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu kết quả thẩm định theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, kèm theo hồ sơ do chủ đầu tư nộp trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xin ý kiến các Bộ, ngành, địa phương liên quan; đ) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ văn bản trả lời của các Bộ, ngành, địa phương liên quan, Cục Tác chiến có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp không phê duyệt phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Mục 2. THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC CÔNG BỐ HOẠT ĐỘNG CẢNG THỦY NỘI ĐỊA, CẤP GIẤY PHÉP BẾN THỦY NỘI ĐỊA Điều 13. Thẩm quyền công bố hoạt động cảng thủy nội địa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng công bố hoạt động và công bố lại hoạt động của cảng thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng. Điều 14. Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cấp giấy phép hoạt động và cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng. Điều 15. Công bố hoạt động cảng thủy nội địa 1. Hồ sơ đề nghị a) Văn bản đề nghị công bố cảng thủy nội địa theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; b) Bản sao có chứng thực quyết định đầu tư xây dựng cảng của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chứng (trường hợp nộp trực tiếp); c) Hồ sơ thiết kế kỹ thuật được duyệt; hồ sơ hoàn công; d) Biên bản nghiệm thu công trình; đ) Bình đồ vùng nước của cảng; e) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phao nổi (nếu sử dụng phao nổi thay cho cầu tàu). 2. Trình tự thực hiện a) Đơn vị quản lý trực tiếp cảng thủy nội địa lập 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này gửi trực tiếp hoặc qua đường quân bưu đến Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương; b) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ và có văn bản kèm theo hồ sơ gửi đến Cục Tác chiến; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương phải có văn bản hướng dẫn đơn vị quản lý trực tiếp cảng thủy nội địa bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; c) Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Tác chiến có trách nhiệm thẩm định, báo cáo Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra quyết định công bố hoạt động cảng thủy nội địa theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp hồ sơ không hợp lệ phải có văn bản yêu cầu Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. 3. Thời hạn hiệu lực của quyết định công bố hoạt động cảng thủy nội địa bằng thời hạn sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc quyết định đóng quân. 4. Trường hợp cảng mới xây dựng xong phần cầu tàu, nhưng chủ đầu tư có nhu cầu sử dụng ngay phục vụ cho việc xây dựng các hạng Mục công trình khác của cảng thì có thể đề nghị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng công bố tạm thời phần cầu tàu đã hoàn thành theo thủ tục quy định tại Khoản 1 Điều này, thời hạn hiệu lực của quyết định công bố tạm thời không quá 12 tháng. Điều 16. Công bố lại hoạt động cảng thủy nội địa 1. Cảng thủy nội địa được công bố lại hoạt động trong các trường hợp sau: a) Khi thay đổi đơn vị quản lý cảng; b) Thay đổi kết cấu công trình cảng, vùng đất, vùng nước hoặc thay đổi công dụng của cảng. 2. Hồ sơ đề nghị a) Văn bản đề nghị công bố lại hoạt động cảng thủy nội địa theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; b) Trường hợp do thay đổi đơn vị quản lý cảng nhưng không thay đổi các nội dung đã công bố, đơn vị quản lý cảng phải gửi hồ sơ liên quan đến việc bàn giao đơn vị quản lý cảng; c) Trường hợp công bố lại hoạt động do có sự thay đổi về kết cấu công trình cảng, vùng nước, vùng đất, công dụng của cảng, đơn vị quản lý cảng phải gửi hồ sơ chứng minh các nội dung thay đổi; d) Trường hợp công bố lại hoạt động do xây dựng mở rộng hoặc nâng cấp để nâng cao năng lực thông qua cảng, thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Thông tư này đối với phần xây dựng mở rộng hoặc nâng cấp. 3. Trình tự thực hiện a) Đơn vị quản lý trực tiếp cảng thủy nội địa lập 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này gửi trực tiếp hoặc qua đường quân bưu đến Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương; b) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ và có văn bản kèm theo hồ sơ gửi đến Cục Tác chiến; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương phải có văn bản hướng dẫn đơn vị quản lý trực tiếp cảng thủy nội địa bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; c) Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Tác chiến có trách nhiệm thẩm định, báo cáo Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra quyết định công bố lại hoạt động cảng thủy nội địa theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp hồ sơ không hợp lệ phải có văn bản yêu cầu Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. 4. Thời hạn hiệu lực của quyết định công bố lại hoạt động cảng thủy nội địa bằng thời hạn sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc quyết định đóng quân. Điều 17. Cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa 1. Hồ sơ đề nghị a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; b) Hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng được duyệt; hồ sơ hoàn công; c) Biên bản nghiệm thu công trình; d) Sơ đồ vùng nước trước bến và luồng ra, vào bến. 2. Trình tự thực hiện a) Đơn vị quản lý trực tiếp bến thủy nội địa lập 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này gửi trực tiếp hoặc qua đường quân bưu đến Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương; b) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ và có văn bản kèm theo hồ sơ gửi đến Cục Tác chiến; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương phải có văn bản hướng dẫn đơn vị quản lý trực tiếp bến thủy nội địa bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; c) Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Tác chiến có trách nhiệm thẩm định, báo cáo Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng không cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa, Bộ Tổng Tham mưu phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. 3. Thời hạn hiệu lực của giấy phép hoạt động bến thủy nội địa bằng thời hạn sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc quyết định đóng quân. Điều 18. Cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa 1. Bến thủy nội địa được cấp lại giấy phép hoạt động trong các trường hợp sau: a) Thay đổi đơn vị quản lý bến thủy nội địa; b) Thay đổi vùng đất, vùng nước, công dụng của bến thủy nội địa. 2. Hồ sơ đề nghị a) Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; b) Trường hợp cấp lại giấy phép do thay đổi đơn vị quản lý nhưng không thay đổi các nội dung của giấy phép đã được cấp, đơn vị quản lý trực tiếp bến phải gửi hồ sơ liên quan đến việc bàn giao đơn vị; c) Trường hợp cấp lại giấy phép do thay đổi vùng đất, vùng nước, công dụng của bến, đơn vị quản lý trực tiếp bến phải gửi hồ sơ chứng minh thay đổi; d) Trường hợp cấp lại giấy phép do xây dựng mở rộng hoặc nâng cấp để nâng cao năng lực của bến, thì hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động thực hiện theo quy định tại Điều 17 của Thông tư này đối với phần xây dựng mở rộng hoặc nâng cấp. 3. Trình tự thực hiện a) Đơn vị quản lý trực tiếp bến thủy nội địa lập 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này gửi trực tiếp hoặc qua đường quân bưu đến Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương; b) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ và có văn bản kèm theo hồ sơ gửi đến Cục Tác chiến; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương phải có văn bản hướng dẫn đơn vị quản lý trực tiếp bến thủy nội địa bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; c) Trong thời hạn 20 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Tác chiến có trách nhiệm thẩm định, báo cáo Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này: trường hợp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng không cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa, Bộ Tổng Tham mưu phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. 4. Thời hạn hiệu lực của giấy phép hoạt động bến thủy nội địa được cấp lại bằng thời hạn sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc quyết định đóng quân. 5. Đối với bến hoạt động tạm thời để bốc xếp vật tư, thiết bị, vật liệu phục vụ đóng mới, sửa chữa tàu thuyền quân sự, xây dựng công trình, nhà xưởng thì thời hạn hiệu lực của giấy phép hoạt động của bến cấp lại bằng thời hạn đóng mới, sửa chữa tàu thuyền quân sự, xây dựng công trình, nhà xưởng. Điều 19. Đình chỉ hoạt động cảng, bến thủy nội địa 1. Cảng, bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng bị đình chỉ hoạt động trong các trường hợp sau: a) Điều kiện về địa hình, thiên tai, thủy văn biến động không đảm bảo an toàn cho hoạt động của tàu thuyền và các phương tiện khác tại cảng, bến thủy nội địa; b) Hoạt động của cảng, bến thủy nội địa ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội; c) Theo quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; d) Có quyết định đình chỉ hoạt động của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. 2. Đình chỉ có thời hạn trong trường hợp công trình cảng, bến thủy nội địa bị hư hỏng không đảm bảo Điều kiện thiết kế, gây mất an toàn giao thông hoặc có nguy cơ gây mất an toàn cho người và phương tiện. 3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đình chỉ hoạt động vĩnh viễn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với cảng, bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. 4. Sau 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày quyết định đình chỉ hoạt động cảng, bến thủy nội địa có hiệu lực, đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng có trách nhiệm thanh thải chướng ngại vật trong khu vực cảng, bến; tháo dỡ báo hiệu đường thủy nội địa của cảng, bến. Trường hợp đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng không thực hiện, cơ quan quản lý nhà nước về cảng, bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng được quyền tổ chức dỡ bỏ; mọi chi phí thanh thải chướng ngại vật, tháo dỡ báo hiệu, đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng phải chịu trách nhiệm thanh toán cho cơ quan quản lý. Mục 3. PHƯƠNG TIỆN THỦY VÀO VÀ RỜI CẢNG, BẾN THỦY NỘI ĐỊA Điều 20. Tàu, thuyền quân sự vào, rời cảng, bến thủy nội địa 1. Trước khi vào cảng, bến thủy nội địa ít nhất trước 24 (hai mươi bốn) giờ, cơ quan, đơn vị có tàu, thuyền phải hiệp đồng với đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến về số hiệu tàu, thuyền, Mục đích vào cảng, bến, thời Điểm đến, thời hạn lưu tại cảng, bến. Đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến thông báo cho bộ phận Điều độ cảng, bến thủy để sắp xếp vị trí neo đậu của tàu, thuyền. 2. Trước khi phương tiện vào, rời cảng, bến thủy nội địa, thuyền trưởng hoặc người quản lý tàu, thuyền hoặc người được ủy quyền (sau đây gọi chung là người làm thủ tục) có trách nhiệm xuất trình bản chính các giấy tờ sau đây cho bộ phận Điều độ cảng, bến thủy: a) Lệnh, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt; b) Giấy đăng ký phương tiện, sổ đăng kiểm phù hợp với biển số đăng ký theo phiên hiệu đơn vị; c) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật; d) Biên bản kiểm tra kỹ thuật; đ) Bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh, loại phương tiện; e) Danh sách thuyền viên hoặc quyết định danh sách cán bộ, chiến sĩ tham gia hoạt động trên tàu, thuyền, danh sách hành khách (nếu có); g) Giấy chứng minh sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng (sau đây gọi chung là chứng minh quân đội) hoặc tương đương (khi có yêu cầu); h) Giấy tờ liên quan đến hàng hóa trên phương tiện (nếu có). 3. Đối với phương tiện đóng mới hoặc sửa chữa khi chạy thử, nghiệm thu phải xuất trình cho bộ phận Điều độ cảng, bến thủy các loại giấy tờ sau: a) Kế hoạch chạy thử đường dài được cấp có thẩm quyền phê duyệt; b) Biên bản kiểm tra của cơ quan đăng kiểm xác nhận phương tiện đủ Điều kiện chạy thử đường dài; c) Danh sách kíp Điều khiển phương tiện và thành viên tham gia thử đường dài có giấy tờ tùy thân hợp lệ (đối với công dân Việt Nam là chứng minh thư; đối với chuyên gia, chuyên viên kỹ thuật nước ngoài là hộ chiếu, giấy phép của cơ quan có thẩm quyền chứng nhận khả năng chuyên môn, hoặc cho phép làm việc liên quan đến phương tiện). 4. Trong thời hạn 01 (một) giờ sau khi kiểm tra đủ giấy tờ theo quy định, bộ phận Điều độ cảng, bến thủy báo cáo Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến thủy cấp giấy phép vào, rời cảng, bến thủy nội địa. Giấy phép vào cảng, bến thủy nội địa theo Mẫu số 09, giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 21. Cấp phép cho phương tiện thủy nội địa vào cảng, bến thủy nội địa 1. Hồ sơ đề nghị a) Văn bản đề nghị cho phép phương tiện vào cảng, bến (nêu rõ số hiệu tàu, thuyền, Mục đích vào cảng, bến, thời Điểm đến, thời hạn lưu tại cảng, bến) theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; b) Giấy tờ phải nộp - Giấy phép rời cảng, bến cuối cùng (đối với phương tiện chuyến tải, sang mạn trong vùng nước cảng, bến thủy thì không phải nộp giấy phép rời cảng, bến); - Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện thủy nội địa còn hiệu lực; - Sổ danh sách thuyền viên, danh sách hành khách (nếu có). c) Giấy tờ xuất trình - Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện (hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức tín dụng trong trường hợp phương tiện đang cầm cố, thế chấp); - Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên phù hợp với chức danh, loại phương tiện; - Hóa đơn xuất kho, hợp đồng vận chuyển hoặc giấy vận chuyển hàng hóa, danh sách hành khách (nếu có); - Chứng minh thư hoặc tương đương (khi có yêu cầu). 2. Trình tự thực hiện a) Trước khi vào cảng, bến thủy nội địa ít nhất trước 03 (ba) ngày làm việc, tổ chức, cá nhân có tàu, thuyền, phương tiện (chủ tàu) phải có văn bản đề nghị đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến cho phép tàu, thuyền vào cảng, bến. Trong thời hạn 08 (tám) giờ kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của chủ tàu, chỉ huy đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến phải báo cáo Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương về đề nghị của chủ tàu. Trong thời hạn 08 (tám) giờ kể từ khi nhận được báo cáo của chỉ huy đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến, Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương phải trả lời về đề nghị của chủ tàu. Trong thời hạn 04 (bốn) giờ kể từ khi nhận được ý kiến trả lời của Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương, đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến phải có văn bản trả lời chủ tàu và thông báo cho bộ phận Điều độ cảng, bến xác nhận vị trí neo đậu với chủ tàu (trường hợp chấp thuận). Sau khi vào vị trí neo đậu, người làm thủ tục có trách nhiệm nộp và xuất trình bản chính các giấy tờ theo quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều này cho bộ phận Điều độ cảng, bến; b) Trong thời hạn 01 (một) giờ sau khi kiểm tra đủ giấy tờ theo quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều này, bộ phận Điều độ cảng, bến báo cáo Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến cấp giấy phép vào cảng, bến thủy nội địa theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 22. Cấp phép cho phương tiện thủy nước ngoài, tàu biển Việt Nam vào cảng, bến thủy nội địa 1. Hồ sơ đề nghị a) Văn bản đề nghị cho phép phương tiện vào cảng, bến (nêu rõ số hiệu tàu, Mục đích vào cảng, bến thời Điểm đến, thời hạn lưu tại cảng, bến) theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; b) Giấy tờ phải nộp - Giấy phép chuyển cảng khi nhập cảnh vào Việt Nam; - Giấy phép rời cảng, bến cuối cùng; - Giấy phép của Bộ Giao thông vận tải cho phép phương tiện thủy nước ngoài vận tải thủy nội địa tại Việt Nam (đối với phương tiện thủy nước ngoài); - Sổ danh sách thuyền viên, danh sách nhân viên phục vụ và danh sách hành khách trên phương tiện (nếu có). c) Giấy tờ xuất trình - Giấy chứng nhận đăng ký tàu thuyền; - Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu; - Sổ thuyền viên (nếu có thay đổi so với lúc nhập cảnh); - Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên theo chức danh trên tàu; - Hộ chiếu của thuyền viên, nhân viên phục vụ và hộ chiếu của hành khách (nếu có thay đổi so với lúc nhập cảnh). 2. Trình tự thực hiện a) Trước khi vào cảng, bến thủy nội địa ít nhất trước 03 (ba) ngày làm việc, chủ tàu phải có văn bản đề nghị đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến cho phép tàu, thuyền vào cảng, bến. Trong thời hạn 08 (tám) giờ kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của chủ tàu, chỉ huy đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến phải báo cáo Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương về đề nghị của chủ tàu. Trong thời hạn 08 (tám) giờ kể từ khi nhận được báo cáo của chỉ huy đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương phải trả lời về đề nghị của chủ tàu. Trong thời hạn 04 (bốn) giờ kể từ khi nhận được ý kiến trả lời của Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương, đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến phải có văn bản trả lời chủ tàu và thông báo cho bộ phận Điều độ cảng, bến xác nhận vị trí neo đậu với chủ tàu (trường hợp chấp thuận). Sau khi vào vị trí neo đậu, người làm thủ tục có trách nhiệm nộp và xuất trình bản chính các giấy tờ theo quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều này cho bộ phận Điều độ cảng, bến; b) Trong thời hạn 01 (một) giờ sau khi kiểm tra đủ giấy tờ theo quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều này, bộ phận Điều độ cảng, bến báo cáo Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến cấp giấy phép vào cảng, bến thủy nội địa theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 23. Phương tiện thủy nội địa, tàu biển Việt Nam và phương tiện thủy nước ngoài rời cảng, bến thủy nội địa 1. Trước khi phương tiện rời cảng, bến thủy nội địa, người làm thủ tục có trách nhiệm xuất trình bản chính các giấy tờ sau đây cho bộ phận Điều độ cảng, bến: a) Danh sách thuyền viên, nhân viên phục vụ, hành khách (đối với phương tiện chở hành khách); hợp đồng vận chuyển, phiếu xuất kho hoặc vận đơn (đối với phương tiện chở hàng hóa); b) Chứng từ xác nhận việc nộp phí, lệ phí, tiền phạt hoặc thanh toán các Khoản nợ theo quy định của pháp luật; c) Giấy tờ liên quan tới những thay đổi (nếu có) so với giấy tờ quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này. 2. Trong thời hạn 01 (một) giờ sau khi kiểm tra đủ giấy tờ theo quy định, bộ phận Điều độ cảng, bến báo cáo Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến cấp giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp phương tiện đã được cấp giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa nhưng vẫn neo đậu tại vùng nước cảng, bến quá 24 (hai mươi bốn) giờ thì người làm thủ tục phải thông báo cho bộ phận Điều độ cảng, bến để làm lại thủ tục rời cảng, bến cho phương tiện. 3. Đối với phương tiện vào, rời cảng, bến từ hai lần trở lên trong một ngày thì bộ phận Điều độ cảng, bến chỉ kiểm tra thực tế lần đầu; từ lần thứ hai trong ngày chỉ kiểm tra Điều kiện an toàn theo quy định. Điều 24. Đối với phương tiện thủy vào và rời một khu vực hàng hải thuộc vùng nước cảng biển có cảng, bến thủy nội địa Chỉ phải làm thủ tục vào, rời một lần tại cảng, bến đầu tiên khi vào và cảng, bến cuối khi rời. Phương tiện thủy không phải làm thủ tục khi di chuyển giữa các cảng, bến thủy nội địa, bến cảng biển, cầu cảng biển trong một khu vực hàng hải. Mục 4. CHẾ ĐỘ HOA TIÊU Điều 25. Chế độ hoa tiêu bắt buộc Phương tiện thủy nước ngoài khi vào, rời cảng thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng bắt buộc phải sử dụng dịch vụ hoa tiêu theo quy định tại Điều 65 và Điều 66 Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải, các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam. Điều 26. Chế độ hoa tiêu không bắt buộc Tàu, thuyền quân sự, phương tiện thủy nội địa và tàu biển Việt Nam khi vào, rời cảng thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng có thể sử dụng hoa tiêu theo quy định tại Điều 25 Thông tư này nếu thấy cần thiết. Mục 5. TRÁCH NHIỆM CỦA THUYỀN VIÊN, NGƯỜI LÁI PHƯƠNG TIỆN VÀ CÁC TỔ CHỨC CÁ NHÂN KHÁC HOẠT ĐỘNG TẠI CẢNG, BẾN THỦY NỘI ĐỊA Điều 27. Trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện 1. Chỉ được neo đậu phương tiện tại vị trí do bộ phận Điều độ cảng, bến chỉ định và không tự ý thay đổi vị trí. 2. Phải chấp hành các quy định của pháp luật, quy định của Thông tư này, tuân thủ nội quy cảng, bến và các quy định về phòng, chống lụt bão; chấp hành lệnh Điều động của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến trong các trường hợp khẩn cấp. 3. Khi phương tiện bị trôi dạt hoặc thay đổi vị trí neo đậu do các nguyên nhân khách quan, phải tiến hành ngay các biện pháp xử lý thích hợp và báo cho bộ phận Điều độ cảng, bến biết. 4. Khi đã neo đậu an toàn tại vị trí được chỉ định, thuyền trưởng phải phân công thuyền viên trực ca để duy trì máy móc, trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa, động cơ chính của phương tiện luôn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động để xử lý kịp thời những trường hợp trôi neo, đứt dây, mắc cạn và các sự cố khác. 5. Trường hợp phát hiện trên phương tiện thủy có người, động vật mắc bệnh truyền nhiễm hoặc thực vật có khả năng gây bệnh phải báo ngay cho bộ phận Điều độ cảng, bến, các cơ quan chức năng có liên quan và đưa phương tiện neo đậu tại khu vực riêng để có biện pháp xử lý. 6. Trong quá trình xếp dỡ hàng hóa phải kiểm tra, chuẩn bị các Điều kiện cần thiết bảo đảm an toàn lao động; nếu phát hiện dấu hiệu không an toàn, thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện phải đình chỉ ngay để có biện pháp khắc phục. 7. Phương tiện thủy nước ngoài phải treo quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở đỉnh cột cao nhất bắt đầu từ 06 (sáu) giờ đến 18 (mười tám) giờ trong ngày; trường hợp muốn treo cờ lễ, cờ tang, kéo còi trong các dịp nghi lễ của nước mình, phải thông báo cho đơn vị quản lý trực tiếp cảng trước 02 (hai) ngày. 8. Không tự ý đưa phương tiện vào xếp, dỡ hàng hóa khi chưa được Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến cấp giấy phép vào cảng, bến thủy nội địa; không sử dụng tín hiệu tùy tiện; không cản trở hoặc gây khó khăn cho người thi hành công vụ, thuyền viên của phương tiện khác đi qua phương tiện mình. 9. Thuyền trưởng, thuyền viên, người lái phương tiện và tổ chức, cá nhân đang hoạt động tại cảng, bến có trách nhiệm bảo vệ môi trường trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa. Không được bơm xả nước bẩn, đổ rác thải, các hợp chất có dầu, các loại chất độc khác xuống vùng nước cảng, bến. Điều 28. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân khảo sát thi công công trình, nạo vét, trục vớt chướng ngại vật hoặc làm các công việc khác trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa 1. Chấp hành các quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tại vùng nước cảng, bến thủy nội địa và bảo vệ môi trường. 2. Chấp hành sự Điều động của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến thủy nội địa trong trường hợp khẩn cấp cứu người, hàng hóa, phương tiện khi xảy ra tai nạn hoặc khi có bão lũ. 3. Trước khi khảo sát, thi công công trình, nạo vét, trục vớt chướng ngại vật hoặc thực hiện các công việc khác trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa phải được chấp thuận của đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến thủy nội địa về phương án bảo đảm an toàn cho các hoạt động tại cảng, bến thủy nội địa. Điều 29. Xử lý tai nạn trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa 1. Việc cứu người và phương tiện thủy bị tai nạn xảy ra trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa là nghĩa vụ bắt buộc đối với thuyền trưởng, thuyền viên, người lái phương tiện và các tổ chức, cá nhân đang hoạt động tại cảng, bến. 2. Khi phát hiện tai nạn hoặc nguy cơ xảy ra tai nạn, thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện bị nạn phải lập tức phát tín hiệu cấp cứu theo quy định và tiến hành ngay các biện pháp cứu người, tài sản, đồng thời báo cho đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến để có biện pháp xử lý kịp thời. 3. Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến có quyền huy động mọi lực lượng, thiết bị của cảng, bến và các phương tiện hiện có trong khu vực để cứu người, tài sản, phương tiện bị nạn. Các tổ chức, cá nhân liên quan có nghĩa vụ chấp hành lệnh Điều động phương tiện của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến để cứu người, tài sản, phương tiện bị nạn theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. 4. Trường hợp phương tiện bị đắm, sau khi cứu người, tài sản, thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện bị đắm phải đặt báo hiệu theo quy định và báo cáo ngay với các cơ quan chức năng, chủ phương tiện để tiến hành trục vớt. Chủ phương tiện phải tổ chức trục vớt theo thời hạn quy định và chỉ được tiến hành khi đã thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông theo quy định của pháp luật. 5. Trường hợp phương tiện đắm trong vùng nước cảng, bến, việc xử lý phương tiện, tài sản chìm, đắm theo quy định của Chính phủ. Mục 6. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRONG QUẢN LÝ, KHAI THÁC CẢNG, BẾN THỦY NỘI ĐỊA Điều 30. Bộ Tổng Tham mưu Chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện: 1. Quản lý nhà nước đối với cảng, bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng; 2. Thống nhất thực hiện quản lý về hoạt động của cảng, bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng. Điều 31. Cục Tác chiến, Cục Kế hoạch và Đầu tư, Cục Tài chính, Cục Khoa học quân sự, Cục Doanh trại 1. Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý, hoạt động cảng, bến thủy nội địa thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý. 2. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của Thông tư này đối với các cảng, bến thủy nội địa thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý. 3. Phối hợp với Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương thực hiện quy hoạch, phát triển hệ thống cảng, bến thủy nội địa thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý. Điều 32. Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương 1. Chỉ đạo quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa theo quy định của pháp luật và Thông tư này. 2. Theo dõi, hướng dẫn tổ chức thực hiện và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện hoạt động tại các cảng, bến thủy nội địa cấp mình quản lý. 3. Phối hợp với Cục Tác chiến, Cục Kế hoạch và Đầu tư, Cục Tài chính, Cục Khoa học quân sự, Cục Doanh trại và địa phương thực hiện quy hoạch, phát triển hệ thống cảng, bến thủy nội địa thuộc cấp mình quản lý. 4. 06 (sáu) tháng, 01 (một) năm và đột xuất khi có sự cố xảy ra ngoài thẩm quyền báo cáo Bộ Quốc phòng (qua Bộ Tổng Tham mưu) về hoạt động của các cảng, bến thủy nội địa cấp mình quản lý. Điều 33. Đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến thủy nội địa 1. Duy trì trạng thái hoạt động của cảng, bến và các thiết bị neo đậu phương tiện theo thiết kế bảo đảm an toàn; duy trì báo hiệu đường thủy nội địa theo quy tắc báo hiệu đường thủy nội địa. 2. Xây dựng kế hoạch phòng, chống cháy nổ, phòng chống lụt bão và nội quy hoạt động của cảng, bến thủy nội địa; đối với cảng, bến hành khách (nếu có) phải có bảng niêm yết giá vé. Nội quy hoạt động, bảng niêm yết giá vé phải rõ ràng, bố trí ở nơi thuận lợi, dễ thấy. 3. Có đèn chiếu sáng khi hoạt động ban đêm; đối với cảng, bến khách (nếu có) phải có nơi chờ cho hành khách. 4. Thiết bị phòng cháy, chữa cháy phải bảo đảm về số lượng và chất lượng sử dụng theo quy định của pháp luật và được bố trí ở vị trí thuận lợi khi sử dụng. 5. Thiết bị xếp dỡ phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và phù hợp với kết cấu, sức chịu lực của công trình. Bố trí người Điều khiển thiết bị xếp dỡ phải có chứng chỉ Điều khiển theo quy định của pháp luật. 6. Đối với cảng, bến thủy nội địa có tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài phải có kế hoạch an ninh cảng, bến và đánh giá an ninh cảng, bến thủy nội địa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 7. Bố trí nhân lực quản lý, khai thác cảng, bến bảo đảm trật tự, an toàn. 8. Không xếp hàng hóa hoặc đón trả hành khách (nếu có) xuống phương tiện không bảo đảm an toàn kỹ thuật, không đủ giấy tờ quy định; không xếp hàng hóa quá kích thước, quá trọng tải cho phép hoặc nhận hành khách (nếu có) quá số lượng quy định; thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm và đảm bảo đầy đủ trang, thiết bị an toàn cho hành khách (nếu có) theo quy định. 9. Tham gia và huy động người, phương tiện, thiết bị cứu người, hàng hóa, phương tiện khi xảy ra thiên tai, tai nạn; báo cáo và phối hợp với cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết, khắc phục hậu quả thiên tai, tai nạn và ô nhiễm môi trường (nếu có). 10. Thực hiện bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư liên tịch số 21/2013/TTLT-BGTVT-BTNMT ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Bộ Giao thông vận tải-Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về quản lý và bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông đường thủy nội địa. 11. Hằng quý, 06 (sáu) tháng, 01 (một) năm và đột xuất khi có sự cố xảy ra ngoài thẩm quyền, báo cáo Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương về hoạt động của các cảng, bến thủy nội địa cấp mình quản lý. Điều 34. Bộ phận Điều độ cảng, bến 1. Thường trực thực hiện Điều độ tại cảng, bến kiểm tra, kịp thời đề nghị với Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến cấp giấy phép vào, rời cảng, bến cho phương tiện. 2. Tham mưu cho Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xử lý vi phạm trong hoạt động quản lý, khai thác cảng, bến thủy nội địa. 3. Kịp thời đề xuất với thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến huy động người, phương tiện, thiết bị tham gia phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, chữa cháy và khắc phục ô nhiễm môi trường. 4. Kịp thời phát hiện, đề xuất với Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến phối hợp với cơ quan chức năng được quy định từ Điều 50 đến Điều 53 Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường để xử lý những hành vi vi phạm lĩnh vực bảo vệ môi trường trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa. Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 35. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 4 năm 2016. Điều 36. Trách nhiệm thi hành 1. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, chỉ huy các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. 2. Bộ Tổng Tham mưu (Cục Tác chiến) chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư. 3. Trong quá trình tổ chức thực hiện Thông tư, nếu có phát sinh vướng mắc, bất cập các cơ quan, đơn vị báo cáo về Bộ Tổng Tham mưu (qua Cục Tác chiến) để tổng hợp báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, giải quyết./. Nơi nhận: - Văn phòng Trung ương Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; - Các đầu mối trực thuộc BQP; - Công báo; Cổng TTĐT BQP; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL/Bộ Tư pháp; - Vụ Pháp chế BQP; - Lưu: VT, NCTH; M190. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đại tướng Đỗ Bá Tỵ PHỤ LỤC CÁC BIỂU MẪU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ CẢNG, BẾN THỦY NỘI ĐỊA THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA BỘ QUỐC PHÒNG (Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2016/TT-BQP ngày 24 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng) Mẫu số 01: Bảng phân loại cảng thủy nội địa. Mẫu số 02: Tiêu chuẩn phân cấp kỹ thuật cảng thủy nội địa. Mẫu số 03: Văn bản đề nghị (công bố danh Mục cảng thủy nội địa, chủ trương đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa, công bố hoạt động và công bố lại hoạt động cảng thủy nội địa, cấp giấy phép hoạt động và cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa, cho phép tàu biển Việt Nam, phương tiện thủy nước ngoài và phương tiện thủy nội địa vào cảng, bến thủy nội địa). Mẫu số 04: Quyết định công bố danh Mục cảng thủy nội địa. Mẫu số 05: Danh Mục cảng, bến thủy nội địa. Mẫu số 06: Báo cáo kết quả thẩm định hồ sơ đề xuất chủ trương đầu xây dựng cảng, bến thủy nội địa. Mẫu số 07: Quyết định (quy định trực tiếp) chủ trương đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa, công bố hoạt động và hoạt động lại cảng thủy nội địa, đình chỉ hoạt động và đình chỉ có thời hạn cảng bến thủy nội địa. Mẫu số 08: Giấy phép hoạt động của bến thủy nội địa. Mẫu số 09: Giấy phép vào cảng, bến thủy nội địa. Mẫu số 10: Giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa. Mẫu số 11: Lệnh Điều động phương tiện thủy. Mẫu số 01 BẢNG PHÂN LOẠI CẢNG THỦY NỘI ĐỊA Loại cảng Vị trí, vai trò và tầm quan trọng của cảng Quy mô cảng Cơ sở hạ tầng Khả năng tiếp nhận phương tiện lớn nhất Số lượng hàng hóa thông qua trong 01 năm Loại I Cảng có tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài Cảng có vị trí, vai trò và tầm quan trọng đối với nhiệm vụ quốc phòng của vùng, địa phương hoặc một khu vực của địa phương - Bến kết cấu bê tông cốt thép có tổng chiều dài tuyến bến từ 300 m trở lên - Cảng hệ thống kho bãi, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ cơ giới có khả năng bốc xếp công-ten-nơ - Kết nối thuận tiện với phương thức vận tải khác Tàu có trọng tải từ 3.000 tấn trở lên Từ 1.000.000 tấn/năm trở lên Loại II Cảng có vị trí, vai trò và tầm quan trọng đối với nhiệm vụ quốc phòng của vùng, địa phương hoặc một khu vực của địa phương - Bến kết cấu bê tông cốt thép hoặc thép, có tổng chiều dài tuyến bến từ 150m đến dưới 300m - Cảng hệ thống kho bãi nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ cơ giới có khả năng bốc xếp công-ten-nơ - Kết nối thuận tiện với phương thức vận tải khác Tàu có trọng tải từ 1.000 tấn đến dưới 3.000 tấn Từ 500.000 tấn đến dưới 1.000.000 tấn/năm Loại III Cảng có vị trí, vai trò và tầm quan trọng đối với nhiệm vụ quốc phòng của vùng, địa phương hoặc một khu vực của địa phương - Bến kết cấu bê tông cốt thép có tổng chiều dài tuyến bến từ 75 m đến dưới 150 m - Cảng có hệ thống kho bãi, thiết bị xếp dỡ cơ giới - Giao thông thuận tiện Tàu có trọng tải dưới 1.000 tấn Dưới 500.000 tấn/năm Mẫu số 02 TIÊU CHUẨN PHÂN CẤP KỸ THUẬT CẢNG THỦY NỘI ĐỊA Cấp cảng Vai trò nhiệm vụ Cấp kỹ thuật tuyến đường thủy nội địa Quy mô công trình Khả năng tiếp nhận phương tiện Năng lực xếp dỡ (tấn/năm) I - Xếp dỡ hàng khô - Container, cảng dầu - Cơ động bộ đội và BKKT Đặc biệt và cấp I - Bến kết cấu bê tông cốt thép hoặc thép, có tổng chiều dài tuyến bến từ 300m trở lên. Có hệ thống kho bãi, nhà xưởng, nhà Điều hành, nơi làm việc và nơi ăn, nghỉ của Bộ đội, đường nội bộ bê tông, thiết bị xếp dỡ cơ giới - Có vị trí tập kết bộ đội, BKKT - Kết nối thuận tiện với các phương thức vận tải khác Tàu có trọng tải từ 3.000 tấn đến 5.000 tấn - Trên 1,5 triệu tấn/năm - Bốc xếp được kiện hàng đến 50 tấn, container 40feet - Bộ đội, BKKT cơ động nhanh, an toàn II - Xếp dỡ hàng khô - Container, cảng dầu - Cơ động bộ đội và BKKT Cấp II - Bến kết cấu bê tông cốt thép hoặc thép, có tổng chiều dài tuyến bến từ 150m đến dưới 300m. Có hệ thống kho bãi, nhà xưởng, nhà Điều hành, nơi làm việc và nơi ăn, nghỉ của Bộ đội, đường nội bộ bê tông, thiết bị xếp dỡ cơ giới - Có vị trí tập kết bộ đội, BKKT - Kết nối thuận tiện với các phương thức vận tải khác Tàu có trọng tải từ 1.500 tấn đến 3.000 tấn - Trên 1 triệu tấn/năm - Bốc xếp được kiện hàng đến 30 tấn, container 20feet - Bộ đội, BKKT cơ động nhanh, an toàn III - Xếp dỡ hàng khô - Cảng dầu - Cơ động bộ đội và BKKT Cấp III - Bến kết cấu bê tông cốt thép hoặc thép, có tổng chiều dài tuyến bến từ 75m đến dưới 150m. Có hệ thống kho bãi, nhà xưởng, nhà Điều hành, nơi làm việc và nơi ăn, nghỉ của Bộ đội, đường nội bộ bê tông, thiết bị xếp dỡ cơ giới - Có vị trí tập kết bộ đội, BKKT - Kết nối thuận tiện với các phương thức vận tải khác Tàu có trọng tải từ 750 tấn đến 1.500 tấn - Trên 0,5 triệu tấn/năm - Bộ đội, BKKT cơ động nhanh, an toàn IV - Xếp dỡ hàng khô - Cảng dầu - Cơ động bộ đội và BKKT Cấp IV - Bến kết cấu bê tông cốt thép hoặc thép, có tổng chiều dài tuyến bến dưới 75m. Có hệ thống kho bãi, nhà xưởng, nhà Điều hành, nơi làm việc và nơi ăn, nghỉ của Bộ đội, đường nội bộ bê tông, thiết bị xếp dỡ cơ giới - Có vị trí tập kết bộ đội, BKKT - Kết nối thuận tiện với các phương thức vận tải khác Tàu có trọng tải dưới 750 tấn - Trên 0,3 triệu tấn/năm - Bộ đội, BKKT cơ động nhanh, an toàn Mẫu số 03 ……(1)…….. ...……(2)……..... ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: /….(3) - ….(4)…. V/v ……(6)……. ….(5)…., ngày tháng năm Kính gửi: - ………………………………..; - ………………………………… ……………………………………………………(7)……………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………/. Nơi nhận: - Như trên: - ……………; - Lưu: VT, .... (9) ... (10) QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (8) (Chữ ký, dấu) Họ và tên Ghi chú: (1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp. (2) Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành công văn. (3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành công văn. (4) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo công văn. (5) Địa danh. (6) Trích yếu nội dung văn bản đề nghị (công bố danh Mục cảng thủy nội địa, chủ trương đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa, công bố hoạt động và công bố lại hoạt động cảng thủy nội địa, cấp giấy phép hoạt động và cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa, cho phép tàu biển Việt Nam, phương tiện thủy nước ngoài và phương tiện thủy nội địa vào cảng, bến thủy nội địa). (7) Nội dung văn bản. (8) Ghi quyền hạn, chức vụ của người ký (đứng đầu cơ quan, đơn vị) văn bản; nếu người ký văn bản là cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người đứng đầu, bên dưới ghi chức vụ của người ký văn bản. (9) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo văn bản. (10) Ký hiệu người đánh máy và số lượng bản phát hành. Mẫu số 04 - Quyết định BỘ QUỐC PHÒNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: /QĐ-BQP Hà Nội, ngày tháng năm QUYẾT ĐỊNH Về việc công bố danh Mục cảng thủy nội địa BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG Căn cứ …………………………………(1)………………………………………………; Căn cứ ………………………………….; Xét đề nghị của Tổng Tham mưu trưởng tại Tờ trình số ………………………………., QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố danh Mục cảng thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này. Điều … ………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………./. Nơi nhận: - Như Điều ….; - ……….; - Lưu: VT, .... (2) ... (3). BỘ TRƯỞNG (Chữ ký, dấu) Cấp bậc, họ và tên Ghi chú: (1) Nêu các căn cứ trực tiếp để ban hành quyết định. (2) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo văn bản. (3) Ký hiệu người đánh máy và số lượng bản phát hành. Mẫu số 05 Phụ lục DANH MỤC CẢNG THỦY NỘI ĐỊA (Ban hành kèm theo ……………) Số TT Tên cảng Loại cảng Đơn vị quản lý Địa danh Ghi chú (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1 2 3 4 5 Ghi chú: (1) Ghi số thứ tự cảng từ 01 đến hết. (2) Ghi tên cảng theo quyết định đầu tư xây dựng. (3) Ghi theo tiêu chuẩn được quy định tại Mẫu số 01 (Bảng phân loại cảng thủy nội địa). (4) Ghi tên từ đơn vị quản lý trực tiếp cảng đến quân khu hoặc tương đương. (5) Ghi địa danh từ xã (phường) đến tỉnh (TP). Mẫu số 06 BỘ TỔNG THAM MƯU CỤC TÁC CHIẾN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: /BC-TC Hà Nội, ngày tháng năm BÁO CÁO Kết quả thẩm định hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng cảng (bến) của ... (chủ đầu tư) Căn cứ ………………………………………………………………………………………………….. Trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ và ý kiến tham gia đóng góp của các cơ quan, đơn vị, Cục Tác chiến báo cáo Thủ trưởng Bộ kết quả thẩm định hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng cảng (bến) của ... (chủ đầu tư) như sau: I. HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ 1. Thống kê các văn bản trong hồ sơ của ... (chủ đầu tư) đề nghị. 2. Tóm tắt về nội dung cơ bản của hồ sơ trình thẩm định được gửi kèm theo công văn đề nghị thẩm định của ... (chủ đầu tư). II. KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH 1. Tính pháp lý của hồ sơ. 2. Tổng hợp ý kiến của các cơ quan, đơn vị tham gia thẩm định. 3. Đánh giá sự phù hợp với quy hoạch cảng, bến thủy của Bộ. 4. Đánh giá sự cần thiết và yếu tố bảo đảm tính hiệu quả đối với nhiệm vụ quốc phòng. III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT Trên cơ sở kết quả thẩm định, Cục Tác chiến đề nghị Thủ trưởng Bộ đồng ý với đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng cảng (bến) thủy nội địa của ... (chủ đầu tư) đủ Điều kiện (chưa đủ Điều kiện) để triển khai các bước tiếp theo và dự thảo văn bản của Bộ Quốc phòng xin ý kiến các bộ, ngành và địa phương liên quan. Kính đề nghị Thủ trưởng Bộ xem xét, quyết định./. Nơi nhận: - …….. - ……. - Lưu: VT,….. CỤC TRƯỞNG (Chữ ký, dấu) Cấp bậc, họ và tên Mẫu số 07 - Quyết định BỘ QUỐC PHÒNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: /QĐ-BQP Hà Nội, ngày tháng năm QUYẾT ĐỊNH Về việc …………….. (1)…………… BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG Căn cứ ……………………………………………….(2) …………………………………………..; Căn cứ ……………………………………………….(3)……………………………………………; Xét đề nghị của Tổng Tham mưu trưởng tại ……………………………………………………..., QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. ………………………………………………..(4)………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………….. Điều ... ……………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………../. Nơi nhận: - Như Điều ….; - ………….; - Lưu: VT, .... (5) A.... (6). BỘ TRƯỞNG (Chữ ký, dấu) Cấp bậc, họ và tên Ghi chú: (1) Trích yếu nội dung quyết định (quyết định chủ trương đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa, công bố hoạt động, công bố lại hoạt động, đình chỉ hoạt động và đình chỉ hoạt động có thời hạn cảng bến thủy nội địa). (2) Nêu các căn cứ trực tiếp để ban hành quyết định. (3) Các văn bản pháp lý liên quan trực tiếp đến vấn đề giải quyết trong nội dung quyết định. (4) Nội dung quyết định. (5) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo văn bản. (6) Ký hiệu người đánh máy và số lượng bản phát hành. Mẫu số 08 BỘ QUỐC PHÒNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày tháng năm GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG BẾN THỦY NỘI ĐỊA Số: ……/GPBTNĐ Căn cứ Thông tư số …../2016/TT-BQP ngày ... tháng ... năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Quy định ………………………………………………………..; Xét đề nghị của Tổng Tham mưu trưởng tại Tờ trình số: …………………………………….. BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG: Cho phép Bến thủy nội địa: ………………………………………………………………….. hoạt động Thuộc cơ quan, đơn vị: ………………………………………………………………………………….. Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………….. Vị trí bến, từ km thứ …………………………………… đến km thứ ………………………………….. Bên bờ (phải, trái) ………………………………. của sông (kênh) …………………………………… Thuộc địa phận xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố) ……………………………………….. Kết cấu, quy mô bến: …………………………………………………………………………………….. Mục đích sử dụng ………………………………………………………………………………………….. Phạm vi vùng đất ………………………………………………………………………………………… Phạm vi vùng nước (sơ đồ số …………., do ………….. duyệt ngày …………..) - Chiều dài: …………mét, kể từ: …………. dọc theo bờ về phía: (thượng, hạ lưu) - Chiều rộng: ………… mét, kể từ mép ngoài của bến trở ra phía sông Bến có khả năng tiếp nhận loại phương tiện thủy: …………………………………………….. Thời hạn hoạt động: Từ ngày …………………. đến ngày …………………………………….. Trong thời gian hoạt động………….. có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa và các quy định của pháp luật có liên quan./. Nơi nhận: - Như trên; - …….; - Lưu: VT, ….. BỘ TRƯỞNG (Chữ ký, dấu) Cấp bậc, họ và tên Mẫu số 09 GIẤY PHÉP VÀO CẢNG, BẾN Số: ………./GP Tên phương tiện: ……………………………. Số đăng ký: …………………………….…….. Chủ phương tiện: ……………………………. Tên thuyền trưởng: ………………………….. Trọng tải đăng ký: …....(T)…....(ghế)……… Trọng tải thực tế: …....(T)…....(ghế)……… Loại hàng: …………………………………… Được vào cảng, bến để: ……………………. Trong thời hạn: Từ.... giờ.... ngày.... đến ……… giờ ……. ngày ………… Ngày... tháng... năm... ……..... (4)…………. ………..(1)……….. ……….(2)……….. ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ………/GP GIẤY PHÉP VÀO CẢNG, BẾN THỦY NỘI ĐỊA ………….….(3)……………….. Cho phép phương tiện thủy: …………………………….Số đăng ký: …………………………. Chủ phương tiện: ………………………………………………………………………………….. Tên thuyền trưởng: ………………………………………………………………………………… Trọng tải đăng ký: …………………………………..tấn ……………… ghế…………………….. Trọng tải thực tế: …………………………………..tấn ……………… ghế…………………….. Loại hàng: …………………………………………………………………………………………… Vào cảng, bến để: …………………………………………………………………………………. Trong thời hạn: Từ ……. giờ …. ngày…………. đến ….. giờ …… ngày …………………… Ngày …… tháng ….. năm ….. …………(4)……….. (Chữ ký, dấu) Cấp bậc, họ và tên (Ghi chú: Giấy này phải được giữ trên phương tiện trong thời gian phương tiện đậu tại cảng, bến) Ghi chú: (1) Tên cơ quan, đơn vị chủ quản trực tiếp. (2) Tên cơ quan, đơn vị ban hành công văn. (3) Chỉ huy trưởng cơ quan, đơn vị ban hành công văn. (4) Chỉ huy trưởng (nếu người ký văn bản là cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người đứng đầu, bên dưới ghi chức vụ của người ký văn bản). Mẫu số 10 GIẤY PHÉP RỜI CẢNG, BẾN Số: ………./GP Giấy phép rời cảng, bến số: …………………… Tên phương tiện: ……………………………. Chủ phương tiện: ……………………………. Tên thuyền trưởng: ………………………….. Số thuyền viên: …………………………… Trọng tải đăng ký: …....(T)…....(ghế)……… Số hành khách: …………………………… Loại hàng: …………………………………… Được rời cảng, bến: ………………………. Giờ.... ngày.... tháng ….. năm ………….. Cảng, bến đến: …………………………. Ngày... tháng... năm... ……..... (4)…………. ………..(1)……….. ……….(2)……….. ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ………/GP GIẤY PHÉP RỜI CẢNG, BẾN THỦY NỘI ĐỊA ………….….(3)……………….. Cho phép phương tiện thủy: ……………………………………………………………………….. Số đăng ký: ………………………………………………………………………………………….. Chủ phương tiện: ………………………………………………………………………………….. Tên thuyền trưởng: ………………………………………………………………………………… Số lượng thuyền viên: ……………………………………………………………………………. Trọng tải: …………………………………..tấn ……………… ghế…………………….……….. Loại hàng: ……………………………………Số hành khách……………………………………… Được rời cảng, bến: …………………giờ…………ngày……………tháng…………năm…………. Cảng, bến đến: ………………………………để…………………………………………………….. Những Điểm lưu ý khi hành trình (luồng lạch; bão, lũ; khi qua cầu và các thông tin cần thiết khác): ……………………………………………………………………………………………… ....., ngày …… tháng ….. năm ….. …………(4)…… (Chữ ký, dấu) Cấp bậc, họ và tên Ghi chú: (1) Tên cơ quan, đơn vị chủ quản trực tiếp. (2) Tên cơ quan, đơn vị ban hành công văn. (3) Chỉ huy trưởng cơ quan, đơn vị ban hành công văn. (4) Chỉ huy trưởng (nếu người ký văn bản là cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người đứng đầu, bên dưới ghi chức vụ của người ký văn bản). Mẫu số 11 LỆNH ĐIỀU ĐỘNG Số: ………./LĐĐ Tên thuyền trưởng: ………………………….. Tên phương tiện: ……………………………... Thực hiện việc khẩn cấp……………………… ……………………………………………………. Tại: ……………………………………………… Thời gian: Từ…………..đến……………….. Ngày... tháng... năm... ……..... (4)…………. ………..(1)……….. ……….(2)……….. ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ………/GP LỆNH ĐIỀU ĐỘNG Số: ………/LĐĐ ................................(3)......................... Căn cứ Thông tư số …../2016/TT-BQP ngày … tháng … năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Quy định ……………………………………………………………………………………..; Yêu cầu phương tiện thủy: ……………………………………………………………………….. Đang neo đậu tại vùng nước cảng, bến: ………………………………………………………. Thực hiện việc khẩn cấp: ………………………………………………………………………… …………………………… Tại: …………………………………………………………………….. Trong thời gian: Từ ………………………. đến………………………………………………….. Yêu cầu thực hiện nghiêm chỉnh lệnh này. ................, ngày …… tháng ….. năm ….. …………(4)……….. (Chữ ký, dấu) Cấp bậc, họ và tên Ghi chú: (1) Tên cơ quan, đơn vị chủ quản trực tiếp. (2) Tên cơ quan, đơn vị ban hành công văn. (3) Chỉ huy trưởng cơ quan, đơn vị ban hành công văn. (4) Chỉ huy trưởng (nếu người ký văn bản là cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người đứng đầu, bên dưới ghi chức vụ của người ký văn bản).
{ "issuing_agency": "Bộ Quốc phòng", "promulgation_date": "24/02/2016", "sign_number": "11/2016/TT-BQP", "signer": "Đỗ Bá Tỵ", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Ke-hoach-9312-KH-UBND-2014-doi-moi-can-ban-toan-dien-giao-duc-dao-tao-Da-Nang-266833.aspx
Kế hoạch 9312/KH-UBND 2014 đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo Đà Nẵng
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 9312/KH-UBND Đà Nẵng, ngày 16 tháng 10 năm 2014 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 35-CTR/TU NGÀY 25/01/2014 CỦA THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 29-NQ/TW CỦA BCH TRUNG ƯƠNG 8 (KHÓA XI) “VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ” Thực hiện Chương trình hành động số 35-CTr/TU ngày 25/01/2014 của Thành ủy Đà Nẵng về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” (sau đây gọi tắt là Chương trình hành động số 35), UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Kế hoạch thực hiện với những nội dung sau đây: I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung - Phát triển hệ thống GD&ĐT thành phố một cách hợp lí theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập khu vực và quốc tế; đảm bảo nguồn nhân lực đủ về số lượng, có cơ cấu phù hợp, có trình độ chuyên môn cao và tác phong chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển thành phố. - Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, kỹ năng thực hành, năng lực ngoại ngữ, tin học; phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, khả năng sáng tạo và tiềm năng của người học. - Đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập. 2. Một số chỉ tiêu cụ thể NỘI DUNG TÌNH HÌNH HIỆN NAY CHỈ TIÊU ĐẾN NĂM 2020 1 2 3 4 a) Giáo dục mầm non Tỉ lệ trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân 0,9% 0,5% Tỉ lệ trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non bị thừa cân (béo phì) 1,3% Dưới 1% Trẻ mầm non ra lớp, trẻ độ tuổi nhà trẻ 49,1% 65% Tỷ lệ trẻ em mẫu giáo 3-4 tuổi và 4-5 tuổi đến trường 96,6% 97% Tỷ lệ trẻ 5 tuổi đến trường 99,9% 100% Tỷ lệ xã, phường, quận, huyện duy trì và giữ vững kết quả phổ cập giáo dục (PCGD) mầm non cho trẻ 5 tuổi 100% 100% Tỷ lệ giáo viên (GV), cán bộ quản lí (CBQL) đạt trình độ chuẩn hóa 100% đạt chuẩn. Trên chuẩn: - CBQL: 86%; - GV: 61%. 100% đạt chuẩn. Trên chuẩn: - CBQL: 100%; - GV: 85%. Tỷ lệ chủ nhóm lớp độc lập tư thục được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí nhóm lớp 100% 100% Tỷ lệ trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 24,7% 50% b) Giáo dục phổ thông Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi ra lớp 100% 100% Tỷ lệ trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học (TH) 98,4% 99% Tỷ lệ huy động trẻ em khuyết tật đến trường 60% 95% Tỷ lệ học sinh bỏ học vì hoàn cảnh khó khăn 0% 0% Tỷ lệ học sinh trung học bỏ học hằng năm 0,13% Không quá 0,10% Tỷ lệ học sinh TH được học 2 buổi/ trên ngày 87,24% 100% Tỷ lệ trường trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) tổ chức dạy 2 buổi/ngày - THCS: 1,20%; - THPT: 1,80%. - THCS: 35%; - THPT: 20%. Tỷ lệ trường TH, THCS, THPT có câu lạc bộ (CLB) tiếng Anh, CLB các môn năng khiếu 100% 100% Về học lực học sinh THCS, THPT - THCS: Giỏi: 34,72% Khá: 32,78% TB: 28,08% Yếu: 4,07% Kém: 0,35% - THPT: Giỏi: 8,49% Khá: 38,39% TB: 45,42% Yếu: 7,89% Kém: 0,29% - THCS: Giỏi: 35% Khá: 34% TB: 27% Yếu: 3,7% Kém: 0,3% - THPT: Giỏi: 9% Khá: 39,8% TB: 44% Yếu: 7% - Kém: 0,2% Về hạnh kiểm học sinh THCS, THPT -THCS: Tốt: 85,45% Khá: 12,84% TB: 1,67% Yếu: 0,05% - THPT: Tốt: 70,44% Khá: 24,14% TB: 4,82% Yếu: 0,60% THCS: Tốt: 86% Khá: 12,95% TB: 1% Yếu: 0,05% - THPT: Tốt: 71,5% Khá: 25% TB: 3% Yếu: 0,5% Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT 98,41% Đạt 98,5% trở lên Trình độ nhà giáo và CBQL 100% đạt trình độ chuẩn. Trong đó, trên chuẩn: 73,51%; đại học 84,7%, thạc sĩ: 3,2%. 100% đạt trình độ chuẩn. Trong đó, trên chuẩn 85%; đại học: 95%, thạc sĩ: 4,5%. Tỷ lệ trường TH, THCS, THPT đạt chuẩn quốc gia. - TH: 69,6% - THCS: 31,6% - THPT: 21,7% - TH: 83%; - THCS: 65%; - THPT: 73%. Tỷ lệ xã, phường, quận, huyện duy trì và giữ vững kết quả PCGD TH đúng độ tuổi, PCGD THCS và PCGD THPT 100% 100% c) Giáo dục chuyên nghiệp Tỷ lệ công nhân lao động tại các khu công nghiệp có trình độ học vấn THPT hoặc tương đương - THCS: 50%; - THPT: trên 30%. - THCS: 70%; - THPT: 50%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT vào học các cơ sở giáo dục nghề nghiệp 0,9% 25% Tỷ lệ công nhân qua đào tạo nghề 81% 95% Số lao động được đào tạo nghề 222.591 383.000 Tỉ lệ lao động tham gia trong nền kinh tế đã được đào tạo nghề 52% 60% d) Giáo dục đại học Tỷ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng 10,62% 21% Số thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo mới 1.079 người (năm 2013) 5.000 người e) Giáo dục thường xuyên Tỷ lệ người trong độ tuổi từ 15-60 biết chữ 99% 99% Tỷ lệ người biết chữ tiếp tục học Chương trình giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ 70% 90% Tỷ lệ lao động nông thôn tham gia học tập cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ sản xuất tại các trung tâm học tập cộng đồng 40% 70% Tỷ lệ nhà giáo và CBQL giáo dục đạt trình độ trên chuẩn 19% 25% II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP 1. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và hành động trong đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT Ngành GD&ĐT cùng với các sở, ban, ngành, đơn vị và các cơ quan truyền thông, báo chí chủ động phối hợp trong việc tổ chức học tập, tuyên truyền, giải thích các nội dung của Chương trình hành động số 35, tập trung vào các nội dung: - Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, kinh nghiệm phát triển GD&ĐT của thành phố Đà Nẵng. - Trách nhiệm của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và gia đình trong việc tích cực thực hiện xã hội hóa giáo dục; tham gia tạo các nguồn lực phát triển GD&ĐT; xây dựng môi trường lành mạnh, xã hội học tập và học tập suốt đời. - Biểu dương người tốt, việc tốt trong các hoạt động giáo dục, đào tạo và dạy nghề. 2. Tăng cường quản lí nhà nước về lĩnh vực GD&ĐT a) Thực hiện Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/ 12/ 2010 của Chính phủ Quy định trách nhiệm quản lí nhà nước về giáo dục, Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 19/10/2011 của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở GD&ĐT thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng GD&ĐT thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. b) Tăng cường phân cấp quản lí theo quy định, tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm nhằm tạo hành lang pháp lí cần thiết để các cơ sở GD&ĐT có cơ sở thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT thực chất và hiệu quả. c) Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện thống nhất đầu mối quản lí về GD&ĐT, phân cấp quản lí đồng bộ, trên cơ sở thực hiện chính quyền đô thị, theo hướng phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền gắn với trách nhiệm và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục đi đôi với việc công khai, minh bạch, đảm bảo sự giám sát của các cơ quan nhà nước, của các tổ chức chính trị - xã hội và của nhân dân. d) Bảo đảm dân chủ hóa trong giáo dục, dưới sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng, thông qua Ban Cán sự lớp, tổ chức Đoàn - Đội và các tổ chức chính trị xã hội, thực hiện cơ chế người học tham gia đánh giá người dạy, giáo viên và giảng viên tham gia đánh giá CBQL, CBQL cấp dưới tham gia đánh giá CBQL cấp trên, cơ sở giáo dục tham gia đánh giá cơ quan quản lí nhà nước về giáo dục. e) Nâng cao năng lực quản lí nhà nước về GD&ĐT theo hướng chuẩn hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế. Yêu cầu nâng cao năng lực quản lí nhà nước về GD&ĐT, ngành GD&ĐT thành phố, các quận, huyện, các cơ sở giáo dục xây dựng tiến độ từng bước chuẩn hóa về cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ cán bộ, viên chức. Tham mưu cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện để các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và cá nhân tham gia xây dựng và đóng góp cho sự nghiệp giáo dục. Đặc biệt, trong những năm đến, các trường học, cơ sở giáo dục xây dựng môi trường thuận lợi cho mọi người học tập, rèn luyện, được bình đẳng phát huy tư duy, sáng tạo, phát huy khả năng và nhân cách, tạo ra người lao động mới, nguồn nhân lực có phẩm chất, trí tuệ và tài năng đáp ứng hội nhập quốc tế. g) Các địa phương, cơ sở GD&ĐT xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục 5 năm và hằng năm. Trước mắt, trên cơ sở Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 35, các địa phương và cơ sở giáo dục xây dựng Kế hoạch thực hiện năm học 2014-2015 và kế hoạch 5 năm từ năm học 2015-2016 đến năm học 2019-2020. h) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện có hiệu quả cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực giáo dục, trong quản lí nhà nước về GD&ĐT, quản lí ngành, quản lí và chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ. Đặc biệt ứng dụng công nghệ thông tin để bổ trợ, đổi mới phương pháp dạy và học, không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học thực chất, bền vững. i) Đẩy mạnh hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác đánh giá chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục các cấp; tiếp tục đẩy mạnh công tác tự đánh giá và đánh giá từ bên ngoài. Thực hiện công khai kết quả đánh giá chất lượng giáo dục trên cổng thông tin điện tử của Sở GD&ĐT. k) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác quản lí giáo dục, việc thực hiện nhiệm vụ tại các địa phương, các cơ sở giáo dục; xử lí nghiêm các hành vi vi phạm và thông báo công khai trước công luận nhằm khắc phục cơ bản tiêu cực trong dạy thêm, học thêm; tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích; lạm thu trong trường học; những sai phạm trong đào tạo liên thông; liên kết đào tạo, đào tạo liên kết với nước ngoài. 3. Xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT a) Tiếp tục xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục theo các quy định của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn CBQL giáo dục, đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện của ngành: đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, hợp lí về cơ cấu; giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ; mẫu mực về phẩm chất, đạo đức, lối sống. b) Tiến hành rà soát, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục các cấp học, để xây dựng kế hoạch tuyển dụng, bố trí, sắp xếp, điều động, luân chuyển hợp lí; phát hiện những nhân tố tích cực để xây dựng đội ngũ cốt cán, đưa vào diện quy hoạch cán bộ nguồn, tiếp tục đào tạo, bổ sung, kịp thời thay thế những CBQL giáo dục nghỉ hưu hoặc chuyển công tác; tuyển dụng giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng nhà giáo giảng dạy theo định mức quy định công tác tại các đơn vị, trường học. Việc rà soát được thực hiện thường xuyên hàng năm; trong đó ngành GD&ĐT có kế hoạch rà soát tổng thể về các lĩnh vực của đội ngũ, hoàn thành trước năm học 2015-2016. Đổi mới công tác quy hoạch, bổ nhiệm, tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo và CBQL giáo dục các đơn vị, trường học phải trên cơ sở đánh giá thực tế năng lực và hiệu quả công tác, đi đôi với cơ chế đánh giá, sàng lọc. Tổ chức thi tuyển để bổ nhiệm chức danh lãnh đạo trường học trên cơ sở khung năng lực, vị trí việc làm và các quy định của các văn bản hiện hành. Việc giám sát, kiểm tra, đánh giá đội ngũ được quản lí, thực hiện thông qua ứng dụng công nghệ thông tin với 80% trở lên các nội dung sử dụng. c) Xây dựng quy hoạch và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ, giáo viên các đơn vị, trường học; thực hiện các giải pháp để liên kết các cơ sở đào tạo với các cơ sở giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học. Thực hiện công tác đào tạo, đào tạo lại; bồi dưỡng thường xuyên, chuyên đề nhằm nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu triển khai chương trình, sách giáo khoa mới; đặc biệt xét chọn cử nhà giáo, CBQL giáo dục trẻ, có năng lực, có hướng phát triển đi đào tạo sau đại học, nhằm xây dựng đội ngũ cốt cán ở các bộ môn, các bậc học trong toàn ngành. Tổ chức các lớp bồi dưỡng về công tác quản lí cho đội ngũ CBQL giáo dục và giáo viên dự nguồn các chức danh lãnh đạo; tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao về trình độ năng lực ngoại ngữ, tin học, lí luận chính trị… bồi dưỡng nghiệp vụ tổ trưởng chuyên môn cho tổ trưởng, tổ phó các đơn vị, trường học. Nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ của đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục, tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức và năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong công tác tổ chức cán bộ, quản lí cơ sở giáo dục; quản lí và sử dụng có hiệu quả các cơ sở dữ liệu nhà giáo và CBQL giáo dục, đáp ứng yêu cầu công tác tổ chức cán bộ và cải cách hành chính trong thời kỳ mới. d) Tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL, tạo môi trường thuận lợi để xây dựng và phát triển đội ngũ. Sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách thu hút đặc thù của thành phố nhằm thu hút, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, bố trí về công tác trong ngành phù hợp với chuyên môn được đào tạo; có chế độ, chính sách phù hợp đối với giáo viên và CBQL giáo dục và khi chuyển về công tác tại cơ quan sở, phòng GD&ĐT. e) Tổ chức đánh giá, xếp loại CBQL giáo dục, giáo viên và viên chức theo các quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường học, giám đốc, phó giám đốc các trung tâm GDTX đảm bảo khách quan, công bằng và khoa học; lấy kết quả đánh giá, xếp loại làm cơ sở để thực hiện các chế độ, chính sách, thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trong toàn ngành. Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm về triển khai, quản lí thực hiện công tác đánh giá giáo viên, CBQL giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp; qua đó rút kinh nghiệm và đề xuất thay đổi các tiêu chí, yêu cầu, các lĩnh vực và quy trình đánh giá chuẩn cho phù hợp với những thay đổi của ngành, điều kiện thực tế của từng đơn vị. 4. Nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học, ngành học a) Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm non - Thực hiện tốt công tác y tế trường học theo Chỉ thị số 23/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác y tế trong các trường học và Chiến lược Quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030 tại thành phố Đà Nẵng. - Tăng cường nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non. Triển khai nhiều giải pháp để nâng cao thể chất cho trẻ mầm non. - Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non có thực hiện bán trú phù hợp với điều kiện kinh tế của từng quận, huyện, xã, phường. Xây dựng các mô hình bếp ăn bảo đảm an toàn thực phẩm, bữa ăn đảm bảo về chất lượng và số lượng theo nhu cầu độ tuổi ở các cơ sở giáo dục gắn với phong trào nâng cao chất lượng dinh dưỡng, phát triển tốt thể chất cho trẻ, phòng chống suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thừa cân (béo phì) học đường. - Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả việc thực hiện Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Chương trình Giáo dục mầm non. Triển khai và nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non đến các cơ sở giáo dục mầm non; Ban giám hiệu nhà trường tăng cường chỉ đạo giáo viên phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực nhằm tổ chức tốt các hoạt động giáo dục cho trẻ ở từng độ tuổi, tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm thực tế để phát triển trí lực và hình thành nhân cách cho trẻ. b) Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học; quan tâm giáo dục thể chất nhằm nâng cao sức khỏe, thể lực, tầm vóc học sinh theo Quyết định số 641/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030. - Thực hiện các biện pháp giáo dục, dạy học nhằm tăng cường giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh; giáo dục quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn giao thông; coi trọng phương pháp giáo dục bình đẳng giới, phòng chống bạo lực học đường, giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên. Triển khai hiệu quả các đề án, chương trình hoạt động ngoại khóa để giáo dục toàn diện cho học sinh. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tạo cơ hội cho học sinh thâm nhập thực tiễn, phát triển cả trí tuệ và thể chất. Hướng dẫn, tư vấn tâm lí, định hướng nghề nghiệp cho học sinh, nhất là các lớp cuối cấp. - Tiếp tục tập trung chỉ đạo việc quản lí, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình và sách giáo khoa hiện hành; điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh; quán triệt thực hiện tốt các chỉ thị, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học. - Thực hiện tốt việc kiểm tra đánh giá, xếp loại học sinh theo quy định của Bộ GD&ĐT, đảm bảo việc kiểm tra đánh giá chính xác với kết quả học tập của học sinh và thông qua đánh giá nhằm thúc đẩy quá trình học tập của học sinh. - Tập trung chỉ đạo tốt việc dạy học ngoại ngữ và tin học; tăng cường trang thiết bị công nghệ thông tin, tăng khả năng ứng dụng các phần mềm dạy học, soạn giảng giáo án điện tử, bài giảng e-learning, dạy học lí thuyết đảm bảo song song với thực hành thí nghiệm ở phòng bộ môn c) Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, tổ chức các kì thi - Đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng dạy học ở tất cả các môn học và hoạt động giáo dục nhằm tích cực hóa quá trình giáo dục và dạy học của thầy và trò. - Khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, cách học thụ động, thiếu sáng tạo; giảm thời gian lí thuyết, tăng thời gian thực hành; vận dụng kiến thức vào thực tiễn; hướng dẫn phương pháp tự tìm hiểu, tự học cho học sinh; tăng thời gian đi thực tế, tìm hiểu thực tiễn, rèn luyện tư duy sáng tạo, chủ động tiếp thu kiến thức của người học; tích hợp cao ở các lớp dưới và phân hóa dần ở các lớp trên. - Triển khai tốt các chủ trương, chính sách mới, nắm vững định hướng của các cấp, các ngành nhằm rèn luyện tư duy sáng tạo của học sinh thông qua việc vận động, hướng dẫn các em tham gia các kì thi, cuộc thi như: Sáng tạo khoa học kĩ thuật, Tin học trẻ, Viết thư quốc tế UPU… - Đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn để giáo viên có thêm nhiều kinh nghiệm dạy học. Tổ chức, trao đổi, tọa đàm, sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn; giảm thiểu về hồ sơ sổ sách không cần thiết, tăng tính thực hành, tính hiệu quả trong công việc để đội ngũ nhà giáo tập trung công việc chuyên môn. - Xây dựng ngân hàng đề phục vụ tốt cho quá trình kiểm tra, đánh giá chính xác và khách quan. Tổ chức thi tốt nghiệp, tuyển sinh đúng quy chế, khách quan, không gây nặng nề, tốn kém. d) Tiếp tục phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo học sinh giỏi; học sinh năng khiếu, tăng số lượng và chất lượng học sinh đạt giải quốc gia, khu vực và quốc tế. - Có kế hoạch chi tiết, tổ chức thực hiện và thường xuyên kiểm tra, giám sát và định hướng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại các đơn vị, trường học; chú trọng đẩy mạnh số lượng và chất lượng học sinh đạt giải quốc gia, khu vực và quốc tế. - Nâng cao ý thức trách nhiệm và năng lực chuyên môn của giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác đặc thù này. - Điều chỉnh cơ chế, chính sách, hỗ trợ đối với giáo viên tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu; đề xuất chính sách khuyến học, khuyến tài phù hợp để tạo động lực cho giáo viên và học sinh phấn đấu. e) Tổ chức thực hiện tốt việc dạy và học ngoại ngữ theo Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong các cấp học của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2012 - 2020” đã được UBND thành phố phê duyệt. - Tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên tiếng Anh trong toàn thành phố về việc bồi dưỡng, nâng chuẩn, việc tự học, tự bồi dưỡng, ý thức trách nhiệm, tự học, tự rèn của giáo viên để đáp ứng các yêu cầu mới của bộ môn. Xác định việc bồi dưỡng chuyên môn, chuẩn hóa năng lực giáo viên tiếng Anh các trường TH, THCS, THPT là một quá trình lâu dài, bền bỉ, đòi hỏi bản thân giáo viên phải kiên trì, nỗ lực nhiều trong tự học, tự rèn bên cạnh sự quan tâm, động viên, khuyến khích của CBQL các đơn vị, các cấp, các ngành. - Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, trường học bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho giáo viên, thường xuyên tạo điều kiện để giáo viên vừa yên tâm giảng dạy, vừa tự bồi dưỡng và tham gia các lớp bồi dưỡng theo kế hoạch của Sở GD&ĐT; có những biện pháp hữu hiệu nhằm động viên, tạo điều kiện để giáo viên hoàn thành các đợt bồi dưỡng và đạt kết quả tốt nhất. - Sử dụng kinh phí từ các nguồn chương trình mục tiêu quốc gia, ngân sách thành phố để tập trung bồi dưỡng cho giáo viên cấp TH, THCS và THPT, phấn đấu đạt chuẩn cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh theo mục tiêu của Đề án. g) Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả việc giảng dạy bộ môn Giáo dục quốc phòng - an ninh (GDQP-AN). - Triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của các cấp, các ngành để đội ngũ CBQL và giáo viên có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của bộ môn và có sự đầu tư thích đáng cho bộ môn này. - Tổ chức tốt các đợt tập huấn, các đợt bồi dưỡng về chính trị, về chuyên môn cho đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn GDQP-AN để nâng cao hiệu quả, chất lượng giảng dạy bộ môn này trong trường phổ thông. - Phối hợp với các tổ chức khác để giáo viên được thường xuyên bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao nhận thức về tình hình trong nước và thế giới, nói và làm đúng chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. - Tổ chức định kì hội thao GDQP-AN cho các trường THPT; lập kế hoạch tham gia các hội thi, hội thao giáo viên và học sinh GDQP-AN toàn quốc. 5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực a) Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn thể xã hội về phát triển nhân lực. - Các cấp, các ngành và toàn xã hội cần nâng cao nhận thức về vai trò của nguồn nhân lực. Chú trọng công tác phát triển nhân lực trong từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; tăng cường sự chủ động, sáng tạo, tránh dựa hoàn toàn vào các cơ quan quản lí nhà nước. - Mỗi cấp, mỗi ngành cần nhận thức rõ, bên cạnh khoa học, công nghệ, vốn tài nguyên thì con người chính là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy một tổ chức, một địa phương hay một quốc gia phát triển. Chú trọng phát triển nhân lực là việc làm cấp thiết để theo kịp nền kinh tế tri thức. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để thay đổi nhận thức của xã hội về hướng nghiệp và dạy nghề: xem học nghề là cơ hội để tìm kiếm việc làm cho mỗi người, ổn định thu nhập cho bản thân, gia đình và nâng cao chất lượng cuộc sống. Phát triển đội ngũ chuyên gia am hiểu về tâm lí học nghề nghiệp, thông tin thị trường lao động, am hiểu về thực tế ngành nghề xã hội, kinh tế học lao động để thực hiện công tác hướng nghiệp. b) Đổi mới quản lí nhà nước về phát triển nhân lực - Hoàn thiện bộ máy quản lí phát triển nhân lực, đổi mới phương pháp quản lí, nâng cao năng lực, hiệu quả và hoạt động bộ máy quản lí. - Tăng cường vai trò quản lí nhân lực trên địa bàn của Sở Lao động –Thương binh và Xã hội, đặc biệt chú trọng công tác thu thập, xây dựng hệ thống thông tin về cung - cầu nhân lực trên địa bàn và tham mưu cho UBND thành phố trong việc đảm bảo cân đối cung cầu nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Rà soát, đánh giá, quy hoạch và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lí nhân lực. - Nâng cao năng lực quản lí của các cơ quan quản lí, phát triển nhân lực: Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và các đơn vị phụ trách công tác tổ chức, nhân sự của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, cơ sở đào tạo, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Mỗi cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực trong từng giai đoạn; xác định hệ thống vị trí việc làm và tiêu chuẩn nhân sự phù hợp; thực hiện tuyển dụng công khai, minh bạch; có kế hoạch thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực; đổi mới phương pháp đánh giá năng lực công tác và chế độ khen thưởng, kỷ luật; đổi mới phương pháp quản lí nhân lực theo hướng hiện đại, hiệu quả. c) Cải tiến và tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các chủ thể tham gia phát triển nhân lực trên địa bàn thành phố - Thực hiện tốt công tác dự báo nhu cầu lao động (quy mô, trình độ, ngành nghề…) cho từng năm và từng giai đoạn cụ thể. - Xây dựng chương trình tổng thể phát triển nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp theo hướng: Lập kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, xây dựng quy trình tuyển dụng, cải thiện điều kiện lao động và nâng cao chất lượng môi trường làm việc, hoàn thiện chế độ đãi ngộ, đánh giá và khen thưởng người lao động, hoàn thiện hệ thống nội quy và tăng cường kỷ luật lao động, bố trí và phân công lao động thích hợp tại các doanh nghiệp… - Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp với các cơ sở đào tạo, dạy nghề, trong đó cần gắn kết chặt chẽ mối quan hệ giữa các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp với Sở Nội vụ, Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, giữa các doanh nghiệp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; đồng thời liên kết các cơ sở đào tạo, dạy nghề để tìm sự thống nhất giữa cung và cầu lao động trong thời gian đến, hạn chế đến mức thấp nhất sự lãng phí trong phát triển nhân lực. - Các cơ sở đào tạo, dạy nghề xây dựng kế hoạch tuyển sinh, đào tạo và dạy nghề với cơ cấu, trình độ phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội. - Tăng cường mối quan hệ giữa các cơ quan quản lí giáo dục và đào tạo với các cơ sở đào tạo, dạy nghề. Các cơ sở đào tạo, dạy nghề trên địa bàn thành phố cần thường xuyên báo cáo tình hình hoạt động, kết nối thông tin với cơ quan quản lí nhà nước trên địa bàn. d) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách khuyến khích và thúc đẩy phát triển nhân lực. Tiếp tục triển khai và hoàn thiện chính sách đào tạo, phát triển nhân lực như chính sách thu hút nhân lực trình độ cao phục vụ các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của thành phố; chính sách thi tuyển chức danh lãnh đạo; chính sách đào tạo đội ngũ cán bộ dự nguồn cho các chức danh cán bộ chủ chốt phường, xã; chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; chính sách hỗ trợ đào tạo bậc đại học tại các cơ sở giáo dục trong nước và ở nước ngoài cho các học sinh khá, giỏi; chính sách đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở các cơ sở nước ngoài dành cho cán bộ, công chức, viên chức; chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho đối tượng trong diện thu hồi đất, chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp dạy nghề. 6. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới công tác quản lí tài chính và đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục a) Công tác kế hoạch - Tiếp tục phát triển mạng lưới trường lớp theo cơ cấu hợp lí giữa các ngành học, cấp học theo Đề án quy hoạch tổng thể ngành đến năm 2020. - Khuyến khích xã hội hóa để đầu tư xây dựng và phát triển các trường chất lượng cao ở tất cả các cấp học, ngành học và trình độ đào tạo. Trong đó, làm tốt công tác quy hoạch sử dụng đất, chọn địa điểm xây dựng phát triển trường học theo quy hoạch, đảm bảo diện tích trường học đạt chuẩn quy định. b) Công tác tài chính - Triển khai có hiệu quả, tạo mọi điều kiện về hành lang pháp lí để các trường học trên địa bàn thành phố chủ động thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với sự nghiệp công lập và Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGD&ĐT-BNV ngày 15/4/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ về Hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo. - Chỉ đạo các trường học trên địa bàn thành phố nghiêm túc thực hiện Thông tư số 09/2009/TT-BGD&ĐT ngày 07/5/2009 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân: + Công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế; + Công khai điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; + Công khai thu chi tài chính. - Triển khai có hiệu quả Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT ngày 10/9/2012 về việc “Quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân” và Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ban hành “Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh”. Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thu hút, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội cho giáo dục và đào tạo. - Tăng cường công tác quản lí, thanh tra, kiểm tra hoạt động thu chi tài chính tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn, đảm bảo giám sát chặt chẽ, công khai, minh bạch việc huy động và sử dụng kinh phí. c) Công tác tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật - Thực hiện việc cân đối, bố trí kinh phí triển khai thực hiện Đề án mở rộng, nâng cấp, xây mới các trường tiểu học, phấn đấu đến năm học 2015 – 2016, 100% học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố được học 2 buổi/ngày. - Rà soát và tiếp tục triển khai có hiệu quả các Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong các cấp học của thành phố Đà Nẵng gia đoạn 2012 - 2020”; Đề án “Xây dựng phòng bộ môn đạt chuẩn đến năm 2020” và các đề án đã được UBND thành phố phê duyệt. - Tiếp tục đầu tư xây dựng, sửa chữa hệ thống nhà vệ sinh trong các trường học trên toàn thành phố để đến năm học 2015-2016 các trường học đều có nhà vệ sinh sạch sẽ, đạt chuẩn. - Đối với các bể bơi do tổ chức TASC tài trợ và chuyển giao cho các trường tiểu học: UBND các quận, huyện cân đối ngân sách hoặc huy động từ nguồn xã hội hóa để sửa chữa các bể bơi và làm việc với Sở Tài chính để cân đối kinh phí tổ chức, duy trì việc dạy bơi cho các trường. Đối với những trường tiểu học chưa có bể bơi, trước mắt, sử dụng chung bể bơi của các trường lân cận. UBND các quận, huyện rà soát, đề xuất xây dựng bể bơi tại Trung tâm Văn hóa Thể thao quận, huyện hoặc kêu gọi xã hội hóa để xây dựng bể bơi cho học sinh trên địa bàn. - Tập trung các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học khu vực nông thôn theo kế hoạch triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới theo chỉ đạo của Thành ủy tại Chỉ thị số 18-CT/TU ngày 19/3/2012 về việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố. - Tiếp tục đầu tư xây dựng phòng học bộ môn, thư viện đạt chuẩn quốc gia theo quy định của Bộ GD&ĐT. d) Công tác xã hội hóa giáo dục - Đẩy mạnh xã hội hóa GD&ĐT, nhất là đối với giáo dục mầm non. Đối với THPT có cơ chế phù hợp để đẩy mạnh, thu hút nguồn lực đầu tư, chú trọng các trường chất lượng cao ngoài công lập. Chuyển phát triển giáo dục ngoài công lập từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả. - Tăng cường hỗ trợ giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh vùng núi, học sinh Trường THPT Phạm Phú Thứ, Trường THCS Nguyễn Tri Phương và các trường TH, mầm non thuộc các xã: Hòa Bắc, Hòa Phú và Hòa Ninh. - Triển khai Đề án “Quy hoạch phát triển mạng lưới trung tâm ngoại ngữ - tin học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” với kinh phí xã hội hóa. 7. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục a) Tiếp tục phát triển và duy trì mối quan hệ hợp tác đối với các trường đại học, học viện, các tổ chức giáo dục nước ngoài. - Duy trì và phát triển quan hệ hợp tác quốc tế với cơ quan ngoại giao các nước tại Việt Nam như: Đại sứ quán Cộng hòa Pháp, Đại sứ quán Úc, Tổng Lãnh sự quán New Zealand tại thành phố Hồ Chí Minh... - Duy trì và phát triển quan hệ hợp tác quốc tế với các trường đại học trên thế giới (ĐH Kỹ thuật Troyes - Pháp; ĐH Queensland, ĐH Monash - Úc; trường Đại học Canterbury - New Zealand...) cũng như một số tổ chức tư vấn du học có uy tín thuộc Đại sứ quán Úc, Hội đồng Anh... nhằm tìm kiếm học bổng cho học sinh học các ngành nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tiễn của thành phố. - Tiếp tục phát triển mối quan hệ hợp tác với Hội đồng Vùng Nord Pas de Calais - Cộng hoà Pháp; hợp tác với trường Trung học chuyên nghiệp Ambroiso Croizat trong khuôn khổ Dự án “Lớp học Bắc - Nam” do Hội đồng Vùng Nord Pas de Calais tài trợ kinh phí. - Chú ý thiết lập mối quan hệ mới với các trường THPT và đại học danh tiếng, có chất lượng cao ở nước ngoài, để qua đó, thực hiện các chương trình, đề án phát triển trường; gửi cán bộ, giáo viên, học sinh đi học tập, giao lưu và thực hiện các đề án nghiên cứu khoa học. b) Hướng dẫn ngành GD&ĐT mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế trên lĩnh vực GD&ĐT theo đúng quy định tại Quyết định số 21/2013/QĐ-UBND ngày 09/7/2013 của UBND thành phố về việc ban hành Quy định về công tác quản lí và tổ chức thực hiện các hoạt động đối ngoại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, trong đó tập trung chủ yếu vào các nội dung sau: - Đánh giá hiệu quả các trường, đơn vị giáo dục đang hoạt động trên địa bàn như Trường liên cấp Quốc tế Singapore, Viện Anh ngữ ELI thuộc Đại học Đà Nẵng và Đại học Queensland... - Theo dõi, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển mạng lưới các trường do nước ngoài đầu tư ở tất cả các bậc học mẫu giáo, TH, THCS, THPT, cao đẳng và đại học. - Kiểm định, đánh giá chính xác thông tin mà các trường học, các đơn vị giáo dục nước ngoài xin phép quảng bá, triển khai trên địa bàn thành phố. 8. Xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời a) Nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, vai trò, lợi ích của việc xây dựng xã hội học tập (XHHT). - Tổ chức các hình thức tuyên truyền phong phú trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các nhà trường, cơ quan, doanh nghiệp, khu dân cư, qua các hội nghị, hội thảo, mạng internet. - Tiếp tục tổ chức tuyên truyền xây dựng XHHT thông qua phong trào gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học; phát động phong trào gia đình hiếu học, dòng học khuyến học, phát động phong trào đơn vị học tập, cộng đồng học tập. - Nghiên cứu và tổ chức bằng nhiều hình thức nhằm động viên mọi người học tập suốt đời; hàng năm tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời với nhiều chủ đề khác nhau tại tất cả các cơ sở giáo dục trên toàn thành phố. - Xây dựng chuyên mục “Xây dựng XHHT” trên đài truyền hình, đài phát thanh; biên soạn và phát hành các bản tin, tài liệu tuyên truyền về xây dựng XHHT. - Tuyên dương, khen thưởng các đơn vị, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác xây dựng XHHT; tổ chức xét tặng danh hiệu “Đơn vị học tập xuất sắc” cho các cơ quan, địa phương. b) Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời” tại các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa và câu lạc bộ. - Các phương tiện thông tin đại chúng thực hiện các chương trình giáo dục từ xa, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức về các lĩnh vực của khoa học đời sống. c) Chấn chỉnh và kiện toàn hoạt động các trung tâm học tập cộng đồng gắn liền với các trung tâm văn hóa xã, phường. d) Đẩy mạnh hình thức học từ xa, học qua mạng. - Đẩy mạnh các hoạt động đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn ở các cơ sở giáo dục thường xuyên. - Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho việc đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong việc cung ứng các chương trình học tập suốt đời cho mọi người. e) Triển khai các biện pháp hỗ trợ người học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập suốt đời - Hoàn thiện chính sách hỗ trợ cho người học thuộc đối tượng chính sách, người dân tộc, phụ nữ, đặc biệt là các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. - Triển khai cơ chế, đánh giá, công nhận kết quả học tập không chính quy nhằm khuyến khích mọi người dân tự học, tự tích lũy kiến thức theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. - Tổ chức biên soạn tài liệu học tập về các lĩnh vực của đời sống xã hội đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân. - Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá phù hợp với việc học tập của người lớn tuổi. g) Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành và các tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình xây dựng XHHT. - Quy định trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của các tổ chức và cá nhân, cơ chế tham gia phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức, các doanh nghiệp đối với công tác học tập suốt đời và xây dựng XHHT. - Quy định các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân đưa nội dung xây dựng XHHT là nội dung bắt buộc trong chương trình kế hoạch hoạt động, thi đua hằng năm và từng giai đoạn. - Củng cố Ban Chỉ đạo Chống mù chữ - Phổ cập giáo dục và xây dựng XHHT các cấp. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá việc thực hiện xây dựng XHHT của thành phố. - Củng cố, xây dựng bộ phận làm đầu mối quản lí về học tập suốt đời, xây dựng XHHT ở các sở, ngành, tổ chức, hội đoàn thể, doanh nghiệp. - Khuyến khích doanh nghiệp xây dựng quỹ học tập suốt đời để hỗ trợ người lao động học tập nâng cao trình độ nghề nghiệp hoặc đào tạo cho những người chuyển đổi nghề nghiệp. h) Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 4816/QĐ-UBND ngày 18/7/2014 của UBND thành phố về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 9. Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lí a) Tăng cường nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực giáo dục theo Chương trình hành động số 25-CTr/TU của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Tập trung đầu tư nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan nghiên cứu khoa học trong thành phố. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu và chuyên gia giáo dục, chất lượng của các đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục. b) Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng Khoa học công nghệ thành phố và của ngành GD&ĐT, chú trọng đến việc khuyến khích, hướng dẫn đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí, học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học. Đồng thời, tăng cường công tác đặt hàng nghiên cứu, ứng dụng các kết quả nghiên cứu, các thành tựu về khoa học giáo dục vào trong các hoạt động GD&ĐT của thành phố. c) Tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng và hiệu quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn. Gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu, giữa các cơ sở đào tạo với các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Tạo điều kiện khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học. d) Tổ chức tốt phong trào sáng kiến cải tiến trong ngành GD&ĐT, đổi mới việc phổ biến và ứng dụng các sáng kiến, giải pháp công nghệ trong các hoạt động dạy học và công tác quản lí của ngành. e) Đầu tư kinh phí hợp lí cho hoạt động nghiên cứu, áp dụng thí điểm các sáng kiến, giải pháp khoa học và xây dựng chế độ khen thưởng nhằm khuyến khích, động viên và thu hút nhiều nhà khoa học, chuyên gia đóng góp vào sự nghiệp phát triển giáo dục của thành phố. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Giáo dục và Đào tạo - Có trách nhiệm giúp Ban Chỉ đạo Đổi mới giáo dục và đào tạo thành phố triển khai thực hiện Chương trình hành động số 35; tổng hợp tình hình định kỳ 6 tháng và báo cáo năm để báo cáo UBND thành phố kết quả triển khai Kế hoạch này. - Triển khai các nội dung của Kế hoạch tới các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lí. 2. Sở Tài chính - Phối với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở GD&ĐT tham mưu với UBND thành phố bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch trên cơ sở cân đối ngân sách thành phố. - Tham mưu UBND thành phố ưu tiên ngân sách cho các đề án phát triển giáo dục đã ban hành; ưu tiên kinh phí xây dựng các phòng học để 100% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày vào năm học 2015 - 2016. 3. Sở Nội vụ phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo: - Thực hiện về tăng cường phân cấp quản lí nhà nước về GD&ĐT, tiếp tục tham mưu UBND thành phố thực hiện Nghị định số 115/2012/NĐ-CP ngày 24/12/2012 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BGD&ĐT-BNV ngày 19/10/2011 của Liên bộ GD&ĐT - Nội vụ. - Xây dựng nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế chính sách để kiện toàn bộ máy tổ chức, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL, giáo viên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thành phố giao. 4. Sở Kế hoạch và Đầu tư - Chủ trì, phối hợp với Sở GD&ĐT và các sở, ban, ngành liên quan nghiên cứu đưa một số chỉ tiêu về phát triển GD&ĐT, công tác tuyển sinh, chỉ tiêu đào tạo vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố hàng năm và 5 năm của các kỳ Đại hội Đảng bộ thành phố. - Phối hợp với Sở GD&ĐT nghiên cứu, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị phục vụ cho dạy và học. 5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: - Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, các cơ sở đào tạo, dạy nghề và các doanh nghiệp để thực hiện việc dự báo nhu cầu lao động cụ thể cho từng năm và từng giai đoạn. - Hỗ trợ trang thiết bị dạy nghề cho lao động nông thôn. - Tuyên truyền và triển khai Kế hoạch này trong hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố. 6. UBND các quận, huyện phối hợp với Sở GD&ĐT và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch của UBND thành phố phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị và tình hình thực tiễn công tác GD&ĐT của từng địa phương, đơn vị. 7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, tham gia tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; vận động hội viên, đoàn viên và nhân dân tham gia xây dựng, đổi mới sự nghiệp GD&ĐT của thành phố. 8. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng, Báo Đà Nẵng, Báo Công an Đà Nẵng tổ chức tuyên truyền các nội dung Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương (khóa XI); các văn bản chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố triển khai thực hiện Nghị quyết nêu trên. Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 35-CTr/TU ngày 25/01/2014 của Thành ủy Đà Nẵng thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khoá XI “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” của UBND thành phố Đà Nẵng. Các sở, ngành, UBND các quận, huyện, các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ nhiệm vụ được phân công để triển khai thực hiện nghiêm túc và hiệu quả, định kỳ 06 tháng, hằng năm báo cáo UBND thành phố về việc triển khai thực hiện Kế hoạch (thông qua Sở GD&ĐT). Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh, đề nghị các sở, ngành liên quan, các địa phương phản ánh về Sở GD&ĐT để báo cáo UBND thành phố xem xét, điều chỉnh./. Nơi nhận: - Bộ GD&ĐT; - TTTU, TTHĐND TP; - CT, các PCT UBND TP; - UBMTTQVN TP; - Ban Chỉ đạo Đổi mới GD&ĐT TP; - Các sở, ban, ngành; - Các hội, đoàn thể; - UBND các quận, huyện; - Lưu: VT, VX (Nhân). TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Văn Hữu Chiến
{ "issuing_agency": "Thành phố Đà Nẵng", "promulgation_date": "16/10/2014", "sign_number": "9312/KH-UBND", "signer": "Văn Hữu Chiến", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Nghi-dinh-60-2019-ND-CP-sua-doi-Nghi-dinh-78-2014-ND-CP-ve-Giai-thuong-Ho-Chi-Minh-418277.aspx
Nghị định 60/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 78/2014/NĐ-CP về Giải thưởng Hồ Chí Minh
CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 60/2019/NĐ-CP Hà Nội, ngày 05 tháng 7 năm 2019 NGHỊ ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 78/2014/NĐ-CP NGÀY 30 THÁNG 7 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH, GIẢI THƯỞNG NHÀ NƯỚC VÀ CÁC GIẢI THƯỞNG KHÁC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2014/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về khoa học và công nghệ. Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2014/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về khoa học và công nghệ như sau: 1. Sửa đổi khoản 3 Điều 5 như sau: “3. Đối với công trình được đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước, ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chung quy định tại Khoản 2 Điều này còn phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây: a) Mỗi công trình chỉ được đề nghị xét tặng một giải thưởng trong một đợt xét tặng giải thưởng. b) Công trình đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh thì không được đề nghị xét tặng Giải thưởng Nhà nước; Công trình đã được tặng Giải thưởng Nhà nước thì không được đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.” 2. Bổ sung khoản 4 Điều 8 như sau: “4. Công trình đề nghị xét tặng giải thưởng là kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng hoặc nhận hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước phải được đăng ký, lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định pháp luật.” 3. Sửa đổi, bổ sung điểm a, d và đ khoản 1 Điều 17 như sau: “a) Hội đồng xét tặng giải thưởng các cấp gồm chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên phản biện và các thành viên khác. Chủ tịch Hội đồng xét tặng giải thưởng các cấp là nhà khoa học có uy tín, am hiểu sâu lĩnh vực khoa học và công nghệ của công trình. Các thành viên Hội đồng là đại diện cho các cơ sở đã ứng dụng kết quả công trình, các nhà khoa học, nhà công nghệ, nhà quản lý có uy tín, có trình độ chuyên môn phù hợp và am hiểu sâu lĩnh vực khoa học và công nghệ của công trình. Hội đồng phân công thành viên là chuyên gia am hiểu sâu lĩnh vực khoa học của công trình làm ủy viên phản biện viết nhận xét, đánh giá công trình. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng đề nghị thủ trưởng cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng mời thêm chuyên gia phản biện độc lập. Thành viên Hội đồng xét tặng giải thưởng các cấp không có công trình tham gia xét tặng giải thưởng hoặc không có quyền, lợi ích liên quan hoặc có lý do khác ảnh hưởng đến tính khách quan của việc xét giải thưởng. d) Hội đồng xét tặng giải thưởng chuyên ngành cấp nhà nước có từ 11 đến 13 thành viên, do Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định sau khi thống nhất với Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp nhà nước. Thành viên Hội đồng là các nhà khoa học uy tín, có công trình cùng chuyên ngành với một trong các công trình đề nghị xét tặng giải thưởng. Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng xét tặng giải thưởng chuyên ngành cấp Nhà nước là thành viên của Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp nhà nước. đ) Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp nhà nước có từ 21 đến 25 thành viên, gồm các nhà khoa học có uy tín ở nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ.” 4. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 17 như sau: “2. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng xét tặng giải thưởng các cấp: a) Hội đồng đánh giá công bằng, dân chủ, khách quan, biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín và quyết định theo tỷ lệ quy định cho từng cấp xét thưởng; b) Hội đồng xét tặng giải thưởng chỉ xem xét những hồ sơ đáp ứng đầy đủ các văn bản, tài liệu theo quy định; c) Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp nhà nước chỉ xem xét những công trình được Hội đồng xét tặng giải thưởng chuyên ngành cấp nhà nước đề nghị; Hội đồng xét tặng giải thưởng chuyên ngành cấp nhà nước chỉ xem xét những công trình được Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp bộ, ngành, địa phương đề nghị; Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp bộ, ngành, địa phương chỉ xem xét những công trình được Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp cơ sở đề nghị; d) Việc xét tặng giải thưởng cho các công trình có nội dung liên quan đến bí mật nhà nước được áp dụng quy trình, thủ tục chung nhưng phải tuân thủ các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước. đ) Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp cơ sở, bộ, ngành, địa phương và chuyên ngành cấp Nhà nước: Số lượng các phiên họp Hội đồng phụ thuộc vào số lượng, quy mô công trình đề nghị xét tặng giải thưởng, do cơ quan Thường trực tổ chức xét giải thưởng quyết định trên cơ sở đề xuất của Chủ tịch Hội đồng; Cuộc họp Hội đồng phải có ít nhất 3/4 số thành viên Hội đồng tham dự, do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch (được Chủ tịch ủy quyền bằng văn bản) chủ trì và có 02 ủy viên phản biện. Chủ tịch Hội đồng quy định trình tự, thủ tục làm việc của Hội đồng trên cơ sở thống nhất ý kiến của các thành viên Hội đồng. Thành viên Hội đồng xét tặng giải thưởng các cấp có trách nhiệm nghiên cứu, nhận xét và đánh giá hồ sơ công trình đề nghị xét tặng giải thưởng bằng văn bản; thành viên Hội đồng vắng mặt phải gửi văn bản nhận xét, đánh giá công trình đề nghị xét tặng giải thưởng; nội dung cuộc họp phải được ghi thành biên bản, có chữ ký của người chủ trì, thư ký khoa học do Hội đồng bầu chọn.” e) Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp Nhà nước: Hội đồng tổ chức phiên họp phải có ít nhất 90% thành viên Hội đồng có mặt, trong đó có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng (được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền bằng văn bản), số lượng phiên họp, trình tự, thủ tục làm việc của Hội đồng do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.” 5. Bổ sung khoản 3 Điều 17 như sau: “3. Mẫu áp dụng cho phiên họp của Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp cơ sở, bộ, ngành, địa phương và chuyên ngành cấp Nhà nước theo Phụ lục ban hành kèm Nghị định này: a) Phiếu nhận xét: công trình nghiên cứu khoa học (Mẫu NX1), công trình nghiên cứu phát triển công nghệ (Mẫu NX2), công trình ứng dụng công nghệ (Mẫu NX3). b) Phiếu đánh giá công trình đề nghị xét tặng giải thưởng (Mẫu ĐG). c) Biên bản kiểm phiếu đánh giá công trình đề nghị xét tặng giải thưởng (Mẫu KP). d) Biên bản họp Hội đồng xét tặng Giải thưởng (Mẫu BBH).” 6. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 18 như sau: “1. Hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng Tác giả công trình hoặc đại diện hợp pháp của tác giả công trình nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng (bản giấy) và 01 bản điện tử (dạng PDF), được lưu trong USB, không đặt mật khẩu, bao gồm: a) Bản đăng ký đề nghị xét tặng giải thưởng (bản chính) của tác giả công trình hoặc đại diện hợp pháp của tác giả công trình (Mẫu ĐK1); b) Báo cáo tóm tắt (bản chính): công trình nghiên cứu khoa học (Mẫu BC1), công trình nghiên cứu phát triển công nghệ (Mẫu BC2), công trình ứng dụng công nghệ (Mẫu BC3); c) Tài liệu liên quan đến việc công bố hoặc văn bản xác nhận kết quả ứng dụng công trình (Mẫu XN); d) Bản sao các văn bản, tư liệu khoa học và công nghệ, tài liệu khác có liên quan đến công trình (nếu có). Đối với công trình nghiên cứu về Việt Nam của tác giả là người nước ngoài mà hồ sơ sử dụng ngôn ngữ nước ngoài thì phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt được tổ chức khoa học và công nghệ đề xuất xét tặng giải thưởng xác nhận về sự chuẩn xác của bản dịch ra tiếng Việt.” 7. Sửa đổi, bổ sung điểm a, b khoản 1 Điều 19 như sau: “a) Văn bản đề nghị xét tặng giải thưởng (bản chính) của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý tác giả công trình, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ hoặc thủ trưởng tổ chức khoa học và công nghệ đề xuất công trình nghiên cứu về Việt Nam của tác giả là người nước ngoài (Mẫu CV). b) Biên bản họp xét tặng giải thưởng (bản chính) của Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp cơ sở.” 8. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 Điều 19 như sau: “b) Đề nghị Thủ trưởng cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng xét tặng giải thưởng thông báo tới tác giả công trình hoặc tổ chức, cá nhân liên quan phối hợp, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng theo góp ý của Hội đồng xét tặng giải thưởng nếu công trình được đề nghị xét thưởng ở cấp tiếp theo”. 9. Sửa đổi, bổ sung điểm a, b khoản 1 Điều 20 như sau: “a) Văn bản đề nghị xét tặng giải thưởng (bản chính) của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Mẫu CV). b) Biên bản họp xét tặng giải thưởng (bản chính) của Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp bộ, ngành, địa phương.” 10. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 Điều 20 như sau: “b) Đề nghị Thủ trưởng cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng xét tặng giải thưởng thông báo tới tác giả công trình hoặc tổ chức, cá nhân liên quan phối hợp, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng theo góp ý của Hội đồng xét tặng giải thưởng nếu công trình được đề nghị xét thưởng ở cấp tiếp theo”. 11. Sửa đổi, bổ sung điểm c, d và đ khoản 3 Điều 21 như sau: “c) Đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo tới tác giả công trình hoặc tổ chức, cá nhân liên quan phối hợp, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng theo góp ý của Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp Nhà nước. d) Chuẩn bị hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng trình Thủ tướng Chính phủ, gồm: Tờ trình; danh sách, báo cáo tóm tắt công trình đủ điều kiện, tiêu chuẩn được xét tặng giải thưởng và được ít nhất 80% tổng số thành viên Hội đồng dự họp bỏ phiếu đồng ý; biên bản họp xét tặng giải thưởng của Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp nhà nước. đ) Gửi 03 bộ hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng quy định tại điểm d Khoản này đến Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xét tặng giải thưởng ở Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp nhà nước.” 12. Bổ sung Điều 30a như sau: “Điều 30a. Mẫu áp dụng khai hồ sơ đăng ký giải thưởng của tổ chức, cá nhân về khoa học và công nghệ Đơn đăng ký đặt và tặng giải thưởng của tổ chức, cá nhân về khoa học và công nghệ áp dụng Mẫu ĐK2 theo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này”. Điều 2. Bãi bỏ điểm c khoản 2 Điều 5 và điểm d khoản 1 Điều 18 của Nghị định số 78/2014/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về khoa học và công nghệ. Điều 3. Điều khoản thi hành 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 16 tháng 9 năm 2019. 2. Trong quá trình thực hiện, nếu có nội dung phát sinh, giao Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm hướng dẫn. 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan nhà nước khác ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Nghị định này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam; - Hội đồng Chính sách KH&CN Quốc gia; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, TCCV (2). XH TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Xuân Phúc PHỤ LỤC (Kèm theo Nghị định số 60/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ) I. MẪU ÁP DỤNG CHO HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG 1. Mẫu ĐK1: Bản đăng ký đề nghị xét tặng Giải thưởng. 2. Mẫu CV: Công văn đề nghị xét tặng Giải thưởng. 3: Mẫu BC1: Báo cáo tóm tắt công trình nghiên cứu khoa học. 4. Mẫu BC2: Báo cáo tóm tắt công trình nghiên cứu phát triển công nghệ. 5. Mẫu BC3: Báo cáo tóm tắt công trình ứng dụng công nghệ. 6. Mẫu XN: Văn bản xác nhận ứng dụng công trình. II. MẪU ÁP DỤNG KHAI HỒ SƠ ĐĂNG KÝ GIẢI THƯỞNG CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN 1. Mẫu ĐK2: Bản đăng ký đặt và tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ. III. MẪU ÁP DỤNG CHO VIỆC TỔ CHỨC XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG 1. Mẫu NX1: Phiếu nhận xét công trình nghiên cứu khoa học. 2. Mẫu NX2: Phiếu nhận xét công trình nghiên cứu phát triển công nghệ. 3. Mẫu NX3: Phiếu nhận xét công trình ứng dụng công nghệ. 4. Mẫu ĐG: Phiếu đánh giá công trình đề nghị xét tặng Giải thưởng. 5. Mẫu KP: Biên bản kiểm phiếu đánh giá công trình đề nghị xét tặng Giải thưởng. 6. Mẫu BBH: Biên bản họp Hội đồng xét tặng Giải thưởng. Mẫu ĐK1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ..., ngày ... tháng ... năm ... BẢN ĐĂNG KÝ ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG Giải thưởng Hồ Chí Minh: Giải thưởng Nhà nước: □ □ 1. Họ và tên tác giả/đại diện tác giả công trình: ……………….. Quốc tịch: ...................... 2. Ngày, tháng, năm sinh: ............................................................................................ Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: ……………….. Ngày cấp: ………………….. Nơi cấp: ............ 3. Nơi ở hiện nay: ........................................................................................................ 4. Địa chỉ liên hệ: ......................................................................................................... 5. Điện thoại: ……………………….. Fax:................................... E-mail: ......................... 6. Nơi công tác: .......................................................................................................... 7. Tóm tắt quá trình công tác:....................................................................................... TT Thời gian Đơn vị công tác Chức danh/chức vụ 1 2 3 … 8. Danh mục công trình đăng ký xét tặng Giải thưởng: TT Tên công trình Giải thưởng của công trình Tác giả/ Đồng tác giả Năm công bố Số năm ứng dụng 1 2 … 9. Lĩnh vực đăng ký xét tặng Giải thưởng: ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... 10. Hồ sơ gồm có: a) Bản đăng ký đề nghị xét tặng Giải thưởng (…………… trang); b) Báo cáo tóm tắt công trình (……………. trang); c) Tài liệu liên quan đến việc công bố, văn bản xác nhận ứng dụng công trình của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (…………… trang); d) Bản sao các văn bản, tư liệu khoa học và công nghệ, tài liệu khác có liên quan đến công trình (nếu có): ………….. (……………. trang). Sau khi tìm hiểu các văn bản quy phạm pháp luật quy định về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ, Tôi/Chúng tôi xin cam đoan: Công trình đăng ký xét tặng Giải thưởng tại văn bản này là của tôi/chúng tôi, do tôi/chúng tôi trực tiếp nghiên cứu, sáng tạo ra và các tài liệu gửi kèm là hoàn toàn phù hợp với bản gốc mà tôi/chúng tôi đang giữ. Tôi/chúng tôi cam kết không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của bất cứ ai, nếu sai tôi/chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. TÁC GIẢ CÔNG TRÌNH HOẶC ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA TÁC GIẢ CÔNG TRÌNH (Ký, ghi rõ họ tên) Mẫu CV TÊN CƠ QUAN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số:………….. V/v đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh/Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ năm ... …, ngày... tháng... năm 20... Kính gửi: ………………………. Căn cứ Kế hoạch năm …… của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc tổ chức xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ. (Cơ quan) ……….. hoặc (các bộ, ngành, địa phương) ………… đã tổ chức thông báo, hướng dẫn tác giả công trình thuộc phạm vi quản lý của (cơ quan) …………. hoặc (bộ, ngành, địa phương)…………. xây dựng hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ năm………. (Cơ quan)…………. hoặc (bộ, ngành, địa phương)………….. đã nhận được: ………… (số lượng)……….. công trình đăng ký xét thưởng từ tác giả công trình (trong đó, có: ………… công trình đề nghị tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và ……….. công trình đề nghị tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ). (Cơ quan) ………… hoặc (bộ, ngành, địa phương)………… đã tổ chức họp Hội đồng xét tặng Giải thưởng cấp ………. và đã lựa chọn được số lượng các công trình như sau: 1. ……………… công trình đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. 2. …………………. công trình đề nghị xét tặng Giải thưởng Nhà nước. Kính đề nghị Hội đồng xét tặng Giải thưởng cấp .... xem xét, đánh giá và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt/quyết định tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước cho các công trình nêu trên theo quy định. Xin trân trọng cảm ơn. Nơi nhận: - - LÃNH ĐẠO CƠ QUAN (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) Mẫu BC1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ..., ngày... tháng... năm ... BÁO CÁO TÓM TẮT CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Giải thưởng Hồ Chí Minh: Giải thưởng Nhà nước: □ □ 1. Tên công trình đề nghị xét tặng Giải thưởng: ................................................................................................................................... 2. Lĩnh vực khoa học của công trình a) Khoa học tự nhiên b) Khoa học xã hội và nhân văn c) Khoa học kỹ thuật d) Khoa học nông, lâm, ngư nghiệp đ) Khoa học y dược e) Lĩnh vực khác □ □ □ □ □ □ Tên lĩnh vực: ……………………………………………………………………………………….. 3. Đặc điểm công trình a) Sử dụng ngân sách nhả nước b) Không sử dụng ngân sách nhà nước c) Sử dụng một phần ngân sách nhà nước (*) Đã đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo quy định (đối với công trình chọn a hoặc c) □ □ □ □ 4. Thời gian thực hiện (tháng, năm bắt đầu - tháng, năm kết thúc) Thời gian công bố/ứng dụng: - Công bố: …………….. - Ứng dụng:…………… 5. Cơ quan chủ trì công trình (nếu có) ........................................................................... 6. Bộ chủ quản (nếu có) ............................................................................................... 7. Tóm tắt chung về công trình (bối cảnh hình thành, nội dung và đặc điểm chủ yếu,………………………………………………………………………………………………….) 8. Tóm tắt về những thành tựu đặc biệt xuất sắc (đối với Giải thưởng Hồ Chí Minh) hoặc xuất sắc (đối với Giải thưởng Nhà nước) đã đạt được. 8.1. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu chính của công trình - Mục đích nghiên cứu: ................................................................................................ - Đối tượng nghiên cứu: .............................................................................................. - Nhiệm vụ nghiên cứu: ................................................................................................ - Phương pháp nghiên cứu: ......................................................................................... - Kết quả nghiên cứu (ví dụ: phát hiện mới; lý luận, lý thuyết; dự báo xu hướng tương lai; hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; để phục vụ nghiên cứu đào tạo đại học, sau đại học………………..; kết quả nghiên cứu cơ bản có định hướng ứng dụng; kết quả là thành tựu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; chăm sóc sức khỏe; sử dụng tài nguyên; phòng tránh thiên tai, thảm họa; an ninh quốc phòng; lĩnh vực khác ……………..): 8.2. Tự đánh giá về giá trị của công trình a) Giá trị của công trình: Đặc biệt xuất sắc (đối với Giải thưởng Hồ Chí Minh) Xuất sắc (đối với Giải thưởng Nhà nước) Có giá trị rất cao về khoa học Có giá trị cao về khoa học □ □ □ □ b) Thành tựu cụ thể của công trình (ví dụ: có phát minh mới hoặc thành tựu khoa học nổi trội, tiêu biểu làm thay đổi về nhận thức, sản xuất, quốc phòng, an ninh và đời sống xã hội; những đóng góp mới về hướng nghiên cứu, lí thuyết, tư tưởng, quan điểm nghiên cứu, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu): 8.3. Tài liệu công bố (bài báo, sách chuyên khảo,...) và trích dẫn 8.4. Hiệu quả của công trình a) Địa chỉ nơi ứng dụng công trình (nếu có): ................................................................. b) Hiệu quả về khoa học và công nghệ: ........................................................................ c) Hiệu quả về kinh tế - xã hội và các lĩnh vực khác: ...................................................... 8.5. Các giải thưởng khoa học và công nghệ đã đạt được của công trình (nếu có) TT Tên giải thưởng Năm tặng thưởng 1 2 3 9. Về tác giả công trình 9.1 Trường hợp một tác giả - Họ và tên (và học hàm, học vị): ………………………………….. Giới tính: ……………….. - Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………… Quốc tịch: .…………………… - Địa chỉ, điện thoại nhà riêng: ...................................................................................... - Quá trình và nơi đào tạo, chuyên ngành đào tạo (từ bậc đại học trở lên)(1)…………………………………………………………………………………………………. ................................................................................................................................... - Quá trình công tác(2) ................................................................................................................................... 9.2. Trường hợp đồng tác giả TT Họ và tên (và học hàm, học vị) Ngày, tháng, năm sinh Giới tính Cơ quan công tác hoặc quản lý tác giả Địa chỉ, điện thoại cơ quan Địa chỉ, điện thoại nhà riêng Thời gian tham gia công trình (bắt đầu, kết thúc) Cống hiến khoa học, sáng tạo chủ yếu cho công trình đăng ký xét thưởng(3) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) 1 … TÁC GIẢ/ĐẠI DIỆN TÁC GIẢ CÔNG TRÌNH (Ký, ghi rõ họ tên) (1) và (2) Có thể kê khai bổ sung thành trang giấy A4 riêng (3) Có thể kê khai bổ sung thành trang giấy A4 riêng Mẫu BC2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- …, ngày... tháng... năm ... BÁO CÁO TÓM TẮT CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ Giải thưởng Hồ Chí Minh: Giải thưởng Nhà nước: □ □ 1. Tên công trình đề nghị xét tặng Giải thưởng ................................................................................................................................... 2. Lĩnh vực khoa học công nghệ của công trình a) Khoa học kỹ thuật b) Khoa học nông, lâm, ngư nghiệp c) Khoa học y dược d) Lĩnh vực khác □ □ □ □ Tên lĩnh vực: ……………………………………………………………………………………….. 3. Đặc điểm công trình a) Sử dụng ngân sách nhà nước b) Không sử dụng ngân sách nhà nước c) Sử dụng một phần ngân sách nhà nước (*) Đã đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN (đối với công trình chọn a hoặc c) □ □ □ □ 4. Thời gian thực hiện (tháng, năm bắt đầu - tháng, năm kết thúc) Thời gian công bố/ứng dụng: - Công bố: …………….. - Ứng dụng:…………… 5. Cơ quan chủ trì công trình (nếu có) ........................................................................... 6. Bộ chủ quản (nếu có) ............................................................................................... 7. Tóm tắt chung về công trình (bối cảnh hình thành, nội dung và đặc điểm chủ yếu, …………………………………………………………………………………..) 8. Tóm tắt về những thành tựu đặc biệt xuất sắc (đối với Giải thưởng Hồ Chí Minh) hoặc xuất sắc (đối với Giải thưởng Nhà nước) đã đạt được 8.1. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu chính của công trình - Mục đích nghiên cứu: ................................................................................................ - Đối tượng nghiên cứu: .............................................................................................. - Nhiệm vụ nghiên cứu: ................................................................................................ - Phương pháp nghiên cứu: ......................................................................................... - Kết quả nghiên cứu chính của công trình (vấn đề then chốt đã giải quyết: để đổi mới công nghệ, cải tiến, ứng dụng công nghệ, tạo sản phẩm mới; để tạo ra công nghệ mới; ... ): 8.2. Tự đánh giá về giá trị của công trình a) Giá trị của công trình: Đặc biệt xuất sắc (đối với Giải thưởng Hồ Chí Minh) Xuất sắc (đối với Giải thưởng Nhà nước) Có giá trị rất cao về khoa học Có giá trị cao về khoa học □ □ □ □ b) Thành tựu cụ thể của công trình nghiên cứu và phát triển công nghệ: 8.3. Tài liệu công bố (bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích hoặc công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí chuyên ngành quốc tế có uy tín ...) và trích dẫn. 8.4. Hiệu quả của công trình a) Địa chỉ nơi nghiên cứu và phát triển công nghệ của công trình (có văn bản xác nhận của nơi nghiên cứu và phát triển công nghệ): ......................................................................................................................... b) Hiệu quả về khoa học và công nghệ: ........................................................................ c) Hiệu quả kinh tế (đơn vị: triệu đồng): ........................................................................ - Tổng kinh phí đầu tư cho công trình: .......................................................................... trong đó, từ ngân sách nhà nước: ................................................................................ - Tổng doanh thu hoặc thu nhập mới tăng thêm: ........................................................... - Lợi nhuận mới tăng thêm: .......................................................................................... - Thời gian thu hồi vốn (năm): ....................................................................................... - Giải trình phương thức tính thu nhập hoặc tính lợi nhuận mới tăng thêm:………………………………………………………………………………………………… - Danh sách một số đơn vị đã ký hợp đồng tiếp nhận chuyển giao công nghệ hoặc mua sản phẩm của công trình với giá trị lớn nhất: Tên đơn vị 1: Địa chỉ, điện thoại hoặc E-mail: .................................................................................... Họ, tên thủ trưởng đơn vị: ........................................................................................... Giá trị hợp đồng CGCN hoặc mua SP (triệu đồng): ....................................................... Thời gian thực hiện hợp đồng (bắt đầu - kết thúc): ........................................................ Tên đơn vị 2: Địa chỉ, điện thoại hoặc E-mail: .................................................................................... Họ, tên thủ trưởng đơn vị: ........................................................................................... Giá trị hợp đồng CGCN hoặc mua SP (triệu đồng): ....................................................... Thời gian thực hiện hợp đồng (bắt đầu - kết thúc): ........................................................ 8.5. Các giải thưởng về KH&CN đã được tặng cho công trình (nếu có) TT Tên giải thưởng Năm tặng thưởng 1 2 3 ... 8.6. Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (nếu có) a) Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã được cấp trong nước TT Tên và nội dung văn bằng Năm cấp văn bằng 1 ... b) Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã được cấp ở nước ngoài Tên nước Số của đơn nộp xin cấp văn bằng Văn bằng bảo hộ Nội dung xin bảo hộ 1 ... 9. Về tác giả công trình 9.1 Trường hợp một tác giả a) Họ và tên (và học hàm, học vị): ................................................................................ b) Ngày, tháng, năm sinh: ............................................................................................ c) Địa chỉ, điện thoại nhà riêng: .................................................................................... d) Quá trình và nơi đào tạo, chuyên ngành đào tạo (từ bậc đại học trở lên)(1)………………………………………………………………………………………………… ................................................................................................................................... đ) Quá trình công tác(2) ................................................................................................ ................................................................................................................................... 9.2 Trường hợp đồng tác giả TT Họ và tên (và học hàm, học vị) Ngày, tháng, năm sinh Nam, Nữ Cơ quan công tác hoặc quản lý tác giả Địa chỉ, điện thoại cơ quan Địa chỉ, điện thoại nhà riêng Thời gian tham gia công trình (bắt đầu, kết thúc) Cống hiến khoa học, sáng tạo chủ yếu cho công trình đăng ký xét thưởng Chữ ký (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) 1 10. Các cơ quan, tổ chức tham gia chính (nếu có) TT Tên cơ quan, tổ chức Địa chỉ, điện thoại cơ quan Tên người liên hệ, điện thoại Triển khai công nghệ và cống hiến chủ yếu của cơ quan, tổ chức(4) (1) (2) (3) (4) (5) 1 .... TÁC GIẢ/ĐẠI DIỆN TÁC GIẢ CÔNG TRÌNH (Ký, ghi rõ họ tên) (1) và (2) Có thể kê khai bổ sung thành trang riêng (3) và (4) Có thể kê khai bổ sung thành trang riêng Mẫu BC3 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- .., ngày... tháng... năm ... BÁO CÁO TÓM TẮT CÔNG TRÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ Giải thưởng Hồ Chí Minh: Giải thưởng Nhà nước: □ □ 1. Tên công trình đề nghị xét tặng Giải thưởng ................................................................................................................................... 2. Lĩnh vực khoa học của công trình a) Khoa học kỹ thuật b) Khoa học nông, lâm, ngư nghiệp c) Khoa học y dược d) Lĩnh vực khác □ □ □ □ Tên lĩnh vực: ……………………………………………………………………………………….. 3. Đặc điểm công trình a) Sử dụng ngân sách nhà nước b) Không sử dụng ngân sách nhà nước c) Sử dụng một phần ngân sách nhà nước (*) Đã đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN (đối với công trình chọn a hoặc c) □ □ □ 4. Thời gian thực hiện (tháng, năm bắt đầu - tháng, năm kết thúc) Thời gian công bố/ứng dụng: - Công bố: …………….. - Ứng dụng:…………… 5. Cơ quan chủ trì công trình (nếu có) ........................................................................... 6. Bộ chủ quản (nếu có) ............................................................................................... 7. Tóm tắt chung về công trình (bối cảnh hình thành, nội dung và đặc điểm chủ yếu,………………………………………………………………………………………………….. 8. Tóm tắt về những thành tựu đặc biệt xuất sắc (đối với Giải thưởng Hồ Chí Minh) hoặc xuất sắc (đối với Giải thưởng Nhà nước) đã đạt được. 8.1. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu và nội dung thành tựu ứng dụng khoa học và công nghệ cụ thể của công trình. - Mục đích nghiên cứu: ................................................................................................ - Đối tượng nghiên cứu: .............................................................................................. - Nhiệm vụ nghiên cứu: ................................................................................................ - Phương pháp nghiên cứu: ......................................................................................... - Nội dung thành tựu ứng dụng khoa học và công nghệ cụ thể của công trình. 8.2. Tự đánh giá về giá trị ứng dụng của công trình. a) Giá trị của công trình: Đặc biệt xuất sắc (đối với Giải thưởng Hồ Chí Minh) Xuất sắc (đối với Giải thưởng Nhà nước) Có giá trị rất cao về khoa học Có giá trị cao về khoa học □ □ □ □ b) Thành tựu cụ thể của công trình ứng dụng công nghệ: …………………………………… 8.3. Tài liệu công bố (bài báo, sách chuyên khảo, ...) và trích dẫn 8.4. Hiệu quả của công trình a) Địa chỉ nơi ứng dụng công trình (có văn bản xác nhận của nơi ứng dụng) ..………………………………………………………………………………… b) Hiệu quả ứng dụng khoa học và công nghệ .............................................................. c) Hiệu quả về kinh tế - xã hội và các lĩnh vực khác ....................................................... 8.5. Các giải thưởng về khoa học và công nghệ đã được tặng cho công trình (nếu có) TT Tên giải thưởng Năm tặng thưởng 1 .... 9. Về tác giả công trình 9.1 Trường hợp một tác giả a) Họ và tên (và học hàm, học vị): ................................................................................ b) Ngày, tháng, năm sinh: ............................................................................................ c) Địa chỉ, điện thoại nhà riêng: d) Quá trình và nơi đào tạo, chuyên ngành đào tạo (từ bậc đại học trở lên)(1) ................................................................................................................................... đ) Quá trình công tác(2)................................................................................................. 9.2 Trường hợp đồng tác giả TT Họ và tên (và học hàm, học vị) Ngày, tháng, năm sinh Nam, Nữ Cơ quan công tác hoặc quản lý tác giả Địa chỉ, điện thoại cơ quan Địa chỉ, điện thoại nhà riêng Thời gian tham gia công trình (bắt đầu, kết thúc) Cống hiến khoá học, sáng tạo chủ yếu cho công trình đăng ký xét thưởng (3) Chữ ký (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) 1 .... 10. Các cơ quan, tổ chức tham gia chính (nếu có) TT Tên cơ quan, tổ chức Địa chỉ, điện thoại cơ quan Tên người liên hệ, điện thoại Triển khai công nghệ và cống hiến chủ yếu của cơ quan, tổ chức(4) (1) (2) (3) (4) (5) 1 .... TÁC GIẢ/ĐẠI DIỆN TÁC GIẢ CÔNG TRÌNH (Ký, ghi rõ họ tên) (1) và (2) Có thể kê khai bổ sung thành trang giấy A4 riêng (3) và; (4) Có thể kê khai bổ sung thành trang riêng Mẫu XN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- …, ngày... tháng... năm 20... VĂN BẢN XÁC NHẬN ỨNG DỤNG CÔNG TRÌNH PHẦN KÊ KHAI CỦA TÁC GIẢ 1. Thông tin chung về tác giả công trình Họ và tên: ....................................................................... Quốc tịch: …………………….. Ngày, tháng, năm sinh: ................................................................................................ Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: ………... Ngày cấp: ……………........ Nơi cấp: ..................... Nơi ở hiện nay: ........................................................................................................... Địa chỉ liên hệ: ............................................................................................................. Điện thoại: …………………….. Fax: ………………………. E-mail: ................................... Nơi công tác: .............................................................................................................. 2. Công trình khoa học và công nghệ 2.1. Tên công trình ....................................................................................................... 2.2. Lĩnh vực khoa học của công trình a) Khoa học kỹ thuật b) Khoa học nông, lâm, ngư nghiệp c) Khoa học y dược d) Lĩnh vực khác □ □ □ □ Tên lĩnh vực: ............................................................................................................... 2.3. Đặc điểm công trình a) Sử dụng ngân sách nhà nước b) Không sử dụng ngân sách nhà nước c) Sử dụng một phần ngân sách nhà nước □ □ □ 2.4. Thời gian thực hiện (tháng, năm bắt đầu - tháng, năm kết thúc) 3. Tổ chức ứng dụng công trình Tên tổ chức: ............................................................................................................... Địa chỉ liên hệ: ............................................................................................................. Điện thoại: …………………….. Fax: ………………………. E-mail: ................................... Số Quyết định thành lập (nếu có): ................................................................................ Lĩnh vực đăng ký hoạt động chính (đăng ký kinh doanh (nếu có)) .................................. ................................................................................................................................... Họ và tên người đứng đầu tổ chức: ............................................................................. 4. Tóm tắt hiệu quả ứng dụng của công trình khoa học và công nghệ TÁC GIẢ/ĐẠI DIỆN TÁC GIẢ CÔNG TRÌNH (Ký, ghi rõ họ tên) PHẦN XÁC NHẬN CỦA TỔ CHỨC ỨNG DỤNG CÔNG TRÌNH 1. Hiệu quả ứng dụng khoa học và công nghệ ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... 2. Hiệu quả về kinh tế - xã hội và các lĩnh vực khác ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... 3. Nội dung khác có liên quan đến hiệu quả ứng dụng công trình (nếu có) ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... TỔ CHỨC ỨNG DỤNG CÔNG TRÌNH (Ký tên, đóng dấu) Mẫu ĐK2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- …, ngày ……. tháng …… năm………. ĐƠN ĐĂNG KÝ ĐẶT VÀ TẶNG GIẢI THƯỞNG VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Kính gửi: ………………………… 1. Thông tin tổ chức/cá nhân đăng ký giải thưởng: Đối với tổ chức Tên tổ chức: ............................................................................................................... Địa chỉ liên hệ: ............................................................................................................. Điện thoại: ………………………… Fax: ……………………….. E-mail: .............................. Số Quyết định thành lập: ............................................................................................. Lĩnh vực đăng ký hoạt động chính (đăng ký kinh doanh): .............................................. ................................................................................................................................... Họ và tên người đứng đầu tổ chức: ............................................................................. Đối với cá nhân Họ và tên: ………………………………………………….. Quốc tịch: .................................. Ngày, tháng, năm sinh: ................................................................................................ Số CMND/CCCD/Hộ chiếu:…….... Ngày cấp: …………………….. Nơi cấp:..................... Nơi ở hiện nay: ........................................................................................................... Địa chỉ liên hệ: ............................................................................................................. Điện thoại: ………………………. Fax: ……………………….. E-mail: ................................ 2. Đăng ký giải thưởng: 2.1. Tên và ý nghĩa giải thưởng: ................................................................................... ................................................................................................................................... 2.2. Lĩnh vực đăng ký giải thưởng: ............................................................................... 2.3. Mục đích đặt và tặng giải thưởng:.......................................................................... 2.4. Quy mô giải thưởng: ............................................................................................. 2.5. Nguồn kinh phí: .................................................................................................... 2.6. Đối tượng áp dụng cho giải thưởng: ..................................................................... 2.7. Tóm tắt nguyên tắc, điều kiện xét tặng, tiêu chuẩn xét tặng giải thưởng:……………………………………………………………………………………………… ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... (Kèm theo Quy chế xét tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ) Tôi/Chúng tôi cam kết: a) Tên giải thưởng mới không trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên giải thưởng về khoa học và công nghệ đã có; hoặc đã được sự đồng ý của tổ chức, cá nhân hoặc đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền (trong trường hợp đăng ký giải thưởng sử dụng tên của tổ chức, cá nhân); b) Không xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; không trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN (Ký, ghi rõ họ tên) Mẫu NX1 HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG CẤP …. ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- …, ngày … tháng … năm … PHIẾU NHẬN XÉT CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ủy viên phản biện: Ủy viên: □ □ 1. Tên công trình đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh: Giải thưởng Nhà nước: □ □ 2. Tác giả công trình: 2.1. Tên tác giả: ………………………………………….. 2.2. Đồng tác giả: ………………………………………… □ □ 3. Cơ quan chủ trì công trình (nếu có) ………………………………………………………….. 4. Các tiêu chuẩn nhận xét, đánh giá 4.1 Đối với Giải thưởng Hồ Chí Minh: - Công trình đặc biệt xuất sắc: ..................................................................................... - Công trình có giá trị rất cao về khoa học, công nghệ: .................................................. - Công trình có tác dụng lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng:.......................................... 4.2. Đối với Giải thưởng Nhà nước - Công trình có giá trị cao về khoa học và công nghệ .................................................... - Công trình có tác dụng và ảnh hưởng lớn trong xã hội ................................................ 5. Kết luận của Thành viên Hội đồng ................................................................................................................................... THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG (Ký, ghi rõ họ tên) Mẫu NX2 HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG CẤP … ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- …, ngày … tháng … năm … PHIẾU NHẬN XÉT CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ Ủy viên phản biện: Ủy viên: □ □ 1. Tên công trình đề nghị xét tặng Giải thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh: Giải thưởng Nhà nước: □ □ 2. Tác giả công trình 2.1. Tên tác giả: ………………………………………….. 2.2. Đồng tác giả: ………………………………………… □ □ 3. Cơ quan chủ trì công trình (nếu có): .......................................................................... 4. Các tiêu chuẩn xem xét, đánh giá 4.1 Đối với Giải thưởng Hồ Chí Minh:............................................................................ - Công trình đặc biệt xuất sắc: ..................................................................................... - Công trình có giá trị rất cao về khoa học, công nghệ: .................................................. - Công trình có tác dụng lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng: ......................................... 4.2. Đối với Giải thưởng Nhà nước - Công trình có giá trị cao về khoa học và công nghệ: ................................................... - Công trình có tác dụng và ảnh hưởng lớn trong xã hội: ............................................... 5. Kết luận của Thành viên Hội đồng ................................................................................................................................... THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG (Ký, ghi rõ họ tên) Mẫu NX3 HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG CẤP … THUỘC LĨNH VỰC ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- …, ngày … tháng … năm … PHIẾU NHẬN XÉT CÔNG TRÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ Ủy viên phản biện: Ủy viên: □ □ 1. Tên công trình đề nghị xét tặng Giải thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh: Giải thưởng Nhà nước: □ □ 2. Tác giả công trình 2.1. Tên tác giả: ………………………………………….. 2.2. Đồng tác giả: ………………………………………… □ □ 3. Cơ quan chủ trì công trình (nếu có): .......................................................................... 4. Các tiêu chuẩn nhận xét, đánh giá 4.1 Đối với Giải thưởng Hồ chí Minh: ............................................................................ - Công trình đặc biệt xuất sắc: ..................................................................................... - Công trình có giá trị rất cao về công nghệ, được ứng dụng thành công và có hiệu quả trong các công trình trọng điểm quốc gia: ............................................................................................................................. - Công trình có tác dụng lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng: ......................................... 4.2. Đối với Giải thưởng Nhà nước - Công trình có giá trị cao về và công nghệ: .................................................................. - Công trình có tác dụng và ảnh hưởng lớn trong xã hội: ............................................... 5. Kết luận của Thành viên Hội đồng ................................................................................................................................... THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG (Ký, ghi rõ họ tên) Mẫu ĐG HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG CẤP … THUỘC LĨNH VỰC ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- …, ngày … tháng … năm 20… PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÔNG TRÌNH ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG Giải thưởng Hồ Chí Minh: Giải thưởng Nhà nước: □ □ 1. Tên công trình đề nghị xét tặng Giải thưởng: ………………………………………………. 2. Tác giả công trình 2.1. Tên tác giả: ………………………………………….. 2.2. Đồng tác giả: ………………………………………… □ □ 3. Quyết định thành lập Hội đồng xét tặng Giải thưởng cấp …………………… số …….. ngày …... tháng ….. năm …… 4. Ngày họp Hội đồng: Địa điểm: ……………………………………………………………………………………………. 5. Đánh giá của thành viên Hội đồng về công trình1: - Đề nghị tặng Giải thưởng - Không đề nghị tặng Giải thưởng □ □ 6. Ý kiến nhận xét hoặc đề nghị khác (nếu có) ................................................................................................................................... THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG (Ký, ghi rõ họ tên) 1 Đánh dấu √ vào ô tương ứng. Mẫu KP HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG CẤP … THUỘC LĨNH VỰC: ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- …, ngày … tháng … năm 20… BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÔNG TRÌNH ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG Giải thưởng Hồ Chí Minh: Giải thưởng Nhà nước: □ □ 1. Tên công trình đề nghị xét tặng Giải thưởng: ............................................................. 2. Quyết định thành lập Hội đồng xét tặng Giải thưởng cấp ……………… số …… ngày …… tháng …… năm ……. 3. Ngày họp Hội đồng ................................................................................................. Địa điểm: .................................................................................................................... 4. Kết quả bỏ phiếu - Số phiếu phát ra: ....................................................................................................... - Số phiếu thu về: ........................................................................................................ - Số phiếu hợp lệ: ....................................................................................................... - Kết quả bỏ phiếu (số phiếu đề nghị trên tổng số thành viên có mặt): + Đề nghị tặng Giải thưởng: ......................................................................................... + Không đề nghị tặng Giải thưởng:............................................................................... 5. Số phiếu đề nghị tặng Giải thưởng trên tổng số thành viên Hội đồng.......................... 6. Kết luận .................................................................................................................. ................................................................................................................................... BAN KIỂM PHIẾU (Các thành viên ký, ghi rõ họ tên) 1. ………………………………….. 2. ………………………………….. 3. …………………………………… Mẫu BBH HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG CẤP … THUỘC LĨNH VỰC: ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- …, ngày … tháng … năm 20… BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG Giải thưởng Hồ Chí Minh: Giải thưởng Nhà nước: □ □ I. NHỮNG THÔNG TIN CHUNG 1. Tên công trình đề nghị xét tặng Giải thưởng: ............................................................. - Tác giả/đại diện tác giả công trình: ............................................................................. 2. Quyết định thành lập Hội đồng xét tặng Giải thưởng cấp …………… số …….. ngày …… tháng ……. năm …….. 3. Ngày họp Hội đồng ................................................................................................. Địa điểm: .................................................................................................................... 4. Số thành viên Hội đồng có mặt trên tổng số thành viên dự họp ……../………. Vắng mặt: ……….. người, gồm các thành viên: ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... 5. Khách mời tham dự họp Hội đồng TT Họ và tên Đơn vị công tác 1 2 3 … II. NỘI DUNG LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG 1. Thống nhất phương thức làm việc Hội đồng đã phân công các thành viên và đề nghị cơ quan ... (nếu có) mời các chuyên gia phản biện nhận xét đánh giá Hồ sơ đề nghị xét thưởng. Danh sách các chuyên gia phản biện từng công trình như sau: TT Họ và tên, học hàm, học vị của chuyên gia phản biện Ghi chú (Chuyên gia phản biện là thành viên hoặc không là thành viên Hội đồng) 1 2 3 4 ... 2. Đánh giá xét thưởng 2.1. Hội đồng đã nghe các thành viên phản biện đọc văn bản nhận xét, phân tích hồ sơ công trình đề nghị xét tặng Giải thưởng theo từng tiêu chuẩn xét thưởng (và Hội đồng đọc các văn bản nhận xét, đánh giá của các thành viên vắng mặt để tham khảo - nếu có). Hội đồng nêu câu hỏi đối với các thành viên phản biện về từng nội dung nhận xét công trình so với tiêu chuẩn quy định. 2.2. Hội đồng trao đổi, thảo luận kỹ hồ sơ công trình đề nghị xét tặng Giải thưởng, rà soát, đối chiếu với từng tiêu chuẩn xét tặng Giải thưởng trước khi bỏ phiếu. 2.3. Bầu Ban kiểm phiếu với các thành viên sau: a) Trưởng Ban: ............................................................................................................ b) Hai ủy viên: ............................................................................................................. 2.4. Thành viên Hội đồng bỏ phiếu đánh giá công trình đề nghị xét tặng Giải thưởng trên cơ sở cân nhắc, đối chiếu với từng tiêu chuẩn xét tặng Giải thưởng. Kết quả kiểm phiếu đánh giá xét thưởng công trình được trình bày trong Biên bản kiểm phiếu gửi kèm theo. 2.5. Kết luận và kiến nghị của Hội đồng a) Kết quả bỏ phiếu của Hội đồng: ............................................................................... - Đề nghị tặng Giải thưởng: .......................................................................................... - Không đề nghị tặng Giải thưởng: ............................................................................... b) Số phiếu đề nghị tặng Giải thưởng trên tổng số thành viên Hội đồng: ................................................................................................................................... c) Đánh giá, nhận xét công trình đề nghị tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh/ Giải thưởng Nhà nước (hoặc phân tích lý do không đề nghị tặng Giải thưởng): ................................................................................................ d) Kết luận của Hội đồng: - Trường hợp đề nghị tặng Giải thưởng: Căn cứ vào kết quả đánh giá và kiểm phiếu, Hội đồng kiến nghị Hội đồng xét tặng Giải thưởng cấp ... xem xét và thực hiện các thủ tục tiếp theo để đề nghị tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh/Giải thưởng Nhà nước cho công trình: - Trường hợp không đề nghị tặng Giải thưởng: Căn cứ kết quả đánh giá và kiểm phiếu, Hội đồng không đề nghị tặng Giải thưởng cho công trình …………………………………………………………………………………….. Lý do: ......................................................................................................................... Biên bản này đã được đọc lại cho các thành viên Hội đồng xét tặng Giải thưởng dự họp cùng nghe và thống nhất thông qua nội dung Biên bản. THƯ KÝ KHOA HỌC CỦA HỘI ĐỒNG (Ký, ghi rõ họ tên) CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG (Ký, ghi rõ họ tên) NHỮNG Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG CẤP ...... (Ghi chép của Thư ký khoa học của Hội đồng)
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "05/07/2019", "sign_number": "60/2019/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Xuân Phúc", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Thong-tu-04-2016-TT-BTNMT-quy-chuan-ky-thuat-quoc-gia-moi-truong-311270.aspx
Thông tư 04/2016/TT-BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia môi trường về nước thải chăn nuôi mới nhất
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 04/2016/TT-BTNMT Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2016 THÔNG TƯ BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ MÔI TRƯỜNG Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006; Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014; Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường: Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường: QCVN 62 - MT : 2016/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi. Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 6 năm 2016. Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Công báo; Cổng TTĐT của Chính phủ; - Các đơn vị thuộc Bộ TN&MT, - Cổng TTĐT của Bộ TN&MT; - Lưu: VT, TCMT, KHCN, PC, Th (230). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Võ Tuấn Nhân QCVN 62-MT:2016/BTNMT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI National Technical Regulation on the effluent of livestock Lời nói đầu QCVN 62-MT:2016/BTNMT do Tổ soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 04/2016/TT-BTNMT ngày 29 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI National Technical Regulation on the effluent of livestock 1. QUY ĐỊNH CHUNG 1.1. Phạm vi điều chỉnh Quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải. 1.2. Đối tượng áp dụng 1.2.1. Quy chuẩn này áp dụng riêng cho nước thải chăn nuôi. Mọi tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xả nước thải chăn nuôi ra nguồn tiếp nhận nước thải tuân thủ quy định tại quy chuẩn này. 1.2.2. Nước thải chăn nuôi xả vào hệ thống thu gom của nhà máy xử lý nước thải tập trung tuân thủ theo quy định của đơn vị quản lý và vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung. 1.3. Giải thích thuật ngữ Trong quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1.3.1. Nước thải chăn nuôi là nước thải xả ra từ quá trình chăn nuôi các loại động vật, bao gồm cả chăn nuôi của hộ gia đình. Nước thải sinh hoạt của cơ sở chăn nuôi khi nhập vào hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi thì tính chung là nước thải chăn nuôi. 1.3.2. Nguồn tiếp nhận nước thải là: hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; sông, suối, khe, rạch, kênh, mương; hồ, ao, đầm, phá; vùng nước biển ven bờ có mục đích sử dụng xác định. 2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT 2.1. Quy định đối với cơ sở chăn nuôi có tổng lượng nước thải lớn hơn hoặc bằng 5 mét khối trên ngày (m3/ngày) 2.1.1. Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải được tính theo công thức sau: Cmax = C x Kq x Kf Trong đó: - Cmax là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải; - C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi quy định tại mục 2.1.2; - Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải quy định tại mục 2.1.3 ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch, kênh, mương; dung tích của hồ, ao, đầm, phá; mục đích sử dụng của vùng nước biển ven bờ; - Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại mục 2.1.4 ứng với tổng lưu lượng nước thải của các cơ sở chăn nuôi khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải. Áp dụng giá trị tối đa cho phép Cmax = C (không áp dụng hệ số Kq và Kf) đối với thông số pH và tổng coliform. Nước thải chăn nuôi xả ra hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung thì áp dụng giá trị Cmax = C quy định tại cột B, Bảng 1. 2.1.2. Giá trị C làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm Bảng 1: Giá trị C để làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi TT Thông số Đơn vị Giá trị C A B 1 pH - 6-9 5,5-9 2 BOD5 mg/l 40 100 3 COD mg/l 100 300 4 Tổng chất rắn lơ lửng mg/l 50 150 5 Tổng Nitơ (theo N) mg/l 50 150 6 Tổng Coliform MPN hoặc CFU /100 ml 3000 5000 Cột A Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi khi xả ra nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Cột B Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi khi xả ra nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận nước thải được xác định tại khu vực tiếp nhận nước thải. 2.1.3. Hệ số nguồn tiếp nhận nước thải Kq 2.1.3.1. Hệ số Kq ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch, kênh, mương được quy định tại Bảng 2 dưới đây: Bảng 2: Hệ số Kq ứng với lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải Lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải (Q) Đơn vị tính: mét khối/giây (m3/s) Hệ số Kq Q ≤ 50 0,9 50 < Q ≤ 200 1 200 < Q ≤ 500 1,1 Q > 500 1,2 Q được tính theo giá trị trung bình lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của cơ quan Khí tượng Thủy văn). 2.1.3.2. Hệ số Kq ứng với dung tích của nguồn tiếp nhận nước thải là hồ, ao, đầm được quy định tại Bảng 3 dưới đây: Bảng 3: Hệ số Kq ứng với dung tích của nguồn tiếp nhận nước thải Dung tích nguồn tiếp nhận nước thải (V) Đơn vị tính: mét khối (m3) Hệ số Kq V ≤ 10 x 106 0,6 10 x 106 < V ≤ 100 x 106 0,8 V > 100 x 106 1,0 V được tính theo giá trị trung bình dung tích của hồ, ao, đầm tiếp nhận nước thải 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của cơ quan Khí tượng Thủy văn). 2.1.3.3. Khi nguồn tiếp nhận nước thải không có số liệu về lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch, kênh, mương thì áp dụng giá trị hệ số Kq = 0,9; nguồn tiếp nhận nước thải là hồ, ao, đầm không có số liệu về dung tích thì áp dụng giá trị hệ số Kq = 0,6. 2.1.3.4. Hệ số Kq đối với nguồn tiếp nhận nước thải là vùng nước biển ven bờ, đầm, phá nước mặn và nước lợ ven biển. Vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh, bãi tắm, thể thao dưới nước, đầm, phá nước mặn và nước lợ ven biển áp dụng giá trị hệ số Kq = 1. Vùng nước biển ven bờ không dùng cho mục đích nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh, bãi tắm, thể thao dưới nước áp dụng giá trị hệ số Kq = 1,3. 2.1.4. Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf được quy định tại Bảng 4 dưới đây: Bảng 4: Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf Lưu lượng nguồn thải (F) Đơn vị tính: mét khối trên ngày (m3/ngày) Hệ số Kf 5 ≤ F ≤ 50 1,3 50 < F ≤ 100 1,2 100 < F ≤ 200 1,1 200 < F ≤ 300 1,0 F > 300 0,9 Lưu lượng nguồn thải F được tính theo lưu lượng thải lớn nhất nêu trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Cam kết bảo vệ môi trường, Đề án bảo vệ môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường, hoặc Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Khi lưu lượng nguồn thải F thay đổi, không còn phù hợp với giá trị hệ số Kf đang áp dụng, cơ sở chăn nuôi phải báo cáo với cơ quan có thẩm quyền để điều chỉnh hệ số Kf. 2.2. Quy định kỹ thuật đối với cơ sở chăn nuôi có tổng lượng nước thải nhỏ hơn 5 mét khối trên ngày (m3/ngày) 2.2.1. Cơ sở chăn nuôi có tổng lượng nước thải nhỏ hơn 2 m3/ngày phải có hệ thống thu gom và hệ thống lắng, ủ nước thải hợp vệ sinh. 2.2.2. Cơ sở chăn nuôi có tổng lượng nước thải từ 2 m3/ngày đến dưới 5 m3/ngày phải có hệ thống thu gom và hệ thống xử lý chất thải đủ công suất như biogas (hệ thống khí sinh học) hoặc đệm lót sinh học phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia. 3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH 3.1. Phương pháp lấy mẫu và xác định giá trị các thông số trong nước thải chăn nuôi thực hiện theo các tiêu chuẩn sau đây: TT Thông số Phương pháp phân tích, số hiệu tiêu chuẩn 1 Lấy mẫu - TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006) - Chất lượng nước - Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu; - TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3: 2003) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu; - TCVN 5999:1995 (ISO 5667-10: 1992) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước thải. 2 pH - TCVN 6492:2011 (ISO 10523:2008) Chất lượng nước - Xác định pH; - SMEWW 2550 B - Phương pháp chuẩn phân tích nước và nước thải - Xác định pH. 3 BOD5 (20°C) - TCVN 6001-1:2008 (ISO 5815-1:2003), Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxy sinh hóa sau n ngày (BODn) - Phần 1: Phương pháp pha loãng và cấy có bổ sung allylthiourea; - TCVN 6001-2:2008 (ISO 5815-2:2003), Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxy sinh hóa sau n ngày (BODn) - Phần 2: Phương pháp dùng cho mẫu không pha loãng; - SMEWW 5210 B - Phương pháp chuẩn phân tích nước và nước thải - Xác định BOD. 4 COD - TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989) Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxy hóa học (COD); - SMEWW 5220 - Phương pháp chuẩn phân tích nước và nước thải - Xác định COD. 5 Tổng chất rắn lơ lửng - TCVN 6625:2000 (ISO 11923:1997) Chất lượng nước - Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thủy tinh; - SMEWW 2540 - Phương pháp chuẩn phân tích nước và nước thải - Xác định chất rắn lơ lửng. 6 Tổng nitơ (N) - TCVN 6638:2000 Chất lượng nước - Xác định nitơ - Vô cơ hóa xúc tác sau khi khử bằng hợp kim Devarda; - SMEWW 4500-N.C - Phương pháp chuẩn phân tích nước và nước thải - Xác định nitơ. 7 Tổng Coliforms - TCVN 6187-1:2009 Chất lượng nước - Phát hiện và đếm escherichia coli và vi khuẩn coliform. Phần 1: Phương pháp lọc màng; - TCVN 6187-2:1996 Chất lượng nước - Phát hiện và đếm escherichia coli và vi khuẩn coliform. Phần 2: Phương pháp nhiều ống (có xác suất cao nhất); - TCVN 8775:2011 - Chất lượng nước - Xác định Coliform tổng số - Kỹ thuật màng lọc; - SMEWW 9222 B - Phương pháp chuẩn phân tích nước và nước thải - Xác định coliform. 3.2. Chấp nhận các phương pháp phân tích hướng dẫn trong các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế khác có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn các tiêu chuẩn viện dẫn ở mục 3.1. 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 4.1. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này. 4.2. Trường hợp các tiêu chuẩn về phương pháp phân tích viện dẫn trong quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo tiêu chuẩn mới.
{ "issuing_agency": "Bộ Tài nguyên và Môi trường", "promulgation_date": "29/04/2016", "sign_number": "04/2016/TT-BTNMT", "signer": "Võ Tuấn Nhân", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-tu-01-2013-TT-BTNMT-phe-lieu-duoc-phep-nhap-khau-lam-nguyen-lieu-san-xuat-169286.aspx
Thông tư 01/2013/TT-BTNMT phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 01/2013/TT-BTNMT Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2013 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ PHẾ LIỆU ĐƯỢC PHÉP NHẬP KHẨU ĐỂ LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005; Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005; Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài; Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã được sửa đổi, bổ sung tại các Nghị định số 19/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 và số 89/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2010; Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Vụ trưởng Vụ Pháp chế; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định về phế liệu được phép nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất, Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này: 1. Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài để làm nguyên liệu sản xuất (Phụ lục I); 2. Danh mục phế liệu thu được trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan được phép nhập khẩu vào nội địa để làm nguyên liệu sản xuất (Phụ lục II). Điều 2. Trước khi nhập khẩu, phế liệu nhập khẩu phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; đã được làm sạch để loại bỏ chất thải, những loại vật liệu, vật phẩm, hàng hóa cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đã được lựa chọn, phân loại riêng biệt theo mã HS, tên phế liệu, mô tả phế liệu, yêu cầu chất lượng phù hợp với quy định tại các Danh mục ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 3. Doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan khi nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài để làm nguyên liệu sản xuất phải tuân thủ đầy đủ các quy định tại Điều 1 và Điều 2 Thông tư này. Điều 4. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2013. Quyết định số 12/2006/QĐ-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất hết hiệu lực thi hành, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành. Điều 5. Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Tổng cục Môi trường hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ và các Phó TTg CP; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương Đảng; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - UBTƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; - Các Sở Tài nguyên và Môi trường; - Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ; - Website Bộ Tài nguyên và Môi trường; - Lưu: VT, Vụ PC, TCMT (300). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Bùi Cách Tuyến PHỤ LỤC I DANH MỤC PHẾ LIỆU ĐƯỢC PHÉP NHẬP KHẨU TỪ NƯỚC NGOÀI ĐỂ LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT (Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2013/TT-BTNMT ngày 28 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) Số TT Mã HS Tên phế liệu Mô tả phế liệu, yêu cầu chất lượng, mục đích sử dụng 1 0508 00 20 Mai, vỏ động vật thân mềm, động vật giáp xác hoặc động vật da gai không xương sống. - Mai, vỏ các loại động vật thân mềm, động vật giáp xác hoặc động vật da gai không xương sống, như: vỏ sò, vỏ ốc, vỏ trai,... đã được loại bỏ phần thịt và các tạp chất khác, phơi khô (độ ẩm dưới 50%). - Nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ. 2 2520 10 00 Thạch cao. - Thạch cao tổng hợp, hay Thạch cao FGD (flue gas desulphurization), là hợp chất canxi sunphát thu được từ quá trình khử lưu huỳnh trong khi thải từ lò đốt nhiên liệu hóa thạch. - Nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất vật liệu, cấu kiện sử dụng trong ngành xây dựng. 3 2618 00 00 Xi hạt nhỏ (xi cát) từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép. - Xỉ dạng hạt được chế biến từ xỉ lò cao luyện gang, sắt, thép. Đáp ứng yêu cầu đối với vỉ hạt lò cao dùng để sản xuất xi măng trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng QCVN 16-3:2011/BXD Nhóm sản phẩm phụ gia cho xi măng và bê tông, do Bộ Xây dựng ban hành. - Nhập khẩu để làm phụ gia sản xuất xi măng. 4 3818 00 00 Các nguyên tố hóa học đã được kích tạp dùng trong điện tử, ở dạng đĩa, tấm mỏng, hoặc các dạng tương tự. - Mảnh vỡ ở dạng đĩa, tấm mỏng hoặc dạng cục chứa không dưới 99% nguyên tố silic (Si). - Nhập khẩu để gia công thành nguyên liệu phục vụ sản xuất modun năng lượng mặt trời. 5 3915 10 10 Phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ polyme etylen (PE): Dạng xốp, không cứng. - Phế liệu nhựa nhập khẩu thuộc nhóm 3915 phải đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhựa nhập khẩu QCVN 32:2010/BTNMT do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. - Nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm nhựa. 6 3915 10 90 Phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ polyme etylen (PE): Loại khác. 7 3915 20 10 Phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ polyme stylen (PS): Dạng xốp, không cứng. 8 3915 20 90 Phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ polyme stylen (PS): Loại khác. 9 3915 30 10 Phế liệu và mảnh vụn của plastic (nhựa) từ polyme vinyl clorua (PVC): Dạng xốp, không cứng. 10 3915 30 90 Phế liệu và mảnh vụn của plastic (nhựa) từ polyme vinyl clorua (PVC): Loại khác. 11 3915 90 00 Phế liệu và mẩu vụn từ plastic (nhựa) khác. 12 4707 10 00 Giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa): Giấy kraft hoặc bìa kraft hoặc giấy hoặc bìa sóng, chưa tẩy trắng. - Phế liệu giấy hoặc bìa nhập khẩu thuộc nhóm 4707 phải đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu giấy nhập khẩu QCVN 33:2010/BTNMT do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. - Nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất bột giấy, các sản phẩm giấy, bìa. 13 4707 20 00 Giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa): Giấy hoặc bìa khác được làm chủ yếu bằng bột giấy thu được từ quá trình hóa học đã tẩy trắng, chưa nhuộm màu toàn bộ. 14 4707 30 00 Giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa): Giấy hoặc bìa được làm chủ yếu bằng bột giấy thu được từ quá trình cơ học (ví dụ, giấy in báo, tạp chí và các ấn phẩm tương tự). 15 4707 90 00 Giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa): Loại khác, kể cả phế liệu và vụn thừa chưa phân loại. 16 5003 00 00 Tơ tằm phế phẩm (kể cả kén không thích hợp để quay tơ, xơ sợi phế liệu và xơ sợi tái chế). - Tơ, kén phế phẩm được thu hồi từ quá trình ươm tơ, sản xuất sợi tơ. - Nhập khẩu để tận dụng sản xuất tơ, sợi, vải. 17 7001 00 00 Thủy tinh vụn và thủy tinh phế liệu và mảnh vụn khác; thuỷ tinh ở dạng khối. - Không có lẫn thủy tinh vụn hoặc thủy tinh phế liệu từ bao bì chứa hóa chất, thủy tinh từ bóng đèn hình máy thu hình, bóng đèn hình máy tính, bóng đèn huỳnh quang, bao bì thủy tinh và các loại thủy tinh hoạt tính khác. - Nhập khẩu để sản xuất các sản phẩm thủy tinh. 18 7204 10 00 Phế liệu và mảnh vụn của gang. - Phế liệu nhập khẩu thuộc nhóm 7204 phải đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với sắt, thép phế liệu nhập khẩu QCVN 31:2010/BTNMT do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. - Phế liệu nhập khẩu thuộc nhóm 7204 có thể ở dạng rời, hoặc được buộc thành bó, nhưng không được ép thành khối, không được đóng thành kiện, bánh. - Không cho phép nhập khẩu mạt cưa, mạt giũa trong loại phế liệu sắt, thép có mã HS 7204 4100. 19 7204 21 00 Phế liệu và mảnh vụn của thép hợp kim: bằng thép không gỉ. 20 7204 29 00 Phế liệu và mảnh vụn của thép hợp kim: Loại khác (khác với loại bằng thép không gỉ). 21 7204 30 00 Phế liệu và mảnh vụn của sắt hoặc thép tráng thiếc. 22 7204 41 00 Phế liệu và mảnh vụn khác của sắt hoặc thép: Phoi tiện, phoi bào, mảnh vỡ, vảy cán, phoi cắt và bavia, chưa được ép thành khối hay đóng thành kiện, bánh. 23 7204 49 00 Phế liệu và mảnh vụn khác của sắt hoặc thép: Loại khác. 24 7204 50 00 Thỏi đúc phế liệu (bằng sắt, thép, gang) nấu lại. 25 7404 00 00 Đồng phế liệu và mảnh vụn. - Kim loại màu phế liệu và mảnh vụn nhập khẩu có mã HS tương ứng với số thứ tự từ 25 đến 37 có thể bao gồm những loại sau: ● Đoạn thanh, đoạn ống, đầu mẩu, đầu tấm, đầu cắt, phoi, sợi, cục, thỏi, mảnh vụn bằng kim loại hoặc hợp kim của kim loại đó bị loại ra từ quá trình sản xuất; ● Kim loại hoặc hợp kim của kim loại đó được lựa chọn, thu hồi từ công trình xây dựng, phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị và các sản phẩm khác sau khi đã cắt phá, tháo dỡ tại nước hoặc lãnh thổ xuất khẩu; ● Lõi dây điện, lõi cáp điện bằng đồng hoặc nhôm, đã loại bỏ vỏ bọc cách điện bằng nhựa, cao su hoặc bằng các loại vật liệu cách điện khác; ● Dây điện từ (dây đồng hoặc dây nhôm có lớp bọc cách điện bằng sơn men, sợi bông hoặc giấy) đã qua sử dụng, - Kim loại màu phế liệu và mảnh vụn nhập khẩu có mã HS tương ứng với số thứ tự từ 25 đến 37 có thể ở dạng rời hoặc được buộc thành bó, ép thành khối hay đóng thành kiện, bánh. 26 7503 00 00 Niken phế liệu và mảnh vụn. 27 7602 00 00 Nhôm phế liệu và mảnh vụn. 28 7902 00 00 Kẽm phế liệu và mảnh vụn. 29 8002 00 00 Phế liệu và mảnh vụn thiếc. 30 8101 97 00 Vontram phế liệu và mảnh vụn. 31 8102 97 00 Molypden phế liệu và mảnh vụn. 32 8104 20 00 Magie phế liệu và mảnh vụn. 33 8108 30 00 Titan phế liệu và mảnh vụn. 34 8109 30 00 Zircon phế liệu và mảnh vụn. 35 8110 20 00 Antimon phế liệu và mảnh vụn. 36 8111 00 00 Mangan phế liệu và mảnh vụn. 37 8112 22 00 Crom phế liệu và mảnh vụn. Ghi chú: Căn cứ quy định tại Mục VIII Phụ lục 3 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. Mã HS và tên phế liệu trong Danh mục này được sử dụng theo Thông tư số 193/2012/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế./. PHỤ LỤC II DANH MỤC PHẾ LIỆU THU ĐƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP CHẾ XUẤT, DOANH NGHIỆP TRONG KHU PHI THUẾ QUAN ĐƯỢC PHÉP NHẬP KHẨU VÀO NỘI ĐỊA ĐỂ LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT (Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2013/TT-BTNMT ngày 28 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) Số TT Mã HS Tên phế liệu Mô tả phế liệu, yêu cầu chất lượng, mục đích sử dụng 1 2525 30 00 Phế liệu mica - Mica bị loại ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan, đã được phân loại để loại bỏ chất thải và những vật phẩm, hàng hóa cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam. - Tỷ lệ vật liệu không phải là mica còn lẫn trong mỗi lô hàng mica phế liệu nhập khẩu không quá 5% khối lượng. - Nhập khẩu để tái sử dụng làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm. 2 2712 90 90 Phế liệu sáp parafin - Phế liệu sáp parafin (bao gồm cả phế liệu nến) bị loại ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan, đã được phân loại để loại bỏ chất thải và những vật phẩm, hàng hóa cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam. - Tỷ lệ vật liệu không phải là sáp parafin còn lẫn trong mỗi lô hàng sáp parafin phế liệu nhập khẩu không quá 5% khối lượng. - Nhập khẩu để tái sử dụng làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm. 3 3818 00 00 Các nguyên tố hóa học đã được kích tạp dùng trong điện tử, ở dạng đĩa, tấm mỏng, hoặc các dạng tương tự. - Mảnh vỡ ở dạng đĩa, tấm mỏng hoặc dạng cục chứa không dưới 99% nguyên tố silic (Si). - Nhập khẩu để gia công thành nguyên liệu phục vụ sản xuất modun năng lượng mặt trời. 4 3915 10 10 Phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ polyme etylen (PE): Dạng xốp, không cứng. - Phế liệu plastic (nhựa) nhập khẩu thuộc nhóm 3915 gồm các loại vật liệu plastic (nhựa) có hình dạng, kích thước khác nhau (kể cả: plastic xốp hoặc không xốp dán trên vải; những chi tiết plastic hỏng; sản phẩm plastic hỏng; vỏ các loại bao bì bằng plastic không bị dính dầu mỡ, hóa chất đến mức bị coi là chất thải nguy hại như hướng dẫn tại điểm 3 Phần A Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011 ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Quản lý chất thải nguy hại), bị loại ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan, đã được phân loại để loại bỏ chất thải và những vật phẩm, hàng hóa cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam. - Tỷ lệ vật liệu không phải là plastic (nhựa) còn lẫn trong mỗi lô hàng phế liệu plastic (nhựa) nhập khẩu không quá 5% khối lượng. - Nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm plastic (nhựa). 5 3915 10 90 Phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ polyme etylen (PE): Loại khác. 6 3915 20 10 Phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ polyme styren (PS): Dạng xốp. không cứng. 7 3915 20 90 Phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ polyme styren (PS): Loại khác. 8 3915 30 10 Phế liệu và mảnh vụn của plastic (nhựa) từ polyme vinyl clorua (PVC): Dạng xốp, không cứng. 9 3915 30 90 Phế liệu và mảnh vụn của plastic (nhựa) từ polyme vinyl clorua (PVC): Loại khác. 10 3915 90 00 Phế liệu và mẩu vụn từ plastic (nhựa) khác. 11 4004 00 00 Phế liệu và mảnh vụn từ cao su (trừ cao su cứng). - Phế liệu và mảnh vụn cao su có hình dạng, kích thước khác nhau (kể cả cao su dán trên vải), bị loại ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan, đã được phân loại để loại bỏ chất thải và những vật phẩm, hàng hóa cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam. - Tỷ lệ vật liệu không phải là cao su còn lẫn trong mỗi lô hàng cao su phế liệu nhập khẩu không quá 5% khối lượng. - Nhập khẩu để tái sử dụng làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm cao su. 12 4017 00 90 Cao su cứng (ví dụ, ebonit) phế liệu. - Cao su cứng có hình dạng, kích thước khác nhau, bị loại ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan, đã được phân loại đã loại bỏ chất thải và những vật phẩm, hàng hóa cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam. - Tỷ lệ vật liệu không phải là cao su còn lẫn trong mỗi lô hàng cao su phế liệu nhập khẩu không quá 5% khối lượng. - Nhập khẩu để tái sử dụng làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm cao su. 13 4401 39 00 Mùn cưa và phế liệu gỗ (ở các dạng khác nhau), đã hoặc chưa đóng thành khối, bánh, viên hoặc các dạng tương tự. - Mùn cưa hoặc phế liệu gỗ (kể cả gỗ ván dăm, gỗ dán phế liệu, palet gỗ, gỗ vụn, vỏ bào, dăm gỗ) bị loại ra từ hoại động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan, đã được phân loại để loại bỏ chất thải và những vật phẩm, hàng hóa cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam. - Tỷ lệ vật liệu không phải là gỗ còn lẫn trong mỗi lô hàng mùn cưa hoặc gỗ phế liệu nhập khẩu không quá 5% khối lượng. - Nhập khẩu để tái sử dụng làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm bằng gỗ hoặc làm nhiên liệu. 14 4707 10 00 Giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa): Giấy kraft hoặc bìa kraft hoặc giấy hoặc bìa sóng, chưa tẩy trắng. - Phế liệu giấy hoặc bìa nhập khẩu thuộc nhóm 4707 gồm các loại sản phẩm, đồ vật, vật liệu bằng giấy hoặc bìa, bị loại ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp chế xuất, doanh nnhiệp trong khu phi thuế quan, đã được phân loại để loại bỏ chất thải và những vật phẩm, hàng hóa cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam. - Tỷ lệ vật liệu không phải là giấy hoặc bìa còn lẫn trong mỗi lô hàng phế liệu giấy hoặc bìa nhập khẩu không quá 5% khối lượng. - Nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất bột giấy, các sản phẩm giấy, bìa. 15 4707 20 00 Giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa): Giấy hoặc bìa khác được làm chủ yếu bằng bột giấy thu được từ quá trình hóa học đã tẩy trắng, chưa nhuộm màu toàn bộ. 16 4707 30 00 Giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa): Giấy hoặc bìa được làm chủ yếu bằng bột giấy thu được từ quá trình cơ học (ví dụ, giấy in báo, tạp chí và các ấn phẩm tương tự). 17 4707 90 00 Giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa): Loại khác, kể cả phế liệu và vụn thừa chưa phân loại. 18 5202 10 00 Phế liệu sợi (kể cả phế liệu chỉ) - Phế liệu sợi hoặc chỉ bị loại ra từ quá trình sản xuất sợi, chỉ, hoặc đồ may mặc của các doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan. - Nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất sợi, vải. 19 6310 10 10 Vải vụn mới (đã được phân loại) - Vải vụn bị loại ra từ quá trình sản xuất vải hoặc sản xuất đồ may mặc của các doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan. - Nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất sợi, vải hoặc các sản phẩm khác. 20 6310 90 10 Vải vụn mới (loại khác) 21 7001 00 00 Thủy tinh vụn và thủy tinh phế liệu và mảnh vụn khác; thủy tinh ở dạng khối - Không bao gồm mảnh vụn thủy tinh từ bóng đèn hình máy thu hình, bóng đèn hình máy tính, bóng đèn huỳnh quang và các loại thủy tinh hoạt tính khác. - Khập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm thủy tinh. 22 7019 39 90 Tấm cách điện bằng sợi thủy tinh phế liệu - Rìa hoặc mảnh vụn của tấm cách điện bằng sợi thủy tinh tráng nhựa tổng hợp, bị loại ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan. - Nhập khẩu để tái sử dụng làm vật liệu cách điện. 23 7204 10 00 Phế liệu và mảnh vụn của gang. - Phế liệu nhập khẩu thuộc nhóm 7204 gồm các loại vật liệu bằng sắt, thép, hoặc gang có hình dạng, kích thước khác nhau (kể cả: những chi tiết bằng sắt, thép, hoặc gang hỏng; sản phẩm bằng sắt, thép, hoặc gang hỏng; vỏ các loại bao bì bằng bằng sắt, thép, hoặc gang không bị dính dầu mỡ, hóa chất đến mức bị coi là chất thải nguy hại như hướng dẫn tại điểm 3 Phần A Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011 ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Quản lý chất thải nguy hại), bị loại ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan, đã được phân loại để loại bỏ chất thải và những vật phẩm, hàng hóa cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam. - Tỷ lệ vật liệu không phải là sắt, thép, gang còn lẫn trong mỗi lô hàng phế liệu nhập khẩu không quá 5% khối lượng. - Nhập khẩu để tái sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thép. 24 7204 21 00 Phế liệu và mảnh vụn của thép hợp kim: bằng thép không gỉ. 25 7204 29 00 Phế liệu và mảnh vụn của thép hợp kim: Loại khác (khác với loại bằng thép không gỉ). 26 7204 30 00 Phế liệu và mảnh vụn của sắt hoặc thép tráng thiếc. 27 7204 41 00 Phế liệu và mảnh vụn khác của sắt hoặc thép: Phoi tiện, phoi bào, mảnh vỡ, vảy cán, mạt cưa, mạt giũa, phoi cắt và bavia, đã hoặc chưa được ép thành khối hay đóng thành kiện, bánh, bó. 28 7204 49 00 Phế liệu và mảnh vụn khác của sắt hoặc thép: Loại khác. 29 7204 50 00 Thỏi đúc phế liệu (bằng sắt, thép, gang) nấu lại. 30 7404 00 00 Đồng phế liệu và mảnh vụn. - Kim loại màu phế liệu và mảnh vụn nhập khẩu có mã HS tương ứng với số thứ tự từ 30 đến 42 gồm các loại vật liệu bằng kim loại tương ứng hoặc hợp kim của kim loại đó có hình dạng, kích thước khác nhau, bị loại ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan, đã được phân loại để loại bỏ chất thải và những vật phẩm, hàng hóa cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam. - Tỷ lệ vật liệu không phải là kim loại màu tương ứng với mã HS nhập khẩu còn lẫn trong mỗi lô hàng phế liệu nhập khẩu không quá 5% khối lượng. - Nhập khẩu để tái sử dụng làm nguyên liệu sản xuất. 31 7503 00 00 Niken phế liệu và mảnh vụn. 32 7602 00 00 Nhôm phế liệu và mảnh vụn. 33 7902 00 00 Kẽm phế liệu và mảnh vụn. 34 8002 00 00 Phế liệu và mảnh vụn thiếc. 35 8101 97 00 Vonfram phế liệu và mảnh vụn. 36 8102 97 00 Molypden phế liệu và mảnh vụn. 37 8104 20 00 Magie phế liệu và mảnh vụn. 38 8108 30 00 Titan phế liệu và mảnh vụn. 39 8109 30 00 Zircon phế liệu và mảnh vụn. 40 8110 20 00 Antimon phế liệu và mảnh vụn. 41 8111 00 00 Mangan phế liệu và mảnh vụn. 42 8112 22 00 Crom phế liệu và mảnh vụn. 43 8534 Mạch in phế liệu - Rìa hoặc mảnh vụn của tất cả các loại tấm mạch in thuộc nhóm 8534, chưa lắp hoặc đã tháo bỏ linh kiện điện tử, bị loại ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan. - Nhập khẩu để tái sử dụng làm bảng mạch điện tử 44 8544 Đoạn và mẩu vụn của dây, cáp điện (kể cả cáp đồng trục) cách điện (kể cả loại đã tráng men cách điện hoặc mạ lớp cách điện) và dây dẫn cách điện khác. - Đoạn dây, cáp hoặc mẩu vụn của tất cả các loại dây, cáp điện thuộc nhóm 8544, bị loại ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan. - Nhập khẩu để lựa chọn tái sử dụng làm dây, cáp điện hoặc phân loại thành các loại nguyên liệu phục vụ cho sản xuất nhựa, cao su, kim loại. Ghi chú: Căn cứ quy định tại Mục VIII Phụ lục 3 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. Mã HS và tên phế liệu trong Danh mục này được sử dụng theo Thông tư số 193/2012/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế./.
{ "issuing_agency": "Bộ Tài nguyên và Môi trường", "promulgation_date": "28/01/2013", "sign_number": "01/2013/TT-BTNMT", "signer": "Bùi Cách Tuyến", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Chi-thi-75-CT-BTTTT-2020-dam-bao-tien-do-nang-cao-chat-luong-De-an-ve-thong-tin-truyen-thong-456759.aspx
Chỉ thị 75/CT-BTTTT 2020 đảm bảo tiến độ nâng cao chất lượng Đề án về thông tin truyền thông
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 75/CT-BTTTT Hà Nội, ngày 03 tháng 11 năm 2020 CHỈ THỊ VỀ ĐẢM BẢO TIẾN ĐỘ, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC ĐỀ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC CỦA CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NĂM 2020 GIAO BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CHỦ TRÌ XÂY DỰNG Năm 2020 là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, giai đoạn 2016-2020 và là năm nền tảng để chuẩn bị xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm, giai đoạn 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, giai đoạn 2021-2025. Đối với ngành Thông tin và Truyền thông, năm 2020 cũng là năm chuyển đổi số quốc gia, năm bản lề để thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia từ nay đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được ban hành theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, hướng tới xây dựng thành công Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Với mục tiêu thúc đẩy toàn Ngành nghiêm túc, tích cực triển khai các nhiệm vụ, giải pháp bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu phát triển Ngành năm 2020, đóng góp thành tích cho sự thắng lợi của phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ quán triệt nguyên tắc và thực hiện các nhiệm vụ sau đây: I. MỤC TIÊU Từ nay đến hết năm 2020 đảm bảo 100% các nhiệm vụ thuộc Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2020 giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì xây dựng (sau đây gọi tắt là nhiệm vụ) hoàn thành đúng hạn, đáp ứng đúng yêu cầu và chất lượng. II. NGUYÊN TẮC CHUNG 1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ cần xác định rõ các nhiệm vụ được giao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, ưu tiên tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và Lãnh đạo Bộ về tiến độ, chất lượng và kết quả thực hiện nhiệm vụ. 2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhiệm vụ được giao, đảm bảo hoàn thành đúng hạn, đáp ứng yêu cầu chất lượng và mục tiêu quản lý đề ra. 3. Chất lượng, tiến độ thực hiện nhiệm vụ được giao là một căn cứ quan trọng để Bộ trưởng và Lãnh đạo Bộ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ. 4. Đối với các cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ không đảm bảo tiến độ, chất lượng nhưng trong quá trình thực hiện không báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng và Lãnh đạo Bộ hoặc có báo cáo nhưng thời gian báo cáo quá muộn, lý do, giải trình không thuyết phục, không được Bộ trưởng và Lãnh đạo Bộ phê duyệt thì nhiệm vụ đó được đánh giá là chưa hoàn thành/hoàn thành quá hạn. III. YÊU CẦU CỤ THỂ 1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ nghiêm túc chỉ đạo đơn vị xây dựng đúng kế hoạch đã được Lãnh đạo Bộ phê duyệt. 2. Đối với các nhiệm vụ có khả năng khó có thể hoàn thành đúng hạn theo kế hoạch do có khó khăn, vướng mắc khách quan mà cơ quan, đơn vị không thể xử lý được thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì nhiệm vụ cần khẩn trương đề xuất phương án giải quyết, cách thức xử lý và báo cáo xin ý kiến chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng và Lãnh đạo Bộ chậm nhất trước ngày 10 tháng 11 năm 2020. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Văn phòng Bộ a) Chủ trì theo dõi, đôn đốc, tổng hợp, báo cáo kết quả việc thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, thuộc Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2020 giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì xây dựng định kỳ báo cáo Bộ trưởng và Lãnh đạo Bộ. b) Chủ động phối hợp, hỗ trợ các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ rà soát, phát hiện các khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, kịp thời báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng và Lãnh đạo Bộ. 2. Vụ Pháp chế a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị rà soát, thẩm định hồ sơ thực hiện nhiệm vụ được giao đảm bảo đúng quy trình, thủ tục, đầy đủ hồ sơ trước khi trình Bộ trưởng, Lãnh đạo Bộ ký trình các cơ quan cấp trên. b) Phối hợp với Văn phòng Bộ trong việc theo dõi đôn đốc các nhiệm vụ được giao. 3. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ a) Chủ động triển khai kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, bám sát tiến độ, đảm bảo yêu cầu, chất lượng thực hiện các nhiệm vụ được giao. b) Phối hợp với Văn phòng Bộ định kỳ báo cáo Bộ trưởng và Lãnh đạo Bộ tiến độ thực hiện nhiệm vụ, tiến độ triển khai các mốc mục tiêu cụ thể trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. c) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ chủ động báo cáo Bộ trưởng, Lãnh đạo Bộ trong trường hợp có khó khăn, vướng mắc cần xin ý kiến chỉ đạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ nghiêm túc thực hiện./. Nơi nhận: - Bộ trưởng và các Thứ trưởng; - Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; - Cổng Thông tin điện tử của Bộ TTTT; - Lưu: VT, VP. BỘ TRƯỞNG Nguyễn Mạnh Hùng
{ "issuing_agency": "Bộ Thông tin và Truyền thông", "promulgation_date": "03/11/2020", "sign_number": "75/CT-BTTTT", "signer": "Nguyễn Mạnh Hùng", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Thong-tu-46-2014-TT-BYT-huong-dan-quy-trinh-kiem-dich-y-te-259844.aspx
Thông tư 46/2014/TT-BYT hướng dẫn quy trình kiểm dịch y tế
BỘ Y TẾ -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 46 /2014/TT-BYT Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2014 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KIỂM DỊCH Y TẾ Căn cứ Nghị định số 103/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới; Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng; Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn quy trình kiểm dịch y tế, Chương I QUY TRÌNH KIỂM DỊCH Y TẾ TẠI CỬA KHẨU ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT Mục 1. QUY TRÌNH KIỂM DỊCH Y TẾ ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH VÀ QUÁ CẢNH Điều 1. Tiếp nhận và xử lý thông tin Kiểm dịch viên y tế tiếp nhận thông tin về phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt (sau đây gọi tắt là phương tiện) nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh từ chủ phương tiện hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và tiến hành việc xử lý thông tin, phân loại nguy cơ đối với phương tiện vận tải như sau: 1. Phương tiện có yếu tố nguy cơ bao gồm: a) Phương tiện xuất phát hoặc đi qua vùng có dịch; b) Phương tiện chở người bệnh hoặc người nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm; c) Phương tiện chở hàng hóa mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc nghi ngờ mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm; d) Phương tiện chở người xuất phát, đi qua vùng có dịch hoặc vùng đang bị ảnh hưởng bởi phóng xạ, hóa chất, sinh học và các yếu tố khác có khả năng gây tình trạng khẩn cấp ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng (sau đây gọi tắt là yếu tố nguy cơ sức khỏe); đ) Phương tiện chở hàng hóa xuất phát, đi qua vùng có dịch hoặc vùng đang bị ảnh hưởng bởi yếu tố nguy cơ sức khỏe; e) Phương tiện có trung gian truyền bệnh. 2. Phương tiện không có yếu tố nguy cơ là phương tiện không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp phương tiện không có yếu tố nguy cơ, kiểm dịch viên y tế thực hiện giám sát phương tiện trong thời gian chờ nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh theo quy định tại Điều 2 Thông tư này. 3. Trường hợp phương tiện có nguy cơ, kiểm dịch viên y tế thực hiện kiểm tra phương tiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư này. Điều 2. Giám sát phương tiện không có yếu tố nguy cơ 1. Nội dung giám sát: a) Giám sát trung gian truyền bệnh truyền nhiễm xâm nhập lên phương tiện; b) Giám sát nguy cơ bị ô nhiễm bởi yếu tố nguy cơ sức khỏe; c) Giám sát việc bốc dỡ, tiếp nhận hàng hóa; d) Giám sát việc cung ứng thực phẩm cho người trên phương tiện. 2. Trong quá trình giám sát, kiểm dịch viên y tế có trách nhiệm thực hiện biện pháp kiểm tra y tế theo quy định tại Điều 3 Thông tư này nếu phát hiện phương tiện thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Phương tiện có yếu tố nguy cơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này; b) Không bảo đảm điều kiện vệ sinh chung. 3. Trường hợp phương tiện không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này, kiểm dịch viên y tế kết thúc quy trình kiểm dịch. Điều 3. Kiểm tra y tế đối với phương tiện có yếu tố nguy cơ 1. Kiểm dịch viên y tế hướng dẫn phương tiện vào khu vực kiểm tra để cách ly và thực hiện các nội dung kiểm tra như sau: a) Kiểm tra giấy khai báo y tế đối với phương tiện; b) Kiểm tra tình trạng vệ sinh chung trên phương tiện; c) Kiểm tra trung gian truyền bệnh truyền nhiễm; d) Kiểm tra yếu tố nguy cơ sức khỏe; đ) Đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý y tế đã áp dụng; e) Lấy mẫu xét nghiệm trong trường hợp nghi ngờ có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc yếu tố nguy cơ sức khỏe. 2. Kiểm dịch viên y tế chuyển sang xử lý y tế theo quy định tại Điều 4 Thông tư này nếu phương tiện bị kiểm tra thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Xuất phát hoặc đi qua vùng có dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A mà chưa được xử lý y tế; b) Mang hoặc có dấu hiệu mang mầm bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, bao gồm: Chở người bệnh hoặc người mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; Chở hàng hóa mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; Các trường hợp khác mà phương tiện mang hoặc có dấu hiệu mang mầm bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A. c) Bị ô nhiễm bởi yếu tố nguy cơ sức khỏe. 3. Trường hợp phương tiện bị kiểm tra không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này, kiểm dịch viên y tế kết thúc quy trình kiểm dịch y tế và thông báo cho cơ quan phụ trách cửa khẩu để làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh cho phương tiện đó. Điều 4. Xử lý y tế 1. Đối với phương tiện thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điểm a và b Khoản 2 Điều 3 Thông tư này thì áp dụng các biện pháp khử trùng, diệt tác nhân gây bệnh, trung gian truyền bệnh truyền nhiễm. 2. Đối với phương tiện quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 3 Thông tư này thì áp dụng các biện pháp loại bỏ yếu tố nguy cơ. 3. Sau khi hoàn thành việc xử lý y tế quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều này, kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận xử lý y tế và kết thúc quy trình kiểm dịch. Mục 2. QUY TRÌNH KIỂM DỊCH Y TẾ ĐỐI VỚI NGƯỜI NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH VÀ QUÁ CẢNH Điều 5. Tiếp nhận và xử lý thông tin Kiểm dịch viên y tế tiếp nhận thông tin về tình trạng sức khỏe của người trên phương tiện từ chủ phương tiện hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và tiến hành xử lý thông tin, phân loại nguy cơ đối với người như sau: 1. Người có yếu tố nguy cơ bao gồm: a) Người xuất phát hoặc đi qua vùng có dịch bệnh; b) Người xuất phát hoặc đi qua vùng có yếu tố nguy cơ sức khỏe; c) Người đi cùng phương tiện có nguy cơ quy định tại Khoản 1 Điều 1 hoặc hàng hóa có nguy cơ theo quy định Khoản 1 Điều 9 Thông tư này; d) Người bị nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm; đ) Người có dấu hiệu bị phơi nhiễm bởi yếu tố nguy cơ sức khỏe. 2. Người không có yếu tố nguy cơ là người không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp người không có yếu tố nguy cơ, kiểm dịch viên y tế chuyển sang giám sát theo quy định tại Điều 6 Thông tư này. 3. Trường hợp người có yếu tố nguy cơ, kiểm dịch viên y tế thực hiện: a) Thu thập thông tin: - Tình trạng sức khỏe người bị bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh và những người đi cùng; - Các biện pháp y tế đã áp dụng đối với người bị bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh; - Số người tiếp xúc gần, số người trên phương tiện; - Biện pháp y tế cần hỗ trợ. b) Báo cáo người đứng đầu tổ chức kiểm dịch y tế biên giới; c) Kiểm tra y tế đối với người có yếu tố nguy cơ theo quy định tại Điều 7 Thông tư này. Điều 6. Giám sát đối với người không có yếu tố nguy cơ 1. Kiểm dịch viên y tế tiến hành giám sát như sau: a) Quan sát thể trạng; b) Giám sát thân nhiệt. 2. Trong quá trình giám sát, kiểm dịch viên y tế có trách nhiệm thực hiện biện pháp kiểm tra y tế theo quy định tại Điều 7 Thông tư này nếu phát hiện người bị giám sát là người có yếu tố nguy cơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư này. 3. Trường hợp người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 5, kiểm dịch viên y tế kết thúc quy trình kiểm dịch. Điều 7. Kiểm tra y tế đối với người có yếu tố nguy cơ 1. Kiểm dịch viên y tế áp dụng các biện pháp sau: a) Kiểm tra tờ khai y tế theo quy định tại Thông tư số 32/2012/TT-BYT ngày 24 tháng 12 năm 2012 của Bộ Y tế ban hành quy định về khai báo y tế đối với người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu Việt Nam (sau đây gọi tắt là Thông tư số 32/2012/TT-BYT); b) Kiểm tra giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng (nếu có); c) Quan sát thể trạng; d) Kiểm tra thân nhiệt; đ) Khám lâm sàng đối với trường hợp nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm; e) Đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý y tế đã áp dụng; g) Lấy mẫu xét nghiệm trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A. 2. Kiểm dịch viên y tế chuyển sang xử lý y tế theo quy định tại Điều 8 Thông tư này nếu người bị kiểm tra thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Bị nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; b) Phơi nhiễm bởi yếu tố nguy cơ sức khỏe; c) Tiếp xúc với người nhập cảnh thuộc đối tượng quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này; d) Không có hoặc có giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng nhưng hết hiệu lực đối với người xuất phát từ vùng có dịch bệnh hoặc đến vùng có dịch bệnh mà bệnh đó bắt buộc phải tiêm chủng hoặc áp dụng biện pháp dự phòng. 3. Trường hợp người bị kiểm tra không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này, kiểm dịch viên y tế kết thúc quy trình kiểm dịch y tế và thông báo cho cơ quan phụ trách cửa khẩu để làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh cho người đó. Điều 8. Xử lý y tế 1. Đối với người bị nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, kiểm dịch viên y tế thực hiện các nội dung sau: a) Áp dụng các biện pháp dự phòng lây truyền bệnh; b) Chuyển đến phòng cách ly tại khu vực cửa khẩu; c) Khám sơ bộ, điều trị ban đầu hoặc chuyển về cơ sở y tế theo quy định. 2. Đối với người bị phơi nhiễm bởi yếu tố nguy cơ sức khỏe, ngoài việc thực hiện các quy định tại Khoản 1 Điều này, tùy theo tình hình thực tế, kiểm dịch viên y tế có thể áp dụng thêm biện pháp khử trùng, tẩy uế để loại bỏ yếu tố nguy cơ sức khỏe. 3. Người tiếp xúc với người nhập cảnh thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, kiểm dịch viên y tế lập danh sách đầy đủ các thông tin về họ tên, điện thoại và địa chỉ liên lạc để báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định, đồng thời áp dụng một hoặc nhiều biện pháp sau: a) Áp dụng các biện pháp dự phòng; b) Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế; c) Tuyên truyền, tư vấn phòng chống dịch bệnh. 4. Đối với người không có hoặc có giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng nhưng hết hiệu lực, kiểm dịch viên y tế thực hiện việc tiêm chủng vắc xin, sinh phẩm y tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng phù hợp với quy định về phòng, chống bệnh truyền nhiễm. 5. Sau khi hoàn thành việc xử lý y tế quy định tại Khoản 1, 2 hoặc 3 Điều này, kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng và kết thúc quy trình kiểm dịch. Mục 3. QUY TRÌNH KIỂM DỊCH Y TẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU VÀ QUÁ CẢNH Điều 9. Tiếp nhận và xử lý thông tin Kiểm dịch viên y tế tiếp nhận thông tin về hàng hóa qua chủ hàng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và tiến hành xử lý thông tin, phân loại nguy cơ đối với hàng hóa như sau: 1. Hàng hóa có yếu tố nguy cơ gồm: a) Hàng hóa xuất phát, đi qua vùng có dịch bệnh hoặc vùng bị ảnh hưởng bởi yếu tố nguy cơ sức khỏe; b) Hàng hóa mang hoặc có dấu hiệu mang mầm bệnh, trung gian truyền bệnh truyền nhiễm; c) Hàng hóa vận chuyển bằng phương tiện có yếu tố nguy cơ; d) Hàng hóa đi cùng người có yếu tố nguy cơ; đ) Hàng hóa có thông báo của cơ quan có thẩm quyền về nguy cơ lây lan dịch bệnh. 2. Hàng hóa không có yếu tố nguy cơ là hàng hóa không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp hàng hóa không có yếu tố nguy cơ, kiểm dịch viên y tế thực hiện việc giám sát và kiểm tra giấy tờ liên quan đến y tế theo quy định tại Điều 10 Thông tư này. 3. Trường hợp hàng hóa có yếu tố nguy cơ, kiểm dịch viên y tế có trách nhiệm: a) Thu thập thêm thông tin về các biện pháp xử lý y tế đã áp dụng và cần hỗ trợ; b) Thực hiện kiểm tra y tế đối với hàng hóa theo quy định tại Điều 11 Thông tư này. Điều 10. Giám sát và kiểm tra giấy tờ liên quan đến y tế đối với hàng hóa không có yếu tố nguy cơ 1. Trong thời gian hàng hóa chờ nhập khẩu, xuất khẩu và quá cảnh, kiểm dịch viên y tế thực hiện các biện pháp sau: a) Kiểm tra giấy khai báo y tế đối với hàng hóa, trừ trường hợp hàng hóa quá cảnh mà không bốc dỡ khỏi phương tiện; b) Giám sát trung gian gây bệnh truyền nhiễm xâm nhập hàng hóa; c) Giám sát các yếu tố nguy cơ khác gây ảnh hưởng sức khỏe làm ô nhiễm hàng hóa. 2. Trong quá trình giám sát, kiểm dịch viên y tế có trách nhiệm thực hiện biện pháp kiểm tra y tế theo quy định tại Điều 11 Thông tư này nếu phát hiện phương tiện thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Hàng hóa có yếu tố nguy cơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư này; b) Không bảo đảm điều kiện vệ sinh chung. 3. Trường hợp hàng hóa không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này, kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận đã kiểm tra và kết thúc quy trình kiểm dịch. Điều 11. Kiểm tra đối với hàng hóa có yếu tố nguy cơ 1. Đối với hàng hóa thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 9 và Khoản 2 Điều 10 Thông tư này, kiểm dịch viên y tế hướng dẫn đưa hàng hóa vào khu vực kiểm tra và thực hiện kiểm tra các nội dung sau: a) Kiểm tra giấy khai báo y tế hàng hóa trừ trường hợp hàng hóa đã được kiểm tra giấy tờ theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 10 Thông tư này; b) Kiểm tra nội dung khai báo với thực tế hàng hóa; c) Kiểm tra tình trạng vệ sinh chung; d) Kiểm tra trung gian truyền bệnh truyền nhiễm hoặc yếu tố nguy cơ sức khỏe; đ) Kiểm tra quy định về dụng cụ, bao gói chứa đựng, ghi trên nhãn và điều kiện vận chuyển đối với hàng hóa; e) Đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý y tế đã áp dụng; g) Lấy mẫu xét nghiệm trong các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 13 Nghị định 103/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới. 2. Kiểm dịch viên y tế chuyển sang xử lý y tế theo quy định tại Điều 12 Thông tư này đối với hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau: a) Hàng hóa mang hoặc có dấu hiệu mang mầm bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; b) Hàng hóa bị ô nhiễm bởi yếu tố nguy cơ sức khỏe. 3. Hàng hóa không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này, kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận đã kiểm tra y tế và kết thúc quy trình kiểm dịch. Điều 12. Xử lý y tế đối với hàng hóa 1. Đối với hàng hóa mang hoặc có dấu hiệu mang mầm bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A phải được xử lý y tế như sau: a) Khử trùng, diệt tác nhân gây bệnh và trung gian truyền bệnh truyền nhiễm; b) Buộc tiêu hủy hoặc tái xuất đối với hàng hóa không thể diệt được tác nhân gây bệnh, trung gian truyền bệnh truyền nhiễm. 2. Đối với hàng hóa bị ô nhiễm bởi yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng sức khỏe: a) Loại bỏ yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng sức khỏe; b) Buộc tiêu hủy hoặc tái xuất đối với hàng hóa không thể loại bỏ được yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng sức khỏe. 3. Sau khi hoàn thành việc xử lý y tế theo quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều này, kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận xử lý y tế đối với hàng hóa và kết thúc quy trình kiểm dịch. Mục 4. QUY TRÌNH KIỂM DỊCH Y TẾ ĐỐI VỚI THI THỂ, HÀI CỐT, TRO CỐT NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH VÀ QUÁ CẢNH Điều 13. Kiểm tra y tế 1. Kiểm dịch viên y tế áp dụng các biện pháp kiểm tra y tế sau đây: a) Kiểm dịch viên y tế kiểm tra giấy khai báo y tế thi thể, hài cốt, tro cốt; b) Kiểm tra giấy xác nhận đã qua xử lý y tế của tổ chức y tế nơi xuất phát; c) Đối chiếu nội dung khai báo y tế với thực tế bảo quản thi thể, hài cốt, tro cốt theo quy định của pháp luật. 2. Trường hợp thi thể, hài cốt có giấy xác nhận đã qua xử lý y tế đồng thời bảo đảm về vệ sinh trong khâm liệm và điều kiện vận chuyển theo quy định của Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng (sau đây gọi tắt là Thông tư số 02/2009/TT-BYT) hoặc tro cốt bảo đảm về điều kiện bảo quản, vận chuyển, kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế thi thể, hài cốt, tro cốt và kết thúc quy trình kiểm dịch. 3. Trường hợp thi thể, hài cốt không có giấy xác nhận đã qua xử lý y tế hoặc không bảo đảm về vệ sinh trong khâm liệm và điều kiện vận chuyển theo quy định của Thông tư số 02/2009/TT-BYT hoặc tro cốt không bảo đảm về điều kiện bảo quản và vận chuyển thì áp dụng biện pháp xử lý y tế theo quy định tại Điều 14 Thông tư này. Điều 14. Xử lý y tế 1. Kiểm dịch viên y tế căn cứ kết quả kiểm tra thực tế để áp dụng biện pháp xử lý y tế sau đây: a) Yêu cầu người vận chuyển thi thể, hài cốt, tro cốt qua biên giới thực hiện các biện pháp vệ sinh trong khâm liệm thi thể, hài cốt theo quy định của Thông tư số 02/2009/TT-BYT trước khi cho vận chuyển qua biên giới; b) Yêu cầu người vận chuyển tro cốt qua biên giới thực hiện các điều kiện bảo quản, vận chuyển tro cốt theo đúng quy định trước khi cho vận chuyển qua biên giới. 2. Sau khi hoàn thành việc xử lý y tế quy định tại Khoản 1 Điều này, kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế thi thể, hài cốt, tro cốt. Mục 5. QUY TRÌNH KIỂM DỊCH Y TẾ ĐỐI VỚI MẪU VI SINH Y HỌC, SẢN PHẨM SINH HỌC, MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH VÀ QUÁ CẢNH Điều 15. Kiểm tra y tế 1. Kiểm dịch viên y tế áp dụng các biện pháp kiểm tra y tế sau đây: a) Kiểm tra giấy khai báo y tế mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người; b) Kiểm tra văn bản cho phép vận chuyển mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người của Bộ trưởng Bộ Y tế; c) Đối chiếu nội dung khai báo với điều kiện bảo quản, vận chuyển theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. 2. Trường hợp mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người có văn bản cho phép vận chuyển qua biên giới của Bộ trưởng Bộ Y tế và bảo đảm điều kiện bảo quản, điều kiện vận chuyển, kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người và kết thúc quy trình kiểm dịch. 3. Trường hợp mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người không bảo đảm điều kiện bảo quản, điều kiện vận chuyển, kiểm dịch viên y tế chuyển sang xử lý y tế theo quy định tại Điều 16 Thông tư này. 4. Không cho phép vận chuyển qua biên giới mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người nếu không có văn bản cho phép của Bộ trưởng Bộ Y tế. Điều 16. Xử lý y tế 1. Kiểm dịch viên y tế căn cứ kết quả kiểm tra thực tế để áp dụng các biện pháp bảo quản, vận chuyển phù hợp trước khi vận chuyển qua biên giới mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người. 2. Sau khi hoàn thành, kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người. 3. Không cho phép vận chuyển qua biên giới mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người nếu sau khi xử lý y tế mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người vẫn không đáp ứng các yêu cầu về bảo quản, vận chuyển. Chương II QUY TRÌNH KIỂM DỊCH Y TẾ CỬA KHẨU ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG Mục 1. QUY TRÌNH KIỂM DỊCH Y TẾ ĐỐI VỚI TÀU BAY Điều 17. Tiếp nhận và xử lý thông tin đối với tàu bay nhập cảnh Trước khi tàu bay hạ cánh, kiểm dịch viên y tế tiếp nhận thông tin về chuyến bay từ cảng vụ hàng không, tiếp viên trưởng, cơ trưởng chuyến bay hoặc kiểm soát không lưu, đại diện các hãng hàng không và xử lý thông tin, phân loại nguy cơ của tàu bay như sau: 1. Tàu bay có yếu tố nguy cơ bao gồm: a) Tàu bay xuất phát hoặc đi qua vùng có dịch; b) Tàu bay chở người bệnh hoặc người nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm; c) Tàu bay chở hàng hóa mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc nghi ngờ mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm; d) Tàu bay chở người xuất phát, đi qua vùng có dịch hoặc vùng đang bị ảnh hưởng bởi yếu tố nguy cơ sức khỏe; đ) Tàu bay chở hàng hóa xuất phát, đi qua vùng có dịch hoặc vùng đang bị ảnh hưởng bởi yếu tố nguy cơ sức khỏe; e) Tàu bay có trung gian truyền bệnh. 2. Tàu bay không có yếu tố nguy cơ là tàu bay không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp tàu bay không có yếu tố nguy cơ, kiểm dịch viên y tế thực hiện việc giám sát và kiểm tra giấy tờ liên quan đến y tế theo quy định tại Điều 18 Thông tư này. 3. Trường hợp tàu bay có yếu tố nguy cơ, kiểm dịch viên y tế có trách nhiệm: a) Thu thập thêm thông tin về các biện pháp y tế đã áp dụng và cần hỗ trợ; b) Thực hiện kiểm tra y tế theo quy định tại Điều 19 Thông tư này. Điều 18. Giám sát và kiểm tra giấy tờ liên quan đến y tế đối với tàu bay không có yếu tố nguy cơ 1. Khi tàu bay ở vị trí đỗ, kiểm dịch viên y tế thực hiện các biện pháp sau: a) Kiểm tra tờ khai chung hàng không theo quy định; b) Giám sát điều kiện vệ sinh chung trên tàu bay; c) Giám sát trung gian truyền bệnh truyền nhiễm và các yếu tố khác gây ảnh hưởng đến sức khỏe trên tàu bay. 2. Trong quá trình giám sát, kiểm dịch viên y tế có trách nhiệm thực hiện biện pháp kiểm tra y tế theo quy định tại Điều 19 Thông tư này nếu phát hiện phương tiện thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Tàu bay có nguy cơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Thông tư này; b) Không bảo đảm điều kiện vệ sinh chung. 3. Trường hợp tàu bay không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này, kiểm dịch viên y tế kết thúc quy trình kiểm dịch. Điều 19. Kiểm tra y tế đối với tàu bay có yếu tố nguy cơ 1. Tại vị trí đỗ, kiểm dịch viên y tế thực hiện các biện pháp sau: a) Kiểm tra giấy khai báo y tế đối với tàu bay; b) Kiểm tra tình trạng vệ sinh chung trên tàu bay; c) Kiểm tra trung gian truyền bệnh truyền nhiễm; d) Kiểm tra yếu tố nguy cơ sức khỏe; đ) Lấy mẫu xét nghiệm trong trường hợp nghi ngờ có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc yếu tố nguy cơ sức khỏe. 2. Sau khi kiểm tra theo quy định tại Khoản 1 Điều này, kiểm dịch viên y tế có trách nhiệm thực hiện biện pháp xử lý y tế theo quy định tại Điều 20 Thông tư này nếu phát hiện phương tiện thuộc một trong các trường hợp sau: a) Xuất phát hoặc đi qua vùng có dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A mà chưa được xử lý y tế; b) Mang hoặc có dấu hiệu mang mầm bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, bao gồm: Chở người bệnh hoặc người mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; Chở hàng hóa mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; Các trường hợp khác mà phương tiện mang hoặc có dấu hiệu mang mầm bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; c) Bị ô nhiễm bởi yếu tố nguy cơ sức khỏe. 3. Trường hợp tàu bay không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này, kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận đã kiểm tra y tế và kết thúc quy trình kiểm dịch. Điều 20. Xử lý y tế đối với tàu bay 1. Đối với tàu bay thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điểm a hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 19 Thông tư này thì áp dụng các biện pháp khử trùng, diệt tác nhân gây bệnh, trung gian truyền bệnh truyền nhiễm. 2. Đối với tàu bay quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 19 Thông tư này thì áp dụng các biện pháp loại bỏ yếu tố nguy cơ. 3. Sau khi hoàn thành việc xử lý y tế theo quy định tại Khoản 1 hoặc 2 Điều này, kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận xử lý y tế và kết thúc quy trình kiểm dịch. Điều 21. Kiểm dịch y tế đối với tàu bay xuất cảnh, quá cảnh, chuyển cảng 1. Trong thời gian tàu bay đỗ tại sân bay chờ xuất cảnh, quá cảnh, chuyển cảng, kiểm dịch viên y tế thực hiện việc giám sát như sau: a) Giám sát trung gian truyền bệnh truyền nhiễm hoặc yếu tố nguy cơ khác gây ảnh hưởng sức khỏe xâm nhập tàu bay; b) Giám sát việc cung ứng thực phẩm, việc bốc dỡ hay tiếp nhận hàng hóa lên tàu bay. 2. Trong quá trình giám sát, nếu phát hiện tàu bay thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 19 Thông tư này hoặc có bốc dỡ hay tiếp nhận thêm hàng hóa, kiểm dịch viên y tế có trách nhiệm thực hiện biện pháp kiểm tra y tế, xử lý y tế như đối với tàu bay nhập cảnh. 3. Tàu bay không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này, kiểm dịch viên kết thúc quy trình kiểm dịch. Mục 2. QUY TRÌNH KIỂM DỊCH ĐỐI VỚI NGƯỜI NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH, QUÁ CẢNH Điều 22. Tiếp nhận và xử lý thông tin đối với người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh bằng đường hàng không Khi tàu bay chưa hạ cánh hoặc chờ xuất cảnh, quá cảnh, kiểm dịch viên y tế tiếp nhận thông tin về sức khỏe của hành khách, phi hành đoàn từ cảng vụ hàng không, tiếp viên trưởng hoặc cơ trưởng chuyến bay hoặc kiểm soát không lưu, đại diện các hãng hàng không và tiến hành xử lý thông tin, phân loại nguy cơ đối với người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh bằng đường hàng không theo quy định tại Điều 5 Thông tư này. Điều 23. Giám sát, kiểm tra y tế, xử lý y tế đối với người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh bằng đường hàng không 1. Việc giám sát, kiểm tra y tế đối với người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh bằng đường hàng không thực hiện theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Thông tư này. 2. Việc xử lý y tế đối với người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh bằng đường hàng không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư này được thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư này. Mục 3. QUY TRÌNH KIỂM DỊCH Y TẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA, THI THỂ, HÀI CỐT, TRO CỐT, MẪU VI SINH Y HỌC, SẢN PHẨM SINH HỌC, MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ Điều 24. Kiểm dịch y tế đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh tại cửa khẩu hàng không Việc kiểm dịch y tế đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh tại cửa khẩu hàng không thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương I Thông tư này. Điều 25. Kiểm dịch y tế đối với thi thể, hài cốt, tro cốt, mẫu vi sinh y học, mô, bộ phận cơ thể người tại của khẩu hàng không Kiểm dịch y tế đối với thi thể, hài cốt, tro cốt, mẫu vi sinh y học, mô, bộ phận cơ thể người tại cửa khẩu hàng không thực hiện theo quy định tại Mục 4 và Mục 5 Chương I Thông tư này. Chương III QUY TRÌNH KIỂM DỊCH Y TẾ CỬA KHẨU ĐƯỜNG THỦY Mục 1. QUY TRÌNH KIỂM DỊCH ĐỐI VỚI TÀU THUYỀN NHẬP CẢNH Điều 26. Tiếp nhận và xử lý thông tin đối với tàu thuyền nhập cảnh Khi tàu thuyền chưa cập cảng, kiểm dịch viên y tế tiếp nhận thông tin về tàu thuyền từ cảng vụ hàng hải, thuyền trưởng hoặc qua đại lý hàng hải, chủ phương tiện và tiến hành xử lý thông tin, phân loại nguy cơ đối với tàu thuyền như sau: 1. Tàu thuyền có yếu tố nguy cơ bao gồm: a) Tàu thuyền xuất phát hoặc đi qua vùng có dịch; b) Tàu thuyền chở người bệnh hoặc người nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm; c) Tàu thuyền chở hàng hóa mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc nghi ngờ mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm; d) Tàu thuyền chở người xuất phát, đi qua vùng có dịch hoặc vùng đang bị ảnh hưởng bởi yếu tố nguy cơ sức khỏe; đ) Tàu thuyền chở hàng hóa xuất phát, đi qua vùng có dịch hoặc vùng đang bị ảnh hưởng bởi yếu tố nguy cơ sức khỏe; e) Tàu thuyền có trung gian truyền bệnh. 2. Tàu thuyền không có yếu tố nguy cơ là tàu thuyền không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp tàu thuyền không có yếu tố nguy cơ, kiểm dịch viên y tế thực hiện giám sát và kiểm tra giấy tờ liên quan đến y tế theo quy định tại Điều 27 Thông tư này. 3. Trường hợp tàu thuyền có yếu tố nguy cơ, kiểm dịch viên y tế thực hiện nội dung sau: a) Thu thập thêm thông tin về các biện pháp y tế đã áp dụng và cần hỗ trợ. b) Thực hiện kiểm tra y tế theo quy định tại Điều 28 Thông tư này. Điều 27. Giám sát và kiểm tra giấy tờ liên quan đến y tế đối với tàu thuyền không có yếu tố nguy cơ 1. Khi tàu thuyền vào vị trí kiểm tra, kiểm dịch viên y tế lên tàu thuyền và thực hiện các biện pháp sau: a) Kiểm tra giấy khai báo y tế hàng hải; giấy chứng nhận miễn xử lý vệ sinh hoặc đã xử lý vệ sinh tàu thuyền; b) Giám sát trung gian truyền bệnh truyền nhiễm; c) Giám sát nguy cơ bị ô nhiễm bởi yếu tố nguy cơ sức khỏe; d) Giám sát việc bốc dỡ, tiếp nhận hàng hóa; đ) Giám sát nước, thực phẩm cung ứng cho người trên phương tiện. 2. Sau khi thực hiện các biện pháp quy định tại Khoản 1 Điều này, kiểm dịch viên y tế có trách nhiệm áp dụng biện pháp kiểm tra y tế theo quy định tại Điều 28 Thông tư này nếu tàu thuyền thuộc một trong các trường hợp sau: a) Tàu thuyền có yếu tố nguy cơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Thông tư này; b) Không bảo đảm điều kiện vệ sinh chung. 3. Trường hợp phương tiện không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này, kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận kiểm tra y tế hàng hóa, tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này và kết thúc quy trình kiểm dịch. Điều 28. Kiểm tra y tế đối với tàu thuyền có yếu tố nguy cơ 1. Khi tàu thuyền vào vị trí kiểm tra, kiểm dịch viên y tế có trách nhiệm: a) Kiểm tra giấy khai báo y tế hàng hải; giấy chứng nhận miễn xử lý vệ sinh hoặc đã xử lý vệ sinh tàu thuyền trừ trường hợp tàu thuyền đã được kiểm tra giấy tờ theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 27 Thông tư này; b) Kiểm tra điều kiện vệ sinh chung trên tàu thuyền; c) Kiểm tra vệ sinh nước dằn tàu; d) Kiểm tra, giám sát trung gian truyền bệnh truyền nhiễm và các yếu tố khác có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe trên tàu thuyền; đ) Đánh giá hiệu quả của các biện pháp y tế đã áp dụng; e) Lấy mẫu xét nghiệm trong trường hợp nghi ngờ có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhóm A hoặc yếu tố nguy cơ khác gây ảnh hưởng sức khỏe trên tàu thuyền. g) Lập biên bản kiểm tra y tế tàu thuyền theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Kiểm dịch viên chuyển sang xử lý y tế theo quy định tại Điều 29 Thông tư này nếu tàu thuyền thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Xuất phát hoặc đi qua vùng có dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A mà chưa được xử lý y tế; b) Mang hoặc có dấu hiệu mang mầm bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, bao gồm: Chở người bệnh hoặc người mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; Chở hàng hóa mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; Các trường hợp khác mà phương tiện mang hoặc có dấu hiệu mang mầm bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A. c) Bị ô nhiễm bởi yếu tố nguy cơ sức khỏe. 3. Trường hợp phương tiện không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này, kiểm dịch viên y tế thực hiện nội dung sau: a) Cấp giấy chứng nhận miễn xử lý vệ sinh đối với tàu thuyền/chứng nhận xử lý tàu thuyền không có giấy chứng nhận miễn xử lý vệ sinh hoặc tàu thuyền có giấy chứng nhận miễn xử lý vệ sinh không còn giá trị; b) Cấp chứng nhận kiểm tra y tế hàng hóa, tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh. Điều 29. Xử lý y tế đối với tàu thuyền 1. Căn cứ kết quả kiểm tra y tế, tàu thuyền phải được xử lý y tế bằng một hoặc một số biện pháp sau: a) Áp dụng các biện pháp xử lý vệ sinh tàu thuyền; b) Áp dụng các biện pháp diệt tác nhân gây bệnh, trung gian truyền bệnh truyền nhiễm trên tàu thuyền; c) Áp dụng các biện pháp loại bỏ yếu tố nguy cơ sức khỏe; d) Hướng dẫn việc loại bỏ, tiêu hủy chất thải rắn, chất thải người, động vật trên tàu thuyền; đ) Xử lý nước sinh hoạt và nước dằn tàu. 2. Sau khi thực hiện việc xử lý y tế theo quy định tại Khoản 1 Điều này, cấp Giấy chứng nhận xử lý vệ sinh đối với tàu thuyền và kết thúc quy trình kiểm dịch. Điều 30. Kiểm dịch y tế đối với tàu thuyền xuất cảnh, quá cảnh và chuyển cảng 1. Trong thời gian tàu thuyền neo đậu tại cảng, kiểm dịch viên y tế thực hiện nội dung sau: a) Giám sát trung gian truyền bệnh truyền nhiễm hoặc yếu tố nguy cơ khác gây ảnh hưởng sức khỏe xâm nhập tàu thuyền; b) Giám sát việc thải bỏ nước dằn tàu, chất thải có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm của tàu thuyền; c) Giám sát việc cung ứng nước, thực phẩm, việc bốc dỡ hay tiếp nhận hàng hóa lên tàu thuyền. 2. Trong quá trình giám sát, kiểm dịch viên y tế thực hiện các nội dung quy định tại Điều 28 và 29 Thông tư này nếu phát hiện phương tiện thuộc một trong các trường hợp sau: a) Có trung gian truyền bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; b) Có yếu tố nguy cơ sức khỏe xâm nhập tàu thuyền; c) Thải bỏ nước dằn tàu; d) Có cung ứng nước, thực phẩm không an toàn. 3. Trường hợp phương tiện không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này, cấp giấy chứng nhận kiểm tra hàng hóa, tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh và giấy chứng nhận kiểm dịch y tế đối với tàu thuyền chuyển cảng theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này. Mục 2. QUY TRÌNH KIỂM DỊCH ĐỐI VỚI NGƯỜI NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH, QUÁ CẢNH, CHUYỂN CẢNG Điều 31. Tiếp nhận và xử lý thông tin người nhập cảnh Khi tàu thuyền chưa cập cảng hoặc chờ xuất cảnh, quá cảnh, chuyển cảng kiểm dịch viên y tế tiếp nhận thông tin về sức khỏe của hành khách, thủy thủ trên tàu từ cảng vụ hàng hải, thuyền trưởng hoặc bác sĩ trên tàu hoặc qua đại lý hàng hải và phân loại nguy cơ đối với người theo quy định tại Điều 5 Thông tư này. Điều 32. Kiểm tra y tế đối với người không có nguy cơ, người có nguy cơ Việc kiểm tra y tế đối với người không có nguy cơ, người có nguy cơ thực hiện theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Thông tư này. Mục 3. QUY TRÌNH KIỂM DỊCH Y TẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA, THI THỂ, HÀI CỐT, TRO CỐT, MẪU VI SINH Y HỌC, SẢN PHẨM SINH HỌC, MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI CỬA KHẨU ĐƯỜNG THỦY Điều 33. Kiểm dịch y tế đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh tại cửa khẩu đường thủy Việc kiểm dịch y tế đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh tại cửa khẩu đường thủy thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương I Thông tư này. Điều 34. Kiểm dịch y tế đối với thi thể, hài cốt, tro cốt, mẫu vi sinh y học, mô, bộ phận cơ thể người tại của khẩu đường thủy Kiểm dịch y tế đối với thi thể, hài cốt, tro cốt, mẫu vi sinh y học, mô, bộ phận cơ thể người tại cửa khẩu đường thủy thực hiện theo quy định tại Mục 4 và Mục 5 Chương I Thông tư này. Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 35. Điều khoản tham chiếu Trường hợp các văn bản dẫn chiếu trong Thông tư này được thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo văn bản thay thế hoặc văn bản sửa đổi, bổ sung đó. Điều 36. Trách nhiệm thi hành 1. Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế: a) Chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện Thông tư trên toàn quốc; b) Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình kiểm dịch y tế trên phạm vi toàn quốc; c) Tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Thông tư này trên phạm vi toàn quốc theo định kỳ. 2. Trách nhiệm của các Viện Vệ sinh Dịch tễ, Viện Pasteur: a) Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện quy trình kiểm dịch y tế tại các tuyến thuộc khu vực phụ trách; b) Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện quy trình kiểm dịch y tế tại các đơn vị ở các tuyến thuộc khu vực phụ trách. 3. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có cửa khẩu có trách nhiệm như sau: a) Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị y tế trên địa bàn quản lý thực hiện quy trình kiểm dịch y tế; b) Tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện quy trình kiểm dịch y tế. 4. Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế và Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hoạt động kiểm dịch y tế có trách nhiệm như sau: a) Tổ chức triển khai thực hiện quy trình kiểm dịch y tế trên địa bàn quản lý. Chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát các đơn vị kiểm dịch y tế tại cửa khẩu thực hiện quy trình kiểm dịch y tế; b) Tuyên truyền hướng dẫn việc thực hiện Thông tư này; c) Phối hợp với cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu hoặc cơ quan kiểm dịch thực vật cửa khẩu để phối hợp thực hiện kiểm dịch y tế, xử lý y tế đối với các đối tượng là động vật, sản phẩm động vật hoặc thực vật, sản phẩm thực vật; d) Thực hiện báo cáo hoạt động kiểm dịch y tế theo quy định. Điều 37. Hiệu lực thi hành. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 01 năm 2015. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, các đơn vị cần phản ánh kịp thời về Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế để nghiên cứu giải quyết./. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX, Công báo, Cổng TTĐT); - Bộ Tư pháp (Cục KTVBQPPL); - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Bộ trưởng (để báo cáo); - Các Thứ trưởng (để phối hợp chỉ đạo); - Các Cục, Vụ, VPB, Thanh tra Bộ, Tổng cục thuộc Bộ Y tế; - Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; - Y tế các Bộ, Ngành; - Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - TTYTDP, TTKDYTQT tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ; - Cổng TTĐT Bộ Y tế; - Lưu: VT, DP (03b), PC (02b). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Thanh Long FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Bộ Y tế", "promulgation_date": "05/12/2014", "sign_number": "46/2014/TT-BYT", "signer": "Nguyễn Thanh Long", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Ke-hoach-246-KH-UBND-2021-phuc-hoi-phat-trien-kinh-te-thich-ung-kiem-soat-dich-COVID19-Ha-Noi-493259.aspx
Kế hoạch 246/KH-UBND 2021 phục hồi phát triển kinh tế thích ứng kiểm soát dịch COVID19 Hà Nội
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 246/KH-UBND Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2021 KẾ HOẠCH PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THÍCH ỨNG AN TOÀN, LINH HOẠT, KIỂM SOÁT HIỆU QUẢ DỊCH COVID-19 TRONG QUÝ IV/2021 VÀ CÁC NĂM 2022, 2023 Ngay đầu năm 2021, đại dịch COVID-19 đã bùng phát với biến chủng Delta nguy hiểm và lây lan rất nhanh. Hoạt động sản xuất, kinh doanh suy giảm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và những năm tiếp theo. Triển khai thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TU ngày 01/9/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về việc tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, phục hồi phát triển kinh tế trên địa bàn Thành phố; các nghị quyết của Chính phủ: số 105/NQ-CP ngày 09/9/2021 về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19, số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”; các văn bản, chỉ đạo của Trung ương về phòng chống dịch bệnh COVID-19, UBND thành phố Hà Nội xây dựng Kế hoạch phục hồi, phát triển kinh tế thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong quý IV/2021 và các năm 2022, 2023. I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH 1. Đánh giá và dự báo tình hình phòng, chống dịch bệnh Covid-19: - Do nguồn lây nhiễm vẫn còn ẩn khuất trong cộng đồng; Hà Nội là Thủ đô, nguy cơ dịch xâm nhập từ các tỉnh, thành phố trong và ngoài nước rất cao. Ngoài ra, với mật độ dân số đông và số người tiêm đủ mũi vắc-xin chưa đạt tỷ lệ miễn dịch cộng đồng nên nguy cơ dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố vẫn khá cao. - Thành phố đang tích cực triển khai tiêm đủ mũi 2 cho các đối tượng nằm trong độ tuổi tiêm chủng và đã đến lịch tiêm trả mũi. Nếu tiến độ phân bổ vắc xin được đảm bảo, dự kiến trong tháng 11/2021 sẽ tiêm đủ mũi vắc-xin cho người trên 18 tuổi. 2. Tình hình phát triển kinh tế 2.1. Trước năm 2021 - Trước năm 2020, khi đại dịch COVID-19 chưa diễn ra, kinh tế Thủ đô duy trì tăng trưởng khá, GRDP giai đoạn 2016-2019 trung bình tăng 7,38%/năm - trong khung kế hoạch 5 năm 2016-2020. - Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, GRDP tăng 4,18%; trung bình 5 năm 2016-2020 tăng 6,73%/năm. Đại hội lần thứ XVII của Đảng bộ Thành phố đã quyết nghị chỉ tiêu tăng trưởng GRDP giai đoạn 2021-2025 từ 7,5-8,0%. Kế hoạch năm 2021 đề ra mục tiêu tăng trưởng GRDP khoảng 7,5%. 2.2. Tình hình 9 tháng đầu năm 2021 2.2.1. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19, đặc biệt là các tháng 7, 8, 9 các lĩnh vực: Thương mại, dịch vụ du lịch, vận tải, vui chơi giải trí,... suy giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2020: - Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 9 ước giảm 31,8%, và lũy kế 9 tháng giảm 9,5%. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 9 ước giảm 1,2%; lũy kế 9 tháng giảm 4,8%. - Hoạt động công nghiệp, xây dựng tháng 7 giảm nhẹ so cùng kỳ, sang tháng 8 và 9 giảm mạnh. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 9 ước tăng 6,13%; 9 tháng giảm 7,79%. - Khách du lịch quốc tế tháng 9 ước giảm 52%; lũy kế 9 tháng giảm 82,6%. Khách du lịch trong nước tháng 9 giảm 80%; lũy kế 9 tháng giảm 23,7%. - Doanh thu vận tải, kho bãi tháng 7 giảm 2,7%, tháng 8 giảm 29,9%, tháng 9 giảm 28,3%; lũy kế 9 tháng giảm 1,8%. - Trong 9 tháng đầu năm, có 17.328 doanh nghiệp thành lập mới (giảm 12%) với số vốn đăng ký 232.266 tỷ đồng (giảm 10%), 2.243 doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể (tăng 22%), 9.778 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động (tăng 12%). - Tỷ lệ giải ngân xây dựng cơ bản đạt thấp. Chi đầu tư phát triển 9 tháng đầu năm 2021 đạt 36% dự toán Trung ương, bằng 80,5% so với cùng kỳ năm 2020. - GRDP quý III giảm sâu 7,02%. Do quý I tăng 5,17%, quý II tăng 6,49% nên lũy kế 9 tháng GRDP tăng 1,28% - mức thấp nhất từ trước đến nay. Chỉ tiêu tăng trưởng năm 2021 (tăng 7,5%) dự báo không thể hoàn thành. 2.2.2. Nhiệm vụ phục hồi sản xuất, kinh doanh thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 gặp một số khó khăn: - Các chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt gãy, việc khôi phục chuỗi cung ứng cần chính sách đồng bộ trong tất cả các ngành, lĩnh vực và địa phương trên địa bàn Thành phố cũng như trong cả nước. - Giá cả một số nguyên, nhiên, vật liệu - đầu vào cho sản xuất, kinh doanh tăng và các công trình xây dựng có nhiều biến động. - Thiếu nguồn cung lao động do lao động về quê, lao động vướng việc gia đình nên chưa sẵn sàng trở lại sản xuất. - Các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn do không có tài sản thế chấp hoặc phương án sản xuất kinh doanh không khả thi trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh... II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU 1. Quan điểm: - Bám sát chỉ đạo của Chính phủ và mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của Thành phố, tiếp tục thực hiện mục tiêu kép, chủ động, linh hoạt phục hồi và phát triển kinh tế theo lộ trình có kiểm soát với tiêu chí an toàn là trên hết và cao hơn tiêu chí chung của cả nước. - Các chính sách, giải pháp hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm; thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, nhanh và hiệu quả tất cả các chính sách của Chính phủ, đồng thời, chủ động hỗ trợ theo khả năng, đặc thù của Thủ đô; tập trung vào các chính sách tác động ngay và một số chính sách dài hạn có tác động thúc đẩy kinh tế Thủ đô phát triển bền vững. - Lấy doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh, người lao động làm trung tâm phục vụ vừa là chủ thể phục hồi, phát triển kinh tế vừa tích cực, chủ động sáng tạo và phối hợp phòng, chống dịch bệnh. 2. Mục tiêu - Hỗ trợ và tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc và điểm nghẽn nhằm phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh trên cơ sở thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch và thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. - Bảo đảm ổn định kinh tế, cân đối ngân sách; nuôi dưỡng và củng cố nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, đời sống của người dân, nhất là người nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19. - Đưa các hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trở lại trạng thái hoạt động bình thường trong thời gian ngắn nhất. Thúc đẩy các ngành, lĩnh vực còn dư địa phát triển; Đẩy nhanh khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi số nhằm thiết lập nền tảng phát triển bền vững. Phấn đấu hoàn thành mức cao nhất mục tiêu tăng trưởng từ 7,5-8,0% của Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII đã đề ra góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. 3. Kịch bản tăng trưởng 3.1. Quý IV và năm 2021 - Kịch bản cơ sở (điều hành): + Quý IV/2021: GRDP tăng từ 5,09-7,37%, trong đó: Dịch vụ tăng từ 4,87 - 7,31%, Công nghiệp tăng từ 6,91-8,17%, Xây dựng tăng từ 6,93-9,80%, Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng từ 2,38-2,83%, Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng từ 2,4-5,0%. + Năm 2021: GRDP tăng từ 2,35-3,0%, trong đó: Dịch vụ tăng từ 1,94-2,60%, Công nghiệp tăng từ 5,11-5,49%, Xây dựng tăng từ 0,89-1,90%, Nông, lâm nghiệp và thủy sản từ 2,83-2,95%, Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng từ 2,28-2,95%. - Kịch bản phấn đấu: GRDP quý IV tăng trên 7,37%, năm 2021 tăng trên 3,0%. - Kịch bản rủi ro: GRDP quý IV tăng thấp hơn 5,09%, cả năm 2021 tăng thấp hơn 2,35%. 3.2. Năm 2022 và 2023 - Kịch bản cơ sở (điều hành): + GRDP năm 2022 tăng khoảng 7,0-7,5%, trong đó: Dịch vụ vận tải, kho bãi phục hồi hoàn toàn ngay trong năm 2021. + GRDP năm 2023 tăng khoảng 7,5-8,0%, trong đó: Dịch vụ lưu trú và ăn uống, Hành chính và dịch vụ hỗ trợ phục hồi hoàn toàn vào cuối năm 2023. Nếu năm 2024, 2025 GRDP duy trì tăng 7,5-8,5% thì GRDP trung bình 5 năm 2021-2025 tăng 6,5-7,0%. - Kịch bản phấn đấu: GRDP năm 2022 tăng trên 7,5% và năm 2023 tăng trên 8,0%; Nếu duy trì 2 năm 2024-2025 tăng 8,5% thì trung bình 5 năm 2021-2025 đạt trên 7,5%. - Kịch bản rủi ro: GRDP năm 2022 tăng thấp hơn 7,0% và năm 2023 tăng thấp hơn 7,5%. Nếu 2 năm 2024-2025 tăng thấp hơn 7,5% thì trung bình 5 năm 2021-2025 sẽ thấp hơn 6,5%. (Chi tiết kịch bản tăng trưởng xem Phụ lục 01) II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 1. Kiểm soát dịch COVID-19, nâng cao năng lực của hệ thống y tế - Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Bộ Y tế và Thành phố về các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19; Đảm bảo các hoạt động kinh tế, xã hội thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. - Chủ động xây dựng, triển khai các kịch bản phòng, chống tương ứng với các cấp độ của dịch COVID-19; Thường xuyên đánh giá, cập nhật để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân chuyển đổi trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. - Nâng cao năng lực của hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng, hình thành hệ thống kiểm soát dịch bệnh đồng bộ các cấp, đủ năng lực dự báo, giám sát, phát hiện sớm, khống chế kịp thời, hiệu quả dịch bệnh. - Ưu tiên công sức, thời gian và nguồn lực để kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; Thực hiện tiêm vắc-xin phòng COVID-19, đạt miễn dịch cộng đồng vào năm 2022. 2. Duy trì sự ổn định kinh tế, bảo đảm cân đối ngân sách - Thực hiện các giải pháp thu ngân sách, chống thất thu và phấn đấu hoàn thành dự toán thu ngân sách nhà nước hàng năm hướng đến hoàn thành kế hoạch thu ngân sách 5 năm 2021-2025. - Quản lý, sử dụng, khai thác hiệu quả tài sản công, tăng cường huy động các nguồn lực xã hội đảm bảo nguồn vốn thực hiện các nhiệm vụ chi quan trọng, bức xúc, các dự án trọng điểm. Đẩy mạnh đấu giá quyền sử dụng đất, tạo nguồn vốn đầu tư phát triển. - Tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách, giảm tỷ trọng chi thường xuyên dành nguồn chi đầu tư phát triển. Bố trí đủ vốn cho các công trình quan trọng, nhất là các công trình hạ tầng giao thông, kết nối hạ tầng và phục vụ phát triển KTXH. - Kiểm soát lạm phát, giá cả các mặt hàng nguyên, nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất. 3. Phục hồi và phát triển ngành, lĩnh vực 3.1. Ngành dịch vụ 3.1.1. Thương mại - Xây dựng tiêu chí thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong hoạt động dịch vụ thương mại (trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, cửa hàng, quán ăn,...). - Thúc đẩy sự phục hồi, phát triển các hoạt động dịch vụ thương mại; tăng sức mua của thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; tổ chức các phiên chợ Việt và các chuyến hàng Việt tại các quận, huyện, thị xã, khu, cụm công nghiệp; thực hiện Chương trình khuyến mại tập trung năm 2021... Phấn đấu giá trị gia tăng ngành bán buôn, bán lẻ tăng bình quân trên 8,5%/năm. - Phục hồi các chuỗi cung ứng, vùng nguyên liệu, kênh phân phối. Phát triển thêm các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP (mỗi quận, huyện, thị xã có từ 02 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trở lên đi vào hoạt động). - Đảm bảo lưu chuyển hàng hóa giữa các quận, huyện, thị xã và phối hợp với các địa phương đảm bảo lưu thông hàng hóa giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phố trong bối cảnh thích ứng với dịch bệnh COVID-19; thúc đẩy tổ chức các hoạt động liên kết vùng, hỗ trợ quảng bá, kết nối cung-cầu hàng hóa với các tỉnh, thành phố. - Thực hiện bình ổn thị trường gắn với các phương án dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ cứu trợ, các tình huống bất ngờ; Phối hợp với Cục Quản lý thị trường Hà Nội tăng cường quản lý thị trường, chống hàng giả, hàng nhái và không để lợi dụng tăng giá; Quản lý chặt các chợ, giải tỏa dứt điểm các chợ cóc, chợ tạm; cải tạo, xây dựng chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi. - Phục hồi và khai thác các đơn hàng sản xuất phục vụ xuất khẩu; Thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại bằng các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. - Thúc đẩy phát triển mạnh thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt. 3.1.2. Du lịch - Xây dựng tiêu chí thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong ngành du lịch (hoạt động tuyến, tour, điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng, nhân viên, hướng dẫn viên,...). - Lựa chọn ngay một số điểm du lịch phù hợp trên địa bàn Thành phố để thực hiện thí điểm du lịch an toàn với COVID-19, từ đó dần mở rộng ra các địa điểm khác tuân thủ thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. - Nhanh chóng phục hồi, phát triển hoạt động của các sự kiện văn hóa, thể thao, hội chợ, triển lãm, vui chơi giải trí, chiếu phim,... Phấn đấu giá trị gia tăng dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng khoảng 11%/năm và phục hồi hoàn toàn vào cuối năm 2023. - Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá, kích cầu thị trường du lịch trong nước và thị trường khách du lịch đến từ các quốc gia, vừng đã kiểm soát được dịch bệnh; quảng bá rộng rãi hình ảnh cho du lịch, là điểm đến du lịch "An toàn - Thân thiện - Hấp dẫn" và trở thành sự lựa chọn hàng đầu của du khách. - Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ quản lý điều hành, nghiệp vụ chuyên môn cho nhân lực du lịch; giữ chân lực lượng này trong điều kiện bị tác động bởi dịch COVID-19. - Chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện sẵn sàng đón khách du lịch quốc tế đến Hà Nội khi Chính phủ cho phép mở cửa các hoạt động du lịch quốc tế, đảm bảo thích ứng an toàn với dịch bệnh. - Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu điểm đến du lịch Hà Nội trên các kênh truyền thông, truyền hình trong nước và quốc tế. Tổ chức các chương trình sự kiện, hoạt động, lễ hội du lịch chuyên nghiệp, hiện đại, độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa Thủ đô, tầm cỡ quốc gia và khu vực. 3.1.3. Vận tải và logistics - Xây dựng tiêu chí thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong hoạt động dịch vụ vận tải và logistics (lưu kho, bảo quản, bến bãi, giao nhận hàng hóa...). - Tạo điều kiện tối đa cho hoạt động lưu thông hàng hóa đảm bảo thông suốt, an toàn, phòng chống dịch bệnh. - Phối hợp với các tỉnh, thành phố trong việc quản lý và thống nhất phân luồng, phân tuyến phương tiện vận chuyển, phương án di chuyển của người lao động đi qua Hà Nội cũng như các địa phương, không gây ách tắc lưu thông; đồng thời đảm bảo kiểm soát kho trung chuyển, bến, bãi giao nhận hàng hóa. - Đảm bảo việc kê khai, niêm yết giá và bán vé đúng giá niêm yết; tăng cường kiểm tra, giám sát việc kê khai, niêm yết giá và bán vé đối với các đơn vị kinh doanh vận tải. - Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế và các tỉnh, thành phố từng bước phục hồi, phát triển các tuyến vận tải hành khách đảm bảo an toàn phòng, chống dịch (đường bộ, đường sắt, đường hàng không) đến Hà Nội, đẩy mạnh dịch vụ vận tải và logistics; phấn đấu giá trị gia tăng ngành vận tải, kho bãi tăng hàng năm trên 8,5% và phục hồi hoàn toàn ngay nửa đầu năm 2022. 3.1.4. Thông tin và truyền thông - Tăng cường thông tin, truyền thông kịp thời về tình hình, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các chính sách phục hồi, phát triển kinh tế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, HTX và hộ kinh doanh thúc đẩy sản xuất, kinh doanh thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. - Phát triển mạnh hạ tầng thông tin (trạm BTS, mạng 5G, phủ mạng internet vùng xa trung tâm...); đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch bệnh và sản xuất, kinh doanh; khai thác tối đa dư địa phát triển, phấn đấu giá trị gia tăng ngành thông tin và truyền thông tăng hàng năm trên 9,5%. - Hoàn thành dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến; phát triển mạnh mẽ các dịch vụ tư vấn trực tuyến (hỗ trợ phát lý, tư vấn khám chữa bệnh...); dạy học trực tuyến; thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt... - Phối hợp với các bộ ngành Trung ương để triển khai các nền tảng thống nhất từ việc tiêm chủng, xét nghiệm, khai báo y tế, cấp luồng xanh, chứng chỉ xanh đến việc hỗ trợ kiểm soát các hoạt động lưu thông hàng hóa. - Đảm bảo an ninh, an toàn thông tin mạng; tăng cường quản lý thông tin trên mạng xã hội và các loại hình truyền thông trên internet. 3.2. Ngành công nghiệp - Xây dựng tiêu chí thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong các khu, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. - Phục hồi nhanh hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề; các đơn hàng sản xuất phục vụ xuất khẩu; sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản phẩm công nghiệp chủ lực, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề; tiếp tục đẩy mạnh sản xuất các thiết bị y tế, bảo hộ sức khỏe, hóa dược... - Tiếp tục kêu gọi đầu tư hạ tầng và đầu tư sản xuất kinh doanh trong các khu, cụm công nghiệp; xây dựng các cụm công nghiệp đã có quyết định thành lập. - Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các hoạt động khuyến công theo Chương trình khuyến công Quốc gia và Thành phố. - Đảm bảo các chỉ tiêu về cung cấp điện an toàn, ổn định, tin cậy, đáp ứng nhu cầu cho phát triển kinh tế. 3.3. Ngành xây dựng - Xây dựng tiêu chí thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong hoạt động xây dựng (công trình giao thông, công nghiệp, dân dụng, thủy lợi,...). - Khởi động, đẩy mạnh hoạt động xây dựng của các công trình, dự án giao thông, công nghiệp, dân dụng, thủy lợi trên địa bàn; kiểm soát tốt giá cả, đảm bảo hoạt động thông suốt, nhịp nhàng của thị trường nguyên liệu, vật liệu xây dựng. - Tiếp tục cải tạo, chỉnh trang hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực đô thị; chỉnh trang khu vực đô thị cũ; cải tạo, xây mới các khu chung cư, tập thể cũ; huy động nguồn lực phát triển các không gian ngầm công cộng tại khu vực nội đô lịch sử; hoàn thành phê duyệt danh mục và triển khai thực hiện theo lộ trình cơ sở nhà, đất phải di dời theo quy hoạch, cơ sở sản xuất công nghiệp... Đẩy mạnh phát triển các mô hình kinh tế đô thị. 3.4. Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản - Xây dựng tiêu chí thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19 trong hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. - Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng; đảm bảo công tác tưới, tiêu, làm đất kịp thời vụ; đáp ứng đủ phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật; phòng, chống thiên tai,... Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. - Thực hiện tốt chương trình “Liên kết 4 nhà” và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng. Hình thành chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài Thành phố; đồng thời kiểm soát chặt dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. - Tiếp tục phát triển thêm các sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề. - Thực hiện tốt công tác khuyến nông theo Chương trình khuyến nông Quốc gia và Thành phố. 4. Hỗ trợ sản xuất, kinh doanh trong các ngành, lĩnh vực 4.1. Thực hiện nhanh nhất, đầy đủ nhất các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo quy định của Chính phủ: 4.1.1. Các chính sách miễn, giảm thuế, cụ thể: - Thực hiện chính sách hỗ trợ tại Nghị định số 52/2021/NĐ-CP ngày 19/4/2021 của Chính phủ về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021. - Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021 đối với trường hợp người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2021 không quá 200 tỷ đồng. - Miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác phải nộp phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các tháng trong quý III và quý IV của năm 2021 đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong mọi ngành nghề, địa bàn, các hình thức, phương pháp khai thuế, nộp thuế. - Giảm 30% (thuế suất thuế GTGT/tỷ lệ % để tính thuế) kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 đối với hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh trong các ngành kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh covid 19. - Miễn tiền chậm nộp thuế, tiền chậm nộp tiền sử dụng đất, tiền chậm nộp tiền thuê đất phát sinh trong năm 2020 và năm 2021 đối với doanh nghiệp, tổ chức (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh) phát sinh lỗ trong năm 2020. - Giảm 30% tiền thuê đất phải nộp của năm 2021 đối với tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp dưới hình thức trả tiền hàng năm (không phụ thuộc vào việc có hợp đồng thuê đất hay không có hợp đồng thuê đất). 4.1.2. Hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp theo Nghị định số 80/20201/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa - Hỗ trợ chi phí hợp đồng tư vấn chiến lược, tư vấn triển khai để doanh nghiệp tự động hóa, nâng cao hiệu quả quy trình kinh doanh, quy trình quản trị, quy trình sản xuất, quy trình công nghệ trong doanh nghiệp và chuyển đổi mô hình kinh doanh. - Hỗ trợ chi phí cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ứng dụng các giải pháp trên nền tảng số để tự động hóa, nâng cao hiệu quả quy trình kinh doanh, quy trình quản trị, quy trình sản xuất, quy trình công nghệ trong doanh nghiệp và chuyển đổi mô hình kinh doanh. 4.1.3. Trỉển khai các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 09/9/2021 của Chính phủ, cụ thể: a) Hỗ trợ lưu thông hàng hóa và đi lại - Tạo điều kiện tối đa cho hoạt động lưu thông hàng hóa đảm bảo thông suốt và tuân thủ đúng quy định về kiểm soát dịch, không quy định thêm điều kiện, giấy phép làm tăng chi phí của doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh. - Phối hợp chặt chẽ với các tỉnh khác để tổ chức giao thông, phân luồng, phân tuyến phương tiện đảm bảo không gây ách tắc lưu thông hàng hóa đồng thời đảm bảo kiểm soát giao nhận vận tải trong điều kiện phòng, chống dịch COVID-19. - Triển khai các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh trong lưu thông hàng hóa đảm bảo không để xảy ra tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, vận chuyển hàng hóa, không tạo ra các loại giấy phép “con”, các điều kiện cản trở lưu thông hàng hóa, không để xảy ra tiêu cực, làm tăng chi phí của doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh. - Tăng cường các kênh gặp gỡ Hiệp hội, nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm chia sẻ, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh nhanh chóng ổn định trở lại. b) Hỗ trợ chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh - Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 28/8/2021 của Chính phủ về phương án hỗ trợ giảm tiền điện, giảm giá điện (đợt 5) cho các khách hàng sử dụng điện theo đúng trình tự, thủ tục và quy định pháp luật; bảo đảm chặt chẽ, đúng đối tượng, không để bị trục lợi chính sách. 4.2. Hỗ trợ doanh nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo theo các chính sách của Thành phố 4.2.1. Đẩy mạnh thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Quyết định số 5742/QĐ-UBND ngày 29/12/2020 của UBND Thành phố: - Hỗ trợ mặt bằng sản xuất cho các DNNVV, HTX, hộ kinh doanh tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. - Hỗ trợ công nghệ, hỗ trợ cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật. - Hỗ trợ mở rộng thị trường. - Hỗ trợ tư vấn cho DNNVV (mạng lưới tư vấn viên)1: - Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV: Hỗ trợ kinh phí triển khai các chương trình đào tạo: (a) Khởi sự kinh doanh và Quản trị doanh nghiệp cho các DNNVV; (b) Quản trị kinh doanh chuyên sâu về kiến thức Giám đốc điều hành doanh nghiệp (CEO); (c) Đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp cho các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến; (d) Xây dựng và triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến và cung cấp các bài giảng trực tuyến, tài khoản miễn phí cho các DNNVV nâng cao năng lực quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; (e) Chương trình đào tạo kỹ năng lãnh đạo, quản lý về chuyển đổi số cho các DNNVV. - Hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị. - Hỗ trợ doanh nghiệp gia nhập thị trường. (Chi tiết các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, DNNVV tại Phụ lục 02). 2.2.2. Đẩy mạnh thực hiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo theo Quyết định số 4889/QĐ-UBND ngày 09/9/2019 của UBND Thành phố: - Tăng cường, đẩy mạnh truyền thông khởi nghiệp sáng tạo và xây dựng văn hóa khởi nghiệp. - Phát triển nguồn nhân lực cho khởi nghiệp sáng tạo (startups): - Hỗ trợ sử dụng cơ sở kỹ thuật, cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung2. - Hỗ trợ về thông tin, truyền thông, xúc tiến thương mại, kết nối mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo3. - Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ và sản xuất thử nghiệm, thương mại hóa sản phẩm4. 4.3. Hỗ trợ vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh theo chính sách của Thành phố - Đẩy mạnh thực hiện các chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp; hỗ trợ các DNNVV tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi từ Quỹ Đầu tư phát triển Thành phố. - Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình tín dụng chính sách đối với người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ trên địa bàn Thành phố. - Đẩy mạnh hỗ trợ vay vốn cho các đối tượng HTX và thành viên HTX chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID - 19 từ Quỹ hỗ trợ phát triển HTX. 5. Hỗ trợ đảm bảo an sinh xã hội, phát triển thị trường lao động và lực lượng lao động 5.1. Đẩy mạnh thực hiện các chính sách về bảo hiểm xã hội và lao động - Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 của Chính phủ. - Tiếp tục thực hiện Quyết định số 3642/QĐ-UBND ngày 21/7/2021 của UBND Thành phố về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ. - Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 15/8/2021 của UBND Thành phố về việc thực hiện Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 13/8/2021 của Thường trực HĐND Thành phố về việc quy định một số chính sách đặc thù của thành phố Hà Nội hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng, gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. - Hướng dẫn, tổ chức thực hiện miễn tiền phạt chậm nộp bảo hiểm xã hội phát sinh trong năm 2020 và năm 2021 khi có văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 5.2. Hỗ trợ về lao động và chuyên gia: - Rà soát, thống kê, đánh giá thực trạng nguồn lao động trên địa bàn Thành phố trước, trong và sau dịch bệnh COVID-19, những biến động tác động tới phát triển kinh tế xã hội Thủ đô; hỗ trợ cho các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh thu hút lực lượng lao động quay trở lại làm việc; hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động từ các địa phương khác trở về, góp phần đảm bảo an sinh cho người lao động và trật tự an toàn, xã hội. - Rà soát doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh đã và đang sử dụng chuyên gia, lao động nước ngoài, nhanh chóng xử lý, giải quyết các khó khăn, vướng mắc thủ tục để chuyên gia, người lao động nước ngoài sớm được làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 09/9/2021 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh trong bối cảnh Covid-19. Hướng dẫn doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh có chuyên gia, người lao động nước ngoài thực hiện đúng quy trình về cách ly y tế an toàn tại địa phương. - Hỗ trợ người lao động, chia sẻ, đồng hành với doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh vượt qua khó khăn do dịch COVID-19. - Có phần mềm cung cấp thông tin Nguồn lao động thành phố nhằm hỗ trợ cung cấp thông tin và kết nối cung cầu lao động trên địa bàn thành phố. - Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ quản lý điều hành, nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ nguồn nhân lực du lịch nhằm tái cấu trúc, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong ngành du lịch Thành phố, giữ chân lực lượng này trong điều kiện bị tác động bởi dịch COVID-19. - Đẩy mạnh triển khai Nghị quyết 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. 5.3. Phát triển thị trường lao động và lực lượng lao động - Tăng cường kết nối cung cầu lao động, hỗ trợ chuyển đổi nghề bền vững cho người lao động. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và nâng cao hiệu quả hoạt động của sàn giao dịch việc làm và các điểm giao dịch việc làm vệ tinh. Tích cực hỗ trợ, duy trì việc làm ổn định cho người lao động và thực hiện tốt phúc lợi xã hội. - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; Chú trọng đào tạo lại, đào tạo thường xuyên. - Nâng cao chất lượng công tác dự báo để chủ động chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, đáp ứng yêu cầu, xu thế phát triển; nâng cao tỷ trọng lao động trong khu vực chính thức. - Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp; Tổ chức thực hiện tốt các chương trình dạy nghề, nhất là dạy nghề cho lao động nông thôn gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Tăng cường công tác xã hội hóa, khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề, nhất là những ngành/nghề đang phát triển, những lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của xã hội như: Du lịch; Công nghiệp công nghệ cao; Công nghệ tự động hóa; Công nghệ thông tin; Công nghệ sinh học; Dược, mỹ phẩm; Nông nghiệp công nghệ cao; Logistics... 6. Cải cách, thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh - Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, mở rộng các dịch vụ công trực tuyến mức 4 theo hướng hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh, đặc biệt là các thủ tục hành chính lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, đầu tư, thuế, hải quan, cấp phép kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện, xây dựng, tài nguyên môi trường,... - Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư, trong đó, tập trung: Khởi công xây dựng các cụm công nghiệp theo kế hoạch năm 2021; Trình phê duyệt/ điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án như Phụ lục 03 kèm theo. - Rà soát cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh; Thực hiện nghiêm Kế hoạch số 136/KH-UBND ngày 01/6/2021 của UBND Thành phố về cải cách hành chính nhà nước của thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025; Tháo gỡ về thủ tục cho các nhà đầu tư, đẩy nhanh tiến độ cấp phép và triển khai thực hiện dự án, đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư. - Hướng dẫn và tuyên truyền trong công tác quản lý thuế, hạch toán và kê khai thuế theo phương pháp đơn giản đối với những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ; phối hợp với đơn vị phần mềm để hỗ trợ DNNVV sử dụng phần mềm kế toán đơn giản. - Tư vấn, hỗ trợ miễn phí thủ tục pháp lý về thành lập doanh nghiệp cho các tổ chức, cá nhân; Xây dựng và thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, tư vấn pháp luật cho DNNVV. - Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; nâng cao năng lực quản trị của các cấp chính quyền. Thực hiện các biện pháp cải thiện, nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI); Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS). - Đẩy mạnh cải cách, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp; chất lượng các dịch vụ công lĩnh vực bổ trợ tư pháp; tăng cường quản lý nhà nước kết hợp với phát huy vai trò tự quản của các hội nghề nghiệp trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp. 7. Nguồn lực thực hiện 7.1. Phục hồi huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển - Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước bằng các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Phấn đấu tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2022, 2023 tăng từ 10% trở lên. - Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp FDI, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, phấn đấu hàng năm thu hút trên 4 tỷ USD. Khuyến khích đầu tư nhà ở cho công nhân, người lao động trong các khu công nghiệp, khu kinh tế. - Khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư các công trình trọng điểm, các dự án đầu tư ngoài ngân sách, dự án đầu tư nước ngoài... để sớm khởi công, hoàn thành đưa các dự án vào hoạt động. - Cân đối vốn đầu tư phát triển ngân sách Thành phố năm 2022 khoảng trên 42 nghìn tỷ đồng. Bố trí đủ vốn cho các công trình quan trọng, nhất là các công trình hạ tầng giao thông, kết nối hạ tầng và phục vụ phát triển KTXH. Thúc đẩy thủ tục đầu tư dự án, tiến độ thi công ngay từ đầu năm, phấn đấu tỷ lệ giải ngân hàng năm đạt trên 95% kế hoạch vốn. 7.2. Cân đối kinh phí hỗ trợ sản xuất, kinh doanh - Cân đối vốn ngân sách hàng năm thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh thực hiện các cơ chế, chính sách quy định của Chính phủ và Thành phố nhằm phục hồi sản xuất, kinh doanh và hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Phấn đấu hoàn thành giải ngân 100% kinh phí hỗ trợ năm 2021 từ ngân sách 1.346,84 tỷ đồng (Trong đó bổ sung ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố để cho vay là 1.050 tỷ đồng và hỗ trợ 296,84 tỷ đồng qua các Sở, Ngành khác) và triển khai gói tín dụng 1.000 tỷ đồng Ngân sách Thành phố bổ sung ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội cho Doanh nghiệp, HTX, Hộ kinh doanh và Người lao động vay để phục hồi sản xuất kinh doanh, tạo việc làm trên địa bàn trong năm 2021 và thời gian tiếp theo trên cơ sở các Quy chế quản lý, sử dụng vốn hiện hành, quy định pháp luật hiện hành và Quy chế cho vay hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa, HTX, hộ kinh doanh do UBND Thành phố ban hành. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Triển khai thực hiện 1.1. Nhiệm vụ chung của các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã: - Các sở, ban ngành chủ trì xây dựng tiêu chí thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong sản xuất, kinh doanh thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách; Xây dựng và tập trung chỉ đạo thực hiện Kế hoạch phục hồi, phát triển ngành, lĩnh vực phụ trách quý IV/2021 và năm 2022, 2023. - UBND các quận, huyện, thị xã chủ trì chỉ đạo xây dựng, thực hiện Kế hoạch phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quản lý quý IV/2021 và năm 2022, 2023 thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; Triển khai các chính sách hỗ trợ người lao động làm việc tại các HTX, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết: số 15/NQ-HĐND , số 16/NQ-HĐND ngày 13/8/2021 của Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố. - Triển khai quyết liệt, hiệu quả các Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ và chỉ đạo của UBND Thành phố về hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh, người lao động đảm bảo an sinh xã hội và đời sống cho người lao động. - Xử lý nghiêm theo quy định các trường hợp cán bộ, công chức gây khó khăn, nhũng nhiễu doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh. - Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý và phòng chống dịch bệnh. - Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa, tiết kiệm chi phí; Thực hiện nghiêm Kế hoạch số 136/KH-UBND ngày 01/6/2021 của UBND Thành phố về cải cách hành chính nhà nước của thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025; Hoàn thành dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, tăng tỷ lệ người sử dụng dịch vụ; Tạo điều kiện thuận lợi trong giải quyết các thủ tục hành chính, công việc của doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh, đảm bảo vừa phòng, chống dịch vừa duy trì ổn định sản xuất, kinh doanh an toàn, hiệu quả và phát triển. - Nắm bắt kịp thời và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh trong ngành, lĩnh vực và địa phương quản lý, có đề xuất kiến nghị cơ quan hữu quan nếu vượt thẩm quyền giải quyết. - Đẩy mạnh phát động phong trào thi đua và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND Thành phố về kết quả hoạt động, phát triển của ngành, lĩnh vực, địa phương mình quản lý. (Giao nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tại Phụ lục 04 gửi kèm) 1.2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan: - Chủ trì tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch này; Đề xuất mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế năm 2022, 2023 trong Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tương ứng các năm 2022, 2023; Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện trong Hội nghị giao ban thường kỳ của UBND Thành phố. - Tham mưu UBND Thành phố ban hành Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2022-2025. - Tham mưu thành lập các Tổ công tác: (1) Tổ công tác của Thành phố Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng do COVID-19. (2) Tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục đầu tư, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 thành phố Hà Nội. 1.3. Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị liên quan: Tham mưu cân đối ngân sách hàng năm, đảm bảo kịp thời kinh phí chi thường xuyên để thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh phục hồi sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; Các giải pháp quản lý, sử dụng, khai thác hiệu quả tài sản công. 1.4. Giao Sở Y tế chủ trì: - Tham mưu thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 của Trung ương, Chính phủ, Bộ Y tế. - Nâng cao năng lực dự báo, giám sát, phát hiện sớm, khống chế kịp thời, hiệu quả dịch bệnh. - Xây dựng kịch bản khống chế dịch COVID-19 và thường xuyên đánh giá và cập nhật để phục vụ cho việc quyết định chuyển đổi trạng thái theo mức độ thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 để doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh tại các địa phương có căn cứ triển khai thực hiện. 1.5. Các hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp thành viên - Phối hợp với UBND Thành phố để thống nhất phương án sản xuất, lưu thông hàng hóa, đi lại và ăn ở của người lao động bảo đảm an toàn tuyệt đối phòng, chống dịch. - Các hiệp hội doanh nghiệp tích cực: Tuyên truyền, phổ biến, kịp thời các cơ chế, chính sách, các chương trình hỗ trợ của Chính phủ, Thành phố để doanh nghiệp thành viên nắm bắt và thực hiện hiệu quả; Tổng hợp khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp thành viên để có đề xuất, kiến nghị kịp thời với cơ quan hữu quan tháo gỡ, giải quyết. 2. Tiến độ thực hiện 2.1. Các sở, ban ngành và UBND quận, huyện, thị xã triển khai nhiệm vụ được giao, gửi báo cáo về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp để báo cáo UBND Thành phố chậm nhất ngày 10/11/2021. 2.2. Kết quả thực hiện các nội dung được giao báo cáo lồng ghép trong báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng tháng phục vụ giao ban tháng của UBND Thành phố và theo yêu cầu của lãnh đạo Thành phố. 2.3. Đánh giá kết quả thực hiện quý IV/2021, trên cơ sở đó đề xuất nhiệm vụ, giải pháp trong trong ngành, lĩnh vực, địa phương gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp chậm nhất ngày 05/01/2022 để tổng hợp Chương trình hành động của UBND Thành phố thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và những năm tiếp theo. 3. UBND Thành phố đề nghị: Ban Dân vận Thành ủy, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các đoàn thể chính trị - xã hội Thành phố phối hợp tuyên truyền, tổ chức thực hiện và giám sát các nội dung của Kế hoạch này. 4. Chủ tịch UBND Thành phố kêu gọi các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân Thủ đô phát huy bản lĩnh, trí tuệ, khát vọng vươn lên, phát huy tinh thần tự lực, tự cường vượt qua khó khăn, thách thức, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phát triển bền vững, đoàn kết, chung tay, chung sức, đồng hành cùng các cấp, các ngành và nhân dân Thủ đô chiến thắng dịch bệnh, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, đưa Thủ đô ngày càng phát triển, văn minh, hiện đại./. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - TTTU, TT HĐND TP; - UBMTTQ Thành phố; - Chủ tịch UBND Thành phố; - Các PCT UBND Thành phố; - Các sở, ban, ngành TP; - UBND các quận, huyện, thị xã; - Liên đoàn lao động Thành phố; - Các Hội, Hiệp hội DN trên địa bàn TP; (giao Sở KH và ĐT sao gửi) - VPUB: CVP, các PCVP; KT, TKBT, TH, ĐT, KGVX; - Lưu: VT, KT Ngân. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Chu Ngọc Anh PHỤ LỤC 01: KỊCH BẢN TĂNG TRƯỞNG (Kèm theo Kế hoạch số 246/KH-UBND ngày 01/11/2021 của UBND thành phố Hà Nội) A. Kịch bản tăng trưởng: 1. Kịch bản cơ sở (điều hành): - GRDP quý IV/2021 tăng khoảng 5,09-7,37%, năm 2021 tăng khoảng 2,35-3,0%. - GRDP năm 2022 tăng khoảng 7,0-7,5%, trong đó: Dịch vụ vận tải, kho bãi phục hồi hoàn toàn ngay trong năm 2021. - GRDP năm 2023 tăng khoảng 7,5-8,0%, trong đó: Dịch vụ lưu trú và ăn uống, Hoạt động HC và DV hỗ trợ phục hồi hoàn toàn vào cuối năm 2023. Nếu năm 2024 và 2025 GRDP duy trì tăng 7,5-8,5% thì trung bình 5 năm 2021-2025 GRDP tăng 6,5-7,0%. 2. Kịch bản phấn đấu: - GRDP quý IV/2021 tăng trên 7,37%, năm 2021 tăng trên 3,0%. - GRDP năm 2022 tăng trên 7,5% và 2023 tăng trên 8,0%; Nếu duy trì 2024-2025 tăng 8,5% thì trung bình 5 năm 2021-2025 đạt trên 7,0%. 3. Kịch bản rủi ro: - GRDP quý IV/2021 tăng thấp hơn 5,09%, năm 2021 tăng thấp hơn 2,35%. - GRDP năm 2022 tăng thấp hơn 7,0% và 2023 thấp hơn 7,5%; Nếu 2 năm 2024-2025 tăng thấp hơn 7,5% thì trung bình 5 năm 2021-2025 sẽ thấp hơn 6,5%. B. Các phương án tăng trưởng tính toán như biểu dưới đây: Chỉ tiêu tăng trưởng, % KH 2021 Q. I 2021 Q. II 2021 Q. III 2021 Quý IV/2021 2021 KH 2022 KH 2023 pa 1 pa 2 pa 1 pa 2 pa 1 pa 2 pa 1 pa 2 GRDP 7,5 5,17 6,49 -7,02 7,37 5,09 3,00 2,35 7,00 7,50 7,50 8,00 1 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 3,0 2,51 2,51 4,39 2,83 2,38 2,95 2,83 2,50 3,00 3,00 3,50 2 Công nghiệp, xây dựng 9,6 7,85 7,52 -6,76 8,84 6,92 4,13 3,51 8,37 8,83 9,13 9,82 - Công nghiệp 9,0 7,81 7,59 -0,99 8,17 6,91 5,49 5,11 7,30 7,80 8,00 8,80 - Xây dựng 10,5 7,92 7,39 -16,02 9,80 6,93 1,90 0,89 10,20 10,60 11,00 11,50 3 Dịch vụ 7,5 4,58 6,68 -8,18 7,31 4,87 2,60 1,94 7,10 7,70 7,70 8,10 Trong đó: - Bán buôn và bán lẻ - 6,39 5,59 -15,97 9,97 6,46 1,55 0,61 8,20 8,50 9,00 9,50 - Dịch vụ lưu trú và ăn uống - -6,24 -4,27 -62,95 7,98 1,20 -17,31 -19,17 10,00 10,50 11,52 11,98 - Vận tải kho bãi - 5,62 11,62 -20,04 0,78 -3,09 0,93 -1,98 8,10 8,50 9,00 9,50 - Thông tin và truyền thông - 3,09 4,84 11,24 7,37 6,21 6,61 6,31 9,10 9,50 10,00 10,50 - Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm - 8,85 9,48 7,89 10,72 8,35 9,28 8,58 7,60 8,00 8,50 9,50 - Hoat động hành chính và dịch vụ hỗ trợ - -5,1 3,49 -67,32 4,80 0,80 -17,35 -18,36 9,37 10,55 11,35 12,00 4 Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 4,3 4,79 4,30 -2,56 5,00 2,40 2,95 2,28 4,50 4,52 3,78 4,46 PHỤ LỤC 02: CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO VÀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021-2025 (Kèm theo Kế hoạch số 246/KH-UBND ngày 01/11/2021 của UBND thành phố Hà Nội) I. Các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo giai đoạn 2019-2025 (theo Đề án Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo giai đoạn 2019-2025 ban hành tại Quyết định số 4889/QĐ-UBND ngày 09/9/2019 của UBND Thành phố): (1) Tăng cường đẩy mạnh truyền thông khởi nghiệp sáng tạo và xây dựng văn hóa khởi nghiệp (2) Phát triển nguồn nhân lực cho khởi nghiệp sáng tạo (startups): - Đào tạo kiến thức chuyên sâu và kỹ năng về khởi nghiệp sáng tạo cho các cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp có dự án khởi nghiệp sáng tạo; - Đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ huấn luyện viên, cố vấn và các cá nhân hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn Thành phố. - Đào tạo kiến thức về khởi sự kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. (3) Hỗ trợ sử dụng cơ sở kỹ thuật, cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung1 a) Bố trí kinh phí cải tạo, nâng cấp, đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của các vườn ươm doanh nghiệp công lập thuộc Thành phố. b) Hỗ trợ một phần kinh phí để khuyến khích các trường đại học, các tổ chức đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo cơ sở hạ tầng đã có sẵn thành khu làm việc chung, vườn ươm doanh nghiệp để hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo. c) Hỗ trợ tối đa 50% chi phí thuê mặt bằng tại các cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung nhưng không quá 5 triệu đồng/tháng/doanh nghiệp. Thời gian hỗ trợ tối đa là 03 năm kể từ ngày doanh nghiệp ký hợp đồng thuê mặt bằng. d) Hỗ trợ chi phí sử dụng trang thiết bị tại các cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo. 4. Hỗ trợ về thông tin, truyền thông, xúc tiến thương mại, kết nối mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo2 a) Miễn phí tra cứu thông tin về: hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong nước và quốc tế; các sáng chế, thông tin công nghệ, kết quả nghiên cứu khoa học; thông tin kết nối mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo, thu hút đầu tư từ các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo; b) Hỗ trợ tối đa 50% chi phí hợp đồng tư vấn đăng ký thành công tài khoản bán sản phẩm, dịch vụ lên các sàn thương mại điện tử quốc tế nhưng không quá 100 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp; c) Hỗ trợ tối đa 50% chi phí duy trì tài khoản trên các sàn thương mại điện tử trong nước và quốc tế nhưng không quá 50 triệu đồng/năm/doanh nghiệp và không quá 02 năm kể từ thời điểm doanh nghiệp đăng ký thành công tài khoản tại các sàn thương mại điện tử quốc tế; d) Hỗ trợ chi phí thuê địa điểm, thiết kế và dàn dựng gian hàng, vận chuyển sản phẩm trưng bày, chi phí vé máy bay khứ hồi, chi phí ăn, ở tại Hội chợ triển lãm xúc tiến thương mại nhưng không quá 30 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với sự kiện tổ chức trong nước và không quá 50 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với sự kiện tổ chức ở quốc tế; ưu tiên tham gia chuỗi phân phối sản phẩm theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; e) Hỗ trợ 100% kinh phí tổ chức các cuộc thi và thành lập giải thưởng về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo. g) Hỗ trợ 50% kinh phí cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có dự án khởi nghiệp sáng tạo tham gia các cuộc thi quốc tế về khởi nghiệp sáng tạo. h) Hỗ trợ 100% kinh phí tổ chức Ngày hội khởi nghiệp (Techfest), hội chợ công nghệ (Techmart) của Thành phố hằng năm. i) Hỗ trợ 100% kinh phí cho các dự án, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tham gia gian hàng tại Ngày hội khởi nghiệp Thành phố. k) Hỗ trợ 100% kinh phí gian hàng tại Hội chợ triển lãm xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế. l) Hỗ trợ kinh phí để tổ chức các đoàn ra, đoàn vào, giao lưu hợp tác, học tập mô hình, kinh nghiệm về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp tại nước ngoài. m) Hỗ trợ tối đa 50% kinh phí cho dự án/doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tham gia các khóa huấn luyện tập trung ngắn hạn ở nước ngoài (5) Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ và sản xuất thử nghiệm, thương mại hóa sản phẩm3 a) Hỗ trợ 100% kinh phí cho các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo thực hiện hợp đồng tư vấn về thủ tục xác lập, chuyển giao, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Kinh phí hỗ trợ không quá 70 triệu đồng/1 doanh nghiệp. b) Hỗ trợ 100% kinh phí cho các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo thực hiện hợp đồng tư vấn về xây dựng và thực hiện chính sách, chiến lược hoạt động sở hữu trí tuệ. Kinh phí hỗ trợ tối đa 100 triệu đồng/1 doanh nghiệp. c) Hỗ trợ 100% kinh phí cho các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo thực hiện hợp đồng tư vấn về thiết kế, đăng ký bảo hộ, khai thác và phát triển giá trị của nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế. Kinh phí hỗ trợ tối đa 70 triệu đồng/1 doanh nghiệp. d) Hỗ trợ 100% kinh phí cho các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo thực hiện hợp đồng tư vấn về xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý. Kinh phí hỗ trợ tối đa 15 triệu đồng/1 doanh nghiệp. e) Hỗ trợ 100% kinh phí cho các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo thực hiện hợp đồng tư vấn để doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn cơ sở. Kinh phí hỗ trợ không quá 15 triệu đồng/1 doanh nghiệp. h) Hỗ trợ 100% kinh phí cho các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo thực hiện hợp đồng tư vấn tự tổ chức đo lường. Kinh phí hỗ trợ không quá 15 triệu đồng/1 doanh nghiệp. i) Hỗ trợ 50% kinh phí để thực hiện hợp đồng ứng dụng cao, hợp đồng chuyển giao công nghệ: Kinh phí hỗ trợ không quá 100 triệu đồng/1 hợp đồng và không quá một hợp đồng mỗi năm. II. Các chính sách Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 (theo Đề án Hỗ trợ DNNVV giai đoạn 2021-2025 ban hành Quyết định số 5742/QĐ-UBND ngày 09/9/2019 của UBND Thành phố): (1). Hỗ trợ mặt bằng sản xuất: - Hình thành, phát triển các cụm công nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV); khu chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung cho DNNVV phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; - Tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất đai của các doanh nghiệp; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, thống kê và thu hồi đất đang để hoang hóa, sử dụng không đúng mục đích để tạo quỹ đất cho các DNNVV thuê. (2). Hỗ trợ công nghệ, hỗ trợ cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật: Hỗ trợ DNNVV sử dụng hạ tầng, cơ sở kỹ thuật, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp thuộc Nhà nước quản lý: (1) Hỗ trợ mặt bằng nhà xưởng cho các DNNVV tham gia ươm tạo tại các cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật; (2) Hỗ trợ sử dụng máy móc, thiết bị cho các DNNVV gia ươm tạo tại các cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật nhà nước thuộc thành phố Hà Nội. (3). Hỗ trợ mở rộng thị trường: - Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương; Hỗ trợ cho các DNNVV tham gia kết nối doanh nghiệp quốc tế, hội chợ để tìm kiếm cơ hội kinh doanh, mở rộng thị trường. - Tổ chức chuỗi sự kiện quảng bá hình ảnh sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp tại Thành phố và các tỉnh thành trong nước; hội nghị, hội thảo, diễn đàn xuất khẩu, tọa đàm (trực tiếp và trực tuyến) về thông tin thị trường, ngành hàng và hội nhập kinh tế quốc tế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp cập nhật thông tin thị trường, chọn lọc sản phẩm. - Tăng cường hình thức quảng bá trên website, các ấn phẩm kích cầu du lịch; Tổ chức gian hàng và giới thiệu chương trình kích cầu du lịch Thành phố thông qua các hoạt động triển lãm trực tuyến và trực tiếp. - Nghiên cứu, đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh chuyển sang sản xuất và phân phối các sản phẩm nông sản theo phương thức đặt hàng tương lai để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu thông quan việc tổng hợp, dự báo sản lượng, chất lượng hàng hóa và liên kết chào bán. Tổ chức tốt Chương trình xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp và sản phẩm OCOP năm 2021. (4). Hỗ trợ tư vấn cho DNNVV (mạng lưới tư vấn viên)4: Hỗ trợ DNNVV tiếp cận mạng lưới tư vấn viên để sử dụng dịch vụ tư vấn toàn diện về nhân sự, tài chính, sản xuất, bán hàng, thị trường, quản trị nội bộ và các nội dung khác liên quan tới hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể: a) Doanh nghiệp siêu nhỏ được hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 50 triệu đồng/năm/doanh nghiệp. Doanh nghiệp siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ và doanh nghiệp xã hội được hỗ trợ không quá 70 triệu đồng/năm/doanh nghiệp; b) Doanh nghiệp nhỏ được hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 100 triệu đồng/năm/doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhỏ do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ và doanh nghiệp xã hội được hỗ trợ không quá 150 triệu đồng/năm/doanh nghiệp; c) Doanh nghiệp vừa được hỗ trợ tối đa 30% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 150 triệu đồng/năm/doanh nghiệp. Doanh nghiệp vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ và doanh nghiệp xã hội được hỗ trợ không quá 200 triệu đồng/năm/doanh nghiệp. (5). Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV: Hỗ trợ kinh phí triển khai các chương trình đào tạo: (1) Khởi sự kinh doanh và Quản trị doanh nghiệp cho các DNNVV; (2) Quản trị kinh doanh chuyên sâu về kiến thức Giám đốc điều hành doanh nghiệp (CEO); (3) Đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp cho các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến; (4) Xây dựng và triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến và cung cấp các bài giảng trực tuyến, tài khoản miễn phí cho các DNNVV nâng cao năng lực quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; (5) Chương trình đào tạo kỹ năng lãnh đạo, quản lý về chuyển đổi số cho các DNNVV. (6). Hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị - Hỗ trợ về đào tạo nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất cho các DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; - Hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường; - Hỗ trợ tư vấn về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng; - Hỗ trợ thực hiện các thủ tục về sản xuất thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng; - Hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị tiếp cận tài chính, tín dụng. (7). Hỗ trợ doanh nghiệp gia nhập thị trường - Hỗ trợ phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp; Hỗ trợ kinh phí chuyển phát kết quả đăng ký doanh nghiệp; - Hỗ trợ kinh phí dịch vụ chứng thực 01 (một) chữ ký số cho doanh nghiệp thành lập mới sử dụng trong 01 năm đầu hoạt động. - Hỗ trợ kinh phí khởi tạo, cài đặt phần mềm hóa đơn điện tử kèm gói 500 hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp thành lập mới (nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong DNNVV)./. PHỤ LỤC 03A: THÁO GỠ KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ (Kèm theo Kế hoạch số 246/KH-UBND ngày 01/11/2021 của UBND thành phố Hà Nội) Chủ trì tổng hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TT DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHỦ ĐẦU TƯ THỦ TỤC Ghi chú 1 Công trình hỗn hợp thương mại dịch vụ, văn phòng cho thuê và khách sạn tại lô E2 Khu đô thị mới Cầu Giấy Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng giao thông Phương Thành Điều chỉnh chủ trương đầu tư 2 Khách sạn Sao Phương Đông - Orient Star Hotel tại 269 Kim Mã, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội Công ty cổ phần du lịch và thương mại Sao Phương Đông Điều chỉnh chủ trương đầu tư 3 Khu Thương mại Dịch vụ công cộng Hòa Bình tại xã Đình Xuyên, huyện Gia Lâm Công ty cổ phần đầu tư & thương mại tổng hợp Minh Quang Phê duyệt chủ trương đầu tư 4 Tòa nhà Techcombank tại số 44 phố Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm Ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam Điều chỉnh chủ trương đầu tư 5 Văn phòng, Thương mại dịch vụ và Cơ sở lưu trú ngắn hạn tại số 54 phố Ngọc Lâm, phường Ngọc Lâm, quận Long Biên Công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Duyên Hà Điều chỉnh chủ trương đầu tư 6 Trụ sở cơ quan tại ô đất ký hiệu CQ/02 phường Việt Hưng, quận Long Biên Công ty TNHH thương mại Sơn Dương Điều chỉnh chủ trương đầu tư 7 Trung tâm đào tạo và dạy nghề tại khu con cá, tổ dân phố Kiều Mai, phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội Công ty cổ phần Gia Khánh Điều chỉnh chủ trương đầu tư 8 Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Hoa Sen tại phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm Công ty CP Phát triển Giáo dục và Đào tạo Toàn cầu Điều chỉnh chủ trương đầu tư 9 Trường THCS TD School tại phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Thủ Đô Điều chỉnh chủ trương đầu tư 10 Tổ hợp công trình nhà ở, căn hộ cao cấp, văn phòng cho thuê và công cộng tại các ô đất G3-CC1, G2-CT1, G2-BT1, G5-BT2, G8-BT3 (theo điều chỉnh cục bộ quy hoạch là các ô đất A3-HH5-1, A3-HH5-2, A3-NO2-1, A3-NO2-2, A3-NO3-1, A3-NO4-1) thuộc Quy hoạch chi tiết Khu vực Bắc Cổ Nhuế - Chèm, tỷ lệ 1/500, quận Bắc Từ Liêm Công ty cổ phần bất động sản Vimedimex - Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Bạch Đằng TMC Điều chỉnh chủ trương đầu tư 11 Cảng cạn ICD Mỹ Đình tại xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức Công ty TNHH MTV Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Quốc tế Điều chỉnh chủ trương đầu tư 12 Khu nhà ở Văn La - Văn Khê, phường Phú La, quận Hà Đông Công ty CP Đầu tư phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà Điều chỉnh chủ trương đầu tư 13 Xây dựng Nhà máy nước mặt sông Hồng. Công ty cổ phần Nước mặt sông Hồng Điều chỉnh chủ trương đầu tư 14 Siêu thị Cầu Bươu tại số 6 Cầu Bươu, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì Tổng Công ty Thương mại Hà Nội - Công ty cổ phần (Tổng công ty Hapro) Điều chỉnh chủ trương đầu tư 15 Xây dựng bãi đỗ xe tự động tại khu đô thị Mễ Trì Hạ, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm Công ty cổ phần Tu Tạo và phát triển nhà Điều chỉnh chủ trương đầu tư 16 Trụ sở Vinacomin tại lô đất 22-E3 Khu đô thị mới Cầu Giấy, quận Cầu Giấy Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam Điều chỉnh chủ trương đầu tư 17 Tòa nhà đa năng tại ô đất ký hiệu 3-33 phường Mai dịch, quận Cầu Giấy Công ty cổ phần Phát triển Tây Hà Nội Điều chỉnh chủ trương đầu tư 18 Khu nhà ở ven sông Long Việt - Long Viet Riverside, huyện Mê Linh Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Long Việt Điều chỉnh chủ trương đầu tư 19 Khu nhà ở xã hội Thượng Thanh và đấu nối hạ tầng khu vực tại phường Thượng Thanh, quận Long Biên Công ty cổ phần Him Lam Thủ đô và Công ty cổ phần BIC Việt Nam Điều chỉnh chủ trương đầu tư 20 Bến xe khách Đông Anh tại xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng và Thương mại Hoàng Hà Điều chỉnh chủ trương đầu tư 21 Bãi phế thải thoát nước tại xã Chương Dương, huyện Thường Tín, Hà Nội (X16A) Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và thương mại Phú Điền Điều chỉnh chủ trương đầu tư 22 Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng mở rộng (giai đoạn 2) Công ty CP Ao Vua Điều chỉnh chủ trương đầu tư 23 Điểm thông quan nội địa thành phố Hà Nội, xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm. Công ty TNHH ICD Hà Nội Điều chỉnh chủ trương đầu tư; cấp phép xây dựng. PHỤ LỤC 3B: THÁO GỠ KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG HẠ TẦNG 43 CỤM CÔNG NGHIỆP (Kèm theo Kế hoạch số 246/KH-UBND ngày 01/11/2021 của UBND thành phố Hà Nội) A. TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG HẠ TẦNG 20 CỤM CÔNG NGHIỆP KHỞI CÔNG TRONG QUÝ IV/2021. TT Cụm công nghiệp Chủ đầu tư Thời gian khởi công xây dựng HTKT Hiện trạng đến tháng 10/2021 Các nhiệm vụ cần triển khai trong Quý IV/2021 Cơ quan, đơn vị chủ trì triển khai thực hiện Ghi chú I Huyện Phú Xuyên 1 Cụm công nghiệp làng nghề Đại Thắng Công ty cổ phần Hanel Mirolin Tháng 11/2021 - Đã phê duyệt QHCT 1/500, ĐTM, dự án đầu tư. - Đã GPMB 100% diện tích; - Đã trình Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định nhu cầu sử dụng đất, giao đất. Giải quyết dứt điểm vướng mắc trong việc xác định ranh giới dự án, hoàn trả kênh mương nội đồng UBND huyện Phú Xuyên; Chủ đầu tư Quyết định giao đất, cho thuê đất trong tháng 10/2021 Sở Tài nguyên và Môi trường Cấp giấy phép xây dựng trong tháng 10/2021 Chủ đầu tư; Sở Xây dựng 2 Cụm công nghiệp làng nghề Phú Túc, huyện Phú Xuyên Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Phú Minh Tháng 11/2021 - Đã phê duyệt QHCT 1/500, ĐTM, dự án đầu tư. - Đã tiến hành GPMB đợt 1 diện tích 58.116,1 m2 đạt 97%. Hoàn thành GPMB diện tích còn lại của hộ bà Lương; trình giao đất trong tháng 10/2021 Chủ đầu tư; UBND huyện Phú Xuyên Gia hạn tiến độ thực hiện dự án Sở Công Thương Cấp giấy phép xây dựng trong tháng 10/2021. Chủ đầu tư, Sở Xây dựng Quyết định giao đất, cho thuê đất trong tháng 10/2021 phần diện tích đã GPMB Sở Tài nguyên và Môi trường 3 Cụm công nghiệp Phú Yên Công ty cổ phần tư vấn Đầu tư xây dựng Chí Cường Tháng 11/2021 - Đã phê duyệt QHCT 1/500, ĐTM, dự án đầu tư. - Đã GPMB 95% diện tích; còn 5 hộ diện tích khoảng 2.000m2 chưa ký biên bản kiểm đếm. Hoàn thành giải phóng mặt bằng, trình giao đất trong tháng 10/2021 UBND huyện Phú Xuyên; Chủ đầu tư; Quyết định giao đất, cho thuê đất giai đoạn 1 trong tháng 11/2021. Sở Tài nguyên và Môi trường Cấp giấy phép xây dựng trong tháng 11/2021 Chủ đầu tư; Sở Xây dựng II Huyện Quốc Oai 4 Cụm công nghiệp Ngọc Liệp (phần mở rộng) Công ty cổ phần xây dựng giao thông Long Thành Tháng 12/2021 - Đã phê duyệt QHCT 1/500; - Chưa phê duyệt ĐTM, dự án đầu tư; - Chưa phê duyệt phương án đền bù GPMB; chưa thành lập Hội đồng, tổ công tác - Chưa cấp phép xây dựng dự án xây dựng HTKT cụm công nghiệp. Phê duyệt dự án, ĐTM trong tháng 11/2021 Chủ đầu tư; Phê duyệt phương án GPMB; Hoàn thành GPMB trong tháng 11/2021. UBND huyện Quốc Oai; Chủ đầu tư. Quyết định giao đất, cho thuê đất tháng 12/2021. Sở Tài nguyên và Môi trường Cấp phép xây dựng trong tháng 12/2021 Chủ đầu tư; Sở Xây dựng Ill Huyện Phúc Thọ 5 Cụm công nghiệp Long Xuyên Công ty cổ phần Đầu tư Thiên Ân Tháng 11/2021 - Đã phê duyệt QHCT 1/500; - Chưa phê duyệt ĐTM, dự án đầu tư; - Chưa phê duyệt phương án đền bù GPMB; - Chưa cấp phép xây dựng dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp. Phê duyệt dự án đầu tư, Báo cáo đánh giá tác động môi trường trong tháng 10/2021 Chủ đầu tư; Phê duyệt phương án GPMB; Hoàn thành GPMB trong Quý IV/2021. UBND huyện Phúc Thọ; Chủ đầu tư. Quyết định giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án trong Quý IV/2021. Sở Tài nguyên và Môi trường Cấp phép xây dựng Quý IV/2021 Chủ đầu tư; Sở Xây dựng 6 Cụm công nghiệp Võng Xuyên Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng Phúc Long Tháng 11/2021 - Đã phê duyệt QHCT 1/500; - Chưa phê duyệt ĐTM; - Chưa phê duyệt dự án đầu tư; - Chưa phê duyệt phương án đền bù GPMB; - Chưa cấp phép xây dựng dự án xây dựng HTKT cụm công nghiệp. Phê duyệt dự án, ĐTM trong tháng 10/2021 Chủ đầu tư; Phê duyệt phương án GPMB; Hoàn thành GPMB trong Quý IV/2021. UBND huyện Phúc Thọ; Chủ đầu tư. Quyết định giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án trong Quý IV/2021. Sở Tài nguyên và Môi trường Cấp phép xây dựng Quý IV/2021 Chủ đầu tư; Sở Xây dựng 7 Cụm công nghiệp Thanh Đa, huyện Phúc Thọ Công ty Cổ phần phát triển dịch vụ Long Biên Tháng 12/2021 - Đã phê duyệt QHCT 1/500; - Chưa phê duyệt ĐTM; - Chưa phê duyệt dự án đầu tư; - Chưa phê duyệt phương án GPMB; - Chưa cấp phép xây dựng dự án xây dựng HTKT cụm công nghiệp. Phê duyệt dự án, ĐTM trong tháng 10/2021 Chủ đầu tư; Phê duyệt phương án GPMB; Hoàn thành GPMB trong Quý IV/2021. UBND huyện Phúc Thọ; Chủ đầu tư. Quyết định giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án trong Quý IV/2021. Sở Tài nguyên và Môi trường Cấp phép xây dựng Quý IV/2021 Chủ đầu tư; Sở Xây dựng III Huyện Đông Anh 8 Cụm công nghiệp Dục Tú Công ty cổ phần Đông Thành Hà Nội Tháng 12/2021 - Đã phê duyệt QHCT 1/500; báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM; dự án đầu tư. - Đã thành lập Hội đồng, tổ công tác GPMB, đã phê duyệt phương án đền bù GPMB, đã chi trả GPMB 77,05%. Còn 04 hộ chưa đồng ý phương án GPMB - Chưa cấp phép xây dựng dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp. - Chưa có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ về chuyển đất lúa. Hoàn thành GPMB; trình giao đất, cho thuê đất trong tháng 10/2021 UBND huyện Đông Anh; Chủ đầu tư. - Báo cáo Thủ tướng Chính phủ chuyển đổi đất lúa. - Quyết định giao đất giai đoạn 1 (10,71 ha) để thực hiện dự án trong tháng 11/2021. Sở Tài nguyên và Môi trường Cấp giấy phép xây dựng trong tháng 11/2021 Chủ đầu tư; Sở Xây dựng 9 Cụm công nghiệp Thụy Lâm Công ty TNHH Tập đoàn Xây dựng Thanh Bình Tháng 12/2021 - Đã phê duyệt QHCT 1/500; dự án đầu tư. - Đã họp Hội đồng thẩm định ĐTM. - Đã thành lập Hội đồng, tổ công tác GPMB, đã phê duyệt phương án đền bù GPMB, đã chi trả được 80% số hộ có đất được giao theo Nghị định số 64 (còn 20 hộ chưa phối hợp). - Chưa cấp phép xây dựng dự án xây dựng HTKT cụm công nghiệp. - Chưa có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ về chuyển đất lúa. Hoàn thành giải phóng mặt bằng, trình giao đất trong tháng 10/2021 UBND huyện Đông Anh; Chủ đầu tư; Quyết định giao đất, cho thuê đất giai đoạn 1 (11,58ha) để thực hiện dự án trong tháng 11/2021. Sở Tài nguyên và Môi trường Cấp giấy phép xây dựng trong tháng 11/2021 Chủ đầu tư; Sở Xây dựng 10 Cụm công nghiệp Thiết Bình Công ty cổ phần Phát triển Đầu tư XD Việt Nam Tháng 12/2021 - Đã phê duyệt QHCT 1/500; ĐTM; dự án đầu tư; thiết kế bản vẽ thi công và dự toán các hạng mục - Đã thành lập Hội đồng, tổ công tác GPMB, đã GPMB đạt 97,85% - Chưa cấp phép xây dựng dự án xây dựng HTKT cụm công nghiệp. - Chưa có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ về chuyển đất lúa. Hoàn thành giải phóng mặt bằng, trình giao đất trong tháng 10/2021 UBND huyện Đông Anh; Chủ đầu tư; Quyết định giao đất, cho thuê đất giai đoạn 1 (20ha) để thực hiện dự án trong tháng 11/2021. Sở Tài nguyên và Môi trường Cấp giấy phép xây dựng trong tháng 11/2021 Chủ đầu tư; Sở Xây dựng 11 Cụm công nghiệp Liên Hà 2 Công ty cổ phần Phát triển Đầu tư XD Việt Nam Tháng 12/2021 - Đã phê duyệt QHCT 1/500; thiết kế bản vẽ thi công và dự toán các hạng mục; dự án đầu tư; báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM. - Đã thành lập Hội đồng, tổ công tác GPMB, đã chi trả GPMB đạt 99,57% - Chưa cấp phép xây dựng dự án xây dựng HTKT cụm công nghiệp. - Chưa có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ về chuyển đất lúa. Hoàn thành giải phóng mặt bằng, trình giao đất trong tháng 10/2021 UBND huyện Đông Anh; Chủ đầu tư; Quyết định giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án trong tháng 11/2021. Sở Tài nguyên và Môi trường Cấp giấy phép xây dựng trong tháng 11/2021 Chủ đầu tư; Sở Xây dựng IV Huyện Ứng Hòa 12 Cụm công nghiệp Cầu Bầu - giai đoạn 2 Công ty cổ phần Hà Thành-BQP Tháng 11/2021 - Đã phê duyệt QHCT 1/500; thiết kế bản vẽ thi công và dự toán các hạng mục; dự án đầu tư; báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM. - Đã thành lập Hội đồng, tổ công tác GPMB, đã phê duyệt phương án đền bù GPMB; đã chi trả đền bù bồi thường GPMB đạt 92,5% (còn 03 hộ vắng chủ chưa xác định người thừa kế) - Chưa cấp phép xây dựng dự án xây dựng HTKT cụm công nghiệp. Hoàn thành giải phóng mặt bằng, trình giao đất trong tháng 10/2021 UBND huyện Ứng Hòa; Chủ đầu tư; Quyết định giao đất để thực hiện dự án trong tháng 10/2021. Sở Tài nguyên và Môi trường Cấp giấy phép xây dựng trong tháng 10/2021 Chủ đầu tư; Sở Xây dựng V Huyện Chương Mỹ 13 Cụm công nghiệp Đông Phú Yên Công ty cổ phần Tập đoàn Phú Mỹ Tháng 11/2021 - Đã phê duyệt QHCT 1/500; thiết kế bản vẽ thi công và dự toán các hạng mục; dự án đầu tư; ĐTM. - Đã hoàn thành công tác GPMB được 37,8ha/41,2ha. - Chưa cấp phép xây dựng dự án xây dựng HTKT cụm công nghiệp. - Chưa có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ về chuyển đất lúa. Hoàn thành GPMB trong Quý IV/2021. UBND huyện; Chủ đầu tư - Báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa. - Quyết định giao đất, cho thuê đất giai đoạn 1 (khoảng 38ha) trong tháng 11/2021 Sở Tài nguyên và Môi trường Cấp giấy phép xây dựng trong tháng 11/2021 Chủ đầu tư; Sở Xây dựng VI Huyện Đan Phượng 14 Cụm công nghiệp Đan Phượng - Giai đoạn 2 Công ty TNHH Xuân Phương Tháng 11/2021 - Đã phê duyệt QHCT 1/500; ĐTM; dự án đầu tư. - Đã GPMB được 95% (còn 04 hộ chưa nhận tiền bồi thường GPMB). - Chưa cấp phép xây dựng dự án xây dựng HTKT cụm công nghiệp. Hoàn thành GPMB trong tháng 10/2021 UBND huyện Đan Phượng; Chủ đầu tư; Quyết định giao đất, cho thuê đất giai đoạn 1 để thực hiện dự án trong tháng 10/2021 Sở Tài nguyên và Môi trường Cấp giấy phép xây dựng dự án trong tháng 10/2021 Chủ đầu tư, Sở Xây dựng VII Huyện Thanh Oai 15 Cụm công nghiệp Thanh Thùy - Giai đoạn 2 Công ty cổ phần Tập đoàn Thăng Long Việt Nam Tháng 12/2021 - Đã phê duyệt QHCT 1/500; ĐTM; dự án đầu tư. - Đã thành lập Hội đồng, tổ công tác GPMB, - Chưa phê duyệt phương án đền bù, bồi thường GPMB; - Chưa cấp phép xây dựng dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp. Bàn giao 872m2 diện tích giai đoạn 1 cho chủ đầu tư để xây dựng trạm xử lý nước thải trong tháng 10/2021 Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND huyện Thanh Oai Hoàn thành GPMB; trình giao đất, cho thuê đất trong tháng 12/2021 UBND huyện Thanh Oai; Chủ đầu tư Quyết định giao đất, cho thuê đất trong tháng 12/2021 Sở Tài nguyên và Môi trường Cấp giấy phép xây dựng trong tháng 12/2021 Chủ đầu tư; Sở Xây dựng VIII Huyện Thạch Thất 16 Cụm công nghiệp làng nghề Dị Nậu, huyện Thạch Thất Công ty cổ phần Hoàng Hưng Tiến Tháng 12/2021 - Đã phê duyệt QHCT; ĐTM; dự án đầu tư - Đã có văn bản chấp thuận chuyển đổi đất lúa của Thủ tướng Chính phủ - Chưa tổ chức GPMB Phê duyệt Phương án; GPMB hoàn thành trong tháng 11/2021 Chủ đầu tư; UBND huyện Giao đất trong tháng 12/2021 Sở Tài nguyên và Môi trường Cấp phép xây dựng tháng 12/2021 Sở Xây dựng 17 Cụm công nghiệp làng nghề Chàng Sơn - GĐ2, huyện Thạch Thất Công ty cổ phần Hoàng Hưng Tiến Tháng 12/2021 - Đã phê duyệt QHCT 1/500; ĐTM; dự án đầu tư - Đã có văn bản chấp thuận chuyển đổi đất lúa của Thủ tướng Chính phủ - Chưa tổ chức GPMB Phê duyệt Phương án; GPMB hoàn thành trong tháng 11/2021 Chủ đầu tư; UBND huyện Giao đất để thực hiện dự án trong tháng 12/2021 Sở Tài nguyên và Môi trường Cấp phép xây dựng tháng 12/2021 Sở Xây dựng IX Huyện Thường Tín 18 Cụm công nghiệp Tiền Phong - Giai đoạn 2, huyện Thường Tín Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển hạ tầng & đô thị Hoàng Tín Tháng 12/2021 - Đã phê duyệt QHCT 1/500 - Chưa phê duyệt ĐTM; dự án đầu tư. - Chưa tổ chức GPMB Phê duyệt ĐTM; dự án đầu tư trong tháng 10/2021 Chủ đầu tư Phê duyệt Phương án, GPMB hoàn thành trong Quý IV/2021 Chủ đầu tư; UBND huyện Giao đất trong tháng 12/2021 Sở Tài nguyên và Môi trường Cấp phép xây dựng tháng 12/2021 Sở Xây dựng X Huyện Hoài Đức 19 Cụm Công nghiệp Đông La, xã Đông La, huyện Hoài Đức Công ty Cổ phần Đầu tư tư vấn và xây dựng Việt Nam Tháng 12/2021 - Đã phê duyệt QHCT 1/500 - Chưa phê duyệt ĐTM; dự án đầu tư. - Chưa tổ chức GPMB Phê duyệt ĐTM; dự án đầu tư trong tháng 10/2021 Chủ đầu tư Phê duyệt Phương án, tổ chức GPMB hoàn thành trong Quý IV/2021 Chủ đầu tư; UBND huyện XI Huyện Gia Lâm 20 Cụm công nghiệp Đình Xuyên, huyện Gia Lâm Công ty cổ phần phát triển Đầu tư xây dựng Việt Nam Tháng 12/2021 - Đã phê duyệt QHCT 1/500; ĐTM; dự án đầu tư. - Đã tổ chức GPMB đạt khoảng 80% Hoàn thành GPMB trong Quý IV/2021 Chủ đầu tư; UBND huyện Giao đất giai đoạn 1 để thực hiện dự án trong tháng 11/2021 Sở Tài nguyên và Môi trường Cấp phép xây dựng tháng 11/2021 Sở Xây dựng B. TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG HẠ TẦNG 18 CỤM CÔNG NGHIỆP KHỞI CÔNG TRONG NĂM 2022. TT Cụm công nghiệp Chủ đầu tư Thời gian khởi công xây dựng HTKT Hiện trạng đến tháng 10/2021 Các nhiệm vụ cần triển khai trong Quý IV/2021 Cơ quan, đơn vị chủ trì triển khai thực hiện Ghi chú I Huyện Phú Xuyên 1 Cụm công nghiệp làng nghề Vân Từ, huyện Phú Xuyên Công ty Cổ phần HTC Toàn Cầu Quý I/2022 Đã phê duyệt QHCT 1/500 Chưa lập ĐTM. Chưa phê duyệt dự án đầu tư Chưa GPMB Phê duyệt Phương án, tổ chức GPMB hoàn thành trong quý IV/2021 Chủ đầu tư; UBND huyện Phú Xuyên Phê duyệt ĐTM, Dự án đầu tư Chủ đầu tư II Huyện Quốc Oai 2 Cụm công nghiệp Ngọc Mỹ - Thạch Thán Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng DSG Quý I/2022 - Đã phê duyệt QHCT 1/500; - Chưa phê duyệt ĐTM; - Chưa phê duyệt dự án đầu tư; - Chưa phê duyệt phương án đền bù GPMB; chưa thành lập Hội đồng, tổ công tác. - Chưa có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ về chuyển đất lúa. - Chưa cấp phép xây dựng dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Phê duyệt dự án đầu tư; lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường trong tháng 11/2021 Chủ đầu tư; Phê duyệt phương án GPMB; hoàn thành GPMB trong Quý IV/2021 UBND huyện Quốc Oai; Chủ đầu tư; Báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển đất trồng lúa Sở Tài nguyên và Môi trường Cấp giấy phép xây dựng dự án trong tháng 12/2021 Chủ đầu tư, Sở Xây dựng 3 Cụm công nghiệp làng nghề Tân Hòa Công ty cổ phần Tập đoàn Minh Dương Quý I/2022 - Đã phê duyệt QHCT 1/500; - Chưa phê duyệt ĐTM, dự án đầu tư; - Chưa phê duyệt phương án đền bù GPMB; chưa thành lập Hội đồng, tổ công tác. - Chưa có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ về chuyển đất lúa. - Chưa cấp phép xây dựng dự án xây dựng HTKT cụm công nghiệp. Phê duyệt dự án; ĐTM trong tháng 11/2021 Chủ đầu tư; Phê duyệt phương án GPMB; Hoàn thành GPMB tháng 11/2021 UBND huyện Quốc Oai; Chủ đầu tư. - Báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa. - Quyết định giao đất, cho thuê đất trong tháng 12/2021. Sở Tài nguyên và Môi trường Cấp phép xây dựng tháng 12/2021 Chủ đầu tư; Sở Xây dựng 4 Cụm công nghiệp Nghĩa Hương Công ty TNHH Đầu tư Minh Hà Quý I/2022 - Đã phê duyệt QHCT 1/500; - Chưa phê duyệt ĐTM, dự án đầu tư; - Chưa phê duyệt phương án đền bù GPMB; chưa thành lập Hội đồng, tổ công tác. - Chưa cấp phép xây dựng dự án xây dựng HTKT cụm công nghiệp. - Chưa có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ về chuyển đất lúa. Phê duyệt dự án; lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường trong tháng 11/2021 Chủ đầu tư; Phê duyệt phương án GPMB; Hoàn thành GPMB trong tháng 11/2021. UBND huyện Quốc Oai; Chủ đầu tư. - Báo cáo Thủ tướng Chính phủ chuyển đổi đất trồng lúa trong Quý IV/2021. - Quyết định giao đất, cho thuê đất tháng 12/2021. Sở Tài nguyên và Môi trường Cấp phép xây dựng tháng 12/2021 Chủ đầu tư; Sở Xây dựng III Huyên Phúc Thọ 5 Cụm công nghiệp Liên Hiệp - giai đoạn 2 Công ty cổ phần Tập đoàn Minh Dương Quý I/2022 - Đã phê duyệt QHCT 1/500; - Chưa phê duyệt ĐTM; Chưa phê duyệt dự án đầu tư; - Chưa phê duyệt phương án đền bù GPMB - Chưa cấp phép xây dựng dự án xây dựng HTKT cụm công nghiệp. - Chưa có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phũ về chuyển đất lúa. Phê duyệt dự án đầu tư, Báo cáo đánh giá tác động môi trường trong tháng tháng 10/2021 Chủ đầu tư Phê duyệt phương án GPMB; Hoàn thành GPMB trong Quý IV/2021. UBND huyện Phúc Thọ; Chủ đầu tư. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa. Sở Tài nguyên và Môi trường Cấp phép xây dựng Quý IV/2021 Chủ đầu tư; Sở Xây dựng 6 Cụm công nghiệp Tam Hiệp Công ty cổ phần ĐTPT nhà Minh Dương Quý I/2022 - Đã phê duyệt QHCT 1/500; - Chưa phê duyệt ĐTM; - Chưa phê duyệt dự án đầu tư; - Chưa phê duyệt phương án đền bù GPMB; - Chưa cấp phép xây dựng dự án xây dựng HTKT cụm công nghiệp. - Chưa có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ về chuyển đất lúa. Phê duyệt dự án đầu tư, ĐTM trong tháng 10/2021 Chủ đầu tư; Phê duyệt phương án, hoàn thành GPMB trong tháng Quý IV/2021. UBND huyện Phúc Thọ; Chủ đầu tư. - Báo cáo Thủ tướng Chính phủ chuyển đổi đất trồng lúa. - Quyết định giao đất, cho thuê đất trong Quý IV/2021. Sở Tài nguyên và Môi trường Cấp phép xây dựng trong tháng Quý IV/2021 Chủ đầu tư; Sở Xây dựng 7 Cụm công nghiệp Nam Phúc Thọ - Giai đoạn 1, huyện Phúc Thọ Công ty CP Tập đoàn T&T Quý I/2022 - Chưa phê duyệt QHCT 1/500, ĐTM; - Chưa phê duyệt dự án; - Chưa phê duyệt phương án và tổ chức GPMB; chưa có văn bản chấp thuận chuyển đổi đất lúa. - Chưa cấp phép xây dựng Phê duyệt QHCT 1/500 UBND huyện Phúc Thọ; Chủ đầu tư Phê duyệt dự, ĐTM trong tháng 10/2021 Chủ đầu tư; Phê duyệt phương án, hoàn thành GPMB trong tháng Quý IV/2021. UBND huyện Phúc Thọ; Chủ đầu tư. - Báo cáo Thủ tướng Chính phủ chuyển đổi đất lúa; Quyết định giao đất, cho thuê đất trong Quý IV/2021. Sở Tài nguyên và Môi trường Cấp phép xây dựng trong Quý IV/2021 Chủ đầu tư; Sở Xây dựng IV Huyện Ứng Hòa 8 Cụm công nghiệp Xà Cầu - giai đoạn 2 Công ty cổ phần Hà Thành-BQP Quý I/2022 - Đã phê duyệt QHCT 1/500; dự án đầu tư, ĐTM; - Chưa thành lập Hội đồng, tổ công tác GPMB, chưa bàn giao mốc giới,... - Chưa cấp phép xây dựng dự án xây dựng HTKT cụm công nghiệp. Phê duyệt Phương án; Tổ chức GPMB hoàn thành trong Quý IV/2021 UBND huyện Ứng Hòa; Chủ đầu tư; Quyết định giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án trong Quý IV/2021. Sở Tài nguyên và Môi trường Cấp giấy phép xây dựng Quý IV/2021 Chủ đầu tư; Sở Xây dựng V Thanh Oai 9 Cụm công nghiệp Kim Bài, thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai Công ty Cổ phần Tập đoàn Telin Quý II/2022 - Đã phê duyệt QHCT 1/500 - Chưa phê duyệt ĐTM; dự án đầu tư; - Chưa GPMB. - Chưa có văn bản chấp thuận chuyển đổi đất lúa Phê duyệt ĐTM; dự án đầu tư Chủ đầu tư Phê duyệt Phương án; Tổ chức GPMB trong Quý IV/2021 Chủ đầu tư; UBND huyện Báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa. Sở Tài nguyên và Môi trường 10 Cụm công nghiệp Thanh Văn - Tân Ước, huyện Thanh Oai Công ty CP Constrexim số 1 (Confitech) Quý II/2022 - Đã phê duyệt QHCT 1/500 - Chưa phê duyệt ĐTM; dự án đầu tư; - Chưa GPMB, - Chưa có văn bản chấp thuận chuyển đổi đất lúa Phê duyệt ĐTM; dự án đầu tư Chủ đầu tư Phê duyệt Phương án; Tổ chức GPMB trong Quý IV/2021 Chủ đầu tư; UBND huyện Báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa. Sở Tài nguyên và Môi trường 11 Cụm công nghiệp Phương Trung, huyện Thanh Oai Công ty CP TM và XNK Liên Việt Quý I/2022 - Đã phê duyệt QHCT 1/500 - Chưa phê duyệt ĐTM; dự án đầu tư; - Chưa GPMB. Phê duyệt ĐTM; dự án đầu tư Chủ đầu tư Phê duyệt Phương án; Tổ chức GPMB trong Quý IV/2021 Chủ đầu tư; UBND huyện 12 Cụm công nghiệp Hồng Dương, huyện Thanh Oai Công ty CP ĐTXD và PTĐT Thăng Long Quý II/2022 - Đã phê duyệt QHCT 1/500 - Chưa phê duyệt ĐTM; dự án đầu tư; - Chưa GPMB - Chưa có văn bản chấp thuận chuyển đổi đất lúa Phê duyệt ĐTM; dự án đầu tư Chủ đầu tư Phê duyệt Phương án; Tổ chức GPMB trong Quý IV/2021 Chủ đầu tư; UBND huyện Báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa. Sở Tài nguyên và Môi trường VI Huyện Thạch Thất 13 Cụm công nghiệp làng nghề Hữu Bằng, huyện Thạch Thất Công ty Cổ phần Đầu tư và Tư vấn xây dựng Trường An Quý I/2022 - Chưa phê duyệt QHCT; ĐTM; dự án đầu tư - Chưa có văn bản chấp thuận chuyển đổi đất lúa của Thủ tướng Chính phủ - Chưa tổ chức GPMB Phê duyệt QHCT 1/500 trong tháng 10/2021 UBND huyện; Chủ đầu tư Phê duyệt ĐTM; dự án đầu tư trong tháng 11/2021 Chủ đầu tư Phê duyệt Phương án, GPMB hoàn thành trong Quý IV/2021 Chủ đầu tư; UBND huyện Báo cáo Thủ tướng chủ trương chuyển đổi đất lúa trong Quý IV/2021 Sở Tài nguyên và Môi trường 14 Cụm công nghiệp Bình Phú 1 - GĐ 2, huyện Thạch Thất Công ty TNHH xây dựng, giao thông 289 Quý I/2022 - Chưa phê duyệt QHCT; ĐTM; dự án đầu tư - Chưa có văn bản chấp thuận chuyển đổi đất lúa của Thủ tướng Chính phủ - Chưa tổ chức GPMB Phê duyệt QHCT 1/500 trong tháng 10/2021 UBND huyện; Chủ đầu tư Phê duyệt ĐTM; dự án đầu tư trong tháng 11/2021 Chủ đầu tư Phê duyệt Phương án, GPMB hoàn thành trong Quý IV/2021 Chủ đầu tư; UBND huyện Báo cáo Thủ tướng chủ trương chuyển đổi đất lúa trong Quý IV/2021 Sở Tài nguyên và Môi trường VII Thị xã Sơn Tây 15 Cụm công nghiệp Sơn Đông, thị xã Sơn Tây Công ty TNHH MTV Vinaconex Đầu tư Quý I/2022 - Chưa phê duyệt QHCT; ĐTM; dự án đầu tư - Chưa có văn bản chấp thuận chuyển đổi đất lúa của Thủ tướng Chính phủ - Chưa tổ chức GPMB Phê duyệt QHCT 1/500 trong tháng 10/2021 UBND huyện; Chủ đầu tư Phê duyệt ĐTM; dự án đầu tư trong tháng 11/2021 Chủ đầu tư Phê duyệt Phương án, tổ chức GPMB hoàn thành trong Quý IV/2021 Chủ đầu tư; UBND huyện Báo cáo Thủ tướng chủ trương chuyển đổi đất lúa trong Quý IV/2021 Sở Tài nguyên và Môi trường VIII Huyện Thường Tín 16 Cụm công nghiệp Thắng Lợi, xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín Công ty Cổ phần Bất động sản công nghiệp V - Park thủ đô Quý I/2022 - Đã phê duyệt QHCT 1/500 - Chưa phê duyệt ĐTM; dự án đầu tư. - Chưa tổ chức GPMB Phê duyệt ĐTM; dự án đầu tư trong tháng 10/2021 Chủ đầu tư Phê duyệt Phương án, GPMB hoàn thành trong Quý IV/2021 Chủ đầu tư; UBND huyện Giao đất trong tháng 12/2021 Sở Tài nguyên và Môi trường Cấp phép xây dựng tháng 12/2021 Sở Xây dựng 17 Cụm công nghiệp Ninh Sở - GĐ 2, huyện Thường Tín Công ty Cổ phần Confitech Tân Đạt Quý I/2022 - Đã phê duyệt QHCT 1/500 - Chưa phê duyệt ĐTM; dự án đầu tư. - Chưa tổ chức GPMB Phê duyệt ĐTM; dự án đầu tư trong tháng 10/2021 Chủ đầu tư Phê duyệt Phương án, tổ chức GPMB hoàn thành trong Quý IV/2021 Chủ đầu tư; UBND huyện IX Huyện Hoài Đức 18 Cụm công nghiệp Dương Liễu - Giai đoạn 2, huyện Hoài Đức Công ty Cổ phần Tập đoàn Minh Dương Quý I/2022 - Đã phê duyệt QHCT 1/500 - Chưa phê duyệt ĐTM; dự án đầu tư. - Chưa tổ chức GPMB Chưa có văn bản chấp thuận chuyển đổi đất lúa của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt ĐTM; dự án đầu tư trong tháng 10/2021 Chủ đầu tư Phê duyệt Phương án, tổ chức GPMB hoàn thành trong Quý IV/2021 Chủ đầu tư; UBND huyện Báo cáo Thủ tướng chấp thuận chuyển đổi đất lúa trong Quý IV/2021 Sở Tài nguyên và Môi trường X Huyện Sóc Sơn 19 Cụm công nghiệp làng nghề Xuân Thu, xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn. Công ty Cổ phần xây dựng hạ tầng Đại Phong Quý I/2022 - Đã phê duyệt QHCT 1/500 - Chưa phê duyệt ĐTM; dự án đầu tư. - Chưa tổ chức GPMB Chưa có văn bản chấp thuận chuyển đổi đất lúa của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt ĐTM; dự án đầu tư trong tháng 10/2021 Chủ đầu tư Phê duyệt Phương án, tổ chức GPMB hoàn thành trong Quý IV/2021 Chủ đầu tư; UBND huyện Báo cáo Thủ tướng chấp thuận chuyển đổi đất lúa trong Quý IV/2021 Sở Tài nguyên và Môi trường 20 Cụm công nghiệp CN2, xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn Công ty TNHH hạ tầng và phát triển khu công nghiệp ASG Quý II/2022 - Đã phê duyệt QHCT 1/500 - Đã phê duyệt ĐTM; dự án đầu tư. - Chưa tổ chức GPMB - Chưa có văn bản chấp thuận chuyển đổi đất lúa của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Phương án, tổ chức GPMB hoàn thành trong Quý IV/2021 Chủ đầu tư; UBND huyện Báo cáo Thủ tướng chấp thuận chuyển đổi đất lúa trong Quý IV/2021 Sở Tài nguyên và Môi trường XI Huyện Gia Lâm 21 Cụm công nghiệp Phú Thị - GĐ2, huyện Gia Lâm Công ty Cổ phần Phát triển FUJI Hà Nội Quý II/2022 - Chưa phê duyệt QHCT 1/500; ĐTM; dự án đầu tư. - Chưa tổ chức GPMB - Chưa có văn bản chấp thuận chuyển đổi đất lúa của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt QHCT 1/500 trong tháng 10/2021 UBND huyện; Chủ đầu tư Phê duyệt ĐTM; dự án đầu tư trong tháng 11/2021 Chủ đầu tư Phê duyệt Phương án, tổ chức GPMB hoàn thành trong Quý IV/2021 Chủ đầu tư; UBND huyện Báo cáo Thủ tướng chủ trương chuyển đổi đất lúa trong Quý IV/2021 Sở Tài nguyên và Môi trường XII Huyện Đan Phượng 22 Cụm công nghiệp Song Phượng, huyện Đan Phượng Công ty CP đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Thăng Long Quý I/2022 - Đã phê duyệt QHCT 1/500; ĐTM; dự án đầu tư - Chưa tổ chức GPMB Phê duyệt Phương án; GPMB hoàn thành trong Quý IV/2021 Chủ đầu tư; UBND huyện Giao đất, cho thuê đất trong tháng 12/2021 Sở Xây dựng Cấp phép xây dựng Sở Xây dựng 23 Cụm công nghiệp Hồng Hà, huyện Đan Phượng CTCP xây dựng và dịch vụ thương mại Tuấn Quỳnh Quý I/2022 - Đã phê duyệt QHCT; ĐTM. - Chưa phê duyệt dự án. - Chưa GPMB Phê duyệt dự án trong tháng 11/2021 Chủ đầu tư Phê duyệt Phương án; Tổ chức GPMB trong Quý IV/2021 UBND huyện; Chủ đầu tư Giao đất, cho thuê đất trong tháng 12/2021 Sở Tài nguyên và Môi trường PHỤ LỤC 04: PHÂN CÔNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHỤC HỒI, PHÁT TRIỂN KINH TẾ THÍCH ỨNG AN TOÀN, LINH HOẠT, KIỂM SOÁT HIỆU QUẢ DỊCH COVID-19 (Kèm theo Kế hoạch số 246/KH-UBND ngày 01/11/2021 của UBND thành phố Hà Nội) TT Nội dung nhiệm vụ, giải pháp Cơ quan chủ trì Cơ quan phối hợp Tiến độ 1 Đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin mũi 2 trên địa bàn Thành phố đảm bảo lộ trình chuyển đổi trạng thái Nghiên cứu, tham mưu UBND Thành phố cơ chế hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh trong việc tự mua sinh phẩm, thiết bị xét nghiệm và tự thực hiện xét nghiệm Sở Y tế Sở, ngành, quận/huyện, cơ quan, đơn vị Quý IV/2021 2 Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, hướng dẫn, tạo điều kiện, khuyến khích doanh nghiệp nhập khẩu vắc xin; mua máy móc, trang thiết bị, vật tư y tế phòng, chống dịch, thuốc điều trị COVID-19; sản xuất vắc xin, thuốc điều trị COVID-19 trong nước Sở Y tế Sở, ngành, quận/huyện, cơ quan, đơn vị 2021-2022 3 - Xây dựng kế hoạch phục hồi và phát triển ngành công nghiệp, thương mại - Kế hoạch đảm bảo cung cầu hàng hóa thiết yếu; các giải pháp bình ổn giá, kiểm soát giá thị trường trên địa bàn Thành phố - Kế hoạch kích cầu tiêu dùng; Các chương trình xúc tiến thương mại thuộc lĩnh vực ngành Công Thương; Chương trình khuyến công quốc gia và khuyến công Thành phố - Xây dựng tiêu chí sản xuất, kinh doanh, xúc tiến thương mại thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong ngành Công Thương (trong cơ sở sản xuất công nghiệp; trong cụm công nghiệp; cơ sở sản xuất làng nghề; trong các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, cửa hàng tiện ích...) Sở Công Thương Sở, ngành, quận/ huyện, cơ quan, đơn vị Quý IV/2021 4 Hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh, cơ sở sản xuất nâng cao hoạt động quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất; sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguyên liệu, năng lượng giảm chi phí đầu vào; mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP, hàng hóa nội địa và xuất khẩu, kết nối chuỗi giá trị, vùng nguyên liệu, mở rộng kênh phân phối nội địa; Hỗ trợ kết nối cung cầu hàng hóa giữa các quận, huyện, thị xã và giữa Hà Nội với các địa phương; Triển khai các hoạt động liên kết vùng, tuần hàng sản phẩm, chuỗi kết nối sản xuất và tiêu dùng bền vững của các địa phương trên địa bàn Thành phố Sở Công Thương Sở, ngành, quận/huyện, cơ quan, đơn vị 2021-2022 5 - Xây dựng kế hoạch phục hồi và phát triển ngành công nghiệp xây dựng - Xây dựng tiêu chí thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong thi công các công trình xây dựng Sở Xây dựng Sở, ngành, quận/huyện, cơ quan, đơn vị Quý IV/2021 6 Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động vận tải đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố, đảm bảo lưu thông hàng hóa thông suốt, không đứt gãy chuỗi cung ứng Sở Giao thông vận tải Sở, ngành, quận/huyện, cơ quan, đơn vị Quý IV/2021 7 Tổ chức giao thông cho phương tiện vận tải hàng hóa lưu thông đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Tăng cường kiểm tra, giám sát việc kê khai, niêm yết giá và việc bán vé đúng giá niêm yết đối với các đơn vị kinh doanh vận tải Sở Giao thông vận tải Sở, ngành, quận/huyện, cơ quan, đơn vị 2021-2023 8 - Xây dựng phương án, kế hoạch phục hồi, phát triển ngành du lịch - Xây dựng tiêu chí thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong hoạt động du lịch - Kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ quản lý điều hành, nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ nguồn nhân lực du lịch nhằm tái cấu trúc, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong ngành du lịch và giữ chân lực lượng này trong điều kiện bị tác động bởi dịch COVID-19 - Đề xuất các chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh trong lĩnh vực du lịch chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố khắc phục các khó khăn, trở lại hoạt động - Tích cực triển khai các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch Thủ đô thông qua các hoạt động truyền thông, giới thiệu hình ảnh du lịch Thành phố trên các kênh truyền hình, truyền thông trong nước và quốc tế; tổ chức các sự kiện, lễ hội du lịch tầm cỡ, chuyên nghiệp, hiện đại, mang đậm bản sắc văn hóa Thủ đô. Sở Du lịch Sở, ngành, quận/huyện, cơ quan, đơn vị Quý IV/2021 9 Kế hoạch phục hồi và phát triển các hoạt động văn hóa, thể thao Xây dựng tiêu chí thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong hoạt động nghệ thuật, thể thao, vui chơi giải trí Sở Văn hóa và Thể thao Sở, ngành, quận/huyện, cơ quan, đơn vị Quý IV/2021 10 Kế hoạch phục hồi, phát triển ngành nông nghiệp (thu hoạch vụ Mùa hiệu quả; trồng hết diện tích vụ Đông-Xuân; đảm bảo công tác thủy lợi, tưới, tiêu, giống, phân bón; hoàn thành chỉ tiêu chăn nuôi gia súc, gia cầm; phòng chống thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi...) Xây dựng tiêu chí thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong hoạt động sản xuất nông nghiệp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sở, ngành, quận/huyện, cơ quan, đơn vị Quý IV/2021 11 Đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm nhất là dịp lễ, tết và tình hướng dẫn cách xã hội Thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp và sản phẩm OCOP hàng năm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sở Công Thương, các sở, ngành, quận/huyện, cơ quan, đơn vị 2021-2023 12 Rà soát, thống kê, đánh giá thực trạng và biến động nguồn cung lao động Có phần mềm cung cấp thông tin về thị trường lao động nhằm hỗ trợ thông tin và kết nối cung cầu lao động trên địa bàn Thành phố Giải pháp phát triển thị trường lao động và lực lượng lao động Sở Lao động Thương binh và Xã hội Sở, ngành, quận/huyện, cơ quan, đơn vị Thường xuyên 13 Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội theo các nghị quyết của Chính phủ: 68/NQ-CP ngày 01/7/2021, 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 Rà soát doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh đã và đang sử dụng chuyên gia, có yếu tố nước ngoài và tiếp nhận các khó khăn vướng mắc thủ tục để chuyên gia, người lao động nước ngoài được làm việc tại Việt Nam Xây dựng phương án hỗ trợ chuyên gia, người lao động nước ngoài vào làm việc tại Hà Nội Sở Lao động Thương binh và Xã hội Sở Ngoại vụ và các sở, ngành liên quan Thường xuyên 14 Xây dựng Kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề, tìm kiếm việc làm cho người lao động; hỗ trợ người lao động từ các địa phương khác trở về tìm kiếm việc làm; hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm lao động Kế hoạch tăng cường hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm, các sàn giao dịch việc làm Sở Lao động Thương binh và Xã hội Các sở, ngành liên quan Quý IV/2021 15 Triển khai Kế hoạch chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch bệnh; giải pháp công nghệ để hỗ trợ truy vết, kiểm soát dịch bệnh, hỗ trợ kiểm soát các hoạt động lưu thông hàng hóa Sở Thông tin và Truyền thông Sở, ngành, quận/huyện, cơ quan, đơn vị Quý IV/2021 16 Phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tiếp nhận, triển khai các nền tảng thống nhất theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương từ việc tiêm chủng, xét nghiệm, khai báo y tế, cấp luồng xanh, chứng chỉ xanh... Đẩy mạnh triển khai kết nối nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa tới 100% cấp huyện, cấp xã; triển khai sổ tay điện tử hướng dẫn ứng phó COVID-19 Sở Thông tin và Truyền thông Sở, ngành, quận/huyện, cơ quan, đơn vị Thường xuyên 17 Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, ứng dụng CNTT trong sản xuất kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ngành liên quan 2021-2023 18 Đẩy nhanh thực hiện hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo theo Quyết định số 4889/QĐ-UBND ngày 9/9/2019 của UBND Thành phố Đẩy nhanh thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 5742/QĐ-UBND ngày 29/12/2020 của UBND Thành phố Sở Kế hoạch và Đầu tư Sở KH và CN; Sở TTT và TTT và các sở, ngành liên quan Thường xuyên 19 Tham mưu các giải pháp đẩy nhanh thủ tục đầu tư dự án, tiến độ thi công, phấn đấu tỷ lệ giải ngân hàng năm đạt trên 95% kế hoạch vốn Sở Kế hoạch và Đầu tư Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã Thường xuyên 20 Tham mưu đảm bảo cân đối ngân sách và quản lý chặt chẽ chi ngân sách, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên. Sở Tài chính Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã Thường xuyên 21 Cân đối nguồn lực để hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, hộ dân cư phục hồi sản xuất kinh doanh; hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Sở Tài chính Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã Thường xuyên 22 Tham mưu các giải pháp kiểm soát di biến động dân số gắn với kiểm soát dịch bệnh COVID-19 Công an Thành phố Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã Thường xuyên .23 Tham mưu các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, thoái vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp thuộc Thành phố theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ Sở Tài chính Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã Thường xuyên 24 Tham mưu các giải pháp tiếp tục cải cách hành chính theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh; nâng cao các chỉ số PAPI, SIPAS Sở Nội vụ Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã Quý IV/2021 25 Đề xuất UBND Thành phố khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân liên quan việc thực hiện tốt các quy định về phòng chống dịch bệnh COVID-19 và phục hồi, phát triển sản xuất, dinh doanh Sở Nội vụ Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã Thường xuyên 26 Đảm bảo hoàn thành dự toán thu ngân sách nhà nước hàng năm hướng đến hoàn thành kế hoạch thu ngân sách 5 năm 2021-2025 Cục Thuế Thành phố Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã Thường xuyên 27 Nghiên cứu, tham mưu UBND Thành phố kiến nghị Thủ tướng Chính phủ các mức hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh nhằm đẩy mạnh phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh (tăng mức hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện “ba tại chỗ” cao hơn mức hỗ trợ hiện hành về thuế và đơn giản hóa các thủ tục hỗ trợ...) Cục Thuế Thành phố Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã Thường xuyên 28 Tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo các Nghị quyết của Chính phủ, Nghị quyết của HĐND Thành phố Cục Thuế Thành phố Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã 2021-2023 29 Tiếp tục hướng dẫn và đảm bảo giải quyết hồ sơ kịp thời của người nộp thuế lập hồ sơ thực hiện theo Nghị quyết 94/2019/QH14 ngày 26/11/2019 của Quốc hội về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước Cục Thuế Thành phố Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã 2021-2023 30 Hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020, Thông tư số 03/2021/TT-NHNN ngày 02/4/2021 và Thông tư 14/2021/TT-NHNN ngày 07/9/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2020/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Tiếp tục thực hiện Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp NH Nhà nước Chi nhánh Hà Nội Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã 2021-2023 31 Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi từ Quỹ đầu tư phát triển Thành phố. Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Hà Nội Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã Hằng năm 32 Nghiên cứu cơ chế sớm triển khai có hiệu quả Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV trên địa bàn Thành phố (theo quy định tại Nghị định 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ) Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Hà Nội Các Sở, ngành liên quan Quý IV/2021 33 Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách từ nguồn vốn Trung ương và Thành phố để hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 theo chỉ đạo của Chính phủ và UBND TP NH Chính sách xã hội Hà Nội Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã 2021 34 Tham mưu UBND Thành phố ban hành quy chế cho vay hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa, HTX, hộ kinh doanh từ nguồn vốn Ngân sách Thành phố ủy thác qua NH chính sách XH thành phố Hà Nội NH Chính sách xã hội Hà Nội Các Sở, ngành liên quan 2021 35 Triển khai gói tín dụng 1.000 tỷ đồng Ngân sách Thành phố bổ sung qua NH Chính sách XH cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, HTX, hộ kinh doanh, người lao động trên địa bàn để phục hồi, phát triển kinh tế, tạo việc làm NH Chính sách xã hội Hà Nội Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã 2021-2022 36 - Hướng dẫn triển khai thực hiện các chính sách về giảm mức đóng Bảo hiểm tai nạn bệnh nghề nghiệp theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 và giảm mức đóng Bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết số 166/NQ-CP ngày 24/9/2021 của Chính phủ - Thực hiện giải quyết, chi trả kịp thời, công khai, minh bạch chính sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết số 166/NQ-CP ngày 24/9/2021 của Chính phủ Bảo hiểm xã hội Thành phố Sở LĐ TB và XH, sở, ngành liên quan 2021 và các năm tiếp theo 37 Tham mưu chính sách, chương trình hỗ trợ giải quyết khó khăn mặt bằng cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh Hoàn thành kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất hàng năm Sở Tài nguyên và Môi trường Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã 2021 38 Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả quy trình kinh doanh, quy trình quản trị, sản xuất, quy trình công nghệ trong doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh Sở Khoa học và Công nghệ Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã 2021 39 Khẩn trương hoàn thiện, sớm trình UBND phê duyệt “Đề án Vườn ươm Công nghệ và Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo” và sớm đưa vào triển khai thực tiễn góp phần thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn Thành phố Sở Khoa học và Công nghệ Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã 2021 40 Tăng cường gặp gỡ các Hiệp hội, nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) nhằm chia sẻ, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn Trung tâm Xúc tiến ĐT TM DL Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã Thường xuyên 41 Hỗ trợ doanh nghiệp, HTX tham gia các Hội chợ, kênh thương mại trực tuyến trong và ngoài nước nhằm hỗ trợ tìm kiếm các nguồn cung nguyên vật liệu mới, thị trường mới nhằm khắc phục tình hình đứt gãy chuỗi cung ứng và thay thế các thị trường truyền thống bị ảnh hưởng không còn đáp ứng hợp đồng Trung tâm Xúc tiến ĐT TM DL Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã Thường xuyên 42 Tham mưu xây dựng Chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Thành phố trên nền tảng số trong bối cảnh đại dịch COVID-19 Trung tâm Xúc tiến ĐT TM DL Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã 2021 43 Chỉ đạo các doanh nghiệp trong KCN xây dựng, thực hiện Kế hoạch, phương án sản xuất thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Tham mưu các giải pháp phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN BQL các Khu công nghiệp và chế xuất Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã Quý IV/2021 44 Xây dựng Kế hoạch phục hồi các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn UBND các quận/huyện/thị xã Các Sở, ngành liên quan Quý IV/2021 45 Tổng hợp khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp để có đề xuất, kiến nghị kịp thời với cơ quan hữu quan tháo gỡ, giải quyết. Tuyên truyền, phổ biến, kịp thời các cơ chế, chính sách, các chương trình hỗ trợ của Chính phủ, Thành phố để các doanh nghiệp nắm bắt và thực hiện hiệu quả Các Hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Các Sở, ngành liên quan Thường xuyên 46 Tiếp tục hỗ trợ vay vốn cho các đối tượng hợp tác xã và thành viên hợp tác xã chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID - 19 từ Quỹ hỗ trợ phát triển HTX Liên minh HTX Thành phố Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã Thường xuyên 47 Hỗ trợ hợp tác xã tham gia các Hội chợ, kênh thương mại trực tuyến trong và ngoài nước nhằm hỗ trợ tìm kiếm các nguồn cung nguyên vật liệu mới, thị trường mới tiêu thụ sản phẩm hàng hóa Liên minh HTX Thành phố Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã Thường xuyên 48 Tổ chức chuỗi sự kiện quảng bá hình ảnh sản phẩm, thương hiệu của hợp tác xã tại Thành phố và các tỉnh thành trong nước; hội nghị, hội thảo, diễn đàn xuất khẩu, tọa đàm (trực tiếp và trực tuyến) về thông tin thị trường, ngành hàng và hội nhập kinh tế quốc tế nhằm hỗ trợ hợp tác xã cập nhật thông tin thị trường, chọn lọc sản phẩm Liên minh HTX Thành phố Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã Thường xuyên 49 Triển khai các chính sách hỗ trợ giảm giá tiền điện cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố theo Công văn 5411/BCT-ĐTĐL của Bộ Công thương về hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện (đợt 5) cho khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng COVID-19 và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công thương về hỗ trợ tiền điện cho sản xuất, kinh doanh chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã 2021 50 Hỗ trợ doanh nghiệp các thủ tục pháp lý, nhất là những vấn đề về đền bù hợp đồng, phá sản doanh nghiệp,... do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 Sở Tư pháp Công an Thành phố; Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Thường xuyên 1 Khoản 2, Điều 13 Nghị định 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV. 2 Khoản 1 Điều 22 Nghị định 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ về hướng dẫn một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV; Quyết định số 4889/QĐ-UBND ngày 9/9/2019 của UBND thành phố Hà Nội. 3 Khoản 6 Điều 22 Nghị định 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ về hướng dẫn một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV và Quyết định số 4889/QĐ-UBND ngày 9/9/2019 của UBND thành phố Hà Nội. 4 Nhiệm vụ 6: Đề án Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo (ban hành tại Quyết định số 4889/QĐ-UBND ngày 9/9/2019 của UBND thành phố Hà Nội; Khoản 2, 3 Điều 22 Nghị định 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ về hướng dẫn một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV 1 Khoản 1 Điều 22 Nghị định 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ về hướng dẫn một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV; Quyết định số 4889/QĐ-UBND ngày 9/9/2019 của UBND thành phố Hà Nội. 2 Khoản 6 Điều 22 Nghị định 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ về hướng dẫn một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV và Quyết định số 4889/QĐ-UBND ngày 9/9/2019 của UBND thành phố Hà Nội. 3 Nhiệm vụ 6: Đề án Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo (ban hành tại Quyết định số 4889/QĐ-UBND ngày 9/9/2019 của UBND thành phố Hà Nội; Khoản 2, 3 Điều 22 Nghị định 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ về hướng dẫn một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV 4 Khoản 2, Điều 13 Nghị định 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV.
