article_id
stringlengths
21
31
article
stringlengths
9
38.4k
bookingcare-vn-blog-3818
Bệnh u não có thể điều trị bằng phương pháp nào? Bệnh u não có chữa được không? Người bệnh có thể điều trị bằng những biện pháp nào? Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây. Điều trị u não phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ như: bản chất , kích thước, vị trí khối u, độ tuổi của người bệnh,... Bác sĩ sẽ dựa vào tổng trạng của người bệnh để đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp. Thay vì điều trị triệt để ngay, người bệnh có thể được điều trị bảo tồn và theo dõi sát nếu khối u não có kích thước nhỏ, không phải là u não ác tính và không gây ra triệu chứng. Nếu khối u não phát triển nhanh ​​hoặc gây ra các triệu chứng ảnh hưởng tới sức khỏe, người bệnh cần được điều trị sớm. Dưới đây là một số phương pháp điều trị mà các bác sĩ thường chỉ định Phẫu thuật Phẫu thuật là phương pháp phổ biến nhất trong điều trị u não. Nếu điều trị thành công, nhất là với các trường hợp u não lành tính, người bệnh có thể không cần phải tiến hành hóa trị hoặc xạ trị. Phẫu thuật cắt bỏ khối u não có thể được sử dụng để điều trị ung thư não và khối u não lành tính. Mục tiêu của phẫu thuật khối u não là loại bỏ tất cả các tế bào khối u. Tuy nhiên, không phải lúc nào khối u cũng có thể được loại bỏ hoàn toàn. Một số khối u não nhỏ và dễ bóc tách khỏi mô não xung quanh. Điều này có khả năng khối u sẽ được loại bỏ hoàn toàn. Một số khối u não ở gần những phần quan trọng của não, nếu loại bỏ u hoàn toàn có thể gây ra nhiều biến chứng. Bác sĩ phẫu thuật có thể loại bỏ khối u một cách an toàn mà vẫn đảm bảo mức độ thành công của ca phẫu thuật. Xạ trị Xạ trị u não sử dụng chùm năng lượng mạnh để tiêu diệt tế bào khối u. Năng lượng có thể đến từ tia X, proton và các nguồn khác. Xạ trị cho các khối u não thường được thực hiện từ một máy bên ngoài cơ thể. Điều này được gọi là bức xạ chùm tia bên ngoài. Trong một vài trường hợp rất hiếm, bức xạ có thể được đặt bên trong cơ thể. Xạ trị thường được sử dụng để điều trị u não ác tính và cả lành tính. Trước đây, xạ trị sử dụng tia X, nhưng hiện nay có thể sử dụng năng lượng từ proton để điều trị. Các chùm proton có thể được nhắm mục tiêu cẩn thận hơn để chỉ làm tổn thương các tế bào khối u. Chúng có thể ít làm tổn thương các mô bình thường xung quanh. Liệu pháp proton có thể hữu ích trong điều trị khối u não ở trẻ em. Nó cũng có thể giúp điều trị các khối u ở rất gần các bộ phận quan trọng của não. Liệu pháp proton không được phổ biến rộng rãi như liệu pháp xạ trị bằng tia X truyền thống. Xạ phẫu Phẫu thuật xạ trị lập thể cho khối u não là một hình thức điều trị bức xạ cường độ cao. Nó nhắm các chùm tia phóng xạ từ nhiều góc độ vào khối u não. Mỗi chùm tia không mạnh lắm. Nhưng điểm mà các chùm tia gặp nhau sẽ nhận được một lượng phóng xạ rất lớn có thể giết chết các tế bào khối u. Xạ phẫu có thể được sử dụng để điều trị ung thư não và các khối u não lành tính. Có nhiều loại công nghệ khác nhau được sử dụng trong xạ phẫu để cung cấp bức xạ điều trị khối u não. Một số ví dụ bao gồm: Xạ phẫu bằng máy gia tốc tuyến tính Xạ phẫu bằng dao Gamma Phẫu thuật phóng xạ proton. Tác dụng phụ của xạ phẫu bao gồm cảm giác rất mệt mỏi và những thay đổi về da trên da đầu. Da đầu có thể cảm thấy khô, ngứa và nhạy cảm. Bạn có thể bị phồng rộp trên da hoặc rụng tóc. Đôi khi tình trạng rụng tóc là vĩnh viễn. Hóa trị Biện pháp hóa trị sử dụng thuốc mạnh để tiêu diệt tế bào khối u. Thuốc hóa trị có thể được dùng dưới dạng thuốc viên hoặc tiêm vào tĩnh mạch. Đôi khi thuốc hóa trị được đưa vào mô não trong quá trình phẫu thuật. Hóa trị có thể được sử dụng để điều trị ung thư não và các khối u não lành tính. Đôi khi biện pháp này được thực hiện cùng lúc với xạ trị. Tác dụng phụ của hóa trị phụ thuộc vào loại và liều lượng thuốc mà người bệnh được chỉ định. Hóa trị có thể gây buồn nôn, nôn và rụng tóc. Liệu pháp nhắm trúng đích Liệu pháp điều trị nhắm trúng đích là phương pháp tác động vào các phân tử đặc hiệu cần thiết cho quá trình sinh ung thư và phát triển khối u (Các oncogenes và những protein tạo ra bởi các oncogenes này), tác động vào các thụ thể nằm trên màng tế bào hoặc trong tế bào. Liệu pháp này gây ra tác động khiến các tế bào ung thư chết đi. Các loại thuốc trị liệu nhắm trúng đích có sẵn cho một số u não ác và lành tính. Bệnh u não tuy có nhiều biện pháp điều trị nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh rất có thể chuyển biến nặng hơn và đe dọa đến tính mạng. Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường, người bệnh nên thăm khám tại các bệnh viện, phòng khám uy tín để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả
bookingcare-vn-blog-3819
Mụn trứng cá ở lưng: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả Ngoài xuất hiện ở vị trí phổ biến là mặt, mụn trứng cá ở lưng cũng là một tình trạng da liễu thường xuyên gặp phải. Mụn có thể chỉ nổi dọc theo vai và vùng lưng trên nhưng chúng cũng có thể phát triển khắp lưng và lan xuống cả thắt lưng. Mụn trứng cá ở lưng có thể xuất hiện dưới dạng mụn viêm đỏ , mụn đầu trắng hoặc mụn đầu đen và gây ra cảm giác khó chịu, đau nhức. Đối tượng hay bị mụn trứng cá ở lưng là lứa tuổi đang trong thời kỳ nội tiết hoạt động mạnh như tuổi dậy thì và những người thường xuyên ra nhiều mồ hôi. Nguyên nhân gây mụn trứng cá ở lưng Mụn ở lưng phát triển giống như các loại mụn khác . Chúng xảy ra khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn do bụi bẩn, tế bào da chết, mồ hôi và bã nhờn. một số nguyên nhân cụ thể gây nên mụn trứng cá ở lưng có thể kể tới như: Nội tiết tố: Những người đang mang thai và những người trẻ đang trong độ tuổi dậy thì có nhiều khả năng bị nổi mụn hơn do nồng độ hormone thay đổi. Thuốc: Một số loại thuốc như corticosteroid, thuốc chống trầm cảm… có thể gây ra mụn trứng cá ở lưng hoặc làm tình trạng mụn nặng hơn. Vệ sinh kém: Mụn ở lưng cũng có thể xuất hiện do da thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn từ quần áo, chăn ga, khăn tắm… Sản phẩm chăm sóc da: Một số loại sữa tắm, kem dưỡng da có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và dẫn đến tình trạng mụn trứng cá. Mồ hôi ứ đọng: Khi ở trong môi trường nắng nóng hoặc vận động cơ thể nhiều, sự bài tiết mồ hôi tăng lên. Nếu không được vệ sinh ngay sau đó sẽ dẫn đến bít tắc lỗ chân lông và tích tụ vi khuẩn, dần dần sẽ hình thành nhân mụn, mụn viêm. Mụn ở lưng thường xảy ra khi mồ hôi bị đọng lại dưới áo sơ mi hoặc các dụng cụ thể thao khi tập thể dục hay sau hoạt động gắng sức. Quần áo cọ xát vào làn da đổ mồ hôi của bạn, dẫn đến mụn trứng cá hoặc khiến chúng trở nên tồi tệ hơn. Cách điều trị mụn trứng cá hiệu quả ở lưng Điều trị mụn trứng cá tại chỗ thì có biện pháp sử dụng các loại thuốc bôi, điều trị toàn thân bằng uống kháng sinh – isotretinoin – hormone sẽ tùy từng trường hợp; ngoài ra còn kết hợp một số phương pháp điều trị vật lý như: lấy nhân mụn, ánh sáng trị liệu và điện chuyển ion. Vùng ngực, lưng là vùng bài tiết nhiều mồ hôi, tổn thương trứng cá ở vùng này dễ bị viêm, quá trình viêm kéo dài sau đó có nguy cơ hình thành nên tổn thương sẹo lồi. Nếu dùng các thuốc dạng bôi để điều trị mụn ở vùng lưng thì cần chú ý vì đây là vùng có diện tích lớn, thuốc bôi có thể không chỉ ảnh hưởng tại chỗ mà còn ảnh hưởng đến toàn thân. Điều trị mụn trứng cá ở lưng cũng cần tuân theo các quy tắc của điều trị mụn trứng cá nói chung, ngoài ra còn có một số lưu ý riêng như sau. Giữ vệ sinh sạch sẽ, hạn chế ra mồ hôi. Bên cạnh đó, có nhiều loại xà phòng chứa các thành phần kháng khuẩn rất tốt cho trứng cá. Chúng ta có thể tìm kiếm trên thị trường các loại xà phòng có chứa thành phần như benzoyl peroxide, salycilic acid, sulphur... Để giảm mụn nhân, mụn viêm nhanh hơn, có thể lựa chọn các loại thuốc bôi điều trị trứng cá như Clindamycin, Erythromycin, Retinoid. Nên bắt đầu dùng các loại sản phẩm có nồng độ thấp trước để đánh giá và theo dõi, tránh các tác dụng phụ không mong muốn Không sờ vào mụn và cố cậy nặn mụn Phòng ngừa mụn trứng cá ở lưng Để phòng ngừa mụn trứng cá ở lưng xuất hiện và tái phát, các bác sĩ da liễu khuyến cáo như sau: Khi tập luyện thể dục, thể thao nên mặc quần áo rộng rãi làm bằng cotton hoặc vải thấm hút mồ hôi tốt. Giặt sạch quần áo tập luyện sau mỗi lần sử dụng. Tắm và thay quần áo càng sớm càng tốt sau các hoạt động ra nhiều mồ hôi Không nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chứa nhiều hương liệu, kết cấu đặc làm bít tắc da. Không nên sử dụng chất tẩy rửa quá mức làm tổn thương hàng rào sinh lý bảo vệ da. Ngoài ra, cần có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý như ngủ sớm, tránh căng thẳng, ăn nhiều rau củ và uống nhiều nước. Không nên ở trong môi trường nóng bức kéo dài, hạn chế vận động ra nhiều mồ hôi.. Như vậy, mụn trứng cá ở lưng là bệnh lý da liễu thường gặp nhất là trong thời tiết nắng nóng. Bạn không nên quá lo lắng bởi bệnh có thể điều trị hiệu quả bằng cách giữ cho làn da sạch sẽ, khô thoáng và sử dụng các loại thuốc trị mụn đúng cách dưới sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ da liễu
bookingcare-vn-blog-3820
Người bệnh u não có thể sống được bao lâu? Người bị bệnh u não sống được bao lâu là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của một người mắc bệnh u não. Ngay khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường, người bệnh nên tới bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt. Phát hiện và điều trị bệnh kịp thời đóng vai trò quan trọng trong tiên lượng thời gian và quyết định chất lượng cuộc sống của người bệnh. Người bệnh u não sống được bao lâu? Theo PGS.TS Đồng Văn Hệ – Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Thần kinh: "Tuổi thọ của mỗi người bị bệnh u não là không giống nhau. Một số bệnh nhân u não có thể sống khỏe mạnh bình thường và tuổi thọ không giảm đáng kể sau khi được điều trị u não. Một số khác có thể sống thêm vài tháng hoặc vài năm." Một số u não phát triển rất nhanh, khối u lớn nhanh sau vài tuần hoặc vài tháng. Một số trường hợp khác phát triển rất chậm, mỗi năm tăng thêm 2 – 3mm. U não có thể tái phát sau điều trị, nhưng cũng có loại không tái phát hoặc u không phát triển to hơn sau nhiều năm. Tại Mỹ, khoảng 20% bệnh nhân u não ác tính sống thêm trên 5 năm sau khi điều trị. Ở trẻ em, tỷ lệ u não ác tính sống thêm trên 5 năm cao tới 72 %. Trẻ em dưới 3 tuổi có thời gian sống thêm sau điều trị ngắn hơn so với trẻ em từ 3-16 tuổi. Trong số các loại u não, u tế bào thần kinh đệm đa hình thái ác tính (glioblastoma multiforme) là loại có thời gian sống thêm sau mổ ngắn nhất. Đối với u màng não, người bệnh có thể được chữa khỏi nếu được phẫu thuật sớm và cắt bỏ hoàn toàn. Những yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của người bệnh mắc bệnh u não Loại u não Các loại u não khác nhau đáp ứng khác nhau với biện pháp điều trị. Với u não lành tính, chúng phát triển rất chậm trong trục hoặc ngoài trục của não và đáp ứng tốt với điều trị, có thể loại bỏ hoàn toàn và không gây giảm tuổi thọ đáng kể. Trong khi đó, các u não ác tính có thể xâm lấn, lan vào mô não xung quanh và rất khó để điều trị, trường hợp này tiên lượng thường xấu. Vị trí khối u Vị trí của khối u trong não có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của phương pháp điều trị. Ví dụ, phẫu thuật là phương pháp điều trị chính cho hầu hết các loại u não. Nhưng ở một số khu vực của não, rất khó để phẫu thuật. bao gồm vị trí của các dây thần kinh thị hoặc não, tủy sống, hoặc các khu vực gần hoặc xung quanh các mạch máu chính. Đối với các khối u ở những khu vực này, xạ trị hoặc hóa trị liệu có thể là lựa chọn tốt hơn trong điều trị. Tiên lượng lúc này phụ thuộc vào mức độ đáp ứng của khối u với phương pháp điều trị. Tuổi tác của người bệnh Tiên lượng sẽ tốt hơn nếu người bệnh dưới 40 tuổi. Tình trạng sức khỏe cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng thích ứng với biện pháp điều trị. Nếu người bệnh có sức khỏe tốt, khả năng phục hồi sau điều trị sẽ nhanh chóng hơn rất nhiều. Nhìn chung, tuổi thọ của người bệnh u não phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bên cạnh sử dụng các biện pháp trị liệu, người bệnh u não cần xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, có chế độ ăn uống tốt và giữ tinh thần luôn trong trạng thái khỏe khoắn, tích cực để góp phần tăng hiệu quả điều trị
bookingcare-vn-blog-3821
Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả Nguyên nhân mụn trứng cá ở tuổi dậy thì là gì? Mụn trứng cá tuổi dậy thì có tự hết không? Điều trị như thế nào? Cùng BookingCare giải đáp câu hỏi đó thông qua bài viết dưới đây. Khoảng 80% trường hợp mụn trứng cá gặp ở tuổi thanh thiếu niên, đặc biệt giai đoạn dậy thì. Nếu không điều trị đúng cách, sẽ ảnh hưởng tới thẩm mỹ, sự tự tin và chất lượng cuộc sống của các em. Thông thường, người ta thấy mụn trứng cá hay gặp ở độ tuổi 14 - 15 và giảm dần khi đến tuổi 20. Mụn trứng cá tuổi dậy thì thường xuất hiện ở mặt, ít khi xuất hiện ở cổ, vai, lưng hay ngực. Nguyên nhân mụn trứng cá ở tuổi dậy thì Mụn trứng cá tuổi dậy thì do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên chủ yếu có liên quan đến rối loạn nội tiết tố. Ở độ tuổi thanh thiếu niên, o đây là giai đoạn mà cơ thể có nhiều thay đổi về hormone khiến tuyến dầu nhờn ở da hoạt động mạnh hơn – kết hợp với vi khuẩn gây mụn sinh ra khi lỗ chân lông bị bít tắc làm tăng nguy cơ nổi mụn trứng cá ở tuổi dậy thì. Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ dẫn đến mụn trứng cá gồm: Chế độ ăn uống không hợp lý, chăm sóc da hàng ngày không khoa học, ảnh hưởng từ môi trường sống và đặc biệt là chế độ sinh hoạt không điều độ. Các nghiên cứu cho thấy, ở lứa tuổi dậy thì nếu ăn nhiều đường, dầu mỡ, bơ, ăn ít rau xanh, trái cây và uống ít nước, cộng thêm lứa tuổi này thường hay căng thẳng trong học tập, áp lực thi cử… nên tuyến nhờn sẽ tiết nhiều dầu hơn. Mụn trứng cá tuổi dậy thì có tự hết không? Nhiều người cho rằng tuổi dậy thì có mụn là do tâm sinh lý, sẽ hết khi qua tuổi này, không phải can thiệp điều trị gì. Đúng là mụn trứng cá có thể tự khỏi , tuy nhiên cũng có những trường hợp nặng gây ra những tổn thương như sẹo rỗ, thâm mụn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý. Việc điều trị mụn trứng cá cần thực hiện càng sớm càng tốt, có thể bắt đầu bằng việc thay đổi các thói quen xấu hoặc đến gặp bác sĩ da liễu với các trường hợp nghiêm trọng. Cách điều trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì Có nhiều cách để trị mụn trứng cá tuổi dậy thì, hạn chế mụn trứng cá xuất hiện như: Acid Salicylic : Axit salicylic có khả năng ngăn ngừa tắc nghẽn lỗ chân lông, giúp nang lông thông thoáng hơn cũng như kiểm soát những tác nhân như da chết/ bã nhờn. Acid Azelaic : Giúp làm sạch lỗ chân lông, gom cồi mụn và hạn chế nguy cơ mụn tái phát. Tuy nhiên thành phần này chỉ có tác dụng tốt với những trường hợp mụn trứng cá tuổi dậy thì từ nhẹ tới vừa. Benzoyl Peroxide : Gọi tắt là BPO. Loại thuốc này có công dụng diệt khuẩn và làm bong lớp sừng nên thường được sử dụng để điều trị các loại mụn như mụn đầu đen/ đầu trắng, mụn bọc, mụn viêm,… Retinoid Là một chất dẫn xuất từ vitamin A, Retinol được dùng trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì bởi khả năng giảm dầu thừa, thông thoáng nang lông giúp kiểm soát và giảm mụn – nổi bật là ngăn ngừa u nang và nốt sần. Ngoài ra hoạt chất này còn có công dụng chống lão hóa, giúp da sáng và đều màu . Khi sử dụng Retinoids cần chú ý hơn trong việc chống nắng cho da vì các yếu tố liên quan tới vitamin A sẽ khiến da dễ nhạy cảm và tổn thương hơn với tia UV. Thuốc kháng sinh bôi Clindamycin : Một loại thuốc kháng sinh có công dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn, giảm tổn thương da do viêm. Trường hợp nặng hơn có thể uống kháng sinh như doxycyllin ,minocylin,… Người bệnh nên gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn xem tình trạng mụn có cần điều trị bằng kháng sinh hay không. Phòng ngừa mụn trứng cá ở tuổi dậy thì Để phòng ngừa trứng cá bạn cần tránh các yếu tố khởi động kích thích làm nặng thêm như căng thẳng, thức khuya, ăn uống theo chế độ giảm tinh bột, đường, sữa và chất béo. Tẩy trang và rửa mặt thật sạch sau khi dùng mỹ phẩm. Tránh sờ tay lên mặt và nặn mụn để tránh nhiễm trùng và sẹo mụn. Cần có chế độ ăn uống lành mạnh. Nên sử dụng nhiều rau xanh và trái cây để tăng cường vitamin, khoáng chất cho làn da. Uống đủ nước không những giúp thanh lọc cơ thể mà còn hạn chế mụn trứng cá. Tập luyện giúp cơ thể săn chắc đồng thời cung cấp một lượng lớn oxy cho các lỗ chân lông, vì thế lỗ chân lông sẽ được thông thoáng. Để loại bỏ mụn trứng cá thường mất thời gian, và không có biện pháp nhanh chóng để loại bỏ hoàn toàn. Việc tuân thủ những hướng dẫn và duy trì thói quen lành mạnh sẽ hỗ trợ đắc lực trong điều trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì
bookingcare-vn-blog-3822
Những biến chứng thường gặp sau phẫu thuật u não Phẫu thuật u não liệu có hiệu quả hay để lại biến chứng gì hay không là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây. Phẫu thuật u não hay mổ u não là một trong những phương pháp điều trị u não phổ biến nhất. Tuy nhiên, mức độ thành công của cuộc phẫu thuật cũng tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: cơ sở vật chất, kỹ thuật của bác sĩ, tính chất khối u, vị trí, kích thước, mức độ phát triển của u,... đặc biệt là khả năng đáp ứng với phương pháp điều trị. Người bệnh sẽ được kiểm tra và tư vấn kĩ trước khi thực hiện phẫu thuật hay bất kì biện pháp điều trị nào khác để đạt được hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, những biến chứng sau phẫu thuật là điều khó tránh khỏi. Dưới đây là một số rủi ro hoặc biến chứng thường gặp sau phẫu thuật u não Đau đầu, chóng mặt Hầu hết người bệnh tỉnh dậy sau phẫu thuật đều trải qua cảm giác đau đầu dữ dội, chóng mặt và mất thăng bằng. Hiện tượng này là biến chứng thường gặp, xảy ra sau khi thuốc tê đã hết tác dụng. Để khắc phục tình trạng này, người bệnh thường được kê đơn thuốc điều trị triệu chứng. Tùy vào thể trạng và mức độ đau sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ kê liều lượng thuốc phù hợp. Tụ dịch hoặc tụ máu trong não Phù não và tụ dịch hoặc tụ máu trong não là trường hợp biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng người bệnh. Để khắc phục, bác sĩ có thể dùng một số loại thuốc có tác dụng chống phù não. Trường hợp bệnh nhân không có phản ứng tích cực với thuốc chống phù não, bác sĩ thường chỉ định mổ lần hai để giải áp tình trạng tăng áp lực nội sọ. Chức năng hệ thần kinh bị ảnh hưởng Gặp vấn đề trong ngôn ngữ, giao tiếp khó khăn: Ngoài những biến chứng như méo miệng, nói ngọng, người bệnh còn gặp phải những vấn đề như khó khăn trong việc hiểu lời nói và chữ viết, khó biểu đạt cảm xúc, lời nói,... Đau họng, khó nuốt Nguyên nhân là do sonde dạ dày (đặt từ mũi hoặc miệng đến dạ dày) được sử dụng trong phẫu thuật nên có thể gây đau vùng hầu họng. Sau mổ u não, bác sĩ sẽ kiểm tra khả năng nuốt trước khi cho phép bệnh nhân ăn hoặc uống bất cứ thứ gì. Rối loạn cảm giác: Người bệnh gặp phải các vấn đề thay đổi cảm giác như: Tê bì tay chân, cảm giác kiến bò hoặc ngứa trên bề mặt da.... Rối loạn vận động: Các biểu hiện rối loạn vận động thường gặp nhất ở người bệnh sau phẫu thuật u não đó là: mất thăng bằng, tay chân yếu, run, khó điều khiển cơ thể. Suy giảm thị giác, thính giác, vị giác: Phẫu thuật khối u não nằm gần các dây thần kinh thị thần kinh tiền đình - ốc tai và thần kinh khứu có thể gây mờ mắt, giảm thị lực hoặc ù tai, nghe kém, giảm vị giác, không thể nhận biết mùi vị. Theo chuyên gia, một số biến chứng có thể tự mất đi trong quá trình hồi phục của bệnh nhân. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người bệnh cần điều trị tích cực và chăm sóc đặc biệt, nhất là quá trình phục hồi chức năng sau phẫu thuật não
bookingcare-vn-blog-3823
U não được chẩn đoán bằng các phương pháp nào? Bệnh u não được chẩn đoán bằng các phương pháp nào? Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây. Các triệu chứng của bệnh u não dễ khiến nhiều người nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường. Chỉ khi được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết, người bệnh mới có thể xác định chính xác tình trạng bệnh của mình. Dưới đây là các phương pháp chẩn đoán bệnh u não Các bài test thần kinh Các bài test thần kinh sẽ kiểm tra các phần khác nhau trong não của người bệnh để xem chúng hoạt động như thế nào. Bài kiểm tra này có thể bao gồm kiểm tra thị lực, thính giác, thăng bằng, phối hợp,vận động, cảm giác và phản xạ của bạn. Nếu người bệnh gặp nhiều vấn đề, đây là đầu mối để bác sĩ định khu vị trí tổn thương ừ đó lựa chọn phương pháp chuyên sâu hơn. Ví dụ: bác sĩ khám và đề nghị người bệnh giơ và giữ hai tay về phía trước , nếu một tay rơi hơn tay kia hoặc không giơ được một tay. Như vậy là một tay của người bệnh bị liệt nhẹ và bác sĩ sẽ yêu cầu chụp cắt lớp vi tính sọ não hoặc chụp cộng hưởng từ sọ não. Chụp CT đầu (Chụp cắt lớp vi tính - Computed Tomography) Phương pháp này sử dụng máy chiếu tia X phối hợp với hệ thống máy tính chuyên dụng để tạo nên máy chụp cắt lớp vi tính. Chụp CT rất phổ biến và được sử dụng rộng rãi vì cho ra kết quả rất nhanh chóng và chi phí phải chăng. Do đó, CT có thể là xét nghiệm hình ảnh đầu tiên được thực hiện nếu bạn bị đau đầu hoặc các triệu chứng khác có nhiều nguyên nhân có thể xảy ra. Trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính sọ não, người ta thấy được hình ảnh xương sọ, nhu mô não, các thùy não, não thất và mạch máu trong sọ nếu chụp CT mạch máu não. Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính cho phép chẩn đoán u xương sọ, u não, dãn não thất, tụ máu trong não, phù não, …. Hiện nay có nhiều loại máy chụp cắt lớp vi tính, và những thế hệ máy mới có tính năng vượt trội hơn các thế hệ máy cũ. Chụp cộng hưởng từ não (MRI - Magnetic Resonance Imaging) Chụp cộng hưởng từ, còn gọi là MRI, sử dụng từ trường để tạo ra hình ảnh bên trong cơ thể. MRI thường được sử dụng để phát hiện các khối u não vì nó cho thấy não rõ ràng hơn các xét nghiệm hình ảnh khác. Hình ảnh não bộ trên phim chụp cộng hưởng từ là hình ảnh cắt theo không gian ba chiều (ảnh cắt đứng ngang, ảnh cắt đứng dọc và ảnh cắt ngang). Trên hình ảnh cộng hưởng từ, tín hiệu của tổ chức não lành khác với tín hiệu của tổ chức u não. Đôi khi, người bệnh cần sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ đặc biệt để có thể tạo ra những bức ảnh chi tiết hơn: MRI chức năng MRI phổ MRI mạch máu não Chụp PET não (PET Scan) Nếu hình ảnh cắt lớp vi tính và hình ảnh cộng hưởng từ là hình ảnh tĩnh của não bộ thì hình ảnh PET Scan là hình ảnh động của não bộ. PET Scan mô tả hình ảnh hoạt động của não bằng cách đo lượng đường (glucose) mà tổ chức não hay khối u tiêu thụ. Bệnh nhân thường được tiêm một chất đánh dấu phóng xạ. Sau đó, người ta chụp ảnh hoạt động của não. Với phương pháp hiện đại này, người ta có thể phân biệt được tổ chức não lành, khối u não, sẹo sau mổ não, tế bào hoại tử… Chụp PET có thể hữu ích nhất để phát hiện các khối u não đang phát triển nhanh chóng. Ví dụ bao gồm u nguyên bào thần kinh đệm và một số u thần kinh đệm ít nhánh. Các khối u não phát triển chậm có thể không được phát hiện khi chụp PET. Các khối u não không phải là ung thư có xu hướng phát triển chậm hơn, do đó chụp PET ít hữu ích hơn đối với các khối u não lành tính. Sinh thiết Sinh thiết là một phẫu thuật đơn giản với mục đích lấy một mảnh mô nhỏ từ khối u não. Mẫu mô này sẽ được xử lý qua các công đoạn sau đó soi dưới kính hiển vi. Bác sĩ chuyên về tế bào học, giải phẫu bệnh sẽ nghiên cứu hình ảnh tế bào của khối u để chẩn đoán đó là khối u gì, lành tính hay ác tính. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, người ta có thể thực hiện sinh thiết dưới sự hướng dẫn của hệ thống định vị (stereotaxy) hoặc hệ thống thần kinh dẫn đường (neuronavigation). Với hệ thống này, bác sĩ chỉ cần rạch ra 2cm, khoan một lỗ nhỏ trên sọ và đưa kim đầu tù nhỏ vào trong khối u để lấy mảnh tế bào não. Như vậy, để chẩn đoán chính xác khối u não, người bệnh có thể dựa vào nhiều thành tựu công nghệ tiên tiến và chẩn đoán xác định bản chất của khối u. Tất cả những phương pháp này hiện nay đã được thực hiện tại các bệnh viện ở Việt Nam với độ chính xác cao, an toàn và nhanh chóng
bookingcare-vn-blog-3824
Bệnh u não có khả năng di truyền không? Bệnh u não có di truyền được không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây. U não dù lành tính hay ác tính đều tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm đe dọa tới tính mạng. Vấn đề di truyền của căn bệnh này là nỗi lo lắng của nhiều người Bệnh u não có khả năng di truyền nhưng tỉ lệ rất thấp Thực tế, chỉ có khoảng 5-10% ca ung thư là do di truyền và 2% trong tổng số đó liên quan đến u não, như vậy u não có tần suất thấp. Chỉ có khoảng 0,1-0,2% tổng số ca ung thư là do di truyền. Mặc dù các nghiên cứu khoa học cho biết rất ít về các yếu tố nguy cơ di truyền gây ung thư não, nhưng cho đến nay, một số yếu tố đã được xác định. Nguy cơ mắc bệnh u não của một người cao hơn những người khác trong dân số nói chung nếu họ có người thân bị u não. Có thể là cha mẹ, anh chị em hoặc con cái. Một tỷ lệ nhỏ các khối u não có liên quan đến các tình trạng di truyền. Những người mắc một trong những hội chứng hiếm gặp này có nguy cơ mắc u não cao hơn. Những hội chứng này bao gồm: Bệnh u xơ (sợi) thần kinh (Neurofibromatosis NF) loại 1 và loại 2 Bệnh xơ cứng củ (Tuberous Sclerosis TSC) Hội chứng Li-Fraumeni Hội chứng Von Hippel-Lindau (VHL) Hội chứng Turner Hội chứng Turcot Hội chứng Gorlin Trong đó, u xơ thần kinh được cho là tiềm ẩn khả năng di truyền u não cao nhất. U não liên quan đến gene NF1/NF2 trong u xơ thần kinh thường có biểu hiện là những khối u nhỏ trên mặt da (thể NF1) và các khối u xuất hiện trong hộp sọ khó quan sát được (thể NF2). Những người được chẩn đoán mang gene NF1 hoặc NF2 khi sinh con sẽ có xác suất mang bệnh u xơ thần kinh di truyền. Khi thăm khám cho trẻ, bác sĩ thực hiện quan sát trên da có những bớt màu cà phê sữa hay không. Ban màu cafe sữa (Cafe au lait spots) Khi đó, bác sĩ có thể cân nhắc đến trường hợp trẻ có khả năng có gene NF1 hoặc NF2 và thực hiện tầm soát để phát hiện yếu tố nguy cơ mắc u não từ nhỏ. Từ đó, bác sĩ quyết định phương pháp điều trị phù hợp để ngăn chặn tổn thương và mang lại lợi ích điều trị tốt hơn. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh u não Tuổi tác Nguy cơ mắc u não gia tăng theo tuổi tác. Những người trên 65 tuổi có nhiều khả năng phát triển khối u não hơn. Phơi nhiễm phóng xạ Tiếp xúc với phóng xạ, chẳng hạn như phương pháp phóng xạ điều trị một số loại ung thư, có thể tăng nguy cơ phát triển khối u não. Phóng xạ có khả năng gây tổn thương DNA, dẫn đến sự phát triển không kiểm soát của các tế bào có nguy cơ hình thành khối u. Giới tính Nam giới có nhiều khả năng mắc khối u não hơn nữ giới. Điều này là do nam giới có thể tiếp xúc với một số yếu tố nguy cơ liên quan đến u não như tiếp xúc phóng xạ, một số phơi nhiễm nghề nghiệp (thuật ngữ để chỉ sự tiếp xúc trực tiếp niêm mạc hay da không nguyên vẹn với máu, mô hay các dịch cơ thể có chứa nguồn bệnh lây nhiễm hoặc tiếp xúc trực tiếp với nguồn hóa chất, các tia có hại cho cơ thể trong quá trình làm việc của nhân viên y tế). Hóa chất Tiếp xúc với một số hóa chất như vinyl chloride và một số loại thuốc trừ sâu có thể gây đột biến gen, nguyên nhân hình thành khối u não. Ngoài ra, việc tiếp xúc lâu dài với một số hóa chất có thể gây viêm não - cũng là nguyên nhân của khối u. Hệ miễn dịch Những người có hệ miễn dịch suy giảm như người nhiễm HIV hoặc AIDS có nhiều khả năng phát triển u não. Hệ miễn dịch suy yếu có thể cho phép các tế bào ung thư phát triển và lan rộng. Chế độ ăn uống Chế độ ăn nhiều chất béo và thực phẩm chế biến sẵn cũng làm tăng nguy cơ mắc khối u não. Điều này là do ăn nhiều chất béo có thể làm gia tăng tình trạng viêm, nguy cơ tổn thương tế bào và tạo môi trường cho phép tế bào ung thư phát triển. Gần đây, Tiến sĩ. Lee & Wrensch phát hiện ra rằng người mắc bệnh u thần kinh đệm thường có chế độ ăn ít trái cây, ít rau quả, ít vitamin C mà chứa nhiều nitrit như phô mai, cá, thịt xông khói, thức ăn đã qua chế biến, lên men, ủ muối qua đêm (cá khô), đồ đóng hộp. Nguy cơ di truyền của bệnh u não là rất thấp nhưng tất cả mọi người đều không được chủ quan bởi còn nhiều yếu tố khác khiến một người có khả năng mắc bệnh. Khi thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường, nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị chính xác
bookingcare-vn-blog-3825
Những lưu ý khi chăm sóc người bệnh u não tại nhà sau phẫu thuật Sau phẫu thuật, người bệnh u não thường xuất hiện những triệu chứng và tổn thương sức khỏe cần được chăm sóc đặc biệt. Cùng tìm hiểu những biện pháp chăm sóc tại nhà cho người bệnh u não trong bài viết dưới đây. Theo dõi và chăm sóc sức khỏe người bệnh u não sau phẫu thuật là điều vô cùng quan trọng. Nếu không cẩn thận, vết thương có thể bị nhiễm trùng, khó lành thậm chí chuyển biến nặng hơn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc biến chứng. Những lưu ý khi chăm sóc người bệnh u não tại nhà Trước khi người bệnh được chuyển về chăm sóc tại nhà sau phẫu thuật, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc và những lưu ý cần thiết khi chăm tại nhà. Việc tập vận động thường xuyên để giúp máu lưu thông ở chân và giảm nguy cơ đông máu, tắc mạch chân. Một việc cũng quan trọng cần dành thời gian luyện tập là tập hít thở sâu để giảm nguy cơ viêm phổi, đặc biệt là trong vài tuần đầu sau khi phẫu thuật. Chú ý một số triệu chứng nặng dưới đây, bạn cần đi khám lại ở khoa Ngoại Thần Kinh (Phẫu Thuật Thần Kinh): - Buồn ngủ, ngủ nhiều - Đi lại khó khăn, yếu ở chân, tay hoặc mặt. - Hay nhầm lẫn hoặc các rối loạn về trí nhớ. - Nhìn đôi hoặc mờ mắt. - Cứng cổ. - Sốt. - Đau đầu dữ dội , sợ ánh sáng - Nôn liên tục hoặc cảm thấy mệt mỏi sau những ngày cảm thấy khỏe khoắn. - Vết mổ của bạn có dấu hiệu đỏ, sưng, hoặc chảy bất kỳ dịch nào từ vết mổ hoặc cảm thấy nóng khi sờ vào vết mổ. - Ho có đờm màu vàng hoặc xanh - Đau, sưng hoặc đỏ ở bắp chân hoặc đùi của bạn - Bất kỳ dấu hiệu nào của cơn co giật, chẳng hạn như co giật ở mặt, ở tay chân, cử động hoặc tê và ngứa ran ở một số vị trí trên cơ thể bạn. Bên cạnh việc sử dụng thuốc đầy đủ và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, người nhà nên tìm hiểu thêm các thông tin cần thiết khác để có thể chăm sóc người bệnh một cách an toàn và hiệu quả. Chế độ dinh dưỡng hợp lý Người bệnh cần được bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng chứa nhiều chất giúp hồi phục sức khỏe, tốt cho não bộ. Dưới đây là những loại thực phẩm được các bác sĩ khuyến nghị: Acid Folic: Acid Folic được cho là có khả năng ngăn chặn và giảm tốc độ di căn và lây lan của các khối u não. Chính vì vậy, việc bổ sung những thực phẩm giàu acid folic như rau bina, cam, gạo và đậu hoặc sử dụng thực phẩm bổ sung acid folic có thể có lợi trong việc chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật u não. Thực phẩm chứa chất chống Oxy hóa: Các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như việt quất, dâu tây, nho, táo đã được chứng minh có khả năng ngăn ngừa ung thư, giảm tỷ lệ tái phát các khối u như u não. Omega- 3: Omega -3 không chỉ chống lại bệnh ung thư bằng cách giảm tốc độ tăng trưởng của khối u, mà còn có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch trong cơ thể, đẩy nhanh tốc độ phục hồi và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm các loại bệnh khác. Axít béo omega-3 rất quan trọng đối với tế bào não và có nhiều trong các loại cá béo như cá hồi, cá thu, dầu cá, đậu phụ, súp lơ, trứng,… Chất này giúp bảo vệ dây thần kinh khỏi bị hư hại và phục hồi nhiều hơn sau chấn thương. Ở một số người bệnh, sau phẫu thuật có thể gặp một số di chứng tạm thời như: méo miệng, khó nhai, nuốt,... người nhà có thể nấu các món cháo gạo, thịt gà, thịt lợn, ruốc thịt, cá, sữa, táo, nước cam, cà chua, rau xanh,… chế biến thành các món mềm, nhỏ, dễ nhai và nuốt hợp khẩu vị của người bệnh. Cố gắng hạn chế táo bón nhất có thể bằng dinh dưỡng nhiều chất xơ, vì đầy bụng khó tiêu cũng có thể làm tăng huyết áp, hoặc khi bệnh nhân phải rặn cũng khiến tăng áp lực lên sọ não. Không sử dụng chất kích thích (bia rượu, thuốc lá, cà phê) Tuyệt đối không sử dụng thuốc lá và thức uống có ga, có cồn như rượu, bia,… Rượu, bia làm tăng giãn mạch (thường thấy là đỏ mặt), từ đó gây tăng áp lực lên não, giảm tốc độ hồi phục, thậm chí còn hại tế bào não. Người thân hay người chăm sóc khi giao tiếp với bệnh nhân không nên sử dụng thuốc lá xung quanh khu vực bệnh nhân sinh hoạt. Thuốc lá gây tăng tình trạng viêm, xơ vữa mạch máu. Ngoài ra, các thức ăn quá khô cứng không phải lựa chọn lý tưởng cho người bệnh. Chúng khiến người bệnh có cảm giác đau nhức khi nuốt những thực phẩm này. Chế độ sinh hoạt lành mạnh Sau khi phẫu thuật các bác sĩ đã khuyến cáo người bệnh nên rời khỏi giường và ngồi lên ghế. Dù thời điểm này việc đứng lên và di chuyển sẽ khá khó khăn. Việc vận động thường xuyên sẽ nhanh chóng giảm nguy cơ đông máu ở chân và khiến cơ thể thích nghi dần dần. Với vết thương phẫu thuật, cần vệ sinh đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh để vết thương nhiễm trùng gây nguy hiểm tới tính mạng. Giữ tinh thần ổn định, tránh căng thẳng, lo âu U não là một căn bệnh nguy hiểm, người bệnh khó tránh khỏi việc rơi vào trạng thái hoang mang, lo lắng. Điều này có ảnh hưởng xấu tới quá trình điều trị, làm gián đoạn và chậm quá trình phục hồi. Người nhà nên động viên, khích lệ, tăng công tác tư tưởng để người thân được yên tâm, tập trung và phối hợp điều trị. Tập thiền, hít thở cũng là cách xoa dịu tâm lí, trấn an tinh thần, giúp người bệnh an tâm, ngủ ngon, từ đó việc hồi phục mới nhanh hơn Trong thời gian chăm sóc tại nhà, nếu nhận thấy người bệnh xuất hiện triệu chứng bất thường hoặc mất nhiều thời gian nhưng không cải thiện sức khỏe, cần tái khám với bác sĩ điều trị để được kiểm tra và can thiệp kịp thời