{ "issuing_agency": "Thành phố Hà Nội", "promulgation_date": "01/11/2021", "sign_number": "246/KH-UBND", "signer": "Chu Ngọc Anh", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-46-2012-TT-BNNPTNT-sua-doi-Thong-tu-44-2009-TT-BNNPTNT-147937.aspx
Thông tư 46/2012/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 44/2009/TT-BNNPTNT
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 46/2012/TT-BNNPTNT Hà Nội, ngày 17 tháng 9 năm 2012 THÔNG TƯ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 44/2009/TT-BNNPTNT NGÀY 21/7/2009 CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NGUỒN HỖ TRỢ CỦA NƯỚC NGOÀI THUỘC PHẠM VI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢN LÝ Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ và Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; Căn cứ Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức; Căn cứ Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài; Căn cứ Thông tư số 108/2007/TT-BTC ngày 07/9/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); Căn cứ Thông tư số 40/2011/TT-BTC ngày 22/3/2011 và Thông tư số 107/2011/TT-BTC ngày 20/7/2011 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung một số điểm của Thông tư số 108/2007/TT-BTC ngày 07/9/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); Căn cứ Thông tư số 225/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước; Căn cứ Thông tư số 87/2010/TT-BTC ngày 15/6/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và xử lý tài sản của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước khi dự án kết thúc. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 44/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/7/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn quản lý tài chính nguồn hỗ trợ của nước ngoài thuộc phạm vi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý như sau: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 44/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/7/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn quản lý tài chính nguồn hỗ trợ của nước ngoài thuộc phạm vi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý. 1. Khoản 2 Điều 4 được sửa đổi như sau: “2. Ngoài các nội dung nêu trên, đối với các chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại có tính chất độc lập (không đi kèm với dự án vốn vay) còn phải thực hiện việc xác nhận viện trợ của Bộ Tài chính (Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại) theo quy định tại Thông tư số 225/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Thông tư này (nếu có)”. 2. Khoản 1 và 2 Điều 9 được sửa đổi như sau: “1. Xác nhận tiền, hàng viện trợ với Bộ Tài chính (Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại), báo cáo tình hình tiếp nhận và sử dụng viện trợ chỉ áp dụng đối với các chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại có tính chất độc lập. Mẫu Tờ khai và thời điểm xác nhận viện trợ được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 255/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thông tư này (nếu có). 2. Chậm nhất 15 ngày sau khi hết quý, chủ dự án gửi báo cáo thanh toán tạm ứng đối với các khoản viện trợ bằng tiền trong quý gửi Bộ (Vụ Tài chính) để tổng hợp gửi Bộ Tài chính.” 3. Khoản 1 Điều 10 được sửa đổi như sau: “1. Định mức chi tiêu trong trường hợp sử dụng nguồn vốn đối ứng trong nước và vốn vay thông qua các chương trình, dự án hợp tác với nước ngoài được áp dụng theo quy định tại Thông tư số 219/2009/TT-BTC ngày 19/11/2009 của Bộ Tài chính quy định một số định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án/chương trình sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), Thông tư số 192/2011/TT-BTC ngày 26/12/2011 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 219/2009/TT-BTC ngày 19/11/2009 của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Thông tư này (nếu có)”. 4. Khoản 5 Điều 12 được sửa đổi như sau: “5. Đối với các dự án viện trợ không hoàn lại: a) Hạch toán ngân sách đối với khoản viện trợ bằng hàng: Khi chủ dự án / đơn vị xác nhận viện trợ, Bộ Tài chính lập lệnh ghi thực thu ngân sách đồng thời ghi thực chi cho dự án / đơn vị. b) Hạch toán ngân sách đối với khoản viện trợ bằng tiền: - Căn cứ Tờ khai xác nhận viện trợ của dự án / đơn vị, Bộ Tài chính lập lệnh ghi thực thu ngân sách đồng thời ghi chi tạm ứng cho dự án / đơn vị. - Dự án / đơn vị thực hiện chi tiêu, định kỳ hàng quý lập báo cáo số liệu thanh toán tạm ứng gửi Bộ (qua Vụ Tài chính) để kiểm tra, tổng hợp đề nghị Bộ Tài chính thanh toán hoàn tạm ứng và ghi thực chi vốn viện trợ cho dự án / đơn vị”. 5. Bãi bỏ Điểm 2 Khoản 6 Điều 12. 6. Điều 13 được bổ sung khoản 3 như sau: “3. Đối với các chương trình, dự án viện trợ chấm dứt hoạt động hoặc có quyết định giải thể, sáp nhập trong năm ngân sách, giám đốc dự án và người phụ trách kế toán phải chịu trách nhiệm giải quyết các khoản thu, chi và hoàn thành việc báo cáo quyết toán chi viện trợ đến thời điểm chấm dứt hoạt động, giải thể, sáp nhập, mới được điều chuyển đi công tác khác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những sai phạm (nếu có) trong thời gian thực hiện nhiệm vụ”. 7. Điều 14 được bổ sung khoản 4 như sau: “4. Đối với các dự án do yêu cầu bắt buộc phải nộp chứng từ (bản gốc) cho Bên tài trợ, chủ dự án thực hiện sao chụp lại chứng từ kế toán theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước”. 8. Khoản 2 và 3 Điều 17 được sửa đổi như sau: “2. Đối với các dự án XDCB, quyết toán dự án năm thực hiện theo Thông tư số 210/2010/TT-BTC ngày 20/12/2010 của Bộ Tài chính về việc quy định việc quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước theo niên độ ngân sách hàng năm và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Thông tư này (nếu có)”. 3. Đối với các dự án HCSN, quyết toán dự án năm thực hiện theo Thông tư số 01/2007/TT-BTC, ngày 02/01/2007 của Bộ Tài chính, hướng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán hàng năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Thông tư này (nếu có)”. 9. Khoản 2 Điều 18 được sửa đổi như sau: “2. Báo cáo quyết toán vốn dự án đầu tư XDCB hoàn thành thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính Quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Thông tư này (nếu có)”. 10. Điều 21 được sửa đổi như sau: “Điều 21. Xử lý tài sản trong quá trình sử dụng và sau khi dự án kết thúc. Việc xử lý tài sản của các dự án khi dự án kết thúc thực hiện theo quy định tại Thông tư số 87/2010/TT-BTC ngày 15/6/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và xử lý tài sản của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước khi dự án kết thúc và Điều 15 Thông tư số 225/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Thông tư này (nếu có)”. 11. Điều 21a được bổ sung vào sau Điều 21 như sau: “Điều 21a. Xử lý kinh phí kết dư và chênh lệch tỷ giá khi kết thúc dự án: 1. Kinh phí kết dư là số tiền do Bên tài trợ chuyển cho phía Việt Nam để thanh toán cho những hoạt động dự án nhưng sau khi kết thúc dự án vẫn còn dư trên tài khoản tiếp nhận tiền viện trợ. Sau khi kết thúc dự án, nếu như không phải trả lại nhà tài trợ theo điều ước, thoả thuận quốc tế, số kinh phí kết dư trên được nộp về một tài khoản riêng của Bộ. 2. Chênh lệch tỷ giá giữa tỷ giá hạch toán trên sổ sách kế toán và tỷ giá thực tế phát sinh trong quá trình hạch toán, chuyển đổi số ngoại tệ viện trợ sang nội tệ, được hạch toán riêng và xử lý kết chuyển vào chi phí, hoặc thu nhập hoạt động dự án hàng năm. Sau khi kết thúc dự án, nếu không có thoả thuận xử lý cụ thể với Bên tài trợ, số tiền chênh lệch trên (chênh lệch dương) được nộp về một tài khoản riêng của Bộ. 3. Việc quản lý và sử dụng nguồn kinh phí kết dư được thực hiện như sau: a) Mở và sử dụng tại khoản: - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho Văn phòng Bộ mở một tại khoản riêng tại ngân hàng thương mại; sử dụng dấu của Văn phòng Bộ để phục vụ việc quản lý thu, nộp và sử dụng nguồn kinh phí kết dư. - Thông qua công tác thẩm tra quyết toán, kiểm tra tài chính (nếu có), các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án và các cơ quan, đơn vị tiếp nhận sử dụng viện trợ có trách nhiệm chuyển kinh phí kết dư theo thông báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Vụ Tài chính) vào tài khoản nêu trên trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được thông báo thu nộp. b) Tổ chức quản lý, quyền và trách nhiệm của các bên liên quan: - Văn phòng Bộ sử dụng nhân sự, bộ máy kế toán hiện có để quản lý, hạch toán, theo dõi, lập báo cáo phản ánh tình hình tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí kết dư do các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án và các cơ quan, đơn vị chuyển về tại khoản nêu trên theo quy định. - Vụ Tài chính chịu trách nhiệm thông báo thu nộp kinh phí kết dư gửi trực tiếp đến các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án và các cơ quan, đơn vị tiếp nhận, sử dụng viện trợ; đồng thời, cử Lãnh đạo, chuyên viên chuyên quản để chỉ đạo, phối hợp với Văn phòng Bộ theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra tình hình quản lý thu nộp và sử dụng nguồn kinh phí nêu trên. - Cán bộ của Văn phòng Bộ và Vụ Tài chính hoạt động kiêm nhiệm; tham gia quản lý nguồn kinh phí nêu trên được hưởng phụ cấp tương ứng với tỷ lệ thời gian kiêm nhiệm ghi trong quyết định cử người, phân công nhiệm vụ và được chi trả theo mức thực tế trên cơ sở cân đối nguồn thu kinh phí kết dư trong từng giai đoạn; thủ tục thanh toán tiền phụ cấp theo quy định hiện hành. c) Sử dụng nguồn kinh phí kết dư chuyển về tài khoản của Bộ cho những nội dung sau: - Chi tăng cường năng lực quản lý cho các chương trình/dự án thuộc Bộ, bao gồm mở các lớp đào tạo, tham dự và tổ chức các hội thảo; cử đi tập huấn, nâng cao trình độ, kỹ năng trong nước và nước ngoài; - Chi đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ quản lý, giám sát thực hiện các chương trình/dự án hỗ trợ của nước ngoài; - Chi hỗ trợ cho công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án viện trợ không hoàn lại hoàn thành (bao gồm chi tổ chức cuộc họp, tiền in ấn, phô tô tài liệu, văn phòng phẩm, dịch thuật, thù lao cho thành viên Hội đồng, Tổ thẩm tra phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành); - Chi công tác phí, tổ chức các chuyến công tác giám sát, đánh giá tiến độ triển khai thực hiện các chương trình/dự án hỗ trợ của nước ngoài; - Chi bồi dưỡng làm thêm (ngày, giờ); phụ cấp kiêm nhiệm cho cán bộ tham gia quản lý nguồn kinh phí; - Chi để thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo, ưu tiên của Bộ. d) Toàn bộ các khoản chi cho nội dung nêu trên từ nguồn kinh phí kết dư trước khi Văn phòng Bộ thực hiện giải ngân, thanh toán, chuyên viên phụ trách dự án phải lập dự toán chi tiết trình Vụ trưởng Vụ Tài chính phê duyệt trên cơ sở các hạng mục/nội dung trong dự toán tổng thể đã thỏa thuận với Bộ Tài chính (Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại). đ) Nguồn kinh phí kết dư nêu trên, cuối năm không sử dụng hết được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng. e) Định mức chi tiêu thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước. Trường hợp chưa có quy định cụ thể về đối tượng, tiêu chuẩn, định mức chi, Vụ Tài chính làm văn bản trình Bộ gửi Bộ Tài chính (Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại) để thỏa thuận, làm căn cứ quyết định. g) Kế toán và chế độ báo cáo: Văn phòng Bộ mở sổ kế toán và tổ chức hạch toán, kế toán để phản ánh tình hình tiếp nhận, sử dụng nguồn kinh phí nêu trên; hàng quý, năm, chịu trách nhiệm tổng hợp báo cáo tài chính, quyết toán thu, chi kinh phí kết dư cùng với báo cáo tài chính và quyết toán của đơn vị gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét, thẩm định, phê duyệt theo quy định hiện hành”. Điều 2. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2012. 2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ để hướng dẫn, phối hợp giải quyết./. Nơi nhận: - Các Thứ trưởng; - Văn phòng: Chính phủ, Quốc hội, Chủ tịch nước; - Kiểm toán Nhà nước; - Công báo; - Website Chính phủ; - Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp; - Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội; - Toà án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Các Bộ: TC, KH&ĐT; - Các Cục/Vụ thuộc Bộ; - Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; - Lưu: VT, TC. BỘ TRƯỞNG Cao Đức Phát
{ "issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn", "promulgation_date": "17/09/2012", "sign_number": "46/2012/TT-BNNPTNT", "signer": "Cao Đức Phát", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Chi-thi-07-CT-UBND-2015-quan-ly-do-thi-trat-tu-xay-dung-do-thi-Can-Tho-275942.aspx
Chỉ thị 07/CT-UBND 2015 quản lý đô thị trật tự xây dựng đô thị Cần Thơ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 07/CT-UBND Cần Thơ, ngày 12 tháng 5 năm 2015 CHỈ THỊ VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ Trong thời gian qua, công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị được thành phố xác định là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên của các cấp, các ngành. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng các công trình xây dựng không phép, sai phép, sai quy hoạch, không đảm bảo Quy chuẩn, Tiêu chuẩn xây dựng, không đúng thiết kế vẫn xảy ra phổ biến. Đặc biệt, tình trạng xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp, lấn chiếm vỉa hè, sông rạch hành lang an toàn giao thông đường bộ có chiều hướng gia tăng, làm ảnh hưởng môi trường, gây mất an toàn giao thông, mỹ quan đô thị. Để từng bước chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại nêu trên, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng đô thị; nâng cao vai trò, trách nhiệm trong việc chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành trong công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị, tăng cường công tác quản lý, lập lại trật tự, kỷ cương đô thị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị: 1. Sở Xây dựng a) Rà soát các văn bản quy định về công tác quản lý đầu tư xây dựng, quy hoạch đô thị, cấp phép xây dựng và xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành, điều chỉnh kịp thời, phù hợp với quy định và điều kiện thực tế của địa phương. b) Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xem xét trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, tổ chức, cá nhân được phân công, quản lý trật tự xây dựng đô thị để xảy ra vi phạm trên địa bàn mình quản lý. c) Tăng cường tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn đối với các công chức phụ trách quản lý trật tự xây dựng đô thị tại các quận, huyện; tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, tổ chức họp giao ban theo định kỳ, kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong công tác kiểm tra, xử lý và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định. d) Thường xuyên phối hợp với Ủy ban nhân dân quận, huyện trong công tác quản lý quy hoạch; kiểm tra, xử lý các công trình xây dựng sai quy hoạch. 2. Sở Tài nguyên và Môi trường Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng hướng dẫn Ủy ban nhân dân quận, huyện chỉ đạo các phòng chuyên môn và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong việc quản lý, sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất, xử phạt hoặc đề xuất xử lý các trường hợp lấn chiếm sử dụng đất trái phép, sử dụng đất không đúng mục đích. 3. Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân quận, huyện hướng dẫn việc quảng cáo ngoài trời gắn với các công trình, quản lý tuyến phố, lắp đặt, dựng, treo biển, băng rôn có nội dung tuyên truyền, quảng cáo phù hợp. Hướng dẫn và thực hiện thủ tục tiếp nhận hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo đối với bảng quảng cáo, băng rôn theo đúng quy định. 4. Sở Giao thông vận tải Chỉ đạo Thanh tra Giao thông phối hợp với Thanh tra Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân quận, huyện thường xuyên kiểm tra trật tự xây dựng đô thị; kiên quyết xử lý các trường hợp xây dựng vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ, hành lang bảo vệ đường thủy nội địa. 5. Sở Thông tin và truyền thông Có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn báo, đài địa phương, Đài Truyền thanh quận, huyện tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện pháp luật trật tự xây dựng đô thị; đưa tin kịp thời các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng đô thị. 6. Sở Tư pháp Chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân quận, huyện tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về công tác quản lý đô thị và trật tự xây dựng đô thị cho tổ chức, công dân nhằm nâng cao ý thức chấp hành các quy định pháp luật về quản lý đô thị và trật tự xây dựng đô thị. 7. Công an thành phố Chỉ đạo Công an quận, huyện, xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với lực lượng Thanh tra Sở Xây dựng, chính quyền địa phương thực hiện nghiêm các quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình; quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm của cấp có thẩm quyền theo quy định. 8. Ủy ban nhân dân quận, huyện a) Thực hiện nghiêm việc công bố, công khai các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị đã được phê duyệt, đặc biệt là các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị; đồng thời tổ chức cắm mốc giới tại thực địa theo quy định để mọi người dân, tổ chức và doanh nghiệp biết, thực hiện và giám sát việc thực hiện theo quy hoạch. b) Tổ chức rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định của địa phương về công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch, cấp phép xây dựng; đồng thời thực hiện công khai các thủ tục hành chính tại cơ sở về cấp giấy phép xây dựng cho các tổ chức, cá nhân phải bảo đảm đúng thời gian và quy định của pháp luật. c) Tổ chức triển khai thực hiện các quy định về quản lý, sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường ngoài mục đích giao thông trên các tuyến đường được phân công, phân cấp quản lý theo thẩm quyền. Ban hành các quy định về quảng cáo độc lập ngoài trời gắn với các công trình kiến trúc đô thị theo quy định của pháp luật về quảng cáo như: vị trí, cao độ, nội dung trên các tuyến đường phố trong đô thị và ngoài đô thị. d) Thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn kiểm tra tình hình trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn; ban hành kịp thời Quyết định đình chỉ thi công xây dựng đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định. đ) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý trật tự xây dựng đô thị, nâng cao ý thức cộng đồng về trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn. e) Thực hiện chế độ báo cáo quý về tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn vào ngày 05 của tháng cuối quý về Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố. 9. Các tổ chức, đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước và các dịch vụ khác liên quan đến công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị. Thực hiện nghiêm, đúng thời hạn theo yêu cầu trong Quyết định đình chỉ thi công xây dựng như: cắt điện, nước và các dịch vụ khác liên quan đến công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị phải thực hiện nghiêm chỉnh, đúng thời hạn các yêu cầu trong Quyết định cưỡng chế, phá dỡ của cấp có thẩm quyền. Chỉ thị này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Giao Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan, ban, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện Chỉ thị này./. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Võ Thị Hồng Ánh
{ "issuing_agency": "Thành phố Cần Thơ", "promulgation_date": "12/05/2015", "sign_number": "07/CT-UBND", "signer": "Võ Thị Hồng Ánh", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Chi-thi-19-CT-BGTVT-2014-quy-dinh-lao-dong-tien-luong-trong-doanh-nghiep-nha-nuoc-253750.aspx
Chỉ thị 19/CT-BGTVT 2014 quy định lao động tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 19/CT-BGTVT Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2014 CHỈ THỊ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THUỘC BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI Trong những năm qua, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy định về lao động và tiền lương phù hợp với tiến trình đổi mới kinh tế - xã hội của đất nước cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong từng giai đoạn. Năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 50/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, Nghị định số 51/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 quy định chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc, Kế toán trưởng trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 18/2013/TT-BLĐTBXH ngày 09/9/2013 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 50/2013/NĐ-CP và Thông tư số 19/2013/TT-BLĐTBXH ngày 09/9/2013 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 51/2013/NĐ-CP. Bên cạnh đó, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lao động và tiền lương. Tuy nhiên, việc thực hiện về công tác này của các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ còn nhiều lúng túng, một số doanh nghiệp còn chưa thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của Nhà nước về quản lý lao động, tiền lương; còn tuyển dụng lao động không theo kế hoạch và phương án đã được phê duyệt; tuyển dụng vượt quá nhu cầu sử dụng hoặc không đáp ứng được yêu cầu công việc; không công khai, minh bạch trong việc tuyển dụng lao động; sử dụng lao động, trả lương chưa gắn với vị trí, chức danh công việc dẫn đến năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp còn thấp; một số doanh nghiệp chưa trình Bộ xem xét, phê duyệt quỹ tiền lương thực hiện của viên chức quản lý năm 2013. Để nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về lao động và tiền lương, Nghị định số 69/2014/NĐ-CP ngày 15/7/2014 của Chính phủ về tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước, Văn bản số 3556/LĐTBXH-LĐTL ngày 26/9/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tăng cường quản lý lao động, tiền lương của các Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty Nhà nước, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Thủ trưởng các doanh nghiệp nhà nước, cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện ngay một số nội dung sau: 1. Đối với các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ a) Rà soát hệ thống định mức lao động làm căn cứ xây dựng kế hoạch lao động, tuyển dụng và sử dụng lao động theo đúng kế hoạch được duyệt. Rà soát, đánh giá việc thực hiện các quy chế tuyển dụng, sử dụng lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng của đơn vị. Trường hợp có nội dung không đúng quy định hoặc không phù hợp, phân công thẩm quyền, trách nhiệm trong việc tuyển dụng, sử dụng lao động chưa rõ thì phải sửa đổi, bổ sung quy chế kịp thời. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc việc công khai quy định tuyển dụng, ký hợp đồng lao động và thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động. b) Đánh giá tình hình thực hiện sử dụng lao động năm 2013 và năm 2014 theo kế hoạch đã được phê duyệt. Trong báo cáo đánh giá phải phân tích rõ ưu điểm, hạn chế trong việc tuyển dụng, sử dụng lao động; số lao động tuyển dụng mới trong năm so với kế hoạch (theo từng chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, phục vụ....); số lao động thiếu việc làm; số lao động phải đào tạo, đào tạo lại; số lao động phải chấm dứt hợp đồng do không bố trí được việc làm; nguyên nhân chủ quan, khách quan, trách nhiệm của từng cá nhân và các biện pháp đã khắc phục theo quy định tại Điều 3 và Điều 4 của Thông tư số 18/2013/TT-BLĐTBXH. c) Tiền lương của viên chức quản lý phải được xây dựng theo quy định tại Nghị định số 51/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ và Thông tư số 19/2013/TT-BLĐTBXH , trong đó: - Rà soát lại quỹ tiền lương thực hiện năm 2013 của viên chức quản lý đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật về tiền lương, đồng thời cũng phải đảm bảo tính hợp lý và hài hòa giữa tiền lương của viên chức quản lý với tiền lương của người lao động. Trường hợp tiền lương của viên chức quản lý cao, chênh lệch lớn về tiền lương giữa viên chức quản lý với người lao động thì phải điều chỉnh lại cho phù hợp; - Đối với các đơn vị chưa trình Bộ quỹ tiền lương, thù lao thực hiện năm 2013 của viên chức quản lý thì khẩn trương trình Bộ trước ngày 25/10/2014 để xem xét, phê duyệt; - Không được sử dụng quỹ tiền lương của người lao động để trả cho thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc, Kế toán trưởng. d) Kiện toàn bộ máy làm công tác lao động và tiền lương; lựa chọn, bố trí cán bộ có chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm trong công tác lao động và tiền lương để phụ trách và làm công tác này. đ) Kiểm tra toàn diện việc thực hiện các quy định của pháp luật về việc tuyển dụng, sử dụng lao động, xác định quỹ tiền lương, quỹ tiền thưởng và phân phối tiền lương, tiền thưởng tại các đơn vị và doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý giai đoạn từ năm 2013 đến nay. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện sai phạm thì nghiêm túc xử lý ngay theo quy định của Nhà nước; trường hợp vượt thẩm quyền phải báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp để xử lý theo quy định. e) Đề xuất, kiến nghị những vướng mắc về cơ chế, chính sách về lao động và tiền lương (nếu có). g) Báo cáo tình hình sử dụng lao động, xác định quỹ tiền lương, quỹ tiền thưởng và phân phối tiền lương, tiền thưởng năm 2013, kế hoạch năm 2014 và thực hiện 09 tháng đầu năm 2014 ở công ty mẹ và các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc thẩm quyền quản lý theo các biểu mẫu số 1, số 2 của Văn bản số 3556/LĐTBXH-LĐTL ngày 26/9/2014 (có gửi kèm theo) và các biểu mẫu kèm theo Thông tư số 18/2013/TT-BLĐTBXH , Thông tư số 19/2013/TT-BLĐTBXH. Đối với các trường hợp tuyển dụng lao động vượt kế hoạch được phê duyệt thì phải ghi rõ theo từng loại lao động và giải trình lý do vượt kế hoạch. Báo cáo gửi về Bộ Giao thông vận tải (qua Vụ Tổ chức cán bộ) trước ngày 05/11/2014 để tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 2. Đối với Kiểm soát viên a) Rà soát, kiểm tra các quy chế, quy trình tuyển dụng, sử dụng lao động, xác định quỹ tiền lương, quỹ tiền thưởng, phân phối tiền lương, tiền thưởng của đơn vị và báo cáo chủ sở hữu theo quy định tại Thông tư số 18/2013/TT-BLĐTBXH , Thông tư số 19/2013/TT-BLĐTBXH . b) Trường hợp phát hiện nội dung các quy chế, quy trình tuyển dụng, sử dụng lao động, xác định quỹ tiền lương, quỹ tiền thưởng và phân phối tiền lương, tiền thưởng không đúng quy định hoặc không phù hợp thì đề nghị Hội đồng thành viên, Chủ tịch của doanh nghiệp chỉ đạo sửa đổi, điều chỉnh, đồng thời báo cáo chủ sở hữu kịp thời xử lý. 3. Đối với các cơ quan tham mưu giúp việc Bộ trưởng, tổng cục, cục, đơn vị sự nghiệp có doanh nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ được giao a) Thực hiện việc rà soát lại các tiêu chuẩn, định mức kinh tế-kỹ thuật, việc phân bổ kinh phí theo nhiệm vụ được giao; đặc biệt là các định mức kinh tế-kỹ thuật tại các đơn vị công ích theo quy định của pháp luật; tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện theo quy định của pháp luật. b) Tăng cường việc giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động, xếp loại đối với doanh nghiệp; đánh giá kết quả hoạt động, xếp loại đối với Hội đồng thành viên, Ban Điều hành và Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; đánh giá đối với Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên chuyên ngành, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng trong việc quản lý, điều hành doanh nghiệp. c) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác lao động và tiền lương trong các doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ theo quy định của pháp luật. d) Các cơ quan báo chí trong Ngành tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành có liên quan về công tác lao động và tiền lương. 4. Bộ Giao thông vận tải sẽ phối hợp cùng với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra việc thực hiện tuyển dụng, sử dụng lao động, thực hiện chính sách tiền lương của các doanh nghiệp; khen thưởng đối với doanh nghiệp thực hiện tốt, đồng thời nhắc nhở, phê bình hoặc có hình thức xử lý, kỷ luật đối với các doanh nghiệp không chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về quản lý lao động, tuyển dụng, sử dụng lao động, thực hiện chế độ, chính sách tiền lương, thưởng. 5. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ trong việc thực hiện Chỉ thị này; tổng hợp các kiến nghị, đề xuất của các cơ quan, đơn vị về công tác lao động, tiền lương; tham mưu cho lãnh đạo Bộ có văn bản báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 15/11/2014. Yêu cầu các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ nghiêm túc thực hiện./. Nơi nhận: - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; - TT Nguyễn Hồng Trường (để c/đạo t/hiện); - Đảng ủy Bộ GTVT; - Công đoàn GTVT VN; - Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; - Kiểm soát viên các DN nhà nước thuộc Bộ; - Báo GT, Tạp chí GTVT; - Trang Thông tin điện tử Bộ GTVT; - Lưu: VT, TCCB (05b.Ng). BỘ TRƯỞNG Đinh La Thăng Tên chủ sở hữu ……. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ……………. Biểu mẫu số 1 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NĂM 2013 VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2014 (Kèm theo công văn số 3556/LĐTBXH-LĐTL ngày 26 tháng 9 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Đơn vị tính: người Chỉ tiêu Tình hình sử dụng lao động năm 2013 Tình hình sử dụng lao động năm 2014 Tổng số lao động kế hoạch Tổng số lao động thực tế có mặt ngày 01/01 Tổng số lao động giảm trong năm (3) Tổng số lao động tăng trong năm Tổng số lao động thực tế có mặt ngày 31/12 Lao động thực tế sử dụng bình quân Tổng số lao động kế hoạch Thực hiện 9 tháng Tổng số lao động thực tế có mặt ngày 01/01 Tổng số lao động thực tế có mặt ngày 30/9 Lao động thực tế sử dụng bình quân 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 I. Tổng số lao động: 1. Lao động quản lý (1) 2. Lao động chuyên môn, nghiệp vụ 3. Lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh 4. Lao động thừa hành, phục vụ II. Trình độ lao động (2): 1. Đại học trở lên 2. Cao đẳng 3. Trung học chuyên nghiệp 4. Sơ cấp 5. Công nhân kỹ thuật 6. Chưa qua đào tạo Ghi chú: (1) Bao gồm các Trưởng phòng (ban), Phó Trưởng phòng (ban) và tương đương theo cơ cấu tổ chức, điều lệ của công ty. Không bao gồm Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc, Kế toán trưởng. (2) Ghi theo bằng cấp cao nhất đạt được. (3) Số lao động thôi việc, mất việc, nghỉ hưu…… trong năm. Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ tên, chức vụ) ……, ngày…. tháng….. năm….. Thủ trưởng đơn vị (Ký tên, đóng dấu) Tên chủ sở hữu hoặc Tập đoàn, Tổng công ty Biểu mẫu số 2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NĂM 2013 VÀ NĂM 2014 (Kèm theo công văn số 3556/LĐTBXH-LĐTL ngày 26 tháng 9 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Đơn vị tính: người Số TT Tên công ty Năm 2013 Năm 2014 Kế hoạch (đến ngày 31/12/2013) Thực hiện (đến ngày 31/12/2013) Kế hoạch (đến ngày 31/12/2014) Thực hiện 9 tháng (đến ngày 30/9/2014) Tổng số lao động sử dụng Trong đó Tổng số lao động sử dụng Trong đó Tổng số lao động sử dụng Trong đó Tổng số lao động sử dụng Trong đó Số lao động cũ Số lao động tuyển mới Số lao động cũ Số lao động tuyển mới Số lao động cũ Số lao động tuyển mới Số lao động cũ Số lao động tuyển mới 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 1 Tổng công ty A - Công ty mẹ - Công ty con (1) 2 Tổng công ty B - Công ty mẹ - Công ty con 3 Tổng cộng Ghi chú: (1) Công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do công ty mẹ làm chủ sở hữu.
{ "issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải", "promulgation_date": "17/10/2014", "sign_number": "19/CT-BGTVT", "signer": "Đinh La Thăng", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Chi-thi-2196-CT-TTg-giai-phap-tang-cuong-quan-ly-thi-truong-bat-dong-san-132704.aspx
Chỉ thị 2196/CT-TTg giải pháp tăng cường quản lý thị trường bất động sản
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 2196/CT-TTg Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2011 CHỈ THỊ VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN Thị trường bất động sản nước ta trong thời gian vừa qua đã có bước phát triển quan trọng, nhiều dự án phát triển nhà ở, công trình dịch vụ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ đã được hình thành làm thay đổi bộ mặt đô thị, nâng cao điều kiện sống của các tầng lớp dân cư, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; từng bước đáp ứng nhu cầu về nhà ở của các tầng lớp nhân dân, góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Thị trường bất động sản đã thu hút đáng kể nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy các ngành sản xuất khác phát triển. Hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của thị trường bất động sản từng bước được hoàn thiện, cơ cấu tổ chức của thị trường được hình thành, đã có sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong công tác quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi, môi trường đầu tư thông thoáng để thị trường bất động sản phát triển. Bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động của thị trường bất động sản thời gian vừa qua đã bộc lộ những yếu kém, phát triển thiếu lành mạnh và không ổn định. Giá cả hàng hóa bất động sản, đặc biệt là giá nhà ở vẫn đứng ở mức cao, diễn biến phức tạp, nhất là tại các đô thị lớn; cơ cấu hàng hóa bất động sản nhà ở mất cân đối, thiếu hàng hóa có quy mô vừa và nhỏ, có giá cả phù hợp với đa số nhu cầu của người dân, đặc biệt thiếu loại hình nhà ở cho thuê; tình trạng đầu cơ, kích giá còn phổ biến; giao dịch bất động sản có chiều hướng giảm sút, nhất là trong quý III năm 2011. Việc huy động nguồn lực để triển khai các chương trình phát triển nhà ở xã hội phục vụ các đối tượng chính sách xã hội, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, công nhân lao động tại các khu công nghiệp còn hạn chế, vì vậy quỹ nhà ở xã hội có sự điều tiết của Nhà nước còn thiếu, gây khó khăn cho việc giải quyết nhà ở cho một bộ phận lớn dân cư đô thị. Tình trạng đầu tư xây dựng nhà ở thiếu căn cứ vào nhu cầu của thị trường, chưa có quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà ở. Tình trạng đầu tư tràn lan, tự phát hay các dự án chậm tiến độ còn diễn ra phổ biến, dẫn đến tình trạng phát triển không đồng bộ, thiếu kết nối hạ tầng, lãng phí tài nguyên đất đai và vốn đầu tư của xã hội. Hệ thống tài chính bất động sản chưa hoàn thiện, nguồn vốn cho thị trường bất động sản chủ yếu từ hệ thống ngân hàng và huy động của người dân, chưa có nguồn tín dụng trung và dài hạn để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong tạo lập nhà ở. Công tác cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng, bồi thường giải phóng mặt bằng, xác định giá đất, thu thuế trong giao dịch bất động sản, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất còn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, làm giảm khả năng thanh khoản của thị trường bất động sản. Nhằm khắc phục những yếu kém, tồn tại nêu trên, tạo điều kiện cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh và bền vững, yêu cầu phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý, kiểm soát thị trường bất động sản; nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương trong việc kiểm tra, thẩm định, cho phép đầu tư các dự án phát triển nhà ở, đầu tư kinh doanh bất động sản; thực hiện tái cơ cấu hàng hóa bất động sản cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, đồng thời, đẩy mạnh phát triển các loại hình nhà ở xã hội có sự tham gia, điều tiết của Nhà nước để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho các đối tượng có thu nhập thấp, khó khăn về nhà ở, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Để thực hiện được mục tiêu trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây: 1. Bộ Xây dựng: a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện hệ thống luật pháp về nhà ở và kinh doanh bất động sản theo hướng tăng cường vai trò, trách nhiệm của Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành Trung ương trong việc quản lý thống nhất về phát triển nhà ở và hoạt động kinh doanh bất động sản; xây dựng cơ chế, chính sách và hướng dẫn các địa phương thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về nhà ở, kinh doanh bất động sản, quản lý về cơ cấu hàng hóa bất động sản nhà ở (kể cả nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp ở đô thị); b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương trọng điểm có nhiều dự án đầu tư kinh doanh bất động sản, rà soát các dự án phát triển nhà ở đang triển khai, các dự án đã giao nhưng chậm triển khai để phân loại các dự án được tiếp tục triển khai, các dự án cần tạm dừng, các dự án cần điều chỉnh cơ cấu, loại hình nhà ở cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, phù hợp kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương; kiểm tra và yêu cầu chủ đầu tư các dự án phát triển nhà ở triển khai thực hiện nghiêm chỉnh quy định dành 20% diện tích đất xây dựng nhà ở đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật của dự án để xây dựng nhà ở xã hội; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả rà soát, kiểm tra trong quý I năm 2012; c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương xây dựng và chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển nhà ở hàng năm, năm năm và dài hạn, trong đó có chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội; xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế chính sách phù hợp, đồng thời chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh các chương trình xây dựng nhà ở sinh viên, nhà ở công nhân khu công nghiệp và nhà ở thu nhập thấp tại khu vực đô thị và các chương trình mục tiêu hỗ trợ nhà ở tại khu vực nông thôn như: Chương trình tôn nền vượt lũ và nhà ở vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2, Chương trình hỗ trợ về nhà ở cho các hộ nghèo khu vực nông thôn theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, Chương trình hỗ trợ nhà ở cho các vùng thường xuyên bị thiên tai, bão lụt; d) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng, trình Chính phủ trong quý I năm 2012 Đề án nhà ở cho thuê, trong đó chú trọng phát triển nhà ở xã hội để cho thuê và Đề án Quỹ tiết kiệm nhà ở; đ) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các địa phương xây dựng hệ thống số liệu thống kê về nhà ở, phục vụ cho công tác hoạch định chính sách và quản lý nhà nước về nhà ở và thị trường bất động sản. 2. Bộ Tài chính: a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các địa phương về phương pháp xác định giá đất sát giá thị trường trong điều kiện bình thường, theo hướng công khai, dễ xác định với thủ tục đơn giản để tạo sự chủ động, giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp; b) Chủ trì nghiên cứu và ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, để triển khai thực hiện ngay khi Luật có hiệu lực thi hành; nghiên cứu, đề xuất và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý II năm 2012 về thuế bất động sản nhằm hạn chế đầu cơ, sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai, bất động sản. c) Nghiên cứu, sửa đổi quy định về thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản cho phù hợp với tình hình thực tế; d) Nghiên cứu trình Chính phủ trong quý I năm 2012 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, trong đó điều chỉnh mô hình quỹ đầu tư bất động sản nhằm hỗ trợ vốn cho thị trường thông qua kênh thị trường chứng khoán. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường: a) Chỉ đạo, đôn đốc các địa phương đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất tại khu vực đô thị; kiểm tra, xử lý các vi phạm của chủ đầu tư và của cơ quan quản lý có liên quan trong trường hợp giải quyết chậm quá thời hạn quy định hoặc gây phiền hà cho người dân trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; b) Chủ trì nghiên cứu và ban hành văn bản hướng dẫn cơ quan tài nguyên và môi trường địa phương về việc xác định diện tích đất sử dụng không đúng mục đích, diện tích đất lấn chiếm và diện tích đất chưa sử dụng theo đúng quy định, làm căn cứ tính thuế và triển khai thực hiện ngay khi Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có hiệu lực thi hành. 4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đầu tư đối với các dự án kinh doanh bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài. 5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: a) Tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ, bảo đảm tín dụng bất động sản có tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng hợp lý, an toàn, phù hợp với chính sách điều hành tín dụng chung. Trước mắt, giảm tăng trưởng và tỷ trọng tín dụng bất động sản với lộ trình hợp lý, tránh gây sốc, đồng thời áp dụng các biện pháp tăng tính thanh khoản, tránh đóng băng thị trường, tác động xấu lan truyền đến hệ thống các tổ chức tín dụng và đời sống xã hội; b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng nghiên cứu để có hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện chính sách tín dụng phù hợp với tiến trình tái cơ cấu thị trường bất động sản; chỉ đạo các tổ chức tín dụng bố trí nguồn vốn để cho vay đầu tư các dự án phát triển nhà ở để bán, cho thuê phục vụ đối tượng thu nhập thấp, công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; cho các đối tượng có nhu cầu thực sự vay mua nhà để ở; trước mắt hạn chế cho vay bồi thường, giải phóng mặt bằng, các dự án khởi công mới, các dự án bất động sản cao cấp; giám sát chặt chẽ để hạn chế việc cho các cá nhân vay kinh doanh bất động sản; c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các địa phương rà soát, tiếp tục cho vay đối với các dự án bất động sản sẽ hoàn thành và có khả năng bán, thu hồi vốn đầu tư trong năm 2012; d) Tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình cấp tín dụng bất động sản của các tổ chức tín dụng, phát hiện và xử lý kịp thời các khoản nợ quá hạn, ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. 6. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: a) Rà soát, kiểm tra các dự án phát triển nhà ở, trên địa bàn, có biện pháp bảo đảm các dự án được triển khai đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; không cho phép triển khai các dự án không tuân thủ pháp luật về nhà ở, kinh doanh bất động sản, không phù hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương và không có đủ điều kiện hạ tầng để đáp ứng nhu cầu tối thiểu về dịch vụ đô thị; kiên quyết thu hồi hoặc dừng các dự án chậm triển khai, đã giao đất nhưng không sử dụng quá thời gian quy định của pháp luật. b) Tùy theo tình hình và điều kiện của các địa phương, cho phép chuyển đổi các dự án nhà ở thương mại sang phục vụ cho mục đích tái định cư và các loại hình nhà ở xã hội để cho thuê giá rẻ nếu phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển các loại hình nhà ở này của địa phương; cho phép điều chỉnh cơ cấu sản phẩm của từng dự án nhà ở thương mại, nhà ở thu nhập thấp cho phù hợp với nhu cầu của thị trường; c) Xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở hàng năm, năm năm và dài hạn, trong đó có chỉ tiêu cụ thể về phát triển nhà ở xã hội và dành nguồn lực thích đáng của địa phương, tạo điều kiện thu hút sự tham gia các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân, đồng thời áp dụng các phương thức thực hiện linh hoạt như: Đầu tư trực tiếp, đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT), mua nhà ở, để đáp ứng nhu cầu về nhà ở tái định cư, nhà ở xã hội cho thuê tại khu vực đô thị; tiếp tục thực hiện các chương trình mục tiêu hỗ trợ nhà ở tại khu vực nông thôn đang triển khai; d) Tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai, đầu tư, phát triển nhà ở, kinh doanh bất động sản, kịp thời xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật, kể cả thu hồi giấy phép kinh doanh và dự án đầu tư hoặc đề nghị các cơ quan chức năng truy cứu trách nhiệm hình sự, cũng như tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân; đ) Tăng cường công tác quản lý hoạt động của thị trường, của các sàn giao dịch bất động sản, bảo đảm yêu cầu về tính công khai, minh bạch của thị trường bất động sản. 7. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan truyền thông tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền kịp thời, chính xác và đúng tình hình thị trường để tạo sự đồng thuận và ổn định tâm lý của các tổ chức kinh tế, người dân đối với các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực bất động sản. 8. Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ đã giao cho các Bộ, ngành và địa phương tại Chỉ thị này. 9. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức quán triệt và thi hành nghiêm chỉnh Chỉ thị này. 10. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị này, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ngân hàng Chính sách Xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan TW của các đoàn thể; - Các thành viên BCĐ TW về CS nhà ở và Thị trường bất động sản; - Văn phòng thường trực BCĐ TW về CS nhà ở và Thị trường bất động sản; - VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, KTN (5b). THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng
{ "issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ", "promulgation_date": "06/12/2011", "sign_number": "2196/CT-TTg", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-103-KH-UBND-2019-phong-chay-chua-chay-cuu-ho-cuu-nan-Thanh-pho-Ha-Noi-423762.aspx
Kế hoạch 103/KH-UBND 2019 phòng cháy chữa cháy cứu hộ cứu nạn Thành phố Hà Nội
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 103/KH-UBND Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2019 KẾ HOẠCH TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI CÁC KHU DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Thực hiện Chỉ thị số 32/CT-TTg, ngày 05/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư, để làm tốt công tác phòng ngừa, ngăn chặn tình hình cháy, nổ xảy ra tại các khu dân cư trên địa bàn Thành phố, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Thực hiện có hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) đối với khu dân cư, hộ gia đình; Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia PCCC&CNCH; Nâng cao nhận thức, ý thức của người dân về phòng, chống cháy, nổ để phòng ngừa, ngăn chặn và hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy, nổ gây ra. 2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, kỹ năng PCCC&CNCH sâu rộng, hiệu quả, tạo được ý thức thường trực về PCCC&CNCH trong nhân dân. 3. Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra an toàn PCCC&CNCH, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, nhất là tại các nhà chuyển đổi công năng vừa ở, vừa sản xuất, kinh doanh, làm kho tàng hoặc cho thuê trọ... nhưng không đảm bảo các điều kiện về PCCC&CNCH. 4. Tham mưu Chính phủ, các Bộ, ngành bổ sung, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC&CNCH đối với loại hình nhà ở đơn lẻ, liên kế, khu dân cư còn thiếu, chưa đồng bộ. 5. Bố trí nguồn kinh phí trong dự toán ngân sách hàng năm để đảm bảo cho công tác PCCC&CNCH tại địa phương; Quan tâm đầu tư, trang bị và chuẩn bị tốt lực lượng, phương tiện chữa cháy và CNCH theo đúng nguyên tắc “bốn tại chỗ” (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ, chỉ huy tại chỗ); Xây dựng lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH tinh nhuệ, chuyên nghiệp, từng bước hiện đại; Củng cố, xây dựng, duy trì hoạt động của lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC&CNCH cơ sở, lực lượng PCCC&CNCH chuyên ngành đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay. II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 1. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố về tăng cường, đảm bảo công tác an toàn PCCC trên địa bàn Thành phố, trọng tâm: Kế hoạch số 174-KH/TU ngày 28/9/2015 của Thành ủy Hà Nội và Kế hoạch số 66/KH-UBND ngày 04/4/2016 của UBND Thành phố về “Thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy, Quyết định số 1635/QĐ-TTg ngày 22/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng”; Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 31/10/2018 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về việc “Nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân trong công tác PCCC&CNCH trên địa bàn thành phố Hà Nội”; Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐND, ngày 04/7/2017 của HĐND Thành phố “Quy định việc xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn Thành phố được đưa vào sử dụng trước khi Luật PCCC số 27/2001/QH10 có hiệu lực”. 2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCC&CNCH cho người dân để từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm tham gia công tác PCCC&CNCH; Thực hiện nghiêm quy chế dân chủ theo đúng phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong công tác PCCC&CNCH; Gắn phong trào “Toàn dân PCCC” với phong trào “Xây dựng khu dân cư, gia đình văn hóa”; Nhân rộng điển hình tiên tiến, kịp thời khen thưởng những tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác PCCC&CNCH; Hướng dẫn các phường, xã, thị trấn, khu phố, tổ, cụm dân cư xây dựng các quy ước, quy chế, quy định về công tác PCCC&CNCH đảm bảo theo đúng pháp luật, phù hợp với tình hình, đặc điểm của từng địa phương, mục tiêu là mọi người, mọi nhà đều biết, ngăn ngừa nguy cơ cháy, nổ, tai nạn và có thể tham gia phục vụ PCCC& CNCH cho chính mình, gia đình và cộng đồng. 3. Nghiên cứu ban hành: (1) Quy định, biện pháp xử lý đối với các nhà chuyển đổi công năng vừa ở, vừa sản xuất, kinh doanh, làm kho tàng, thu mua phế liệu... không đảm bảo các điều kiện về kinh doanh, ô nhiễm môi trường và an toàn PCCC&CNCH; (2) Quy định về chế độ phụ cấp, trang bị phương tiện chữa cháy, CNCH cho lực lượng dân phòng theo quy định của pháp luật; (3) Quy định về công tác phối hợp giữa lực lượng bảo vệ dân phố, dân quân tự vệ, dân phòng... trong đảm bảo an toàn về PCCC&CNCH tại địa bàn. 4. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về PCCC&CNCH của các cấp chính quyền; Duy trì và thực hiện tốt công tác điều tra cơ bản, nắm tình hình, triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế các vụ cháy, nổ lớn, nhất là ở các khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao1; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện và có biện pháp giải quyết, khắc phục kịp thời sơ hở, bất cập trong công tác PCCC&CNCH nhằm phòng ngừa, ngăn chặn triệt để các nguyên nhân, điều kiện dẫn đến cháy, nổ trong khu dân cư. 5. Rà soát công tác quy hoạch khu dân cư, quy hoạch chỉnh trang đô thị, quy hoạch giải tỏa để có biện pháp hạn chế nguy cơ cháy, nổ; Phát triển hệ thống hạ tầng, các điều kiện về giao thông, nguồn nước phục vụ công tác chữa cháy, CNCH. Tích cực vận động nhân dân tự nguyện di rời các cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ có nguy hiểm cháy, nổ cao ra khỏi khu dân cư và đầu tư, mua sắm thiết bị, phương tiện chữa cháy, CNCH tại chỗ. 6. Rà soát quy hoạch đối với các làng nghề truyền thống hướng tới mục tiêu mỗi làng nghề, mỗi gia đình, hộ kinh doanh sản xuất đạt tiêu chuẩn về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường. 7. Tổ chức cho 100% khu dân cư thực tập phương án chữa cháy, CNCH có sử dụng lực lượng chữa cháy tại chỗ định kỳ hàng năm. Đối với những khu dân cư có nguy hiểm cháy, nổ cao phải tổ chức thực tập phương án chữa cháy, CNCH có huy động nhiều lực lượng, phương tiện ít nhất 01 lần/năm. III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ 1. Công an Thành phố a) Là Cơ quan Thường trực, tham mưu giúp UBND Thành phố tổ chức thực hiện các quy định về PCCC&CNCH trên địa bàn Thành phố: (1) Phối hợp Văn phòng UBND Thành phố tiếp tục theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch trọng tâm của Thành phố liên quan đến công tác PCCC&CNCH tại khu dân cư trong năm 2019 và những năm tiếp theo; (2) Tham mưu UBND Thành phố ban hành: Quy định về chế độ phụ cấp, trang bị phương tiện chữa cháy, CNCH cho lực lượng dân phòng theo quy định của pháp luật; Quy định về công tác phối hợp giữa lực lượng bảo vệ dân phố, dân quân tự vệ, dân phòng... trong đảm bảo an toàn về PCCC&CNCH tại địa bàn; (3) Phối hợp với các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã đề xuất UBND Thành phố có phương án, vận động, di dời những cơ sở sản xuất, kho hàng hóa có nguy cơ cháy, nổ cao ra khỏi khu dân cư; (4) Tham mưu UBND Thành phố báo cáo Chính phủ, các Bộ, ban, ngành nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về PCCC&CNCH2. b) Phối hợp với các cơ quan báo chí, thông tin truyền thông tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về PCCC&CNCH; Đổi mới phương pháp tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp PCCC&CNCH bằng nhiều hình thức phù hợp với thực tế từng địa bàn, khu dân cư; Tăng cường hướng dẫn các kỹ năng thoát hiểm, thoát nạn cho người dân khi có cháy, nổ, tai nạn, sự cố xảy ra, nhất là các khu dân cư, chung cư lâu năm tồn tại nhiều nguy cơ cháy, nổ, sập, đổ; Công khai thông tin về những cơ sở không đảm bảo an toàn về PCCC&CNCH, đồng thời biểu dương những tấm gương người tốt, việc tốt trong công tác PCCC&CNCH; Chỉ đạo các đơn vị Công an cấp xã tổ chức hướng dẫn các phường, xã, thị trấn, khu phố, tổ, cụm dân cư xây dựng các quy ước, quy chế, quy định về công tác PCCC&CNCH đảm bảo theo đúng pháp luật, phù hợp với tình hình, đặc điểm của từng địa phương. c) Thường xuyên duy trì và thực hiện tốt công tác điều tra cơ bản, nắm tình hình, đảm bảo 100% khu dân cư và làng nghề trên địa bàn Thành phố được lập hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC&CNCH; Lập danh sách cơ sở trọng điểm, khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao; Tham mưu UBND Thành phố tổ chức tổng kết thực hiện Kế hoạch số 209/KH-UBND ngày 18/9/2017 về “Kiểm tra, rà soát, nâng cao hiệu quả công tác PCCC đối với nhà ở hộ gia đình; nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cơ sở sản xuất, kho hàng hóa xen kẽ trong khu dân cư” trong năm 2019; d) Tăng cường công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; vận động thu hồi vũ khí, vật liệu nổ trong nhân dân; Quản lý chặt chẽ các điều kiện an toàn về PCCC&CNCH các cơ sở kinh doanh phế liệu liên quan đến vũ khí, vật liệu nổ trong khu dân cư; Tổ chức kiểm tra đối với các cơ sở và hướng dẫn công tác tự kiểm tra an toàn PCCC&CNCH tại khu dân cư đảm bảo đủ số lần, số lượt theo quy định3; Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. e) Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ PCCC&CNCH cho lực lượng PCCC cơ sở, dân phòng và các đối tượng khác theo quy định; Tổ chức thực tập phương án chữa cháy, CNCH có sử dụng lực lượng chữa cháy tại chỗ hàng năm và thực tập phương án chữa cháy, CNCH có nhiều lực lượng tham gia phối hợp đối với các khu dân cư có nguy hiểm cháy, nổ cao. f) Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, học tập, đào tạo, coi trọng công tác hợp tác quốc tế và xã hội hóa về PCCC&CNCH; Tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng và triển khai hệ thống cảnh báo cháy nhanh tại các khu vực trọng điểm để xử lý nhanh, kịp thời khi có sự cố cháy, nổ xảy ra. g) Thực hiện nhiệm vụ là cơ quan thường trực về công tác PCCC&CNCH trên địa bàn Thành phố; Bảo đảm sẵn sàng về lực lượng, phương tiện, tổ chức thường trực 24/24 giờ để tiếp nhận, xử lý thông tin về chữa cháy, CNCH; Xây dựng, tổ chức học tập, tập luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về chữa cháy, CNCH; Chủ động có kế hoạch tổ chức thực tập các phương án chữa cháy, CNCH huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia; Tổ chức chữa cháy và CNCH kịp thời các vụ cháy, tai nạn xảy ra, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản. h) Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND Thành phố hàng năm phân bổ kinh phí cho lực lượng PCCC cơ sở, lực lượng dân phòng từ nguồn ngân sách dành cho quốc phòng, an ninh của Thành phố theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC; Nghiên cứu đề xuất Bộ Công an, UBND Thành phố trang bị phương tiện, trang phục chữa cháy và CNCH cho lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH từ nguồn ngân sách, kết hợp vận động từ nguồn xã hội hóa bảo đảm phù hợp với yêu cầu thực tiễn công tác chữa cháy, CNCH và an toàn cho cán bộ, chiến sỹ khi thực hiện nhiệm vụ. 2. Sở Xây dựng a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu UBND Thành phố ban hành Quy định, biện pháp xử lý đối với các nhà chuyển đổi công năng vừa ở, vừa sản xuất, kinh doanh, làm kho tàng, thu mua phế liệu... không đảm bảo các điều kiện về cấp phép xây dựng, đăng ký kinh doanh, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn vệ sinh lao động, an toàn PCCC&CNCH và các điều kiện khác. b) Thường xuyên kiểm tra, rà soát tổ chức duy tu, sửa chữa kịp thời thường xuyên hệ thống trụ nước chữa cháy, các bể chứa, hố thu, bến lấy nước tại các khu dân cư, khu đô thị đảm bảo đáp ứng yêu cầu cấp nước chữa cháy theo quy định. c) Tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện quy định về công tác cấp phép xây dựng và giám sát việc chấp hành của các cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC hoặc thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về PCCC và đảm bảo các điều kiện về PCCC&CNCH trước khi xây dựng và đưa vào hoạt động. d) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các dự án, công trình xây dựng theo quy định; Phối hợp chặt chẽ với Công an Thành phố trong việc thẩm định, cấp Giấy phép xây dựng đối với các dự án, công trình xây dựng đảm bảo theo quy định về PCCC&CNCH. 3. Sở Quy hoạch Kiến trúc Tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo rà soát khu dân cư, quy hoạch chỉnh trang đô thị, quy hoạch giải tỏa để có biện pháp hạn chế nguy cơ cháy, nổ. Chủ động lồng ghép các nội dung tăng cường PCCC&CNCH trong quá trình góp ý, thẩm định các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư có liên quan đến quy hoạch các khu dân cư, chỉnh trang đô thị. 4. Sở Thông tin và Truyền thông Hướng dẫn, đề nghị cơ quan báo chí Hà Nội, các báo Trung ương ký Chương trình phối hợp công tác với UBND Thành phố, hệ thống thông tin cơ sở tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về PCCC&CNCH cho người dân, trong đó chú trọng xây dựng nội dung tuyên truyền về công tác PCCC&CNCH tại các khu dân cư, công khai các cơ sở tồn tại, vi phạm về an toàn PCCC&CNCH trên các phương tiện thông tin đại chúng. 5. Sở Giáo dục và Đào tạo Phối hợp với Công an Thành phố nghiên cứu xây dựng nội dung, thời lượng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về PCCC&CNCH để lồng ghép vào các hoạt động giáo dục trong nhà trường phù hợp với từng cấp học, bậc học; Chỉ đạo các cơ sở giáo dục, trường học thường xuyên phối hợp với lực lượng Công an địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền về PCCC& CNCH trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên trong các nhà trường; Định kỳ tổ chức các hoạt động thực hành diễn tập để hình thành kỹ năng ứng phó các tình huống cháy, nổ, tai nạn, sự cố cho học sinh, sinh viên. 6. Sở Công thương Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh, bán lẻ, tàng trữ, sử dụng các loại chất hàng có đặc tính nguy hiểm cháy nổ trong khu dân cư để chủ động phòng ngừa cháy, nổ. Kiên quyết tạm đình chỉ, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động các trường hợp không đảm bảo điều kiện an toàn về PCCC&CNCH. 7. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội a) Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành liên quan tổ chức kiểm tra năng lực các tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng các thiết bị hàn, cắt kim loại; Xử lý nghiêm các trường hợp không đảm bảo yêu cầu, đình chỉ hoạt động đối với tổ chức, cá nhân khi phát hiện có nguy cơ gây mất an toàn về PCCC&CNCH; Xây dựng chương trình hỗ trợ, hướng dẫn người lao động khu vực phi chính thức sử dụng thiết bị, công cụ lao động có nguy cơ gây cháy nổ. b) Nghiên cứu bổ sung nội dung kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ về PCCC&CNCH lồng ghép vào chương trình giảng dạy, hoạt động thực tế, thực hành trong đào tạo nghề ở tất cả các cấp, bậc học tại các trường, cơ sở dạy nghề do đơn vị quản lý. 8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành liên quan nghiên cứu, tham mưu UBND Thành phố đề xuất Chính phủ bổ sung tiêu chí bảo đảm các điều kiện an toàn về PCCC&CNCH là một trong các nội dung thuộc bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới. 9. Sở Văn hóa và Thể thao Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc UBND các quận, huyện tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa; Chú trọng làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý đối với các cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke, quán bar không đủ điều kiện về PCCC theo quy định. 10. Sở Giao thông vận tải Tổ chức khảo sát, lập quy hoạch hệ thống mạng lưới giao thông của Thành phố; tiếp tục tổ chức kiểm tra, xử lý, giải tỏa ngay các công trình, vật kiến trúc, cọc, bục, barie... không phù hợp cản trở công tác chữa cháy, CNCH trên các tuyến phố, các đường nội đô, ngoại đô của Thành phố. Đẩy mạnh công tác quản lý về đảm bảo an toàn PCCC&CNCH đối với các phương tiện giao thông vận tải, nâng cao chất lượng đăng kiểm các phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy. 11. Sở Tài chính a) Trên cơ sở đề xuất của Công an TP Hà Nội, tiến hành thẩm định, trình UBND thành phố báo cáo HĐND Thành phố quyết định giao dự toán chi ngân sách cho Công an Thành phố phục vụ công tác PCCC&CNCH theo quy định của pháp luật; hướng dẫn đơn vị sử dụng ngân sách đảm bảo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện. b) Tham mưu UBND Thành phố cân đối, đảm bảo các nguồn kinh phí phục vụ kịp thời nhiệm vụ đột xuất hoặc theo sự chỉ đạo của UBND Thành phố các nhiệm vụ công tác PCCC&CNCH trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2019. 12. Tổng Công ty Điện lực Thành phố a) Thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn trong quản lý hệ thống điện, mạng lưới điện của Thành phố. Tăng cường công tác PCCC trong vận hành, khai thác hệ thống lưới điện Thành phố, kịp thời xử lý các vụ cháy, nổ, sự cố điện. b) Quản lý chặt chẽ việc sử dụng điện của các cơ sở sản xuất, kinh doanh xen kẽ trong khu dân cư, hộ gia đình và đặc biệt là các khu dân cư, nhà chung cư cũ có nguy hiểm về cháy, nổ trên địa bàn Thành phố. c) Phối hợp với Công an Thành phố xử lý có hiệu quả các vụ cháy, nổ và CNCH liên quan đến hệ thống điện tại các cơ sở, địa bàn. 13. Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình cấp nước, thoát nước và môi trường Thành phố Chủ trì, phối hợp Công an Thành phố khảo sát lập đề án đầu tư phát triển nguồn nước chữa cháy của Thành phố, ưu tiên lắp đặt các trụ nước chữa cháy trên các tuyến phố thuộc các khu dân cư, khu đô thị; Xây dựng các bến lấy nước, hố ga thu nước tại các hồ chứa nước trữ lượng lớn (theo Thông báo số 97/TB-UBND ngày 28/01/2019 của UBND Thành phố). 14. Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình văn hóa - xã hội Thành phố Tiếp tục thực hiện và hoàn thành dự án sửa chữa, cải tạo, nâng cấp hệ thống PCCC đối với các nhà chung cư tái định cư do Nhà nước xây dựng trên địa bàn Thành phố (theo Văn bản số 1327/UBND-ĐT ngày 30/3/2018 của UBND Thành phố). 15. Các sở, ban, ngành khác Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ chủ động phối hợp với Công an Thành phố đẩy mạnh việc thực hiện công tác PCCC&CNCH thuộc lĩnh vực quản lý; Có phương án huy động lực lượng, phương tiện tham gia xử lý các tình huống, thảm họa cháy, tai nạn nghiêm trọng xảy ra khi có yêu cầu. 16. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các đoàn thể chính trị - xã hội a) Phối hợp Công an Thành phố đẩy mạnh phong trào “Toàn dân tham gia PCCC” gắn với phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; Chỉ đạo các tổ chức trực thuộc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCC&CNCH cho các thành viên, hội viên và quần chúng nhân dân; Gắn thực hiện các quy định PCCC&CNCH với nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. b) Phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC&CNCH, hiệu quả hoạt động của các cấp ủy Đảng, các cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao; Biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác PCCC&CNCH. 17. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã Tổ chức triển khai thực hiện ngay những giải pháp, biện pháp bảo đảm an toàn về PCCC&CNCH, chịu trách nhiệm khi để xảy ra cháy, nổ trên địa bàn quản lý và tập trung thực hiện các nội dung trọng tâm sau: a) Tổ chức lồng ghép, cụ thể hóa các nội dung trong Chỉ thị số 32/CT-TTg với các quy định của pháp luật; Chỉ đạo của Thành ủy; UBND Thành phố ở địa phương vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và quán triệt các đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện nghiêm túc; Coi công tác PCCC&CNCH là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của địa phương. b) Đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành thực hiện Kế hoạch số 209/KH-UBND ngày 18/9/2017 về “Kiểm tra, rà soát, nâng cao hiệu quả công tác PCCC đối với nhà ở hộ gia đình; nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cơ sở sản xuất, kho hàng hóa xen kẽ trong khu dân cư” trong năm 2019; Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về PCCC&CNCH đối với khu dân cư, cơ sở thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý; Khi xảy ra cháy, nổ tại khu dân cư phải tập trung chỉ đạo các lực lượng tổ chức chữa cháy, CNCH kịp thời, nhanh chóng khắc phục hậu quả do cháy, nổ, tai nạn, sự cố gây ra. c) Phối hợp với Công an Thành phố và các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về công tác PCCC&CNCH đến cơ quan, tổ chức và nhân dân; Đẩy mạnh xây dựng phong trào “Toàn dân PCCC” với phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; Thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ” trong công tác chữa cháy, CNCH tại địa bàn; Củng cố, kiện toàn lực lượng PCCC cơ sở, lực lượng dân phòng; Tăng cường tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho các đối tượng để nâng cao kỹ năng, kiến thức về PCCC&CNCH, cơ bản phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong công tác PCCC&CNCH ở địa phương. d) Chỉ đạo UBND cấp xã thường xuyên tiến hành kiểm tra an toàn PCCC&CNCH tại khu dân cư; Xây dựng, củng cố đội dân phòng, bảo đảm chế độ phụ cấp, phương tiện, dụng cụ chữa cháy, CNCH theo đúng quy định của pháp luật. Hàng năm, 100% khu dân cư phải tự tổ chức thực tập phương án chữa cháy, CNCH có sử dụng lực lượng chữa cháy tại chỗ. Đối với những khu dân cư có nguy hiểm cháy, nổ cao phải tổ chức thực tập phương án chữa cháy, CNCH có huy động nhiều lực lượng, phương tiện ít nhất 01 lần/năm. e) Rà soát quy hoạch khu dân cư, quy hoạch chỉnh trang đô thị, quy hoạch giải tỏa để tăng cường điều kiện về giao thông đảm bảo đường, ngõ thông thoáng, sẵn sàng cho xe chữa cháy và người thao tác chữa cháy và CNCH; Sẵn sàng nguồn nước, trụ cấp nước chữa cháy, bể nước từ các nhà dân phục vụ công tác chữa cháy, CNCH. Chỉ đạo giải quyết dứt điểm việc cơi nới chiếm dụng lối đi chung, câu mắc đường dây dẫn điện, viễn thông không đảm bảo theo quy định. Tích cực vận động nhân dân tự nguyện di dời các cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ có nguy hiểm cháy, nổ cao ra khỏi khu dân cư và đầu tư, mua sắm thiết bị, phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại chỗ. g) Trong quá trình cấp phép xây dựng, cải tạo đối với nhà ở riêng lẻ, nhà ở liên kế, nhà ở liên kế mặt phố... trong diện quản lý, cần chú ý đến các điều kiện đảm bảo an toàn PCCC&CNCH theo quy định; Rà soát quy hoạch đối với các làng nghề trên địa bàn, đảm bảo mỗi làng nghề, mỗi gia đình, mỗi hộ kinh doanh sản xuất phải đáp ứng được yêu cầu về điều kiện kinh doanh, đạt chuẩn về PCCC&CNCH, bảo vệ môi trường. h) Bố trí nguồn kinh phí trong dự toán ngân sách hàng năm để đảm bảo cho công tác PCCC&CNCH tại địa phương; Quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí cho lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH để xây dựng, nâng cấp doanh trại, trang bị, bảo dưỡng các trang thiết bị phương tiện PCCC&CNCH; Trang bị phương tiện, thiết bị PCCC&CNCH cho lực lượng dân phòng. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Căn cứ Kế hoạch này, các Sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã theo chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng Kế hoạch thực hiện cụ thể báo cáo UBND Thành phố (qua Công an Thành phố) trước ngày 15/5/2019. 2. Định kỳ hàng quý (trước ngày 20 các tháng 3, 6, 9, 12), hàng năm (trước ngày 20/12) báo cáo kết quả thực hiện về UBND Thành phố (qua Công an Thành phố). 3. Giao Công an Thành phố là cơ quan thường trực phối hợp Văn phòng UBND Thành phố giúp UBND Thành phố hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Kế hoạch này; Tổng hợp kết quả báo cáo UBND Thành phố theo quy định./. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Công an; - Thường trực: Thành ủy, HĐND TP; - Đ/c Chủ tịch UBND Thành phố; (để báo cáo) - Các đ/c PCT UBND Thành phố; - UBMTTQ TP và các đoàn thể; - Các sở, ban, ngành Thành phố; - UBND các quận, huyện, thị xã; - Cổng TTĐT Thành phố; - VPUB: CVP, các PCVP, NC, TKBT, TH; - Lưu: VT, NC. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Văn Sửu 1 Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hoàn thành các mục tiêu tại Kế hoạch số 209/KH-UBND ngày 18/9/2017 của UBND Thành phố về kiểm tra, rà soát công tác PCCC đối với nhà ở hộ gia đình; nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cơ sở sản xuất, kho hàng hóa xen lẫn trong khu dân cư. 2 Đặc biệt là các văn bản hướng dẫn việc trang bị phương tiện, giải pháp bảo đảm an toàn PCCC&CNCH cho các hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh trong khu vực dân cư... 3 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy.
{ "issuing_agency": "Thành phố Hà Nội", "promulgation_date": "25/04/2019", "sign_number": "103/KH-UBND", "signer": "Nguyễn Văn Sửu", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thu-tuc-To-tung/Luat-giam-dinh-tu-phap-sua-doi-so-56-2020-QH14-422707.aspx
Luật giám định tư pháp sửa đổi số 56/2020/QH14 mới nhất
QUỐC HỘI -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Luật số: 56/2020/QH14 Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2020 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp số 13/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14. Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp 1. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2 và 3 Điều 2 như sau: “1. Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật này. 2. Người trưng cầu giám định bao gồm cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. 3. Người yêu cầu giám định là người có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận. Người có quyền tự mình yêu cầu giám định bao gồm đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.”. 2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 3 như sau: “1. Tuân thủ pháp luật, tuân theo quy chuẩn chuyên môn và quy trình giám định.”. 3. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 6 như sau: “3. Cố ý kéo dài thời gian thực hiện giám định tư pháp hoặc lợi dụng việc trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp để gây khó khăn, cản trở hoạt động tố tụng.”. 4. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 8 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau: “1. Văn bản đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này hoặc đơn đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp của cá nhân đã là giám định viên tư pháp nhưng bị miễn nhiệm do nghỉ hưu hoặc thôi việc để thành lập Văn phòng giám định tư pháp.”; b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau: “3. Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tư pháp. Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp đang là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì không cần có Phiếu lý lịch tư pháp.”. 5. Sửa đổi, bổ sung tên điều và một số khoản của Điều 9 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung tên điều như sau: “Điều 9. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp và cấp thẻ giám định viên tư pháp”; b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau: “2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này, đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm giám định viên pháp y thuộc bộ mình. Bộ Quốc phòng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này, đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự thuộc bộ, ngành mình. Thủ trưởng đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý hoạt động giám định tư pháp có trách nhiệm lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này, đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ bổ nhiệm giám định viên tư pháp ở lĩnh vực giám định thuộc thẩm quyền quản lý. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Tư pháp lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này, tiếp nhận hồ sơ của người đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp quy định tại Điều 8 của Luật này, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm giám định viên tư pháp ở địa phương. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp. Trường hợp từ chối thì phải thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.”; c) Bổ sung khoản 4 vào sau khoản 3 như sau: “4. Người được bổ nhiệm giám định viên tư pháp được cấp thẻ giám định viên tư pháp. Người có thẩm quyền bổ nhiệm giám định viên tư pháp quy định tại khoản 1 Điều này có thẩm quyền cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư pháp. Mẫu thẻ, trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư pháp được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.”. 6. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau: “Điều 10. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục miễn nhiệm giám định viên tư pháp và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp 1. Các trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp: a) Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này; b) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này; c) Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính do cố ý vi phạm quy định của pháp luật về giám định tư pháp; d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều 6 của Luật này; đ) Có quyết định nghỉ hưu hoặc quyết định thôi việc, trừ trường hợp có văn bản thể hiện nguyện vọng tiếp tục tham gia hoạt động giám định tư pháp và cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp có nhu cầu sử dụng phù hợp với quy định của pháp luật; e) Chuyển đổi vị trí công tác hoặc chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà không còn điều kiện phù hợp để tiếp tục thực hiện giám định tư pháp; g) Theo đề nghị của giám định viên tư pháp. Trường hợp giám định viên tư pháp là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì phải được sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp; h) Giám định viên tư pháp được bổ nhiệm để thành lập Văn phòng giám định tư pháp nhưng sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm không thành lập Văn phòng hoặc sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày có quyết định cho phép thành lập Văn phòng mà không đăng ký hoạt động. 2. Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp bao gồm: a) Văn bản đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp của cơ quan, tổ chức quản lý giám định viên tư pháp hoặc đơn xin miễn nhiệm của giám định viên tư pháp; b) Văn bản, giấy tờ chứng minh giám định viên tư pháp thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này. 3. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế miễn nhiệm giám định viên pháp y thuộc thẩm quyền quản lý. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an miễn nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự thuộc thẩm quyền quản lý. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ miễn nhiệm giám định viên tư pháp hoạt động tại các cơ quan ở trung ương ở lĩnh vực giám định thuộc thẩm quyền quản lý theo đề nghị của Thủ trưởng đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý hoạt động giám định tư pháp. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh miễn nhiệm giám định viên tư pháp ở địa phương theo đề nghị của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp sau khi thống nhất ý kiến với Giám đốc Sở Tư pháp. 4. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định miễn nhiệm giám định viên tư pháp, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp và điều chỉnh danh sách giám định viên tư pháp trên cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để điều chỉnh danh sách chung về giám định viên tư pháp.”. 7. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 11 như sau: “2. Từ chối giám định trong trường hợp nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định không phù hợp với phạm vi chuyên môn hoặc không có đủ năng lực, điều kiện cần thiết cho việc thực hiện giám định; đối tượng giám định, tài liệu liên quan được cung cấp không đầy đủ hoặc không có giá trị để kết luận giám định tư pháp sau khi đã đề nghị người trưng cầu, người yêu cầu giám định bổ sung, làm rõ nhưng không được đáp ứng; thời gian không đủ để thực hiện giám định; tính độc lập, khách quan của việc thực hiện giám định không được bảo đảm. Trường hợp từ chối giám định thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định, phải thông báo cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.”. 8. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 12 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 và khoản 5 như sau: “4. Tổ chức giám định tư pháp công lập về kỹ thuật hình sự bao gồm: a) Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an; b) Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh; c) Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng; d) Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao. 5. Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện giám định về âm thanh, hình ảnh từ các dữ liệu điện tử. Căn cứ vào nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương, Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh có giám định viên pháp y thực hiện giám định pháp y tử thi.”; b) Sửa đổi, bổ sung khoản 7 như sau: “7. Chính phủ quy định chi tiết chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc của tổ chức giám định tư pháp công lập quy định tại khoản 2, khoản 3, các điểm a, b và c khoản 4 Điều này. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn.”. 9. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 15 như sau: “a) Có từ đủ 03 năm trở lên là giám định viên tư pháp và có hoạt động giám định trong lĩnh vực đề nghị thành lập Văn phòng;”. 10. Sửa đổi, bổ sung Điều 20 như sau: “Điều 20. Công nhận và đăng tải danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc 1. Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bộ, cơ quan ngang bộ khác, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn cá nhân, tổ chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này để ra quyết định công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý để đáp ứng yêu cầu giám định của hoạt động tố tụng. Danh sách kèm theo thông tin về chuyên ngành giám định, kinh nghiệm, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc được đăng tải, rà soát và cập nhật trên cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để lập danh sách chung. 2. Danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc quy định tại khoản 1 Điều này là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng lựa chọn, quyết định việc trưng cầu giám định. Trong trường hợp đặc biệt, người trưng cầu giám định có thể trưng cầu cá nhân, tổ chức chuyên môn có đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này không thuộc danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc đã công bố để thực hiện giám định nhưng phải nêu rõ lý do trong quyết định trưng cầu. Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Kiểm toán nhà nước, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan trung ương đóng trên địa bàn cấp tỉnh có trách nhiệm giới thiệu cá nhân, tổ chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này ngoài danh sách đã công bố để thực hiện giám định.”. 11. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 21 như sau: “2. Người trưng cầu giám định có nghĩa vụ: a) Xác định rõ nội dung, lĩnh vực hoặc chuyên ngành cần giám định trong vụ án, vụ việc đang giải quyết; lựa chọn cá nhân, tổ chức có năng lực, đủ điều kiện thực hiện giám định phù hợp với tính chất, nội dung cần giám định để ra quyết định trưng cầu giám định; b) Ra quyết định trưng cầu giám định bằng văn bản; c) Cung cấp kịp thời, đầy đủ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin, tài liệu, mẫu vật có liên quan đến đối tượng, nội dung cần giám định theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp; d) Tạm ứng, thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định tư pháp; đ) Thực hiện hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để bảo vệ người giám định tư pháp hoặc người thân thích của người giám định tư pháp khi có căn cứ xác định tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người giám định tư pháp hoặc người thân thích của người giám định tư pháp bị đe dọa do việc thực hiện giám định tư pháp, tham gia vụ án, vụ việc với tư cách là người giám định tư pháp.”. 12. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 22 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau: “1. Người yêu cầu giám định có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu trưng cầu giám định, phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản. Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.”; b) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2 như sau: “d) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định lại; yêu cầu giám định bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này.”. 13. Bổ sung các điểm d, đ và e vào sau điểm c khoản 1 Điều 23 như sau: “d) Đề nghị người trưng cầu giám định hoặc cơ quan có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ theo quy định của pháp luật khi có dấu hiệu bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của bản thân hoặc người thân thích do việc thực hiện giám định tư pháp, tham gia vụ án, vụ việc với tư cách là người giám định tư pháp; đ) Từ chối thực hiện giám định tư pháp trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật này; e) Được bố trí vị trí phù hợp khi tham gia tố tụng tại phiên tòa.”. 14. Sửa đổi, bổ sung Điều 24 như sau: “Điều 24. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp 1. Tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp có quyền: a) Yêu cầu người trưng cầu, người yêu cầu giám định cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu, mẫu vật cần thiết cho việc giám định; b) Từ chối tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp trong trường hợp nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định không phù hợp với phạm vi chuyên môn hoặc không có đủ năng lực, điều kiện cần thiết cho việc thực hiện giám định; đối tượng giám định, tài liệu liên quan được cung cấp không đầy đủ hoặc không có giá trị để kết luận giám định tư pháp sau khi đã đề nghị người trưng cầu, người yêu cầu giám định bổ sung, làm rõ nhưng không được đáp ứng; thời gian không đủ để thực hiện giám định; tính độc lập, khách quan của việc thực hiện giám định không được bảo đảm; c) Được nhận tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi nhận trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp; được thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định tư pháp khi trả kết quả giám định. 2. Tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp có nghĩa vụ: a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp, phải phân công người có trình độ chuyên môn, khả năng nghiệp vụ phù hợp với nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định, chịu trách nhiệm về năng lực chuyên môn của người đó và thông báo cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định, trừ trường hợp pháp luật quy định thời hạn ngắn hơn. Người đứng đầu tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc việc tổ chức thực hiện giám định, trường hợp cần có từ 02 người trở lên thực hiện vụ việc giám định thì phải phân công người chịu trách nhiệm điều phối việc thực hiện giám định; b) Bảo đảm thời gian, trang thiết bị, phương tiện và các điều kiện cần thiết khác cho việc thực hiện giám định. Trong quá trình thực hiện giám định, nếu có nội dung mới hoặc vấn đề khác phát sinh thì cá nhân, tổ chức thực hiện giám định phải thông báo ngay bằng văn bản cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định biết để thống nhất phương án giải quyết; c) Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người thực hiện giám định do mình phân công cố ý kết luận giám định sai, gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức; d) Trường hợp từ chối tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp thì phải thông báo cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu, yêu cầu giám định, trừ trường hợp pháp luật quy định thời hạn ngắn hơn; đ) Chịu trách nhiệm về kết luận giám định tư pháp do mình đưa ra.”. 15. Sửa đổi, bổ sung Điều 25 như sau: “Điều 25. Trưng cầu giám định tư pháp 1. Người trưng cầu giám định quyết định trưng cầu giám định tư pháp bằng văn bản và gửi quyết định kèm theo đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định. Trường hợp đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật có liên quan không thể gửi kèm theo quyết định trưng cầu giám định thì người trưng cầu giám định có trách nhiệm làm thủ tục bàn giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định. 2. Quyết định trưng cầu giám định phải có các nội dung sau đây: a) Tên cơ quan trưng cầu giám định; họ, tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định; b) Tên tổ chức; họ, tên người được trưng cầu giám định; c) Tóm tắt nội dung sự việc; d) Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định; đ) Tên tài liệu, đồ vật có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có); e) Nội dung chuyên môn của vấn đề cần giám định; g) Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định tư pháp. 3. Trường hợp trưng cầu giám định bổ sung hoặc trưng cầu giám định lại thì quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ là trưng cầu giám định bổ sung hoặc trưng cầu giám định lại và lý do của việc giám định bổ sung hoặc giám định lại. 4. Trong trường hợp cần thiết, trước khi ra quyết định trưng cầu giám định, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trao đổi với cá nhân, tổ chức dự kiến được trưng cầu giám định và cơ quan có liên quan về nội dung trưng cầu, thời hạn giám định, thông tin, tài liệu, mẫu vật cần cho việc giám định và các vấn đề khác có liên quan (nếu có). 5. Trường hợp nội dung cần giám định liên quan đến nhiều lĩnh vực, thuộc trách nhiệm của nhiều tổ chức thì người trưng cầu giám định phải tách riêng từng nội dung để trưng cầu tổ chức có chuyên môn phù hợp thực hiện giám định. Trường hợp các nội dung giám định liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên môn có quan hệ mật thiết với nhau, thuộc trách nhiệm của nhiều tổ chức mà việc tách riêng từng nội dung gây khó khăn cho việc thực hiện giám định, ảnh hưởng đến tính chính xác của kết quả giám định hoặc kéo dài thời gian giám định thì người trưng cầu giám định phải xác định được nội dung chính cần giám định để xác định tổ chức chủ trì và tổ chức phối hợp trong việc thực hiện giám định. Tổ chức chủ trì có trách nhiệm làm đầu mối tổ chức triển khai việc giám định chung và thực hiện giám định phần nội dung chuyên môn của mình. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu giám định, tổ chức được trưng cầu giám định tư pháp phải có văn bản cử người giám định gửi người trưng cầu giám định; đối với tổ chức phối hợp thực hiện giám định thì còn phải gửi văn bản cử người giám định cho tổ chức chủ trì việc thực hiện giám định. Tổ chức chủ trì phải tổ chức ngay việc giám định sau khi nhận được văn bản cử người của tổ chức phối hợp thực hiện giám định. Việc giám định trong trường hợp này được thực hiện theo hình thức giám định tập thể thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này. Trường hợp phát sinh vướng mắc trong việc trưng cầu, phối hợp thực hiện giám định, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chủ trì, phối hợp với tổ chức được trưng cầu để giải quyết.”. 16. Bổ sung Điều 26a vào sau Điều 26 như sau: “Điều 26a. Thời hạn giám định tư pháp trong trường hợp trưng cầu giám định 1. Thời hạn giám định tư pháp được tính từ ngày cá nhân, tổ chức được trưng cầu giám định nhận được quyết định trưng cầu giám định và kèm theo đầy đủ hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật cần thiết cho việc giám định. Trong quá trình thực hiện giám định, trường hợp cần phải bổ sung thêm hồ sơ, tài liệu làm cơ sở cho việc giám định thì cá nhân, tổ chức được trưng cầu có văn bản đề nghị người đã trưng cầu giám định bổ sung hồ sơ, tài liệu. Thời gian từ khi cá nhân, tổ chức được trưng cầu giám định có văn bản đề nghị đến khi nhận được hồ sơ, tài liệu bổ sung không tính vào thời hạn giám định. 2. Thời hạn giám định tư pháp đối với các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định tư pháp được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự. 3. Thời hạn giám định tư pháp đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này tối đa là 03 tháng. Trường hợp vụ việc giám định có tính chất phức tạp hoặc khối lượng công việc lớn thì thời hạn giám định tối đa là 04 tháng. Bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên môn về lĩnh vực giám định tư pháp căn cứ vào thời hạn giám định tối đa và tính chất chuyên môn của lĩnh vực giám định quy định thời hạn giám định tư pháp cho từng loại việc cụ thể. Thời hạn giám định tư pháp có thể được gia hạn theo quyết định của cơ quan trưng cầu giám định nhưng không quá một phần hai thời hạn giám định tối đa đối với loại việc đó. 4. Người trưng cầu giám định có thể thống nhất về thời hạn giám định với cá nhân, tổ chức được trưng cầu giám định trước khi trưng cầu giám định tư pháp nhưng không được vượt quá thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. 5. Trường hợp có vấn đề phát sinh hoặc có cơ sở cho rằng vụ việc giám định không thể hoàn thành đúng thời hạn thì cá nhân, tổ chức thực hiện giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho người trưng cầu giám định và thời gian dự kiến hoàn thành, ra kết luận giám định.”. 17. Sửa đổi, bổ sung Điều 31 như sau: “Điều 31. Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định tư pháp 1. Người thực hiện giám định tư pháp phải ghi nhận kịp thời, đầy đủ, trung thực bằng văn bản toàn bộ quá trình thực hiện vụ việc giám định. 2. Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định tư pháp nêu rõ tình trạng đối tượng gửi giám định và thông tin, tài liệu có liên quan gửi kèm theo làm căn cứ để thực hiện giám định, thời gian, địa điểm, nội dung công việc, tiến độ, phương pháp thực hiện giám định, kết quả thực hiện và phải có chữ ký của người giám định tư pháp. Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định tư pháp phải được lưu trong hồ sơ giám định.”. 18. Sửa đổi, bổ sung Điều 32 như sau: “Điều 32. Kết luận giám định tư pháp 1. Kết luận giám định tư pháp phải bằng văn bản, bao gồm các nội dung sau đây: a) Họ, tên người giám định tư pháp; tổ chức thực hiện giám định tư pháp; b) Tên cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, họ, tên người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định tư pháp; số văn bản trưng cầu giám định hoặc họ, tên người yêu cầu giám định; c) Thông tin xác định đối tượng giám định; d) Thời gian nhận văn bản trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp; đ) Nội dung yêu cầu giám định; e) Phương pháp thực hiện giám định; g) Kết luận rõ ràng, cụ thể về nội dung chuyên môn của đối tượng cần giám định theo trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp; h) Thời gian, địa điểm thực hiện, hoàn thành việc giám định. 2. Trong trường hợp trưng cầu, yêu cầu cá nhân thực hiện giám định tư pháp thì bản kết luận giám định tư pháp phải có chữ ký và ghi rõ họ, tên của người giám định tư pháp. Trường hợp yêu cầu tổ chức cử người giám định thì bản kết luận giám định tư pháp phải có đầy đủ chữ ký, ghi rõ họ, tên của người giám định tư pháp và có xác nhận chữ ký của tổ chức cử người giám định. Trường hợp trưng cầu, yêu cầu tổ chức thực hiện giám định tư pháp thì ngoài chữ ký, họ, tên của người giám định, người đứng đầu tổ chức còn phải ký tên, đóng dấu vào bản kết luận giám định tư pháp và tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp phải chịu trách nhiệm về kết luận giám định tư pháp. Trường hợp Hội đồng giám định quy định tại khoản 1 Điều 30 của Luật này thực hiện giám định thì người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng phải ký tên, đóng dấu vào bản kết luận giám định tư pháp và chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của Hội đồng giám định. 3. Trong trường hợp việc giám định được thực hiện trước khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự, theo đúng trình tự, thủ tục do Luật này quy định thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể sử dụng kết luận giám định đó như kết luận giám định tư pháp.”. 19. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2, 3 và 4 Điều 33 như sau: “2. Hồ sơ giám định tư pháp phải được lập theo mẫu thống nhất. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm quy định chi tiết về mẫu, thành phần hồ sơ từng loại việc giám định và chế độ lưu trữ hồ sơ giám định tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý. 3. Tổ chức được trưng cầu, thực hiện giám định tư pháp chịu trách nhiệm bảo quản, lưu trữ hồ sơ giám định tư pháp do người giám định thuộc tổ chức mình thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của bộ, ngành, cơ quan mình. Người thực hiện giám định có trách nhiệm bàn giao hồ sơ giám định tư pháp cho cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của bộ, ngành, cơ quan mình. 4. Hồ sơ giám định tư pháp được xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự.”. 20. Sửa đổi, bổ sung Điều 36 như sau: “Điều 36. Chi phí giám định tư pháp 1. Người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có trách nhiệm trả chi phí giám định tư pháp cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp theo quy định của pháp luật về chi phí giám định tư pháp. 2. Kinh phí thanh toán chi phí giám định tư pháp mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm chi trả được bảo đảm từ ngân sách nhà nước theo dự toán hằng năm của cơ quan đó để thực hiện nhiệm vụ giám định tư pháp.”. 21. Bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 Điều 37 như sau: “1a. Việc thực hiện giám định tư pháp của công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng là hoạt động công vụ. Cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp có trách nhiệm bảo đảm đủ thời gian và các điều kiện cần thiết khác cho việc thực hiện giám định. Người thực hiện giám định được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. Người giám định tư pháp không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc không do Nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động tiếp nhận và thực hiện giám định tư pháp trên cơ sở thỏa thuận với người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định.”. 22. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 38 như sau: “2. Người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc có đóng góp tích cực cho hoạt động giám định tư pháp thì được tôn vinh, khen thưởng.”. 23. Sửa đổi, bổ sung Điều 41 như sau: “Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ 1. Bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên môn về lĩnh vực giám định tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: a) Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giám định tư pháp ở lĩnh vực giám định thuộc thẩm quyền quản lý và hướng dẫn thi hành các văn bản đó; b) Ban hành quy trình giám định; ban hành hoặc hướng dẫn áp dụng quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp; căn cứ yêu cầu và tính chất đặc thù của lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý quy định cụ thể về thời hạn đối với từng loại việc giám định; c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc quyết định thành lập, củng cố, kiện toàn tổ chức giám định tư pháp công lập thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của Luật này; phân công đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ làm đầu mối quản lý chung công tác giám định tư pháp; d) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cấp thẻ, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp theo thẩm quyền; công nhận danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc; đăng tải và cập nhật danh sách cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trên cổng thông tin điện tử của bộ, ngành mình, đồng thời gửi danh sách đó cho Bộ Tư pháp; đ) Chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm số lượng, chất lượng hoạt động của người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp; bảo đảm kinh phí, trang thiết bị, phương tiện giám định và điều kiện vật chất cần thiết khác cho cá nhân, tổ chức giám định thuộc bộ, ngành mình quản lý; e) Hằng năm, đánh giá chất lượng hoạt động của cá nhân, tổ chức giám định tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý; kịp thời tôn vinh, khen thưởng cá nhân, tổ chức giám định tư pháp có thành tích xuất sắc trong hoạt động giám định tư pháp; g) Quy định điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định của Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý; h) Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ giám định tư pháp, kiến thức pháp luật cho người giám định tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý; i) Kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý; phối hợp với Bộ Tư pháp trong công tác kiểm tra, thanh tra về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp theo quy định tại khoản 6 Điều 40 của Luật này; k) Thực hiện hợp tác quốc tế về giám định tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý; l) Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, tổng kết về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý và gửi báo cáo về Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Chính phủ. 2. Cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: a) Xây dựng quy trình giám định đề nghị bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên môn về lĩnh vực giám định tư pháp ban hành theo thẩm quyền; b) Công nhận danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc; đăng tải và cập nhật danh sách cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trên cổng thông tin điện tử của cơ quan mình, đồng thời gửi danh sách đó cho Bộ Tư pháp; hằng năm, tổng kết, gửi Bộ Tư pháp báo cáo về hoạt động giám định tư pháp của cơ quan mình; c) Nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm đ, e và h khoản 1 Điều này.”. 24. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 42 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 2 như sau: “đ) Ban hành chỉ tiêu thống kê, thực hiện thống kê hằng năm về trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp, đánh giá việc thực hiện giám định tư pháp và sử dụng kết luận giám định tư pháp, nhu cầu giám định trong hệ thống cơ quan điều tra thuộc thẩm quyền quản lý;”; b) Sửa đổi, bổ sung điểm h và bổ sung điểm i vào sau điểm h khoản 2 như sau: “h) Hằng năm, tổng kết và gửi báo cáo về Bộ Tư pháp, đồng thời gửi bộ, ngành có liên quan về tình hình trưng cầu giám định tư pháp, đánh giá việc thực hiện giám định tư pháp và sử dụng kết luận giám định tư pháp, nhu cầu giám định trong hệ thống cơ quan điều tra thuộc thẩm quyền quản lý; chỉ đạo Công an cấp tỉnh gửi báo cáo về Sở Tư pháp, đồng thời gửi sở, ngành có liên quan về tình hình trưng cầu giám định tư pháp, đánh giá việc thực hiện giám định tư pháp và sử dụng kết luận giám định tư pháp, nhu cầu giám định ở địa phương; i) Lập dự toán và đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp kinh phí bảo đảm chi trả chi phí giám định tư pháp; trường hợp kinh phí được cấp không đủ thì lập dự toán để cấp bổ sung bảo đảm chi trả kịp thời, đầy đủ chi phí giám định tư pháp theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.”; c) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau: “3. Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm đ, e, g và i khoản 2 Điều này; hằng năm, tổng kết và gửi báo cáo về Bộ Tư pháp, đồng thời gửi bộ, ngành có liên quan về tình hình trưng cầu giám định tư pháp, đánh giá việc thực hiện giám định tư pháp và sử dụng kết luận giám định tư pháp, nhu cầu giám định trong hệ thống cơ quan điều tra thuộc thẩm quyền quản lý.”. 25. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 43 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 như sau: “a) Thành lập tổ chức giám định tư pháp công lập; quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp; b) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cấp thẻ, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp theo thẩm quyền; công nhận danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc ở địa phương; đăng tải và cập nhật danh sách cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời gửi danh sách đó cho Bộ Tư pháp; c) Bảo đảm kinh phí, trang thiết bị, phương tiện giám định và điều kiện vật chất cần thiết khác cho cá nhân, tổ chức giám định tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý; d) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho người giám định tư pháp ở địa phương; đ) Hằng năm, đánh giá chất lượng hoạt động của cá nhân, tổ chức giám định tư pháp ở địa phương theo quy định của Chính phủ, kịp thời tôn vinh, khen thưởng cá nhân, tổ chức giám định tư pháp có thành tích xuất sắc trong hoạt động giám định tư pháp và báo cáo kết quả cho Bộ Tư pháp;”; b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau: “2. Sở Tư pháp có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về giám định tư pháp ở địa phương; chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn khác giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp thuộc lĩnh vực quản lý; phối hợp với Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý nhà nước về giám định tư pháp ở địa phương; phân công đơn vị làm đầu mối giúp cơ quan chuyên môn trong việc quản lý công tác giám định tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.”. 26. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 44 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau: “2. Ban hành chỉ tiêu thống kê, thực hiện thống kê về trưng cầu, đánh giá việc thực hiện giám định tư pháp và sử dụng kết luận giám định tư pháp, nhu cầu giám định trong hệ thống cơ quan Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và báo cáo Quốc hội trong báo cáo công tác hằng năm, đồng thời gửi báo cáo về Bộ Tư pháp, bộ, ngành có liên quan; chỉ đạo Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo về Sở Tư pháp, đồng thời gửi sở, ngành có liên quan về tình hình trưng cầu giám định tư pháp, đánh giá việc thực hiện giám định tư pháp và sử dụng kết luận giám định tư pháp, nhu cầu giám định ở địa phương.”; b) Sửa đổi, bổ sung khoản 4, bổ sung khoản 5 và khoản 6 vào sau khoản 4 như sau: “4. Lập dự toán và đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp kinh phí bảo đảm chi trả chi phí giám định tư pháp, chi phí tham dự phiên tòa của người giám định trong hệ thống cơ quan Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân; trường hợp kinh phí được cấp không đủ thì lập dự toán để cấp bổ sung bảo đảm chi trả kịp thời, đầy đủ chi phí giám định tư pháp và chi phí tham dự phiên tòa của người giám định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. 5. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định việc bố trí vị trí của người giám định tư pháp khi tham gia tố tụng tại phiên tòa. 6. Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thành lập, củng cố, kiện toàn tổ chức của Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; đăng tải và cập nhật danh sách giám định viên tư pháp trên cổng thông tin điện tử của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đồng thời gửi danh sách đó cho Bộ Tư pháp; kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp của Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc thẩm quyền quản lý; hằng năm, đánh giá chất lượng hoạt động giám định tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý; kịp thời tôn vinh, khen thưởng cá nhân, tổ chức giám định tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý có thành tích xuất sắc trong hoạt động giám định tư pháp; trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, tổng kết về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý và gửi báo cáo về Bộ Tư pháp để tổng hợp báo cáo Chính phủ.”. 27. Bãi bỏ khoản 3 Điều 45. 28. Thay thế cụm từ “cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh” bằng cụm từ “cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh” tại khoản 3 Điều 16, khoản 3 Điều 17 và khoản 3 Điều 19. Điều 2. Hiệu lực thi hành Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021. Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 10 tháng 6 năm 2020. CHỦ TỊCH QUỐC HỘI Nguyễn Thị Kim Ngân
{ "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "10/06/2020", "sign_number": "56/2020/QH14", "signer": "Nguyễn Thị Kim Ngân", "type": "Luật" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Chi-thi-17-2003-CT-TTg-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-nha-nuoc-linh-vuc-bao-dam-an-toan-hang-hai-51207.aspx
Chỉ thị 17/2003/CT-TTg tăng cường công tác quản lý nhà nước lĩnh vực bảo đảm an toàn hàng hải
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 17/2003/CT-TTg Hà Nội, ngày 04 tháng 8 năm 2003 CHỈ THỊ VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI Trong những năm qua, các Bộ, ngành và địa phương có liên quan đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý hoạt động hàng hải và bảo đảm trật tự an toàn hàng hải tại cảng biển và khu vực hàng hải. Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm 2003 đã xẩy ra một số vụ tai nạn hàng hải nghiêm trọng gây tràn dầu làm ô nhiễm môi trường và thiệt hại lớn về tài sản của nhà nước, của nhân dân tại khu vực cảng biển thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nguyên nhân chủ yếu của các tai nạn hàng hải là do công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn hàng hải đối với các phương tiện thủy đặc biệt là các phương tiện chở dầu, hoá chất hoạt động tại cảng biển, khu vực hàng hải Việt Nam chưa chặt chẽ, thiếu nghiêm túc; chủ tàu, người điều khiển phương tiện không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ các quy định của pháp luật khi tham gia các hoạt động hàng hải; công tác quản lý các tàu thuyền hoạt động tuyến nội địa vào, rời cảng biển chưa thực hiện đầy đủ theo đúng quy định. Để khắc phục tình trạng nói trên và để hạn chế đến mức thấp nhất các tai nạn, sự cố hàng hải gây ô nhiễm môi trường, làm thiệt hại về người và tài sản của nhà nước, của nhân dân, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây: 1. Bộ Giao thông vận tải: a) Tổ chức kiểm tra việc đăng ký, đăng kiểm, cấp các giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật đối với tàu biển, các phương tiện thủy nội địa đặc biệt đối với phương tiện chở khách, dầu, hoá chất, các tàu hoạt động trên các tuyến hàng hải quốc tế, đảm bảo phương tiện chỉ được phép hoạt động khi có đủ các tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật, quy định phòng ngừa ô nhiễm môi trường của Việt Nam và quốc tế; b) Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra hoạt động của tàu thuyền trong việc thực hiện các quy định "Kiểm tra nhà nước tại cảng biển"; phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về an toàn hàng hải như: - Kiên quyết đình chỉ hoạt động của phương tiện thủy hoặc không cho phép tàu thuyền rời cảng khi không đủ các điều kiện về an toàn kỹ thuật. - Không cho phép thuyền viên không có đủ bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn theo quy định làm việc trên tàu thuyền. Các trường hợp vi phạm trên đây, phải xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật. Đối với tàu thuyền chạy tuyến quốc tế, áp dụng biện pháp thu hồi các giấy phân cấp tàu và không cấp phép rời cảng cho các tàu thuyền đã bị lưu giữ ở các cảng biển nước ngoài do không tuân thủ đầy đủ quy định của các Điều ước quốc tế về an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường; c) Có biện pháp chấm dứt tình trạng phương tiện thủy nội địa hoạt động ngoài vùng nước được phép hoạt động theo quy định, phương tiện chở hàng quá tải hoặc không đủ điều kiện an toàn theo quy định. Giám đốc cảng vụ hàng hải phải chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát các tàu thuyền hoạt động trong vùng nước thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình; không cho phép tàu thuyền rời cảng trong các trường hợp không đảm bảo điều kiện an toàn theo quy định pháp luật; d) Chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức khai thác tốt hệ thống phao tiêu, báo hiệu hàng hải; kịp thời thay thế, bổ sung thiết bị, phao tiêu, báo hiệu nhằm bảo đảm luồng tàu có đủ phao tiêu, báo hiệu theo quy định; khẩn trương đưa hệ thống quản lý hoạt động tàu biển trên luồng tàu biển Sài Gòn - Vũng Tàu vào hoạt động nhằm giảm các nguy cơ tai nạn hàng hải tại vùng nước cảng biển khu vực thành phố Hồ Chí Minh. đ) Phối hợp với Chính quyền địa phương liên quan xây dựng phương án và tổ chức khắc phục tai nạn hàng hải tại các khu vực thường xảy ra, nhất là những đoạn luồng hẹp hoặc nguy hiểm; tổ chức phân luồng, phân giờ hoạt động nhằm hạn chế tai nạn giao thông đường thủy; e) Trong việc kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, hàng hải, kiên quyết xử lý nghiêm các cán bộ, nhân viên có hành vi tiêu cực hoặc không làm tròn trách nhiệm; g) Phối hợp với ủy ban Quốc gia tìm kiếm - cứu nạn chỉ đạo việc xây dựng phương án ứng cứu sự cố tràn dầu tại các cảng biển trên cơ sở phương tiện, thiết bị và lực lượng tại chỗ để triển khai ứng cứu khi có sự cố xảy ra; h) Phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan thông tin đại chúng trong việc thực hiện công tác phổ biến tuyên truyền các quy định pháp luật về an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường; 2. Bộ Công an: a) Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát các phương tiện thủy nội địa hoạt động trên các tuyến luồng đường thủy nội địa; phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành hàng hải và đường thủy nội địa trong việc dỡ bỏ các đăng đáy khai thác thủy sản, các phương tiện nuôi trồng thuỷ sản, các điểm khai thác cát trái phép lấn chiếm luồng chạy tàu làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn hàng hải và giao thông thủy. Mọi hành vi vi phạm quy định liên quan các vấn đề trên phải được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; b) Phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành hàng hải và đường thủy nội địa trong việc tăng cường công tác tuần tra bảo vệ các thiết bị, phao tiêu báo hiệu hàng hải và đường thủy nội địa; c) Xử lý nghiêm các chủ phương tiện thủy nội địa xếp, vận chuyển hàng hóa, hành khách quá tải hoặc chủ phương tiện thủy nội địa hoạt động không có đủ điều kiện an toàn kỹ thuật, thuyền viên không có đủ bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn theo đúng quy định pháp luật. 3. Bộ Thủy sản: a) Tổ chức kiểm tra công tác đăng ký tàu cá và thuyền viên, công tác đăng kiểm, công tác cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá; kiên quyết xử lý các cán bộ, nhân viên có hành vi vi phạm pháp luật trong công tác này; b) Rà soát chương trình, nội dung huấn luyện, thi và cấp chứng chỉ chuyên môn cho người điều khiển các phương tiện khai thác thủy sản để nâng cao chất lượng đào tạo và bảo đảm thực hiện đầy đủ các quy định về phòng ngừa va chạm tàu thuyền trên biển, đặc biệt khi phương tiện hoạt động trong vùng nước cảng biển; c) Xử lý nghiêm chủ tàu, người điều khiển tàu không thực hiện các quy định bảo đảm an toàn kỹ thuật hoặc các quy định về bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên tàu cá. 4. Bộ Thương mại: a) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các doanh nghiệp vận tải xăng dầu (thuộc Bộ Thương mại quản lý) trong việc thực hiện các quy định về an toàn hàng hải. b) Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 5 của Quyết định số 129/2001/QĐ-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch quốc gia ứng cứu sự cố tràn dầu giai đoạn 2001 - 2010 5. Bộ Tài nguyên và Môi trường: Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 2 của Quyết định số 129/2001/QĐ-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch quốc gia ứng cứu sự cố tràn dầu giai đoạn 2001 - 2010; xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phòng ngừa, xử lý sự cố ô nhiễm môi trường do sự cố tràn dầu gây ra và hướng dẫn triển khai thực hiện các biện pháp, phương án ứng cứu sự cố tràn dầu. 6. Bộ Quốc phòng: Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 2 của Quyết định số 129/2001/QĐ-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch quốc gia ứng cứu sự cố tràn dầu giai đoạn 2001 - 2010. 7. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: a) Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về hàng hải, đường thủy nội địa trong việc lập lại và duy trì trật trự an toàn giao thông thủy trên luồng tàu, vùng nước cảng, bến cảng, giải toả các đăng đáy khai thác thuỷ sản và phương tiện nuôi trồng thuỷ sản, các điểm khai thác cát trái phép, lấn chiếm luồng tàu làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy. Mọi hành vi vi phạm quy định liên quan các vấn đề trên phải được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; b) Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương tổ chức đăng ký, đăng kiểm phương tiện thủy nội địa nhằm bảo đảm các phương tiện thủy nội địa hoạt động theo đúng quy định pháp luật; c) Thường xuyên rà soát, cập nhật kế hoạch cứu nạn, ứng cứu sự cố tràn dầu của địa phương và chủ trì việc tổ chức thực hiện các biện pháp ứng cứu tai nạn đường thuỷ, xử lý sự cố tràn dầu xẩy ra tại địa phương. d) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải phổ biến tuyên truyền các quy định về an toàn giao thông đường thuỷ nội địa và an toàn hàng hải cho các cá nhân, tổ chức có liên quan tại địa phương. 8. Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm - cứu nạn: Chủ trì và phối hợp với Bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp và chỉ đạo các trung tâm thường trực tìm kiếm cứu nạn chuyên ngành trong công tác tìm kiếm - cứu nạn và ứng cứu, xử lý các sự cố tràn dầu nhằm đảm bảo việc phối hợp kịp thời và đạt hiệu quả cao. 9. Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia: Phối hợp hoạt động của các Bộ, ngành và chính quyền địa phương trong việc thực hiện những nhiệm vụ được quy định tại Chỉ thị này. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện Chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc, các cơ quan phải kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Nguyễn Tấn Dũng (Đã ký)
{ "issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ", "promulgation_date": "04/08/2003", "sign_number": "17/2003/CT-TTg", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Chi-thi-31-CT-TTg-tang-cuong-quan-ly-nang-cao-hieu-qua-su-dung-tai-san-cong-2016-328070.aspx
Chỉ thị 31/CT-TTg tăng cường quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công 2016
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 31/CT-TTg Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2016 CHỈ THỊ VỀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ, NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG Từ khi Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008 có hiệu lực thi hành đến nay, hệ thống các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, tiêu chuẩn, định mức đã được ban hành khá đồng bộ và đầy đủ; công tác quản lý, sử dụng tài sản công đã dần đi vào nề nếp; tình trạng thất thoát, lãng phí tài sản từng bước được khắc phục; ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, đơn vị được nâng lên; hiệu quả trong sử dụng, khai thác tài sản được chú trọng, góp phần quan trọng phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, công tác quản lý tài sản công còn bất cập, phân tán và sử dụng chưa thực sự hiệu quả so với tiềm năng; việc chấp hành các quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ sử dụng trụ sở làm việc, xe ô tô công có lúc, có nơi chưa nghiêm; phương thức trang bị tài sản chủ yếu vẫn là mua sắm, đầu tư từ ngân sách nhà nước, chậm được đổi mới; việc khai thác, huy động nguồn lực từ tài sản công hiệu quả chưa cao; trong nhiều trường hợp còn thất thoát, lãng phí, nhất là đối với đất đai, trụ sở làm việc, xe ô tô công... Để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng và khai thác tài sản công, khắc phục triệt để những hạn chế và những bất cập nêu trên. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ sau: 1. Về hoàn thiện khuôn khổ pháp lý quản lý, sử dụng tài sản công: Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan tập trung hoàn thiện, trình dự án Luật quản lý, sử dụng tài sản công, bảo đảm quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả tất cả các loại tài sản công theo quy định tại Điều 53 của Hiến pháp năm 2013; đồng thời, xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật, trình cấp có thẩm quyền ban hành theo đúng quy định, bảo đảm hiệu lực thi hành cùng thời điểm Luật có hiệu lực. 2. Về hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị: a) Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan: - Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định cụ thể về tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng đối với tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo hướng hạn chế việc trang bị bằng hiện vật, chuyển dần sang cơ chế khoán có tính chất bắt buộc, thực hiện phương thức thuê dịch vụ và Nhà nước đặt hàng; xác định cụ thể từng đối tượng được trang bị tài sản; đồng thời xác định công năng sử dụng của tài sản để trang bị cho nhiều đối tượng dùng chung phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và thực tế ở từng cơ quan, tổ chức, đơn vị, tránh lãng phí trong việc trang bị, mua sắm tài sản. - Khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó sửa đổi đơn giá khoán kinh phí sử dụng xe ô tô phù hợp cho từng nhóm chức danh có tiêu chuẩn sử dụng và định mức xe ô tô phục vụ công tác chung; phấn đấu đến năm 2020 giảm khoảng từ 30% - 50% số lượng xe ô tô phục vụ công tác chung đang được trang bị cho các Bộ, ngành, địa phương, trừ các đơn vị thuộc địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn; đồng thời xác định lộ trình thực hiện chế độ khoán kinh phí sử dụng xe ô tô áp dụng đối với chức danh thứ trưởng và tương đương, xe ô tô phục vụ công tác chung. b) Các Bộ: Quốc phòng, Công an khẩn trương ban hành định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân; thực hiện rà soát, sắp xếp lại xe ô tô tại các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trước ngày 31 tháng 3 năm 2017. c) Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành định mức sử dụng tài sản chuyên dùng (xe ô tô chuyên dùng; diện tích đặc thù trong trụ sở làm việc; máy móc, thiết bị chuyên dùng...), bảo đảm chặt chẽ, đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả. 3. Về quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập: a) Các Bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ xác nhận đơn vị đủ điều kiện và xác định giá trị tài sản để giao cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp quy định tại Nghị định số 04/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ, bảo đảm hoàn thành trước ngày 01 tháng 3 năm 2017. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương công bố Danh mục lĩnh vực và địa bàn ưu đãi xã hội hóa, chế độ miễn, giảm tiền thuê đất đối với các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, dạy nghề, thể thao, môi trường, giám định tư pháp trên địa bàn theo quy định tại Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 và Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ. b) Các Bộ, ngành, địa phương chịu trách nhiệm kiểm tra, rà soát, xử lý các trường hợp vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập; thu toàn bộ các khoản thu được từ việc sử dụng tài sản công không đúng quy định để nộp vào ngân sách nhà nước; xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị để xảy ra vi phạm và các tập thể, cá nhân liên quan. 4. Về tăng cường quản lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp: a) Các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện nghiêm Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ. Kiểm soát chặt chẽ tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc theo quy định tại Quyết định số 147/1999/QĐ-TTg ngày 05 tháng 7 năm 1999, Quyết định số 260/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2006 và Quyết định số 23/2012/QĐ- TTg ngày 31 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm cả diện tích làm việc và diện tích các bộ phận phục vụ, phụ trợ, công cộng, kỹ thuật ngay từ khâu lập, phê duyệt thiết kế đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo trụ sở làm việc. b) Giao Bộ Tài chính, cơ quan chuyên môn về tài chính thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện kiểm tra để có ý kiến về định mức diện tích trụ sở làm việc trước khi cấp có thẩm quyền phê duyệt thiết kế đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo trụ sở làm việc của các cơ quan, tổ chức, đơn vị. c) Các cơ quan, tổ chức, đơn vị được đầu tư xây dựng trụ sở mới, khi chuyển sang trụ sở mới phải bàn giao lại trụ sở cũ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng tinh thần Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ. d) Yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương: - Đẩy mạnh áp dụng hình thức đối tác công - tư trong xây dựng, quản lý vận hành trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhất là tại các đô thị; việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu, không để xảy ra thất thoát tài sản của Nhà nước. - Khẩn trương hoàn thành việc phê duyệt phương án sắp xếp lại nhà, đất, phương án di dời theo quy định tại Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2007, Quyết định số 140/2008/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2008 và Quyết định số 86/2010/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ; xử lý dứt điểm các vi phạm, tồn tại phát hiện qua sắp xếp, xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện phương án sắp xếp lại, phương án di dời đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm công khai, minh bạch, chống thất thoát, lãng phí. Tổng hợp kết quả phê duyệt phương án và tổ chức thực hiện phương án sắp xếp lại nhà, đất, phương án di dời gửi Bộ Tài chính trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. đ) Bộ Tài chính khẩn trương sửa đổi, hoàn thiện cơ chế sắp xếp lại nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước, cơ chế tài chính phục vụ di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và các cơ sở tập trung đông người, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 01 tháng 01 năm 2017. 5. Về quản lý mua sắm, sử dụng xe ô tô công: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: a) Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện việc mua sắm, sử dụng xe ô tô theo đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định. b) Xây dựng phương án khoán kinh phí sử dụng xe ô tô cho một số chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý để tổ chức triển khai trên cơ sở lộ trình thực hiện chế độ khoán kinh phí sử dụng xe ô tô theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. c) Thường xuyên kiểm tra, rà soát, phát hiện kịp thời những sai phạm và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Nghiêm túc triển khai những kiến nghị của Bộ Tài chính về kết quả rà soát, xử lý xe ô tô theo Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04 ngày 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ. Kiên quyết thu hồi để xử lý đối với xe ô tô trang bị không đúng đối tượng hoặc vượt định mức sử dụng. Việc bán, thanh lý xe ô tô phải bảo đảm công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật. 6. Về mua sắm tập trung tài sản công: Các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn thành việc công bố danh mục mua sắm tập trung, tổ chức triển khai thực hiện mua sắm tập trung theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X), Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, Nghị quyết số 98/2015/NQ-QH13 ngày 10 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2016, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 và các quy định pháp luật liên quan, bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả. 7. Về khai thác nguồn lực từ tài sản công: a) Các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương tăng cường khai thác nguồn lực tài chính từ kết cấu hạ tầng thông qua một số phương thức cho thuê quyền khai thác hoặc chuyển nhượng có thời hạn tài sản kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện đầu tư, bảo trì, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng bảo đảm công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đấu giá; giám sát chặt chẽ việc xây dựng phương án thu phí và tổ chức thực hiện thu phí của các dự án BOT. b) Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng nhiệm vụ được giao rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản lý, khai thác và sử dụng tài sản công, bảo đảm tăng cường khai thác, huy động hiệu quả nguồn lực từ tài sản công phục vụ các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. 8. Về giao đất, cho thuê đất và quản lý khai thác tài nguyên: Các Bộ, ngành, địa phương trong phạm vi quản lý và chức năng, nhiệm vụ được giao: a) Thực hiện nghiêm túc việc đấu giá công khai, minh bạch khi giao đất, cho thuê đất, cấp quyền khai thác tài nguyên; đánh giá tác động môi trường nghiêm túc, đầy đủ và xác định rõ chi phí môi trường theo nguyên tắc chỉ khai thác đất đai, tài nguyên khi tổng lợi ích xã hội thu được lớn hơn tổng chi phí phát sinh, kể cả chi phí về môi trường, xã hội. b) Rà soát, nghiên cứu chính sách thu tiền thuê đất theo hướng khuyến khích thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm, đơn giản hóa việc xác định mức thu và tổ chức thu nộp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh. Mở rộng phạm vi áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất theo hướng áp dụng đối với tất cả các trường hợp thuê đất trả tiền hàng năm. Sửa đổi các phương pháp dòng tiền chiết khấu (thu nhập, chiết trừ, thặng dư) và điều kiện áp dụng cụ thể khi xác định giá đất, bảo đảm nguyên tắc giá đất được xác định phù hợp với thị trường. c) Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về góp vốn bằng đất thuê của Nhà nước và tài sản gắn liền với đất thuê để xác định đầy đủ giá trị quyền thuê đất, tài sản theo thị trường; trường hợp thành lập pháp nhân mới thì pháp nhân mới chỉ được Nhà nước cho thuê đất trong thời gian góp vốn. Thực hiện đấu thầu lựa chọn đối tác để góp vốn liên doanh, liên kết đối với doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng kinh doanh thương mại, dịch vụ, bất động sản. d) Xác định đầy đủ giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa, tính đầy đủ giá trị lợi thế (vị trí địa lý) vào giá trị để cổ phần hóa nếu doanh nghiệp lựa chọn hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm. đ) Tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết số 112/2015/NQ-QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng. e) Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời nghĩa vụ tài chính đất đai, tài nguyên của tổ chức, cá nhân khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cấp quyền khai thác tài nguyên, tránh thất thoát. 9. Về hiện đại hóa công tác quản lý tài sản công: a) Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương: - Xây dựng Đề án nâng cấp Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công, bảo đảm từng bước có đủ thông tin tổng hợp và chi tiết về các loại và từng tài sản công, phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài sản công, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và xây dựng Chính phủ điện tử. Trong đó, Bộ Tài chính trực tiếp xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công và Cơ sở dữ liệu thành phần đối với các loại tài sản công hiện chưa có cơ sở dữ liệu riêng. - Hướng dẫn về tiêu chuẩn, điều kiện và việc trao đổi thông tin để kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công đối với các loại tài sản công đã có cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Không xây dựng cơ sở dữ liệu mới khi đã có cơ sở dữ liệu chuyên ngành. - Nghiên cứu, thí điểm xây dựng Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công theo hình thức đối tác công tư (PPP) để thực hiện các giao dịch về tài sản công trực tuyến, bảo đảm cải cách hành chính, công khai, minh bạch. b) Các Bộ, ngành, địa phương được giao xây dựng Cơ sở dữ liệu về tài sản công chuyên ngành có trách nhiệm bảo đảm kết nối được với thông tin về tài sản công. c) Các Bộ, ngành, địa phương được giao quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm kê khai, đăng nhập thông tin về tài sản công đầy đủ, kịp thời vào Cơ sở dữ liệu quốc gia. 10. Tổ chức thực hiện: a) Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc và hiệu quả Chỉ thị này; trong đó chú trọng rà soát, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết để thực hiện các giải pháp đề ra; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; kiểm điểm trách nhiệm, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật liên quan đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý có hành vi vi phạm; định kỳ gửi báo cáo về Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. b) Đề nghị Quốc hội, các Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường thực hiện giám sát việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công. c) Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể quần chúng và nhân dân tích cực tham gia giám sát cộng đồng đối với tài sản công. d) Các cơ quan báo chí, phương tiện thông tin đại chúng phát huy vai trò tăng cường thông tin truyền thông, cổ vũ, động viên kịp thời những điển hình tốt trong bảo vệ, quản lý, sử dụng tài sản công; tích cực tham gia phát hiện và góp ý, phê phán những hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản công./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Quốc hội; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, KTTH (3b). THỦ TƯỚNG Nguyễn Xuân Phúc
{ "issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ", "promulgation_date": "02/11/2016", "sign_number": "31/CT-TTg", "signer": "Nguyễn Xuân Phúc", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Thong-tu-05-2018-TT-BCA-lap-ho-so-de-nghi-ap-dung-bien-phap-xu-ly-hanh-chinh-dua-vao-co-so-cai-nghien-376068.aspx
Thông tư 05/2018/TT-BCA lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện
BỘ CÔNG AN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 05/2018/TT-BCA Hà Nội, ngày 07 tháng 02 năm 2018 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VIỆC THU THẬP TÀI LIỆU, LẬP HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Căn cứ Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2013 quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; Căn cứ Nghị định số 136/2016/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2013 quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an; Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định việc thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh Thông tư này quy định về nguyên tắc, cách thức thu thập tài liệu, lập hồ sơ, quản lý, sử dụng, lưu trữ hồ sơ và biểu mẫu sử dụng trong việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Điều 2. Nguyên tắc thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc 1. Tuân thủ quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. 3. Bảo đảm tính khách quan, toàn diện, chính xác. 4. Nghiêm cấm lợi dụng việc thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Chương II QUY ĐỊNH CỤ THỂ Điều 3. Xác định độ tuổi của người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Việc xác định độ tuổi của người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. Điều 4. Xác định nơi cư trú và xác minh nơi cư trú của người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc 1. Việc xác định nơi cư trú của người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 56/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn là Nghị định số 56/2016/NĐ-CP). 2. Xác minh nơi cư trú của người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc: Cơ quan Công an có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tiến hành xác minh nơi cư trú của người vi phạm. Việc xác minh được thực hiện bằng hình thức xác minh trực tiếp hoặc gửi Phiếu yêu cầu xác minh, cụ thể như sau: a) Xác minh trực tiếp: Trường hợp cử cán bộ đi xác minh trực tiếp tại Công an cấp xã nơi người vi phạm cư trú thì cán bộ được giao nhiệm vụ xác minh xuất trình Phiếu yêu cầu xác minh (theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo giấy giới thiệu, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân. Căn cứ yêu cầu xác minh, Trưởng Công an cấp xã nơi người vi phạm cư trú trả lời kết quả xác minh (theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này). b) Gửi Phiếu yêu cầu xác minh: - Trường hợp cơ quan Công an có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc gửi Phiếu yêu cầu xác minh đến Công an cấp xã nơi người vi phạm cư trú thì sau khi nhận được Phiếu yêu cầu xác minh, Công an cấp xã nơi tiếp nhận kịp thời tổ chức xác minh và gửi Phiếu trả lời xác minh cho cơ quan Công an đề nghị xác minh trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ khi nhận được Phiếu yêu cầu xác minh. Giấy tờ chứng minh việc gửi Phiếu yêu cầu xác minh và Phiếu trả lời xác minh qua đường bưu điện phải được lưu trong hồ sơ. - Cơ quan Công an có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có thể liên lạc trước bằng điện thoại đến Công an cấp xã nơi người vi phạm cư trú để xác minh thông tin về người vi phạm. Trưởng Công an cấp xã nơi người vi phạm cư trú có trách nhiệm kiểm tra thông tin người vi phạm và thông báo kết quả cho đơn vị có đề nghị xác minh thông tin qua điện thoại trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được yêu cầu. Cán bộ được giao nhiệm vụ xác minh thông tin phải có báo cáo kết quả bằng văn bản cho thủ trưởng trực tiếp của mình (ghi rõ ngày, giờ, số điện thoại gọi đi, gọi đến, họ tên, chức vụ người trả lời xác minh và nội dung trả lời). Sau khi xác minh thông tin qua điện thoại, cơ quan Công an có yêu cầu xác minh phải gửi Phiếu yêu cầu xác minh đến Công an cấp xã nơi người vi phạm cư trú để xác minh. Khi nhận được Phiếu yêu cầu xác minh, Công an cấp xã nơi tiếp nhận kịp thời tổ chức xác minh và gửi Phiếu trả lời xác minh cho cơ quan Công an đề nghị xác minh trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ khi nhận được Phiếu yêu cầu xác minh. Trong trường hợp này, việc xác minh căn cứ vào kết quả tại Phiếu trả lời xác minh. Điều 5. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc 1. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định, gồm có: a) Bản tóm tắt lý lịch của người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này) có xác nhận của thủ trưởng cơ quan Công an nơi lập hồ sơ. Trường hợp có căn cứ cho rằng người vi phạm cố tình che giấu lý lịch của bản thân thì cơ quan lập hồ sơ lập danh, chỉ bản của người vi phạm kèm theo Bản tóm tắt lý lịch; b) Bản tường trình của người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc của người đại diện hợp pháp của họ (theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này); c) Biên bản vi phạm hành chính về hành vi sử dụng ma túy trái phép theo mẫu biên bản số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính hoặc phiếu xét nghiệm có kết quả dương tính với chất ma túy tại thời điểm lập hồ sơ. d) Bản sao Giấy chứng nhận đã chấp hành xong Quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn (theo mẫu số MGCN01 ban hành kèm theo Nghị định số 56/2016/NĐ-CP) đối với trường hợp đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 136/2016/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2013 quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây viết gọn là Nghị định số 136/2016/NĐ-CP) hoặc bản sao Quyết định chấm dứt thi hành Quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP. 2. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định gồm có: a) Các tài liệu, giấy tờ quy định tại điểm a, b, c Khoản 1 Điều này; b) Phiếu trả lời kết quả của người có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP về tình trạng nghiện hiện tại của người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. c) Tài liệu xác định người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định; Điều 6. Thu thập tài liệu, lập hồ sơ đối với trường hợp người nghiện ma túy do Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện Trường hợp người nghiện ma túy do cơ quan Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Công an cấp huyện) hoặc cơ quan Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Công an cấp tỉnh) trực tiếp phát hiện, Điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện đối với người đó và phối hợp với Công an cấp xã nơi người vi phạm cư trú hoặc Công an cấp xã nơi xảy ra hành vi vi phạm hoặc cơ sở xã hội (nếu có) để quản lý người có hành vi vi phạm trong thời gian thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Điều 7. Việc đọc hồ sơ 1. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ, cơ quan Công an nơi lập hồ sơ phải gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện văn bản thông báo về việc lập hồ sơ cho người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người đại diện hợp pháp của họ (theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này). 2. Việc cho người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người đại diện hợp pháp của họ đọc hồ sơ phải được lập biên bản (theo mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư này). 3. Việc đọc hồ sơ được thực hiện theo giờ hành chính tại trụ sở cơ quan lập hồ sơ hoặc địa điểm thuận tiện do cơ quan lập hồ sơ lựa chọn. Thời hạn đọc hồ sơ là 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. 4. Cơ quan Công an lập hồ sơ có trách nhiệm bố trí cán bộ giám sát việc đọc hồ sơ, chuẩn bị 01 bản phô tô hồ sơ để phục vụ cho việc đọc hồ sơ (chỉ xuất trình bản chính khi người đọc hồ sơ yêu cầu cần đối chiếu). 5. Sau thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, nếu người được thông báo không thực hiện việc đọc hồ sơ theo thông báo thì việc tiến hành các thủ tục lập hồ sơ vẫn được thực hiện theo quy định. Điều 8. Việc gửi hồ sơ để kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Hết thời hạn đọc hồ sơ theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư này, cơ quan Công an nơi lập hồ sơ chuyển hồ sơ kèm theo văn bản đề nghị kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện (theo mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư này), cụ thể như sau: 1. Trường hợp cơ quan lập hồ sơ gửi hồ sơ trực tiếp tại Phòng Tư pháp cấp huyện thì phải lập Biên bản giao nhận hồ sơ. 2. Trường hợp cơ quan lập hồ sơ gửi hồ sơ qua đường công văn tới Phòng Tư pháp cấp huyện thì phải ghi vào sổ giao nhận công văn. Điều 9. Công tác quản lý và lưu trữ hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Cơ quan Công an nơi lập hồ sơ chịu trách nhiệm quản lý, lưu trữ bản sao hồ sơ của người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo chế độ hồ sơ công tác quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội của Bộ Công an. Điều 10. Biểu mẫu sử dụng trong việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc 1. Ban hành kèm theo Thông tư này các biểu mẫu dưới đây để sử dụng trong việc thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc: a) Bản tóm tắt lý lịch của người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (Mẫu số 01); b) Phiếu yêu cầu xác minh (Mẫu số 02); c) Phiếu trả lời kết quả xác minh (Mẫu số 03); d) Bản tường trình (Mẫu số 04); đ) Thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (Mẫu số 05); e) Biên bản về việc đọc hồ sơ (Mẫu số 06) g) Văn bản đề nghị kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (Mẫu số 07). 2. In và quản lý biểu mẫu a) Công an các địa phương tổ chức in các biểu mẫu quy định tại Khoản 1 Điều này. b) Việc quản lý biểu mẫu được thực hiện theo chế độ hồ sơ nghiệp vụ. c) Kinh phí in các biểu mẫu quy định tại Khoản 1 Điều này được trích từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của Bộ Công an cấp cho Công an các địa phương. Hàng năm, Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập dự trù số lượng biểu mẫu cần in và dự toán kinh phí in biểu mẫu gửi Cục Tài chính tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định. Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 11. Phân công trách nhiệm trong việc theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo việc thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc 1. Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, tổng hợp số liệu báo cáo việc thực hiện biện pháp xử lý hành chính đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong phạm vi toàn quốc. 2. Công an cấp tỉnh chỉ đạo Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, tổng hợp số liệu báo cáo trong phạm vi tỉnh. 3. Công an cấp huyện chỉ đạo đơn vị phụ trách Điều tra tội phạm về ma túy theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, tổng hợp số liệu báo cáo trong phạm vi huyện. Điều 12. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 3 năm 2018. Điều 13. Trách nhiệm thi hành 1. Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này. 2. Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương, tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy) để có hướng dẫn kịp thời./. Nơi nhận: - Thủ tướng và các Phó Thủ tướng; - Văn phòng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ; - Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Bộ Tư pháp; - Các đồng chí Thứ trưởng Bộ Công an; - Công an các đơn vị, địa phương; - Công báo; - Lưu: VT, V19, C41(C42). BỘ TRƯỞNG Thượng tướng Tô Lâm Mẫu số 01 (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2018/TT-BCA ngày 07 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công an) (1)……………. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ……….., ngày …. tháng …. năm …… BẢN TÓM TẮT LÝ LỊCH của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc 1. Họ và tên khai sinh: …………………..……………..…………….. Giới tính:..................... 2. Tên gọi khác:................................................................................................................... 3. Sinh ngày ….. tháng …. năm ……. 4. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:..................................................................................... 5. Chỗ ở hiện nay:............................................................................................................... ............................................................................................................................................. 6. Số CMND/hộ chiếu/CCCD: ……………..…………….. cấp ngày ……/ …../ ……… nơi cấp: …………….. 7. Con ông: ……………..……………..…………….. Con bà:.................................................. Hộ khẩu thường trú tại:.......................................................................................................... 8. Trình độ học vấn:............................................................................................................... 9. Trình độ đào tạo (trung cấp, cao đẳng, đại học, trên đại học và tên ngành đào tạo):……………… 10. Nghề nghiệp (ghi rõ nghề nghiệp đang làm, không có thì ghi không)……………………………… 11. Việc làm (ghi có việc làm ổn định hoặc không có việc làm ổn định):………………………………. 12. Tiền án (nếu có thì ghi rõ số lần, tội danh; không có thì ghi không): ............................. ……………………………….................................................................................................. 13. Tiền sự (nếu có thì ghi rõ số lần, hành vi; không có thì ghi không): .............................. ……………………………….................................................................................................. 14. Loại ma túy đã sử dụng (ghi tên loại ma túy sử dụng):.................................................. 15. Hình thức sử dụng ma túy (nuốt, chích, hít....):.............................................................. 16. Thời điểm sử dụng ma túy lần đầu (ghi ngày, tháng, năm):........................................... 17. Đã áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy (ghi rõ số lần, không có thì ghi chưa): 18. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy lần gần đây nhất (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm ra quyết định):............................................................................................. ............................................................................................................................................. 19. Đã cai nghiện tại gia đình, cai nghiện tại cộng đồng (ghi rõ số lần, không có thì ghi chưa):……………… 20. Quyết định quản lý cai nghiện tại gia đình hoặc Quyết định cai nghiện tại cộng đồng (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm ra quyết định):................................................................................................................ ............................................................................................................................................. 21. Đã bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (ghi rõ số lần, không có thì ghi chưa): 22. Tham gia Điều trị nghiện bằng Methadone (có hoặc không):......................................... Nếu có, thời điểm đưa ra khỏi Chương trình Điều trị nghiện bằng Methadone (ghi rõ ngày, tháng, năm): THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN LẬP BẢN TÓM TẮT LÝ LỊCH (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (1) Tên cơ quan lập bản tóm tắt lý lịch Mẫu số 02 (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2018/TT-BCA ngày 07 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công an) (1)……………. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……./……. ……….., ngày …. tháng …. năm …… Ảnh 4x6 PHIẾU XÁC MINH Kính gửi: …………….…………….…………….…………………. Đề nghị Công an xã.................................................................... xác minh trường hợp sau: 1. Họ và tên khai sinh hoặc tự khai: …………….…………….…………….; Giới tính: ......... 2. Tên gọi khác:................................................................................................................... 3. Sinh ngày ……. tháng ……. năm ……… 4. Quê quán:........................................................................................................................ 5. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:..................................................................................... ............................................................................................................................................. 6. Chỗ ở hiện nay................................................................................................................ ............................................................................................................................................ 7. Số CMND/hộ chiếu/CCCD:.................................................. cấp ngày ……/ ……/ …….. nơi cấp:................................................................................................................................ CÁC NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ XÁC MINH VỀ TRƯỜNG HỢP NÊU TRÊN: 1. Họ và tên 2. Tên gọi khác 3. Giới tính 4. Ngày, tháng, năm sinh 5. Quê quán 6. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú 7. Chỗ ở hiện nay 8. Số CMND/hộ chiếu/CCCD, ngày cấp, nơi cấp 9. Họ tên bố, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của bố; họ tên mẹ, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của mẹ 10. Tiền án, tiền sự (nếu có thì ghi rõ số lần, hành vi vi phạm; không có thì ghi không) 11. Đã áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy (nếu có thì ghi rõ số lần, không có thì ghi chưa) 12. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy lần gần đây nhất (ghi rõ số Quyết định, ngày, tháng, năm ra Quyết định) 13. Đã cai nghiện tại gia đình, cai nghiện tại cộng đồng (nếu có thì ghi rõ số lần, không có thì ghi chưa) 14. Đã bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (nếu có thì ghi rõ số lần, không có thì ghi chưa) 15. Tham gia Điều trị nghiện bằng thuốc thay thế (có hoặc không); nếu có, thời điểm đưa ra khỏi Chương trình Điều trị nghiện bằng thuốc thay thế (ghi rõ ngày, tháng, năm) 16. Hoàn cảnh gia đình 17. Tình hình sức khỏe, có mắc bệnh hiểm nghèo, HIV/AIDS (có hoặc không) Kết quả xin gửi về Công an.……………. trước ngày ……………. THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CÔNG AN YÊU CẦU XÁC MINH (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (1) Tên cơ quan Công an yêu cầu xác minh Mẫu số 03 (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2018/TT-BCA ngày 07 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công an) (1)……………. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……./……. ……….., ngày …. tháng …. năm …… PHIẾU TRẢ LỜI XÁC MINH Kính gửi: …………….…………….…………….……………. Phúc đáp Phiếu xác minh số ……………. ngày …. tháng …… năm ……. của …………….……………., Công an……………. đã kiểm tra, xác minh. Kết quả cụ thể về đối tượng đã xác minh như sau: Ảnh 4x6 1. Họ và tên:................................................................................................. 2. Tên gọi khác:............................................................................................ 3. Giới tính: …………….……………. 4. Sinh ngày: ……………. tháng…………….năm……………. 5. Quê quán:.......................................................................................................................... 6. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:...................................................................................... 7. Chỗ ở hiện nay:................................................................................................................. ............................................................................................................................................. 8. Số CMND/hộ chiếu/CCCD: …………….……………. cấp ngày …./ ……/ ….. nơi cấp …………….……………. 9. Con ông:............................................................................................................................ Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:.......................................................................................... Con bà:................................................................................................................................. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:.......................................................................................... 10. Tiền án, tiền sự (nếu có thì ghi rõ số lần, hành vi vi phạm; không có thì ghi không):..... 11. Đã áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy (nếu có thì ghi rõ số lần, không có thì ghi chưa):................................................................................. 12. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy lần gần đây nhất (ghi rõ số Quyết định, ngày, tháng, năm ra Quyết định):............................................................................................. 13. Đã cai nghiện tại gia đình, cai nghiện tại cộng đồng (nếu có thì ghi rõ số lần, không có thì ghi chưa): 14. Đã bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (nếu có thì ghi rõ số lần, không có thì ghi chưa):.................................................................................................................................... 15. Tham gia Điều trị nghiện bằng thuốc thay thế (có hoặc không):...................................... Nếu có, thời điểm đưa ra khỏi Chương trình Điều trị nghiện bằng thuốc thay thế (ghi rõ ngày, tháng, năm): 16. Hoàn cảnh gia đình:......................................................................................................... 17. Tình hình sức khỏe, có mắc bệnh hiểm nghèo, HIV/AIDS (có hoặc không):................... TRƯỞNG CÔNG AN XÃ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu ) (1) Tên Công an cấp xã trả lời xác minh Mẫu số 04 (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2018/TT-BCA ngày 07 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công an) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ……………., ngày …… tháng … năm ……. BẢN TƯỜNG TRÌNH 1. Họ và tên khai sinh:............................................................................ Giới tính: ……… 2. Tên gọi khác:................................................................................................................. 3. Sinh ngày ….. tháng …. năm …….. 4. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:.................................................................................... ............................................................................................................................................ 5. Chỗ ở hiện nay:.............................................................................................................. ........................................................................................................................................... 6. Số CMND/hộ chiếu/CCCD: …………….…………….……………. cấp ngày …../ …../ …… nơi cấp ……………. 7. Con ông:.......................................................................................................................... Hộ khẩu thường trú tại:........................................................................................................ Con bà:................................................................................................................................ Hộ khẩu thường trú tại:....................................................................................................... 8. Trình độ học vấn:............................................................................................................. 10. Nghề nghiệp (ghi rõ nghề nghiệp đang làm, không có ghi không):............................... ............................................................................................................................................. 11. Tường trình cụ thể về hành vi sử dụng ma túy của bản thân (quá trình sử dụng ma túy, hình thức sử dụng ma túy, tình trạng sử dụng ma túy, lý do sử dụng ma túy, thời điểm sử dụng ma túy lần cuối) ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. 12. Đã áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy (ghi rõ số lần, không có ghi chưa): 13. Đã cai nghiện tại gia đình, cai nghiện tại cộng đồng (ghi rõ số lần, không có thì ghi không):…… NGƯỜI TƯỜNG TRÌNH (Ký, ghi rõ họ tên) Mẫu số 05 (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2018/TT-BCA ngày 07 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công an) (1)……………. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……./……. ……….., ngày …. tháng …. năm …… THÔNG BÁO Về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Kính gửi: …………….…………….……………. Công an …………….…………….……………. thông báo cho: Ông, bà:......................................................................................................... Nam/nữ…………….……………. Tên gọi khác:......................................................................................................................... Sinh ngày: …../…./……., tại:................................................................................................... Chỗ ở hiện nay:...................................................................................................................... Số CMND/hộ chiếu/CCCD: …………….……………. cấp ngày: ……………. nơi cấp: ……… Nghề nghiệp và nơi làm việc:.................................................................................................. Là người có hành vi sử dụng ma túy trái phép và đã bị Công an……………………………… tiến hành lập biên bản vào hồi ….. giờ ….. ngày …….. tháng ……… năm ……….. và được người có thẩm quyền xác định là nghiện ma túy. Công an …………….…………….…………….đã tiến hành lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với ông/bà. Công an …………….……………. thông báo để ông/bà …………….……………. và gia đình biết. Ông/bà và người đại diện hợp pháp của ông/bà có quyền được đọc, ghi chép, sao chụp hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại.................................................................................... Thời hạn đọc hồ sơ là 05 ngày, kể từ ngày... tháng... năm đến ngày........tháng ……. năm …….. Hết thời hạn đọc hồ sơ nêu trên, Công an …………….……………. sẽ tiến hành gửi hồ sơ đến Phòng Tư pháp..…………………..... để kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và làm các thủ tục đề nghị Tòa án nhân dân …………….…………….……………. xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với ông/bà …………….…………….…………….……………. theo quy định của pháp luật./. Nơi nhận: - Như trên - Lưu: VT. THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CÔNG AN LẬP HỒ SƠ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) XÁC NHẬN ĐÃ NHẬN ĐƯỢC THÔNG BÁO Về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Họ và tên: …………….…………….…………….…………….…………….……………. Quan hệ với người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (nếu nhận hộ): …………….…………….…………….…………….…………….……………. Xác nhận đã nhận được Thông báo số ……………. ngày …../…../…… về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. …………….ngày…….tháng….năm….. NGƯỜI NHẬN (Ký, ghi rõ họ tên) (1) Tên cơ quan Công an lập hồ sơ Mẫu số 06 (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2018/TT-BCA ngày 07 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công an) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- BIÊN BẢN Về việc đọc hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Căn cứ Thông báo số ……………. ngày …… tháng …….. năm….. của …………….……………. về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với ông/bà: …………….……………. Hôm nay, vào hồi ……. giờ ….. ngày... tháng …. năm …… Tại......................................................................................................................................... Tôi là:..................................................................................... chức vụ: ……………………… đơn vị: ……………….………………. là đại diện cơ quan lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, tiến hành lập biên bản về việc: Ông/bà ……………….……………….………………. là người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Sinh ngày …… tháng ……. năm ……….. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:........................................................................................ Người đại diện hợp pháp (nếu có):..................................................................................... Đã đọc hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Các tài liệu được đọc gồm:.................................................................................... ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. Các tài liệu sao chụp gồm:................................................................................................... ............................................................................................................................................. Biên bản được lập thành 03 bản, 01 bản gửi Tòa án nhân dân huyện ……………………., 01 bản gửi cơ quan lập hồ sơ và 01 bản được lưu hồ sơ. Biên bản được lập xong hồi... giờ …….. cùng ngày, đã đọc lại cho mọi người có mặt cùng nghe và ký tên dưới đây./. Người đọc hồ sơ (Ký, ghi rõ họ tên) Người đại diện hợp pháp (Nếu có) (Ký, ghi rõ họ tên) Cán bộ lập biên bản (Ký, ghi rõ họ tên) Mẫu số 07 (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2018/TT-BCA ngày 07 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công an) (1)……………. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……./……. ……….., ngày …. tháng …. năm …… VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA TÍNH PHÁP LÝ CỦA HỒ SƠ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Kính gửi: Trưởng phòng Tư pháp huyện (quận, thành phố) ……………. Công an …………….……………. đề nghị Phòng Tư pháp huyện (quận, thành phố) …………….……………. kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với trường hợp sau đây: Họ và tên:........................................................................... Giới tính: ……………………… Ngày, tháng, năm sinh: …. / …./ …. Nơi sinh:............................................................................................................................. Quê quán:........................................................................................................................... Nơi thường trú:.................................................................................................................... Nơi ở hiện tại:...................................................................................................................... Số CMND/Hộ chiếu/CCCD: …………….; ngày cấp: …/…/…; nơi cấp: ……. Dân tộc: …………….Tôn giáo: …………….Trình độ học vấn: …………….……………. Nghề nghiệp:....................................................................................................................... Nơi làm việc/học tập:........................................................................................................... Là người bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Hồ sơ áp dụng biện pháp gồm có: (Có danh Mục kèm theo): ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Vậy xin thông báo để Trưởng phòng Tư pháp huyện (quận, thành phố) …………….……………. kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ theo đúng quy định./. Nơi nhận: - Như trên; - Lưu: VT,... THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN LẬP HỒ SƠ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (1) Tên Cơ quan Công an lập hồ sơ
{ "issuing_agency": "Bộ Công An", "promulgation_date": "07/02/2018", "sign_number": "05/2018/TT-BCA", "signer": "Tô Lâm", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-17-2013-TT-BGDDT-chuong-trinh-khung-trung-cap-cac-nhom-nganh-san-xuat-191778.aspx
Thông tư 17/2013/TT-BGDĐT chương trình khung trung cấp các nhóm ngành sản xuất mới nhất
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 17/2013/TT-BGDĐT Hà Nội, ngày 08 tháng 5 năm 2013 THÔNG TƯ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP CÁC NHÓM NGÀNH: CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG; SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN SỢI, VẢI, GIÀY, DA; SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN KHÁC Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009; Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định 07/2013/NĐ-CP ngày 09/01/2013 của Chính phủ về việc sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 05 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Căn cứ Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục; Căn cứ các Biên bản thẩm định ngày 26 tháng 11 năm 2010, ngày 04 tháng 12 năm 2010, ngày 05 tháng 12 năm 2010, ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng thẩm định chương trình khung đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp thành lập theo Quyết định số 4995/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định: Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này 08 chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp thuộc 03 nhóm ngành, cụ thể như sau: 1. Nhóm ngành Chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống gồm ngành: a) Công nghệ kỹ thuật chế biến sản phẩm cây nhiệt đới; b) Công nghệ kỹ thuật sản xuất đường, bánh kẹo; c) Công nghệ kỹ thuật chế biến và bảo quản lương thực; d) Công nghệ kỹ thuật sản xuất muối; đ) Công nghệ kỹ thuật kiểm nghiệm chất lượng lương thực, thực phẩm; e) Công nghệ kỹ thuật lên men. 2. Nhóm ngành Sản xuất, chế biến sợi, vải, giày, da gồm ngành: Công nghệ da giày và sản xuất các sản phẩm từ da. 3. Nhóm ngành Sản xuất, chế biến khác gồm ngành: Công nghệ kỹ thuật sản xuất bột giấy và giấy. Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24 tháng 6 năm 2013. Các chương trình khung ban hành kèm theo Thông tư này được dùng trong các cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ đào tạo các ngành học này trình độ trung cấp chuyên nghiệp. Điều 3. Căn cứ chương trình khung quy định tại Thông tư này, cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ đào tạo các ngành học nêu tại Điều 1 tổ chức xây dựng các chương trình đào tạo cụ thể của trường; tổ chức biên soạn hoặc tổ chức lựa chọn; duyệt giáo trình để sử dụng làm tài liệu trong trường trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định giáo trình do thủ trưởng cơ sở giáo dục thành lập. Điều 4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục được giao đào tạo các ngành học trình độ trung cấp chuyên nghiệp nêu tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Văn phòng Quốc hội (để báo cáo); - Hội đồng Quốc gia Giáo dục (để báo cáo); - UBVHGD -TNTN &NĐ của Quốc hội; - Ban tuyên giáo TW; - Văn phòng Chính phủ (để báo cáo); - Kiểm toán Nhà nước; - Công báo; - Website Chính phủ; - Website Bộ GDĐT; - Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp; - Như Điều 4 (để thực hiện); - Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDCN. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Bùi Văn Ga FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo", "promulgation_date": "08/05/2013", "sign_number": "17/2013/TT-BGDĐT", "signer": "Bùi Văn Ga", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-31-2020-TT-BGTVT-khung-gia-dich-vu-su-dung-pha-thuoc-quoc-lo-dau-tu-bang-ngan-sach-459011.aspx
Thông tư 31/2020/TT-BGTVT khung giá dịch vụ sử dụng phà thuộc quốc lộ đầu tư bằng ngân sách mới nhất
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 31/2020/TT-BGTVT Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2020 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH KHUNG GIÁ DỊCH VỤ SỬ DỤNG PHÀ THUỘC TUYẾN QUỐC LỘ ĐƯỢC ĐẦU TƯ BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, DO TRUNG ƯƠNG QUẢN LÝ Căn cứ Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008; Căn cứ Luật Giá số 11/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012; Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá; Căn cứ Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2016 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá; Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định khung giá dịch vụ sử dụng phà thuộc tuyến quốc lộ được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, do Trung ương quản lý. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định khung giá dịch vụ sử dụng phà thuộc tuyến quốc lộ được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước do Trung ương quản lý. Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với người đi bộ; người điều khiển: phương tiện giao thông thô sơ đường bộ, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự; các đơn vị cung cấp dịch vụ sử dụng phà thuộc tuyến quốc lộ được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, do Trung ương quản lý và tổ chức, cá nhân có liên quan. Điều 3. Khung giá dịch vụ sử dụng phà 1. Khung giá dịch vụ sử dụng phà, được quy định tại các biểu số từ 01 đến số 09 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này là khung giá được ban hành cho từng bến phà trên các tuyến quốc lộ. 2. Giá dịch vụ sử dụng phà quy định tại khoản 1, Điều 3 Thông tư này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng. Điều 4. Đối tượng miễn vé thu tiền dịch vụ sử dụng phà 1. Xe cứu thương, bao gồm cả các loại xe khác đang chở người bị tai nạn đến nơi cấp cứu; 2. Xe cứu hỏa; 3. Xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp gồm: máy cày, máy bừa, máy xới, máy làm cỏ, máy tuốt lúa; 4. Xe hộ đê; xe làm nhiệm vụ khẩn cấp về chống lụt bão; 5. Xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh, bao gồm: xe tăng, xe bọc thép, xe kéo pháo, xe chở lực lượng vũ trang đang hành quân; 6. Xe, đoàn xe đưa tang; 7. Đoàn xe có xe hộ tống, dẫn đường; 8. Xe làm nhiệm vụ vận chuyển thuốc men, máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa đến những nơi bị thảm họa hoặc đến vùng có dịch bệnh; 9. Thương binh, bệnh binh, học sinh, trẻ em dưới 10 tuổi (bao gồm cả trường hợp đi xe đạp). Khi sử dụng dịch vụ phà trong trường hợp này phải xuất trình giấy tờ (bản chính hoặc bản sao có chứng thực) cần thiết như: thẻ thương binh, bệnh binh hoặc giấy chứng nhận đối với thương binh, bệnh binh; thẻ học sinh hoặc giấy chứng nhận của Nhà trường đối với học sinh. Điều 5. Vé thu tiền dịch vụ sử dụng phà 1. Việc in, phát hành, quản lý và sử dụng vé thu tiền dịch vụ sử dụng phà theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về quản lý hóa đơn bán hàng. 2. Vé thu tiền dịch vụ sử dụng phà tại các bến phà bao gồm 02 loại; vé lượt, vé tháng. a) Vé lượt: là vé có giá trị sử dụng dịch vụ sử dụng phà một lần cho một đối tượng phải trả tiền dịch vụ sử dụng phà. b) Vé tháng: là vé có giá trị sử dụng dịch vụ sử dụng phà nhiều lần trong vòng 30 ngày, kể từ ngày bán ghi cụ thể trên vé đến ngày kết thúc thời hạn được ghi cụ thể trên vé. Vé tháng chỉ áp dụng đối với các đối tượng có quy định mức thu vé tháng tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Đối với đối tượng là người đi bộ, thì trên vé phải ghi rõ họ, tên và số chứng minh nhân dân (hoặc căn cước công dân). Đối với đối tượng là phương tiện theo quy định không có biển số, thì trên vé phải ghi rõ loại phương tiện và họ, tên; số chứng minh nhân dân (hoặc căn cước công dân) của người điều khiển phương tiện. Đối với đối tượng là phương tiện theo quy định phải có biển số, thì trên vé phải ghi rõ loại phương tiện và biển số của phương tiện. 3. Vé mua cho đối tượng phải trả tiền dịch vụ sử dụng bến phà nào chỉ có giá trị sử dụng cho đối tượng đó tại bến phà nơi bán vé. Điều 6. Trách nhiệm của đơn vị được giao cung cấp dịch vụ sử dụng phà 1. Đơn vị quản lý, cung ứng dịch vụ phà căn cứ quy định tại khoản 1, Điều 3 Thông tư này quyết định mức giá thu dịch vụ sử dụng phà cụ thể; tổ chức thu tiền dịch vụ sử dụng phà đúng quy định, xây dựng các biện pháp chống gian lận và thất thoát doanh thu, có hình thức xử lý nghiêm đối với cá nhân vi phạm. 2. Công khai thông tin và niêm yết về giá dịch vụ sử dụng phà theo quy định của pháp luật về giá. 3. Đối với bến phà mới tiếp nhận thuộc tuyến đường địa phương đã được điều chỉnh thành đường quốc lộ theo quyết định điều chuyển của Bộ Tài chính, đơn vị được giao quản lý, cung ứng dịch vụ sử dụng phà được tiếp tục áp dụng theo định mức và mức giá đang thực hiện cho đến khi có quy định mới. 4. Đối với bến phà Kênh Tắt, Láng Sắt thuộc Quốc lộ 53 tạm thời chưa thực hiện thu tiền dịch vụ sử dụng phà. Điều 7. Trách nhiệm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam 1. Đối với bến phà được đầu tư xây dựng mới, trước khi đưa vào khai thác 03 tháng, Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải xây dựng định mức phương tiện, định mức kinh tế - kỹ thuật, khung giá thu dịch vụ sử dụng phà trình Bộ Giao thông vận tải ban hành làm cơ sở thực hiện. 2. Trong vòng 06 tháng kể từ ngày tiếp nhận bến phà địa phương chuyển về Bộ Giao thông vận tải quản lý theo quyết định của Bộ Tài chính, Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải xây dựng định mức phương tiện, định mức Kinh tế - Kỹ thuật, khung giá thu dịch vụ sử dụng phà trình Bộ Giao thông vận tải ban hành làm cơ sở thực hiện. Điều 8. Tổ chức thực hiện 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2021 và thay thế Thông tư số 34/2016/TT-BGTVT ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Bộ Giao thông vận tải quy định khung giá dịch vụ sử dụng phà thuộc tuyến quốc lộ được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, do Trung ương quản lý. 2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải; - Lưu: VT, TC (H). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Lê Đình Thọ PHỤ LỤC KHUNG GIÁ DỊCH VỤ SỬ DỤNG PHÀ THUỘC TUYẾN QUỐC LỘ ĐƯỢC ĐẦU TƯ BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2020/TT-BGTVT ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) STT Tên Biểu Nội dung 1 Biểu số 01 Khung giá dịch vụ sử dụng phà Đình Khao, Quốc lộ 57 2 Biểu số 02 Khung giá dịch vụ sử dụng phà Đại Ngãi, Quốc lộ 60 3 Biểu số 03 Khung giá dịch vụ sử dụng phà Cồn Nhất, Quốc lộ 37B 4 Biểu số 04 Khung giá dịch vụ sử dụng phà Vạn Yên, Quốc lộ 43 5 Biểu số 05 Khung giá dịch vụ sử dụng phà Đồng Cao, Quốc lộ 37B 6 Biểu số 06 Khung giá dịch vụ sử dụng phà Đại Nội, Quốc lộ 21B 7 Biểu số 07 Khung giá thu dịch vụ sử dụng phà Kênh Tắt, Quốc lộ 53 8 Biểu số 08 Khung giá thu dịch vụ sử dụng phà Láng Sắt, Quốc lộ 53 9 Biểu số 09 Khung giá thu dịch vụ sử dụng phà Quang Thiện, Quốc lộ 21B Biểu số 01 KHUNG GIÁ DỊCH VỤ SỬ DỤNG PHÀ ĐÌNH KHAO, QUỐC LỘ 57 TT Đối tượng trả tiền dịch vụ Đơn vị tính Giá tối thiểu Giá tối đa 1 Khách đi bộ đồng/lượt 950 1.000 2 Khách đi bộ mua vé tháng đồng/tháng 28.500 30.000 3 Khách đi xe đạp, xe đạp điện đồng/lượt 1.900 2.000 4 Khách đi xe đạp, xe đạp điện mua vé tháng đồng/tháng 57.000 60.000 5 Xe mô tô hai bánh, xe gắn máy hai bánh và các loại xe tương tự đồng/lượt 3.800 4.000 6 Xe mô tô hai bánh, xe gắn máy hai bánh và các loại xe tương tự mua vé tháng đồng/tháng 114.000 120.000 7 Xe mô tô ba bánh, xe lôi, xe ba gác và các loại xe tương tự đồng/lượt 5.700 6.000 8 Xe ô tô dưới 12 ghế ngồi, xe lam các loại xe tương tự đồng/lượt 23.750 25.000 9 Xe khách từ 12 ghế đến dưới 15 ghế ngồi đồng/lượt 28.500 30.000 10 Xe khách từ 15 ghế đến dưới 30 ghế ngồi đồng/lượt 47.500 50.000 11 Xe khách từ 30 ghế đến dưới 50 ghế ngồi đồng/lượt 57.000 60.000 12 Xe khách từ 50 ghế ngồi trở lên đồng/lượt 66.500 70.000 13 Xe chở hàng trọng tải dưới 3 tấn đồng/lượt 23.750 25.000 14 Xe chở hàng trọng tải từ 3 tấn đến dưới 5 tấn đồng/lượt 28.500 30.000 15 Xe chở hàng trọng tải từ 5 tấn đến dưới 10 tấn đồng/lượt 42.750 45.000 16 Xe chở hàng trọng tải từ 10 tấn đến dưới 15 tấn đồng/lượt 66.500 70.000 17 Xe chở hàng trọng tải từ 15 tấn đến dưới 18 tấn, xe chở hàng bằng container 20 feets đồng/lượt 85.500 90.000 18 Xe chở hàng trọng tải từ 18 tấn trở lên và xe chở hàng bằng container 40 feets đồng/lượt 114.000 120.000 19 Thuê cả chuyến phà loại 60 tấn đồng/chuyến 190.000 200.000 20 Thuê cả chuyến phà loại 100 tấn đồng/chuyến 285.000 300.000 21 Thuê cả chuyến phà loại 200 tấn đồng/chuyến 475.000 500.000 Ghi chú: Mức giá trong biểu nêu trên tính chung cho cả xe và hành khách (hành khách đi theo xe không phải mua vé) Biểu số 02 KHUNG GIÁ DỊCH VỤ SỬ DỤNG PHÀ ĐẠI NGÃI, QUỐC LỘ 60 TT Đối tượng trả tiền dịch vụ Đơn vị tính Giá tối thiểu Giá tối đa 1 Khách đi xe đạp, xe đạp điện đồng/lượt 1.900 2.000 2 Khách đi xe đạp, xe đạp điện mua vé tháng đồng/tháng 38.000 40.000 3 Xe mô tô hai bánh, xe gắn máy hai bánh và các loại xe tương tự đồng/lượt 5.700 6.000 4 Xe mô tô hai bánh, xe gắn máy hai bánh và các loại xe tương tự mua vé tháng đồng/tháng 114.000 120.000 5 Xe mô tô ba bánh, xe lôi, xe ba gác và các loại xe tương tự đồng/lượt 7.600 8.000 6 Xe ô tô dưới 12 ghế ngồi, xe lam các loại xe tương tự đồng/lượt 38.000 40.000 7 Xe khách từ 12 ghế đến dưới 15 ghế ngồi đồng/lượt 52.250 55.000 8 Xe khách từ 15 ghế đến dưới 30 ghế ngồi đồng/lượt 76.000 80.000 9 Xe khách từ 30 ghế đến dưới 50 ghế ngồi đồng/lượt 104.500 110.000 10 Xe khách từ 50 ghế ngồi trở lên đồng/lượt 114.000 120.000 11 Xe chở hàng trọng tải dưới 3 tấn đồng/lượt 33.250 35.000 12 Xe chở hàng trọng tải từ 3 tấn đến dưới 5 tấn đồng/lượt 38.000 40.000 13 Xe chở hàng trọng tải từ 5 tấn đến dưới 10 tấn đồng/lượt 57.000 60.000 14 Xe chở hàng trọng tải từ 10 tấn đến dưới 15 tấn đồng/lượt 95.000 100.000 15 Xe chở hàng trọng tải từ 15 tấn đến dưới 18 tấn, xe chở hàng bằng container 20 feets đồng/lượt 123.500 130.000 16 Thuê cả chuyến phà loại 60 tấn đồng/chuyến 247.000 260.000 17 Thuê cả chuyến phà loại 100 tấn đồng/chuyến 380.000 400.000 Ghi chú: - Mức giá trong biểu nêu trên tính chung cho cả xe và hành khách (hành khách đi theo xe không phải mua vé); - Mức thu tại biểu giá nêu trên được áp dụng riêng biệt cho từng bến phà; 1. Từ Bờ Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh sang Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng hoặc ngược lại; 2. Từ Bờ Long Phú, tỉnh Sóc Trăng sang Cù Lao Dung hoặc ngược lại. Biểu số 03 KHUNG GIÁ DỊCH VỤ SỬ DỤNG PHÀ CỒN NHẤT, QUỐC LỘ 37B TT Đối tượng trả tiền dịch vụ Đơn vị tính Giá tối thiểu Giá tối đa 1 Xe mô tô hai bánh, xe gắn máy hai bánh và các loại xe tương tự đồng/lượt 4.750 5.000 2 Xe mô tô hai bánh, xe gắn máy hai bánh và các loại xe tương tự mua vé tháng đồng/tháng 95.000 100.000 3 Xe thô sơ (trừ xe đạp, xe lăn dùng cho người khuyết tật) đồng/lượt 7.600 8.000 4 Xe mô tô ba bánh, xe lôi, xe ba gác và các loại xe tương tự đồng/lượt 9.500 10.000 5 Xe ô tô dưới 12 ghế ngồi, xe lam và các loại xe tương tự đồng/lượt 28.500 30.000 6 Xe khách từ 12 ghế đến dưới 15 ghế ngồi đồng/lượt 38.000 40.000 7 Xe khách từ 15 ghế đến dưới 30 ghế ngồi đồng/lượt 47.500 50.000 8 Xe khách từ 30 ghế đến dưới 50 ghế ngồi đồng/lượt 61.750 65.000 9 Xe khách từ 50 ghế ngồi trở lên đồng/lượt 71.250 75.000 10 Xe chở hàng trọng tải dưới 3 tấn đồng/lượt 33.250 35.000 11 Xe chở hàng trọng tải từ 3 tấn đến dưới 5 tấn đồng/lượt 52.250 55.000 12 Xe chở hàng trọng tải từ 5 tấn đến dưới 10 tấn đồng/lượt 71.250 75.000 13 Xe chở hàng trọng tải từ 10 tấn đến dưới 15 tấn đồng/lượt 85.500 90.000 14 Xe chở hàng trọng tải từ 15 tấn đến dưới 18 tấn, xe chở hàng bằng container 20 feets đồng/lượt 95.000 100.000 15 Xe chở hàng trọng tải từ 18 tấn trở lên và xe chở hàng bằng container 40 feets đồng/lượt 114.000 120.000 16 Xe máy thi công đồng/lượt 66.500 70.000 17 Thuê cả chuyến phà loại 15 tấn đồng/chuyến 142.500 150.000 18 Thuê cả chuyến phà loại 30 tấn đồng/chuyến 190.000 20.000 19 Thuê cả chuyến phà loại 60 tấn đồng/chuyến 237.500 250.000 20 Thuê cả chuyến phà loại 100 tấn đồng/chuyến 285.000 300.000 Ghi chú: Mức giá trong biểu nêu trên tính chung cho cả xe và hành khách (hành khách đi theo xe không phải mua vé). Biểu số 04 KHUNG GIÁ DỊCH VỤ SỬ DỤNG PHÀ VẠN YÊN, QUỐC LỘ 43 TT Đối tượng trả tiền dịch vụ Đơn vị tính Giá tối thiểu Giá tối đa 1 Người đi bộ đồng/lượt 1.900 2.000 2 Mô tô 2 bánh, xe đạp, xe đạp điện đồng/lượt 2.850 3.000 3 Xe lam, xích lô, xe 3 bánh đồng/lượt 4.750 5.000 4 Xe con đồng/lượt 23.750 25.000 5 Xe có trọng tải dưới 2 tấn đồng/lượt 23.750 25.000 6 Xe có trọng tải từ 2 tấn đến 5 tấn đồng/lượt 33.250 35.000 7 Xe có trọng tải trên 5 tấn đến 10 tấn đồng/lượt 50.350 53.000 8 Xe có trọng tải trên 10 tấn đến 15 tấn đồng/lượt 58.900 62.000 9 Xe có trọng tải trên 5 tấn đến 20 tấn đồng/lượt 76.000 80.000 10 Xe có trọng tải trên 20 tấn đồng/lượt 85.500 90.000 11 Xe chở khách dưới 12 ghế ngồi đồng/lượt 23.750 25.000 12 Xe chở khách từ 12 ghế đến 24 ghế ngồi đồng/lượt 33.250 35.000 13 Xe chở khách từ 25 ghế đến 42 ghế ngồi đồng/lượt 50.350 53.000 14 Xe chở khách trên 42 ghế ngồi đồng/lượt 58.900 62.000 15 Xe moóc, sơ mi moóc, xe cẩu đồng/lượt 66.500 70.000 16 Xe máy thi công bánh lốp đồng/lượt 58.900 62.000 17 Xe máy thi công bánh xích đồng/lượt 85.500 90.000 Ghi chú: Mức giá trong biểu nêu trên tính chung cho cả xe và hành khách (hành khách đi theo xe không phải mua vé). Biểu số 05 KHUNG GIÁ DỊCH VỤ SỬ DỤNG PHÀ ĐỒNG CAO, QUỐC LỘ 37B TT Đối tượng trả tiền dịch vụ Đơn vị tính Giá tối thiểu Giá tối đa 1 Xe mô tô hai bánh, xe gắn máy hai bánh và các loại xe tương tự đồng/lượt 4.750 5.000 2 Xe mô tô hai bánh, xe gắn máy hai bánh và các loại xe tương tự mua vé tháng đồng/tháng 95.000 100.000 3 Xe thô sơ (trừ xe đạp, xe lăn dùng cho người khuyết lật) đồng/lượt 7.600 8.000 4 Xe mô tô ba bánh, xe lôi, xe ba gác và các loại xe tương tự đồng/lượt 9.500 10.000 5 Xe ô tô dưới 12 ghế ngồi, xe làm và các loại xe tương tự đồng/lượt 28.500 30.000 6 Xe khách từ 12 ghế đến dưới 15 ghế ngồi đồng/lượt 38.000 40.000 7 Xe khách từ 15 ghế đến dưới 30 ghế ngồi đồng/lượt 47.500 50.000 8 Xe khách từ 30 ghế đến dưới 50 ghế ngồi đồng/lượt 61.750 65.000 9 Xe khách từ 50 ghế ngồi trở lên đồng/lượt 71.250 75.000 10 Xe chở hàng trọng tải dưới 3 tấn đồng/lượt 33.250 35.000 11 Xe chở hàng trọng tải từ 3 tấn đến dưới 5 tấn đồng/lượt 52.250 55.000 12 Xe chở hàng trọng tải từ 5 tấn đến dưới 10 tấn đồng/lượt 71.250 75.000 13 Xe chở hàng trọng tải từ 10 tấn đến dưới 15 tấn đồng/lượt 85.500 90.000 14 Xe chở hàng trọng tải từ 15 tấn đến dưới 18 tấn, xe chở hàng bằng container 20 feets đồng/lượt 95.000 100.000 15 Xe chở hàng trọng tải từ 18 tấn trở lên và xe chở hàng bằng container 40 feets đồng/lượt 114.000 120.000 16 Xe máy thi công đồng/lượt 66.500 70.000 17 Thuê cả chuyến phà loại 15 tấn đồng/chuyến 142.500 150.000 18 Thuê cả chuyến phà loại 30 tấn đồng/chuyến 190.000 200.000 19 Thuê cả chuyến phà loại 60 tấn đồng/chuyến 237.500 250.000 20 Thuê cả chuyến phà loại 100 tấn đồng/chuyến 285.000 300.000 Ghi chú: Mức giá trong biểu nêu trên tính chung cho cả xe và hành khách (hành khách đi theo xe không phải mua vé). Biểu số 06 KHUNG GIÁ DỊCH VỤ SỬ DỤNG PHÀ ĐẠI NỘI, QUỐC LỘ 21B TT Đối tượng trả tiền dịch vụ Đơn vị tính Giá tối thiểu Giá tối đa 1 Xe mô tô hai bánh, xe gắn máy hai bánh và các loại xe tương tự đồng/lượt 4.750 5.000 2 Xe mô tô hai bánh, xe gắn máy hai bánh và các loại xe tương tự mua vé tháng đồng/tháng 95.000 100.000 3 Xe thô sơ (trừ xe đạp, xe lăn dùng cho người khuyết tật) đồng/lượt 7.600 8.000 4 Xe mô tô ba bánh, xe lôi, xe ba gác và các loại xe tương tự đồng/lượt 9.500 10.000 5 Xe ô tô dưới 12 ghế ngồi, xe lam và các loại xe tương tự đồng/lượt 28.500 30.000 6 Xe khách từ 12 ghế đến dưới 15 ghế ngồi đồng/lượt 38.000 40.000 7 Xe khách từ 15 ghế đến dưới 30 ghế ngồi đồng/lượt 47.500 50.000 8 Xe khách từ 30 ghế đến dưới 50 ghế ngồi đồng/lượt 61.750 65.000 9 Xe khách từ 50 ghế ngồi trở lên đồng/lượt 71.250 75.000 10 Xe chở hàng trọng tải dưới 3 tấn đồng/lượt 33.250 35.000 11 Xe chở hàng trọng tải từ 3 tấn đến dưới 5 tấn đồng/lượt 52.250 55.000 12 Xe chở hàng trọng tải từ 5 tấn đến dưới 10 tấn đồng/lượt 71.250 75.000 13 Xe chở hàng trọng tải từ 10 tấn đến dưới 15 tấn đồng/lượt 85.500 90.000 14 Xe chở hàng trọng tải từ 15 tấn đến dưới 18 tấn, xe chở hàng bằng container 20 feets đồng/lượt 95.000 100.000 15 Xe chở hàng trọng tải từ 18 tấn trở lên và xe chở hàng bằng container 40 feets đồng/lượt 114.000 120.000 16 Xe máy thi công đồng/lượt 66.500 70.000 17 Thuê cả chuyến phà loại 15 tấn đồng/chuyến 142.500 150.000 18 Thuê cả chuyến phà loại 30 tấn đồng/chuyến 190.000 200.000 19 Thuê cả chuyến phà loại 60 tấn đồng/chuyến 237.500 250.000 20 Thuê cả chuyến phà loại 100 tấn đồng/chuyến 285.000 300.000 Ghi chú: Mức giá trong biểu nêu trên tính chung cho cả xe và hành khách (hành khách đi theo xe không phải mua vé). Biểu số 07 KHUNG GIÁ THU DỊCH VỤ SỬ DỤNG PHÀ KÊNH TẮT, QUỐC LỘ 53 TT Đối tượng trả tiền dịch vụ Đơn vị tính Giá tối thiểu Giá tối đa 1 Xe mô tô hai bánh, xe gắn máy hai bánh và các loại xe tương tự đồng/lượt 3.800 4.000 2 Xe mô tô hai bánh, xe gắn máy hai bánh và các loại xe tương tự mua vé tháng đồng/tháng 114.000 120.000 3 Xe mô tô ba bánh, xe lôi, xe ba gác và các loại xe tương tự đồng/lượt 4.800 5.000 4 Xe ô tô dưới 12 ghế ngồi, xe lam các loại xe tương tự đồng/lượt 23.800 25.000 5 Xe khách từ 12 ghế đến dưới 15 ghế ngồi đồng/lượt 28.500 30.000 6 Xe khách từ 15 ghế đến dưới 30 ghế ngồi đồng/lượt 38.000 40.000 7 Xe khách từ 30 ghế đến dưới 50 ghế ngồi đồng/lượt 42.800 45.000 8 Xe khách từ 50 ghế ngồi trở lên đồng/lượt 47.500 50.000 9 Xe chở hàng trọng tải dưới 3 tấn đồng/lượt 38.000 40.000 10 Xe chở hàng trọng tải từ 3 tấn đến dưới 5 tấn đồng/lượt 42.800 45.000 11 Xe chở hàng trọng tải từ 5 tấn đến dưới 10 tấn đồng/lượt 52.300 55.000 12 Xe chở hàng trọng tải từ 10 tấn đến dưới 15 tấn đồng/lượt 66.500 70.000 13 Xe chở hàng trọng tải từ 15 tấn đến dưới 18 tấn, xe chở hàng bằng container 20 feets đồng/lượt 76.000 80.000 14 Thuê cả chuyến phà loại 60 tấn đồng/chuyến 95.000 100.000 15 Thuê cả chuyến phà loại 100 tấn đồng/chuyến 190.000 200.000 Ghi chú: Mức giá trong biểu nêu trên tính chung cho cả xe và hành khách (hành khách đi theo xe không phải mua vé). Biểu số 08 KHUNG GIÁ THU DỊCH VỤ SỬ DỤNG PHÀ LÁNG SẮT, QUỐC LỘ 53 TT Đối tượng trả tiền dịch vụ Đơn vị tính Giá tối thiểu Giá tối đa 1 Xe mô tô hai bánh, xe gắn máy hai bánh và các loại xe tương tự đồng/lượt 3.800 4.000 2 Xe mô tô hai bánh, xe gắn máy hai bánh và các loại xe tương tự mua vé tháng đồng/tháng 114.000 120.000 3 Xe mô tô ba bánh, xe lôi, xe ba gác và các loại xe tương tự đồng/lượt 4.800 5.000 4 Xe ô tô dưới 12 ghế ngồi, xe lam các loại xe tương tự đồng/lượt 23.800 25.000 5 Xe khách từ 12 ghế đến dưới 15 ghế ngồi đồng/lượt 28.500 30.000 6 Xe khách từ 15 ghế đến dưới 30 ghế ngồi đồng/lượt 38.000 40.000 7 Xe khách từ 30 ghế đến dưới 50 ghế ngồi đồng/lượt 42.800 45.000 8 Xe khách từ 50 ghế ngồi trở lên đồng/lượt 47.500 50.000 9 Xe chở hàng trọng tải dưới 3 tấn đồng/lượt 38.000 40.000 10 Xe chở hàng trọng tải từ 3 tấn đến dưới 5 tấn đồng/lượt 42.800 45.000 11 Xe chở hàng trọng tải từ 5 tấn đến dưới 10 tấn đồng/lượt 52.300 55.000 12 Xe chở hàng trọng tải từ 10 tấn đến dưới 15 tấn đồng/lượt 66.500 70.000 13 Xe chở hàng trọng tải từ 15 tấn đến dưới 18 tấn, xe chở hàng bằng container 20 feets đồng/lượt 76.000 80.000 14 Thuê cả chuyến phà loại 60 tấn đồng/chuyến 95.000 100.000 15 Thuê cả chuyến phà loại 100 tấn đồng/chuyến 190.000 200.000 Ghi chú: Mức giá trong biểu nêu trên tính chung cho cả xe và hành khách (hành khách đi theo xe không phải mua vé). Biểu số 09 KHUNG GIÁ THU DỊCH VỤ SỬ DỤNG PHÀ QUANG THIỆN, QUỐC LỘ 21B TT Đối tượng trả tiền dịch vụ Đơn vị tính Giá tối thiểu Giá tối đa 1 2 3 4 1 Xe mô tô hai bánh, xe gắn máy hai bánh và các loại xe tương tự đồng/lượt 4.750 5.000 2 Xe thô sơ (trừ xe đạp, xe lăn dùng cho người khuyết tật) đồng/lượt 7.600 8.000 3 Xe mô tô ba bánh, xe lôi, xe ba gác và các loại xe tương tự đồng/lượt 9.500 10.000 4 Xe ôtô dưới 12 ghế ngồi, xe lam và các loại xe tương tự đồng/lượt 28.500 30.000 5 Xe khách từ 12 ghế đến dưới 15 ghế ngồi đồng/lượt 38.000 40.000 6 Xe khách từ 15 ghế đến dưới 30 ghế ngồi đồng/lượt 47.500 50.000 7 Xe khách từ 30 ghế đến dưới 50 ghế ngồi đồng/lượt 61.750 65.000 8 Xe khách từ 50 ghế ngồi trở lên đồng/lượt 71.250 75.000 9 Xe chở hàng trọng tải dưới 3 tấn đồng/lượt 33.250 35.000 10 Xe chở hàng trọng tải từ 3 tấn đến dưới 5 tấn đồng/lượt 52.250 55.000 11 Xe chở hàng trọng tải từ 5 tấn đến dưới 10 tấn đồng/lượt 71.250 75.000 12 Xe chở hàng trọng tải từ 10 tấn đến dưới 15 tấn đồng/lượt 85.500 90.000 13 Xe chở hàng trọng tải từ 15 tấn đến dưới 18 tấn, xe chở hàng bằng container 20 feets đồng/lượt 95.000 100.000 14 Xe chở hàng trọng tải từ 18 tấn trở lên và xe chở hàng bằng container 40 feets đồng/lượt 114.000 120.000 15 Xe máy thi công đồng/lượt 66.500 70.000 16 Thuê cả chuyến phà loại 30 tấn đồng/chuyến 190.000 200.000 Ghi chú: Mức giá trong biểu nêu trên tính chung cho cả xe và hành khách (hành khách đi theo xe không phải mua vé).
{ "issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải", "promulgation_date": "08/12/2020", "sign_number": "31/2020/TT-BGTVT", "signer": "Lê Đình Thọ", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-tu-84-2017-TT-BTC-huong-dan-kinh-doanh-hang-hoa-mien-thue-68-2016-ND-CP-359436.aspx
Thông tư 84/2017/TT-BTC hướng dẫn kinh doanh hàng hóa miễn thuế 68/2016/NĐ-CP
BỘ TÀI CHÍNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 84/2017/TT-BTC Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2017 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 68/2016/NĐ-CP NGÀY 1/7/2016 CỦA CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014; Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014; Căn cứ Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan; Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26/07/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn chi tiết một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định về điều kiện làm việc cho cơ quan hải quan; nơi kiểm tra hàng hóa; nơi lắp đặt trang thiết bị kiểm tra, giám sát hải quan; kho chứa tang vật vi phạm tại kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ, kho hàng không kéo dài, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung, địa điểm chuyển phát nhanh, hàng bưu chính theo quy định tại Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan (dưới đây gọi tắt là kho bãi, địa điểm). Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc kinh doanh, mở rộng, thu hẹp, chuyển quyền sở hữu, di chuyển, đổi tên, tạm dừng, chấm dứt hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm. 2. Cơ quan hải quan, công chức hải quan. 3. Cơ quan khác của Nhà nước trong việc phối hợp quản lý nhà nước về hải quan. Điều 3. Giải thích từ ngữ 1. Kho ngoại quan chuyên dùng là kho, bãi ngoại quan được thành lập, công nhận theo quy định tại Nghị định số 68/2016/NĐ-CP , sử dụng để lưu giữ, bảo quản một hoặc một số chủng loại hàng hóa có yêu cầu bảo quản đặc biệt như chất lỏng, hóa chất, hàng đông lạnh, hoặc hàng hóa phải được lưu giữ ở điều kiện nhiệt độ, ánh sáng và môi trường nhất định theo yêu cầu của nhà sản xuất. 2. Tài liệu chứng minh quyền sử dụng kho bãi, địa điểm gồm một trong các giấy tờ sau: a) Bản chụp từ bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận, mở rộng kho bãi, địa điểm, hoặc b) Bản chụp từ bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ đất và Hợp đồng thuê, mượn đất trong trường hợp tổ chức cá nhân đi thuê, mượn đất để xây dựng kho bãi, địa điểm, hoặc c) Bản chụp từ bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ đất và Hợp đồng thuê, mượn hoặc hợp tác liên danh kinh doanh kho bãi, nhà xưởng, hoặc d) Bản chụp từ bản chính Quyết định giao, cho thuê, mượn đất của cơ quan có thẩm quyền để xây dựng khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cảng, cửa khẩu, ga đường sắt và Hợp đồng tổ chức cá nhân thuê, mượn lại đất, kho bãi, nhà xưởng của Ban quản lý các khu vực nêu trên. 3. Tang vật vi phạm trong Thông tư này được hiểu là tiền và các khoản tương đương tiền, hàng hóa, phương tiện bị cơ quan hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền tạm giữ, tịch thu theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính hoặc vật chứng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Chương II QUY ĐỊNH CỤ THỂ Điều 4. Nơi làm việc của cơ quan hải quan Nơi làm việc của cơ quan hải quan tại các kho bãi, địa điểm được tổ chức, cá nhân kinh doanh kho bãi, địa điểm đầu tư xây dựng và phải đảm bảo các điều kiện sau: 1. Vị trí: nằm trong diện tích khu vực kho bãi, địa điểm dự kiến công nhận mới hoặc đã được công nhận hoặc nằm trong cùng một khu đất thuộc quyền sử dụng của doanh nghiệp, thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát hải quan. 2. Có diện tích tối thiểu 20 m2, được ngăn cách với khu vực xung quanh, đảm bảo công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan. Đối với các địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa tập trung tại các cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu quốc tế, văn phòng làm việc của hải quan có diện tích tối thiểu 50 m2. 3. Trang thiết bị: a) Máy tính cài đặt phần mềm quản lý, kết nối hệ thống quản lý của doanh nghiệp kinh doanh kho bãi, địa điểm và kết nối với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan theo quy định của Tổng cục Hải quan. b) Thiết bị kết nối với hệ thống ca-mê-ra giám sát của tổ chức, cá nhân kinh doanh kho bãi, địa điểm để theo dõi, lưu trữ, truy xuất và hiển thị hình ảnh tại tất cả các khu vực chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, cổng ra vào kho bãi, địa điểm. c) Các trang thiết bị văn phòng khác (bàn, ghế, tủ đựng hồ sơ, điện thoại để bàn). d) Hạ tầng kỹ thuật (nguồn điện, điện chiếu sáng, hạ tầng công nghệ thông tin) đảm bảo điều kiện hoạt động. Điều 5. Nơi kiểm tra hàng hóa 1. Tổ chức, cá nhân bố trí khu vực có mái che nằm trong diện tích kho bãi, địa điểm, thuận lợi cho cơ quan hải quan trong việc thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa, niêm phong hải quan. 2. Đối với kho bãi, địa điểm có tổng diện tích từ 03 héc-ta trở lên: tổ chức, cá nhân bố trí khu vực hoạt động của máy soi công-tê-nơ diện tích tối thiểu là 2.000 m2 (40m x 50m) để đảm bảo về an toàn phóng xạ và hoạt động soi chiếu. Trong thời gian máy soi công-tê-nơ chưa được điều động đến khu vực hoạt động thì doanh nghiệp vẫn sử dụng khu vực trên cho hoạt động khai thác, kinh doanh của kho bãi, địa điểm. Điều 6. Kho chứa tang vật vi phạm 1. Kho chứa hàng hóa tang vật vi phạm có diện tích tối thiểu 30 m2, tách biệt với kho chứa hàng hóa khác. Riêng địa điểm kiểm tra, giám sát tập trung hàng bưu chính và hàng chuyển phát nhanh, kho chứa hàng vi phạm có diện tích tối thiểu 10 m2. Trường hợp kho chứa hàng hóa tang vật vi phạm được xây dựng nằm trong kho chứa hàng hóa tại kho bãi, địa điểm dự kiến hoặc đã được công nhận phải đảm bảo chế độ niêm phong hải quan, tính nguyên trạng và phẩm chất của hàng hóa trong quá trình lưu giữ. Trong thời gian không lưu giữ tang vật vi phạm, tổ chức cá nhân được sử dụng kho tang vật vi phạm để chứa hàng hóa khác theo quy định. 2. Đối với kho bãi, địa điểm có quy mô lớn trên 03 héc-ta và không có kho chứa hàng hóa tang vật vi phạm: tổ chức, cá nhân bố trí khu vực bãi riêng có diện tích tối thiểu 200 m2 để lưu giữ phương tiện, công-tê-nơ chứa hàng vi phạm. Tổ chức, cá nhân được sử dụng khu vực bãi dự kiến chứa hàng vi phạm để lưu giữ, khai thác hàng hóa trọng trường hợp khu vực bãi trên không chứa hàng vi phạm. Chương III ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 7. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 30/9/2017./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ; các Phó TTCP; - Văn phòng TW Đảng và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Quốc Hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Tòa án Nhân dân Tối cao; - Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Cục Hải quan các tỉnh, thành phố; - Công báo; - Website Chính phủ; - Website Tổng cục Hải quan; - Lưu VT; TCHQ (181). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Vũ Thị Mai TỔNG CỤC HẢI QUAN ĐƠN VỊ THỰC HIỆN KIỂM TRA (1) ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: /….. ………, ngày ….. tháng ….. năm 20….. BIÊN BẢN KIỂM TRA KHO BÃI, ĐỊA ĐIỂM Căn cứ quy định tại Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan; Căn cứ hướng dẫn tại Thông tư số ……../2017/TT-BTC ngày.... của Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ; Hôm nay, vào hồi ….., ngày ……tháng.... năm 20..., tại địa điểm .... (2) Thành phần gồm: I/ Đại diện cơ quan hải quan (3) - Ông (bà)……………………, chức vụ……………………….., đơn vị……………………….. - Ông (bà)……………………, chức vụ……………………….., đơn vị……………………….. - Ông (bà)……………………, chức vụ……………………….., đơn vị……………………….. II/ Đại diện tổ chức cá nhân - Ông (bà)……………………, chức vụ……………………….., đơn vị……………………….. - Ông (bà)……………………, chức vụ……………………….., đơn vị……………………….. Hai bên đã tiến hành lập biên bản kiểm tra các điều kiện theo quy định tại Điều Nghị định số 68/2016/NĐ-CP , cụ thể như sau: 1. Chủ kho bãi, địa điểm: …………….. 2. Địa điểm, diện tích: (4). 3. Trang thiết bị: 3.1. Mô tả cơ sở vật chất, hạ tầng: (5) 3.2. Hệ thống camera giám sát: (6). 3.3. Hệ thống điện chiếu sáng: (7). 3.4. Hệ thống phòng cháy chữa cháy: (8). 3.5. Về thiết bị, phần mềm quản lý hàng hóa ra vào kho bãi, địa điểm: (9). 3.6. Trang thiết bị khai thác hàng hóa trong kho bãi, địa điểm: (10). 4. Quy chế hoạt động kho bãi, địa điểm: (11). 5. Chi cục/Đội thuộc Chi cục trực tiếp quản lý: (12). III/ Kết luận của Đoàn kiểm tra … (13)... Việc kiểm tra thực tế kho bãi địa điểm được các bên phối hợp thực hiện đúng quy định, không gây phiền hà, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Biên bản được kết thúc vào hồi....giờ...phút ngày …….., đã được các bên thông qua, nhất trí và ký tên. Biên bản được lập thành .... bản có giá trị pháp lý như nhau, đại diện Đơn vị kiểm tra ………(14) giữ 01 bản, đại diện doanh nghiệp giữ 01 bản. ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ KIỂM TRA Hướng dẫn các chỉ tiêu thông tin (1). Cục Giám sát quản lý về Hải quan hoặc Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi quản lý kho bãi địa điểm. (2). Nêu cụ thể nơi kiểm tra thực tế kho bãi địa điểm và nơi lập biên bản. (3). Trường hợp Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý) trực tiếp kiểm tra thì có thể thêm đại diện của Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi quản lý kho bãi, địa điểm. (4). Nêu cụ thể địa điểm, diện tích (chi tiết kho chứa hàng, kho chứa hàng vi phạm, bãi, công trình phụ trợ) và thông tin về các quyết định trước của nơi dự kiến công nhận, mở rộng, thu hẹp, di chuyển, tạm dừng, chấm dứt. (5). Mô tả chi tiết diện tích, kết cấu (quy cách, phẩm chất, chất liệu), điều kiện ngăn cách với khu vực xung quanh, điều kiện lưu giữ hàng hóa, các trang thiết bị nếu có của nhà kho chứa hàng hóa, kho chứa hàng vi phạm, bãi, văn phòng làm việc của hải quan, các công trình phụ trợ. (6). Nêu cụ thể số lượng, chủng loại, nhãn hiệu, tính năng, hệ thống lưu trữ, báo cáo hình ảnh của hệ thống camera giám sát. (7). Nêu cụ thể hiện trạng hệ thống điện chiếu sáng, đánh giá với điều kiện làm việc, kiểm tra, giám sát của Hải quan. (8). Nêu cụ thể số lượng thiết bị phòng cháy chữa cháy, Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy (số quyết định, cơ quan cấp, ngày tháng, hiệu lực). (9). Mô tả chi tiết phần mềm quản lý hàng hóa đưa vào, đưa ra, lưu trữ, khả năng kết nối mạng với cơ sở dữ liệu doanh nghiệp và cơ sở dữ liệu tập trung của cơ quan hải quan theo quy định tại Điều 4 Thông tư này. (10). Nêu cụ thể các trang thiết bị, máy móc bị phục vụ hoạt động của kho: máy in, phô tô, xe nâng, cân, công cụ dụng cụ phục vụ thực hiện các dịch vụ được phép hoạt động trong kho bãi, địa điểm dự kiến công nhận, mở rộng... (11). Mô tả quy chế hoạt động của kho bãi, địa điểm. (12). Trường hợp kho bãi, địa điểm được không nhận mới hoặc đề nghị di chuyển đến nơi mới khác đơn vị hải quan đã quản lý trước đây thì Đơn vị hải quan nơi quản lý dự kiến giao Chi cục/Đội thuộc Chi cục (nêu cụ thể mã địa điểm Chi cục, Đội trên hệ thống) quản lý. (13). Kiến nghị, kết luận cụ thể thực tế kiểm tra đối chiếu với điều kiện quy định tại Nghị định 68/2016/NĐ-CP và Thông tư này. (14). Trường hợp Cục Giám sát quản lý về Hải quan trực tiếp kiểm tra thì lập thành 03 bản, đại diện Cục Giám sát quản lý về Hải quan giữ 01 bản, đại diện Cục Hải quan nơi quản lý giữ 01 bản, đại diện doanh nghiệp giữ 01 bản.
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "15/08/2017", "sign_number": "84/2017/TT-BTC", "signer": "Vũ Thị Mai", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-tu-02-2021-TT-BYT-Quy-dinh-tieu-chuan-nhiem-vu-cua-cong-tac-vien-dan-so-463595.aspx
Thông tư 02/2021/TT-BYT Quy định tiêu chuẩn nhiệm vụ của cộng tác viên dân số mới nhất
BỘ Y TẾ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 02/2021/TT-BYT Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2021 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN, NHIỆM VỤ CỦA CỘNG TÁC VIÊN DÂN SỐ Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế; Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư Quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ của cộng tác viên dân số. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ của cộng tác viên dân số thôn, bản, khóm, ấp, buôn, làng, phum, sóc, tổ dân phố (sau đây gọi là thôn). Điều 2. Tiêu chuẩn của cộng tác viên dân số Cộng tác viên dân số là những người tình nguyện làm công tác dân số ở thôn. Cộng tác viên dân số phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau đây: 1. Có trình độ học vấn từ tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên. Ở những thôn khó khăn hoặc có đồng bào dân tộc ít người không chọn được người có đủ trình độ học vấn như trên thì chọn người hoàn thành chương trình tiểu học; được đào tạo, tập huấn về dân số theo nội dung chuyên môn do Bộ Y tế ban hành. 2. Đang sinh sống, làm việc ổn định tại thôn, nơi cộng tác viên dân số đảm nhiệm; tự nguyện tham gia làm cộng tác viên dân số; có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình tham gia hoạt động xã hội, có khả năng vận động quần chúng và được cộng đồng tín nhiệm. 3. Ưu tiên những người đang làm công tác y tế thôn tham gia kiêm nhiệm cộng tác viên dân số. 4. Có đủ sức khỏe để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định. Điều 3. Nhiệm vụ của cộng tác viên dân số 1. Cộng tác viên dân số có trách nhiệm cùng nhân viên y tế thôn và cộng tác viên các chương trình khác trên địa bàn tuyên truyền, vận động về công tác dân số, vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trong địa bàn quản lý. 3. Trực tiếp tuyên truyền, vận động, tư vấn về dân số cho người dân trong địa bàn đảm nhiệm. 4. Cung cấp bao cao su, viên uống tránh thai đến từng hộ gia đình theo quy định; thực hiện tiếp thị, tiếp thị xã hội, xã hội hóa sản phẩm chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình và dịch vụ về dân số theo quy định. 5. Kiểm tra, theo dõi việc duy trì thực hiện các nội dung về dân số của các hộ gia đình tại địa bàn quản lý. 6. Thực hiện chế độ ghi chép ban đầu, thu thập số liệu, lập báo cáo định kỳ và đột xuất về dân số theo quy định hiện hành; cung cấp số liệu cho Trạm Y tế cấp xã, lập các sơ đồ và biểu đồ, quản lý số hộ gia đình về dân số tại địa bàn quản lý. 7. Bảo quản và sử dụng các tài liệu (sổ sách, biểu mẫu báo cáo...) liên quan đến nhiệm vụ được giao. 8. Tham dự giao ban cộng tác viên dân số hằng tháng do Trạm Y tế cấp xã tổ chức để phản ánh tình hình và báo cáo kết quả hoạt động dân số của địa bàn được giao quản lý. 9. Tham dự các lớp tập huấn do cơ quan có thẩm quyền tổ chức. 10. Phát hiện và đề xuất với cán bộ theo dõi công tác dân số cấp xã, cán bộ thuộc Trạm Y tế cấp xã các vấn đề cần thực hiện về dân số tại địa bàn quản lý. 11. Thực hiện nhiệm vụ khác về dân số do Trạm trưởng Trạm Y tế xã hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao. Điều 4. Quyền lợi của cộng tác viên dân số 1. Cộng tác viên dân số được bố trí phụ trách công việc theo địa bàn thôn tùy thuộc vào đặc điểm, tình hình thực tế của địa phương nhưng bảo đảm mỗi thôn có tối thiểu 01 cộng tác viên dân số. 2. Mức chi bồi dưỡng hằng tháng cho cộng tác viên dân số do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định và ngân sách địa phương bảo đảm theo quy định. 3. Mỗi cộng tác viên dân số được trang bị các dụng cụ làm việc, bao gồm: Túi truyền thông, loa cầm tay, đèn pin, áo mưa và dụng cụ khác phù hợp với điều kiện và khả năng tài chính của địa phương. 4. Cộng tác viên dân số tiêu biểu, có đóng góp tích cực, nhiệt tình trong công tác dân số được động viên, khen thưởng và vinh danh; được tham dự các cuộc thi, hội nghị, hội thảo trong khu vực, liên khu vực để trao đổi kinh nghiệm công tác. Điều 5. Về tập huấn, bồi dưỡng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cấp tỉnh, Trung tâm Y tế cấp huyện, Trạm Y tế cấp xã hằng năm tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cộng tác viên dân số; lồng ghép việc hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong các cuộc giao ban, các cuộc họp, hội nghị. Điều 6. Mối quan hệ công tác 1. Cộng tác viên dân số chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Trạm y tế cấp xã. 2. Cộng tác viên dân số chịu sự giám sát về hoạt động của cán bộ phụ trách công tác dân số cấp xã, Trưởng thôn cùng địa bàn quản lý. 3. Cộng tác viên dân số phối hợp công tác với các tổ chức, đoàn thể tại thôn để thực hiện nhiệm vụ được giao. 4. Cộng tác viên dân số phối hợp với nhân viên y tế thôn và cộng tác viên chương trình khác trong thôn thực hiện nhiệm vụ được phân công. 5. Các cơ quan, tổ chức, nhân viên y tế thôn, cộng tác viên các Chương trình khác có trách nhiệm tạo điều kiện, phối hợp, hỗ trợ cộng tác viên dân số để cộng tác viên dân số hoàn thành nhiệm vụ. Điều 7. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 3 năm 2021. 2. Bãi bỏ mục II, phần III, Thông tư số 05/2008/TT-BYT ngày 14 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy Dân số - Kế hoạch hóa gia đình ở địa phương kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực. Điều 8. Tổ chức thực hiện 1. Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc triển khai, thực hiện Thông tư này. 2. Căn cứ vào đặc điểm, tình hình thực tế của địa phương, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: a) Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định số lượng, quy trình xét chọn, hợp đồng trách nhiệm, mức chi bồi dưỡng đối với cộng tác viên dân số theo quy định; b) Chỉ đạo Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn đối với cộng tác viên dân số theo quy định tại Khoản 1, Điều 2 Thông tư này; c) Chỉ đạo, hướng dẫn lồng ghép các hoạt động của cộng tác viên dân số với nhân viên y tế và cộng tác viên các chương trình khác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cộng tác viên; d) Tiếp tục sử dụng những người đang làm cộng tác viên dân số, nhưng chưa đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn quy định tại Khoản 1, Điều 2 Thông tư này (nếu có) để bảo đảm ổn định mạng lưới cộng tác viên dân số và có kế hoạch tập huấn chuyên môn về cộng tác viên dân số đối với những đối tượng này trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình) để xem xét, giải quyết./. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ (Phòng Công báo; Cổng TTĐTCP); - Bộ trưởng (để báo cáo); - Các Thứ trưởng Bộ Y tế (để chỉ đạo thực hiện); - Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL); - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ; - Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; - Cổng TTĐT Bộ Y tế; - Chi cục DS-KHHGĐ các tỉnh, thành phố; - Trang TTĐT TCDS; - Lưu: VT, PC, TCDS. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đỗ Xuân Tuyên
{ "issuing_agency": "Bộ Y tế", "promulgation_date": "25/01/2021", "sign_number": "02/2021/TT-BYT", "signer": "Đỗ Xuân Tuyên", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Chi-thi-18-CT-UBND-2017-cong-tac-phong-chay-chua-chay-cuu-nan-cuu-ho-nha-cao-tang-Hai-Phong-365828.aspx
Chỉ thị 18/CT-UBND 2017 công tác phòng cháy chữa cháy cứu nạn cứu hộ nhà cao tầng Hải Phòng
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 18/CT-UBND Hải Phòng, ngày 05 tháng 07 năm 2017 CHỈ THỊ VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ ĐỐI VỚI NHÀ CAO TẦNG, NHÀ NHIỀU TẦNG, SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI Ngày 14/6/2017 tại nước Anh đã xảy ra vụ cháy đặc biệt nghiêm trọng tại tòa nhà Grenfell Tower làm hàng chục người chết, hàng trăm người bị thương. Ở trong nước và thành phố trong thời gian qua cũng đã xảy ra một số vụ cháy nhà cao tầng, trung tâm thương mại gây thiệt hại về người và tài sản, tác động gây hoang mang trong dư luận, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự tại các địa phương như: vụ cháy tại Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng ngày 04/6/2016 làm 01 người chết; vụ cháy chung cư 25 tầng tại đường Nguyễn Chánh, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội ngày 24/11/2016; vụ cháy cao ốc Topaz Tower 2 tại đường Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh ngày 17/4/2017,... Bộ Công an đã phát động trong toàn quốc lấy tháng 6/2017 là Tháng cao điểm về an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với nhà, công trình cao tầng, cao tầng, Trung tâm thương mại. Để chủ động phòng ngừa, hạn chế các sự cố cháy, nổ nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do cháy gây ra đối với nhà cao tầng, nhà nhiều tầng, siêu thị, Trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Thủ trưởng các cấp, các ngành, các đơn vị, địa phương, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố triển khai thực hiện một số nội dung cấp bách sau: 1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ tới quần chúng nhân dân, nhất là cán bộ, nhân viên, người dân làm việc, sinh sống ở nhà cao tầng, nhiều tầng, chung cư, siêu thị, Trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố. 2. Thủ trưởng các ngành, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, chủ đầu tư và Ban quản lý nhà cao tầng, nhiều tầng, chung cư, siêu thị, Trung tâm thương mại đề cao trách nhiệm trong việc thực hiện công tác PCCC, cứu nạn, cứu hộ trong phạm vi trách nhiệm quản lý. Thường xuyên tự tổ chức kiểm tra, khắc phục ngay những sơ hở, thiếu sót về công tác PCCC; tổ chức tuyên truyền, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC cho lực lượng PCCC tại chỗ và nhân dân; xây dựng các phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và thực tập các tình huống theo phương án đề ra; chú ý đến việc đảm bảo điều kiện thoát nạn cho người khi có sự cố xảy ra; cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về PCCC và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Ủy ban nhân dân thành phố nếu để xảy ra cháy, nổ trong phạm vi trách nhiệm quản lý. 3. Đẩy nhanh tiến độ cải tạo các tòa nhà chung cư cũ theo kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt. Chú ý đảm bảo các điều kiện an toàn PCCC cho các hộ gia đình sinh sống tạm thời ở các khu vực, khu chung cư do thành phố bố trí. Triển khai đồng loạt xây dựng các mô hình Khu chung cư, nhà tập thể, tổ dân phố an toàn PCCC, Chợ kiểu mẫu đạt chuẩn về PCCC theo các tiêu chí an toàn PCCC để nâng cao điều kiện an toàn PCCC ở các địa bàn cơ sở, nhất là trong các khu chung cư cao tầng, nhiều tầng, siêu thị, Trung tâm thương mại. Các chủ đầu tư khi xây dựng các nhà và công trình phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định an toàn PCCC, đặc biệt là về lối thoát nạn, hệ thống điện, biện pháp chống tụ khói, chống lan truyền cháy; bố trí đủ nguồn nước chữa cháy; trang bị đầy đủ thiết bị báo cháy, chữa cháy, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ theo quy định; chỉ đưa nhà và công trình vào hoạt động khi đảm bảo đủ các điều kiện về PCCC. 4. Sở Xây dựng phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các cơ quan chức năng kiểm tra các đơn vị liên quan đến quản lý nhà cao tầng, nhà nhiều tầng, chung cư; chấn chỉnh việc chấp hành các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn cho nhà và công trình; tạo điều kiện thuận lợi giải quyết các thủ tục hành chính trong xây dựng công trình như: cấp phép, thẩm định, nghiệm thu, đưa công trình vào sử dụng nhưng phải đảm bảo theo quy định pháp luật. Kiên quyết xử lý các vi phạm và yêu cầu khắc phục ngay những vấn đề mất an toàn. Triển khai thực hiện việc đảm bảo giao thông, nguồn nước phục vụ cho công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. 5. Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố thực hiện có hiệu quả các nội dung Kế hoạch Tháng cao điểm về an toàn PCCC đối với nhà, công trình cao tầng, siêu cao tầng, Trung tâm thương mại theo chỉ đạo của Bộ Công an. Đánh giá đúng thực trạng điều kiện an toàn PCCC; yêu cầu các cơ sở khắc phục ngay những sơ hở, thiếu sót, vi phạm về lối thoát nạn, biện pháp chống cháy lan, chống tụ khói, hệ thống trang thiết bị báo cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ ở các công trình cao tầng, nhiều tầng, siêu thị, Trung tâm thương mại; tăng cường thực tập các tình huống theo phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ... Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, hướng dẫn công tác PCCC đối với một số công trình cao tầng, nhiều tầng; kiên quyết tạm đình chỉ, đình chỉ, xử lý nghiêm những vi phạm quy định an toàn PCCC. 6. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 10/01/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố năm 2017. Đồng thời chuẩn bị tốt các điều kiện, sẵn sàng hiệp đồng, tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, khắc phục sự cố khi có tình huống cháy, nổ xảy ra. Giao Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị này, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện theo quy định./. Nơi nhận: - Bộ Công an; - TTTU, TT HĐND TP; - CT, các PCT UBND TP; - Các Sở, ban, ngành TP; - UBND các quận, huyện; - Các CQDN trọng điểm; - CPVP; - Báo HP, Đài PTTH HP, Báo ANHP; Cổng TTĐT TP; - Các Phòng CV; - CV: LĐ; - Lưu: VT. CHỦ TỊCH Nguyễn Văn Tùng
{ "issuing_agency": "Thành phố Hải Phòng", "promulgation_date": "05/07/2017", "sign_number": "18/CT-UBND", "signer": "Nguyễn Văn Tùng", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Thong-tu-130-2016-TT-BTC-huong-dan-100-2016-ND-CP-huong-dan-Luat-Thue-gia-tri-gia-tang-Quan-ly-thue-321858.aspx
Thông tư 130/2016/TT-BTC hướng dẫn 100/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng Quản lý thuế mới nhất
BỘ TÀI CHÍNH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 130/2016/TT-BTC Hà Nội, ngày 12 tháng 8 năm 2016 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN NGHỊ ĐỊNH SỐ 100/2016/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 2016 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG, LUẬT THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT VÀ LUẬT QUẢN LÝ THUẾ VÀ SỬA ĐỔI MỘT SỐ ĐIỀU TẠI CÁC THÔNG TƯ VỀ THUẾ Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 và Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế; Căn cứ Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 và Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng; Căn cứ Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế; Căn cứ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và Luật số 32/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; Căn cứ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế; Căn cứ Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; Căn cứ Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế; Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế và sửa đổi một số điều tại các Thông tư về thuế như sau: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 và Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính) như sau: 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung Khoản 9 Điều 4 như sau: “9. Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi, dịch vụ sinh đẻ có kế hoạch, dịch vụ điều dưỡng sức khoẻ, phục hồi chức năng cho người bệnh, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật; vận chuyển người bệnh, dịch vụ cho thuê phòng bệnh, giường bệnh của các cơ sở y tế; xét nghiệm, chiếu, chụp, máu và chế phẩm máu dùng cho người bệnh. Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật bao gồm cả chăm sóc về y tế, dinh dưỡng và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cho người cao tuổi, người khuyết tật. Trường hợp trong gói dịch vụ chữa bệnh (theo quy định của Bộ Y tế) bao gồm cả sử dụng thuốc chữa bệnh thì khoản thu từ tiền thuốc chữa bệnh nằm trong gói dịch vụ chữa bệnh cũng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.” b) Sửa đổi, bổ sung Khoản 16 Điều 4 như sau: “16. Vận chuyển hành khách công cộng gồm vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện (bao gồm cả tàu điện) theo các tuyến trong nội tỉnh, trong đô thị và các tuyến lân cận ngoại tỉnh theo quy định của pháp luật về giao thông.” c) Sửa đổi, bổ sung Khoản 23 Điều 4 như sau: “23. Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác hoặc đã chế biến thành sản phẩm khác nhưng tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản; sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản. a) Tài nguyên, khoáng sản là tài nguyên, khoáng sản có nguồn gốc trong nước gồm: Khoáng sản kim loại; khoáng sản không kim loại; dầu thô; khí thiên nhiên; khí than. b) Việc xác định tỷ trọng trị giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng trên giá thành được thực hiện theo công thức: Tỷ trọng trị giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng trên giá thành sản xuất sản phẩm = Trị giá tài nguyên, khoáng sản + chi phí năng lượng x 100% Tổng giá thành sản xuất sản phẩm Trong đó: Trị giá tài nguyên, khoáng sản là giá vốn tài nguyên, khoáng sản đưa vào chế biến; đối với tài nguyên, khoáng sản trực tiếp khai thác là chi phí trực tiếp, gián tiếp khai thác ra tài nguyên, khoáng sản; đối với tài nguyên, khoáng sản mua để chế biến là giá thực tế mua cộng chi phí đưa tài nguyên, khoáng sản vào chế biến. Chi phí năng lượng gồm: nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng. Trị giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng được xác định theo giá trị ghi sổ kế toán phù hợp với Bảng tổng hợp tính giá thành sản phẩm. Giá thành sản xuất sản phẩm bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Các chi phí gián tiếp như chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí tài chính và chi phí khác không được tính vào giá thành sản xuất sản phẩm. Việc xác định trị giá tài nguyên, khoáng sản, chi phí năng lượng và giá thành sản xuất sản phẩm căn cứ vào quyết toán năm trước; trường hợp doanh nghiệp mới thành lập chưa có báo cáo quyết toán năm trước thì căn cứ vào phương án đầu tư. c) Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm là tài nguyên, khoáng sản (bao gồm cả trực tiếp khai thác hoặc mua vào để chế biến) có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản khi xuất khẩu thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Trường hợp doanh nghiệp không xuất khẩu mà bán cho doanh nghiệp khác để xuất khẩu thì doanh nghiệp mua hàng hóa này để xuất khẩu phải thực hiện kê khai thuế GTGT như sản phẩm cùng loại do doanh nghiệp sản xuất trực tiếp xuất khẩu và phải chịu thuế xuất khẩu theo quy định.” 2. Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 9 như sau: “3. Các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% gồm: - Tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài; dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài (bao gồm cả dịch vụ bưu chính viễn thông cung cấp cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; cung cấp thẻ cào điện thoại di động đã có mã số, mệnh giá đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào khu phi thuế quan); sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản hướng dẫn tại Khoản 23 Điều 4 Thông tư này; thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu; hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan, trừ các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu thì khi xuất khẩu không phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. - Xăng, dầu bán cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan mua tại nội địa; - Xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; - Các dịch vụ do cơ sở kinh doanh cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan bao gồm: cho thuê nhà, hội trường, văn phòng, khách sạn, kho bãi; dịch vụ vận chuyển đưa đón người lao động; dịch vụ ăn uống (trừ dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp, dịch vụ ăn uống trong khu phi thuế quan); - Các dịch vụ sau cung ứng tại Việt Nam cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài không được áp dụng thuế suất 0% gồm: + Thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, văn hóa, giải trí, hội nghị, khách sạn, đào tạo, quảng cáo, du lịch lữ hành; + Dịch vụ thanh toán qua mạng; + Dịch vụ cung cấp gắn với việc bán, phân phối, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam.” 3. Sửa đổi, bổ sung Điều 18 như sau: “1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo. Trường hợp cơ sở kinh doanh có số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết phát sinh trước kỳ tính thuế tháng 7/2016 (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trước kỳ tính thuế quý 3/2016 (đối với trường hợp kê khai theo quý) đủ điều kiện hoàn thuế GTGT theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC thì cơ quan thuế giải quyết hoàn thuế theo quy định của pháp luật. Ví dụ: Doanh nghiệp A thực hiện khai thuế GTGT theo quý, tại kỳ tính thuế quý 3/2016 có số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết là 80 triệu thì doanh nghiệp A được khấu trừ vào kỳ tính thuế quý 4/2016. Trường hợp các kỳ tính thuế quý 4/2016, quý 1/2017 và quý 2/2017 vẫn còn số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết thì doanh nghiệp A chuyển số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết để tiếp tục khấu trừ tại kỳ tính thuế quý 3/2017 và các kỳ tính thuế tiếp theo. 2. Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ 01 năm trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm, trừ trường hợp hướng dẫn tại Điểm c Khoản 3 Điều này. Trường hợp, nếu số thuế giá trị gia tăng lũy kế của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng. 3. Hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư a) Cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư (trừ trường hợp hướng dẫn tại Điểm c Khoản 3 Điều này và trừ dự án đầu tư xây dựng nhà để bán hoặc cho thuê mà không hình thành tài sản cố định) cùng tỉnh, thành phố, đang trong giai đoạn đầu tư thì cơ sở kinh doanh thực hiện kê khai riêng đối với dự án đầu tư và phải kết chuyển thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư để bù trừ với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện. Số thuế GTGT được kết chuyển của dự án đầu tư tối đa bằng số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của cơ sở kinh doanh. Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư. Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mà chưa được khấu trừ hết nhỏ hơn 300 triệu đồng thì kết chuyển vào số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư của kỳ kê khai tiếp theo. Ví dụ: Công ty A có trụ sở chính tại Hà Nội, tháng 7/2016, Công ty có dự án đầu tư tại Hà Nội, dự án đang trong giai đoạn đầu tư, Công ty A thực hiện kê khai riêng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư này. Tháng 8/2016, số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư là 500 triệu đồng; số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện là 900 triệu đồng. Công ty A phải bù trừ 500 triệu đồng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư với số thuế phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (900 triệu đồng), vậy số thuế GTGT mà Công ty A còn phải nộp trong kỳ tính thuế tháng 8/2016 là 400 triệu đồng. Ví dụ: Công ty B có trụ sở chính tại Hải Phòng, tháng 7/2016, Công ty có dự án đầu tư tại Hải Phòng, dự án đang trong giai đoạn đầu tư, Công ty B thực hiện kê khai riêng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư này. Tháng 8/2016, số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư là 500 triệu đồng; số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện là 200 triệu đồng. Công ty B phải bù trừ 200 triệu đồng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư với số thuế phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (200 triệu đồng). Vậy, kỳ tính thuế tháng 8/2016 Công ty B có số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa được khấu trừ hết là 300 triệu đồng. Công ty B được xét hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư. Ví dụ: Công ty C có trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7/2016, Công ty có dự án đầu tư tại thành phố Hồ Chí Minh, dự án đang trong giai đoạn đầu tư, Công ty C thực hiện kê khai riêng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư này. Tháng 8/2016, số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư là 500 triệu đồng; số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện là 300 triệu đồng. Công ty C phải bù trừ 300 triệu đồng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư với số thuế phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (300 triệu đồng). Vậy, kỳ tính thuế tháng 8/2016 Công ty C có số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa được khấu trừ hết là 200 triệu đồng. Công ty C không thuộc trường hợp được xét hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư, Công ty C thực hiện kết chuyển 200 triệu đồng vào số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư của kỳ kê khai tháng 9/2016. Ví dụ: Công ty D có trụ sở chính tại thành phố Đà Nẵng, tháng 7/2016, Công ty có dự án đầu tư tại thành phố Đà Nẵng, dự án đang trong giai đoạn đầu tư, Công ty D thực hiện kê khai riêng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư này. Tháng 8/2016, số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư là 500 triệu đồng; số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết của hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện là 100 triệu đồng. Vậy, tại kỳ tính thuế tháng 8/2016, số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư (500 triệu đồng) thuộc trường hợp được xét hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư, số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (100 triệu đồng) thì được khấu trừ vào kỳ tính thuế tháng 9/2016. b) Trường hợp cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới (trừ trường hợp hướng dẫn tại Điểm c Khoản 3 Điều này và trừ dự án đầu tư xây dựng nhà để bán hoặc cho thuê mà không hình thành tài sản cố định) tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính, đang trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế thì cơ sở kinh doanh lập hồ sơ khai thuế riêng cho dự án đầu tư đồng thời phải kết chuyển thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư để bù trừ với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện. Số thuế GTGT được kết chuyển của dự án đầu tư tối đa bằng số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của cơ sở kinh doanh. Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mới chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư. Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mới chưa được khấu trừ hết nhỏ hơn 300 triệu đồng thì kết chuyển vào số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư của kỳ kê khai tiếp theo. Trường hợp cơ sở kinh doanh có quyết định thành lập các Ban Quản lý dự án hoặc chi nhánh đóng tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính để thay mặt người nộp thuế trực tiếp quản lý một hoặc nhiều dự án đầu tư tại nhiều địa phương; Ban Quản lý dự án, chi nhánh có con dấu theo quy định của pháp luật, lưu giữ sổ sách chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, có tài khoản gửi tại ngân hàng, đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế thì Ban Quản lý dự án, chi nhánh phải lập hồ sơ khai thuế, hoàn thuế riêng với cơ quan thuế địa phương nơi đăng ký thuế. Khi dự án đầu tư để thành lập doanh nghiệp đã hoàn thành và hoàn tất các thủ tục về đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế, cơ sở kinh doanh là chủ dự án đầu tư phải tổng hợp số thuế giá trị gia tăng phát sinh, số thuế giá trị gia tăng đã hoàn, số thuế giá trị gia tăng chưa được hoàn của dự án để bàn giao cho doanh nghiệp mới thành lập để doanh nghiệp mới thực hiện kê khai, nộp thuế. Dự án đầu tư được hoàn thuế GTGT theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này là dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư. Ví dụ: Công ty A có trụ sở chính tại Hà Nội, tháng 7/2016, Công ty có dự án đầu tư mới tại Hưng Yên, dự án đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế, Công ty A thực hiện kê khai riêng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư này tại Hà Nội trên Tờ khai thuế GTGT dành cho dự án đầu tư. Tháng 8/2016, số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư là 500 triệu đồng; số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện là 900 triệu đồng. Công ty A phải bù trừ 500 triệu đồng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư với số thuế phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (900 triệu đồng), vậy Công ty A còn phải nộp trong kỳ tính thuế tháng 8/2016 là 400 triệu đồng. Ví dụ: Công ty B có trụ sở chính tại Hải Phòng, tháng 7/2016, Công ty có dự án đầu tư mới tại Thái Bình, dự án đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế, Công ty B thực hiện kê khai riêng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư này tại Hải Phòng trên Tờ khai thuế GTGT dành cho dự án đầu tư. Tháng 8/2016, số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư là 500 triệu đồng; số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện là 200 triệu đồng. Công ty B phải bù trừ 200 triệu đồng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư với số thuế phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (200 triệu đồng). Vậy, kỳ tính thuế tháng 8/2016 Công ty B có số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mới chưa được khấu trừ hết là 300 triệu đồng. Công ty B được xét hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư. Ví dụ: Công ty C có trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7/2016, Công ty có dự án đầu tư mới tại Đồng Nai, dự án đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế, Công ty C thực hiện kê khai riêng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư này tại TP. Hồ Chí Minh trên Tờ khai thuế GTGT dành cho dự án đầu tư. Tháng 8/2016, số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư là 500 triệu đồng; số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện là 300 triệu đồng. Công ty C phải bù trừ 300 triệu đồng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư với số thuế phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (300 triệu đồng). Vậy, kỳ tính thuế tháng 8/2016 Công ty C có số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mới chưa được khấu trừ hết là 200 triệu đồng. Công ty C không thuộc trường hợp được xét hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư, Công ty C thực hiện kết chuyển 200 triệu đồng vào số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư của kỳ kê khai tháng 9/2016. Ví dụ: Công ty D có trụ sở chính tại thành phố Đà Nẵng, tháng 7/2016, Công ty có dự án đầu tư mới tại Quảng Nam, dự án đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế, Công ty D thực hiện kê khai riêng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư này tại thành phố Đà Nẵng trên Tờ khai thuế GTGT dành cho dự án đầu tư. Tháng 8/2016, số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư là 500 triệu đồng; số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết của hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện là 100 triệu đồng. Vậy, tại kỳ tính thuế tháng 8/2016, số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư (500 triệu đồng) thuộc trường hợp được xét hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư, số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (100 triệu đồng) thì được khấu trừ vào kỳ tính thuế tháng 9/2016. c) Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng mà được kết chuyển số thuế chưa được khấu trừ của dự án đầu tư theo pháp luật về đầu tư sang kỳ tiếp theo đối với các trường hợp: c.1) Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký theo quy định của pháp luật. Các hồ sơ đề nghị hoàn thuế dự án đầu tư nộp từ ngày 01/7/2016 của cơ sở kinh doanh nhưng tính đến ngày nộp hồ sơ không góp đủ số vốn điều lệ như đăng ký theo quy định của pháp luật thì không được hoàn thuế. c.2) Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư là dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng cơ sở kinh doanh chưa được cấp giấy phép kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; chưa có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đầu tư kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; hoặc chưa đáp ứng được điều kiện để thực hiện đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không cần phải có xác nhận, chấp thuận dưới hình thức văn bản theo quy định của pháp luật về đầu tư. c.3) Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động là dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng trong quá trình hoạt động cơ sở kinh doanh bị thu hồi giấy phép kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; bị thu hồi văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đầu tư kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; hoặc trong quá trình hoạt động cơ sở kinh doanh không đáp ứng được điều kiện để thực hiện đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư thì thời điểm không hoàn thuế giá trị gia tăng được tính từ thời điểm cơ sở kinh doanh bị thu hồi một trong các loại giấy tờ nêu trên hoặc từ thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh không đáp ứng được các điều kiện về đầu tư kinh doanh có điều kiện. c.4) Dự án đầu tư khai thác tài nguyên, khoáng sản được cấp phép từ ngày 01/7/2016 hoặc dự án đầu tư sản xuất sản phẩm hàng hóa mà tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên theo dự án đầu tư. Việc xác định tài nguyên, khoáng sản; trị giá tài nguyên, khoáng sản và thời điểm xác định trị giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 23 Điều 4 Thông tư này. 4. Hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu a) Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo. Cơ sở kinh doanh trong tháng/quý vừa có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá, dịch vụ bán trong nước thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế GTGT đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế giá trị gia tăng tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại. Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (bao gồm số thuế GTGT đầu vào hạch toán riêng được và số thuế GTGT đầu vào được phân bổ theo tỷ lệ nêu trên) nếu sau khi bù trừ với số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nước còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Số thuế GTGT được hoàn của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không vượt quá doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhân (x) với 10%. Đối tượng được hoàn thuế trong một số trường hợp xuất khẩu như sau: Đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu, là cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu; đối với gia công chuyển tiếp, là cơ sở ký hợp đồng gia công xuất khẩu với phía nước ngoài; đối với hàng hóa xuất khẩu để thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài, là doanh nghiệp có hàng hóa, vật tư xuất khẩu thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài; đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ là cơ sở kinh doanh có hàng hóa xuất khẩu tại chỗ. b) Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật Hải quan, Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các văn bản hướng dẫn. Ví dụ: Công ty thương mại A nhập khẩu 500 chiếc điều hòa từ Nhật Bản và đã nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu. Sau đó Công ty thương mại A xuất khẩu 500 chiếc điều hòa này sang Campuchia thì Công ty thương mại A không phải tính thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT của 500 chiếc điều hòa này đã nộp ở khâu nhập khẩu và thuế GTGT đầu vào của dịch vụ vận chuyển, lưu kho không được hoàn thuế mà thực hiện khấu trừ. Ví dụ: Công ty TNHH sản xuất và thương mại B xuất khẩu tinh bột sắn sang Trung Quốc qua đường mòn, lối mở không thuộc địa bàn hoạt động hải quan thì Công ty TNHH sản xuất và thương mại B không được hoàn thuế GTGT đối với tinh bột sắn xuất khẩu. c) Cơ quan thuế thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với người nộp thuế sản xuất hàng hóa xuất khẩu không bị xử lý đối với hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trốn thuế, gian lận thuế, gian lận thương mại trong thời gian hai năm liên tục; người nộp thuế không thuộc đối tượng rủi ro cao theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. Ví dụ: Tháng 9/2016, Công ty C đề nghị hoàn thuế GTGT đối với hàng xuất khẩu sang HongKong. Tháng 6/2015, Công ty C đã bị xử lý vi phạm pháp luật về thuế đối với hành vi trốn thuế. Cơ quan thuế thực hiện kiểm tra trước khi hoàn thuế đối với đề nghị hoàn thuế của Công ty C. 5. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết. Cơ sở kinh doanh trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phải giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động chưa phát sinh thuế giá trị gia tăng đầu ra của hoạt động kinh doanh chính theo dự án đầu tư thì chưa phải điều chỉnh lại số thuế giá trị gia tăng đã kê khai, khấu trừ hoặc đã được hoàn. Cơ sở kinh doanh phải thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động theo quy định. Trường hợp cơ sở kinh doanh sau khi làm đầy đủ thủ tục theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản thì đối với số thuế GTGT đã được hoàn thực hiện theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản và quản lý thuế; đối với số thuế GTGT chưa được hoàn thì không được giải quyết hoàn thuế. Trường hợp cơ sở kinh doanh chấm dứt hoạt động và không phát sinh thuế GTGT đầu ra của hoạt động kinh doanh chính thì phải nộp lại số thuế đã được hoàn vào ngân sách nhà nước. Trường hợp có phát sinh bán tài sản chịu thuế GTGT thì không phải điều chỉnh lại số thuế GTGT đầu vào tương ứng của tài sản bán ra. Ví dụ: Năm 2015, doanh nghiệp A trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp A có phát sinh số thuế GTGT đầu vào của giai đoạn đầu tư đã được cơ quan thuế hoàn trong tháng 8/2015 là 700 triệu đồng. Do khó khăn, tháng 2/2016 doanh nghiệp A quyết định giải thể và có văn bản gửi cơ quan thuế về việc sẽ giải thể thì trong giai đoạn doanh nghiệp A chưa hoàn thành thủ tục pháp lý để giải thể, cơ quan thuế chưa thu hồi lại thuế GTGT đã hoàn. Hai mươi ngày trước khi doanh nghiệp A có đủ thủ tục pháp lý để giải thể chính thức vào tháng 10/2016, doanh nghiệp thực hiện bán một (01) tài sản đã đầu tư thì doanh nghiệp A không phải điều chỉnh lại số thuế GTGT đầu vào tương ứng của tài sản bán ra (số thuế đã được cơ quan thuế hoàn). Đối với những tài sản không bán ra, doanh nghiệp A phải kê khai điều chỉnh để nộp lại số thuế GTGT đã được hoàn. 6. Hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo. a) Đối với dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại: chủ chương trình, dự án hoặc nhà thầu chính, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định việc quản lý chương trình, dự án được hoàn lại số thuế GTGT đã trả đối với hàng hoá, dịch vụ mua ở Việt Nam để sử dụng cho chương trình, dự án. b) Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam thì được hoàn thuế GTGT đã trả của hàng hoá, dịch vụ đó. Ví dụ: Hội chữ thập đỏ được Tổ chức quốc tế viện trợ tiền để mua hàng viện trợ nhân đạo cho nhân dân các tỉnh bị thiên tai là 200 triệu đồng. Giá trị hàng mua chưa có thuế là 200 triệu đồng, thuế GTGT là 20 triệu đồng. Hội chữ thập đỏ sẽ được hoàn thuế theo quy định là 20 triệu đồng. Việc hoàn thuế GTGT đã trả đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. 7. Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng. 8. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được hoàn thuế đối với hàng hoá mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh. Việc hoàn thuế GTGT thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về hoàn thuế GTGT đối với hàng hoá của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh. 9. Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.” Điều 2. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 195/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 108/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ như sau: ● Sửa đổi, bổ sung Khoản 1, Khoản 2 Điều 5 như sau: “Giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ là giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ của cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa có thuế TTĐB, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và thuế giá trị gia tăng, được xác định cụ thể như sau: 1. Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa nhập khẩu là giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra. Trường hợp giá bán của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường thì cơ quan thuế thực hiện ấn định thuế theo quy định của Luật quản lý thuế. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định như sau: Giá tính thuế TTĐB = Giá bán chưa có thuế GTGT - Thuế Bảo vệ môi trường (nếu có) 1 + Thuế suất thuế TTĐB Trong đó: giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng được xác định theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường xác định theo quy định của pháp luật về thuế bảo vệ môi trường. a) Trường hợp cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bán hàng qua các cơ sở trực thuộc hạch toán phụ thuộc thì giá làm căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ sở hạch toán phụ thuộc bán ra. Cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu quy định và chỉ hưởng hoa hồng thì giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu quy định chưa trừ hoa hồng. b) Trường hợp hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được bán cho các cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có quan hệ công ty mẹ, công ty con hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ với cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu hoặc cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có mối quan hệ liên kết thì giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt không được thấp hơn tỷ lệ 7% so với giá bình quân trong tháng của các cơ sở kinh doanh thương mại mua trực tiếp của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra. Trường hợp cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu thành lập nhiều cơ sở thương mại trung gian có quan hệ công ty mẹ, công ty con hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ hoặc có mối quan hệ liên kết thì giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt không được thấp hơn tỷ lệ 7% so với giá bình quân trong tháng của các cơ sở thương mại này bán cho cơ sở kinh doanh thương mại không có quan hệ công ty mẹ, công ty con, hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ, hoặc có mối quan hệ liên kết với cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu. Riêng mặt hàng xe ôtô giá bán bình quân của cơ sở kinh doanh thương mại để so sánh là giá bán xe chưa bao gồm các lựa chọn về trang thiết bị, phụ tùng mà cơ sở kinh doanh thương mại lắp đặt thêm theo yêu cầu của khách hàng. Cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu và cơ sở kinh doanh thương mại có mối quan hệ liên kết theo quy định tại điểm này khi: Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 20% vốn đầu tư của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia. Trường hợp giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thấp hơn tỷ lệ 7% so với giá bình quân của cơ sở kinh doanh thương mại bán ra thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ quan thuế ấn định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Ví dụ: Tổng công ty bia B là đơn vị sở hữu thương hiệu bia B, bán nguyên vật liệu chính cho các đơn vị sản xuất sản phẩm bia B là các đơn vị thành viên của Tổng Công ty bia B. Các đơn vị sản xuất bán sản phẩm bia B cho Công ty TNHH MTV thương mại bia B là công ty con của Tổng công ty bia B. Công ty TNHH MTV thương mại bia B bán sản phẩm bia B cho các Công ty cổ phần thương mại khu vực là công ty con của Công ty TNHH MTV thương mại bia B. Các công ty cổ phần thương mại khu vực ký hợp đồng bán sản phẩm bia B cho các đại lý cấp 1 (không có quan hệ công ty mẹ, công ty con với Tổng công ty bia B, Công ty TNHH MTV thương mại bia B, các công ty cổ phần thương mại khu vực); các đại lý cấp 1 bán sản phẩm bia B cho các đại lý cấp 2, nhà hàng, người tiêu dùng... Cơ sở sản xuất thực hiện tính, kê khai và nộp thuế TTĐB theo giá bán ra của các cơ sở sản xuất nhưng không được thấp hơn 7% so với giá bán bình quân trong tháng của cùng loại sản phẩm do các công ty cổ phần thương mại khu vực bán ra. 2. Đối với hàng nhập khẩu tại khâu nhập khẩu, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định như sau: Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu. Giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo các quy định của pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm.” 2. Sửa đổi, bổ sung Khoản 4, Khoản 5 Điều 5 như sau: “4. Đối với hàng hoá gia công là giá tính thuế của hàng hoá bán ra của cơ sở giao gia công hoặc giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm bán hàng chưa có thuế GTGT, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và chưa có thuế TTĐB. Trường hợp cơ sở giao gia công bán hàng cho cơ sở kinh doanh thương mại thì giá tính thuế TTĐB được xác định theo hướng dẫn tại Điểm b Khoản 1 Điều này. 5. Đối với hàng hoá sản xuất dưới hình thức hợp tác kinh doanh giữa cơ sở sản xuất và cơ sở sử dụng hoặc sở hữu thương hiệu (nhãn hiệu) hàng hoá, công nghệ sản xuất thì giá làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá bán ra chưa có thuế GTGT và thuế bảo vệ môi trường (nếu có) của cơ sở sử dụng hoặc sở hữu thương hiệu hàng hoá, công nghệ sản xuất. Trường hợp cơ sở sản xuất theo giấy phép nhượng quyền và chuyển giao hàng hoá cho chi nhánh hoặc đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam để tiêu thụ sản phẩm thì giá tính thuế TTĐB là giá bán ra của chi nhánh, đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam. Trường hợp các cơ sở này bán hàng cho cơ sở kinh doanh thương mại thì giá tính thuế được xác định theo hướng dẫn tại Điểm b Khoản 1 Điều này.” 3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 6 như sau: “1. Thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Luật số 70/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Khoản 2 Điều 2 Luật số 106/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế, Điều 5 Nghị định số 108/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ. Trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu ô tô trước ngày 01/7/2016 nhưng bán ra từ ngày 01/7/2016 thì khi bán ra cơ sở kinh doanh phải kê khai nộp thuế TTĐB theo mức thuế suất quy định tại Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế.” 4. Sửa đổi khổ thứ nhất Khoản 2 Điều 8 như sau: “2. Người nộp thuế TTĐB đối với hàng hóa chịu thuế TTĐB nhập khẩu được khấu trừ số thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu khi xác định số thuế TTĐB phải nộp bán ra trong nước. Số thuế TTĐB được khấu trừ tương ứng với số thuế TTĐB của hàng hóa chịu thuế TTĐB nhập khẩu bán ra và chỉ được khấu trừ tối đa bằng tương ứng số thuế TTĐB tính được ở khâu bán ra trong nước. Trường hợp đặc biệt đối với số thuế TTĐB không được khấu trừ hết do nguyên nhân khách quan bất khả kháng, người nộp thuế được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.” Điều 3. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 và Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính) như sau: 1. Sửa đổi Điểm a Khoản 2 Điều 32 như sau: “a) Người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế được nộp dần theo mức 0,03%/ngày được nộp dần.” 2. Sửa đổi Điểm b.2 Khoản 2 Điều 32 như sau: “b.2) Nộp thay cho người nộp thuế trong trường hợp quá thời hạn nộp dần tiền thuế từng tháng mà người nộp thuế chưa nộp, bao gồm: số tiền thuế được nộp dần và số tiền chậm nộp tính theo mức 0,03%/ngày.” 3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 34 như sau: “2. Xác định tiền chậm nộp tiền thuế a) Đối với khoản tiền thuế nợ phát sinh từ ngày 01/7/2016 thì tiền chậm nộp được tính theo mức 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp. b) Đối với khoản tiền thuế nợ phát sinh trước ngày 01/7/2016 nhưng sau ngày 01/7/2016 vẫn chưa nộp thì tính như sau: trước ngày 01/01/2015 tính phạt chậm nộp, tiền chậm nộp theo quy định tại Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13, từ ngày 01/01/2015 tính tiền chậm nộp theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số 71/2014/QH13, từ ngày 01/7/2016 tính tiền chậm nộp theo mức 0,03%/ngày. Ví dụ: Người nộp thuế B nợ 100 triệu đồng tiền thuế GTGT thuộc tờ khai thuế GTGT tháng 8/2014 (tờ khai đã nộp đúng hạn cho cơ quan thuế), thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 22/9/2014 (do ngày 20/9/2014 và ngày 21/9/2014 là ngày nghỉ). Ngày 20/8/2016, người nộp thuế nộp số tiền thuế này vào ngân sách nhà nước, số ngày chậm nộp được tính từ ngày 23/9/2014 đến ngày 20/8/2016, số tiền chậm nộp phải nộp là 34,08 triệu đồng. Cụ thể như sau: - Trước ngày 01/01/2015 tiền chậm nộp được tính như sau: + Từ ngày 23/9/2014 đến ngày 21/12/2014, số ngày chậm nộp là 90 ngày: 100 triệu đồng x 0,05% x 90 ngày = 4,5 triệu đồng. + Từ ngày 22/12/2014 đến ngày 31/12/2014, số ngày chậm nộp là 10 ngày: 100 triệu đồng x 0,07% x 10 ngày = 0,7 triệu đồng. - Từ ngày 01/01/2015 đến ngày 30/6/2016, số ngày chậm nộp là 547 ngày: 100 triệu đồng x 0,05% x 547 ngày = 27,35 triệu đồng. - Từ ngày 01/7/2016 đến ngày 20/8/2016, số ngày chậm nộp là 51 ngày: 100 triệu đồng x 0,03% x 51 ngày = 1,53 triệu đồng. c) Số ngày chậm nộp tiền thuế (bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định của pháp luật) được tính từ ngày liền kề sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế, thời hạn gia hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế, thời hạn nộp thuế ghi trong thông báo hoặc quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến ngày người nộp thuế nộp số tiền thuế vào ngân sách nhà nước. Ví dụ: Người nộp thuế C nợ thuế GTGT 50 triệu đồng, có hạn nộp là ngày 20/8/2013. Ngày 26/8/2013, người nộp thuế nộp số tiền trên vào ngân sách nhà nước. Số ngày chậm nộp là 06 ngày, được tính từ ngày 21/8/2013 đến ngày 26/8/2013. Ví dụ: Người nộp thuế D được cơ quan thuế quyết định gia hạn nộp thuế đối với khoản thuế GTGT 50 triệu đồng, có hạn nộp là ngày 20/5/2014, thời gian gia hạn từ này 21/5/2014 đến ngày 20/11/2014. Ngày 21/11/2014, người nộp thuế nộp 50 triệu đồng vào ngân sách nhà nước. Số ngày chậm nộp là 01 ngày (ngày 21/11/2014). Ví dụ: Cơ quan thuế thực hiện thanh tra thuế đối với người nộp thuế E. Ngày 15/4/2014, cơ quan thuế ban hành quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế với số tiền là 500 triệu đồng, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 14/5/2014. Ngày 30/5/2014, người nộp thuế nộp 500 triệu đồng vào ngân sách nhà nước. Số ngày chậm nộp là 16 ngày, được tính từ ngày 15/5/2014 đến ngày 30/5/2014. d) Trường hợp cơ quan thuế thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên để thu hồi nợ thuế thì người nộp thuế bị tính tiền chậm nộp từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế; thời hạn gia hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế; thời hạn nộp thuế ghi trong thông báo hoặc quyết định xử lý của cơ quan thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền đến ngày cơ quan thuế lập biên bản kê biên tài sản. Trường hợp đã chuyển giao quyền sở hữu tài sản bán đấu giá cho người mua theo quy định của pháp luật mà cơ quan chức năng có thẩm quyền bán đấu giá tài sản không nộp tiền thuế vào NSNN thì cơ quan chức năng có thẩm quyền bán đấu giá tài sản phải nộp tiền chậm nộp kể từ ngày tiếp theo ngày chuyển giao quyền sở hữu tài sản đến ngày nộp thuế vào NSNN. Không tính chậm nộp trong thời gian thực hiện các thủ tục đấu giá theo quy định của pháp luật. e) Trường hợp người nộp thuế khai thiếu tiền thuế của kỳ thuế phát sinh trước ngày 01/7/2016 nhưng sau ngày 01/7/2016, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện qua thanh tra, kiểm tra hoặc người nộp thuế tự phát hiện thì áp dụng tiền chậm nộp theo mức 0,05%/ngày (hoặc mức phù hợp quy định của văn bản pháp luật từng thời kỳ) từ ngày phải nộp theo quy định của pháp luật đến hết ngày 30/6/2016 và theo mức 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế khai thiếu từ ngày 01/7/2016 đến ngày người nộp thuế nộp vào ngân sách nhà nước.” Điều 4. Bổ sung Khoản 10 vào Điều 10 Thông tư số 153/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp như sau: “10. Miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân có số thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp hàng năm (sau khi trừ đi số thuế được miễn, giảm (nếu có) theo quy định của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và các văn bản hướng dẫn) từ năm mươi nghìn đồng trở xuống. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân có nhiều thửa đất trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì việc miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định tại điều này được tính trên tổng số thuế phải nộp của tất cả các thửa đất. Trình tự, thủ tục miễn tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp hướng dẫn tại điều này được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 153/2011/TT-BTC. Đối với các hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo hướng dẫn tại Thông tư này nhưng đã nộp thuế vào NSNN thì cơ quan thuế thực hiện việc hoàn trả theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn.” Điều 5. Bổ sung Điểm a1 vào sau Điểm a Khoản 6 Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 4 Điều 10 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính) như sau: “a1) Đối với giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013, doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh mà sử dụng quỹ khấu hao cơ bản tài sản cố định của doanh nghiệp; sử dụng lợi nhuận sau thuế tái đầu tư; sử dụng vốn trong phạm vi vốn đầu tư đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để đầu tư bổ sung máy móc thiết bị thường xuyên và không tăng công suất sản xuất kinh doanh theo đề án kinh doanh đã đăng ký hoặc được phê duyệt thì không phải đầu tư mở rộng”. Điều 6. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế và Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế có hiệu lực thi hành, trừ Khoản 2 Điều này. 2. Điều 4 của Thông tư này áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2016. Điều 7. Trách nhiệm thi hành 1. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện đúng theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính. 2. Cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện theo nội dung Thông tư này. 3. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư này thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./. Nơi nhận: - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Văn phòng BCĐ phòng chống tham nhũng Trung ương; - Toà án nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Sở Tài chính, Cục Thuế, Kho bạc nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Công báo; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Website Chính phủ; - Website Bộ Tài chính; Website Tổng cục Thuế; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Lưu: VT, TCT (VT, CS). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đỗ Hoàng Anh Tuấn
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "12/08/2016", "sign_number": "130/2016/TT-BTC", "signer": "Đỗ Hoàng Anh Tuấn", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Nghi-dinh-119-2003-ND-CP-dieu-chinh-dia-gioi-hanh-chinh-de-thanh-lap-xa-thi-tran-thuoc-huyen-Cho-Moi-Tri-Ton-Tinh-Bien-Phu-Tan-tinh-An-Giang-6345.aspx
Nghị định 119/2003/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập xã, thị trấn thuộc huyện Chợ Mới, Tri Tôn, Tịnh Biên Phú Tân tỉnh An Giang mới nhất
CHÍNH PHỦ ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 119/2003/NĐ-CP Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2003 NGHỊ ĐỊNH VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH ĐỂ THÀNH LẬP XÃ, THỊ TRẤN THUỘC CÁC HUYỆN CHỢ MỚI, TRI TÔN, TỊNH BIÊN VÀ PHÚ TÂN, TỈNH AN GIANG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, NGHỊ ĐỊNH: Điều 1. Nay điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện : Chợ Mới, Tri Tôn, Tịnh Biên và Phú Tân, tỉnh An Giang như sau : 1. Thành lập thị trấn Mỹ Luông thuộc huyện Chợ Mới trên cơ sở 808 ha diện tích tự nhiên và 15.540 nhân khẩu của xã Mỹ Luông. Địa giới hành chính thị trấn Mỹ Luông : Đông giáp các xã Tấn Mỹ, Mỹ An; Tây giáp các xã Long Điền B, Long Kiến; Nam giáp các xã Long Kiến, Mỹ An; Bắc giáp các xã Long Điền A, Tấn Mỹ. Sau khi thành lập thị trấn Mỹ Luông, xã Mỹ Luông còn lại 1.241 ha diện tích tự nhiên và 13.466 nhân khẩu. Đổi tên xã Mỹ Luông thành xã Mỹ An. 2. Thành lập thị trấn Ba Chúc thuộc huyện Tri Tôn trên cơ sở 2.056 ha diện tích tự nhiên và 13.122 nhân khẩu của xã Ba Chúc. Địa giới hành chính thị trấn Ba Chúc : Đông giáp xã Lê Trì; Tây giáp xã Vĩnh Phước; Nam giáp xã Lương Phi; Bắc giáp xã Lạc Quới. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập thị trấn Ba Chúc, xã Ba Chúc còn lại 6.471 ha diện tích tự nhiên và 3.658 nhân khẩu. Đổi tên xã Ba Chúc thành xã Vĩnh Phước. 3. Thành lập xã Núi Voi thuộc huyện Tịnh Biên trên cơ sở 1.225 ha diện tích tự nhiên và 4.387 nhân khẩu của thị trấn Chi Lăng. Địa giới hành chính xã Núi Voi : Đông giáp huyện Châu Phú; Tây giáp thị trấn Chi Lăng; Nam giáp xã Tân Lợi; Bắc giáp xã Vĩnh Trung. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập xã Núi Voi, thị trấn Chi Lăng còn lại 713 ha diện tích tự nhiên và 7.372 nhân khẩu. 4. Thành lập xã Tân Trung thuộc huyện Phú Tân trên cơ sở 790,15 ha diện tích tự nhiên và 11.163 nhân khẩu của xã Tân Hoà. Địa giới hành chính xã Tân Trung : Đông giáp huyện Chợ Mới; Tây giáp xã Tân Hoà; Nam giáp các huyện Châu Phú. Chợ Mới; Bắc giáp xã Tân Hoà, thị trấn Phú Mỹ và tỉnh Đồng Tháp. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập xã Tân Trung, xã Tân Hoà còn lại 921,85 ha diện tích tự nhiên và 8,188 nhân khẩu. Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Mọi quy định trước đây trái Nghị định này đều bãi bỏ. Điều 3. Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này ./. Nơi nhận : - HĐND, UBND tỉnh An Giang, - Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, - ủy ban Pháp luật của Quốc hội - Ban Tổ chức Trung ương, - Các Bộ : Nội vụ, Công an, Quốc phòng, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, - Tổng cục Thống kê, - Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, - Công báo, - VPCP : BTCN, các PCN, các Vụ : ĐP, TCCB, TH, - Lưu : NC (5b), Văn thư. TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Phan Văn Khải
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "17/10/2003", "sign_number": "119/2003/NĐ-CP", "signer": "Phan Văn Khải", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Chi-thi-05-2008-CT-UBND-phat-dong-chien-dich-tang-cuong-tuyen-truyen-van-dong-long-ghep-dich-vu-suc-khoe-sinh-san-ke-hoach-hoa-gia-dinh-nam-2008-62875.aspx
Chỉ thị 05/2008/CT-UBND phát động chiến dịch tăng cường tuyên truyền vận động lồng ghép dịch vụ sức khỏe sinh sản-kế hoạch hóa gia đình năm 2008
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ ----- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------- Số: 05/2008/CT-UBND Cần Thơ, ngày 21 tháng 01 năm 2008 CHỈ THỊ VỀ VIỆC PHÁT ĐỘNG CHIẾN DỊCH TĂNG CƯỜNG TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG LỒNG GHÉP DỊCH VỤ SỨC KHỎE SINH SẢN-KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH NĂM 2008 Năm 2008 là năm bản lề thực hiện các mục tiêu kế hoạch 5 năm (giai đoạn 2006-2010) của thành phố Cần Thơ; thực hiện Chỉ thị số 13/2007/CT-TTg, ngày 06 tháng 6 năm 2007 về việc tăng cường thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2005 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình (sau đây viết tắt là DS-KHHGĐ); để góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia trên lĩnh vực DS-KHHGĐ của thành phố Cần Thơ đến năm 2010 phấn đấu giảm tỷ lệ sinh là 0,3‰, quy mô dân số thành phố khoảng 1.346.000 người, kiểm soát chặt chẽ quy mô phát triển dân số, phấn đấu đạt được nhiều tiến bộ trong việc nâng cao chất lượng dân số, Để đạt được mục tiêu trên và góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 của thành phố, trong đó chỉ tiêu giảm sinh 0,3‰, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,04%, quy mô dân số 1.171.200 người, Ủy ban nhân dân thành phố phát động Chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình (sau đây gọi là Chiến dịch) và chỉ thị: 1. Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em thành phố phối hợp với các thành viên trong Ban Chỉ đạo Chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình năm 2008 (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo), Giám đốc Sở Y tế xây dựng kế hoạch tổ chức, triển khai thực hiện Chiến dịch năm 2008 trên địa bàn thành phố. Chiến dịch thực hiện làm 2 đợt: Đợt I triển khai ở 100% xã, phường, thị trấn trong thời gian từ ngày 30 tháng 01 năm 2008 đến ngày 30 tháng 4 năm 2008, nhằm phấn đấu đạt và vượt 70% chỉ tiêu vận động thực hiện kế hoạch hóa gia đình năm 2008; đợt II thực hiện từ ngày 15 tháng 8 năm 2008 đến ngày 15 tháng 9 năm 2008, để phấn đấu 100% xã, phường, thị trấn hoàn thành chỉ tiêu thực hiện kế hoạch hóa gia đình năm 2008; phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên, tăng cường truyền thông vận động để giảm số người sinh con thứ ba trở lên. 2. Các giám đốc sở, thủ trưởng các cơ quan ban, ngành có liên quan, Báo Cần Thơ, Đài Phát thanh - Truyền hình Cần Thơ, Sở Văn hóa - Thông tin đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa chất lượng công tác tuyên truyền về Chiến dịch, nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về các nội dung: a. Mục tiêu của Chiến dịch: Huy động sự tham gia của các cấp, các ngành, đoàn thể đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động và tăng cường cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản-kế hoạch hóa gia đình, đáp ứng nhu cầu của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, ưu tiên cho các vùng đông dân có mức sinh cao, tỷ lệ sinh con thứ ba cao và vùng khó khăn về kinh tế, nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc SKSS-KHHGĐ và thực hiện chỉ tiêu DS-KHHGĐ năm 2008. b. Các hoạt động chủ yếu của Chiến dịch: - Tăng cường truyền thông vận động Nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc cung cấp các dịch vụ SKSS-KHHGĐ trong Chiến dịch, góp phần tạo nhu cầu và chuyển đổi hành vi của các nhóm đối tượng trong thực hành chăm sóc SKSS-KHHGĐ. Nội dung tuyên truyền: khuyến khích chấp nhận mô hình gia đình ít con, cung cấp kiến thức về SKSS-KHHGĐ, vận động đối tượng chấp nhận và thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, ủng hộ và tham gia các hoạt động của Chiến dịch. Đối tượng tuyên truyền: tập trung tuyên truyền, vận động các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ chưa thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, đối tượng sinh con một bề (các con sinh ra đều là con trai hoặc các con sinh ra đều là con gái), đối tượng có khó khăn trong việc tiếp cận thông tin và dịch vụ, quan tâm cung cấp kiến thức cho vị thành niên và thanh niên. Hình thức tuyên truyền: sử dụng các kênh truyền thông, tài liệu tuyên truyền thích hợp với các nhóm đối tượng, kết hợp tuyên truyền đại chúng với tuyên truyền trực tiếp thông qua sinh hoạt nhóm, tư vấn tại nhà, cấp phát tài liệu; lồng ghép các hoạt động tuyền truyền, treo các băng rôn tuyên truyền trong các ngày cao điểm, tổ chức các sinh hoạt chuyên đề về các biện pháp tránh thai hiện đại để đối tượng có nhu cầu chủ động lựa chọn và tích cực thực hiện; các hoạt động tuyên truyền được tổ chức trước, trong và sau Chiến dịch. - Cung cấp dịch vụ SKSS-KHHGĐ trong Chiến dịch: Kế hoạch hóa gia đình: cung cấp dịch vụ kỹ thuật các biện pháp kế hoạch hóa gia đình bao gồm triệt sản, đặt dụng cụ tử cung, thuốc tiêm tránh thai, thuốc cấy tránh thai, bao cao su, thuốc viên tránh thai và các biện pháp tránh thai thông dụng khác. Phòng, chống các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản: tổ chức khám phụ khoa, xét nghiệm chẩn đoán một số bệnh thường gặp, điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản thông thường, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng chấp nhận các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, đặc biệt quan tâm vùng sâu, vùng khó khăn. 3. Giám đốc Sở Y tế chủ trì tổ chức thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ SKSS-KHHGĐ theo chỉ tiêu được giao, chỉ đạo hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật, đảm bảo chất lượng dịch vụ SKSS-KHHGĐ và cung cấp trong Chiến dịch theo hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc SKSS của Bộ Y tế (đảm bảo cho các đối tượng có nhu cầu thực hiện dịch vụ được tư vấn và cung cấp dịch vụ phù hợp cho đối tượng, đảm bảo trang thiết bị, vật tư, dụng cụ, thuốc thiết yếu); chỉ đạo và huy động các bệnh viện trên địa bàn, các Phòng Y tế và Trung tâm Y tế dự phòng quận, huyện tham gia các hoạt động của Chiến dịch, chủ trì tổ chức kiểm tra, giám sát chuyên môn kỹ thuât các dịch vụ SKSS-KHHGĐ cung cấp trong Chiến dịch; báo cáo định kỳ và báo cáo nhanh kết quả cung cấp các dịch vụ cho Ban Chỉ đạo Chiến dịch thành phố. 4. Giám đốc Sở Tài chính có trách nhiệm hỗ trợ, cấp phát kinh phí cho các địa phương để thực hiện Chiến dịch, ngoài kinh phí của thành phố phân bổ, Ủy ban nhân dân quận, huyện và xã, phường, thị trấn cần hỗ trợ thêm kinh phí, vận động nguồn lực để tổ chức và triển khai các hoạt động phục vụ cho công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình nói chung và Chiến dịch truyền thông dân số nói riêng tại địa phương, thực hiện chính sách hỗ trợ và điều trị cho đối tượng triệt sản có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng triệt sản cơ hội trong Chiến dịch. 5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện cần xem đây là công tác trọng tâm trong năm 2008 của địa phương; đồng thời, có kế hoạch tổ chức thực hiện Chiến dịch, thành lập Ban Chỉ đạo và phân công thành viên chỉ đạo cơ sở, tạo điều kiện tốt để thực hiện dịch vụ SKSS-KHHGĐ tại địa phương; tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện, phấn đấu đạt chỉ tiêu được giao. Chiến dịch năm nay thực hiện từ đầu năm vì vậy các địa phương cần chủ động các điều kiện phục vụ cho việc thực hiện đạt kết quả tốt. 6. Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ thành phố bảo đảm nguồn lực, quản lý việc sử dụng kinh phí Chiến dịch, điều phối hoạt động giữa các thành viên trong Ban Chỉ đạo, các thành viên Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em thành phố; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, các ban, ngành, đoàn thể có liên quan thực hiện tốt công tác tuyên truyền và đưa tin; vận động và hỗ trợ các đối tượng thực hiện kế hoạch hóa gia đình, tổ chức hoạt động kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện, chỉ đạo và tổ chức thu thập, cung cấp thông tin về hoạt động của Chiến dịch và tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chiến dịch. Ban Chỉ đạo Chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép dịch vụ SKSS-KHHGĐ và Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em thành phố có trách nhiệm tổ chức, triển khai, kiểm tra theo dõi việc thực hiện của các sở, ban ngành và địa phương có liên quan, thường xuyên báo cáo về Ủy ban nhân dân thành thành phố Cần Thơ để chỉ đạo kịp thời. Chỉ thị này có hiệu lực sau mười ngày và được đăng Báo Cần Thơ chậm nhất là năm ngày kể từ ngày ký./. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ (HN-TP HCM); - Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản); - Bộ Y tế; - TT. Thành ủy; TT. HĐND thành phố; - Thành viên UBND thành phố; - Ban Tuyên giáo T.U; - Ban Dân vận Thành ủy; - Các thành viên UBDS,GĐ&TE thành phố, - Các sở, ban, ngành thành phố; - UBMTTQVN thành phố và các đoàn thể, - Các cơ quan báo, đài; - UBND quận, huyện; - Website Chính phủ; - VP UBND thành phố (3D); - TT Công báo; - Lưu: VT.D100 TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Tô Minh Giới
{ "issuing_agency": "Thành phố Cần Thơ", "promulgation_date": "21/01/2008", "sign_number": "05/2008/CT-UBND", "signer": "Tô Minh Giới", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Ke-hoach-494-KH-UBND-2017-trien-khai-cong-tac-chong-buon-lau-quan-Phu-Nhuan-Ho-Chi-Minh-540710.aspx
Kế hoạch 494/KH-UBND 2017 triển khai công tác chống buôn lậu quận Phú Nhuận Hồ Chí Minh
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN PHÚ NHUẬN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 494/KH-UBND Phú Nhuận, ngày 31 tháng 5 năm 2017 KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CÔNG TÁC CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NĂM 2017 Thực hiện Kế hoạch số 2619/KH-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn thành phố năm 2017, Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện như sau: I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU 1. Quán triệt trong toàn hệ thống chính trị những quy định pháp luật về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. 2. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật để doanh nghiệp, người dân hiểu, thấy rõ tác hại của nạn buôn lậu gian lận thương mại, hàng giả và không tham gia, tiếp tay, phát hiện thông tin kịp thời với cơ quan chức năng nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật. 3. Tạo sự chuyển biến rõ nét, nâng cao hiệu quả chỉ đạo điều hành việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan trong công tác chông buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn quận. II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 1. Xác định công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của đơn vị phải tập trung đấu tranh trên cả 3 lĩnh vực: buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. 2. Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố về việc tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Xác định trọng điểm về địa bàn, lĩnh vực, mặt hàng, đối tượng... để có phương án đấu tranh ngăn chặn hiệu quả. Chú ý các nhóm mặt hàng, lĩnh vực sau: - Nhóm mặt hàng cấm, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, sức khỏe, môi trường như: ma túy, vũ khí, tài liệu phản động, chất nổ, pháo, động vật hoang dã, ngoại tệ, vàng, rượu ngoại, thuốc lá ngoại, đường, máy móc thiết bị, điện tử, điện lạnh đã qua sử dụng,... - Nhóm sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, vệ sinh an toàn thực phẩm, gian lận trong đo lường chất lượng như: Điện thoại di động, băng đĩa, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thực phẩm chế biến công nghệ, sữa, rượu, nước giải khát, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, xăng dầu, gas, gia súc, gia cầm và các sản phẩm gia súc, gia cầm, bánh mứt kẹo, thủy sản tươi sống,... - Nhóm các lĩnh vực bị lợi dụng để vi phạm như chính sách ưu đãi hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng xuất khẩu, tạm nhập tái xuất,... 3. Nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu; điều tra, xử lý kịp thời nghiêm minh đối với những cán bộ, công chức tiếp tay, dung túng hoặc có biểu hiện tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Đảm bảo tuân thủ chặt chẽ quy trình, nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát; không gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân kinh doanh và cản trở lưu thông hàng hóa trên địa bàn. 4. Phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng chức năng với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội tuyên truyền, phổ biến pháp luật; vận động tổ chức, cá nhân và người tiêu dùng tham gia công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả bằng nhiều hình thức phù hợp, có tính thuyết phục cao. Đồng thời quán triệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, các tổ chức kinh tế nhằm tạo sự đồng thuận hưởng ứng thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ NHIỆM VỤ CỤ THỂ 1. Trách nhiệm Trưởng Công an quận: - Xây dựng chuyên án điều tra, phát hiện, đấu tranh với các tổ chức, cá nhân có hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, nhất là các đường dây ổ nhóm buôn lậu có quy mô lớn (nếu có). Tiếp nhận và điều tra khởi tố nhanh những vụ vi phạm có dấu hiệu hình sự do các cơ quan chức năng chuyển giao và do chính đơn vị bắt giữ. - Chỉ đạo các Đội nghiệp vụ (Đội Cảnh sát Giao thông, Đội Cảnh sát kinh tế) phối hợp với Đội Quản lý thị trường quận và Ủy ban nhân dân 15 phường tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện các tổ chức, ổ nhóm tội phạm, chứa chấp hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng,... nhất là tại các kho chứa hàng thuê mướn của quân đội để có biện pháp đấu tranh phù hợp, đạt hiệu quả cao. 2. Trách nhiệm Đội trưởng Đội Quản lý thị trường quận: - Thường xuyên quán triệt, giáo dục chính trị tư tưởng trong đơn vị nhằm nhận thức rõ vị trí, vai trò trách nhiệm khi thực hiện công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; tăng cường thanh tra, kiểm tra nội bộ để phòng chống các biểu hiện tiêu cực. - Kịp thời phát hiện ngăn chặn triệt phá các đường dây, ổ nhóm vận chuyển hàng lậu, hoạt động gian lận thương mại và kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật, kịp thời chuyển những vụ vi phạm có dấu hiệu hình sự sang cơ quan điều tra khởi tố. - Phối hợp chặt chẽ với phòng Kinh tế, phòng Tài chính - Kế hoạch, Công an quận, các ngành chức năng có liên quan, Giám đốc các Hợp tác xã Thương mại Dịch vụ: Phú Thịnh, Phú Lộc, Phú Hưng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân 15 phường tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, kịp thời phát hiện, kiên quyết xử lý theo quy định các hành vi buôn lậu, mua bán hàng cấm, hàng giả,… trong đó, cần lưu ý các mặt hàng thực phẩm, hàng tiêu dùng không có nguồn gốc rõ ràng, chứa chất độc hại, kém chất lượng, thuốc lá nhập lậu,... - Định kỳ hàng quý tổng hợp các khó khăn vướng mắc phát sinh của các đơn vị, báo cáo Ủy ban nhân dân quận để thỉnh thị ý kiến chỉ đạo kịp thời 3. Trách nhiệm Trưởng Phòng Kinh tế: - Phối hợp với Đội Quản lý thị trường, Ủy ban nhân dân 15 phường và các Hợp tác xã Thương mại Dịch vụ: Phú Thịnh, Phú Lộc và Phú Hưng theo dõi tình hình hoạt động của các điểm bán hàng bình ổn thị trường, diễn biến cung cầu, giá cả thị trường, nắm bắt các khó khăn vướng mắc kịp thời báo cáo, thỉnh thị ý kiến chỉ đạo giải quyết của Ủy ban nhân dân quận. Tổ chức tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và thương nhân trên địa bàn, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết; bán hàng đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, thực hiện kinh doanh theo hướng văn minh thương mại. - Tăng cường công tác thanh kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuộc lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng hàng hóa sản phẩm đối với các nhóm hàng mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy, đồ chơi trẻ em, xăng dầu, vàng, trang sức, mỹ nghệ,... - Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các sở ngành có liên quan tổ chức tập huấn kiến thức phân biệt hàng thật, hàng giả; đồng thời tổ chức các lớp tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng liên quan đến hàng giả và gian lận thương mại. 4. Trách nhiệm Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch: - Phối hợp với các đơn vị có liên quan đẩy mạnh công tác kiểm tra việc thực hiện niêm yết giá và bán theo giá niêm yết tại các điểm bán lẻ, chợ, siêu thị, nơi mua bán tập trung, các điểm bán hàng bình ổn giá, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượng phải đăng ký giá, kê khai giá đối với các mặt hàng thiết yếu, lương thực, thực phẩm. - Kiểm tra việc thu phí và mức thu phí trông giữ xe đối với các tổ chức cá nhân kinh doanh loại hình dịch vụ này. Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm trong việc chấp hành pháp luật về giá. 5. Trách nhiệm Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận: Xây dựng chuyên mục trên Cổng Thông tin và Giao tiếp điện tử quận để đăng tải các chủ trương của cấp thẩm quyền thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn quận năm 2017 nhằm thông tin, tuyên truyền đến các tổ chức kinh tế, người dân trên địa bàn. 6. Trách nhiệm Trưởng Trạm Thú y: - Tăng cường thanh, kiểm tra xử lý các trường hợp kinh doanh thuốc thú y giả, thuốc thú y có trong danh mục cấm sử dụng, không đảm bảo chất lượng hoặc không có trong danh mục thuốc thú y được phép lưu hành, thuốc thú y có chứa các chất cấm sử dụng trong chăn nuôi. - Chủ động phối hợp với các ban ngành đoàn thể chức năng thuộc quận, Ủy ban nhân dân 15 phường và Ban Giám đốc các Hợp tác xã chợ tập trung thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình dịch tễ, vận chuyển, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm từ gia cầm, kiên quyết xử lý các trường hợp kinh doanh, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm từ gia cầm không rõ nguồn gốc để chế biến thức ăn tại các quán ăn và chế biến thực phẩm nhằm đảm bảo thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, có nguồn gốc, xuất xứ và kiểm dịch của các cơ quan chức năng, thực hiện tốt công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng tại điểm giết mổ gia cầm, các nhà hàng, quán ăn,... 7. Trách nhiệm Chi cục Trưởng Chi cục Thuế Phú Nhuận: Tập trung thanh tra, kiểm tra các chuyên đề chuyên sâu: các doanh nghiệp trọng điểm, có giao dịch liên kết, có dấu hiệu chuyển giá, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, doanh nghiệp có giao dịch ngân hàng đáng ngờ.... Đảm bảo 80% số thuế và số tiền phạt trong thời gian quyết định xử lý có hiệu lực thi hành được thu hồi vào ngân sách nhà nước.Tích cực phối hợp với các sở ngành trong công tác phòng chống các hành vi vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực thuế. 8. Trách nhiệm Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin: Tập trung kiểm tra hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ công cộng: hoạt động karaoke, dịch vụ trò chơi điện tử có tính bạo lực; các cơ sở sản xuất kinh doanh băng đĩa cùng với các vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan; nhà hàng, quán ăn... có gắn kinh doanh rượu ngoại và thuốc lá nhập lậu. 9. Trách nhiệm Trưởng phòng Y tế: - Phối hợp với các cơ quan chức năng thanh kiểm tra các cơ sở y dược, mỹ phẩm, sản xuất kinh doanh hóa chất về: + Kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý và sản xuất kinh doanh. + Kiểm tra việc thực hiện niêm yết giá, bán theo giá niêm yết. - Thanh tra chuyên ngành về thực phẩm đối với các bếp ăn tập thể, cung cấp suất ăn công nghiệp, cơ sở dịch vụ vụ ăn uống, nước uống đóng bình, nước đá, phụ gia thực phẩm, thực phẩm chức năng.... 10. Trách nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân 15 phường: - Phối hợp với các ngành chức năng thuộc quận, đoàn thể tại địa phương và Ban Giám đốc các Hợp tác Thương mại Dịch vụ: Phú Thịnh, Phú Lộc và Phú Hưng tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động các tổ chức, hộ gia đình, tiểu thương không tiêu thụ, tàng trữ, kinh doanh hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc; tích cực tham gia phát hiện, tố giác các đối tượng, tổ chức có hành vi tàng trữ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu; đề nghị cam kết không tham gia kinh doanh hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng ngoại nhập lậu không rõ xuất xứ,... và các vi phạm pháp luật khác. - Giao trách nhiệm Trưởng Công an phường tăng cường công tác trinh sát nắm chắc tình trạng chứa trữ, trung chuyển hàng hóa nhập lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn quản lý. - Phối hợp với các đơn vị chức năng tăng cường kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm tình trạng bày bán hàng hóa lấn chiếm lòng đường, hè phố gây cản trở giao thông và mất mỹ quan trên địa bàn. 11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận: Tổ chức có hiệu quả các hoạt động tuyên truyền, quán triệt trong các đoàn thể, tổ chức xã hội; công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên không sử dụng hàng giả, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không tiếp tay cho các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Qua đó vận động các ngành, giới và tầng lớp nhân dân tích cực ủng hộ phong trào “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tố giác các đối tượng, hộ gia đình có hành vi chứa trữ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, gian lận thương mại và hàng giả để các lực lượng chức năng kịp thời xử lý, ngăn chặn. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị các đơn vị gửi về Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quận (Đội Quản lý thị trường) để tổng hợp báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân quận xem xét, giải quyết. Trên đây là Kế hoạch triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn quận năm 2017, đề nghị Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân 15 phường nghiêm túc thực hiện và báo cáo theo quy định./. Nơi nhận: - UBND thành phố; - Ban Chỉ đạo 389 thành phố; - TT/QU (BT, PBT/TT); - HĐND quận (Các PCT, Ban KT-XH); - UBND quận (CT, PCT/KT); - UBMTTQVN quận và các tổ chức chính trị - xã hội; - Thành viên Ban chỉ đạo 389 quận; - Các cơ quan, đơn vị thuộc quận; - UBND 15 phường; - VP/HĐND và UBND quận (CVP, đ/c Mai - PVP); - Lưu: VT, TH (48b). KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Võ Thành Minh
{ "issuing_agency": "Quận Phú Nhuận", "promulgation_date": "31/05/2017", "sign_number": "494/KH-UBND", "signer": "Võ Thành Minh", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Thong-tu-01-2023-TT-BTP-che-do-bao-cao-thi-hanh-phap-luat-xu-ly-vi-pham-hanh-chinh-552354.aspx
Thông tư 01/2023/TT-BTP chế độ báo cáo thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính mới nhất
BỘ TƯ PHÁP ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 01/2023/TT-BTP Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2023 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ BÁO CÁO CÔNG TÁC THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020; Căn cứ Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính; Căn cứ Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính Nhà nước; Căn cứ Nghị định số 98/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật; Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư quy định chế độ báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định chi tiết về chế độ báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, bao gồm: trách nhiệm báo cáo; kỳ báo cáo; thời gian chốt số liệu và thời hạn gửi báo cáo; hình thức và phương thức gửi báo cáo; mẫu đề cương báo cáo và các biểu mẫu sử dụng để tổng hợp số liệu kèm theo báo cáo và việc chỉnh lý, bổ sung nội dung, số liệu trong báo cáo. 2. Đối tượng áp dụng Chế độ báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được áp dụng đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ; Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Tòa án nhân dân tối cao; Kiểm toán Nhà nước; Ủy ban nhân dân các cấp; các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc, gồm: Tòa án nhân dân; Kiểm toán Nhà nước; Công an nhân dân; Bộ đội biên phòng; Cảnh sát biển; Hải quan; Kiểm ngư; Thuế; Quản lý thị trường; Cơ quan thi hành án dân sự; Kho bạc Nhà nước; Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước; tổ chức Thống kê tập trung; cơ quan Bảo hiểm xã hội và các tổ chức khác thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc theo quy định của pháp luật. Điều 2. Trách nhiệm báo cáo 1. Cơ quan lập báo cáo có trách nhiệm báo cáo đầy đủ, trung thực, chính xác các nội dung trong mẫu đề cương báo cáo và các biểu mẫu số liệu báo cáo quy định tại Điều 5 và bảo đảm thời gian chốt số liệu, thời hạn gửi báo cáo theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Thông tư này. 2. Các tổ chức thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổng hợp đầy đủ, trung thực, chính xác các nội dung trong mẫu đề cương báo cáo và các biểu mẫu số liệu báo cáo quy định tại Điều 5 Thông tư này và gửi đến cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp để tổng hợp, báo cáo Bộ Tư pháp, đồng thời gửi Ủy ban nhân dân cùng cấp nơi tổ chức đóng trụ sở biết. 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp không tổng hợp số liệu báo cáo của các tổ chức thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn vào báo cáo gửi đến cơ quan nhận báo cáo. Điều 3. Chế độ báo cáo, thời gian chốt số liệu báo cáo định kỳ, thời hạn gửi báo cáo định kỳ 1. Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính gồm: a) Báo cáo định kỳ hằng năm nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin tổng hợp, toàn diện để phục vụ công tác quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính, được thực hiện theo một chu kỳ xác định và lặp lại nhiều lần; bao gồm các thành phần nội dung quy định tại Điều 5 Thông tư này; b) Báo cáo chuyên đề nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin có tính chuyên sâu thuộc lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính để phục vụ công tác quản lý nhà nước, được thực hiện một hoặc nhiều lần trong khoảng thời gian nhất định. Báo cáo chuyên đề được thực hiện bằng văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính của cơ quan, người có thẩm quyền, bao gồm các thành phần nội dung quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của các cơ quan hành chính nhà nước (sau đây viết tắt là Nghị định số 09/2019/NĐ-CP); c) Báo cáo đột xuất nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin về vấn đề phát sinh đột xuất trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính, được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền để phục vụ công tác quản lý nhà nước. Báo cáo đột xuất được thực hiện theo yêu cầu bằng văn bản hành chính của cơ quan, người có thẩm quyền, bao gồm các thành phần nội dung quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP. 2. Thời gian chốt số liệu báo cáo định kỳ tính từ ngày 15 tháng 12 của năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo. 3. Thời hạn gửi báo cáo định kỳ: a) Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo yêu cầu của cấp trên trực tiếp; b) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo đến Bộ Tư pháp chậm nhất vào ngày 21 tháng 12 của kỳ báo cáo; c) Bộ Tư pháp có trách nhiệm báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi cả nước chậm nhất vào ngày 25 tháng 12 của kỳ báo cáo. Điều 4. Hình thức báo cáo và phương thức gửi, nhận báo cáo 1. Báo cáo được thể hiện bằng một trong các hình thức sau: a) Báo cáo bằng văn bản (là bản có chữ ký, họ tên của Thủ trưởng cơ quan báo cáo và đóng dấu phát hành theo quy định). Các biểu mẫu tổng hợp số liệu kèm theo báo cáo phải được đóng dấu giáp lai; b) Báo cáo bằng văn bản điện tử có chữ ký số. 2. Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: a) Gửi trực tiếp; b) Gửi qua dịch vụ bưu chính; c) Gửi qua fax; d) Gửi qua hệ thống thư điện tử dưới dạng tệp ảnh (định dạng PDF) hoặc văn bản điện tử có ký số; đ) Gửi qua Hệ thống văn bản và Điều hành; e) Phương thức khác theo quy định của pháp luật. Điều 5. Mẫu đề cương báo cáo và biểu mẫu số liệu báo cáo Ban hành kèm theo Thông tư này mẫu đề cương báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và 02 biểu mẫu sử dụng để tổng hợp số liệu kèm theo báo cáo, gồm: Bảng tổng hợp số liệu báo cáo về xử phạt vi phạm hành chính và Bảng tổng hợp số liệu báo cáo về áp dụng các biện pháp xử lý hành chính. Điều 6. Chỉnh lý, bổ sung báo cáo 1. Trường hợp phải chỉnh lý, bổ sung nội dung, số liệu trong báo cáo, cơ quan lập báo cáo có trách nhiệm gửi báo cáo đã được chỉnh lý, bổ sung, kèm theo văn bản giải trình rõ về việc chỉnh lý, bổ sung và phải có chữ ký xác nhận của người có thẩm quyền, đóng dấu theo quy định. 2. Trường hợp báo cáo bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung, số liệu trong báo cáo và các biểu mẫu số liệu kèm theo thì báo cáo, biểu mẫu đó không có giá trị báo cáo. Điều 7. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 3 năm 2023. 2. Thông tư này bãi bỏ Điều 1, khoản 1 Điều 2, khoản 1 Điều 3, Điều 4, khoản 1 Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 Thông tư số 16/2018/TT-BTP ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chế độ báo cáo trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Điều 8. Trách nhiệm thi hành 1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi thẩm quyền quản lý nhà nước của mình chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị trực thuộc xây dựng báo cáo, kịp thời tổng hợp để gửi Bộ Tư pháp theo đúng nội dung, thời hạn quy định tại Thông tư này. 2. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc hoặc có vấn đề phát sinh, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Tư pháp (qua Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật) để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Tòa án nhân dân dân tối cao; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Kiểm toán Nhà nước; - Bộ Tư pháp: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, Văn phòng Bộ, Vụ CVĐCVXDPL; Thanh tra Bộ, TCTHADS, Cục BTTP, Cục HTQTCT; Cục KTVBQPPL; - UBND, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Công báo; Website Chính phủ; - Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp; - Lưu: VT, Cục QLXLVPHC&TDTHPL (05b). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đặng Hoàng Oanh PHỤ LỤC MẪU ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO VÀ BIỂU MẪU TỔNG HỢP SỐ LIỆU BÁO CÁO CÔNG TÁC THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH (Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2023/TT-BTP ngày 16/01/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) STT Tên biểu mẫu 1. Mẫu đề cương Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính 2. Biểu mẫu số 01: Bảng tổng hợp số liệu báo cáo về xử phạt vi phạm hành chính 3. Biểu mẫu số 02: Bảng tổng hợp số liệu báo cáo về áp dụng các biện pháp xử lý hành chính Mẫu đề cương Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính CƠ QUAN1 ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ..../BC-....2 …………3, ngày .... tháng.... năm .... BÁO CÁO Công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm………. Thực hiện công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm ………, ……….4 báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như sau: I. CÔNG TÁC TRIỂN KHAI THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH 1. Công tác chỉ đạo triển khai thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết thi hành luật Nêu rõ tên, hình thức văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết thi hành: Công văn, Quyết định, Kế hoạch, Quy chế.... 2. Công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính - Nêu rõ tên, hình thức văn bản quy phạm pháp luật trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền nhằm triển khai thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết thi hành. - Việc xây dựng, trình phê duyệt và triển khai các Chương trình, Kế hoạch, Đề án triển khai thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. 3. Công tác phổ biến pháp luật, hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về pháp luật xử lý vi phạm hành chính - Nêu rõ các hình thức phổ biến, bồi dưỡng, tập huấn: Hội thảo, hội nghị, đưa tin, bài trên các phương tiện thông tin đại chúng, biên soạn tài liệu, sách, sổ tay về xử lý vi phạm hành chính.... - Nêu rõ số lượng tin, bài; tài liệu; sách; sổ tay; cuộc hội thảo, hội nghị; số người/ lượt người được phổ biến, bồi dưỡng, tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ.... 4. Công tác kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính - Công tác kiểm tra, kiểm tra liên ngành việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính: Nêu rõ việc có hay không ban hành kế hoạch kiểm tra; tổng số cuộc kiểm tra, kiểm tra liên ngành đã được tiến hành; kết quả của việc kiểm tra, kiểm tra liên ngành. - Công tác thanh tra, phối hợp thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính: Nêu rõ việc có hay không ban hành kế hoạch thanh tra; tổng số cuộc thanh tra đã được tiến hành; kết quả của việc thanh tra, phối hợp thanh tra. II. TÌNH HÌNH VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH 1. Tình hình vi phạm hành chính Nhận xét, đánh giá chung, khái quát tình hình vi phạm hành chính; tình hình áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực/địa bàn quản lý. 2. Tình hình xử phạt vi phạm hành chính - Nhận xét chung về tình hình xử phạt vi phạm hành chính. - Đánh giá, báo cáo thông tin, số liệu cụ thể về việc áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả; biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính; các loại hành vi vi phạm phổ biến trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước. - So sánh sự tăng hay giảm so với cùng kỳ năm trước đối với các số liệu sau: Tổng số vụ vi phạm; tổng số đối tượng bị xử phạt; tình hình thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tổng số tiền phạt thu được;.... (Tất cả các số liệu quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính). 3. Tình hình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính - Nhận xét chung về tình hình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính. - So sánh sự tăng hay giảm so với cùng kỳ năm trước đối với các số liệu sau: Tổng số đối tượng bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; số đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính; số lượng người chưa thành niên được áp dụng biện pháp thay thế quản lý tại gia đình và giáo dục dựa vào cộng đồng; tình hình tổ chức thi hành các quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính;.... (Tất cả các số liệu quy định tại khoản 3 Điều 35 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính). III. NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC CHỦ YẾU TRONG THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ (Từ thực tiễn công tác xử lý vi phạm hành chính trong kỳ báo cáo, cơ quan lập báo cáo đưa ra những nhận xét, đánh giá về những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong công tác xử lý vi phạm hành chính). 1. Khó khăn, vướng mắc xuất phát từ các quy định pháp luật 1.1. Khó khăn, vướng mắc xuất phát từ các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính 1.2. Khó khăn, vướng mắc xuất phát từ các quy định của các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính 2. Khó khăn, vướng mắc trong việc tổ chức thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết thi hành 2.1. Về các điều kiện bảo đảm thi hành Luật a) Kinh phí; cơ sở vật chất, kỹ thuật b) Tổ chức bộ máy, nhân sự 2.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ 2.3. Việc phối hợp giữa các ngành, cơ quan chức năng trong xử lý vi phạm hành chính 2.4. Về việc báo cáo, thống kê 2.5. Về công tác kiểm tra, thanh tra 2.6. Những khó khăn, vướng mắc khác 3. Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc 3.1. Nguyên nhân chủ quan 3.2. Nguyên nhân khách quan 4. Đề xuất, kiến nghị (Xuất phát từ những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong công tác xử lý vi phạm hành chính, cơ quan lập báo cáo đưa ra những kiến nghị, đề xuất về chủ trương, giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác xử lý vi phạm hành chính, góp phần giảm thiểu và ngăn ngừa các vi phạm hành chính). Trên đây là báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm ……., xin gửi …………….5./. Nơi nhận: - ………6; - Lưu: VT, …… ……………….………….7 _________________________ 1 Tên của cơ quan lập báo cáo. 2 Chữ viết tắt tên của cơ quan lập báo cáo. 3 Địa danh ghi theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ. 4 Tên của cơ quan lập báo cáo. 5 Tên của cơ quan nhận báo cáo 6 Tên của cơ quan nhận báo cáo. 7 Quyền hạn và chức vụ của người ký báo cáo. Biểu mẫu số 01 (*) BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU BÁO CÁO VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH (Kèm theo Báo cáo số: ..../BC-....(1) ngày …/…./…. của ....(2)) STT Cơ quan/đơn vị ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính Số vụ vi phạm Số đối tượng bị xử phạt Tổng số quyết định xử phạt vi phạm hành chính Kết quả thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính Số vụ bị xử phạt vi phạm hành chính Số vụ chuyển truy cứu trách nhiệm hình sự Số vụ do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự chuyển đến để xử phạt vi phạm hành chính Số vụ áp dụng biện pháp thay thế nhắc nhở đối với người chưa thành niên Tổ chức Cá nhân Số quyết định đã thi hành Số quyết định chưa thi hành xong Số quyết định hoãn, miễn, giảm Số quyết định bị cưỡng chế thi hành Số quyết định bị khiếu nại, khởi kiện Tổng số tiền thu từ xử phạt phạm hành chính (đồng) Dưới 18 tuổi Từ đủ 18 tuổi trở lên Đối tượng khác bị xử phạt như cá nhân (hộ gia đình, cộng đồng dân cư,...) Số tiền phạt thu được Số tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền Số tiền thu được từ bán, thanh lý tang vật, phương tiện bị tịch thu Các khoản tiền khác thu từ xử phạt vi phạm hành chính (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17) (18) (19) (20) Tổng cộng: Giải thích biểu mẫu số 01: (*) Biểu mẫu này dùng để tổng hợp số liệu báo cáo về xử phạt vi phạm hành chính. (1) Chữ viết tắt tên của cơ quan lập báo cáo. (2) Tên của cơ quan lập báo cáo. * Cột (2) Ghi tên của từng cơ quan/đơn vị đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong kỳ báo cáo: - Báo cáo của UBND cấp tỉnh: Ghi cụ thể tên của các UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh, tên của UBND cấp tỉnh và tên của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đã ban hành quyết định xử phạt trong kỳ báo cáo; - Báo cáo của UBND cấp huyện: Ghi cụ thể tên của các UBND cấp xã trên địa bàn huyện và tên của UBND cấp huyện đã ban hành quyết định xử phạt trong kỳ báo cáo; - Báo cáo của UBND cấp xã: Ghi cụ thể tên của UBND cấp xã đã ban hành quyết định xử phạt trong kỳ báo cáo; - Báo cáo của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước: Ghi cụ thể tên của cơ quan/đơn vị trực thuộc có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đã ban hành quyết định xử phạt trong kỳ báo cáo. - Báo cáo của các tổ chức thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc (cơ quan ở cấp tỉnh): Ghi cụ thể tên của các cơ quan/đơn vị trực thuộc có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã ban hành quyết định xử phạt trong kỳ báo cáo; - Báo cáo của các tổ chức thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc (cơ quan ở cấp huyện): Ghi cụ thể tên của các cơ quan/đơn vị trực thuộc có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong phạm vi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, đơn vị hành chính tương đương và ở cấp xã (nếu có) đã ban hành quyết định xử phạt trong kỳ báo cáo; - Báo cáo của các tổ chức thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc (cơ quan ở cấp xã (nếu có)): Ghi cụ thể tên cơ quan/đơn vị đã ban hành quyết định xử phạt trong kỳ báo cáo. * Cột (17): Ghi tổng số tiền phạt vi phạm hành chính thực tế thu được, tính đến thời điểm báo cáo. * Cột (20): Các khoản tiền khác thu từ xử phạt vi phạm hành chính, ví dụ: Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 28, Điều 37 Luật Xử lý vi phạm hành chính; khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu theo quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính... Biểu mẫu số 02 (*) BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU BÁO CÁO VỀ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH (Kèm theo Báo cáo số: …../BC-….(1) ngày …/…./…. của ....(2)) STT Biện pháp xử lý hành chính Tổng số đối tượng bị lập hồ sơ đề nghị Tổng số đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính Tổng số người chưa thành niên được áp dụng biện pháp thay thế quản lý tại gia đình Tổng số người chưa thành niên được áp dụng biện pháp thay thế giáo dục dựa vào cộng đồng Tình hình tổ chức thi hành quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính Tổng số đối tượng đang chấp hành quyết định Tổng số đối tượng được tạm đình chỉ chấp hành quyết định Tổng số đối tượng được giảm thời hạn chấp hành quyết định Tổng số đối tượng được hoãn chấp hành quyết định Tổng số đối tượng được miễn chấp hành quyết định Tổng số đối tượng được miễn chấp hành thời gian còn lại (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) 1 Giáo dục tại xã, phường, thị trấn Không áp dụng Không áp dụng Không áp dụng Không áp dụng 2 Đưa vào trường giáo dưỡng Không áp dụng 3 Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc Không áp dụng Không áp dụng 4 Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Không áp dụng Không áp dụng Giải thích biểu mẫu số 02: (*) Biểu mẫu này dùng để tổng hợp số liệu báo cáo về việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính. (1) Chữ viết tắt tên của cơ quan lập báo cáo. (2) Tên của cơ quan lập báo cáo. Cột (5) Chỉ áp dụng đối với biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường thị trấn. Cột (6) Chỉ áp dụng đối với biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng. Cột (9), (10), (11) Chỉ áp dụng đối với các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. - Báo cáo của UBND cấp tỉnh: Ghi đầy đủ số liệu (từ cột (3) đến cột (12)) đối với tất cả các biện pháp xử lý hành chính đã thực hiện trong kỳ báo cáo trên địa bàn; - Báo cáo của UBND cấp huyện: Ghi đầy đủ số liệu đối với tất cả các biện pháp xử lý hành chính đã thực hiện trong kỳ báo cáo trên địa bàn; - Báo cáo của UBND cấp xã: Ghi đầy đủ số liệu đối với biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường thị trấn đã thực hiện trong kỳ báo cáo trên địa bàn; - Báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Ghi đầy đủ số liệu đối với biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đã thực hiện trong kỳ báo cáo trên phạm vi toàn quốc; - Báo cáo của Bộ Công an: Ghi đầy đủ số liệu đối với các biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng và đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đã thực hiện trong kỳ báo cáo trên phạm vi toàn quốc; - Báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao: Ghi đầy đủ số liệu đối với các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và biện pháp thay thế giáo dục dựa vào cộng đồng đã thực hiện trong kỳ báo cáo trên phạm vi toàn quốc.