bookingcare-vn-blog-3827
Nguyên nhân gây bệnh Zona thần kinh là gì? Những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh cao hơn? Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây. Zona thần kinh là một trong những bệnh lý da liễu thường gặp ở những người từng mắc bệnh thủy đậu. Bệnh không chỉ gây đau đớn, khó chịu mà còn khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh rất nhanh lây lan và có thể để lại sẹo. Nguyên nhân gây bệnh Zona thần kinh Zona thần kinh là một loại bệnh do virus V aricella-zoster (virus thủy đậu) gây ra. Sau khi phục hồi từ bệnh thủy đậu, virus thủy đậu vẫn tồn tại ở trạng thái “ngủ” trong hệ thần kinh nhiều năm. Hầu hết những người đã từng mắc bệnh thủy đậu đều sống chung với virus này trong cơ thể. Khoảng 30% người mắc bệnh thủy đậu có nguy cơ bị bệnh Zona sau này do virus tái hoạt động trở lại, di chuyển dọc theo đường thần kinh cảm giác đến da và tạo ra các mụn nước. Thời điểm dễ xuất hiện bệnh zona là vào mùa mưa với thời tiết lạnh, độ ẩm cao song song với việc cơ địa mệt mỏi, sức đề kháng yếu. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết được chính xác lý do các virus Varicella-zoster này hoạt động trở lại. Nguyên nhân có thể là do khả năng miễn dịch với nhiễm trùng giảm đi khi cơ thể già đi. Bệnh zona phổ biến hơn ở người lớn tuổi và ở những người có hệ miễn dịch yếu. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Zona thần kinh Không phải tất cả những ai từng mắc bệnh thủy đậu cũng sẽ bị Zona thần kinh. Dưới đây là một vài yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh: Độ tuổi cao: Bệnh zona thường gặp nhất ở những người lớn hơn 50 tuổi. Nguy cơ này tăng theo tuổi tác. Một số nghiên cứu ước tính rằng khoảng 50% người từ 60 tuổi trở lên có thể mắc phải zona thần kinh. Hệ miễn dịch suy yếu: Những người bị bệnh như HIV/AIDS, ung thư, những người đang cấy ghép nội tạng, hóa xạ trị,... cũng có nguy cơ cao bị bệnh Zona thần kinh do hệ miễn dịch bị suy giảm, các loại virus gây bệnh hoạt động trở lại và biểu hiện thành các triệu chứng ra bên ngoài cơ thể. Một số loại thuốc: Với những người cấy ghép nội tạng, các loại thuốc ngăn ngừa đào thải các cơ quan cấy ghép có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh zona. Sử dụng steroid lâu dài, chẳng hạn như prednisone, cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh zona. Bệnh Zona thần kinh ban đầu tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng nếu không được chữa trị kịp thời rất dễ xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu trên da xuất hiện những triệu chứng của Zona thần kinh, người bệnh nên đi gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất để được điều trị kịp thời
bookingcare-vn-blog-3828
Cùng tìm hiểu những triệu chứng thường gặp của bệnh zona thần kinh và những giai đoạn, diễn biến cụ thể của bệnh trong bài viết dưới đây. Zona thần kinh dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý da liễu khác bởi những biểu hiện khá giống nhau như: phát ban, viêm da, nổi mụn nước. Do đó, việc nhầm lẫn dẫn đến điều trị sai bệnh sẽ không đem lại hiệu quả thậm chí có thể gây biến chứng nặng hơn. Bệnh Zona thần kinh là gì? Zona thần kinh có tên gọi tắt là bệnh Zona, do virus gây bệnh thủy đậu có tên là varicella-zoster gây ra. Sau khi cơ thể khỏi bệnh thủy đậu hoàn toàn, virus varicella-zoster không biến mất mà trú ngụ trong cơ thể với trạng thái không hoạt động. Trong điều kiện thích hợp, các virus này tái kích hoạt trở lại và gây ra những triệu chứng bệnh mới có tên gọi là Zona thần kinh. Các triệu chứng thường gặp ở bệnh Zona thần kinh Zona thần kinh thường chỉ xuất hiện ở một vị trí cơ thể, thuộc vùng chi phối của một dây thần kinh cảm giác đơn độc hay viêm đầu mút của dây thần kinh ngoại biên. Một số biểu hiện thường gặp có thể kể đến như: Đau, rát, ngứa ran, châm chích: Đau thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh zona. Đối với một số người, cơn đau có thể dữ dội. Tùy thuộc vào từng vị trí nhất định mà mức độ cơn đau có thể khác nhau. Cảm giác đau đớn có thể xảy ra trước khi xuất hiện những vết phát ban, mụn nước,... . Phát ban, mọc mụn nước: Ở những vùng nhiễm bệnh, da bắt đầu đỏ lên, đau rát nhiều hơn và xuất hiện mụn nước cấp tính. Các mụn sẽ nhỏ li ti trong thời gian đầu sau đó lan rộng thành từng bọng nước. Đến thời gian nhất định, các mụn nước, bọng nước này sẽ vỡ ra rồi đóng vảy Các triệu chứng khác: Tùy vào vị trí bị bệnh và sức đề kháng của cơ thể mà một số người có khả năng bị sốt, giảm thính lực, hoa mắt, chóng mặt, ù tai,... Các giai đoạn phát triển của bệnh Zona thần kinh Có thể mất từ 3 - 5 tuần kể từ khi người bệnh cảm nhận được triệu chứng của bệnh cho tới khi các biểu hiện đau rát, phát ban, mụn nước,... biến mất hoàn toàn. Dưới đây là những giai đoạn phát triển bệnh cụ thể mà người bệnh cần biết: Đầu tiên, một vài ngày trước khi phát ban xuất hiện, người bệnh có thể cảm thấy đau ở một vùng trên da. Cơn đau có biểu hiện cụ thể như: ngứa, rát, châm chích. Điều này thường xảy ra trước khi phát ban xuất hiện. Tiếp theo, vết ban nổi lên xuất hiện dưới dạng dải hoặc mảng, thường ở một bên cơ thể. Phát ban thường xuất hiện vòng quanh eo hoặc ở một bên mặt, cổ hoặc trên thân (ngực/bụng/lưng), nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Nó có thể xảy ra ở các khu vực khác bao gồm cả cánh tay và chân. Trong vòng ba đến bốn ngày, phát ban sẽ phát triển thành các mụn nước đỏ, chứa đầy dịch lỏng và vỡ ra. Thông thường, những mụn nước này bắt đầu khô lại và đóng vảy trong vòng khoảng 10 ngày. Các vảy sẽ biến mất khoảng hai đến ba tuần sau đó. Thời gian khỏi bệnh còn tùy thuộc vào cơ địa cũng như phương pháp điều trị và cách chăm sóc sức khỏe của từng người. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh Zona thần kinh rất dễ tiến triển nặng hơn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Người bệnh cần thăm khám ngay khi da có những dấu hiệu bất thường để được bác sĩ tư vấn và điều trị chính xác nhất
bookingcare-vn-blog-3829
Bị bệnh Zona thần kinh có được đi tắm không? Người bị bệnh Zona thần kinh có phải kiêng nước không, có được đi tắm không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Nhiều người khi bị bệnh Zona thần kinh cho rằng, các vết thương cần được hạn chế tiếp xúc với nước, kiêng tắm tránh để vết thương lây lan rộng hơn. Tuy nhiên, các bác sĩ đã khuyến cáo, đây là biện pháp không khoa học trong quá trình chăm sóc và điều trị. Người bệnh Zona thần kinh vẫn có thể tắm rửa bình thường Trong trường hợp người bị bệnh Zona thần kinh nhưng không đi tắm hoặc cố gắng ngăn chặn vết thương tiếp xúc với nước mà không được vệ sinh sạch sẽ có thể khiến tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn. Theo thời gian, vi khuẩn tích tụ trên vết thương càng nhiều, các lớp da chết, bụi bẩn, dịch tiết từ miệng vết thương,... là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Người bệnh cần vệ sinh thường xuyên để có thể loại bỏ và ngăn chặn các loại vi khuẩn có hại sinh sôi. Chính vì vậy, các bác sĩ da liễu khuyên rằng người bệnh Zona cần vệ sinh da sạch sẽ một cách cẩn thận, không gãi hoặc tác động vật lý lên vết thương khiến các nốt mụn nước vỡ ra. Điều này có thể khiến vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng vết thương. Những điều người bệnh Zona thần kinh cần lưu ý khi tắm Vệ sinh vết thương hàng ngày làm giảm nguy cơ lây lan nhiễm trùng. Người bệnh có thể tắm nước mát hoặc tắm vòi sen để làm dịu da. Nước mát có thể làm dịu cơn đau do mụn nước zona và làm dịu cơn ngứa tức thì. Người bệnh cũng có thể kết hợp việc tắm với chữa chữa bệnh bằng cách sử dụng các loại dung dịch tắm có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh Zona thần kinh. Không sử dụng nước nóng. Nước nóng có thể khiến mụn nước zona trở nên nghiêm trọng hơn vì nhiệt độ cao làm tăng lưu lượng máu, có thể khiến vết thương vỡ ra nhanh chóng. Sử dụng khăn tắm mềm mịn, thấm hút tốt, tránh các loại vải khô cứng có thể làm vỡ các nốt bọng nước. Lau khô cơ thể hoàn toàn rồi giặt khăn mặt, khăn tắm,... để tránh lây lan virus sang người khác. Sau khi tắm, người bệnh có thể sử dụng các loại kem dưỡng da hoặc các loại thuốc bôi được bác sĩ chỉ định. Đây là thời điểm thích hợp để thuốc thẩm thấu và phát huy tác dụng nhanh nhất. Tóm lại, người bị bệnh zona thần kinh không phải kiêng nước mà vẫn có thể đi tắm bình thường. Vệ sinh sạch sẽ đóng vai trò quan trọng góp phần hỗ trợ quá trình điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn
bookingcare-vn-blog-3831
Sự khác biệt giữa bệnh Zona thần kinh và viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang Theo kết quả trong một cuộc khảo sát, có tới hơn 80% người được hỏi vẫn bị nhầm lẫn giữa biểu hiện của bệnh Zona thần kinh với vết thương do kiến ba khoang. Cùng tìm hiểu sự khác biệt cụ thể của 2 bệnh lý này trong bài viết dưới đây. Bệnh Zona thần kinh và viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang là hai bệnh lý da liễu hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, triệu chứng của 2 bệnh này lại có những điểm khá tương đồng khiến nhiều người bị nhầm lẫn. Chẩn đoán sai bệnh, dùng sai thuốc điều trị tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm khiến tình trạng có thể tiến triển nặng và phức tạp hơn. Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang Nhận biết kiến ba khoang Kiến ba khoang còn có các tên gọi khác là kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong đít. Loài côn trùng này có thân mình thon, dài như hạt thóc khoảng 1cm, có hai màu đỏ và đen. Kiến ba khoang có 6 chân, bụng có 3 đốt, trong đó có một đốt màu đỏ, bay và chạy rất nhanh. Kiến ba khoang thường sống ở các ruộng lúa, vườn cây, ven rừng, các bãi rác thải, khu công trình,... Loài kiến này thường xuất hiện và sinh trưởng mạnh vào đầu mùa mưa khi có độ ẩm cao, nhất là sau các cơn mưa lớn đầu mùa, thích ánh sáng đèn ban đêm nên thường bay vào nhà khi sáng đèn, nhất là các tòa nhà cao tầng, khu nhà cạnh cánh đồng,... Khi bị chà xát hay dập nát, cơ thể kiến ba khoang tiết ra chất dịch chứa chất paederin ( Theo các chuyên gia, trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin, độc tính mạnh gấp 12-15 lần nọc của rắn hổ) . Chất dịch này khi tiếp xúc với bề mặt da gây nên phản ứng viêm da tiếp xúc kích ứng (nhiều người thường hay hiểu lầm là kiến ba khoang đốt), tiếp xúc với mắt gây nên: loét kết mạc, giác mạc, bỏng mắt… Triệu chứng viêm da do kiến ba khoang Kiến ba khoang có thể xuất hiện ở nhiều nơi mà đôi khi mắt thường không chú ý đến. Người bệnh vô tình bị chúng bám vào cổ, mặt, phần da không được che chắn, dơ tay quệt, đập, hay dùng khăn rửa mặt làm cơ thể chúng có chứa chất pederin tiếp xúc trực tiếp lên da. Sau khi tiếp xúc người bệnh sẽ xuất hiện cảm giác ngứa rát nhẹ, căng da, kèm theo đỏ một vùng da. Sau 6-12 giờ, tổn thương da bắt đầu nặng hơn rõ rệt, vết thương đỏ cộm thành vệt, phù nề, trên đó nổi những mụn nước to nhỏ không đều. Nghiêm trọng hơn có thể hình thành mụn mủ, sưng mủ kèm theo loét, hoại tử da. Một số có tổn thương dạng đóng dấu tại các nếp gấp. Trường hợp nặng, người bệnh có thể có sốt nhẹ, nổi hạch, đau vùng cổ, nách, bẹn tương ứng với tổn thương. Tổn thương da thường hết sau 1 tuần, tuy nhiên sẽ để lại dát thẫm màu và sẽ mờ dần đi theo thời gian. Hoại tử da nằm ở trung tâm(do bỏng acid mạnh) Mụn nước rải rác dọc theo đường đi của dây thần kinh Tổn thương rải rác ở các vùng tiếp xúc của dây thần kinh, nằm 1 bên cơ thể. Tổn thương da do bị Zona thần kinh Bệnh Zona thần kinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh Zona thần kinh là do một loại virus thủy đậu có tên gọi là Varicella - Zoster gây ra. Đây là loại virus gây bệnh thủy đậu, sau khi bệnh thủy đậu khỏi hoàn toàn, những virus này vẫn tồn tại trong cơ thể và trú ngụ dưới dạng không hoạt động. Vào thời điểm thích hợp: suy giảm miễn dịch, chấn thương..., các virus Varicella - Zoster tái hoạt và gây ra các triệu chứng bệnh Zona thần kinh. Triệu chứng bệnh Zona thần kinh Tổn thương nằm ở một bên cơ thể với đặc điểm: mụn nước, bọng nước tạo thành chùm phân bố dọc theo đường đi của dây thần kinh, hay gặp ở vùng ngực, đầu mặt cổ và vùng mông đùi. Giai đoạn đầu: đau, dị cảm. Một số người có thể có biểu hiện mệt mỏi, sốt, nhức đầu,... Sau đó: mụn nước, bóng nước căng chứa dịch trong, mọc thành chùm trên nền da đỏ, bọng nước xuất huyết, có thể bội nhiễm tiến triển thành mụn mủ. Cảm giác đau nhẹ đến dữ dội ở vùng da bị ảnh hưởng, nổi hạch. Khi khỏi bệnh có thể để lại cơn đau sau zona dai dẳng làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống người bệnh. Khi trên da xuất hiện những dấu hiệu bất thường, người bệnh không nên tự ý bôi thuốc hay sử dụng các biện pháp điều trị mà chưa có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ. Những trường hợp điều trị sai bệnh có thể dẫn đến nhiều rủi ro nguy hiểm: đau dai dẳng sau zona thần kinh, sẹo xấu… Hy vọng bài viết trên đây đã mang đến cho bạn đọc thêm nhiều kiến thức bổ ích về những đặc điểm thường gặp của bệnh Zona thần kinh và viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang. Từ đó, giúp phân biệt triệu chứng một cách rõ ràng, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh an toàn, hiệu quả
bookingcare-vn-blog-3833
Zona thần kinh là một trong những bệnh lý da liễu thường gặp. Bệnh không chỉ gây đau đớn, mất thẩm mỹ mà còn có nguy cơ gây đau dữ dội, kéo dài sau đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Zona thần kinh là bệnh do virus Varicella-Zoster (VZV) gây ra. Người nhiễm virus VZV lần đầu sẽ biểu hiện bệnh thuỷ đậu. Sau khi người bệnh khỏi hoàn toàn thủy đậu, virus Varicella vẫn tồn tại và sống ẩn tại hạch thần kinh trong nhiều tháng, nhiều năm. Khi gặp điều kiện thuận lợi như: suy giảm miễn dịch, căng thẳng, suy nhược cơ thể,…virus sẽ được kích hoạt trở lại, rời vị trí trú ngụ, di chuyển dọc dây thần kinh để ra ngoài da và gây ra những biểu hiện của bệnh Zona. Bệnh Zona thần kinh có lây được không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Người bị bệnh Zona cần lưu ý những điều gì để tránh lây bệnh cho những người xung quanh? Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây. Bệnh Zona thần kinh có lây được không? Bệnh thủy đậu lây lan qua đường hô hấp và tiếp xúc với dịch mụn nước. Trong nước bọt của người bệnh đều có chứa virus gây bệnh. Bởi vậy, khi họ ho, hắt hơi, sổ mũi, các giọt nước bọt rất dễ bắn vào không khí, khi người thường hít hoặc tiếp xúc phải sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh. Trong bệnh zona thần kinh chỉ lây khi tiếp xúc trực tiếp với mụn nước phát ban trên da, một số rất ít trường hợp lây qua dịch nước bọt là do có mụn nước trong khoang miệng, dịch lỏng có trong các mụn nước chứa đầy virus varicella-zoster, khi người tiếp xúc chưa bị thuỷ đậu hay chưa tiêm phòng vaxcin thuỷ đậu. Phát ban thường kéo dài từ 7 - 10 ngày. Sau đó các nốt bọng nước sẽ bắt đầu đóng vảy, có thể mất khoảng 2 - 4 tuần. Lúc này, người bệnh Zona không còn khả năng lây nhiễm nữa. Nếu bạn bị bệnh zona và khỏe mạnh, bạn vẫn có thể ra ngoài nơi công cộng hoặc đi làm. Nhưng hãy chắc chắn làm theo những lời khuyên sau: Giữ cho vết phát ban do bệnh zona sạch sẽ và được che phủ: Điều này có thể giúp ngăn người khác tiếp xúc với vết mụn nước của bạn. Rửa tay thường xuyên: Ngoài ra, cố gắng không chạm vào mụn nước. Tránh ở gần người mang thai: Virus varicella-zoster có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe cho cả người mang thai và em bé. Tránh những người có nguy cơ khác: Không đến gần trẻ sinh non, trẻ sơ sinh nhẹ cân và trẻ chưa mắc bệnh thủy đậu hoặc chưa tiêm vắc xin thủy đậu. Ngoài ra, tránh gần gũi với những người có hệ thống miễn dịch yếu. Bệnh Zona thần kinh lây bằng cách nào? Những lưu ý người bệnh Zona cần biết để tránh lây sang người khác Câu hỏi về bệnh Zona thần kinh có lây được không đã có lời giải đáp trong bài viết trên đây. Bệnh Zona thần kinh tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng người bệnh không được chủ quan. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có nguy cơ cao dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết về điều trị bệnh zona thần kinh cũng như các bài viết da liễu hữu ích khác tại Cẩm nang sức khỏe của BookingCare