{ "issuing_agency": "Bộ Tư pháp", "promulgation_date": "16/01/2023", "sign_number": "01/2023/TT-BTP", "signer": "Đặng Hoàng Oanh", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Thong-tu-26-2020-TT-BTC-sua-doi-Thong-tu-111-2007-TT-BTC-quan-ly-tai-chinh-doi-voi-Ngan-hang-440134.aspx
Thông tư 26/2020/TT-BTC sửa đổi Thông tư 111/2007/TT-BTC quản lý tài chính đối với Ngân hàng
BỘ TÀI CHÍNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 26/2020/TT-BTC Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2020 THÔNG TƯ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA THÔNG TƯ SỐ 111/2007/TT-BTC NGÀY 12 THÁNG 9 NĂM 2007 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VÀ THÔNG TƯ SỐ 67/2016/TT-BTC NGÀY 29 THÁNG 4 NĂM 2016 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA THÔNG TƯ SỐ 111/2007/TT-BTC NGÀY 12 THÁNG 9 NĂM 2007 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 07 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Căn cứ Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 03 năm 2017 của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước; Căn cứ Quyết định số 44/2007/QĐ-TTg ngày 30 tháng 03 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính; Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 111/2007/TT-BTC ngày 12 tháng 09 năm 2007 hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Thông tư số 67/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 4 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 111/2007/TT-BTC ngày 12 tháng 9 năm 2007 hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 111/2007/TT- BTC ngày 12 tháng 9 năm 2007 hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam như sau: 1. Điểm 3.2 khoản 3 Phần V được sửa đổi như sau: “3.2. Cách xác định các yếu tố để tính số cấp bù chênh lệch lãi suất a) Dư nợ cho vay bình quân: là tổng số dư nợ cho vay các chương trình, dự án được ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất theo quy định (sau đây gọi tắt là các dự án được cấp bù) tính theo phương pháp bình quân tháng; b) Lãi suất bình quân các nguồn vốn được xác định như sau: Lãi suất bình quân các nguồn vốn (quý, năm) = Tổng lãi thực trả cho việc huy động các nguồn vốn (quý, năm) Tổng nguồn vốn thực tế tính theo phương pháp bình quân tháng Trong đó: - Tổng lãi thực trả cho việc huy động các nguồn vốn là tổng số lãi thực trả để huy động các nguồn vốn phải trả lãi được sử dụng để cho vay các dự án được cấp bù và nguồn vốn tồn ngân tiền mặt, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng để đảm bảo thanh khoản cho các dự án được cấp bù (sau đây gọi tắt là tồn ngân được cấp bù); được xác định cụ thể như sau: Tổng lãi thực trả cho việc huy động các nguồn vốn (quý, năm) = (Nguồn vốn được cấp bù (quý, năm) - Nguồn vốn không phải trả lãi (quý, năm)) x Lãi suất huy động bình quân (quý, năm) (Nguồn vốn được cấp bù (quý, năm) = Dư nợ cho vay bình quân (quý, năm) + Tồn ngân được cấp bù (quý, năm) Tồn ngân được cấp bù (quý, năm) = 7% x Dư nợ cho vay bình quân (quý, năm) Lãi suất huy động bình quân (quý, năm) = Tổng chi phí lãi thực trả (quý, năm) (không bao gồm chi phí trả lãi cho nguồn vốn huy động chỉ định) Tổng số dư bình quân nguồn vốn huy động (quý, năm) tính theo phương pháp bình quân tháng (không bao gồm nguồn vốn huy động chỉ định Nguồn vốn huy động bao gồm phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo quy định của pháp luật; phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá bằng nội tệ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo quy định của pháp luật; vay Bảo hiểm xã hội Việt Nam; vay của các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; vay tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; nhận tiền gửi ủy thác của các tổ chức trong và ngoài nước. Nguồn vốn huy động chỉ định là các nguồn vay các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng ở nước ngoài và nguồn vốn vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ để cho vay các chương trình, dự án không được cấp bù chênh lệch lãi suất. Nguồn vốn không phải trả lãi bao gồm vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam; chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá; các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển; kết quả hoạt động chưa phân phối các quý, năm trước; vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách nhà nước cấp và vốn khác thuộc sở hữu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Khi xác định nguồn vốn không phải trả lãi, Ngân hàng Phát triển Việt Nam xác định theo phương pháp bình quân tháng và được loại trừ: + Số vốn thực tế đã sử dụng để đầu tư, mua sắm tài sản cố định (nguyên giá tài sản cố định trừ đi khấu hao) và chi phí xây dựng cơ bản dở dang theo mức thực tế nhưng tối đa không vượt quá 30% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. + Số vốn điều lệ thực tế đã góp vốn điều lệ của Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam. - Tổng nguồn vốn thực tế được xác định bằng dư nợ cho vay bình quân; c) Lãi suất cho vay bình quân các dự án: là lãi suất tính theo phương pháp bình quân gia quyền giữa dư nợ cho vay thực tế theo phương pháp bình quân tháng với lãi suất cho vay được xác định cho từng dự án và được tính như sau: Lãi suất cho vay bình quân (quý, năm) = Tổng thu nợ lãi cho vay (quý, năm) Tổng dư nợ cho vay thực tế tính theo phương pháp bình quân tháng Tổng số thu nợ lãi cho vay là lãi thực thu được (kể cả lãi trong hạn và lãi quá hạn) từ các dự án được cấp bù và số lãi tiền gửi thực thu được từ nguồn vốn tồn ngân được cấp bù, trong đó: Số lãi tiền gửi thực thu được từ nguồn vốn tồn ngân được cấp bù (quý, năm) = Tồn ngân được cấp bù (quý, năm) x Lãi suất tiền gửi bình quân (quý, năm) Lãi suất tiền gửi bình quân (quý, năm) = Tổng lãi tiền gửi thực thu (quý, năm) Tổng tồn ngân (tiền mặt, tiền gửi) bình quân (quý, năm) tính theo phương pháp bình quân tháng 2. Gạch đầu dòng thứ hai tiết c Điểm 4.2 Khoản 4 Phần V được sửa đổi như sau: “Nếu số được cấp bù cả năm được quyết toán thấp hơn số đã tạm cấp bù trong năm (theo các quý) thì phần chênh lệch vượt phải nộp lại ngân sách nhà nước, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép kéo dài thời gian thực hiện đến 31/12 năm sau thì được chuyển nguồn sang năm sau.” Điều 2. Bãi bỏ khoản 1 và khoản 2 Điều 1 Thông tư số 67/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 4 năm 2016 về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 111/2007/TT-BTC ngày 12 tháng 09 năm 2007 hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Điều 3. Điều khoản chuyển tiếp Việc xác định chính thức số cấp bù chênh lệch lãi suất cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam chưa hoàn thành trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định tại Thông tư này. Điều 4. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29 tháng 5 năm 2020. 2. Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quy định tại Thông tư này. 3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan phản ánh về Bộ Tài chính để được hướng dẫn theo quy định của pháp luật./. Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng bí thư; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước, - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Công báo; - Website Chính phủ, Bộ Tài chính; - UBND, Sở Tài chính các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính; - Lưu: VT, TCNH (5). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Huỳnh Quang Hải
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "14/04/2020", "sign_number": "26/2020/TT-BTC", "signer": "Huỳnh Quang Hải", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Nghi-dinh-96-2009-ND-CP-xu-ly-tai-san-chon-giau-chim-dam-duoc-phat-hien-tim-thay-dat-lien-cac-hai-dao-vung-bien-Viet-Nam-97038.aspx
Nghị định 96/2009/NĐ-CP xử lý tài sản chôn giấu, chìm đắm được phát hiện tìm thấy đất liền, các hải đảo vùng biển Việt Nam
CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------------------- Số: 96/2009/NĐ-CP Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2009 NGHỊ ĐỊNH VỀ VIỆC XỬ LÝ TÀI SẢN BỊ CHÔN GIẤU, BỊ CHÌM ĐẮM ĐƯỢC PHÁT HIỆN HOẶC TÌM THẤY THUỘC ĐẤT LIỀN, CÁC HẢI ĐẢO VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005; Căn cứ Bộ luật Hàng hải ngày 14 tháng 6 năm 2005; Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001; Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ngày 03 tháng 6 năm 2008; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, NGHỊ ĐỊNH: Chương 1. QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Nghị định này quy định việc xử lý đối với tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán mà tại thời điểm phát hiện hoặc tìm thấy không có hoặc không xác định được chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. 2. Tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm không thuộc phạm vi vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia mà do tổ chức, cá nhân Việt Nam phát hiện hoặc tìm thấy thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế về xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm mà Việt Nam là thành viên; trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên không có quy định về xử lý tài sản bị chôn giấu, bì chìm đắm thì áp dụng theo quy định tại Nghị định này. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Tổ chức, cá nhân phát hiện hoặc tìm thấy tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm. 2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy. 3. Các đối tượng khác có liên quan đến xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Phát hiện tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm là việc tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu, chứng cứ về tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm chưa được khai quật, trục vớt. 2. Tìm thấy tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm là việc tổ chức, cá nhân khai quật được, trục vớt được tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm theo nhiệm vụ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao. 3. Ngẫu nhiên tìm thấy tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm là việc tổ chức, cá nhân không có thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm nhưng tìm thấy tài sản trong quá trình sinh hoạt, sản xuất. Điều 4. Nguyên tắc xử lý 1. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm có trách nhiệm bảo vệ, giữ nguyên hiện trạng và thông báo kịp thời, đầy đủ thông tin có liên quan với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 5 Nghị định này, không được tự khai quật, trục vớt. Trường hợp tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm thì phải thông báo và giao nộp ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 5, Điều 9 Nghị định này. 2. Việc tiếp nhận, xử lý thông tin; quyết định xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định tại Nghị định này và pháp luật liên quan. 3. Việc xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy được thực hiện công khai, đúng trình tự theo quy định tại Nghị định này. 4. Tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia thì quyền sở hữu thuộc về Nhà nước; tổ chức, cá nhân phát hiện hoặc ngẫu nhiên tìm thấy tài sản đó được thưởng theo quy định tại Điều 16 Nghị định này. 5. Tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy không phải là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia do tổ chức, cá nhân phát hiện thì tổ chức, cá nhân phát hiện được thưởng theo quy định tại Điều 16 Nghị định này; trường hợp tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy tài sản đó thì được hưởng toàn bộ hoặc một phần giá trị của tài sản theo quy định tại Điều 17 Nghị định này. 6. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện hoặc ngẫu nhiên tìm thấy tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm nếu không thông báo, không giao nộp tài sản được tìm thấy hoặc tự khai quật, trục vớt tài sản thì không được hưởng các quyền lợi theo quy định tại Điều 16, Điều 17 Nghị định này và bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Chương 2. TIẾP NHẬN, XỬ LÝ THÔNG TIN VÀ TỔ CHỨC THĂM DÒ, KHAI QUẬT, TRỤC VỚT TÀI SẢN BỊ CHÔN GIẤU, BỊ CHÌM ĐẮM Điều 5. Tiếp nhận, xử lý thông tin về tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm 1. Tổ chức, cá nhân phát hiện tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm có trách nhiệm bảo vệ, giữ nguyên hiện trạng và thông báo kịp thời, đầy đủ các thông tin có liên quan với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau đây: a) Cơ quan quân sự nơi gần nhất đối với tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm thuộc khu vực quân sự; b) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan công an nơi gần nhất đối với tài sản bị chôn giấu không thuộc khu vực quân sự. c) Cảng vụ hàng hải hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh nơi gần nhất đối với tài sản bị chìm đắm không thuộc khu vực quân sự. Tổ chức, cá nhân phát hiện tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm chịu trách nhiệm về thông tin đã thông báo. 2. Cơ quan nhà nước tiếp nhận thông tin có trách nhiệm: a) Lập biên bản có đầy đủ chữ ký của đại diện tổ chức, cá nhân đã thông báo thông tin và đại diện cơ quan tiếp nhận thông tin; tổ chức, cá nhân thông báo thông tin giữ một bản để làm cơ sở giải quyết quyền lợi về sau; b) Kiểm tra tính chính xác của thông tin đã tiếp nhận; c) Báo cáo bằng văn bản với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ quan nhà nước tiếp nhận thông tin đóng trụ sở; d) Tổ chức khoanh vùng, bảo vệ nguyên trạng khu vực có tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm; trường hợp tài sản bị chìm đắm ở vùng biển xa bờ thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) phối hợp với các cơ quan thuộc lực lượng quốc phòng, an ninh, cơ quan quản lý hàng hải để thực hiện. Riêng đối với tài sản chìm đắm ở nội thủy, lãnh hải thì trong thời hạn 07 (bảy) ngày kể từ ngày nhận được thông báo có tài sản chìm đắm, cơ quan nhà nước tiếp nhận thông tin có trách nhiệm báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thông báo 03 (ba) lần liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng Trung ương hoặc địa phương để tìm chủ tài sản. 3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm: a) Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan tổ chức khoanh vùng, bảo vệ nguyên trạng khu vực có tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm; b) Báo cáo cơ quan quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 6 Nghị định này quyết định việc lập phương án thăm dò, phương án khai quật, trục vớt tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm; c) Trường hợp tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm không thuộc địa bàn quản lý thì thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm. Điều 6. Thẩm quyền giao và phê duyệt phương án thăm dò; phương án khai quật, trục vớt tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm Việc giao cho tổ chức, cá nhân lập phương án thăm dò, phương án khai quật, trục vớt và phê duyệt phương án thăm dò, phương án khai quật, trục vớt tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm do các cơ quan nhà nước sau đây quyết định: 1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đối với tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật. 2. Bộ Quốc phòng, đối với tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia và tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm trong khu vực quân sự. 3. Bộ Giao thông vận tải, đối với tài sản chìm đắm làm cản trở hoạt động hàng hải, gây nguy hiểm cho tài nguyên biển; đe dọa tính mạng và sức khỏe con người hoặc gây ô nhiễm môi trường. Riêng đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cho hoạt động hàng hải, Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm xây dựng phương án trục vớt trình Cục Hàng hải Việt Nam phê duyệt; trường hợp tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cho hoạt động hàng hải là di sản văn hóa dưới nước hoặc liên quan đến quốc phòng, an ninh thì trước khi Cục Hảng hải Việt Nam phê duyệt, phương án trục vớt phải có ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Bộ Quốc phòng. 4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm, đối với các tài sản không thuộc phạm vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này. Điều 7. Nội dung phương án thăm dò, phương án khai quật, trục vớt tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm 1. Phương án thăm dò tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm gồm các nội dung chủ yếu sau đây: a) Địa điểm tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm; b) Thời gian dự kiến bắt đầu và kết thúc; c) Phương tiện và biện pháp thăm dò; d) Biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình thăm dò; đ) Bàn giao kết quả thăm dò cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền; e) Biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường; phòng, chống cháy, nổ; g) Dự toán chi phí thăm dò; h) Điều kiện để lựa chọn tổ chức, cá nhân tổ chức khai quật, trục vớt (trong trường hợp cần thiết). 2. Phương án khai quật, trục vớt tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm gồm các nội dung chủ yếu sau đây: a) Căn cứ tổ chức việc khai quật, trục vớt; b) Kết quả thực hiện phương án thăm dò tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm (nếu có); c) Địa điểm tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm; d) Thời gian dự kiến bắt đầu và kết thúc; đ) Phương tiện và biện pháp khai quật, trục vớt; e) Biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình khai quật, trục vớt; g) Biện pháp bảo quản tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy sau khi khai quật, trục vớt; h) Bàn giao tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền; i) Biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường; phòng, chống cháy, nổ; k) Biện pháp bảo hiểm tổ chức, cá nhân tham gia khai quật, trục vớt; l) Dự kiến kết quả sau khi khai quật, trục vớt; m) Dự toán chi phí khai quật, trục vớt; n) Điều kiện để lựa chọn tổ chức, cá nhân tổ chức khai quật, trục vớt (trong trường hợp cần thiết). 3. Tùy trường hợp cụ thể, việc lập và quyết định phương án thăm dò; lập và quyết định phương án khai quật, trục vớt tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm thực hiện độc lập hoặc thực hiện gắn liền với nhau. Điều 8. Tổ chức thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm 1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài tổ chức thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm phải bảo đảm đủ các điều kiện sau đây: a) Có chức năng thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản theo quy định của pháp luật; b) Có kinh nghiệm trong hoạt động thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản; c) Có đội ngũ nhân viên, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu của hoạt động thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản phù hợp với quy mô của phương án thăm dò, khai quật, trục vớt đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 2. Trường hợp thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia và tài sản trong khu vực quân sự thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được hợp tác tham gia nhưng phải có sự chủ trì của cơ quan, tổ chức của Việt Nam đối với từng dự án thăm dò, khai quật, trục vớt. 3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Nghị định này quyết định việc giao cho tổ chức, cá nhân có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này tổ chức thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm thông qua các hình thức lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; ưu tiên các tổ chức, cá nhân Việt Nam thực hiện việc trục vớt tài sản chìm đắm tại nội thủy, lãnh hải Việt Nam theo quy định tại Điều 201 Bộ luật Hàng hải năm 2005. Trường hợp phương án trục vớt đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cho hoạt động hàng hải được Cục Hàng hải Việt Nam phê duyệt thì Cảng vụ hàng hải tổ chức trục vớt tài sản theo phương án được phê duyệt. 4. Việc thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được thực hiện theo đúng phương án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp trong quá trình thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm cần thiết phải điều chỉnh phương án đã được phê duyệt thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã phê duyệt phương án đó quyết định điều chỉnh phương án. Chương 3. XỬ LÝ TÀI SẢN BỊ CHÔN GIẤU, BỊ CHÌM ĐẮM ĐƯỢC TÌM THẤY Điều 9. Tiếp nhận, quản lý và bảo quản tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy 1. Tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm hoặc tổ chức, cá nhân tổ chức khai quật, trục vớt tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm có trách nhiệm quản lý tài sản được tìm thấy và bàn giao cho cơ quan nhà nước quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này để bảo quản trong thời gian chờ xử lý theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 2. Trường hợp có đầy đủ cơ sở để xác định được loại tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy thì tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện việc giao tài sản cho các cơ quan, đơn vị sau đây tiếp nhận, bảo quản: a) Bảo tàng cấp tỉnh, đối với tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật; b) Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, đối với tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia và tài sản trong khu vực quân sự; c) Cảng vụ hàng hải nơi gần nhất, đối với tài sản bị chìm đắm làm cản trở hoặc gây nguy hiểm cho hoạt động hàng hải, tài nguyên biển; đe dọa tính mạng và sức khỏe con người hoặc gây ô nhiễm môi trường được tìm thấy; d) Sở Tài chính, đối với tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy không thuộc phạm vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này. 3. Trường hợp không có đủ cơ sở để xác định được loại tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy thì Sở Tài chính trực tiếp tiếp nhận, bảo quản. Nếu tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy nhỏ lẻ, có giá trị thấp (ước tính dưới 01 tỷ đồng) thì Sở Tài chính có thể ủy quyền việc tiếp nhận, bảo quản tài sản cho cơ quan tài chính cấp huyện. 4. Các cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản tài sản quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này có thể thuê tổ chức có chức năng thực hiện nhiệm vụ bảo quản tài sản. Điều 10. Xác định chủ sở hữu của tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy 1. Sở Tài chính có trách nhiệm lập danh mục tài sản, số lượng theo từng loại tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy; chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan thực hiện giám định tài sản; xác định chủ sở hữu của tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy theo quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Việc xác định chủ sở hữu của tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy thực hiện theo quy định tại Điều 187, Điều 239 Bộ luật Dân sự, trừ trường hợp đặc biệt theo yêu cầu về bảo đảm an ninh quốc gia và bí mật quốc gia thì việc thông báo được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Trường hợp tài sản không có hoặc không xác định được chủ sở hữu thì tài sản đó được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định tại Điều 240 Bộ luật Dân sự và được xử lý theo quy định tại Nghị định này. Điều 11. Phương án xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy 1. Cơ quan, đơn vị tiếp nhận, bảo quản tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 9 Nghị định này lập phương án xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy theo nguyên tắc sau: a) Trả lại cho chủ sở hữu nếu xác định được chủ sở hữu hợp pháp; b) Chuyển giao cho cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện lưu giữ, quản lý đối với các loại tài sản sau đây: - Di tích lịch sử - văn hóa; - Bảo vật quốc gia; - Di vật, cổ vật là hiện vật độc bản hoặc có giá trị đặc biệt về văn hóa, khoa học, lịch sử theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; - Tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia. c) Tiêu hủy đối với các tài sản phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật; d) Bán đấu giá theo quy định của pháp luật đối với các tài sản không thuộc quy định tại các điểm a, b và c khoản này; đ) Trả cho tổ chức, cá nhân tìm thấy tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định này. 2. Cơ quan nhà nước phê duyệt phương án thăm dò, phương án khai quật, trục vớt tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm quy định tại Điều 6 Nghị định này đồng thời là cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy. Điều 12. Trả lại tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy cho chủ sở hữu hợp pháp 1. Trường hợp xác định được chủ sở hữu hợp pháp của tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy thì cơ quan, đơn vị tiếp nhận, bảo quản tài sản quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 9 Nghị định này tổ chức trả lại tài sản cho chủ sở hữu hợp pháp theo quyết định phê duyệt phương án xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 2. Việc trả lại tài sản được lập thành biên bản; chủ sở hữu tài sản phải thanh toán các khoản chi phí hợp lý có liên quan đến việc tìm kiếm, thăm dò, khai quật, trục vớt, bảo quản, tìm chủ sở hữu tài sản. 3. Trường hợp tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản hoặc chủ sở hữu không thanh toán các khoản chi phí có liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều này thì tài sản được tìm thấy được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật và xử lý theo quy định tại Nghị định này. Điều 13. Chuyển giao tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy 1. Chuyển giao cho cơ quan nhà nước có chức năng quản lý di sản văn hóa đối với các loại tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy sau đây: a) Di tích lịch sử - văn hóa; b) Bảo vật quốc gia; c) Di vật, cổ vật là hiện vật độc bản hoặc có giá trị đặc biệt về văn hóa, khoa học, lịch sử theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa. 2. Chuyển giao cho cơ quan quân đội đối với tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia. 3. Việc chuyển giao tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy do cơ quan, đơn vị tiếp nhận, bảo quản tài sản quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 9 Nghị định này thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Điều 14. Tiêu hủy tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy 1. Cơ quan, đơn vị tiếp nhận, bảo quản tài sản quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 9 Nghị định này chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan thực hiện tiêu hủy các tài sản nêu tại điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định này theo quy định của pháp luật. 2. Việc tiêu hủy tài sản phải được lập thành biên bản gồm các nội dung chủ yếu sau đây: a) Căn cứ thực hiện tiêu hủy tài sản; b) Thời gian, địa điểm tiêu hủy tài sản; c) Thành phần tham gia tiêu hủy tài sản; d) Chủng loại, số lượng tài sản tiêu hủy; đ) Hình thức tiêu hủy tài sản; e) Các nội dung khác có liên quan. Điều 15. Bán tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy 1. Việc bán tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy nêu tại điểm d khoản 1 Điều 11 Nghị định này thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản. 2. Tổ chức, cá nhân mua tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy là di vật, cổ vật khi mang ra nước ngoài phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 3. Trường hợp tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy là di vật, cổ vật được bán đấu giá tại nước ngoài thì thực hiện như sau: a) Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bán đấu giá di vật, cổ vật tại nước ngoài; b) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép xuất khẩu di vật, cổ vật bán đấu giá tại nước ngoài theo quy định của pháp luật; c) Thủ tục xuất khẩu di vật, cổ vật thực hiện theo quy định của pháp luật; d) Cơ quan, đơn vị tiếp nhận, bảo quản tài sản quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 9 Nghị định này lực chọn tổ chức có chức năng bán đấu giá Việt Nam hoặc nước ngoài để ủy thác bán đấu giá tài sản, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này phê duyệt; đảm bảo nguyên tắc hiệu quả, tiết kiệm; ưu tiên lựa chọn tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: - Có kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực bán đấu giá các tài sản tương tự. - Có phương án tổ chức bán đấu giá có hiệu quả; - Có tỷ lệ (%) chi phí bán đấu giá thấp; - Có phương án xử lý khả thi trong trường hợp di vật, cổ vật đã xuất khẩu ra nước ngoài nhưng không bán được (cam kết mua lại, chịu chi phí vận chuyển số cổ vật, di vật không bán được về Việt Nam v.v…) Trường hợp có nhiều tổ chức có chức năng bán đấu giá đăng ký tham gia thì việc lựa chọn tổ chức có chức năng bán đấu giá được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật. đ) Hợp đồng ủy thác bán đấu giá: Hợp đồng ủy thác bán đấu giá tài sản phải được lập theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế, trường hợp pháp luật Việt Nam không quy định hoặc quy định khác với pháp luật quốc tế thì thực hiện theo pháp luật quốc tế; có cam kết cụ thể, chặt chẽ để ràng buộc trách nhiệm của các bên có liên quan; có quy định về giải quyết tranh chấp. Các công việc được ủy thác bao gồm: đóng gói, vận chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài, vận chuyển từ nơi bảo quản đến nơi bán đấu giá, mua bảo hiểm cho hiện vật mang đi bán đấu giá, bảo quản tài sản tại nước ngoài, quảng bá, tổ chức bán đấu giá, xử lý tài sản trong trường hợp không bán được. Cơ quan được giao nhiệm vụ ký Hợp đồng ủy thác bán đấu giá chịu trách nhiệm về nội dung của Hợp đồng; trường hợp cần thiết có thể lấy ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp trước khi ký Hợp đồng. e) Chi phí bán đấu giá: Chi phí bán đấu giá (hoa hồng bán đấu giá) được khoán gọn theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng số tiền thu được từ bán đấu giá tài sản, bao gồm: - Chi phí đóng gói, chi phí vận chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài, chi phí vận chuyển từ nơi bảo quản đến nơi bán đấu giá; - Chi phí bảo hiểm cho hiện vật mang đi bán đấu giá; - Chi phí thuê kho bãi để bảo quản hiện vật ở nước ngoài; - Các khoản thuế, phí, lệ phí ở Việt Nam và ở nước ngoài (nếu có); - Chi phí tuyên truyền, quảng bá; chi phí tổ chức bán đấu giá; - Chi phí giải quyết tranh chấp (nếu có); các chi phí khác có liên quan tới việc vận chuyển, bán đấu giá tại nước ngoài. Tỷ lệ phần trăm (%) chi phí bán đấu giá do các bên ký hợp đồng ủy thác bán đấu giá thỏa thuận, trên cơ sở tham khảo chi phí bán đấu giá (hoa hồng bán đấu giá) của các cuộc bán đấu giá đã thực hiện. Chương 4. XỬ LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI TÀI SẢN BỊ CHÔN GIẤU, BỊ CHÌM ĐẮM Điều 16. Chi thưởng 1. Tổ chức, cá nhân được thưởng trong các trường hợp sau đây: a) Ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia; b) Phát hiện và cung cấp thông tin chính xác về tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy. 2. Mức tiền thưởng đối với từng trường hợp cụ thể như sau: a) Trường hợp tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia thì mức tiền thưởng được tính theo phương pháp lũy thoái từng phần, cụ thể như sau: - Phần giá trị của tài sản đến 10 triệu đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 30%; - Phần giá trị của tài sản trên 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 15%; - Phần giá trị của tài sản trên 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 7%; - Phần giá trị của tài sản trên 1 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 1%; - Phần giá trị của tài sản trên 10 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 0,5%; Giá trị của tài sản để trích thưởng được xác định sau khi trừ các khoản chi phí theo quy định tại Điều 18 Nghị định này. b) Trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện và cung cấp thông tin chính xác về tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia thì mức tiền thưởng bằng 50% của các mức thưởng tương ứng quy định tại điểm a khoản này. c) Trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện và cung cấp thông tin chính xác về tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy không phải là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia thì mức tiền thưởng bằng 30% của các mức thưởng tương ứng quy định tại điểm a khoản này. 3. Mức tiền thưởng cụ thể do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (đối với tài sản được tìm thấy là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (đối với tài sản được tìm thấy thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với tài sản được tìm thấy khác) quyết định, tối đa không vượt quá 200 triệu đồng đối với mỗi gói thưởng. 4. Trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng được chi thưởng và giá trị tài sản tìm thấy có giá trị đặc biệt thì các cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thưởng. 5. Bộ Tài chính hướng dẫn việc thành lập Hội đồng định giá, xác định giá trị tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy để làm căn cứ chi thưởng theo quy định tại Điều này. Trường hợp không xác định được giá trị của tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này quyết định mức tiền thưởng cụ thể, tối đa không vượt quá 200 triệu đồng. Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Điều 17. Thanh toán phần giá trị của tài sản cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy 1. Tổ chức, cá nhân trong quá trình sinh hoạt, sản xuất mà ngẫu nhiên tìm thấy tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm không phải là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia thì được hưởng toàn bộ hoặc một phần giá trị của tài sản được tìm thấy như sau: a) Nếu tài sản có giá trị đến mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định (tại thời điểm tìm thấy và giao nộp tài sản) sau khi trừ các khoản chi phí hợp lý có liên quan thì xử lý theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 11 Nghị định này; b) Nếu tài sản có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định (tại thời điểm tìm thấy và giao nộp tài sản) sau khi trừ các khoản chi phí hợp lý có liên quan thì tổ chức, cá nhân tìm thấy tài sản được hưởng giá trị bằng mười tháng lương tối thiểu và 50% giá trị của phần vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước. 2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này quyết định mức được hưởng của tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm. 3. Trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện hoặc tìm thấy tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm mà không thông báo, không giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 5, Điều 9 Nghị định này thì không được thưởng, không được thưởng theo giá trị tài sản tìm thấy và bị xử lý theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định này. 4. Tổ chức, cá nhân được thưởng theo quy định tại Điều 16 Nghị định này thì không được hưởng toàn bộ hoặc một phần giá trị của tài sản theo quy định tại Điều này; tổ chức, cá nhân được hưởng toàn bộ hoặc một phần giá trị của tài sản theo quy định tại Điều này thì không được hưởng theo quy định tại Điều 16 Nghị định này. Điều 18. Các khoản chi phí Các khoản chi phí liên quan đến việc thăm dò, khai quật, trục vớt xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm bao gồm: 1. Chi phí thăm dò, khai quật, trục vớt, giám định tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm. Trường hợp chi phí thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm theo phương án được duyệt được tính bằng hiện vật khai quật, trục vớt được thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án khai quật, trục vớt tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm quyết định việc thanh toán bằng hiện vật. 2. Chi phí vận chuyển, bảo quản tài sản được tìm thấy trong thời gian chưa có quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 3. Chi phí xử lý tài sản (chi phí thông báo tìm chủ sở hữu, chi phí chuyển giao tài sản, chi phí tiêu hủy tài sản, chi phí định giá, bán đấu giá tài sản). 4. Thuế, phí, lệ phí (nếu có). 5. Chi phí hợp lý khác có liên quan. Trường hợp tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm thì được thanh toán chi phí vận chuyển, bảo quản tài sản theo quy định. Điều 19. Nguồn kinh phí Nguồn kinh phí để thanh toán các khoản chi quy định tại các Điều 16, 17 và 18 Nghị định này được quy định như sau: 1. Đối với tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy được trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp thì chủ sở hữu tài sản có trách nhiệm chi trả các khoản chi có liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định này. 2. Đối với tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy được chuyển giao cho các cơ quan nhà nước có chức năng lưu giữ, quản lý thì cơ quan được giao lưu giữ, quản lý tài sản có trách nhiệm chi trả các khoản chi có liên quan từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc các nguồn thu hợp pháp theo quy định của pháp luật. 3. Đối với tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy được tiêu hủy thì ngân sách nhà nước chi trả; tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy do cấp nào tổ chức xử lý thì ngân sách cấp đó chi trả. 4. Đối với tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy được bán thì các khoản chi được sử dụng từ nguồn thu được do bán tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy. Trường hợp số tịền thu được do bán tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy không đủ bù đắp các khoản chi thì ngân sách nhà nước chi trả phần chênh lệch theo quy định hiện hành của pháp luật về ngân sách nhà nước. 5. Đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cho hoạt động hàng hải thì sau khi trục vớt và bán đấu giá tài sản, nếu số tiền thu được không đủ bù đắp chi phí và chủ sở hữu không có khả năng chi trả hoặc không xác định được chủ sở hữu tài sản chìm đắm thì số tiền còn thiếu được sử dụng từ phí bảo đảm hàng hải để bù đắp chi phí thiếu hụt đó; nếu chi phí trục vớt tài sản chìm đắm vượt quá khả năng chi trả của nguồn thu phí bảo đảm hàng hải thì sẽ được ngân sách nhà nước cấp bổ sung. 6. Đối với tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm nhưng chưa đủ điều kiện để khai quật, trục vớt thì ngân sách địa phương nơi có tài sản chịu trách nhiệm bảo đảm kinh phí để bảo vệ tài sản. Điều 20. Quản lý nguồn thu Toàn bộ số tiền thu được từ việc bán tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy, sau khi thanh toán các khoản chi quy định tại các Điều 16, 17 và 18 Nghị định này được nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Điều 21. Hướng dẫn việc thanh toán chi phí, thưởng và phần giá trị của tài sản cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy Bộ Tài chính hướng dẫn việc thanh toán các khoản chi phí, thưởng và phần giá trị của tài sản cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy quy định tại khoản 2 Điều 12, các Điều 16, 17 và 18 Nghị định này. Chương 5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 22. Xử lý đối với di vật, cổ vật được tìm thấy trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành Đối với di vật, cổ vật bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định phương án xử lý hoặc đã ký kết hợp đồng theo quy định của pháp luật trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo phương án đã được cấp có thẩm quyền quyết định, không áp dụng theo quy định của Nghị định này. Điều 23. Trách nhiệm thi hành 1. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm có trách nhiệm thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định này. 2. Cơ quan được giao quản lý, bảo quản, lưu giữ tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy có trách nhiệm: a) Quản lý, lưu giữ tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy theo đúng quy định của pháp luật; b) Bảo quản đầy đủ hồ sơ tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy theo chế độ quy định; c) Lập sổ theo dõi tài sản. 3. Cơ quan được giao nhiệm vụ xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản kết quả xử lý cho cơ quan nhà nước đã phê duyệt phương án xử lý và cơ quan tài chính cùng cấp sau khi hoàn thành việc xử lý tài sản. 4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm: a) Chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện Nghị định này; b) Phối hợp với các Bộ: Tài chính, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Quốc phòng thực hiện Nghị định này; kịp thời xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các khó khăn vướng mắc trong tổ chức thực hiện; c) Quyết định hoặc báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định theo thẩm quyền phương án xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy. 5. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan khác ở Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm. 6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc đấu thầu quy định tại khoản 3 Điều 8, điểm c khoản 3 Điều 15 Nghị định này. 7. Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Nghị định này. Điều 24. Hiệu lực thi hành 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 12 năm 2009. 2. Bãi bỏ các quy định về xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm tại các văn bản sau: a) Điều 53, Điều 54 Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa; b) Các Điều 12, 13, 14, 16 và 23 Nghị định số 86/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước. 3. Các nội dung về xử lý tài sản bị chìm đắm ở nội thủy, lãnh hải không quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định Nghị định số 18/2006/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ về xử lý tài sản chìm đắm ở biển. 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Văn phòng TW và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính QG; - Ngân hàng Chính sách Xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, KTTH (5b). TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "30/10/2009", "sign_number": "96/2009/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Thong-tu-10-2003-TT-BYT-huong-dan-cong-ty-nuoc-ngoai-dang-ky-hoat-dong-vac-xin-116981.aspx
Thông tư 10/2003/TT-BYT hướng dẫn công ty nước ngoài đăng ký hoạt động vắc xin mới nhất
BỘ Y TẾ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------- Số: 10/2003/TT-BYT Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2003 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN CÁC CÔNG TY NƯỚC NGOÀI ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG VỀ VẮC XIN, SINH PHẨM Y TẾ VỚI VIỆT NAM - Căn cứ Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân ngày 30/6/1989; - Căn cứ Điều lệ thuốc phòng bệnh, chữa bệnh ban hành theo Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 23-HĐBT ngày 24/1/1991; - Căn cứ Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 3/3/1999 của Chính phủ qui định về hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện; hàng hoá, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện; - Căn cứ Quyết định số 4012/2003/QĐ-BYT ngày 30/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành "Quy chế đăng ký vắc xin, sinh phẩm y tế"; Để quản lý và tạo điều kiện phát triển nguồn nhập khẩu vắc xin, sinh phẩm y tế, đảm bảo chất lượng, an toàn cho người dùng, Bộ Y tế nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hướng dẫn việc đăng ký của các Công ty nước ngoài (sau đây gọi tắt là bên nước ngoài) được phép buôn bán, nhập khẩu vắc xin, sinh phẩm y tế thành phẩm và bán thành phẩm, nguyên liệu sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế thông qua các Công ty của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là bên Việt Nam). I. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ: 1. Đối tượng: Các tổ chức, công ty nước ngoài muốn hoạt động dưới hình thức hợp đồng nhập khẩu với các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh vắc xin, sinh phẩm thành phẩm, bán thành phẩm và nguyên liệu sản xuất vắc xin, sinh phẩm. 2. Điều kiện đăng ký: 2.1. Đối với doanh nghiệp đăng ký mới: a. Là doanh nghiệp hoạt động sản xuất, buôn bán vắc xin, sinh phẩm, nguyên liệu sản xuất vắc xin, sinh phẩm được thành lập theo qui định của pháp luật nước sở tại. b. Chỉ cung cấp vắc xin, sinh phẩm, nguyên liệu sản xuất vắc xin, sinh phẩm vào Việt Nam dưới hình thức hợp đồng nhập khẩu thông qua các doanh nghiệp có chức năng của Việt Nam. c. Hồ sơ đăng ký đầy đủ và hợp lệ d. Nếu là doanh nghiệp sản xuất thì cơ sở sản xuất phải đạt tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practice), nếu là doanh nghiệp phân phối thì phải là doanh nghiệp được phép buôn bán, xuất, nhập khẩu, bảo quản vắc xin, sinh phẩm, nguyên liệu sản xuất vắc xin, sinh phẩm do cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước sở tại cấp. e. Kinh nghiệm kinh doanh và khả năng tài chính: Doanh nghiệp phải có tối thiểu 3 năm kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh. g. Cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật Việt Nam và quy định về quản lý vắc xin, sinh phẩm y tế của Bộ Y tế Việt Nam. Sau khi được cấp Giấy phép, bên nước ngoài được phép hợp đồng buôn bán vắc xin, sinh phẩm thành phẩm và bán thành phẩm, nguyên liệu sản xuất vắc xin, sinh phẩm với các doanh nghiệp có chức năng của Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế và các quy định của pháp luật Việt Nam. 2.2. Đối với doanh nghiệp đăng ký lại: khi Giấy phép hết hạn, doanh nghiệp phải làm hồ sơ đăng ký lại và phải đáp ứng các điều kiện sau: - Trong quá trình hoạt động không có vi phạm - Hồ sơ đăng ký đầy đủ và hợp lệ II. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ : 1. Hồ sơ đăng ký mới gồm: 1.1. Đơn xin đăng ký hoạt động trong lĩnh vực vắc xin, sinh phẩm thành phẩm, bán thành phẩm, nguyên liệu sản xuất vắc xin, sinh phẩm (mẫu 1). 1.2. Tiểu sử Công ty (mẫu 2). 1.3. Giấy phép buôn bán, xuất, nhập khẩu vắc xin, sinh phẩm của cơ quan có thẩm quyền nước sở tại đối với doanh nghiệp buôn bán và giấy phép sản xuất vắc xin, sinh phẩm, giấy chứng nhận GMP của cơ quan có thẩm quyền nước sở tại đối với doanh nghiệp sản xuất (Bản gốc hoặc bản sao công chứng). Các tài liệu trên phải còn hiệu lực tại thời điểm xin đăng ký. Trong thời gian hoạt động nếu các tài liệu này hết hạn thì doanh nghiệp phải bổ sung. 1.4. Giấy xác nhận tài khoản hiện hành của doanh nghiệp tại ngân hàng nước sở tại (do ngân hàng xác nhận) (Bản gốc). Hồ sơ đăng ký gồm 2 bộ: 1 bộ gốc (tiếng Anh) và 1 bộ bằng tiếng Việt có công chứng các văn bản nêu tại mục 1.3 của khoản này. 2. Hồ sơ đăng ký lại gồm: 2.1. Đơn xin đăng ký lại (Mẫu 3). 2.2. Giấy phép buôn bán, xuất, nhập khẩu vắc xin, sinh phẩm của cơ quan có thẩm quyền nước sở tại đối với doanh nghiệp buôn bán và giấy phép sản xuất vắc xin, sinh phẩm, giấy chứng nhận GMP của cơ quan có thẩm quyền nước sở tại đối với doanh nghiệp sản xuất (Bản gốc hoặc bản sao công chứng). Các tài liệu trên phải còn hiệu lực tại thời điểm xin đăng ký. Trong thời gian hoạt động nếu các tài liệu này hết hạn thì doanh nghiệp phải bổ sung. 2.3. Giấy xác nhận tài khoản hiện hành của doanh nghiệp tại ngân hàng nước sở tại (do ngân hàng xác nhận) (Bản gốc) 2.4. Báo cáo hoạt động (Mẫu 4) Hồ sơ đăng ký lại gồm 2 bộ: 1 bộ gốc (tiếng Anh) và 1 bộ bằng tiếng Việt có công chứng các văn bản nêu tại mục 2.2 của khoản này. 3. Trong thời hạn 3 tháng kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Y tếsẽ xem xét cấp Giấy phép. Trường hợp không cấp, Bộ Y tế sẽ thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do. 4. Giấy phép có giá trị 02 năm kể từ ngày ký. Ba tháng trước khi hết hạn, nếu muốn tiếp tục hoạt động thì doanh nghiệp phải làm thủ tục xin đăng ký lại theo quy định tại mục II.2 của Thông tư này. Các tài liệu đăng ký lại phải còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ xin đăng ký. 5. Đối với các trường hợp thay đổi tên, địa chỉ, chia tách, sáp nhập doanh nghiệp trong thời gian Giấy phép vẫn còn hạn sử dụng thì phải thông báo cho Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng và Phòng chống HIV/AIDS), kèm theo các tài liệu pháp lý có liên quan của nước sở tại (bản gốc hoặc bản sao hợp pháp). Bộ Y tế sẽ xem xét và có văn bản trả lời. 6. Khi đăng ký mới hay đăng ký lại, doanh nghiệp phải nộp phí theo quy định hiện hành và phải hoàn tất các thủ tục nộp phí và nhận Giấy phép trong thời hạn 6 tháng kể từ khi Giấy phép được ký. Quá thời hạn trên, Giấy phép mặc nhiên không còn giá trị sử dụng. III. QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG VỀ VẮC XIN, SINH PHẨM VÀ NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT VẮC XIN, SINH PHẨM VỚI VIỆT NAM: 1. Doanh nghiệp nước ngoài có quyền: - Đứng tên là nhà đăng ký nước ngoài khi đăng ký lưu hành sản phẩm là vắc xin, sinh phẩm thành phẩm, bán thành phẩm tại Việt Nam. - Cung cấp vắc xin, sinh phẩm, nguyên liệu sản xuất vắc xin, sinh phẩm vào Việt Nam dưới hình thức ký kết hợp đồng nhập khẩu với các doanh nghiệp có chức năng xuất nhập khẩu vắc xin, sinh phẩm của Việt Nam. - Mở hội thảo khoa học, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, trao đổi thông tin và quảng cáo vắc xin, sinh phẩm theo qui định của Bộ Y tế. 2. Doanh nghiệp nước ngoài có trách nhiệm: - Chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật Việt Nam và các qui định của Bộ Y tế về quản lý vắc xin, sinh phẩm. - Không được nhập khẩu vào Việt Nam các vắc xin, sinh phẩm không được phép lưu hành hợp pháp, vắc xin, sinh phẩm kém chất lượng... - Không được phân phối trực tiếp vắc xin, sinh phẩm vào Việt Nam dưới bất kỳ hình thức nào. - Chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Pháp luật Việt Nam, Bộ Y tế Việt Nam và người tiêu dùng về chất lượng vắc xin, sinh phẩm đã cung cấp vào Việt Nam. Bồi thường cho người tiêu dùng và các đối tác Việt Nam trong trường hợp thiệt hại do lỗi của doanh nghiệp cung cấp vắc xin, sinh phẩm gây ra theo qui định của pháp luật. - Báo cáo hàng năm với Bộ Y tế Việt Nam (Cục Y tế dự phòng và Phòng chống HIV/AIDS) về hoạt động trong lĩnh vực vắc xin, sinh phẩm y tế tại Việt Nam. - Báo cáo với Bộ Y tế Việt Nam (Cục Y tế dự phòng và Phòng chống HIV/AIDS) và gửi kèm theo các tài liệu pháp lý có liên quan trong các trường hợp: + Thay đổi Giám đốc, người chịu trách nhiệm chính về hoạt động về vắc xin, sinh phẩm và nguyên liệu sản xuất vắc xin, sinh phẩm + Chấm dứt hoạt động trong lĩnh vực vắc xin, sinh phẩm với Việt Nam - Doanh nghiệp nước ngoài có trách nhiệm báo cáo đột xuất trong các trường hợp: + Khi các cơ quan chức năng yêu cầu + Khi phát hiện sản phẩm do doanh nghiệp cung cấp vào Việt Nam không đạt tiêu chuẩn chất lượng, vi phạm các qui định chuyên môn khác + Khi phát hiện những tai biến nghiêm trọng do dùng vắc xin, sinh phẩm của doanh nghiệp. IV. KIỂM TRA, THANH TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM: 1. Kiểm tra, thanh tra: Doanh nghiệp nước ngoài được cấp Giấy phép hoạt động về vắc xin, sinh phẩm và nguyên liệu sản xuất vắc xin, sinh phẩm với Việt Nam chịu sự kiểm tra giám sát theo qui định của pháp luật. 2. Xử lý vi phạm: Doanh nghiệp nước ngoài được cấp Giấy phép hoạt động về vắc xin, sinh phẩm và nguyên liệu sản xuất vắc xin, sinh phẩm với Việt Nam nếu vi phạm các qui định trong Thông tư này thì tuỳ theo mức độ và tính chất vi phạm sẽ bị xử lý theo qui định của pháp luật, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo qui định của pháp luật. V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH: Bộ Y tế giao trách nhiệm cho Cục Y tế dự phòng và Phòng chống HIV/AIDS làm thường trực trong việc xem xét cấp đăng ký và trực tiếp theo dõi hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực vắc xin, sinh phẩm y tế tại Việt Nam. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo và thay thế cho Thông tư số 01/BYT-TT ngày 29/1/1997 của Bộ Y tế hướng dẫn việc đăng ký của các Công ty nước ngoài được phép nhập khẩu vắc xin, sinh phẩm miễn dịch với các tổ chức, công ty của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. KT. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ THỨ TRƯỞNG Trần Chí Liêm MẪU 1 ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG VỀ VẮC XIN, SINH PHẨM VÀ NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT VẮC XIN, SINH PHẨM VỚI VIỆT NAM (Đăng ký mới) Kính gửi:Bộ Y tế nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cục Y tế dự phòng và Phòng chống HIV/AIDS Tên doanh nghiệp: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: Hình thức hoạt động về vắc xin, sinh phẩm xin đăng ký: Xuất khẩuNhập khẩuSản xuất Chúng tôi làm đơn này xin đăng ký doanh nghiệp với Bộ Y tế nước CHXHCN Việt Nam để hoạt động về vắc xin, sinh phẩm và nguyên liệu sản xuất vắc xin, sinh phẩm với Việt Nam. Nếu được phép chúng tôi cam kết chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của pháp luật Việt Nam, qui định của Bộ Y tế, chịu sự thanh kiểm tra của cơ quan quản lý có thẩm quyền của Việt Nam. Ngày..... tháng…….. năm……… GIÁM ĐỐC (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu MẪU 2 TIỂU SỬ DOANH NGHIỆP 1. Tên doanh nghiệpQuốc tịch 2. Địa chỉ: Điện thoại Fax 3. Lĩnh vực được phép sản xuất, buôn bán tại nước sở tại Sản xuất Buôn bán - Vắc xin - Sinh phẩm - Nguyên liệu sản xuất vắc xin, sinh phẩm - Các lĩnh vực khác (nếu có) 4. Năm thành lập 5. Vốn pháp định 6. Số tài khoảntại ngân hàng 7. Số Giấy phép do nước sở tại cấp:ngày hết hạn Giấy phép: 8. Tên, địa chỉ của cơ quan có thẩm quyền nước sở tại cấp phép: 9. Doanh thu 3 năm gần đây về vắc xin, sinh phẩm y tế 10. Tổng số nhân viên của doanh nghiệp 11. Tổng số nhân viên về vắc xin, sinh phẩm y tế 12. Giám đốc doanh nghiệp - Họ tên: - Trình độ chuyên môn Tôi xin đảm bảo những nội dung trên là đúng sự thật, nếu không đúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Ngày…… tháng….. năm……… GIÁM ĐỐC (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) MẪU 3 ĐƠN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI HOẠT ĐỘNG VỀ VẮC XIN, SINH PHẨM VÀ NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT VẮC XIN, SINH PHẨM VỚI VIỆT NAM (Đăng ký lại) Kính gửi:Bộ Y tế nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cục Y tế dự phòng và Phòng chống HIV/AIDS Tên doanh nghiệp: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: Hình thức hoạt động về vắc xin, sinh phẩm xin đăng ký: Xuất khẩuNhập khẩuSản xuất Đã được Bộ Y tế nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp Giấy phép doanh nghiệp nước ngoài hoạt động về vắc xin, sinh phẩm và nguyên liệu sản xuất vắc xin, sinh phẩm với Việt Nam Số Giấy phép được cấp lần đầu:Ngày cấp: Số Giấy phép đang còn hiệu lực:Ngày hết hạn: Chúng tôi làm đơn đăng ký với Bộ Y tế Việt Nam xin cấp lại Giấy phép doanh nghiệp nước ngoài hoạt động về vắc xin, sinh phẩm và nguyên liệu sản xuất vắc xin, sinh phẩm với Việt Nam. Chúng tôi cam kết chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của pháp luật Việt Nam, qui định của Bộ Y tế, chịu sự thanh kiểm tra của cơ quan quản lý có thẩm quyền của Việt Nam. Ngày……. tháng…… năm…….. GIÁM ĐỐC (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) MẪU 4 BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG VỀ VẮC XIN, SINH PHẨM VÀ NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT VẮC XIN, SINH PHẨM VỚI VIỆT NAM (Trong 2 năm) Kính gửi:Bộ Y tế nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cục Y tế dự phòng và Phòng chống HIV/AIDS Tên doanh nghiệp: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: Nội dung báo cáo 1. Văn phòng đại diện (nếu có): - Giấy phép mở Văn phòng đại diện số:Ngày cấp: - Địa chỉ: - Phụ trách Văn phòng đại diện: 2. Có quan hệ kinh doanh, hợp tác với doanh nghiệp, tổ chức của Việt Nam sau: 3. Doanh số về vắc xin, sinh phẩm y tế, nguyên liệu sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế tại Việt Nam (qui đổi ra USD) Năm……. Năm……… Vắc xin Sinh phẩm Nguyên liệu 4. Hoạt động trong các lĩnh vực khác: 5. Báo cáo về các lần vi phạm qui định: Chúng tôi cam đoan những nội dung thông báo trên là đúng, nếu sai chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Ngày… tháng…..năm…….. GIÁM ĐỐC (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
{ "issuing_agency": "Bộ Y tế", "promulgation_date": "16/12/2003", "sign_number": "10/2003/TT-BYT", "signer": "Trần Chí Liêm", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Chi-thi-12-CT-BCT-nam-2012-thuc-hien-Quyet-dinh-808-QD-TTg-Chuong-trinh-172734.aspx
Chỉ thị 12/CT-BCT năm 2012 thực hiện Quyết định 808/QĐ-TTg Chương trình
BỘ CÔNG THƯƠNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 12/CT-BCT Hà Nội, ngày 09 tháng 08 năm 2012 CHỈ THỊ VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 808/QĐ-TTG NGÀY 29 THÁNG 6 NĂM 2012 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU VỰC DỊCH VỤ CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 Nhằm cụ thể hóa những nhiệm vụ và định hướng cơ bản đã được xác định tại Quyết định số 808/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động thực hiện Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2012, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Công Thương khẩn trương tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng sau đây: 1. Hoàn thiện pháp luật, chính sách phát triển khu vực dịch vụ Vụ Thị trường trong nước phối hợp với các đơn vị liên quan - Xây dựng và trình Chính phủ Nghị định thay thế Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ. Thời gian hoàn thành trước năm 2015. - Xây dựng và trình Chính phủ Đề án hoàn thiện chính sách, pháp luật quy định về dịch vụ phân phối hàng hóa. Thời gian hoàn thành trước 31 tháng 12 năm 2013. 2. Thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ và tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế về dịch vụ Vụ Chính sách thương mại đa biên phối hợp với các đơn vị liên quan - Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ Phương án tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế về dịch vụ trong khuôn khổ đàm phán tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đàm phán hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định TPP), đàm phán các Hiệp định thương mại tự do (FTA) ASEAN-EU, ASEAN+. Thời gian hoàn thành trước 31 tháng 12 năm 2012. 3. Tổ chức thực hiện - Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm tổ chức thực hiện những hoạt động nêu trong Chỉ thị này, bảo đảm đúng tiến độ và chất lượng. - Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ căn cứ nhiệm vụ và yêu cầu công tác kết hợp với nhiệm vụ của đơn vị mình xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp và định kỳ 6 tháng kiểm điểm tình hình thực hiện các nội dung nêu trong Chỉ thị này, chậm nhất ngày 10 tháng 6 và ngày 10 tháng 12 hàng năm gửi báo cáo tình hình thực hiện về đơn vị chủ trì để tổng hợp. - Giao Vụ Kế hoạch làm đầu mối, định kỳ 6 tháng tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện các nội dung nêu trong Chỉ thị, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình Chính phủ để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới./. Nơi nhận: - VP Bộ, các Cục, Vụ; - VPCP; - Lãnh đạo Bộ; - Đăng MOIT; - Lưu: VT, KH (3). BỘ TRƯỞNG Vũ Huy Hoàng
{ "issuing_agency": "Bộ Công thương", "promulgation_date": "09/08/2012", "sign_number": "12/CT-BCT", "signer": "Vũ Huy Hoàng", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Thong-tu-14-2023-TT-BYT-trinh-tu-xay-dung-gia-goi-thau-mua-sam-hang-hoa-trang-thiet-bi-562762.aspx
Thông tư 14/2023/TT-BYT trình tự xây dựng giá gói thầu mua sắm hàng hóa trang thiết bị
BỘ Y TẾ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 14/2023/TT-BYT Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2023 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÂY DỰNG GIÁ GÓI THẦU MUA SẮM HÀNG HÓA VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ THUỘC LĨNH VỰC TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ CÔNG LẬP Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 26 tháng 11 năm 2013; Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu; Căn cứ Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế; Căn cứ Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế; Nghị định số 07/2023/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế; Căn cứ Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2023 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế; Căn cứ Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu; Căn cứ Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; Thông tư số 68/2022/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy sửa đổi một số điều của Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính; Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định trình tự, thủ tục xây dựng giá gói thầu mua sắm hàng hóa và cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Thông tư này quy định về trình tự, thủ tục xây dựng giá gói thầu mua sắm hàng hóa và cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực trang thiết bị y tế, bao gồm: a) Mua sắm trang thiết bị y tế; b) Mua sắm linh kiện, phụ kiện, vật tư thay thế sử dụng cho trang thiết bị y tế; c) Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn trang thiết bị y tế. 2. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, đơn vị, cơ sở y tế công lập thực hiện mua sắm đối với gói thầu quy định tại khoản 1 Điều này và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Điều 2. Phương pháp xác định giá gói thầu mua sắm hàng hóa và cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực trang thiết bị y tế 1. Khi xây dựng giá gói thầu mua sắm hàng hóa và cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực trang thiết bị y tế, Chủ đầu tư đối với dự án hoặc Bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên (sau đây gọi là Chủ đầu tư) xác định giá gói thầu theo một trong các phương pháp sau đây: a) Thu thập báo giá do các cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (sau đây gọi là nhà cung cấp) thuộc lĩnh vực trang thiết bị y tế cung cấp; b) Khảo sát giá trúng thầu của hàng hóa, dịch vụ tương tự trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (https://muasamcong.gov.vn); c) Kết quả thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định giá, doanh nghiệp thẩm định giá đối với các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ phải thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá. 2. Khi áp dụng phương pháp xác định giá gói thầu, phương pháp được sử dụng đầu tiên là phương pháp thu thập báo giá của các nhà cung cấp. Sau khi không thực hiện được phương pháp này thì mới thực hiện một trong các phương pháp được quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này. 3. Trường hợp Chủ đầu tư sử dụng từ 02 phương pháp xác định giá gói thầu quy định tại khoản 1 Điều này trở lên thì có thể được lựa chọn giá cao nhất, phù hợp với khả năng tài chính và yêu cầu về chuyên môn. Điều 3. Xây dựng giá gói thầu đối với trang thiết bị y tế và linh kiện, phụ kiện, vật tư thay thế sử dụng cho trang thiết bị y tế 1. Xây dựng giá gói thầu theo báo giá của nhà cung cấp: a) Trước khi xây dựng giá gói thầu, căn cứ tình hình thực tế, Chủ đầu tư quyết định việc thành lập Hội đồng hoặc đề nghị Sở Y tế hỗ trợ thành lập Hội đồng hoặc giao một đơn vị trực thuộc (sau đây gọi là Hội đồng) để lựa chọn danh mục, yêu cầu về tính năng và yêu cầu kỹ thuật cơ bản trên cơ sở yêu cầu về chuyên môn; b) Căn cứ vào yêu cầu về tính năng và yêu cầu kỹ thuật cơ bản đã được xây dựng tại điểm a khoản này, Chủ đầu tư đăng tải yêu cầu báo giá theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc trên Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử của Chủ đầu tư hoặc Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế hoặc cổng dịch vụ công trực tuyến về quản lý trang thiết bị y tế (https://dmec.moh.gov.vn) trong thời gian tối thiểu 10 ngày kể từ ngày thông tin đăng tải thành công. Trường hợp Chủ đầu tư xác định được trên thị trường Việt Nam chỉ có 01 hoặc 02 nhà cung cấp thì được phép gửi trực tiếp yêu cầu báo giá đến nhà cung cấp. c) Sau khi hết thời hạn đăng tải yêu cầu báo giá, Chủ đầu tư căn cứ số báo giá nhận được (kể cả trường hợp chỉ nhận được 01 hoặc 02 báo giá) và quyết định theo một trong các phương thức sau đây: - Tự quyết định lựa chọn giá gói thầu. - Giao Hội đồng thực hiện việc xem xét, lựa chọn giá gói thầu để trình Chủ đầu tư xem xét, quyết định. Trường hợp có từ 02 báo giá trở lên thì có thể được lựa chọn báo giá cao nhất, phù hợp với khả năng tài chính và yêu cầu về chuyên môn. d) Trường hợp để bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền hoặc cần triển khai ngay theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu, Chủ đầu tư được phép gửi trực tiếp yêu cầu báo giá đến nhà cung cấp. Ví dụ: Khi lập giá gói thầu mua test, kit xét nghiệm của máy xét nghiệm của hãng A, chủ đầu tư được quyền lấy báo giá từ hãng A hoặc nhà cung cấp được hãng A chỉ định, ủy quyền. đ) Nội dung của Mẫu yêu cầu báo giá quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Xây dựng giá gói thầu theo kết quả khảo sát giá trúng thầu của hàng hóa, dịch vụ tương tự: a) Trước khi xây dựng giá gói thầu, Chủ đầu tư lựa chọn hoặc thành lập Hội đồng để lựa chọn danh mục, yêu cầu về tính năng và yêu cầu kỹ thuật cơ bản trên cơ sở yêu cầu về chuyên môn. b) Căn cứ vào yêu cầu về tính năng và yêu cầu kỹ thuật cơ bản đã được xây dựng tại điểm a khoản này, Chủ đầu tư thực hiện: - Xác định cụ thể khoảng thời gian tham khảo kết quả trúng thầu: tối đa không quá 120 ngày tính từ ngày trình phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Ví dụ: Ngày trình phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu là ngày 01 tháng 8 năm 2023 thì thời gian 120 ngày được tính từ ngày 01 tháng 8 năm 2023 trở về trước. - Thực hiện rà soát kết quả trúng thầu đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong khoảng thời gian tham khảo kết quả trúng thầu nêu trên. - Tổng hợp kết quả rà soát và xử lý theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này. 3. Xây dựng giá theo kết quả thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định giá, doanh nghiệp thẩm định giá đối với các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ phải thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá: a) Trước khi xây dựng giá gói thầu, Chủ đầu tư lựa chọn hoặc thành lập Hội đồng để lựa chọn danh mục, yêu cầu về tính năng và yêu cầu kỹ thuật cơ bản trên cơ sở yêu cầu về chuyên môn; b) Căn cứ yêu cầu về tính năng và yêu cầu kỹ thuật cơ bản đã được xây dựng tại điểm a khoản này, Chủ đầu tư thực hiện lựa chọn đơn vị thẩm định giá theo quy định của pháp luật về đấu thầu; c) Sử dụng kết quả do cơ quan thẩm định giá cung cấp để xây dựng giá gói thầu và không phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định giá do đơn vị thẩm định giá cung cấp. Điều 4. Xây dựng giá gói thầu đối với dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn trang thiết bị y tế Trước khi xây dựng giá gói thầu, căn cứ tình hình thực tế, Chủ đầu tư quyết định việc thành lập Hội đồng để lựa chọn danh mục, chủng loại trang thiết bị y tế và khối lượng dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn trên cơ sở yêu cầu về chuyên môn và thực hiện xây dựng giá gói thầu như sau: 1. Việc xây dựng giá gói thầu theo báo giá của nhà cung cấp: Thực hiện theo quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều 3 Thông tư này. 2. Việc xây dựng giá gói thầu theo kết quả khảo sát giá trúng thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tương tự: Thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 3 Thông tư này. 3. Việc xây dựng giá gói thầu căn cứ vào kết quả thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định giá, doanh nghiệp thẩm định giá đối với các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ phải thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá: Thực hiện theo quy định điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư này. Điều 5. Điều khoản chuyển tiếp 1. Đối với các gói thầu đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt. 2. Đối với các gói thầu mà Chủ đầu tư đã trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người có thẩm quyền nhưng chưa được phê duyệt, người có thẩm quyền quyết định việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mà chủ đầu tư đã trình hoặc yêu cầu Chủ đầu tư xây dựng lại giá gói thầu theo quy định tại Thông tư này. Điều 6. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 đến ngày 31 tháng 12 năm 2023. Điều 7. Tổ chức thực hiện 1. Chủ đầu tư hoặc Sở Y tế quyết định thành phần Hội đồng quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này, bảo đảm đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ xây dựng, lựa chọn danh mục, yêu cầu về tính năng và yêu cầu kỹ thuật cơ bản trên cơ sở yêu cầu về chuyên môn của Chủ đầu tư để làm cơ sở xây dựng giá gói thầu và phải bảo đảm khách quan và không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng. 2. Bộ Y tế có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, tổng kết việc tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này. 3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, ngành Trung ương, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, trường hợp có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Y tế để xem xét, hướng dẫn./. Nơi nhận: - Ủy ban Xã hội của Quốc hội (để giám sát); - Văn phòng Chính phủ (Vụ Khoa giáo văn xã, Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ); - Bộ trưởng Bộ Y tế (để báo cáo); - Các Thứ trưởng Bộ Y tế; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Kiểm toán Nhà nước; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL); - Bảo hiểm xã hội Việt Nam; - Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế; - Y tế các Bộ, ngành; - Cổng TTĐT Bộ Y tế; - Lưu: VT, KHTC(02), TTB&CTYT(02), PC(02). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Lê Đức Luận PHỤ LỤC MẪU YÊU CẦU BÁO GIÁ VÀ BÁO GIÁ (Kèm theo Thông tư số 14/2023/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2023 của Bộ Y tế) Mẫu yêu cầu báo giá Áp dụng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn trang thiết bị y tế YÊU CẦU BÁO GIÁ(1) Kính gửi: Các nhà cung cấp dịch vụ tại Việt Nam ...[ghi tên của Chủ đầu tư] có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu ....[ghi rõ tên gói thầu, tên dự án, dự toán mua sắm] với nội dung cụ thể như sau: I. Thông tin của đơn vị yêu cầu báo giá 1. Đơn vị yêu cầu báo giá: ... [ghi tên, địa chỉ của Chủ đầu tư]. 2. Thông tin liên hệ của người chịu trách nhiệm tiếp nhận báo giá: ... [ghi rõ họ tên, chức vụ, số điện thoại, địa chỉ email của người được giao nhiệm vụ tiếp nhận báo giá]. 3. Cách thức tiếp nhận báo giá:... Ghi rõ cách tiếp nhận báo giá theo một trong các cách thức sau: - Nhận trực tiếp tại địa chỉ:... [ghi cụ thể, chi tiết địa chỉ tiếp nhận báo giá]. - Nhận qua email:... [ghi cụ thể email tiếp nhận báo giá]. - Nhận qua Fax: ...[ghi cụ thể số Fax tiếp nhận báo giá]. 4. Thời hạn tiếp nhận báo giá: Từ 08h ngày ... tháng ... năm … đến trước 17h ngày ... tháng ... năm ... [ghi rõ ngày, tháng, năm] (2) Các báo giá nhận được sau thời điểm nêu trên sẽ không được xem xét. 5. Thời hạn có hiệu lực của báo giá: Tối thiểu.... ngày [ghi cụ thể số ngày nhưng không nhỏ hơn 90 ngày], kể từ ngày ... tháng... năm... [ghi ngày ....tháng... năm... kết thúc nhận báo giá phù hợp với thông tin tại khoản 4 Mục này]. II. Nội dung yêu cầu báo giá Chủ đầu tư liệt kê chi tiết danh mục các dịch vụ yêu cầu, mô tả ngắn gọn dịch vụ theo Bảng sau: STT Danh mục dịch vụ Mô tả dịch vụ(*) Khối lượng Đơn vị tính Địa điểm thực hiện dịch vụ Dự kiến ngày hoàn thành dịch vụ (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) 1 2 … Ghi chú: (1), (2), (3), (4): Chủ đầu tư ghi các nội dung công việc, mô tả dịch vụ để nhà cung cấp làm cơ sở báo giá. Mẫu báo giá Áp dụng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn trang thiết bị y tế BÁO GIÁ(1) Kính gửi: ... [ghi rõ tên của Chủ đầu tư yêu cầu báo giá] Trên cơ sở yêu cầu báo giá của.... [ghi rõ tên của Chủ đầu tư yêu cầu báo giá], chúng tôi .... [ghi tên, địa chỉ của nhà cung cấp; trường hợp nhiều nhà cung cấp cùng tham gia trong một báo giá (gọi chung là liên danh) thì ghi rõ tên, địa chỉ của các thành viên liên danh] báo giá cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn trang thiết bị y tế như sau: 1. Báo giá cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn trang thiết bị y tế. STT Danh mục dịch vụ Mô tả dịch vụ Khối lượng mời thầu Đơn vị tính Đơn giá Thành tiền 1 2 ... Tổng cộng: 2. Báo giá này có hiệu lực trong vòng: .... ngày, kể từ ngày ... tháng ... năm ... [ghi cụ thể số ngày nhưng không nhỏ hơn 90 ngày], kể từ ngày ... tháng... năm... [ghi ngày ....tháng...năm... kết thúc nhận báo giá phù hợp với thông tin tại khoản 4 Mục I - Yêu cầu báo giá]. 3. Chúng tôi cam kết: - Không đang trong quá trình thực hiện thủ tục giải thể hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác; không thuộc trường hợp mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. - Giá trị nêu trong báo giá là phù hợp, không vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh, bán phá giá. - Những thông tin nêu trong báo giá là trung thực. ……, ngày.... tháng....năm.... Đại diện hợp pháp của nhà cung cấp(2) (Ký tên, đóng dấu (nếu có)) Ghi chú: (1) Nhà cung cấp điền đầy đủ các thông tin để báo giá theo Mẫu này. Trường hợp yêu cầu gửi báo giá trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, nhà cung cấp đăng nhập vào Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bằng tài khoản của nhà thầu để gửi báo giá và các tài liệu liên quan cho Chủ đầu tư theo hướng dẫn trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Trong trường hợp này, nhà cung cấp không phải ký tên, đóng dấu theo yêu cầu tại ghi chú 12. (2) Người đại diện theo pháp luật hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền phải ký tên, đóng dấu (nếu có). Trường hợp ủy quyền, phải gửi kèm theo giấy ủy quyền ký báo giá. Trường hợp liên danh tham gia báo giá, đại diện hợp pháp của tất cả các thành viên liên danh phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào báo giá. Trường hợp áp dụng cách thức gửi báo giá trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, hãng sản xuất, nhà cung cấp đăng nhập vào Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bằng tài khoản nhà thầu của mình để gửi báo giá. Trường hợp liên danh, các thành viên thống nhất cử một đại diện thay mặt liên danh nộp báo giá trên Hệ thống. Trong trường hợp này, thành viên đại diện liên danh truy cập vào Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bằng chứng thư số cấp cho nhà thầu của mình để gửi báo giá. Việc điền các thông tin và nộp Báo giá thực hiện theo hướng dẫn tại Mẫu Báo giá và hướng dẫn trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Mẫu yêu cầu báo giá Áp dụng đối với gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế; gói thầu mua sắm linh kiện, phụ kiện, vật tư thay thế sử dụng cho trang thiết bị y tế YÊU CẦU BÁO GIÁ(1) Kính gửi: Các hãng sản xuất, nhà cung cấp tại Việt Nam ... [ghi tên của Chủ đầu tư] có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu.... [ghi rõ tên gói thầu, tên dự án, dự toán mua sắm] với nội dung cụ thể như sau: I. Thông tin của đơn vị yêu cầu báo giá 1. Đơn vị yêu cầu báo giá: ... [ghi tên, địa chỉ của Chủ đầu tư]. 2. Thông tin liên hệ của người chịu trách nhiệm tiếp nhận báo giá:... [ghi rõ họ tên, chức vụ, số điện thoại, địa chỉ email của người được giao nhiệm vụ tiếp nhận báo giá]. 3. Cách thức tiếp nhận báo giá:... Ghi rõ cách tiếp nhận báo giá theo một trong các cách thức sau: - Nhận trực tiếp tại địa chỉ:... [ghi cụ thể, chi tiết địa chỉ tiếp nhận báo giá]. - Nhận qua email: ... [ghi cụ thể email tiếp nhận báo giá]. - Nhận qua Fax: ... [ghi cụ thể số Fax tiếp nhận báo giá]. 4. Thời hạn tiếp nhận báo giá: Từ 08h ngày ... tháng ... năm … đến trước 17h ngày ... tháng ... năm ... [ghi rõ ngày, tháng, năm] (2) Các báo giá nhận được sau thời điểm nêu trên sẽ không được xem xét. 5. Thời hạn có hiệu lực của báo giá: Tối thiểu.... ngày [ghi cụ thể số ngày nhưng không nhỏ hơn 90 ngày], kể từ ngày ... tháng... năm ... [ghi ngày ....tháng...năm... kết thúc nhận báo giá phù hợp với thông tin tại khoản 4 Mục này]. II. Nội dung yêu cầu báo giá: 1. Danh mục thiết bị y tế/ linh kiện, phụ kiện, vật tư thay thế sử dụng cho trang thiết bị y tế (gọi chung là thiết bị). STT Danh mục Mô tả yêu cầu về tính năng, thông số kỹ thuật và các thông tin liên quan về kỹ thuật Số lượng/khối lượng Đơn vị tính 1 Thiết bị A Mô tả cụ thể tại .... [ghi rõ dẫn chiếu] trong Bảng mô tả đính kèm theo Ghi rõ số lượng/khối lượng cần mua Ghi rõ đơn vị tính 2 Thiết bị B Mô tả cụ thể tại .... [ghi rõ dẫn chiếu] trong Bảng mô tả đính kèm theo Ghi rõ số lượng/khối lượng cần mua Ghi rõ đơn vị tính n … 2. Địa điểm cung cấp, lắp đặt; các yêu cầu về vận chuyển, cung cấp, lắp đặt, bảo quản thiết bị y tế: Mô tả cụ thể tại .... [ghi rõ dẫn chiếu] trong Bảng mô tả đính kèm theo, trong đó phải ghi rõ yêu cầu về địa điểm cung cấp, lắp đặt; các yêu cầu về vận chuyển, cung cấp, lắp đặt, bảo quản thiết bị y tế. 3. Thời gian giao hàng dự kiến: Ghi theo thời gian dự kiến giao hàng, phù hợp với kế hoạch lựa chọn nhà thầu và thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu. 4. Dự kiến về các điều khoản tạm ứng, thanh toán hợp đồng: Ghi rõ tỷ lệ tạm ứng, thanh toán hợp đồng và các điều kiện tạm ứng, thanh toán. 5. Các thông tin khác (nếu có). (Đính kèm theo Bảng mô tả các tính năng, yêu cầu kỹ thuật cơ bản của các thiết bị y tế; các yêu cầu về địa điểm cung cấp, lắp đặt; các yêu cầu về vận chuyển, cung cấp, lắp đặt, bảo quản thiết bị y tế; thời gian giao hàng dự kiến và các thông tin liên quan khác). Ghi chú: (1) Trường hợp đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Chủ đầu tư đăng nhập vào Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bằng tài khoản của chủ đầu tư, bên mời thầu để đăng tải Yêu cầu báo giá. Việc điền các thông tin trong Yêu cầu báo giá thực hiện theo hướng dẫn tại Mẫu Yêu cầu báo giá và hướng dẫn trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Chủ đầu tư phải đính kèm theo file “Bảng mô tả”, trong đó phải nêu đầy đủ các thông tin để nhà thầu làm cơ sở báo giá như mô tả các tính năng, yêu cầu kỹ thuật cơ bản của các thiết bị y tế; các yêu cầu về địa điểm cung cấp, lắp đặt; các yêu cầu về vận chuyển, cung cấp, lắp đặt, bảo quản thiết bị y tế; thời gian giao hàng dự kiến và các thông tin liên quan khác). Trường hợp Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia triển khai được tính năng gửi và nhận yêu cầu báo giá trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (theo thông báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thì hãng sản xuất, nhà cung cấp phải đăng nhập vào Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bằng tài khoản của nhà thầu để gửi báo giá và các tài liệu liên quan cho Chủ đầu tư (không gửi báo giá theo các cách thức nêu tại khoản 3 Mục I của Mẫu này); sau thời hạn tiếp nhận báo giá, hãng sản xuất, nhà cung cấp không thể gửi được báo giá lên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Trong trường hợp này, nội dung tại khoản 3 Mục I của Mẫu này được chỉnh sửa như sau: “3. Cách thức tiếp nhận báo giá: hãng sản xuất, nhà cung cấp đăng nhập vào Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bằng tài khoản nhà thầu của mình để gửi báo giá. Các báo giá gửi theo đường bưu điện, Fax, email hoặc các cách thức khác sẽ không được xem xét”. Kết thúc thời hạn tiếp nhận báo giá, Chủ đầu tư đăng nhập vào Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bằng tài khoản của chủ đầu tư, bên mời thầu để lấy thông tin báo giá của các hãng sản xuất, nhà cung cấp. (2) Thời gian tiếp nhận báo giá tối thiểu 10 ngày kể từ ngày đăng tải hoặc gửi yêu cầu báo giá. Ngày cuối cùng tiếp nhận báo giá không được trùng với ngày nghỉ làm việc theo quy định của pháp luật về lao động. Mẫu báo giá Áp dụng đối với gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế; gói thầu mua sắm linh kiện, phụ kiện, vật tư thay thế sử dụng cho trang thiết bị y tế BÁO GIÁ(1) Kính gửi: ... [ghi rõ tên của Chủ đầu tư yêu cầu báo giá] Trên cơ sở yêu cầu báo giá của.... [ghi rõ tên của Chủ đầu tư yêu cầu báo giá], chúng tôi .... [ghi tên, địa chỉ của hãng sản xuất, nhà cung cấp; trường hợp nhiều hãng sản xuất, nhà cung cấp cùng tham gia trong một báo giá (gọi chung là liên danh) thì ghi rõ tên, địa chỉ của các thành viên liên danh] báo giá cho các thiết bị y tế như sau: 1. Báo giá cho các thiết bị y tế và dịch vụ liên quan STT Danh mục thiết bị y tế(2) Ký, mã, nhãn hiệu, model, hãng sản xuất(3) Mã HS(4) Năm sản xuất(5) Xuất xứ(6) Số lượng/khối lượng(7) Đơn giá(8) (VND) Chi phí cho các dịch vụ liên quan(9) (VND) Thuế, phí, lệ phí (nếu có)(10) (VND) Thành tiền(11) (VND) 1 Thiết bị A 2 Thiết bị B n ... (Gửi kèm theo các tài liệu chứng minh về tính năng, thông số kỹ thuật và các tài liệu liên quan của thiết bị y tế) 2. Báo giá này có hiệu lực trong vòng: .... ngày, kể từ ngày ... tháng ... năm ... [ghi cụ thể số ngày nhưng không nhỏ hơn 90 ngày], kể từ ngày ... tháng... năm ... [ghi ngày ....tháng...năm... kết thúc nhận báo giá phù hợp với thông tin tại khoản 4 Mục I - Yêu cầu báo giá]. 3. Chúng tôi cam kết: - Không đang trong quá trình thực hiện thủ tục giải thể hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác; không thuộc trường hợp mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. - Giá trị của các thiết bị y tế nêu trong báo giá là phù hợp, không vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh, bán phá giá. - Những thông tin nêu trong báo giá là trung thực. ……, ngày.... tháng....năm.... Đại diện hợp pháp của hãng sản xuất, nhà cung cấp(12) (Ký tên, đóng dấu (nếu có)) Ghi chú: (1) Hãng sản xuất, nhà cung cấp điền đầy đủ các thông tin để báo giá theo Mẫu này. Trường hợp yêu cầu gửi báo giá trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, hãng sản xuất, nhà cung cấp đăng nhập vào Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bằng tài khoản của nhà thầu để gửi báo giá và các tài liệu liên quan cho Chủ đầu tư theo hướng dẫn trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Trong trường hợp này, hãng sản xuất, nhà cung cấp không phải ký tên, đóng dấu theo yêu cầu tại ghi chú 12. (2) Hãng sản xuất, nhà cung cấp ghi chủng loại thiết bị y tế theo đúng yêu cầu ghi tại cột “Danh mục thiết bị y tế” trong Yêu cầu báo giá. (3) Hãng sản xuất, nhà cung cấp ghi cụ thể tên gọi, ký hiệu, mã hiệu, model, hãng sản xuất của thiết bị y tế tương ứng với chủng loại thiết bị y tế ghi tại cột “Danh mục thiết bị y tế”. (4) Hãng sản xuất, nhà cung cấp ghi cụ thể mã HS của từng thiết bị y tế. (5), (6) Hãng sản xuất, nhà cung cấp ghi cụ thể năm sản xuất, xuất xứ của thiết bị y tế. (7) Hãng sản xuất, nhà cung cấp ghi cụ thể số lượng, khối lượng theo đúng số lượng, khối lượng nêu trong Yêu cầu báo giá. (8) Hãng sản xuất, nhà cung cấp ghi cụ thể giá trị của đơn giá tương ứng với từng thiết bị y tế. (9) Hãng sản xuất, nhà cung cấp ghi cụ thể giá trị để thực hiện các dịch vụ liên quan như lắp đặt, vận chuyển, bảo quản cho từng thiết bị y tế hoặc toàn bộ thiết bị y tế; chỉ tính chi phí cho các dịch vụ liên quan trong nước. (10) Hãng sản xuất, nhà cung cấp ghi cụ thể giá trị thuế, phí, lệ phí (nếu có) cho từng thiết bị y tế hoặc toàn bộ thiết bị y tế. Đối với các thiết bị y tế nhập khẩu, hãng sản xuất, nhà cung cấp phải tính toán các chi phí nhập khẩu, hải quan, bảo hiểm và các chi phí khác ngoài lãnh thổ Việt Nam để phân bổ vào đơn giá của thiết bị y tế. (11) Hãng sản xuất, nhà cung cấp ghi giá trị báo giá cho từng thiết bị y tế. Giá trị ghi tại cột này được hiểu là toàn bộ chi phí của từng thiết bị y tế (bao gồm thuế, phí, lệ phí và dịch vụ liên quan (nếu có)) theo đúng yêu cầu nêu trong Yêu cầu báo giá. Hãng sản xuất, nhà cung cấp ghi đơn giá, chi phí cho các dịch vụ liên quan, thuế, phí, lệ phí và thành tiền bằng đồng Việt Nam (VND). Trường hợp ghi bằng đồng tiền nước ngoài, Chủ đầu tư sẽ quy đổi về đồng Việt Nam để xem xét theo tỷ giá quy đổi của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) công bố tại thời điểm ngày kết thúc nhận báo giá. (12) Người đại diện theo pháp luật hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền phải ký tên, đóng dấu (nếu có). Trường hợp ủy quyền, phải gửi kèm theo giấy ủy quyền ký báo giá. Trường hợp liên danh tham gia báo giá, đại diện hợp pháp của tất cả các thành viên liên danh phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào báo giá. Trường hợp áp dụng cách thức gửi báo giá trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, hãng sản xuất, nhà cung cấp đăng nhập vào Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bằng tài khoản nhà thầu của mình để gửi báo giá. Trường hợp liên danh, các thành viên thống nhất cử một đại diện thay mặt liên danh nộp báo giá trên Hệ thống. Trong trường hợp này, thành viên đại diện liên danh truy cập vào Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bằng chứng thư số cấp cho nhà thầu của mình để gửi báo giá. Việc điền các thông tin và nộp Báo giá thực hiện theo hướng dẫn tại Mẫu Báo giá và hướng dẫn trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
{ "issuing_agency": "Bộ Y tế", "promulgation_date": "30/06/2023", "sign_number": "14/2023/TT-BYT", "signer": "Lê Đức Luận", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-18-2015-TT-BGTVT-Trang-phuc-phu-hieu-cap-hieu-cua-luc-luong-kiem-soat-an-ninh-hang-khong-277516.aspx
Thông tư 18/2015/TT-BGTVT Trang phục phù hiệu cấp hiệu của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không mới nhất
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 18/2015/TT-BGTVT Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2015 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ TRANG PHỤC, PHÙ HIỆU, CẤP HIỆU CỦA LỰC LƯỢNG KIỂM SOÁT AN NINH HÀNG KHÔNG Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 21 tháng 11 năm 2014; Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về trang phục, phù hiệu, cấp hiệu của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định về trang phục, phù hiệu, cấp hiệu của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không. Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không có địa bàn hoạt động tại cảng hàng không, sân bay; trên tàu bay; cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu; cơ sở sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay; cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay; cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi để đưa lên tàu bay. Điều 3. Nguyên tắc chung 1. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản trang phục, phù hiệu, cấp hiệu. Nếu để mất, hư hỏng phải báo cáo ngay thủ trưởng đơn vị bằng văn bản và chịu trách nhiệm về hậu quả xảy ra. Trường hợp trang phục, phù hiệu, cấp hiệu bị mất, hư hỏng trong khi thực hiện nhiệm vụ hoặc vì lý do bất khả kháng thì được xem xét cấp bổ sung. 2. Người thuộc lực lượng kiểm soát an ninh hàng không khi chuyển công tác khỏi lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, nghỉ chế độ, xin thôi việc hoặc bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc phải nộp lại toàn bộ trang phục, phù hiệu, cấp hiệu đã được cấp. 3. Nghiêm cấm việc cho mượn hoặc sử dụng trang phục, phù hiệu, cấp hiệu của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không đã được cấp vào mục đích khác. Chương II TRANG PHỤC, PHÙ HIỆU, CẤP HIỆU Điều 4. Trang phục của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không Trang phục của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không được quy định như sau: 1. Mũ a) Mũ kê pi cùng màu với vải quần áo thu đông; mũ có thành, đỉnh và cầu mũ, có dây cooc dong ở phía trên lưỡi trai, lưỡi trai mũ bằng nhựa cứng màu đen có chiều rộng 4,5 cm, chiều dài 11 cm; quai mũ màu đen, phía trước mũ gắn an ninh hàng không hiệu. b) Mũ mềm màu xanh rêu sáng có lưỡi trai dài 8,5 cm, có 5 múi, hai bên tai có lưới cước; phía trước mũ mềm có gắn an ninh hàng không hiệu. c) Mũ cối màu xanh rêu sáng theo tiêu chuẩn chất lượng: TCVN 6407-1998, cỡ trung có chu vi vòng đầu từ 50 cm đến 52 cm, cỡ lớn có chu vi vòng đầu từ 52 cm trở lên, phía trước mũ gắn an ninh hàng không hiệu. d) Mũ bảo hiểm màu xanh rêu sáng theo quy định tại QCVN2:2008/BKHCN, mũ che nửa đầu và tai, có kính che mặt. Phía trước mũ gắn an ninh hàng không hiệu, phía trái mũ là hàng chữ ANHK màu vàng phản quang. 2. Cành tùng trên ve cổ áo được làm bằng đồng mạ hợp kim màu vàng. 3. Cà vạt và kẹp Cà vạt cùng màu với vải quần áo thu đông; kẹp cà vạt màu vàng. Cán bộ, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không khi mặc trang phục thu đông phải thắt cà vạt, trừ nhân viên an ninh cơ động. 4. Dây lưng, dây đeo vũ khí, công cụ hỗ trợ a) Dây lưng màu đen, bản rộng 3 cm, có khóa bằng đồng mạ hợp kim màu vàng, mặt khóa nhám có chữ nổi “AN” lồng vào nhau; b) Dây đeo vũ khí, công cụ hỗ trợ màu nâu, bản rộng 5 cm có khóa bằng đồng mạ hợp kim màu vàng, mặt khóa nhám có chữ nổi “AN” lồng vào nhau. 5. Găng tay và tất Găng tay màu trắng, bằng chất liệu vải thun, dài đến cổ tay. Tất chân bằng chất liệu vải sợi, màu đen. 6. Giầy da a) Giầy da của nam có màu đen, cổ ngắn có dây buộc, mũi bằng, đế mềm, trừ giầy của nhân viên an ninh cơ động; b) Giầy da của nữ có màu đen, cổ ngắn, không buộc dây, đế mềm, trừ giầy của nhân viên an ninh cơ động; c) Giầy da của nhân viên an ninh cơ động có màu đen, cao cổ đến 1/2 bụng chân, kiểu bốt đơ xô. 7. Áo khoác a) Áo khoác nam có màu xanh rêu sáng may theo kiểu măng tô san, có hai hàng cúc phía trước, cúc áo bằng đồng mạ hợp kim màu vàng rộng 2,7 cm, áo có 8 cúc để cài (6 cúc 2,7 cm để cài áo, 2 cúc 2,2 cm đính ở đai cổ tay áo), vai áo có hai quai để đeo cấp hiệu. b) Áo khoác nữ có màu xanh rêu sáng may theo kiểu măng tô san, có một hàng cúc phía trước gồm 4 cúc áo bằng đồng mạ hợp kim màu vàng rộng 2,7 cm để cài áo, vai áo có hai quai để đeo cấp hiệu. 8. Quần, áo mưa: Quần, áo mưa bằng ni lông tráng nhựa, áo may theo kiểu áo giắc kết, màu xanh Navy, có đai lưng và phéc mơ tuya phía trước và sau lưng áo có chữ “AN NINH HÀNG KHÔNG” màu vàng phản quang. 9. Trang phục xuân hè của nam, trừ nhân viên an ninh cơ động a) Áo màu be sáng ngắn tay, cổ đứng có chân; áo có 7 cúc (5 cúc để cài áo, 2 cúc cài túi áo phía trên), cúc áo bằng nhựa cùng với màu vải áo, đường kính 1,3 cm; hai túi áo ngực có nắp, túi áo may nổi có nẹp giữa, có hai quai ở vai áo để đeo cấp hiệu; vạt áo cho vào trong quần; b) Quần màu xanh rêu sáng, quần âu hai túi chéo và một túi phía sau, ống quần đứng. 10. Trang phục xuân hè của nữ, trừ nhân viên an ninh cơ động a) Áo màu ghi sáng ngắn tay, cổ bẻ; áo có 7 cúc (5 cúc để cài áo, 2 cúc cài túi áo phía dưới), cúc áo bằng nhựa cùng với màu vải áo, đường kính 1,3 cm; hai túi áo ở phía dưới may ngoài, nắp túi hơi chéo, có hai quai ở vai áo để đeo cấp hiệu; không cho vạt áo trong quần; b) Quần màu xanh rêu sáng, quần âu hai túi chéo, ống quần đứng. 11. Trang phục thu đông của nam, trừ nhân viên an ninh cơ động a) Áo vét tông màu xanh rêu sáng, dài tay có lót trong, thân trước 4 túi ngoài nắp vuông, cổ bẻ, vai áo có hai quai để đeo cấp hiệu, áo có 4 cúc 2,2 cm để cài áo, 2 cúc 2,2 cm để cài túi áo phía dưới, 2 cúc 1,8 cm để cài túi áo phía trên, cúc áo bằng đồng mạ hợp kim màu vàng; b) Áo gi lê màu xanh rêu sáng; c) Quần âu màu xanh rêu sáng hai túi chéo và một túi phía sau, ống quần đứng. 12. Trang phục thu đông của nữ, trừ nhân viên an ninh cơ động a) Áo vét tông màu xanh rêu sáng, dài tay có lót trong, hai túi có nắp nổi ở phía dưới thân trước, áo chiết eo, cổ bẻ, vai áo có hai quai để đeo cấp hiệu, áo có 6 cúc để cài (4 cúc 2,2 cm để cài áo và 2 cúc 2,2 cm để cài túi áo phía dưới), cúc áo bằng đồng mạ hợp kim màu vàng; b) Áo gi lê màu xanh rêu sáng; c) Quần âu màu xanh rêu sáng hai túi chéo, ống quần đứng. 13. Trang phục của nhân viên an ninh cơ động a) Áo màu xanh rêu sáng, may theo kiểu bờ lu dông dài tay có măng séc, áo có hai túi hộp trước ngực kích thước 14 cm x 16 cm, khóa kéo từ gấu áo đến cổ áo có nẹp che phía ngoài dán dính, gấu áo có chun, vai áo may trần hai lớp, có hai quai để đeo cấp hiệu, áo có súp của vai sau, bên phải tay áo có một túi hộp kích thước 6 cm x 9 cm may cách mép đường chỉ bờ vai 5 cm, bên trái tay áo gắn phù hiệu an ninh hàng không, khuỷu tay áo may trần hai lớp; b) Quần màu xanh rêu sáng, may rộng có hai túi phía sau may nổi, gấu quần cài khuy nhồi, đầu gối may trần hai lớp, có một túi hộp kích thước 15 cm x 17 cm may bên trái ống quần đoạn giữa cạp quần và đầu gối. 14. Mẫu trang phục quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 5. Phù hiệu, an ninh hàng không hiệu của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không 1. Phù hiệu được gắn ở trên trang phục, phương tiện, trụ sở của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không quy định như sau: a) Phù hiệu có hình lá chắn nền màu xanh gốc, bao quanh là viền màu vàng đậm, phía trên có hàng chữ “CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM” màu vàng, dưới hàng chữ có biểu tượng Cục Hàng không Việt Nam, tiếp theo có chữ “AN NINH” và “SECURITY” màu vàng, phía dưới có hai bông lúa màu vàng; b) Phù hiệu trên trang phục được gắn ở cánh tay áo bên trái, mép trên cách đường chỉ bờ vai 5 cm và ký hiệu gắn lệch đường ly cánh tay 1 cm về phía trước; kích cỡ phù hiệu cao 9 cm, rộng 7 cm, bao quanh phù hiệu là viền màu vàng đậm rộng 0,2 cm. 2. An ninh hàng không hiệu được gắn ở phần chính giữa, phía trước của mũ kêpi, mũ mềm, mũ cối, mũ bảo hiểm quy định như sau: an ninh hàng không hiệu là một khối liền nhau được làm bằng đồng mạ hợp kim màu vàng có chiều rộng 6,5 cm, chiều cao 5,2 cm phía ngoài có hai cành tùng bao quanh hình tròn đường kính 4 cm; trong hình tròn có hai bông lúa màu vàng bao quanh biểu tượng Cục Hàng không Việt Nam; phần cuối của hai bông lúa có nửa bánh xe và chữ “ANHK”; nền của hình tròn mầu xanh da trời. 3. Mẫu phù hiệu, an ninh hàng không hiệu của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 6. Cấp hiệu của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không 1. Nền cấp hiệu màu xanh rêu sáng, hình thang, một đầu vát nhọn cân, có kích thước rộng 4,8 cm x 3,5 cm, dài 12 cm, độ chếch đầu nhọn 1,5 cm, viền xung quanh cấp hiệu màu vàng rộng 0,2 cm. Cấp hiệu được gắn ở hai bên cầu vai của trang phục. 2. Cúc chốt cấp hiệu bằng đồng mạ hợp kim màu vàng rộng 2 cm, hình ngôi sao năm cánh nổi giữa hai bông lúa được gắn phía đầu nhọn của cấp hiệu, các vạch ngang hoặc hình chữ V bằng đồng mạ hợp kim màu vàng đính ở phần cuối của cấp hiệu. 3. Cấp hiệu được phân định như sau: a) Giám đốc Trung tâm An ninh hàng không: 4 sao, 2 vạch ngang; b) Phó giám đốc Trung tâm An ninh hàng không: 3 sao, 2 vạch ngang; c) Trưởng Phòng An ninh hàng không: 2 sao, 2 vạch ngang; d) Phó Trưởng Phòng An ninh hàng không: 1 sao, 2 vạch ngang; đ) Đội trưởng: 4 sao, 1 vạch ngang; e) Đội phó: 3 sao, 1 vạch ngang; g) Tổ trưởng: 2 sao, 1 vạch ngang; h) Tổ phó: 1 sao, 1 vạch ngang; i) Nhân viên: 1 vạch hình chữ V. 4. Mẫu cấp hiệu được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 7. Chế độ cấp phát Chế độ cấp phát được quy định như sau: 1. Quần áo xuân hè, trừ nhân viên an ninh cơ động: 1 năm 2 bộ. 2. Quần áo thu đông, trừ nhân viên an ninh cơ động: 1 năm 1 bộ. 3. Quần áo dành cho nhân viên an ninh cơ động: 1 năm 2 bộ. 4. Áo khoác: 1 năm 1 bộ. 5. Cấp hiệu, phù hiệu, an ninh hàng không hiệu, cành tùng: 1 năm 2 bộ. 6. Giầy, quần áo mưa: 1 năm 1 bộ. 7. Tất và găng tay: 1 năm 2 bộ. 8. Cà vạt, kẹp cà vạt, trừ nhân viên an ninh cơ động: 1 năm 1 bộ. 9. Mũ kê pi, mũ mềm đối với nhân viên an ninh cơ động: 1 năm 1 bộ. 10. Dây lưng và dây đeo vũ khí, công cụ hỗ trợ đối với nhân viên an ninh cơ động: 1 năm 1 bộ. 11. Đối với các khu vực miền Bắc, Trung, Nam, tùy điều kiện cụ thể, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng kiểm soát an ninh hàng không có thể xem xét, quyết định chuyển đổi trang phục Áo khoác thành Quần áo thu đông để phù hợp với điều kiện thời tiết. Đối với mũ cối và mũ bảo hiểm, căn cứ theo yêu cầu bảo vệ mục tiêu, tuần tra canh gác, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng kiểm soát an ninh hàng không xem xét, quyết định trang bị cho nhân viên của cơ quan, đơn vị mình. Điều 8. Chế độ sử dụng Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không khi làm nhiệm vụ phải sử dụng trang phục, phù hiệu, cấp hiệu theo quy định tại Thông tư này. Điều 9. Kinh phí cho trang phục, phù hiệu, cấp hiệu của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không Kinh phí cho trang phục, phù hiệu, cấp hiệu của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không được bố trí trong nguồn kinh phí chi thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp) và chi phí hợp lý trong kỳ (đối với doanh nghiệp). Chương III ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 10. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2015. 2. Thông tư này thay thế Thông tư số 12/2012/TT-BGTVT ngày 24/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về trang phục, phù hiệu, cấp hiệu của lực lượng An ninh hàng không dân dụng. Điều 11. Tổ chức thực hiện 1. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. 2. Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra thực hiện Thông tư này./. Nơi nhận: - Như khoản 1 Điều 11; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Các Thứ trưởng Bộ GTVT; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Cổng TTĐT Chính phủ, - Cổng TTĐT Bộ GTVT, Báo GT, Tạp chí GTVT; - Lưu: VT, PC. BỘ TRƯỞNG Đinh La Thăng PHỤ LỤC I TRANG PHỤC CỦA LỰC LƯƠNG KIỂM SOÁT AN NINH HÀNG KHÔNG (Ban hành kèm theo Thông tư số: 18/2015/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) 1. Quần áo xuân hè 2. Quần áo thu đông 3. Quần áo của nhân viên An ninh cơ động 4. Áo khoác 5. Quần áo mưa 6. Mũ kê pi 7. Mũ mềm 8. Mũ cối 9. Mũ bảo hiểm 10. Cành tùng 11. Dây đeo công cụ hỗ trợ 12. Dây lưng 13. Cà vạt 14. Cúc áo và cúc chốt cấp hiệu PHỤ LỤC II PHÙ HIỆU, AN NINH HÀNG KHÔNG HIỆU CỦA LỰC LƯỢNG KIỂM SOÁT AN NINH HÀNG KHÔNG (Ban hành kèm theo Thông tư số: 18/2015/TT-BGTVT ngày 14 tháng 05 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) PHỤ LỤC III CẤP HIỆU CỦA LỰC LƯỢNG KIỂM SOÁT AN NINH HÀNG KHÔNG (Ban hành kèm theo Thông tư số: 18/2015/TT-BGTVT ngày 14 tháng 05 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
{ "issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải", "promulgation_date": "14/05/2015", "sign_number": "18/2015/TT-BGTVT", "signer": "Đinh La Thăng", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-299-KH-BGDDT-BTP-2023-phoi-hop-thuc-hien-cong-tac-phap-che-Bo-Giao-duc-va-Bo-Tu-phap-560601.aspx
Kế hoạch 299/KH-BGDĐT-BTP 2023 phối hợp thực hiện công tác pháp chế Bộ Giáo dục và Bộ Tư pháp
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ TƯ PHÁP ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 299/KH-BGDĐT-BTP Hà Nội, ngày 10 tháng 03 năm 2023 KẾ HOẠCH PHỐI HỢP THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÁP CHẾ GIỮA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÀ BỘ TƯ PHÁP NĂM 2023 Căn cứ Nghị định số 86/2022/NĐ-CP ngày 24/10/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ Nghị định số 98/2022/NĐ-CP ngày 29/11/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp; Căn cứ Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế; Thực hiện Chương trình số 1355/CTr-BGDĐT-BTP ngày 30/12/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp phối hợp thực hiện công tác pháp chế giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp giai đoạn 2020 - 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp thống nhất ban hành Kế hoạch phối hợp thực hiện công tác pháp chế giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp năm 2023 như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích a) Thực hiện có hiệu quả Chương trình số 1355/CTr-BGDĐT-BTP ngày 30/12/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp về phối hợp thực hiện công tác pháp chế giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp giai đoạn 2020 - 2025, góp phần hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) trong quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. b) Kế hoạch này là căn cứ để Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp chỉ đạo, triển khai, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ công tác pháp chế ngành giáo dục năm 2023. 2. Yêu cầu a) Bám sát các nội dung của Chương trình phối hợp thực hiện công tác pháp chế giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp giai đoạn 2020 - 2025; thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, xác định thứ tự ưu tiên theo yêu cầu công tác năm của hai Bộ. b) Các hoạt động trong Kế hoạch phải cụ thể, khả thi, bám sát nội dung nhiệm vụ được giao, đảm bảo thực hiện thiết thực và hiệu quả. II. NỘI DUNG 1. Công tác xây dựng pháp luật a) Xây dựng chương trình soạn thảo văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2023; Chương trình soạn thảo, ban hành văn bản, đề án năm 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan). - Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật; Vụ Pháp luật hình sự - hành chính; Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Vụ Pháp luật quốc tế và các đơn vị có liên quan). b) Xây dựng Luật Nhà giáo, xây dựng và trình Chính phủ các Nghị định: Nghị định sửa đổi Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; Nghị định quy định về xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú (thay thế Nghị định số 27/2015/NĐ-CP ngày 10/3/2015 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “nhà giáo nhân dân”, “nhà giáo ưu tú”); Nghị định thay thế Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và Nghị định số 135/2018/NĐ-CP ngày 04/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ,... - Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế; Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Vụ Giáo dục đại học, Vụ Thi đua Khen thưởng và các đơn vị có liên quan). - Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Vụ Pháp luật hình sự - hành chính; Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật; Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế; Vụ Pháp luật quốc tế; Vụ Thi đua Khen thưởng và các đơn vị có liên quan). c) Tham gia góp ý, thẩm định kịp thời các dự án, dự thảo VBQPPL, đề án, dự thảo Điều ước quốc tế, Thỏa thuận quốc tế và cử người tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập đối với các dự án, dự thảo, đề án do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì soạn thảo trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền. - Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp (Vụ Pháp luật hình sự - hành chính; Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế; Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật; Vụ Pháp luật quốc tế; Cục Kiểm tra VBQPPL và các đơn vị có liên quan). - Cơ quan phối hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan). d) Tham gia ý kiến góp ý và cử người tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập đối với các dự án, dự thảo VBQPPL do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo, trình cấp có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền; tham gia Hội đồng thẩm định, Hội đồng tư vấn thẩm định đối với các đề nghị, dự án, dự thảo VBQPPL có liên quan đến lĩnh vực giáo dục theo đề nghị của Bộ Tư pháp. - Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan). - Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Vụ Pháp luật hình sự - hành chính; Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế; Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật; Vụ Pháp luật quốc tế; Cục Kiểm tra VBQPPL và các đơn vị có liên quan). đ) Chủ động cập nhật chính xác, đầy đủ, kịp thời VBQPPL do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hoặc chủ trì soạn thảo trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật theo đúng quy định tại Nghị định số 52/2015/NĐ-CP ngày 28/5/2015 của Chính phủ về Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật. - Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan). - Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Công nghệ thông tin; Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật). e) Tổ chức thực hiện Quyết định số 2114/QĐ-TTg ngày 16/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị và Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; thực hiện các nhiệm vụ được nêu tại Kết luận số 83-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; thực hiện quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; thực hiện việc lập, triển khai thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, 2025; rà soát, lập Danh mục văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua trong năm 2023. - Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp (Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật; Vụ Pháp luật hình sự - hành chính; Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế; Vụ Pháp luật quốc tế; Cục Kiểm tra VBQPPL và các đơn vị có liên quan). - Cơ quan phối hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan). 2. Công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật a) Thực hiện xử lý hoặc tham mưu các cơ quan có thẩm quyền xử lý kết quả rà soát VBQPPL đã được thực hiện trong năm 2022 của nhóm rà soát VBQPPL về lĩnh vực giáo dục (không bao gồm giáo dục nghề nghiệp). - Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan). - Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL và các đơn vị có liên quan). b) Thực hiện việc tự kiểm tra, kiểm tra theo thẩm quyền và xử lý VBQPPL do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và VBQPPL do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành trong lĩnh vực giáo dục. - Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan). - Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL và các đơn vị có liên quan). c) Tiếp tục phối hợp thực hiện kiểm tra, rà soát văn bản theo Quyết định số 1736/QĐ-BTP ngày 17/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch kiểm tra Chuyên đề về các văn bản liên quan đến việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng và Chuyên đề về các văn bản liên quan đến việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. - Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan). - Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL và các đơn vị có liên quan). d) Tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa VBQPPL cho người làm công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế). - Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL và các đơn vị có liên quan). đ) Thực hiện công tác rà soát, hệ thống hóa VBQPPL hằng năm và thực hiện hệ thống hóa VBQPPL kỳ 2019-2023 có liên quan đến lĩnh vực giáo dục để đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới; công bố danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực, bãi bỏ, thay thế, đình chỉ thi hành thuộc trách nhiệm rà soát của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan). - Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL và các đơn vị có liên quan). e) Tổ chức đoàn kiểm tra việc ban hành VBQPPL có liên quan đến lĩnh vực giáo dục tại một số địa phương. - Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế). - Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Cục Kiểm tra VBQPPL và các đơn vị có liên quan). 3. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật a) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. - Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp (Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và các đơn vị có liên quan). - Cơ quan phối hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan). b) Phổ biến kịp thời, thường xuyên các quy định pháp luật mới do hai Bộ được giao chủ trì soạn thảo. - Đối với các văn bản do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì soạn thảo: + Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan). + Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và các đơn vị có liên quan). - Đối với các văn bản do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo: + Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp (Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và các đơn vị có liên quan). + Cơ quan phối hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan). c) Triển khai có hiệu quả Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án truyền thông chính sách pháp luật có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027”; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch truyền thông chính sách pháp luật trong lĩnh vực giáo dục có tác động lớn đến xã hội dự kiến xây dựng, ban hành trong năm 2023. - Đối với việc triển khai Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án truyền thông chính sách pháp luật có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027”: + Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp (Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và các đơn vị có liên quan). + Cơ quan phối hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan). - Đối với việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch truyền thông chính sách pháp luật trong lĩnh vực giáo dục có tác động lớn đến xã hội dự kiến xây dựng, ban hành trong năm 2023: + Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan). + Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và các đơn vị có liên quan). d) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường; khai thác các tiện ích trên Cổng thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật quốc gia và phổ biến giáo dục pháp luật vào công tác giáo dục pháp luật trong hệ thống trường học. - Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế; Văn phòng Bộ; Cục Công nghệ thông tin và các đơn vị liên quan). - Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và các đơn vị có liên quan). đ) Tăng cường kiểm tra, rà soát, đánh giá Chương trình, sách giáo khoa, giáo trình trong các cơ sở giáo dục; biên soạn sách, tài liệu tham khảo, phổ biến kiến thức pháp luật cho học sinh, sinh viên; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ những người làm công tác pháp chế, báo cáo viên pháp luật tại các sở giáo dục và đào tạo, giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, môn Giáo dục kinh tế và pháp luật. - Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế; Văn phòng Bộ; Cục Công nghệ thông tin và các đơn vị liên quan). - Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và các đơn vị có liên quan). e) Phối hợp nghiên cứu, xây dựng các tiêu chí cụ thể đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường; tiến hành thí điểm đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường tại Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế; Văn phòng Bộ; Cục Công nghệ thông tin và các đơn vị liên quan). - Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và các đơn vị có liên quan). g) Hướng dẫn tổ chức triển khai Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2023. - Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp (Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và các đơn vị có liên quan). - Cơ quan phối hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế, Văn phòng Bộ, Báo Giáo dục và Thời đại và các đơn vị liên quan). h) Tổ chức tổng kết Thông tư liên tịch số 30/2010/TTLT-BGDĐT-BTP ngày 16/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn việc phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. - Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp (Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và các đơn vị có liên quan). - Cơ quan phối hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế, Văn phòng Bộ, Báo Giáo dục và Thời đại và các đơn vị liên quan). 4. Công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật a) Thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực giáo dục. - Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế; Thanh tra Bộ và các đơn vị có liên quan). - Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật và các đơn vị có liên quan). b) Tổ chức theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực giáo dục. - Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế). - Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật và các đơn vị có liên quan). 5. Công tác hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật a) Thực hiện hợp nhất VBQPPL do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, chủ trì soạn thảo. - Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan). - Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL và các đơn vị có liên quan). b) Thực hiện pháp điển cập nhật các quy phạm pháp luật mới thuộc trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định. - Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan). - Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL và các đơn vị có liên quan). c) Thực hiện pháp điển thành phần theo thẩm quyền đối với các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hoặc chủ trì soạn thảo có nội dung thuộc đề mục của bộ, ngành khác; tham gia góp ý dự thảo kế hoạch, danh mục văn bản, kết quả pháp điển các đề mục thuộc thẩm quyền pháp điển của Bộ Tư pháp và các bộ, ngành khác theo phân công tại Quyết định số 891/QĐ-TTg ngày 17/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục các đề mục trong mỗi chủ đề và phân công cơ quan thực hiện pháp điển theo các đề mục; thực hiện pháp điển tiếp theo vào các đề mục thuộc thẩm quyền pháp điển của các bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực giáo dục. - Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan). - Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL và các đơn vị có liên quan). d) Tuyên truyền, giới thiệu, hướng dẫn khai thác, sử dụng Bộ Pháp điển và tích hợp Bộ Pháp điển trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan). - Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL và các đơn vị có liên quan). 6. Công tác bồi thường nhà nước a) Triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác bồi thường nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp - Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan). - Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Cục Bồi thường nhà nước và các đơn vị có liên quan). b) Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ những người làm công tác bồi thường nhà nước của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và sở giáo dục và đào tạo. - Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp (Cục Bồi thường nhà nước và các đơn vị có liên quan). - Cơ quan phối hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan). 7. Công tác pháp chế ngành giáo dục a) Tổ chức Hội thảo về phối hợp thực hiện công tác pháp chế ngành giáo dục năm 2023. - Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan). - Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật và các đơn vị có liên quan). b) Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác pháp chế tại các sở giáo dục và đào tạo và các cơ sở giáo dục đại học. - Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan). - Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật và các đơn vị liên quan). 8. Công tác giáo dục và đào tạo a) Triển khai thực hiện nội dung về tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật theo Quyết định số 1156/QĐ-TTg ngày 30/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục triển khai Đề án “Tiếp tục xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp” theo Quyết định số 1155/QĐ-TTg ngày 30/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ. - Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp (Vụ Tổ chức cán bộ; Trường Đại học Luật Hà Nội; Học viện Tư pháp). - Cơ quan phối hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Giáo dục đại học; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Pháp chế; Vụ Kế hoạch - Tài chính; Cục Cơ sở vật chất và các đơn vị có liên quan). b) Chỉ đạo, đôn đốc các cơ sở giáo dục đại học không chuyên về luật chỉnh sửa, bổ sung giáo trình, tài liệu giảng dạy của các trường đại học, chương trình giáo dục, đào tạo pháp luật và chương trình giáo dục công dân của các trường trung học phổ thông phù hợp, thống nhất với quy định của các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành. - Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Giáo dục Đại học; Vụ Pháp chế; Vụ Giáo dục Trung học và các đơn vị có liên quan). - Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Vụ Tổ chức cán bộ; Trường Đại học Luật Hà Nội; Học viện Tư pháp; Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật; Vụ Pháp luật hình sự - hành chính; Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế; Vụ Pháp luật quốc tế). c) Đề xuất cơ chế hỗ trợ về chế độ, chính sách đối với việc đào tạo các sinh viên nước ngoài đang theo học tại các cơ sở đào tạo luật. - Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp (Vụ Tổ chức cán bộ; Học viện Tư pháp; Trường Đại học Luật Hà Nội; Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật; Vụ Pháp luật hình sự - hành chính; Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế; Vụ Pháp luật quốc tế). - Cơ quan phối hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Giáo dục đại học; Vụ Pháp chế; Vụ Giáo dục Trung học và các đơn vị có liên quan). d) Tăng cường hợp tác, phối hợp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ làm công tác tư pháp, cán bộ, giảng viên làm công tác đào tạo, bồi dưỡng pháp luật và các chức danh tư pháp thông qua các chương trình học bổng, liên kết đào tạo, trao đổi nghiên cứu sinh, thực tập sinh chuyên ngành luật và cán bộ, công chức làm công tác tư pháp tại nước ngoài. - Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Giáo dục Đại học; Vụ Pháp chế; Vụ Giáo dục Trung học và các đơn vị có liên quan). - Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Vụ Tổ chức cán bộ; Trường Đại học Luật Hà Nội; Học viện Tư pháp; Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật; Vụ Pháp luật hình sự - hành chính; Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế; Vụ Pháp luật quốc tế). đ) Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế, đặc biệt là các chương trình biên dịch, phiên dịch, ngoại ngữ chuyên ngành pháp lý. - Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Giáo dục Đại học; Vụ Pháp chế; Vụ Giáo dục Trung học và các đơn vị có liên quan). - Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Vụ Tổ chức cán bộ; Trường Đại học Luật Hà Nội; Học viện Tư pháp; Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật; Vụ Pháp luật hình sự - hành chính; Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế; Vụ Pháp luật quốc tế). e) Trao đổi, hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo luật - Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp (Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Pháp luật quốc tế; Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật và các đơn vị có liên quan). - Cơ quan phối hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Giáo dục đại học; Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan). III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Giao Vụ Pháp chế (Bộ Giáo dục và Đào tạo) và Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp) chủ trì, đôn đốc, theo dõi việc thực hiện Kế hoạch; chủ động, phối hợp với các đơn vị có liên quan của hai Bộ thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch và báo cáo Bộ trưởng về kết quả thực hiện Kế hoạch. 2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp có trách nhiệm phối hợp, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Mục II của Kế hoạch đảm bảo chất lượng, tiến độ, hiệu quả công việc. 3. Kinh phí bảo đảm thực hiện các hoạt động tại Kế hoạch này được bố trí trong dự toán của cơ quan, đơn vị chủ trì triển khai thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành./. KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP THỨ TRƯỞNG Nguyễn Khánh Ngọc KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỨ TRƯỞNG Nguyễn Văn Phúc Nơi nhận: - Bộ trưởng BGDĐT (để báo cáo); - Bộ trưởng BTP (để báo cáo); - Các Thứ trưởng BGDĐT (để biết); - Các Thứ trưởng BTP (để biết); - Các đơn vị thuộc BGDĐT (để thực hiện); - Các đơn vị thuộc BTP (để thực hiện); - Cổng thông tin điện tử BGDĐT, BTP; - Lưu: VT BGDĐT, VT BTP; Vụ PC BGDĐT (30b), Vụ VĐCXDPL BTP (30b).
{ "issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp", "promulgation_date": "10/03/2023", "sign_number": "299/KH-BGDĐT-BTP", "signer": "Nguyễn Khánh Ngọc, Nguyễn Văn Phúc", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Thong-tu-228-2012-TT-BTC-huong-dan-thanh-lap-quan-ly-quy-dau-tu-bat-dong-san-174977.aspx
Thông tư 228/2012/TT-BTC hướng dẫn thành lập quản lý quỹ đầu tư bất động sản
BỘ TÀI CHÍNH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 228/2012/TT-BTC Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2012 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN THÀNH LẬP VÀ QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán ngày 24 tháng 11 năm 2010; Căn cứ Luật Giá ngày 20 tháng 6 năm 2012; Căn cứ Luật Kinh doanh bất động sản ngày 29 tháng 6 năm 2006; Căn cứ Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ đầu tư bất động sản. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng 1. Thông tư này quy định việc huy động vốn, thành lập, quản lý và giám sát hoạt động đầu tư của quỹ đầu tư bất động sản, được tổ chức và hoạt động dưới hình thức quỹ đóng hoặc công ty đầu tư chứng khoán đại chúng. 2. Đối tượng áp dụng của Thông tư này bao gồm: a) Công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát, tổ chức định giá; b) Quỹ đầu tư bất động sản, bao gồm cả công ty đầu tư chứng khoán bất động sản; c) Thành viên ban đại diện quỹ đầu tư bất động sản, thành viên hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán bất động sản; ban đại diện quỹ đầu tư bất động sản, hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán bất động sản; nhà đầu tư của quỹ đầu tư bất động sản, cổ đông của công ty đầu tư chứng khoán bất động sản; d) Các tổ chức và cá nhân có liên quan. Điều 2. Giải thích từ ngữ Ngoài các từ ngữ đã được giải thích trong Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán (sau đây gọi là Nghị định số 58/2012/NĐ-CP), trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Chứng thư thẩm định giá bất động sản là văn bản thể hiện kết quả thẩm định giá bất động sản do tổ chức định giá lập theo yêu cầu của khách hàng theo quy định của pháp luật về thẩm định giá và kinh doanh bất động sản. 2. Công ty đầu tư chứng khoán bất động sản là quỹ đầu tư bất động sản được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần đại chúng theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, được cấp phép và hoạt động theo quy định của pháp luật về chứng khoán. 3. Đại lý phân phối là công ty chứng khoán có nghiệp vụ môi giới chứng khoán, công ty quản lý quỹ. 4. Hồ sơ cá nhân bao gồm bản cung cấp thông tin theo mẫu quy định tại phụ lục số 09 ban hành kèm theo Thông tư này, bản sao có chứng thực giấy chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu còn hiệu lực hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác. 5. Hoạt động kinh doanh bất động sản bao gồm kinh doanh bất động sản và kinh doanh dịch vụ bất động sản. Trong đó: a) Kinh doanh bất động sản là việc bỏ vốn đầu tư tạo lập, mua, nhận chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản để bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua nhằm mục đích sinh lợi; b) Kinh doanh dịch vụ bất động sản là các hoạt động hỗ trợ kinh doanh bất động sản và thị trường bất động sản, bao gồm các dịch vụ môi giới bất động sản, định giá bất động sản, sàn giao dịch bất động sản, tư vấn bất động sản, đấu giá bất động sản, quảng cáo bất động sản, quản lý bất động sản. 6. Mua bán nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai là việc mua bán nhà, công trình xây dựng mà tại thời điểm ký hợp đồng, nhà, công trình xây dựng đó chưa hình thành hoặc đang hình thành theo hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công và tiến độ cụ thể. 7. Người có quyền lợi liên quan tới một cá nhân, tổ chức là các cá nhân, tổ chức có quan hệ với cá nhân, tổ chức đó như sau: a) Người có quan hệ hôn nhân và gia đình với cá nhân đó; b) Tổ chức mà cá nhân đó cùng với người có quan hệ hôn nhân và gia đình (nếu có) sở hữu trên 30% vốn điều lệ; c) Nhóm các công ty có quan hệ sở hữu. 8. Người điều hành quỹ là người hành nghề quản lý quỹ được công ty quản lý quỹ chỉ định để quản lý, điều hành hoạt động đầu tư của quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản. 9. Nhóm các công ty có quan hệ sở hữu là các tổ chức có quan hệ công ty mẹ, công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết. 10. Phát triển dự án bất động sản bao gồm một hoặc một số các hoạt động sau: a) Tham gia đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu thực hiện các dự án bất động sản; b) Đề xuất dự án với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đầu tư xây dựng để kinh doanh; c) Triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, các công trình xây dựng và nhà ở theo quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 của dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm các công việc như thiết kế chi tiết; đấu thầu và chọn thầu xây dựng; tổ chức thực hiện và giám sát hoạt động xây dựng... theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản. 11. Vốn điều lệ của quỹ đầu tư bất động sản, bao gồm cả vốn điều lệ của công ty đầu tư chứng khoán bất động sản là số vốn thực góp của nhà đầu tư, cổ đông và được ghi trong điều lệ quỹ, điều lệ công ty đầu tư chứng khoán. 12. Thẩm định giá bất động sản là việc đánh giá hay đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc theo thông lệ quốc tế. 13. Tổ chức định giá là doanh nghiệp thẩm định giá hoạt động theo quy định của pháp luật về thẩm định giá, hoặc tổ chức kinh doanh dịch vụ bất động sản, có chức năng định giá, được công ty quản lý quỹ thay mặt quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản ủy quyền thực hiện hoạt động xác định giá của một bất động sản cụ thể tại một thời điểm xác định. 14. Tổ chức quản lý bất động sản là tổ chức kinh doanh dịch vụ bất động sản hoạt động theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản, được công ty quản lý quỹ thay mặt quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản ủy quyền thực hiện việc bảo quản, giữ gìn, trông coi, vận hành và khai thác bất động sản theo hợp đồng quản lý bất động sản. 15. Quỹ đầu tư bất động sản là một loại hình quỹ đóng, chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng và không mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư, với mục đích chủ yếu đầu tư vào bất động sản cho thuê nhằm tạo lợi nhuận ổn định theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 91 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP. Chương II QUỸ ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN DƯỚI HÌNH THỨC QUỸ ĐÓNG Mục 1. CHÀO BÁN, THÀNH LẬP QUỸ Điều 3. Các quy định chung về quỹ đầu tư bất động sản 1. Tên của quỹ phải phù hợp với các quy định pháp luật về doanh nghiệp, phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu, phát âm được và có ít nhất hai thành tố sau đây: a) Cụm từ “quỹ đầu tư bất động sản”; b) Tên riêng. 2. Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được tham gia góp vốn lập quỹ, mua chứng chỉ quỹ đầu tư bất động sản. Việc tham gia góp vốn lập quỹ, mua chứng chỉ quỹ đầu tư bất động sản của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức kinh doanh chứng khoán, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan. 3. Trường hợp điều lệ quỹ đầu tư bất động sản có quy định cho phép nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu trên 49% vốn điều lệ, quỹ phải đăng ký mã số giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật và chịu sự điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật về hạn chế sở hữu áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài. 4. Việc công bố thông tin về các hoạt động của quỹ đầu tư bất động sản quy định tại Thông tư này được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng dưới đây: a) Trên trang thông tin điện tử của công ty quản lý quỹ. Thông tin về việc chào bán, phát hành thêm và các trường hợp khác xét thấy là cần thiết phải được công bố đồng thời trên cả trang thông tin điện tử của ngân hàng giám sát, đại lý phân phối; b) Các phương tiện thông tin đại chúng của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng khoán; c) Các phương tiện thông tin đại chúng khác theo quy định của pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. 5. Điều lệ quỹ đầu tư bất động sản ban hành lần đầu do công ty quản lý quỹ xây dựng theo mẫu quy định tại phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này. Nhà đầu tư đăng ký mua chứng chỉ quỹ được coi là đã thông qua bản điều lệ này. Trường hợp sửa đổi, bổ sung điều lệ quỹ đã ban hành, công ty quản lý quỹ phải lấy ý kiến đại hội nhà đầu tư. Trường hợp điều lệ quỹ có quy định cho phép thực hiện, công ty quản lý quỹ được sửa đổi, bổ sung điều lệ quỹ liên quan đến các lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả, văn phạm tại điều lệ quỹ nhưng không làm ảnh hưởng đến nội dung của điều lệ thì không phải lấy ý kiến đại hội nhà đầu tư. Sau khi sửa đổi, bổ sung điều lệ quỹ, công ty quản lý quỹ phải thông báo cho các nhà đầu tư biết về những nội dung bổ sung, sửa đổi. 6. Công ty quản lý quỹ phải xây dựng và cung cấp cho nhà đầu tư bản cáo bạch, bản cáo bạch tóm tắt, bao hàm đầy đủ các thông tin theo mẫu quy định tại phụ lục số 06 và phụ lục số 07 ban hành kèm theo Thông tư này. Bản cáo bạch, bản cáo bạch tóm tắt được cập nhật khi phát sinh các thông tin quan trọng hoặc được cập nhật định kỳ theo tần suất quy định tại điều lệ quỹ. Bản cáo bạch, bản cáo bạch tóm tắt phải được trình bày dễ hiểu, hạn chế sử dụng thuật ngữ chuyên môn, được đăng trên trang thông tin điện tử của công ty quản lý quỹ và cung cấp miễn phí cho nhà đầu tư theo yêu cầu. 7. Tài sản của quỹ thuộc sở hữu của nhà đầu tư tham gia, nắm giữ chứng chỉ quỹ theo tỷ lệ vốn góp, không phải là tài sản của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát. Công ty quản lý quỹ chỉ được sử dụng tài sản của quỹ để thanh toán các nghĩa vụ tài chính của quỹ, không được sử dụng tài sản này để thanh toán hoặc bảo lãnh cho các nghĩa vụ nợ, nghĩa vụ thanh toán của công ty quản lý quỹ hoặc tổ chức, cá nhân khác dưới mọi hình thức và trong mọi trường hợp. Điều 4. Đăng ký chào bán, đăng ký phát hành thêm chứng chỉ quỹ đầu tư bất động sản 1. Việc chào bán, phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng bao gồm chào bán lần đầu để huy động vốn lập quỹ và phát hành thêm để tăng vốn. 2. Việc chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng phải được công ty quản lý quỹ đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và tuân thủ các quy định sau: a) Quy định tại Khoản 3 Điều 12 Luật Chứng khoán; b) Công ty quản lý quỹ có đầy đủ vốn và nhân sự điều hành quỹ đầu tư bất động sản theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức và hoạt động công ty quản lý quỹ; không bị đặt trong tình trạng kiểm soát hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tạm ngừng hoạt động, đình chỉ hoạt động hoặc đang trong quá trình hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản; c) Công ty quản lý quỹ không đang trong tình trạng bị xử phạt các hành vi vi phạm quy định trong lĩnh vực chứng khoán mà chưa thực hiện đầy đủ các chế tài và biện pháp khắc phục hậu quả theo quyết định xử phạt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 3. Việc phát hành thêm chứng chỉ quỹ phải được công ty quản lý quỹ đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và tuân thủ các quy định sau: a) Đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 94 Luật Chứng khoán; b) Có phương án phát hành và sử dụng vốn đã được đại hội nhà đầu tư gần nhất thông qua. Phương án phát hành phải bao gồm các nội dung sau: - Thông tin về tỷ lệ quyền mua; nguyên tắc và phương thức xác định giá phát hành; mức độ pha loãng chứng chỉ quỹ dự kiến sau khi phát hành; phương thức xác định giá phát hành; tỷ lệ phát hành thành công hoặc số tiền tối thiểu thu được trong đợt phát hành và phương án xử lý trong trường hợp không đạt tỷ lệ phát hành thành công hoặc không thu đủ số tiền tối thiểu như dự kiến; tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chào bán và phương thức xác định điều kiện chào bán trong trường hợp không phân phối hết số chứng chỉ quỹ dự kiến phát hành thêm; - Thông tin về phương án sử dụng vốn; mục tiêu, kế hoạch, lộ trình giải ngân (nếu có); tổng giá trị đầu tư, thông tin về bất động sản dự kiến đầu tư (nếu có) theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 14 Thông tư này. c) Chỉ được phát hành cho nhà đầu tư hiện hữu của quỹ thông qua phát hành quyền mua chứng chỉ quỹ. Quyền mua chứng chỉ quỹ được phép chuyển nhượng. Trường hợp nhà đầu tư hiện hữu không thực hiện quyền mua chứng chỉ quỹ, công ty quản lý quỹ được chào bán phần chứng chỉ quỹ cho các nhà đầu tư khác; d) Hồ sơ phát hành, thời điểm phát hành, mức giá phát hành cụ thể, tiêu chí xác định và đối tượng chào bán trong trường hợp không phân phối hết số quyền mua chứng chỉ quỹ dự kiến phát hành phải được ban đại diện quỹ thông qua. 4. Hồ sơ đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ đầu tư bất động sản lần đầu ra công chúng bao gồm: a) Giấy đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng theo mẫu tại phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này; b) Điều lệ quỹ; c) Bản cáo bạch, bản cáo bạch tóm tắt; d) Hợp đồng nguyên tắc về hoạt động lưu ký, giám sát ký với ngân hàng giám sát; hợp đồng nguyên tắc về hoạt động định giá ký với tổ chức định giá (nếu có); hợp đồng nguyên tắc về quản lý bất động sản ký với tổ chức quản lý bất động sản (nếu có); hợp đồng nguyên tắc về việc phân phối chứng chỉ quỹ giữa công ty quản lý quỹ và các đại lý phân phối; đ) Danh sách nhân viên nghiệp vụ tại bộ phận quản lý quỹ đầu tư bất động sản đáp ứng quy định tại Khoản 2 Điều 13 Thông tư này, kèm theo hồ sơ cá nhân và các tài liệu sau: - Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ (nếu có) hoặc các chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức, hoạt động công ty quản lý quỹ; - Bản sao hợp lệ thẻ thẩm định viên về giá, hoặc bản sao hợp lệ chứng chỉ định giá bất động sản theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản, hoặc tài liệu chứng minh đã thi đạt các môn thi của kỳ thi thẩm định viên về giá bao gồm: (i) Cơ sở hình thành giá cả; (ii) Nguyên tắc, phương pháp thẩm định giá; (iii) Thẩm định giá bất động sản và (iv) Thẩm định giá trị doanh nghiệp; kèm theo các tài liệu chứng minh có ít nhất hai (02) năm kinh nghiệm thẩm định giá bất động sản tại các tổ chức kinh doanh bất động sản, tổ chức kinh doanh dịch vụ bất động sản, doanh nghiệp thẩm định giá; e) Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có). 5. Hồ sơ đăng ký phát hành thêm chứng chỉ quỹ bao gồm: a) Các tài liệu theo quy định tại Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản 4 Điều này, trong đó điều lệ quỹ có quy định việc tăng vốn của quỹ; b) Biên bản họp và nghị quyết của đại hội nhà đầu tư thông qua việc chào bán thêm chứng chỉ quỹ để tăng vốn cho quỹ, thông qua phương án phát hành và sử dụng vốn; biên bản họp và nghị quyết của ban đại diện quỹ thông qua hồ sơ đăng ký chào bán và các nội dung quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều này; c) Báo cáo tài chính năm liền trước năm đề nghị phát hành thêm chứng chỉ quỹ đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận, bảo đảm lợi nhuận của quỹ trong năm đó phải là số dương; d) Báo cáo kết quả định giá, định giá lại, chứng thư thẩm định giá của các bất động sản hiện có của quỹ và bất động sản dự kiến đầu tư (nếu có) kèm theo ý kiến của tổ chức tư vấn luật về tình trạng pháp lý về sở hữu của bất động sản dự kiến đầu tư, mức độ phù hợp với quy định pháp luật của hợp đồng giao dịch bất động sản dự kiến thực hiện; báo cáo về giá trị tài sản ròng của quỹ có xác nhận của ngân hàng giám sát tại thời điểm nộp hồ sơ. 6. Hồ sơ đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ đầu tư bất động sản lần đầu ra công chúng, phát hành thêm chứng chỉ quỹ quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều này được lập thành một (01) bộ gốc kèm theo tệp dữ liệu điện tử. Bộ hồ sơ gốc được gửi trực tiếp tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc gửi qua đường bưu điện. 7. Công ty quản lý quỹ phải chịu trách nhiệm và bảo đảm các thông tin trong hồ sơ phải chính xác, trung thực, không gây hiểu nhầm và có đầy đủ những nội dung quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư. Trong thời gian hồ sơ đang được xem xét, công ty quản lý quỹ có nghĩa vụ cập nhật, sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu phát hiện thông tin không chính xác, phát sinh hoặc bỏ sót thông tin quan trọng theo quy định phải có trong hồ sơ, hoặc thấy cần thiết phải giải trình về vấn đề có thể gây hiểu nhầm. Văn bản sửa đổi, bổ sung phải có chữ ký của những người đã ký trong hồ sơ hoặc của những người có cùng chức danh với những người đó hoặc của người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp phát hành thêm chứng chỉ quỹ, việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ phải được công ty quản lý quỹ công bố thông tin theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Thông tư này. 8. Trong thời gian Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét hồ sơ, công ty quản lý quỹ và người có liên quan chỉ được sử dụng một cách trung thực và chính xác các thông tin trong bản cáo bạch đã gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để thăm dò thị trường, trong đó phải nêu rõ mọi thông tin chỉ là dự kiến. Việc cung cấp thông tin này không được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. 9. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng, giấy chứng nhận đăng ký phát hành thêm chứng chỉ quỹ. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 10. Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ, giấy chứng nhận đăng ký phát hành thêm do Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp cho công ty quản lý quỹ là văn bản xác nhận hồ sơ đăng ký chào bán, phát hành chứng chỉ quỹ đã đáp ứng đủ điều kiện, thủ tục theo quy định của pháp luật. Điều 5. Chào bán, phân phối chứng chỉ quỹ đầu tư bất động sản 1. Việc chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng chỉ được thực hiện sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ. 2. Trong thời hạn bảy (07) ngày, kể từ ngày giấy chứng nhận đăng ký chào bán có hiệu lực, công ty quản lý quỹ phải công bố bản thông báo chào bán theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Thông tư này và đồng thời gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Bản thông báo chào bán phải có đầy đủ các nội dung theo quy định tại phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối, tổ chức bảo lãnh phát hành (nếu có) phải phân phối chứng chỉ quỹ một cách công bằng, công khai, bảo đảm thời hạn đăng ký mua chứng chỉ quỹ cho nhà đầu tư tối thiểu là hai mươi (20) ngày; thời hạn này phải được ghi trong bản thông báo chào bán. Trường hợp số lượng chứng chỉ quỹ đăng ký mua vượt quá số lượng chứng chỉ quỹ đăng ký chào bán, công ty quản lý quỹ phải phân phối hết số chứng chỉ quỹ được phép chào bán cho nhà đầu tư tương ứng với tỷ lệ đăng ký mua của từng nhà đầu tư. 4. Toàn bộ vốn góp của nhà đầu tư phải được phong tỏa tại một tài khoản riêng mở tại ngân hàng giám sát và chỉ được giải tỏa sau ngày giấy chứng nhận đăng ký thành lập quỹ có hiệu lực. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm thanh toán tiền lãi cho quỹ với lãi suất tối thiểu bằng lãi suất không kỳ hạn đang áp dụng trong thời gian phong tỏa vốn. 5. Công ty quản lý quỹ phải hoàn thành việc phân phối chứng chỉ quỹ trong thời hạn chín mươi (90) ngày, kể từ ngày giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng có hiệu lực. Trường hợp không thể hoàn thành việc phân phối chứng chỉ quỹ trong thời hạn này, công ty quản lý quỹ có văn bản đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét gia hạn việc phân phối chứng chỉ quỹ. Trong thời hạn bảy (07) ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của công ty quản lý quỹ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét gia hạn thời gian phân phối chứng chỉ quỹ, nhưng tối đa không quá ba mươi (30) ngày. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 6. Trong thời hạn ba (03) ngày, kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán hoặc giấy chứng nhận đăng ký chào bán hết hiệu lực, công ty quản lý quỹ phải thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, đồng thời công bố thông tin theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Thông tư này về việc quỹ không đáp ứng điều kiện thành lập khi xảy ra một trong các trường hợp dưới đây: a) Có ít hơn một trăm (100) nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; hoặc b) Tổng giá trị vốn huy động được thấp hơn năm mươi (50) tỷ đồng Việt Nam hoặc thấp hơn giá trị vốn tối thiểu dự kiến huy động theo quy định tại điều lệ quỹ (nếu có). 7. Trong trường hợp không đáp ứng điều kiện thành lập quỹ theo quy định tại Khoản 6 Điều này, trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán hoặc giấy chứng nhận đăng ký chào bán hết hiệu lực, công ty quản lý quỹ phải hoàn trả cho nhà đầu tư mọi khoản tiền đã đóng góp, kể cả lãi suất phát sinh (nếu có), đồng thời chịu mọi chi phí phát sinh từ việc huy động vốn. 8. Việc đình chỉ, hủy bỏ đợt chào bán thực hiện theo quy định tại Điều 22 và Điều 23 Luật Chứng khoán. 9. Trường hợp phát hành thêm chứng chỉ quỹ để tăng vốn, trình tự, thủ tục thông báo phát hành, phân phối quyền mua thực hiện theo quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này và các quy định khác có liên quan của pháp luật về chứng khoán áp dụng cho tổ chức niêm yết và của pháp luật về doanh nghiệp. Điều 6. Đăng ký thành lập quỹ đầu tư bất động sản, điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký thành lập quỹ đầu tư bất động sản 1. Trong thời hạn mười (10) ngày sau khi hoàn thành đợt chào bán hoặc giấy chứng nhận đăng ký chào bán hết hiệu lực, công ty quản lý quỹ phải gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hồ sơ đăng ký thành lập quỹ gồm: a) Giấy đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập quỹ theo mẫu quy định tại phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này; b) Báo cáo kết quả đợt chào bán theo mẫu quy định tại phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này, kèm theo văn bản xác nhận của ngân hàng giám sát về số vốn huy động được trong đợt chào bán và số lượng nhà đầu tư tham gia góp vốn. 2. Trường hợp phát hành thêm chứng chỉ quỹ để tăng vốn, trong thời hạn năm (05) ngày sau khi kết thúc đợt phát hành, công ty quản lý quỹ đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký thành lập quỹ đầu tư bất động sản. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký thành lập quỹ gồm các tài liệu quy định tại Khoản 1 Điều này. 3. Hồ sơ đăng ký thành lập quỹ, điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký thành lập quỹ được lập thành một (01) bộ gốc kèm theo tệp dữ liệu điện tử. Bộ hồ sơ gốc được gửi trực tiếp tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc gửi qua đường bưu điện. 4. Trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập quỹ hoặc giấy chứng nhận đăng ký thành lập quỹ điều chỉnh. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Điều 7. Xác nhận quyền sở hữu chứng chỉ quỹ 1. Trong thời hạn năm (05) ngày, kể từ ngày giấy chứng nhận đăng ký thành lập quỹ hoặc giấy chứng nhận đăng ký thành lập quỹ điều chỉnh có hiệu lực, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm xác nhận quyền sở hữu cho nhà đầu tư với số lượng chứng chỉ quỹ đã mua và lập sổ đăng ký nhà đầu tư với các nội dung chủ yếu sau: a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty quản lý quỹ; tên, địa chỉ trụ sở chính của ngân hàng giám sát; tên đầy đủ của quỹ; mã chứng khoán niêm yết của quỹ (nếu có); b) Tổng số chứng chỉ quỹ được quyền chào bán; tổng số chứng chỉ quỹ đã bán và tổng vốn huy động được cho quỹ; c) Danh sách và thông tin về sở hữu của nhà đầu tư theo mẫu quy định tại phụ lục số 08 ban hành kèm theo Thông tư này; d) Ngày lập sổ đăng ký nhà đầu tư. 2. Thông tin về nhà đầu tư tại sổ đăng ký nhà đầu tư là căn cứ để chứng thực quyền sở hữu chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư đó. 3. Trong thời hạn tối đa là mười (10) ngày, kể từ ngày giấy chứng nhận đăng ký thành lập quỹ có hiệu lực, công ty quản lý quỹ phải hoàn tất việc đăng ký, lưu ký chứng chỉ quỹ theo quy định pháp luật về đăng ký, lưu ký chứng khoán. 4. Trong thời hạn bốn mươi lăm (45) ngày kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập quỹ có hiệu lực, công ty quản lý quỹ gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước: a) Biên bản họp hoặc biên bản kiểm phiếu và nghị quyết đại hội nhà đầu tư về ban đại diện quỹ, thành viên ban đại diện quỹ; b) Danh sách và hồ sơ cá nhân của các thành viên ban đại diện quỹ; c) Hợp đồng ký với ngân hàng giám sát, tổ chức định giá, tổ chức quản lý bất động sản đã được đại hội nhà đầu tư phê duyệt, thông qua. Điều 8. Niêm yết chứng chỉ quỹ đầu tư bất động sản 1. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày giấy chứng nhận đăng ký thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký thành lập quỹ điều chỉnh có hiệu lực, công ty quản lý quỹ phải hoàn tất hồ sơ và niêm yết chứng chỉ quỹ trên Sở Giao dịch Chứng khoán theo quy định của pháp luật. 2. Nhà đầu tư đăng ký mua chứng chỉ quỹ được coi là đã thông qua việc niêm yết chứng chỉ quỹ. Trường hợp điều lệ quỹ có quy định và đã được công bố tại bản cáo bạch, việc niêm yết bổ sung chứng chỉ quỹ mới phát hành thêm không cần lấy ý kiến đại hội nhà đầu tư, kể cả trong trường hợp niêm yết bổ sung chứng chỉ quỹ sau khi hợp nhất, sáp nhập. Mục 2. HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA QUỸ ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN Điều 9. Danh mục và hoạt động đầu tư của quỹ đầu tư bất động sản 1. Danh mục đầu tư của quỹ đầu tư bất động sản phải phù hợp với mục tiêu, chính sách đầu tư đã được quy định tại điều lệ quỹ và công bố tại bản cáo bạch. Danh mục đầu tư của quỹ đầu tư bất động sản bao gồm các loại tài sản sau đây tại Việt Nam: a) Gửi tiền tại các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật ngân hàng; b) Công cụ thị trường tiền tệ bao gồm giấy tờ có giá, công cụ chuyển nhượng theo quy định trong lĩnh vực ngân hàng; c) Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương; d) Cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu đăng ký giao dịch, trái phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán của Việt Nam; đ) Cổ phiếu chưa niêm yết, cổ phiếu chưa đăng ký giao dịch của công ty đại chúng; trái phiếu chưa niêm yết của các tổ chức phát hành hoạt động theo pháp luật Việt Nam; cổ phiếu của công ty cổ phần, phần vốn góp tại công ty trách nhiệm hữu hạn; e) Các chứng khoán và tài sản khác theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính; g) Bất động sản đáp ứng quy định tại Khoản 4 Điều này. 2. Công ty quản lý quỹ chỉ được gửi tiền và đầu tư công cụ thị trường tiền tệ quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này tại các ngân hàng thương mại đã được ban đại diện quỹ phê duyệt. 3. Cơ cấu danh mục đầu tư của quỹ đầu tư bất động sản phải đáp ứng các quy định sau: a) Đầu tư tối thiểu sáu mươi lăm phần trăm (65%) và tối đa một trăm phần trăm (100%) giá trị tài sản ròng của quỹ vào các bất động sản theo quy định tại Khoản 4 Điều này; b) Không đầu tư quá ba mươi lăm phần trăm (35%) giá trị tài sản ròng của quỹ vào các tài sản quy định tại Điểm a, b, c, d, đ, e Khoản 1 Điều này và bảo đảm các giới hạn sau: - Không đầu tư vào chứng khoán của một tổ chức phát hành quá năm phần trăm (5%) tổng giá trị tài sản của quỹ, ngoại trừ trái phiếu Chính phủ; - Không đầu tư vào quá mười phần trăm (10%) tổng số chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành, ngoại trừ trái phiếu Chính phủ; - Không đầu tư quá mười phần trăm (10%) tổng giá trị tài sản của quỹ vào chứng khoán phát hành của một nhóm công ty có quan hệ sở hữu; c) Tổng giá trị các khoản vay của quỹ không vượt quá năm phần trăm (5%) giá trị tài sản ròng của quỹ tại thời điểm thực hiện; d) Không được sử dụng vốn và tài sản của quỹ để cho vay, bảo lãnh cho các khoản vay, trừ trường hợp đầu tư tiền gửi theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này; không được sử dụng tài sản của quỹ để thực hiện các giao dịch ký quỹ (vay mua chứng khoán), bán khống (cho vay chứng khoán để bán); đ) Không đầu tư vào chứng chỉ của chính quỹ đó, đầu tư vào các quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán thành lập và hoạt động tại Việt Nam; e) Trường hợp quỹ đăng ký là nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư này, trong hoạt động đầu tư, quỹ còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan về hạn chế sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài. 4. Quỹ đầu tư bất động sản được đầu tư vào bất động sản đáp ứng các điều kiện sau: a) Là bất động sản được phép đưa vào kinh doanh theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản. Bất động sản đầu tư phải ở Việt Nam với mục đích cho thuê hoặc để khai thác nhằm mục đích thu lợi tức ổn định và đáp ứng các quy định khác tại Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ; b) Là nhà, công trình xây dựng đã hoàn thành theo quy định của pháp luật về xây dựng. Trường hợp bất động sản đang trong quá trình xây dựng, chỉ được đầu tư khi bảo đảm đáp ứng các điều kiện sau: - Không phải là đất chưa có công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản và đất đai; - Dự án xây dựng đã được thực hiện đúng tiến độ tính đến thời điểm quỹ tham gia góp vốn; - Đã có hợp đồng giao dịch với các khách hàng tiềm năng, bảo đảm bất động sản có thể bán được hoặc có thể sử dụng, cho thuê ngay sau khi hoàn tất; - Tổng giá trị các hạng mục bất động sản trong quá trình xây dựng không được vượt quá 10% tổng giá trị tài sản của quỹ; 5. Cơ cấu đầu tư của quỹ đầu tư bất động sản được phép sai lệch so với các hạn chế đầu tư đã quy định tại Điểm a, b và c Khoản 3 Điều này và chỉ do các nguyên nhân sau: a) Biến động giá trên thị trường của tài sản trong danh mục đầu tư của quỹ; b) Thực hiện các khoản thanh toán hợp pháp của quỹ; c) Hoạt động hợp nhất, sáp nhập, mua cổ phiếu quỹ, chào mua công khai chứng khoán của các tổ chức phát hành; d) Quỹ mới được đăng ký thành lập hoặc điều chỉnh vốn hoặc tách quỹ, hợp nhất quỹ, sáp nhập quỹ mà thời gian hoạt động không quá sáu (06) tháng, kể từ ngày giấy chứng nhận đăng ký thành lập quỹ hoặc giấy chứng nhận đăng ký thành lập quỹ điều chỉnh có hiệu lực; đ) Quỹ đang trong thời gian thanh lý tài sản để giải thể. 6. Trong thời hạn một (01) năm, kể từ ngày sai lệch phát sinh do các nguyên nhân quy định tại Điểm a, b và c Khoản 5 Điều này, công ty quản lý quỹ phải điều chỉnh lại danh mục đầu tư, bảo đảm phù hợp với quy định tại Khoản 3 Điều này. 7. Trường hợp sai lệch là do công ty quản lý quỹ không tuân thủ các hạn chế đầu tư theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ quỹ, công ty quản lý quỹ phải điều chỉnh ngay danh mục đầu tư cho phù hợp với quy định của pháp luật. Công ty quản lý phải bồi thường mọi thiệt hại cho quỹ (nếu có) và chịu mọi chi phí phát sinh liên quan đến việc điều chỉnh lại danh mục đầu tư quy định tại Khoản này. Nếu phát sinh lợi nhuận, phải hạch toán mọi khoản lợi nhuận có được cho quỹ. 8. Trong thời hạn năm (05) ngày, kể từ ngày hoàn tất việc điều chỉnh lại danh mục đầu tư, công ty quản lý quỹ phải công bố thông tin theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Thông tư này; đồng thời thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về các sai lệch trong cơ cấu danh mục đầu tư, nguyên nhân, thời điểm phát sinh hoặc phát hiện ra sự việc, mức độ thiệt hại cho quỹ (nếu có) hoặc lợi nhuận tạo cho quỹ (nếu có), biện pháp khắc phục, thời gian thực hiện và kết quả khắc phục. Thông báo phải có ý kiến xác nhận của ngân hàng giám sát. 9. Khi thực hiện các giao dịch mua, bán tài sản cho quỹ đầu tư bất động sản, công ty quản lý quỹ phải tuân thủ các quy định sau: a) Đối với chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán, các giao dịch phải được thực hiện thông qua hệ thống giao dịch tập trung của Sở Giao dịch Chứng khoán; b) Đối với các tài sản không phải là bất động sản, chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch, hoặc trong các giao dịch thỏa thuận, công ty quản lý quỹ phải lấy ý kiến chấp thuận bằng văn bản của ban đại diện quỹ về khoảng giá dự kiến thực hiện, thời điểm giao dịch, đối tác giao dịch hoặc đối tượng không được thực hiện giao dịch, loại tài sản giao dịch trước khi thực hiện giao dịch; c) Đối với bất động sản, thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư này. Điều 10. Giá trị tài sản ròng 1. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm xác định giá trị tài sản ròng của quỹ và giá trị tài sản ròng trên một đơn vị chứng chỉ quỹ định kỳ tối thiểu một lần trong một tuần, trong đó: a) Giá trị tài sản ròng của quỹ được xác định bằng tổng giá trị tài sản trừ đi tổng nợ phải trả của quỹ. Tổng giá trị tài sản của quỹ được xác định theo giá thị trường hoặc giá trị hợp lý của tài sản (trong trường hợp không xác định được giá thị trường). Tổng nợ phải trả của quỹ là các khoản nợ hoặc nghĩa vụ thanh toán của quỹ tính đến ngày trước ngày định giá. Phương pháp xác định giá thị trường, giá trị hợp lý các tài sản có trong danh mục, giá trị các khoản nợ và nghĩa vụ thanh toán thực hiện theo nguyên tắc quy định tại phụ lục số 15 ban hành kèm theo Thông tư này và quy định nội bộ tại sổ tay định giá. Bất động sản phải được định giá tối thiểu một lần trong một năm; b) Giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ bằng giá trị tài sản ròng của quỹ chia cho tổng số đơn vị quỹ đang lưu hành. 2. Công ty quản lý quỹ phải xây dựng sổ tay định giá bao gồm tối thiểu những nội dung sau: a) Nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn, thay đổi các tổ chức cung cấp báo giá, tổ chức định giá. Các nguyên tắc này cũng phải được quy định rõ tại điều lệ quỹ; b) Nguyên tắc, quy trình chi tiết thực hiện các phương pháp định giá phù hợp với quy định của pháp luật, quy định tại điều lệ quỹ và được đại hội nhà đầu tư phê chuẩn. Các nguyên tắc, quy trình thực hiện các phương pháp định giá phải rõ ràng, hợp lý và phù hợp với thông lệ quốc tế để áp dụng thống nhất trong các điều kiện thị trường khác nhau. 3. Sổ tay định giá phải được ban đại diện quỹ phê duyệt và cung cấp cho ngân hàng giám sát để xác nhận việc tính toán giá trị tài sản ròng. Danh sách của tối thiểu ba (03) tổ chức cung cấp báo giá không phải là người có liên quan của công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát, cũng phải được ban đại diện quỹ phê duyệt. 4. Giá trị tài sản ròng của quỹ, giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ phải được ngân hàng giám sát xác nhận. Việc xác nhận giá trị thực hiện bằng văn bản, hoặc truy xuất thông qua hệ thống thông tin điện tử của ngân hàng giám sát đã được công ty quản lý quỹ chấp thuận. 5. Tại ngày làm việc tiếp theo, sau khi ngân hàng giám sát xác nhận, thông tin về giá trị tài sản ròng của quỹ, giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ phải được công bố theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Thông tư này. 6. Công ty quản lý quỹ được ủy quyền cho ngân hàng giám sát xác định giá trị tài sản ròng của quỹ, giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ. Trong trường hợp này, công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát phải có cơ chế và quy trình đối chiếu, soát xét, kiểm tra, giám sát bảo đảm hoạt động xác định giá trị tài sản ròng là phù hợp với các quy định của pháp luật, giá trị tài sản ròng được tính chính xác. 7. Trường hợp bị định giá sai, trong vòng hai mươi bốn (24) giờ, kể từ khi phát hiện ra sự việc, ngân hàng giám sát hoặc công ty quản lý quỹ (trong trường hợp ngân hàng giám sát cung cấp dịch vụ xác định giá trị tài sản ròng) phải thông báo và yêu cầu công ty quản lý quỹ hoặc ngân hàng giám sát kịp thời điều chỉnh. 8. Trong thời hạn năm (05) ngày, kể từ ngày phát hiện giá trị tài sản ròng bị định giá sai, công ty quản lý quỹ hoặc ngân hàng giám sát phải điều chỉnh lại và công bố thông tin theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Thông tư này, đồng thời thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc định giá sai, bao gồm nguyên nhân xảy ra sự việc, thời gian bị định giá sai, biện pháp xử lý. Nội dung thông báo phải được công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát cùng ký xác nhận. Điều 11. Phân chia lợi tức của quỹ 1. Quỹ đầu tư bất động sản phải dành tối thiểu 90% lợi nhuận thực hiện trong năm để chi trả lợi tức cho nhà đầu tư. Phương án phân chia được đại hội nhà đầu tư gần nhất thông qua. Lợi tức chi trả cho nhà đầu tư được trích từ lợi nhuận trong kỳ, hoặc lợi nhuận lũy kế sau khi trích lập đầy đủ các quỹ (nếu có) theo quy định tại điều lệ quỹ và hoàn tất mọi nghĩa vụ thuế, tài chính (nếu có) theo quy định của pháp luật. 2. Lợi tức có thể được thanh toán bằng tiền, bằng chứng chỉ quỹ phát hành thêm. Tối thiểu mười lăm (15) ngày trước khi phân phối lợi tức, công ty quản lý quỹ phải thông báo đến nhà đầu tư. Thông báo phải bao gồm tối thiểu các nội dung theo quy định tại phụ lục số 14 ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Việc phân chia lợi tức của quỹ bảo đảm nguyên tắc: a) Phù hợp với quy định tại điều lệ quỹ về chính sách phân chia lợi nhuận và đã công bố tại bản cáo bạch, bản cáo bạch tóm tắt; b) Thực hiện sau khi quỹ đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật và trích lập đầy đủ các quỹ theo quy định tại điều lệ quỹ (nếu có); c) Sau khi chi trả, quỹ vẫn phải bảo đảm có nguồn vốn để thanh toán đủ các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác đến hạn và bảo đảm giá trị tài sản ròng không thấp hơn năm mươi (50) tỷ đồng; d) Mức chi trả lợi tức do đại hội nhà đầu tư hoặc ban đại diện quỹ quyết định, phù hợp với mục tiêu đầu tư, các quy định về phân chia lợi nhuận của quỹ; đ) Trường hợp phân phối lợi tức bằng chứng chỉ quỹ, quỹ phải có đủ nguồn vốn đối ứng từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất đã được kiểm toán hoặc soát xét. Điều 12. Chi phí hoạt động của quỹ đầu tư bất động sản Chi phí hoạt động của quỹ bao gồm khoản chi phí sau: chi phí quản lý quỹ trả cho công ty quản lý quỹ; chi phí lưu ký tài sản quỹ, chi phí giám sát trả cho ngân hàng giám sát; chi phí duy trì, vận hành, khai thác bất động sản trả cho tổ chức quản lý bất động sản; chi phí kiểm toán trả cho tổ chức kiểm toán; chi phí định giá trả cho các tổ chức định giá; chi phí dịch vụ tư vấn pháp lý, dịch vụ báo giá và các dịch vụ hợp lý khác, thù lao trả cho ban đại diện quỹ; chi phí dự thảo, in ấn, gửi bản cáo bạch, bản cáo bạch tóm tắt, báo cáo tài chính, và các tài liệu khác cho nhà đầu tư; chi phí công bố thông tin của quỹ; chi phí tổ chức họp đại hội nhà đầu tư, ban đại diện quỹ; chi phí liên quan đến thực hiện các giao dịch tài sản của quỹ và các chi phí khác theo quy định của pháp luật. Điều 13. Quản lý bất động sản trong danh mục đầu tư 1. Trước khi đầu tư vào một hạng mục bất động sản, công ty quản lý quỹ phải xây dựng kế hoạch khai thác và sử dụng bất động sản đó trong năm (05) năm. Kế hoạch này phải được ban đại diện quỹ phê duyệt. Thời gian nắm giữ bất động sản trong danh mục của quỹ tuân thủ theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 91 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP. 2. Công ty quản lý quỹ phải có bộ phận quản lý quỹ đầu tư bất động sản bao gồm các nhân viên nghiệp vụ đáp ứng các điều kiện sau: a) Có năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật đầy đủ, không thuộc trường hợp đang chấp hành hình phạt tù hoặc bị tòa án cấm hành nghề kinh doanh; b) Không phải là người đã từng bị xử phạt từ mức phạt tiền trở lên đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm trong thời hạn hai (02) năm gần nhất, tính tới năm được bổ nhiệm; c) Để quản lý danh mục đầu tư chứng khoán của mỗi quỹ đầu tư bất động sản, công ty quản lý quỹ phải chỉ định tối thiểu hai (02) người điều hành quỹ có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ hoặc các chứng chỉ quốc tế khác theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức, hoạt động công ty quản lý quỹ; d) Để quản lý danh mục bất động sản của mỗi quỹ đầu tư bất động sản, công ty quản lý quỹ phải chỉ định tối thiểu hai (02) nhân viên nghiệp vụ có thẻ thẩm định viên về giá; hoặc có chứng chỉ định giá bất động sản theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản; và có ít nhất hai (02) năm kinh nghiệm thẩm định giá bất động sản tại các tổ chức kinh doanh bất động sản, tổ chức kinh doanh dịch vụ bất động sản, doanh nghiệp thẩm định giá. Trường hợp người điều hành quỹ quy định tại Điểm c đồng thời đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điểm d, thì người điều hành quỹ đó được kiêm nhiệm công tác quản lý danh mục đầu tư bất động sản của quỹ đầu tư bất động sản. 3. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm: a) Thay mặt quỹ thực hiện đầy đủ quyền sở hữu, quyền sử dụng, nghĩa vụ, trách nhiệm đối với tài sản của quỹ. Tự nguyện, trung thực vì lợi ích tốt nhất của quỹ; b) Thường xuyên kiểm tra, giám sát và thực hiện mọi hoạt động bảo đảm chủ đầu tư dự án, bên bán, bên thuê, bên thuê mua, tổ chức quản lý bất động sản và các đối tác khác trong các hợp đồng kinh tế liên quan tới bất động sản của quỹ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản và các quy định pháp luật khác có liên quan; c) Kịp thời đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của quỹ theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản. Bảo đảm có đầy đủ giấy chứng nhận quyền sở hữu bất động sản, quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của pháp luật đối với bất động sản đã có sẵn; giấy phép xây dựng hoặc hồ sơ dự án và thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt đối với bất động sản đang xây dựng; thiết kế bản vẽ thi công, hồ sơ hoàn công và biên bản nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng đối với bất động sản thuộc các dự án chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng; hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công và tiến độ xây dựng nhà, công trình xây dựng đó được phê duyệt đối với nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai; và các văn bản, giấy tờ và các tài liệu pháp lý khác theo các quy định của pháp luật liên quan; d) Trường hợp quỹ là đồng chủ sở hữu, đồng sử dụng bất động sản thì công ty quản lý quỹ phải bảo đảm quỹ được tự do chuyển nhượng phần tài sản của quỹ tại mọi thời điểm với mức giá không bị phụ thuộc bởi bên thứ ba, đồng thời phải có đầy đủ các quyền sau: - Hưởng lợi từ hoạt động vận hành và khai thác bất động sản theo hợp đồng quản lý bất động sản, tương ứng với tỷ lệ vốn góp; - Tham gia ý kiến, quyết định các vấn đề quan trọng, bao gồm việc thay đổi nội dung hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng quản lý, vận hành bất động sản, hợp đồng khai thác bất động sản, các thỏa thuận, hợp đồng kinh tế khác. Trường hợp quỹ sở hữu bất động sản một cách gián tiếp, thông qua việc sở hữu cổ phần, phần vốn góp của công ty sở hữu bất động sản, quỹ phải có đầy đủ các quyền của cổ đông, thành viên góp vốn, bao gồm quyền tự do chuyển nhượng tài sản (cổ phần, phần vốn góp) của quỹ; đ) Ký các hợp đồng quản lý bất động sản và các hợp đồng kinh tế khác đối với tài sản của quỹ theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản và các quy định pháp luật liên quan. Trường hợp ký mới, ký kéo dài, trong vòng mười lăm (15) ngày, kể từ ngày ký hợp đồng quản lý bất động sản, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm gửi hợp đồng này cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; e) Mua đầy đủ bảo hiểm cho các bất động sản trong danh mục đầu tư của quỹ. Tổ chức bảo hiểm phải được đại hội nhà đầu tư thông qua; g) Phối hợp với ngân hàng giám sát, bảo đảm lưu ký đầy đủ tại ngân hàng giám sát mọi tài liệu liên quan tới bất động sản của quỹ, đặc biệt là các tài liệu xác minh quyền sở hữu, theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 32 Thông tư này. 4. Công ty quản lý quỹ phải ủy quyền cho tổ chức quản lý bất động sản để bảo quản, giữ gìn, trông coi, bảo trì, sửa chữa, nâng cấp, vận hành và khai thác bất động sản theo hợp đồng quản lý bất động sản. Tiêu chí lựa chọn tổ chức quản lý bất động sản, nguyên tắc của hợp đồng quản lý bất động sản phải được quy định tại điều lệ quỹ. Tổ chức quản lý bất động sản và hợp đồng quản lý bất động sản phải được đại hội nhà đầu tư thông qua. 5. Tổ chức quản lý bất động sản có trách nhiệm: a) Giám sát thường xuyên, liên tục, quản lý mọi hoạt động kinh doanh, khai thác và sử dụng bất động sản, bảo đảm bất động sản được quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng hiệu quả, an toàn; chất lượng dịch vụ cung cấp phù hợp với tiêu chí, yêu cầu của công ty quản lý quỹ và các điều khoản tại hợp đồng quản lý bất động sản; b) Tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản và các quy định của pháp luật khác khi quản lý, khai thác, sử dụng bất động sản. Cẩn trọng, tự nguyện, trung thực và vì lợi ích cao nhất của quỹ; c) Mọi hoạt động sửa chữa, bảo trì, nâng cấp, mở rộng diện tích khai thác, sử dụng, thay đổi kết cấu bất động sản chỉ được thực hiện sau khi đã có ý kiến chấp thuận của công ty quản lý quỹ, ban đại diện quỹ theo quy định của hợp đồng quản lý bất động sản; d) Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin cho công ty quản lý quỹ về tình hình kinh doanh và triển vọng biến động phân khúc thị trường của loại bất động sản đang quản lý. Định kỳ hàng năm, tổ chức quản lý bất động sản có trách nhiệm gửi ban đại diện quỹ, công ty quản lý quỹ báo cáo về kết quả hoạt động quản lý bất động sản để tổng hợp, trình đại hội nhà đầu tư thường niên. Báo cáo phải bao gồm đầy đủ các nội dung theo mẫu quy định tại phụ lục số 26 ban hành kèm theo Thông tư này; đ) Bảo mật mọi thông tin có liên quan tới bất động sản và các hoạt động kinh doanh và khai thác bất động sản đang quản lý. Trừ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, tổ chức quản lý bất động sản không được cung cấp các thông tin nêu trên cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào, kể cả các bộ phận kinh doanh khác của chính tổ chức quản lý bất động sản e) Tổ chức quản lý bất động sản chịu trách nhiệm bồi thường cho quỹ trong trường hợp do sự cẩu thả, không cẩn thận gây thiệt hại tài sản trong quá trình quản lý bất động sản, kể cả trong trường hợp do lỗi, sai sót hoặc hành vi lừa đảo của nhân viên của tổ chức này, hay của tổ chức, cá nhân là bên thứ ba cung cấp dịch vụ có liên quan tới hoạt động quản lý bất động sản, trừ trường hợp đại hội nhà đầu tư có quyết định khác. Điều 14. Hoạt động giao dịch bất động sản của quỹ 1. Trừ giao dịch theo quy định tại Khoản 2 Điều này, công ty quản lý quỹ phải bảo đảm: a) Giá mua bất động sản không được vượt quá 110% và giá bán bất động sản không được thấp hơn 90% so với giá tham chiếu do tổ chức định giá xác định trong thời hạn sáu (06) tháng tính tới thời điểm thực hiện giao dịch, trừ trường hợp đại hội nhà đầu tư có quyết định khác. Trường hợp cần thiết, đại hội nhà đầu tư hoặc ban đại diện quỹ có quyền yêu cầu công ty quản lý quỹ, tổ chức định giá xác định lại giá tham chiếu trước khi thực hiện giao dịch. Trường hợp bất động sản được định giá bởi nhiều tổ chức định giá, giá tham chiếu được xác định bằng giá trị bình quân các mức giá xác định bởi các tổ chức này. b) Công ty quản lý quỹ phải lấy ý kiến đại hội nhà đầu tư trong trường hợp: - Giá mua dự kiến cao hơn, hoặc giá bán dự kiến thấp hơn các mức quy định tại Điểm a khoản này; hoặc - Giao dịch có giá trị lớn hơn hoặc bằng 20% tổng giá trị tài sản của quỹ sau giao dịch; hoặc giao dịch dẫn tới tổng giá trị các giao dịch đã thực hiện với cùng một đối tác trong mười hai (12) tháng gần nhất lớn hơn hoặc bằng 20% tổng giá trị tài sản của quỹ sau giao dịch; hoặc - Các trường hợp khác theo quy định tại điều lệ quỹ. c) Công ty quản lý quỹ phải lấy ý kiến ban đại diện quỹ trước khi thực hiện đối với: - Giao dịch có giá trị đạt từ 10% tới 20% tổng giá trị tài sản của quỹ sau giao dịch; hoặc giao dịch dẫn tới tổng giá trị các giao dịch đã thực hiện với cùng một đối tác trong mười hai (12) tháng gần nhất đạt từ 10% tới 20% tổng giá trị tài sản của quỹ sau giao dịch; hoặc - Các trường hợp khác theo quy định tại điều lệ quỹ. 2. Công ty quản lý quỹ được thực hiện các giao dịch bất động sản giữa quỹ với các đối tượng dưới đây trong trường hợp đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều này: a) Nhân viên công ty quản lý quỹ; thành viên ban điều hành, hội đồng quản trị hoặc hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty quản lý quỹ; cổ đông lớn hoặc thành viên góp vốn trên 5% vốn điều lệ của công ty quản lý quỹ, người đại diện ủy quyền của các đối tượng này; công ty quản lý quỹ; ngân hàng giám sát; nhà đầu tư lớn của quỹ, người đại diện ủy quyền của nhà đầu tư lớn (nếu có); thành viên ban đại diện quỹ; b) Người có quyền lợi liên quan tới các tổ chức, cá nhân quy định tại Điểm a Khoản này; c) Quỹ đầu tư bất động sản, bao gồm cả các công ty đầu tư chứng khoán bất động sản quản lý bởi cùng công ty quản lý quỹ; d) Các trường hợp khác theo quy định tại điều lệ quỹ. 3. Điều kiện để thực hiện giao dịch bất động sản theo quy định tại khoản 2 Điều này: a) Điều lệ quỹ có quy định cho phép thực hiện và đã công bố tại bản cáo bạch, bản cáo bạch tóm tắt; b) Giá giao dịch đáp ứng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này; c) Trường hợp giá trị giao dịch đạt trên 10% tổng giá trị tài sản của quỹ sau giao dịch; hoặc là giao dịch dẫn tới tổng giá trị các giao dịch thực hiện với cùng đối tác đó trong mười hai (12) tháng gần nhất đạt trên 10% tổng giá trị tài sản của quỹ sau giao dịch thì phải được đại hội nhà đầu tư thông qua. Trong trường hợp này, nhà đầu tư liên quan không được thực hiện quyền biểu quyết tại cuộc họp đại hội nhà đầu tư và quyết định thông qua giao dịch khi có số nhà đầu tư đại diện 65% tổng số phiếu biểu quyết còn lại đồng ý; d) Bất động sản phải được định giá bởi hai tổ chức định giá, trong đó một tổ chức do đại hội nhà đầu tư lựa chọn và một tổ chức định giá do ngân hàng giám sát chỉ định. Chi phí định giá được hạch toán vào quỹ; đ) Tổ chức định giá và tổ chức tư vấn luật xác nhận các điều khoản của hợp đồng giao dịch dự kiến là phù hợp với thực tế thị trường và giao dịch là hợp pháp, phù hợp với quy định của pháp luật liên quan. 4. Sau khi hoàn tất các giao dịch theo quy định tại Điểm b, c Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, thông tin chi tiết về giao dịch phải được công bố tại bản cáo bạch hoặc cung cấp cho tất cả các nhà đầu tư theo phương thức quy định tại điều lệ quỹ và bản cáo bạch. Thông tin về giao dịch bao gồm: a) Thông tin đầy đủ về đối tác giao dịch và mối quan hệ giữa đối tác giao dịch với quỹ; b) Thông tin đầy đủ về bất động sản giao dịch, bao gồm loại bất động sản; vị trí bất động sản; thông tin về quy hoạch có liên quan đến bất động sản; quy mô, diện tích của bất động sản; đặc điểm, tính chất, hiệu quả kinh tế sử dụng/khai thác (tỷ suất sử dụng/công suất phòng...), chất lượng của bất động sản; thực trạng các công trình hạ tầng, các dịch vụ về kỹ thuật và xã hội có liên quan đến bất động sản; tình trạng pháp lý của bất động sản bao gồm hồ sơ, giấy tờ về quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản và giấy tờ có liên quan đến việc tạo lập bất động sản; lịch sử về sở hữu, sử dụng bất động sản; các hạn chế về quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản (nếu có); giá giao dịch bất động sản; quyền và lợi ích của người thứ ba có liên quan và các thông tin khác; c) Chứng thư thẩm định giá bất động sản giao dịch bao gồm các thông tin liên quan tới bất động sản được định giá; vị trí, quy mô của bất động sản; tính chất và thực trạng của bất động sản; tình trạng pháp lý của bất động sản; các hạn chế của bất động sản; các phương pháp định giá bất động sản; thời điểm định giá bất động sản; giá của bất động sản và các nội dung khác liên quan; d) Thông tin về lợi tức thu được từ khai thác bất động sản trước khi thực hiện giao dịch (kèm theo tài liệu chứng minh), lợi tức dự kiến; đ) Các thông tin khác có liên quan. 5. Trong mọi giao dịch bất động sản, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm chủ động và kịp thời thông báo, cung cấp đầy đủ tài liệu và thông tin cần thiết về các giao dịch (trước khi thực hiện và sau khi hoàn tất giao dịch) cho ngân hàng giám sát, ban đại diện quỹ trong thời hạn đủ để ngân hàng, ban đại diện quỹ thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát các giao dịch của quỹ theo quy định của pháp luật, quy định tại điều lệ quỹ và các điều khoản của hợp đồng giám sát. Điều 15. Tổ chức định giá 1. Đại hội nhà đầu tư quyết định lựa chọn tối thiểu một (01) tổ chức định giá để định giá bất động sản của quỹ với thời hạn cung cấp dịch vụ không vượt quá hai (02) năm. Sau thời hạn nêu trên, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm lựa chọn, trình đại hội nhà đầu tư phê duyệt tổ chức định giá thay thế. 2. Tổ chức định giá phải đáp ứng các tiêu chí sau: a) Là doanh nghiệp thẩm định giá đủ điều kiện hoạt động định giá tại thời điểm ký hợp đồng với công ty quản lý quỹ theo quy định pháp luật về thẩm định giá, hoặc là tổ chức kinh doanh bất động sản uy tín có chức năng định giá bất động sản theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản; b) Không phải là người có liên quan của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát, nhà đầu tư lớn của quỹ; không phải là đối tác trong các giao dịch tài sản với quỹ; không phải là người có liên quan tới đối tác trong giao dịch hạng mục bất động sản mà tổ chức đó dự kiến định giá; c) Có tối thiểu ba (03) nhân viên có thẻ thẩm định viên về giá đủ điều kiện hoạt động định giá tại thời điểm ký hợp đồng; hoặc có chứng chỉ định giá bất động sản. Các nhân viên này có tối thiểu năm (05) năm kinh nghiệm trong hoạt động định giá giá trị bất động sản; d) Có uy tín, kinh nghiệm, đạo đức nghề nghiệp và đáp ứng các điều kiện khác theo quy định tại điều lệ quỹ và các tiêu chí khác của công ty quản lý quỹ. 3. Công ty quản lý quỹ chỉ được ký hợp đồng định giá với các tổ chức định giá đã được đại hội nhà đầu tư phê duyệt, thông qua. Trong vòng mười lăm (15) ngày, kể từ ngày ký hợp đồng này, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm gửi cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Thời hạn của hợp đồng (kể cả khi kéo dài) tối đa không vượt quá hai (02) năm liên tục. Hợp đồng phải được ban đại diện quỹ phê duyệt thông qua và có các nội dung tối thiểu sau: a) Quy định về cơ chế chia sẻ thông tin, bảo đảm tổ chức định giá có đủ thông tin cần thiết cho việc định giá; b) Quy định về phí định giá, theo nguyên tắc mức phí không phụ thuộc vào giá trị tài sản cần định giá; c) Quy định về việc chấm dứt, thanh lý hợp đồng, kéo dài hợp đồng; d) Quy định về việc ủy quyền, theo nguyên tắc tổ chức định giá được ủy quyền cho một tổ chức định giá khác đáp ứng quy định tại Khoản 2 Điều này xác định giá trị bất động sản. Việc ủy quyền này phải được ban đại diện quỹ chấp thuận trước khi thực hiện. 4. Tổ chức định giá và chuyên viên định giá phải tuân thủ: a) Không được định giá đối với bất động sản mà tổ chức định giá, hoặc chuyên viên định giá cũng là đối tác giao dịch tài sản đó, hoặc là người có liên quan tới đối tác giao dịch tài sản đó; không được cung cấp dịch vụ định giá cho công ty quản lý quỹ mà tổ chức định giá, hoặc chuyên viên định giá là cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu từ 5% vốn điều lệ trở lên tại công ty quản lý quỹ; hoặc có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là thành viên trong ban điều hành, hoặc kế toán trưởng của công ty quản lý quỹ, thành viên hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, chủ tịch công ty quản lý quỹ. Tổ chức định giá, chuyên viên định giá không được giao dịch tài sản với quỹ làm ảnh hưởng tới nguyên tắc độc lập của hoạt động định giá; b) Tổ chức định giá, chuyên viên định giá không được thông đồng với công ty quản lý quỹ hoặc đối tác giao dịch tài sản của quỹ hoặc dùng lợi ích vật chất, gây sức ép, mua chuộc đối với công ty quản lý quỹ, đối tác giao dịch tài sản của quỹ nhằm làm sai lệch kết quả định giá; gợi ý hoặc nhận các lợi ích dưới bất kỳ hình thức nào ngoài giá dịch vụ định giá quy định tại hợp đồng; c) Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về định giá; cung cấp hồ sơ, tài liệu định giá theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; d) Chỉ được cung cấp dịch vụ định giá bất động sản cho cùng một quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản tối đa trong hai (02) năm liên tục; đ) Tuân thủ đầy đủ các quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của pháp luật về thẩm định giá. 5. Hoạt động định giá bất động sản của quỹ phải tuân thủ các nguyên tắc sau: a) Mỗi hạng mục bất động sản của quỹ phải được định giá định kỳ tối thiểu một lần trong một năm và tại các thời điểm khác theo yêu cầu của ban đại diện quỹ, đại hội nhà đầu tư. Định kỳ ba (03) năm một lần, toàn bộ danh mục bất động sản của quỹ phải được định giá lại, trừ trường hợp đại hội nhà đầu tư có quyết định khác. Mọi hoạt động định giá, định giá lại các bất động sản của quỹ chỉ được thực hiện bởi tổ chức định giá đã được đại hội nhà đầu tư phê duyệt; b) Ngoài việc định giá theo quy định tại Điểm a, các bất động sản của quỹ còn phải được định giá lại trước khi giao dịch hoặc trước khi quỹ phát hành thêm chứng chỉ quỹ để tăng vốn. Việc định giá lại bất động sản quy định tại Khoản này có thể không cần thực hiện trong trường hợp thời điểm giao dịch không vượt quá sáu (06) tháng, kể từ thời điểm định giá gần nhất; c) Tổ chức định giá chỉ xác định mức giá tại một địa điểm và thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá, phù hợp mục đích sử dụng nhất định được nêu trong chứng thư thẩm định giá; d) Cơ sở định giá là giá trị thị trường và giá trị hợp lý xác định theo nguyên tắc phù hợp với quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản và pháp luật về thẩm định giá. Giá trị bất động sản phải được thực hiện bởi tối thiểu hai phương pháp. Việc lựa chọn phương pháp định giá và kết quả định giá phải được giải thích chi tiết. Phương pháp định giá lựa chọn phải phù hợp với sổ tay định giá đã được phê duyệt bởi đại hội nhà đầu tư và ban đại diện quỹ theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư này, phù hợp với thông lệ và các quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản và pháp luật về thẩm định giá. Quy trình và phương pháp định giá bất động sản trong danh mục của quỹ theo các nội dung tại phụ lục số 15 ban hành kèm Thông tư này; đ) Thông tin, dữ liệu sử dụng trong hoạt động định giá phải được cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời và được điều chỉnh một cách khoa học và hợp lý. Việc điều chỉnh dữ liệu, thông tin phải được giải thích chi tiết, cụ thể; e) Mỗi bất động sản chỉ được định giá bởi cùng một tổ chức định giá tối đa là hai lần liên tục; g) Định kỳ hàng năm, tổ chức định giá có trách nhiệm tổng hợp báo cáo về hoạt động định giá các hạng mục bất động sản đã thực hiện trong năm và gửi ban đại diện quỹ, công ty quản lý quỹ để tổng hợp trình đại hội nhà đầu tư thường niên. Báo cáo hoạt động định giá bao gồm các nội dung theo mẫu quy định tại phụ lục số 16 ban hành kèm theo Thông tư này. 6. Chuyên viên định giá của tổ chức định giá được giao trực tiếp thực hiện định giá bất động sản, khi kết thúc công việc phải lập báo cáo kết quả định giá và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả định giá và ý kiến nhận xét của mình trong báo cáo kết quả định giá. Báo cáo kết quả định giá phải phù hợp với các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam và bao gồm tối thiểu các nội dung theo mẫu quy định tại phụ lục số 17 ban hành kèm theo Thông tư này. 7. Báo cáo kết quả định giá phải được lập một cách độc lập, khách quan, trung thực, có chữ ký của chuyên viên định giá trực tiếp thực hiện việc định giá và Tổng giám đốc hoặc giám đốc của tổ chức định giá hoặc của người được ủy quyền bằng văn bản của Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của tổ chức định giá. Báo cáo định giá phải có nội dung rõ ràng, không gây hiểu nhầm, thông tin trong báo cáo phải đầy đủ và chính xác. 8. Tổ chức định giá phải thông báo kết quả định giá bằng văn bản dưới hình thức chứng thư thẩm định giá cho công ty quản lý quỹ. 9. Chứng thư thẩm định giá phải rõ ràng, chính xác và đầy đủ, không gây hiểu lầm để nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định đầu tư. Chứng thư thẩm định giá chỉ có giá trị đối với tài sản định giá tại thời điểm định giá; có giá trị ràng buộc trách nhiệm đối với tổ chức định giá về kết quả định giá và kết luận trong chứng thư thẩm định giá. Chứng thư thẩm định giá phải bao gồm tối thiểu các nội dung theo mẫu tại phụ lục số 18 ban hành kèm theo Thông tư này. 10. Sau thời điểm định giá, trường hợp phát sinh những thay đổi lớn tác động đến giá trị của tài sản định giá, thì tổ chức định giá, chuyên viên định giá có trách nhiệm cập nhật những thay đổi đó vào báo cáo kết quả định giá, chứng thư thẩm định giá. Trong trường hợp cần thiết, công ty quản lý quỹ phải phát hành bản cáo bạch bổ sung hoặc thay thế chứng thư thẩm định giá trong bản cáo bạch. Mục 3. ĐẠI HỘI NHÀ ĐẦU TƯ, BAN ĐẠI DIỆN QUỸ Điều 16. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, đại hội nhà đầu tư 1. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư tham gia vào quỹ đầu tư bất động sản thực hiện theo quy định tại điều lệ quỹ, phù hợp với các quy định của pháp luật về thành lập và quản lý quỹ đóng; quy định pháp luật chứng khoán và doanh nghiệp về quản trị công ty áp dụng cho công ty đại chúng. 2. Quyền, nghĩa vụ, trình tự, thủ tục, điều kiện triệu tập đại hội nhà đầu tư, thể thức lấy ý kiến đại hội nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại điều lệ quỹ, phù hợp với các quy định của pháp luật về thành lập và quản lý quỹ đóng; quy định của pháp luật chứng khoán và doanh nghiệp về quản trị công ty áp dụng cho công ty đại chúng. Điều 17. Ban đại diện Quỹ 1. Ban đại diện quỹ đại diện cho nhà đầu tư, được bầu tại các cuộc họp đại hội nhà đầu tư hoặc được nhà đầu tư cho ý kiến bằng văn bản. Ban đại diện quỹ có từ ba (03) đến mười một (11) thành viên, trong đó tối thiểu hai phần ba (2/3) số thành viên của ban đại diện quỹ không phải là người có liên quan tới công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát. Mỗi thành viên ban đại diện quỹ có một phiếu biểu quyết. 2. Trong ban đại diện quỹ phải có tối thiểu một thành viên độc lập có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, định giá bất động sản; một thành viên độc lập có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc trong hoạt động phân tích đầu tư chứng khoán hoặc quản lý tài sản; và một thành viên có trình độ chuyên môn về pháp luật. 3. Nhiệm kỳ, tiêu chuẩn, số lượng thành viên, việc đề cử, ứng cử, bầu cử, bổ sung thành viên ban đại diện quỹ; quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ thành viên ban đại diện quỹ thực hiện theo quy định tại điều lệ quỹ, phù hợp với các quy định của pháp luật về thành lập và quản lý quỹ đóng; quy định của pháp luật chứng khoán và doanh nghiệp về quản trị công ty áp dụng cho công ty đại chúng. Mục 4. TÁI CƠ CẤU QUỸ Điều 18. Hợp nhất, sáp nhập quỹ đầu tư bất động sản 1. Quỹ đầu tư bất động sản được hợp nhất, sáp nhập với một quỹ đầu tư bất động sản khác theo quyết định của đại hội nhà đầu tư. Tối thiểu ba mươi (30) ngày trước ngày họp đại hội nhà đầu tư, công ty quản lý quỹ phải cung cấp cho nhà đầu tư các tài liệu liên quan tới việc hợp nhất, sáp nhập bao gồm: a) Phương án hợp nhất, sáp nhập kèm theo báo cáo phân tích việc hợp nhất, sáp nhập với các nội dung quy định tại phụ lục số 11 ban hành kèm theo Thông tư này; b) Dự thảo hợp đồng hợp nhất, sáp nhập với nội dung quy định tại phụ lục số 12 ban hành kèm theo Thông tư này; c) Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán, các báo cáo tài chính quý của tất cả các quỹ bị hợp nhất, bị sáp nhập tới quý gần nhất; d) Dự thảo điều lệ quỹ, bản cáo bạch, bản cáo bạch tóm tắt của quỹ hợp nhất; điều lệ quỹ, bản cáo bạch và bản cáo bạch tóm tắt của quỹ nhận sáp nhập. 2. Trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày đại hội nhà đầu tư thông qua quyết định hợp nhất, sáp nhập, công ty quản lý quỹ phải thông báo về quyết định hợp nhất, sáp nhập quỹ cho các chủ nợ. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, chủ nợ có quyền yêu cầu quỹ hoàn trả khoản vay bằng văn bản. Nếu yêu cầu bằng văn bản không được gửi về công ty quản lý quỹ trong thời hạn nêu trên, thì chủ nợ coi như không yêu cầu quỹ bị hợp nhất, bị sáp nhập hoàn trả khoản vay trước khi hợp nhất, sáp nhập. Nghĩa vụ thanh toán khoản vay theo hợp đồng sẽ do quỹ hợp nhất, nhận sáp nhập thực hiện. 3. Trường hợp các quỹ bị hợp nhất, bị sáp nhập đều được quản lý bởi cùng một công ty quản lý quỹ, thì mọi chi phí dịch vụ tư vấn pháp lý, chi phí hành chính và các dịch vụ khác liên quan tới việc hợp nhất, sáp nhập quỹ, không được hạch toán vào chi phí của quỹ, trừ trường hợp đại hội nhà đầu tư có quyết định khác. 4. Công ty quản lý quỹ, ban đại diện quỹ có trách nhiệm: a) Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác, trung thực thông tin về quá trình hợp nhất, sáp nhập cho nhà đầu tư; b) Quyền lợi, nghĩa vụ được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên có liên quan theo nguyên tắc tự nguyện và phù hợp với quy định của pháp luật; c) Thanh toán các khoản nợ của quỹ cho chủ nợ theo yêu cầu của chủ nợ. Việc thanh toán phải hoàn tất chậm nhất tại ngày hợp nhất, sáp nhập; d) Trước khi tổ chức họp đại hội nhà đầu tư lấy ý kiến về việc hợp nhất, sáp nhập, các bất động sản phải được đánh giá lại theo quy định của pháp luật về thẩm định giá. Điều 19. Trình tự, thủ tục thực hiện hợp nhất, sáp nhập quỹ đầu tư bất động sản Trình tự, thủ tục, hồ sơ thực hiện hợp nhất, sáp nhập quỹ đầu tư bất động sản thực hiện theo quy định của pháp luật về thành lập và quản lý quỹ đóng, trong đó giấy đề nghị cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký thành lập quỹ đầu tư bất động sản do hợp nhất, sáp nhập, báo cáo tài sản của quỹ trước và sau hợp nhất, sáp nhập theo mẫu tại phụ lục số 10 và phụ lục số 13 ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 20. Gia hạn thời gian hoạt động của quỹ đầu tư bất động sản Việc gia hạn thời gian hoạt động của quỹ thực hiện theo quy định của pháp luật về thành lập và quản lý quỹ đóng; trong đó mẫu đề nghị gia hạn thời gian hoạt động của quỹ theo mẫu tại phụ lục số 19 Thông tư này. Điều 21. Giải thể quỹ đầu tư bất động sản 1. Trình tự, thủ tục, hồ sơ giải thể quỹ đầu tư bất động sản được tiến hành theo quy định của pháp luật về thành lập và quản lý quỹ đóng; trong đó mẫu thông báo giải thể quỹ, báo cáo kết quả giải thể quỹ theo mẫu tại phụ lục số 19 và phụ lục số 20 Thông tư này. 2. Trong quá trình giải thể quỹ, khi bán thanh lý tài sản của quỹ phải tuân thủ quy định về giao dịch mua, bán tài sản cho quỹ đầu tư bất động sản tại Khoản 9 Điều 9 Thông tư này. Chương III CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN BẤT ĐỘNG SẢN Mục 1. THÀNH LẬP CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN BẤT ĐỘNG SẢN Điều 22. Quy định chung về công ty đầu tư chứng khoán bất động sản 1. Việc đặt tên công ty đầu tư chứng khoán bất động sản thực hiện theo các quy định pháp luật về doanh nghiệp và phải có các thành tố sau: a) Cụm từ “công ty đầu tư chứng khoán bất động sản”; b) Tên riêng. 2. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy phép thành lập và hoạt động công ty đầu tư chứng khoán bất động sản điều chỉnh có hiệu lực, công ty quản lý quỹ phải hoàn tất hồ sơ và niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán theo quy định của pháp luật. 3. Công ty đầu tư chứng khoán bất động sản không phải là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản. Công ty đầu tư chứng khoán bất động sản không được kinh doanh, sản xuất và cung cấp các dịch vụ, chỉ được thực hiện đầu tư và phải ủy thác vốn cho một công ty quản lý quỹ để thực hiện việc đầu tư này. Hoạt động quản lý vốn này được giám sát bởi ngân hàng giám sát. 4. Toàn bộ tài sản của công ty đầu tư chứng khoán bất động sản phải được đăng ký dưới tên chủ sở hữu là công ty đầu tư chứng khoán và được lưu ký đầy đủ tại ngân hàng giám sát. Trường hợp là tiền phải được gửi trên tài khoản ngân hàng đứng tên công ty đầu tư chứng khoán. Đối với tài sản là bất động sản hoặc các tài sản không phải là chứng khoán đã đăng ký, lưu ký, mọi tài liệu gốc xác minh quyền sở hữu tài sản đều phải được lưu ký đầy đủ, kịp thời tại ngân hàng giám sát. Tài sản của công ty đầu tư chứng khoán thuộc sở hữu của các cổ đông, tương ứng với tỷ lệ vốn góp, không phải là tài sản của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát. Công ty quản lý quỹ chỉ được sử dụng tài sản của công ty đầu tư chứng khoán để thanh toán các nghĩa vụ thanh toán của công ty đầu tư chứng khoán, không được sử dụng để thanh toán hoặc bảo lãnh cho nghĩa vụ nợ, nghĩa vụ thanh toán của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát hoặc bất kỳ tổ chức, cá nhân khác dưới mọi hình thức và trong mọi trường hợp. 5. Công ty đầu tư chứng khoán bất động sản không được thành lập chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện. Công ty đầu tư chứng khoán sử dụng trụ sở của công ty quản lý quỹ làm trụ sở chính. 6. Công ty đầu tư chứng khoán bất động sản không được tuyển dụng nhân sự. Giám đốc (Tổng giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng giám đốc) của công ty đầu tư chứng khoán bất động sản là người điều hành quỹ do công ty quản lý quỹ chỉ định, đáp ứng các quy định tại Khoản 2 Điều 13 Thông tư này, và phải tuân thủ các quy định áp dụng đối với người hành nghề kinh doanh chứng khoán, người điều hành quỹ của pháp luật về thành lập, tổ chức và hoạt động công ty quản lý quỹ. Các cá nhân nêu trên được thay mặt công ty quản lý quỹ giao kết, thực hiện các giao dịch chứng khoán, hợp đồng kinh tế theo ủy quyền của công ty đầu tư chứng khoán. 7. Công ty đầu tư chứng khoán bất động sản chỉ phát hành một loại cổ phiếu và không có nghĩa vụ mua lại cổ phiếu đã phát hành, trừ trường hợp mua lại để tiêu hủy khi hợp nhất, sáp nhập với công ty đầu tư chứng khoán khác. 8. Trường hợp điều lệ công ty đầu tư chứng khoán bất động sản có quy định cho phép nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu trên 49% vốn điều lệ, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản phải đăng ký mã số giao dịch chứng khoán và chịu sự điều chỉnh bởi các quy định pháp luật về hạn chế sở hữu áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài. 9. Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán bất động sản, bản cáo bạch được lập theo mẫu quy định tại phụ lục số 05 và phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư này. Việc sửa đổi, bổ sung điều lệ phải được đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán thông qua. Trường hợp điều lệ công ty đầu tư chứng khoán bất động sản có quy định cho phép thực hiện, công ty quản lý quỹ và hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán bất động sản được sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty liên quan đến lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả, văn phạm nhưng không làm ảnh hưởng đến nội dung của điều lệ thì không phải lấy ý kiến đại hội đồng cổ đông. Sau khi sửa đổi, bổ sung, công ty quản lý quỹ và hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán bất động sản phải thông báo cho các cổ đông biết về những nội dung bổ sung, sửa đổi này. 10. Việc công bố thông tin của công ty đầu tư chứng khoán bất động sản thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Thông tư này. Điều 23. Đăng ký chào bán, phát hành cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán bất động sản 1. Việc chào bán, phát hành cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán ra công chúng bao gồm chào bán lần đầu để huy động vốn thành lập công ty và phát hành để tăng vốn. 2. Điều kiện, hồ sơ, trình tự và thủ tục đăng ký chào bán, phát hành thêm cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán ra công chúng tuân thủ theo quy định tại Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 4 Thông tư này và các quy định pháp luật về thành lập, tổ chức, hoạt động công ty đầu tư chứng khoán đại chúng. Điều 24. Phân phối cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán bất động sản, xác nhận quyền sở hữu và giải ngân Việc phân phối, xác nhận quyền sở hữu cổ phiếu và giải ngân thực hiện theo quy định tại Điều 5 và Điều 7 Thông tư này và các quy định pháp luật về thành lập, tổ chức, hoạt động công ty đầu tư chứng khoán đại chúng. Điều 25. Điều kiện, hồ sơ, trình tự và thủ tục thành lập công ty đầu tư chứng khoán bất động sản Điều kiện, hồ sơ, trình tự và thủ tục thành lập công ty đầu tư chứng khoán bất động sản thực hiện theo quy định tại Điều 79 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP và các quy định pháp luật về thành lập, tổ chức, hoạt động công ty đầu tư chứng khoán đại chúng. Báo cáo tóm tắt về kết quả chào bán và giấy đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty đầu tư chứng khoán thực hiện theo mẫu quy định tại phụ lục số 03 và phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này. Mục 2. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN BẤT ĐỘNG SẢN Điều 26. Danh mục và hoạt động đầu tư của công ty đầu tư chứng khoán bất động sản Danh mục và hoạt động đầu tư của công ty đầu tư chứng khoán bất động sản phải tuân thủ quy định tại Điều 81 Nghị định số 58/NĐ-CP và Điều 9, 10, 11, 12, 13, 14 và 15 Thông tư này. Mục 3. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG, HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Điều 27. Quyền và nghĩa vụ cổ đông, đại hội đồng cổ đông 1. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông tham gia vào công ty đầu tư chứng khoán bất động sản thực hiện theo quy định tại điều lệ công ty, phù hợp với các quy định pháp luật về thành lập, tổ chức, hoạt động công ty đầu tư chứng khoán đại chúng; quy định pháp luật chứng khoán và doanh nghiệp về quản trị công ty áp dụng cho công ty đại chúng. 2. Quyền, nghĩa vụ, trình tự, thủ tục, điều kiện triệu tập đại hội đồng cổ đông thực hiện theo quy định tại điều lệ công ty, phù hợp với các quy định pháp luật về thành lập, tổ chức, hoạt động công ty đầu tư chứng khoán đại chúng; quy định của pháp luật chứng khoán và doanh nghiệp về quản trị công ty áp dụng cho công ty đại chúng. Điều 28. Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán bất động sản 1. Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán bất động sản phải tuân thủ quy định tại Điều 80 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP và theo các quy định có liên quan về tổ chức, hoạt động công ty đầu tư chứng khoán đại chúng. 2. Trong hội đồng quản trị phải có tối thiểu một thành viên độc lập có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, định giá bất động sản; một thành viên độc lập có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc trong hoạt động phân tích đầu tư chứng khoán hoặc quản lý tài sản; và một thành viên có trình độ chuyên môn về pháp luật. 3. Việc đề cử, ứng cử, bầu cử, tiêu chuẩn, tư cách thành viên hội đồng quản trị; quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ thành viên hội đồng quản trị thực hiện theo quy định tại điều lệ công ty, phù hợp với các quy định pháp luật về thành lập, tổ chức, hoạt động công ty đầu tư chứng khoán đại chúng và quy định của pháp luật chứng khoán và doanh nghiệp về quản trị công ty áp dụng cho công ty đại chúng. Mục 4. THAY ĐỔI PHẢI CHẤP THUẬN, TÁI CƠ CẤU Điều 29. Tăng, giảm vốn điều lệ và các thay đổi phải được chấp thuận của công ty đầu tư chứng khoán bất động sản Việc tăng, giảm vốn điều lệ và thực hiện các thay đổi phải được chấp thuận của công ty đầu tư chứng khoán bất động sản phải tuân thủ theo quy định tại Điều 82 và Điều 86 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP, quy định pháp luật về thành lập, tổ chức, hoạt động công ty đầu tư chứng khoán đại chúng và các quy định pháp luật khác có liên quan. Điều 30. Hợp nhất, sáp nhập, giải thể và thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động công ty đầu tư chứng khoán bất động sản Hoạt động hợp nhất, sáp nhập, giải thể và thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động công ty đầu tư chứng khoán bất động sản thực hiện theo quy định tại Điều 83, Điều 84 và Điều 85 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP và các quy định pháp luật về thành lập, tổ chức, hoạt động công ty đầu tư chứng khoán đại chúng. Chương IV NGÂN HÀNG GIÁM SÁT Điều 31. Các quy định chung về ngân hàng giám sát 1. Ngân hàng giám sát do công ty quản lý quỹ lựa chọn phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 6 Điều này, Khoản 1 Điều 98 Luật Chứng khoán và được đại hội nhà đầu tư của quỹ, đại hội đồng cổ đông của công ty đầu tư chứng khoán thông qua. 2. Ngân hàng giám sát phải hoàn toàn độc lập và tách biệt với công ty quản lý quỹ mà ngân hàng cung cấp dịch vụ giám sát. 3. Thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban điều hành và nhân viên của ngân hàng giám sát trực tiếp làm nhiệm vụ bảo quản tài sản của quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản và giám sát hoạt động quản lý tài sản của công ty quản lý quỹ (sau đây gọi tắt là nhân viên nghiệp vụ) không được là người có liên quan hoặc tham gia điều hành, quản trị công ty quản lý quỹ hoặc có quan hệ sở hữu, tham gia góp vốn, nắm giữ cổ phần, vay hoặc cho vay với công ty quản lý quỹ mà ngân hàng giám sát cung cấp dịch vụ giám sát và ngược lại. 4. Ngân hàng giám sát, thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban điều hành và nhân viên nghiệp vụ không được là các đối tác mua, bán trong giao dịch mua, bán tài sản của quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản. Ngân hàng giám sát chỉ được là đối tác mua, bán trong giao dịch ngoại hối, hoặc các giao dịch chứng khoán được thực hiện thông qua hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán. 5. Nếu phát sinh các trường hợp khiến cho ngân hàng không còn đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này, trong thời hạn hai bốn (24) giờ kể từ thời điểm phát sinh, ngân hàng phải thông báo cho công ty quản lý quỹ và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. 6. Để giám sát hoạt động của quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản, ngân hàng giám sát phải có tối thiểu hai (02) nhân viên nghiệp vụ có các chứng chỉ sau: a) Chứng chỉ về pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán; b) Chứng chỉ cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán; hoặc đã có chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán hoặc chứng chỉ quốc tế về phân tích đầu tư chứng khoán CFA từ bậc I trở lên (Chartered Financial Analyst level 1), CIIA (Certified International Investment Analyst) từ bậc I trở lên; hoặc chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán cấp tại các quốc gia là thành viên của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD); c) Chứng chỉ định giá bất động sản theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản; hoặc Thẻ thẩm định viên về giá; hoặc đã thi đạt các môn trong kỳ thi thẩm định viên về giá: (i) Cơ sở hình thành giá cả; (ii) Nguyên tắc, phương pháp thẩm định giá; (iii) Thẩm định giá bất động sản và (iv) Thẩm định giá trị doanh nghiệp. d) Chứng chỉ kế toán, hoặc kiểm toán, hoặc chứng chỉ kế toán trưởng; hoặc đã có các chứng chỉ quốc tế trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán ACCA (Association of Chartered Certified Accountants), CPA (Certified Public Accountants), CA (Chartered Accountants), ACA (Associate Chartered Accountants). 7. Trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày hợp đồng giám sát có hiệu lực, ngân hàng giám sát có nghĩa vụ báo cáo và gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước: a) Hợp đồng giám sát; b) Bản cung cấp thông tin kèm theo bản sao hợp lệ các chứng chỉ chuyên môn theo quy định tại Khoản 6 Điều này của nhân viên nghiệp vụ được ngân hàng giám sát chỉ định giám sát, bảo quản tài sản của quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản; c) Cam kết của ngân hàng giám sát và các nhân viên nghiệp vụ của ngân hàng giám sát về việc không phải là người có liên quan, hoặc có quan hệ sở hữu, tham gia góp vốn, nắm giữ cổ phần, vay hoặc cho vay với công ty quản lý quỹ mà ngân hàng giám sát cung cấp dịch vụ giám sát. 8. Hồ sơ báo cáo của ngân hàng giám sát quy định tại Khoản 7 Điều này được lập thành một (01) bộ gốc kèm theo tệp dữ liệu điện tử. Bộ hồ sơ gốc được gửi trực tiếp tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc gửi qua đường bưu điện. 9. Trong thời hạn bảy (07) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định tại Khoản 7 Điều này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản xác nhận hồ sơ báo cáo của ngân hàng giám sát và nhân viên nghiệp vụ được ngân hàng giám sát chỉ định giám sát, bảo quản tài sản của quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản. Điều 32. Hoạt động lưu ký của ngân hàng giám sát 1. Ngân hàng giám sát được lựa chọn tổ chức tài chính ngoài nước có chức năng lưu ký tài sản làm tổ chức lưu ký phụ, để lưu ký các tài sản ở nước ngoài của quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư bất động sản được đầu tư ra nước ngoài phù hợp với các quy định của pháp luật liên quan. Hoạt động ủy quyền lưu ký phải tuân thủ các quy định sau: a) Tổ chức lưu ký phụ phải là thành viên lưu ký theo quy định của pháp luật trong hoặc ngoài nước; b) Hoạt động ủy quyền lưu ký phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa ngân hàng giám sát và tổ chức lưu ký phụ. Hợp đồng phải quy định rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm giữa ngân hang giám sát và tổ chức lưu ký phụ. Tổ chức lưu ký phụ chỉ thực hiện theo lệnh hoặc chỉ thị hợp pháp của ngân hàng giám sát; c) Tài sản lưu ký phải được xác định rõ là tài sản của quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản mà ngân hàng giám sát cung cấp dịch vụ; d) Ngân hàng giám sát có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức lưu ký phụ cũng như chịu mọi chi phí phát sinh liên quan tới việc ủy quyền thực hiện các hoạt động giám sát, lưu ký tài sản của quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản; đ) Tổ chức lưu ký phụ ở nước ngoài có quyền tái lưu ký tài sản tại tổ chức lưu ký chứng khoán mà họ là thành viên, theo quy định của nước sở tại. Tài sản của quỹ phải được tổ chức lưu ký phụ đăng ký quyền sở hữu thuộc về quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản theo quy định của pháp luật liên quan; e) Ngân hàng giám sát phải có đầy đủ thông tin về tất cả mọi tài sản thuộc sở hữu của quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản bao gồm loại, khối lượng, nơi lưu ký, tổ chức lưu ký. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm bảo đảm tài sản của quỹ phải được đăng ký, lưu ký và ghi nhận sao cho có thể luôn nhận diện được là thuộc sở hữu của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán. 2. Trách nhiệm của ngân hàng giám sát trong hoạt động lưu ký tài sản của quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản: a) Yêu cầu công ty quản lý quỹ thực hiện việc đăng ký tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán dưới tên của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán trong thời gian sớm nhất theo các điều khoản tại hợp đồng kinh tế giữa quỹ (thông qua công ty quản lý quỹ), công ty đầu tư chứng khoán với đối tác và theo các quy định của pháp luật liên quan; bảo đảm toàn bộ tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam phải được đăng ký sở hữu thuộc về quỹ, công ty đầu tư chứng khoán và được lưu ký đầy đủ tại ngân hàng giám sát, kể cả các hợp đồng tín dụng, sổ tiết kiệm... theo nguyên tắc sau: - Trường hợp tài sản có đăng ký sở hữu, thì đăng ký, ghi nhận dưới tên chủ sở hữu là quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản, trừ trường hợp tài sản phải đăng ký, ghi nhận dưới tên của ngân hàng giám sát hoặc tổ chức lưu ký phụ hoặc công ty quản lý quỹ theo quy định của pháp luật có liên quan, đồng thời, lưu ký tại ngân hàng giám sát. Bản gốc các tài liệu pháp lý xác nhận quyền sở hữu tài sản phải được lưu ký và gửi kho quỹ đầy đủ tại ngân hàng giám sát, trừ trường hợp là chứng khoán đã đăng ký, lưu ký tập trung. Trường hợp tài sản là bất động sản, ngân hàng giám sát phải bảo đảm có đầy đủ tài liệu pháp lý về quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 13 Thông tư này. Trường hợp là chứng khoán phát hành dưới hình thức ghi sổ, hoặc việc chuyển quyền sở hữu cho quỹ, công ty đầu tư chứng khoán chưa hoàn tất, hợp đồng mua bán gốc và giao dịch thanh toán mua phải được lưu ký tại ngân hàng giám sát; - Trường hợp tài sản không được đăng ký sở hữu, hoặc chưa được chuyển quyền sở hữu cho quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản trong thời hạn tại các hợp đồng chuyển nhượng, phát hành, ngân hàng giám sát có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho ban đại diện quỹ, hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. - Trường hợp là loại tài sản không có đăng ký sở hữu, thì ngân hàng giám sát có trách nhiệm định kỳ hàng tháng đối soát với tổ chức phát hành, tổ chức quản lý sổ đăng ký cổ đông, hoặc các tổ chức tương đương khác về khối lượng, giá trị tài sản của quỹ, bảo đảm việc lưu ký tài sản tuân thủ quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều này; - Trường hợp là tiền gửi ngân hàng, ngân hàng giám sát có quyền và trách nhiệm yêu cầu công ty quản lý quỹ cung cấp đầy đủ thông tin về các hợp đồng tiền gửi, các tài khoản tiền gửi của quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm định kỳ hàng tháng đối soát số dư tài khoản tiền gửi, giá trị các hợp đồng tiền gửi với các ngân hàng nhận tiền gửi của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán; b) Quản lý và lưu ký tài sản của quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản tách biệt với tài sản của các tổ chức, cá nhân khác, kể cả tài sản của ngân hàng giám sát c) Việc thanh toán các giao dịch chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch phải tuân thủ các nguyên tắc giao chứng khoán đồng thời với thanh toán tiền và các nguyên tắc bù trừ, thanh toán theo quy định của pháp luật. Việc thanh toán các giao dịch tài sản khác thì phải thực hiện theo lệnh, chỉ thị hợp pháp của công ty quản lý quỹ và các quy định pháp luật khác nếu có liên quan. Mọi giao dịch chuyển khoản, thanh toán tiền, chuyển giao tài sản đều phải thực hiện đúng đến các đối tác giao dịch của quỹ đầu tư bất động sản công ty đầu tư chứng khoán bất động sản, các tài khoản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán. Giá trị thanh toán phải phù hợp với khối lượng tài sản, giá và đúng với số tiền ghi trong các chứng từ thanh toán; d) Thực hiện đúng, đầy đủ và kịp thời, theo lệnh, chỉ thị hợp pháp của công ty quản lý quỹ, để thực thi đầy đủ, kịp thời các quyền và nghĩa vụ liên quan đến quyền sở hữu tài sản của quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản, kể cả các thủ tục thanh, quyết toán thuế đối với quỹ, công ty đầu tư chứng khoán; đ) Xác nhận các báo cáo về tài sản của quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản do công ty quản lý quỹ lập, bảo đảm khối lượng tài sản trong báo cáo là đúng, đầy đủ, chính xác với thực trạng tài sản lưu ký tại ngân hàng; e) Tham gia đầy đủ các cuộc họp đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư bất động sản, đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán bất động sản; tham dự các cuộc họp ban đại diện quỹ, cuộc họp hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán nhưng không có quyền biểu quyết. 3. Tài sản của quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản dưới dạng vật chất hoặc phi vật chất, đăng ký sở hữu dưới tên của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản hoặc không dưới tên các tổ chức này (trong trường hợp tài sản không đăng ký sử hữu theo quy định của pháp luật), được lưu ký tại ngân hàng giám sát và tổ chức lưu ký phụ (nếu có), là thuộc sở hữu của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản, không phải là tài sản của ngân hàng giám sát hoặc công ty quản lý quỹ. Ngân hàng giám sát không được sử dụng tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán để thanh toán, bảo lãnh thanh toán cho các khoản nợ của mình hoặc cho bên thứ ba, kể cả cho công ty quản lý quỹ. 4. Ngân hàng giám sát phải có hệ thống kỹ thuật phù hợp để tự động tiếp nhận, theo dõi, thực hiện và hạch toán các giao dịch liên quan tới tài sản trên tài khoản của quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản, ngoại trừ trường hợp có những chỉ thị cụ thể khác bằng văn bản của công ty quản lý quỹ. Hệ thống này phải đảm bảo đáp ứng các nội dung cơ bản sau: a) Có sổ sách kế toán để ghi nhận toàn bộ, đầy đủ tài sản của các quỹ, công ty đầu tư chứng khoán. Mọi thay đổi liên quan tới tài sản cũng phải được phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời; b) Thu, chi, hạch toán cổ tức, lãi trái phiếu, lãi vốn và các khoản thu nhập; c) Thực hiện các bút toán, thanh toán các khoản chi; d) Nhận và thực hiện các bút toán ghi sổ vào tài khoản chứng khoán từ các đợt phát hành thêm, tái cơ cấu tổ chức phát hành và các hoạt động điều chỉnh khác có liên quan. 5. Ngân hàng giám sát chịu trách nhiệm bồi thường đầy đủ cho quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản trong trường hợp làm thất thoát tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán đã lưu ký và gửi kho quỹ tại ngân hàng theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này, kể cả trong trường hợp do lỗi, sai sót hoặc hành vi lừa đảo của nhân viên của ngân hàng, hoặc do sự cẩu thả, không cẩn thận của ngân hàng, trừ trường hợp đại hội nhà đầu tư, đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán bất động sản có quyết định khác. 6. Ngân hàng giám sát chịu trách nhiệm bồi thường đầy đủ cho quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản trong trường hợp tổ chức lưu ký phụ làm thất thoát tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, trừ trường hợp: a) Thuộc các trường hợp bất khả kháng, nằm ngoài sự kiểm soát của ngân hàng giám sát, mà đã được quy định rõ về việc miễn trừ trách nhiệm đối với ngân hàng giám sát trong các trường hợp này tại hợp đồng giám sát; b) Tổ chức lưu ký phụ có trách nhiệm bồi thường cho quỹ, công ty đầu tư chứng khoán và hợp đồng lưu ký phụ có điều khoản cho phép công ty quản lý quỹ thay mặt cho quỹ, công ty đầu tư chứng khoán yêu cầu tổ chức lưu ký phụ phải bồi thường theo hợp đồng; c) Ngân hàng giám sát đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm thẩm định và các hoạt động liên quan tới việc ủy quyền theo đúng quy định của pháp luật. Điều 33. Hoạt động giám sát của ngân hàng giám sát 1. Phạm vi giám sát chỉ hạn chế trong các hoạt động của công ty quản lý quỹ mà có liên quan tới quỹ, công ty đầu tư chứng khoán mà ngân hàng thực hiện chức năng giám sát. 2. Trách nhiệm của ngân hàng giám sát trong hoạt động giám sát đầu tư của công ty quản lý quỹ đối với tài sản của quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản: a) Phối hợp với công ty quản lý quỹ định kỳ rà soát quy trình nội bộ về nguyên tắc, phương pháp xác định giá trị tài sản ròng của quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản; giám sát việc xác định giá tài sản ròng; kiểm tra, bảo đảm giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ, trên một cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán là tính đúng, chính xác và phù hợp quy định của pháp luật, quy định tại điều lệ quỹ, điều lệ công ty đầu tư chứng khoán; b) Giám sát hoạt động đầu tư và các giao dịch tài sản của quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản, kiểm tra lại bảo đảm loại tài sản đầu tư, cơ cấu danh mục đầu tư là phù hợp với các quy định về hạn chế đầu tư, hạn chế vay theo quy định của pháp luật và tại điều lệ quỹ, điều lệ công ty đầu tư chứng khoán; giám sát các giao dịch tài sản giữa quỹ, công ty đầu tư chứng khoán với công ty quản lý quỹ và người có liên quan, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật và tại điều lệ quỹ, điều lệ công ty đầu tư chứng khoán; Trong trường hợp phát hiện vi phạm các quy định của pháp luật, ngân hàng giám sát phải báo cáo ngay cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và thông báo cho công ty quản lý quỹ trong thời hạn hai mươi tư (24) giờ, kể từ khi phát hiện sự việc đồng thời yêu cầu thực hiện sửa lỗi hoặc thực hiện các hoạt động khắc phục hậu quả của các hành vi vi phạm này trong thời hạn quy định; c) Giám sát việc tổ chức thực hiện, kiểm tra kết quả hợp nhất, sáp nhập, giải thể, thanh lý tài sản quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản; d) Giám sát, bảo đảm tính hợp pháp và chỉ thanh toán từ tài sản của quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản các khoản chi phù hợp với quy định của pháp luật và các quy định tại điều lệ quỹ đầu tư bất động sản, điều lệ công ty đầu tư chứng khoán bất động sản; đ) Giám sát các hoạt động khác của công ty quản lý quỹ trong việc quản lý tài sản của quỹ theo đúng quy định tại Điều 98 Luật Chứng khoán, các quy định có liên quan tại Thông tư này và các văn bản hướng dẫn luật chứng khoán và tại điều lệ quỹ đầu tư bất động sản, điều lệ công ty đầu tư chứng khoán bất động sản; e) Xác nhận các báo cáo về giá trị tài sản ròng, hoạt động đầu tư, danh mục đầu tư của quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản do công ty quản lý quỹ lập. 3. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm lập và lưu trữ trong thời gian mười (10) năm các hồ sơ, chứng từ dưới dạng văn bản và tệp dữ liệu điện tử nhằm xác nhận việc tuân thủ trong hoạt động của ngân hàng giám sát đối với công ty quản lý quỹ theo các quy định của pháp luật theo quy định tại phụ lục số 21 ban hành kèm theo Thông tư này. Các tài liệu này phải được cung cấp theo yêu cầu bằng văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. 4. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác những thông tin cần thiết cho công ty quản lý quỹ, tổ chức kiểm toán được chấp thuận (theo yêu cầu bằng văn bản của công ty quản lý quỹ) để các tổ chức này thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ đối với quỹ theo quy định của pháp luật, điều lệ quỹ, điều lệ công ty đầu tư chứng khoán. 5. Ngân hàng giám sát có quyền yêu cầu công ty quản lý quỹ kịp thời cung cấp các tài liệu, thông tin cần thiết và nếu có liên quan để ngân hàng giám sát có thể thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với quỹ, công ty đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm bảo mật theo quy định của pháp luật đối với mọi tài liệu, thông tin nhận được từ công ty quản lý quỹ. 6. Ngân hàng giám sát được cung cấp dịch vụ quản trị quỹ, bao gồm hoạt động xác định giá trị tài sản ròng, quản lý sổ đăng ký nhà đầu tư của quỹ đầu tư bất động sản, sổ đăng ký cổ đông của công ty đầu tư chứng khoán bất động sản và các dịch vụ khác liên quan. Bộ phận cung cấp dịch vụ quản trị quỹ tại ngân hàng giám sát phải tách biệt về tổ chức nhân sự, hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử khách hàng, đối với các bộ phận thực hiện chức năng giám sát và các bộ phận kinh doanh khác của ngân hàng giám sát. Trường hợp ngân hàng giám sát cung cấp dịch vụ xác định giá trị tài sản ròng, thì bộ phận cung cấp dịch vụ phải có nhân viên có bằng kế toán trưởng hoặc chứng chỉ kiểm toán hoặc kế toán hoặc các chứng chỉ quốc tế trong lĩnh vực kế toán ACCA (Association of Chartered Certified Accountants), CPA (Certified Public Accountants). 7. Trường hợp công ty quản lý quỹ không thực hiện các hoạt động nhằm khôi phục vị thế quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản trong thời gian quy định tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều 9 Thông tư này, ngân hàng giám sát có trách nhiệm báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn bảy (07) ngày, kể từ ngày ngân hàng giám sát gửi thông báo cho công ty quản lý quỹ. Trong trường hợp này, ngân hàng giám sát có quyền chỉ thực hiện các lệnh, chỉ thị giao dịch hợp pháp của công ty quản lý quỹ mà không dẫn tới cơ cấu danh mục đầu tư của quỹ vi phạm các quy định của pháp luật và các quy định khác tại điều lệ quỹ, điều lệ công ty đầu tư chứng khoán. 8. Trường hợp công ty quản lý quỹ phải bồi thường thiệt hại cho quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản, nhà đầu tư theo quy định tại Khoản 7 Điều 9 Thông tư này, ngân hàng giám sát phải phối hợp với công ty quản lý quỹ thực hiện thủ tục thanh toán một cách kịp thời và đầy đủ cho nhà đầu tư theo chỉ thị hợp pháp của công ty quản lý quỹ. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm liên đới, cùng với công ty quản lý quỹ có trách nhiệm đền bù thiệt hại cho quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư trong trường hợp các thiệt hại phát sinh do ngân hàng giám sát không thực hiện đầy đủ và kịp thời trách nhiệm giám sát hoạt động đầu tư của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, xác định giá trị tài sản ròng của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán và các hoạt động giám sát khác theo các quy định của pháp luật. Mức độ bồi thường thiệt hại thực hiện theo các điều khoản của hợp đồng ký kết, và hoặc thỏa thuận giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát. Điều 34. Chấm dứt quyền và nghĩa vụ của ngân hàng giám sát 1. Ngân hàng giám sát chấm dứt quyền và nghĩa vụ của mình đối với quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản trong các trường hợp sau: a) Ngân hàng giám sát bị chia, tách, giải thể, phá sản, bị hợp nhất, bị sáp nhập, chuyển đổi tư cách pháp nhân hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán theo quy định tại Khoản 2 Điều 51 Luật Chứng khoán; b) Đơn phương chấm dứt hợp đồng giám sát; c) Quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản hết thời gian hoạt động, bị giải thể, bị hợp nhất, bị sáp nhập; d) Theo quyết định của đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư bất động sản, đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán bất động sản. 2. Trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, quyền và nghĩa vụ đối với quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản của ngân hàng giám sát được chuyển giao cho ngân hàng giám sát khác theo quy định tại Điều 35 Thông tư này. Ngân hàng giám sát chỉ chấm dứt hợp đồng sau khi đã hoàn tất việc chuyển giao toàn bộ quyền, nghĩa vụ cho ngân hàng thay thế. 3. Trường hợp ngân hàng giám sát chuyển đổi tư cách pháp nhân, ngân hàng mới kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ đối với tài sản được lưu ký, giám sát tại ngân hàng cũ. Điều 35. Thay đổi ngân hàng giám sát 1. Trường hợp thay đổi ngân hàng giám sát, công ty quản lý quỹ có nghĩa vụ báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và gửi kèm theo các tài liệu sau: a) Giấy thông báo về việc thay thế ngân hàng giám sát do công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát cùng ký; trong đó nêu rõ lý do thay thế; kèm theo bản cam kết của ngân hàng giám sát về việc bàn giao đầy đủ quyền, nghĩa vụ đối với tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán cho ngân hàng giám sát thay thế; b) Biên bản họp và quyết định của đại hội nhà đầu tư, đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi ngân hàng giám sát, trong đó nêu rõ ngân hàng giám sát dự kiến thay thế; phê duyệt phương án chuyển đổi tài sản từ ngân hàng giám sát cũ sang ngân hàng giám sát thay thế; c) Hợp đồng nguyên tắc giám sát ký với ngân hàng giám sát thay thế; d) Điều lệ quỹ, điều lệ công ty đầu tư chứng khoán sửa đổi; đ) Phương án bàn giao quyền, trách nhiệm giữa các ngân hàng, kể cả trong thời gian hai ngân hàng đang thực hiện việc chuyển giao và cách thức xử lý các vấn đề về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan. 2. Hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này được lập thành một (01) bộ gốc kèm theo tệp dữ liệu điện tử. Bộ hồ sơ gốc được gửi trực tiếp tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc gửi qua đường bưu điện. 3. Trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại Khoản 1 Điều này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước điều chỉnh nội dung về việc thay đổi ngân hàng giám sát tại giấy chứng nhận đăng ký thành lập quỹ, giấy phép thành lập và hoạt động công ty đầu tư chứng khoán. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 4. Quyền và nghĩa vụ đối với quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản của ngân hàng giám sát được chuyển giao cho ngân hàng giám sát khác. Ngân hàng giám sát chỉ chấm dứt hợp đồng sau khi đã hoàn tất việc chuyển giao toàn bộ quyền, nghĩa vụ cho ngân hàng thay thế. Ngân hàng giám sát thay thế phải lập và gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước biên bản bàn giao giữa hai ngân hàng và có xác nhận của công ty quản lý quỹ, ban đại diện quỹ, hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán. 5. Trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày hoàn tất việc thay thế ngân hàng giám sát quy định tại Khoản 3 Điều này, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm công bố thông tin về việc thay đổi ngân hàng giám sát đối với quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản theo quy định của pháp luật liên quan. 6. Trường hợp ngân hàng giám sát chuyển đổi tư cách pháp nhân, ngân hàng mới kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ đối với tài sản được lưu ký, giám sát tại ngân hàng cũ. Chương V. NGHĨA VỤ BÁO CÁO Điều 36. Thông tin cho nhà đầu tư và nghĩa vụ báo cáo của công ty quản lý quỹ 1. Công ty quản lý quỹ định kỳ gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước các báo cáo sau: a) Báo cáo định kỳ hàng tuần về thay đổi giá trị tài sản ròng của quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản theo mẫu tại phụ lục số 25 ban hành kèm theo Thông tư này; b) Báo cáo về hoạt động đầu tư của quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản định kỳ hàng tháng, quý, năm theo mẫu quy định tại phụ lục số 22 ban hành kèm theo Thông tư này; c) Báo cáo tổng kết về hoạt động quản lý quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản bán niên và cả năm, bao gồm các nội dung cơ bản quy định tại phụ lục số 24 ban hành kèm theo Thông tư này, kèm theo các báo cáo kết quả định giá, định giá lại của tổ chức định giá đã thực hiện trong năm (theo mẫu tại phụ lục số 17 ban hành kèm theo thông tư này), báo cáo năm kết quả hoạt động khai thác và quản lý bất động sản do tổ chức quản lý bất động sản lập; d) Bản cáo bạch, bản cáo bạch tóm tắt; báo cáo tài chính quý, bán niên, báo cáo tài chính năm đã kiểm toán của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán; 2. Các tài liệu quy định tại Khoản 1 Điều này phải được cung cấp miễn phí cho nhà đầu tư trên trang thông tin điện tử (website) của công ty quản lý quỹ, hoặc gửi trực tiếp qua thư điện tử cho nhà đầu tư hoặc các hình thức khác quy định tại điều lệ quỹ, điều lệ công ty đầu tư chứng khoán, bản cáo bạch. 3. Nhà đầu tư có thể từ chối tiếp nhận các tài liệu quy định tại Khoản 2 Điều này. Trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu, công ty quản lý quỹ phải cung cấp quy trình quản trị rủi ro, nêu rõ các hạn chế đầu tư, phương pháp phòng ngừa và quản lý rủi ro sử dụng để quản lý tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán. 4. Thời hạn nộp các báo cáo: a) Đối với báo cáo tháng, trong thời hạn mười (10) ngày kể từ ngày kết thúc tháng; b) Đối với báo cáo quý, trong thời hạn hai mươi (20) ngày kể từ ngày kết thúc quý; c) Đối với báo cáo bán niên, trong thời hạn sáu mươi (60) ngày kể từ ngày kết thúc quý II; d) Đối với báo cáo năm, trong thời hạn chín mươi (90) ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính; 5. Ngoài các trường hợp báo cáo quy định tại Điều này, trong trường hợp cần thiết, nhằm bảo vệ lợi ích chung và lợi ích nhà đầu tư, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thể yêu cầu công ty quản lý quỹ báo cáo về hoạt động của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán. 6. Công ty quản lý quỹ phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn bốn mươi tám (48) giờ, kể từ khi nhận được yêu cầu báo cáo quy định tại Khoản 5 Điều này. 7. Các báo cáo gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải được gửi kèm theo tệp dữ liệu điện tử. Điều 37. Nghĩa vụ báo cáo của ngân hàng giám sát 1. Ngân hàng giám sát phải lập và gửi cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo giám sát tháng, quý, năm về hoạt động quản lý tài sản của quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản do công ty quản lý quỹ thực hiện theo mẫu quy định tại phụ lục số 23 ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo giám sát của ngân hàng giám sát phải đánh giá việc tuân thủ các quy định của pháp luật, quy định tại điều lệ quỹ đầu tư bất động sản, điều lệ công ty đầu tư chứng khoán bất động sản như sau: a) Đánh giá tính tuân thủ của công ty quản lý quỹ trong hoạt động đầu tư, giao dịch của các quỹ, công ty đầu tư chứng khoán; b) Đánh giá việc xác định giá trị tài sản ròng của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản, trong đó nêu chi tiết những trường hợp định giá sai tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán (nếu có); c) Việc phát hành chứng chỉ quỹ, chào bán cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán bất động sản; d) Các vi phạm (nếu có) của công ty quản lý quỹ và kiến nghị hướng giải quyết, khắc phục. 2. Ngân hàng giám sát có nghĩa vụ báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn hai mươi bốn (24) giờ kể từ khi vi phạm được phát hiện trong các trường hợp sau: a) Công ty quản lý quỹ vi phạm các quy định pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán; b) Thiệt hại từ hoạt động quản lý tài sản do công ty quản lý quỹ gây ra là quá lớn và chi phí giải quyết hậu quả là quá cao; c) Các trường hợp khác theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. 3. Ngân hàng giám sát phải tuân thủ quy định áp dụng đối với công ty quản lý quỹ tại Khoản 4, 5, 6, 7 Điều 36 Thông tư này. Chương VI ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 38. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2013. Điều 39. Tổ chức thực hiện 1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động của quỹ đầu tư bất động sản và công ty đầu tư chứng khoán bất động sản có trách nhiệm tổ chức thực hiện. 2. Việc sửa đổi, bổ sung Thông tư này do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định./. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trần Xuân Hà FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "27/12/2012", "sign_number": "228/2012/TT-BTC", "signer": "Trần Xuân Hà", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-17-2007-ND-CP-Dieu-le-phuc-vu-ha-si-quan-binh-si-Quan-doi-nhan-dan-Viet-Nam-sua-doi-Nghi-dinh-54-CP-16671.aspx
Nghị định 17/2007/NĐ-CP Điều lệ phục vụ hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi Nghị định 54/CP
CHÍNH PHỦ ****** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 17/2007/NĐ-CP Hà Nội, ngày 01 tháng 02 năm 2007 NGHỊ ĐỊNH SỐ 17/2007/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA ĐIỀU LỆ PHỤC VỤ CỦA HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM BAN HÀNH KÈM THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 54/CP NGÀY 07 THÁNG 8 NĂM 1995 CỦA CHÍNH PHỦ CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng12 năm 2001; Căn cứ Luật Nghĩa vụ quân sự ngày 30 tháng 12 năm 1981; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự ngày 21 tháng 12 năm 1990; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự ngày 22 tháng 6 năm 1994 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, NGHỊ ĐỊNH : Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam (Ban hành kèm theo Nghị định số 54/CP ngày 07 tháng 8 năm 1995 của Chính phủ) như sau: 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 2 như sau: "2. Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được chia thành quân nhân dự bị hạng một và quân nhân dự bị hạng hai: a) Quân nhân dự bị hạng một gồm: Hạ sĩ quan, binh sĩ đã phục vụ tại ngũ đủ thời hạn hoặc trên thời hạn quy định; hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ trước thời hạn, nhưng đã phục vụ tại ngũ trên 06 tháng; hạ sĩ quan, binh sĩ đã trải qua chiến đấu; nam quân nhân dự bị hạng hai đã trải qua huấn luyện tập trung đủ 06 tháng. b) Quân nhân dự bị hạng hai gồm: Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ trước thời hạn nhưng đã phục vụ tại ngũ dưới 06 tháng; công dân nam chưa phục vụ tại ngũ từ 26 tuổi trở lên được chuyển sang ngạch dự bị; công dân nữ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Điều 4 của Luật Nghĩa vụ quân sự". 2. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 2 như sau: "3. Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị ở mỗi hạng được chia thành hai nhóm: Nhóm A: gồm những công dân nam đến hết 35 tuổi; công dân nữ đến hết 30 tuổi; Nhóm B: gồm những công dân nam từ 36 tuổi đến hết 45 tuổi; công dân nữ từ 31 tuổi đến hết 40 tuổi". 3. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau: "Điều 6: 1. Cấp bậc quân hàm và chức vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định như sau: a) Binh nhì, binh nhất: Chiến sĩ; b) Hạ sĩ: Phó Tiểu đội trưởng; c) Trung sĩ: Tiểu đội trưởng; d) Thượng sĩ: Phó Trung đội trưởng. 2. Cấp bậc quân hàm và chức vụ tương đương với chức vụ quy định tại khoản 1 Điều này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định". 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau: "Điều 8. Hạ sĩ quan, binh sĩ vi phạm kỷ luật quân đội, pháp luật của Nhà nước bị xử phạt theo Điều lệnh quản lý bộ đội của Quân đội nhân dân Việt Nam và pháp luật của Nhà nước". 5. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau: ''Điều 16. Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được hưởng các chế độ theo Luật Nghĩa vụ quân sự ngày 30 tháng 12 năm 1981; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự ngày 21 tháng 12 năm 1990; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự ngày 22 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005 và chế độ, chính sách quy định tại các Nghị định của Chính phủ. Cụ thể như sau: 1. Được đảm bảo cung cấp kịp thời tiêu chuẩn vật chất hậu cần theo quy định tại Nghị định số 123/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ. 2. Từ năm thứ hai trở đi được đi phép. 3. Khoản phụ cấp thêm từ tháng thứ 19 và tháng thứ 25 trở đi thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định số 122/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ. 4. Được tính nhân khẩu trong gia đình khi gia đình được cấp hoặc điều chỉnh diện tích nhà ở, đất xây dựng nhà ở và đất canh tác. 5. Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội . 6. Được ưu tiên mua vé đi lại bằng các phương tiện giao thông thuộc các thành phần kinh tế. 7. Được ưu đãi về bưu phí theo quy định của Thủ tướng Chính phủ". 6. Sửa đổi, bổ sung Điều 17 như sau: "Điều 17. Hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được hưởng các quyền lợi theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 122/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ". 7. Sửa đổi, bổ sung Điều 18 như sau: "Điều 18. Hạ sĩ quan, binh sĩ có thời hạn phục vụ tại ngũ 24 tháng khi xuất ngũ được hưởng chính sách theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định số 122/2006/NĐ- CP ngày 26 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ". 8. Sửa đổi Điều 19 như sau: "Bãi bỏ Điều 19 quy định về nghĩa vụ lao động công ích". 9. Sửa đổi, bổ sung Điều 20 như sau: "Điều 20. Quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu, gia đình được trợ cấp như sau: 1. Đối với quân nhân dự bị hạng 1: a) Quân nhân dự bị hạng 1 đang hưởng tiền lương, tiền công thì gia đình được hưởng trợ cấp mỗi ngày bằng hệ số 0,05 so với mức tiền lương tối thiểu; b) Quân nhân dự bị hạng 1 không hưởng tiền lương, tiền công thì gia đình được hưởng trợ cấp mỗi ngày bằng hệ số 0,1 so với mức tiền lương tối thiểu; 2. Đối với quân nhân dự bị hạng 2: a) Quân nhân dự bị hạng 2 đang hưởng tiền lương, tiền công thì gia đình được hưởng trợ cấp mỗi ngày bằng hệ số 0,025 so với mức tiền lương tối thiểu; b) Quân nhân dự bị hạng 2 không hưởng tiền lương, tiền công thì gia đình được hưởng trợ cấp mỗi ngày bằng hệ số 0,05 so với mức tiền lương tối thiểu". Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo, các quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ. Điều 3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện Nghị định này. Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Toà án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Học viện Hành chính quốc gia; - VPCP: BTCN, các PCN, Website Chính phủ, Ban Điều hành 112, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, NC (5b). TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "01/02/2007", "sign_number": "17/2007/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Ke-hoach-235-KH-TLD-2022-tham-muu-thuc-hien-Nghi-dinh-105-2020-ND-CP-556788.aspx
Kế hoạch 235/KH-TLĐ 2022 tham mưu thực hiện Nghị định 105/2020/NĐ-CP
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 235/KH-TLĐ Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2022 KẾ HOẠCH VỀ VIỆC ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CÔNG ĐOÀN THAM MƯU THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH 105/2020/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON Ở ĐỊA BÀN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP. Thực hiện chương trình công tác năm 2022 và chuẩn bị đánh giá việc thực hiện Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2022. Tổng Liên đoàn xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động đánh giá tình hình Công đoàn tham mưu thực hiện chính sách phát triển giáo dục mầm non tại địa bàn các khu công nghiệp theo quy định tại Nghị định 105/2020/NĐ-CP ngày 8/9/2020 của Chính phủ như sau: I. Mục đích yêu cầu: Nắm bắt thông tin về tình hình triển khai chính sách hỗ trợ con công nhân lao động và giáo viên mầm non ở địa bàn các khu công nghiệp hiện nay theo quy định tại Nghị định 105/2020/NĐ-CP ngày 8/9/2020 của Chính phủ về chính sách phát triển giáo dục mầm non (Nghị định 105), kịp thời đề xuất với Chính phủ chỉ đạo các địa phương thúc đẩy thực hiện nghiêm túc Nghị định 105 nhằm chăm lo tốt hơn cho người lao động và con công nhân lao động. Nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc phối hợp, tham mưu đề xuất các giải pháp thúc đẩy triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ trẻ em là con công nhân lao động, giáo viên mầm non trên địa bàn các khu công nghiệp hiện nay. II. Nội dung - Đánh giá việc cụ thể hóa thực hiện Nghị định 105 bằng các chính sách của địa phương thông qua việc ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh, thành phố triển khai thực hiện Nghị định. - Tiến độ triển khai thực hiện chính sách đối với địa phương đã ban hành Nghị quyết của HĐND, kết quả thụ hưởng chính sách, những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai. - Công tác phối hợp triển khai giữa tổ chức công đoàn và các sở, ban ngành trên địa bàn tỉnh, thành phố giải pháp thúc đẩy triển khai trong thời gian tới. - Vai trò của công đoàn trong việc phối hợp với sở giáo dục và Đào tạo và các ngành liên quan trong tham mưu cho HĐND ban hành và triển khai Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh thực hiện Nghị định 105; phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên các cấp trong công tác tuyên truyền, vận động, đôn đốc, giám sát, kiến nghị việc thực hiện chính sách theo quy định tại Nghị định, đề xuất giải pháp đối với đơn vị chưa triển khai. III. Cách thức thực hiện 1. Các Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố rà soát xây dựng báo cáo bằng văn bản gửi về Tổng Liên đoàn (qua Ban Nữ công) trước ngày 19/8/2022 để tổng hợp báo cáo Thường trực Đoàn chủ tịch. 2. Tổ chức giám sát tình hình triển khai thực hiện Nghị định 105 tại một số tỉnh, thành phố. 2.1. Thành phần tham gia * Đại diện Tổng Liên đoàn: - Đồng chí Thái Thu Xương, Phó Chủ tịch TLĐ - Trưởng đoàn - Lãnh đạo Ban Nữ công Tổng Liên đoàn - Chuyên viên tham mưu về chính sách Ban Nữ công và thư ký đồng chí Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn. * Đại diện tỉnh, thành phố: - Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh - Đề nghị LĐLĐ tỉnh mời Thường trực UBND tỉnh, Ban Văn hóa xã hội HĐND tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài Chính; 2.2. Thời gian, địa điểm tổ chức - Địa điểm: tỉnh Đồng Nai, Long An, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa. - Thời gian: Mỗi đơn vị 01 ngày, từ 20/8 đến 10/9 năm 2022. Dự kiến thời gian làm việc tại mỗi tỉnh như sau: + Liên đoàn Lao động Thành phố Đà Nẵng: 25/8 + Liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế: 26/8 + Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa: 30/8 + Liên đoàn Lao động tỉnh Vĩnh Phúc: 31/8 + Liên đoàn Lao động tỉnh Long An: 08/9 + Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai: 09/9 (Thời gian cụ thể Tổng Liên đoàn sẽ thông báo sau) 2.3. Chương trình làm việc * Đối với các tỉnh đã ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (Vĩnh Phúc, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Đồng Nai) đoàn khảo sát tại một trường học và làm việc tại LĐLĐ tỉnh: - Từ 7h30 đến 9h30 khảo sát tại một đơn vị trường học. (thành phần dự đoàn công tác của Tổng Liên đoàn, đại diện Thường trực LĐLĐ tỉnh, Công đoàn Khu công nghiệp, Liên đoàn lao động huyện, thành phố địa bàn trường học) - Từ 10h đến 11h30 làm việc với Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh - Từ 14h đến 17h làm việc với Thường trực UBND tỉnh, Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh và sở, ban ngành của tỉnh. * Đối với các tỉnh chưa ban hành Nghị Quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh (Long An, Thanh Hóa) - Từ 8h đến 11h làm việc với Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh. - Từ 14h đến 17h làm việc với đại diện lãnh đạo tỉnh và các sở, ban ngành. IV. Tổ chức thực hiện 1. Giao Ban Nữ công TLĐ chủ động phối hợp với LĐLĐ các tỉnh, TP được lựa chọn chuẩn bị nội dung tổ chức các buổi làm việc và nắm bắt thông tin, tổng hợp báo cáo kết quả bằng văn bản với Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn trước ngày 26/9/2022. 2. Đề nghị các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố xây dựng báo cáo theo đúng nội dung và thời gian trên. Riêng Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai, Long An, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa chuẩn bị các tài liệu liên quan đến nội dung làm việc và mời đại biểu tỉnh tham dự đảm bảo thành phần trên (các Liên đoàn lao động huyện, thành phố được mời tham gia khảo sát chuẩn bị báo cáo theo đề cương báo cáo cấp tỉnh). Lưu ý: Đề nghị nghiên cứu nội dung Thông báo số 513/TB-TLĐ ngày 4/01/2022 của Tổng Liên đoàn về phân công thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị đánh giá việc thực hiện Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Nơi nhận: - Các LĐLĐ tỉnh, TP trực thuộc TW; - LĐLĐ tỉnh Đồng Nai, Long An, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng (để t/h); - Lưu: VT, NC. TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Thái Thu Xương GỢI Ý NỘI DUNG BÁO CÁO (Kèm theo Kế hoạch số 235/KH-TLĐ ngày 10/08/2022 ) I. Đặc điểm, tình hình chung - Số nữ CNVCLĐ/Tổng số CNVCLĐ; Số Ban Nữ công quần chúng (Tỷ lệ thành lập theo quy định của Điều lệ) - Tình hình đời sống, việc làm, thu nhập bình quân; trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề của nữ CNVCLĐ; II. Công tác chỉ đạo và kết quả triển khai Nghị định 105/2020/NĐ-CP và chính sách về giáo dục mầm non tại các KCN. 1. Công tác chỉ đạo: Đã có Nghị quyết của HĐND tỉnh/TP triển khai Nghị định 105/2020/NĐ-CP chưa? Nếu có thì nội dung cụ thể của Nghị quyết như thế nào? - LĐLĐ tỉnh/TP đã ban hành kế hoạch chỉ đạo triển khai Nghị quyết chưa? - Nếu chưa có thì lý do vì sao? 2. Công tác triển khai Nghị quyết 2.1. Với những địa phương HĐND đã ban hành Nghị quyết - Đã thực hiện triển khai đến khâu nào. - Công tác phối hợp giữa công đoàn các cấp với chính quyền địa phương để triển khai trong CNLĐ. - Đã có bao nhiêu cháu được hỗ trợ, mức hỗ trợ. - Đã có bao nhiêu giáo viên mầm non được hỗ trợ, mức hỗ trợ. - Thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai. - Bài học kinh nghiệm. - Những vấn đề còn tồn tại, vướng mắc. Đề xuất giải pháp tháo gỡ. 2.2. Với những địa phương chưa ban hành Nghị quyết - Khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai. - Đề xuất giải pháp nâng cao vai trò của công đoàn thúc đẩy việc ban hành Nghị quyết. 2.3. Nhũng hỗ trợ của công đoàn đối với thực hiện chính sách giáo dục mầm non tại các KCN hiện nay. Vai trò của công đoàn trong việc đàm phán với NSDLĐ xây dựng NTMG hoặc hỗ trợ một phần chi phí gửi trẻ cho con CNLĐ theo quy định tại Điều 136 Bộ Luật Lao động 2019. Kết quả đạt được trên thực tế. III. Những kiến nghị, đề xuất: - Đối với chính quyền địa phương - Đối với Tổng Liên đoàn
{ "issuing_agency": "Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam", "promulgation_date": "10/08/2022", "sign_number": "235/KH-TLĐ", "signer": "Thái Thu Xương", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Ke-toan-Kiem-toan/Thong-tu-70-2015-TT-BTC-Chuan-muc-dao-duc-nghe-nghiep-ke-toan-kiem-toan-290066.aspx
Thông tư 70/2015/TT-BTC Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán kiểm toán mới nhất
BỘ TÀI CHÍNH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 70/2015/TT-BTC Hà Nội, ngày 08 tháng 5 năm 2015 THÔNG TƯ BAN HÀNH CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN Căn cứ Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 ngày 29/3/2011; Căn cứ Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003; Căn cứ Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập; Căn cứ Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh; Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Theo đề nghị của Chủ tịch Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư ban hành Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. Điều 2. Thông tư này áp dụng đối với người có chứng chỉ hành nghề kế toán, người có chứng chỉ kiểm toán viên, doanh nghiệp dịch vụ kế toán, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam và các đối tượng được quy định cụ thể trong nội dung Chuẩn mực, như sau: 1. Phần A của Chuẩn mực áp dụng cho doanh nghiệp dịch vụ kế toán, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam và người có chứng chỉ hành nghề kế toán, chứng chỉ kiểm toán viên. 2. Phần B của Chuẩn mực áp dụng cho doanh nghiệp dịch vụ kế toán, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam và người có chứng chỉ hành nghề kế toán, chứng chỉ kiểm toán viên làm việc trong doanh nghiệp dịch vụ kế toán, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam. 3. Phần C của Chuẩn mực áp dụng cho người có chứng chỉ hành nghề kế toán, chứng chỉ kiểm toán viên làm việc trong doanh nghiệp. Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam ban hành theo Quyết định số 87/2005/QĐ-BTC ngày 01/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hết hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016. Điều 4. Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, kiểm toán viên, doanh nghiệp dịch vụ kế toán, người có chứng chỉ hành nghề kế toán và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng TW và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chính phủ; - Viện Kiểm sát NDTC, Toà án NDTC; - Kiểm toán Nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - UBND tỉnh, TP trực thuộc TW; - Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp; - Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính; - Hội Kế toán và kiểm toán Việt Nam; - Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam; - Các doanh nghiệp kiểm toán; - Công báo; VP Ban chỉ đạo TW về PC tham nhũng; - Website Chính phủ và Website Bộ Tài chính; - Lưu: VT, Vụ CĐKT. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trần Xuân Hà CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN (Ban hành kèm theo Thông tư số 70/2015/TT-BTC ngày 08 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài chính) Phần A QUY ĐỊNH CHUNG VÀ CÁC NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN CHƯƠNG 100 - Giới thiệu và các nguyên tắc đạo đức cơ bản Giới thiệu 100.1 Đặc điểm nổi bật của nghề kế toán, kiểm toán là việc chấp nhận trách nhiệm vì lợi ích của công chúng. Do vậy, trách nhiệm của kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng các nhu cầu của khách hàng đơn lẻ hoặc doanh nghiệp nơi kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp làm việc mà còn phải nắm được và tuân thủ các quy định trong Chuẩn mực này vì lợi ích của công chúng. Trường hợp kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp không thể tuân thủ một số quy định nhất định trong Chuẩn mực này do pháp luật và các quy định có liên quan không cho phép, thì kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp vẫn phải tuân thủ các quy định khác trong Chuẩn mực này. 100.2 Chuẩn mực này gồm ba phần: Phần A: Quy định chung và các nguyên tắc đạo đức cơ bản; Phần B: Áp dụng cho kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề; Phần C: Áp dụng cho kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp. Phần A đưa ra các nguyên tắc đạo đức cơ bản về nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, đồng thời, cung cấp một khuôn khổ mà kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải áp dụng để: (a) Xác định các nguy cơ ảnh hưởng tới việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản; (b) Đánh giá mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ đó; (c) Áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết, nhằm loại trừ hoặc làm giảm các nguy cơ xuống mức có thể chấp nhận được. Các biện pháp bảo vệ là cần thiết khi kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp xác định rằng nguy cơ đó sẽ khiến cho một bên thứ ba phù hợp và có đầy đủ thông tin, sau khi xem xét các sự kiện và tình huống có sẵn cho kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp tại thời điểm đó, có thể kết luận một cách tương đối chắc chắn rằng các nguyên tắc đạo đức cơ bản bị vi phạm. Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải sử dụng xét đoán chuyên môn của mình trong việc áp dụng Chuẩn mực này. 100.3 Phần B và C hướng dẫn việc áp dụng khuôn khổ nêu tại phần A trong các trường hợp nhất định. Các phần này đưa ra một số ví dụ về các biện pháp bảo vệ thích hợp nhằm khắc phục các nguy cơ ảnh hưởng tới việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản. Các phần này cũng đưa ra các tình huống dẫn đến các nguy cơ mà không biện pháp bảo vệ nào có thể khắc phục được, do vậy, cần phải tránh các tình huống hoặc mối quan hệ đó. Phần B áp dụng cho kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề. Phần C áp dụng cho kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp. Tuy vậy, kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề cũng có thể tham khảo Phần C trong một số tình huống nhất định. 100.4 Việc sử dụng từ “phải”; “cần phải” trong Chuẩn mực này nhấn mạnh yêu cầu mà theo đó, kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp hay doanh nghiệp dịch vụ kế toán, doanh nghiệp kiểm toán (sau đây gọi tắt là “doanh nghiệp kế toán, kiểm toán) phải tuân thủ, trừ các trường hợp ngoại lệ được nêu rõ trong Chuẩn mực này. Các nguyên tắc đạo đức cơ bản 100.5 Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản sau: (a) Tính chính trực: Phải thẳng thắn, trung thực trong tất cả các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh; (b) Tính khách quan: Không cho phép sự thiên vị, xung đột lợi ích hoặc bất cứ ảnh hưởng không hợp lý nào chi phối các xét đoán chuyên môn và kinh doanh của mình; (c) Năng lực chuyên môn và tính thận trọng: Thể hiện, duy trì sự hiểu biết và kỹ năng chuyên môn cần thiết nhằm đảm bảo rằng khách hàng hoặc chủ doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ chuyên môn có chất lượng dựa trên những kiến thức mới nhất về chuyên môn, pháp luật và kỹ thuật, đồng thời hành động một cách thận trọng và phù hợp với các chuẩn mực nghề nghiệp và kỹ thuật được áp dụng; (d) Tính bảo mật: Phải bảo mật thông tin có được từ các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh, vì vậy, không được tiết lộ bất cứ thông tin nào cho bên thứ ba khi chưa được sự đồng ý của bên có thẩm quyền, trừ khi có quyền hoặc nghĩa vụ phải cung cấp thông tin theo yêu cầu của pháp luật hoặc cơ quan quản lý hoặc tổ chức nghề nghiệp, và cũng như không được sử dụng thông tin vì lợi ích cá nhân của kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp hoặc của bên thứ ba; (e) Tư cách nghề nghiệp: Phải tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan, tránh bất kỳ hành động nào làm giảm uy tín nghề nghiệp của mình. Các Chương từ 110 - 150 Chuẩn mực này quy định và hướng dẫn chi tiết về các nguyên tắc đạo đức cơ bản này. Phương pháp tiếp cận dựa trên khuôn khổ 100.6 Môi trường làm việc của kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp có thể làm phát sinh các nguy cơ cụ thể đối với việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản. Việc xác định tất cả các tình huống có thể làm phát sinh nguy cơ đối với việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản và đưa ra những biện pháp bảo vệ thích hợp là điều không thể. Hơn nữa, bản chất của mỗi hợp đồng và công việc được giao có thể khác nhau, do đó, các nguy cơ phát sinh cũng sẽ khác nhau và đòi hỏi những biện pháp bảo vệ khác nhau. Vì vậy, Chuẩn mực này xây dựng một khuôn khổ, trong đó yêu cầu kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp xác định, đánh giá và khắc phục các nguy cơ ảnh hưởng tới việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản. Phương pháp tiếp cận dựa trên khuôn khổ sẽ hỗ trợ kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong việc tuân thủ các yêu cầu về đạo đức của Chuẩn mực này và trong việc thực hiện trách nhiệm hoạt động vì lợi ích của công chúng. Chuẩn mực này đề cập đến rất nhiều tình huống có thể làm phát sinh nguy cơ ảnh hưởng đến việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản và không cho phép một kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp thực hiện một hành vi, kể cả khi hành vi đó không bị cấm một cách cụ thể. 100.7 Khi kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp xác định được các nguy cơ ảnh hưởng đến việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản và dựa trên việc đánh giá các nguy cơ đó, xác định rằng nguy cơ đó không ở mức có thể chấp nhận được, kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải xác định liệu có biện pháp bảo vệ nào thích hợp không và có thể áp dụng các biện pháp đó để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được hay không. Để đưa ra kết luận này, kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải sử dụng xét đoán chuyên môn và cân nhắc xem liệu một bên thứ ba phù hợp và có đầy đủ thông tin, sau khi xem xét các sự kiện và tình huống có sẵn cho kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp tại thời điểm đó, có thể kết luận một cách tương đối chắc chắn rằng các nguy cơ sẽ được loại trừ hoặc làm giảm xuống mức có thể chấp nhận được bằng cách áp dụng các biện pháp bảo vệ, sao cho các nguyên tắc đạo đức cơ bản không bị vi phạm hay không. 100.8 Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải đánh giá nguy cơ ảnh hưởng tới việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản trong các tình huống hay các mối quan hệ khi bản thân kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp biết hoặc được cho là phải biết các tình huống và mối quan hệ này. 100.9 Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp sẽ phải dựa vào các yếu tố định lượng và định tính trong việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của nguy cơ. Khi áp dụng Chuẩn mực này, kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp có thể gặp phải những tình huống mà trong đó nguy cơ không thể bị loại trừ hoặc làm giảm xuống mức có thể chấp nhận được, hoặc do nguy cơ quá nghiêm trọng, hoặc do không có hoặc không thể áp dụng được biện pháp bảo vệ thích hợp. Trong tình huống như vậy, kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải từ chối hoặc chấm dứt việc cung cấp dịch vụ hoặc, nếu cần thiết, ngừng cung cấp dịch vụ (trong trường hợp của kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề) hoặc ngừng làm việc với doanh nghiệp (trong trường hợp kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp). 100.10 Chương 290 và 291 Chuẩn mực này quy định và hướng dẫn các điều khoản mà kiểm toán viên hành nghề phải tuân thủ khi phát hiện các vi phạm về tính độc lập theo quy định của Chuẩn mực này. Khi kiểm toán viên hành nghề phát hiện ra việc vi phạm bất cứ quy định nào khác của Chuẩn mực này, kiểm toán viên hành nghề phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của vi phạm và ảnh hưởng của vi phạm đó đến việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản. Kiểm toán viên hành nghề phải sử dụng tất cả các biện pháp phù hợp ngay khi có thể, để giải quyết một cách thỏa đáng hậu quả của vi phạm. Kiểm toán viên hành nghề phải xác định liệu có cần báo cáo vi phạm này cho những người có thể bị ảnh hưởng bởi vi phạm, tổ chức nghề nghiệp nơi họ là thành viên, cơ quan quản lý hoặc cơ quan giám sát có liên quan hay không. 100.11 Khi một kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp gặp phải tình huống bất thường mà việc áp dụng các quy định cụ thể trong Chuẩn mực này sẽ dẫn đến một kết quả sai lệch hoặc kết quả không vì lợi ích của công chúng thì kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp cần phải tham khảo ý kiến tư vấn của tổ chức nghề nghiệp nơi họ là thành viên hay cơ quan quản lý có liên quan. Các nguy cơ và biện pháp bảo vệ 100.12 Nguy cơ có thể phát sinh từ các mối quan hệ và tình huống khác nhau. Khi một mối quan hệ hoặc tình huống làm phát sinh nguy cơ, nguy cơ đó có thể ảnh hưởng, hoặc có thể được coi là ảnh hưởng tới việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản của kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp. Một tình huống hoặc mối quan hệ có thể làm phát sinh nhiều hơn một nguy cơ, và một nguy cơ có thể gây ảnh hưởng tới việc tuân thủ nhiều hơn một nguyên tắc đạo đức cơ bản. Các nguy cơ sẽ thuộc ít nhất một trong các loại sau đây: (a) Nguy cơ do tư lợi: Nguy cơ khi lợi ích tài chính hoặc lợi ích khác gây ảnh hưởng tới xét đoán hay hành xử của kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp; (b) Nguy cơ tự kiểm tra: Nguy cơ khi một kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp không đánh giá được một cách hợp lý kết quả xét đoán chuyên môn hay kết quả dịch vụ do chính họ hoặc do một cá nhân khác trong doanh nghiệp kế toán, kiểm toán hoặc trong doanh nghiệp, tổ chức nơi họ làm việc thực hiện trước đó, mà kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp sẽ dựa vào đó để hình thành xét đoán khi thực hiện các hoạt động hiện tại hoặc cung cấp dịch vụ hiện tại của mình; (c) Nguy cơ về sự bào chữa: Nguy cơ khi một kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp tìm cách bênh vực khách hàng hoặc doanh nghiệp, tổ chức nơi mình làm việc tới mức làm ảnh hưởng tới tính khách quan của bản thân; (d) Nguy cơ từ sự quen thuộc: Nguy cơ gây ra do quan hệ lâu dài hoặc thân thiết với khách hàng hoặc doanh nghiệp, tổ chức nơi mình làm việc, khiến kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp dễ thông cảm cho quyền lợi hoặc dễ dàng chấp nhận cho việc làm của họ; (e) Nguy cơ bị đe dọa: Nguy cơ kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp bị ngăn cản hành xử một cách khách quan do các đe dọa có thực hoặc do cảm nhận thấy, bao gồm sức ép gây ảnh hưởng không hợp lý đến kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp. Phần B của Chuẩn mực này hướng dẫn về các nguy cơ quy định tại đoạn 100.12 nêu trên đối với kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề và Phần C của Chuẩn mực này hướng dẫn về các nguy cơ này đối với kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp. Tuy vậy, cũng có thể tham khảo Phần C trong một số tình huống nhất định. 100.13 Các biện pháp bảo vệ là các hành động hoặc phương pháp khác nhằm loại trừ hoặc làm giảm các nguy cơ xuống mức có thể chấp nhận được. Các biện pháp bảo vệ gồm hai nhóm sau: (a) Các biện pháp bảo vệ do tổ chức nghề nghiệp quy định, do pháp luật và các quy định có liên quan điều chỉnh; (b) Các biện pháp bảo vệ được xây dựng trong môi trường làm việc. 100.14 Các biện pháp bảo vệ do tổ chức nghề nghiệp quy định, do pháp luật và các quy định có liên quan điều chỉnh, gồm: (1) Các yêu cầu về học vấn, đào tạo và kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán; (2) Các yêu cầu về cập nhật kiến thức chuyên môn; (3) Các quy định về quản trị doanh nghiệp; (4) Các chuẩn mực nghề nghiệp; (5) Sự giám sát của tổ chức nghề nghiệp hoặc cơ quan quản lý và các hình thức kỷ luật; (6) Soát xét độc lập do bên thứ ba được trao quyền hợp pháp thực hiện đối với các báo cáo, tờ khai, thông báo hay thông tin do kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp cung cấp. 100.15 Phần B và C của Chuẩn mực này hướng dẫn các biện pháp bảo vệ được xây dựng trong môi trường làm việc của kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề và kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp. 100.16 Các biện pháp bảo vệ nhất định có thể làm tăng tính chắc chắn của việc xác định hoặc ngăn chặn những hành vi phi đạo đức. Các biện pháp bảo vệ này do tổ chức nghề nghiệp, pháp luật, cơ quan quản lý hay tổ chức nơi kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp làm việc đưa ra, bao gồm: (1) Cơ chế tiếp nhận, giải quyết khiếu nại công khai và hiệu quả của tổ chức mà kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp làm việc, tổ chức nghề nghiệp hoặc cơ quan quản lý, cho phép các nhân viên, chủ doanh nghiệp và công chúng phản ánh về các hành vi không chuyên nghiệp hoặc phi đạo đức; (2) Quy định rõ ràng về trách nhiệm báo cáo các vi phạm yêu cầu về đạo đức. Xung đột về lợi ích 100.17 Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp có thể gặp phải xung đột về lợi ích trong khi thực hiện hoạt động chuyên môn. Xung đột về lợi ích có thể làm phát sinh nguy cơ ảnh hưởng đến tính khách quan và các nguyên tắc đạo đức cơ bản khác. Các nguy cơ này có thể phát sinh khi: (1) Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp thực hiện hoạt động chuyên môn liên quan đến một vấn đề cụ thể cho hai hoặc nhiều bên bị xung đột về lợi ích liên quan đến vấn đề đó; hoặc (2) Lợi ích của kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp liên quan đến một vấn đề cụ thể bị xung đột với lợi ích của bên sử dụng dịch vụ chuyên môn do kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp cung cấp liên quan đến vấn đề đó. 100.18 Phần B và C của Chuẩn mực này sẽ lần lượt thảo luận về xung đột về lợi ích đối với kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề và kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp. Cách giải quyết những xung đột về đạo đức 100.19 Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp có thể phải giải quyết những xung đột liên quan đến việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản. 100.20 Khi bắt đầu quá trình giải quyết xung đột một cách chính thức hay không chính thức, kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp cần xem xét các yếu tố sau đây một cách riêng rẽ hoặc trong mối quan hệ với các yếu tố có liên quan: (a) Các sự kiện có liên quan; (b) Các vấn đề đạo đức có liên quan; (c) Các nguyên tắc đạo đức cơ bản có liên quan đến vấn đề đang được giải quyết; (d) Các thủ tục nội bộ đã được thiết lập; (e) Các giải pháp thay thế. Sau khi xem xét các yếu tố có liên quan, kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải xác định cách giải quyết thích hợp sau khi đã cân nhắc hậu quả của từng giải pháp khả thi. Nếu vẫn không giải quyết được, kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp có thể tham khảo ý kiến những người thích hợp trong doanh nghiệp kế toán, kiểm toán hoặc doanh nghiệp, tổ chức nơi họ làm việc để được hỗ trợ tìm ra giải pháp. 100.21 Khi gặp phải vấn đề làm phát sinh xung đột với tổ chức hoặc trong nội bộ tổ chức đó, kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải quyết định xem có nên tham khảo ý kiến Ban quản trị của tổ chức đó, như là Hội đồng Quản trị hoặc Ủy ban Kiểm toán hay không. 100.22 Để bảo vệ quyền lợi của mình, kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp nên ghi chép lại nội dung, bản chất của vấn đề, chi tiết cuộc thảo luận và các quyết định có liên quan đến vấn đề đó. 100.23 Khi không thể giải quyết được các xung đột nghiêm trọng, kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp có thể tham khảo ý kiến tư vấn của tổ chức nghề nghiệp có liên quan hoặc chuyên gia tư vấn pháp luật. Nhìn chung, kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp có thể được hướng dẫn về các vấn đề đạo đức mà không vi phạm nguyên tắc bảo mật, bằng cách không nêu tên của khách hàng khi thảo luận với tổ chức nghề nghiệp có liên quan hoặc sử dụng đặc quyền bảo vệ do pháp luật quy định khi thảo luận với chuyên gia tư vấn pháp luật. Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia tư vấn pháp luật trong nhiều trường hợp khác nhau. Ví dụ, khi phát hiện gian lận mà việc báo cáo về gian lận đó có thể vi phạm tính bảo mật của kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp, kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia tư vấn pháp luật xem có cần phải báo cáo hay không. 100.24 Sau khi sử dụng tất cả các giải pháp có thể, nếu xung đột về đạo đức vẫn không được giải quyết thì kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải chấm dứt mối liên quan đến các vấn đề làm phát sinh xung đột đó, nếu có thể. Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải xác định liệu việc rút khỏi nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ hoặc công việc cụ thể, hoặc từ chối thực hiện hợp đồng dịch vụ, hoặc thôi việc ở doanh nghiệp kế toán, kiểm toán hay doanh nghiệp, tổ chức nơi họ làm việc có thích hợp hay không. Thảo luận với Ban quản trị của khách hàng 100.25 Khi thảo luận với Ban quản trị của khách hàng theo quy định của Chuẩn mực này, tùy thuộc vào bản chất và mức độ quan trọng của tình huống và vấn đề cần thảo luận, kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp hoặc doanh nghiệp kế toán, kiểm toán phải xác định (các) cá nhân phù hợp trong bộ máy quản trị của khách hàng để thảo luận. Nếu kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp hoặc doanh nghiệp kế toán, kiểm toán trao đổi với một bộ phận của Ban quản trị của khách hàng, ví dụ như Ủy ban Kiểm toán hoặc một cá nhân, kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp hoặc doanh nghiệp kế toán, kiểm toán phải đánh giá sự cần thiết của việc trao đổi vấn đề với toàn bộ Ban quản trị của khách hàng để Ban quản trị của khách hàng được cung cấp thông tin đầy đủ. CHƯƠNG 110 – Tính chính trực 110.1 Nguyên tắc về tính chính trực yêu cầu tất cả kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải thẳng thắn và trung thực trong tất cả các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh. Tính chính trực cũng yêu cầu việc hành xử một cách công bằng và đáng tin cậy. 110.2 Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp không được để bị gắn tên với các báo cáo, tờ khai, thông báo hoặc các thông tin khác mà họ cho rằng các thông tin đó: (a) Có sai sót trọng yếu hoặc gây hiểu nhầm; (b) Được đưa ra một cách thiếu thận trọng; hoặc (c) Bỏ sót hoặc che đậy những thông tin cần thiết mà việc bỏ sót hoặc che đậy đó có thể dẫn tới việc thông tin bị hiểu nhầm. Khi kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp nhận thấy họ đang bị gắn tên với các thông tin này, họ phải tiến hành các bước cần thiết để chấm dứt việc bị gắn tên với các thông tin đó. 110.3 Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp được coi là không vi phạm quy định tại đoạn 110.2 nêu trên, nếu họ cung cấp một báo cáo có kết luận không phải là chấp nhận toàn phần để mô tả cho những vấn đề được liệt kê tại đoạn 110.2 nêu trên. CHƯƠNG 120 – Tính khách quan 120.1 Nguyên tắc về tính khách quan yêu cầu tất cả kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp không để sự thiên vị, xung đột lợi ích hoặc ảnh hưởng không hợp lý của những đối tượng khác chi phối các xét đoán chuyên môn hay kinh doanh của mình. 120.2 Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp có thể gặp những tình huống ảnh hưởng tới tính khách quan. Việc xác định và chỉ rõ tất cả các tình huống đó là không khả thi. Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp không được thực hiện hoạt động chuyên môn hoặc cung cấp dịch vụ chuyên môn nếu gặp phải một tình huống hoặc một mối quan hệ tạo ra sự thiên vị hoặc ảnh hưởng không hợp lý đến xét đoán chuyên môn của mình liên quan đến dịch vụ đó. CHƯƠNG 130 – Năng lực chuyên môn và tính thận trọng 130.1 Nguyên tắc về năng lực chuyên môn và tính thận trọng yêu cầu tất cả kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải: (a) Duy trì kiến thức và kỹ năng chuyên môn ở mức cần thiết để đảm bảo cung cấp dịch vụ chuyên môn đạt chất lượng cho khách hàng hoặc chủ doanh nghiệp; (b) Hành động thận trọng theo các quy định tại chuẩn mực nghề nghiệp và kỹ thuật phù hợp khi cung cấp các hoạt động hoặc dịch vụ chuyên môn. 130.2 Để cung cấp dịch vụ chuyên môn đạt chất lượng, kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải thực hiện các xét đoán hợp lý khi áp dụng kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong việc thực hiện dịch vụ đó. Năng lực chuyên môn được hình thành thông qua 2 giai đoạn: (a) Đạt được năng lực chuyên môn; (b) Duy trì năng lực chuyên môn. 130.3 Việc duy trì năng lực chuyên môn đòi hỏi kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải hiểu và nắm được những kiến thức mới nhất về kỹ thuật, chuyên môn và ngành nghề kinh doanh có liên quan. Việc cập nhật kiến thức chuyên môn giúp kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phát triển và duy trì khả năng cung cấp dịch vụ đạt chất lượng trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. 130.4 Sự thận trọng bao gồm trách nhiệm hành động phù hợp với các yêu cầu của công việc một cách cẩn thận, kỹ lưỡng và kịp thời. 130.5 Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải tiến hành các bước thích hợp để đảm bảo rằng các nhân viên thuộc quyền quản lý về mặt chuyên môn của họ được đào tạo và giám sát thích hợp. 130.6 Khi thích hợp, kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải thông báo cho khách hàng, chủ doanh nghiệp hoặc đối tượng sử dụng dịch vụ hoặc hoạt động của họ biết về các hạn chế vốn có của các dịch vụ hoặc hoạt động đó. CHƯƠNG 140 – Tính bảo mật 140.1 Nguyên tắc về tính bảo mật yêu cầu kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp không được: (a) Tiết lộ các thông tin có được từ mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh ra ngoài doanh nghiệp kế toán, kiểm toán hay doanh nghiệp, tổ chức nơi họ làm việc khi chưa có sự đồng ý của người có thẩm quyền, trừ khi có quyền hoặc nghĩa vụ phải công bố theo quy định của pháp luật hoặc hướng dẫn của tổ chức nghề nghiệp; (b) Sử dụng những thông tin mật có được từ mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh để phục vụ lợi ích cá nhân hay lợi ích của bên thứ ba. 140.2 Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải duy trì sự bảo mật thông tin ngay cả trong môi trường ngoài công việc, phải cảnh giác với rủi ro tiết lộ thông tin một cách không cố ý, đặc biệt đối với các đối tác thân thiết trong công việc kinh doanh hoặc đối với thành viên có quan hệ gia đình gần gũi hoặc trực tiếp. 140.3 Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải duy trì sự bảo mật thông tin có được từ khách hàng tiềm năng hoặc đơn vị nơi họ có khả năng được tuyển dụng trong tương lai. 140.4 Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải duy trì sự bảo mật thông tin trong nội bộ doanh nghiệp kế toán, kiểm toán hoặc doanh nghiệp, tổ chức nơi họ làm việc. 140.5 Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải tiến hành các bước hợp lý để đảm bảo rằng các nhân viên thuộc quyền quản lý của họ, những người cung cấp ý kiến tư vấn hoặc hỗ trợ họ cũng tôn trọng trách nhiệm bảo mật của kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp đó. 140.6 Việc tuân thủ các nguyên tắc về tính bảo mật vẫn cần thiết ngay cả sau khi kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp đã kết thúc mối quan hệ với khách hàng hay chủ doanh nghiệp. Khi một kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp thay đổi đơn vị làm việc hay tiếp nhận một khách hàng mới thì họ có thể sử dụng các kinh nghiệm làm việc trước đó nhưng không được sử dụng hay tiết lộ bất kỳ thông tin mật nào thu thập được hoặc nhận được từ các mối quan hệ chuyên môn hay kinh doanh trước đó. 140.7 Sau đây là những trường hợp mà kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp được yêu cầu hoặc có thể được yêu cầu cung cấp thông tin mật hoặc việc cung cấp thông tin là thích hợp: (a) Việc cung cấp thông tin được pháp luật cho phép và được khách hàng hoặc chủ doanh nghiệp chấp thuận; (b) Việc cung cấp thông tin theo yêu cầu của pháp luật, ví dụ: (i) Cung cấp tài liệu hoặc chứng cứ khác trong quá trình tố tụng; hoặc (ii) Cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền thích hợp về một hành vi vi phạm pháp luật đã bị phát hiện; (c) Có quyền hoặc nghĩa vụ chuyên môn phải cung cấp, mà quyền và nghĩa vụ này không bị cấm theo quy định của pháp luật, nhằm: (i) Tuân thủ quy trình soát xét chất lượng của tổ chức nơi họ là thành viên hoặc tổ chức nghề nghiệp; (ii) Cung cấp thông tin cho quá trình chất vấn hoặc kiểm tra của tổ chức nghề nghiệp nơi họ là thành viên hoặc cơ quan có thẩm quyền; (iii) Bảo vệ quyền lợi của kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong quá trình tố tụng; hoặc (iv) Tuân thủ các quy định của chuẩn mực về chuyên môn và yêu cầu về đạo đức. 140.8 Khi quyết định có nên cung cấp thông tin mật hay không, kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp cần xem xét các vấn đề sau: (1) Liệu quyền lợi của các bên, bao gồm cả bên thứ ba mà quyền lợi của họ có thể bị ảnh hưởng, có bị tổn hại hay không nếu khách hàng hoặc chủ doanh nghiệp đồng ý để kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp cung cấp thông tin; (2) Liệu kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp có biết và có chứng cứ rõ ràng, trong điều kiện thực tế cho phép về các thông tin liên quan hay không. Khi không có chứng cứ rõ ràng cho các sự kiện, không có đầy đủ thông tin hoặc không có đủ bằng chứng cho các kết luận, kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải sử dụng xét đoán chuyên môn để xác định hình thức cung cấp thông tin, nếu quyết định cung cấp; (3) Cách thức công bố thông tin phù hợp và đối tượng tiếp nhận thông tin đó; (4) Liệu đối tượng tiếp nhận thông tin có phải là đối tượng phù hợp không. CHƯƠNG 150 – Tư cách nghề nghiệp 150.1 Nguyên tắc về tư cách nghề nghiệp yêu cầu kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan và tránh bất kỳ hành vi nào mà họ biết hoặc cần phải biết rằng sẽ làm giảm uy tín nghề nghiệp của mình. Đó là các hành vi khiến cho bên thứ ba phù hợp và có đầy đủ thông tin, sau khi xem xét các sự kiện và tình huống sẵn có cho kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp tại thời điểm đó, có thể kết luận một cách tương đối chắc chắn rằng những hành vi đó có ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín nghề nghiệp. 150.2 Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải tránh làm giảm uy tín nghề nghiệp khi quảng bá về bản thân và công việc của mình. Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải trung thực, thẳng thắn và không được: (a) Cường điệu về các dịch vụ mà họ có thể thực hiện, về trình độ hay kinh nghiệm của bản thân; hoặc (b) Đưa ra những thông tin, giới thiệu làm mất uy tín hay đưa ra những so sánh không có căn cứ về công việc của các bên khác. Phần B ÁP DỤNG CHO KẾ TOÁN VIÊN, KIỂM TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ CHƯƠNG 200 – Giới thiệu Giới thiệu 200.1 Phần B của Chuẩn mực này hướng dẫn việc áp dụng khuôn khổ quy định trong Phần A vào một số tình huống cụ thể mà kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề gặp phải. Phần này sẽ không hướng dẫn tất cả các tình huống và các mối quan hệ làm phát sinh hoặc có thể làm phát sinh nguy cơ kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề không tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản. Kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề được khuyến khích luôn cảnh giác với những tình huống và mối quan hệ như vậy. 200.2 Kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề không được cố tình tham gia bất kỳ một loại hình kinh doanh, công việc hay hoạt động nào làm hoặc có thể làm ảnh hưởng đến tính chính trực, khách quan, uy tín nghề nghiệp và điều đó có thể dẫn tới sự mâu thuẫn với các nguyên tắc đạo đức cơ bản. Nguy cơ và biện pháp bảo vệ 200.3 Có rất nhiều tình huống và mối quan hệ có thể làm phát sinh nguy cơ không tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản. Bản chất và mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ là khác nhau tùy thuộc vào việc liệu nguy cơ này phát sinh trong quá trình cung cấp dịch vụ cho: (i) Khách hàng kiểm toán hay không và liệu khách hàng đó có phải là đơn vị có lợi ích công chúng hay không; (ii) Khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo mà không phải là khách hàng kiểm toán hay không; (iii) Khách hàng sử dụng dịch vụ phi đảm bảo hay không. Các nguy cơ được phân loại như sau: (a) Nguy cơ do tư lợi; (b) Nguy cơ tự kiểm tra; (c) Nguy cơ về sự bào chữa; (d) Nguy cơ từ sự quen thuộc; (e) Nguy cơ bị đe dọa. Phần A của Chuẩn mực này đã hướng dẫn chi tiết về các nguy cơ trên. 200.4 Ví dụ về các trường hợp có thể làm phát sinh nguy cơ do tư lợi, bao gồm: (1) Thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo có lợi ích tài chính trực tiếp tại khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo; (2) Doanh nghiệp kế toán, kiểm toán quá phụ thuộc vào phí dịch vụ từ khách hàng; (3) Thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo có quan hệ kinh doanh mật thiết với khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo; (4) Doanh nghiệp kế toán, kiểm toán quá quan tâm tới khả năng bị mất khách hàng quan trọng; (5) Thành viên nhóm kiểm toán có thương lượng với khách hàng kiểm toán về cơ hội làm việc tại một vị trí cụ thể tại khách hàng kiểm toán này; (6) Doanh nghiệp kiểm toán cung cấp dịch vụ đảm bảo trên cơ sở có thỏa thuận về phí tiềm tàng; (7) Kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề phát hiện có sự nhầm lẫn đáng kể khi đánh giá kết quả một dịch vụ chuyên môn do chính thành viên của doanh nghiệp kế toán, kiểm toán nơi họ làm việc đã cung cấp trước đó. 200.5 Ví dụ về các trường hợp có thể làm phát sinh nguy cơ tự kiểm tra, bao gồm: (1) Doanh nghiệp kiểm toán đưa ra báo cáo dịch vụ đảm bảo về hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính sau khi thiết kế và triển khai hệ thống đó; (2) Doanh nghiệp kiểm toán chuẩn bị thông tin tài chính là đối tượng dịch vụ đảm bảo; (3) Thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo năm trước liền kề hoặc hiện đang là Giám đốc, nhân sự cấp cao của khách hàng đó; (4) Thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo năm trước liền kề hoặc hiện đang là nhân sự chủ chốt của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo, có thể gây ảnh hưởng đáng kể tới đối tượng dịch vụ đảm bảo; (5) Doanh nghiệp kiểm toán đồng thời thực hiện dịch vụ khác cho khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo. 200.6 Ví dụ về các trường hợp có thể làm phát sinh nguy cơ về sự bào chữa, bao gồm: (1) Doanh nghiệp kiểm toán giúp quảng bá các loại cổ phiếu của khách hàng kiểm toán; (2) Kiểm toán viên hành nghề là người bào chữa đại diện cho khách hàng kiểm toán trong vụ kiện hoặc khi giải quyết các tranh chấp với bên thứ ba. 200.7 Ví dụ về các trường hợp có thể làm phát sinh nguy cơ từ sự quen thuộc, bao gồm: (1) Thành viên nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ có quan hệ gia đình gần gũi hoặc trực tiếp với Giám đốc, nhân sự cấp cao của khách hàng; (2) Thành viên nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ có quan hệ gia đình gần gũi hoặc trực tiếp với nhân sự chủ chốt có ảnh hưởng đáng kể đối với đối tượng dịch vụ đảm bảo; (3) Giám đốc, nhân sự cấp cao có ảnh hưởng đáng kể tới đối tượng dịch vụ đảm bảo hiện tại là thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể hợp đồng dịch vụ; (4) Kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề nhận quà biếu hoặc nhận sự ưu đãi từ khách hàng, trừ trường hợp có giá trị nhỏ; (5) Nhân sự cấp cao của doanh nghiệp kiểm toán cung cấp dịch vụ trong nhiều năm cho khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo. 200.8 Ví dụ về các trường hợp có thể làm phát sinh nguy cơ bị đe dọa, bao gồm: (1) Doanh nghiệp kế toán, kiểm toán bị khách hàng đe dọa chấm dứt hợp đồng dịch vụ; (2) Khách hàng kiểm toán đe dọa sẽ không ký hợp đồng dịch vụ phi đảm bảo khác nếu doanh nghiệp kiểm toán không đồng ý với khách hàng về cách thức xử lý kế toán cho một giao dịch cụ thể; (3) Doanh nghiệp kế toán, kiểm toán bị khách hàng đe dọa khởi tố; (4) Doanh nghiệp kế toán, kiểm toán bị áp lực giảm phạm vi công việc một cách không hợp lý nhằm giảm phí; (5) Kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề chịu sức ép phải đồng ý với nhân viên của khách hàng có chuyên môn cao hơn trong một lĩnh vực cụ thể; (6) Kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề bị lãnh đạo doanh nghiệp mình đe dọa sẽ không thăng chức trừ khi phải đồng ý với cách xử lý không phù hợp các nghiệp vụ kế toán của khách hàng. 200.9 Các biện pháp bảo vệ có thể loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ xuống mức có thể chấp nhận được gồm hai loại: (a) Các biện pháp bảo vệ do tổ chức nghề nghiệp quy định, do pháp luật và các quy định có liên quan điều chỉnh; (b) Các biện pháp bảo vệ được xây dựng trong môi trường làm việc. Đoạn 100.14 Phần A Chuẩn mực này đưa ra một số ví dụ về các biện pháp bảo vệ do tổ chức nghề nghiệp quy định, do pháp luật và các quy định có liên quan điều chỉnh. 200.10 Kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề phải sử dụng xét đoán chuyên môn để xác định phương pháp hợp lý nhất nhằm xử lý với các nguy cơ cao hơn mức có thể chấp nhận được, bằng cách áp dụng biện pháp bảo vệ để loại trừ hay làm giảm các nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được bằng việc từ chối thực hiện hoặc rút khỏi hợp đồng cung cấp dịch vụ. Khi thực hiện các xét đoán của mình, kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề phải xem xét liệu một bên thứ ba phù hợp và có đầy đủ thông tin, sau khi xem xét các sự kiện và tình huống có sẵn cho kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề tại thời điểm đó, có thể kết luận một cách tương đối chắc chắn rằng, sau khi áp dụng các biện pháp bảo vệ, các nguy cơ đó sẽ bị loại trừ hoặc làm giảm xuống mức có thể chấp nhận được và các nguyên tắc đạo đức cơ bản không bị vi phạm hay không. Khi xem xét vấn đề này, cần phải xem xét đến các yếu tố như mức độ nghiêm trọng của nguy cơ, tính chất của hợp đồng cung cấp dịch vụ và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp kiểm toán. 200.11 Các biện pháp bảo vệ được xây dựng trong môi trường làm việc sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp, bao gồm các biện pháp bảo vệ ở cấp độ doanh nghiệp kế toán, kiểm toán và cho từng hợp đồng cụ thể. 200.12 Ví dụ về các biện pháp bảo vệ được xây dựng trong môi trường làm việc ở cấp độ doanh nghiệp kế toán, kiểm toán, bao gồm: (1) Lãnh đạo doanh nghiệp kế toán, kiểm toán nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản; (2) Lãnh đạo doanh nghiệp kiểm toán yêu cầu các thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo hành động vì lợi ích của công chúng; (3) Chính sách, thủ tục thực hiện và giám sát chất lượng hợp đồng dịch vụ; (4) Quy định bằng văn bản về sự cần thiết của việc: (i) Xác định các nguy cơ ảnh hưởng đến việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản; (ii) Đánh giá mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ này; và (iii) Áp dụng các biện pháp bảo vệ để loại trừ hoặc làm giảm các nguy cơ xuống mức có thể chấp nhận được, hoặc từ chối thực hiện hay rút khỏi hợp đồng dịch vụ có liên quan khi không có hoặc không thể áp dụng các biện pháp bảo vệ thích hợp; (5) Chính sách và thủ tục nội bộ quy định bằng văn bản yêu cầu sự tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản; (6) Chính sách và thủ tục hỗ trợ cho việc xác định các lợi ích hoặc các mối quan hệ giữa doanh nghiệp kế toán, kiểm toán hoặc giữa các thành viên nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ và khách hàng; (7) Chính sách và thủ tục để giám sát và quản lý (nếu cần), sự phụ thuộc vào doanh thu từ một khách hàng riêng lẻ; (8) Sử dụng thành viên Ban Giám đốc và các nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ khác nhau với cơ chế báo cáo riêng để thực hiện dịch vụ phi đảm bảo cho khách hàng đang sử dụng dịch vụ đảm bảo; (9) Chính sách và thủ tục nghiêm cấm các thành viên không phải là thành viên nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ gây ảnh hưởng không phù hợp đến kết quả của hợp đồng dịch vụ; (10) Trao đổi kịp thời về các chính sách và thủ tục của doanh nghiệp kế toán, kiểm toán cũng như bất kỳ sự thay đổi trong các chính sách và thủ tục này đến Ban Giám đốc và nhân viên chuyên nghiệp, và thực hiện đào tạo, tập huấn đầy đủ về các chính sách và thủ tục này; (11) Phân công một lãnh đạo cấp cao chịu trách nhiệm giám sát sự vận hành thích hợp hệ thống kiểm soát chất lượng của doanh nghiệp kế toán, kiểm toán; (12) Thông báo cho các thành viên Ban Giám đốc và nhân viên chuyên nghiệp về danh sách các khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo và các đơn vị có liên quan mà doanh nghiệp kiểm toán phải duy trì tính độc lập; (13) Cơ chế kỷ luật nhằm nâng cao sự tuân thủ các chính sách và thủ tục; (14) Chính sách và thủ tục công khai để khuyến khích và tạo điều kiện cho nhân viên trao đổi thông tin với các cấp quản lý trong doanh nghiệp kế toán, kiểm toán về các vấn đề liên quan đến việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản mà họ quan tâm. 200.13 Ví dụ về các biện pháp bảo vệ được xây dựng trong môi trường làm việc ở cấp độ hợp đồng cụ thể, bao gồm: (1) Chỉ định một kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp khác không tham gia vào dịch vụ phi đảm bảo để soát xét lại các công việc mà nhóm dịch vụ đó đã làm và đưa ra ý kiến tư vấn, nếu cần thiết; (2) Chỉ định một kiểm toán viên chuyên nghiệp không phải là thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo để soát xét lại các công việc mà nhóm dịch vụ đó đã làm và đưa ra ý kiến tư vấn, nếu cần thiết; (3) Tham khảo ý kiến tư vấn từ bên thứ ba độc lập như thành viên Ban Giám đốc không tham gia trực tiếp điều hành, tổ chức nghề nghiệp hoặc một kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp khác; (4) Thảo luận với Ban quản trị của khách hàng các vấn đề đạo đức; (5) Thông tin cho Ban quản trị của khách hàng về tính chất và mức phí của dịch vụ cung cấp; (6) Mời một doanh nghiệp kế toán, kiểm toán khác thực hiện hoặc thực hiện lại toàn bộ hoặc một phần của hợp đồng dịch vụ; (7) Luân chuyển nhân sự cấp cao của nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo. 200.14 Tùy thuộc vào tính chất hợp đồng dịch vụ, kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề có thể dựa vào những biện pháp bảo vệ mà khách hàng đang áp dụng. Tuy nhiên, kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề không thể chỉ phụ thuộc vào biện pháp bảo vệ đó để làm giảm các nguy cơ xuống mức có thể chấp nhận được. 200.15 Ví dụ về các biện pháp bảo vệ trong hệ thống và các thủ tục của khách hàng, bao gồm: (1) Khách hàng yêu cầu nhân sự khác ngoài Ban Giám đốc tham gia vào việc thông qua hoặc phê duyệt việc bổ nhiệm doanh nghiệp kế toán, kiểm toán thực hiện cung cấp dịch vụ; (2) Khách hàng có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và năng lực chuyên môn có thể đưa ra được các quyết định quản lý; (3) Khách hàng vận hành các thủ tục nội bộ để đảm bảo sự lựa chọn khách quan trong việc thực hiện những hợp đồng dịch vụ phi đảm bảo; (4) Khách hàng có cơ cấu quản trị doanh nghiệp phù hợp để kiểm soát và trao đổi về các dịch vụ được cung cấp với doanh nghiệp kế toán, kiểm toán. CHƯƠNG 210 - Bổ nhiệm cung cấp dịch vụ chuyên môn Chấp nhận khách hàng 210.1 Trước khi chấp nhận một khách hàng mới, kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề phải xác định liệu việc chấp nhận cung cấp dịch vụ cho khách hàng đó có thể làm phát sinh nguy cơ đối với việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản hay không. Các nguy cơ tiềm tàng đe dọa tính chính trực hoặc tư cách nghề nghiệp có thể phát sinh từ những nghi vấn liên quan đến khách hàng (bao gồm nghi vấn đối với chủ sở hữu doanh nghiệp, đội ngũ quản lý hoặc các hoạt động). 210.2 Các vấn đề liên quan đến khách hàng có thể ảnh hưởng đến việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản, ví dụ việc khách hàng liên quan đến các hoạt động bất hợp pháp (như hoạt động rửa tiền), sự thiếu trung thực, hoặc có nghi vấn trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính. 210.3 Kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Các biện pháp bảo vệ có thể gồm: (1) Thu thập kiến thức và hiểu biết về khách hàng, chủ sở hữu doanh nghiệp cũng như các thành viên Ban quản trị và các hoạt động kinh doanh của khách hàng; hoặc (2) Đảm bảo cam kết của khách hàng trong việc hoàn thiện hệ thống quản trị doanh nghiệp hoặc kiểm soát nội bộ. 210.4 Trường hợp không thể làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được, kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề phải từ chối khách hàng. 210.5 Đối với các khách hàng thường xuyên, kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề phải định kỳ thực hiện việc xem xét lại quyết định chấp nhận hợp đồng dịch vụ với khách hàng. Chấp nhận hợp đồng dịch vụ 210.6 Nguyên tắc đạo đức cơ bản về năng lực chuyên môn và tính thận trọng yêu cầu kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề chỉ được cung cấp dịch vụ mà họ có đủ năng lực chuyên môn để thực hiện. Trước khi chấp nhận một hợp đồng dịch vụ cụ thể với khách hàng, kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề phải xác định liệu việc chấp nhận hợp đồng dịch vụ đó có làm phát sinh nguy cơ ảnh hưởng đến việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản hay không. Ví dụ, nguy cơ do tư lợi sẽ ảnh hưởng tới năng lực chuyên môn và tính thận trọng nếu nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ không đủ năng lực để thực hiện hợp đồng. 210.7 Kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm các nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Các biện pháp bảo vệ có thể bao gồm: (1) Tìm hiểu về lĩnh vực kinh doanh và mức độ phức tạp trong hoạt động của khách hàng, cũng như các yêu cầu cụ thể của hợp đồng, nội dung, lịch trình và phạm vi của công việc thực hiện; (2) Tìm hiểu về các lĩnh vực, ngành nghề và các vấn đề có liên quan đến hoạt động kinh doanh của khách hàng; (3) Tích lũy những kinh nghiệm phù hợp với các yêu cầu pháp luật và yêu cầu về lập báo cáo tài chính; (4) Phân công đầy đủ nhân sự với năng lực chuyên môn phù hợp; (5) Sử dụng chuyên gia, nếu cần thiết; (6) Thống nhất khung thời gian phù hợp để thực hiện hợp đồng dịch vụ; (7) Tuân thủ chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng để có sự đảm bảo hợp lý rằng các hợp đồng dịch vụ cụ thể chỉ được chấp nhận khi doanh nghiệp kiểm toán có đủ năng lực để cung cấp dịch vụ. 210.8 Khi kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề có ý định sử dụng công việc của chuyên gia, họ phải xác định liệu việc sử dụng đó có đáng tin cậy hay không. Các yếu tố cần xem xét bao gồm: uy tín, trình độ chuyên môn, nguồn lực sẵn có, cũng như các chuẩn mực đạo đức và nghề nghiệp áp dụng. Các thông tin này có thể có được từ kinh nghiệm làm việc trước đó với chuyên gia này hay qua tham vấn với các bên khác. Thay đổi việc bổ nhiệm đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên môn 210.9 Khi được yêu cầu để thay thế cho một kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề khác, hoặc đang cân nhắc nộp hồ sơ tham gia dự thầu cung cấp dịch vụ cho khách hàng theo một hợp đồng đang được kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề khác thực hiện, kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề sẽ phải xác định liệu có lý do nào về mặt nghề nghiệp hoặc nguyên nhân khác để không chấp nhận hợp đồng dịch vụ, như trường hợp nếu chấp nhận hợp đồng đó sẽ làm phát sinh nguy cơ ảnh hưởng đến tính tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản mà không thể loại trừ hoặc làm giảm các nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được bằng việc áp dụng các biện pháp bảo vệ. Ví dụ, nguy cơ ảnh hưởng đến năng lực chuyên môn và tính thận trọng sẽ phát sinh khi kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề không nắm được đầy đủ các thông tin thích hợp trước khi chấp nhận hợp đồng dịch vụ với khách hàng. 210.10 Kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ. Tùy theo tính chất của hợp đồng dịch vụ, đòi hỏi kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề phải liên hệ trực tiếp với bên cung cấp dịch vụ hiện tại để nắm được thực trạng dẫn đến việc thay đổi bên cung cấp dịch vụ để xác định xem có chấp nhận hợp đồng dịch vụ hay không. Ví dụ, những lý do dẫn đến thay đổi trong việc bổ nhiệm bên cung cấp dịch vụ có thể không phản ánh một cách đầy đủ thực trạng nhưng có thể chỉ ra được những bất đồng giữa bên cung cấp dịch vụ hiện tại với khách hàng. Những lý do này có thể ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận hợp đồng. 210.11 Kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề phải áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết nhằm loại trừ hoặc làm giảm các nguy cơ xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về các biện pháp bảo vệ, bao gồm: (1) Khi trả lời các yêu cầu của bên mời thầu, cần nêu rõ trong hồ sơ dự thầu rằng, trước khi chấp nhận hợp đồng, cần phải liên lạc với bên cung cấp dịch vụ hiện tại để thu thập thông tin nhằm xác định liệu có lý do nào, kể cả về mặt nghề nghiệp hoặc nguyên nhân khác có thể dẫn đến việc không thể chấp nhận hợp đồng hay không; (2) Yêu cầu bên cung cấp dịch vụ hiện tại cung cấp thông tin về các sự kiện hoặc tình huống mà, theo đánh giá của họ, kế toán viên, kiểm toán viên được đề cử cần nắm được trước khi quyết định có chấp nhận hợp đồng hay không; hoặc (3) Thu thập thông tin cần thiết từ các nguồn khác nhau. Trường hợp việc áp dụng các biện pháp bảo vệ không thể loại trừ hay làm giảm các nguy cơ xuống mức có thể chấp nhận được, kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề phải từ chối chấp nhận hợp đồng trừ khi có thể thu thập được thông tin từ các nguồn khác đủ để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. 210.12 Kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề có thể được yêu cầu thực hiện bổ sung hoặc hỗ trợ một phần công việc của bên cung cấp dịch vụ hiện tại. Trường hợp này có thể làm phát sinh nguy cơ ảnh hưởng đến năng lực chuyên môn và tính thận trọng của kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề do bị thiếu thông tin hoặc không được cung cấp đầy đủ thông tin. Cần đánh giá mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ và áp dụng các biện pháp bảo vệ thích hợp để loại trừ hoặc làm giảm các nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ, thông báo tới bên cung cấp dịch vụ hiện tại để họ có thể cung cấp các thông tin cần thiết cho việc thực hiện dịch vụ đó. 210.13 Do bên cung cấp dịch vụ hiện tại phải tuân thủ tính bảo mật nên việc họ có được phép hoặc được yêu cầu thảo luận các vấn đề của khách hàng với kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề đang được đề nghị cung cấp dịch vụ hay không còn phụ thuộc vào bản chất của hợp đồng dịch vụ và phụ thuộc vào: (a) Sự cho phép của khách hàng về việc cung cấp thông tin; hoặc (b) Quy định của pháp luật và yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp có liên quan. Chương 140 Phần A Chuẩn mực này quy định các trường hợp cho phép hoặc yêu cầu kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề cung cấp thông tin bảo mật. 210.14 Nhìn chung, kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề cần được khách hàng cho phép bằng văn bản để được thảo luận với bên cung cấp dịch vụ hiện tại của khách hàng. Sau khi được cho phép, bên cung cấp dịch vụ hiện tại phải tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan đến việc cung cấp thông tin. Bên cung cấp dịch vụ hiện tại phải cung cấp thông tin một cách trung thực và rõ ràng. Nếu kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề được đề nghị cung cấp dịch vụ không thể liên lạc được với bên cung cấp dịch vụ hiện tại thì họ phải tìm hiểu về các nguy cơ có thể phát sinh bằng cách thức khác, như phỏng vấn bên thứ ba hoặc tìm hiểu thông tin về lãnh đạo cấp cao hoặc Ban quản trị của khách hàng. CHƯƠNG 220 – Xung đột về lợi ích 220.1 Kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề có thể gặp phải xung đột về lợi ích khi cung cấp dịch vụ chuyên môn. Xung đột về lợi ích làm phát sinh nguy cơ ảnh hưởng đến tính khách quan và có thể làm phát sinh các nguy cơ ảnh hưởng đến các nguyên tắc đạo đức cơ bản khác. Các nguy cơ này có thể phát sinh khi: (1) Kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề cung cấp dịch vụ chuyên môn liên quan đến một vấn đề cụ thể cho hai hoặc nhiều bên bị xung đột về lợi ích liên quan đến vấn đề trên; hoặc (2) Lợi ích của kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề liên quan đến một vấn đề cụ thể bị xung đột với lợi ích liên quan đến vấn đề đó của khách hàng sử dụng dịch vụ chuyên môn do kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề cung cấp. Kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề không được để xung đột về lợi ích làm ảnh hưởng đến xét đoán chuyên môn hoặc quyết định kinh doanh của mình. Khi dịch vụ chuyên môn được cung cấp là dịch vụ đảm bảo, việc tuân thủ nguyên tắc đạo đức cơ bản về tính khách quan còn yêu cầu kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề phải độc lập với khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo theo các quy định phù hợp tại Chương 290 hoặc Chương 291 Chuẩn mực này. 220.2 Ví dụ về các trường hợp có thể làm phát sinh xung đột về lợi ích, bao gồm: (1) Cung cấp dịch vụ tư vấn cho một khách hàng có nhu cầu mua lại một khách hàng kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán khi doanh nghiệp kiểm toán đã thu thập được các thông tin bảo mật trong quá trình kiểm toán có thể có liên quan đến giao dịch mua lại đó; (2) Tư vấn cùng lúc cho hai khách hàng đang cạnh tranh để mua lại cùng một công ty, khi mà việc tư vấn này có thể có liên quan đến lợi thế cạnh tranh của các bên; (3) Cung cấp dịch vụ cho cả bên mua và bên bán trong cùng một giao dịch; (4) Cung cấp dịch vụ định giá tài sản cho hai khách hàng đang có vị trí đối lập liên quan đến tài sản đó; (5) Đại diện cho hai khách hàng liên quan đến cùng một vấn đề mà hai khách hàng đó đang có tranh chấp pháp lý với nhau, ví dụ, trong quá trình chia tách hoặc giải thể công ty; (6) Cung cấp báo cáo dịch vụ đảm bảo cho bên cấp bản quyền về phí bản quyền được nhận theo thỏa thuận, đồng thời, tư vấn cho bên trả phí bản quyền về tính chính xác của khoản phí phải trả; (7) Tư vấn cho khách hàng về việc đầu tư vào một doanh nghiệp, mà vợ hoặc chồng của kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề có lợi ích tài chính trong doanh nghiệp đó; (8) Cung cấp dịch vụ tư vấn chiến lược liên quan đến vị thế cạnh tranh cho một khách hàng trong khi kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề đang có lợi ích tương tự với đối thủ cạnh tranh lớn của khách hàng đó; (9) Cung cấp dịch vụ tư vấn cho khách hàng về việc mua lại một doanh nghiệp mà doanh nghiệp kế toán, kiểm toán cũng đang quan tâm mua lại doanh nghiệp đó; (10) Cung cấp dịch vụ tư vấn cho khách hàng về việc mua sản phẩm hoặc dịch vụ trong khi kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề đang có thỏa thuận được hưởng hoa hồng hoặc phí bản quyền với nhà tiềm năng cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ đó. 220.3 Trong quá trình xác định, đánh giá các lợi ích và mối quan hệ có thể làm phát sinh xung đột về lợi ích và thực hiện các biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đe dọa việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản xuống mức có thể chấp nhận được, kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề phải sử dụng xét đoán chuyên môn và cân nhắc liệu một bên thứ ba phù hợp và có đầy đủ thông tin, sau khi xem xét các sự kiện và tình huống có sẵn cho kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề tại thời điểm đó, có thể kết luận rằng việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản có bị ảnh hưởng hay không. 220.4 Trong quá trình giải quyết xung đột về lợi ích, bao gồm công bố hoặc chia sẻ thông tin bên trong doanh nghiệp kế toán, kiểm toán hoặc trong công ty mạng lưới và tham khảo hướng dẫn của bên thứ ba, kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề phải luôn tuân thủ nguyên tắc đạo đức cơ bản về bảo mật thông tin. 220.5 Nếu các nguy cơ phát sinh do xung đột về lợi ích lớn hơn mức có thể chấp nhận được, kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề phải áp dụng các biện pháp bảo vệ nhằm loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Nếu các biện pháp bảo vệ không thể làm giảm nguy cơ xuống mức có thể chấp nhận được thì kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề phải từ chối thực hiện hoặc ngừng cung cấp dịch vụ chuyên môn mà dịch vụ đó làm phát sinh xung đột về lợi ích; hoặc chấm dứt các mối quan hệ có liên quan, hoặc từ bỏ các lợi ích có liên quan nhằm loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. 220.6 Trước khi chấp nhận một khách hàng, hợp đồng hay mối quan hệ kinh doanh mới, kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề phải thực hiện các thủ tục phù hợp để xác định các tình huống có thể làm phát sinh xung đột về lợi ích, bao gồm xác định: (1) Bản chất của các lợi ích và mối quan hệ liên quan giữa các bên tham gia; (2) Bản chất của dịch vụ và ảnh hưởng của dịch vụ đó đến các bên tham gia. Bản chất của dịch vụ, các lợi ích và mối quan hệ liên quan có thể thay đổi trong quá trình thực hiện hợp đồng dịch vụ, đặc biệt khi kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề được yêu cầu cung cấp dịch vụ trong tình huống mà các bên liên quan có thể trở nên đối lập với nhau, ngay cả khi họ có thể không có tranh chấp từ ban đầu. Kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề phải luôn cảnh giác với những thay đổi như vậy, nhằm xác định được các tình huống có thể làm phát sinh xung đột về lợi ích. 220.7 Một quy trình hiệu quả để xác định các lợi ích và mối quan hệ có thể làm phát sinh xung đột về lợi ích sẽ giúp kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề xác định được các xung đột về lợi ích thực tế hoặc tiềm tàng trước khi quyết định liệu có chấp nhận hợp đồng dịch vụ hay không, hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng dịch vụ. Quy trình này bao gồm các vấn đề phát sinh từ bên thứ ba, như khách hàng khác và khách hàng tiềm năng. Xung đột về lợi ích thực tế hoặc tiềm tàng được phát hiện càng sớm thì kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề càng có khả năng áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết nhằm loại trừ nguy cơ ảnh hưởng đến tính khách quan và bất kỳ nguy cơ nào ảnh hưởng đến việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản hoặc làm giảm nguy cơ này xuống mức có thể chấp nhận được. Quy trình xác định xung đột lợi ích thực tế hoặc tiềm tàng phụ thuộc vào các yếu tố sau: (1) Bản chất của dịch vụ chuyên môn được cung cấp; (2) Quy mô doanh nghiệp kiểm toán; (3) Quy mô và lĩnh vực hoạt động của các khách hàng của doanh nghiệp kiểm toán; (4) Cơ cấu của doanh nghiệp kế toán, kiểm toán, ví dụ, số lượng và vị trí địa lý của các chi nhánh. 220.8 Nếu doanh nghiệp kế toán, kiểm toán là thành viên của một mạng lưới thì phải xác định tất cả các xung đột về lợi ích mà kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề có lý do để cho rằng có thể tồn tại hoặc phát sinh các xung đột đó do các lợi ích và mối quan hệ của công ty mạng lưới. Các thủ tục phù hợp để xác định các lợi ích và mối quan hệ liên quan đến một công ty mạng lưới phụ thuộc vào các yếu tố như: bản chất của các dịch vụ chuyên môn đã cung cấp, các khách hàng sử dụng dịch vụ chuyên môn của mạng lưới và vị trí địa lý của các bên liên quan. 220.9 Nếu phát hiện xung đột về lợi ích thì kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề phải đánh giá: (1) Tầm quan trọng của các lợi ích hoặc mối quan hệ có liên quan; (2) Mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ phát sinh do việc cung cấp dịch vụ chuyên môn. Nhìn chung, mức độ liên quan giữa dịch vụ chuyên môn với vấn đề làm phát sinh xung đột lợi ích càng trực tiếp thì nguy cơ ảnh hưởng đến tính khách quan và việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản khác càng nghiêm trọng. 220.10 Kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề phải áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết nhằm loại trừ hoặc làm giảm các nguy cơ ảnh hưởng đến việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản do xung đột lợi ích gây ra xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về các biện pháp bảo vệ, bao gồm: (1) Thực hiện các biện pháp để ngăn chặn việc tiết lộ trái phép thông tin bảo mật khi kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề cung cấp dịch vụ chuyên môn liên quan đến một vấn đề cụ thể cho hai hoặc nhiều khách hàng bị xung đột về lợi ích liên quan đến vấn đề trên, ví dụ: (i) Sử dụng các nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ khác nhau và trao đổi rõ với họ về các chính sách và thủ tục nhằm duy trì tính bảo mật; (ii) Phân chia khu vực làm việc riêng biệt cho các bộ phận chuyên môn khác nhau trong doanh nghiệp kế toán, kiểm toán nhằm ngăn chặn việc tiết lộ thông tin bảo mật từ khu vực này sang khu vực khác trong doanh nghiệp kế toán, kiểm toán; (iii) Thiết lập và thực hiện các chính sách và thủ tục nhằm hạn chế khả năng tiếp cận hồ sơ khách hàng, yêu cầu các nhân viên và thành viên Ban Giám đốc của doanh nghiệp kế toán, kiểm toán ký cam kết bảo mật thông tin, bao gồm thông tin trên giấy tờ và thông tin điện tử. (2) Cử người có kinh nghiệm không liên quan đến khách hàng hoặc hợp đồng dịch vụ thường xuyên xem xét việc áp dụng các biện pháp bảo vệ; (3) Cử kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp không tham gia nhóm cung cấp dịch vụ hoặc không chịu ảnh hưởng của xung đột, soát xét lại công việc đã được thực hiện và đánh giá xem liệu các xét đoán và kết luận quan trọng có phù hợp hay không; (4) Tham khảo ý kiến tư vấn của bên thứ ba, ví dụ, tổ chức nghề nghiệp, chuyên gia tư vấn pháp luật hoặc kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp khác. 220.11 Ngoài các biện pháp bảo vệ được hướng dẫn tại đoạn 220.10 nêu trên, kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề cần phải thông báo cho khách hàng bị ảnh hưởng của xung đột về bản chất của xung đột về lợi ích và các biện pháp bảo vệ liên quan (nếu có). Nếu các biện pháp bảo vệ là cần thiết nhằm làm giảm ảnh hưởng của nguy cơ xuống mức có thể chấp nhận được thì các biện pháp này cần được khách hàng chấp nhận để kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề thực hiện dịch vụ chuyên môn của mình. Việc thông báo của kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề và sự chấp nhận của khách hàng có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, ví dụ: (1) Thông báo một cách tổng quát cho khách hàng về các trường hợp mà theo thông lệ chung thì kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề không chỉ cung cấp dịch vụ dành riêng cho bất kỳ một khách hàng nào (ví dụ, một dịch vụ cụ thể trong một lĩnh vực cụ thể) để khách hàng đưa ra sự đồng ý chung. Việc thông báo đó có thể được thực hiện bằng việc đưa vào các điều khoản và điều kiện của hợp đồng dịch vụ. (2) Thông báo một cách cụ thể cho khách hàng bị ảnh hưởng của xung đột về hoàn cảnh của xung đột, bao gồm, trình bày chi tiết về hoàn cảnh và giải thích đầy đủ về các biện pháp bảo vệ dự kiến và rủi ro có thể phát sinh để khách hàng có thể đưa ra quyết định phù hợp đối với vấn đề đó và đưa ra chấp nhận rõ ràng để kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề thực hiện dịch vụ. (3) Trong một số trường hợp, sự chấp nhận có thể được thể hiện thông qua thái độ của khách hàng khi kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề có đủ bằng chứng để kết luận rằng khách hàng đã biết về hoàn cảnh cụ thể của xung đột ngay từ đầu và không phản đối sự tồn tại của xung đột về lợi ích đó. Kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề phải xem xét bản chất và mức độ nghiêm trọng của xung đột về lợi ích để xác định có cần thiết phải thông báo cụ thể với khách hàng và phải được sự chấp nhận của khách hàng hay không. Vì mục đích này, kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề phải sử dụng xét đoán chuyên môn để đánh giá các trường hợp làm phát sinh xung đột về lợi ích, bao gồm: các bên có thể bị ảnh hưởng, bản chất của xung đột và khả năng phát triển theo chiều hướng không mong đợi của vấn đề làm phát sinh xung đột. 220.12 Khi kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề yêu cầu có sự chấp nhận của khách hàng nhưng khách hàng không đồng ý, kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề phải từ chối thực hiện hoặc ngừng cung cấp dịch vụ làm phát sinh xung đột về lợi ích; hoặc phải chấm dứt các mối quan hệ hoặc từ bỏ các lợi ích liên quan nhằm loại trừ hoặc làm giảm ảnh hưởng của các xung đột này xuống mức có thể chấp nhận được. Sau khi áp dụng các biện pháp bảo vệ bổ sung cần thiết, kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề có thể nhận được sự chấp nhận của khách hàng. 220.13 Khi việc thông báo được thực hiện bằng lời, hoặc sự chấp nhận cũng bằng lời hoặc thể hiện thông qua thái độ, kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề phải ghi chép và lưu lại bằng tài liệu, hồ sơ về bản chất của tình huống làm phát sinh xung đột về lợi ích, các biện pháp bảo vệ đã được áp dụng để làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được và sự đồng ý của khách hàng. 220.14 Trong một số trường hợp, nhằm mục đích có được sự chấp nhận của khách hàng, việc thông báo một cách cụ thể có thể dẫn đến vi phạm tính bảo mật. Ví dụ: (1) Cung cấp dịch vụ tư vấn về giao dịch cho một khách hàng liên quan đến việc “thâu tóm thù địch” một khách hàng khác của doanh nghiệp kế toán, kiểm toán; (2) Thực hiện dịch vụ điều tra gian lận cho khách hàng có liên quan đến hành vi bị nghi ngờ là gian lận mà doanh nghiệp kế toán, kiểm toán thu thập được thông tin bí mật thông qua việc cung cấp dịch vụ chuyên môn cho một khách hàng khác mà khách hàng khác này có thể liên quan đến hành vi gian lận đó. Doanh nghiệp kế toán, kiểm toán không được chấp nhận hoặc duy trì hợp đồng dịch vụ trong những trường hợp trên, trừ khi: (1) Doanh nghiệp kế toán, kiểm toán không bênh vực một khách hàng khi việc bênh vực này đòi hỏi doanh nghiệp kiểm toán phải đặt mình vào vị trí đối lập với một khách hàng khác cùng liên quan đến vấn đề đó; (2) Doanh nghiệp kế toán, kiểm toán có cơ chế cụ thể nhằm ngăn chặn việc tiết lộ thông tin bảo mật giữa các nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ cho hai khách hàng đó; (3) Doanh nghiệp kế toán, kiểm toán đảm bảo rằng một bên thứ ba phù hợp và có đầy đủ thông tin, sau khi xem xét các sự kiện và tình huống có sẵn cho kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề tại thời điểm đó, có thể kết luận rằng doanh nghiệp kế toán, kiểm toán có thể chấp nhận hoặc duy trì hợp đồng dịch vụ, bởi nếu doanh nghiệp kế toán, kiểm toán không cung cấp dịch vụ đó thì có thể dẫn đến kết quả bất lợi cho khách hàng hoặc các bên thứ ba có liên quan. Kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề phải lưu lại tài liệu, hồ sơ về bản chất của từng trường hợp, bao gồm vai trò mà kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề đảm nhận, cơ chế cụ thể nhằm ngăn chặn việc tiết lộ thông tin bảo mật giữa các nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ cho hai khách hàng đó và cơ sở để kết luận việc chấp nhận hợp đồng dịch vụ là phù hợp. CHƯƠNG 230 – Đưa ra ý kiến thứ hai 230.1 Khi kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề được yêu cầu cung cấp ý kiến thứ hai sau khi đã có ý kiến thứ nhất về việc áp dụng chuẩn mực kế toán, kiểm toán, lập báo cáo hoặc các chuẩn mực khác, các nguyên tắc cho một trường hợp, những giao dịch cụ thể hay đưa ra ý kiến thay cho một doanh nghiệp hoặc đơn vị không phải là khách hàng hiện tại, thì có thể làm phát sinh nguy cơ không tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản. Ví dụ, nguy cơ ảnh hưởng đến nguyên tắc “Năng lực chuyên môn và tính thận trọng” có thể làm phát sinh khi kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề đưa ra ý kiến thứ hai mà không có đầy đủ bằng chứng hoặc không được cung cấp đầy đủ thông tin như bên cung cấp dịch vụ hiện tại. Sự tồn tại và mức độ nghiêm trọng của bất cứ nguy cơ nào phụ thuộc vào tình huống làm phát sinh yêu cầu đưa ra ý kiến thứ hai và phụ thuộc vào các thông tin sẵn có, và giả định thích hợp để đưa ra xét đoán chuyên môn. 230.2 Khi được yêu cầu đưa ra ý kiến thứ hai, kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm các nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ, thu thập sự đồng ý của khách hàng để được liên lạc với bên cung cấp dịch vụ hiện tại, mô tả những hạn chế liên quan đến ý kiến thứ hai khi trao đổi với khách hàng và cung cấp ý kiến đó cho bên cung cấp dịch vụ hiện tại. 230.3 Nếu kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề không được khách hàng cho phép liên lạc với bên cung cấp dịch vụ hiện tại, họ phải xác định liệu có đưa ra ý kiến thứ hai hay không dựa trên các tình huống và thông tin có được. Ví dụ về đưa ra ý kiến thứ 2: Nếu một doanh nghiệp kiểm toán được một khách hàng yêu cầu cho ý kiến tư vấn hoặc báo cáo bằng văn bản liên quan đến việc áp dụng chuẩn mực, chế độ kế toán, chuẩn mực kiểm toán hoặc về việc lập và trình bày báo cáo tài chính mà khách hàng này không phải là khách hàng kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán đó, thì doanh nghiệp kiểm toán này cần đánh giá xem liệu việc cho ý kiến tư vấn hoặc báo cáo bằng văn bản như vậy có vi phạm các nguyên tắc đạo đức cơ bản hay không. Doanh nghiệp kiểm toán cho ý kiến tư vấn như vậy có thể không được tiếp cận với đầy đủ thông tin như là doanh nghiệp kiểm toán đang thực hiện kiểm toán cho khách hàng đó và do vậy có thể đưa ra ý kiến hoặc kết luận khác biệt. Việc đưa ra ý kiến và kết luận khác biệt có thể tạo áp lực một cách không phù hợp đối với doanh nghiệp kiểm toán đang thực hiện kiểm toán cho khách hàng đó. Trong trường hợp này nguy cơ vi phạm các nguyên tắc đạo đức cơ bản có thể được làm giảm bằng cách doanh nghiệp kiểm toán cho ý kiến tư vấn trao đổi thông tin với doanh nghiệp kiểm toán đang thực hiện kiểm toán cho khách hàng đó và/hoặc cung cấp bản dự thảo ý kiến tư vấn/báo cáo cho doanh nghiệp kiểm toán đang thực hiện kiểm toán cho khách hàng đó để tham khảo ý kiến. Việc một doanh nghiệp thực hiện kiểm toán lại một báo cáo tài chính đã được một doanh nghiệp kiểm toán khác kiểm toán cũng làm phát sinh nguy cơ tương tự và có thể ở mức độ nghiêm trọng hơn so với trường hợp trên. Vì vậy việc kiểm toán lại chỉ được thực hiện khi có yêu cầu cụ thể của pháp luật hoặc cơ quan quản lý. Trong trường hợp kiểm toán lại thì doanh nghiệp kiểm toán sau cần tham khảo ý kiến của doanh nghiệp kiểm toán tiền nhiệm về các vấn đề kế toán, kiểm toán có sự khác biệt trọng yếu trong quan điểm giữa hai doanh nghiệp kiểm toán. Nếu không thể tham khảo ý kiến của doanh nghiệp kiểm toán tiền nhiệm thì cần tham khảo ý kiến của tổ chức nghề nghiệp hoặc cơ quan quản lý phù hợp. CHƯƠNG 240 – Giá phí dịch vụ và các khoản phụ phí khác 240.1 Khi đàm phán giá phí dịch vụ, kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề có quyền đưa ra mức phí mà họ cho là phù hợp. Việc kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề có thể đưa ra một mức phí thấp hơn so với mức phí của kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề khác chưa hẳn đã là phi đạo đức, nhưng có thể ảnh hưởng đến việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản. Ví dụ có thể phát sinh nguy cơ do tư lợi làm ảnh hưởng tới năng lực chuyên môn cũng như tính thận trọng nếu mức phí đưa ra là quá thấp và kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề khó có thể thực hiện hợp đồng dịch vụ đó tuân thủ theo đúng quy định của chuẩn mực nghề nghiệp và kỹ thuật phù hợp. 240.2 Việc phát sinh các nguy cơ cũng như mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ được xác định dựa trên các yếu tố như mức phí và dịch vụ được cung cấp. Cần phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết nhằm loại trừ hoặc làm giảm các nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về biện pháp bảo vệ, bao gồm: (1) Đảm bảo rằng khách hàng hiểu được các điều khoản của hợp đồng, trong đó có cơ sở tính phí, nội dung và phạm vi công việc tương ứng với mức phí đó; hoặc (2) Sắp xếp thời gian phù hợp và bố trí nhân viên có đủ năng lực chuyên môn thực hiện công việc. 240.3 Phí tiềm tàng được sử dụng rộng rãi trong các hợp đồng dịch vụ phi đảm bảo. Chương 290 và Chương 291 Chuẩn mực này quy định và hướng dẫn về phí tiềm tàng áp dụng đối với dịch vụ phi đảm bảo cung cấp cho khách hàng kiểm toán và các khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo. Tuy nhiên, phí tiềm tàng có thể làm phát sinh nguy cơ ảnh hưởng tới sự tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản như nguy cơ do tư lợi làm ảnh hưởng đến tính khách quan. Việc phát sinh các nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ phụ thuộc vào các yếu tố sau: (1) Tính chất của hợp đồng dịch vụ; (2) Khoảng phí tiềm tàng; (3) Cơ sở xác định mức phí; và (4) Liệu kết quả của giao dịch có được bên thứ ba độc lập soát xét hay không. 240.4 Mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ phải được đánh giá và biện pháp bảo vệ phải được áp dụng cần thiết nhằm loại trừ hoặc làm giảm các nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về biện pháp bảo vệ: (1) Thỏa thuận trước với khách hàng bằng văn bản về cơ sở xác định mức phí; (2) Công bố công việc thực hiện và cơ sở xác định mức phí với đối tượng sử dụng kết quả dịch vụ; (3) Chính sách và thủ tục liên quan đến kiểm soát chất lượng; hoặc (4) Soát xét công việc của kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề bởi một bên thứ ba độc lập. 240.5 Trong một số trường hợp, kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề có thể nhận được phí giới thiệu hoặc hoa hồng liên quan đến khách hàng. Ví dụ khi kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề không cung cấp một số dịch vụ mà khách hàng hiện tại yêu cầu, kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề này có thể nhận được khoản phí từ việc giới thiệu khách hàng đó cho kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề hoặc bên cung cấp dịch vụ chuyên môn khác. Kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề có thể nhận được hoa hồng từ bên thứ ba, như bên cung cấp phần mềm, liên quan đến việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách hàng. Việc nhận phí giới thiệu hoặc hoa hồng như vậy làm phát sinh nguy cơ do tư lợi ảnh hưởng đến tính khách quan cũng như năng lực chuyên môn và tính thận trọng của kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề. Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ đảm bảo, doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề không được nhận phí giới thiệu hoặc hoa hồng từ việc giới thiệu khách hàng cho dịch vụ đảm bảo. 240.6 Kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề cũng có thể phải trả phí giới thiệu để có được khách hàng, ví dụ, trường hợp khách hàng đang sử dụng dịch vụ từ kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề khác nhưng có nhu cầu về một số dịch vụ khác mà bên cung cấp dịch vụ hiện tại không đáp ứng được. Việc trả phí giới thiệu này có thể làm phát sinh nguy cơ do tư lợi ảnh hưởng đến tính khách quan cũng như năng lực chuyên môn và tính thận trọng của kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề. Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ đảm bảo, doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề không được trả phí giới thiệu hoặc hoa hồng để có được khách hàng cho dịch vụ đảm bảo. 240.7 Mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ phải được đánh giá và biện pháp bảo vệ phải được áp dụng nếu cần thiết nhằm loại trừ hoặc làm giảm các nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về biện pháp bảo vệ: (1) Thông báo với khách hàng về thỏa thuận trả phí cho việc được giới thiệu khách hàng từ kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề khác; (2) Thông báo với khách hàng về thỏa thuận nhận phí trong việc giới thiệu khách hàng cho kế toán hành viên, kiểm toán viên hành nghề khác; hoặc (3) Thu thập văn bản thỏa thuận trước từ khách hàng về hoa hồng liên quan đến việc bên thứ ba cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng. 240.8 Kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề có thể mua một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp kế toán, kiểm toán khác và thanh toán cho các chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người thừa kế. Những khoản thanh toán đó không được coi là hoa hồng hoặc phí giới thiệu như quy định tại đoạn 240.5 – 240.7 Chuẩn mực này. CHƯƠNG 250 – Quảng bá dịch vụ 250.1 Việc kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề có được hợp đồng mới thông qua các hình thức quảng bá hoặc tiếp thị nào đó có thể làm phát sinh các nguy cơ ảnh hưởng đến việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản. Ví dụ, nguy cơ do tư lợi ảnh hưởng đến việc tuân thủ nguyên tắc “Tư cách nghề nghiệp” sẽ phát sinh nếu kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề quảng bá dịch vụ, thành tích và sản phẩm của mình theo cách thức không tuân thủ nguyên tắc đó. 250.2 Kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề phải tránh làm giảm uy tín nghề nghiệp khi quảng bá dịch vụ của mình. Kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề phải trung thực, thẳng thắn và không được: (a) Cường điệu về các dịch vụ mà họ có thể thực hiện, về trình độ hay kinh nghiệm của bản thân; hoặc (b) Đưa ra những thông tin, giới thiệu làm mất uy tín hay đưa ra những so sánh không có căn cứ về công việc của các bên khác. Trường hợp kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề không chắc chắn về sự phù hợp của hình thức quảng bá hoặc tiếp thị thì họ phải cân nhắc việc tham khảo ý kiến tư vấn của tổ chức nghề nghiệp có liên quan. CHƯƠNG 260 – Quà tặng và ưu đãi 260.1 Kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề hoặc thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp hoặc gần gũi với kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề có thể sẽ được đề nghị nhận quà tặng hoặc ưu đãi từ khách hàng. Các đề nghị như vậy có thể làm phát sinh nguy cơ ảnh hưởng đến việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản. Ví dụ, nguy cơ do tư lợi hoặc nguy cơ từ sự quen thuộc ảnh hưởng tới tính khách quan có thể phát sinh từ việc nhận quà tặng từ khách hàng. Nếu các đề nghị này bị thông tin ra bên ngoài thì có thể làm phát sinh nguy cơ bị đe dọa ảnh hưởng tới tính khách quan của kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề. 260.2 Việc phát sinh các nguy cơ cũng như mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ được xác định dựa trên các yếu tố như bản chất, giá trị và mục đích của những đề nghị. Nếu một bên thứ ba phù hợp và có đầy đủ thông tin, sau khi xem xét các sự kiện và tình huống có sẵn cho kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề tại thời điểm đó, đánh giá là quà tặng và ưu đãi không có giá trị lớn và không đáng kể, thì kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề có thể kết luận rằng đề nghị này là bình thường, không nhằm mục đích cụ thể để tác động tới việc ra ý kiến hay thu thập thông tin. Trường hợp này, kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề có thể kết luận rằng nguy cơ ảnh hưởng tới việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản là ở mức có thể chấp nhận được. 260.3 Kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết nhằm loại trừ hoặc làm giảm các nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Trường hợp các nguy cơ không thể bị loại trừ hay làm giảm xuống mức có thể chấp nhận được dù đã áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết, kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề phải từ chối đề nghị từ khách hàng. CHƯƠNG 270 – Giữ hộ tài sản của khách hàng 270.1 Kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề không được phép giữ hộ tiền hoặc các tài sản khác của khách hàng trừ khi được pháp luật cho phép. Trường hợp pháp luật cho phép thì họ phải tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý liên quan đến việc nắm giữ các tài sản. 270.2 Việc giữ hộ tài sản của khách hàng sẽ làm phát sinh nguy cơ ảnh hưởng tới việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản. Ví dụ, việc giữ hộ tài sản của khách hàng có thể làm phát sinh nguy cơ do tư lợi ảnh hưởng tới tư cách nghề nghiệp và tính khách quan. Trường hợp được ủy thác giữ tiền hoặc tài sản của khách hàng, kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề phải: (a) Giữ riêng biệt các tài sản đó với tài sản cá nhân hoặc tài sản của đơn vị; (b) Chỉ sử dụng các tài sản đó cho mục đích định trước; (c) Chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu tài sản về tài sản đó, cũng như thu nhập, cổ tức hoặc các khoản thu nhập khác thu được từ tài sản tại bất cứ thời điểm nào; (d) Tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan đến việc nắm giữ và chịu trách nhiệm về các tài sản đó. 270.3 Khi thực hiện các thủ tục đánh giá chấp nhận khách hàng và hợp đồng dịch vụ, trong đó có điều khoản giữ hộ tài sản của khách hàng, kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề phải tìm hiểu một cách hợp lý về nguồn gốc của tài sản đó cũng như các nghĩa vụ pháp lý và các quy định có liên quan. Ví dụ, nếu tài sản được hình thành từ những hoạt động bất hợp pháp, như hoạt động rửa tiền, có thể làm phát sinh các nguy cơ ảnh hưởng đến việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản. Trường hợp đó, kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề phải cân nhắc việc tham khảo ý kiến chuyên gia tư vấn pháp luật. CHƯƠNG 280 – Tính khách quan - Áp dụng cho tất cả các dịch vụ 280.1 Trước khi cung cấp dịch vụ, kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề phải xác định các nguy cơ ảnh hưởng đến tính khách quan phát sinh từ việc nắm giữ cổ phần của khách hàng, có mối quan hệ với khách hàng hoặc với thành viên Ban quản trị, Ban Giám đốc cũng như nhân viên của khách hàng. Ví dụ, có thể phát sinh nguy cơ từ sự quen thuộc đe dọa tính khách quan do mối quan hệ gia đình, mối quan hệ cá nhân thân thiết hoặc mối quan hệ kinh doanh. 280.2 Kiểm toán viên hành nghề cung cấp dịch vụ đảm bảo phải độc lập với khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo. Độc lập về tư tưởng và độc lập về hình thức là cần thiết để kiểm toán viên hành nghề đưa ra kết luận hoặc được coi là đưa ra kết luận một cách không thiên vị, không mâu thuẫn về lợi ích hoặc không bị ảnh hưởng một cách bất hợp lý từ người khác. Chương 290 và 291 Chuẩn mực này quy định và hướng dẫn cụ thể về tính độc lập đối với kiểm toán viên hành nghề khi cung cấp dịch vụ đảm bảo. 280.3 Việc phát sinh các nguy cơ ảnh hưởng đến tính khách quan khi cung cấp dịch vụ chuyên môn phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của hợp đồng dịch vụ cũng như tính chất của công việc mà kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề thực hiện. 280.4 Kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết nhằm loại trừ hoặc làm giảm các nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về các biện pháp bảo vệ: (1) Rút khỏi nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ; (2) Thực hiện thủ tục kiểm tra, giám sát; (3) Chấm dứt các mối quan hệ tài chính hoặc kinh doanh làm phát sinh các nguy cơ; (4) Thảo luận vấn đề với các cấp lãnh đạo cao hơn trong doanh nghiệp kế toán, kiểm toán; hoặc (5) Thảo luận vấn đề với Ban quản trị của khách hàng. Nếu các biện pháp bảo vệ được áp dụng không thể loại trừ hay làm giảm các nguy cơ xuống mức có thể chấp nhận được, kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề phải từ chối hoặc chấm dứt hợp đồng dịch vụ với khách hàng. CHƯƠNG 290 - Tính độc lập - Áp dụng cho dịch vụ kiểm toán và dịch vụ soát xét Cấu trúc Chương 290.1 Chương này quy định các yêu cầu về tính độc lập đối với dịch vụ kiểm toán và dịch vụ soát xét. Đây là các dịch vụ đảm bảo yêu cầu kiểm toán viên hành nghề phải đưa ra kết luận độc lập về báo cáo tài chính. Các dịch vụ này bao gồm dịch vụ kiểm toán và dịch vụ soát xét để đưa ra báo cáo về một bộ báo cáo tài chính đầy đủ hoặc một báo cáo tài chính riêng lẻ. Yêu cầu về tính độc lập khi thực hiện dịch vụ đảm bảo không phải là dịch vụ kiểm toán hay dịch vụ soát xét được quy định tại Chương 291 Chuẩn mực này. 290.2 Trong một số cuộc kiểm toán mà báo cáo kiểm toán có hạn chế việc cung cấp và sử dụng báo cáo và nếu đáp ứng một số điều kiện cụ thể, các yêu cầu về tính độc lập trong Chương này có thể được thay đổi như quy định tại các đoạn từ 290.500 - 290.514 Chuẩn mực này. Các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật không được phép áp dụng các thay đổi này. 290.3 Trong Chương này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau: (a) Thuật ngữ “kiểm toán”, “nhóm kiểm toán”, “cuộc kiểm toán”, “khách hàng kiểm toán” và “báo cáo kiểm toán” được hiểu là gồm cả soát xét, nhóm soát xét, hợp đồng soát xét, khách hàng dịch vụ soát xét và báo cáo soát xét. Ví dụ,“kiểm toán” được hiểu là gồm cả kiểm toán và soát xét. (b) Thuật ngữ “doanh nghiệp kiểm toán” bao gồm cả công ty mạng lưới, trừ khi có quy định khác. Ví dụ,“doanh nghiệp kiểm toán” bao gồm cả chi nhánh. Phương pháp tiếp cận tính độc lập dựa trên khuôn khổ 290.4 Do cuộc kiểm toán được thực hiện vì lợi ích của công chúng, thành viên nhóm kiểm toán, các doanh nghiệp kiểm toán và các công ty mạng lưới phải duy trì tính độc lập đối với khách hàng kiểm toán theo quy định của Chuẩn mực này. 290.5 Mục tiêu của Chương này nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp kiểm toán và thành viên nhóm kiểm toán trong việc áp dụng phương pháp tiếp cận tính độc lập dựa trên khuôn khổ như các quy định dưới đây để đạt được và duy trì tính độc lập. 290.6 Tính độc lập bao gồm: (a) Độc lập về tư tưởng: Là trạng thái tư tưởng cho phép đưa ra kết luận mà không bị tác động bởi những yếu tố có ảnh hưởng đến xét đoán chuyên môn, cho phép một cá nhân hành động một cách chính trực và vận dụng được tính khách quan cũng như thái độ hoài nghi nghề nghiệp của mình; (b) Độc lập về hình thức: Là việc cần tránh các sự kiện và tình huống nghiêm trọng tới mức một bên thứ ba phù hợp và có đầy đủ thông tin sau khi đánh giá sự kiện và tình huống thực tế, có thể kết luận rằng tính chính trực, tính khách quan và thái độ hoài nghi nghề nghiệp của doanh nghiệp kiểm toán hoặc thành viên nhóm kiểm toán đã bị ảnh hưởng. 290.7 Kiểm toán viên hành nghề áp dụng phương pháp tiếp cận tính độc lập dựa trên khuôn khổ nhằm: (a) Xác định nguy cơ đe dọa tính độc lập; (b) Đánh giá mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ đã được xác định; (c) Áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết, nhằm loại trừ hoặc làm giảm các nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Khi kiểm toán viên hành nghề nhận thấy không có hoặc không thể áp dụng các biện pháp bảo vệ thích hợp để loại trừ hoặc làm giảm các nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được, họ phải loại bỏ những tình huống hoặc mối quan hệ làm phát sinh các nguy cơ này hoặc từ chối hoặc chấm dứt cuộc kiểm toán đó. Kiểm toán viên hành nghề phải sử dụng xét đoán chuyên môn để áp dụng phương pháp tiếp cận tính độc lập dựa trên khuôn khổ này. 290.8 Trong các tình huống hay nhóm các tình huống khác nhau thì việc đánh giá các nguy cơ đe dọa tính độc lập cũng khác nhau. Việc xác định tất cả các tình huống có thể làm phát sinh nguy cơ đe dọa tính độc lập và đưa ra những biện pháp bảo vệ thích hợp là điều không thể. Vì vậy, Chuẩn mực này đã xây dựng một khuôn khổ trong đó, yêu cầu các doanh nghiệp kiểm toán và các thành viên nhóm kiểm toán xác định, đánh giá và khắc phục các nguy cơ đe dọa tính độc lập. Phương pháp tiếp cận dựa trên khuôn khổ hỗ trợ kiểm toán viên hành nghề trong việc tuân thủ các yêu cầu về đạo đức của Chuẩn mực này. Phương pháp này đề cập đến rất nhiều tình huống có thể làm phát sinh nguy cơ đe dọa tính độc lập và không cho phép kiểm toán viên hành nghề kết luận rằng tình huống đó là được phép nếu tình huống đó không bị cấm một cách cụ thể. 290.9 Các đoạn từ 290.100 - 290.514 Chuẩn mực này hướng dẫn việc áp dụng phương pháp tiếp cận tính độc lập dựa trên khuôn khổ. Các đoạn này không hướng dẫn tất cả các tình huống cũng như các mối quan hệ làm phát sinh hoặc có thể làm phát sinh các nguy cơ đe dọa tính độc lập. 290.10 Khi quyết định có chấp nhận hoặc duy trì hợp đồng dịch vụ, hoặc một cá nhân có là thành viên nhóm kiểm toán hay không, doanh nghiệp kiểm toán phải xác định và đánh giá các nguy cơ đe dọa tính độc lập. Khi đưa ra các quyết định này, nếu các nguy cơ không ở mức có thể chấp nhận được thì các doanh nghiệp kiểm toán phải xác định liệu có biện pháp bảo vệ nào để loại trừ hoặc làm giảm các nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được hay không. Khi cân nhắc quyết định tiếp tục duy trì hợp đồng dịch vụ, doanh nghiệp kiểm toán phải xác định liệu các biện pháp bảo vệ hiện tại có hiệu quả để loại trừ hoặc làm giảm các nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được hay không; hoặc cần phải áp dụng các biện pháp bảo vệ khác; hoặc phải chấm dứt hợp đồng dịch vụ đó. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu xuất hiện các thông tin mới về nguy cơ đe dọa tính độc lập, doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ theo phương pháp tiếp cận dựa trên khuôn khổ quy định tại Chuẩn mực này. 290.11 Mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ đe dọa tính độc lập được quy định trong suốt Chương này. Các yếu tố định tính và định lượng đều phải được xem xét trong quá trình đánh giá mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ. 290.12 Trong hầu hết các trường hợp, Chương này không quy định trách nhiệm cụ thể của các cá nhân trong doanh nghiệp kiểm toán đối với các hành động liên quan đến tính độc lập vì trách nhiệm này có thể khác biệt, tùy thuộc vào quy mô, cấu trúc và tổ chức của doanh nghiệp kiểm toán. Theo yêu cầu của Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1 - Kiểm soát chất lượng doanh nghiệp thực hiện kiểm toán, soát xét báo cáo tài chính, dịch vụ đảm bảo và các dịch vụ liên quan khác (sau đây gọi là Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1), doanh nghiệp kiểm toán phải xây dựng các chính sách và thủ tục để có sự đảm bảo hợp lý rằng tính độc lập được duy trì tuân theo yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp có liên quan. Ngoài ra, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) yêu cầu thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể hợp đồng dịch vụ phải đưa ra kết luận về việc tuân thủ các yêu cầu về tính độc lập áp dụng cho hợp đồng dịch vụ đó. Mạng lưới và các công ty mạng lưới 290.13 Nếu doanh nghiệp kiểm toán là công ty mạng lưới, doanh nghiệp kiểm toán sẽ phải độc lập với các khách hàng kiểm toán của các doanh nghiệp khác trong cùng mạng lưới (trừ trường hợp có quy định khác tại Chuẩn mực này). Các yêu cầu về tính độc lập trong Chương này áp dụng cho công ty mạng lưới cũng áp dụng cho bất kỳ đơn vị nào, chẳng hạn như bộ phận tư vấn, hay bộ phận luật, nếu thỏa mãn định nghĩa công ty mạng lưới, không phụ thuộc vào việc bản thân đơn vị đó có thỏa mãn định nghĩa về doanh nghiệp kiểm toán hay không. 290.14 Để nâng cao khả năng cung cấp một dịch vụ chuyên môn, các doanh nghiệp kiểm toán thường xuyên liên kết với các doanh nghiệp kiểm toán và các đơn vị khác. Việc kết hợp này có hình thành mạng lưới hay không phụ thuộc và các sự kiện và tình huống cụ thể mà không phụ thuộc vào việc doanh nghiệp kiểm toán và các đơn vị này có phải là pháp nhân độc lập hay không. Ví dụ, việc kết hợp này có thể chỉ nhằm mục đích giới thiệu khách hàng, bản thân việc kết hợp này không đáp ứng các yêu cầu cần thiết để hình thành một mạng lưới. Mặt khác, việc kết hợp này cũng có thể nhằm mục đích hợp tác và sử dụng chung một thương hiệu, hệ thống kiểm soát chất lượng, các nguồn lực quan trọng và do đó được coi là một mạng lưới. 290.15 Việc đánh giá sự kết hợp này có được coi là một mạng lưới hay không phụ thuộc vào việc một bên thứ ba phù hợp và có đầy đủ thông tin, sau khi xem xét các sự kiện và tình huống có sẵn cho kiểm toán viên hành nghề tại thời điểm đó, có thể kết luận rằng các đơn vị đó đang được kết hợp với nhau theo phương thức của một mạng lưới. Việc đánh giá này sẽ được áp dụng thống nhất trên toàn mạng lưới. 290.16 Nếu việc kết hợp các doanh nghiệp nhằm mục đích hợp tác và chia sẻ lợi nhuận hoặc chi phí, thì việc kết hợp này hình thành một mạng lưới. Tuy nhiên, việc kết hợp này không được coi là một mạng lưới trong các trường hợp sau: (i) Các chi phí được chia sẻ là không trọng yếu; (ii) Các chi phí được chia sẻ chỉ giới hạn ở chi phí để phát triển phương pháp kiểm toán, hướng dẫn sử dụng hoặc các khóa đào tạo; (iii) Doanh nghiệp hợp tác với một đơn vị không liên quan khác nhằm cung cấp dịch vụ hoặc phát triển sản phẩm. 290.17 Nếu việc kết hợp các doanh nghiệp với mục đích hợp tác và các doanh nghiệp tham gia cùng nắm quyền sở hữu, kiểm soát hay quản trị, thì việc kết hợp này hình thành một mạng lưới. Mạng lưới này có thể được thiết lập thông qua ký kết hợp đồng hoặc các hình thức khác. 290.18 Nếu việc kết hợp các doanh nghiệp với mục đích hợp tác và các doanh nghiệp tham gia có cùng chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng thì việc kết hợp này hình thành một mạng lưới. Dưới hình thức này, các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng sẽ được thiết kế, thực hiện và giám sát trong tất cả các doanh nghiệp tham gia. 290.19 Nếu việc kết hợp các doanh nghiệp với mục đích hợp tác và các doanh nghiệp tham gia có cùng chiến lược kinh doanh thì việc kết hợp này hình thành một mạng lưới. Việc chia sẻ chiến lược kinh doanh nghĩa là các doanh nghiệp tham gia cùng đồng thuận để đạt được mục tiêu chiến lược chung. Một doanh nghiệp không được coi là công ty mạng lưới nếu nó hợp tác với doanh nghiệp khác chỉ nhằm mục đích nộp hồ sơ thầu để cung cấp một dịch vụ chuyên môn. 290.20 Nếu việc kết hợp các doanh nghiệp với mục đích hợp tác và các doanh nghiệp tham gia sử dụng chung một thương hiệu thì việc kết hợp này hình thành một mạng lưới. Một thương hiệu bao gồm các ký hiệu chữ cái chung hoặc một tên chung. Một doanh nghiệp được coi là đang sử dụng một thương hiệu chung nếu doanh nghiệp đó sử dụng thương hiệu chung đó như một phần của tên doanh nghiệp hay cùng với tên doanh nghiệp. 290.21 Kể cả khi doanh nghiệp kiểm toán không thuộc một mạng lưới và không sử dụng tên thương hiệu chung như một phần của tên doanh nghiệp đó, thì doanh nghiệp vẫn có thể bị nhầm tưởng là thành viên của mạng lưới nếu doanh nghiệp ghi trên văn phòng phẩm hay tài liệu quảng bá với tư cách như là một thành viên của mạng lưới. Theo đó, nếu không cẩn trọng xem xét cách thức doanh nghiệp thể hiện quyền thành viên của mình thì sẽ dễ nhầm tưởng doanh nghiệp thuộc một mạng lưới. 290.22 Nếu doanh nghiệp bán một bộ phận kinh doanh, đôi khi thỏa thuận mua bán có quy định rằng trong một khoảng thời gian nhất định, bộ phận đó vẫn có thể tiếp tục sử dụng tên của doanh nghiệp, hay một phần tên doanh nghiệp, kể cả khi bộ phận này không còn thuộc doanh nghiệp nữa. Trong trường hợp đó, mặc dù hai đơn vị hoạt động dưới cùng một tên thương hiệu, nhưng trên thực tế chúng không còn kết hợp vì mục đích hợp tác và do đó không thuộc cùng một mạng lưới. Những doanh nghiệp này phải xác định cách thức thông báo với các đối tượng bên ngoài rằng họ không thuộc cùng một mạng lưới. 290.23 Việc kết hợp các doanh nghiệp với mục đích hợp tác và các doanh nghiệp tham gia chia sẻ một phần quan trọng các nguồn lực chuyên môn, thì việc kết hợp này hình thành một mạng lưới. Các nguồn lực chuyên môn bao gồm: (1) Các hệ thống chung cho phép các doanh nghiệp trao đổi các thông tin như cơ sở dữ liệu khách hàng, sổ hóa đơn, các bảng chấm công; (2) Thành viên Ban Giám đốc và các nhân viên; (3) Bộ phận chuyên môn tư vấn về các vấn đề kỹ thuật hoặc các vấn đề cụ thể của ngành, các giao dịch hoặc các sự kiện cho các hợp đồng dịch vụ đảm bảo; (4) Phương pháp luận hoặc sổ tay hướng dẫn kiểm toán; (5) Các khóa đào tạo và cơ sở vật chất. 290.24 Việc xác định liệu các nguồn lực chuyên môn được chia sẻ có trọng yếu hay không và do đó các doanh nghiệp kiểm toán có phải là công ty mạng lưới hay không phụ thuộc vào các sự kiện và tình huống thích hợp. Nếu các nguồn lực được chia sẻ chỉ bao gồm phương pháp luận và sổ tay hướng dẫn kiểm toán mà không có sự trao đổi về nguồn nhân lực, khách hàng, hoặc thông tin về thị trường thì sự chia sẻ này không được coi là trọng yếu. Tương tự, nếu các doanh nghiệp chỉ chia sẻ nguồn lực đào tạo thì sự chia sẻ này cũng không được coi là trọng yếu. Tuy nhiên, nếu các nguồn lực được chia sẻ bao gồm việc trao đổi nguồn lực hoặc thông tin, ví dụ, có một nguồn nhân lực (hoặc một phòng hỗ trợ kỹ thuật để cung cấp các tư vấn kỹ thuật) mà các doanh nghiệp thành viên có thể được sử dụng chung hoặc phải tuân theo và một bên thứ ba phù hợp thì có đầy đủ thông tin có thể kết luận rằng các nguồn lực được chia sẻ này là đáng kể. Đơn vị có lợi ích công chúng 290.25 Chương 290 Chuẩn mực này bao gồm các quy định bổ sung phản ánh mức độ đại chúng của một số đơn vị nhất định. Trong chương này, đơn vị có lợi ích công chúng bao gồm: (a) Tổ chức niêm yết; (b) Đơn vị: (i) Được pháp luật quy định là đơn vị có lợi ích công chúng; hoặc (ii) Mà việc kiểm toán đơn vị đó phải tuân thủ các yêu cầu về tính độc lập do pháp luật quy định như đối với các tổ chức niêm yết. Các yêu cầu này còn có thể do cơ quan quản lý có liên quan ban hành. 290.26 Các doanh nghiệp kiểm toán và các tổ chức nghề nghiệp mà họ là thành viên phải xác định liệu có đối xử với đơn vị hoặc một nhóm các đơn vị không được đề cập trong định nghĩa tại đoạn 290.25 nêu trên như đơn vị có lợi ích công chúng hay không, do các đơn vị này có số lượng lớn các bên có lợi ích liên quan. Các yếu tố được xem xét bao gồm: (1) Bản chất ngành nghề kinh doanh, ví dụ, giữ hộ tài sản cho một số lượng lớn các bên có lợi ích liên quan, các định chế tài chính như ngân hàng, các công ty bảo hiểm và quỹ hưu trí; (2) Quy mô; (3) Số lượng nhân viên. Các bên liên quan 290.27 Đối với khách hàng kiểm toán là tổ chức niêm yết, thì khái niệm khách hàng kiểm toán được nêu trong Chương này được bao gồm cả các bên liên quan của khách hàng đó (trừ khi có quy định khác). Đối với tất cả các khách hàng kiểm toán khác, thì khái niệm khách hàng kiểm toán được nêu trong Chương này bao gồm các bên có liên quan mà khách hàng kiểm toán nắm quyền kiểm soát trực tiếp hay gián tiếp. Khi nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ có căn cứ để tin rằng mối quan hệ hoặc tình huống liên quan đến các bên liên quan khác của khách hàng có ảnh hưởng đến tính độc lập của doanh nghiệp kiểm toán với khách hàng kiểm toán, nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ phải xem xét cả các bên liên quan này khi xác định và đánh giá các nguy cơ đe dọa tính độc lập cũng như áp dụng các biện pháp bảo vệ thích hợp. Ban quản trị của khách hàng 290.28 Kể cả khi Chuẩn mực này, các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, pháp luật và các quy định khác không yêu cầu thì doanh nghiệp kiểm toán và Ban quản trị của khách hàng nên trao đổi thường xuyên với nhau về các mối quan hệ và vấn đề khác mà theo đánh giá của doanh nghiệp kiểm toán là có ảnh hưởng đến tính độc lập. Việc trao đổi này cho phép Ban quản trị của khách hàng: (a) Xem xét các xét đoán của doanh nghiệp kiểm toán về việc xác định và đánh giá các nguy cơ đe dọa tính độc lập; (b) Đánh giá sự phù hợp của các biện pháp bảo vệ áp dụng để loại trừ hoặc làm giảm các nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được; (c) Có biện pháp xử lý thích hợp. Việc trao đổi thường xuyên này cũng có thể đặc biệt hữu dụng đối với các nguy cơ bị đe dọa và nguy cơ từ sự quen thuộc. Khi thảo luận với Ban quản trị của khách hàng theo quy định của Chuẩn mực này, tùy thuộc vào bản chất và mức độ quan trọng của tình huống và vấn đề cần thảo luận, doanh nghiệp kiểm toán phải xác định (các) cá nhân phù hợp trong Ban quản trị của khách hàng để thảo luận. Nếu doanh nghiệp kiểm toán trao đổi với một bộ phận của Ban quản trị của khách hàng, ví dụ như Ủy ban Kiểm toán hoặc một cá nhân, doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá sự cần thiết của việc trao đổi vấn đề với toàn bộ Ban quản trị của khách hàng để Ban quản trị của khách hàng được cung cấp thông tin đầy đủ. Tài liệu, hồ sơ 290.29 Các tài liệu, hồ sơ cung cấp bằng chứng làm cơ sở đưa ra kết luận của kiểm toán viên hành nghề liên quan đến việc tuân thủ các yêu cầu về tính độc lập. Việc thiếu tài liệu, hồ sơ không phải là yếu tố quyết định liệu doanh nghiệp kiểm toán đã cân nhắc một vấn đề cụ thể hay chưa hoặc liệu doanh nghiệp kiểm toán có độc lập hay không. Kiểm toán viên hành nghề phải ghi chép kết luận về việc tuân thủ các yêu cầu về tính độc lập cũng như nội dung các thảo luận liên quan làm căn cứ đưa ra kết luận này. Theo đó: (a) Khi biện pháp bảo vệ là cần thiết để làm giảm các nguy cơ xuống mức có thể chấp nhận được, kiểm toán viên hành nghề phải ghi chép lại bản chất của nguy cơ và các biện pháp bảo vệ đã được áp dụng; (b) Khi có các nguy cơ cần phải được phân tích một cách tỉ mỉ và kỹ càng để xác định liệu có cần các biện pháp bảo vệ hay không và kiểm toán viên hành nghề kết luận rằng không cần các biện pháp bảo vệ do các nguy cơ đã ở mức có thể chấp nhận được, kiểm toán viên hành nghề phải ghi chép lại bản chất của các nguy cơ và cơ sở để đưa ra kết luận. Thời gian thực hiện hợp đồng dịch vụ 290.30 Kiểm toán viên hành nghề cần phải độc lập với khách hàng kiểm toán trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng dịch vụ và kỳ kế toán được lập báo cáo tài chính. Thời gian thực hiện hợp đồng dịch vụ được tính từ khi nhóm kiểm toán bắt đầu thực hiện công việc cho đến khi báo cáo kiểm toán được phát hành. Nếu hợp đồng cung cấp cho nhiều kỳ báo cáo, thời gian thực hiện hợp đồng dịch vụ sẽ kết thúc vào ngày một trong hai bên thông báo kết thúc hợp đồng hoặc ngày phát hành báo cáo kiểm toán cuối cùng, tùy theo ngày nào muộn hơn. 290.31 Khi một đơn vị trở thành khách hàng kiểm toán trong hoặc sau giai đoạn báo cáo tài chính mà doanh nghiệp kiểm toán cần đưa ý kiến, thì doanh nghiệp kiểm toán phải xác định liệu có các nguy cơ đe dọa tính độc lập phát sinh từ: (a) Các mối quan hệ về tài chính hoặc kinh doanh với các khách hàng kiểm toán trong hoặc sau giai đoạn báo cáo tài chính nhưng trước khi chấp thuận cung cấp dịch vụ kiểm toán hay không; hoặc (b) Các dịch vụ đã cung cấp trước đó cho khách hàng kiểm toán hay không. 290.32 Nếu doanh nghiệp kiểm toán đã cung cấp dịch vụ phi đảm bảo cho khách hàng trong hoặc sau giai đoạn báo cáo tài chính nhưng trước khi bắt đầu thực hiện dịch vụ kiểm toán mà dịch vụ phi đảm bảo đó không được phép thực hiện trong thời gian thực hiện kiểm toán, thì doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá các nguy cơ đe dọa tính độc lập phát sinh từ việc cung cấp dịch vụ phi đảm bảo này. Nếu nguy cơ không ở mức có thể chấp nhận được, thì cuộc kiểm toán chỉ được chấp thuận nếu các biện pháp bảo vệ đã được áp dụng nhằm loại trừ hoặc làm giảm các nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về các biện pháp bảo vệ, bao gồm: (1) Không đưa nhân viên cung cấp dịch vụ phi đảm bảo vào nhóm cung cấp dịch vụ kiểm toán; (2) Bố trí kiểm toán viên chuyên nghiệp rà soát lại công việc của nhóm cung cấp dịch vụ kiểm toán và nhóm cung cấp dịch vụ phi đảm bảo; hoặc (3) Thuê doanh nghiệp kiểm toán khác đánh giá kết quả công việc của nhóm dịch vụ phi đảm bảo hoặc thực hiện lại dịch vụ phi đảm bảo trong phạm vi thích hợp đủ để đơn vị đó chịu trách nhiệm về dịch vụ được cung cấp. Sáp nhập và mua bán 290.33 Khi việc sáp nhập hoặc mua bán làm cho một đơn vị trở thành bên liên quan của khách hàng kiểm toán, doanh nghiệp kiểm toán phải xác định và đánh giá các lợi ích trước và sau sáp nhập hoặc mua bán, các mối quan hệ của doanh nghiệp kiểm toán với bên liên quan, có tính đến các biện pháp bảo vệ sẵn có, có thể đe dọa tính độc lập, và do đó ảnh hưởng đến khả năng tiếp tục thực hiện cuộc kiểm toán sau ngày sáp nhập hoặc mua bán. 290.34 Doanh nghiệp kiểm toán phải có các thủ tục cần thiết để chấm dứt bất kỳ lợi ích hay mối quan hệ nào không được cho phép theo quy định của Chuẩn mực này tại ngày sáp nhập hoặc mua bán có hiệu lực. Tuy nhiên, trong trường hợp không thể chấm dứt, ví dụ, bên liên quan chưa thể chuyển đổi dịch vụ phi đảm bảo chưa hoàn thành sang bên cung cấp dịch vụ khác thì doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá nguy cơ phát sinh từ những lợi ích và mối quan hệ đó. Mức độ nghiêm trọng của nguy cơ càng cao thì tính khách quan của doanh nghiệp kiểm toán càng giảm và doanh nghiệp kiểm toán càng không thể tiếp tục kiểm toán cho khách hàng kiểm toán đó. Mức độ nghiêm trọng của nguy cơ phụ thuộc vào các yếu tố sau: (1) Bản chất và mức độ ảnh hưởng của lợi ích hoặc mối quan hệ; (2) Bản chất và mức độ ảnh hưởng của mối quan hệ của bên liên quan (ví dụ, bên liên quan là công ty con hoặc công ty mẹ); (3) Khoảng thời gian đến khi lợi ích hoặc mối quan hệ được chấm dứt một cách hợp lý. Doanh nghiệp kiểm toán phải trao đổi với Ban quản trị của khách hàng về lý do mà lợi ích hoặc mối quan hệ không thể được chấm dứt một cách hợp lý tại ngày sáp nhập hoặc mua bán có hiệu lực và về việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của nguy cơ phát sinh từ vấn đề này. 290.35 Nếu Ban quản trị của khách hàng vẫn yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán thì doanh nghiệp chỉ được tiếp tục cung cấp dịch vụ kiểm toán khi: (a) Lợi ích hoặc mối quan hệ phải được chấm dứt ngay khi có thể, hoặc tối đa trong vòng sáu tháng kể từ ngày sáp nhập hoặc mua bán có hiệu lực; (b) Bất kỳ một cá nhân nào có lợi ích hoặc mối quan hệ với khách hàng không đúng theo quy định của Chương này, bao gồm cả lợi ích hoặc mối quan hệ phát sinh trong quá trình cung cấp dịch vụ phi đảm bảo, thì không được tham gia nhóm kiểm toán hoặc không được giữ vai trò là cá nhân chịu trách nhiệm soát xét chất lượng hợp đồng dịch vụ; (c) Các thủ tục bổ sung thích hợp cần được áp dụng sau khi trao đổi với Ban quản trị của khách hàng, ví dụ: (1) Cử một kiểm toán viên chuyên nghiệp rà soát lại công việc kiểm toán hoặc công việc cung cấp dịch vụ phi đảm bảo; (2) Mời một kiểm toán viên chuyên nghiệp không là nhân viên của doanh nghiệp kiểm toán đã đưa ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính thực hiện việc soát xét tương tự như soát xét việc kiểm soát chất lượng hợp đồng dịch vụ; hoặc (3) Thuê một doanh nghiệp kiểm toán khác đánh giá kết quả công việc của nhóm dịch vụ phi đảm bảo hoặc thực hiện lại dịch vụ phi đảm bảo trong phạm vi thích hợp đủ để doanh nghiệp kiểm toán đó chịu trách nhiệm về dịch vụ được cung cấp. 290.36 Doanh nghiệp kiểm toán có thể đã hoàn thành đáng kể khối lượng công việc kiểm toán trước ngày sáp nhập hoặc mua bán có hiệu lực và có khả năng hoàn thành các thủ tục còn lại trong một khoảng thời gian ngắn. Trong trường hợp này, Ban quản trị của khách hàng yêu cầu doanh nghiệp tiếp tục thực hiện kiểm toán mà vẫn tồn tại các lợi ích hoặc mối quan hệ theo quy định tại đoạn 290.33 Chuẩn mực này, thì doanh nghiệp kiểm toán chỉ được tiếp tục cung cấp dịch vụ kiểm toán khi: (a) Đã đánh giá và trao đổi với Ban quản trị của khách hàng về mức độ nghiêm trọng của nguy cơ phát sinh từ các lợi ích hoặc mối quan hệ đó; (b) Tuân thủ các yêu cầu quy định tại đoạn 290.35 (b) - (c) Chuẩn mực này; (c) Chấm dứt việc tiếp tục cung cấp dịch vụ kiểm toán ngay sau khi phát hành báo cáo kiểm toán kỳ này. 290.37 Ngay cả khi xác định các lợi ích hoặc mối quan hệ trước và sau khi sáp nhập hoặc mua bán đã tuân thủ các quy định từ đoạn 290.33 - 290.36 Chuẩn mực này, doanh nghiệp kiểm toán vẫn phải xác định liệu các lợi ích và mối quan hệ có còn làm phát sinh các nguy cơ có ảnh hưởng đáng kể đến tính khách quan hay không và nếu có thì doanh nghiệp kiểm toán không được tiếp tục cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng. 290.38 Kiểm toán viên hành nghề phải ghi chép lại bất cứ lợi ích hoặc mối quan hệ nào theo quy định tại đoạn 290.34 và đoạn 290.36 Chuẩn mực này chưa được chấm dứt tại ngày sáp nhập hoặc mua bán có hiệu lực và lý do tương ứng, các thủ tục bổ sung phù hợp đã được áp dụng, kết quả của các cuộc trao đổi với Ban quản trị của khách hàng và nguyên nhân tại sao các lợi ích trước và sau ngày sáp nhập hoặc mua bán cũng như các mối quan hệ không thể làm phát sinh các nguy cơ có ảnh hưởng đáng kể đến tính khách quan. Vi phạm quy định của Chương 290 Chuẩn mực này 290.39 Các quy định của Chương này vẫn có thể bị vi phạm mặc dù doanh nghiệp kiểm toán đã có các chính sách và thủ tục để có sự đảm bảo hợp lý rằng tính độc lập được duy trì. Hậu quả của việc vi phạm các quy định này có thể dẫn đến việc cần thiết phải chấm dứt hợp đồng kiểm toán. 290.40 Khi doanh nghiệp kiểm toán kết luận rằng các quy định của Chương này đã bị vi phạm, doanh nghiệp phải chấm dứt, tạm ngừng hoặc loại bỏ lợi ích hoặc mối quan hệ là nguyên nhân dẫn đến việc vi phạm các quy định và phải xử lý hậu quả của vi phạm đó. 290.41 Khi phát hiện vi phạm, doanh nghiệp kiểm toán phải xem xét liệu có quy định pháp luật nào về xử lý các vi phạm đó hay không, nếu có thì phải tuân thủ theo các quy định đó. Doanh nghiệp kiểm toán phải xem xét việc báo cáo vi phạm này lên tổ chức nghề nghiệp nơi họ là thành viên, cơ quan quản lý hoặc cơ quan giám sát có liên quan theo quy định. 290.42 Khi phát hiện vi phạm, nhóm kiểm toán phải khẩn trương thông báo (theo các chính sách và thủ tục của doanh nghiệp) cho thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể hợp đồng dịch vụ, những người chịu trách nhiệm về các chính sách và thủ tục liên quan đến tính độc lập, những nhân sự có liên quan khác trong doanh nghiệp, mạng lưới (khi thích hợp), và những đối tượng phải tuân thủ các quy định về tính độc lập để có biện pháp giải quyết thích hợp. Doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của vi phạm và ảnh hưởng của vi phạm đó đến tính khách quan và khả năng phát hành báo cáo kiểm toán. Mức độ nghiêm trọng của vi phạm phụ thuộc vào các yếu tố sau: (1) Tính chất và thời gian của vi phạm; (2) Số lượng và tính chất của các vi phạm trước đó có liên quan đến cuộc kiểm toán hiện tại; (3) Liệu các thành viên trong nhóm kiểm toán đã có hiểu biết về lợi ích hoặc mối quan hệ là nguyên nhân dẫn đến vi phạm hay không; (4) Liệu cá nhân gây ra vi phạm có là thành viên nhóm kiểm toán hay là một cá nhân khác phải tuân thủ các quy định về tính độc lập hay không; (5) Vai trò của thành viên trong nhóm kiểm toán, nếu vi phạm liên quan đến thành viên đó; (6) Ảnh hưởng của dịch vụ chuyên môn (nếu có) đối với tài liệu kế toán hoặc báo cáo tài chính mà doanh nghiệp kiểm toán đưa ra ý kiến, nếu vi phạm là do việc cung cấp dịch vụ chuyên môn đó gây ra; (7) Mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ do tư lợi, nguy cơ về sự bào chữa, nguy cơ bị đe dọa hoặc các nguy cơ khác phát sinh do vi phạm. 290.43 Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vi phạm, doanh nghiệp kiểm toán có thể phải chấm dứt hợp đồng kiểm toán hoặc phải áp dụng các biện pháp phù hợp để xử lý thỏa đáng hậu quả của vi phạm. Doanh nghiệp kiểm toán phải xác định liệu biện pháp xử lý đó có thể thực hiện được hay không và có phù hợp với hoàn cảnh cụ thể hay không. Doanh nghiệp kiểm toán phải sử dụng xét đoán chuyên môn và xem xét việc liệu một bên thứ ba phù hợp và có đầy đủ thông tin, sau khi xem xét mức độ nghiêm trọng của vi phạm, biện pháp xử lý được thực hiện và tất cả các sự kiện và tình huống có sẵn cho kiểm toán viên tại thời điểm đó, có thể kết luận rằng tính khách quan của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng và do đó doanh nghiệp kiểm toán không thể phát hành báo cáo kiểm toán hay không. 290.44 Ví dụ về các biện pháp mà doanh nghiệp kiểm toán có thể áp dụng, bao gồm: (1) Rút thành viên có liên quan đến vi phạm ra khỏi nhóm kiểm toán; (2) Cử một thành viên khác soát xét lại công việc kiểm toán bị ảnh hưởng hoặc thực hiện lại công việc đó ở mức độ cần thiết; (3) Đề xuất với khách hàng kiểm toán thuê doanh nghiệp kiểm toán khác soát xét hoặc thực hiện lại công việc kiểm toán bị ảnh hưởng ở mức độ cần thiết; (4) Khi vi phạm liên quan đến một dịch vụ phi đảm bảo có ảnh hưởng đến tài liệu, sổ kế toán hoặc báo cáo tài chính, doanh nghiệp kiểm toán phải thuê một doanh nghiệp kiểm toán khác đánh giá kết quả của dịch vụ phi đảm bảo hoặc thực hiện lại dịch vụ phi đảm bảo ở mức độ cần thiết để đảm bảo trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán đối với dịch vụ mình cung cấp. 290.45 Nếu xác định rằng không có biện pháp nào có thể xử lý thỏa đáng hậu quả của vi phạm, thì doanh nghiệp kiểm toán phải thông báo ngay khi có thể với Ban quản trị của khách hàng và thực hiện các thủ tục cần thiết để chấm dứt hợp đồng kiểm toán theo pháp luật và các quy định có liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng kiểm toán. Nếu pháp luật và các quy định không cho phép chấm dứt hợp đồng, doanh nghiệp kiểm toán phải tuân thủ tất cả các quy định về báo cáo hoặc thuyết minh. 290.46 Nếu xác định được biện pháp có thể xử lý thỏa đáng hậu quả của vi phạm, doanh nghiệp kiểm toán phải trao đổi với Ban quản trị của khách hàng về vi phạm và biện pháp xử lý mà doanh nghiệp kiểm toán đã thực hiện hoặc đề xuất thực hiện. Việc trao đổi đó phải được thực hiện ngay khi có thể, trừ khi Ban quản trị của khách hàng đã quy định thời gian khác cho việc báo cáo về các vi phạm ít nghiêm trọng hơn. Các vấn đề cần phải trao đổi gồm: (1) Mức độ nghiêm trọng của vi phạm, bao gồm tính chất và thời gian vi phạm; (2) Vi phạm đã diễn ra như thế nào và được phát hiện như thế nào; (3) Biện pháp xử lý đã thực hiện hoặc đề xuất thực hiện và giải thích lý do các biện pháp đó có thể xử lý thỏa đáng hậu quả của vi phạm và vẫn có thể đảm bảo việc phát hành được báo cáo kiểm toán; (4) Kết luận của doanh nghiệp kiểm toán, dựa trên xét đoán chuyên môn, rằng tính khách quan không bị ảnh hưởng và cơ sở đưa ra kết luận đó; (5) Những biện pháp mà doanh nghiệp kiểm toán đã thực hiện hoặc đề xuất thực hiện nhằm làm giảm hoặc tránh rủi ro xảy ra các vi phạm khác. 290.47 Doanh nghiệp kiểm toán phải trao đổi bằng văn bản với Ban quản trị của khách hàng về các vấn đề quy định tại đoạn 290.46 Chuẩn mực này và phải đạt được sự nhất trí của Ban quản trị về các biện pháp có thể được thực hiện hoặc đã được thực hiện để xử lý thỏa đáng hậu quả của vi phạm. Nội dung trao đổi phải bao gồm: (i) Mô tả về các chính sách và thủ tục của doanh nghiệp kiểm toán liên quan đến vi phạm được thiết kế để có sự đảm bảo hợp lý rằng tính độc lập được duy trì; (ii) Các biện pháp mà doanh nghiệp kiểm toán đã thực hiện hoặc đề xuất thực hiện để làm giảm hoặc tránh rủi ro xảy ra các vi phạm khác. Nếu Ban quản trị của khách hàng không đồng ý rằng biện pháp mà doanh nghiệp kiểm toán đã thực hiện hoặc đề xuất thực hiện đã xử lý thỏa đáng hậu quả của vi phạm, nếu pháp luật và các quy định cho phép thì doanh nghiệp kiểm toán phải chấm dứt hợp đồng kiểm toán theo quy định. Nếu pháp luật và các quy định không cho phép chấm dứt hợp đồng, doanh nghiệp kiểm toán phải tuân thủ tất cả các quy định về báo cáo hoặc thuyết minh. 290.48 Nếu vi phạm xảy ra trước khi phát hành báo cáo kiểm toán kỳ trước, doanh nghiệp kiểm toán phải tuân thủ các quy định tại Chương này đối với việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của vi phạm và ảnh hưởng của vi phạm đến tính khách quan của doanh nghiệp kiểm toán và khả năng phát hành báo cáo kiểm toán cho kỳ hiện tại. Doanh nghiệp kiểm toán phải xem xét ảnh hưởng của vi phạm (nếu có) đến mục tiêu của doanh nghiệp kiểm toán liên quan đến bất kỳ báo cáo kiểm toán nào đã phát hành trước đó, và khả năng thu hồi các báo cáo kiểm toán đó, và trao đổi vấn đề này với Ban quản trị của khách hàng. 290.49 Doanh nghiệp kiểm toán phải lưu lại tài liệu, hồ sơ về vi phạm, biện pháp xử lý đã thực hiện, các quyết định quan trọng đã đưa ra và tất cả những vấn đề đã trao đổi với Ban quản trị của khách hàng, với tổ chức nghề nghiệp nơi họ là thành viên, cơ quan quản lý hoặc cơ quan giám sát có liên quan. Nếu quyết định tiếp tục thực hiện hợp đồng kiểm toán, doanh nghiệp kiểm toán cũng phải ghi chép và lưu lại tài liệu, hồ sơ các kết luận, dựa trên xét đoán chuyên môn, rằng tính khách quan không bị ảnh hưởng và giải thích lý do, biện pháp thực hiện giúp xử lý thỏa đáng hậu quả vi phạm, và do đó doanh nghiệp kiểm toán có thể phát hành báo cáo kiểm toán. Áp dụng phương pháp tiếp cận tính độc lập dựa trên khuôn khổ 290.100 Các đoạn từ 290.102 - 290.228 Chuẩn mực này hướng dẫn các tình huống, trường hợp cụ thể có thể làm phát sinh nguy cơ đe dọa tính độc lập; các nguy cơ tiềm tàng và biện pháp bảo vệ thích hợp để loại trừ hoặc làm giảm các nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được; chỉ ra các tình huống cụ thể mà không biện pháp bảo vệ nào có thể làm giảm các nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Khó có thể hướng dẫn tất cả các tình huống và trường hợp làm phát sinh nguy cơ đe dọa tính độc lập. Doanh nghiệp kiểm toán và các thành viên nhóm kiểm toán phải đánh giá tác động của các tình huống và mối quan hệ tương tự, và xác định liệu các biện pháp bảo vệ, bao gồm các biện pháp quy định từ đoạn 200.12 - 200.15 Chuẩn mực này, có thể được áp dụng khi cần thiết nhằm loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đe dọa tính độc lập đó xuống mức có thể chấp nhận được hay không. 290.101 Các đoạn từ 290.102 - 290.125 Chuẩn mực này đưa ra các ví dụ tham khảo về tính trọng yếu của lợi ích tài chính, khoản vay hay bảo lãnh, hoặc tầm quan trọng của mối quan hệ kinh doanh. Để xác định lợi ích nào là trọng yếu đối với các cá nhân, có thể xem xét giá trị lợi ích tổng thể của cá nhân và những thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp với cá nhân đó. Lợi ích tài chính 290.102 Việc nắm giữ lợi ích tài chính ở khách hàng kiểm toán có thể làm phát sinh nguy cơ do tư lợi. Sự hiện hữu và mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ phụ thuộc vào: (a) Vai trò của người nắm giữ lợi ích tài chính; (b) Lợi ích tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp; (c) Tính trọng yếu của lợi ích tài chính. 290.103 Lợi ích tài chính có thể được nắm giữ thông qua tổ chức trung gian (ví dụ, quỹ đầu tư tài chính, tổ chức đầu tư bất động sản hoặc ủy thác). Việc xác định lợi ích tài chính là trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào việc liệu chủ sở hữu lợi ích có quyền kiểm soát đầu tư hoặc có khả năng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư hay không. Khi chủ sở hữu có quyền kiểm soát đầu tư hoặc có khả năng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư, Chuẩn mực này định nghĩa rằng lợi ích tài chính đó là lợi ích tài chính trực tiếp. Ngược lại, khi chủ sở hữu không có quyền kiểm soát đầu tư hoặc không có khả năng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư thì lợi ích tài chính đó được coi là lợi ích tài chính gián tiếp. 290.104 Nếu thành viên nhóm kiểm toán, thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ hoặc doanh nghiệp kiểm toán có lợi ích tài chính trực tiếp hoặc có lợi ích tài chính gián tiếp trọng yếu trong khách hàng kiểm toán, thì nguy cơ do tư lợi trở nên đáng kể tới mức không có biện pháp bảo vệ nào có thể làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Do đó, các đối tượng không được có lợi ích tài chính trực tiếp hoặc có lợi ích tài chính gián tiếp trọng yếu trong khách hàng kiểm toán bao gồm: thành viên nhóm kiểm toán, thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ và doanh nghiệp kiểm toán. 290.105 Khi thành viên nhóm kiểm toán biết rằng có thành viên có quan hệ gia đình gần gũi của họ có lợi ích tài chính trực tiếp hoặc có lợi ích tài chính gián tiếp trọng yếu trong khách hàng kiểm toán sẽ làm phát sinh nguy cơ do tư lợi. Mức độ nghiêm trọng của nguy cơ phụ thuộc vào yếu tố như: (1) Bản chất của mối quan hệ giữa thành viên nhóm kiểm toán với thành viên có quan hệ gia đình gần gũi của họ; (2) Mức trọng yếu của lợi ích tài chính đối với thành viên có quan hệ gia đình gần gũi của thành viên nhóm kiểm toán. Doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của nguy cơ và phải áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về các biện pháp bảo vệ: (1) Thành viên có quan hệ gia đình gần gũi chuyển nhượng, ngay khi có thể, tất cả lợi ích tài chính trực tiếp hoặc một phần đáng kể lợi ích tài chính gián tiếp để phần lợi ích tài chính còn lại là không đáng kể; (2) Mời một kiểm toán viên chuyên nghiệp khác soát xét lại công việc của thành viên đó của nhóm kiểm toán; hoặc (3) Rút thành viên đó ra khỏi nhóm kiểm toán. 290.106 Nếu thành viên nhóm kiểm toán, thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ hoặc doanh nghiệp kiểm toán có lợi ích tài chính trực tiếp hoặc có lợi ích tài chính gián tiếp trọng yếu trong một đơn vị có quyền kiểm soát đối với khách hàng kiểm toán mà khách hàng kiểm toán này lại có ảnh hưởng đáng kể với đơn vị đó thì nguy cơ do tư lợi có thể trở nên đáng kể tới mức không có biện pháp bảo vệ nào có thể làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Do đó, các đối tượng không được có lợi ích tài chính trong đơn vị có quyền kiểm soát với khách hàng kiểm toán bao gồm: thành viên nhóm kiểm toán, thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ hoặc doanh nghiệp kiểm toán. 290.107 Việc nắm giữ lợi ích tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp từ các hoạt động phúc lợi của khách hàng kiểm toán có thể làm phát sinh nguy cơ do tư lợi. Mức độ nghiêm trọng của nguy cơ cần được đánh giá và áp dụng các biện pháp bảo vệ để làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. 