bookingcare-vn-blog-3834
Các phương pháp điều trị bệnh vảy nến hiệu quả Vảy nến là bệnh mạn tính, tiến triển từng đợt, dai dẳng suốt đời. Cho đến thời điểm hiện tại, bệnh vảy nến vẫn là một trong những bệnh lý da liễu chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên sẽ có các phương pháp điều trị nhằm kiểm soát và duy trì tình trạng bệnh ở mức thấp nhất. Mục đích trong điều trị bệnh vảy nến là ngăn chặn quá trình phát triển của bệnh, làm sạch các tế bào chết trên vùng da bị tổn thương và duy trì sự ổn định đó, giảm thiểu nguy cơ bệnh tái phát. Cùng tìm hiểu cụ thể các biện pháp điều trị bệnh vẩy nến thường được các bác sĩ chỉ định trong bài viết dưới đây. Bệnh vẩy nến được điều trị như thế nào? Có nhiều phương pháp điều trị bệnh vảy nến. Trong đó, một số phương pháp làm chậm sự sinh trưởng của những tế bào sừng, số khác làm giảm triệu chứng ngứa và khô da. Dựa vào kích thước thương tổn, vị trí, tuổi tác cũng như tình trạng da của người bệnh,... bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị thích hợp. Dưới đây là một số biện pháp điều trị phổ biến: I. Điều trị tại chỗ Dùng các loại mỡ, kem, dung dịch với mục đích bong vảy, tiêu sừng, hạn chế hình thành nhanh chóng vảy da như: Corticosteroid: thường được sử dụng tại chỗ, hai lần mỗi ngày. Corticosteroid có hiệu quả nhất khi sử dụng qua đêm dưới lớp phủ hoặc kết hợp băng bịt; Khi các tổn thương giảm, nên giảm thời gian sử dụng và giảm liều corticosteroid để tránh tác dụng phụ. Dẫn xuất Vitamin D3 (ví dụ, calcipotriol, calcitriol) là những chất tương tự vitamin D tại chỗ gây bình thường hóa ra sự tăng sinh và sự biệt hóa tế bào sừng; chúng có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với corticosteroid tại chỗ. Một số bác sĩ lâm sàng chỉ định cho bệnh nhân dùng calcipotriol vào các ngày trong tuần và corticosteroid vào cuối tuần Chất ức chế Calcineurin (ví dụ, tacrolimus, pimecrolimus) Thuốc không giảm nhanh các triệu chứng như corticosteroid nhưng có thể tránh được các tác dụng phụ của corticosteroid khi điều trị bệnh vẩy nến, đặc biệt trên mặt và vùng kẽ. Tazarotene là một retinoid tại chỗ. Thuốc ít hiệu quả hơn corticosteroid khi đơn trị liệu nhưng là thuốc hỗ trợ hiệu quả. Các phương pháp điều trị bổ sung khác bao gồm các chất làm mềm, axit salicylic - bạt sừng. Dưỡng ẩm : Chúng làm giảm vảy và hiệu quả nhất khi sử dụng hai lần mỗi ngày và ngay sau khi tắm. Axit salicylic là một chất làm bạt sừng và làm tăng sự hấp thu của các thuốc khác. Làm tăng hiệu quả điều trị cho các vùng da dầy, vảy da dầy. Anthralin là một thuốc chống tăng sinh, kháng viêm. Liều hiệu quả là kem 0,1% hoặc tăng lên thuốc mỡ 1% khi dung nạp. Anthralin có thể gây kích ứng, cần sử dụng thận trọng trong vùng kẽ. II. Quang trị liệu Liệu pháp tia UV thường được sử dụng ở bệnh nhân vẩy nến rộng. Cơ chế tác dụng chưa rõ, mặc dù ánh sáng UVB làm giảm sự tổng hợp DNA và có thể gây ức chế miễn dịch nhẹ. Phương pháp PUVA: Uống chất tăng nhạy cảm với ánh sáng ( Psovalen) sau đó tiến hành chiếu tia cực tím sóng A ( bước sóng 320 - 350 nm), trung bình 1-2 lần/ tháng, tổng số khoảng 15 lần. Trị liệu bằng laser Excimer là một loại trị liệu bằng ánh sáng sử dụng laser 308 nm nhắm vào các mảng vảy nến giọt. III. Toàn thân Methotrexate Dùng trong: Bệnh vảy nến nặng. Viêm khớp vẩy nến nặng hoặc Bệnh đỏ da toàn thân vẩy nến hoặc Mụn mủ lan rộng không đáp ứng với các biện pháp tại chỗ hoặc liệu pháp ánh sáng (UVB hẹp hoặc PUVA). Methotrexate tác động vào sự tăng sinh nhanh chóng của các tế bào biểu bì. Huyết học, chức năng thận và gan cần được theo dõi. Trong việc sử dụng methotrexate cho điều trị vảy nến nên được kê bởi những bác sĩ có kinh nghiệm vì liều dùng thuốc khác nhau. Cyclosporine có thể được sử dụng cho bệnh vảy nến nặng. Được giới hạn với các đợt điều trị vài tháng và xen kẽ với các phương pháp khác. Cần kê đơn với sự hướng dẫn của bác sĩ. Mycophenolate mofetil có thể là một lựa chọn thay thế cho những bệnh nhân không đáp ứng với methotrexate hoặc cyclosporine hoặc những người bị ngộ độc thuốc. 3. Các thuốc ức chế miễn dịch khác (ví dụ, hydroxyurea, 6-thioguanine, mycophenolate mofetil) có độ an toàn thấp và được dành riêng cho bệnh vẩy nến nặng, khó trị. Các phương pháp điều trị toàn thân khác Retinoids toàn thân (ví dụ, acitretin, isotretinoin) có thể có hiệu quả đối với các trường hợp vẩy nến thể mảng nặng, đáp ứng kém điều trị trước đó bệnh vảy nến thể mủ và bệnh vẩy nến lòng bàn tay bàn chân. Thuốc có thể gây quái thai và thuốc lâu dài trong cơ thể, phụ nữ sử dụng thuốc không được mang thai ít nhất 2 năm sau khi điều trị kết thúc. Isotretinoin khuyến cáo hạn chế mang thai, nhưng thuốc được giữ lại trong cơ thể 6 tuần . Điều trị kéo dài có thể gây ra loãng xương tự phát lan tỏa (DISH). Các thuốc điều hòa miễn dịch : thuốc sinh học (Liệu pháp miễn dịch) bao gồm: Chất ức chế yếu tố hoại tử u (TNF)-alpha (etanercept, adalimumab, infliximab, certolizumab [không qua nhau thai]). Các chất ức chế TNF-alpha làm sạch tổn thương bệnh vẩy nến, nhưng mức độ an toàn của thuốc vẫn đang được nghiên cứu. Efalizumab không còn tồn tại ở Mỹ do nguy cơ gia tăng viêm não đa ổ tiến triển. Ustekinumab, một kháng thể đơn dòng từ người nhắm đến IL-12 và IL-23, có thể được sử dụng cho bệnh vẩy nến từ vừa đến nặng. Các chất ức chế IL-23 bao gồm tildrakizumab, ranibizumab, và guselkumab. Thuốc ức chế IL-17 (secukinumab, ixekizumab, brodalumab) hiện đang được sử dụng cho bệnh vẩy nến từ trung bình đến nặng. Tofacitinib (một chất ức chế Janus kinase) có sẵn cho bệnh nhân viêm khớp vẩy nến; tuy nhiên, nó không được chấp thuận cho bệnh vẩy nến da. Apremilast (chất ức chế phosphodiesterase 4) là thuốc uống duy nhất có sẵn cho bệnh vẩy nến; tuy nhiên, dữ liệu sau khi đưa ra thị trường cho thấy nó không hiệu quả như chất ức chế TNF-alpha. Có một số loại thuốc mới đang được phát triển để điều trị bệnh vẩy nến, bao gồm thuốc ức chế IL-36 cho bệnh vẩy nến thể mụn (xem thêm thuốc đang được phát triển từ Quỹ Bệnh vẩy nến Quốc gia). Lựa chọn trị liệu Việc lựa chọn các thuốc và phối hợp cụ thể đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ với bệnh nhân, luôn cân nhắc những tác dụng không mong muốn của các phương pháp điều trị. Không có sự kết hợp lý tưởng hay chuỗi các phương pháp, nhưng việc điều trị nên càng đơn giản càng tốt. Đơn trị liệu được ưa thích, nhưng liệu pháp phối hợp là điều trị tiêu chuẩn. Lựa chọn điều trị bậc một cho bệnh vẩy nến bao gồm corticosteroid tại chỗ và dẫn xuất vitamin D3 (liệu pháp đơn trị hoặc kết hợp). Liệu pháp quay vòng điều trị liên quan đến việc thay thế một liệu pháp này cho một liệu pháp khác sau 1 đến 2 năm để giảm các tác dụng phụ do sử dụng lâu dài và để tránh tình trạng kháng thuốc. Điều trị tuần tự đề cập đến việc sử dụng ban đầu các tác nhân mạnh (ví dụ, cyclosporine) để nhanh chóng đạt được kiểm soát sau đó sử dụng các tác nhân có tính an toàn hơn. Các tác nhân điều hòa miễn dịch làm hết hoặc gần hết tổn thương hiệu quả hơn methotrexate hoặc NBUVB. Bệnh vẩy nến thể mảng nhẹ có thể được điều trị bằng các chất làm mềm, chất bạt sừng,corticosteroid tại chỗ, dẫn xuất vitamin D3, hoặc anthralin đơn thuần hoặc kết hợp. Tiếp xúc vừa phải với ánh sáng mặt trời có lợi, nhưng cháy nắng có thể làm tình trạng trầm trọng hơn. Bệnh vẩy nến thể mảng trung bình tới nặng nên được điều trị bằng các tác nhân tại chỗ và cả liệu pháp quang học hoặc các thuốc toàn thân. Ức chế miễn dịch được sử dụng để kiểm soát nhanh chóng, ngắn ngày (ví dụ, cho phép một phá bỏ các phương thức khác trước đó) cho bệnh nhân nặng. Các tác nhân điều hòa miễn dịch được sử dụng cho bệnh từ trung bình đến nặng không đáp ứng với các thuốc khác. Vẩy nến thể mảng da đầu rất khó để điều trị bởi vì chúng kháng với các liệu pháp điều trị toàn thân, và bởi vì tóc hạn chế thuốc bôi tại chỗ và bong vảy và che chắn da khỏi tia cực tím. Huyền phù giữ axit salicylic 10% trong dầu khoáng có thể được bôi vào da đầu trước khi đi ngủ bằng tay hoặc bằng bàn chải đánh răng, được che bằng mũ tắm (để tăng cường sự xâm nhập và tránh sự dây ra), và rửa sạch vào sáng hôm sau với một dầu gội đầu có hắc ín. Các dung dịch corticosteroid phù hợp về tính thẩm mỹ hơn có thể được bôi vào da đầu trong ngày. Các phương pháp điều trị này được tiếp tục cho đến khi đạt đáp ứng lâm sàng mong muốn. Trường hợp kháng trị hoặc các mảng da đầu có thể đáp ứng với việc tiêm nội tổn thương tại bề mặt nông bằng triamcinolone được pha loãng với dung dịch muối 2,5 hoặc 5 mg/mL tùy thuộc vào kích thước và mức độ nghiêm trọng của tổn thương. Tiêm có thể gây teo tại chỗ, có thể phản tác dụng. Nhu cầu điều trị đặc biệt cho các phân nhóm của bệnh vẩy nến được mô tả ở trên. Đối với viêm khớp vẩy nến, điều trị toàn thân là rất quan trọng để ngăn ngừa sự phá hủy khớp; methotrexate hoặc chất ức chế TNF-alpha có thể có hiệu quả. Bệnh vảy nến không chỉ gây mất thẩm mỹ, ngứa và bong tróc da mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp, tim mạch,... Nếu trên da xuất hiện những dấu hiệu của bệnh vẩy nến, người bệnh nên đi khám trực tiếp tại các bệnh viện, phòng khám da liễu uy tín để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả nhất
bookingcare-vn-blog-3835
Các triệu chứng thường gặp ở bệnh vẩy nến Bệnh vảy nến có nhiều thể bệnh và biểu hiện của mỗi thể lại có các đặc điểm khác nhau. Đây là nguyên nhân khiến nhiều người còn nhầm lẫn bệnh vảy nến với các bệnh lý da liễu khác. Cùng tìm hiểu các triệu chứng cụ thể của bệnh vảy nến trong bài viết dưới đây. Nhắc đến bệnh vảy nến, nhiều người thường nghĩ tới tình trạng đỏ da, bong tróc và xuất hiện các sẩn hay các mảng lớn với nhiều lớp vảy màu trắng tập trung với nhau. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những triệu chứng và rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh da liễu khác. Vảy nến là bệnh mạn tính, tiến triển từng đợt, dai dẳng suốt đời. Tỷ lệ mắc bệnh là 2-3 % dân số tuỳ khu vực, nam/ nữ ngang. Tại bài viết này, chúng tôi nêu các đặc điểm lâm sàng để có thể nhận biết bệnh. Các thể bệnh VN thông thường. VN thể mủ Đỏ da toàn thân VN Viêm khớp VN Vảy nến thông thường. Vảy nến thông thường có biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất, chiếm khoảng 90%. Bệnh đặc trưng bởi sẩn, mảng đỏ tươi ranh giới rõ, trên có nhiều vảy trắng dễ bong, phân bố đối xứng. Vị trí hay gặp ở vùng tì đè, vùng bị cọ xát, vùng chấn thương, viền chân tóc. Phân loại theo kích thước: VN thể giọt : kích thước < 1cm. Thường gặp ở trẻ em và người trẻ < 30t. Có thể tự thoái triển 30%. VN thể đồng tiền: kích thước 1-3cm. Vn thể mảng: kích thước lớn, diễn biến mạn tính. Phân loại theo vị trí: VN thể đảo ngược: tổn thương nằm tại các nếp gấp như: bẹn, nách, nếp gấp vú. VN thể da đầu: bắt đầu ở rìa chân tóc, trên da đầu sau đó mới lan xuống thân mình. VN thể móng. VN niêm mạc. VN lòng bàn tay, bàn chân. Mức độ nặng của bệnh Có rất nhiều thang điểm để đánh giá mức độ nặng của bệnh. Thang điểm hay dùng nhất là thang điểm PASI Vảy nến thể mủ Vảy nến thể mủ là một thể nặng, ít gặp của bệnh. Đặc trưng bởi mụn mủ trên nền dát đỏ, sốt cao. Bệnh có thể tự xuất hiện, hoặc chuyển từ vảy nến thể mảng do dùng thuốc không đúng cách hoặc dùng thuốc nam- thuốc bắc không rõ nguồn gốc. Có ba loại bệnh vẩy nến mủ, được phân loại dựa trên bộ phận xuất hiện mụn nước. Đó là: Mụn mủ khu trú lòng bàn tay - bàn chân : mụn mủ trên nền dát đỏ, khu trú ở lòng bàn tay và hoặc lòng bàn chân trên 3 tháng, có thể kèm theo hoặc không kèm theo vảy nến thông thường. Vảy nến thể mủ xuất hiện trong lòng bàn tay Vảy nến thể mủ khu trú đầu chi: Tình trạng này xuất hiện trên đầu ngón tay hoặc ngón chân. Cơn đau có thể khiến người bệnh khó sử dụng ngón tay hoặc ngón chân. Trong một số ít trường hợp, nó có thể gây tổn thương móng, thậm chí là xương. Vảy nến thể mủ toàn thân: khởi phát : sốt cao đột ngột 40*C, xuất hiện mảng đỏ, dát đỏ phù nề, ít khi có vảy da. Sau đó xuất hiện mụn mủ, nông,nhỏ như đầu ghim, trắng đục, riêng lẻ hoặc tập trung. Vài ngày sau sốt giảm bong vảy; sau đó tái phát đợt mới. Các thể khác : Vảy nến thể mủ ở phụ nữ có thai - Vảy nến thể mủ dạng vòng - Vảy nến thông thường có mủ. Đỏ da toàn thân do vảy nến Tình trạng da đỏ tươi, bong vảy lan tỏa, chiếm trên 90% diện tích cơ thể. Thường kèm theo tổn thương móng của vảy nến. Toàn thân có thể sốt, rối loạn nước điện giải, phù. Thường là biến chứng của điều trị vảy nến thông thường bằng các thuốc không rõ nguồn gốc: thuốc nam- thuốc bắc, corticoid đường toàn thân, hay do nhiễm trùng toàn thân. Bệnh có nhiều nguy cơ nhiễm trùng, rối loạn điện giải, thiếu máu, thiếu dinh dưỡng=> cần nhập viện điều trị. Viêm khớp vảy nến Tỷ lệ viêm khớp vảy nến chiếm 10-30% bệnh nhân vảy nến, trong đó 80% trường hợp có viêm khớp sau tổn thương da; 15% xuất hiện đồng thời; 5% xuất hiện trước khi có tổn thương da. Tại khớp: sưng, nóng, đỏ, đau, 1 hoặc 2 bên cơ thể. Trường hợp nặng gây biến dạng, hạn chế vận động. Tổn thương hay gặp ở khớp ngoại vi ( khớp ngón xa và các khớp trục ( khớp cùng chậu, khớp cột sống). Viêm điểm bám gân và phần mềm quanh khớp. Tổn thương da và móng, viêm kết mạc, viêm màng bồ đào,... Bệnh vẩy nến là một trong những bệnh lý mạn tính có tính chất dai dẳng, có thể tái phát nhiều lần và cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có biện pháp điều trị triệt để. Bệnh không chỉ gây mất thẩm mĩ mà còn khiến người bệnh khó chịu, tự ti, gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Trong thời gian dài, nếu không kiểm soát bệnh ổn định, người bệnh có nguy cơ cao mắc các biến chứng liên quan đến xương khớp, tim mạch,... Hy vọng bài viết trên đây đã mang đến cho bạn đọc thêm nhiều kiến thức hữu ích về triệu chứng cũng như các dạng bệnh thường gặp của bệnh vảy nến
bookingcare-vn-blog-3836
U não lành tính - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị U não lành tính là gì? Có nguy hiểm tới tính mạng hay không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về bệnh u não lành tính. Khi được chẩn đoán mắc bệnh u não lành tính, nhiều người bệnh rơi vào trạng thái hoang mang, lo lắng. Mặc dù căn bệnh này ít nguy hiểm hơn u não ác tính nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. U não lành tính là gì? U não lành tính là khối u phát triển chậm, không chứa tế bào ung thư và không di căn. Người bệnh có thể phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn khối u não lành tính, tránh trường hợp khối u chèn ép dây thần kinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. Các loại u não lành tính: U nguyên sống (U Chordoma): Là những khối u lành tính và gần như không gây nguy hiểm, phát triển chậm, phổ biến nhất ở những người từ 50 đến 60 tuổi. Vị trí phổ biến nhất của chúng là đáy hộp sọ và phần dưới của cột sống. Đây là những khối u hiếm gặp, chỉ chiếm 0,2% tổng số khối u não nguyên phát. U sọ hầu (Craniopharyngioma): Là khối u thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên, vị trí u gần đáy não. Loại u này thường khó loại bỏ vì chúng nằm gần các cấu trúc quan trọng sâu trong não của bạn, ví dụ trung khu điều khiển hô hấp, tim mạch. U màng não: Đây là loại u não nguyên phát phổ biến nhất. U màng não thường phát triển chậm. Chúng hình thành trong màng não, các lớp mô bảo vệ não và tủy sống. Trong một số ít trường hợp, u màng não có thể biến thành u ác tính. U bao dây thần kinh Schwannoma : Những khối u phát triển chậm này thường bắt đầu ở đáy hộp sọ và phần dưới cùng của cột sống. Chúng hầu hết đều lành tính. U Schwannoma thường di chuyển bên ngoài lớp vỏ bọc của dây thần kinh thay vì xâm lấn vào tế bào thần kinh nên nó là một khối u não lành tính. Khối u thường khởi phát trên dây thần kinh tiền đình - ốc tai và còn được gọi là u tế bào Schwan . U thần kinh đệm Glioma: Đây là những khối u hiếm gặp hình thành trong tế bào thần kinh đệm. Thông thường, tế bào thần kinh giữ nhiệm vụ mang tín hiệu, trong khi đó tế bào thần kinh đệm đóng vai trò hỗ trợ, nuôi dưỡng và giữ cho các tế bào thần kinh trong não ở đúng vị trí cũng như hoạt động hiệu quả. Thực tế, trong não bộ có nhiều tế bào thần kinh đệm hơn tế bào thần kinh. Tế bào thần kinh đệm được phân thành nhiều loại khác nhau, bao gồm tế bào hình hạt, tế bào hình sao và tế bào đệm. U tuyến yên: Những khối u này hình thành trong tuyến yên, nằm ở đáy não. Tuyến yên của người bệnh tạo ra và kiểm soát các hormone trong cơ thể. U tuyến yên thường phát triển chậm và chúng có thể giải phóng hormone tuyến yên dư thừa. U tuyến tùng: U tuyến tùng thường phát triển chậm, ít tái phát và không di căn sau khi được cắt bỏ, chủ yếu xảy ra ở nhóm trung niên với độ tuổi trung bình mắc bệnh là 38. Nguyên nhân xuất hiện u não lành tính U não lành tính là u não nguyên phát hình thành từ chính não bộ hoặc trong các mô gần não như: Các màng bao bọc não (màng não), dây thần kinh sọ, tuyến yên hoặc tuyến tùng. Các nhà nghiên cứu biết khối u não phát triển khi một số gen nhất định trên nhiễm sắc thể của tế bào bị tổn thương và không còn hoạt động bình thường, nhưng lý do cụ thể gây biến đổi gen vẫn chưa được xác định. DNA trong nhiễm sắc thể cho các tế bào trên khắp cơ thể biết phải làm gì - điều khiển các tế bào nhận thức được khi nào nên phát triển, khi nào thì phân chia hoặc nhân lên hoặc khi nào thì chết. Khi DNA của tế bào não thay đổi, nó sẽ cung cấp cho tế bào não của bạn những chỉ dẫn mới. Cơ thể người bệnh sẽ phát triển các tế bào não bất thường phát triển và nhân lên nhanh hơn bình thường và đôi khi sống lâu hơn bình thường. Khi điều đó xảy ra, số lượng tế bào bất thường ngày càng tăng sẽ chiếm lấy không gian trong não của bạn. Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện u não lành tính: Chủng tộc: Bệnh thường gặp ở người da trắng nhiều hơn so với những chủng tộc khác. Tuổi: Nguy cơ mắc bệnh tăng lên theo độ tuổi, thường xảy ra ở người lớn tuổi, đặc biệt là ở ngoài tuổi 70. Tuy nhiên, u não có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi Tiền sử gia đình: Những người có tiền sử gia đình có người mắc bệnh u não hoặc tiền sử mắc các bệnh rối loạn di truyền nhiễm sắc thể. Tiếp xúc với bức xạ: Những người làm việc trong môi trường phóng xạ, bị phơi nhiễm bức xạ gây ra bởi bom nguyên tử hay trị liệu phóng xạ để điều trị ung thư,… đều có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất: Những người làm việc trong môi trường công nghiệp hóa chất sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Triệu chứng thường gặp của u não lành tính Các triệu chứng của khối u não ở mức độ thấp hoặc lành tính phụ thuộc vào kích thước của nó và vị trí của nó trong não. Một số khối u phát triển chậm có thể không gây ra triệu chứng lúc đầu. Khi các triệu chứng xảy ra, đó là do khối u não đang gây áp lực lên não hoặc ngăn cản một vùng não hoạt động bình thường. Tăng áp lực lên não Hộp sọ rất chắc chắn, nên việc có một khối hình thành và lớn dần sẽ đè ép các vùng còn lại, từ đó gây tăng áp lực lên não. Nếu khối u làm tăng áp lực bên trong hộp sọ, nó có thể dẫn đến các triệu chứng sau: Bị động kinh (co giật), có thể là cơn động kinh toàn thể mất ý thức hoặc co giật ở một vùng trên cơ thể Đau đầu nghiêm trọng, dai dẳng Khó chịu, buồn ngủ, thờ ơ hoặc hay quên Nôn vọt , đôi khi xảy ra đột ngột và không có lý do rõ ràng. Nôn vọt thường bị vào lúc sáng, mới tỉnh dậy và đột ngột nôn mạnh mà chưa có thức ăn Chóng mặt Mất một phần thị lực hoặc thính giác Ảo giác Thay đổi tính cách, bao gồm hành vi bất thường và không bình thường Điều quan trọng là phải đi khám bác sĩ nếu bạn bị đau đầu dai dẳng và dữ dội mà không có nguyên nhân rõ ràng, đặc biệt nếu bạn cũng bị nôn mửa bất ngờ. Mất chức năng não Các vùng khác nhau của não kiểm soát các chức năng khác nhau, do đó, việc mất chức năng não sẽ phụ thuộc vào vị trí của khối u. Ví dụ, một khối u ảnh hưởng đến: Thùy trán - có thể gây ra những thay đổi về tính cách, yếu liệt ở một bên cơ thể và mất khứu giác Thùy đỉnh - có thể gây khó khăn khi nói, hiểu từ, viết, đọc, phối hợp một số cử động nhất định và cũng có thể bị tê ở một bên cơ thể Thùy chẩm - có thể gây mất thị lực ở một bên Thùy thái dương - có thể gây ra các cơn co giật hoặc ngất xỉu, cảm giác có mùi lạ và các vấn đề về lời nói và trí nhớ Tiểu não - có thể gây mất phối hợp, đi lại và nói khó khăn, chớp mắt, nôn mửa và cứng cổ Thân não - có thể gây mất thăng bằng và đi lại khó khăn, yếu cơ mặt, nhìn đôi và khó nói và nuốt. Giao thoa thị: với u tuyến yên khi to dần, chèn ép vào giao thoa thị, khiến người bệnh bị mất nhìn 2 vùng 2 bên trái và phải (gọi là Bán manh thái dương) Xét nghiệm chẩn đoán u não lành tính Một số triệu chứng thường gặp của bệnh u não lành tính rất giống với các bệnh lý thông thường khiến nhiều người nhầm lẫn, không phát hiện u não kịp thời dẫn đến nhiều rủi ro nguy hiểm. Người bệnh chỉ có thể phát hiện ra bản thân có u não khi được các bác sĩ kiểm tra và sử dụng các thiết bị chụp chiếu đặc biệt. Dưới đây là một vài phương pháp chẩn đoán phổ biến: Thực hiện các bài test thần kinh: Các bài test này giúp kiểm tra các phần khác nhau trong não để xem chúng hoạt động như thế nào. Bài kiểm tra này có thể bao gồm kiểm tra thị lực, thính giác, thăng bằng, phối hợp, sức mạnh và phản xạ. Nếu người bệnh gặp một vài vấn đề nào đó, đây có thể là dấu hiệu cho thấy hệ thống thần kinh đang gặp vấn đề. Khám thần kinh không phát hiện được khối u não. Nhưng nó giúp bác sĩ hiểu được phần nào trong não của người bệnh có thể đang gặp vấn đề. Chụp CT đầu: Chụp cắt lớp vi tính, còn gọi là chụp CT, sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh. Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi và có kết quả nhanh chóng. Chụp CT thường là xét nghiệm hình ảnh đầu tiên được thực hiện nếu một người bị đau đầu hoặc các triệu chứng khác có nhiều nguyên nhân có thể xảy ra. Chụp CT có thể phát hiện các vấn đề trong và xung quanh não của bạn. Nếu kết quả chụp CT cho thấy trong não người bệnh có khối u, có thể bác sĩ sẽ chỉ định chụp MRI não. Chụp cộng hưởng từ não (MRI não): Phương pháp này sử dụng nam châm mạnh để tạo ra hình ảnh bên trong cơ thể. MRI thường được sử dụng để phát hiện các khối u não vì nó cho thấy não rõ ràng hơn các phương tiện hình ảnh khác. Thông thường, thuốc nhuộm sẽ được tiêm vào tĩnh mạch ở cánh tay trước khi chụp MRI. Thuốc nhuộm làm cho hình ảnh rõ ràng hơn. Điều này giúp dễ dàng nhìn thấy các khối u nhỏ hơn. Các bác sĩ dễ dàng thấy được sự khác biệt giữa khối u não và mô não khỏe mạnh. Chụp PET não Chụp cắt lớp phát xạ positron, còn gọi là chụp PET, có thể phát hiện một số khối u não. Chụp PET sử dụng chất đánh dấu phóng xạ được tiêm vào tĩnh mạch. Chất đánh dấu đi qua máu và gắn vào các tế bào khối u não. Chất đánh dấu làm cho các tế bào khối u nổi bật trên hình ảnh được chụp bằng máy PET. Các tế bào phân chia và nhân lên nhanh chóng sẽ chiếm nhiều chất đánh dấu hơn. Các khối u não không phải là ung thư có xu hướng phát triển chậm hơn, do đó chụp PET ít hữu ích hơn đối với các khối u não lành tính. Điều trị u não lành tính Hầu hết các khối u lành tính đều được cắt bỏ bằng phẫu thuật và thường không quay trở lại. Trước khi đến bệnh viện để thảo luận về các lựa chọn điều trị, người bệnh có thể tham khảo trước danh sách những câu hỏi mà người bệnh muốn hỏi bác sĩ chuyên khoa. Ví dụ, người bệnh có thể muốn tìm hiểu những ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp điều trị cụ thể. Dưới đây là một vài phương pháp điều trị bệnh u não lành tính thường được các bác sĩ chỉ định: Thuốc: Người bệnh có thể được dùng thuốc để giúp điều trị các triệu chứng của khối u não trước hoặc sau phẫu thuật, bao gồm: Thuốc chống co giật để ngăn ngừa co giật (cơn co giật) Corticosteroid để giảm phù xung quanh khối u. Phẫu thuật cắt bỏ u não Mục đích của phẫu thuật là loại bỏ càng nhiều khối u càng tốt mà không làm tổn thương các mô xung quanh. Người bệnh sẽ được gây mê trong suốt quá trình phẫu thuật. Một vùng da đầu của bạn sẽ bị cạo sạch. Một phần hộp sọ được cắt ra làm vạt để lộ não và khối u bên dưới. Điều này được gọi là phẫu thuật cắt sọ. Sau đó, bác sĩ phẫu thuật có thể loại bỏ khối u. Hiện nay tại Việt Nam có phương pháp phẫu thuật nhờ vào Robot giúp định vị vị trí phẫu thuật u, để giảm thiểu tối đa thương tổn xung quanh u. Xạ phẫu Một số khối u nằm sâu bên trong não và rất khó để loại bỏ mà không làm tổn thương các mô xung quanh. Trong trường hợp như vậy, xạ phẫu có thể được sử dụng để loại bỏ khối u. Trong quá trình xạ phẫu, một liều bức xạ năng lượng cao được tập trung vào khối u để tiêu diệt nó. Quá trình điều trị được hoàn thành trong một buổi, phục hồi nhanh chóng và thường không cần phải nằm viện qua đêm. Xạ phẫu chỉ được thực hiện ở một số trung tâm chuyên khoa và chỉ phù hợp với một nhóm người được chọn, dựa trên đặc điểm của khối u của họ. Đối với một số khối u ở đáy hộp sọ, bệnh nhân có thể được giới thiệu ra nước ngoài để xạ trị bằng proton chuyên dụng. Một số khối u nằm sâu bên trong não và rất khó để loại bỏ mà không làm tổn thương các mô xung quanh. Trong trường hợp như vậy, xạ phẫu có thể được sử dụng để loại bỏ khối u. Hóa trị và xạ trị Hóa trị sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào khối u và có thể được dùng dưới dạng viên nén, thuốc tiêm hoặc thuốc nhỏ giọt. Xạ trị bao gồm liều bức xạ năng lượng cao được kiểm soát, thường là tia X, để tiêu diệt các tế bào khối u. Tác dụng phụ của những phương pháp điều trị này có thể bao gồm mệt mỏi, đau đầu, rụng tóc, buồn nôn và đỏ da. Chăm sóc người bệnh tại nhà sau phẫu thuật u não lành tính Có chế độ ăn hợp lý Người bệnh u não nên được bổ sung các loại thực phẩm bổ máu, bổ não hỗ trợ đẩy nhanh tốc độ hồi phục. Người bệnh cần tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ về các loại thực phẩm nên ăn và không được sử dụng để có kết quả phẫu thuật tốt nhất. Dưới đây là một số loại thực phẩm tốt cho người bệnh u não sau phẫu thuật: Omega 3: Cá, dầu cá, đậu phụ, súp lơ, trứng Protein: Thịt gà, thịt lợn, ruốc thịt, cá Các món ăn mềm, nhỏ, dễ nhai và dễ nuốt Bổ sung thêm vitamin, chất dinh dưỡng có trong sữa, táo, nước cam, cà chua, rau xanh Không sử dụng các thực phẩm có chứa chất kích thích như thuốc lá, thức uống có ga, có cồn như rượu, bia,... hoặc để bệnh nhân tiếp xúc với khói thuốc lá. Tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh Người bệnh nên vận động nhẹ nhàng và đi lại càng sớm càng tốt khi được sự cho phép từ bác sĩ. Tránh trường hợp nằm lâu ngày gây đông máu ở chân, tê bì toàn thân,... điều này cũng giúp người bệnh hồi phục nhanh hơn và hạn chế các biến chứng nguy hiểm sau phẩu thuật. Không hoạt động quá mức, hạn chế sử dụng các loại thiết bị điện tử như: máy tính, điện thoại, tivi,... Thay vào đó, người bệnh có thể tập thiền, nghe nhạc, đọc sách, chơi cờ,... Người nhà nên túc trực, chăm sóc cẩn thận nhất là những ngày đầu tiên sau khi phẫu thuật, hỗ trợ việc sinh hoạt hàng ngày, đồng thời theo dõi các bất thường xảy ra sau quá trình phẫu thuật. U não lành tính tuy có thể trị khỏi hoàn toàn nhưng người bệnh không được chủ quan mà điều trị muộn màng. Ngay khi được chẩn đoán bệnh u não, người bệnh cần theo dõi sức khỏe thường xuyên, đi khám định kì và sử dụng các biện pháp điều trị ngay khi cần thiết
bookingcare-vn-blog-3837
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh ghẻ Bệnh ghẻ là một bệnh ngoài da, có thể lây lan qua đường tiếp xúc da với da. Bệnh ghẻ thường gây ngứa ngáy dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm. Ghẻ là một bệnh ngoài da phổ biến, có thể gây ngứa ngáy dữ dội, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy nguyên nhân gây bệnh ghẻ là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Nguyên nhân bệnh ghẻ là gì? Nguyên nhân bệnh ghẻ là do Ký sinh trùng ghẻ có tên khoa học Sarcoptes scabiei hominis gây ra. Chúng có hình bầu dục, 8 chân, lưng có gai xiên về phía sau, đầu có vòi hút thức ăn đồng thời để đào hầm ở. Kích thước của chúng rất nhỏ nên rất khó để quan sát bằng mắt thường. Bệnh chủ yếu do ghẻ cái gây nên vì ghẻ đực thường chết sau khi giao hợp, ghẻ cái ký sinh ở lớp sừng của thượng bì, đào hang về ban đêm, đẻ trứng về ban ngày. Ghẻ cái sống từ 4-6 tuần, đẻ mỗi ngày 1-5 quả trứng, sau 3-7 ngày nở thành ấu trùng, sau đó lột xác nhiều lần thành cái ghẻ trưởng thành. Ghẻ sinh sôi nảy nở rất nhanh, với điều kiện thuận lợi: 1 ghẻ cái sau 3 tháng có thể tạo nên một dòng họ lên tới 150 triệu con. Ban đêm ghẻ cái đào hang để đẻ trứng, đây là lúc ngứa nhất (dấu hiệu ngứa vào ban đêm), dễ lây truyền nhất, vì ngứa khiến bệnh nhân gãi và làm vương vãi cái ghẻ ra quần áo, giường chiếu… Phòng ngừa bệnh ghẻ hiệu quả Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh ghẻ là tránh tiếp xúc trực tiếp với da của người bị bệnh. Không nên sử dụng quần áo hoặc khăn trải giường chung với người bị nhiễm ghẻ. Cụ thể: Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, thay quần áo và khăn tắm thường xuyên. Tránh tiếp xúc với người bị ghẻ: Không tiếp xúc da chạm da trực tiếp với người bệnh. Nếu bạn tiếp xúc với người bị ghẻ, hãy rửa tay ngay lập tức Tẩy trùng quần áo và đồ dùng: Nếu bạn nghi ngờ quần áo hoặc đồ dùng của mình bị nhiễm ghẻ, hãy giặt bằng xà phòng và nước nóng (nhiệt độ trên 54 độ C) hoặc sấy khô ở nhiệt độ cao (nhiệt độ trên 60 độ C). Với trẻ em thì cha mẹ cũng nên chú ý hơn trong việc tắm rửa, vệ sinh hằng ngày cho trẻ. Đồng thời khi trẻ kêu bị ngứa, hãy kiểm tra xem trẻ có những dấu hiệu của bệnh ghẻ hay không, chẳng hạn như ngứa về ban đêm, mụn nước, sẩn đỏ, đường hầm trên da... Như vậy, trên đây là những thông tin về nguyên nhân bệnh ghẻ cũng như cách phòng tránh bệnh. Hy vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức hữu ích và thiết thực cho bạn đọc
bookingcare-vn-blog-3838
Đọc ngay: Nguyên nhân bệnh ghẻ Bệnh ghẻ là một bệnh ngoài da, có thể lây lan qua tiếp xúc da với da. Bệnh ghẻ có thể gây ngứa dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm. Bệnh ghẻ là một bệnh ngoài da phổ biến, có thể gây ngứa dữ dội, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy nguyên nhân gây bệnh ghẻ là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Nguyên nhân bệnh ghẻ là gì? Nguyên nhân bệnh ghẻ là do Ký sinh trùng ghẻ có tên khoa học là Sarcoptes scabiei hominis gây ra. Chúng có hình bầu dục, 8 chân, lưng có gai xiên về phía sau, đầu có vòi hút thức ăn đồng thời để đào hầm ở. Kích thước của chúng rất nhỏ nên rất khó để quan sát bằng mắt thường. Bệnh do ghẻ cái gây nên là chủ yếu, ghẻ đực thường chết sau khi giao hợp, ghẻ cái ký sinh ở lớp sừng của thượng bì, đào hang về ban đêm, đẻ trứng về ban ngày. Ghẻ cái sống từ 4-6 tuần, đẻ mỗi ngày 1-5 quả trứng, sau 3-7 ngày nở thành ấu trùng, sau đó lột xác nhiều lần thành cái ghẻ trưởng thành. Ghẻ sinh sôi nảy nở rất nhanh, với điều kiện thuận lợi: 1 ghẻ cái sau 3 tháng có thể có một dòng họ 150 triệu con. Ban đêm ghẻ cái bò ra khỏi hang tìm ghẻ đực, đây là lúc ngứa nhất (dấu hiệu ngứa vào ban đêm), dễ lây truyền nhất, vì ngứa gãi làm vương vãi cái ghẻ ra quần áo, giường chiếu… Phòng ngừa bệnh ghẻ hiệu quả Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh ghẻ là tránh tiếp xúc trực tiếp với da của người bị bệnh ghẻ. Không nên sử dụng quần áo hoặc khăn trải giường chung với người bị nhiễm ghẻ. Cụ thể Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, thay quần áo và khăn tắm thường xuyên. Tránh tiếp xúc với người bị ghẻ: Nếu bạn tiếp xúc với người bị ghẻ, hãy rửa tay ngay lập tức và tránh tiếp xúc da chạm da với họ. Tẩy trùng quần áo và đồ dùng: Nếu bạn nghi ngờ quần áo hoặc đồ dùng của mình bị nhiễm ghẻ, hãy giặt bằng xà phòng và nước nóng (nhiệt độ trên 54 độ C) hoặc sấy khô ở nhiệt độ cao (nhiệt độ trên 60 độ C). Với trẻ em thì bố mẹ cũng nên chú ý hơn trong việc tắm rửa, vệ sinh hằng ngày cho trẻ. Đồng thời khi trẻ bảo bị ngứa, hãy kiểm tra xem trẻ có những dấu hiệu của bệnh ghẻ hay không, chẳng hạn như ngứa, mụn nước, đường hầm trên da... Như vậy, trên đây là những thông tin về nguyên nhân bệnh ghẻ và cách phòng tránh. Hy vọng bài viết đã cũng cấp những thông tin hữu ích và thiết thực cho bạn đọc
bookingcare-vn-blog-3839