290.108 Nếu các thành viên Ban Giám đốc khác ngoài thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán hoặc thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ có lợi ích tài chính trực tiếp hoặc có lợi ích tài chính gián tiếp trọng yếu trong khách hàng kiểm toán thì nguy cơ do tư lợi có thể trở nên đáng kể tới mức không có biện pháp bảo vệ nào có thể làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Do đó, các thành viên Ban Giám đốc này hoặc thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ không được nắm giữ lợi ích tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp trọng yếu trong khách hàng kiểm toán. 290.109 Một thành viên Ban Giám đốc có thể được phân công phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán tại một chi nhánh không phải là chi nhánh mà thành viên đó phụ trách. Do đó, khi thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán lại phụ trách một chi nhánh khác với chi nhánh mà các thành viên nhóm kiểm toán làm việc, cần xác định xem thành viên Ban Giám đốc đó thực hiện hoạt động cho chi nhánh nào. 290.110 Nếu các thành viên Ban Giám đốc khác và các nhân sự cấp quản lý cung cấp dịch vụ không phải là dịch vụ kiểm toán cho khách hàng kiểm toán (trừ những người tham gia không đáng kể), hoặc thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ, nắm giữ lợi ích tài chính trực tiếp hoặc lợi ích tài chính gián tiếp trọng yếu trong khách hàng kiểm toán thì nguy cơ do tư lợi có thể trở nên đáng kể đến mức không có biện pháp bảo vệ nào có thể làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Do đó, những người này hoặc thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ không được nắm giữ lợi ích tài chính trực tiếp hoặc lợi ích tài chính gián tiếp trọng yếu trong khách hàng kiểm toán. 290.111 Mặc dù đã quy định tại đoạn 290.108 và đoạn 290.110 Chuẩn mực này, nhưng việc nắm giữ lợi ích tài chính trong một khách hàng kiểm toán bởi thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của: (a) Một thành viên Ban Giám đốc khác trong cùng doanh nghiệp kiểm toán với thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán; hoặc (b) Một thành viên Ban Giám đốc hoặc nhân sự cấp quản lý cung cấp dịch vụ không phải là dịch vụ kiểm toán cho khách hàng kiểm toán sẽ không được coi là ảnh hưởng đến tính độc lập nếu lợi ích tài chính này có được từ quyền lợi nhân viên của họ (ví dụ, quyền chọn mua cổ phiếu) và có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ thích hợp (khi cần thiết) để loại trừ hoặc làm giảm các nguy cơ đe dọa tính độc lập xuống mức có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, khi các thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp có quyền chuyển nhượng các lợi ích tài chính hoặc có thể thực hiện quyền chọn mua cổ phiếu thì các lợi ích tài chính phải được chuyển nhượng hoặc loại bỏ ngay khi có thể. 290.112 Nguy cơ do tư lợi có thể xảy ra nếu doanh nghiệp kiểm toán, thành viên nhóm kiểm toán hoặc thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ có lợi ích trong một đơn vị và khách hàng kiểm toán cũng có lợi ích tài chính trong đơn vị này. Tuy nhiên, tính độc lập không được coi là bị ảnh hưởng nếu các lợi ích đó là không trọng yếu và khách hàng kiểm toán không có ảnh hưởng đáng kể đối với đơn vị này. Nếu lợi ích đó là trọng yếu đối với bất cứ bên nào và khách hàng kiểm toán có ảnh hưởng đáng kể đối với đơn vị này thì sẽ không có bất cứ biện pháp bảo vệ nào có thể làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Theo đó, doanh nghiệp kiểm toán không được nắm giữ lợi ích đó và bất cứ thành viên nào có nắm giữ lợi ích như vậy thì trước khi trở thành thành viên nhóm kiểm toán cần phải: (a) Chuyển nhượng toàn bộ lợi ích; hoặc (b) Chuyển nhượng một phần lợi ích, sao cho phần còn lại là không đáng kể. 290.113 Nguy cơ do tư lợi, nguy cơ từ sự quen thuộc hoặc nguy cơ bị đe dọa có thể phát sinh nếu thành viên nhóm kiểm toán, thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ, hoặc doanh nghiệp kiểm toán có lợi ích tài chính trong một đơn vị mà Giám đốc, nhân sự cấp cao hoặc chủ sở hữu của khách hàng kiểm toán cũng được biết là có lợi ích tài chính trong đơn vị đó. Sự tồn tại và mức độ nghiêm trọng của nguy cơ phụ thuộc vào các yếu tố như: (1) Vai trò của thành viên đó trong nhóm kiểm toán; (2) Liệu đơn vị đó có một số hay nhiều chủ sở hữu; (3) Liệu lợi ích tài chính nắm giữ có mang lại cho nhà đầu tư quyền kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đáng kể đến đơn vị này hay không; (4) Mức trọng yếu của lợi ích tài chính. Doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của nguy cơ và phải áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về các biện pháp bảo vệ gồm: (1) Rút thành viên có lợi ích tài chính ra khỏi nhóm kiểm toán; hoặc (2) Mời một kiểm toán viên chuyên nghiệp khác soát xét lại công việc của thành viên đó. 290.114 Việc thành viên nhóm kiểm toán, thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ hoặc doanh nghiệp kiểm toán được ủy thác nắm giữ lợi ích tài chính trực tiếp hoặc lợi ích tài chính gián tiếp trọng yếu trong khách hàng kiểm toán làm phát sinh nguy cơ do tư lợi. Tương tự, nguy cơ do tư lợi phát sinh khi các thành viên dưới đây được ủy thác nắm giữ lợi ích tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp trọng yếu trong khách hàng kiểm toán: (a) Thành viên Ban Giám đốc khác trong cùng doanh nghiệp kiểm toán với thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán; (b) Thành viên Ban Giám đốc khác và các nhân sự cấp quản lý, cung cấp dịch vụ phi đảm bảo cho khách hàng kiểm toán, trừ những người tham gia không đáng kể; hoặc (c) Thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của các đối tượng trên. Lợi ích này không được nắm giữ trừ khi: (a) Bên được ủy thác, thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ, hoặc doanh nghiệp kiểm toán không được hưởng lợi từ bên ủy thác; (b) Lợi ích trong khách hàng kiểm toán do bên ủy thác nắm giữ là không trọng yếu với bên ủy thác; (c) Bên ủy thác không có khả năng gây ảnh hưởng đáng kể đối với khách hàng kiểm toán; (d) Bên được ủy thác, thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của người được ủy thác, hoặc doanh nghiệp kiểm toán không có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định đầu tư liên quan đến lợi ích tài chính trong khách hàng kiểm toán. 290.115 Thành viên nhóm kiểm toán phải xác định liệu nguy cơ do tư lợi có phát sinh từ lợi ích tài chính trong khách hàng kiểm toán do các cá nhân khác nắm giữ hay không. Các cá nhân khác đó bao gồm: (a) Các thành viên Ban Giám đốc và các nhân viên chuyên nghiệp khác trong doanh nghiệp kiểm toán ngoài những người được đề cập ở trên, hoặc thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ; (b) Các cá nhân có mối quan hệ cá nhân gần gũi với thành viên nhóm kiểm toán. Liệu các lợi ích này có làm phát sinh nguy cơ do tư lợi hay không phụ thuộc vào các yếu tố như: (1) Cơ cấu, tổ chức hoạt động và báo cáo của doanh nghiệp kiểm toán; (2) Bản chất mối quan hệ giữa cá nhân với các thành viên nhóm kiểm toán. Doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của nguy cơ và phải áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về các biện pháp bảo vệ gồm: (1) Rút thành viên nhóm kiểm toán có mối quan hệ cá nhân ra khỏi nhóm kiểm toán; (2) Thành viên nhóm kiểm toán không được tham gia vào quá trình ra quyết định quan trọng liên quan đến cuộc kiểm toán; hoặc (3) Mời một kiểm toán viên chuyên nghiệp khác soát xét lại công việc của thành viên nhóm kiểm toán. 290.116 Nếu doanh nghiệp kiểm toán hoặc thành viên Ban Giám đốc hoặc các nhân viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp kiểm toán, hoặc thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ nhận được lợi ích tài chính trực tiếp hoặc nhận được lợi ích tài chính gián tiếp trọng yếu từ khách hàng kiểm toán, ví dụ, một khoản thừa kế, quà biếu hay do kết quả từ việc sáp nhập doanh nghiệp, mà các lợi ích như vậy không được phép nắm giữ theo quy định của Chuẩn mực này, thì: (a) Nếu doanh nghiệp kiểm toán nhận được các lợi ích, thì phải chuyển nhượng ngay các lợi ích tài chính trực tiếp hoặc chuyển nhượng một phần lợi ích tài chính gián tiếp, sao cho phần còn lại là không đáng kể; (b) Nếu thành viên nhóm kiểm toán hoặc thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ nhận được các lợi ích, thì phải chuyển nhượng ngay các lợi ích tài chính trực tiếp hoặc chuyển nhượng một phần lợi ích tài chính gián tiếp, sao cho phần còn lại là không đáng kể; hoặc c) Nếu cá nhân không phải là thành viên nhóm kiểm toán, hoặc thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ nhận được các lợi ích, thì phải chuyển nhượng ngay các lợi ích tài chính này hoặc chuyển nhượng một phần lợi ích tài chính gián tiếp sao cho phần còn lại là không đáng kể. Trong khi chưa chuyển nhượng được như vậy thì doanh nghiệp kiểm toán phải quyết định xem liệu có cần áp dụng các biện pháp bảo vệ hay không. Các khoản cho vay và bảo lãnh 290.117 Một khoản cho vay, hoặc bảo lãnh vay cho thành viên nhóm kiểm toán, cho thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp với họ hay cho doanh nghiệp kiểm toán từ khách hàng kiểm toán là một ngân hàng hay tổ chức tương tự có thể làm phát sinh nguy cơ đe dọa tính độc lập. Nếu khoản cho vay hoặc bảo lãnh vay không được thực hiện theo các thủ tục, điều khoản và điều kiện cho vay thông thường thì có thể làm phát sinh nguy cơ do tư lợi nghiêm trọng đến mức không có biện pháp bảo vệ nào có thể làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Do vậy, bất kỳ thành viên nhóm kiểm toán, thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp với họ hoặc doanh nghiệp kiểm toán không được nhận khoản vay hay bảo lãnh vay như vậy. 290.118 Nếu doanh nghiệp kiểm toán vay từ khách hàng kiểm toán là một ngân hàng hoặc một tổ chức tương tự theo các thủ tục, điều khoản và điều kiện vay thông thường và khoản vay này là trọng yếu đối với khách hàng kiểm toán hoặc doanh nghiệp kiểm toán thì có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ nhằm làm giảm nguy cơ do tư lợi xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về biện pháp bảo vệ là sắp xếp một kiểm toán viên hành nghề từ một công ty trong mạng lưới không tham gia vào cuộc kiểm toán cũng như không nhận khoản vay thực hiện soát xét lại công việc. 290.119 Nếu thành viên nhóm kiểm toán, thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ vay hoặc được bảo lãnh vay từ khách hàng kiểm toán là ngân hàng hoặc một tổ chức tương tự theo các thủ tục, điều khoản, và điều kiện cho vay thông thường thì sẽ không làm phát sinh nguy cơ đe dọa tính độc lập. Ví dụ về các khoản vay: vay thế chấp nhà đất, vay thấu chi, vay mua ô tô và cung cấp hạn mức thẻ tín dụng. 290.120 Nếu doanh nghiệp kiểm toán, thành viên nhóm kiểm toán hoặc thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ nhận khoản vay hoặc bảo lãnh vay từ khách hàng kiểm toán mà không phải là ngân hàng hay một tổ chức tương tự thì sẽ làm phát sinh nguy cơ do tư lợi nghiêm trọng đến mức không có biện pháp bảo vệ nào có thể làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được, trừ trường hợp khoản vay hoặc bảo lãnh vay đó không đáng kể đối với cả: (i) Doanh nghiệp kiểm toán, thành viên nhóm kiểm toán, thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp với họ; và (ii) Khách hàng kiểm toán. 290.121 Tương tự, nếu doanh nghiệp kiểm toán, thành viên nhóm kiểm toán hoặc thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ cho vay hoặc bảo lãnh vay cho khách hàng kiểm toán, thì có thể làm phát sinh nguy cơ do tư lợi nghiêm trọng đến mức không có biện pháp bảo vệ nào có thể làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được, trừ trường hợp khoản vay hoặc bảo lãnh vay đó không đáng kể đối với cả: (i) Doanh nghiệp kiểm toán, thành viên nhóm kiểm toán và thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của thành viên nhóm kiểm toán; và (ii) Khách hàng kiểm toán. 290.122 Nếu một doanh nghiệp kiểm toán hoặc thành viên nhóm kiểm toán hoặc thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp với thành viên nhóm kiểm toán có tài khoản tiền gửi hoặc tài khoản môi giới với khách hàng kiểm toán là một ngân hàng, công ty môi giới chứng khoán hay một tổ chức tương tự thì không làm phát sinh nguy cơ đe dọa tính độc lập nếu tài khoản tiền gửi hay tài khoản môi giới đó được thực hiện theo các điều khoản thương mại thông thường. Các mối quan hệ kinh doanh 290.123 Mối quan hệ kinh doanh mật thiết giữa doanh nghiệp kiểm toán, thành viên nhóm kiểm toán hoặc thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ với khách hàng kiểm toán hoặc Ban Giám đốc của khách hàng phát sinh từ mối quan hệ thương mại hoặc lợi ích tài chính chung sẽ có thể làm phát sinh nguy cơ do tư lợi hoặc nguy cơ bị đe dọa. Ví dụ về các mối quan hệ bao gồm: (1) Có lợi ích tài chính trong một doanh nghiệp liên doanh với khách hàng hoặc chủ sở hữu, Giám đốc, nhân viên cao cấp hoặc cá nhân khác có quyền thực hiện các hoạt động quản lý cấp cao của khách hàng đó; (2) Thỏa thuận kết hợp một hoặc nhiều dịch vụ hoặc sản phẩm của doanh nghiệp kiểm toán với một hoặc nhiều dịch vụ hoặc sản phẩm của khách hàng và quảng bá gói sản phẩm này ra thị trường dưới danh nghĩa của cả hai bên; (3) Các thỏa thuận về phân phối hoặc tiếp thị, theo đó, doanh nghiệp kiểm toán phân phối hoặc tiếp thị dịch vụ hoặc sản phẩm của khách hàng, hoặc khách hàng phân phối hoặc tiếp thị dịch vụ hoặc sản phẩm của doanh nghiệp kiểm toán. Trừ khi lợi ích tài chính là không đáng kể và mối quan hệ kinh doanh là không quan trọng đối với doanh nghiệp kiểm toán và khách hàng kiểm toán hoặc Ban Giám đốc của khách hàng, các nguy cơ phát sinh có thể nghiêm trọng đến mức không có biện pháp bảo vệ thích hợp nào có thể làm giảm các nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Do vậy, các mối quan hệ kinh doanh sẽ không được phép thiết lập hoặc sẽ bị giảm đến mức không quan trọng hoặc bị chấm dứt, trừ khi lợi ích tài chính là không đáng kể và mối quan hệ kinh doanh là không quan trọng. Đối với hợp đồng kiểm toán, thành viên nhóm kiểm toán phải rút khỏi nhóm kiểm toán, trừ khi lợi ích tài chính là không đáng kể và mối quan hệ đó là không quan trọng đối với thành viên đó. Nếu thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của thành viên nhóm kiểm toán và khách hàng kiểm toán hoặc Ban Giám đốc của khách hàng có mối quan hệ kinh doanh thì phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ và phải áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm các nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. 290.124 Một mối quan hệ kinh doanh liên quan đến việc doanh nghiệp kiểm toán, thành viên nhóm kiểm toán hoặc thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ nắm giữ lợi ích trong đơn vị có một số ít chủ sở hữu mà khách hàng kiểm toán, Giám đốc hoặc nhân sự cấp cao hay bất cứ một nhóm của các đối tượng này cũng nắm giữ lợi ích trong đơn vị đó, sẽ không làm phát sinh nguy cơ đe dọa tính độc lập nếu: (a) Mối quan hệ kinh doanh là không quan trọng đối với doanh nghiệp kiểm toán, thành viên nhóm kiểm toán hoặc thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ và khách hàng kiểm toán; (b) Lợi ích tài chính nắm giữ là không đáng kể đối với nhà đầu tư hoặc nhóm các nhà đầu tư; (c) Lợi ích tài chính không cho phép nhà đầu tư hoặc nhóm các nhà đầu tư quyền kiểm soát đơn vị này. 290.125 Việc doanh nghiệp kiểm toán, thành viên nhóm kiểm toán hoặc thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ khách hàng kiểm toán thường không làm phát sinh nguy cơ đe dọa tính độc lập nếu giao dịch được thực hiện theo điều kiện kinh doanh thông thường và theo giá cả thị trường. Tuy nhiên, bản chất hoặc quy mô của giao dịch có thể làm phát sinh nguy cơ do tư lợi. Doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ và phải áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm các nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về các biện pháp bảo vệ gồm: (1) Loại bỏ hoặc giảm quy mô giao dịch; hoặc (2) Rút thành viên đó ra khỏi nhóm kiểm toán. Các mối quan hệ cá nhân và mối quan hệ gia đình 290.126 Quan hệ cá nhân và quan hệ gia đình giữa thành viên nhóm kiểm toán với Giám đốc, nhân sự cấp cao hoặc nhân viên khác (tùy theo vai trò của họ) của khách hàng kiểm toán, có thể làm phát sinh các nguy cơ do tư lợi, nguy cơ từ sự quen thuộc hoặc nguy cơ bị đe dọa. Sự tồn tại và mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ này phụ thuộc vào các yếu tố, bao gồm: trách nhiệm của cá nhân đó trong nhóm kiểm toán, vai trò của thành viên gia đình hoặc cá nhân khác đối với khách hàng và mức độ gần gũi của mối quan hệ. 290.127 Khi thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp với thành viên nhóm kiểm toán hiện đang là: (a) Giám đốc, nhân sự cấp cao của khách hàng kiểm toán; hoặc (b) Nhân viên của khách hàng kiểm toán nắm giữ vị trí có ảnh hưởng đáng kể đối với việc ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính mà doanh nghiệp kiểm toán sẽ đưa ra ý kiến kiểm toán; hoặc đã giữ vị trí nêu ở mục (a) hoặc (b) trong thời gian thực hiện hợp đồng dịch vụ hoặc trong kỳ lập báo cáo tài chính thì nguy cơ đe dọa tính độc lập chỉ có thể được giảm xuống mức có thể chấp nhận được bằng cách rút thành viên đó ra khỏi nhóm kiểm toán. Quan hệ này gần gũi đến mức không có biện pháp bảo vệ nào khác có thể làm giảm nguy cơ đe dọa đến tính độc lập xuống mức có thể chấp nhận được. Do vậy, thành viên có quan hệ gia đình gần gũi đó không được là thành viên nhóm kiểm toán. 290.128 Nguy cơ đe dọa tính độc lập có thể phát sinh khi thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp với thành viên nhóm kiểm toán là nhân viên của khách hàng giữ vị trí có ảnh hưởng đáng kể đến tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh hoặc lưu chuyển tiền tệ của khách hàng. Mức độ nghiêm trọng của nguy cơ này phụ thuộc vào: (1) Vị trí của thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp đó tại khách hàng; (2) Vai trò của thành viên đó trong nhóm kiểm toán. Doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của nguy cơ và phải áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về các biện pháp bảo vệ gồm: (1) Rút thành viên đó ra khỏi nhóm kiểm toán; hoặc (2) Phân công lại trách nhiệm trong nhóm kiểm toán để thành viên đó không phụ trách các vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ. 290.129 Nguy cơ đe dọa tính độc lập có thể phát sinh khi thành viên có quan hệ gia đình gần gũi với thành viên nhóm kiểm toán là: (a) Giám đốc, nhân sự cấp cao của khách hàng kiểm toán; hoặc (b) Nhân viên của khách hàng kiểm toán nắm giữ vị trí có ảnh hưởng đáng kể đối với việc ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính mà doanh nghiệp kiểm toán sẽ đưa ra ý kiến kiểm toán. Mức độ nghiêm trọng của nguy cơ phụ thuộc vào: (1) Tính chất của mối quan hệ giữa thành viên nhóm kiểm toán với thành viên có quan hệ gia đình gần gũi đó; (2) Vị trí của thành viên có quan hệ gia đình gần gũi tại khách hàng kiểm toán; (3) Vai trò của thành viên đó trong nhóm kiểm toán. Doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của nguy cơ và phải áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về các biện pháp bảo vệ gồm: (1) Rút thành viên đó ra khỏi nhóm kiểm toán; hoặc (2) Phân công lại trách nhiệm trong nhóm kiểm toán để thành viên đó không phụ trách các vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của thành viên có quan hệ gia đình gần gũi của họ. 290.130 Nguy cơ đe dọa tính độc lập có thể phát sinh khi thành viên nhóm kiểm toán có mối quan hệ gần gũi với người không phải là thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp hoặc gần gũi của họ nhưng là: (i) Giám đốc, nhân sự cấp cao của khách hàng kiểm toán; hoặc là (ii) Nhân viên của khách hàng kiểm toán nắm giữ vị trí có ảnh hưởng đáng kể đối với việc ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính mà doanh nghiệp kiểm toán sẽ đưa ra ý kiến kiểm toán. Thành viên nhóm kiểm toán có mối quan hệ như vậy phải tham khảo ý kiến tư vấn theo các chính sách và thủ tục của doanh nghiệp kiểm toán. Mức độ nghiêm trọng của nguy cơ này phụ thuộc vào: (1) Tính chất của mối quan hệ giữa thành viên nhóm kiểm toán với người đó; (2) Vị trí của người đó tại khách hàng kiểm toán; (3) Vai trò của thành viên đó trong nhóm kiểm toán. Doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của nguy cơ và phải áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về các biện pháp bảo vệ gồm: (1) Rút thành viên đó ra khỏi nhóm kiểm toán; hoặc (2) Phân công lại trách nhiệm trong nhóm kiểm toán để thành viên đó không phụ trách các vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của người mà thành viên đó có quan hệ gần gũi. 290.131 Nguy cơ do tư lợi, nguy cơ từ sự quen thuộc hoặc nguy cơ bị đe dọa có thể phát sinh từ mối quan hệ cá nhân hay quan hệ gia đình giữa: (i) Thành viên Ban Giám đốc hoặc nhân viên chuyên nghiệp của doanh nghiệp kiểm toán không thuộc nhóm kiểm toán; và (ii) Giám đốc, nhân sự cấp cao hoặc nhân viên khác của khách hàng kiểm toán nắm giữ vị trí có ảnh hưởng đáng kể đối với việc ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính mà doanh nghiệp kiểm toán sẽ đưa ra ý kiến kiểm toán. Khi biết được mối quan hệ này, thành viên Ban Giám đốc và nhân viên chuyên nghiệp của doanh nghiệp kiểm toán phải tham khảo ý kiến tư vấn theo các chính sách và thủ tục của doanh nghiệp kiểm toán. Sự tồn tại và mức độ nghiêm trọng của nguy cơ này phụ thuộc vào: (1) Tính chất của mối quan hệ giữa thành viên Ban Giám đốc và nhân viên chuyên nghiệp của doanh nghiệp kiểm toán với Giám đốc, nhân sự cấp cao hoặc nhân viên khác của khách hàng kiểm toán; (2) Mối quan hệ giữa thành viên Ban Giám đốc và nhân viên chuyên nghiệp đó của doanh nghiệp kiểm toán với nhóm kiểm toán; (3) Vị trí của thành viên Ban Giám đốc và nhân viên chuyên nghiệp đó trong doanh nghiệp kiểm toán; (4) Vị trí của Giám đốc, nhân sự cấp cao hoặc nhân viên khác của khách hàng kiểm toán trong khách hàng kiểm toán. Doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của nguy cơ và phải áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về các biện pháp bảo vệ gồm: (1) Phân công lại trách nhiệm của thành viên Ban Giám đốc và nhân viên chuyên nghiệp của doanh nghiệp kiểm toán để làm giảm ảnh hưởng có thể có đối với cuộc kiểm toán; hoặc (2) Cử kiểm toán viên chuyên nghiệp khác soát xét lại các công việc kiểm toán đã thực hiện. Làm việc cho khách hàng kiểm toán 290.132 Nguy cơ từ sự quen thuộc hoặc nguy cơ bị đe dọa có thể phát sinh nếu Giám đốc, nhân sự cấp cao của khách hàng kiểm toán hoặc nhân viên nắm giữ vị trí có ảnh hưởng đáng kể đối với việc ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính mà doanh nghiệp kiểm toán sẽ đưa ra ý kiến kiểm toán đã từng là thành viên nhóm kiểm toán hoặc của Ban Giám đốc doanh nghiệp kiểm toán. 290.133 Nếu thành viên trước đây của nhóm kiểm toán hoặc của Ban Giám đốc doanh nghiệp kiểm toán hiện đang giữ vị trí tương đương tại khách hàng kiểm toán và vẫn có mối liên hệ đáng kể với doanh nghiệp kiểm toán thì nguy cơ đe dọa tính độc lập sẽ nghiêm trọng đến mức không biện pháp bảo vệ nào có thể làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Do đó, tính độc lập có thể bị đe dọa nếu thành viên trước đây của nhóm kiểm toán hoặc của Ban Giám đốc doanh nghiệp kiểm toán hiện đang là Giám đốc, nhân sự cấp cao hoặc nhân viên nắm giữ vị trí có ảnh hưởng đáng kể đối với việc ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính mà doanh nghiệp kiểm toán sẽ đưa ra ý kiến kiểm toán, trừ khi: (a) Cá nhân đó không nhận được bất kỳ lợi ích hay khoản thanh toán nào từ doanh nghiệp kiểm toán, trừ trường hợp lợi ích hay khoản thanh toán đó được chi trả theo các thỏa thuận cụ thể từ trước, và bất kỳ khoản tiền phải trả nào cho cá nhân đó đều không trọng yếu đối với doanh nghiệp kiểm toán; (b) Cá nhân đó không tiếp tục tham gia hoặc thể hiện có tham gia vào hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động chuyên môn của doanh nghiệp kiểm toán. 290.134 Nếu thành viên trước đây của nhóm kiểm toán hoặc của Ban Giám đốc doanh nghiệp kiểm toán hiện đang giữ vị trí tương đương tại khách hàng kiểm toán nhưng không có mối liên hệ đáng kể với doanh nghiệp kiểm toán thì sự tồn tại và mức độ nghiêm trọng của nguy cơ từ sự quen thuộc hoặc nguy cơ bị đe dọa phụ thuộc vào các yếu tố sau: (1) Vị trí của thành viên đó tại khách hàng kiểm toán; (2) Mức độ liên quan của thành viên đó đối với nhóm kiểm toán; (3) Khoảng thời gian từ khi thành viên đó không còn là thành viên nhóm kiểm toán hoặc là thành viên của Ban Giám đốc doanh nghiệp kiểm toán đến thời gian thực hiện cuộc kiểm toán; (4) Vị trí trước đây của thành viên đó trong nhóm kiểm toán hoặc trong doanh nghiệp kiểm toán, ví dụ, liệu thành viên đó có chịu trách nhiệm liên lạc thường xuyên với Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị của khách hàng kiểm toán hay không. Doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của nguy cơ và phải áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về các biện pháp bảo vệ gồm: (1) Điều chỉnh lại kế hoạch kiểm toán; (2) Phân công vào nhóm kiểm toán một thành viên có kinh nghiệm phù hợp để làm việc với thành viên đã chuyển sang làm cho khách hàng kiểm toán đó; hoặc (3) Bố trí một kiểm toán viên chuyên nghiệp khác soát xét lại công việc do thành viên trước đây của nhóm kiểm toán thực hiện. 290.135 Nếu thành viên trước đây của Ban Giám đốc doanh nghiệp kiểm toán giữ vị trí tương đương tại một đơn vị và sau đó đơn vị này trở thành khách hàng kiểm toán, doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của bất kỳ nguy cơ nào đe dọa tính độc lập và phải áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm các nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. 290.136 Nguy cơ do tư lợi có thể phát sinh khi một thành viên nhóm kiểm toán biết rằng trong tương lai họ có thể hoặc sẽ làm cho khách hàng kiểm toán. Các chính sách và các thủ tục của doanh nghiệp kiểm toán phải yêu cầu thành viên nhóm kiểm toán thông báo ngay cho doanh nghiệp kiểm toán khi bắt đầu thỏa thuận các điều khoản tuyển dụng với khách hàng kiểm toán. Khi nhận được thông báo như vậy, doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của bất kỳ nguy cơ nào đe dọa tính độc lập và phải áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm các nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về các biện pháp bảo vệ gồm: (1) Rút thành viên đó ra khỏi nhóm kiểm toán; hoặc (2) Xem xét lại các xét đoán quan trọng của cá nhân đó khi còn là thành viên nhóm kiểm toán. Khách hàng kiểm toán là đơn vị có lợi ích công chúng 290.137 Nguy cơ từ sự quen thuộc hoặc nguy cơ bị đe dọa có thể phát sinh khi thành viên có vai trò chủ chốt trong cuộc kiểm toán chuyển sang nắm giữ các chức vụ sau tại các đơn vị có lợi ích công chúng là khách hàng kiểm toán: (a) Giám đốc, nhân sự cấp cao của đơn vị; hoặc (b) Nhân viên nắm giữ vị trí có ảnh hưởng đáng kể đối với việc ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính mà doanh nghiệp kiểm toán sẽ đưa ra ý kiến kiểm toán. Tính độc lập sẽ bị vi phạm, trừ khi thành viên có vai trò chủ chốt trong cuộc kiểm toán hoặc kiểm toán viên hành nghề đã thực hiện kiểm toán nắm giữ các chức vụ nói trên sau 12 tháng, kể từ ngày kết thúc cuộc kiểm toán của đơn vị có lợi ích công chúng đó. 290.138 Nguy cơ bị đe dọa phát sinh khi một cá nhân đã từng là Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc (Giám đốc điều hành hoặc tương đương) của doanh nghiệp kiểm toán hiện đang nắm giữ các chức vụ sau tại đơn vị có lợi ích công chúng: (a) Nhân viên nắm giữ vị trí có ảnh hưởng đáng kể đối với việc ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính; hoặc (b) Giám đốc, hoặc nhân sự cao cấp của đơn vị. Tính độc lập sẽ bị vi phạm, trừ khi thời gian cá nhân này thôi không còn giữ chức vụ Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc (Giám đốc điều hành hoặc tương đương) của doanh nghiệp kiểm toán tối thiểu là 12 tháng. 290.139 Tính độc lập được xem như không vi phạm nếu, do việc hợp nhất kinh doanh, thành viên có vai trò chủ chốt trong cuộc kiểm toán trước đây hoặc cá nhân trước đây từng là Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc của doanh nghiệp kiểm toán hiện đang nắm giữ chức vụ được đề cập trong các đoạn 290.137 và 290.138 Chuẩn mực này tại đơn vị có lợi ích công chúng, và: (a) Vị trí đó không được dự tính trước khi hợp nhất kinh doanh; (b) Bất kỳ khoản thanh toán nào cho thành viên này trước đây đã được doanh nghiệp kiểm toán thanh toán đầy đủ, trừ khi việc chưa thanh toán là dựa theo các thỏa thuận cụ thể từ trước và bất kỳ khoản nợ chưa thanh toán nào cho thành viên này đều là không trọng yếu với doanh nghiệp kiểm toán; (c) Thành viên này không tiếp tục tham gia hoặc không thể hiện là có tham gia vào hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động chuyên môn của doanh nghiệp kiểm toán; (d) Việc thành viên này nắm giữ các chức vụ trong khách hàng kiểm toán phải được trao đổi với Ban quản trị của khách hàng kiểm toán. Cử nhân viên đến làm việc tạm thời cho khách hàng kiểm toán 290.140 Việc doanh nghiệp kiểm toán cử nhân viên chuyên nghiệp đến làm việc tạm thời cho khách hàng kiểm toán có thể làm phát sinh nguy cơ tự kiểm tra. Sự hỗ trợ này có thể được thực hiện nhưng chỉ trong thời gian ngắn và nhân sự của doanh nghiệp kiểm toán không được tham gia vào: (a) Cung cấp các dịch vụ phi đảm bảo mà các dịch vụ này không được cho phép theo nội dung của Chương này (từ đoạn 290.154 - 290.216 Chuẩn mực này); hoặc (b) Nắm giữ các trách nhiệm quản lý của khách hàng kiểm toán. Trong tất cả các trường hợp, khách hàng kiểm toán phải chịu trách nhiệm chỉ đạo và giám sát các hoạt động của nhân viên tạm thời này. Doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của nguy cơ và phải áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về các biện pháp bảo vệ gồm: (1) Thực hiện soát xét bổ sung đối với công việc của nhân viên này; (2) Không giao cho nhân viên này bất kỳ công việc kiểm toán nào liên quan đến các chức năng và hoạt động mà nhân viên này thực hiện trong quá trình làm việc tạm thời; hoặc (3) Không bố trí nhân viên này vào nhóm kiểm toán. Các dịch vụ gần đây cung cấp cho khách hàng kiểm toán 290.141 Các nguy cơ do tư lợi, nguy cơ tự kiểm tra hay nguy cơ từ sự quen thuộc có thể phát sinh nếu thành viên nhóm kiểm toán gần đây đã từng là Giám đốc, nhân sự cấp cao hoặc nhân viên của khách hàng kiểm toán. Các nguy cơ này có thể xảy ra khi thành viên nhóm kiểm toán đánh giá các phần của báo cáo tài chính được lập từ các sổ, tài liệu kế toán do chính thành viên nhóm kiểm toán đó đã chịu trách nhiệm khi còn làm việc tại khách hàng kiểm toán. 290.142 Trong giai đoạn thuộc kỳ kế toán được kiểm toán, nếu thành viên nhóm kiểm toán đã từng là Giám đốc, nhân sự cấp cao của khách hàng kiểm toán, hoặc từng là nhân viên nắm giữ vị trí có ảnh hưởng đáng kể đối với việc ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính mà doanh nghiệp kiểm toán sẽ đưa ra ý kiến kiểm toán thì nguy cơ phát sinh có thể nghiêm trọng tới mức không có biện pháp bảo vệ nào có thể làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Vì vậy, thành viên này không được tham gia nhóm kiểm toán. 290.143 Các nguy cơ do tư lợi, nguy cơ tự kiểm tra hoặc nguy cơ từ sự quen thuộc có thể phát sinh nếu trước giai đoạn thuộc kỳ kế toán được kiểm toán, thành viên nhóm kiểm toán đã từng là Giám đốc, nhân sự cấp cao của khách hàng kiểm toán, hoặc từng là nhân viên nắm giữ vị trí có ảnh hưởng đáng kể đối với việc ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính mà doanh nghiệp kiểm toán sẽ đưa ý kiến kiểm toán. Các nguy cơ này có thể xảy ra khi một quyết định hay công việc của cá nhân đó khi còn làm việc cho khách hàng kiểm toán trong giai đoạn trước được đánh giá trong giai đoạn này như là một phần phạm vi công việc của cuộc kiểm toán cho giai đoạn này. Sự tồn tại và mức độ nghiêm trọng của nguy cơ phụ thuộc vào các yếu tố như: (1) Vị trí mà cá nhân đã nắm giữ trong khách hàng kiểm toán; (2) Khoảng thời gian từ khi cá nhân đó không còn làm việc tại khách hàng kiểm toán; (3) Vai trò của cá nhân đó trong nhóm kiểm toán. Doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của nguy cơ và phải áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về biện pháp bảo vệ có thể là soát xét công việc do cá nhân đó thực hiện trong quá trình tham gia nhóm kiểm toán. Làm việc với vai trò là Giám đốc, nhân sự cấp cao của khách hàng kiểm toán 290.144 Nếu thành viên Ban Giám đốc hoặc nhân viên chuyên nghiệp của doanh nghiệp kiểm toán làm việc với vai trò là Giám đốc, nhân sự cấp cao của khách hàng kiểm toán thì sẽ làm phát sinh nguy cơ do tư lợi và nguy cơ tự kiểm tra nghiêm trọng đến mức không có biện pháp bảo vệ nào có thể làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Do đó, thành viên Ban Giám đốc hay nhân viên chuyên nghiệp của doanh nghiệp kiểm toán không được nắm giữ chức vụ là Giám đốc, nhân sự cấp cao của khách hàng kiểm toán. 290.145 Vị trí Thư ký Công ty có vai trò khác nhau trong từng doanh nghiệp, có thể bao gồm nhiệm vụ hành chính, ví dụ việc quản lý nhân sự, lưu giữ tài liệu, danh sách đăng ký của doanh nghiệp, đến các nhiệm vụ như đảm bảo cho doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật hoặc tư vấn về quản trị doanh nghiệp. Nhìn chung, vị trí này có mối quan hệ chặt chẽ với doanh nghiệp. 290.146 Nếu thành viên Ban Giám đốc hoặc nhân viên chuyên nghiệp của doanh nghiệp kiểm toán giữ vai trò là Thư ký Công ty của khách hàng kiểm toán thì nguy cơ tự kiểm tra và nguy cơ về sự bào chữa sẽ nghiêm trọng đến mức không có biện pháp bảo vệ nào có thể làm giảm các nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Mặc dù đã được quy định tại đoạn 290.144 Chuẩn mực này nhưng khi việc nắm giữ vị trí Thư ký Công ty là phù hợp với pháp luật và chuẩn mực chuyên môn, và với điều kiện là Ban Giám đốc tự đưa ra tất cả các quyết định, thì nhiệm vụ và hoạt động của Thư ký Công ty của khách hàng kiểm toán chỉ giới hạn ở các công việc có tính chất hành chính và theo thủ tục như chuẩn bị các biên bản họp, lưu giữ tài liệu, báo cáo của khách hàng kiểm toán. Trong trường hợp đó, doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của nguy cơ và phải áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. 290.147 Nếu nhân viên của doanh nghiệp kiểm toán chỉ hỗ trợ thực hiện công việc có tính chất hành chính và theo thủ tục của khách hàng kiểm toán hoặc tư vấn các vấn đề liên quan đến hành chính của khách hàng kiểm toán thì thường không làm ảnh hưởng đến tính độc lập, với điều kiện là Ban Giám đốc của khách hàng kiểm toán tự đưa ra tất cả các quyết định có liên quan. Cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng kiểm toán trong nhiều năm (bao gồm việc luân chuyển kiểm toán viên hành nghề ký báo cáo và thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán) Quy định chung 290.148 Việc nhân sự cấp cao của doanh nghiệp kiểm toán tham gia nhóm kiểm toán cho cùng một khách hàng trong nhiều năm có thể làm phát sinh nguy cơ từ sự quen thuộc và nguy cơ do tư lợi. Mức độ nghiêm trọng của nguy cơ phụ thuộc vào các yếu tố như: (1) Khoảng thời gian mà cá nhân đó là thành viên nhóm kiểm toán; (2) Vai trò của cá nhân đó trong nhóm kiểm toán; (3) Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp kiểm toán; (4) Tính chất của cuộc kiểm toán; (5) Liệu thành viên Ban Giám đốc của khách hàng kiểm toán có thay đổi hay không; (6) Liệu có sự thay đổi nào liên quan đến tính chất hoặc mức độ phức tạp của các vấn đề về kế toán và lập báo cáo tài chính của khách hàng kiểm toán hay không. Doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của nguy cơ và phải áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về các biện pháp bảo vệ gồm: (1) Định kỳ thay đổi người ký báo cáo kiểm toán hoặc thay đổi thành viên cấp cao của nhóm kiểm toán (nếu kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng); (2) Cử một kiểm toán viên chuyên nghiệp khác không phải là thành viên nhóm kiểm toán soát xét công việc do nhân sự cấp cao này thực hiện; hoặc (3) Định kỳ thực hiện kiểm soát chất lượng nội bộ hoặc độc lập từ bên ngoài đối với các cuộc kiểm toán này. Khách hàng kiểm toán là đơn vị có lợi ích công chúng 290.149 Trường hợp kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng, thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề ký báo cáo kiểm toán không được phép ký báo cáo kiểm toán quá 3 năm liên tục cho một khách hàng kiểm toán. Kiểm toán viên hành nghề không được tham gia thực hiện kiểm toán cho một đơn vị có lợi ích công chúng trong 5 năm tài chính liên tục. Thời gian nói trên được tính kể từ năm tài chính mà kiểm toán viên bắt đầu ký báo cáo kiểm toán hoặc bắt đầu được giao trách nhiệm là kiểm toán viên hành nghề tham gia cuộc kiểm toán và không phụ thuộc vào vị trí được giao trong cuộc kiểm toán. Nếu kiểm toán viên hành nghề đã tham gia kiểm toán cho một đơn vị có lợi ích công chúng trong 4 năm tài chính liên tục, các cá nhân này không được phép là thành viên nhóm kiểm toán hoặc là thành viên có vai trò chủ chốt trong cuộc kiểm toán trong vòng 1 năm tiếp theo cho khách hàng kiểm toán đó. Trong giai đoạn này, các cá nhân này không được phép tham gia nhóm kiểm toán, cũng không được là thành viên soát xét việc kiểm soát chất lượng, cũng như đưa ra ý kiến tư vấn cho nhóm kiểm toán hoặc khách hàng kiểm toán về các vấn đề đặc thù liên quan đến kỹ thuật và đặc thù ngành, các giao dịch, sự kiện khác, nếu không, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của cuộc kiểm toán. 290.151 Việc một thành viên Ban Giám đốc doanh nghiệp kiểm toán không phải là thành viên có vai trò chủ chốt trong cuộc kiểm toán nhưng tham gia nhóm kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng trong nhiều năm liền, có thể làm phát sinh nguy cơ từ sự quen thuộc và nguy cơ do tư lợi. Mức độ nghiêm trọng của nguy cơ phụ thuộc vào các yếu tố như: (1) Khoảng thời gian cá nhân đó làm việc với đơn vị có lợi ích công chúng; (2) Vai trò của cá nhân đó trong nhóm kiểm toán (nếu có); (3) Bản chất, mức độ thường xuyên và phạm vi của công việc giữa cá nhân đó với Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị của khách hàng kiểm toán. Doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của nguy cơ và phải áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về các biện pháp bảo vệ gồm: (1) Luân chuyển thành viên Ban Giám đốc khỏi cuộc kiểm toán hoặc chấm dứt mối quan hệ làm việc với khách hàng kiểm toán; hoặc (2) Định kỳ thực hiện kiểm soát chất lượng nội bộ hoặc độc lập từ bên ngoài đối với các cuộc kiểm toán này. 290.152 Khi một khách hàng kiểm toán trở thành đơn vị có lợi ích công chúng thì doanh nghiệp kiểm toán không được bố trí thành viên có vai trò chủ chốt trong cuộc kiểm toán thực hiện kiểm toán cho khách hàng này trong năm năm tài chính liên tục kể từ năm tài chính mà khách hàng trở thành đơn vị có lợi ích công chúng. Cung cấp dịch vụ phi đảm bảo cho khách hàng kiểm toán 290.154 Doanh nghiệp kiểm toán thường cung cấp cho khách hàng kiểm toán các dịch vụ phi đảm bảo phù hợp với trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của họ. Tuy nhiên, việc cung cấp dịch vụ phi đảm bảo có thể làm phát sinh nguy cơ đe dọa tính độc lập của doanh nghiệp kiểm toán, hay các thành viên nhóm kiểm toán. Các nguy cơ đe dọa tính độc lập thường thấy là nguy cơ tự kiểm tra, nguy cơ do tư lợi và nguy cơ tự bào chữa. 290.155 Do sự biến động không ngừng trong môi trường kinh doanh, môi trường tài chính cũng như công nghệ thông tin nên gần như không thể đưa ra một danh sách đầy đủ các dịch vụ phi đảm bảo cho khách hàng kiểm toán. Trong trường hợp Chương này không hướng dẫn cụ thể về một dịch vụ phi đảm bảo nào đó, doanh nghiệp kiểm toán phải áp dụng khuôn khổ chung khi đánh giá từng trường hợp cụ thể. 290.156 Trước khi chấp nhận hợp đồng dịch vụ phi đảm bảo cho khách hàng kiểm toán, doanh nghiệp kiểm toán phải cân nhắc liệu việc chấp nhận đó có làm phát sinh nguy cơ đe dọa tính độc lập của doanh nghiệp kiểm toán hay không. Khi đánh giá mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ phát sinh từ việc cung cấp một dịch vụ phi đảm bảo, doanh nghiệp kiểm toán cần xem xét nguy cơ phát sinh từ việc cung cấp dịch vụ phi đảm bảo khác có liên quan. Nếu phát sinh nguy cơ nghiêm trọng đến mức không có biện pháp bảo vệ nào có thể làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được thì doanh nghiệp kiểm toán không được cung cấp dịch vụ phi đảm bảo đó. 290.157 Doanh nghiệp kiểm toán có thể cung cấp các dịch vụ phi đảm bảo, mà thông thường sẽ bị giới hạn bởi các quy định trong Chương này, cho các bên liên quan sau đây của khách hàng kiểm toán: (a) Một đơn vị không phải là khách hàng kiểm toán nhưng có quyền kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp với khách hàng kiểm toán; (b) Một đơn vị không phải là khách hàng kiểm toán có lợi ích tài chính trực tiếp trong khách hàng kiểm toán mà đơn vị đó có ảnh hưởng đáng kể đối với khách hàng kiểm toán và lợi ích trong khách hàng kiểm toán là trọng yếu đối với đơn vị đó; hoặc (c) Một đơn vị không phải là khách hàng kiểm toán cùng chịu sự kiểm soát chung với khách hàng kiểm toán, nếu có thể kết luận rằng: (i) Dịch vụ đó không làm phát sinh nguy cơ tự kiểm tra do kết quả của dịch vụ đó không phải là đối tượng của các thủ tục kiểm toán; và (ii) Bất kỳ nguy cơ nào phát sinh từ việc cung cấp dịch vụ trên được loại trừ hoặc làm giảm xuống mức có thể chấp nhận được nhờ việc áp dụng các biện pháp bảo vệ. 290.158 Dịch vụ phi đảm bảo đã cung cấp cho khách hàng kiểm toán không ảnh hưởng đến tính độc lập của doanh nghiệp kiểm toán khi khách hàng kiểm toán đó trở thành đơn vị có lợi ích công chúng nếu: (a) Dịch vụ phi đảm bảo trước đó đã tuân thủ với các quy định và hướng dẫn trong Chương này liên quan đến khách hàng không phải là đơn vị có lợi ích công chúng; (b) Dịch vụ phi đảm bảo không được phép thực hiện cho khách hàng là đơn vị có lợi ích công chúng theo quy định trong Chương này, đã chấm dứt trước hoặc ngay sau khi khách hàng trở thành đơn vị có lợi ích công chúng; (c) Doanh nghiệp kiểm toán áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đe dọa tính độc lập xuống mức có thể chấp nhận được. Trách nhiệm quản lý 290.159 Trách nhiệm quản lý một doanh nghiệp bao gồm nhiều hoạt động để đảm bảo lợi ích cao nhất cho các cổ đông và các bên có lợi ích liên quan của đơn vị. Không thể xác định được cụ thể từng hoạt động liên quan đến trách nhiệm quản lý. Tuy nhiên, trách nhiệm quản lý thường liên quan đến việc định hướng và lãnh đạo hoạt động của doanh nghiệp, kể cả việc đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến việc mua bán doanh nghiệp, triển khai và kiểm soát các nguồn lực về nhân sự, tài chính, hữu hình và vô hình. 290.160 Liệu một hoạt động có được coi là thuộc trách nhiệm quản lý hay không phụ thuộc vào hoàn cảnh và xét đoán chuyên môn. Ví dụ về các hoạt động có thể coi là thuộc trách nhiệm quản lý, bao gồm: (1) Định hướng chiến lược và xây dựng chính sách; (2) Chỉ đạo và chịu trách nhiệm về hành vi của nhân viên đơn vị; (3) Phê duyệt các giao dịch; (4) Quyết định việc thực hiện các đề xuất của doanh nghiệp kiểm toán hoặc bên thứ ba khác; (5) Chịu trách nhiệm lập và trình bày báo cáo tài chính phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng; (6) Chịu trách nhiệm thiết kế, thực hiện và duy trì kiểm soát nội bộ. 290.161 Các hoạt động hành chính và mang tính chất thủ tục hoặc các vấn đề liên quan không quan trọng thường không được coi là trách nhiệm quản lý, như thực hiện một giao dịch không quan trọng đã được Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc ủy quyền hoặc giám sát thời hạn nộp báo cáo theo quy định của pháp luật và tư vấn cho khách hàng kiểm toán về các thời hạn này. Ngoài ra việc tư vấn và khuyến nghị để hỗ trợ Ban Giám đốc trong việc thực hiện trách nhiệm quản lý của mình sẽ không được coi là trách nhiệm quản lý của Ban Giám đốc. 290.162 Trường hợp doanh nghiệp kiểm toán thực hiện trách nhiệm quản lý cho một khách hàng kiểm toán thì sẽ làm phát sinh nguy cơ nghiêm trọng đến mức không có biện pháp bảo vệ nào có thể làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ, việc quyết định áp dụng các khuyến nghị của doanh nghiệp kiểm toán sẽ làm phát sinh nguy cơ tự kiểm tra và nguy cơ do tư lợi. Hơn nữa, việc này sẽ làm phát sinh nguy cơ từ sự quen thuộc do doanh nghiệp kiểm toán trở nên quá gắn kết với quan điểm và lợi ích của khách hàng kiểm toán. Do đó, doanh nghiệp kiểm toán không được đảm nhận trách nhiệm quản lý cho khách hàng kiểm toán. 290.163 Để tránh rủi ro thực hiện trách nhiệm quản lý khi cung cấp dịch vụ phi đảm bảo cho khách hàng kiểm toán, doanh nghiệp kiểm toán phải đảm bảo rằng mỗi thành viên Ban Giám đốc của khách hàng phải có trách nhiệm: (i) Đưa ra xét đoán và quyết định quan trọng thuộc phạm vi trách nhiệm của Ban Giám đốc, (ii) Đánh giá kết quả của dịch vụ, và (iii) Chịu trách nhiệm về các hành động phát sinh từ kết quả của dịch vụ đó. Điều này giúp doanh nghiệp kiểm toán tránh được rủi ro của việc đưa ra các quyết định và xét đoán quan trọng thay cho khách hàng kiểm toán. Rủi ro này sẽ giảm hơn nữa khi doanh nghiệp kiểm toán để khách hàng tự đánh giá và quyết định dựa trên các phân tích khách quan, minh bạch của doanh nghiệp kiểm toán. Cung cấp dịch vụ ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính cho khách hàng kiểm toán Quy định chung 290.164 Ban Giám đốc của khách hàng kiểm toán chịu trách nhiệm lập và trình bày trung thực và hợp lý báo cáo tài chính theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng. Các trách nhiệm đó bao gồm: (1) Lập và ghi sổ kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; (2) Lập và lưu chuyển chứng từ kế toán bằng giấy, chứng từ điện tử hoặc các hình thức khác, chứng minh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (ví dụ, đề nghị mua hàng, bảng chấm công, đơn đặt hàng...). 290.165 Việc cung cấp dịch vụ kế toán cho khách hàng kiểm toán, như việc ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính có thể làm phát sinh nguy cơ tự kiểm tra khi doanh nghiệp kiểm toán lại là đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính đó. Do đó doanh nghiệp kiểm toán không được thực hiện kiểm toán trong trường hợp đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề dịch vụ ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính cho khách hàng kiểm toán. 290.166 Trong quá trình kiểm toán, doanh nghiệp kiểm toán cần phải trao đổi với Ban Giám đốc của khách hàng kiểm toán về các nội dung sau: (1) Việc áp dụng các chuẩn mực, chính sách kế toán hoặc yêu cầu về thuyết minh báo cáo tài chính; (2) Sự phù hợp của các biện pháp kiểm soát về kế toán, tài chính và các phương pháp xác định giá trị khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả; hoặc (3) Đưa ra các bút toán điều chỉnh. Những nội dung này thuộc quy trình kiểm toán thông thường nên không làm phát sinh nguy cơ đe dọa tính độc lập. 290.167 Khách hàng kiểm toán có thể yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật nhằm giải quyết các vấn đề khác về kế toán hoặc phân tích, tổng hợp các thông tin phục vụ mục đích báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước. Khách hàng có thể yêu cầu hỗ trợ kỹ thuật về các vấn đề kế toán như chuyển đổi báo cáo tài chính từ cơ sở kế toán này sang cơ sở kế toán khác (ví dụ, để tuân thủ theo chính sách kế toán của tập đoàn hoặc chuyển đổi báo cáo tài chính lập theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam sang báo cáo tài chính lập theo Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế). Nói chung các dịch vụ nêu trên không làm phát sinh nguy cơ đe dọa tính độc lập nếu doanh nghiệp kiểm toán không thực hiện trách nhiệm quản lý đối với khách hàng kiểm toán. Cung cấp dịch vụ định giá cho khách hàng kiểm toán Quy định chung 290.172 Định giá bao gồm việc đưa ra các giả định về sự phát triển trong tương lai, áp dụng các phương pháp và kỹ thuật thích hợp để xác định giá trị cụ thể hoặc khoảng giá trị cho tài sản, nợ phải trả hoặc toàn bộ doanh nghiệp. 290.173 Thực hiện dịch vụ định giá cho khách hàng kiểm toán có thể làm phát sinh nguy cơ tự kiểm tra. Sự tồn tại và mức độ nghiêm trọng của nguy cơ phụ thuộc vào các yếu tố sau: (1) Kết quả định giá có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính hay không; (2) Mức độ tham gia của khách hàng trong quá trình xác định và phê duyệt phương pháp định giá và các xét đoán quan trọng khác; (3) Mức độ sẵn có của các phương pháp đã được chuẩn hóa cũng như các hướng dẫn chuyên môn cho việc định giá; (4) Mức độ chủ quan vốn có của đối tượng được định giá đối với định giá liên quan đến các phương pháp đã được chuẩn hóa; (5) Độ tin cậy và phạm vi dữ liệu cần dùng; (6) Mức độ phụ thuộc vào các sự kiện trong tương lai có thể tạo ra các biến động đáng kể đối với số liệu định giá; (7) Phạm vi và tính rõ ràng của các thuyết minh báo cáo tài chính. Doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của nguy cơ và phải áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về các biện pháp bảo vệ gồm: (1) Cử cá nhân không thực hiện dịch vụ định giá soát xét lại công việc kiểm toán hay định giá; hoặc (2) Không bố trí nhân sự thực hiện dịch vụ định giá tham gia nhóm kiểm toán. 290.174 Một số công việc định giá không có mức độ chủ quan đáng kể, như trường hợp các giả định, kỹ thuật và phương pháp định giá đã được chuẩn hóa theo pháp luật và các quy định có liên quan, hoặc đã được chấp nhận rộng rãi. Trường hợp đó, kết quả định giá do hai hay nhiều bên thực hiện sẽ không có khác biệt trọng yếu. 290.175 Trường hợp doanh nghiệp kiểm toán được yêu cầu cung cấp dịch vụ định giá nhằm hỗ trợ khách hàng về nghĩa vụ báo cáo thuế hoặc cho mục đích hoạch định thuế và kết quả định giá không có ảnh hưởng trực tiếp đến báo cáo tài chính thì sẽ áp dụng quy định tại đoạn 290.188 Chuẩn mực này. Khách hàng kiểm toán không phải là đơn vị có lợi ích công chúng 290.176 Trường hợp khách hàng kiểm toán không phải là đơn vị có lợi ích công chúng, nếu dịch vụ định giá có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính mà doanh nghiệp kiểm toán đưa ra ý kiến và kết quả định giá có mức độ chủ quan đáng kể, thì không có biện pháp bảo vệ nào có thể làm giảm nguy cơ tự kiểm tra xuống mức có thể chấp nhận được. Do đó, doanh nghiệp kiểm toán không được cung cấp dịch vụ định giá này cho khách hàng. Khách hàng kiểm toán là đơn vị có lợi ích công chúng 290.177 Doanh nghiệp kiểm toán không được cung cấp dịch vụ định giá cho khách hàng là đơn vị có lợi ích công chúng nếu việc định giá có ảnh hưởng trọng yếu, khi xét riêng lẻ hay tổng hợp, đến báo cáo tài chính mà doanh nghiệp kiểm toán đưa ra ý kiến. Cung cấp dịch vụ thuế cho khách hàng kiểm toán 290.178 Dịch vụ thuế bao gồm nhiều loại, ví dụ: (1) Lập tờ khai thuế; (2) Tính thuế cho mục đích ghi sổ kế toán; (3) Hoạch định thuế và các dịch vụ tư vấn thuế khác; (4) Hỗ trợ giải quyết các tranh chấp về thuế. Tuy các dịch vụ thuế mà doanh nghiệp kiểm toán cung cấp cho khách hàng kiểm toán được phân loại riêng theo các loại như trên, nhưng trên thực tế, các dịch vụ đó thường liên quan đến nhau. 290.179 Việc cung cấp một số dịch vụ thuế có thể làm phát sinh nguy cơ tự kiểm tra và nguy cơ về sự bào chữa. Sự tồn tại và mức độ nghiêm trọng của nguy cơ phụ thuộc vào các yếu tố sau đây: (1) Hệ thống đánh giá, quản lý thuế của cơ quan thuế và vai trò của doanh nghiệp kiểm toán trong hệ thống đó; (2) Mức độ phức tạp của chính sách thuế có liên quan và mức độ xét đoán cần thiết khi áp dụng chính sách đó; (3) Các đặc điểm cụ thể của hợp đồng; (4) Trình độ chuyên môn về thuế của nhân viên khách hàng. Lập tờ khai thuế 290.180 Dịch vụ lập tờ khai thuế bao gồm hỗ trợ khách hàng thực hiện các nghĩa vụ báo cáo về thuế bằng cách lập và hoàn thiện thông tin cần thiết (thường là điền vào các biểu mẫu chuẩn) cho cơ quan thuế, bao gồm cả số thuế phải nộp. Dịch vụ này cũng bao gồm tư vấn cách xử lý thuế cho các giao dịch trong quá khứ và thay mặt cho khách hàng kiểm toán đáp ứng các yêu cầu của cơ quan thuế về cung cấp thông tin và phân tích bổ sung (kể cả việc giải thích và hỗ trợ kỹ thuật cho phương pháp được áp dụng). Dịch vụ lập tờ khai thuế thường dựa vào thông tin quá khứ và chủ yếu liên quan đến tính toán, trình bày thông tin đó theo luật hiện hành, cũng như những tiền lệ và thông lệ đã có. Các tờ khai thuế sẽ được cơ quan thuế soát xét và phê duyệt. Việc cung cấp các dịch vụ này thường không làm phát sinh nguy cơ đe dọa tính độc lập nếu Ban Giám đốc của khách hàng kiểm toán chịu trách nhiệm về các tờ khai thuế và các xét đoán quan trọng có liên quan. Tính thuế cho mục đích ghi sổ kế toán Khách hàng kiểm toán không phải là đơn vị có lợi ích công chúng 290.181 Việc tính toán thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành hoặc thuế thu nhập hoãn lại phải trả (hoặc tài sản thuế thu nhập hoãn lại) cho khách hàng kiểm toán nhằm mục đích ghi sổ kế toán và sau đó doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán làm phát sinh nguy cơ tự kiểm tra. Mức độ nghiêm trọng của nguy cơ phụ thuộc vào: (a) Mức độ phức tạp của pháp luật và các quy định về thuế có liên quan, mức độ xét đoán cần thiết khi áp dụng pháp luật và các quy định này; (b) Trình độ chuyên môn về thuế của nhân viên khách hàng; (c) Mức độ trọng yếu của số liệu thuế đối với báo cáo tài chính. Doanh nghiệp kiểm toán phải áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ: (1) Cử cá nhân không phải là thành viên nhóm kiểm toán thực hiện dịch vụ; (2) Cử một thành viên Ban Giám đốc hoặc trưởng nhóm kiểm toán có kinh nghiệm phù hợp không phải là thành viên nhóm kiểm toán soát xét lại các bảng tính thuế, nếu dịch vụ đó do một thành viên nhóm kiểm toán thực hiện; hoặc (3) Tham khảo ý kiến tư vấn về dịch vụ từ chuyên gia thuế bên ngoài doanh nghiệp kiểm toán. Khách hàng kiểm toán là đơn vị có lợi ích công chúng 290.182 Nếu khách hàng kiểm toán là đơn vị có lợi ích công chúng, trừ trường hợp khẩn cấp, doanh nghiệp kiểm toán không được cung cấp dịch vụ tính thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành hoặc thuế thu nhập hoãn lại phải trả (hoặc tài sản thuế thu nhập hoãn lại) cho mục đích ghi sổ kế toán vì có ảnh hưởng trọng yếu đối với báo cáo tài chính mà doanh nghiệp kiểm toán đưa ra ý kiến. 290.183 Trường hợp khẩn cấp hoặc tình huống bất thường, khi khách hàng kiểm toán không thể lựa chọn được bên cung cấp dịch vụ nào khác, doanh nghiệp kiểm toán có thể cung cấp dịch vụ tính thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành hoặc thuế thu nhập hoãn lại phải trả (hoặc tài sản thuế thu nhập hoãn lại) cho mục đích ghi sổ kế toán mà trong các tình huống khác sẽ là không được phép theo quy định của Chương này. Trường hợp này có thể xảy ra khi: (i) Chỉ doanh nghiệp kiểm toán đó mới có nguồn lực và hiểu biết cần thiết về ngành nghề hoạt động của khách hàng để giúp khách hàng tính thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành hoặc thuế thu nhập hoãn lại phải trả (hoặc tài sản thuế thu nhập hoãn lại) kịp thời; và (ii) Nếu doanh nghiệp kiểm toán đó không cung cấp các dịch vụ này thì sẽ gây ra khó khăn đáng kể cho khách hàng (ví dụ, trong việc đáp ứng các yêu cầu báo cáo theo quy định của pháp luật). Trường hợp này doanh nghiệp kiểm toán cần phải thỏa mãn các điều kiện sau: (a) Thành viên thực hiện dịch vụ không được là thành viên nhóm kiểm toán; (b) Dịch vụ được thực hiện trong thời gian ngắn và không lặp lại; (c) Tình huống này phải được thảo luận với Ban quản trị của khách hàng. Hoạch định thuế và các dịch vụ tư vấn thuế khác 290.184 Dịch vụ hoạch định thuế hoặc các dịch vụ tư vấn thuế khác gồm nhiều loại dịch vụ, như tư vấn cho khách hàng cách thức tiến hành giao dịch để tối ưu hóa lợi ích về thuế hoặc tư vấn về việc áp dụng luật hoặc quy định mới về thuế. 290.185 Nguy cơ tự kiểm tra có thể làm phát sinh khi ý kiến tư vấn ảnh hưởng đến các vấn đề được phản ánh trong báo cáo tài chính. Sự tồn tại và mức độ nghiêm trọng của nguy cơ phụ thuộc vào các yếu tố như: (1) Mức độ chủ quan khi xác định cách xử lý các vấn đề về thuế khi lập báo cáo tài chính; (2) Mức độ ảnh hưởng của kết quả tư vấn về thuế đối với báo cáo tài chính; (3) Liệu hiệu quả của ý kiến tư vấn về thuế có phụ thuộc vào phương thức hạch toán kế toán hoặc trình bày báo cáo tài chính hay không và có nghi ngờ nào về tính thích hợp của phương thức hạch toán kế toán hoặc trình bày báo cáo tài chính theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính có liên quan hay không; (4) Trình độ chuyên môn về thuế của nhân viên khách hàng; (5) Mức độ phù hợp của ý kiến tư vấn so với pháp luật và các quy định về thuế, tiền lệ hoặc thông lệ khác đã có; (6) Liệu cách xử lý về thuế có tuân thủ hướng dẫn riêng của cơ quan thuế hay đã được cơ quan thuế làm rõ trước khi lập và trình bày báo cáo tài chính hay không. Ví dụ, khi cung cấp dịch vụ hoạch định thuế hoặc các dịch vụ tư vấn thuế khác, nguy cơ đe dọa tính độc lập thường không phát sinh nếu ý kiến tư vấn được cơ quan thuế chấp thuận, hoặc phù hợp với tiền lệ khác, thông lệ đã có, hoặc có căn cứ rõ ràng theo quy định của pháp luật về thuế. 290.186 Doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của bất kỳ nguy cơ nào và phải áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về các biện pháp bảo vệ gồm: (1) Sử dụng chuyên gia không phải là thành viên nhóm kiểm toán để thực hiện dịch vụ; (2) Cử chuyên gia về thuế, mà chuyên gia này không tham gia cung cấp dịch vụ thuế, tư vấn cho nhóm kiểm toán về dịch vụ và soát xét các cách xử lý thuế trong báo cáo tài chính; (3) Tham khảo ý kiến tư vấn về dịch vụ từ một chuyên gia thuế bên ngoài doanh nghiệp kiểm toán; hoặc (4) Xin ý kiến chấp thuận trước hoặc ý kiến tư vấn từ cơ quan thuế. 290.187 Nếu hiệu quả của ý kiến tư vấn về thuế phụ thuộc vào phương thức hạch toán kế toán hoặc trình bày cụ thể trong báo cáo tài chính và: (a) Nhóm kiểm toán có nghi ngờ về tính thích hợp của phương thức hạch toán kế toán hoặc trình bày báo cáo tài chính theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính có liên quan; (b) Kết quả hoặc hệ quả của ý kiến tư vấn về thuế sẽ có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính mà doanh nghiệp kiểm toán sẽ đưa ra ý kiến; thì nguy cơ tự kiểm tra sẽ nghiêm trọng đến mức không có biện pháp bảo vệ nào có thể làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Trường hợp này doanh nghiệp kiểm toán không được cung cấp ý kiến tư vấn về thuế đó cho khách hàng kiểm toán. 290.188 Khi cung cấp các dịch vụ thuế cho khách hàng kiểm toán, doanh nghiệp kiểm toán có thể được yêu cầu cung cấp dịch vụ định giá nhằm hỗ trợ khách hàng thực hiện nghĩa vụ báo cáo thuế hoặc cho mục đích hoạch định thuế. Nếu kết quả định giá có ảnh hưởng trực tiếp đến báo cáo tài chính thì phải áp dụng quy định tại các đoạn từ 290.172 - 290.177 Chuẩn mực này liên quan đến các dịch vụ định giá. Nếu việc định giá chỉ được thực hiện cho mục đích về thuế và kết quả định giá không ảnh hưởng trực tiếp đến báo cáo tài chính (mà chỉ ảnh hưởng gián tiếp đến các chỉ tiêu liên quan đến thuế trên báo cáo tài chính) thì thường không phát sinh nguy cơ đe dọa tính độc lập, nếu ảnh hưởng đến báo cáo tài chính là không trọng yếu hoặc nếu kết quả định giá được cơ quan thuế hoặc cơ quan quản lý có thẩm quyền tương đương soát xét độc lập. Nếu kết quả định giá không được soát xét độc lập từ bên ngoài và có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, thì sự tồn tại và mức độ nghiêm trọng của bất kỳ nguy cơ nào phát sinh sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như: (1) Mức độ phù hợp của phương pháp định giá với pháp luật và các quy định có liên quan về thuế, tiền lệ và thông lệ đã có khác và mức độ chủ quan trong việc định giá; (2) Độ tin cậy và phạm vi của dữ liệu làm cơ sở định giá; Doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của bất kỳ nguy cơ nào phát sinh và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về các biện pháp bảo vệ gồm: (1) Sử dụng chuyên gia không phải là thành viên nhóm kiểm toán để thực hiện dịch vụ; (2) Cử chuyên gia soát xét công việc kiểm toán hoặc kết quả của dịch vụ thuế; hoặc (3) Xin ý kiến chấp thuận trước hoặc ý kiến tư vấn từ cơ quan thuế. Hỗ trợ giải quyết các tranh chấp về thuế 290.189 Nguy cơ về sự bào chữa hay nguy cơ tự kiểm tra có thể phát sinh khi doanh nghiệp kiểm toán đại diện cho khách hàng kiểm toán giải quyết tranh chấp về thuế của một vấn đề cụ thể khi cơ quan thuế không chấp nhận giải trình của khách hàng, và vấn đề đó đang được phán xử trong một vụ kiện tụng. Sự tồn tại và mức độ nghiêm trọng của nguy cơ phụ thuộc vào các yếu tố như: (1) Liệu doanh nghiệp kiểm toán đã đưa ra ý kiến tư vấn mà ý kiến đó có là chủ đề của tranh chấp về thuế hay không; (2) Mức độ ảnh hưởng trọng yếu của kết quả vụ tranh chấp đến báo cáo tài chính mà doanh nghiệp kiểm toán sẽ đưa ra ý kiến; (3) Mức độ phù hợp của vấn đề với pháp luật và các quy định có liên quan về thuế, tiền lệ hoặc thông lệ đã có khác; (4) Liệu vụ kiện có được xét xử công khai hay không; (5) Vai trò của Ban Giám đốc của khách hàng trong việc giải quyết tranh chấp. Doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của bất kỳ nguy cơ nào và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về các biện pháp bảo vệ gồm: (1) Sử dụng chuyên gia không phải là thành viên nhóm kiểm toán để thực hiện dịch vụ; (2) Cử chuyên gia về thuế, mà chuyên gia này không tham gia cung cấp dịch vụ về thuế, tư vấn cho nhóm kiểm toán về dịch vụ và soát xét các số liệu thuế trong báo cáo tài chính; hoặc (3) Tham khảo ý kiến tư vấn từ chuyên gia về thuế bên ngoài doanh nghiệp kiểm toán. 290.190 Nếu các dịch vụ về thuế bao gồm việc giữ vai trò người bào chữa cho một khách hàng kiểm toán trong một phiên tòa xét xử công khai về một vấn đề về thuế và các số liệu có liên quan là trọng yếu đối với báo cáo tài chính mà doanh nghiệp kiểm toán sẽ đưa ra ý kiến, nguy cơ về sự bào chữa phát sinh sẽ nghiêm trọng đến mức không có biện pháp bảo vệ nào có thể loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Trường hợp này, doanh nghiệp kiểm toán không được cung cấp dịch vụ đó cho khách hàng kiểm toán. 290.191 Doanh nghiệp kiểm toán vẫn được tiếp tục cung cấp dịch vụ tư vấn về thuế (ví dụ, cung cấp thông tin cụ thể, cung cấp bằng chứng, lời khai về công việc đã được thực hiện hoặc trợ giúp khách hàng phân tích các vấn đề thuế) cho khách hàng kiểm toán liên quan đến vấn đề được xem xét trong một phiên tòa xét xử công khai. Cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ cho khách hàng kiểm toán Quy định chung 290.192 Phạm vi và mục tiêu của hoạt động kiểm toán nội bộ là khác nhau đáng kể và phụ thuộc vào quy mô, cơ cấu tổ chức của đơn vị, yêu cầu của Ban Giám đốc và Ban quản trị của khách hàng. Hoạt động kiểm toán nội bộ có thể bao gồm: (1) Giám sát kiểm soát nội bộ - soát xét các kiểm soát, giám sát hoạt động kiểm soát và đề xuất hướng hoàn thiện; (2) Kiểm tra thông tin tài chính và thông tin hoạt động - kiểm tra các phương tiện được sử dụng để xác định, đo lường, phân loại và báo cáo thông tin tài chính, thông tin hoạt động, và kiểm tra cụ thể từng khoản mục, bao gồm kiểm tra chi tiết các giao dịch, số dư và thủ tục; (3) Kiểm tra tính kinh tế, hiệu quả và hiệu suất của các hoạt động, kể cả hoạt động phi tài chính của đơn vị; (4) Kiểm tra tính tuân thủ pháp luật và các quy định, các yêu cầu bên ngoài khác, các chính sách, chỉ thị của Ban Giám đốc và các quy định nội bộ khác. 290.193 Dịch vụ kiểm toán nội bộ bao gồm trợ giúp khách hàng thực hiện các hoạt động kiểm toán nội bộ. Do đó doanh nghiệp kiểm toán không được cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ cho khách hàng kiểm toán. Cung cấp dịch vụ về công nghệ thông tin cho khách hàng kiểm toán Quy định chung 290.198 Dịch vụ liên quan đến công nghệ thông tin (IT) bao gồm thiết kế hoặc xây dựng hệ thống phần cứng hoặc phần mềm. Các hệ thống này có thể tổng hợp dữ liệu nguồn, hình thành một phần của kiểm soát nội bộ đối với việc lập và trình bày báo cáo tài chính hoặc tạo ra thông tin ảnh hưởng đến sổ, tài liệu kế toán hoặc báo cáo tài chính, hoặc các hệ thống này có thể không liên quan đến sổ, tài liệu kế toán, kiểm soát nội bộ đối với việc lập và trình bày báo cáo tài chính của khách hàng kiểm toán. Việc cung cấp dịch vụ về công nghệ thông tin có thể làm phát sinh nguy cơ tự kiểm tra, tùy thuộc vào đặc điểm của dịch vụ và của hệ thống công nghệ thông tin. 290.199 Khi nhân viên của doanh nghiệp kiểm toán không giữ trách nhiệm quản lý trong khách hàng kiểm toán, các dịch vụ về công nghệ thông tin sau đây không làm phát sinh nguy cơ đe dọa tính độc lập: (a) Thiết kế hoặc xây dựng hệ thống công nghệ thông tin không liên quan đến kiểm soát nội bộ đối với việc lập và trình bày báo cáo tài chính; (b) Thiết kế hoặc xây dựng hệ thống công nghệ thông tin không tạo ra thông tin hình thành nên một phần quan trọng của sổ, tài liệu kế toán hoặc báo cáo tài chính; (c) Sửa đổi phần mềm kế toán hoặc phần mềm lập và trình bày báo cáo tài chính bán sẵn trên thị trường mà không do doanh nghiệp kiểm toán thiết kế nếu việc sửa đổi phần mềm đó để đáp ứng nhu cầu của khách hàng là không đáng kể; (d) Đánh giá và đưa ra các khuyến nghị về hệ thống công nghệ thông tin do một nhà cung cấp dịch vụ khác hoặc khách hàng thiết kế, xây dựng, hoặc vận hành. Khách hàng kiểm toán không phải là đơn vị có lợi ích công chúng 290.200 Nguy cơ tự kiểm tra sẽ phát sinh nếu việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng kiểm toán không phải là đơn vị có lợi ích công chúng bao gồm thiết kế hoặc xây dựng hệ thống công nghệ thông tin mà hệ thống này: (i) Hình thành một phần quan trọng của kiểm soát nội bộ đối với việc lập và trình bày báo cáo tài chính; hoặc (ii) Tạo ra thông tin quan trọng đối với sổ, tài liệu kế toán hoặc báo cáo tài chính của khách hàng mà doanh nghiệp kiểm toán sẽ đưa ra ý kiến. 290.201 Nguy cơ tự kiểm tra phát sinh do các dịch vụ quy định tại đoạn 290.200 nêu trên sẽ nghiêm trọng đến mức doanh nghiệp kiểm toán không được phép thực hiện các dịch vụ đó trừ khi áp dụng các biện pháp bảo vệ thích hợp để đảm bảo rằng: (a) Khách hàng thừa nhận trách nhiệm đối với việc xây dựng và giám sát hệ thống kiểm soát nội bộ; (b) Khách hàng phân công một cá nhân có năng lực, tốt nhất là lãnh đạo cấp cao, chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định quản lý đối với việc thiết kế và áp dụng hệ thống phần cứng hoặc phần mềm; (c) Khách hàng đưa ra các quyết định quản lý đối với quy trình thiết kế và áp dụng hệ thống phần cứng hoặc phần mềm; (d) Khách hàng đánh giá tính đầy đủ và kết quả của việc thiết kế và áp dụng hệ thống phần cứng hoặc phần mềm; (e) Khách hàng chịu trách nhiệm vận hành hệ thống phần cứng hoặc phần mềm và chịu trách nhiệm đối với dữ liệu mà hệ thống sử dụng hoặc tạo ra. 290.202 Tùy thuộc vào mức độ sử dụng hệ thống công nghệ thông tin cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán trong mỗi cuộc kiểm toán, doanh nghiệp kiểm toán phải đưa ra quyết định về việc liệu có cung cấp dịch vụ phi đảm bảo đó bằng cách cử nhân viên không phải là thành viên nhóm kiểm toán để thực hiện dịch vụ và nhân viên này có cơ chế báo cáo riêng trong doanh nghiệp kiểm toán. Doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ còn lại khác và phải áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về biện pháp bảo vệ là cử kiểm toán viên hành nghề soát xét dịch vụ kiểm toán hoặc dịch vụ phi đảm bảo. Khách hàng kiểm toán là đơn vị có lợi ích công chúng 290.203 Trường hợp khách hàng kiểm toán là đơn vị có lợi ích công chúng, doanh nghiệp kiểm toán không được cung cấp các dịch vụ bao gồm thiết kế hoặc xây dựng hệ thống công nghệ thông tin mà hệ thống này: (i) Hình thành một phần quan trọng của kiểm soát nội bộ đối với việc lập và trình bày báo cáo tài chính; hoặc (ii) Tạo ra thông tin quan trọng đối với sổ, tài liệu kế toán hoặc báo cáo tài chính của khách hàng mà doanh nghiệp kiểm toán sẽ đưa ra ý kiến. Cung cấp dịch vụ hỗ trợ kiện tụng, tranh chấp cho khách hàng kiểm toán 290.204 Dịch vụ hỗ trợ kiện tụng, tranh chấp có thể bao gồm các hoạt động như làm nhân chứng chuyên môn, ước tính thiệt hại hoặc tính toán các số liệu về các khoản phải thu hoặc phải trả do kết quả kiện tụng hoặc tranh chấp, hỗ trợ quản lý và khôi phục tài liệu. Các dịch vụ này có thể làm phát sinh nguy cơ tự kiểm tra hoặc nguy cơ về sự bào chữa. 290.205 Nếu doanh nghiệp kiểm toán cung cấp dịch vụ hỗ trợ kiện tụng, tranh chấp cho khách hàng kiểm toán và dịch vụ này bao gồm việc ước tính thiệt hại hoặc các số liệu khác có ảnh hưởng đến chính báo cáo tài chính mà doanh nghiệp kiểm toán sẽ đưa ra ý kiến, thì phải tuân theo các quy định về dịch vụ định giá quy định từ đoạn 290.172 - 290.177 Chuẩn mực này. Trường hợp cung cấp dịch vụ hỗ trợ kiện tụng, tranh chấp khác, doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của bất kỳ nguy cơ nào phát sinh và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Cung cấp dịch vụ tư vấn về luật cho khách hàng kiểm toán 290.206 Trong Chương này, dịch vụ tư vấn về luật được định nghĩa là bất kỳ dịch vụ nào mà người cung cấp dịch vụ phải được phép hành nghề về luật trước tòa án theo luật định hoặc được đào tạo chính quy để hành nghề về luật. Dịch vụ tư vấn về luật có thể bao gồm nhiều lĩnh vực, kể cả dịch vụ tư vấn doanh nghiệp và tư vấn thương mại cho khách hàng, như tư vấn về hợp đồng, kiện tụng, mua bán, sáp nhập hoặc hỗ trợ cho bộ phận pháp chế nội bộ của khách hàng. Việc cung cấp dịch vụ tư vấn về luật cho khách hàng kiểm toán có thể làm phát sinh nguy cơ tự kiểm tra và nguy cơ về sự bào chữa. 290.207 Dịch vụ tư vấn về luật hỗ trợ khách hàng kiểm toán thực hiện một giao dịch (ví dụ, tư vấn về hợp đồng, tư vấn pháp luật, soát xét tổng thể và tái cơ cấu về pháp lý) có thể làm phát sinh nguy cơ tự kiểm tra. Sự tồn tại và mức độ nghiêm trọng của bất kỳ nguy cơ tự kiểm tra nào phụ thuộc vào các yếu tố như: (1) Đặc điểm của dịch vụ; (2) Liệu dịch vụ có do thành viên nhóm kiểm toán cung cấp hay không; (3) Mức độ trọng yếu của bất kỳ vấn đề nào liên quan đến báo cáo tài chính của khách hàng kiểm toán. Doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của bất kỳ nguy cơ nào và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về các biện pháp bảo vệ gồm: (1) Sử dụng chuyên gia không phải là thành viên nhóm kiểm toán để thực hiện dịch vụ tư vấn về luật; hoặc (2) Cử chuyên gia không cung cấp dịch vụ tư vấn về luật cho khách hàng để tư vấn cho nhóm kiểm toán về dịch vụ và soát xét cách thức xử lý đối với báo cáo tài chính. 290.208 Việc giữ vai trò bào chữa cho khách hàng kiểm toán để giải quyết một vụ kiện tụng hoặc tranh chấp khi các số liệu có liên quan là trọng yếu đối với báo cáo tài chính mà doanh nghiệp kiểm toán sẽ đưa ra ý kiến sẽ làm phát sinh nguy cơ về sự bào chữa và nguy cơ tự kiểm tra nghiêm trọng đến mức không có biện pháp bảo vệ nào có thể làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Trường hợp này, doanh nghiệp kiểm toán không được thực hiện loại dịch vụ đó cho khách hàng kiểm toán. 290.209 Khi doanh nghiệp kiểm toán được yêu cầu giữ vai trò bào chữa cho khách hàng kiểm toán để giải quyết một vụ kiện tụng hoặc tranh chấp khi các số liệu có liên quan là không trọng yếu đối với báo cáo tài chính mà doanh nghiệp kiểm toán sẽ đưa ra ý kiến, doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của bất kỳ nguy cơ về sự bào chữa và nguy cơ tự kiểm tra nào phát sinh và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về các biện pháp bảo vệ gồm: (1) Sử dụng chuyên gia không phải là thành viên nhóm kiểm toán để thực hiện dịch vụ; hoặc (2) Cử chuyên gia không cung cấp dịch vụ tư vấn về luật cho khách hàng để tư vấn cho nhóm kiểm toán về dịch vụ và soát xét cách thức xử lý đối với báo cáo tài chính. 290.210 Việc bổ nhiệm thành viên Ban Giám đốc hoặc nhân viên của doanh nghiệp kiểm toán làm Trưởng ban pháp chế của khách hàng kiểm toán sẽ làm phát sinh nguy cơ tự kiểm tra và nguy cơ về sự bào chữa nghiêm trọng đến mức không có biện pháp bảo vệ nào có thể làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Chức vụ Trưởng ban pháp chế thường dành cho lãnh đạo cấp cao, có trách nhiệm tổng thể đối với các hoạt động pháp lý của đơn vị, và do đó không cá nhân nào của doanh nghiệp kiểm toán được chấp nhận đảm nhiệm vị trí đó cho khách hàng kiểm toán. Cung cấp dịch vụ tuyển dụng cho khách hàng kiểm toán Quy định chung 290.211 Việc cung cấp dịch vụ tuyển dụng cho khách hàng kiểm toán có thể làm phát sinh nguy cơ do tư lợi, nguy cơ từ sự quen thuộc và nguy cơ bị đe dọa. Sự tồn tại và mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ phụ thuộc vào các yếu tố như: (1) Nội dung yêu cầu hỗ trợ; (2) Vai trò của người được tuyển dụng. Doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của bất kỳ nguy cơ nào và phải áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp kiểm toán không được giữ trách nhiệm quản lý trong khách hàng kiểm toán, kể cả đóng vai trò là người đàm phán thay mặt cho khách hàng, và phải để cho khách hàng đưa ra quyết định tuyển dụng. Doanh nghiệp kiểm toán có thể cung cấp dịch vụ như soát xét bằng cấp, trình độ chuyên môn của các ứng viên và tư vấn về sự phù hợp của họ với vị trí ứng tuyển. Ngoài ra, doanh nghiệp kiểm toán có thể phỏng vấn các ứng viên và tư vấn về năng lực của họ cho vị trí kế toán tài chính, vị trí quản lý hoặc kiểm soát. Khách hàng kiểm toán là đơn vị có lợi ích công chúng 290.212 Liên quan đến Giám đốc, nhân sự cấp cao hoặc lãnh đạo cấp cao của khách hàng kiểm toán có ảnh hưởng đáng kể đối với việc lập chứng từ, ghi sổ kế toán hoặc lập báo cáo tài chính của khách hàng kiểm toán là đơn vị có lợi ích công chúng mà doanh nghiệp kiểm toán sẽ đưa ra ý kiến, doanh nghiệp kiểm toán không được cung cấp các dịch vụ tuyển dụng sau đây: (1) Tìm kiếm các ứng viên cho các vị trí đó; (2) Thực hiện điều tra về các ứng viên cho các vị trí đó. Cung cấp dịch vụ tài chính doanh nghiệp cho khách hàng kiểm toán 290.213 Việc cung cấp dịch vụ tài chính doanh nghiệp sau đây có thể làm phát sinh nguy cơ về sự bào chữa và nguy cơ tự kiểm tra: (1) Hỗ trợ khách hàng kiểm toán phát triển chiến lược tài chính doanh nghiệp; (2) Xác định các công ty mục tiêu để khách hàng kiểm toán mua lại; (3) Tư vấn về các giao dịch giải thể doanh nghiệp; (4) Hỗ trợ các giao dịch huy động nguồn tài chính; (5) Tư vấn về cơ cấu doanh nghiệp. Doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của bất kỳ nguy cơ nào và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về các biện pháp bảo vệ gồm: (1) Sử dụng chuyên gia không phải là thành viên nhóm kiểm toán thực hiện dịch vụ; hoặc (2) Cử chuyên gia không tham gia cung cấp dịch vụ tài chính doanh nghiệp cho khách hàng để tư vấn cho nhóm kiểm toán về dịch vụ và soát xét phương thức hạch toán kế toán và trình bày báo cáo tài chính. 290.214 Nguy cơ tự kiểm tra có thể phát sinh từ việc cung cấp dịch vụ tài chính doanh nghiệp, ví dụ tư vấn về cơ cấu một giao dịch tài chính doanh nghiệp hoặc về các thỏa thuận cấp vốn sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến các số liệu được trình bày trong báo cáo tài chính mà doanh nghiệp kiểm toán sẽ đưa ra ý kiến. Sự tồn tại và mức độ nghiêm trọng của nguy cơ phụ thuộc vào các yếu tố như: (1) Mức độ chủ quan khi xác định cách thức phù hợp để xử lý kết quả hoặc hệ quả của ý kiến tư vấn về tài chính doanh nghiệp đến báo cáo tài chính; (2) Mức độ ảnh hưởng trực tiếp của kết quả ý kiến tư vấn về tài chính doanh nghiệp đối với các số liệu được ghi nhận trong báo cáo tài chính và mức độ trọng yếu của các số liệu đó đối với báo cáo tài chính; (3) Liệu hiệu quả của ý kiến tư vấn về tài chính doanh nghiệp có phụ thuộc vào phương thức hạch toán kế toán hoặc việc trình bày trên báo cáo tài chính, hay có nghi ngờ nào về sự phù hợp của phương thức hạch toán kế toán hoặc trình bày báo cáo tài chính theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính có liên quan hay không. Doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của bất kỳ nguy cơ nào và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về các biện pháp bảo vệ gồm: (1) Sử dụng chuyên gia không phải là thành viên nhóm kiểm toán để thực hiện dịch vụ; hoặc (2) Cử chuyên gia không cung cấp dịch vụ tài chính doanh nghiệp cho khách hàng để tư vấn cho nhóm kiểm toán về dịch vụ và soát xét phương thức hạch toán kế toán và trình bày báo cáo tài chính. 290.215 Nếu hiệu quả của ý kiến tư vấn về tài chính doanh nghiệp có phụ thuộc vào phương thức hạch toán kế toán hoặc trình bày trên báo cáo tài chính và: (a) Nhóm kiểm toán có sự nghi ngờ về tính thích hợp của phương thức hạch toán kế toán và trình bày báo cáo tài chính theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính có liên quan; (b) Kết quả hoặc hệ quả của ý kiến tư vấn về tài chính doanh nghiệp sẽ có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính mà doanh nghiệp kiểm toán sẽ đưa ra ý kiến, thì nguy cơ tự kiểm tra sẽ nghiêm trọng đến mức không có biện pháp bảo vệ nào có thể làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được, và trường hợp này doanh nghiệp kiểm toán không được cung cấp dịch vụ tư vấn về tài chính doanh nghiệp cho khách hàng. 290.216 Việc cung cấp dịch vụ tài chính doanh nghiệp bao gồm quảng bá, giao dịch hoặc bảo lãnh phát hành cổ phiếu của khách hàng kiểm toán sẽ làm phát sinh nguy cơ về sự bào chữa hoặc nguy cơ tự kiểm tra nghiêm trọng đến mức không có biện pháp bảo vệ nào có thể làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Trường hợp này, doanh nghiệp kiểm toán không được cung cấp các dịch vụ đó cho khách hàng kiểm toán. Phí dịch vụ Phí dịch vụ lớn 290.217 Khi tổng mức phí dịch vụ từ một khách hàng kiểm toán chiếm một phần lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp kiểm toán, sự phụ thuộc và mối lo ngại về việc mất khách hàng đó sẽ làm phát sinh nguy cơ do tư lợi hoặc nguy cơ bị đe dọa. Mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ đó phụ thuộc vào các yếu tố như: (1) Cơ cấu hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán; (2) Liệu doanh nghiệp kiểm toán mới được thành lập hay đã hoạt động ổn định; (3) Tầm quan trọng của khách hàng đối với doanh nghiệp kiểm toán, xét về mặt định lượng và/hoặc định tính. Doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của nguy cơ và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về các biện pháp bảo vệ gồm: (1) Giảm sự phụ thuộc vào khách hàng; (2) Soát xét kiểm soát chất lượng độc lập; hoặc (3) Tham khảo ý kiến tư vấn của bên thứ ba, như tổ chức nghề nghiệp hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp về các xét đoán kiểm toán quan trọng. 290.218 Nguy cơ do tư lợi hay nguy cơ bị đe dọa cũng có thể phát sinh khi phí dịch vụ từ một khách hàng kiểm toán chiếm một phần lớn trong tổng doanh thu từ các khách hàng của một thành viên Ban Giám đốc hoặc chiếm một phần lớn trong tổng doanh thu của một chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán. Mức độ nghiêm trọng của nguy cơ đó phụ thuộc vào các yếu tố như: (1) Tầm quan trọng của khách hàng đối với thành viên Ban Giám đốc hoặc chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán, xét về mặt định lượng và/hoặc định tính; (2) Mức độ thù lao của thành viên Ban Giám đốc, hoặc các thành viên Ban Giám đốc chi nhánh phụ thuộc vào phí dịch vụ thu được từ khách hàng. Doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của nguy cơ và phải áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về các biện pháp bảo vệ gồm: (1) Giảm sự phụ thuộc vào khách hàng kiểm toán; (2) Cử một kiểm toán viên chuyên nghiệp khác soát xét lại công việc hoặc tư vấn khi cần thiết; hoặc (3) Thường xuyên soát xét nội bộ hoặc bên ngoài một cách độc lập về chất lượng hợp đồng dịch vụ. Khách hàng kiểm toán là đơn vị có lợi ích công chúng 290.219 Nếu đơn vị có lợi ích công chúng là khách hàng của doanh nghiệp kiểm toán trong hai năm liên tiếp có tổng mức phí dịch vụ từ khách hàng này và các đơn vị có liên quan của khách hàng (đơn vị có liên quan được quy định tại đoạn 290.27 Chuẩn mực này) chiếm hơn mức 15% tổng doanh thu của doanh nghiệp kiểm toán, doanh nghiệp kiểm toán phải công bố với Ban quản trị của khách hàng rằng tổng phí dịch vụ đó chiếm hơn mức 15% tổng doanh thu của doanh nghiệp, và trao đổi về biện pháp bảo vệ nào sau đây sẽ được áp dụng để làm giảm nguy cơ do tư lợi hay nguy cơ bị đe dọa xuống mức có thể chấp nhận được, và phải áp dụng biện pháp bảo vệ được lựa chọn: (1) Trước khi phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính năm thứ hai, mời kiểm toán viên chuyên nghiệp không phải là nhân viên của doanh nghiệp kiểm toán và không phải là thành viên nhóm kiểm toán, hoặc mời tổ chức nghề nghiệp thực hiện soát xét độc lập cuộc kiểm toán đó tương đương với việc chuyên gia độc lập soát xét việc kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán (“soát xét trước phát hành”); hoặc (2) Sau khi đã phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính năm thứ hai, và trước khi phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính năm thứ ba, cử kiểm toán viên chuyên nghiệp không phải là nhân viên của doanh nghiệp kiểm toán và không phải là thành viên nhóm kiểm toán toán, hoặc mời tổ chức nghề nghiệp thực hiện soát xét độc lập cuộc kiểm toán cho năm thứ hai tương đương với việc chuyên gia độc lập soát xét kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán (“soát xét sau phát hành”). Nếu tổng mức phí dịch vụ cao hơn nhiều mức 15% trong tổng doanh thu của doanh nghiệp, doanh nghiệp kiểm toán phải xác định liệu nguy cơ do tư lợi hay nguy cơ bị đe dọa đó có nghiêm trọng đến mức việc soát xét sau phát hành sẽ không làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được nên phải soát xét trước phát hành. Sau đó, nếu mức phí dịch vụ mỗi năm tiếp tục vượt quá mức 15%, doanh nghiệp kiểm toán phải trình bày và thảo luận với Ban quản trị của khách hàng và áp dụng một trong các biện pháp bảo vệ trên. Nếu mức phí dịch vụ cao hơn nhiều mức 15%, doanh nghiệp kiểm toán phải xác định liệu nguy cơ do tư lợi hay nguy cơ bị đe dọa đó có nghiêm trọng đến mức việc soát xét sau phát hành không làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được nên phải áp dụng việc soát xét trước phát hành. Phí quá hạn 290.220 Nguy cơ do tư lợi có thể phát sinh nếu khách hàng kiểm toán vẫn chưa thanh toán phí trong một thời gian dài, đặc biệt nếu không thanh toán một phần lớn phí trước khi phát hành báo cáo kiểm toán cho năm tiếp theo. Thông thường doanh nghiệp kiểm toán yêu cầu thanh toán phí trước khi phát hành báo cáo kiểm toán. Nếu phí kiểm toán vẫn chưa được thanh toán sau khi đã phát hành báo cáo kiểm toán, doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá sự tồn tại và mức độ nghiêm trọng của bất kỳ nguy cơ nào và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về biện pháp bảo vệ là cử một kiểm toán viên chuyên nghiệp không tham gia nhóm kiểm toán cho ý kiến tư vấn hoặc soát xét lại công việc đã thực hiện. Doanh nghiệp kiểm toán phải xác định liệu phí quá hạn có thể được coi là tương đương với một khoản cho khách hàng vay hay không, và liệu rằng do mức độ trọng yếu của khoản phí quá hạn này thì doanh nghiệp kiểm toán có được tiếp tục cuộc kiểm toán hoặc tái bổ nhiệm hay không. Phí tiềm tàng 290.221 Phí tiềm tàng là phí dịch vụ được xác định phụ thuộc vào kết quả của giao dịch hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp kiểm toán thực hiện và dựa trên cơ sở được thỏa thuận trước. Trong Chương này, mức phí do tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác ấn định không được coi là phí tiềm tàng. 290.222 Phí tiềm tàng của một cuộc kiểm toán được doanh nghiệp kiểm toán tính trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một bên trung gian phụ thuộc vào kết quả cuộc kiểm toán sẽ làm phát sinh nguy cơ do tư lợi nghiêm trọng đến mức không có biện pháp bảo vệ nào có thể làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Do đó, doanh nghiệp kiểm toán không được ký kết thỏa thuận phí kiểm toán theo cách tính phí tiềm tàng. 290.223 Phí tiềm tàng của một dịch vụ phi đảm bảo cho một khách hàng kiểm toán được doanh nghiệp kiểm toán tính trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một bên trung gian cũng có thể làm phát sinh nguy cơ do tư lợi. Nguy cơ phát sinh sẽ nghiêm trọng đến mức không có biện pháp bảo vệ nào có thể làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được nếu: (a) Phí do doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính tính và khoản phí này là trọng yếu hoặc dự kiến là trọng yếu đối với doanh nghiệp kiểm toán đó; (b) Phí do một công ty mạng lưới tham gia vào một phần quan trọng của cuộc kiểm toán tính và khoản phí đó là trọng yếu hoặc dự kiến là trọng yếu đối với công ty mạng lưới đó; hoặc (c) Kết quả của dịch vụ phi đảm bảo và giá trị của khoản phí phụ thuộc vào xét đoán hiện tại hoặc tương lai liên quan đến việc kiểm toán một khoản mục trọng yếu trong báo cáo tài chính. Trong những trường hợp này, doanh nghiệp kiểm toán không được chấp nhận thỏa thuận tính phí tiềm tàng. 290.224 Đối với các thỏa thuận tính phí tiềm tàng khác do doanh nghiệp kiểm toán tính cho một dịch vụ phi đảm bảo cung cấp cho khách hàng kiểm toán, sự tồn tại và mức độ nghiêm trọng của bất kỳ nguy cơ nào sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như: (1) Khoảng phí tiềm tàng (ví dụ: phí và tỷ lệ % của kết quả); (2) Liệu có một cơ quan có thẩm quyền nào có quyền định đoạt kết quả của vấn đề mà khoản phí tiềm tàng được tính dựa trên kết quả đó hay không; (3) Nội dung của dịch vụ; (4) Ảnh hưởng của sự kiện hoặc giao dịch đối với báo cáo tài chính. Doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của bất kỳ nguy cơ nào và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được, ví dụ: (1) Cử kiểm toán viên chuyên nghiệp không tham gia nhóm cung cấp dịch vụ soát xét công việc kiểm toán hoặc tư vấn khi cần thiết; hoặc (2) Sử dụng chuyên gia không phải là thành viên nhóm kiểm toán để thực hiện dịch vụ phi đảm bảo. Chính sách đánh giá và thưởng 290.225 Nguy cơ do tư lợi phát sinh khi một thành viên nhóm kiểm toán được đánh giá hoặc được thưởng cho việc ký kết các hợp đồng dịch vụ phi đảm bảo cho khách hàng kiểm toán. Mức độ nghiêm trọng của nguy cơ phụ thuộc vào: (1) Tỷ trọng phần tiền thưởng hoặc đánh giá công việc của cá nhân dựa vào việc ký kết các hợp đồng dịch vụ đó; (2) Vai trò của cá nhân trong nhóm kiểm toán; (3) Liệu quyết định thăng chức có chịu ảnh hưởng của việc ký kết các hợp đồng dịch vụ đó hay không. Doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của nguy cơ và nếu nguy cơ đó ở mức không thể chấp nhận được, doanh nghiệp kiểm toán phải xem xét lại chính sách đánh giá và thưởng đối với cá nhân đó hoặc áp dụng các biện pháp bảo vệ để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được, ví dụ: (1) Rút thành viên đó ra khỏi nhóm kiểm toán; hoặc (2) Cử kiểm toán viên chuyên nghiệp không tham gia nhóm cung cấp dịch vụ soát xét công việc của thành viên đó. 290.226 Doanh nghiệp kiểm toán không được đánh giá hoặc thưởng cho thành viên có vai trò chủ chốt trong cuộc kiểm toán dựa vào thành công của người đó trong việc ký kết hợp đồng dịch vụ phi đảm bảo cho khách hàng kiểm toán. Điều này không nhằm làm hạn chế thỏa thuận chia sẻ lợi nhuận thông thường giữa các thành viên Ban Giám đốc của doanh nghiệp kiểm toán. Quà tặng và ưu đãi 290.227 Việc chấp nhận quà tặng hoặc ưu đãi từ một khách hàng kiểm toán có thể làm phát sinh nguy cơ do tư lợi và nguy cơ từ sự quen thuộc. Nếu một doanh nghiệp kiểm toán hoặc thành viên nhóm kiểm toán chấp nhận quà tặng hoặc ưu đãi, trừ khi giá trị không đáng kể, các nguy cơ phát sinh sẽ nghiêm trọng đến mức không có biện pháp bảo vệ nào có thể làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Do đó, doanh nghiệp kiểm toán hoặc thành viên nhóm kiểm toán không được chấp nhận quà tặng hoặc ưu đãi đó. Tranh chấp hoặc nguy cơ xảy ra tranh chấp pháp lý 290.228 Khi xảy ra hoặc có khả năng xảy ra kiện tụng, tranh chấp giữa doanh nghiệp kiểm toán hoặc một thành viên nhóm kiểm toán với khách hàng kiểm toán sẽ làm phát sinh nguy cơ do tư lợi và nguy cơ bị đe dọa. Mối quan hệ giữa Ban Giám đốc của khách hàng và các thành viên nhóm kiểm toán phải dựa trên nguyên tắc hoàn toàn vô tư và công khai về tất cả các mặt hoạt động kinh doanh của khách hàng. Khi doanh nghiệp kiểm toán và Ban Giám đốc của khách hàng rơi vào tình thế đối đầu do xảy ra kiện tụng, tranh chấp hoặc có nguy cơ xảy ra kiện tụng, tranh chấp, ảnh hưởng đến việc Ban Giám đốc sẵn sàng công khai đầy đủ các thông tin cần thiết thì sẽ làm phát sinh nguy cơ do tư lợi và nguy cơ bị đe dọa. Mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ phụ thuộc vào các yếu tố như: (1) Mức trọng yếu của vụ kiện tụng, tranh chấp; (2) Liệu vụ kiện tụng, tranh chấp có liên quan đến một cuộc kiểm toán trước đây hay không. Doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm các nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được, ví dụ: (1) Rút thành viên ra khỏi nhóm kiểm toán nếu vụ kiện tụng, tranh chấp có liên quan đến thành viên đó; hoặc (2) Cử chuyên gia soát xét công việc đã được thực hiện của nhóm cung cấp dịch vụ. Nếu các biện pháp bảo vệ không làm giảm các nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được, biện pháp thích hợp duy nhất là rút khỏi hoặc từ chối cuộc kiểm toán. Báo cáo kiểm toán có đoạn "Hạn chế việc cung cấp và sử dụng báo cáo" Quy định chung 290.500 Các yêu cầu về tính độc lập trong Chương 290 được áp dụng cho tất cả các cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, trong một số tình huống liên quan đến cuộc kiểm toán dẫn đến báo cáo kiểm toán có đoạn "Hạn chế việc cung cấp và sử dụng báo cáo", và đáp ứng các điều kiện quy định từ đoạn 290.501 - 290.502 Chương này, các yêu cầu về tính độc lập trong Chương này có thể được sửa đổi theo quy định từ đoạn 290.505 - 290.514 Chương này. Các quy định này chỉ áp dụng cho cuộc kiểm toán báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt: (i) Nhằm mục đích đưa ra kết luận dạng khẳng định hoặc phủ định rằng báo cáo tài chính đã được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, kể cả trường hợp khuôn khổ về trình bày hợp lý, rằng báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng; và (ii) Khi báo cáo kiểm toán có đoạn "Hạn chế việc cung cấp và sử dụng báo cáo". Việc sửa đổi là không được phép trong trường hợp cuộc kiểm toán báo cáo tài chính được thực hiện theo yêu cầu của pháp luật và các quy định có liên quan. 290.501 Các quy định của Chương 290 sẽ được phép sửa đổi nếu người sử dụng báo cáo kiểm toán: (i) Biết được mục đích và sự hạn chế của báo cáo; và (ii) Hoàn toàn đồng ý áp dụng sửa đổi các yêu cầu về tính độc lập. Người sử dụng báo cáo có thể tìm hiểu về mục đích và hạn chế của báo cáo thông qua việc tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua người đại diện được ủy quyền) vào việc xác định nội dung và phạm vi của cuộc kiểm toán. Sự tham gia đó sẽ làm tăng khả năng trao đổi các vấn đề về tính độc lập giữa doanh nghiệp kiểm toán và người sử dụng báo cáo, bao gồm các trường hợp có liên quan đến việc đánh giá các nguy cơ đe dọa tính độc lập và các biện pháp bảo vệ cần thiết được áp dụng để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được và để nhận được sự đồng ý của người sử dụng về việc áp dụng những sửa đổi đối với các yêu cầu về tính độc lập. 290.502 Doanh nghiệp kiểm toán phải trao đổi (ví dụ, thể hiện trong hợp đồng kiểm toán) với người sử dụng báo cáo về việc áp dụng các yêu cầu về tính độc lập trong việc cung cấp dịch vụ kiểm toán. Nếu người sử dụng là một nhóm đối tượng (ví dụ, các bên cho vay trong một thỏa thuận cho vay hợp vốn) chưa được nêu đích danh tại thời điểm ký kết hợp đồng kiểm toán thì sau đó họ phải được người đại diện nhóm thông báo về các yêu cầu về tính độc lập đã được thống nhất (ví dụ, người đại diện nhóm cung cấp hợp đồng kiểm toán đã ký kết cho tất cả người sử dụng). 290.503 Nếu doanh nghiệp kiểm toán cũng phát hành một báo cáo kiểm toán không có đoạn "Hạn chế việc cung cấp và sử dụng báo cáo" cho cùng một khách hàng kiểm toán đó, các quy định từ đoạn 290.500 - 290.514 không làm thay đổi yêu cầu phải áp dụng các quy định từ đoạn 290.1 - 290.228 Chương này cho cuộc kiểm toán đó. 290.504 Các quy định của Chương 290 Chuẩn mực này sẽ được phép sửa đổi trong các tình huống cụ thể được trình bày tại đoạn từ 290.505 - 290.514 dưới đây. Ngoài ra, tất cả các điều khoản của Chương 290 vẫn phải được tuân thủ. Đơn vị có lợi ích công chúng 290.505 Khi cuộc kiểm toán đáp ứng được các điều kiện quy định từ đoạn 290.500 - 290.502 nêu trên, thì không cần phải thực hiện các quy định áp dụng bổ sung cho cuộc kiểm toán các đơn vị có lợi ích công chúng quy định từ đoạn 290.100 - 290.228 Chương này. Các bên liên quan 290.506 Khi cuộc kiểm toán đáp ứng được các điều kiện quy định từ đoạn 290.500 - 290.502 nêu trên, thì không cần phải đề cập đến các bên liên quan của khách hàng kiểm toán. Tuy nhiên, khi nhóm kiểm toán biết hoặc có cơ sở để tin rằng một mối quan hệ hoặc tình huống có liên quan đến bên liên quan của khách hàng là thích hợp cho việc đánh giá tính độc lập của doanh nghiệp kiểm toán với khách hàng đó, nhóm kiểm toán phải xem xét cả bên liên quan đó khi xác định và đánh giá các nguy cơ đe dọa tính độc lập và áp dụng các biện pháp bảo vệ thích hợp. Mạng lưới và các công ty mạng lưới 290.507 Khi cuộc kiểm toán đáp ứng được các điều kiện quy định từ đoạn 290.500 - 290.502 nêu trên, thì không cần phải đề cập đến các công ty mạng lưới. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp kiểm toán biết hoặc có cơ sở để tin rằng mối quan hệ hoặc lợi ích của một công ty mạng lưới có thể làm phát sinh nguy cơ thì doanh nghiệp kiểm toán phải xem xét các công ty mạng lưới khi đánh giá các nguy cơ đe dọa tính độc lập. Lợi ích tài chính, các khoản vay và bảo lãnh, quan hệ kinh doanh mật thiết, quan hệ cá nhân và gia đình gần gũi 290.508 Khi cuộc kiểm toán đáp ứng được các điều kiện quy định từ đoạn 290.500 - 290.502 nêu trên, thì các quy định có liên quan từ đoạn 290.102 - 290.143 Chương này chỉ áp dụng cho các thành viên nhóm kiểm toán, thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp hoặc thành viên có quan hệ gia đình gần gũi của họ. 290.509 Ngoài ra, doanh nghiệp kiểm toán phải xác định liệu có nguy cơ đe dọa tính độc lập phát sinh từ các lợi ích và mối quan hệ, theo quy định từ đoạn 290.102 - 290.143 Chương này, giữa khách hàng kiểm toán và các thành viên sau đây của nhóm kiểm toán hay không: (a) Người cung cấp ý kiến tư vấn về chuyên môn và các vấn đề đặc thù ngành; (b) Người cung cấp dịch vụ kiểm soát chất lượng, kể cả người thực hiện soát xét kiểm soát chất lượng. Nhóm kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của bất kỳ nguy cơ nào mà nhóm kiểm toán có lý do tin rằng nguy cơ đó phát sinh là do những lợi ích và mối quan hệ giữa khách hàng kiểm toán và các cá nhân khác trong doanh nghiệp kiểm toán - những người có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của cuộc kiểm toán, kể cả người đề xuất tiền thưởng, người trực tiếp giám sát, quản lý hoặc giám sát thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán trong việc thực hiện hợp đồng kiểm toán (gồm những người quản lý ở cấp cao hơn thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán, ví dụ, thành viên Ban Giám đốc điều hành, hoặc Tổng Giám đốc). 290.510 Nhóm kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của bất kỳ nguy cơ nào mà nhóm kiểm toán có cơ sở để tin rằng nguy cơ đó phát sinh là do lợi ích tài chính của cá nhân trong khách hàng kiểm toán, như quy định từ đoạn 290.108 - 290.111 và từ đoạn 290.113 - 290.115 Chương này. 290.511 Nếu nguy cơ đe dọa tính độc lập ở mức không chấp nhận được, doanh nghiệp kiểm toán phải áp dụng các biện pháp bảo vệ để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. 290.512 Khi áp dụng các quy định từ đoạn 290.106 - 290.115 Chương này liên quan đến lợi ích của doanh nghiệp kiểm toán, nếu doanh nghiệp kiểm toán có lợi ích tài chính trọng yếu, cho dù là trực tiếp hay gián tiếp trong khách hàng kiểm toán thì nguy cơ do tư lợi phát sinh sẽ nghiêm trọng đến mức không có biện pháp bảo vệ nào có thể làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Do đó, doanh nghiệp kiểm toán không được có lợi ích tài chính đó. Làm việc cho khách hàng kiểm toán 290.513 Doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của bất kỳ nguy cơ nào phát sinh từ mối quan hệ làm việc cho khách hàng kiểm toán theo quy định từ đoạn 290.132 - 290.136 Chương này. Khi phát sinh nguy cơ ở mức không chấp nhận được, doanh nghiệp kiểm toán phải áp dụng các biện pháp bảo vệ để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Các biện pháp bảo vệ thích hợp được trình bày tại đoạn 290.134 Chương này. Cung cấp dịch vụ phi đảm bảo cho khách hàng kiểm toán 290.514 Nếu doanh nghiệp kiểm toán thực hiện hợp đồng để phát hành một báo cáo có đoạn "Hạn chế việc cung cấp và sử dụng báo cáo" cho một khách hàng kiểm toán và đồng thời cung cấp dịch vụ phi đảm bảo cho khách hàng kiểm toán đó, thì theo các quy định từ đoạn 290.504 - 290.507, doanh nghiệp kiểm toán phải tuân thủ các quy định từ đoạn 290.154 - 290.228 Chương này. CHƯƠNG 291 - Tính độc lập – Áp dụng cho các hợp đồng dịch vụ đảm bảo Cấu trúc Chương 291.1 Chương này quy định các yêu cầu về tính độc lập đối với dịch vụ đảm bảo mà không phải là dịch vụ kiểm toán hoặc dịch vụ soát xét (sau đây gọi là “dịch vụ đảm bảo”). Yêu cầu về tính độc lập khi thực hiện dịch vụ kiểm toán hoặc dịch vụ soát xét được quy định tại Chương 290 Chuẩn mực này. Nếu khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo cũng đồng thời là khách hàng sử dụng dịch vụ kiểm toán hoặc dịch vụ soát xét, các quy định trong Chương 290 cũng sẽ được áp dụng cho doanh nghiệp kiểm toán, công ty mạng lưới và các thành viên trong nhóm kiểm toán hoặc soát xét. Trong một số dịch vụ đảm bảo mà báo cáo dịch vụ đảm bảo có đoạn “Hạn chế việc cung cấp và sử dụng báo cáo” và thỏa mãn một số điều kiện cụ thể, các yêu cầu về tính độc lập trong Chương này có thể được sửa đổi như quy định từ đoạn 291.21 - 291.27 dưới đây. 291.2 Dịch vụ đảm bảo được thiết kế nhằm tăng độ tin cậy của đối tượng sử dụng về kết quả đánh giá hoặc đo lường đối tượng dịch vụ dựa trên các tiêu chí nhất định. Khuôn khổ Việt Nam về hợp đồng dịch vụ đảm bảo quy định các mục tiêu và yếu tố của dịch vụ đảm bảo và xác định các dịch vụ là đối tượng áp dụng Chuẩn mực Việt Nam về hợp đồng dịch vụ đảm bảo (VSAEs). Xem quy định và hướng dẫn chi tiết các mục tiêu và yếu tố của dịch vụ đảm bảo tại "Khuôn khổ Việt Nam về hợp đồng dịch vụ đảm bảo". 291.3 Việc tuân thủ nguyên tắc đạo đức cơ bản về tính khách quan yêu cầu sự độc lập với khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo. Do dịch vụ đảm bảo là dịch vụ phục vụ lợi ích của công chúng nên Chuẩn mực này yêu cầu các thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo và doanh nghiệp kiểm toán phải độc lập với khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo, và phải đánh giá bất kỳ nguy cơ nào mà doanh nghiệp kiểm toán có cơ sở để tin rằng sẽ phát sinh từ lợi ích và các mối quan hệ của công ty mạng lưới. Khi nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo biết hoặc có cơ sở để tin rằng một mối quan hệ hoặc tình huống nào đó có sự tham gia của một bên liên quan của khách hàng có ảnh hưởng đến việc đánh giá tính độc lập của doanh nghiệp kiểm toán đối với khách hàng đó, nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo phải cân nhắc tới cả bên liên quan đó khi xác định và đánh giá các nguy cơ đe dọa tính độc lập và khi áp dụng các biện pháp bảo vệ thích hợp. Phương pháp tiếp cận tính độc lập dựa trên khuôn khổ 291.4 Mục tiêu của Chương này là nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp kiểm toán và thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo trong việc áp dụng phương pháp tiếp cận tính độc lập dựa trên khuôn khổ như quy định dưới đây nhằm đạt được và duy trì tính độc lập. 291.5 Tính độc lập bao gồm: (a) Độc lập về tư tưởng: Là trạng thái tư tưởng cho phép đưa ra kết luận mà không chịu tác động của những yếu tố có ảnh hưởng đến xét đoán chuyên môn, cho phép một cá nhân hành động một cách chính trực và vận dụng được tính khách quan cũng như thái độ hoài nghi nghề nghiệp của mình. (b) Độc lập về hình thức: Là việc cần tránh các sự kiện và tình huống nghiêm trọng tới mức một bên thứ ba phù hợp và có đầy đủ thông tin, sau khi đánh giá sự kiện và tình huống thực tế, có thể kết luận rằng tính chính trực, tính khách quan và thái độ hoài nghi nghề nghiệp của doanh nghiệp kiểm toán hoặc thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo đã bị ảnh hưởng. 291.6 Kiểm toán viên hành nghề phải áp dụng phương pháp tiếp cận tính độc lập dựa trên khuôn khổ nhằm: (a) Xác định nguy cơ đe dọa tính độc lập; (b) Đánh giá mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ đã được xác định; (c) Áp dụng các biện pháp bảo vệ (khi cần) để loại trừ hoặc làm giảm các nguy cơ xuống mức có thể chấp nhận được. Khi kiểm toán viên hành nghề nhận thấy không có hoặc không thể áp dụng các biện pháp bảo vệ thích hợp để loại trừ hoặc làm giảm các nguy cơ xuống mức có thể chấp nhận được, họ phải loại bỏ những tình huống hoặc mối quan hệ làm phát sinh các nguy cơ đó hoặc từ chối hay chấm dứt hợp đồng dịch vụ đảm bảo đó. Kiểm toán viên hành nghề phải sử dụng xét đoán chuyên môn khi áp dụng phương pháp tiếp cận tính độc lập dựa trên khuôn khổ này. 291.7 Có nhiều tình huống hoặc nhóm các tình huống khác nhau có thể liên quan đến việc đánh giá các nguy cơ đe dọa tính độc lập. Việc xác định tất cả các tình huống có thể làm phát sinh nguy cơ đe dọa tính độc lập và đưa ra những biện pháp bảo vệ thích hợp là điều không thể. Vì vậy, Chuẩn mực này đã xây dựng một khuôn khổ trong đó yêu cầu các doanh nghiệp kiểm toán và thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo phải xác định, đánh giá và khắc phục các nguy cơ đe dọa tính độc lập. Phương pháp tiếp cận dựa trên khuôn khổ hỗ trợ kiểm toán viên hành nghề trong việc tuân thủ các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp của Chuẩn mực này. Chuẩn mực này đưa ra nhiều tình huống có thể làm phát sinh nguy cơ đe dọa tính độc lập và không cho phép kiểm toán viên hành nghề kết luận rằng tình huống đó là được phép nếu khi tình huống đó không bị cấm một cách cụ thể. 291.8 Các đoạn từ 291.100 đến 291.157 Chuẩn mực này hướng dẫn việc áp dụng phương pháp tiếp cận tính độc lập dựa trên khuôn khổ. Các đoạn này không hướng dẫn tất cả các tình huống cũng như các mối quan hệ làm phát sinh hoặc có thể làm phát sinh nguy cơ đe dọa tính độc lập. 291.9 Khi quyết định liệu có chấp nhận hoặc duy trì hợp đồng dịch vụ, hoặc có phân công một cá nhân tham gia thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo hay không, doanh nghiệp kiểm toán phải xác định và đánh giá các nguy cơ đe dọa tính độc lập. Nếu nguy cơ không ở mức có thể chấp nhận được, và để doanh nghiệp kiểm toán quyết định liệu có chấp nhận hợp đồng dịch vụ hoặc quyết định phân công một cá nhân tham gia thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo hay không, doanh nghiệp kiểm toán phải xác định liệu có biện pháp bảo vệ nào để loại trừ hoặc làm giảm các nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được hay không. Khi cân nhắc quyết định tiếp tục duy trì hợp đồng dịch vụ, doanh nghiệp kiểm toán phải xác định liệu các biện pháp bảo vệ hiện tại có hiệu quả để loại trừ hoặc làm giảm các nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được hay không; hoặc cần phải áp dụng các biện pháp bảo vệ khác; hoặc phải chấm dứt hợp đồng dịch vụ đó. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu xuất hiện thông tin mới về nguy cơ đe dọa tính độc lập, doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của nguy cơ đó theo phương pháp tiếp cận dựa trên khuôn khổ quy định tại Chuẩn mực này. 291.10 Mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ đe dọa tính độc lập được quy định trong suốt Chương này. Các yếu tố định tính và định lượng đều phải được xem xét trong quá trình đánh giá mức độ nghiêm trọng của nguy cơ. 291.11 Trong hầu hết các trường hợp, Chương này không mô tả trách nhiệm cụ thể của các cá nhân trong doanh nghiệp kiểm toán đối với các hành động liên quan đến tính độc lập vì trách nhiệm này có thể khác biệt, tùy thuộc vào quy mô, cấu trúc và tổ chức của doanh nghiệp kiểm toán. Theo yêu cầu của Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1, doanh nghiệp kiểm toán phải xây dựng các chính sách và thủ tục để có sự đảm bảo hợp lý rằng tính độc lập được duy trì theo yêu cầu của Chuẩn mực này. Hợp đồng dịch vụ đảm bảo 291.12 Theo quy định tại "Khuôn khổ Việt Nam về hợp đồng dịch vụ đảm bảo", trong hợp đồng dịch vụ đảm bảo, kiểm toán viên hành nghề đưa ra kết luận nhằm làm tăng độ tin cậy cho đối tượng sử dụng (không phải là bên chịu trách nhiệm) về kết quả đánh giá hoặc đo lường đối tượng dịch vụ đảm bảo dựa trên các tiêu chí. 291.13 Kết quả đánh giá hoặc đo lường đối tượng dịch vụ đảm bảo là thông tin có được từ việc áp dụng các tiêu chí đối với đối tượng dịch vụ đảm bảo. Thuật ngữ “thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo” được hiểu là kết quả đánh giá hoặc đo lường đối tượng dịch vụ đảm bảo. Ví dụ, khuôn khổ chỉ ra rằng sự xác nhận về tính hiệu quả của kiểm soát nội bộ (thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo) là kết quả của việc áp dụng khuôn khổ đánh giá tính hiệu quả của kiểm soát nội bộ, chẳng hạn như COSO (“Internal control – Intergrated Framework”, The Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission - “Kiểm soát nội bộ – Khuôn khổ tích hợp”, Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về chống gian lận khi lập báo cáo tài chính), hoặc CoCo (“Guidance on Asscessing Control – The CoCo Principles” Criteria of Control Board, The Canadian Institute of Chartered Accountants - “Hướng dẫn đánh giá kiểm soát – Các nguyên tắc CoCo” Ủy ban kiểm soát, Hiệp hội Kế toán viên công chứng Ca-na-đa -”) (tiêu chí), đối với hệ thống kiểm soát nội bộ với vai trò là một quy trình (đối tượng dịch vụ đảm bảo). 291.14 Hợp đồng dịch vụ đảm bảo có hai loại: (i) Hợp đồng dịch vụ đảm bảo chứng thực, và (ii) Hợp đồng dịch vụ đảm bảo trực tiếp. Cả hai trường hợp đều có sự tham gia của ba bên: kiểm toán viên hành nghề; bên chịu trách nhiệm; và đối tượng sử dụng. 291.15 Trong hợp đồng dịch vụ đảm bảo chứng thực, việc đánh giá hoặc đo lường đối tượng dịch vụ được thực hiện bởi bên chịu trách nhiệm, và thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo được thể hiện dưới hình thức khẳng định của bên chịu trách nhiệm và được công bố cho đối tượng sử dụng. 291.16 Trong hợp đồng dịch vụ đảm bảo trực tiếp, kiểm toán viên hành nghề có thể trực tiếp thực hiện việc đánh giá, đo lường đối tượng dịch vụ đảm bảo, hoặc thu thập giải trình từ bên chịu trách nhiệm về việc đánh giá hoặc đo lường mà kết quả đánh giá hoặc đo lường đó không công bố cho đối tượng sử dụng. Thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo được cung cấp cho đối tượng sử dụng trong báo cáo dịch vụ đảm bảo. Hợp đồng dịch vụ đảm bảo chứng thực 291.17 Trong hợp đồng dịch vụ đảm bảo chứng thực, thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo và doanh nghiệp kiểm toán phải độc lập với khách hàng (bên chịu trách nhiệm đối với thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo, và có thể đối với cả đối tượng dịch vụ đảm bảo). Các yêu cầu về tính độc lập này không cho phép một số mối quan hệ nhất định giữa thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo với: (i) Giám đốc hoặc nhân sự cấp cao, và (ii) Các cá nhân ở khách hàng nắm giữ những vị trí có thể gây ảnh hưởng lớn đến thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo. Kiểm toán viên hành nghề phải đánh giá liệu các nguy cơ đe dọa tính độc lập có phát sinh bởi mối quan hệ với các cá nhân ở khách hàng nắm giữ những vị trí có thể gây ảnh hưởng lớn đến thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo hay không. Doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ mà họ có cơ sở để tin rằng nguy cơ đó phát sinh do lợi ích và các mối quan hệ của công ty mạng lưới (xem hướng dẫn từ đoạn 290.13 - 290.24 Chuẩn mực này). 291.18 Trong phần lớn các hợp đồng dịch vụ đảm bảo chứng thực, bên chịu trách nhiệm phải chịu trách nhiệm đối với cả thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo và đối tượng dịch vụ đảm bảo. Tuy nhiên, trong một số hợp đồng dịch vụ, bên chịu trách nhiệm có thể không phải chịu trách nhiệm về đối tượng dịch vụ đảm bảo. Ví dụ, khi một kiểm toán viên hành nghề thực hiện hợp đồng dịch vụ đảm bảo liên quan đến báo cáo do chuyên gia tư vấn môi trường lập về các khả năng phát triển bền vững của công ty để gửi cho các đối tượng sử dụng, thì chuyên gia tư vấn môi trường là bên chịu trách nhiệm đối với thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo, còn công ty phải chịu trách nhiệm về đối tượng dịch vụ đảm bảo (các khả năng phát triển bền vững). 291.19 Trong hợp đồng dịch vụ đảm bảo chứng thực mà bên chịu trách nhiệm chỉ chịu trách nhiệm đối với thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo chứ không chịu trách nhiệm về đối tượng dịch vụ đảm bảo, thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo và doanh nghiệp kiểm toán phải độc lập với bên chịu trách nhiệm đối với thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo (khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo). Ngoài ra, doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá bất kỳ nguy cơ nào mà họ có cơ sở để tin rằng nguy cơ đó phát sinh do lợi ích và mối quan hệ giữa thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo, doanh nghiệp kiểm toán, công ty mạng lưới và bên chịu trách nhiệm về đối tượng dịch vụ đảm bảo. Hợp đồng dịch vụ đảm bảo trực tiếp 291.20 Trong hợp đồng dịch vụ đảm bảo trực tiếp, thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo và doanh nghiệp kiểm toán phải độc lập với khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo (bên chịu trách nhiệm đối với đối tượng dịch vụ đảm bảo). Doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá bất kỳ nguy cơ nào mà họ có cơ sở để tin rằng nguy cơ đó phát sinh do lợi ích và mối quan hệ của công ty mạng lưới. Báo cáo có đoạn "Hạn chế việc cung cấp và sử dụng báo cáo" 291.21 Trong một số tình huống khi báo cáo đảm bảo có đoạn "Hạn chế việc cung cấp và sử dụng báo cáo", và đáp ứng các điều kiện quy định trong đoạn này và đoạn 291.22 dưới đây, các yêu cầu về tính độc lập trong Chương này có thể được sửa đổi. Việc sửa đổi yêu cầu quy định tại Chương 291 chỉ được phép nếu người sử dụng báo cáo dịch vụ đảm bảo: (i) Biết được mục đích, thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo và những hạn chế của báo cáo, và (ii) Hoàn toàn đồng ý áp dụng sửa đổi các yêu cầu về tính độc lập. Người sử dụng báo cáo có thể thu thập được các hiểu biết về mục đích, thông tin của đối tượng dịch vụ đảm bảo và hạn chế của báo cáo bằng việc tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp (qua người đại diện được ủy quyền), vào việc xác định nội dung và phạm vi của dịch vụ đảm bảo. Sự tham gia đó sẽ làm tăng khả năng trao đổi các vấn đề về tính độc lập giữa doanh nghiệp kiểm toán và người sử dụng báo cáo, bao gồm các trường hợp có liên quan đến việc đánh giá các nguy cơ đe dọa tính độc lập và các biện pháp bảo vệ cần thiết được áp dụng để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được, và để nhận được sự đồng ý của người sử dụng về việc áp dụng các sửa đổi đối với yêu cầu về tính độc lập. 291.22 Doanh nghiệp kiểm toán phải trao đổi (ví dụ thể hiện trong hợp đồng dịch vụ đảm bảo) với người sử dụng báo cáo về việc áp dụng các yêu cầu về tính độc lập trong việc cung cấp dịch vụ đảm bảo. Nếu người sử dụng là một nhóm đối tượng (ví dụ, các bên cho vay trong một thỏa thuận cho vay hợp vốn) chưa được nêu đích danh tại thời điểm ký kết hợp đồng dịch vụ đảm bảo thì sau đó họ phải được người đại diện nhóm thông báo về các yêu cầu về tính độc lập đã được thống nhất (ví dụ, người đại diện nhóm sẽ công bố hợp đồng dịch vụ đã ký kết cho tất cả người sử dụng còn lại). 291.23 Nếu doanh nghiệp kiểm toán cũng phát hành một báo cáo dịch vụ đảm bảo không có đoạn "Hạn chế việc cung cấp và sử dụng báo cáo" cho cùng một khách hàng dịch vụ đảm bảo đó, các quy định từ đoạn 291.25 - 291.27 không làm thay đổi yêu cầu phải áp dụng các quy định từ đoạn 291.1 - 291.157 Chuẩn mực này cho hợp đồng dịch vụ đảm bảo đó. Nếu doanh nghiệp kiểm toán cũng phát hành báo cáo kiểm toán cho khách hàng này, dù báo cáo kiểm toán có hay không có đoạn "Hạn chế việc cung cấp và sử dụng báo cáo", thì vẫn phải áp dụng các quy định của Chương 290 cho cuộc kiểm toán. 291.24 Các yêu cầu về tính độc lập trong Chương 291 sẽ được phép sửa đổi trong các tình huống cụ thể được trình bày từ đoạn 291.25 - 291.27 sau đây. Ngoài ra, các điều khoản của Chương 291 Chuẩn mực này vẫn phải được tuân thủ. 291.25 Khi hợp đồng dịch vụ đảm bảo đáp ứng được các điều kiện quy định từ đoạn 291.21 - 291.22 thì các quy định có liên quan từ đoạn 291.104 - 291.132 Chuẩn mực này được áp dụng cho các thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo và thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp và gần gũi của họ. Ngoài ra, doanh nghiệp kiểm toán phải xác định liệu các nguy cơ đe dọa tính độc lập có phát sinh từ lợi ích và mối quan hệ giữa khách hàng và các thành viên dưới đây của nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo hay không: (a) Người cung cấp ý kiến tư vấn về chuyên môn và các vấn đề đặc thù ngành; (b) Người cung cấp dịch vụ kiểm soát chất lượng, kể cả người thực hiện soát xét kiểm soát chất lượng. Nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo phải đánh giá, trên cơ sở xem xét các quy định từ đoạn 291.104 - 291.132 Chuẩn mực này, các nguy cơ mà nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo có cơ sở để tin rằng nguy cơ đó phát sinh do lợi ích và mối quan hệ giữa khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo và các cá nhân khác trong doanh nghiệp kiểm toán - những người có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của dịch vụ đảm bảo, kể cả người đề xuất tiền thưởng, hoặc trực tiếp giám sát, kể cả sự giám sát của thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể hợp đồng dịch vụ đảm bảo. 291.26 Khi hợp đồng dịch vụ đảm bảo đáp ứng các điều kiện quy định tại đoạn 291.21 - 291.22 nêu trên, nếu doanh nghiệp kiểm toán có lợi ích tài chính trọng yếu, cho dù là trực tiếp hay gián tiếp, trong khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo thì nguy cơ do tư lợi phát sinh sẽ nghiêm trọng đến mức không có biện pháp bảo vệ nào có thể làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Do đó, doanh nghiệp kiểm toán không được có lợi ích tài chính đó. Ngoài ra, doanh nghiệp kiểm toán phải tuân thủ các quy định khác từ đoạn 291.112 - 291.157 Chương này. 291.27 Doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá các nguy cơ mà họ có cơ sở để tin rằng nguy cơ đó phát sinh do lợi ích hoặc mối quan hệ của công ty mạng lưới. Các bên chịu trách nhiệm liên đới 291.28 Trong một số hợp đồng dịch vụ đảm bảo, dù là dịch vụ đảm bảo chứng thực hay dịch vụ đảm bảo trực tiếp, có thể sẽ có một vài bên chịu trách nhiệm. Khi xác định liệu có cần áp dụng các quy định trong Chương này đối với từng bên chịu trách nhiệm hay không, doanh nghiệp kiểm toán có thể cân nhắc liệu lợi ích hay mối quan hệ giữa bản thân doanh nghiệp hoặc thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo với một bên chịu trách nhiệm cụ thể có làm phát sinh nguy cơ ảnh hưởng đáng kể tới thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo hay không. Theo đó, một số yếu tố cần được xem xét: (1) Tính trọng yếu của thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo (hoặc của đối tượng dịch vụ đảm bảo) thuộc trách nhiệm của bên chịu trách nhiệm cụ thể đó; (2) Mức độ lợi ích công chúng liên quan đến dịch vụ đảm bảo. Nếu doanh nghiệp kiểm toán xác định rằng nguy cơ đe dọa tính độc lập phát sinh từ những lợi ích hoặc mối quan hệ với bên chịu trách nhiệm cụ thể là không đáng kể, doanh nghiệp kiểm toán có thể không cần áp dụng tất cả các quy định trong Chương này đối với bên chịu trách nhiệm đó. Tài liệu, hồ sơ 291.29 Các tài liệu, hồ sơ cung cấp bằng chứng làm cơ sở đưa ra kết luận của kiểm toán viên hành nghề liên quan đến việc tuân thủ các yêu cầu về tính độc lập. Việc thiếu tài liệu, hồ sơ không phải là yếu tố quyết định liệu doanh nghiệp kiểm toán đã cân nhắc một vấn đề cụ thể hay chưa hoặc liệu doanh nghiệp kiểm toán có độc lập hay không. Kiểm toán viên hành nghề phải ghi chép lại các kết luận về việc tuân thủ các yêu cầu về tính độc lập, cũng như nội dung các thảo luận liên quan làm căn cứ đưa ra kết luận này. Theo đó: a) Khi biện pháp bảo vệ là cần thiết để làm giảm các nguy cơ xuống mức có thể chấp nhận được, kiểm toán viên hành nghề phải ghi chép lại bản chất của nguy cơ và các biện pháp bảo vệ đã được áp dụng; b) Khi các nguy cơ cần phải được phân tích một cách tỉ mỉ và kỹ càng để xác định liệu có cần các biện pháp bảo vệ hay không và kiểm toán viên hành nghề kết luận rằng không cần các biện pháp bảo vệ do các nguy cơ đã ở mức có thể chấp nhận được, kiểm toán viên hành nghề phải ghi chép lại bản chất của các nguy cơ và cơ sở để đưa ra kết luận. Thời gian thực hiện hợp đồng dịch vụ 291.30 Kiểm toán viên hành nghề cần phải độc lập với khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng dịch vụ và giai đoạn của thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo. Thời gian thực hiện hợp đồng dịch vụ được tính từ khi nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo bắt đầu thực hiện công việc cho đến khi báo cáo dịch vụ đảm bảo được phát hành. Nếu dịch vụ được cung cấp cho nhiều kỳ báo cáo, thời gian thực hiện hợp đồng dịch vụ sẽ kết thúc vào ngày một trong hai bên thông báo kết thúc hợp đồng hoặc ngày phát hành báo cáo cuối cùng, tùy theo ngày nào muộn hơn. 291.31 Khi một đơn vị trở thành khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo trong hoặc sau giai đoạn của thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo và doanh nghiệp kiểm toán cần đưa ra kết luận, doanh nghiệp kiểm toán phải xác định liệu có nguy cơ đe dọa tính độc lập phát sinh từ: (a) Các mối quan hệ về tài chính hoặc kinh doanh với các khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo trong hoặc sau giai đoạn của thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo nhưng trước khi chấp thuận cung cấp dịch vụ đảm bảo; hoặc (b) Các dịch vụ đã cung cấp trước đó cho khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo. 291.32 Nếu doanh nghiệp kiểm toán đã cung cấp dịch vụ phi đảm bảo cho khách hàng trong hoặc sau giai đoạn của thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo nhưng trước khi nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo bắt đầu thực hiện và dịch vụ phi đảm bảo đó không được phép thực hiện trong thời gian cung cấp dịch vụ đảm bảo, thì doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá các nguy cơ đe dọa tính độc lập phát sinh từ việc cung cấp dịch vụ phi đảm bảo này. Nếu nguy cơ không ở mức có thể chấp nhận được, thì chỉ được chấp thuận hợp đồng dịch vụ đảm bảo nếu các biện pháp bảo vệ đã được áp dụng nhằm loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về các biện pháp bảo vệ gồm: (1) Không đưa nhân viên thực hiện dịch vụ phi đảm bảo vào nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo; (2) Cử kiểm toán viên chuyên nghiệp không tham gia nhóm thực hiện dịch vụ rà soát lại công việc của nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo và nhóm thực hiện dịch vụ phi đảm bảo; hoặc (3) Thuê doanh nghiệp kiểm toán khác đánh giá kết quả công việc của nhóm thực hiện dịch vụ phi đảm bảo hoặc thực hiện lại dịch vụ phi đảm bảo trong phạm vi thích hợp đủ để đơn vị đó chịu trách nhiệm về dịch vụ được cung cấp. Tuy nhiên, nếu dịch vụ phi đảm bảo chưa được hoàn thành và việc hoàn thành hoặc chấm dứt dịch vụ trước khi bắt đầu thực hiện dịch vụ đảm bảo là không khả thi, thì doanh nghiệp kiểm toán chỉ được chấp thuận dịch vụ đảm bảo nếu: (a) Dịch vụ phi đảm bảo sẽ được hoàn thành trong khoảng thời gian ngắn sau đó; hoặc (b) Khách hàng đã thu xếp để chuyển sang sử dụng dịch vụ phi đảm bảo của doanh nghiệp kiểm toán khác trong khoảng thời gian ngắn sau đó. Trong suốt thời gian thực hiện dịch vụ phi đảm bảo, các biện pháp bảo vệ phải được áp dụng khi cần thiết. Ngoài ra, vấn đề này cũng phải được thảo luận với Ban quản trị của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo. Vi phạm quy định của Chương 291 Chuẩn mực này 291.33 Khi doanh nghiệp kiểm toán kết luận rằng các quy định của Chương này đã bị vi phạm, doanh nghiệp kiểm toán phải chấm dứt, tạm ngừng hoặc loại bỏ lợi ích hoặc mối quan hệ là nguyên nhân dẫn đến vi phạm các quy định và phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của vi phạm, ảnh hưởng của vi phạm đến tính khách quan của doanh nghiệp kiểm toán và khả năng phát hành báo cáo dịch vụ đảm bảo. Doanh nghiệp kiểm toán phải xác định liệu có biện pháp nào để có thể xử lý thỏa đáng hậu quả của vi phạm hay không. Doanh nghiệp kiểm toán phải sử dụng xét đoán chuyên môn và xem xét liệu một bên thứ ba phù hợp và có đầy đủ thông tin, sau khi xem xét mức độ nghiêm trọng của vi phạm, biện pháp xử lý được thực hiện và tất cả các sự kiện và tình huống có sẵn cho kiểm toán viên hành nghề tại thời điểm đó, có thể kết luận rằng tính khách quan của doanh nghiệp kiểm toán sẽ bị ảnh hưởng và do đó doanh nghiệp kiểm toán không thể phát hành báo cáo dịch vụ đảm bảo hay không. 291.34 Nếu xác định rằng không có biện pháp nào có thể xử lý thỏa đáng hậu quả của vi phạm, thì doanh nghiệp kiểm toán phải thông báo ngay khi có thể với bên thuê doanh nghiệp kiểm toán hoặc Ban quản trị đơn vị được cung cấp dịch vụ đảm bảo và thực hiện các biện pháp cần thiết để chấm dứt hợp đồng dịch vụ đảm bảo theo pháp luật và các quy định có liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng dịch vụ đảm bảo. 291.35 Nếu xác định được biện pháp có thể xử lý thỏa đáng hậu quả của vi phạm, thì doanh nghiệp kiểm toán phải trao đổi với bên thuê doanh nghiệp kiểm toán hoặc Ban quản trị đơn vị được cung cấp dịch vụ đảm bảo về vi phạm và biện pháp xử lý mà doanh nghiệp kiểm toán đã thực hiện hoặc đề xuất thực hiện. Việc trao đổi đó phải được thực hiện kịp thời, và có tính đến hoàn cảnh cụ thể của hợp đồng dịch vụ và vi phạm. 291.36 Nếu bên thuê doanh nghiệp kiểm toán hoặc Ban quản trị đơn vị được cung cấp dịch vụ đảm bảo không đồng ý rằng biện pháp mà doanh nghiệp kiểm toán đã thực hiện hoặc đề xuất thực hiện có thể xử lý thỏa đáng hậu quả của vi phạm, thì doanh nghiệp kiểm toán phải thực hiện các thủ tục cần thiết để chấm dứt hợp đồng dịch vụ đảm bảo theo pháp luật và các quy định có liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng dịch vụ đảm bảo. 291.37 Doanh nghiệp kiểm toán phải lưu lại tài liệu, hồ sơ về vi phạm, biện pháp xử lý đã thực hiện, các quyết định quan trọng đã đưa ra và tất cả những vấn đề trao đổi với bên thuê doanh nghiệp kiểm toán hoặc Ban quản trị đơn vị được cung cấp dịch vụ đảm bảo. Nếu quyết định tiếp tục thực hiện hợp đồng dịch vụ đảm bảo, doanh nghiệp kiểm toán cũng phải lưu lại tài liệu, hồ sơ kết luận, dựa trên xét đoán chuyên môn, rằng tính khách quan không bị ảnh hưởng bởi vi phạm và giải thích lý do, biện pháp được thực hiện đã xử lý thỏa đáng hậu quả vi phạm, và do đó doanh nghiệp kiểm toán có thể phát hành báo cáo dịch vụ đảm bảo. Áp dụng phương pháp tiếp cận tính độc lập dựa trên khuôn khổ 291.100 Các đoạn từ 291.104 - 291.157 Chương này quy định và hướng dẫn các tình huống, trường hợp cụ thể có thể làm phát sinh nguy cơ đe dọa tính độc lập; các nguy cơ tiềm tàng và biện pháp bảo vệ thích hợp để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được; chỉ ra các tình huống cụ thể mà không biện pháp bảo vệ nào có thể làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Khó có thể hướng dẫn tất cả các tình huống và trường hợp làm phát sinh nguy cơ đe dọa tính độc lập. Doanh nghiệp kiểm toán và các thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo phải đánh giá tác động của các tình huống và mối quan hệ tương tự, và xác định liệu các biện pháp bảo vệ, bao gồm các biện pháp quy định từ đoạn 200.11 - 200.14 Chuẩn mực này, có thể được áp dụng khi cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đe dọa tính độc lập đó xuống mức có thể chấp nhận được hay không. 291.101 Các đoạn sau mô tả cách thức áp dụng phương pháp tiếp cận dựa trên khuôn khổ đối với hợp đồng dịch vụ đảm bảo và cần được đọc cùng với đoạn 291.28 Chương này, trong đó giải thích rằng, trong phần lớn các hợp đồng dịch vụ đảm bảo, thường chỉ có một bên chịu trách nhiệm và bên chịu trách nhiệm đó là khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp có thể có nhiều hơn một bên chịu trách nhiệm. Khi đó, doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá các nguy cơ khiến doanh nghiệp có cơ sở để tin rằng nguy cơ đó phát sinh từ lợi ích hoặc mối quan hệ giữa thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo, doanh nghiệp kiểm toán và công ty mạng lưới với bên chịu trách nhiệm về đối tượng dịch vụ đảm bảo. Đối với các báo cáo dịch vụ đảm bảo có đoạn "Hạn chế việc sử dụng và cung cấp báo cáo", các đoạn sau phải được đọc trong ngữ cảnh trình bày từ đoạn 291.21 - 291.27 Chương này. 291.102 Phần hướng dẫn ở cuối Chương này (sau đoạn 291.157) đưa ra các hướng dẫn cụ thể hơn về việc áp dụng các yêu cầu về tính độc lập quy định tại Chương 291 đối với dịch vụ đảm bảo không phải là dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính. 291.103 Các đoạn từ 291.104 - 291.119 sau đây đưa các ví dụ về tính trọng yếu của lợi ích tài chính, khoản vay hay bảo lãnh, hoặc tầm quan trọng của mối quan hệ kinh doanh. Để xác định lợi ích nào là trọng yếu đối với các cá nhân, có thể xem xét giá trị lợi ích tổng thể của cá nhân và các thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp với cá nhân đó. Lợi ích tài chính 291.104 Việc nắm giữ lợi ích tài chính ở khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo có thể làm phát sinh nguy cơ do tư lợi. Sự tồn tại và mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ phụ thuộc vào: (a) Vai trò của người nắm giữ lợi ích tài chính; (b) Lợi ích tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp; (c) Tính trọng yếu của lợi ích tài chính. 291.105 Lợi ích tài chính có thể được nắm giữ thông qua tổ chức trung gian (ví dụ, quỹ đầu tư tài chính, tổ chức đầu tư bất động sản hoặc ủy thác). Việc xác định lợi ích tài chính là trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào việc liệu chủ sở hữu lợi ích có quyền kiểm soát đầu tư hoặc có khả năng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư hay không. Khi chủ sở hữu có quyền kiểm soát đầu tư hoặc có khả năng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư, Chuẩn mực này định nghĩa rằng lợi ích tài chính đó là lợi ích tài chính trực tiếp. Ngược lại, khi chủ sở hữu không có quyền kiểm soát đầu tư hoặc không có khả năng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư thì lợi ích tài chính đó được coi là lợi ích tài chính gián tiếp. 291.106 Nếu thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo, thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ hoặc doanh nghiệp kiểm toán có lợi ích tài chính trực tiếp hoặc có lợi ích tài chính gián tiếp trọng yếu trong khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo, thì nguy cơ do tư lợi trở nên đáng kể tới mức không có biện pháp bảo vệ nào có thể làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Do đó, các đối tượng không được có lợi ích tài chính trực tiếp hoặc có lợi ích tài chính gián tiếp trọng yếu trong khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo gồm: thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo, thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ và doanh nghiệp kiểm toán. 291.107 Khi thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo biết rằng có thành viên có quan hệ gia đình gần gũi với mình có lợi ích tài chính trực tiếp hoặc có lợi ích tài chính gián tiếp trọng yếu trong khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo, nguy cơ do tư lợi sẽ phát sinh. Mức độ nghiêm trọng của nguy cơ phụ thuộc vào các yếu tố như: (1) Bản chất của mối quan hệ giữa thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo và thành viên có quan hệ gia đình gần gũi đó; (2) Tính trọng yếu của lợi ích tài chính đối với thành viên có quan hệ gia đình gần gũi đó. Doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của nguy cơ và phải áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về các biện pháp bảo vệ gồm: (1) Thành viên có quan hệ gia đình gần gũi chuyển nhượng tất cả lợi ích tài chính trực tiếp hoặc một phần đáng kể lợi ích tài chính gián tiếp ngay khi có thể để phần lợi ích tài chính còn lại là không đáng kể; (2) Cử một kiểm toán viên chuyên nghiệp khác soát xét lại công việc của thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo đó; hoặc (3) Rút cá nhân đó ra khỏi nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo. 291.108 Nếu thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo, thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ hoặc doanh nghiệp kiểm toán có lợi ích tài chính trực tiếp hoặc có lợi ích tài chính gián tiếp trọng yếu trong một đơn vị có quyền kiểm soát đối với khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo, mà khách hàng này lại có ảnh hưởng đáng kể với đơn vị đó thì nguy cơ do tư lợi có thể trở nên đáng kể đến mức không biện pháp bảo vệ nào có thể làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Do đó, các đối tượng không được có lợi ích tài chính trong đơn vị có quyền kiểm soát với khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo gồm: thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo, thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ và doanh nghiệp kiểm toán. 291.109 Việc doanh nghiệp kiểm toán, thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo hoặc thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ được ủy thác nắm giữ lợi ích tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp trọng yếu trong khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo sẽ làm phát sinh nguy cơ do tư lợi. Lợi ích này không được phép nắm giữ, trừ khi: (a) Bên được ủy thác, thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của bên được ủy thác, hoặc doanh nghiệp kiểm toán không được hưởng lợi từ bên ủy thác; (b) Lợi ích trong khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo do bên ủy thác nắm giữ là không trọng yếu với bên ủy thác; (c) Bên ủy thác không có khả năng gây ảnh hưởng đáng kể đối với khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo; (d) Bên được ủy thác, thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của người được ủy thác hoặc doanh nghiệp kiểm toán không có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định đầu tư liên quan đến lợi ích tài chính trong khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo. 291.110 Thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo phải xác định liệu nguy cơ do tư lợi có phát sinh từ lợi ích tài chính trong khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo do các cá nhân khác nắm giữ hay không. Các cá nhân khác đó bao gồm: (1) Các thành viên Ban Giám đốc và các nhân viên chuyên nghiệp khác trong doanh nghiệp kiểm toán ngoài những người được đề cập ở trên, hoặc thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ; (2) Các cá nhân có mối quan hệ cá nhân gần gũi với thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo. Liệu các lợi ích này có làm phát sinh nguy cơ do tư lợi hay không phụ thuộc vào các yếu tố như: (1) Cơ cấu, tổ chức hoạt động và báo cáo của doanh nghiệp kiểm toán; (2) Bản chất mối quan hệ giữa cá nhân với các thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo. Doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của nguy cơ và phải áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về các biện pháp bảo vệ gồm: (1) Rút thành viên có mối quan hệ cá nhân gần gũi đó ra khỏi nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo; (2) Thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo không được tham gia vào quá trình ra quyết định quan trọng liên quan đến hợp đồng dịch vụ đảm bảo; hoặc (3) Cử một kiểm toán viên chuyên nghiệp khác soát xét lại công việc của thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo. 291.111 Nếu doanh nghiệp kiểm toán, thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo hoặc thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ nhận được lợi ích tài chính trực tiếp hoặc nhận được lợi ích tài chính gián tiếp trọng yếu từ khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo, ví dụ, một khoản thừa kế, quà biếu hay do kết quả từ việc sáp nhập doanh nghiệp, mà các lợi ích như vậy không được phép nắm giữ theo quy định của Chương này, thì: (a) Nếu doanh nghiệp kiểm toán nhận được lợi ích, thì phải chuyển nhượng ngay toàn bộ lợi ích tài chính trực tiếp này hoặc chuyển nhượng một phần lợi ích tài chính gián tiếp sao cho phần còn lại là không trọng yếu; (b) Nếu thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo hoặc thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ nhận được lợi ích, thì phải chuyển nhượng ngay toàn bộ lợi ích tài chính trực tiếp này hoặc chuyển nhượng một phần lợi ích tài chính gián tiếp sao cho phần còn lại là không trọng yếu. Các khoản cho vay và bảo lãnh 291.112 Một khoản cho vay, hoặc bảo lãnh vay cho thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo, cho thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ hoặc cho doanh nghiệp kiểm toán từ khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo là một ngân hàng hay tổ chức tương tự có thể làm phát sinh nguy cơ đe dọa tính độc lập. Nếu khoản cho vay hoặc bảo lãnh vay không được thực hiện theo các thủ tục, điều khoản và điều kiện cho vay thông thường thì có thể làm phát sinh nguy cơ do tư lợi nghiêm trọng đến mức không có biện pháp bảo vệ nào có thể làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Do vậy, bất kỳ thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo, thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ hoặc doanh nghiệp kiểm toán không được phép nhận khoản vay hay bảo lãnh vay này. 291.113 Nếu doanh nghiệp kiểm toán vay từ khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo là một ngân hàng hoặc một tổ chức tương tự theo các thủ tục, điều khoản và điều kiện vay thông thường và khoản vay này là trọng yếu đối với khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo hoặc doanh nghiệp kiểm toán, thì có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ nhằm làm giảm nguy cơ do tư lợi xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về biện pháp bảo vệ là sắp xếp một kiểm toán viên chuyên nghiệp từ một công ty mạng lưới không tham gia vào dịch vụ đảm bảo và cũng không nhận khoản vay soát xét lại công việc. 291.114 Nếu thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo, thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ vay hoặc được bảo lãnh vay từ khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo là ngân hàng hoặc tổ chức tương tự theo các thủ tục, điều khoản và điều kiện cho vay thông thường thì sẽ không làm phát sinh nguy cơ đe dọa tính độc lập. Ví dụ về các khoản vay: vay thế chấp nhà đất, vay mua ô tô và cung cấp hạn mức thẻ tín dụng. 291.115 Nếu doanh nghiệp kiểm toán, thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo hoặc thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ nhận khoản vay hoặc bảo lãnh vay từ khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo mà không phải là ngân hàng hay tổ chức tương tự thì sẽ làm phát sinh nguy cơ do tư lợi nghiêm trọng đến mức không biện pháp bảo vệ nào có thể làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được, trừ trường hợp khoản vay hoặc bảo lãnh vay đó là không đáng kể đối với cả doanh nghiệp kiểm toán, thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo, thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ, và khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo. 291.116 Tương tự, nếu doanh nghiệp kiểm toán, thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo hoặc thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ cho vay hoặc bảo lãnh vay cho khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo, thì có thể làm phát sinh nguy cơ do tư lợi nghiêm trọng đến mức không biện pháp bảo vệ nào có thể làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được, trừ trường hợp khoản vay hoặc bảo lãnh vay đó là không đáng kể đối với cả doanh nghiệp kiểm toán, thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo, thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ và khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo. 291.117 Nếu doanh nghiệp kiểm toán, thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo, hoặc thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ có tài khoản tiền gửi hoặc tài khoản môi giới tại khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo là ngân hàng, công ty môi giới chứng khoán hay tổ chức tương tự, thì sẽ không làm phát sinh nguy cơ đe dọa tính độc lập nếu tài khoản tiền gửi hoặc tài khoản môi giới đó được thực hiện theo các điều khoản thương mại thông thường. Các mối quan hệ kinh doanh 291.118 Mối quan hệ kinh doanh mật thiết giữa doanh nghiệp kiểm toán, thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo hoặc thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ với khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo hoặc Ban Giám đốc của khách hàng phát sinh từ mối quan hệ thương mại hoặc lợi ích tài chính chung và có thể làm phát sinh nguy cơ do tư lợi hoặc nguy cơ bị đe dọa. Ví dụ về các mối quan hệ gồm: (1) Có lợi ích tài chính trong một doanh nghiệp liên doanh với khách hàng hoặc chủ sở hữu, Giám đốc, nhân sự cấp cao hoặc cá nhân khác có quyền thực hiện các hoạt động quản lý cấp cao của khách hàng đó; (2) Thỏa thuận kết hợp một hoặc nhiều dịch vụ hoặc sản phẩm của doanh nghiệp kiểm toán với một hoặc nhiều dịch vụ hoặc sản phẩm của khách hàng và quảng bá gói sản phẩm này ra thị trường dưới danh nghĩa của cả hai bên; (3) Các thỏa thuận về phân phối hoặc tiếp thị, theo đó doanh nghiệp kiểm toán phân phối hoặc tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của khách hàng, hoặc khách hàng phân phối hoặc tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp kiểm toán. Trừ khi lợi ích tài chính là không đáng kể và mối quan hệ kinh doanh là không quan trọng đối với doanh nghiệp kiểm toán và khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo hoặc Ban Giám đốc của khách hàng, các nguy cơ phát sinh có thể nghiêm trọng đến mức không biện pháp bảo vệ nào có thể làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Do vậy, các mối quan hệ kinh doanh sẽ không được phép thiết lập hoặc sẽ bị giảm đến mức không quan trọng hoặc bị chấm dứt, trừ khi lợi ích tài chính là không đáng kể và mối quan hệ kinh doanh là không quan trọng. Thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo sẽ bị rút khỏi nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo, trừ khi lợi ích tài chính là không đáng kể và mối quan hệ đó là không quan trọng đối với thành viên đó. Nếu có mối quan hệ kinh doanh giữa thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo và khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo hoặc Ban Giám đốc của khách hàng, thì phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. 291.119 Việc doanh nghiệp kiểm toán, thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo hoặc thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo, thường không làm phát sinh nguy cơ đe dọa tính độc lập nếu giao dịch được thực hiện theo điều kiện kinh doanh thông thường và theo giá cả thị trường. Tuy nhiên, bản chất hoặc quy mô của giao dịch có thể làm phát sinh nguy cơ do tư lợi. Doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của nguy cơ và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về các biện pháp bảo vệ gồm: (1) Loại bỏ hoặc giảm quy mô giao dịch; hoặc (2) Rút thành viên đó ra khỏi nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo. Các mối quan hệ cá nhân và mối quan hệ gia đình 291.120 Quan hệ cá nhân và quan hệ gia đình giữa thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo với Giám đốc, nhân sự cấp cao hoặc nhân viên khác (tùy theo vai trò của họ) của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo có thể làm phát sinh nguy cơ do tư lợi, nguy cơ từ sự quen thuộc hoặc nguy cơ bị đe dọa. Sự tồn tại và mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ này phụ thuộc vào các yếu tố, bao gồm trách nhiệm của cá nhân đó trong nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo, vai trò của thành viên gia đình hoặc cá nhân khác đối với khách hàng và mức độ gần gũi của mối quan hệ. 291.121 Khi thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp với thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo hiện đang là: (a) Giám đốc, nhân sự cấp cao của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo; hoặc (b) Nhân viên của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo nắm giữ vị trí có ảnh hưởng đáng kể đối với thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo; hoặc đã giữ vị trí nêu ở mục (a) hoặc (b) trong thời gian thực hiện hợp đồng dịch vụ hoặc trong giai đoạn của thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo, thì nguy cơ đe dọa tính độc lập chỉ có thể được giảm xuống mức có thể chấp nhận được bằng cách rút thành viên đó ra khỏi nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo. Quan hệ này gần gũi đến mức không biện pháp bảo vệ nào khác có thể làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Do vậy, thành viên có mối quan hệ đó không được là thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo. 291.122 Nguy cơ đe dọa tính độc lập có thể phát sinh khi thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp với thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo là nhân viên của khách hàng giữ vị trí có ảnh hưởng đáng kể đến đối tượng dịch vụ đảm bảo. Mức độ nghiêm trọng của nguy cơ phụ thuộc vào: (1) Vị trí của thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp đó tại khách hàng; (2) Vai trò của thành viên đó trong nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo. Doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của nguy cơ và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về các biện pháp bảo vệ gồm: (1) Rút thành viên đó ra khỏi nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo; hoặc (2) Phân công lại trách nhiệm trong nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo để thành viên đó không phụ trách các vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp. 291.123 Nguy cơ đe dọa tính độc lập có thể phát sinh khi thành viên có quan hệ gia đình gần gũi với thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo là: (1) Giám đốc, nhân sự cấp cao của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo; hoặc (2) Nhân viên của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo nắm giữ vị trí có ảnh hưởng đáng kể đối với thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo. Mức độ nghiêm trọng của nguy cơ phụ thuộc vào: (1) Tính chất mối quan hệ giữa thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo và thành viên gia đình gần gũi của họ; (2) Vị trí của thành viên có quan hệ gia đình gần gũi đó tại khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo; (3) Vai trò của thành viên đó trong nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo. Doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của nguy cơ và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về các biện pháp bảo vệ gồm: (1) Rút thành viên đó ra khỏi nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo; hoặc (2) Phân công lại trách nhiệm trong nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo để thành viên đó không phụ trách các vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của thành viên có quan hệ gia đình gần gũi của họ. 291.124 Nguy cơ đe dọa tính độc lập có thể phát sinh khi thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo có mối quan hệ gần gũi với người không phải là thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp hoặc gần gũi, nhưng là: (i) Giám đốc, nhân sự cấp cao hoặc nhân viên chuyên nghiệp của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo, hoặc (ii) Nhân viên của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo nắm giữ vị trí có ảnh hưởng đáng kể đối với thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo. Thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo có mối quan hệ như vậy phải tham khảo ý kiến tư vấn theo các chính sách và thủ tục của doanh nghiệp kiểm toán. Mức độ nghiêm trọng của nguy cơ phụ thuộc vào: (1) Tính chất mối quan hệ giữa thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo và cá nhân đó; (2) Vị trí của cá nhân đó tại khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo; (3) Vai trò của thành viên đó trong nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo. Doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của nguy cơ và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về các biện pháp bảo vệ gồm: (1) Rút thành viên đó ra khỏi nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo; hoặc (2) Phân công lại trách nhiệm trong nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo để thành viên đó không phụ trách các vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của cá nhân mà thành viên có mối quan hệ gần gũi nói trên. 291.125 Nguy cơ do tư lợi, nguy cơ từ sự quen thuộc hoặc nguy cơ bị đe dọa có thể phát sinh từ mối quan hệ cá nhân hay quan hệ gia đình giữa: (i) Thành viên Ban Giám đốc hoặc nhân viên chuyên nghiệp của doanh nghiệp kiểm toán không thuộc nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo, và (ii) Giám đốc, nhân sự cấp cao của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo hoặc nhân viên khác nắm giữ vị trí có ảnh hưởng đáng kể đối với thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo. Sự tồn tại và mức độ nghiêm trọng của nguy cơ phụ thuộc vào: (1) Tính chất mối quan hệ giữa thành viên Ban Giám đốc hoặc nhân viên chuyên nghiệp của doanh nghiệp kiểm toán với Giám đốc, nhân sự cấp cao hoặc nhân viên chuyên nghiệp khác của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo; (2) Mối quan hệ giữa thành viên Ban Giám đốc và nhân viên chuyên nghiệp của doanh nghiệp kiểm toán với nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo; (3) Vị trí của thành viên Ban Giám đốc hoặc nhân viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp kiểm toán đó; (4) Vị trí của Giám đốc, nhân sự cấp cao hoặc nhân viên khác trong khách hàng kiểm toán đó. Doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của nguy cơ và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về các biện pháp bảo vệ gồm: (1) Phân công lại trách nhiệm của thành viên Ban Giám đốc hoặc nhân viên chuyên nghiệp của doanh nghiệp kiểm toán để làm giảm ảnh hưởng có thể có đối với dịch vụ đảm bảo; hoặc (2) Cử một kiểm toán viên chuyên nghiệp khác soát xét lại các công việc đảm bảo có liên quan đã thực hiện. Làm việc cho khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo 291.126 Nguy cơ từ sự quen thuộc hoặc nguy cơ bị đe dọa có thể phát sinh nếu Giám đốc, nhân sự cấp cao của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo, hoặc nhân viên nắm giữ vị trí có ảnh hưởng đáng kể đối với thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo đã từng là thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo hoặc thành viên Ban Giám đốc doanh nghiệp kiểm toán. 291.127 Nếu thành viên trước đây của nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo hoặc của thành viên Ban Giám đốc doanh nghiệp kiểm toán hiện đang giữ vị trí tương đương tại khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo, thì sự tồn tại và mức độ nghiêm trọng của nguy cơ từ sự quen thuộc hoặc nguy cơ bị đe dọa phụ thuộc vào các yếu tố sau: (1) Vị trí của cá nhân đó tại khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo; (2) Sự liên quan của cá nhân đó đối với nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo; (3) Khoảng thời gian từ khi cá nhân đó không còn là thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo hoặc thành viên Ban Giám đốc doanh nghiệp kiểm toán đến khi thực hiện dịch vụ đảm bảo; (4) Vị trí trước đây của cá nhân đó trong nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo hoặc doanh nghiệp kiểm toán, ví dụ, liệu cá nhân đó có chịu trách nhiệm liên lạc thường xuyên với Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo hay không. Trong mọi trường hợp, cá nhân đó không được tiếp tục tham gia vào các hoạt động kinh doanh hoặc chuyên môn của doanh nghiệp kiểm toán. Doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của nguy cơ và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về các biện pháp bảo vệ gồm: (1) Không cho phép cá nhân đó nhận được bất kỳ lợi ích hay khoản thanh toán nào từ doanh nghiệp kiểm toán, trừ trường hợp lợi ích hay khoản thanh toán đó được chi trả theo các thỏa thuận cụ thể từ trước; (2) Không cho phép cá nhân đó nhận bất kỳ khoản tiền nào từ doanh nghiệp kiểm toán mà khoản tiền đó mang tính trọng yếu đối với doanh nghiệp kiểm toán; (3) Điều chỉnh kế hoạch thực hiện dịch vụ đảm bảo; (4) Phân công vào nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo thành viên có kinh nghiệm phù hợp để làm việc với cá nhân đã chuyển sang làm cho khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo; hoặc (5) Cử một kiểm toán viên chuyên nghiệp khác soát xét lại công việc của thành viên trước đây của nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo. 291.128 Nếu thành viên trước đây của Ban Giám đốc doanh nghiệp kiểm toán giữ vị trí tương đương tại một đơn vị và sau đó đơn vị này trở thành khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo, doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của bất kỳ nguy cơ nào đe dọa tính độc lập và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm các nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. 291.129 Nguy cơ do tư lợi có thể phát sinh khi một thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo biết rằng trong tương lai họ có thể hoặc sẽ làm việc cho khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo. Các chính sách và thủ tục của doanh nghiệp kiểm toán phải yêu cầu thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo thông báo ngay cho doanh nghiệp kiểm toán khi bắt đầu thỏa thuận các điều khoản tuyển dụng với khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo. Khi nhận được thông báo như vậy, doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của bất kỳ nguy cơ nào đe dọa tính độc lập và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về các biện pháp bảo vệ gồm: (1) Rút cá nhân đó ra khỏi nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo; hoặc (2) Xem xét lại các xét đoán quan trọng của cá nhân đó khi còn là thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo. Các dịch vụ gần đây cung cấp cho khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo 291.130 Các nguy cơ do tư lợi, nguy cơ tự kiểm tra hay nguy cơ từ sự quen thuộc có thể phát sinh nếu thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo gần đây đã từng là Giám đốc, nhân sự cấp cao hoặc nhân viên của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo. Điều này có thể xảy ra trong trường hợp thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo đánh giá thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo do chính thành viên đó chịu trách nhiệm khi còn làm việc tại khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo. 291.131 Trong giai đoạn của báo cáo dịch vụ đảm bảo (giai đoạn của thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo được thực hiện đảm bảo), nếu thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo đã từng là Giám đốc, nhân sự cấp cao của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo, hoặc từng là nhân viên nắm giữ vị trí có ảnh hưởng đáng kể đến thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo, nguy cơ phát sinh có thể nghiêm trọng tới mức không biện pháp bảo vệ nào có thể làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Vì vậy, cá nhân đó không được tham gia nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo. 291.132 Các nguy cơ do tư lợi, nguy cơ tự kiểm tra hoặc nguy cơ từ sự quen thuộc có thể phát sinh nếu, trước giai đoạn của báo cáo dịch vụ đảm bảo (ví dụ, từ ngày 01/01/20x5 đến ngày 31/12/20x5), thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo từng là Giám đốc, nhân sự cấp cao của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo, hoặc từng là nhân viên nắm giữ vị trí có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo. Ví dụ các nguy cơ như vậy có thể phát sinh khi một quyết định hay công việc của cá nhân đó khi còn làm việc cho khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo trong giai đoạn trước đó được đánh giá trong giai đoạn này như một phần phạm vi công việc của hợp đồng dịch vụ đảm bảo. Sự tồn tại và mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ phụ thuộc vào các yếu tố như: (1) Vị trí mà cá nhân đó từng nắm giữ trong khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo; (2) Khoảng thời gian từ khi cá nhân đó không còn làm việc tại khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo; (3) Vai trò của cá nhân đó trong nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo. Doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của nguy cơ và phải áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về biện pháp bảo vệ có thể là soát xét lại công việc do cá nhân đó thực hiện trong quá trình tham gia nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo. Làm việc với vai trò là Giám đốc, nhân sự cấp cao của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo 291.133 Nếu một thành viên Ban Giám đốc hoặc nhân viên chuyên nghiệp của doanh nghiệp kiểm toán giữ vai trò là Giám đốc, nhân sự cấp cao của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo thì sẽ làm phát sinh nguy cơ tự kiểm tra và nguy cơ do tư lợi nghiêm trọng tới mức không biện pháp bảo vệ nào có thể làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Do đó, thành viên Ban Giám đốc hoặc nhân viên chuyên nghiệp của doanh nghiệp kiểm toán không được nắm giữ chức vụ là Giám đốc, nhân sự cấp cao của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo. 291.134 Vị trí Thư ký Công ty có vai trò khác nhau trong từng doanh nghiệp, có thể bao gồm nhiệm vụ hành chính, ví dụ việc quản lý nhân sự, lưu giữ tài liệu, danh sách đăng ký của doanh nghiệp, đến các nhiệm vụ như đảm bảo cho doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật hoặc tư vấn về quản trị doanh nghiệp. Nhìn chung, vị trí này có mối quan hệ chặt chẽ với doanh nghiệp. 291.135 Nếu thành viên Ban Giám đốc hoặc nhân viên chuyên nghiệp của doanh nghiệp kiểm toán là giữ vai trò là Thư ký Công ty cho khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo thì nguy cơ tự kiểm tra và nguy cơ về sự bào chữa sẽ nghiêm trọng đến mức không có biện pháp bảo vệ nào có thể làm giảm các nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Mặc dù đã được quy định tại đoạn 291.133 Chương này nhưng khi việc nắm giữ vị trí Thư ký Công ty là phù hợp với pháp luật và chuẩn mực chuyên môn, và Ban Giám đốc tự đưa ra tất cả các quyết định, thì nhiệm vụ và hoạt động của trợ lý giám đốc của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo chỉ giới hạn ở các công việc có tính chất hành chính và theo thủ tục như chuẩn bị các biên bản họp, lưu giữ tài liệu, báo cáo của khách hàng kiểm toán. Trong trường hợp đó, doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của nguy cơ và phải áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. 291.136 Nếu nhân viên của doanh nghiệp kiểm toán chỉ hỗ trợ thực hiện công việc có tính chất hành chính và theo thủ tục của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo hoặc tư vấn các vấn đề liên quan đến hành chính của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo thì thường không làm ảnh hưởng đến tính độc lập, với điều kiện là Ban Giám đốc của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo tự đưa ra tất cả các quyết định có liên quan. Cung cấp dịch vụ đảm bảo cho khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo trong nhiều năm 291.137 Việc nhân sự cấp cao của doanh nghiệp kiểm toán tham gia nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo cho cùng một khách hàng trong nhiều năm có thể làm phát sinh nguy cơ từ sự quen thuộc và nguy cơ do tư lợi. Mức độ nghiêm trọng của nguy cơ phụ thuộc vào các yếu tố như: (1) Khoảng thời gian mà cá nhân đó là thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo; (2) Vai trò của cá nhân đó trong nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo; (3) Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp kiểm toán; (4) Tính chất của hợp đồng dịch vụ đảm bảo; (5) Liệu thành viên Ban Giám đốc của khách hàng có thay đổi hay không; (6) Liệu có sự thay đổi nào liên quan đến tính chất hoặc mức độ phức tạp của thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo hay không. Doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của nguy cơ và phải áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về các biện pháp bảo vệ gồm: (1) Định kỳ thay đổi nhân sự cấp cao trong nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo; (2) Cử một kiểm toán viên chuyên nghiệp không phải là thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo soát xét công việc do nhân sự cấp cao này thực hiện; hoặc (3) Định kỳ thực hiện kiểm soát chất lượng nội bộ hoặc độc lập từ bên ngoài đối với các hợp đồng dịch vụ đảm bảo này. Cung cấp dịch vụ phi đảm bảo cho khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo 291.138 Doanh nghiệp kiểm toán thường cung cấp cho khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo các dịch vụ phi đảm bảo phù hợp với chuyên môn và kinh nghiệm của họ. Tuy nhiên, việc cung cấp dịch vụ phi đảm bảo có thể làm phát sinh các nguy cơ đe dọa tính độc lập của doanh nghiệp kiểm toán, hay các thành viên trong nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo. Các nguy cơ đe dọa tính độc lập thường thấy là nguy cơ tự kiểm tra, nguy cơ do tư lợi và nguy cơ về sự bào chữa. 291.139 Khi không có hướng dẫn cụ thể về một dịch vụ phi đảm bảo trong Chương này, cần phải áp dụng khuôn khổ chung để đánh giá trong từng trường hợp cụ thể. 291.140 Trước khi chấp nhận hợp đồng dịch vụ phi đảm bảo cho khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo, doanh nghiệp kiểm toán phải cân nhắc liệu việc chấp nhận đó có làm phát sinh nguy cơ đe dọa tính độc lập của doanh nghiệp kiểm toán hay không. Khi đánh giá mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ phát sinh từ việc cung cấp một dịch vụ phi đảm bảo, doanh nghiệp kiểm toán phải xem xét nguy cơ phát sinh từ việc cung cấp dịch vụ phi đảm bảo khác có liên quan. Nếu phát sinh nguy cơ nghiêm trọng đến mức không có biện pháp bảo vệ nào có thể làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được thì doanh nghiệp kiểm toán không được cung cấp dịch vụ phi đảm bảo đó. Trách nhiệm quản lý 291.141 Việc quản lý một doanh nghiệp bao gồm nhiều hoạt động để đảm bảo lợi ích cao nhất cho các cổ đông và các bên có lợi ích liên quan của đơn vị. Không thể xác định được cụ thể từng hoạt động liên quan đến trách nhiệm quản lý. Tuy nhiên, trách nhiệm quản lý thường liên quan đến việc định hướng và lãnh đạo hoạt động của doanh nghiệp, kể cả việc đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến việc mua bán doanh nghiệp, triển khai và kiểm soát các nguồn lực về nhân sự, tài chính, hữu hình và vô hình. 291.142 Liệu một hoạt động có được coi là thuộc trách nhiệm quản lý hay không phụ thuộc vào hoàn cảnh và xét đoán chuyên môn. Ví dụ về các hoạt động có thể coi là thuộc trách nhiệm quản lý, bao gồm: (1) Định hướng chiến lược và xây dựng chính sách; (2) Chỉ đạo và chịu trách nhiệm về hành vi của nhân viên đơn vị; (3) Phê duyệt các giao dịch; (4) Quyết định việc thực hiện các đề xuất của doanh nghiệp kiểm toán hoặc bên thứ ba; (5) Chịu trách nhiệm thiết kế, thực hiện và duy trì kiểm soát nội bộ. 291.143 Các hoạt động hành chính và mang tính chất thủ tục, hoặc vấn đề liên quan không quan trọng thường không được coi là trách nhiệm quản lý, như thực hiện một giao dịch đã được Ban Giám đốc ủy quyền hoặc giám sát thời hạn nộp báo cáo theo quy định của pháp luật và tư vấn cho khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo về các thời hạn này. Ngoài ra việc tư vấn và khuyến nghị để hỗ trợ Ban Giám đốc trong việc thực hiện trách nhiệm quản lý của mình sẽ không được coi là trách nhiệm quản lý của Ban Giám đốc. 291.144 Trường hợp doanh nghiệp kiểm toán thực hiện trách nhiệm quản lý đối với khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo có thể làm phát sinh nguy cơ đe dọa tính độc lập. Nếu doanh nghiệp kiểm toán phải thực hiện trách nhiệm quản lý cho một khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo như là một phần của dịch vụ đảm bảo, thì sẽ làm phát sinh nguy cơ nghiêm trọng tới mức không biện pháp bảo vệ nào có thể làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Theo đó, khi cung cấp dịch vụ đảm bảo cho khách hàng, doanh nghiệp kiểm toán không được thực hiện trách nhiệm quản lý như là một phần của dịch vụ đảm bảo. Nếu doanh nghiệp kiểm toán thực hiện trách nhiệm quản lý như là một phần của bất kỳ một dịch vụ nào khác cung cấp cho khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo, doanh nghiệp kiểm toán phải đảm bảo chắc chắn rằng trách nhiệm này không liên quan đến đối tượng dịch vụ đảm bảo và thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo trong hợp đồng dịch vụ đảm bảo. 291.145 Để tránh rủi ro khi thực hiện trách nhiệm quản lý liên quan đến đối tượng dịch vụ đảm bảo hoặc đến thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo, doanh nghiệp kiểm toán phải đảm bảo rằng một thành viên Ban Giám đốc của khách hàng phải chịu trách nhiệm: (i) Đưa ra xét đoán và quyết định quan trọng thuộc phạm vi trách nhiệm của Ban Giám đốc, (ii) Đánh giá kết quả của dịch vụ, và (iii) Chịu trách nhiệm về các hành động phát sinh từ kết quả của dịch vụ đó. Điều này giúp doanh nghiệp kiểm toán tránh được rủi ro của việc đưa ra các quyết định và xét đoán quan trọng thay cho khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo. Rủi ro này sẽ giảm hơn nữa khi doanh nghiệp kiểm toán để khách hàng tự đánh giá và quyết định dựa trên các phân tích khách quan, minh bạch của doanh nghiệp kiểm toán. Các vấn đề khác cần xem xét 291.146 Nguy cơ đe dọa tính độc lập có thể phát sinh khi doanh nghiệp kiểm toán cung cấp dịch vụ phi đảm bảo liên quan đến thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo. Khi đó, doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ liên quan của mình đến thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo, và phải quyết định liệu có thể làm giảm nguy cơ tự kiểm tra xuống mức có thể chấp nhận được bằng cách áp dụng các biện pháp bảo vệ hay không. 291.147 Nguy cơ tự kiểm tra có thể phát sinh nếu doanh nghiệp kiểm toán tham gia vào việc chuẩn bị các thông tin mà sau này trở thành thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo của hợp đồng dịch vụ đảm bảo. Ví dụ, nguy cơ tự kiểm tra sẽ phát sinh nếu doanh nghiệp kiểm toán phát triển và lập các thông tin tài chính trong tương lai rồi sau đó cung cấp dịch vụ đảm bảo cho chính những thông tin này. Do vậy, doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của bất kỳ nguy cơ tự kiểm tra nào phát sinh do việc cung cấp các dịch vụ như vậy và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. 291.148 Khi doanh nghiệp kiểm toán thực hiện dịch vụ định giá và kết quả định giá này là một phần trong thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo, doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của nguy cơ tự kiểm tra có thể phát sinh và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ này xuống mức có thể chấp nhận được. Phí dịch vụ Phí dịch vụ lớn 291.149 Khi tổng mức phí dịch vụ từ một khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo chiếm một phần lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp kiểm toán, sự phụ thuộc và mối lo ngại về việc mất khách hàng đó sẽ làm phát sinh nguy cơ do tư lợi hoặc nguy cơ bị đe dọa. Mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ đó phụ thuộc vào các yếu tố như: (1) Cơ cấu hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán; (2) Liệu doanh nghiệp kiểm toán mới được thành lập hay đã hoạt động ổn định; (3) Tầm quan trọng của khách hàng đối với doanh nghiệp kiểm toán, xét về mặt định lượng và/hoặc định tính. Doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của nguy cơ và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về các biện pháp bảo vệ gồm: (1) Giảm sự phụ thuộc vào khách hàng; (2) Soát xét kiểm soát chất lượng độc lập; hoặc (3) Tham khảo ý kiến tư vấn của bên thứ ba, như tổ chức nghề nghiệp hoặc kiểm toán viên hành nghề về các xét đoán quan trọng. 291.150 Nguy cơ do tư lợi hay nguy cơ bị đe dọa cũng có thể phát sinh khi phí dịch vụ từ một khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo chiếm một phần lớn trong tổng doanh thu từ các khách hàng của một thành viên Ban Giám đốc. Doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của nguy cơ và phải áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về biện pháp bảo vệ như vậy là cử một kiểm toán viên chuyên nghiệp không phải là thành viên trong nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo soát xét lại công việc hoặc tư vấn khi cần. Phí quá hạn 291.151 Nguy cơ do tư lợi có thể phát sinh nếu khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo vẫn chưa thanh toán phí trong một thời gian dài, đặc biệt nếu không thanh toán một phần lớn phí trước khi phát hành báo cáo dịch vụ đảm bảo cho kỳ tiếp theo. Thông thường doanh nghiệp kiểm toán yêu cầu thanh toán phí trước khi phát hành báo cáo dịch vụ đảm bảo. Nếu phí dịch vụ đảm bảo vẫn chưa được thanh toán sau khi đã phát hành báo cáo dịch vụ đảm bảo, doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá sự tồn tại và mức độ nghiêm trọng của bất kỳ nguy cơ nào và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ về biện pháp bảo vệ là mời một kiểm toán viên chuyên nghiệp không tham gia vào hợp đồng dịch vụ đảm bảo đưa ra ý kiến tư vấn hoặc soát xét lại công việc đã được thực hiện. Doanh nghiệp kiểm toán phải xác định liệu phí quá hạn có thể được coi là tương đương với một khoản cho khách hàng vay hay không, và liệu rằng do mức độ trọng yếu của khoản phí quá hạn này thì doanh nghiệp kiểm toán có được tiếp tục hợp đồng dịch vụ đảm bảo hoặc tái bổ nhiệm hay không. Phí tiềm tàng 291.152 Phí tiềm tàng là phí dịch vụ được xác định phụ thuộc vào kết quả của giao dịch hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp kiểm toán thực hiện và dựa trên cơ sở được thỏa thuận trước. Trong Chương này, mức phí do tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác ấn định không được coi là phí tiềm tàng. 291.153 Phí tiềm tàng của một hợp đồng dịch vụ đảm bảo được doanh nghiệp kiểm toán tính trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một bên trung gian phụ thuộc vào kết quả dịch vụ đảm bảo sẽ làm phát sinh nguy cơ do tư lợi nghiêm trọng đến mức không có biện pháp bảo vệ nào có thể giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Do đó, doanh nghiệp kiểm toán không được ký kết thỏa thuận phí dịch vụ đảm bảo theo cách tính phí tiềm tàng. 291.154 Phí tiềm tàng của một dịch vụ phi đảm bảo cho một khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo được doanh nghiệp kiểm toán tính trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một bên trung gian cũng có thể làm phát sinh nguy cơ do tư lợi. Nếu kết quả của dịch vụ phi đảm bảo, và theo đó là mức phí, phụ thuộc vào một xét đoán hiện tại hoặc tương lai về một vấn đề có liên quan trọng yếu đến thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo, thì sẽ không có biện pháp bảo vệ nào có thể làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Do đó, doanh nghiệp kiểm toán không được ký kết những thỏa thuận về phí như vậy. 291.155 Đối với các thỏa thuận tính phí tiềm tàng do doanh nghiệp kiểm toán tính cho một dịch vụ phi đảm bảo cung cấp cho khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo, sự tồn tại và mức độ nghiêm trọng của bất kỳ nguy cơ nào sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như: (1) Khoảng phí tiềm tàng (ví dụ: phí và tỷ lệ % của kết quả); (2) Liệu có một cơ quan có thẩm quyền nào có quyền định đoạt kết quả của vấn đề mà khoản phí tiềm tàng được tính dựa trên kết quả đó hay không; (3) Nội dung của dịch vụ; (4) Ảnh hưởng của sự kiện hoặc giao dịch đối với đối tượng dịch vụ đảm bảo. Doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của bất kỳ nguy cơ nào và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được, ví dụ: (1) Cử một kiểm toán viên chuyên nghiệp khác soát xét phần việc có liên quan hoặc đưa ra ý kiến tư vấn khi cần thiết; hoặc (2) Sử dụng chuyên gia không phải là thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo để thực hiện dịch vụ phi đảm bảo. Quà tặng và ưu đãi 291.156 Việc chấp nhận quà tặng hoặc ưu đãi từ một khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo có thể làm phát sinh nguy cơ do tư lợi và nguy cơ từ sự quen thuộc. Nếu một doanh nghiệp kiểm toán hoặc thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo chấp nhận quà tặng hoặc ưu đãi, trừ khi giá trị không đáng kể, các nguy cơ phát sinh sẽ nghiêm trọng đến mức không có biện pháp bảo vệ nào có thể làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Do đó, doanh nghiệp kiểm toán hoặc thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo không được chấp nhận quà tặng hoặc ưu đãi đó. Tranh chấp hoặc nguy cơ xảy ra tranh chấp pháp lý 291.157 Khi xảy ra hoặc có khả năng xảy ra kiện tụng, tranh chấp giữa doanh nghiệp kiểm toán hoặc một thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo với khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo, nguy cơ do tư lợi và nguy cơ bị đe dọa sẽ phát sinh. Mối quan hệ giữa Ban Giám đốc của khách hàng và các thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo phải dựa trên nguyên tắc hoàn toàn vô tư công khai về tất cả các mặt hoạt động kinh doanh của khách hàng. Khi doanh nghiệp kiểm toán và Ban Giám đốc của khách hàng rơi vào tình thế đối đầu do xảy ra kiện tụng, tranh chấp hoặc có nguy cơ xảy ra kiện tụng, tranh chấp, ảnh hưởng đến việc Ban Giám đốc sẵn sàng công khai đầy đủ các thông tin cần thiết thì nguy cơ do tư lợi và nguy cơ bị đe dọa sẽ phát sinh. Mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ này phụ thuộc vào các yếu tố như: (1) Mức trọng yếu của vụ kiện tụng, tranh chấp; (2) Liệu vụ kiện tụng, tranh chấp có liên quan đến một hợp đồng dịch vụ đảm bảo trước đây hay không. Doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được, ví dụ: (1) Rút thành viên ra khỏi nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo nếu vụ kiện tụng, tranh chấp có liên quan đến thành viên đó; hoặc (2) Cử một kiểm toán viên chuyên nghiệp khác soát xét công việc đã thực hiện. Nếu các biện pháp bảo vệ không làm giảm các nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được, biện pháp thích hợp duy nhất là rút khỏi hoặc từ chối thực hiện hợp đồng dịch vụ đảm bảo. HƯỚNG DẪN ĐOẠN 291.102 CHUẨN MỰC NÀY Áp dụng Chương 291 đối với dịch vụ đảm bảo không phải là dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính Phần này đưa ra hướng dẫn về việc áp dụng các yêu cầu về tính độc lập quy định tại Chương 291 đối với dịch vụ đảm bảo không phải là dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính. Phần hướng dẫn áp dụng này tập trung vào các vấn đề thường gặp trong thực tế khi thực hiện dịch vụ đảm bảo không phải dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính. Quy định tại Chương 291 là phù hợp để xem xét các yêu cầu đối với tính độc lập cho tất cả các hợp đồng dịch đảm bảo. Ví dụ, đoạn 291.3 quy định doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá nguy cơ mà họ có cơ sở để tin rằng nguy cơ đó phát sinh từ các lợi ích và mối quan hệ của một công ty mạng lưới, hoặc một bên liên quan của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo có ảnh hưởng đến tính độc lập, nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo phải xem xét cả bên liên quan đó trong quá trình đánh giá các nguy cơ đe dọa tính độc lập đồng thời áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết. Những vấn đề này không được hướng dẫn một cách cụ thể trong phần này. Như quy định tại Khuôn khổ Việt Nam về hợp đồng dịch vụ đảm bảo, trong một dịch vụ đảm bảo, kiểm toán viên hành nghề phải đưa ra kết luận nhằm làm tăng độ tin cậy của các đối tượng sử dụng không phải là bên chịu trách nhiệm về kết quả của việc đánh giá hoặc đo lường đối tượng dịch vụ đảm bảo dựa trên các tiêu chí. Hợp đồng dịch vụ đảm bảo chứng thực Trong dịch vụ đảm bảo chứng thực, việc đánh giá hoặc đo lường đối tượng dịch vụ đảm bảo do bên chịu trách nhiệm thực hiện, và thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo được trình bày dưới dạng một khẳng định mà bên chịu trách nhiệm công bố cho các đối tượng sử dụng. Trong dịch vụ đảm bảo chứng thực, doanh nghiệp kiểm toán phải độc lập với bên chịu trách nhiệm - là bên có trách nhiệm đối với thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo, và có thể là đối với cả chính đối tượng dịch vụ đảm bảo đó. Trong dịch vụ đảm bảo chứng thực mà bên chịu trách nhiệm chỉ có trách nhiệm đối với thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo chứ không có trách nhiệm đối với đối tượng dịch vụ đảm bảo đó, thì doanh nghiệp kiểm toán phải độc lập với bên chịu trách nhiệm. Thêm vào đó, doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá đối với bất kỳ nguy cơ nào mà doanh nghiệp kiểm toán có cơ sở để tin rằng nguy cơ đó phát sinh do lợi ích và mối quan hệ giữa một thành viên nhóm thực hiện dịch vụ, doanh nghiệp kiểm toán, công ty mạng lưới và bên chịu trách nhiệm về đối tượng dịch vụ đảm bảo. Hợp đồng dịch vụ đảm bảo trực tiếp Trong dịch vụ đảm bảo trực tiếp, kiểm toán viên hành nghề trực tiếp thực hiện việc đánh giá hoặc đo lường đối tượng dịch vụ đảm bảo hoặc thu thập giải trình từ bên chịu trách nhiệm thực hiện đánh giá hoặc đo lường đối tượng dịch vụ đảm bảo, mà kết quả đánh giá hoặc đo lường đó không được công bố cho đối tượng sử dụng. Thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo chỉ được cung cấp cho đối tượng sử dụng trong báo cáo dịch vụ đảm bảo. Trong dịch vụ đảm bảo trực tiếp, doanh nghiệp kiểm toán phải độc lập với bên chịu trách nhiệm là bên chịu trách nhiệm về đối tượng dịch vụ đảm bảo. Nhiều bên chịu trách nhiệm Trong cả dịch vụ đảm bảo chứng thực và dịch vụ đảm bảo trực tiếp, có thể có nhiều hơn một bên chịu trách nhiệm. Ví dụ, kiểm toán viên hành nghề có thể được mời thực hiện dịch vụ đảm bảo về số liệu phát hành hàng tháng của một số tờ báo độc lập. Dịch vụ này có thể được cơ cấu dưới dạng một dịch vụ đảm bảo chứng thực khi mỗi tòa báo thống kê số lượng phát hành riêng của mình và trình bày số liệu đó dưới dạng một báo cáo rồi cung cấp cho đối tượng sử dụng. Theo một cách khác, dịch vụ này có thể được cơ cấu dưới dạng dịch vụ đảm bảo trực tiếp khi không có báo cáo và có hoặc không có giải trình bằng văn bản từ các tòa báo. Trong các dịch vụ như vậy, khi quyết định liệu có cần thiết phải áp dụng các quy định trong Chương 291 cho từng bên chịu trách nhiệm hay không, doanh nghiệp kiểm toán nên xem xét liệu lợi ích hoặc mối quan hệ giữa doanh nghiệp kiểm toán hoặc thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo với bên chịu trách nhiệm cụ thể có thể làm phát sinh nguy cơ đáng kể đe dọa tính độc lập hay không. Doanh nghiệp kiểm toán phải cân nhắc: (a) Mức độ trọng yếu của thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo (hoặc của đối tượng dịch vụ đảm bảo) mà bên chịu trách nhiệm đó chịu trách nhiệm; (b) Lợi ích của công chúng liên quan đến dịch vụ đảm bảo đó. Nếu doanh nghiệp kiểm toán xác định rằng nguy cơ đe dọa tính độc lập phát sinh từ các mối quan hệ như vậy với bên chịu trách nhiệm đó là nhỏ và không quan trọng thì không nhất thiết phải áp dụng toàn bộ các quy định trong Chương này đối với bên chịu trách nhiệm đó. Ví dụ Ví dụ sau được đưa ra để minh họa cho việc áp dụng các quy định của Chương 291 với giả thiết rằng khách hàng không đồng thời là khách hàng sử dụng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp kiểm toán hay công ty mạng lưới. Doanh nghiệp kiểm toán thực hiện dịch vụ đảm bảo đối với trữ lượng dầu thực tế của 10 công ty độc lập. Từng công ty đã tiến hành khảo sát kỹ thuật và địa chất để xác định trữ lượng của họ (đối tượng dịch vụ đảm bảo). Các tiêu chí đã được thiết lập để xác định thế nào là trữ lượng thực tế và các tiêu chí này đã được kiểm toán viên hành nghề xác định là phù hợp với dịch vụ đảm bảo. Trữ lượng thực tế của mỗi doanh nghiệp tại ngày 31 tháng 12 năm 20x0 như sau: Đơn vị tính: 1000 thùng Trữ lượng dầu thực tế Trữ lượng dầu thực tế Công ty 1 5.200 Công ty 6 39.126 Công ty 2 725 Công ty 7 345 Công ty 3 3.260 Công ty 8 175 Công ty 4 15.000 Công ty 9 24.135 Công ty 5 6.700 Công ty 10 9.635 Tổng 104.301 Hợp đồng dịch vụ đảm bảo có thể được cơ cấu theo các cách khác nhau: Hợp đồng dịch vụ đảm bảo chứng thực A1 Mỗi công ty đo trữ lượng của mình và cung cấp báo cáo cho doanh nghiệp kiểm toán và cho đối tượng sử dụng; hoặc A2 Một tổ chức độc lập đo trữ lượng của các công ty này và cung cấp báo cáo cho doanh nghiệp kiểm toán và cho đối tượng sử dụng. Hợp đồng dịch vụ đảm bảo trực tiếp D1 Mỗi công ty đo trữ lượng của mình và cung cấp cho doanh nghiệp kiểm toán giải trình bằng văn bản rằng công ty đã đo trữ lượng dựa trên các tiêu chí đã được thiết lập để đo lường trữ lượng thực tế. Giải trình này không được công bố cho đối tượng sử dụng hoặc; D2 Doanh nghiệp kiểm toán trực tiếp đo trữ lượng của một vài công ty. Áp dụng phương pháp tiếp cận A1 Mỗi công ty đo trữ lượng của mình và cung cấp báo cáo cho doanh nghiệp kiểm toán và cho đối tượng sử dụng Có nhiều bên chịu trách nhiệm trong hợp đồng này (10 công ty). Khi xác định liệu có cần áp dụng các quy định về tính độc lập với tất cả các công ty hay không, doanh nghiệp kiểm toán có thể xem xét liệu lợi ích hoặc mối quan hệ với từng công ty cụ thể có thể làm phát sinh nguy cơ đe dọa tính độc lập vượt quá mức có thể chấp nhận được hay không. Doanh nghiệp kiểm toán sẽ xem xét các yếu tố như: • Mức độ trọng yếu của trữ lượng thực tế của từng công ty trên tổng trữ lượng báo cáo; • Lợi ích của công chúng liên quan đến hợp đồng (xem quy định tại đoạn 291.28 Chuẩn mực này). Ví dụ, công ty 8 chiếm 0,17% tổng trữ lượng, vì vậy lợi ích và mối quan hệ kinh doanh với công ty 8 sẽ làm phát sinh ít nguy cơ hơn so với mối quan hệ tương tự đối với công ty 6, công ty chiếm tới gần 37,5% tổng trữ lượng. Sau khi xác định được các công ty cần áp dụng các yêu cầu về tính độc lập, nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo và doanh nghiệp kiểm toán được yêu cầu phải độc lập với các bên chịu trách nhiệm đó và các bên này sẽ được coi là khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo (đoạn 291.28 Chuẩn mực này). A2 Một tổ chức độc lập đo trữ lượng của các công ty và cung cấp báo cáo cho doanh nghiệp kiểm toán và cho đối tượng sử dụng Doanh nghiệp kiểm toán phải độc lập với tổ chức đo trữ lượng và cung cấp các báo cáo cho doanh nghiệp kiểm toán và cho đối tượng sử dụng (xem quy định tại đoạn 291.19 Chuẩn mực này). Tổ chức này không chịu trách nhiệm về đối tượng dịch vụ đảm bảo và vì thế, doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá bất kỳ nguy cơ nào mà doanh nghiệp kiểm toán có cơ sở để tin rằng nguy đó có thể phát sinh từ các lợi ích/ mối quan hệ với bên chịu trách nhiệm về đối tượng dịch vụ đảm bảo (đoạn 291.19 Chuẩn mực này). Có nhiều bên chịu trách nhiệm về đối tượng dịch vụ đảm bảo ở trong hợp đồng này (10 công ty). Như đã đề cập ở ví dụ A1 bên trên, doanh nghiệp kiểm toán có thể xem xét liệu lợi ích hoặc mối quan hệ với từng công ty cụ thể có thể làm phát sinh nguy cơ đe dọa tính độc lập vượt quá mức có thể chấp nhận được hay không. D1 Mỗi công ty đo trữ lượng của mình và cung cấp cho doanh nghiệp kiểm toán giải trình bằng văn bản rằng công ty đã đo trữ lượng dựa trên các tiêu chí đã được thiết lập để đo lường trữ lượng thực tế. Giải trình này không được công bố cho đối tượng sử dụng Có nhiều bên chịu trách nhiệm trong hợp đồng này (10 công ty). Khi xác định liệu có cần áp dụng các quy định về tính độc lập với tất cả các công ty hay không, doanh nghiệp kiểm toán có thể xem xét liệu lợi ích hoặc mối quan hệ với từng công ty cụ thể có thể làm phát sinh nguy cơ đe dọa tính độc lập vượt quá mức có thể chấp nhận được hay không. Doanh nghiệp sẽ xem xét các yếu tố như: • Mức độ trọng yếu của trữ lượng thực tế của từng công ty trên tổng trữ lượng báo cáo; • Lợi ích của công chúng với hợp đồng (xem quy định đoạn 291.28 Chuẩn mực này). Ví dụ, công ty 8 chiếm 0,17% tổng trữ lượng, vì vậy lợi ích và mối quan hệ kinh doanh với công ty 8 sẽ tạo ra ít nguy cơ hơn so với mối quan hệ tương tự đối với công ty 6, công ty chiếm tới gần 37,5% tổng trữ lượng. Sau khi xác định được các công ty cần áp dụng các yêu cầu về tính độc lập, nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo và doanh nghiệp kiểm toán được yêu cầu phải độc lập với các bên chịu trách nhiệm đó và các bên này sẽ được coi là khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo (đoạn 291.28 Chuẩn mực này). D2 Doanh nghiệp kiểm toán trực tiếp đo trữ lượng của một vài công ty Áp dụng giống như ví dụ D1 nói trên. Phần C ÁP DỤNG CHO KẾ TOÁN VIÊN, KIỂM TOÁN VIÊN CHUYÊN NGHIỆP TRONG DOANH NGHIỆP CHƯƠNG 300 - Giới thiệu 300.1 Phần C của Chuẩn mực này quy định việc áp dụng khuôn khổ quy định tại Phần A trong các trường hợp cụ thể đối với kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp. Phần này không quy định tất cả các tình huống cũng như các mối quan hệ làm phát sinh hoặc có thể làm phát sinh nguy cơ ảnh hưởng đến việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản mà kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp có thể gặp phải. Vì vậy, kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp được khuyến khích chú ý đến những tình huống cũng như những mối quan hệ tương tự. 300.2 Các nhà đầu tư, nhà cung cấp, chủ doanh nghiệp và những đối tượng khác trong cộng đồng kinh doanh cũng như chính phủ và công chúng đều có thể tin dùng công việc của kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp. Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp có thể phải chịu trách nhiệm một cách độc lập hoặc liên đới về việc lập và trình bày báo cáo tài chính và các thông tin khác mà doanh nghiệp, tổ chức và bên thứ ba sử dụng. Họ cũng có thể phải chịu trách nhiệm đối với việc quản lý tài chính hiệu quả và các ý kiến tư vấn về các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh. 300.3 Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp có thể là người làm thuê, thành viên Ban Giám đốc, Giám đốc điều hành hoặc không tham gia điều hành doanh nghiệp, Chủ doanh nghiệp kiêm Giám đốc, tình nguyện viên hay một cá nhân làm việc cho một hoặc nhiều tổ chức. Hình thức pháp lý của mối quan hệ với doanh nghiệp hoặc tổ chức sử dụng lao động, nếu có, không ảnh hưởng tới trách nhiệm về đạo đức nghề nghiệp của họ. 300.4 Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp có trách nhiệm góp phần thực hiện các mục tiêu chính đáng của doanh nghiệp, tổ chức đó. Chuẩn mực này không cản trở kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp trong việc hoàn thành các trách nhiệm đó, mà chỉ quy định các tình huống mà trong đó các nguyên tắc đạo đức cơ bản có thể bị vi phạm. 300.5 Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp có thể nắm giữ vị trí cấp cao trong doanh nghiệp, tổ chức đó. Vị trí càng cao thì họ càng có nhiều khả năng và cơ hội để gây ảnh hưởng đến các sự kiện, thông lệ và thái độ. Do đó, kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ phát triển văn hóa doanh nghiệp dựa trên cơ sở đạo đức nghề nghiệp, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng mà lãnh đạo cấp cao đặt vào hành vi ứng xử có đạo đức. 300.6 Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp không được tham gia vào các hoạt động kinh doanh, công việc, hoạt động làm tổn hại hoặc có thể làm tổn hại đến tính chính trực, tính khách quan hoặc uy tín nghề nghiệp và vì vậy dẫn đến việc không tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản. 300.7 Việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản có thể bị đe dọa bởi rất nhiều tình huống và các mối quan hệ. Các nguy cơ được phân nhóm như sau: (a) Nguy cơ do tư lợi; (b) Nguy cơ tự kiểm tra; (c) Nguy cơ về sự bào chữa; (d) Nguy cơ từ sự quen thuộc; (e) Nguy cơ bị đe dọa. Các nguy cơ này được quy định chi tiết tại Phần A của Chuẩn mực này. 300.8 Ví dụ về các tình huống có thể làm phát sinh nguy cơ do tư lợi cho kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp bao gồm: (1) Nắm giữ lợi ích tài chính trong doanh nghiệp, hoặc nhận khoản vay hay bảo lãnh từ doanh nghiệp, tổ chức mà mình đang làm việc; (2) Tham gia vào các thỏa thuận về lương, thưởng với doanh nghiệp, tổ chức mà mình đang làm việc; (3) Sử dụng tài sản của doanh nghiệp, tổ chức cho mục đích cá nhân; (4) Lo lắng về sự ổn định của công việc; (5) Áp lực kinh doanh đến từ bên ngoài doanh nghiệp, tổ chức mà mình đang làm việc. 300.9 Ví dụ về tình huống có thể làm phát sinh nguy cơ tự kiểm tra là khi kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp phải quyết định phương pháp hạch toán kế toán phù hợp cho giao dịch hợp nhất kinh doanh sau khi chính mình đã thực hiện nghiên cứu khả thi làm cơ sở cho việc quyết định thực hiện giao dịch mua đó. 300.10 Khi góp phần thực hiện các mục tiêu chính đáng của doanh nghiệp, tổ chức nơi mình làm việc, kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp có thể quảng bá vị thế của tổ chức đó, với điều kiện lời quảng bá không được sai sự thật và không được gây hiểu nhầm. Nhìn chung, những việc như vậy thường không làm phát sinh nguy cơ về sự bào chữa. 300.11 Ví dụ về các tình huống có thể làm phát sinh nguy cơ từ sự quen thuộc bao gồm: (1) Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp chịu trách nhiệm báo cáo thông tin tài chính, trong khi, thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp hoặc gần gũi của họ cũng làm ở doanh nghiệp, tổ chức đó chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định có ảnh hưởng đến việc báo cáo thông tin tài chính đó; (2) Có mối liên hệ lâu dài với các cá nhân có khả năng ảnh hưởng đến các quyết định kinh doanh; (3) Nhận quà tặng hay ưu đãi, trừ khi giá trị của nó là không đáng kể. 300.12 Ví dụ về các tình huống có thể làm phát sinh nguy cơ bị đe dọa bao gồm: (1) Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp hoặc thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp hay gần gũi của họ bị đe dọa cho thôi việc hay chuyển công tác khác do bất đồng về việc áp dụng nguyên tắc kế toán hay cách thức báo cáo thông tin tài chính; (2) Một cá nhân có khả năng chi phối gây ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định, ví dụ, trong việc quyết định ký kết hợp đồng hay việc áp dụng một nguyên tắc kế toán. 300.13 Các biện pháp bảo vệ có thể loại trừ hoặc làm các giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được gồm hai nhóm sau: (a) Các biện pháp bảo vệ do pháp luật, cơ quan quản lý hoặc tổ chức nghề nghiệp quy định; (b) Các biện pháp bảo vệ trong môi trường làm việc. Ví dụ về các biện pháp bảo vệ do pháp luật, cơ quan quản lý hoặc tổ chức nghề nghiệp quy định chi tiết tại đoạn 100.14 thuộc Phần A của Chuẩn mực này. 300.14 Các biện pháp bảo vệ trong môi trường làm việc bao gồm: (1) Hệ thống giám sát doanh nghiệp hoặc cơ chế giám sát khác của doanh nghiệp, tổ chức nơi kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp làm việc; (2) Các quy tắc đạo đức và hành vi ứng xử của doanh nghiệp, tổ chức; (3) Thủ tục tuyển dụng của doanh nghiệp, tổ chức nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuyển dụng nhân viên có năng lực và phẩm chất; (4) Hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ; (5) Các biện pháp kỷ luật thích hợp; (6) Phong cách lãnh đạo chú trọng vào việc ứng xử có đạo đức và kỳ vọng vào việc nhân viên sẽ hành động một cách có đạo đức; (7) Các chính sách và thủ tục nhằm thực hiện và theo dõi chất lượng, hiệu quả công việc của nhân viên; (8) Trao đổi kịp thời với tất cả nhân viên về các chính sách và thủ tục của doanh nghiệp, tổ chức, kể cả những thay đổi (nếu có), và có các chương trình đào tạo phù hợp về các chính sách và thủ tục đó; (9) Các chính sách và thủ tục nhằm trao quyền và khuyến khích nhân viên trao đổi thông tin với các cấp lãnh đạo cao hơn trong doanh nghiệp, tổ chức về bất cứ vấn đề đạo đức nào khiến họ quan ngại mà không sợ bị trù dập; (10) Tham khảo ý kiến tư vấn của kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phù hợp khác. 300.15 Trường hợp kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp tin rằng các hành vi và ứng xử vi phạm đạo đức nghề nghiệp của các nhân viên khác sẽ còn tiếp diễn trong doanh nghiệp, tổ chức nơi mình làm việc, thì kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp có thể cân nhắc việc tham khảo ý kiến của chuyên gia tư vấn pháp luật. Trường hợp nghiêm trọng, khi toàn bộ các biện pháp bảo vệ có thể thực hiện đều không hiệu quả và không thể làm giảm các nguy cơ xuống mức có thể chấp nhận được, kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp có thể cân nhắc xin thôi việc. CHƯƠNG 310 - Xung đột về lợi ích 310.1 Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp có thể gặp phải xung đột về lợi ích trong khi thực hiện hoạt động chuyên môn. Xung đột về lợi ích có thể làm phát sinh nguy cơ ảnh hưởng đến tính khách quan và các nguyên tắc đạo đức cơ bản khác. Các nguy cơ có thể phát sinh khi: (1) Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp thực hiện hoạt động chuyên môn liên quan đến một vấn đề cụ thể cho hai hoặc nhiều bên bị xung đột về lợi ích liên quan đến vấn đề trên; hoặc (2) Lợi ích của kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp liên quan đến một vấn đề cụ thể trong hoạt động chuyên môn bị xung đột với lợi ích của bên có liên quan đến hoạt động chuyên môn mà kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp thực hiện. Bên bị xung đột lợi ích nói trên có thể là doanh nghiệp, tổ chức nơi kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp làm việc, nhà cung cấp, khách hàng, bên cho vay, cổ đông hoặc các bên khác. Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp không được để xung đột về lợi ích làm ảnh hưởng đến xét đoán chuyên môn hoặc quyết định kinh doanh của mình. 310.2 Ví dụ về các trường hợp có thể làm phát sinh xung đột về lợi ích, khi kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp: (1) Nắm giữ vị trí thành viên Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị của hai doanh nghiệp, tổ chức và thu thập thông tin bảo mật từ doanh nghiệp này để đem lại lợi ích hoặc gây bất lợi cho doanh nghiệp kia; (2) Thực hiện hoạt động chuyên môn cho một trong hai bên góp vốn vào công ty hợp danh mà kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp đang làm việc để giúp họ giải thể công ty hợp danh đó; (3) Lập và trình bày thông tin tài chính cho một số thành viên Ban Giám đốc của doanh nghiệp, tổ chức mà kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp đang làm việc và các thành viên đó đang tiến hành mua toàn bộ hoặc một phần sở hữu đủ để giành quyền kiểm soát doanh nghiệp; (4) Chịu trách nhiệm lựa chọn nhà cung cấp cho doanh nghiệp, tổ chức mà kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp đang làm việc trong khi một thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp đó có thể hưởng lợi ích tài chính từ giao dịch này; (5) Nắm giữ vai trò như một thành viên Ban quản trị trong doanh nghiệp, tổ chức mà họ đang làm việc, và đang xem xét phê duyệt các khoản đầu tư nhất định cho doanh nghiệp mà các khoản đầu tư này sẽ làm tăng giá trị danh mục đầu tư cá nhân của kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp hoặc thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp đó. 310.3 Trong quá trình xác định và đánh giá các lợi ích, các mối quan hệ có thể làm phát sinh xung đột về lợi ích, đồng thời thực hiện các biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ ảnh hưởng việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản xuống mức có thể chấp nhận được thì kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp phải sử dụng xét đoán chuyên môn và cảnh giác đối với tất cả những lợi ích và mối quan hệ mà một bên thứ ba phù hợp và có đầy đủ thông tin, sau khi xem xét các sự kiện và tình huống có sẵn cho kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp tại thời điểm đó, có thể kết luận rằng các lợi ích và các mối quan hệ đó có thể ảnh hưởng đến việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản. 310.4 Trong quá trình giải quyết xung đột về lợi ích, kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp được khuyến khích tham khảo hướng dẫn của doanh nghiệp, tổ chức mà họ đang làm việc hoặc từ các bên khác như tổ chức nghề nghiệp, chuyên gia tư vấn pháp luật hoặc từ kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp khác. Khi tiết lộ hoặc chia sẻ thông tin bên trong doanh nghiệp, tổ chức và tham khảo hướng dẫn của bên thứ ba, kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải luôn đảm bảo tuân thủ nguyên tắc đạo đức cơ bản về bảo mật thông tin. 310.5 Nếu nguy cơ phát sinh do xung đột về lợi ích lớn hơn mức có thể chấp nhận được, kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp bảo vệ nhằm loại trừ hoặc làm giảm ảnh hưởng của nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Nếu các biện pháp bảo vệ không thể làm giảm nguy cơ xuống mức có thể chấp nhận được thì kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải từ chối thực hiện hoặc ngừng thực hiện hoạt động chuyên môn mà hoạt động đó làm phát sinh xung đột về lợi ích; hoặc chấm dứt các mối quan hệ có liên quan hoặc từ bỏ các lợi ích có liên quan nhằm loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. 310.6 Khi xác định liệu xung đột về lợi ích có tồn tại hoặc có thể phát sinh hay không, kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục phù hợp để xác định: (1) Bản chất của các lợi ích và mối quan hệ giữa các bên liên quan đến hoạt động chuyên môn; (2) Bản chất của hoạt động chuyên môn và ảnh hưởng của hoạt động chuyên môn đó đối với các bên liên quan. Bản chất của hoạt động chuyên môn cũng như các lợi ích và mối quan hệ liên quan có thể thay đổi theo thời gian. Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải luôn cảnh giác với những sự thay đổi như vậy nhằm xác định các tình huống có thể làm phát sinh xung đột về lợi ích. 310.7 Nếu phát hiện xung đột về lợi ích, kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp phải đánh giá: (1) Tầm quan trọng của các lợi ích hoặc mối quan hệ có liên quan; (2) Mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ phát sinh do việc thực hiện hoạt động chuyên môn. Nhìn chung, hoạt động chuyên môn càng liên quan trực tiếp đến vấn đề làm phát sinh xung đột về lợi ích thì nguy cơ ảnh hưởng đến tính khách quan và việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản khác càng nghiêm trọng. 310.8 Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết nhằm loại trừ hoặc làm giảm các nguy cơ ảnh hưởng đến việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản do xung đột về lợi ích gây ra xuống mức có thể chấp nhận được. Tùy thuộc vào hoàn cảnh làm phát sinh xung đột về lợi ích, kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp bảo vệ sau: (1) Cơ cấu lại hoặc phân công lại trách nhiệm và nghĩa vụ cụ thể; (2) Thực hiện sự giám sát phù hợp, ví dụ, hoạt động dưới sự giám sát của một thành viên Ban Giám đốc; (3) Không tham gia quá trình ra quyết định có liên quan đến vấn đề làm phát sinh xung đột về lợi ích; (4) Tham khảo ý kiến tư vấn từ bên thứ ba như tổ chức nghề nghiệp, chuyên gia tư vấn pháp luật hoặc kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp khác. 310.9 Ngoài các biện pháp bảo vệ hướng dẫn tại đoạn 310.8, kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp cần phải cung cấp thông tin về bản chất của xung đột lợi ích cho các bên liên quan, bao gồm các cấp phù hợp trong doanh nghiệp, tổ chức mà kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp đang làm việc, và trong trường hợp cần thiết phải có các biện pháp bảo vệ nhằm làm giảm ảnh hưởng của nguy cơ xuống mức có thể chấp nhận được thì cần phải có sự chấp nhận của các bên đó để kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp thực hiện hoạt động chuyên môn của mình. Trong một số trường hợp, sự chấp nhận có thể được thể hiện thông qua thái độ của các bên liên quan khi kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp có đủ bằng chứng để kết luận rằng các bên đã biết về hoàn cảnh cụ thể của xung đột ngay từ đầu và đã chấp nhận hoặc không phản đối sự tồn tại của xung đột về lợi ích đó. 310.10 Khi việc cung cấp thông tin được thực hiện bằng lời hoặc sự chấp nhận cũng bằng lời hoặc thể hiện thông qua thái độ, kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp phải ghi chép và lưu lại trong tài liệu, hồ sơ về bản chất của tình huống làm phát sinh xung đột về lợi ích, các biện pháp bảo vệ đã được áp dụng để làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được và sự đồng ý của bên liên quan. 310.11 Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp có thể gặp phải các nguy cơ khác ảnh hưởng đến việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản, ví dụ khi phải lập hoặc báo cáo thông tin tài chính do áp lực không phù hợp từ các bên khác trong doanh nghiệp, tổ chức mà kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp đang làm việc hoặc do các mối quan hệ tài chính, kinh doanh hoặc cá nhân giữa doanh nghiệp đó và thành viên có mối quan hệ gia đình trực tiếp hoặc gần gũi với kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp, tổ chức đó. Chương 320 và 340 Chuẩn mực này quy định và hướng dẫn về các biện pháp xử lý đối với các nguy cơ đó. CHƯƠNG 320 – Lập và báo cáo thông tin 320.1 Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp thường tham gia vào việc lập và báo cáo thông tin có thể được công bố ra công chúng hoặc được đối tượng khác trong và ngoài doanh nghiệp sử dụng. Thông tin này có thể bao gồm thông tin tài chính hoặc thông tin quản lý, ví dụ, dự toán ngân sách, báo cáo tài chính, thông tin trao đổi và phân tích của Ban Giám đốc, thư giải trình của Ban Giám đốc cung cấp cho kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp phải lập hoặc trình bày thông tin một cách trung thực, hợp lý và phù hợp với các chuẩn mực nghề nghiệp và các quy định pháp lý có liên quan đến lập và trình bày thông tin để các thông tin này được hiểu đúng bản chất. 320.2 Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp chịu trách nhiệm lập hoặc phê duyệt báo cáo tài chính cho mục đích chung của doanh nghiệp phải đảm bảo rằng báo cáo tài chính đó được lập và trình bày phù hợp với các chuẩn mực và các quy định pháp lý có liên quan đến lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng. 320.3 Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp phù hợp để đảm bảo thông tin mà mình chịu trách nhiệm lập và trình bày phải: (a) Phản ảnh rõ ràng và đúng bản chất của các giao dịch kinh doanh, tài sản hoặc nợ phải trả; (b) Được phân loại và ghi chép thông tin một cách kịp thời và đúng đắn; (c) Được trình bày chính xác, trung thực và đầy đủ các sự kiện và giao dịch trên các khía cạnh trọng yếu. 320.4 Nguy cơ ảnh hưởng đến việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản, ví dụ, nguy cơ do tư lợi hoặc nguy cơ bị đe dọa làm ảnh hưởng tới tính chính trực, tính khách quan hoặc năng lực chuyên môn và tính thận trọng, có thể phát sinh khi kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp bị gây áp lực từ bên ngoài hay từ chính khả năng có thể thu lợi ích cá nhân, phải lập hoặc báo cáo thông tin một cách sai lệch hoặc liên quan đến thông tin sai lệch thông qua hành động của người khác. 320.5 Mức độ nghiêm trọng của nguy cơ phụ thuộc vào các yếu tố như nguồn gốc gây ra áp lực và văn hóa của doanh nghiệp mà kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp đang làm việc. Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp phải luôn tuân thủ nguyên tắc đạo đức cơ bản về tính chính trực, nguyên tắc này yêu cầu kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải thẳng thắn và trung thực trong tất cả các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh. Chương 340 Chuẩn mực này quy định và hướng dẫn về các nguy cơ phát sinh từ các thỏa thuận về lợi ích tài chính, tiền lương, tiền thưởng. 320.6 Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của nguy cơ và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm ảnh hưởng của các nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Các biện pháp bảo vệ này bao gồm việc tham khảo ý kiến từ lãnh đạo cấp trên, Ban kiểm soát, Ban quản trị của doanh nghiệp hoặc tổ chức nghề nghiệp có liên quan. 320.7 Trường hợp không thể làm giảm ảnh hưởng của các nguy cơ xuống mức có thể chấp nhận được, kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp phải từ chối không tham gia vào việc lập và trình bày thông tin mà kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp xác định là sai lệch. Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp có thể liên quan tới thông tin sai lệch mà không biết và nếu phát hiện ra điều này thì kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp bảo vệ để loại bỏ sự liên quan đến thông tin đó. Để xác định liệu có cần thiết phải báo cáo về các trường hợp này với bên thứ ba hay không, kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp cần tham khảo ý kiến chuyên gia tư vấn pháp luật. Ngoài ra, kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp có thể cân nhắc xin thôi việc. CHƯƠNG 330 - Hành động với đầy đủ kỹ năng chuyên môn 330.1 Nguyên tắc đạo đức cơ bản về năng lực chuyên môn và tính thận trọng đòi hỏi kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp làm việc trong doanh nghiệp, tổ chức chỉ được đảm nhận các trọng trách mà người đó có đủ năng lực và kinh nghiệm liên quan. Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp không được cố ý làm chủ doanh nghiệp hiểu nhầm về trình độ chuyên môn hay kinh nghiệm của mình, và phải tham khảo ý kiến tư vấn của chuyên gia phù hợp khi cần thiết. 330.2 Các tình huống có thể làm phát sinh nguy cơ ảnh hưởng đến năng lực chuyên môn và tính thận trọng của kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp làm việc trong doanh nghiệp, tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình gồm: (1) Khi người đó không có đủ thời gian để thực hiện hoặc hoàn thành nhiệm vụ; (2) Khi thông tin người đó cần để thực hiện nhiệm vụ là bị hạn chế hoặc không đầy đủ; (3) Khi người đó không đủ năng lực và thiếu kinh nghiệm; (4) Khi không có đủ nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ. 330.3 Mức độ nghiêm trọng của nguy cơ phụ thuộc vào các yếu tố như: (i) Mối quan hệ của kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp với các nhân viên khác; (ii) Cấp bậc của họ trong doanh nghiệp; và (iii) Mức độ giám sát và soát xét công việc. Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của nguy cơ và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được, ví dụ về các biện pháp bảo vệ gồm: (1) Cập nhật kiến thức hoặc tham khảo ý kiến tư vấn; (2) Đảm bảo đủ thời gian thực hiện nhiệm vụ được giao; (3) Tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người có trình độ chuyên môn phù hợp; (4) Khi cần, tham khảo ý kiến tư vấn từ: (i) Nhân sự cấp cao hơn trong doanh nghiệp, tổ chức; (ii) Chuyên gia độc lập; hoặc (iii) Tổ chức nghề nghiệp phù hợp. 330.4 Khi không thể loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ xuống mức có thể chấp nhận được, kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp phải quyết định liệu có từ chối thực hiện nhiệm vụ được giao hay không. Nếu kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp quyết định rằng việc từ chối là hợp lý thì phải trình bày rõ lý do từ chối. CHƯƠNG 340 - Lợi ích tài chính, tiền lương, tiền thưởng gắn với việc lập và trình bày báo cáo tài chính và ra quyết định 340.1 Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp có thể có lợi ích tài chính, bao gồm lợi ích phát sinh từ các thỏa thuận về tiền lương, tiền thưởng hoặc có thể biết về lợi ích tài chính của thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp hoặc gần gũi của họ mà trong một số trường hợp có thể làm phát sinh nguy cơ ảnh hưởng đến việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản. Ví dụ, nguy cơ do tư lợi ảnh hưởng đến tính khách quan hoặc tính bảo mật có thể phát sinh do sự tồn tại của động cơ và cơ hội làm sai lệch thông tin có độ nhạy về giá cả để có được lợi ích tài chính. Ví dụ về các trường hợp có thể làm phát sinh nguy cơ do tư lợi là khi kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp hoặc thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp hoặc gần gũi của họ: (1) Nắm giữ lợi ích tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp trong doanh nghiệp và giá trị của lợi ích tài chính đó có thể bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các quyết định do kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp đó đưa ra; (2) Được hưởng các khoản tiền thưởng dựa trên lợi nhuận và giá trị của khoản tiền thưởng đó có thể bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các quyết định do kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp đó đưa ra; (3) Nắm giữ trực tiếp hay gián tiếp quyền đối với cổ phiếu thưởng hoãn lại hoặc quyền chọn cổ phiếu trong doanh nghiệp mà giá trị của các quyền đó có thể bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các quyết định do kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp đó đưa ra; (4) Tham gia vào các thỏa thuận về lương thưởng, trong đó quy định các khoản tiền thưởng khi đạt được kết quả kinh doanh nhất định hoặc các khoản tiền thưởng cho nỗ lực tối đa hóa giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp, ví dụ, thông qua việc tham gia lập kế hoạch thưởng dài hạn gắn liền với việc đạt được các kết quả kinh doanh nhất định. 340.2 Nguy cơ về tư lợi phát sinh từ các thỏa thuận về tiền lương, tiền thưởng có thể được gia tăng dưới áp lực từ cấp trên hoặc đồng nghiệp trong tổ chức cùng tham gia vào thỏa thuận đó. Ví dụ, các thỏa thuận thường cho phép các bên tham gia được hưởng một lượng cổ phiếu của tổ chức theo mức giá tượng trưng hoặc miễn phí nếu như các tiêu chí về kết quả hoạt động kinh doanh cụ thể được thỏa mãn. Trong một số trường hợp, giá trị cổ phiếu thưởng có thể lớn hơn đáng kể so với mức lương của kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp. 340.3 Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp không được phép làm sai lệch thông tin hoặc sử dụng các thông tin bảo mật cho lợi ích cá nhân hoặc cho lợi ích tài chính của người khác. Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp nắm giữ vị trí càng cao thì khả năng và cơ hội tác động đến báo cáo tài chính và việc ra quyết định càng cao, áp lực làm sai lệch thông tin từ cấp trên và đồng nghiệp cũng càng lớn. Trong các trường hợp như vậy, kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp phải đặc biệt ý thức việc tuân thủ với nguyên tắc đạo đức về tính chính trực, nguyên tắc này yêu cầu kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải thẳng thắn và trung thực trong tất cả các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh. 340.4 Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của nguy cơ phát sinh từ lợi ích tài chính và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm các nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Trong quá trình đó, kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp phải đánh giá bản chất của lợi ích, bao gồm cả việc đánh giá tầm quan trọng của lợi ích. Yếu tố quyết định tầm quan trọng của lợi ích phụ thuộc vào hoàn cảnh của từng cá nhân. Ví dụ về các biện pháp bảo vệ gồm: (1) Có chính sách và thủ tục cho phép một ủy ban độc lập với Ban Giám đốc quyết định mức và hình thức tiền lương, tiền thưởng đối với lãnh đạo cấp cao; (2) Thông báo tất cả các lợi ích liên quan và kế hoạch thực hiện quyền hoặc mua bán cổ phiếu có liên quan với Ban quản trị doanh nghiệp, phù hợp với các chính sách nội bộ; (3) Tham khảo ý kiến tư vấn từ cấp trên trong doanh nghiệp, khi cần; (4) Tham khảo ý kiến tư vấn từ Ban quản trị doanh nghiệp hoặc tổ chức nghề nghiệp khi cần; (5) Thực hiện các thủ tục kiểm toán nội bộ hay kiểm toán độc lập; (6) Đào tạo, cập nhật kiến thức về đạo đức nghề nghiệp, các vấn đề pháp luật không cho phép và các quy định khác về giao dịch nội gián. CHƯƠNG 350 - Các ưu đãi Nhận các ưu đãi 350.1 Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp hoặc thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp hoặc gần gũi của họ có thể được đề nghị nhận ưu đãi. Ưu đãi có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như quà biếu, tặng, chiêu đãi, đối xử ưu ái, quan hệ bạn bè hay khách hàng thân thiết theo cách thức không phù hợp. 350.2 Việc nhận được các đề nghị ưu đãi có thể làm phát sinh các nguy cơ ảnh hưởng tới việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản. Khi kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp hoặc thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp hoặc gần gũi của họ được đề nghị nhận ưu đãi thì phải xem xét cẩn thận việc nhận ưu đãi này. Các nguy cơ do tư lợi làm ảnh hưởng đến tính khách quan hay tính bảo mật phát sinh khi khoản ưu đãi được đưa ra nhằm: (i) Cố gắng gây ảnh hưởng một cách không đúng hay không trung thực tới các hành động, quyết định; (ii) Khuyến khích các hành vi bất hợp pháp hay không trung thực; hoặc (iii) Có được thông tin mật. Nguy cơ bị đe dọa làm ảnh hưởng đến tính khách quan hay tính bảo mật phát sinh khi kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp hoặc thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp hoặc gần gũi của họ chấp nhận ưu đãi và sau đó bị đe dọa công bố chuyện nhận ưu đãi này nhằm hủy hoại danh tiếng của họ. 350.3 Sự tồn tại và mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ này phụ thuộc vào bản chất, giá trị và ý đồ ẩn sau đề nghị nhận ưu đãi. Nếu một bên thứ ba phù hợp và có đầy đủ thông tin, sau khi xem xét tất cả các sự kiện và tình huống cụ thể, cho rằng việc nhận ưu đãi này là không quan trọng và không nhằm mục đích khuyến khích các hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thì kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp có thể kết luận rằng ưu đãi được đưa ra là phù hợp với thông lệ kinh doanh và không có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đối với việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản. 350.4 Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để loại trừ hoặc làm giảm các nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Khi không thể loại trừ hoặc làm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được bằng việc áp dụng các biện pháp bảo vệ, thì kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp không được nhận các ưu đãi này. Các nguy cơ thực sự ảnh hưởng hoặc được cho là có ảnh hưởng tới việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản phát sinh không chỉ khi đã chấp nhận ưu đãi mà đôi khi còn phát sinh ngay cả khi lời đề nghị ưu đãi mới đưa ra. Khi đó, các biện pháp bảo vệ bổ sung cần được áp dụng. Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp phải đánh giá các nguy cơ phát sinh từ các đề nghị này và xem xét việc áp dụng ít nhất một trong số các biện pháp sau: (a) Thông báo cho cấp lãnh đạo cao hơn hoặc Ban quản trị doanh nghiệp, tổ chức nơi mình làm việc ngay khi nhận được các đề nghị ưu đãi; (b) Thông báo về đề nghị ưu đãi đó cho bên thứ ba như tổ chức nghề nghiệp hay doanh nghiệp nơi người đưa ra lời đề nghị làm việc. Tuy nhiên, kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp có thể cân nhắc tham khảo ý kiến chuyên gia tư vấn pháp luật trước khi thực hiện biện pháp này; (c) Thông báo cho thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp hoặc gần gũi của mình biết về các nguy cơ và các biện pháp bảo vệ liên quan trong trường hợp những người này đang có thể nhận được các ưu đãi, liên quan đến vị trí công việc của họ; (d) Thông báo cho cấp lãnh đạo cao hơn hoặc Ban quản trị doanh nghiệp nơi mình làm việc khi thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp hoặc gần gũi của mình làm việc cho đối thủ cạnh tranh hay nhà cung cấp tiềm năng của doanh nghiệp. Đưa ra các đề nghị ưu đãi 350.5 Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp có thể ở trong tình huống trong đó họ được kỳ vọng, hay chịu sức ép, phải đưa ra các đề nghị ưu đãi để tác động đến xét đoán hoặc quá trình ra quyết định của một cá nhân hay tổ chức, hoặc để lấy các thông tin mật. 350.6 Sức ép như vậy có thể xuất phát từ chính doanh nghiệp nơi họ làm việc, ví dụ từ đồng nghiệp hay cấp trên. Sức ép cũng có thể xuất phát từ việc cá nhân hay tổ chức bên ngoài gợi ý các hành động hay quyết định kinh doanh có lợi cho doanh nghiệp nơi họ làm việc mà điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp. 350.7 Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp không được đưa ra các đề nghị ưu đãi có ảnh hưởng tiêu cực đến xét đoán chuyên môn của bên thứ ba. 350.8 Trường hợp bị sức ép phải đưa ra các đề nghị ưu đãi không phù hợp với chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp từ chính nội bộ doanh nghiệp nơi mình làm việc, kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải tuân theo các quy định và hướng dẫn liên quan đến việc giải quyết xung đột về đạo đức nghề nghiệp quy định trong Phần A Chuẩn mực này. GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ Trong Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau: Ban quản trị Là một bộ phận có trách nhiệm giám sát việc điều hành hoạt động và thực hiện nghĩa vụ giải trình, kể cả trách nhiệm giám sát việc lập và trình bày báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán. Tùy theo từng đơn vị, Ban quản trị có thể bao gồm Hội đồng quản trị, Hội đồng quản lý hoặc Hội đồng thành viên, trong đó có thể bao gồm cả các thành viên Ban Giám đốc. Trong doanh nghiệp tư nhân, Ban quản trị có thể chỉ là một người có trách nhiệm phê duyệt báo cáo tài chính mà công việc này thường do chủ sở hữu đồng thời là Giám đốc thực hiện. Báo cáo tài chính Là sự trình bày một cách hệ thống về các thông tin tài chính quá khứ, bao gồm các thuyết minh có liên quan, với mục đích công bố thông tin về tình hình tài chính và các nghĩa vụ của đơn vị tại một thời điểm hoặc những thay đổi trong một thời kỳ, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính. Các thuyết minh liên quan thường bao gồm tóm tắt các chính sách kế toán quan trọng và các thông tin diễn giải khác. Thuật ngữ “Báo cáo tài chính” thường có nghĩa là một bộ báo cáo tài chính (đầy đủ) theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng. Thuật ngữ “báo cáo tài chính riêng lẻ” được sử dụng để chỉ một báo cáo trong bộ báo cáo tài chính (đầy đủ). Báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt Là báo cáo tài chính được lập và trình bày theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được xây dựng để đáp ứng nhu cầu về thông tin tài chính của những đối tượng sử dụng cụ thể. Báo cáo tài chính mà doanh nghiệp kiểm toán sẽ đưa ra ý kiến Là báo cáo tài chính của một đơn vị kế toán riêng lẻ hoặc báo cáo tài chính tổng hợp, báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn mà doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán và sẽ đưa ra ý kiến kiểm toán. Bên liên quan Là đơn vị có một trong các mối quan hệ sau với khách hàng: (a) Là một cá nhân hoặc đơn vị khác có quyền kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp đối với khách hàng, với điều kiện khách hàng là trọng yếu đối với đơn vị đó; (b) Là đơn vị có lợi ích tài chính trực tiếp từ khách hàng, với điều kiện đơn vị đó có ảnh hưởng đáng kể tới khách hàng và lợi ích từ khách hàng là trọng yếu đối với đơn vị đó; (c) Là đơn vị chịu sự kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp của khách hàng; (d) Là đơn vị mà trong đó khách hàng, hoặc đơn vị có liên quan với khách hàng như nêu trong mục (c) ở trên, có lợi ích tài chính trực tiếp mang lại ảnh hưởng đáng kể và lợi ích này là trọng yếu đối với khách hàng và đơn vị có liên quan nói trên; (e) Là đơn vị mà khách hàng và đơn vị đó (“công ty anh em”) cùng chịu sự kiểm soát của một đơn vị khác với điều kiện cả khách hàng và công ty anh em đều trọng yếu đối với đơn vị kiểm soát đó. Công ty mạng lưới Là công ty hoặc pháp nhân thuộc cùng một mạng lưới. Chi nhánh Là một bộ phận riêng trong cơ cấu tổ chức của công ty xét theo vị trí địa lý hoặc dịch vụ cung cấp. Chuyên gia bên ngoài Là cá nhân hoặc tổ chức có kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm trong một lĩnh vực riêng biệt ngoài lĩnh vực kế toán hoặc kiểm toán, mà công việc của chuyên gia trong lĩnh vực đó được kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp sử dụng nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp. Chuyên gia bên ngoài không phải là thành viên Ban Giám đốc hoặc nhân viên chuyên môn, kể cả nhân viên thời vụ, của doanh nghiệp kiểm toán hoặc công ty mạng lưới. Cuộc kiểm toán Là một dịch vụ đảm bảo hợp lý, trong đó, kiểm toán viên hành nghề đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu (hoặc đã được lập, trên các khía cạnh trọng yếu), phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không, như một cuộc kiểm toán được tiến hành theo các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Thuật ngữ này áp dụng cho kiểm toán theo luật định - là cuộc kiểm toán theo yêu cầu của pháp luật hoặc các quy định khác. Thuật ngữ này cũng được áp dụng cho cuộc kiểm toán tự nguyện. Dịch vụ đảm bảo Là dịch vụ mà người hành nghề (như kiểm toán viên hành nghề) đưa ra kết luận nhằm tăng mức độ tin cậy của đối tượng sử dụng, ngoài bên chịu trách nhiệm, về kết quả đo lường hoặc đánh giá đối tượng dịch vụ đảm bảo dựa trên các tiêu chí nhất định. (Hướng dẫn về dịch vụ đảm bảo có thể xem thêm tại “Khuôn khổ Việt Nam về hợp đồng dịch vụ đảm bảo”, khuôn khổ này mô tả các yếu tố, mục tiêu của dịch vụ đảm bảo và xác định các dịch vụ là đối tượng áp dụng của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA), các chuẩn mực Việt Nam về hợp đồng dịch vụ đảm bảo và các chuẩn mực Việt Nam về hợp đồng dịch vụ soát xét. Dịch vụ chuyên môn Là hoạt động chuyên môn được cung cấp cho khách hàng. Dịch vụ soát xét Là dịch vụ đảm bảo, được thực hiện theo các chuẩn mực Việt Nam về hợp đồng dịch vụ soát xét, trong đó, kiểm toán viên hành nghề, trên cơ sở thực hiện các thủ tục mà những thủ tục này không đem lại tất cả các bằng chứng như trong một cuộc kiểm toán, đưa ra kết luận về việc liệu có bất cứ phát hiện nào khiến kiểm toán viên tin rằng báo cáo tài chính không phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không. Doanh nghiệp kế toán, kiểm toán Gồm: (a) Một doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán hoặc cá nhân đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán theo pháp luật và các quy định có liên quan; (b) Một tổ chức có quyền kiểm soát đối với các đối tượng nêu tại mục (a); (c) Một tổ chức chịu sự kiểm soát của các đối tượng nêu tại mục (a). Đơn vị có lợi ích công chúng Gồm: (a) Tổ chức niêm yết; (b) Đơn vị: (i) Được pháp luật quy định là đơn vị có lợi ích công chúng; hoặc (ii) Mà việc kiểm toán đơn vị đó phải tuân thủ các yêu cầu về tính độc lập do pháp luật quy định như đối với các tổ chức niêm yết. Các yêu cầu này còn có thể do cơ quan quản lý có liên quan ban hành. Giám đốc, nhân sự cấp cao Là thành viên Ban quản trị của một tổ chức, hoặc người được trao quyền tương đương, không phụ thuộc vào chức danh. Hoạt động chuyên môn Là hoạt động yêu cầu các kỹ năng chuyên môn về kế toán hoặc các kỹ năng liên quan, được thực hiện bởi kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp, trong các lĩnh vực kế toán, kiểm toán, thuế, tư vấn quản lý và quản lý tài chính. Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp Là cá nhân được tổ chức có thẩm quyền cấp Chứng chỉ kiểm toán viên hoặc Chứng chỉ hành nghề kế toán. Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp Là kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực như thương mại, công nghiệp, dịch vụ, lĩnh vực công, giáo dục, lĩnh vực phi lợi nhuận, cơ quan quản lý hoặc tổ chức nghề nghiệp. Kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề Là kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp làm việc trong doanh nghiệp kế toán, kiểm toán cung cấp các dịch vụ chuyên môn như kế toán, kiểm toán, thuế hoặc tư vấn. Thuật ngữ này được áp dụng cho cả cá nhân và doanh nghiệp kế toán, kiểm toán. Kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề đương nhiệm Là kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề hiện đang được chỉ định thực hiện dịch vụ kế toán, kiểm toán, thuế, tư vấn hoặc các dịch vụ tương tự cho khách hàng. Khách hàng kiểm toán Là đơn vị được doanh nghiệp kiểm toán cung cấp dịch vụ kiểm toán. Khi khách hàng là tổ chức niêm yết, khách hàng kiểm toán sẽ bao gồm cả các bên liên quan. Khi khách hàng không phải là tổ chức niêm yết, khách hàng kiểm toán sẽ bao gồm các bên liên quan mà khách hàng kiểm toán có quyền kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp. Khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo Là bên chịu trách nhiệm, bao gồm người hoặc những người: (a) Chịu trách nhiệm về đối tượng dịch vụ đảm bảo trong trường hợp dịch vụ đảm bảo trực tiếp; hoặc (b) Chịu trách nhiệm về thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo và có thể chịu trách nhiệm về đối tượng đó trong trường hợp dịch vụ đảm bảo chứng thực. Khách hàng sử dụng dịch vụ soát xét Là đơn vị mà doanh nghiệp kiểm toán cung cấp dịch vụ soát xét. Lợi ích tài chính Là lợi ích thu được từ cổ phiếu hoặc các công cụ vốn khác, từ trái phiếu hoặc các công cụ nợ khác của một tổ chức, bao gồm cả các quyền và nghĩa vụ nhằm có được lợi ích đó cũng như các công cụ phái sinh có liên quan trực tiếp đến lợi ích đó. Lợi ích tài chính gián tiếp Là lợi ích tài chính được sở hữu để hưởng lợi thông qua một quỹ tín thác, quỹ đầu tư hoặc tổ chức trung gian khác mà cá nhân hoặc tổ chức không nắm quyền kiểm soát, hoặc không có khả năng gây ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư. Lợi ích tài chính trực tiếp Gồm: (a) Lợi ích tài chính do một cá nhân hoặc một tổ chức trực tiếp sở hữu và kiểm soát (bao gồm cả những lợi ích được các đối tượng khác quản lý trên cơ sở toàn quyền quyết định); hoặc (b) Lợi ích tài chính được sở hữu để hưởng lợi thông qua quỹ tín thác, quỹ đầu tư hoặc tổ chức trung gian khác mà cá nhân hoặc tổ chức nắm quyền kiểm soát, hoặc có khả năng gây ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư. Mạng lưới Là liên kết giữa các tổ chức để: (a) Hướng tới sự hợp tác; (b) Hướng tới sự chia sẻ lợi nhuận hoặc chi phí hoặc cùng được sở hữu, kiểm soát hoặc quản lý chung, có chung các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng, chiến lược kinh doanh chung, sử dụng chung thương hiệu, hoặc cùng chung một phần đáng kể nguồn lực chuyên môn. Mức có thể chấp nhận được Là mức mà tại đó bên thứ ba thích hợp và có đầy đủ thông tin, sau khi xem xét tất cả các sự kiện và tình huống cụ thể sẵn có cho kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp tại thời điểm đó, có thể kết luận một cách tương đối chắc chắn rằng các nguyên tắc đạo đức cơ bản không bị vi phạm. Nhóm kiểm toán Gồm: (a) Tất cả các thành viên nhóm thực hiện dịch vụ kiểm toán; (b) Tất cả các cá nhân khác trong doanh nghiệp kiểm toán có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của cuộc kiểm toán, bao gồm: (i) Các cá nhân có quyền đề xuất chế độ lương, thưởng, hoặc trực tiếp theo dõi, quản lý, giám sát đối với thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán trong việc thực hiện cuộc kiểm toán, bao gồm từ nhân sự quản lý cấp cao hơn thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán cho đến Tổng Giám đốc/Phó Tổng Giám đốc (Giám đốc điều hành hoặc tương đương) của doanh nghiệp kiểm toán hoặc cấp tương đương; (ii) Các cá nhân đưa ra ý kiến tham vấn về các sự kiện, giao dịch, các vấn đề về chuyên môn hoặc vấn đề mang tính đặc thù ngành liên quan đến cuộc kiểm toán; (iii) Các cá nhân tham gia kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán, kể cả người thực hiện soát xét việc kiểm soát chất lượng; (c) Tất cả các cá nhân thuộc công ty mạng lưới có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của cuộc kiểm toán. Nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo Gồm: (a) Tất cả các thành viên nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo; (b) Tất cả các cá nhân khác trong doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đảm bảo có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của dịch vụ đảm bảo, gồm: (i) Các cá nhân có quyền đề xuất chế độ lương, thưởng, hoặc trực tiếp theo dõi, quản lý, giám sát đối với thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể hợp đồng dịch vụ đảm bảo trong việc thực hiện hợp đồng dịch vụ; (ii) Các cá nhân đưa ra ý kiến tham vấn về các sự kiện, giao dịch, các vấn đề về chuyên môn hoặc mang tính đặc thù ngành liên quan đến dịch vụ đảm bảo; (iii) Các cá nhân tham gia kiểm soát chất lượng dịch vụ đảm bảo, bao gồm cả người thực hiện soát xét việc kiểm soát chất lượng. Nhóm thực hiện dịch vụ soát xét Gồm: (a) Tất cả các thành viên nhóm thực hiện dịch vụ soát xét; (b) Tất cả các cá nhân khác trong doanh nghiệp kiểm toán có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của cuộc soát xét, bao gồm: (i) Các cá nhân đề xuất chế độ lương, thưởng, hoặc trực tiếp theo dõi, quản lý, giám sát đối với thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc soát xét trong việc thực hiện dịch vụ, bao gồm từ nhân sự quản lý cấp cao hơn thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc soát xét cho đến Tổng Giám đốc/ Phó Tổng Giám đốc (Giám đốc điều hành hoặc tương đương) của doanh nghiệp kiểm toán hoặc cấp tương đương; (ii) Các cá nhân đưa ra ý kiến tham vấn về các sự kiện, giao dịch, các vấn đề về chuyên môn hoặc vấn đề mang tính đặc thù của ngành liên quan đến cuộc soát xét; (iii) Các cá nhân tham gia kiểm soát chất lượng dịch vụ soát xét, bao gồm cả người thực hiện soát xét việc kiểm soát chất lượng; (c) Tất cả các cá nhân thuộc công ty mạng lưới có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của cuộc soát xét. Nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ Bao gồm thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể hợp đồng dịch vụ, kiểm toán viên hành nghề hoặc kế toán viên hành nghề được giao phụ trách hợp đồng dịch vụ, kiểm toán viên khác và các cán bộ, nhân viên thực hiện hợp đồng dịch vụ và bất kỳ cá nhân nào được doanh nghiệp kế toán, kiểm toán hoặc công ty mạng lưới sử dụng để thực hiện các thủ tục đảm bảo cho hợp đồng dịch vụ. Nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ không bao gồm các chuyên gia bên ngoài được doanh nghiệp kế toán, kiểm toán hoặc công ty mạng lưới sử dụng. Nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ cũng không bao gồm những người thuộc bộ phận kiểm toán nội bộ của khách hàng trực tiếp hỗ trợ cuộc kiểm toán. Phí tiềm tàng Là mức phí được xác định phụ thuộc vào kết quả của giao dịch hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp kế toán, kiểm toán thực hiện và dựa trên cơ sở được thỏa thuận trước. Mức phí do tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác ấn định không được coi là phí tiềm tàng. Ví dụ: Hợp đồng kiểm toán có thỏa thuận trước về việc: khách hàng kiểm toán phải thanh toán thêm một mức phí cho doanh nghiệp kiểm toán. Cụ thể là kết quả từ việc cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp kiểm toán làm cho doanh thu của khách hàng kiểm toán tăng lên XXX (đồng), thì mức phí khách hàng kiểm toán phải thanh toán thêm là 0,1% x XXX (đồng). Quảng bá Là việc truyền thông, quảng bá cho công chúng các thông tin về các dịch vụ hoặc kỹ năng mà kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề cung cấp với mục đích kinh doanh. Quan hệ gia đình gần gũi Gồm bố, mẹ, con hoặc anh, chị, em ruột mà những người này không phải là thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp. Quan hệ gia đình trực tiếp Gồm vợ, chồng (hoặc tương đương) hoặc người phụ thuộc (con đẻ, con nuôi…). Soát xét việc kiểm soát chất lượng hợp đồng dịch vụ Là quy trình được thiết kế và thực hiện trước hoặc tại ngày phát hành báo cáo, nhằm đưa ra sự đánh giá khách quan về các xét đoán quan trọng của nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ và các kết luận của nhóm để hình thành báo cáo. Thành viên có vai trò chủ chốt trong cuộc kiểm toán Bao gồm: Thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán, các cá nhân chịu trách nhiệm soát xét việc kiểm soát chất lượng dịch vụ, thành viên khác của Ban Giám đốc tham gia cuộc kiểm toán, nếu có, chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định hoặc các xét đoán quan trọng về các vấn đề trọng yếu liên quan đến việc kiểm toán báo cáo tài chính mà doanh nghiệp kiểm toán sẽ đưa ra ý kiến. Tùy thuộc vào tình hình thực tế và vai trò của từng cá nhân trong cuộc kiểm toán, “thành viên có vai trò chủ chốt trong cuộc kiểm toán” có thể bao gồm thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán công ty con hoặc bộ phận quan trọng. Thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể hợp đồng dịch vụ Là người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền thay mặt Ban Giám đốc doanh nghiệp kế toán, kiểm toán chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng dịch vụ, ký báo cáo và chịu trách nhiệm tổng thể đối với báo cáo đã phát hành. Thông tin tài chính quá khứ Là thông tin được trình bày bằng thuật ngữ tài chính liên quan đến một đơn vị cụ thể, phát sinh chủ yếu từ hệ thống kế toán của đơn vị, phản ánh các sự kiện kinh tế xảy ra trong các kỳ trước hoặc các điều kiện kinh tế tại một thời điểm trong quá khứ. Tính độc lập Gồm: (a) Độc lập về tư tưởng: Là trạng thái tư tưởng cho phép đưa ra kết luận mà không bị tác động bởi những yếu tố có ảnh hưởng đến xét đoán chuyên môn, cho phép một cá nhân hành động một cách chính trực và vận dụng được tính khách quan cũng như thái độ hoài nghi nghề nghiệp của mình. (b) Độc lập về hình thức: Là việc tránh các sự kiện và tình huống nghiêm trọng tới mức một bên thứ ba phù hợp và có đầy đủ thông tin có thể nhận thấy và kết luận một cách tương đối chắc chắn rằng tính chính trực, tính khách quan và thái độ hoài nghi nghề nghiệp của doanh nghiệp kiểm toán hoặc một thành viên trong nhóm thực hiện dịch vụ đảm bảo hoặc kiểm toán đã bị ảnh hưởng. Tổ chức niêm yết Là đơn vị có cổ phần, cổ phiếu, hoặc các công cụ nợ được chào bán hoặc niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, hoặc được giao dịch theo quy định của sàn giao dịch chứng khoán hoặc các định chế khác tương tự./.
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "08/05/2015", "sign_number": "70/2015/TT-BTC", "signer": "Trần Xuân Hà", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Thong-tu-26-2014-TT-BNNPTNT-nha-xuong-trang-thiet-bi-co-so-dong-moi-nang-cap-cai-hoan-tau-ca-246675.aspx
Thông tư 26/2014/TT-BNNPTNT nhà xưởng trang thiết bị cơ sở đóng mới nâng cấp cải hoán tàu cá
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNGTHÔN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 26/2014/TT-BNNPTNT Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2014 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH YÊU CẦU VỀ NHÀ XƯỞNG, TRANG THIẾT BỊ ĐỐI VỚI CƠ SỞ ĐÓNG MỚI, NÂNG CẤP, CẢI HOÁN TÀU CÁ Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Căn cứ Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 05 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản (sau đây gọi là Nghị định số 59/2005/NĐ-CP); Nghị định số 14/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13 tháng 02 năm 2009 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ; Căn cứ Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản; Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định yêu cầu về nhà xưởng, trang thiết bị đối với cơ sở đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu cá. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định yêu cầu về nhà xưởng, trang thiết bị đối với cơ sở đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu cá có tổng công suất máy chính từ 90 CV trở lên. Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu cá có tổng công suất máy chính từ 90 CV trở lên. Điều 3. Yêu cầu về nhà xưởng, trang thiết bị đối với cơ sở đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu cá vỏ gỗ Cơ sở đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu cá vỏ gỗ phải đáp ứng các yêu cầu về nhà xưởng, trang thiết bị tối thiểu theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 4. Yêu cầu về nhà xưởng, trang thiết bị đối với cơ sở đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu cá vỏ vật liệu mới (composite) Cơ sở đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu cá vỏ vật liệu mới (composite) phải đáp ứng các yêu cầu về nhà xưởng, trang thiết bị tối thiểu theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 5. Yêu cầu về nhà xưởng, trang thiết bị đối với cơ sở đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu cá vỏ thép Cơ sở đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu cá vỏ thép phải đáp ứng các yêu cầu về nhà xưởng, trang thiết bị tối thiểu theo quy định tại Phụ lục số III ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 6. Tổ chức thực hiện 1. Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu cá trên địa bàn tỉnh; b) Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, đánh giá điều kiện của các cơ sở đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu cá trên địa bàn tỉnh; hàng năm tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố các cơ sở đóng tàu đủ điều kiện theo quy định và báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Tổng cục Thủy sản). 2. Tổng cục Thủy sản có trách nhiệm: a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Thông tư này cho các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu cá; b) Hướng dẫn các địa phương kiểm tra, đánh giá các cơ sở đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu cá theo quy định. c) Tổng hợp trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố danh sách các cơ sở đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu cá đáp ứng các điều kiện theo quy định. Điều 7. Điều khoản thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 8 năm 2014. 2. Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. 3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Tổng cục Thủy sản) để tổng hợp trình Bộ xem xét, quyết định./. Nơi nhận: - Thủ tướng và các Phó Thủ tướng (để b/c); - Văn phòng Trung ương Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Cục Kiểm tra văn bản-Bộ Tư pháp; - Các Tổng cục, Cục, Vụ có liên quan thuộc Bộ NN&PTNT; - Sở NN&PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Website Chính phủ, Công báo Chính phủ; - Website Bộ NN&PTNT; - Lưu: VT, TCTS. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Vũ Văn Tám PHỤ LỤC I YÊU CẦU VỀ NHÀ XƯỞNG, TRANG THIẾT BỊ TỐI THIỂU ĐỐI VỚI CƠ SỞ ĐÓNG MỚI, NÂNG CẤP, CẢI HOÁN TÀU CÁ VỎ GỖ (Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2014/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) TT NỘI DUNG ĐVT LOẠI TÀU Tàu cá có tổng công suất máy chính từ 90 CV đến dưới 400 CV Tàu cá có có tổng công suất máy chính từ 400 CV trở lên 1 Diện tích mặt bằng m2 1.500 3.000 2 Nhà điều hành m2 100 200 3 Trang thiết bị để hạ thủy tàu phù hợp với trọng lượng tàu đóng Bộ 01 01 4 Vùng nước neo đậu tàu có khả năng neo đậu tối thiểu 4 tàu có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên 4 tàu có chiều dài lớn nhất từ 20m trở lên 5 Trang thiết bị thi công phần vỏ - Máy cưa xọc Chiếc 01 01 - Máy cưa vòng Chiếc - 01 - Máy cưa đĩa Chiếc 01 02 - Máy cưa cầm tay Chiếc 03 06 - Máy bào phẳng gỗ Chiếc 02 02 - Máy đục gỗ Chiếc 01 01 - Máy khoan cầm tay Chiếc 03 06 - Kích các loại Chiếc 04 08 - Vam (cảo) vòng cung dùng lắp ráp ván vỏ và khung xương Chiếc 06 10 - Dàn uốn gỗ Bộ 01 01 6 Trang thiết bị thi công, lắp đặt cơ khí- máy - điện - Máy tiện vạn năng Chiếc 01 01 - Máy khoan cần Chiếc 01 01 - Máy mài 2 đá Chiếc 01 02 - Máy hàn hồ quang tay Chiếc 01 02 - Bộ hàn hơi (gió đá) Bộ 01 02 - Máy nén khí Chiếc 01 02 - Máy bào Chiếc 01 01 - Palăng xích Chiếc 01 03 - Thiết bị đo đạc, kiểm tra (đồng hồ so, panme, thước cặp, thước lá, bộ lá căn, đồng hồ đo áp suất, nhiệt độ, bút thử điện, vôn kế, ampe kế, ampe kìm, điện trở kế, thiết bị đo độ ẩm gỗ) Bộ 01 01 - Dụng cụ tháo, lắp, sửa chữa (kìm, cờ lê, mỏ lết, êtô, thiết bị tháo chân vịt, bàn máp, thiết bị đo áp lực vòi phun) Bộ 01 01 - Thiết bị thử kín nước, thử thủy lực, thử áp lực Bộ 01 01 7 Xe cẩu trọng tải ≥ 5 tấn Chiếc 01 01 Trường hợp cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá không có máy cưa vòng, xe cẩu như quy định tại Phụ lục này phải có hợp đồng thuê các trang thiết bị trên. PHỤ LỤC II YÊU CẦU VỀ NHÀ XƯỞNG, TRANG THIẾT BỊ TỐI THIỂU ĐỐI VỚI CƠ SỞ ĐÓNG MỚI, NÂNG CẤP, CẢI HOÁN TÀU CÁ VỎ VẬT LIỆU MỚI (COMPOSITE) (Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2014/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) TT NỘI DUNG ĐVT LOẠI TÀU Tàu cá có tổng công suất máy chính từ 90 CV đến dưới 400 CV Tàu cá có tổng công suất máy chính từ 400 CV 1 Diện tích mặt bằng m2 2.000 3.000 2 Nhà điều hành m2 150 200 3 Trang thiết bị để hạ thủy tàu phù hợp với trọng lượng tàu đóng 01 01 4 Vùng nước neo đậu tàu có khả năng neo đậu 4 tàu có chiều dài lớn nhất từ 15 m trở lên 4 tàu có chiều dài lớn nhất từ 20m trở lên 5 Diện tích xưởng chế tạo vỏ (xưởng dát) m2 500 800 - Các trang thiết bị cần thiết phục vụ công việc dát vỏ tàu Bộ 02 02 6 Kho chứa nguyên liệu Kho 01 01 7 Trang thiết bị thi công, lắp đặt cơ khí - máy - điện: - Máy tiện vạn năng Chiếc 01 01 - Máy khoan cần Chiếc 01 01 - Máy mài 2 đá Chiếc 01 02 - Máy hàn hồ quang tay Chiếc 01 02 - Bộ hàn hơi (gió đá) Bộ 01 02 - Máy nén khí Chiếc 01 02 - Máy bào Chiếc 01 01 - Palăng xích Chiếc 02 03 - Thiết bị đo đạc, kiểm tra (đồng hồ so, panme, thước cặp, thước lá, bộ lá căn, đồng hồ đo áp suất, nhiệt độ, bút thử điện, vôn kế, ampe kế, ampe kìm, điện trở kế) Bộ 01 01 - Dụng cụ tháo, lắp, sửa chữa (kìm, cờ lê, mỏ lết, êtô, thiết bị tháo chân vịt, bàn máp, thiết bị đo áp lực vòi phun) Bộ 01 01 - Thiết bị thử kín nước, thử thủy lực, thử áp lực Bộ 01 01 8 Cầu trục đôi (có thể thay bằng cầu trục đơn) có tổng trọng tải tối thiểu 15 tấn Chiếc 01 01 9 Xe cẩu trọng tải ≥ 5 tấn Chiếc 01 01 PHỤ LỤC III YÊU CẦU VỀ NHÀ XƯỞNG, TRANG THIẾT BỊ TỐI THIỂU ĐỐI VỚI CƠ SỞ ĐÓNG MỚI, NÂNG CẤP, CẢI HOÁN TÀU CÁ VỎ THÉP (Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2014/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) TT NỘI DUNG ĐVT LOẠI TÀU Tàu cá có tổng công suất máy chính từ 90 CV đến dưới 400 CV Tàu cá có tổng công suất máy chính từ 400 CV 1 Diện tích mặt bằng m2 3.000 5.000 2 Ụ nổi (ụ khô) hoặc đường triền nâng, hạ tàu (có hệ thống tời kéo và xe triền) Chiếc 01 01 3 Vùng nước neo đậu tàu có khả năng neo đậu 03 tàu có chiều dài lớn nhất từ 20 m trở lên 04 tàu có chiều dài lớn nhất từ 20m trở lên 4 Xưởng vỏ Xưởng 01 01 5 Trang thiết bị xưởng vỏ - Máy cắt tôn CNC Chiếc 01 01 - Máy cắt cơ khí có khả năng cắt tôn với chiều dày tối đa 10 mm Chiếc 01 01 - Máy lốc tôn vỏ Chiếc 01 01 - Máy uốn tôn Chiếc - 01 - Máy vát mép tôn Chiếc 01 01 - Máy hàn hồ quang tay Chiếc 05 10 - Máy hàn bán tự động Chiếc 01 02 - Hệ thống làm sạch bề mặt tôn (phun cát, phun hạt) Bộ 01 01 - Hệ thống máy phun sơn Bộ 01 01 - Thiết bị thử kín nước, thử thủy lực, thử áp lực Bộ 01 01 - Thiết bị bảo quản và sấy vật liệu hàn Chiếc 01 01 7 Xưởng cơ khí - máy - điện Xưởng 01 01 8 Trang thiết bị xưởng cơ khí - máy - điện: - Máy tiện vạn năng băng dài Chiếc 01 01 - Máy tiện vạn năng Chiếc 01 01 - Máy khoan cần Chiếc 01 02 - Máy mài 2 đá Chiếc 01 03 - Máy hàn hồ quang tay Chiếc 02 03 - Bộ hàn hơi (gió đá) Bộ 01 02 - Máy nén khí Chiếc 01 02 - Máy bào ngang Chiếc 01 01 - Máy phay vạn năng Chiếc 01 01 - Máy uốn ống Chiếc 01 01 - Thiết bị đo đạc, kiểm tra (đồng hồ so, panme, thước cặp, thước lá, bộ lá căn, đồng hồ đo áp suất, nhiệt độ, bút thử điện, vôn kế, ampe kế, ampe kìm, điện trở kế) Bộ 01 01 - Dụng cụ tháo, lắp, sửa chữa (kìm, cờ lê, mỏ lết, êtô, thiết bị tháo chân vịt, bàn máp, thiết bị đo áp lực vòi phun) Bộ 01 01 9 Cầu trục đôi (có thể thay bằng cầu trục đơn) có tổng trọng tải tối thiểu 25 tấn Chiếc 01 01 10 Xe cẩu trọng tải tối thiểu 30 tấn Chiếc 01 01
{ "issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn", "promulgation_date": "25/08/2014", "sign_number": "26/2014/TT-BNNPTNT", "signer": "Vũ Văn Tám", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Ke-hoach-6530-KH-BNN-KTHT-2015-phat-trien-kinh-te-tap-the-nong-nghiep-5-nam-2016-2020-287379.aspx
Kế hoạch 6530/KH-BNN-KTHT 2015 phát triển kinh tế tập thể nông nghiệp 5 năm 2016 2020
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 6530/KH-BNN-KTHT Hà Nội, ngày 12 tháng 08 năm 2015 KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TRONG NÔNG NGHIỆP 5 NĂM 2016 - 2020 Thực hiện công văn số 2046/BKHĐT-HTX của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể 5 năm 2016 - 2020, Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp 5 năm 2016 - 2020 như sau: Phần thứ nhất TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TRONG NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 I. ĐÁNH GIÁ CHUNG 1. Về số lượng, doanh thu và thu nhập của hợp tác xã, liên minh hợp tác xã, tổ hợp tác - Về hợp tác xã: Đến hết năm 2014, cả nước có 10.446 hợp tác xã nông nghiệp, trong đó có 7.753 HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp và 2.693 HTX chuyên ngành (1.210 HTX trồng trọt, 289 HTX chăn nuôi, 461 HTX chuyên thủy lợi; 151 HTX lâm nghiệp; 526 HTX thủy sản và 56 HTX diêm nghiệp), ước tính năm 2015 có 10.540 hợp tác xã nông nghiệp. Giai đoạn 2011 - 2015 đã tăng 1.314 HTX nông nghiệp, riêng năm 2013 thời điểm Luật Hợp tác xã 2012 có hiệu lực, số hợp tác xã nông nghiệp thành lập mới đạt 803 hợp tác xã. - Về tổ hợp tác: Trong 5 năm vừa qua tổ hợp tác phát triển rộng khắp trên cả nước. Tuy nhiên, do tính lỏng lẻo trong hợp tác nên số liệu thống kê về tổ hợp tác qua các năm có biến động tăng, giảm lớn. Năm 2011 có 136.097 tổ hợp tác trong nông nghiệp, năm 2014 có 62.230 tổ hợp tác trong nông nghiệp trong đó có 47.006 tổ dịch vụ và sản xuất nông nghiệp (chiếm 75%); 8.341 tổ thủy lợi; 5.835 tổ thủy sản (gần 10%); 1.048 tổ lâm nghiệp... 2. Về trình độ cán bộ quản lý hợp tác xã Năm 2011, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của 3 chức danh chủ chốt của các HTX còn hạn chế, tỷ lệ chủ nhiệm HTX chưa qua đào tạo bình quân toàn quốc 37,6%. Năm 2014, trong tổng số 5.826 chủ nhiệm HTX, có 690 người (chiếm 12%) có trình độ đại học; 1.750 (tương đương 30%) có trình độ trung cấp và có 24% (khoảng 1.400 người) chưa qua đào tạo. Tương tự trình độ chuyên môn của kế toán trưởng trong hợp tác xã nông nghiệp như sau: 4% có trình độ đại học; 84% có trình độ trung và sơ cấp; 12% chưa qua đào tạo. II. ĐÁNH GIÁ THEO LĨNH VỰC 1. Về tổ hợp tác - Lĩnh vực dịch vụ và sản xuất nông nghiệp: Hiện có 47.006 tổ dịch vụ và sản xuất nông nghiệp (chiếm 75%). Hoạt động chủ yếu là giúp đỡ nhau trong sản xuất như: Hỗ trợ nhau về giống, kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, hỗ trợ công lao động lẫn nhau, hợp tác trong tiêu thụ sản phẩm, làm đất, vốn...qua đó giúp cho các thành viên tăng năng lực sản xuất, sử dụng hiệu quả hơn về lao động, đất đai, vật tư, tiến bộ kỹ thuật từ đó làm tăng thu nhập cho các hộ thành viên. - Lĩnh vực thủy lợi: Cả nước hiện có 8.341 THT dùng nước làm dịch vụ tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Các THT dùng nước chủ yếu phát triển ở các tỉnh miền núi phía Bắc (40%) và Đồng bằng sông Cửu Long (39%). - Lĩnh vực thủy sản: Phát triển cả trong khai thác, nuôi trồng thủy sản. Gần đây thực hiện chủ trương phát triển đánh bắt xa bờ gắn với bảo vệ an ninh quốc gia, tổ hợp tác với tên “Tổ ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển” đã có bước phát triển mạnh mẽ. Cả nước hiện có 3.381 tổ, đội sản xuất trên các vùng biển xa bờ với trên 20.776 tàu thuyền tham gia, quy mô 3 -10 tàu/tổ. Các địa phương hình thành được nhiều tổ đội như: Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Nam, Bình Định, Bến Tre, Đà Nẵng. - Lĩnh vực lâm nghiệp: Với 1.048 THT; hoạt động hợp tác chủ yếu trong trồng và bảo vệ rừng; thuê máy móc, thiết bị trong việc khai thác, vận chuyển lâm sản...; ngoài ra, qua Dự án hỗ trợ giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng dưới sự phối hợp của chính quyền địa phương (Dự án FLICH) đã hỗ trợ hình thành các tổ lâm nghiệp cộng đồng. Hầu hết các hoạt động của tổ hợp tác này là quản lý bảo vệ rừng và trồng mới rừng. Các thành viên trong tổ hợp tác là đại diện hộ dân sinh sống trong cộng đồng, giá trị hưởng lợi trực tiếp của các thành viên là nguồn gỗ, củi và lâm sản ngoài gỗ. 2. Về Hợp tác xã a) Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Hợp tác xã nông nghiệp trên cả nước hiện có 7.753 HTX chiếm 74,2% tổng số các loại hình hợp tác xã. Hầu hết các HTX trong nông nghiệp là hoạt động dịch vụ. Trong đó: 97% số HTX làm dịch vụ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; dịch vụ thủy lợi 80%; dịch vụ giống cây trồng 53%; dịch vụ cung ứng vật tư, phân bón 30%; dịch vụ thú y 21%; dịch vụ làm đất 20%; dịch vụ điện 11%; số HTX thực hiện tiêu thụ sản phẩm mới chiếm 9%; chế biến sản phẩm 0,6%; cung cấp vốn cho xã viên (TDNB) 11%; phát triển ngành nghề nông thôn 3,6%. b) Hợp tác xã lâm nghiệp Các tỉnh có hợp tác xã lâm nghiệp chủ yếu ở vùng Đông Bắc với 113 HTX, tập trung ở một số tỉnh như: Bắc Kạn 53 hợp tác xã, Yên Bái 32 HTX, Lạng Sơn 15 HTX, ngoài ra một số tỉnh cũng có hợp tác xã nông nghiệp lâm nghiệp nhiều như Đắc Lắc 10 HTX, Hà Tĩnh 7 HTX,.... Hầu hết là các HTX nông - lâm nghiệp tổng hợp có các hoạt động chủ yếu là sản xuất, cung ứng giống cây trồng lâm nghiệp, thu mua và chế biến lâm sản. Số lượng HTX lâm nghiệp thành lập trong những năm qua ít, hoạt động kém hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn sản xuất. c) Hợp tác xã trong lĩnh vực thủy sản Theo báo cáo của các tỉnh thành phố, năm 2014 có 526 HTX thủy sản (491 HTX nuôi trồng thủy sản và 35 HTX khai thác thủy sản) trong đó tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long với 220 HTX, Đông Bắc 108 HTX và Bắc Trung bộ 68 HTX. Riêng tỉnh Cà Mau hợp tác xã nuôi trồng thủy sản nhiều nhất cả nước với 112 HTX. d) Hợp tác xã trong lĩnh vực diêm nghiệp Hiện có 56 hợp tác xã diêm nghiệp, tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Hồng 24 HTX và Bắc Trung bộ 15 HTX. Tỉnh có HTX diêm nghiệp nhiều nhất cả nước là tỉnh Nam Định 15 HTX. Hoạt động của các hợp tác xã diêm nghiệp chủ yếu thực hiện ở 2 khâu là thủy lợi và dịch vụ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Doanh thu hàng năm của các HTX diêm nghiệp rất thấp, trung bình khoảng 40 - 50 triệu đồng nên hầu như không chia lãi cho xã viên. III. HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN 1. Hạn chế - Các THT có quy mô nhỏ (bình quân khoảng từ 10 đến 30 thành viên/tổ). Nội dung hợp tác giữa các thành viên chủ yếu là chuyển giao kỹ thuật, áp dụng giống mới, dịch vụ thủy lợi. Ít tổ hợp tác có các hoạt động kinh doanh. Liên kết sản xuất giữa các tổ hợp tác với các doanh nghiệp rất hạn chế (do THT không có pháp nhân nên khi hợp tác có nhiều rủi ro khi có tranh chấp về kinh tế khó giải quyết). Thành viên ban điều hành tổ hợp tác hầu hết chưa qua đào tạo bồi dưỡng kiến thức nên việc quản lý tổ chức hoạt động hiệu quả không cao. - Phần lớn các HTX nông nghiệp thời gian qua hoạt động khó khăn, số HTX hoạt động có hiệu quả tốt ước tính chỉ đạt khoảng 10%. Giá trị sản xuất kinh doanh có quy mô nhỏ bé (bình quân đạt trên dưới 1,0 tỷ đồng/HTX). Số lượng HTX chuyên ngành, đặc biệt là các hợp tác xã chuyên ngành ứng dụng sản xuất công nghệ cao, hoạt động có hiệu quả rất ít. Cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ của hợp tác xã nghèo nàn. Trình độ cán bộ quản lý hợp tác xã còn hạn chế. 2. Nguyên nhân Nguyên nhân của những tồn tại trên đây bao gồm: - Nhận thức về vai trò của kinh tế hợp tác của các cấp, các ngành nhìn chung chuyển biến còn chậm đặc biệt là ở các địa phương nên kết quả về phát triển kinh tế hợp tác mới chỉ chuyển biến rõ nét ở một số lĩnh vực nhất định. - Các quy định pháp lý chưa phù hợp với đặc thù riêng về tổ chức bộ máy, sản xuất kinh doanh dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp. - Các cơ chế chính sách chưa được ban hành đồng bộ nên quá trình tổ chức thực hiện gặp nhiều khó khăn. - Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác còn nhiều hạn chế về tổ chức, biên chế và kinh nghiệm hoạt động. - Cán bộ chuyên trách quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác ít được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành. - Trình độ và năng lực quản lý của cán bộ tổ hợp tác, hợp tác xã còn rất hạn chế, quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, thiếu động lực để tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong hợp tác xã và tổ hợp tác để liên kết sản xuất mở rộng quy mô, phát triển bền vững. - Công tác xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể được triển khai định kỳ (5 năm, 1 năm). Tuy nhiên, việc phân bổ nguồn lực thực hiện kế hoạch chưa được thực hiện đầy đủ. Trong mục lục ngân sách dành cho quản lý kinh tế tập thể ở Bộ Nông nghiệp và PTNT và các tỉnh đều không có mục này ngoại trừ kinh phí dành cho chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX, THT. IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ 1. Tình hình triển khai Luật và các văn bản hướng dẫn - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu cho Chính phủ ban hành chính sách gắn kết giữa hợp tác xã với doanh nghiệp và tác nhân kinh tế khác trong phát triển các chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản (Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg) trong đó quy định một số chính sách hỗ trợ hợp tác xã tham gia thực hiện liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BNN-KTHT để hướng dẫn thực hiện Quyết định này, Thông tư số 41/2013/TT-BNN&PTNT hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới trong đó hướng dẫn tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất. - Từ năm 2014, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nghiên cứu xây dựng dự thảo Nghị định quy định về hợp tác xã nông nghiệp. Hiện Dự thảo đang được lấy ý kiến các Bộ, Ngành. - Về xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn tiêu chí hợp tác xã nông nghiệp thụ hưởng hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo Quyết định số 2261/QĐ-TTg: Bộ đã có Quyết định thành lập Tổ biên tập và đang xây dựng Dự thảo Thông tư, dự kiến phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để ban hành Thông tư liên tịch vào tháng 10 năm 2015. - Phát hành Sổ tay “Hỏi đáp về Luật hợp tác xã năm 2012”, Tờ rơi giới thiệu nội dung cơ bản của Luật Hợp tác xã năm 2012 và Sổ tay “Thành viên hợp tác xã” để giúp các địa phương phổ biến đến các HTX của tỉnh. - Năm 2013, tổ chức 06 hội nghị tuyên truyền, phổ biến Luật Hợp tác năm 2012 cho cán bộ Chi cục Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trên cả nước. - Năm 2014, tổ chức 02 Hội thảo trao đổi và hướng dẫn chuyển đổi hợp tác xã nông nghiệp hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. 2. Công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể - Chỉ đạo, điều hành: + Năm 2014, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết định số 710/QĐ-BNN-KTHT ngày 10/4/2014 phê duyệt Kế hoạch Đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp. Thực hiện Quyết định số 710, có 21 UBND cấp tỉnh đã phê duyệt Đề án hoặc Kế hoạch Đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, 31 tỉnh đang xây dựng Dự thảo. + Năm 2014, Bộ đã giao nhiệm vụ cho 07 đơn vị thuộc Bộ gồm: Tổng cục Thủy sản; Thủy lợi; Lâm nghiệp và các Cục Trồng trọt; Chăn nuôi; Chế biến NLTS và nghề muối; Kinh tế hợp tác và PTNT triển khai khảo sát nắm bắt tình hình hợp tác xã, tổ hợp tác theo lĩnh vực chuyên ngành, xác định các điển hình tiên tiến và cơ chế chính sách đặc thù. + Bộ đã phát hành Công văn số 4671/BNN-KTHT ngày 15/6/2015 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các hợp tác xã nông nghiệp, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp tổ chức lại hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012. - Về xây dựng mô hình: + Năm 2012, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã giao Cục Kinh tế hợp tác và PTNT hỗ trợ 03 mô hình HTX nông nghiệp trong khuôn khổ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tại Bắc Giang, Lào Cai, Quảng Nam. + Năm 2015, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổng hợp danh sách các mô hình hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác điển hình trong cả nước và chuẩn bị tổ chức mạng lưới các mô hình HTX, THT tiêu biểu trong cả nước. Mục đích hoạt động gồm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác kinh doanh giữa các hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia; đối thoại cơ chế, chính sách và các giải pháp thúc đẩy phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác trong nông nghiệp. Đây là hoạt động thí điểm triển khai từ 2015 - 2017. - Về kiểm tra, giám sát: Hàng năm, tổ chức 1 - 2 đoàn công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Luật và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan của ngành đối với hợp tác xã nông nghiệp tại một số tỉnh như Hòa Bình, Quảng Bình, Huế, Hà Nội... Sau khi có Luật HTX mới và các chủ trương của Trung ương được ban hành, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương chỉ đạo quyết liệt nhằm đổi mới, phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp nên kết quả việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ này đã có sự chuyển biến tích cực: Công tác tuyên truyền được chú trọng do đó nhận thức về vai trò phát triển kinh tế hợp tác được chuyển biến rõ nét ở các cơ quan Trung ương và bắt đầu chuyển biến ở các địa phương; bộ máy quản lý nhà nước thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế hợp tác của Bộ đã được củng cố, tăng cường; đã ban hành các kế hoạch, quyết định liên quan đến kinh tế hợp tác và liên kết sản xuất; phân công, phân cấp nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho các đơn vị của Bộ và các địa phương; các hoạt động khảo sát và xây dựng mô hình hợp tác xã điển hình được quan tâm, đã xuất hiện nhiều mô hình hợp tác xã tiên tiến, cánh đồng lớn, thực hiện liên kết sản xuất, phát triển các hợp tác xã...được đẩy mạnh. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này vẫn còn nhiều hạn chế như chưa quan tâm đầy đủ đến công tác tổng kết và xây dựng mô hình phù hợp với điều kiện thực tế của từng ngành, địa bàn hoặc lĩnh vực, công tác kiểm tra giám sát thực hiện nội dung của Luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước chưa được thực hiện đồng bộ ở các cấp. Việc quản lý cơ sở dữ liệu về kinh tế tập thể chưa được thống kê thường xuyên, chưa được báo cáo đầy đủ trên phạm vi cả nước và do đó phần nào ảnh hưởng đến chất lượng tham mưu. 3. Kết quả triển khai chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã, tổ hợp tác. Từ năm 2012 - 2015, Bộ Nông nghiệp và PTNT được phân bổ 8,8 tỷ đồng từ chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã, tổ hợp tác trong nông nghiệp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lấy ý kiến của 63 tỉnh (bao gồm Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Liên minh Hợp tác xã) và lựa chọn 11 chuyên đề hợp tác xã và 02 chuyên đề về tổ hợp tác cần ưu tiên tập trung xây dựng trong danh sách gần 40 chuyên đề theo đề nghị của các đơn vị. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có Quyết định ban hành Khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng hợp tác xã và tổ hợp tác trong nông nghiệp (Quyết định số 2217/QĐ-BNN-TCCB ngày 30/9/2013). Bộ đã giao Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và PTNT I, II tổ chức 12 lớp tập huấn tiểu giáo viên cho 262 tiểu giáo viên các tỉnh về 2 bộ tài liệu này. Ngoài ra, hàng năm Bộ đã tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác của 63 Chi cục Phát triển nông thôn trên cả nước, biên tập và phát hành nhiều tài liệu phục vụ đào tạo thông qua các Sổ tay về thành viên hợp tác xã, hỏi đáp Luật hợp tác xã, hướng dẫn hoạt động tín dụng nội bộ... Năm 2015, Bộ đang phối hợp xây dựng tài liệu về hợp tác xã thành một chuyên đề trong chương trình đào tạo của một số trường đại học liên quan. Phần thứ hai KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ 5 NĂM 2016 - 2020 I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ 5 NĂM 2016 - 2020 1. Dự báo những thuận lợi, khó khăn a) Thuận lợi - Luật Hợp tác xã năm 2012 đã được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/7/2013 tạo điều kiện thúc đẩy phát triển hợp tác xã mới, đồng thời định hướng phát triển cho các hợp tác xã hiện đang hoạt động theo đúng bản chất hợp tác xã. - Sự quan tâm của Đảng, Chính phủ cho lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về Xây dựng nông thôn mới; Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã tạo điều kiện và có cơ hội để tăng thêm nguồn lực cho thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế tập thể. - Quyết định số 2261/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020 ưu tiên hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đối với HTX nông lâm ngư diêm nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác xã nông nghiệp phát triển. b) Khó khăn - Nhiều địa phương, lực lượng cán bộ quản lý nhà nước chuyên ngành về kinh tế tập thể trong nông nghiệp còn thiếu, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế. Kinh phí hoạt động từ ngân sách cho khu vực kinh tế tập thể thấp, nhiều Chi cục không được bố trí ngân sách nghiệp vụ phải trích từ kinh phí chi thường xuyên nên đã làm hạn chế trong công tác chỉ đạo. - Những tồn tại, hạn chế của khu vực kinh tế tập thể trong nông nghiệp còn nhiều và chưa được khắc phục căn bản. 2. Mục tiêu chung Quán triệt và triển khai thực hiện quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về kinh tế tập thể và Nghị quyết số 707-NQ/BCS của Ban Cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và PTNT về “Đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp” nhằm đổi mới toàn diện cả về nội dung và hình thức hợp tác, liên kết trong sản xuất nông nghiệp, phát triển đa dạng các hình thức tổ chức hợp tác của nông dân, phù hợp từng vùng, từng lĩnh vực gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. 3. Muc tiêu cụ thể từ 2015 - 2020. - 90% số HTX nông nghiệp thực hiện tổ chức lại hoạt động theo Luật Hợp tác xã 2012. - Nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX hiện nay đạt tiêu chí của Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới từ 10% lên 20% vào năm 2015 và trên 50% năm 2020. - Khuyến khích thành lập và phát triển các liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp. - Thúc đẩy thành lập mới 2.000 HTX theo hướng ưu tiên các HTX sản xuất theo lĩnh vực chuyên ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản,...để cùng với các THT đạt mục tiêu về tiêu chí tổ chức sản xuất có hiệu quả trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. - Nâng số lượng THT tăng lên khoảng trên 100.000 THT (tăng 1,5 lần so với hiện nay) nhằm tiếp tục phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các THT ở những địa bàn HTX chưa phát triển để thực hiện tổ chức lại sản xuất và làm cơ sở phát triển các HTX khi có điều kiện trong giai đoạn tới đây. II. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 1. Tổ chức tuyên truyền, học tập quán triệt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế hợp tác - Tổ chức các Hội nghị triển khai các văn bản hướng dẫn thực hiện của các Bộ, ngành Trung ương về phát triển hợp tác xã nông nghiệp và sơ kết, tổng kết thực hiện kế hoạch đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp và PTNT cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của ngành nông nghiệp từ Trung ương đến địa phương. - Tổ chức Hội nghị biểu dương các hợp tác xã, tổ hợp tác tiêu biểu trong cả nước (2 năm một lần) - Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng Trung ương và địa phương thường xuyên tuyên truyền và nâng cao nhận thức và phát động phong trào ở nông thôn. - Xây dựng các tài liệu tuyên truyền: sổ tay, tờ rơi, sách giới thiệu các mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới để tuyên truyền phổ biến rộng rãi tới nông dân. 2. Hoàn thiện các thể chế, cơ chế chính sách để tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế hợp tác phát triển: - Ban hành Nghị định về hợp tác xã nông nghiệp; Quyết định về chính sách liên kết trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, hải sản, muối; Thông tư hướng dẫn điều kiện và tiêu chí thụ hưởng về hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đối với hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp theo Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020. - Tổ chức các hội nghị, hội thảo; khảo sát, nghiên cứu thực tế để đánh giá tình hình, những khó khăn, vướng mắc, những bất cập trong thực hiện cơ chế, chính sách đối với HTX nông nghiệp nhằm đề xuất hoàn chỉnh hệ thống văn bản của Trung ương và địa phương để có đủ thể chế, cơ chế chính sách hỗ trợ hợp tác xã, tổ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp. 3. Tổ chức triển khai và triển khai thực hiện một số nội dung chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển hợp tác xã theo Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. a) Bồi dưỡng nguồn nhân lực - Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực đối với cán bộ quản lý và thành viên hợp tác xã: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện: + Xây dựng chương trình tài liệu bồi dưỡng kiến thức phát triển hợp tác xã trong nông nghiệp. + Tổ chức tập huấn tiểu giáo viên các tỉnh để thực hiện tập huấn cho các hợp tác xã, tổ hợp tác. + Xây dựng sổ tay quản lý giúp nâng cao năng lực tổ chức quản lý các hoạt động dịch vụ của hợp tác xã và tổ hợp tác; + Hội thảo trao đổi kinh nghiệm, nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác, hội thảo nâng cao năng lực về lý thuyết và thực tiễn cho các giảng viên tại các trường đào tạo về kinh tế hợp tác. + Xây dựng tài liệu thử nghiệm đào tạo, bồi dưỡng trong các trường ĐH, CĐ. - Các tỉnh: + Tổ chức tập huấn cho cán bộ Hội đồng quản trị, Giám đốc, Phó giám đốc và Ban kiểm soát các hợp tác xã. + Tổ chức tập huấn cho 60.000 tổ trưởng tổ hợp tác. + Tập huấn cho 1.500 tổ hợp tác có hướng phát triển thành hợp tác xã. - Mô hình thí điểm đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp CĐ, ĐH xuống làm việc ở HTX. b) Thành lập mới, tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã - Hội thảo hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm giữa các cán bộ quản lý nhà nước về hướng dẫn thành lập mới, tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã. - Xây dựng các sổ tay, tài liệu phổ biến. c) Hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất của các hợp tác xã nông nghiệp - Quản lý, thực hiện: Tổng hợp kế hoạch hỗ trợ của các địa phương, tổ chức hội nghị triển khai hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra và giám sát. - Thực hiện một số dự án hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng cho các hợp tác xã theo vùng sinh thái và lĩnh vực chuyên ngành nông nghiệp. - Các địa phương triển khai thực hiện hỗ trợ dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng bao gồm: trụ sở, sân phơi, nhà kho, xưởng sơ chế, chế biến, điện, nước sinh hoạt, chợ, công trình thủy lợi, cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản, cửa hàng vật tư nông nghiệp, giao thông nội đồng phục vụ sản xuất, kinh doanh của các HTX nông nghiệp trên địa bàn theo kế hoạch ngân sách được phân bổ. 4. Xây dựng và phát triển các mô hình liên kết gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản thông qua các hợp đồng kinh tế Xây dựng các mô hình liên kết bền vững trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện và đảm bảo hài hòa lợi ích chính đáng của các thành viên tham gia trong mô hình liên kết theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013. Chú trọng vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp tham gia vào mô hình liên kết đa dạng, đảm bảo chuỗi giá trị hàng hóa từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, trong đó: - Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng mô hình HTX điểm về lúa gạo và cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo chỉ đạo của Chính phủ. - Xây dựng mô hình thí điểm các dạng mô hình HTX nông nghiệp gắn với một số ngành hàng chủ lực: chè, cà phê, thủy sản, trái cây... nhằm mục tiêu tổ chức lại sản xuất tại các vùng sản xuất hàng hóa lớn phục vụ Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên cơ sở đó để tuyên truyền phổ biến và nhân rộng nhiều loại hình hợp tác xã kiểu mới trên toàn quốc. - Hỗ trợ các địa phương về xây dựng mô hình hợp tác xã điểm. - Hỗ trợ vận hành mạng lưới các HTX, THT tiêu biểu trong nông nghiệp 5. Dự kiến kinh phí các hoạt động giai đoạn 2016 - 2020 như sau: Đơn vị tính: triệu đồng Nội dung Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tổng 1 Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thi hành Luật Hợp tác xã 2012 15.000 15.200 15.000 15.200 15.000 75.400 1.1. Bộ Nông nghiệp và PTNT 600 800 600 800 600 3.400 1.2. Hỗ trợ SNN&PTNT các tỉnh (hỗ trợ kinh phí trung ương cho các tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách địa phương) 14.400 14.400 14.400 14.400 14.400 72.000 2. Tổ chức triển khai Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020 1.018.700 1.017.700 1.017.500 1.017.700 1.017.500 5.083.800 2.1 Bồi dưỡng nguồn nhân lực 33.500 32.500 32.300 32.500 32.300 161.800 a) Bộ Nông nghiệp và PTNT 3.500 2.500 2.300 2.500 2.300 11.800 - Xây dựng tài liệu quản lý giúp nâng cao năng lực cho cán bộ và thành viên về hợp tác xã và tổ hợp tác, tài liệu thử nghiệm đào tạo trong ĐH, CĐ 1.200 600 600 1.700 - Hội thảo trao đổi kinh nghiệm nâng cao năng lực quản lý nhà nước 1.100 700 700 700 700 3.500 - Tập huấn tiểu giáo viên về kinh tế tập thể trong nông nghiệp các tỉnh 800 800 800 1.600 - Xây dựng sổ tay quản lý giúp nâng cao năng lực tổ chức quản lý các hoạt động dịch vụ của HTX và THT 400 1.000 1.000 1.000 1.000 5.000 b) Hỗ trợ SNN và PTNT các tỉnh 30.000 30.000 30.000 30.000 30.000 150.0000 2.2. Thành lập mới, tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã 24.200 24.200 24.200 24.200 24.200 121.000 a) Bộ Nông nghiệp và PTNT 200 200 200 200 200 1.000 b) Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh 24.000 24.000 24.000 24.000 24.000 120.000 2.3. Hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất của các HTX nông nghiệp 961.000 961.000 961.000 961.000 961.000 4.801.000 a) Bộ Nông nghiệp và PTNT 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 b) Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh 960.000 960.000 960.000 960.000 960.000 4.800.000 3. Xây dựng mô hình HTX nông nghiệp 4.500 4.000 4.000 4.000 4.000 20.000 3.1. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng mô hình HTX vùng Đồng bằng SCL theo chỉ đạo của Chính phủ theo kế hoạch phân bổ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2.000 2.000 2.000 2.000 2.000 10.000 3.2. Xây dựng mô số mô hình HTX tại các vùng SX hàng hóa lớn gắn với liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản 2.000 2.000 2.000 2.000 2.000 10.000 3.3. Hỗ trợ vận hành mạng lưới các HTX, THT tiêu biểu trong nông nghiệp 500 500 500 Tổng cộng (1+2+3) 1.038.200 1.036.900 1.036.500 1.036.900 1.036.500 5.179.200 Trong đó: - Bộ NN & PTNT 9.800 8.500 8.100 8.500 8.100 37.200 - Hỗ trợ các tỉnh 1.028.400 1.028.400 1.028.400 1.028.400 1.028.400 5.142.000 Trên đây là kế hoạch phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020, Bộ Nông nghiệp và PTNT báo cáo để Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp./. Nơi nhận: - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Bộ trưởng Cao Đức Phát (để b/c); - Lưu: VT, KTHT. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trần Thanh Nam
{ "issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn", "promulgation_date": "12/08/2015", "sign_number": "6530/KH-BNN-KTHT", "signer": "Trần Thanh Nam", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Thong-tu-08-2020-TT-BKHDT-tiep-nhan-tai-tro-dong-gop-Quy-Phat-trien-doanh-nghiep-nho-va-vua-457660.aspx
Thông tư 08/2020/TT-BKHĐT tiếp nhận tài trợ đóng góp Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 08/2020/TT-BKHĐT Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2020 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN VIỆC TIẾP NHẬN TÀI TRỢ, ĐÓNG GÓP, NHẬN ỦY THÁC CỦA QUỸ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Căn cứ Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Căn cứ Nghị định số 86/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Căn cứ Nghị định số 39/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; Xét đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thành viên Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư hướng dẫn việc tiếp nhận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Thông tư này quy định về việc tiếp nhận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong nước và đóng góp phải hoàn trả, nhận ủy thác của các tổ chức, cá nhân nước ngoài cho Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi tắt là Quỹ). Việc tiếp nhận tài trợ, đóng góp không hoàn trả của các tổ chức, cá nhân nước ngoài cho Quỹ được thực hiện theo quy định của pháp luật về viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ chính thức của các cơ quan, tổ chức nước ngoài dành cho Việt Nam. 2. Thông tư này áp dụng đối với: a) Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; b) Các tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động tiếp nhận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác của Quỹ quy định tại Thông tư này. Điều 2. Giải thích từ ngữ: Tại Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. “Tài trợ” là hoạt động hỗ trợ không hoàn lại bằng tiền hoặc hiện vật có nguồn gốc không thuộc ngân sách nhà nước với điều kiện, mục tiêu, đối tượng cụ thể của tổ chức, cá nhân (nhà tài trợ) cho Quỹ để thực hiện các hoạt động hỗ trợ DNNVV quy định tại Khoản 1 Điều 20 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) và Khoản 1 Điều 36 Nghị định 39/2019/NĐ-CP ngày 10/5/2019 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ (sau đây gọi tắt là Nghị định 39/2019/NĐ-CP). 2. “Đóng góp không hoàn trả” là hoạt động góp tiền hoặc hiện vật không phải hoàn trả của tổ chức, cá nhân (bên đóng góp) cho Quỹ để thực hiện các hoạt động hỗ trợ DNNVV quy định tại Khoản 1 Điều 20 Luật Hỗ trợ DNNVV và Khoản 1 Điều 36 Nghị định 39/2019/NĐ-CP. 3. “Đóng góp phải hoàn trả” là hoạt động góp tiền hoặc hiện vật của bên đóng góp cho Quỹ để thực hiện các hoạt động hỗ trợ DNNVV quy định tại Khoản 1 Điều 20 Luật Hỗ trợ DNNVV và Khoản 1 Điều 36 Nghị định 39/2019/NĐ-CP, mà Quỹ phải hoàn trả một phần hoặc toàn bộ khoản đóng góp và/hoặc lợi nhuận phát sinh từ khoản đóng góp. 4. “Ủy thác” là việc tổ chức, cá nhân (bên ủy thác) giao cho Quỹ (bên nhận ủy thác) khoản vốn bằng tiền để thực hiện các hoạt động hỗ trợ DNNVV quy định tại Khoản 1 Điều 20 Luật Hỗ trợ DNNVV và Khoản 1 Điều 36 Nghị định 39/2019/NĐ-CP. Bên ủy thác chịu mọi rủi ro, bên nhận ủy thác được hưởng phí ủy thác. Điều 3. Nguyên tắc, mục tiêu tiếp nhận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác 1. Quỹ được tiếp nhận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác để thực hiện các hoạt động quy định tại Khoản 1 Điều 20 Luật Hỗ trợ DNNVV và Khoản 1 Điều 36 Nghị định 39/2019/NĐ-CP. 2. Việc tiếp nhận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác của Quỹ phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Việc nhận vốn ủy thác, đóng góp phải đảm bảo phù hợp với khả năng hoàn trả của Quỹ. 3. Việc tài trợ, đóng góp, ủy thác cho Quỹ phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, công khai, minh bạch. 4. Quỹ không được tiếp nhận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác gây phương hại đến lợi ích quốc gia, an ninh, quốc phòng, vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng, hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố và các hoạt động trái pháp luật. 5. Nhà tài trợ, bên đóng góp, bên ủy thác phải tự đảm bảo và tự chịu trách nhiệm về nguồn gốc, tính hợp pháp của khoản tài trợ, đóng góp, ủy thác cho Quỹ. Điều 4. Hình thức tiếp nhận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác 1. Tài trợ, đóng góp bằng tiền: Nhà tài trợ, bên đóng góp thực hiện chuyển khoản tiền tài trợ, đóng góp bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ cho Quỹ thông qua tài khoản của Quỹ mở tại ngân hàng thương mại. 2. Đối với tài trợ, đóng góp bằng hiện vật: a) Nhà tài trợ, bên đóng góp chuyển giao cho Quỹ các hiện vật như máy móc, trang thiết bị, phương tiện giao thông, đất đai, công trình xây dựng và các hiện vật khác có giá trị sử dụng. b) Giá trị của hiện vật tài trợ, đóng góp cho Quỹ phải được quy đổi ra tiền là đồng Việt Nam, được thể hiện tại văn kiện, hồ sơ nhận tài trợ, đóng góp. Đối với hiện vật là tài sản có nguyên giá trên thị trường từ 500 triệu đồng trở lên, Quỹ phải thuê tổ chức thẩm định giá định giá tài sản. Thời điểm định giá không quá 06 tháng tính đến thời điểm lập hồ sơ phê duyệt tài trợ, đóng góp. 3. Đối với khoản đóng góp phải hoàn trả: Quỹ thực hiện hoàn trả theo thỏa thuận đã ký kết giữa các bên. 4. Đối với ủy thác: Bên ủy thác sẽ chuyển khoản tiền ủy thác bằng đồng Việt Nam hoặc đô-la Mỹ cho Quỹ thông qua tài khoản của Quỹ mở tại ngân hàng thương mại. Quỹ thực hiện hoàn trả cho bên ủy thác theo thỏa thuận ủy thác đã ký kết giữa các bên. Chương II TIẾP NHẬN TÀI TRỢ, ĐÓNG GÓP, NHẬN ỦY THÁC Điều 5. Thẩm quyền phê duyệt khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác 1. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định phê duyệt đối với các khoản đóng góp phải hoàn trả, ủy thác của các tổ chức, cá nhân nước ngoài. 2. Chủ tịch Hội đồng thành viên Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi tắt là Chủ tịch HĐTV) có thẩm quyền phê duyệt các khoản tài trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong nước. Điều 6. Chuẩn bị văn kiện, hồ sơ khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác 1. Đối với khoản đóng góp phải hoàn trả, nhận ủy thác thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: a) Quỹ chủ trì chuẩn bị văn kiện, hồ sơ tiếp nhận đóng góp, nhận ủy thác. b) Quỹ có nhiệm vụ phối hợp với các tổ chức trong nước và bên đóng góp, bên ủy thác trong quá trình lập văn kiện, hồ sơ. 2. Đối với khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch HĐTV, Quỹ phối hợp với các tổ chức trong nước và nhà tài trợ, bên đóng góp, bên ủy thác trong quá trình lập văn kiện, hồ sơ. 3. Quỹ có trách nhiệm triển khai, đảm bảo về tiến độ, chất lượng và nội dung văn kiện, hồ sơ tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác. Điều 7. Nội dung của văn kiện, hồ sơ tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác Văn kiện, hồ sơ tiếp nhận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác bao gồm những nội dung chủ yếu sau: 1. Bối cảnh và sự cần thiết của việc tiếp nhận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác, trong đó nêu rõ những vấn đề mà khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác sẽ được sử dụng để giải quyết. 2. Mục tiêu dài hạn (nếu có) và mục tiêu ngắn hạn của khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác. 3. Những kết quả chủ yếu của việc sử dụng khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác và các chỉ số đo lường các kết quả đó. 4. Thời gian thực hiện khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác và địa bàn thực hiện. 5. Cam kết, điều kiện đối với khoản tài trợ, đóng góp của nhà tài trợ, bên đóng góp, khoản ủy thác của bên ủy thác; nghĩa vụ và cam kết của Quỹ để sử dụng khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác. 6. Tổng giá trị và cơ cấu vốn của khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác. 7. Vốn đối ứng và nguồn đảm bảo (nếu có). 8. Phương thức tổ chức, quản lý và thực hiện khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác. 9. Kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết thực hiện khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác (nếu cần thiết). 10. Kế hoạch theo dõi, đánh giá kết quả sử dụng khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác (nếu cần thiết). 11. Hiệu quả, khả năng vận dụng kết quả thực hiện vào thực tiễn và tính bền vững của việc thực hiện khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác. Điều 8. Thẩm định khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác 1. Văn kiện, hồ sơ khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác phải được thẩm định để làm cơ sở phê duyệt, ký kết và thực hiện. 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao một đơn vị chức năng trực thuộc chủ trì tổ chức thẩm định khoản đóng góp phải hoàn trả, nhận ủy thác đối với trường hợp thẩm quyền phê duyệt khoản đóng góp phải hoàn trả, nhận ủy thác của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 3. Quỹ chủ trì tổ chức thẩm định, phê duyệt khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác thuộc thẩm quyền của Chủ tịch HĐTV. 4. Đơn vị chủ trì thẩm định có thể mời các đơn vị chuyên môn, các tổ chức tư vấn và chuyên gia tư vấn độc lập để hỗ trợ thẩm định văn kiện, hồ sơ khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác. 5. Hồ sơ thẩm định khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác bao gồm: a) Văn bản trình phê duyệt của Quỹ về văn kiện, hồ sơ tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác. b) Văn bản của nhà tài trợ, bên đóng góp, bên ủy thác đồng ý về nội dung khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác. c) Dự thảo văn kiện ký kết các khoản tài trợ, đóng góp, ủy thác và dự thảo Thỏa thuận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác cụ thể (nếu được yêu cầu để ký kết thay văn kiện khoản tài trợ, đóng góp, ủy thác sau này). Trường hợp nhà tài trợ, đóng góp, ủy thác là tổ chức, cá nhân trong nước thì yêu cầu văn kiện bằng tiếng Việt. Trường hợp nhà tài trợ, đóng góp, ủy thác là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì văn kiện yêu cầu ít nhất bằng 2 thứ tiếng là tiếng Việt và tiếng nước ngoài. d) Các văn bản ghi nhớ với nhà tài trợ, bên đóng góp, bên ủy thác. đ) Bản sao Giấy đăng ký hoạt động/đăng ký kinh doanh và/hoặc bản sao giấy tờ hợp pháp về tư cách pháp nhân đối với tổ chức là nhà tài trợ, bên đóng góp, bên ủy thác hoặc bản sao chứng minh nhân dân/hộ chiếu/thẻ căn cước đối với cá nhân là nhà tài trợ, bên đóng góp, ủy thác. e) Văn bản xác nhận giá trị của tài sản được tài trợ, đóng góp và chứng thư thẩm định giá đối với tài sản được tài trợ, đóng góp được cấp bởi tổ chức thẩm định giá hợp pháp và đủ năng lực được Việt Nam công nhận (nếu có). 6. Hồ sơ thẩm định được lập thành 8 bộ đối với các khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác, trong đó có ít nhất 1 bộ gốc. Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo. 7. Nội dung chính của báo cáo thẩm định: a) Sự phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành của các số liệu, luận cứ, tính toán, kết luận và đề xuất nêu trong hồ sơ được thẩm định. b) Tính khả thi của khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác. c) Tính hợp lý của việc sử dụng khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác cho các hoạt động của Quỹ. d) Những vấn đề bất cập, tồn tại, hướng xử lý, biện pháp xử lý, tổ chức có trách nhiệm xử lý và thời hạn xử lý. đ) Những cam kết trong trường hợp thay đổi cơ chế, chính sách, sự khác biệt về thủ tục tiếp nhận và thực hiện khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác, các yêu cầu và điều kiện của nhà tài trợ, bên đóng góp, bên ủy thác (nếu có). e) Năng lực tổ chức, quản lý thực hiện (bao gồm cả năng lực tài chính) của Quỹ. f) Hiệu quả, khả năng vận dụng kết quả thực hiện vào thực tiễn và tính bền vững của việc thực hiện khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác. g) Những ý kiến đã được thống nhất hoặc còn khác nhau giữa các bên liên quan. h) Đề xuất về việc Quỹ được tiếp nhận và thực hiện khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác. i) Thời hạn hoàn thiện hồ sơ khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác. k) Thông tin về việc đăng ký hoạt động/đăng ký kinh doanh và tư cách pháp nhân của tổ chức là nhà tài trợ, bên đóng góp, bên nhận ủy thác hoặc thông tin hợp pháp về cá nhân là nhà tài trợ, bên đóng góp, bên nhận ủy thác tại Việt Nam. 8. Trong quá trình thẩm định, đơn vị chủ trì thẩm định báo cáo cấp có thẩm quyền gửi văn bản xin ý kiến các cơ quan, đơn vị có liên quan. Các cơ quan, đơn vị tham gia thẩm định chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thẩm định thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình. 9. Quy trình và thời hạn thẩm định đối với khoản đóng góp phải hoàn trả, nhận ủy thác thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư a) Quy trình thẩm định khoản đóng góp phải hoàn trả, nhận ủy thác: Bước 1: Đơn vị chủ trì thẩm định thực hiện đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ thẩm định trên cơ sở quy định tại khoản 5 Điều 8 Thông tư này; Bước 2: Lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị có liên quan Sau khi nhận được đủ bộ hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi bộ hồ sơ kèm theo văn bản đề nghị góp ý kiến tới một số Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan đến nội dung khoản đóng góp, nhận ủy thác. Bước 3: Thẩm định Trường hợp hồ sơ chưa hoàn thiện, đơn vị chủ trì thẩm định yêu cầu Quỹ bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ và tiến hành các bước như đã nêu trên. Nếu hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, đơn vị chủ trì thẩm định tiến hành thẩm định theo quy trình sau: - Trường hợp khoản đóng góp phải hoàn trả, nhận ủy thác có nội dung rõ ràng, đầy đủ và không có ý kiến phản đối của các cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến, đơn vị chủ trì thẩm định chuẩn bị Báo cáo kết quả thẩm định kèm theo biên bản thẩm định và ý kiến của các cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến để trình Bộ trưởng phê duyệt việc tiếp nhận khoản đóng góp phải hoàn trả, nhận ủy thác; - Trường hợp không áp dụng được hình thức đã nêu ở trên, đơn vị chủ trì thẩm định tổ chức hội nghị thẩm định. Thành phần được mời dự Hội nghị thẩm định bao gồm đại diện đơn vị chủ trì thẩm định, đại diện các cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến và các đơn vị có liên quan, đại diện Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trường hợp hội nghị thẩm định kết luận thông qua hồ sơ khoản đóng góp phải hoàn trả, nhận ủy thác, đơn vị chủ trì thẩm định chuẩn bị báo cáo kết quả thẩm định kèm theo biên bản thẩm định và trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trường hợp hội nghị thẩm định kết luận chưa thông qua hồ sơ khoản đóng góp phải hoàn trả, nhận ủy thác, đơn vị chủ trì thẩm định yêu cầu Quỹ bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện hồ sơ theo quy định và tiến hành các bước như đã nêu trên. b) Thời hạn thẩm định đối với các khoản đóng góp phải hoàn trả, nhận ủy thác là không quá 20 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 10. Quy trình thẩm định đối với khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch HĐTV: a) Quy trình thẩm định khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác: Bước 1: Quỹ thực hiện đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ thẩm định trên cơ sở quy định tại khoản 5 Điều 8 Thông tư này; Bước 2: Lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị có liên quan Sau khi nhận được đủ bộ hồ sơ hợp lệ, Quỹ gửi bộ hồ sơ kèm theo văn bản đề nghị góp ý kiến tới các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác. Bước 3: Thẩm định Trường hợp hồ sơ chưa hoàn thiện, Quỹ bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ và tiến hành các bước như đã nêu trên. Nếu hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, Quỹ tiến hành thẩm định theo quy trình sau: - Trường hợp khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác có nội dung rõ ràng, đầy đủ và không có ý kiến phản đối của các cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến, Quỹ hoàn thiện Báo cáo kết quả thẩm định kèm theo biên bản thẩm định và ý kiến của các cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến để trình thực hiện phê duyệt việc tiếp nhận khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác; - Trường hợp không áp dụng được hình thức đã nêu ở trên, Quỹ có thể tổ chức hội nghị thẩm định, thành phần dự bao gồm đại diện Quỹ, đại diện các cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến và các đơn vị có liên quan. Quỹ hoàn thiện Báo cáo kết quả thẩm định kèm theo biên bản thẩm định. b) Thời hạn thẩm định đối với các khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác là không quá 20 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Điều 9. Thẩm định khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác theo quy trình rút gọn 1. Khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác được thẩm định theo quy trình rút gọn trong các trường hợp sau: a) Khoản đóng góp phải hoàn trả, nhận ủy thác thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư có giá trị không quá 10 tỷ đồng; b) Khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác thuộc thẩm quyền phê duyệt của Quỹ có giá trị không quá 1 tỷ đồng. 2. Hồ sơ thẩm định và quy trình thẩm định rút gọn đối với khoản đóng góp phải hoàn trả, nhận ủy thác thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện như sau: a) Hồ sơ thẩm định khoản đóng góp phải hoàn trả, nhận ủy thác bao gồm các văn bản, tài liệu quy định tại khoản 5 Điều 8 Thông tư này; b) Quy trình thẩm định rút gọn được thực hiện như sau: Bước 1: Đơn vị chủ trì thẩm định thực hiện đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ thẩm định trên cơ sở quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này; Bước 2: Thẩm định Trường hợp hồ sơ chưa hoàn thiện, đơn vị chủ trì thẩm định yêu cầu Quỹ bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ và tiến hành các bước như đã nêu trên. Nếu hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, đơn vị chủ trì thẩm định tiến hành thẩm định và chuẩn bị Báo cáo kết quả thẩm định kèm theo biên bản thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Thời hạn thẩm định đối với các khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác là không quá 10 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định việc lấy ý kiến góp ý của cơ quan, đơn vị có liên quan. 3. Hồ sơ thẩm định và quy trình thẩm định rút gọn đối với khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch HĐTV thực hiện như sau: a) Hồ sơ thẩm định khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác bao gồm các văn bản, tài liệu quy định tại khoản 5 Điều 8 Thông tư này; b) Quy trình thẩm định rút gọn được thực hiện như sau: Bước 1: Đơn vị chủ trì thẩm định thực hiện đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ thẩm định trên cơ sở quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này; Bước 2: Thẩm định Trường hợp hồ sơ chưa hoàn thiện, Quỹ bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ và tiến hành các bước như đã nêu trên. Nếu hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, Quỹ tiến hành thẩm định và hoàn thiện Báo cáo kết quả thẩm định kèm theo biên bản thẩm định. Thời hạn thẩm định đối với các khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác là không quá 10 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch HĐTV quyết định việc lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan. Điều 10. Phê duyệt khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác 1. Việc phê duyệt tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác sau thẩm định được thực hiện theo quy trình sau: a) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định phê duyệt khoản đóng góp phải hoàn trả, nhận ủy thác nước ngoài. Trường hợp khoản đóng góp phải hoàn trả, nhận ủy thác không đủ điều kiện tiếp nhận, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo cho bên đóng góp, bên ủy thác về việc không tiếp nhận. b) Chủ tịch HĐTV quyết định phê duyệt khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác trong nước. Trường hợp khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác không đủ điều kiện tiếp nhận, Quỹ thông báo cho nhà tài trợ, bên đóng góp, bên ủy thác về việc không tiếp nhận. 2. Văn bản, quyết định phê duyệt khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác gồm những nội dung chính sau: a) Tên khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác; b) Bên tiếp nhận khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác: Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; Tên tổ chức, cá nhân là nhà tài trợ, bên đóng góp, bên ủy thác; c) Mục tiêu và kết quả chủ yếu của khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác; d) Thời gian và địa bàn thực hiện; đ) Tổng giá trị và cơ cấu vốn của khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác. 3. Văn bản, quyết định phê duyệt khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác (bản chính) kèm theo văn kiện, hồ sơ cụ thể có đóng dấu giáp lai cũng như các tài liệu liên quan khác phải được gửi tới các cơ quan, đơn vị có liên quan. Điều 11. Ký kết văn kiện, hồ sơ tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác 1. Việc ký kết văn kiện, thỏa thuận tài trợ, đóng góp, ủy thác chỉ tiến hành sau khi văn kiện, hồ sơ tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được Quỹ thông báo chính thức bằng văn bản cho nhà tài trợ, bên đóng góp, bên ủy thác. 2. Chủ tịch HĐTV thực hiện ký kết văn kiện, thỏa thuận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác với nhà tài trợ, bên đóng góp, bên ủy thác theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 39/2019/NĐ-CP và Thông tư này. 3. Công bố thông tin: Chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày ký kết văn kiện, hồ sơ tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác, Quỹ có trách nhiệm công bố thông tin trên Trang thông tin điện tử của Quỹ và tại trụ sở Quỹ. Điều 12. Tiếp nhận khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác 1. Đối với khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác bằng tiền: a) Quỹ mở sổ kế toán chi tiết để theo dõi riêng số tiền được tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác; b) Quỹ mở tài khoản tại ngân hàng thương mại để tiếp nhận đối với khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác được chuyển khoản; 2. Đối với khoản tài trợ, đóng góp bằng hiện vật: a) Quỹ có trách nhiệm thực hiện các thủ tục nhận bàn giao, chuẩn bị mặt bằng, kho bãi để bảo quản hiện vật tài trợ, đóng góp đảm bảo thuận lợi, nhanh chóng. Quỹ mở sổ kế toán chi tiết để theo dõi riêng hiện vật được tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác. b) Trường hợp tài trợ, đóng góp bằng công trình xây dựng cơ bản theo hình thức “chìa khóa trao tay”: Nhà tài trợ, bên đóng góp hoàn thành hồ sơ, tài liệu và chứng từ liên quan đến xây dựng công trình chuyển cho Quỹ để thực hiện hạch toán theo giá trị công trình tài trợ đã nhận bàn giao; c) Trường hợp tài trợ bằng thiết bị, máy móc: Nhà tài trợ, bên đóng góp cung cấp tài liệu, hồ sơ kỹ thuật cho Quỹ theo quy định của pháp luật hiện hành. Điều 13. Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung văn kiện, hồ sơ, quyết định phê duyệt khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác trong quá trình thực hiện 1. Đối với các khoản đóng góp phải hoàn trả, nhận ủy thác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt: a) Việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung được thực hiện khi thay đổi các mục tiêu dài hạn (nếu có) và mục tiêu ngắn hạn, phương thức tổ chức, quản lý và thực hiện, các kết quả chủ yếu và địa bàn thực hiện của khoản đóng góp phải hoàn trả, nhận ủy thác đã được phê duyệt hoặc các điều chỉnh về tiến độ thực hiện dẫn đến vượt quá 24 tháng so với thời gian đã được phê duyệt phải được báo cáo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định. b) Chậm nhất 10 ngày kể từ ngày nhận được đề xuất điều chỉnh, đơn vị chủ trì thẩm định khoản đóng góp phải hoàn trả, nhận ủy thác trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung đối với khoản đóng góp phải hoàn trả, nhận ủy thác. 2. Đối với khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác do Chủ tịch HĐTV phê duyệt: a) Những điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung làm cho khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác trở thành một trong các trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì đơn vị chủ trì thẩm định khoản tài trợ, đóng góp, ủy thác chủ trì, phối hợp với Quỹ báo cáo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định. b) Các điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung không thuộc quy định tại điểm a khoản 2 Điều này do Chủ tịch HĐTV quyết định. c) Chậm nhất 10 ngày làm việc sau khi chấp thuận việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung đối với khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác, Chủ tịch HĐTV ban hành quyết định điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung đối với khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác. Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 14. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư 1. Giao một đơn vị chủ trì thẩm định hồ sơ tiếp nhận khoản đóng góp phải hoàn trả, ủy thác thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 2. Hướng dẫn tổ chức thực hiện và sửa đổi, bổ sung Thông tư này. Điều 15. Trách nhiệm của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 1. Tiếp nhận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác theo nguyên tắc và cho các mục tiêu quy định tại Điều 3 Thông tư này. 2. Tiếp nhận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác theo các hình thức quy định tại Điều 4 Thông tư này. 3. Chủ trì chuẩn bị văn kiện, hồ sơ khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác theo nhiệm vụ do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao; đảm bảo tiến độ, chất lượng và nội dung của văn kiện, hồ sơ. 4. Phối hợp với các tổ chức trong nước và nhà tài trợ, bên ủy thác trong quá trình lập văn kiện, hồ sơ tiếp nhận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác. 5. Thẩm định hồ sơ tiếp nhận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác thuộc thẩm quyền của Chủ tịch HĐTV. 6. Gửi văn bản quyết định phê duyệt khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác và các tài liệu liên quan khác tới các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này. 7. Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung khoản đóng góp phải hoàn trả, nhận ủy thác theo quy định tại Điểm a Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 13 Thông tư này. 8. Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, sửa đổi, bổ sung Thông tư này. Điều 16. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan 1. Nhà tài trợ, bên đóng góp, bên ủy thác phải tự đảm bảo và tự chịu trách nhiệm về nguồn gốc, tính hợp pháp của khoản tài trợ, đóng góp, ủy thác cho Quỹ. 2. Các cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia thẩm định chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thẩm định hồ sơ tiếp nhận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác có liên quan đến phạm vi trách nhiệm quản lý của mình. Điều 17. Khen thưởng và xử lý vi phạm 1. Nhà tài trợ có đóng góp tích cực cho sự phát triển trong hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thì được Quỹ khen thưởng theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cấp có thẩm quyền các hình thức khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua khen thưởng. 2. Các đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện quy trình tiếp nhận, quản lý và sử dụng tài trợ, đóng góp, ủy thác trái với quy định tại Thông tư này thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Điều 18. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2021. 2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung. Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c); - Văn phòng Trung ương Đảng và Các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Viện Kiểm sát nhân dân toi cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Cơ quan TW của các đoàn thể; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Các đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Cổng TTĐT của Chính phủ; - Cổng TTĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Lưu: VT, Vụ PC, QDNNVV BỘ TRƯỞNG Nguyễn Chí Dũng
{ "issuing_agency": "Bộ Kế hoạch và Đầu tư", "promulgation_date": "13/11/2020", "sign_number": "08/2020/TT-BKHĐT", "signer": "Nguyễn Chí Dũng", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Ke-toan-Kiem-toan/Thong-tu-70-2019-TT-BTC-huong-dan-che-do-ke-toan-ngan-sach-va-tai-chinh-xa-426120.aspx
Thông tư 70/2019/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã mới nhất
BỘ TÀI CHÍNH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 70/2019/TT-BTC Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 2019 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN NGÂN SÁCH VÀ TÀI CHÍNH XÃ Căn cứ Luật Kế toán ngày 20 tháng 11 năm 2015; Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán; Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước; Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán; Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này hướng dẫn danh mục, biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán; danh mục hệ thống tài khoản và phương pháp hạch toán tài khoản kế toán; danh mục mẫu sổ và phương pháp lập sổ kế toán; danh mục mẫu báo cáo, phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính của các đơn vị thuộc đối tượng áp dụng quy định tại Điều 2 Thông tư này. Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là xã) thuộc các quận, huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi tắt là huyện) của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) trong cả nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác kế toán ngân sách và tài chính xã. Chương II QUY ĐỊNH CỤ THỂ Điều 3. Quy định về chứng từ kế toán 1. Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. 2. Các xã sử dụng thống nhất mẫu chứng từ kế toán quy định tại Thông tư này. - Đối với các chứng từ bắt buộc (ký hiệu là BB) trong quá trình thực hiện, các xã không được sửa đổi biểu mẫu chứng từ đã quy định. - Đối với các chứng từ hướng dẫn (ký hiệu là HD) trong quá trình thực hiện, các xã được phép sửa đổi, bổ sung biểu mẫu chứng từ phù hợp với nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh. 3. Đối với mẫu chứng từ in sẵn phải được bảo quản cẩn thận, không được để hư hỏng, mục nát. Séc, Biên lai thu tiền và giấy tờ có giá phải được quản lý như tiền. 4. Danh mục, mẫu và giải thích phương pháp lập các chứng từ kế toán quy định tại Phụ lục số 01 “Hệ thống chứng từ kế toán” kèm theo Thông tư này. Đối với nghiệp vụ kinh tế phát sinh chưa có chứng từ kế toán quy định tại phụ lục 01, các xã lập chứng từ kế toán đảm bảo đáp ứng tối thiểu 7 nội dung quy định tại Điều 16 Luật kế toán. Điều 4. Quy định về tài khoản kế toán 1. Tài khoản kế toán phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống về tình hình tài sản, tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác; tình hình thu, chi hoạt động, kết quả hoạt động và các khoản khác ở các xã. 2. Phân loại hệ thống tài khoản kế toán: a) Các tài khoản trong bảng gồm tài khoản từ loại 1 đến loại 9, được hạch toán kép (hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản). Hệ thống Tài khoản kế toán trong bảng phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế tài chính theo nội dung kinh tế, bao gồm 26 tài khoản cấp 1, trong đó một số tài khoản cấp 1 được chi tiết theo tài khoản cấp 2 phù hợp với yêu cầu quản lý. b) Tài khoản ngoài bảng được hạch toán đơn (không hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản). Các tài khoản ngoài bảng gồm 02 tài khoản: TK 005- Dụng cụ lâu bền đang sử dụng và TK 008- Dự toán chi ngân sách. TK 008 liên quan đến ngân sách nhà nước được phản ánh theo mục lục ngân sách nhà nước và theo niên độ ngân sách (năm trước, năm nay). 3. Vận dụng hệ thống tài khoản: a) Các xã căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán ban hành tại Thông tư này để vận dụng tài khoản kế toán áp dụng phù hợp với hoạt động của xã. b) Các xã được bổ sung tài khoản kế toán trong các trường hợp sau: - Được bổ sung tài khoản chi tiết cho các tài khoản đã được quy định trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán (Phụ lục số 02) kèm theo Thông tư này để phục vụ yêu cầu quản lý của xã. - Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản bổ sung tài khoản ngang cấp với các tài khoản đã được quy định trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán (Phụ lục số 02) kèm theo Thông tư này. 4. Danh mục hệ thống tài khoản kế toán, giải thích nội dung, kết cấu và phương pháp ghi chép tài khoản kế toán của xã quy định tại Phụ lục số 02 “Hệ thống tài khoản kế toán” kèm theo Thông tư này. Điều 5. Quy định về sổ kế toán 1. Các xã phải mở sổ kế toán để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh của xã. Việc bảo quản, lưu trữ sổ kế toán thực hiện theo quy định của pháp luật về kế toán, các văn bản có liên quan và quy định tại Thông tư này. 2. Các xã phải theo dõi nguồn thu, nhiệm vụ chi của xã theo mục lục ngân sách Nhà nước và quy định về tài chính, ngân sách phục vụ cho việc lập báo cáo quyết toán với ngân sách nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền. 3. Các loại sổ kế toán a) Các xã chỉ sử dụng một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm, bao gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Phải mở đầy đủ các sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết và thực hiện đầy đủ, đúng nội dung, trình tự và phương pháp ghi chép đối với từng mẫu sổ kế toán. b) Mẫu sổ kế toán tổng hợp: - Nhật ký - Sổ Cái áp dụng cho các xã thực hiện kế toán theo hình thức Nhật ký - Sổ Cái, dùng để phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo trình tự thời gian và hệ thống hóa theo nội dung kinh tế trên các tài khoản kế toán. Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái phản ánh tổng hợp theo trình tự thời gian tình hình tài sản, nguồn kinh phí và tình hình sử dụng nguồn kinh phí. - Sổ Cái tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế trên tài khoản kế toán. Số liệu trên Sổ Cái phản ánh tổng hợp tình hình tài sản, nguồn kinh phí và tình hình sử dụng nguồn kinh phí. c) Mẫu sổ, thẻ kế toán chi tiết: Sổ, thẻ kế toán chi tiết dùng để ghi chép chi tiết các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán theo yêu cầu quản lý mà Sổ Cái chưa phản ánh chi tiết. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin cụ thể phục vụ cho việc quản lý tại xã và việc tính, lập các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước. Căn cứ vào yêu cầu quản lý và yêu cầu hạch toán của từng đối tượng kế toán riêng biệt, xã được phép chi tiết thêm các chỉ tiêu trên sổ, thẻ kế toán chi tiết để phục vụ lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán theo yêu cầu quản lý. 4. Trách nhiệm của người giữ và ghi sổ kế toán a) Sổ kế toán phải được quản lý chặt chẽ, phân công rõ ràng trách nhiệm cá nhân giữ và ghi sổ. Nhân viên phụ trách việc giữ và ghi sổ kế toán phải chịu trách nhiệm về nội dung ghi trong sổ trong suốt thời gian giữ và ghi sổ. b) Khi có sự thay đổi nhân viên giữ và ghi sổ, phụ trách kế toán xã phải tổ chức bàn giao trách nhiệm quản lý và ghi sổ kế toán giữa nhân viên kế toán cũ với nhân viên kế toán mới. Nhân viên kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về toàn bộ những nội dung ghi trong sổ trong suốt thời gian giữ và ghi sổ kế toán, nhân viên kế toán mới chịu trách nhiệm từ ngày nhận bàn giao. Biên bản bàn giao phải được phụ trách kế toán xã ký xác nhận. c) Nhân viên giữ và ghi sổ kế toán phải ghi chép kịp thời sau khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phải đảm bảo rõ ràng, đầy đủ theo các nội dung của mẫu sổ kế toán. Thông tin, số liệu được ghi vào sổ kế toán phải đảm bảo chính xác, trung thực, căn cứ vào chứng từ kế toán tương ứng dùng để ghi sổ. d) Việc ghi sổ kế toán phải thực hiện theo trình tự thời gian phát sinh của nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm sau phải kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm trước liền kề, đảm bảo liên tục từ khi mở sổ đến khi khóa sổ. 5. Mở sổ kế toán a) Nguyên tắc mở sổ kế toán Sổ kế toán phải được mở vào đầu kỳ kế toán năm hoặc ngay sau khi có quyết định thành lập và bắt đầu hoạt động của xã. Sổ kế toán được mở đầu năm tài chính, ngân sách mới để chuyển số dư từ sổ kế toán năm cũ chuyển sang và ghi ngay nghiệp vụ kinh tế, tài chính mới phát sinh thuộc năm mới từ ngày 01/01 của năm tài chính, ngân sách mới. Số liệu thu, chi ngân sách xã thuộc năm trước phát sinh trong thời gian chỉnh lý quyết toán được ghi vào các sổ kế toán thu, chi ngân sách xã trong thời gian chỉnh lý theo dõi các tài khoản thu, chi, chênh lệch thu chi ngân sách xã trong thời gian chỉnh lý phục vụ lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước theo quy định. Nếu nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc năm hiện hành thì ghi sổ kế toán năm nay. b) Trường hợp ghi sổ kế toán trên giấy (thủ công), xã phải hoàn thiện thủ tục pháp lý của sổ kế toán như sau: - Đối với sổ kế toán đóng thành quyển: + Ngoài bìa (góc trên bên trái) phải ghi tên xã, giữa bìa ghi tên sổ, ngày, tháng năm lập sổ, ngày, tháng, năm khóa sổ, họ tên và chữ ký của người lập sổ, người phụ trách kế toán và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký tên, đóng dấu; ngày, tháng, năm kết thúc ghi sổ hoặc ngày chuyển giao sổ cho người khác. + Các trang sổ kế toán phải đánh số trang từ trang một (01) đến hết trang số cuối cùng, giữa hai trang sổ phải đóng dấu giáp lai của xã. - Đối với sổ tờ rời: + Đầu mỗi sổ tờ rời phải ghi rõ tên xã, số thứ tự của từng tờ sổ, tên sổ, tháng sử dụng, họ tên của người giữ sổ và ghi sổ kế toán. + Các sổ tờ rời trước khi sử dụng phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký xác nhận, đóng dấu và ghi vào Sổ đăng ký sử dụng thẻ tờ rời. + Các sổ tờ rời phải sắp xếp theo thứ tự các tài khoản kế toán, phải đảm bảo an toàn và dễ tra cứu. c) Trường hợp lập sổ kế toán trên máy vi tính: Các mẫu sổ kế toán trên máy vi tính phải đảm bảo các yếu tố của sổ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán. Đối với sổ kế toán lưu trữ trên các phương tiện điện tử, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phải chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và phải bảo đảm tra cứu được dữ liệu trong thời hạn lưu trữ. Riêng đối với sổ kế toán tổng hợp phải in ra giấy, đóng thành quyển và phải làm đầy đủ các thủ tục quy định nêu tại điểm b, khoản 5 Điều này. 6. Ghi sổ kế toán a) Việc ghi sổ kế toán phải căn cứ vào chứng từ kế toán, mọi số liệu ghi trên sổ kế toán phải có chứng từ kế toán chứng minh; phải đảm bảo số và chữ rõ ràng, liên tục có hệ thống, không được viết tắt, không ghi chồng đè, không được bỏ cách dòng. b) Phải thực hiện theo trình tự ghi chép và các mẫu sổ kế toán quy định tại Phụ lục số 03 “Hệ thống sổ kế toán” kèm theo Thông tư này. Khi ghi hết trang sổ phải cộng số liệu của từng trang để mang số cộng trang trước sang đầu trang kế tiếp, không được ghi xen thêm vào phía trên hoặc phía dưới. c) Trường hợp ghi sổ kế toán trên giấy, phải dùng mực không phai, không dùng mực đỏ để ghi sổ kế toán. Nếu không ghi hết trang sổ phải gạch chéo phần không ghi, không tẩy xóa, cấm dùng chất hóa học để sửa chữa. 7. Khóa sổ kế toán Khóa sổ kế toán là việc cộng sổ để tính ra tổng số phát sinh bên Nợ, bên Có và số dư cuối kỳ của từng tài khoản kế toán hoặc tổng số thu, chi, tồn quỹ, nhập, xuất, tồn kho. a) Kỳ khóa sổ kế toán - Sổ quỹ tiền mặt phải được thực hiện khóa sổ vào cuối mỗi ngày. Sau khi khóa sổ phải thực hiện đối chiếu giữa sổ tiền mặt của kế toán với sổ quỹ của thủ quỹ và tiền mặt có trong két đảm bảo chính xác, khớp đúng. Riêng ngày cuối tháng phải lập Bảng kiểm kê quỹ tiền mặt, sau khi kiểm kê, Bảng kiểm kê quỹ tiền mặt được lưu cùng với sổ kế toán tiền mặt ngày cuối cùng của tháng. - Sổ tiền gửi ngân hàng, kho bạc phải được thực hiện khóa sổ vào cuối tháng để đối chiếu số liệu với ngân hàng, kho bạc; Bảng đối chiếu số liệu với ngân hàng, kho bạc (có xác nhận của ngân hàng, kho bạc) được lưu cùng Sổ tiền gửi ngân hàng, kho bạc hàng tháng. - Xã phải khóa sổ kế toán tại thời điểm cuối kỳ kế toán năm, trước khi lập báo cáo tài chính. Ngoài ra, xã phải khóa sổ kế toán trong các trường hợp kiểm kê đột xuất hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. b) Trình tự khóa sổ kế toán (1) Đối với ghi sổ kế toán trên giấy (thủ công): Bước 1: Kiểm tra, đối chiếu trước khi khóa sổ kế toán - Cuối kỳ kế toán, sau khi đã phản ánh hết các chứng từ kế toán phát sinh trong kỳ vào sổ kế toán, kế toán thực hiện đối chiếu giữa số liệu trên chứng từ kế toán (nếu cần) với số liệu đã ghi sổ, giữa số liệu của các sổ kế toán có liên quan, đảm bảo sự khớp đúng giữa số liệu trên chứng từ kế toán với số liệu trong một sổ kế toán và giữa các sổ kế toán với nhau. Thực hiện cộng số phát sinh trên Sổ Cái và các sổ kế toán chi tiết. - Căn cứ các sổ, thẻ kế toán chi tiết, lập Bảng tổng hợp chi tiết đối với những tài khoản phải ghi trên nhiều sổ hoặc nhiều trang sổ. - Thực hiện cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái đảm bảo khớp đúng số liệu tổng hợp và chi tiết. Sau đó thực hiện đối chiếu giữa số liệu trên Sổ Cái với số liệu trên sổ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết, giữa số liệu của kế toán với số liệu của thủ quỹ, thủ kho. Sau khi xác định khớp đúng số liệu, thực hiện khóa sổ kế toán. Trường hợp có chênh lệch phải xác định nguyên nhân và xử lý số chênh lệch cho đến khi số liệu khớp đúng. Bước 2: Khóa sổ - Khi khóa sổ phải kẻ một đường ngang dưới dòng ghi nghiệp vụ cuối cùng của kỳ kế toán. Sau đó ghi “Cộng số phát sinh trong kỳ” phía dưới dòng đã kẻ; - Ghi tiếp dòng “Số dư cuối kỳ” (tháng, quý, năm); Dòng “Số dư cuối kỳ” tính như sau: Số dư Nợ cuối kỳ = Số dư Nợ đầu kỳ + Số phát sinh Nợ trong kỳ - Số phát sinh Có trong kỳ Số dư Có cuối kỳ = Số dư Có đầu kỳ + Số phát sinh Có trong kỳ - Số phát sinh Nợ trong kỳ Sau khi tính được số dư của từng tài khoản, tài khoản nào dư Nợ thì ghi vào cột Nợ, tài khoản nào dư Có thì ghi vào cột Có. - Ghi tiếp dòng “Cộng số phát sinh lũy kế từ đầu năm”; - Kẻ 2 đường kẻ liền nhau để kết thúc việc khóa sổ. - Đối với sổ chi tiết có kết cấu các cột phát sinh Nợ, phát sinh Có và cột “Số dư” (hoặc nhập, xuất, “còn lại” hay thu, chi, “tồn quỹ”...), ghi số liệu cột số dư (còn lại hay tồn) vào dòng “Số dư cuối kỳ” của cột “Số dư” hoặc cột “Tồn quỹ”, hay cột “Còn lại”. Sau khi khóa sổ kế toán, người ghi sổ phải ký dưới 2 đường kẻ, người phụ trách kế toán kiểm tra đảm bảo sự chính xác, cân đối sẽ ký xác nhận. Sau đó trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã kiểm tra và ký duyệt để xác nhận tính pháp lý của số liệu khóa sổ kế toán. (2) Đối với ghi sổ trên máy vi tính: Quy trình khóa sổ kế toán trên phần mềm kế toán cần được thiết lập đảm bảo và thể hiện các nguyên tắc khóa sổ đối với trường hợp ghi sổ kế toán trên giấy (thủ công). 8. Danh mục sổ kế toán, mẫu sổ, hướng dẫn lập sổ kế toán theo Phụ lục số 03 “Hệ thống sổ kế toán” kèm theo Thông tư này. Điều 6. Báo cáo quyết toán 1. Báo cáo quyết toán ngân sách xã dùng để tổng hợp tình hình thu, chi ngân sách xã, được trình bày chi tiết theo mục lục ngân sách Nhà nước để cung cấp cho Hội đồng nhân dân xã, báo cáo phòng tài chính huyện và cơ quan có thẩm quyền khác. 2. Các xã lập báo cáo quyết toán ngân sách theo quy định tại Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn và các văn bản sửa đổi, bổ sung Thông tư số 344/2016/TT-BTC. Điều 7. Báo cáo tài chính 1. Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động và các luồng tiền của xã. Sau khi kết thúc kỳ kế toán năm, các xã phải khóa sổ và lập báo cáo tài chính. Thông tin báo cáo tài chính của xã là thông tin cơ sở để tổng hợp thông tin báo cáo tài chính nhà nước cho huyện. 2. Nguyên tắc, yêu cầu lập báo cáo tài chính a) Nguyên tắc: Việc lập báo cáo tài chính phải được căn cứ vào số liệu kế toán sau khi khóa sổ kế toán. Báo cáo tài chính phải được lập đúng nguyên tắc, nội dung, phương pháp theo quy định và được trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán, trường hợp báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ lý do. Báo cáo tài chính phải có chữ ký của người lập, phụ trách kế toán xã và Chủ tịch Ủy ban nhân dân của xã. Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo. b) Yêu cầu: Báo cáo tài chính phải được phản ánh một cách trung thực, khách quan về nội dung và giá trị các chỉ tiêu báo cáo; trình bày theo biểu mẫu quy định về tình hình tài chính, kết quả hoạt động và lưu chuyển tiền của xã. Báo cáo tài chính phải được lập kịp thời, đúng thời gian quy định đối với xã, trình bày rõ ràng, dễ hiểu, chính xác thông tin, số liệu kế toán. Thông tin, số liệu báo cáo phải được phản ánh liên tục, số liệu của kỳ này phải kế tiếp số liệu của kỳ trước. 3. Kỳ lập báo cáo Báo cáo tài chính được lập vào thời điểm cuối kỳ kế toán năm theo quy định của Luật kế toán. 4. Trách nhiệm của các xã trong việc lập báo cáo tài chính Các xã phải lập báo cáo tài chính năm theo mẫu biểu quy định tại Phụ lục số 04, kèm theo Thông tư này. 5. Nơi nộp và thời hạn nộp báo cáo tài chính a) Nơi nộp: Các xã nộp báo cáo tài chính cho Kho bạc Nhà nước cấp huyện nơi xã giao dịch, Hội đồng nhân dân xã, phòng tài chính huyện và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật. b) Thời hạn nộp báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính năm của xã phải được nộp cho cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật về kế toán. 6. Công khai báo cáo tài chính Báo cáo tài chính được công khai theo quy định của pháp luật về kế toán và các văn bản có liên quan. 7. Danh mục báo cáo, mẫu báo cáo, giải thích phương pháp lập báo cáo tài chính nêu tại Phụ lục số 04 “Hệ thống Báo cáo tài chính”, kèm theo Thông tư này. Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 8. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2020. 2. Thông tư này thay thế Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC ngày 12/12/2005 của Bộ tài chính về chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã và Thông tư số 146/2011/TT-BTC ngày 26/10/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã ban hành kèm theo Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC ngày 12/12/2005. Điều 9. Tổ chức thực hiện 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh những quy định trong Thông tư này. 2. Cục trưởng Cục quản lý giám sát kế toán, kiểm toán, Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước, Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước, Chánh văn phòng Bộ và Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài chính chịu trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra và thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc Hội; - Kiểm toán Nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - UBND, Sở Tài chính các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Cổng thông tin điện tử Chính phủ; - Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính; - Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính; - Lưu: VT, Cục QLKT (40 bản). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đỗ Hoàng Anh Tuấn FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "03/10/2019", "sign_number": "70/2019/TT-BTC", "signer": "Đỗ Hoàng Anh Tuấn", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-44-2021-TT-BCA-thuc-hien-dan-chu-trong-tuyen-sinh-vao-Cong-an-nhan-dan-473903.aspx
Thông tư 44/2021/TT-BCA thực hiện dân chủ trong tuyển sinh vào Công an nhân dân mới nhất
BỘ CÔNG AN -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 44/2021/TT-BCA Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2021 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG TUYỂN SINH VÀO CÔNG AN NHÂN DÂN Căn cứ Luật Tiếp cận thông tin ngày 06 tháng 4 năm 2016; Căn cứ Luật Công an nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2018; Căn cứ Nghị quyết số 55/NQ-UBTVQH10 ngày 30 tháng 8 năm 1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan; Căn cứ Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Căn cứ Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đào tạo; Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định về thực hiện dân chủ trong tuyển sinh vào Công an nhân dân. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng 1. Thông tư này quy định về đối tượng, mục đích, nguyên tắc, cách thức và nội dung thực hiện dân chủ trong tuyển sinh vào Công an nhân dân. 2. Thông tư này áp dụng đối với các đơn vị thuộc cơ quan Bộ, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Công an các đơn vị, địa phương), học viện, trường Công an nhân dân (sau đây viết tắt là các trường Công an nhân dân), sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân, công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân (sau đây viết tắt là cán bộ, chiến sĩ) và cơ quan, tổ chức, công dân có liên quan đến tuyển sinh vào Công an nhân dân. Điều 2. Mục đích thực hiện dân chủ trong tuyển sinh vào Công an nhân dân 1. Phát huy vai trò chủ động kiểm tra, giám sát của tổ chức, cán bộ, chiến sĩ và công dân nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyển sinh vào Công an nhân dân, tạo nguồn tuyển chọn công dân có đủ điều kiện, tiêu chuẩn vào Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu bổ sung, phát triển nguồn nhân lực trong Công an nhân dân và xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. 2. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, chiến sĩ, cơ quan, tổ chức, công dân có nguyện vọng tham gia hoặc liên quan đến tuyển sinh vào Công an nhân dân; phát huy vai trò, trách nhiệm của Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương, các trường Công an nhân dân trong thực hiện công khai, minh bạch tuyển sinh vào Công an nhân dân. 3. Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và chống các biểu hiện, hành vi tham nhũng, tiêu cực trong tuyển sinh vào Công an nhân dân. Điều 3. Nguyên tắc thực hiện dân chủ trong tuyển sinh vào Công an nhân dân 1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và các quy định của Bộ Công an về tuyển sinh; thực hiện công khai, minh bạch trong tuyển sinh vào Công an nhân dân, trừ những nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của Bộ Công an. 2. Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, đề cao trách nhiệm quản lý, điều hành của Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương, các trường Công an nhân dân; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách và chịu trách nhiệm trước pháp luật, cấp trên về hoạt động của đơn vị. 3. Nghiêm cấm các hành vi sách nhiễu, gây phiền hà cho cán bộ, chiến sĩ và công dân có nguyện vọng tham gia tuyển sinh vào Công an nhân dân. Xử lý kịp thời, nghiêm minh mọi hành vi lợi dụng dân chủ để vi phạm quy định về tuyển sinh hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia tuyển sinh vào Công an nhân dân. Chương II QUY ĐỊNH CỤ THỂ Điều 4. Nội dung công khai trong tuyển sinh vào Công an nhân dân 1. Quy định về chỉ tiêu, đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn dự tuyển, phương thức tuyển sinh, ngành, chuyên ngành đào tạo, các môn thi tuyển sinh, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, thủ tục hồ sơ, mức thu dịch vụ tuyển sinh đối với các trình độ, loại hình đào tạo của các trường Công an nhân dân. 2. Thời gian, địa điểm tiếp nhận hồ sơ, thời gian thi tuyển, xét tuyển, địa điểm thi tuyển, xét tuyển, thời gian chiêu sinh, nhập học, thông tin cán bộ tuyển sinh. 3. Kết quả sơ tuyển, phúc tra sơ tuyển, điểm thi, điểm phúc khảo, điểm xét tuyển cho thí sinh; kết quả xét tuyển và thí sinh trúng tuyển (theo số báo danh). 4. Các nội dung khác (nếu có) theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an. Điều 5. Hình thức công khai 1. Căn cứ đặc điểm, tính chất, độ mật, nội dung phải công khai, Công an các đơn vị, địa phương, các trường Công an nhân dân sử dụng một, một số hoặc tất cả các hình thức công khai sau đây: a) Đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Công an các đơn vị, địa phương, các trường Công an nhân dân (nếu có); b) Đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo nói, báo viết, báo hình, báo điện tử; c) Thông báo bằng văn bản hành chính; d) Thông báo tại hội nghị cán bộ chủ chốt; hội nghị, giao ban đơn vị; đ) Niêm yết tại trụ sở Công an các đơn vị, địa phương (từ cấp huyện trở lên), các trường Công an nhân dân; e) Trực tiếp thông tin cho cán bộ, chiến sĩ, công dân tham gia tuyển sinh và công dân cư trú trên địa bàn; g) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật. 2. Thông tin về tuyển sinh vào Công an nhân dân được thông báo theo các hình thức quy định tại khoản 1 Điều này ít nhất 30 ngày trước ngày tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển. Điều 6. Thực hiện dân chủ trong sơ tuyển tuyển sinh 1. Sơ tuyển tuyển sinh vào Công an nhân dân gồm: tiếp nhận đăng ký dự tuyển; kiểm tra học lực, hạnh kiểm, phẩm chất đạo đức; kiểm tra sức khoẻ; kiểm tra năng khiếu, các khả năng khác và thẩm tra, xác minh, kết luận tiêu chuẩn chính trị hoặc xác minh sơ bộ lý lịch, hoàn thiện hồ sơ dự tuyển nộp về các trường Công an nhân dân theo quy định về tuyển sinh của Bộ Công an. 2. Công an đơn vị, địa phương thành lập Hội đồng sơ tuyển tuyển sinh và các ban chuyên môn (nếu cần thiết) theo thẩm quyền. Những người có con, vợ hoặc chồng, bố, mẹ, anh, chị, em ruột, người nuôi dưỡng của mình hoặc của vợ hoặc chồng dự tuyển thì không được tham gia Hội đồng sơ tuyển và các ban chuyên môn. 3. Hội đồng sơ tuyển bảo đảm đúng, đủ thành phần theo quy định của Bộ Công an, làm việc công khai, dân chủ và quyết định theo đa số. 4. Công khai cho người dự tuyển biết kết quả sơ tuyển, tiếp nhận đề nghị phúc tra kết quả sơ tuyển của người dự tuyển và tổ chức phúc tra sơ tuyển, thông báo lại kết quả cho người dự tuyển. 5. Công an các đơn vị, địa phương cấp giấy chứng nhận sơ tuyển theo mẫu quy định của Bộ Công an cho người dự tuyển đạt sơ tuyển. Điều 7. Thực hiện dân chủ trong thi tuyển, xét tuyển 1. Các trường Công an nhân dân thành lập Hội đồng tuyển sinh và các ban chuyên môn theo thẩm quyền để thực hiện công tác tuyển sinh theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an. Những người có con, vợ hoặc chồng, bố, mẹ, anh, chị, em ruột, người nuôi dưỡng của mình hoặc của vợ hoặc chồng dự tuyển thì không được tham gia Hội đồng tuyển sinh và các ban chuyên môn. 2. Các trường Công an nhân dân tổ chức tiếp nhận hồ sơ dự tuyển, thi tuyển, xét tuyển phải bảo đảm đúng đối tượng, tiêu chuẩn, vùng tuyển, trình tự, thủ tục, thời gian; bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch theo đúng quy chế, quy định. 3. Tại các điểm tổ chức thi tuyển, xét tuyển phải có hòm thư, số điện thoại liên hệ để thí sinh góp ý về công tác tuyển sinh, phản ánh những hành vi vi phạm quy chế tuyển sinh. 4. Hội đồng tuyển sinh có trách nhiệm xử lý nghiêm minh, khách quan đối với cán bộ và thí sinh vi phạm quy chế tuyển sinh; thực hiện nghiêm chế độ bảo mật về địa điểm, thời gian, nhân sự tham gia công việc về đề thi, bảo quản bài thi, công tác làm phách, chấm thi, chấm phúc khảo theo đúng quy chế tuyển sinh. Kết quả chấm thi, chấm phúc khảo phải được niêm yết công khai tại trường Công an nhân dân hoặc trên trang thông tin điện tử của trường Công an nhân dân và gửi phiếu báo điểm thi, điểm phúc khảo đến thí sinh đúng thời gian quy định. 5. Hội đồng tuyển sinh quyết định phương án điểm xét tuyển; thông báo công khai điểm thi, điểm xét tuyển, kết quả xét tuyển và thí sinh trúng tuyển (theo số báo danh dự thi) và gửi danh sách thí sinh trúng tuyển về Công an đơn vị, địa phương để phối hợp thông báo cho thí sinh theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an. 6. Các trường Công an nhân dân gửi thông báo thí sinh trúng tuyển nhập học và quy định những thủ tục cần thiết đối với thí sinh khi nhập học, tiếp nhận nhập học cho thí sinh trúng tuyển trong thời gian quy định. Điều 8. Trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trực tiếp tổ chức hoạt động tuyển sinh vào Công an nhân dân 1. Ban hành và công khai quy định, quy chế, quy trình tổ chức hoạt động tuyển sinh của đơn vị; phân công nhiệm vụ đối với cấp phó theo năng lực, sở trường, kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực phụ trách và hướng dẫn của cấp có thẩm quyền (nếu có). 2. Thực hiện đúng các quy định, quy chế, quy trình công tác tuyển sinh và đề cao trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu đơn vị. 3. Lắng nghe ý kiến phản ánh, góp ý, phê bình của cán bộ, chiến sĩ và công dân. Khi cán bộ, chiến sĩ và công dân đăng ký gặp và có nội dung, lý do hợp lý thì bố trí thời gian thích hợp để gặp. Trường hợp có sự thay đổi lịch tiếp, làm việc vì lý do đột xuất thì phải thông báo và bố trí lịch tiếp, làm việc vào thời điểm khác. 4. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn hành vi tham nhũng, sách nhiễu, gây phiền hà cho cán bộ, chiến sĩ và công dân có nguyện vọng tham gia hoặc liên quan đến tuyển sinh vào Công an nhân dân; xử lý và tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý người có hành vi nêu trên. 5. Kịp thời xử lý người có hành vi cản trở việc thực hiện dân chủ trong tuyển sinh vào Công an nhân dân và người có hành vi trả thù, trù dập cán bộ, chiến sĩ, công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật. Điều 9. Trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân 1. Cán bộ, chiến sĩ khi thực hiện các quy định về dân chủ trong tuyển sinh vào Công an nhân dân cần nêu cao ý thức, tinh thần trách nhiệm, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, của Bộ Công an và quy chế làm việc của đơn vị; được quyền hỏi, tìm hiểu những thông tin có liên quan đến tuyển sinh vào Công an nhân dân (trừ các thông tin thuộc Danh mục bí mật nhà nước); chịu trách nhiệm về các ý kiến tham gia, giám sát, kiểm tra của bản thân; không sử dụng việc thực hiện dân chủ để đưa thông tin, ý kiến không đúng đắn, bè phái, thiếu khách quan gây ảnh hưởng đến sự đoàn kết, thống nhất trong đơn vị; nghiêm cấm hành vi tặng tiền, tài sản hoặc lợi ích khác khi giải quyết công việc về tuyển sinh vào Công an nhân dân. 2. Đối với cán bộ trực tiếp thực hiện công tác tuyển sinh a) Chấp hành nghiêm quy chế, lề lối làm việc, điều lệnh Công an nhân dân và quy định của Bộ trưởng Bộ Công an về quy tắc ứng xử của Công an nhân dân; b) Phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của các văn bản do mình soạn thảo và kết quả giải quyết công việc được giao; c) Nghiêm cấm việc lợi dụng chức trách, nhiệm vụ công tác của mình để nhũng nhiễu, gây phiền hà cho cán bộ, chiến sĩ và công dân có liên quan. Nghiêm cấm hành vi nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác khi giải quyết công việc về tuyển sinh vào Công an nhân dân. Điều 10. Trách nhiệm của công dân Công dân tham gia tuyển sinh hoặc có liên quan đến tuyển sinh vào Công an nhân dân có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Thông tư này; được quyền hỏi, tìm hiểu những thông tin có liên quan đến tuyển sinh vào Công an nhân dân (trừ các thông tin thuộc Danh mục bí mật nhà nước); chịu trách nhiệm về các ý kiến tham gia, giám sát, kiểm tra của bản thân; không sử dụng việc thực hiện dân chủ để đưa thông tin, ý kiến không đúng đắn, thiếu khách quan gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tuyển sinh vào Công an nhân dân; nghiêm cấm hành vi tặng tiền, tài sản hoặc lợi ích khác khi giải quyết công việc về tuyển sinh vào Công an nhân dân. Điều 11. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong tuyển sinh 1. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân và công dân có quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh khi phát hiện những sai phạm trong tuyển sinh vào Công an nhân dân. Đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về tuyển sinh vào Công an nhân dân gửi đến Công an các đơn vị, địa phương, các trường Công an nhân dân phải được Thủ trưởng đơn vị tiếp nhận, xem xét, xử lý, giải quyết kịp thời và trả lời theo quy định của pháp luật. Trường hợp cần thiết, báo cáo cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an. Các sai sót về công tác tuyển sinh của Công an đơn vị, địa phương, trường Công an nhân dân phải được giải quyết, xử lý, khắc phục kịp thời để bảo đảm quyền, lợi ích cho cán bộ, chiến sĩ và công dân tham gia tuyển sinh. 2. Trường hợp đã xác minh có kết luận người dự thi, dự tuyển vi phạm các quy định, không bảo đảm các điều kiện, tiêu chuẩn thì căn cứ quy định hiện hành, đơn vị tuyển sinh xem xét ra quyết định hủy bỏ quyết định đã tuyển sinh theo thẩm quyền và báo cáo Cục Đào tạo, đồng thời xử lý kỷ luật nghiêm đối với cán bộ, chiến sĩ có sai phạm trong công tác tuyển sinh theo đúng quy chế, quy định và thông báo công khai trong nội bộ Công an các đơn vị, địa phương, các trường Công an nhân dân. Chương III ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 12. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 6 năm 2021 và thay thế quy định về thực hiện dân chủ trong tuyển sinh vào Công an nhân dân tại Thông tư số 03/2010/TT-BCA ngày 14 tháng 01 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về thực hiện dân chủ trong công tác tuyển sinh, tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân. Điều 13. Trách nhiệm thi hành 1. Cục Đào tạo chủ trì, phối hợp với Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp tham mưu giúp lãnh đạo Bộ tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện Thông tư này. Khi phát hiện Công an đơn vị, địa phương, trường Công an nhân dân không thực hiện đúng các nội dung về dân chủ quy định tại Thông tư này, vi phạm quy chế, quy định về tuyển sinh, Cục Đào tạo báo cáo lãnh đạo Bộ yêu cầu chấn chỉnh hoặc hủy bỏ kết quả tuyển sinh và xử lý nghiêm đối với đơn vị, cá nhân sai phạm. 2. Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương và các trường Công an nhân dân có trách nhiệm phổ biến, quán triệt Thông tư này đến toàn thể cán bộ, chiến sĩ và tổ chức thực hiện. Thông tư này được công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công an và trang thông tin điện tử Công an các đơn vị, địa phương, các trường Công an nhân dân (nếu có) để cơ quan, tổ chức và công dân thực hiện. 3. Định kỳ hàng năm và khi có yêu cầu của Ban Chỉ đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở của Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương và các trường Công an nhân dân tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Thông tư này và báo cáo về Cục Đào tạo để tập hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở của Bộ Công an. 4. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an đơn vị, địa phương, trường Công an nhân dân, cán bộ, chiến sĩ, cơ quan, tổ chức, công dân phản ánh về Bộ Công an (qua Cục Đào tạo và Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp) để được hướng dẫn, giải đáp./. Nơi nhận: - Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (để theo dõi); - Các đồng chí Thứ trưởng (để chỉ đạo); - Ban Chỉ đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở của Bộ Công an (để theo dõi, chỉ đạo); - Các đơn vị thuộc cơ quan Bộ(để thực hiện); - Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (để thực hiện); - Học viện, trường Công an nhân dân (để thực hiện); - Công báo (để đăng tải); - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ (để đăng tải); - Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an (để đăng tải); - Lưu: VT, V03, X02(P2).T.180. BỘ TRƯỞNG Đại tướng Tô Lâm
{ "issuing_agency": "Bộ Công An", "promulgation_date": "27/04/2021", "sign_number": "44/2021/TT-BCA", "signer": "Tô Lâm", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Ke-hoach-3262-KH-UBND-2022-to-chuc-Tuan-le-doi-moi-sang-tao-va-chuyen-doi-so-Ho-Chi-Minh-531938.aspx
Kế hoạch 3262/KH-UBND 2022 tổ chức Tuần lễ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Hồ Chí Minh
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 3262/KH-UBND Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 9 năm 2022 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC TUẦN LỄ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2022 Căn cứ Quyết định số 672/QĐ-UBND ngày 01 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc phê duyệt Đề án Hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025; Căn cứ Kế hoạch số 593/KH-UBND ngày 28 tháng 02 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc triển khai Chương trình “Chuyển đổi số của Thành phố Hồ Chí Minh” năm 2022; Căn cứ Kế hoạch số 1474/KH-UBND ngày 06 tháng 5 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc triển khai “Đề án hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp nghiệp đổi mới sáng tạo Thành phố Hô Chí Minh giai đoạn 2021-2025” trong năm 2022; Căn cứ Kế hoạch số 3296/KH-UBND ngày 07 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về triển khai “Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và sản phẩm Công nghệ thông tin - Truyền thông giai đoạn 2020-2030” năm 2021-2022; Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch Tổ chức Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 với các nội dung sau: I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Tổng kết hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp và chuyển đổi số của cộng đồng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022; - Kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Thành phố với các tỉnh lân cận, đơn vị trong và ngoài nước; - Tập hợp và truyền thông về những mô hình khởi nghiệp thành công đến cộng đồng khởi nghiệp trong nước và quốc tế, đồng thời tôn vinh các tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực vào hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp và chuyển đổi số của Thành phố Hồ Chí Minh; - Phát động tuyên truyền, phổ biến thông điệp của Chính phủ về chuyển đổi số, triển khai Chiến lược quốc gia trong chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, Chính phủ số, thực hiện các hoạt động thiết thực hưởng ứng chào mừng Ngày Chuyển đổi số quốc gia (10/10) nhằm phát động phong trào, kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, người dân cùng chung tay quyết tâm thực hiện thành công chiến lược chuyển đổi số của Thành phố Hồ Chí Minh; - Thúc đẩy việc phát triển các giải pháp chuyển đổi số, giải pháp công nghệ và đổi mới sáng tạo trong cuộc sống, đặc biệt là khu vực công, y tế và giáo dục. - Thu hút sự quan tâm của các cá nhân, nhóm nghiên cứu trong và ngoài nước về việc hỗ trợ Thành phố chuyển đổi số và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. II. CHỦ ĐỀ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN 1. Tên gọi và chủ đề a) Tên gọi: Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số Thành phố Hồ Chí Minh 2022 (sau đây gọi là Tuần lễ); Tên tiếng Anh: Week of Ho Chi Minh city Innovation, Startup, Entrepreneurship and Digital Transformation 2022. b) Chủ đề Tuần lễ: Chuyển đổi số - động lực mới cho sự phát triển của Thành phố. 2. Thời gian thực hiện và đơn vị tham gia a) Thời gian dự kiến tổ chức: từ ngày 08 tháng 10 đến ngày 14 tháng 10 năm 2022 b) Đơn vị chủ trì: Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. c) Đơn vị tổ chức: Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Công Thương. d) Đơn vị phối hợp tổ chức gồm: + Đại sứ quán Phần Lan; + Tổng Lãnh sự quán New Zealand; + Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; + Các sở ban ngành, quận, huyện, thành phố Thủ Đức; + Công an Thành phố Hồ Chí Minh; + Ngân hàng Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh; + Thành Đoàn Thành phố; + Công ty Cổ phần Tập đoàn Green+; + Hội Tin học Thành phố (HCA); + Hiệp hội doanh nghiệp Thành phố (HUBA); + Hội doanh nhân trẻ Thành phố (YBA); + Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA); + Hiệp hội An toàn Thông tin Việt Nam - An toàn Thông tin phía Nam (VNISA); + Hiệp hội Blockchain Việt Nam; + Hội nhà báo Thành phố; + Hiệp hội Đầu tư Thiên thần Đông Nam Á; + Tạp chí doanh nhân Sài Gòn; + Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo Victory; + Công ty cổ phần quản lý đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (ICM); + Startups Vietnam Foundation (SVF); + Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (BSSC); + VinaCapital Ventures; + Trường Đại học Hoa Sen; + Mạng lưới Cơ sở ươm tạo Thành phố Hồ Chí Minh (HIN); + Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ - Trường Đại học Bách Khoa TPHCM (HCMUT-TBI); + Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao - Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh (AHBI); + Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo Khởi nghiệp - Đại học Nguyễn Tất Thành (NIIC); + Viện Đổi mới sáng tạo - Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (UII-UEH); + Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao - Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh (SHTP-IC); + Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ - Đại học Nông lâm (CTBI-NLU); + Trung tâm Đổi mới sáng tạo Sunwah (Sunwah Inno); + Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ (TST); + Trung tâm hỗ trợ dự án và đổi mới sáng tạo - Đại học Y dược (GIC); + Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - ĐHQG-HCM (IEC); + Công ty CP Stem Smart School; + Công ty TNHH Kidkul; + Công ty Cổ phần Giáo dục KDI; + Công ty TNHH Đường Sách Thành phố Hồ Chí Minh; + Trung tâm Sự kiện và Triển lãm White Palace; + Công ty Đầu tư tài chính nhà nước Thành phố. + Các nhà in, nhà sách; e) Đơn vị tham gia - Các tổ chức trong nước: + Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Đức của Thành phố Hồ Chí Minh; + Sở, ban ngành của Thành phố Hồ Chí Minh; + Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh; + Đại diện một số Trường Đại học, Viện nghiên cứu, tổ chức khoa học và công nghệ trên địa bàn Thành phố: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM); Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (HCMUT); Trường Đại học Nguyễn Tất Thành; Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH); Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh (NLU)... + Các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp trên địa bàn Thành phố (Các tổ chức tư vấn, các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư): Công ty cổ phần quản lý đầu tư khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam (ICM), Công ty cổ phần Vietnam Silicon Valley Accelerator (VSVA), ...; + Các tập đoàn công nghệ, doanh nghiệp lớn; + Các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; + Các doanh nghiệp khoa học và công nghệ; + Mạng lưới Cơ sở ươm tạo Thành phố Hồ Chí Minh (HIN); + Các diễn giả, các chuyên gia về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thuộc nhiều ngành nghề; + Các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình. - Các tổ chức quốc tế: + Các cơ quan đại diện ngoại giao, các cơ quan lãnh sự, Phòng Thương mại và công nghiệp các nước; + Các doanh nghiệp và cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ, Singapore, Phần Lan,... III. NỘI DUNG THỰC HIỆN 1. Các sự kiện của Tuần lễ a) Ngày 01 tháng 10 năm 2022 - Truyền thông trên báo chí, Cổng Chuyển đổi số Thành phố; Mở chuyên trang Chuyển đổi số liên kết Cổng Chuyển đổi số Thành phố trên HCM Cityweb; Bản tin chuyển đổi số số đặc biệt chào mừng ngày 10 tháng 10 Đơn vị thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông Đơn vị phối hợp: HCA, HUBA, YBA, VINASA, VNISA, Thành Đoàn, các sở ngành, quận, huyện, thành phố Thủ Đức Hình thức thực hiện: truyền thông online bắt đầu từ ngày 01 tháng 10 năm 2022 b) Ngày 02 tháng 10 năm 2022 - Chung kết Cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp CiC 2022 Đơn vị thực hiện: Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - ĐHQG-HCM (IEC) Đơn vị phối hợp: các đơn vị có liên quan Số lượng đại biểu: 500 người Địa điểm tổ chức dự kiến: trực tiếp tại Khu Công nghệ Phần mềm ĐHQG - HCM c) Ngày 07 tháng 10 năm 2022 - Tổng kết cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành Đơn vị thực hiện: Trung tâm Ươm tạo và Sáng tạo khởi nghiệp - Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (NIIC) Đơn vị phối hợp: các đơn vị có liên quan Số lượng đại biểu: 500 người Địa điểm tổ chức dự kiến: trực tiếp tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành - Sự kiện của HIN về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đơn vị thực hiện: Mạng lưới Cơ sở ươm tạo Thành phố Hồ Chí Minh Đơn vị phối hợp: các cơ sở ươm tạo, tổ chức hỗ trợ khỏi nghiệp và trường viện Số lượng đại biểu: 80 người Địa điểm tổ chức dự kiến: trực tiếp tại Saigon Innovation Hub d) Ngày 08 tháng 10 năm 2022 - Công bố Khai mạc Tuần lễ Đơn vị thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương Đơn vị phối hợp: các đơn vị có liên quan Số lượng đại biểu: 200 người Địa điểm tổ chức dự kiến: trực tiếp/trực tuyến tại Trung tâm Báo chí - Triển lãm, giới thiệu sách, tác phẩm về Chuyển đổi số Đơn vị thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông. Đơn vị phối hợp: Công ty TNHH Đường Sách Thành phố Hồ Chí Minh và các đơn vị liên quan. Thời gian tổ chức: từ ngày 08 tháng 10 năm 2022. Địa điểm tổ chức dự kiến: Đường sách Nguyễn Văn Bình. - UEH BizTech Hackathon Đơn vị thực hiện: Viện Đổi mới sáng tạo - Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Khoa học và Công nghệ Đơn vị phối hợp: Earth Venture Capital, các đơn vị có liên quan Số lượng đại biểu: 150 người Địa điểm tổ chức dự kiến: trực tiếp tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh - Tập huấn kiến thức khởi nghiệp trong Nông nghiệp cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa Đơn vị thực hiện: Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ - Trường Đại học Nông Lâm Đơn vị phối hợp: các đơn vị có liên quan Số lượng đại biểu: 100 người Địa điểm tổ chức dự kiến: trực tiếp tại Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh e) Ngày 9 tháng 10 năm 2022 - UEH BizTech Hackathon (tiếp theo) Đơn vị thực hiện: Viện Đổi mới sáng tạo - Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Khoa học và Công nghệ Đơn vị phối hợp: Earth Venture Capital và các đơn vị có liên quan Số lượng đại biểu: 150 người Địa điểm tổ chức dự kiến: trực tiếp tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh - Tọa đàm về Nâng cao năng lực số của đoàn viên thanh niên tham gia chuyển đổi số Đơn vị thực hiện: Trung tâm Phát triển Khoa học & Công nghệ Trẻ - TST Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông Số lượng đại biểu: 100 người Địa điểm tổ chức dự kiến: trực tiếp tại Nhà văn hóa Thanh niên - Tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày chuyển đổi số quốc gia của đoàn viên, thanh niên Thành phố Đơn vị thực hiện: Trung tâm Phát triển Khoa học & Công nghệ Trẻ - TST Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông Số lượng đại biểu: 500 người Địa điểm tổ chức dự kiến: trực tiếp tại Nhà văn hóa Thanh niên f) Ngày 10 tháng 10 năm 2022 - Cuộc thi “Chuyển đổi số trong nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao” Đơn vị thực hiện: Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao (AHBI) Đơn vị phối hợp: các đơn vị có liên quan Số lượng đại biểu: 100 người Địa điểm tổ chức dự kiến: trực tiếp tại Trung tâm Hội nghị 272 - Hội thảo “Các giải pháp chuyển đổi số hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và kinh nghiệm sử dụng nguồn Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp” Đơn vị thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ Đơn vị phối hợp: Trung tâm Thông tin và thống kê khoa học và công nghệ, Hiệp hội các doanh nghiệp khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (HBA), Trung tâm hỗ trợ và tư vấn Chuyển đổi số Thành phố Hồ Chí Minh (DXCenter) Số lượng đại biểu: 80 người Địa điểm tổ chức dự kiến: trực tiếp tại Saigon Innovation Hub - Vòng bán kết cuộc thi Khởi nghiệp Nông nghiệp lần V năm 2022 Đơn vị thực hiện: Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ - Trường Đại học Nông Lâm Đơn vị phối hợp: các đơn vị có liên quan Số lượng đại biểu: 300 người Địa điểm tổ chức dự kiến: trực tiếp tại Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh g) Ngày 11 tháng 10 năm 2022 - Chương trình tập huấn hợp tác với chuyên gia New Zealand nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo trong khu vực công - Govtech Đơn vị thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ, Tổ chức Creative HQ - New Zealand Đơn vị phối hợp: các Sở ban ngành, thành phố Thủ Đức và quận, huyện Số lượng đại biểu: 50 người Địa điểm tổ chức dự kiến: trực tiếp/trực tuyến tại Sở Khoa học và Công nghệ - Hội thảo Huấn luyện kỹ năng xây dựng mô hình kinh doanh và truyền thông dự án khởi nghiệp nông nghiệp Đơn vị thực hiện: Trung tâm ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ - Trường Đại học Nông Lâm Đơn vị phối hợp: các đơn vị có liên quan Số lượng đại biểu: 100 người Địa điểm tổ chức dự kiến: trực tiếp tại Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh h) Ngày 12 tháng 10 năm 2022 - Hội nghị “Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo” Đơn vị thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ Đơn vị phối hợp: các trung tâm ươm tạo Số lượng đại biểu: 80 người Địa điểm tổ chức dự kiến: trực tiếp tại Sở Khoa học và Công nghệ - Các chương trình tập huấn Năng cao kỹ năng và hiệu suất làm việc thông qua các ứng dụng công cụ số cho cán bộ công chức trên địa bàn Thành phố. Đơn vị thực hiện: Trung tâm Phát triển Khoa học & Công nghệ Trẻ - TST Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông Số lượng đại biểu: 100 người Địa điểm tổ chức dự kiến: trực tiếp tại Nhà văn hóa Thanh niên - Chương trình tập huấn hợp tác với chuyên gia New Zealand nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo trong khu vực công - Govtech (tiếp theo) Đơn vị thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ, Tổ chức Creative HQ - New Zealand Đơn vị phối hợp: các Sở ban ngành, thành phố Thủ Đức và quận, huyện Số lượng đại biểu: 50 người Địa điểm tổ chức dự kiến: trực tiếp/trực tuyến tại Sở Khoa học và Công nghệ i) Ngày 13 tháng 10 năm 2022 - Khai mạc triển lãm Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số Thành phố Hồ Chí Minh: sự kiện mở đầu cho 02 ngày chính của chuỗi sự kiện với sự tham dự của các lãnh đạo trung ương, địa phương. Đơn vị thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công Thương Đơn vị phối hợp: các đơn vị có liên quan Hình thức thực hiện: trực tiếp và trực tuyến Số lượng đại biểu: 1000 người Địa điểm tổ chức dự kiến: trực tiếp tại Hội trường B1, White Palace - Triển lãm Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số (triển lãm sản phẩm của các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (startup) chuyển đổi số, Tech4life - Công nghệ cho cuộc sống, triển lãm sản phẩm của các tập đoàn lớn): dự kiến 250 gian hàng Đơn vị thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công Thương. Đơn vị phối hợp: VINASA, VNISA, HCA, HUBA, Thành Đoàn, BSSC, các cơ sở ươm tạo, các sở ngành, quận, huyện, thành phố Thủ Đức, các Hội nghề nghiệp. Hình thức thực hiện: trực tiếp Địa điểm tổ chức dự kiến: trực tiếp tại Hội trường B2, White Palace - Công bố Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Thành phố Hồ Chỉ Minh Đơn vị thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông Đơn vị phối hợp: Các sở ngành, quận, huyện, thành phố Thủ Đức Hình thức thực hiện: trực tiếp và trực tuyến Số lượng đại biểu: 1000 người Địa điểm tổ chức dự kiến: trực tiếp tại Hội trường B1, White Palace - Hội thảo khoa học: “Chính sách cấp cao về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” là Hội thảo quốc tế về các chính sách, kinh nghiệm, mô hình đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số thành công của một số nước, định hướng của Thành phố trong giai đoạn tới (dự kiến mời 5 chuyên gia nước ngoài và 3 chuyên gia trong nước) Đơn vị thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông. Đơn vị phối hợp: Sở Ngoại vụ, các Sở ban ngành, Hiệp hội doanh nghiệp Thành phố. Hình thức thực hiện: trực tiếp Số lượng đại biểu: 1000 người Địa điểm tổ chức dự kiến: trực tiếp tại Hội trường B1, White Palace - Tọa đàm quốc tế về Chuyển đổi số từ Phần Lan: tọa đàm đồng tổ chức giữa Ủy ban nhân dân Thành phố và Đại sứ quán Phần Lan nhằm chia sẻ các kinh nghiệm chuyển đổi số từ các chuyên gia Phần Lan, là Tọa đàm quốc tế dự kiến mời 04 chuyên gia nước ngoài và 04 chuyên gia trong nước) Đơn vị thực hiện: Đại sứ quán Phần Lan, Sở Khoa học và Công nghệ Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Ngoại vụ các đơn vị có liên quan Hình thức thực hiện: Trực tiếp và trực tuyến Số lượng đại biểu: 100 người Địa điểm tổ chức dự kiến: trực tiếp tại Hội trường 2, White Palace - Hội thảo quốc tế về Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở (Open Innovation International Conference): hội thảo đồng tổ chức giữa Sở Khoa học và Công nghệ và Viện Đổi mới sáng tạo - Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, các Đại học từ Singapore, Đức và các doanh nghiệp quốc tế nhằm chia sẻ các góc nhìn về hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở. Đơn vị thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông, Viện Đổi mới sáng tạo - Trường Đại học Kinh tế TP.HCM Đơn vị phối hợp: các đơn vị có liên quan Hình thức thực hiện: Trực tiếp và trực tuyến Số lượng đại biểu: 200 người Địa điểm tổ chức dự kiến: trực tiếp tại Hội trường B 1.302 Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, số 279 Nguyễn Tri Phương, quận 10, TP.HCM - Cuộc thi chuyển đổi số trong giáo dục “DigiTrans Edtech 2022” + Dành cho sinh viên và các nhóm dự án khởi nghiệp Đơn vị thực hiện: Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao (SHTP-IC) Đơn vị phối hợp: Phòng Khoa học và Công nghệ, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các đơn vị khác có liên quan Hình thức thực hiện: trực tiếp Số lượng đại biểu: 150 người Địa điểm tổ chức dự kiến: trực tiếp tại Hội trường 1, White Palace + Dành cho các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Đơn vị thực hiện: Công ty cổ phần giáo dục KDI Đơn vị phối hợp: Phòng Khoa học và Công nghệ, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các đơn vị khác có liên quan Hình thức thực hiện: trực tiếp Số lượng đại biểu: 200 người Địa điểm tổ chức dự kiến: trực tiếp tại Hội trường 3, White Palace - Chương trình kết nối đầu tư - UII Demoday Đơn vị thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Đổi mới sáng tạo - Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH), Công ty Cổ phần Wiizin. Đơn vị phối hợp: các trung tâm ươm tạo trên địa bàn Thành phố. Hình thức thực hiện: trực tiếp Số lượng đại biểu: 100 người Địa điểm tổ chức dự kiến: trực tiếp tại Hội trường B1.1, White Palace - Hội thảo giới thiệu, trình diễn công nghệ phục vụ cho công việc Đơn vị thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông và VINASA Đơn vị phối hợp: Các Hiệp hội ngành nghề và các đơn vị liên quan Hình thức thực hiện: trực tiếp Số lượng đại biểu: 150 người Địa điểm tổ chức dự kiến: trực tiếp tại Hội trường B1.2, White Palace - Hội thảo giới thiệu, trình diễn các sản phẩm công nghệ mới Đơn vị thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông và VINASA Đơn vị phối hợp: Các Hiệp hội ngành nghề và các đơn vị liên quan Hình thức thực hiện: trực tiếp Số lượng đại biểu: 150 người Địa điểm tổ chức dự kiến: trực tiếp tại Hội trường B1.2, White Palace - Hội thảo giới thiệu, trình diễn công nghệ phục vụ cho cuộc sống Đơn vị thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông và VINASA Đơn vị phối hợp: Các Hiệp hội ngành nghề và các đơn vị liên quan Số lượng đại biểu: 100 người Địa điểm tổ chức dự kiến: trực tiếp tại Hội trường 4, White Palace - Chung kết Cuộc thi Design Thinking Camp cho Thanh niên - Sinh viên năm 2022 Đơn vị thực hiện: Trung tâm Ươm tạo và Sáng tạo khởi nghiệp - Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (NIIC) Đơn vị phối hợp: các đơn vị có liên quan Số lượng đại biểu: 500 người Địa điểm tổ chức dự kiến: tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành - Tổng kết hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM. Đơn vị thực hiện: Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ - Trường Đại học Bách khoa (HCMUT-TBI) Đơn vị phối hợp: các đơn vị có liên quan Hình thức thực hiện: trực tiếp Số lượng đại biểu: 100 người Địa điểm tổ chức dự kiến: trực tiếp tại Hội trường 2, White Palace - Ngày hội việc làm kết hợp tọa đàm về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp Đơn vị thực hiện: Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM. Đơn vị phối hợp: các đơn vị có liên quan Số lượng đại biểu: 100 người Địa điểm tổ chức dự kiến: trực tiếp tại Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. k) Ngày 14 tháng 10 năm 2022 - Triển lãm đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (tiếp theo) (triển lãm sản phẩm của các startup chuyển đổi số, Tech4life - Công nghệ cho cuộc sống, triển lãm sản phẩm của các tập đoàn lớn): dự kiến 250 gian hàng Đơn vị thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công Thương. Đơn vị phối hợp: VINASA, VNISA, HCA, HaUBA, Thành Đoàn, BSSC, các cơ sở ươm tạo, các sở ngành, quận, huyện, thành phố Thủ Đức, các Hội nghề nghiệp. Địa điểm tổ chức dự kiến: trực tiếp tại Hội trường B2, White Palace - Sự kiện giao lưu, kết nối các nhà đầu tư; tập đoàn với cộng đồng khởi nghiệp Thành phố Đơn vị thực hiện: Sở Công Thương. Đơn vị phối hợp: Hiệp hội đầu tư thiên thần Đông Nam Á và các đơn vị liên quan. Số lượng đại biểu: 100 người Địa điểm tổ chức dự kiến: trực tiếp tại Hội trường 4, White Palace - Hội thảo “Đại học khởi nghiệp ” Đơn vị thực hiện: Trường Đại học Hoa Sen, Công ty Cổ phần Tập đoàn Green+ Đơn vị phối hợp: các đơn vị liên quan Số lượng đại biểu: 250 người Địa điểm tổ chức dự kiến: trực tiếp tại Hội trường 3, White Palace - Hội nghị “Nền tảng số trong mối quan hệ Chính quyền và Doanh nghiệp - Điều kiện để kinh tế bứt phá” Đơn vị thực hiện: Hội doanh nhân Trẻ Thành phố (YBA) Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan Số lượng đại biểu: 150 người Địa điểm tổ chức dự kiến: trực tiếp tại Hội trường 2, White Palace - Chung kết Cuộc thi Design Thinking Camp cho Thanh niên - Sinh viên năm 2022 (tiếp theo) Đơn vị thực hiện: Trung tâm Ươm tạo và Sáng tạo khởi nghiệp - Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (NIIC) Đơn vị phối hợp: các đơn vị có liên quan Số lượng đại biểu: 500 người Địa điểm tổ chức dự kiến: trực tiếp tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành - Tổng kết Hội thi thử thách trí tuệ nhân tạo, và Cuộc thi hiến kế, góp ý Chuyển đổi số cho Thành phố Hồ Chí Minh - Đơn vị thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông Đơn vị phối hợp: các đơn vị có liên quan Số lượng đại biểu: 500 người Địa điểm tổ chức dự kiến: trực tiếp (phát trực tuyến) tại Hội trường B1.2, White Palace - Hội thảo về Blockchain Đơn vị thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông Đơn vị phối hợp: Hiệp hội Blockchain Việt Nam và các đơn vị liên quan Số lượng đại biểu: 100 người Địa điểm tổ chức dự kiến: trực tiếp tại Hội trường 1, White Palace - Ra mắt Thư viện số lịch sử doanh nhân Việt Nam Đơn vị thực hiện: Tạp chí doanh nhân Sài Gòn Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan Số lượng đại biểu: 500 người Địa điểm tổ chức dự kiến: trực tiếp tại Hội trường B1.1, White Palace - Hội thi STEM Robot Challenge 2022, chủ đề “F1 in Ho Chi Minh City - Giải đua xe F1 -Racing bảng A và B” dành cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở Đơn vị thực hiện: Công ty TNHH Kidkul Đơn vị phối hợp: các đơn vị có liên quan Số lượng đại biểu: 150 người/bảng Địa điểm tổ chức dự kiến: trực tiếp tại Trường Đại học Sư phạm - Trao giải thưởng đổi mới sáng tạo I-Star năm 2022 và Lễ tổng kết Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số Đơn vị thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ Đơn vị phối hợp: các đơn vị có liên quan Hình thức thực hiện: trực tiếp (có phát trực tuyến) Số lượng đại biểu: 500 người Địa điểm tổ chức dự kiến: trực tiếp tại Hội trường B1.1, White Palace - Sự kiện kết nối đầu tư cho các startups sau giai đoạn hạt giống (seed fund) Đơn vị thực hiện: VinaCapital Ventures Đơn vị phối hợp: Sở Khoa học và Công nghệ, các đơn vị có liên quan Hình thức thực hiện: trực tiếp Số lượng đại biểu: 80 người Địa điểm tổ chức dự kiến: Saigon Innovation Hub l) Ngày 22 và 23 tháng 10 năm 2022 - Liên hoan Tuổi trẻ sáng tạo Đơn vị thực hiện: Trung tâm Phát triển Khoa học & Công nghệ Trẻ - TST Đơn vị phối hợp: các đơn vị có liên quan Số lượng đại biểu: 500 người Địa điểm tổ chức dự kiến: trực tiếp tại Nhà văn hóa Thanh niên 2. Các hoạt động do các sở ngành, quận, huyên, thành phố Thủ Đức phối hợp, triển khai: giới thiệu, công bố các sáng kiến, giải pháp Chuyển đổi số phục vụ người dân, doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả công tác quản trị, điều hành; Phát động thực hiện thúc đẩy mua sắm trực tuyến qua sàn thương mại điện tử; xuất nhập khẩu; Phát động thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, giao thông vận tải, tài chính,...; Đơn vị thực hiện: Sở ngành, quận, huyện, thành phố Thủ Đức Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông Thời gian dự kiến: trong Tuần lễ từ ngày 08 đến 14 tháng 10 năm 2022 Hình thức thực hiện: trực tiếp IV. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN - Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch tổ chức: tháng 9/2022 - Hoàn chỉnh chương trình chi tiết và tổ chức thực hiện các nội dung tại Mục III: tháng 9/2022 - Lập danh sách khách mời tham dự và gửi thư mời: giữa tháng 9/2022 - Tổ chức chuỗi sự kiện trong Tuần lễ: tháng 10/2022 - Tổ chức họp tổng kết rút kinh nghiệm: tháng 11/2022 - Báo cáo kết quả cho Lãnh đạo thành phố: tháng 11/2022 V. KINH PHÍ THỰC HIỆN Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Công Thương sử dụng từ nguồn kinh phí sự nghiệp của đơn vị đã được giao năm 2022 và nguồn xã hội hóa để thực hiện. VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Các Sở ban ngành, Công an Thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan được phân công trong Kế hoạch này (Phụ lục đính kèm) triển khai thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ, khi có vấn đề phát sinh cần kịp thời thông tin cho Sở Khoa học và Công nghệ để báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét giải quyết, đảm bảo chương trình diễn ra thành công./. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Khoa học và Công nghệ; - Thường trực Thành ủy; - TTUB: CT, các PCT; - Văn phòng Thành ủy; - Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tại mục VI; - VPUB: CVP, các PCVP; - Phòng: KT (2), TH; - Lưu: VT, KT/VT. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Dương Anh Đức PHỤ LỤC PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TỔ CHỨC TUẦN LỄ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2022 (Ban hành kèm theo Kế hoạch số 3262/KH-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh) I. ĐƠN VỊ TỔ CHỨC 1. Sở Khoa học và Công nghệ - Chịu trách nhiệm là đầu mối chủ trì các Sở, ban ngành, đơn vị liên quan triển khai thực hiện các nội dung công tác hậu cần và tổ chức các sự kiện cho Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số Thành phố Hồ Chí Minh 2022 (sau đây gọi là Tuần lễ); - Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Kế hoạch; nội dung chương trình, kịch bản tổng thể, kịch bản chi tiết, nội dung chuyên môn của tọa đàm, hội thảo chuyên đề, thông cáo báo chí...; - Lập danh sách đại biểu là doanh nghiệp trong nước, các Trung tâm ươm tạo và tăng tốc, các Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố, các nhà đầu tư, trường Đại học, các tổ chức hỗ trợ,... phục vụ các sự kiện chung của Tuần lễ); - Phối hợp Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố chuẩn bị thư mời và gửi thư mời đại biểu tham dự; - Phối hợp với đơn vị liên quan mời diễn giả; - Cử đại diện Lãnh đạo Sở tham dự tất cả các hoạt động trong khuôn khổ chương trình; - Phối hợp với các đơn vị liên quan báo cáo kết quả chương trình gửi Lãnh đạo Thành phố; - Lựa chọn đơn vị hậu cần cho các sự kiện tại Tuần lễ đúng quy định; - Phối hợp với các đơn vị liên quan mời diễn giả; kêu gọi, vận động xã hội hóa một phần kinh phí tổ chức chương trình. 2. Sở Thông tin và Truyền thông - Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức Tuần lễ; - Chủ trì các sự kiện hưởng ứng ngày Chuyển đổi số Quốc gia được phân công theo Kế hoạch; - Chủ động xây dựng nội dung, mời chuyên gia báo cáo, lập danh sách và mời đại biểu tham gia các sự kiện do đơn vị chủ trì; - Cử đại diện Lãnh đạo Sở tham gia đón, tiễn đại biểu và tham dự các hoạt động trong khuôn khổ chương trình; - Phối hợp với các đơn vị liên quan báo cáo kết quả chương trình gửi Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp; - Cân đối sử dụng từ nguồn ngân sách sự nghiệp thông tin và truyền thông năm 2022 cho các hoạt động truyền thông về Tuần lễ và các kinh phí phát sinh của các sự kiện do Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, tiến hành thanh quyết toán kinh phí theo thực tế từ nguồn kinh phí giao cho Sở Thông tin và Truyền thông và nguồn xã hội hóa (nếu có); - Công tác truyền thông báo chí: Sở Thông tin và Truyền thông sẽ phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Thành ủy chỉ đạo báo chí Thành phố thực hiện tuyên truyền về các nội dung liên quan đến sự kiện; Sở Khoa học và Công nghệ sẽ là đơn vị đầu mối tổng hợp thông tin của Tuần lễ; - Hướng dẫn thủ tục, thẩm định, cấp văn bản thông báo chấp thuận cho đơn vị tổ chức thông cáo báo chí; - Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ cấp phép cho tổ chức các Hội thảo quốc tế tại Tuần lễ. 3. Sở Công Thương - Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức Tuần lễ; - Chủ động xây dựng nội dung, mời chuyên gia báo cáo, lập danh sách và mời đại biểu tham gia các sự kiện do đơn vị chủ trì; - Cử đại diện Lãnh đạo Sở tham gia đón, tiễn đại biểu và tham dự các hoạt động trong khuôn khổ chương trình; - Phối hợp với các đơn vị liên quan báo cáo kết quả chương trình gửi Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp. 4. Sở Ngoại vụ - Chủ trì lập danh sách và mời khách mời thuộc các cơ quan đại diện ngoại giao, Phòng Công nghiệp và Thương mại các cơ quan Lãnh sự hợp tác với Thành phố Hồ Chí Minh có liên quan đến các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. - Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ lựa chọn và mời diễn giả, điều phối viên trong nước và nước ngoài tham dự các sự kiện chính tại Tuần lễ. - Bố trí nhân sự tháp tùng, phiên dịch cho Lãnh đạo Thành phố tham gia sự kiện quốc tế. Dịch thuật và hiệu đính các bài phát biểu của Lãnh đạo Thành phố tại các sự kiện này (nếu có). 5. Đơn vị hậu cần - Thực hiện công tác lễ tân, hậu cần an ninh, y tế, phòng cháy chữa cháy, điện, nước, an toàn thực phẩm, tình nguyện viên và phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan khác phục vụ chương trình; các giấy phép theo quy định; - Phiên dịch thường, MC song ngữ cho ngày tổ chức sự kiện; Phiên dịch viên cabin và trang bị hệ thống dịch cabin; dịch thuật, hiệu đính bài, in ấn tài liệu...; Tuyển chọn và phân công tiếp viên giao tiếp tốt tiếng Anh tham gia nhóm lễ tân phục vụ các hoạt động của sự kiện; - Bố trí các phòng hội nghị, phòng chờ VIP; trang thiết bị (màn hình LED), máy chiếu, máy tính, tivi, văn phòng phẩm, v.v.), trang thiết bị phát trực tuyến (nếu sự kiện có phát trực tuyến) sân khấu, âm thanh, ánh sáng, phòng tác nghiệp báo chí; teabreak cho sự kiện; phát tài liệu; tặng phẩm cho khách mời VIP, diễn giả; bố trí tiếp tân; quay phim, chụp ảnh toàn bộ hoạt động của chương trình phục vụ làm tư liệu cho hoạt động của thành phố và làm kỷ yếu của sự kiện; - Thiết kế và in ấn bộ nhận diện cho chương trình, thư mời; kỷ niệm chương; hoa tặng đại biểu, diễn giả. In ấn tài liệu, phông hội nghị, kỷ yếu; in ấn, phát thẻ đeo đại biểu, an ninh, báo chí, Ban Tổ chức; in và gửi banner tuyên truyền, quảng bá sự kiện đến một số trường đại học, quận huyện để treo tại các tuyến đường trung tâm Thành phố và xung quanh khu vực diễn ra chương trình; thực hiện công tác tuyên truyền quảng bá cho sự kiện; tuyên truyền qua bài viết trên báo giấy, báo mạng; các kênh thông tin qua mạng xã hội khác như facebook, fanpage, v.v...; - Xây dựng nội dung chương trình, kịch bản tổng thể, kịch bản chi tiết của các hội thảo, tọa đàm chuyên đề; - Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan báo chí do Thành phố quản lý thực hiện các chuyên san, chuyên mục trên các báo; cung cấp thông tin cho báo chí về nội dung, cung cấp hình ảnh cho báo chí sử dụng, phối hợp với Đài truyền hình Thành phố thực hiện chương trình tin tức, tin phóng sự trên các kênh truyền hình; - Các khâu hậu cần khác liên quan đến sự kiện nhằm đảm bảo chu đáo, tiết kiệm và thành công. II. CÁC SỞ, NGÀNH CHỨC NĂNG: 1. Sở Tài chính Hướng dẫn Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Công Thương lập dự toán và thanh quyết toán kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định. 2. Sở Văn hóa và Thể thao Hướng dẫn các đơn vị liên quan, thực hiện thủ tục thông báo nội dung quảng cáo trên băng rôn; thẩm định nội dung và trả lời văn bản thông báo nội dung quảng cáo theo quy định. 3. Sở Xây dựng Hỗ trợ, tạo điều kiện cho treo phướn, băng rôn, pa nô tuyên truyền, quảng bá sự kiện tại một số trường đại học, tuyến đường trung tâm Thành phố và xung quanh khu vực diễn ra chương trình trước ngày khai mạc sự kiện Tuần lễ. 4. Sở Y tế - Tham gia viết tham luận và cử đại diện báo cáo tại Hội thảo Quốc tế về Chuyển đổi số từ Phần Lan về định hướng và giải pháp chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế; - Hỗ trợ Sở Khoa học và Công nghệ gửi thư mời các bệnh viện, tổ chức y tế liên quan... - Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc có phương án túc trực ê-kíp cấp cứu tại địa điểm trong ngày diễn ra các sự kiện. 5. Sở Giáo dục và Đào tạo - Tham gia viết tham luận và cử đại diện báo cáo tại Hội thảo Quốc tế về Chuyển đổi số từ Phần Lan về định hướng và giải pháp chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục; - Hỗ trợ Sở Khoa học và Công nghệ gửi thư mời các trường, đơn vị giáo dục có liên quan đến nội dung hội thảo. 6. Bộ Tư lệnh Thành phố Thực hiện rà phá bom mìn, phối hợp với Công an Thành phố đảm bảo an toàn tại địa điểm tổ chức chương trình. 7. Công an Thành phố - Công an Thành phố chủ trì phối hợp với Bộ Tư lệnh Thành phố, lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố và các đơn vị có liên quan triển khai lực lượng, phương tiện, tổ chức lực lượng bảo vệ, tuần tra kiểm soát xung quanh khu vực tổ chức các hoạt động Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022; chủ động phối hợp giải quyết, xử lý hiệu quả các tình huống đột xuất, phức tạp về an ninh trật tự. - Tổ chức rà soát, kiểm tra, triển khai phương án phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại khu vực tổ chức đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy 8. Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh Hỗ trợ khảo sát và bố trí hệ thống điện an toàn, đảm bảo cung cấp đủ và duy trì nguồn điện liên tục trong thời gian diễn ra các sự kiện; có phương án bố trí nguồn cấp thay thế tạm thời trong trường hợp xảy ra sự cố. 9. Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố Chịu trách nhiệm phối hợp với Công an Thành phố, Bộ Tư lệnh Thành phố, Sở Giao thông vận tải có phương án tổ chức bảo vệ, giữ gìn trật tự, điều tiết giao thông trong suốt thời gian tổ chức Hội nghị; bố trí lực lượng giữ xe phục vụ đại biểu đến tham dự sự kiện 10. Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức Phối hợp với Công an Thành phố và các đơn vị có liên quan triển khai công tác đảm bảo an ninh trật tự và có phương án hỗ trợ phân luồng giao thông tại khu vực diễn ra chương trình./.
{ "issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh", "promulgation_date": "14/09/2022", "sign_number": "3262/KH-UBND", "signer": "Dương Anh Đức", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-lien-tich-16-2011-TTLT-BCT-BNV-huong-dan-chuc-nang-nhiem-vu-quyen-han-121634.aspx
Thông tư liên tịch 16/2011/TTLT-BCT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
BỘ CÔNG THƯƠNG - BỘ NỘI VỤ -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 16/2011/TTLT-BCT-BNV Hà Nội, ngày 05 tháng 4 năm 2011 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH HƯỚNG DẪN CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ CỦA TRUNG TÂM KHUYẾN CÔNG VÀ TƯ VẤN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRỰC THUỘC SỞ CÔNG THƯƠNG Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ; Căn cứ Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn; Bộ Công Thương và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp trực thuộc Sở Công Thương như sau: Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp trực thuộc Sở Công Thương do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập theo quy định của pháp luật. Điều 2. Vị trí và chức năng 1. Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (sau đây gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Công Thương có chức năng phục vụ quản lý nhà nước của Sở về hoạt động khuyến công; cung cấp các dịch vụ công trong lĩnh vực khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp theo quy định của pháp luật. 2. Trung tâm chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Sở Công Thương, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Công nghiệp địa phương thuộc Bộ Công Thương. 3. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu, có trụ sở và tài khoản riêng; hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn 1. Xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án về hoạt động khuyến công trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. 2. Triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công đã được phê duyệt. 3. Tổ chức đào tạo hoặc liên kết đào tạo nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố. 4. Xây dựng, lưu giữ và khai thác dữ liệu điện tử về công nghiệp nông thôn tại địa phương. Tuyên truyền, phổ biến các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về phát triển công nghiệp, hoạt động khuyến công tại địa phương. 5. Tổ chức các hoạt động nghiên cứu, khảo sát, học tập kinh nghiệm, các hội thi, hội thảo, hội chợ, diễn đàn về khuyến khích phát triển công nghiệp địa phương. 6. Tổ chức tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ khuyến công cho các đơn vị, cá nhân tham gia hoạt động khuyến công. 7. Vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện, máy móc, trang thiết bị, khoa học công nghệ để thực hiện chương trình, đề án khuyến công và tham gia hoạt động khuyến công tự nguyện tại địa phương. 8. Thực hiện hoạt động dịch vụ, tư vấn hỗ trợ phát triển công nghiệp địa phương trong các lĩnh vực: ưu đãi đầu tư; khoa học- công nghệ; mặt bằng sản xuất; thông tin thị trường; tài chính, tín dụng; đào tạo, nâng cao năng lực quản lý và các lĩnh vực có liên quan khác. 9. Tổ chức thực hiện các hoạt động khuyến công và các chính sách khuyến công khác theo quy định của pháp luật. 10. Thực hiện các hoạt động tư vấn phát triển công nghiệp và thương mại ở địa phương: a) Tư vấn lập dự án: quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; quy hoạch khu, cụm công nghiệp; quy hoạch điện lực; quy hoạch thương mại của địa phương; b) Tư vấn đầu tư xây dựng các công trình công nghiệp, thương mại và công trình dân dụng; c) Tư vấn về khai thác, chế biến khoáng sản; tư vấn về kiểm tra an toàn, hiệu chỉnh các thiết bị khoan, máy nổ mìn trong hoạt động khoáng sản và thi công có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; d) Tư vấn các lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả; sản xuất sạch, vệ sinh công nghiệp, an toàn thực phẩm; thực hiện các hoạt động tư vấn, giám sát; thẩm tra, thẩm định kỹ thuật dự án, các công trình kỹ thuật công nghiệp và thương mại khác theo quy định của pháp luật. 11. Thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư phát triển công nghiệp; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khuyến công; xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm theo các đề án, chương trình khuyến công. 12. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất về kết quả thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm theo yêu cầu của Sở Công Thương, Cục Công nghiệp địa phương thuộc Bộ Công Thương. 13. Đề xuất khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động hỗ trợ và khuyến khích phát triển công nghiệp địa phương. 14. Quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản của Trung tâm theo quy định của pháp luật đối với đơn vị sự nghiệp công lập. 15. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Công Thương giao. Điều 4. Cơ cấu tổ chức và biên chế 1. Lãnh đạo Trung tâm: a) Trung tâm có Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc; b) Giám đốc là người đứng đầu Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Công Thương và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm; c) Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công; khi Giám đốc vắng mặt, một Phó Giám đốc được Giám đốc ủy quyền điều hành các hoạt động của Trung tâm; d) Việc bổ nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm thực hiện theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và phù hợp với tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ chức danh quy định. Việc miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ khác đối với Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm thực hiện theo phân cấp quản lý công chức, viên chức và theo quy định của pháp luật. 2. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và chi nhánh của Trung tâm: a) Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm được thành lập phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm tinh gọn, hợp lý và hiệu quả. Mỗi phòng có Trưởng phòng, 01 Phó Trưởng phòng và một số viên chức; b) Chi nhánh của Trung tâm được thành lập tại một hoặc nhiều đơn vị hành chính cấp huyện. Chi nhánh có Trưởng Chi nhánh, 01 Phó Trưởng Chi nhánh và một số viên chức; c) Căn cứ vào tính chất, đặc điểm, yêu cầu nhiệm vụ, khối lượng công việc cụ thể của từng địa phương, Giám đốc Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và các Chi nhánh của Trung tâm; d) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Trưởng Chi nhánh và Phó Trưởng Chi nhánh của Trung tâm thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 3. Biên chế của Trung tâm a) Giám đốc Trung tâm thuộc biên chế công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập; b) Các chức danh còn lại là viên chức, số lượng viên chức được xác định theo vị trí việc làm và do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Trung tâm. Điều 5. Về tài chính Trung tâm thực hiện cơ chế tài chính theo quy định của pháp luật về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp công lập và theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Điều 6. Hiệu lực thi hành Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Thông tư số 18/2008/TT-BCT ngày 19 tháng 12 năm 2008 của Bộ Công Thương hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Điều 7. Trách nhiệm thi hành 1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Công Thương, Sở Nội vụ, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp và các cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm triển khai thực hiện Thông tư liên tịch này. 2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, khó khăn, vướng mắc hoặc cần sửa đổi, bổ sung, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, đơn vị có liên quan phản ánh kịp thời về Bộ Công Thương để thống nhất với Bộ Nội vụ xem xét, giải quyết./. KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ THỨ TRƯỞNG Nguyễn Duy Thăng KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG THỨ TRƯỞNG Hoàng Quốc Vượng Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng TW Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND,UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Toà án nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị, xã hội; - Sở Công Thương, Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Bộ trưởng, các Thứ trưởng (Bộ CT, Bộ NV); - Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Website: Chính phủ; Bộ Công Thương; Bộ Nội vụ; - Các Vụ: TCCB, PC (Bộ CT); TCBC, PC (Bộ NV); - Lưu: VT, Cục CNĐP (Bộ Công Thương); VT, Vụ TCBC (Bộ Nội vụ).
{ "issuing_agency": "Bộ Nội vụ, Bộ Công thương", "promulgation_date": "05/04/2011", "sign_number": "16/2011/TTLT-BCT-BNV", "signer": "Hoàng Quốc Vượng, Nguyễn Duy Thăng", "type": "Thông tư liên tịch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/So-huu-tri-tue/Thong-tu-03-2021-TT-BNNPTNT-sua-doi-Thong-tu-16-2013-TT-BNNPTNT-bao-ho-giong-cay-trong-478698.aspx
Thông tư 03/2021/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT bảo hộ giống cây trồng
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 03/2021/TT-BNNPTNT Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2021 THÔNG TƯ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 16/2013/TT-BNNPTNT NGÀY 28/02/2013 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VỀ BẢO HỘ QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009; Căn cứ Luật Trồng trọt ngày 19 tháng 11 năm 2018; Căn cứ Nghị định số 88/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng và Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về nông nghiệp; Căn cứ Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP; Căn cứ Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trồng trọt; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng. Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2013/TT- BNNPTNT ngày 28/02/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng (sau đây viết tắt là Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT) như sau: 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 như sau: “Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định chi tiết về xác lập quyền, đại diện quyền đối với giống cây trồng; cấp, cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng; đình chỉ, phục hồi, hủy bỏ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng.” 2. Sửa đổi khoản 2 Điều 4 như sau: “2. Đại diện theo ủy quyền của chủ đơn tiến hành các thủ tục về bảo hộ giống cây trồng theo quy định pháp luật về ủy quyền; giấy ủy quyền theo Mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.” 3. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau: “Điều 5. Quy định chung về thực hiện thủ tục hành chính trong Thông tư này 1. Nộp hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính: Tùy theo điều kiện tiếp nhận / trả kết quả của Cục Trồng trọt, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử (cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax): a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính: Các thành phần hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có đóng dấu của cơ sở đối với văn bản do cơ sở ban hành; b) Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Các thành phần hồ sơ phải được scan, chụp từ bản chính. Thành phần hồ sơ phải được kê khai và ký chữ ký số trên các biểu mẫu điện tử được cung cấp sẵn theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 9 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/04/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. 2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 3. Thời gian trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ: a) Trường hợp nộp trực tiếp: Cục Trồng trọt kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ cho tổ chức, cá nhân; b) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Trồng trọt xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân; c) Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Trong thời hạn không quá 08 giờ làm việc, kể từ thời điểm nhận được hồ sơ, Cục Trồng trọt xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân. 4. Cách thức nộp phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân nộp phí, lệ phí theo quy định hiện hành trực tiếp tại Cục Trồng trọt hoặc qua dịch vụ khác theo quy định của pháp luật. 5. Cách thức trả kết quả: Cục Trồng trọt trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử. 6. Trong Thông tư này có nội dung thủ tục hành chính quy định khác với quy định nêu tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này thì thực hiện theo quy định đó. 7. Trường hợp các tài liệu trong hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 174 Luật sở hữu trí tuệ phải dịch ra tiếng Việt, bản dịch được công chứng hoặc có xác nhận của người đăng ký. 8. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của hồ sơ đã nộp.” 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau: “Điều 6. Giống cây trồng được biết đến rộng rãi và tính mới của giống cây trồng 1. Giống cây trồng được biết đến rộng rãi là giống cây trồng thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Giống cây trồng mà vật liệu nhân giống hoặc vật liệu thu hoạch của giống đó được sử dụng một cách rộng rãi trên thị trường Việt Nam hoặc ở bất kỳ quốc gia nào tại thời điểm nộp đơn đăng ký bảo hộ; b) Giống cây trồng được bảo hộ hoặc được công nhận lưu hành hoặc công nhận lưu hành đặc cách, tự công bố lưu hành, công nhận sản xuất thử, công nhận chính thức tại Việt Nam hoặc thuộc danh mục giống được phép sản xuất kinh doanh ở bất kỳ quốc gia nào; c) Giống cây trồng là đối tượng trong đơn đăng ký nhằm mục đích: bảo hộ giống cây trồng; công nhận lưu hành hoặc công nhận lưu hành đặc cách; danh mục giống ở bất kỳ quốc gia nào, nếu các đơn này không bị từ chối. 2. Tính mới đối với giống cây trồng Giống cây trồng được coi là không còn tính mới sau mười hai (12) tháng kể từ ngày được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Giống được phép sản xuất, kinh doanh gồm: giống đã được công nhận chính thức; giống có tên trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam; giống được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc công nhận lưu hành đặc cách; giống tự công bố lưu hành được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Cục Trồng trọt.” 5. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau: “Điều 7. Biểu mẫu về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng 1. Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng theo Mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Tờ khai yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng theo Mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.” 6. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau: “Điều 8. Phí, lệ phí bảo hộ quyền đối với giống cây trồng 1. Phí, lệ phí về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp (sau đây viết tắt là Thông tư số 207/2016/TT-BTC). 2. Thời hạn nộp phí duy trì hiệu lực theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định số 88/2010/NĐ-CP ngày 16/08/2010 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng (sau đây viết tắt là Nghị định số 88/2010/NĐ-CP). 3. Trường hợp Thông tư số 207/2016/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung, hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác thì áp dụng theo văn bản mới được ban hành.” 7. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau: “Điều 9. Nhận đơn, chuyển nhượng quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng 1. Đơn đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng gồm các tài liệu: a) Tờ khai đăng ký bảo hộ giống cây trồng theo Mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này; b) Tờ khai kỹ thuật khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định (khảo nghiệm DUS) - Trường hợp giống đăng ký thuộc loài cây trồng đã có tài liệu hướng dẫn, quy phạm khảo nghiệm, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về khảo nghiệm DUS của Việt Nam/UPOV: sử dụng Mẫu tờ khai kỹ thuật trong các tài liệu trên; - Trường hợp giống đăng ký không thuộc loài cây trồng đã có tài liệu hướng dẫn, quy phạm khảo nghiệm, QCVN, TCVN về khảo nghiệm DUS của Việt Nam/UPOV: sử dụng theo Mẫu tờ khai kỹ thuật tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này; c) Giấy ủy quyền theo Mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện); d) Ảnh chụp mẫu giống: Tối thiểu 03 ảnh màu, kích cỡ tối thiểu 9cm x 15cm thể hiện 3 tính trạng đặc trưng của giống đăng ký; đ) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng, tài liệu chứng minh người đăng ký là đại diện hợp pháp của chủ sở hữu giống đăng ký); e) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên; g) Chứng từ nộp phí, lệ phí. 2. Ngày nhận đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng là ngày đơn được Cục Trồng trọt tiếp nhận đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này. 3. Thông báo chấp nhận đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng theo Mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này. 4. Trước khi Cục Trồng trọt ra quyết định cấp bằng bảo hộ giống cây trồng hoặc thông báo từ chối cấp bằng bảo hộ giống cây trồng, người đăng ký có quyền chuyển nhượng quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng cho người khác. Người được chuyển nhượng gửi Hợp đồng chuyển nhượng quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng về Cục Trồng trọt.” 8. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau: “Điều 10. Sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng 1. Trước thời điểm cấp bằng bảo hộ giống cây trồng, tổ chức, cá nhân được sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ trong các trường hợp sau: a) Sửa đổi, bổ sung đơn nhưng không làm thay đổi bản chất đơn đăng ký bảo hộ: lỗi chính tả về tên, địa chỉ của người đăng ký, chủ sở hữu, tác giả và tên giống cây trồng; b) Thay đổi tên, địa chỉ của người đăng ký, chủ sở hữu, tác giả giống cây trồng có căn cứ pháp lý; c) Thay đổi tên, địa chỉ người đăng ký theo yêu cầu của chủ sở hữu (trường hợp nộp đơn qua đại diện); thay đổi tên, địa chỉ chủ sở hữu, tác giả giống cây trồng do chuyển nhượng đơn theo hợp đồng hoặc thừa kế, kế thừa. 2. Hồ sơ: a) Tờ khai yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn theo Mẫu tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này; b) Bản sao có chứng thực hợp đồng chuyển nhượng (trường hợp chuyển nhượng đơn đăng ký); hoặc căn cứ pháp lý chứng minh việc thay đổi tên, địa chỉ người đăng ký, chủ sở hữu, tác giả giống cây trồng; c) Tài liệu chứng minh việc thừa kế, kế thừa (có xác nhận của chủ sở hữu đăng ký), Tài liệu chứng minh quyền nhân thân giữa chủ sở hữu đăng ký và người nhận thừa kế; Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của chủ sở hữu đăng ký (nếu có); d) Giấy ủy quyền theo Mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này đối với trường hợp thay đổi đại diện. 3. Trình tự, thời gian giải quyết: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt ban hành thông báo ch ấp nhận sửa đổi, bổ sung, trả kết quả cho người đăng ký và đăng tải thông báo trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Trồng trọt trả lời bằng văn bản cho người đăng ký có nêu rõ lý do. 4. Các yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì nộp lại đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng.” 9. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau: “Điều 16. Khảo nghiệm DUS do người nộp đơn thực hiện 1. Ngoài các tài liệu theo quy định tại Điều 174 Luật Sở hữu trí tuệ, người đăng ký đăng ký tự thực hiện khảo nghiệm DUS đối với giống đăng ký bảo hộ nộp bổ sung các tài liệu sau đây: a) Bản kê khai chi tiết điều kiện được tự khảo nghiệm DUS theo Mẫu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này, phù hợp với yêu cầu cụ thể tại tài liệu hướng dẫn, quy phạm khảo nghiệm, QCVN, TCVN về khảo nghiệm DUS của Việt Nam/UPOV đối với từng loài cây trồng; b) Kế hoạch khảo nghiệm DUS theo Mẫu tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Cục Trồng trọt xem xét hồ sơ đăng ký tự thực hiện khảo nghiệm DUS. Người đăng ký liên hệ tổ chức khảo nghiệm DUS được công nhận phối hợp thực hiện việc kiểm tra, đánh giá khảo nghiệm DUS. Đối với loài cây trồng chưa có tổ chức khảo nghiệm DUS được công nhận phối hợp thực hiện khảo nghiệm, Cục Trồng trọt thành lập tổ chuyên gia kiểm tra quá trình khảo nghiệm kỹ thuật. Tổ chuyên gia gồm: thành viên Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng, chuyên gia của tổ chức khảo nghiệm DUS được công nhận và chuyên gia về loài cây trồng đó. 3. Đối với loài cây trồng chưa có tài liệu hướng dẫn, quy phạm khảo nghiệm, QCVN, TCVN về khảo nghiệm DUS của Việt Nam/UPOV thì thực hiện theo tài liệu hướng dẫn do Cục Trồng trọt ban hành. 4. Kiểm tra tại chỗ a) Đối với loài cây trồng chưa có tổ chức khảo nghiệm DUS được công nhận phối hợp thực hiện khảo nghiệm, tổ chuyên gia đánh giá thí nghiệm khảo nghiệm DUS ít nhất 01 lần vào thời điểm phù hợp theo tài liệu hướng dẫn, quy phạm khảo nghiệm, QCVN, TCVN về khảo nghiệm DUS của Việt Nam/UPOV hoặc tài liệu hướng dẫn do Cục Trồng trọt ban hành. b) Nội dung kiểm tra: việc đáp ứng điều kiện được tự khảo nghiệm của tổ chức, cá nhân đăng ký; việc thực hiện khảo nghiệm; đánh giá tính khác biệt so với giống tương tự nhất; tính đồng nhất, tính ổn định. c) Biên bản kiểm tra tại chỗ được lập theo Mẫu tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này và lưu trong hồ sơ đăng ký bảo hộ giống cây trồng. Cục Trồng trọt căn cứ biên bản kiểm tra để thẩm định báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS do người đăng ký tự thực hiện. 5. Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc khảo nghiệm, tổ chức, cá nhân tự thực hiện khảo nghiệm DUS gửi Cục Trồng trọt báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS theo Mẫu tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.” 10. Sửa đổi, bổ sung Điều 17 như sau: “Điều 17. Thời hạn nộp mẫu giống, quản lý và sử dụng mẫu giống cây trồng 1. Đối với giống cây trồng thực hiện khảo nghiệm theo điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định số 88/2010/NĐ-CP: Nếu đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng được chấp nhận, người đăng ký phải nộp mẫu giống phục vụ khảo nghiệm DUS và lưu mẫu cho tổ chức khảo nghiệm được công nhận trước thời vụ gieo trồng đầu tiên ít nhất 20 ngày. 2. Đối với giống cây trồng thực hiện khảo nghiệm theo các điểm b, c và d khoản 1 Điều 15 Nghị định số 88/2010/NĐ-CP, giống cây trồng nhân giống vô tính: chủ sở hữu tự lưu mẫu giống. 3. Khối lượng và chất lượng mẫu giống gửi khảo nghiệm và lưu mẫu theo quy định tại tài liệu hướng dẫn, quy phạm khảo nghiệm, QCVN, TCVN về khảo nghiệm DUS của Việt Nam/UPOV đối với loài cây trồng đó. 4. Chủ sở hữu giống cây trồng có trách nhiệm nộp mẫu giống được bảo hộ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu trong thời gian bằng bảo hộ giống cây trồng đó còn hiệu lực. Mẫu giống phải đảm bảo chất lượng theo quy định tại khoản 3 Điều này, mức độ biểu hiện của các tính trạng phù hợp với bản mô tả giống tại thời điểm đăng ký bảo hộ. 5. Mẫu giống phải được lưu giữ trong thời hạn 25 năm đối với giống cây thân gỗ, cây nho; 20 năm đối với các giống cây trồng khác tính từ ngày cấp bằng bảo hộ giống cây trồng đó. 6. Việc sử dụng mẫu giống lưu ngoài các mục đích: Khảo nghiệm DUS, kiểm nghiệm, hậu kiểm nhằm xác định tính đúng giống hoặc giải quyết tranh chấp, khiếu kiện phải được sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu giống cây trồng.” 11. Sửa đổi, bổ sung Điều 19 như sau: “Điều 19. Cấp, cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng 1. Cấp bằng bảo hộ giống cây trồng a) Hồ sơ: Báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS theo Mẫu tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này. b) Trình tự thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 88/2010/NĐ-CP. Bằng bảo hộ giống cây trồng được cấp theo Mẫu tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng Chủ sở hữu có quyền yêu cầu cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng trong các trường hợp sau: mất, rách, hỏng, phai mờ đến mức không đọc được, thay đổi chủ sở hữu hoặc sai sót liên quan đến tên và địa chỉ của chủ bằng bảo hộ. a) Hồ sơ: Tờ khai yêu cầu cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng theo Mẫu tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này; Tài liệu pháp lý chứng minh việc thay đổi tên, địa chỉ chủ bằng bảo hộ giống cây trồng đối với trường hợp thay đổi chủ sở hữu hoặc sai sót liên quan đến tên và địa chỉ của chủ bằng bảo hộ; Bản chính bằng bảo hộ giống cây trồng (trừ trường hợp bằng bị mất); Giấy ủy quyền theo Mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này đối với trường hợp nộp đơn qua đại diện. b) Trình tự thực hiện: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt quyết định cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng và trả kết quả cho người đăng ký. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Trồng trọt trả lời bằng văn bản cho người đăng ký và nêu rõ lý do. c) Trường hợp có ý kiến phản đối việc cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng của người thứ ba, việc xử lý ý kiến thực hiện theo các quy định tại Điều 184 Luật Sở hữu trí tuệ. d) Bằng bảo hộ giống cây trồng cấp lại được cấp sau 30 ngày kể từ ngày đăng tải quyết định cấp lại trên Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. Bằng bảo hộ giống cây trồng cấp lại phải được giữ nguyên số bằng và ghi rõ nội dung “cấp lại” tại góc trái phía dưới của bằng bảo hộ.” 12. Sửa đổi, bổ sung Điều 20 như sau: “Điều 20. Đình chỉ, phục hồi, hủy bỏ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng 1. Trình tự, thủ tục đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng do không còn đáp ứng điều kiện về tính đồng nhất và tính ổn định như tại thời điểm cấp bằng thực hiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 88/2010/NĐ-CP. Các trường hợp đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng khác thực hiện theo quy định tại Điều 170 Luật Sở hữu trí tuệ. 2. Phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng a) Chủ sở hữu bằng bảo hộ giống cây trồng được khắc phục lý do bị đình chỉ theo quy định tại khoản 5 Điều 170 Luật Sở hữu trí tuệ. Hồ sơ yêu cầu phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng gồm: Đơn đề nghị phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng; Chứng cứ chứng minh đã khắc phục lý do bị đình chỉ; Biên lai nộp phí phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng. b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt ban hành quyết định phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng và trả kết quả cho người đăng ký. Quyết định phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng được đăng tải trên Tạp chí Nông nghi ệp & Phát triển nông thôn. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Trồng trọt trả lời bằng văn bản cho người đăng ký có nêu rõ lý do. 3. Hủy bỏ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng Khi xác định ý kiến phản đối của người thứ 3 về một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 171 Luật Sở hữu trí tuệ là đủ căn cứ pháp lý, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định hủy bỏ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng và công bố trên Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.” 13. Thay thế Phụ lục 1 bằng Phụ lục I; Phụ lục 3 bằng Phụ lục II; Phụ lục 4 bằng Phụ lục III; Phụ lục 5 bằng Phụ lục IV; Phụ lục 6 bằng Phụ lục VI; Phụ lục 7 bằng Phụ lục VII; Phụ lục 11 bằng Phụ lục VIII; Phụ lục 12 bằng Phụ lục IX; Phụ lục 9 bằng Phụ lục X; Phụ lục 13 bằng Phụ lục XI; Phụ lục 14 bằng Phụ lục XII; Phụ lục 15, 16 bằng Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 2. Bãi bỏ một số quy định của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT Bãi bỏ: Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 21, Điều 22, Điều 27, Điều 28, Điều 29 và các Phụ lục 2, 10, 17. Điều 3. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 8 năm 2021 2. Thông tư số 41/2009/TT-BNNPTNT ngày 9 tháng 7 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về quản lý và sử dụng Mẫu giống cây trồng hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành. 3. Quy định chuyển tiếp: a) Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng nộp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thực hiện theo quy định của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT và các văn bản pháp luật có hiệu lực liên quan; trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ sung Đơn đăng ký; sửa đổi, bổ sung, cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng thực hiện theo quy định tại Thông tư này. b) Hồ sơ chuyển nhượng đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng; hồ sơ đình chỉ, phục hồi, hủy bỏ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng; hồ sơ xử lý ý kiến phản đối của người thứ ba nộp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thực hiện theo quy định của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT và các văn bản pháp luật có hiệu lực liên quan. 4. Cục trưởng Cục Trồng trọt, Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. 5. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, giải quyết./. Nơi nhận: - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ; - Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TƯ; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp; - Bộ NN và PTNT: Bộ trưởng; các Thứ trưởng; Tổng cục; Cục, Vụ, Thanh tra, Văn phòng - Bộ NN & PTNT; - Công báo Chính phủ; - Website Chính phủ; - Website Bộ NN&PTNT; - Lưu: VT, TT. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Lê Quốc Doanh PHỤ LỤC I GIẤY ỦY QUYỀN (Ban hành kèm theo Thông tư số /2021/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------------- GIẤY ỦY QUYỀN 1. Bên ủy quyền (chủ sở hữu giống cây trồng) Tên (tổ chức, cá nhân): Địa chỉ: Điện thoại: Fax: E-mail: Mã số doanh nghiệp hoặc số CMND/CCCD/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân) Ngày cấp: Nơi cấp: 2. Bên được ủy quyền (đại diện của chủ sở hữu) Tên (tổ chức, cá nhân): Địa chỉ: Điện thoại: Fax: E-mail: Mã số doanh nghiệp hoặc số CMND/CCCD/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân) Ngày cấp: Nơi cấp: 3. Nội dung ủy quyền (Phạm vi, khối lượng công việc được ủy quyền) 4. Thời hạn ủy quyền Chúng tôi cam đoan mọi thông tin trong giấy ủy quyền là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./. Đại diện bên ủy quyền (Họ tên, chữ ký và đóng dấu, nếu có) Đại diện bên được ủy quyền (Họ tên, chữ ký và đóng dấu, nếu có) PHỤ LỤC II TỜ KHAI ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG (Ban hành kèm theo Thông tư số /2021/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) TỜ KHAI ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG Kính gửi: Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn DẤU NHẬN ĐƠN (Dành cho cán bộ nhận đơn) NGƯỜI ĐĂNG KÝ 1. Trường hợp người đăng ký là chủ sở hữu giống cây trồng: Tên tổ chức/cá nhân: Địa chỉ: Mã số doanh nghiệp hoặc Số CMND/CCCD/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân) Điện thoại: Fax: E-mail: 2. Trường hợp người đăng ký là đại diện của chủ sở hữu giống cây trồng hoặc được chuyển giao quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng: Tên tổ chức/cá nhân: Địa chỉ: Mã số doanh nghiệp hoặc Số CMND/CCCD/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân) Điện thoại: Fax: E-mail: BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG Tên tổ chức/cá nhân: Địa chỉ: Mã số doanh nghiệp hoặc Số CMND/CCCD/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân) Điện thoại: Fax: E-mail: ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG Tên giống cây trồng: Số đơn/số bằng bảo hộ: CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN  Tờ khai, gồm …….trang x …….bản  Hợp đồng chuyển nhượng  Văn bản đồng ý của các đồng sở hữu  Bằng bảo hộ  Tài liệu chứng minh việc chuyển nhượng thực hiện theo quy định đối với giống tạo ra bằng ngân sách nhà nước  Giấy ủy quyền  Tài liệu khác, cụ thể KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU (Dành cho cán bộ nhận đơn)        CAM KẾT CỦA NGƯỜI ĐĂNG KÝ Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Khai tại:……….ngày…… tháng……năm…… Chữ ký, họ tên người đăng ký (ghi rõ chức vụ và đóng dấu, nếu có) PHỤ LỤC III TỜ KHAI YÊU CẦU BẮT BUỘC CHUYỂN GIAO QUYỀN SỬ DỤNG GIỐNG CÂY TRỒNG (Ban hành kèm theo Thông tư số /2021/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- …., ngày tháng năm TỜ KHAI YÊU CẦU BẮT BUỘC CHUYỂN GIAO QUYỀN SỬ DỤNG GIỐNG CÂY TRỒNG Kính gửi: Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn DẤU NHẬN ĐƠN (Dành cho cán bộ nhận đơn) NGƯỜI ĐĂNG KÝ 1. Trường hợp người đăng ký là chủ sở hữu giống cây trồng: Tên tổ chức/cá nhân: Địa chỉ: Mã số doanh nghiệp hoặc Số CMND/CCCD/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân) Điện thoại: Fax: E-mail: 2. Trường hợp người đăng ký là đại diện của chủ sở hữu giống cây trồng hoặc được chuyển giao quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng: Tên tổ chức/cá nhân: Địa chỉ: Mã số doanh nghiệp hoặc Số CMND/CCCD/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân) Điện thoại: Fax: E-mail: CHỦ SỞ HỮU BẰNG BẢO HỘ HOẶC NGƯỜI ĐƯỢC CHUYỂN GIAO ĐỘC QUYỀN Tên tổ chức/cá nhân: Địa chỉ: Mã số doanh nghiệp hoặc Số CMND/CCCD/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân) Điện thoại: Fax: E-mail: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NHẬN CHUYỂN GIAO - Đối tượng: Tên giống cây trồng được bảo hộ: Số bằng: Ngày cấp: - Phạm vi chuyển giao: - Thời gian nhận chuyển giao: CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN  Tờ khai, gồm.......trang  Báo cáo năng lực tài chính  Tài liệu chứng minh cơ sở đề nghị chuyển giao bắt buộc, gồm......trang  Giấy ủy quyền  Tài liệu khác, cụ thể: KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU (Dành cho cán bộ nhận đơn)      CAM KẾT CỦA NGƯỜI ĐĂNG KÝ Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Khai tại:……….ngày…… tháng……năm… Chữ ký, họ tên người đăng ký (ghi rõ chức vụ và đóng dấu, nếu có) PHỤ LỤC IV TỜ KHAI ĐĂNG KÝ BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG (Ban hành kèm theo Thông tư số /2021/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) TỜ KHAI ĐĂNG KÝ BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG Kính gửi: Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng Cục Trồng trọt Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Số 2, Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội DẤU NHẬN ĐƠN VÀ SỐ ĐƠN (Dành cho cán bộ nhận đơn) 1. Tên loài cây trồng (Viết bằng tiếng Việt và tên La tinh): ........................................... 2. Tên giống cây trồng:................................................................................................... 3. Người đăng ký: 3.1 Trường hợp người đăng ký là chủ sở hữu giống cây trồng : Tên (tổ chức/cá nhân): ................................................................................................ Địa chỉ: ........................................................................................................................ Địa chỉ (liên hệ khi cần, nơi nhận các thông báo từ cơ quan có thẩm quyền): ..................................................................................................................................... Mã số doanh nghiệp hoặc số CMND/CCCD/số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân): .................................. Ngày cấp: ...........................................Nơi cấp............................................................ Quốc tịch: .................................................................................................................... Điện thoại: .......................................... Email : ............................................................ Fax: ........................................... 3.2 Trường hợp người đăng ký là đại diện của chủ sở hữu hoặc được chuyển giao quyền nộp đơn đăng ký: Tên (tổ chức/cá nhân): ................................................................................................ Địa chỉ: ........................................................................................................................ Địa chỉ (liên hệ khi cần, nơi nhận các thông báo từ cơ quan có thẩm quyền): ..................................................................................................................................... Mã số doanh nghiệp hoặc số CMND/CCCD/số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân): .................................. Ngày cấp: ...........................................Nơi cấp............................................................ Điện thoại: .......................................... Email : ............................................................ Fax: ........................................... 4. Tác giả giống đăng ký bảo hộ: a. Tác giả chính:................................................................................................................ Địa chỉ: ........................................................................................................................ Quốc tịch: .................................................................................................................... Điện thoại: .......................................... Email : ............................................................ Fax: ........................................... b. Đồng tác giả (Lập danh sách: họ và tên, địa chỉ, quốc tịch, điện thoại, fax, email) 6. Địa điểm chọn tạo hoặc phát hiện, phát triển giống đăng ký bảo hộ (ghi rõ tên cơ quan, địa chỉ hoặc địa điểm): ............................................................................................................... .......................................................................................................................................... 7. Trường hợp giống đăng ký bảo hộ được chuyển nhượng cho chủ sở hữu, đề nghị lựa chọn hình thức chuyển nhượng sau: [ ] Hợp đồng chuyển nhượng [ ] Thừa kế, kế thừa [ ] Hình thức khác (ghi rõ thông tin):................................................................... 8. Các đơn đã nộp liên quan đến quyền đối với giống đăng ký bảo hộ (trường hợp đơn đăng ký đã được nộp ở các quốc gia khác) Hình thức bảo hộ Nơi nộp đơn (quốc gia/vùng lãnh thổ) Số đơn Tình trạng đơn Tên giống ghi trong đơn - Bảo hộ theo UPOV - Sáng chế (Patent) - Khác 9. Giống đăng ký bảo hộ có tên trong danh mục giống được phép sản xuất, kinh doanh hay không Không [ ] Có [ ] (Tại Quyết định số….. ngày…. tháng …. năm ….. với tên giống là.........................; Hoặc hồ sơ tự công bố lưu hành được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt ngày….. tháng …. năm …… với tên giống là .............................................. ) 10. Trường hợp đơn đăng ký có đề nghị hưởng quyền ưu tiên Quốc gia nộp đơn trước đó: ........................................................................................ Ngày nộp: .................................... với tên giống là: ..................................................... 11. Tính mới về thương mại a) Giống đã được kinh doanh trên thị trường Việt Nam Chưa bán [ ]; Bán lần đầu tiên [ ] vào ngày….. tháng …. năm ….. với tên giống là ...................... b) Giống đã được kinh doanh ở nước ngoài Chưa bán [ ]; Bán lần đầu tiên [ ] vào ngày….. tháng …. năm ….. với tên giống là ...................... 11. Khảo nghiệm kỹ thuật (khảo nghiệm DUS) a. Đã thực hiện:.............................................................................................................. .. - Tổ chức, cá nhân thực hiện: - Thời gian thực hiện: vụ/năm:.......................................................................................... - Địa điểm thực hiện:........................................................................................................ - Báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS:............................................................................... - Đề nghị:........................................................................................................................... b. Đang thực hiện:.......................................................................................................... .. - Tổ chức, cá nhân thực hiện:............................................................................................ - Thời gian thực hiện:........................................................................................................ - Địa điểm thực hiện:......................................................................................................... - Đề nghị: .......................................................................................................................... c. Chưa thực hiện:............................................................................................................. - Đề nghị hình thức khảo nghiệm DUS: 12. Vật liệu nhân của giống đăng ký bảo hộ a. Chúng tôi cam đoan các vật liệu nhân giống được cung cấp cùng với đơn này là đại diện cho giống và phù hợp với nội dung của đơn. b. Chúng tôi đồng ý để Văn phòng bảo hộ giống cây trồng sử dụng các thông tin cần thiết và vật liệu nhân giống trao đổi với các cơ quan liên quan có thẩm quyền của các nước thành viên UPOV, với điều kiện là quyền của chúng tôi được bảo đảm. 13. Các tài liệu có trong đơn Phần xác nhận của người đăng ký Kiểm tra danh mục tài liệu (Dành cho cán bộ nhận đơn) a Tờ khai đăng ký BHGCT gồm: trang x bản   b Tờ khai kỹ thuật gồm trang x bản   c Ảnh mô tả giống gồm: ảnh   d Tài liệu chứng minh quyền đăng ký   đ Tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên   e Giấy ủy quyền   f Chứng từ nộp phí nộp đơn   g Chứng từ nộp phí xin hưởng quyền ưu tiên   h Tài liệu khác (nếu có) gồm: trang x bản   14. Cam kết của tổ chức/cá nhân đăng ký: Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./. Khai tại:……….ngày…… tháng……năm…… Chữ ký, họ tên tổ chức/cá nhân đăng ký (ghi rõ chức vụ và đóng dấu, nếu có) PHỤ LỤC V TỜ KHAI KỸ THUẬT (Dành cho các loài chưa có tài liệu hướng dẫn) (Ban hành kèm theo Thông tư số /2021/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Tên loài cây trồng (Viết bằng tiếng Việt và tên La tinh): ........................................... 2. Tên giống cây trồng:................................................................................................... 3. Người đăng ký 3.1 Trường hợp người đăng ký là chủ sở hữu giống cây trồng: Tên (tổ chức/cá nhân): ................................................................................................ Địa chỉ: ........................................................................................................................ Địa chỉ (liên hệ khi cần, nơi nhận các thông báo từ cơ quan có thẩm quyền): ..................................................................................................................................... Mã số doanh nghiệp hoặc số CMND/CCCD/số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân): .................................. Ngày cấp: ........................................ Nơi cấp .............................................................. Quốc tịch: .................................................................................................................... Điện thoại: .......................................... Email : ............................................................ Fax: ........................................... 3.2 Trường hợp người đăng ký là đại diện của chủ sở hữu hoặc được chuyển giao quyền nộp đơn đăng ký: Tên (tổ chức/cá nhân): ................................................................................................ Địa chỉ: ........................................................................................................................ Địa chỉ (liên hệ khi cần, nơi nhận các thông báo từ cơ quan có thẩm quyền): ..................................................................................................................................... Mã số doanh nghiệp hoặc số CMND/CCCD/số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân): .................................. Ngày cấp: ........................................ Nơi cấp .............................................................. Điện thoại: .......................................... Email : ............................................................ Fax: ........................................... 4. Thông tin về quá trình chọn tạo và nhân giống của giống đăng ký 4.1. Quá trình chọn tạo 4.1.1. Lai a. Lai có chủ đích (đề nghị nêu rõ tên bố mẹ) [ ] Tên dòng mẹ (………………………..) x Tên dòng bố (……………………………………..) b. Lai có một phần đã biết (đề nghị nêu rõ phần đã biết) [ ] Tên dòng mẹ (…………………….……..) x Tên dòng bố (……………………..………..) c. Lai không biết trước [ ] 4.1.2. Đột biến (chỉ rõ giống gốc) [ ] 4.1.3. Phát hiện và phát triển (chỉ rõ nơi và thời gian đã phát hiện và cách phát triển) ........................................................................................................................................ ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... 4.1.4. Khác (đề nghị cung cấp thông tin chi tiết) ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... 4.2. Phương pháp nhân giống 4.2.1. Giống nhân bằng hạt a. Tự thụ [ ] b. Giống sinh sản vô tính [ ] c. Giao phấn [ ] - Quần thể [ ] - Do người thụ phấn [ ] d. Ưu thế lai - Lai đơn [ ] - Lai ba [ ] - Lai kép [ ] - Giống lai bất dục đực [ ] - Giống lai hữu dục đực [ ] đ. Dòng thuần [ ] - Dòng bất dục đực [ ] - Dòng hữu dục đực [ ] e. Khác (đề nghị cung cấp chi tiết) [ ] 4.2.2. Nhân giống vô tính a. Củ [ ] b. Cành cắt [ ] c. Nhân Invitro [ ] d. Nhân chồi hoặc ghép [ ] đ. Tách [ ] e. Rễ [ ] g. Khác (chỉ rõ phương pháp) [ ] 4.2.3. Khác (đề nghị cung cấp chi tiết) Trường hợp đối với sơ đồ lai tạo các giống ưu thế lai được cung cấp trong một trang riêng biệt. Trang đó cần phải cung cấp chi tiết tất cả các dòng bố mẹ cần cho quá trình nhân giống lai này, chẳng hạn: - Lai đơn: Tên dòng mẹ (………………..) x Tên dòng bố (………………..) - Lai ba: Tên dòng mẹ (………………..) x Tên dòng bố (………………..) Lai đơn được sử dụng như dòng mẹ (…..) x Tên dòng bố (……..) Và phải xác định cụ thể: a. Dòng bất dục đực nào b. Hệ thống duy trì dòng bất dục đực 5. Tính trạng đặc trưng (khai chi tiết theo bảng) Tên tính trạng Giống điển hình (nếu có) Mức độ biểu hiện Mã số 1. …. 2. ….. …. 6. Giống tương tự và sự khác biệt của giống tương tự và giống đăng ký Tên giống tương tự nhất với giống đăng ký (nếu có) Những tính trạng khác biệt giữa giống đăng ký và giống tương tự Biểu hiện tính trạng của giống tương tự Biểu hiện tính trạng của giống đăng ký Ý kiến: 7. Thông tin bổ sung có thể giúp thẩm định giống 7.1. Ngoài thông tin đã cung cấp ở mục 5 và 6, có thông tin nào có thể bổ sung để đánh giá tính khác biệt của giống đăng ký Có [ ] Không [ ] (Nếu có đề nghị cung cấp chi tiết) ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... 7.2. Những điều kiện đặc biệt để lưu giữ giống hoặc để tiến hành thẩm định giống đăng ký Có [ ] Không [ ] (Nếu có đề nghị cung cấp chi tiết) ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... 7.3. Thông tin khác 8. Giấy phép sản xuất a. Giống có cần phải cấp giấy phép liên quan đến bảo vệ môi trường, sức khỏe con người và động vật trước khi đưa ra sản xuất không? Có [ ] Không [ ] b. Đã có giấy phép nào được cấp chưa? Có [ ] Không [ ] (Nếu có, đề nghị gửi kèm giấy phép) 9. Thông tin về vật liệu được thẩm định hoặc nộp để thẩm định Tính trạng của giống đăng ký có thể bị ảnh hưởng của các yếu tố như: sâu bệnh, hóa chất (chất kích thích sinh trưởng, thuốc BVTV), nuôi cấy mô, chồi sinh trưởng được lấy từ các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây….. Không xử lý giống, làm ảnh hưởng tới sự biểu hiện các tính trạng của giống nếu không được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoặc yêu cầu xử lý. Nếu giống đã được xử lý, đề nghị cung cấp thông tin chi tiết về quá trình đó và chỉ rõ phương pháp theo sự hiểu biết: a. Vi sinh vật (virus, nấm, chất kích thích sinh trưởng) Có [ ] Không [ ] b. Hóa chất xử lý (chất kìm hãm sinh trưởng, thuốc BVTV Có [ ] Không [ ] c. Nuôi cấy mô Có [ ] Không [ ] d. Phương pháp khác Có [ ] Không [ ] Đề nghị cung cấp thông tin chi tiết đối với trường hợp “có” Vật liệu giống cây trồng để thẩm định đã được kiểm tra nấm bệnh hoặc virus chưa? Có [ ] (Đề nghị cung cấp chi tiết cơ quan thẩm quyền đã kiểm tra) Không [ ] 10. Tôi xin cam đoan thông tin cung cấp trong Tờ khai này là chính xác và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật. ngày tháng năm NGƯỜI ĐĂNG KÝ (ký tên, đóng dấu) PHỤ LỤC VI THÔNG BÁO CHẤP NHẬN ĐƠN ĐĂNG KÝ BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG (Ban hành kèm theo Thông tư số /2021/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỤC TRỒNG TRỌT ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: /TB-TT-VPBH Hà Nội, ngày tháng năm THÔNG BÁO Về việc chấp nhận đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng Kính gửi: ................................................................................ Căn cứ Quyết định số .......... của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Trồng trọt; Căn cứ Điều ......... Luật Sở hữu trí tuệ;Luật sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ; Căn cứ kết quả thẩm định hình thức đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng; Theo đề nghị của Chánh văn phòng Bảo hộ giống cây trồng. Cục Trồng trọt thông báo: 1. Chấp nhận đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng sau: Tên giống: Tên loài: Số đơn: Ngày nộp: Chủ sở hữu giống cây trồng, địa chỉ: Tác giả chính giống cây trồng, địa chỉ: Đại diện của chủ sở hữu (trường hợp nộp đơn qua đại diện), địa chỉ: 2. Đơn nói trên được chấp nhận là đơn hợp lệ từ ngày: 3. Ghi nhận tạm thời với tên giống đăng ký bảo hộ là: 4. Được hưởng quyền ưu tiên theo đơn đầu tiên số: .......... Nộp tại: .......... Ngày ....... 5. Hình thức khảo nghiệm kỹ thuật 6. Thông báo này được công bố trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và website của Cục Trồng trọt./. Nơi nhận: - Như trên; - Tổ chức, cá nhân khảo nghiệm DUS được công nhận; - Lưu: VT, VPBH. CỤC TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu) PHỤ LỤC VII TỜ KHAI YÊU CẦU SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐƠN ĐĂNG KÝ BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG (Ban hành kèm theo Thông tư số /2021/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) TỜ KHAI YÊU CẦU SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐƠN ĐĂNG KÝ BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG Kính gửi: Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn DẤU NHẬN ĐƠN (Dành cho cán bộ nhận đơn) NGƯỜI ĐĂNG KÝ (Tổ chức, cá nhân yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ) 1. Trường hợp người đăng ký là chủ sở hữu giống cây trồng: Tên tổ chức/cá nhân: Địa chỉ: Mã số thuế hoặc Số CMND/CCCD/Hộ chiếu/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân) Điện thoại: Fax: E-mail: 2. Trường hợp người đăng ký là đại diện của chủ sở hữu giống cây trồng hoặc được chuyển giao quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng: Tên tổ chức/cá nhân: Địa chỉ: Mã số thuế hoặc Số CMND/CCCD/Hộ chiếu/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân) Điện thoại: Fax: E-mail: ĐƠN YÊU CẦU SỬA ĐỔI, BỔ SUNG Tên giống cây trồng đăng ký bảo hộ: Số đơn: Nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung  Tên tổ chức,cá nhân đăng ký/tác giả giống  Địa chỉ của tổ chức,cá nhân đăng ký/tác giả giống  Tên giống  Nội dung khác: Đề nghị sửa lại thành:  Tên tổ chức,cá nhân đăng ký/tác giả giống  Địa chỉ của tổ chức,cá nhân đăng ký/tác giả giống  Tên giống  Nội dung khác: Lý do yêu cầu sửa đổi, bổ sung: CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN  Tờ khai, gồm…….trang  Hợp đồng chuyển nhượng  Giấy ủy quyền  Tài liệu chứng minh quyền thừa kế, kế thừa, cụ thể:  Tài liệu khác, cụ thể: KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU (Dành cho cán bộ nhận đơn)      CAM KẾT CỦA CHỦ ĐƠN Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Khai tại:……….ngày…… tháng……năm…… Chữ ký, họ tên chủ đơn/đại diện của chủ đơn (ghi rõ chức vụ và đóng dấu, nếu có) PHỤ LỤC VIII BẢN KÊ KHAI CHI TIẾT ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC TỰ KHẢO NGHIỆM DUS (Ban hành kèm theo Thông tư số /2021/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------ ……., ngày tháng năm BẢN KÊ KHAI CHI TIẾT ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC TỰ KHẢO NGHIỆM DUS 1. Tổ chức, cá nhân lập kế hoạch: .............................................................................. Địa chỉ: ....................................................................................................................... Mã số doanh nghiệp hoặc số CMND/CCCD/số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân): .............................................................................................. Ngày cấp: ..........................................Nơi cấp............................................................ Điện thoại: ......................................... Email : ............................................................ Fax: ........................................... 2. Tên giống cây trồng đăng ký khảo nghiệm: 3. Tên loài: 4. Điều kiện thực hiện khảo nghiệm: 4.1. Đất đai - Địa điểm. - Diện tích (m2) - Tình trạng pháp lý của đất (được cấp, thuê..) - Địa hình (dốc đồi núi, đồng bằng, ven biển... ) - Loại đất, thành phần cơ giới (đất ruộng, đất bãi, đất đồi.. ) - Nhà lưới, nhà kính (diện tích, trang thiết bị ...): - Tưới tiêu (tự chảy, phun mưa, nhỏ giọt... ) 4.2.Trang thiết bị phân tích các chỉ tiêu theo yêu cầu khảo nghiệm: a) Trường hợp tự phân tích: TT Tên thiết bị Số lượng Tình trạng hoạt động Chỉ tiêu phân tích b) Trường hợp hợp đồng với tổ chức, cá nhân khác (Hợp đồng số ngày tháng năm ) 4.3. Nhân viên kỹ thuật TT Họ và tên Thời gian công tác Chuyên môn Chứng chỉ đào tạo 4.4. Các giống tương tự với giống đăng ký khảo nghiệm: TT Tên giống Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu Các tính trạng khác biệt với giống đăng ký bảo hộ Ghi chú 4.5. Các tài liệu khác (nếu có) 5. Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./. Đại diện Tổ chức/cá nhân đăng ký (Ký tên và đóng dấu) PHỤ LỤC IX KẾ HOẠCH KHẢO NGHIỆM DUS (Ban hành kèm theo Thông tư số /2021/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------ ……., ngày tháng năm KẾ HOẠCH KHẢO NGHIỆM DUS 1. Tổ chức, cá nhân lập kế hoạch: .............................................................................. Địa chỉ: ........................................................................................................................ Mã số doanh nghiệp hoặc số CMND/CCCD/số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân): .............................................................................................. Ngày cấp: ...........................................Nơi cấp............................................................ Điện thoại: .......................................... Email : ............................................................ Fax: ........................................... 2. Tên giống cây trồng đăng ký khảo nghiệm: 3. Tên loài: 4. Kế hoạch khảo nghiệm: 4.1 Địa điểm: 4.2 Giống đối chứng: - Số giống: - Tên từng giống: 4.3 Thời gian thực hiện: Nêu chi tiết thời điểm trồng, giai đoạn từ trồng đến thu hoạch... 4.4 Kế hoạch theo dõi, đánh giá các tính trạng: 4.5 Bố trí thí nghiệm: Diện tích ô thí nghiệm, sơ đồ bố trí thí nghiệm 5. Tài liệu hướng dẫn, quy phạm khảo nghiệm, QCVN, TCVN về khảo nghiệm DUS của Việt Nam/UPOV: 6. Kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc: 7. Cán bộ khảo nghiệm (họ và tên): 8. Thông tin khác (nếu có): Tổ chức/cá nhân đăng ký (Ký tên và đóng dấu) PHỤ LỤC X BIÊN BẢN KIỂM TRA (Ban hành kèm theo Thông tư số /2021/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------ ……., ngày tháng năm BIÊN BẢN KIỂM TRA 1. Tổ chức, cá nhân đăng ký: ...................................................................................... Địa chỉ: ........................................................................................................................ Mã số doanh nghiệp hoặc số CMND/CCCD/số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân): .............................................................................................. Ngày cấp: ...........................................Nơi cấp............................................................ Điện thoại: .......................................... Email : ............................................................ Fax: ........................................... 2. Tên giống cây trồng đăng ký: 3. Tên loài: 4. Họ và tên các cán bộ thẩm định/kiểm tra: 5. Nội dung kiểm tra 5.1 Việc đáp ứng điều kiện được tự khảo nghiệm; 5.2 Việc thực hiện khảo nghiệm DUS; 5.3 Đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định. 5.4 Thông tin khác (nếu có) 6. Kết quả thẩm định/kiểm tra: 7. Các lỗi yêu cầu khắc phục: 8. Các hoạt động phải thực hiện để khắc phục: 9. Kết luận (nêu rõ thời gian phải gửi báo cáo khắc phục nếu có): TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ (Ký và ghi rõ họ tên) ĐOÀN THẨM ĐỊNH/KIỂM TRA (Ký và ghi rõ họ tên) PHỤ LỤC XI BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM DUS (Ban hành kèm theo Thông tư số /2021/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) (Tổ chức, cá nhân khảo nghiệm) ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: , ngày tháng năm BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM DUS 1. Tên loài: 2. Tên giống đăng ký bảo hộ: 3. Số đơn: 4. Tên tổ chức, cá nhân đăng ký: 5. Thời gian khảo nghiệm: Ghi chi tiết thời điểm trồng, thu hoạch 6. Tổ chức/cá nhân thực hiện khảo nghiệm: Ghi thông tin: Địa chỉ, điện thoại, fax, email. 7. Tài liệu kèm theo: - Danh sách giống đối chứng: - Bảng mô tả giống: Giống đăng ký, giống tương tự. - Ảnh về các tính trạng khác biệt: - Các tài liệu khác: 8. Quy trình khảo nghiệm: a) Điều kiện thí nghiệm (đồng ruộng/nhà lưới) b) Kích thước ô và số cây thí nghiệm - Kích thước ô thí nghiệm: - Số cây/ô: c) Phân bón: - Lượng bón (kg/ha): - Cách bón: (Bón lót, bón thúc…) d) Phòng trừ sâu bệnh: - Số lần dùng thuốc BVTV: - Loại thuốc đã sử dụng: 9. Nhận xét về điều kiện thời tiết trong quá trình làm thí nghiệm 10. Phương pháp theo dõi, đánh giá các tính trạng thực hiện theo tài liệu hướng dẫn/quy phạm khảo nghiệm/QCVN/TCVN về khảo nghiệm DUS sau: 11. Giống tương tự: 12. Kết quả đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định: a) Tính khác biệt: - Giống đăng ký khác biệt rõ ràng và chắc chắn với các giống được biết đến rộng rãi. Sự khác biệt với giống tương tự nhất thể hiện như sau: So với với giống tương tự (tên giống)…… Tính trạng Vụ/năm Giống đăng ký Giống tương tự Khoảng cách tối thiểu/LSD0.05 b) Tính đồng nhất: c) Tính ổn định: Cán bộ khảo nghiệm (Họ tên, chữ ký) Người kiểm tra (Họ tên, chữ ký) Nơi nhận: - Văn phòng BHGCT; - Tổ chức, cá nhân có giống khảo nghiệm; - Lưu: Tổ chức, cá nhân thực hiện khảo nghiệm (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Xác nhận của Tổ chức khảo nghiệm được công nhận (Trường hợp tổ chức/cá nhân tự thực hiện khảo nghiệm DUS phối hợp với tổ chức khảo nghiệm được công nhận) (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) PHỤ LỤC XII BẰNG BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG (Ban hành kèm theo Thông tư số /2021/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) PHỤ LỤC XIII TỜ KHAI YÊU CẦU CẤP LẠI BẰNG BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG (Ban hành kèm theo Thông tư số /2021/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) TỜ KHAI YÊU CẦU CẤP LẠI BẰNG BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG Kính gửi: Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn DẤU NHẬN ĐƠN (Dành cho cán bộ nhận đơn) NGƯỜI ĐĂNG KÝ (Tổ chức, cá nhân yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ) 1. Trường hợp người đăng ký là chủ sở hữu giống cây trồng: Tên tổ chức/cá nhân: Địa chỉ: Mã số doanh nghiệp hoặc Số CMND/CCCD/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân) Điện thoại: Fax: E-mail: 2. Trường hợp người đăng ký là đại diện của chủ sở hữu giống cây trồng hoặc được chuyển giao quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng: Tên tổ chức/cá nhân: Địa chỉ: Mã số doanh nghiệp hoặc Số CMND/CCCD/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân) Điện thoại: Fax: E-mail: BẰNG BẢO HỘ ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI Tên giống: Số bằng: LÝ DO CẤP LẠI THÔNG TIN CẦN THAY ĐỔI (NẾU CÓ) CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN  Tờ khai, gồm…….trang x …….bản  Hợp đồng chuyển nhượng  Tài liệu pháp lý khác chứng minh việc thay đổi tên, địa chỉ của chủ bằng bảo hộ  Giấy ủy quyền  Bản chính bằng bảo hộ giống đăng ký KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU (Dành cho cán bộ nhận đơn)      CAM KẾT CỦA NGƯỜI ĐĂNG KÝ Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Khai tại: … ngày … tháng … năm … Chữ ký, họ tên tơ chức/cá nhân đăng ký (ghi rõ chức vụ và đóng dấu, nếu có)
{ "issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn", "promulgation_date": "22/06/2021", "sign_number": "03/2021/TT-BNNPTNT", "signer": "Lê Quốc Doanh", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Thong-tu-120-2016-TT-BTC-Dieu-le-hoat-dong-Cong-ty-trach-nhiem-huu-han-Xo-so-dien-toan-Viet-Nam-319698.aspx
Thông tư 120/2016/TT-BTC Điều lệ hoạt động Công ty trách nhiệm hữu hạn Xổ số điện toán Việt Nam mới nhất
BỘ TÀI CHÍNH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 120/2016/TT-BTC Hà Nội, ngày 14 tháng 7 năm 2016 THÔNG TƯ VỀ ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN XỔ SỐ ĐIỆN TOÁN VIỆT NAM Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014; Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp số 69/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014; Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Căn cứ Nghị định số 30/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về kinh doanh xổ số và Nghị định số 78/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 30/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về kinh doanh xổ số; Căn cứ Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; Căn cứ Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp; Căn cứ Nghị định số 97/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Căn cứ Nghị định số 19/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ ban hành Điều lệ mẫu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và Tổ chức tài chính; Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xổ số điện toán Việt Nam. Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xổ số điện toán Việt Nam. Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày ký và thay thế Thông tư số 142/2012/TT-BTC ngày 22 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xổ số điện toán Việt Nam. Điều 3. Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và Tổ chức tài chính, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan, Chủ tịch Công ty, Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xổ số điện toán Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Văn phòng Trung ương Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - Văn phòng BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Công báo; - Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - UBND, Sở Tài chính các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Công ty XSĐT Việt Nam; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Website Chính phủ; - Website Bộ Tài chính; - Lưu VT (2b), Vụ TCNH. (220b) KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trần Văn Hiếu ĐIỀU LỆ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN XỔ SỐ ĐIỆN TOÁN VIỆT NAM (Ban hành kèm theo Thông tư số 120/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 7 năm 2016 của Bộ Tài chính) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Điều lệ này quy định về tổ chức và hoạt động của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Xổ số điện toán Việt Nam do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được thành lập theo Quyết định số 2933/QĐ-BTC ngày 05/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Điều 2. Giải thích từ ngữ 1. Trong phạm vi Điều lệ này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: a) “Công ty” là Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xổ số điện toán Việt Nam; b) “Chi nhánh” là đơn vị phụ thuộc của Công ty, có nhiệm vụ thực hiện một phần chức năng của Công ty theo phân cấp. Ngành, nghề kinh doanh của Chi nhánh phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của Công ty; c) “Luật Doanh nghiệp” là Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014; d) “Luật Đầu tư công” là Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/06/2014; đ) “Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp” là Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp số 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014; e) “Người quản lý Công ty” là Chủ tịch Công ty, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng. 2. Các từ và thuật ngữ khác đã được định nghĩa trong Luật Doanh nghiệp, pháp luật về Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và các văn bản khác có liên quan sẽ có nghĩa tương tự trong Điều lệ này. 3. Các tham chiếu của Điều lệ này tới quy định của văn bản khác sẽ bao gồm cả những nội dung sửa đổi hoặc văn bản thay thế các văn bản đó. Điều 3. Tên Công ty, trụ sở chính 1. Tên Công ty: a) Tên tiếng Việt: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Xổ số điện toán Việt Nam; b) Tên viết tắt tiếng Việt: Công ty Xổ số điện toán Việt Nam; c) Tên tiếng Anh: Vietnam Lottery One member Company Limited; d) Tên viết tắt tiếng Anh: Vietnam Lottery Company/Vietlott. 2. Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. 3. Trụ sở Công ty: a) Công ty Xổ số điện toán Việt Nam có trụ sở chính đặt tại Hà Nội, các Chi nhánh, Văn phòng đại diện tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. b) Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 15, Tòa nhà Cornerstone, số 16 Phan Chu Trinh - Quận Hoàn Kiếm - Thành phố Hà Nội. c) Website: www.vietlott.vn. d) Số điện thoại: 046.268.6818 - Fax: 046.268.6800. Điều 4. Hình thức pháp lý và tư cách pháp nhân 1. Công ty tổ chức và hoạt động dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định của Luật Doanh nghiệp, các văn bản pháp luật có liên quan và Điều lệ này. 2. Công ty có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, có con dấu riêng, được mở tài khoản tiền Đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng trong nước và nước ngoài theo các quy định của pháp luật có liên quan. 3. Công ty có vốn và tài sản riêng, chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác bằng toàn bộ tài sản của mình. Điều 5. Mục tiêu hoạt động, ngành, nghề kinh doanh 1. Mục tiêu hoạt động: Trong quá trình kinh doanh xổ số tự chọn số điện toán phải bảo đảm các mục tiêu sau: a) Hiện đại hóa hoạt động xổ số, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của người dân; b) Bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại Công ty TNHH một thành viên Xổ số điện toán Việt Nam. 2. Ngành, nghề kinh doanh: a) Kinh doanh các loại hình sản phẩm xổ số tự chọn số điện toán trong phạm vi cả nước; b) Kinh doanh các sản phẩm xổ số tự chọn số điện toán khác theo quyết định của Bộ Tài chính. Điều 6. Mức vốn điều lệ 1. Vốn điều lệ của Công ty là 500 tỷ đồng (năm trăm tỷ đồng), trong đó: a) Vốn nhà nước cấp ban đầu: 300 tỷ đồng (ba trăm tỷ đồng); b) Vốn bổ sung trong quá trình hoạt động kinh doanh: 200 tỷ đồng (hai trăm tỷ đồng) từ Quỹ đầu tư phát triển được trích lập từ lợi nhuận sau thuế và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. 2. Việc điều chỉnh vốn điều lệ thực hiện theo quy định của pháp luật. Khi có sự thay đổi vốn điều lệ, Công ty phải điều chỉnh vốn điều lệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và công bố thông tin theo quy định. Điều 7. Chủ sở hữu nhà nước và đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với Công ty 1. Nhà nước là chủ sở hữu của Công ty. Bộ Tài chính theo phân công của Chính phủ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với Công ty. 2. Chủ tịch Công ty do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, là người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại Công ty để thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tại Công ty theo quy định của pháp luật và Điều lệ này. Điều 8. Người đại diện theo pháp luật Người đại diện theo pháp luật của Công ty là Tổng Giám đốc Công ty. Điều 9. Quản lý nhà nước Công ty chịu sự quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Điều 10. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong Công ty 1. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong Công ty hình thành, hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Tổ chức Công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong Công ty hình thành, hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật và điều lệ của các tổ chức đó phù hợp với quy định của pháp luật. 3. Công ty tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, thời gian, điều kiện cần thiết khác để thành viên các tổ chức Đảng, tổ chức Công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác thực hiện việc sinh hoạt đầy đủ theo quy định của pháp luật, điều lệ và nội quy của các tổ chức. Chương II QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG TY Điều 11. Quyền của Công ty 1. Quyền về tổ chức bộ máy: a) Tổ chức bộ máy quản lý, kinh doanh phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ Nhà nước giao; b) Thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện, các đơn vị chuyên môn nghiệp vụ của Công ty phù hợp với yêu cầu hoạt động kinh doanh và quy định của pháp luật sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Tài chính; c) Căn cứ vào kế hoạch, chiến lược kinh doanh, Công ty xác định kế hoạch sử dụng lao động, chủ động tuyển, thuê, ký hợp đồng lao động, bố trí, sử dụng, đào tạo, khen thưởng, kỷ luật, chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động; lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng, quyết định mức lương theo hiệu quả hoạt động kinh doanh và các quyền khác của người sử dụng lao động theo các quy định của pháp luật lao động và các quy định khác của pháp luật; d) Cử cán bộ của Công ty ra nước ngoài công tác, học tập, khảo sát theo quy định của pháp luật, ngoại trừ các đối tượng quy định tại Mục 1, Mục 2 và Mục 3 Chương IV Điều lệ này. 2. Quyền của Công ty đối với vốn, tài sản, đầu tư và quản lý tài chính: a) Tiếp nhận vốn từ chủ sở hữu, sử dụng vốn và tài sản của Công ty để kinh doanh và thực hiện các hoạt động hợp pháp khác trong đó bao gồm thành lập, sử dụng và quản lý các quỹ của Công ty theo quy định của pháp luật và phù hợp với đặc thù của ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của Công ty; b) Được phép huy động vốn theo quy định của pháp luật để phục vụ cho hoạt động kinh doanh; c) Được thuê tài sản (bao gồm cả hình thức thuê tài chính) để phục vụ hoạt động kinh doanh phù hợp với nhu cầu của Công ty và đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Việc thuê và sử dụng tài sản thuê phải tuân theo đúng quy định của pháp luật; d) Quản lý, sử dụng và định đoạt (cho thuê, thế chấp, cầm cố) các tài sản, nguồn lực khác được Nhà nước giao để kinh doanh theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn theo quy định của pháp luật; nhượng bán, thanh lý tài sản cố định đã hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật, không có nhu cầu sử dụng, không sử dụng được hoặc sử dụng không hiệu quả để thu hồi vốn; đ) Được sử dụng tài sản, tiền vốn, quyền sử dụng đất thuộc quyền quản lý, sử dụng của Công ty để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp theo nguyên tắc tuân thủ quy định của pháp luật có hiệu quả và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của Công ty. 3. Quyền về kinh doanh và tổ chức kinh doanh: a) Kinh doanh các lĩnh vực theo các mục tiêu, nhiệm vụ và phù hợp với ngành, nghề kinh doanh do Nhà nước giao; mở rộng quy mô kinh doanh theo khả năng và nhiệm vụ từng thời kỳ theo chiến lược kinh doanh được chủ sở hữu phê duyệt phù hợp với quy định của pháp luật; b) Tự chủ trong hoạt động kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh. Công ty được phép lựa chọn đối tác hợp tác kinh doanh xổ số tự chọn số điện toán theo quy định của pháp luật để tổ chức kinh doanh có hiệu quả theo nguyên tắc không làm thay đổi hình thức sở hữu của Công ty. Đối tác hợp tác kinh doanh được chọn sau khi có sự chấp thuận của chủ sở hữu; c) Kinh doanh các loại hình sản phẩm xổ số tự chọn số điện toán trên phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật; d) Tổ chức phân phối vé xổ số tự chọn số điện toán thông qua các thiết bị đầu cuối, điện thoại, internet theo kế hoạch kinh doanh được chủ sở hữu phê duyệt và phát triển mạng lưới phân phối thông qua việc lựa chọn đại lý theo quy định của pháp luật về kinh doanh xổ số; đ) Xây dựng, ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn, quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức lao động, đơn giá tiền lương và chi phí khác trên cơ sở bảo đảm hiệu quả kinh doanh và phù hợp với quy định của pháp luật. 4. Tham gia, hợp tác với các tổ chức Hiệp hội về xổ số quốc tế, trong nước theo quy định. 5. Nghiên cứu và đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền việc sửa đổi, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động kinh doanh xổ số tự chọn số điện toán. 6. Các quyền khác quy định tại Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Điều 12. Nghĩa vụ của Công ty 1. Nghĩa vụ đối với vốn, tài sản đầu tư và quản lý tài chính: a) Tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốn, tài nguyên, đất đai, tài sản và các nguồn lực khác được nhà nước giao để kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước. Quản lý chặt chẽ, thực hiện đúng chế độ quản lý sử dụng vốn, tài sản, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tổn thất các nguồn vốn và tài sản của Công ty. Mọi biến động về vốn nhà nước đầu tư vào Công ty, Công ty phải báo cáo chủ sở hữu và các cơ quan có thẩm quyền khác để theo dõi, giám sát. Định kỳ hàng năm Công ty phải đánh giá mức độ bảo toàn vốn nhà nước đầu tư tại Công ty; b) Đảm bảo tính đúng đắn, trung thực và hợp pháp của các khoản doanh thu, thu nhập khác, chi phí hoạt động kinh doanh của Công ty; c) Phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ, thực hiện nghĩa vụ về tài chính với Ngân sách nhà nước, thực hiện chế độ quản lý tài chính khác theo quy định pháp luật; d) Theo dõi nợ phải thu, nợ phải trả theo từng đối tượng nợ; thường xuyên phân loại nợ, đôn đốc thu hồi nợ, xây dựng kế hoạch thanh toán nợ, cân đối dòng tiền bảo đảm thanh toán nợ; thanh toán các khoản nợ theo đúng thời hạn đã cam kết; đ) Tổ chức quản lý, kiểm soát, điều hành nhằm sử dụng có hiệu quả vốn, các nguồn lực được Nhà nước giao và các nguồn lực khác trong hoạt động của Công ty. 2. Nghĩa vụ trong kinh doanh: a) Kinh doanh đúng ngành, nghề đã được cho phép trong Quyết định thành lập, Điều lệ Công ty và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; b) Tổ chức hoạt động kinh doanh xổ số tự chọn số điện toán phải thực hiện theo quy định pháp luật và quy định tại Thông tư số 136/2013/TT-BTC ngày 03/10/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn hoạt động kinh doanh xổ số tự chọn số điện toán và các văn bản thay thế, sửa đổi, bổ sung (nếu có); c) Bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động và quyền tham gia quản lý Công ty của người lao động, thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động và các quy định khác của pháp luật; d) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; thực hiện việc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân có thu nhập từ trúng thưởng theo quy định của pháp luật; đ) Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, báo cáo tài chính, báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu của chủ sở hữu; chịu trách nhiệm về tính xác thực của các báo cáo; e) Công bố, công khai báo cáo tài chính hàng năm và các thông tin khác về hoạt động của Công ty theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu của chủ sở hữu; g) Thực hiện việc quản lý rủi ro và bảo hiểm cho tài sản, trách nhiệm, con người của Công ty trong kinh doanh theo quy định của pháp luật; h) Chịu sự giám sát, kiểm tra của chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu, các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan trong thực hiện các quy định về bảng lương; đơn giá tiền lương, chế độ trả lương đối với người lao động, người quản lý Công ty và các cán bộ quản lý khác. 3. Chịu sự giám sát của chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu; tuân thủ các quy định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan tài chính và của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 4. Thực hiện các nghĩa vụ khác trong kinh doanh theo quy định của pháp luật và được Nhà nước giao. Chương III QUYỀN, TRÁCH NHIỆM, NGHĨA VỤ CỦA CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TY Điều 13. Tổ chức thực hiện các quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với Công ty 1. Quyết định việc tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản Công ty phù hợp với Đề án tổng thể về sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Tài chính đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 2. Phê duyệt chủ trương thành lập, tổ chức lại, giải thể Chi nhánh, Văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc của Công ty. 3. Ban hành Điều lệ, sửa đổi và bổ sung Điều lệ Công ty. 4. Quyết định điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của Công ty. 5. Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, chấp thuận đơn xin từ chức, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch Công ty, Tổng Giám đốc, Kiểm soát viên. Phê duyệt chủ trương để Chủ tịch Công ty bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, chấp thuận đơn xin từ chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng. 6. Quyết định quỹ tiền lương, thù lao hàng năm của người quản lý Công ty theo quy định của pháp luật. Phê duyệt tiền thưởng của người quản lý Công ty trên cơ sở hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, xếp loại doanh nghiệp, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người quản lý Công ty. 7. Phê duyệt chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển, kế hoạch kinh doanh 05 năm và dài hạn trên 05 năm. 8. Quyết định chủ trương đầu tư, góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn của Công ty tại các doanh nghiệp khác; quyết định chủ trương tiếp nhận công ty con, công ty liên kết. 9. Phê duyệt chủ trương vay, cho vay, mua, bán tài sản có giá trị lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định dự án hoặc quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công; phê duyệt chủ trương vay nợ nước ngoài của Công ty. 10. Ban hành Quy chế tài chính của Công ty; có ý kiến để Chủ tịch Công ty phê duyệt báo cáo tài chính hàng năm, phương án phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hàng năm của Công ty sau khi có ý kiến thẩm định của Kiểm soát viên. 11. Thực hiện giám sát, kiểm tra và thanh tra việc chấp hành pháp luật; việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn; việc thực hiện chiến lược, kế hoạch; việc thực hiện chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng của Công ty. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, ngành, nghề kinh doanh được giao và kết quả hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong quá trình quản lý, điều hành của người quản lý Công ty theo quy định của pháp luật. 12. Thực hiện các quyền và trách nhiệm khác theo quy định tại Điều lệ này và pháp luật có liên quan. Điều 14. Tổ chức thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với Công ty 1. Đầu tư đủ vốn điều lệ: Chủ sở hữu có nghĩa vụ đầu tư đủ vốn điều lệ theo lộ trình sau khi cấp có thẩm quyền quyết định mức vốn điều lệ. 2. Tuân thủ Điều lệ Công ty: Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước tại Công ty có nghĩa vụ tuân thủ Điều lệ này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những quyết định không đúng thẩm quyền. 3. Về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác: a) Chủ sở hữu nhà nước có nghĩa vụ về các khoản nợ và tài sản khác trong phạm vi số vốn điều lệ của Công ty. Chủ tịch Công ty, Tổng Giám đốc Công ty phải quản lý và điều hành Công ty bảo đảm khả năng thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác; b) Chủ sở hữu phải giám sát, kiểm tra, đánh giá các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của Công ty. Trường hợp phát hiện Công ty gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác, chủ sở hữu yêu cầu và chỉ đạo Công ty có đề án khắc phục và báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định; c) Khi Công ty lâm vào tình trạng phá sản, chủ sở hữu chỉ đạo Chủ tịch Công ty, Tổng Giám đốc Công ty thực hiện thủ tục yêu cầu phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản. 4. Phê duyệt chủ trương đầu tư, mua, bán tài sản và hợp đồng vay, cho vay: a) Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu có nghĩa vụ thực hiện đúng thẩm quyền, đúng pháp luật khi phê duyệt chủ trương đầu tư, mua, bán tài sản, hợp đồng vay, cho vay của Công ty; giám sát thực hiện các quyết định và phê duyệt của mình; b) Chủ tịch Công ty, Tổng Giám đốc Công ty phải thực hiện dự án đầu tư, mua, bán tài sản, hợp đồng vay, cho vay của Công ty theo đúng chủ trương phê duyệt và quy định của pháp luật. 5. Chủ sở hữu có nghĩa vụ bảo đảm quyền kinh doanh theo pháp luật của Công ty; bảo đảm để Chủ tịch Công ty, Tổng Giám đốc chủ động quản lý, điều hành có hiệu quả Công ty theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công ty. Chương IV TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CÔNG TY Điều 15. Mô hình tổ chức, quản lý Công ty 1. Công ty được tổ chức theo mô hình Chủ tịch Công ty. 2. Cơ cấu tổ chức quản lý, kiểm soát và điều hành của Công ty gồm: Chủ tịch Công ty; Kiểm soát viên; Tổng Giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, bộ máy giúp việc và Chi nhánh. 3. Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành của Công ty có thể thay đổi để phù hợp với yêu cầu kinh doanh trong quá trình hoạt động. Công ty phải báo cáo chủ sở hữu để tiến hành sửa đổi, bổ sung Điều lệ khi thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Mục 1. CHỦ TỊCH CÔNG TY Điều 16. Chức năng của Chủ tịch Công ty 1. Chủ tịch Công ty là người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại Công ty; nhân danh Công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty theo quyền hạn và nhiệm vụ được giao theo quy định tại Điều lệ này và quy định pháp luật có liên quan. 2. Chủ tịch Công ty chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và pháp luật về mọi hoạt động của Công ty. Điều 17. Quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch Công ty 1. Đề nghị chủ sở hữu thẩm định trình cấp có thẩm quyền quyết định tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và phá sản Công ty. Tiếp nhận, quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản và các nguồn lực khác do Nhà nước giao cho Công ty. 2. Chủ tịch công ty sử dụng bộ máy quản lý, điều hành, bộ phận giúp việc và con dấu của Công ty để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình. 3. Chủ tịch Công ty quyết định về các nội dung sau đây: a) Tổ chức việc lấy ý kiến các chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước trước khi quyết định các vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Công ty. Chi phí lấy ý kiến chuyên gia tư vấn được quy định tại quy chế tài chính của Công ty; b) Quyết định phương án huy động vốn đối với từng dự án có giá trị không quá 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của Công ty tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo Luật Đầu tư công; c) Quyết định từng dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định có giá trị không quá 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của Công ty tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định dự dự án, hợp đồng cho thuê tài sản nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật Đầu tư công và các quy định của pháp luật khác có liên quan; d) Các hợp đồng cho vay, thuê tài sản có giá trị dưới 50% vốn chủ sở hữu ghi trong báo cáo tài chính quý hoặc năm của Công ty tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định cho thuê tài sản nhưng giá trị còn lại của tài sản cho thuê không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật Đầu tư công. Việc sử dụng tài sản để cho thuê phải tuân theo đúng các quy định của pháp luật; đ) Quyết định các phương án thanh lý, nhượng bán tài sản có giá trị còn lại dưới 50% vốn chủ sở hữu ghi trên bảng cân đối kế toán trong báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp nhà nước tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định thanh lý, nhượng bán tài sản nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật Đầu tư công. Phương thức, trình tự, thủ tục thanh lý, nhượng bán tài sản cố định thực hiện theo quy định của pháp luật; e) Quyết định kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính hàng năm của Công ty sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu và gửi quyết định đến chủ sở hữu để tổng hợp, giám sát. Kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm của Công ty phải được lập căn cứ vào Kế hoạch chiến lược của Công ty, xu hướng phát triển của ngành, các thay đổi về mặt pháp lý, kết quả hoạt động của năm trước, các nhiệm vụ chiến lược hoặc các nhiệm vụ được giao trong năm kế hoạch, các điều kiện bên trong và bên ngoài Công ty. Kế hoạch hàng năm phải bao gồm các mục tiêu tài chính cụ thể; g) Xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính dài hạn phù hợp với định hướng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh doanh của Công ty đã được chủ sở hữu quyết định; h) Quyết định phương án tổ chức kinh doanh, biên chế bộ máy quản lý Công ty theo quy định của pháp luật và Điều lệ này sau khi được chủ sở hữu chấp thuận về chủ trương; i) Tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác đối với các chức danh do Chủ tịch bổ nhiệm; k) Đề nghị chủ sở hữu quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, chấp thuận đơn xin từ chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật đối với Tổng Giám đốc. Đánh giá kết quả hoạt động của Tổng Giám đốc theo quy định của pháp luật; l) Thông qua phương án nhân sự để Tổng Giám đốc quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, chấp thuận đơn xin từ chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật đối với Giám đốc/Phó giám đốc Chi nhánh, Trưởng/Phó Trưởng phòng và các chức danh tương đương khác tại Công ty; m) Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, sản phẩm dịch vụ, tiếp thị và công nghệ của Công ty; n) Thông qua báo cáo tài chính hàng năm; phương án trích lập các quỹ sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của Công ty; phương án xử lý các khoản lỗ trong quá trình kinh doanh (nếu có); thực hiện việc công bố công khai các báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật; o) Yêu cầu Tổng Giám đốc báo cáo và thực hiện các biện pháp xử lý trong trường hợp phát hiện hoạt động của Công ty có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc trái với Điều lệ này; p) Chủ tịch Công ty được quyền phân cấp cho Tổng Giám đốc quyết định các nội dung quy định tại điểm b, c, n khoản này tại Quy chế tài chính và các quy định nội bộ của Công ty; q) Tổ chức thực hiện các quyết định của chủ sở hữu Công ty; r) Báo cáo chủ sở hữu kết quả và tình hình kinh doanh của Công ty; s) Trình chủ sở hữu ban hành Quy chế tài chính của Công ty. 4. Chủ tịch Công ty quyết định sau khi trình chủ sở hữu phê duyệt các nội dung sau: a) Chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm của doanh nghiệp; b) Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, chấp thuận đơn xin từ chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng; c) Phương án huy động vốn, đầu tư, xây dựng, mua, thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, dự án đầu tư ra nước ngoài của Công ty theo quy định của pháp luật hiện hành và quy định tại Điều lệ này; d) Góp vốn, tăng, giảm vốn góp, chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp đầu tư tại các doanh nghiệp khác; việc tiếp nhận Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thành Công ty con, Công ty liên kết của Công ty, sau khi đề nghị và được chủ sở hữu Công ty phê duyệt chủ trương; đ) Phê duyệt Báo cáo tài chính; phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hàng năm của Công ty sau khi có ý kiến thẩm định của Kiểm soát viên và ý kiến của chủ sở hữu; e) Quyết định hoặc phê duyệt việc thành lập mới, chấm dứt hoạt động các Chi nhánh, Văn phòng đại diện, đơn vị hạch toán phụ thuộc của Công ty sau khi được chủ sở hữu phê duyệt chủ trương; g) Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể Công ty con 100% vốn điều lệ do Công ty đầu tư sau khi đề nghị và được chủ sở hữu phê duyệt chủ trương. 5. Tổ chức quản lý, theo dõi nợ phải thu theo từng đối tượng nợ, thường xuyên phân loại nợ, đôn đốc thu hồi nợ. Quản lý, theo dõi nợ phải trả, thường xuyên xem xét, đánh giá, phân tích khả năng thanh toán nợ của Công ty. Trường hợp quản lý nợ dẫn đến thất thoát vốn chủ sở hữu hoặc bán nợ dẫn đến doanh nghiệp bị thua lỗ, mất vốn, mất khả năng thanh toán, giải thể, phá sản, phát sinh nợ phải trả quá hạn, nợ không có khả năng thanh toán thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm Chủ tịch Công ty, người có liên quan phải bồi thường thiệt hại và bị xử lý theo quy định của pháp luật và Điều lệ này. 6. Chủ tịch Công ty quản lý, điều hành Công ty tuân thủ quy định của pháp luật và quyết định của chủ sở hữu, chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu trong quản lý, sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn; báo cáo kịp thời chủ sở hữu khi doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, không bảo đảm khả năng thanh toán, không hoàn thành nhiệm vụ được giao và những trường hợp sai phạm khác. 7. Chủ tịch Công ty thực hiện quyền, trách nhiệm khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ này và quy định khác của pháp luật có liên quan. 8. Chủ tịch Công ty làm việc hàng ngày tại Công ty. Trường hợp vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác để thực hiện quyền, nhiệm vụ của Chủ tịch Công ty và được sự chấp thuận của chủ sở hữu Công ty; các trường hợp khác về ủy quyền thực hiện theo quy chế quản lý nội bộ của Công ty. Điều 18. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, thay thế Chủ tịch Công ty 1. Chủ tịch Công ty do chủ sở hữu bổ nhiệm theo quy định của pháp luật và không được kiêm Tổng Giám đốc Công ty của Công ty mình và các doanh nghiệp khác. Chủ tịch Công ty có nhiệm kỳ không quá 05 năm. Chủ tịch Công ty có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá hai nhiệm kỳ. 2. Tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm Chủ tịch Công ty: a) Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; b) Trong độ tuổi bổ nhiệm theo quy định pháp luật hiện hành; c) Có trình độ đại học trở lên; có năng lực kinh doanh và quản lý doanh nghiệp và có kinh nghiệm ít nhất ba năm quản lý, điều hành doanh nghiệp thuộc ngành nghề kinh doanh của Công ty; d) Có sức khoẻ, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, hiểu biết và có ý thức chấp hành pháp luật; đ) Không thuộc đối tượng bị cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý điều hành doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp; e) Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; Chủ tịch Công ty; Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của công ty; Kiểm soát viên công ty. g) Không đồng thời là cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc không phải là người quản lý, điều hành tại doanh nghiệp thành viên; h) Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Công ty, Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc của doanh nghiệp nhà nước. 3. Chủ tịch Công ty bị miễn nhiệm trong những trường hợp sau đây: a) Vi phạm pháp luật đến mức bị truy tố hoặc các trường hợp bị miễn nhiệm, thay thế theo quy định tại Điều lệ này; b) Không đủ năng lực, trình độ đảm nhận công việc được giao, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; c) Không trung thực trong thực thi nhiệm vụ, quyền hạn hoặc lạm dụng địa vị, quyền hạn để thu lợi cho bản thân hoặc cho người khác; báo cáo không trung thực tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của Công ty; d) Theo yêu cầu công tác, do thay đổi về tổ chức hoặc trong các trường hợp: Không đủ sức khỏe hoặc không còn đủ uy tín, điều kiện để giữ chức vụ Chủ tịch Công ty; đ) Trong 02 năm liên tiếp của nhiệm kỳ giữ chức vụ bị đánh giá, phân loại ở mức không hoàn thành nhiệm vụ mà không giải trình được nguyên nhân khách quan hoặc giải trình nguyên nhân không được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận; e) Không đáp ứng tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này. 4. Chủ tịch Công ty bị thay thế trong những trường hợp sau đây: a) Có đơn xin từ chức và được chủ sở hữu chấp thuận bằng văn bản; b) Có quyết định điều chuyển, bố trí công việc khác hoặc nghỉ hưu; c) Bị miễn nhiệm theo quy định tại Khoản 3 Điều này. 5. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm, thay thế, chủ sở hữu xem xét, quyết định tuyển chọn, bổ nhiệm người khác thay thế. Mục 2. TỔNG GIÁM ĐỐC VÀ BỘ MÁY ĐIỀU HÀNH CÔNG TY Điều 19. Chức năng của Tổng Giám đốc Tổng Giám đốc trực tiếp điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty theo mục tiêu, kế hoạch phù hợp với Điều lệ Công ty và các Nghị quyết, Quyết định của Chủ tịch Công ty; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Công ty, Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật Doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và Điều lệ này. Điều 20. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, thay thế, khen thưởng, kỷ luật Tổng Giám đốc 1. Tổng Giám đốc do chủ sở hữu bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Chủ tịch công ty. 2. Tổng Giám đốc được bổ nhiệm với nhiệm kỳ không quá năm (05) năm và có thể được bổ nhiệm lại hoặc thay thế. 3. Chủ sở hữu quyết định miễn nhiệm, thay thế Tổng Giám đốc trong những trường hợp sau đây: a) Vi phạm pháp luật đến mức bị truy tố hoặc các trường hợp bị miễn nhiệm, thay thế theo quy định tại Điều lệ này; b) Không đủ năng lực, trình độ đảm nhận công việc được giao, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; c) Quyết định vượt thẩm quyền dẫn tới hậu quả nghiêm trọng đối với Công ty; d) Không trung thực trong thực thi các quyền hạn hoặc lạm dụng địa vị, quyền hạn để thu lợi cho bản thân hoặc cho người khác; báo cáo không trung thực tình hình tài chính của Công ty; đ) Trong 02 năm liên tiếp của nhiệm kỳ giữ chức vụ bị đánh giá, phân loại ở mức không hoàn thành nhiệm vụ mà không giải trình được nguyên nhân khách quan hoặc giải trình nguyên nhân không được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận; e) Tổng Giám đốc xin từ chức; g) Không đảm bảo sức khoẻ để đảm nhận công việc; h) Khi có quyết định điều chuyển, bố trí công việc khác; i) Các trường hợp khác theo quy định tại quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc, pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và pháp luật có liên quan. 4. Quy trình, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, thay thế, khen thưởng, kỷ luật Tổng Giám đốc căn cứ vào quy định của pháp luật có liên quan. Điều 21. Tiêu chuẩn và điều kiện của Tổng Giám đốc 1. Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp. 2. Trong độ tuổi bổ nhiệm theo quy định pháp luật hiện hành. 3. Có trình độ đại học trở lên; có năng lực kinh doanh và quản lý doanh nghiệp và có kinh nghiệm ít nhất 03 năm quản lý, điều hành doanh nghiệp thuộc ngành nghề kinh doanh của Công ty. 4. Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của Chủ tịch Công ty, Kiểm soát viên, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu. 5. Không đồng thời là cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước hoặc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. 6. Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc tại Công ty hoặc ở doanh nghiệp nhà nước khác. 7. Không được kiêm Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc của doanh nghiệp khác. 8. Có sức khoẻ, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết; hiểu biết và có ý thức chấp hành pháp luật. 9. Các tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định của pháp luật. Điều 22. Quyền hạn của Tổng Giám đốc 1. Tổ chức điều hành mọi hoạt động của Công ty; thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện các quyết định của Chủ tịch Công ty và của chủ sở hữu Công ty; sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn theo phương án đã được phê duyệt. 2. Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty; quyết định phương án đầu tư, huy động vốn, các dự án đầu tư, góp vốn, phương án mua, bán, cho thuê, thanh lý tài sản của Công ty theo phân cấp của Chủ tịch Công ty. 3. Đề xuất, xây dựng trình Chủ tịch Công ty quyết định theo thẩm quyền hoặc để Chủ tịch Công ty trình chủ sở hữu quyết định chiến lược, kế hoạch dài hạn, trung hạn và kế hoạch hàng năm, phương án đầu tư của Công ty; tổ chức thực hiện kế hoạch này sau khi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. 4. Xây dựng và điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh và các đơn vị chuyên môn; soạn thảo, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy chế quản lý nội bộ và các quy định khác liên quan đến hoạt động của Công ty sau khi Chủ tịch Công ty quyết định hoặc để Chủ tịch Công ty trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. 5. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư đã được phê duyệt của Công ty; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Công ty và cấp có thẩm quyền về kết quả thực hiện. 6. Đề nghị Chủ tịch Công ty quyết định quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, chấp thuận đơn xin từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng Công ty. 7. Đánh giá Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng theo quy định của pháp luật; 8. Xây dựng kế hoạch nhân sự, chế độ tiền lương, thưởng, tiêu chuẩn, chế độ về cán bộ, quy hoạch đào tạo của Công ty trình Chủ tịch Công ty phê duyệt và tổ chức thực hiện. 9. Quyết định quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, chấp thuận đơn xin từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Giám đốc/Phó giám đốc Chi nhánh, Trưởng/Phó Trưởng phòng và các chức danh tương đương khác tại Công ty sau khi được Chủ tịch Công ty thông qua phương án, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Công ty, chủ sở hữu Công ty theo đúng nguyên tắc và quy trình bổ nhiệm cán bộ được pháp luật quy định. 10. Tổ chức xây dựng, ban hành, thực hiện quy định hướng dẫn thực hiện quy định pháp luật, quy chế nội bộ của Công ty phục vụ cho công tác điều hành của Tổng Giám đốc. 11. Ký kết hợp đồng nhân danh Công ty. 12. Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức Công ty. 13. Lập và trình Chủ tịch Công ty báo cáo định kỳ hàng quý, hàng năm về kết quả thực hiện mục tiêu kế hoạch kinh doanh và báo cáo tài chính hàng năm; kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh; trình báo cáo quyết toán hàng năm; thực hiện việc công bố công khai các báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. 14. Quyết định quy chế trả lương, thù lao, thưởng cho người lao động và cán bộ quản lý trừ các chức danh do chủ sở hữu Công ty và Chủ tịch Công ty quyết định; thực hiện trả lương, thù lao, tiền thưởng cho người lao động và cán bộ quản lý trên cơ sở quy định của pháp luật về cơ chế tiền lương đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. 15. Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, quyết định của Chủ tịch Công ty. Điều 23. Nghĩa vụ của Tổng Giám đốc 1. Tuân thủ pháp luật, Điều lệ, nghị quyết, quyết định của Chủ tịch Công ty trong việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. 2. Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm tối đa lợi ích hợp pháp của Công ty. 3. Trung thành với lợi ích của Công ty. Không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của Công ty, lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của Công ty để tư lợi hoặc phục vụ cho lợi ích của tổ chức, cá nhân khác. 4. Thông báo kịp thời, đầy đủ và chính xác cho Công ty về các doanh nghiệp mà Tổng Giám đốc và người có liên quan làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp. Thông báo này được niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của Công ty. 5. Chịu sự kiểm tra, giám sát của Chủ tịch Công ty, Kiểm soát viên, các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện các quy định của pháp luật và Điều lệ này. 6. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Công ty, Bộ trưởng Bộ Tài chính về quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản và các nguồn lực khác của Công ty trong phạm vi thẩm quyền được giao. Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh Công ty thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật; tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của Công ty và gây thiệt hại cho người khác. 7. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật về Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Điều 24. Quan hệ giữa Tổng Giám đốc và Chủ tịch Công ty, Chủ sở hữu trong quản lý, điều hành Công ty 1. Khi tổ chức thực hiện các quyết định của Chủ tịch Công ty nếu phát hiện vấn đề không có lợi cho Công ty thì Tổng Giám đốc báo cáo với Chủ tịch Công ty để xem xét điều chỉnh lại quyết định. Trường hợp Chủ tịch Công ty không điều chỉnh lại quyết định thì Tổng Giám đốc có thể báo cáo chủ sở hữu, nhưng trong khi chờ ý kiến của chủ sở hữu vẫn phải thực hiện quyết định của Chủ tịch Công ty. 2. Mọi quyết định của Tổng Giám đốc trái với quyết định của Chủ tịch Công ty hoặc vượt thẩm quyền theo phân cấp của Chủ tịch Công ty sẽ không có hiệu lực thi hành; đồng thời Tổng Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật do không thực hiện quyết định của Chủ tịch Công ty và quyết định vượt thẩm quyền. 3. Căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh được Chủ tịch Công ty quyết định, Tổng Giám đốc lập và gửi báo cáo bằng văn bản về tình hình hoạt động kinh doanh hàng tháng, quý, năm và phương hướng thực hiện trong kỳ tới của Công ty cho Chủ tịch Công ty; có trách nhiệm báo cáo đột xuất về các vấn đề quản trị, tổ chức quản lý và điều hành của Công ty theo yêu cầu của Chủ tịch Công ty. 4. Chủ tịch Công ty phải gửi Báo cáo bằng văn bản về quyết định của Chủ tịch Công ty cho chủ sở hữu, cơ quan tài chính theo quy định pháp luật hiện hành. 5. Sau khi nhận được Báo cáo đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của năm và kế hoạch tài chính cho năm tiếp theo của Công ty, chủ sở hữu rà soát lại kế hoạch tài chính do Công ty lập và có ý kiến chính thức bằng văn bản để Công ty hoàn chỉnh kế hoạch tài chính. 6. Tổng Giám đốc phải mời Chủ tịch Công ty hoặc người được Chủ tịch Công ty ủy quyền tham dự các cuộc họp giao ban, các cuộc họp chuẩn bị các báo cáo, đề án trình Chủ tịch Công ty hoặc trình chủ sở hữu Công ty do Tổng Giám đốc chủ trì để phối hợp chuẩn bị nội dung có liên quan. Chủ tịch Công ty hoặc người được ủy quyền tham dự có quyền phát biểu ý kiến nhưng không kết luận cuộc họp. 7. Trường hợp cuộc họp do Chủ tịch Công ty chủ trì để xem xét quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Công ty, Tổng Giám đốc dự họp có quyền phát biểu đóng góp ý kiến, nhưng không có quyền kết luận cuộc họp. Điều 25. Hợp đồng, giao dịch với những người có liên quan 1. Chủ tịch Công ty, Tổng Giám đốc Công ty: a) Không được để vợ hoặc chồng, bố, bố nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của mình giữ chức danh Kế toán trưởng, thủ quỹ của Công ty; b) Báo cáo chủ sở hữu Công ty về các hợp đồng kinh tế, dân sự của Công ty ký kết với vợ hoặc chồng, bố, bố nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của Chủ tịch Công ty, Tổng Giám đốc. Trường hợp phát hiện hợp đồng có mục đích tư lợi mà hợp đồng chưa được ký kết thì chủ sở hữu có quyền yêu cầu Chủ tịch Công ty, Tổng Giám đốc không được ký kết hợp đồng đó. Nếu hợp đồng đã được ký kết thì bị coi là vô hiệu, Chủ tịch Công ty, Tổng Giám đốc phải bồi thường thiệt hại cho Công ty và bị xử lý theo quy định của pháp luật. 2. Các trường hợp khác thực hiện theo quy định của pháp luật, Điều lệ Công ty và quyết định của chủ sở hữu Công ty (nếu có). Điều 26. Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc 1. Phó Tổng giám đốc: a) Chủ tịch Công ty quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, chấp thuận đơn xin từ chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật Phó Tổng giám đốc theo đề nghị của Tổng Giám đốc; b) Phó Tổng giám đốc giúp Tổng Giám đốc điều hành Công ty theo phân công và ủy quyền của Tổng Giám đốc; chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền; c) Số lượng Phó Tổng giám đốc không quá 05 người. Chủ tịch Công ty quyết định cơ cấu, số lượng Phó Tổng giám đốc theo quy mô và đặc điểm kinh doanh của Công ty trong quá trình hoạt động sau khi có ý kiến của Chủ sở hữu. 2. Kế toán trưởng: a) Kế toán trưởng do Chủ tịch Công ty bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Tổng Giám đốc; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của Công ty theo phân công và ủy quyền của Tổng Giám đốc và phù hợp với quy định của pháp luật về kế toán và pháp luật có liên quan; giúp Tổng Giám đốc giám sát tài chính tại Công ty theo pháp luật về tài chính, kế toán; chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc, trước Chủ tịch Công ty và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân công hoặc ủy quyền; thực hiện các chức năng và nhiệm vụ khác được quy định theo Luật Kế toán và các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan; b) Kế toán trưởng phải đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn và điều kiện quy định trong Luật Kế toán và các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan. 3. Thời hạn bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng với Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng do Chủ tịch Công ty quyết định, nhưng không quá 05 năm. Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng có thể được bổ nhiệm lại hoặc ký tiếp hợp đồng. Quy trình, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thay thế, khen thưởng, kỷ luật Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng áp dụng theo các quy định hiện hành của pháp luật. 4. Bộ máy giúp việc: a) Bộ máy giúp việc gồm văn phòng, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu, kiểm tra, giúp việc Chủ tịch Công ty, Tổng Giám đốc quản lý, điều hành Công ty, thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp khác. b) Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc do Tổng Giám đốc quyết định sau khi được Chủ tịch Công ty chấp thuận. Trong quá trình hoạt động, Tổng Giám đốc có thể đề nghị Chủ tịch Công ty xem xét, chấp thuận việc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của bộ máy giúp việc và biên chế cán bộ để phù hợp với yêu cầu hoạt động của Công ty. c) Tổng Giám đốc quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo của bộ máy giúp việc thuộc thẩm quyền của Tổng Giám đốc sau khi được Chủ tịch Công ty chấp thuận. Điều 27. Chi nhánh của Công ty 1. Chi nhánh của Công ty là các đơn vị hạch toán phụ thuộc do Chủ tịch Công ty quyết định thành lập căn cứ vào tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trên cơ sở phê duyệt chủ trương của chủ sở hữu. 2. Mỗi chi nhánh có Giám đốc, các Phó giám đốc và các phòng chuyên môn nghiệp vụ. Tổng Giám đốc bổ nhiệm Giám đốc, Phó giám đốc các chi nhánh sau khi được Chủ tịch Công ty chấp thuận. 3. Chi nhánh Công ty được tổ chức và hoạt động theo phân cấp của Công ty quy định trong Điều lệ và quy định nội bộ do Công ty ban hành phù hợp với quy định pháp luật có liên quan. Trong quá trình hoạt động, Chủ tịch Công ty có quyền quyết định hoặc phê duyệt việc thành lập mới, chấm dứt hoạt động các chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc của Công ty sau khi được chủ sở hữu phê duyệt chủ trương. Mục 3. KIỂM SOÁT VIÊN Điều 28. Kiểm soát viên 1. Kiểm soát viên do chủ sở hữu bổ nhiệm, bổ nhiệm lại để giúp chủ sở hữu kiểm soát việc tổ chức thực hiện quyền của chủ sở hữu Nhà nước, việc quản lý điều hành công việc kinh doanh tại Công ty của Chủ tịch và Tổng Giám đốc Công ty. 2. Tiêu chuẩn, điều kiện, chế độ hoạt động, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ của Kiểm soát viên và mối quan hệ của Kiểm soát viên với các cá nhân, tổ chức có liên quan của Công ty theo quy định tại Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên Công ty TNHH một thành viên Xổ số điện toán Việt Nam, theo quy định tại Điều lệ này và các quy định pháp luật liên quan. Mục 4. NGƯỜI LAO ĐỘNG THAM GIA QUẢN LÝ CÔNG TY Điều 29. Hình thức tham gia quản lý của người lao động Người lao động tham gia quản lý Công ty thông qua các hình thức và tổ chức sau đây: 1. Hội nghị toàn thể hoặc Hội nghị đại biểu người lao động Công ty. 2. Tổ chức công đoàn Công ty. 3. Ban Thanh tra nhân dân. 4. Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. Điều 30. Nội dung tham gia quản lý Công ty của người lao động 1. Người lao động có quyền tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến và đề xuất với cấp có thẩm quyền các vấn đề sau: a) Xây dựng và tổ chức thực hiện các nội quy, quy chế, quy định nội bộ Công ty liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động; b) Nội dung của dự thảo hoặc dự thảo sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể trước khi ký kết; c) Các giải pháp nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tiết kiệm nguyên vật liệu, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện làm việc, sắp xếp bố trí lao động; d) Phương án tổ chức lại, chuyển đổi Công ty; đ) Tham gia bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh quản lý, điều hành Công ty khi được yêu cầu theo quy định của pháp luật; e) Các vấn đề khác theo quy định của pháp luật có liên quan. 2. Tập thể người lao động trong Công ty có quyền tham gia giám sát: a) Việc thực hiện nghị quyết Hội nghị người lao động; b) Việc thực hiện các nội quy, quy định, quy chế, Điều lệ của Công ty; thực hiện thỏa ước lao động tập thể; thực hiện hợp đồng lao động; thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động; c) Việc thu và sử dụng các loại quỹ do người lao động đóng góp; d) Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp lao động; kết quả thi đua, khen thưởng hàng năm; đ) Đánh giá kết quả hoạt động và chương trình hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; bầu Ban Thanh tra nhân dân. 3. Hàng năm Công ty có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn tổ chức Hội nghị người lao động để bàn giải pháp thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh mà Chủ tịch Công ty đã thông qua; đánh giá việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, các nội quy, quy chế của Công ty và những vấn đề khác liên quan tới quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. 4. Quan hệ giữa Công ty và người lao động thực hiện theo các quy định pháp luật về lao động. Tổng Giám đốc lập kế hoạch để Chủ tịch Công ty thông qua các vấn đề liên quan đến việc tuyển dụng, lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, phúc lợi, khen thưởng và kỷ luật đối với Người quản lý Công ty và người lao động trong Công ty cũng như mối quan hệ giữa Công ty với các tổ chức Công đoàn của người lao động. Chương V QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Điều 31. Vốn điều lệ 1. Vốn điều lệ quy định tại Điều 6 của Điều lệ này có thể điều chỉnh trong quá trình hoạt động. Chủ sở hữu Công ty quyết định điều chỉnh vốn điều lệ cho Công ty căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược phát triển và mở rộng quy mô, hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc thù hoạt động của Công ty. Trường hợp điều chỉnh tăng, mức vốn điều lệ điều chỉnh tăng thêm được xác định tối thiểu cho 03 năm kể từ ngày ban hành Quyết định phê duyệt mức vốn điều lệ. 2. Công ty có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị điều chỉnh mức vốn điều lệ và gửi đến chủ sở hữu để thẩm định. Hồ sơ, thủ tục và phương pháp xác định vốn điều lệ; quyền, trách nhiệm và nguồn bổ sung vốn điều lệ được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Điều 32. Quản lý tài chính Công ty Quản lý tài chính của Công ty thực hiện theo Quy chế quản lý tài chính Công ty do Bộ Tài chính ban hành phù hợp với quy định pháp luật có liên quan, bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây: 1. Quản lý và sử dụng vốn, tài sản của Công ty, trong đó có hoạt động đầu tư vốn ra ngoài Công ty; quyền, trách nhiệm của Công ty khi đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác; cơ chế quản lý, quyền, trách nhiệm, thù lao, tiền lương, thưởng, quyền lợi và tiêu chuẩn người đại diện của công ty tại doanh nghiệp khác. 2. Quản lý doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh, trong đó có quy định về phân phối thu nhập, sử dụng các quỹ. 3. Kế hoạch tài chính, chế độ kế toán, thống kê và kiểm toán và những nội dung khác có liên quan. Chương VI TỔ CHỨC LẠI, CHUYỂN ĐỔI, GIẢI THỂ, PHÁ SẢN CÔNG TY Điều 33. Tổ chức lại Công ty 1. Việc tổ chức lại Công ty do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định. 2. Trường hợp tổ chức lại Công ty dẫn đến thay đổi hình thức pháp lý, ngành, nghề kinh doanh, vốn điều lệ thì Công ty phải làm thủ tục đăng ký lại hoặc đăng ký bổ sung với cơ quan đăng ký kinh doanh. 3. Hình thức, điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục tổ chức lại Công ty thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định pháp luật liên quan khác. Điều 34. Tạm ngừng kinh doanh 1. Chủ sở hữu Công ty quyết định việc tạm ngừng kinh doanh của Công ty theo đề nghị của Chủ tịch Công ty. Quyết định tạm ngừng kinh doanh của chủ sở hữu Công ty phải được lập thành văn bản. 2. Công ty tổ chức thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quyết định của chủ sở hữu Công ty phù hợp với quy định pháp luật về thành lập doanh nghiệp, pháp luật về thuế và pháp luật khác có liên quan. Điều 35. Giải thể Công ty 1. Công ty bị giải thể theo quyết định của chủ sở hữu. 2. Trình tự, thủ tục giải thể Công ty thực hiện theo quy định pháp luật. 3. Hình thức Công ty sẽ chấm dứt khi diễn ra một trong các trường hợp sau: a) Công ty bị giải thể theo quy định tại Khoản 1 Điều này; b) Công ty không còn đáp ứng các điều kiện tồn tại theo quy định của pháp luật về Doanh nghiệp nhà nước và phải giải thể theo Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Điều 36. Phá sản Công ty Việc phá sản Công ty được thực hiện theo quy định của Luật Phá sản. Chương VII CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, CÔNG KHAI THÔNG TIN Điều 37. Trách nhiệm báo cáo và thông tin 1. Tổng Giám đốc có trách nhiệm gửi Chủ tịch Công ty những tài liệu sau đây theo định kỳ hàng quý: a) Báo cáo về tình hình kinh doanh của Công ty; b) Báo cáo tài chính; c) Báo cáo đánh giá công tác quản lý, điều hành Công ty và các báo cáo khác theo quy định. 2. Chủ tịch Công ty có quyền yêu cầu Tổng Giám đốc, các cán bộ quản lý của Công ty cung cấp mọi hồ sơ, tài liệu liên quan đến tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch Công ty. 3. Tổng Giám đốc là người chịu trách nhiệm tổ chức việc lưu giữ và bảo mật hồ sơ, tài liệu của Công ty. Việc lưu giữ và bảo mật hồ sơ, tài liệu của Công ty được thực hiện theo quy định nội bộ do Công ty ban hành phù hợp với quy định pháp luật có liên quan. Điều 38. Báo cáo và thông tin cho chủ sở hữu Chủ tịch Công ty lập và gửi chủ sở hữu Công ty những tài liệu sau đây: 1. Báo cáo kế hoạch và các vấn đề phát sinh có thể tác động đến kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển, kế hoạch sản xuất, kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm của Công ty. 2. Căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh được Chủ tịch Công ty quyết định, Công ty thực hiện việc đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh định kỳ hàng quý, hàng năm và lập kế hoạch tài chính cho năm kế tiếp gửi chủ sở hữu theo quy định pháp luật về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp. 3. Cuối kỳ kế toán (quý, năm), Công ty phải tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật hiện hành; lập, ghi chép chứng từ ban đầu, cập nhật sổ sách kế toán, đảm bảo phản ánh đầy đủ, kịp thời, trung thực, chính xác, khách quan các hoạt động kinh tế, tài chính. Báo cáo tài chính của Công ty phải được kiểm toán trước khi nộp cho chủ sở hữu và trước khi công khai theo quy định pháp luật hiện hành. Chủ tịch Công ty chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các báo cáo tài chính, thống kê và việc thực hiện công khai tài chính. 4. Báo cáo về tình hình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thực hiện Quyết định của Chủ tịch Công ty; kết quả thực hiện các nhiệm vụ được ủy quyền hoặc ghi tại quyết định bổ nhiệm (nếu có). 5. Các dự án đầu tư, tiến độ thực hiện các dự án đầu tư. 6. Kết quả giám sát nội bộ. 7. Ngoài các báo cáo tài chính, thống kê định kỳ lập và gửi theo quy định, Công ty phải thực hiện lập, gửi các báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của chủ sở hữu và cơ quan quản lý nhà nước; trường hợp Công ty có khoản vay trong nước và vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh, Công ty phải thực hiện lập và gửi báo cáo theo các quy định hiện hành của pháp luật về quản lý nợ được Chính phủ bảo lãnh. 8. Các tài liệu khác theo quy định của Điều lệ này và của pháp luật về chế độ thông tin, báo cáo của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Điều 39. Công khai thông tin 1. Việc công bố thông tin phải đầy đủ, chính xác và kịp thời theo quy định của pháp luật. Việc công bố thông tin do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền công bố thông tin thực hiện. Công ty, trực tiếp là người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền, chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, kịp thời, trung thực và chính xác của thông tin được công bố. Bộ phận lưu giữ hồ sơ, tài liệu của Công ty chỉ được cung cấp thông tin ra bên ngoài theo quyết định của người đại diện theo pháp luật của Công ty hoặc người được người đại diện theo pháp luật của Công ty ủy quyền. 2. Công ty phải thực hiện công bố thông tin định kỳ và/hoặc bất thường theo quy định pháp luật về doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước và quy định đặc thù của doanh nghiệp kinh doanh xổ số tự chọn số điện toán. 3. Đối với các chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư có nội dung quan trọng, liên quan hoặc ảnh hưởng đến bí mật và an ninh quốc gia, bí mật kinh doanh, Công ty báo cáo chủ sở hữu nhà nước quyết định việc công bố nhằm tránh việc lạm dụng các quy định về nội dung bí mật làm hạn chế tính công khai, minh bạch về kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư của Công ty. 4. Bộ Tài chính, Chủ tịch Công ty có trách nhiệm phê duyệt các nội dung công bố thông tin của Công ty theo thẩm quyền; bảo đảm tính công khai, minh bạch và kịp thời của các thông tin được công bố. 5. Công ty phải báo cáo Bộ Tài chính và công bố công khai các thông tin bất thường khi xảy ra một trong các sự kiện quy định tại Khoản 1 Điều 109 Luật Doanh nghiệp. 6. Biểu mẫu, nội dung, thời gian, trình tự, thủ tục và trách nhiệm công khai thông tin thực hiện theo các quy định pháp luật có liên quan về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước. 7. Trường hợp có yêu cầu thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, người đại diện theo pháp luật của Công ty là người chịu trách nhiệm trong tổ chức cung cấp thông tin theo đúng quy định pháp luật về thanh tra, kiểm tra. Chương VIII SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU LỆ CÔNG TY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁC Điều 40. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty Chủ sở hữu Công ty ban hành, sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty. Chủ tịch Công ty có quyền kiến nghị chủ sở hữu Công ty sửa đổi, bổ sung Điều lệ này. Điều 41. Quản lý con dấu của Công ty 1. Chủ tịch Công ty quyết định thông qua con dấu chính thức của Công ty. Con dấu được khắc theo quy định của pháp luật. 2. Chủ tịch Công ty, Tổng Giám đốc quản lý và sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật. Điều 42. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ Việc giải quyết tranh chấp nội bộ trong Công ty trước hết phải được thực hiện theo phương thức thương lượng, hòa giải. Trường hợp giải quyết tranh chấp nội bộ theo phương thức thương lượng, hòa giải không đạt được kết quả thì bất kỳ bên nào cũng có quyền đưa tranh chấp ra các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Chương IX ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 43. Hiệu lực thi hành Điều lệ này có hiệu lực thi hành từ ngày ký, thay thế cho Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Xổ số điện toán Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 142/2012/TT-BTC ngày 22/8/2012 của Bộ Tài chính. Điều 44. Phạm vi thi hành 1. Chủ tịch, Tổng Giám đốc Công ty, các đơn vị và cá nhân có liên quan có trách nhiệm tuân thủ các quy định tại Điều lệ này. 2. Các Quy chế nội bộ của Công ty phải tuân thủ nguyên tắc, nội dung của Điều lệ này. 3. Trong trường hợp có những quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động của Công ty chưa được quy định tại Điều lệ hoặc trong trường hợp có những quy định mới của pháp luật khác với những điều khoản trong Điều lệ thì những quy định của pháp luật đó đương nhiên được áp dụng để điều chỉnh hoạt động của Công ty./.
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "14/07/2016", "sign_number": "120/2016/TT-BTC", "signer": "Trần Văn Hiếu", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-20-2017-TT-BGDDT-tieu-chuan-dieu-kien-noi-dung-thi-thang-hang-nghe-nghiep-giao-vien-359418.aspx
Thông tư 20/2017/TT-BGDĐT tiêu chuẩn điều kiện nội dung thi thăng hạng nghề nghiệp giáo viên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 20/2017/TT-BGDĐT Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2017 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN, NỘI DUNG, HÌNH THỨC THI THĂNG HẠNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN MẦM NON, PHỔ THÔNG CÔNG LẬP Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ tại Công văn số 3474/BNV- CCVC ngày 3 tháng 7 năm 2017 về việc ban hành các Thông tư quy định tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi/xét và quy chế xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập; Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập. Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Thông tư này quy định tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập (sau đây gọi chung là kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên). 2. Thông tư này áp dụng đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục (sau đây gọi chung là giáo viên) đang làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục chuyên biệt công lập hoặc đang giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên trong các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh/cấp huyện, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục) và đã được xếp hạng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên; các tổ chức, cá nhân có liên quan. 3. Giáo viên dự bị đại học được áp dụng Thông tư này để tham dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp sau khi được chuyển xếp hạng theo mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học. Điều 2. Nguyên tắc thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên 1. Việc cử giáo viên dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải căn cứ vào vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp, nhu cầu của các cơ sở giáo dục công lập và tình hình thực tế của địa phương. 2. Giáo viên được tham dự thi thăng hạng từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề cùng chức danh nghề nghiệp đang giữ. 3. Giáo viên dự thi thăng hạng phải có đủ hồ sơ và các minh chứng theo quy định. Đối với các tiêu chuẩn, tiêu chí không có minh chứng là văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận thì minh chứng là xác nhận của cơ quan sử dụng giáo viên về năng lực của giáo viên đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí đó. 4. Việc tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng quy định của pháp luật. Điều 3. Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên Giáo viên dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau: 1. Cơ sở giáo dục có nhu cầu về vị trí việc làm của chức danh nghề nghiệp ở hạng đăng ký dự thi và được cấp có thẩm quyền cử đi dự thi. 2. Được cấp có thẩm quyền đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong thời gian công tác 03 (ba) năm liên tục tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự thi; có đủ phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp; không trong thời gian bị thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét xử lý kỷ luật của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền. 3. Có đủ trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp ở hạng đăng ký dự thi theo quy định tại Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Mầm non; Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Tiểu học công lập; Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Trung học cơ sở công lập; Thông tư liên tịch số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Trung học phổ thông công lập. Giáo viên dự bị đại học khi áp dụng Thông tư này để dự thi thăng hạng phải có đủ trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp ở hạng đăng ký dự thi theo quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Chương II NỘI DUNG, HÌNH THỨC THI THĂNG HẠNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN Điều 4. Đối với kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên từ hạng II lên hạng I 1. Môn thi kiến thức chung a) Hình thức thi: Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi thăng hạng quyết định lựa chọn một trong ba hình thức sau: Tự luận hoặc trắc nghiệm hoặc kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm. b) Thời gian thi: Thi tự luận 150 phút; thi trắc nghiệm 45 phút; thi kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm 120 phút. c) Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức, năng lực hiểu biết của giáo viên về Luật Viên chức, pháp luật chuyên ngành, quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục cấp học hiện đang giảng dạy nói riêng; xu hướng quốc tế, định hướng chiến lược phát triển của Ngành và chiến lược, chính sách phát triển giáo dục của cấp học hiện đang giảng dạy. Vận dụng các kiến thức, hiểu biết về các vấn đề nêu trên để đưa ra giải pháp đối với các vấn đề nảy sinh trong thực tế của cấp học phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng I. Dung lượng kiến thức của đề thi và nội dung thi về pháp luật viên chức là 30%; về lĩnh vực giáo dục và đào tạo là 70%. 2. Môn thi chuyên môn, nghiệp vụ a) Hình thức thi: Thuyết trình và phỏng vấn trực tiếp b) Thời gian thi - Chuẩn bị: giáo viên dự thi chuẩn bị báo cáo theo hướng dẫn về nội dung thi tại điểm c khoản này. - Thuyết trình: tối đa 15 phút/giáo viên dự thi. - Phỏng vấn trực tiếp: tối đa 15 phút/giáo viên dự thi. c) Nội dung thi: Giáo viên dự thi trình bày báo cáo tổng quan về kết quả dạy học và giáo dục học sinh, kết quả công tác quản lý, chỉ đạo (đối với giáo viên làm công tác quản lý) từ khi được bổ nhiệm vào hạng chức danh đang giữ cho đến thời điểm đăng ký dự thi thăng hạng; phỏng vấn các vấn đề về chuyên môn thuộc lĩnh vực đảm nhiệm, các giải pháp giải quyết các vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn giáo dục gắn với tiêu chuẩn về trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng I. 3. Môn thi Ngoại ngữ a) Hình thức thi: Trắc nghiệm b) Thời gian thi: 45 phút c) Nội dung thi: Kiểm tra các kỹ năng đọc hiểu, viết ở trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (sau đây viết tắt là Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT). d) Ngoại ngữ dự thi: giáo viên dự thi đăng ký thi một trong các ngoại ngữ: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc. Đối với giáo viên dạy một trong các ngoại ngữ nêu trên thì phải thi ngoại ngữ thứ 2 ở trình độ bậc 3 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT . 4. Môn thi tin học a) Hình thức thi: Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi thăng hạng quyết định lựa chọn một trong hai hình thức sau: Trắc nghiệm hoặc thực hành trên máy vi tính. b) Thời gian thi: 45 phút c) Nội dung thi: Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng I. Điều 5. Đối với kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên từ hạng III lên hạng II 1. Môn thi kiến thức chung a) Hình thức thi: Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi thăng hạng quyết định lựa chọn một trong ba hình thức sau: Tự luận hoặc trắc nghiệm hoặc kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm. b) Thời gian thi: Thi tự luận 120 phút, thi trắc nghiệm 45 phút, thi kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm thời gian 90 phút. c) Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức, năng lực hiểu biết của giáo viên về luật Viên chức, pháp luật chuyên ngành, quan điểm, chủ trương và các chỉ đạo của Ngành về cấp học hiện đang giảng dạy. Vận dụng các kiến thức, hiểu biết về các vấn đề nêu trên để đưa ra giải pháp đối với các vấn đề nảy sinh trong thực tế của cấp học phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng II. Dung lượng kiến thức của đề thi và nội dung thi về pháp luật viên chức là 30%; về lĩnh vực giáo dục và đào tạo là 70%. 2. Môn thi chuyên môn, nghiệp vụ a) Hình thức thi: Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi thăng hạng quyết định lựa chọn một trong hai hình thức sau: vấn đáp hoặc trắc nghiệm. b) Thời gian thi: Thi trắc nghiệm 45 phút, thi vấn đáp 30 phút (chuẩn bị tối đa 20 phút, vấn đáp tối đa 10 phút/giáo viên dự thi) c) Nội dung thi: Kiểm tra hiểu biết của giáo viên dự thi về nhiệm vụ của giáo viên hạng II; trình độ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên dự thi theo yêu cầu tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng II; năng lực đề xuất giải pháp giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn thực hiện nhiệm vụ giáo viên hạng II gắn với yêu cầu về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng II và thực trạng giáo dục theo cấp học hiện đang giảng dạy tại địa phương. 3. Môn thi ngoại ngữ a) Hình thức thi: Trắc nghiệm b) Thời gian thi: 45 phút c) Nội dung thi: Kiểm tra các kỹ năng đọc hiểu, viết của giáo viên dự thi ở trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT . đ) Ngoại ngữ dự thi: giáo viên dự thi đăng ký thi một trong các ngoại ngữ: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc. Đối với giáo viên dạy một trong các ngoại ngữ nêu trên thì phải thi ngoại ngữ thứ 2 ở trình độ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT . 4. Môn thi Tin học a) Hình thức thi: Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi thăng hạng quyết định lựa chọn một trong hai hình thức sau: Trắc nghiệm hoặc thực hành trên máy vi tính. b) Thời gian thi: 45 phút c) Nội dung thi: Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng II. Điều 6. Đối với kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên từ hạng IV lên hạng III 1. Môn kiến thức chung a) Hình thức thi Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi thăng hạng quyết định lựa chọn một trong ba hình thức sau: Tự luận hoặc trắc nghiệm hoặc kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm. b) Thời gian thi: Thi tự luận 90 phút, thi trắc nghiệm 30 phút, thi kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm 60 phút. c) Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức, năng lực hiểu biết của giáo viên dự thi về luật Viên chức, pháp luật chuyên ngành, những vấn đề cơ bản về cơ sở giáo dục và giáo viên theo cấp học hiện đang giảng dạy. Vận dụng các kiến thức, hiểu biết về các vấn đề nêu trên để đưa ra giải pháp đối với các vấn đề nảy sinh trong thực tế của cấp học phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng III. Dung lượng kiến thức của đề thi và nội dung thi về pháp luật viên chức là 30%; về lĩnh vực giáo dục và đào tạo là 70%. 2. Môn chuyên môn, nghiệp vụ a) Hình thức thi: Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi thăng hạng quyết định lựa chọn một trong hai hình thức sau: trắc nghiệm hoặc vấn đáp. b) Thời gian thi: thi trắc nghiệm 45 phút, thi vấn đáp 30 phút (chuẩn bị tối đa 20 phút, vấn đáp tối đa 10 phút/giáo viên dự thi). c) Nội dung thi: Kiểm tra hiểu biết của giáo viên dự thi về nhiệm vụ của giáo viên hạng III; trình độ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo dự thi theo yêu cầu tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng III; năng lực phân tích, đánh giá các vấn đề đặt ra trong thực tiễn thực hiện nhiệm vụ giáo viên hạng III gắn với yêu cầu về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng III và thực trạng giáo dục theo cấp học hiện đang giảng dạy tại địa phương. 3. Môn ngoại ngữ a) Hình thức thi: Trắc nghiệm b) Thời gian thi: 45 phút c) Nội dung: Kiểm tra các kỹ năng đọc hiểu, viết của giáo viên dự thi ở trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT . d) Ngoại ngữ dự thi: giáo viên dự thi đăng ký thi một trong các ngoại ngữ: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc. Đối với giáo viên dạy một trong các ngoại ngữ nêu trên thì phải thi ngoại ngữ thứ 2 ở trình độ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT . 4. Môn Tin học a) Hình thức thi: Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi thăng hạng quyết định lựa chọn một trong hai hình thức sau: thi trắc nghiệm hoặc thi thực hành trên máy vi tính. b) Thời gian: 45 phút c) Nội dung thi: Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng III. Điều 7. Trường hợp miễn thi môn ngoại ngữ và tin học trong kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên 1. Miễn thi ngoại ngữ đối với giáo viên dự thi thuộc một trong các trường hợp sau: a) Giáo viên tính đến ngày 31 tháng 12 của năm tổ chức thi thăng hạng, có tuổi đời từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nam và từ đủ 50 tuổi trở lên đối với nữ. b) Giáo viên ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi hoặc ở các trường phổ thông dân tộc nội trú/bán trú, có chứng chỉ bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền. c) Đã học tập, nghiên cứu toàn thời gian ở nước ngoài và được cấp bằng đại học, bằng thạc sĩ hoặc bằng tiến sĩ của cơ sở đào tạo nước ngoài sử dụng một trong các ngôn ngữ Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc trong đào tạo; văn bằng đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định hiện hành. d) Có bằng tốt nghiệp đại học thứ hai là bằng ngoại ngữ thuộc một trong các ngôn ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc. đ) Có chứng chỉ ngoại ngữ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (tương đương cấp B1 trở lên theo Khung tham chiếu chung Châu Âu) hoặc có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế TOEFL PBT 450 điểm, TOEFL CBT 133 điểm, TOEFL iBT 45 điểm, IELTS 4,5 điểm trở lên đối với thi thăng hạng giáo viên từ hạng IV lên hạng III; Có chứng chỉ ngoại ngữ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (tương đương cấp B1 trở lên theo Khung tham chiếu chung Châu Âu) hoặc có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế TOEFL PBT 450 điểm, TOEFL CBT 133 điểm, TOEFL iBT 45 điểm, IELTS 4,5 điểm trở lên đối với thi thăng hạng giáo viên từ hạng III lên hạng II; Có chứng chỉ ngoại ngữ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (tương đương cấp B2 trở lên theo Khung tham chiếu chung Châu Âu) hoặc có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế TOEFL PBT 500 điểm, TOEFL CBT 173 điểm, TOEFL iBT 61 điểm, IELTS 5,5 điểm trở lên đối với thi thăng hạng giáo viên hạng II lên hạng I. 2. Đối với nhũng chứng chỉ ngoại ngữ có quy định thời hạn sử dụng thì việc miễn thi theo quy định tại khoản 1 Điều này được tính theo thời hạn ghi trên chứng chỉ và giá trị thời hạn của chứng chỉ đó tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ dự thi. Đối với những chứng chỉ ngoại ngữ chưa có quy định thời hạn sử dụng thì giá trị của chứng chỉ được chấp nhận cho đến khi có sự thay đổi về quy định thời hạn sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ đó của cơ quan có thẩm quyền. 3. Đối với giáo viên giảng dạy môn ngoại ngữ thì các quy định miễn thi ngoại ngữ tại khoản 1 Điều này phải là ngôn ngữ khác với ngoại ngữ đang giảng ở trình độ tương đương. 4. Miễn thi tin học đối với giáo viên dự thi đã tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành tin học hoặc công nghệ thông tin trở lên. Chương III ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 8. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 03 tháng 10 năm 2017 và thay thế Thông tư số 34/2010/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 12 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về nội dung, hình thức thi nâng ngạch giáo viên trung học cao cấp. 2. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (được gọi là văn bản mới) thì các nội dung liên quan thực hiện theo các văn bản mới. Điều 9. Điều khoản thi hành 1. Giáo viên trong các cơ sở giáo dục tham dự kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp được tổ chức trước ngày 31 tháng 12 năm 2018 chưa yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và chưa yêu cầu điều kiện về thời gian giữ hạng liền kề hạng dự thi gần nhất tối thiểu từ đủ 01 (một) năm trở lên. Trong thời hạn tối đa 01 (một) năm kể từ ngày công bố kết quả thi thăng hạng, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý, sử dụng giáo viên có trách nhiệm cử giáo viên đã tham dự kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp tham dự khóa bồi dưỡng để hoàn chỉnh tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp dự thi. Trường hợp giáo viên được cử đi bồi dưỡng để hoàn chỉnh tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp dự thi mà không tham gia khóa bồi dưỡng hoặc kết quả học tập không đạt yêu cầu thì cơ quan có thẩm quyền không bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp trúng tuyển trong kỳ thi thăng hạng và không bảo lưu kết quả kỳ thi đã tham dự. 2. Giáo viên trong các cơ sở giáo dục tham dự kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp được tổ chức sau ngày 31 tháng 12 năm 2018 phải đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Thông tư này. Điều 10. Trách nhiệm thi hành 1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, theo thẩm quyền được giao tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên đảm bảo các quy định tại Thông tư này. 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ sở giáo dục căn cứ quy định tại Thông tư này, theo thẩm quyền được giao cử giáo viên tham dự kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên và chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn, điều kiện của giáo viên tham dự kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên. Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Kiểm toán Nhà nước; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương các đoàn thể; - Công báo; Website Chính phủ; - Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp); - Hội đồng Quốc gia giáo dục và Phát triển nhân lực; - UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Bộ trưởng, Thứ trưởng và các Vụ, Cục, tổ chức thuộc Bộ GD&ĐT; - Sở GD&ĐT, Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Website Bộ GD&ĐT; - Lưu: VT, Vụ PC, Cục NGCBQLGD (25b). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Thị Nghĩa
{ "issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo", "promulgation_date": "18/08/2017", "sign_number": "20/2017/TT-BGDĐT", "signer": "Nguyễn Thị Nghĩa", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Thong-tu-lien-tich-01-2006-TTLT-BTC-NHNN-huong-dan-trao-doi-cung-cap-thong-tin-giua-co-quan-thue-voi-ngan-hang-va-to-chuc-tin-dung-8546.aspx
Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BTC-NHNN hướng dẫn trao đổi, cung cấp thông tin giữa cơ quan thuế với ngân hàng và tổ chức tín dụng
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC BỘ TÀI CHÍNH ****** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 01/2006/TTLT-BTC-NHNN Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2006 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH HƯỚNG DẪN TRAO ĐỔI, CUNG CẤP THÔNG TIN GIỮA CƠ QUAN THUẾ VỚI NGÂN HÀNG VÀ TỔ CHỨC TÍN DỤNG Căn cứ Luật Hải quan ngày 29 tháng 6 năm 1992; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan ngày 14 tháng 6 năm 2005; Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 12 tháng 12 năm 1997; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 15 tháng 6 năm 2004; Căn cứ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; Căn cứ Nghị định số 155/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế, tạo điều kiện quản lý thu thuế, kiểm tra sau thông quan và đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thống nhất hướng dẫn việc phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin giữa cơ quan thuế, cơ quan hải quan (gọi chung là cơ quan thuế) và ngân hàng, tổ chức tín dụng (gọi chung là ngân hàng) như sau: I. QUY ĐỊNH CHUNG 1. Việc phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin giữa cơ quan thuế và ngân hàng chỉ được thực hiện trong trường hợp tổ chức, cá nhân có dấu hiệu gian lận thuế, gian lận thương mại; cơ quan thuế có quyết định kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng; tổ chức, cá nhân kinh doanh có đề nghị vay vốn của ngân hàng, hoặc đang vay vốn ngân hàng mà ngân hàng cần xem xét năng lực tài chính của tổ chức, cá nhân đó trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ ngân hàng. 2. Các thông tin cung cấp phải được sử dụng đúng mục đích để phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan nhận thông tin. 3. Các thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân là thông tin thuộc danh mục bí mật Nhà nước của cơ quan thuế, ngân hàng thì phải được cung cấp, vận chuyển, giao nhận, sử dụng, thống kê, lưu trữ và bảo quản theo chế độ bảo vệ bí mật hiện hành của Nhà nước. 4. Đối tượng cung cấp, sử dụng thông tin là cơ quan thuế, ngân hàng. II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ 5. Các trường hợp cung cấp thông tin 5.1. Đối với cơ quan thuế: Cơ quan thuế được đề nghị ngân hàng cung cấp thông tin về hoạt động thanh toán liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp; tài liệu liên quan đến việc thanh toán lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ cho việc kiểm tra, xác định trị giá tính thuế, bao gồm các trường hợp sau: - Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, chính xác thông tin về giá mua, giá bán, trị giá thanh toán lô hàng xuất, nhập khẩu phục vụ cho việc kiểm tra xác định nghĩa vụ thuế phải nộp cho cơ quan thuế. - Bị cơ quan hải quan áp dụng biện pháp kiểm tra sau thông quan. - Thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh hoặc bỏ trốn khỏi nơi cư trú mà không thông báo. - Hồ sơ, chứng từ, tài liệu liên quan đến lô hàng xuất, nhập khẩu có dấu vết sửa chữa, tẩy xóa nhằm làm sai lệch tài liệu, chứng từ. 5.2. Đối với ngân hàng: Ngân hàng được đề nghị cơ quan thuế cung cấp những thông tin liên quan đến khách hàng, bao gồm các trường hợp sau: - Tổ chức, cá nhân đề nghị vay vốn ngân hàng hoặc đang vay vốn ngân hàng mà ngân hàng cần xem xét năng lực tài chính của tổ chức, cá nhân đó; - Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, hoặc có giao dịch đáng ngờ theo quy định của pháp luật; - Tổ chức, cá nhân kinh doanh không thực hiện các quy định về thanh toán, tín dụng của ngân hàng; 6. Thẩm quyền cung cấp và đề nghị cung cấp thông tin 6.1. Đối với cơ quan thuế: Cục trưởng hoặc Phó cục trưởng cục thuế, Cục kiểm tra sau thông quan, Cục điều tra chống buôn lậu, cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền ký văn bản cung cấp hoặc đề nghị cung cấp thông tin quy định tại Điểm 7, Điểm 8 Thông tư này. 6.2. Đối với ngân hàng: Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) các ngân hàng; Giám đốc, Phó giám đốc Sở giao dịch; Giám đốc, Phó giám đốc chi nhánh ngân hàng tại tỉnh, thành phố có thẩm quyền ký văn bản cung cấp hoặc đề nghị cung cấp thông tin quy định tại Điểm 7, Điểm 8 Thông tư này. 7. Những thông tin, tài liệu được cung cấp 7.1. Ngân hàng được cung cấp cho cơ quan thuế những thông tin, tài liệu sau đây: Số hiệu tài khoản thanh toán, bản sao sổ kế toán chi tiết tài khoản thanh toán, bản sao bộ chứng từ thanh toán quốc tế, thanh toán biên mậu qua ngân hàng của tổ chức, cá nhân trong các trường hợp quy định tại Điểm 5.1 của Thông tư này. 7.2. Cơ quan thuế được cung cấp cho ngân hàng những thông tin, tài liệu sau đây: - Thông tin chung về tổ chức, cá nhân kinh doanh: tên, địa chỉ (số điện thoại, fax nếu có) của tổ chức, cá nhân kinh doanh mới đăng ký hoạt động đã có mã số thuế; tổ chức, cá nhân kinh doanh ngừng hoạt động, giải thể, phá sản, đổi tên, đổi mã số, chuyển địa bàn hoạt động; - Tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của của tổ chức, cá nhân. - Bộ hồ sơ hải quan của tổ chức, cá nhân kinh doanh để làm căn cứ cho ngân hàng phối hợp với cơ quan thuế trong việc đối chiếu, xác nhận trong trường hợp cần thiết nhằm bảo đảm thu hồi các khoản nợ của tổ chức, cá nhân đó. 8. Hình thức cung cấp thông tin 8.1. Đối chiếu, xác nhận bằng văn bản: Bên đề nghị cung cấp thông tin phải gửi văn bản đề nghị cho bên cung cấp thông tin, trong đó thể hiện đầy đủ các yếu tố sau: - Mục đích đề nghị cung cấp thông tin, tài liệu; - Nội dung các thông tin, tài liệu cần đối chiếu, xác nhận (loại thông tin, chứng từ, tên tổ chức, cá nhân kinh doanh...); - Cam kết bảo mật thông tin nhận được; - Chữ ký (có đóng dấu) của người có thẩm quyền theo quy định tại Điểm 6 Thông tư này của bên đề nghị cung cấp thông tin. 8.2. Đối chiếu, xác nhận trực tiếp: Bên đề nghị cung cấp thông tin cử người trực tiếp đến đối chiếu, xác nhận hoặc sao chụp thông tin, tài liệu tại bên được đề nghị cung cấp thông tin. Người đến trực tiếp đối chiếu phải đáp ứng đủ những điều kiện sau: - Được uỷ quyền bằng văn bản do người có thẩm quyền quy định tại Điểm 6 Thông tư này ký, đóng dấu. - Có văn bản đề nghị cung cấp thông tin theo nội dung quy định tại Điểm 8.1 Thông tư này. Việc đối chiếu, xác nhận hoặc sao chụp thông tin, tài liệu phải được lập thành Biên bản. Biên bản cung cấp thông tin bao gồm các nội dung sau: ngày, tháng, năm lập biên bản, khoảng thời gian cung cấp thông tin, địa điểm cung cấp thông tin, nội dung chi tiết các thông tin cung cấp, phạm vi và mục đích sử dụng thông tin, người đại diện cho bên cung cấp và đại diện bên đề nghị cung cấp thông tin, những người tham gia vào việc cung cấp thông tin và nhận thông tin. Biên bản phải được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản. 9. Quyền hạn của các bên Cơ quan thuế, ngân hàng có quyền đề nghị cung cấp thông tin theo các quy định tại Thông tư này; có quyền từ chối cung cấp thông tin ngoài phạm vi quy định tại Điểm 7 Thông tư này 10. Trách nhiệm của các bên 10.1. Bên cung cấp thông tin có trách nhiệm: - Cung cấp thông tin đúng đối tượng, phạm vi theo nội dung văn bản yêu cầu trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, trừ trường hợp do tính chất phức tạp của các thông tin cung cấp và tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của bên cung cấp thông tin, thời hạn nói trên có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 10 ngày làm việc. - Chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin; - Lưu trữ hồ sơ liên quan đến việc cung cấp thông tin, bao gồm: văn bản yêu cầu cung cấp thông tin, biên bản đối chiếu, xác nhận thông tin, các chứng từ, tài liệu cần thiết khác; - Bảo mật nội dung cung cấp thông tin để ngăn chặn các hành vi ứng phó của tổ chức, cá nhân thuộc diện nghi vấn. 10.2. Bên đề nghị cung cấp thông tin có trách nhiệm: - Chỉ sử dụng thông tin, tài liệu theo đúng mục đích, trường hợp sử dụng thông tin, tài liệu không đúng mục đích thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật; - Lưu trữ hồ sơ liên quan đến việc cung cấp thông tin, bao gồm: biên bản đối chiếu, xác nhận thông tin, các chứng từ, tài liệu được cung cấp; - Thực hiện bảo mật những thông tin thuộc danh mục bí mật của Nhà nước của cơ quan thuế và ngân hàng theo quy định tại Điểm 3, Thông tư này; 11. Phối hợp trao đổi thông tin qua hệ thống tin học Thông tư này không áp dụng đối với việc cung cấp thông tin thông qua nối mạng liên ngành giữa cơ quan thuế và ngân hàng. Đối với việc cung cấp thông tin qua hệ thống tin học, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ có hướng dẫn riêng khi có đủ điều kiện áp dụng. III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH 12. Trong quá trình phối hợp công tác, trường hợp phát hiện tổ chức, cá nhân là khách hàng của mình có dấu hiệu mất khả năng thanh toán, ngân hàng chủ động thông báo cho cơ quan thuế biết để có biện pháp ngăn ngừa các hành vi trốn thuế. Ngược lại, khi phát hiện tổ chức, cá nhân kinh doanh có dấu hiệu phá sản, giải thể, cơ quan thuế chủ động thông báo cho ngân hàng biết để kịp thời thu hồi nợ vay. 13. Mọi phát sinh, vướng mắc trong quá trình phối hợp trao đổi thông tin phải báo cáo cấp trên trực tiếp biết để phối hợp giải quyết kịp thời. Trường hợp không giải quyết được thì phản ánh về Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để thống nhất xử lý. 14. Thông tư liên tịch này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. KT. THỐNG ĐỐC PHÓ THỐNG ĐỐC Nguyễn Đồng Tiến KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trương Chí Trung Nơi nhận: - Văn phòng TƯ Đảng; - Văn phòng Quốc Hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Toà án nhân dân tối cao; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Các cơ quan TƯ của các đoàn thể; - Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Công báo; - UBND, Sở Tài chính các tỉnh, TP trực thuộc TƯ; - Phòng TM&CNVN; - Tổng cục hải quan; Cục hải quan các tỉnh, TP trực thuộc TƯ; - Tổng cục thuế; Cục thuế các tỉnh, TP trực thuộc TƯ; - Các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính; - Các Vụ, Cục thuộc NHNN; - Các Chi nhánh, Đơn vị trực thuộc NHNN; - Các ngân hàng, TCTD; - Lưu: VT (BTC, NHNNVN);
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước", "promulgation_date": "04/01/2006", "sign_number": "01/2006/TTLT-BTC-NHNN", "signer": "Nguyễn Đồng Tiến, Trương Chí Trung", "type": "Thông tư liên tịch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Thong-tu-29-2005-TT-BTC-huong-dan-Quy-che-cong-khai-tai-chinh-doanh-nghiep-nha-nuoc-53339.aspx
Thông tư 29/2005/TT-BTC hướng dẫn Quy chế công khai tài chính doanh nghiệp nhà nước
BỘ TÀI CHÍNH ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 29/2005/TT-BTC Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2005 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN QUY CHẾ CÔNG KHAI TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Thi hành Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn gốc từ các khoản đóng góp của nhân dân, Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết một số Điều về công khai tài chính tại doanh nghiệp nhà nước như sau: 1. Đối tượng, phạm vi áp dụng. Doanh nghiệp nhà nước phải công khai tài chính theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm: a. Tổng công ty nhà nước, Công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty nhà nước. b. Công ty nhà nước độc lập. c. Công ty cổ phần nhà nước. d. Công ty có cổ phần hoặc có vốn góp chi phối của Nhà nước. e. Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) nhà nước một thành viên. f. Công ty TNHH nhà nước có hai thành viên trở lên. 2. Đối tượng doanh nghiệp nhà nước không áp dụng. Các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. 3. Mục đích công khai tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước. a. Nhằm đảm bảo minh bạch tình hình tài chính của Công ty nhà nước, số liệu thông tin trung thực, khách quan. Phát hiện kịp thời hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính, chế độ kế toán của doanh nghiệp. b. Thực hiện đúng đắn quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động trong việc thực hiện dân chủ ở công ty nhà nước, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, chống tham nhũng, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước. c. Là căn cứ để các nhà đầu tư trong và ngoài nước nghiên cứu và quyết định việc đầu tư vào doanh nghiệp; các chủ nợ có thông tin để giám sát đánh giá khả năng thanh toán nợ của doanh nghiêp. 4. Nguyên tắc công khai tài chính. a. Báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp là cơ sở để doanh nghiệp công bố thông tin tài chính; báo cáo tài chính được lập và trình bày theo quy định về pháp luật kế toán. b. Doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin tài chính phải công khai phù hợp với từng đối tượng nhận thông tin theo quy định tại Điểm 5 của Thông tư này. c. Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của nội dung công khai quy định tại thông tư này. 5. Nội dung công khai tài chính. Nội dung công khai tài chính đối với doanh nghiệp theo quy định tại Điều 12 Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ như sau: a. Đối tượng tiếp nhận thông tin công khai tài chính là cơ quan quản lý nhà nước theo chức năng được nhận báo cáo tài chính, chủ sở hữu doanh nghiệp: Các doanh nghiệp thực hiện công khai các nội dung thông tin tài chính tại hệ thống báo cáo tài chính hàng năm, bao gồm các thông tin về tài sản, tiền vốn, kết quả sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, lưu chuyển tiền tệ và thông tin thuyết minh về báo cáo tài chính. b. Đối tượng tiếp nhận là người lao động trong doanh nghiệp, tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, Đảng và các đối tượng khác. Các doanh nghiệp thực hiện công khai các nội dung thông tin tài chính về: tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, việc trích lập sử dụng các quỹ doanh nghiệp, các khoản đóng góp cho ngân sách nhà nước của doanh nghiệp, các khoản thu nhập và thu nhập bình quân của người lao động, số vốn góp và hiệu quả góp vốn của nhà nước tại doanh nghiệp theo Mẫu số 01 Thông tư này. Riêng đối với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn mà nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thực hiện công khai tài chính theo các nội dung về: tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, các khoản đóng góp cho ngân sách nhà nước của doanh nghiệp, số vốn góp và hiệu quả góp vốn của nhà nước tại doanh nghiệp theo Mẫu số 02 Thông tư này. 6. Các hình thức công khai. a. Đối với cơ quan nhà nước; chủ sở hữu công ty nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước từ một thành viên trở lên, công ty cổ phần nhà nước, công ty thành viên hạch toán độc lập trực thuộc tổng công ty nhà nước: việc công khai tài chính được thực hịên theo hình thức gửi báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật về kế toán hiện hành. b. Các cổ đông, người góp vốn ở công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn mà nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ: việc công khai và tiếp nhận thông tin tài chính được thực hiện theo hình thức cổ đông hoặc người góp vốn thông qua báo cáo tài chính tại đại hội Đại hội đồng cổ đông hoặc tại hội nghị thành viên. c. Đối với người lao động trong doanh nghiệp và các đối tượng khác: Doanh nghiệp được chủ động lựa chọn các hình thức công khai tài chính theo các cách sau: phát hành ấn phẩm; niêm yết tại doanh nghiệp; công bố trong hội nghị cán bộ, công nhân, viên chức của doanh nghiệp. 7. Thời điểm công khai tài chính. Thời điểm công khai tài chính đối với các công ty nhà nước quy định tại Điều 13 của Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ (chậm nhất trong vòng 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính). 8. Trả lời chất vấn. a. Các tổ chức, cá nhân được tiếp nhận thông tin công khai tài chính theo quy định tại Thông tư này có quyền chất vấn về các nội dung công khai tài chính. b. Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty thực hiện công khai tài chính có trách nhiệm trả lời chất vấn về các nội dung công khai tài chính. c. Các chất vấn phải được trả lời cho người chất vấn chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận nội dung chất vấn. Trường hợp nội dung chất vấn phức tạp, cần nhiều thời gian để chuẩn bị trả lời thì phải hẹn lại ngày trả lời cụ thể cho từng người chất vấn, nhưng tối đa không quá 45 ngày kể từ ngày tiếp nhận nội dung chất vấn. 9. Tổ chức thực hiện . a. Những nội dung không quy định tại Thông tư này, doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 271/2003/QĐ-TTg ngày 31/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ. b. Các Bộ, UBND cấp tỉnh, các doanh nghiệp, người lao động trong doanh nghiệp và các tổ chức chính trị, chính trị xã hội tại doanh nghiệp có trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc thực hiện công khai tài chính theo quy định tại Thông tư này. c. Các doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định tại thông tư này, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, phạt vi phạm hành chính theo quy tại Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 04/11/2004 của Chính phủ hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo và thay thế Thông tư số 65/1999/TT-BTC ngày 07/06/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện công khai tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các doanh nghiệp Nhà nước phản ảnh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi. Nơi gửi: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng; - Văn phòng TW Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Toà án NDTC; - Viện Kiểm sát NDTC; - UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Cơ quan TW của các đoàn thể; - Sở Tài chính, Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Các TCT 91; - Cục Kiểm tra văn bản - Công báo; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Lưu: VP, Cục TCDN. KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH THỨ TRƯỞNG Lê Thị Băng Tâm Mẫu số 01. CÔNG KHAI MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH Đơn vị tính: Đồng. Chỉ tiêu Mã số (*) Năm trước Năm báo cáo A. Tình hình tài chính I. Tài sản ngắn hạn. 100 - BCĐKT 1. Các khoản phải thu 130 - BCĐKT 2. Hàng tồn kho 140 - BCĐKT 3. Tài sản ngắn hạn khác 150 - BCĐKT II. Tài sản dài hạn 200 - BCĐKT 1. Các khoản phải thu dài hạn 210 - BCĐKT 2. Tài sản cố định 220 – BCĐKT - Nguyên giá 222+225+228 - BCĐKT - Giá trị hao mòn lũy kế 223+226+229 - BCĐKT - Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 - BCĐKT 3. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 - BCĐKT - Đầu tư vào công ty con 251- BCĐKT - Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn 259 - BCĐKT 4. Tài sản dài hạn khác 260- BCĐKT III. Nợ phải trả 300 - BCĐKT 1. Nợ ngắn hạn 310 - BCĐKT 2. Nợ dài hạn 320 - BCĐKT IV. Vốn chủ sở hữu 400 - BCĐKT 1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu. 411- BCĐKT 2.Quỹ đầu tư phát triển 416- BCĐKT 3. Quỹ dự phòng tài chính 417- BCĐKT 4. Lợi nhuận chưa phân phối 419- BCĐKT 5. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 421- BCĐKT - Tăng trong năm - Giảm trong năm B/ Kết quả kinh doanh 1.Tổng doanh thu 01+21+31 – BCKQHĐKD 2.Tổng lãi (+), Lỗ (-). 50 – BCKQHĐKD Trg đó:Lãi từ hoạt đồng đầu tư tài chính ( = 21 - 22 ) – BCKQHĐKD 3.Tổng lợi nhuận sau thuế TNDN 60- BCKQHĐKD 4.Tổng phải nộp ngân sách trong năm C/ Các chỉ tiêu đánh giá khác. 1. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu. 2. Lợi nhuận/Vốn đầu tư của chủ sở hữu 3.Tổng nợ phải trả/Vốn đầu tư của chủ sở hữu 4.Tổng quỹ lương 5.Số lao động bình quân trong năm 6.Tiền lương bình quân. 7.Xếp loại doanh nghiêp Ghi chú: Mã số BCĐKT và BCKQKD theo quy định tại Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và sửa đổi bổ sung theo Thông tư số 23/2005/TT-BTC ngày 30/03/2005 của Bộ Tài chính. Năm 2004 mã số BCĐKT và BCKQHĐKDtheo Quyết định 167 nêu trên và sửa đổi bổ sung theo Thông số 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 của Bộ Tài chính. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ HOẶC GIÁM ĐỐC DN (Ký tên, đóng dấu) Mẫu số 02. CÔNG KHAI MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH Đơn vị tính: Đồng. Chỉ tiêu Mã số (*) Năm trước Năm báo cáo A. Tình hình tài chính I. Tài sản ngắn hạn. 100 - BCĐKT 1. Các khoản phải thu 130 - BCĐKT 2. Hàng tồn kho 140 - BCĐKT 3. Tài sản ngắn hạn khác 150 - BCĐKT II. Tài sản dài hạn 200 - BCĐKT 1. Các khoản phải thu dài hạn 210 - BCĐKT 2. Tài sản cố định 220 – BCĐKT - Nguyên giá 222+225+228 - BCĐKT - Giá trị hao mòn lũy kế 223+226+229 - BCĐKT - Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 - BCĐKT 3. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 - BCĐKT 4. Tài sản dài hạn khác 260- BCĐKT III. Nợ phải trả 300 - BCĐKT 1. Nợ ngắn hạn 310 - BCĐKT 2. Nợ dài hạn 320 - BCĐKT IV. Vốn chủ sở hữu 400 - BCĐKT 1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu. Trong đó: Vốn góp của nhà nước 411- BCĐKT 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 - BCĐKT 3. Cổ phiếu ngân quỹ 413- BCĐKT 4.Quỹ đầu tư phát triển 416- BCĐKT 5. Quỹ dự phòng tài chính 417- BCĐKT 6. Lợi nhuận chưa phân phối 419- BCĐKT 7. Quỹ khen thưởng phúc lợi 421- BCĐKT B/ Kết quả kinh doanh 1.Tổng doanh thu 01+21+31 – BCKQHĐKD 2.Tổng lãi (+), Lỗ (-). 50 – BCKQHĐKD 3.Tổng lợi nhuận sau thuế TNDN 60- BCKQHĐKD 4.Tổng phải nộp ngân sách trong năm C/ Các chỉ tiêu đánh giá khác. 1. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu. 2. Lợi nhuận/Vốn đầu tư của chủ sở hữu 3.Tổng nợ phải trả/Vốn đầu tư của chủ sở hữu 4. Lợi nhuận được chia từ vốn nhà nước tại công ty 5.Tổng quỹ lương 6. Số lao động bình quân trong năm Ghi chú: Mã số BCĐKT và BCKQKD theo quy định tại Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và sửa đổi bổ sung theo Thông tư số 23/2005/TT-BTC ngày 30/03/2005 của Bộ Tài chính. Năm 2004 mã số BCĐKT và BCKQHĐKD theo Quyết định 167 nêu trên và sửa đổi bổ sung theo Thông số 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 của Bộ Tài chính. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ HOẶC GIÁM ĐỐC DN (Ký tên, đóng dấu)
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "14/04/2005", "sign_number": "29/2005/TT-BTC", "signer": "Lê Thị Băng Tâm", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Thong-tu-63-2012-TT-BNNPTNT-Quy-chuan-ky-thuat-quoc-gia-linh-vuc-Kiem-dich-164171.aspx
Thông tư 63/2012/TT-BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực Kiểm dịch mới nhất
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 63/2012/TT-BNNPTNT Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2012 THÔNG TƯ BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KIỂM DỊCH VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT Căn cứ Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006; Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 36/2001/PL-UBTVQH10 ngày 25/7/2001. Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 1 năm 2008 của Chính phủ; Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành 15 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Kiểm dịch và Bảo vệ thực vật. Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lĩnh vực Kiểm dịch và Bảo vệ thực vật: 1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy trình giám định mọt cứng đốt (Trogo-derma granarium Everts) và mọt da vệt thận (Trogoderma inclusum Le Conte). Ký hiệu: QCVN 01-105 : 2012/BNNPTNT. 2. Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Quy trình giám định mọt to vòi (Caulophilus oryzae (Gyllenhal)). Ký hiệu: QCVN 01-106 : 2012/BNNPTNT. 3. Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Quy trình giám định mọt thóc (Sitophilus granarius Linnaeus) Ký hiệu: QCVN 01-107 : 2012/BNNPTNT. 4. Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Quy trình giám định nhóm ruồi đục quả thuộc giống Anastrepha là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam. Ký hiệu: QCVN 01-108 : 2012/BNNPTNT. 5. Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Quy trình giám định nhóm ruồi đục quả thuộc giống Bactrocera là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam. Ký hiệu: QCVN 01-109 : 2012/BNNPTNT. 6. Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Quy trình giám định nhóm ruồi đục quả thuộc giống Ceratitis là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam. Ký hiệu: QCVN 01-110 : 2012/BNNPTNT. 7. Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Quy trình điều tra rệp sáp hại giống cây trồng nhập khẩu và biện pháp xử lý. Ký hiệu: QCVN 01-111 : 2012/BNNPTNT. 8. Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Phương pháp xử lý nhà kính, nhà lưới sử dụng trong công tác kiểm dịch thực vật. Ký hiệu: QCVN 01-112 : 2012/BNNPTNT. 9. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy trình kiểm dịch cây quả hạch nhập khẩu trong khu cách ly kiểm dịch thực vật. Ký hiệu: QCVN 01-113 : 2012/BNNPTNT. 10. Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Quy trình xử lý cây xanh, cành ghép, mắt ghép trong kiểm dịch thực vật. Ký hiệu: QCVN 01-114 : 2012/BNNPTNT. 11. Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Quy trình xử lý quả tươi bằng hơi nước nóng trừ ruồi đục quả. Ký hiệu: QCVN 01-115 : 2012/BNNPTNT 12. Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Quy trình xử lý nhện nhỏ hại trên giống cây trồng nhập khẩu trong khu cách ly kiểm dịch thực vật. Ký hiệu: QCVN 01-116 : 2012/BNNPTNT 13. Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Quy trình xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bằng biện pháp chiếu xạ. Ký hiệu: QCVN 01-117 : 2012/BNNPTNT 14. Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Phương pháp điều tra phát hiện sinh vật chính gây hại chè. Ký hiệu: QCVN 01-118 : 2012/BNNPTNT 15. Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại trên cây ăn quả có múi. Ký hiệu: QCVN 01-119 : 2012/BNNPTNT Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 06 năm 2013 Điều 3. Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để Bộ nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung./. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - UBND các Tỉnh, TP trực thuộc TƯ; - Sở Nông nghiệp và PTNT các Tỉnh, TP trực thuộc TƯ; - Các Cục, Vụ, Viện, Trường Đại học thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT; - Công báo, Website Chính phủ; - Cục Kiểm tra văn bản, Bộ Tư pháp; - Lưu VT, KHCN. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Bùi Bá Bổng FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn", "promulgation_date": "14/12/2012", "sign_number": "63/2012/TT-BNNPTNT", "signer": "Bùi Bá Bổng", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Chi-thi-18-2006-CT-TTg-tang-cuong-thuc-hien-Nghi-dinh-05-2005-ND-CP-ban-dau-gia-tai-san-11780.aspx
Chỉ thị 18/2006/CT-TTg tăng cường thực hiện Nghị định 05/2005/NĐ-CP bán đấu giá tài sản
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ****** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 18/2006/CT-TTG Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2006 CHỈ THỊ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 05/2005/NĐ-CP NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2005 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN Sau một năm triển khai thi hành Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản, hoạt động bán đấu giá tài sản tại nhiều địa phương đã có chuyển biến tích cực. Chủ trương cải cách hành chính và xã hội hoá mạnh mẽ hoạt động bán đấu giá tài sản thể hiện trong Nghị định số 05/2005/NĐ-CP đang từng bước đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả. Số lượng doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh dịch vụ bán đấu giá tài sản đã tăng lên đáng kể. Các trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản đã và đang từng bước tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên, giảm dần sự bao cấp của ngân sách nhà nước, hiệu quả hoạt động bán đấu giá tài sản ngày càng được nâng cao. Trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản về cơ bản được thực hiện nghiêm chỉnh; quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động bán đấu giá tài sản được bảo đảm tốt hơn. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương một số quy định của Nghị định số 05/2005/NĐ-CP vẫn chưa được thực hiện hoặc thực hiện chưa nghiêm chỉnh, chưa thống nhất. Tại 16 địa phương, bên cạnh trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản còn thành lập thêm trung tâm do Sở Tài chính quản lý cũng có chức năng bán đấu giá tài sản dẫn đến tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Một số địa phương lại thành lập Hội đồng định giá và bán đấu giá tài sản cấp tỉnh để thực hiện thường xuyên việc bán đấu giá những loại tài sản mà theo quy định của pháp luật phải chuyển giao cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản để tổ chức bán đấu giá. Việc bán đấu giá tài sản của các tổ chức không được thành lập và hoạt động theo quy định của Nghị định số 05/2005/NĐ-CP chưa theo đúng trình tự, thủ tục bán đấu giá quy định tại Nghị định. Hiệu lực quản lý nhà nước đối với tổ chức, hoạt động bán đấu giá tài sản tại địa phương chưa cao ảnh hưởng đến việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động bán đấu giá tài sản. Để thực hiện Nghị định số 05/2005/NĐ-CP được nghiêm chỉnh, thống nhất, nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động bán đấu giá tài sản trong phạm vi cả nước, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị: 1. Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm: a) Chỉ thành lập một trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tại địa phương theo quy định của Nghị định số 05/2005/NĐ-CP. Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản được thành lập và hoạt động theo quy định của Nghị định số 05/2005/NĐ-CP là Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản cấp tỉnh, có chức năng bán đấu giá tất cả các loại tài sản quy định tại Điều 5 của Nghị định số 05/2005/NĐ-CP. Những địa phương chưa có tổ chức bán đấu giá tài sản theo quy định của Nghị định số 05/2005/NĐ-CP thì phải khẩn trương thành lập để bảo đảm việc bán đấu giá tài sản thi hành án được thực hiện theo đúng quy định của Pháp lệnh Thi hành án dân sự các văn bản hướng dẫn thi hành. Những địa phương đã thành lập thêm đơn vị sự nghiệp có chức năng bán đấu giá tài sản ngoài Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản phải chuyển chức năng bán đấu giá tài sản cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản hoặc chuyển đổi đơn vị sự nghiệp đó thành doanh nghiệp bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và quy định của Nghị định số 05/2005/NĐ-CP. Việc chuyển đổi này phải thực hiện xong trước ngày 30 tháng 6 năm 2006; b) Tăng cường về cán bộ, bảo đảm cơ sở vật chất cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá để Trung tâm thực hiện tốt nhiệm vụ bán đấu giá tài sản tại địa phương; c) Thực hiện các biện pháp khuyến khích việc thành lập và phát triển doanh nghiệp bán đấu giá tài sản tại địa phương. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bán đấu giá tài sản tham gia bán đấu giá tất cả các loại tài sản theo quy định của pháp luật; d) Chỉ đạo các Sở, ban, ngành tại địa phương thực hiện việc bán đấu giá tài sản của nhà nước thông qua các tổ chức bán đấu giá tài sản quy định tại Nghị định số 05/2005/NĐ-CP nhằm bảo đảm việc tuân thủ nghiêm chỉnh nguyên tắc, trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động bán đấu giá tài sản nhà nước để phòng ngừa tiêu cực làm thất thoát tài sản nhà nước; đ) Chỉ đạo các Sở, ban, ngành tại địa phương thực hiện nghiêm chỉnh việc chuyển giao và tổ chức bán đấu giá tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước theo quy định tại Điều 61 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Điều 31, 32, 33 và Điều 34 của Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Nghị định số 05/2005/NĐ-CP của Chính phủ; e) Bảo đảm việc bán đấu giá tài sản để thi hành án được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và Nghị định số 05/2005/NĐ-CP; g) Khẩn trương xây dựng đề án thu phí đấu giá để trình Hội đồng nhân dân quyết định về phí đấu giá áp dụng tại địa phương. 2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp: a) Chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan tổ chức rà soát, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động bán đấu giá tài sản của Bộ, ngành và địa phương để xử lý kịp thời đối với các quy định trái với Nghị định số 05/2005/NĐ-CP, Điều 61 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Điều 31, 32, 33 và Điều 34 của Nghị định số 134/2003/NĐ-CP; kiến nghị về việc sửa đổi, bãi bỏ hoặc thay thế những quy định pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Việc rà soát, kiểm tra phải được hoàn thành và báo cáo Thủ tướng Chính phủ chậm nhất là cuối tháng 6 năm 2006; b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tiếp tục hướng dẫn về trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản theo đúng quy định của Nghị định số 05/2005/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; c) Tăng cường công tác kiểm tra về tổ chức, hoạt động bán đấu giá tài sản trong phạm vi cả nước, kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý đối với những vi phạm được phát hiện trong quá trình kiểm tra. 3. Bộ trưởng Bộ Tài chính: a) Rà soát, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật, công văn hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ thuộc thẩm quyền ban hành liên quan đến hoạt động bán đấu giá tài sản để bãi bỏ, bổ sung hoặc sửa đổi những nội dung không phù hợp với Nghị định số 05/2005/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Việc rà soát, kiểm tra phải được hoàn thành và báo cáo Thủ tướng Chính phủ chậm nhất là cuối tháng 6 năm 2006; b) Khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn chung về mức thu, việc quản lý, sử dụng phí đấu giá thuộc nguồn thu của ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí. 4. Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này và tổng hợp tình hình báo cáo Thủ tướng Chính phủ. 5. Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 15 ngàykể từ ngày đăng Công báo. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Học viện Hành chính quốc gia; - VPCP: BTCN, TBNC, các PCN, BNC, Website Chính phủ, Ban Điều hành 112, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, XDPL (5b). XH THỦ TƯỚNG Phan Văn Khải
{ "issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ", "promulgation_date": "15/05/2006", "sign_number": "18/2006/CT-TTg", "signer": "Phan Văn Khải", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Nghi-dinh-116-2008-ND-CP-chuc-nang-nhiem-vu-quyen-han-co-cau-to-chuc-Bo-Ke-hoach-va-Dau-tu-81590.aspx
Nghị định 116/2008/NĐ-CP chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức Bộ Kế hoạch và Đầu tư
CHÍNH PHỦ ------ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------- Số: 116/2008/NĐ-CP Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2008 NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, NGHỊ ĐỊNH Điều 1. Vị trí và chức năng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê, bao gồm: tham mưu tổng hợp về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; quy hoạch phát triển, cơ chế, chính sách quản lý kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ thể; đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; khu kinh tế (bao gồm cả khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghệ cao và các loại hình khu kinh tế khác); quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (sau đây gọi tắt ODA) và viện trợ phi chính phủ nước ngoài; đấu thầu; thành lập, phát triển doanh nghiệp và khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã; thống kê; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật. Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây: 1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 2. Trình Chính phủ chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm và hàng năm của cả nước cùng với các cân đối vĩ mô của nền kinh tế quốc dân; lộ trình, kế hoạch xây dựng, sửa đổi các cơ chế, chính sách quản lý kinh tế vĩ mô; quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển; tổng mức và cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước theo ngành, lĩnh vực; tổng mức và phân bổ chi tiết vốn đầu tư trong cân đối, vốn bổ sung có mục tiêu; tổng mức và phân bổ chi tiết vốn trái phiếu Chính phủ, công trái quốc gia; chương trình của Chính phủ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội sau khi được Quốc hội thông qua; chiến lược nợ dài hạn trong chiến lược tổng thể về huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, ODA và việc đàm phán, ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế thuộc phạm vi quản lý của Bộ; chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển các loại hình doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã; các dự án khác theo sự phân công của Chính phủ. 3. Trình Thủ tướng Chính phủ: a. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các vùng, lãnh thổ; quy hoạch tổng thể phát triển các khu kinh tế; tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước; danh mục các chương trình, dự án đầu tư quan trọng bằng các nguồn vốn; các khoản chi dự phòng của ngân sách trung ương cho đầu tư xây dựng cơ bản, bổ sung dự trữ nhà nước, hỗ trợ tín dụng nhà nước, góp vốn cổ phần, liên doanh; chi ứng trước cho đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật; kết quả thẩm định các dự án quy hoạch, thẩm định kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ; các cơ chế, chính sách, giải pháp nhằm phát triển các loại hình doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã; b. Các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thống kê và các dự thảo văn bản khác trong các ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật. 4. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. 5. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển, thống kê đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ. 6. Về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch: a. Xây dựng chương trình hành động của Chính phủ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội sau khi được Quốc hội thông qua; điều hành thực hiện kế hoạch về một số ngành, lĩnh vực được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; b. Xây dựng chiến lược tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước trong từng thời kỳ; tổng hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển của các Bộ, ngành và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các vùng, lãnh thổ, quy hoạch tổng thể phát triển các khu kinh tế; có ý kiến về các quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi được yêu cầu; c. Tổ chức công bố chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ sau khi được phê duyệt; hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng quy hoạch, kế hoạch hàng năm và năm năm gắn phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh, phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và vùng, lãnh thổ đã được phê duyệt; d. Tổng hợp chung các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân: cân đối tích lũy và tiêu dùng; cân đối về tài chính, tiền tệ; vay và trả nợ nước ngoài; ngân sách nhà nước; vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và giám sát các cân đối này; đề xuất các giải pháp lớn để giữ vững các cân đối theo mục tiêu chiến lược và kế hoạch; phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xây dựng và lập dự toán ngân sách nhà nước, bảo đảm thực hiện mục tiêu kế hoạch; đ. Hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của Bộ, ngành, địa phương; tổ chức theo dõi, đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo định kỳ hàng tháng, quý, năm. 7. Về đầu tư phát triển và phân bổ ngân sách nhà nước: a. Tổng hợp chung về đầu tư phát triển. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch về đầu tư toàn xã hội năm năm, hàng năm; danh mục các chương trình, dự án ưu tiên thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vốn ODA; danh mục các chương trình, dự án đầu tư nhóm A trở lên sử dụng nguồn vốn của Nhà nước và danh mục các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình mục tiêu, các dự án quan trọng; b. Xây dựng tổng mức và cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội theo ngành, lĩnh vực; tổng mức và cân đối vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước theo ngành, lĩnh vực (bao gồm cơ cấu đầu tư của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương); tổng mức vốn dự trữ nhà nước, tổng mức vốn góp cổ phần và liên doanh của nhà nước, vốn bổ sung cho các doanh nghiệp công ích, tổng mức vốn trái phiếu Chính phủ và công trái theo ngành, lĩnh vực, tổng mức vốn chương trình mục tiêu quốc gia. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp phân bổ chi tiết vốn đầu tư trong cân đối ngân sách cho các Bộ, ngành, vốn bổ sung dự trữ nhà nước, vốn đối ứng ODA và các dự án quan trọng, vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ và công trái theo ngành, lĩnh vực. Tổng hợp phân bổ chi tiết vốn của từng chương trình mục tiêu quốc gia (bao gồm cả vốn đầu tư và vốn sự nghiệp), các chương trình mục tiêu và các khoản bổ sung có mục tiêu khác. c. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các Bộ, ngành liên quan và các địa phương xây dựng tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển; giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển của Nhà nước, đặc biệt là vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước; d. Thường trực Hội đồng thẩm định Nhà nước các dự án đầu tư quan trọng quốc gia; thẩm định các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình mục tiêu và các dự án khác do Thủ tướng Chính phủ giao; thẩm tra các dự án đầu tư khác theo quy định của pháp luật về đầu tư. 8. Về đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài: a. Làm đầu mối giúp Chính phủ quản lý đối với hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư; b. Thực hiện việc đăng ký hoặc thẩm tra, cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài và chủ trì thẩm tra, cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án đầu tư theo hình thức BOT, BTO, BT; c. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn, theo dõi, thanh tra, kiểm tra hoạt động đầu tư, đề xuất hướng xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành, triển khai và thực hiện dự án đầu tư; đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; kiểm tra, giám sát, đánh giá tổng thể hoạt động đầu tư công. Báo cáo tình hình thực hiện chương trình mục tiêu và dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư; làm đầu mối tổ chức các cuộc tiếp xúc của Thủ tướng Chính phủ với các nhà đầu tư ở trong nước và ở nước ngoài. 9. Về quản lý ODA: a. Là cơ quan đầu mối trong việc thu hút, điều phối và quản lý nhà nước về ODA; chủ trì soạn thảo chiến lược, chính sách, định hướng thu hút và sử dụng ODA; hướng dẫn các cơ quan chủ quản xây dựng danh mục các chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA; tổng hợp Danh mục các chương trình, dự án ODA yêu cầu tài trợ; b. Chủ trì việc chuẩn bị nội dung, tổ chức vận động và điều phối các nguồn ODA phù hợp với chiến lược, định hướng thu hút, sử dụng ODA; đề xuất việc ký kết điều ước quốc tế khung về ODA và điều ước quốc tế cụ thể về ODA không hoàn lại theo quy định của pháp luật; hỗ trợ các Bộ, ngành và các địa phương chuẩn bị nội dung và theo dõi quá trình đàm phán điều ước quốc tế cụ thể về ODA với các nhà tài trợ. c. Hướng dẫn các đơn vị, tổ chức có liên quan chuẩn bị chương trình, dự án ODA; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xác định cơ chế tài chính trong nước sử dụng vốn ODA thuộc diện ngân sách nhà nước cấp phát hoặc cho vay lại; d. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp và lập kế hoạch giải ngân vốn ODA, xây dựng kế hoạch vốn đối ứng hàng năm và xử lý các nhu cầu đột xuất đối với các công trình, dự án ODA thuộc diện cấp phát từ nguồn ngân sách nhà nước; đ. Theo dõi, kiểm tra và đánh giá các chương trình, dự án ODA theo quy định của pháp luật; làm đầu mối xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấn đề có liên quan đến nhiều Bộ, ngành; định kỳ tổng hợp báo cáo về tình hình và hiệu quả thu hút, sử dụng ODA. 10. Về quản lý đấu thầu: a. Thẩm định kế hoạch đấu thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật về đấu thầu; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan theo dõi việc tổ chức thực hiện công tác đấu thầu đối với các dự án do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; b. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát, tổng hợp việc thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu; tổ chức mạng lưới thông tin về đấu thầu theo cơ chế phân cấp hiện hành. 11. Về quản lý các khu kinh tế: a. Xây dựng, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu kinh tế trong phạm vi cả nước; b. Tổ chức thẩm định quy hoạch tổng thể các khu kinh tế, việc thành lập các khu kinh tế; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu kinh tế sau khi được phê duyệt; c. Làm đầu mối hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo tình hình đầu tư phát triển và hoạt động của các khu kinh tế; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất về mô hình và cơ chế quản lý đối với các khu kinh tế. 12. Về thành lập và phát triển doanh nghiệp: a. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước; cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ đối với sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế. b. Tham gia cùng các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thẩm định đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước; tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước và tình hình phát triển doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác của cả nước; c. Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác đăng ký kinh doanh; hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh; kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện đăng ký kinh doanh và sau đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp trên phạm vi cả nước. 13. Về kinh tế tập thể, hợp tác xã: a. Xây dựng chiến lược, chương trình và kế hoạch phát triển khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã; tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và tổng kết việc thực hiện các chương trình và kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; b. Tổ chức xây dựng các cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã. 14. Về lĩnh vực thống kê: a. Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lĩnh vực thống kê; thống nhất quản lý việc công bố và cung cấp thông tin thống kê, niên giám thống kê theo quy định của pháp luật; b. Quy định thẩm quyền ban hành các bảng phân loại thống kê (trừ bảng phân loại thống kê của ngành tòa án, kiểm sát) theo quy định của pháp luật; c. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, chế độ báo cáo thống kê cơ sở, chế độ báo cáo thống kê tổng hợp, chương trình điều tra thống kê quốc gia dài hạn, hàng năm và các cuộc điều tra thống kê theo quy định của pháp luật. 15. Thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, bao gồm: a. Xây dựng đề án sắp xếp, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện đề án sau khi được phê duyệt; b. Trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm theo thẩm quyền các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý, kế toán trưởng. c. Phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ. 16. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ. 17. Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật. 18. Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ. 19. Quản lý nhà nước các hoạt động của hội, tổ chức phi chính phủ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật 20. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật. 21. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung, chương trình cải cách hành chính nhà nước sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 22. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ. 23. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật. 24. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật. Điều 3. Cơ cấu tổ chức 1. Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân 2. Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ 3. Vụ Tài chính, tiền tệ 4. Vụ Kinh tế công nghiệp 5. Vụ Kinh tế nông nghiệp 6. Vụ Kinh tế dịch vụ 7. Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị 8. Vụ Quản lý các khu kinh tế 9. Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư 10. Vụ Kinh tế đối ngoại 11. Vụ Lao động, văn hóa, xã hội 12. Vụ Khoa học, giáo dục, tài nguyên và môi trường 13. Vụ Quản lý quy hoạch 14. Vụ Quốc phòng, an ninh 15. Vụ Hợp tác xã 16. Vụ Pháp chế 17. Vụ Tổ chức cán bộ 18. Vụ Thi đua - Khen thưởng 19. Thanh tra Bộ 20. Văn phòng Bộ 21. Cục Quản lý đấu thầu 22. Cục Phát triển doanh nghiệp 23. Cục Đầu tư nước ngoài 24. Tổng cục Thống kê 25. Viện Chiến lược phát triển 26. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương 27. Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia 28. Trung tâm Tin học 29. Báo Đầu tư 30. Tạp chí Kinh tế và Dự báo 31. Học viện Chính sách và Phát triển. Tại Điều này, các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 24 là các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 25 đến khoản 31 là các tổ chức sự nghiệp nhà nước phục vụ quản lý nhà nước trực thuộc Bộ. Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Vụ Kinh tế đối ngoại, Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ, Vụ Quản lý quy hoạch được tổ chức phòng. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê, Viện Chiến lược phát triển, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia và quyết định ban hành danh sách các tổ chức sự nghiệp khác hiện có trực thuộc Bộ. Điều 4. Hiệu lực thi hành 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 61/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 2. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này. 3. Nghị định số 93/2007/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư hết hiệu lực thi hành khi Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư được ban hành và bắt đầu có hiệu lực thi hành. Điều 5. Trách nhiệm thi hành Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - BQL KKTCKQT Bờ Y; - Ngân hàng Chính sách Xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, TCCV (10b). TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "14/11/2008", "sign_number": "116/2008/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bao-hiem/Nghi-dinh-63-2005-ND-CP-Dieu-le-Bao-hiem-y-te-2546.aspx
Nghị định 63/2005/NĐ-CP Điều lệ Bảo hiểm y tế
CHÍNH PHỦ ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 63/2005/NĐ-CP Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2005 NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 63/2005/NĐ-CP NGÀY 16 THÁNG 5 NĂM 2005 BAN HÀNH ĐIỀU LỆ BẢO HIỂM Y TẾ CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính, NGHỊ ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị định này Điều lệ Bảo hiểm y tế. Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2005 và thay thế Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế. Các quy định trước đây trái với quy định tại Nghị định này đều bãi bỏ. Điều 3. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thi hành Nghị định này. Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. Phan Văn Khải (Đã ký) ĐIỀU LỆ BẢO HIỂM Y TẾ (Ban hành kèm theo Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ) Chương 1: QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Mục tiêu chung 1. Bảo hiểm y tế quy định trong Điều lệ này là một chính sách xã hội do Nhà nước tổ chức thực hiện, nhằm huy động sự đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động, các tổ chức và cá nhân, để thanh toán chi phí khám, chữa bệnh theo quy định của Điều lệ này cho người có thẻ bảo hiểm y tế khi ốm đau. 2. Bảo hiểm y tế theo Điều lệ này mang tính xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận, hướng tới mục tiêu công bằng, hiệu quả trong khám, chữa bệnh và toàn dân tham gia. Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Điều lệ này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Bảo hiểm y tế bắt buộc là hình thức bảo hiểm y tế được thực hiện trên cơ sở bắt buộc của người tham gia. 2. Bảo hiểm y tế tự nguyện là hình thức bảo hiểm y tế được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của người tham gia. 3. Người bệnh bảo hiểm y tế là người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế bắt buộc hoặc tự nguyện, khi khám, chữa bệnh được hưởng chế độ khám, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. 4. Thân nhân bao gồm các đối tượng là: bố, mẹ đẻ; bố, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng; bố, mẹ nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi; con đẻ, con nuôi hợp pháp đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị tàn tật mất khả năng lao động theo quy định của pháp luật. 5. Thẻ bảo hiểm y tế là một loại chứng chỉ xác định người đứng tên đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và được hưởng các quyền lợi về khám, chữa bệnh theo quy định, do cơ quan có thẩm quyền về bảo hiểm y tế cấp. 6. Phí bảo hiểm y tế là số tiền mà người tham gia bảo hiểm y tế, người sử dụng lao động hoặc ngân sách nhà nước phải đóng cho Quỹ Bảo hiểm y tế theo quy định. 7. Quỹ Bảo hiểm y tế là quỹ tiền tệ được hình thành từ nguồn thu phí bảo hiểm y tế và các nguồn thu hợp pháp khác. Quỹ Bảo hiểm y tế được sử dụng để chi trả chi phí khám, chữa bệnh và những khoản chi phí hợp pháp khác theo quy định cho người tham gia bảo hiểm y tế. 8. Cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế là cơ sở y tế nhà nước và cơ sở y tế tư nhân có hợp đồng với cơ quan bảo hiểm xã hội khám, chữa bệnh cho người có thẻ bảo hiểm y tế. 9. Phạm vi quyền lợi bảo hiểm y tế bao gồm các quyền lợi về khám, chữa bệnh, chăm sóc, phục hồi sức khỏe hoặc bằng tiền mặt mà người tham gia bảo hiểm y tế được hưởng theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. 10. Dịch vụ kỹ thuật cao là những kỹ thuật y học phức tạp, chuyên sâu, khi thực hiện đòi hỏi người làm phải có trình độ, kỹ năng tay nghề cao hoặc phải sử dụng các trang thiết bị y tế hiện đại, vật tư y tế đắt tiền có chi phí lớn. 11. Hình thức thanh toán bảo hiểm y tế là các biện pháp, cách thức được áp dụng theo quy định để thanh toán chi phí khám, chữa bệnh của cơ quan quản lý Quỹ Bảo hiểm y tế với cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế hoặc với người tham gia bảo hiểm y tế. 12. Thanh toán trực tiếp là hình thức thanh toán do cơ quan quản lý Quỹ Bảo hiểm y tế thực hiện trực tiếp bằng tiền mặt cho người tham gia bảo hiểm y tế, không qua cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. 13. Thanh toán theo phí dịch vụ là hình thức thanh toán dựa trên quy định về mức phí của các loại dịch vụ y tế mà người bệnh bảo hiểm y tế sử dụng. 14. Thanh toán theo định suất là hình thức thanh toán dựa trên mức khoán cố định cho mỗi đầu thẻ đăng ký tại cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong một khoảng thời gian nhất định. Khi thực hiện hình thức thanh toán này, cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế không được thu thêm bất cứ khoản chi phí nào khác. 15. Thanh toán theo nhóm bệnh là hình thức thanh toán dựa trên chi phí của mỗi loại bệnh hay nhóm bệnh cụ thể đã được chẩn đoán xác định. Điều 3. Đối tượng thực hiện bảo hiểm y tế bắt buộc Bảo hiểm y tế bắt buộc được áp dụng đối với những đối tượng sau: 1. Người lao động Việt Nam (sau đây gọi tắt là người lao động) làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, tổ chức sau: a) Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước; b) Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; c) Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; d) Doanh nghiệp các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp; đ) Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã; e) Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội; g) Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, đơn vị lực lượng vũ trang; h) Trạm y tế xã, phường, thị trấn; i) Các trường giáo dục mầm non; k) Cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế, Hiệp định đa phương, song phương mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác; l) Cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành sự nghiệp khác; m) Các tổ chức khác có sử dụng lao động. 2. Cán bộ, công chức, viên chức theo Pháp lệnh Cán bộ, công chức. 3. Người đang hưởng chế độ hưu trí, hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng. 4. Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật. 5. Người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đang hưởng trợ cấp hàng tháng. 6. Đại biểu Quốc hội đương nhiệm không thuộc biên chế nhà nước và biên chế của các tổ chức chính trị - xã hội; đại biểu Hội đồng nhân dân đương nhiệm các cấp không thuộc biên chế nhà nước hoặc không hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng. 7. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng và cán bộ xã già yếu nghỉ việc đang hưởng phụ cấp hàng tháng từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định tại Quyết định số 130/CP ngày 20 tháng 6 năm 1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111/HĐBT ngày 13 tháng 10 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng. 8. Thân nhân sĩ quan Quân đội nhân dân đang tại ngũ; thân nhân sĩ quan nghiệp vụ đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân. 9. Các đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp hàng tháng. 10. Người cao tuổi từ 90 tuổi trở lên và người cao tuổi theo quy định tại Điều 6 của Nghị định số 30/2002/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ về quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Người cao tuổi. 11. Các đối tượng được khám, chữa bệnh theo quy định tại Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo. 12. Cựu chiến binh thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ ngoài các đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc theo quy định trên. 13. Lưu học sinh nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được nhà nước Việt Nam cấp học bổng. 14. Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này, làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng, khi hết hạn hợp đồng lao động mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc hoặc giao kết hợp đồng lao động mới đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đó thì phải tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc. Điều 4. Đối tượng thực hiện bảo hiểm y tế tự nguyện Bảo hiểm y tế tự nguyện được áp dụng đối với mọi đối tượng có nhu cầu tự nguyện tham gia bảo hiểm y tế, kể cả đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc nhưng muốn tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện để hưởng mức dịch vụ bảo hiểm y tế cao hơn đối với người tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc. Mục tiêu, nguyên tắc, các hình thức tổ chức, quản lý bảo hiểm y tế tự nguyện được quy định tại các Điều 24, 25, 26 và Điều 27 của Điều lệ này. Điều 5. Quỹ Bảo hiểm y tế 1. Quỹ bảo hiểm y tế được hình thành từ các nguồn sau: a) Tiền thu phí bảo hiểm y tế do người sử dụng lao động và người tham gia bảo hiểm y tế đóng; b) Các khoản nhà nước đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng theo quy định và các khoản hỗ trợ khác của nhà nước (nếu có); c) Tiền sinh lời do thực hiện các biện pháp hợp pháp nhằm bảo toàn và tăng trưởng Quỹ Bảo hiểm y tế; d) Các khoản thu từ nguồn tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; đ) Các khoản thu hợp pháp khác. 2. Quỹ bảo hiểm y tế được sử dụng để thanh toán chi phí khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng cho người tham gia bảo hiểm y tế theo phạm vi quyền lợi mà người tham gia bảo hiểm y tế được hưởng và các khoản chi phí khác theo quy định. Điều 6. Thẻ bảo hiểm y tế 1. Thẻ bảo hiểm y tế được cấp cho người tham gia bảo hiểm y tế. Thẻ được thiết kế để dễ nhận biết, tiện lợi và phù hợp trong quản lý và sử dụng. 2. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam ban hành mẫu, thống nhất quản lý và phát hành thẻ bảo hiểm y tế. 3. Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng ngay và liên tục khi đóng bảo hiểm y tế đúng quy định. Việc cấp thẻ, thay thẻ, đổi thẻ phải đảm bảo tính liên tục, không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế. 4. Đối với bảo hiểm y tế tự nguyện, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau: a) Đóng bảo hiểm y tế lần đầu; b) Tiếp tục đóng bảo hiểm y tế sau một thời gian gián đoạn vì bất kỳ lý do gì. 5. Thẻ bảo hiểm y tế không có giá trị sử dụng trong những trường hợp sau: a) Thẻ đã hết thời hạn sử dụng; b) Thẻ không phải do cơ quan có thẩm quyền ban hành; c) Người có tên trong thẻ đã chết; d) Thẻ bị sửa chữa, tẩy, xoá .... Chương 2: CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM Y TẾ VÀ THANH TOÁN CHI PHÍ KHÁM, CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ Điều 7. Phạm vi quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc Người có thẻ bảo hiểm y tế bắt buộc được hưởng chế độ bảo hiểm y tế khi khám, chữa bệnh ngoại trú và nội trú ở các cơ sở y tế nhà nước và tư nhân có hợp đồng với cơ quan bảo hiểm xã hội khám, chữa bệnh cho người bệnh bảo hiểm y tế, gồm: 1. Khám bệnh, chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng trong thời gian điều trị tại cơ sở khám, chữa bệnh. 2. Xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng. 3. Thuốc trong danh mục theo quy định của Bộ Y tế. 4. Máu, dịch truyền. 5. Các thủ thuật, phẫu thuật. 6. Sử dụng vật tư, thiết bị y tế và giường bệnh. 7. Chi phí khám thai, sinh con. 8. Chi phí vận chuyển trong trường hợp phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế đối với một số đối tượng là người nghèo, người thuộc diện chính sách xã hội, người sinh sống hay công tác ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Điều 8. Thanh toán chi phí khám, chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc 1. Chi phí khám, chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc theo quy định tại Điều 7 của Điều lệ này được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán toàn bộ theo giá viện phí hiện hành của nhà nước, trừ những trường hợp sử dụng những dịch vụ kỹ thuật cao có chi phí lớn được thanh toán theo quy định tại khoản 2 của Điều này. 2. Những trường hợp sử dụng các dịch vụ kỹ thuật cao có chi phí lớn được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán nhưng không vượt quá tỷ lệ và mức thanh toán tối đa theo quy định. Bộ Y tế phối hợp với Bộ Tài chính quy định cụ thể danh mục các dịch vụ kỹ thuật cao và mức tối đa được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán đối với mỗi loại dịch vụ đó cho phù hợp. 3. Người bệnh bảo hiểm y tế tự thanh toán khoản chi phí vượt mức tối đa quy định tại khoản 2 Điều này, trừ các đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 5, 9, 10 và khoản 11 Điều 3 của Điều lệ này được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán theo hạn mức do Bộ Y tế và Bộ Tài chính thống nhất quy định. Điều 9. Cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế 1. Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn chuyên môn kỹ thuật của cơ sở y tế đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế để làm căn cứ cho tổ chức bảo hiểm xã hội ký hợp đồng khám, chữa bệnh cho người có thẻ bảo hiểm y tế. 2. Các cơ sở y tế tư nhân có hợp đồng với tổ chức bảo hiểm xã hội tham gia khám, chữa bệnh cho người có thẻ bảo hiểm y tế phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về chuyên môn, kỹ thuật và chấp hành các quy định về chế độ thanh toán cho người bệnh bảo hiểm y tế như các cơ sở y tế nhà nước. Điều 10. Đăng ký khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế 1. Người có thẻ bảo hiểm y tế được lựa chọn cơ sở y tế để đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu và được khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế theo hệ thống tuyến chuyên môn kỹ thuật phù hợp với tình trạng bệnh tật. 2. Người có thẻ bảo hiểm y tế bắt buộc được hưởng chế độ thanh toán bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 8 của Điều lệ này khi: a) Khám, chữa bệnh tại cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế đã đăng ký trên thẻ để quản lý và chăm sóc sức khỏe; b) Khám, chữa bệnh tại cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế khác theo giới thiệu chuyển viện phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế; c) Khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong trường hợp cấp cứu; d) Khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế không đăng ký ban đầu, không theo tuyến điều trị đối với một số trường hợp đặc biệt được quy định cụ thể riêng theo thỏa thuận giữa tổ chức bảo hiểm xã hội và người sử dụng lao động. Điều 11. Thanh toán trong các trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế khám, chữa bệnh theo yêu cầu; khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế tư nhân 1. Trong các trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế khám, chữa bệnh theo yêu cầu riêng của bản thân như: tự chọn thầy thuốc, tự chọn buồng bệnh, tự chọn cơ sở khám, chữa bệnh, tự chọn các dịch vụ y tế; khám, chữa bệnh vượt tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế; khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế không có hợp đồng với tổ chức bảo hiểm xã hội; khám, chữa bệnh ở nước ngoài thì Quỹ Bảo hiểm y tế chỉ thanh toán cho người bệnh bảo hiểm y tế chi phí khám, chữa bệnh theo giá viện phí hiện hành của cơ sở y tế nhà nước theo tuyến chuyên môn kỹ thuật phù hợp với quy định của Bộ Y tế và trong phạm vi quyền lợi quy định tại Điều 7 của Điều lệ này. 2. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế khám, chữa bệnh theo đúng tuyến đã đăng ký tại các cơ sở y tế tư nhân thì Quỹ Bảo hiểm y tế chỉ thanh toán chi phí khám, chữa bệnh của người bệnh bảo hiểm y tế theo giá viện phí của cơ sở y tế nhà nước ở tuyến tương đương. Người có thẻ bảo hiểm y tế chịu trách nhiệm chi trả khoản chênh lệch (nếu có) giữa chi phí khám, chữa bệnh thực tế so với mức thanh toán của Quỹ Bảo hiểm y tế trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Điều 12. Các trường hợp không được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế Quỹ Bảo hiểm y tế không thanh toán chi phí trong các trường hợp sau: 1. Điều trị bệnh phong, thuốc đặc hiệu điều trị các bệnh: lao, sốt rét, tâm thần phân liệt, động kinh và các bệnh khác nếu đã được ngân sách nhà nước chi trả. 2. Chẩn đoán, điều trị nhiễm HIV/AIDS (trừ các xét nghiệm HIV theo chỉ định chuyên môn và các đối tượng được quy định tại Quyết định số 265/2003/QĐ-TTg ngày 16 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với người bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp); bệnh lậu, bệnh giang mai. 3. Tiêm chủng phòng bệnh, điều dưỡng, an dưỡng, xét nghiệm và chẩn đoán thai sớm, khám sức khỏe, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và điều trị vô sinh. 4. Chỉnh hình và tạo hình thẩm mỹ, làm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính. 5. Bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, tai nạn chiến tranh. 6. Chi phí điều trị trong các trường hợp tự tử, cố ý gây thương tích, nghiện ma túy hay do thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. 7. Giám định y khoa; giám định y pháp; giám định y pháp tâm thần. 8. Các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và sinh đẻ tại nhà. Điều 13. Hình thức thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế Chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế được thanh toán dưới hai hình thức: 1. Tổ chức bảo hiểm xã hội thanh toán với các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo hợp đồng giữa hai bên. 2. Tổ chức bảo hiểm xã hội thanh toán trực tiếp với người bệnh bảo hiểm y tế chi phí khám, chữa bệnh trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 11 của Điều lệ này. Điều 14. Thanh toán giữa cơ quan bảo hiểm xã hội và cơ sở khám, chữa bệnh 1. Các hình thức thanh toán giữa tổ chức bảo hiểm xã hội với cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế: a) Thanh toán theo phí dịch vụ; b) Thanh toán theo định suất; c) Thanh toán theo nhóm bệnh; d) Hình thức thanh toán thích hợp khác. 2. Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện hình thức thanh toán cụ thể theo hướng dẫn của liên Bộ Y tế và Tài chính. 3. Trên cơ sở bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế, của các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và sự an toàn của Quỹ Bảo hiểm y tế, phù hợp với chính sách viện phí và thuận tiện cho các bên, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam hướng dẫn việc thực hiện thí điểm hình thức thanh toán mới sau khi thống nhất với Bộ Y tế và Bộ Tài chính. CHƯƠNG 3: TRÁCH NHIỆM, PHƯƠNG THỨC VÀ MỨC ĐÓNG BẢO HIỂM Y TẾ BẮT BUỘC Điều 15. Phí bảo hiểm y tế và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế bắt buộc 1. Các đối tượng quy định tại các khoản 1và khoản 2 Điều 3 của Điều lệ này: mức phí bảo hiểm y tế hàng tháng bằng 3% tiền lương, tiền công, tiền sinh hoạt phí hàng tháng và các khoản phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên nghề, thâm niên vượt khung, phụ cấp khu vực và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có), trong đó người sử dụng lao động đóng 2%, người lao động đóng 1%. 2. Các đối tượng là người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động: mức phí bảo hiểm y tế hàng tháng bằng 3% tiền lương hưu, tiền trợ cấp bảo hiểm xã hội, do cơ quan bảo hiểm xã hội trực tiếp đóng. 3. Đối tượng hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng; công nhân cao su nghỉ việc hưởng trợ cấp hàng tháng; người hưởng trợ cấp theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ và các đối tượng quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7, 8, 9 và khoản 12 Điều 3 của Điều lệ này: mức phí đóng bảo hiểm y tế hàng tháng bằng 3% mức tiền lương tối thiểu hiện hành. 4. Các đối tượng quy định tại khoản 10 và khoản 11 Điều 3 của Điều lệ này: mức phí đóng tạm thời là 50.000 đồng/người/năm. 5. Các đối tượng quy định tại khoản 13 Điều 3 của Điều lệ này (lưu học sinh nước ngoài đang học tại Việt Nam được cấp học bổng): mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng bằng 3% tiền suất học bổng hàng tháng, do cơ quan cấp học bổng có trách nhiệm đóng. 6. Ngân sách nhà nước bảo đảm nguồn đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 10 năm 1995 và các đối tượng quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và khoản 12 Điều 3 của Điều lệ này. Quỹ Bảo hiểm xã hội bảo đảm nguồn đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 10 năm 1995. 7. Chính phủ điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế bắt buộc khi cần thiết. 8. Khuyến khích người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp đóng toàn bộ phí bảo hiểm y tế cho người lao động (trong trường hợp này, phí bảo hiểm y tế được hạch toán 2% vào chi phí sản xuất và 1% từ quỹ của doanh nghiệp). 9. Các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc, nếu tham gia các hình thức bảo hiểm y tế tự nguyện khác thì ngoài mức đóng bảo hiểm y tế bắt buộc theo quy định trên phải tự đóng phí bảo hiểm y tế tự nguyện theo quy định phù hợp với mức dịch vụ bảo hiểm y tế tự nguyện được hưởng. Điều 16. Phương thức đóng bảo hiểm y tế 1. Cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân (sau đây gọi là người sử dụng lao động) quản lý đối tượng quy định tại Điều 3 của Điều lệ này trích tiền đóng bảo hiểm y tế và thu tiền đóng bảo hiểm y tế theo tỷ lệ hoặc mức đóng được quy định tại Điều 15 của Điều lệ này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội định kỳ hàng tháng đối với những đối tượng vừa thực hiện bảo hiểm xã hội vừa thực hiện bảo hiểm y tế và ít nhất 3 tháng một lần đối với các đối tượng khác. 2. Trường hợp đặc biệt, tổ chức bảo hiểm xã hội và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận bằng hợp đồng về việc nộp phí bảo hiểm y tế và cấp thẻ bảo hiểm y tế dài hạn ngoài quy định tại khoản 1 Điều này. Chương 4: QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ Điều 17. Quyền và trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm y tế 1. Người có thẻ bảo hiểm y tế có quyền: a) Được khám, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế như quy định tại Chương II của Điều lệ này; b) Chọn một trong các cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu thuận lợi tại nơi cư trú hoặc nơi công tác theo hướng dẫn của tổ chức bảo hiểm xã hội để được quản lý, chăm sóc sức khỏe và khám, chữa bệnh; c) Được thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu vào cuối mỗi quý; d) Yêu cầu cơ quan bảo hiểm xã hội và cơ sở khám, chữa bệnh bảo đảm quyền lợi theo quy định của Điều lệ này; đ) Khiếu nại, tố cáo khi phát hiện hành vi vi phạm Điều lệ Bảo hiểm y tế. 2. Người có thẻ bảo hiểm y tế có trách nhiệm: a) Đóng phí bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn; b) Xuất trình thẻ bảo hiểm y tế khi đến khám, chữa bệnh; c) Bảo quản và không cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế; d) Chấp hành các quy định và hướng dẫn của tổ chức bảo hiểm xã hội, của cơ sở y tế khi đi khám, chữa bệnh. Điều 18. Quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động 1. Người sử dụng lao động có quyền: a) Từ chối thực hiện những yêu cầu của tổ chức bảo hiểm xã hội và các cơ sở khám, chữa bệnh không đúng với quy định của Điều lệ Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; b) Khiếu nại khi phát hiện hành vi vi phạm Điều lệ Bảo hiểm y tế. Trong thời gian khiếu nại vẫn phải thực hiện trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế theo quy định. 2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm: a) Đóng phí bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của Điều lệ Bảo hiểm y tế; b) Cung cấp các tài liệu về lao động, tiền lương, tiền công, phụ cấp của người tham gia đóng bảo hiểm y tế khi tổ chức bảo hiểm y tế yêu cầu và thực hiện chế độ đóng bảo hiểm y tế theo quy định; c) Chấp hành sự kiểm tra, thanh tra về việc thực hiện chế độ đóng, thanh toán bảo hiểm y tế cho người lao động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều 19. Quyền và trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm xã hội 1. Tổ chức bảo hiểm xã hội có quyền: a) Yêu cầu người sử dụng lao động đóng và thực hiện chế độ bảo hiểm y tế; cung cấp các tài liệu liên quan đến việc đóng và thực hiện chế độ bảo hiểm y tế; b) Tổ chức các đại lý phát hành thẻ bảo hiểm y tế; c) Ký hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh đủ tiêu chuẩn theo quy định để khám, chữa bệnh cho người có thẻ bảo hiểm y tế; d) Yêu cầu cơ sở khám, chữa bệnh cung cấp hồ sơ, bệnh án, tài liệu liên quan đến thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; đ) Từ chối thanh toán chi phí khám, chữa bệnh không đúng quy định của Điều lệ bảo hiểm y tế hoặc không đúng với các điều khoản ghi trong hợp đồng đã được ký giữa tổ chức bảo hiểm xã hội với cơ sở khám, chữa bệnh; e) Thu giữ các chứng từ và thẻ bảo hiểm y tế giả mạo để chuyển cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật; g) Kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý người sử dụng lao động, người lao động vi phạm Điều lệ Bảo hiểm y tế. 2. Tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm: a) Tổ chức triển khai, thực hiện các chương trình bảo hiểm y tế, mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc và tự nguyện theo quy định tại Điều lệ này; b) Thu tiền đóng phí bảo hiểm y tế, cấp thẻ và hướng dẫn việc quản lý, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế; c) Cung cấp thông tin về các cơ sở khám, chữa bệnh và hướng dẫn người tham gia bảo hiểm y tế lựa chọn để đăng ký; d) Quản lý quỹ, thanh toán chi phí bảo hiểm y tế đúng quy định và kịp thời; đ) Kiểm tra, giám định việc thực hiện chế độ khám, chữa bệnh, thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; e) Tổ chức thông tin, tuyên truyền về bảo hiểm y tế; g) Giải quyết các khiếu nại về thực hiện chế độ bảo hiểm y tế thuộc thẩm quyền; h) Thực hiện các quy định của pháp luật và yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về chế độ thống kê, báo cáo hoạt động chuyên môn, báo cáo tài chính, thanh tra và kiểm tra; i) Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các giải pháp mở rộng, phát triển bảo hiểm y tế nhằm thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân; k) Nghiên cứu, đề xuất và trình cơ quan có thẩm quyền các biện pháp nhằm nâng cao quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế, cải tiến hình thức thanh toán, bảo đảm cân đối quỹ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và các vấn đề có liên quan đến bảo hiểm y tế. Điều 20. Quyền và trách nhiệm của cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế 1. Cơ sở khám, chữa bệnh có quyền: a) Yêu cầu tổ chức bảo hiểm xã hội tạm ứng kinh phí và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh theo quy định của Điều lệ Bảo hiểm y tế và theo hợp đồng khám, chữa bệnh đã ký; b) Khám, chữa bệnh và cung cấp các dịch vụ y tế cho người bệnh bảo hiểm y tế theo đúng quy định chuyên môn; c) Yêu cầu tổ chức bảo hiểm xã hội cung cấp số liệu về số người đăng ký tại cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; d) Từ chối thực hiện các yêu cầu ngoài quy định của Điều lệ Bảo hiểm y tế và hợp đồng đã ký với tổ chức bảo hiểm xã hội hoặc những yêu cầu không phù hợp với quy chế chuyên môn bệnh viện do Bộ Y tế ban hành; đ) Sử dụng nguồn kinh phí do tổ chức bảo hiểm xã hội thanh toán theo quy định; e) Khiếu nại với các cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm Điều lệ Bảo hiểm y tế hoặc khởi kiện ra toà khi phát hiện tổ chức bảo hiểm xã hội vi phạm hợp đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. 2. Cơ sở khám, chữa bệnh có trách nhiệm: a) Thực hiện đúng hợp đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; b) Thực hiện việc ghi chép, lập chứng từ và cung cấp các tài liệu liên quan đến khám, chữa bệnh của người bệnh bảo hiểm y tế, làm cơ sở thanh toán và giải quyết các tranh chấp về bảo hiểm y tế; c) Chỉ định sử dụng thuốc, vật phẩm sinh học, thủ thuật, phẫu thuật, xét nghiệm, chuyển viện và các dịch vụ y tế khác một cách an toàn, hợp lý cho người bệnh bảo hiểm y tế theo quy định về chuyên môn kỹ thuật của Bộ Y tế; d) Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ tổ chức bảo hiểm xã hội thường trực tại cơ sở thực hiện công tác tuyên truyền, giải thích về bảo hiểm y tế, hướng dẫn người tham gia bảo hiểm y tế về quyền lợi, trách nhiệm và giải quyết những khiếu nại liên quan đến việc khám, chữa bệnh của người có thẻ bảo hiểm y tế; đ) Kiểm tra thẻ bảo hiểm y tế, phát hiện và thông báo cho tổ chức bảo hiểm xã hội những trường hợp vi phạm quy định về sử dụng thẻ bảo hiểm y tế và lạm dụng chế độ bảo hiểm y tế; e) Quản lý và sử dụng nguồn kinh phí do tổ chức bảo hiểm xã hội thanh toán theo đúng quy định; g) Thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ thống kê, báo cáo hoạt động chuyên môn, báo cáo tài chính và thanh tra, kiểm tra liên quan đến bảo hiểm y tế. Chương 5: QUẢN LÝ, SỬ DỤNG QUỸ BẢO HIỂM Y TẾ Điều 21. Quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế 1. Quỹ Bảo hiểm y tế là quỹ thành phần của Quỹ Bảo hiểm xã hội, được quản lý tập trung, thống nhất, dân chủ và công khai theo quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. 2. Bộ Tài chính và Bộ Y tế hướng dẫn chi tiết về quản lý, sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế. Điều 22. Chế độ kế toán và báo cáo tài chính Tổ chức bảo hiểm xã hội phải thực hiện chế độ kế toán và chế độ báo cáo tài chính của Quỹ Bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. Điều 23. Công khai tài chính Sau khi kết thúc năm tài chính, tổ chức bảo hiểm xã hội phải công bố các báo cáo tài chính về sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. Chương 6: BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN Điều 24. Mục tiêu Bảo hiểm y tế tự nguyện quy định tại Điều lệ này nhằm thực hiện chính sách xã hội trong khám, chữa bệnh, không vì mục đích kinh doanh, không áp dụng các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Điều 25. Đối tượng, nguyên tắc 1. Bảo hiểm y tế tự nguyện được áp dụng đối với mọi đối tượng có nhu cầu tự nguyện tham gia bảo hiểm y tế, kể cả đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc nhưng muốn tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện để hưởng mức dịch vụ bảo hiểm y tế cao hơn người tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc; người nước ngoài đến làm việc, học tập, du lịch tại Việt Nam. 2. Bảo hiểm y tế tự nguyện được triển khai theo địa giới hành chính hoặc theo nhóm đối tượng trên cơ sở có tổ chức, dựa vào cơ quan, tổ chức quản lý đối tượng tự nguyện tham gia. 3. Người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả các chi phí khám, chữa bệnh phù hợp với mức đóng và loại hình bảo hiểm y tế tự nguyện đã lựa chọn. 4. Nhà nước khuyến khích việc đa dạng hóa các loại hình bảo hiểm y tế tự nguyện, trên cơ sở tuân thủ mục tiêu quy định tại Điều 24 của Điều lệ này. Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn việc đăng ký và tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế tự nguyện theo quy định tại Điều lệ này. 5. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cân đối trong nguồn ngân sách địa phương và huy động sự đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện cho nhân dân địa phương, đặc biệt cho đối tượng cận nghèo, nhằm thúc đẩy sự tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của nhân dân. Điều 26. Hình thức, quyền lợi và mức phí bảo hiểm y tế tự nguyện 1. Các loại hình bảo hiểm y tế tự nguyện bao gồm: a) Bảo hiểm khám, chữa bệnh nội trú, ngoại trú; b) Bảo hiểm bổ sung ngoài bảo hiểm y tế bắt buộc; c) Bảo hiểm y tế cộng đồng; bảo hiểm y tế hộ gia đình và các loại hình bảo hiểm y tế khác. 2. Bộ Y tế và Bộ Tài chính quy định phạm vi quyền lợi được hưởng và khung đóng phí bảo hiểm y tế tự nguyện trên cơ sở giá dịch vụ y tế, quyền lợi được hưởng, điều kiện kinh tế - xã hội và số người tham gia của các nhóm đối tượng. Trên cơ sở quy định của Bộ Y tế và Bộ Tài chính, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam xác định mức đóng cụ thể cho phù hợp với mỗi nhóm đối tượng và điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương. 3. Các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc có thể tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện với các mức và được hưởng quyền lợi theo quy định về bảo hiểm y tế tự nguyện. Bộ Y tế thống nhất với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam để thực hiện thí điểm hình thức bảo hiểm y tế này. Điều 27. Quản lý Quỹ Bảo hiểm y tế tự nguyện 1. Số thu bảo hiểm y tế tự nguyện được hạch toán, phân bổ và sử dụng phù hợp với yêu cầu bảo đảm chi phí khám, chữa bệnh cho người tham gia và phục vụ sự nghiệp phát triển bảo hiểm y tế tự nguyện. 2. Tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế tự nguyện được trích một phần kinh phí trên tổng thu bảo hiểm y tế tự nguyện để chi cho công tác thu phí, phát hành thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện và chi bổ sung cho công tác tuyên truyền, vận động, khen thưởng. Tỷ lệ kinh phí được trích do liên Bộ Y tế - Tài chính quy định cụ thể. 3. Sau mỗi năm hoạt động, nếu Quỹ Bảo hiểm y tế tự nguyện có kết dư thì chuyển toàn bộ số kết dư sang năm sau để sử dụng cho công tác khám, chữa bệnh của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện. Nếu tổng số thu của Quỹ Bảo hiểm y tế tự nguyện nhỏ hơn tổng số chi thì được phép dùng nguồn kết dư của Quỹ Bảo hiểm y tế bắt buộc hoặc nguồn hỗ trợ khác theo quy định để bảo đảm chi trả đầy đủ, kịp thời các chế độ cho đối tượng được hưởng theo quy định. 4. Liên Bộ Tài chính - Y tế hướng dẫn chi tiết việc thực hiện, quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế tự nguyện theo quy định trên và phù hợp với Quy chế quản lý tài chính của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. Chương 7: TỔ CHỨC, QUẢN LÝ BẢO HIỂM Y TẾ Điều 28. Hệ thống tổ chức 1. Thủ tướng Chính phủ quy định hệ thống tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm y tế theo Điều lệ này thống nhất, đồng bộ từ trung ương đến địa phương. 2. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam là cơ quan tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều lệ này. Điều 29. Quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế trên phạm vi cả nước. 2. Chính phủ giao Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế với những nội dung sau: a) Chủ trì, phối hợp xây dựng chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế trình cấp trên ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền; b) Xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các quy định, tiêu chuẩn về chuyên môn kỹ thuật đối với các cơ sở y tế đủ điều kiện khám, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế; c) Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết các vướng mắc trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm quyền và trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm y tế, của các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. 3. Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế. 4. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh, thành phố với các nội dung: a) Chỉ đạo, tổ chức triển khai chính sách về bảo hiểm y tế, bao gồm cả bảo hiểm y tế bắt buộc và bảo hiểm y tế tự nguyện trên địa bàn tỉnh, thành phố; b) Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế và giải quyết các vướng mắc liên quan đến việc khám, chữa bệnh cho người có thẻ bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh, thành phố. Chương 8: KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM Điều 30. Khen thưởng Tổ chức, cá nhân có thành tích trong sự nghiệp bảo hiểm y tế được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng. Điều 31.Giải quyết khiếu nại, tố cáo 1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm các quy định của Điều lệ Bảo hiểm y tế. 2. Khi xảy ra khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm y tế thì tùy theo tính chất sự việc tổ chức bảo hiểm xã hội, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan thanh tra hoặc Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. 3. Bộ Y tế chịu trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Bộ Tài chính giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế. Bộ Nội vụ giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực quản lý cán bộ làm công tác bảo hiểm y tế. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết các khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm y tế ở địa phương theo quy định của pháp luật và theo thẩm quyền. 4. Bộ Y tế chủ trì thành lập đoàn công tác liên ngành để giải quyết các trường hợp khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm y tế liên quan đến phạm vi quản lý nhà nước của nhiều bộ, ngành và cơ quan. Điều 32. Xử lý vi phạm 1. Người nào vi phạm các quy định của Điều lệ Bảo hiểm y tế thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 2. Bộ Y tế, Bộ Tài chính, cơ quan Thanh tra chuyên ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra, phát hiện và xử lý các vi phạm. Điều 33. Kiểm tra, thanh tra về bảo hiểm y tế 1. Cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, Quỹ Bảo hiểm y tế, tổ chức bảo hiểm xã hội chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và cơ quan thanh tra chuyên ngành về những vấn đề có liên quan đến bảo hiểm y tế. 2. Việc thanh tra, kiểm tra phải được thực hiện đúng chức năng, đúng thẩm quyền và đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Khi tiến hành thanh tra phải có quyết định của người có thẩm quyền; khi kết thúc phải có biên bản kết luận. Chương 9: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 34. Hiệu lực thi hành 1. Điều lệ này có hiệu lực thi hành theo hiệu lực của Nghị định ban hành Điều lệ này. 2. Các quy định trước đây về bảo hiểm y tế trái với quy định tại Điều lệ này đều bãi bỏ. Điều 35. Hướng dẫn thi hành Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn việc thi hành Điều lệ này.