U não ác tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị U não ác tính là gì? Có chữa khỏi được không? Người bệnh u não ác tính cần làm gì để kéo dài tuổi thọ? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích. U não ác tính là mối nguy hiểm lớn đe dọa đến tính mạng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều trị và rất khó kéo dài tuổi thọ. U não ác tính là gì? U não ác tính là khối u ở não có chứa tế bào ung thư, các u này có thể di căn, tiến triển nhanh, tấn công vào các mô và các tế bào khỏe mạnh xung quanh khối u gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Hầu hết các khối u não ác tính là ung thư thứ phát, tức là chúng bắt đầu ở một bộ phận khác của cơ thể sau đó lan đến não. Trong khi đó, các khối u não nguyên phát là những khối u bắt đầu trong não. U não ác tính chiếm gần 30% tổng số ca u não nguyên phát, còn u não thứ phát (do di căn) thì 100% là khối u ác tính. Các triệu chứng thường gặp của u não ác tính Các triệu chứng của khối u não ác tính phụ thuộc vào mức độ lớn của nó và vị trí của nó trong não. Khối u có thể gây áp lực lên não và có thể gây đau đầu và động kinh (cơn co giật). Nó cũng có thể ngăn cản một vùng não hoạt động bình thường. Dưới đây là các triệu chứng cụ thể: Do tăng áp lực trong sọ: Đau đầu dữ dội, nhiều nhất là về đêm và gần sáng Động kinh, lên cơn co giật Thay đổi tính cách, dễ nổi nóng, trầm cảm Nôn, buồn nôn đột ngột không rõ nguyên do Do tổn thương vùng chức năng của não: Thị lực và thính giác suy giảm Gặp khó khăn trong giao tiếp, chậm hiểu, không biểu đạt được cảm xúc Tê bì một bên cơ thể, cứng cổ Mất thăng bằng, khó đi lại Mất trí nhớ, gặp ảo giác Nguyên nhân xuất hiện u não ác tính Hầu hết các khối u não ác tính là do ung thư bắt đầu ở một nơi khác trong cơ thể và di căn đến não qua đường máu. Trong khi đó, nguyên nhân của khối u não ác tính nguyên phát (khối u ung thư bắt đầu trong não) vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện u não ác tính: Yếu tố di truyền Một số bệnh di truyền có thể làm tăng nguy cơ mắc khối u não ác tính nguyên phát. Những căn bệnh này bao gồm: Bệnh u xơ thần kinh Bệnh xơ cứng củ Hội chứng Turcot Hội chứng ung thư Li-Fraumeni Hội chứng von Hippel-Lindau Hội chứng Gorlin Người mắc các hội chứng này có xu hướng gây ra u thần kinh đệm ác tính (khối u của mô thần kinh đệm, liên kết các tế bào thần kinh và sợi với nhau). Chỉ có khoảng 5% đến 10% số người bị u não có tiền sử gia đình mắc bệnh u não. Các yếu tố môi trường Tiếp xúc với phóng xạ mạnh Môi trường làm việc hóa chất độc hại Tiếp xúc với lượng lớn bức xạ từ tia X hoặc điều trị ung thư từ trước đó cũng có thể dẫn đến nguy cơ xuất hiện u não và nhiều tổn thương nặng hơn. Xét nghiệm chẩn đoán u não ác tính Ngay khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường như đau đầu dai dẳng, dữ dội, nôn hoặc buồn nôn một cách đột ngột, không rõ lý do, người bệnh nên đi kiểm tra tổng thể ngay lập tức. U não dễ bị nhầm lẫn bởi một số triệu chứng tương tự các loại bệnh khác và rất khó phát hiện nếu không có sự can thiệp của máy móc và các bác sĩ chuyên khoa. Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán u não ác tính phổ biến: Các bài test thần kinh Bác sĩ có thể hỏi người bệnh về tiền sử bệnh và các triệu chứng đang gặp phải. Khám thần kinh đơn giản có thể bao gồm: Phản xạ, chẳng hạn như phản xạ nuốt và phản xạ gân cơ (ví dụ gõ vào gân gối khiến chân giật lên) Cơ mặt (ví dụ: kiểm tra xem bạn cười hay nhăn mặt có bị méo không) Thính giác và thị giác Cơ lực chân tay Thăng bằng và phối hợp động tác Da nhạy cảm với kim châm, nóng và lạnh Sự nhanh nhẹn về tư duy (câu hỏi đơn giản hoặc số học) Các bài kiểm tra này không thể nói trước được rằng người bệnh có đang bị u nào hay không. Nhưng đây là căn cứ để các bác sĩ tiến hành những phương pháp chẩn đoán tiếp theo: Chẩn đoán hình ảnh Chụp cộng hưởng từ (MRI) nhằm đánh giá khu vực cùng sự tương quan giữa khối u và các tổ chức xung quanh Chụp cắt lớp vi tính (CT) kiểm tra khu vực, kích thước cùng mức độ xâm lấn sang khu vực xung quanh, tình trạng phù não và tăng áp lực nội sọ Điện não đồ ghi chép lại các sóng bất thường Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) Các xét nghiệm mô não để tìm ung thư Sinh thiết tế bào Bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết về các phương pháp chẩn đoán bệnh u não này tại Cẩm nang sức khỏe của BookingCare. Điều trị u não ác tính Nhìn chung, tiên lượng cho một khối u não ác tính phụ thuộc vào những yếu tố như vị trí của nó trong não, kích thước và cấp độ của nó. Đôi khi bệnh có thể được chữa khỏi nếu phát hiện sớm, nhưng khối u não thường tái phát và đôi khi không thể loại bỏ. Dưới đây là một vài phương pháp điều trị u não ác tính: Phẫu thuật Hầu hết các khối u nguyên phát sẽ được loại bỏ bằng phẫu thuật. Sau đó họ thường sẽ được điều trị bằng xạ trị, hóa trị hoặc cả hai sau đó, để giảm nguy cơ khối u ác tính quay trở lại. Một số khối u nhỏ, dễ dàng bóc tách ra khỏi mô não xung quanh thì việc lựa chọn phẫu thuật là cách điều trị bệnh u não tối ưu nhất giúp cắt bỏ được khối u một cách hoàn toàn, ngăn ngừa khả năng tái phát. Trong khi đó, một vài khối u khác thì không thể tách khỏi mô não xung quanh hoặc nằm gần các khu vực nhạy cảm khiến phẫu thuật trở nên quá rủi ro. Lúc này, bác sĩ sẽ cân nhắc xem có khả thi để áp dụng phẫu thuật hay không. Sau đó, người bệnh có thể được điều trị bằng liệu pháp quang động laser. Trong đó, bác sĩ phẫu thuật tiêm một loại thuốc nhạy cảm với ánh sáng vào tĩnh mạch của người bệnh để các tế bào ung thư còn lại hấp thụ. Khi tia laser tập trung vào các tế bào ung thư này, thuốc sẽ hoạt động và tiêu diệt chúng. Hóa trị và xạ trị Một số khối u nằm sâu bên trong não rất khó loại bỏ mà không làm tổn thương các mô xung quanh. Trong trường hợp này, khối u có thể được điều trị bằng hóa trị, xạ trị hoặc cả hai. Trong quá trình xạ trị, một liều bức xạ năng lượng cao được tập trung vào khối u để ngăn chặn các tế bào ung thư nhân lên. Bức xạ có cường độ thấp hơn cường độ được sử dụng trong xạ phẫu và được chiếu trong một khoảng thời gian. Hóa trị là thuốc dùng để tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào và có thể được dùng dưới dạng viên nén, thuốc tiêm hoặc cấy ghép. Carmustine và temozolomide đều là những loại thuốc hóa trị được sử dụng trong điều trị các khối u não cấp độ cao và được mô tả dưới đây. Xạ phẫu (dao gamma) Phẫu thuật phóng xạ bao gồm việc tập trung một liều phóng xạ năng lượng cao vào khối u để tiêu diệt nó. Nó khác với xạ trị ở chỗ bức xạ là: Cường độ cao hơn Tập trung vào một khu vực nhỏ hơn của não Được đưa ra trong một phiên (thay vì trong một khoảng thời gian) Điều này có nghĩa là người i bệnh thường sẽ không gặp phải bất kỳ tác dụng phụ thông thường nào của xạ trị, chẳng hạn như đỏ da và rụng tóc. Phục hồi tốt và thường không cần phải ở lại qua đêm. Thuốc : Thuốc điều trị nhắm mục tiêu (Targeted Drug Therapy) Khác với hóa trị liệu (thường giết chết tất cả các tế bào nào phân chia nhanh chóng), thuốc điều trị nhắm mục tiêu là những loại thuốc chỉ nhắm trực tiếp vào một phần nhất định của tế bào ung thư, ví dụ như nhóm các protein giúp u não phát triển và di căn, qua đó làm chết khối u. Bên cạnh đó, thuốc điều trị nhắm mục tiêu còn có thể thúc đẩy hệ thống miễn dịch tiêu diệt các tế bào u não một cách tự nhiên, cũng như vận chuyển thuốc hay bức xạ đến tận khối u để tiêu diệt chúng. Thuốc nhắm mục tiêu có thể được truyền vào cơ thể qua đường tiêm tĩnh mạch hay đường uống dưới dạng viên nén, viên nang hoặc chất lỏng uống tại nhà. Đối với khối u thứ phát ( Do ung thư di căn), khối u não này thường nghiêm trọng và không thể chữa khỏi. Điều trị nhằm mục đích cải thiện các triệu chứng và kéo dài sự sống bằng cách thu nhỏ và kiểm soát khối u. Điều trị có thể bao gồm: Corticosteroid, là thuốc giúp giảm phù và áp lực trong não Hóa trị và xạ trị (xem ở trên) Thuốc chống co giật, ngăn ngừa cơn động kinh Thuốc giảm đau để giảm đau đầu Thuốc chống buồn nôn, có thể giúp giảm bớt bệnh tật do áp lực bên trong hộp sọ tăng lên Chăm sóc người bệnh u não ác tính tại nhà Khi được chẩn đoán u não ác tính, tất cả mọi người đều rơi vào trạng thái sốc tinh thần, hoang mang, lo lắng thậm chí là không muốn điều trị vì đã chuẩn bị sẵn tinh thần đón nhận kết cục xấu nhất. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ sinh học hiện đại, người bệnh u não ác tính vẫn có thể điều trị và kéo dài tuổi thọ thêm nhiều năm. Xây dựng tâm lý tích cực Căng thẳng, lo âu có tác động xấu tới quá trình điều trị bệnh khiến người bệnh càng thêm mệt mỏi, chán nản thậm chí từ bỏ ý định điều trị. Bản thân người bệnh và người nhà cần xây dựng công tác tư tưởng tốt, hỗ trợ, động viên, thường xuyên trò chuyện và chia sẻ với nhau để giải tỏa căng thẳng Người bệnh có thể tham gia các hoạt động lành mạnh như: tập thiền, yoga, làm từ thiện, đọc sách, chơi cờ,... để đầu óc được thư giãn, thoải mái. Phục hồi chức năng sau điều trị U não có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên não bộ nên nó cũng có thể gây ảnh hưởng đến bất kỳ chức năng sinh học nào trên cơ thể, chẳng hạn như kỹ năng vận động, giao tiếp, thị lực và suy nghĩ. Do đó, việc lựa chọn các phương pháp phục hồi chức năng sau điều trị là một phần cần thiết của quá trình hồi phục. Tùy thuộc vào cách điều trị khối u não và nhu cầu của bạn, bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến: Vật lý trị liệu (physical therapy): Giúp bạn lấy lại các kỹ năng vận động bị mất như cầm nắm, đi lại, chạy nhảy hoặc các sức mạnh cơ bắp khác. Hoạt động trị liệu nghề nghiệp (occupational therapy): Giúp bạn trở lại các hoạt động sinh hoạt hàng ngày một cách bình thường. Trị liệu ngôn ngữ: Bạn sẽ được gặp gỡ các chuyên gia nghiên cứu bệnh lý về giọng nói để khắc phục chứng khó nói, khó giao tiếp sau khi chữa u não. Gia sư (áp dụng cho trẻ em trong độ tuổi đi học): Giúp trẻ thích ứng với những thay đổi trong suy nghĩ và trong trí nhớ của chúng sau khi điều trị u não. Có chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp Chế độ ăn uống cũng đóng góp một phần tích cực giúp người bệnh có một cuộc sống khỏe mạnh hơn. Dưới đây là một vài thực phẩm người bệnh nên sử dụng: Acid folic : Nếu bạn nhận được đủ axit folic trong chế độ ăn uống, nó sẽ giúp cho bệnh u não lây lan chậm hơn. Mỗi ngày bệnh nhân u não cần cung cấp cho cơ thể ít nhất 400mg acid folic. Ngoài việc bổ sung bằng vitamin tổng hợp có thể bổ sung bằng các loại thực phẩm như: Rau có màu xanh thẫm như cải xoăn, rau bina. Ngũ cốc. Đậu hạt. Các loại hạt như vừng, lạc. Súp lơ xanh. Trái cây, đặc biệt như cam, bưởi. Gan (trong 300gr gan có chứa tới 176 axit folic) và các bộ phận nội tạng. Thịt gia cầm. Nên ăn bữa sáng với ngũ cốc. Chất chống oxy hóa : Các loại thực phẩm có một số lượng cao chất chống oxy hóa, được biết đến để chống lại và ngăn ngừa u não. Thực phẩm chứa chất chống oxy hóa cao như: quả việt quất, dâu tây và nho, cam quýt, táo,... Các loại trái cây càng tươi, sử dụng ngay sau khi thu hoạch sẽ chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao nhất. Omega-3 : có thể được tìm thấy trong cá, omega -3 không chỉ chống lại bệnh ung thư bằng cách giảm tốc độ tăng trưởng của khối u, mà còn có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Nếu bạn có thể giúp cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, cơ thể bạn có thể chống lại các tế bào ung thư tốt hơn. Không sử dụng các chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá,... Đi khám định kỳ Bên cạnh việc sử dụng thuốc và chăm sóc sức khỏe theo đúng chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần được đi khám định kì thường xuyên để có thể theo dõi bệnh tình một cách chính xác nhất và có những can thiệp kịp thời khi cần thiết. Bệnh u não ác tính nói riêng và u não nói chung đều là những căn bệnh nguy hiểm tới tính mạng. Ngay khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường, người bệnh nên đi khám tổng quát sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời
bookingcare-vn-blog-3841
Bên cạnh trị bệnh ghẻ bằng thuốc Tây phương pháp dân gian cũng là một trong những cách được nhiều người mắc tin tưởng áp dụng. Bệnh ghẻ là một bệnh ngoài da do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei hominis gây ra . Bệnh lây lan qua đường tiếp xúc da với da, thường gặp ở những người sống trong điều kiện vệ sinh môi trường kém, chật chội, đông đúc. Ngoài các phương pháp điều trị bằng thuốc Tây y, bệnh ghẻ cũng có thể được điều trị bằng các phương pháp dân gian với các nguyên liệu có sẵn từ thiên nhiên, có tác dụng diệt ký sinh trùng và giảm ngứa. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số cách trị bệnh ghẻ bằng các phương pháp dân gian. Cách chữa bệnh ghẻ theo phương pháp dân gian Thuốc bôi Bài 1: Vỏ trắng cây xoan 50g thái mỏng, sao giòn, quả bồ kết 50g bỏ hạt, sao giòn. Hai vị tán bột, rây mịn, trộn với 100ml dầu vừng hoặc dầu lạc thành cao sền sệt, bôi ngày 1 - 2 lần lên chỗ ghẻ . Bài 2: Rễ, cành, lá kiến cò 20g, rễ cây muồng trâu 20g, rượu trắng 45 độ 100ml. Các vị thuốc cắt ngắn, giã dập, ngâm rượu trong 1 tuần. Lấy tăm bông tẩm rượu thuốc bôi lên chỗ ghẻ ngày 2 lần. Bài 3: Hạt máu chó 50g, dầu vừng 100ml (có thể lấy dầu lạc). Lấy hạt máu chó giã nát, cho vào dầu đun sôi 15 phút để nguội, ngày bôi 1 - 2 lần lên chỗ ghẻ. Bài 4: Bồ hoàng 25g, sao đen và rắc vào chỗ ghẻ ngứa. Ngày làm 1 - 2 lần đến khi vết ghẻ giảm ngứa, không lở loét. Bài 5: Vỏ cây nhãn thái mỏng 120g, lá trầu không 60g vò nát, phèn chua 20g. Cho các vị thuốc trên vào nồi, đổ 400ml nước và đun sôi kỹ còn 100ml, lọc cho vào chai, dùng bôi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối. Bài 6: Dùng 30g rau sam, 20g lá xoan, 10g lá đào đem rửa sạch rồi giã nhuyễn, sau đó cho vào lọ thủy tinh đã rửa sạch ngâm với ba chén rượu trắng. Để dung dịch thuốc trong lọ sau một đêm là có thể dùng được. Lấy dung dịch thuốc bôi vào vùng da bị ghẻ lở, mỗi ngày từ 3-4 lần, liên tục từ 5-7 ngày. Bài 7: Lá trầu không 30g, lá đào 20g, lá xoan non 10g, rau sam 10g, giã nhỏ vắt lấy nước bôi vào chỗ ghẻ, ngày 3 - 4 lần. Thuốc tắm Bài 1: Dùng một trong các loại lá: ba chạc, cỏ lào, cúc tần, bồ giác. Cho lá vào nồi đun sôi, thêm 20g phèn chua, để nguội, dùng nước này tắm. Không chà xát vùng ghẻ để khỏi gây xước da dẫn đến chảy máu, dễ nhiễm trùng. Bài 2: Dùng lá đào rửa sạch rồi đun nước tắm hàng ngày, có tác dụng thanh nhiệt, sát khuẩn, dùng chữa ghẻ rất tốt. Bài 3: Lấy một nắm lá đơn tướng quân tươi, rửa sạch, thái nhỏ, đun sôi với 5 lít nước. Tắm lúc nước còn ấm, mỗi ngày một lần, sau 3 - 5 ngày các mụn ghẻ lở sẽ khô miệng và nhanh khỏi. Khi áp dụng các phương pháp dân gian để chữa ghẻ, bệnh nhân cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài thì mới có thể thấy được hiệu quả. Những cách này thường chỉ áp dụng với các trường hợp bệnh nhẹ, với những trường hợp tổn thương nặng hơn, bệnh nhân cần được can thiệp bằng các phương pháp chuyên sâu hơn, dưới sự tư vấn của bác sĩ. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc có thêm kiến thức về cách trị bệnh ghẻ bằng các phương pháp dân gian
bookingcare-vn-blog-3843