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "16/05/2005", "sign_number": "63/2005/NĐ-CP", "signer": "Phan Văn Khải", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Thong-tu-23-2015-TT-BKHDT-quy-dinh-chi-tiet-lap-bao-cao-danh-gia-ho-so-du-thau-299217.aspx
Thông tư 23/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu mới nhất
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 23/2015/TT-BKHĐT Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2015 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH CHI TIẾT LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ THẦU Căn cứ Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013; Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu; Căn cứ Nghị định số 116/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết việc lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu như sau: Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định chi tiết về lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại Điều 1 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13. Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động lựa chọn nhà thầu thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại Điều 1 Thông tư này. Điều 3. Áp dụng Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu và các Phụ lục 1. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có phương thức lựa chọn nhà thầu là một giai đoạn một túi hồ sơ, việc lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu thực hiện theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có phương thức lựa chọn nhà thầu là một giai đoạn hai túi hồ sơ, việc lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu thực hiện theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, việc lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu thực hiện theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này. 4. Đối với gói thầu thực hiện sơ tuyển, mời quan tâm; cung cấp dịch vụ phi tư vấn; gói thầu có hình thức lựa chọn nhà thầu là chào hàng cạnh tranh, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp; gói thầu có phương thức lựa chọn nhà thầu là hai giai đoạn một túi hồ sơ, hai giai đoạn hai túi hồ sơ, việc lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất được thực hiện trên cơ sở vận dụng, chỉnh sửa các Mẫu số 01, 02 và 03 ban hành kèm theo Thông tư này cho phù hợp. 5. Đối với gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi phát sinh từ điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam với nhà tài trợ, nếu được nhà tài trợ chấp thuận thì việc lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất áp dụng theo các Mẫu số 01, 02 và 03 ban hành kèm theo Thông tư này. 6. Bên mời thầu căn cứ vào loại gói thầu, phương thức lựa chọn nhà thầu để lựa chọn các Mẫu biên bản, tờ trình tại các Phụ lục kèm theo Thông tư này cho phù hợp như sau: a) Phụ lục 1: Mẫu Biên bản đóng thầu (nếu cần thiết); b) Phụ lục 2A: Mẫu Biên bản mở thầu (đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ); c) Phụ lục 2B: Mẫu Biên bản mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật (đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ); d) Phụ lục 3A: Mẫu Tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật (đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ); đ) Phụ lục 3B: Mẫu Quyết định phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật (đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ); e) Phụ lục 4: Mẫu Biên bản mở hồ sơ đề xuất về tài chính (đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ); g) Phụ lục 5A: Mẫu Tờ trình đề nghị phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu (đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ); h) Phụ lục 5B: Mẫu Tờ trình đề nghị phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu (đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ); i) Phụ lục 6A: Mẫu Biên bản thương thảo hợp đồng (đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp); k) Phụ lục 6B: Mẫu Biên bản thương thảo hợp đồng (đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn); l) Phụ lục 7: Mẫu Tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu; m) Phụ lục 8: Mẫu Bản cam kết. Điều 4. Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu tối đa là 45 ngày đối với đấu thầu trong nước, 60 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu không bao gồm thời gian thẩm định, phê duyệt, kể cả thời gian thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ. Trường hợp cần thiết, có thể kéo dài thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu nhưng không quá 20 ngày và phải bảo đảm tiến độ thực hiện dự án. Điều 5. Đánh giá hồ sơ dự thầu 1. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải tuân thủ theo quy định của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và hồ sơ mời thầu. 2. Trong quy chế làm việc hoặc trong cách thức làm việc của tổ chuyên gia ở báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu phải nêu rõ cách xử lý trong trường hợp một thành viên trong tổ chuyên gia có ý kiến khác biệt so với đa số thành viên khác. Thành viên của tổ chuyên gia được quyền bảo lưu ý kiến của mình. 3. Trường hợp nhà thầu cùng lúc tham dự thầu nhiều gói thầu và được đánh giá xếp hạng thứ nhất đối với gói thầu này đồng thời trúng thầu ở một hoặc nhiều gói thầu khác thì chủ đầu tư, bên mời thầu phải làm rõ khả năng thực hiện gói thầu của nhà thầu này trong quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng. 4. Trường hợp gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ, bên mời thầu phải gửi thông báo bằng văn bản về kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật đến các nhà thầu tham dự thầu. Trong văn bản thông báo phải nêu rõ tên nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, lý do các nhà thầu không đáp ứng về kỹ thuật, thời gian, địa điểm mở hồ sơ đề xuất về tài chính. Các nhà thầu không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật có thể cử đại diện tham dự lễ mở hồ sơ đề xuất về tài chính. Điều 6. Tổ chuyên gia 1. Tổ chuyên gia do bên mời thầu hoặc đơn vị tư vấn (trong trường hợp thuê tư vấn làm bên mời thầu) thành lập. Thành viên tổ chuyên gia phải đáp ứng quy định tại Điều 116 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Từng thành viên tổ chuyên gia phải lập Bản cam kết theo Phụ lục 8 gửi bên mời thầu trước khi tiến hành đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm. 2. Trong trường hợp cần thiết, tổ trưởng tổ chuyên gia ban hành quy chế làm việc của tổ chuyên gia, trong đó bao gồm những nội dung chính như sau: a) Phân công công việc cụ thể cho từng thành viên; b) Thời gian dự kiến hoàn thành việc đánh giá hồ sơ dự thầu; c) Cách thức làm việc của tổ chuyên gia; d) Các nội dung cần thiết khác. Điều 7. Trình, thẩm định và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu 1. Đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ: Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu của tổ chuyên gia, bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu. 2. Đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ: a) Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật của tổ chuyên gia, bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật. Danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật phải được thẩm định trước khi phê duyệt; b) Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính của tổ chuyên gia, bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu. 3. Trên cơ sở kết quả xếp hạng nhà thầu và thương thảo hợp đồng, bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Kết quả lựa chọn nhà thầu phải được thẩm định trước khi phê duyệt. Điều 8. Tổ chức thực hiện 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2016. Thông tư này thay thế Thông tư số 09/2010/TT-BKH ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và Thông tư số 15/2010/TT-BKH ngày 29 tháng 6 năm 2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn. 2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá nhân có liên quan gửi ý kiến về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để kịp thời hướng dẫn./. Nơi nhận: - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy Ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Cổng TTĐT Chính phủ; - Cổng TTĐT Kế hoạch và Đầu tư; - Các đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Lưu: VT, Cục QLĐT (H. ). BỘ TRƯỞNG Bùi Quang Vinh FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Bộ Kế hoạch và Đầu tư", "promulgation_date": "21/12/2015", "sign_number": "23/2015/TT-BKHĐT", "signer": "Bùi Quang Vinh", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-20-2002-ND-CP-ky-ket-thuc-hien-thoa-thuan-quoc-te-tinh-thanh-pho-truc-thuoc-trung-uong-to-chuc-chinh-tri-xa-hoi-xa-hoi-nghe-nghiep-49377.aspx
Nghị định 20/2002/NĐ-CP ký kết thực hiện thoả thuận quốc tế tỉnh thành phố trực thuộc trung ương tổ chức chính trị xã hội xã hội nghề nghiệp
CHÍNH PHỦ ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 20/2002/NĐ-CP Hà Nội, ngày 20 tháng 2 năm 2002 NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 20/2002/NĐ-CP NGÀY 20 THÁNG 02 NĂM 2002 VỀ KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN THỎA THUẬN QUỐC TẾ CỦA CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG, CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI, TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ TỔ CHỨC XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ở mỗi cấp ngày 03 tháng 7 năm 1996; Thực hiện Điều 34 của Pháp lệnh về ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế ngày 20 tháng 8 năm 1998; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, NGHỊ ĐỊNH: Chương 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng 1. Nghị định này quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế do các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là tỉnh, thành) ký kết với các đơn vị hành chính tương đương hoặc tổ chức nước ngoài, hoặc do các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức) ký kết với các tổ chức nước ngoài, với danh nghĩa của tỉnh, thành hoặc tổ chức đó. 2. Nghị định này không áp dụng đối với những điều ước quốc tế do tỉnh, thành hoặc tổ chức ký kết theo ủy quyền của Chính phủ. Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau : 1. "Thỏa thuận quốc tế" là văn bản được ký kết giữa tỉnh, thành với đơn vị hành chính tương đương hoặc tổ chức nước ngoài, giữa tổ chức với tổ chức nước ngoài, với các tên gọi như Thoả thuận, Bản ghi nhớ, Biên bản trao đổi, Kế hoạch hợp tác hoặc các tên gọi khác. Thoả thuận quốc tế quy định tại Nghị định này không phải là Điều ước quốc tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. "Tỉnh, thành" được hiểu là Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam. 3. "Tổ chức" được hiểu là cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam. 4. "Ký kết" là việc tỉnh, thành hoặc tổ chức thực hiện hành vi pháp lý từ đàm phán, ký hoặc gia nhập thoả thuận quốc tế cho đến khi thoả thuận quốc tế có hiệu lực. 5. "Gia nhập" là việc tỉnh, thành hoặc tổ chức thực hiện hành vi pháp lý chấp nhận hiệu lực của thoả thuận quốc tế nhiều bên đối với tỉnh, thành hoặc tổ chức đó. 6. "Đình chỉ hiệu lực" là việc tỉnh, thành hoặc tổ chức tạm ngừng thực hiện toàn bộ hoặc một phần thoả thuận quốc tế đã ký kết. 7. "Bãi bỏ" là việc tỉnh, thành hoặc tổ chức từ bỏ hiệu lực của thoả thuận quốc tế đã ký kết. Điều 3. Nguyên tắc ký kết thoả thuận quốc tế 1. Thoả thuận quốc tế được ký kết theo các quy định của Nghị định này phải tuân thủ Hiến pháp, các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ, ngành ban hành; phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, Điều ước quốc tế đã được ký kết trong cùng lĩnh vực hợp tác của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhiệm vụ, quyền hạn của tỉnh, thành và điều lệ, mục đích hoạt động của tổ chức. 2. Thoả thuận quốc tế được ký kết trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng giữa các bên ký kết và theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục phù hợp với các quy định của Nghị định này. 3. Thoả thuận quốc tế được ký kết với danh nghĩa tỉnh, thành hoặc tổ chức chỉ có giá trị ràng buộc với tỉnh, thành hoặc tổ chức đã ký kết thỏa thuận quốc tế đó. Chương 2: THẨM QUYỀN, TRÌNH TỰ VÀ THỦ TỤC KÝ KẾT THOẢ THUẬN QUỐC TẾ Điều 4. Thẩm quyền quyết định việc ký kết thoả thuận quốc tế của tỉnh, thành 1. Tỉnh, thành quyết định việc ký kết thoả thuận quốc tế với đơn vị hành chính tương đương hoặc tổ chức nước ngoài có quan hệ hợp tác hữu nghị với Việt Nam về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực thuộc thẩm quyền của mình được quy định tại Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ở mỗi cấp ngày 03 tháng 7 năm 1996, theo trình tự và thủ tục quy định tại Điều 5 Nghị định này. 2. Tỉnh, thành phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc ký kết thoả thuận quốc tế không được quy định tại khoản 1 Điều này, theo trình tự và thủ tục quy định tại Điều 6 Nghị định này. Điều 5. Trình tự và thủ tục tiến hành ký kết thoả thuận quốc tế thuộc thẩm quyền quyết định của tỉnh, thành 1. Trước khi tiến hành ký kết thoả thuận quốc tế quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này, tỉnh, thành phải lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và Bộ, ngành quản lý lĩnh vực hợp tác. 2. Văn bản lấy ý kiến gồm những nội dung sau : a) Yêu cầu, mục đích của việc ký kết thoả thuận quốc tế, nội dung cơ bản của thoả thuận quốc tế, dự thảo thoả thuận quốc tế bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng nước ngoài có bản dịch tiếng Việt kèm theo; b) Đánh giá tác động của thoả thuận quốc tế dự định ký kết về mặt chính trị, kinh tế, xã hội, tài chính và các tác động khác. 3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, các Bộ, ngành được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản. Trường hợp cần có thêm thời gian để thẩm định về bên ký kết nước ngoài, các Bộ, ngành phải thông báo bằng văn bản cho tỉnh, thành. 4. Tỉnh, thành tiến hành ký kết thoả thuận quốc tế, sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và Bộ, ngành quản lý lĩnh vực hợp tác. Điều 6. Trình tự và thủ tục tiến hành ký kết thoả thuận quốc tế phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định 1. Trước khi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc ký kết thoả thuận quốc tế theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này, tỉnh, thành phải lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và Bộ, ngành quản lý lĩnh vực hợp tác theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này. 2. Văn bản trình Thủ tướng Chính phủ gồm những nội dung sau : a) Yêu cầu, mục đích của việc ký kết thoả thuận quốc tế, nội dung cơ bản của thoả thuận quốc tế, dự thảo thoả thuận quốc tế bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng nước ngoài có bản dịch tiếng Việt kèm theo; b) Đánh giá tác động của thoả thuận quốc tế dự định ký kết về mặt chính trị, kinh tế, xã hội, tài chính và các tác động khác; c) Ý kiến góp ý bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và Bộ, ngành quản lý lĩnh vực hợp tác. 3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản xin phép, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến bằng văn bản về việc cho phép hay không cho phép ký kết thoả thuận quốc tế đó. 4. Tỉnh, thành chỉ được tiến hành ký kết thoả thuận quốc tế theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này, sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Thủ tướng Chính phủ. Điều 7. Thẩm quyền quyết định việc ký kết thoả thuận quốc tế của tổ chức Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, tổ chức trình cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại của tổ chức đó quyết định việc ký kết thoả thuận quốc tế với tổ chức nước ngoài có quan hệ hợp tác hữu nghị với Việt Nam, theo trình tự và thủ tục quy định tại Điều 8 Nghị định này. Điều 8. Trình tự và thủ tục tiến hành ký kết thoả thuận quốc tế của tổ chức 1. Trước khi trình cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại quyết định việc ký kết thoả thuận quốc tế quy định tại Điều 7 Nghị định này, tổ chức phải lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và Bộ, ngành quản lý lĩnh vực hợp tác. 2. Văn bản lấy ý kiến Bộ Ngoại giao và Bộ, ngành quản lý lĩnh vực hợp tác gồm những nội dung sau: a) Yêu cầu, mục đích của việc ký kết thoả thuận quốc tế, nội dung cơ bản của thoả thuận quốc tế, dự thảo thoả thuận quốc tế bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng nước ngoài có bản dịch tiếng Việt kèm theo; b) Đánh giá tác động của thoả thuận quốc tế dự định ký kết về mặt chính trị, kinh tế, xã hội, tài chính và các tác động khác. 3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, các Bộ, ngành được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản. Trường hợp cần có thêm thời gian để thẩm định về đối tác nước ngoài, cơ quan được hỏi ý kiến phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức. 4. Sau khi có ý kiến bằng văn bản của các Bộ, ngành nêu tại khoản 3 Điều này, tổ chức trình cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại của mình văn bản xin ý kiến quyết định việc ký kết thoả thuận quốc tế với những nội dung sau : a) Yêu cầu, mục đích của việc ký kết thoả thuận quốc tế, nội dung cơ bản của thoả thuận quốc tế, dự thảo thoả thuận quốc tế bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng nước ngoài có bản dịch tiếng Việt kèm theo; b) Đánh giá tác động của thoả thuận quốc tế dự định ký kết về mặt chính trị, kinh tế, xã hội, tài chính và các tác động khác; c) ý kiến góp ý bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và Bộ, ngành quản lý lĩnh vực hợp tác. 5. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản xin phép, cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại ra quyết định cho phép hoặc không cho phép ký kết thoả thuận quốc tế nêu tại Điều 7 Nghị định này. 6. Tổ chức chỉ được tiến hành ký kết thoả thuận quốc tế sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại của tổ chức đó. Chương 3: THỰC HIỆN THỎA THUẬN QUỐC TẾ Điều 9. Hiệu lực của thoả thuận quốc tế 1. Thoả thuận quốc tế có hiệu lực theo quy định nêu trong văn bản thoả thuận đó. 2. Trong trường hợp tại văn bản thoả thuận không có quy định về hiệu lực, thoả thuận sẽ có hiệu lực theo điều kiện được thống nhất giữa các bên ký kết. Điều 10. Quản lý, lưu trữ thoả thuận quốc tế Tỉnh, thành và tổ chức có trách nhiệm quản lý, lưu trữ bản gốc các thoả thuận quốc tế. Điều 11. Sao lục thoả thuận quốc tế 1. Tỉnh, thành có trách nhiệm sao lục các thỏa thuận quốc tế mà mình đã ký kết gửi Chính phủ để báo cáo và gửi các Bộ, ngành hữu quan để phối hợp. 2. Tổ chức có trách nhiệm sao lục các thỏa thuận quốc tế mà mình đã ký kết gửi cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại để báo cáo và gửi các Bộ, ngành hữu quan để phối hợp. 3. Trong trường hợp thoả thuận quốc tế chỉ được ký bằng tiếng nước ngoài, tỉnh, thành và tổ chức có trách nhiệm gửi kèm theo bản dịch tiếng Việt của thoả thuận đó. Điều 12. Sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn thoả thuận quốc tế 1. Thẩm quyền, trình tự và thủ tục liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn thoả thuận quốc tế được thực hiện như các quy định tại Nghị định này đối với thẩm quyền, trình tự và thủ tục ký kết thoả thuận quốc tế. 2. Cơ quan đã quyết định việc ký kết thoả thuận quốc tế nêu trong Điều 4 và Điều 7 Nghị định này, có quyền quyết định sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn thoả thuận quốc tế đó. 3. Văn bản lấy ý kiến của các Bộ, ngành hữu quan đối với việc sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn thoả thuận quốc tế gồm những nội dung sau : a) Yêu cầu, mục đích và hiệu quả của việc sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn thoả thuận quốc tế; nội dung của những sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn; b) Cơ sở pháp lý của việc sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn thoả thuận quốc tế; Văn bản đề nghị về sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn thoả thuận quốc tế phải được kèm theo bản sao của thoả thuận quốc tế đó. 4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, các Bộ, ngành được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản. 5. Văn bản trình Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại quyết định việc sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn thoả thuận quốc tế gồm những nội dung quy định tại các điểm a và b khoản 3 Điều này, ý kiến của các Bộ, ngành hữu quan nêu tại khoản 4 Điều này và kèm theo bản sao của thoả thuận quốc tế đó. 6. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến đồng ý bằng văn bản của Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại, tỉnh, thành hoặc tổ chức thông báo cho các bên ký kết nước ngoài về việc sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn thoả thuận quốc tế đó và tiến hành các thủ tục cần thiết có liên quan. Điều 13. Đình chỉ hiệu lực hoặc bãi bỏ thoả thuận quốc tế 1. Thoả thuận quốc tế có thể bị đình chỉ hiệu lực hoặc bãi bỏ trong các trường hợp sau: a) Theo quy định của chính thoả thuận đó; b) Khi có sự vi phạm các nguyên tắc ký kết được nêu tại Điều 3 Nghị định này hoặc có sự vi phạm nghiêm trọng thỏa thuận quốc tế của bên ký kết nước ngoài. 2. Thẩm quyền, trình tự và thủ tục liên quan đến việc đình chỉ hiệu lực hoặc bãi bỏ thoả thuận quốc tế được thực hiện như các quy định tại Nghị định này đối với thẩm quyền, trình tự và thủ tục ký kết thoả thuận quốc tế. 3. Cơ quan đã quyết định việc ký kết thoả thuận quốc tế nêu trong Điều 4 và Điều 7 Nghị định này, có quyền quyết định đình chỉ hiệu lực hoặc bãi bỏ thoả thuận quốc tế đó. 4. Văn bản lấy ý kiến của các Bộ, ngành hữu quan đối với việc đình chỉ hiệu lực hoặc bãi bỏ thoả thuận quốc tế gồm những nội dung sau : a) Lý do, cơ sở pháp lý của việc đình chỉ hiệu lực hoặc bãi bỏ thoả thuận quốc tế; b) Hệ quả pháp lý của việc đình chỉ hiệu lực hoặc bãi bỏ thoả thuận quốc tế; Văn bản đề nghị đình chỉ hiệu lực hoặc bãi bỏ thoả thuận quốc tế phải được kèm theo bản sao của thoả thuận quốc tế đó. 5. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, các Bộ, ngành được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản. 6. Văn bản trình Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại quyết định việc đình chỉ hiệu lực hoặc bãi bỏ thoả thuận quốc tế gồm những nội dung quy định tại các điểm a và b khoản 4 Điều này, ý kiến của các Bộ, ngành hữu quan nêu tại khoản 5 Điều này và kèm theo bản sao của thoả thuận quốc tế đó. 7. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến đồng ý bằng văn bản của Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại, tỉnh, thành hoặc tổ chức thông báo cho bên ký kết nước ngoài về việc đình chỉ hiệu lực hoặc bãi bỏ thoả thuận quốc tế đó và tiến hành các thủ tục cần thiết có liên quan. Chương 4: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN THOẢ THUẬN QUỐC TẾ Điều 14. Nội dung quản lý nhà nước về ký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế 1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về ký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế. 2. Tổ chức và bảo đảm thực hiện thoả thuận quốc tế. 3. Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thi hành pháp luật về ký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế. 4. Thống kê về thoả thuận quốc tế. 5. Tổ chức lưu trữ, sao lục thoả thuận quốc tế. 6. Giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm các quy định của pháp luật về ký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế. 7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan tới việc ký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế. Điều 15. Cơ quan quản lý nhà nước về ký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế 1. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế của tỉnh, thành và tổ chức. Hàng năm, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình ký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế của các tỉnh, thành và tổ chức. 2. Tỉnh, thành có trách nhiệm báo cáo Bộ Ngoại giao và Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ về việc ký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế với danh nghĩa tỉnh, thành theo định kỳ vào tháng 9 hàng năm. Trong báo cáo cần nêu rõ những khó khăn, thuận lợi và kiến nghị những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả việc hợp tác quốc tế và thực hiện nghiêm chỉnh các thoả thuận quốc tế mà mình đã ký kết. 3. Tổ chức có trách nhiệm báo cáo Bộ Ngoại giao, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại của tổ chức về việc ký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế với danh nghĩa của tổ chức theo định kỳ vào tháng 9 hàng năm. Trong báo cáo cần nêu rõ những khó khăn, thuận lợi và kiến nghị những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả việc hợp tác quốc tế và thực hiện nghiêm chỉnh các thoả thuận quốc tế mà mình đã ký kết. Điều 16. Xử lý vi phạm Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Nghị định này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Chương 5: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 17. Hiệu lực thi hành 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký. 2. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và Ban Đối ngoại Trung ương Đảng hướng dẫn thi hành Nghị định này. 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành và người đứng đầu tổ chức chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. Phan Văn Khải (Đã ký)
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "20/02/2002", "sign_number": "20/2002/NĐ-CP", "signer": "Phan Văn Khải", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Chi-thi-01-2006-CT-BXD-tang-cuong-quan-ly-thuc-hien-quyen-tu-chu-to-chuc-bien-che-tai-chinh-co-quan-Hanh-chinh-don-vi-Su-nghiep-9664.aspx
Chỉ thị 01/2006/CT-BXD tăng cường quản lý thực hiện quyền tự chủ tổ chức biên chế tài chính cơ quan Hành chính đơn vị Sự nghiệp
BỘ XÂY DỰNG ****** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 01/2006/CT-BXD Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2006 CHỈ THỊ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THỰC HIỆN QUYỀN TỰ CHỦ VỀ TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ VÀ TÀI CHÍNH TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu; Nghị định 71/2003/NĐ-CP ngày 19/6/2003 của Chính phủ về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước; Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao; Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập; Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước; Thời gian vừa qua, Bộ Xây dựng đã tiếp tục giao quyền tự chủ về tài chính giai đoạn 2005-2007 cho các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ và . Qua việc thực hiện giao quyền tự chủ đã tạo ra những chuyển biến tích cực, góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng các hoạt động sự nghiệp và đã thu được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, việc quản lý ở các cơ quan Hành chính, đơn vị Sự nghiệp còn bộc lộ nhiều hạn chế như: các đơn vị tổ chức quản lý công tác tài chính kế toán còn thiếu chặt chẽ; xây dựng và ban hành Quy chế quản lý tài chính và định mức chi tiêu nội bộ chưa kịp thời thiếu đồng bộ; sử dụng và quản lý tài sản công kém hiệu quả; chưa thực hiện đầy đủ và nghiêm túc việc tính hao mòn và trích khấu hao tài sản cố định theo chế độ sử dụng tài sản cố định; công tác quản lý đầu tư và xây dựng còn một số bất cập; công tác tổ chức bộ máy, phân công lao động còn chưa phù hợp, tuyển dụng lao động còn chưa đúng người, đúng việc, bổ nhiệm cán bộ chưa đúng quy trình. Để chấn chỉnh công tác quản lý của các đơn vị cho phù hợp với lộ trình xã hội hoá theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Xây dựng yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan Hành chính, đơn vị Sự nghiệp trực thuộc Bộ và trực thuộc các Tổng Công ty: 1. Về công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật: Thường xuyên quán triệt, phổ biến, tập huấn các chế độ chính sách mới đến toàn thể cán bộ công nhân viên chức trong đơn vị như: Luật Ngân sách Nhà nước, Luật kế toán, Luật thực hành tiết kiệm chống lãng; Luật phòng chống tham nhũng, các Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ...v...v... 2. Về tổ chức bộ máy và biên chế : - Trên cơ sở các quy định hiện hành, các đơn vị rà soát đánh giá thực trạng về bộ máy tổ chức, biên chế của đơn vị, trong đó làm rõ những thuận lợi, bất cập về bộ máy tổ chức, biên chế, chức trách, nhiệm vụ của từng cá nhân, bộ phận trong thực hiện nhiệm vụ được giao. - Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao trên cơ sở kết quả đánh giá thực trạng về bộ máy tổ chức, biên chế, thủ trưởng đơn vị xây dựng Phương án về tổ chức bộ máy, biên chế của đơn vị, đảm bảo các nguyên tắc sau đây: + Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, chặt chẽ trong việc tổ chức bộ máy và biên chế theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm; + Số lượng biên chế phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và thực tế khối lượng, quy mô công việc được giao; + Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực được Bộ giao và các nguồn lực khác của đơn vị; hoàn thành với chất lượng cao các nhiệm vụ được Bộ giao; Trong phương án về bộ máy tổ chức, biên chế, cần có quy định rõ và cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị, của từng bộ phận, từng cá nhân về công tác tổ chức, biên chế; thể hiện rõ chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức hiện có và dự kiến nguồn cán bộ, công chức, viên chức thay thế; Phương án về bộ máy tổ chức, biên chế phải kèm theo báo cáo thuyết minh đầy đủ, chi tiết về cơ sở, căn cứ tính toán, số lượng, cơ cấu biên chế của các bộ phận trực thuộc, của toàn đơn vị và dự toán kinh phí hoạt động. - Thực hiện xây dựng quy trình tuyển dụng, sử dụng, quản lý đội ngũ cán bộ, viên chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, phù hợp với phương án về bộ máy tổ chức, biên chế của đơn vị. - Thực hiện công khai, dân chủ trong sử dụng, quản lý biên chế theo quy định của pháp luật. Những công việc nêu trên phải được khẩn trương thực hiện và báo cáo Bộ vào cuối quý II/2006. 3. Về quản lý tài chính: - Soát xét và hạch toán đầy đủ mọi nguồn thu, mọi khoản chi và tất cả các loại tài sản, tiền vốn vào sổ kế toán theo đúng chế độ kế toán hiện hành; tính đúng tính đủ mọi chi phí vào giá thành các loại dịch vụ có thu để từng bước chuyển dần sang đơn vị tự trang trải kinh phí và sang doanh nghiệp theo lộ trình xã hội hoá của Đảng và Chính phủ. - Chấp hành nghiêm túc chế độ chi tiêu và các định mức chi quản lý hành chính, chi nghiệp vụ theo định mức chi tiêu nội bộ đã được Bộ chấp thuận theo nội dung và hiệu quả công việc trong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng. - Tiết kiệm trong việc mua sắm trang thiết bị làm việc, mua sắm và sử dụng xe ôtô con. Đảm bảo mua sắm tài sản đúng trình tự, thủ tục; sử dụng đúng tiêu chuẩn, định mức. - Phát huy quyền tự chủ, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ, có tích luỹ nhằm từng bước chuyển các đơn vị sự nghiệp có thu sang tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên theo lộ trình chung. - Hàng năm các đơn vị phải xây dựng đơn giá tiền lương theo từng hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, phù hợp với cơ chế chính sách tiền lương của từng giai đoạn trình Bộ phê duyệt. - Phải thường xuyên rà soát và hạch toán đầy đủ số lượng, giá trị, nguồn vốn những tài sản cố định hiện có trong đơn vị. - Hàng năm, phải tổ chức kiểm kê tài sản cố định theo chế độ kế toán; xử lý chênh lệch kiểm kê giữa thực tế và sổ sách kế toán, xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý trách nhiệm theo phân cấp quản lý; rà soát hiện trạng của những tài sản cố định đã khấu hao hết, chưa khấu hao hết nhưng đã hỏng, những tài sản cố định không còn sử dụng được hoặc sử dụng không hiệu quả, không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định để có phương án phân loại xử lý theo quy định hiện hành. - Việc mua sắm, đầu tư trang bị tài sản cố định hàng năm để tăng cường năng lực vật chất, đổi mới trang thiết bị sử dụng cho các nhiệm vụ thường xuyên được giao và các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị phải lập kế hoạch và báo cáo Bộ; quá trình thực hiện đầu tư phải theo đúng quy định tại Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn Luật; thực hiện tính và trích khấu hao tài sản cố định vào chi phí hoạt động dịch vụ, sản xuất kinh doanh theo hướng dẫn của Bộ. - Thực hiện lập kế hoạch thu, chi tài chính năm sau (gọi là năm kế hoạch) và gửi về Bộ vào tháng 6 hàng năm để Bộ xem xét, tổng hợp, và làm căn cứ giao dự toán thu, chi ngân sách cho các đơn vị. Kế hoạch phải phản ánh được đầy đủ về thu, chi đối với các hoạt động của đơn vị (hành chính, sự nghiệp, nghiên cứu khoa học, hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác...) và kế hoạch khấu hao tài sản cố định; căn cứ kế hoạch khấu hao tài sản cố định thực hiện đăng ký với cơ quan thuế danh mục tài sản cố định tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ để phân bổ đầy đủ số khấu hao cơ bản vào chi phí sản xuất. - Thực hiện chế độ báo cáo quyết toán theo quy định hiện hành. - Riêng đối với các cơ quan Hành chính (Thanh tra Xây dựng, Cục Giám định, Cục quản lý nhà) và các Viện nghiên cứu trong quyết toán năm 2006 phải thực hiện báo cáo Bộ những nhiệm vụ cụ thể của năm 2006 về việc thực hiện quản lý Nhà nước và phục vụ quản lý Nhà nước để làm căn cứ giám sát chi tiêu kinh phí thường xuyên. Từ năm 2007 nhiệm vụ này sẽ được báo cáo Bộ trong kế hoạch ngân sách hàng năm để làm căn cứ phân bổ dự toán và giám sát chi. 4. Tổ chức thực hiện: Giao Vụ Kinh tế Tài chính, Vụ Tổ chức Cán bộ, các Vụ có liên quan và Chủ tịch Hội đồng quản trị các Tổng Công ty (có đơn vị sự nghiệp) có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra và đôn đốc hướng dẫn các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thực hiện các nội dung quy định tại Chỉ thị này. Thủ trưởng các cơ quan Hành chính, đơn vị sự nghiệp, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc các Tổng Công ty (có đơn vị hành chính sự nghiệp) Vụ trưởng Vụ Kinh tế Tài chính, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Thống kê, Chánh Văn phòng Bộ Xây dựng và các Cục, Vụ liên quan nghiêm túc thi hành Chỉ thị này./. Nơi nhận: - Các cơ quan HC, đơn vị SN - Các Tổng Công ty (có đơn vị sự nghiệp) - Công báo - Lưu VP Bộ, Vụ KTTC, Vụ TCCB, Vụ PC BỘ TRƯỞNG Nguyễn Hồng Quân
{ "issuing_agency": "Bộ Xây dựng", "promulgation_date": "22/02/2006", "sign_number": "01/2006/CT-BXD", "signer": "Nguyễn Hồng Quân", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Thong-tu-02-2011-TT-BKHCN-huong-dan-kiem-soat-vat-lieu-hat-nhan-hat-nhan-nguon-120711.aspx
Thông tư 02/2011/TT-BKHCN hướng dẫn kiểm soát vật liệu hạt nhân, hạt nhân nguồn mới nhất
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------- Số: 02/2011/TT-BKHCN Hà Nội, ngày 16 tháng 03 năm 2011 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN KIỂM SOÁT VẬT LIỆU HẠT NHÂN, VẬT LIỆU HẠT NHÂN NGUỒN Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ; Căn cứ Quyết định số 45/2010/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động kiểm soát hạt nhân; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện kiểm soát vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn như sau: Chương 1. QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này hướng dẫn về: 1. Quy trình kế toán hạt nhân; 2. Hồ sơ thiết kế của cơ sở chịu sự kiểm soát hạt nhân; 3. Báo cáo thông tin đối với cơ sở có vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn ít hơn 1kg hiệu dụng; 4. Hồ sơ kế toán hạt nhân; 5. Báo cáo xuất khẩu, nhập khẩu; 6. Báo cáo đặc biệt; 7. Điều kiện, thủ tục công nhận tổ chức, cá nhân hết trách nhiệm thực hiện quy định về kiểm soát hạt nhân. Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động sử dụng, lưu giữ, xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn tại Việt Nam. Điều 3. Giải thích từ ngữ 1. Lô vật liệu là phần vật liệu hạt nhân được coi là một đơn vị dùng cho mục đích kiểm kê tại một điểm đo then chốt. 2. Vùng cân bằng vật liệu (MBA) là vùng bên trong hoặc bên ngoài một cơ sở, nơi có thể xác định được lượng vật liệu hạt nhân chuyển vào hoặc chuyển ra và có thể tiến hành kiểm kê trên thực tế khi cần thiết để thiết lập cân bằng vật liệu. 3. Điểm đo then chốt (KMP) là điểm mà ở đó vật liệu hạt nhân ở dạng có thể đo đạc được để kiểm kê hoặc xác định dòng lưu chuyển của vật liệu. Chương 2. QUY TRÌNH KẾ TOÁN HẠT NHÂN, HỒ SƠ THIẾT KẾ VÀ BÁO CÁO THÔNG TIN VỀ VẬT LIỆU HẠT NHÂN, VẬT LIỆU HẠT NHÂN NGUỒN Điều 4. Quy trình kế toán hạt nhân 1. Tổ chức, cá nhân sử dụng, lưu giữ vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn quy định tại Điều 6 và Điều 7 Quy chế hoạt động kiểm soát hạt nhân ban hành kèm theo Quyết định số 45/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14 tháng 6 năm 2010 phải thiết lập và áp dụng quy trình kế toán hạt nhân. 2. Quy trình kế toán hạt nhân gồm các nội dung sau: a) Thiết lập vùng cân bằng vật liệu và xác định các điểm đo then chốt để phục vụ cho việc kế toán và kiểm soát vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn tại cơ sở; b) Xây dựng và áp dụng quy trình để xác định lượng vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn nhận về, sản xuất ra, chuyển đi, bị mất hoặc bị loại khỏi bản kiểm kê và lượng vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn kiểm kê trên thực tế tại cơ sở; c) Xây dựng và áp dụng quy trình để đánh giá độ chính xác, độ lặp lại của các phép đo và ước tính độ tin cậy của các phép đo; d) Xây dựng và áp dụng quy trình để đánh giá sự khác nhau giữa lượng vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn đo được ở nơi chuyển đi và nơi nhận về; đ) Xây dựng và áp dụng quy trình để tiến hành kiểm kê trên thực tế; e) Xây dựng và áp dụng quy trình để đánh giá lượng vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn kiểm kê không đo được và lượng mất mát không đo được; g) Xây dựng và áp dụng quy trình về lập, lưu giữ hồ sơ kế toán hạt nhân và nộp báo cáo kế toán hạt nhân; h) Bố trí cán bộ chịu trách nhiệm về kế toán hạt nhân và kiểm soát vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn tại cơ sở. Điều 5. Hồ sơ thiết kế 1. Tổ chức, cá nhân có cơ sở chịu sự kiểm soát hạt nhân phải xây dựng và nộp các loại hồ sơ thiết kế và báo cáo thay đổi nội dung thiết kế như sau: a) Hồ sơ thiết kế được lập và nộp về Cục An toàn bức xạ và hạt nhân chậm nhất 15 ngày sau khi dự án xây dựng cơ sở chịu sự kiểm soát hạt nhân được phê duyệt. Hồ sơ thiết kế này được lập theo hướng dẫn tại Phụ lục I của Thông tư này và được căn cứ vào thông tin hiện có về dự án. b) Hồ sơ thiết kế được lập và nộp về Cục An toàn bức xạ và hạt nhân chậm nhất 240 ngày trước ngày khởi công xây dựng cơ sở chịu sự kiểm soát hạt nhân. Hồ sơ thiết kế này được lập theo hướng dẫn tại Phụ lục I của Thông tư này và được căn cứ vào thông tin của bản thiết kế cơ sở. c) Hồ sơ thiết kế được lập và nộp về Cục An toàn bức xạ và hạt nhân chậm nhất 240 ngày trước ngày dự kiến tiếp nhận vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn vào cơ sở lần đầu tiên. Hồ sơ thiết kế này được lập theo hướng dẫn tại Phụ lục I của Thông tư này và được căn cứ vào thông tin của bản thiết kế chi tiết được phê duyệt. d) Báo cáo thay đổi nội dung thiết kế được lập và nộp khi có sự thay đổi trong hồ sơ thiết kế quy định tại điểm c khoản này. Báo cáo thay đổi nội dung thiết kế phải chỉ rõ các nội dung thay đổi và phải được nộp về Cục An toàn bức xạ và hạt nhân chậm nhất 90 ngày trước ngày dự kiến hoàn thành thay đổi. đ) Hồ sơ thiết kế được lập lại sau khi các thay đổi theo báo cáo thay đổi nội dung thiết kế quy định tại điểm d khoản này đã được hoàn thành. Hồ sơ thiết kế này được lập theo hướng dẫn tại Phụ lục I của Thông tư này, phải chỉ rõ các nội dung thay đổi đã được thực hiện và được nộp về Cục An toàn bức xạ và hạt nhân chậm chất 15 ngày sau khi hoàn thành các thay đổi. 2. Hồ sơ thiết kế, báo cáo thay đổi nội dung thiết kế phải được bổ sung, hoàn thiện khi có yêu cầu của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân. Điều 6. Báo cáo thông tin về vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn 1. Tổ chức, cá nhân sử dụng, lưu giữ vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn quy định tại Điều 7 Quy chế hoạt động kiểm soát hạt nhân ban hành kèm theo Quyết định số 45/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14 tháng 6 năm 2010 phải nộp báo cáo thông tin về vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn về Cục An toàn bức xạ và hạt nhân chậm nhất 240 ngày trước ngày dự kiến tiếp nhận các vật liệu này lần đầu tiên. Báo cáo thông tin về vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn được lập theo hướng dẫn tại Phụ lục II của Thông tư này. 2. Trường hợp có thay đổi đối với nội dung trong báo cáo thông tin về vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn đã nộp theo quy định tại khoản 1 Điều này, báo cáo phải được lập lại, chỉ rõ những nội dung đã thay đổi và trong vòng 15 ngày sau khi có thay đổi phải được nộp về Cục An toàn bức xạ và hạt nhân. 3. Báo cáo thông tin về vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn phải được bổ sung, hoàn thiện khi có yêu cầu của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân. Chương 3. HỒ SƠ KẾ TOÁN HẠT NHÂN Điều 7. Hồ sơ kế toán hạt nhân 1. Tổ chức, cá nhân sử dụng, lưu giữ vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn quy định tại Điều 6 và Điều 7 Quy chế hoạt động kiểm soát hạt nhân ban hành kèm theo Quyết định số 45/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14 tháng 6 năm 2010 phải lập, lưu giữ hồ sơ kế toán hạt nhân và nộp báo cáo kế toán hạt nhân. 2. Hồ sơ kế toán hạt nhân bao gồm báo cáo kế toán hạt nhân, tài liệu về kế toán hạt nhân và hồ sơ vận hành. 3. Hồ sơ kế toán hạt nhân phải được lưu giữ trong suốt thời gian có vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn tại cơ sở và ít nhất 5 năm kể từ ngày lập hồ sơ. Điều 8. Báo cáo kế toán hạt nhân 1. Báo cáo kế toán hạt nhân bao gồm báo cáo kiểm kê định kỳ, báo cáo cân đối vật liệu, báo cáo thay đổi kiểm kê và bản thông tin chú thích kèm theo các báo cáo. 2. Báo cáo kiểm kê định kỳ là báo cáo về kết quả kiểm kê lượng vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn sau mỗi lần kiểm kê định kỳ theo tần suất được Cục An toàn bức xạ và hạt nhân chấp thuận. Báo cáo kiểm kê định kỳ được lập theo Mẫu 01-III/KSHN tại Phụ lục III của Thông tư này và nộp về Cục An toàn bức xạ và hạt nhân trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm kê định kỳ. 3. Báo cáo cân đối vật liệu là báo cáo thể hiện sự cân đối vật liệu dựa trên kết quả kiểm kê lượng vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn thực tế có tại cơ sở và số liệu kiểm kê trong kỳ kiểm kê lần trước. Báo cáo cân đối vật liệu được lập theo Mẫu 02-III/KSHN tại Phụ lục III của Thông tư này và nộp về Cục An toàn bức xạ và hạt nhân cùng với báo cáo kiểm kê định kỳ quy định tại khoản 2 Điều này. 4. Báo cáo thay đổi kiểm kê là báo cáo về sự thay đổi lượng vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn tại cơ sở. Báo cáo thay đổi kiểm kê được lập theo Mẫu 03-III/KSHN tại Phụ lục III của Thông tư này và nộp về Cục An toàn bức xạ và hạt nhân trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có sự thay đổi lượng vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn của vùng cân bằng vật liệu. 5. Bản thông tin chú thích là tài liệu kèm theo các báo cáo nêu tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này nhằm giải thích những thay đổi trong kiểm kê hoặc các điểm cần lưu ý trong mỗi báo cáo. Bản thông tin chú thích được lập theo Mẫu 04-III/KSHN tại Phụ lục III của Thông tư này. Điều 9. Tài liệu về kế toán hạt nhân Tài liệu về kế toán hạt nhân bao gồm các tài liệu sau: 1. Tài liệu về thay đổi kiểm kê thể hiện các thay đổi của lượng vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn đối với mỗi lô vật liệu và các thông tin liên quan đến đặc điểm của vật liệu và dữ liệu lô. 2. Tài liệu về kết quả đo đạc thể hiện thời gian và kết quả đo được sử dụng để xác định lượng vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn được kiểm kê trên thực tế. 3. Tài liệu về các điều chỉnh, sửa đổi thể hiện tất cả các điều chỉnh, sửa đổi đã được thực hiện liên quan đến các thay đổi kiểm kê, sai lệch giữa lượng kiểm kê theo sổ sách và lượng kiểm kê trên thực tế. Điều 10. Hồ sơ vận hành Hồ sơ vận hành gồm các nội dung sau: 1. Số liệu vận hành được sử dụng để xác định sự thay đổi về số lượng và thành phần vật liệu hạt nhân; 2. Số liệu thu được thông qua việc hiệu chuẩn thùng chứa, thiết bị, lấy mẫu, phân tích; quy trình kiểm soát chất lượng của việc đo; sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống; 3. Bản mô tả các bước chuẩn bị, thực hiện kiểm kê trên thực tế nhằm bảo đảm việc kiểm kê này chính xác và đầy đủ; 4. Bản mô tả các bước tiến hành việc khẳng định nguyên nhân và mức độ các mất mát vật liệu. Chương 4. BÁO CÁO XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VẬT LIỆU HẠT NHÂN, VẬT LIỆU HẠT NHÂN NGUỒN VÀ BÁO CÁO ĐẶC BIỆT Điều 11. Báo cáo đối với việc xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn 1. Tổ chức, cá nhân tiến hành xuất khẩu vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn, chậm nhất 30 ngày trước ngày dự kiến xuất khẩu lô hàng đầu tiên, phải gửi báo cáo lập theo Mẫu 01-IV/KSHN tại Phụ lục IV của Thông tư này kèm theo bản sao hợp đồng xuất khẩu đã được ký về Cục An toàn bức xạ và hạt nhân. 2. Tổ chức, cá nhân tiến hành nhập khẩu vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn, chậm nhất 15 ngày trước ngày dự kiến vật liệu đến Việt Nam, phải gửi báo cáo lập theo Mẫu 02-IV/KSHN tại Phụ lục IV của Thông tư này kèm theo bản sao hợp đồng nhập khẩu đã được ký về Cục An toàn bức xạ và hạt nhân. 3. Trường hợp có sự thay đổi trong thông tin xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn đã được báo cáo trước đây, tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải báo cáo cho Cục An toàn bức xạ và hạt nhân bằng văn bản về các nội dung thay đổi trước ngày dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu. 4. Trường hợp có yêu cầu của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn có trách nhiệm làm rõ hoặc bổ sung thông tin trong báo cáo đã nộp theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này. Điều 12. Báo cáo đặc biệt 1. Báo cáo đặc biệt là chế độ báo cáo mà tổ chức, cá nhân sử dụng, lưu giữ, xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn phải thực hiện trong các trường hợp bất thường sau: a) Có sự cố hoặc tình huống dẫn đến tin rằng đã mất hoặc có thể đã mất vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn; b) Có sự thay đổi bất thường đối với các biện pháp giám sát, ngăn chặn tiếp cận. 2. Báo cáo đặc biệt trong các trường hợp bất thường nêu tại khoản 1 Điều này được quy định như sau: a) Khi phát hiện bất thường, phải báo cáo ngay cho Cục An toàn bức xạ và hạt nhân bằng điện thoại hoặc fax. b) Trong thời hạn 05 ngày kể từ khi phát hiện bất thường, phải lập báo cáo bằng văn bản gửi về Cục An toàn bức xạ và hạt nhân. Chương 5. CÔNG NHẬN HẾT TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN QUY ĐỊNH VỀ KIỂM SOÁT HẠT NHÂN Điều 13. Điều kiện được công nhận hết trách nhiệm thực hiện quy định về kiểm soát hạt nhân Tổ chức, cá nhân sẽ được công nhận hết trách nhiệm thực hiện quy định về kiểm soát hạt nhân đối với vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn khi các vật liệu này đã được tiêu dùng hết hoặc đã được pha loãng đến mức không còn sử dụng được cho bất kỳ một hoạt động hạt nhân nào hoặc trên thực tế không thể thu hồi lại được. Điều 14. Thủ tục công nhận hết trách nhiệm thực hiện quy định về kiểm soát hạt nhân 1. Tổ chức, cá nhân muốn được công nhận hết trách nhiệm thực hiện quy định về kiểm soát hạt nhân đối với vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn phải gửi hồ sơ đề nghị công nhận hết trách nhiệm thực hiện quy định về kiểm soát hạt nhân cho Cục An toàn bức xạ và hạt nhân. 2. Hồ sơ đề nghị công nhận hết trách nhiệm thực hiện quy định về kiểm soát hạt nhân bao gồm: a) Đơn đề nghị công nhận hết trách nhiệm thực hiện quy định về kiểm soát hạt nhân theo Mẫu 01-V/KSHN tại Phụ lục V của Thông tư này. b) Các tài liệu liên quan chứng minh cơ sở đã đáp ứng các điều kiện để được công nhận hết trách nhiệm thực hiện quy định về kiểm soát hạt nhân quy định tại Điều 13. 3. Trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị công nhận hết trách nhiệm thực hiện quy định về kiểm soát hạt nhân, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân có trách nhiệm xác minh thông tin và cấp hoặc từ chối cấp giấy công nhận hết trách nhiệm thực hiện quy định về kiểm soát hạt nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Chương 6. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 15. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2011. 2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc có vấn đề mới phát sinh, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Khoa học và Công nghệ để xem xét sửa đổi, bổ sung./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo); - Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo); - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Lưu: VT, PC, ATBXHN. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Lê Đình Tiến PHỤ LỤC I MẪU HỒ SƠ THIẾT KẾ CỦA CƠ SỞ CHỊU SỰ KIỂM SOÁT HẠT NHÂN (Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2011/TT-BKHCN ngày 16 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) 1. Hồ sơ thiết kế của cơ sở chịu sự kiểm soát hạt nhân gồm 2 phần như sau: - Thông tin chung được sử dụng cho tất cả các loại hình cơ sở chịu sự kiểm soát hạt nhân. - Nội dung thiết kế đặc thù cho từng loại cơ sở Nội dung của phần thông tin chung và phần thông tin thiết kế đặc thù được lập theo mẫu tương ứng với loại hình từng cơ sở như sau: TT Loại cơ sở Mẫu 1 Thông tin chung 01-I/KSHN 2 Lò phản ứng 02-I/KSHN 3 Cơ sở nghiên cứu triển khai có lượng vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn lớn hơn 1 kilôgam hiệu dụng 03-I/KSHN 4 Cơ sở lưu giữ chuyên biệt 04-I/KSHN 5 Cơ sở tới hạn/Cơ sở dưới tới hạn 05-I/KSHN 6 Nhà máy chuyển hóa/Nhà máy chế tạo nhiên liệu 06-I/KSHN 2. “Vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn” trong Phụ lục này được gọi chung là “vật liệu hạt nhân”. Mẫu 01-I/KSHN THÔNG TIN CHUNG I. THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ 1. Tên cơ sở (đầy đủ): 2. Tên viết tắt: 3. Địa chỉ: 4. Điện thoại: Fax: 5. Họ và tên người đứng đầu cơ sở: Số CMND/Hộ chiếu: Ngày cấp: Nơi cấp: Điện thoại: Email: II. ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ SỞ 1. Loại hình cơ sở: 2. Mục đích sử dụng: 3. Các đặc điểm chính: 4. Hiện trạng (dự kiến xây dựng, đang xây dựng hay đang hoạt động): 5. Kế hoạch xây dựng (đối với cơ sở chưa xây dựng): a) Ngày dự kiến xây dựng: b) Ngày dự kiến chạy thử nghiệm: c) Ngày dự kiến bắt đầu hoạt động: 6. Trạng thái vận hành (chỉ trong ngày, ngày 2 ca, ngày 3 ca; số ngày trong một năm, v.v): 7. Sơ đồ cơ sở (tòa nhà về mặt kết cấu, hàng rào, cửa ra vào, các khu vực lưu giữ vật liệu hạt nhân, các phòng thí nghiệm, khu thải, tuyến di chuyển của vật liệu hạt nhân, khu vực kiểm tra, thí nghiệm, v.v): Lưu ý: Kèm theo các hình vẽ. 8. Sơ đồ khu vực (bản đồ chi tiết thể hiện: địa điểm, các tòa nhà và ranh giới của cơ sở, các tòa nhà khác, đường bộ, đường sắt, sông ngòi, v.v): Lưu ý: Kèm theo các hình vẽ/sơ đồ. III. THÔNG TIN VỀ CÁN BỘ CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ KẾ TOÁN VÀ KIỂM SOÁT VẬT LIỆU HẠT NHÂN TẠI CƠ SỞ 1. Họ và tên: 2. Ngày tháng năm sinh: Giới tính: 3. Chức vụ: 4. Số CMND/Hộ chiếu: Ngày cấp: Nơi cấp: 5. Địa chỉ liên hệ: 6. Điện thoại: Email: Mẫu 02-I/KSHN NỘI DUNG THIẾT KẾ ĐẶC THÙ CHO LÒ PHẢN ỨNG IV. THÔNG TIN CHUNG VỀ LÒ PHẢN ỨNG 1. Mô tả về cơ sở Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ (mặt bằng) 2. Công suất nhiệt, công suất điện dự kiến (đối với lò phản ứng công suất) 3. Số các tổ máy (lò phản ứng) và sơ đồ của các tổ máy này trong nhà máy điện hạt nhân 4. Loại lò 5. Loại tiếp nhiên liệu (liên tục hay không liên tục) 6. Độ giàu của vùng hoạt và nồng độ Pu (lấy tại trạng thái cân bằng đối với lò phản ứng tiếp nhiên liệu liên tục, lấy giá trị đầu và giá trị cuối đối với lò phản ứng tiếp nhiên liệu không liên tục) 7. Chất làm chậm 8. Chất làm mát 9. Vùng phản xạ, chất phản xạ V. MÔ TẢ VẬT LIỆU HẠT NHÂN 1. Loại nhiên liệu tươi 2. Độ làm giàu của nhiên liệu tươi (U-235) và/hoặc hàm lượng Pu (độ làm giàu trung bình của mỗi loại bó nhiên liệu) 3. Khối lượng danh định của nhiên liệu trong thanh/bó thanh nhiên liệu (với độ dung sai thiết kế) 4. Dạng vật lý và hóa học của nhiên liệu tươi (mô tả chung) 5. Các bó nhiên liệu (nêu rõ đối với mỗi loại bó nhiên liệu) - Loại bó nhiên liệu - Số lượng các bó nhiên liệu, các bó thanh điều khiển và điều chỉnh các bó thí nghiệm trong lò, trong vùng phản xạ - Số và loại thanh nhiên liệu - Độ làm giàu trung bình và/hoặc hàm lượng Pu trong mỗi bó nhiên liệu - Cấu trúc chung - Dạng hình học - Kích thước - Vật liệu vỏ Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ 6. Mô tả thanh nhiên liệu tươi - Dạng vật lý và hóa học của nhiên liệu - Vật liệu hạt nhân, vật liệu phân hạch và khối lượng (với độ dung sai thiết kế) - Độ làm giàu và/hoặc hàm lượng Pu - Dạng hình học - Kích thước - Số lượng các viên nhiên liệu trong mỗi thanh - Thành phần hợp kim - Vật liệu vỏ (độ dày, thành phần vật liệu, liên kết) Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ 7. Thông tin về trao đổi thanh trong bó nhiên liệu (nêu rõ đây có phải là hoạt động thường xuyên không) Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ 8. Đơn vị kế toán cơ bản (thanh/bó nhiên liệu, v.v) Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ 9. Các đơn vị khác 10. Phương pháp nhận dạng vật liệu/nhiên liệu hạt nhân 11. Các vật liệu hạt nhân khác có trong cơ sở (nêu rõ từng loại) VI. DÒNG VẬT LIỆU HẠT NHÂN 1. Sơ đồ dòng vật liệu hạt nhân (nêu rõ các điểm đo, các vùng kế toán, các địa điểm kiểm kê, v.v) Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ 2. Khối lượng kiểm kê, số lượng bó nhiên liệu, độ làm giàu của urani và hàm lượng plutoni trong điều kiện vận hành bình thường - Kho lưu giữ nhiên liệu tươi - Vùng hoạt lò phản ứng - Kho lưu giữ nhiên liệu đã qua sử dụng - Các địa điểm khác 3. Hệ số tải (chỉ đối với lò phản ứng công suất) 4. Nạp nhiên liệu vào vùng hoạt lò phản ứng (số lượng thanh/bó nhiên liệu) 5. Các yêu cầu đối với việc nạp nhiên liệu (lượng, khoảng cách thời gian) 6. Độ cháy (trung bình/tối đa) 7. Nhiên liệu đã qua sử dụng sẽ được tái chế hay lưu giữ (nêu rõ địa điểm lưu giữ, nếu có) VII. THAO TÁC VỚI VẬT LIỆU HẠT NHÂN 1. Nhiên liệu tươi a) Đóng gói (mô tả) b) Sơ đồ, bố trí chung và kế hoạch lưu giữ Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ c) Khả năng chứa của kho lưu giữ Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ d) Phòng chuẩn bị và phân tích nhiên liệu và khu vực nạp nhiên liệu vào lò phản ứng (mô tả, bao gồm cả sơ đồ, bố trí chung) Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ 2. Thiết bị vận chuyển nhiên liệu (bao gồm các máy móc dùng để tiếp nhiên liệu) Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ 3. Tuyến đi của vật liệu hạt nhân (nhiên liệu tươi, nhiên liệu đã qua sử dụng, vùng phản xạ, nhiên liệu khác) Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ 4. Thùng lò phản ứng (thể hiện vị trí vùng hoạt, cửa ra vào thùng lò, các chỗ mở thùng lò, vị trí thao tác với nhiên liệu trong thùng lò) Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ 5. Sơ đồ vùng hoạt lò phản ứng (thể hiện bố trí chung, mạng, dạng, đỉnh, kích thước vùng hoạt, chất phản xạ, vùng phản xạ, vị trí, hình dạng và kích thước của thanh/bó nhiên liệu; thanh/bó điều khiển; thanh/bó thí nghiệm) Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ 6. Số lượng, kích thước các kênh cho thanh nhiên liệu hoặc bó thanh nhiên liệu và cho các thanh điều khiển trong vùng hoạt 7. Thông lượng nơtron trung bình trong vùng hoạt: a) Nơtron nhiệt b) Nơtron nhanh 8. Thiết bị đo thông lượng nơtron và gamma 9. Nhiên liệu đã qua sử dụng a) Sơ đồ, kế hoạch lưu giữ nhiên liệu đã qua sử dụng và bố trí chung (bên trong hoặc bên ngoài) Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ b) Phương pháp lưu giữ c) Khả năng chứa theo thiết kế của kho lưu giữ d) Mô tả thiết bị vận chuyển nhiên liệu đã qua sử dụng và thùng vận chuyển (nêu rõ vị trí lưu giữ thiết bị và thùng vận chuyển trong trường hợp không đặt tại địa điểm) Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ 10. Hoạt độ tối đa của nhiên liệu/vùng hấp thụ sau khi tiếp nhiên liệu (ở bề mặt và ở khoảng cách 1 mét) 11. Phương pháp và thiết bị thao tác với nhiên liệu đã qua sử dụng (trừ các phương pháp và thiết bị đã được nêu trong các mục 1 và 9 d phần này) 12. Các khu vực kiểm tra vật liệu hạt nhân (trừ các vùng đã nêu trong mục 1 phần này) Đối với mỗi vùng này, mô tả ngắn gọn: a) Bản chất của các hoạt động b) Các thiết bị chính sẵn có (vd. buồng nóng, thiết bị tháo dỡ và hòa tan vỏ thanh nhiên liệu) c) Thùng chứa được sử dụng để vận chuyển (vật liệu chính, phế liệu và chất thải) d) Các khu vực lưu giữ đối với nhiên liệu tươi và nhiên liệu đã qua sử dụng đ) Sơ đồ và bố trí chung Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ VIII. DỮ LIỆU VỀ CHẤT LÀM MÁT 1. Sơ đồ khối (nêu rõ dòng khối lượng, nhiệt độ và áp suất tại các điểm chính, v.v) Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ IX. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ VÀ BIỆN PHÁP AN TOÀN 1. Các biện pháp bảo vệ thực thể cơ bản đối với vật liệu hạt nhân 2. Các nội quy về sức khỏe và an toàn cụ thể mà thanh tra viên phải tuân thủ (nếu nhiều quá, hãy cung cấp tài liệu kèm theo) X. KẾ TOÁN VÀ KIỂM SOÁT VẬT LIỆU HẠT NHÂN 1. Mô tả hệ thống Mô tả về hệ thống kế toán vật liệu hạt nhân, phương pháp lưu hồ sơ và báo cáo dữ liệu kế toán, quy trình hiệu chỉnh bảng kê sau khi kiểm kê, và sửa chữa các lỗi, v.v theo các mục sau: Lưu ý: Kèm theo các mẫu cho các quy trình a) Khái quát (mục này cần nêu loại sổ cái và sổ phụ nào sẽ được sử dụng, dạng tài liệu (bản giấy, băng hay vi phim, v.v), người chịu trách nhiệm và quyền hạn của người đó; dữ liệu nguồn (vd. mẫu chuyển vật liệu đi và tiếp nhận vật liệu về, hồ sơ ban đầu về các đo đạc và tài liệu kiểm soát đo đạc); quy trình hiệu chỉnh, dữ liệu nguồn và các hồ sơ) b) Tiếp nhận c) Chuyển đi d) Kiểm kê thực tế Mô tả quy trình, tần suất kiểm kê dự kiến, các phương pháp kiểm kê thực tế của nhà vận hành (đối với kế toán vật liệu ở dạng đếm được và/hoặc vật liệu ở dạng không đếm được), bao gồm phương pháp phân tích và độ chính xác, phương pháp tiếp cận với vật liệu hạt nhân và phương pháp xác minh có thể thực hiện được đối với nhiên liệu đã qua sử dụng, phương pháp xác minh vật liệu hạt nhân trong vùng hoạt Lưu ý: Kèm theo danh sách các hạng mục thiết bị chính được coi là thùng chứa vật liệu hạt nhân đ) Lượng vật liệu hạt nhân hao hụt và lượng vật liệu hạt nhân tạo ra (ước tính các giới hạn) e) Hồ sơ vận hành và hồ sơ kế toán (bao gồm phương pháp hiệu chỉnh hoặc chỉnh sửa và phần bảo lưu và ngôn ngữ) 2. Đặc trưng liên quan đến các biện pháp ngăn chặn tiếp cận và giám sát (mô tả chung) 3. Đối với mỗi điểm đo của vùng kế toán được nêu trong mục 1 phần IV và mục 1 và 2 phần VI, cung cấp các thông tin sau (nếu có): Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ nếu cần a) Mô tả vị trí, loại, đặc điểm nhận dạng b) Dự kiến loại thay đổi kiểm kê và/hoặc các khả năng sử dụng điểm đo này để tiến hành kiểm kê thực tế c) Dạng vật lý và hóa học của vật liệu hạt nhân (mô tả cả vật liệu vỏ bọc) d) Thùng chứa, đóng kiện vật liệu hạt nhân đ) Quy trình lấy mẫu và các thiết bị sử dụng e) Phương pháp đo và thiết bị sử dụng (đếm các bó nhiên liệu, thông lượng nơtron, mức công suất, độ cháy hạt nhân và lượng sản phẩm sinh ra, v.v) g) Nguồn gốc sai số và độ chính xác h) Kỹ thuật và tần suất hiệu chuẩn thiết bị i) Chương trình đánh giá độ chính xác của các phương pháp và kỹ thuật sử dụng XI. THÔNG TIN KHÔNG BẮT BUỘC 1. Thông tin bổ sung (nếu cơ sở thấy có liên quan đến việc thực hiện kiểm soát vật liệu hạt nhân tại cơ sở) NGƯỜI LẬP BÁO CÁO (Ký, ghi rõ họ tên) ….., ngày ….. tháng ….. năm …… NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ SỞ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) Mẫu 03-I/KSHN NỘI DUNG THIẾT KẾ ĐẶC THÙ CHO CƠ SỞ NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI CÓ LƯỢNG VẬT LIỆU HẠT NHÂN, VẬT LIỆU HẠT NHÂN NGUỒN LỚN HƠN 1 KILÔGAM HIỆU DỤNG IV. DỮ LIỆU CHUNG VỀ CƠ SỞ 1. Mô tả về cơ sở (thể hiện các vùng kế toán) Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ 2. Lượng kiểm kê thông thường 3. Dự kiến lượng vật liệu đưa vào hàng năm và/hoặc lượng kiểm kê cho hoạt động của cơ sở ở công suất thông thường 4. Mô tả việc sử dụng vật liệu hạt nhân 5. Các hạng mục thiết bị quan trọng sử dụng, sản xuất hoặc xử lý vật liệu hạt nhân V. MÔ TẢ VẬT LIỆU HẠT NHÂN 1. Các loại đơn vị kế toán chính được sử dụng tại cơ sở 2. Mô tả vật liệu hạt nhân cho mỗi vùng kế toán (khái quát) a) Dạng vật lý và hóa học (mô tả cả vật liệu vỏ bọc) b) Độ làm giàu và hàm lượng Pu c) Ước tính khối lượng danh định của vật liệu hạt nhân tại cơ sở 3. Vật liệu thải a) Nguồn gốc và dạng (nêu rõ các nguồn gốc chính; chất lỏng hay chất rắn; các nguyên tố hợp thành, độ làm giàu và hàm lượng Pu bao gồm cả thiết bị bị nhiễm bẩn) b) Lượng trong kho và tại các địa điểm khác c) Phương pháp và tần suất thu hồi/chôn thải 4. Các vật liệu hạt nhân khác tại cơ sở và địa điểm 5. Phương pháp để xác định vật liệu hạt nhân tại cơ sở 6. Mức bức xạ tại các địa điểm có vật liệu hạt nhân VI. DÒNG VẬT LIỆU HẠT NHÂN 1. Sơ đồ khối vật liệu hạt nhân (nêu rõ các điểm đo, các vùng kế toán, các địa điểm kiểm kê, v.v phục vụ mục đích của cơ sở) Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ 2. Loại, dạng và lượng vật liệu hạt nhân tại (nên số liệu trung bình đối với mỗi địa điểm): a) Các khu vực vận hành b) Các khu vực lưu giữ c) Các địa điểm khác VII. THAO TÁC ĐỐI VỚI VẬT LIỆU HẠT NHÂN (CHO MỖI VÙNG KẾ TOÁN) 1. Mô tả nơi lưu giữ vật liệu hạt nhân (nêu rõ khả năng chứa, dự kiến lượng kiểm kê và lượng đưa vào, v.v) Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ 2. Lượng vật liệu hạt nhân tối đa được xử lý tại mỗi vùng kế toán 3. Thay đổi về dạng vật lý/hóa học trong quá trình hoạt động 4. Vận chuyển vật liệu hạt nhân 5. Tần suất tiếp nhận và chuyển đi 6. Thiết bị vận chuyển vật liệu hạt nhân (nếu có) Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ 7. Mô tả thùng chứa dùng để lưu giữ và vận chuyển Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ 8. Tuyến di chuyển của vật liệu hạt nhân 9. Che chắn (cho việc lưu giữ và vận chuyển) VIII. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ VÀ BIỆN PHÁP AN TOÀN 1. Các biện pháp bảo vệ thực thể cơ bản đối với vật liệu hạt nhân 2. Các nội quy về sức khỏe và an toàn cụ thể mà thanh tra viên phải tuân thủ (nếu nhiều, cung cấp tài liệu kèm theo) IX. KẾ TOÁN VÀ KIỂM SOÁT VẬT LIỆU HẠT NHÂN 1. Mô tả hệ thống Mô tả về hệ thống kế toán vật liệu hạt nhân, phương pháp lưu hồ sơ và báo cáo dữ liệu kế toán và thiết lập cân bằng vật liệu, quy trình hiệu chỉnh bảng kê sau khi kiểm kê, và sửa chữa các lỗi, v.v theo các mục sau: Lưu ý: Kèm theo các mẫu đối với các quy trình a) Khái quát b) Tiếp nhận (bao gồm phương pháp xử lý sai lệch số liệu giữa bên gửi/bên nhận và các sửa chữa bảng kê theo đó) c) Chuyển đi (bao gồm cả chất thải) d) Lượng loại bỏ đo được (ước tính trong một năm (một tháng), phương pháp quản lý) đ) Chất thải được giữ lại (ước tính lượng trong một năm, thời gian lưu giữ) e) Kiểm kê thực tế Mô tả quy trình, tần suất dự kiến, ước tính về phân bố vật liệu hạt nhân, các phương pháp kiểm kê thực tế (bao gồm cả phương pháp phân tích), khả năng tiếp cận và phương pháp xác minh có thể thực hiện được đối với vật liệu đã chiếu xạ, ước tính độ chính xác và việc tiếp cận đến vật liệu hạt nhân Lưu ý: Kèm theo danh sách các hạng mục thiết bị chính được coi là thùng chứa vật liệu hạt nhân g) Hồ sơ vận hành và hồ sơ kế toán (bao gồm phương pháp hiệu chỉnh hoặc sửa chữa và phần bảo lưu, ngôn ngữ) 2. Đặc trưng liên quan đến các biện pháp ngăn chặn tiếp cận và giám sát (mô tả chung về các biện pháp được áp dụng hoặc có thể áp dụng) 3. Đối với mỗi điểm đo của vùng kế toán được nêu trong mục 1 phần VI, cung cấp các thông tin sau (nếu có): Lưu ý: Có thể đính kèm trang riêng cho mỗi điểm đo Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ nếu cần a) Mô tả vị trí, loại, nhận dạng b) Dự kiến loại thay đổi kiểm kê và/hoặc các khả năng sử dụng điểm đo này để tiến hành kiểm kê thực tế c) Dạng vật lý và hóa học của vật liệu hạt nhân (mô tả cả vật liệu vỏ bọc) d) Thùng chứa, đóng kiện vật liệu hạt nhân đ) Quy trình lấy mẫu và các thiết bị sử dụng e) Phương pháp đo và thiết bị sử dụng g) Nguồn gốc và mức độ sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống (về khối lượng, thể tích, lấy mẫu, phân tích, phân tích không phá hủy) h) Kỹ thuật và tần suất hiệu chuẩn thiết bị i) Phương pháp chuyển đổi dữ liệu nguồn thành dữ liệu lô k) Phương thức xác định lô l) Dự kiến tốc độ dòng của lô hàng năm m) Dự kiến số lượng lô trong kiểm kê n) Dự kiến số hạng mục trong các lô dòng vật liệu hoặc các lô kiểm kê o) Loại, thành phần và lượng vật liệu hạt nhân trong mỗi lô (nêu rõ số liệu lô; tổng khối lượng vật liệu hạt nhân theo hạng mục; thành phần đồng vị (đối với urani) và hàm lượng Pu nếu có; dạng vật liệu hạt nhân) p) Các đặc trưng liên quan đến các biện pháp ngăn chặn tiếp cận và giám sát X. THÔNG TIN KHÔNG BẮT BUỘC 1. Thông tin bổ sung (nếu cơ sở thấy có liên quan đến việc thực hiện kiểm soát vật liệu hạt nhân tại cơ sở) NGƯỜI LẬP BÁO CÁO (Ký, ghi rõ họ tên) ….., ngày ….. tháng ….. năm …… NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ SỞ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) Mẫu 04-I/KSHN NỘI DUNG THIẾT KẾ ĐẶC THÙ CHO CƠ SỞ LƯU GIỮ CHUYÊN BIỆT IV. DỮ LIỆU CHUNG VỀ CƠ SỞ 1. Mô tả cơ sở (đối với mỗi vùng lưu giữ) Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ dòng khái quát 2. Khả năng chứa theo thiết kế 3. Dự kiến lượng vật liệu đưa vào và lượng kiểm kê hàng năm (dưới dạng chương trình dự kiến, nêu rõ tỷ lệ của lượng chuyển đi và lượng tiếp nhận) V. MÔ TẢ VẬT LIỆU HẠT NHÂN VÀ DÒNG VẬT LIỆU HẠT NHÂN 1. Các loại đơn vị được sử dụng tại cơ sở Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ nếu cần 2. Mô tả các vật liệu chính (khái quát) Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ dòng khái quát a) Dạng vật lý (cơ học) và kích thước (kèm theo hình vẽ trong trường hợp lưu giữ các thanh/bó thanh nhiên liệu) b) Dạng hóa học (nêu rõ thành phần hóa học và các thành phần hợp kim chính) c) Độ làm giàu và hàm lượng Pu d) Lượng vật liệu hạt nhân đ) Vật liệu vỏ e) Phương thức để nhận dạng vật liệu hạt nhân g) Loại thùng chứa, kiện đóng gói h) Mức bức xạ tại địa điểm có vật liệu hạt nhân i) Vật liệu hạt nhân khác tại cơ sở (khối lượng, dạng và địa điểm kiểm kê) chưa được nêu ở các phần trước 3. Sơ đồ khối đối với vật liệu hạt nhân (nêu rõ các điểm đo, các vùng kế toán, các địa điểm kiểm kê, v.v phục vụ mục đích của cơ sở) Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ VI. THAO TÁC ĐỐI VỚI VẬT LIỆU HẠT NHÂN 1. Mô tả từng nơi lưu giữ vật liệu hạt nhân (địa điểm kiểm kê) Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ 2. Lượng kiểm kê vật liệu hạt nhân theo thiết kế tại mỗi khu vực lưu giữ 3. Phương pháp đặt vật liệu hạt nhân vào nơi lưu giữ Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ 4. Tuyến đi và thiết bị được sử dụng để di chuyển vật liệu hạt nhân (nếu có) Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ 5. Tần suất tiếp nhận và chuyển đi 6. Che chắn (cho việc lưu giữ và vận chuyển) VII. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ VÀ BIỆN PHÁP AN TOÀN 1. Các biện pháp bảo vệ thực thể cơ bản đối với vật liệu hạt nhân 2. Các nội quy về sức khỏe và an toàn cụ thể mà thanh tra viên phải tuân thủ (nếu nhiều, cung cấp tài liệu kèm theo) VIII. KẾ TOÁN VÀ KIỂM SOÁT VẬT LIỆU HẠT NHÂN 1. Mô tả hệ thống Mô tả về hệ thống kế toán vật liệu hạt nhân, phương pháp lưu hồ sơ và báo cáo dữ liệu kế toán và thiết lập cân bằng vật liệu, quy trình hiệu chỉnh bảng kê sau khi kiểm kê, và sửa chữa các lỗi, v.v theo các mục sau: Lưu ý: Kèm theo các mẫu cho các thủ tục a) Khái quát b) Tiếp nhận (bao gồm phương pháp xử lý sai lệch về số liệu giữa bên gửi/bên nhận và các sửa chữa bảng kiểm kê theo đó) c) Chuyển đi (bao gồm cả chất thải) d) Kiểm kê thực tế Tần suất, quy trình, ước tính về phân bố vật liệu hạt nhân, các phương pháp kiểm kê thực tế (bao gồm phương pháp phân tích, khả năng tiếp cận và xác minh có thể thực hiện được đối với vật liệu đã chiếu xạ, ước tính độ chính xác, và việc tiếp cận đến vật liệu hạt nhân) Lưu ý: Kèm theo danh sách các hạng mục thiết bị chính được coi là thùng chứa vật liệu hạt nhân đ) Hồ sơ vận hành và hồ sơ kế toán (bao gồm phương pháp hiệu chỉnh hoặc sửa chữa và phần bảo lưu, ngôn ngữ) 2. Đặc trưng liên quan đến các biện pháp ngăn chặn tiếp cận và giám sát (mô tả chung về các biện pháp được áp dụng hoặc có thể áp dụng) 3. Đối với mỗi điểm đo của vùng kế toán được nêu trong mục 3 phần V, cung cấp các thông tin sau (nếu có): Lưu ý: Có thể đính kèm trang riêng cho mỗi điểm đo. Kèm theo hình vẽ/sơ đồ nếu cần a) Mô tả vị trí, loại, nhận dạng b) Dự kiến loại thay đổi kiểm kê và/hoặc các khả năng sử dụng điểm đo này để tiến hành kiểm kê thực tế c) Dạng vật lý và hóa học của vật liệu hạt nhân (mô tả cả vật liệu vỏ bọc) d) Thùng chứa, đóng kiện vật liệu hạt nhân đ) Quy trình lấy mẫu và các thiết bị sử dụng e) Phương pháp đo và thiết bị sử dụng g) Nguồn gốc và mức độ sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống (về khối lượng, thể tích, lấy mẫu, phân tích, phân tích không phá hủy) h) Kỹ thuật và tần suất hiệu chuẩn thiết bị i) Phương pháp chuyển đổi dữ liệu nguồn thành dữ liệu lô k) Phương pháp nhận dạng lô l) Dự kiến tốc độ dòng lô hàng năm m) Dự kiến số lượng lô trong kiểm kê n) Dự kiến số hạng mục cho mỗi dòng vật liệu hoặc mỗi lô kiểm kê o) Loại, thành phần và lượng vật liệu hạt nhân trong mỗi lô (nêu rõ số liệu lô, tổng khối lượng vật liệu hạt nhân của mỗi thanh, thành phần đồng vị (đối với urani) và hàm lượng Pu nếu có; dạng vật liệu hạt nhân) p) Các đặc trưng liên quan đến các biện pháp ngăn chặn tiếp cận và giám sát IX. THÔNG TIN KHÔNG BẮT BUỘC 1. Thông tin bổ sung (nếu cơ sở thấy có liên quan đến việc thực hiện kiểm soát vật liệu hạt nhân tại cơ sở) NGƯỜI LẬP BÁO CÁO (Ký, ghi rõ họ tên) ….., ngày ….. tháng ….. năm …… NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ SỞ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) Mẫu 05-I/KSHN NỘI DUNG THIẾT KẾ ĐẶC THÙ CHO CƠ SỞ TỚI HẠN1/CƠ SỞ DƯỚI TỚI HẠN2 IV. THÔNG TIN CHUNG VỀ LƯU GIỮ 1. Số các kết cấu tới hạn có trong cơ sở và vị trí của các kết cấu này Lưu ý: Kèm theo hình vẽ 2. Năng lượng vận hành tối đa 3. a) Chất làm chậm b) Chất phản xạ c) Vùng phản xạ d) Chất làm mát V. MÔ TẢ VẬT LIỆU HẠT NHÂN 1. Loại vật liệu/nhiên liệu hạt nhân chính và khối lượng danh định của vật liệu hạt nhân tại cơ sở 2. Độ làm giàu của nhiên liệu và hàm lượng Pu 3. Mô tả thanh nhiên liệu (cho mỗi loại) a) Dạng vật lý và hóa học của nhiên liệu b) Dạng hay loại hình học c) Kích thước d) Số khoang trong một thanh nhiên liệu đ) Vật liệu hạt nhân và vật liệu phân hạch (với sai số thiết kế) e) Thành phần hợp kim 4. Vật liệu vỏ bọc a) Độ dày b) Thành phần vật liệu c) Liên kết 5. Phần bên trong bó nhiên liệu (số thanh nhiên liệu trong một bó nhiên liệu, sắp xếp của các thanh nhiên liệu, cấu hình và trọng lượng danh định của vật liệu nhiên liệu trong một thanh nhiên liệu (với sai số thiết kế) Lưu ý: Kèm theo hình vẽ 6. Đơn vị kế toán cơ bản (thanh/bó nhiên liệu,…) Lưu ý: Kèm theo hình vẽ 7. Các loại đơn vị khác 8. Phương pháp nhận dạng vật liệu/nhiên liệu hạt nhân 9. Vật liệu hạt nhân khác có trong cơ sở (mỗi loại cần được xác định riêng) 10. Sơ đồ vùng hoạt (đối với mỗi loại bó nhiên liệu tới hạn chỉ ra cách bố trí chung, cấu trúc đỡ vùng hoạt, bố trí che chắn và tải nhiệt, các kênh cho các thanh nhiên liệu, thanh điều khiển, chất làm chậm, chất phản xạ, ống dẫn chùm tia, kích thước,…) Lưu ý: Kèm theo hình vẽ 11. Dải khối lượng tới hạn và bán kính tối đa 12. Mô tả cấu hình chung Lưu ý: Kèm theo hình vẽ 13. Thông lượng nơtron trung bình trong vùng hoạt: a) Nơtron nhiệt b) Nơtron nhanh 14. Thiết bị đo thông lượng nơ-tron và gamma: a) Độ chính xác và loại thiết bị cơ bản b) Vị trí của thiết bị chỉ báo và máy ghi 15. Mức bức xạ bên trong/bên ngoài lớp che chắn tại các địa điểm quy định Lưu ý: Kèm theo sơ đồ mức bức xạ 16. Hoạt độ bức xạ tối đa của nhiên liệu sau khi nạp (tại bề mặt và tại khoảng cách 1 mét) 17. Sơ đồ khối vật liệu hạt nhân Xác định: Lưu ý: Kèm theo sơ đồ quá trình vận hành bình thường a) Các điểm đo b) Các vùng kế toán c) Vị trí kiểm kê 18. Kiểm kê Nêu rõ lượng và độ làm giàu ước tính và hàm lượng Pu đối với: a) Khu vực lưu giữ vật liệu hạt nhân b) Khu vực vùng hoạt c) Bó nhiên liệu d) Các vị trí khác 19. Vật liệu hạt nhân Lưu ý: Kèm theo hình vẽ a) Đóng gói (mô tả) b) Kế hoạch và các dàn xếp cho việc lưu giữ c) Sức chứa của kho d) Chuẩn bị vật liệu hạt nhân (mô tả và xác định sơ đồ sắp xếp và các bố trí chung) 20. Thiết bị vận chuyển nhiên liệu, nếu có Lưu ý: Kèm theo hình vẽ 21. Các tuyến di chuyển của vật liệu hạt nhân Lưu ý: Kèm theo hình vẽ 22. Các thiết bị được sử dụng để a) Lắp đặt vật liệu hạt nhân b) Kiểm tra vật liệu hạt nhân c) Phân tích vật liệu hạt nhân VI. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ VÀ AN TOÀN 1. Các biện pháp cơ bản để bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân 2. Các quy tắc về an toàn và sức khỏe nhân viên phải tuân thủ (nếu nhiều, cung cấp văn bản kèm theo) VII. KẾ TOÁN VÀ KIỂM SOÁT VẬT LIỆU HẠT NHÂN 1. Mô tả hệ thống Mô tả về hệ thống kế toán vật liệu hạt nhân, phương pháp lưu hồ sơ và báo cáo dữ liệu kế toán và thiết lập cân bằng vật liệu, quy trình hiệu chỉnh bảng kê sau khi kiểm kê, và sửa chữa các lỗi, v.v theo các mục sau: a) Phần chung b) Tiếp nhận c) Chuyển đi d) Kiểm kê thực tế Mô tả quy trình, tần suất, phương pháp tiến hành kiểm kê, bao gồm cả các phương pháp phân tích và độ chính xác, tiếp cận tới vật liệu hạt nhân, các phương pháp xác minh vật liệu hạt nhân trong vùng hoạt Lưu ý: Kèm theo danh sách các hạng mục chính của các thiết bị được coi là thùng chứa vật liệu hạt nhân đ) Hồ sơ vận hành và hồ sơ kế toán (bao gồm cả phương pháp hiệu chỉnh hay chỉnh sửa và bảo lưu, ngôn ngữ) 2. Tần suất vùng hoạt được tháo dỡ để xác minh vật liệu hạt nhân có trong vùng hoạt 3. Các đặc trưng liên quan đến các biện pháp ngăn chặn tiếp cận và giám sát (mô tả chung về các biện pháp đang sử dụng hoặc có thể sử dụng) 4. Đối với mỗi điểm đo của vùng kế toán được xác định tại mục 17 phần V, cung cấp các thông tin sau: a) Mô tả vị trí, loại và nhận dạng b) Loại thay đổi kiểm kê dự kiến và khả năng sử dụng điểm đo này để tiến hành kiểm kê thực tế c) Dạng vật lý và hóa học của vật liệu hạt nhân (mô tả cả vật liệu làm vỏ bọc) d) Thùng chứa vật liệu hạt nhân và đóng gói đ) Quy trình lấy mẫu và thiết bị sử dụng e) Các phương pháp đo và thiết bị sử dụng g) Nguồn gốc và mức độ sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống h) Kỹ thuật và tần suất hiệu chuẩn và thiết bị sử dụng i) Phương pháp chuyển đổi các số liệu nguồn thành số liệu của lô k) Phương pháp để nhận diện lô l) Lượng các lô mỗi năm m) Số các hạng mục dự tính trong dòng vật liệu và lô n) Loại, thành phần và lượng vật liệu hạt nhân mỗi lô (số liệu mỗi lô, tổng lượng vật liệu hạt nhân trong một hạng mục và thành phần đồng vị (đối với urani), và hàm lượng Pu; dạng vật liệu hạt nhân) o) Các đặc trưng liên quan đến các biện pháp ngăn chặn tiếp cận và giám sát VIII. THÔNG TIN KHÔNG BẮT BUỘC 1. Thông tin bổ sung (nếu cơ sở thấy có liên quan đến việc thực hiện kiểm soát vật liệu hạt nhân tại cơ sở) 1 Cơ sở tới hạn là cơ sở có sử dụng cơ cấu tới hạn, là cơ cấu có khả năng duy trì phản ứng dây chuyền nhưng không phải lò phản ứng nghiên cứu hay lò công suất. 2 Cơ sở dưới tới hạn là cơ sở có sử dụng cơ cấu dưới tới hạn, là cơ cấu giống cơ cấu tới hạn nhưng không có khả năng duy trì phản ứng dây chuyền. NGƯỜI LẬP BÁO CÁO (Ký, ghi rõ họ tên) ….., ngày ….. tháng ….. năm …… NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ SỞ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) Mẫu 06-I/KSHN NỘI DUNG THIẾT KẾ ĐẶC THÙ CHO NHÀ MÁY CHUYỂN HÓA VÀ NHÀ MÁY CHẾ TẠO NHIÊN LIỆU IV. THÔNG SỐ CHUNG CỦA QUÁ TRÌNH 1. Mô tả cơ sở (chỉ ra tất cả các giai đoạn của quá trình, các khu vực lưu giữ, và các điểm cấp vật liệu, sản phẩm và thải liên quan đến việc đo lường, kiểm soát và kế toán vật liệu hạt nhân) Lưu ý: Kèm theo sơ đồ chung của quá trình (Các sơ đồ phải chỉ ra các thiết bị, tủ hút, buồng và các khu vực có vật liệu hạt nhân, cũng như các khu vực đặc biệt có thể có vật liệu hạt nhân bị giữ lại) 2. Mô tả quá trình (nêu ra loại chuyển hóa, phương pháp chế tạo, phương pháp lấy mẫu, cũng như việc chuyển đổi dạng vật lý và hóa học) 3. Công suất theo thiết kế (khối lượng sản phẩm chính hàng năm) 4. Dự kiến lượng vật liệu đầu vào hàng năm (dưới hình thức chương trình, trong đó chỉ rõ lượng đầu vào và sản phẩm) 5. Các hạng mục quan trọng của các thiết bị sử dụng, sản xuất hay xử lý vật liệu hạt nhân, nếu có (chẳng hạn như các thiết bị kiểm tra và thí nghiệm) V. MÔ TẢ VẬT LIỆU HẠT NHÂN VÀ DÒNG VẬT LIỆU 1. Mô tả vật liệu chính Vật liệu đầu vào Sản phẩm trung gian (bột, viên, lưu giữ riêng hoặc gửi đi) Sản phẩm a) Các loại đơn vị kế toán chính được sử dụng tại cơ sở b) Dạng hóa học và vật lý (đối với sản phẩm phải bao gồm loại thanh/bó nhiên liệu, mô tả chi tiết về cấu trúc chung và kích thước chung của thanh/bó nhiên liệu, bao gồm cả hàm lượng vật liệu hạt nhân và độ làm giàu) Kèm theo bản vẽ. c) Lượng vật liệu đưa vào, độ làm giàu và hàm lượng Pu (đối với quá trình vận hành bình thường, chỉ ra có trộn lẫn và/hoặc tái sử dụng không) d) Quy mô của lô/tốc độ dòng và chu kỳ tiến hành, phương pháp nhận dạng lô đ) Lưu giữ và lượng kiểm kê trong nhà máy (chỉ ra những thay đổi đối với lượng sản phẩm đưa vào) e) Tần suất nhận về hay gửi đi (lô/đơn vị trong một tháng) 2. Vật liệu phế thải 3. Vật liệu thải (bao gồm cả các thiết bị bị nhiễm bẩn, lượng loại bỏ đo được và lượng thải còn lại) Mô tả cho mỗi dòng chất thải: a) Nguồn thải chính b) Loại chất thải c) Dạng vật lý và hóa học (chất lỏng, chất rắn,…) d) Độ làm giàu và hàm lượng urani/plutoni đ) Lượng ước tính hàng năm, thời gian lưu giữ e) Tỷ lệ phát sinh chất thải (theo % đầu vào/lượng đưa vào mỗi tháng) g) Lượng lưu kho và sức chứa tối đa h) Phương pháp và tần suất thu hồi/chôn thải 4. Hệ thống xử lý chất thải Lưu ý: Kèm theo sơ đồ 5. Các loại vật liệu hạt nhân khác trong cơ sở hoặc các địa điểm của cơ sở, nếu có Lưu ý: Kèm theo sơ đồ 6. Sơ đồ khối đối với vật liệu hạt nhân (xác định các điểm lấy mẫu, dòng vật liệu và các điểm đo kiểm kê, các vùng kế toán, vị trí kiểm kê,…) Lưu ý: Kèm theo sơ đồ 7. Loại, dạng, khoảng làm giàu, hàm lượng Pu, lượng vật liệu hạt nhân có tại mỗi khu vực xử lý vật liệu hạt nhân, bao gồm: - khu vực xử lý - khu vực lưu giữ - các địa điểm khác (cũng chỉ ra lượng vật liệu hạt nhân tối đa được xử lý tại vùng kế toán tại một thời điểm) 8. Các quá trình xử lý lại (mô tả ngắn gọn từng quá trình, bao gồm cả nguồn và dạng vật liệu, phương pháp lưu giữ, lượng vật liệu thường có, tần suất xử lý, thời gian lưu giữ tạm thời, kế hoạch đối với việc sử dụng lại, và các phương pháp xác định hàm lượng vật liệu phân hạch có trong vật liệu được xử lý lại) Lưu ý: Kèm theo sơ đồ 9. Kiểm kê vật liệu a) Trong quá trình hoạt động (trong nhà máy và các thiết bị trong quá trình vận hành bình thường, chỉ rõ lượng, khoảng làm giàu, hàm lượng Pu, dạng, các địa điểm chính và bất kỳ thay đổi đáng kể nào theo thời gian hoặc lượng đầu vào; cũng chỉ rõ lượng vật liệu bị lưu lại và cơ chế lưu lại trong thiết bị) b) Nơi lưu giữ sản phẩm đầu vào và sản phẩm đầu ra c) Các địa điểm khác (lượng, khoảng làm giàu, hàm lượng Pu, dạng và địa điểm vật liệu chưa được quy định) VI. XỬ LÝ VẬT LIỆU HẠT NHÂN (ĐỐI VỚI MỖI KHU VỰC KẾ TOÁN) 1. Mô tả thùng chứa, việc đóng gói và khu vực lưu giữ Lưu ý: Kèm theo bản vẽ Kèm theo ghi chú riêng (Mô tả kích thước và loại thùng chứa và cách thức đóng gói đối với vật liệu đầu vào, sản phẩm và chất thải (bao gồm cả công suất danh định và công suất khi vận hành bình thường, và loại vật liệu); phương pháp lưu giữ hay đóng gói, quy trình đổ đầy và lấy ra, che chắn; và bất kỳ đặc trưng đặc biệt nào) 2. Phương pháp và phương tiện vận chuyển vật liệu hạt nhân (mô tả cả thiết bị sử dụng để thao tác với vật liệu đầu vào, sản phẩm và chất thải) 3. Tuyến đường di chuyển vật liệu hạt nhân (tham chiếu đến sơ đồ nhà máy) Lưu ý: Kèm theo sơ đồ 4. Che chắn (đối với lưu giữ và vận chuyển) VII. BẢO DƯỠNG NHÀ MÁY 1. Bảo dưỡng, tẩy xạ và làm sạch Lưu ý: Kèm theo giải thích riêng Mô tả các kế hoạch và các quy trình tẩy xạ và làm sạch các thiết bị có chứa vật liệu hạt nhân, xác định các điểm lấy mẫu và điểm đo liên quan. Trong trường hợp việc làm sạch và/hoặc lấy mẫu là không thể được, chỉ rõ lượng vật liệu hạt nhân bị giữ lại được đo hoặc tính thế nào a) Bảo dưỡng thông thường b) Tẩy xạ thiết bị và nhà máy, và thu hồi vật liệu hạt nhân c) Làm sạch nhà máy và thiết bị, bao gồm cả các phương tiện nhằm đảm bảo các thùng chứa được làm sạch d) Khởi động và đóng cửa nhà máy (nếu khác với vận hành bình thường) VIII. CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN VÀ BẢO VỆ 1. Các biện pháp cơ bản bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân 2. Các quy tắc an toàn và sức khỏe cụ thể mà thanh tra viên cần tuân thủ (nếu nhiều, cung cấp tài liệu kèm theo) IX. KẾ TOÁN VÀ KIỂM SOÁT VẬT LIỆU HẠT NHÂN 1. Mô tả hệ thống (Mô tả về hệ thống kế toán vật liệu hạt nhân, phương pháp lưu hồ sơ và báo cáo các số liệu kế toán, thiết lập vùng cân bằng vật liệu, tần suất thực hiện việc cân đối, các quy trình để hiệu chỉnh sau khi kiểm kê nhà máy, sai sót,…) theo các đề mục sau: Lưu ý: Kèm theo mẫu sử dụng trong tất cả các quy trình a) Khái quát (Mục này cần nêu các loại sổ cái, sổ phụ sử dụng, dạng của các loại sổ này (trên giấy, băng từ hay phim,…); người có trách nhiệm và thẩm quyền; số liệu nguồn (ví dụ như dạng nhận về, gửi đi, ghi chép ban đầu của các phép đo và các tài liệu về kiểm soát các phép đo); quy trình thực hiện hiệu chỉnh, số liệu nguồn và tài liệu ghi chép; các căn cứ của việc hiệu chỉnh) b) Tiếp nhận (bao gồm cả phương pháp xử lý sự chênh lệch giữa số liệu đo được từ nơi gửi đến và tại nơi nhân về và việc chỉnh sửa sau đó; việc kiểm tra và đo đạc được sử dụng để xác nhận hàm lượng vật liệu hạt nhân và người chịu trách nhiệm về việc xác định này) c) Gửi đi (sản phẩm, chất thải và lượng đã loại bỏ đo được) d) Kiểm kê thực tế Mô tả quy trình, tần suất, phân bố vật liệu hạt nhân ước tính, phương pháp thực hiện kiểm kê (bao gồm cả phương pháp phân tích), khả năng tiếp cận và phương pháp xác minh đối với vật liệu đã bị chiếu xạ, độ chính xác. Lưu ý: Kèm theo Danh mục các hạng mục hay thiết bị được coi là thùng chứa vật liệu hạt nhân đ) Lượng loại bỏ đo được (phương pháp ước tính lượng vật liệu này theo hàng tháng/năm, phương pháp chôn thải) e) Lượng chất thải lưu lại (phương pháp ước tính lượng chất thải hàng năm, phương pháp và thời hạn lưu kho; cũng nêu ra khả năng sử dụng chất thải này) g) Lượng vật liệu mất không đo được (nêu ra phương pháp được sử dụng để ước tính lượng này) h) Hồ sơ vận hành và hồ sơ kế toán (bao gồm nhật ký vận hành, sổ cái, dạng vật liệu chuyển giao nội bộ, phương pháp hiệu chỉnh hay chỉnh sửa và điểm bảo lưu, ngôn ngữ; các biện pháp kiểm soát và trách nhiệm đối với các hồ sơ này) 2. Các đặc trưng liên quan đến các biện pháp giám sát và ngăn chặn tiếp cận (mô tả chung về các biện pháp được áp dụng hoặc có thể áp dụng) 3. Đối với mỗi dòng vật liệu và điểm lấy mẫu cũng như điểm đo của các vùng kế toán được xác định tại các câu hỏi 1 Mục IV, và 6,7 Mục V, cung cấp các thông tin sau: a) Mô tả địa điểm, loại và nhận dạng vật liệu b) Loại thay đổi kiểm kê tại điểm đo này c) Khả năng sử dụng điểm đo này để kiểm kê thực tế d) Dạng hóa học và vật lý của vật liệu hạt nhân (bao gồm cả khoảng làm giàu, hàm lượng Pu, và mô tả vật liệu làm vỏ thanh nhiên liệu) đ) Thùng chứa, đóng gói và phương pháp lưu giữ vật liệu hạt nhân e) Quy trình lấy mẫu và thiết bị sử dụng (gồm cả số mẫu được lấy, tần suất lấy mẫu và tiêu chí loại trừ) g) Phương pháp phân tích hoặc đo đạc, thiết bị sử dụng và độ chính xác tương ứng h) Nguồn gốc và mức độ của các sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống (trọng lượng, thể tích, việc lấy mẫu, phân tích) i) Kỹ thuật tính toán và phát sinh sai số k) Kỹ thuật và tần suất hiệu chuẩn thiết bị sử dụng l) Chương trình để đánh giá liên tục độ chính xác của trọng lượng, thể tích, kỹ thuật lấy mẫu và các phương pháp đo m) Chương trình đánh giá thống kê của các số liệu từ (j) đến (k) n) Phương pháp chuyển đổi số liệu nguồn thành số liệu lô (quy trình tính toán chuẩn, hằng số và mối quan hệ thực nghiệm đối với vật liệu đầu vào, sản phẩm và chất thải) o) Phương pháp nhận dạng lô p) Tốc độ dự kiến đối với dòng vật liệu của lô hàng năm q) Số lô dự kiến tại điểm đo t) Số hạng mục dự kiến đối với mỗi dòng vật liệu và các lô u) Loại, thành phần và lượng vật liệu hạt nhân trong mỗi lô (nêu rõ số liệu lô, tổng khối lượng của mỗi nguyên tố trong vật liệu hạt nhân và dạng vật liệu hạt nhân) v) Các đặc trưng liên quan đến các biện pháp giám sát và ngăn chặn tiếp cận 4. Giới hạn sai số chung a) Sự khác nhau của số liệu đo được tại nơi gửi đi và nơi nhận về b) Kiểm kê sổ sách c) Kiểm kê thực tế d) Lượng không đo được X. THÔNG TIN KHÔNG BẮT BUỘC 1. Thông tin bổ sung (nếu cơ sở thấy liên quan đến việc thực hiện kiểm soát hạt nhân tại cơ sở) NGƯỜI LẬP BÁO CÁO (Ký, ghi rõ họ tên) ….., ngày ….. tháng ….. năm …… NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ SỞ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) PHỤ LỤC II MẪU BÁO CÁO THÔNG TIN VỀ VẬT LIỆU HẠT NHÂN, VẬT LIỆU HẠT NHÂN NGUỒN3 (Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2011/TT-BKHCN ngày 16 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) Mẫu 01-II/KSHN I. THÔNG TIN CHUNG 1. Địa điểm, địa chỉ, điện thoại, fax 2. Người đứng đầu cơ sở 3. Tên và/hoặc chức vụ, địa chỉ, điện thoại, email của cán bộ chịu trách nhiệm kiểm soát vật liệu hạt nhân II. MÔ TẢ VẬT LIỆU HẠT NHÂN VÀ DÒNG VẬT LIỆU 1. Loại vật liệu hạt nhân 2. Mô tả khái quát vật liệu (đối với từng loại) a) Dạng vật lý và hóa học b) Độ làm giàu và hàm lượng Pu c) Lượng vật liệu hạt nhân thường được lưu giữ tại địa điểm 3. Phương thức để nhận dạng vật liệu hạt nhân 4. Mức bức xạ (tại bề mặt vật liệu hạt nhân và tại khoảng cách 1 mét) 5. Mô tả thùng chứa chính dùng để lưu giữ và vận chuyển Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ nếu cần 6. Thiết bị vận chuyển vật liệu hạt nhân Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ nếu cần 7. Xác định các điểm đo, vùng kế toán và địa điểm kiểm kê (cho việc lưu giữ và vận chuyển) Lưu ý: Kèm theo hình vẽ/sơ đồ dòng III. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ VÀ BIỆN PHÁP AN TOÀN 1. Các biện pháp bảo vệ thực thể cơ bản đối với vật liệu hạt nhân 2. Các quy tắc về sức khỏe và an toàn cụ thể mà thanh tra viên phải tuân thủ IV. KẾ TOÁN VÀ KIỂM SOÁT VẬT LIỆU HẠT NHÂN 1. Mô tả hệ thống Mô tả về hệ thống kế toán vật liệu hạt nhân, phương pháp lưu hồ sơ, báo cáo dữ liệu kế toán và thiết lập cân bằng vật liệu, quy trình hiệu chỉnh bảng kê sau khi kiểm kê, và sửa chữa các lỗi, v.v. theo các mục sau: Lưu ý: Kèm theo các mẫu cho các thủ tục a) Khái quát b) Tiếp nhận c) Chuyển đi d) Lượng loại bỏ đo được và chất thải còn lại đ) Kiểm kê thực tế Mô tả quy trình, tần suất, phương pháp kiểm kê thực tế, độ chính xác, và tiếp cận đến vật liệu hạt nhân e) Hồ sơ vận hành và hồ sơ kế toán (bao gồm phương pháp hiệu chỉnh hoặc chỉnh sửa và phần bảo lưu, ngôn ngữ) 2. Đối với mỗi điểm đo của vùng kế toán, cung cấp các thông tin sau (nếu có): Lưu ý: Có thể đính kèm trang riêng cho mỗi điểm đo. Kèm theo hình vẽ/sơ đồ nếu cần a) Mô tả vị trí, loại, đặc điểm b) Dạng vật lý và hóa học của vật liệu hạt nhân (mô tả cả vật liệu vỏ bọc) c) Phương pháp đo và thiết bị sử dụng d) Phương pháp chuyển đổi dữ liệu nguồn thành dữ liệu lô đ) Phương pháp xác định lô và mô tả dữ liệu lô V. THÔNG TIN KHÔNG BẮT BUỘC 1. Thông tin bổ sung (nếu cơ sở thấy có liên quan đến việc thực hiện kiểm soát vật liệu hạt nhân tại cơ sở) 3 Báo cáo thông tin được lập riêng cho từng cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy chế hoạt động kiểm soát hạt nhân ban hành kèm theo Quyết định số 45/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/6/2010. “Vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn” trong Phụ lục này được gọi chung là “vật liệu hạt nhân”. NGƯỜI LẬP BÁO CÁO (Ký, ghi rõ họ tên) ….., ngày ….. tháng ….. năm ….. NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ SỞ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) PHỤ LỤC III MẪU BÁO CÁO KẾ TOÁN HẠT NHÂN (Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2011/TT-BKHCN ngày 16 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) 1. Các báo cáo kế toán hạt nhân được đánh số liên tục, không có số trống hoặc lặp lại về thứ tự. Lưu ý: cần phân biệt rõ chữ O và số 0. Khi điền thông tin vào báo cáo kế toán hạt nhân, chữ số có dạng Ø và số sẽ có dạng 0. Các loại báo cáo kế toán hạt nhân được lập theo các mẫu sau: TT Báo cáo Mẫu 1 Báo cáo kiểm kê định kỳ Mẫu 01-III/KSHN 2 Báo cáo cân đối vật liệu Mẫu 02-III/KSHN 3 Báo cáo thay đổi kiểm kê Mẫu 03-III/KSHN 4 Thông tin chú thích Mẫu 04-III/KSHN 2. “Vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn” trong Phụ lục này được gọi chung là “vật liệu hạt nhân”. Mẫu 01-III/KSHN BÁO CÁO KIỂM KÊ ĐỊNH KỲ I. THÔNG TIN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN BÁO CÁO 1. Tên tổ chức, cá nhân: 2. Địa chỉ: 3. Điện thoại: 4. Fax: II. NỘI DUNG BÁO CÁO QUỐC GIA CƠ SỞ VÙNG CÂN BẰNG VẬT LIỆU NGÀY ……………......... BÁO CÁO SỐ ………… TRANG SỐ ….. TRONG TỔNG SỐ ….. TRANG CHỮ KÝ DÒNG NHẬP SỐ TIẾP TỤC MÃ KMP TÊN/ SỐ CỦA LÔ SỐ HẠNG MỤC CÓ TRONG LÔ MÔ TẢ VẬT LIỆU DỮ LIỆU KẾ TOÁN CƠ SỞ ĐO ĐẠC CHÚ THÍCH CHỈNH SỬA ĐỐI VỚI NGUYÊN TỐ KHỐI LƯỢNG NGUYÊN TỐ ĐƠN VỊ kg/g KHỐI LƯỢNG ĐỒNG VỊ PHÂN HẠCH (CHỈ ĐỐI VỚI URANI) (G) MÃ ĐỒNG VỊ BÁO CÁO SỐ DÒNG NHẬP SỐ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 NGƯỜI LẬP BÁO CÁO (Ký, ghi rõ họ tên) ….., ngày ….. tháng ….. năm ….. NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) Hướng dẫn điền vào phần nội dung của Báo cáo kiểm kê định kỳ Thông tin phần đầu trang - “Quốc gia”, “cơ sở”, “vùng cân bằng vật liệu”: ghi tên hoặc mã của quốc gia, nhận dạng (hoặc mã) của cơ sở và nhận dạng (hoặc mã) của vùng cân bằng vật liệu (MBA), được quy định trong Tài liệu kèm theo của cơ sở. - Ngày được xác định ở đây cần phải là ngày (hiệu lực) của việc tiến hành kiểm kê thực tế. Ngày này cần phải trùng với ngày kết thúc của thời kỳ báo cáo của Báo cáo cân đối vật liệu tương ứng. - “Báo cáo số”: được đánh số liên tiếp cho mỗi MBA. - “Trang số … trong tổng số … trang”: ghi trang số mấy (trong tổng số trang) và tổng số trang của Báo cáo kiểm kê định kỳ. Hướng dẫn theo cột 1. Cột 1: “Dòng nhập số”: mỗi dòng nhập trong Báo cáo kiểm kê thực tế phải có một số riêng theo thứ tự. Điều này cũng áp dụng trong trường hợp Báo cáo kiểm kê định kỳ có nhiều trang. Một báo cáo không được có nhiều hơn 99 dòng nhập. Nếu nhiều hơn 99 dòng nhập thì làm thành hai hoặc nhiều báo cáo. 2. Cột 2: “Tiếp tục”: nếu cần phải chia một số liệu nhập vào Báo cáo kiểm kê định kỳ thành nhiều dòng (vd. trong trường hợp số liệu về lượng vật liệu có nhiều hơn 8 chữ số và phải chia thành các số nhỏ hơn), thì viết chữ “C” vào cột “Tiếp tục” để chỉ ra rằng dòng nhập đó là sự tiếp tục của dòng phía trên. 3. Cột 3: “Mã KMP”: ghi mã của điểm đo chủ chốt của dòng vật liệu. 4. Cột 4: “Tên hoặc số của lô”: Đặt tên hoặc số cho mỗi lô trong báo cáo và ghi vào cột này. Sử dụng chữ cái Latin, số, và các ký hiệu như dấu phảy, gạch chéo và gạch ngang để đặt tên cho lô, nhưng không được nhiều hơn 8 ký tự. Tên hoặc số của lô phải được giữ nguyên nếu chuyển từ MBA này sang một MBA khác. Các lô khác nhau thì phải có tên khác nhau, kể cả khi vật liệu có cùng nhận dạng. Cần phân biệt giữa chữ cái “Ø” và số 0. Thông tin này không cần phải lặp lại nếu sử dụng thủ tục “C”. 5. Cột 5: “Số lượng hạng mục trong lô”: Ghi số lượng các hạng mục giống nhau trong một lô. Trong trường hợp vật liệu không đếm được và trong trường hợp khi số lượng của hạng mục không có ý nghĩa gì thì ghi số 0 vào cột này. 6. Cột 6: “Mô tả vật liệu”: Cột này được sử dụng để mô tả các đặc điểm của vật liệu hạt nhân bằng cách sử dụng bốn ký tự với các mã nhận dạng sau: Đặc điểm (1): Dạng vật lý Từ khóa Giải thích Mã Bó nhiên liệu Bó nhiên liệu hoàn chỉnh cho một hệ thống lò phản ứng cụ thể (vd. các bó thanh) B Các bộ phận của bó nhiên liệu Các phần cấu thành nên bó nhiên liệu (vd ống hoặc đĩa) D Bột Bột (không phải gốm): bất kỳ vật liệu dạng bột mà không phải oxit và cacbua ở dạng gốm F Bột, gốm Bột, dạng gốm: dạng oxit hoặc cacbua được nung ở nhiệt độ cao để sản xuất nhiên liệu gốm G Được tạo dạng, màu xanh Viên và hạt màu xanh lá cây: được tạo dạng bằng cách nén hoặc trộn bột gốm với chất kết dính trước khi thiêu kết H Gốm Viên và hạt gốm: như trên, sau khi đã được bỏ liên kết và được thiêu kết J Hạt có lớp phủ Các hạt gốm đã được phủ lớp vỏ bảo vệ (vd. bằng SiC) K Dạng rắn, khác Vật liệu rắn không phải các loại kể trên (vd. thỏi, thanh, mẩu), nhưng không phải là vật liệu hỗn hợp. Nhóm này cũng bao gồm UF6. Ø Chất lỏng Dung dịch nước, chất lỏng hữu cơ hoặc các chất lỏng khác N Bã và phế liệu Bã và phế liệu sinh ra do quá trình sản xuất, và sẽ được tái chế hoặc thu hồi R Nguồn kín Nguồn bức xạ chứa vật liệu phân hạch được đựng trong vỏ kín vĩnh viễn QS Chất thải, lỏng Chất thải lỏng dự định sẽ chôn thải U Chất thải, rắn Chất thải rắn dự định sẽ chôn thải T Mẫu vật nhỏ Mẫu vật phân tích, được tập hợp thành một lô riêng V Đặc điểm (2): Dạng hóa học Từ khóa Giải thích Mã Dạng nguyên tố Kim loại không ở dạng hợp kim D Fluorua Bất kỳ florua nào trừ hexaflorua E Hex Hexafluorua G Nitrat Nitrat J ADU Ammonium diuranate K Dioxit Dioxit Q Trioxit Trioxit T Oxit (3/8) Oxit có công thức M3O8 U Các oxit khác Các oxit khác, bao gồm hỗn hợp các loại oxit khác nhau của cùng một nguyên tố R Oxit, có độc tính Oxit hoặc hỗn hợp oxit có chứa chất độc hạt nhân V Cacbua Cacbua W Oxit/than chì Hỗn hợp oxit/than chì: (vd. nhiên liệu HTR) X Cacbua/than chì Hỗn hợp cacbua/than chì: (vd. nhiên liệu HTR) Y Nitrit Nitrit Z Hữu cơ Hợp chất hữu cơ 1 Các hợp chất khác Các hợp chất khác, muối và hỗn hợp 2 Hợp kim nhôm Hợp kim nhôm, gồm cả Al/Si 3 Hợp kim Si Hợp kim Si và các silicide 4 Hợp kim Zr Hợp kim Zirconi 5 Hợp kim Mo & Ti Hợp kim đôi hoặc ba với molybden và titan 6 Các hợp kim khác 7 Vật liệu khác Vật liệu có dạng hóa học khác nhau được tập hợp trong một lô (vd. Mẫu vật phân tích) Ø Đặc điểm (3): Thùng chứa Từ khóa Giải thích Mã Không có thùng chứa Vật liệu không đặt trong thùng chứa: các hạng mục không cần thùng chứa (bao gồm các bó và các bộ phận của bó nhiên liệu, nếu để ngoài) 1 Đơn vị nhiên liệu Đơn vị và các thành phần nhiên liệu rời, trong các công-ten-nơ chuyển đi hoặc lưu giữ 2 Thùng chứa Thùng chứa có che chắn để chứa nhiên liệu đã cháy và nhiên liệu có hoạt tính cao khác 3 Trong vùng hoạt Lò phản ứng, các bó nhiên liệu trong vùng hoạt 4 Thùng, hiệu chuẩn Thùng xử lý, được hiệu chuẩn 5 Thùng, chưa hiệu chuẩn Thùng xử lý, chưa được hiệu chuẩn; các đường ống 6 Khay Khay, giá, thùng hở 7 Lồng Công-ten-nơ đặc biệt, an toàn tới hạn 8 Thùng chứa phân loại theo thể tích (lít) “Thùng lưu giữ” và thể tích Lọ chứa mẫu và thùng chứa nhỏ khác < 0.5 A Lọ, thùng hộp, lon 0.5 - 1 E Lọ, thùng hộp, lon > 1 - 5 G Lọ, thùng hộp, lon và thùng trụ đựng UF6 > 5 - 10 H Thùng hộp, lon > 10 - 15 J Thùng hộp, thùng trụ > 15 - 20 K Thùng trụ > 20 - 50 L Thùng trụ > 50 - 100 M Thùng trụ, thùng tròn > 100 - 200 N Thùng trụ, thùng tròn > 200 - 500 Q Thùng trụ đựng UF6 (2 t) > 500 - 1000 R Thùng trụ đựng UF6 (10-14 t) > 1000 - 5000 U Thùng chứa lớn hơn, vd. xe bồn > 5000 V Thùng chứa khác Ø Đặc điểm (4): Tình trạng và chất lượng chiếu xạ Từ khóa Giải thích Mã Chưa chiếu xạ Đã chiếu xạ Nhiên liệu tươi Bó nhiên liệu tươi F Đã cháy Nhiên liệu đã cháy trước khi tái chế G Được sản xuất Các vật phẩm được sản xuất ra (không phải là một bó thanh hoàn chỉnh) và không thể lấy mẫu, nhưng có thể đo bằng phương pháp không phá hủy A H Tinh khiết, bền Vật liệu đồng nhất, có độ tinh khiết và độ bền cao ở cả dạng vật lý và hóa học (vd. sản phẩm, sản phẩm trung gian, một số vật liệu phôi) B J Tinh khiết Vật liệu có độ tinh khiết cao nhưng có thể kém đồng nhất và bền hơn loại trên (vd. một số sản phẩm trung gian, phế thải sạch, vật liệu phôi) C K Không đồng nhất Các vật liệu không đồng nhất có thành phần nói chung là tương tự nhau nhưng không tinh khiết (vd. hầu hết các phế liệu và vật liệu tái chế) D L Pha tạp Các vật liệu không đồng nhất có thành phần khác nhau và/hoặc hỗn hợp, có thể có hàm lượng vật liệu hạt nhân thấp (vd. phế liệu bẩn, chất thải) E M 7. Cột 7: “Nguyên tố”: ghi tên hoặc mã của nguyên tố như sau: Từ khóa Mã Urani nghèo D Urani tự nhiên N Urani giàu E Urani, hỗn hợp U Plutoni P Thori T 8. Cột 8: “Khối lượng nguyên tố”: Ghi khối lượng của nguyên tố sử dụng các đơn vị sau: (a) Gam đối với plutoni; (b) Gam của tổng urani đối với urani giàu; (c) Kilôgam (hoặc gam) đối với thori, urani tự nhiên và urani nghèo; (d) Gam hoặc kilôgam đối với urani hỗn hợp, tùy thuộc vào vật liệu hạt nhân là uran giàu hay urani nghèo hoặc urani tự nhiên. Có thể làm tròn các số liệu, nhưng không được làm tròn quá phần nguyên gần nhất của đơn vị được sử dụng. Nếu làm tròn, cần cộng tổng khối lượng của từng hạng mục trong lô với nhau trước khi làm tròn. Khi báo cáo dữ liệu không làm tròn, cần coi dấu thập phân là một ký tự riêng. Sai lệch số liệu giữa bên gửi và bên nhận có thể phải biểu diễn bằng số âm, trong trường hợp này, đặt dấu trừ vào đặt ngay trước con số trong cột đó. 9. Cột 9: “Đơn vị - kg/g”: ghi đơn vị của “khối lượng nguyên tố” được báo cáo. 10. Cột 10: “Khối lượng đồng vị phân hạch”: ghi khối lượng của các đồng vị U235 hoặc U233 (hoặc hỗn hợp U235 và U233) theo gam, nếu khối lượng này liên quan đến urani giàu hoặc urani hỗn hợp. 11. Cột 11: “Mã đồng vị”: để thể hiện loại đồng vị phân hạch và sử dụng một trong các mã sau: Mã Đối với đồng vị phân hạch chỉ có U235 G Đối với đồng vị phân hạch có U235 và U233 J Đối với đồng vị phân hạch chỉ có U233 K 12. Cột 12: “Cơ sở đo đạc”: cột này nhằm thể hiện việc đo số liệu của lô được báo cáo được thực hiện tại MBA đó hay dựa trên cơ sở nào khác, sử dụng các từ khóa hoặc mã sau: Từ khóa Mã Giải thích Được đo M Số liệu của lô được đo tại MBA, bao gồm cả tại các KMP trên đường biên giới của MBA đó Được đo ở nơi khác N Số liệu của lô được đo tại MBA khác Được nhắc lại T Số liệu của lô được đo tại MBA, đã được báo cáo trong Báo cáo thay đổi kiểm kê hoặc Báo cáo kiểm kê thực tế và chưa được đo lại Được dán nhãn L Số liệu của lô được đo tại MBA khác và được báo cáo tại MBA hiện tại trong Báo cáo thay đổi kiểm kê hoặc Báo cáo kiểm kê thực tế và không đo lại Nếu tại một KMP, chỉ một vài thông số nhất định được đo (ví dụ, khối lượng tổng urani trong lô), và các thông số khác được chấp nhận với giá trị danh nghĩa (vd. độ làm giàu theo khai báo của cơ sở gửi), thì từ khóa được sử dụng là “được đo”. 13. Cột 13: “Chú thích”: cột này được sử dụng để chỉ rằng sẽ có giải thích hoặc thông tin thêm về dòng nhập đó. Ký tự “X” được sử dụng để thể hiện rằng có Thông tin chú thích kèm theo báo cáo này. 14. Cột 14 và 15: “Sửa chữa đối với”: cột này được dùng để chỉ rằng có sự chỉnh sửa trong một dòng nhập trong Báo cáo thay đổi kiểm kê trước đó hoặc trong Báo cáo thay đổi kiểm kê hiện tại. Ghi số của báo cáo và số của dòng được chỉnh sửa vào cột này. Phần còn lại của dòng cần lặp lại toàn bộ dòng nhập ban đầu, trừ các số liệu cần phải chỉnh sửa chữa thì sửa lại. Nếu phần chỉnh sửa cần phải bổ sung một hoặc nhiều dòng vào báo cáo ban đầu thì số của các dòng thể hiện trong cột này phải là số của dòng cuối cùng trong báo cáo ban đầu cộng thêm 1, 2, v.v. Mẫu 02-III/KSHN BÁO CÁO CÂN ĐỐI VẬT LIỆU I. THÔNG TIN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN BÁO CÁO 1. Tên tổ chức, cá nhân: 2. Địa chỉ: 3. Điện thoại: 4. Fax: II. NỘI DUNG BÁO CÁO QUỐC GIA VÙNG CÂN BẰNG VẬT LIỆU GIAI ĐOẠN BÁO CÁO: TỪ NGÀY ĐẾN BÁO CÁO SỐ TRANG SỐ … TRONG TỔNG SỐ … TRANG CHỮ KÝ DÒNG NHẬP SỐ TIẾP TỤC TÊN DÒNG NHẬP SỐ LIỆU KẾ TOÁN CHÚ THÍCH CHỈNH SỬA ĐỐI VỚI NGUYÊN TỐ KHỐI LƯỢNG NGUYÊN TỐ ĐƠN VỊ kg/g KHỐI LƯỢNG ĐƠN VỊ PHÂN HẠCH (CHỈ ĐỐI VỚI URANI) (G) MÃ ĐỒNG VỊ BÁO CÁO SỐ DÒNG NHẬP SỐ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 NGƯỜI LẬP BÁO CÁO (Ký, ghi rõ họ tên) ….., ngày ….. tháng ….. năm ….. NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) Hướng dẫn điền vào phần nội dung của Báo cáo cân đối vật liệu Cần xây dựng Báo cáo cân đối vật liệu trên cơ sở các số liệu chưa được làm tròn. Trong trường hợp để chuẩn bị số liệu cần phải làm phép tính tổng (cộng thẳng hoặc cộng đại số) thì cũng cần phải thực hiện với số liệu chưa được làm tròn. Để báo cáo, các số liệu này có thể được làm tròn, nhưng không được vượt quá các đơn vị nguyên gần nhất. Việc sử dụng làm tròn trong bất kỳ báo cáo nào (Báo cáo thay đổi kiểm kê, Báo cáo kiểm kê định kỳ hoặc Báo cáo cân đối vật liệu) nói chung là sẽ cần phải tính toán và báo cáo về việc điều chỉnh làm tròn trong các Báo cáo cân đối vật liệu. Báo cáo cân đối vật liệu được xây dựng ngay cả trong trường hợp không có vật liệu hạt nhân trong MBA tại thời điểm tiến hành kiểm kê thực tế và trong trường hợp không xảy ra giao dịch nào trong suốt thời kỳ cân đối vật liệu. Có thể gửi nhiều Báo cáo cân đối vật liệu cùng nhau với cùng một số báo cáo. Thông tin phần đầu trang - “Quốc gia”, “cơ sở”, “vùng cân bằng vật liệu”: ghi tên hoặc mã của quốc gia, nhận dạng (hoặc mã) của cơ sở và nhận dạng (hoặc mã) của vùng cân bằng vật liệu (MBA), được quy định trong Tài liệu kèm theo của cơ sở. - “Giai đoạn báo cáo” của Báo cáo cân đối vật liệu cần được coi là sẽ kết thúc vào nửa đêm của ngày “đến” được nêu; có nghĩa là thay đổi kiểm kê diễn ra trong ngày đó cần được báo cáo trong Báo cáo cân đối vật liệu này. Giai đoạn cân đối vật liệu tiếp theo sẽ bắt đầu vào 0 giờ của ngày kế tiếp. - “Báo cáo số”: được đánh số liên tiếp cho mỗi MBA. - “Trang số … trong tổng số … trang”: ghi trang số mấy (trong tổng số trang) và tổng số trang của Báo cáo kiểm kê định kỳ. Hướng dẫn theo cột 1. Cột 1: “Dòng nhập số”: mỗi dòng nhập trong một Báo cáo cân đối vật liệu cần có một số riêng theo thứ tự. Điều này cũng áp dụng đối với Báo cáo cân đối vật liệu bao gồm nhiều trang. 2. Cột 2: “Tiếp tục”: nếu cần phải chia một số liệu nhập vào Báo cáo kiểm kê định kỳ thành nhiều dòng (vd. trong trường hợp số liệu về lượng vật liệu có nhiều hơn 8 chữ số và phải chia thành các số nhỏ hơn), thì viết chữ “C” vào cột “Tiếp tục” để chỉ ra rằng dòng nhập đó là sự tiếp tục của dòng phía trên. 3. Cột 3: “Tên dòng nhập”: trong cột này, cần sử dụng các từ khóa hoặc các mã sau theo bất kỳ trình tự nào phù hợp. Từ khóa Mã Giải thích Kiểm kê thực tế ban đầu PB Kiểm kê thực tế ban đầu, cần phải giống với kiểm kê thực tế lần cuối của Báo cáo cân đối vật liệu trước đó đối với cùng một loại vật liệu Thay đổi kiểm kê: xem Hướng dẫn điều Báo cáo thay đổi kiểm kê để biết về các từ khóa và mã liên quan đến các loại thay đổi kiểm kê khác nhau Đối với mỗi loại thay đổi kiểm kê áp dụng cho MBA hiện tại, cần nhập dữ liệu tổng hợp cho toàn bộ thời kỳ cân bằng vật liệu; liệt kê các thay đổi tăng trong kiểm kê trước và sau đó là các thay đổi giảm; việc tiếp nhận vật liệu hạt nhân tại cơ sở cần được đưa vào dữ liệu của đơn vị chuyển đi. Kiểm kê trên sổ sách lần cuối BE Tổng đại số của kiểm kê thực tế ban đầu và các thay đổi kiểm kê, không bao gồm bất kỳ điều chỉnh làm tròn nào như được báo cáo trong Báo cáo cân đối vật liệu. Sai lệch giữa bên gửi/bên nhận DI Cần nhập dữ liệu tổng hợp cho tất cả các lượng Sai lệch giữa bên gửi/bên nhận trong toàn bộ thời kỳ báo cáo, nếu có. Kiểm kê trên sổ sách sau khi đã điều chỉnh BA Tổng đại số của kiểm kê thực tế ban đầu và các thay đổi kiểm kê trong thời kỳ đó, được điều chỉnh có tính đến các Sai lệch giữa bên gửi/bên nhận Kiểm kê thực tế lần cuối PE Tổng tất cả các lượng vật liệu hạt nhân hiện có trong lô, được đo hoặc dựa trên các căn cứ đo đạc, vào ngày tiến hành kiểm kê thực tế. MUF MF Vật liệu bị mất không xác định được: lượng này cần được tính là lượng sai lệch giữa kiểm kê trên sổ sách lần cuối và kiểm kê thực tế Điều chỉnh làm tròn đối với dòng nhập XX RAXX Lượng được thêm vào tổng được làm tròn để làm cho tổng này bằng với tổng của các giới hạn làm tròn. Điều chỉnh làm tròn được thực hiện với một dữ liệu nhập trong Báo cáo cân đối vật liệu mà dữ liệu này đã được báo cáo khác trong ICR và PIL nhằm đưa dữ liệu Báo cáo cân đối vật liệu này thống nhất với các dữ liệu tương ứng được thiết lập trên cơ sở của các ICR và PIL. Điều chỉnh làm tròn cần được ghi theo mã RAXX trong đó XX thể hiện mã của dòng nhập liên quan đến điều chỉnh làm tròn, vd. RALN là điều chỉnh làm tròn đối với dòng nhập tổng hợp về việc mất hạt nhân. Trong trường hợp điều chỉnh làm tròn đối với kiểm kê trên sổ sách lần cuối, kiểm kê trên sổ sách lần cuối đã được làm tròn hoặc MUF, cần sử dụng các công thức tương ứng sau: RABE = PB + ICBáo cáo cân đối vật liệu - BE RABA = PB + ICBáo cáo cân đối vật liệu - DI - BA RAMF = BA - PE - MF, Trong đó ICBáo cáo cân đối vật liệu ­là tổng các thay đổi kiểm kê trong Báo cáo cân đối vật liệu được thực hiện với dấu đại số phù hợp để thể hiện các thay đổi tăng hoặc thay đổi giảm. 4. Cột 4: “Nguyên tố”: ghi tên hoặc mã của nguyên tố như sau: Từ khóa Mã Urani nghèo D Urani tự nhiên N Urani giàu E Urani, hỗn hợp U Plutoni P Thori T 5. Cột 5: “Khối lượng nguyên tố”: Ghi khối lượng của nguyên tố sử dụng các đơn vị sau: (a) Gam đối với plutoni; (b) Gam của tổng urani đối với urani giàu; (c) Kilôgam (hoặc gam) đối với thori, urani tự nhiên và urani nghèo; (d) Gam hoặc kilôgam đối với urani hỗn hợp, tùy thuộc vào vật liệu hạt nhân là uran giàu hay urani nghèo hoặc urani tự nhiên. Có thể làm tròn các số liệu, nhưng không được làm tròn quá phần nguyên gần nhất của đơn vị được sử dụng. Nếu làm tròn, cần cộng tổng khối lượng của từng hạng mục trong lô với nhau trước khi làm tròn. Khi báo cáo dữ liệu không làm tròn, cần coi dấu thập phân là một ký tự riêng. Sai lệch số liệu giữa bên gửi và bên nhận có thể phải biểu diễn bằng số âm, trong trường hợp này, đặt dấu trừ vào đặt ngay trước con số trong cột đó. 6. Cột 6: “Đơn vị - kg/g”: ghi đơn vị của “khối lượng nguyên tố” được báo cáo. 7. Cột 7: “Khối lượng đồng vị phân hạch”: ghi khối lượng của các đồng vị U235 hoặc U233 (hoặc hỗn hợp U235 và U233) theo gam, nếu khối lượng này liên quan đến urani giàu hoặc urani hỗn hợp. 8. Cột 8: “Mã đồng vị”: để thể hiện loại đồng vị phân hạch và sử dụng một trong các mã sau: Mã Đối với đồng vị phân hạch chỉ có U235 G Đối với đồng vị phân hạch có U235 và U233 J Đối với đồng vị phân hạch chỉ có U233 K 9. Cột 9 và 10: “Sửa chữa đối với”: cột này được dùng để chỉ rằng có sự chỉnh sửa trong một dòng nhập trong Báo cáo thay đổi kiểm kê trước đó hoặc trong Báo cáo thay đổi kiểm kê hiện tại. Ghi số của báo cáo và số của dòng được chỉnh sửa vào cột này. Phần còn lại của dòng cần lặp lại toàn bộ dòng nhập ban đầu, trừ các số liệu cần phải chỉnh sửa chữa lại thì sửa lại. Nếu phần chỉnh sửa cần phải bổ sung một hoặc nhiều dòng vào báo cáo ban đầu thì số của các dòng thể hiện trong cột này phải là số của dòng cuối cùng trong báo cáo ban đầu cộng thêm 1, 2, v.v. Mẫu 03-III/KSHN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- BÁO CÁO THAY ĐỔI KIỂM KÊ I. THÔNG TIN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN BÁO CÁO 1. Tên tổ chức, cá nhân: 2. Địa chỉ: 3. Điện thoại: 4. Fax: II. NỘI DUNG BÁO CÁO QUỐC GIA CƠ SỞ VÙNG CÂN BẰNG VẬT LIỆU (MBA) GIAI ĐOẠN BÁO CÁO TỪ NGÀY BÁO CÁO SỐ ĐẾN TRANG SỐ … TRONG TỔNG SỐ … TRANG CHỮ KÝ DÒNG NHẬP SỐ TIẾP TỤC NGÀY DIỄN RA THAY ĐỔI KIỂM KÊ MBA/QUỐC GIA LOẠI THAY ĐỔI KIỂM KÊ MÃ KMP TÊN HOẶC SỐ CỦA LÔ SỐ HẠNG MỤC CÓ TRONG LÔ MÔ TẢ VẬT LIỆU SỐ LIỆU KẾ TOÁN CƠ SỞ ĐO ĐẠC CHÚ THÍCH CHỈNH SỬA ĐỐI VỚI TỪ ĐẾN NGUYÊN TỐ KHỐI LƯỢNG NGUYÊN TỐ ĐON VỊ kg/g KHỐI LƯỢNG ĐỒNG VỊ PHÂN HẠCH (CHỈ ĐỐI VỚI URANI) (g) MÃ ĐỒNG VỊ BÁO CÁO SỐ DÒNG SỐ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 NGƯỜI LẬP BÁO CÁO (Ký, ghi rõ họ tên) ….., ngày ….. tháng ….. năm ….. NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) Hướng dẫn điền vào phần nội dung của Báo cáo thay đổi kiểm kê Thông tin phần đầu trang - “Quốc gia”, “cơ sở”, “vùng cân bằng vật liệu”: ghi tên hoặc mã của quốc gia, nhận dạng (hoặc mã) của cơ sở và nhận dạng (hoặc mã) của vùng cân bằng vật liệu (MBA), được quy định trong Tài liệu kèm theo của cơ sở. - “Giai đoạn báo cáo”: trong trường hợp báo cáo định kỳ, cần cung cấp giai đoạn báo cáo (ngày bắt đầu và ngày kết thúc, thể hiện ở dạng năm/tháng/ngày). - “Báo cáo số”: được đánh số liên tiếp cho mỗi MBA. - “Trang số … trong tổng số … trang”: ghi trang số mấy (trong tổng số trang) và tổng số trang của Báo cáo thay đổi kiểm kê. Hướng dẫn theo cột 1. Cột 1: “Dòng nhập số”: mỗi dòng nhập trong Báo cáo thay đổi kiểm kê phải có một số riêng theo thứ tự. Điều này cũng áp dụng trong trường hợp Báo cáo thay đổi kiểm kê có nhiều trang. Một báo cáo không được có nhiều hơn 99 dòng nhập. Nếu nhiều hơn 99 dòng nhập thì làm thành hai hoặc nhiều báo cáo. 2. Cột 2: “Tiếp tục”: nếu cần phải chia một số liệu nhập vào Báo cáo kiểm kê định kỳ thành nhiều dòng (vd. trong trường hợp số liệu về lượng vật liệu có nhiều hơn 8 chữ số và phải chia thành các số nhỏ hơn), thì viết chữ “C” vào cột “Tiếp tục” để chỉ ra rằng dòng nhập đó là sự tiếp tục của dòng phía trên. 3. Cột 3: “Ngày diễn ra thay đổi kiểm kê”: ngày (năm/tháng/ngày) diễn ra hoặc thiết lập thay đổi trong kiểm kê cần được ghi bằng số với 6 ký tự. 4. Cột 4 và 5: “MBA/quốc gia”: các cột này cần ghi tên hoặc mã của các MBA mà vật liệu hạt nhân được chuyển giao từ một MBA đến một MBA khác. Trong trường hợp xuất khẩu, nếu không biết mã vùng cân bằng mà vật liệu được chuyển đến thì ghi mã của quốc gia. Trong trường hợp nhập khẩu, cần phải báo cáo thông tin tương ứng về nơi chuyển đi. Nếu thay đổi kiểm kê không liên quan đến chuyển giao vật liệu thì ghi mã của vùng cân bằng vật liệu mà tại đó diễn ra thay đổi ở cột “đến” hoặc ở cột “từ” hoặc ở cả hai cột. 5. Cột 6: “Loại thay đổi kiểm kê”: Sử dụng một trong những từ khóa hoặc mã sau đây để điền vào cột này (để thể hiện loại thay đổi kiểm kê). Từ khóa Mã Giải thích Tiếp nhận từ nước ngoài RF Vật liệu hạt nhân nhập vào Việt Nam Tiếp nhận trong nước từ MBA khác RD Tiếp nhận vật liệu hạt nhân trong nước từ một MBA khác Tiếp nhận tại điểm vật liệu bắt đầu chịu kiểm soát hạt nhân RS Tiếp nhận vật liệu hạt nhân trong nước tại điểm vật liệu bắt đầu chịu kiểm soát hạt nhân Tiếp nhận từ hoạt động không thuộc phạm vi chịu kiểm soát hạt nhân RN Tiếp nhận vật liệu hạt nhân trong nước từ hoạt động không thuộc phạm vi chịu kiểm soát hạt nhân (hoạt động quân sự được phép) Sản xuất hạt nhân NP Tạo ra vật liệu phân hạch đặc biệt trong lò phản ứng (Pu, U233) Hết miễn trừ, sử dụng DU Áp dụng lại kiểm soát hạt nhân đối với vật liệu hạt nhân trước đó đã được miễn trừ theo điều khoản về mục đích sử dụng Hết miễn trừ, số lượng DQ Áp dụng lại kiểm soát hạt nhân đối với vật liệu hạt nhân trước đó đã được miễn trừ theo điều khoản về số lượng Chuyển đi quốc tế SF Xuất khẩu vật liệu hạt nhân ra khỏi Việt Nam Chuyển đi trong nước SD Chuyển vật liệu hạt nhân đến một MBA khác trong nước Đưa trở lại giai đoạn trước giai đoạn chịu kiểm soát hạt nhân SS Chuyển vật liệu hạt nhân trở lại giai đoạn trước giai đoạn thuộc phạm vi chịu kiểm soát hạt nhân Chuyển đến hoạt động không thuộc phạm vi kiểm soát hạt nhân SN Chuyển giao vật liệu hạt nhân trong nước sang hoạt động không không thuộc phạm vi kiểm soát hạt nhân (hoạt động quân sự được phép) Mất hạt nhân LN Tiêu thụ vật liệu hạt nhân do chuyển hóa thành (các) nguyên tố hoặc đồng vị khác trong các phản ứng hạt nhân Loại thải đo được LD Mất do vận hành, nghĩa là mất một lượng vật liệu hạt nhân trong quá trình xử lý. Lượng vật liệu này đo được hoặc đánh giá được (trên cơ sở đo đạc) và đã được loại thải do không còn thích hợp cho mục đích sử dụng hạt nhân nữa. Chuyển thành chất thải lưu giữ TW Chuyển vật liệu hạt nhân đo được thành chất thải được coi là không thể thu hồi được, lưu giữ tại MBA và sẽ được loại ra khỏi kiểm kê của MBA đó. Chuyển lại từ chất thải lưu giữ FW Chuyển vật liệu đã được lưu giữ tại MBA ở dạng chất thải lưu giữ trở lại kiểm kê vật liệu hạt nhân. Mã này áp dụng trong trường hợp vật liệu ở dạng chất thải lưu giữ được chuyển khỏi kho chứa để xử lý tại MBA hoặc để chuyển ra khỏi MBA. Miễn trừ, sử dụng EU Miễn trừ vật liệu hạt nhân khỏi kiểm soát hạt nhân theo điều khoản về mục đích sử dụng Miễn trừ, số lượng EQ Miễn trừ vật liệu hạt nhân khỏi kiểm soát hạt nhân theo điều khoản về số lượng Chấm dứt, sử dụng phi hạt nhân TU Hết trách nhiệm kiểm soát hạt nhân do vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn đã được sử dụng hết hoặc pha loãng đến mức không thể thu hồi được nữa Mất ngẫu nhiên LA Mất không chủ ý và không thể lấy lại được một lượng vật liệu hạt nhân đã biết do tai nạn vận hành Được ngẫu nhiêu GA Vật liệu hạt nhân bất ngờ phát hiện được tại MBA, ngoại trừ trường hợp phát hiện trong quá trình tiến hành kiểm kê thực tế. Sai lệch giữa bên gửi/bên nhận DI Sự khác nhau giữa lượng vật liệu hạt nhân do bên gửi xác định và lượng do cơ sở vận hành đo được tại MBA tiếp nhận. Nếu vật liệu hạt nhân được chuyển từ một lô sang một lô khác trong cùng một MBA, thì lượng tăng và giảm tại các lô tương ứng sẽ được ghi trong các dòng nhập riêng, giống như thay đổi kiểm kê (Lưu ý: lượng vật liệu hạt nhân trong MBA không thay đổi). Từ khóa và mã trong các trường hợp này như sau: Từ khóa Mã Giải thích Giảm lượng trong lô RM Lượng vật liệu giảm đi trong lô Tăng lượng trong lô RP Lượng vật liệu được thêm vào trong lô 6. Cột 7: “Mã KMP”: ghi mã của điểm đo chủ chốt của dòng vật liệu. 7. Cột 8: “Tên hoặc số của lô”: Đặt tên hoặc số cho mỗi lô trong báo cáo và ghi vào cột này. Sử dụng chữ cái Latin, số, và các ký hiệu dấu phẩy, gạch chéo và gạch ngang để đặt tên cho lô, nhưng không được nhiều hơn 8 ký tự. Tên hoặc số của lô được giữ nguyên nếu chuyển từ MBA này sang một MBA khác. Các lô khác nhau thì phải có tên khác nhau, kể cả khi vật liệu có cùng nhận dạng. Cần phân biệt giữa chữ cái “Ø” và số 0. Thông tin này không cần phải lặp nếu sử dụng thủ tục “C”. 8. Cột 9: “Số lượng hạng mục trong lô”: Ghi số lượng các hạng mục giống nhau trong một lô. Trong trường hợp vật liệu không đếm được và trong trường hợp khi số lượng của hạng mục không có ý nghĩa gì thì ghi số 0 vào cột này. 9. Cột 10: “Mô tả vật liệu”: Cột này được sử dụng để mô tả các đặc điểm của vật liệu hạt nhân bằng cách sử dụng bốn ký tự với các mã sau: Đặc điểm (1): Dạng vật lý Từ khóa Giải thích Mã Bó nhiên liệu Bó nhiên liệu hoàn chỉnh cho một hệ thống lò phản ứng cụ thể (vd. các bó thanh) B Các bộ phận của bó nhiên liệu Các phần cấu thành nên bó nhiên liệu (vd ống hoặc đĩa) D Bột Bột (không phải gốm): bất kỳ vật liệu dạng bột mà không phải oxit và cacbua ở dạng gốm F Bột, gốm Bột, dạng gốm: dạng oxit hoặc cacbua được nung ở nhiệt độ cao để sản xuất nhiên liệu gốm G Được tạo dạng, màu xanh Viên và hạt màu xanh lá cây: được tạo dạng bằng cách nén hoặc trộn bột gốm với chất kết dính trước khi thiêu kết H Gốm Viên và hạt gốm: như trên, sau khi đã được bỏ liên kết và được thiêu kết J Hạt có lớp phủ Các hạt gốm đã được phủ lớp vỏ bảo vệ (vd. bằng SiC) K Dạng rắn, khác Vật liệu rắn không phải các loại kể trên (vd. thỏi, thanh, mẩu), nhưng không phải là vật liệu hỗn hợp. Nhóm này cũng bao gồm UF6. Ø Chất lỏng Dung dịch nước, chất lỏng hữu cơ hoặc các chất lỏng khác N Bã và phế liệu Bã và phế liệu sinh ra do quá trình sản xuất, và sẽ được tái chế hoặc thu hồi R Nguồn kín Nguồn bức xạ chứa vật liệu phân hạch được đựng trong vỏ kín vĩnh viễn QS Chất thải, lỏng Chất thải lỏng dự định sẽ chôn thải U Chất thải, rắn Chất thải rắn dự định sẽ chôn thải T Mẫu vật nhỏ Mẫu vật phân tích, được tập hợp thành một lô riêng V Đặc điểm (2): Dạng hóa học Từ khóa Giải thích Mã Dạng nguyên tố Kim loại không ở dạng hợp kim D Fluorua Bất kỳ florua nào trừ hexaflorua E Hex Hexafluorua G Nitrat Nitrat J ADU Ammonium diuranate K Dioxit Dioxit Q Trioxit Trioxit T Oxit (3/8) Oxit có công thức M3O8 U Các oxit khác Các oxit khác, bao gồm hỗn hợp các loại oxit khác nhau của cùng một nguyên tố R Oxit, có độc tính Oxit hoặc hỗn hợp oxit có chứa chất độc hạt nhân V Cacbua Cacbua W Oxit/than chì Hỗn hợp oxit/than chì: (vd. nhiên liệu HTR) X Cacbua/than chì Hỗn hợp cacbua/than chì: (vd. nhiên liệu HTR) Y Nitrit Nitrit Z Hữu cơ Hợp chất hữu cơ 1 Các hợp chất khác Các hợp chất khác, muối và hỗn hợp 2 Hợp kim nhôm Hợp kim nhôm, gồm cả Al/Si 3 Hợp kim Si Hợp kim Si và các silicide 4 Hợp kim Zr Hợp kim Zirconi 5 Hợp kim Mo & Ti Hợp kim đôi hoặc ba với molybden và titan 6 Các hợp kim khác 7 Vật liệu khác Vật liệu có dạng hóa học khác nhau được tập hợp trong một lô (vd. Mẫu vật phân tích) Ø Đặc điểm (3): Thùng chứa Từ khóa Giải thích Mã Không có thùng chứa Vật liệu không đặt trong thùng chứa: các hạng mục không cần thùng chứa (bao gồm các bó và các bộ phận của bó nhiên liệu, nếu để ngoài) 1 Đơn vị nhiên liệu Đơn vị và các thành phần nhiên liệu rời, trong các công-ten-nơ chuyển đi hoặc lưu giữ 2 Thùng chứa Thùng chứa có che chắn để chứa nhiên liệu đã cháy và nhiên liệu có hoạt tính cao khác 3 Trong vùng hoạt Lò phản ứng, các bó nhiên liệu trong vùng hoạt 4 Thùng, hiệu chuẩn Thùng xử lý, được hiệu chuẩn 5 Thùng, chưa hiệu chuẩn Thùng xử lý, chưa được hiệu chuẩn; các đường ống 6 Khay Khay, giá, thùng hở 7 Lồng Công-ten-nơ đặc biệt, an toàn tới hạn 8 Thùng chứa phân loại theo thể tích (lít) “Thùng lưu giữ” và thể tích Lọ chứa mẫu và thùng chứa nhỏ khác < 0.5 A Lọ, thùng hộp, lon 0.5 - 1 E Lọ, thùng hộp, lon > 1 - 5 G Lọ, thùng hộp, lon và thùng trụ đựng UF6 > 5 - 10 H Thùng hộp, lon > 10 - 15 J Thùng hộp, thùng trụ > 15 - 20 K Thùng trụ > 20 - 50 L Thùng trụ > 50 - 100 M Thùng trụ, thùng tròn > 100 - 200 N Thùng trụ, thùng tròn > 200 - 500 Q Thùng trụ đựng UF6 (2 t) > 500 - 1000 R Thùng trụ đựng UF6 (10-14 t) > 1000 - 5000 U Thùng chứa lớn hơn, vd. xe bồn > 5000 V Thùng chứa khác Ø Đặc điểm (4): Tình trạng và chất lượng chiếu xạ Từ khóa Giải thích Mã Chưa chiếu xạ Đã chiếu xạ Nhiên liệu tươi Bó nhiên liệu tươi F Đã cháy Nhiên liệu đã cháy trước khi tái chế G Được sản xuất Các vật phẩm được sản xuất ra (không phải là một bó thanh hoàn chỉnh) và không thể lấy mẫu, nhưng có thể đo bằng phương pháp không phá hủy A H Tinh khiết, bền Vật liệu đồng nhất được sản xuất tới đặc điểm kỹ thuật chặt chẽ về độ tinh khiết và độ bền ở cả dạng vật lý và hóa học (vd. sản phẩm, sản phẩm trung gian, một số vật liệu phôi) B J Tinh khiết Vật liệu tuân theo đặc điểm kỹ thuật có độ tinh khiết cao mà có thể kém đồng nhất và bền hơn loại trên (vd. một số sản phẩm trung gian, phế thải sạch, vật liệu phôi) C K Không đồng nhất Các vật liệu không đồng nhất có thành phần nói chung là tương tự nhau nhưng không tuân theo các đặc điểm về độ tinh khiết (vd. hầu hết các phế liệu và vật liệu tái chế) D L Pha tạp Các vật liệu không đồng nhất có thành phần khác nhau và/hoặc hỗn hợp, có thể có hàm lượng vật liệu hạt nhân thấp (vd. phế liệu bẩn, chất thải) E M 10. Cột 11: “Nguyên tố”: ghi tên hoặc mã của nguyên tố như sau: Từ khóa Mã Urani nghèo D Urani tự nhiên N Urani giàu E Urani, hỗn hợp U Plutoni P Thori T 11. Cột 12: “Khối lượng nguyên tố”: Ghi khối lượng của nguyên tố sử dụng các đơn vị sau: (a) Gam đối với plutoni; (b) Gam của tổng urani đối với urani giàu; (c) Kilôgam (hoặc gam) đối với thori, urani tự nhiên và urani nghèo; (d) Gam hoặc kilôgam đối với urani hỗn hợp, tùy thuộc vào dòng nhập đề cập đến uran giàu hay urani nghèo hoặc urani tự nhiên. Nếu muốn, có thể làm tròn các dữ liệu, nhưng không được làm tròn quá phần nguyên gần nhất của đơn vị được sử dụng. Nếu làm tròn, cần cộng tổng khối lượng của từng hạng mục trong lô với nhau trước khi làm tròn. Khi báo cáo dữ liệu không làm tròn, cần coi dấu thập phân là một ký tự riêng. Sai lệch giữa gửi và nhận có thể phải biểu diễn bằng số âm, trong trường hợp này cần đặt dấu trừ vào đặt ngay trước con số trong cột đó. 12. Cột 13: “Đơn vị - kg/g”: ghi đơn vị của khối lượng nguyên tố được báo cáo. 13. Cột 14: “Khối lượng đồng vị phân hạch”: ghi khối lượng của các đồng vị U235 hoặc U233 hoặc hỗn hợp U235 và U233) theo gam, nếu khối lượng này liên quan đến urani giàu hoặc urani hỗn hợp. 14. Cột 15: “Mã đồng vị”: để thể hiện loại đồng vị phân hạch và sử dụng một trong các mã sau: Mã Đối với đồng vị phân hạch chỉ có U235 G Đối với đồng vị phân hạch có U235 và U233 J Đối với đồng vị phân hạch chỉ có U233 K 15. Cột 16: “Cơ sở đo đạc”: cột này nhằm thể hiện việc đo số liệu của lô được báo cáo được thực hiện tại MBA đó hay dựa trên cơ sở nào, sử dụng các từ khóa hoặc mã sau: Từ khóa Mã Giải thích Được đo M Số liệu của lô được đo tại MBA, bao gồm cả tại các KMP trên đường biên giới của MBA đó Được đo ở nơi khác N Số liệu của lô được đo tại MBA khác Được nhắc lại T Số liệu của lô được đo tại MBA, đã được báo cáo trong Báo cáo thay đổi kiểm kê hoặc Báo cáo kiểm kê thực tế và chưa được đo lại Được dán nhãn L Số liệu của lô được đo tại MBA khác và được báo cáo tại MBA hiện tại trong Báo cáo thay đổi kiểm kê hoặc Báo cáo kiểm kê thực tế và không đo lại Nếu tại một KMP, chỉ một vài thông số nhất định được đo (ví dụ, khối lượng tổng urani trong lô), và các thông số khác được chấp nhận với giá trị danh nghĩa (vd. độ làm giàu theo khai báo của cơ sở gửi), thì từ khóa được sử dụng là “được đo”. 16. Cột 17: “Chú thích”: cột này được sử dụng để chỉ rằng có lời giải thích hoặc thông tin thêm cho dòng nhập đó. Ký tự “X” được sử dụng để thể hiện rằng có Thông tin chú thích kèm theo báo cáo này. 17. Cột 18 và 19: “Sửa chữa đối với”: cột này được dùng để chỉ rằng có sự chỉnh sửa trong một dòng nhập trong Báo cáo thay đổi kiểm kê trước đó hoặc trong Báo cáo thay đổi kiểm kê hiện tại. Ghi số của báo cáo và số của dòng được sửa đổi vào cột này. Phần còn lại của dòng cần lặp lại toàn bộ dòng nhập ban đầu, trừ các số liệu cần phải chỉnh sửa chữa lại thì sửa lại. Nếu phần chỉnh sửa cần phải bổ sung một hoặc nhiều dòng vào báo cáo ban đầu thì số của các dòng thể hiện trong cột này phải là số của dòng cuối cùng trong báo cáo ban đầu cộng thêm 1, 2, v.v. Mẫu 04-III/KSHN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- THÔNG TIN CHÚ THÍCH I. THÔNG TIN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN BÁO CÁO 1. Tên tổ chức, cá nhân: 2. Địa chỉ: 3. Điện thoại: 4. Fax: II. NỘI DUNG CHÚ THÍCH QUỐC GIA CƠ SỞ VÙNG CÂN BẰNG VẬT LIỆU NGÀY BÁO CÁO SỐ TRANG SỐ … TRONG TỔNG SỐ … TRANG CHỮ KÝ DÒNG NHẬP SỐ Mã MBA Báo cáo số Số dòng nhập Ghi chú giải thích 1 2 3 4 NGƯỜI LẬP BÁO CÁO (Ký, ghi rõ họ tên) ….., ngày ….. tháng ….. năm ….. NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) Hướng dẫn điền vào bản Thông tin chú thích Thông tin phần đầu trang - “Quốc gia”, “cơ sở”, “vùng cân bằng vật liệu”: ghi tên hoặc mã của quốc gia, nhận dạng (hoặc mã) của cơ sở và nhận dạng (hoặc mã) của vùng cân bằng vật liệu (MBA), được quy định trong Tài liệu kèm theo của cơ sở. - “Ngày”: là ngày kết thúc của thời kỳ báo cáo của Báo cáo cân đối vật liệu tương ứng. - “Chú thích cho Báo cáo số”: ghi số của Báo cáo được bản Thông tin chú thích này giải thích. - “Trang số … trong tổng số … trang”: ghi trang số mấy (trong tổng số trang) và tổng số trang của Báo cáo kiểm kê định kỳ. Hướng dẫn theo cột 1. Cột 2: “Mã vùng cân bằng vật liệu”: điền mã vùng cân bằng vật liệu mà bản Thông tin chú thích này giải thích. 2. Cột 3: “Số báo cáo”: điền số báo cáo mà bản Thông tin chú thích này giải thích. 3. Cột 4: “Số dòng nhập”: điều số dòng nhập mà bản Thông tin chú thích này giải thích. 4. Cột 5: “Giải thích”: đưa ra giải thích ngắn gọn về vật liệu hạt nhân thuộc dòng nhập trong báo cáo này. PHỤ LỤC IV MẪU BÁO CÁO XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VẬT LIỆU HẠT NHÂN, VẬT LIỆU HẠT NHÂN NGUỒN (Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2011/TT-BKHCN ngày 16 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) 1. Báo cáo xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn được lập theo các mẫu sau: TT Báo cáo Mẫu 1 Báo cáo đối với việc xuất khẩu vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn Mẫu 01-IV/KSHN 2 Báo cáo đối với việc nhập khẩu vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn Mẫu 02-IV/KSHN 2. “Vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn” trong Phụ lục này được gọi chung là “vật liệu hạt nhân”. Mẫu 01-IV/KSHN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- BÁO CÁO ĐỐI VỚI VIỆC XUẤT KHẨU, VẬT LIỆU HẠT NHÂN, VẬT LIỆU HẠT NHÂN NGUỒN I. THÔNG TIN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN BÁO CÁO 1. Tên tổ chức, cá nhân: 2. Địa chỉ: 3. Điện thoại: 4. Fax: II. ĐẶC TÍNH VẬT LIỆU 1. Loại vật liệu hạt nhân/vật liệu hạt nhân nguồn: 2. Khối lượng: a) Tổng khối lượng nguyên tố: b) Khối lượng của đồng vị phân hạch (nếu có): 3. Thành phần hóa học: 4. Trạng thái vật lý: 5. Độ giàu hoặc thành phần đồng vị (nếu có): 6. Số lượng (trong trường hợp bó thanh nhiên liệu): III. CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN KHÁC 1. Đặc tính của thùng chứa, bình chứa: 2. Phương tiện vận chuyển: 3. Ngày và địa điểm (vùng cân bằng vật liệu) vật liệu được chuẩn bị cho việc xuất đi (để có thể đến xác minh lượng và thành phần của vật liệu): 4. Ngày dự kiến xuất khẩu: 5. Ngày dự kiến đến nơi nhận: 6. Quốc gia tiếp nhận: 7. Cửa khẩu tiếp nhận: Tỉnh/thành phố: 8. Địa điểm mà quốc gia tiếp nhận sẽ nhận trách nhiệm kiểm soát vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn: 9. Dự kiến ngày mà quốc gia tiếp nhận sẽ nhận trách nhiệm kiểm soát vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn. NGƯỜI LẬP BÁO CÁO (Ký, ghi rõ họ tên) ….., ngày ….. tháng ….. năm ….. NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN BÁO CÁO (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) Mẫu 02-IV/KSHN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- BÁO CÁO ĐỐI VỚI VIỆC NHẬP KHẨU, VẬT LIỆU HẠT NHÂN, VẬT LIỆU HẠT NHÂN NGUỒN I. THÔNG TIN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN BÁO CÁO 1. Tên tổ chức, cá nhân: 2. Địa chỉ: 3. Điện thoại: 4. Fax: II. ĐẶC TÍNH VẬT LIỆU 1. Loại vật liệu hạt nhân/vật liệu hạt nhân nguồn: 2. Khối lượng: a) Tổng khối lượng nguyên tố: b) Khối lượng của đồng vị phân hạch (nếu có): 3. Thành phần hóa học: 4. Trạng thái vật lý: 5. Độ giàu hoặc thành phần đồng vị (nếu có): 6. Số lượng (trong trường hợp bó thanh nhiên liệu): III. CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN KHÁC 1. Đặc tính của thùng chứa, bình chứa: 2. Phương tiện vận chuyển: 3. Quốc gia xuất khẩu: 4. Ngày và địa điểm (vùng cân bằng vật liệu) dự kiến tháo dỡ vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân ra khỏi kiện hàng (để có thể đến xác minh khối lượng và thành phần vật liệu): 5. Ngày dự kiến nhập khẩu vào Việt Nam: 6. Cửa khẩu nhập khẩu: Tỉnh/thành phố: 7. Địa điểm mà tổ chức/cá nhân sẽ nhận trách nhiệm kiểm soát vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn: 8. Dự kiến ngày mà tổ chức/cá nhân sẽ nhận trách nhiệm kiểm soát vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn: NGƯỜI LẬP BÁO CÁO (Ký, ghi rõ họ tên) ….., ngày ….. tháng ….. năm ….. NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN BÁO CÁO (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) PHỤ LỤC V MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN HẾT TRÁCH NHIỆM CHỊU SỰ KIỂM SOÁT HẠT NHÂN (Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2011/TT-BKHCN ngày 16 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) Mẫu 01-V/KSHN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN HẾT TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN QUY ĐỊNH VỀ KIỂM SOÁT HẠT NHÂN Kính gửi: Cục An toàn bức xạ và hạt nhân 1. Tên tổ chức/cá nhân đề nghị: 2. Địa chỉ: 3. Điện thoại: 4. Fax: 5. E-mail: 6. Người đứng đầu tổ chức: - Họ và tên: - Chức vụ: - Số giấy CMND/Hộ chiếu: 7. Đề nghị được công nhận hết trách nhiệm thực hiện quy định về kiểm soát hạt nhân đối với lượng vật liệu hạt nhân/vật liệu hạt nhân nguồn sau: a) Loại vật liệu hạt nhân/vật liệu hạt nhân nguồn: b) Khối lượng: - Tổng khối lượng nguyên tố: - Khối lượng của đồng vị phân hạch (nếu có): c) Thành phần hóa học: d) Trạng thái vật lý: đ) Độ giàu hoặc thành phần đồng vị (nếu có): e) Vùng cân bằng vật liệu (hoặc địa điểm) hiện có lượng vật liệu hạt nhân/vật liệu hạt nhân nguồn đó: g) Mục đích sử dụng hiện tại: h) Đặc điểm thùng chứa, bình chứa (nếu phù hợp): 8. Trường hợp được công nhận hết trách nhiệm thực hiện quy định về kiểm soát hạt nhân - Đã được tiêu dùng hết - Đã được pha loãng đến mức không còn sử dụng được cho bất kỳ một hoạt động hạt nhân nào. Dự kiến mục đích sử dụng phi hạt nhân: Ngày dự kiến chuyển sang mục đích sử dụng phi hạt nhân: - Trên thực tế không thể thu hồi lại được vì: - Đã được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân được chuyển giao: 9. Các tài liệu kèm theo: (1) (2) …. Tôi cam đoan các khai báo là đúng sự thật. ….., ngày ….. tháng ….. năm ….. NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
{ "issuing_agency": "Bộ Khoa học và Công nghệ", "promulgation_date": "16/03/2011", "sign_number": "02/2011/TT-BKHCN", "signer": "Lê Đình Tiến", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Chi-thi-07-CT-BCA-V28-2014-phong-trao-toan-dan-bao-ve-an-ninh-to-quoc-trong-co-quan-doanh-nghiep-255906.aspx
Chỉ thị 07/CT-BCA-V28 2014 phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trong cơ quan doanh nghiệp
BỘ CÔNG AN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 07/CT-BCA-V28 Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2014 CHỈ THỊ VỀ ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC TRONG CƠ QUAN, DOANH NGHIỆP, NHÀ TRƯỜNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU, NHIỆM VỤ BẢO ĐẢM AN NINH, TRẬT TỰ TRONG TÌNH HÌNH MỚI Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể quần chúng, công tác bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của đất nước. Lực lượng Công an Nhân dân đã chủ động phối hợp với nhiều cơ quan, ban, ngành, đoàn thể xây dựng, ký kết, thực hiện nhiều quy chế, thông tư phối hợp trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự và hằng năm đều tiến hành tổ chức sơ kết, tổng kết. Do vậy, tình hình an ninh, trật tự trong các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường có nhiều chuyển biến rõ nét; phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được củng cố, phát triển, đã có nhiều mô hình, điển hình tiên tiến trong giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở. Tuy nhiên, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường phát triển chưa đồng đều; cấp ủy, thủ trưởng một số cơ quan chưa thực sự quan tâm nên phong trào còn hình thức, tác dụng hạn chế. Công tác tuyên truyền nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng cho cán bộ, công chức viên chức người lao động và học sinh, sinh viên chưa được tiến hành thường xuyên, công tác bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật nội bộ còn bộc lộ sơ hở, mất cảnh giác; công tác quản lý cán bộ còn lỏng lẻo; lực lượng bảo vệ ở một số cơ quan còn thiếu về số lượng, hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác. Một số bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và học sinh, sinh viên còn mơ hồ trước âm mưu, hoạt động “Diễn biến hòa bình” bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch và các loại tội phạm khác; sự phối hợp công tác giữa các lực lượng chưa chặt chẽ; các điều kiện bảo đảm cho công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ mới. Để tiếp tục đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, lãnh đạo Bộ yêu cầu Công an xác đơn vị, địa phương tập trung triển khai, thực hiện tốt một số nội dung, nhiệm vụ trọng tâm sau: 1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của Bộ Công an về đảm bảo an ninh, trật tự và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, trọng tâm là: Nghị quyết số 28/NQ/TW Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương khóa XI, ngày 25/10/2013 về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”; Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”; Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”; Nghị định số 06/2013/NĐ-CP, ngày 09/01/2013 của Chính phủ Quy định về “Bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp” để nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và học sinh, sinh viên về vị trí, ý nghĩa của công tác bảo đảm an ninh, trật tự và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Cần xác định rõ công tác xây dựng và đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường là của cấp ủy, chính quyền, các bộ, ban, ngành và địa phương; trong đó lực lượng Công an các cấp giữ vai trò nòng cốt trong việc tham mưu và thực hiện. 2. Chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền và thủ trưởng các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường chỉ đạo việc đánh giá đúng thực trạng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường; qua đó tăng cường đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới phù hợp với đặc điểm của từng cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường nhằm đạt được tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” theo quy định tại Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27/4/2012 của Bộ Công an. Cần tập trung xây dựng các mô hình điểm trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường về phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh nơi công sở, kết hợp với phong trào xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”; gắn công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong cơ quan doanh nghiệp nhà trường với các phong trào cách mạng khác của Đảng và Nhà nước; tổ chức thực hiện có hiệu quả Quyết định số 521/QĐ-TTg ngày 13/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Công an về “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. 3. Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền phối hợp tổ chức vận động các bộ, công chức, viên chức, người lao động và học sinh, sinh viên thực hiện nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước các nội quy, quy chế bảo vệ an toàn cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường; nâng cao ý thức cảnh giác trong công tác phòng, chống tội phạm; phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong bộ phận cán bộ công chức, viên chức; chủ động phòng ngừa và làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng mạng internet, sử dụng các trang mạng xã hội và các thông tin khác để bôi nhọ, vu cáo, xuyên tạc, kích động, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; khắc phục tình trạng sơ hở, mất cảnh giác với các thế lực thù địch và tội phạm khác; tích cực tham gia bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh tư tưởng - văn hóa, an ninh kinh tế, an ninh thông tin, nhất là an ninh mạng, khắc phục tình trạng lộ, lọt thông tin mật của Đảng, Nhà nước; tích cực bảo vệ tài sản, giữ gìn trật tự, kỷ cương trong cơ quan doanh nghiệp, nhà trường. 4. Quan tâm xây dựng, củng cố lực lượng bảo vệ chuyên trách và bán chuyên trách, các tổ chức quần chúng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo hướng tự phòng, tự quản, tự bảo vệ và tự giải quyết; tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện Nghị định số 06/2013/NĐ-CP ngày 09/01/2013 của Chính phủ “Quy định về bảo vệ Cơ quan, doanh nghiệp”; hướng dẫn hoạt động, tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, pháp luật cho lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường. Phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc cho cán bộ làm công tác quản lý, đoàn thể trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường; tham mưu, hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường tổ chức cho lực lượng bảo vệ triển khai, thực hiện và xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ, gắn với phong trào “Công an nhân dân học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy”. Thường xuyên tổ chức rà soát và đề xuất sơ kết, tổng kết việc thực hiện các quy chế, thông tư liên tịch... về phối hợp giữa Bộ Công an với các bộ, ban, ngành trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường; hướng dẫn xây dựng nội quy, quy chế, quy ước về công tác an ninh, trật tự trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường; phối hợp xây dựng các “mô hình liên kết” thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường với các địa bàn giáp ranh. 5. Tiếp tục tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các bộ, ban, ngành và địa phương hướng dẫn người đứng đầu các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường tăng cường công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân hiểu rõ việc xâm phạm chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, nhất là xâm phạm vùng biển của Việt Nam, không tham gia biểu tình trái pháp luật; chủ động phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi quá khích; kiên quyết không để xảy ra biểu tình trái pháp luật, không để xảy ra gây rối an ninh, trật tự trong mọi tình huống; tham mưu cấp ủy, chính quyền củng cố hệ thống tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên và các tổ chức quần chúng tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong công nhân, chủ doanh nghiệp, cả trong công nhân, chủ doanh nghiệp là người nước ngoài. Tăng cường công tác bảo vệ các cơ quan, công sở, các mục tiêu trọng điểm về chính trị, kinh tế, ngoại giao, nhất là khu, cụm kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và người lao động nước ngoài. Đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để mọi tầng lớp nhân dân thấu hiểu các giải pháp và nỗ lực trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế có liên quan đến an ninh chính trị quốc gia của Đảng, Nhà nước ta. 6. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá, phân loại phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường; báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp xét duyệt, công nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” cho cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường. Quan tâm sơ kết, tổng kết các mô hình, điển hình tiên tiến trong các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường; biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc; thông báo các kinh nghiệm hay, điển hình tiên tiến trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân hiểu, làm theo; tổ chức gặp mặt biểu dương, khen thưởng các cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. 7. Kiện toàn tổ chức và tăng cường cán bộ có năng lực, có trách nhiệm cho công tác xây dựng phong trào các cấp; xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên sâu, bố trí ổn định và có năng lực tham mưu, đề xuất với cấp ủy chính quyền tổ chức triển khai công tác phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, các đơn vị trực thuộc Bộ, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, báo cáo cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này. Giao Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Bộ hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc Công an các đơn vị, địa phương thực hiện và định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện Chỉ thị; báo cáo kết quả về lãnh đạo Bộ (qua V28) để chỉ đạo./. Nơi nhận: - Các đồng chí Thứ trưởng (để chỉ đạo); - Các Tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ; - Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Lưu: VT, V28-P5. BỘ TRƯỞNG Đại tướng Trần Đại Quang
{ "issuing_agency": "Bộ Công An", "promulgation_date": "15/08/2014", "sign_number": "07/CT-BCA-V28", "signer": "Trần Đại Quang", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-102-2012-ND-CP-to-chuc-va-hoat-dong-cua-Kiem-ngu-152333.aspx
Nghị định 102/2012/NĐ-CP tổ chức và hoạt động của Kiểm ngư
CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 102/2012/NĐ-CP Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2012 NGHỊ ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM NGƯ Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010; Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Căn cứ Luật biển Việt Nam ngày 21 tháng 6 năm 2012; Căn cứ văn bản số 209/UBTVQH13-PL ngày 18 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập lực lượng Kiểm ngư; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chính phủ ban hành Nghị định về tổ chức và hoạt động của Kiểm ngư, Chương 1. QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Kiểm ngư; nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Kiểm ngư viên, Thuyền viên tàu Kiểm ngư; điều kiện bảo đảm hoạt động của Kiểm ngư; mối quan hệ giữa Kiểm ngư với các lực lượng chức năng khác và trách nhiệm quản lý nhà nước đối với Kiểm ngư. Điều 2. Đối tượng áp dụng Nghị định này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân, nước ngoài hoạt động thủy sản trên các vùng biển Việt Nam. Chương 2. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC CỦA KIỂM NGƯ Điều 3. Vị trí, chức năng của Kiểm ngư Kiểm ngư là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thuộc Tổng cục Thủy sản trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện xử lý vi phạm pháp luật và thanh tra chuyên ngành thủy sản trên các vùng biển Việt Nam. Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm ngư 1. Tham mưu, đề xuất và tham gia xây dựng cơ chế chính sách, văn bản pháp luật quy định về công tác kiểm ngư theo sự phân công, phân cấp. 2. Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thanh tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản trên các vùng biển Việt Nam theo quy định của pháp luật. 3. Xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với hành vi vi phạm pháp luật thủy sản của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động thủy sản trên các vùng biển Việt Nam. 4. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thanh tra, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật về thủy sản. 5. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế về thủy sản; hướng dẫn ngư dân và các tổ chức, cá nhân hoạt động trên các vùng biển thực hiện các quy định pháp luật về thủy sản. 6. Tham gia công tác phòng, chống thiên tai và phối hợp tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia trên các vùng biển theo quy định của pháp luật. 7. Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về thủy sản theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. 8. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho Kiểm ngư viên, công chức, viên chức và Thuyền viên tàu Kiểm ngư. 9. Thanh tra chuyên ngành và các nhiệm vụ khác được giao theo quy định của pháp luật. Điều 5. Cơ cấu tổ chức của cơ quan Kiểm ngư 1. Cục Kiểm ngư là cơ quan thuộc Tổng cục Thủy sản trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cục Kiểm ngư có các Chi cục Kiểm ngư Vùng, các phòng chuyên môn và đơn vị sự nghiệp. 2. Cục Kiểm ngư và các Chi cục Kiểm ngư Vùng có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước. 3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm ngư. Chương 3. KIỂM NGƯ VIÊN, THUYỀN VIÊN TÀU KIỂM NGƯ Điều 6. Kiểm ngư viên 1. Kiểm ngư viên là công chức được bổ nhiệm vào ngạch Kiểm ngư viên để thực hiện nhiệm vụ kiểm ngư. 2. Kiểm ngư viên được cấp Thẻ Kiểm ngư, trang phục và các trang thiết bị chuyên ngành. Điều 7. Thuyền viên tàu Kiểm ngư 1. Thuyền viên tàu Kiểm ngư bao gồm: a) Công chức được bổ nhiệm vào ngạch Thuyền viên tàu Kiểm ngư; b) Những người khác làm việc trên tàu Kiểm ngư theo chế độ hợp đồng lao động. 2. Thuyền viên tàu Kiểm ngư được cấp trang phục. 3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của Thuyền viên tàu Kiểm ngư. Điều 8. Quyền hạn, trách nhiệm của Kiểm ngư viên 1. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thanh tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản. 2. Xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. 3. Sử dụng các phương tiện, công cụ hỗ trợ, các thiết bị chuyên dùng khi thi hành công vụ theo quy định của pháp luật. 4. Khi thi hành công vụ phải mặc trang phục, mang phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu Kiểm ngư theo quy định. 5. Thực hiện quyền hạn của thanh tra viên theo quy định của pháp luật thanh tra. Chương 4. ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM NGƯ Điều 9. Chế độ chính sách đối với Kiểm ngư viên, Thuyền viên tàu Kiểm ngư 1. Kiểm ngư viên được hưởng chế độ lương, phụ cấp thâm niên, phụ cấp trách nhiệm theo nghề, các phụ cấp khác theo quy định của pháp luật. 2. Thuyền viên tàu Kiểm ngư được, hưởng chế độ lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề, các chế độ bồi dưỡng khác theo quy định của pháp luật. 3. Kiểm ngư viên, Thuyền viên tàu Kiểm ngư trong khi thi hành nhiệm vụ nếu bị thương, bị hy sinh thì được xem xét, công nhận là thương binh, liệt sỹ và được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. Điều 10. Trang phục, trang thiết bị của Kiểm ngư 1. Trang phục của Kiểm ngư do Nhà nước cấp phát hàng năm theo quy định của pháp luật. 2. Kiểm ngư được trang bị phương tiện thông tin liên lạc chuyên dùng; phương tiện, thiết bị đặc thù; công cụ cần thiết để tự vệ và thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. 3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết về trang phục của Kiểm ngư. Điều 11. Tàu Kiểm ngư 1. Tàu Kiểm ngư là tàu công vụ của cơ quan Kiểm ngư, phục vụ nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thanh tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ trên biển; hỗ trợ ngư dân; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia trên các vùng biển và các nhiệm vụ khác của Kiểm ngư. 2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định màu sơn, số hiệu, tiêu chuẩn, định mức hoạt động của tàu Kiểm ngư. Điều 12. Nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động Vốn đầu tư và kinh phí hoạt động của Kiểm ngư được bố trí từ ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật. Chương 5. QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA KIỂM NGƯ VỚI CÁC LỰC LƯỢNG LIÊN QUAN Điều 13. Nguyên tắc phối hợp 1. Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, lực lượng được pháp luật quy định, không chồng chéo và bảo đảm tính thống nhất của quản lý Nhà nước theo chuyên ngành. 2. Chủ động, kịp thời, đảm bảo sự chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia trên các vùng biển, bảo vệ ngư dân, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Điều 14. Nội dung phối hợp 1. Trao đổi thông tin, tài liệu. 2. Xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật về Kiểm ngư. 3. Tuần tra, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản. 4. Bảo vệ ngư dân, bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia trên các vùng biển Việt Nam. 5 .Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thủy sản cho tổ chức và cá nhân hoạt động trên biển; bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng, tài sản của người và phương tiện hoạt động thủy sản trên các vùng biển Việt Nam. 6. Tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ và khắc phục các sự cố trên biển, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phòng, chống ô nhiễm môi trường biển. 7. Cho phép công chức, viên chức của cơ quan, lực lượng khác lên tàu để thực hiện nhiệm vụ khi có yêu cầu. 8. Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế. 9. Đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành. 10. Các hoạt động phối hợp khác có liên quan đến Kiểm ngư. Điều 15. Điều động lực lượng và phương tiện 1. Trong những trường hợp khẩn cấp, cần thiết phải tăng cường lực lượng, phương tiện để kịp thời ngăn chặn vi phạm pháp luật về thủy sản, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành lệnh điều động, đề nghị Bộ trưởng các Bộ có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh huy động lực lượng, phương tiện để ngăn chặn vi phạm pháp luật về thủy sản; Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản ban hành lệnh điều động lực lượng, phương tiện của cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, kiểm soát bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở địa phương. Cục trưởng Cục Kiểm ngư có trách nhiệm tổ chức thực hiện lệnh điều động. 2. Tổ chức, cá nhân được huy động lực lượng, phương tiện phải chấp hành lệnh điều động của người có thẩm quyền. 3. Cơ quan thực hiện lệnh huy động, điều động phải thanh toán các chi phí cho các tổ chức, cá nhân được điều động theo quy định của pháp luật. Chương 6. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KIỂM NGƯ Điều 16. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 1. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo lực lượng Kiểm ngư. 2. Xây dựng, rà soát, sửa đổi, bổ sung, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về Kiểm ngư; chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành có liên quan xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành cơ chế phối hợp cụ thể giữa Kiểm ngư với các lực lượng liên quan khác. 3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ xác định vị trí việc làm, xây dựng biên chế công chức của Cục Kiểm ngư, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về quản lý biên chế công chức; xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức Kiểm ngư viên, Thuyền viên tàu Kiểm ngư. 4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc đóng tàu Kiểm ngư. 5. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động của Kiểm ngư và việc thanh toán chi phí của các cơ quan thực hiện lệnh huy động, điều động lực lượng, phương tiện của người có thẩm quyền. 6. Chỉ đạo thống nhất về chuyên môn, nghiệp vụ đối với Kiểm ngư; chỉ đạo việc thanh tra, kiểm tra hoạt động của Kiểm ngư. 7. Chỉ đạo, kiểm tra việc quản lý và cấp đồng phục, phù hiệu, cấp hiệu, cờ hiệu, biển hiệu, thẻ Kiểm ngư viên; trang thiết bị phục vụ hoạt động của Kiểm ngư; ấn chỉ xử lý vi phạm hành chính của Kiểm ngư theo quy định của pháp luật. 8. Chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho Kiểm ngư. 9. Bảo đảm kinh phí để Kiểm ngư thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Điều 17. Trách nhiệm của các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 1. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan khác có liên quan trình cấp có thẩm quyền quyết định biên chế công chức của Cục Kiểm ngư; quy định ngạch, mã ngạch Kiểm ngư viên, Thuyền viên tàu Kiểm ngư là công chức; trình Thủ tướng Chính phủ quy định phụ cấp, chế độ bồi dưỡng của Kiểm ngư viên, Thuyền viên tàu Kiểm ngư. 2. Bộ Quốc phòng chỉ đạo các lực lượng Hải quân, Biên phòng, Cảnh sát biển phối hợp, hỗ trợ Kiểm ngư theo quy định của pháp luật. 3. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể việc trang bị, quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ, các thiết bị chuyên dùng phục vụ chức năng, nhiệm vụ của Kiểm ngư. 4. Bộ Tài chính bảo đảm kinh phí hoạt động cho Kiểm ngư theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. 5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể về chế độ được hưởng chính sách thương binh, liệt sỹ của Kiểm ngư viên, Thuyền viên tàu Kiểm ngư nếu bị thương, bị hy sinh trong các trường hợp đã được Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy định. 6. Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong hợp tác quốc tế liên quan đến hoạt động của Kiểm ngư. 7. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện nhiệm vụ của Kiểm ngư theo quy định của pháp luật. Chương 7. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 18. Hiệu lực thi hành Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 01 năm 2013. Điều 19. Trách nhiệm thi hành 1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn thực hiện Nghị định này. 2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tuớng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân đân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, TCCV (3b). TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "29/11/2012", "sign_number": "102/2012/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Ke-hoach-407-KH-BGDDT-thuc-hien-19-2016-NQ-CP-giai-phap-cai-thien-moi-truong-kinh-doanh-2016-315542.aspx
Kế hoạch 407/KH-BGDĐT thực hiện 19-2016/NQ-CP giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 407/KH-BGDĐT Hà Nội, ngày 14 tháng 6 năm 2016 KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 19-2016/NQ-CP NGÀY 28 THÁNG 4 NĂM 2016 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA HAI NĂM 2016 - 2017, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 Thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020 (sau đây gọi là Nghị quyết 19), Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch hành động với những nội dung sau: I. Mục tiêu 1. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, kỹ năng quản lý đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; Tập trung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, hội nhập quốc tế với lộ trình phù hợp; Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, tài chính, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thị trường lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. 2. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư cho giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực. 3. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính, giảm chi phí hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục. II. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu 1. Rà soát hệ thống pháp luật nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo: a) Hoàn thiện chính sách nâng cao chất lượng của các cơ sở giáo dục đào tạo: - Rà soát quy hoạch mạng lưới, triển khai phân tầng các cơ sở giáo dục đại học theo định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng và định hướng thực hành theo quy định tại Nghị định 73/2015/NĐ-CP ngày 8/9/2015; sắp xếp lại hệ thống các cơ sở đào tạo giáo viên, củng cố các trường sư phạm trọng điểm nhằm hoàn thiện hệ thống giáo dục đại học phù hợp với điều kiện của Việt Nam và xu hướng phát triển trong khu vực và trên thế giới; Triển khai quy hoạch phát triển các ngành đào tạo; tập trung đầu tư xây dựng và phát triển một số ngành đào tạo chất lượng ngang tầm khu vực và thế giới nhằm đáp ứng tốt hơn chiến lược phát triển nguồn nhân lực quốc gia và nhu cầu xã hội, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh và hòa nhập của giáo dục đại học Việt Nam. - Nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục đại học: Đổi mới chương trình và phương pháp đào tạo; Tập trung phát triển, nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý; Tăng cường công tác kiểm định chất lượng; Tăng cường cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ hoạt động dạy, học và nghiên cứu khoa học. b) Mở rộng quyền tự chủ tuyển sinh, tự chủ tài chính, tự chủ về chương trình, nội dung đào tạo và khảo thí cho các cơ sở giáo dục, đào tạo; tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung ứng dịch vụ giáo dục, đào tạo theo cơ chế thị trường gắn với việc kiểm soát chặt chẽ chất lượng và đầu ra. c) Rà soát các thủ tục, điều kiện thành lập, hoạt động đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo. d) Phát triển tiềm lực và nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. đ) Nâng cao trình độ giáo viên tiếng Anh và giáo viên dạy các môn khoa học bằng Tiếng Anh, hướng tới trao đổi giáo viên các cấp trong ASEAN. e) Rà soát các quy định về hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục như: liên kết đào tạo, giáo viên, chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam giảng dạy và nghiên cứu; trao đổi sinh viên; tình nguyện viên nước ngoài đến Việt Nam giảng dạy; đào tạo từ xa, qua mạng của nước ngoài tại Việt Nam nhằm thu hút nguồn lực nước ngoài cho giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo Việt Nam. 2. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính: a) Đẩy mạnh công tác rà soát, kiểm soát thủ tục hành chính nhằm bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền bãi bỏ các thủ tục, điều kiện bất hợp lý, không còn cần thiết. b) Kiểm soát chặt chẽ thủ tục hành chính từ khâu dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, trong đó tập trung thực hiện tốt việc đánh giá tác động, tham gia ý kiến, thẩm định đối với quy định về thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để nâng cao chất lượng thể chế, tránh tình trạng ban hành văn bản lại phải sửa đổi. c) Rà soát và đưa ra phương án đơn giản hóa nhóm thủ tục hành chính quy định liên quan đến điều kiện thành lập, hoạt động đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo. d) Đẩy mạnh công tác công bố và chuẩn hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ đảm bảo công khai, minh bạch và theo đúng tiến độ. 3. Đẩy mạnh đổi mới công nghệ, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhà nước: a) Tập hợp, rà soát và đánh giá tình hình thực hiện các dịch vụ công trực tuyến, có giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả cung cấp trực tuyến các dịch vụ công do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý. b) Triển khai hệ thống thông tin quản lý giáo dục trên phạm vi toàn quốc; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục và đào tạo phục vụ công tác quản lý các cấp. 4. Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo: a) Hoàn thiện cơ chế hợp tác song phương và đa phương về giáo dục và đào tạo, gắn với việc tăng cường công tác quản lý nhà nước. b) Tiếp tục phối hợp triển khai đề án hội nhập quốc tế về giáo dục và dạy nghề đến năm 2020 theo Quyết định số 2448/QĐ-TTg ngày 16/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ. c) Thúc đẩy việc hình thành và phát triển hệ thống chuyển đổi tín chỉ giữa Việt Nam với các quốc gia khác; Mở rộng các chương trình trao đổi và dịch chuyển sinh viên quốc tế; Tăng cường ký kết thỏa thuận hợp tác giáo dục song phương/đa phương, và công nhận bằng cấp với các nước trong khu vực và trên thế giới. d) Tăng cường các hoạt động quảng bá giáo dục Việt Nam ra nước ngoài thông qua triển lãm giáo dục, trao đổi đoàn, kết nghĩa giữa cơ sở giáo dục phổ thông của Việt Nam với cơ sở giáo dục nước ngoài. III. Tổ chức thực hiện 1. Các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu các nội dung của Nghị quyết 19 và Kế hoạch hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo (các nhiệm vụ cụ thể được nêu chi tiết tại Phụ lục ban hành kèm theo Kế hoạch này); căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình triển khai các nhiệm vụ có liên quan nêu tại Kế hoạch này; định kỳ hàng quý (trước ngày 08 của tháng cuối quý) và báo cáo năm trước ngày 08/12 báo cáo tình hình triển khai và kết quả thực hiện về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Kế hoạch - Tài chính) để tổng hợp, báo cáo Chính phủ. 2. Phân công đầu mối theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ thuộc các nhóm giải pháp nêu tại Kế hoạch này như sau: - Vụ Kế hoạch - Tài chính làm đầu mối đối với nhóm giải pháp nêu tại Khoản 1, Mục II; - Vụ Pháp chế làm đầu mối đối với nhóm giải pháp nêu tại Khoản 2, Mục II; - Cục Công nghệ thông tin làm đầu mối đối với nhóm giải pháp nêu tại Khoản 3, Mục II; - Vụ Hợp tác quốc tế làm đầu mối đối với nhóm giải pháp nêu tại Khoản 1, Mục II. 3. Vụ Kế hoạch - Tài chính hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch hành động này của các đơn vị; định kỳ báo cáo và kiến nghị với Bộ trưởng về các biện pháp cần thiết đảm bảo Kế hoạch được thực hiện hiệu quả và đồng bộ; tổng hợp báo cáo gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ. Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch hành động, các đơn vị kịp thời phản ánh các vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc về Vụ Kế hoạch - Tài chính để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng xem xét, xử lý./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ (để b/c); - PTTg Chính phủ Vũ Đức Đam (để b/c); - Văn phòng Chính phủ; - Văn phòng Phát triển bền vững - Bộ KHĐT; - Bộ trưởng (để b/c); - Các Thứ trưởng; - Các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT; - Website Bộ GD&ĐT; - Lưu VT, KHTC (2 bản). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Phạm Mạnh Hùng PHỤ LỤC CÁC NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 19-2016/NQ-CP NGÀY 28 THÁNG 4 NĂM 2016 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA HAI NĂM 2016 - 2017, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 (Ban hành kèm theo Kế hoạch số 407/KH-BGDĐT ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) TT Nhiệm vụ Sản phẩm hoàn thành Cơ quan ban hành Đơn vị chủ trì Đơn vị phối hợp Thời gian dự kiến hoàn thành I. Rà soát hệ thống pháp luật nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo 1 Thông tư quy định tiêu chuẩn phân tầng và khung xếp hạng cơ sở giáo dục đại học Thông tư Bộ GD&ĐT Vụ Giáo dục Đại học Các vụ, cục và đơn vị liên quan 2016 2 Thông tư liên tịch quy định cụ thể điều kiện và thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường cao đẳng Thông tư Bộ GD&ĐT Vụ Kế hoạch - Tài chính Các vụ, cục và đơn vị liên quan 2016 3 Triển khai rà soát và xây dựng chương trình trên cơ sở chuẩn đầu ra, nhân rộng mô hình xây dựng chương trình đào tạo của các chương trình PFIEV, POHE, HEEAP, chương trình tiên tiến Vụ Giáo dục Đại học Các ban quản lý các dự án và chương trình 2016 - 2020 4 Nghị định quy định cơ chế Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục đào tạo Nghị định Chính phủ Vụ Kế hoạch - Tài chính Các vụ, cục và đơn vị liên quan 2016 5 Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn các cơ sở được hưởng chính sách khuyến khích phát triển xã hội hóa theo Nghị định số 69/2008/NĐ-CP Quyết định Thủ tướng Chính phủ Vụ Kế hoạch- Tài chính Các vụ, cục và đơn vị liên quan 2016 6 Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 08/2011/TT-BGDĐT quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình mở ngành đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ cao đẳng, đại học và Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2010/TT-BGDĐT quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình cho phép đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định cho phép đào tạo các ngành hoặc chuyên ngành trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ Thông tư Bộ GD&ĐT Vụ Giáo dục Đại học Các vụ, cục và đơn vị liên quan 2016 ??? 7 Đề án huy động nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề giai đoạn 2015 - 2020 Quyết định Thủ tướng Chính phủ Vụ Kế hoạch - Tài chính Các đơn vị thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính, Các vụ, cục và đơn vị liên quan thuộc Bộ GD&ĐT 2016 8 Đánh giá, đề xuất sửa đổi Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26/9/2012 của Chính phủ về hợp tác và đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục Nghị định Chính phủ Vụ Hợp tác Quốc tế Các vụ, cục và đơn vị liên quan thuộc Bộ GD&ĐT, của các Bộ, ngành liên quan. 2016 9 Đề án Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Quyết định Thủ tướng Chính phủ Vụ Tổ chức cán bộ 2016 10 Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh không còn phù hợp để tổng hợp, xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh Vụ Pháp chế Các Vụ: GDĐH, GDCN, GDTrH, GDTH, GDMN, GDTX, GDQP, HTQT, ĐTNN, KHTC 2016 II. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính 11 Công khai các thủ tục hành chính (TTHC) đã được các Bộ, cơ quan, địa phương chuẩn hóa trên cơ sở dữ liệu quốc gia; chuẩn hóa bộ TTHC theo Quyết định số 08/QĐ-TTg và niêm yết công khai, đầy đủ, kịp thời các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết. Vụ Pháp chế Các đơn vị thuộc Bộ 2016 12 Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ theo quy định của Thủ tướng Chính phủ Vụ Pháp chế Các đơn vị thuộc Bộ 2016 13 Đề án tăng cường năng lực cho công chức cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo và công chức công tác trong các cơ quan quản lý giáo dục địa phương. Vụ Tổ chức cán bộ 2017 14 Kế hoạch Kiểm soát thủ tục hành chính hàng năm, trong đó có nội dung rà soát thủ tục hành chính nhằm phát hiện các thủ tục hành chính chưa hợp lý để kiến nghị sửa đổi bổ sung hoặc thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ để tạo điều kiện thuận lợi nhất, giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cho các tổ chức, cá nhân Quyết định Bộ GD&ĐT Vụ Pháp chế Văn phòng Bộ Hàng năm 15 Kiểm tra và đôn đốc việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc ban hành mới thuộc phạm vi chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo công khai, minh bạch Vụ Pháp chế Văn phòng Bộ Thường xuyên III. Đẩy mạnh đổi mới công nghệ, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhà nước 16 Công bố danh mục đề tài nghiên cứu khoa học trên website Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ GD&ĐT Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Văn phòng Bộ Hàng năm 17 Công bố danh mục các chương trình, đề án, dự án thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, chỉ tiêu tuyển sinh, các số liệu thống kê và thông báo mời thầu trên website Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ GD&ĐT Vụ KHTC; Cục CSVC Văn phòng Bộ Hàng năm 18 Xây dựng cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giáo dục và Đào tạo Cục Công nghệ thông tin 2016-2017 19 Thực hiện dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4 (Đăng ký, thông báo và nhận kết quả trực tiếp, trực tuyến qua mạng Internet); Rà soát và đánh giá tình hình thực hiện các dịch vụ công trực tuyến do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý Bộ GD&ĐT Văn phòng Bộ, Cục Công nghệ thông tin Thường xuyên 20 Đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo Quyết định Chính phủ Cục Công nghệ thông tin Các vụ, cục và đơn vị liên quan 2016, 2017 21 Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2016-2020 Cục CNTT 2016-2017 22 Kế hoạch hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai Nghị quyết số 36a/NQ-CP của Chính phủ về Chính phủ điện tử Cục CNTT 2016-2017 23 Thiết lập hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý kiến nghị và kết quả giải quyết TTHC; đẩy mạnh tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC qua mạng hoặc dịch vụ bưu điện Vụ Pháp chế Các đơn vị trực tiếp giải quyết TTHC 2016 24 Phần mềm quản lý lưu học sinh nước ngoài ở Việt Nam. Phần mềm quản lý Bộ GD&ĐT Cục Đào tạo với nước ngoài Các vụ, cục và đơn vị liên quan 2016 25 Xây dựng cơ sở dữ liệu về khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục; Thiết lập trang thông tin điện tử của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục. Cục KT& KĐCLGD 2016-2017 26 Triển khai hệ thống đăng ký công nhận văn bằng trực tuyến. Cục KT& KĐCLGD 2016-2017 IV. Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo 27 Đề án mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Quyết định Bộ GD&ĐT Vụ Hợp tác quốc tế Cục Đào tạo với nước ngoài và các đơn vị liên quan 2016 28 Đàm phán, ký kết các hiệp định, thỏa thuận hợp tác giáo dục song phương/đa phương và các hiệp định về công nhận lẫn nhau về văn bằng, tín chỉ giữa Việt Nam với các quốc gia khác; giữa các cơ sở giáo dục đại học và dạy nghề của Việt Nam với nước ngoài Hiệp định, thỏa thuận hợp tác Vụ Hợp tác quốc tế Các vụ, cục và đơn vị liên quan của Bộ GD&ĐT, các Bộ, ngành liên quan và các cơ sở giáo dục đào tạo Thường xuyên 29 Tăng cường các hoạt động quảng bá giáo dục Việt Nam ra nước ngoài thông qua triển lãm giáo dục, trao đổi đoàn, kết nghĩa giữa cơ sở giáo dục phổ thông của Việt Nam với cơ sở giáo dục nước ngoài. Vụ Hợp tác quốc tế Các vụ, cục và đơn vị liên quan Thường xuyên 30 Khung trình độ quốc gia và áp dụng Khung tham chiếu trình độ ASEAN nhằm tạo điều kiện công nhận lẫn nhau về kỹ năng và trình độ trong ASEAN Vụ Giáo dục Đại học và Vụ Giáo dục chuyên nghiệp Các vụ, cục và đơn vị liên quan của Bộ GD&ĐT, của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành có liên quan 2016 31 Đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ giáo viên các cấp, đặc biệt là giáo viên tiếng Anh và giáo viên giảng dạy các môn khoa học bằng tiếng Anh, hướng tới trao đổi giáo viên các cấp trong ASEAN Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 Các đơn vị có liên quan 2016-2020
{ "issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo", "promulgation_date": "14/06/2016", "sign_number": "407/KH-BGDĐT", "signer": "Phạm Mạnh Hùng", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Thong-tu-42-2010-TT-BYT-Danh-muc-hoat-chat-thuoc-duoc-lieu-duoc-dang-ky-116450.aspx
Thông tư 42/2010/TT-BYT Danh mục hoạt chất thuốc dược liệu được đăng ký
BỘ Y TẾ -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 42/2010/TT-BYT Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2010 THÔNG TƯ BAN HÀNH DANH MỤC HOẠT CHẤT THUỐC VÀ DƯỢC LIỆU ĐƯỢC ĐĂNG KÝ QUẢNG CÁO TRÊN PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế; Căn cứ Luật Dược số 34/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005; Bộ Y tế ban hành và hướng dẫn thực hiện "Danh mục hoạt chất thuốc và dược liệu được đăng ký quảng cáo trên phát thanh, truyền hình" như sau: Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này "Danh mục hoạt chất thuốc và dược liệu được đăng ký quảng cáo trên phát thanh, truyền hình", bao gồm: 1. Danh mục hoạt chất thuốc; 2. Quy định đối với dược liệu Điều 2. Giải thích từ ngữ 1. Hoạt chất thuốc (hay còn gọi là dược chất) : Là chất hoặc hỗn hợp các chất có hoạt tính điều trị được sử dụng trong sản xuất thuốc. 2. Thuốc có nguồn gốc từ dược liệu : Là thuốc được sản xuất từ nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, thực vật hoặc khoáng chất. Thuốc có hoạt chất tinh khiết được chiết xuất từ dược liệu, thuốc có sự kết hợp từ dược liệu với các hoạt chất hoá học tổng hợp không gọi là thuốc từ dược liệu. Điều 3. Nguyên tắc xây dựng Danh mục : 1. Danh mục hoạt chất thuốc và dược liệu được đăng ký quảng cáo trên phát thanh, truyền hình được xây dựng trên cơ sở Danh mục thuốc không kê đơn và các tiêu chí cụ thể về tính chất dược lý, tính an toàn của thuốc. 2. Danh mục hoạt chất thuốc và dược liệu được đăng ký quảng cáo trên phát thanh, truyền hình phù hợp với thực tế sử dụng, cung ứng thuốc của Việt Nam và thống nhất với các quy định về thông tin quảng cáo thuốc hiện hành. 3. Danh mục hoạt chất thuốc và dược liệu được đăng ký quảng cáo trên phát thanh, truyền hình sẽ được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với Danh mục thuốc không kê đơn khi Danh mục thuốc kê đơn có sự thay đổi. Trong trường hợp cần thiết, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, một số loại thuốc có thể bị loại bỏ khỏi danh mục hoạt chất thuốc được đăng ký quảng cáo trên phát thanh, truyền hình nếu có những tác dụng có hại nghiêm trọng được phát hiện. Điều 4. Tiêu chí lựa chọn hoạt chất thuốc : 1. Nằm trong Danh mục thuốc không kê đơn được Bộ Y tế ban hành đang còn hiệu lực. 2. Hoạt chất thuốc đáp ứng các tiêu chí của Danh mục thuốc không kê đơn nhưng sẽ không được lựa chọn nếu có ít nhất một trong các đặc điểm sau : - Dùng ngoài, tác dụng tại chỗ nhưng có nguy cơ không kiểm soát được lượng thuốc hấp thu qua da. - Được chỉ định trong điều trị các bệnh thông thường nhưng các bệnh này có triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh cần phải được bác sĩ thăm khám. - Có liều dùng/phác đồ/thời gian cần được tuân thủ nghiêm ngặt nếu không sẽ xảy ra tình trạng kháng thuốc. - An toàn khi dùng ngắn hạn nhưng có thể có nguy cơ nếu dùng kéo dài. Điều 5. áp dụng danh mục Danh mục hoạt chất thuốc và dược liệu được quảng cáo trên phát thanh, truyền hình là một trong các căn cứ pháp lý để đăng ký, xem xét hồ sơ quảng cáo thuốc trên phát thanh, truyền hình. Điều 6. Điều khoản thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành. Bãi bỏ Quyết định số 45/2007/QĐ-BYT ngày 18 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Danh mục hoạt chất thuốc và dược liệu được đăng ký quảng cáo trên truyền thanh, truyền hình. 2. Các nội dung quảng cáo thuốc quảng cáo trên phát thanh, truyền hình đã có Giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo của Cục Quản lý dược trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực sẽ được tiếp tục quảng cáo cho đến khi nội dung quảng cáo thuốc đó hết giá trị. 3. Cục Quản lý dược, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thμnh phố trực thuộc Trung ương, Tổng công ty dược Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược phẩm, các công ty nước ngoμi có giấy phép hoạt động trong lĩnh vực dược có trách nhiệm thực hiện Thông tư nμy. 4. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Y tế (Cục Quản lý dược) để xem xét, giải quyết./. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ (Phòng công báo VPCP, Website Chính phủ); - Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản); - Y tế ngành (Quốc phòng, Công an, Bưu chính-Viễn thông, Giao Thông Vận tải); - Các Vụ, Cục, T.tra Bộ Y tế; Tổng công ty Dược VN; - Sở Y tế các tỉnh, thμnh phố trực thuộc TƯ; - Hiệp hội SXKDDVN; - Website Bộ Y tế; - Lưu: VT, PC, QLD (2 bản). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Cao Minh Quang DANH MỤC HOẠT CHẤT THUỐC VÀ DƯỢC LIỆU ĐƯỢC ĐĂNG KÝ QUẢNG CÁO TRÊN PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH (Ban hành kèm theo Thông tư số: 42/2010/TT-BYT ngày 17 tháng 12 năm 2010) 1. Danh mục hoạt chất thuốc: TT Thành phần hoạt chất Đường dùng, dạng bào chế, giới hạn hàm lượng, nồng độ Ghi chú 1 Acetylcystein Uống: các dạng 2 Acetylleucin Uống: các dạng 3 Acid Acetylsalicylic (Aspirin) dạng đơn chất hoặc phối hợp với Vitamin C và/hoặc Acid citric và/hoặc Natri bicarbonat và/hoặc Natri salicylat Uống: các dạng Dùng ngoài: các dạng 4 Acid Alginic (Natri Alginat) đơn chất hay phối hợp với các hợp chất của nhôm, magnesi Uống: các dạng 5 Acid amin đơn chất hoặc phối hợp (bao gồm cả dạng phối hợp với các Vitamin, khoáng chất, nguyên tố vi lượng) Uống: các dạng Với chỉ định bổ sung acid amin, vitamin cho cơ thể 6 Acid Aminobenzoic (Acid para aminobenzoic) Uống: các dạng 7 Acid Benzoic đơn chất hoặc phối hợp Dùng ngoài Uống: viên ngậm 8 Acid Boric đơn chất hoặc phối hợp Dùng ngoài Thuốc tra mắt 9 Acid Citric phối hợp với các muối Natri, Kali Uống: các dạng 10 Acid Cromoglicic và các dạng muối Cromoglicat Thuốc tra mắt, tra mũi với giới hạn nồng độ tính theo acid Cromoglicic ≤ 2% 11 Acid Dimecrotic Uống: các dạng 12 Acid Folic đơn chất hoặc phối hợp với sắt và/hoặc các Vitamin nhóm B, khoáng chất, Sorbitol Uống: các dạng Với chỉ định chống thiếu máu, bổ sung dinh dưỡng. 13 Acid Glycyrrhizinic (Glycyrrhizinat) phối hợp với một số hoạt chất khác như Chlorpheniramin maleat, Dl-methylephedrin, Cafein... Uống: các dạng, bao gồm cả dạng viên ngậm Dùng ngoài 14 Acid Mefenamic Uống: các dạng 15 Acid Salicylic đơn chất hoặc phối hợp trong các thành phẩm dùng ngoài (phối hợp Lactic acid; L­ưu huỳnh kết tủa...) Dùng ngoài 16 Albendazol Uống: các dạng Với chỉ định trị giun 17 Alcol Diclorobenzyl dạng phối hợp trong các thành phẩm viên ngậm Uống: viên ngậm 18 Alcol Polyvinyl Dùng ngoài 19 Alimemazin tartrat (Trimeprazin tartrat) Uống: các dạng 20 Allantoin phối hợp trong các thành phẩm dùng ngoài (Cao Cepae fluid; Heparin...) Dùng ngoài 21 Allatoin phối hợp với các Vitamin và/hoặc Chondroitin Thuốc tra mắt 22 Almagat Uống: các dạng 23 Ambroxol đơn chất hoặc phối hợp trong các thành phẩm thuốc ho, hạ nhiệt, giảm đau Uống: các dạng với giới hạn hoạt chất như sau: - Đã chia liều Ambroxol clorhydrat ≤ 30mg/đơn vị - Chưa chia liều: Ambroxol clorhydrat ≤0,8% 24 Amyllase dạng đơn chất hoặc phối hợp với Protease và/hoặc Lipase và/hoặc Cellulase Uống: các dạng 25 Amylmetacresol dạng phối hợp trong các thành phẩm viên ngậm (như với các tinh dầu, Bacitracin...) Uống: viên ngậm 26 Argyron Thuốc tra mắt Dùng ngoài 27 Aspartam Uống: các dạng 28 Aspartat Uống: các dạng 29 Attapulgit Uống: các dạng 30 Azelastin Thuốc tra mắt, tra mũi 31 Bạc Sulphadiazin Dùng ngoài 32 Bacillus claussi Uống: các dạng 33 Bacillus subtilis đông khô Uống: các dạng 34 Bacitracin phối hợp với một số hoạt chất khác trong các thành phẩm viên ngậm (phối hợp với Neomycin sulfat; Amylocain; Tixocortol...) Uống: viên ngậm . 35 Benzalkonium phối hợp trong các thành phẩm dùng ngoài (với Cholin; acid salicylic; Nystatin; Diiodohydroxyquinoline ...), trong các thành phẩm viên ngậm (với Tyrothricin, Bacitracin, tinh dầu...) Dùng ngoài Uống: viên ngậm 36 Benzocain dạng phối hợp Dùng ngoài: các dạng với giới hạn Benzocain ≤ 10%; Uống: viên ngậm 37 Benzoyl peroxid đơn chất hoặc phối hợp với Iod và/hoặc lưu huỳnh Dùng ngoài: các dạng với giới hạn nồng độ ≤ 10% 38 Benzydamin HCl đơn chất hoặc phối hợp Dùng ngoài: kem bôi niêm mạc miệng, nước xúc miệng, thuốc xịt họng Uống: viên ngậm 39 Benzydamin salicylat đơn chất hoặc phối hợp Dùng ngoài 40 Benzyl benzoat phối hợp trong các thành phẩm dùng ngoài (với các tinh dầu, Cồn Isopropyl...) Dùng ngoài: các dạng Miếng dán 41 Berberin Uống: các dạng 42 Biclotymol đơn chất hoặc phối hợp với Enoxolon và/hoặc Phenylephrin HCl và/hoặc Clorpheniramin maleat và/hoặc tinh dầu Dùng ngoài Thuốc tra mũi Uống: viên ngậm 43 Bifonazol đơn chất hoặc phối hợp với Urea Dùng ngoài 44 Bisacodyl Uống: các dạng đã chia liều với hàm lượng ≤ 10mg/đơn vị 45 Boldin Uống: các dạng 46 Bromelain đơn chất hoặc phối hợp với Trypsin Uống: các dạng 47 Bromhexin HCl đơn chất hoặc phối hợp trong các thành phẩm thuốc ho, hạ nhiệt, giảm đau (như với Dextromethorphan HBr; Diphenhydramin; Guaiphenesin...) Uống: các dạng với giới hạn Bromhexin HCl như sau: - Đã chia liều ≤ 8mg/đơn vị; - Chưa chia liều ≤ 0,8% Thuốc đặt hậu môn 48 Brompheniramin maleat đơn chất hoặc phối hợp trong các thành phẩm thuốc ho, hạ nhiệt, giảm đau Uống: các dạng 49 Bufexamac đơn chất hoặc phối hợp trong các thành phẩm dùng ngoài, thuốc đặt hậu môn (như với Titan Dioxid, Bismuth, Subgallat, Lidocain...) Dùng ngoài Thuốc đặt hậu môn 50 Butoconazol Dùng ngoài 51 Các hợp chất Calci (trừ Calcitriol) đơn chất hoặc phối hợp với Vitamin D và/hoặc các Vitamin và/hoặc Ipriflavon Uống: các dạng Với chỉ định bổ sung calci cho cơ thể 52 Các hợp chất của Nhôm, Magnesi, Calci dạng đơn chất và phối hợp Uống: các dạng Với chỉ định trung hòa acid dịch vị, chữa loét dạ dày, hành tá tràng. 53 Các hợp chất sắt và/hoặc phối hợp với Acid folic, vitamin B12 … Uống: các dạng Với chỉ định phòng và điều trị thiếu máu 54 Các men tiêu hóa đơn chất hoặc phối hợp với các vitamin Uống: các dạng 55 Các muối bismuth Uống: các dạng 56 Các muối magnesi Uống: các dạng Với các chỉ định bổ sung magiê cho cơ thể, trung hòa acid dịch vị nhuận tràng. 57 Các nguyên tố vi lượng: Crôm, đồng, kali, magnesi, mangan, Natri,… Uống: các dạng Với chỉ định bổ sung khoáng chất cho cơ thể. Bao gồm cả các dạng phối hợp với các Vitamin. 58 Các tinh dầu (Menthol, Pinen, Camphor; Cineol, Fenchone, Borneol, Anethol, Eucaliptol...) Uống: các dạng Dùng ngoài: thuốc bôi ngoài da, nước xúc miệng, thuốc bôi niêm mạc miệng 59 Calamin đơn chất hoặc phối hợp trong các thành phẩm dùng ngoài Dùng ngoài 60 Carbinoxamin đơn chất hoặc phối hợp trong các thành phẩm thuốc ho, hạ nhiệt, giảm đau (với Pseudoephedrin HClvà/hoặc Bromhexin và/hoặc Paracetamol) Uống: các dạng với giới hạn Pseudoephedrin (tính theo dạng base) như sau: - Đã chia liều: ≤120mg/ đơn vị; - Dạng chưa chia liều: ≤ 0,5% 61 Carbocystein Uống: các dạng 62 Carbomer Dùng ngoài Thuốc tra mắt 63 Catalase đơn chất hoặc phối hợp trong các thành phẩm dùng ngoài (với Neomycin) Dùng ngoài 64 Cetirizin dihydroclorid Uống: các dạng 65 Cetrimid phối hợp với một số hoạt chất khác trong các thành phẩm dùng ngoài (Lidocain, Kẽm, Calamin, Aminacrine, tinh dầu...) Dùng ngoài 66 Cetrimonium phối hợp trong các thành phẩm dùng ngoài, viên ngậm (phối hợp với Lidocain; Tyrothricin, tinh dầu...) Dùng ngoài Uống: viên ngậm 67 Chitosan (Polyglusam) Dùng ngoài 68 Cholin đơn chất hoặc phối hợp các acid amin, Vitamin trong các thành phẩm dạng uống; phối hợp với acid Salicylic, Benzalkonium... trong các thành phẩm dùng ngoài Uống: các dạng Dùng ngoài 69 Chondroitin đơn chất hoặc phối hợp với Glucosamin và/hoặc dầu cá và/hoặc các Vitamin và/hoặc các acid amin Uống: các dạng 70 Chondroitin phối hợp các Vitamin Thuốc tra mắt 71 Chondroitin phối hợp trong các thành phẩm dùng ngoài Dùng ngoài 72 Ciclopirox olamin Dùng ngoài 73 Cinnarizin Uống: các dạng 74 Cinchocain phối hợp trong các thành phẩm dùng ngoài (như với Hydrocortison, Neomycin, Esculin...) Dùng ngoài 75 Citrullin Uống: các dạng 76 Clorhexidin Dùng ngoài 77 Clorophyl Uống: các dạng 78 Clorpheniramin maleat đơn chất hoặc phối hợp trong các thành phẩm thuốc ho, hạ nhiệt, giảm đau (phối hợp với Phenylephrin HCl, Paracetamol, Dextromethorphan HBr...) Uống: các dạng. Dạng đơn chất đã chia liều: Clorpheniramin maleat ≤ 4mg/đơn vị. 79 Clorpheniramin maleat phối hợp Chondroitin và/hoặc các Vitamin Thuốc tra mắt 80 Clotrimazol Dùng ngoài: các dạng với giới hạn nồng độ ≤ 3% 81 Coenzym Q10 đơn chất hoặc phối hợp với các Vitamin Uống: các dạng 82 Crotamiton Dùng ngoài 83 Đồng sulfat Dùng ngoài 84 Dequalinium đơn chất hoặc phối hợp trong các thành phẩm dùng ngoài, viên ngậm (Tyrothricin; Hydrocortison; acid Glycyrrhetinic; Lidocain...) Dùng ngoài Uống: viên ngậm 85 Dexbrompheniramin maleat đơn chất hoặc phối hợp trong các thành phẩm thuốc ho, hạ nhiệt, giảm đau. Uống: các dạng 86 Dexclorpheniramin maleat đơn chất hoặc phối hợp trong các thành phẩm thuốc ho, hạ nhiệt, giảm đau Uống: các dạng 87 Dexibuprofen Uống: các dạng 88 Dexpanthenol Thuốc tra mắt Dùng ngoài 89 Dextromethorphan HBr đơn chất hoặc phối hợp trong thành phẩm thuốc ho, hạ nhiệt, giảm đau Uống: các dạng với giới hạn như sau (tính theo dạng base): - Dạng chia liều: Dextromethophan ≤ 15mg; - Dạng chưa chia liều: Dextromethophan ≤ 0,6%; . 90 Diclofenac đơn chất hoặc phối hợp với Methyl salicylat; Tinh dầu... Dùng ngoài Thuốc tra mắt (dạng đơn chất) 91 Dicyclomin Uống: các dạng 92 Diethylphtalat (DEP) Dùng ngoài 93 Dimenhydrinat Uống: các dạng 94 Dimethicon (Dimethylpolysiloxan) đơn chất hoặc phối hợp với Guaiazulen Uống: các dạng 95 Dimethicon phối hợp trong các thành phẩm dùng ngoài (với Kẽm; Calamin; Cetrimid...) Dùng ngoài 96 Dimethinden Uống: các dạng Dùng ngoài 97 Dinatri Inosin monophosphat Thuốc tra mắt 98 Diosmectit (Dioctahedral smectit) Uống: các dạng 99 Diosmin phối hợp Hesperidin và/hoặc một số cao dược liệu chứa Flavonoid Uống: các dạng 100 Diphenhydramin hydroclorid hoặc monocitrat Uống: các dạng với giới hạn hàm lượng (tính theo dạng base) như sau: - Đã chia liều ≤ 50mg/đơn vị; - Chưa chia liều: ≤ 2,5% 101 Domperidon Uống: các dạng với giới hạn như sau: - Đã chia liều ≤ 10mg/đơn vị; - Chưa chia liều: ≤ 0,1% 102 Doxylamin phối hợp trong thành phẩm thuốc ho, hạ nhiệt, giảm đau (như với Paracetamol; Pseudoephedrin HCl; Dextromethorphan HBr; các Vitamin...) Uống: các dạng với giới hạn Pseudoephedrin như sau (tính theo dạng base): - Dạng chia liều ≤ 120mg/ đơn vị; - Dạng chưa chia liều ≤ 0,5% 103 Econazol đơn chất Dùng ngoài 104 Enoxolon đơn chất hoặc phối hợp trong các thành phẩm dùng ngoài, viên ngậm Dùng ngoài: thuốc bôi ngoài da, kem bôi niêm mạc miệng, nước xúc miệng Uống: viên ngậm 105 Eprazinon Uống: các dạng 106 Esdepallethrin phối hợp trong các thành phẩm dùng ngoài (với Piperonyl, tinh dầu...) Dùng ngoài 107 Ethanol đơn chất hoặc phối hợp Dùng ngoài (cồn sát trùng) Uống: dạng phối hợp 108 Etofenamat Dùng ngoài 109 Fenticonazol Dùng ngoài 110 Fexofenadin Uống: các dạng 111 Flurbiprofen Viên ngậm Dùng ngoài Thuốc tra mắt 112 Glucosamin đơn chất hoặc phối hợp với Chondroitin và/hoặc các Vitamin Uống: các dạng 113 Glucose hoặc Dextrose đơn chất hoặc phối hợp với các muối natri, kali Uống: các dạng Với chỉ định bổ sung đường, chất điện giải. 114 Glycerin đơn chất hoặc phối hợp trong các thành phẩm dùng ngoài, thuốc tra mắt (với Polysorbat 80) Dùng ngoài Thuốc tra mắt 115 Glycerol đơn chất hoặc phối hợp với dịch chiết dược liệu Thuốc thụt trực tràng 116 Guaiphenesin đơn chất hoặc phối hợp trong các thành phẩm thuốc ho, hạ nhiệt, giảm đau (với Paracetamol; Pseudoephedrin HCl; Dextromethorphan HBr...) Uống: các dạng với giới hạn Pseudoephedrin như sau (tính theo dạng base): - Dạng chia liều ≤120mg/ đơn vị; - Dạng chưa chia liều ≤ 0,5% 117 Hexamidin đơn chất hoặc phối hợp (với Cetrimid, Lidocain, Clotrimazol, Catalase) Dùng ngoài 118 Hexetidin đơn chất hoặc phối hợp (với Benzydamin, Cetylpyridinum, Cholin Salicylat, Methyl salicylat, tinh dầu...) Dùng ngoài: thuốc bôi ngoài da, dung dịch xúc miệng 119 Hydrocortison đơn chất hoặc phối hợp (với Miconazol, Econazol, Tioconazol, Neomycin) Dùng ngoài: các dạng với nồng độ Hydrocortison ≤ 0,5% 120 Hydrogen Peroxid (Oxy già) đơn chất hoặc phối hợp Natri Lauryl sulfat và/hoặc tinh dầu... Dùng ngoài 121 Hydrotalcit Uống: các dạng 122 Hydroxypropyl methylcellulose (HPMC) Thuốc tra mắt 123 Hypromellose đơn chất hoặc phối hợp Dextran 70 Thuốc tra mắt: các dạng 124 Ibuprofen Uống: các dạng Dùng ngoài 125 Ichthammol Dùng ngoài 126 Iod đơn chất hoặc phối hợp Acid Benzoic và/hoặc Acid Salicylic Dùng ngoài với nồng độ Iod ≤ 5% 127 Isoconazol Dùng ngoài 128 Isopropyl Methylphenol Dùng ngoài 129 Ketoconazol đơn chất hoặc phối hợp với Kẽm Pirythion và/hoặc Hydrocortison và/hoặc Trolamin Dùng ngoài: các dạng với nồng độ Ketoconazol ≤ 2% 130 Ketoprofen Dùng ngoài 131 Kẽm oxid, Kẽm pyrithion, Kẽm Gluconat, Kẽm undecylenat đơn chất hoặc phối hợp trong các thành phẩm dùng ngoài Dùng ngoài 132 Kẽm sulfat Dùng ngoài Thuốc tra mắt 133 Lactic acid bacillus đơn chất hoặc phối hợp với các Vitamin Uống: các dạng 134 Lactitol Uống: các dạng 135 Lactobacillus acidophilus Uống: các dạng 136 Lactobacillus acidophilus đơn chất hoặc phối hợp với các Vitamin Uống: các dạng 137 Lactoserum atomisate (Lactacyd) Dùng ngoài 138 Lactulose Uống: các dạng 139 Levocetirizin Uống: các dạng 140 Lindan (Benhexachlor, 666, Gamma-BHC) đơn chất hoặc phối hợp với Lidocain Dùng ngoài với nồng độ Lindan ≤ 1% 141 Loratadin đơn chất Uống: các dạng với giới hạn hàm lượng như sau (tính theo dạng base): - Đã chia liều: Loratadin ≤ 10mg/đơn vị; - Chưa chia liều: Loratadin ≤ 0,1% 142 Loxoprofen Uống: các dạng 143 Lysozym đơn chất hoặc phối hợp với Tocopherol, Nicotinate, Carbazochrom, Inositol Cetylpyridinium,... Uống: các dạng Dùng ngoài 144 Macrogol Uống: các dạng Thuốc thụt trực tràng 145 Magaldrat đơn chất hoặc phối hợp với các hoạt chất Nhôm, Magnesi, Acid Alginic (hay dạng muối Alginat). Uống: các dạng 146 Mangiferin Dùng ngoài 147 Mebendazol Uống: các dạng, với giới hạn hàm lượng như sau: - Dạng chia liều ≤ 500mg/đơn vị - Chưa chia liều ≤ 2% 148 Men nấm (cellulase fongique) Uống: các dạng 149 Menthol phối hợp với một số hoạt chất khác như hỗn hợp tinh dầu, Methyl Salycilat.... Uống: các dạng Dùng ngoài: các dạng 150 Mequinol Dùng ngoài 151 Mequitazin Uống: các dạng Dùng ngoài 152 Methyl salicylat phối hợp trong các thành phẩm viên ngậm, dùng ngoài (phối hợp với tinh dầu...) Dùng ngoài Miếng dán Uống: viên ngậm 153 Metronidazol Dùng ngoài 154 Miconazol Dùng ngoài Thuốc bôi âm đạo ≤ 2% 155 Minoxidil Dùng ngoài: các dạng nồng độ ≤5% 156 Mupirocin Dùng ngoài 157 Myrtol đơn chất hoặc phối hợp trong các thành phẩm viên ngậm Uống: các dạng Dùng ngoài 158 Naphazolin phối hợp trong thành phẩm thuốc tra mắt (Pheniramin; Vitamin glycyrhizinat, Dexpanthenol...) Thuốc tra mắt: các dạng với nồng độ Naphazolin ≤ 0,1%, 159 Naproxen Uống: các dạng đã chia liều Naproxen ≤ 250mg/đơn vị 160 Natri benzoat đơn chất hoặc phối hợp Uống: các dạng 161 Natri bicacbonat đơn chất hoặc phối hợp Uống: các dạng 162 Natri carbonat đơn chất hoặc phối hợp Uống: các dạng 163 Natri Carboxymethylcellulose (Na CMC) Thuốc tra mắt 164 Natri clorid đơn chất hoặc phối hợp với các muối Kali Citrat, Natri citrat... Uống: các dạng Dùng ngoài Thuốc tra mắt, tra mũi 165 Natri Docusat Uống: các dạng 166 Natri Fluorid dạng phối hợp Dùng ngoài: đánh răng, xúc miệng 167 Natri Hyaluronat (Acid Hyaluronic) Dùng ngoài 168 Natri Monofluorophosphat Dùng ngoài: đánh răng, xúc miệng 169 Natri Salicylat dạng phối hợp Uống: dạng phối hợp trong các viên ngậm Dùng ngoài 170 Neomycin sulfat phối hợp trong các thành phẩm viên ngậm (Kẽm; Bacitracin; Amylocain...), các thành phẩm dùng ngoài Uống: viên ngậm Dùng ngoài 171 Nomahydrated Natri Sulfid + Saccharomyces Cerevisiae Uống: các dạng Dùng ngoài 172 Nystatin đơn chất hoặc phối hợp Dùng ngoài 173 Ossein hydroxy apatit Uống: các dạng 174 Oxeladin Uống: các dạng 175 Oxymemazin Uống: các dạng 176 Oxymetazolin Thuốc tra mũi với nồng độ ≤ 0,5% 177 Pancreatin đơn chất hoặc phối hợp với Simethicon và/hoặc các men tiêu hoá và/hoặc các Vitamin nhóm B và/hoặc Azintamid Uống: các dạng . 178 Panthenol Dùng ngoài Thuốc tra mắt 179 Paracetamol Uống: các dạng Thuốc đặt hậu môn Dạng phối hợp quy định cụ thể trong danh mục 180 Paracetamol phối hợp với Ibuprofen và/hoặc Cafein Uống: các dạng 181 Paracetamol phối hợp với Loratadin và/hoặc Dextromethorphan HBr Uống: các dạng 182 Paracetamol phối hợp với Pseudoephedrin HCl và/hoặc Vitamin C và/hoặc một trong các hoạt chất sau: Brompheniramin maleat; Clorpheniramin maleat; Pheniramin maleat; Dexclorpheniramin maleat; Dexbrompheniramin maleat; Dextromethorphan HBr; Phenylephrin HCl Uống: các dạng với giới hạn như sau (tính theo dạng base): - Dạng đã chia liều: Pseudoephedrin ≤ 120mg/đơn vị; Dextromethophan ≤ 15mg/đơn vị - Dạng chưa chia liều: Pseudoephedrin ≤ 0,5% Dextromethophan ≤ 0,6% 183 Pentoxyverin Uống: các dạng 184 Phenylephrin HCl phối hợp trong các thành phẩm dùng ngoài (như Petrolatum sperti yellow; Mineral oil light; Shark liver oil...) Dùng ngoài . 185 Phenylephrin HCl phối hợp trong các thành phẩm thuốc ho, hạ nhiệt, giảm đau Uống: các dạng Thuốc đặt hậu môn 186 Phospholipid Uống: các dạng 187 Picloxydin Thuốc tra mắt 188 Piroxicam Dùng ngoài: các dạng với nồng độ ≤ 1% 189 Policresulen (Metacresolsulphonic acid-formaldehyd) Dùng ngoài Thuốc đặt trực tràng 190 Polymethylen glycol 400 đơn chất hoặc phối hợp với Propylen glycol Thuốc tra mắt 191 Polysacharid Uống: các dạng 192 Polytar đơn chất hoặc phối hợp trong các thành phẩm dùng ngoài (như Kẽm Pyrithion...) Dùng ngoài 193 Povidon Iodin Dùng ngoài: các dạng, bao gồm dung dịch xúc miệng với nồng độ ≤ 1%. Thuốc tra mắt 194 Pseudoephedrin HCl phối hợp với Cetirizin Uống: các dạng với giới hạn Pseudoephedrin như sau (tính theo dạng base): - Dạng chia liều ≤ 120mg/đơn vị; - Dạng chưa chia liều ≤ 0,5% 195 Pseudoephedrin HCl phối hợp trong các thành phẩm thuốc ho, hạ nhiệt, giảm đau, Uống: các dạng với giới hạn Pseudoephedrin như sau (tính theo dạng base): - Dạng chia liều ≤120mg/ đơn vị; - Dạng chưa chia liều ≤ 0,5% 196 Pyrantel Uống: các dạng Chỉ định trị giun 197 Rutin đơn chất hoặc phối hợp với Vitamin C và/hoặc các cao, dịch chiết từ dược liệu Uống: các dạng 198 Saccharomyces boulardic Uống: các dạng 199 Saccharomyces cerevisiae + Trihydrat Magnesi Sulfat Uống: các dạng Selen hữu cơ dạng phối hợp trong các thành phẩm chứa Vitamin, khoáng chất Uống: các dạng với giới hạn hàm lượng như sau: - Dạng đã chia liều Selen ≤ 50mcg/ đơn vị 200 Selen sulfid Dùng ngoài 201 Silymarin đơn chất hoặc phối hợp với các Vitamin và/hoặc các cao, dịch chiết từ dược liệu. Uống: các dạng 202 Simethicon đơn chất hoặc phối hợp với Pancreatin và/hoặc Acid Desoxycholic và/hoặc các Vitamin nhóm B và/hoặc các men tiêu hoá Uống: các dạng 203 Simethicon phối hợp với các hợp chất nhôm, magnesi, và/hoặc Dicyclomin và/hoặc than hoạt Uống: các dạng 204 Sorbitol đơn chất hoặc phối hợp Uống: các dạng 205 Sterculia (gum sterculia) Uống: các dạng Thuốc thụt trực tràng 206 Sucralfat Uống: các dạng 207 Sulbutiamin Uống: các dạng 208 Sulfogaiacol đơn chất hoặc phối hợp trong các thành phẩm hạ nhiệt, giảm đau, chống ho (như phối hợp với Natri Benzoat, Dextromethophan...) Uống: các dạng 209 Terbinafin Dùng ngoài: các dạng với nồng độ ≤ 1% 210 Terpin đơn chất Uống: các dạng. 211 Tetrahydrozolin Thuốc tra mũi 212 Than hoạt đơn chất hoặc phối hợp với Simethicon Uống: các dạng 213 Tioconazol đơn chất hoặc phối hợp với Hydrocortison Dùng ngoài: các dạng với nồng độ như sau: - Tioconazol ≤ 1,00% - Hydrocortison ≤ 0,05% 214 Tolnaftat Dùng ngoài 215 Triclosan đơn chất hoặc phối hợp trong các thành phẩm dùng ngoài Dùng ngoài 216 Triprolidin đơn chất hoặc phối hợp trong các thành phẩm thuốc ho, hạ nhiệt, giảm đau (như với: Guaiphenesin, Paracetamol, Pseudoephedrin HCl, Dextromethophan HBr...) Uống: các dạng với giới hạn Pseudoephedrin như sau (tính theo dạng base): - Dạng chia liều ≤120mg/ đơn vị; - Dạng chưa chia liều ≤ 0,5% 217 Trolamin đơn chất hoặc phối hợp trong các thành phẩm dùng ngoài (với Triclosan và/hoặc Tyrothricin) Dùng ngoài 218 Tyrothricin dạng phối hợp (với Benzalkonium, Benzocain, Formaldehyd, Trolamin, tinh dầu...) Uống: viên ngậm Dùng ngoài: dung dịch xúc miệng, xịt miệng 219 Urea đơn chất hoặc phối hợp với Vitamin E và/hoặc Bifonazol và/hoặc các dược liệu (cao Lô hội...) Dùng ngoài 220 Vitamin A và tiền Vitamin A (Betacaroten) Uống: các dạng với Vitamin A ≤ 5000 IU /đơn vị chia liều. Dùng ngoài Thuốc tra mắt 221 Vitamin nhóm B, Vitamin PP đơn chất hoặc phối hợp. Thuốc tra mắt 222 Vitamin và tiền Vitamin dạng đơn chất (trừ Vitamin A và Vitamin D) hoặc phối hợp các Vitamin, khoáng chất, acid amin, Taurin, acid béo. Uống: Vitamin A dạng phối hợp ≤ 5000 IU/đơn vị chia liều Dùng ngoài Với tác dụng bổ sung Vitamin, khoáng chất và dinh dưỡng. 223 Xanh Methylen Dùng ngoài 224 Xylometazolin đơn chất hoặc. phối hợp với Benzalkonium Thuốc tra mũi với nồng độ Xylometazolin ≤ 1% 2. Quy định đối với dược liệu: 2.1 Các dược liệu không có độc tính và/hoặc không có những tác dụng có hại nghiêm trọng đã được biết hoặc khuyến cáo được đăng ký quảng cáo cho công chúng trên phát thanh, truyền hình. 2.2 Các dược liệu có độc tính (ví dụ : mã tiền, ô đầu, lá ngón, trúc đào, hoàng nàn…) sẽ được xem xét trong từng thuốc cụ thể. Các thuốc đông y, thuốc có nguồn gốc từ dược liệu có chứa dược liệu có độc tính được xem xét theo nguyên tắc : Các thuốc đông y, thuốc có nguồn gốc từ dược liệu đã được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành được đăng ký quảng cáo trên phát thanh, truyền hình với tác dụng, chỉ định đã duyệt và phù hợp các quy định của Thông tư hướng dẫn hoạt động thông tin quảng cáo thuốc do Bộ Y tế ban hành.
{ "issuing_agency": "Bộ Y tế", "promulgation_date": "15/12/2010", "sign_number": "42/2010/TT-BYT", "signer": "Cao Minh Quang", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-lien-tich-183-2010-TTLT-BTC-BNN-huong-dan-che-do-quan-ly-su-dung-kinh-114806.aspx
Thông tư liên tịch 183/2010/TTLT-BTC-BNN hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh
BỘ TÀI CHÍNH - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------- Số: 183/2010/TTLT-BTC-BNN Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2010 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách Nhà nước; Căn cứ Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 8 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông; Liên tịch Bộ Tài chính – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước đối với hoạt động khuyến nông, như sau: Điều 1. Phạm vi áp dụng Thông tư này hướng dẫn việc quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế do ngân sách nhà nước cấp hàng năm để thực hiện hoạt động khuyến nông thuộc các lĩnh vực sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ, dịch vụ trong nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, ngư nghiệp, thủy nông, cơ điện nông nghiệp, ngành nghề nông thôn. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Người sản xuất: Nông dân sản xuất nhỏ, nông dân sản xuất hàng hóa, nông dân thuộc diện hộ nghèo; chủ trang trại, xã viên tổ hợp tác và hợp tác xã, công nhân nông, lâm trường, doanh nghiệp vừa và nhỏ. 2. Tổ chức khuyến nông trong nước và nước ngoài thực hiện các hoạt động hỗ trợ nông dân để phát triển sản xuất kinh doanh thuộc các lĩnh vực quy định tại Điều 1 Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 8/01/2010 của Chính phủ. 3. Người hoạt động khuyến nông tham gia thực hiện các hoạt động hỗ trợ nông dân để phát triển sản xuất kinh doanh thuộc các lĩnh vực quy định tại Điều 1 Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 8/01/2010 của Chính phủ. 4. Cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về khuyến nông Điều 3. Nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động khuyến nông 1. Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước; 2. Thu từ thực hiện các hợp đồng tư vấn và dịch vụ khuyến nông; 3. Tài trợ và đóng góp hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; 4. Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Điều 4. Nguyên tắc sử dụng kinh phí khuyến nông 1. Kinh phí khuyến nông Trung ương được sử dụng cho những hoạt động khuyến nông do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và thực hiện ở quy mô vùng, miền và quốc gia phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển nông nghiệp toàn quốc theo chương trình, dự án khuyến nông được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt. Kinh phí khuyến nông hàng năm ưu tiên cho các lĩnh vực do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định (trong đó có lĩnh vực giảm tổn thất sau thu hoạch). Hoạt động khuyến nông theo quy mô vùng, miền, quốc gia do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định. Kinh phí khuyến nông địa phương được sử dụng cho những hoạt động khuyến nông do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý và thực hiện tại địa phương phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển nông nghiệp của địa phương theo chương trình, dự án khuyến nông được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện phê duyệt Kinh phí khuyến nông hàng năm ưu tiên cho các lĩnh vực do Chủ tịch UBND tỉnh xác định (trong đó có lĩnh vực giảm tổn thất sau thu hoạch). 2. Dự án khuyến nông thực hiện theo phương thức xét chọn hoặc đấu thầu cạnh tranh theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với kinh phí khuyến nông Trung ương), Ủy ban nhân dân các cấp (đối với kinh phí khuyến nông địa phương); Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tiêu chí, quy trình xét chọn hoặc đấu thầu cạnh tranh các dự án khuyến nông Trung ương; Chủ tịch UBND cấp tỉnh quy định tiêu chí, quy trình xét chọn hoặc đấu thầu cạnh tranh các dự án khuyến nông địa phương; Mọi tổ chức khuyến nông, người hoạt động khuyến nông được tham gia đấu thầu cạnh tranh, đăng ký xét chọn các dự án khuyến nông. 3. Các tổ chức, đơn vị được giao kinh phí thực hiện hoạt động khuyến nông phải công khai chế độ, định mức, tiêu chuẩn kinh phí cho các đối tượng hưởng thụ theo quy định hiện hành; 4. Các tổ chức, cá nhân sử dụng kinh phí khuyến nông phải đúng mục đích, đúng chế độ, chịu sự kiểm tra kiểm soát của cơ quan chức năng có thẩm quyền; thực hiện quyết toán kinh phí đã sử dụng theo quy định hiện hành. Điều 5. Nội dung chi, mức chi hoạt động khuyến nông Trung ương: Các tổ chức thực hiện và người sản xuất sử dụng kinh phí khuyến nông từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động khuyến nông phải thực hiện theo đúng định mức, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành và theo đúng cam kết với cơ quan khuyến nông. Thông tư này hướng dẫn cụ thể thêm một số nội dung chi sau: 1. Chi tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo: 1.1. Đối tượng: a. Người sản xuất, bao gồm: Nông dân sản xuất nhỏ, nông dân sản xuất hàng hóa, nông dân thuộc diện hộ nghèo; chủ trang trại, xã viên tổ hợp tác và hợp tác xã, công nhân nông, lâm trường; doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa tham gia chương trình đào tạo dạy nghề do nhà nước hỗ trợ; b. Người hoạt động khuyến nông là cá nhân tham gia thực hiện các hoạt động hỗ trợ nông dân để phát triển sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 8/01/2010 của Chính phủ. 1.2. Nội dung chi tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo, gồm: Chi in ấn tài liệu, giáo trình trực tiếp phục vụ lớp học; văn phòng phẩm; nước uống; thuê phương tiện, hội trường, trang thiết bị phục vụ lớp học; vật tư thực hành lớp học (nếu có); chi bồi dưỡng cho giảng viên, hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật, chi tiền đi lại, tiền ở, phiên dịch (nếu có); chi cho học viên: Hỗ trợ tiền ăn, đi lại, tiền ở (nếu có); chi khác: Khai giảng, bế giảng, in chứng chỉ, tiền y tế cho lớp học, khen thưởng. 1.3. Mức hỗ trợ: a. Đối với người sản xuất: (1) Người nông dân sản xuất nhỏ, nông dân thuộc diện hộ nghèo được hỗ trợ 100% chi phí tài liệu học; hỗ trợ tiền ăn tối đa không quá 70.000 đồng/ngày thực học/người đối với các lớp tập huấn, đào tạo tổ chức tại tỉnh, thành phố; không quá 50.000 đồng/ngày thực học/người đối với các lớp tập huấn, đào tạo tổ chức tại huyện, thị xã; không quá 25.000 đồng/ngày thực học/người đối với các lớp tập huấn, đào tạo tổ chức tại xã, phường, thị trấn. Hỗ trợ tiền đi lại theo giá giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa học đối với người học xa nơi cư trú từ 15km trở lên; đối với nơi không có phương tiện giao thông công cộng thanh toán theo mức khoán tối đa không quá 150.000 đồng/người/khóa học. Đối với chỗ ở cho người học: Đơn vị tổ chức đào tạo bố trí chỗ ở cho các học viên thì đơn vị được hỗ trợ chi phí dịch vụ. Chi phí điện, nước, chi phí khác (nếu có); trường hợp thuê chỗ ở cho học viên thì được hỗ trợ 100% chi phí. (2) Người nông dân sản xuất hàng hóa, chủ trang trại, xã viên tổ hợp tác và hợp tác xã, công nhân nông, lâm trường được hỗ trợ 100% chi phí tài liệu học, hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại tối đa không quá 50% theo mức quy định tại tiết (1), điểm a, mục 1.3 trên đây: Đối với chỗ ở cho người học: Đơn vị tổ chức đào tạo bố trí chỗ ở cho các học viên thì đơn vị được hỗ trợ chi phí dịch vụ: Chi phí điện, nước, chi phí khác (nếu có); trường hợp thuê chỗ ở cho học viên thì được hỗ trợ 50% chi phí. (3) Doanh nghiệp vừa và nhỏ trực tiếp hoạt động trong các lĩnh vực khuyến nông được hỗ trợ 50% chi phí tài liệu học khi tham dự đào tạo. b. Đối với người hoạt động khuyến nông khi tham gia bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo được hỗ trợ: (1) Người hoạt động khuyến nông hưởng lương từ ngân sách nhà nước được hỗ trợ 100% chi phí tài liệu học; Đối với chỗ ở cho người học: Đơn vị tổ chức đào tạo bố trí chỗ ở cho các học viên thì đơn vị được hỗ trợ chi phí dịch vụ: Chi phí điện, nước, chi phí khác (nếu có); trường hợp thuê chỗ ở cho học viên thì được hỗ trợ 100% chi phí. (2) Người hoạt động khuyến nông không hưởng lương từ ngân sách nhà nước được hỗ trợ 100% chi phí tài liệu học; hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại, chỗ ở cho người học theo mức quy định tại tiết (1), điểm a, mục 1.3 trên đây. c. Chi bồi dưỡng giảng viên thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định thời gian đào tạo, mức chi trả thù lao cho giảng viên, hướng dẫn viên thực hành thao thác kỹ thuật của từng lớp học đối với những hoạt động khuyến nông phù hợp với yêu cầu của từng loại hình đào tạo. 2. Chi thông tin tuyên truyền: Nhà nước hỗ trợ kinh phí thông tin tuyên truyền về hoạt động khuyến nông cho các tổ chức, cá nhân có dự án thông tin tuyên truyền được cấp có thẩm quyền phê duyệt để phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác khuyến nông; phổ biến tiến bộ khoa học và công nghệ, kết quả mô hình trình diễn, điển hình tiên tiến; thông qua: a. Phương tiện thông tin đại chúng, tài liệu khuyến nông, Tạp chí khuyến nông: Hàng năm căn cứ nhu cầu và khả năng kinh phí khuyến nông dành cho công tác tuyên truyền, cơ quan khuyến nông xây dựng chương trình tuyên truyền về hoạt động khuyến nông trên các phương tiện thông tin đại chúng, tài liệu khuyến nông, Tạp chí khuyến nông trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện theo phương thức đấu thầu hoặc đặt hàng. Đối với Tạp chí khuyến nông: Căn cứ nhu cầu thông tin trên Tạp chí khuyến nông, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt đối tượng và kinh phí đặt hàng Tạp chí khuyến nông từ nguồn kinh phí khuyến nông trung ương, cung cấp cho các cơ quan quản lý nhà nước về khuyến nông Trung ương và cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ khuyến nông do Trung ương quản lý, Trung tâm khuyến nông tỉnh. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được ủy quyền phê duyệt đối tượng và kinh phí đặt hàng Tạp chí khuyến nông từ nguồn kinh phí khuyến nông địa phương, cung cấp cho các cơ quan quản lý nhà nước về khuyến nông của địa phương, đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ khuyến nông do địa phương quản lý. b. Diễn đàn khuyến nông: Chi thuê hội trường; tài liệu; tiền nước uống; báo cáo viên: hỗ trợ ăn, ở, đi lại cho đại biểu tham gia diễn đàn. Mức hỗ trợ đại biểu tham gia diễn đàn theo quy định tại mục 1.3, khoản 1, Điều 5 của Thông tư này; Mức chi nước uống, báo cáo viên thực hiện theo quy định hiện hành về chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. c. Hội nghị: Hội nghị tổng kết khuyến nông, hội nghị giao ban khuyến nông vùng. Mức chi theo quy định hiện hành. d. Chi hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp Việt Nam cấp khu vực, cấp quốc gia: Hỗ trợ 100% chi phí thuê gian hàng trên cơ sở giá đấu thầu, trường hợp không đủ điều kiện đấu thầu thì theo giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chi thông tin tuyên truyền hội chợ, chi hoạt động của Ban tổ chức. đ. Chi hội thi về các hoạt động khuyến nông cấp vùng, cấp quốc gia: Thông tin, tuyên truyền, thuê hội trường, trang thiết bị, văn phòng phẩm; chi ban giám khảo chấm thi; chi hội đồng tư vấn khoa học, soạn câu hỏi và đáp án; chi khai mạc, bế mạc, chi thức ăn, hóa chất, vật tư, dụng cụ phục vụ cuộc thi (nếu có); Chi đạo diễn và biên tập chương trình thi; chi hỗ trợ đưa đón thí sinh dự thi và chi khác; e. Xây dựng và quản lý dữ liệu hệ thống thông tin khuyến nông: Chi thuê đường truyền mua phần mềm, cập nhật số liệu, bảo trì, bảo mật và các khoản chi khác (nếu có); 3. Chi xây dựng các mô hình trình diễn về khuyến nông: 3.1. Nội dung: a. Xây dựng các mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học và công nghệ phù hợp với quy mô cấp vùng, miền, quốc gia; b. Xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Tiêu chuẩn mô hình ứng dụng công nghệ cao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phù hợp với quy định của Luật Công nghệ cao; c. Xây dựng mô hình tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh tổng hợp nông nghiệp hiệu quả và bền vững. 3.2. Mức hỗ trợ: a. Chi hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn để phổ biến và nhân rộng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất quy mô cấp vùng, miền, quốc gia. (1) Mô hình sản xuất nông nghiệp trình diễn: ở địa bàn khó khăn, huyện nghèo, được hỗ trợ 100% chi phí mua giống và các vật tư thiết yếu (bao gồm: các loại phân bón, hóa chất, thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản); ở địa bàn trung du miền núi, bãi ngang được hỗ trợ 100% chi phí mua giống và 50% chi phí mua vật tư thiết yếu; ở địa bàn đồng bằng được hỗ trợ 100% chi phí mua giống và 30% chi phí mua vật tư thiết yếu. (2) Mô hình cơ giới hóa nông nghiệp, bảo quản chế biến, nghề muối và ngành nghề nông thôn được hỗ trợ chi phí mua công cụ, máy cơ khí, thiết bị: ở địa bàn khó khăn huyện nghèo được hỗ trợ 100% chi phí, nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng/mô hình, ở địa bàn trung du miền núi, bãi ngang hỗ trợ tối đa 75% chi phí, nhưng không quá 125 triệu đồng/mô hình; ở địa bàn đồng bằng hỗ trợ tối đa 50%, nhưng không quá 75 triệu đồng/mô hình. (3) Mô hình khai thác và bảo quản sản phẩm trên biển gần bờ (không bao gồm vỏ tàu, máy tàu); hỗ trợ tối đa 50% chi phí trang thiết bị, nhưng không quá 125 triệu đồng/mô hình: Mô hình khai thác và bảo quản sản phẩm trên biển xa bờ và tuyến đảo (không bao gồm vỏ tàu, máy tàu): hỗ trợ tối đa 50% chi phí trang thiết bị, nhưng không quá 200 triệu đồng/mô hình. (4) Mô hình ứng dụng công nghệ cao hỗ trợ tối đa 30% tổng kinh phí thực hiện mô hình, nhưng không quá 200 triệu đồng/mô hình. (5) Mô hình tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh tổng hợp nông nghiệp hiệu quả và bền vững: Hỗ trợ tối đa không quá 30 triệu đồng/mô hình. b. Chi thuê cán bộ kỹ thuật chỉ đạo mô hình trình diễn tính bằng mức lương tối thiểu/22 ngày nhân (x) số ngày thực tế thuê. c. Chi triển khai mô hình trình diễn: Tập huấn cho người tham gia mô hình, tổng kết mô hình và chi khác (nếu có). Mức chi tối đa không quá 12 triệu đồng/mô hình, riêng mô hình công nghệ cao tối đa không quá 15 triệu đồng/mô hình. Trong đó mức chi hỗ trợ tiền ăn cho người tham gia tập huấn không quá 25.000 đồng/người/ngày; Quy mô mô hình, mức hỗ trợ, định mức cán bộ kỹ thuật, chi hướng dẫn kỹ thuật cho từng mô hình cụ thể do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét quyết định, đảm bảo phù hợp với tính chất của từng mô hình, nhưng không vượt quá tỷ lệ và mức hỗ trợ quy định tại Thông tư này. 4. Chi nhân rộng mô hình, điển hình sản xuất tiên tiến ra diện rộng: Hỗ trợ kinh phí thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, hội nghị đầu bờ. Mức chi 15 triệu đồng/1 mô hình, điển hình sản xuất tiên tiến; trong đó mức hỗ trợ cho người tham gia triển khai mô hình, giảng viên, hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật áp dụng quy định tại điểm c, mục 1.3, khoản 1 Điều 5 của Thông tư này. 5. Chi mua bản quyền tác giả, mua công nghệ mới gắn với chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; 6. Biên soạn và in giáo trình, tài liệu mẫu để hướng dẫn, đào tạo, tư vấn khuyến nông, áp dụng theo quy định tại Thông tư số 123/2009/TT-BTC ngày 17/6/2009 của Bộ Tài chính quy định nội dung chi, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. 7. Chi thuê chuyên gia trong và ngoài nước phục vụ hoạt động khuyến nông; thuê chuyên gia đánh giá hoạt động khuyến nông; a. Căn cứ mức độ cần thiết và khả năng kinh phí. Thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì thực hiện chương trình, dự án khuyến nông quyết định lựa chọn thuê chuyên gia trong nước và nước ngoài; hình thức thuê (theo thời gian hoặc theo sản phẩm cho phù hợp. Mức chi theo hợp đồng thực tế thỏa thuận với chuyên gia bảo đảm phù hợp giữa yêu cầu của công việc và trình độ của chuyên gia (đối với mức thuê chuyên gia từ 1.000 USD/người/tháng trở lên theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). b. Trường hợp phải thuê chuyên gia có kinh nghiệm trong nước và nước ngoài để đánh giá hoạt động khuyến nông, căn cứ mức độ cần thiết và khả năng kinh phí Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thuê chuyên gia, hình thức thuê (theo thời gian hoặc theo sản phẩm) cho phù hợp; mức chi theo hợp đồng thực tế thỏa thuận với chuyên gia bảo đảm phù hợp giữa yêu cầu công việc và trình độ của chuyên gia. Nguồn kinh phí chi thuê chuyên gia đánh giá hoạt động, khuyến nông từ nguồn hỗ trợ xây dựng các chương trình dự án, kiểm tra, giám sát đánh giá; quy định tại khoản 10 Điều 5 của Thông tư này. 8. Chi tham quan, học tập trong nước, nước ngoài: - Chi tham quan học tập trong nước: Mức chi theo quy định hiện hành; - Chi tham quan học tập nước ngoài: Theo quy định hiện hành về chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí. 9. Mua sắm trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho các hoạt động khuyến nông được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Việc mua sắm trang thiết bị thực hiện theo quy định hiện hành. 10. Chi quản lý chương trình dự án khuyến nông: a. Cơ quan quản lý kinh phí khuyến nông được sử dụng tối đa không quá 2% kinh phí khuyến nông do cấp có thẩm quyền giao hàng năm để hỗ trợ xây dựng các chương trình, dự án, kiểm tra, giám sát đánh giá, gồm: Thuê chuyên gia, lao động (nếu có); chi làm thêm giờ theo chế độ quy định; văn phòng phẩm, điện thoại, bưu chính, điện nước; chi công tác phí, xăng dầu, thuê xe đi kiểm tra (nếu có); chi thẩm định xét chọn, nghiệm thu chương trình, dự án khuyến nông, chi khác (nếu có). Cơ quan quản lý kinh phí khuyến nông báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nội dung và kinh phí. b. Đối với tổ chức thực hiện dự án khuyến nông: Đơn vị triển khai thực hiện dự án khuyến nông được chi không quá 3% dự toán dự án khuyến nông (riêng dự án ở địa bàn khó khăn, huyện nghèo được chi không quá 4%) để chi công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, chi khác (nếu có). 11. Chi khác phục vụ hoạt động khuyến nông (nếu có). Điều 6. Nội dung chi và mức chi hoạt động khuyến nông địa phương Căn cứ quy định tại Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông và nội dung, mức hỗ trợ hướng dẫn tại Điều 5 của Thông tư này; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nội dung chi, mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông địa phương từ nguồn kinh phí khuyến nông địa phương cho phù hợp, để đạt được mục tiêu của khuyến nông. Điều 7. Điều kiện để thực hiện các mô hình trình diễn khuyến nông; điều kiện tham gia triển khai các chương trình, dự án khuyến nông 1. Điều kiện người sản xuất được hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn: - Có địa điểm thực hiện mô hình trình diễn phù hợp với nội dung, quy trình kỹ thuật của mô hình; - Cam kết đầu tư vốn cho mô hình phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và dự án. Kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ theo tiến độ và tương ứng với tỷ lệ đầu tư thực tế của chủ mô hình; - Chưa nhận hỗ trợ từ bất kỳ nguồn kinh phí nào của ngân sách nhà nước cho cùng một nội dung của mô hình. 2. Điều kiện đơn vị tham gia thực hiện triển khai chương trình, dự án khuyến nông - Có chức năng, nhiệm vụ phù hợp với lĩnh vực thuộc chương trình, dự án khuyến nông; - Đủ năng lực để thực hiện các chương trình, dự án khuyến nông. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tiêu chuẩn các đơn vị được tham gia các chương trình, dự án khuyến nông. Điều 8. Lập, chấp hành và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước. Việc lập, chấp hành và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành; Thông tư này hướng dẫn cụ thể một số nội dung, như sau: 1. Lập dự toán: Hàng năm, căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn lập dự toán ngân sách của Bộ Tài chính: a. Đối với kinh phí khuyến nông trung ương: Căn cứ vào số kiểm tra về dự toán chi ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính thông báo; căn cứ chương trình, dự án khuyến nông được cấp có thẩm quyền phê duyệt, định mức kinh tế kỹ thuật và mức chi quy định tại Thông tư này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập dự toán kinh phí khuyến nông để tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước của Bộ; gửi Bộ Tài chính để tổng hợp trình Chính phủ theo quy định hiện hành. Dự toán kinh phí khuyến nông tại điểm a khoản 1 Điều này phải lập theo từng chương trình, dự án và chi tiết theo nội dung chi quy định tại Điều 5 của Thông tư này. b. Đối với kinh phí khuyến nông địa phương: Căn cứ số kiểm tra được cấp có thẩm quyền thông báo; định mức kinh tế kỹ thuật và mức chi do UBND cấp tỉnh quy định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập dự toán kinh phí khuyến nông, để tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước của Sở, gửi Sở Tài chính để tổng hợp vào dự toán ngân sách của địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định hiện hành. Dự toán kinh phí khuyến nông tại điểm b khoản 1 Điều này phải lập theo từng chương trình; dự án và chi tiết theo nội dung chi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 6 của Thông tư này. 2. Phân bổ và giao dự toán: a. Đối với kinh phí khuyến nông trung ương: Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền giao: căn cứ kết quả xét chọn, hoặc đấu thầu dự án khuyến nông; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập phương án phân bổ kinh phí khuyến nông cho các đơn vị dự toán trực thuộc được xét chọn hoặc trúng thầu các dự án khuyến nông thực hiện. Đối với các đơn vị không trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được xét chọn hoặc trúng thầu các dự án khuyến nông. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao dự toán kinh phí khuyến nông cho đơn vị dự toán trực thuộc Bộ để ký hợp đồng thực hiện. Phương án phân bổ kinh phí khuyến nông chi tiết theo chương trình, dự án; gửi Bộ Tài chính thẩm tra theo quy định; Sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính về phương án phân bổ dự toán, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao dự toán kinh phí khuyến nông cho các đơn vị dự toán trực thuộc (gồm: Đơn vị được xét chọn hoặc trúng thầu các dự án khuyến nông thực hiện và đơn vị được giao ký hợp đồng khuyến nông); đồng gửi Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch, chi tiết theo chương trình, dự án để phối hợp thực hiện. b. Đối với kinh phí khuyến nông địa phương: Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền giao; căn cứ kết quả xét chọn, hoặc đấu thầu dự án khuyến nông; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập phương án phân bổ kinh phí khuyến nông cho các đơn vị dự toán trực thuộc được xét chọn hoặc trúng thầu các dự án khuyến nông thực hiện. Đối với các đơn vị không trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được xét chọn hoặc trúng thầu các dự án khuyến nông, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao dự toán kinh phí khuyến nông cho đơn vị dự toán trực thuộc Sở để ký hợp đồng thực hiện. Phương án phân bổ kinh phí khuyến nông chi tiết theo chương trình, dự án; gửi Sở Tài chính thẩm tra theo quy định. Sau khi có ý kiến thống nhất của Sở Tài chính về phương án phân bổ dự toán, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao dự toán kinh phí khuyến nông cho các đơn vị dự toán trực thuộc (gồm: Đơn vị được xét chọn hoặc trúng thầu các dự án khuyến nông thực hiện và đơn vị được giao ký hợp đồng khuyến nông); đồng gửi Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước cùng cấp, Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch, chi tiết theo chương trình, dự án để phối hợp thực hiện. Đối với việc lập, phân bổ, giao dự toán kinh phí khuyến nông địa phương cho cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định phù hợp với tổ chức khuyến nông địa phương. 3. Chấp hành dự toán a. Căn cứ vào dự toán chi ngân sách nhà nước của đơn vị được cấp có thẩm quyền giao, các đơn vị thực hiện rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch. Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát chi kinh phí khuyến nông theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, các định mức, chế độ chi tiêu hiện hành và các quy định tại Thông tư này. b. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ khuyến nông theo quy định tại Thông tư này được phản ánh và quyết toán vào Loại 010 khoản 014 “Các hoạt động dịch vụ nông nghiệp”; theo chương tương ứng của các Bộ, ngành, địa phương và chi tiết theo Mục lục Ngân sách nhà nước. 4. Quyết toán kinh phí khuyến nông a. Báo cáo quyết toán: Các đơn vị được giao dự toán kinh phí khuyến nông lập báo cáo quyết toán theo đúng mẫu biểu, thời hạn nộp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. Báo cáo quyết toán kèm theo danh mục các chương trình, dự án đã được giao trong năm thực hiện quyết toán chi tiết theo nội dung chi quy định của Thông tư này. b. Xét duyệt và thẩm định báo cáo quyết toán: Việc xét duyệt và thẩm định quyết toán kinh phí khuyến nông hàng năm thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính hướng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và ngân sách các cấp, cụ thể: - Đối với kinh phí khuyến nông trung ương: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm xét duyệt quyết toán năm cho các đơn vị dự toán trực thuộc theo quy định: Bộ Tài chính có trách nhiệm thẩm định quyết toán kinh phí hành chính, sự nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bao gồm cả kinh phí khuyến nông trung ương. - Đối với kinh phí khuyến nông địa phương: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm xét duyệt quyết toán năm cho các đơn vị dự toán trực thuộc theo quy định; Sở Tài chính có trách nhiệm thẩm định quyết toán kinh phí hành chính, sự nghiệp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bao gồm cả kinh phí khuyến nông địa phương. Điều 9. Công tác thanh tra, kiểm tra, báo cáo 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Tài chính cùng cấp kiểm tra định kỳ, đột xuất tình hình thực hiện chương trình, dự án khuyến nông, bảo đảm việc quản lý, sử dụng kinh phí khuyến nông đúng mục đích, có hiệu quả. 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đánh giá, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện các chương trình, dự án khuyến nông trong phạm vi toàn quốc. UBND cấp tỉnh có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đánh giá, định kỳ 6 tháng báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hoạt động khuyến nông tại địa phương. Điều 10. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành và thay thế Thông tư Liên tịch số 30/2006/TTLT-BTC-BNN-BTS ngày 6/4/2006 của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư; Thông tư Liên tịch số 50/2007/TTLT-BTC-BNN-BTS ngày 21/5/2007 của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản sửa đổi, bổ sung Thông tư số 30/2006/TTLT-BTC-BNN-BTS ngày 6/4/2006 hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp. KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỨ TRƯỞNG Bùi Bá Bổng KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH THỨ TRƯỞNG Trương Chí Trung Nơi nhận: - Văn phòng Quốc hội; VPCTN; VPCP; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Các đoàn thể, hội quần chúng ở TW; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Sở Tài chính, KBNN, Cục Thuế các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Kiểm toán Nhà nước; - Cục Kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp; - Công báo; - Website Chính phủ; - Website BTC; Website BNN; - Lưu: VT Bộ Tài chính, Bộ NN.
{ "issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính", "promulgation_date": "15/11/2010", "sign_number": "183/2010/TTLT-BTC-BNN", "signer": "Bùi Bá Bổng, Trương Chí Trung", "type": "Thông tư liên tịch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-2318-KH-BVHTTDL-2015-Du-an-Bao-ton-van-hoa-cac-dan-toc-thieu-so-co-so-dan-duoi-1000-nguoi-277941.aspx
Kế hoạch 2318/KH-BVHTTDL 2015 Dự án Bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số có số dân dưới 1000 người
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc ------------------ Số: 2318/KH-BVHTTDL Hà Nội, ngày 11 tháng 06 năm 2015 KẾ HOẠCH XÂY DỰNG DỰ ÁN “BẢO TỒN, PHÁT HUY VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ CÓ SỐ DÂN DƯỚI 1000 NGƯỜI: SI LA, PU PÉO, RƠ MĂM, B’ RÂU, Ơ ĐU” Thực hiện Quyết định 1270/2011/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”; Quyết định số 1946/QĐ-BVHTTDL ngày 11 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc xây dựng Dự án “Bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số có số dân dưới 1000 người: Si La, Pu Péo, Rơ Măm, B’ râu, Ơ Đu”. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích Triển khai các chủ trương, chính sách về văn hóa, đặc biệt cụ thể hóa Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”. Tạo sự thống nhất về nhận thức và tổ chức thực hiện trong việc bảo tồn, phát huy khẩn cấp văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số có số dân dưới 1000 người. Từng bước xây dựng hệ thống cơ chế chính sách cụ thể nhằm bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số có số dân dưới 1000 người; có kế hoạch phân bổ nguồn kinh phí hàng năm phù hợp với điều kiện thực tế để thực hiện. 2. Yêu cầu Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số có số dân dưới 1000 người cần được quan tâm bảo tồn, phát huy khẩn cấp. Nâng cao nhận thức của đồng bào các dân tộc thiểu số (chủ thể văn hóa) tự hào về văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Dự báo xu hướng phát triển của văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số dưới 1000 người phù hợp với yêu cầu của thời đại, đề ra nhiệm vụ và giải pháp bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đánh giá các yếu tố tác động, nêu hệ thống quan điểm và mục tiêu bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số có số dân dưới 1000 người trước yêu cầu của quá trình đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế. II. CƠ QUAN CHỦ TRÌ VÀ PHỐI HỢP THỰC HIỆN 1. Cơ quan chủ trì - Vụ Văn hóa dân tộc. 2. Cơ quan phối hợp thực hiện - Cơ quan phối hợp: Văn phòng Bộ; Vụ Kế hoạch, Tài chính; Vụ Pháp chế; Cục Di sản văn hóa; Cục Văn hóa cơ sở; Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam; Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam. - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các địa phương có dân tộc dưới 1000 người sinh sống: Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Nghệ An và Kon Tum. III. NỘI DUNG 1. Đề cương Dự án Phần mở đầu I. Sự cần thiết xây dựng Dự án II. Căn cứ xây dựng Dự án Phần thứ nhất: Khái quát thực trạng đời sống kinh tế-xã hội và văn hóa các dân tộc thiểu số có số dân dưới 1000 người I. Đối với các dân tộc thiểu số có số dân dưới 1000 người II. Một số dự báo về xu hướng vận động, phát triển của đời sống văn hóa các dân tộc có số dân dưới 1000 người. Phần thứ hai: Mục tiêu, Nội dung và nguồn vốn thực hiện Dự án I. Mục tiêu 1. Mục tiêu tổng quát 2. Mục tiêu cụ thể II. Nội dung và nguồn vốn 1. Nội dung 2. Nguồn vốn Phần thứ ba: Giải pháp thực hiện I. Phương thức và phân kỳ thực hiện II. Một số giải pháp III. Hiệu quả Dự án Phần thứ tư: Tổ chức thực hiện và phân công trách nhiệm I. Tổ chức thực hiện II. Phân công trách nhiệm Phần thứ năm: Kết luận và kiến nghị I. Kết luận II. Kiến nghị 2. Tiến độ xây dựng Dự án 2.1. Quý II/2015: - Ban hành các Quyết định, Kế hoạch triển khai xây dựng Dự án. - Đề nghị các địa phương vùng dân tộc thiểu số báo cáo đánh giá thực trạng văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số có số dân dưới 1000 người. - Xây dựng phiếu điều tra về việc bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số có số dân dưới 1000 người. - Xây dựng và hoàn thiện Đề cương nội dung Dự án. - Tổng hợp báo cáo, xử lý và phân tích các thông tin điều tra. - Dự thảo Dự án. - Họp Ban Soạn thảo Dự án - Báo cáo Lãnh đạo Bộ về tiến độ thực hiện và nội dung Dự án 2.2. Quý III/2015: - Khảo sát một số địa phương có các dân tộc thiểu số có số dân dưới 1000 người sinh sống. Dự kiến khảo sát tại 04 tỉnh đại diện cho 03 khu vực Hà Giang (Đông Bắc), Lai Châu (Tây Bắc), Nghệ An (Miền Trung), Kon Tum (Tây Nguyên). - Xin ý kiến góp ý Dự thảo Dự án các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số về nội dung Dự án. - Tổng hợp các ý kiến góp ý. - Xin ý kiến góp ý Dự thảo Dự án của các cơ quan liên quan trực thuộc Bộ VHTTDL về nội dung Dự án. - Họp Ban Soạn thảo Dự án. - Báo cáo Lãnh đạo Bộ về tiến độ thực hiện và nội dung Dự án. - Xin ý kiến của các Bộ, ngành Trung ương góp ý Dự thảo Dự án. - Tổng hợp ý kiến góp ý. - Họp Ban Soạn thảo Dự án thống nhất ý kiến. - Hoàn thiện Dự án. - Trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt. 3. Kinh phí xây dựng Dự án: Kinh phí sự nghiệp của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch năm 2015, cấp qua Văn phòng Bộ do Vụ Văn hóa dân tộc dự trù (theo dự toán được phê duyệt)./. Nơi nhận: - Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh (để báo cáo); - Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái; - Các Vụ, Cục liên quan (để phối hợp); - Sở VHTTDL các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Nghệ An và Kon Tum; - Lưu: VT, Vụ VHDT, Hg30. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Huỳnh Vĩnh Ái
{ "issuing_agency": "Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch", "promulgation_date": "11/06/2015", "sign_number": "2318/KH-BVHTTDL", "signer": "Huỳnh Vĩnh Ái", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-tu-15-2007-TT-BLDTBXH-quy-dinh-quan-ly-lao-dong-tien-luong-cong-ty-TNHH-mot-thanh-vien-NN-so-huu-100-von-dieu-le-huong-dan-86-2007-ND-CP-55359.aspx
Thông tư 15/2007/TT-BLĐTBXH quy định quản lý lao động tiền lương công ty TNHH một thành viên NN sở hữu 100% vốn điều lệ huớng dẫn 86/2007/NĐ-CP
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ----- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------- Số: 15/2007/TT-BLĐTBXH Hà Nội, ngày 31 tháng 08 năm 2007 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 86/2007/NĐ-CP NGÀY 28 THÁNG 5 NĂM 2007 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG TRONG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN DO NHÀ NƯỚC SỞ HỮU 100% VỐN ĐIỀU LỆ Căn cứ Nghị định số 86/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định quản lý lao động và tiền lương trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện như sau: I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng quản lý lao động và tiền lương theo Điều 1 và Điều 2 Nghị định số 86/2007/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau: 1. Phạm vi điều chỉnh: a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được chuyển đổi từ công ty nhà nước theo Nghị định số 63/2001/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2001, Nghị định số 145/2005/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2005 và Nghị định số 95/2006/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ; b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp. 2. Đối tượng áp dụng: a) Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 9 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động; b) Thành viên chuyên trách, thành viên không chuyên trách Hội đồng thành viên đối với công ty có cơ cấu tổ chức theo mô hình Hội đồng thành viên (sau đây gọi tắt là thành viên Hội đồng thành viên) hoặc Chủ tịch công ty chuyên trách, Chủ tịch công ty không chuyên trách đối với công ty có cơ cấu tổ chức theo mô hình Chủ tịch công ty (sau đây gọi tắt là Chủ tịch công ty); c) Kiểm soát viên chuyên trách, Kiểm soát viên không chuyên trách (sau đây gọi tắt là Kiểm soát viên); d) Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, trừ Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo hợp đồng. II. XẾP LƯƠNG VÀ PHỤ CẤP LƯƠNG: Việc xếp lương và phụ cấp lương theo Điều 3 Nghị định số 86/2007/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau: 1. Xếp lương: Các đối tượng quy định tại khoản 2, mục I Thông tư này được xếp lương theo thang lương, bảng lương ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong công ty nhà nước, cụ thể: a) Công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh, căn cứ vào công việc được giao, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân để xếp tương ứng vào bậc của các thang lương, bảng lương phù hợp với công việc đảm nhận; b) Viên chức chuyên môn, nghiệp vụ xếp lương theo bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ; nhân viên thừa hành, phục vụ xếp lương theo bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ; c) Viên chức đang giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và tương đương, Kiểm soát viên chuyên trách xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo điểm b, khoản 1, mục II Thông tư này và được hưởng phụ cấp giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó trưởng phòng theo hạng công ty, Kiểm soát viên chuyên trách hưởng phụ cấp chức vụ tương đương Trưởng phòng công ty; d) Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc và Kế toán trưởng xếp lương theo chức danh tương ứng của bảng lương Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng theo hạng công ty được xếp; đ) Chủ tịch Hội đồng thành viên chuyên trách, Chủ tịch công ty chuyên trách xếp lương theo chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị của bảng lương thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị theo hạng công ty được xếp; e) Thành viên chuyên trách Hội đồng thành viên xếp lương theo chức danh thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị của bảng lương thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị theo hạng công ty được xếp; Việc chuyển xếp lương đối với các chức danh quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ và điểm e, khoản 1, mục II của Thông tư này thực hiện theo hướng dẫn tại: - Thông tư số 01/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và công nhân, viên chức, nhân viên trong các công ty nhà nước; - Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ hướng dẫn chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát và viên chức giúp việc Hội đồng quản trị trong các công ty nhà nước theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ; - Thông tư liên tịch số 23/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 31 tháng 8 năm 2005 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính hướng dẫn xếp hạng và xếp lương đối với thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng công ty nhà nước. g) Căn cứ vào tiêu chuẩn xếp hạng quy định tại Thông tư liên tịch số 23/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC , công ty tiến hành xếp hạng trình Chủ sở hữu quyết định làm cơ sở xếp lương đối với các chức danh quy định tại điểm d, điểm đ và điểm e, khoản 1, mục II của Thông tư này. Riêng đối với công ty xếp hạng I thì chủ sở hữu phải đăng ký với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính trước khi ra quyết định; đối với công ty đủ điều kiện xếp hạng Tổng công ty đặc biệt hoặc Tổng công ty và tương đương thì có văn bản đề nghị chủ sở hữu gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; h) Đối với người lao động làm việc ở khu vực khác chuyển đến làm việc tại công ty thì việc chuyển xếp lương thực hiện theo hướng dẫn tại điểm b, khoản 2, mục II Thông tư số 19/2000/TT-BLĐTBXH ngày 07 tháng 8 năm 2000 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn xếp lương đối với người lao động làm việc ở khu vực khác chuyển đến làm việc tại doanh nghiệp nhà nước. 2. Phụ cấp lương: a) Thành viên không chuyên trách Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty không chuyên trách được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc như thành viên không chuyên trách Hội đồng quản trị công ty; Kiểm soát viên không chuyên trách được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc như thành viên Ban kiểm soát theo hạng công ty được xếp quy định tại Thông tư số 03/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc trong công ty nhà nước. b) Tùy theo mức độ, tính chất, điều kiện lao động, người lao động, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng được hưởng phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp độc hại, nguy hiểm và phụ cấp lưu động. Đối tượng, mức phụ cấp và cách tính thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính và Ủy ban Dân tộc, Thông tư liên tịch số 10/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính, Thông tư số 03/2005/TT-BLĐTBXH , số 04/2005/TT-BLĐTBXH và số 05/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. III. QUẢN LÝ LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG: A. Quản lý lao động, tiền lương đối với Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo Điều 4, Nghị định số 86/2007/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau: 1. Quản lý lao động: a) Tháng 1 hàng năm, căn cứ vào khối lượng, chất lượng, yêu cầu, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, định mức lao động và tình hình sử dụng lao động của năm trước liền kề, công ty lập kế hoạch sử dụng lao động, trong đó xác định tổng số lao động sử dụng của năm kế hoạch, số lượng lao động cần tuyển dụng mới và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của từng loại lao động và đăng ký với chủ sở hữu trước khi thực hiện. b) Căn cứ vào kế hoạch sử dụng lao động đã đăng ký, công ty thực hiện việc tuyển lao động mới theo quy định tại Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm và Thông tư số 20/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; ký kết hợp đồng lao động với người lao động mới được tuyển dụng theo quy định tại Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 9 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động và Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. c) Quý IV hàng năm, công ty có trách nhiệm đánh giá kế hoạch sử dụng lao động, nếu số lượng lao động thực tế vượt quá nhu cầu sử dụng, dẫn đến người lao động không có việc làm thì công ty phải có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại và sắp xếp việc làm cho số lao động này. Trường hợp đã tìm mọi biện pháp nhưng vẫn không sắp xếp được việc làm thì công ty giải quyết đầy đủ chế độ đối với người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2003 và Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 9 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ. 2. Quản lý tiền lương: 2.1. Mức lương tối thiểu để tính đơn giá tiền lương: Công ty được quyền lựa chọn mức lương tối thiểu cao hơn so với mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định (mức lương tối thiểu chung từ ngày 01 tháng 10 năm 2006 là 450.000 đồng/tháng theo quy định tại Nghị định số 94/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ) để làm cơ sở tính đơn giá tiền lương, nhưng phải bảo đảm đủ các điều kiện sau: a) Nộp ngân sách nhà nước theo quy định của các luật thuế và văn bản hướng dẫn thực hiện; b) Mức tăng (theo tỷ lệ %) tiền lương bình quân phải thấp hơn mức tăng (theo tỷ lệ %) năng suất lao động bình quân. Mức tăng tiền lương bình quân và mức tăng năng suất lao động bình quân được tính theo quy định tại Thông tư số 09/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; c) Phải có lợi nhuận, lợi nhuận kế hoạch không thấp hơn so với lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề, trừ trường hợp đặc biệt (Nhà nước có quyết định can thiệp để bình ổn thị trường; tăng khấu hao để thu hồi vốn nhanh; đổi mới công nghệ; mở rộng sản xuất kinh doanh; đầu tư mới). 2.2. Xây dựng đơn giá tiền lương: Việc xây dựng đơn giá tiền lương theo điểm b, khoản 2, Điều 4 Nghị định số 86/2007/NĐ-CP để làm căn cứ trả lương cho người lao động được thực hiện như sau: a) Xác định chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh để xây dựng đơn giá tiền lương. Căn cứ vào tính chất, đặc điểm sản xuất, kinh doanh, công ty lựa chọn các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh sau đây để xây dựng đơn giá tiền lương: - Doanh thu; - Tổng doanh thu trừ tổng chi phí (chưa có lương); - Lợi nhuận; - Tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) tiêu thụ. Chỉ tiêu tổng doanh thu; tổng doanh thu trừ tổng chi phí (chưa có lương); lợi nhuận được tính theo quy định tại Thông tư số 24/2007/TT-BTC ngày 27 tháng 03 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quy chế tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội. Chỉ tiêu tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) tiêu thụ, được tính theo Thông tư số 06/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. b) Xác định các thông số để xây dựng đơn giá tiền lương: Các thông số để xây dựng đơn giá tiền lương, bao gồm: - Mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm (Tsp) hoặc lao động định biên của công ty (Lđb), được xây dựng theo quy định tại Thông tư số 06/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; - Mức lương tối thiểu của công ty lựa chọn (TLmincty) do công ty lựa chọn theo quy định tại khoản 2.1, phần A, mục III của Thông tư này. - Hệ số lương theo cấp bậc công việc bình quân (Hcb): Hệ số lương theo cấp bậc công việc bình quân để xây dựng đơn giá tiền lương được xác định trên cơ sở cấp bậc công việc bình quân của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh và hệ số lương bình quân của lao động gián tiếp (không kể thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc và Kiểm soát viên). Cấp bậc công việc được xác định căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, trình độ kỹ thuật, công nghệ và yêu cầu chất lượng sản phẩm. - Hệ số phụ cấp bình quân tính trong đơn giá tiền lương (Hpc): Hệ số phụ cấp bình quân tính trong đơn giá tiền lương được xác định căn cứ vào đối tượng và mức phụ cấp được hưởng của từng loại phụ cấp do Nhà nước quy định, gồm: phụ cấp khu vực; phụ cấp thu hút; phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp độc hại, nguy hiểm; phụ cấp lưu động; phụ cấp giữ chức vụ trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương. - Tiền lương của cán bộ chuyên trách đoàn thể do tổ chức đoàn thể trả lương (Vđt): Đối với cán bộ chuyên trách đoàn thể do tổ chức đoàn thể trả lương thì phần chênh lệch giữa tiền lương tính theo mức lương tối thiểu của công ty lựa chọn và tiền lương do tổ chức đoàn thể trả được cộng vào để xác định đơn giá tiền lương của công ty. - Tiền lương tính thêm khi làm việc vào ban đêm (Vttlđ): Tiền lương tính thêm khi làm việc vào ban đêm, được xác định bằng 30% tiền lương khi làm việc vào ban ngày của số lao động làm việc vào ban đêm đã xác định trong kế hoạch. c) Xây dựng đơn giá tiền lương: Công ty lựa chọn phương pháp phù hợp dưới đây để xây dựng đơn giá tiền lương, cụ thể: - Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu hoặc tổng doanh thu trừ tổng chi phí (chưa có lương) hoặc trên lợi nhuận, áp dụng theo công thức sau: [ Lđb x TLmincty x ( Hcb + Hpc ) + Vđt ] x 12 tháng + Vttlđ Vđg = ------------------------------------------------------------------------------ STkh hoặc STkh - SCkh (chưa có lương) hoặc Pkh Trong đó: + Vđg: Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu (đơn vị tính đồng/1.000 đồng doanh thu) hoặc tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có lương (đơn vị tính đồng/1.000 đồng tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có lương) hoặc trên lợi nhuận (đơn vị tính đồng/1.000 đồng lợi nhuận); + Lđb, TLmincty, Hcb, Hpc, Vđt, Vttlđ: được xác định theo quy định tại điểm b, khoản 2.2, phần A, mục III của Thông tư này; + STkh: Tổng doanh thu kế hoạch theo điểm a, khoản 2.2, phần A, mục III của Thông tư này; + SCkh: Tổng chi phí kế hoạch (chưa có lương) theo điểm a, khoản 2.2, phần A, mục III của Thông tư này; + Pkh: Lợi nhuận kế hoạch theo điểm a, khoản 2.2, phần A, mục III của Thông tư này. - Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) tiêu thụ, áp dụng theo công thức sau: Vđg = Vgiờ x Tsp Trong đó: + Vđg: Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm, kể cả sản phẩm quy đổi tiêu thụ (đơn vị tính là đồng/đơn vị sản phẩm); + Vgiờ: Tiền lương giờ để tính đơn giá tiền lương, được tính bằng tiền lương tháng bình quân kế hoạch chia cho 26 ngày và chia cho 8 giờ. Tiền lương bình quân tháng được tính trên cơ sở hệ số lương theo cấp bậc công việc, phụ cấp lương bình quân, mức lương tối thiểu của công ty lựa chọn, phần chênh lệch tiền lương của cán bộ chuyên trách đoàn thể và tiền lương tính thêm khi làm việc vào ban đêm; + Tsp: Mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm (tính bằng số giờ-người/đơn vị sản phẩm). d) Đăng ký đơn giá tiền lương. Sau khi xây dựng đơn giá tiền lương, công ty phải báo cáo chủ sở hữu cho ý kiến trước khi thực hiện. Riêng đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được xếp hạng Tổng công ty đặc biệt thì đơn giá tiền lương đăng ký với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính. 2.3. Xác định quỹ tiền lương kế hoạch: Tổng quỹ tiền lương kế hoạch để lập kế hoạch tổng chi về tiền lương của công ty, được tính theo công thức sau: SVkh = Vkhđg + Vkhcđ Trong đó: - SVkh : Tổng quỹ tiền lương kế hoạch năm của công ty; - Vkhđg : Quỹ tiền lương kế hoạch theo đơn giá tiền lương; - Vkhcđ : Quỹ tiền lương kế hoạch theo chế độ (không tính trong đơn giá tiền lương). Vkhđg và Vkhcđ được xác định như sau: a) Quỹ tiền lương kế hoạch theo đơn giá tiền lương: Quỹ tiền lương kế hoạch theo đơn giá tiền lương của công ty được tính theo công thức sau: Vkhđg = Vđg x Csxkh Trong đó: - Vkhđg : Quỹ tiền lương kế hoạch theo đơn giá tiền lương; - Vđg : Đơn giá tiền lương tính theo quy định tại điểm c, khoản 2.2, phần A, mục III của Thông tư này; - Csxkh: Tổng doanh thu hoặc tổng doanh thu trừ tổng chi phí (chưa có lương) hoặc lợi nhuận hoặc tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) tiêu thụ kế hoạch, được xác định theo quy định tại điểm a, khoản 2.2, phần A, mục III của Thông tư này; b) Quỹ tiền lương kế hoạch theo chế độ (không tính trong đơn giá tiền lương): Quỹ tiền lương kế hoạch theo chế độ (không tính trong đơn giá tiền lương) của công ty được tính theo công thức sau: Vkhcđ = Vpc + Vbs Trong đó: - Vkhcđ : Quỹ tiền lương kế hoạch theo chế độ (không tính trong đơn giá tiền lương); - Vpc : Các khoản phụ cấp lương và các chế độ khác (nếu có) không được tính trong đơn giá tiền lương, bao gồm: phụ cấp thợ lặn; phụ cấp đi biển; chế độ thưởng an toàn hàng không, thưởng vận hành an toàn điện, tính theo đối tượng và mức được hưởng theo quy định của Nhà nước; - Vbs : Tiền lương của những ngày nghỉ được hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động (gồm: nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng, nghỉ lễ, Tết, nghỉ theo chế độ lao động nữ), áp dụng đối với công ty xây dựng đơn giá tiền lương theo đơn vị sản phẩm mà khi xây dựng định mức lao động chưa tính đến. 2.4. Xác định quỹ tiền lương thực hiện: Tổng quỹ tiền lương thực hiện của công ty theo tiết c, khoản 2, Điều 4 Nghị định số 86/2007/NĐ-CP , được tính theo công thức sau: SVth = Vthđg + Vthcđ Trong đó: - SVth : Tổng quỹ tiền lương thực hiện của công ty. - Vthđg : Quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương (Đối với công ty phải điều chỉnh quỹ tiền lương thực hiện thì lấy quỹ tiền lương thực hiện sau khi điều chỉnh); - Vthcđ : Quỹ tiền lương thực hiện theo chế độ (không tính trong đơn giá tiền lương). Vthđg và Vthcđ được xác định như sau: a) Xác định quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương: Quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương được xác định căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, năng suất lao động và lợi nhuận của công ty, cụ thể: - Quỹ tiền lương thực hiện theo kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, được tính theo công thức sau: Vthđg = Vđg x Csxth (1) Trong đó: + Vthđg : Quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương; + Vđg : Đơn giá tiền lương tính theo quy định tại điểm c, khoản 2.2, phần A, mục III của Thông tư này; + Csxth: Tổng doanh thu hoặc tổng doanh thu trừ tổng chi phí (chưa có lương) hoặc lợi nhuận hoặc tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) tiêu thụ thực hiện; Khi xác định chỉ tiêu tổng doanh thu; tổng doanh thu trừ tổng chi phí (chưa có lương); lợi nhuận; tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) tiêu thụ thực hiện, nếu có yếu tố làm tăng so với kế hoạch mà không do năng suất lao động tạo ra thì phải loại trừ khi xác định quỹ tiền lương thực hiện. - Điều chỉnh quỹ tiền lương thực hiện theo năng suất lao động và lợi nhuận: + Đối với công ty có năng suất lao động thực hiện bình quân và lợi nhuận thực hiện bằng hoặc cao hơn kế hoạch thì quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương được tính theo công thức (1). + Đối với công ty có năng suất lao động thực hiện bình quân và lợi nhuận thực hiện thấp hơn kế hoạch thì phải điều chỉnh quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương theo công thức sau: Vthđgđc = Vthđg - Vw - Vp (2) Trong đó: * Vthđgđc : Quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương sau khi điều chỉnh; * Vthđg : Quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương; * Vw : Quỹ tiền lương điều chỉnh theo năng suất lao động, được tính theo công thức sau: Wth Vw = Vthđg x ( 1 - --------- ) (3) Wkh Wth, Wkh: Năng suất lao động thực hiện và kế hoạch bình quân của công ty, được xác định theo quy định tại Thông tư số 09/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. * Vp : Quỹ tiền lương điều chỉnh theo lợi nhuận (đối với trường hợp sau khi điều chỉnh quỹ tiền lương thực hiện theo năng suất lao động mà lợi nhuận thực hiện vẫn thấp hơn lợi nhuận kế hoạch), được tính theo 1 trong hai cách sau đây: Cách 1: Điều chỉnh quỹ tiền lương theo mức tuyệt đối, tương ứng với số lợi nhuận giảm, được tính theo công thức sau: Vp = Pkh - Pth (4) Trong đó: Vp : Quỹ tiền lương điều chỉnh theo lợi nhuận; Pkh: Lợi nhuận kế hoạch ứng với đơn giá tiền lương theo quy định tại điểm a và điểm b, khoản 2.2, phần A, mục III của Thông tư này; Pth : Lợi nhuận thực hiện (sau khi điều chỉnh quỹ tiền lương thực hiện theo năng suất lao động). Cách 2: Điều chỉnh quỹ tiền lương theo mức tương đối, được tính theo công thức sau: Pth Vp = [ (Vthđg - Vcđ - Vw) x (1 - -------- ) ] x 0,5 Pkh Trong đó: Vp : Quỹ tiền lương điều chỉnh theo lợi nhuận; Vthđg : Quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương; Vcđ : Quỹ tiền lương chế độ, được xác định bằng số lao động định mức nhân với hệ số lương theo cấp bậc công việc bình quân, hệ số phụ cấp lương bình quân và mức lương tối thiểu chung; Vw : Quỹ tiền lương điều chỉnh theo năng suất lao động, tính theo công thức (3); Pth : Lợi nhuận thực hiện (sau khi điều chỉnh qũy tiền lương theo năng suất lao động); Pkh: Lợi nhuận kế hoạch ứng với đơn giá tiền lương theo quy định tại điểm a và điểm b, khoản 2.2, phần A, mục III của Thông tư này; + Đối với công ty có năng suất lao động thực hiện bình quân thấp hơn kế hoạch và lợi nhuận thực hiện bằng hoặc cao hơn kế hoạch thì phải điều chỉnh quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương theo công thức sau: Vthđgđc = Vthđg - Vw Trong đó: * Vthđgđc : Quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương sau khi điều chỉnh; * Vthđg : Quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương; * Vw : Quỹ tiền lương điều chỉnh theo năng suất lao động, được tính theo công thức (3). + Đối với công ty có lợi nhuận thực hiện thấp hơn kế hoạch và năng suất lao động bình quân thực hiện bằng hoặc cao hơn kế hoạch thì phải điều chỉnh quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương theo công thức sau: Vthđgđc = Vthđg - Vp Trong đó: * Vthđgđc : Quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương sau khi điều chỉnh; * Vthđg : Quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương; * Vp : Quỹ tiền lương điều chỉnh theo lợi nhuận, được tính theo 1 trong hai cách sau đây: Cách 1: Điều chỉnh quỹ tiền lương theo mức tuyệt đối, tương ứng với số lợi nhuận giảm, được tính theo công thức (4). Cách 2: Điều chỉnh quỹ tiền lương theo mức tương đối, được tính theo công thức sau: Pth Vp = [ (Vthđg - Vcđ ) x (1 - -------- ) ] x 0,5 Pkh Trong đó: Vp : Quỹ tiền lương điều chỉnh theo lợi nhuận; Vthđg : Quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương; Vcđ : Quỹ tiền lương chế độ, được xác định bằng số lao động định mức nhân với hệ số lương theo cấp bậc công việc bình quân, hệ số phụ cấp lương bình quân và mức lương tối thiểu chung; Pth : Lợi nhuận thực hiện; Pkh: Lợi nhuận kế hoạch ứng với đơn giá tiền lương theo quy định tại điểm a và điểm b, khoản 2.2, phần A, mục III của Thông tư này; Quỹ tiền lương thực hiện sau khi điều chỉnh theo năng suất lao động và lợi nhuận nêu trên không được thấp hơn quỹ tiền lương chế độ (Vcđ). + Đối với công ty thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh lỗ hoặc không lãi thì quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương được xác định bằng số lao động thực tế sử dụng bình quân nhân với hệ số mức lương, hệ số phụ cấp bình quân và mức lương tối thiểu chung. b) Xác định quỹ tiền lương thực hiện theo chế độ (không tính trong đơn giá tiền lương): Quỹ tiền lương thực hiện theo chế độ (không tính trong đơn giá tiền lương), được tính theo công thức sau: Vthcđ = Vpc + Vbs + Vtg + Vlđ Trong đó: - Vthcđ : Quỹ tiền lương thực hiện theo chế độ (không tính trong đơn giá tiền lương); - Vpc; Vbs : Các khoản phụ cấp lương và chế độ khác không được tính trong đơn giá tiền lương; tiền lương của những ngày nghỉ được hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động quy định tại điểm b, khoản 2.3, phần A, mục III của Thông tư này, được tính theo số thực chi theo quy định của Nhà nước; - Vtg : Tiền lương làm thêm giờ, tính theo số giờ thực tế làm thêm (tổng số giờ làm thêm trong kế hoạch và số giờ làm thêm ngoài kế hoạch không vượt quá số giờ làm thêm theo quy định của Bộ luật Lao động) để thực hiện số lượng, công việc phát sinh chưa xác định trong quỹ tiền lương kế hoạch. - Vlđ : Tiền lương làm việc vào ban đêm, được tính theo số giờ thực tế làm việc vào ban đêm để thực hiện số lượng, công việc phát sinh chưa xác định trong quỹ tiền lương kế hoạch. 3. Quy chế trả lương: a) Công ty có trách nhiệm xây dựng quy chế trả lương theo quy định của pháp luật, bảo đảm dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch, khuyến khích người có tài năng, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, năng suất lao động cao, đóng góp nhiều cho công ty. Khi xây dựng quy chế trả lương phải có sự tham gia của Ban Chấp hành công đoàn công ty, đồng thời phổ biến đến từng người lao động và đăng ký với chủ sở hữu trước khi thực hiện. b) Công ty được trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề nhằm bảo đảm việc trả lương không bị gián đoạn và không được sử dụng vào mục đích khác. Mức dự phòng hàng năm do Tổng Giám đốc, Giám đốc quyết định sau khi có ý kiến của Ban Chấp hành công đoàn công ty, nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện. c) Căn cứ vào quỹ tiền lương thực hiện và quy chế trả lương, công ty trả lương theo năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh cho từng đơn vị, bộ phận và cá nhân người lao động. Trường hợp chi vượt quỹ tiền lương thực hiện thì công ty phải hoàn trả phần tiền lương đã chi vượt từ quỹ tiền lương thực hiện của năm sau liền kề. 4. Chế độ tiền thưởng: a) Quỹ tiền thưởng hàng năm được lấy từ quỹ khen thưởng của công ty theo quy định tại Thông tư số 24/2007/TT-BTC ngày 27 tháng 03 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quy chế tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội. Riêng Phó tổng giám đốc, Phó giám đốc công ty được hưởng thêm tiền thưởng từ quỹ thưởng Ban quản lý, điều hành công ty theo quy định tại Thông tư số 24/2007/TT-BTC nêu trên. b) Công ty có trách nhiệm xây dựng quy chế thưởng theo quy định của pháp luật, bảo đảm dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch, khuyến khích người có tài năng, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, năng suất lao động cao, đóng góp nhiều cho công ty. Khi xây dựng quy chế thưởng phải có sự tham gia của Ban Chấp hành công đoàn công ty, đồng thời phổ biến đến từng người lao động và đăng ký với chủ sở hữu trước khi thực hiện. c) Căn cứ vào quỹ tiền thưởng, công ty thưởng cho người lao động theo quy chế thưởng của công ty. B. Quản lý tiền lương, tiền thưởng và chế độ trách nhiệm đối với thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc và Kiểm soát viên theo Điều 5 Nghị định số 86/2007/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau: 1. Quản lý tiền lương: a) Tiền lương và phụ cấp của thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc, Kiểm soát viên được trả căn cứ vào việc thực hiện lợi nhuận và năng suất lao động của công ty theo nguyên tắc: lợi nhuận và năng suất lao động tăng thì tiền lương, phụ cấp tăng; lợi nhuận và năng suất lao động giảm thì tiền lương, phụ cấp giảm, nhưng thấp nhất bằng mức lương tính trên cơ sở hệ số lương theo hạng công ty, phụ cấp lương (nếu có) và mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định (từ ngày 01 tháng 10 năm 2006, mức lương tối thiểu chung là 450.000 đồng/tháng theo quy định tại Nghị định số 94/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ); b) Quỹ tiền lương của thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên (kể cả phụ cấp trách nhiệm công việc của thành viên không chuyên trách Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty không chuyên trách, Kiểm soát viên không chuyên trách), Tổng giám đốc, Giám đốc công ty xác định theo năm, hàng tháng được tạm ứng tối đa bằng 80% quỹ tiền lương kế hoạch (quỹ tiền lương kế hoạch được xác định theo khoản 2.1, phần B, mục III của Thông tư này). Phần tiền lương còn lại (ít nhất bằng 20% quỹ tiền lương kế hoạch) được thanh toán vào cuối năm theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Quỹ tiền lương của thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc, Kiểm soát viên công ty không tính trong đơn giá tiền lương của công ty nhưng được hạch toán vào giá thành hoặc chi phí kinh doanh và được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hàng năm của công ty. 2. Xác định quỹ tiền lương: Quỹ tiền lương của thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc, Kiểm soát viên công ty theo điểm c, khoản 1, Điều 5 Nghị định số 86/2007/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau: 2.1. Xác định quỹ tiền lương kế hoạch: a) Đối với công ty có lợi nhuận: - Quỹ tiền lương kế hoạch được tính theo công thức sau: Vkhql = [ Lql x (Hcv + Hpc) + (Lkct x Hpctn) ] x TLmincty x 12 tháng Trong đó: + Vkhql : Quỹ tiền lương kế hoạch; + Lql : Số thành viên chuyên trách Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty chuyên trách, Tổng giám đốc, Giám đốc (kể cả Giám đốc đơn vị thành viên hạch toán độc lập của công ty), Kiểm soát viên chuyên trách tính theo số thực tế tại thời điểm xác định quỹ tiền lương kế hoạch; + Hcv : Hệ số lương bình quân, được tính theo hệ số lương hiện hưởng của thành viên chuyên trách Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty chuyên trách, Tổng giám đốc, Giám đốc (kể cả Giám đốc đơn vị thành viên hạch toán độc lập của công ty), Kiểm soát viên chuyên trách; + Hpc : Hệ số phụ cấp lương bình quân, được tính theo các khoản phụ cấp và mức được hưởng của thành viên chuyên trách Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty chuyên trách, Tổng giám đốc, Giám đốc (kể cả Giám đốc đơn vị thành viên hạch toán độc lập của công ty), Kiểm soát viên chuyên trách gồm: phụ cấp chức vụ; phụ cấp khu vực; phụ cấp thu hút; phụ cấp độc hại, nguy hiểm và chế độ thưởng an toàn (nếu có); + Lkct : Số thành viên không chuyên trách Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty không chuyên trách, Kiểm soát viên không chuyên trách, tính theo số thực tế tại thời điểm xác định quỹ tiền lương kế hoạch; - Hpctn : Hệ số phụ cấp trách nhiệm công việc của thành viên không chuyên trách Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty không chuyên trách, Kiểm soát viên không chuyên trách được tính theo quy định tại điểm a, khoản 2, mục II của Thông tư này; + TLmincty : Mức lương tối thiểu của công ty lựa chọn để tính đơn giá tiền lương theo quy định tại khoản 2.1, phần A, mục III của Thông tư này. Đối với công ty có nhiều mức lương tối thiểu để tính đơn giá tiền lương thì được lựa chọn mức lương tối thiểu cao nhất. - Quỹ tiền lương kế hoạch điều chỉnh: Khi công ty bảo đảm đầy đủ các điều kiện quy định dưới đây thì quỹ tiền lương kế hoạch được điều chỉnh theo công thức sau: Vkhqlđc = Vkhql x (1 + Kđcql) Trong đó: + Vkhqlđc : Quỹ tiền lương kế hoạch điều chỉnh (quỹ tiền lương này được gọi tắt là quỹ tiền lương kế hoạch); + Vkhql : Quỹ tiền lương kế hoạch; + Kđcql : Hệ số điều chỉnh tăng thêm quỹ tiền lương kế hoạch, tối đa không quá 2 lần, công ty lựa chọn hệ số cụ thể, nhưng phải bảo đảm đầy đủ các điều kiện sau: * Nộp ngân sách nhà nước theo quy định của các luật thuế và văn bản hướng dẫn thực hiện; * Mức tăng (theo tỷ lệ %) tiền lương bình quân phải thấp hơn mức tăng (theo tỷ lệ %) năng suất lao động bình quân. Mức tăng tiền lương bình quân được tính theo số thành viên chuyên trách Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc (kể cả Giám đốc đơn vị thành viên hạch toán độc lập của công ty), Kiểm soát viên chuyên trách; mức tăng năng suất lao động bình quân được tính chung của toàn công ty theo quy định tại Thông tư số 09/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp công ty có nhiều đơn giá tiền lương theo các chỉ tiêu khác nhau thì tính theo chỉ tiêu tổng doanh thu; * Phải có lợi nhuận. Lợi nhuận kế hoạch không thấp hơn so với lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề, trừ trường hợp đặc biệt (Nhà nước có quyết định can thiệp để bình ổn thị trường; tăng khấu hao để thu hồi vốn nhanh, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh; đầu tư mới). b) Đối với công ty không có lợi nhuận hoặc lỗ: Quỹ tiền lương kế hoạch được tính theo công thức sau: Vkhql = [ Lql x (Hcv + Hpc) + (Lkct x Hpctn) ] x TLmin x 12 tháng (1) Trong đó: - Vkhql : Quỹ tiền lương kế hoạch; - Lql, Hcv, Hpc, Lkct, Hpctn được xác định theo quy định tại điểm a, khoản 2.1, phần B, mục III của Thông tư này; - TLmin : Mức lương tối thiểu chung. c) Thẩm định quỹ tiền lương kế hoạch: Sau khi xác định quỹ tiền lương kế hoạch, công ty phải trình chủ sở hữu thẩm định trước khi thực hiện. Riêng đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được xếp hạng Tổng công ty đặc biệt thì quỹ tiền lương kế hoạch đăng ký với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính. d) Tạm ứng tiền lương hàng tháng: Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh năm trước liền kề, khả năng hoàn thành nhiệm vụ năm kế hoạch, chủ sở hữu quyết định cụ thể mức tạm ứng tiền lương hàng tháng, nhưng tối đa không quá 80% quỹ tiền lương kế hoạch của thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc, Kiểm soát viên thuộc quyền quản lý. Phần còn lại được thanh toán vào cuối năm theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ. 2.2. Quỹ tiền lương thực hiện: a) Đối với công ty có lợi nhuận thực hiện và năng suất lao động thực hiện bình quân bằng hoặc cao hơn kế hoạch thì quỹ tiền lương thực hiện bằng quỹ tiền lương kế hoạch đã được thẩm định; b) Đối với công ty có lợi nhuận thực hiện và năng suất lao động thực hiện bình quân thấp hơn kế hoạch thì phải điều chỉnh quỹ tiền lương thực hiện theo công thức sau: Vthqlđc = Vkhql - Vp - Vw Trong đó: - Vthqlđc : Quỹ tiền lương thực hiện sau khi điều chỉnh; - Vkhql : Quỹ tiền lương kế hoạch đã được thẩm định; - Vp : Quỹ tiền lương điều chỉnh theo lợi nhuận, được tính theo công thức sau: Pth Vp = [(Vkhql - Vcđ) x (1 - --------- )] x 0,5 (2) Pkh Trong đó: + Vkhql : Quỹ tiền lương kế hoạch đã được thẩm định; + Vcđ : Quỹ tiền lương chế độ, tính theo công thức (1) quy định tại điểm b, khoản 2.1, phần B, mục III của Thông tư này; + Pth, Pkh: Lợi nhuận thực hiện và lợi nhuận kế hoạch của công ty; - Vw : Quỹ tiền lương điều chỉnh theo năng suất lao động, được tính theo công thức sau: Wth Vw = (Vkhql - Vp) x (1 - ---------) Wkh Trong đó: + Vkhql : Quỹ tiền lương kế hoạch đã được thẩm định; + Vp : Quỹ tiền lương điều chỉnh theo lợi nhuận, được tính theo công thức (2); + Wth, Wkh: Năng suất lao động thực hiện và kế hoạch bình quân chung của công ty, được xác định theo quy định tại Thông tư số 09/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp công ty có nhiều đơn giá tiền lương theo các chỉ tiêu khác nhau thì tính theo chỉ tiêu tổng doanh thu. c) Đối với công ty có lợi nhuận thực hiện thấp hơn kế hoạch và năng suất lao động thực hiện bình quân bằng hoặc cao hơn kế hoạch thì phải điều chỉnh quỹ tiền lương thực hiện theo công thức sau: Vthqlđc = Vkhql - Vp Trong đó: - Vthqlđc : Quỹ tiền lương thực hiện sau khi điều chỉnh; - Vkhql : Quỹ tiền lương kế hoạch đã được thẩm định; - Vp : Quỹ tiền lương điều chỉnh theo lợi nhuận, được tính theo công thức (2). d) Đối với công ty có năng suất lao động thực hiện bình quân thấp hơn kế hoạch và lợi nhuận thực hiện bằng hoặc cao hơn kế hoạch thì phải điều chỉnh quỹ tiền lương thực hiện theo công thức sau: Vthqlđc = Vkhql - Vw Trong đó: - Vthqlđc : Quỹ tiền lương thực hiện sau khi điều chỉnh; - Vkhql : Quỹ tiền lương kế hoạch đã được thẩm định; - Vw : Quỹ tiền lương điều chỉnh theo năng suất lao động, được tính theo công thức sau: Wth Vw = Vkhql x (1 - ---------) Wkh Trong đó: + Vkhql : Quỹ tiền lương kế hoạch đã được thẩm định; + Wth, Wkh: Năng suất lao động thực hiện và kế hoạch bình quân chung của công ty, được xác định theo quy định tại Thông tư số 09/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp công ty có nhiều đơn giá tiền lương theo các chỉ tiêu khác nhau thì tính theo chỉ tiêu tổng doanh thu. Quỹ tiền lương thực hiện sau khi điều chỉnh theo quy định tại điểm b, điểm c và điểm d nêu trên không được thấp hơn quỹ tiền lương chế độ, tính theo công thức (1) quy định tại điểm b, khoản 2.1, phần B, mục III của Thông tư này. đ) Đối với công ty thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh lỗ hoặc không lãi thì quỹ tiền lương thực hiện bằng quỹ tiền lương chế độ, tính theo công thức (1) quy định tại điểm b, khoản 2.1, phần B, mục III của Thông tư này. Căn cứ quỹ tiền lương thực hiện được hưởng và quỹ tiền lương đã tạm ứng, Thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc, Kiểm soát viên xác định quỹ tiền lương còn lại được hưởng. Trường hợp chi vượt quỹ tiền lương thực hiện được hưởng thì phải hoàn trả phần tiền lương đã chi vượt này ngay trong năm đó. 2.3. Quy chế trả lương: a) Thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc, Giám đốc có trách nhiệm chỉ đạo bộ phận chuyên môn xây dựng quy chế trả lương để ban hành làm cơ sở trả lương cho Thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Kiểm soát viên theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch sản xuất, kinh doanh và trách nhiệm của từng thành viên; b) Khi xây dựng quy chế trả lương phải có sự tham gia của Ban chấp hành công đoàn công ty. Quy chế này phải bảo đảm công bằng, dân chủ, công khai, minh bạch, đồng thời đăng ký với chủ sở hữu trước khi thực hiện. 3. Chế độ tiền thưởng: a) Quỹ tiền thưởng hàng năm của thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc, Giám đốc bao gồm: quỹ tiền thưởng được lấy từ quỹ khen thưởng chung của công ty và quỹ tiền thưởng được lấy từ quỹ thưởng Ban quản lý điều hành công ty theo quy định tại Thông tư số 24/2007/TT-BTC. b) Căn cứ vào quỹ tiền thưởng hàng năm và mức độ hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch sản xuất, kinh doanh, chủ sở hữu quy định cụ thể tỷ lệ trích thưởng, tối đa không quá 60% quỹ tiền thưởng hàng năm để thưởng cuối năm cho thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc thuộc quyền quản lý. c) Phần tiền thưởng còn lại hàng năm (ít nhất bằng 40% quỹ tiền thưởng hàng năm) dùng để thưởng sau khi kết thúc nhiệm kỳ (gọi là quỹ tiền thưởng của cả nhiệm kỳ), căn cứ vào mức độ hoàn thành kế hoạch tổng lợi nhuận của cả nhiệm kỳ, cụ thể: - Trường hợp tổng lợi nhuận thực hiện không thấp hơn tổng lợi nhuận kế hoạch của cả nhiệm kỳ thì được hưởng toàn bộ quỹ tiền thưởng của cả nhiệm kỳ; - Trường hợp tổng lợi nhuận thực hiện thấp hơn tổng lợi nhuận kế hoạch của cả nhiệm kỳ thì cứ giảm 1% tổng lợi nhuận thực hiện so với tổng lợi nhuận kế hoạch thì phải giảm trừ 1% phần tiền thưởng còn lại. Nhiệm kỳ để xác định quỹ tiền thưởng của thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc được tính theo nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng thành viên (đối với công ty có cơ cấu theo mô hình Hội dồng thành viên) hoặc Chủ tịch công ty (đối với công ty có cơ cấu theo mô hình tổ chức Chủ tịch công ty). d) Thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc, Giám đốc có trách nhiệm chỉ đạo bộ phận chuyên môn xây dựng quy chế thưởng để ban hành làm cơ sở thưởng cho thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch sản xuất, kinh doanh và trách nhiệm của từng thành viên. Khi xây dựng quy chế thưởng phải có sự tham gia của Ban chấp hành công đoàn công ty. Quy chế này phải bảo đảm công bằng, dân chủ, công khai, minh bạch, đồng thời đăng ký với chủ sở hữu trước khi thực hiện. đ) Đối với Kiểm soát viên được hưởng tiền thưởng từ quỹ khen thưởng của công ty theo quy định tại khoản 4, phần A, mục III của Thông tư này và thực hiện theo quy chế thưởng của công ty. 4. Chế độ trách nhiệm. Chế độ trách nhiệm đối với thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc công ty theo khoản 3, Điều 5 Nghị định số 86/2007/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau: a) Thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc công ty thực hiện đúng quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty thì được hưởng chế độ tiền lương, tiền thưởng quy định tại khoản 2 và khoản 3, phần B, mục III của Thông tư này; b) Khi để xảy ra các trường hợp sau đây, nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý về tiền lương, tiền thưởng như sau: - Không bảo đảm tiền lương và các chế độ khác cho người lao động ở công ty hoặc để công ty xây dựng đơn giá tiền lương không đúng quy định của pháp luật về lao động, xảy ra sai phạm về quản lý vốn, quản lý tài sản, về chế độ kế toán, kiểm toán và các chế độ khác do nhà nước quy định thì không được hưởng hệ số điều chỉnh tăng thêm quỹ lương kế hoạch trong năm đó; không được thưởng cuối năm và không được hưởng phần tiền thưởng của năm đó trong quỹ tiền thưởng của cả nhiệm kỳ; - Quyết định dự án đầu tư không hiệu quả, không thu hồi được vốn đầu tư, không trả được nợ; để công ty lỗ (trừ các trường hợp đặc biệt: Nhà nước có quyết định can thiệp để bình ổn thị trường; tăng khấu hao để thu hồi vốn nhanh, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh; đầu tư mới), để mất vốn nhà nước thì bị xử lý: + Kéo dài thời gian nâng bậc lương ít nhất 12 tháng (đối với trường hợp còn bậc lương để nâng bậc); + Chỉ được hưởng quỹ tiền lương chế độ tính trên cơ sở hệ số lương theo hạng công ty được xếp, các khoản phụ cấp lương (nếu có) và mức tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định; không được thưởng cuối năm và không được hưởng quỹ tiền thưởng của cả nhiệm kỳ. - Để công ty lỗ 2 năm liên tiếp hoặc không đạt tỷ suất lợi nhuận trên vốn 2 năm liên tiếp hoặc lỗ lãi đan xen nhau nhưng không khắc phục được (trừ trường hợp đặc biệt nhà nước có quyết định can thiệp để bình ổn thị trường; tăng khấu hao để thu hồi vốn nhanh, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, kinh doanh; đầu tư mới), thì bị xử lý: + Hạ 1 bậc lương (đối với người đang xếp bậc 2 thì xếp xuống bậc 1, người đang xếp bậc 1 thì xếp xuống bậc 2 cùng chức danh của công ty hạng thấp hơn liền kề); + Chỉ được hưởng quỹ tiền lương chế độ tính trên cơ sở hệ số lương theo hạng công ty được xếp, các khoản phụ cấp lương (nếu có) và mức tiền lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định trong các năm đó; không được thưởng cuối năm và không được hưởng quỹ tiền thưởng của cả nhiệm kỳ. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 1. Trách nhiệm của công ty theo Điều 6 Nghị định số 86/2007/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau: a) Tháng 1 hàng năm xây dựng kế hoạch sử dụng lao động và đăng ký với chủ sở hữu theo biểu mẫu số 1; kế hoạch kinh doanh, lợi nhuận làm cơ sở để xác định đơn giá tiền lương, quỹ tiền lương kế hoạch của thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc, Kiểm soát viên. b) Quý I hàng năm, xây dựng đơn giá tiền lương, quỹ tiền lương kế hoạch của thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc, Kiểm soát viên trình chủ sở hữu thẩm định trước khi thực hiện (biểu mẫu số 2a, 2b). Sau khi được thẩm định, công ty phải gửi cho Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi công ty đóng trụ sở chính đơn giá tiền lương và bản kế hoạch quỹ tiền lương của thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc, Kiểm soát viên để xác định thu nhập chịu thuế; c) Xác định quỹ tiền lương thực hiện, quỹ tiền thưởng của công ty theo quy định tại Thông tư này; d) Xây dựng định mức lao động; tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ viên chức, nhân viên; quy chế nâng ngạch, nâng bậc lương; quy chế trả lương, quy chế thưởng của công ty theo quy định của pháp luật; đ) Quý I hàng năm, báo cáo chủ sở hữu về tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, lao động năm trước liền kề của công ty và tiền lương, tiền thưởng, thu nhập năm trước liền kề của người lao động, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Kiểm soát viên công ty, đồng thời gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương (đối với công ty do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủ sở hữu) theo biểu mẫu số 3. 2. Trách nhiệm của chủ sở hữu theo Điều 7 Nghị định số 86/2007/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau: - Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách lao động, tiền lương, tiền thưởng của các công ty thuộc quyền quản lý; - Đầu quý I hàng năm, tiếp nhận và có ý kiến về đơn giá tiền lương, quy chế trả lương và quy chế thưởng của công ty; thẩm định quỹ tiền lương kế hoạch, quyết định tạm ứng tiền lương, tiền thưởng và quyết định việc hoàn trả phần tiền lương, tiền thưởng hưởng quá mức quy định của Nhà nước đối với thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc, Kiểm soát viên; Trường hợp phát hiện những nội dung không đúng với quy định của Nhà nước thì trong vòng 15 ngày, kể từ ngày nhận bản đăng ký phải có văn bản yêu cầu công ty thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước; - Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính tiếp nhận đăng ký đơn giá tiền lương, quỹ tiền lương, đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được xếp hạng đặc biệt; - Quý II hàng năm, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tình hình thực hiện kết quả sản xuất, kinh doanh, lao động, tiền lương, tiền thưởng năm trước liền kề và tình hình xây dựng, đăng ký đơn giá tiền lương năm kế hoạch của các công ty thuộc quyền quản lý theo biểu mẫu số 4 và tình hình xây dựng, thẩm định quỹ tiền lương kế hoạch, tình hình thực hiện tiền lương, tiền thưởng năm trước liền kề của thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Kiểm soát viên công ty thuộc quyền quản lý theo biểu mẫu số 5. 3. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo Điều 8 Nghị định số 86/2007/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau: a) Phối hợp với các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định tại Thông tư này; b) Quý I hàng năm, tiếp nhận và có ý kiến thẩm định đơn giá tiền lương, quỹ tiền lương kế hoạch đối với thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc, Giám đốc và Kiểm soát viên của các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ được xếp hạng đặc biệt sau khi trao đổi ý kiến với Bộ Tài chính. V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH. 1. Căn cứ nội dung hướng dẫn tại Thông tư này, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty của công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế do Nhà nước là chủ sở hữu, Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty nhà nước chỉ đạo các công ty thuộc quyền quản lý thực hiện việc quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng và chế độ trách nhiệm đối với người lao động, thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và Kiểm soát viên công ty theo đúng quy định của Nhà nước. 2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do các viện khoa học, các trường đào tạo và các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội là chủ sở hữu được áp dụng các quy định tại Thông tư này. 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định tại Thông tư này được thực hiện kể từ ngày Nghị định số 86/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ có hiệu lực thi hành. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, đề nghị các Bộ, Ủy ban nhân nhân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các công ty phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, giải quyết./. Nơi nhận: - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương; - Các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc CP; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Cơ quan TW các đoàn thể và các Hội; - Sở Tài chính, Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Các tập đoàn kinh tế nhà nước; - Các Tổng công ty hạng đặc biệt; - Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Websie của Chính phủ; - Website của Bộ LĐTBXH; - Đăng công báo; - Lưu VP, Vụ TLTC, Bộ LĐTBXH. BỘ TRƯỞNG Nguyễn Thị Kim Ngân Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, công ty…… Mẫu số 1 BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NĂM TRƯỚC VÀ ĐĂNG KÝ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NĂM: …... Đơn vị tính: người Chỉ tiêu Tình hình sử dụng lao động năm trước Kế hoạch sử dụng lao động năm…. Tổng số LĐ định mức Tổng số LĐ thực tế có mặt ngày 31/12 Lao động thực tế sử dụng bình quân Tổng số lao động cần sử dụng 1 2 3 4 5 I. Tổng số lao động: 1. Lao động quản lý 2. Lao động chuyên môn, phục vụ 3. Lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh 4. Lao động bổ sung II. Trình độ lao động: 1. Đại học trở lên: 2. Cao đẳng: 3. Trung học CN: 4. Sơ cấp: 5. Công nhân kỹ thuật: 6. Chưa đào tạo: NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký và ghi rõ họ tên, chức vụ) ......, ngày……tháng……năm…… THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) Tên công ty: ………… Mẫu số 2a GIẢI TRÌNH XÂY DỰNG ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG THEO TỔNG DOANH THU, TỔNG DOANH THU TRỪ TỔNG CHI PHÍ (CHƯA CÓ LƯƠNG), LỢI NHUẬN VÀ QUỸ TIỀN LƯƠNG KẾ HOẠCH CỦA HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN HOẶC CHỦ TỊCH CÔNG TY, TỔNG GIÁM ĐỐC, GIÁM ĐỐC, KIỂM SOÁT VIÊN NĂM… Số TT Chỉ tiêu tính đơn giá tiền lương và quỹ tiền lương kế hoạch Đơn vị tính Số báo cáo năm trước (năm…) Kế hoạch Thực hiện 1 2 3 4 5 6 I Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh 1 Tổng doanh thu Tr.đồng 2 Tổng chi phí (chưa có lương) Tr.đồng 3 Lợi nhuận Tr.đồng 4 Tổng các khoản nộp ngân sách Nhà nước Tr.đồng II Đơn giá tiền lương 1 Lao động định mức (1) Người 2 Lao động thực tế sử dụng BQ (1) Người 3 Hệ số lương theo cấp bậc công việc BQ (1) 4 Hệ số phụ cấp BQ tính trong đơn giá (1) 5 Mức lương tối thiểu của công ty lựa chọn (TLmincty) (2) 1.000đ/th 6 Phần chênh lệch tiền lương của cán bộ chuyên trách đoàn thể: Tr.đồng 7 Quỹ tiền lương tính thêm khi làm việc vào ban đêm tính trong đơn giá Tr.đồng 8 Đơn giá tiền lương 9 Quỹ tiền lương năm kế hoạch theo đơn giá Tr.đồng 10 Quỹ phụ cấp, chế độ khác (nếu có) không được tính trong đơn giá (1) Tr.đồng 11 Quỹ tiền lương làm thêm giờ ngoài kế hoạch (1) Tr.đồng 12 Tổng quỹ tiền lương chung (9+10+11) Tr.đồng 13 NSLĐ BQ tính theo lao động định mức: Tr.đ/năm 14 NSLĐ BQ tính theo lao động thực tế TTSD BQ: Tr.đ/năm 15 Tiền lương BQ tính theo lao động định mức 1.000đ/th 16 Tiền lương BQ tính theo lao động thực tế SDBQ 1.000đ/th III Quỹ tiền lương, tiền thưởng của HĐTV hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc, Kiểm soát viên: 1 Số thành viên chuyên trách HĐTV, Chủ tịch công ty và KSV chuyên trách Người 2 Số thành viên không chuyên trách HĐTV, Chủ tịch công ty và KSV không chuyên trách Người 3 TGĐ, GĐ, KSV và GĐ đơn vị thành viên hạch toán độc lập Người 4 Hạng công ty được xếp 5 Hệ số lương chức vụ bình quân (2) 6 Hệ số phụ cấp bình quân (3) 7 Hệ số điều chỉnh quỹ tiền lương 8 Quỹ tiền lương Tr.đồng 9 Quỹ tiền thưởng Tr.đồng 10 Tiền lương bình quân 1.000đ/th 11 Thu nhập bình quân (tiền lương + tiền thưởng) 1.000đ/th Ghi chú: (1) Các chỉ tiêu này đều là chỉ tiêu tổng hợp, công ty phải có giải trình và thuyết minh chi tiết các chỉ tiêu này cho năm kế hoạch. (2) và (3): tính bình quân theo số thành viên của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc, Kiểm soát viên thực tế có mặt tại thời điểm xác định quỹ tiền lương kế hoạch. NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký và ghi rõ họ tên, chức vụ) ......, ngày……tháng……năm…… THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) Tên công ty: ………… Mẫu số 2b GIẢI TRÌNH XÂY DỰNG ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG THEO ĐƠN VỊ SẢN PHẨM VÀ QUỸ TIỀN LƯƠNG KẾ HOẠCH CỦA HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN HOẶC CHỦ TỊCH CÔNG TY, TỔNG GIÁM ĐỐC, GIÁM ĐỐC, KIỂM SOÁT VIÊN NĂM… Số TT Chỉ tiêu tính đơn giá tiền lương và quỹ tiền lương kế hoạch Đơn vị tính Số báo cáo năm trước (năm…) Kế hoạch năm Kế hoạch Thực hiện 1 2 3 4 5 6 I Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh 1 Tổng doanh thu Tr.đồng 2 Tổng chi phí (chưa có lương) Tr.đồng 3 Lợi nhuận Tr.đồng 4 Tổng các khoản nộp ngân sách Nhà nước Tr.đồng II Đơn giá tiền lương 1 Lao động định mức (1) Người 2 Lao động thực tế sử dụng BQ (1) Người 3 Hệ số lương theo cấp bậc công việc BQ (1) 4 Hệ số phụ cấp BQ tính trong đơn giá (1) 5 Mức lương tối thiểu của công ty lựa chọn (TLmincty) 1.000đ/th 6 Phần chênh lệch tiền lương của cán bộ chuyên trách đoàn thể: Tr.đồng 7 Quỹ tiền lương tính thêm khi làm việc vào ban đêm tính trong đơn giá Tr.đồng 8 Đơn giá tiền lương 9 Quỹ tiền lương năm kế hoạch theo đơn giá Tr.đồng 10 Quỹ tiền lương bổ sung (1) Tr.đồng 11 Quỹ phụ cấp, chế độ khác (nếu có) không được tính trong đơn giá (1) Tr.đồng 12 Quỹ tiền lương làm thêm giờ ngoài kế hoạch (1) Tr.đồng 13 Quỹ tiền lương làm việc vào ban đêm ngoài đơn giá (1) Tr.đồng 14 Tổng quỹ tiền lương chung (9+10+11+12+13) Tr.đồng 15 NSLĐ BQ theo sản phẩm tính theo lao động định mức: Tr.đ/năm 16 NSLĐ BQ theo sản phẩm tính theo lao động TTSD BQ: Tr.đ/năm 17 Tiền lương BQ tính theo lao động định mức 1.000đ/th 18 Tiền lương BQ tính theo lao động thực tế SDBQ 1.000đ/th III Quỹ tiền lương, tiền thưởng của HĐTV hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc, Kiểm soát viên: 1 Số thành viên chuyên trách HĐTV, Chủ tịch công ty và KSV chuyên trách Người 2 Số thành viên không chuyên trách HĐTV, Chủ tịch công ty và KSV không chuyên trách Người 3 TGĐ, GĐ, KSV và GĐ đơn vị thành viên hạch toán độc lập Người 4 Hạng công ty được xếp 5 Hệ số lương chức vụ bình quân (2) 6 Hệ số phụ cấp bình quân (3) 7 Hệ số điều chỉnh quỹ tiền lương 8 Quỹ tiền lương Tr.đồng 9 Quỹ tiền thưởng Tr.đồng 10 Tiền lương bình quân 1.000đ/th 11 Thu nhập bình quân (tiền lương + tiền thưởng) 1.000đ/th Ghi chú: (1) Các chỉ tiêu này đều là chỉ tiêu tổng hợp, công ty phải có giải trình và thuyết minh chi tiết các chỉ tiêu này cho năm kế hoạch. (2) và (3): tính bình quân theo số thành viên của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc, Kiểm soát viên thực tế có mặt tại thời điểm xác định quỹ tiền lương kế hoạch. NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký và ghi rõ họ tên, chức vụ) ......, ngày……tháng……năm…… THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) Tên công ty: ………… Mẫu số 3 BÁO CÁO TÌNH HÌNH KẾT QUẢ SẢN XUẤT, KINH DOANH, LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG VÀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ CỦA THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN HOẶC CHỦ TỊCH CÔNG TY, TỔNG GIÁM ĐỐC, GIÁM ĐỐC, KIỂM SOÁT VIÊN NĂM… Số TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch Thực hiện Thực hiện KH% Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 I Chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh 1 - Tổng sản phẩm (kể cả quy đổi) Tr.đồng 2 - Tổng doanh thu Tr.đồng 3 - Tổng chi phí (chưa có lương) Tr.đồng 4 - Tổng các khoản nộp ngân sách NN Tr.đồng 5 - Lợi nhuận Tr.đồng II Chỉ tiêu lao động 1 - Lao động định mức người 2 - Lao động sử dụng thực tế bình quân người III Tiền lương, thu nhập của người lao động 1 Quỹ tiền lương theo đơn giá Tr.đồng 2 Quỹ tiền lương ngoài đơn giá Tr.đồng 3 Quỹ tiền lương bổ sung Tr.đồng 4 Quỹ phụ cấp và tiền thưởng (nếu có) Tr.đồng 5 Quỹ làm thêm giờ, làm đêm ngoài đơn giá Tr.đồng 6 Tiền lương BQ theo lao động định mức 1.000đ/th 7 Tiền lương BQ theo lao động TTSDBQ 1.000đ/th 8 Quỹ tiền thưởng và phúc lợi từ lợi nhuận Tr.đồng Trong đó: phân phối trực tiếp cho người lao động (kể cả tiền ăn ca, thưởng,…) 9 Quỹ thu nhập khác tr.đồng 10 Thu nhập bình quân thực tế (1) 1.000đ/th 11 Năng suất lao động bình quân tính theo doanh thu Tr.đ/năm IV Quỹ tiền lương, tiền thưởng của HĐTV hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc, Kiểm soát viên 1 Số thành viên chuyên trách HĐTV, Chủ tịch công ty và KSV chuyên trách Người 2 Số thành viên không chuyên trách HĐTV, Chủ tịch công ty và KSV không chuyên trách Người 3 TGĐ, GĐ, KSV và GĐ đơn vị thành viên hạch toán độc lập Người 4 Quỹ tiền lương Tr.đồng 5 Quỹ tiền thưởng Tr.đồng 6 Tiền lương bình quân 1.000đ/th 7 Thu nhập bình quân (tiền lương + tiền thưởng) 1.000đ/th Ghi chú: (1) Thu nhập bình quân gồm tiền lương bình quân, tiền thưởng và phúc lợi phân phối trực tiếp cho người lao động và quỹ thu nhập khác tính bình quân theo tháng theo lao động thực tế sử dụng bình quân. NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký và ghi rõ họ tên, chức vụ) ......, ngày……tháng……năm…… THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố…………………………………………. Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty hạng đặc biệt………………………………………… Mẫu số 4 BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NĂM TRƯỚC VÀ KẾ HOẠCH ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG, CHỈ TIÊU SẢN XUẤT, KINH DOANH, LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG VÀ THU NHẬP NĂM… Số TT Tên Công ty Chỉ tiêu nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh Lao động Tiền lương tối thiểu công ty lựa chọn Đơn giá tiền lương Quỹ tiền lương theo đơn giá Quỹ tiền lương, thưởng, phụ cấp ngoài đơn giá Quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ khác phân phối trực tiếp cho CNVC Sản phẩm (tấn, m3, chiếc) Tổng doanh thu Nộp ngân sách Lợi nhuận TH năm trước (Tr.đ) KH năm nay (Tr.đ) TH năm trước (Tr.đ) KH năm nay (Tr.đ) TH năm trước (Tr.đ) KH năm nay (Tr.đ) TH năm trước (Tr.đ) KH năm nay (Tr.đ) Thực tế sử dụng năm trước (Tr.đ) KH năm nay (Tr.đ) TH năm trước (Tr.đ) KH năm nay (Tr.đ) Thực hiện năm trước (Tr.đ) Kế hoạch năm nay (Tr.đ) Thực hiện năm trước (Tr.đ) Kế hoạch năm nay (Tr.đ) TH năm trước (Tr.đ) KH năm nay (Tr.đ) TH năm trước (Tr.đ) KH năm nay (Tr.đ) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 1 Công ty A 2 Công ty B Tổng cộng NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký và ghi rõ họ tên, chức vụ) ......, ngày……tháng……năm…… THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố…………………………………………. Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty hạng đặc biệt………………………………………… Mẫu số 5 BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VÀ KẾ HOẠCH QUỸ TIỀN LƯƠNG CỦA THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN HOẶC CHỦ TỊCH CÔNG TY, TỔNG GIÁM ĐỐC, GIÁM ĐỐC, KIỂM SOÁT VIÊN NĂM: ……… Số TT Tên Công ty Hạng công ty được xếp Số thành viên chuyên trách: HĐTV, Chủ tịch Cty, TGĐ, GĐ, KSV và GĐ đơn vị thành viên hạch toán độc lập Hệ số lương, phụ cấp bình quân của thành viên chuyên trách: HĐTV, Chủ tịch Cty, TGĐ, GĐ, KSV Số thành viên không chuyên trách HĐTV, Chủ tịch công ty, KSV Hệ số phụ cấp trách nhiệm của thành viên không chuyên trách: HĐTV, Chủ tịch công ty, KSV Hệ số điều chỉnh quỹ tiền lương Quỹ tiền lương Quỹ tiền thưởng được hưởng (Tr.đ) Tiền lương binh quân TH năm trước (người) KH năm …… (người) TH năm trước KH năm …… TH năm trước (người) KH năm …… (người) TH năm trước KH năm …… TH năm trước (Tr.đ) KH năm …… (Tr.đ) TH năm trước 1000đ/tháng KH năm ….. 1000 đ/tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 1 Công ty A 2 Công ty B 3 ………… 4 ………… Tổng cộng: NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký và ghi rõ họ tên, chức vụ) ......, ngày……tháng……năm…… THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu)
{ "issuing_agency": "Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội", "promulgation_date": "31/08/2007", "sign_number": "15/2007/TT-BLĐTBXH", "signer": "Nguyễn Thị Kim Ngân", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-104-2006-TT-BTC-quan-ly-su-dung-ngan-sach-tai-san-nha-nuoc-178958.aspx
Thông tư 104/2006/TT-BTC quản lý sử dụng ngân sách tài sản nhà nước mới nhất
BỘ TÀI CHÍNH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 104/2006/TT-BTC Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2006 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN VIỆC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGÂN SÁCH VÀ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG THUỘC LĨNH VỰC CƠ YẾU - Căn cứ Pháp lệnh Cơ yếu ban hành năm 2001; - Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; - Căn cứ Nghị định số 10/2004/NĐ-CP ngày 07/01/2004 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của Nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh; - Căn cứ Nghị định số 14/1998/NĐ-Cp ngày 06/3/2003 của Chính phủ về quản lý tài sản Nhà nước; - Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản Nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực Cơ yếu như sau: A - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 1. Thông tư này hướng dẫn quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực cơ yếu. Những nội dung không hướng dẫn trong Thông tư này về lập, chấp hành, quyết toán chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi Chương trình mục tiêu quốc gia và chi thường xuyên thực hiện theo Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ; Thông tư số 79/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành; 2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở trung ương và các địa phương có nhiệm vụ đảm bảo ngân sách cho công tác cơ yếu thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước; Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ và các quy định tại Thông tư này. B- QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGÂN SÁCH THUỘC LĨNH VỰC CƠ YẾU I- Nội dung chi ngân sách tại Ban Cơ yếu Chính phủ: 1. Chi thường xuyên: 1.1. Chi đảm bảo chế độ, chính sách về đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, công nhân viên thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ; 1.2. Chi huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ thuật mật mã; 1.3. Chi đào tạo và nghiên cứu khoa học kỹ thuật mật mã; 1.4. Chi sản xuất thử, triển khai thực nghiệm kỹ thuật - công nghệ mới về mật mã và chuyển giao công nghệ mật mã; 1.5. Chi sản xuất, bảo quản và sửa chữa máy móc, thiết bị mật mã chuyên dùng trong ngành cơ yếu; 1.6. Chi sản xuất, bảo quản và sửa chữa tài liệu mật mã, từ điển mật mã; 1.7. Chi mua sắm, lắp đặt máy móc, trang thiết bị mật mã chuyên dùng thuộc Hệ thống cơ yếu Việt Nam; 1.8. Chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định; 1.9. Chi quản lý Nhà nước về cơ yếu: Xây dựng văn bản pháp luật về cơ yếu; hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách; thanh tra, kiểm tra cơ yếu;... 1.10. Chi viện trợ và quan hệ quốc tế; 1.11. Chi tuyên truyền, thông tin, thi đua về cơ yếu; 1.12 . Chi xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa trụ sở làm việc; kho tàng bảo quản dự trữ tài liệu, máy móc thiết bị mật mã và một số công trình khác trừ các công trình được xây dựng bằng nguồn vốn đầu tư tập trung của Nhà nước); 1.13. Chi đảm bảo chế độ, chính sách và điều kiện học tập đối với học viên đào tạo chuyên ngành mật mã cơ yếu tại Học viện kỹ thuật mật mã; 1.14. Chi thẩm định, kiểm định sản phẩm mật mã thuộc phạm vi bí mật nhà nước. 2. Chi đầu tư phát triển và dự trữ quốc gia: 2.1. Chi phát triển kỹ thuật, công nghệ mật mã Việt Nam và xây dựng, cơ bản từ nguồn vốn đầu tư tập trung của Nhà nước; 2.2. Chi dự trữ quốc gia chuyên ngành cơ yếu. 3. Chi khác: 3.1. Chi Chương trình mục tiêu quốc gia (nếu có); 3.2. Chi nghiên cứu Khoa học - công nghệ cấp nhà nước (nếu có); 3.3. Chi khác được Chính phủ giao. Ban Cơ yếu Chính phủ kiểm tra, xem xét các nội dung chi do các đơn vị cấp dưới lập; tổng hợp lập dự toán gửi Bộ Tài chính (kèm Chỉ tiêu kế hoạch sản xuất; kế hoạch cung cấp và trang bị) và thực hiện quyết toán chi ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành (kèm phụ lục 1,2a, 2b, 3 của Thông tư này). II- Nội dung chi ngân sách tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng Cơ yếu: 1. Chi đảm bảo chế độ, chính sách của Nhà nước đối với người đang làm công tác cơ yếu ở cơ quan, đơn vị mình theo quy định; 2. Chi đảm bảo điều kiện, phương tiện làm việc, trang phục nghiệp vụ theo quy định của công tác cơ yếu; 3. Kinh phí đảm bảo cho công tác cơ yếu tại các Bộ ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các cơ quan, đơn vị có sử dụng cơ yếu theo quy định về phân cấp quản lý ngân sách của Luật Ngân sách nhà nước. III- Thu ngân sách thuộc lĩnh vực cơ yếu: 1. Thu hoạt động dịch vụ: Các đơn vị thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ sử dụng ngân sách nhà nước có tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật để sản xuất, kinh doanh, đào tạo và làm dịch vụ có thu đều phải nộp đầy đủ, đúng hạn vào ngân sách nhà nước các khoản thu; trừ những khoản được để lại trang trải chi phí thu theo quy định của pháp luật hoặc được cấp có thẩm quyền phê duyệt; 2. Thu xử phạt vi phạm hành chính, thu khác: Các khoản thu từ xử phạt hành chính, tiền phạt đều phải nộp toàn bộ vào ngân sách Nhà nước. Thu thanh lý tài sản cố định và các khoản thu khác thực hiện theo quy định của pháp luật. C- QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẶC THÙ CỦA CƠ YẾU 1. Sản xuất sản phẩm mật mã: 1.1. Kinh phí để sản xuất sản phẩm mật mã theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước giao hàng năm do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; 1.2. Các loại sản phẩm mật mã sản xuất phải được thể hiện về: số lượng, chủng loại, tiến độ thời gian theo kế hoạch được giao; 1.3. Sản xuất sản phẩm mật mã phải có định mức chi phí kế hoạch theo từng loại đơn vị sản phẩm và khi hoàn thành phải báo cáo chi phí sản xuất thực tế của đơn vị sản phẩm theo từng loại sản phẩm; 1.4. Chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm mật mã phải hạch toán đầy đủ nội dung chủ yếu như: chi phí nguyên vật liệu mua ngoài; nhiên liệu; năng lượng; chi phí khác; 1.5. Ban Cơ yếu Chính phủ chịu trách nhiệm về danh mục, định mức vật tư tiêu hao, chi phí sản xuất sản phẩm mật mã và báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo yêu cầu. 2. Cung cấp máy móc, thiết bị, tài liệu mật mã: 2.1. Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời theo chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao các loại kỹ thuật mật mã, sản phẩm mật mã cho các Hệ cơ yếu và các cơ quan, tổ chức có sử dụng sản phẩm mật mã, kỹ thuật mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước; 2.2. Các loại máy móc, thiết bị chuyên dùng mật mã; tài liệu mật mã do Ban Cơ yếu Chính phủ sản xuất, phân phối, trang bị mới hoặc nâng cấp cho cơ quan, đơn vị sử dụng phải được lập kế hoạch và dự toán kinh phí chi tiết theo từng loại máy móc thiết bị, theo từng loại tài liệu mật mã của từng đơn vị sử dụng; 2.3. Việc nâng cấp, đổi mới trang thiết bị, máy móc, tài liệu chuyên dùng về mật mã thực hiện theo kế hoạch hoặc dự án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước của Ban Cơ yếu Chính phủ và quyết toán chi ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành; 2.4. Kinh phí sửa chữa, bảo dưỡng kỹ thuật thay thế phụ tùng máy móc thiết bị chuyên dùng mật mã, tài liệu mật mã phải được báo cáo chi tiết khi lập dự toán và quyết toán theo từng đơn vị sử dụng. Việc đảm bảo kinh phí được phân cấp thực hiện như sau: a/ Nếu xác định hỏng chương trình phần mềm hoặc phần cứng liên quan trực tiếp đến kỹ thuật mật mã nhất thiết phải do cơ quan cơ yếu sửa chữa: - Máy mật mã, thiết bị nghiệp vụ mật mã do Ban Cơ yếu Chính phủ trực tiếp cấp (loại đã được kẹp chì, niêm xi tại Ban Cơ yếu Chính phủ) khi hỏng phải chuyển về ban Cơ yếu Chính phủ để sửa chữa thì kinh phí sửa chữa, thay thế phụ tùng do Ban Cơ yếu Chính phủ đảm bảo; - Loại còn lại do tổ chức Cơ yếu các Bộ, ngành tổ chức sửa chữa thì kinh phí sửa chữa, thay thế phụ tùng do các Bộ, ngành đảm bảo; b/ Nếu bị hỏng các phần không liên quan trực tiếp đến kỹ thuật mật mã, người làm công tác cơ yếu báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị để chủ động sửa chữa thì kinh phí sửa chữa, thay thế do các cơ quan, đơn vị sử dụng cơ yếu đảm bảo. 3. Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ mật mã: Công tác nghiên cứu khoa học phát triển kỹ thuật mật mã và chuyển giao công nghệ mật mã của Ban Cơ yếu Chính phủ phải đảm bảo trình tự, thủ tục của Luật Khoa học - Công nghệ và các văn bản hướng dẫn hiện hành được báo cáo, thuyết minh chi tiết trong dự toán ngân sách nhà nước giao hàng năm và quyết toán chi ngân sách Nhà nước theo quy định. 4. Kiểm soát chi đối với một số nội dung chi ngân sách: Căn cứ vào tính chất bí mật của ngành cơ yếu, Kho bạc Nhà nước không thực hiện việc kiểm soát chi đối với các mục chi: 100, 102, 103, 105, 108, 113, 119, 139, 127 và tiểu mục 09 mục 111; tiểu mục 06 mục 117, 118; tiểu mục 03, 06 mục 145. Ban Cơ yếu Chính phủ chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ chi tiêu thuộc mục chi nêu trên. 5. Kiểm toán đối với Ban Cơ yếu Chính phủ: Công tác kiểm toán báo cáo quyết toán năm của các đơn vị dự toán thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ do cơ quan Kiểm toán Nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 66 của Luật Ngân sách nhà nước; Điều 78 của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ và Nghị quyết số 1011/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 30/3/2006 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. D- QUẢN LÝ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC TRONG NGÀNH CƠ YẾU 1. Tài sản Nhà nước thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ: được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật. Nghiêm cấm việc sử dụng tài sản nhà nước không đúng mục đích, chế độ, tiêu chuẩn, định mức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành; sử dụng vào mục đích cá nhân, kinh doanh và các mục đích khác. Trừ trường hợp đặc biệt được Chính phủ quy định. 2. Tài sản chuyên dùng cơ yếu: 2.1. Các loại sản phẩm mật mã bao gồm các máy mã, trang thiết bị kỹ thuật và nghiệp vụ mật mã phần cứng, phần mềm sử dụng bảo vệ thông tin cơ yếu; 2.2. Các loại máy móc, trang thiết bị khác được sử dụng trực tiếp vào sản xuất sản phẩm mật mã, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mật mã; 2.3. Các loại khoá mã, từ điển mật mã, tài liệu mật mã trong ngành cơ yếu; 2.4. Tài sản dự trữ quốc gia chuyên ngành cơ yếu. 3. Quản lý tài sản chuyên dùng cơ yếu: 3.1. Tài sản chuyên dùng cơ yếu phải do cán bộ kỹ thuật chuyên trách sử dụng quản lý; có hồ sơ riêng và thực hiện theo quy định bảo vệ bí mật của ngành cơ yếu; 3.2. Tài sản chuyên dùng cơ yếu khi đầu tư, mua sắm đảm bảo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật và phải được cơ quan chuyên môn có thẩm quyền thẩm định về chất lượng. 3.3. Tài sản chuyên dùng cơ yếu đầu tư, mua sắm thông qua nhập khẩu được áp dụng như đối với hàng nhập khẩu thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh; 3.4. Tài sản chuyên dùng cơ yếu khi nâng cấp, đổi mới theo kế hoạch hoặc dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải báo cáo thực hiện tiến độ và nghiệm thu sản phẩm quy định; 3.5. Việc thu hồi hoặc tiêu huỷ tài sản chuyên dùng cơ yếu thực hiện theo quy định bảo vệ bí mật của ngành cơ yếu; 3.6. Báo cáo về đầu tư, mua sắm, trang bị, nâng cấp đối với tài sản chuyên dùng cơ yếu được gửi kèm thuyết minh khi xây dựng dự toán và báo cáo thực hiện vào quyết toán chi ngân sách hàng năm; 3.7. Báo cáo kết quả Kiểm kê 0 giờ ngày 01/01 hàng năm đối với tài sản chuyên dùng cơ yếu được gửi kèm thuyết minh quyết toán chi ngân sách hàng năm. E- TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007; 2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Uỷ ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét giải quyết./. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trần Văn Tá PHỤ LỤC 1 BAN CƠ YẾU CHÍNH PHỦ (Theo TTư số ......../2006/TT-BTC) Báo cáo thực hiện sản xuất năm ............................... Đơn vị: triệu đồng Số TT Tên sản phẩm Năm trước chuyển sang Kế hoạch năm nay Tổng cộng Thực hiện năm nay Chuyển sang năm sau Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị A B 1 2 3 4 5=1+3 6=2+4 7 8 9=5-7 10=6-8 1 Máy mã thoại 2 Từ điển 3 V.v.... Cộng Ngày ...... tháng ..... năm ..... Người lập biểu (Ký, họ tên) Vụ (Cục)...... (Ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên, đóng dấu) PHỤ LỤC 2A BAN CƠ YẾU CHÍNH PHỦ (Theo TTư số ......../2006/TT-BTC) Kế hoạch chi phí sản xuất sản phẩm năm ............ Tên sản phẩm: ...................................................................................... Đơn vị: đồng Số TT Chỉ tiêu Thực hiện năm trước Kế hoạch năm nay So sánh (%) Ghi chú A B 1 2 3=2/1 4 1 Nguyên vật liệu chính 2 Vật liệu phụ 3 Nhiên liệu 4 Năng lượng 5 Chi phí khác Cộng Ngày ...... tháng ..... năm ..... Người lập biểu (Ký, họ tên) Vụ (Cục)...... (Ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên, đóng dấu) PHỤ LỤC 2B BAN CƠ YẾU CHÍNH PHỦ (Theo TTư số ......../2006/TT-BTC) Báo cáo thực hiện chi phí sản xuất sản phẩm năm .................. Tên sản phẩm: ............................................................................ Đơn vị: đồng Số TT Chỉ tiêu Tổng số chi phí Chia ra theo khoản mục: Nguyên vật liệu chính Vật liệu phụ Nhiên liệu Năng lượng Chi phí khác A B 1=2+...6 2 3 4 5 6 1 Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ 2 Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ 3 Chi phí sản xuất sản phẩm trong kỳ 4 Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Ngày ...... tháng ..... năm ..... Người lập biểu (Ký, họ tên) Vụ (Cục)...... (Ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên, đóng dấu) PHỤ LỤC 3 BAN CƠ YẾU CHÍNH PHỦ (Theo TTư số ......../2006/TT-BTC) Báo cáo thực hiện cung cấp sản phẩm, trang bị kỹ thuật năm ...... Đơn vị: triệu đồng Số TT Diễn giải Tổng số tiền Máy mã thoại VR-01 (...) Khoá điện tử SD-02(...) Từ điển ... V.v.... Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị A B 1 2 3 4 5 6 7 ... ... I Cục C58 1 Quân khu (...) 2 Quân chủng (...) 3 Quân đoàn (...) 4 Biên phòng tỉnh (...) II Cục E18 1 Tổng cục (...) 2 Công an tỉnh (...) III Cục CY Ngoại giao (B/c theo từng bước) IV Cục 893 1 Tỉnh Lâm Đồng .... Tỉnh .... Cộng Ngày ...... tháng ..... năm ..... Người lập biểu (Ký, họ tên) Vụ (Cục)...... (Ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên, đóng dấu) Chú giải: - Cục C58 mỗi Quân khu, quân chủng, quân đoàn 01 dòng; Mỗi Biên phòng 01 dòng; - Cục E18 mỗi Tổng cục 01 dòng; mỗi Công an tỉnh 01 dòng.
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "13/11/2006", "sign_number": "104/2006/TT-BTC", "signer": "Trần Văn Tá", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Thong-tu-06-2006-TT-BTS-chinh-sach-khuyen-khich-phat-trien-nuoi-trong-thuy-hai-san-tren-bien-hai-dao-huong-dan-126-2005-QD-TTg-15527.aspx
Thông tư 06/2006/TT-BTS chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản trên biển hải đảo hướng dẫn 126/2005/QĐ-TTg mới nhất
BỘ THUỶ SẢN ****** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 06/2006/TT-BTS Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2006 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG QUYẾT ĐỊNH SỐ: 126/2005/QĐ-TTG NGÀY 01/6/2005 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ HẢI SẢN TRÊN BIỂN VÀ HẢI ĐẢO Căn cứ Nghị định số: 43/2003/NĐ - CP ngày 02 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ máy Thuỷ sản; Căn cứ Quyết định số: 126/2005/QĐ - TTg ngày 01/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản trên biển và hải đảo (gọi tắt là Quyết đinh số: 126/2005/QĐ - TTg) , Bộ Thuỷ sản hướng dẫn thực hiện Quyết định như sau: I. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ HẢI SẢN TRÊN BIỂN VÀ HẢI ĐẢO 1. Tạo điều kiện giao, cho thuê đất trên đảo và mặt nước biển: Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng mặt nước biển, đất trên đảo để phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản (viết tắt NTTHS): - Việc giao, cho thuê mặt nước biển thực hiện theo quy định tại Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13 Nghị định số: 27/2005/NĐ - CP ngày 08/3/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuỷ sản ( gọi tắt là Nghị định số: 27/2005/NĐ-CP) và các văn bản hiện hành khác. - Trường hợp giao, cho thuê đất trên đảo để phục vụ nuôi trồng thuỷ hải sản thực hiện theo quy định của Luật Đất đai. Do đặc điểm đất trên đảo có đủ điều kiện phục vụ nuôi trồng hải sản không nhiều, lại trên địa bàn đặc biệt khó khăn nên khi giao đất, cho thuê đất trên đảo các cơ quan có thẩm quyền ở các tỉnh căn cứ vào quỹ đất trên đảo, quy mô của từng dự án và để ưu tiên cấp cho các dự án xây dựng các trung tâm cứu hộ, cứu nạn, trú bão, thông tin liên lạc, trung tâm dịch vụ thuỷ sản, bến cá theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt để giao, cho thuê có hạn mức diện tích đất thích hợp. 2. Được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư: Các dự án đầu tư NTTHS thuộc Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Điều 1 Luật Thuỷ sản, Điều 1 Quyết định số: 126/2005/QĐ - TTg trên địa bàn điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chính sách: - Được Nhà nước "Bảo đảm đầu tư" thực hiện quy định tại Điều 6 đến Điều 12 thuộc Chương II Bảo đảm Đầu tư như: Đảm bảo về vốn và tài sản; Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; Mở cửa thị trường, đầu tư liên quan đến thương mại…; Bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật, chính sách; Giải quyết tranh chấp - Được hưởng "Ưu đãi về thuế" Điều 33, "Ưu đãi về sử dụng đất" Điều 36 Luật Đầu tư và các quy định pháp luật khác có liên quan. - Được hỗ trợ đầu tư như: Chuyển giao công nghệ thực hiện theo Điều 40 Luật Đầu tư và các quy định tại khoản 2, 3 mục A Điều 3 Quyết định số: 126/2005/QĐ - TTg về hỗ trợ các dự án nhập khẩu giống thuần một số loài hải sản có giá trị kinh tế cao, quý hiếm và công nghệ sản xuất giống nhân tạo; áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất giống và NTTHS; đồng thời được hỗ trợ kinh phí chuyển giao công nghệ đang sở hữu cho các cơ sở sản xuất khác. - Được Uỷ ban nhân dân các tỉnh sử dụng ngân sách địa phương để hỗ trợ lãi suất vốn vay cho các dự án NTTHS; các hộ nghèo được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định hiện hành. - Được đào tạo, bồi dưỡng tập huấn kỹ thuật để nâng cao trình độ, ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực sản suất giống và NTTHS. - Được ưu đãi trong trường hợp Nhà nước thu hồi diện tích mặt nước biển hoặc tự nguyện trả lại theo quy định taị điểm d, đ khoản 1 Điều 29 Luật Thuỷ sản thì đựơc hưởng theo quy định tại điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 14 Nghị định số: 27/2005/NĐ - CP và các quy định pháp luật khác có liên quan. II. VỀ ĐẦU TƯ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1. Các dự án NTTHS, xây dựng cơ sở hạ tầng và các dự án đầu tư, hỗ trợ đầu tư quy định tại Điều 3 Quyết định 126/2005/QĐ - TTg được đầu tư từ ngân sách nhà nước phải lập dự án khả thi, báo cáo tác động môi trường và nằm trong vùng quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt 2. Ngân sách Trung ương chỉ đầu tư cho Quy hoạch tổng thể nuôi hải sản trên biển và hải đảo toàn quốc và hỗ trợ cho các dự án quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 mục A Điều 3 Quyết định số: 126/2005/QĐ - TTg. 3. Ngân sách địa phương đầu tư: - Xây dựng quy hoạch vùng nuôi trên biển và hải đảo địa phương. Những tỉnh chưa quy hoạch NTTHS thì khẩn trương tiến hành quy hoạch, những tỉnh đã quy hoạch xét thấy cần thiết phải rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch thì tiếp tục quy hoạch để hoàn chỉnh, phù hợp với phát triển kinh tế địa phương và quy hoạch tổng thể NTTHS của ngành. - Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu của các vùng nuôi biển gồm: điện, hệ thống phao tiêu, đèn báo ranh giới khu vực nuôi với luồng hằng hải và các khu vực khác, hệ thống neo đậu lồng bè chính. Căn cứ tình hình thực tế của từng vùng nuôi và hải đảo các tỉnh chỉ đạo phối hợp, lồng ghép với các chương trình dự án khác như khu bảo tồn biển, hằng hải, du lịch, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và nơi thuyền bè neo đậu trú bão, xây dựng đường giao thông trên đảo để cơ sở hạ tầng đồng bộ, chắc chắn, khai thác vùng dự án có hiệu quả và hạn chế thất thoát kinh phí của nhà nước. 4. Ngân sách hoạt động khuyến ngư: Ngân sách Trung ương cấp cho Trung tâm Khuyến ngư quốc gia, ngân sách địa phương cấp cho khuyến ngư tỉnh quản lý để chi cho hoạt động khuyến ngư NTTHS. Nội dung hoạt động và mức chi cụ thể cho từng hoạt động khuyến ngư Trung ương, khuyến ngư địa phương thực hiện theo quy định tại Thông tư số: 30/2006/TTLT - BTC- BNN&PTNN - BTS, ngày 06/4/2006 về Hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư và các quy định văn bản hiện hành khác. 5.Việc lập, quyết định giao dự toán, thanh toán và quyết toán ngân sách hỗ trợ cho nuôi trồng thuỷ hải sản được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật. III. KHUYẾN KHÍCH CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA VÙNG NUÔI LỚN ĐỂ NTTHS HOẶC CHO CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHÁC THUÊ LẠI DIỆN TÍCH MẶT NƯỚC BIỂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG…(KHOẢN 2, ĐIỀU 2) Uỷ ban nhân dân các tỉnh căn cứ vào tiềm năng mặt nước nuôi biển của địa phương, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng và tổng mức đầu tư các hạng mục công trình cho các vùng nuôi lớn để thoả thuận với các nhà đầu tư quyết định đổi mặt nước biển lấy cơ sở hạ tầng vùng nuôi phục vụ nuôi biển. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Các đơn vị trực thuộc Bộ Thuỷ sản Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số: 126/2005/QĐ - TTg: - Viện kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan ở Trung ương, các địa phương ven biển khẩn trương tiến hành quy hoạch để sớm hoàn thành quy hoạch NTTHS toàn quốc. - Vụ Nuôi trồng thuỷ sản thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hướng dẫn, quản lý NTTHS. - Vụ Khoa học công nghệ xem xét đầu tư hỗ trợ các dự án nhập khẩu giống thuần, công nghệ sản suất giống nhân tạo, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản suất giống, NTTHS. - Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm hàng năm xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật để nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ mới trong lĩnh vực sản suất giống và nuôi trồng thuỷ hải sản. - Vụ Kế hoạch - Tài chính hàng năm xây dựng kế hoạch tài chính, làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để cấp kinh phí cho hoạt động Khuyến ngư, nghiên cứu, hỗ trợ các dự án và đào tạo cán bộ phục vụ NTTHS. - Các Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I, II, III tiến hành nghiên cứu sản suất các giống loài thuỷ sản quý hiếm, có chất lượng cao, công nghệ sản suất thức ăn, công nghệ chữa và phòng ngừa dịch bệnh, công nghệ nuôi hải sản thương phẩm, cảnh báo môi trường, chuyển giao công nghệ đồng thời kết hợp với các trường đào tạo cán bộ kỹ thuật phục vụ NTTHS. - Trung tâm khuyến ngư Quốc gia phải xây dựng chương trình kế hoạch khuyến ngư hàng năm, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn NTTHS; kết hợp và chỉ đạo khuyến ngư các tỉnh tổ chức cho các nhà đầu tư đi thăm quan trong và ngoài nước, bồi dưỡng kiến thức, tập huấn kỹ thuật nâng cao tay nghề, xây dựng mô hình trình diễn và hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động khuyến ngư. - Cục Quản lý chất lượng an toàn vệ sinh và Thú y Thuỷ sản chỉ đạo các Chi cục kiểm tra: Điều kiện sản xuất kinh doanh, sản xuất lưu hành thuốc thú y thuỷ sản; chất lượng, vận chuyển, xuất nhập khẩu giống, thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản; dư lượng kim loại nặng và dư lượng thuốc kháng sinh cấm sử dụng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản phẩm nuôi thuỷ hải sản. 2. Các Sở Thuỷ sản, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (có quản lý thuỷ sản) căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức triển khai chỉ đạo thực hiện nội dung Quyết định số: 126/2005/QĐ - TTg và Thông tư hướng dẫn này, hàng năm lập kế hoạch tài chính làm việc với Sở Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư trình UBND tỉnh xin cấp kinh phí; Phê duyệt và đầu tư cho các dự án và hoạt động Khuyến ngư phục vụ NTTHS. 3. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các tỉnh, các nhà Đầu tư phản ánh kịp thời về Bộ Thuỷ sản để xem xét, chỉnh lý, bổ sung cho phù hợp KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Việt Thắng
{ "issuing_agency": "Bộ Thuỷ sản", "promulgation_date": "13/11/2006", "sign_number": "06/2006/TT-BTS", "signer": "Nguyễn Việt Thắng", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-13-2006-KH-UB-day-manh-cong-tac-phat-trien-the-duc-the-thao-thu-do-giai-doan-2006-2010-dinh-huong-den-nam-2020-10417.aspx
Kế hoạch 13/2006/KH-UB đẩy mạnh công tác phát triển thể dục thể thao thủ đô giai đoạn 2006 - 2010 định hướng đến năm 2020
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ****** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 13/2006/KH-UB Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2006 KẾ HOẠCH ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN THỂ DỤC THỂ THAO THỦ ĐÔ GIAI ĐOẠN 2006-2010, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 Thực hiện Chỉ thị 17/CT-TW ngày 23/10/2002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 10/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển thể dục thể thao ở xã, phường, thị trấn; Chỉ thị số 38-CT/TU ngày 15/8/2005 của Thành ủy Hà Nội về đẩy mạnh công tác phát triển thể dục thể thao Thủ đô giai đoạn 2006-2010, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch đẩy mạnh công tác phát triển thể dục thể thao Thủ đô giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020 như sau: I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU: 1. Mục tiêu: - Phát triển mạnh mẽ, toàn diện phong trào thể thao quần chúng, hình thành nền nếp rèn luyện thân thể thường xuyên cho mọi người dân, trong đó đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ, đáp ứng cung cấp nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa Thủ đô và đất nước, góp phần xây dựng con người của Thủ đô có nếp sống lành mạnh, văn minh, thanh lịch. - Củng cố và phát triển thể thao đỉnh cao vững chắc, có chọn lọc, lấy đấu trường OLIMPIC làm mục tiêu chính để phấn đấu; đồng thời cải thiện thành tích ở các kỳ ASIAD, SEA Games và giữ vững vị trí hàng đầu ở các kỳ Hội khỏe Phù Đổng, Đại hội thể dục thể thao toàn quốc. 2. Chỉ tiêu: a. Về phong trào: - Số người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đạt tỷ lệ: 30%. - Số gia đình thể thao đạt tỷ lệ: 22%. b. Tổ chức bộ máy: - Mỗi xã, phường, thị trấn có 01 Câu lạc bộ thể thao đa môn (hoặc 01 Trung tâm thể dục thể thao); 01 cán bộ phụ trách chung công tác thể dục thể thao. - Đủ lực lượng công tác viên, hướng dẫn viên đến cụm dân cư, thôn xóm, câu lạc bộ thể thao. c. Về cơ sở vật chất: - Diện tích đất dành cho tập luyện thể dục thể thao đạt bình quân: 3-4m3/người. - Mỗi xã có 01 khu hoạt động thể dục thể thao có địa điểm gần trường học của xã và phải có tối thiểu: + 1 sân vận động: có sân bóng đá và sân điền kinh (Sân thể thao phổ thông). + 1-2 phòng tập đơn giản. + 4-6 sân tập đơn giản. + 1 hồ bơi đơn giản. - Mỗi phường, thị trấn phải có tối thiểu: + 1 sân thể thao phổ thông. + 1-2 phòng tập đơn giản. + 4-6 sân tập từng môn thể thao (Cầu lông, đá cầu, bóng chuyền…) + 1 bể bơi đơn giản. - Ở những Quận không còn điều kiện xây dựng, thì áp dụng phương thức hoạt động liên phường, cụm phường. d. Đạt thành tích ở các kỳ ASIAD, SEA Games, các kỳ Hội khỏa Phù Đổng, Đại hội thể dục thể thao toàn quốc - Giữ vững vị trí hàng đầu tại các kỳ Đại hội thể dục thể thao toàn quốc 2006, 2010, tại kỳ Hội Khỏe Phù Đổng năm 2008. - Đóng góp tối thiểu 30% thành tích của đoàn thể thao Việt Nam, để Đoàn thể thao Việt Nam giữ vững vị trí là 1 trong 3 đoàn đứng đầu tại các kỳ SEA Gamee. - Đóng góp 25% thành tích của đoàn thể theo Việt Nam là 1 trong 10 cường quốc về thể thao của Châu Á. - Có ít nhất 20 vận động viên vượt qua vòng loại tại Olympic Bắc Kinh năm 2008, phấn đấu có huy chương. II. NHIỆM VỤ 1. Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong tất cả các trường học; Vận động học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên, lực lượng vũ trang, cán bộ, công nhân viên chức và nhân dân thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. Duy trì nề nếp thường xuyên phong trào “Khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” và cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đạo” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Mỗi người dân tự lựa chọn cho mình một môn thể thao yêu thích hoặc một hình thức tập luyện thích hợp để rèn luyện hàng ngày. 2. Khai thác, bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc, các trò chơi dân gian ở mỗi địa phương; Từng bước đưa các môn này vào nội dung hoạt động của các Lỗ hội truyền thống, ngày hội văn hóa thể thao, Đại hội thể dục thể thao ở xã phường trị trấn nhằm đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. 3. Đào tạo đội ngũ vận động viên thể thao tài năng; tham gia nòng cốt và đóng góp nhiều thành tích cho đội tuyển Quốc gia. Đào tạo và phát triển các lớp vận động viên kế cận, có trình độ chuyên môn và thành tích cao, có phẩm chất đạo đức tốt. Phấn đấu để Thủ đô Hà Nội, giữ vững vị trí hàng đầu trong cả nước về số lượng huy chương tại các giải thi đấu quốc gia và Quốc tế. Mở rộng quan hệ iao lưu Quốc tế và các tỉnh, thành trong cả nước về lĩnh vực thể dục thể thao. 4. Kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước về thể dục thể thao trên toàn Thành phố, nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ khoa học, huấn luyện viên, giáo viên thể dục thể thao, xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên, cộng tác viên thể dục thể thao. Thành lập các câu lạc bộ thể dục thể thao đơn môn phù hợp với lứa tuổi, hoàn cảnh và nhu cầu tập luyện của các đối tượng cư trú trên địa bàn. Kiện toàn hệ thống câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời dành cho người cao tuổi. 5. Nhanh chóng triển khai Quy hoạch tổng thể và xây dựng mạng lưới các công trình đạt tiêu chuẩn. Nâng cấp, xây dựng cơ sở vật chất cho phong trào Thể dục thể thao quần chúng đáp ứng nhu cầu luyện tập của nhân dân Thủ đô; Từng bước hoàn thiện và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật Thể dục thể thao đặc biệt là công trình Trung tâm Đào tạo vận động viên cấp cao Mỹ Đình - Công trình chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. 6. Đầu tư xây dựng hệ thống sân bãi luyện tập thể dục thể thao phục vụ nhân dân, đặc biệt chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất sân bãi luyện tập thể dục thể thao tại xã, phường, thị trấn. Khai thác có hiệu quả các cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục thể thao. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động thể dục thể thao trên địa bàn. Tuyên truyền vận động các tổ chức cá nhân, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cơ sở vật chất cho thể dục thể thao và thành lập các cơ sở dịch vụ thể dục thể thao. III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 1. Công tác chỉ đạo - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và chỉ đạo của chính quyền các cấp đối với công tác thể dục thể thao từ Thành phố tới các cấp cơ sở thông qua việc thực hiện nghiêm túc Quyết định 100/2005/QĐ-TTg và Chỉ thị 38-CT/TU. Phương hướng nhiệm vụ công tác phát triển thể dục thể thao được đưa vào nội dung kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Thành phố cũng như của các cấp ủy Đảng, chính quyền các quận, huyện xã phường, thị trấn. - Thực hiện cơ chế phối hợp có hiệu quả giữa các cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao và các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội ở địa phương trong việc vận động, tổ chức các hoạt động thể dục thể thao cho nhân dân ở cơ sở xã phường và thị trấn nhằm thu hút đông đảo nhân dân tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. - Hoàn thiện, chuẩn hóa hệ thống tiêu chuẩn đánh giá công tác phát triển thể dục thể thao ở các quận, huyện và các đơn vị cơ sở; tiêu chuẩn đánh giá xếp loại đơn vị tiên tiến, xuất sắc về thể dục thể thao cấp quận, huyện và cấp Thành phố. 2. Công tác thông tin, tuyên truyền, giao lưu, hợp tác - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về thể dục thể thao. - Tiếp tục mở rộng quan hệ Quốc tế, có kế hoạch mời chuyên gia, cử vận động viên ở các môn thể thao trọng điểm, có khả năng đạt thành tích cao đi tập huấn và thi đấu ở nước ngoài. Phối hợp với Ủy ban Thể dục thể thao quốc gia tổ chức, đăng cai các giải thi đấu quốc tế truyền thống hàng năm, các giải vô địch khu vực, châu lục và thế giới. Mặc khác, với vai trò Thủ đô, đẩy mạnh giao lưu học tập, phối hợp giúp đỡ với các tỉnh, thành trong việc phát triển sự nghiệp Thể dục thể thao. - Phối hợp giữa ngành thể dục thể thao với các ban, ngành, đoàn thể Thành phố và UBND quận, huyện khác để phát triển phong trao thể dục thể thao tới mọi người dân. Phát triển ngày càng phong phú hơn chất lượng hơn phong trào thể dục thể thao ở các ngành, đoàn thể đã có như giáo dục đào tạo, công an, quân đội, bưu điện, giao thông công chính, tài chính; Từng bước xây dựng các tổ chức thể dục thể thao ở các ban, ngành, đoàn thể khác như du lịch, hàng không, y tế, xây dựng, Hội nông dân, Hội phụ nữ… 3. Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ thể dục thể thao các cấp - Tiến hành rà soát, đánh giá và kiện toàn mô hình tổ chức quản lý ngành Thể dục thể thao thống nhất từ cấp cơ sở tới Thành phố theo 3 cấp: Phường xã; quận huyện, thành phố. - Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ trọng tài, cán bộ, huấn luyện viên đẳng cấp Quốc tế có thể tham gia điều hành các giải thi đấu tầm cỡ châu lục thuế giới; Bổ sung đầy đủ giáo viên thể dục thể thao cho các trường học các cấp học trên địa bàn Thành phố. - Đào tạo đội ngũ vận động viên trình độ cao ở châu lục, một số môn đạt trình độ thế giới và Olimpic, làm nòng cốt cho đội tuyển Quốc gia. - Hoàn thiện hệ thống chế độ chính sách đối với các vận động viên, huấn luyện viên, hướng dẫn viên, cộng tác viên, cán bộ làm công tác thể dục thể thao của Hà Nội. Xây dựng và thử nghiệm cơ chế chuyên nghiệp hóa một số môn thể thao có tiềm năng. - Xây dựng Trung tâm đào tạo và nghiên cứu ứng dụng khoa học thể dục thể thao Hà Nội. 4. Hoàn thiện hệ thống thi đấu các giải thể thao và hệ thống thi đấu thể thao quần chúng: - Hệ thống thi đấu cho học sinh các cấp. - Hệ thống thi đấu cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. - Hệ thống thi đấu cho thanh, thiếu niên xã phường. - Hệ thống thi đấu cho người cao tuổi. - Hệ thống thi đấu cho cán bộ, công nhân viên chức lao động, lực lượng vũ trang. - Hệ thống thi đấu cho cụm Văn hóa - Thể dục thể thao. - Hệ thống thi đấu cho lãnh đạo các Ban, Ngành Trung ương và Thành phố. - Hệ thống thi đấu năng khiếu giữa các quận, huyện, giữa các Câu lạc bộ cơ sở. - Hệ thống thi đấu đỉnh cao của Thành phố, của Quốc gia do Hà Nội được ủy quyền tổ chức - Hệ thống thi đấu Quốc tế truyền thống do Hà Nội tổ chức. 5. Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ Thể dục thể thao: - Triển khai quy hoạch tổng thể, điều chỉnh quy hoạch chi tiết các quận, huyện bổ sung diện tích đất và xây dựng mạng lưới công trình thể thao ở xã, phường, thị trấn, Trung tâm thể dục thể thao các quận huyện. Đẩy mạnh việc thực hiện chính sách khuyến khích phát triển thể dục thể thao quần chúng và vận dụng sáng tạo chủ trương xã hội hóa đối với việc xây dựng các công trình thể thao cũng như các hoạt động thể dục thể thao ở cấp xã, phường, thị trấn. + Đối với các quận, đặc biệt là các quận cũ có thể xây dựng mô hình Câu lạc bộ Thể thao đa môn liên phường phù hợp để tận dụng quỹ đất của các phường phụ cận. + Trong quy hoạch xây dựng các khu đô thị mới, các dự án trường học phải thực hiện việc xây dựng các công trình thể thao, khu giáo dục thể chất, bố trí diện tích dành cho cư dân đặc biệt là đối tượng trẻ em và người cao tuổi tổ chức hoạt động giải trí, thể dục thể thao. - Đầu tư tập trung xây dựng các công trình tập luyện và thi đấu thể thao đỉnh cao tại Trung tâm Đào tạo vận động viên cao cấp Mỹ Đình, huy động tối đa nguồn lực xã hội hóa để hoàn thành toàn bộ dự án trọng điểm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. - Quy hoạch khu Trung tâm Thể dục thể thao Truyền thống và Quốc tế Cổ Loa Đông Anh, bảo đảm thi đấu quốc gia và quốc tế, đón đầu các môn thể thao hiện đại của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô, như đua ôtô, các sân Cricker, Bóng chày, Bóng mềm hoặc các môn dân tộc như Bắn nỏ, Bắc cung dân tộc… sẵn sàng phục vụ cho việc đăng cai SEA Games 27 vào năm 2015 và ASIAD 18 Hà Nội năm 2018. - Tiếp tục nâng cấp, cải tạo những công trình cấp khu vực, Thành phố, quận, huyện theo hướng hiện đại. Quản lý, sử dụng hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất được đầu tư, đảm bảo phục vụ tốt cho phong trào thể thao quần chúng và đáp ứng nhu cầu đào tạo vận động viên đỉnh cao. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở thể thục thể thao: Là đơn vị thường trực, chịu trách nhiệm toàn diện chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch với các nội dung chủ yếu như sau: - Chủ trì phối hợp với các sở, ban Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện xây dựng các cơ chế, chính sách liên quan đến việc thực hiện kế hoạch này. - Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan của Thành phố xây dựng các chương trình phối hợp, tiêu chí đánh giá công tác phát triển thể dục thể thao ở các đơn vị cơ sở, các quận, huyện. - Phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng mô hình, quy chế hoạt động của Liên đoàn các môn Thể thao Thủ đô hoạt động như tổ chức Olympic của Thủ đô; Phát huy xã hội hóa thể thao theo hướng truyền thống và hội nhập Quốc tế. - Xây dựng và ban hành quy chế hoạt động của Câu lạc bộ thể thao đa môn xã, phường, thị trấn. Biên soạn tài liệu hướng dẫn tổ chức đào tạo nghiệm vụ chuyên môn thể thao cho đội ngũ hướng dẫn viên, cộng tác viên xã, phường, thị trấn. - Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo lên kế hoạch chuyển đổi Trường Văn hóa thể dục thể thao thành Trường Phổ thông Năng khiếu thể dục thể thao và phân bổ giáo viên cho các phân hiệu của nhà trường phù hợp với yêu cầu cấp học và đào tạo chuyên môn. - Phối hợp với Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất, UBND quận, huyện lập quy hoạch bố trí quỹ đất phục vụ các hoạt động Thể dục thể thao thời kỳ 2006-2010, định hướng đến năm 2020; tăng cường quản lý và sử dụng đất cho các công trình thể thao của xã phường, quận huyện và Thành phố. - Tập trung triển khai xây dựng đồng bằng chất lượng và tiến độ các công trình TDTT cấp Thành phố, đặc biệt là dự án trọng điểm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. - Xây dựng mô hình, quy chế và nội dung hoạt động nâng cao chất lượng của phát triển Bóng đá Thủ đô với nòng cốt là “Trường Đào tạo năng khiếu Bóng đá Thanh - Thiếu niên Mỹ Đình - Hà Nội” và một số thành tích cao là thế mạnh của Hà Nội. - Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan đôn đốc, kiểm tra thực hiện kế hoạch, định kỳ 6 tháng, một năm tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo UBND Thành phố. 2. Sở Kế hoạch và Đầu tư - Phối hợp và hỗ trợ Sở Thể dục thể thao xây dựng các đề án thuộc kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và có phương án bố trí đủ kinh phí thực hiện hàng năm. - Chủ trì, phối hợp với Sở thể dục thể thao để xuất trình UBND Thành phố phê duyệt cơ chế xã hội hóa xây dựng, quản lý và xây dựng các công trình thể dục thể thao. 3. Sở Tài chính: - Phối hợp với sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai việc bố trí kinh phí và hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện Kế hoạch theo quy định hiện hành. - Chủ trì, phối hợp với sở Nội vụ, các sở, ngành liên quan trình UBND Thành phố quyết định các hệ thống chính sách cho cán bộ, huấn luyện viên, trọng tài, vận động viên, cộng tác viên, giáo viên thể dục thể thao, cán bộ làm công tác thể dục thể thao của Thành phố, quận, huyện và xã, phường, thị trấn… (bao gồm cả việc nghiên cứu áp dụng một số cơ chế chính sách đặc thù của Thủ đô nhằm thu hút đào tạo nhân tài theo xu hướng chuyên nghiệp hóa lâu dài) 4. Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất - Phối hợp với Sở Thể dục thể thao, UBND quận rà soát, bổ sung và hoàn thiện các quy định về quy hoạch đất dành cho các công trình thể dục thể thao cấp Thành phố, cấp quận, huyện; cấp xã, phường, thị trấn và thiết lập các chế tài thực hiện các quy định này. - Bố trí quỹ đất dành cho phát triển sự nghiệp thể dục thể thao thời kỳ 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 theo quy hoạch Thành phố phê duyệt cho Ngành Thể dục thể thao; Kiên quyết thu hồi đất của những công trình dành cho thể dục thể thao đã bị lấn chiếm, không sử dụng đất thể dục thể thao để xây dựng các công trình khác. 5. Sở Xây dựng: Phối hợp với Sở Thể dục thể thao và các đơn vị có liên quan đề xuất văn bản quy định xây dựng các công trình thể dục thể thao, các dự án công viên cây xanh song song với việc xây dựng và phát triển các khu đô thị. 6. Sở Giáo dục và Đào tạo: - Triển khai chương trình giáo dục thể chất từ bậc mẫu giáo, tiểu học, Trung học cơ sở đến bậc THPT. - Chủ trì phối hợp với Sở Thể dục Thể thao, Sở Nội vụ rà soát đội ngũ cán bộ giáo viên thể dục thể thao ở các trường học các cấp học, bố trí đủ giáo viên thể dục thể thao cho các trường, đảm bảo số giờ học nội khóa, ngoại khóa thể dục thể thao theo chương trình quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Xây dựng cơ chế chính sách đãi ngộ đối với giáo viên thể dục thể thao. - Chỉ đạo công tác xây dựng, cải tạo trường học đảm bảo yêu cầu có khu giáo dục thể chất theo quy định. 7. Sở Nội vụ: - Chủ trì, phối hợp với Sở thể dục Thể thao, các sở, ban, ngành có liên quan xây dựng mô hình và cơ chế hoạt động của Trung tâm Thể dục thể thao quận huyện trình UBND Thành phố phê duyệt trong năm 2006. - Chủ trì, phối hợp với Sở thể dục Thể thao, các sở, ban, ngành có liên quan UBND quận, huyện xây dựng mô hình quản lý nhà nước về thể dục thể thao cấp xã phường, thị trấn trình UBND Thành phố phê duyệt. - Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo đề xuất trình bố trí biên chế giáo viên thể dục thể thao ở các trường học các cấp học trình UBND Thành phố. 8. UBND quận, huyện: - Trên cơ sở kế hoạch này, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp thể dục thể thao hàng năm của địa phương - Kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về thể dục thể thao ở địa phương từ cấp xã phường thị trấn tới cấp quận huyện, trên cơ sở mô hình Trung tâm Thể dục thể thao quận huyện. Bố trí 01 cán bộ chuyên trách làm công tác thể dục thể thao tại mỗi xã, phường, thị trấn.
{ "issuing_agency": "Thành phố Hà Nội", "promulgation_date": "20/03/2006", "sign_number": "13/2006/KH-UB", "signer": "***", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-03-2021-TT-BNG-chuc-nang-ve-doi-ngoai-cua-co-quan-chuyen-mon-thuoc-Uy-ban-tinh-493070.aspx
Thông tư 03/2021/TT-BNG chức năng về đối ngoại của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban tỉnh mới nhất
BỘ NGOẠI GIAO ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 03/2021/TT-BNG Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2021 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VỀ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI CỦA CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH, ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN Căn cứ Nghị định số 26/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao và Nghị định số 29/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 26/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao; Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Căn cứ Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Nghị định số 108/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Ngoại vụ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về công tác đối ngoại của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện). Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về công tác đối ngoại của Sở Ngoại vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các địa phương không thành lập Sở Ngoại vụ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện công tác đối ngoại. Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh, các đơn vị sự nghiệp công lập và chi cục (nếu có) thuộc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh không thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư này. Điều 2. Vị trí và chức năng của Sở Ngoại vụ 1. Sở Ngoại vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác ngoại vụ và công tác biên giới lãnh thổ quốc gia đối với những tỉnh có đường biên giới (sau đây gọi chung là công tác đối ngoại) của địa phương; các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật. 2. Sở Ngoại vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tổ chức, biên chế và hoạt động; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Ngoại giao. Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Ngoại vụ 1. Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: a) Dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan đến công tác đối ngoại của địa phương thuộc phạm vi quản lý của Sở Ngoại vụ và các văn bản khác theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; b) Dự thảo kế hoạch dài hạn, 05 năm, hàng năm, chương trình, đề án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về công tác đối ngoại tại địa phương thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; c) Dự thảo quyết định việc phân cấp, ủy quyền nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực đối ngoại cho Sở Ngoại vụ, Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật; d) Dự thảo quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Ngoại vụ; dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Ngoại vụ; đ) Dự thảo quyết định thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực đối ngoại thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo phân cấp của cơ quan nhà nước cấp trên. 2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác đối ngoại ở địa phương. 3. Hướng dẫn thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật; quản lý hoạt động của các đơn vị sự nghiệp trong và ngoài công lập thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực. 4. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về công tác đối ngoại địa phương sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở. 5. Về công tác hợp tác và hội nhập quốc tế: a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác hợp tác, hội nhập quốc tế của địa phương phù hợp với chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. b) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, xây dựng, tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình hợp tác và hội nhập quốc tế của địa phương, các đề án thiết lập quan hệ hữu nghị hợp tác của địa phương với các đối tác nước ngoài, báo cáo Bộ Ngoại giao theo quy định. c) Là đầu mối của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong trao đổi, hợp tác với Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan lãnh sự danh dự nước ngoài, các cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế liên chính phủ (sau đây gọi là cơ quan đại diện nước ngoài), các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, và các chủ thể có yếu tố nước ngoài khác tại Việt Nam. 6. Về công tác ngoại giao kinh tế: a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác ngoại giao kinh tế, xây dựng và triển khai các chiến lược, đề án, kế hoạch, chương trình hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. b) Làm đầu mối của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong trao đổi, hợp tác với Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam trong việc quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của địa phương; hỗ trợ triển khai các nhiệm vụ về xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các tổ chức kinh tế của địa phương ở nước ngoài. 7. Về công tác ngoại giao văn hóa: a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác ngoại giao văn hóa, xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược ngoại giao văn hóa trong từng thời kỳ. b) Làm đầu mối của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong trao đổi, hợp tác với Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam và các chủ thể có yếu tố nước ngoài khác trong việc triển khai các hoạt động ngoại giao văn hóa tại địa phương, giới thiệu, quảng bá hình ảnh, con người, văn hóa của địa phương ở nước ngoài. c) Phối hợp tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác xây dựng, đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận các loại hình danh hiệu văn hóa thế giới cũng như việc bảo tồn và phát huy giá trị của các loại hình danh hiệu này. 8. Về công tác người Việt Nam ở nước ngoài: a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác người Việt Nam ở nước ngoài, chủ trì tổ chức thực hiện chính sách, kế hoạch và chương trình đối với người Việt Nam ở nước ngoài tại địa phương. b) Tổ chức thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người Việt Nam ở nước ngoài; vận động, hướng dẫn và hỗ trợ người Việt Nam ở nước ngoài và thân nhân của họ trong làm việc, đầu tư kinh doanh, sinh sống và học tập tại địa phương. c) Hằng năm, định kỳ tổng kết, thống kê số lượng người Việt Nam ở nước ngoài của địa phương, đánh giá và đề xuất kiến nghị giải quyết các vấn đề liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài và thân nhân của họ tại địa phương, tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Ngoại giao theo quy định. 9. Về công tác lãnh sự và bảo hộ công dân: a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh của người thuộc diện được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam. b) Xử lý các vấn đề liên quan đến bảo hộ công dân địa phương ở nước ngoài và trong công tác lãnh sự đối với người nước ngoài tại địa phương. c) Là đầu mối tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự tại địa phương khi được Bộ Ngoại giao ủy quyền; tiếp nhận, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định, xác minh và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xét, cho phép sử dụng thẻ đi lại của doanh nhân APEC (thẻ ABTC, nếu được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao). d) Phối hợp với Bộ Ngoại giao trong việc tập hợp, tiếp nhận mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh của cơ quan, tổ chức địa phương và cơ quan, tổ chức Trung ương tại địa phương để làm thủ tục chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự. đ) Là đầu mối trao đổi với cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam để giải quyết các vụ việc lãnh sự thông thường, ít phức tạp tại địa bàn theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Ngoại giao. e) Phối hợp với các cơ quan liên quan và Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về chủ trương, chính sách về hoạt động di cư ra nước ngoài của công dân tại địa phương. 10. Về công tác biên giới lãnh thổ quốc gia (đối với những tỉnh có đường biên giới): a) Là cơ quan thường trực của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác biên giới lãnh thổ quốc gia; giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác biên giới lãnh thổ tại địa phương theo quy định của pháp luật và chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Ngoại giao và bộ, ngành liên quan. b) Theo dõi, tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Ngoại giao tình hình thực hiện các điều ước quốc tế về biên giới, lãnh thổ quốc gia, các chương trình, đề án khác liên quan đến công tác quản lý biên giới thuộc địa bàn tỉnh phụ trách. c) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh việc xử lý các vấn đề nảy sinh trên biên giới đất liền, trên biển tại địa phương, báo cáo Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan. d) Tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền phổ biến pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về biên giới lãnh thổ quốc gia; hướng dẫn, kiểm tra và quản lý các văn bản, tài liệu, bản đồ và hồ sơ về biên giới thuộc phạm vi quản lý của địa phương; kiểm tra, đôn đốc hướng dẫn các cơ quan, đơn vị của địa phương về các vấn đề quản lý nhà nước về biên giới lãnh thổ. đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh việc xây dựng duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa mốc quốc giới và vật đánh dấu đường biên giới và các biện pháp khác để bảo vệ mốc quốc giới và vật đánh dấu đường biên giới khi cần thiết. e) Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về biên phòng, đối ngoại biên phòng. 11. Về công tác lễ tân đối ngoại: a) Thực hiện quản lý nhà nước về lễ tân đối ngoại tại địa phương. b) Đề xuất, xây dựng và tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành các văn bản quy định về công tác lễ tân đối ngoại ở địa phương; tổ chức kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện các quy định về lễ tân đối ngoại ở các cơ quan tại địa phương. c) Tổ chức thực hiện công tác lễ tân đối ngoại, đón tiếp các đoàn nước ngoài đến thăm làm việc với lãnh đạo cấp tỉnh hoặc quá cảnh tại địa phương; chủ trì công tác lễ tân và hậu cần cho các đoàn lãnh đạo tỉnh đi thăm và làm việc ở nước ngoài. d) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị của Bộ Ngoại giao hướng dẫn, quản lý, bảo đảm việc thực hiện quyền và chế độ ưu đãi, miễn trừ và nghi lễ đối ngoại đối với các cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài và đơn vị trực thuộc cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài đóng trên địa bàn của địa phương phù hợp với pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia và theo thông lệ quốc tế (đối với các địa phương có cơ quan lãnh sự nước ngoài, đơn vị trực thuộc cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài). 12. Về công tác thông tin đối ngoại: a) Làm đầu mối của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong trao đổi, hợp tác với Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam trong triển khai chương trình, kế hoạch thông tin tuyên truyền đối ngoại của địa phương đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. b) Cung cấp thông tin của địa phương cho Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng để phục vụ công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại; phối hợp với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài triển khai các hoạt động thông tin đối ngoại, quảng bá địa phương ở nước ngoài. c) Thống nhất quản lý phóng viên nước ngoài hoạt động báo chí tại địa phương; xây dựng chương trình hoạt động, tổ chức việc tiếp và trả lời phỏng vấn của lãnh đạo cấp tỉnh, cung cấp thông tin có định hướng, theo dõi và quản lý hoạt động của phóng viên nước ngoài theo quy định của pháp luật. 13. Về công tác tổ chức và quản lý đoàn ra, đoàn vào: a) Là cơ quan đầu mối tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hằng năm và 06 tháng xây dựng và điều chỉnh kế hoạch đoàn ra, đoàn vào của lãnh đạo cấp tỉnh trình cấp có thẩm quyền gửi cho Bộ Ngoại giao tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. b) Thực hiện quản lý nhà nước đối với các đoàn đi công tác nước ngoài của lãnh đạo cấp tỉnh và các cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc tỉnh (đoàn ra) và các đoàn quốc tế đến thăm làm việc tại địa phương thuộc tỉnh (đoàn vào). c) Tổ chức các đoàn đi công tác nước ngoài của lãnh đạo cấp tỉnh; làm đầu mối liên hệ với các cơ quan, đơn vị của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để hỗ trợ, hướng dẫn, quản lý các đoàn ra theo quy định; thẩm định các đề án đoàn ra, theo dõi, thống kê tổng hợp các đoàn ra thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. d) Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch, đề án đón tiếp các đoàn nước ngoài đến thăm và làm việc với lãnh đạo cấp tỉnh; thẩm định đề xuất, kiến nghị của các sở, ban, ngành địa phương về việc lãnh đạo cấp tỉnh tiếp khách nước ngoài; thống kê tổng hợp các đoàn vào thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 14. Về công tác tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế: a) Thực hiện quản lý nhà nước về hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp cho ý kiến và quản lý đối với hội nghị, hội thảo quốc tế được tổ chức trên địa bàn tỉnh do người có thẩm quyền khác cho phép. b) Làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, thẩm định nội dung các hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện các quy định về tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế. c) Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét đình chỉ việc tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đề nghị cơ quan của người có thẩm quyền khác xem xét đình chỉ việc tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế trên địa bàn tỉnh hoặc xử lý theo quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm các quy định về tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế. d) Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo định kỳ hằng năm cho Bộ Ngoại giao về tình hình tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại địa phương. 15. Về công tác ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế: a) Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế tại địa phương theo pháp luật về thỏa thuận quốc tế. b) Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các thỏa thuận đã ký kết; báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền về những vấn đề phát sinh trong ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế tại địa phương. 16. Về công tác phi chính phủ nước ngoài: a) Là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại địa phương; cho ý kiến về việc cấp, gia hạn, sửa đổi bổ sung và thu hồi Giấy đăng ký và các hoạt động khác của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại địa phương; hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài về thủ tục và trong việc khảo sát, xây dựng và triển khai các dự án tài trợ theo quy định của pháp luật; kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức và nhân viên làm việc cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại địa phương; báo cáo Bộ Ngoại giao và Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài theo quy định. b) Quản lý các hoạt động quan hệ hợp tác và vận động viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại địa phương; xây dựng chương trình, kế hoạch và hỗ trợ các cơ quan, đơn vị, địa phương trong vận động viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. c) Phối hợp thẩm định các chương trình, dự án và các khoản viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, bảo đảm yêu cầu về chính trị đối ngoại. d) Tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại địa phương trong trường hợp được Bộ Ngoại giao phân cấp, ủy quyền, giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu. đ) Là cơ quan thường trực Ban công tác phi chính phủ nước ngoài của địa phương (đối với địa phương có Ban công tác phi chính phủ nước ngoài). 17. Về công tác thanh tra ngoại giao: a) Thực hiện công tác thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành tại địa phương theo quy định. b) Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định. Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc Sở thực hiện các quy định chung của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định. c) Kiến nghị đình chỉ việc thi hành hoặc hủy bỏ những quy định trái pháp luật được phát hiện qua công tác thanh tra. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định về xử lý thanh tra. 18. Về công tác bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ đối ngoại: a) Đề xuất, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ đối ngoại cho cán bộ, công chức địa phương. b) Làm đầu mối phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan triển khai các chương trình bồi dưỡng về đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ, công chức địa phương. 19. Thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ đối ngoại theo quy định. 20. Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức ứng dụng khoa học, công nghệ, xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và hoạt động đối ngoại; phối hợp với Bộ Ngoại giao xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về hoạt động đối ngoại địa phương toàn quốc. 21. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các đơn vị thuộc Sở; quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, thi đua - khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 22. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 23. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Ngoại vụ theo quy định pháp luật. 24. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân công. Điều 4. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về đối ngoại của Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không thành lập Sở Ngoại vụ 1. Trường hợp không tổ chức riêng Sở Ngoại vụ, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác đối ngoại. 2. Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về đối ngoại như quy định tại Điều 3 Thông tư này. Điều 5. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về đối ngoại của cơ quan chuyên môn cấp huyện 1. Cơ quan chuyên môn cấp huyện được Ủy ban nhân dân cấp huyện phân công theo quy định có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện trong công tác ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật về thỏa thuận quốc tế. 2. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác ngoại vụ, biên giới, công tác ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế của Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới đối với đơn vị hành chính cấp huyện có đường biên giới lãnh thổ quốc gia trên đất liền, trên biển và hải đảo. 3. Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác về đối ngoại do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phân công. Điều 6. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 12 năm 2021. 2. Thông tư này thay thế Thông tư liên tịch số 02/2015/TTLT-BNG-BNV ngày 28 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Ngoại vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Điều 7. Trách nhiệm thi hành 1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm: a) Quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở Ngoại vụ và Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phù hợp với các quy định khung của Chính phủ và Thông tư này về yêu cầu quản lý nhà nước đối với lĩnh vực đối ngoại; quản lý về tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức trong cơ quan chuyên môn về đối ngoại, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có) trực thuộc Sở Ngoại vụ. b) Hướng dẫn cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện công tác đối ngoại phù hợp với các quy định pháp luật. c) Căn cứ vào đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, quyết định việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Ngoại vụ theo quy định pháp luật. d) Quyết định phân cấp hoặc ủy quyền cho Sở Ngoại vụ và Giám đốc Sở Ngoại vụ thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật. đ) Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhu cầu tổ chức Sở Ngoại vụ nhưng chưa đáp ứng các tiêu chí tại khoản 10 Điều 1 Nghị định 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể xây dựng lộ trình, kế hoạch nhằm đáp ứng các tiêu chí thành lập Sở Ngoại vụ. 2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm: Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về công tác đối ngoại của cơ quan chuyên môn cấp huyện phù hợp với hướng dẫn của Bộ Ngoại giao và các quy định pháp luật liên quan. 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh kịp thời về Bộ Ngoại giao để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Kiểm toán Nhà nước; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Các Sở Ngoại vụ, Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Công báo, Website Chính phủ; Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật; Website Bộ Ngoại giao; - Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp); - Lưu: HC, CNV. BỘ TRƯỞNG Bùi Thanh Sơn
{ "issuing_agency": "Bộ Ngoại giao", "promulgation_date": "28/10/2021", "sign_number": "03/2021/TT-BNG", "signer": "Bùi Thanh Sơn", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Ke-hoach-182-KH-UBND-2023-khac-phuc-khuyet-diem-quan-ly-quy-hoach-trat-tu-xay-dung-Ha-Noi-583393.aspx
Kế hoạch 182/KH-UBND 2023 khắc phục khuyết điểm quản lý quy hoạch trật tự xây dựng Hà Nội
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 182/KH-UBND Hà Nội, ngày 04 tháng 7 năm 2023 KẾ HOẠCH KHẮC PHỤC KHUYẾT ĐIỂM, HẠN CHẾ ĐƯỢC CHỈ RA TẠI HỘI NGHỊ KIỂM ĐIỂM CÔNG TÁC NĂM 2022 CỦA BAN CÁN SỰ ĐẢNG VÀ TẬP THỂ LÃNH ĐẠO UBND THÀNH PHỐ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUY HOẠCH, QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG Trong thời gian qua, công tác quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng1 trên địa bàn Thành phố đã đạt được những kết quả nhất định, tạo sự chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội Thành phố; diện mạo đô thị và nông thôn Thủ đô ngày càng khang trang, hiện đại; các trường hợp vi phạm cơ bản được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý theo quy định; nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài cơ bản đã được giải quyết; hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước được củng cố, nâng cao. Có được kết quả này là do hệ thống quy phạm pháp luật trong công tác quản lý trật tự xây dựng đã cơ bản hoàn thiện, nhất quán, xuyên suốt; được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố; cùng với đó là sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền trong công tác quản lý quy hoạch và quản lý trật tự xây dựng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng đô thị còn một số tồn tại, hạn chế; tình trạng xây dựng sai phép, sai quy hoạch và vi phạm trật tự xây dựng vẫn diễn biến phức tạp. Những khuyết điểm, hạn chế nêu trên có phần do sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền các cấp còn chưa kịp thời, sâu sát, thiếu sự quyết liệt; năng lực, nhận thức và trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức còn chưa cao; các quy định quản lý chưa được đồng bộ, chồng chéo, kém hiệu quả, chậm được cập nhật, điều chỉnh, bổ sung; sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành Thành phố với chính quyền địa phương chưa chặt chẽ; việc kiểm tra, xử lý các sai phạm ở một số nơi chưa thường xuyên, còn tình trạng nể nang, né tránh, chậm xử lý hoặc thiếu quyết liệt; sự bất cập về cơ chế, chính sách, tổ chức mô hình thí điểm Đội Quản lý trật tự xây dựng... ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thực thi công vụ của cán bộ làm công tác quản lý trật tự xây dựng; lúng túng trong việc nhận diện các hành vi vi phạm để phân định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm xử lý của các đơn vị. Thực hiện chỉ đạo của Ban cán sự Đảng UBND Thành phố tại văn bản số 158-CV/BCSĐ ngày 28/3/2023 (về việc xây dựng kế hoạch khắc phục hạn chế, khuyết điểm được chỉ ra sau Hội nghị kiểm điểm năm 2022 của Ban cán sự Đảng và Tập thể Lãnh đạo UBND Thành phố); nhằm khắc phục các hạn chế, khuyết điểm về công tác quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch khắc phục khuyết điểm, hạn chế được chỉ ra tại hội nghị kiểm điểm công tác năm 2022 của Ban cán sự Đảng và Tập thể Lãnh đạo UBND Thành phố về công tác quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng, cụ thể như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích Chấn chỉnh và khẩn trương khắc phục các tồn tại, hạn chế, yếu kém liên quan đến công tác quản lý quy hoạch và quản lý trật tự xây dựng2 đã được chỉ ra sau Hội nghị kiểm điểm công tác năm 2022; triển khai chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy tại Thông báo số 1064-TB/TU ngày 01/3/2023 (về việc tiếp tục chỉ đạo khắc phục hạn chế, yếu kém sau kiểm điểm tự phê bình và phê bình năm 2022 tại các cơ quan, đơn vị), Báo cáo số 357-BC/TU ngày 24/2/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy (về kết quả kiểm điểm sâu đối với tập thể, cá nhân cán bộ, lãnh đạo, quản lý diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý năm 2022); Kế hoạch số 144-KH/TU ngày 15/3/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy (về khắc phục các hạn chế, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy sau kiểm điểm công tác lãnh đạo, chỉ đạo năm 2022). 2. Yêu cầu - Nâng cao tinh thần trách nhiệm, hiệu quả trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp, các tổ chức trong hệ thống chính trị Thành phố; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và nhận thức của nhân dân, góp phần hạn chế các vi phạm về trật tự xây dựng; tăng cường sự phối hợp có hiệu quả giữa các sở, ban, ngành Thành phố, chính quyền địa phương trong công tác quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng. - Xác định rõ nội dung và nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để khắc phục có hiệu quả các hạn chế, khuyết điểm đã được chỉ ra. Kế hoạch phải được triển khai nghiêm túc, kịp thời trên nguyên tắc “rõ người, rõ việc, trách nhiệm, rõ tiến độ, rõ hiệu quả”; đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao; phân công trách nhiệm cụ thể cho từng sở, ban, ngành Thành phố, đoàn thể, UBND các cấp đảm bảo việc tổ chức triển khai, thực hiện nghiêm túc, đạt hiệu quả cao nhất. - Thực hiện đầy đủ các nội dung, Chương trình, Kế hoạch, Quyết định, Nghị quyết do Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố ban hành có liên quan đến công tác quản lý quy hoạch, quản lý kiến trúc, quản lý trật tự xây dựng. - Khắc phục các hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý nhà nước về quy hoạch và quản lý quy hoạch, kiến trúc, quản lý trật tự xây dựng; chấm dứt vi phạm về quy hoạch, từng bước xử lý dứt điểm các vi phạm trật tự xây dựng tồn đọng. - Quán triệt và thực hiện đúng nguyên tắc xác định, phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (về trật tự xây dựng nói chung; về công trình xây dựng trên đất không đúng mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai nói riêng...), đảm bảo mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật; hạn chế tình trạng hành chính hóa công tác xử lý và đùn đẩy trách nhiệm làm ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. II. GIẢI PHÁP, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU Tại Hội nghị kiểm điểm công tác năm 2022 của Ban cán sự Đảng và Tập thể lãnh đạo UBND Thành phố đã chỉ ra những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng như sau: “Công tác quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng đô thị còn tồn tại và chưa đáp ứng yêu cầu đề ra; tình trạng xây dựng sai phép, sai quy hoạch và vi phạm trật tự xây dựng vẫn diễn biến phức tạp”. Để khắc phục dứt điểm hạn chế, khuyết điểm trên, nâng cao hiệu quả công tác quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng, UBND Thành phố yêu cầu các đơn vị thực hiện một số giải pháp, nhiệm vụ cụ thể như sau: 1. Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, có hiệu quả, đầy đủ các nội dung, Chương trình, Kế hoạch, Quyết định, Nghị quyết do Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố ban hành: Chương trình số 03-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy, Chỉ thị 14-CT/TU ngày 03/2/2022 của Ban Thường vụ Thành ủy; các Nghị quyết của HĐND Thành phố: số 04/NQ-HĐND ngày 08/4/2022, số 06/2022/NQ-HĐND ngày 08/7/2022; các Quyết định, Kế hoạch của UBND Thành phố: số 04/2019/QĐ-UBND ngày 18/3/2019, số 5066/QĐ-UBND ngày 02/12/2021 của UBND Thành phố; số 190/KH-UBND ngày 08/7/2022, số 218/KH-UBND ngày 12/8/2022, số 287/KH-UBND ngày 02/11/2022. 2. Kịp thời tham mưu, ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành trong công tác quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng; kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố; phát huy vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng, xử lý vi phạm trật tự xây dựng. 4. Hoàn thiện cơ chế chính sách; thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; cập nhật văn bản pháp luật mới ban hành cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu công việc trong tình hình mới hiện nay. 5. Nâng cao sự hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật về quy hoạch, trật tự xây dựng của các tổ chức, cá nhân khi triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn Thành phố. 6. Công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, văn bản quy phạm pháp luật, thông tin quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, thông tin quản lý trật tự xây dựng trên cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý chuyên ngành, chính quyền địa phương. 7. Từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu về quy hoạch, trật tự xây dựng trên trang thông tin điện tử của Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Xây dựng, UBND cấp huyện để đăng tải, công khai, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về công tác quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố. 8. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố, kịp thời phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; xử lý nghiêm các cán bộ, công chức vi phạm, cố tình gây khó khăn, nhũng nhiễu trong quá trình thực thi công vụ, các cá nhân buông lỏng quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra vi phạm về quy hoạch, trật tự xây dựng nghiêm trọng, khó khắc phục hậu quả. 9. Khi xác định có vi phạm về trật tự xây dựng, việc xử lý vi phạm phải tuân thủ nguyên tắc quy định tại Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong quá trình thực thi công vụ, giải quyết thủ tục hành chính nếu phát hiện các vi phạm về trật tự xây dựng phải kịp thời thiết lập hồ sơ, xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm theo chức năng, nhiệm vụ được giao và theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, không bỏ lọt hoặc hợp thức cho các hành vi vi phạm trái với quy định của pháp luật hiện hành. 10. Sớm ổn định tổ chức, bộ máy Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã; củng cố tổ chức bộ máy, cán bộ quản lý quy hoạch kiến trúc từ Thành phố đến cấp huyện, nâng cao chất lượng phục vụ trong công tác quy hoạch. 11. Cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý công trình có hành lang bảo vệ an toàn (hành lang bảo vệ công trình lưới điện, công trình năng lượng; công trình giao thông, đê điều, công trình thủy lợi...) có trách nhiệm công bố công khai mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình, phối hợp với địa phương quản lý chặt chẽ chống lấn chiếm, vi phạm về đất đai, vi phạm về quy hoạch, vi phạm về trật tự xây dựng. 12. Tập trung hoàn thành đảm bảo chất lượng, tiến độ đối với (1) Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; (2) Chương trình phát triển đô thị. Hoàn thành, trình UBND Thành phố ban hành các văn bản quy phạm pháp luật được giao liên quan đến lĩnh vực quy hoạch. Phấn đấu hoàn thành phê duyệt các đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện, Quy hoạch phân khu ga Hà Nội, Quy hoạch phân khu đô thị tại các khu vực đô thị vệ tinh. Từng bước hoàn thành công tác tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt các đồ án quy hoạch theo danh mục các đồ án giai đoạn 2021-2025 đã được UBND Thành phố phê duyệt. Ban hành Quy chế quản lý kiến trúc thay thế các Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc khu phố cổ, khu phố cũ đã hết hiệu lực theo Luật Kiến trúc. Nâng cao chất lượng hồ sơ trình duyệt đồ án quy hoạch do UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức lập quy hoạch (có ý kiến thẩm định của Sở Quy hoạch - Kiến trúc) theo đúng quy định pháp luật về quy hoạch, quy định về phân cấp, ủy quyền của UBND Thành phố. Tiếp tục rà soát kế hoạch lập quy hoạch; kịp thời tham mưu báo cáo UBND Thành phố xem xét, dừng, thanh lý các đồ án đang dừng thực hiện do vướng mắc, không khả thi; tập trung triển khai thực hiện các đồ án theo Chương trình, Kế hoạch đã được UBND Thành phố phê duyệt. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật quy hoạch bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức của người dân về mục đích, ý nghĩa và tâm quan trọng của công tác quy hoạch; tăng cường sự đồng thuận của người dân đối với một số các loại hình công trình ít được nhân dân đồng tình, ủng hộ như công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối... III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ 1. Sở Xây dựng - Tổng hợp các bất cập, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố; thường xuyên cập nhật các quy định pháp luật mới có hiệu lực, kịp thời tham mưu UBND Thành phố hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung, thay thế cho phù hợp với thực tiễn và pháp luật hiện hành. - Chủ trì tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng đối với cán bộ công chức làm công tác quản lý trật tự xây dựng; phối hợp, giới thiệu, cử giảng viên, báo cáo viên trong các lớp tập huấn về công tác quản lý trật tự xây dựng, phổ biến pháp luật về xây dựng do UBND các quận, huyện, thị xã chủ trì tổ chức (khi có đề nghị). - Tổ chức đăng tải các thông tin về tình hình, kết quả công tác quản lý trật tự xây dựng trên trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng; kịp thời xem xét, giải quyết đơn, thư của công dân theo quy định. - Tăng cường công tác thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố; kịp thời phát hiện những bất cập trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định. - Phối hợp với các sở, ban, ngành Thành phố; cung cấp thông tin về công tác quản lý trật tự xây dựng, cho ý kiến về việc chấp hành các quy định của pháp luật về xây dựng đối với các chủ đầu tư trên địa bàn Thành phố (khi có đề nghị). - Định kỳ sơ kết, tổng kết 6 tháng, hàng năm; tổ chức giao ban công tác quản lý trật tự xây dựng với UBND cấp huyện và các cơ quan có liên quan để đánh giá tình hình và đề ra biện pháp thực hiện nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, tổng hợp báo cáo UBND Thành phố. - Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu UBND Thành phố kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải pháp để ổn định tổ chức bộ máy Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị tại cấp huyện. - Đề xuất Chủ tịch UBND Thành phố xem xét, xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân có liên quan buông lỏng quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ để xảy ra vi phạm trật tự xây dựng nghiêm trọng trên địa bàn quản lý. 2. Sở Quy hoạch - Kiến trúc - Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại mục 12, Phần II Kế hoạch này. - Chủ trì, phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ thẩm định, trình cấp thẩm quyền phê duyệt các quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng theo phân cấp. - Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện các giải pháp tăng cường công tác quản lý quy hoạch, kiến trúc gắn với từng đồ án quy hoạch, đảm bảo chặt chẽ, giữ đúng định hướng, mục tiêu ban đầu của quy hoạch; Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện theo quy hoạch được duyệt đối với việc triển khai thực hiện các công trình, dự án theo chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định và UBND Thành phố giao. - Tuân thủ nghiêm các điều kiện, trình tự, thủ tục về điều chỉnh quy hoạch xây dựng theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị, Luật Quy hoạch; xem xét một cách thận trọng, khách quan, khoa học việc điều chỉnh tổng thể và điều chỉnh cục bộ quy hoạch, không điều chỉnh cục bộ quy hoạch làm tăng mật độ dân cư so với quy hoạch được duyệt; không xem xét đối với việc điều chỉnh quy hoạch làm giảm diện tích đất xây dựng các công trình phúc lợi, công viên cây xanh, ao, hồ, công cộng phục vụ dân sinh; không thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch theo đề nghị của chủ đầu tư khi chưa nghiên cứu, rà soát, báo cáo về sự phù hợp quy hoạch chung, quy hoạch phân khu; không xem xét điều chỉnh quy hoạch đối với công trình có vi phạm trật tự xây dựng khi chủ đầu tư chưa chấp hành xong các Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (bao gồm cả biện pháp khắc phục hậu quả) của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính. - Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy trình, quy định, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch và các nội dung khác liên quan cho phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo sự đồng bộ và tuân thủ các quy định hiện hành; nghiên cứu, tham mưu UBND Thành phố ban hành Quyet định sửa đổi Quyết định số 72/2014/QĐ-UBND ngày 17/9/2014 của UBND Thành phố. - Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên tổ chức thực hiện cập nhật và đăng tải các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết thuộc thẩm quyền phê duyệt cấp tỉnh, huyện quy định tại Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị và theo yêu cầu của Bộ Xây dựng. 3. Sở Tài nguyên và Môi trường - Đẩy nhanh công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản trên đất (sau đây gọi là cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) cho các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện theo quy định làm cơ sở cho việc cấp giấy phép xây dựng, phục vụ công tác quản lý trật tự xây dựng. - Phối hợp với Sở Xây dựng, UBND quận, huyện, thị xã (theo phân cấp) nắm thông tin về tình hình trật tự xây dựng của các chủ đầu tư trên địa bàn Thành phố phục vụ cho công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định; chưa xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các công trình có vi phạm trật tự xây dựng mà chủ đầu tư chưa khắc phục xong các vi phạm về trật tự xây dựng hoặc chưa chấp hành xong các Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (bao gồm cả biện pháp khắc phục hậu quả) của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính. - Phối hợp, hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã trong việc kiểm tra, xử lý các công trình vi phạm về đất đai theo quy định. 4. Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội - Tổ chức bàn giao chỉ giới đường đỏ cho UBND các quận, huyện, thị xã, làm cơ sở để giải quyết các thủ tục hành chính theo quy định. - Phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan rà soát, đẩy nhanh tiến độ phủ kín các quy hoạch còn thiếu trên địa bàn Thành phố. 5. Sở Nội vụ - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, kịp thời xử lý, kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý đối với cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ vi phạm trong công tác quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng theo quy định của pháp luật. - Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng tham mưu UBND Thành phố kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có giải pháp ổn định tổ chức bộ máy Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã. 6. Sở Kế hoạch và Đầu tư Phối hợp với Sở Xây dựng, UBND quận, huyện, thị xã (theo phân cấp) cập nhật, quản lý thông tin về tình hình trật tự xây dựng của các chủ đầu tư trên địa bàn Thành phố; tham mưu, đề xuất UBND Thành phố chưa giao thực hiện các dự án, điều chỉnh chủ trương đầu tư trên địa bàn Thành phố cho các chủ đầu tư có vi phạm trật tự xây dựng chưa khắc phục xong các vi phạm về trật tự xây dựng hoặc chưa chấp hành xong các Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (bao gồm cả biện pháp khắc phục hậu quả) của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính. 7. Sở Công Thương Phối hợp, hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã trong việc kiểm tra, xử lý công trình xây dựng vi phạm hành lang bảo vệ công trình lưới điện, hành lang bảo vệ công trình năng lượng. 8. Sở Giao thông vận tải Phối hợp, hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các công trình vi phạm hành lang bảo vệ công trình giao thông. 9. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phối hợp, hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các công trình xây dựng vi phạm hành lang bảo vệ đê điều, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, trên đất rừng phòng hộ. 10. Ban Quản lý các khu Công nghiệp và chế xuất - Kiểm tra, giám sát việc thực hiện, triển khai các dự án đầu tư trong các khu công nghiệp và khu chế xuất theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được UBND Thành phố giao; đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực vi phạm về quy hoạch, trật tự xây dựng. - Không xem xét (hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền) cấp mới, điều chỉnh quy hoạch, giấy chứng nhận đầu tư cho các chủ đầu tư chưa khắc phục xong các vi phạm về trật tự xây dựng hoặc chưa chấp hành xong các Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (bao gồm cả biện pháp khắc phục hậu quả) của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính. 11. Công an Thành phố Chỉ đạo lực lượng công an cấp huyện, cấp xã phối hợp với UBND cùng cấp trong việc thực hiện các biện pháp ngăn chặn, xử lý vi phạm trật tự xây dựng theo nội dung Quy định về Quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố ban hành kèm theo Quyết định số 04/2019/QĐ-UBND ngày 18/3/2019 của UBND Thành phố. 12. Các Sở, ban, ngành của Thành phố có liên quan Ngoài các nhiệm vụ đã nêu trên, các Sở, ban, ngành Thành phố: Thanh tra Thành phố, Quy hoạch - Kiến trúc, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa và Thể thao, Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Cục Thuế Thành phố, Giao thông vận tải, Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Lao động Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Tư pháp, Ban quản lý Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội và các sở, ban, ngành Thành phố có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao tăng cường phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Xây dựng và UBND cấp huyện trong công tác quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng; Chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND Thành phố về các nội dung có liên quan được giao quản lý. 13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các đoàn thể chính trị - xã hội Phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về quy hoạch, trật tự xây dựng, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao. 14. UBND các quận, huyện, thị xã - Chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và UBND Thành phố về tình hình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn. - Triển khai đồng bộ có hiệu lực, hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ trong công tác quản lý trật tự xây dựng được quy định tại Quyết định số 04/2019/QĐ-UBND ngày 18/3/2019 của UBND Thành phố về việc ban hành quy định quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội khẩn trương thực hiện các đồ án quy hoạch chi tiết, quy hoạch điểm dân cư nông thôn, quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc, thiết kế đô thị để đáp ứng yêu cầu cấp Giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch. - Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường đẩy nhanh công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân và tổ chức theo quy định. - Chủ trì tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng đối với các phòng, ban, đơn vị (có liên quan), UBND xã, phường, thị trấn; thực hiện việc tuyên truyền, vận động hướng dẫn các tổ chức, nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về quy hoạch, trật tự xây dựng trên địa bàn. - Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị, UBND cấp xã và các cơ quan liên quan thực hiện trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý trật tự xây dựng; kiên quyết, xử lý dứt điểm công trình vi phạm. - Kịp thời ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính; ban hành các quyết định cưỡng chế đối với các chủ đầu tư cố tình không chấp hành các Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đảm bảo đúng trình tự, thời gian theo quy định. - Công khai đầy đủ các quy định pháp luật về quy hoạch, xây dựng, quy định quản lý trật tự xây dựng, tình hình trật tự xây dựng tại địa phương3, các bộ thủ tục hành chính, quy hoạch (phân khu, chi tiết,...) trên địa bàn,... trên trang thông tin điện tử của UBND quận, huyện, thị xã; niêm yết công khai các bộ thủ tục hành chính tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và Bộ phận tiếp công dân, giải quyết đơn thư của UBND cấp huyện, cấp xã. - Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin kiểm soát và xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng, các khu vực có tranh chấp, khiếu kiện về xây dựng để đăng tải công khai trên cổng thông tin điện tử của UBND cấp huyện. - Nghiên cứu, xem xét, quan tâm đến chế độ chính sách cho cán bộ, công chức làm công tác quản lý trật tự xây dựng theo quy định; tạm thời giữ ổn định bộ máy, chỉ tiêu, biên chế của cán bộ, công chức trong thời gian thí điểm. - Lập kế hoạch chi tiết, cụ thể xử lý dứt điểm các công trình vi phạm, tồn đọng theo quy định; kịp thời phát hiện, kiến nghị cơ quan, đơn vị có chức năng quản lý nhà nước về đất đai xử lý đối với các trường hợp xây dựng công trình trên đất không đúng mục đích sử dụng đất4 theo quy định tại nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai5. - Không xem xét (hoặc kiến nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền) cấp mới, điều chỉnh quy hoạch xây dựng cho các chủ đầu tư chưa khắc phục xong các vi phạm về trật tự xây dựng hoặc chưa chấp hành xong các Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (bao gồm cả biện pháp khắc phục hậu quả) của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Việc thực hiện Kế hoạch này bao gồm thực hiện đầy đủ các nội dung, Chương trình, Kế hoạch, Quyết định, Nghị quyết do Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố ban hành có liên quan đến lĩnh vực quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng. Các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công, những hạn chế, khuyết điểm, đặc biệt là hạn chế đã chỉ ra từ nhiều năm, hạn chế được chỉ ra tại các kết luận thanh tra, kiểm tra, kiến nghị kiểm toán trong lĩnh vực quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng nhưng còn chậm được khắc phục để chủ động xây dựng Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện6 (xác định rõ nội dung, công tác trọng tâm, các biện pháp, giải pháp thực hiện, thời gian thực hiện, thời gian hoàn thành; phân công rõ trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo để thực hiện có hiệu quả); Kế hoạch tổ chức thực hiện của các đơn vị gửi về UBND Thành phố (qua Sở Xây dựng) trước ngày 15/7/2023 để tổng hợp, theo dõi. 2. Thực hiện nghiêm chế độ thông tin báo cáo theo quy định; định kỳ 06 tháng và hàng năm xây dựng báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này lồng ghép vào báo cáo kết quả thực hiện Chương trình công tác hàng năm của UBND Thành phố, thực hiện báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của UBND Thành phố (hoặc theo đề nghị của Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc đối với lĩnh vực được UBND Thành phố giao chủ trì), cụ thể: - Đối với lĩnh vực quản lý quy hoạch: Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện; chế độ báo cáo được lồng ghép, thực hiện theo Kế hoạch số 190/KH-UBND ngày 08/7/2022 của UBND Thành phố. - Đối với lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng: Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện; chế độ thông tin báo cáo được lồng ghép, thực hiện theo quy định tại Điều 12 Quy định về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố ban hành kèm theo Quyết định số 04/2019/QĐ-UBND ngày 18/3/2019 của UBND Thành phố. 3. Giao Sở Xây dựng là cơ quan thường trực phối hợp với Văn phòng UBND Thành phố theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị; tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, đề xuất, báo cáo UBND Thành phố chỉ đạo, giải quyết theo thẩm quyền./. Nơi nhận: - Đ/c Bí thư Thành ủy; - Thường trực Thành ủy; - Đ/c Chủ tịch UBND Thành phố; - Các Đ/c PCT UBND Thành phố; - Các Ban của Thành ủy; - Văn phòng Thành ủy; - Các Sở, ban, ngành Thành phố; (để thực hiện) - UBND các quận, huyện, thị xã; (để thực hiện) - UBMT Tổ quốc VN Thành phố HN; (để p/h) - VPUBTP: CVP, Võ Tuấn Anh; TH, ĐT; - Lưu: VT, ĐT. T/M. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Dương Đức Tuấn 1 Theo quy định tại khoản 2 Điều 56 của Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021, Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ: hành vi xây dựng công trình sai quy hoạch được duyệt là một trong những hành vi vi phạm về quản lý trật tự xây dựng. 2 Các tồn tại, hạn chế, yếu kém liên quan đến công tác quản lý quy hoạch và quản lý trật tự xây dựng gồm: các khuyết điểm, hạn phế đã đã được chỉ ra sau Hội nghị kiểm điểm công tác năm 2022; các khuyết điểm, han chế đã được chỉ ra tại các kết luận thanh tra, kiểm tra, kiến nghị của cơ quan Kiểm toán về công tác: quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng, cấp Giấy chứng nhận QSĐ đất; xây dựng các công trình trái phép trên đất công, nông nghiệp, lâm nghiệp, hành lang thoát lũ, hành lang bảo vệ lưới điện, v/v...,. (gồm: Kết luận của Ban Chỉ đạo Trung ương, về phòng, chống tham nhũng tiêu cực; Kết luận số 1203/KL-TTCP ngày 16/5/2017, số 1468/KL-TTCP ngày 04/9/2018 của Thanh tra Chính phủ; Kết luận số 39/KL-TTr ngày 17/5/2022 của Thanh tra Bộ Xây dựng; Kết luận số 1085/KL-TTLN-P3 ngày 14/3/2019, số 1125/KL-TTLN-P3 ngày 15/3/2019 của Đoàn thanh tra liên ngành thành phố Hà Nội; v/v....). 3 Tình hình trật tự xây dựng tại địa phương gồm: Cơ sở dữ liệu thông tin kiểm soát và xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng, các khu vực có tranh chấp, khiếu kiện về xây dựng (nếu có). 4 Hoặc chỉ đạo Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị, UBND các xã, phường, thị trấn, các phòng, ban, đơn vị (trực thuộc) có liên quan để thực hiện. 5 Tại khoản 11 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP của Chính phủ có nêu: “Đối với các công trình xây dựng trên đất không đúng mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai thì xử phạt theo quy định tại nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai”. 6 Kế hoạch triển khai thực hiện của các đơn vị bám sát nội dung tại mục 1 Văn bản số 158-CV/BCSĐ ngày 28/3/2023 của Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố.
{ "issuing_agency": "Thành phố Hà Nội", "promulgation_date": "04/07/2023", "sign_number": "182/KH-UBND", "signer": "Dương Đức Tuấn", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Nghi-dinh-63-2007-ND-CP-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-trong-cong-nghe-thong-tin-18233.aspx
Nghị định 63/2007/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong công nghệ thông tin
CHÍNH PHỦ ******* CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc ******* SỐ: 63/2007/NĐ-CP Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2007 NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006; Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông, NGHỊ ĐỊNH: Chương 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Nghị định này quy định hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt và thẩm quyền xử phạt hành chính trong ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (sau đây gọi tắt là công nghệ thông tin). 2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin quy định tại Chương II Nghị định này là hành vi của tổ chức, cá nhân cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghệ thông tin mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính. 3. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực công nghệ thông tin không trực tiếp quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính về công nghệ thông tin thì bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính về công nghệ thông tin trong phạm vi lãnh thổ, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam thì bị xử phạt hành chính như tổ chức, cá nhân Việt Nam. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó. 2. Người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính về công nghệ thông tin thì xử lý theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 và Điều 7 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002. Điều 3. Nguyên tắc xử phạt 1. Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính về công nghệ thông tin phải do người có thẩm quyền quy định tại các Điều 22, 23, 24 và 25 Nghị định này tiến hành theo đúng quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. 2. Mọi hành vi vi phạm hành chính về công nghệ thông tin khi được phát hiện phải đình chỉ ngay. Việc xử phạt phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật. 3. Một hành vi vi phạm hành chính về công nghệ thông tin chỉ bị xử phạt một lần. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính về công nghệ thông tin thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính về công nghệ thông tin thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt. 4. Việc xử phạt vi phạm hành chính về công nghệ thông tin phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính để quyết định hình thức, biện pháp, mức xử phạt thích hợp. 5. Không xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Điều 4. Thời hiệu xử phạt 1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về công nghệ thông tin là một năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. Đối với hành vi vi phạm quy định về giá, phí, lệ phí, xuất nhập khẩu, sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì thời hiệu xử phạt vi phạm được thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. 2. Đối với cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc quyết định đưa vụ án về công nghệ thông tin ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính thì bị xử phạt vi phạm hành chính; trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định cho người có thẩm quyền xử phạt; trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 03 tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm. 3. Quá thời hạn nêu tại các khoản 1 và 2 Điều này thì không xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này. 4. Trong thời hạn được quy định tại khoản 1 và 2 Điều này nếu tổ chức, cá nhân thực hiện vi phạm hành chính trong cùng lĩnh vực trước đây đã vi phạm hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt. Điều 5. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả 1. Đối với mỗi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây: a) Cảnh cáo; b) Phạt tiền. 2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: a) Tước quyền sử dụng giấy phép; b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; c) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính về công nghệ thông tin tại Việt Nam. 3. Ngoài các hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung nêu trên, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm công nghệ thông tin; c) Buộc tiêu hủy vật phẩm công nghệ thông tin hoặc xóa bỏ nội dung thông tin số gây hại cho tinh thần, sức khỏe con người, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, có nội dung độc hại; d) Thu hồi hoặc buộc hoàn trả kinh phí chiếm dụng, thu sai, chi sai hoặc được ưu đãi, hỗ trợ; đ) Thu hồi tên miền, địa chỉ Internet, số hiệu mạng. Chương 2: HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT MỤC 1: HÀNH VI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Điều 6. Hành vi vi phạm các quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu nhập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin số 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi trích dẫn nội dung thông tin số của tổ chức, cá nhân khác mà theo quy định của pháp luật là được phép trích dẫn nhưng không nêu rõ nguồn gốc của thông tin đó. 2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Xác định không chính xác hoặc không đầy đủ danh sách chủ sở hữu thuê chỗ lưu trữ thông tin số theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; b) Lưu trữ thông tin cá nhân của người khác thu thập được trên môi trường mạng vượt quá thời gian quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận giữa hai bên. 3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong hành vi sau: a) Trích dẫn nội dung thông tin số của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu thông tin số đó hoặc trích dẫn trái quy định của pháp luật; b) Không chấm dứt việc cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số trong trường hợp tự mình phát hiện hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo cho biết thông tin đang được lưu trữ là trái pháp luật; c) Không chấm dứt việc cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác công cụ tìm kiếm đến các nguồn thông tin số trong trường hợp tự mình phát hiện hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo cho biết nguồn thông tin số đó là trái pháp luật; d) Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng mà không được sự đồng ý của người đó trừ quy định tại khoản 3 Điều 21 của Luật Công nghệ thông tin; đ) Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác mà không thông báo cho người đó biết hình thức, phạm vị, địa điểm và mục đích của việc thu thập, xử lý, sử dụng thông tin đó; e) Sử dụng thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng sai mục đích đã thông báo cho người đó; g) Không kiểm tra lại, đính chính hoặc hủy bỏ thông tin cá nhân của người khác lưu trữ trên môi trường mạng trong quá trình thu thập, xử lý, sử dụng thông tin khi có yêu cầu của chủ sở hữu thông tin đó; h) Cung cấp hoặc sử dụng thông tin cá nhân chưa được đính chính khi có yêu cầu đính chính của chủ sở hữu thông tin đó; i) Cung cấp hoặc sử dụng thông tin cá nhân khi đã có yêu cầu hủy bỏ của chủ sở hữu thông tin đó; k) Không lưu trữ những thông tin số ghi hoạt động trên môi trường mạng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Truy nhập trái phép vào máy tính, mạng máy tính, cơ sở dữ liệu; b) Không thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc truy nhập thông tin hoặc loại bỏ thông tin trái pháp luật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi truyền đưa hoặc cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số; c) Không thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xác định danh sách chủ sở hữu thuê chỗ lưu trữ thông tin số; d) Không đảm bảo bí mật thông tin của tổ chức, cá nhân thuê chỗ lưu trữ thông tin số; đ) Không thực hiện các biện pháp quản lý, kỹ thuật cần thiết để bảo đảm thông tin cá nhân không bị mất, đánh cắp, tiết lộ, thay đổi hoặc phá hủy khi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng; e) Cung cấp thông tin cá nhân của người khác cho bên thứ ba trên môi trường mạng trái quy định của pháp luật hoặc không được sự đồng ý của người đó; g) Ngăn cản quyền tìm kiếm, trao đổi, sử dụng thông tin hợp pháp trên môi trường mạng; h) Không khôi phục thông tin hoặc khả năng truy nhập đến nguồn thông tin hợp pháp khi được sử hữu thông tin đó yêu cầu; i) Không tiến hành theo dõi, giám sát thông tin số của tổ chức, cá nhân khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; k) Không tiến hành điều tra các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong quá trình truyền đưa hoặc lưu trữ thông tin số của tổ chức, cá nhân khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm kích động mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc; b) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác; c) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm quảng cáo, tuyên truyền hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm; d) Giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác. 6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số để kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội. 7. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số để chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; b) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số để kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. 8. Hình hức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 3; điểm a, g khoản 4; khoản 5; khoản 6 và khoản 7 Điều này; b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều này. 9. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xóa bỏ các thông tin số đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2; điểm a, b, c khoản 5; khoản 6; khoản 7 Điều này. Điều 7. Hành vi vi phạm các quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Đưa không đầy đủ các thông tin quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật Công nghệ thông tin trên trang thông tin điện tử; b) Không xây dựng hoặc không áp dụng nội quy đảm bảo an toàn thông tin. 2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không áp dụng quy trình quản lý an toàn hệ thống máy tính như các giải pháp ngăn chặn và phát triển sớm việc truy cập trái phép vào các mạng máy tính hay thiết bị lưu trữ dữ liệu; b) Không ban hành hoặc không áp dụng quy chế chia sẽ thông tin số nhằm đảm bảo sử dụng chung thông tin về quản lý, điều hành, phối hợp công tác và những thông tin khác một cách đồng bộ và thông suốt giữa các cơ quan nhà nước. 3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không cung cấp thông tin phục vụ lợi ích công cộng, thủ tục hành chính trên môi trường mạng theo quy định của pháp luật; b) Không bảo đảm tính chính xác, đầy đủ của thông tin, văn bản được trao đổi, cung cấp, lấy ý kiến trên môi trường mạng; c) Không thông báo hoặc thông báo không đầy đủ trên phương tiện thông tin đại chúng các nội dung hoạt động trên môi trường mạng theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật Công nghệ thông tin; d) Không bảo đảm hệ thống thiết bị cung cấp thông tin, cung cấp dịch vụ công và lấy ý kiến trên môi trường mạng hoạt động cả trong giờ và ngoài giờ làm việc hoặc không thông báo theo quy định khi hệ thống có sự cố; đ) Không triển khai hoặc không có các phương án dự phòng về cơ sở hạ tầng thông tin để cung cấp thông tin và dịch vụ cần thiết nhất theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; e) Không đưa các thông tin quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật Công nghệ thông tin trên trang thông tin điện tử; g) Không lưu trữ thông tin về giải pháp và sản phẩm dùng chung, nội dung và kết quả thực hiện các dự án ứng dụng công nghệ thông tin đã triển khai vào cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương theo quy định của pháp luật; h) Không sao chép theo định kỳ các dữ liệu được truyền tải ở dạng số để lưu trữ theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không áp dụng các công nghệ xác thực, cơ chế quản lý quyền truy nhập và cơ chế ghi biên bản hoạt động của hệ thống để quản lý, kiểm tra việc truy nhập mạng. 5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Đưa không chính xác các thông tin quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật Công nghệ thông tin trên trang thông tin điện tử; b) Không xây dựng biểu mẫu điện tử phục vụ cho việc trao đổi, cung cấp thông tin và lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng. 6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Mua sắm chương trình phần mềm nhưng không triển khai ứng dụng; b) Mua sắm chương trình phần mềm có chức năng giống nhau hoặc gần giống nhau gây lãng phí; c) Không thực hiện các định mức, đơn giá, tiêu chuẩn, chế độ trong việc mua sắm sản phẩm công nghệ thông tin. 7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật; b) Thu phí khi cung cấp các thông tin quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật Công nghệ thông tin. 8. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc hoàn trả số tiền chi sai đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này; b) Thu hồi số tiền đã thu sai đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 7 Điều này. Điều 8. Hành vi vi phạm các quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong thương mại 1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Thông báo không đầy đủ những thông tin có liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật Công nghệ thông tin khi hoạt động kinh doanh trên môi trường mạng; b) Cung cấp không đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ, điều kiện giao dịch, thủ tục giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại trên trang thông tin điện tử bán hàng; c) Công bố không đầy đủ thông tin về các trường hợp người tiêu dùng có quyền hủy bỏ, sửa đổi thỏa thuận trên trang thông tin điện tử bán hàng; d) Cung cấp không đầy đủ các thông tin cho việc giao kết hợp đồng quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật Công nghệ thông tin trừ trường hợp các bên liên quan có thỏa thuận khác. 2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không thông báo công khai những thông tin có liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật Công nghệ thông tin khi hoạt động kinh doanh trên môi trường mạng; b) Không cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ, điều kiện giao dịch, thủ tục giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại trên trang thông tin điện bán hàng; c) Không công bố các trường hợp người tiêu dùng có quyền hủy bỏ, sửa đổi thỏa thuận trên trang thông tin điện tử bán hàng; d) Không cung cấp các thông tin cho việc giao kết hợp đồng quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật Công nghệ thông tin trừ trường hợp các bên liên quan có thỏa thuận khác. 3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Vi phạm quy định của pháp luật về điều kiện, quy trình, thủ tục thanh toán trên môi trường mạng; b) Không bảo đảm cho người tiêu dùng khả năng lưu trữ và tái tạo được các thông tin về điều kiện hợp đồng. 4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Ngăn cản trái pháp luật việc thiết lập trang thông tin điện tử bán hàng của các tổ chức, cá nhân; b) Giả mạo thông tin, cung cấp thông tin sai sự thật để lừa đảo bán hàng, mua hàng qua mạng; c) Cung cấp sai sự thật những thông tin có liên quan quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật Công nghệ thông tin khi hoạt động kinh doanh trên môi trường mạng; d) Cung cấp thông tin sai sự thật về hàng hóa, dịch vụ, điều kiện giao dịch, thủ tục giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại hoặc phương thức thanh toán an toàn và tiện lợi trên trang thông tin điện tử bán hàng. 5. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 4 Điều này. 6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Thu hồi số tiền thu lợi bất chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này. Điều 9. Hành vi vi phạm các quy định về việc cung cấp, sử dụng thông tin, tài liệu mật trên môi trường mạng 1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ trên môi trường mạng thông tin thuộc bí mật kinh doanh hoặc bí mật cá nhân trái quy định của pháp luật. 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ trên môi trường mạng bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác ở cấp độ mật đã được pháp luật quy định. 3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ trên môi trường mạng bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác ở cấp độ tối mật đã được pháp luật quy định. 4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này. MỤC 2: HÀNH VI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Điều 10. Hành vi vi phạm các quy định về nghiên cứu – phát triển công nghệ thông tin 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản, hạn chế trái pháp luật việc chuyển giao kết quả nghiên cứu – phát triển công nghệ, sản phẩm công nghệ thông tin. 2. Các hành vi vi phạm hành chính khác về hoạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin được áp dụng theo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ. 3. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện đối với hành vi vi phạm quy địng tại khoản 1 Điều này. Điều 11. Hành vi vi phạm các quy định về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin Các hành vi vi phạm hành chính về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin được áp dụng theo Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Điều 12. Hành vi vi phạm các quy định về phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản trái pháp luật tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ thông tin. 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản trái pháp luật sự hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin giữa cơ sở đào tạo với các tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin. 3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cấp văn bằng, chứng chỉ về công nghệ thông tin không đúng quy định của pháp luật. 4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gian lận, giả mạo để được hưởng ưu đãi trong hoạt động đào tạo nhân lực công nghệ thông tin. 5. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này. 6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả kinh phí được ưu đãi đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này. Điều 13. Hành vi vi phạm các quy định về phát triển công nghiệp công nghệ thông tin 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không áp dụng phương pháp định giá phần mềm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong việc triển khai các dự án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin có sử dụng nguồn vốn ngân sách; b) Chuyển giao, chuyển nhượng công nghệ, giải pháp phát triển sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm do Nhà nước đầu tư khi chưa được sự đồng ý hoặc trái với quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Cung cấp thông tin sai sự thật để được tham gia nghiên cứu – phát triển, sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm; b) Ngăn cản, hạn chế trái pháp luật tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư, xây dựng khu công nghệ thông tin tập trung theo quy hoạch của Chính phủ; c) Ngăn cản, hạn chế trái pháp luật các hoạt động đầu tư mạo hiểm vào lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin, đầu tư phát triển và cung cấp thiết bị số giá rẻ. 3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Gian lận, giả mạo để được hưởng ưu đãi, ưu tiên trong đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung; b) Gian lận, giả mạo để được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước áp dụng đối với tổ chức, cá nhân đầu tư và hoạt động trong khu công nghệ thông tin tập trung hoặc khu công nghệ cao; c) Chiếm đoạt phần tiền bản quyền không được phép thụ hưởng đối với sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm do Nhà nước đầu tư mà mình tham gia nghiên cứu, phát triển, sản xuất; d) Không nộp phần doanh thu mang lại từ việc kinh doanh sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm do Nhà nước đầu tư theo quy định. 4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi đánh cắp công nghệ, giải pháp, bản quyền của sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm do nhà nước đầu tư. 5. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, c khoản 2 và khoản 4 Điều này. 6. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc hoàn trả kinh phí được ưu đãi hỗ trợ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều này; b) Thu hồi số tiền chiếm đoạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c, d khoản 3 Điều này. Điều 14. Hành vi vi phạm các quy định về phát triển dịch vụ công nghệ thông tin 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gian lận, giả mạo để được hưởng chế độ ưu đãi dành cho một số loại hình dịch vụ công nghệ thông tin. 2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả kinh phí được ưu đãi đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này. MỤC 3: HÀNH VI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Điều 15. Hành vi vi phạm các quy định về cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin 1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Ngăn cản trái phép việc đặt điểm truy nhập Internet công cộng tại bưu cục, điểm bưu điện văn hóa xã, nhà ga, bến xe, cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu, khu dân cư, bệnh viện, trường học, siêu thị, trung tâm văn hóa, thể thao; b) Làm hư hỏng các điểm truy cập Internet công cộng. 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Ngăn cản, hạn chế trái pháp luật tổ chức, cá nhân truy nhập và sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia, của Bộ, ngành, địa phương; b) Cản trở việc sử dụng cơ sở dữ liệu của chủ sở hữu khi thực hiện hành vi tái sản xuất, phân phối, quảng bá, truyền đưa, cung cấp nội dung hợp thành cơ sở dữ liệu đó; c) Phá hoại, phong tỏa, làm biến dạng cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp. 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu cơ sở dữ liệu; b) Phá hoại cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ công ích; c) Phá hoại cơ sở hạ tầng thông tin của tổ chức, doanh nghiệp; d) Phá hoại, phong tỏa, làm biến dạng cơ sở dữ liệu của Bộ, ngành, địa phương. 4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Phá hoại cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ cơ quan nhà nước; b) Phá hoại, phong tỏa, làm biến dạng cơ sở dữ liệu quốc gia; c) Trì hoãn, khước từ hoặc có những hành vi khác nhằm trốn tránh việc thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc huy động một phần hoặc toàn bộ cơ sở hạ tầng thông tin để ưu tiên phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin khi có một trong các trường hợp khẩn cấp quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật Công nghệ thông tin. 5. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. 6. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1; khoản 2; điểm b, c, d khoản 3; điểm a, b khoản 4; khoản 5 Điều này; b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2; điểm b, c, d khoản 3; điểm a, b khoản 4; khoản 5 Điều này. 7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 1; điểm d khoản 2; điểm b, c, d khoản 3; điểm a, b khoản 4; khoản 5 Điều này. Điều 16. Hành vi vi phạm các quy định về đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin 1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn khác phục vụ cho việc đầu tư, xây dựng và khai thác, bảo trì cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ cơ quan nhà nước không đúng với quy định của pháp luật; b) Sử dụng vốn đầu tư, cơ chế hỗ trợ tài chính của Nhà nước cho việc xây dựng và sử dụng cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ công ích và thu hẹp khoảng cách số không đúng với quy định của pháp luật; c) Sử dụng kinh phí của nhà nước phục vụ xây dựng và duy trì cơ sở dữ liệu quốc gia, bộ, ngành, địa phương không đúng với quy định của pháp luật. 2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gian lận, giả mạo để được hưởng các ưu đãi về đầu tư, tài chính và các ưu đãi khác dành cho tổ chức, cá nhân hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tại vùng sâu, vùng xa, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn để hoạt động vào các lĩnh vực khác. 3. Các hành vi vi phạm hành chính khác để đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin được áp dụng theo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Thu hồi số tiền đã chi sai đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; b) Buộc hoàn trả kinh phí được hỗ trợ, ưu đãi đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này. Điều 17. Vi phạm các quy định về sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin 1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Lưu trữ bản sao tác phẩm được bảo hộ phục vụ quá trình truyền đưa thông tin mặc dù việc truyền đưa thông tin đã hoàn tất; b) Sử dụng mã cài đặt chương trình phần mềm bất hợp pháp. 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Kê khai sai sự thật thông tin về sản phẩm phần mềm để dự thi; b) Không công bố toàn bộ hoặc một phần chương trình phần mềm gốc đã được sử dụng để phát triển thành chương trình phần mềm khác, trừ phần mềm gốc do chính tác giả sử dụng để phát triển thành phần mềm khác. 3. Các hành vi vi phạm hành chính về quyền tác giả khác đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu được áp dụng theo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. 4. Các hành vi vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp khác trong lĩnh vực công nghệ thông tin được áp dụng theo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp. 5. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Điều 18. Hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và hỗ trợ người sử dụng sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin 1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Che giấu tên của mình hoặc giả mạo tên của tổ chức, cá nhân khác khi gửi thông tin trên môi trường mạng; b) Gửi thông tin quảng cáo trên môi trường mạng nhưng không bảo đảm cho người tiêu dùng khả năng từ chối nhận thông tin quảng cáo thông qua môi trường mạng; c) Tiếp tục gửi thông tin quảng cáo trên môi trường mạng đến người tiêu dùng mặc dù người tiêu dùng đó đã thông báo không đồng ý nhận thông tin đó; d) Phân phát địa chỉ liên lạc có trên môi trường mạng mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu địa chỉ liên lạc đó. 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Tạo ra và cài đặt chương trình virus máy tính hoặc phần mềm gây hại hoặc đoạn mã gây hại để thực hiện một trong những hành vi quy định tại Điều 71 của Luật Công nghệ thông tin; b) Ngăn chặn bất hợp pháp việc truy nhập đến thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng; c) Bẻ khóa, trộm cắp, sử dụng mật khẩu, khóa mật mã và thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng; d) Khi cung cấp dịch vụ không thực hiện hoặc không có biện pháp ngăn ngừa trẻ em truy nhập trên môi trường mạng thông tin không có lợi đối với trẻ em theo quy định của pháp luật; đ) Sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin mang nội dung không có lợi cho trẻ em nhưng không có dấu hiệu cảnh báo; e) Sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin trái đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc; g) Thử xâm nhập bất hợp pháp vào các hệ thống thông tin; h) Truy xuất bất hợp pháp vào quá trình truyền đưa dữ liệu, thông tin. i) Sử dụng người không có văn bằng, chứng chỉ về công nghệ thông tin do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp để quản lý hệ thống trang thiết bị công nghệ thông tin. 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Phát tán chương trình virus máy tính hoặc phần mềm gây hại hoặc đoạn mã gây hại để thực hiện một trong những hành vi quy định tại Điều 71 của Luật Công nghệ thông tin; b) Xâm nhập, sửa đổi, xóa bỏ trái quy định của pháp luật đối với các nội dung thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng ; c) Tấn công từ chối dịch vụ (DOS, DDOS) hoặc có các hành vi cản trở hoạt động cung cấp dịch vụ của hệ thống thông tin; d) Đánh bạc, tổ chức đánh bạc, môi giới mại dâm, lừa đảo, khủng bố trên môi trường mạng. 4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Áp dụng không đúng đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên dành cho người tàn tật tham gia các chương trình giáo dục và đào tạo về công nghệ thông tin; b) Giả mạo, gian lận trong việc cung cấp thông tin nhằm được hưởng chính sách ưu tiên dành cho người tàn tật tham gia các chương trình giáo dục và đào tạo về công nghệ thông tin; c) Áp dụng không đúng đối tượng được hưởng ưu đãi về thuế, tín dụng và ưu đãi khác dành cho hoạt động nghiên cứu – phát triển các công cụ và ứng dụng nhằm nâng cao khả năng của người tàn tật trong việc truy nhập, sử dụng các nguồn thông tin và tri thức thông qua sử dụng máy tính và cơ sở hạ tầng thông tin; d) Cung cấp thông tin sai sự thật để được hưởng ưu đãi về thuế, tín dụng và ưu đãi khác dành cho hoạt động nghiên cứu – phát triển các công cụ và ứng dụng nhằm nâng cao khả năng của người tàn tật trong việc truy nhập, sử dụng các nguồn thông tin và tri thức thông qua sử dụng máy tính và cơ sở hạ tầng thông tin; đ) Áp dụng không đúng đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng và ưu đãi khác dành cho hoạt động sản xuất, cung cấp công nghệ, thiết bị, dịch vụ, ứng dụng công nghệ thông tin và nội dung thông tin số đáp ứng nhu cầu đặc biệt của người tàn tật; e) Cung cấp thông tin sai sự thật để được hưởng chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng và ưu đãi khác dành cho hoạt động sản xuất, cung cấp công nghệ, thiết bị, dịch vụ, ứng dụng công nghệ thông tin và nội dung thông tin số đáp ứng nhu cầu đặc biệt của người tàn tật. 5. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm a, c, d khoản 1; điểm a, b, c, e, h khoản 2; khoản 3 Điều này; b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại điểm a, d khoản 3 Điều này. 6. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 2; điểm a, b, c khoản 3 Điều này; b) Buộc tiêu hủy các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin đối với hành vi vi phạm điểm e khoản 2 Điều này; c) Buộc hoàn trả kinh phí được ưu đãi, hỗ trợ đối với hành vi vi phạm tại khoản 4 Điều này. Điều 19. Hành vi vi phạm các quy định về tên miền, địa chỉ Internet, số hiệu mạng 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Cung cấp thông tin không chính xác để được đăng ký sử dụng tên miền quốc gia “.vn”; b) Chuyển nhượng, cho thuê, bán lại địa chỉ Internet (IP) và số hiệu mạng (ASN) hoặc mua bán tên miền “.vn” không đúng quy định. 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đối với hành vi thiết lập trang thông tin điện tử không sử dụng tên miền “.vn” mà không thông báo hoặc thông báo thông tin không chính xác hoặc thay đổi thông tin mà không thông báo với Bộ Bưu chính, Viễn thông. 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không sử dụng tên miền quốc gia “.vn” trên trang thông tin điện tử đối với các tổ chức chính trị xã hội và cơ quan báo chí xuất bản của Việt Nam; b) Không sử dụng tên miền quốc gia “.vn” hoặc không đặt máy chủ tại Việt Nam đối với các cơ quan Đảng, Nhà nước; c) Tạo đường dẫn trái phép hoặc dùng các biện pháp để chiếm đoạt, kiểm soát, khống chế tên miền hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác. 4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Sử dụng các biện pháp làm cho hệ thống máy chủ tên miền quốc gia hỏng hóc, ngưng hoạt động hoặc hoạt động không bình thường; b) Phá hoại hoặc thay đổi cơ sở dữ liệu tên miền quốc gia. 5. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3; khoản 4 Điều này; b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3; khoản 4 Điều này. 6. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm quy định tại điểm c khoản 3, khoản 4 Điều này; b) Thu hồi tên miền, địa chỉ, số hiệu mạng Internet đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này. MỤC 4: HÀNH VI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO; KHÔNG CHẤP HÀNH SỰ THANH TRA, KIỂM TRA CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN Điều 20. Hành vi vi phạm các quy định về chế độ báo cáo 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không lưu trữ các nội dung, tài liệu, số liệu báo cáo theo thời hạn quy định của cơ quan có thẩm quyền; b) Chậm báo cáo về chất lượng, sản phẩm, dịch vụ hoặc về hoạt động nghiên cứu – phát triển, sản xuất và xúc tiến thương mại các sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm mà mình tham gia trong thời hạn 15 ngày so với quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; c) Chậm báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh khi tham gia hoạt động công nghiệp công nghệ thông tin theo quy định. 2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không báo cáo cơ quan có thẩm quyền về chất lượng, sản phẩm, dịch vụ theo quy định của pháp luật; b) Không báo cáo theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động nghiên cứu – phát triển, sản xuất và xúc tiến thương mại các sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm mà mình tham gia; c) Không báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh khi tham gia hoạt động công nghiệp công nghệ thông tin theo quy định; d) Không thực hiện các loại báo cáo khác về công nghệ thông tin theo quy định của Bộ Bưu chính, Viễn thông. 3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Báo cáo không đúng về chất lượng, sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin với cơ quan có thẩm quyền; b) Báo cáo không đúng về hoạt động nghiên cứu – phát triển, sản xuất và xúc tiến thương mại các sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm mà mình tham gia; c) Báo cáo không đúng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh khi tham gia hoạt động công nghiệp công nghệ thông tin theo quy định. Điều 21. Hành vi cản trở, chống đối nhân viên, cơ quan nhà nước thi hành nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực công nghệ thông tin 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không xuất trình các tài liệu, giấy tờ, chứng từ có liên quan theo yêu cầu của người có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra; b) Không khai báo hoặc khai báo không đúng về nội dung liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra. 2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc thanh tra, kiểm tra của nhân viên, cơ quan nhà nước khi thi hành công vụ. 3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Tẩu tán tang vật vi phạm đang bị thanh tra, kiểm tra hoặc tạm giữ; b) Tự ý tháo gỡ niêm phong tang vật vi phạm đang bị niêm phong hoặc tạm giữ. Chương 3: THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH MỤC 1: THẨM QUYỀN XỬ PHẠT Điều 22. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin 1. Thanh tra viên chuyên ngành bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin đang thi hành công vụ có thẩm quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 200.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng; d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm a, c, d, đ khoản 3 Điều 5 Nghị định này; đ) Thực hiện các quyền quy định tại khoản 2 Điều 46 và khoản 2 Điều 48 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. 2. Chánh thanh tra Sở Bưu chính, Viễn thông có thẩm quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng; c) Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền; d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm a, c, d, đ khoản 3 Điều 5 Nghị định này; e) Thực hiện các quyền quy định tại khoản 1 Điều 46 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. 3. Chánh thanh tra Bộ Bưu chính, Viễn thông có thẩm quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng; c) Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền; d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm a, c, d, đ khoản 3 Điều 5 Nghị định này; e) Thực hiện các quyền quy định tại khoản 1 Điều 46 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Điều 23. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành khác Trong phạm vi thẩm quyền quản lý nhà nước được Chính phủ quy định, Thanh tra viên và Chánh Thanh tra các cơ quan thanh tra chuyên ngành khác có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin như Thanh tra chuyên ngành bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin theo quy định tại Nghị định này. Điều 24. Thẩm quyền xử phạt của Ủy ban nhân dân các cấp Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có quyền xử phạt theo thẩm quyền quy định tại các Điều 28, 29 và 30 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi địa bàn do mình quản lý đối với các hành vi vi phạm hành chính về công nghệ thông tin được quy định tại Nghị định này. Điều 25. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, cơ quan Thuế, cơ quan Quản lý thị trường Cơ quan Công an nhân dân, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, cơ quan Thuế, cơ quan Quản lý thị trường có quyền xử phạt theo thẩm quyền quy định tại các Điều 31, 32, 33, 34, 36 và 37 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm hành chính về công nghệ thông tin có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực mình quản lý được quy định tại Nghị định này. Điều 26. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính 1. Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện. 2. Thẩm quyền xử phạt của những người được quy định tại các Điều 22, 23, 24 và 25 Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể. 3. Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc quy định tại khoản 3 Điều 42 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. MỤC 2: THỦ TỤC XỬ PHẠT Điều 27. Thủ tục áp dụng hình thức xử phạt chính 1. Khi phát hiện vi vi phạm hành chính về công nghệ thông tin, người có thẩm quyền xử phạt phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm hành chính. 2. Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt tại chỗ theo thủ tục đơn giản quy định tại Điều 54 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. 3. Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền trên 100.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt phải kịp thời lập biên bản về vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 55 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Nếu người lập biên bản không đủ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hoặc không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thì phải gửi kịp thời biên bản và các hồ sơ liên quan đến cấp có đủ thẩm quyền để ra quyết định xử phạt. 4. Quyết định xử phạt, thủ tục phạt tiền thực hiện theo quy định tại Điều 56 và 57 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. 5. Tổ chức, cá nhân bị phạt tiền phải nộp tiền phạt theo quy định tại Điều 58 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Điều 28. Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép Thủ tục tước quyền sử dụng các loại giấy phép về công nghệ thông tin thực hiện theo quy định tại Điều 59 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Điều 29. Thủ tục tịch thu và xử lý tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính 1. Khi áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về công nghệ thông tin, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản theo quy định tại Điều 60 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. 2. Việc xử lý tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính công nghệ thông tin thực hiện theo quy định tại Điều 61 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Điều 30. Thi hành quyết định xử phạt 1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính phải thi hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Thời hạn này được ghi rõ trong quyết định xử phạt. Quá thời hạn trên, tổ chức, cá nhân bị xử phạt không tự giác chấp hành thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành. 2. Việc hoãn chấp hành quyết định phạt tiền được thực hiện theo quy định tại Điều 65 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. 3. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 69 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. 4. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải được giao cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt hoặc thông báo cho họ đến nhận. Trường hợp đã qua một năm mà quyết định xử phạt không thể giao đến tổ chức, cá nhân bị xử phạt do họ không đến nhận, không xác định được địa chỉ của họ hoặc lý do khách quan khác, thì người đã ra quyết định xử phạt ra quyết định đình chỉ thi hành các hình thức xử phạt nhưng vẫn áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định xử phạt. Điều 31. Áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt 1. Việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về công nghệ thông tin thực hiện theo quy định tại Điều 66 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. 2. Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế và tổ chức việc cưỡng chế được thực hiện theo quy định tại Điều 67 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. 3. Thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Điều 32. Quy định về việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền theo quy định tại Điều 62 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Chương 4: KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, XỬ LÝ VI PHẠM Điều 33. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo 1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về công nghệ thông tin hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại đối với quyết định xử phạt của người có thẩm quyền. Trong thời gian chờ kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân bị xử phạt vẫn phải thi hành quyết định xử phạt trừ trường hợp buộc tháo dỡ công trình xây dựng. 2. Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những vi phạm hành chính về công nghệ thông tin theo các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. 3. Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về công nghệ thông tin. 4. Thẩm quyền, thủ tục, trình tự, thời hạn khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo; khởi kiện hành chính thực hiện theo các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Điều 34. Xử lý vi phạm 1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin mà sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức, xử phạt vượt quá thẩm quyền quy định thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 2. Người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin nếu có hành vi cản trở, chống đối người đang thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Chương 5: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 35. Hiệu lực thi hành Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Điều 36. Trách nhiệm tổ chức thực hiện Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông hướng dẫn thi hành Nghị định này. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - VPBCĐTW về phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Học viện Hành chính quốc gia; - VPCP: BTCN, các PCN, Website Chính phủ, Ban Điều hành 112, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, CN (5b). A.315 TM. CHÍNH PHỦ Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "10/04/2007", "sign_number": "63/2007/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Thong-tu-21-2010-TT-BKHCN-quan-ly-hoat-dong-cong-nhan-tai-Viet-Nam-117085.aspx
Thông tư 21/2010/TT-BKHCN quản lý hoạt động công nhận tại Việt Nam
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------- Số: 21/2010/TT-BKHCN Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2010 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CÔNG NHẬN TẠI VIỆT NAM Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006; Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc quản lý hoạt động công nhận tại Việt Nam như sau: Chương 1. QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Thông tư này quy định về việc quản lý hoạt động công nhận tại Việt Nam, gồm điều kiện đối với tổ chức công nhận; trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động công nhận; giám sát hoạt động công nhận và trách nhiệm của các bên có liên quan. 2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức cung cấp dịch vụ công nhận (sau đây gọi là tổ chức công nhận), tổ chức đánh giá sự phù hợp được công nhận và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến hoạt động công nhận. Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Chuyên gia đánh giá là người có năng lực được tổ chức công nhận chỉ định để đánh giá tổ chức đánh giá sự phù hợp. Chuyên gia đánh giá có thể thực hiện cuộc đánh giá một mình hoặc là thành viên của đoàn đánh giá. 2. Chuyên gia đánh giá trưởng là chuyên gia đánh giá có năng lực được tổ chức công nhận giao trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các hoạt động đánh giá đã quy định. 3. Chuyên gia kỹ thuật là người có năng lực được tổ chức công nhận chỉ định để đảm bảo cung cấp kiến thức và kỹ năng cụ thể về phạm vi công nhận sẽ được đánh giá. Chuyên gia kỹ thuật là thành viên đoàn đánh giá, hỗ trợ cho đoàn đánh giá về mặt kỹ thuật nhưng không phải là chuyên gia đánh giá. 4. Xác nhận đăng ký hoạt động công nhận là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định năng lực của tổ chức công nhận theo các điều kiện hoạt động công nhận để cấp Giấy xác nhận đăng ký hoạt động công nhận. Điều 3. Nguyên tắc chung 1. Tổ chức công nhận phải đảm bảo năng lực hoạt động đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế và các quy định của Diễn đàn công nhận quốc tế (IAF), Hiệp hội công nhận phòng thí nghiệm quốc tế (ILAC), Hiệp hội Công nhận phòng thí nghiệm Châu Á – Thái Bình Dương (APLAC), Tổ chức công nhận Châu Á – Thái Bình Dương (PAC). 2. Các chuyên gia của tổ chức công nhận phải được đào tạo và am hiểu về các tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục và các nguyên tắc đánh giá tương ứng với các chương trình công nhận; đáp ứng các yêu cầu về năng lực theo quy định của Diễn đàn công nhận quốc tế (IAF), Hiệp hội công nhận phòng thí nghiệm quốc tế (ILAC). Điều 4. Điều kiện hoạt động công nhận Đơn vị sự nghiệp khoa học có chức năng chủ yếu cung cấp dịch vụ công nhận do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực thành lập, đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 54 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, cụ thể như sau: 1. Hệ thống quản lý và năng lực hoạt động của tổ chức công nhận phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17011: 2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17011:2004. 2. Có cơ cấu tổ chức đáp ứng các yêu cầu quy định tại Quyết định số 26/2007/QĐ-BKHCN ngày 31/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về tổ chức và hoạt động của tổ chức công nhận. 3. Tổ chức, liên kết tổ chức hoặc làm đầu mối các chương trình thử nghiệm thành thạo, so sánh liên phòng phù hợp theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17043:2009 đối với chương trình công nhận phòng thử nghiệm. 4. Đáp ứng yêu cầu và điều kiện của một trong các tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế quy định về hoạt động công nhận tương ứng với chương trình công nhận đăng ký, cụ thể như sau: a) Tổ chức công nhận tiến hành hoạt động công nhận các tổ chức chứng nhận các hệ thống quản lý, tổ chức chứng nhận sản phẩm phải đáp ứng yêu cầu quy định của Hiệp hội Công nhận Châu Á – Thái Bình Dương (PAC) và Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF); b) Tổ chức công nhận tiến hành hoạt động công nhận phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn và tổ chức giám định phải đáp ứng yêu cầu quy định của Hiệp hội Công nhận Châu Á – Thái Bình Dương (APLAC), Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) và Hiệp hội công nhận phòng thí nghiệm quốc tế (ILAC). Trong vòng 02 năm kể từ ngày thành lập, tổ chức công nhận phải xây dựng năng lực đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản này để trở thành thành viên của tổ chức công nhận khu vực hoặc tổ chức công nhận quốc tế đối với các chương trình công nhận tương ứng. 5. Có ít nhất 02 chuyên gia đánh giá gồm 01 chuyên gia đánh giá trưởng trong mỗi chương trình công nhận. Các chuyên gia này thuộc biên chế chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn). Các chuyên gia đánh giá phải đáp ứng các yêu cầu sau: a) Yêu cầu chung: - Có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên. - Có ít nhất 04 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực kỹ thuật, trong đó: + Đối với chuyên gia đánh giá trưởng: có ít nhất 02 năm kinh nghiệm liên quan đến quản lý chất lượng, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức đánh giá sự phù hợp. + Đối với chuyên gia đánh giá: có ít nhất 01 năm kinh nghiệm liên quan đến quản lý chất lượng, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức đánh giá sự phù hợp. - Được đào tạo và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học và đạt yêu cầu về đánh giá công nhận theo các tiêu chuẩn (ISO/IEC 17025, ISO/IEC 17020, ISO 15189, ISO/IEC 17021, ISO/IEC Guide 65, ISO/IEC 17024…) tương ứng với chương trình công nhận đăng ký. - Về kinh nghiệm đánh giá: + Đối với chuyên gia đánh giá: đã thực hiện ít nhất 02 cuộc đánh giá công nhận theo tiêu chuẩn công nhận (ISO/IEC 17025, ISO/IEC 17020, ISO 15189, ISO/IEC 17021, ISO/IEC Guide 65, ISO/IEC 17024…) dưới sự giám sát của chuyên gia đánh giá trưởng đã được phê duyệt. + Đối với chuyên gia đánh giá trưởng: đáp ứng yêu cầu kinh nghiệm đánh giá của chuyên gia đánh giá và đã thực hiện quản lý, chỉ đạo ít nhất 02 cuộc đánh giá công nhận theo các tiêu chuẩn công nhận (ISO/IEC 17025, ISO/IEC 17020, ISO 15189, ISO/IEC 17021, ISO/IEC Guide 65, ISO/IEC 17024…) dưới sự giám sát của chuyên gia đánh giá trưởng đã được phê duyệt. b) Yêu cầu riêng: Chuyên gia đánh giá công nhận tổ chức thử nghiệm, tổ chức hiệu chuẩn, tổ chức giám định, ngoài việc đáp ứng các yêu cầu chung nêu tại điểm a khoản 5 Điều này, còn phải đáp ứng các yêu cầu khác quy định trong hướng dẫn ILAC-G11:07/2006 của Hiệp hội công nhận phòng thí nghiệm quốc tế (ILAC). 6. Chuyên gia kỹ thuật phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên. - Có ít nhất 04 năm kinh nghiệm công tác, trong đó có 02 năm kinh nghiệm về mặt kỹ thuật liên quan tới chương trình công nhận đăng ký. Tổ chức công nhận có thể ký hợp đồng với chuyên gia kỹ thuật để hỗ trợ đoàn đánh giá thực hiện việc đánh giá. 7. Được Tổng cục Tính chất Đo lường chất lượng cấp Giấy xác nhận đăng ký hoạt động công nhận. Chương 2. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ VÀ GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG CÔNG NHẬN Điều 5. Hồ sơ đăng ký Tổ chức công nhận đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư này, lập 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động công nhận và gửi về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Hồ sơ đăng ký bao gồm: 1. Giấy đăng ký hoạt động công nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này; 2. Bản sao Quyết định thành lập; 3. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ; 4. Hệ thống tài liệu (tài liệu, quy trình, thủ tục đánh giá và các tài liệu khác liên quan) để chứng minh năng lực hoạt động phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư này. 5. Thuyết minh về cơ cấu tổ chức và trách nhiệm của từng vị trí trong cơ cấu tổ chức. 6. Bản kế hoạch thực hiện hoặc kết quả thực hiện (nếu có) chương trình thử nghiệm thành thạo, so sánh liên phòng đối với chương trình công nhận đăng ký. 7. Bằng chứng chứng minh về việc đáp ứng yêu cầu và điều kiện của tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế, cụ thể như sau: a) Đối với tổ chức công nhận là thành viên ký kết tham gia thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp của các tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế: Nộp tài liệu chứng minh kèm theo chương trình và lĩnh vực công nhận tham gia thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau; b) Đối với tổ chức công nhận chưa là thành viên ký kết tham gia thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp của các tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế: Nộp bản cam kết xây dựng năng lực đáp ứng các yêu cầu và điều kiện của tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế để trở thành thành viên của các tổ chức này trong vòng 02 năm kể từ khi thành lập. 8. Danh sách chuyên gia đánh giá trưởng, chuyên gia đánh giá, chuyên gia kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 4 theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này kèm theo bản sao chứng chỉ đào tạo (chuyên môn, hệ thống quản lý) tương ứng, kinh nghiệm công tác, kinh nghiệm đánh giá thực tế. 9. Mẫu quyết định công nhận, chứng chỉ công nhận và dấu (logo) công nhận của tổ chức. 10. Kết quả hoạt động công nhận đã thực hiện gần nhất (nếu có). Điều 6. Trình tự, thủ tục cấp Giấy xác nhận đăng ký hoạt động công nhận 1. Đối với tổ chức công nhận quy định tại điểm a khoản 7 Điều 5 Thông tư này. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ quy định Điều 5 Thông tư này, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành thẩm định hồ sơ, cấp Giấy xác nhận đăng ký hoạt động công nhận (sau đây gọi tắt là Giấy xác nhận) theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Thông tư này cho tổ chức công nhận. 2. Đối với tổ chức công nhận quy định tại điểm b khoản 7 Điều 5 Thông tư này. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thành lập đoàn thẩm định để thẩm định thực tế tại tổ chức công nhận. Việc thẩm định thực tế tại tổ chức công nhận phải được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản cho tổ chức công nhận đã nộp hồ sơ đăng ký biết. Thời hạn thẩm định hồ sơ, thẩm định thực tế tại tổ chức công nhận và cấp Giấy xác nhận đăng ký hoạt động công nhận đối với tổ chức công nhận quy định tại khoản này là 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Giấy xác nhận cấp trong trường hợp này có giá trị 02 năm kể từ ngày cấp. Trường hợp từ chối cấp Giấy xác nhận, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phải thông báo lý do bằng văn bản cho tổ chức công nhận đã nộp hồ sơ đăng ký. 3. Tổ chức công nhận đã đăng ký hoạt động công nhận khi có nhu cầu thay đổi, bổ sung hoạt động công nhận đã đăng ký phải thực hiện việc đăng ký thay đổi, bổ sung và cung cấp bằng chứng cần thiết theo quy định tại khoản 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 Điều 5 Thông tư này. Giấy đề nghị thay đổi, bổ sung hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này. Điều 7. Giám sát hoạt động công nhận 1. Tổ chức công nhận sau khi được cấp Giấy xác nhận phải duy trì hoạt động và năng lực tuân thủ theo các điều kiện nêu tại Thông tư này. 2. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức việc giám sát hoạt động của các tổ chức công nhận. Việc giám sát hoạt động công nhận được thực hiện thông qua việc xem xét các tài liệu, hồ sơ của tổ chức công nhận; thẩm định lại các hồ sơ liên quan tới năng lực chuyên gia; quá trình cấp chứng chỉ công nhận; phỏng vấn các cán bộ, chuyên gia có liên quan; kiểm tra lại hoạt động của tổ chức đánh giá sự phù hợp đa được công nhận. 3. Áp dụng các biện pháp yêu cầu hành động khắc phục, cảnh cáo, tạm đình chỉ hiệu lực, hủy bỏ Giấy xác nhận đăng ký hoạt động công nhận khi tổ chức công nhận vi phạm các quy định của Thông tư này hoặc các quy định tại Điều 55 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật có liên quan, cụ thể như sau: a) Áp dụng biện pháp yêu cầu hành động khắc phục: khi có bằng chứng về sự vi phạm nhẹ của tổ chức công nhận; b) Áp dụng biện pháp cảnh cáo: khi có bằng chứng về sự vi phạm dưới đây của tổ chức công nhận: - Sự vi phạm mang tính lặp lại của tổ chức công nhận; - Không có hành động xử lý thích hợp sau khi có thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tổ chức đánh giá sự phù hợp đã được công nhận vi phạm các quy định pháp luật liên quan. c) Áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hiệu lực của Giấy xác nhận đã cấp khi có bằng chứng về sự vi phạm dưới đây của tổ chức công nhận: - Sự vi phạm mang tính lặp lại và ảnh hưởng tới việc tuân thủ các điều kiện và yêu cầu đối với tổ chức công nhận; hoặc - Thiếu sự giám sát hoạt động của các tổ chức đánh giá sự phù hợp được công nhận dẫn đến sự vi phạm nghiêm trọng các yêu cầu và điều kiện đối với các tổ chức đánh giá sự phù hợp; hoặc - Cố ý cấp, duy trì chứng chỉ công nhận cho tổ chức đánh giá sự phù hợp có vi phạm nghiêm trọng tới các yêu cầu và điều kiện đối với tổ chức đánh giá sự phù hợp quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. d) Áp dụng biện pháp hủy bỏ Giấy xác nhận đã cấp khi có bằng chứng về sự vi phạm dưới đây của tổ chức công nhận: - Trong thời hạn 60 ngày, kể từ khi có quyết định tạm đình chỉ hiệu lực của Giấy xác nhận, tổ chức công nhận không thực hiện các biện pháp khắc phục; hoặc - Sự vi phạm mang tính lặp lại và ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc tuân thủ các điều kiện và yêu cầu đối với tổ chức công nhận; hoặc - Có bằng chứng về việc khai báo không trung thực trong hồ sơ đánh giá công nhận; hoặc - Không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư này. Tổ chức công nhận bị hủy bỏ Giấy xác nhận chỉ được xem xét cấp lại Giấy xác nhận sau 02 năm, kế từ khi có thông báo hủy bỏ hiệu lực và đã khắc phục các vi phạm. Trường hợp tổ chức công nhận đã được cấp Giấy xác nhận có thời hạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ tiến hành giám sát hoạt động của tổ chức công nhận sau 02 năm thành lập. Trường hợp tổ chức công nhận không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 4 Điều Thông tư này, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quyết định hủy bỏ Giấy xác nhận đã cấp, đồng thời thông báo cho Bộ quản lý chủ quản đề có biện pháp điều chỉnh, sắp xếp lại tổ chức công nhận cho phù hợp. Chương 3. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ, TỔ CHỨC CÔNG NHẬN VÀ TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP ĐƯỢC CÔNG NHẬN Điều 8. Trách nhiệm của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 1. Tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này. 2. Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đăng ký hoạt động công nhận; cấp và hủy bỏ Giấy xác nhận đăng ký hoạt động công nhận cho tổ chức công nhận theo quy định tại Thông tư này. 3. Giám sát và quản lý hoạt động công nhận của các tổ chức công nhận. 4. Công bố công khai các tổ chức công nhận đã đăng ký hoạt động công nhận trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. 5. Báo cáo định kỳ hằng năm, đột xuất khi có yêu cầu về tình hình cấp Giấy xác nhận đăng ký hoạt động công nhận và tình hình hoạt động công nhận về Bộ Khoa học và Công nghệ. Điều 9. Trách nhiệm của tổ chức công nhận 1. Tuân thủ các quy định tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. 2. Đảm bảo các tổ chức đánh giá sự phù hợp được công nhận tuân thủ theo các điều kiện, yêu cầu quy định trong các tiêu chuẩn công nhận tương ứng và các quy định của pháp luật liên quan. 3. Chịu trách nhiệm về kết quả công nhận do mình thực hiện. 4. Công khai, minh bạch và không phân biệt đối xử trong hoạt động công nhận. 5. Công bố quy trình, thủ tục đánh giá, công nhận và các yêu cầu khác có liên quan. 6. Thu, chi các khoản chi phí công nhận theo thỏa thuận giữa tổ chức công nhận với tổ chức đánh giá sự phù hợp và thực hiện công khai các khoản thu chi phí công nhận. 7. Báo cáo định kỳ hằng năm, đột xuất khi có yêu cầu về kết quả hoạt động công nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Thông tư này về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. 8. Thông báo cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng về mọi thay đổi có ảnh hưởng tới hoạt động công nhận đã đăng ký trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày có sự thay đổi. Điều 10. Trách nhiệm của tổ chức đánh giá sự phù hợp được công nhận 1. Duy trì hoạt động và hệ thống quản lý tuân thủ theo các điều kiện, yêu cầu của tổ chức công nhận và yêu cầu của tiêu chuẩn công nhận tương ứng. 2. Tuân thủ yêu cầu giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với hoạt động công nhận và hoạt động đánh giá sự phù hợp. 3. Đảm bảo việc tuân thủ theo các quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Chương 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 11. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành. Điều 12. Tổ chức thực hiện 1. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thực hiện việc hướng dẫn và quản lý đối với hoạt động của tổ chức công nhận tại Việt Nam theo quy định tại Thông tư này và các quy định khác có liên quan. 2. Tổ chức công nhận vi phạm các quy định của Thông tư này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. 3. Trong trường hợp tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, văn bản quy phạm pháp luật nêu tại Thông tư này có sự sửa đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì sử dụng tiêu chuẩn, văn bản đã sửa đổi, bổ sung hoặc công bố mới. 4. Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để xem xét, giải quyết./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo); - Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo); - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Lưu VT, TĐC. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Quân PHỤ LỤC I MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CÔNG NHẬN (Ban hành kèm theo Thông tư số: 21/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------- ………., ngày …. tháng …. năm 200… GIẤY ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CÔNG NHẬN Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 1. Tên tổ chức: ..................................................................................................................... 2. Địa chỉ liên lạc: ................................................................................................................. Điện thoại: .................................................... Fax:................................ E-mail:...................... 3. Quyết định thành lập số:..................................................................................................... 4. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ:................................................ Cơ quan cấp:....................................................................................... Ngày cấp.................. 5. Sau khi nghiên cứu quy định tại Thông tư số 21/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý hoạt động công nhận tại Việt Nam, chúng tôi nhận thấy có đủ các điều kiện cung cấp dịch vụ công nhận đối với các chương trình công nhận sau: TT Tên chương trình công nhận Phạm vi công nhận 1. 2. 6. Mẫu quyết định công nhận, chứng chỉ công nhận, dấu (logo) công nhận được gửi kèm theo. 7. Các tài liệu kèm theo: - - Đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét và cấp Giấy xác nhận đăng ký hoạt động công nhận nêu trên. Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng các quy định về hoạt động công nhận và các quy định có liên quan của pháp luật./. Đại diện Tổ chức… (Họ tên, chữ ký, đóng dấu) PHỤ LỤC II MẪU DANH SÁCH CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ, CHUYÊN GIA KỸ THUẬT CỦA TỔ CHỨC CÔNG NHẬN (Ban hành kèm theo Thông tư số: 21/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) TÊN TỔ CHỨC:…. DANH SÁCH CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ TRƯỞNG, CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ, CHUYÊN GIA KỸ THUẬT CỦA TỔ CHỨC CÔNG NHẬN 1. Danh sách chuyên gia: STT Họ và tên chuyên gia Chứng chỉ đào tạo chuyên môn Chứng chỉ đào tạo hệ thống quản lý Trình độ chuyên gia (đánh giá trưởng/đánh giá/kỹ thuật) Kinh nghiệm công tác (ghi sổ năm) Kinh nghiệm đánh giá (ghi số cuộc) Loại hợp đồng lao động đã ký 1 2 3 4 5 … … 2. Kinh nghiệm đánh giá thực tế của từng chuyên gia: STT Họ và tên chuyên gia Tiêu chuẩn đánh giá Lĩnh vực công nhận Thời gian đánh giá Tên, địa chỉ tổ chức đánh giá sự phù hợp đã đánh giá Người giám sát 1 2 3 4 5 … … (tên tổ chức)… cam đoan các nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm về các nội dung đã khai. ……., ngày …. tháng …. năm 200… Đại diện Tổ chức… (Họ tên, chữ ký, đóng dấu) PHỤ LỤC III MẪU GIẤY XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CÔNG NHẬN (Ban hành kèm theo Thông tư số: 21/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------- Số: ………/TĐC-HCHQ Hà Nội, ngày …. tháng … năm 20…. GIẤY XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CÔNG NHẬN Căn cứ Quyết định số 104/2009/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; Căn cứ Thông tư số 21/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý hoạt động công nhận tại Việt Nam; Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đánh giá hợp chuẩn và hợp quy, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xác nhận: 1. ………… (tên tổ chức công nhận)........................................................................................ Địa chỉ: ................................................................................................................................ Điện thoại: .................................................... Fax:................................ E-mail:...................... Đã đăng ký hoạt động công nhận đối với chương trình sau đây: TT Tên chương trình công nhận Lĩnh vực công nhận 1. 2. 2. Số đăng ký: ...................................................................................................................... 3. Giấy xác nhận được cấp lần: ..................... (đầu, thứ hai…) 4. Giấy xác nhận này có hiệu lực từ ngày ký (đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 7 Điều 7 Thông tư). Giấy xác nhận này có hiệu lực 02 năm kể từ ngày ký (đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 7 Điều 5 Thông tư). Nơi nhận: - Tên tổ chức tại mục 1; - Lưu VT, HCHQ. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHỤ LỤC IV MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI, BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG CÔNG NHẬN (Ban hành kèm theo Thông tư số: 21/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------- ………., ngày …. tháng …. năm 200… GIẤY ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI, BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG CÔNG NHẬN Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 1. Tên tổ chức: ..................................................................................................................... 2. Địa chỉ liên lạc: ................................................................................................................. Điện thoại: .................................................... Fax:................................ E-mail:...................... 3. Hoạt động công nhận đã đăng ký theo Giấy xác nhận đăng ký số …. ngày … tháng … năm 20…. Do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp. 4. Hoạt động công nhận đề nghị thay đổi, bổ sung: TT Tên chương trình công nhận Lĩnh vực công nhận 1. 2. Đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét và cấp đăng ký thay đổi, bổ sung chương trình, lĩnh vực hoạt động công nhận nêu trên. Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng các quy định về hoạt động công nhận trong lĩnh vực đăng ký thay đổi, bổ sung./. Đại diện Tổ chức… (Họ tên, chữ ký, đóng dấu) PHỤ LỤC V MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CÔNG NHẬN (Ban hành kèm theo Thông tư số: 21/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) (Tên cơ quan chủ quản) (Tên tổ chức công nhận) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------- Ngày … tháng … năm 200… BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CÔNG NHẬN (Từ ngày …./…./200 …. đến ngày …./…./200 ….) Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) 1. Tên tổ chức công nhận: ..................................................................................................... 2. Địa chỉ: ............................................................................................................................ 3. Điện thoại: ................................................ Fax:................................ E-mail:...................... 4. Tình hình hoạt động ….. (tên tổ chức công nhận) báo cáo tình hình hoạt động công nhận từ ngày …./…../20 …. đến ngày …./…../20…như sau: a) Đơn vị được công nhận trong kỳ báo cáo TT Tên đơn vị Địa chỉ Tiêu chuẩn đánh giá công nhận Lĩnh vực được công nhận Thời gian/hiệu lực của chứng chỉ công nhận Phạm vi công nhận Ghi chú b) Đơn vị có chứng chỉ đã bị thu hồi, hủy bỏ, đình chỉ hoặc hết hạn (nếu có) trong kỳ báo cáo TT Tên đơn vị Địa chỉ Tiêu chuẩn đánh giá công nhận Lĩnh vực được công nhận Thời gian/hiệu lực của chứng chỉ công nhận Phạm vi công nhận Lý do 5. Các kiến nghị, đề xuất (nếu có) ………… (tên tổ chức công nhận) báo cáo để Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng biết./. Đại diện Tổ chức… (Họ tên, chữ ký, đóng dấu)
{ "issuing_agency": "Bộ Khoa học và Công nghệ", "promulgation_date": "29/12/2010", "sign_number": "21/2010/TT-BKHCN", "signer": "Nguyễn Quân", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-lien-tich-30-2010-TTLT-BGDDT-BTP-huong-dan-phoi-hop-thuc-hien-114736.aspx
Thông tư liên tịch 30/2010/TTLT/BGDĐT-BTP hướng dẫn phối hợp thực hiện
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ TƯ PHÁP ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------- Số: 30/2010/TTLT-BGDĐT-BTP Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2010 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH HƯỚNG DẪN VIỆC PHỐI HỢP THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG NHÀ TRƯỜNG Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp; Căn cứ Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Căn cứ Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường”; Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp hướng dẫn phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường: Chương 1. QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng 1. Thông tư liên tịch này hướng dẫn việc phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường, bao gồm: mục đích, yêu cầu, nội dung phối hợp; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. 2. Thông tư liên tịch này áp dụng đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo (gọi chung là cơ quan quản lý giáo dục); Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp (gọi chung là cơ quan tư pháp); các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên (gọi chung là nhà trường) Điều 2. Mục đích, yêu cầu của việc phối hợp 1. Mục đích phối hợp a) Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường, góp phần nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, nhà giáo và người học; b) Bổ sung, hoàn thiện các điều kiện đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường; c) Kịp thời điều chỉnh, bổ sung chương trình, kế hoạch và sự chỉ đạo đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường khi có sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. 2. Yêu cầu đối với việc phối hợp a) Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan, đơn vị và đảm bảo sự thống nhất từ Trung ương đến địa phương; b) Phải có nội dung cụ thể, thiết thực, không phô trương, hình thức và được tiến hành thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm; c) Phát huy vai trò chủ động của mỗi cơ quan, đơn vị trong việc phối hợp. Chương 2. NỘI DUNG PHỐI HỢP Điều 3. Xây dựng chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường 1. Xây dựng chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan quản lý giáo dục, cơ quan tư pháp trong nhà trường. 2. Xác định chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật liên ngành giữa cơ quan quản lý giáo dục, cơ quan tư pháp của cùng cấp. Chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm chương trình, kế hoạch hàng năm, dài hạn hoặc theo chuyên đề phù hợp với các đối tượng trong nhà trường. Điều 4. Xây dựng và sử dụng đội ngũ giáo viên, giảng viên, báo cáo viên phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường 1. Khảo sát, đánh giá tình hình đội ngũ giáo viên, giảng viên giảng dạy môn học Đạo đức, Giáo dục công dân, Pháp luật; cán bộ phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngành giáo dục, báo cáo viên pháp luật ngành giáo dục. 2. Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng nêu tại khoản 1 Điều này. 3. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn, đổi mới phương pháp giảng dạy theo giáo trình, sách giáo khoa các môn học Pháp luật, môn học Đạo đức; Giáo dục công dân phù hợp với lứa tuổi, điều kiện nhà trường, vùng miền. 4. Huy động đội ngũ cán bộ tư pháp, báo cáo viên pháp luật các cấp tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. Điều 5. Phối hợp biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu, sách giáo khoa về phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng danh mục các thiết bị phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật 1. Xây dựng, hoàn thiện chương trình, giáo trình, sách giáo khoa các môn học Pháp luật, môn học Đạo đức và Giáo dục công dân. 2. Biên soạn sách hướng dẫn và tài liệu tham khảo phục vụ việc giảng dạy và học tập các môn học Pháp luật, môn học Đạo đức và Giáo dục công dân. 3. Xây dựng, biên soạn, phát hành các tài liệu, danh mục thiết bị phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. Điều 6. Phối hợp xây dựng tủ sách pháp luật, xây dựng các trung tâm nghiên cứu, tư vấn pháp luật 1. Hướng dẫn xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật trong nhà trường theo nội dung quy định tại Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ. 2. Hướng dẫn các trung tâm nghiên cứu, tư vấn pháp luật theo nội dung quy định tại Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ. Điều 7. Phối hợp nghiên cứu khoa học về phổ biến, giáo dục pháp luật, tổ chức thi học sinh giỏi, giáo viên giỏi môn học Giáo dục công dân và môn học Pháp luật 1. Nghiên cứu khoa học về phổ biến, giáo dục pháp luật trong đó ưu tiên việc nghiên cứu nhu cầu tìm hiểu pháp luật, đưa nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp vào tất cả các cấp học và trình độ đào tạo. 2. Xây dựng nội dung và tổ chức thi học sinh giỏi, giáo viên giỏi môn học Giáo dục công dân và môn học Pháp luật. 3. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật trong cán bộ, nhà giáo, người học ở các cấp học và trình độ đào tạo. 4. Khảo sát thực tiễn phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực giáo dục; chia sẻ các thông tin trong nước và quốc tế liên quan đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. 5. Đổi mới phương pháp dạy và học pháp luật theo hướng nâng cao tính chủ động, tích cực của người học và tính thực tiễn trong bài giảng của giáo viên, giảng viên. Điều 8. Phối hợp kiểm tra, sơ kết, tổng kết về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật 1. Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. 2. Định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả trong nhà trường; khen thưởng về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. 3. Tiến hành giao ban hàng năm về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường giữa cơ quan quản lý giáo dục và cơ quan tư pháp cùng cấp. Chương 3. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ GIÁO DỤC, CƠ QUAN TƯ PHÁP, NHÀ TRƯỜNG Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan quản lý giáo dục 1. Chủ trì xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức triển khai, sơ kết, tổng kết các nội dung phối hợp trong phạm vi thẩm quyền quy định tại Chương II của Thông tư liên tịch này. 2. Tham gia xây dựng chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan tư pháp cùng cấp. 3. Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường do cơ quan tư pháp hỗ trợ. 4. Đề xuất khen thưởng hoặc khen thưởng theo thẩm quyền đối với cơ quan, đơn vị, cán bộ tư pháp có nhiều thành tích trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan tư pháp 1. Phối hợp với cơ quan quản lý giáo dục cùng cấp tổ chức triển khai nội dung hoạt động trong phạm vi thẩm quyền quy định tại Chương II của Thông tư liên tịch này. 2. Chủ trì thực hiện các công việc sau: a) Định hướng nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trong chương trình, kế hoạch phối hợp liên ngành giữa hai bên; b) Đề xuất nội dung chương trình, tài liệu tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật; c) Hướng dẫn, hỗ trợ việc xây dựng, khai thác và quản lý tủ sách pháp luật trong nhà trường. 3. Đưa nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường thành hoạt động thường xuyên trong kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm của cơ quan tư pháp. 4. Chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan tư pháp cấp dưới tích cực tham gia thực hiện các hoạt động phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. 5. Cử cán bộ có trách nhiệm theo dõi và tham gia phối hợp thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. 6. Đề xuất khen thưởng hoặc khen thưởng theo thẩm quyền đối với các cơ quan, đơn vị, nhà trường, cá nhân thuộc ngành giáo dục có nhiều thành tích trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Điều 11. Trách nhiệm của nhà trường 1. Triển khai có hiệu quả các chương trình, kế hoạch phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật theo chức năng, nhiệm vụ và nội dung quy định tại Thông tư liên tịch này. 2. Chủ động liên hệ với các cơ quan tư pháp trong việc tổ chức công tác phối hợp. Chủ động phát hiện, đề xuất các nội dung cần phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường với các cơ quan quản lý có thẩm quyền. 3. Báo cáo về công tác phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường cùng với báo cáo về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật định kỳ, đột xuất. Chương 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 12. Phân công trách nhiệm Vụ Pháp chế - Bộ Giáo dục và Đào tạo và Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật – Bộ Tư pháp có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Tư pháp làm đầu mối phối hợp thực hiện Thông tư liên tịch này. Điều 13. Kinh phí thực hiện Các cơ quan phối hợp bố trí kinh phí từ nguồn Ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, đơn vị để thực hiện nhiệm vụ được phân công. Điều 14. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2010. 2. Chánh Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật Bộ Tư pháp, giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo, giám đốc các Sở Tư pháp, giám đốc các đại học, học viện, hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm thi hành Thông tư liên tịch này./. KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP THỨ TRƯỞNG Nguyễn Thúy Hiền KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỨ TRƯỞNG Trần Quang Quý Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; - Uỷ ban VH, GD, TN, TN&NĐ của Quốc hội; - Hội đồng PHCTPBGDPL của CP; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - BT Bộ Giáo dục và Đào tạo; BT Bộ Tư pháp (để b/c); - Các TT Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Tư pháp; - Như Điều 14; - Website CP; - Website BGD&ĐT; - Website BTP; - Lưu: VT (2 Bộ), Vụ PC, Vụ PBGDPL.
{ "issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp", "promulgation_date": "16/11/2010", "sign_number": "30/2010/TTLT/BGDĐT-BTP", "signer": "Nguyễn Thuý Hiền, Trần Quang Quý", "type": "Thông tư liên tịch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Nghi-dinh-139-2006-ND-CP-day-nghe-huong-dan-Luat-Giao-duc-va-Bo-luat-Lao-dong-19505.aspx
Nghị định 139/2006/NĐ-CP dạy nghề hướng dẫn Luật Giáo dục và Bộ luật Lao động mới nhất
CHÍNH PHỦ ****** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 139/2006/NĐ-CP Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2006 NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀUCỦA LUẬT GIÁO DỤC VÀ BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ DẠY NGHỀ CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: NGHỊ ĐỊNH : Chương 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và Bộ luật Lao động về mục tiêu, chương trình dạy nghề; tổ chức, hoạt động dạy nghề; doanh nghiệp với hoạt động dạy nghề; tuyển sinh và hợp đồng học nghề; thi, kiểm tra và thẩm quyền cấp bằng, chứng chỉ nghề; chính sách đối với dạy nghề; trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề. Điều 2. Các trình độ dạy nghề Các trình độ dạy nghề bao gồm: 1. Trình độ sơ cấp nghề; 2. Trình độ trung cấp nghề; 3. Trình độ cao đẳng nghề. Điều 3. Xã hội hoá dạy nghề Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển dạy nghề; thực hiện đa dạng hoá các loại hình cơ sở dạy nghề và có chính sách ưu tiên đầu tư cho dạy nghề; khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư nguồn lực, tham gia phát triển dạy nghề. Điều 4. Liên thông trong dạy nghề và liên thông giữa các trình độ dạy nghề với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân 1. Liên thông trong dạy nghề và liên thông giữa các trình độ dạy nghề với các trình độ đào tạo khác nhằm tạo điều kiện để người học được sử dụng kết quả học tập đã tích luỹ trong quá trình học tập hoặc làm việc khi chuyển sang học ngành, nghề, trình độ đào tạo, hình thức học tập khác trong hệ thống giáo dục quốc dân. 2. Việc liên thông được thực hiện theo nguyên tắc bảo đảm cho người học không phải học lại những kiến thức, kỹ năng đã tích luỹ được trong quá trình học tập hoặc làm việc. 3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc thực hiện liên thông trong dạy nghề. 4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc thực hiện liên thông giữa các trình độ dạy nghề với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân. 5. Căn cứ vào chương trình khung và quy định việc thực hiện liên thông của người có thẩm quyền quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này, người đứng đầu cơ sở dạy nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo bảo đảm liên thông; công nhận chuyển đổi kết quả học tập trong từng trường hợp cụ thể. Chương 2: MỤC TIÊU, CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ Điều 5. Mục tiêu dạy nghề 1. Mục tiêu của dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất và dịch vụ, có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học nghề có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. 2. Dạy nghề ở từng trình độ phải bảo đảm mục tiêu quy định tại khoản 1 Điều này và mục tiêu cụ thể sau: a) Dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm trang bị cho người học nghề năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề; b) Dạy nghề trình độ trung cấp nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; c) Dạy nghề trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; giải quyết các tình huống phức tạp trong thực tế; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc. Điều 6. Chương trình dạy nghề 1. Chương trình dạy nghề thể hiện mục tiêu dạy nghề; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức dạy nghề, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi mô-đun, môn học và mỗi nghề. 2. Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp được thực hiện dưới một năm đối với người có nhu cầu học nghề, có trình độ học vấn, sức khoẻ phù hợp với nghề cần học. 3. Chương trình dạy nghề trình độ trung cấp được thực hiện ba năm đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở; từ một đến hai năm đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông. 4. Chương trình dạy nghề trình độ cao đẳng được thực hiện từ hai đến ba năm đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ một năm rưỡi đến hai năm đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp. 5. Chương trình khung quy định về cơ cấu nội dung, số lượng và thời lượng cho các mô-đun, môn học; tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành, bảo đảm mục tiêu của từng trình độ cho mỗi nghề và yêu cầu liên thông theo quy định. 6. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan quy định chương trình khung cho từng trình độ nghề được đào tạo, trên cơ sở kết quả thẩm định của hội đồng thẩm định ngành. Căn cứ vào chương trình khung đã được quy định và nhiệm vụ đào tạo của cơ sở dạy nghề, người đứng đầu cơ sở dạy nghề tổ chức xây dựng và ban hành chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng trên cơ sở kết quả thẩm định của hội đồng thẩm định chương trình. Chương 3: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ Điều 7. Lớp dạy nghề 1. Lớp dạy nghề được tổ chức khi có đủ các điều kiện sau: a) Có địa điểm dạy lý thuyết, dạy thực hành; trang thiết bị, vật liệu thực hành, thực tập phù hợp với nghề, quy mô và trình độ dạy nghề; b) Đủ giáo viên bảo đảm tiêu chuẩn và trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại khoản 2 Điều 70 và khoản 1 Điều 77 của Luật Giáo dục; phù hợp với nghề, quy mô và trình độ dạy nghề; c) Có chương trình, giáo trình dạy nghề theo quy định. 2. Doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) và cơ sở giáo dục khác được tổ chức lớp dạy trình độ sơ cấp nghề; trường trung cấp chuyên nghiệp được tổ chức lớp dạy trình độ sơ cấp nghề, trình độ trung cấp nghề; cơ sở giáo dục đại học được tổ chức lớp dạy trình độ sơ cấp nghề, trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề khi có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và đăng ký hoạt động dạy nghề theo quy định tại Điều 10 Nghị định này. 3. Người đứng đầu các cơ sở quy định tại khoản 2 Điều này chịu trách nhiệm về tổ chức hoạt động lớp dạy nghề. Điều 8. Thẩm quyền thành lập và cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đình chỉ hoạt động của trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề 1. Thẩm quyền và điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm dạy nghề được thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm dạy nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. 2. Thẩm quyền thành lập trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề công lập và thẩm quyền cho phép thành lập trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề tư thục được quy định như sau: a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định thành lập trường trung cấp nghề công lập thuộc tỉnh; cho phép thành lập trường trung cấp nghề tư thục trên địa bàn; b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quyết định thành lập trường trung cấp nghề trực thuộc; c) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định thành lập trường cao đẳng nghề công lập; cho phép thành lập trường cao đẳng nghề tư thục. 3. Người có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập thì có quyền đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề. 4. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thủ tục thành lập, cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đình chỉ hoạt động của trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề. Điều 9. Quy chế trung tâm dạy nghề, Điều lệ trường trung cấp nghề và Điều lệ trường cao đẳng nghề 1. Quy chế trung tâm dạy nghề gồm các nội dung chủ yếu sau: nhiệm vụ, quyền hạn; cơ cấu tổ chức; quản lý tài chính và tài sản; nhiệm vụ và quyền của giáo viên, người học nghề; tổ chức các hoạt động dạy nghề; mối quan hệ giữa trung tâm dạy nghề với doanh nghiệp. 2. Nội dung chủ yếu của Điều lệ trường trung cấp nghề, Điều lệ trường cao đẳng nghề theo quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật Giáo dục. 3. Quy chế trung tâm dạy nghề, Điều lệ trường trung cấp nghề và Điều lệ trường cao đẳng nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. 4. Căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều này, giám đốc trung tâm dạy nghề xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm, hiệu trưởng trường trung cấp nghề, hiệu trưởng trường cao đẳng nghề xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của trường và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Điều 10.Đăng ký hoạt động dạy nghề 1. Việc đăng ký hoạt động dạy nghề được thực hiện theo quy định sau: a) Doanh nghiệp, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục khác tổ chức lớp dạy trình độ sơ cấp nghề, đăng ký hoạt động dạy nghề với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sở tại; b) Trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục đại học tổ chức lớp dạy trình độ trung cấp nghề, đăng ký hoạt động dạy nghề với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sở tại; c) Cơ sở giáo dục đại học tổ chức lớp dạy trình độ cao đẳng nghề, đăng ký hoạt động dạy nghề tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 2. Hồ sơ đăng ký hoạt động dạy nghề, gồm: a) Đơn đăng ký hoạt động dạy nghề; b) Báo cáo thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, giáo viên, cán bộ quản lý; chương trình, giáo trình dạy nghề đối với những nghề đăng ký hoạt động; c) Nội quy tổ chức hoạt động dạy nghề của cơ sở. 3. Doanh nghiệp tuyển người vào học nghề để làm việc tại doanh nghiệp theo thời hạn cam kết trong hợp đồng học nghề thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề, nhưng phải báo cáo kết quả dạy nghề với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sở tại. 4. Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề được quy định như sau: a) Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề đối với các trường hợp quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này; b) Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này; c) Trường hợp không cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do; nếu hết thời hạn nêu trên mà không nhận được trả lời của cơ quan có thẩm quyền về đăng ký hoạt động dạy nghề, thì các cơ sở dạy nghề được hoạt động dạy nghề theo hồ sơ đăng ký. 5. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cụ thể về việc đăng ký hoạt động dạy nghề. Điều 11. Cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài 1. Cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề theo hình thức liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài do tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên. 2. Cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài được bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp theo pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 3. Việc thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 4. Cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài tổ chức hoạt động dạy nghề theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Chương 4: DOANH NGHIỆP VỚI HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ Điều 12. Doanh nghiệp với phát triển dạy nghề 1. Cung cấp thông tin về nhu cầu ngành nghề đào tạo và sử dụng lao động của doanh nghiệp cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sở tại. 2. Thành lập cơ sở dạy nghề hoặc liên kết dạy nghề với cơ sở dạy nghề theo phương thức dạy lý thuyết tại cơ sở dạy nghề, dạy thực hành tại doanh nghiệp. 3. Tham gia xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề và đánh giá kỹ năng nghề. 4. Tham gia hỗ trợ kinh phí, trang thiết bị cho dạy nghề. Điều 13. Doanh nghiệp với cơ sở dạy nghề 1. Tiếp nhận người học nghề đến tham quan, thực tập tại doanh nghiệp thông qua hợp đồng với cơ sở dạy nghề. 2. Tham gia giảng dạy, hướng dẫn thực tập và đánh giá kết quả học tập của người học nghề. 3. Tham gia xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề. 4. Ký hợp đồng học nghề cho lao động của doanh nghiệp với cơ sở dạy nghề khi có nhu cầu. 5. Phối hợp với cơ sở dạy nghề tổ chức nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng, chuyển giao công nghệ. Điều 14. Doanh nghiệp với việc đào tạo nghề, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề và đào tạo lại nghề cho người lao động 1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy nghề, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động trong doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động và yêu cầu đổi mới kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất. 2. Giao kết hợp đồng học nghề với người học nghề được doanh nghiệp tuyển vào học nghề tại doanh nghiệp. 3. Tạo điều kiện cho người lao động vừa làm vừa học để nâng cao trình độ kỹ năng nghề. 4. Tổ chức đào tạo lại nghề trước khi chuyển người lao động sang làm nghề khác trong doanh nghiệp. 5. Trả công cho người học nghề khi họ trực tiếp hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp. Mức tiền công do hai bên thỏa thuận. Chương 5: TUYỂN SINH HỌC NGHỀ, HỢP ĐỒNG HỌC NGHỀ; THI, KIỂM TRA VÀ THẨM QUYỀN CẤP BẰNG, CHỨNG CHỈ NGHỀ Mục 1: TUYỂN SINH HỌC NGHỀ, HỢP ĐỒNG HỌC NGHỀ Điều 15. Tuyển sinh học nghề 1. Tuyển sinh sơ cấp nghề được thực hiện theo hình thức xét tuyển. 2. Tuyển sinh trung cấp nghề được thực hiện theo hình thức xét tuyển. 3. Tuyển sinh cao đẳng nghề được thực hiện theo hình thức xét tuyển, thi tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển. 4. Các trường hợp được tuyển thẳng vào cao đẳng nghề, bao gồm: a) Người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề loại khá trở lên đăng ký học cùng nghề đào tạo; b) Người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề đăng ký học cùng nghề đào tạo nếu có ít nhất hai năm làm việc theo nghề được đào tạo; c) Người đạt một trong các giải nhất, nhì, ba tại các kỳ thi học sinh giỏi nghề quốc gia, quốc tế nếu có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề đăng ký học cùng nghề đã đạt giải. 5. Tuyển sinh học nghề được thực hiện một hoặc nhiều lần trong năm, căn cứ vào khả năng đào tạo của cơ sở dạy nghề, thời gian của khoá học và nhu cầu của người học, của doanh nghiệp. Điều 16. Hợp đồng học nghề 1. Hợp đồng học nghề là sự thoả thuận về quyền và nghĩa vụ giữa người đứng đầu cơ sở dạy nghề với người học nghề. 2. Các trường hợp sau đây phải giao kết hợp đồng học nghề bằng văn bản: a) Học nghề trình độ sơ cấp; b) Học nghề tại cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài; c) Doanh nghiệp tuyển người vào học nghề để sau đó làm việc tại doanh nghiệp. 3. Các trường hợp sau đây có thể giao kết hợp đồng bằng lời nói hoặc bằng văn bản: a) Truyền nghề; b) Kèm cặp nghề tại doanh nghiệp. 4. Hợp đồng học nghề được giao kết trực tiếp giữa người đứng đầu cơ sở dạy nghề với người học nghề. Trường hợp giao kết bằng văn bản thì hợp đồng học nghề được lập thành hai bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ một bản. Điều 17. Nội dung hợp đồng học nghề 1. Hợp đồng học nghề phải có các nội dung chủ yếu sau: a) Tên nghề học, kỹ năng nghề đạt được; b) Nơi học và nơi thực tập; c) Thời gian hoàn thành khoá học; d) Mức học phí và phương thức thanh toán học phí; đ) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng. Ngoài các nội dung chủ yếu trên, hai bên có thể thoả thuận các nội dung khác phù hợp với điều kiện thực tế nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội. 2. Trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào học nghề để sau đó làm việc tại doanh nghiệp thì hợp đồng học nghề ngoài những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này còn có các nội dung sau: a) Cam kết của người học nghề về thời hạn làm việc cho doanh nghiệp; b) Cam kết của doanh nghiệp về việc ký hợp đồng lao động sau khi học xong; c) Trả công cho người học nghề trực tiếp hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp trong thời gian học nghề. 3. Hợp đồng học nghề theo hình thức kèm cặp nghề tại doanh nghiệp ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, phải có thỏa thuận thời gian bắt đầu được trả công và mức tiền công trả cho người học nghề theo từng thời gian. Điều 18. Chấm dứt hợp đồng học nghề 1. Người học nghề đơn phương chấm dứt hợp đồng học nghề thì không được trả lại học phí. Trường hợp người học nghề không thể tiếp tục học nghề do đi làm nghĩa vụ quân sự hoặc gia đình thực sự khó khăn, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, do ốm đau, tai nạn không đủ sức khoẻ, có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền thì được trả lại phần học phí đã đóng của thời gian học còn lại và được bảo lưu kết quả học tập. 2. Cơ sở dạy nghề đơn phương chấm dứt hợp đồng học nghề thì phải báo cho người học nghề biết trước ít nhất ba ngày làm việc và phải trả lại toàn bộ học phí đã thu, trừ trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng học nghề do những sự kiện bất khả kháng theo quy định của pháp luật dân sự. 3. Trong thời gian thực hiện hợp đồng mà người học nghề có thai, nếu có giấy chứng nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền về việc thực hiện hợp đồng học nghề sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi thì người học nghề được chấm dứt hợp đồng học nghề và được trả lại phần học phí đã đóng của thời gian học còn lại và được bảo lưu kết quả học tập. 4. Trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào học nghề để sau đó làm việc tại doanh nghiệp, nếu người học nghề không làm việc theo cam kết thì phải bồi thường chi phí dạy nghề. Mức bồi thường do hai bên thoả thuận, xác định trong hợp đồng học nghề. Chi phí dạy nghề gồm các khoản chi phí hợp lý cho người dạy, tài liệu, vật liệu thực hành, chi phí khấu hao nhà xưởng, máy móc thiết bị và các chi phí khác đã chi cho người học. Mục 2: THI, KIỂM TRA VÀ THẨM QUYỀN CẤP BẰNG, CHỨNG CHỈ NGHỀ Điều 19. Thi, kiểm tra 1. Thi, kiểm tra trong quá trình học nghề gồm kiểm tra định kỳ; kiểm tra kết thúc mô-đun hoặc môn học; thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khoá học. 2. Thi học sinh giỏi nghề gồm thi học sinh giỏi nghề quốc gia, thi học sinh giỏi nghề quốc tế. 3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy chế thi, kiểm tra; quy chế thi học sinh giỏi nghề quốc gia và hướng dẫn thực hiện việc thi học sinh giỏi nghề quốc tế. Điều 20. Thẩm quyền cấp bằng, chứng chỉ nghề 1. Chứng chỉ nghề do giám đốc trung tâm dạy nghề; hiệu trưởng trường trung cấp nghề; hiệu trưởng trường cao đẳng nghề; người đứng đầu doanh nghiệp và cơ sở giáo dục khác đã đăng ký hoạt động dạy trình độ sơ cấp nghề cấp. 2. Bằng tốt nghiệp trung cấp nghề do hiệu trưởng trường trung cấp nghề, hiệu trưởng trường cao đẳng nghề; hiệu trưởng trường trung cấp chuyên nghiệp, hiệu trưởng trường cao đẳng, hiệu trưởng trường đại học đã đăng ký hoạt động dạy trình độ trung cấp nghề cấp. 3. Bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề do hiệu trưởng trường cao đẳng nghề; hiệu trưởng trường cao đẳng, hiệu trưởng trường đại học đã đăng ký hoạt động dạy trình độ cao đẳng nghề cấp. Chương 6: CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DẠY NGHỀ Điều 21. Quy hoạch, kế hoạch dạy nghề 1. Căn cứ vào nhu cầu về số lượng, cơ cấu nghề, cơ cấu trình độ nhân lực, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm về dạy nghề theo thẩm quyền. 2. Việc chuyển trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề thành trường trung cấp chuyên nghiệp hoặc cơ sở giáo dục đại học phải có văn bản thoả thuận của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Điều 22. Chính sách đối với cơ sở dạy nghề 1. Nhà nước có chính sách ưu tiên đầu tư tài chính và đất đai cho việc xây dựng cơ sở dạy nghề. 2. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân xây dựng cơ sở dạy nghề và tài trợ cho dạy nghề. 3. Cơ sở dạy nghề cho thương binh, bệnh binh, người tàn tật, khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người mất việc làm được xét giảm, miễn thuế. 4. Nguồn thu của trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề từ các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định tại Điều 59 của Luật Giáo dục sau khi trừ chi phí hợp lý, được sử dụng để tăng cường cơ sở vật chất và hoạt động của nhà trường. Điều 23. Chính sách đối với doanh nghiệp có dạy nghề Chi phí dạy nghề, bồi dưỡng nghề cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp được tính vào giá thành sản xuất, kinh doanh. Các khoản đầu tư, tài trợ và các chi phí hợp lý khác của doanh nghiệp cho dạy nghề được trừ khi tính thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Điều 24. Chính sách đối với người học nghề 1. Người học nghề được cấp học bổng, trợ cấp và miễn, giảm học phí theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục. 2. Đối tượng được hỗ trợ học nghề: a) Người dân tộc thiểu số; b) Bộ đội, công an phục viên, xuất ngũ; c) Người học những nghề khó tuyển sinh theo quy định Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; d) Người tàn tật, khuyết tật; đ) Lao động nông thôn vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp; e) Người mất việc làm; g) Người bị xử lý vi phạm hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh; h) Người bị xử lý vi phạm hành chính bằng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. 3. Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ hỗ trợ học nghề cho các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này. Điều 25. Chính sách đối với giáo viên dạy nghề 1. Giáo viên dạy nghề của cơ sở dạy nghề công lập được hưởng tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương đối với nhà giáo theo quy định của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang. Giáo viên dạy nghề của cơ sở dạy nghề tư thục được hưởng tiền lương và các khoản phụ cấp theo quy định của pháp luật lao động và được ghi trong hợp đồng lao động. 2. Nhà nước có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên tự học tập, bồi dưỡng đạt chuẩn, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; khuyến khích nghệ nhân và người có tay nghề cao tham gia dạy nghề. 3. Giáo viên dạy nghề ở các cơ sở dạy nghề thuộc các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được Ủy ban nhân dân các cấp tạo điều kiện về chỗ ở. 4. Giáo viên dạy nghề có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật thì được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân. Chương 7: TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DẠY NGHỀ Điều 26. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội 1. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xây dựng, trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch, chính sách, cơ chế về phát triển dạy nghề và triển khai thực hiện. 2. Xây dựng, trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về dạy nghề và triển khai thực hiện. 3. Xây dựng kế hoạch, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho phát triển dạy nghề. 4. Ban hành danh mục nghề đào tạo; tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng dạy nghề và kiểm định chất lượng dạy nghề. 5. Thực hiện công tác thống kê, thông tin; nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ về tổ chức và quản lý dạy nghề. 6. Thực hiện hợp tác quốc tế về dạy nghề. 7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về dạy nghề; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về dạy nghề theo thẩm quyền. Điều 27. Trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan 1. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bảo đảm sự thống nhất quản lý nhà nước về dạy nghề. 2. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, dự án dạy nghề. 3. Hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện quản lý thống nhất mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch dạy nghề; xây dựng chương trình dạy nghề, biên soạn, thẩm định giáo trình; tiêu chuẩn giáo viên dạy nghề, cán bộ quản lý; cấp bằng, chứng chỉ nghề và các quy định khác đối với các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ, ngành quản lý theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 4. Báo cáo định kỳ về dạy nghề với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 5. Thực hiện hợp tác quốc tế về dạy nghề theo thẩm quyền. 6. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về dạy nghề và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền. Điều 28. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp 1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm: a) Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định quy họach, kế hoạch, nhiệm vụ, biện pháp, dự toán ngân sách phát triển dạy nghề; b) Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, dự án về dạy nghề; c) Hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện quản lý thống nhất mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch dạy nghề; xây dựng chương trình dạy nghề, biên soạn, thẩm định giáo trình; tiêu chuẩn giáo viên dạy nghề, cán bộ quản lý; cấp bằng, chứng chỉ nghề và các quy định khác đối với các cơ sở dạy nghề thuộc quyền quản lý theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; d) Phối hợp với các Bộ, ngành thực hiện việc quản lý nhà nước về dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề thuộc các Bộ, ngành đóng trên địa bàn tỉnh; đ) Báo cáo định kỳ về dạy nghề với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Hội đồng nhân dân cùng cấp; e) Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dạy nghề theo sự phân cấp của Chính phủ; g) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về dạy nghề; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về dạy nghề theo thẩm quyền. 2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm: a) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy nghề phù hợp với chương trình phát triển kinh tế - xã hội; b) Tổ chức kiểm tra hoạt động dạy nghề và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; c) Báo cáo định kỳ về dạy nghề với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng nhân dân cùng cấp. 3. Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện quản lý nhà nước về dạy nghề theo thẩm quyền. Chương 8: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 29. Hiệu lực thi hành 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. 2. Nghị định này thay thế Nghị định số 02/2001/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Bộ luật Lao động và Luật Giáo dục về dạy nghề. Các quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ. Điều 30. Trách nhiệm thi hành 1. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành Nghị định này. 2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Toà án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ban Quản lý KKTCKQT Bờ Y; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Học viện Hành chính quốc gia; - VPCP: BTCN, các Phó Chủ nhiệm, Website Chính phủ, Ban Điều hành 112, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, VX. TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "20/11/2006", "sign_number": "139/2006/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Thong-tu-63-2013-TT-BGTVT-huong-dan-Ban-ghi-nho-van-tai-duong-bo-giua-Campuchia-Lao-Viet-Nam-220274.aspx
Thông tư 63/2013/TT-BGTVT hướng dẫn Bản ghi nhớ vận tải đường bộ giữa Campuchia Lào Việt Nam
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 63/2013/TT-BGTVT Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2013 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BẢN GHI NHỚ GIỮA CHÍNH PHỦ CÁC NƯỚC VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA, CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO VÀ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VỀ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ Căn cứ Bản ghi nhớ giữa Chính phủ các nước Vương quốc Campuchia, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vận tải đường bộ ký ngày 17 tháng 01 năm 2013 tại Champasak, Lào; Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải; Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số Điều của Bản ghi nhớ giữa Chính phủ các nước Vương quốc Campuchia, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vận tải đường bộ, Chương 1. QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số điều của Bản ghi nhớ giữa Chính phủ các nước Vương quốc Campuchia, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vận tải đường bộ để tổ chức và quản lý hoạt động vận tải đường bộ giữa các nước Campuchia, Lào và Việt Nam. Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động vận tải người và hàng hóa bằng đường bộ qua lại biên giới giữa các nước Campuchia, Lào và Việt Nam. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Phương tiện cơ giới thương mại (sau đây gọi tắt là xe thương mại): là xe ô tô dùng để kinh doanh vận tải hàng hóa, vận tải hành khách, bao gồm xe ô tô, xe ô tô đầu kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo ô tô và xe máy chuyên dùng lưu thông trên đường bộ có giấy đăng ký phương tiện và biển số do cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp. 2. Phương tiện cơ giới phi thương mại (sau đây gọi tắt là xe phi thương mại): là xe ô tô của tổ chức, cá nhân có giấy đăng ký phương tiện và biển số do cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp hoạt động qua lại biên giới Campuchia - Lào - Việt Nam không vì mục đích kinh doanh vận tải, cụ thể bao gồm: a) Xe ô tô của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã trong nước và quốc tế đi công tác, tham quan, du lịch; b) Xe ô tô chở người dưới 09 (chín) chỗ và xe bán tải (pick-up) đi với mục đích cá nhân; c) Xe cứu hỏa, xe cứu thương, xe cứu hộ, xe thực hiện sứ mệnh nhân đạo; d) Xe ô tô, xe ô tô đầu kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô và xe máy chuyên dùng thuộc các doanh nghiệp, hợp tác xã vận chuyển phục vụ các công trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh của đơn vị mình trên lãnh thổ Campuchia, Lào. 3. Vận tải quá cảnh: là hoạt động vận chuyển người và hàng hóa qua lãnh thổ của một Bên ký kết, điểm bắt đầu và kết thúc hành trình nằm ngoài lãnh thổ Bên ký kết đó. 4. Vận tải liên quốc gia: là hoạt động vận chuyển người và hàng hóa qua lãnh thổ của ít nhất hai Bên ký kết, điểm bắt đầu và kết thúc hành trình không nằm trên lãnh thổ của một Bên ký kết. 5. Đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô: là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định. Chương 2. QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN Điều 4. Thời gian và phạm vi hoạt động của phương tiện 1. Mỗi chuyến đi, phương tiện được phép ở lại lãnh thổ của một Bên ký kết không quá 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhập cảnh. Trường hợp quá thời hạn quy định, mà có lý do hợp lý sẽ được gia hạn 01 (một) lần với thời gian tối đa không quá 10 (mười) ngày. 2. Phạm vi hoạt động: a) Phương tiện vận tải liên quốc gia được phép qua lại biên giới theo các cặp cửa khẩu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này; b) Phương tiện vận tải quá cảnh được phép vận chuyển theo các cặp cửa khẩu và tuyến quá cảnh quy định tại Phụ lục II của Thông tư này. 3. Phương tiện không được phép vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách giữa hai điểm trong lãnh thổ của một Bên ký kết. Điều 5. Quy định đối với phương tiện Phương tiện khi qua lại biên giới phải có các giấy tờ có giá trị sử dụng quy định tại Phụ lục III của Thông tư này và phải xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu. Trường hợp các giấy tờ nêu trên không in song ngữ gồm tiếng Việt và tiếng Anh thì phải kèm theo bản dịch tiếng Anh do cơ quan phát hành loại giấy tờ đó cấp hoặc do cơ quan công chứng hợp pháp xác nhận. Điều 6. Ký hiệu phân biệt quốc gia của phương tiện Ký hiệu phân biệt quốc gia của Campuchia là KH; Ký hiệu phân biệt quốc gia của Lào là LAO; Ký hiệu phân biệt quốc gia của Việt Nam là VN. Ký hiệu phân biệt quốc gia do cơ quan cấp phép phát hành cùng với việc cấp giấy phép vận tải. Phương tiện của Việt Nam phải gắn ký hiệu phân biệt quốc gia ở góc phía trên bên phải của kính trước (nhìn từ trong xe) và ở vị trí dễ thấy phía sau xe. Mẫu Ký hiệu phân biệt quốc gia của Việt Nam quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này. Chương 3. GIẤY PHÉP VẬN TẢI QUA BIÊN GIỚI CAMPUCHIA - LÀO - VIỆT NAM Điều 7. Giấy phép vận tải qua biên giới Campuchia - Lào - Việt Nam 1. Giấy phép vận tải qua biên giới Campuchia - Lào - Việt Nam (sau đây gọi tắt là Giấy phép liên vận CLV) cấp cho xe thương mại có giá trị 01 (một) năm được đi lại nhiều lần. Phương tiện phải thuộc quyền sử dụng hợp pháp của các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. 2. Giấy phép liên vận CLV cấp cho xe phi thương mại có thời hạn 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày cấp. Riêng đối với xe công vụ hoặc xe của các cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, xe của các doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động vận tải để phục vụ cho các công trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh của chính doanh nghiệp, hợp tác xã đó trên lãnh thổ Lào, Campuchia được cấp Giấy phép theo thời gian, mục đích chuyến đi nhưng không vượt quá 01 (một) năm. 3. Mẫu Giấy phép liên vận CLV quy định tại Phụ lục V của Thông tư này. Điều 8. Hồ sơ cấp Giấy phép liên vận CLV 1. Đối với xe thương mại: a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép liên vận CLV cho phương tiện thương mại quy định tại Phụ lục VI của Thông tư này; b) Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu); c) Giấy đăng ký phương tiện (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu); d) Văn bản chấp thuận khai thác tuyến (đối với phương tiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định); đ) Trường hợp phương tiện không thuộc sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải thì phải xuất trình thêm tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp của đơn vị kinh doanh vận tải với phương tiện đó (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu). 2. Đối với xe phi thương mại: a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép liên vận CLV cho phương tiện phi thương mại quy định Phụ lục VII của Thông tư này; b) Giấy đăng ký phương tiện (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu). Trường hợp phương tiện không thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân thì phải kèm theo tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, các nhân với phương tiện đó (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu); c) Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện công trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Lào hoặc Campuchia thì kèm theo Hợp đồng hoặc tài liệu chứng minh đơn vị đang thực hiện công trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh, trên lãnh thổ Lào, Campuchia (bản sao có chứng thực). Điều 9. Trình tự cấp Giấy phép liên vận CLV 1. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ: a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 (một) bộ hồ sơ cho cơ quan cấp Giấy phép. Cơ quan cấp Giấy phép tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra; trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép thông báo trực tiếp ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp) hoặc thông báo bằng văn bản chậm nhất sau 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu chính) những nội dung chưa đầy đủ hoặc cần sửa đổi; b) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định, cơ quan cấp phép cấp Giấy phép; trường hợp từ chối không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do; c) Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại cơ quan cấp phép hoặc qua hệ thống bưu chính. 2. Lệ phí cấp Giấy phép theo quy định của Bộ Tài chính. Điều 10. Cơ quan cấp Giấy phép liên vận CLV 1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp Giấy phép cho các loại phương tiện như sau: a) Xe thương mại thuộc các đối tượng: xe vận tải hành khách hợp đồng, xe vận chuyển khách du lịch, xe vận tải hàng hóa; b) Xe phi thương mại thuộc các đối tượng: xe ô tô thuộc các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Văn phòng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc các Bộ, xe của các cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam có trụ sở đóng tại Hà Nội. 2. Sở Giao thông vận tải địa phương cấp Giấy phép cho xe vận tải hành khách tuyến cố định, xe phi thương mại của các tổ chức, cá nhân đóng trên địa bàn địa phương, trừ đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. 2. Sở Giao thông vận tải địa phương nơi có cửa khẩu biên giới giáp với Lào và Campuchia theo Phụ lục I và Phụ lục II của Thông tư này, ngoài việc cấp Giấy phép theo quy định tại khoản 2 Điều này còn được cấp Giấy phép cho xe phi thương mại của các tổ chức, cá nhân đóng trên địa bàn các tỉnh khác của Việt Nam đi qua cửa khẩu của địa phương mình. Điều 11. Thu hồi và cấp lại Giấy phép liên vận CLV 1. Cơ quan cấp Giấy phép được thu hồi Giấy phép đã cấp nếu phương tiện không thực hiện đúng các nội dung ghi trong Giấy phép hoặc phương tiện không hoạt động trong vòng 03 (ba) tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép. 2. Hết thời hạn của Giấy phép hoặc Giấy phép bị hư hỏng hoặc bị mất Giấy phép, tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép theo quy định, tại Điều 8, Điều 9 của Thông tư này. Giấy phép cũ hoặc Giấy phép hư hỏng nộp về cơ quan cấp Giấy phép; trường hợp mất Giấy phép phải có công văn báo cáo và cam kết về việc mất Giấy phép. Điều 12. Gia hạn Giấy phép liên vận CLV và thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của Lào và Campuchia 1. Đối tượng được gia hạn: Phương tiện của Lào, Campuchia gặp trường hợp bất khả kháng (thiên tai, tai nạn giao thông, hỏng phương tiện không thể sửa chữa tại Việt Nam) được gia hạn 01 (một) lần với thời hạn không quá 10 (mười) ngày, kể từ ngày hết hạn. 2. Hồ sơ đề nghị gia hạn bao gồm: a) Đơn đề nghị gia hạn theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII của Thông tư này; b) Giấy phép liên vận CLV; c) Giấy đăng ký phương tiện. 3. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ: a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp cho Sở Giao thông vận tải; b) Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép thông báo trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ngay trong ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nêu rõ những nội dung chưa đầy đủ hoặc cần sửa đổi; c) Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định, Sở Giao thông vận tải có văn bản gia hạn Giấy phép liên vận CLV và gửi cho tổ chức, cá nhân; trường hợp không gia hạn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 4. Thẩm quyền gia hạn: Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi phương tiện gặp sự cố. Điều 13. Đăng ký khai thác tuyến vận tải hành khách cố định liên vận quốc tế giữa Việt Nam - Lào – Campuchia 1. Hồ sơ đăng ký khai thác tuyến bao gồm: a) Giấy đăng ký khai thác tuyến vận tải hành khách cố định liên vận quốc tế giữa Việt Nam - Lào - Campuchia theo mẫu quy định tại Phụ lục IX của Thông tư này; b) Giấy đăng ký phương tiện hoạt động trên tuyến (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu); c) Phương án khai thác tuyến vận tải hành khách cố định liên vận quốc tế giữa Việt Nam - Lào - Campuchia theo quy định tại Phụ lục X của Thông tư này; d) Hợp đồng đối tác giữa doanh nghiệp, hợp tác xã với đối tác của Lào và/hoặc Campuchia (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu). 2. Trình tự chấp thuận khai thác tuyến: a) Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính cho cơ quan cấp phép. Cơ quan cấp Giấy phép tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra; trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép thông báo trực tiếp ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp) hoặc thông báo bằng văn bản chậm nhất sau 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu chính) những nội dung chưa đầy đủ hoặc cần sửa đổi; b) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ đúng quy định, cơ quan cấp Giấy phép ra văn bản chấp thuận doanh nghiệp, hợp tác xã vào khai thác và xác nhận vào hợp đồng đối tác; trường hợp từ chối không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do; c) Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Cơ quan cấp Giấy phép hoặc qua hệ thống bưu chính; d) Văn bản chấp thuận khai thác tuyến có giá trị kể từ ngày ký và có thời hạn hiệu lực theo hiệu lực của Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Sau 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày ban hành văn bản chấp thuận, nếu đơn vị kinh doanh vận tải không thực hiện đưa xe vào khai thác thì văn bản chấp thuận không còn hiệu lực. 3. Cơ quan chấp thuận khai thác tuyến: Sở Giao thông vận tải nơi có bến xe đi hoặc đến của tuyến vận tải hành khách cố định liên vận quốc tế giữa Việt Nam - Lào - Campuchia tiếp nhận hồ sơ và xem xét, chấp thuận khai thác tuyến đối với các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách liên vận đăng ký tham gia khai thác tuyến. Chương 4. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 14. Tổ chức thực hiện 1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam a) Tổ chức quản lý và hướng dẫn hoạt động đối với các phương tiện qua lại biên giới đường bộ giữa Campuchia - Lào - Việt Nam; b) Chủ trì và phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc kiểm tra và xử lý phương tiện thương mại và phi thương mại của Campuchia, Lào và Việt Nam hoạt động qua lại biên giới giữa ba nước; c) Tổ chức hội nghị thường niên với Cục Vận tải Lào và Tổng cục Vận tải Campuchia để đàm phán giải quyết các vấn đề có liên quan đến vận tải đường bộ giữa ba nước; d) In ấn và phát hành Biển ký hiệu phân biệt quốc gia của Việt Nam, Giấy phép liên vận CLV. 2. Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương a) Tổ chức phổ biến và triển khai thực hiện Thông tư này tới các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn; b) Định kỳ hàng năm báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam tình hình tổ chức và quản lý hoạt động vận tải liên vận Campuchia - Lào - Việt Nam để theo dõi, tổng hợp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải. Điều 15. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2014. 2. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, tổ chức, cá nhân liên hệ với Tổng cục Đường bộ Việt Nam để được hướng dẫn, giải quyết. Trường hợp vượt quá thẩm quyền giải quyết, Tổng cục Đường bộ Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải để chỉ đạo thực hiện. Điều 16. Trách nhiệm thi hành Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Như Điều 16; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Các Thứ trưởng Bộ GTVT; - Cục Kiểm soát TTHC (Bộ Tư pháp); - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Cổng thông tin điện tử Chính phủ; - Trang thông tin điện tử Bộ GTVT; - Báo Giao thông, Tạp chí GTVT; - Lưu: VT, HTQT BỘ TRƯỞNG Đinh La Thăng PHỤ LỤC I CẶP CỬA KHẨU CHO VẬN TẢI LIÊN QUỐC GIA (Ban hành kèm theo Thông tư số 63/2013/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) TT Nước Cặp cửa khẩu 1 Campuchia - Lào 1) Trapeang Kriel - Nong Nokkhien 2 Campuchia - Việt Nam 1) Oyadav (Andong Pich, Ratanakiri) - Lệ Thanh (Gia Lai) 2) Dak Dam (Mundulkiri) - Bu Prang (Đắk Nông) 3) Trapeang Sre (Snoul, Kratie) - Hoa Lư (Bình Phước) 4) Trapeang Phlong (Kampong Cham) - Xa Mát (Tây Ninh) 5) Bavet (Svay Rieng) - Mộc Bài (Tây Ninh) 6) Phnom Den (Takeo) - Tịnh Biên (An Giang) 7) Prek Chak (Lork, Kam Pot) - Hà Tiên (Kiên Giang) 3 Lào - Việt Nam 1) Dane Savan - Lao Bảo 2) Nam Kan - Nậm Cắn 3) Phu Kuea - Bờ Y 4) Nam Phao - Cầu Treo 5) Na Phao - Cha Lo 6) Pan Hok - Tây Trang 7) Nam Souy- Na Mèo PHỤ LỤC II CÁC CẶP CỬA KHẨU VÀ TUYẾN QUÁ CẢNH CHO VẬN TẢI QUÁ CẢNH (Ban hành kèm theo Thông tư số 63/2013/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) A. Campuchia TT Cửa khẩu Tuyến quá cảnh 1 Nong Nokkhien (Champasak, Lào) - Trapeang Kriel (Stung Treng, Campuchia) - Sihaknoukville (Preah Sihanouk, Campuchia), Hà Tiên (Kiên Giang, Việt Nam) - Prek Chak (Kampot, Campuchia) Stung Treng - Kratie - Kampong Cham - Kandal - Kampong Speu - Cảng Sihanoukville (NR7+NR6+NR61+NR5+NR51+NR4) 2 Nong Nokkhien (Champasak, Lào) - Trapeang Kriel (Stung Treng, Campuchia) - Trapeang Sre (Kratie, Campuchia) - Hoa Lư (Bình Phước, Việt Nam) Stung Treng - Kratie (NR7+NR74) 3 Nong Nokkhien (Champasak, Lào) - Trapeang Kriel (Stung Treng, Campuchia) - Bavet (Svay Rieng, Campuchia) - Mộc Bài (Tây Ninh, Việt Nam) Stung Treng-Kratie - Kampong Cham - Prey Veng - Svay Rieng (NR7+NR11+NR1) B. Lào TT Cửa khẩu Tuyến quá cảnh 1 Nong Nokkhien (Champasak, Lào) - Trapaeng kriel (Campuchia) - Dane Savan (Savannakhet, Lào) - Lao Bảo (Việt Nam) Champasak - Saravan - Savannakhet (NR13S+NR9) 2 Dane Savan (Lào) - Lao Bảo (Việt Nam) - Phu Kuea (Lào) - Bờ Y (Việt Nam) Savannakhet - Saravan - Champasak - Attapue (NR9+NR13S+NR16+NR18) 3 Nong Nokkhien (Champasak, Lào) - Trapaeng kriel (Campuchia) - Phu Kuea (Lào) - Bờ Y (Việt Nam) Champasak - Attapue (NR13S+NR18) C. Việt Nam TT Cặp cửa khẩu Tuyến quá cảnh 1 Lao Bảo (Việt Nam) - Dane Savan (Lào) Mộc Bài (Tây Ninh, Việt Nam) - Bavet (Svay Rieng, Campuchia) Lao Bảo - Huế - Đà Nẵng - Nha Trang - Tp. Hồ Chí Minh - Kiên Giang (R9+R1+R22+R80) 2 Bờ Y (Việt Nam) - Phu Kuea (Lào) Hoa Lư (Bình Phước, Việt Nam) - Trapeang Sre (Kratie, Campuchia) Kon Tum - Gia Lai - Đắk Lắk - Lâm Đồng - Bình Phước (R40+R14+R13) 3 Bờ Y (Việt Nam) - Phu Kuea (Lào) Mộc Bài (Tây Ninh, Việt Nam) - Bavet (Svay Rieng, Campuchia) Kon Tum - Đắk Lắk - Đà Lạt - Tp. Hồ Chí Minh (R40+R14+R27+R20+R22) PHỤ LỤC III GIẤY TỜ YÊU CẦU ĐỐI VỚI VẬN TẢI QUA BIÊN GIỚI (Ban hành kèm theo Thông tư số 63/2013/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) Phần I. Đối với phương tiện vận tải qua biên giới Các giấy tờ sau đây cần được mang theo trong toàn bộ thời gian phương tiện lưu hành trên lãnh thổ của các Bên ký kết liên quan: A. Đối với phương tiện vận chuyển hành khách không theo lịch trình: 1. Giấy đăng ký phương tiện cơ giới đường bộ. 2. Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ. 3. Giấy phép liên vận CLV. 4. Danh sách hành khách (theo mẫu quy định tại Phần IIIa của Phụ lục này). 5. Bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc của chủ xe cơ giới với người thứ ba. 6. Giấy tờ tạm nhập phương tiện cơ giới. 7. Giấy khai báo hải quan cho việc nhập, xuất cảnh của phương tiện qua cửa khẩu. B. Đối với phương tiện vận chuyển hành khách tuyến cố định: 1. Giấy đăng ký phương tiện cơ giới đường bộ. 2. Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ. 3. Giấy phép liên vận CLV. 4. Danh sách hành khách (theo mẫu quy định tại Phần IIIb của Phụ lục này). 5. Bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc của chủ xe cơ giới với người thứ ba. 6. Giấy tờ tạm nhập phương tiện cơ giới. 7. Giấy khai báo hải quan cho việc nhập, xuất cảnh của phương tiện qua cửa khẩu. C. Đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa: 1. Giấy đăng ký phương tiện cơ giới đường bộ. 2. Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ. 3. Giấy phép liên vận CLV. 4. Phiếu gửi hàng/Chứng từ hải quan. 5. Bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc của chủ xe cơ giới với người thứ ba. 6. Giấy tờ khai báo hải quan quá cảnh và nội địa trong trường hợp quá cảnh. 7. Giấy tờ tạm nhập phương tiện. 8. Giấy khai báo hải quan cho việc nhập, xuất cảnh của phương tiện qua cửa khẩu. D. Đối với phương tiện phi thương mại: 1. Giấy đăng ký phương tiện cơ giới đường bộ. 2. Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ. 3. Giấy phép liên vận CLV. 4. Bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc của chủ xe cơ giới với người thứ ba. 5. Giấy khai báo hải quan cho việc nhập, xuất cảnh của phương tiện qua cửa khẩu. Phần II. Lái xe và người/hành khách Các giấy tờ sau đây cần được mang theo trong toàn bộ thời gian phương tiện lưu hành trên lãnh thổ của các Bên ký kết liên quan: 1. Lái xe điều khiển phương tiện vận tải qua biên giới phải có giấy phép lái xe do cơ quan có thẩm quyền của một Bên ký kết cấp. 2. Người/hành khách trên các phương tiện qua lại biên giới và cả lái xe phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế có giá trị thay thế hộ chiếu. Phần IIIa. Mẫu Danh sách hành khách không theo lịch trình DANH SÁCH HÀNH KHÁCH (PASSENGER LIST) (Sử dụng cho phương tiện vận chuyển khách du lịch và theo hợp đồng tạm xuất-tái nhập) (For temporary export and re-import vehicle on tourist and non-scheduled passenger transport) Số (No.): Số đăng ký phương tiện (Registration number): ……………………………… Tên người vận chuyển (Carrier name):.................................................................................. Địa chỉ (Address): ............................................................................................................... Số điện thoại (Tel No.):……………………………….; Số Fax/Fax No.:...................................... Phạm vi hoạt động của chuyến đi (Route of itinerary):.......................................................... ........................................................................................................................................... Thời hạn chuyến đi (Duration of the journey): ……………………..ngày (date) Từ ngày (From date)…………/…………/20………. đến ngày (to date) ……./………./ 20………. Danh sách hành khách (Passenger list): Số TT Họ tên hành khách Số Hộ chiếu Họ tên hành khách Số Hộ chiếu Họ tên hành khách Số Hộ chiếu (No.) (Passenger’s full name) (Passport No.) (No.) (Passenger’s full name) (Passport No.) (No.) (Passenger’s full name) (Passport No.) (1) (2) (3) (1) (2) (3) (1) (2) (3) 1 19 37 2 20 38 3 21 39 4 22 40 5 23 41 6 24 42 7 25 43 8 26 44 9 27 45 10 28 46 11 29 47 12 30 48 13 31 49 14 32 50 15 33 51 16 34 52 17 35 53 18 36 54 Tổng cộng số hành khách:…………….người (Total passengers departing from the terminal)……… (persons) Xác nhận của người vận tải/Carrier (Ký tên, đóng dấu/Signature, seal): Ngày(Date)…../……/20…… (Ghi chú: Danh sách này gồm 3 liên: Liên 1 (gốc) giao cho cơ quan Hải quan cửa khẩu; Liên 2 giao cho Chủ phương tiện; Liên 3 giao cho Biên phòng cửa khẩu)/(Note: list of passenger includes 03 copies; 01 original for customs; 01 copy for carrier; 01 copy for borderguard officer). Phần IIIb. Mẫu Danh sách hành khách tuyến cố định DANH SÁCH HÀNH KHÁCH (PASSENGER LIST) (Sử dụng cho xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định tạm xuất-tái nhập) (For temporary export and re-import vehicle on scheduled passenger transport) Số (No.): Số đăng ký phương tiện (Registration No.): ……………………………… Tên Công ty (Name of company):.......................................................................................... Địa chỉ (Address): ............................................................................................................... Số điện thoại (Tel No.):……………………………….; Số Fax/Fax No.:...................................... Tuyến vận tải (Route): từ (from) ……… đến (to) ………….. và ngược lại (and vice versa). Bến đi (Departure terminal): ……………………….; Bến đến (Arrival terminal)..................... Giờ khởi hành từ bến đi (Departure time): ………, ngày(date) ……./……../20…………… 1. Danh sách hành khách khởi hành từ bến xe (Passengers departing from the terminal): Số TT Họ tên hành khách Số vé Họ tên hành khách Số vé Họ tên hành khách Số vé (No.) (Passenger’s full name) (Ticket No.) (No.) (Passenger’s full name) (Ticket No.) (No.) (Passenger’s full name) (Ticket No.) (1) (2) (3) (1) (2) (3) (1) (2) (3) 1 17 33 2 18 34 3 19 35 4 20 36 5 21 37 6 22 38 7 23 39 8 24 40 9 25 41 10 26 42 11 27 43 12 28 44 13 29 45 14 30 46 15 31 47 16 32 48 Tổng cộng số hành khách khởi hành từ bến xe…………người (Total passengers departing from the terminal)……… (persons) Xác nhận của Bến xe/Terminal (Ký, đóng dấu/Signature and seal) Ngày(Date)…../……/20…… …………. 2. Danh sách hành khách mua vé dọc đường do lái xe khai báo (Other passemers declared by driver): Số TT Họ tên hành khách Số vé Họ tên hành khách Số vé Họ tên hành khách Số vé (No.) (Passenger’s full name) (Ticket No.) (No.) (Passenger’s full name) (Ticket No.) (No.) (Passenger’s full name) (Ticket No.) (1) (2) (3) (1) (2) (3) (1) (2) (3) 1 6 11 2 7 12 3 8 13 4 9 14 5 10 15 Tổng cộng khách chặng…………người (Total of stage passengers) …… (Persons) Lái xe ký tên xác nhận số lượng khách: (Name of Driver and signature) ………… Ghi chú: Danh sách này gồm 4 liên: Liên 1 (gốc) giao cơ quan Hải quan cửa khẩu: Liên 2 giao Chủ phương tiện; Liên 3 giao Bến xe; Liên 4 giao Biên phòng cửa khẩu/(Note: List of passenger includes 04 copies; 01 original for Customs; 01 copy for carrier; 01 copy for the terminal; 01 copy for borderguard officer). PHỤ LỤC IV KÝ HIỆU PHÂN BIỆT QUỐC GIA (Ban hành kèm theo Thông tư số 63/2013/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) Ghi chú: Chữ hoa Latinh, chữ có chiều cao 80mm, nét chữ có bề rộng 10 mm, các chữ có màu đen trên một biển nền trắng có dạng hình elip với trục chính nằm ngang. PHỤ LỤC V MẪU GIẤY PHÉP LIÊN VẬN CLV (Ban hành kèm theo Thông tư số 63/2013/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Socialist Republic of Viet Nam Bộ Giao thông vận tải Việt Nam đề nghị các cơ quan hữu quan cho phép phương tiện vận tải đường bộ này đi lại và dành những sự hỗ trợ hoặc bảo vệ cần thiết The Ministry of Transport of Viet Nam requests all those whom it may concern to allow the vehicle to pass freely and afford the vehicle any such assistance and protection as may be necessary Mặt sau bìa trước/Back side Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Socialist Republic of Viet Nam GIẤY PHÉP LIÊN VẬN VIỆT - LÀO - CAMPUCHIA VIET NAM - LAO - CAMBODIA CROSS - BORDER TRANSPORT PERMIT (CLV - CBT PERMIT) Số giấy phép (Permit number)……………. Ngày cấp (Date of Issue): ……………......... Ngày hết hạn (Date of expiration):…………. Issuling Authority/Cơ quan cấp (Signature, Stamp) (Ký tên và đóng dấu) Page 1 Chi tiết về Đơn vị vận tải Information of Transport Operator / Organization 1. Tên công ty/ Đơn vị (Operator/Organnization): …………………………………………………… Địa chỉ (Address): ……..…………………….. ……………………………………………………. Tel: ………………….. Fax: …………………… 2. Tên chủ phương tiện (Vehicle Owner):…. Địa chỉ (Address): …………………………….. ……………………………………………………. Tel: …………………….. Fax: ………………… Thông tin cơ bản về phương tiện Basic data of the vehicle 1. Số đăng ký phương tiện: …………………. (Registration No.) 2. Thông số kỹ thuật (Technical data): - Năm sản xuất:………………………………… (Manufactured year) - Nhãn hiệu (Mark): …………………………… - Loại xe (Model):………………………………. □Xe tải (Truck) □Xe khách (Bus) □Khác (Other) - Màu sơn: ……………………………………. (Colour) - Số máy: ………………………………………. (Engine No.) - Số khung: ……………………………………… (Chassic No.) Page 2 GHI CHÚ NOTE Cửa khẩu, khu vực hoạt động Border, Travelling area Cửa khẩu (Border gate): ……………………. ……………………………………………………. …………………………………………………….. …………………………………………………….. Khu vực hoạt động (Travelling area):……… ……………………………………………………. …………………………………………………….. …………………………………………………….. Tuyến hoạt động (Routes): ………………… ……………………………………………………. …………………………………………………….. …………………………………………………….. Vận tải hàng hóa/ hành khách (tuyến không cố định/cố định (goods transport/passenger transport (non - schedule or schedule):…… ……………………………………………………. …………………………………………………….. Ghi chú khác (others):…………………………. ……………………………………………………. …………………………………………………….. Page 3 GIA HẠN EXTENTION Được phép gia hạn 1 lần không quá 10 ngày (be extended one time and not exceed 10 days) Gia hạn đến hết hạn (Extended to):………….. Ngày cấp (Date of issue):…………………….. Issuing Authority (Signature, Stamp) Page 4 BIÊN PHÒNG - HẢI QUAN FOR CUSTOMS - IMMIGRATION HẢI QUAN (CUSTOMS) BIÊN PHÒNG (BORDER GARDS) Ngày xuất cảnh Departure date Ngày nhập cảnh Arrival Date Ngày xuất cảnh Departure date Ngày nhập cảnh Arrival Date Page 5 BIÊN PHÒNG - HẢI QUAN FOR CUSTOMS - IMMIGRATION HẢI QUAN (CUSTOMS) BIÊN PHÒNG (BORDER GARDS) Ngày xuất cảnh Departure date Ngày nhập cảnh Arrival Date Ngày xuất cảnh Departure date Ngày nhập cảnh Arrival Date Next Pages CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM GIẤY PHÉP LIÊN VẬN VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA VIET NAM - LAO - CAMBODIA CROSS - BORDER TRANSPORT PERMIT (CLV - CBT PERMIT) PHƯƠNG TIỆN PHI THƯƠNG MẠI NON COMMERCIAL VEHICLE Mặt bìa trước/ Cover Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Socialist Republic of Viet Nam Bộ Giao thông vận tải Việt Nam đề nghị các cơ quan hữu quan cho phép phương tiện vận tải đường bộ này đi lại và dành những sự hỗ trợ hoặc bảo vệ cần thiết The Ministry of Transport of Viet Nam requests all those whom it may concern to allow the vehicle to pass freely and afford the vehicle any such assistance and protection as may be necessary Mặt sau/ Back side Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Socialist Republic of Viet Nam GIẤY PHÉP LIÊN VẬN VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA VIET NAM - LAO - CAMBODIA CROSS - BORDER TRANSPORT PERMIT (CLV - CBT PERMIT) Số giấy phép (Permit number)……………. Ngày cấp (Date of Issue): …………….. Ngày hết hạn (Date of expiration):………… Issuling Authority/Cơ quan cấp (Signature, Stamp) (Ký tên và đóng dấu) Page 1 Thông tin cơ bản về phương tiện Basic data of the vehicle 1. Số đăng ký phương tiện:………………… (Registration No.) 2. Thông số kỹ thuật: (Technical data) - Năm sản xuất:……………………………….. (Manufactured year) - Nhãn hiệu (Mark):…………………………… - Loại xe (Model):…………………………….. □Xe tải (Truck) □Xe khách (Bus) □Khác (Other) - Màu sơn: ……………………………………. (Colour) - Số máy: ……………………………………. (Engine No.) - Số khung: ……………………………………. (Chassic No.) Page 2 Chi tiết về Đơn vị Information of Transport Opertator/ Organization 1- Tên Đơn vị (Organnization): ……………………………………………………… Địa chỉ (Address):……………………………….. …………………………………………………….. Tel:……………………. Fax:…………………… 2- Tên chủ phương tiện (Vehicle Owner):…. Địa chỉ (Address):…………………………….. …………………………………………………….. Điện thoại/ Tel:……………… Fax:………….. Cửa khẩu, khu vực hoạt động Border, Travelling area Cửa khẩu (Border gate): ……………………. ……………………………………………………. …………………………………………………….. …………………………………………………….. Khu vực hoạt động (Travelling area):……… ……………………………………………………. …………………………………………………….. …………………………………………………….. Tuyến hoạt động (Routes): …………………… ……………………………………………………. …………………………………………………….. …………………………………………………….. Các ghi chú khác (other note):................... ……………………………………………………. …………………………………………………….. …………………………………………………….. Page 3 GIA HẠN EXTENTION Được phép gia hạn 1 lần không quá 10 ngày (be extended one time and not exceed 10 days) Gia hạn đến hết hạn (Extended to):………….. Ngày cấp (Date of issue):…………………….. Issuing Authority/Cơ quan cấp (Signature, Stamp) (Ký tên và đóng dấu) Page 4 BIÊN PHÒNG - HẢI QUAN FOR CUSTOMS - IMMIGRATION HẢI QUAN (CUSTOMS) BIÊN PHÒNG (BORDER GARDS) Ngày xuất cảnh Departure date Ngày nhập cảnh Arrival Date Ngày xuất cảnh Departure date Ngày nhập cảnh Arrival Date Page 5 BIÊN PHÒNG - HẢI QUAN FOR CUSTOMS - IMMIGRATION HẢI QUAN (CUSTOMS) BIÊN PHÒNG (BORDER GARDS) Ngày xuất cảnh Departure date Ngày nhập cảnh Arrival Date Ngày xuất cảnh Departure date Ngày nhập cảnh Arrival Date Next Pages Hướng dẫn (Instruction) 1. Khi sổ bị mất hoặc không đọc được vì bất cứ nguyên nhân gì có thể xảy ra, người giữ giấy phép phải yêu cầu cấp giấy phép mới tại cơ quan có thẩm quyền cấp phép. When this book get lost or illegible for any reasons as it may occur the holder should request the new one at the issuing office. 2. Sổ này phải xuất trình cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu. This book shall be produced to the competent authorities upon request. 3. Nghiêm cấm việc tẩy xóa, thay đổi các điều khoản đã ghi trong sổ này. It it prohibited to erase, add, or falsify any terms specified in this book. 4. Sổ này chỉ sử dụng cho phương tiện đã được ghi trong sổ và phải được gia hạn trước ngày hết hạn một tháng. This book shall be used for the specified vehicle only and shall be renewed beforce one month before the expired date. Ghi chú (note): Khổ giấy rộng: 11cm, dài 15cm. Page size 11cm x 15cm. Bìa màu đỏ, từ 50-100 trang dùng để cấp cho phương tiện thương mại. Red cover (50-100 pages) used for commercial vehicles. Bìa màu hồng, từ 10-20 trang dùng để cấp cho phương tiện phi thương mại. Pink cover (10 - 20 pages) used for non commercial vehicles. No …………….. VIET NAM CLV - CBT BOARD (Company):……………………………………………………………..(Competent Authorities) (Registered Number):………………………………………………….. (Valid until): …………………………………………………………….(Signature/Sealed) Ghi chú: Kích thước 115mm x 210mm, nền trắng. PHỤ LỤC VI MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP LIÊN VẬN CLV CHO PHƯƠNG TIỆN THƯƠNG MẠI (Ban hành kèm theo Thông tư số 63/2013/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) Tên đơn vị kinh doanh vận tải đề nghị cấp giấy phép ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP LIÊN VẬN CLV CHO PHƯƠNG TIỆN THƯƠNG MẠI Kính gửi:…………………… 1. Tên đơn vị (hoặc cá nhân):................................................................................................ 2. Địa chỉ: ........................................................................................................................... 3. Số điện thoại:………………………….số Fax: ..................................................................... 4. Đề nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Sở Giao thông vận tải địa phương) cấp Giấy phép liên vận CLV cho phương tiện vận tải sau: Số TT Biển số xe Trọng tải (ghế) Năm sản xuất Nhãn hiệu Số khung Số máy Màu sơn Thời gian đề nghị cấp phép Hình thức hoạt động (vận chuyển hàng hóa hay hành khách) Cửa khẩu Xuất- Nhập cảnh 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1 2 3 5. Loại hình kinh doanh vận tải: a) Hành khách theo tuyến cố định: □ b) Khách du lịch: □ c) Hành khách theo hợp đồng: □ d) Vận tải hàng hóa: □ Ghi chú: Đối với phương tiện vận chuyển hành khách theo tuyến cố định bổ sung thêm các thông tin sau: Tuyến: ……………………đi ………………………………....và ngược lại Bến đi: Bến xe …………………………………………(thuộc tỉnh: ……………………….Việt Nam) Bến đến: Bến xe ………………………………….(thuộc tỉnh: ………………………………………..) Cự ly vận chuyển: ………………………… km Hành trình tuyến đường:.......................................................................................... Đã được Sở Giao thông vận tải ………………….chấp thuận khai thác tuyến tại công văn số …………ngày………. tháng………. năm ………….. ……..,Ngày tháng năm Thủ trưởng đơn vị (Ký tên, đóng dấu) PHỤ LỤC VII MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP LIÊN VẬN CLV CHO PHƯƠNG TIỆN PHI THƯƠNG MẠI (Ban hành kèm theo Thông tư số 63/2013/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) Tên đơn vị/tổ chức đề nghị cấp giấy phép ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP LIÊN VẬN CLV CHO PHƯƠNG TIỆN PHI THƯƠNG MẠI Kính gửi:…………………….. 1. Tên đơn vị (hoặc cá nhân): .............................................................................................. 2. Địa chỉ: ........................................................................................................................... 3. Số điện thoại:. ……………………………………số Fax: ....................................................... 4. Giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh số ………..ngày cấp ………..cơ quan cấp phép ………… (đối với trường hợp phương tiện vận chuyển hàng hóa, người phục vụ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã). 5. Đề nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam (hoặc Sở Giao thông vận tải địa phương) cấp Giấy phép liên vận CLV cho phương tiện phi thương mại sau: Số TT Biển số xe Trọng tải (ghế) Năm sản xuất Nhãn hiệu Số khung Số máy Màu sơn Thời gian đề nghị cấp phép Hình thức hoạt động (vận chuyển hàng hóa hay hành khách) Cửa khẩu Xuất- Nhập cảnh 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1 2 3 6. Mục đích chuyến đi: a) Công vụ: □ b) Cá nhân: □ c) Phục vụ Hoạt động của doanh nghiệp, HTX: □ d) Mục đích khác: □ ……..,ngày tháng năm Thủ trưởng đơn vị (Ký tên, đóng dấu) PHỤ LỤC VIII MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY PHÉP LIÊN VẬN CHO PHƯƠNG TIỆN CỦA LÀO, CAMPUCHIA (Ban hành kèm theo Thông tư số 63/2013/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) Tên doanh nghiệp đề nghị gia hạn giấy phép liên vận của Lào, Campuchia Company name applying for extension of Laos, Cambodia Cross-border Transport Permit CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Independence - Freedom - Happiness --------------- ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY PHÉP LIÊN VẬN CLV APPLICATION FOR EXTENSION OF CAMBODIA-LAOS-VIET NAM CROSS- BORDER TRANSPORT PERMIT Kính gửi (To):……………………………………………………. 1. Tên đơn vị (hoặc cá nhân): Name (organization or individual)…………………………………… 2. Địa chỉ: (Address) …………………………………………………………………………………… 3. Số điện thoại: (Tel No.) ……………………………………Số Fax: (Fax No.): …………………… 4. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư số (Business Registration Certificate or Investment License No.:………………………………………………………. Ngày cấp (Date of issue)………………… Cơ quan cấp (Issuing Authority) ……………………. 5. Đề nghị Sở GTVT ……………………….gia hạn Giấy phép liên vận CLV cho phương tiện vận tải sau: Kindly request Provincial Transport Department of…………….to extend the validity of Cambodia - Laos - Viet Nam Cross- Border Transport Permit(s) for the following vehicle(s): - Biển số xe xin gia hạn (Registration No.):…………………………………………………………….. - Giấy phép liên vận CLV số: .... Ngày cấp ... Nơi cấp:...... Có giá trị đến: ……………………….. Cambodia-Laos-Viet Nam Cross-Border Transport Permit No.:... (Date of issue).... (Issuing Authority)...Date of expiry ………………. - Thời gian nhập cảnh vào Việt Nam: ngày ........ tháng ………năm ………… Date of entry into Viet Nam: ……………..month …………….year ……….. - Thời hạn đề nghị được gia hạn thêm (lựa chọn 1 trong 2 nội dung sau để khai): Proposed to extend duration (choose one of the two following options): + Gia hạn giấy phép liên vận: ....ngày, từ ngày ... tháng ... năm ... đến ngày ... tháng ... năm ... Extension for:……..days, from date…….. month…… year... ...to date….. month... year ...... + Gia hạn chuyến đi:........ngày, từ ngày ... tháng ... năm ... đến ngày ... tháng ... năm ....... Extension of Journey: ……….days, from date... month... year... to date .... month... year... 7. Lý do đề nghị gia hạn (The reasons for extension):……………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… 8. Chúng tôi xin cam kết (We commit): a) Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và sự chính xác của nội dung Đơn đề nghị gia hạn giấy phép liên vận Campuchia - Lào - Việt Nam cho phương tiện và các văn bản kèm theo (To take full responsibility for the truthfulness and accuracy of the application for extending Cambodia-Laos-Viet Nam Cross-Border Transport Permit for vehicles and the attached documents). b) Chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật Việt Nam cũng như những quy định ghi trong Bản ghi nhớ giữa Chính phủ các nước Vương quốc Campuchia, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vận tải đường bộ. (To comply strictly with all provisions of Vietnamese Laws as well as the provisions of the Memorandum of Understanding between the Governments of the Kingdom of Cambodia, the People's Democratic Republic of Laos and the Socialist Republic of Vietnam on Road of Transport). ………, ngày (Date)……tháng (month)…..năm (year)……. Đại diện đơn vị (Representative of the Company) Ký tên/Signature Lái xe, chủ phương tiện hoặc người được ủy quyền (Driver, vehicle owner or authorized person) PHỤ LỤC IX MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ KHAI THÁC TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH LIÊN VẬN QUỐC TẾ GIỮA VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA (Ban hành kèm theo Thông tư số 63/2013/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) Tên đơn vị kinh doanh vận tải Số:…………/…………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- …………, ngày…… tháng…. năm…….. GIẤY ĐĂNG KÝ KHAI THÁC TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH LIÊN VẬN QUỐC TẾ GIỮA VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA Kính gửi: Sở Giao thông vận tải………. 1. Tên doanh nghiệp, hợp tác xã: ........................................................................................... 2. Địa chỉ: ............................................................................................................................. 3. Số điện thoại:.........................………… số Fax: ................................................................. 4. Đăng ký khai thác tuyến vận tải hành khách cố định liên vận quốc tế giữa Việt Nam - Lào - Campuchia như sau: Tỉnh/thành phố đi: …………………………………Tỉnh/thành phố đến: ......................................... Bến đi:……………………….Bến đến: ...................................................................................... Cự ly vận chuyển:………………….. km Hành trình chạy xe:............................................................................................................... 5. Danh sách xe khai thác tuyến vận tải hành khách cố định liên vận quốc tế giữa Việt Nam - Lào - Campuchia STT Biển kiểm soát Tên chủ sở hữu Mác xe Trọng tải Năm sản xuất 6. Doanh nghiệp, hợp tác xã cam kết: a) Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và sự chính xác của nội dung Giấy đăng ký khai thác vận tải hành khách liên vận quốc tế bằng xe ô tô theo tuyến cố định; b) Chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật Việt Nam cũng như những quy định, ghi trong Bản ghi nhớ giữa Chính phủ các nước Vương quốc Campuchia, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vận tải đường bộ. Thủ trưởng đơn vị (Ký tên, đóng dấu) PHỤ LỤC X PHƯƠNG ÁN HOẠT ĐỘNG TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH LIÊN VẬN QUỐC TẾ GIỮA VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA (Ban hành kèm theo Thông tư số 63/2013/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) Tên đơn vị kinh doanh vận tải ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- PHƯƠNG ÁN HOẠT ĐỘNG TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH LIÊN VẬN QUỐC TẾ GIỮA VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA 1. Đặc điểm tuyến: Tên tuyến: ………………………..đi ……………………………………………………và ngược lại. Bến đi:................................................................................................................................... Bến đến:................................................................................................................................ Cự ly vận chuyển: …………………………km. Lộ trình: ............................................................................................................................... 2. Biểu đồ chạy xe: Số chuyến tài (nốt) trong .... ngày/tuần/tháng. a) Tại bến lượt đi: bến xe:……………………………………………………………………………. Hàng ngày có…………………. nốt (tài) xuất bến như sau: + Tài (nốt) 1 xuất bến lúc……………. giờ. + Tài (nốt) 2 xuất bến lúc …………… giờ. + ………………………. b) Tại bến lượt về: bến xe: .................................................................................................... Hàng ngày có ............. nốt (tài) xuất bến như sau: + Tài (nốt) 1 xuất bến lúc ……………giờ. + Tài (nốt) 2 xuất bến lúc…………… giờ. + ……………………… c) Thời gian thực hiện một hành trình chạy xe .... giờ. d) Tốc độ lữ hành: ……….km/giờ. e) Thời gian dừng nghỉ dọc đường:……………….. phút. 3. Các điểm dừng nghỉ trên đường: a) Lượt đi từ Bến xe:…………………………đến Bến xe:……………………………………………. (Yêu cầu ghi rõ lý trình các chuyến xe sẽ dừng, nghỉ tại các trạm dừng nghỉ hoặc các nhà hàng được quy định trên tuyến quốc lộ và tỉnh lộ theo đúng quy định pháp luật của nước sở tại). - Điểm dừng thứ nhất:.......................................................................................................... - Điểm dừng thứ hai:............................................................................................................ - Điểm dừng thứ ba:............................................................................................................. b) Lượt về từ Bến xe …………………………………đến Bến xe:............................................... (Yêu cầu ghi rõ lý trình các chuyến xe sẽ dừng, nghỉ tại các trạm dừng nghỉ hoặc các nhà hàng được quy định trên tuyến Quốc lộ và tỉnh lộ theo đúng quy định pháp luật của nước sở tại). - Điểm dừng thứ nhất:.......................................................................................................... - Điểm dừng thứ hai:............................................................................................................ - Điểm dừng thứ ba:............................................................................................................. c) Thời gian dừng, nghỉ từ …………đến……………… phút/điểm. 4. Phương tiện bố trí trên tuyến Số TT Biển số xe Trọng tải (ghế) Năm sản xuất Nhãn hiệu Ghi chú 1 2 3 4 5 6 1 2 3 5. Lái xe, nhân viên phục vụ trên xe a) Số lượng: b) Điều kiện của lái xe: - Có bằng lái xe phù hợp với xe điều khiển. - Có đủ điều kiện về sức khoẻ, đảm bảo an toàn giao thông đường bộ. - Có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị. - Lái xe, nhân viên phục vụ trên xe mặc đồng phục, mang bảng tên. -……………………………………………………………………………………………………………….. -……………………………………………………………………………………………………………….. c) Điều kiện của nhân viên phục vụ trên xe -……………………………………………………………………………………………………………….. 6. Các dịch vụ khác a) Dịch vụ chung chạy xe trên tuyến: ...................................................................................... b) Dịch vụ đối với những xe chất lượng cao:........................................................................... 7. Giá vé a) Giá vé: - Giá vé suốt tuyến: ………………………………đồng/HK. - Giá vé chặng (nếu có): ………………………….đồng/HK. Giá vé đồng/HK Trong đó: - Giá vé (*) đồng/HK - Chi phí các bữa ăn chính đồng/HK - Chi phí các bữa ăn phụ đồng/HK - Phục vụ khác: khăn, nước ... đồng/HK (*) Giá vé đã bao gồm bảo hiểm HK, phí cầu phà và các dịch vụ bến bãi. b) Hình thức bán vé - Bán vé tại quầy ở bến xe:………………………………………………………………………….. - Bán vé tại đại lý:………………………………………………(ghi rõ tên đại lý, địa chỉ, điện thoại). - Bán vé qua mạng: …………………………………………………………… (địa chỉ trang Web). Thủ trưởng đơn vị (Ký tên, đóng dấu)
{ "issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải", "promulgation_date": "31/12/2013", "sign_number": "63/2013/TT-BGTVT", "signer": "Đinh La Thăng", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Chung-khoan/Thong-tu-98-2020-TT-BTC-huong-dan-hoat-dong-va-quan-ly-quy-dau-tu-chung-khoan-461197.aspx
Thông tư 98/2020/TT-BTC hướng dẫn hoạt động và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán mới nhất
BỘ TÀI CHÍNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 98/2020/TT-BTC Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2020 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN Căn cứ Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 ngày 26 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020; Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 07 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn hoạt động và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng 1. Thông tư này hướng dẫn hoạt động và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, bao gồm: quỹ thành viên, quỹ đóng, quỹ mở, quỹ hoán đổi danh mục (quỹ ETF Exchange Traded Fund), quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản. 2. Đối tượng áp dụng của Thông tư này bao gồm: a) Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán (sau đây gọi là công ty quản lý quỹ), ngân hàng giám sát, ngân hàng lưu ký; b) Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; c) Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con (sau đây gọi chung là Sở giao dịch chứng khoán); d) Ban đại diện quỹ đầu tư chứng khoán, thành viên Ban đại diện quỹ đầu tư chứng khoán và các nhà đầu tư của quỹ đầu tư chứng khoán; đ) Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán, cổ đông của công ty đầu tư chứng khoán; e) Thành viên lập quỹ, đại lý phân phối và các tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Bản sao hợp lệ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc bản sao đã được đối chiếu khớp đúng với bản chính. 2. Chứng khoán cơ cấu là chứng khoán cơ sở có trong cơ cấu chỉ số tham chiếu của quỹ ETF, không bao gồm chứng khoán phái sinh. 3. Đại lý phân phối là tổ chức đã ký hợp đồng phân phối chứng chỉ quỹ với công ty quản lý quỹ. 4. Đại lý ký danh là đại lý phân phối đứng tên tài khoản ký danh, thực hiện giao dịch chứng chỉ quỹ thay mặt cho các nhà đầu tư tại sổ phụ. 5. Giá trị tài sản ròng tham chiếu trên một đơn vị quỹ ETF (iNAV) là giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ ETF được xác định trong phiên giao dịch. 6. Hồ sơ cá nhân bao gồm bản thông tin cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này, bản sao hợp lệ Hộ chiếu của cá nhân nước ngoài hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác. 7. Giao dịch hoán đổi là việc đổi danh mục chứng khoán cơ cấu lấy lô chứng chỉ quỹ ETF và ngược lại. Giao dịch này được thực hiện giữa quỹ ETF và thành viên lập quỹ, nhà đầu tư đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều lệ quỹ. 8. Lệnh giao dịch hoán đổi bao gồm lệnh mua, trong đó thành viên lập quỹ, nhà đầu tư yêu cầu quỹ tiếp nhận danh mục chứng khoán cơ cấu và phát hành các lô chứng chỉ quỹ ETF và lệnh bán, trong đó thành viên lập quỹ, nhà đầu tư yêu cầu quỹ tiếp nhận các lô chứng chỉ quỹ ETF và hoàn trả danh mục chứng khoán cơ cấu. 9. Một lô chứng chỉ quỹ ETF bao gồm tối thiểu 100.000 chứng chỉ quỹ ETF. Lô chứng chỉ quỹ ETF là đơn vị giao dịch trong giao dịch hoán đổi danh mục giữa quỹ ETF và thành viên lập quỹ, nhà đầu tư. 10. Ngày giao dịch chứng chỉ quỹ là ngày mà công ty quản lý quỹ, thay mặt quỹ, phát hành và mua lại chứng chỉ quỹ hoặc lô chứng chỉ quỹ từ thành viên lập quỹ, nhà đầu tư theo cơ chế giao dịch của quỹ. 11. Ngày định giá là ngày mà công ty quản lý quỹ xác định giá trị tài sản ròng của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán. 12. Người được hưởng lợi là tổ chức, cá nhân không đứng danh chủ sở hữu tài sản, nhưng có đầy đủ các quyền sở hữu đối với tài sản đó. 13. Người điều hành quỹ là người hành nghề chứng khoán có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ được công ty quản lý quỹ chỉ định để quản lý, điều hành hoạt động đầu tư của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán. 14. Quỹ trái phiếu là quỹ đầu tư vào các loại trái phiếu, công cụ thị trường tiền tệ, tiền gửi có kỳ hạn và các công cụ có thu nhập cố định khác với tỷ trọng đầu tư vào các tài sản này chiếm từ 80% giá trị tài sản ròng trở lên. 15. Quỹ chỉ số là quỹ mở đầu tư vào danh mục chứng khoán cơ sở cấu thành chỉ số chứng khoán, trong đó chỉ số chứng khoán do Sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam xây dựng, quản lý và đáp ứng quy định pháp luật về quỹ hoán đổi danh mục. 16. Tổ chức quản lý bất động sản là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản hoạt động theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản, được công ty quản lý quỹ thay mặt quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản ủy quyền thực hiện việc bảo quản, giữ gìn, trông coi, vận hành và khai thác bất động sản theo hợp đồng quản lý bất động sản. 17. Thành viên lập quỹ là công ty chứng khoán có nghiệp vụ môi giới chứng khoán và tự doanh chứng khoán, ngân hàng lưu ký đã ký hợp đồng lập quỹ ETF với công ty quản lý quỹ. 18. Tổ chức tạo lập thị trường quỹ ETF là công ty chứng khoán làm thành viên lập quỹ được công ty quản lý quỹ lựa chọn để ký hợp đồng cung cấp dịch vụ tạo lập thị trường cho quỹ ETF. 19. Tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan là ngân hàng lưu ký, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được công ty quản lý quỹ ủy quyền cung cấp một hoặc một số hoạt động thuộc dịch vụ quản trị quỹ đầu tư, dịch vụ đại lý chuyển nhượng. 20. Dịch vụ quản trị quỹ đầu tư bao gồm các hoạt động sau: a) Ghi nhận kế toán các giao dịch của quỹ: ghi nhận biến động phản ánh dòng tiền ra, vào quỹ; b) Lập báo cáo tài chính quỹ; phối hợp, hỗ trợ tổ chức kiểm toán của quỹ trong việc thực hiện kiểm toán cho quỹ; c) Xác định giá trị tài sản ròng của quỹ, giá trị tài sản ròng trên một lô chứng chỉ quỹ, giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ theo quy định của pháp luật và tại Điều lệ quỹ; d) Thực hiện các hoạt động khác theo quy định của pháp luật và tại Điều lệ quỹ. 21. Dịch vụ đại lý chuyển nhượng bao gồm các hoạt động sau: a) Lập và quản lý sổ chính; mở và theo dõi quản lý hệ thống các tài khoản cá nhân, tài khoản ký danh; xác nhận quyền sở hữu chứng chỉ quỹ mở; b) Ghi nhận các lệnh hoán đổi danh mục, lệnh mua, lệnh bán, lệnh chuyển đổi của nhà đầu tư, thành viên lập quỹ; chuyển quyền sở hữu chứng chỉ quỹ; cập nhật sổ chính; c) Hỗ trợ nhà đầu tư, thành viên lập quỹ thực hiện các quyền liên quan tới việc sở hữu chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư, thành viên lập quỹ; d) Tổ chức các cuộc họp Ban đại diện quỹ, Đại hội nhà đầu tư của quỹ; duy trì kênh liên lạc với nhà đầu tư, đại lý phân phối, cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức có thẩm quyền khác; đ) Cung cấp cho nhà đầu tư báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động quỹ, Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt, sao kê tài khoản giao dịch, xác nhận giao dịch và các tài liệu khác. 22. Sổ đăng ký nhà đầu tư chính (sau đây gọi tắt là sổ chính) là tài liệu dưới dạng văn bản, tập dữ liệu điện tử hoặc cả hai ghi nhận các thông tin về nhà đầu tư sở hữu chứng chỉ quỹ do công ty quản lý quỹ hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ đại lý chuyển nhượng lập và quản lý. 23. Sổ đăng ký nhà đầu tư phụ (sau đây gọi tắt là sổ phụ) là sổ ghi nhận các thông tin về nhà đầu tư sở hữu chứng chỉ quỹ do đại lý ký danh lập và quản lý theo ủy quyền của công ty quản lý quỹ. 24. Tài khoản giao dịch chứng chỉ quỹ mở là tài khoản thông qua đó, nhà đầu tư mua, bán, sở hữu chứng chỉ của một hay nhiều quỹ mở do công ty quản lý quỹ quản lý. Tài khoản giao dịch chứng chỉ quỹ mở do đại lý phân phối phối hợp với tổ chức cung cấp dịch vụ đại lý chuyển nhượng mở và quản lý. Tài khoản này có hai loại: a) Tài khoản của nhà đầu tư là tài khoản thuộc sở hữu của nhà đầu tư và đứng tên nhà đầu tư; b) Tài khoản ký danh là tài khoản thuộc sở hữu của các nhà đầu tư tại sổ phụ và đứng tên đại lý ký danh. Tài khoản này được chia thành các tiểu khoản tách biệt, độc lập, ứng với mỗi nhà đầu tư tại sổ phụ. 25. Tài khoản tiền gửi thanh toán bù trừ giao dịch chứng chỉ quỹ là tài khoản tiền mà đại lý ký danh mở tại ngân hàng giám sát và chỉ để thực hiện thanh toán cho các giao dịch chứng chỉ quỹ. 26. Thành viên độc lập của Ban đại diện quỹ là thành viên không phải là người có liên quan với công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát. 27. Thời điểm đóng sổ lệnh là thời điểm cuối cùng mà đại lý phân phối nhận lệnh giao dịch từ nhà đầu tư để thực hiện trong ngày giao dịch chứng chỉ quỹ. Thời điểm đóng sổ lệnh được quy định tại Điều lệ quỹ, công bố công khai tại Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt và không được muộn quá thời điểm đóng cửa thị trường của Sở giao dịch chứng khoán tại ngày giao dịch gần nhất trước ngày giao dịch chứng chỉ quỹ đối với quỹ mở, không được muộn quá thời điểm đóng cửa thị trường của Sở giao dịch chứng khoán tại ngày giao dịch chứng chỉ quỹ đối với quỹ ETF. 28. Tổ chức cung cấp báo giá là công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, các hệ thống báo giá được công ty quản lý quỹ lựa chọn để cung cấp báo giá tài sản không phải là chứng khoán niêm yết hoặc chứng khoán đăng ký giao dịch. 29. Vốn điều lệ quỹ, vốn điều lệ công ty đầu tư chứng khoán là số vốn góp của nhà đầu tư, cổ đông và được ghi trong Điều lệ quỹ đóng, quỹ thành viên, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán hoặc là số vốn huy động được trong đợt phát hành chứng chỉ quỹ mở lần đầu ra công chúng. Điều 3. Quy định chung về quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán 1. Quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán (trừ trường hợp công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ tự quản lý vốn) phải được quản lý bởi công ty quản lý quỹ và các hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán được thực hiện thông qua công ty quản lý quỹ. 2. Tài sản của quỹ thành viên, công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ phải được lưu ký tại 01 ngân hàng lưu ký. Tài sản của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng phải được lưu ký tại 01 ngân hàng giám sát. Hoạt động quản lý vốn và tài sản của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng phải được giám sát bởi ngân hàng giám sát. 3. Tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán thuộc sở hữu của các nhà đầu tư, cổ đông tương ứng với tỷ lệ vốn góp, không phải là tài sản của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát hoặc ngân hàng lưu ký. Công ty quản lý quỹ chỉ được sử dụng tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán để thanh toán các nghĩa vụ thanh toán của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, không được sử dụng để thanh toán hoặc bảo lãnh thanh toán các nghĩa vụ tài chính của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát, ngân hàng lưu ký hoặc bất kỳ tổ chức, cá nhân khác dưới mọi hình thức và trong mọi trường hợp. 4. Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được tham gia góp vốn thành lập quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán; mua chứng chỉ quỹ, cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán. Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, doanh nghiệp nhà nước tham gia góp vốn thành lập quỹ, công ty đầu tư chứng khoán; mua chứng chỉ quỹ, cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Điều 4. Điều lệ, Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt 1. Điều lệ quỹ, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán lần đầu do công ty quản lý quỹ xây dựng và phải có tối thiểu các nội dung theo quy định tại Điều 103 Luật chứng khoán và theo mẫu quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Nhà đầu tư đăng ký mua chứng chỉ quỹ, cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán chào bán lần đầu ra công chúng được coi là đã thông qua bản Điều lệ. Điều lệ quỹ thành viên, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ bao gồm các nội dung có liên quan theo mẫu quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ quỹ, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán phải được Đại hội nhà đầu tư của quỹ, Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán thông qua. 3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày sửa đổi, bổ sung Điều lệ quỹ, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ tự quản lý vốn phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo mẫu quy định tại Phụ lục XXVIII ban hành kèm theo Thông tư này. 4. Công ty quản lý quỹ phải xây dựng Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán. Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt phải được trình bày dễ hiểu và bao gồm các nội dung tối thiểu theo mẫu quy định tại Phụ lục III, IV, V, VI ban hành kèm theo Thông tư này. Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt nêu rõ ngân hàng giám sát, tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan chỉ xác nhận các thông tin có liên quan đến ngân hàng giám sát, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan và chịu trách nhiệm trong phạm vi liên quan đến hoạt động của ngân hàng giám sát, tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan trên cơ sở hợp đồng ký với công ty quản lý quỹ, phù hợp với quy định pháp luật và các thông tin mà ngân hàng giám sát, tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan cung cấp để xây dựng Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt. 5. Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt phải được cập nhật khi phát sinh các thông tin quan trọng hoặc được cập nhật định kỳ theo tần suất quy định tại Điều lệ quỹ, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán. Công ty quản lý quỹ phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung Bản cáo bạch theo mẫu quy định tại Phụ lục XXVIII ban hành kèm theo Thông tư này. Sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nộp Bản cáo bạch cập nhật cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, nếu không nhận được ý kiến phản hồi bằng văn bản, công ty quản lý quỹ được cung cấp Bản cáo bạch cho các tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan, đại lý phân phối và nhà đầu tư. Chương II QUỸ THÀNH VIÊN Điều 5. Danh mục và hoạt động đầu tư của quỹ 1. Danh mục đầu tư của quỹ phải phù hợp với mục tiêu và chính sách đầu tư đã được quy định tại Điều lệ quỹ và công bố tại Bản cáo bạch. 2. Quỹ được phép đầu tư vào các loại tài sản sau đây: a) Tiền gửi các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật ngân hàng; b) Công cụ thị trường tiền tệ bao gồm giấy tờ có giá, công cụ chuyển nhượng theo quy định của pháp luật; c) Công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương; d) Cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu đăng ký giao dịch, trái phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, chứng chỉ quỹ đại chúng; đ) Trái phiếu chưa niêm yết của các tổ chức phát hành hoạt động theo pháp luật Việt Nam; cổ phiếu của công ty cổ phần, phần vốn góp tại công ty trách nhiệm hữu hạn; e) Quyền phát sinh gắn liền với chứng khoán mà quỹ đang nắm giữ; g) Các chứng khoán và tài sản khác theo quy định của pháp luật. 3. Công ty quản lý quỹ chỉ được gửi tiền và đầu tư công cụ thị trường tiền tệ quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này của các tổ chức tín dụng đã được Ban đại diện quỹ phê duyệt. 4. Quỹ thành viên được tham gia góp vốn thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Trường hợp Điều lệ quỹ có quy định và được Đại hội nhà đầu tư chấp thuận bằng văn bản, quỹ thành viên được đầu tư vào bất động sản đáp ứng điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản. 5. Trong hoạt động quản lý quỹ thành viên, công ty quản lý quỹ bảo đảm: a) Không được sử dụng vốn, tài sản của quỹ để đầu tư vào chính quỹ đó; b) Không được sử dụng vốn, tài sản của quỹ để cho vay, bảo lãnh cho bất kỳ khoản vay nào; không được bảo lãnh phát hành chứng khoán; c) Chỉ được đầu tư vào chứng chỉ quỹ đại chúng, cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán đại chúng do các công ty quản lý quỹ khác quản lý và bảo đảm các hạn chế sau: - Không đầu tư quá 10% tổng số chứng chỉ quỹ đang lưu hành của một quỹ đại chúng, cổ phiếu đang lưu hành của một công ty đầu tư chứng khoán đại chúng; - Không đầu tư quá 20% tổng giá trị tài sản của quỹ vào chứng chỉ quỹ của một quỹ đại chúng, cổ phiếu của một công ty đầu tư chứng khoán đại chúng; - Không đầu tư quá 30% tổng giá trị tài sản của quỹ vào các chứng chỉ quỹ đại chúng, cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán đại chúng. d) Trường hợp Điều lệ quỹ có quy định, quỹ được vay thế chấp, thấu chi hoặc các hình thức khác từ ngân hàng lưu ký, vay mua chứng khoán (giao dịch ký quỹ) theo nguyên tắc sau: - Việc vay tài sản phải phù hợp với quy định của pháp luật; - Hạn mức vay do Đại hội nhà đầu tư quyết định, nhưng phải bảo đảm tổng nợ và các khoản phải trả của quỹ không vượt quá 30% tổng tài sản của quỹ tại mọi thời điểm; - Bộ phận tín dụng của ngân hàng lưu ký phải tách biệt hoàn toàn về cơ cấu tổ chức và hoạt động đối với bộ phận lưu ký tài sản của quỹ; hoạt động tín dụng là độc lập với hoạt động lưu ký và không thuộc phạm vi điều chỉnh của hợp đồng lưu ký; - Công ty quản lý quỹ phải cung cấp thông tin về quyền lợi của ngân hàng lưu ký và khả năng xung đột lợi ích cho Đại hội nhà đầu tư xem xét, quyết định. 6. Công ty quản lý quỹ và các tổ chức tham gia góp vốn thành lập quỹ thành viên không được sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để quảng cáo, kêu gọi góp vốn. 7. Quỹ thành viên thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo quy định tại khoản 9 Điều 24 Thông tư này. Điều 6. Giá trị tài sản ròng, giao dịch tài sản của quỹ 1. Công ty quản lý quỹ xác định hoặc ủy quyền cho ngân hàng lưu ký thực hiện cung cấp dịch vụ quản trị quỹ định kỳ hàng tháng xác định giá trị tài sản ròng của quỹ và giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ. Việc xác định giá trị tài sản ròng của quỹ thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 8 Điều 20 Thông tư này. Danh sách các tổ chức báo giá, sổ tay định giá phải được Ban đại diện quỹ phê duyệt. 2. Khi thực hiện các giao dịch mua, bán tài sản cho quỹ thành viên, công ty quản lý quỹ phải tuân thủ các quy định tại Điều 21 Thông tư này. Điều 7. Phân phối lợi nhuận 1. Quỹ thực hiện chia lợi tức bằng tiền hoặc chứng chỉ quỹ. Tối thiểu 15 ngày trước khi phân phối lợi tức, công ty quản lý quỹ phải thông báo đến nhà đầu tư bằng phương thức để bảo đảm đến được địa chỉ liên lạc hoặc thư điện tử đã đăng ký. Thông báo phải bao gồm tối thiểu các nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Việc chi trả lợi tức quỹ bảo đảm nguyên tắc: a) Lợi tức phân phối cho nhà đầu tư được lấy từ nguồn lợi nhuận trong kỳ hoặc lợi nhuận lũy kế sau khi quỹ đã hoàn tất mọi nghĩa vụ thuế, tài chính theo quy định pháp luật; b) Mức chi trả lợi tức phải phù hợp với chính sách phân phối lợi nhuận của quỹ quy định tại Điều lệ quỹ và được Đại hội nhà đầu tư thông qua; c) Sau khi chi trả, quỹ vẫn phải đảm bảo có nguồn vốn để thanh toán đủ các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác đến hạn và giá trị tài sản ròng quỹ sau khi chi trả lợi tức phải không thấp hơn 50 tỷ đồng; d) Trường hợp phân phối lợi tức bằng chứng chỉ quỹ, quỹ phải có đủ nguồn vốn đối ứng từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất đã được kiểm toán hoặc soát xét. 3. Thông tin về hoạt động phân chia lợi nhuận của quỹ đã thực hiện phải được cập nhật tại Bản cáo bạch sửa đổi, bổ sung. Điều 8. Chi phí của quỹ Chi phí của quỹ là các khoản sau: 1. Chi phí quản lý quỹ trả cho công ty quản lý quỹ. 2. Chi phí lưu ký tài sản quỹ, chi phí giám sát (nếu có) trả cho ngân hàng lưu ký hoặc ngân hàng giám sát. 3. Chi phí kiểm toán trả cho tổ chức kiểm toán. 4. Chi phí thẩm định giá trả cho các doanh nghiệp thẩm định giá (nếu có); chi phí dịch vụ tư vấn pháp lý, dịch vụ báo giá và các dịch vụ hợp lý khác, thù lao trả cho Ban đại diện quỹ. 5. Chi phí dự thảo, in ấn, gửi Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt, báo cáo tài chính và các tài liệu khác cho thành viên góp vốn; chi phí công bố thông tin của quỹ; chi phí tổ chức họp Đại hội nhà đầu tư, Ban đại diện quỹ. 6. Chi phí liên quan đến thực hiện các giao dịch tài sản của quỹ và các chi phí khác theo quy định của pháp luật. 7. Chi phí liên quan đến việc chuyển đổi ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có) hoặc các tổ chức cung cấp dịch vụ khác. Điều 9. Nhà đầu tư, Đại hội nhà đầu tư, Ban đại diện quỹ 1. Quyền, nghĩa vụ của nhà đầu tư tham gia vào quỹ thành viên thực hiện theo quy định tại Điều lệ quỹ và phù hợp với quy định có liên quan tại Điều 16 Thông tư này. 2. Đại hội nhà đầu tư, điều kiện, thể thức tiến hành họp Đại hội nhà đầu tư, thông qua quyết định Đại hội nhà đầu tư của quỹ thành viên thực hiện theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 Thông tư này, trừ nghĩa vụ công bố thông tin. 3. Ban đại diện quỹ, thành viên Ban đại diện quỹ thực hiện theo quy định tại Điều lệ quỹ và phù hợp với quy định có liên quan tại Điều 19 Thông tư này. Cơ cấu Ban đại diện quỹ không phải tuân quy định tại khoản 5 Điều 19 Thông tư này trừ trường hợp Điều lệ quỹ có quy định khác. Điều 10. Chuyển nhượng phần vốn góp quỹ thành viên 1. Thành viên góp vốn được tự do chuyển nhượng phần vốn góp tại quỹ trừ trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật và tại Điều lệ quỹ. Việc chuyển nhượng một phần hay toàn bộ phần vốn góp tại quỹ phải bảo đảm: a) Bên nhận chuyển nhượng đáp ứng được các quy định liên quan tại khoản 4 Điều 3 Thông tư này; b) Sau khi chuyển nhượng, quỹ vẫn đáp ứng điều kiện có từ 2 đến 99 thành viên góp vốn và chỉ bao gồm thành viên là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. 2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn tất giao dịch chuyển nhượng, công ty quản lý quỹ gửi thông báo kết quả giao dịch cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này. Đối với các giao dịch chiếm từ 5% trở lên vốn điều lệ quỹ, công ty quản lý quỹ gửi kèm hợp đồng chuyển nhượng giữa các thành viên góp vốn của quỹ có xác nhận của công ty quản lý quỹ. 3. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm lập và lưu trữ sổ đăng ký thành viên góp vốn và mọi thông tin liên quan đến việc chuyển nhượng vốn góp giữa các thành viên. Ngân hàng lưu ký có thể cung cấp dịch vụ lập và lưu trữ sổ đăng ký thành viên góp vốn trên cơ sở hợp đồng cung cấp dịch vụ ký với công ty quản lý quỹ. Điều 11. Hợp nhất, sáp nhập quỹ 1. Tối thiểu 30 ngày trước ngày họp Đại hội nhà đầu tư, công ty quản lý quỹ phải cung cấp cho nhà đầu tư các tài liệu liên quan tới việc hợp nhất, sáp nhập bao gồm: a) Phương án hợp nhất, sáp nhập; b) Dự thảo hợp đồng hợp nhất, sáp nhập; c) Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán, các báo cáo tài chính quý của tất cả các quỹ bị hợp nhất, bị sáp nhập tới quý gần nhất; d) Dự thảo Điều lệ quỹ, Bản cáo bạch (nếu có), Bản cáo bạch tóm tắt (nếu có) của quỹ hợp nhất, quỹ nhận sáp nhập. 2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Đại hội nhà đầu tư thông qua quyết định hợp nhất, sáp nhập, công ty quản lý quỹ phải thông báo về quyết định hợp nhất, sáp nhập quỹ cho các chủ nợ. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, chủ nợ có quyền yêu cầu quỹ thanh toán các khoản phải trả. Quá thời hạn nêu trên, công ty quản lý quỹ không nhận được yêu cầu từ các chủ nợ, nghĩa vụ thanh toán sẽ do quỹ hợp nhất, nhận sáp nhập thực hiện. 3. Trường hợp các quỹ bị hợp nhất, bị sáp nhập được quản lý bởi cùng một công ty quản lý quỹ, mọi chi phí dịch vụ tư vấn pháp lý, chi phí hành chính và các dịch vụ khác liên quan tới việc hợp nhất, sáp nhập quỹ không được hạch toán vào chi phí của quỹ, trừ trường hợp Đại hội nhà đầu tư có quyết định khác. 4. Công ty quản lý quỹ, Ban đại diện quỹ có trách nhiệm: a) Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác, trung thực thông tin về quá trình hợp nhất, sáp nhập cho nhà đầu tư; b) Quyền lợi, nghĩa vụ được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên có liên quan theo nguyên tắc tự nguyện và phù hợp với quy định của pháp luật; c) Thanh toán các khoản nợ của quỹ cho chủ nợ theo yêu cầu của chủ nợ. Việc thanh toán phải hoàn tất chậm nhất tại ngày Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ của quỹ hình thành sau hợp nhất, sáp nhập có hiệu lực đối với các chủ nợ yêu cầu quỹ thanh toán theo đúng quy định tại khoản 2 Điều này. 5. Ngày hợp nhất, ngày sáp nhập là ngày các Đại hội nhà đầu tư thông qua quyết định hợp nhất, sáp nhập. Kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra Quyết định hợp nhất, sáp nhập, công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có) có trách nhiệm: a) Tiếp nhận bàn giao toàn bộ sổ sách, chứng từ, danh mục chứng khoán và các tài sản khác kèm các tài liệu khác có liên quan tới quỹ bị hợp nhất, bị sáp nhập; b) Bảo đảm quỹ hợp nhất, sáp nhập tiếp nhận, kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính, các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; tiếp tục thực hiện các hợp đồng kinh tế của các quỹ bị hợp nhất, bị sáp nhập; c) Hoàn tất thủ tục đăng ký sở hữu cho quỹ hợp nhất, sáp nhập các tài sản tiếp nhận từ các quỹ bị hợp nhất, bị sáp nhập theo quy định pháp luật có liên quan; d) Đại diện cho quỹ hợp nhất, nhận sáp nhập thực hiện các nghĩa vụ của quỹ theo quy định của pháp luật có liên quan. 6. Tùy thuộc vào điều khoản hợp đồng hợp nhất, sáp nhập, phương án hợp nhất, sáp nhập, quỹ có thể chuyển đổi chứng chỉ quỹ kết hợp thanh toán bằng tiền. Giá trị khoản thanh toán bằng tiền cho một chứng chỉ quỹ không vượt quá 10% giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ tính tại ngày hợp nhất, ngày sáp nhập. 7. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày hợp nhất, sáp nhập, công ty quản lý quỹ công bố thông tin về việc hợp nhất, sáp nhập. Nội dung công bố thông tin bao gồm: a) Ngày hợp nhất, ngày sáp nhập; b) Nguyên tắc xác định giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ bị hợp nhất, bị sáp nhập tại ngày hợp nhất, ngày sáp nhập; tỷ lệ chuyển đổi chứng chỉ quỹ; tỷ lệ thanh toán bằng tiền trên một chứng chỉ quỹ (nếu có). 8. Kể từ thời điểm Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ của quỹ hình thành sau hợp nhất, sáp nhập có hiệu lực: a) Quỹ bị hợp nhất, bị sáp nhập chấm dứt tồn tại, đồng thời quỹ hợp nhất, nhận sáp nhập kế thừa toàn bộ tài sản, nợ, quyền, lợi ích hợp pháp và các nghĩa vụ khác của các quỹ bị hợp nhất, bị sáp nhập; b) Nhà đầu tư của các quỹ bị hợp nhất, bị sáp nhập được nhận tài sản dưới dạng chứng chỉ của quỹ hợp nhất, nhận sáp nhập theo tỷ lệ chuyển đổi xác định tại ngày hợp nhất, ngày sáp nhập; c) Chứng chỉ quỹ bị hợp nhất, bị sáp nhập bị hủy. Điều 12. Giải thể quỹ 1. Đại hội nhà đầu tư thống nhất ngày giải thể quỹ. Kể từ ngày giải thể quỹ, công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có) không được: a) Thực hiện các hoạt động đầu tư, giao dịch mua các tài sản cho quỹ; b) Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của quỹ; c) Tặng, cho tài sản của quỹ cho tổ chức, cá nhân khác; d) Thanh toán hợp đồng trong đó giá trị phần nghĩa vụ của quỹ lớn hơn giá trị phần nghĩa vụ của bên kia hoặc thanh toán nợ cho các chủ nợ đồng thời là bên nợ của quỹ mà không thực hiện bù trừ; đ) Thực hiện các giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản của quỹ. 2. Tài sản của quỹ đang giải thể bao gồm: a) Tài sản và quyền về tài sản mà quỹ có tại thời điểm quỹ buộc phải giải thể; b) Các khoản lợi nhuận, các tài sản và các quyền về tài sản mà quỹ sẽ có do việc thực hiện các giao dịch được xác lập trước thời điểm quỹ buộc phải giải thể; c) Tài sản là vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của quỹ. Trường hợp thanh toán tài sản là vật bảo đảm được trả cho các chủ nợ có bảo đảm, nếu giá trị của vật bảo đảm vượt quá khoản nợ có bảo đảm phải thanh toán thì phần vượt quá đó là tài sản của quỹ. 3. Đại hội nhà đầu tư chỉ định một công ty kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng hoặc duy trì Ban đại diện quỹ đương nhiệm để thực hiện kiểm tra, đánh giá, giám sát quá trình thanh lý và phân phối tài sản quỹ. 4. Công ty quản lý quỹ hoặc ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (trong trường hợp không có công ty quản lý quỹ) chịu trách nhiệm thực hiện việc thanh lý, phân chia tài sản cho nhà đầu tư theo phương án đã được Đại hội nhà đầu tư thông qua. Thời hạn thanh lý tài sản, phân chia tài sản cho nhà đầu tư thực hiện theo phương án giải thể nhưng không quá 02 năm kể từ ngày giải thể quỹ. Quá hạn nêu trên, công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có) thực hiện hoàn trả danh mục cho nhà đầu tư theo quy định tại khoản 6 Điều này. Trong thời gian quỹ đang thanh lý tài sản để giải thể, giá dịch vụ quản lý, giá dịch vụ giám sát và các chi phí khác được thu theo biểu giá dịch vụ đã được Đại hội nhà đầu tư thông qua. 5. Công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có) khi thực hiện thanh lý tài sản của quỹ phải bảo đảm: a) Đối với chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch phải thực hiện thông qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán; b) Đối với tài sản không phải là chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch phải được sự chấp thuận của tổ chức kiểm toán độc lập hoặc Ban đại diện quỹ theo quy định tại khoản 3 Điều này. 6. Công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có) hoàn trả danh mục của quỹ cho nhà đầu tư tương ứng với tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư. Việc hoàn trả danh mục cho nhà đầu tư phải đảm bảo nguyên tắc: a) Quỹ đảm bảo thanh toán các nghĩa vụ theo quy định và thứ tự tại điểm a, b khoản 4 Điều 104 Luật chứng khoán; b) Danh mục hoàn trả cho nhà đầu tư phải đầy đủ các loại tài sản, cơ cấu theo danh mục của quỹ; c) Trong trường hợp là chứng khoán đăng ký, lưu ký tập trung, việc chuyển giao tài sản cho nhà đầu tư được công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có) thực hiện theo hướng dẫn của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Trường hợp là các tài sản phải đăng ký sở hữu khác, công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có) có trách nhiệm yêu cầu tổ chức tiếp nhận vốn đầu tư, tổ chức phát hành, tổ chức quản lý sổ cổ đông đăng ký sở hữu tài sản cho nhà đầu tư. Việc hoàn trả hoàn tất khi nhà đầu tư đã được đăng ký sở hữu tài sản. 7. Kết quả thanh lý tài sản của quỹ phải được xác nhận bởi ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có), công ty quản lý quỹ và thông qua bởi tổ chức kiểm toán độc lập hoặc Ban đại diện quỹ (nếu có) thực hiện việc giám sát quá trình thanh lý tài sản. 8. Kể từ ngày giải thể cho đến khi hoàn tất giải thể quỹ, định kỳ hàng tháng, công ty quản lý quỹ phải báo cáo Ủy ban chứng khoán Nhà nước và cung cấp cho nhà đầu tư về giá trị tài sản ròng, báo cáo về tài sản và danh mục đầu tư của quỹ theo mẫu quy định tại Phụ lục IX, Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này. 9. Công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có) và các tổ chức, cá nhân có liên quan phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực và đầy đủ của hồ sơ báo cáo kết quả giải thể. Trường hợp hồ sơ báo cáo kết quả giải thể không chính xác hoặc có tài liệu giả mạo, công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có), các tổ chức, cá nhân có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán số nợ chưa thanh toán và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong thời hạn 05 năm kể từ ngày báo cáo kết quả giải thể đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Chương III QUỸ ĐẠI CHÚNG Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUỸ ĐẠI CHÚNG Điều 13. Hoạt động chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng 1. Việc chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng chỉ được thực hiện sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng. 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng có hiệu lực, công ty quản lý quỹ phải công bố bản thông báo chào bán theo quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, đồng thời gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bản thông báo chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Toàn bộ vốn góp của nhà đầu tư phải được phong tỏa tại một tài khoản riêng của quỹ mở tại ngân hàng giám sát, toàn bộ danh mục chứng khoán cơ cấu của thành viên lập quỹ, nhà đầu tư phải được phong tỏa tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và chỉ được giải tỏa sau khi Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ có hiệu lực. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm thanh toán tiền lãi cho quỹ với lãi suất tối thiểu bằng lãi suất không kỳ hạn đang áp dụng cho thời gian phong tỏa vốn. Điều 14. Phân phối chứng chỉ quỹ 1. Công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối, tổ chức bảo lãnh phát hành (nếu có) phải phân phối chứng chỉ quỹ một cách công bằng, công khai, bảo đảm thời hạn đăng ký mua chứng chỉ quỹ cho nhà đầu tư tối thiểu là 20 ngày; thời hạn này phải được ghi trong bản thông báo chào bán. Trường hợp số lượng chứng chỉ quỹ đăng ký mua vượt quá số lượng chứng chỉ quỹ đăng ký chào bán, công ty quản lý quỹ phải phân phối hết số chứng chỉ quỹ được phép chào bán cho nhà đầu tư tương ứng với tỷ lệ đăng ký mua của từng nhà đầu tư. 2. Công ty quản lý quỹ phải hoàn thành việc phân phối chứng chỉ quỹ trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng có hiệu lực. Trường hợp không thể hoàn thành việc phân phối chứng chỉ quỹ trong thời hạn này, công ty quản lý quỹ được gia hạn thời gian phân phối chứng chỉ quỹ theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Luật Chứng khoán. 3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn chào bán, công ty quản lý quỹ công bố thông tin, báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, đồng thời chịu mọi phí tổn, nghĩa vụ tài chính phát sinh từ việc huy động vốn và hoàn trả cho nhà đầu tư mọi khoản tiền đã góp, bao gồm cả lãi suất (nếu có), khi xảy ra một trong các trường hợp dưới đây: a) Không đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 108 Luật Chứng khoán; b) Việc phân phối chứng chỉ quỹ không hoàn tất trong thời hạn dự kiến. 4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn chào bán, công ty quản lý quỹ phải hoàn tất việc trả tiền cho nhà đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều này, đồng thời chịu mọi chi phí phát sinh từ việc huy động vốn. 5. Việc đình chỉ, hủy bỏ đợt chào bán chứng chỉ quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 27 và Điều 28 Luật Chứng khoán. 6. Trường hợp phát hành thêm chứng chỉ quỹ đóng để tăng vốn, trình tự, thủ tục thông báo phát hành, phân phối quyền mua thực hiện theo quy định tại Điều 13, khoản 1, 2 Điều này và các quy định khác có liên quan của pháp luật về chứng khoán áp dụng cho tổ chức niêm yết và của pháp luật về doanh nghiệp. Điều 15. Xác nhận quyền sở hữu chứng chỉ quỹ 1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ điều chỉnh có hiệu lực, công ty quản lý quỹ thực hiện hoặc ủy quyền cho tổ chức cung cấp dịch vụ đại lý chuyển nhượng xác nhận quyền sở hữu cho nhà đầu tư với số lượng chứng chỉ quỹ đã mua và lập sổ đăng ký nhà đầu tư với các nội dung chủ yếu sau: a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty quản lý quỹ; tên, địa chỉ trụ sở chính của ngân hàng giám sát; tên đầy đủ của quỹ; mã chứng khoán niêm yết của quỹ (nếu có); b) Tổng số chứng chỉ quỹ được quyền chào bán, tổng số chứng chỉ quỹ, lô chứng chỉ quỹ đã bán, cơ cấu và chi tiết danh mục, tổng giá trị vốn huy động được cho quỹ; c) Danh sách nhà đầu tư, thành viên lập quỹ (nếu có): họ tên, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, địa chỉ liên lạc (đối với cá nhân); tên đầy đủ, tên viết tắt, số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính (đối với tổ chức); số tài khoản lưu ký chứng khoán (nếu có); số tài khoản của nhà đầu tư hoặc số tiểu khoản kèm theo số tài khoản ký danh; số lượng chứng chỉ quỹ sở hữu; tỷ lệ sở hữu; ngày đăng ký mua và ngày thanh toán; d) Ngày lập sổ đăng ký nhà đầu tư. 2. Đại lý ký danh được mở, quản lý sổ phụ trên cơ sở hợp đồng ký với công ty quản lý quỹ, hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ đại lý chuyển nhượng. Sổ phụ bao gồm đầy đủ thông tin về nhà đầu tư với nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này. Chi phí quản lý sổ phụ không được hạch toán vào quỹ. 3. Công ty quản lý quỹ, tổ chức cung cấp dịch vụ đại lý chuyển nhượng phải luôn có đầy đủ thông tin về sở hữu của từng nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư giao dịch trên tài khoản ký danh. Thông tin về tài sản của nhà đầu tư trên sổ chính, kể cả nhà đầu tư giao dịch trên tài khoản ký danh là bằng chứng xác nhận quyền sở hữu chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư. Quyền sở hữu của nhà đầu tư được xác lập kể từ thời điểm thông tin về sở hữu của nhà đầu tư được cập nhật tại sổ chính. 4. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ có hiệu lực, công ty quản lý quỹ hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan phải thực hiện việc đăng ký, lưu ký đối với chứng chỉ quỹ niêm yết theo quy định pháp luật về đăng ký, lưu ký chứng khoán. Số lượng các lô chứng chỉ quỹ ETF được phát hành, mua lại tại ngày giao dịch tiếp theo được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam tự động cập nhật, đăng ký, lưu ký vào hệ thống theo hướng dẫn của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. 5. Trừ trường hợp công ty quản lý quỹ đã thực hiện lấy ý kiến nhà đầu tư trong giai đoạn chào bán, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ có hiệu lực, công ty quản lý quỹ phải gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước: a) Biên bản họp hoặc biên bản kiểm phiếu và Nghị quyết Đại hội nhà đầu tư; b) Danh sách và hồ sơ cá nhân của các thành viên Ban đại diện quỹ. Điều 16. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư 1. Nhà đầu tư có các quyền và nghĩa vụ sau đây: a) Các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 101 Luật Chứng khoán; b) Quyền được đối xử công bằng, mỗi chứng chỉ quỹ đều tạo cho người sở hữu quyền, nghĩa vụ, lợi ích ngang nhau; c) Quyền tự do chuyển nhượng chứng chỉ quỹ, trừ trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật và tại Điều lệ quỹ; d) Quyền được tiếp cận đầy đủ các thông tin định kỳ và thông tin bất thường về hoạt động của quỹ; đ) Quyền và nghĩa vụ tham gia các cuộc họp Đại hội nhà đầu tư và thực hiện quyền biểu quyết dưới hình thức trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền hoặc thực hiện bỏ phiếu từ xa (gửi thư, fax, thư điện tử, tham dự hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác); e) Nghĩa vụ thanh toán đầy đủ tiền mua chứng chỉ quỹ trong thời hạn quy định tại Điều lệ quỹ, Bản cáo bạch và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của quỹ trong phạm vi số tiền đã thanh toán khi mua chứng chỉ quỹ; g) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về chứng khoán và Điều lệ quỹ. 2. Nhà đầu tư hoặc nhóm nhà đầu tư sở hữu từ 5% trở lên tổng số chứng chỉ quỹ đang lưu hành hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ quỹ có các quyền sau đây: a) Xem xét và trích lục sổ biên bản và các Nghị quyết của Ban đại diện quỹ, báo cáo tài chính năm và báo cáo của ngân hàng giám sát liên quan đến hoạt động của quỹ; b) Yêu cầu công ty quản lý quỹ triệu tập họp Đại hội nhà đầu tư bất thường trong các trường hợp sau: - Có căn cứ xác thực về việc công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát vi phạm quyền của nhà đầu tư hoặc nghĩa vụ của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền quy định tại Điều lệ quỹ, hợp đồng giám sát hoặc được giao bởi Đại hội nhà đầu tư, gây tổn thất cho quỹ; - Ban đại diện quỹ đã hết nhiệm kỳ trên 06 tháng mà chưa được bầu thay thế; - Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ quỹ. c) Yêu cầu công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát giải trình các vấn đề bất thường liên quan đến tài sản và hoạt động quản lý, giao dịch tài sản của quỹ. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát phải trả lời nhà đầu tư; d) Kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp Đại hội nhà đầu tư. Kiến nghị phải bằng văn bản và được gửi đến công ty quản lý quỹ chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày khai mạc, trừ trường hợp Điều lệ quỹ có quy định thời hạn khác; đ) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều lệ quỹ. 3. Nhà đầu tư hoặc nhóm nhà đầu tư sở hữu từ 10% trở lên tổng số chứng chỉ quỹ đang lưu hành hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ quỹ có các quyền đề cử người vào Ban đại diện quỹ. Trình tự, thủ tục đề cử thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp áp dụng đối với việc đề cử người vào Hội đồng quản trị của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% trở lên tổng số cổ phần phổ thông. 4. Yêu cầu, kiến nghị của nhà đầu tư hoặc nhóm nhà đầu tư theo quy định tại khoản 2, 3 Điều này phải được lập bằng văn bản và phải có họ, tên, địa chỉ liên lạc, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác; tên, địa chỉ trụ sở chính, quốc tịch, số Quyết định thành lập hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với nhà đầu tư là tổ chức; số lượng chứng chỉ quỹ nắm giữ và thời điểm nắm giữ của từng nhà đầu tư, tổng số chứng chỉ quỹ của cả nhóm nhà đầu tư và tỷ lệ sở hữu trong tổng số chứng chỉ quỹ đang lưu hành của quỹ; nội dung yêu cầu, kiến nghị; căn cứ và lý do. Trường hợp triệu tập Đại hội nhà đầu tư bất thường theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, phải kèm theo các tài liệu xác minh lý do việc triệu tập Đại hội nhà đầu tư bất thường; hoặc các tài liệu, chứng cứ về các vi phạm của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát, mức độ vi phạm hoặc về quyết định vượt quá thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ quỹ, hợp đồng giám sát. Điều 17. Đại hội nhà đầu tư 1. Đại hội nhà đầu tư do công ty quản lý quỹ triệu tập và quyết định những nội dung sau: a) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ quỹ; b) Thay đổi cơ bản trong chính sách, mục tiêu đầu tư của quỹ quy định tại Điều lệ quỹ; thay đổi mức giá dịch vụ trả cho công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát; thay đổi công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát; c) Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể quỹ; thay đổi vốn điều lệ của quỹ đóng; thay đổi thời hạn hoạt động của quỹ; d) Phương án phân phối lợi tức; đ) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch và thành viên Ban đại diện quỹ; quyết định mức thù lao và chi phí hoạt động của Ban đại diện quỹ; thông qua việc lựa chọn tổ chức kiểm toán được chấp thuận để kiểm toán báo cáo tài chính hằng năm của quỹ, doanh nghiệp thẩm định giá độc lập (nếu có); thông qua các báo cáo tình hình tài chính, báo cáo về tài sản và hoạt động hằng năm của quỹ; e) Xem xét và xử lý vi phạm của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và Ban đại diện quỹ gây tổn thất cho quỹ; g) Yêu cầu công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát xuất trình sổ sách hoặc giấy tờ giao dịch tại Đại hội nhà đầu tư; h) Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền theo quy định pháp luật về chứng khoán và Điều lệ quỹ. 2. Đại hội nhà đầu tư thường niên được tổ chức trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Theo đề nghị của Ban đại diện quỹ, cuộc họp Đại hội nhà đầu tư thường niên có thể gia hạn nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính và phải thông báo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Trường hợp Điều lệ quỹ có quy định, việc họp Đại hội nhà đầu tư thường niên được tổ chức dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản. 3. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm triệu tập họp bất thường Đại hội nhà đầu tư trong các trường hợp sau: a) Công ty quản lý quỹ hoặc ngân hàng giám sát hoặc Ban đại diện quỹ xét thấy là cần thiết vì quyền lợi của quỹ; b) Theo yêu cầu của nhà đầu tư hoặc nhóm nhà đầu tư quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 Thông tư này; c) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ quỹ. Việc tổ chức họp bất thường Đại hội nhà đầu tư được thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày công ty quản lý quỹ nhận được yêu cầu triệu tập họp bất thường Đại hội nhà đầu tư. 4. Chương trình và nội dung họp Đại hội nhà đầu tư được công ty quản lý quỹ xây dựng theo quy định pháp luật về doanh nghiệp về chương trình họp, nội dung họp Đại hội đồng cổ đông. Tối thiểu 07 ngày làm việc trước khi diễn ra cuộc họp Đại hội nhà đầu tư, công ty quản lý quỹ phải gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước toàn bộ chương trình, nội dung họp và các tài liệu có liên quan đồng thời công bố thông tin về việc triệu tập họp Đại hội nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do và mục tiêu của cuộc họp. 5. Trường hợp công ty quản lý quỹ không triệu tập họp Đại hội nhà đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều này, công ty quản lý quỹ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại phát sinh đối với quỹ (nếu có). Trường hợp công ty quản lý quỹ tiếp tục không triệu tập họp Đại hội nhà đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều này, trong thời hạn 30 ngày tiếp theo, Ban đại diện quỹ hoặc ngân hàng giám sát thay thế công ty quản lý quỹ triệu tập họp Đại hội nhà đầu tư theo trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư này. Điều 18. Điều kiện, thể thức tiến hành họp, thông qua quyết định Đại hội nhà đầu tư 1. Cuộc họp Đại hội nhà đầu tư được tiến hành khi có số nhà đầu tư tham dự đại diện cho trên 50% tổng số phiếu biểu quyết. Hình thức tham gia có thể là trực tiếp hoặc ủy quyền tham gia hoặc hoặc thực hiện bỏ phiếu từ xa (gửi thư, fax, thư điện tử, tham dự hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác) theo quy định tại Điều lệ quỹ. 2. Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều này, cuộc họp lần thứ hai được triệu tập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuộc họp lần thứ nhất dự định khai mạc. Trong trường hợp này, Đại hội nhà đầu tư được tiến hành không phụ thuộc vào số nhà đầu tư tham dự. 3. Đại hội nhà đầu tư thông qua Nghị quyết thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. 4. Nghị quyết Đại hội nhà đầu tư về các nội dung quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 17 Thông tư này phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hội nhà đầu tư. Trong trường hợp này, quyết định tại cuộc họp được thông qua khi số nhà đầu tư đại diện trên 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả nhà đầu tư dự họp tán thành hoặc một tỷ lệ khác cao hơn do Điều lệ quỹ quy định. 5. Quyết định của Đại hội nhà đầu tư được thông qua tại cuộc họp khi được số nhà đầu tư đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả nhà đầu tư dự họp tán thành hoặc một tỷ lệ khác cao hơn do Điều lệ quỹ quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này. 6. Nguyên tắc, nội dung, trình tự, thủ tục lấy ý kiến nhà đầu tư bằng văn bản phải được quy định rõ tại Điều lệ quỹ, theo quy định pháp luật về doanh nghiệp. Trong trường hợp này, công ty quản lý quỹ phải tuân thủ thời hạn gửi phiếu và tài liệu họp cho nhà đầu tư như trường hợp mời họp Đại hội nhà đầu tư. 7. Trường hợp lấy ý kiến Đại hội nhà đầu tư dưới hình thức bằng văn bản, quyết định của Đại hội nhà đầu tư được thông qua khi được số nhà đầu tư đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả nhà đầu tư có quyền biểu quyết tán thành hoặc một tỷ lệ khác cao hơn do Điều lệ quỹ quy định. 8. Công ty quản lý quỹ, Ban đại diện quỹ có trách nhiệm xem xét, bảo đảm các Nghị quyết của Đại hội nhà đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ quỹ. Trường hợp quyết định của Đại hội nhà đầu tư không phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ quỹ thì phải tổ chức họp Đại hội nhà đầu tư để lấy ý kiến lại hoặc lấy ý kiến nhà đầu tư bằng văn bản. 9. Nhà đầu tư quỹ mở phản đối quyết định đã được thông qua bởi Đại hội nhà đầu tư về các nội dung quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 17 Thông tư này có quyền yêu cầu công ty quản lý quỹ mua lại chứng chỉ quỹ của mình hoặc chuyển đổi sang quỹ khác cùng loại hình của công ty quản lý quỹ. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của nhà đầu tư, số lượng đơn vị quỹ, lý do yêu cầu mua lại hoặc đề nghị chuyển đổi sang quỹ khác do công ty quản lý. Yêu cầu phải được nhà đầu tư gửi tới trụ sở chính của công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Đại hội nhà đầu tư thông qua quyết định về các vấn đề nêu trên. 10. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày công bố kết quả họp Đại hội nhà đầu tư, công ty quản lý quỹ phải hoàn tất việc mua lại hoặc chuyển đổi chứng chỉ quỹ cho nhà đầu tư phản đối quyết định của Đại hội nhà đầu tư theo quy định tại khoản 9 Điều này. Trong trường hợp này, mức giá mua lại được xác định trên cơ sở giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ tại kỳ giao dịch chứng chỉ quỹ gần nhất kể từ khi Công ty quản lý quỹ nhận được yêu cầu của nhà đầu tư và nhà đầu tư không phải thanh toán giá dịch vụ mua lại, giá dịch vụ chuyển đổi. Điều 19. Ban đại diện quỹ 1. Ban đại diện quỹ đại diện cho nhà đầu tư, có từ 03 đến 11 thành viên, được bầu tại cuộc họp Đại hội nhà đầu tư hoặc được nhà đầu tư cho ý kiến bằng văn bản. 2. Quyền và nghĩa vụ của Ban đại diện quỹ được quy định tại Điều lệ quỹ và tối thiểu phải bao gồm các quyền, nghĩa vụ sau: a) Đại diện cho quyền lợi của nhà đầu tư; thực hiện các hoạt động phù hợp với quy định pháp luật để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư; b) Phê duyệt sổ tay định giá giá trị tài sản ròng của quỹ; danh sách các tổ chức báo giá, các tổ chức tín dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 5, khoản 3 Điều 20 Thông tư này; c) Chấp thuận các giao dịch quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư này; d) Quyết định mức lợi tức phân phối theo phương án phân phối lợi nhuận đã được Đại hội nhà đầu tư thông qua; thời điểm thực hiện, cách thức, hình thức phân phối lợi nhuận; đ) Quyết định các vấn đề chưa có sự thống nhất giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát trên cơ sở quy định của pháp luật; e) Trường hợp Điều lệ quỹ đã có quy định và Đại hội nhà đầu tư gần nhất đã ủy quyền, Ban đại diện quỹ được quyết định các vấn đề quy định tại điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều 17 Thông tư này. Trong trường hợp này, công ty quản lý quỹ phải thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin Quyết định của Ban đại diện quỹ theo quy định về công bố thông tin đối với Quyết định của Đại hội nhà đầu tư; g) Yêu cầu công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát kịp thời cung cấp đầy đủ các tài liệu, thông tin về hoạt động quản lý quỹ và hoạt động giám sát; h) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và các quy định tại Điều lệ quỹ. 3. Thành viên Ban đại diện quỹ có quyền và nghĩa vụ sau: a) Quyền, nghĩa vụ của thành viên Ban đại diện quỹ thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và chứng khoán áp dụng đối với thành viên Hội đồng quản trị của công ty niêm yết và Điều lệ quỹ; b) Thực hiện các nhiệm vụ của mình một cách trung thực, cẩn trọng vì quyền lợi tốt nhất của quỹ; không được ủy quyền cho người khác thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với quỹ; c) Tham dự đầy đủ các cuộc họp Ban đại diện quỹ và có ý kiến rõ ràng về các vấn đề được đưa ra thảo luận. 4. Tối thiểu 2/3 số thành viên của Ban đại diện quỹ là các thành viên độc lập theo nguyên tắc sau: a) Không phải là người có liên quan của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát, hoặc đại diện theo ủy quyền của các tổ chức này; b) Đáp ứng các quy định khác tại Điều lệ quỹ. 5. Trong Ban đại diện quỹ phải có: a) Tối thiểu 01 thành viên độc lập có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán; b) Tối thiểu 01 thành viên độc lập có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong hoạt động phân tích đầu tư chứng khoán hoặc quản lý tài sản; c) Tối thiểu 01 thành viên có trình độ chuyên môn về pháp luật. Trường hợp là quỹ đầu tư bất động sản dưới hình thức quỹ đóng thì không phải tuân thủ quy định tại điểm a khoản này mà phải có tối thiểu 01 thành viên độc lập có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, thẩm định giá bất động sản. 6. Nhiệm kỳ, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, bổ sung thành viên Ban đại diện quỹ thực hiện theo quy định tại Điều lệ quỹ phù hợp với các quy định của pháp luật về doanh nghiệp và chứng khoán áp dụng đối với thành viên Hội đồng quản trị và Hội đồng quản trị. 7. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày bổ nhiệm, miễn nhiệm, thay đổi thành viên Ban đại diện quỹ, công ty quản lý quỹ thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, gửi danh sách Ban đại diện quỹ theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này và hồ sơ cá nhân các thành viên mới của Ban đại diện quỹ. 8. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày cơ cấu Ban đại diện quỹ, thành viên Ban đại diện quỹ không còn đáp ứng điều kiện theo quy định, Ban đại diện quỹ có trách nhiệm lựa chọn thành viên Ban đại diện quỹ đáp ứng quy định làm thành viên Ban đại diện quỹ tạm thời thay thế. Thành viên tạm thời thay thế thực hiện quyền và nghĩa vụ của thành viên Ban đại diện quỹ cho tới khi Đại hội nhà đầu tư chính thức bổ nhiệm thành viên thay thế. 9. Quyết định của Ban đại diện quỹ được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc theo hình thức khác quy định tại Điều lệ quỹ. Mỗi thành viên Ban đại diện quỹ có một phiếu biểu quyết. 10. Cuộc họp Ban đại diện quỹ được tổ chức khi có tối thiểu 2/3 số thành viên dự họp, trong đó số thành viên độc lập phải chiếm đa số (trên 50% số thành viên dự họp trở lên). Thành viên không trực tiếp dự họp có quyền biểu quyết thông qua bỏ phiếu bằng văn bản hoặc hình thức khác theo quy định tại Điều lệ quỹ. Quyết định của Ban đại diện quỹ được thông qua nếu được đa số thành viên và đa số thành viên độc lập dự họp thông qua. 11. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm hỗ trợ về nhân sự, thiết bị kỹ thuật, soạn thảo tài liệu trong các cuộc họp Ban đại diện quỹ. Ban đại diện quỹ tổ chức họp tối thiểu 01 quý một lần hoặc theo yêu cầu của công ty quản lý quỹ. Trình tự tổ chức cuộc họp, gửi tài liệu họp Ban đại diện quỹ thực hiện theo quy định cuộc họp Hội đồng quản trị của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ quỹ. Hình thức tham gia cuộc họp có thể là trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua các phương tiện truyền tin nghe, nhìn hoặc các hình thức khác theo quy định tại Điều lệ quỹ. 12. Biên bản họp Ban đại diện quỹ phải được lập chi tiết và rõ ràng. Thư ký và chủ tọa phiên họp phải ký tên vào các biên bản cuộc họp. Trường hợp chủ tọa, thư ký từ chối ký biên bản họp nhưng nếu được tất cả thành viên khác của Ban đại diện quỹ tham dự họp ký và có đầy đủ nội dung thì biên bản này có hiệu lực. Biên bản họp Ban đại diện quỹ phải được lưu giữ tại công ty quản lý quỹ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và Điều lệ quỹ. 13. Trong trường hợp Điều lệ quỹ không có quy định, thù lao và lợi ích khác của thành viên Ban đại diện quỹ được thực hiện theo quy định sau đây: a) Thành viên Ban đại diện quỹ được trả thù lao theo công việc, thanh toán các chi phí ăn, ở, đi lại và các chi phí hợp lý khác căn cứ vào số ngày làm việc, tính chất của công việc và mức thù lao bình quân hàng ngày theo quy định tại Điều lệ quỹ và quyết định của Đại hội nhà đầu tư. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập của thành viên Ban đại diện quỹ theo quy định của pháp luật liên quan; b) Tổng mức thù lao và chi phí thanh toán cho Ban đại diện quỹ trong năm không vượt quá tổng ngân sách hoạt động trong năm của Ban đại diện quỹ đã được Đại hội nhà đầu tư thông qua. Các khoản này được tính vào chi phí hoạt động quản lý của quỹ và phải được lập thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của quỹ. Điều 20. Giá trị tài sản ròng của quỹ 1. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm xác định giá trị tài sản ròng của quỹ, giá trị tài sản ròng trên một lô chứng chỉ quỹ ETF và giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ, trong đó: a) Giá trị tài sản ròng của quỹ được xác định bằng tổng giá trị tài sản trừ đi tổng nợ phải trả của quỹ. Tổng giá trị tài sản của quỹ được xác định theo giá thị trường hoặc giá trị hợp lý của tài sản (trong trường hợp không xác định được giá thị trường). Tổng nợ phải trả của quỹ là các khoản nợ hoặc nghĩa vụ thanh toán của quỹ tính đến ngày gần nhất trước ngày định giá. Giá trị tài sản ròng được làm tròn theo quy định trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Phần dư phát sinh từ việc làm tròn giá trị tài sản ròng của quỹ được hạch toán vào quỹ. Phương pháp xác định giá thị trường, giá trị hợp lý các tài sản có trong danh mục, giá trị các khoản nợ và nghĩa vụ thanh toán thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này và quy định nội bộ tại sổ tay định giá hoặc được Ban đại diện quỹ chấp thuận bằng văn bản. Bất động sản phải được định giá tối thiểu một lần trong năm; b) Giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ bằng giá trị tài sản ròng của quỹ chia cho tổng số chứng chỉ quỹ đang lưu hành; c) Giá trị tài sản ròng trên một lô chứng chỉ quỹ ETF bằng giá trị tài sản ròng của quỹ chia cho tổng số lô chứng chỉ quỹ. 2. Công ty quản lý quỹ phải xây dựng sổ tay định giá bao gồm tối thiểu những nội dung sau: a) Nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn, thay đổi các tổ chức cung cấp báo giá. Các tổ chức cung cấp báo giá không phải là người có liên quan của công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát; b) Nguyên tắc, quy trình thực hiện và các phương pháp định giá tài sản của quỹ. Các nguyên tắc, quy trình thực hiện và các phương pháp định giá phải rõ ràng, hợp lý, phù hợp với quy định pháp luật và Điều lệ quỹ. 3. Sổ tay định giá, danh sách tối thiểu 03 tổ chức cung cấp báo giá không phải là người có liên quan của công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát, phải được Ban đại diện quỹ phê duyệt và cung cấp cho ngân hàng giám sát để giám sát việc tính toán giá trị tài sản ròng. 4. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm: a) Xác định giá trị tài sản ròng, giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ của quỹ đóng định kỳ tối thiểu một lần trong một tuần; b) Xác định giá trị tài sản ròng, giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ của quỹ mở theo ngày giao dịch, đảm bảo tối thiểu một lần trong một tuần; c) Xác định giá trị tài sản ròng, giá trị tài sản ròng trên một lô chứng chỉ quỹ, giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ của quỹ ETF hàng ngày. 5. Giá trị tài sản ròng của quỹ, giá trị tài sản ròng trên một lô chứng chỉ quỹ, giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ phải được ngân hàng giám sát xác nhận. Việc xác nhận giá trị thực hiện bằng văn bản hoặc truy xuất thông qua hệ thống thông tin điện tử của ngân hàng giám sát đã được công ty quản lý quỹ chấp thuận. 6. Các giá trị tài sản ròng theo quy định tại khoản 4, 5 Điều này phải được công bố trên các trang thông tin điện tử của công ty quản lý quỹ, Sở giao dịch chứng khoán. Việc công bố giá trị tài sản ròng cho nhà đầu tư được thực hiện tại ngày làm việc tiếp theo của ngày định giá. Nội dung thông tin về giá trị tài sản ròng thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIV ban hành kèm theo Thông tư này. 7. Công ty quản lý quỹ hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ tính giá trị tài sản ròng tham chiếu được công ty quản lý quỹ ủy quyền có trách nhiệm xác định iNAV trên cơ sở giá thị trường của chứng khoán cơ cấu từ giao dịch được thực hiện gần nhất. iNAV chỉ là giá trị tham chiếu, không phải là giá trị để xác định giá giao dịch. iNAV được cập nhật tối thiểu 15 giây một lần và được công bố trên các trang thông tin điện tử của công ty quản lý quỹ hoặc hệ thống của Sở giao dịch chứng khoán. 8. Công ty quản lý quỹ được ủy quyền cho ngân hàng giám sát xác định giá trị tài sản ròng của quỹ, giá trị tài sản ròng trên một lô chứng chỉ quỹ, giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ. Trong trường hợp này, công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát phải có cơ chế và quy trình đối chiếu, soát xét, kiểm tra, giám sát bảo đảm hoạt động xác định giá trị tài sản ròng được tính chính xác và phù hợp Điều lệ quỹ, sổ tay định giá và các quy định của pháp luật. 9. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi phát hiện giá trị tài sản ròng bị định giá sai, ngân hàng giám sát phải thông báo và yêu cầu công ty quản lý quỹ kịp thời điều chỉnh hoặc ngược lại trong trường hợp ngân hàng giám sát cung cấp dịch vụ xác định giá trị tài sản ròng. 10. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện giá trị tài sản ròng bị định giá sai, công ty quản lý quỹ hoặc ngân hàng giám sát (trong trường hợp ngân hàng giám sát cung cấp dịch vụ xác định giá trị tài sản ròng) phải điều chỉnh lại và công bố thông tin theo quy định, đồng thời thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc định giá sai, bao gồm nguyên nhân xảy ra sự việc, thời gian bị định giá sai, biện pháp xử lý. Nội dung thông báo phải được công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát cùng ký xác nhận. 11. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày giá trị tài sản ròng của quỹ giảm xuống dưới 30 tỷ đồng, công ty quản lý quỹ phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và đề xuất phương án khắc phục. Điều 21. Giao dịch tài sản của quỹ 1. Các giao dịch mua, bán chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán cho quỹ phải được thực hiện thông qua hệ thống giao dịch tập trung của Sở giao dịch chứng khoán. 2. Đối với các giao dịch vào các tài sản được phép đầu tư theo phương thức thỏa thuận (trừ trường hợp giao dịch thực hiện trên hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán), công ty quản lý quỹ phải bảo đảm: a) Được sự chấp thuận bằng văn bản của Ban đại diện quỹ về khoảng giá dự kiến, thời điểm thực hiện, đối tác giao dịch hoặc tiêu chí xác định đối tác giao dịch, loại tài sản giao dịch trước khi thực hiện giao dịch; b) Trường hợp mức giá thực tế mua cao hơn hoặc giá bán thực tế thấp hơn giá tham chiếu của các tổ chức cung cấp báo giá hoặc vượt quá khoảng giá đã được chấp thuận theo quy định tại điểm a khoản này, công ty quản lý quỹ phải giải thích rõ lý do để Ban đại diện quỹ xem xét, quyết định. 3. Đối với giao dịch bất động sản thực hiện theo quy định tại Điều 53 Thông tư này. Điều 22. Thông tin, quảng cáo, giới thiệu về quỹ 1. Công ty quản lý quỹ được quảng cáo, cung cấp thông tin và giới thiệu về quỹ qua các phương tiện thông tin đại chúng; phương tiện truyền tin và các phương tiện quảng cáo khác. 2. Công ty quản lý quỹ, tổ chức, cá nhân có liên quan không được quảng cáo, thông tin, giới thiệu các quỹ chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng hoặc quỹ đã chấm dứt hoạt động, trừ trường hợp đó là các hội thảo giới thiệu quỹ cho cán bộ của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. 3. Nội dung thông tin, quảng cáo, giới thiệu quỹ phải trung thực, khách quan, chính xác, rõ ràng, không gây hiểu nhầm chứng chỉ quỹ với các công cụ đầu tư tài chính khác. Các thông tin phải được cập nhật tới thời điểm gần nhất. Công ty quản lý quỹ và các tổ chức, cá nhân có liên quan phải chịu trách nhiệm về nội dung, tính pháp lý những thông tin đã cung cấp trong các hoạt động thông tin, quảng cáo, giới thiệu chứng chỉ quỹ của mình. 4. Tài liệu quảng cáo, giới thiệu quỹ không được bao hàm các nhận định khiến nhà đầu tư hiểu nhầm là giá trị khoản đầu tư luôn luôn gia tăng, cam kết hoặc dự báo về kết quả đầu tư trong tương lai của quỹ. Quy định tại khoản này không áp dụng trong trường hợp quỹ mở đầu tư hoàn toàn vào trái phiếu, các chứng khoán có thu nhập cố định, quỹ bảo toàn vốn. 5. Công ty quản lý quỹ, tổ chức và cá nhân có liên quan không được bảo đảm chắc chắn kết quả đầu tư của quỹ là tốt hơn quỹ khác, danh mục tham chiếu công bố tại Bản cáo bạch hay các chỉ số kinh tế khác. 6. Thông tin, quảng cáo, giới thiệu quỹ nếu có nội dung đề cập tới các cơ quan quản lý nhà nước phải thể hiện rõ các cơ quan này chỉ xác nhận tính hợp pháp trong quá trình thành lập và hoạt động của quỹ, không hàm ý bảo đảm về nội dung thông tin, quảng cáo, cũng như mục tiêu, chiến lược đầu tư của quỹ, không bảo đảm về tài sản của quỹ, giá trị đơn vị quỹ, khả năng sinh lời và mức rủi ro của quỹ. Tài liệu quảng cáo, giới thiệu quỹ không được sử dụng danh nghĩa, biểu tượng, hình ảnh, địa vị, uy tín, thư tín của các cơ quan quản lý nhà nước, cán bộ, công chức của các cơ quan quản lý nhà nước, thư cảm ơn của nhà đầu tư để quảng cáo, giới thiệu quỹ, chào mời mua chứng chỉ quỹ. Điều 23. Khuyến cáo 1. Tài liệu thông tin, quảng cáo, giới thiệu quỹ phải có các khuyến cáo như sau: a) Nhà đầu tư cần đọc kỹ Bản cáo bạch trước khi mua chứng chỉ quỹ và nên chú ý tới các khoản giá dịch vụ khi giao dịch chứng chỉ quỹ; b) Giá giao dịch chứng chỉ quỹ có thể thay đổi phụ thuộc vào tình hình thị trường và nhà đầu tư có thể chịu thiệt hại về số vốn đầu tư vào quỹ; c) Các thông tin về kết quả hoạt động của quỹ trước đây chỉ mang tính tham khảo và không có nghĩa là việc đầu tư sẽ sinh lời cho nhà đầu tư. 2. Tài liệu thông tin, quảng cáo, giới thiệu quỹ phải khuyến cáo nhà đầu tư về các loại hình rủi ro khi đầu tư vào quỹ. Mục 2. QUỸ ĐÓNG Điều 24. Danh mục và hạn mức đầu tư của quỹ 1. Danh mục đầu tư của quỹ phải phù hợp với mục tiêu và chính sách đầu tư đã được quy định tại Điều lệ quỹ và công bố tại Bản cáo bạch. 2. Quỹ được phép đầu tư vào các loại tài sản sau đây: a) Tiền gửi các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật ngân hàng; b) Công cụ thị trường tiền tệ bao gồm giấy tờ có giá, công cụ chuyển nhượng theo quy định của pháp luật; c) Công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương; d) Cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu đăng ký giao dịch, trái phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, chứng chỉ quỹ đại chúng; đ) Trái phiếu chưa niêm yết của các tổ chức phát hành hoạt động theo pháp luật Việt Nam; cổ phiếu của công ty cổ phần, phần vốn góp tại công ty trách nhiệm hữu hạn; e) Quyền phát sinh gắn liền với chứng khoán mà quỹ đang nắm giữ; g) Bất động sản đáp ứng điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản. 3. Công ty quản lý quỹ chỉ được gửi tiền và đầu tư công cụ thị trường tiền tệ quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này của các tổ chức tín dụng đã được Ban đại diện quỹ phê duyệt. 4. Cơ cấu danh mục đầu tư của quỹ phải phù hợp với các quy định tại Điều lệ quỹ và phải bảo đảm: a) Không đầu tư vào chứng khoán của một tổ chức phát hành quá 10% tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của tổ chức đó, trừ công cụ nợ của Chính phủ; b) Không đầu tư quá 20% tổng giá trị tài sản của quỹ vào chứng khoán đang lưu hành và các tài sản (nếu có) quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này của một tổ chức phát hành, trừ công cụ nợ của Chính phủ; c) Không đầu tư quá 10% tổng giá trị tài sản của quỹ vào các tài sản quy định tại điểm đ và g khoản 2 Điều này; d) Không đầu tư quá 30% tổng giá trị tài sản của quỹ vào các tài sản quy định tại điểm a, b, d, đ khoản 2 Điều này phát hành bởi các công ty trong cùng một nhóm công ty có quan hệ sở hữu với nhau thuộc các trường hợp sau đây: công ty mẹ, công ty con; các công ty sở hữu trên 35% cổ phần, phần vốn góp của nhau; nhóm công ty con có cùng một công ty mẹ; đ) Không đầu tư vào chứng chỉ của chính quỹ đó; e) Chỉ được đầu tư vào chứng chỉ quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng do công ty quản lý quỹ khác quản lý và bảo đảm các hạn mức sau: - Không đầu tư vào quá 10% tổng số chứng chỉ quỹ đang lưu hành của một quỹ đại chúng, cổ phiếu đang lưu hành của một công ty đầu tư chứng khoán đại chúng; - Không đầu tư quá 20% tổng giá trị tài sản của quỹ vào chứng chỉ quỹ của một quỹ đại chúng, cổ phiếu đang lưu hành của một công ty đầu tư chứng khoán đại chúng; - Không đầu tư quá 30% tổng giá trị tài sản của quỹ vào các chứng chỉ quỹ đại chúng, cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán đại chúng. 5. Cơ cấu đầu tư của quỹ đóng chỉ được vượt mức so với các hạn mức đầu tư đã quy định tại điểm a, b, c, d, và e khoản 4 Điều này và chỉ do các nguyên nhân sau: a) Biến động giá trên thị trường của tài sản trong danh mục đầu tư của quỹ; b) Thực hiện các khoản thanh toán của quỹ theo quy định của pháp luật; c) Hoạt động chia, tách, hợp nhất, sáp nhập các tổ chức phát hành; d) Quỹ mới được cấp phép thành lập hoặc do tăng vốn, hợp nhất quỹ, sáp nhập quỹ mà thời gian hoạt động chưa quá 06 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ điều chỉnh; đ) Quỹ đang trong thời gian giải thể. 6. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày có các sai lệch phát sinh do các nguyên nhân quy định tai điểm a, b, c và d khoản 5 Điều này, công ty quản lý quỹ có nghĩa vụ thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và điều chỉnh lại cơ cấu danh mục đầu tư cho phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều này. 7. Trường hợp sai lệch do công ty quản lý quỹ không tuân thủ các hạn chế đầu tư theo quy định của pháp luật hoặc Điều lệ quỹ, công ty quản lý quỹ phải điều chỉnh lại danh mục đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày phát hiện ra sai lệch. Công ty quản lý quỹ phải bồi thường thiệt hại cho quỹ (nếu có) và chịu mọi chi phí phát sinh liên quan đến việc điều chỉnh lại danh mục đầu tư. Nếu phát sinh lợi nhuận phải hạch toán ngay mọi khoản lợi nhuận có được cho quỹ. 8. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn tất việc điều chỉnh lại danh mục đầu tư, công ty quản lý quỹ phải công bố thông tin theo quy định, đồng thời thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về các sai lệch cơ cấu danh mục đầu tư, nguyên nhân, thời điểm phát sinh hoặc phát hiện ra sự việc, mức độ thiệt hại và bồi thường thiệt hại cho quỹ (nếu có) hoặc lợi nhuận tạo cho quỹ (nếu có), biện pháp khắc phục, thời gian thực hiện, kết quả khắc phục. 9. Quỹ thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận cho phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài và bảo đảm các nguyên tắc sau: a) Quỹ đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài; b) Quỹ chỉ được đầu tư gián tiếp ra nước ngoài vào các tài sản đã được quy định tại Điều lệ quỹ và phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; c) Quỹ không được đầu tư quá 20% giá trị tài sản ròng của quỹ ra nước ngoài và không vượt quá hạn mức đầu tư đăng ký đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận. d) Cơ cấu đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, điều chỉnh hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của quỹ phải tuân thủ quy định về cơ cấu đầu tư, hạn mức đầu tư, điều chỉnh hạn mức đầu tư theo các quy định tại Điều này. Điều 25. Hoạt động vay, cho vay, giao dịch mua bán lại, giao dịch ký quỹ 1. Công ty quản lý quỹ không được sử dụng vốn và tài sản của quỹ để cho vay hoặc bảo lãnh cho bất kỳ khoản vay nào. 2. Công ty quản lý quỹ không được phép vay để đầu tư, trừ trường hợp vay ngắn hạn theo quy định của pháp luật về ngân hàng để trang trải các chi phí cần thiết cho quỹ hoặc thực hiện thanh toán các giao dịch chứng chỉ quỹ với nhà đầu tư. Tổng giá trị các khoản vay ngắn hạn của quỹ không được quá 5% giá trị tài sản ròng của quỹ tại mọi thời điểm và thời hạn vay tối đa 30 ngày. 3. Công ty quản lý quỹ không được sử dụng tài sản của quỹ để thực hiện các giao dịch ký quỹ (vay mua chứng khoán) cho quỹ hoặc cho bất kỳ cá nhân, tổ chức khác; không được sử dụng tài sản của quỹ thực hiện các giao dịch bán khống, cho vay chứng khoán. 4. Trường hợp có quy định tại Điều lệ quỹ, quỹ được thực hiện giao dịch mua bán lại công cụ nợ của Chính phủ theo quy định của Bộ Tài chính về quản lý giao dịch công cụ nợ của Chính phủ. Điều 26. Phân phối lợi nhuận, chi phí của quỹ 1. Quỹ thực hiện phân phối lợi nhuận cho các nhà đầu tư theo các quy định tại Điều 7 Thông tư này. 2. Chi phí của quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư này. Điều 27. Hợp nhất, sáp nhập quỹ Việc hợp nhất, sáp nhập quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư này. Điều 28. Giải thể quỹ 1. Việc giải thể quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 12 Thông tư này. 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, sau khi có văn bản chấp thuận việc giải thể quỹ của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, công ty quản lý quỹ thực hiện thủ tục hủy niêm yết, hủy đăng ký chứng chỉ quỹ. Mục 3. QUỸ MỞ Điều 29. Tài khoản giao dịch của nhà đầu tư, tiểu khoản giao dịch của nhà đầu tư 1. Nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch chứng chỉ quỹ tại đại lý phân phối. Nhà đầu tư được lựa chọn mở một trong hai loại tài khoản khi giao dịch chứng chỉ quỹ, bao gồm: a) Tài khoản của nhà đầu tư (đứng tên nhà đầu tư); b) Tiểu khoản giao dịch trên tài khoản ký danh đứng tên của đại lý ký danh (gọi tắt là tiểu khoản của nhà đầu tư). 2. Trước khi mở tài khoản cho nhà đầu tư, bao gồm cả tiểu khoản của nhà đầu tư, đại lý phân phối phải tổng hợp, thẩm định thông tin nhận biết nhà đầu tư, người được hưởng lợi (nếu có) và thông tin phòng chống rửa tiền theo các nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư này. Công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối và tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan phải thiết lập hệ thống để quản lý, lưu trữ đầy đủ thông tin, dữ liệu về nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về phòng chống rửa tiền và quy định pháp luật có liên quan. 3. Đại lý phân phối khi yêu cầu nhà đầu tư cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều này, được quyết định gặp mặt trực tiếp hoặc không gặp mặt trực tiếp nhà đầu tư. Trường hợp không gặp mặt trực tiếp nhà đầu tư, công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối phải đảm bảo có các biện pháp, hình thức, công nghệ để nhận biết, thu thập đầy đủ thông tin và xác minh chính xác nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về chứng khoán, pháp luật về phòng chống rửa tiền, pháp luật về giao dịch điện tử, các quy định pháp luật có liên quan về đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin nhà đầu tư. Trường hợp yêu cầu thông tin về nhà đầu tư không được đáp ứng, đại lý phân phối có quyền từ chối mở tài khoản, tiểu khoản cho nhà đầu tư. 4. Tài khoản của nhà đầu tư, tiểu khoản của nhà đầu tư phải gồm các nội dung sau: a) Số tài khoản giao dịch/số tiểu khoản giao dịch; b) Số lượng đơn vị quỹ; c) Số lượng đơn vị quỹ tăng, giảm, lý do việc tăng, giảm; d) Các thông tin cá nhân khác của nhà đầu tư bao gồm: - Đối với cá nhân: họ và tên của nhà đầu tư; số Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác; địa chỉ liên lạc, số điện thoại liên lạc, địa chỉ email (nếu có); - Đối với tổ chức: tên tổ chức, địa chỉ trụ sở chính, số Giấy phép thành lập và hoạt động, số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; họ và tên, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác; địa chỉ liên lạc, số điện thoại liên lạc, địa chỉ email (nếu có) của cá nhân được tổ chức ủy quyền giao dịch chứng chỉ quỹ. 5. Việc quản lý tài khoản của nhà đầu tư, tiểu khoản của nhà đầu tư phải bảo đảm nguyên tắc sau: a) Công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan phải mở, quản lý tài khoản độc lập, tách biệt tới từng đại lý ký danh và từng nhà đầu tư. Đại lý phân phối có trách nhiệm cập nhật thông tin về các hoạt động mở, đóng tài khoản của nhà đầu tư cho công ty quản lý quỹ, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan; b) Đại lý ký danh phải mở, quản lý tiểu khoản giao dịch độc lập, tách biệt tới từng nhà đầu tư. Tổng số dư trên các tiểu khoản phải khớp với số dư trên tài khoản ký danh, số dư trên từng tiểu khoản phải khớp với số liệu sở hữu chứng chỉ quỹ của từng nhà đầu tư đó tại sổ chính; c) Đại lý ký danh phải cung cấp thông tin về tiểu khoản của từng nhà đầu tư cho công ty quản lý quỹ, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan; thường xuyên đối chiếu, soát xét bảo đảm số dư trên tiểu khoản phù hợp với số liệu, thực trạng sở hữu của nhà đầu tư đó tại sổ chính. 6. Trước khi mở tài khoản, nhà đầu tư nước ngoài phải đăng ký mã số giao dịch chứng khoán theo quy định. 7. Đại lý phân phối, công ty quản lý quỹ, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan phải cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác mã số giao dịch chứng khoán và trạng thái sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu. Điều 30. Quy định chung về giao dịch chứng chỉ quỹ 1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ có hiệu lực, công ty quản lý quỹ phải tổ chức giao dịch chứng chỉ quỹ cho nhà đầu tư. Hoạt động giao dịch phải được tổ chức định kỳ theo quy định tại Điều lệ quỹ và đã được công bố tại Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt. Tần suất giao dịch tối thiểu 02 lần trong 01 tháng. 2. Nhà đầu tư thực hiện giao dịch chứng chỉ quỹ tại các đại lý phân phối được công bố tại Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt hoặc trên trang thông tin điện tử của công ty quản lý quỹ. Công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan phải thiết lập hệ thống tiếp nhận lệnh giao dịch bảo đảm nhà đầu tư có thể đặt lệnh giao dịch tại các đại lý phân phối. 3. Đại lý phân phối chỉ được nhận lệnh giao dịch của nhà đầu tư khi phiếu lệnh đã được điền chính xác và đầy đủ các thông tin theo mẫu quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư này. Phiếu lệnh phải được đại lý phân phối lưu trữ theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Đồng thời phải bảo đảm ghi nhận đầy đủ, chính xác, kịp thời và rõ ràng về thời điểm nhận lệnh, người nhận lệnh từ nhà đầu tư. Trường hợp lệnh nhận qua điện thoại, fax, lệnh giao dịch trực tuyến qua internet hoặc các phương tiện điện tử, đường truyền khác phải tuân thủ theo quy định về giao dịch điện tử và lưu trữ phiếu lệnh theo hình thức tệp dữ liệu điện tử. 4. Công ty quản lý quỹ, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan chỉ thực hiện các lệnh nhận được trước thời điểm đóng sổ lệnh. Các lệnh nhận sau thời điểm đóng sổ lệnh bị hủy hoặc tiếp tục có giá trị để thực hiện tại ngày giao dịch chứng chỉ quỹ kế tiếp theo quy định tại Điều lệ quỹ và Bản cáo bạch. 5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày giao dịch chứng chỉ quỹ nhưng không quá ngày giao dịch chứng chỉ quỹ tiếp theo, công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan, có trách nhiệm cập nhật đầy đủ thông tin về sở hữu sau giao dịch của nhà đầu tư tại sổ chính và gửi nhà đầu tư bản xác nhận giao dịch theo mẫu quy định tại Phụ lục XVII ban hành kèm theo Thông tư này. 6. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày giao dịch chứng chỉ quỹ (nhưng không quá thời điểm phân bổ kết quả giao dịch), nếu đại lý phân phối phát hiện lỗi giao dịch do nhầm lẫn, sai sót trong quá trình tổng hợp thông tin, nhận lệnh, chuyển, nhập lệnh vào hệ thống, đại lý phân phối phải thông báo cho công ty quản lý quỹ, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan và yêu cầu sửa lỗi giao dịch. Quá thời hạn nêu trên, đại lý phân phối chịu trách nhiệm trước nhà đầu tư về các lỗi giao dịch. 7. Công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan phải có sổ lệnh lưu trữ đầy đủ thông tin về các lệnh giao dịch chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư theo mẫu quy định tại Phụ lục XVIII ban hành kèm theo Thông tư này. Đại lý phân phối có trách nhiệm cung cấp sao kê tài khoản, tiểu khoản theo yêu cầu của nhà đầu tư. 8. Trường hợp công ty quản lý quỹ có từ hai quỹ mở trở lên và có quy định tại Điều lệ các quỹ, Bản cáo bạch, nhà đầu tư được chuyển đổi quỹ. Lệnh chuyển đổi được thực hiện theo nguyên tắc sau: a) Lệnh bán đối với chứng chỉ quỹ bị bán được thực hiện trước, sau đó mới thực hiện lệnh mua chứng chỉ của quỹ mục tiêu; b) Các lệnh được thực hiện tại các ngày giao dịch chứng chỉ của các quỹ tương ứng; c) Nhà đầu tư chỉ phải thanh toán giá dịch vụ chuyển đổi (nếu có) theo quy định tại Điều lệ quỹ, không phải thanh toán giá dịch vụ mua lại, giá dịch vụ phát hành đối với các lệnh thực hiện theo quy định tại điểm a, b khoản này. Điều 31. Lệnh mua chứng chỉ quỹ 1. Việc thực hiện lệnh mua phải tuân thủ nguyên tắc sau: a) Lệnh mua của nhà đầu tư phải gửi kèm các tài liệu hợp lệ xác nhận việc nhà đầu tư đã hoàn tất việc thanh toán vào tài khoản của quỹ hoặc ngân hàng giám sát xác nhận với công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan đã nhận đầy đủ tiền mua chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư, đại lý ký danh. Việc xác nhận hoàn tất việc thanh toán được thực hiện bằng văn bản, thư điện tử hoặc truy xuất thông qua hệ thống thông tin điện tử của ngân hàng giám sát đã được công ty quản lý quỹ chấp thuận; b) Đại lý ký danh được thực hiện thanh toán trên cơ sở giá trị chênh lệch giữa lệnh mua và lệnh bán; c) Nhà đầu tư thanh toán giao dịch mua chứng chỉ quỹ dưới hình thức chuyển khoản hoặc hình thức khác theo quy định tại Điều lệ quỹ và Bản cáo bạch. Tiền mua chứng chỉ quỹ phải chuyển trực tiếp vào tài khoản của quỹ tại ngân hàng giám sát theo quy định tại khoản 2 Điều này, không thanh toán vào tài khoản khác của đại lý phân phối; d) Giá trị giao dịch của lệnh mua phải không nhỏ hơn giá trị mua tối thiểu (nếu có) quy định tại Điều lệ quỹ và Bản cáo bạch; đ) Số lượng đơn vị quỹ bán cho nhà đầu tư hoặc đại lý ký danh có thể là số lẻ ở dạng thập phân, làm tròn tới số hạng thứ hai sau dấu phẩy. 2. Công ty quản lý quỹ mở tài khoản tiền của quỹ tại ngân hàng giám sát để nhận tiền thanh toán mua chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư, đại lý ký danh. Đại lý ký danh mở tài khoản tiền gửi thanh toán giao dịch chứng chỉ quỹ mở tại ngân hàng giám sát theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 77 Thông tư này để nhận tiền gửi thanh toán giao dịch của nhà đầu tư giao dịch trên tài khoản ký danh. 3. Tiền mua chứng chỉ quỹ khi chuyển vào tài khoản tiền của quỹ tại ngân hàng giám sát được giải ngân để đầu tư ngay trong ngày giao dịch chứng chỉ quỹ. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm thanh toán tiền lãi cho quỹ, với lãi suất tối thiểu bằng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn đang áp dụng, kể từ ngày quỹ nhận được tiền mua chứng chỉ quỹ từ nhà đầu tư. 4. Trường hợp lệnh mua chứng chỉ quỹ và việc thanh toán cho lệnh mua được thực hiện bởi cá nhân, tổ chức khác không phải là nhà đầu tư, phiếu lệnh và tài liệu xác nhận việc thanh toán phải nêu rõ tên, số tài khoản giao dịch chứng chỉ quỹ, số tiểu khoản giao dịch hoặc số Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giá trị thanh toán của nhà đầu tư. Điều 32. Lệnh bán chứng chỉ quỹ 1. Việc thực hiện lệnh bán phải tuân thủ nguyên tắc sau: a) Lệnh bán của nhà đầu tư chỉ được thực hiện khi nhà đầu tư, đại lý ký danh có đủ số lượng đơn vị quỹ để bán theo yêu cầu và số lượng đơn vị quỹ còn lại sau giao dịch của nhà đầu tư không thấp hơn số lượng tối thiểu (nếu có) để duy trì tài khoản, tiểu khoản quy định tại Điều lệ quỹ, Bản cáo bạch; b) Lệnh bán có thể không thực hiện, hoặc chỉ được thực hiện một phần theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Thông tư này; c) Thời hạn thanh toán thực hiện theo quy định tại Điều lệ quỹ và Bản cáo bạch nhưng không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày giao dịch chứng chỉ quỹ, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 33 Thông tư này; d) Tiền bán chứng chỉ quỹ được quỹ chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư, đại lý ký danh đã đăng ký hoặc tài khoản ngân hàng do nhà đầu tư chỉ định. 2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thanh toán theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, đại lý ký danh có trách nhiệm hoàn tất việc thanh toán cho nhà đầu tư. 3. Trường hợp Điều lệ quỹ, Bản cáo bạch có quy định, công ty quản lý quỹ được chuyển giao một phần danh mục đầu tư thay cho việc thanh toán bằng tiền cho nhà đầu tư. Việc chuyển giao danh mục đầu tư phải đảm bảo: a) Chỉ thực hiện khi công ty quản lý quỹ xét thấy là cần thiết để không ảnh hưởng tiêu cực tới giá trị tài sản ròng của quỹ. Việc thực hiện phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Ban đại diện quỹ và phải báo cáo Đại hội nhà đầu tư gần nhất; b) Được nhà đầu tư (bên nhận chuyển giao) chấp thuận bằng văn bản; c) Chỉ thực hiện đối với lệnh bán có tổng giá trị thanh toán lớn hơn 50 tỷ đồng hoặc một giá trị khác lớn hơn theo quy định tại Điều lệ quỹ và Bản cáo bạch; d) Cơ cấu danh mục chuyển giao cho nhà đầu tư phải hoàn toàn giống cơ cấu danh mục đầu tư của quỹ. 4. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận đảm bảo việc chuyển giao danh mục đầu tư phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều này. Điều 33. Mua lại một phần, tạm dừng giao dịch chứng chỉ quỹ mở 1. Công ty quản lý quỹ có quyền chỉ đáp ứng một phần lệnh bán, lệnh mua, lệnh chuyển đổi của nhà đầu tư khi xảy ra một trong các trường hợp sau: a) Tổng giá trị các lệnh bán (kể cả lệnh bán từ hoạt động chuyển đổi) trừ tổng giá trị các lệnh mua (kể cả lệnh mua từ hoạt động chuyển đổi) tại ngày giao dịch chứng chỉ quỹ lớn hơn 10% giá trị tài sản ròng của quỹ; b) Việc thực hiện toàn bộ lệnh giao dịch của nhà đầu tư dẫn tới: - Giá trị tài sản ròng của quỹ thấp hơn 50 tỷ đồng; hoặc - Giá trị phần đơn vị quỹ hoặc số đơn vị quỹ còn lại trên tài khoản của nhà đầu tư thấp hơn giá trị tối thiểu hoặc số lượng đơn vị quỹ tối thiểu để duy trì tài khoản của nhà đầu tư theo quy định tại Điều lệ quỹ và Bản cáo bạch (nếu có); hoặc - Giá trị tài sản ròng còn lại hoặc số đơn vị quỹ còn lại của quỹ thấp hơn giá trị tài sản ròng tối thiểu hoặc số đơn vị quỹ lưu hành tối thiểu đã được quy định tại Điều lệ quỹ và Bản cáo bạch (nếu có); hoặc - Số lượng đơn vị quỹ lưu hành vượt quá khối lượng tối đa (nếu có) quy định tại Điều lệ quỹ và Bản cáo bạch. c) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ quỹ và Bản cáo bạch. 2. Trường hợp thực hiện một phần lệnh bán, lệnh mua, lệnh chuyển đổi theo quy định tại khoản 1 Điều này, theo quy định tại Điều lệ quỹ, Bản cáo bạch, công ty quản lý quỹ được áp dụng một trong hai nguyên tắc sau: a) Nguyên tắc ưu tiên về thời gian: lệnh chuyển tới đại lý phân phối trước được thực hiện trước; b) Nguyên tắc cùng một tỷ lệ: phần giá trị được thực hiện sẽ được phân bổ cho tất cả các nhà đầu tư đăng ký giao dịch theo cùng một tỷ lệ giữa giá trị thực hiện và giá trị đăng ký giao dịch. 3. Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, nếu Điều lệ quỹ và Bản cáo bạch có quy định, công ty quản lý quỹ được kéo dài thời hạn thanh toán tối đa 30 ngày sau khi được Ban đại diện quỹ chấp thuận, kể từ ngày giao dịch chứng chỉ quỹ. 4. Công ty quản lý quỹ có thể tạm dừng giao dịch chứng chỉ quỹ khi xảy ra một trong các sự kiện sau: a) Công ty quản lý quỹ không thể thực hiện việc mua lại chứng chỉ quỹ theo yêu cầu do nguyên nhân bất khả kháng; b) Công ty quản lý quỹ không thể xác định giá trị tài sản ròng của quỹ vào ngày định giá mua lại chứng chỉ quỹ do chứng khoán trong danh mục đầu tư của quỹ bị đình chỉ giao dịch theo quyết định của Sở giao dịch chứng khoán; c) Các sự kiện khác do Điều lệ quỹ quy định hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xét thấy là cần thiết. 5. Công ty quản lý quỹ phải báo cáo Ban đại diện quỹ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện quy định tại khoản 4 Điều này trừ trường hợp theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và phải tiếp tục thực hiện việc mua lại chứng chỉ quỹ mở ngay sau khi các sự kiện này chấm dứt. 6. Thời hạn tạm dừng giao dịch chứng chỉ quỹ thực hiện theo quy định tại Điều lệ quỹ nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày tạm dừng giao dịch chứng chỉ quỹ. 7. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn tạm dừng giao dịch chứng chỉ quỹ theo quy định tại khoản 6 Điều này, công ty quản lý quỹ phải tổ chức họp để lấy ý kiến Đại hội nhà đầu tư về việc giải thể quỹ hoặc tách quỹ hoặc tiếp tục kéo dài thời hạn tạm dừng giao dịch chứng chỉ quỹ. 8. Trong thời hạn triệu tập Đại hội nhà đầu tư, nếu các nguyên nhân dẫn tới việc tạm dừng giao dịch chứng chỉ quỹ chấm dứt, công ty quản lý quỹ được hủy bỏ việc triệu tập Đại hội nhà đầu tư. Điều 34. Giá phát hành lần đầu, giá bán, giá mua lại đơn vị quỹ mở 1. Giá phát hành lần đầu của một đơn vị quỹ do công ty quản lý quỹ quy định tại Điều lệ quỹ và đã được công bố tại Bản cáo bạch. 2. Giá bán một đơn vị quỹ, là mức giá mà nhà đầu tư phải thanh toán cho công ty quản lý quỹ, bằng giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ tính tại ngày giao dịch chứng chỉ quỹ cộng với giá dịch vụ phát hành (nếu có). 3. Giá mua lại một đơn vị quỹ, là mức giá mà công ty quản lý quỹ phải thanh toán cho nhà đầu tư, được xác định bằng giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ tính tại ngày giao dịch chứng chỉ quỹ, trừ đi giá dịch vụ mua lại (nếu có). 4. Giá dịch vụ mua lại, giá dịch vụ phát hành, giá dịch vụ chuyển đổi có thể được quy định với các mức khác nhau, căn cứ vào thời hạn nắm giữ chứng chỉ quỹ, mục tiêu đầu tư hoặc giá trị khoản đầu tư. Các mức giá dịch vụ tối đa phải được quy định tại Điều lệ quỹ và Bản cáo bạch. Các mức giá dịch vụ cụ thể quy định tại Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt hoặc trên trang thông tin điện tử của công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối. Giá dịch vụ phát hành tối đa 5% giá trị giao dịch. Giá dịch vụ mua lại, giá dịch vụ chuyển đổi tối đa 3% giá trị giao dịch. 5. Việc tăng các mức giá dịch vụ chỉ được thực hiện khi mức giá dịch vụ sau khi tăng không vượt quá các mức quy định tại khoản 4 Điều này. Thời điểm áp dụng mức giá dịch vụ mới tăng sớm nhất là sau 60 ngày kể từ ngày công ty quản lý quỹ công bố về các mức giá dịch vụ mới trên trang thông tin điện tử của công ty. Điều 35. Danh mục và hạn mức đầu tư của quỹ mở, quỹ chỉ số 1. Danh mục đầu tư của quỹ phải phù hợp với mục tiêu và chính sách đầu tư đã được quy định tại Điều lệ quỹ và công bố tại Bản cáo bạch. 2. Các loại tài sản mà quỹ được đầu tư bao gồm: a) Tiền gửi các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật ngân hàng; b) Công cụ thị trường tiền tệ bao gồm giấy tờ có giá, công cụ chuyển nhượng theo quy định của pháp luật; c) Công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương; d) Cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu đăng ký giao dịch, trái phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, chứng chỉ quỹ đại chúng; đ) Cổ phiếu chào bán lần đầu ra công chúng, trái phiếu chào bán ra công chúng; trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ bởi tổ chức niêm yết có bảo lãnh thanh toán của tổ chức tín dụng hoặc cam kết mua lại của tổ chức phát hành tối thiểu 1 lần trong 12 tháng và mỗi lần cam kết mua lại tối thiểu 30% giá trị đợt phát hành; e) Chứng khoán phái sinh niêm yết giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán và chỉ nhằm mục tiêu phòng ngừa rủi ro cho chứng khoán cơ sở mà quỹ đang nắm giữ; g) Quyền phát sinh gắn liền với chứng khoán mà quỹ đang nắm giữ. 3. Việc đầu tư vào các tài sản quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau: a) Có quy định tại Điều lệ quỹ và Bản cáo bạch; b) Đã được Ban đại diện quỹ chấp thuận bằng văn bản về loại, mã chứng khoán, số lượng, giá trị giao dịch, thời điểm thực hiện; c) Có đủ tài liệu chứng minh về bảo lãnh thanh toán hoặc tài liệu về cam kết mua lại của tổ chức phát hành. 4. Cơ cấu danh mục đầu tư của quỹ mở phải bảo đảm các hạn mức đầu tư sau: a) Trừ tiền gửi trên tài khoản thanh toán của quỹ tại ngân hàng giám sát, quỹ mở không được đầu tư quá 49% tổng giá trị tài sản của quỹ vào các tài sản theo quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này. Quy định này không áp dụng đối với quỹ trái phiếu; b) Không được đầu tư vào chứng khoán của một tổ chức phát hành quá 10% tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của tổ chức đó, trừ công cụ nợ của Chính phủ; c) Không được đầu tư quá 20% tổng giá trị tài sản của quỹ vào chứng khoán đang lưu hành và các tài sản (nếu có) quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này của một tổ chức phát hành, trừ công cụ nợ của Chính phủ; d) Không được đầu tư quá 30% tổng giá trị tài sản của quỹ vào các tài sản quy định tại điểm a, b, d, đ và e khoản 2 Điều này, phát hành bởi các công ty trong cùng một nhóm công ty có quan hệ sở hữu với nhau thuộc các trường hợp sau đây: công ty mẹ, công ty con; các công ty sở hữu trên 35% cổ phần, phần vốn góp của nhau; nhóm công ty con có cùng một công ty mẹ. Trong đó phần đầu tư vào chứng khoán phái sinh tính bằng giá trị cam kết của hợp đồng xác định theo quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này; đ) Không được đầu tư quá 10% tổng giá trị tài sản của quỹ vào các tài sản quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này; e) Tổng giá trị các hạng mục đầu tư lớn trong danh mục đầu tư của quỹ không được vượt quá 40% tổng giá trị tài sản của quỹ, trừ trường hợp quỹ trái phiếu. Trong đó, hạng mục đầu tư lớn của quỹ là hạng mục đầu tư vào các loại tài sản quy định tại điểm b, d, đ và g khoản 2 Điều này (ngoại trừ chứng chỉ tiền gửi) phát hành bởi cùng một tổ chức, có tổng giá trị chiếm từ 5% trở lên tổng giá trị tài sản của quỹ; g) Tại mọi thời điểm, tổng giá trị cam kết trong các giao dịch chứng khoán phái sinh, dư nợ vay và các khoản phải trả của quỹ không được vượt quá giá trị tài sản ròng của quỹ; h) Không được đầu tư vào chứng chỉ quỹ của chính quỹ đó; i) Chỉ được đầu tư vào chứng chỉ quỹ đại chúng khác, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng do công ty quản lý quỹ khác quản lý và bảo đảm các hạn chế sau: - Không đầu tư vào quá 10% tổng số chứng chỉ quỹ đang lưu hành của một quỹ đại chúng, cổ phiếu đang lưu hành của một công ty đầu tư chứng khoán đại chúng; - Không đầu tư quá 20% tổng giá trị tài sản của quỹ vào chứng chỉ quỹ của một quỹ đại chúng, cổ phiếu của một công ty đầu tư chứng khoán đại chúng; - Không đầu tư quá 30% tổng giá trị tài sản của quỹ vào các chứng chỉ quỹ đại chúng, cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán đại chúng; k) Không được đầu tư trực tiếp vào bất động sản, đá quý, kim loại quý hiếm; l) Phải có chứng khoán của ít nhất 06 tổ chức phát hành, trừ trường hợp quỹ trái phiếu. 5. Cơ cấu đầu tư của quỹ mở chỉ được vượt mức so với các hạn chế đầu tư đã quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e và i khoản 4 Điều này và chỉ do các nguyên nhân sau: a) Biến động giá trên thị trường của tài sản trong danh mục đầu tư của quỹ; b) Thực hiện các khoản thanh toán của quỹ theo quy định của pháp luật, bao gồm việc thực hiện lệnh giao dịch của nhà đầu tư; c) Hoạt động chia, tách, hợp nhất, sáp nhập các tổ chức phát hành; d) Quỹ mới được cấp phép thành lập hoặc do tách quỹ, hợp nhất quỹ, sáp nhập quỹ mà thời gian hoạt động chưa quá 06 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ điều chỉnh; đ) Quỹ đang trong thời gian giải thể. 6. Công ty quản lý có nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin và điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư của quỹ theo các quy định tại khoản 6, 7, 8 Điều 24 Thông tư này. 7. Công ty quản lý quỹ chỉ được gửi tiền và đầu tư công cụ thị trường tiền tệ quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này của các tổ chức tín dụng trong danh sách đã được Ban đại diện quỹ phê duyệt. 8. Quỹ mở thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo quy định tại khoản 9 Điều 24 Thông tư này. 9. Hoạt động vay, cho vay, giao dịch mua bán lại, giao dịch ký quỹ, bán khống của quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 25 Thông tư này. 10. Quỹ chỉ số phải tuân thủ nghĩa vụ về công bố thông tin quy định tại khoản 2 Điều 49 Thông tư này. Trong đó, mức sai lệch so với chỉ số tham chiếu được xác định theo Phụ lục XIX ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp mức sai lệch nêu trên vượt quá hạn mức tối đa đã được quy định tại Điều lệ quỹ, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm công bố lý do, tạm dừng giao dịch chứng chỉ quỹ hoặc điều chỉnh lại danh mục đầu tư để khắc phục tình trạng đó theo quy định tại Điều lệ quỹ. Điều 36. Đền bù thiệt hại cho quỹ, nhà đầu tư 1. Công ty quản lý quỹ phải đền bù thiệt hại cho quỹ, nhà đầu tư giao dịch chứng chỉ quỹ khi định giá sai giá trị tài sản ròng của quỹ, với các mức sai lệnh như sau: a) Đạt từ 0,75% giá trị tài sản ròng trở lên đối với quỹ trái phiếu; b) Đạt từ 1% giá trị tài sản ròng trở lên đối với các quỹ khác. 2. Công ty quản lý quỹ phải xây dựng phương án khắc phục, đền bù thiệt hại cho quỹ, nhà đầu tư theo trình tự sau: a) Xác định lại giá trị tài sản ròng tại các kỳ định giá sai vượt mức; b) Xác định các khoản đền bù cho quỹ, nhà đầu tư tại các kỳ định giá sai. Công ty quản lý quỹ không phải đền bù cho những nhà đầu tư thiệt hại ít hơn 100.000 đồng (hoặc một giá trị khác nhỏ hơn do Điều lệ quỹ quy định) nhưng toàn bộ khoản tiền thanh toán của công ty quản lý quỹ phải được đưa vào quỹ, trừ trường hợp Đại hội nhà đầu tư quyết định khác; c) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày định giá lại giá trị tài sản ròng, công ty quản lý quỹ phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về phương án đền bù thiệt hại cho quỹ, nhà đầu tư. Phương án đền bù thiệt hại phải nêu rõ nguyên nhân xảy ra sự việc, thời gian quỹ bị định giá sai, mức độ thiệt hại của quỹ, nhà đầu tư, kèm theo danh sách, mức đền bù của từng nhà đầu tư; d) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, công ty quản lý quỹ phải tiến hành các thủ tục đền bù cho quỹ và nhà đầu tư. 3. Trong trường hợp quỹ bị định giá thấp, mức đền bù cho quỹ và cho nhà đầu tư được xác định như sau: a) Đối với nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ trước thời gian quỹ bị định giá sai và đã bán chứng chỉ quỹ trong thời gian quỹ bị định giá sai: mức đền bù được xác định dựa trên mức độ sai sót và số lượng đơn vị quỹ nhà đầu tư đã bán; b) Đối với quỹ: mức đền bù được xác định dựa trên mức độ sai sót và số lượng đơn vị quỹ mà quỹ đã phát hành trong thời gian bị định giá sai và hiện vẫn còn đang lưu hành. 4. Trong trường hợp quỹ bị định giá cao, mức đền bù cho quỹ và cho nhà đầu tư được xác định như sau: a) Đối với nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ trong thời gian quỹ bị định giá sai và tiếp tục sở hữu sau thời gian quỹ bị định giá sai: mức đền bù được xác định dựa trên mức độ sai sót và số lượng đơn vị quỹ nhà đầu tư đã mua và còn tiếp tục nắm giữ sau thời gian bị định giá sai; b) Đối với quỹ: mức đền bù được xác định dựa trên mức độ sai sót và số lượng đơn vị quỹ mà quỹ đã phát hành ra trước thời gian quỹ bị định giá sai và quỹ đã mua lại trong thời gian đó. 5. Công ty quản lý quỹ phải chịu mọi chi phí đền bù cho quỹ và nhà đầu tư. Trường hợp Điều lệ quỹ có quy định và Đại hội nhà đầu tư chấp thuận, chi phí đền bù cho nhà đầu tư theo quy định tại điểm a khoản 3, điểm a khoản 4 Điều này được hạch toán vào quỹ. 6. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm đền bù các thiệt hại gây ra cho quỹ trong các trường hợp: a) Không tuân thủ chính sách đầu tư, đầu tư vào các tài sản bị hạn chế theo quy định pháp luật và Điều lệ quỹ; b) Sử dụng vốn vay trái mục đích, không phù hợp với quy định của pháp luật; hoặc vay vượt quá các hạn mức vay đã được quy định tại Điều lệ quỹ, quy định của pháp luật; c) Đầu tư vượt các hạn chế đầu tư, trừ các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 35 Thông tư này. 7. Mức đền bù cho quỹ trong các trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này được xác định trên cơ sở thiệt hại phát sinh từ phần đầu tư trái quy định, vượt hạn mức, chi phí vay. Trường hợp các hoạt động đầu tư, kinh doanh nêu trên có phát sinh lợi nhuận phải hạch toán toàn bộ lợi nhuận vào cho quỹ. 8. Việc thanh toán các khoản đền bù cho quỹ, nhà đầu tư theo quy định tại khoản 1, khoản 6 Điều này được thực hiện thông qua ngân hàng giám sát. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm xây dựng cơ chế phối hợp thanh toán với ngân hàng giám sát để kịp thời ra các chỉ thị thanh toán cho nhà đầu tư và quỹ. 9. Việc bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư và quỹ phải được công ty quản lý quỹ báo cáo tại báo cáo hoạt động hằng năm của quỹ theo quy định tại khoản 2 Điều 79 Thông tư này, trong đó nêu rõ nguyên nhân, lý do, mức độ ảnh hưởng, số lượng nhà đầu tư có quyền lợi bị ảnh hưởng đã được đền bù, mức đền bù cho mỗi nhà đầu tư, mức đền bù cho quỹ, hình thức đền bù, phương thức thanh toán và các hoạt động khắc phục khác (nếu có). Điều 37. Phân phối lợi nhuận, chi phí của quỹ 1. Quỹ thực hiện phân phối lợi nhuận cho các nhà đầu tư theo các quy định tại Điều 7 Thông tư này. 2. Trường hợp có quy định tại Điều lệ quỹ và Bản cáo bạch, công ty quản lý quỹ được phân chia tài sản của quỹ cho nhà đầu tư nhiều hơn lợi nhuận đã thực hiện, nhưng phải bảo đảm giá trị tài sản ròng của quỹ sau khi thực hiện không được thấp hơn 50 tỷ đồng. Kế hoạch, lộ trình thực hiện, quy mô tài sản phân chia, nguồn vốn thực hiện phải được Đại hội nhà đầu tư chấp thuận. 3. Chi phí của quỹ: a) Các khoản chi phí theo quy định tại Điều 8 Thông tư này; xác nhận giao dịch, sao kê tài khoản và các tài liệu khác cho nhà đầu tư; b) Chi phí dịch vụ quản trị quỹ, chi phí dịch vụ đại lý chuyển nhượng và các chi phí hợp lệ khác mà công ty quản lý quỹ trả cho tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan;. 4. Giá dịch vụ môi giới, giá dịch vụ chuyển nhượng các giao dịch tài sản của quỹ phải trả cho công ty chứng khoán không bao gồm bất kỳ một loại giá dịch vụ nào khác, kể cả đó là giá dịch vụ trả cho dịch vụ khác hoặc giá dịch vụ trả cho bên thứ ba (chi phí ngầm). 5. Công ty quản lý quỹ và đại lý phân phối chịu trách nhiệm thanh toán chi phí in ấn, phát hành các ấn phẩm quảng cáo, thông tin về sản phẩm quỹ. Điều 38. Chia, tách quỹ mở 1. Tối thiểu 30 ngày trước ngày họp Đại hội nhà đầu tư, công ty quản lý quỹ phải cung cấp cho nhà đầu tư các tài liệu liên quan tới việc chia, tách quỹ bao gồm: a) Phương án chia, tách quỹ; b) Dự thảo Điều lệ các quỹ hình thành sau khi chia, tách. 2. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm thay mặt quỹ hoàn trả đầy đủ tất cả các khoản nợ, thực hiện các nghĩa vụ tài chính của quỹ trước khi chia, tách quỹ. 3. Ngày chia, tách quỹ là ngày Đại hội nhà đầu tư thông qua quyết định chia, tách quỹ. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định chấp thuận chia, tách quỹ, ngân hàng giám sát và các tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan có trách nhiệm chia, tách danh mục đầu tư của quỹ và thực hiện các thủ tục đăng ký sở hữu các tài sản cho các quỹ mới hình thành sau chia, tách theo quy định của pháp luật. 4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ của các quỹ hình thành sau chia, tách có hiệu lực, công ty quản lý quỹ, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan, đại lý ký danh có trách nhiệm: a) Hoàn tất việc lập sổ chính, sổ phụ của các quỹ mới hình thành sau khi chia, tách; b) Xác định giá trị tài sản ròng quỹ, giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ sau chia, tách; c) Xác nhận quyền sở hữu chứng chỉ quỹ từng nhà đầu tư sau chia, tách; d) Công bố thông tin về việc chia, tách quỹ theo quy định của pháp luật. Điều 39. Hợp nhất, sáp nhập quỹ 1. Việc hợp nhất, sáp nhập quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư này. 2. Công ty quản lý quỹ được tạm dừng giao dịch chứng chỉ quỹ trong thời hạn 30 ngày để hoàn tất việc hợp nhất, sáp nhập, trừ trường hợp mua lại hoặc chuyển đổi chứng chỉ quỹ cho nhà đầu tư phản đối việc hợp nhất, sáp nhập. 3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ của quỹ hình thành sau hợp nhất, sáp nhập có hiệu lực, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm tiếp nhận và thực hiện các lệnh bán, lệnh mua, lệnh chuyển đổi của quỹ hợp nhất, quỹ nhận sáp nhập. Điều 40. Giải thể quỹ 1. Việc giải thể quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 12 Thông tư này. 2. Công ty quản lý quỹ, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan không được tổ chức các chương trình quảng cáo, thông tin về quỹ để tiếp nhận, thực hiện các lệnh mua, lệnh bán, lệnh chuyển đổi chứng chỉ quỹ, kể từ ngày quỹ buộc phải giải thể. Mục 4. QUỸ ETF Điều 41. Mức sai lệch so với chỉ số tham chiếu 1. Công ty quản lý quỹ phải bảo đảm mức sai lệch giữa giá trị tài sản ròng trên một lô chứng chỉ quỹ so với chỉ số tham chiếu của quỹ ETF không được lớn hơn mức sai lệch tối đa theo quy định của Sở giao dịch chứng khoán. Mức sai lệch so với chỉ số tham chiếu được xác định theo Phụ lục XIX ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Trường hợp mức sai lệch nêu trên vượt quá 80% của mức sai lệch tối đa theo quy định của Sở giao dịch chứng khoán, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán đồng thời công bố thông tin theo quy định trong thời hạn 24 giờ ngay sau khi phát sinh sự việc. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày phát sinh mức sai lệch vượt quá, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm điều chỉnh lại danh mục đầu tư của quỹ, bảo đảm mức sai lệch không vượt quá 80% của mức sai lệch tối đa. Điều 42. Thành viên lập quỹ, đại lý phân phối, tổ chức tạo lập thị trường 1. Quyền của thành viên lập quỹ: a) Được cung cấp dịch vụ môi giới cho nhà đầu tư trong hoạt động hoán đổi danh mục theo quy định tại Điều 43 Thông tư này; b) Được thực hiện các giao dịch tự doanh theo cơ chế hoán đổi danh mục chứng khoán cơ cấu của mình lấy các lô chứng chỉ quỹ ETF với quỹ ETF và ngược lại; c) Được vay chứng khoán cơ cấu để hoán đổi lấy các lô chứng chỉ quỹ ETF; hoặc vay các lô chứng chỉ quỹ ETF để hoán đổi lấy danh mục chứng khoán cơ cấu. Hoạt động vay chứng khoán, chứng chỉ quỹ ETF này phải được thực hiện trên hệ thống vay và cho vay chứng khoán và theo hướng dẫn của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; d) Được thực hiện các giao dịch chứng chỉ quỹ ETF, chứng khoán cơ cấu khi đã có lệnh đối ứng được khớp, bảo đảm có đủ tài sản tại thời điểm để thanh toán giao dịch theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Thông tư này. 2. Trách nhiệm của thành viên lập quỹ: a) Nhận lệnh giao dịch (trực tiếp hoặc thông qua đại lý phân phối) và chuyển lệnh giao dịch của từng nhà đầu tư tới công ty quản lý quỹ, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác. Quy định này chỉ áp dụng đối với thành viên lập quỹ là công ty chứng khoán; b) Không được tổng hợp, bù trừ lệnh giao dịch của các nhà đầu tư. Lệnh giao dịch của nhà đầu tư phải được xử lý độc lập, tách biệt với việc xử lý các lệnh giao dịch của chính thành viên lập quỹ. Trong giao dịch hoán đổi lấy các lô chứng chỉ quỹ ETF, thành viên lập quỹ chỉ được sử dụng tài sản trên tài khoản tự doanh, tài sản của chính mình để hoán đổi lấy các lô chứng chỉ quỹ ETF, không được sử dụng tài sản của nhà đầu tư; c) Bảo đảm nhà đầu tư có đầy đủ tiền, chứng khoán để thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật; d) Quản lý tách biệt tài sản của nhà đầu tư trên tài khoản của từng nhà đầu tư, độc lập với tài sản của mình. Không được sử dụng tài sản của nhà đầu tư dưới mọi hình thức; không được gửi, rút, chuyển khoản, thực hiện các giao dịch liên quan tới tài sản của nhà đầu tư; không được nhận ủy quyền của nhà đầu tư và thực hiện chuyển tiền, tài sản giữa các tài khoản của các nhà đầu tư. Các giao dịch liên quan tới tài sản của nhà đầu tư chỉ được phép thực hiện nếu phù hợp với quy định của pháp luật và theo lệnh, chỉ thị hợp pháp và bằng văn bản của nhà đầu tư; đ) Duy trì kênh liên lạc liên tục và thông suốt với nhà đầu tư, đảm bảo cập nhật cho nhà đầu tư một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời mọi thông tin và giải đáp các thắc mắc của nhà đầu tư về sản phẩm quỹ đã chào bán; thống kê, tổng hợp sao kê tài khoản, xác nhận giao dịch theo yêu cầu của nhà đầu tư; cung cấp cho nhà đầu tư Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt, báo cáo tài chính của quỹ, tài liệu về các cuộc họp Đại hội nhà đầu tư, các thông tin khác; thực hiện nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin theo ủy quyền của công ty quản lý quỹ; e) Tổng hợp, lưu trữ thông tin chi tiết về nhà đầu tư và các giao dịch của nhà đầu tư. Cung cấp các thông tin này cho công ty quản lý quỹ, Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức này; g) Tuân thủ các nguyên tắc hoạt động của đại lý phân phối. 3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thay đổi thành viên lập quỹ, công ty quản lý quỹ phải thông báo cho Ủy ban chứng khoán Nhà nước kèm theo các tài liệu sau: a) Danh sách thành viên lập quỹ trước và sau thay đổi; b) Biên bản thanh lý hợp đồng đối với thành viên lập quỹ (trường hợp chấm dứt); c) Hợp đồng với thành viên lập quỹ mới, kèm tài liệu chứng minh thành viên lập quỹ đáp ứng điều kiện theo quy định (trường hợp bổ sung). 4. Công ty quản lý quỹ được chỉ định một hoặc một số thành viên lập quỹ là tổ chức tạo lập thị trường cho quỹ ETF. Hoạt động tổ chức tạo lập thị trường cho quỹ ETF thực hiện theo quy chế hoạt động tổ chức tạo lập thị trường do Sở giao dịch chứng khoán xây dựng và ban hành. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng tạo lập thị trường, công ty quản lý quỹ phải gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bản sao hợp đồng tạo lập thị trường. Điều 43. Giao dịch hoán đổi chứng chỉ quỹ ETF (giao dịch sơ cấp) 1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quỹ được niêm yết, công ty quản lý quỹ phải tổ chức thực hiện giao dịch hoán đổi chứng chỉ quỹ ETF cho nhà đầu tư. Hoạt động giao dịch hoán đổi phải được tổ chức định kỳ theo quy định tại Điều lệ quỹ và đã được công bố tại Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt. Tần suất giao dịch hoán đổi tối thiểu 02 lần trong 01 tháng. 2. Giao dịch hoán đổi được thực hiện theo các nguyên tắc sau: a) Chỉ thành viên lập quỹ tham gia giao dịch hoán đổi trực tiếp với công ty quản lý quỹ; b) Nhà đầu tư chỉ được thực hiện giao dịch hoán đổi tại thành viên lập quỹ nơi nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch chứng khoán và đã ký hợp đồng dịch vụ về giao dịch hoán đổi; c) Đơn vị giao dịch hoán đổi là một lô chứng chỉ quỹ ETF. Số lượng chứng chỉ quỹ trong một lô chứng chỉ quỹ được quy định tại Điều lệ quỹ, tối thiểu là 100.000 chứng chỉ quỹ. Trường hợp Điều lệ quỹ cho phép, công ty quản lý quỹ được điều chỉnh số lượng chứng chỉ quỹ trong một lô chứng chỉ quỹ. Thời điểm áp dụng lô chứng chỉ quỹ mới sớm nhất là 15 ngày kể từ ngày thông tin về quy mô lô chứng chỉ quỹ mới được công bố trên trang thông tin điện tử của Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, công ty quản lý quỹ, thành viên lập quỹ và các đại lý phân phối; d) Thành viên lập quỹ chỉ được nhận lệnh giao dịch của nhà đầu tư khi phiếu lệnh đã được điền chính xác và đầy đủ các thông tin theo mẫu quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư này. Phiếu lệnh phải được thành viên lập quỹ lưu trữ theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Đồng thời phải bảo đảm ghi nhận đầy đủ, chính xác, kịp thời và rõ ràng về thời điểm nhận lệnh, người nhận lệnh từ nhà đầu tư. Trường hợp lệnh nhận qua điện thoại, fax, lệnh giao dịch trực tuyến qua internet hoặc các phương tiện điện tử, đường truyền khác phải tuân thủ theo quy định về giao dịch điện tử và lưu trữ phiếu lệnh theo hình thức tệp dữ liệu điện tử. đ) Lệnh giao dịch hoán đổi chỉ được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện sau: - Lệnh giao dịch hoán đổi được thành viên lập quỹ chuyển tới công ty quản lý quỹ hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ đại lý chuyển nhượng trước thời điểm đóng sổ lệnh. Tùy theo quy định tại Điều lệ quỹ và Bản cáo bạch, các lệnh nhận sau thời điểm đóng sổ lệnh bị hủy hoặc tiếp tục có giá trị để thực hiện tại ngày giao dịch hoán đổi kế tiếp; - Lệnh giao dịch hoán đổi được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xác nhận về việc nhà đầu tư, thành viên lập quỹ có đầy đủ danh mục chứng khoán cơ cấu hoặc số lô chứng chỉ quỹ, ngân hàng giám sát xác nhận số tiền nhà đầu tư, thành viên lập quỹ nộp bổ sung để hoàn tất việc thanh toán giao dịch vào ngày thanh toán. Trường hợp bán chứng chỉ quỹ ETF, số lượng chứng chỉ quỹ ETF còn lại của thành viên lập quỹ sau khi bán không thấp hơn số lượng tối thiểu (nếu có) để duy trì tư cách là thành viên lập quỹ theo quy định tại hợp đồng ký với công ty quản lý quỹ. e) Giao dịch hoán đổi danh mục chứng khoán cơ cấu lấy các lô chứng chỉ quỹ ETF và ngược lại, được thực hiện dưới hình thức bút toán ghi sổ trên hệ thống tài khoản lưu ký của các thành viên lập quỹ, nhà đầu tư và quỹ ETF tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Việc chuyển khoản danh mục chứng khoán cơ cấu và chứng chỉ quỹ ETF trong hoạt động thanh toán thực hiện theo quy trình đã được quy định rõ tại Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt, phù hợp với hướng dẫn của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và ngân hàng giám sát. 3. Quy trình giao dịch hoán đổi thực hiện như sau: a) Trước phiên giao dịch hoán đổi hoặc cuối ngày liền trước ngày giao dịch hoán đổi, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm thông báo cho thành viên lập quỹ và công bố trên trang thông tin điện tử của công ty, Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam về danh mục chứng khoán cơ cấu để hoán đổi lấy 01 lô chứng chỉ quỹ ETF. Thông tin bao gồm các mã chứng khoán cơ cấu, tỷ trọng và số lượng từng mã chứng khoán cơ cấu trong danh mục này. Danh mục chứng khoán cơ cấu nêu trên được xác định trên cơ sở giá cuối ngày tại ngày giao dịch liền trước ngày giao dịch hoán đổi chứng chỉ quỹ; b) Lệnh giao dịch hoán đổi của nhà đầu tư được chuyển trực tiếp tới thành viên lập quỹ hoặc thông qua các đại lý phân phối theo quy định tại Điều lệ quỹ và hướng dẫn tại Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt. Trường hợp thành viên lập quỹ không thể tiếp nhận được lệnh từ nhà đầu tư do đại lý phân phối, thành viên lập quỹ bị giải thể, phá sản, bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động, bị đình chỉ, tạm ngừng hoạt động hoặc do các lỗi kỹ thuật của hệ thống công nghệ thông tin hoặc các nguyên nhân bất khả kháng thì lệnh giao dịch của nhà đầu tư được chuyển thẳng tới công ty quản lý quỹ; Lệnh giao dịch hoán đổi của nhà đầu tư và thành viên lập quỹ được thành viên lập quỹ chuyển tới công ty quản lý quỹ hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ đại lý chuyển nhượng hoặc Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trước thời điểm đóng cửa thị trường theo quy định tại Điều lệ quỹ, hợp đồng lập quỹ và hướng dẫn của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày giao dịch hoán đổi (nhưng không quá thời điểm phân bổ kết quả giao dịch), nếu phát hiện lỗi do nhầm lẫn, sai sót trong quá trình đặt lệnh, tổng hợp thông tin, nhận lệnh, chuyển, nhập lệnh vào hệ thống, đại lý phân phối, thành viên lập quỹ phải thông báo cho công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và đề nghị sửa lỗi giao dịch theo quy trình, hướng dẫn của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Quá thời hạn nêu trên, đại lý phân phối, thành viên lập quỹ chịu trách nhiệm trước nhà đầu tư về các lỗi giao dịch do mình thực hiện; d) Sau khi tiếp nhận lệnh của nhà đầu tư, thành viên lập quỹ, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm kiểm tra thông qua Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, ngân hàng giám sát khả năng thực hiện được lệnh của khách hàng bảo đảm đáp ứng quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này, xác nhận và thực hiện lệnh giao dịch của nhà đầu tư, thành viên lập quỹ theo các quy định tại khoản này và hướng dẫn của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; đ) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày giao dịch hoán đổi nhưng không quá ngày giao dịch chứng chỉ quỹ tiếp theo, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, ngân hàng giám sát phải hoàn tất việc chuyển danh mục chứng khoán cơ cấu từ tài khoản lưu ký của nhà đầu tư, thành viên lập quỹ vào tài khoản lưu ký của quỹ ETF hoặc ngược lại, đồng thời đăng ký, lưu ký chứng chỉ quỹ ETF vào tài khoản của nhà đầu tư, thành viên lập quỹ; tiếp nhận hoặc hoàn trả các khoản thanh toán bằng tiền quy định tại khoản 4 Điều này; công ty quản lý quỹ hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ đại lý chuyển nhượng có trách nhiệm xác nhận hoàn tất giao dịch và xác nhận quyền sở hữu cho thành viên lập quỹ, nhà đầu tư. 4. Danh mục chứng khoán cơ cấu là phương tiện thanh toán chủ yếu trong giao dịch hoán đổi giữa quỹ và thành viên lập quỹ, nhà đầu tư trừ trường hợp: a) Khi hoán đổi danh mục chứng khoán cơ cấu lấy các lô chứng chỉ quỹ ETF, giá trị của danh mục chứng khoán cơ cấu thấp hơn giá trị tài sản ròng của các lô chứng chỉ quỹ ETF. Phần chênh lệch phát sinh được thành viên lập quỹ, nhà đầu tư thanh toán bổ sung bằng tiền vào tài khoản tiền của quỹ ETF mở tại ngân hàng giám sát trước hoặc tại ngày thanh toán. Phần thanh toán bằng tiền, bao gồm khoản thanh toán cho các lô lẻ chứng khoán cơ cấu; khoản thanh toán cho các chứng khoán cơ cấu mà thành viên lập quỹ, nhà đầu tư bị hạn chế chuyển nhượng; các khoản cổ tức, trái tức của chứng khoán cơ cấu và các khoản thanh toán bằng tiền khác theo quy định tại Điều lệ quỹ, phù hợp với các quy định của pháp luật liên quan; b) Khi hoán đổi các lô chứng chỉ quỹ ETF lấy danh mục chứng khoán cơ cấu, giá trị các lô chứng chỉ quỹ ETF mà công ty quản lý quỹ tiếp nhận từ thành viên lập quỹ, nhà đầu tư nhiều hơn giá trị danh mục chứng khoán cơ cấu. Phần chênh lệch này được công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát hoàn trả lại bằng các chứng chỉ quỹ ETF vào các tài khoản lưu ký chứng khoán của nhà đầu tư, thành viên lập quỹ tại ngày thanh toán hoặc bằng tiền theo quy định tại Điều lệ quỹ. 5. Trường hợp Điều lệ quỹ có quy định và đã được công bố tại Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt, nhà đầu tư được thanh toán bằng tiền, hoặc bằng các tài sản khác cho thành viên lập quỹ, đại lý phân phối. Thành viên lập quỹ, đại lý phân phối có trách nhiệm mua đủ danh mục chứng khoán cơ cấu cho nhà đầu tư trước khi đặt lệnh giao dịch hoán đổi lấy chứng chỉ quỹ ETF cho nhà đầu tư. Cơ chế thanh toán, tỷ lệ ký quỹ, việc bổ sung ký quỹ của nhà đầu tư đối với thành viên lập quỹ, đại lý phân phối trong thời gian các tổ chức này thực hiện việc mua gom chứng khoán cơ cấu để hoán đổi thực hiện theo quy định tại Điều lệ quỹ đã công bố tại Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt. 6. Trường hợp quỹ ETF tiếp nhận các lô chứng chỉ quỹ ETF của nhà đầu tư và hoàn trả danh mục chứng khoán cơ cấu cho nhà đầu tư, dẫn tới tỷ lệ sở hữu đối với chứng khoán cơ cấu vượt quá hạn mức tối đa theo quy định của pháp luật (tính tại ngày chuyển quyền chứng khoán cơ cấu cho nhà đầu tư) hoặc dẫn tới nhà đầu tư đó sở hữu từ 25% trở lên số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức hoặc nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu phát hành bởi chính nhà đầu tư đó thì Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm thông báo cho công ty quản lý quỹ và yêu cầu công ty quản lý quỹ, thành viên lập quỹ, nhà đầu tư thực hiện: a) Trường hợp là nhà đầu tư nước ngoài, công ty quản lý quỹ phải bán số chứng khoán cơ cấu vượt tỷ lệ sở hữu tối đa và thanh toán bằng tiền cho nhà đầu tư này; b) Trường hợp chuyển hoàn danh mục chứng khoán cơ cấu cho nhà đầu tư dẫn tới nhà đầu tư đó sở hữu từ 25% trở lên số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức hoặc nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu phát hành bởi chính nhà đầu tư mà nhà đầu tư đó chưa thực hiện thủ tục chào mua công khai hoặc giao dịch cổ phiếu quỹ theo quy định của pháp luật liên quan, thì công ty quản lý quỹ có trách nhiệm bán phần chứng khoán vượt trội so với tỷ lệ phải thực hiện chào mua công khai hoặc bán toàn bộ phần chứng khoán phát hành bởi chính nhà đầu tư đó và thanh toán bằng tiền cho các nhà đầu tư này; Việc thanh toán tiền cho các nhà đầu tư quy định tại khoản này phụ thuộc vào tiến độ bán thanh lý phần chứng khoán vượt quá các tỷ lệ sở hữu tối đa hoặc tỷ lệ sở hữu phải thực hiện chào mua công khai, giao dịch ký quỹ theo quy định. Khoản thanh toán cho nhà đầu tư là giá trị giao dịch, sau khi khấu trừ thuế, chi phí giao dịch theo quy định của pháp luật liên quan. c) Trường hợp các nhà đầu tư bị hạn chế sở hữu theo quy định của pháp luật hoặc quy định tại Điều lệ của nhà đầu tư, nhà đầu tư có trách nhiệm bán số chứng khoán cơ cấu vượt hạn chế sở hữu trong ngày giao dịch kế tiếp sau ngày thanh toán. Trong thời gian chưa điều chỉnh tỷ lệ sở hữu về các hạn mức theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư không được thực hiện quyền biểu quyết trong đại hội cổ đông của các tổ chức phát hành đối với số chứng khoán cơ cấu vượt hạn chế sở hữu theo quy định của pháp luật. 7. Công ty quản lý quỹ có quyền tạm ngừng nhận, thực hiện các lệnh giao dịch hoán đổi lấy các lô chứng chỉ quỹ ETF từ nhà đầu tư trong các trường hợp sau: a) Sở giao dịch chứng khoán thay đổi cơ cấu danh mục chỉ số tham chiếu; b) Tổ chức phát hành của loại chứng khoán chiếm một tỷ trọng nhất định trong danh mục đầu tư của quỹ ETF đã được quy định tại Điều lệ quỹ và được công bố tại Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt bị phá sản, giải thể; hoặc chứng khoán chiếm một tỷ trọng nhất định trong danh mục đầu tư của quỹ ETF đã được quy định tại Điều lệ quỹ và công bố tại Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt bị tạm ngừng giao dịch, hủy niêm yết; hoặc danh mục chứng khoán cơ cấu, giá trị tài sản ròng của quỹ ETF không thể xác định được tại ngày giao dịch liền trước ngày giao dịch hoán đổi do Sở giao dịch chứng khoán quyết định đình chỉ giao dịch chứng khoán trong danh mục đầu tư của quỹ; c) Cơ cấu lại danh mục đầu tư nhằm giảm mức sai lệch so với chỉ số tham chiếu; d) Công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam không thể thực hiện được việc hoán đổi danh mục do nguyên nhân bất khả kháng; đ) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ quỹ và công bố tại Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xét thấy là cần thiết. 8. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện quy định tại khoản 7 Điều này, công ty quản lý quỹ phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đồng thời công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của Sở giao dịch chứng khoán. Công ty quản lý quỹ, thành viên lập quỹ, đại lý phân phối phải nối lại việc tiếp nhận và thực hiện lệnh hoán đổi danh mục cho nhà đầu tư ngay sau khi các sự kiện này chấm dứt. 9. Thời hạn tạm ngừng giao dịch hoán đổi thực hiện theo quy định tại Điều lệ quỹ nhưng không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm ngừng giao dịch. Trường hợp việc tạm ngừng giao dịch hoán đổi do nguyên nhân quy định tại điểm a, b khoản 7 Điều này, thời hạn tạm ngừng không quá 03 ngày làm việc trước và sau khi kết thúc các sự kiện đó. 10. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng giao dịch hoán đổi theo quy định tại khoản 9 Điều này mà các nguyên nhân dẫn tới tình trạng tạm ngừng hoạt động chưa được khắc phục, công ty quản lý quỹ phải tổ chức họp Đại hội nhà đầu tư bất thường về việc giải thể quỹ hoặc tiếp tục kéo dài thời hạn tạm ngừng giao dịch chứng chỉ quỹ. Trong thời hạn triệu tập Đại hội nhà đầu tư, nếu các nguyên nhân dẫn tới việc tạm ngừng giao dịch chứng chỉ quỹ chấm dứt, công ty quản lý quỹ được hủy bỏ việc triệu tập Đại hội nhà đầu tư. 11. Giá dịch vụ phát hành, giá dịch vụ mua lại (nếu có) áp dụng đối với thành viên lập quỹ quy định tại hợp đồng tham gia lập quỹ và không vượt quá 0,5% giá trị giao dịch. Việc điều chỉnh giá dịch vụ trong phạm vi cho phép tại quy định này được thực hiện theo thỏa thuận giữa công ty quản lý quỹ và các thành viên lập quỹ. 12. Giá dịch vụ phát hành, giá dịch vụ mua lại (nếu có) áp dụng đối với nhà đầu tư không vượt quá 1% giá trị giao dịch. Các mức giá dịch vụ tối đa phải được quy định tại Điều lệ quỹ. Các mức giá dịch vụ cụ thể quy định tại Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt, trên trang thông tin điện tử của công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối. Việc tăng các mức giá dịch vụ chỉ được thực hiện khi mức giá dịch vụ sau khi tăng không vượt quá 1% giá trị giao dịch. Thời điểm áp dụng mức giá dịch vụ mới tăng sớm nhất là 60 ngày kể từ ngày công ty quản lý quỹ công bố về các mức giá dịch vụ mới trên trang thông tin điện tử của công ty. Điều 44. Giao dịch chứng chỉ quỹ ETF trên Sở giao dịch chứng khoán (giao dịch thứ cấp) 1, Nhà đầu tư, thành viên lập quỹ giao dịch chứng chỉ quỹ ETF đã niêm yết thông qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán theo nguyên tắc sau: a) Nhà đầu tư, thành viên lập quỹ đặt lệnh giao dịch trên các tài khoản giao dịch chứng khoán của mình. Hoạt động giao dịch và thanh toán giao dịch thực hiện theo quy định về giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; b) Đơn vị giao dịch thực hiện theo quy định của Sở giao dịch chứng khoán; c) Chứng chỉ quỹ ETF có thể được sử dụng trong hoạt động cho vay mua ký quỹ và các hoạt động khác phù hợp với quy định của pháp luật về chứng khoán. 2. Thành viên lập quỹ chỉ được bán chứng chỉ quỹ ETF (bán chứng khoán cơ cấu) trên hệ thống của Sở giao dịch chứng khoán khi bảo đảm có đủ chứng chỉ quỹ ETF (có đủ chứng khoán cơ cấu) để chuyển giao trước thời điểm thanh toán theo quy định của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Số chứng chỉ quỹ ETF (chứng khoán cơ cấu) này bao gồm số chứng chỉ quỹ ETF (số chứng khoán cơ cấu) đã có sẵn trên tài khoản của thành viên lập quỹ tại ngày thực hiện giao dịch, số chứng chỉ quỹ ETF (số chứng khoán cơ cấu) nhận được trước thời điểm thanh toán từ giao dịch hoán đổi trên cơ sở danh mục chứng khoán cơ cấu (lô chứng chỉ quỹ ETF) có được trong các giao dịch mua trên thị trường hoặc giao dịch vay trên hệ thống của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đã thực hiện thành công trước đó. Điều 45. Danh mục và hoạt động đầu tư của quỹ ETF 1. Danh mục đầu tư của quỹ ETF phải phù hợp với danh mục của chỉ số tham chiếu về cơ cấu, tỷ trọng tài sản và bảo đảm mức sai lệch xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Thông tư này không vượt quá mức sai lệch tối đa quy định tại Điều lệ quỹ, quy định của Sở giao dịch chứng khoán và các quy định của pháp luật. 2. Danh mục đầu tư của quỹ ETF bao gồm các chứng khoán cơ cấu trong danh mục của chỉ số tham chiếu và các tài sản tại Việt Nam theo quy định tại điểm a, b, c, d, e và g khoản 2 Điều 35 Thông tư này. Việc đầu tư vào chứng khoán phái sinh chỉ nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu mức sai lệch so với chỉ số tham chiếu; 3. Danh mục đầu tư của quỹ ETF phải phù hợp với các quy định tại Điều lệ quỹ và phải bảo đảm: a) Không đầu tư vào chứng khoán của một tổ chức phát hành quá 10% tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của tổ chức đó, trừ công cụ nợ của Chính phủ; b) Không đầu tư quá 20% tổng giá trị tài sản của quỹ vào chứng khoán đang lưu hành và các tài sản (nếu có) quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 35 Thông tư này của một tổ chức phát hành, trừ công cụ nợ của Chính phủ; c) Trừ trường hợp là chứng khoán cơ cấu nằm trong danh mục chỉ số tham chiếu, không đầu tư quá 30% tổng giá trị tài sản của quỹ vào các tài sản quy định tại điểm a, b, d và e khoản 2 Điều 35 Thông tư này, phát hành bởi các công ty trong cùng một nhóm công ty có quan hệ sở hữu với nhau thuộc các trường hợp sau đây: công ty mẹ, công ty con; các công ty sở hữu trên 35% cổ phần, phần vốn góp của nhau; nhóm công ty con có cùng một công ty mẹ; d) Không đầu tư vào chứng chỉ của chính quỹ đó; đ) Chỉ được đầu tư vào chứng chỉ quỹ đại chúng, cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán khác do công ty quản lý quỹ khác quản lý và bảo đảm các hạn chế sau: - Không đầu tư vào quá 10% tổng số chứng chỉ quỹ đang lưu hành của một quỹ đại chúng, cổ phiếu đang lưu hành của một công ty đầu tư chứng khoán đại chúng; - Không đầu tư quá 20% tổng giá trị tài sản của quỹ vào chứng chỉ quỹ của một quỹ đại chúng, một công ty đầu tư chứng khoán đại chúng; - Không đầu tư quá 30% tổng giá trị tài sản của quỹ vào các chứng chỉ quỹ đại chúng, cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán đại chúng; e) Không được đầu tư vào bất động sản, cổ phiếu chưa niêm yết, cổ phiếu chưa đăng ký giao dịch của công ty đại chúng, phần vốn góp tại công ty trách nhiệm hữu hạn, trái phiếu phát hành riêng lẻ; trừ trường hợp đó là các tài sản quỹ được hưởng lợi từ các quyền của chủ sở hữu; g) Không được đầu tư vào chứng khoán phát hành bởi công ty quản lý quỹ, người có liên quan của công ty quản lý quỹ, thành viên lập quỹ trừ trường hợp đó là chứng khoán cơ cấu nằm trong danh mục chỉ số tham chiếu; h) Tại mọi thời điểm, tổng giá trị cam kết trong các hợp đồng chứng khoán phái sinh và dư nợ các khoản phải trả của quỹ, không được vượt quá giá trị tài sản ròng của quỹ. 4. Hoạt động vay, cho vay, giao dịch mua bán lại, giao dịch ký quỹ, bán khống của quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 25 Thông tư này. 5. Cơ cấu đầu tư của quỹ ETF chỉ được vượt mức so với các hạn chế đầu tư quy định tại điểm a, b, c, đ khoản 3 Điều này và chỉ do các nguyên nhân sau đây: a) Quy định tại khoản a, b, c, đ khoản 5 Điều 35 Thông tư này; b) Cơ cấu danh mục chứng khoán của chỉ số tham chiếu thay đổi; c) Quỹ mới được cấp phép thành lập mà thời gian hoạt động chưa quá 03 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ. 6. Công ty quản lý có nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin và điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư của quỹ theo các quy định tại khoản 6, 7, 8 Điều 24 Thông tư này. 7. Quỹ ETF thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo quy định tại khoản 9 Điều 24 Thông tư này. 8. Công ty quản lý quỹ chỉ được gửi tiền và đầu tư công cụ thị trường tiền tệ quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 35 của các tổ chức tín dụng trong danh sách đã được Ban đại diện quỹ phê duyệt. Điều 46. Phân phối lợi nhuận, chi phí của quỹ 1. Quỹ thực hiện phân phối lợi nhuận cho các nhà đầu tư theo các quy định tại Điều 7 Thông tư này. 2. Chi phí của quỹ là các khoản sau: a) Các khoản chi phí theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 37 Thông tư này; b) Chi phí trả cho thành viên lập quỹ; c) Chi phí trả cho tổ chức quản lý và vận hành chỉ số tham chiếu. 3. Chi phí in ấn, phát hành các ấn phẩm quảng cáo thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 37 Thông tư này. Điều 47. Giải thể quỹ 1. Việc giải thể quỹ thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều 12, khoản 2 Điều 28 Thông tư này. 2. Hoạt động thanh lý tài sản, thời hạn thanh lý tài sản của quỹ thực hiện theo phương án giải thể đã được Đại hội nhà đầu tư thông qua, nhưng tối đa không quá 06 tháng, kể từ ngày công bố bản thông báo về việc giải thể quỹ. Trong thời gian quỹ đang thanh lý tài sản để giải thể, giá dịch vụ quản lý, giá dịch vụ giám sát và các chi phí khác được thu theo biểu giá dịch vụ đã được Đại hội nhà đầu tư thông qua. 3. Công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát có trách nhiệm chuyển giao danh mục cơ cấu cho nhà đầu tư tương ứng với tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư tại quỹ. Trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu bằng văn bản hoặc số lượng chứng chỉ quỹ quá nhỏ theo quy định tại Điều lệ quỹ, công ty quản lý quỹ được bán thanh lý tài sản và thanh toán tiền cho nhà đầu tư. Việc bán thanh lý tài sản là chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch được thực hiện thông qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán hoặc giao dịch theo các phương thức khác bảo đảm lợi ích lớn nhất cho quỹ và phù hợp với phương án giải thể đã được Đại hội nhà đầu tư thông qua. Điều 48. Quy định về hoạt động liên quan của Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam 1. Sở giao dịch chứng khoán có trách nhiệm: a) Xây dựng, duy trì, quản lý chỉ số thị trường làm chỉ số tham chiếu của quỹ ETF và được thu giá dịch vụ quản lý chỉ số theo quy định; b) Hướng dẫn việc niêm yết, hủy niêm yết, giao dịch chứng chỉ quỹ ETF; c) Xây dựng quy chế về hoạt động của tổ chức tạo lập thị trường; giám sát hoạt động của tổ chức tạo lập thị trường đối với chứng chỉ quỹ ETF; d) Xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam để giám sát, chia sẻ thông tin về các giao dịch của thành viên lập quỹ bảo đảm đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 44 Thông tư này; đ) Cung cấp dịch vụ xác định giá trị tài sản ròng tham chiếu cho công ty quản lý quỹ; e) Cung cấp các dịch vụ khác trên cơ sở hợp đồng ký với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, công ty quản lý quỹ và thành viên lập quỹ. 2. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm sau: a) Hướng dẫn việc hoán đổi danh mục chứng khoán cơ cấu lấy các lô chứng chỉ quỹ ETF và ngược lại; b) Thực hiện chuyển nhượng ngoài hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán khi thực hiện hoán đổi chứng khoán cơ cấu lấy lô chứng chỉ quỹ ETF và ngược lại; c) Hướng dẫn việc đăng ký, lưu ký, phân bổ chứng chỉ quỹ ETF; d) Xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động, cung cấp thông tin cho Sở giao dịch chứng khoán về các hoạt động phát hành thêm, mua lại chứng chỉ quỹ ETF; đ) Giám sát hoạt động vay, cho vay chứng khoán cơ cấu, chứng chỉ quỹ ETF của thành viên lập quỹ trên hệ thống của mình theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 42 Thông tư này; giám sát bảo đảm thành viên lập quỹ có đủ chứng khoán để thanh toán khi thực hiện các giao dịch quy định tại khoản 2 Điều 44 Thông tư này; e) Được cung cấp các dịch vụ cho quỹ ETF theo quy định tại khoản 20, 21 Điều 2 Thông tư này; g) Được thu giá dịch vụ chuyển nhượng chứng khoán cho các giao dịch hoán đổi theo quy định; h) Hướng dẫn thành viên lập quỹ trong hoạt động vay, cho vay chứng chỉ quỹ ETF, chứng khoán cơ cấu trong các giao dịch hoán đổi; i) Sau mỗi ngày giao dịch hoán đổi, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm thông báo cho Sở giao dịch chứng khoán về khối lượng chứng chỉ quỹ ETF được công ty quản lý quỹ phát hành, mua lại. Điều 49. Công bố thông tin 1. Trong thời hạn 24 giờ sau khi kết thúc phiên giao dịch tại ngày giao dịch hoán đổi, công ty quản lý quỹ phải công bố trên trang thông tin điện tử của công ty và Sở giao dịch chứng khoán các thông tin sau: a) Danh mục chứng khoán cơ cấu đã sử dụng để hoán đổi trong trường hợp có thay đổi so với trước giờ giao dịch hoán đổi; b) Số lô chứng chỉ quỹ ETF đã phát hành, đã mua lại từ các thành viên lập quỹ, nhà đầu tư; chênh lệch so với ngày giao dịch hoán đổi trước đó; c) Thông tin về khối lượng chứng chỉ quỹ ETF niêm yết, giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán; d) Giá trị tài sản ròng của quỹ, giá trị tài sản ròng trên một lô chứng chỉ quỹ, giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ và biến động các giá trị này; biến động giá trị tài sản ròng tham chiếu trong ngày; chỉ số tham chiếu và biến động của chỉ số tham chiếu; đ) Việc sửa, hủy lỗi giao dịch (nếu có); e) Các thông tin khác nếu có liên quan (nếu có). 2. Định kỳ hằng tuần, công ty quản lý quỹ công bố trên trang thông tin điện tử của công ty mức sai lệch so với chỉ số tham chiếu. 3. Định kỳ hằng quý, công ty quản lý quỹ công bố trên trang thông tin điện tử của công ty danh mục đầu tư của quỹ ETF theo quy định tại Điều lệ quỹ. 4. Định kỳ 06 tháng và hằng năm, công ty quản lý quỹ phải công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của công ty các nội dung sau: a) Thông tin về hiệu quả hoạt động của quỹ ETF so với chỉ số tham chiếu (nếu có); thông tin về các hoạt động phân phối lợi nhuận (nếu có); b) Tỷ lệ tổng chi phí quỹ ETF theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Thông tư này trên giá trị tài sản ròng trung bình của quỹ theo mẫu quy định tại Phụ lục XXVI ban hành kèm theo Thông tư này; c) Việc công bố thông tin về tỷ lệ chi phí được xác định trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày kết thúc Quý II và kết thúc năm. Mục 5. QUỸ ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN Điều 50. Quy định chung về quỹ đầu tư bất động sản Quỹ đầu tư bất động sản không được thực hiện các hoạt động xây dựng, triển khai và phát triển dự án bất động sản. Phát triển dự án bất động sản bao gồm một hoặc một số các hoạt động sau: 1. Tham gia đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu thực hiện các dự án bất động sản; 2. Đề xuất dự án với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đầu tư xây dựng để kinh doanh; 3. Triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, các công trình xây dựng và nhà ở theo quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 của dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm các công việc như thiết kế chi tiết; đấu thầu và chọn thầu xây dựng; tổ chức thực hiện và giám sát hoạt động xây dựng... theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản. Điều 51. Danh mục và hoạt động đầu tư của quỹ đầu tư bất động sản 1. Danh mục đầu tư của quỹ đầu tư bất động sản phải tuân thủ quy định tại khoản 1, khoản 3 và khoản 9 Điều 24 Thông tư này. 2. Danh mục đầu tư của quỹ đầu tư bất động sản bao gồm các loại tài sản sau đây tại Việt Nam: a) Tài sản theo quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e khoản 2 Điều 24 Thông tư này; b) Bất động sản đáp ứng quy định tại khoản 4 Điều này. 3. Cơ cấu danh mục đầu tư của quỹ đầu tư bất động sản phải đáp ứng các quy định sau: a) Đầu tư tối thiểu 65% giá trị tài sản ròng của quỹ vào các bất động sản ở Việt Nam với mục đích cho thuê hoặc khai thác để thu lợi tức ổn định theo quy định tại khoản 4 Điều này; chứng khoán của tổ chức phát hành là tổ chức kinh doanh bất động sản có doanh thu từ việc sở hữu và kinh doanh bất động sản tối thiểu là 65% tổng doanh thu tính trên báo cáo tài chính năm gần nhất (sau đây gọi là tổ chức kinh doanh bất động sản). Trường hợp chỉ đầu tư vào chứng khoán của tổ chức kinh doanh bất động sản, quỹ đầu tư bất động sản phải đầu tư vào chứng khoán của ít nhất 03 tổ chức phát hành; b) Không đầu tư quá 35% giá trị tài sản ròng của quỹ vào các tài sản quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, không tính phần đầu tư vào chứng khoán của tổ chức kinh doanh bất động sản. Việc đầu tư vào các tài sản này phải bảo đảm các giới hạn sau: - Không đầu tư vào quá 10% tổng số chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành, tổng số chứng chỉ quỹ đang lưu hành của một quỹ đại chúng do công ty khác quản lý, trừ công cụ nợ của Chính phủ; - Không đầu tư quá 5% tổng giá trị tài sản của quỹ vào chứng khoán và các tài sản (nếu có) quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 24 Thông tư này của một tổ chức phát hành, chứng chỉ quỹ của một quỹ đại chúng do công ty khác quản lý, trừ công cụ nợ của Chính phủ; - Không đầu tư quá 10% tổng giá trị tài sản của quỹ vào chứng khoán phát hành bởi các công ty trong cùng một nhóm công ty có quan hệ sở hữu với nhau thuộc các trường hợp sau đây: công ty mẹ, công ty con; các công ty sở hữu trên 35% cổ phần, phần vốn góp của nhau; nhóm công ty con có cùng một công ty mẹ; - Không đầu tư quá 10% tổng giá trị tài sản của quỹ vào các chứng chỉ quỹ đại chúng, cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán đại chúng; - Không đầu tư quá 5% tổng giá trị tài sản của quỹ vào tài sản quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 24 Thông tư này. c) Không đầu tư vào chứng chỉ của chính quỹ đó; d) Hoạt động vay, cho vay, giao dịch mua bán lại, giao dịch ký quỹ, bán khống của quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 25 Thông tư này. 4. Quỹ đầu tư bất động sản được đầu tư vào bất động sản đáp ứng các điều kiện sau: a) Là bất động sản được phép đưa vào kinh doanh theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản. Bất động sản đầu tư phải ở Việt Nam với mục đích cho thuê hoặc để khai thác nhằm mục đích thu lợi tức ổn định. Loại bất động sản đầu tư phải phù hợp với chính sách và mục tiêu đầu tư quy định tại Điều lệ quỹ và Bản cáo bạch; b) Là nhà, công trình xây dựng đã hoàn thành theo quy định của pháp luật về xây dựng. Trường hợp bất động sản đang trong quá trình xây dựng, chỉ được đầu tư khi bảo đảm đáp ứng các điều kiện sau: - Không phải là đất chưa có công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản và đất đai; - Dự án xây dựng đã được thực hiện đúng tiến độ tính đến thời điểm quỹ tham gia góp vốn; - Đã có hợp đồng giao dịch với các khách hàng tiềm năng, bảo đảm bất động sản có thể bán được hoặc có thể sử dụng, cho thuê ngay sau khi hoàn tất; - Tổng giá trị các hạng mục bất động sản đang trong quá trình xây dựng không được vượt quá 10% tổng giá trị tài sản của quỹ. 5. Cơ cấu đầu tư của quỹ đầu tư bất động sản chỉ được vượt mức so với các hạn chế đầu tư đã quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều này và chỉ do các nguyên nhân sau: a) Biến động giá trên thị trường của tài sản trong danh mục đầu tư của quỹ; b) Thực hiện các khoản thanh toán của quỹ theo quy định của pháp luật; c) Hoạt động hợp nhất, sáp nhập, chia, tách các tổ chức phát hành; d) Quỹ mới được cấp phép thành lập hoặc do tăng vốn, hợp nhất quỹ, sáp nhập quỹ mà thời gian hoạt động chưa quá 06 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ điều chỉnh; đ) Quỹ đang trong thời gian giải thể. 6. Trường hợp sai lệch phát sinh do các nguyên nhân quy định tại điểm a, b, c và d khoản 5 Điều này, công ty quản lý quỹ phải điều chỉnh lại danh mục đầu tư bảo đảm phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều này theo nguyên tắc sau: a) Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày phát sinh sai lệch đối với danh mục chứng khoán; b) Trong hạn 01 năm kể từ ngày phát sinh sai lệch đối với danh mục bất động sản. 7. Trường hợp sai lệch là do công ty quản lý quỹ không tuân thủ các hạn chế đầu tư theo quy định của pháp luật hoặc Điều lệ quỹ, công ty quản lý quỹ phải điều chỉnh ngay danh mục đầu tư cho phù hợp với quy định của pháp luật. Công ty quản lý phải bồi thường mọi thiệt hại cho quỹ (nếu có) và chịu mọi chi phí phát sinh liên quan đến việc điều chỉnh lại danh mục đầu tư quy định tại khoản này. Nếu phát sinh lợi nhuận, phải hạch toán mọi khoản lợi nhuận có được cho quỹ. 8. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn tất việc điều chỉnh lại danh mục đầu tư, công ty quản lý quỹ phải công bố thông tin theo quy định; đồng thời thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về các sai lệch trong cơ cấu danh mục đầu tư, nguyên nhân, thời điểm phát sinh hoặc phát hiện ra sự việc, mức độ thiệt hại cho quỹ (nếu có) hoặc lợi nhuận tạo cho quỹ (nếu có), biện pháp khắc phục, thời gian thực hiện và kết quả khắc phục. Điều 52. Quản lý bất động sản trong danh mục đầu tư 1. Trước khi đầu tư vào bất động sản, công ty quản lý quỹ phải xây dựng kế hoạch khai thác và sử dụng bất động sản đó trong 05 năm. Kế hoạch này phải được Ban đại diện quỹ phê duyệt. Bất động sản phải được nắm giữ trong thời gian tối thiểu là 02 năm kể từ ngày mua, trừ các trường hợp buộc phải bán tài sản theo yêu cầu của pháp luật hoặc theo quyết định của Đại hội nhà đầu tư hoặc Ban đại diện quỹ phù hợp với thẩm quyền được giao quy định tại Điều lệ quỹ. 2. Công ty quản lý quỹ phải có bộ phận quản lý quỹ đầu tư bất động sản bao gồm các nhân viên nghiệp vụ đáp ứng các yêu cầu sau: a) Không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt tù hoặc bị cấm hành nghề chứng khoán theo quy định pháp luật; b) Chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán; c) Để quản lý danh mục đầu tư chứng khoán của quỹ đầu tư bất động sản, công ty quản lý quỹ phải chỉ định tối thiểu 02 người điều hành quỹ; d) Để quản lý danh mục bất động sản của quỹ đầu tư bất động sản, công ty quản lý quỹ phải chỉ định tối thiểu 02 nhân viên có thẻ thẩm định viên về giá. Các nhân viên này phải có tối thiểu 02 năm kinh nghiệm thẩm định giá bất động sản tại các tổ chức kinh doanh bất động sản, tổ chức kinh doanh dịch vụ bất động sản, doanh nghiệp thẩm định giá. Trường hợp người điều hành quỹ quy định tại điểm c đồng thời đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại điểm d, thì người điều hành quỹ đó được kiêm nhiệm công tác quản lý danh mục đầu tư bất động sản của quỹ đầu tư bất động sản. 3. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm: a) Thay mặt quỹ thực hiện đầy đủ quyền sở hữu, quyền sử dụng, nghĩa vụ, trách nhiệm đối với tài sản của quỹ. Tự nguyện, trung thực vì lợi ích tốt nhất của quỹ; b) Thường xuyên kiểm tra, giám sát và thực hiện mọi hoạt động bảo đảm chủ đầu tư dự án, bên bán, bên thuê, bên thuê mua, tổ chức quản lý bất động sản và các đối tác khác trong các hợp đồng kinh tế liên quan tới bất động sản của quỹ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản và các quy định pháp luật khác có liên quan; c) Kịp thời đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của quỹ theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản. Bảo đảm có đầy đủ Giấy chứng nhận quyền sở hữu bất động sản, quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của pháp luật đối với bất động sản đã có sẵn; giấy phép xây dựng hoặc hồ sơ dự án và thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt đối với bất động sản đang xây dựng; thiết kế bản vẽ thi công, hồ sơ hoàn công và biên bản nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng đối với bất động sản thuộc các dự án chưa có Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng; hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công và tiến độ xây dựng nhà, công trình xây dựng đó được phê duyệt đối với nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai; và các văn bản, giấy tờ và các tài liệu pháp lý khác theo các quy định của pháp luật liên quan; d) Trường hợp quỹ là đồng chủ sở hữu, đồng sử dụng bất động sản thì công ty quản lý quỹ phải bảo đảm quỹ được tự do chuyển nhượng phần tài sản của quỹ tại mọi thời điểm với mức giá không bị phụ thuộc bởi bên thứ ba, đồng thời phải có đầy đủ các quyền sau: - Hưởng lợi từ hoạt động vận hành và khai thác bất động sản theo hợp đồng quản lý bất động sản, tương ứng với tỷ lệ vốn góp; - Tham gia ý kiến, quyết định các vấn đề quan trọng, bao gồm việc thay đổi nội dung hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng quản lý, vận hành bất động sản, hợp đồng khai thác bất động sản, các thỏa thuận, hợp đồng kinh tế khác. Trường hợp quỹ sở hữu bất động sản một cách gián tiếp, thông qua việc sở hữu cổ phần, phần vốn góp của công ty sở hữu bất động sản, quỹ phải có đầy đủ các quyền của cổ đông, thành viên góp vốn, bao gồm quyền tự do chuyển nhượng tài sản (cổ phần, phần vốn góp) của quỹ; đ) Ký các hợp đồng quản lý bất động sản và các hợp đồng kinh tế khác đối với tài sản của quỹ theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản và các quy định pháp luật liên quan. Trường hợp ký mới, ký kéo dài, trong vòng 15 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng quản lý bất động sản, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm gửi hợp đồng này cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; e) Mua đầy đủ bảo hiểm cho các bất động sản trong danh mục đầu tư của quỹ. Tổ chức bảo hiểm phải được Đại hội nhà đầu tư thông qua; g) Phối hợp với ngân hàng giám sát, bảo đảm lưu ký đầy đủ tại ngân hàng giám sát mọi tài liệu liên quan tới bất động sản của quỹ, đặc biệt là các tài liệu xác minh quyền sở hữu theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 74 Thông tư này. 4. Công ty quản lý quỹ phải ủy quyền cho tổ chức quản lý bất động sản để bảo quản, giữ gìn, trông coi, bảo trì, sửa chữa, nâng cấp, vận hành và khai thác bất động sản theo hợp đồng quản lý bất động sản. Tiêu chí lựa chọn tổ chức quản lý bất động sản, nguyên tắc của hợp đồng quản lý bất động sản phải được quy định tại Điều lệ quỹ. Tổ chức quản lý bất động sản và hợp đồng quản lý bất động sản phải được Đại hội nhà đầu tư thông qua. 5. Tổ chức quản lý bất động sản có trách nhiệm: a) Giám sát thường xuyên, liên tục, quản lý mọi hoạt động kinh doanh, khai thác và sử dụng bất động sản, bảo đảm bất động sản được quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng hiệu quả, an toàn; chất lượng dịch vụ cung cấp phù hợp với tiêu chí, yêu cầu của công ty quản lý quỹ và các điều khoản tại hợp đồng quản lý bất động sản; b) Tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản và các quy định của pháp luật khác khi quản lý, khai thác, sử dụng bất động sản. Cẩn trọng, tự nguyện, trung thực và vì lợi ích cao nhất của quỹ; c) Mọi hoạt động sửa chữa, bảo trì, nâng cấp, mở rộng diện tích khai thác, sử dụng, thay đổi kết cấu bất động sản chỉ được thực hiện sau khi đã có ý kiến chấp thuận của công ty quản lý quỹ, Ban đại diện quỹ theo quy định của hợp đồng quản lý bất động sản; d) Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin cho công ty quản lý quỹ về tình hình kinh doanh và triển vọng biến động phân khúc thị trường của loại bất động sản đang quản lý. Định kỳ hằng năm, tổ chức quản lý bất động sản có trách nhiệm gửi Ban đại diện quỹ, công ty quản lý quỹ báo cáo về kết quả hoạt động quản lý bất động sản để tổng hợp, trình Đại hội nhà đầu tư thường niên. Báo cáo phải bao gồm đầy đủ các nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư này; đ) Bảo mật mọi thông tin có liên quan tới bất động sản và các hoạt động kinh doanh và khai thác bất động sản đang quản lý. Trừ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, tổ chức quản lý bất động sản không được cung cấp các thông tin nêu trên cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào, kể cả các bộ phận kinh doanh khác của chính tổ chức quản lý bất động sản; e) Tổ chức quản lý bất động sản chịu trách nhiệm bồi thường cho quỹ trong trường hợp do sự không cẩn thận gây thiệt hại tài sản trong quá trình quản lý bất động sản, kể cả trong trường hợp do lỗi, sai sót hoặc hành vi lừa đảo của nhân viên của tổ chức này, hay của tổ chức, cá nhân là bên thứ ba cung cấp dịch vụ có liên quan tới hoạt động quản lý bất động sản, trừ trường hợp Đại hội nhà đầu tư có quyết định khác. Điều 53. Hoạt động giao dịch bất động sản của quỹ 1. Trong giao dịch bất động sản của quỹ, công ty quản lý quỹ phải bảo đảm: a) Giá mua bất động sản không được vượt quá 110% và giá bán bất động sản không được thấp hơn 90% so với giá tham chiếu do doanh nghiệp thẩm định giá xác định trong thời hạn 06 tháng tính tới thời điểm thực hiện giao dịch, trừ trường hợp Đại hội nhà đầu tư có quyết định khác. Trường hợp cần thiết, Đại hội nhà đầu tư hoặc Ban đại diện quỹ có quyền yêu cầu công ty quản lý quỹ, doanh nghiệp thẩm định giá xác định lại giá tham chiếu trước khi thực hiện giao dịch; Trường hợp bất động sản được thẩm định giá bởi nhiều doanh nghiệp thẩm định giá, giá tham chiếu được xác định bằng giá trị bình quân các mức giá xác định bởi các tổ chức này; b) Công ty quản lý quỹ phải lấy ý kiến Đại hội nhà đầu tư trong trường hợp: - Giá mua dự kiến cao hơn, hoặc giá bán dự kiến thấp hơn các mức quy định tại điểm a khoản này; hoặc - Giao dịch có giá trị lớn hơn hoặc bằng 20% tổng giá trị tài sản của quỹ sau giao dịch; hoặc giao dịch dẫn tới tổng giá trị các giao dịch đã thực hiện với cùng một đối tác trong 12 tháng gần nhất lớn hơn hoặc bằng 20% tổng giá trị tài sản của quỹ sau giao dịch; hoặc - Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ quỹ. c) Công ty quản lý quỹ phải lấy ý kiến Ban đại diện quỹ trước khi thực hiện đối với: - Giao dịch có giá trị đạt từ 10% đến 20% tổng giá trị tài sản của quỹ sau giao dịch; hoặc giao dịch dẫn tới tổng giá trị các giao dịch đã thực hiện với cùng một đối tác trong 12 tháng gần nhất đạt từ 10% đến 20% tổng giá trị tài sản của quỹ sau giao dịch; hoặc - Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ quỹ. 2. Công ty quản lý quỹ được thực hiện các giao dịch bất động sản giữa quỹ với các đối tượng dưới đây trong trường hợp đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này: a) Nhân viên công ty quản lý quỹ; thành viên Ban điều hành, Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty quản lý quỹ; cổ đông lớn hoặc thành viên góp vốn từ 5% trở lên vốn điều lệ của công ty quản lý quỹ, người đại diện ủy quyền của các đối tượng này; công ty quản lý quỹ; ngân hàng giám sát; nhà đầu tư sở hữu từ 5% trở lên số lượng chứng chỉ quỹ của quỹ, người đại diện ủy quyền của nhà đầu tư sở hữu từ 5% trở lên số lượng chứng chỉ quỹ của quỹ (nếu có); thành viên Ban đại diện quỹ; b) Người có quyền lợi liên quan tới các tổ chức, cá nhân quy định tại điểm a khoản này, bao gồm: - Người có quan hệ hôn nhân và gia đình với cá nhân đó; - Tổ chức mà cá nhân đó cùng với người có quan hệ hôn nhân và gia đình (nếu có) sở hữu trên 35% vốn điều lệ; - Nhóm các công ty có quan hệ sở hữu theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 110 Luật Chứng khoán. c) Quỹ đầu tư bất động sản, bao gồm cả các công ty đầu tư chứng khoán bất động sản quản lý bởi cùng công ty quản lý quỹ; d) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ quỹ. 3. Điều kiện để thực hiện giao dịch bất động sản theo quy định tại khoản 2 Điều này: a) Điều lệ quỹ có quy định cho phép thực hiện và đã công bố tại Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt; b) Giá giao dịch đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; c) Trường hợp giá trị giao dịch đạt trên 10% tổng giá trị tài sản của quỹ sau giao dịch; hoặc giao dịch dẫn tới tổng giá trị các giao dịch thực hiện với cùng đối tác đó trong 12 tháng gần nhất đạt trên 10% tổng giá trị tài sản của quỹ sau giao dịch thì phải được của Đại hội nhà đầu tư thông qua. Trong trường hợp này, nhà đầu tư tham gia trực tiếp giao dịch không được thực hiện quyền biểu quyết tại cuộc họp Đại hội nhà đầu tư và quyết định thông qua giao dịch khi có số nhà đầu tư đại diện 65% tổng số phiếu biểu quyết còn lại đồng ý; d) Bất động sản phải được thẩm định giá bởi hai doanh nghiệp thẩm định giá, trong đó một tổ chức do Đại hội nhà đầu tư lựa chọn và một doanh nghiệp thẩm định giá do ngân hàng giám sát chỉ định. Chi phí thẩm định giá được hạch toán vào quỹ; đ) Doanh nghiệp thẩm định giá và tổ chức tư vấn luật xác nhận các điều khoản của hợp đồng giao dịch dự kiến là phù hợp với thực tế thị trường và giao dịch là hợp pháp, phù hợp với quy định của pháp luật liên quan. 4. Sau khi hoàn tất các giao dịch theo quy định tại điểm b, c khoản 1 và khoản 2 Điều này, thông tin chi tiết về giao dịch phải được công bố tại Bản cáo bạch hoặc cung cấp cho tất cả các nhà đầu tư theo phương thức quy định tại Điều lệ quỹ và Bản cáo bạch. Thông tin về giao dịch bao gồm: a) Thông tin đầy đủ về đối tác giao dịch và mối quan hệ giữa đối tác giao dịch với quỹ; b) Thông tin đầy đủ về bất động sản giao dịch, bao gồm loại bất động sản; vị trí bất động sản; thông tin về quy hoạch có liên quan đến bất động sản; quy mô, diện tích của bất động sản; đặc điểm, tính chất, hiệu quả kinh tế sử dụng hoặc khai thác (tỷ suất sử dụng/công suất phòng...), chất lượng của bất động sản; thực trạng các công trình hạ tầng, các dịch vụ về kỹ thuật và xã hội có liên quan đến bất động sản; tình trạng pháp lý của bất động sản bao gồm hồ sơ, giấy tờ về quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản và giấy tờ có liên quan đến việc tạo lập bất động sản; lịch sử về sở hữu, sử dụng bất động sản; các hạn chế về quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản (nếu có); giá giao dịch bất động sản; quyền và lợi ích của người thứ ba có liên quan và các thông tin khác; c) Chứng thư thẩm định giá đối với bất động sản giao dịch bao gồm các thông tin liên quan tới bất động sản được thẩm định giá; vị trí, quy mô của bất động sản; tính chất và thực trạng của bất động sản; tình trạng pháp lý của bất động sản; các hạn chế của bất động sản; các phương pháp thẩm định giá bất động sản; thời điểm thẩm định giá bất động sản; giá của bất động sản và các nội dung khác liên quan; d) Thông tin về lợi tức thu được từ khai thác bất động sản trước khi thực hiện giao dịch (kèm theo tài liệu chứng minh), lợi tức dự kiến; đ) Các thông tin khác có liên quan. 5. Trong mọi giao dịch bất động sản, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm chủ động và kịp thời thông báo, cung cấp đầy đủ tài liệu và thông tin cần thiết về các giao dịch (trước khi thực hiện và sau khi hoàn tất giao dịch) cho ngân hàng giám sát, Ban đại diện quỹ trong thời hạn đủ để ngân hàng, Ban đại diện quỹ thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát các giao dịch của quỹ theo quy định của pháp luật, quy định tại Điều lệ quỹ và các điều khoản của hợp đồng giám sát. Điều 54. Doanh nghiệp thẩm định giá và hoạt động thẩm định giá bất động sản 1. Đại hội nhà đầu tư quyết định lựa chọn tối thiểu 01 doanh nghiệp thẩm định giá để thẩm định giá bất động sản của quỹ với thời hạn cung cấp dịch vụ không vượt quá 02 năm liên tục. Sau thời hạn nêu trên, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm lựa chọn, trình Đại hội nhà đầu tư phê duyệt doanh nghiệp thẩm định giá thay thế. 2. Doanh nghiệp thẩm định giá phải đảm bảo các yêu cầu sau: a) Là doanh nghiệp thẩm định giá đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định pháp luật về giá; b) Không phải là người có liên quan của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát, nhà đầu tư lớn của quỹ; không phải là đối tác trong các giao dịch tài sản với quỹ; không phải là người có liên quan tới đối tác trong giao dịch hạng mục bất động sản mà tổ chức đó dự kiến thẩm định giá; 3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ký hợp đồng, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm gửi hợp đồng cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Hợp đồng phải được Ban đại diện quỹ phê duyệt thông qua và có các nội dung tối thiểu sau: a) Quy định về cơ chế chia sẻ thông tin, bảo đảm doanh nghiệp thẩm định giá có đủ thông tin cần thiết cho việc thẩm định giá; b) Quy định về giá dịch vụ thẩm định giá, theo nguyên tắc mức giá dịch vụ không phụ thuộc vào giá trị tài sản cần thẩm định giá; c) Quy định về việc chấm dứt, thanh lý hợp đồng, kéo dài hợp đồng. 4. Doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên về giá hành nghề phải tuân thủ: a) Không được thẩm định giá đối với bất động sản mà doanh nghiệp thẩm định giá hoặc thẩm định viên về giá cũng là đối tác giao dịch tài sản đó, hoặc là người có liên quan tới đối tác giao dịch tài sản đó; không được cung cấp dịch vụ thẩm định giá cho công ty quản lý quỹ mà doanh nghiệp thẩm định giá, hoặc thẩm định viên về giá hành nghề là cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu từ 5% trở lên vốn điều lệ tại công ty quản lý quỹ; hoặc có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là thành viên trong Ban điều hành, hoặc kế toán trưởng của công ty quản lý quỹ, thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, chủ tịch công ty quản lý quỹ. Doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá hành nghề không được giao dịch tài sản với quỹ làm ảnh hưởng tới nguyên tắc độc lập của hoạt động thẩm định giá; b) Doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá hành nghề không được thông đồng với công ty quản lý quỹ hoặc đối tác giao dịch tài sản của quỹ hoặc dùng lợi ích vật chất, gây sức ép, mua chuộc đối với công ty quản lý quỹ, đối tác giao dịch tài sản của quỹ nhằm làm sai lệch kết quả thẩm định giá; gợi ý hoặc nhận các lợi ích dưới bất kỳ hình thức nào ngoài giá dịch vụ thẩm định giá quy định tại hợp đồng; c) Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về thẩm định giá; cung cấp hồ sơ, tài liệu thẩm định giá theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; d) Chỉ được cung cấp dịch vụ thẩm định giá bất động sản cho cùng một quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản tối đa trong 02 năm liên tục; đ) Tuân thủ đầy đủ các quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của pháp luật về thẩm định giá. 5. Hoạt động thẩm định giá bất động sản của quỹ phải tuân thủ các nguyên tắc sau: a) Mỗi hạng mục bất động sản của quỹ phải được thẩm định giá định kỳ tối thiểu 01 lần trong 01 năm và tại các thời điểm khác theo yêu cầu của Ban đại diện quỹ, Đại hội nhà đầu tư. Định kỳ 03 năm một lần, toàn bộ danh mục bất động sản của quỹ phải được thẩm định giá lại, trừ trường hợp Đại hội nhà đầu tư có quyết định khác. Các hoạt động thẩm định giá, thẩm định giá lại các bất động sản của quỹ chỉ được thực hiện bởi doanh nghiệp thẩm định giá đã được Đại hội nhà đầu tư phê duyệt; b) Ngoài việc thẩm định giá theo quy định tại điểm a, các bất động sản của quỹ còn phải được thẩm định giá lại trước khi giao dịch hoặc trước khi quỹ phát hành thêm chứng chỉ quỹ để tăng vốn. Việc thẩm định giá lại bất động sản quy định tại khoản này có thể không cần thực hiện trong trường hợp thời điểm giao dịch không vượt quá 06 tháng, kể từ thời điểm thẩm định giá gần nhất; c) Doanh nghiệp thẩm định giá chỉ xác định mức giá tại một địa điểm và thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá, phù hợp mục đích sử dụng nhất định được nêu trong chứng thư thẩm định giá; d) Cơ sở thẩm định giá là giá trị thị trường và giá trị hợp lý xác định theo nguyên tắc phù hợp với quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản và pháp luật về giá. Giá trị bất động sản phải được thực hiện bởi tối thiểu hai phương pháp. Việc lựa chọn phương pháp thẩm định giá và kết quả thẩm định giá phải được giải thích chi tiết. Phương pháp thẩm định giá lựa chọn phải phù hợp với sổ tay định giá đã được phê duyệt bởi Đại hội nhà đầu tư và Ban đại diện quỹ theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Thông tư này, phù hợp với thông lệ và các quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản và pháp luật về giá. Quy trình và phương pháp thẩm định giá bất động sản tuân thủ quy định pháp luật về giá; đ) Thông tin, dữ liệu sử dụng trong hoạt động thẩm định giá phải được cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời và được điều chỉnh một cách khoa học và hợp lý. Việc điều chỉnh dữ liệu, thông tin phải được giải thích chi tiết, cụ thể; e) Mỗi bất động sản chỉ được thẩm định giá bởi cùng một doanh nghiệp thẩm định giá tối đa 02 lần liên tục; g) Định kỳ hằng năm, doanh nghiệp thẩm định giá có trách nhiệm tổng hợp báo cáo về hoạt động thẩm định giá các hạng mục bất động sản đã thực hiện trong năm và gửi Ban đại diện quỹ, công ty quản lý quỹ để tổng hợp trình Đại hội nhà đầu tư thường niên. Báo cáo hoạt động thẩm định giá bao gồm các nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục XXI ban hành kèm theo Thông tư này. 6. Thẩm định viên về giá hành nghề của doanh nghiệp thẩm định giá được giao trực tiếp thực hiện thẩm định giá bất động sản, khi kết thúc công việc phải lập báo cáo kết quả thẩm định giá và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định giá và ý kiến nhận xét của mình trong báo cáo kết quả thẩm định giá. Báo cáo kết quả thẩm định giá phải tuân thủ quy định pháp luật về thẩm định giá. 7. Báo cáo kết quả thẩm định giá phải được lập một cách độc lập, khách quan, trung thực, có chữ ký của thẩm định viên về giá hành nghề trực tiếp thực hiện việc thẩm định giá và Tổng giám đốc (Giám đốc) của doanh nghiệp thẩm định giá hoặc của người được ủy quyền bằng văn bản của Tổng giám đốc (Giám đốc) của doanh nghiệp thẩm định giá. Báo cáo kết quả thẩm định giá phải có nội dung rõ ràng, không gây hiểu nhầm, thông tin trong báo cáo phải đầy đủ và chính xác. 8. Doanh nghiệp thẩm định giá phải thông báo kết quả thẩm định giá bằng văn bản dưới hình thức chứng thư thẩm định giá cho công ty quản lý quỹ. 9. Chứng thư thẩm định giá phải rõ ràng, chính xác và đầy đủ, không gây hiểu lầm để nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định đầu tư. Chứng thư thẩm định giá chỉ có giá trị đối với tài sản định giá tại thời điểm thẩm định giá; có giá trị ràng buộc trách nhiệm đối với doanh nghiệp thẩm định giá về kết quả thẩm định giá và kết luận trong chứng thư thẩm định giá. Chứng thư thẩm định giá phải tuân thủ quy định pháp luật về giá. 10. Sau thời điểm thẩm định giá, trường hợp phát sinh những thay đổi lớn tác động đến giá trị của tài sản thẩm định giá, thì doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá hành nghề có trách nhiệm cập nhật những thay đổi đó vào báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá. Trong trường hợp cần thiết, công ty quản lý quỹ phải phát hành Bản cáo bạch bổ sung hoặc thay thế chứng thư thẩm định giá trong Bản cáo bạch. Điều 55. Phân phối lợi nhuận, chi phí của quỹ 1. Quỹ phân phối lợi nhuận cho các nhà đầu tư theo quy định tại Điều 7 Thông tư này. Quỹ đầu tư bất động sản phải sử dụng tối thiểu 90% lợi nhuận thực hiện trong năm để chi trả lợi tức cho nhà đầu tư. 2. Chi phí của quỹ là các khoản sau: a) Các khoản chi phí theo quy định tại Điều 8 Thông tư này; b) Chi phí duy trì, vận hành, khai thác bất động sản trả cho tổ chức quản lý bất động sản. Điều 56. Hợp nhất, sáp nhập, giải thể quỹ 1. Việc hợp nhất, sáp nhập quỹ đầu tư bất động sản thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư này. 2. Việc giải thể quỹ đầu tư bất động sản thực hiện theo quy định tại Điều 12 Thông tư này. Trong quá trình giải thể quỹ, khi bán thanh lý tài sản của quỹ phải tuân thủ quy định về giao dịch mua, bán tài sản cho quỹ đầu tư bất động sản tại Điều 53 Thông tư này. Chương IV CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN Điều 57. Quy định chung về công ty đầu tư chứng khoán 1. Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng phải ủy thác vốn cho một công ty quản lý quỹ quản lý. Công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ được ủy thác vốn cho một công ty quản lý quỹ quản lý hoặc tự quản lý. 2. Công ty đầu tư chứng khoán không được thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện. Công ty đầu tư chứng khoán ủy thác vốn cho công ty quản lý quỹ quản lý được sử dụng trụ sở của công ty quản lý quỹ làm trụ sở chính. 3. Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của công ty đầu tư chứng khoán ủy thác vốn là người điều hành quỹ do công ty quản lý quỹ chỉ định và phải tuân thủ các quy định áp dụng đối với người hành nghề chứng khoán, người điều hành quỹ của pháp luật về hoạt động công ty quản lý quỹ. Các cá nhân nêu trên được thay mặt công ty quản lý quỹ giao kết, thực hiện các giao dịch chứng khoán, hợp đồng kinh tế theo ủy quyền của công ty đầu tư chứng khoán. 4. Công ty đầu tư chứng khoán chỉ phát hành một loại cổ phiếu phổ thông và không có nghĩa vụ mua lại cổ phiếu đã phát hành, trừ trường hợp mua để hủy. 5. Khi thực hiện các giao dịch mua, bán tài sản cho công ty đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ tự quản lý phải tuân thủ các quy định tại Điều 21 Thông tư này. Điều 58. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông 1. Cổ đông công ty đầu tư chứng khoán có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, pháp luật chứng khoán. 2. Cổ đông, hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 5% trở lên tổng số cổ phiếu đang lưu hành hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có các quyền và nghĩa vụ sau đây: a) Xem xét và trích lục sổ biên bản và các Nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính năm và các báo cáo của ngân hàng giám sát liên quan đến hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán; b) Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông bất thường trong các trường hợp sau: - Có căn cứ xác thực về việc Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát vi phạm quyền của cổ đông công ty đầu tư chứng khoán, hoặc nghĩa vụ của người quản lý, công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền quy định tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán, hợp đồng giám sát hoặc được giao bởi Đại hội đồng cổ đông, gây tổn thất cho công ty đầu tư chứng khoán; - Hội đồng quản trị đã hết nhiệm kỳ trên 06 tháng mà chưa được bầu thay thế; - Các trường hợp khác theo quy định của Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán. c) Yêu cầu công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát giải trình các vấn đề bất thường liên quan đến tài sản và hoạt động quản lý, giao dịch tài sản của công ty đầu tư chứng khoán. Công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát phải có công văn trả lời cổ đông trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản; d) Kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp Đại hội đồng cổ đông. Kiến nghị phải bằng văn bản và được gửi đến công ty quản lý quỹ chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày khai mạc, trừ trường hợp Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán có quy định thời hạn khác; đ) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán. 3. Cổ đông, hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% trở lên tổng số cổ phiếu đang lưu hành hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị. Trình tự, thủ tục đề cử thực hiện theo quy định có liên quan của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật về chứng khoán đối với công ty đại chúng. 4. Yêu cầu, kiến nghị của cổ đông hoặc nhóm cổ đông theo quy định tại khoản 2, 3 Điều này phải được lập bằng văn bản và phải có họ, tên, địa chỉ liên lạc, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác; tên, địa chỉ trụ sở chính, quốc tịch, số Quyết định thành lập hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phiếu nắm giữ và thời điểm nắm giữ của từng cổ đông, tổng số cổ phiếu của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phiếu đang lưu hành của công ty đầu tư chứng khoán; nội dung yêu cầu, kiến nghị; căn cứ và lý do. Trường hợp triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, phải kèm theo các tài liệu xác minh lý do việc triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường; hoặc các tài liệu, chứng cứ về các vi phạm của Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ tự quản lý, công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát, mức độ vi phạm hoặc về quyết định vượt quá thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán, hợp đồng giám sát. Điều 59. Đại hội đồng cổ đông 1. Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán do Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ tự quản lý hoặc công ty quản lý quỹ triệu tập và quyết định những nội dung sau: a) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán; b) Thay đổi cơ bản trong chính sách, mục tiêu đầu tư; quyết định tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty đầu tư chứng khoán; tăng mức giá dịch vụ trả cho công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát; thay thế công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát; c) Sáp nhập, hợp nhất; giải thể; thay đổi vốn điều lệ; thay đổi thời hạn hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán; d) Phương án phân phối lợi nhuận; đ) Chấp thuận các hợp đồng, giao dịch giữa công ty đầu tư chứng khoán với cổ đông sở hữu trên 10% số cổ phiếu đang lưu hành, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông đó, thành viên Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán. Trong trường hợp này, cổ đông tham gia giao dịch trực tiếp không được biểu quyết. Hợp đồng, giao dịch được chấp thuận khi có số cổ đông đại diện cho tối thiểu 65% tổng số phiếu biểu quyết còn lại đồng ý; e) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị; quyết định mức thù lao và chi phí hoạt động của Hội đồng quản trị; thông qua việc lựa chọn tổ chức kiểm toán được chấp thuận để kiểm toán báo cáo tài chính hằng năm, doanh nghiệp thẩm định giá độc lập (nếu có); thông qua các báo cáo tài chính, báo cáo về tài sản và hoạt động hằng năm của công ty đầu tư chứng khoán; g) Xem xét và xử lý vi phạm của thành viên Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ tự quản lý công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và thành viên Hội đồng quản trị gây tổn thất cho công ty đầu tư chứng khoán; h) Yêu cầu công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát xuất trình sổ sách hoặc giấy tờ giao dịch tại Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán; i) Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền theo quy định pháp luật về doanh nghiệp, chứng khoán và tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán. 2. Chương trình và nội dung họp Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán được công ty quản lý quỹ xây dựng theo quy định pháp luật về doanh nghiệp. Đại hội đồng cổ đông thường niên được tổ chức trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Theo đề nghị của Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán, cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên có thể gia hạn, nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính và phải thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. 3. Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ tự quản lý, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm triệu tập họp bất thường Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán trong các trường hợp sau: a) Công ty quản lý quỹ hoặc ngân hàng giám sát, hoặc Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán xét thấy là cần thiết vì quyền lợi của công ty đầu tư chứng khoán; b) Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 58 Thông tư này; c) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán. 4. Việc tổ chức họp bất thường Đại hội đồng cổ đông được thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ tự quản lý, công ty quản lý quỹ nhận được yêu cầu triệu tập họp bất thường Đại hội đồng cổ đông. Chậm nhất 07 ngày làm việc trước khi diễn ra cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ tự quản lý, công ty quản lý quỹ phải gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước toàn bộ chương trình, nội dung họp và các tài liệu có liên quan đồng thời công bố thông tin về việc triệu tập họp bất thường Đại hội đồng cổ đông, trong đó nêu rõ lý do và mục tiêu của cuộc họp. 5. Trường hợp Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ tự quản lý, công ty quản lý quỹ không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông của công ty đầu tư chứng khoán theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này thì Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ tự quản lý, công ty quản lý quỹ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại phát sinh đối với công ty đầu tư chứng khoán (nếu có). Trường hợp công ty quản lý quỹ không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán theo quy định tại khoản 3 Điều này trong thời hạn 30 ngày tiếp theo, Hội đồng quản trị hoặc ngân hàng giám sát thay thế công ty quản lý quỹ triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại Thông tư này. Điều 60. Điều kiện, thể thức tiến hành họp, thông qua quyết định Đại hội đồng cổ đông 1. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán được tiến hành khi có số cổ đông tham gia đại diện cho trên 50% tổng số phiếu biểu quyết. Hình thức tham gia có thể là trực tiếp hoặc ủy quyền tham gia hoặc thực hiện bỏ phiếu từ xa (gửi thư, fax, thư điện tử, tham dự hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác) theo quy định tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán. 2. Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều này, cuộc họp lần thứ hai được triệu tập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuộc họp lần thứ nhất dự định khai mạc. Trong trường hợp này, Đại hội đồng cổ đông được tiến hành không phụ thuộc vào số nhà đầu tư tham dự. 3. Đại hội đồng cổ đông thông qua Nghị quyết thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. 4. Nghị quyết Đại hội đồng cổ về các nội dung quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 59 Thông tư này phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, quyết định tại cuộc họp được thông qua khi số cổ đông đại diện trên 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành hoặc một tỷ lệ khác cao hơn do Điều lệ quỹ quy định. 5. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua khi được số nhà đầu tư đại diện cho trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này. 6. Nguyên tắc, nội dung, trình tự, thủ tục lấy ý kiến bằng văn bản phải được quy định rõ tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán, phù hợp với các nguyên tắc tại quy định pháp luật về doanh nghiệp. Trong trường hợp này, người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải tuân thủ thời hạn gửi phiếu và tài liệu họp cho cổ đông như trường hợp mời họp Đại hội đồng cổ đông. 7. Trường hợp lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông dưới hình thức bằng văn bản, thì quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua khi được số cổ đông đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông có quyền biểu quyết tán thành. 8. Công ty quản lý quỹ và Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán có trách nhiệm xem xét, bảo đảm các Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán là phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán. Trong trường hợp quyết định của Đại hội đồng cổ đông là không phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán, thì phải tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông để lấy ý kiến lại hoặc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản. Điều 61. Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán 1. Hội đồng quản trị có từ 03 đến 11 thành viên, được bầu tại các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông hoặc được cổ đông cho ý kiến bằng văn bản. 2. Trường hợp công ty đầu tư chứng khoán ủy thác vốn cho công ty quản lý quỹ quản lý, tối thiểu 2/3 số thành viên Hội đồng quản trị của công ty đầu tư chứng khoán phải là các thành viên độc lập theo các nguyên tắc sau: a) Không phải là người có liên quan của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát, hoặc đại diện theo ủy quyền của các tổ chức này; b) Đáp ứng các điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị theo quy định pháp luật về doanh nghiệp. 3. Quyền, nghĩa vụ và việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, thay đổi thành viên Hội đồng quản trị thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty, phù hợp với các quy định của pháp luật doanh nghiệp và chứng khoán. 4. Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán đại chúng phải có: a) Tối thiểu 01 thành viên độc lập có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán; b) Tối thiểu 01 thành viên độc lập có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc trong hoạt động phân tích đầu tư chứng khoán hoặc quản lý tài sản; c) Tối thiểu 01 thành viên có trình độ chuyên môn về pháp luật. Trường hợp là công ty đầu tư chứng khoán bất động sản thì không phải tuân thủ quy định tại điểm a khoản này mà phải có tối thiểu 01 thành viên độc lập có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, thẩm định giá bất động sản. 5. Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán có các quyền và nghĩa vụ sau: a) Đại diện cho quyền lợi của cổ đông; thực hiện các hoạt động phù hợp với quy định pháp luật để bảo vệ quyền lợi của cổ đông; b) Phê duyệt sổ tay định giá, danh sách các tổ chức cung cấp báo giá theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Thông tư này; danh sách các tổ chức tín dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này; chấp thuận các giao dịch quy định tại khoản 2, 3 Điều 21 Thông tư này; phê duyệt hồ sơ phát hành thêm cổ phiếu và các nội dung có liên quan theo thẩm quyền được giao; c) Quyết định mức cổ tức phân phối theo phương án phân chia lợi nhuận quy định tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán hoặc đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua; thời điểm thực hiện, cách thức, hình thức phân phối lợi nhuận; d) Quyết định các vấn đề chưa có sự thống nhất giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát trên cơ sở quy định của pháp luật; đ) Yêu cầu công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát kịp thời cung cấp đầy đủ các tài liệu, thông tin về hoạt động quản lý tài sản và hoạt động giám sát; và thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật chứng khoán về quản trị công ty áp dụng cho công ty đại chúng và tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán; e) Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền theo quy định pháp luật về doanh nghiệp, chứng khoán và tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán. 6. Cuộc họp Hội đồng quản trị được tổ chức khi có tối thiểu 2/3 số thành viên dự họp, trong đó số thành viên độc lập phải chiếm đa số (trên 50% số thành viên dự họp trở lên). Thành viên không trực tiếp dự họp có quyền biểu quyết thông qua bỏ phiếu bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo quy định tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán. Quyết định của Hội đồng quản trị được thông qua nếu được đa số thành viên và đa số các thành viên độc lập thông qua. Điều 62. Chi trả cổ tức của công ty đầu tư chứng khoán 1. Công ty đầu tư chứng khoán được chi trả cổ tức cho các cổ đông theo chính sách phân phối lợi nhuận quy định tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán và theo phương án phân chia đã được Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán gần nhất thông qua. Cổ tức chi trả cho cổ đông được trích từ lợi nhuận trong kỳ, hoặc lợi nhuận lũy kế sau khi trích lập đầy đủ các quỹ theo quy định tại Điều lệ công ty và hoàn tất mọi nghĩa vụ thuế, tài chính theo quy định của pháp luật. 2. Cổ tức có thể được thanh toán bằng tiền, bằng cổ phiếu phát hành thêm. Tối thiểu 15 ngày trước khi phân phối lợi tức, công ty quản lý quỹ phải thông báo đến địa chỉ hoặc thư điện tử đăng ký của nhà đầu tư. Thông báo thanh toán cổ tức phải bao gồm tối thiểu các nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Việc chi trả cổ tức công ty đầu tư chứng khoán bảo đảm nguyên tắc: a) Phù hợp với chính sách phân chia lợi nhuận quy định tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán và đã công bố tại Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt; b) Thực hiện sau khi công ty đầu tư chứng khoán đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật và trích lập đầy đủ các quỹ theo quy định tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán; c) Sau khi chi trả, công ty đầu tư chứng khoán vẫn phải bảo đảm có nguồn vốn để thanh toán đủ các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác đến hạn và bảo đảm giá trị tài sản ròng không thấp hơn 50 tỷ đồng; d) Mức chi trả cổ tức do Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán quyết định, phù hợp với mục tiêu đầu tư, các quy định tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán về chính sách phân chia lợi nhuận của công ty đầu tư chứng khoán. Điều 63. Chi phí của công ty đầu tư chứng khoán Chi phí của công ty đầu tư chứng khoán là các khoản chi phí sau: 1. Chi phí quản lý quỹ trả cho công ty quản lý quỹ; 2. Chi phí lưu ký tài sản quỹ, chi phí giám sát trả cho ngân hàng giám sát; 3. Chi phí kiểm toán trả cho tổ chức kiểm toán; 4. Chi phí định giá trả cho các doanh nghiệp thẩm định giá; chi phí dịch vụ tư vấn pháp lý, dịch vụ báo giá và các dịch vụ hợp lý khác, thù lao trả cho Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán; 5. Chi phí dự thảo, in ấn, gửi Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt, báo cáo tài chính, và các tài liệu khác cho cổ đông; chi phí công bố thông tin của công ty đầu tư chứng khoán; chi phí tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị; 6. Chi phí duy trì, vận hành, khai thác bất động sản trả cho tổ chức quản lý bất động sản (nếu có), chi phí nhân sự, trụ sở (đối với công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ) 7. Chi phí liên quan đến thực hiện các giao dịch tài sản của công ty đầu tư chứng khoán và các chi phí khác theo quy định của pháp luật. 8. Chi phí liên quan đến việc chuyển đổi ngân hàng lưu ký, giám sát hoặc các tổ chức cung cấp dịch vụ khác. Điều 64. Hợp nhất, sáp nhập công ty đầu tư chứng khoán 1. Việc hợp nhất, sáp nhập công ty đầu tư chứng khoán áp dụng tương tự việc hợp nhất, sáp nhập quỹ thành viên theo quy định tại Điều 11 Thông tư này. 2. Cổ đông phản đối việc hợp nhất, sáp nhập có quyền yêu cầu công ty đầu tư chứng khoán mua lại cổ phần. Mức giá mua lại theo thỏa thuận giữa hai bên trên cơ sở giá trị tài sản ròng trên một cổ phiếu tại thời điểm mua lại. Chủ nợ có quyền yêu cầu công ty đầu tư chứng khoán hoàn trả khoản vay trước khi thực hiện hợp nhất, sáp nhập. 3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Giấy chứng nhận thành lập và hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán hình thành sau hợp nhất, sáp nhập có hiệu lực, công ty đầu tư chứng khoán hợp nhất, sáp nhập báo cáo hoặc thông qua công ty quản lý quỹ báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận các công ty đầu tư chứng khoán có liên quan đã hoàn trả con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế của doanh nghiệp. Điều 65. Giải thể công ty đầu tư chứng khoán Việc giải thể công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng áp dụng tương tự việc giải thể quỹ thành viên, quỹ đóng theo quy định tại Điều 12 và Điều 28 Thông tư này. Mục 2. CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN ĐẠI CHÚNG Điều 66. Hoạt động chào bán, phát hành thêm, phân phối, xác nhận quyền sở hữu cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán đại chúng 1. Hoạt động chào bán, phát hành thêm, phân phối, xác nhận quyền sở hữu cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán đại chúng áp dụng tương ứng với chào bán, phát hành thêm, phân phối, xác nhận quyền sở hữu chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán quy định tại Điều 13, 14 và 15 Thông tư này. 2. Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng chỉ được phát hành chứng khoán ra công chúng trong trường hợp chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để thành lập công ty hoặc phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ hoặc phát hành cổ phiếu để chuyển đổi trong trường hợp hợp nhất, sáp nhập. 3. Đại lý phân phối của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng tuân thủ quy định về đại lý phân phối quy định tại Điều 76, 77 và 78 Thông tư này. Điều 67. Danh mục và hoạt động đầu tư, giao dịch tài sản của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng 1. Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng không được kinh doanh, sản xuất và cung cấp dịch vụ. 2. Danh mục và hoạt động đầu tư của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng tuân thủ quy định tại Điều 24, Điều 25 Thông tư này. Điều 68. Giá trị tài sản ròng của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm xác định giá trị tài sản ròng, giá trị tài sản ròng trên một cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán định kỳ tối thiểu 01 lần trong 01 tuần theo quy định tại Điều 20 Thông tư này. Mục 3. CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN RIÊNG LẺ Điều 69. Hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ 1. Hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ phải đảm bảo: a) Tuân thủ quy định tại Điều 50, khoản 1 Điều 67 Thông tư này; b) Không được phát hành chứng khoán ra công chúng; c) Được đầu tư không hạn chế vào các loại chứng khoán, các loại bất động sản và tài sản khác đáp ứng các điều kiện để đưa vào kinh doanh theo quy định của pháp luật có liên quan, ngoại trừ quy định tại điểm d khoản này. d) Chỉ được đầu tư vào chứng chỉ quỹ đại chúng, cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán đại chúng theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 5 Thông tư này; đ) Hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài tuân thủ quy định tại khoản 9 Điều 24 Thông tư này. 2. Trường hợp công ty đầu tư chứng khoán đầu tư vào bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán phải lựa chọn doanh nghiệp thẩm định giá độc lập. Doanh nghiệp thẩm định giá độc lập phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Thông tư này. Hoạt động quản lý, giao dịch, định giá bất động sản thực hiện theo quy định tại Điều 52, 53 và 54 Thông tư này. 3. Trường hợp Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán có quy định, công ty đầu tư chứng khoán được vay thế chấp, thấu chi hoặc các hình thức khác từ ngân hàng lưu ký, vay mua chứng khoán (giao dịch ký quỹ), vay, cho vay chứng khoán, giao dịch bán có cam kết mua lại chứng khoán theo nguyên tắc sau: - Việc vay tài sản, cho vay chứng khoán phải phù hợp với quy định của pháp luật; - Hạn mức vay do Đại hội đồng cổ đông quyết định, nhưng phải bảo đảm tổng nợ và các khoản phải trả của công ty đầu tư chứng khoán không vượt quá 30% tổng tài sản của công ty đầu tư chứng khoán tại mọi thời điểm; - Bộ phận tín dụng của ngân hàng lưu ký phải tách biệt hoàn toàn về cơ cấu tổ chức và hoạt động đối với bộ phận lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán; hoạt động tín dụng là độc lập với hoạt động lưu ký và không thuộc phạm điều chỉnh của hợp đồng lưu ký; - Công ty quản lý quỹ phải cung cấp thông tin về quyền lợi của ngân hàng lưu ký và khả năng xung đột lợi ích cho Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán xem xét, quyết định. 4. Định kỳ hằng tháng, công ty đầu tư chứng khoán hoặc công ty quản lý quỹ (nếu có) xác định hoặc ủy quyền cho ngân hàng lưu ký thực hiện cung cấp dịch vụ quản trị quỹ xác định giá trị tài sản ròng của công ty đầu tư chứng khoán và giá trị tài sản ròng trên một cổ phiếu. Việc xác định giá trị tài sản ròng công ty đầu tư chứng khoán thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 8 Điều 20 Thông tư này. 5. Công ty đầu tư chứng khoán có trách nhiệm: a) Lập và lưu trữ sổ đăng ký cổ đông và mọi thông tin liên quan đến việc chuyển nhượng vốn góp giữa các cổ đông; b) Báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về hoạt động chuyển nhượng cổ phần giữa các cổ đông của công ty trong thời hạn 15 ngày kể từ khi hoàn tất việc chuyển nhượng. Báo cáo nêu chi tiết về danh sách cổ đông (trước và sau khi chuyển nhượng); số cổ phần (trước và sau khi chuyển nhượng); tỷ lệ sở hữu cổ phần (trước và sau khi chuyển nhượng); mức thay đổi cổ phần; hình thức chuyển nhượng cổ phần. Điều 70. Quy định về nhân sự công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ tự quản lý vốn có mục tiêu đầu tư vào bất động sản Công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ có mục tiêu đầu tư vào bất động sản phải có tối thiểu một nhân viên có thẻ thẩm định viên về giá, hoặc đã thi đạt các môn thi dưới đây trong kỳ thi thẩm định viên về giá: Nguyên lý hình thành giá cả thị trường; nguyên lý căn bản về thẩm định giá; thẩm định giá bất động sản và thẩm định giá trị doanh nghiệp. Mục 4. CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN BẤT ĐỘNG SẢN Điều 71. Quy định chung về công ty đầu tư chứng khoán bất động sản 1. Công ty đầu tư chứng khoán bất động sản là quỹ đầu tư bất động sản được tổ chức và hoạt động dưới hình thức công ty đầu tư chứng khoán đại chúng. 2. Công ty đầu tư chứng khoán bất động sản không phải là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản. Công ty đầu tư chứng khoán bất động sản không được kinh doanh, sản xuất và cung cấp các dịch vụ, chỉ được thực hiện đầu tư và phải ủy thác vốn cho một công ty quản lý quỹ để thực hiện việc đầu tư này. Hoạt động quản lý vốn này được giám sát bởi ngân hàng giám sát. Điều 72. Danh mục và hoạt động đầu tư của công ty đầu tư chứng khoán bất động sản Danh mục và hoạt động đầu tư của công ty đầu tư chứng khoán bất động sản phải tuân thủ quy định tại Điều 51, 52, 53, 54, 55 và Điều 68 Thông tư này. Chương V NGÂN HÀNG GIÁM SÁT, NGÂN HÀNG LƯU KÝ, ĐẠI LÝ PHÂN PHỐI Điều 73. Các quy định chung về ngân hàng giám sát 1. Ngân hàng giám sát do công ty quản lý quỹ lựa chọn phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 116 Luật Chứng khoán. 2. Ngân hàng giám sát phải hoàn toàn độc lập và tách biệt với công ty quản lý quỹ mà ngân hàng cung cấp dịch vụ giám sát. 3. Nếu phát sinh các trường hợp khiến cho ngân hàng giám sát không còn đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 117 Luật Chứng khoán và khoản 1, khoản 2 Điều này, trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm phát sinh, ngân hàng giám sát phải thông báo cho công ty quản lý quỹ và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. 4. Để giám sát hoạt động của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát phải có tối thiểu 02 nhân viên có các chứng chỉ sau: a) Chứng chỉ chuyên môn về pháp luật chứng khoán; b) Chứng chỉ chuyên môn cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán; hoặc đã có chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán hoặc đã thi đạt chứng chỉ quốc tế về phân tích đầu tư chứng khoán CFA từ bậc 1 trở lên (Chartered Financial Analyst level 1), CIIA từ bậc 1 trở lên (Certified International Investment Analyst level 1); hoặc chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán cấp tại các quốc gia là thành viên của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD); c) Chứng chỉ kế toán, hoặc kiểm toán; hoặc chứng chỉ kế toán trưởng hoặc đã có các chứng chỉ quốc tế trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán ACCA (Association of Chartered Certified Accountants), CPA (Certified Public Accountants), CA (Chartered Accountants), ACA (Associate Chartered Accountants) hoặc bằng đại học trở lên chuyên ngành kế toán, kiểm toán; d) Thẻ thẩm định viên về giá; hoặc đã thi đạt các môn trong kỳ thi thẩm định viên về giá: Nguyên lý hình thành giá cả thị trường; nguyên lý căn bản về thẩm định giá; thẩm định giá bất động sản và thẩm định giá trị doanh nghiệp (đối với nhân viên thực hiện giám sát quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản). Điều 74. Hoạt động lưu ký của ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát 1. Ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát được lựa chọn tổ chức tài chính ở nước ngoài có chức năng lưu ký tài sản làm tổ chức lưu ký phụ để lưu ký các tài sản ở nước ngoài của quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán được đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật. Hoạt động ủy quyền lưu ký phải tuân thủ các quy định sau: a) Tổ chức lưu ký phụ phải là thành viên lưu ký theo quy định của pháp luật nước ngoài; b) Hoạt động ủy quyền phải được quy định tại Điều lệ của quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan; c) Hoạt động ủy quyền lưu ký phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát và tổ chức lưu ký phụ. Hợp đồng phải quy định rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm giữa ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát và tổ chức lưu ký phụ. Tổ chức lưu ký phụ chỉ thực hiện theo lệnh hoặc chỉ thị hợp pháp của ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát; d) Tài sản lưu ký phải được xác định rõ là tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán mà ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát cung cấp dịch vụ; đ) Ngân hàng lưu ký ngân hàng giám sát có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức lưu ký phụ cũng như chịu mọi chi phí phát sinh liên quan tới việc ủy quyền thực hiện các hoạt động giám sát, lưu ký tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán; e) Tổ chức lưu ký phụ ở nước ngoài có quyền tái lưu ký tài sản tại tổ chức lưu ký chứng khoán mà họ là thành viên, theo quy định của nước sở tại. Tài sản của quỹ phải được tổ chức lưu ký phụ đăng ký quyền sở hữu thuộc về quỹ theo quy định của pháp luật liên quan; g) Ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát phải có đầy đủ thông tin về tất cả tài sản thuộc sở hữu của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán bao gồm loại, khối lượng, nơi lưu ký, lưu kho tài sản và các tài liệu xác nhận quyền sở hữu tài sản của quỹ. Ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát có trách nhiệm giám sát bảo đảm tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán phải được đăng ký sở hữu thuộc về quỹ, công ty đầu tư chứng khoán; lưu ký để luôn có thể nhận diện, xác nhận là tài sản thuộc sở hữu của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán. 2. Trách nhiệm của ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát trong hoạt động Lưu ký tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán: a) Yêu cầu công ty quản lý quỹ thực hiện việc đăng ký tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán dưới tên của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán trong thời gian sớm nhất theo các điều khoản hợp đồng kinh tế giữa quỹ, công ty đầu tư chứng khoán (thông qua công ty quản lý quỹ) và đối tác và theo các quy định của pháp luật liên quan; bảo đảm toàn bộ tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán phát sinh trên lãnh thổ việt Nam phải được đăng ký sở hữu thuộc quỹ và lưu ký đầy đủ tại ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát và đảm bảo các nguyên tắc sau: - Trường hợp tài sản có đăng ký sở hữu, thì đăng ký, ghi nhận dưới tên chủ sở hữu là quỹ, công ty đầu tư chứng khoán trừ trường hợp tài sản phải đăng ký, ghi nhận dưới tên của ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát hoặc tổ chức lưu ký phụ hoặc công ty quản lý quỹ theo quy định của pháp luật có liên quan, đồng thời, lưu ký tại ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát. Bản gốc các tài liệu pháp lý xác nhận quyền sở hữu tài sản phải được lưu ký và gửi kho quỹ đầy đủ tại ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát, trừ trường hợp là chứng khoán đã đăng ký, lưu ký tập trung. Trường hợp tài sản là bất động sản, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát phải bảo đảm có đầy đủ tài liệu pháp lý về quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định. Trường hợp là chứng khoán phát hành dưới hình thức ghi sổ, hoặc việc chuyển quyền sở hữu cho quỹ chưa hoàn tất, bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng giao dịch và chứng từ giao dịch phải được lưu ký tại ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát; Trường hợp tài sản không được đăng ký sở hữu, hoặc chưa được kịp thời chuyên quyền sở hữu cho quỹ, công ty đầu tư chứng khoán trong thời hạn quy định tại các thỏa thuận phát hành, hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng đầu tư hoặc các hợp đồng kinh tế tương đương, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát có trách nhiệm xác nhận rõ về tình trạng lưu ký và đăng ký tài sản này tại các báo cáo định kỳ được lập theo quy định có liên quan tại khoản 2 Điều 79, khoản 1 Điều 80 Thông tư này, đồng thời gửi thông báo bằng văn bản cho Ban đại diện quỹ; - Trường hợp là loại tài sản không phải đăng ký sở hữu thì bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng giao dịch và chứng từ giao dịch phải được lưu ký tại ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát. - Trường hợp là tiền gửi ngân hàng, hợp đồng tiền gửi, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát có quyền và trách nhiệm yêu cầu công ty quản lý quỹ cung cấp đầy đủ thông tin về các hợp đồng tiền gửi, các tài khoản tiền gửi của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán. Ngân hàng lưu ký; ngân hàng giám sát có trách nhiệm định kỳ hàng tháng đối soát số dư tài khoản tiền gửi, giá trị các hợp đồng tiền gửi với các ngân hàng nhận tiền gửi của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán; - Ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát có trách nhiệm định kỳ hàng tháng đối soát với tổ chức tiếp nhận vốn đầu tư, tổ chức phát hành, tổ chức quản lý sổ đăng ký cổ đông hoặc các tổ chức tương đương khác về khối lượng, giá trị tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán bảo đảm việc lưu ký tài sản tuân thủ quy định tại điểm g khoản 1 Điều này; b) Quản lý và lưu ký tách biệt tài sản của từng quỹ, công ty đầu tư chứng khoán; tách biệt tài sản của các quỹ, công ty đầu tư chứng khoán với tài sản của ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát và tách biệt với các tài sản của các khách hàng khác của ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát. Mỗi quỹ, công ty đầu tư chứng khoán được mở một tài khoản lưu ký chứng khoán riêng biệt, tách biệt với tài khoản lưu ký chứng khoán của các cá nhân, tổ chức khác, kể cả là của công ty quản lý quỹ; c) Công ty quản lý quỹ là đại diện được ủy quyền thực hiện các giao dịch tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán. Việc chuyển giao tài sản của quỹ trong hoạt động đầu tư, thoái vốn đầu tư chỉ được thực hiện theo chỉ thị bằng văn bản của công ty quản lý quỹ theo đúng quy định tại hợp đồng lưu ký, hợp đồng giám sát; d) Việc thanh toán các giao dịch chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch phải tuân thủ các nguyên tắc giao dịch chứng khoán đồng thời với thanh toán tiền và các nguyên tắc bù trừ, thanh toán theo quy định của pháp luật. Việc thanh toán các giao dịch tài sản khác thì phải thực hiện theo lệnh, chỉ thị hợp pháp của công ty quản lý quỹ và các quy định pháp luật khác nếu có liên quan. Mọi giao dịch chuyển khoản, thanh toán tiền, chuyển giao tài sản đều phải thực hiện đúng đến các đối tác giao dịch của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, các tài khoản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán. Giá trị thanh toán phải phù hợp với khối lượng tài sản, giá giao dịch và đúng với số tiền ghi trong các chứng từ thanh toán; đ) Thực hiện đúng, đầy đủ và kịp thời, theo lệnh, chỉ thị hợp pháp của công ty quản lý quỹ; thực thi đầy đủ, kịp thời các quyền và nghĩa vụ liên quan đến quyền sở hữu tài sản của quỹ, kể cả các thủ tục thanh, quyết toán thuế đối với quỹ, công ty đầu tư chứng khoán; e) Xác nhận các báo cáo về tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán do công ty quản lý quỹ lập, bảo đảm khối lượng tài sản trong báo cáo là đúng, đầy đủ, chính xác với thực trạng tài sản lưu ký tại ngân hàng; g) Tham gia và cung cấp đầy đủ các thông tin tại các cuộc họp Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán, Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán, các cuộc họp Ban đại diện quỹ, Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán nhưng không có quyền biểu quyết. 3. Tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán dưới dạng vật chất hoặc phi vật chất, đăng ký sở hữu dưới tên của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán hoặc không dưới tên quỹ, công ty đầu tư chứng khoán (trong trường hợp tài sản không đăng ký sở hữu theo quy định của pháp luật), được lưu ký tại ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát và tổ chức lưu ký phụ (nếu có), là tài sản thuộc sở hữu của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán không phải là tài sản của ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát hoặc công ty quản lý quỹ. Ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát không được sử dụng tài sản của quỹ để thanh toán, bảo lãnh thanh toán cho các khoản nợ của mình hoặc cho bên thứ ba, kể cả cho công ty quản lý quỹ. 4. Các giao dịch cho quỹ, công ty đầu tư chứng khoán trên tài khoản của ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát, kể cả các hoạt động nhận tiền, thanh toán giao dịch, nhận cổ tức, lãi trái phiếu và các khoản thu nhập khác, phải được xác định rõ là thuộc về quỹ, công ty đầu tư chứng khoán. Trường hợp giao dịch trên tài khoản hoặc đứng danh của tổ chức lưu ký phụ theo pháp luật có liên quan, các giao dịch này và tài sản trong giao dịch phải được xác định rõ là thuộc về quỹ, công ty đầu tư chứng khoán thông qua ngân hàng giám sát. 5. Ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát phải có hệ thống kỹ thuật phù hợp để tự động tiếp nhận, theo dõi, thực hiện và hạch toán các giao dịch liên quan tới tài sản trên tài khoản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán ngoại trừ trường hợp có những chỉ thị cụ thể khác bằng văn bản của công ty quản lý quỹ. Hệ thống này phải đảm bảo đáp ứng các nội dung cơ bản sau: a) Ghi nhận toàn bộ, đầy đủ, chính xác, kịp thời tài sản của các quỹ, công ty đầu tư chứng khoán và các thay đổi liên quan tới tài sản của các quỹ, công ty đầu tư chứng khoán; b) Thu, chi, hạch toán cổ tức, lãi trái phiếu, lãi vốn và các khoản thu nhập; c) Hạch toán chứng khoán, chứng chỉ quỹ trong các giao dịch mua lại, phát hành thêm hoặc chuyển đổi. 6. Ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát chịu trách nhiệm bồi thường đầy đủ cho quỹ, công ty đầu tư chứng khoán trong trường hợp làm thất thoát tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán đã lưu ký và gửi kho quỹ tại ngân hàng theo quy định của pháp luật, kể cả trong trường hợp do lỗi hoặc hành vi lừa đảo của nhân viên của ngân hàng, hoặc do sự không cẩn thận của ngân hàng. 7. Ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát chịu trách nhiệm bồi thường đầy đủ cho quỹ, công ty đầu tư chứng khoán trong trường hợp tổ chức lưu ký phụ làm thất thoát tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán trừ trường hợp: a) Thuộc các trường hợp bất khả kháng, nằm ngoài sự kiểm soát của ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát mà đã được quy định rõ về việc miễn trừ trách nhiệm đối với ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát theo các điều khoản liên quan tại hợp đồng lưu ký, hợp đồng giám sát; b) Tổ chức lưu ký phụ có trách nhiệm bồi thường cho quỹ, công ty đầu tư chứng khoán và hợp đồng lưu ký phụ có điều khoản cho phép công ty quản lý quỹ thay mặt cho quỹ, công ty đầu tư chứng khoán yêu cầu tổ chức lưu ký phụ phải bồi thường theo hợp đồng; c) Ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm thẩm định và các hoạt động liên quan tới việc ủy quyền theo đúng quy định của pháp luật. 8. Trường hợp ngân hàng lưu ký cung cấp dịch vụ giám sát cho quỹ thành viên, công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ thì ngân hàng lưu ký chỉ thực hiện nghĩa vụ báo cáo cho thành viên góp vốn theo quy định tại hợp đồng giám sát, không cần thực hiện nghĩa vụ báo cáo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về các hoạt động giám sát quy định tại Điều 75 Thông tư này. Điều 75. Hoạt động giám sát quỹ của ngân hàng giám sát 1. Phạm vi giám sát chỉ hạn chế trong các hoạt động của công ty quản lý quỹ có liên quan tới quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán mà ngân hàng thực hiện chức năng giám sát. 2. Trách nhiệm của ngân hàng giám sát trong hoạt động giám sát đầu tư của công ty quản lý quỹ đối với tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán: a) Phối hợp với công ty quản lý quỹ định kỳ rà soát quy trình nội bộ về nguyên tắc, phương pháp xác định giá trị tài sản ròng của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán; giám sát việc xác định giá tài sản ròng; kiểm tra, bảo đảm giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ, giá trị tài sản ròng trên một lô chứng chỉ quỹ, giá trị tài sản ròng trên một cổ phiếu là tính đúng, chính xác và phù hợp quy định của pháp luật, quy định tại Điều lệ quỹ; b) Giám sát hoạt động đầu tư và các giao dịch tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, kiểm tra lại bảo đảm loại tài sản đầu tư, cơ cấu danh mục đầu tư là phù hợp với các quy định về hạn chế đầu tư, hạn chế vay theo quy định của pháp luật và tại Điều lệ quỹ, công ty đầu tư chứng khoán; giám sát các giao dịch tài sản giữa quỹ, công ty đầu tư chứng khoán với công ty quản lý quỹ và người có liên quan, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật và tại Điều lệ quỹ; Trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật, ngân hàng giám sát phải báo cáo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và thông báo cho công ty quản lý quỹ trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi phát hiện sự việc đồng thời yêu cầu công ty quản lý quỹ thực hiện biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời các hậu quả phát sinh trong thời hạn theo quy định; c) Giám sát việc tổ chức thực hiện, kiểm tra kết quả hợp nhất, sáp nhập, giải thể, thanh lý tài sản quỹ, công ty đầu tư chứng khoán; d) Giám sát, bảo đảm tính hợp pháp và chỉ thanh toán từ tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, các khoản chi phù hợp với quy định của pháp luật và các quy định tại Điều lệ quỹ; đ) Giám sát các hoạt động khác của công ty quản lý quỹ trong việc quản lý tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán theo đúng quy định tại Điều 116 Luật Chứng khoán, các quy định có liên quan tại Thông tư này, các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán và tại Điều lệ quỹ, công ty đầu tư chứng khoán; e) Xác nhận các báo cáo về giá trị tài sản ròng, hoạt động đầu tư, danh mục đầu tư của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán do công ty quản lý quỹ lập. 3. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm lập và lưu trữ trong thời gian 10 năm các hồ sơ, chứng từ dưới dạng văn bản và tệp dữ liệu điện tử nhằm xác nhận việc tuân thủ quy định pháp luật của công ty quản lý quỹ theo mẫu quy định tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Thông tư này. Các tài liệu này phải được cung cấp theo yêu cầu bằng văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. 4. Khi có yêu cầu bằng văn bản của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác những thông tin cần thiết cho công ty quản lý quỹ, tổ chức kiểm toán được chấp thuận để các tổ chức này thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ đối với quỹ theo quy định của pháp luật, Điều lệ quỹ, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán. 5. Ngân hàng giám sát có quyền yêu cầu công ty quản lý quỹ kịp thời cung cấp các tài liệu, thông tin cần thiết, có liên quan; thông tin về tổ chức phát hành mà quỹ, công ty đầu tư chứng khoán đầu tư để ngân hàng giám sát có thể thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với quỹ, công ty đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm bảo mật theo quy định của pháp luật đối với mọi tài liệu, thông tin nhận được từ công ty quản lý quỹ. 6. Ngân hàng giám sát được cung cấp dịch vụ xác định giá trị tài sản ròng của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán cho công ty quản lý quỹ. Bộ phận cung cấp dịch vụ xác định giá trị tài sản ròng tại ngân hàng giám sát phải tách biệt về tổ chức nhân sự, hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử khách hàng, đối với các bộ phận thực hiện chức năng giám sát và các bộ phận kinh doanh khác của ngân hàng giám sát. Bộ phận cung cấp dịch vụ xác định giá trị tài sản ròng phải có nhân viên có chứng chỉ kế toán trưởng hoặc chứng chỉ kiểm toán hoặc kế toán hoặc các chứng chỉ quốc tế trong lĩnh vực kế toán ACCA (Association of Chartered Certified Accountants), CPA (Certified Public Accountants), CA (Chartered Accountants), ACA (Associate Chartered Accountants) hoặc bằng đại học trở lên chuyên ngành kế toán, kiểm toán. 7. Trường hợp công ty quản lý quỹ không tiến hành thực hiện các hoạt động nhằm khôi phục vị thế quỹ, công ty đầu tư chứng khoán theo quy định tại khoản 6, 7 Điều 24, khoản 6 Điều 35, khoản 6 Điều 45, khoản 6, 7 Điều 51, khoản 2 Điều 67 Thông tư này, ngân hàng giám sát có trách nhiệm báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ngân hàng giám sát gửi thông báo cho công ty quản lý quỹ. Trong trường hợp này, ngân hàng giám sát có quyền chỉ thực hiện các lệnh, chỉ thị giao dịch hợp pháp của công ty quản lý quỹ mà không dẫn tới cơ cấu danh mục đầu tư của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán vi phạm các quy định của pháp luật và các quy định khác tại Điều lệ quỹ. 8. Trường hợp công ty quản lý quỹ phải bồi thường thiệt hại cho quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư, cổ đông theo quy định tại Thông tư này và các quy định khác có liên quan, ngân hàng giám sát phải phối hợp với công ty quản lý quỹ thực hiện thủ tục thanh toán một cách kịp thời và đầy đủ cho nhà đầu tư, cổ đông theo chỉ thị hợp pháp của công ty quản lý quỹ. Ngân hàng giám sát liên đới cùng với công ty quản lý quỹ có trách nhiệm đền bù thiệt hại cho quỹ, công ty đầu tư chứng khoán trong trường hợp các thiệt hại phát sinh do ngân hàng giám sát không thực hiện đầy đủ và kịp thời trách nhiệm giám sát hoạt động đầu tư của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, xác định giá trị tài sản ròng của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán và các hoạt động giám sát khác đối với quỹ, công ty đầu tư chứng khoán theo các quy định của pháp luật. Mức độ bồi thường thiệt hại thực hiện theo các điều khoản của hợp đồng ký kết hoặc thỏa thuận giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát. 9. Cơ chế phối hợp giữa ngân hàng giám sát và công ty quản lý quỹ trong việc rà soát hoạt động của đại lý chuyển nhượng thực hiện theo thỏa thuận giữa hai bên, trong đó bảo đảm trách nhiệm của công ty quản lý quỹ tuân thủ theo quy định của pháp luật. 10. Ngân hàng giám sát, ngân hàng lưu ký chấm dứt cung cấp dịch vụ đối với quỹ, công ty đầu tư chứng khoán trong các trường hợp sau: a) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Chứng khoán; b) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lưu ký, hợp đồng giám sát; c) Quỹ, công ty đầu tư chứng khoán hết thời gian hoạt động; bị giải thể, bị chia, bị tách, bị hợp nhất, bị sáp nhập; d) Theo quyết định của Đại hội nhà đầu tư của quỹ, Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán. 11. Trường hợp thay đổi ngân hàng giám sát, ngân hàng lưu ký, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán thông qua công ty quản lý quỹ báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ, giấy phép thành lập và hoạt động công ty đầu tư chứng khoán. Quyền và nghĩa vụ đối với quỹ, công ty đầu tư chứng khoán của ngân hàng giám sát, ngân hàng lưu ký chỉ chấm dứt tại thời điểm khi đã hoàn tất việc bàn giao quyền và nghĩa vụ đối với quỹ, công ty đầu tư chứng khoán cho ngân hàng giám sát, ngân hàng lưu ký thay thế. Ngân hàng giám sát, ngân hàng lưu ký thay thế phải lập và gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước biên bản bàn giao giữa hai ngân hàng giám sát, ngân hàng lưu ký có xác nhận của công ty quản lý quỹ và Ban đại diện quỹ hoặc Hội đồng quân trị công ty đầu tư chứng khoán. 12. Trường hợp ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát chuyển đổi tư cách pháp nhân, ngân hàng mới kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ đối với tài sản được lưu ký, giám sát tại ngân hàng cũ. Điều 76. Đại lý phân phối 1. Đại lý phân phối của quỹ đóng, quỹ mở, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng là các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký, ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm và tổ chức kinh tế khác đã có Giấy chứng nhân đăng ký hoạt đặng phân phối chứng chỉ quỹ đại chúng, cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, ký hợp đồng phân phối chứng chỉ quỹ đóng, quỹ mở, cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán đại chúng với công ty quản lý quỹ. 2. Đại lý phân phối của quỹ ETF là các công ty chứng khoán có nghiệp vụ môi giới chứng khoán đã có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ đại chúng, cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán đại chúng ký hợp đồng phân phối chứng chỉ quỹ ETF với công ty quản lý quỹ và thành viên lập quỹ. 3. Đại lý phân phối không phải là công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, doanh nghiệp bảo hiểm, ngân hàng thương mại không được: a) Làm đại lý ký danh; b) Đồng thời làm đại lý phân phối cho công ty quản lý quỹ khác nếu không được chấp thuận của công ty quản lý quỹ mà mình đang làm đại lý phân phối. 4. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm thẩm định cơ sở vật chất trước khi lựa chọn đại lý phân phối và địa điểm phân phối để cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư. Báo cáo thẩm định cơ sở vật chất của đại lý, địa điểm phân phối được lưu tại trụ sở công ty quản lý quỹ và cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo yêu cầu. Công ty quản lý quỹ phải thường xuyên kiểm tra, giám sát bảo đảm hoạt động của đại lý phân phối là phù hợp với quy định của pháp luật và các điều khoản tại hợp đồng phân phối. 5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thay đổi đại lý phân phối, công ty quản lý quỹ phải thông báo với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kèm theo các tài liệu sau: a) Thông báo về việc thay đổi đại lý phân phối chứng chỉ quỹ, địa điểm phân phối; b) Trường hợp bổ sung đại lý phân phối kèm theo các tài liệu: Hợp đồng đại lý phân phối ký với công ty quản lý quỹ, thành viên lập quỹ; Báo cáo thẩm định cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân sự tại các địa điểm phân phối chứng chỉ quỹ do công ty quản lý quỹ xác nhận (trừ trường hợp đại lý phân phối đang là đại lý phân phối của quỹ khác do công ty quản lý). 6. Trường hợp đại lý phân phối bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đại lý phân phối hoặc hợp đồng phân phối hết hiệu lực, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm thông báo trước cho nhà đầu tư đồng thời chỉ định đại lý phân phối thay thế (nếu có). 7. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày bổ sung địa điểm phân phối chứng chỉ quỹ, đại lý phân phối phải thông báo với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, kèm theo các tài liệu về cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân sự liên quan đến địa điểm phân phối. 8. Địa điểm phân phối chứng chỉ quỹ chấm dứt hoạt động phân phối trong trường hợp sau: a) Theo quyết định của đại lý phân phối; b) Đại lý phân phối chấm dứt hoạt động tại chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện; c) Địa điểm phân phối không duy trì được được các điều kiện đăng ký hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ theo quy định; d) Hợp đồng phân phối hết hiệu lực. 9. Trường hợp địa điểm phân phối chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 8 Điều này, đại lý phân phối có trách nhiệm thông báo trước cho công ty quản lý quỹ và nhà đầu tư, đồng thời chỉ định địa điểm phân phối thay thế. 10. Công ty quản lý quỹ được phân phối chứng chỉ quỹ mở do mình quản lý. Trong trường hợp này, công ty phải bảo đảm các nhân viên phân phối chứng chỉ quỹ không được kiêm nhiệm, làm việc tại các bộ phận quản lý tài sản, phân tích đầu tư, kiểm soát nội bộ. Điều 77. Hoạt động của đại lý phân phối 1. Hoạt động của đại lý phân phối bao gồm: a) Tổng hợp đầy đủ thông tin về nhà đầu tư và người được hưởng lợi theo quy định của pháp luật chứng khoán và các quy định về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố; b) Nhận và chuyển lệnh giao dịch của từng nhà đầu tư tới công ty quản lý quỹ, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác. Đại lý phân phối không được tổng hợp, bù trừ lệnh giao dịch, không được trực tiếp nhận tiền và thanh toán giao dịch chứng chỉ quỹ cho nhà đầu tư; c) Hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện các thủ tục thay đổi thông tin tại sổ chính, xác nhận quyền sở hữu đơn vị quỹ của nhà đầu tư, chuyển quyền sở hữu theo quy định tại Điều 15 Thông tư này; d) Duy trì kênh liên lạc liên tục và thông suốt với nhà đầu tư, đảm bảo cập nhật cho nhà đầu tư một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời mọi thông tin và giải đáp các thắc mắc của nhà đầu tư về sản phẩm quỹ đã chào bán; thống kê, tổng hợp sao kê tài khoản, xác nhận giao dịch theo yêu cầu của nhà đầu tư; cung cấp cho nhà đầu tư Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt, báo cáo tài chính của quỹ, tài liệu về các cuộc họp Đại hội nhà đầu tư, các thông tin khác; thực hiện chế độ báo cáo, công bố thông tin theo ủy quyền của công ty quản lý quỹ; đ) Hỗ trợ công ty quản lý quỹ hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan tổ chức họp Đại hội nhà đầu tư; nhận ủy quyền tham dự và thực hiện quyền biểu quyết theo chỉ thị bằng văn bản của nhà đầu tư; e) Tổng hợp, lưu trữ thông tin chi tiết về nhà đầu tư và các giao dịch của nhà đầu tư. Cung cấp các thông tin này cho công ty quản lý quỹ, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo yêu cầu của các tổ chức này. 2. Hoạt động của đại lý ký danh bao gồm: a) Thực hiện chức năng đại lý phân phối quy định tại khoản 1 Điều này đối với nhà đầu tư đăng ký giao dịch trên tài khoản của nhà đầu tư; b) Lập và quản lý sổ phụ đối với nhà đầu tư đăng ký giao dịch trên tài khoản ký danh; lập và quản lý hệ thống tiểu khoản; cập nhật và cung cấp đầy đủ thông tin về nhà đầu tư, bao gồm cả thông tin về sở hữu, thông tin về giao dịch cho công ty quản lý quỹ hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan; c) Thực hiện lệnh giao dịch cho tài khoản ký danh trên cơ sở tổng hợp các lệnh giao dịch từ nhà đầu tư, bảo đảm lệnh mua được thực hiện đầy đủ, lệnh bán được phân bổ một cách công bằng và việc thanh toán được thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật; d) Thực hiện mọi chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động của đại lý phân phối quy định tại Thông tư này. 3. Chức năng của đại lý ký danh phải được nêu đầy đủ tại Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt Đại lý ký danh phải tuân thủ quy định sau: a) Tài sản trên tài khoản ký danh không thuộc sở hữu của đại lý ký danh, mà thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư tại sổ phụ. Các nhà đầu tư này được thừa hưởng mọi quyền lợi và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tương ứng với số đơn vị quỹ đang nắm giữ có trên tài khoản ký danh. Nhà đầu tư có quyền yêu cầu đại lý ký danh thực hiện việc chuyển quyền sở hữu số đơn vị quỹ có trên tài khoản ký danh sang tài khoản của nhà đầu tư (nếu có); b) Đại lý ký danh phải quản lý tách biệt tiền, tài sản của từng nhà đầu tư; quản lý tách biệt tiền và tài sản của nhà đầu tư với tiền, tài sản của chính mình. Đại lý ký danh muốn giao dịch chứng chỉ quỹ cho chính mình thì phải mở tài khoản giao dịch chứng chỉ quỹ độc lập với tài khoản ký danh; c) Đại lý ký danh không được sử dụng tiền, tài sản của nhà đầu tư dưới mọi hình thức; không được gửi, rút, chuyển khoản, thực hiện các giao dịch liên quan tới tài sản của nhà đầu tư trên tài khoản ký danh; không được nhận ủy quyền của nhà đầu tư thực hiện chuyển tiền, tài sản giữa các tiểu khoản của các nhà đầu tư. Các giao dịch liên quan tới tài sản của nhà đầu tư chỉ được phép thực hiện nếu phù hợp với quy định của pháp luật và theo yêu cầu của nhà đầu tư; d) Đại lý ký danh phải mở tài khoản tiền gửi thanh toán giao dịch chứng chỉ quỹ tại ngân hàng giám sát để nhận và thanh toán tiền cho các giao dịch chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư. Đại lý ký danh chỉ được sử dụng tài khoản này để thanh toán cho các giao dịch chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư hoặc trả lại tiền cho đúng nhà đầu tư đã chuyển tiền nếu có yêu cầu. 4. Ngân hàng giám sát, tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan, công ty quản lý quỹ, đại lý ký danh phải xây dựng hệ thống hoặc có cơ chế phối hợp để thường xuyên kiểm tra, đối soát các hoạt động của tài khoản ký danh, bảo đảm: a) Theo dõi được chính xác tại mọi thời điểm số dư tiền (nếu có) của từng nhà đầu tư trên tài khoản này và cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác về số dư tiền (nếu có) theo yêu cầu bằng văn bản của nhà đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; b) Tiền (nếu có) của nhà đầu tư không bị lạm dụng hoặc bị sử dụng mà chưa được ủy quyền của nhà đầu tư bằng văn bản. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định này, ngân hàng giám sát, công ty quản lý quỹ, tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan có trách nhiệm báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và thông báo cho nhà đầu tư trong thời hạn 24 giờ; c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các khoản thanh toán từ quỹ hoặc từ nhà đầu tư tham gia vào quỹ, đại lý ký danh phải hoàn tất việc thanh toán cho nhà đầu tư theo lệnh, chỉ thị hợp pháp của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát, hoặc thanh toán cho quỹ theo chỉ thị của nhà đầu tư. Điều 78. Quy định chung về nghiệp vụ phân phối chứng chỉ quỹ 1. Đại lý phân phối, nhân viên phân phối phải tự nguyện, công bằng, trung thực đối với nhà đầu tư, cung cấp đầy đủ, kịp thời mọi thông tin chính xác để nhà đầu tư tự đưa ra quyết định đầu tư. Các thông tin, dữ liệu, dự báo kinh tế cung cấp cho nhà đầu tư phải dựa trên những sự kiện có thực và kèm theo các tài liệu dẫn chiếu do các tổ chức kinh tế tài chính chuyên nghiệp phát hành và đã được công bố công khai. Nhân viên phân phối chứng chỉ quỹ không được cung cấp các thông tin chưa được kiểm chứng, tin đồn, thông tin sai lệch cho nhà đầu tư. 2. Nhân viên phân phối chỉ chào bán chứng chỉ quỹ sau khi nhà đầu tư đã được cung cấp đầy đủ Điều lệ quỹ, Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt, hoạt động của quỹ. Nhân viên phân phối phải giải thích cho nhà đầu tư hiểu được các nội dung tại Điều lệ quỹ, Bản cáo bạch đặc biệt là mục tiêu và chính sách đầu tư của quỹ, chiến lược đầu tư của quỹ để đạt được mục tiêu đầu tư, đặc tính về lợi nhuận và rủi ro, chính sách phân phối lợi nhuận, thuế, giá dịch vụ và các chi phí khác; cơ chế giao dịch chứng chỉ quỹ. 3. Nhân viên phân phối phải cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời cho nhà đầu tư mọi thông tin về kết quả hoạt động của quỹ với hàm ý các kết quả hoạt động trước đó chỉ mang tính tham khảo và có thể thay đổi tùy vào tình hình thị trường. 4. Nhân viên phân phối không được cung cấp thông tin sai sự thật, khuếch đại sự thật, dễ gây hiểu nhầm, cung cấp không đầy đủ thông tin, đưa ra các dự báo để dụ dỗ hay mời chào nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ, không gây hiểu nhầm về các đặc tính lợi nhuận và rủi ro của chứng chỉ quỹ đó. Khi so sánh với các sản phẩm quỹ khác, phải chỉ rõ những khác biệt giữa các quỹ để nhà đầu tư lựa chọn. Không được trực tiếp, gián tiếp thực hiện các hành vi nhằm lôi kéo, xúi giục nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ có mức độ rủi ro cao trong trường hợp nhà đầu tư chưa hiểu hết về các rủi ro tiềm ẩn khi đầu tư vào quỹ, hoặc các quỹ đó không phù hợp với mục tiêu đầu tư và năng lực tài chính của nhà đầu tư. 5. Đại lý phân phối, nhân viên phân phối có trách nhiệm bảo mật các thông tin về nhà đầu tư, thông tin về giao dịch của nhà đầu tư, không được sử dụng các thông tin đó với bất kỳ mục đích gì, trừ trường hợp được nhà đầu tư đồng ý hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. 6. Đại lý phân phối không được chiết khấu, giảm giá giao dịch chứng chỉ quỹ dưới bất kỳ hình thức nào; không được tặng quà, sử dụng lợi ích vật chất hay tài chính dưới mọi hình thức để mời chào, dụ dỗ nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ; không được yêu cầu, đòi hỏi hoặc tiếp nhận dưới danh nghĩa cá nhân hoặc danh nghĩa tổ chức, từ công ty quản lý quỹ bất kỳ khoản thù lao, lợi nhuận, lợi ích nào để mời chào nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ, ngoài các mức giá dịch vụ đã được công bố tại các Bản cáo bạch và tại các hợp đồng phân phối ký với công ty quản lý quỹ. 7. Đại lý phân phối không được phân phối chứng chỉ quỹ tại các địa điểm phân phối chưa đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Đại lý phân phối phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về hoạt động của các địa điểm phân phối chứng chỉ quỹ, nhân viên phân phối chứng chỉ quỹ khi phân phối chứng chỉ quỹ cho nhà đầu tư. 8. Công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối hằng năm phải tổ chức đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao trình độ, kiến thức cho đội ngũ nhân viên phân phối chứng chỉ quỹ. Thông tin về hoạt động đào tạo trong năm của công ty quản lý quỹ và đại lý phân phối phải được gửi kèm trong báo cáo hoạt động hàng năm của công ty quản lý quỹ. Chương VI CHẾ ĐỘ BÁO CÁO Điều 79. Chế độ báo cáo, lưu trữ hồ sơ, quản lý thông tin 1. Công ty quản lý quỹ phải bảo đảm nhà đầu tư truy xuất được thông tin về thống kê giao dịch theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIII ban hành kèm theo Thông tư này. Trong trường hợp nhà đầu tư yêu cầu, công ty quản lý quỹ phải gửi thống kê giao dịch, số dư tài khoản, tiểu khoản trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của nhà đầu tư. 2. Công ty quản lý quỹ phải gửi Ủy ban chứng khoán Nhà nước các báo cáo định kỳ về hoạt động quản lý tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán do công ty quản lý như sau: a) Báo cáo định kỳ hàng tuần về thay đổi giá trị tài sản ròng của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIV ban hành kèm theo Thông tư này; b) Báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, năm về hoạt động đầu tư của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán theo mẫu quy định tại Phụ lục XXVI ban hành kèm theo Thông tư này; c) Báo cáo 6 tháng và năm về tổng kết hoạt động quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, bao gồm các nội dung cơ bản quy định tại Phụ lục XXV ban hành kèm theo Thông tư này; d) Báo cáo tài chính quý; báo cáo tài chính 6 tháng đã được soát xét, báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận của các quỹ, các công ty đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về kế toán đối với quỹ, công ty đầu tư chứng khoán. 3. Công ty quản lý quỹ phải công bố hoặc cung cấp cho nhà đầu tư, cổ đông: a) Báo cáo quy định tại khoản 2 Điều này; b) Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt. 4. Các tài liệu quy định tại khoản 3 Điều này phải được cung cấp miễn phí cho nhà đầu tư, cổ đông trên trang thông tin điện tử của công ty quản lý quỹ, hoặc gửi trực tiếp qua thư điện tử cho nhà đầu tư, cổ đông hoặc các hình thức khác quy định tại Điều lệ quỹ, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán và công bố tại Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt. Nhà đầu tư, cổ đông có thể từ chối tiếp nhận các tài liệu quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp nhà đầu tư, cổ đông có yêu cầu; công ty quản lý quỹ phải cung cấp quy trình quản trị rủi ro, nêu rõ các hạn chế đầu tư, phương pháp phòng ngừa và quản lý rủi ro sử dụng để quản lý tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán. 5. Công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ tự quản lý vốn phải cung cấp thông tin cho nhà đầu tư và báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước các báo cáo quy định tại điểm b, d khoản 2 Điều này; 6. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thông qua quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, thay đổi thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), nhân viên nghiệp vụ của công ty đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ tự quản lý vốn phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo về việc thay đổi, tuyển dụng, bổ nhiệm nhân sự phải kèm theo hồ sơ cá nhân của nhân sự thay thế và các tài liệu có liên quan xác minh nhân sự thay thế đáp ứng điều kiện theo quy định. 7. Thời hạn nộp các báo cáo: a) Đối với báo cáo tuần: Là ngày làm việc đầu tiên của tuần kế tiếp hoặc trong vòng 03 ngày làm việc sau ngày định giá (đối với quỹ mở); b) Đối với báo cáo tháng: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc tháng; c) Đối với báo cáo quý: Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý; d) Đối với báo cáo 6 tháng: Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày kết thúc 6 tháng đầu năm; đ) Đối với báo cáo năm: Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm. 8. Thời gian chốt số liệu đối với báo cáo định kỳ quy định tại khoản 2, 3 Điều này như sau: a) Đối với báo cáo tuần: Tính từ ngày đầu tiên của tuần báo cáo đến ngày cuối cùng của tuần báo cáo (trừ số liệu phản ánh tại thời điểm nhất định); b) Đối với báo cáo tháng: Tính từ ngày đầu tiên của tháng báo cáo đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo (trừ số liệu phản ánh tại thời điểm nhất định); c) Đối với báo cáo quý: Tính từ ngày đầu tiên của quý báo cáo đến ngày cuối cùng của quý báo cáo (trừ số liệu phản ánh tại thời điểm nhất định); d) Đối với báo cáo 6 tháng: Tính từ ngày 01 tháng 01 kỳ báo cáo đến hết ngày 30 tháng 06 kỳ báo cáo (trừ số liệu phản ánh tại thời điểm nhất định); đ) Đối với báo cáo năm: Tính từ ngày 01 tháng 01 năm báo cáo đến ngày 31 tháng 12 năm báo cáo (trừ số liệu phản ánh tại thời điểm nhất định); e) Quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán thời gian hoạt động chưa đủ một kỳ báo cáo thì kỳ báo cáo tính từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ, Giấy phép thành lập và hoạt động đến ngày cuối cùng của kỳ báo cáo theo quy định tại điểm a, b, c, d, đ khoản này. 9. Công ty quản lý quỹ gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước các báo cáo dưới hình thức văn bản điện tử hoặc văn bản giấy. 10. Ngoài các trường hợp báo cáo quy định tại Điều này, trong trường hợp cần thiết, nhằm bảo vệ lợi ích chung và lợi ích nhà đầu tư, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thể yêu cầu công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán báo cáo về hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán. 11. Công ty quản lý quỹ phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 48 giờ, kể từ khi nhận được yêu cầu báo cáo quy định tại khoản 10 Điều này. 12. Công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát phải lưu trữ toàn bộ tài liệu chứng từ về hoạt động đầu tư của quỹ theo quy định về tổ chức và hoạt động công ty quản lý quỹ. 13. Công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát, đại lý phân phối, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan, tổ chức kiểm toán, Ban đại diện quỹ và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm bảo mật thông tin về hoạt động của quỹ, thông tin về nhà đầu tư, không tiết lộ cho bất kỳ bên thứ ba, ngoại trừ theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều 80. Nghĩa vụ báo cáo của ngân hàng giám sát 1. Ngân hàng giám sát phải lập và gửi cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo giám sát tháng, quý, năm về hoạt động quản lý tài sản của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng do công ty quản lý quỹ thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục XXVII ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo giám sát của ngân hàng giám sát phải đánh giá việc tuân thủ các quy định của pháp luật, quy định tại Điều lệ quỹ, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán như sau: a) Đánh giá tính tuân thủ của công ty quản lý quỹ trong hoạt động đầu tư, giao dịch của các quỹ, công ty đầu tư chứng khoán; b) Đánh giá việc xác định giá trị tài sản ròng của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, trong đó nêu chi tiết những trường hợp định giá sai tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán (nếu có); c) Việc phát hành, mua lại chứng chỉ quỹ, chào bán cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán, hoạt động hoán đổi danh mục chứng khoán cơ cấu; d) Các vi phạm (nếu có) của công ty quản lý quỹ và kiến nghị hướng giải quyết, khắc phục. 2. Ngân hàng giám sát có nghĩa vụ báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 24 giờ kể từ khi vi phạm được phát hiện trong các trường hợp sau: a) Công ty quản lý quỹ không tuân thủ hạn mức đầu tư dẫn tới các sai lệch của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, vi phạm các quy định pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán; b) Thiệt hại từ hoạt động quản lý tài sản do công ty quản lý quỹ gây ra là quá lớn và chi phí giải quyết hậu quả là quá cao; c) Các trường hợp khác theo yêu cầu của Ủy ban chứng khoán Nhà nước. 3. Ngân hàng giám sát phải tiếp tục báo cáo các vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này trong báo cáo giám sát định kỳ tháng, quý, năm trong thời gian vi phạm chưa được khắc phục và lập báo cáo trong vòng 24 giờ khi vi phạm đã được khắc phục. 4. Ngân hàng giám sát phải tuân thủ quy định áp dụng đối với công ty quản lý quỹ tại khoản 7, 8, 9, 10,11 Điều 79 Thông tư này. Chương VII ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 81. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, thay thế các Thông tư: Thông tư số 183/2011/TT-BTC ngày 16 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về việc thành lập và quản lý quỹ mở; Thông tư số 15/2016/TT-BTC ngày 20 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 183/2011/TT-BTC ngày 16 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về việc thành lập và quản lý quỹ mở; Thông tư số 224/2012/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ đóng, quỹ thành viên; Thông tư số 227/2012/TT-BTC ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thành lập, tổ chức hoạt động và quản lý công ty đầu tư chứng khoán; Thông tư số 228/2012/TT-BTC ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ đầu tư bất động sản; Thông tư số 229/2012/TT-BTC ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ hoán đổi danh mục. Bãi bỏ Điều 2, Điều 3, Điều 4, Điều 5, Điều 6 và khoản 2 Điều 7 Thông tư số 91/2019/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung tư quy định về chế độ báo cáo và thủ tục hành chính áp dụng với công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán và công ty đầu tư chứng khoán. 2. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm xây dựng Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14, Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14, Thông tư này và các văn bản pháp luật có liên quan, trình Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán gần nhất kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thông qua. 3. Các quy định đối với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam tại Thông tư này do Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam thực hiện cho đến khi Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được thành lập và chính thức hoạt động theo quy định của Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14. 4. Các quy định đối với Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con tại Thông tư này do các Sở giao dịch chứng khoán thực hiện cho đến khi Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con được thành lập và chính thức hoạt động theo quy định tại Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14. Điều 82. Tổ chức thực hiện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát, ngân hàng lưu ký và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Ban chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Toà án Nhân dân tối cao; Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Cơ quan TW của các đoàn thể; - Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ; - Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính; - Cổng thông tin điện tử Ủy ban chứng khoán Nhà nước; - Lưu: VT, UBCK (300b). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Huỳnh Quang Hải PHỤ LỤC I MẪU ĐIỀU LỆ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN (Ban hành kèm theo Thông tư số 98/2020/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) I. CĂN CỨ PHÁP LÝ 1. Luật Chứng khoán 2. Nghị định 3. Thông tư II. CÁC ĐỊNH NGHĨA “Quỹ” Là Quỹ đầu tư ……, thực hiện chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng (nếu có), được thành lập theo quy định của pháp luật về chứng khoán và Điều lệ quỹ. “Công ty quản lý quỹ” Nghĩa là Công ty quản lý quỹ..... được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số…… do Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp ngày……, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số …… do …… cấp ngày Công ty……. quản lý quỹ ..... được ủy thác quản lý quỹ, có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại..... Điều lệ này. “Ngân hàng giám sát” (sau đây gọi tắt là ngân hàng……) Nghĩa là Ngân hàng…… được thành lập theo Giấy phép thành lập số .... do Ngân hàng Nhà nước việt Nam cấp ngày ..... và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán số…… do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày……, cung cấp các dịch vụ: (i) bảo quản, lưu ký chứng khoán, tài liệu xác nhận quyền sở hữu tài sản hợp pháp của quỹ; các hợp đồng kinh tế, các chứng từ có liên quan đến tài sản của Quỹ đồng thời giám sát hoạt động của Quỹ; (ii) thực hiện chức năng giám sát toàn bộ hoạt động quản lý tài sản của quỹ do Công ty quản lý quỹ thực hiện. Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng giám sát được quy định tại… Điều lệ này. “Công ty kiểm toán” Là công ty kiểm toán cho quỹ được Đại hội nhà đầu tư chỉ định, là công ty kiểm toán..., là công ty kiểm toán độc lập, được chấp thuận thực hiện việc kiểm toán hằng năm tài sản của Quỹ đầu tư.... “Điều lệ quỹ...” Bao gồm văn bản này, các Phụ lục đính kèm và các sửa đổi bổ sung hợp pháp (nếu có). “Bản cáo bạch” Là tài liệu hoặc dữ liệu điện tử công khai những thông tin chính xác, trung thực, khách quan liên quan đến việc chào bán và phát hành chứng chỉ quỹ của Quỹ. “Hợp đồng giám sát” Là hợp đồng được ký kết giữa Công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát được thông qua bởi Đại hội nhà đầu tư của Quỹ. “Nhà đầu tư” Là cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài nắm giữ chứng chỉ Quỹ. “Đại hội nhà đầu tư” Là Đại hội của nhà đầu tư có quyền biểu quyết được tổ chức thường kỳ hoặc bất thường để thông qua các vấn đề quan trọng có liên quan đến Quỹ. Đại hội nhà đầu tư là cơ quan quyền lực cao nhất của Quỹ. “Ban đại diện quỹ” Là những người đại diện cho nhà đầu tư được Đại hội nhà đầu tư bầu ra để thay mặt nhà đầu tư thực hiện việc giám sát các hoạt động của Quỹ, Công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát. “Vốn điều lệ” Là tổng số vốn bằng tiền do tất cả Nhà đầu tư thực góp tại đợt phát hành chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng và được ghi trong Điều lệ này. “Chứng chỉ Quỹ đầu tư…” Là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp tại quỹ. Mệnh giá 01 chứng chỉ quỹ là 10.000 đồng. “Lô chứng chỉ quỹ” (quỹ ETF) Một lô chứng chỉ quỹ ETF bao gồm tối thiểu 100.000 chứng chỉ quỹ. Lô ETF là đơn vị giao dịch trong giao dịch theo cơ chế hoán đổi danh mục giữa quỹ ETF và thành viên lập quỹ, nhà đầu tư. “Giá bán/Giá phát hành” Là mức giá nhà đầu tư phải thanh toán để mua một đơn vị quỹ. Giá bán/Giá phát hành bằng mệnh giá (trong đợt chào bán lần đầu ra công chứng) hoặc bằng giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ cộng thêm giá dịch vụ phát hành đã quy định tại Điều lệ Quỹ. “Giá mua lại” (nếu có) Là mức giá mà công ty quản lý quỹ phải thanh toán để mua lại từ nhà đầu tư một đơn vị quỹ. Giá mua lại bằng giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ trừ đi giá dịch vụ mua lại chứng chỉ quỹ đã quy định tại Điều lệ Quỹ. “Giá dịch vụ quản lý quỹ” Là giá dịch vụ phải trả cho Công ty quản lý quỹ cung cấp dịch vụ quản lý quỹ đã được quy định tại Điều lệ Quỹ. “Giá dịch vụ phát hành/giá dịch vụ mua lại (nếu có)” Là giá dịch vụ mà nhà đầu tư phải trả khi mua/bán một đơn vị chứng chỉ quỹ chờ quỹ. Giá dịch vụ phát hành/giá dịch vụ mua lại tính theo tỷ lệ phần trăm giá trị tài sản ròng trên một đơn vị chứng chỉ Quỹ quy định tại Điều lệ này. “Cổ tức Quỹ” Là số lợi nhuận còn lại của Quỹ sau khi trừ đi các chi phí hợp lệ và được Đại hội nhà đầu tư quyết định chia theo tỷ lệ sở hữu của Nhà đầu tư. “Năm tài chính” Là 12 tháng tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch hằng năm. Năm tài chính đầu tiên của Quỹ sẽ được tính từ ngày Quỹ được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ cho đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó. “Giá trị tài sản ròng của Quỹ” Là tổng giá trị các tài sản và các khoản đầu tư do Quỹ sở hữu trừ đi các nghĩa vụ nợ của Quỹ tại ngày định giá. “Ngày định giá” Là ngày mà Công ty quản lý quỹ xác định giá trị tài sản ròng của Quỹ. “Ngày giao dịch chứng chỉ quỹ” (nếu có) Là ngày mà công ty quản lý quỹ, thay mặt quỹ, phát hành và mua lại chứng chỉ quỹ hoặc lô chứng chỉ quỹ từ thành viên lập quỹ, nhà đầu tư theo cơ chế giao dịch của quỹ. “Thời điểm đóng sổ lệnh” (nếu có) Là thời điểm cuối cùng mà đại lý phân phối nhận lệnh giao dịch từ nhà đầu tư để thực hiện trong ngày giao dịch chứng chỉ quỹ. “Thành viên lập quỹ” (nếu có) Là công ty chứng khoán có nghiệp vụ môi giới chứng khoán và tự doanh chứng khoán, ngân hàng lưu ký đã ký hợp đồng lập quỹ ETF với công ty quản lý quỹ. Tổ chức quản lý bất động sản (đối với quỹ bất động sản) Là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kinh doanh bất động sản, có uy tín, chuyên môn được Công ty quản lý quỹ ..... ủy quyền thực hiện việc bảo quản, giữ gìn, vận hành và khai thác bất động sản theo hợp đồng quản lý bất động sản. “Các định nghĩa khác” Các định nghĩa khác (nếu có) sẽ được hiểu như quy định trong Luật Chứng khoán và các văn bản khác có liên quan. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Tên Quỹ và địa chỉ liên hệ Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Tên viết tắt: Địa chỉ liên hệ: Điều 2. Thời hạn hoạt động của Quỹ Điều 3. Nguyên tắc tổ chức của Quỹ Điều 4. Tổng vốn huy động và số lượng chứng chỉ quỹ/số lô chứng chỉ quỹ chào bán 1. Vốn điều lệ huy động trong đợt phát hành lần đầu ra công chúng của Quỹ là: …… VNĐ. Số vốn này được chia thành …… chứng chỉ quỹ/lô chứng chỉ quỹ. Mệnh giá của mỗi chứng chỉ quỹ là 10.000 đồng. 2. Nhà đầu tư góp vốn bằng tiền Đồng Việt Nam dưới hình thức chuyển khoản hoặc chuyển tiền vào tài khoản của Quỹ mở tại ngân hàng giám sát. 3. Số lượng chứng chỉ quỹ/tổ chứng chỉ quỹ được phép lưu hành tối đa (nếu có): 4. Việc thay đổi giá trị tài sản huy động tối đa hoặc số lượng/số lô chứng chỉ quỹ huy động tối đa phải do Đại hội nhà đầu tư quyết định và phải thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Điều 5. Chỉ định đại diện huy động vốn và chào bán chứng chỉ Quỹ Đại diện theo pháp luật của công ty quản lý quỹ được chỉ định là đại diện huy động vốn và chào bán chứng chỉ Quỹ ra công chúng. Điều 6. Công ty quản lý quỹ - Công ty quản lý quỹ: - Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán số: - Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: - Địa chỉ trụ sở chính: - Điện thoại: Fax: Điều 7. Ngân hàng giám sát - Ngân hàng: - Giấy phép thành lập và hoạt động số: - Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: - Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký số: - Địa chỉ trụ sở chính: - Điện thoại: Fax: Điều 8. Các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan (quy định này không bắt buộc có trong Điều lệ quỹ) 1. Tổ chức cung cấp dịch vụ đại lý chuyển nhượng (nếu có): - Tên tổ chức: - Giấy phép thành lập và hoạt động số……. do ……… cấp ngày ………; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán số…… do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày …… (nếu có) - Địa chỉ trụ sở chính: 2. Tổ chức cung cấp dịch vụ quản trị quỹ (nếu có): - Tên tổ chức: - Giấy phép thành lập và hoạt động số …… do …… cấp ngày……; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán số ..... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày …… (nếu có) - Địa chỉ trụ sở chính: 3. Các tổ chức khác (nêu rõ hoạt động được ủy quyền): - Tên tổ chức: - Giấy phép thành lập và hoạt động số…… do…… cấp ngày……; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán số..... do Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp ngày …… (nếu có) - Địa chỉ trụ sở chính: Chương II CÁC QUY ĐỊNH VỀ MỤC TIÊU, CHÍNH SÁCH VÀ HẠN CHẾ ĐẦU TƯ Điều 9. Mục tiêu đầu tư Điều 10. Chiến lược đầu tư 1. Chiến lược đầu tư 2. Lĩnh vực, ngành nghề đầu tư 3. Các loại tài sản Quỹ được phép đầu tư Danh mục đầu tư của Quỹ phải phù hợp với mục tiêu, chiến lược đầu tư và các quy định tại Thông tư hướng dẫn hoạt động và quản lý các quỹ đầu tư chứng khoán 4. Cơ cấu danh mục đầu tư (đối với quỹ đầu tư chứng khoán bất động sản) Điều 11. Hạn chế đầu tư 1. Hạn mức của Quỹ được quy định chi tiết tuân thủ các quy định tại Thông tư hướng dẫn hoạt động và quản lý các quỹ đầu tư chứng khoán đối với từng loại hình quỹ. 2. Các hạn chế đầu tư được phép sai lệch và nguyên nhân 3. Công ty quản lý quỹ phải điều chỉnh lại danh mục đầu tư đáp ứng các hạn mức đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều này trong thời hạn .... tháng kể từ ngày sai lệch phát sinh. 4. Trường hợp công ty quản lý quỹ không tuân thủ các hạn chế đầu tư theo quy định của pháp luật hoặc Điều lệ quỹ, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm điều chỉnh lại danh mục đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày sai lệch phát sinh. Trong trường hợp này, Công ty quản lý quỹ phải chịu mọi chi phí phát sinh liên quan đến các giao dịch này và các tổn thất (nếu phát sinh). Nếu phát sinh lợi nhuận thì phải hạch toán ngay mọi khoản lợi nhuận có được cho quỹ. Điều 12. Hoạt động vay, cho vay, giao dịch ký quỹ Hoạt động vay, cho vay, giao dịch mua bán lại, giao dịch ký quỹ, bán khống của quỹ phải được quy định chi tiết theo các quy định tại Thông tư hướng dẫn hoạt động và quản lý các quỹ đầu tư chứng khoán đối với từng loại hình quỹ. Điều 13. Phương pháp lựa chọn đầu tư 1. Phương pháp lựa chọn đầu tư đối với các công cụ thị trường tiền tệ. 2. Phương pháp lựa chọn đầu tư đối với công cụ nợ. 3. Phương pháp lựa chọn đầu tư đối với cổ phiếu. 4. Phương pháp lựa chọn đầu tư đối với trái phiếu. 5. Phương pháp lựa chọn đầu tư đối với các tài sản đầu tư khác. Điều 14. Quản lý bất động sản trong danh mục đầu tư (áp dụng đối với quỹ đầu tư bất động sản) Điều 15. Hoạt động giao dịch tài sản của quỹ đầu tư bất động sản 1. Giao dịch bất động sản của quỹ đầu tư bất động sản 2. Điều kiện giao dịch bất động sản với người có quyền lợi liên quan Chương III NHÀ ĐẦU TƯ, SỐ ĐĂNG KÝ NHÀ ĐẦU TƯ VÀ GIAO DỊCH CHỨNG CHỈ QUỸ Điều 16. Nhà đầu tư 1. Nhà đầu tư của Quỹ là tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, sở hữu ít nhất là.... chứng chỉ quỹ ……. trở lên. Nhà đầu tư không chịu trách nhiệm pháp lý hoặc nghĩa vụ khác ngoài trách nhiệm trong phạm vi số chứng chỉ Quỹ mà họ sở hữu. 2. Nhà đầu tư tổ chức bao gồm các tổ chức kinh tế, xã hội được pháp luật Việt Nam công nhận. Nhà đầu tư pháp nhân cử người đại diện hợp pháp đại diện cho số chứng chỉ quỹ mà mình sở hữu. Việc đề cử, hủy bỏ hay thay thế người đại diện này phải được thông báo bằng văn bản, do người đại diện có thẩm quyền của nhà đầu tư tổ chức ký. Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của Nhà đầu tư 1. Nhà đầu tư có các quyền và nghĩa vụ sau đây: a) Các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 101 Luật Chứng khoán; b) Quyền được đối xử công bằng, mỗi chứng chỉ quỹ đều tạo cho người sở hữu quyền, nghĩa vụ, lợi ích ngang nhau; c) Quyền tự do chuyển nhượng chứng chỉ quỹ, trừ trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật và tại Điều lệ quỹ; d) Quyền được tiếp cận đầy đủ các thông tin định kỳ và thông tin bất thường về hoạt động của quỹ; e) Quyền và trách nhiệm tham gia các cuộc họp Đại hội nhà đầu tư và thực hiện quyền biểu quyết dưới hình thức trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền hoặc thực hiện bỏ phiếu từ xa (gửi thư, fax, thư điện tử, tham dự hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác); đ) Nghĩa vụ thanh toán đầy đủ tiền mua chứng chỉ quỹ trong thời hạn quy định tại Điều lệ quỹ, Bản cáo bạch và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của quỹ trong phạm vi số tiền đã thanh toán khi mua chứng chỉ quỹ; e) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về chứng khoán và tại Điều lệ này. 2. Nhà đầu tư hoặc nhóm nhà đầu tư sở hữu từ 5% trở lên tổng số chứng chỉ quỹ đang lưu hành hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ quỹ quy định có các quyền sau đây: a) Xem xét và trích lục sổ biên bản và các Nghị quyết của Ban đại diện quỹ, báo cáo tài chính năm và các báo cáo của ngân hàng giám sát liên quan đến hoạt động của quỹ; b) Yêu cầu công ty quản lý quỹ triệu tập họp Đại hội nhà đầu tư bất thường trong các trường hợp sau: - Công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát vi phạm quyền của nhà đầu tư hoặc nghĩa vụ của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền quy định tại Điều lệ quỹ, hợp đồng giám sát hoặc được giao bởi Đại hội nhà đầu tư, gây tổn thất cho quỹ; - Ban đại diện quỹ đã hết nhiệm kỳ trên 06 tháng mà chưa được bầu thay thế; - Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ quỹ; c) Yêu cầu công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát giải trình các vấn đề bất thường liên quan đến tài sản và hoạt động quản lý, giao dịch tài sản của quỹ. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát phải trả lời nhà đầu tư; d) Kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp Đại hội nhà đầu tư. Kiến nghị phải bằng văn bản và được gửi đến công ty quản lý quỹ chậm nhất…… ngày làm việc trước ngày khai mạc: đ) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều lệ quỹ. 3. Nhà đầu tư hoặc nhóm nhà đầu tư sở hữu từ 10% trở lên tổng số chứng chỉ quỹ đang lưu hành hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ quỹ quy định có các quyền đề cử người vào Ban đại diện quỹ. Trình tự, thủ tục đề cử áp dụng tương tự theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp áp dụng đối với việc đề cử người vào Hội đồng quản trị của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% trở lên tổng số cổ phần phổ thông. 4. Yêu cầu, kiến nghị của nhà đầu tư hoặc nhóm nhà đầu tư theo quy định tại khoản 2,3 Điều này phải được lập bằng văn bản và phải có họ, tên, địa chỉ liên lạc, số Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác; tên, địa chỉ trụ sở chính, quốc tịch, số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc số Quyết định thành lập đối với nhà đầu tư là tổ chức; số lượng chứng chỉ quỹ nắm giữ và thời điểm nắm giữ của từng nhà đầu tư, tổng số chứng chỉ quỹ của cả nhóm nhà đầu tư và tỷ lệ sở hữu trong tổng số chứng chỉ quỹ đang Lưu hành của quỹ; nội dung yêu cầu, kiến nghị; căn cứ và lý do. Trường hợp triệu tập Đại hội nhà đầu tư bất thường theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, phải kèm theo các tài liệu xác minh lý do việc triệu tập Đại hội nhà đầu tư bất thường; hoặc các tài liệu, chứng cứ về các vi phạm của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát hoặc về quyết định vượt quá thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ quỹ, hợp đồng giám sát. Điều 18. Điều kiện đối với nhà đầu tư tham gia giao dịch hoán đổi quỹ ETF 1. Nhà đầu tư sở hữu chứng khoán cơ cấu và đáp ứng yêu cầu về tỷ trọng, số lượng chứng khoán trong danh mục chứng khoán cơ cấu theo thông báo của công ty quản lý quỹ khi thực hiện giao dịch hoán đổi chứng khoán cơ cấu lấy chứng chỉ quỹ, ngoại trừ trường hợp bổ sung bằng tiền theo quy định. 2. Nhà đầu tư sở hữu tối thiểu.... lô chứng chỉ quỹ khi thực hiện giao dịch hoán đổi chứng chỉ quỹ lấy chứng khoán cơ cấu. 3. Nhà đầu tư chỉ được thực hiện giao dịch hoán đổi tại thành viên lập quy nơi nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch chứng khoán và đã ký hợp đồng dịch vụ về giao dịch hoán đổi. 4. Điều kiện khác theo quy định tại Điều lệ này. Điều 19. Sổ đăng ký nhà đầu tư 1. Công ty quản lý quỹ thực hiện hoặc ủy quyền cho tổ chức cung cấp dịch vụ đại lý chuyển nhượng lập và quản lý sổ đăng ký nhà đầu tư chính (sổ chính) hoặc ủy quyền đại lý ký danh lập, quản lý đăng ký nhà đầu tư phụ (sổ phụ) và xác nhận quyền sở hữu chứng chỉ quỹ cho nhà đầu tư. 2. Sổ chính, sổ phụ phải có các thông tin sau: a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty quản lý quỹ; tên, địa chỉ trụ sở chính của ngân hàng giám sát; tên đầy đủ của quỹ; mã chứng khoán niêm yết của quỹ (nếu có); b) Tổng số chứng chỉ quỹ được quyền chào bán, tổng số chứng chỉ quỹ đã bán và tổng vốn huy động được cho quỹ; c) Danh sách nhà đầu tư, thành viên lập quỹ (đối với quỹ ETF): họ tên, số Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, địa chỉ liên lạc (đối với cá nhân), tên đầy đủ, tên viết tắt, số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc số Quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính (đối với tổ chức); số tài khoản lưu ký chứng khoán (nếu có); số tài khoản của nhà đầu tư hoặc số tiểu khoản kèm theo số tài khoản ký danh; số lượng chứng chỉ quỹ/lô chứng chỉ quỹ ETF sở hữu; tỷ lệ sở hữu; ngày đăng ký mua và ngày thanh toán; kèm theo xác nhận của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam về chi tiết danh mục cơ cấu của từng thành viên lập quỹ, nhà đầu tư đang được phong tỏa nhằm mục đích đưa vào quỹ ETF (đối với quỹ ETF). d) Ngày lập sổ đăng ký nhà đầu tư. 3. Công ty quản lý quỹ, tổ chức cung cấp dịch vụ đại lý chuyển nhượng phải luôn có đầy đủ thông tin về sở hữu của từng nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư giao dịch trên tài khoản ký danh. Thông tin về tài sản của nhà đầu tư trên sổ chính là bằng chứng xác nhận quyền sở hữu chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư. Đối với quỹ mở, quyền sở hữu của nhà đầu tư được xác lập kể từ thời điểm thông tin về sở hữu của nhà đầu tư được cập nhật tại sổ chính. Điều 20. Chuyển nhượng chứng chỉ quỹ đóng, quỹ thành viên 1. Công ty quản lý quỹ không có trách nhiệm mua lại chứng chỉ quỹ theo yêu cầu của nhà đầu tư. 2. Nhà đầu tư chuyển nhượng chứng chỉ quỹ thông qua giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán sau khi quỹ được niêm yết (đối với quỹ đóng, quỹ đầu tư bất động sản) hoặc theo quy định của pháp luật hiện hành và Điều lệ quỹ (đối với quỹ thành viên). Điều 21. Giao dịch chứng chỉ quỹ mở 1. Công ty quản lý quỹ phải tổ chức giao dịch chứng chỉ quỹ cho nhà đầu tư. Hoạt động giao dịch phải được tổ chức định kỳ. 2. Tần suất giao dịch của quỹ 3. Lệnh mua 4. Lệnh bán 5. Lệnh chuyển đổi (nếu có) 6. Thời điểm đóng sổ lệnh 7. Phương thức thanh toán Điều 22. Mua lại một phần, tạm dừng giao dịch chứng chỉ quỹ mở, quỹ ETF Điều 23. Giao dịch hoán đổi danh mục cơ cấu lấy lô chứng chỉ quỹ ETF và ngược lại Điều 24. Giao dịch chứng chỉ quỹ ETF trên Sở giao dịch chứng khoán Điều 25. Giá bán, giá mua lại 1. Giá phát hành lần đầu 2. Giá bán một đơn vị quỹ được xác định bằng giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ tính tại ngày giao dịch chứng chỉ quỹ trừ đi giá dịch vụ mua lại (nếu có). 3. Giá mua lại một đơn vị quỹ được xác định bằng giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ tính tại ngày giao dịch chứng chỉ quỹ cộng với giá dịch vụ phát hành (nếu có). 4. Giá dịch vụ mua lại 5. Giá dịch vụ phát hành 6. Giá dịch vụ chuyển đổi Điều 26. Thừa kế chứng chỉ quỹ 1. Việc thừa kế chứng chỉ quỹ phải phù hợp với quy định của pháp luật về thừa kế. Quỹ chỉ chấp nhận người thừa kế hợp pháp và không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tranh chấp nào Liên quan đến việc thừa kế hoặc người thừa kế. 2. Công ty quản lý quỹ hoặc ngân hàng giám sát sẽ đăng ký người thừa kế hợp pháp trong sổ đăng ký nhà đầu tư sau khi người thừa kế đó đã cung cấp đầy đủ bằng chứng hợp pháp về việc thừa kế. Điều 27. Giải pháp cho vấn để thua lỗ của Quỹ Chương IV ĐẠI HỘI NHÀ ĐẦU TƯ Điều 28. Đại hội nhà đầu tư 1. Đại hội nhà đầu tư là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Quỹ và tất cả các nhà đầu tư có tên trong sổ đăng ký nhà đầu tư trước khi triệu tập cuộc họp đều có quyền tham dự. 2. Đại hội nhà đầu tư do công ty quản lý quỹ triệu tập và quyết định những nội dung sau: a) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ quỹ; b) Thay đổi cơ bản trong chính sách, mục tiêu đầu tư của quỹ; tăng mức giá dịch vụ trả cho công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát; thay thế công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát; c) Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất quỹ; giải thể quỹ; thay đổi vốn điều lệ của quỹ đóng; thay đổi thời hạn hoạt động của quỹ; d) Phương án phân phối lợi tức; đ) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch và thành viên Ban đại diện quỹ; quyết định mức thù lao và chi phí hoạt động của Ban đại diện quỹ; thông qua việc lựa chọn tổ chức kiểm toán được chấp thuận để kiểm toán báo cáo tài chính hằng năm của quỹ, doanh nghiệp thẩm định giá độc lập (nếu có); thông qua các báo cáo tài chính, báo cáo về tài sản và hoạt động hằng năm của quỹ; e) Xem xét và xử lý vi phạm của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và Ban đại diện quỹ gây tổn thất cho quỹ; g) Yêu cầu công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát xuất trình sổ sách hoặc giấy tờ giao dịch tại Đại hội nhà đầu tư; h) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật và tại Điều lệ này. 3. Chương trình và nội dung họp Đại hội nhà đầu tư được công ty quản lý quỹ xây dựng tương ứng với chương trình họp, nội dung họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định pháp luật về doanh nghiệp. Tối thiểu 07 ngày làm việc trước khi diễn ra cuộc họp Đại hội nhà đầu tư, công ty quản lý quỹ phải gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước toàn bộ chương trình, nội dung họp và các tài liệu có liên quan, đồng thời công bố thông tin về việc triệu tập họp Đại hội nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do và mục tiêu của cuộc họp. 4. Đại hội nhà đầu tư thường niên được tổ chức trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Theo đề nghị của Ban đại diện quỹ, cuộc họp Đại hội nhà đầu tư thường niên có thể gia hạn nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính và phải thông báo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Trường hợp Điều lệ quỹ có quy định, việc họp Đại hội nhà đầu tư thường niên được tổ chức dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản. Điều 29. Đại hội nhà đầu tư bất thường 1. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm triệu tập họp bất thường Đại hội nhà đầu tư trong các trường hợp sau: a) Công ty quản lý quỹ hoặc ngân hàng giám sát hoặc Ban đại diện quỹ khi xét thấy là cần thiết vì quyền lợi của quỹ; b) Theo yêu cầu của nhà đầu tư hoặc nhóm nhà đầu tư quy định tại điểm b khoản 2 Điều 17 Điều lệ này; c) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ này. 2. Việc tổ chức họp bất thường Đại hội nhà đầu tư được thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày công ty quản lý quỹ nhận được yêu cầu triệu tập họp bất thường Đại hội nhà đầu tư. 2. Trường hợp công ty quản lý quỹ không triệu tập họp Đại hội nhà đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều này, công ty quản lý quỹ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại phát sinh đối với quỹ (nếu có). Trường hợp công ty quản lý quỹ không triệu tập họp Đại hội nhà đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều này, trong thời hạn 30 ngày tiếp theo, Ban đại diện quỹ hoặc ngân hàng giám sát thay thế công ty quản lý quỹ triệu tập họp Đại hội nhà đầu tư theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ này. Điều 30. Điều kiện, thể thức tiến hành họp, thông qua quyết định Đại hội nhà đầu tư 1. Cuộc họp Đại hội nhà đầu tư được tiến hành khi có số nhà đầu tư tham dự đại diện cho trên 50% tổng số phiếu biểu quyết. Hình thức tham gia có thể là trực tiếp hoặc ủy quyền tham gia hoặc hoặc thực hiện bỏ phiếu từ xa (gửi thư, fax, thư điện tử, tham dự hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác) theo quy định tại Điều lệ này. 2. Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều này, cuộc họp lần thứ hai được triệu tập trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuộc họp lần thứ nhất dự định khai mạc. Trong trường hợp này, Đại hội nhà đầu tư được tiến hành không phụ thuộc vào số nhà đầu tư tham dự. 3. Đại hội nhà đầu tư thông qua Nghị quyết thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. 4. Nghị quyết Đại hội nhà đầu tư về các các nội dung quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 28 Điều lệ này phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hội nhà đầu tư. Trong trường hợp này, quyết định tại cuộc họp được thông qua khi số nhà đầu tư đại diện trên 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả nhà đầu tư dự họp tán thành hoặc một tỷ lệ khác cao hơn do Điều lệ quỹ quy định. 5. Quyết định của Đại hội nhà đầu tư được thông qua tại cuộc họp khi được số nhà đầu tư đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả nhà đầu tư dự họp tán thành hoặc một tỷ lệ khác cao hơn do Điều lệ quỹ quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này. 6. Công ty quản lý quỹ được lấy ý kiến nhà đầu tư bằng văn bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này. Nguyên tắc, nội dung, trình tự, thủ tục lấy ý kiến nhà đầu tư bằng văn bản phải được quy định rõ tại Điều lệ quỹ, phù hợp với quy định pháp luật về doanh nghiệp. Trong trường hợp này, công ty quản lý quỹ phải tuân thủ thời hạn gửi phiếu và tài liệu họp cho nhà đầu tư như trường hợp mời họp Đại hội nhà đầu tư. 7. Trường hợp lấy ý kiến Đại hội nhà đầu tư dưới hình thức bằng văn bản, quyết định của Đại hội nhà đầu tư được thông qua khi được số nhà đầu tư đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả nhà đầu tư có quyền biểu quyết tán thành hoặc một tỷ lệ khác cao hơn do Điều lệ quỹ quy định. 8. Công ty quản lý quỹ, Ban đại diện quỹ có trách nhiệm xem xét, bảo đảm các Nghị quyết của Đại hội nhà đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ này. Trong trường hợp quyết định của Đại hội nhà đầu tư không phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ này thì phải tổ chức họp Đại hội nhà đầu tư để lấy ý kiến lại hoặc lấy ý kiến nhà đầu tư bằng văn bản. Điều 31. Phản đối quyết định của Đại hội nhà đầu tư 1. Nhà đầu tư quỹ mở phản đối quyết định đã được thông qua bởi Đại hội nhà đầu tư về một số các nội dung quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 28 Điều lệ này có quyền yêu cầu công ty quản lý quỹ mua lại chứng chỉ quỹ của mình hoặc chuyển đổi sang quỹ khác cùng loại hình của công ty quản lý quỹ. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ liên lạc của nhà đầu tư, số lượng đơn vị quỹ, lý do yêu cầu mua lại hoặc đề nghị chuyển đổi sang quỹ khác do công ty quản lý. Yêu cầu phải được nhà đầu tư gửi tới trụ sở chính của công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Đại hội nhà đầu tư thông qua quyết định về các vấn đề nêu trên. 2. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày công bố kết quả họp Đại hội nhà đầu tư, công ty quản lý quỹ phải hoàn tất việc mua lại hoặc chuyển đổi chứng chỉ quỹ cho nhà đầu tư phản đối quyết định của Đại hội nhà đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trong trường hợp này, mức giá mua lại được xác định trên cơ sở giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ tại kỳ giao dịch chứng chỉ quỹ gần nhất kể từ khi Công ty quản lý quỹ nhận được yêu cầu của nhà đầu tư và nhà đầu tư không phải thanh toán giá dịch vụ mua lại, giá dịch vụ chuyển đổi. Chương V BAN ĐẠI DIỆN QUỸ Điều 32. Ban đại diện quỹ 1. Ban đại diện quỹ có .... thành viên, được bầu tại cuộc họp Đại hội nhà đầu tư hoặc được nhà đầu tư cho ý kiến bằng văn bản. Việc đề cử, ứng cử thành viên Ban đại diện quỹ phải tuân thủ quy định sau: a) Thông tin liên quan đến các ứng viên Ban đại diện quỹ phải được công bố trên trang thông tin điện tử của công ty quản lý quỹ chậm nhất 10 ngày trước ngày triệu tập họp Đại hội nhà đầu tư để bầu thành viên Ban đại diện quỹ. Thông tin tối thiểu phải bao gồm: họ tên, ngày tháng năm sinh; trình độ chuyên môn; trình độ quản lý; kinh nghiệm trong hoạt động quản lý tài sản, hoặc phân tích đầu tư hoặc các kinh nghiệm trong hoạt động chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm; quá trình công tác và kết quả đạt được; các công ty, quỹ mà ứng viên đang nắm giữ chức vụ thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban đại diện quỹ; các lợi ích có liên quan tới công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát (nếu có); các thông tin khác nếu có liên quan; b) Trường hợp số lượng các ứng viên Ban đại diện quỹ thông qua đề cử và ứng cử vẫn không đủ số lượng cần thiết, Ban đại diện quỹ đương nhiệm có thể đề cử thêm ứng viên hoặc tổ chức đề cử theo cơ chế quy định tại Điều lệ quỹ. Cơ chế đề cử hay cách thức Ban đại diện quỹ đương nhiệm đề cử ứng viên Ban đại diện quỹ được công bố rõ ràng và được Đại hội nhà đầu tư thông qua trước khi tiến hành đề cử; c) Trình tự, thủ tục đề cử, ứng cử thành viên Ban đại diện quỹ (thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và chứng khoán áp dụng đối với thành viên Hội đồng quản trị và Hội đồng quản trị) 2. Tối thiểu 2/3 số thành viên của Ban đại diện quỹ là các thành viên độc lập theo nguyên tắc sau: a) Không phải là người có liên quan của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát, hoặc đại diện theo ủy quyền của các tổ chức này; b) Đáp ứng các quy định khác tại Điều lệ quỹ (nếu có). 3. Trong Ban đại diện quỹ phải có (áp dụng với quỹ đại chúng): a) Tối thiểu 01 thành viên độc lập có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. b) Tối thiểu 01 thành viên độc lập có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong hoạt động phân tích đầu tư chứng khoán hoặc quản lý tài sản; c) Tối thiểu 01 thành viên có trình độ chuyên môn về pháp luật; Trường hợp là quỹ đầu tư bất động sản dưới hình thức quỹ đóng thì không phải tuân thủ quy định tại điểm a khoản này mà phải có tối thiểu 01 thành viên độc lập có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, thẩm định giá bất động sản. Điều 33. Nhiệm kỳ, tiêu chuẩn lựa chọn thành viên Ban đại diện quỹ 1. Nhiệm kỳ của thành viên Ban đại diện quỹ không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế 2. Tiêu chuẩn lựa chọn thành viên Ban đại diện quỹ (thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và chứng khoán áp dụng đối với thành viên Hội đồng quản trị và Hội đồng quản trị) 3. Những người sau đây không được là thành viên Ban đại diện quỹ: a) Các trường hợp thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và chứng khoán áp dụng đối với thành viên Hội đồng quản trị và Hội đồng quản trị b) Là thành viên của trên 05 Ban đại diện quỹ đại chúng, Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán đại chúng; c) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ quỹ. Điều 34. Quyền và nghĩa vụ của Ban đại diện quỹ 1. Đại diện cho quyền lợi của nhà đầu tư; thực hiện các hoạt động phù hợp với quy định pháp luật để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. 2. Phê duyệt sổ tay định giá giá trị tài sản ròng của quỹ, danh sách các tổ chức cung cấp báo giá; danh sách các tổ chức tín dụng theo quy định tại... Điều lệ này; chấp thuận các giao dịch theo quy định tại... Điều lệ này. 3. Quyết định mức lợi tức phân phối theo phương án phân chia lợi nhuận quy định tại Điều lệ quỹ hoặc đã được Đại hội nhà đầu tư thông qua; thời điểm thực hiện, cách thức, hình thức phân phối lợi nhuận. 4. Quyết định các vấn đề chưa có sự thống nhất giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát trên cơ sở quy định của pháp luật. 5. Trường hợp Điều lệ quỹ đã có quy định và Đại hội nhà đầu tư gần nhất đã ủy quyền, Ban đại diện quỹ được quyết định các vấn đề quy định tại... Điều lệ này. 6. Yêu cầu công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát kịp thời cung cấp đầy đủ các tài liệu, thông tin về hoạt động quản lý quỹ và hoạt động giám sát. 7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định tại Điều lệ quỹ. Điều 35. Quyền và nghĩa vụ của thành viên Ban đại diện quỹ 1. Quyền, nghĩa vụ của thành viên Ban đại diện quỹ thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và chứng khoán áp dụng đối với thành viên Hội đồng quản trị của công ty niêm yết và tại Điều lệ quỹ. 2. Thực hiện các nhiệm vụ của mình một cách trung thực, cẩn trọng vì quyền lợi tốt nhất của quỹ; không được ủy quyền cho người khác thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với quỹ. 3. Tham dự đầy đủ các cuộc họp Ban đại diện quỹ và có ý kiến rõ ràng về các vấn đề được đưa ra thảo luận. Điều 36. Chủ tịch Ban đại diện quỹ 1. Đại hội nhà đầu tư bầu chủ tịch Ban đại diện quỹ trong số thành viên Ban đại diện quỹ, chủ tịch Ban đại diện quỹ phải là thành viên độc lập. 2. Chủ tịch Ban đại diện quỹ có các quyền và nhiệm vụ sau đây: a) Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban đại diện quỹ; b) Chuẩn bị chương trình, nội dung, các tài liệu phục vụ cuộc họp triệu tập và chủ tọa cuộc họp Ban đại diện quỹ; c) Theo dõi quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Ban đại diện quỹ; d) Các quyền và nhiệm vụ khác quy định tại Điều lệ quỹ. Điều 37. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm và bổ sung thành viên Ban đại diện quỹ (thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và chứng khoán áp dụng đối với thành viên Hội đồng quản trị và Hội đồng quản trị) Điều 38. Thủ tục điều hành của Ban đại diện quỹ 1. Trường hợp Chủ tịch Ban đại diện quỹ vắng mặt hoặc mất khả năng thực hiện nhiệm vụ được giao thì thành viên Ban đại diện quỹ được chủ tịch Ban đại diện quỹ ủy quyền sẽ thực hiện các quyền và nhiệm vụ của chủ tịch Ban đại diện quỹ. 2. Trường hợp không có người được ủy quyền, các thành viên Ban đại diện quỹ còn lại chọn một trong số các thành viên độc lập tạm thời giữ chức chủ tịch Ban đại diện quỹ theo nguyên tắc nhất trí. Việc bầu lại chủ tịch Ban đại diện quỹ sẽ được thực hiện tại Đại hội nhà đầu tư gần nhất. Điều 39. Cuộc họp Ban đại diện quỹ 1. Ban đại diện quỹ tổ chức họp tối thiểu... tháng... lần hoặc theo yêu cầu của công ty quản lý quỹ. 2. Trình tự tổ chức cuộc họp, chương trình họp và các tài liệu liên quan được thông báo trước cho các thành viên trước ... ngày. 3. Cuộc họp Ban đại diện quỹ được tổ chức khi có tối thiểu 2/3 số thành viên dự họp, trong đó số thành viên độc lập phải chiếm đa số (trên 50% số thành viên dự họp trở lên). Thành viên không trực tiếp dự họp có quyền biểu quyết thông qua bỏ phiếu bằng văn bản hoặc theo hình thức khác theo quy định tại Điều lệ quỹ. Quyết định của Ban đại diện quỹ được thông qua nếu được đa số thành viên và đa số thành viên độc lập thông qua. 4. Quyết định của Ban đại diện quỹ được thông qua bằng biểu quyết tại các cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc theo hình thức khác quy định tại Điều lệ quỹ. Mỗi thành viên Ban đại diện quỹ có một phiếu biểu quyết. Điều 40. Biên bản họp Ban đại diện quỹ Biên bản họp Ban đại diện quỹ phải được lập chi tiết và rõ ràng. Thư ký và chủ tọa phiên họp phải ký tên vào các biên bản cuộc họp. Trường hợp chủ tọa, thư ký từ chối ký biên bản họp nhưng nếu được tất cả thành viên khác của Ban đại diện quỹ tham dự họp ký và có đầy đủ nội dung thì biên bản này có hiệu lực. Biên bản họp Ban đại diện quỹ phải được lưu giữ tại công ty quản lý quỹ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và Điều lệ quỹ. Chương VI CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ Điều 41. Tiêu chuẩn lựa chọn Công ty quản lý quỹ Điều 42. Quyền và nghĩa vụ của Công ty quản lý quỹ 1. Nghĩa vụ của công ty quản lý quỹ 2. Quyền của công ty quản lý quỹ Điều 43. Chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với Quỹ của Công ty quản lý quỹ 1. Công ty quản lý quỹ chấm dứt quyền và nghĩa vụ của mình đối với quỹ trong các trường hợp theo quy định tại Điều lệ này và phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. 2. Trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, quyền và nghĩa vụ đối với quỹ của Công ty quản lý quỹ được chuyển giao cho một Công ty quản lý quỹ khác phải theo quy định của pháp luật hiện hành. Điều 44. Hạn chế hoạt động của Công ty quản lý quỹ Chương VII NGÂN HÀNG GIÁM SÁT Điều 45. Tiêu chuẩn lựa chọn ngân hàng giám sát 1. Ngân hàng giám sát do Công ty quản lý quỹ lựa chọn phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 116 Luật Chứng khoán. 2. Ngân hàng giám sát phải hoàn toàn độc lập và tách biệt với công ty quản lý quỹ mà ngân hàng cung cấp dịch vụ giám sát. Điều 46. Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng giám sát 1. Nghĩa vụ của ngân hàng giám sát a) Luôn luôn hành động vì lợi ích tốt nhất của các nhà đầu tư quỹ; b) Chịu trách nhiệm đối với những tổn thất gây ra cho Quỹ do những sai sót của ngân hàng; c) Đảm bảo thực hiện giám sát hoạt động của công ty quản lý quỹ trong việc quản lý tài sản quỹ theo quy định tại Luật Chứng khoán, các quy định có liên quan và Điều lệ quỹ ; d) Cung cấp các dịch vụ giám sát, lưu ký tài sản của Quỹ theo đúng quy định của pháp luật liên quan, Hợp đồng giám sát và Điều lệ quỹ; e) Tách bạch tài sản của Quỹ với tài sản của công ty quản lý quỹ, tài sản của các quỹ khác, tài sản của những khách hàng khác của ngân hàng giám sát và tài sản của chính ngân hàng giám sát; f) Đảm bảo và hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với tài sản của Quỹ khi ủy thác cho tổ chức lưu ký phụ; g) Giám sát hoặc tính toán giá trị tài sản ròng của Quỹ [tần suất] phù hợp với các quy định pháp luật và Điều lệ Quỹ, đảm bảo việc tính toán giá trị tài sản ròng của Quỹ là chính xác; h) Xử lý các giao dịch về chứng khoán phù hợp với chỉ thị hợp pháp của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát có thể từ chối những chỉ thị đó nếu ngân hàng giám sát có cơ sở để tin rằng những chỉ thị này là không hợp pháp hoặc không phù hợp với Điều lệ quỹ. Việc từ chối phải được gửi bằng văn bản đến công ty quản lý quỹ và nêu rõ lý do, bản sao gửi đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; i) Thực hiện đối chiếu thường xuyên tài sản của Quỹ với công ty quản lý quỹ; k) Thanh toán những khoản chi phí hợp lý, hợp lệ của Quỹ theo chỉ thị hợp pháp của công ty quản lý quỹ, đảm bảo những khoản chi phí đó phù hợp với các quy định pháp luật và các điều khoản của Điều lệ quỹ; l) Thanh toán tiền cho nhà đầu tư của Quỹ khi công ty quản lý quỹ thực hiện việc mua lại chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư, hoặc khi quỹ phân phối thu nhập hoặc khi Quỹ thanh lý, giải thể thanh toán cho nhà đầu tư và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ Quỹ theo đúng chỉ thị hợp pháp của công ty quản lý quỹ, đảm bảo rằng những khoản thanh toán được thực hiện phù hợp với các điều khoản của Điều lệ; m) Giữ sổ theo dõi riêng về những thay đổi trong tổng số chứng chỉ phát hành, số chứng chỉ quỹ sở hữu bởi từng nhà đầu tư, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, địa chỉ và cập nhật tất cả những thay đổi nếu có. 2. Quyền của ngân hàng giám sát Điều 47. Hoạt động giám sát của ngân hàng giám sát 1. Phạm vi giám sát chỉ hạn chế trong các hoạt động của Công ty quản lý quỹ có liên quan tới Quỹ mà ngân hàng thực hiện chức năng giám sát. Trong hoạt động giám sát, ngân hàng giám sát phải: a) Phối hợp với công ty quản lý quỹ định kỳ rà soát quy trình nội bộ về nguyên tắc, phương pháp xác định giá trị tài sản ròng của quỹ; giám sát việc xác định giá tài sản ròng; kiểm tra, bảo đảm giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ, giá trị tài sản ròng trên một lô chứng chỉ quỹ là tính đúng, chính xác và phù hợp quy định của pháp luật, quy định tại Điều lệ quỹ; b) Giám sát hoạt động đầu tư và các giao dịch tài sản của quỹ, kiểm tra lại bảo đảm loại tài sản đầu tư, cơ cấu danh mục đầu tư là phù hợp với các quy định về hạn chế đầu tư, hạn chế vay theo quy định của pháp luật và tại Điều lệ quỹ; giám sát các giao dịch tài sản giữa quỹ với công ty quản lý quỹ và người có liên quan, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật và tại Điều lệ quỹ; Trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật, ngân hàng giám sát phải báo cáo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và thông báo cho công ty quản lý quỹ trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi phát hiện sự việc đồng thời yêu cầu công ty quản lý quỹ thực hiện biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời các hậu quả phát sinh trong thời hạn theo quy định; c) Giám sát việc tổ chức thực hiện, kiểm tra kết quả hợp nhất, sáp nhập, giải thể, thanh lý tài sản quỹ; d) Giám sát, bảo đảm tính hợp pháp và chỉ thanh toán từ tài sản của quỹ, các khoản chi phù hợp với quy định của pháp luật và các quy định tại Điều lệ quỹ; đ) Giám sát các hoạt động khác của công ty quản lý quỹ trong việc quản lý tài sản của quỹ theo đúng quy định tại Điều 116 Luật Chứng khoán, các quy định có liên quan tại các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán và tại Điều lệ quỹ; e) Xác nhận các báo cáo về giá trị tài sản ròng, hoạt động đầu tư, danh mục đầu tư của quỹ do công ty quản lý quỹ lập. 2. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm lập và lưu trữ trong thời gian 10 năm các hồ sơ, chứng từ dưới dạng văn bản và tệp dữ liệu điện tử nhằm xác nhận việc tuân thủ trong hoạt động của ngân hàng giám sát đối với Công ty quản lý quỹ theo các quy định của pháp luật. Các tài liệu này phải được cung cấp theo yêu cầu bằng văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. 3. Khi có yêu cầu bằng văn bản của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác những thông tin cần thiết cho Công ty quản lý quỹ, tổ chức kiểm toán được chấp thuận để các tổ chức này thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ đối với quỹ theo quy định của pháp luật, Điều lệ quỹ. 4. Ngân hàng giám sát có quyền yêu cầu công ty quản lý quỹ kịp thời cung cấp các tài liệu, thông tin cần thiết, có liên quan; thông tin về tổ chức phát hành mà quỹ, công ty đầu tư chứng khoán đầu tư để ngân hàng giám sát có thể thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với quỹ, công ty đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm bảo mật theo quy định của pháp luật đối với mọi tài liệu, thông tin nhận được từ công ty quản lý quỹ. 5. Trường hợp Công ty quản lý quỹ phải bồi thường thiệt hại cho quỹ, nhà đầu tư, Ngân hàng giám sát phải phối hợp với Công ty quản lý quỹ thực hiện thủ tục thanh toán một cách kịp thời và đầy đủ cho quỹ, nhà đầu tư theo chỉ thị hợp pháp của Công ty quản lý quỹ. Ngân hàng giám sát liên đới cùng với công ty quản lý quỹ có trách nhiệm đền bù thiệt hại cho quỹ, công ty đầu tư chứng khoán trong trường hợp các thiệt hại phát sinh do ngân hàng giám sát không thực hiện đầy đủ và kịp thời trách nhiệm giám sát hoạt động đầu tư của quỹ, xác định giá trị tài sản ròng của quỹ và các hoạt động giám sát khác đối với quỹ theo các quy định của pháp luật. Mức độ bồi thường thiệt hại thực hiện theo các điều khoản của hợp đồng ký kết hoặc thỏa thuận giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát Điều 48. Chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với Quỹ của ngân hàng giám sát 1. Ngân hàng giám sát chấm dứt quyền và nghĩa vụ của mình đối với quỹ trong các trường hợp theo quy định tại Điều lệ này và phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. 2. Trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, quyền và nghĩa vụ đối với quỹ của ngân hàng giám sát được chuyển giao cho ngân hàng giám sát, ngân hàng lưu ký khác theo quy định pháp luật Chương VIII CÁC TỔ CHỨC CUNG CẤP DỊCH VỤ LIÊN QUAN Điều 49. Các hoạt động được ủy quyền (các dịch vụ được thuê ngoài) Điều 50. Tiêu chí lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan 1. Tiêu chí về đủ năng lực, hệ thống, nhân sự, kinh nghiệm, tính chuyên nghiệp. 2. Tiêu chí về cơ cấu tổ chức của bộ phận cung cấp dịch vụ liên quan của bên nhận ủy quyền, hệ thống quy trình nghiệp vụ, hệ thống báo cáo và phê duyệt báo cáo. Điều 51. Trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan 1. Nguyên tắc của hoạt động ủy quyền 2. Phạm vi hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của các bên nhận ủy quyền 3. Yêu cầu về chứng từ, sổ sách, cơ sở dữ liệu 4. Bên nhận ủy quyền phải thực hiện các hoạt động nhận ủy quyền một cách hiệu quả, cẩn trọng, có trách nhiệm bảo mật mọi thông tin liên quan tới nhà đầu tư và đối tác của công ty quản lý quỹ. 5. Bên nhận ủy quyền có trách nhiệm cung cấp cho công ty quản lý quỹ các báo cáo kiểm toán độc lập đối với các nội dung có liên quan tới hoạt động ủy quyền, phục vụ cho hoạt động kiểm tra, giám sát của công ty quản lý quỹ. Điều 52. Trách nhiệm của công ty quản lý quỹ đối với hoạt động đã ủy quyền 1. Việc ủy quyền không làm giảm trách nhiệm hoặc thay đổi trách nhiệm của công ty quản lý quỹ đối với quỹ. 2. Trước khi ký kết hợp đồng sử dụng dịch vụ của bên nhận ủy quyền, công ty quản lý quỹ phải thẩm định và lập biên bản đánh giá năng lực và cơ sở vật chất, bảo đảm bên nhận ủy quyền có đủ trang thiết bị cơ sở vật chất, giải pháp kỹ thuật, quy trình nghiệp vụ, nhân sự có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn phù hợp để thực hiện các hoạt động được ủy quyền. 3. Thường xuyên kiểm tra, giám sát bảo đảm hoạt động đã ủy quyền được thực hiện thận trọng, an toàn, phù hợp với quy định của pháp luật, quy định tại Điều lệ này, bảo đảm chất lượng dịch vụ cung cấp phù hợp với tiêu chí và yêu cầu của quỹ. Công ty quản lý quỹ được sử dụng tư vấn độc lập, dịch vụ cung cấp bởi các tổ chức chuyên nghiệp, hoạt động hợp pháp khác để thực hiện trách nhiệm quy định này. 4. Duy trì nhân sự có kinh nghiệm, chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết để có đủ khả năng giám sát, nhận diện và quản lý hiệu quả các rủi ro phát sinh từ hoạt động đã ủy quyền; 5. Xây dựng có quy trình, hệ thống bảo đảm tại mọi thời điểm công ty quản lý quỹ, tổ chức kiểm toán độc lập, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có thể tiếp cận các thông tin cần thiết để kiểm tra, giám sát các hoạt động ủy quyền, đánh giá và quản lý các rủi ro phát sinh từ hoạt động ủy quyền; 6. Công ty quản lý quỹ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm phát sinh từ việc ủy quyền. Công ty quản lý quỹ phải bảo đảm tính liên tục đối với các hoạt động đã ủy quyền, không gián đoạn và gây ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư của nhà đầu tư; 7. Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin liên quan cho bên nhận ủy quyền có thể thực thi đầy đủ, kịp thời mọi quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm trong hoạt động ủy quyền; 8. Lưu trữ đầy đủ, kịp thời, chính xác các chỉ thị, yêu cầu, văn bản gửi cho bên nhận ủy quyền để thực hiện các hoạt động ủy quyền. Điều 53. Chấm dứt hoạt động ủy quyền Chương IX DOANH NGHIỆP THẨM ĐỊNH GIÁ ĐỘC LẬP (áp dụng với quỹ đầu tư chứng khoán bất động sản) Điều 54. Tiêu chuẩn lựa chọn doanh nghiệp thẩm định giá độc lập Điều 55. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá độc lập Điều 56. Hoạt động định giá của doanh nghiệp thẩm định giá độc lập Chương X ĐẠI LÝ PHÂN PHỐI, ĐẠI LÝ KÝ DOANH Chương XI KIỂM TOÁN, KẾ TOÁN VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO Điều 57. Tiêu chuẩn lựa chọn và thay đổi Công ty Kiểm toán Điều 58. Năm tài chính Năm tài chính là 12 tháng tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch hằng năm. Năm tài chính đầu tiên của Quỹ sẽ được tính từ ngày Quỹ được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ cho đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó. Điều 59. Chế độ kế toán Quỹ sẽ áp dụng chế độ kế toán Việt Nam và tuân thủ các quy định khác liên quan tới công tác kế toán cho Quỹ do các cơ quan có thẩm quyền quy định. Điều 60. Báo cáo tài chính Điều 61. Báo cáo khác Chương XII GIÁ TRỊ TÀI SẢN RÒNG CỦA QUỸ Điều 62. Xác định giá trị tài sản ròng của quỹ 1. Công ty quản lý quỹ phải xây dựng sổ tay định giá để áp dụng một cách thống nhất trong hoạt động quản lý tài sản của quỹ. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm xác định giá trị tài sản ròng của quỹ, giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ, giá trị tài sản ròng trên một lô chứng chỉ quỹ ETF tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ quỹ. 2. Công ty quản lý quỹ được ủy quyền cho ngân hàng giám sát xác định giá trị tài sản ròng, giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ của quỹ, giá trị tài sản ròng trên một lô chứng chỉ quỹ ETF. Trong trường hợp này, công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát phải có cơ chế và quy trình đối chiếu, soát xét, kiểm tra, giám sát bảo đảm hoạt động xác định giá trị tài sản ròng được tính chính xác và phù hợp sổ tay định giá, Điều lệ này và các quy định của pháp luật 3. Giá trị tài sản ròng của quỹ phải được xác định định kỳ ... và phải được công bố công khai theo quy định của pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Điều 63. Nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn, thay đổi tổ chức cung cấp báo giá Điều 64. Nguyên tắc, quy trình và phương pháp xác định giá trị tài sản ròng của quỹ Điều 65. Đền bù thiệt hại cho nhà đầu tư, quỹ (áp dụng đối với quỹ mở) 1. Công ty quản lý quỹ phải đền bù thiệt hại cho quỹ, nhà đầu tư giao dịch chứng chỉ quỹ khi định giá sai giá trị tài sản ròng của quỹ, với các mức sai lệnh như sau: a) Đạt từ 0,75% giá trị tài sản ròng trở lên trong trường hợp quỹ trái phiếu; b) Đạt từ 1,00% giá trị tài sản ròng trở lên trong các trường hợp khác. 2. Trong trường hợp quỹ bị định giá thấp, mốc đền bù cho quỹ và cho nhà đầu tư được xác định như sau: a) Đối với nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ trước thời gian quỹ bị định giá sai và bán chứng chỉ trong thời gian quỹ bị định giá sai: mức đền bù được xác định dựa trên mức độ sai sót và số lượng đơn vị quỹ nhà đầu tư đã bán; b) Đối với quỹ: mức đền bù được xác định dựa trên mức độ sai sót và số lượng đơn vị quỹ mà quỹ đã phát hành trong thời gian bị định giá sai và hiện còn đang lưu hành; 3. Trong trường hợp quỹ bị định giá cao, mức đền bù cho quỹ và cho nhà đầu tư được xác định như sau: a) Đối với nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ trong thời gian quỹ bị định giá sai và tiếp tục sở hữu sau thời gian quỹ bị định giá sai: múc đền bù được xác định dựa trên mức độ sai sót và số lượng đơn vị quỹ nhà đầu tư đã mua và còn tiếp tục nắm giữ sau thời gian bị định giá sai; b) Đối với quỹ: mức đền bù được xác định dựa trên mức độ sai sót và số lượng đơn vị quỹ mà quỹ đã phát hành ra trước thời gian quỹ bị định giá sai và quỹ đã mua lại trong thời gian đó. Chương XIII PHÁT HÀNH THÊM CHỨNG CHỈ QUỸ, TĂNG/GIẢM VỐN ĐIỀU LỆ (áp dụng cho quỹ đóng, quỹ thành viên) Điều 66. Phát hành thêm chứng chỉ quỹ, tăng/giảm vốn điều lệ 1. Quỹ có thể tăng vốn bằng cách gọi thêm vốn từ nhà đầu tư hiện hữu thông qua phát hành quyền mua chứng chỉ quỹ. Quyền mua chứng chỉ quỹ được phép chuyển nhượng. Trường hợp nhà đầu tư hiện hữu không thực hiện quyền mua chứng chỉ quỹ, công ty quản lý quỹ được chào bán phần chứng chỉ quỹ còn dư cho các nhà đầu tư khác. 2. Việc chào bán để tăng vốn của quỹ đóng phải tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan. 3. Các phương án phát hành thêm chứng chỉ quỹ (nếu có) 4. Giảm vốn điều lệ (áp dụng cho quỹ thành viên) Chương XIV GIÁ DỊCH VỤ PHÁT HÀNH, THU NHẬP VÀ CÁC CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG Điều 67. Giá dịch vụ quản lý quỹ, giá dịch vụ lưu ký, giám sát Điều 68. Thu nhập của quỹ Điều 69. Chi phí hoạt động của quỹ Điều 70. Chi phí khác (bao gồm lương, thưởng và các chế độ đãi ngộ khác cho các thành viên Ban đại diện quỹ, giá dịch vụ kiểm toán, giá dịch vụ định giá và các chi phí khác) Điều 71. Thưởng hoạt động và chỉ số tham chiếu (không áp dụng đối với quỹ mở) Điều 72. Phân chia lợi tức của quỹ Chương XV TÁI CƠ CẤU, GIẢI THỂ QUỸ Điều 73. Hợp nhất, sáp nhập quỹ (áp dụng đối với quỹ mở, quỹ đóng) 1. Việc hợp nhất, sáp nhập quỹ chỉ được tiến hành trong các trường hợp pháp luật quy định và được Đại hội nhà đầu tư chấp thuận. 2. Việc hợp nhất, sáp nhập quỹ phải được Ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Điều 74. Chia, tách quỹ mở 1. Quy định về việc chia, tách quỹ 2. Việc chia, tách quỹ phải được Ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Điều 75. Giải thể quỹ 1. Quy định về việc giải thể quỹ 2. Việc giải thể quỹ phải được Ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Chương XVI GIẢI QUYẾT CÁC XUNG ĐỘT VỀ LỢI ÍCH Điều 76. Kiểm soát xung đột lợi ích giũa Quỹ và các Quỹ khác, các khách hàng ủy thác đầu tư của Công ty quản Iý quỹ và giữa Quỹ và Công ty quản lý quỹ 1. Công ty quản lý quỹ phải: - Tách biệt chiến lược đầu tư, mục tiêu đầu tư của mỗi Quỹ do Công ty quản lý quỹ quản lý; - Tách biệt tài sản của Công ty quản lý quỹ với tài sản của các Quỹ do Công ty quản lý quỹ quản lý, tài sản của nhà đầu tư ủy thác; tách biệt tài sản của các Quỹ do Công ty quản lý quỹ quản lý. 2. Tất cả các giao dịch chứng khoán của thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty quản lý quỹ, thành viên Ban điều hành, thành viên Ban kiểm soát, Kiểm soát viên, người hành nghề quản lý quỹ và nhân viên của Công ty quản lý quỹ phải được báo cáo và kiểm soát phù hợp với quy định của Điều lệ Quỹ và pháp luật hiện hành. 3. Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro, giám sát việc xung đột lợi ích trong Công ty quản lý quỹ. Chương XVII CÔNG BỐ THÔNG TIN VÀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU LỆ Điều 77. Công bố thông tin, cung cấp thông tin cho nhà đầu tư Điều 77. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ 1. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ này phải được Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán quyết định. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. 2. Trong trường hợp có những quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán chưa được đề cập trong bản Điều lệ này hoặc trong trường hợp có những quy định mới của pháp luật khác với những điều khoản trong Điều lệ này thì những quy định của pháp luật đó đương nhiên được áp dụng và điều chỉnh hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán. Điều 78. Đăng ký Điều lệ, điều khoản thi hành 1. Bản Điều lệ này gồm... Chương,... Điều được Đại hội nhà đầu tư thông qua ngày…… tháng…… năm…… và cùng chấp thuận hiệu lực toàn văn của Điều lệ này. 2. Điều lệ được lập thành ... bản có giá trị pháp lý như nhau, trong đó… Đính kèm cùng Điều lệ các Phụ lục sau: Phụ lục 1.1: Cam kết của công ty quản lý quỹ Phụ lục 1.2: Cam kết của ngân hàng giám sát Phụ lục 1.3: Cam kết chung của công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát Phụ lục 1.1 CAM KẾT CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ Công ty quản lý quỹ: Số Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán: ... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày... Số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:... do ... cấp ngày ... Công ty quản lý quỹ cam kết thực hiện các điều sau đây đối với Quỹ ...: 1. Tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật và của Điều lệ quỹ trong hoạt động quản lý quỹ. 2. Thực hiện nhiệm vụ quản lý quỹ một cách hiệu quả, trung thực, tận tụy và phù hợp với mục tiêu đầu tư của Quỹ, ưu tiên quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà đầu tư. 3. Đảm bảo Quỹ đại chúng luôn có một ngân hàng giám sát vào mọi thời điểm. 4. Trả cho ngân hàng giám sát các khoản giá dịch vụ và cho các tổ chức cung ứng dịch vụ khác theo quy định tại Điều lệ quỹ. 5. Định kỳ cung cấp cho ngân hàng giám sát các thông tin sau: a. Các báo cáo tình hình hoạt động và báo cáo tài chính của quỹ, sổ đăng ký nhà đầu tư và số lượng chứng chỉ quỹ mà nhà đầu tư nắm giữ; b. Các báo cáo liên quan đến Quỹ hoặc liên quan đến tài sản, danh mục đầu tư của Quỹ; c. Bản đánh giá giá trị tài sản ròng của Quỹ, giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ, giá trị tài sản ròng trên một lô chứng chỉ quỹ; d. Các thông tin có liên quan tới hoạt động quản lý quỹ và nghĩa vụ khác. 6. Cung cấp miễn phí hoặc được thu một mức giá dịch vụ hợp lý khi cung cấp bản sao Điều lệ quỹ (và các phụ lục kèm theo), Bản cáo bạch (và các phụ lục kèm theo) cho các nhà đầu tư theo yêu cầu. 7. Không được đầu tư vào các chứng khoán, hoặc các tài sản mà chính công ty quản lý quỹ hoặc những người có liên quan đến công ty quản lý quỹ có lợi ích trong đó hoặc có liên quan đến các lợi ích đó, ngoại trừ các trường hợp pháp luật cho phép. 8. Không sử dụng vị thế của công ty quản lý quỹ trong hoạt động quản lý quỹ để thu lợi trực tiếp hoặc gián tiếp cho chính công ty hoặc những người có liên quan hoặc làm tổn hại đến lợi ích của các nhà đầu tư. 9. Thực hiện việc định giá và công tác kế toán cho Quỹ một cách trung thực, chính xác và kịp thời. 10. Cung cấp miễn phí hoặc được thu một mức giá dịch vụ hợp lý khi cung cấp bản sao báo cáo hằng năm và các báo cáo khác của Quỹ cho các nhà đầu tư theo yêu cầu. 11. Cung cấp miễn phí hoặc được thu một mức giá dịch vụ Hợp lý khi cung cấp bản sao báo cáo hằng năm của ngân hàng giám sát đánh giá về hoạt động quản lý quỹ của công ty quản lý quỹ cho các nhà đầu tư theo yêu cầu. 12. Đảm bảo rằng mọi thông tin đã được công ty quản lý quỹ hoặc người đại diện công ty quản lý quỹ công bố là đầy đủ, trung thực, chính xác, không bỏ sót những sự kiện có ảnh hưởng đến quyền lợi nhà đầu tư, những sự kiện ảnh hưởng đến nội dung của thông tin được công bố, không bỏ sót những thông tin phải công bố theo yêu cầu của pháp luật và không gây hiểu nhầm cho nhà đầu tư. 13. Cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết để tổ chức kiểm toán độc lập của quỹ có thể thực hiện nhiệm vụ kiểm toán hiệu quả và kịp thời. 14. Báo cáo kịp thời cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong trường hợp đối chiếu tài sản có/nợ của quỹ giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát không thống nhất. 15. Thực hiện nghĩa vụ triệu tập họp Đại hội nhà đầu tư quỹ theo quy định của pháp luật. TỔNG GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC) CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) Phụ lục 1.2 CAM KẾT CỦA NGÂN HÀNG GIÁM SÁT Ngân hàng giám sát: Số Giấy phép thành lập và hoạt động:... do ... cấp ngày ... Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán:... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày... Ngân hàng giám sát cam kết: 1. Tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật và của Điều lệ quỹ trong hoạt động giám sát. 2. Đảm bảo cho Quỹ luôn luôn có một công ty quản lý quỹ tại mọi thời điểm. 3. Thực hiện một cách tận tụy, trung thực và thận trọng các chức năng ngân hàng giám sát đối với Quỹ. 4. Thực hiện lưu ký, thanh toán, bảo quản và giám sát tất cả các tài sản, chứng khoán của Quỹ thay cho các nhà đầu tư; thực hiện việc đối chiếu tài sản có/nợ của quỹ với công ty quản lý quỹ theo định kỳ ít nhất một tháng một lần và báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nếu như tình trạng tài sản có/nợ là không thống nhất giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát. 5. Tách biệt tài sản của quỹ khỏi tài sản của ngân hàng giám sát, tài sản của công ty quản lý quỹ và tài sản của các quỹ khác, tài sản của các khách hàng khác của ngân hàng giám sát 6. Giám sát danh mục đầu tư của Quỹ, việc định giá tài sản quỹ, việc xác định giá trị tài sản ròng của quỹ, xác định giá trị tài sản ròng trên một đơn vị chứng chỉ quỹ, xác định giá trị tài sản ròng trên một lô chứng chỉ quỹ theo các quy định của pháp luật hiện hành và theo quy định tại Điều lệ quỹ. 7. Đảm bảo nghĩa vụ giám sát để công ty quản lý quỹ không lợi dụng vị thế quản lý quỹ của mình thực hiện các hoạt động thu lợi trực tiếp hoặc gián tiếp cho công ty quản lý quỹ hoặc những người có liên quan làm tổn hại đến lợi ích của các nhà đầu tư. 8. Đảm bảo Quỹ được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập hàng năm. ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA NGÂN HÀNG GIÁM SÁT (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) Phụ lục 1.3 CAM KẾT CHUNG CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ VÀ NGÂN HÀNG GIÁM SÁT Công ty quản lý quỹ: Số Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán:... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày... Số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: ... do... cấp ngày ... Ngân hàng giám sát: Số Giấy phép thành lập và hoạt động: ... do ... cấp ngày... Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán:... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày ... 1. Cùng cam kết thực hiện nghĩa vụ bảo vệ lợi ích cho các nhà đầu tư. 2. Cùng cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật và Điều Lệ quỹ trong suốt thời gian hoạt động của Quỹ. 3. Cùng cam kết thực hiện quyền bỏ phiếu phát sinh liên quan đến việc sở hữu các cổ phiếu/vốn góp mà Quỹ đã đầu tư theo tinh thần và vì lợi ích của người đầu tư tại Đại hội đồng cổ đông của các tổ chức phát hành hoặc tại Hội đồng thành viên của doanh nghiệp Quỹ góp vốn. 4. Cùng cam kết không nhận bất kỳ một bất kỳ khoản thù lao, lợi nhuận hay lợi ích nào từ việc thực hiện các giao dịch tài sản Quỹ hoặc giao dịch các tài sản khác không được quy định rõ trong Điều lệ Quỹ hoặc Bản cáo bạch. TỔNG GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC) CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA NGÂN HÀNG GIÁM SÁT (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) PHỤ LỤC II ĐIỀU LỆ CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN (Ban hành kèm theo Thông tư số 98/2020/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) ĐIỀU LỆ CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN 1. CĂN CỨ PHÁP LÝ Luật Chứng khoán Nghị định Thông tư 2. CÁC ĐỊNH NGHĨA “Công ty đầu tư chứng khoán…” Là công ty đầu tư chứng khoán thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng. “Công ty quản lý quỹ...” (Sau đây gọi tắt là công ty quản lý quỹ ...), được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày..., Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số... do... cấp ngày..., thực hiện các ngành nghề kinh doanh như... Công ty quản lý quỹ được cổ đông ủy thác quản lý công ty đầu tư chứng khoán, có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại... Điều lệ này. “Ngân hàng giám sát....” (Sau đây gọi tắt là ngân hàng....) là ngân hàng thành lập theo Giấy phép số... do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày... và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán số... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày thực hiện các nghiệp vụ: bảo quản, lưu ký các chứng khoán, các hợp đồng kinh tế, các chứng từ có liên quan đến tài sản của công ty đầu tư chứng khoán, đồng thời giám sát hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán. Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng giám sát được quy định tại... của Điều lệ này. “Công ty kiểm toán...” (Sau đây gọi tắt là công ty kiểm toán), là công ty kiểm toán độc lập được chấp thuận, thực hiện việc kiểm toán hằng năm tài sản của công ty đầu tư chứng khoán.... “Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán...” Bao gồm văn bản này, các phụ lục đính kèm và các sửa đổi bổ sung hợp pháp (nếu có). “Bản cáo bạch” Là tài liệu hoặc dữ liệu điện tử công khai những thông tin chính xác, trung thực, khách quan liên quan đến việc chào bán/phát hành hoặc niêm yết cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán. “Hợp đồng giám sát” Là hợp đồng được ký kết giữa công ty đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát được thông qua bởi Đại hội đồng cổ đông của công ty đầu tư chứng khoán... “Cổ đông” Là cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài nắm giữ cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán... “Đại hội đồng cổ đông” Là đại hội của cổ đông có quyền biểu quyết được tổ chức thường kỳ hoặc bất thường để thông qua các vấn đề quan trọng có liên quan đến công ty đầu tư chứng khoán … Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty đầu tư chứng khoán... “Hội đồng quản trị” Là những người đại diện cho cổ đông được đại hội đồng cổ đông bầu ra để thay mặt cổ đông thực hiện việc giám sát các hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán..., công ty quản lý quỹ... và ngân hàng giám sát. “Vốn điều lệ” Là tổng số vốn bằng tiền do tất cả cổ đông thực góp và được ghi trong Điều lệ này. “Cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán…” (Sau đây gọi là cổ phiếu) là loại chứng khoán do công ty quản lý quỹ... đại diện cho công ty đầu tư chứng khoán phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông đối với tài sản hoặc vốn của công ty đầu tư chứng khoán... theo tỷ lệ tương ứng với số cổ phần của cổ đông đó trong vốn điều lệ của công ty đầu tư chứng khoán.... “Giá bán” Là mệnh giá (trong đợt chào bán lần đầu ra công chúng) cộng thêm giá dịch vụ phát hành đã quy định tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán.... “Giá dịch vụ quản lý công ty đầu tư chứng khoán” Là giá dịch vụ phải trả cho công ty quản lý quỹ cung cấp dịch, vụ quản lý công ty đầu tư chứng khoán đã được quy định tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán.... “Thưởng hoạt động” Là mức thưởng mà công ty đầu tư chứng khoán... phải trả cho công ty quản lý quỹ nếu giá trị tài sản ròng của công ty đầu tư chứng khoán trong giai đoạn tính thưởng hoạt động quy định tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán vượt quá chỉ số tham chiếu một tỷ lệ phần trăm nhất định quy định tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán. “Giá dịch vụ phát hành” Là giá dịch vụ mà công ty đầu tư chứng khoán phải trả cho công ty quản lý quỹ để trang trải những chi phí cho việc phát hành cổ phiếu ra công chúng. Giá dịch vụ này được cộng vào mệnh giá một cổ phiếu... và thu khi phát hành và không vượt quá mức tối đa là...% mệnh giá có phiếu... “Cổ tức” Là số lợi nhuận còn lại của công ty đầu tư chứng khoán sau khi trừ đi các chi phí hợp lệ và được Đại hội đồng cổ đông quyết định chia theo tỷ lệ sở hữu của cổ đông. “Năm tài chính” Là 12 tháng tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch hàng năm. Năm tài chính đầu tiên của công ty đầu tư chứng khoán sẽ được tính từ ngày công ty đầu tư chứng khoán được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho đến hết cho đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó. “Giá trị tài sản ròng của công ty đầu tư chứng khoán” Là tổng giá trị các tài sản và các khoản đầu tư do công ty đầu tư chứng khoán... sở hữu trừ đi các nghĩa vụ nợ của công ty đầu tư chứng khoán…. tại thời điểm định giá. “Ngày định giá” Là ngày ấn định để công ty quản lý quỹ... xác định giá trị tài sản ròng và giá trị tài sản ròng trên một cổ phiếu... “Tổ chức quản lý bất động sản (đối với công ty đầu tư chứng khoán bất động sản) Là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kinh doanh bất động sản, có uy tín, chuyên môn được Công ty quản lý quỹ ……… ủy quyền thực hiện việc bảo quản, giữ gìn, vận hành và khai thác bất động sản theo hợp đồng quản lý bất động sản. “Các định nghĩa khác” Các định nghĩa khác (nếu có) sẽ được hiểu như quy định trong Luật Chứng khoán và các văn bản khác có liên quan... Chương I CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG Điều 1. Tên công ty đầu tư chứng khoán và địa chỉ liên hệ Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Tên viết tắt: Địa chỉ liên hệ: Điều 2. Thời hạn hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán Điều 3. Nguyên tắc tổ chức của công ty đầu tư chứng khoán Điều 4. Tổng vốn huy động và số lượng cổ phiếu chào bán Điều 5. Chỉ định đại diện huy động vốn và chào bán cổ phiếu Đại diện theo pháp luật của công ty quản lý quỹ được Điều 6. Công ty quản lý quỹ - Công ty quản lý quỹ: - Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán số: - Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: - Địa chỉ trụ sở chính: - Điện thoại: Fax: Điều 7. Ngân hàng giám sát - Ngân hàng: - Giấy phép thành lập và hoạt động số: - Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: - Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký số: - Địa chỉ trụ sở chính: - Điện thoại: Fax: Chương II CÁC QUY ĐỊNH VỀ MỤC TIÊU, CHÍNH SÁCH VÀ HẠN CHẾ ĐẦU TƯ Điều 8. Mục tiêu đầu tư Điều 9. Chiến lược đầu tư 1. Chiến lược đầu tư 2. Cơ cấu danh mục đầu tư 3. Lĩnh vực, ngành nghề đầu tư - Công ty đầu tư chứng khoán đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề mà pháp luật không cấm; - Các lĩnh vực đầu tư cụ thể bao gồm: 4. Các loại tài sản được phép đầu tư: Điều 10. Hạn chế đầu tư Điều 11. Phương pháp lựa chọn đầu tư 1. Phương pháp lựa chọn đầu tư đối với các công cụ thị trường tiền tệ 2. Phương pháp lựa chọn đầu tư đối với công cụ nợ 3. Phương pháp lựa chọn đầu tư đối với cổ phiếu 4. Phương pháp lựa chọn đầu tư đối với trái phiếu 5. Phương pháp lựa chọn đầu tư đối với các tài sản đầu tư khác Điều 12. Quản lý bất động sản trong danh mục đầu tư (áp dụng đối với công ty đầu tư chứng khoán bất động sản) Điều 13. Hoạt động giao dịch tài sản của quỹ đầu tư bất động sản 1. Giao dịch bất động sản của công ty đầu tư bất động sản 2. Điều kiện giao dịch bất động sản với người có quyền lợi liên quan Chương III CỔ ĐÔNG, SỐ ĐĂNG KÝ CỔ ĐÔNG VÀ CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN Điều 14. Cổ đông 1. Cổ đông của công ty đầu tư chứng khoán... có thể là tổ chức hay cá nhân trong và ngoài nước, sở hữu ít nhất... cổ phiếu... Cổ đông không chịu trách nhiệm pháp lý hoặc có bổn phận gì khác với công ty đầu tư chứng khoán ngoài trách nhiệm trong phạm vi số cổ phiếu mà họ sở hữu. 2. Cổ đông là tổ chức cử người đại diện hợp pháp đại diện cho số cổ phiếu mà mình sở hữu. Việc đề cử, hủy bỏ hay thay thế người đại diện này phải được thông báo bằng văn bản, do người đại có thẩm quyền của nhà đầu tư là tổ chức ký. 3. Hạn chế về tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài. Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông 1. Cổ đông có các quyền và nghĩa vụ sau đây: a) Quyền được đối xử công bằng. Mỗi cổ phiếu đều tạo cho người sở hữu quyền, nghĩa vụ, lợi ích ngang nhau; b) Quyền tự do chuyển nhượng cổ phiếu, trừ trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật và tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán; c) Quyền được tiếp nhận đầy đủ các thông tin định kỳ và thông tin bất thường về hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán; d) Quyền và trách nhiệm tham gia các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền hoặc thực hiện bỏ phiếu từ xa (gửi thư, fax, thư điện tử, tham dự hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác); đ) Nghĩa vụ thanh toán đầy đủ tiền mua cổ phiếu trong thời hạn quy định tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán, Bản cáo bạch và chỉ chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài sản của công ty đầu tư chứng khoán trong phạm vi số tiền đã thanh toán đầy đủ khi mua cổ phiếu; e) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định cửa pháp luật về chứng khoán và tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán, 2. Cổ đông, hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 5% trở lên tổng số cổ phiếu đang lưu hành hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ quỹ quy định có các quyền sau đây: a) Xem xét và trích lục sổ biên bản và các Nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính năm và các báo cáo của ngân hàng giám sát liên quan đến hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán; b) Yêu cầu công ty quản lý quỹ triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông bất thường trong các trường hợp sau: - Công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát vi phạm quyền của cổ đông công ty đầu tư chứng khoán, hoặc nghĩa vụ của công ty quản lý quỹ ngân hàng; giám sát hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền quy định tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán, hợp đồng giám sát hoặc được giao bởi Đại hội đồng cổ đông, gây tổn thất cho công ty đầu tư chứng khoán; - Hội đồng quản trị đã hết nhiệm kỳ trên 06 tháng mà chưa được bầu thay thế; - Các trường hợp khác theo quy định của Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán. c) Yêu cầu công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát giải trình các vấn đề bất thường liên quan đến tài sản và hoạt động quản lý, giao dịch tài sản của công ty đầu tư chứng khoán, Công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát phải có công văn trả lời cổ đông trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản. d) Kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp Đại hội đồng cổ đông. Kiến nghị phải bằng văn bản và được gửi đến công ty quản lý quỹ chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày khai mạc, trừ trường hợp Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán có quy định thời hạn khác; đ) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán. 3. Cổ đông, hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% trở lên tổng số cổ phiếu đang lưu hành hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ quỹ quy định có quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị. Trình tự, thủ tục đề cử thực hiện theo quy định có liên quan của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật về chứng khoán đối với công ty đại chúng. 4. Yêu cầu, kiến nghị của cổ đông hoặc nhóm cổ đông theo quy định tại khoản 2, 3 Điều này phải được lập bằng văn bản và phải có họ, tên, địa chỉ liên lạc, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác; tên, địa chỉ trụ sở chính, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc sổ đăng ký kinh doanh đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phiếu nắm giữ và thời điểm nắm giữ của từng cổ đông, tổng số cổ phiếu của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phiếu đang lưu hành của công ty đầu tư chứng khoán; nội dung yêu cầu, kiến nghị; căn cứ và lý do. Trường hợp triệu tập Đại hội đồng cổ động bất thường theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, phải kèm theo các tài liệu xác minh lý do việc triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường; hoặc các tài liệu, chứng cứ về các vi phạm của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát hoặc về quyết định vượt quá thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán, hợp đồng giám sát. Điều 16. Sổ đăng ký cổ đông 1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động công ty đầu tư chứng khoán có hiệu lực, công ty quản lý quỹ, Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán thực hiện hoặc ủy quyền cho tổ chức cung cấp dịch vụ đại lý chuyển nhượng xác nhận quyền sở hữu cho cổ đông công ty đầu tư chứng khoán đối với số lượng cổ phiếu đã mua và lập sổ đăng ký cổ đông với các nội dung chủ yếu sau: a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty quản lý quỹ; tên, địa chỉ trụ sở chính của ngân hàng giám sát; tên đầy đủ, tên viết tắt, tên tiếng Anh (nếu có) của công ty đầu tư chứng khoán; mã chứng khoán niêm yết của công ty đầu tư chứng khoán (nếu có); b) Tổng số cổ phiếu được quyền chào bán; tổng số cổ phiếu đã bán và giá trị vốn huy động được; c) Danh sách cổ đông: họ tên, số Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, địa chỉ liên lạc (đối với cá nhân), tên đầy đủ, tên viết tắt, số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính (đối với tổ chức); số tài khoản lưu ký chứng khoán (nếu có); số lượng chứng chỉ quỹ sở hữu; tỷ lệ sở hữu; ngày đăng ký mua và ngày thanh toán; d) Ngày lập sổ đăng ký cổ đông. 2. Thông tin về cổ đông tại sổ đăng ký cổ đông là căn cứ để chứng thực quyền sở hữu cổ phiếu của cổ đông đó. 3. Công ty quản lý quỹ, Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán thực hiện việc đăng ký, lưu ký cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán theo quy định pháp luật về đăng ký, lưu ký chứng khoán. 4. Sổ đăng ký cổ đông được lưu trữ tại trụ sở công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát hoặc nơi khác và phải được thông báo bằng văn bản cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và tất cả các cổ đông biết Điều 17. Chuyển nhượng cổ phiếu 1. Công ty quản lý quỹ không có trách nhiệm mua lại cổ phiếu theo yêu cầu của cổ đông. 2. Cổ đông có thể chuyển nhượng cổ phiếu thông qua giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán sau khi công ty đầu tư chứng khoán được niêm yết (đối với công ty đầu tư chứng khoán đại chúng) hoặc theo quy định của pháp luật và theo Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán (đối với công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ). Điều 18. Thừa kế cổ phiếu 1. Việc thừa kế cổ phiếu phải phù hợp với quy định của pháp luật về thừa kế. Công ty đầu tư chứng khoán... chỉ chấp nhận người thừa kế hợp pháp và không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc thừa kế hoặc người thừa kế. 2. Công ty quản lý quỹ hoặc ngân hàng giám sát sẽ đăng ký người thừa kế hợp pháp trong sổ đăng ký cổ đông sau khi người thừa kế đó đã cung cấp đầy đủ bằng chứng hợp pháp về việc thừa kế. Điều 19. Giải pháp cho vấn đề thua lỗ của công ty đầu tư chứng khoán Chương IV ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG Điều 20. Đại hội đồng cổ đông 1. Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán do công ty quản lý quỹ triệu tập và quyết định những nội dung sau: a) Sửa đổi, bổ sung Điều Lệ công ty đầu tư chứng khoán; b) Thay đổi cơ bản trong chính sách, mục tiêu đầu tư; quyết định tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty đầu tư chứng khoán; thay đổi phương án phân phối lợi nhuận; tăng mức giá dịch vụ trả cho công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát; thay thế công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát; c) Sáp nhập, hợp nhất; giải thể; thay đổi vốn điều lệ; thay đổi thời hạn hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán; d) Phương án phân phối lợi nhuận; đ) Chấp thuận các hợp đồng, giao dịch giữa công ty đầu tư chứng khoán với cổ đông sở hữu trên 10% số cổ phiếu đang lưu hành, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông đó, thành viên Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán. Trong trường hợp này, cổ đông tham gia giao dịch trực tiếp không được biểu quyết. Hợp đồng, giao dịch được chấp thuận khi có số cổ đông đại diện cho tối thiểu 65% tổng số phiếu biểu quyết còn lại đồng ý; e) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị; quyết định mức thù lao và chi phí hoạt động của Hội đồng quản trị; thông qua việc lựa chọn tổ chức kiểm toán được chấp thuận để kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm, doanh nghiệp thẩm định giá độc lập (nếu có); thông qua các báo cáo tài chính, báo cáo về tài sản và hoạt động hàng năm của công ty đầu tư chứng khoán; g Xem xét và xử lý vi phạm của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và thành viên Hội đồng quản trị gây tổn thất cho công ty đầu tư chứng khoán; h) Yêu cầu công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát xuất trình sổ sách hoặc giấy tờ giao dịch tại Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán; i) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật về doanh nghiệp, chứng khoán và tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán. 2. Chương trình và nội dung họp Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán được công ty quản lý quỹ xây dựng theo quy định pháp luật về doanh nghiệp. Đại hội đồng cổ đông thường niên được tổ chức trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Theo đề nghị của Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thể gia hạn nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính và phải thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. 3. Công ty quản lý quỹ cổ trách nhiệm triệu tập họp bất thường Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán trong các trường hợp sau: a) Công ty quản lý quỹ hoặc ngân hàng giám sát, hoặc Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán khi xét thấy là cần thiết vì quyền lợi của công ty đầu tư chứng khoán; b) Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 15 Điều lệ này; c) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán. 4. Việc tổ chức họp bất thường Đại hội đồng cổ đông được thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày công ty quản lý quỹ nhận được yêu cầu triệu tập họp bất thường Đại hội đồng cổ đông. Chậm nhất 07 ngày trước khi diễn ra cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, công ty quản lý quỹ phải gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước toàn bộ chương trình, nội dung họp và các tài liệu có liên quan, đồng thời công bố thông tin về việc triệu tập họp bất thường Đại hội đồng cổ đông, trong đó nêu rõ lý do và mục tiêu của cuộc họp. 5. Trường hợp công ty quản lý quỹ không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông của công ty đầu tư chứng khoán như quy định tại khoản 3 Điều này thì công ty quản lý quỹ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại phát sinh đối với công ty đầu tư chứng khoán (nếu có). Trường hợp công ty quản lý quỹ không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán theo quy định tại khoản 3 Điều này, trong thời hạn 30 ngày tiếp theo, Hội đồng quản trị hoặc ngân hàng giám sát thay thế công ty quản lý quỹ triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông. Điều 21. Điều kiện, thể thức tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông 1. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán được tiến hành khi có số cổ đông tham gia đại diện cho trên 50% tổng số phiếu biểu quyết. Hình thức tham gia có thể là trực tiếp hoặc ủy quyền tham gia hoặc hoặc thực hiện bỏ phiếu từ xa (gửi thư, fax, thư điện tử, tham dự hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác) theo quy định tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán. 2. Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều này, cuộc họp lần thứ hai được triệu tập trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuộc họp lần thứ nhất dự định khai mạc. Trong trường hợp này, Đại hội đồng cổ đông được tiến hành không phụ thuộc vào số cổ đông tham dự. 3. Đại hội đồng cổ đông thông qua Nghị quyết thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. 4. Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về các các nội dung quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 20 Điều lệ này phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, quyết định tại cuộc họp được thông qua khi số nhà đầu tư đại diện trên 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành hoặc tỷ lệ cao hơn do Điều lệ công ty quy định. 5. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua khi được số nhà đầu tư đại diện cho trên [50%] tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành hoặc tỷ lệ cao hơn do Điều lệ công ty quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này. 6. Công ty quản lý quỹ được lấy ý kiến cổ đông của công ty đầu tư chứng khoán bằng văn bản trừ trường hợp quy định tội khoản 4 Điều này. Nguyên tắc, nội dung, trình tự, thủ tục lấy ý kiến bằng văn bản phải được quy định rõ tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán, phù hợp với quy định pháp luật về doanh nghiệp. Trong trường hợp này, công ty quản lý quỹ phải tuân thủ thời hạn gửi phiếu và tài liệu họp cho cổ đông như trường hợp mời họp Đại hội đồng cổ đông. 7. Trường hợp lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông dưới hình thức bằng văn bản, quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua khi được số cổ đông đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông có quyền biểu quyết tán thành hoặc tỷ lệ cao hơn do Điều lệ công ty quy định. 8. Công ty quản lý quỹ và Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán có trách nhiệm xem xét, bảo đảm các Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán là phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán. Trong trường hợp quyết định của Đại hội đồng cổ đông là không phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán, thì phải tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông để lấy ý kiến lại hoặc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản. Chương V HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Điều 22. Hội đồng quản trị 1. Hội đồng quản trị có từ.... đến…. thành viên, được bầu tại các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông hoặc được cổ đông cho ý kiến bằng văn bản, có tối thiểu 2/3 số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập, đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: a) Không phải là người có liên quan của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát, hoặc đại diện theo ủy quyền của các tổ chức này; b) Đáp ứng các điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị theo quy định pháp luật về doanh nghiệp. 2. Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán đại chúng phải có: a) Tối thiểu 01 thành viên độc lập có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán; b) Tối thiểu 01 thành viên độc lập có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc trong hoạt động phân tích đầu tư chứng khoán hoặc quản lý tài sản; c) Tối thiểu 01 thành viên có trình độ chuyên môn về pháp luật. Trường hợp là công ty đầu tư chứng khoán bất động sản thì không phải tuân thủ quy định tại điểm a khoản này mà phải có tối thiểu 01 thành viên độc lập có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, thẩm định giá bất động sản. 3. Quyết định của Hội đồng quản trị được thông qua bằng biểu quyết tại các cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản theo quy định tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết 4. Nhiệm kỳ, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, bổ sung thành viên Hội đồng quản trị. (thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và chứng khoán áp dụng đối với thành viên Hội đồng quản trị và Hội đồng quản trị) Điều 23. Tiêu chuẩn lựa chọn thành viên Hội đồng quản trị (thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và chứng khoán áp dụng đối với thành viên Hội đồng quản trị và Hội đồng quản trị) Điều 24. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị 1. Đại diện cho quyền lợi của cổ đông; thực hiện các hoạt động phù hợp với quy định pháp luật để bảo vệ quyền lợi của cổ đông; 2. Phê duyệt sổ tay định giá, danh sách các tổ chức cung cấp báo giá; danh sách các tổ chức tín dụng theo quy định tại… Điều lệ này; chấp thuận các giao dịch theo quy định tại... Điều lệ này; phê duyệt hồ sơ phát hành thêm cổ phiếu và các nội dung có liên quan theo thẩm quyền được giao; 3. Quyết định mức cổ tức phân phối theo phương án phân chia lợi nhuận quy định tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán hoặc đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua; thời điểm thực hiện, cách thức, hình thức phân phối lợi nhuận; 4. Quyết định các vấn đề chưa có sự thống nhất giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát trên cơ sở quy định của pháp luật; 5. Yêu cầu công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát kịp thời cung cấp đầy đủ các tài liệu, thông tin về hoạt động quản lý tài sản và hoạt động giám sát; và thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật chứng khoán về quản trị công ty áp dụng cho công ty đại chúng và tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán; 6. Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền theo quy định pháp luật về doanh nghiệp, chứng khoán và tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán. Điều 25. Quyền và nghĩa vụ của thành viên Hội đồng quản trị (thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và chứng khoán áp dụng đối với thành viên Hội đồng quản trị và Hội đồng quản trị) Điều 26. Chủ tịch Hội đồng quản trị 1. Đại hội đồng cổ đông bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị trong số thành viên Hội đồng quản trị. Chủ tịch Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập. 2. Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau đây: a) Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị; b) Chuẩn bị chương trình, nội dung, các tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị; c) Theo dõi quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; d) Các quyền và nhiệm vụ khác. Điều 27. Thủ tục điều hành của Hội đồng quản trị 1. Trường hợp chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt hoặc mất khả năng thực hiện nhiệm vụ được giao thì thành viên Hội đồng quản trị được chủ tịch Hội đồng quản trị ủy quyền sẽ thực hiện các quyền và nhiệm vụ của chủ tịch Hội đồng quản trị. 2. Trường hợp không có người được ủy quyền, các thành viên Hội đồng quản trị còn lại chọn một trong số các thành viên độc lập tạm thời giữ chức chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc nhất trí. Việc bầu lại chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ được thực hiện tại Đại hội đồng cổ đông gần nhất. Điều 28. Cuộc họp Hội đồng quản trị 1. Hội đồng quản trị tổ chức họp tối thiểu tối thiểu .... tháng….. lần hoặc theo yêu cầu của công ty quản lý quỹ. 2. Trình tự tổ chức cuộc họp, chương trình họp và các tài liệu liên quan được thông báo trước cho các thành viên trước …… ngày. 3. Cuộc họp Hội đồng quản trị được tổ chức khi có tối thiểu 2/3 số thành viên dự họp, trong đó số thành viên độc lập phải chiếm đa số (trên 50% số thành viên dự họp trở lên). Thành viên không trực tiếp dự họp có quyền biểu quyết thông qua bỏ phiếu bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo quy định tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán. Quyết định của Hội đồng quản trị được thông qua nếu được đa số thành viên và đa số các thành viên độc lập thông qua. Điều 29. Biên bản họp Hội đồng quản trị Biên bản họp Hội đồng quản trị phải được lập chi tiết và rõ ràng. Thư ký và chủ tọa phiên họp phải ký tên vào các biên bản cuộc họp. Trường hợp chủ tọa, thư ký từ chối ký biên bản họp nhưng nếu được tất cả thành viên khác của Hội đồng quản trị tham dự họp ký và có đầy đủ nội dung thì biên bản này có hiệu lực. Biên bản họp Hội đồng quản trị phải được lưu giữ tại công ty quản lý quỹ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán. Chương VI CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ Điều 30. Tiêu chuẩn lựa chọn công ty quản lý quỹ Điều 31. Quyền và nghĩa vụ của công ty quản lý quỹ 1. Công ty quản lý quỹ có các nghĩa vụ 2. Công ty quản lý quỹ có các quyền Điều 32. Chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với công ty đầu tư chứng khoán của công ty quản lý quỹ 1. Công ty quản lý quỹ chấm dứt quyền và nghĩa vụ của mình đối với công ty đầu tư chứng khoán trong các trường hợp theo quy định tại Điều lệ này và phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. 2. Trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, quyền và nghĩa vụ đối với công ty đầu tư chứng khoán của Công ty quản lý quỹ được chuyển giao cho một Công ty quản lý quỹ khác phải theo quy định của pháp luật hiện hành. Điều 33. Hạn chế hoạt động của công ty quản lý quỹ Chương VII NGÂN HÀNG GIÁM SÁT Điều 34. Tiêu chuẩn lựa chọn ngân hàng giám sát 1. Ngân hàng giám sát do Công ty quản lý quỹ lựa chọn phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 116 Luật Chứng khoán. 2. Ngân hàng giám sát phải hoàn toàn độc lập và tách biệt với công ty quản lý quỹ mà ngân hàng cung cấp dịch vụ giám sát. Điều 35. Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng giám sát 1. Nghĩa vụ của ngân hàng giám sát a) Luôn luôn hành động vì lợi ích tốt nhất của các cổ đông công ty đầu tư chứng khoán; b) Chịu trách nhiệm đối với những tổn thất gây ra cho công ty đầu tư chứng khoán do những sai sót của ngân hàng; c) Đảm bảo thực hiện giám sát hoạt động của công ty quản lý quỹ trong việc quản lý tài sản công ty đầu tư chứng khoán theo quy định tại Luật Chứng khoán, các quy định có liên quan và Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán; d) Cung cấp các dịch vụ giám sát, lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán theo đúng quy định của pháp luật liên quan, Hợp đồng giám sát và Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán; e) Tách bạch tài sản của công ty đầu tư chứng khoán với tài sản của công ty quản lý quỹ, tài sản của các quỹ, công ty đầu tư chứng khoán khác, tài sản của những khách hàng khác của ngân hàng giám sát và tài sản của chính ngân hàng giám sát; f) Đảm bảo và hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với tài sản của công ty đầu tư chứng khoán khi ủy thác cho tổ chức lưu ký phụ; g) Giám sát hoặc tính toán giá trị tài sản ròng của công ty đầu tư chứng khoán [tần suất] phù hợp với các quy định pháp luật và Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán, đảm bảo việc tính toán giá trị tài sản ròng của công ty đầu tư chứng khoán là chính xác; h) Xử lý các giao dịch về chứng khoán phù hợp với chỉ thị hợp pháp của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát có thể từ chối những chỉ thị đó nếu ngân hàng giám sát có cơ sở để tin rằng những chỉ thị này là không hợp pháp hoặc không phù hợp với Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán. Việc từ chối phải được gửi bằng văn bản đến công ty quản lý quỹ và nêu rõ lý do, bản sao gửi đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; i) Thực hiện đối chiếu thường xuyên tài sản của công ty đầu tư chứng khoán với công ty quản lý quỹ; k) Thanh toán những khoản chi phí hợp lý, hợp lệ của công ty đầu tư chứng khoán theo chỉ thị hợp pháp của công ty quản lý quỹ, đảm bảo những khoản chi phí đó phù hợp với các quy định pháp luật và các điều khoản của Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán; l) Thanh toán tiền cho cổ đông của công ty đầu tư chứng khoán khi công ty đầu tư chứng khoán phân phối thu nhập hoặc khi công ty đầu tư chứng khoán thanh lý, giải thể thanh toán cho cổ đông và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán theo đúng chỉ thị hợp pháp của công ty quản lý quỹ, đảm bảo rằng những khoản thanh toán được thực hiện phù hợp với các điều khoản của Điều lệ; m) Giữ sổ theo dõi riêng về những thay đổi trong tổng số cổ phiếu phát hành, số cổ phiếu sở hữu bởi từng người nắm giữ chứng chỉ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch và các yếu tố nhận dạng khác của người đó và ngay lập tức cập nhật tất cả những thay đổi nếu có. 2. Quyền của ngân hàng giám sát Điều 36. Hoạt động của ngân hàng giám sát Hoạt động lưu ký, giám sát của ngân hàng giám sát của ngân hàng giám sát thực hiện theo các quy định của pháp luật. Điều 37. Chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với công ty đầu tư chứng khoán của ngân hàng giám sát Việc thay đổi, chấm dứt, bàn giao quyền trách nhiệm của ngân hàng giám sát thực hiện theo các quy định của pháp luật. Chương VIII DOANH NGHIỆP THẨM ĐỊNH GIÁ ĐỘC LẬP (áp dụng với công ty đầu tư chứng khoán bất động sản) Điều 38. Tiêu chuẩn lựa chọn doanh nghiệp thẩm định giá độc lập Điều 39. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá độc lập Điều 40. Hoạt động định giá của doanh nghiệp thẩm định giá độc lập Chương IX KIỂM TOÁN, KẾ TOÁN VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO Điều 41. Tiêu chuẩn lựa chọn và thay đổi công ty kiểm toán Điều 42. Năm tài chính Năm tài chính là 12 tháng tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch hằng năm. Năm tài chính đầu tiên của công ty đầu tư chứng khoán sẽ được tính từ ngày công ty đầu tư chứng khoán được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ cho đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó. Điều 43. Chế độ kế toán Công ty đầu tư chứng khoán sẽ áp dụng chế độ kế toán Việt Nam và tuân thủ các quy định khác liên quan tới công tác kế toán cho công ty đầu tư chứng khoán do các cơ quan có thẩm quyền quy định. Điều 44. Báo cáo tài chính Điều 45. Báo cáo khác Chương X PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI SẢN RÒNG CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN Điều 46. Xác định giá trị tài sản ròng của công ty đầu tư chứng khoán 1. Công ty quản lý quỹ phải xây dựng sổ tay định giá để áp dụng một cách thống nhất trong hoạt động quản lý tài sản của công ty đầu tư chứng khoán. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm xác định giá trị tài sản ròng của công ty đầu tư chứng khoán, giá trị tài sản ròng trên một cổ phiếu tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán. 2. Công ty quản lý quỹ được ủy quyền cho ngân hàng giám sát để xác định giá trị tài sản ròng của công ty đầu tư chứng khoán. Trong trường hợp này, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát bảo đảm hoạt động xác định giá trị tài sản ròng là phù hợp các quy định của pháp luật, giá trị tài sản ròng được tính chính xác. 3. Giá trị tài sản ròng của công ty đầu tư chứng khoán phải được xác định định kỳ ... và phải được công bố công khai theo quy định của pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Điều 47. Nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn, thay đổi tổ chức cung cấp báo giá Điều 48. Nguyên tắc, quy trình và phương pháp xác định giá trị tài sản ròng của công ty đầu tư chứng khoán Chương XI PHÁT HÀNH THÊM CỔ PHIẾU, TĂNG/GIẢM VỐN ĐIỀU LỆ CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN Điều 49. Phát hành thêm cổ phiếu, tăng/giảm vốn điều lệ 1. Công ty đầu tư chứng khoán có thể tăng vốn bằng cách gọi thêm vốn từ cổ đông hiện hữu thông qua phát hành quyền mua cổ phiếu. Quyền mua cổ phiếu được phép chuyển nhượng. Trường hợp cổ đông hiện hữu không thực hiện quyền mua cổ phiếu, công ty quản lý quỹ được chào bán phần cổ phiếu còn dư cho các cổ đông khác. 2. Việc chào bán để tăng vốn phải tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan. 3. Phương án phát hành thêm cổ phiếu 4. Giảm vốn điều lệ Điều 50. Phân chia lợi nhuận của công ty đầu tư chứng khoán Chương XII HỢP NHẤT, SÁP NHẬP VÀ GIẢI THỂ CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN Điều 51. Các điều kiện hợp nhất, sáp nhập công ty đầu tư chứng khoán 1. Việc hợp nhất, sáp nhập công ty đầu tư chứng khoán chỉ được tiến hành trong các trường hợp pháp luật quy định và được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận. 2. Việc hợp nhất, sáp nhập công ty đầu tư chứng khoán phải được Ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Điều 52. Các điều kiện giải thể công ty đầu tư chứng khoán Điều 53. Thanh lý tài sản công ty đầu tư chứng khoán khi giải thể Chương XIII GIÁ DỊCH VỤ PHÁT HÀNH, THU NHẬP VÀ CÁC CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG Điều 54. Giá dịch vụ phát hành cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán Điều 55. Thu nhập của công ty đầu tư chứng khoán Điều 56. Giá dịch vụ quản lý công ty đầu tư chứng khoán Điều 57. Giá dịch vụ lưu ký và giám sát 1. Giá dịch vụ giám sát: 2. Giá dịch vụ lưu ký: Điều 58. Chi phí khác (bao gồm lương/thưởng và các chế độ đãi ngộ khác cho các thành viên Hội đồng quản trị, giá dịch vụ kiểm toán, giá dịch vụ định giá và các chi phí khác) Điều 59. Thưởng hoạt động và chỉ số tham chiếu Chương XIV GIẢI QUYẾT CÁC XUNG ĐỘT VỀ LỢI ÍCH Điều 60. Kiểm soát xung đột lợi ích giữa công ty đầu tư chứng khoán và các khách hàng ủy thác đầu tư của công ty quản lý quỹ và giữa công ty đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ 1. Công ty quản lý quỹ phải: a) Tách biệt chiến lược đầu tư, mục tiêu đầu tư của mỗi công ty đầu tư chứng khoán do công ty quản lý; b) Tách biệt tài sản của công ty quản lý quỹ với tài sản của các công ty đầu tư chứng khoán do Công ty quản lý quỹ quản lý, tài sản của ủy thác; tách biệt tài sản của các công ty đầu tư chứng khoán do công ty quản lý quỹ quản lý. 2. Tất cả các giao dịch chứng khoán của thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, chủ tịch công ty quản lý quỹ, thành viên Ban điều hành, thành viên Ban kiểm soát, Kiểm soát viên, người hành nghề quản lý quỹ và nhân viên của công ty quản lý quỹ phải được báo cáo và kiểm soát phù hợp với quy định của Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán và pháp luật hiện hành; 3. Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro, giám sát việc xung đột lợi ích trong công ty quản lý quỹ. Chương XV CÔNG BỐ THÔNG TIN VÀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU LỆ Điều 61. Công bố thông tin Điều 62. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ 1. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ này phải được Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán quyết định. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. 2. Trong trường hợp có những quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động của Công ty đầu tư chứng khoán chưa được đề cập trong bản Điều lệ này hoặc trong trường hợp có những quy định mới của pháp luật khác với những điều khoản trong Điều lệ này thì những quy định của pháp luật đó đương nhiên được áp dụng và điều chỉnh hoạt động của Công ty đầu tư chứng khoán. Điều 63. Đăng ký Điều lệ, điều khoản thi hành 1. Bản Điều lệ này gồm ... Chương, ... Điều được Đại hội đồng cổ đông thông qua ngày ... tháng ... năm ... và cùng chấp thuận hiệu lực toàn văn của Điều lệ này. 2. Điều lệ được lập thành... bản có giá trị pháp lý như nhau, trong đó... Đính kèm cùng Điều lệ các phụ lục sau: Phụ lục 1.1: Cam kết của công ty quản lý quỹ Phụ lục 1.2: Cam kết của ngân hàng giám sát Phụ lục 1.3: Cam kết chung của công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát Phụ lục 1.4: Phương pháp xác định thưởng hoạt động Phụ lục 1.1 CAM KẾT CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ Công ty quản lý quỹ: Số Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán:... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày... Số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:... do ... cấp ngày... Công ty quản lý quỹ cam kết thực hiện các điều sau đây đối với công ty đầu tư...: 1. Tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật và của Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán trong hoạt động quản lý công ty đầu tư chứng khoán. 2. Thực hiện nhiệm vụ quản lý công ty đầu tư chứng khoán một cách hiệu quả, trung thực, tận tụy và phù hợp với mục tiêu đầu tư của công ty đầu tư chứng khoán, ưu tiên quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông công ty đầu tư chứng khoán. 3. Đảm bảo công ty đầu tư chứng khoán luôn có một ngân hàng giám sát vào mọi thời điểm. 4. Trả cho ngân hàng giám sát các khoản giá dịch vụ và cho các tổ chức cung ứng dịch vụ khác theo quy định tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán. 5. Định kỳ cung cấp cho ngân hàng giám sát các thông tin sau: a) Các báo cáo tình hình hoạt động và báo cáo tài chính của công ty đầu tư chứng khoán, sổ đăng ký cổ đông và số lượng cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán mà cổ đông nắm giữ; b) Các báo cáo liên quan đến công ty đầu tư chứng khoán hoặc liên quan đến tài sản, danh mục đầu tư của công ty đầu tư chứng khoán; c) Bản đánh giá giá trị tài sản ròng của công ty đầu tư chứng khoán, giá trị tài sản ròng trên một cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán; d) Các thông tin có liên quan tới hoạt động quản lý công ty đầu tư chứng khoán và nghĩa vụ khác. 6. Cung cấp miễn phí hoặc được thu một mức giá dịch vụ hợp lý khi cung cấp bản sao Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán (và các phụ lục kèm theo), Bản cáo bạch (và các phụ lục kèm theo) cho các cổ đông theo yêu cầu. 7. Không được đầu tư vào các chứng khoán, hoặc các tài sản mà chính công ty quản lý quỹ hoặc những người có liên quan đến công ty quản lý quỹ có lợi ích trong đó hoặc có liên quan đến các lợi ích đó, ngoại trừ các trường hợp pháp luật cho phép. 8. Không sử dụng vị thế của công ty quản lý quỹ trong hoạt động quản lý công ty đầu tư chứng khoán để thu lợi trực tiếp hoặc gián tiếp cho chính công ty hoặc những người có liên quan hoặc làm tổn hại đến lợi ích của các cổ đông công ty đầu tư chứng khoán. 9. Thực hiện việc định giá và công tác kế toán cho công ty đầu tư chứng khoán một cách trung thực, chính xác và kịp thời. 10. Cung cấp miễn phí hoặc được thu một mức giá dịch vụ hợp lý khi cung cấp bản sao báo cáo hằng năm và các báo cáo khác của công ty đầu tư chứng khoán cho các cổ đông công ty đầu tư chứng khoán theo yêu cầu. 11. Cung cấp miễn phí hoặc được thu một mức giá dịch vụ hợp lý khi cung cấp bản sao báo cáo hằng năm của ngân hàng giám sát đánh giá về hoạt động quản lý công ty đầu tư chứng khoán của công ty quản lý quỹ cho các cổ đông công ty đầu tư chứng khoán theo yêu cầu. 12. Đảm bảo rằng mọi thông tin đã được công ty quản lý quỹ hoặc người đại diện công ty quản lý quỹ công bố là đầy đủ, trung thực, chính xác, không bỏ sót những sự kiện có ảnh hưởng đến quyền lợi cổ đông công ty đầu tư chứng khoán, những sự kiện ảnh hưởng đến nội dung của thông tin được công bố, không bỏ sót những thông tin phải công bố theo yêu cầu của pháp luật và không gây hiểu nhầm cho cổ đông công ty đầu tư chứng khoán. 13. Cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết để tổ chức kiểm toán độc lập của công ty đầu tư chứng khoán có thể thực hiện nhiệm vụ kiểm toán hiệu quả và kịp thời. 14. Báo cáo kịp thời cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong trường hợp đối chiếu tài sản có/nợ của công ty đầu tư chứng khoán giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát không thống nhất. 15. Thực hiện nghĩa vụ triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật. TỔNG GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC) CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) Phụ lục 1.2 CAM KẾT CỦA NGÂN HÀNG GIÁM SÁT Ngân hàng giám sát: Sổ Giấy phép thành lập và hoạt động:... do ... cấp ngày... Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán: ... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày... Ngân hàng giám sát cam kết: 1. Tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật và của Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán trong hoạt động giám sát. 2. Đảm bảo cho công ty đầu tư chứng khoán luôn luôn có một công ty quản lý quỹ tại mọi thời điểm. 3. Thực hiện một cách tận tụy, trung thực và thận trọng các chức năng ngân hàng giám sát đối với công ty đầu tư chứng khoán. 4. Thực hiện lưu ký, thanh toán, bảo quản và giám sát tất cả các tài sản, chứng khoán của công ty đầu tư chứng khoán thay cho các cổ đông; thực hiện việc đối chiếu tài sản có/nợ của công ty đầu tư chứng khoán với công ty quản lý quỹ theo định kỳ ít nhất một tháng một lần và báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nếu như tình trạng tài sản có/nợ là không thống nhất giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát. 5. Tách biệt tài sản của công ty đầu tư chứng khoán khỏi tài sản của ngân hàng giám sát, tài sản của công ty quản lý quỹ và tài sản của các công ty đầu tư chứng khoán khác, tài sản của các khách hàng khác của ngân hàng giám sát. 6. Giám sát danh mục đầu tư của công ty đầu tư chứng khoán, việc định giá tài sản công ty đầu tư chứng khoán, việc xác định giá trị tài sản ròng của công ty đầu tư chứng khoán, xác định giá trị tài sản ròng trên một cổ phiếu theo các quy định của pháp luật hiện hành và theo quy định tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán. 7. Đảm bảo nghĩa vụ giám sát để công ty quản lý quỹ không lợi dụng vị thế quản lý công ty đầu tư chứng khoán của mình thực hiện các hoạt động thu lợi trực tiếp hoặc gián tiếp cho công ty quản lý quỹ hoặc những người có liên quan làm tổn hại đến lợi ích của các cổ đông công ty đầu tư chứng khoán, 8. Thực hiện nghĩa vụ ghi chép và theo dõi tất cả các giao dịch, các khoản lãi, cổ tức và thu nhập được nhận hoặc được phân phối của công ty đầu tư chứng khoán. 9. Đảm bảo công ty đầu tư chứng khoán được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập hằng năm. ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA NGÂN HÀNG GIÁM SÁT (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) Phụ lục 1.3 CAM KẾT CHUNG CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ VÀ NGÂN HÀNG GIÁM SÁT Công ty quản lý quỹ: Số Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán:... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày ... Số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:... do... cấp ngày... Ngân hàng giám sát: Số Giấy phép hoạt động:... do ... cấp ngày ... Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán :... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày... 1. Cùng cam kết thực hiện nghĩa vụ bảo vệ lợi ích cho các cổ đông công ty đầu tư chứng khoán, 2. Cùng cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật và Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán trong suốt thời gian hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán. 3. Cùng cam kết thực hiện quyền bỏ phiếu phát sinh liên quan đến việc sở hữu các vốn góp mà công ty đầu tư chứng khoán đã đầu tư theo tinh thần và vì lợi ích của người đầu tư tại đại hội đồng cổ đông của các tổ chức phát hành hoặc tại Hội đồng thành viên của doanh nghiệp mà công ty đầu tư chứng khoán góp vốn. 4. Cùng cam kết không nhận bất kỳ một bất kỳ khoản thù lao, lợi nhuận hay lợi ích nào từ việc thực hiện các giao dịch tài sản công ty đầu tư chứng khoán hoặc giao dịch các tài sản khác không được quy định rõ trong Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán hoặc Bản cáo bạch. TỔNG GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC) CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN NGÂN HÀNG GIÁM SÁT (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) Phụ lục 1.4 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH THƯỞNG HOẠT ĐỘNG QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ THƯỞNG CHO HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN... Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán phải quy định chi tiết về thưởng hoạt động như sau: Thưởng hoạt động chỉ được trả cho công ty quản lý quỹ ... nếu tỷ lệ tăng trưởng giá trị tài sản ròng của công ty đầu tư chứng khoán ... do công ty quản lý quỹ... quản lý cao hơn chỉ số căn bản (sẽ được diễn giải dưới đây). Khoản thưởng hoạt động mà công ty quản lý quỹ... sẽ nhận được bằng x% của phần vượt trội Li (sẽ diễn giải dưới đây) giữa giá trị tài sản ròng trên một cổ phiếu ... và chỉ số căn bản trong năm tài chính, khi giá trị tài sản ròng trên một cổ phiếu ... tăng ít nhất y% so với chỉ số căn bản. (Chỉ số căn bản sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý công ty đầu tư chứng khoán phụ thuộc vào loại công ty đầu tư chứng khoán. Đối với công ty đầu tư chứng khoán, chỉ số căn bản là chỉ số thị trường chứng khoán. Đối với công ty đầu tư chứng khoán trái phiếu, chỉ số căn bản là chỉ số thị trường trái phiếu hoặc lợi nhuận của một loại trái phiếu có thời gian đáo hạn tương đương phù hợp. Thưởng hoạt động nằm trong danh mục các khoản phải trả sau và được xác định dựa trên báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán. Việc xác định và thanh toán thưởng hoạt động chỉ thực hiện sau khi đã xem xét và cân đối tất cả các khoản thanh toán khác, Ví dụ: thưởng hoạt động sẽ được trả cho công ty quản lý quỹ khi giá trị tài sản ròng trên một cổ phiếu tăng hơn 1,5% so với chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam VNI… và bằng 20% phần tăng trưởng vượt trội này (x=20%, y=1,5%). PHỤ LỤC III MẪU BẢN CÁO BẠCH QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN (Ban hành kèm theo Thông tư số 98/2020/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) (trang bìa) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ này ra công chúng chỉ có nghĩa là việc đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ này đã thực hiện theo các quy định của pháp luật liên quan, không hàm ý bảo đảm về nội dung của Bản cáo bạch cũng như mục tiêu, chiến lược đầu tư của Quỹ BẢN CÁO BẠCH QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN 1. Tên của Quỹ, số Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng: 2. Loại hình Quỹ: 3. Ngày đăng ký Bản cáo bạch với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước: 4. Thời hạn hiệu lực của Bản Cáo bạch: 5. Tiêu đề của Bản cáo bạch: 6. Thông cáo nội dung sau: “Quỹ đầu tư chứng khoán được mô tả trong Bản cáo bạch này là Quỹ được thành lập theo Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Bản cáo bạch này đã được đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ngày ... 7. Họ tên, chức danh và địa chỉ liên lạc của người phụ trách công bố thông tin: 8. Nơi cung cấp Bản cáo bạch, báo cáo hoạt động định kỳ, báo cáo tài chính, hình thức cung cấp các tài liệu này (trụ sở chính, chi nhánh Công ty, Website...): MỤC LỤC Những người chịu trách nhiệm chính đối với nội dung Bản cáo bạch Các thuật ngữ/định nghĩa Cơ hội đầu tư Thông tin về công ty quản lý quỹ Thông tin về ngân hàng giám sát dự kiến Thông tin về tổ chức khác có liên quan Các thông tin về quỹ đầu tư Thông tin chung về quỹ Điều lệ quỹ tóm tắt Mục tiêu, chính sách và hạn chế đầu tư Đặc trưng của chứng chỉ quỹ đầu tư Cơ chế giao dịch chứng chỉ quỹ Nguyên tắc xác định giá giao dịch Giá dịch vụ Phân chia lợi nhuận và chính sách thuế Đại hội nhà đầu tư Ban đại diện quỹ Công ty quản lý quỹ Ngân hàng giám sát Các rủi ro của Quỹ Phát hành lần đầu và giao dịch các lần tiếp theo Tình hình hoạt động của quỹ Báo cáo tài chính Giá dịch vụ và thưởng hoạt động Các chỉ tiêu hoạt động Dự báo kết quả hoạt động của quỹ Xung đột lợi ích Chế độ báo cáo Địa chỉ liên lạc giải đáp thắc mắc cho nhà đầu tư Cam kết Phụ lục đính kèm NỘI DUNG BẢN CÁO BẠCH I. NHỮNG NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH ĐỐI VỚI NỘI DUNG BẢN CÁO BẠCH 1. Công ty quản lý quỹ Ông/Bà: ……………………………… Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên Ông/Bà: ……………………………… Chức vụ: Tổng Giám đốc (Giám đốc) Ông/Bà: ……………………………… Chức vụ: Kế toán trưởng Chúng tôi đảm bảo rằng các thông tin và số liệu trong Bản cáo bạch này là phù hợp với thực tế mà chúng tôi được biết, hoặc đã điều tra, thu thập một cách hợp lý. 2. Ngân hàng giám sát Đại diện theo pháp luật: Ông/Bà: ………………………… Chức vụ: Bản cáo bạch này là một phần của hồ sơ đăng ký chào bán do (tên Công ty quản lý quỹ) lập sau khi có xác nhận của (tên Ngân hàng giám sát). Chúng tôi đảm bảo rằng việc phân tích, đánh giá và lựa chọn ngôn từ trên Bản cáo bạch này đã được thực hiện một cách hợp lý và cẩn trọng dựa trên cơ sở các thông tin và số liệu do (tên các tổ chức liên quan) cung cấp. II. CÁC THUẬT NGỮ/ĐỊNH NGHĨA Phần này dành để giải thích các thuật ngữ/định nghĩa dùng trong Bản cáo bạch. III. CƠ HỘI ĐẦU TƯ 1. Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam 2. Thị trường tài chính Việt Nam và cơ hội đầu tư IV. THÔNG TIN VỀ CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ 1. Các thông tin chung về Công ty quản lý quỹ Tên công ty: Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán số: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: Địa chỉ trụ sở chính: Điện thoại: Fax: Địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có): Thời hạn hoạt động (nếu có): Vốn điều lệ: Cổ đông/thành viên góp vốn của công ty quản lý quỹ: - Giới thiệu về cổ đông/thành viên góp vốn khi thành lập: - Giới thiệu về cổ đông/thành viên góp vốn sở hữu từ 5% trở lên vốn điều lệ: Giới thiệu về Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên (cơ cấu, thông tin tóm tắt các thành viên); Giới thiệu về Ban điều hành công ty quản lý quỹ (cơ cấu, thông tin tóm tắt các thành viên); Giới thiệu về Hội đồng đầu tư (thông tin tóm tắt các thành viên). 2. Các thông tin về tình hình hoạt động của Công ty quản lý quỹ - Tổng hợp tình hình hoạt động của Công ty quản lý quỹ (kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính...) của 05 năm gần nhất so với ngày đưa thông tin vào Bản cáo bạch; - Các quỹ mà Công ty đang quản lý (nêu chi tiết danh sách, tên quỹ, loại hình quỹ...); - Yêu cầu: nêu rõ nguồn gốc, thời gian cung cấp các thông tin trên; nêu rõ các thông tin về hoạt động trong quá khứ của Công ty quản lý quỹ không hàm ý đảm bảo cho khả năng hoạt động của công ty quản lý quỹ trong tương lai; - Trong Bản cáo bạch không được cung cấp vì mục đích riêng, theo xu hướng thổi phồng các thành công và che đậy thất bại đối với các thông tin về tình hình hoạt động, kinh nghiệm quản lý quá khứ cũng như hiện tại của Công ty quản lý quỹ, tình hình hoạt động quá khứ cũng như hiện tại của các quỹ khác do Công ty quản lý quỹ đang quản lý. V. NGÂN HÀNG GIÁM SÁT Tên ngân hàng: Giấy phép thành lập số: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký số: Địa chỉ trụ sở chính: Điện thoại: Fax: Thời hạn hoạt động (nếu có): Lĩnh vực hoạt động chính: VI. TỔ CHỨC QUẢN LÝ BẤT ĐỘNG SẢN (áp dụng đối với quỹ đầu tư bất động sản) Tên đầy đủ: Tên viết tắt: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động: Địa chỉ trụ sở chính: Điện thoại: Fax: Thời gian hoạt động (nếu có): Kinh nghiệm của tổ chức quản lý bất động sản trong việc quản lý, vận hành và khai thác bất động sản phù hợp với mục tiêu đầu tư của quỹ đầu tư chứng khoán. VII. DOANH NGHIỆP THẨM ĐỊNH GIÁ (áp dụng đối với quỹ đầu tư bất động sản) Tên đầy đủ: Tên viết tắt: Giấy phép thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: Địa chỉ trụ sở chính: Điện thoại: Fax: Thời gian hoạt động (nếu có): Kinh nghiệm của công ty trong hoạt động định giá giá trị bất động sản. VIII. CÔNG TY KIỂM TOÁN Tên công ty: Giấy phép thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: Địa chỉ trụ sở chính: Điện thoại: Fax: Thời gian hoạt động (nếu có): IX. ĐẠI LÝ PHÂN PHỐI CHỨNG CHỈ QUỸ Danh sách các đại lý phân phối chứng chỉ quỹ được lựa chọn bao gồm: Tên: Địa chỉ trụ sở chính: Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đại lý phân phối: Các địa điểm phân phối chứng chỉ quỹ: X. TỔ CHỨC ĐƯỢC ỦY QUYỀN (dịch vụ ủy quyền bao gồm: dịch vụ quản trị quỹ đầu tư, dịch vụ đại lý chuyển nhượng và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật) - Tên tổ chức được ủy quyền: - Địa chỉ trụ sở chính: - Số Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: - Thời gian hoạt động: - Lĩnh vực hoạt động chính: - Phạm vi dịch vụ được ủy quyền (liệt kê những điều khoản trong hợp đồng) - Chi phí phải thanh toán………………………………………… hình thức thanh toán XI. CÁC THÔNG TIN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ 1. Thông tin chung về Quỹ 1.1 Tên và địa chỉ liên hệ của Quỹ 1.2 Giấy chứng nhận đăng ký chào bán 1.3 Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ 1.4 Tính chất và thời gian hoạt động của Quỹ (nếu có) 2. Điều lệ Quỹ trong đợt phát hành lần đầu và Điều lệ Quỹ cập nhật trong các lần công bố Bản cáo bạch tiếp theo (nếu thay đổi) Tóm tắt Điều lệ Quỹ với các thông tin chính sau đây: 2.1 Các điều khoản chung 2.2 Các quy định về mục tiêu, chính sách và hạn chế - Mục tiêu đầu tư - Chiến lược đầu tư - Tài sản được phép đầu tư . - Cơ cấu đầu tư - Các hạn chế đầu tư - Hoạt động vay, cho vay, giao dịch mua bán lại, giao dịch ký quỹ - Phương pháp lựa chọn đầu tư - Nguyên tắc, phương thức xác định giá trị tài sản ròng 2.3 Đặc trưng của chứng chỉ quỹ đầu tư - Nhà đầu tư - Điều kiện góp vốn, điều kiện thanh toán áp dụng đối với nhà đầu tư góp vốn vào quỹ ETF (đối với quỹ ETF) - Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư - Sổ đăng ký sở hữu chứng chỉ quỹ - Quyền biểu quyết của nhà đầu tư - Các trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, thanh lý, giải thể quỹ và quyền của nhà đầu tư trong trường hợp thanh lý, giải thể quỹ 2.4 Cơ chế giao dịch chứng chỉ quỹ (áp dụng đối với quỹ mở, quỹ ETF) - Quy trình nhận lệnh bán, điều kiện thực hiện lệnh bán - Quy trình nhận lệnh mua, điều kiện thực hiện lệnh mua - Quy trình nhận lệnh chuyển đổi, điều kiện thực hiện lệnh chuyển đổi - Các trường hợp tạm dừng giao dịch chứng chỉ quỹ, thực hiện một phần lệnh giao dịch 2.5 Nguyên tắc xác định giá giao dịch đơn vị quỹ (áp dụng đối với quỹ mở, quỹ ETF) - Tần suất định giá và phương pháp xác định giá giao dịch trên một đơn vị quỹ - Hình thức công bố thông tin về các giá giao dịch, nơi công bố thông tin, tần suất công bố thông tin - Thông tin về các mức giá dịch vụ: giá dịch vụ phát hành, giá dịch vụ mua lại, giá dịch vụ chuyển đổi 2.6 Thông tin về các mức giá dịch vụ mà quỹ phải trả - Giá dịch vụ quản lý quỹ - Giá dịch vụ giám sát - Các chi phí khác phù hợp với quy định của pháp luật - Các loại giá dịch vụ, chi phí hạch toán vào quỹ; các loại giá dịch vụ, chi phí mà nhà đầu tư phải thanh toán 2.7 Phân chia lợi nhuận và chính sách thuế - Phương thức xác định và phân phối lợi nhuận của quỹ - Chính sách thuế: thuế áp dụng đối với quỹ, thuế thu nhập đối với nhà đầu tư (hình thức thanh toán: khấu trừ tại nguồn hoặc nhà đầu tư tự thanh toán) 2.8 Đại hội nhà đầu tư - Đại hội người đầu tư thường niên, bất thường - Quyền hạn và nhiệm vụ Đại hội nhà đầu tư - Thể thức tiến hành Đại hội nhà đầu tư - Quyết định của Đại hội nhà đầu tư 2.9 Ban đại diện quỹ - Tổ chức Ban đại diện quỹ (danh sách ban đại diện quỹ) - Tiêu chuẩn lựa chọn thành viên Ban đại diện quỹ - Quyền hạn và nhiệm vụ của Ban đại diện quỹ - Chủ tịch Ban đại diện quỹ - Thủ tục điều hành của Ban đại diện quỹ - Miễn nhiệm, bãi nhiệm và bổ sung thành viên Ban đại diện quỹ - Người đại diện theo ủy quyền của thành viên Ban đại diện quỹ - Biên bản họp Ban đại diện quỹ 2.10 Tiêu chí lựa chọn, quyền hạn và nghĩa vụ của Công ty quản lý quỹ - Tiêu chuẩn lựa chọn Công ty quản lý quỹ - Trách nhiệm và quyền hạn của Công ty quản lý quỹ - Chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với công ty quản lý quỹ - Hạn chế hoạt động của Công ty Quản lý quỹ 2.11 Tiêu chí lựa chọn, quyền hạn và trách nhiệm của ngân hàng giám sát - Tiêu chuẩn lựa chọn ngân hàng giám sát - Trách nhiệm, quyền hạn của ngân hàng giám sát - Chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với ngân hàng giám sát 2.12 Kiểm toán, kế toán và chế độ báo cáo 3. Các rủi ro khi đầu tư vào Quỹ 3.1 Rủi ro thị trường 3.2 Rủi ro lãi suất 3.3 Rủi ro lạm phát 3.4 Rủi ro thanh khoản 3.5 Rủi ro pháp lý 3.6 Rủi ro tín nhiệm 3.7 Rủi ro xung đột lợi ích 3.8 Rủi ro đối với sản phẩm đầu tư cụ thể (tùy theo loại tài sản mà quỹ dự kiến đầu tư) 3.9 Rủi ro cá biệt 3.10 Rủi ro khác. 4. Các thông tin đầu tư khác XII. PHÁT HÀNH LẦN ĐẦU VÀ GIAO DỊCH CHỨNG CHỈ QUỸ CÁC LẦN TIẾP THEO 1. Căn cứ pháp lý 2. Phương án phát hành lần đầu - Tên quỹ: - Loại hình: - Thời hạn hoạt động của Quỹ: - Mục tiêu/chiến lược đầu tư: - Lĩnh vực ngành nghề dự kiến đầu tư: - Các sản phẩm dự kiến đầu tư: - Quy trình kiểm soát rủi ro đầu tư: - Cơ cấu đầu tư: - Số lượng/số lô đơn vị quỹ dự kiến chào bán (hoặc số lượng đơn vị quỹ/số lô đơn vị quỹ tối đa và tối thiểu dự kiến chào bán): - Thời hạn phát hành trong lần phát hành lần đầu, gia hạn thời hạn phát hành Chứng chỉ Quỹ: - Mệnh giá: - Giá phát hành: - Giá dịch vụ phát hành: - Đơn vị tiền tệ: - Số lượng đăng ký tối thiểu: - Phương thức phân bổ chứng chỉ quỹ lần đầu: (Tổng số tiền đầu tư ban đầu - Giá dịch vụ phát hành lần đầu (x%)): - Mệnh giá: - Thời hạn xác nhận giao dịch của nhà đầu tư: - Phương thức và hình thức thanh toán: - Ngày giao dịch gần nhất dự kiến sau khi kết thúc phát hành lần đầu: - Địa điểm phát hành và các đại lý phân phối: - Các đối tác có liên quan đến đợt phát hành: - Tiêu chí, điều kiện đối với nhà đầu tư góp vốn thành lập quỹ: 3. Giao dịch chứng chỉ quỹ/lô chứng chỉ quỹ các lần tiếp theo (áp dụng đối với quỹ mở, quỹ ETF) - Thời gian giao dịch sau đợt phát hành lần đầu: - Ngày giao dịch: - Giá bán: - Giá mua lại: - Giá dịch vụ mua lại: - Giá dịch vụ phát hành: - Giá dịch vụ chuyển đổi: - Số lượng đăng ký giao dịch mua/bán tối thiểu: - Thời gian đóng sổ lệnh: - Thời hạn xác nhận giao dịch: - Thời hạn thanh toán cho nhà đầu tư: - Tần suất giao dịch của quỹ: - Phương thức giao dịch: - Hủy lệnh giao dịch: - Giao dịch chuyển đổi quỹ: - Tạm dừng giao dịch: - Địa điểm và đại lý phân phối: 4. Phương pháp xác định giá trị tài sản ròng 4.1 Tần suất xác định giá trị tài sản ròng 4.2 Phương pháp xác định giá trị tài sản ròng 4.3 Công bố giá trị tài sản ròng 5. Niêm yết, hủy niêm yết chứng chỉ quỹ (áp dụng đối với quỹ đóng, quỹ đầu tư bất động sản, quỹ ETF) 6. Thông tin hướng dẫn tham đầu tư vào quỹ đầu tư XIII. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ 1. Báo cáo tài chính (cập nhật hằng năm) 2. Tình hình phát hành và mua lại chứng chỉ quỹ (cập nhật hằng năm) 3. Giá dịch vụ và thưởng hoạt động a) Giá dịch vụ quản lý quỹ, quản trị quỹ, đại lý chuyển nhượng b) Giá dịch vụ giám sát, giá dịch vụ lưu ký c) Giá dịch vụ quản lý bất động sản (áp dụng đối với quỹ bất động sản) d) Giá dịch vụ định giá bất động sản (áp dụng đối với quỹ bất động sản) đ) Các loại giá dịch vụ khác (giá dịch vụ kiểm toán, tư vấn thuế, định giá,..) e) Các thông tin khác. 4. Các chỉ tiêu hoạt động 4.1. Tỷ lệ chi phí hoạt động của quỹ 4.2. Tốc độ vòng quay danh mục của quỹ 5. Phương pháp tính thu nhập và kế hoạch phân chia lợi nhuận của Quỹ Nêu rõ phương thức tính các khoản thu nhập của Quỹ; kế hoạch và phương thức phân chia lợi nhuận của Quỹ cho các nhà đầu tư. 6. Dự báo kết quả hoạt động của Quỹ Trong Bản cáo bạch có thể đưa ra các dự báo, ước đoán về tình hình chung của nền kinh tế, của thị trường chứng khoán, các xu hướng phát triển kinh tế... nhưng phải nêu rõ các dự báo, ước đoán trên không hàm ý đảm bảo về kết quả hoạt động trong tương lai của Quỹ. Bản cáo bạch phải nêu rõ các căn cứ để đưa ra các dự báo trên. 7. Thời gian và địa điểm cung cấp báo cáo hoạt động của Quỹ XIV. XUNG ĐỘT LỢI ÍCH (Nêu ra nguyên tắc trong việc giải quyết các xung đột lợi ích có thể xảy ra) XV. CUNG CẤP THÔNG TIN CHO NHÀ ĐẦU TƯ, CHẾ ĐỘ BÁO CÁO Nêu rõ nghĩa vụ của Công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát trong việc cung cấp Bản cáo bạch, báo cáo tài chính và báo cáo hoạt động tháng, quý, năm cho người đầu tư của Quỹ. XVI. ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ Ghi rõ thông tin về địa chỉ, số điện thoại liên lạc để các nhà đầu tư có thể tiếp xúc với Công ty quản lý Quỹ nhằm giải đáp các thắc mắc liên quan đến Quỹ. XVII. CAM KẾT Công ty quản lý quỹ cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, trung thực của nội dung thông tin và các tài liệu đính kèm trong Bản cáo bạch này. XVIII. PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM 1. Phụ lục quy trình và các hướng dẫn đăng ký giao dịch chứng chỉ quỹ 2. Phiếu đăng ký mua/bán chứng chỉ quỹ 3. Địa chỉ các nơi Bản cáo bạch được cung cấp 4. Dự thảo Điều lệ quỹ đầu tư 5. Các phụ lục khác ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA NGÂN HÀNG GIÁM SÁT (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) TỔNG GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC) CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA TỔ CHỨC BẢO LÃNH PHÁT HÀNH (NẾU CÓ) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) PHỤ LỤC IV MẪU BẢN CÁO BẠCH CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN (Ban hành kèm theo Thông tư số 98/2020/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) (trang bìa) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán này ra công chứng chỉ có nghĩa là việc đăng ký chào bán cổ phiếu này đã được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật liên quan, không hàm ý bảo đảm về nội dung của Bản cáo bạch cũng như mục tiêu, chiến lược đầu tư của công ty đầu tư chứng khoán. BẢN CÁO BẠCH CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN 1. Tên của công ty đầu tư chứng khoán, Giấy chứng nhận đăng ký chào bán cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán ra công chứng: 2. Loại hình công ty đầu tư chứng khoán: 3. Ngày đăng ký Bản cáo bạch với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước: 4. Thời hạn hiệu lực của Bản cáo bạch: 5. Tiêu đề của Bản cáo bạch; 6. Thông cáo nội dung sau: “Công ty đầu tư chứng khoán... được mô tả trong bản cáo bạch này là công ty đầu tư chứng khoán được thành lập theo Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Bản cáo bạch này đã được đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ngày ... 7. Họ tên, chức danh và địa chỉ, số điện thoại của người phụ trách công bố thông tin: 8. Nơi cung cấp Bản cáo bạch, báo cáo hoạt động định kỳ, báo cáo tài chính, hình thức cung cấp các tài liệu này (trụ sở chính, chi nhánh công ty, Website...): CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN: ……………………. CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG (Giấy chứng nhận đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng số …… do Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhà nước cấp ngày…) TỔ CHỨC BẢO LÃNH PHÁT HÀNH CHÍNH: (hoặc TỔ CHỨC ĐẠI LÝ PHÁT HÀNH) Công ty: …….. Công ty: …….. TỔ CHỨC ĐỒNG BẢO LÃNH (nếu có); Công ty: …….. Công ty: …….. Bản cáo bạch này và tài liệu bổ sung sẽ được cung cấp tại:...từ ngày:... MỤC LỤC Các nhân tố rủi ro ảnh hưởng đến giá cổ phiếu chào bán Những người chịu trách nhiệm chính đối với nội dung Bản cáo bạch Các khái niệm Tình hình và đặc điểm của công ty đầu tư chứng khoán Thông tin tóm tắt về công ty quản lý quỹ Thông tin về ngân hàng giám sát Cổ phiếu chào bán Mục đích chào bán Kế hoạch sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán Các đối tác liên quan tới đợt chào bán PHỤ LỤC NỘI DUNG BẢN CÁO BẠCH I. NHỮNG NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH ĐỐI VỚI NỘI DUNG BẢN CÁO BẠCH 1. Công ty quản lý quỹ Ông/Bà: …………………. Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên Ông/Bà: …………………. Chức vụ: Tổng Giám đốc (Giám đốc) Ông/Bà: …………………. Chức vụ: Kế toán trưởng (Giám đốc Tài chính) Ông/Bà: …………………. Chức vụ: Trưởng ban kiểm soát Chúng tôi đảm bảo rằng các thông tin và số liệu trong Bản cáo bạch này là chính xác, trung thực và cam kết chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của những thông tin và số liệu này phù hợp với thực tế mà chúng tôi được biết, hoặc đã điều tra, thu thập một cách hợp lý. 2. Ngân hàng giám sát Đại diện theo pháp luật: Ông/Bà: …………………. Chức vụ: Bản cáo bạch này là một phần của hồ sơ đăng ký chào bán do (tên công ty quản lý quỹ) lập sau khi có xác nhận của (tên ngân hàng giám sát). Chúng tôi đảm bảo rằng việc phân tích, đánh giá và lựa chọn ngôn từ trên bản cáo bạch này đã được thực hiện một cách hợp lý và cẩn trọng dựa trên cơ sở các thông tin và số liệu do (tên các tổ chức có liên quan) cung cấp. II. CÁC THUẬT NGỮ/ĐỊNH NGHĨA (Những từ, nhóm từ viết tắt hoặc khó hiểu, hoặc có thể gây hiểu lầm được thể hiện trong Bản cáo bạch cần phải định nghĩa) III. CƠ HỘI ĐẦU TƯ 1. Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam 2. Thị trường tài chính Việt Nam và cơ hội đầu tư IV. THÔNG TIN VỀ CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ 1. Các thông tin chung về công ty quản lý quỹ Tên đầy đủ: Tên viết tắt: Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán số: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: Địa chỉ trụ sở chính: Điện thoại: Fax: Địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có): Thời hạn hoạt động (nếu có): Vốn điều lệ: Cổ đông/thành viên góp vốn/chủ sở hữu công ty quản lý quỹ: - Giới thiệu về cổ đông/thành viên góp vốn khi thành lập; - Giới thiệu về cổ đông/thành viên góp vốn từ 5% trở lên vốn điều lệ; - Giới thiệu về Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên (cơ cấu, thông tin tóm tắt các thành viên); - Giới thiệu về Ban điều hành công ty quản lý quỹ (cơ cấu, thông tin tóm tắt các thành viên); - Giới thiệu về Hội đồng đầu tư (thông tin tóm tắt các thành viên) Kinh nghiệm quản lý tài sản của công ty quản lý quỹ. Kinh nghiệm, chuyên môn, uy tín, năng lực của nhân viên công ty quản lý quỹ đảm nhiệm vị trí người điều hành quỹ thực hiện việc quản lý tài sản của công ty đầu tư chứng khoán. 2. Các thông tin về tình hình hoạt động của công ty quản lý quỹ - Tổng hợp tình hình hoạt động của công ty quản lý quỹ (kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính...) 05 năm gần nhất so với ngày đưa thông tin vào Bản cáo bạch; - Các quỹ, công ty đầu tư chứng khoán mà công ty đang quản lý (nêu chi tiết danh sách); - Yêu cầu: nêu rõ nguồn gốc, thời gian cung cấp các thông tin trên; nêu rõ các thông tin về hoạt động trong quá khứ của công ty quản lý quỹ, không hàm ý đảm bảo cho khả năng hoạt động của công ty quản lý quỹ trong tương lai; - Trong Bản cáo bạch không được cung cấp vì mục đích riêng, theo xu hướng thổi phồng các thành công và che đậy thất bại đối với các thông tin về tình hình hoạt động, kinh nghiệm quản lý quá khứ cũng như hiện tại của công ty quản lý quỹ, tình hình hoạt động quá khứ cũng như hiện tại của các quỹ khác do công ty quản lý quỹ đang quản lý. V. NGÂN HÀNG GIÁM SÁT Tên đầy đủ: Tên viết tắt: Giấy phép thành lập và hoạt động số: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán số: Địa chỉ trụ sở chính: Điện thoại: Fax: Thời gian hoạt động (nếu có): Kinh nghiệm nhân viên được phân công giám sát hoạt động quản lý tài sản của quỹ dự kiến thành lập; bộ phận lưu ký tài sản cho quỹ dự kiến thành lập. VI. TỔ CHỨC QUẢN LÝ BẤT ĐỘNG SẢN (áp dụng đối với công ty đầu tư chứng khoán bất động sản) Tên đầy đủ: Tên viết tắt: Giấy phép thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: Địa chỉ trụ sở chính: Điện thoại: Fax: Thời gian hoạt động (nếu có): Kinh nghiệm của tổ chức quản lý bất động sản trong việc quản lý, vận hành và khai thác bất động sản phù hợp với mục tiêu đầu tư của công ty đầu tư chứng khoán. VII. DOANH NGHIỆP THẨM ĐỊNH GIÁ (áp dụng đối với công ty đầu tư chứng khoán bất động sản) Tên đầy đủ: Tên viết tắt: Giấy phép thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: Địa chỉ trụ sở chính: Điện thoại: Fax: Thời gian hoạt động (nếu có): Kinh nghiệm của công ty trong hoạt động định giá giá trị bất động sản. VIII. CÔNG TY KIỂM TOÁN Tên công ty: Giấy phép thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: Địa chỉ trụ sở chính: Điện thoại: Fax: Thời hạn hoạt động (nếu có): IX. ĐẠI LÝ PHÂN PHỐI CỔ PHIẾU Danh sách các đại lý phân phối cổ phiếu được lựa chọn bao gồm: Tên đại lý phân phối: Địa chỉ trụ sở chính: Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đại lý phân phối: Các địa điểm phân phối cổ phiếu: X. TỔ CHỨC ĐƯỢC ỦY QUYỀN Tổ chức được ủy quyền: - Tên tổ chức: - Địa chỉ trụ sở chính: - Số Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: - Thời gian hoạt động: - Lĩnh vực hoạt động chính: - Phạm vi dịch vụ được ủy quyền (liệt kê những điều khoản trong hợp đồng) - Chi phí phải thanh toán…………………………… hình thức thanh toán XI. CÁC THÔNG TIN VỀ CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN 1. Thông tin chung về công ty đầu tư chứng khoán 1.1 Tên và địa chỉ liên hệ của công ty đầu tư chứng khoán 1.2 Giấy chứng nhận đăng ký chào bán 1.3 Giấy phép thành lập và hoạt động công ty đầu tư chứng khoán 1.4 Tính chất và thời gian hoạt động của công ty đầu tư (nếu có). 2. Các quy định về mục tiêu đầu tư, chiến lược đầu tư, phương pháp và quy trình đầu tư, hạn chế đầu tư, các yếu tố rủi ro của công ty đầu tư chứng khoán 2.1 Mục tiêu đầu tư của công ty đầu tư chứng khoán 2.2 Chiến lược đầu tư của công ty đầu tư chứng khoán 2.3 Phương pháp và quy trình đầu tư của công ty đầu tư chứng khoán 2.4 Hạn chế đầu tư của công ty đầu tư chứng khoán 2.5 Các rủi ro khi đầu tư vào công ty đầu tư chứng khoán - Rủi ro thị trường - Rủi ro lãi suất - Rủi ro lạm phát - Rủi ro thanh khoản - Rủi ro pháp lý - Rủi ro tín nhiệm - Rủi ro xung đột lợi ích - Rủi ro đối với sản phẩm đầu tư cụ thể (tùy theo loại tài sản mà công ty đầu tư chứng khoán dự kiến đầu tư) - Rủi ro cá biệt - Rủi ro khác 3. Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán trong đợt chào bán lần đầu và Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán cập nhật trong các lần công bố Bản cáo bạch tiếp theo (nếu thay đổi) Tóm tắt Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán với các thông tin chính sau đây: 3.1. Các điều khoản chung 3.2 Các quy định về mục tiêu, chính sách và hạn chế - Mục tiêu đầu tư - Chiến lược đầu tư - Tài sản được phép đầu tư - Cơ cấu đầu tư - Các hạn chế đầu tư - Hoạt động vay, cho vay, giao dịch mua bán lại, giao dịch ký quỹ - Phương pháp lựa chọn đầu tư - Nguyên tắc, phương thức xác định giá trị tài sản ròng 3.3 Đặc trưng của công ty đầu tư chứng khoán - Cổ đông - Quyền và nghĩa vụ của cổ đông - Sổ đăng ký cổ đông - Quyền biểu quyết của cổ đông - Các trường hợp hợp nhất, sáp nhập, thanh lý, giải thể công ty đầu tư chứng khoán và quyền của cổ đông, trong trường hợp thanh lý, giải thể công ty đầu tư chứng khoán 3.4. Thông tin về các mức giá dịch vụ mà công ty đầu tư chứng khoán phải trả - Giá dịch vụ quản lý quỹ - Giá dịch vụ giám sát - Giá dịch vụ quản lý bất động sản (đối với công ty đầu tư chứng khoán bất động sản) - Giá dịch vụ định giá bất động sản (đối với công ty đầu tư chứng khoán bất động sản) - Các chi phí khác phù hợp với quy định của pháp luật - Các loại giá dịch vụ, chi phí hạch toán vào công ty đầu tư chứng khoán; các loại giá dịch vụ, chi phí mà cổ đông phải thanh toán 3.5 Phân chia lợi nhuận và chính sách thuế - Phương thức xác định và phân phối lợi nhuận của công ty đầu tư chứng khoán - Chính sách thuế: thuế áp dụng đối với công ty đầu tư chứng khoán, thuế thu nhập đối với cổ đông (hình thức thanh toán: khấu trừ tại nguồn hoặc cổ đông tự thanh toán) 3.6 Đại hội đồng cổ đông - Đại hội đồng cổ đông thường niên, bất thường - Quyền hạn và nhiệm vụ đại hội đồng cổ đông - Thể thức tiến hành đại hội đồng cổ đông - Quyết định của đại hội đồng cổ đông 3.7 Hội đồng quản trị - Tổ chức Hội đồng quản trị (danh sách) - Tiêu chuẩn lựa chọn thành viên Hội đồng quản trị - Quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị - Chủ tịch Hội đồng quản trị - Thủ tục điều hành của chủ tịch Hội đồng quản trị - Đình chỉ và miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị - Người đại diện cho thành viên Hội đồng quản trị - Biên bản họp Hội đồng quản trị 3.8 Tiêu chí lựa chọn, quyền hạn và trách nhiệm của công ty quản lý quỹ - Tiêu chuẩn lựa chọn công ty quản lý quỹ - Trách nhiệm và quyền hạn của công ty quản lý quỹ - Chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với công ty quản lý quỹ - Hạn chế hoạt động của công ty quản lý quỹ 3.9 Tiêu chí lựa chọn, quyền hạn và trách nhiệm của ngân hàng giám sát - Tiêu chuẩn lựa chọn ngân hàng giám sát - Trách nhiệm, quyền hạn của ngân hàng giám sát - Chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với ngân hàng giám sát 3.10 Kiểm toán, kế toán và chế độ báo cáo 4. Các thông tin đầu tư khác X. PHÁT HÀNH LẦN ĐẦU 1. Căn cứ pháp lý 2. Phương án phát hành lần đầu - Tên công ty đầu tư chứng khoán: - Thời hạn của công ty đầu tư chứng khoán: - Mục tiêu/chiến lược đầu tư: - Lĩnh vực ngành nghề dự kiến đầu tư: - Quy trình kiểm soát rủi ro đầu tư: - Cơ cấu đầu tư: - Số lượng cổ phiếu dự kiến chào bán (hoặc số lượng cổ phiếu tối đa và tối thiểu dự kiến chào bán): - Thời hạn phát hành trong lần phát hành lần đầu, gia hạn thời hạn phát hành cổ phiếu: - Mệnh giá: - Giá phát hành: - Số lượng đăng ký tối thiểu: - Phương thức phân bổ cổ phiếu lần đầu: - Giá dịch vụ phát hành lần đầu (x%): - Thời hạn xác nhận giao dịch của cổ đông: - Phương thức và hình thức thanh toán: - Ngày giao dịch gần nhất dự kiến sau khi kết thúc phát hành lần đầu: - Địa điểm phát hành và các đại lý phân phối: - Các đối tác có liên quan đến đợt phát hành: 3. Phương pháp xác định giá trị tài sản ròng 3.1 Thời điểm xác định giá trị tài sản ròng 3.2 Phương pháp xác định giá trị tài sản ròng 3.3 Công bố giá trị tài sản ròng 4. Thông tin hướng dẫn tham gia đầu tư vào công ty đầu tư chứng khoán XI. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN 1. Báo cáo tài chính (cập nhật hằng năm) 2. Giá dịch vụ và thưởng hoạt động 2.1 Giá dịch vụ phát hành lần đầu 2.2. Giá dịch vụ quản lý công ty đầu tư chứng khoán 2.3. Giá dịch vụ giám sát, giá dịch vụ lưu ký 2.4. Giá dịch vụ quản lý bất động sản (đối với công ty đầu tư chứng khoán bất động sản) 2.5. Các Loại giá dịch vụ khác (giá dịch vụ kiểm toán, tư vấn thuê, định giá...) 2.6. Các thông tin khác 3. Các chỉ tiêu hoạt động 3.1. Tỷ lệ chi phí hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán 3.2. Tốc độ vòng quay danh mục của công ty đầu tư chứng khoán 4. Phương pháp tính thu nhập và kế hoạch phân chia lợi nhuận của công ty đầu tư chứng khoán Nêu rõ phương thức tính các khoản thu nhập của công ty đầu tư chứng khoán; kế hoạch và phương thức phân chia lợi nhuận của công ty đầu tư chứng khoán cho các cổ đông. 5. Dự báo kết quả hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán Trong bản cáo bạch có thể đưa ra các dự báo, ước đoán về tình hình chung của nền kinh tế, của thị trường chứng khoán, các xu hướng phát triển kinh tế... nhưng phải nêu rõ các dự báo, ước đoán trên không hàm ý đảm bảo về kết quả hoạt động trong tương lai của quỹ. Bản cáo bạch phải nêu rõ các căn cứ để đưa ra các dự báo trên. 6. Thời gian và địa điểm cung cấp báo cáo hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán XII. XUNG ĐỘT LỢI ÍCH (Nêu ra nguyên tắc trong việc giải quyết các xung đột lợi ích có thể xảy ra) XIII. CUNG CẤP THÔNG TIN CHO CỔ ĐÔNG, CHẾ ĐỘ BÁO CÁO Nêu rõ nghĩa vụ của công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát trong việc cung cấp Bản cáo bạch, báo cáo tài chính và báo cáo hoạt động tháng, quý, năm cho cổ đông của công ty đầu tư chứng khoán. XIV. ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CHO CỔ ĐÔNG Ghi rõ thông tin về địa chỉ, số điện thoại liên lạc để các cổ đông có thể tiếp xúc với công ty quản lý quỹ nhằm giải đáp các thắc mắc liên quan đến công ty đầu tư chứng khoán. XV. CAM KẾT Công ty quản lý quỹ cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, trung thực của nội dung thông tin và các tài liệu đính kèm trong Bản cáo bạch này. XVI. PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM 1. Phụ lục quy trình và các hướng dẫn đăng ký mua cổ phiếu 2. Phiếu đăng ký mua 3. Địa chỉ các nơi Bản cáo bạch được cung cấp 4. Các phụ lục khác (nếu có) ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN NGÂN HÀNG GIÁM SÁT (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) TỔNG GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC) CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA TỔ CHỨC BẢO LÃNH PHÁT HÀNH (NẾU CÓ) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) PHỤ LỤC V MẪU BẢN CÁO BẠCH TÓM TẮT CỦA QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN (Ban hành kèm theo Thông tư số 98/2020/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) (trang bìa) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ này ra công chúng chỉ có nghĩa là việc xin phép chào bán chứng chỉ quỹ đầu tư này đã thực hiện theo các quy định của pháp luật liên quan, không hàm ý bảo đảm về nội dung của Bản cáo bạch cũng như mục tiêu, chiến lược đầu tư của Quỹ BẢN CÁO BẠCH TÓM TẮT CỦA QUỸ... 1. Tên, loại hình quỹ; tóm tắt mục tiêu, chiến lược, chính sách đầu tư, thời hạn hoạt động (nếu có) của quỹ, loại hình nhà đầu tư là đối tượng chào bán của quỹ. 2. Thông tin về công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát, tổ chức kiểm toán, danh sách đại lý phân phối, các tổ chức được ủy quyền (nếu có) và danh sách thành viên Ban đại diện quỹ. 3. Kết quả hoạt động đầu tư của quỹ trước đó (nếu có), kèm theo khuyến cáo về việc kết quả hoạt động đầu tư trước đó chỉ mang tính tham khảo, và việc đầu tư vào Quỹ không hàm ý bảo đảm khả năng sinh lời hoặc bảo đảm khả năng thu hồi vốn. 4. Thông tin cơ bản hướng dẫn tham gia đầu tư vào quỹ bao gồm các vấn đề liên quan tới quy trình phát hành thêm, mua lại, chuyển đổi chứng chỉ quỹ; mua lại một phần chứng chỉ quỹ và tạm dừng giao dịch chứng chỉ quỹ; giá dịch vụ phát hành (nếu có); giá dịch vụ mua lại chứng chỉ quỹ (nếu có); giá dịch vụ chuyển đổi quỹ (nếu có). 5. Các khoản thuế, giá dịch vụ mà quỹ phải thanh toán; các khoản thuế, giá dịch vụ mà nhà đầu tư phải thanh toán. 6. Thông tin cơ bản về hình thức, phương thức, lộ trình, thời điểm phân phối lợi nhuận quỹ. 7. Thông tin cơ bản về các rủi ro tiềm ẩn khi đầu tư vào quỹ. 8. Chế độ công bố thông tin, hình thức cung cấp thông tin, tài liệu về quỹ cho nhà đầu tư; địa chỉ, thời gian và hình thức liên lạc để tìm hiểu thêm thông tin về quỹ. PHỤ LỤC VI MẪU BẢN CÁO BẠCH TÓM TẮT CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN (Ban hành kèm theo Thông tư số 98/2020/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) (trang bìa) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ này ra công chúng chỉ có nghĩa là việc xin phép chào bán chứng chỉ quỹ đầu tư này đã thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật liên quan, không hàm ý bảo đảm về nội dung của Bản cáo bạch cũng như mục tiêu, chiến lược đầu tư của Quỹ BẢN CÁO BẠCH TÓM TẮT CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN... 1. Tên công ty đầu tư chứng khoán; quy mô vốn; tóm tắt mục tiêu, chiến lược đầu tư, phương pháp và quy trình đầu tư, hạn chế đầu tư, thời hạn hoạt động (nếu có) của công ty đầu tư chứng khoán. 2. Thông tin về công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát, tổ chức kiểm toán, danh sách đại lý phân phối, các tổ chức được ủy quyền (nếu có) và danh sách thành viên Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán (nếu có). 3. Kết quả hoạt động đầu tư của công ty đầu tư chứng khoán trước đó (nếu có), kèm theo khuyến cáo về việc kết quả hoạt động đầu tư trước đó chỉ mang tính tham khảo, và việc đầu tư vào công ty đầu tư chứng khoán không hàm ý bảo đảm khả năng sinh lời hoặc bảo đảm khả năng thu hồi vốn. 4. Phương án phát hành cổ phiếu, thông tin cơ bản hướng dẫn tham gia đầu tư vào công ty đầu tư chứng khoán. 5. Các khoản thuế, giá dịch vụ mà công ty đầu tư chứng khoán phải thanh toán; các khoản thuế, giá dịch vụ mà cổ đông phải thanh toán. 6. Thông tin cơ bản về hình thức, phương thức, lộ trình, thời điểm phân phối lợi nhuận công ty đầu tư chứng khoán. 7. Thông tin cơ bản về các rủi ro tiềm ẩn khi đầu tư vào công ty đầu tư chứng khoán. 8. Chế độ công bố thông tin, hình thức cung cấp thông tin, tài liệu về công ty đầu tư chứng khoán cho cổ đông; địa chỉ, thời gian và hình thức liên lạc để tìm hiểu thêm thông tin về công ty đầu tư chứng khoán. PHỤ LỤC VII THÔNG BÁO VỀ VIỆC PHÂN PHỐI LỢI TỨC/CỔ TỨC CHO NHÀ ĐẦU TƯ, CỔ ĐÔNG (Ban hành kèm theo Thông tư số 98/2020/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) 1. Tên quỹ đầu tư chứng khoán/công ty đầu tư chứng khoán: 2. Tổng số chứng chỉ quỹ/cổ phiếu đang lưu hành: 3. Công ty quản lý quỹ: - Tên công ty: - Tên tiếng Anh: - Số Giấy phép thành lập và hoạt động KDCK: Ngày cấp: Nơi cấp: - Số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Ngày cấp: Nơi cấp: - Địa chỉ trụ sở chính: - Điện thoại: Fax: 4. Ngân hàng giám sát: - Tên ngân hàng: - Tên tiếng Anh: - Địa chỉ trụ sở chính: - Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký: Ngày cấp: Nơi cấp: - Điện thoại: Fax: 5. Lợi nhuận đã thực hiện trong kỳ, lợi nhuận tích lũy, lợi nhuận giữ lại, lợi nhuận phân chia: 6. Thời điểm, phương thức, hình thức thanh toán. 7. Thông tin về nhà đầu tư/cổ đông - Tên nhà đầu tư/cổ đông: - Số Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác/Số Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/tài liệu tương đương: - Quốc tịch: - Địa chỉ liên lạc: 8. Thông tin về mức thanh toán lợi tức/cổ tức cho nhà đầu tư/cổ đông: - Số lượng chứng chỉ quỹ/cổ phiếu của nhà đầu tư/cổ đông: - Mức chi trả lợi tức/cổ tức (bằng tiền)....và/hoặc ....(bằng chứng chỉ quỹ/cổ phiếu phát hành thêm) trên một chứng chỉ quỹ/cổ phiếu. - Tổng mức thanh toán ……(bằng tiền)....và/hoặc (bằng chứng chỉ quỹ/cổ phiếu phát hành thêm) cho nhà đầu tư/cổ đông. …., ngày … tháng … năm … CHỦ TỊCH BAN ĐẠI DIỆN QUỸ/ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) TỔNG GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC) CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) PHỤ LỤC VIII MẪU THÔNG BÁO KẾT QUẢ GIAO DỊCH CHUYỂN NHƯỢNG PHẦN VỐN GÓP QUỸ THÀNH VIÊN (Ban hành kèm theo Thông tư số 98/2020/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) TÊN CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……. ……, ngày … tháng … năm …. THÔNG BÁO Về kết quả giao dịch chuyển nhượng phần vốn góp quỹ thành viên Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước 1. Tên công ty quản lý quỹ: 2. Tên quỹ thành viên: 3. Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ: 4. Thời hạn hoạt động: I. Danh sách thành viên góp vốn trước giao dịch chuyển nhượng STT Tên thành viên góp vốn Thông tin về thành viên góp vốn Số lượng phần vốn góp nắm giữ Giá trị phần vốn góp nắm giữ (VND) Tỷ lệ sở hữu (%) Số Giấy chứng nhận ĐKDN (đối với tổ chức) Số Giấy CMND/ CCCD/Hộ chiếu (đối với cá nhân góp vốn, người đại diện phần vốn góp) 1 Công ty A Đại diện phần vốn góp của công ty là Ông/bà: Chức vụ: 2 Nguyễn Văn A … Tổng II. Thông tin về giao dịch chuyển nhượng STT Bên chuyển nhượng Giá trị chuyển nhượng (VND) Bên nhận chuyển nhượng Ngày hoàn tất giao dịch Tên thành viên góp vốn Số Giấy chứng nhận ĐKDN/ Số Giấy CMND/ CCCD/Hộ chiếu Số lượng phần vốn góp chuyển nhượng Tỷ lệ nắm giữ/vốn điều lệ (%) Tên thành viên góp vốn Số Giấy chứng nhận ĐKDN/ Số Giấy CMND/ CCCD/Hộ chiếu 1 2 ... III. Danh sách thành viên góp vốn sau giao dịch chuyển nhượng STT Tên thành viên góp vốn Thông tin về thành viên góp vốn Số lượng phần vốn góp nắm giữ Giá trị phần vốn góp nắm giữ (VND) Tỷ lệ sở hữu (%) Số Giấy chứng nhận ĐKDN (đối với tổ chức) Số Giấy CMND/ CCCD/Hộ chiếu (đối với cá nhân góp vốn, người đại diện phần vốn góp) 1 Công ty A Đại diện phần vốn góp của công ty là Ông/bà: Chức vụ: 2 Nguyễn Văn A … Tổng Chúng tôi đã thẩm định, đảm bảo bên nhận chuyển nhượng là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, trung thực về những nội dung trên./. Nơi nhận: - Như trên; - ………. - Lưu: ….. Hồ sơ gửi kèm: (liệt kê đầy đủ) TỔNG GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC) CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) PHỤ LỤC IX BÁO CÁO GIÁ TRỊ TÀI SẢN RÒNG CỦA QUỸ/CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN KHI GIẢI THỂ (Ban hành kèm theo Thông tư số 98/2020/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) TÊN CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……. ……, ngày … tháng … năm …. BÁO CÁO Về giá trị tài sản ròng của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán khi giải thể Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước 1. Tên công ty quản lý quỹ: 2. Tên ngân hàng lưu ký/giám sát: 3. Tên quỹ/công ty đầu tư chứng khoán: 4. Ngày lập báo cáo: Đơn vị: VND STT Chỉ tiêu Kỳ báo cáo Kỳ trước Tại ngày giải thể Giá trị tài sản để phân phối Trong kỳ Lũy kế A A.1 NAV/01 chứng chỉ quỹ, cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán A.2 Thay đổi NAV/01 chứng chỉ quỹ, 01 cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán do phân phối A.3 Thay đổi NAV/01 chứng chỉ quỹ, 01 cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán do thay đổi giá thị trường B B.1 NAV quỹ/công ty đầu tư chứng khoán B.2 Thay đổi NAV quỹ/công ty đầu tư chứng khoán do phân phối B.3 Thay đổi NAV do thay đổi giá thị trường C (quỹ ETF) C.1 NAV/01 lô chứng chỉ quỹ C.2 Thay đổi NAV/01 lô chứng chỉ quỹ do phân phối C.3 Thay đổi NAV/01 lô chứng chỉ quỹ do thay đổi giá thị trường D D.1 Chi phí quản lý quỹ D.2 Chi phí lưu ký, giám sát D.3 Chi phí khác Tổng chi phí ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA NGÂN HÀNG GIÁM SÁT, NGÂN HÀNG LƯU KÝ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) TỔNG GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC) CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) PHỤ LỤC X BÁO CÁO DANH MỤC ĐẦU TƯ CỦA QUỸ/CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI THỂ (Ban hành kèm theo Thông tư số 98/2020/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) TÊN CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……. ……, ngày … tháng … năm …. BÁO CÁO Về danh mục đầu tư của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán khi giải thể Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước 1. Tên công ty quản lý quỹ: 2. Tên ngân hàng lưu ký/giám sát: 3. Tên quỹ/công ty đầu tư chứng khoán: 4. Ngày lập báo cáo: I. Báo cáo về tài sản của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán TT Tài sản Kỳ báo cáo (VND) Kỳ trước (VND) %/cùng kỳ năm trước I.1 Tiền và các khoản tương đương tiền Tiền Tiền gửi ngân hàng Các khoản tương đương tiền I.2 Các khoản đầu tư (kê chi tiết) I.3 Cổ tức, trái tức được nhận I.4 Lãi được nhận I.5 Tiền bán chứng khoán chờ thu (kê chi tiết) I.6 Các khoản phải thu khác I.7 Các tài sản khác I.8 Tổng tài sản TT Nợ Kỳ báo cáo (VND) Kỳ trước (VND) %/cùng kỳ năm trước II.1 Tiền phải thanh toán mua chứng khoán (kê chi tiết) II.2 Các khoản phải trả khác II.3 Tổng nợ Tài sản ròng của quỹ/công ty ĐTCK (I.8-II.3) Tổng số chứng chỉ quỹ/cổ phiếu đang lưu hành Giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ II. Báo cáo về danh mục tài sản của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán TT Loại tài sản (nêu chi tiết) Số lượng Giá thị trường hoặc giá trị hợp lý tại ngày báo cáo (VND) Tổng giá trị (VND) Tỷ lệ %/Tổng giá trị tài sản của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán I Cổ phiếu niêm yết 1 2 … Tổng II Cổ phiếu không niêm yết 1 2 … Tổng Tổng các loại cổ phiếu III Trái phiếu 1 2 .... Tổng IV Các loại chứng choán khác 1 2 .... Tổng V Các tài sản khác 1 2 … Tổng VI Tiền 1 Tiền 2 Tiền gửi ngân hàng 3 Tương đương tiền … Tổng VII Tổng giá trị danh mục III. Danh mục tài sản còn lại chưa phân phối cho nhà đầu tư (đối với quỹ ETF) STT Tên thành viên lập quỹ, nhà đầu tư Số Giấy chứng nhận ĐKDN/ Giấy phép thành lập và hoạt động (thành viên lập quỹ) Số Giấy CMND/ CCCD/ Hộ chiếu (đối với nhà đầu tư) Danh mục chứng khoán cơ cấu Cổ phiếu niêm yết Trái phiếu Các loại chứng khoán khác Mã chứng khoán Số lượng Mã chứng khoán Số lượng Mã chứng khoán Số lượng I Thành viên lập quỹ 1 ... 2 … II Nhà đầu tư 1 ... 2 … ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA NGÂN HÀNG GIÁM SÁT, NGÂN HÀNG LƯU KÝ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) TỔNG GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC) CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) PHỤ LỤC XI THÔNG BÁO CHÀO BÁN/PHÁT HÀNH CHỨNG CHỈ QUỸ/CỔ PHIẾU CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN RA CÔNG CHÚNG (Ban hành kèm theo Thông tư số 98/2020/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) TÊN CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……. ……, ngày … tháng … năm …. THÔNG BÁO Về chào bán/phát hành chứng chỉ quỹ/cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán ra công chúng 1. Công ty quản lý quỹ: * Tên công ty (tên đầy đủ, tên viết tắt, tên tiếng Anh): - Giấy phép thành lập và hoạt động số:... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày ... - Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:... do ... cấp ngày... - Địa chỉ trụ sở chính: - Điện thoại: Fax: 2. Ngân hàng giám sát: - Tên ngân hàng (tên đầy đủ, tên viết tắt, tên tiếng Anh): - Giấy phép thành lập và hoạt động số:... do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày... - Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán số:... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày... - Địa chỉ trụ sở chính: - Điện thoại: Fax: 3. Thành viên lập quỹ (đối với quỹ ETF): - Tên công ty chứng khoán/tên ngân hàng lưu ký (tên đầy đủ, tên viết tắt, tên tiếng Anh (nếu có)): - Giấy phép thành lập và hoạt động số:... do ...cấp ngày.../Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày... - Địa chỉ trụ sở chính: - Điện thoại: Fax: 4. Tổ chức tạo lập thị trường (đối với quỹ ETF nếu có): - Tên công ty chứng khoán (tên đầy đủ, tên viết tắt, tên tiếng Anh (nếu có)): - Giấy phép thành lập và hoạt động số:.... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày... - Địa chỉ trụ sở chính: - Điện thoại: Fax: 5. Đại lý phân phối: - Tên đại lý phân phối (tên đầy đủ, tên viết tắt, tên tiếng Anh (nếu có)): - Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đại lý phân phối số:.... do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày... - Địa chỉ trụ sở chính: - Điện thoại: Fax: 6. Chứng chỉ quỹ/Cổ phiếu chào bán/phát hành - Tên quỹ/công ty đầu tư chứng khoán (tên đầy đủ, tên viết tắt, tên tiếng Anh); - Chỉ số tham chiếu (đối với quỹ ETF): - Nơi niêm yết (đối với quỹ đóng, quỹ đầu tư bất động sản, quỹ ETF): - Số lượng chứng chỉ quỹ/lô chứng chỉ quỹ (đối với quỹ ETF)/cổ phiếu đăng ký chào bán/phát hành - Số lượng chứng chỉ quỹ/lô chứng chỉ quỹ (đối với quỹ ETF)/cổ phiếu chào bán tối thiểu (nếu có): - Mệnh giá một chứng chỉ quỹ/cổ phiếu: - Giá chào bán hoặc công thức xác định giá chào bán: - Số lượng/giá trị đăng ký mua tối thiểu (nếu có): 7. Hiệu lực đăng ký chào bán (90 ngày, kể từ ngày chứng nhận đăng ký chào bán/phát hành có hiệu lực): Từ ngày …/…/… tới ngày …./…./.... 8. Thời hạn nhận đăng ký mua/thanh toán: từ ngày …/…/…. tới ngày …/…/… (tối thiểu 20 ngày và trong thời hạn Giấy chứng nhận đăng ký chào bán/phát hành có hiệu lực) 9. Địa điểm nhận đăng ký mua chứng chỉ quỹ/cổ phiếu (địa điểm phân phối): 10. Ngân hàng giám sát mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua chứng chỉ quỹ/cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán 11. Hình thức thanh toán: Nơi nhận: - Như trên; - …….. - Lưu: … TỔNG GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC) CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) PHỤ LỤC XII DANH SÁCH BAN ĐẠI DIỆN QUỸ/HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ, BAN ĐIỀU HÀNH, NHÂN VIÊN NGHIỆP VỤ CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN (Ban hành kèm theo Thông tư số 98/2020/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) TÊN CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……. V/v danh sách Ban đại diện quỹ/Hội đồng quản trị, ban điều hành, nhân viên nghiệp vụ công ty đầu tư chứng khoán ……, ngày … tháng … năm …. Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước I. Danh sách Ban đại diện quỹ/Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán STT Họ và tên Số Giấy CMND/ CCCD/Hộ chiếu Loại thành viên BĐD quỹ/HĐQT CTĐTCK (độc lập/khác) Chức vụ (Chủ tịch, thành viên) Địa chỉ liên lạc, tel, fax, email Chữ ký 1 2 … II. Danh sách thành viên Ban điều hành, nhân viên nghiệp vụ của công ty đầu tư chứng khoán STT Họ và tên Số Giấy CMND/CCCD/ Hộ chiếu Loại CCHN kinh doanh chứng khoán hoặc tương đương/cơ quan cấp/ngày cấp Vị trí công tác 1 … Chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, trung thực về những nội dung trên./. Nơi nhận: - Như trên; - …….. - Lưu: … Hồ sơ gửi kèm: (liệt kê đầy đủ) TỔNG GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC) CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) PHỤ LỤC XIII BẢN CUNG CẤP THÔNG TIN (Ban hành kèm theo Thông tư số 98/2020/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Ảnh (4cmx6cm) ……, ngày … tháng … năm …. BẢN THÔNG TIN CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Quốc tịch: 2. Số Giấy CMND/CCCD/Hộ chiếu: 3. Địa chỉ liên lạc (thường xuyên): 4. Điện thoại liên hệ: Fax, email: 5. Trình độ chuyên môn: 6. Nghề nghiệp: 7. Quá trình học tập, đào tạo chuyên môn (nêu rõ tên trường; tên khóa học; thời gian học; tên bảng (liệt kê những bằng cấp, chương trình đào tạo liên quan đến tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh được bầu, bổ nhiệm)) Thời gian Nơi đào tạo Chuyên ngành đào tạo Chương trình học Tên bằng 8. Quá trình công tác (chi tiết về các nghề nghiệp, chức vụ, vị trí công tác đã qua): Thời gian (tháng/năm) Nơi làm việc Chức vụ/Vị trí công tác Trách nhiệm Chức vụ 9. Chức vụ và nhiệm vụ tại Ban đại diện quỹ/Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán: 10. Chức vụ hiện nay tại các tổ chức khác: 11. Nhân thân người khai (quan hệ vợ, chồng, bố, bố nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh chị em ruột...) Họ và tên Quan hệ Năm sinh Số Giấy CMND/ CCCD/Hộ chiếu Địa chỉ liên lạc Nghề nghiệp, Nơi làm việc Chức vụ Vợ/chồng Bố Mẹ Con Anh/chị/em ruột... Tôi xin cam đoan về tính chính xác, trung thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung khai trên. Sau khi nghiên cứu Điều lệ quỹ/công ty đầu tư chứng khoán và các quy định của pháp luật có liên quan, tôi xin cam kết: Đối với thành viên Ban đại diện quỹ/thành viên Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán - Đáp ứng các điều kiện áp dụng đối với thành viên Ban đại diện quỹ/thành viên Hội đồng quản trị quy định tại Điều lệ quỹ/Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán và các quy định của pháp luật liên quan; - Tuân thủ các quy định tại Điều lệ quỹ/Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán và các quy định của pháp luật có liên quan; - Hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của những hồ sơ gửi kèm (nếu có). Đối với thành viên Ban đại diện quỹ độc lập/thành viên Hội đồng quản trị độc lập công ty đầu tư chứng khoán - Đáp ứng các điều kiện áp dụng đối với thành viên độc lập của Ban đại diện quỹ/Hội đồng quản trị quy định tại Điều lệ quỹ/Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán và các quy định của pháp luật liên quan; - Tuân thủ các quy định tại Điều lệ quỹ/Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán và các quy định của pháp luật có liên quan; - Hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của những hồ sơ gửi kèm (nếu có). CHỨNG THỰC CHỮ KÝ NGƯỜI KHAI NGƯỜI KHAI (Ký, ghi rõ họ tên) PHỤ LỤC XIV PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI SẢN (Ban hành kèm theo Thông tư số 98/2020/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) A - Giá trị tài sản STT Loại tài sản Nguyên tắc định giá giao dịch trên thị trường Tiền và các khoản tương đương tiền, công cụ thị trường tiền tệ 1. Tiền (VND) Số dư tiền mặt tại ngày trước ngày định giá. 2. Ngoại tệ Giá trị quy đổi ra VND theo tỷ giá hiện hành tại các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối tại ngày trước ngày định giá. 3. Tiền gửi kỳ hạn Giá trị tiền gửi cộng lãi chưa được thanh toán tính tới ngày trước ngày định giá. 4. Tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng, trái phiếu và các công cụ thị trường tiền tệ khác Giá mua cộng lãi lũy kế tính tới ngày trước ngày định giá. 5. Các công cụ không trả lãi bao gồm tín phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá và các công cụ không trả lãi khác Giá yết trên hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán; trường hợp không có giá yết thì mức giá được xác định theo hoặc mô hình chiết khấu dòng tiền căn cứ vào lãi suất trúng thầu hoặc một lãi suất khác do Ban đại diện quỹ/Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán quy định và thời gian nắm giữ công cụ. Trái phiếu 6. Trái phiếu niêm yết - Giá yết bình quân trên hệ thống giao dịch hoặc tên gọi khác, tùy thuộc vào quy định nội bộ của Sở giao dịch chứng khoán tại ngày có giao dịch gần nhất trước ngày định giá cộng lãi lũy kế; - Trường hợp không có giao dịch nhiều hơn 15 ngày tính đến ngày định giá, là một trong các mức giá sau: + Giá mua cộng lãi lũy kế; hoặc + Mệnh giá cộng lãi lũy kế; hoặc + Giá xác định theo phương pháp đã được Ban đại diện quỹ/Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán chấp thuận. 7. Trái phiếu không niêm yết - Giá yết (nếu có) trên các hệ thống báo giá cộng lãi suất cuống phiếu tính tới ngày trước ngày định giá; hoặc - Giá mua cộng lãi lũy kế; hoặc - Mệnh giá cộng lãi lũy kế; hoặc - Giá xác định theo phương pháp đã được Ban đại diện quỹ/Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán chấp thuận. Cổ phiếu 8. Cổ phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán - Giá giá đóng cửa hoặc tên gọi khác, tùy thuộc vào quy định nội bộ của Sở giao dịch chứng khoán của ngày có giao dịch gần nhất trước ngày định giá; - Trường hợp không có giao dịch nhiều hơn 15 ngày tính đến ngày định giá, là một trong các mức giá sau: + Giá trị sổ sách; hoặc + Giá mua; hoặc + Giá xác định theo phương pháp đã được Ban đại diện quỹ/Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán chấp thuận. 9. Cổ phiếu của Công ty đại chúng đăng ký giao dịch trên hệ thống UpCom - Giá đóng cửa hoặc tên gọi khác, tùy thuộc vào quy định nội bộ của Sở giao dịch chứng khoán của ngày có giao dịch gần nhất trước ngày định giá; - Trường hợp không có giao dịch nhiều hơn 15 ngày tính đến ngày định giá, là một trong các mức giá sau; + Giá trị sổ sách; hoặc + Giá mua; hoặc + Giá xác định theo phương pháp đã dược Ban đại diện quỹ/Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán chấp thuận. 10. Cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch, hoặc hủy niêm yết hoặc hủy đăng ký giao dịch Là một trong các mức giá sau: - Giá trị sổ sách; hoặc - Mệnh giá; hoặc - Giá xác định theo phương pháp đã được Ban đại diện quỹ/Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán chấp thuận. 11. Cổ phiếu của tổ chức trong tình trạng giải thể, phá sản Là một trong các mức giá sau: - 80% giá trị thanh lý của cổ phiếu đó tại ngày lập bảng cân đối kế toán gần nhất trước ngày định giá; hoặc - Giá xác định theo phương pháp đã được Ban đại diện quỹ/Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán chấp thuận. 12. Cổ phần, phần vốn góp khác Giá thị trường là giá trung bình của các giao dịch thực hiện thành công tại ngày giao dịch gần nhất trước ngày định giá do các tổ chức báo giá cung cấp. Trường hợp không có báo giá thì mức giá được xác định là một trong các mức giá sau: + Giá trị sổ sách; hoặc + Giá mua/giá trị vốn góp; hoặc + Giá xác định theo phương pháp đã được Ban đại diện quỹ/Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán chấp thuận. Chứng khoán phái sinh 13. Chứng khoán phái sinh niêm yết Giá đóng cửa hoặc tên gọi khác tùy thuộc vào quy định nội bộ của Sở giao dịch chứng khoán tại ngày giao dịch trước gần nhất trước ngày định giá. 14. Chứng khoán phái sinh niêm yết không có giao dịch nhiều hơn 15 ngày tính đến ngày định giá Giá xác định theo phương pháp đã được Ban đại diện quỹ/Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán chấp thuận. Các tài sản khác 15. Bất động sản Giá được định giá bởi doanh nghiệp thẩm định giá tại thời điểm gần nhất 16. Các tài sản được phép đầu tư khác - Giá thị trường là giá trung bình của các giao dịch thực hiện thành công tại ngày giao dịch gần nhất - trước ngày định giá do các tổ chức báo giá cung cấp. Trường hợp không có báo giá thì mức giá được xác định theo mô hình lý thuyết đã được Ban đại diện quỹ/Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán thông qua. Ghi chú: - Lãi lũy kế là: khoản lãi tính từ thời điểm trả lãi gần nhất tới thời điểm trước ngày định giá; - Giá trị sổ sách (book value) của một cổ phiếu được xác định trên cơ sở báo cáo tài chính gần nhất đã được kiểm toán hoặc soát xét. - Giá trị thanh lý của một cổ phiếu được xác định bằng giá trị vốn chủ sở hữu cửa tổ chức phát hành chia cho tổng số cổ phiếu đang lưu hành. - Tổ chức định giá được lựa chọn hệ thống báo giá (Reuteurs/Bloomberg/VNBF...) để tham khảo; - Tại phần này của Phụ lục, ngày được hiểu là ngày theo lịch. B - Giá trị cam kết từ các hợp đồng phái sinh 1. Giá trị cam kết (global exposure) là giá trị quy đổi ra tiền mà quỹ/ công ty đầu tư chứng khoán là bên có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng. Giá trị cam kết được xác định trên cơ sở giá trị thị trường của tài sản cơ sở, rủi ro thanh toán, biến động thị trường và thời gian cần thiết để thanh lý vị thế. 2. Khi tính giá trị cam kết, công ty quản lý quỹ được áp dụng: - Nguyên tắc bù trừ ròng vị thế phải sinh (trái chiều) đối với cùng một chứng khoán cơ sở, ví dụ vị thế mua quyền chọn mua chứng khoán XYZ làm giảm bớt (bù trừ) giá trị cam kết từ vị thế bán quyền chọn mua chứng khoán XYZ; - Nguyên tắc bù trừ ròng vị thế phái sinh và vị thế giao ngay của cùng một chứng khoán, ví dụ vị thế mua (nắm giữ) chứng khoán XYZ bù trừ (làm giảm bớt) giá trị cam kết phát sinh từ vị thế bản quyền chọn mua chứng khoán XYZ; - Các nguyên tắc khác theo thông lệ quốc tế, bảo đảm quản trị được rủi ro. STT Loại tài sản Giá trị cam kết 1. Quyền chọn cổ phiếu (mua quyền chọn bán, bán quyền chọn bản, bản quyền chọn mua) Giá trị thị trường của vị thế quyền chọn1 điều chỉnh bởi hệ số delta của quyền chọn = Số hợp đồng x Khối lượng cổ phiếu trên mỗi hợp đồng x giá thị trường hiện tại của cổ phiếu x hệ số delta2 2. Quyền chọn trái phiếu (mua quyền chọn bán, bản quyền chọn bán, bản quyền chọn mua) Giá trị thị trường của vị thế quyền chọn3 điều chỉnh bởi hệ số delta của quyền chọn = Số hợp đồng x mệnh giá x giá thị trường hiện tại của trái phiếu x hệ số delta 3. Hợp đồng tương lai chỉ số Giá trị thị trường của vị thế tương lai = Số hợp đồng x giá trị tính trên một điểm chỉ số x mức chỉ số hiện tại 4. Hợp đồng tương lai trái phiếu Giá trị thị trường của vị thế tương lai = Số hợp đồng x giá trị của hợp đồng tính theo mệnh giá (notional) x giá trị thị trường của trái phiếu rẻ nhất có thể chuyển giao 5. Các hợp đồng khác Theo mô hình do Công ty quản lý quỹ lựa chọn, thống nhất cùng ngân hàng giám sát, và được Ban đại diện quỹ/Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán chấp thuận __________________ 1 Nếu quỹ nắm vị thế mua (long position), giá trị thị trường có thể được điều chỉnh tăng thêm chi phí mua quyền chọn (premium). 2 Hệ số delta là đạo hàm bậc nhất của giá quyền chọn đối với giá chứng khoán cơ sở. Trong trường hợp đơn giản, hệ số delta có thể coi bằng 1. Trong các trường hợp quyền chọn phức tạp, hệ số delta do công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát xác định sau khi đã được Ban đại diện quỹ chấp thuận 3 Nếu quỹ nắm vị thế mua (long position), giá trị thị trường có thể được điều chỉnh tăng thêm chi phí mua quyền chọn (premium). PHỤ LỤC XV TỔNG HỢP THÔNG TIN NHẬN BIẾT NHÀ ĐẦU TƯ TRƯỚC KHI MỞ TÀI KHOẢN GIAO DỊCH CHỨNG CHỈ QUỸ (Ban hành kèm theo Thông tư số 98/2020/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) A - Nội dung thông tin nhận biết nhà đầu tư Đại lý phân phối tự thiết kế mẫu nhận biết nhà đầu tư, hoặc theo mẫu thiết kế bởi công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát, nhưng phải đảm bảo các thông tin tối thiểu sau đây: a) Thông tin về nhà đầu tư: - Đối với nhà đầu tư là cá nhân người Việt Nam: Họ, tên; số Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân; địa chỉ liên lạc; điện thoại; - Đối với nhà đầu tư là cá nhân nước ngoài: Họ, tên; quốc tịch; ngày tháng năm sinh; số Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác; địa chỉ tạm trú ở Việt Nam (nếu có); địa chỉ liên lạc tại nước ngoài trong vòng 06 tháng trước khi vào Việt Nam; điện thoại; mã số giao dịch chứng khoán; Trường hợp tài khoản do nhiều nhà đầu tư đứng tên chủ sở hữu thì phải cung cấp đầy đủ những thông tin nêu trên đối với từng nhà đầu tư. - Đối với nhà đầu tư là tổ chức: Tên đầy đủ và viết tắt; địa chỉ đặt trụ sở chính; số điện thoại, số fax; số, ngày cấp Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; cơ quan thành lập; thông tin về lĩnh vực hoạt động kinh doanh, lĩnh vực đầu tư; thông tin về người đại diện pháp luật cho tổ chức (bao gồm các thông tin như đối với nhà đầu tư cá nhân nêu trên); - Đối với nhà đầu tư là tổ chức nước ngoài: Tên đầy đủ và viết tắt; địa chỉ đặt trụ sở chính; số điện thoại, số fax; số, ngày cấp Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; cơ quan thành lập; thông tin về lĩnh vực hoạt động kinh doanh, lĩnh vực đầu tư; thông tin về người đại diện pháp luật cho tổ chức (bao gồm các thông tin như đối với nhà đầu tư cá nhân nêu trên); mã số giao dịch chứng khoán. b) Thông tin về người được hưởng lợi: - Đối với người được hưởng lợi là cá nhân người Việt Nam: Họ, tên; số Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân; địa chỉ liên lạc; điện thoại; - Đối với người được hưởng lợi là cá nhân nước ngoài: Họ, tên; quốc tịch; ngày tháng năm sinh; số Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác; địa chỉ tạm trú ở Việt Nam (nếu có); địa chỉ liên lạc tại nước ngoài trong vòng 06 tháng trước khi vào việt Nam; điện thoại; - Đối với người được hưởng lợi là tổ chức: Tên đơn vị giao dịch đầy đủ và viết tắt; địa chỉ đặt trụ sở chính; số điện thoại, số fax; số, ngày cấp Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; cơ quan thành lập; thông tin về lĩnh vực hoạt động kinh doanh, lĩnh vực đầu tư; thông tin về người đại diện pháp luật cho tổ chức (bao gồm các thông tin như đối với người được hưởng lợi cá nhân nêu trên). c) Tên về chữ ký của nhân viên chịu trách nhiệm duyệt mở tài khoản. B. Biện pháp nhận biết nhà đầu tư a) Sử dụng các tài liệu, dữ liệu gốc đáng tin cậy để nhận dạng và xác minh nhận dạng nhà đầu tư như: - Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Giấy Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc thị thực xuất - nhập cảnh gần nhất hoặc Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng hoặc các chứng thực cá nhân hợp pháp khác có ảnh của nhà đầu tư và có đóng dấu giáp lai lên ảnh do cơ quan có thẩm quyền cấp. - Đối với nhà đầu tư là tổ chức: Giấy phép hoặc Quyết định thành lập, Quyết định thay đổi tên, chia tách, sáp nhập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký thuế, báo cáo tài chính đã được kiểm toán; quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc (Giám đốc), Kế toán trưởng. b) Đại lý phân phối có thể sử dụng bên thứ ba để xác minh nhận dạng nhà đầu tư như sau: - Thông qua các cá nhân, tổ chức (bao gồm cả các đại lý phân phối khác, ngân hàng lưu ký) đã hoặc đang có quan hệ với nhà đầu tư và đối chiếu thông tin có được với thông tin do nhà đầu tư cung cấp; - Tổ chức báo cáo có thể thuê, hợp tác với các tổ chức khác để xác minh nhận dạng nhà đầu tư. c) Trường hợp có nhiều nhà đầu tư có liên quan thì Đại lý phân phối phải áp dụng biện pháp xác minh nhận dạng đối với từng nhà đầu tư; d) Đại lý phân phối tự bổ sung các biện pháp nhận biết nhà đầu tư khác căn cứ vào tính chất hoạt động, kinh doanh của mình và căn cứ vào mức độ rủi ro rửa tiền gắn với từng loại nhà đầu tư. PHỤ LỤC XVI MẪU PHIẾU LỆNH (Ban hành kèm theo Thông tư số 98/2020/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) Kính gửi: Đại lý phân phối (tên đại lý phân phối) 1 Phần dành cho nhà đầu tư Họ và tên nhà đầu tư: Số tài khoản: Số Giấy CMND/CCCD: Nơi, ngày cấp: Loại tài khoản: Nhà đầu tư □ Đại lý phân phối □ Loại lệnh: MUA □ SỐ LƯỢNG ĐƠN VỊ ĐĂNG KÝ MUA Quỹ Số lượng Phần dành cho đại lý phân phối Bằng số Bằng chữ Số thứ tự lệnh Số Chứng từ Loại lệnh: BÁN □ SỐ LƯỢNG ĐƠN VỊ ĐĂNG KÝ BÁN Quỹ Số lượng Phần dành cho đại lý phân phối Bằng số Bằng chữ Số thứ tự lệnh Số Chứng từ Loại lệnh: CHUYỂN ĐỔI QUỸ □ Từ quỹ (tên của quỹ) sang quỹ (tên của quỹ mục tiêu) SỐ LƯỢNG ĐƠN VỊ ĐĂNG KÝ CHUYỂN ĐỔI: Quỹ Số lượng Phần dành cho đại lý phân phối Bằng số Bằng chữ Số thứ tự lệnh Số Chứng từ Loại lệnh/yêu cầu: HỦY LỆNH/YÊU CẦU MUA □ BÁN □ Quỹ Số lượng Phần dành cho đại lý phân phối Bằng số Bằng chữ Số thứ tự lệnh Số Chứng từ Loại lệnh/yêu cầu: ĐẦU TƯ ĐỊNH KỲ SỐ LƯỢNG ĐƠN VỊ ĐĂNG KÝ MUA HÀNG THÁNG Quỹ Số lượng Phần dành cho đại lý phân phối Bằng số Bằng chữ Số thứ tự lệnh Số Chứng từ Hình thức thanh toán Tiền mặt □ Chuyển khoản □ Địa chỉ liên hệ của nhà đầu tư (bằng thư) Điện thoại nhà riêng: Điện thoại nơi làm việc: Điện thoại di động: Thư điện tử: Tài khoản tiền gửi tại ngân hàng: Số tài khoản ngân hàng: Người quản lý tài khoản: Nhà đầu tư (Ký, ghi rõ họ, tên) Nhân viên của Đại lý phân phối (Ký, ghi rõ họ, tên) Ngày.... tháng … năm Ngày.... tháng … năm Các thông tin khác theo quy định của Công ty quản lý quỹ Các văn bản thỏa thuận và các ủy quyền đi kèm 2 Phần dành cho đại lý phân phối Thời điểm nhận lệnh Nhân viên nhận lệnh Nhân viên kiểm soát PHỤ LỤC XVII MẪU THÔNG BÁO XÁC NHẬN GIAO DỊCH CHỨNG CHỈ QUỸ (Ban hành kèm theo Thông tư số 98/2020/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) XÁC NHẬN GIAO DỊCH CHỨNG CHỈ QUỸ (báo cáo gửi nhà đầu tư sau khi hoàn tất giao dịch) Tên nhà đầu tư: Địa chỉ: Loại giao dịch: (mua/bán/chuyển đổi) Ngày xác nhận giao dịch: Tên quỹ: (nêu đầy đủ tên của quỹ) Hình thức thanh toán: (tiền mặt/chuyển khoản) Số tài khoản: Số giao dịch: Ngày giao dịch: Số lượng đơn vị quỹ: Giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ: Giá dịch vụ giao dịch (giá dịch vụ phát hành/giá dịch vụ mua lại): Giá thực hiện: Tổng giá trị thanh toán: Đại lý phân phối: (tên của đại lý phân phối) Ghi chú: PHỤ LỤC XVIII MẪU SỔ LỆNH GIAO DỊCH CHỨNG CHỈ QUỸ (Ban hành kèm theo Thông tư số 98/2020/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) Thông tin về lệnh giao dịch lưu trữ tại Sổ lệnh a) Tên quỹ; b) Họ và tên người đặt lệnh hoặc chuyển lệnh; c) Họ và tên người nhận lệnh; d) Thời điểm (ngày, tháng, năm, giờ, phút) nhận lệnh; đ) Điều khoản và hình thức thanh toán; e) Loại lệnh; g) Thời điểm (ngày, tháng, năm, giờ, phút) thực hiện lệnh; h) Số lượng đơn vị quỹ đã giao dịch thành công (số lượng đơn vị quỹ đã mua, số lượng đơn vị quỹ đã bán); i) Giá phát hành, giá mua lại trên một đơn vị quỹ; k) Giá trị chứng chỉ quỹ đã mua, giá trị chứng chỉ quỹ đã bán; l) Tổng giá trị thanh toán (giá trị chứng chỉ quỹ đã mua cộng giá dịch vụ phát hành, giá trị chứng chỉ quỹ đã bán trừ đi giá dịch vụ mua lại) PHỤ LỤC XIX CÁCH TÍNH MỨC SAI LỆCH SO VỚI CHỈ SỐ THAM CHIẾU (TRACING ERROR - TE) (Ban hành kèm theo Thông tư số 98/2020/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) Mức sai lệch so với chỉ số tham chiếu của tuần hiện tại (t) được xác định theo công thức sau: Trong đó: Rt là mức chênh lệch giữa biến động giá trị tài sản ròng của quỹ và biến động của chỉ số tham chiếu của tuần thứ i trở về trước, kể từ tuần hiện tại (t), được xác định theo công thức sau: Trường hợp thời gian hoạt động của quỹ chưa tới 06 tháng, n là số tuần, kể từ tuần Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ có hiệu lực. PHỤ LỤC XX MẪU BÁO CÁO VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ BẤT ĐỘNG SẢN (Ban hành kèm theo Thông tư số 98/2020/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) TÊN TỔ CHỨC QUẢN LÝ BẤT ĐỘNG SẢN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……. …., ngày … tháng … năm … BÁO CÁO Về kết quả hoạt động quản lý bất động sản năm ….. Kính gửi: - Ban đại diện quỹ - Công ty quản lý quỹ... I. Tổ chức quản lý bất động sản - Tổ chức quản lý bất động sản: - Giấy phép thành lập và hoạt động số:... do... cấp ngày ... - Địa chỉ: - Điện thoại: Fax: II. Những thông tin yêu cầu STT Thông tin I. Thông tin chung 1 Khách hàng và yêu cầu: Công ty quản lý quỹ (thông tin chi tiết về yêu cầu) 2 Nội dung và phạm vi quản lý bất động sản: - Khai thác bất động sản; quản lý, giám sát việc thuê, sử dụng bất động sản của khách hàng theo đúng công năng, thiết kế và hợp đồng - Cung cấp các dịch vụ bảo đảm duy trì hoạt động của bất động sản - Thực hiện bảo trì, sửa chữa bất động sản II. Mô tả chi tiết về tài sản quản lý (liệt kê từng hạng mục) 3 Thông tin chi tiết về bất động sản quản lý Cung cấp những thông tin chi tiết sau: i. Số lượng, diện tích ii. Vị trí địa lý, địa điểm và khu vực lân cận ii. Các công trình kiến trúc iii. Công năng sử dụng 4 Thông tin cụ thể đối với từng loại bất động sản i. Các công trình công nghiệp ii. Bất động sản tạo thu nhập từ hoạt động cho thuê iii. Bất động sản có thu nhập từ hoạt động cung cấp dịch vụ/giải trí iv. Đất nông nghiệp/trồng trọt v. Dự án đầu tư và phát triển bất động sản vi. Đất nhượng đồn điền/công nghiệp khai thác III. Thông tin về tình hình khai thác bất động sản 5 Bất động sản tạo thu nhập cố định (nêu chi tiết tỷ suất phòng, tổng số khách hàng, thông tin về 10 khách hàng lớn nhất, tỷ trọng doanh thu/diện tích sử dụng của 10 khách hàng lớn nhất, phân nhóm khách hàng theo ngành nghề kinh doanh...) 6 Bất động sản phục vụ giải trí, nghỉ dưỡng (chi tiết loại hình dịch vụ cung cấp và giá cả, xếp hạng, tỷ suất sử dụng, công suất phòng) 7 Dự án đang trong giai đoạn đầu tư và phát triển bất động sản (phải nêu rõ các chi tiết liên quan đến tình trạng mua bán/cho thuê trước, tiến độ xây dựng, tóm lược về giá trị bán và các hợp đồng liên quan đã được ký kết) 8 Đất nông nghiệp (nêu rõ loại cây trồng, độ tuổi của cây, lợi tức, chi phí sản xuất... Đối với các dự án chuyển nhượng khai thác gỗ, những chi tiết liên quan đến cơ sở hạ tầng, bảng kê chi tiết các khu vực của rừng, quy định bảo vệ rừng, lượng gỗ dự trữ các loại có thể mua bán, khối lượng dự kiến có thể khai thác, lợi tức, chi phí quản lý và duy trì hoạt động, nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước; và những thông tin khác ví dụ khoảng cách đến nơi tiêu thụ, sản xuất, bến cảng...) 9 Công trình công nghiệp (chi tiết thiết kế nhà xưởng, loại hình hoạt động sản xuất) 10 Bất động sản trong lĩnh vực khai khoáng (chi tiết về loại sản phẩm, khối lượng dự trữ, phương pháp khai thác, chế biến, chiết xuất, tỷ lệ khai thác, chiết xuất từ sản phẩm thô trong quá khứ và hiện tại, liệt kê danh sách các trang thiết bị, máy móc sử dụng trong quá trình khai thác cùng năng suất của chúng) IV. Thông tin về chi phí (nêu rõ các loại chi phí quản lý, tình hình bảo trì, sửa chữa bất động sản...) (nêu chi tiết tới từng hạng mục bất động sản) V. Chênh lệch doanh thu, chi phí, lợi nhuận so với năm trước; đánh giá về triển vọng doanh thu, thu nhập, chi phí trong 3 năm sắp tới (nêu chi tiết tới từng hạng mục bất động sản), cơ sở đánh giá VI. Các thông tin đặc trưng khác có liên quan tới hoạt động quản lý bất động sản Nơi nhận: - ……….. - Lưu: …. ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA TỔ CHỨC QUẢN LÝ BẤT ĐỘNG SẢN (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) PHỤ LỤC XXI MẪU BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ (Ban hành kèm theo Thông tư số 98/2020/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) TÊN DOANH NGHIỆP THẨM ĐỊNH GIÁ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: …., ngày … tháng … năm … BÁO CÁO Về hoạt động định giá năm ...... Kính gửi: - Ban đại diện quỹ - Công ty quản lý quỹ... I. Doanh nghiệp thẩm định giá - Doanh nghiệp thẩm định giá: - Giấy phép thành lập và hoạt động số:... do ... cấp ngày ... - Địa chỉ: - Điện thoại: Fax: - (Các) Thẩm định viên về giá hành nghề: - Thẻ thẩm định viên về giá số:... do ... cấp ngày ... - Chi tiết về các bất động sản thẩm định giá trong năm (liệt kê từng hạng mục): + Loại tài sản: + Địa chỉ: + Số Lô: + Quận: + Thành phố: + Giá trị thị trường: + Ngày thẩm định giá: II. Những thông tin yêu cầu STT Thông tin Ghi chú 1 Khách hàng và yêu cầu i. Công ty quản lý quỹ (thông tin chi tiết về yêu cầu) ii. Ban đại diện (thông tin chi tiết về yêu cầu) iii. Đại hội nhà đầu tư (thông tin chi tiết về yêu cầu) 2 Mục đích thẩm định giá i. Báo cáo hoạt động thẩm định giá được thực hiện theo quy định tại Thông tư hướng dẫn hoạt động và quản lý các quỹ đầu tư chứng khoán ii. Loại hồ sơ đề nghị 3 Giá trị cần được thẩm định giá 4 Ngày thực hiện thẩm tra và tên của những người có liên quan 5 Chi tiết quyền sở hữu i. Thực hiện xác minh quyền sở hữu ii. Những chi tiết cơ bản về quyền sở hữu iii. Nếu Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu cần định giá có liên quan đến Giấy phép/Giấy chứng nhận/hoạt động cho thuê/góp vốn liên doanh thì phải cung cấp thêm những thông tin sau: - Tài liệu xác minh về quyền sở hữu hợp pháp - Những thông tin chi tiết của các tài liệu trên 6 Cung cấp những thông tin chi tiết sau: i. Vị trí và khu vực lân cận ii. Các công trình kiến trúc trên đất iii. Ý kiến về chấp thuận công trình xây dựng iv. Báo cáo phải nêu rõ tất cả các tranh chấp, kiện tụng, các vi phạm quy định pháp luật liên quan đến bất động sản cần định giá v. Giấy phép xây dựng và/hoặc chi tiết dự án dự kiến 7 Thông tin cụ thể đối với từng loại bất động sản i. Các công trình công nghiệp ii. Bất động sản tạo thu nhập từ hoạt động cho thuê iii. Bất động sản có thu nhập từ hoạt động cung cấp dịch vụ/giải trí iv. Đất nông nghiệp/trồng trọt v. Dự án đầu tư và phát triển bất động sản vi. Đất nhượng đồn điền/công nghiệp khai thác 8 Cơ sở thẩm định giá và các giả thiết (nếu có) 9 Phương pháp và phương thức thẩm định giá i. Hai phương pháp định giá được sử dụng ii. Chi tiết việc thực hiện định giá và các chú giải iii. Thống nhất về giá trị cuối cùng 10 Tổng quan về ngành/điều kiện thị trường của bất động sản thẩm định giá 11 Báo cáo thẩm định giá được ký bởi thẩm định viên về giá hành nghề hoặc nhóm các thẩm định viên về giá hành nghề cùng với số chứng chỉ, đăng ký và ngày ký 12 Tất cả các công văn/chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền bổ trợ cho việc thẩm định giá 13 Bản sao hợp lệ của Giấy chứng nhận quyền sở hữu/Giấy phép/Giấy chứng nhận/hợp đồng thuê 14 Bản sao các tài liệu có liên quan và bản gốc báo cáo đánh giá của chuyên gia 15 Hồ sơ dự án thiết kế thi công đã được chấp thuận/biên bản nghiệm thu đưa vào sử dụng (nếu có) 16 Tất cả các bản sao phải được công chứng/chứng thực 17 Bản vẽ xây dựng, sơ đồ vị trí bất động sản và bản đồ quy hoạch khu vực 18 Các bức ảnh gốc của bất động sản cần thẩm định giá và bất động sản tham chiếu 19 Xác nhận của doanh nghiệp thẩm định giá 20 Xác nhận của thẩm định viên về giá hành nghề Nơi nhận: - Như trên - ………… - Lưu: …… ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA DOANH NGHIỆP THẨM ĐỊNH GIÁ (Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu) PHỤ LỤC XXII CÁC NỘI DUNG CHÍNH TRONG HỒ SƠ LƯU TẠI NGÂN HÀNG GIÁM SÁT VÀ CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ (Ban hành kèm theo Thông tư số 98/2020/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) Ngân hàng giám sát, công ty quản lý quỹ phải lưu trữ các tài liệu chứng từ liên quan tới hoạt động giám sát, quản lý quỹ cụ thể như sau: Quỹ/công ty đầu tư chứng khoán Công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát 1) Chứng từ về tất cả các đợt phát hành mới chứng chỉ quỹ/cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán, với các nội dung sau: - Ngày đặt mua - Tên và địa chỉ của người đặt mua chứng chỉ quỹ/cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán - Số lượng chứng chỉ quỹ/cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán - Giá trị tài sản ròng và giá tị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ/cổ phiếu - Giá dịch vụ - Tên của đại lý phân phối (nếu có) - Hoa hồng - Các vấn đề khác có liên quan; - Ngày ký hợp đồng 2) Chứng từ thanh toán của mỗi hợp đồng - Ngày thực hiện giao dịch - Ngày nhận thanh toán, người thực hiện thanh toán - Ngày chuyển tiền vào tài khoản của quỹ (ngân hàng giám sát) - Ngày thanh toán (ngân hàng giám sát) - Người nhận thanh toán (ngân hàng giám sát) - Ngày khấu trừ khỏi tài khoản của quỹ (ngân hàng giám sát) Giao dịch cho danh mục đầu tư của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán Ngân hàng giám sát 1) Hoạt động lưu chuyển tiền tệ của quỹ kèm theo hợp đồng và các hồ sơ, chứng từ thanh toán có liên quan tới: - Các khoản thu từ các đợt phát hành thêm chứng chỉ quỹ/cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán - Các khoản thanh toán cho việc mua lại chứng chỉ quỹ/cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán - Các khoản thanh toán cho tổ chức môi giới chứng khoán cho các giao dịch mua chứng khoán cho quỹ - Các khoản thu từ các tổ chức môi giới chứng khoán cho các giao dịch bán chứng khoán cho quỹ 2) Thông tin chi tiết về mọi lệnh giao dịch mua, bán cho tài sản quỹ/công ty đầu tư chứng khoán phải được lưu trữ trong sổ lệnh. Sổ lệnh phải bao gồm các nội dung sau: - Tên của danh mục đầu tư của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán - Khối lượng chứng khoán/tài sản lệnh đặt - Thời gian đặt lệnh 3) Khi lệnh đã được khớp, sổ lệnh cần phải cập nhật thêm các thông tin sau: - Tên của danh mục đầu tư của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán hoặc tên của nhà đầu tư ủy thác - Khối lượng giao dịch đã thực hiện - Thời gian thực hiện lệnh - Thời điểm nhận Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc thời điểm Giấy chứng nhận này được ngân hàng lưu ký phát hành - Những điều chỉnh/thay đổi liên quan tới giao dịch hoặc các lỗi giao dịch Các khoản đầu tư - Tài khoản vốn Công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát 1) Thông tin về các khoản đầu tư phải được lưu trữ bao gồm: - Khối lượng và giá của từng tài sản giao dịch - Tổng chi phí giao dịch bao gồm hoa hồng và phí giao dịch - Các giao dịch tiếp theo liên quan tới tài sản này - Giá giao dịch liên quan tới tài sản này - Các hoạt động về vốn 2) Thông tin về các hoạt động của tổ chức phát hành làm thay đổi bản chất, số lượng hoặc giá trị của tài sản (phát hành các quyền mua, chia tách cổ phiếu, điều chỉnh giảm vốn, thay đổi giá trị danh nghĩa, thay đổi tên, thâu tóm hoặc sáp nhập, phá sản hoặc thanh lý) đều phải được lưu trữ, bao gồm: - Loại hoạt động - Ngày có hiệu lực - Kết quả thay đổi (theo giá trị hoặc khối lượng) Các khoản đầu tư - tài khoản thu nhập Ngân hàng giám sát Thông tin về thu nhập và lợi nhuận phải bao gồm các nội dung: - Loại hình thu nhập - Người trả - Nguồn thu nhập; - Ngày nhận - Tỷ lệ (trái khoán hoặc cổ tức) - Giá trị - Khấu trừ thuế, và tỷ lệ khấu trừ Tiền vay Công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát Tiền vay - Lượng tiền vay - Mục đích - Chứng khoán vay - các chi tiết cụ thể - Người cho vay - Ngày trả - Tỷ lệ lãi suất - Các điều kiện cho vay đặc biệt Tính giá trị tài sản ròng (NAV) Công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát 1) Thông tin về quy trình và phương pháp tính giá trị tài sản ròng cần phải được lưu trữ bao gồm: - Số lượng chứng khoán (cổ phiếu hoặc trái phiếu) hoặc các loại hình tài sản khác. Trong trường hợp tài sản là bất động sản thì cần có thêm thông tin về vị trí, loại hình bất động sản. + Giá của mỗi tài sản + Phương pháp tính NAV + Hồ sơ định giá do công ty quản lý quỹ thành lập + Đánh giá của người thẩm định hoặc cơ quan, tổ chức thẩm định giá; + Các lỗi trong phương pháp tính NAV do cơ quan, tổ chức thẩm định giá thẩm tra phát hiện Tính giá một chứng chỉ chứng chỉ quỹ/cổ phiếu công ty đầu tư cứng khoán Công ty quản lý quỹ - Giá trị tài sản ròng của quỹ và thời điểm xác định giá trị này (ngày, tháng, giờ) - Số lượng chứng chỉ của đợt phát hành sử dụng để định giá - Giá dịch vụ - phát hành hoặc mua lại - giá dịch vụ này được cộng vào giá hoặc trừ đi từ giá chứng chỉ - Hồ sơ định giá trình cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để báo cáo - Chứng từ, sổ sách - Chi tiết các lỗi trong định giá chứng chỉ và cách xử lý các lỗi đó Ngân hàng giám sát - Xác nhận việc tính giá trị tài sản ròng - Bằng chứng cho việc kiểm tra và xác nhận và bản sao của những thông báo gửi đến công ty quản lý quỹ xác nhận lỗi và việc sửa lỗi Sổ đăng ký nhà đầu tư/cổ đông Công ty quản lý quỹ 1) Sổ đăng ký nhà đầu tư/cổ đông của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán cần phải luôn được cập nhật, sổ đăng ký phải được lập theo mẫu, dưới dạng văn bản và dưới dạng thông tin điện tử, gồm các nội dung sau: - Tên và địa chỉ hiện tại (nếu có) của nhà đầu tư, mã số khách hàng, số chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực - Số lượng chứng chỉ/cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán nắm giữ - Thời điểm mua chứng chỉ/cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán - Tên đại lý phân phối chứng chỉ/cổ phiếu đó (nếu có) - Các yêu cầu đặc biệt của nhà đầu tư, cổ đông (cầm cố chứng chỉ/cổ phiếu, các quy định đối với thủ tục phá sản, hoạt động điều tra hình sự, di chúc...) 2) Thông tin về các giao dịch cá nhân với các nội dung: - Bản chất của mỗi giao dịch (mua, bán, hoặc các hình thức chuyển nhượng khác) - Tên của đối tác giao dịch - Ngày thực hiện giao dịch - Khối lượng giao dịch - Tên đại lý phân phối, địa điểm phân phối (nếu có) Thông tin chi tiết về tài sản được lưu ký Ngân hàng giám sát 1) Thông tin về các tài sản được lưu ký bao gồm: - Ký danh (tên) của tài khoản lưu ký - Danh mục đầu tư của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán hoặc của các nhà đầu tư ủy thác - Thông tin chi tiết của các hợp đồng lưu ký phụ cho từng tài sản (nếu có) - Khối lượng tài sản - Ngày thực hiện giao dịch - Giá giao dịch - Hình thức sở hữu và nơi lưu ký tài sản (ghi danh, chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ) 2) Các yêu cầu đặc biệt của nhà đầu tư (cầm cố chứng chỉ/cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán, các quy định đối với thủ tục phá sản, hoạt động điều tra hình sự, di chúc...) Các thông tin này phải được xây dựng theo hình thức để có thể phân tích: - Theo loại hình tài sản lưu ký - Theo loại hình quỹ/công ty đầu tư chứng khoán 3) Thông tin về các giao dịch đã được thực hiện bao gồm: - Loại, tên tài sản - Số tiền - Bản chất của giao dịch - Ngày thực hiện giao dịch - Thông báo xác nhận kết quả giao dịch (hóa đơn, chứng từ, xác nhận của ngân hàng) - Hoạt động điều chỉnh trên tài khoản danh mục, nhà đầu tư ủy thác - Giá trị tài sản ròng và phương pháp tính giá - Các chứng từ kiểm tra và xác minh, các bản sao của các thông báo xác nhận kết quả giao dịch, thông báo báo lỗi... Lưu trữ và bảo quản Ngân hàng giám sát - Địa điểm nơi các tài sản phải được lưu trữ, bảo quản - Thẩm quyền di chuyển hoặc chuyển nhượng tài sản - Các biên bản kiểm tra định kỳ về tình hình tài sản do ngân hàng lưu ký hoặc tổ chức kiểm toán hợp pháp thực hiện. PHỤ LỤC XXIII MẪU THỐNG KÊ GIAO DỊCH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ QUỸ MỞ (Ban hành kèm theo Thông tư số 98/2020/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) TÊN CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: …… …., ngày … tháng … năm … THỐNG KÊ GIAO DỊCH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ - Tên của nhà đầu tư: - Địa chỉ: - Tài khoản số: - Kỳ báo cáo: từ ngày … tháng … năm .... tới ngày …. Tháng .... năm …. Đơn vị: CCQ/VND Ngày Giao dịch Số lượng đơn vị quỹ Giá trị tài sản ròng (NAV) trên một đơn vị quỹ (*) Giá giao dịch trên một đơn vị quỹ Tổng giá trị giao dịch (1) (2) (3) (4) (5) (6)=(3)x(5) Số dư đầu kỳ Mua Bán Số dư cuối kỳ *Tính theo giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ tại ngày định giá gần nhất ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA NGÂN HÀNG GIÁM SÁT (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) TỔNG GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC) CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) PHỤ LỤC XXIV MẪU BÁO CÁO VỀ THAY ĐỔI GIÁ TRỊ TÀI SẢN RÒNG (Ban hành kèm theo Thông tư số 98/2020/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) TÊN CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: …., ngày … tháng … năm … BÁO CÁO Về thay đổi giá trị tài sản ròng Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước - Tên công ty quản lý quỹ: - Tên ngân hàng giám sát: - Tên quỹ đầu tư chứng khoán/công ty đầu tư chứng khoán: - Kỳ báo cáo: từ ngày … tháng … năm … tới ngày … tháng ... năm … Đơn vị tính: VNĐ I. Đối với quỹ định giá hàng ngày STT Chỉ tiêu Kỳ báo cáo Kỳ trước I Giá trị tài sản ròng 1.1 của quỹ 1.2 của một lô chứng chỉ quỹ ETF 1.3 của một chứng chỉ quỹ 2 Tỷ lệ sở hữu nước ngoài (không áp dụng đối với quỹ niêm yết) 2.1 Số lượng chứng chỉ quỹ 2.2 Tổng giá trị 2.3 Tỷ lệ sở hữu II. Đối với các quỹ theo kỳ định giá khác/báo cáo thay đổi giá trị tài sản ròng tuần STT Chỉ tiêu Kỳ báo cáo Kỳ trước I Giá trị tài sản ròng 1 Giá trị đầu kỳ 1.1 của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán 1.2 của một lô chứng chỉ quỹ ETF 1.3 của một chứng chỉ quỹ/cổ phiếu 2 Giá trị cuối kỳ 2.1 của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán 2.2 của một lô chứng chỉ quỹ ETF 2.3 của một chứng chỉ quỹ/cổ phiếu 3 Thay đổi giá trị tài sản ròng trong kỳ, trong đó 3.1 Thay đổi do các hoạt động liên quan đến đầu tư vừa quỹ/công ty đầu tư chứng khoán trong kỳ 3.2 Thay đổi do mua lại, phát hành thêm CCQ trong kỳ 3.3 Thay đổi do việc phân phối thu nhập của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán cho các nhà đầu tư trong kỳ 4 Thay đổi giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ/cổ phiếu so với kỳ trước 5 Giá trị tài sản ròng cao nhất/thấp nhất trong vòng 52 tuần gần nhất 5.1 Giá trị cao nhất 5.2 Giá trị thấp nhất 6 Tỷ lệ sở hữu nước ngoài (không áp dụng đối với quỹ niêm yết) 6.1 Số lượng chứng chỉ quỹ 6.2 Tổng giá trị 6.3 Tỷ lệ sở hữu II Giá trị thị trường (giá đóng cửa cuối phiên giao dịch trong ngày báo cáo) của một chứng chỉ quỹ/một cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán (áp dụng đối với quỹ/công ty đầu tư chứng khoán niêm yết) 1 Giá trị đầu kỳ 2 Giá trị cuối kỳ 3 Thay đổi giá trị thị trường trong kỳ so với kỳ trước 4 Chênh lệch giữa giá thị trường của một chứng chỉ quỹ/cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán và giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ/cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán (áp dụng đối với quỹ, công ty đầu tư chứng khoán niêm yết) 4.1 Chênh lệch tuyệt đối * 4.2 Chênh lệch tương đối (mức độ chiết khấu (-) /thặng dư (+))** 5 Giá trị thị trường cao nhất/thấp nhất trong vòng 52 tuần gần nhất 5.1 Giá trị cao nhất 5.2 Giá trị thấp nhất Lưu ý: * Được xác định bằng chênh lệch (Giá thị trường - Giá trị tài sản ròng cùng thời điểm) ** Được xác định bằng chênh lệch (Giá thị trường - Giá trị tài sản ròng cùng thời điểm)/Giá trị tài sản ròng ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA NGÂN HÀNG GIÁM SÁT (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) TỔNG GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC) CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) PHỤ LỤC XXV MẪU BÁO CÁO TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ/CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN BÁN NIÊN, NĂM (Ban hành kèm theo Thông tư số 98/2020/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) TÊN CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: …., ngày … tháng … năm … BÁO CÁO Tổng kết hoạt động quản lý quỹ/công ty đầu tư chứng khoán (6 tháng, năm) Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước 1. Thông tin về quỹ/công ty đầu tư chứng khoán a) Tên của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán, loại hình quỹ/công ty đầu tư chứng khoán; b) Mục tiêu đầu tư của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán; c) Thời hạn hoạt động của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán (nếu có); d) Danh mục tham chiếu (benchmark portfolio) (nếu có); e) Chính sách phân chia lợi nhuận; f) Số lượng đơn vị quỹ/cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán đang lưu hành; g) Nội dung thay đổi tại Điều lệ quỹ/Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán trong kỳ báo cáo (nếu có); h) Nội dung Nghị quyết Đại hội nhà đầu tư/Đại hội đồng cổ đông trong kỳ báo cáo (nếu có); i) Ý kiến nhận xét của ngân hàng giám sát về các nội dung quy định tại Thông tư hướng dẫn về hoạt động và quản lý các quỹ đầu tư chứng khoán. 2. Báo cáo về kết quả hoạt động của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán a) Thông tin về danh mục đầu tư và giá trị tài sản ròng của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán tại thời điểm 31/12 của 3 năm gần nhất (nếu có), cụ thể: - Danh mục đầu tư của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán phân bố theo ngành, lĩnh vực và loại sản phẩm (cổ phiếu, trái phiếu...) (không nêu chi tiết cả danh mục theo mã chứng khoán); - Giá trị tài sản ròng của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán; - Giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ/một cổ phiếu; số lượng chứng chỉ quỹ/cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán đang lưu hành; - Giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ/một cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán cao nhất/thấp nhất trong năm - Tổng lợi nhuận của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán, nêu chi tiết phần lợi nhuận thu được từ sự tăng trưởng giá chứng khoán (giá trị lãi vốn) và phần lợi nhuận thu được từ lợi tức chứng khoán (cả tức, trái tức, lãi suất tiền gửi…) (giá trị thu nhập); - Lợi nhuận đã phân phối trên một đơn vị quỹ/cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán (giá trị thuần và giá trị gộp) trong kỳ báo cáo, kể cả trong trường hợp chi trả bằng tiền mặt hoặc chi trả bằng đơn vị quỹ/cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán; Thời điểm phân chia lợi nhuận; Giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ/cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán trước và sau thời điểm phân chia lợi nhuận; - Tỷ lệ chi phí hoạt động của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán và thuyết minh về việc chênh lệch chi phí hoạt động của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán (chỉ tính tại thời điểm cuối quý II và cuối năm tài chính); - Tốc độ vòng quay danh mục và thuyết minh về việc chênh lệch tốc độ vòng quay của danh mục (chỉ tính tại thời điểm cuối quý II và cuối năm tài chính); - Thông tin về các khoản vay nợ, các hạng mục thanh toán trả sau của công ty đầu tư chứng khoán (nếu có), các giao dịch repo/reverse repo. b) Chỉ tiêu về lợi nhuận của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán: Tổng lợi nhuận bình quân năm của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán phát sinh trong kỳ báo cáo xác định: (i) Trong thời hạn 12 tháng (01 năm), tính tới ngày lập báo cáo (hoặc tính từ thời điểm lập quỹ/công ty đầu tư chứng khoán tới ngày báo cáo nếu quỹ/công ty đầu tư chứng khoán hoạt động dưới 1 năm); hoặc (ii) Trong thời hạn 36 tháng (03 năm), tính tới ngày lập báo cáo (hoặc tính từ thời điểm lập quỹ/công ty đầu tư chứng khoán tới ngày báo cáo nếu quỹ/công ty đầu tư chứng khoán hoạt động dưới 3 năm); hoặc (iii) Trong thời hạn 60 tháng (05 năm), tính tới ngày lập báo cáo (hoặc tính từ thời điểm lập quỹ/công ty đầu tư chứng khoán tới ngày báo cáo nếu quỹ/công ty đầu tư chứng khoán hoạt động dưới 05 năm); c) Các chỉ tiêu so sánh khác, bảo đảm tuân thủ nguyên tắc: - Phương thức, nguyên tắc xác định giá trị tài sản, giá trị lợi nhuận là thống nhất, đã được công bố và được thẩm định bởi một tổ chức độc lập khác; - Dữ liệu được cung cấp bởi một tổ chức độc lập. d) Báo cáo phải nêu rõ khuyến cáo rằng các thông tin về kết quả hoạt động của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán trước đây chỉ mang tính tham khảo và không có nghĩa là việc đầu tư sẽ bảo đảm khả năng sinh lời cho nhà đầu tư. 3. Báo cáo về hoạt động quản lý tài sản của Công ty quản lý quỹ Báo cáo về hoạt động quản lý tài sản của Công ty quản lý quỹ phải bao gồm các nội dung sau: a) Thuyết minh về việc thay đổi Công ty quản lý quỹ (nếu có); b) Thuyết minh về việc quỹ/công ty đầu tư chứng khoán có đạt được mục tiêu đầu tư (thuyết minh này chỉ cần thiết tại báo cáo hàng năm của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán); c) So sánh kết quả lợi nhuận của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán với kết quả lợi nhuận của danh mục tham chiếu, chỉ số cơ sở công bố tại Bản cáo bạch trong cùng kỳ báo cáo (bằng đồ thị); d) So sánh kết quả lợi nhuận của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán với kết quả lợi nhuận của danh mục tham chiếu, chỉ số cơ sở công bố tại Bản cáo bạch trong khoảng thời gian 05 năm gần nhất, tính tới ngày báo cáo (bằng đồ thị); e) Mô tả chiến lược, chiến thuật đầu tư mà quỹ/công ty đầu tư chứng khoán đã sử dụng trong kỳ báo cáo. Trường hợp có sự khác biệt giữa chiến lược, chiến thuật đầu tư thực hiện trong kỳ so với chiến lược, chiến thuật đầu tư đã công bố tại Bản cáo bạch, thì phải bổ sung thuyết minh và đánh giá ưu, nhược điểm của chiến lược, chiến thuật đầu tư đã thực hiện trong kỳ; f) Mô tả sự khác biệt về cơ cấu danh mục đầu tư của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán tại thời điểm báo cáo, so với danh mục đầu tư của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán năm liền kề năm báo cáo; g) Phân tích kết quả hoạt động của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán dựa trên việc so sánh giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ/cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán (sau khi đã điều chỉnh phần lợi nhuận đã phân phối, nếu có) tại kỳ báo cáo này tại kỳ báo cáo gần nhất; h) Đánh giá biến động của các thị trường trong kỳ báo cáo, kể cả thị trường nước ngoài, mà quỹ/công ty đầu tư chứng khoán đầu tư vào, thông tin về lợi nhuận đầu tư đối với từng loại tài sản: cổ phiếu, cổ phiếu blue-chips, cổ phiếu các công ty có mức vốn hóa thấp (small- cap).. i) Thông tin về việc chia, tách đơn vị quỹ trong kỳ (nếu có); ảnh hưởng của việc chia tách đơn vị quỹ và giá trị tài sản ròng trên từng đơn vị quỹ (trước và sau khi chia, tách); k) Các trường hợp có ảnh hưởng tới quyền lợi của nhà đầu tư nắm giữ chứng chỉ quỹ/cổ đông công ty đầu tư chứng khoán; l) Thông tin về các giao dịch với người có quyền lợi liên quan (nếu có); m) Các thông tin khác (nếu có). Trường hợp là quỹ/công ty đầu tư chứng khoán bất động sản, bổ sung các nội dung: a) Thông tin về hiện trạng và khả năng khai thác bất động sản trong kỳ. Thông tin về các giao dịch (mua-bán) bất động sản trong kỳ; b) Đánh giá về tổ chức cung cấp dịch vụ quản lý bất động sản; c) Thông tin về hoạt động định giá bất động sản trong kỳ. Mô tả chênh lệch giữa giá gốc và giá trị của bất động sản được định giá lại trong kỳ; 4. Báo cáo về hoạt động giám sát của ngân hàng giám sát Ngân hàng giám sát phải đưa ra ý kiến về sự tuân thủ quy định pháp luật, quy định tại Điều lệ quỹ/công ty đầu tư chứng khoán, Bản cáo bạch của Công ty quản lý quỹ trong quá trình vận hành và quản lý quỹ/công ty đầu tư chứng khoán đối với các nội dung sau: a) Thuyết minh về việc thay đổi ngân hàng giám sát (nếu có); b) Việc lưu ký tài sản của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán; c) Việc đầu tư tuân thủ các hạn chế về đầu tư, hạn chế về vay theo quy định pháp luật, quy định tại Điều lệ quỹ/công ty đầu tư chứng khoán, Bản cáo bạch; d) Việc xác định giá trị tài sản ròng theo quy định pháp luật, quy định tại Điều lệ quỹ/công ty đầu tư chứng khoán, Bản cáo bạch; e) Việc phát hành bổ sung chứng chỉ quỹ/cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán, mua lại chứng chỉ quỹ theo quy định pháp luật, quy định tại Điều lệ quỹ, Bản cáo bạch; e) Việc phân chia lợi nhuận của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán là phù hợp với mục tiêu đầu tư của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán. Trường hợp ngân hàng giám sát có ý kiến cho rằng Công ty quản lý quỹ không tuân thủ các quy định pháp luật, quy định tại Điều lệ quỹ/công ty đầu tư chứng khoán, Bản cáo bạch về các nội dung nêu trên, thì phải cung cấp thông tin đầy đủ về các dự kiến đó, trong đó nêu rõ các ảnh hưởng có thể xảy ra đối với nhà đầu tư nắm giữ chứng chỉ quỹ/cổ đông công ty đầu tư chứng khoán, kể cả nhà đầu tư/cổ đông đã từng nắm giữ chứng chỉ quỹ/cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán trước đây và nhà đầu tư/cổ đông tiềm năng tại thời điểm phát sinh sự kiện. Ngân hàng giám sát cần đề xuất, kiến nghị các giải pháp khắc phục, giải pháp nhằm hạn chế các tình huống tương tự có thể xảy ra trong tương lai. 5. Báo cáo về hoạt động ủy quyền Công ty quản lý quỹ phải lập báo cáo đánh giá chất lượng dịch vụ cung cấp bởi các tổ chức khác (bên nhận ủy quyền), như dịch vụ đại lý chuyển nhượng, dịch vụ quản trị quỹ, dịch vụ xác định giá trị tài sản ròng... với các nội dung sau: a) Chi phí phải trả cho bên nhận ủy quyền so với lợi nhuận, thu nhập, tổng chi phí hoạt động của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán; b) Việc đăng ký sở hữu tài sản (đối với trường hợp công ty đầu tư chứng khoán bất động sản); c) Các ảnh hưởng (nếu có) của hoạt động ủy quyền tới lợi nhuận, mức độ rủi ro của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán; d) Tổng chi phí các hoạt động ủy quyền phải trả cho bên nhện ủy quyền (trường hợp bên nhận ủy quyền cung cấp nhiều dịch vụ cho công ty quản lý quỹ); đ) Đánh giá khả năng duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro, tính bảo mật, hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống dự phòng nóng, hệ thống dự phòng thảm họa... của bên nhận ủy quyền, bảo đảm hoạt động ủy quyền được thực hiện thông suốt, không gây ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư của nhà đầu tư. Nơi nhận: - Như trên; - ………… - Lưu: TỔNG GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC) CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) PHỤ LỤC XXVI MẪU BÁO CÁO VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ/CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN (Ban hành kèm theo Thông tư số 98/2020/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) TÊN CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……. …., ngày … tháng … năm … BÁO CÁO Về hoạt động đầu tư (tháng, quý, năm) Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước 1. Tên quỹ/công ty đầu tư chứng khoán; 2. Tên Công ty quản lý quỹ: 3. Tên ngân hàng lưu ký/giám sát: 4. Ngày lập báo cáo: A. BÁO CÁO CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA QUỸ/CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN (Đơn vị tính: VND) I. Báo cáo về tài sản TT Tài sản Kỳ báo cáo Kỳ trước %/cùng kỳ năm trước I.1 Tiền và các khoản tương đương tiền Tiền, tương đương tiền Tiền gửi ngân hàng I.2 Các khoản đầu tư (kê chi tiết) I.3 Thu từ cho thuê bất động sản đầu tư (áp dụng đối với các quỹ được phép đầu tư bất động sản) I.4 Cổ tức, trái tức được nhận I.5 Lãi được nhận I.6 Tiền bán bất động sản chờ thu (kê chi tiết - áp dụng đối với các quỹ được phép đầu tư bất động sản) I.7 Tiền bán chứng khoán chờ thu (kê chi tiết) I.8 Các khoản phải thu khác I.9 Các tài sản khác I.10 Tổng tài sản TT Nợ Kỳ báo cáo Kỳ trước % cùng kỳ năm trước II.1 Tiền phải thanh toán mua bất động sản (kê chi tiết) II.2 Tiền phải thanh toán mua chứng khoán (kê chi tiết) II.3 Các khoản phải trả khác II.4 Tổng nợ Tài sản ròng của Quỹ/Công ty đầu tư (I.10-II.4) Tổng số chứng chỉ quỹ đang lưu hành Giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ/cổ phiếu II. Báo cáo kết quả hoạt động TT Chỉ tiêu Kỳ báo cáo Kỳ trước Lũy kế từ đầu năm I Thu nhập từ hoạt động đầu tư 1 Thu từ bất động sản cho thuê (áp dụng đối với các quỹ được phép đầu tư bất động sản) 2 Cổ tức, trái tức được nhận 3 Lãi được nhận 4 Các khoản thu nhập khác II Chi phí 1 Chi phí quản lý trả cho công ty quản lý quỹ 2 Chi phí lưu ký, giám sát trả cho ngân hàng giám sát 3 Chi phí quản trị quỹ và các chi phí khác mà công ty quản lý quỹ trả cho tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan (nếu có) 4 Chi phí dịch vụ quản lý bất động sản (áp dụng đối với các quỹ được phép đầu tư bất động sản) 5 Chi phí dịch vụ định giá bất động sản (áp dụng đối với các quỹ được phép đầu tư bất động sản) 6 Chi phí kiểm toán trả cho tổ chức kiểm toán 7 Chi phí dịch vụ tư vấn pháp lý, dịch vụ báo giá và các dịch vụ hợp lý khác, thù lao trả cho Ban đại diện quỹ/Hội đồng quản trị 8 Chi phí dự thảo, in ấn, gửi Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt, báo cáo tài chính, xác nhận giao dịch, sao kê tài khoản và các tài liệu khác cho nhà đầu tư; chi phí công bố thông tin của quỹ; chi phí tổ chức họp Đại hội nhà đầu tư/Đại hội đồng cổ đông, Ban đại diện quỹ/Hội đồng quản trị 9 Chi phí liên quan đến thực hiện các giao dịch tài sản của quỹ/công ty. 10 Các loại chi phí khác (nêu chi tiết) III Thu nhập ròng từ hoạt động đầu tư (I-II) IV Lãi (lỗ) từ hoạt động đầu tư 1 Lãi (lỗ) thực tế phát sinh từ hoạt động đầu tư hoặc chuyển nhượng bất động sản 2 Thay đổi về giá trị của các khoản đầu tư trong kỳ V Thay đổi của giá trị tài sản ròng do các hoạt động đầu tư trong kỳ (III + IV) VI Giá trị tài sản ròng đầu kỳ VII Thay đổi giá trị tài sản ròng của Quỹ/Công ty trong kỳ, trong đó: 1 Thay đổi giá trị tài sản ròng của Quỹ/Công ty đầu tư chứng khoán do các hoạt động đầu tư trong kỳ 2 Thay đổi giá trị tài sản ròng do việc chi trả lợi tức/cổ tức cho các nhà đầu tư/cổ đông trong kỳ 3 Thay đổi giá trị tài sản ròng do phát hành thêm/mua lại chứng chỉ quỹ VIII Giá trị tài sản ròng cuối kỳ IX Lợi nhuận bình quân năm (chỉ áp dụng đối với báo cáo năm) Tỷ suất lợi nhuận bình quân năm III. Báo cáo danh mục đầu tư TT Loại tài sản (nêu chi tiết) Số lượng Giá thị trường hoặc giá trị hợp lý tại ngày báo cáo Tổng giá trị Tỷ lệ %/Tổng giá trị tài sản của quỹ/công ty I Bất động sản đầu tư (áp dụng đối với các quỹ được đầu tư bất động sản) 1 2 Tổng II Cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch, chứng chỉ quỹ niêm yết 1 2 Tổng III Cổ phiếu chưa niêm yết, đăng ký giao dịch, chứng chỉ quỹ không niêm yết 1 2 Tổng IV Trái phiếu 1 2 Tổng V Các loại chứng khoán khác 1 2 Tổng VI Các tài sản khác 1 2 Tổng VII Tiền 1 Tiền, tương đương tiền 2 Tiền gửi ngân hàng … Tổng VIII Tổng giá trị danh mục IV. Báo cáo hoạt động vay, giao dịch mua bán lại STT Nội dung hoạt động (nên chi tiết theo mục tiêu và đối tác) Đối tác Mục tiêu/ Tài sản đảm bảo Kỳ hạn Giá trị khoản vay hoặc khoản cho vay Thời điểm giao dịch Thời điểm báo cáo Ngày tháng năm Tỷ lệ giá trị hợp đồng/giá trị tài sản ròng của quỹ/công ty (%) Ngày tháng năm Tỷ lệ giá trị hợp đồng/ giá trị tài sản ròng của quỹ/ công ty (%) 1 Các khoản vay tiền (nêu chi tiết từng hợp đồng) 1.1 … … ... I Tổng giá trị các khoản vay tiền/giá trị tài sản ròng 2 Hợp đồng Repo4 (nêu chi tiết từng hợp đồng) 2.1 …. ... .... II Tổng giá trị các hợp đồng Repo/giá trị tài sản ròng A Tổng giá trị các khoản vay/giá trị tài sản ròng (=I+II) 3 Cho vay chứng khoán (nêu chi tiết từng hợp đồng) 3.1 ... … … III Tổng giá trị các hợp đồng/giá trị tài sản ròng 4 Hợp đồng Reverse Repo5 (nêu chi tiết từng hợp đồng) 4.1 …. ... …. IV Tổng giá trị các hợp đồng/ giá trị tài sản ròng B Tổng giá trị các khoản cho vay/giá trị tài sản ròng (=III + IV) V. Một số chỉ tiêu khác TT Chỉ tiêu Kỳ báo cáo Kỳ trước I Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động 1 Tỷ lệ giá dịch vụ quản lý trả cho công ty quản lý quỹ/Giá trị tài sản ròng trung bình trong kỳ (%) 2 Tỷ lệ giá dịch vụ lưu ký, giám sát trả cho ngân hàng giám sát/Giá trị tài sản ròng trung bình trong kỳ (%) 3 Tỷ tệ chi phí dịch vụ quản trị quỹ và các chi phí khác mà công ty quản lý quỹ trả cho tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan/Giá trị tài sản ròng trung bình trong kỳ (%) (nếu có) 4 Chi phí kiểm toán trả cho tổ chức kiểm toán (nếu phát sinh)/Giá trị tài sản ròng trung bình trong kỳ (%) 5 Chi phí trả cho tổ chức quản lý bất động sản/ Giá trị tài sản ròng trung bình trong kỳ (%) 6 Chi phí trả cho doanh nghiệp thẩm định giá bất động sản/Giá trị tài sản ròng trung bình trong kỳ (%) 7 Chi phí dịch tư vấn pháp lý, dịch vụ báo giá và các dịch vụ hợp lý khác, thù lao trả cho Ban đại diện quỹ (Hội đồng quản trị)/Giá trị tài sản ròng trung bình trong kỳ (%) 8 Tỷ lệ chi phí/Giá trị tài sản ròng trung bình trong kỳ (%) 9 Tốc độ vòng quay danh mục trong kỳ (%) 10 Tỷ lệ thu nhập (tính cả thu nhập từ lãi, cổ tức, trái tức, chênh lệch giá)/Giá trị tài sản ròng (áp dụng đối với quỹ thành viên, quỹ đóng, công ty đầu tư chứng khoán) II Các chỉ tiêu khác 1 Quy mô quỹ/công ty đầu kỳ Tổng giá trị chứng chỉ quỹ/cổ phiếu đang lưu hành đầu kỳ Tổng số lượng chứng chỉ quỹ/cổ phiếu đang lưu hành đầu kỳ 2 Thay đổi quy mô trong kỳ Số lượng chứng chỉ quỹ/cổ phiếu phát hành thêm trong kỳ Giá trị vốn thực huy động thêm trong kỳ Số lượng chứng chỉ quỹ mua lại trong kỳ Giá trị vốn thực thanh toán trong kỳ 3 Quy mô quỹ/công ty cuối kỳ Tổng giá trị thị trường của quỹ/công ty đang lưu hành cuối kỳ Tổng số lượng chứng chỉ quỹ/cổ phiếu đang lưu hành cuối kỳ 4 Tỷ lệ nắm giữ chứng chỉ quỹ/cổ phiếu của công ty quản lý quỹ và người có liên quan cuối kỳ 5 Tỷ lệ nắm giữ chứng chỉ quỹ/cổ phiếu của 10 nhà đầu tư/cổ đông lớn nhất cuối kỳ 6 Tỷ lệ nắm giữ chứng chỉ quỹ/cổ phiếu của nhà đầu tư/cổ đông nước ngoài cuối kỳ 7 Giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ/cổ phiếu cuối kỳ 8 Giá trị thị trường trên một chứng chỉ quỹ/cổ phiếu cuối kỳ (áp dụng đối với quỹ niêm yết) 9 Số nhà đầu tư tham gia vào quỹ, kể cả giao dịch ký danh (áp dụng đối với quỹ mở) VI. Thống kê giá dịch vụ giao dịch (chỉ thực hiện đối với báo cáo năm) STT Tên (mã) các công ty chứng khoán (có giá trị giao dịch vượt quá 5% tổng giá trị giao dịch kỳ báo cáo) Quan hệ với công ty quản lý quỹ Tỷ lệ giao dịch của quỹ/công ty tại từng công ty chứng khoán Giá dịch vụ giao dịch bình quân Giá dịch vụ giao dịch bình quân trên thị trường Giá trị giao dịch trong kỳ báo cáo của quỹ Tổng giá trị giao dịch trong kỳ báo cáo của quỹ/ công ty Tỷ lệ giao dịch của quỹ/công ty qua công ty chứng khoán trong kỳ báo cáo (1) (2) (3) (4) (5) (6)=(4)/(5)(%) (7) (8) 1 … Tổng VII. Thống kê giao dịch của Quỹ đầu tư bất động sản/Công ty đầu tư chứng khoán bất động sản với người có liên quan (Chi thực hiện đối với báo cáo quý II và báo cáo năm. Trường hợp này; thời gian chốt số liệu của báo cáo quý II áp dụng tương tự như thời gian chốt số liệu của báo cáo 6 tháng) STT Thông tin về người có liên quan (nêu chi tiết tên cá nhân, tổ chức) Số Giấy CMND/ CCCD/Hộ chiếu/ Số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Thông tin về giao dịch Tổng giá trị giao dịch (VND) Loại tài sản giao dịch (liệt kê chi tiết) Thời điểm thực hiện/ Mức giao dịch (VND) I Nhân viên công ty quản lý quỹ 1 Nguyễn Văn A … II Thành viên Hội đồng quản trị/ Hội đồng thành viên, cổ đông lớn, thành viên góp vốn trên 5% vốn điều lệ của công ty quản lý quỹ, người đại diện ủy quyền của các đối tượng này 1. Nguyễn Văn B .... III Các giao dịch với Công ty quản lý quỹ IV Ngân hàng giám sát V Thành viên Ban đại diện quỹ/Hội đồng quản trị công ty ĐTCK 1 Nguyễn Văn C ... VI Nhà đầu tư sở hữu từ 5% Vốn điều lệ của quỹ và người đại diện theo ủy quyền của nhà đầu tư này VII Người có quyền lợi liên quan tới các cá nhân, tổ chức tại I, II, II, IV, V, VII VIII Quỹ/Công ty đầu tư chứng khoán được quản lý bởi cùng công ty quản lý quỹ IX Các trường hợp khác theo quy định của Điều lệ VIII. Thống kê giao dịch bất động sản của Quỹ đầu tư bất động sản/Công ty đầu tư chứng khoán bất động sản STT Thông tin về đối tác giao dịch của Quỹ/Công ty đầu tư (nêu chi tiết tên cá nhân, tổ chức) Số Giấy CMND/ CCCD/Hộ chiếu/Số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Thông tin về giao dịch Tổng giá trị giao dịch Loại tài sản giao dịch (liệt kê chi tiết) Thời điểm thực hiện/Mức giá giao dịch I Các Giao dịch bất động sản có giá mua vượt quá 110% và giá bán thấp hơn 90% so với giá tham chiếu do doanh nghiệp thẩm định giá xác định trong thời gian 06 tháng tính tới thời điểm thực hiện giao dịch 1 Nguyễn Văn A 2 Công ty B … II Các giao dịch bất động sản có giá trị đạt trên 10% tổng giá trị tài sản của quỹ công ty sau giao dịch; hoặc giá trị của riêng giao dịch đó cùng với các giao dịch đã thực hiện trước đó với cùng đối tác trong 12 tháng gần nhất đạt trên 10% tổng giá trị tài sản của quỹ/công ty sau giao dịch 1 Nguyễn Văn C 2 Công ty D … III Các giao dịch bất động sản khác cần sự thông qua của Đại hội đồng nhà đầu tư/Đại hội đồng cổ đông, Ban đại diện quỹ/Hội đồng quản trị Công ty đầu tư chứng khoán theo quy định của Điều lệ Quỹ/Điều lệ Công ty 1 Nguyễn Văn E 2 Công ty F … IV Các giao dịch bất động sản với tổ chức cung cấp dịch vụ quản lý bất động sản V Các giao dịch bất động sản với doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá đã từng tham gia định giá chính bất động sản đó IV Các trường hợp khác theo quy định của Điều lệ Quỹ/Công ty đầu tư chứng khoán B. BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH TỰ DOANH ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA QUỸ ĐẦU TƯ/CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN (nếu có) - Chỉ thực hiện đối với báo cáo tháng I. Tình hình thực hiện hạn mức tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài STT Chỉ tiêu Giá trị USD VND (quy đổi) 1 Hạn mức tự doanh được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận II Giá trị đã đầu tư tính đến thời điểm cuối tháng III Giá trị đã đầu tư trong tháng IV Giá trị còn được đầu tư (IV = I-II) (Tỷ giá được quy đổi theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch) II. Báo cáo về tài sản đầu tư gián tiếp ra nước ngoài STT Tài sản Kỳ báo cáo Kỳ trước %/cùng kỳ năm trước USD VND USD VND I.1 Tiền và các khoản tương đương tiền Tiền Tiền gửi ngân hàng Các khoản tương đương tiền I.2 Các khoản đầu tư (kê chi tiết) I.3 Cổ tức, trái tức được nhận I.4 Lãi được nhận I.5 Tiền bán chứng khoán chờ thu (kê chi tiết) I.6 Các khoản phải thu khác I.7 Các tài sản khác I.8 Tổng tài sản STT Nợ Kỳ báo cáo Kỳ trước % cùng kỳ năm trước USD VND USD VND II.1 Tiền phải thanh toán mua chứng khoán (kê chi tiết) II.2 Các khoản phải trả khác II.3 Tổng nợ (Tỷ giá được quy đổi theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch) III. Báo cáo kết quả hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài STT Chỉ tiêu Kỳ báo cáo Kỳ trước Lũy kế từ đầu năm USD VND USD VND I Thu nhập từ hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài Cổ tức, trái tức được nhận Lãi được nhận Các khoản thu nhập khác (kê chi tiết) II Chi phí đầu tư gián tiếp ra nước ngoài Phí lưu ký tại nước ngoài Các loại phí khác (kê chi tiết) III Thu nhập ròng từ hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài (I-II) IV Lãi (lỗ) từ hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài Lãi (lỗ) thực tế phát sinh từ hoạt động đầu tư Thay đổi về giá trị của các khoản đầu tư trong kỳ (Tỷ giá được quy đổi theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch) IV. Báo cáo danh mục tài sản đầu tư gián tiếp ra nước ngoài STT Loại tài sản (nêu chi tiết) Số lượng Giá thị trường hoặc giá trị hợp lý tại ngày báo cáo Tổng giá trị Tỷ lệ %/Tổng giá trị tài sản ròng USD VND USD VND I Chứng chỉ tiền gửi 1 Tổng II Trái phiếu Chính phủ 1 Tổng III Cổ phiếu niêm yết 1 Tổng IV Trái phiếu niêm yết 1 Tổng V Chứng chỉ quỹ niêm yết 1 Tổng VI Các loại tài sản khác 1 Tổng VII Tổng giá trị danh mục (Tỷ giá được quy đổi theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch) Ghi chú: - Trường hợp quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, tổ chức lưu ký tại nước ngoài xác nhận báo cáo; Trường hợp quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán không đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, phần B ghi “không phát sinh”. - Tỷ suất lợi nhuận bình quân năm của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán bằng lợi nhuận trước thuế trong năm của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán chia cho giá trị tài sản ròng trung bình trong năm của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán. - Tỷ lệ chi phí của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán xác định theo công thức sau: Tỷ lệ chi phí (%) = Tổng chi phí của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán x100% Giá trị tài sản ròng trung bình trong năm Trường hợp quỹ/công ty đầu tư chứng khoán thành lập và hoạt động dưới một năm, tỷ lệ chi phí hoạt động được xác định theo công thức sau: Tỷ lệ chi phí (%) = Tổng chi phí x 365 x 100% Giá trị tài sản ròng trung bình trong kỳ báo cáo x Thời gian quỹ/công ty đầu tư chứng khoán đã hoạt động (tính theo ngày từ thời điểm cấp phép) - Tốc độ vòng quay danh mục của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán xác định theo công thức sau: Tốc độ vòng quay danh mục (%) = (Tổng giá trị mua vào trong kỳ + Tổng giá trị bán ra trong kỳ) x100% 2 x Giá trị tài sản ròng trung bình trong năm Trường hợp quỹ/công ty đầu tư chứng khoán thành lập và hoạt động dưới một năm, tốc độ vòng quay danh mục được xác định theo công thức sau: Tốc độ vòng quay danh mục (%) = (Tổng giá trị mua vào trong kỳ + Tổng giá trị bán ra trong kỳ) x365 x100% 2 x Giá trị tài sản ròng trung bình trong kỳ báo cáo x Thời gian quỹ/công ty đầu tư chứng khoán đã hoạt động (tính theo ngày từ thời điểm cấp phép) Trong đó: Giá trị tài sản ròng trung bình trong năm của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán là tổng giá trị tài sản ròng của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán tính tại các ngày định giá chia cho số ngày định giá chứng chỉ quỹ/cổ phiếu trong năm; Tổng giá trị mua vào và tổng giá trị bán ra trong kỳ là tổng giá trị mua/bán cho hoạt động đầu tư của quỹ. ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA NGÂN HÀNG GIÁM SÁT, NGÂN HÀNG LƯU KÝ, TỔ CHỨC LƯU KÝ TẠI NƯỚC NGOÀI (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) TỔNG GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC) CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) ________________ 4 Hợp đồng bán chứng khoán có cam kết mua lại, trong đó công ty đầu tư chứng khoán là bên bán chứng khoán (bên đi vay tiền) 5 Hợp đồng mua chứng khoán có cam kết bán lại, trong đó công ty đầu tư chứng khoán là bên mua chứng khoán (bên cho vay chứng khoán) PHỤ LỤC XXVII BÁO CÁO CỦA NGÂN HÀNG GIÁM SÁT (Ban hành kèm theo Thông tư số 98/2020/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) TÊN NGÂN HÀNG GIÁM SÁT ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……. …., ngày … tháng … năm … BÁO CÁO Giám sát hoạt động quản lý quỹ/công ty đầu tư chứng khoán (tháng, quý, năm) Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Ngân hàng giám sát:. Địa chỉ: Giấy phép hoạt động số: …. do … cấp ngày …. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán số: … do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày …. I. Vi phạm của công ty quản lý quỹ 1. Vi phạm của công ty quản lý quỹ trong phạm vi giám sát của ngân hàng theo quy định tại Điều 90, Điều 91 Luật Chứng khoán, Điều .... Thông tư số..../2020/TT-BTC ngày … tháng … năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về hoạt động và quản lý các quỹ đầu tư chứng khoán Công ty quản lý Giấy phép thành lập và hoạt động số Hình thức vi phạm Số lượng quỹ/công ty đầu tư chứng khoán bị ảnh hưởng 2. Công ty quản lý quỹ định giá sai giá trị tài sản ròng của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán 2.1 Trường hợp mức độ định giá sai là lớn theo quy định tại Thông tư số ... /2020/TT-BTC ngày … tháng … năm 2020 của Bộ trưởng Tài chính hướng dẫn về việc hoạt động và quản lý các quỹ đầu tư chứng khoán Tên công ty quản lý quỹ Tên quỹ/công ty đầu tư chứng khoán Mức sai lệch Thời gian quỹ/công ty đầu tư chứng khoán bị định giá sai Giá trị khoản đền bù Tình trạng khắc phục (hoàn tất/chưa hoàn tất) Đền bù cho quỹ/công ty đầu tư chứng khoán Đền bù cho nhà đầu tư 2.2 Trường hợp mức độ định giá sai là nhỏ, không phải bồi thường cho nhà đầu tư Tên công ty quản lý quỹ Tên quỹ/công ty đầu tư chứng khoán Mức sai lệch Thời gian quỹ/công ty đầu tư chứng khoán bị định giá sai Tình trạng khắc phục (hoàn tất/chưa hoàn tất) 3. Công ty quản lý quỹ vi phạm các quy định về hạn chế đầu tư tại Điều 110 của Luật Chứng khoán, Điều 5, Điều 24, Điều 35 Thông tư số .../2020/TT-BTC ngày … tháng … năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về hoạt động và quản lý các quỹ đầu tư chứng khoán Tên công ty: Số lần vi phạm: Số quỹ/công ty đầu tư chứng khoán bị ảnh hưởng: Số quỹ/công ty đầu tư chứng khoán đang quản lý: STT Loại hình vi phạm Tên quỹ/công ty đầu tư chứng khoán Biện pháp xử lý 4. Công ty quản lý quỹ vi phạm các quy định về phân phối chứng chỉ quỹ Tên công ty: Số lần vi phạm: Số quỹ bị ảnh hưởng: Số quỹ đang quản lý: TT Loại hình vi phạm Tên quỹ bị ảnh hưởng Biện pháp xử lý 5. Công ty quản lý quỹ vi phạm các quy định khác mà ngân hàng giám sát phát hiện (nếu có) Công ty quản lý quỹ Loại vi phạm Số quỹ/công ty đầu tư chứng khoán bị tác động bởi vi phạm Biện pháp xử lý II. Vi phạm của ngân hàng giám sát 1. Vi phạm quy định của Luật Chứng khoán Vi phạm Loại hình vi phạm Biện pháp xử lý Điều... Điều... .... 2. Vi phạm các quy định tại Thông tư số .../2020/TT-BTC ngày … tháng … năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về hoạt động và quản lý các quỹ đầu tư chứng khoán Vi phạm Loại hình vi phạm Biện pháp xử lý Điều Điều … 3. Vi phạm các quy định trong Hợp đồng giám sát Hợp đồng Giám sát số Số vi phạm Loại vi phạm Số quỹ/công ty đầu tư chứng khoán bị tác động bởi vi phạm 4. Báo cáo về các lỗi phát hiện trong khi đối soát chứng từ, tài sản giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát Ngày phát hiện lỗi Tên quỹ/công ty đầu tư chứng khoán Loại lỗi 5. Vi phạm giám sát khác (nếu có) Tổng số vi phạm Loại vi phạm Số quỹ/công ty đầu tư chứng khoán bị tác động bởi vi phạm III. Đánh giá cụ thể về hoạt động quản lý quỹ/công ty đầu tư chứng khoán của công ty quản lý quỹ 1. Đánh giá hoạt động quản lý quỹ/công ty đầu tư chứng khoán. 2. Đánh giá hoạt động xác định giá trị tài sản ròng của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán. 3. Đánh giá hoạt động chào bán, phát hành, mua lại chứng chỉ quỹ/cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán. 4. Đánh giá hoạt động phân phối lợi tức. 5. Các hoạt động khác (nêu rõ hoạt động đánh giá). IV. Kiến nghị (nếu có) Chúng tôi cam đoan và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật rằng những thông tin trên đây là đầy đủ, trung thực và chính xác./. Nơi nhận: - Như trên; - ……….. - Lưu: ..... ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA NGÂN HÀNG GIÁM SÁT (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) PHỤ LỤC XXVIII MẪU THÔNG BÁO VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU LỆ (Ban hành kèm theo Thông tư số 98/2020/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) TÊN CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……. …., ngày … tháng … năm … THÔNG BÁO Về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ/Bản cáo bạch của quỹ đầu tư chứng khoán/công ty đầu tư chứng khoán Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Chúng tôi báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung Điều Lệ/Bản cáo bạch của Quỹ/Công ty đầu tư chứng khoán ………………. như sau: STT Khoản mục, điều của Điều lệ/Bản cáo bạch mới Khoản mục, điều của Điều lệ/Bản cáo bạch cũ Lý do sửa đổi, bổ sung Ngày bắt đầu có hiệu lực: Công ty cam kết sẽ hoàn tất các thủ tục liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của công vãn này và hồ sơ kèm theo./. Nơi nhận: - Như trên; - ……….. - Lưu: …. Hồ sơ kèm theo: - Biên bản họp và Nghị quyết Đại hội nhà đầu tư/Đại hội đồng cổ đông về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ; - Điều Lệ/Bản cáo bạch sửa đổi, bổ sung. TỔNG GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC) CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "16/11/2020", "sign_number": "98/2020/TT-BTC", "signer": "Huỳnh Quang Hải", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-90-KH-UBKTTW-BTT-2022-pho-bien-cong-tac-kiem-tra-giam-sat-ky-luat-dang-2023-556683.aspx
Kế hoạch 90-KH/UBKTTW-BTT 2022 phổ biến công tác kiểm tra giám sát kỷ luật đảng 2023
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ỦY BAN KIỂM TRA ------- ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM --------------- Số: 90-KH/UBKTTW-BTT Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2022 KẾ HOẠCH TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT, KỶ LUẬT ĐẢNG NĂM 2023 Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; thực hiện Chương trình công tác năm 2023 của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương và Kế hoạch số 04-KH/UBKTTW-BTT, ngày 09/4/2021 của UBKT Trung ương về tuyên truyền, phổ biến, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, nhiệm kỳ 2021 - 2026; Ban Tuyên truyền xây dựng Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng năm 2023 như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động của cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra các cấp, cơ quan tuyên truyền, báo chí, đội ngũ tuyên truyền viên, báo cáo viên về vị trí, vai trò và sự cần thiết phải đổi mới và tăng cường tuyên truyền, phổ biến về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong tình hình mới. Bảo đảm quyền của cán bộ, đảng viên và nhân dân được thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời theo đúng quy định của Đảng và Nhà nước về chủ trương, chính sách, nhiệm vụ, giải pháp, kết quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng. 2. Việc tuyên truyền về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng phải bám sát đường lối, quan điểm, quy định của Đảng về công tác xây dựng Đảng nói chung, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng nói riêng. Tuân thủ sự chỉ đạo của cấp ủy và tổ chức đảng; bảo đảm khách quan, công minh, chính xác, kịp thời; phục vụ hiệu quả nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng trong toàn Đảng ở từng địa phương, cơ quan, đơn vị. - Tạo sự đoàn kết, thống nhất, tăng cường kỷ cương, kỷ luật của Đảng, sự đồng thuận trong xã hội; tạo sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong tuyên truyền, phổ biến công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. II. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN 1. Các nghị quyết, văn bản về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng: Tập trung tuyên truyền, phổ biến các văn bản về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng được Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, UBKT Trung ương ban hành sau Đại hội XIII: - Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng; Hướng dẫn số 02-HD/TW, ngày 09/12/2021 của Ban Bí thư hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng; - Quy định số 24-QĐ/TW, ngày 30/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về thi hành Điều lệ Đảng; Hướng dẫn số 01-HD/TW, ngày 28/9/2021 của Ban Bí thư hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng; - Quy định số 37-QĐ/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm; Hướng dẫn số 02-HD/UBKTTW, ngày 29/11/2021 về thực hiện Quy định những điều đảng viên không được làm; - Kết luận số 23-KL/TW ngày 10/12/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác luân chuyển cán bộ kiểm tra các cấp sang công tác ở các ngành, các cấp và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý các ngành, các cấp về làm công tác kiểm tra, giám sát của Đảng; - Kết luận số 34-KL/TW ngày 18 tháng 4 năm 2022 của Bộ Chính trị về Chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2030; Kế hoạch thực hiện Kết luận số 34-KL/TW, ngày 18/4/2022 của Bộ Chính trị về Chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2030; - Quy định số 69-QĐ/TW ngày 06/7/2022 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm; Hướng dẫn thực hiện một số điều trong Quy định số 69-QĐ/TW, ngày 06/7/2022 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm; - Hướng dẫn số 03-HD/UBKTTW ngày 3/11/2022 của UBKT Trung ương hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập... - Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 17/11/2022 Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới; Kế hoạch số 12-KH/TW, ngày 28/11/2022 của Bộ Chính trị thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới. - Việc thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và Kế hoạch số 03-KH/TW, ngày 01/12/2021 của Bộ Chính trị thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII. - Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh... 2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng của cấp ủy và UBKT các cấp theo quy định của Điều lệ Đảng - Việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. - Thực hiện Chương trình công tác kiểm tra, giám sát của UBKT Trung ương toàn khóa 2021-2026 và năm 2023. - Tuyên truyền về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng của cấp ủy và UBKT các cấp, đặc biệt là kết quả các cuộc kiểm tra, giám sát trọng điểm có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân, được dư luận xã hội quan tâm. - Thông cáo báo chí của UBKT Trung ương sau các kỳ họp. Lựa chọn những vụ việc điển hình đã được UBKT Trung ương xem xét, kết luận và phối hợp với đoàn kiểm tra, các đơn vị chức năng để nghiên cứu, thông tin vụ việc bảo đảm sự khách quan, chính xác; đồng thời đưa ra nhiều vấn đề trong công tác xây dựng Đảng; các kinh nghiệm về nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát đăng trên Tạp chí Kiểm tra và Trang Thông tin điện tử UBKT Trung ương giúp định hướng thông tin dư luận, tránh được sự bóp méo, xuyên tạc của các thế lực thù địch về việc xem xét, xử lý kỷ luật đối với vi phạm của đảng viên và tổ chức đảng. - Tuyên truyền vai trò, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng trong việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. - Bên cạnh việc tuyên truyền về việc xử lý nghiêm minh, quyết liệt đối với vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên; cần chú ý việc tuyên truyền về vai trò công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng nhằm phát huy ưu điểm, lấy xây là chính. Trong bối cảnh thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập quốc tế, Đảng luôn khuyến khích, tạo điều kiện để cán bộ, đảng viên tìm tòi, năng động, sáng tạo; đồng thời, đề cao bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người tốt, bảo vệ những cán bộ hết mình vì sự nghiệp chung. - Tuyên truyền việc kiểm tra, giám sát của Đảng đối với việc chấp hành các chủ trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng và của Nhà nước trong các lĩnh vực: Lĩnh vực tư tưởng, báo chí (thông tin báo chí, xuất bản, sáng tác, biểu diễn nghệ thuật...); lĩnh vực kinh tế, tài chính (hoạt động cấp và sử dụng ngân sách nhà nước (kể cả vốn vay, góp, tài trợ của nước ngoài), sử dụng tài sản nhà nước, mua sắm công, cổ phần hóa...); lĩnh vực hành chính, tư pháp (cải cách hành chính, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án...); tổ chức, cán bộ (quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng, luân chuyển, đề bạt, miễn nhiệm chức vụ cán bộ, thực hiện chính sách cán bộ...); giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở... - Tuyên truyền về xây dựng Ngành, về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu các đề tài, đề án, hội thảo khoa học, trao đổi, tọa đàm... phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của UBKT các cấp. - Tuyên truyền về kết quả và kinh nghiệm công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong và ngoài nước. - Kết quả thực hiện quy chế phối hợp giữa UBKT với các tổ chức, cơ quan liên quan về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; chỉ đạo phối hợp thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với công tác thanh tra, giám sát, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, kiểm toán của các cơ quan Nhà nước; công tác giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội và giám sát của nhân dân. 3. Những nhân tố điển hình tiên tiến, các phong trào thi đua trong Ngành Kiểm tra Đảng; các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước: - Tuyên truyền những tấm gương điển hình tiên tiến của tập thể và cá nhân trong các phong trào thi đua trong Ngành Kiểm tra Đảng; gương điển hình của cá nhân và tập thể xuất sắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của Đảng. - Tuyên truyền Kỷ niệm 48 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1945 - 30/4/2023); Kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023); Kỷ niệm 78 năm Quốc khánh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2023); Kỷ niệm các sự kiện năm chẵn và tuyên truyền về các tấm gương của các nhà lãnh đạo cách mạng tiền bối... theo định hướng của Ban Tuyên giáo Trung ương. 4. Tuyên truyền Kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống Ngành Kiểm tra Đảng 16/10/1948 - 16/10/2023 - Tạp chí Kiểm tra mở chuyên mục “Hướng tới Kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống Ngành Kiểm tra Đảng 16/10/1948 - 16/10/2023” từ số tháng 2 đến tháng 9/2023. - Xuất bản Tạp chí Kiểm tra số đặc biệt vào tháng 10/2023 Kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Ngành. - Trang Thông tin điện tử UBKT Trung ương mở chuyên mục “Kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống Ngành Kiểm tra Đảng 16/10/1948 - 16/10/2023” từ tháng 01/2023. - Tổ chức các hoạt động về nguồn tại các Nhà bia di tích lịch sử Ban Kiểm tra Trung ương tại xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; Nhà bia di tích lịch sử Quốc gia Ban Kiểm tra Khu ủy Khu V; Di tích lịch sử căn cứ Trung ương cục miền Nam... - Đầu tư và tăng cường các hoạt động của Phòng Truyền thống tại Cơ quan UBKT Trung ương. - Xuất bản sách, làm phim tài liệu về truyền thống Ngành Kiểm tra Đảng. - Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao chào mừng 75 năm Ngày thành lập Ngành Kiểm tra Đảng. III. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN 1. Phương pháp, hình thức tuyên truyền - Kịp thời cung cấp thông tin cho báo chí sau các kỳ họp của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. - Chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch, phối hợp với các cơ quan có liên quan; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến, nhất là thông qua hệ thống truyền thông, các phương tiện thông tin đại chúng. - Tạp chí Kiểm tra, Trang Thông tin điện tử của Ủy ban Kiểm tra Trung ương trên mạng Internet và mạng diện rộng của Đảng chủ động thực hiện các nội dung tuyên truyền, phổ biến công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng theo Kế hoạch tuyên truyền nhiệm kỳ 2021 - 2026 và trong năm 2023. Tạp chí Kiểm tra là tài liệu phổ biến, hướng dẫn nghiệp vụ để các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ kiểm tra và đảng viên nghiên cứu, học tập. - Vụ Nghiên cứu xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên để làm công tác tuyên truyền, phổ biến về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng tham gia các chương trình bồi dưỡng, tập huấn, hội nghị, hội thảo... - Vụ Đào tạo - Bồi dưỡng xây dựng, hoàn thiện chương trình giảng dạy, bồi dưỡng kiến thức về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Đồng thời, tăng cường tổ chức cho các lớp tập huấn nghiệp vụ tham quan Phòng truyền thống và thực tế các điểm về nguồn trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ kiểm tra để tuyên truyền, ôn lại truyền thống Ngành Kiểm tra Đảng cho cán bộ kiểm tra các cấp. - Văn phòng Cơ quan khai thác Phòng Truyền thống của Cơ quan để tuyên truyền theo các chương trình, hoạt động. Chủ động đề xuất kinh phí bảo đảm hoạt động tuyên truyền thường xuyên và hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Ngành. - Kết hợp việc tuyên truyền, phổ biến công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng với các nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng; kết hợp phổ biến, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các ấn phẩm, tạp chí và trên trang thông tin điện tử của các cơ quan có liên quan và các loại hình văn học, nghệ thuật khác. Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tấn, báo chí: Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Website Đảng Cộng sản Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, Báo Nhân dân... để tuyên truyền công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng. 2. Thời gian thực hiện: Trong năm 2023. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Ban Tuyên truyền trực tiếp chỉ đạo Tạp chí Kiểm tra triển khai các nội dung tuyên truyền; phối hợp với các cơ quan báo chí trong tuyên truyền, phổ biến công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng. 2. Các vụ, đơn vị của UBKT Trung ương phối hợp cùng Tạp chí Kiểm tra thực hiện các nội dung tuyên truyền, việc phối hợp thực hiện tuyên truyền với các địa phương, đơn vị trong lĩnh vực phụ trách địa bàn nhằm bảo đảm hiệu quả. 3. Các thành viên Ban Tuyên truyền theo nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức triển khai, thực hiện Kế hoạch này. 4. Tạp chí Kiểm tra là Cơ quan thường trực của Ban Tuyên truyền, có nhiệm vụ chủ động tham mưu, giúp Ban Tuyên truyền triển khai thực hiện Kế hoạch này bảo đảm đúng tiến độ, hiệu quả; chuẩn bị tài liệu, điều kiện phục vụ các cuộc họp của Ban Tuyên truyền và định kỳ báo cáo Ban Tuyên truyền theo quy định. 5. Ban Tuyên truyền định kỳ báo cáo kết quả tuyên truyền, phổ biến công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng với UBKT Trung ương theo quy định; tham mưu giúp UBKT Trung ương về việc sơ kết, tổng kết thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng. Nơi nhận: - Đồng chí Chủ nhiệm (để b/c), - Đồng chí Phó Chủ nhiệm TT (để b/c), - Các đồng chí Thành viên Ủy ban, - Các đồng chí Thành viên Ban Tuyên truyền, - Các đồng chí Thư ký Chủ nhiệm, - Các vụ, đơn vị thuộc Cơ quan, - Lưu: VT,LT-CNTT, Ban Tuyên truyền. T/M ỦY BAN KIỂM TRA PHÓ CHỦ NHIỆM kiêm TRƯỞNG BAN TUYÊN TRUYỀN Nghiêm Phú Cường
{ "issuing_agency": "Ủy ban kiểm tra trung ương", "promulgation_date": "12/12/2022", "sign_number": "90-KH/UBKTTW-BTT", "signer": "Nghiêm Phú Cường", "type": "Kế hoạch" }