Các triệu chứng thường gặp ở bệnh Parkinson Ở hầu hết bệnh nhân, các triệu chứng của bệnh Parkinson bắt đầu một cách âm thầm. Vì vậy, các dấu hiệu nhận biết sớm căn bệnh này là vô cùng quan trọng. Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây. Bệnh Parkinson là tình trạng một phần não của người bệnh bị thoái hóa, gây ra các triệu chứng nghiêm trọng theo thời gian. Bên cạnh việc gây ảnh hưởng tới khả năng kiểm soát hành động, khởi đầu bước đi, giữ thăng bằng và chuyển động cơ thể, người bệnh Parkinson còn gặp nhiều vấn đề khác liên quan tới các giác quan, sức khỏe tâm thần, hệ thần kinh thực vật (táo bón, tụt huyết áp tư thế..),... Đối tượng có khả năng mắc bệnh Parkinson Parkinson là một bệnh thoái hoá mạn tính tiến triển, thường xuất hiện ở người cao tuổi. Bệnh thường gặp ở độ tuổi trung bình từ 58 đến 60 tuổi và phổ biến hơn ở nam giới. Mặc dù bệnh Parkinson thường liên quan đến người cao tuổi nhưng nó có thể xảy ra ở người trưởng thành ở độ tuổi 20 (mặc dù điều này cực kỳ hiếm gặp và thường xảy ra ở người có cha mẹ, anh chị em ruột hoặc con mắc bệnh tương tự). Bệnh Parkinson nhìn chung rất phổ biến, đứng thứ hai trong số các bệnh thoái hóa não liên quan đến tuổi tác. Đây cũng là bệnh não vận động (liên quan đến vận động) phổ biến nhất. Các chuyên gia ước tính rằng, Parkinson ảnh hưởng đến ít nhất 1% số người trên 60 tuổi trên toàn thế giới. Những triệu chứng thường gặp ở người bệnh Parkinson Hội chứng Parkinson là một thuật ngữ chung mô tả bệnh Parkinson và các tình trạng có triệu chứng tương tự. Nó không chỉ đề cập đến bệnh Parkinson mà còn liên quan đến các tình trạng khác như teo đa hệ thống hoặc thoái hóa vỏ não - hạch nền. Dưới đây là các triệu chứng thường gặp ở bệnh Parkinson: Triệu chứng vận động (Các triệu chứng liên quan đến vận động) Đơ Cứng, Chuyển động chậm: Sự suy giảm của các tế bào thần kinh vận động làm cho sự phối hợp vận động, khởi đầu động tác của cơ thể gặp trở ngại. Dần dần, người mắc Bệnh Parkinson sẽ có những thay đổi về cử động dễ dàng nhận ra như di chuyển chậm, hai chân như dán trên mặt đất, bước chân ngắn, dừng lại đột ngột, đi lại khó khăn, khó bước lên bậc thang hoặc lên xuống đoạn đường dốc, dễ bị té ngã, giảm hoặc không đung đưa cánh tay khi đi bộ. Run tay chân không kiểm soát: Biểu hiện ban đầu phổ biến nhất của bệnh Parkinson là run khi nghỉ ngơi. Run khi nghỉ thường gặp ở ngón tay, cổ tay, bàn tay hoặc bàn chân. Thi thoảng có thể xảy ra run ở môi, lưỡi và cằm. Người bệnh có thể dễ dàng nhận thấy tình trạng run trong giai đoạn đầu, nhất là khi nghỉ ngơi. Đối với Bệnh Parkinson, thường run khởi đầu ở một bên tay, một số dạng run nhỏ ở đầu ngón tay như run vê điếu thuốc (2 ngón tay dao động qua lại như vê thuốc) Biểu hiện run sẽ tăng lên khi căng thẳng cảm xúc hoặc mệt mỏi, nhưng giảm đi trong quá trình vận động và biến mất khi ngủ. Ở giai đoạn tiến triển thì biểu hiện run rõ hơn nên ngay cả những người xung quanh cũng có thể nhận thấy tình trạng run của người bệnh Parkinson. Mất ổn định tư thế : tư thế người bệnh Parkinson sẽ có những thay đổi nhỏ, dần dần bệnh nhân có xu hướng nghiêng về phía trước và cúi xuống do mất trọng tâm cơ thể, giống như bị gù. Giọng nói thay đổi khác thường: Ở giai đoạn đầu, người bệnh có sự thay đổi giọng nói sẽ khó nhận ra hơn như tông giọng trầm, giọng nhẹ hơn, giọng khàn hoặc biến âm nhẹ. Lâu dần, người bệnh Parkinson sẽ có các biểu hiện như nói chuyện chậm, phát âm thì thào, lặp đi lặp lại các từ, hoặc rất khó để mở miệng nói. Cứng cơ mặt, liệt cơ mặt: Người bệnh khó thể hiện biểu cảm trên mặt, không thể biểu đạt cảm xúc và tần suất chớp mắt bị giảm đi nhiều, giống như mặt nạ (mask face). Chữ viết bị nhỏ dần và nhỏ hơn bình thường: Khi mắc bệnh Parkinson do những thay đổi trong não làm cho những người bị bệnh Parkinson gặp rắc rối trong việc kiểm soát chuyển động, nhất là các cử động tinh vi như viết trở nên khó khăn hơn. Triệu chứng không vận động (Triệu chứng không liên quan đến vận động) Các chuyên gia tin rằng các triệu chứng không liên quan đến vận động là yếu tố nguy cơ của căn bệnh Parkinson khi xuất hiện trước các triệu chứng vận động. Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu cảnh báo bắt đầu từ nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ trước khi có các triệu chứng về vận động của bệnh Parkinson. Dưới đây là các triệu chứng không vận động điển hình: Triệu chứng của hệ thần kinh tự trị: bao gồm hạ huyết áp thế đứng (huyết áp thấp khi đứng lên), táo bón và các vấn đề về đường tiêu hóa, tiểu không tự chủ và rối loạn chức năng tình dục . Rối loạn sức khỏe tâm thần: trầm cảm, suy giảm trí nhớ, khó suy nghĩ, mất tập trung và các vấn đề về tâm thần kinh khác. Rối loạn giấc ngủ: Khi mắc bệnh Parkinson, người bệnh có thể gặp các vấn đề về giấc ngủ như thiếu ngủ hoặc mất ngủ. Ngoài ra, người bệnh có thể có các cử động khi ngủ không kiểm soát như đá, đập, vung tay, mộng du, trằn trọc trên giường hoặc thậm chí là ngã xuống khỏi giường. Bệnh Parkinson có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm đồng thời gây ra rất nhiều bất tiện cho người bệnh, làm giảm chất lượng cuộc sống đáng kể. Ngay khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường, người bệnh nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời
bookingcare-vn-blog-3844
Những nguyên nhân chính gây ra bệnh Parkinson Hầu hết chúng ta đều biết bệnh Parkinson xuất hiện chủ yếu ở những người lớn tuổi. Tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh cụ thể là gì? Cùng tìm hiều trong bài viết dưới đây. Nguyên nhân nào gây ra bệnh Parkinson là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trên thực tế, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh căn này là gì. Tuy nhiên, đã có nhiều nghiên cứu chứng minh một vài yếu tố có liên quan tới việc làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson ở một người. Các triệu chứng của bệnh Parkinson xuất hiện do đâu? Bệnh Parkinson khiến một vùng não cụ thể hoặc vùng hạch nền bị thoái hóa. Khi khu vực này xấu đi, người bệnh sẽ mất đi khả năng mà những khu vực đó chịu trách nhiệm kiểm soát. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bệnh Parkinson gây ra sự thay đổi lớn về mặt hóa học trong não của người bệnh. Trong trường hợp bình thường, não sử dụng các hóa chất được gọi là chất dẫn truyền thần kinh để kiểm soát cách các tế bào não (tế bào thần kinh) giao tiếp với nhau. Khi mắc bệnh Parkinson, người bệnh không có đủ dopamine, một trong những chất dẫn truyền thần kinh quan trọng nhất. Khi não gửi tín hiệu kích hoạt yêu cầu cơ bắp di chuyển, nó sẽ điều chỉnh các chuyển động của cơ thể bằng cách sử dụng các tế bào cần dopamine. Đó là lý do tại sao thiếu dopamine gây ra các triệu chứng cử động chậm lại và run rẩy của bệnh Parkinson. Khi bệnh Parkinson tiến triển, các triệu chứng ngày càng gia tăng và dữ dội hơn. Các giai đoạn sau của bệnh thường ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của não, gây ra các triệu chứng giống như chứng mất trí nhớ và trầm cảm. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson Gen, Di truyền: Bệnh Parkinson có thể xuất phát từ nguyên nhân di truyền, nghĩa là một người có thể thừa hưởng gen bệnh từ cha mẹ hoặc cả hai. Tuy nhiên, điều này chỉ chiếm khoảng 10% tổng số trường hợp. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng tìm ra được có ít nhất 3 loại gen làm tăng nguy cơ gây ra căn bệnh này. Những đột biến gen của protein alpha-synuclein nằm trên nhiễm sắc thể số 4 gây ra hội chứng Parkinson di truyền theo tính trội. Các nghiên cứu cũng cho thấy tổn thương DNA ty thể do MPTP cũng có thể là nguyên nhân. Yếu tố môi trường: Việc tiếp xúc với một số chất độc hoặc các yếu tố môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson sau này, nhưng nguy cơ này rất nhỏ. Giả thuyết này dựa trên dữ kiện độc tố MPTP, là chất tương tự meperidine, được người nghiện heroin sử dụng, gây ra bệnh Parkinson ở người và động vật. MPTP bị oxide hóa thành MPP+ gây độc tính trên tế bào thần kinh. Có lẽ một số độc tố giống MPTP có vai trò cho bệnh lý này Phơi nhiễm độc tố: Tiếp xúc liên tục với thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson mặc dù khả năng này là không cao Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có nhiều thay đổi xảy ra trong não của người mắc bệnh Parkinson, mặc dù không rõ tại sao những thay đổi này lại xảy ra. Những thay đổi này bao gồm: Sự hiện diện của thể Lewy. Các hạt thể vùi dạng sợi, ưa acid, trong tế bào não là dấu hiệu vi mô của bệnh Parkinson. Chúng được gọi là thể Lewy và các nhà nghiên cứu tin rằng những thể Lewy này nắm giữ manh mối quan trọng về nguyên nhân gây ra bệnh Parkinson. Thể Lewy phân bổ rộng ở nhiều vùng trong não, ví dụ hành khứu (gây mất mùi giai đoạn sớm), vùng thân não, nhân lục (gây ra rối loạn giấc ngủ) Alpha-synuclein được tìm thấy trong thể Lewy. Mặc dù có nhiều chất được tìm thấy trong thể Lewy, nhưng các nhà khoa học tin rằng một chất quan trọng là protein tự nhiên và phổ biến có tên là alpha-synuclein, còn được gọi là a-synuclein. Nó được tìm thấy trong tất cả các thể Lewy ở dạng vón cục mà tế bào không thể phá vỡ. Đây hiện là trọng tâm quan trọng của các nhà nghiên cứu bệnh Parkinson. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy protein alpha-synuclein vón cục trong dịch tủy sống của những người sau này mắc bệnh Parkinson. Bệnh Parkinson là một trong những căn bệnh phổ biến nhất ở những người cao tuổi. Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường, người bệnh nên đi khám sớm để được điều trị kịp thời và hạn chế những rủi ro biến chứng của bệnh Parkinson
bookingcare-vn-blog-3845
Bệnh nấm da: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị Bệnh nấm da là gì? Có nguy hiểm hay không? Người bệnh cần làm gì để điều trị bệnh hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc tất cả những thông tin cần biết về bệnh nấm da. Nấm da là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến. Tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng những triệu chứng của bệnh như: phát ban, ngứa ngáy khó chịu, gây mất thẩm mỹ, thậm chí có thể tái đi tái lại nhiều lần khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn, bất tiện trong cuộc sống. Bệnh nấm da là gì? Bệnh nấm da khởi phát là do các loại nấm có bệnh gây ra. Có hàng triệu loài nấm trên trái đất và chúng sống ở khắp mọi nơi (trong bụi bẩn, trên thực vật, bề mặt đồ gia dụng và trên da của con người). Đôi khi, chúng có thể dẫn đến các vấn đề về da. Bệnh nấm da là tình trạng nhiễm trùng da và móng do một số loại vi nấm khác nhau gây ra và được phân loại theo vị trí trên cơ thể như nấm da đầu, nấm bẹn, nấm thân mình, nấm kẽ chân, nấm móng, lang ben... Nguyên nhân gây bệnh nấm da Những bệnh nấm da thông thường gây ra bởi các loại nấm men (chẳng hạn như Candida, Malassezia furfur,... ) hoặc các loại vi nấm bên ngoài ( dermatophyte s) như Epidermophyton, Microsporum và Trichophyton. Các loại nấm gây bệnh có thể tồn tại ở bất cứ đâu trong môi trường xung quanh, khi người bệnh tiếp xúc trực tiếp với các loại nấm này, chúng bám vào cơ thể và phát triển mạnh tạo ra những tổn thương rõ rệt trên da. Việt Nam là một đất nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, là môi trường rất thuận lợi cho các loại vi khuẩn và nấm gây bệnh phát triển. Bên cạnh đó, cơ thể ẩm ướt, không được vệ sinh sạch sẽ cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh nấm da. Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm da mà mọi người nên biết để phòng tránh: Tiếp xúc với các loài động vật mang bệnh, đặc biệt là các giống thú cưng như: chó, mèo,... Tiếp xúc gần gũi, chia sẻ quần áo, khăn trải giường hoặc khăn tắm với người bị nhiễm nấm. Tham gia các môn thể thao có tiếp xúc da kề da, như đấu vật Cơ thể đổ nhiều mồ hôi nhưng không được vệ sinh sạch sẽ Mặc quần áo, dày dép quá chật khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi, bí bách, không thoáng khí. Môi trường làm việc có nguy cơ cao tiếp xúc với nấm như: trồng trọt, đánh bắt,... Hệ thống miễn dịch yếu Các triệu chứng thường gặp của bệnh nấm da Bệnh nấm da được chia làm nhiều dạng khác nhau tùy thuộc vào vị trí mà nấm gây bệnh phát triển. Ví dụ như: nấm móng, nấm da đầu, nấm chân, tay, nấm bẹn,... Mỗi loại bệnh nấm da đều sẽ có những đặc trưng riêng biệt, bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết về những chứng bệnh da liễu cụ thể tại Cẩm nang y tế của BookingCare . Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp ở bệnh nấm da nói chung mà mọi người nên biết để: Ngứa, đau nhức, tấy đỏ hoặc phát ban ở vùng da bị nhiễm nấm. Móng tay, móng chân bị đổi màu, dày hơn bình thường hoặc nứt, kẽ chân, kẽ tay bong tróc, lở loét, đau rát. Đau đớn khi ăn, mất vị giác hoặc có mảng trắng ở miệng hoặc cổ họng. Xuất hiện khối u không đau dưới bề mặt da. Da đầu bong tróc, tóc dễ gãy rụng, ngứa, xuất hiện các mảng trắng lớn, dễ bong tróc, rất mất thẩm mỹ. Da xuất hiện các mảng vảy đỏ, thường có hình tròn hoặc bầu dục. Trong thời gian xuất hiện mẩn đỏ và vảy da, bệnh có thể lây truyền cho những người khác. Việc cào hoặc gãi ngứa có thể gây ra tình trạng sưng, chảy nước và tạo điều kiện cho nhiễm trùng. Đặt khám Online trên BookingCare - An tâm sức khỏe, chẳng cần đi xa - Ảnh: BookingCare Không cần đi đâu xa, BookingCare đồng hành ngay bên bạn với Dịch vụ Khám sức khỏe Online từ xa: Thăm khám với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia tận tâm, giàu kinh nghiệm công tác tại các bệnh viện lớn Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện E,... Đặt lịch, khám liền, không cần chờ đợi Thăm khám mọi lúc mọi nơi dù bạn ở đâu Yên tâm chăm sóc sức khỏe tại nhà, nhanh chóng, tiện lợi với BookingCare! Tham khảo ngay danh sách bác sĩ khám online bệnh lý Da liễu ! Xét nghiệm chẩn đoán bệnh nấm da Với những bệnh nấm da thông thường, các bác sĩ có thể chẩn đoán dễ dàng thông qua quan sát bằng mắt thường và hỏi về các triệu chứng mà người bệnh đang gặp. Ngoài ra, chẩn đoán nấm da còn được xác định bằng cách kiểm tra các mảng vảy, mảng da bị nấm dưới kính hiển vi. Hoặc sử dụng phương pháp xét nghiệm nuôi cấy nấm để xác định loại nấm cụ thể, giúp điều trị bệnh một cách chính xác và hiệu quả nhất. Nấm được nuôi cấy có thể lấy từ mẫu nhỏ da hoặc chất dịch có trong các vết phát ban, mụn nước,... Đối với trường hợp nhiễm trùng nấm nặng, người bệnh cần xét nghiệm máu để được chẩn đoán chính xác nhất. Điều trị bệnh nấm da Để điều trị bệnh nấm da, các chuyên da thường chỉ định sử dụng các thuốc bôi chống nấm như: Ketoconazole, miconazole, terbinafine, clotrimazole, dung dịch BSI, ASA. Thời gian điều trị nấm da khoảng 3-4 tuần, nấm móng 3-6 tháng. Những trường hợp điều trị thuốc bôi không đáp ứng thì nên bổ sung thuốc kháng nấm đường uống. Quần áo của người bệnh phải được giặt nước nóng, lộn trái, phơi dưới ánh nắng mặt trời hoặc dùng bàn là làm nóng. Điều trị bệnh nấm da hiệu quả tại nhà Với một số trường hợp bệnh nhẹ, chỉ xuất hiện ở một vùng da nhỏ với các triệu chứng không quá nghiêm trọng. Người bệnh có thể tham khảo sử dụng một vài phương pháp điều trị nấm da có nguồn gốc thiên nhiên dưới đây: Giấm táo: Giấm táo có các đặc tính kháng nấm chống lại được Candida - một loại nấm có khả năng gây bệnh. Để điều trị nhiễm nấm ngoài da bằng giấm táo, người bệnh cần thấm ướt một miếng gạc bông trong dung dịch giấm không pha loãng và lau nhẹ lên vùng da bị nấm. Lặp lại 3 lần mỗi ngày. Dầu dừa: Một vài acid béo ở trong dầu dừa có thể diệt được các tế bào nấm bằng cách phá hủy màng tế bào của chúng. Một vài nghiên cứu gợi ý rằng dầu dừa có thể làm một thuốc trị hiệu quả dành cho những người bị nhiễm trùng da ở mức độ từ nhẹ đến vừa. Thoa dầu dừa lên vết thương 3 lần mỗi ngày để điều trị nhiễm trùng da do nấm. Nghệ: Nghệ là một gia vị thông dụng có tính chất kháng viêm hiệu quả. Một thành phần của nghệ là chất curcumin, chất này được cho là thành phần mang lại các đặc tính tốt cho sức khỏe đồng thời có tác dụng chống vi sinh vật mạnh mẽ. Sử dụng hỗn hợp bột nghệ và dầu dừa thoa lên vùng da tổn thương để đạt hiệu quả tốt nhất. Nha đam: Theo nhiều nghiên cứu, nha đam có tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn và kháng virus. Thoa gel được chế biến từ cây nha đam lên các sang thương nhiễm nấm ngoài da từ 3-4 lần mỗi ngày. Gel này cũng có tác dụng làm mát, do đó nó có thể làm giảm ngứa và sưng ngoài da. Sống chung với bệnh nấm da Bệnh nấm da có thể xuất hiện ban đầu với những triệu chứng không rõ ràng hoặc chỉ biểu hiện ở những vùng da nhỏ khiến nhiều người chủ quan bỏ qua và không chữa trị kịp thời. Điều này có thể gây ảnh hưởng xấu tới người bệnh thậm chí có thể để lại sẹo vĩnh viễn gây mất thẩm mỹ. Mỗi người cần có nhận thức về bệnh nấm da để có thể ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro mắc bệnh da liễu này. Dưới đây là những lưu ý giúp mọi người phòng ngừa bệnh nấm da an toàn, hiệu quả: Tránh mặc quần áo ẩm ướt, đồ lót quá chật. Các kẽ ngón tay chân thường xuyên lau khô, không để ứ đọng nước và mồ hôi, nhất là những người thường xuyên làm công việc nội trợ, chế biến thực phẩm. Vệ sinh cơ thể thường xuyên, thay quần áo ngay sau khi bị ngấm nước mưa hoặc sau khi chơi thể thao ra nhiều mồ hôi. Tránh xa những loài động vật có khả năng gây bệnh với biểu hiện như: gãi ngứa liên tục, ghẻ, rụng lông, lờ đờ,... Lau khô, sấy tóc sau khi gội đầu, không để tóc ướt đi ngủ. Bệnh nấm da có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào và ở mọi độ tuổi khác nhau. Ngay khi nhận thấy trên da xuất hiện những dấu hiệu bất thường, người bệnh nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả
bookingcare-vn-blog-3846
Bệnh Zona thần kinh ở mắt có đặc điểm gì? Bệnh zona thần kinh ở mắt có thể gây nguy hiểm như thế nào? Cần lưu ý những gì khi điều trị bệnh zona thần kinh ở mắt? Cùng tìm hiểu thông tin cụ thể trong bài viết dưới đây. Các triệu chứng của bệnh Zona thần kinh có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, ví dụ như: chân, tay, lưng, bụng,... Trong đó, Zona thần kinh ở mắt là vị trí tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro nhất, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm gây giảm thị lực, thậm chí là mù lòa. Bệnh Zona thần kinh ở mắt là gì? Zona thần kinh nói chung là một bệnh lý cấp tính do virus Varicella-zoster - một loại virus gây bệnh thủy đậu gây ra. Loại virus này cư trú trong các tế bào thần kinh ở người có tiền sử mắc bệnh thủy đậu. Trong một vài điều kiện thích hợp, các virus này hoạt động trở lại và gây ra bệnh Zona. Trong một số trường hợp, các tổn thương do bệnh Zona thần kinh có thể xuất hiện ở mắt và lan ra các khu vực xung quanh bao gồm trán, mũi, cằm,... và những bộ phận khác trên khuôn mặt. Người bệnh cần đi khám và điều trị trong thời gian sớm nhất để tránh các biến chứng nguy hiểm. Triệu chứng bệnh zona thần kinh ở mắt Các biểu hiện của bệnh Zona ở mắt có những đặc điểm khá tương đồng với các vị trí khác, ví dụ như: đau rát, đỏ da, da bị viêm và xuất hiện các nốt phồng rộp, mụn nước. Ngoài ra, mắt là vị trí rất nhạy cảm, liên quan đến nhiều dây thần kinh quan trọng, khi bị tổn thương, các triệu chứng khác có thể xuất hiện bao gồm: Phồng rộp ở trán, chóp mũi, mí mắt trên hoặc quanh mắt, thường chỉ ở một bên mặt Đỏ và sưng quanh mí mắt Ngứa mắt Giác mạc bị đau và viêm (viêm giác mạc) Mắt trở nên nhạy cảm với ánh sáng Mờ mắt Khó nhắm mở mắt (liệt dây thần kinh vận nhãn) Mắt cảm giác có vật thể lạ, vướng mắt Mắt bị đỏ, tiết dịch, có thể giảm thị lực từ nhẹ đến nặng Các biến chứng Zona thần kinh ở mắt Thông thường, Zona thần kinh sẽ tiến triển trong vòng một vài tuần và biến mất sau đó khi được điều trị đúng cách. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh rất nhanh sẽ chuyển biến nặng hơn và gây ra các biến chứng nghiêm trọng như: Đau mắt mãn tính Khô mắt Nhiễm trùng mắt Loét giác mạc Sẹo giác mạc Bệnh tăng nhãn áp Đục thủy tinh thể Mù lòa Điều trị bệnh Zona thần kinh ở mắt Trước hết để điều trị hiệu quả, người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán chính xác xem có bị zona thần kinh ở mắt không hay do bệnh lý khác. Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh dựa trên đánh giá lâm sàng hoặc xét nghiệm dịch từ nốt phát ban. Ngoài ra, kiểm tra võng mạc, giác mạc, ống kính và các bộ phận khác của mắt sẽ giúp đánh giá tình trạng bệnh và phòng ngừa biến chứng sớm. Các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định khi điều trị bệnh zona ở mắt gồm: thuốc kháng virus, thuốc chống nhiễm khuẩn, thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt (nếu người bệnh bị sốt), thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật, thuốc chống viêm, thuốc làm dịu da. Ngoài ra, thói quen sống và các biện pháp chăm sóc tại nhà cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người bệnh hồi phục nhanh chóng. Người bệnh nên dành thời gian để nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, lo âu, ăn uống đủ dưỡng chất. Bệnh Zona thần kinh ở mắt không chỉ gây đau đớn, mất thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm. Khi thấy trên da xuất hiện những dấu hiệu bất thường, người bệnh nên thăm khám sớm để được điều trị kịp thời và giảm thiểu rủi ro biến chứng
bookingcare-vn-blog-3847
Bệnh Zona thần kinh nên ăn gì và kiêng gì? Không chỉ riêng Zona thần kinh mà với nhiều bệnh lý da liễu khác, người bệnh cần lưu ý việc lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp trong thực đơn hàng ngày. Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn đọc thông tin về các loại thực phẩm mà người bệnh zona thần kinh nên ăn và nên kiêng. Bị bệnh zona thần kinh nên ăn gì và không nên ăn gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trên thực tế, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục của da. Nếu người bệnh lựa chọn những loại thực phẩm không phù hợp, các vết thương có thể chuyển biến nặng hơn, lâu lành, thậm chí có thể để lại sẹo Người bị bệnh Zona thần kinh nên ăn gì? Các loại thực phẩm giàu kẽm, lysine, vitamin C, B6, B12,... có hiệu quả tích cực trong việc hỗ trợ quá trình điều trị, giúp vết thương ngoài da nhanh lành hơn. Dưới đây là những ví dụ cụ thể về các loại thực phẩm mà người bệnh Zona thần kinh nên sử dụng: Thực phẩm giàu lysine Lysine có khả năng ức chế sự tăng trưởng của virus varicella – zoster. Bổ sung các thực phẩm giàu lysine như: sữa, cá, đậu, thịt gà,… giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đẩy nhanh quá trình hồi phục bệnh. Thực phẩm giàu kẽm Kẽm hỗ trợ tăng sinh tế bào, có tác động đến hầu hết các quá trình sinh học trong cơ thể. Ngoài ra, kẽm còn có tác dụng làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh. Các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm bao gồm: cua, thịt bò, tôm, thịt, cá, hạt chia, hạt lanh,… Vitamin C Vitamin C là chất chống oxy hóa hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, có tác dụng làm tăng chức năng của các tế bào thực bào, tiêu diệt những tác nhân gây bệnh. Bổ sung vitamin C trong chế độ ăn uống còn giúp tái tạo lớp da bị tổn thương nhờ khả năng chống viêm và chống oxy hóa. Ổi, ớt chuông, súp lơ, dâu tây, cam, kiwi,… là một số thực phẩm giàu vitamin C. Thực phẩm giàu protein Protein là thành phần chính của các tế bào bạch cầu và tham gia trực tiếp vào quá trình vận chuyển oxy, các chất dinh dưỡng,… Chế độ ăn giàu protein giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh, hạn chế phản ứng viêm ngăn tình trạng nhiễm trùng lan rộng. Bổ sung thêm sữa, hạt óc chó, súp lơ xanh, ngô, quả bơ,… sẽ giúp tăng cường lượng protein cho cơ thể, rút ngắn quá trình điều trị bệnh zona thần kinh. Thực phẩm giàu vitamin B (B6, B12,...) Vitamin B6 có tác dụng hỗ trợ hệ thống miễn dịch, tăng cường quá trình liền tổn thương. Bên cạnh đó, vitamin B12 có khả năng hỗ trợ chức năng dây thần kinh, bảo vệ dây thần kinh trước sự tấn công của virus. Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B6, B12 thường gặp như chuối, khoai lang, khoai tây, sò, cá, sữa, sữa chua,… vào thực đơn ăn uống hằng ngày sẽ giúp đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh Zona thần kinh. Người bị bệnh Zona thần kinh nên kiêng các loại thực phẩm nào? Bên cạnh những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe giúp hỗ trợ đẩy nhanh quá trình hồi phục da, người bệnh Zona thần kinh cần hạn chế hoặc loại bỏ những loại thực phẩm sau đây để tránh tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn, thậm chí có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm: Các loại thực phẩm chứa lượng Carbohydrate cao Chế độ ăn uống chứa nhiều carbohydrate có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Lượng đường đường huyết tăng sẽ kích hoạt giải phóng các phân tử gây viêm và các gốc tự do, có thể khiến cơ thể người bệnh trở nên căng thẳng. Đồng thời làm suy yếu hệ thống miễn dịch và thúc đẩy tình trạng viêm da ở người bệnh Zona trở nên nặng hơn và hồi phục lâu hơn. Một số loại thực phẩm chứa hàm lượng carbohydrate cao có thể kể đến như: cơm trắng, kẹo, đường, mật ong, kem, nước uống ngọt,... Các loại đồ ăn cay nóng, nhiều muối và dầu mỡ Đồ ăn cay, nóng dễ gây kích ứng, nóng rát, lở loét khi ăn nhiều, đặc biệt là khi da đang có vết thương sẵn. Các thực phẩm này có thể khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy nhiều hơn và thường xuyên hơn. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm chế biến sẵn nhiều muối và dầu mỡ cũng có thể gây viêm và làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Người bệnh có thể sử dụng chất béo Omega-3 có trong các loại cá hồi, cá trích,... thay thế cho những loại chất béo bão hòa không lành mạnh trong các đồ ăn chiên, xào, rán khác. Rượu, bia và các loại đồ uống có cồn Rượu, bia có thể phá hoại tế bào bạch cầu mà cơ thể tạo ra với vai trò chống lại các yếu tố gây bệnh. Bên cạnh đó, các chất kích thích có trong rượu bia cũng làm cản trở lưu thông máu khiến các tổn thương của cơ thể lâu hồi phục hơn. Bệnh zona thần kinh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh rất dễ lây lan, gây mất thẩm mỹ và khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn, bất tiện trong cuộc sống. Hy vọng bài viết trên đây đã mang đến cho bạn đọc thêm nhiều kiến thức bổ ích về những loại thực phẩm mà người bị bệnh Zona thần kinh nên và không nên sử dụng. Truy cập cẩm nang sức khỏe của BookingCare để tìm hiểu thêm nhiều bài viết bệnh lý hữu ích
bookingcare-vn-blog-3848
Đọc ngay: Những cách điều trị nấm móng hiện nay Cùng BookingCare tìm hiểu những phương pháp điều trị nấm móng hiệu quả đang được ứng dụng hiện nay ngay trong bài viết dưới đây. Nấm móng là một bệnh phổ biến, chiếm khoảng 50% những rối loạn về móng. Người bị nấm móng sẽ cảm thấy khó chịu, đau khi cắt móng hoặc vận động, mất thẩm mỹ. Đôi khi tiến triển nặng, bệnh có thể gây biến chứng viêm mô bào. Bệnh thường khó kiểm soát do chẩn đoán khó, điều trị cần dùng phối hợp các loại thuốc kéo dài (đi kèm là các tác dụng phụ của thuốc), hơn nữa lại hay tái phát. Cách điều trị nấm móng hiệu quả Điều trị nấm móng thường mất thời gian khiến nhiều người bệnh nản lòng, bỏ thuốc điều trị, tìm đến nhiều biện pháp dân gian chữa bệnh; … dẫn đến tình huống nấm móng dai dẳng, không dứt điểm và dễ tái phát. Về vấn đề dùng thuốc, sau khi xác định chủng nấm gây bệnh, tùy trường hợp mà bác sĩ có thể kê toa thuốc chống nấm dạng bôi tại chỗ hoặc kết hợp cả thuốc đường uống cùng các phương pháp điều trị khác. Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh việc điều trị không hiệu quả, cũng như tăng nguy cơ tác dụng phụ của thuốc. Điều trị nấm móng bằng thuốc uống Một số loại thuốc uống hay được sử dụng hiện nay như: Fluconazole, Griseofulvin, Itraconazole,... Bệnh nhân cần dùng thuốc đúng phác đồ, đủ liều theo chỉ định và nếu xuất hiện một số tác dụng phụ như: đau đầu, triệu chứng dạ dày - ruột, tăng men gan... thì cần thông báo lại với bác sĩ ngay. Theo các nghiên cứu, hiệu quả điều trị nấm móng bằng thuốc đạt được khoảng 71-82% dựa trên kết quả soi tươi và 60-70% nếu dựa trên đáp ứng lâm sàng. Tỉ lệ tái phát là khoảng 22%. Thuốc uống chống nấm được coi là phương pháp điều trị hiệu quả nhất, tuy nhiên nó hay gây tác dụng phụ toàn thân, có nhiều chống chỉ định. Vì vậy bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng sự chỉ dẫn và tư vấn của bác sĩ. Điều trị nấm móng bằng thuốc bôi Bệnh nhân nấm móng có thể dùng một trong các thuốc bôi sau: Ketoconazole (Nizoral), Clotrimazole (Canesten), Terbinafine, Ciclopirox Olamine, Amorolfin v.v... Cách bôi thuốc: Sau khi rửa và cạo sạch chỗ tổn thương móng, bôi thuốc lên bề mặt móng và quanh móng, mỗi ngày 2-3 lần, ban đêm nên dùng màng bọc nilon băng bịt tại chỗ để giữ thuốc qua đêm. Các phương pháp điều trị nấm móng khác Thuốc bôi và thuốc uống là 2 phương pháp điều trị nấm móng được sử dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên với một số trường hợp, có thể áp dụng các cách khác như: Thuốc sơn móng tay: Thuốc sơn móng chống nấm ciclopirox có thể được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân sử dụng hằng ngày. Sau khi vệ sinh sạch móng và vùng da xung quanh, sơn thuốc lên vị trí tổn thương mỗi ngày 1 lần. Sau 1 tuần, dùng cồn lau sạch móng và bắt đầu quét lớp sơn mới. Tuy nhiên, hiệu quả của thuốc này cần khoảng 1 năm mới có thể thấy rõ. Liệu pháp laser ánh sáng: Tiêu diệt nấm bằng cách sản sinh ra nhiệt tại mô bị nhiễm bệnh. Liệu trình điều trị từ 1 đến 3 lần, được cho là an toàn và không gây đau cho người bệnh. Một số loại laser như Nd YAG 1064 nm đã được FDA chấp nhận để điều trị nấm móng. Liệu pháp quang động học cũng được báo cáo thành công ở một vài ca. Sóng siêu âm và iontophoresis cũng được dùng để tăng sự thẩm thấu của thuốc kháng nấm. Điều trị nấm móng tại nhà Bên cạnh các phương thức điều trị, sử dụng thuốc như trên; bệnh nhân cũng cần tự ý thức để thay đổi lối sống, hạn chế những thói quen khiến tình trạng nấm móng ngày một xấu đi. Vệ sinh tay/chân và lau khô hàng ngày, đặc biệt là vùng kẽ ngón để giữ cho tay/chân luôn sạch sẽ và khô ráo. Nên cắt ngắn móng thường xuyên. Dụng cụ làm móng phải được vệ sinh bằng xà phòng và nước sạch, sau đó lau lại bằng cồn. Nếu đến tiệm để làm đẹp móng cần phải sử dụng dụng cụ làm móng riêng, bảo đảm dụng cụ phải được tiệt trùng sau mỗi lần sử dụng. Đi tất thấm hút mồ hôi tốt, thay tất càng sớm càng tốt khi bị ẩm do nước, mồ hôi chân. Tránh đi chân trần ở nơi công cộng vì nấm gây bệnh có thể có trên sàn nhà. Không đi giày quá lâu, thay giày khi bị ẩm và để khô ít nhất 24 giờ mới dùng lại. Giặt, vệ sinh và phơi khô giày dưới ánh nắng mặt trời hoặc tiệt khuẩn bằng tia UV hay ozone. Chọn giày vừa chân, chất liệu thoáng khí, sử dụng bột chống nấm rắc vào giày. Như vậy, trên đây là những cách điều trị nấm móng hiệu quả, phổ biến hiện nay mà bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng để nhanh chóng cải thiện tình trạng nấm móng
bookingcare-vn-blog-3849
Bệnh rụng tóc: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả Rụng tóc không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Tóc là một phần quan trọng của cơ thể, không chỉ có tác dụng bảo vệ da đầu khỏi tác động của thời tiết, môi trường bên ngoài mà còn góp phần tạo nên vẻ đẹp của con người. Tuy nhiên, rụng tóc là một vấn đề phổ biến, ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới ở mọi lứa tuổi. Cùng BookingCare tham khảo ý kiến bác sĩ Da liễu về bệnh rụng tóc cùng các triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị cụ thể. Triệu chứng của bệnh rụng tóc Rụng tóc là biểu hiện của bệnh lý khi tóc rụng nhiều hơn bình thường, rụng không mọc lại, rụng tạo thành các vùng hói. Người bị rụng tóc nhận thấy tóc không có dấu hiệu mọc lại khiến tóc ngày càng mỏng và ít đi. Những dấu hiệu cụ thể hơn của rụng tóc có thể kể đến như sau: Tóc dần dần mỏng đi trên đỉnh đầu: Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất. Ở nam giới, tóc thường bắt đầu rụng dần ở rìa trán. Còn ở phụ nữ thường bị rụng ở phần đỉnh đầu. Các mảng hói: Một số người bị rụng tóc thành từng mảng hói hình tròn hoặc loang lổ trên da đầu. Tóc rụng đột ngột: Tóc có thể rụng ra khi chải, gội đầu hoặc thậm chí sau khi vuốt, giật nhẹ. Rụng tóc đột ngột, hoàn toàn để lại dát hình tròn/ oval trên da đầu: triệu chứng này hay gặp ở những người rụng tóc từng mảng Da đầu có thể xuất hiện các mảng tróc vảy, bóng nước vỡ ra hoặc có mủ Nguyên nhân của bệnh rụng tóc Rụng tóc thường liên quan đến một hoặc nhiều yếu tố sau: Tiền sử gia đình (di truyền): Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây rụng tóc, đặc biệt là ở nam giới. Rụng tóc di truyền thường bắt đầu ở độ tuổi trung niên và có thể dẫn đến hói đầu. Thay đổi nội tiết tố và tình trạng bệnh lý: Nhiều tình trạng khác nhau có thể gây rụng tóc vĩnh viễn hoặc tạm thời, bao gồm thay đổi nội tiết tố do mang thai, sinh nở, mãn kinh và các vấn đề về tuyến giáp. Các bệnh lý da liễu như lupus ban đỏ, viêm nang lông decalvans, trứng cá sẹo lồi,... cũng có thể gây rụng tóc. Rụng tóc cũng có thể là biểu hiện của tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc điều trị ung thư, viêm khớp, trầm cảm, điều trị các vấn đề về tim mạch, bệnh gút và tăng huyết áp. Các vấn đề căng thẳng, stress về thể chất hoặc tinh thần có thể khiến tóc bị rụng. Chế độ ăn uống thiếu cân bằng: Thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu, chẳng hạn như sắt, kẽm, vitamin B12,... có thể dẫn đến rụng tóc. Chẩn đoán bệnh rụng tóc Có nhiều loại rụng tóc với triệu chứng và nguyên nhân khác nhau. Để tìm được nguyên nhân rụng tóc cần hỏi bệnh và thăm khám một cách hệ thống. Hỏi bệnh: diễn biến cấp/mạn tính, bẩm sinh/mắc phải, tiền sử gia đình, bệnh lý đang điều trị, thuốc đang sử dụng, tình trạng nội tiết, chế độ ăn uống sinh hoạt, Khám toàn trạng: nữ (dấu hiệu liên quan androgen: bất thường kinh nguyệt, béo phì, dấu hiệu nam tính), ảnh hưởng hormone tới nang lông tuyến bã (da dầu, trứng cá, rậm lông, rụng tóc) Khám tóc không xâm lấn: quan sát bằng mắt, khám bằng tay, đếm số lượng tóc rụng... Khám tóc bán xâm lấn: Trichogram (Test nhổ tóc) - Bệnh nhân không gội đầu trong 3 ngày. Kẹp 50 sợi tóc sát vào chân tóc bằng cái kẹp cao su và nhổ mạnh theo chiều tóc. Sau đó quan sát dưới kính hiển vi và đánh giá kết quả Kỹ thuật xâm lấn: sinh thiết bệnh phẩm - mẫu tóc được lấy ở vùng viêm, thường là viền mảng rụng tóc Xét nghiệm khác: soi tươi tìm nấm, công thức máu, định lượng sắt huyết thanh, ferritin, TSH, FT3, FT4, test nhanh giang mai, hormone, miễn dịch… để tìm ra nguyên nhân gây rụng tóc Hình ảnh bệnh rụng tóc - Ảnh: Canva Phương pháp điều trị bệnh rụng tóc Tùy thuộc vào nguyên nhân gây rụng tóc, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Đôi khi tình trạng rụng tóc khó xác định nguyên nhân, diễn ra dai dẳng nên đòi hỏi phải thử nghiệm nhiều phương pháp điều trị khác nhau trước khi tìm ra phương pháp hiệu quả. Nếu tóc rụng do các loại bệnh lý như bệnh về tuyến giáp, bệnh thiếu máu, bệnh buồng trứng đa nang, bệnh lupus ban đỏ… thì cần phải điều trị bệnh lý trước. Dưới đây là một số phương pháp điều trị rụng tóc phổ biến hiện nay: Thuốc: Một số loại thuốc, chẳng hạn như minoxidil, finasteride, có thể giúp ngăn ngừa rụng tóc và kích thích mọc tóc. Thủ thuật: Một số thủ thuật chẳng hạn như cấy tóc, tiêm steroid, liệu pháp laser, huyết tương giàu tiểu cầu,... có thể giúp cải thiện tình trạng rụng tóc. Liệu pháp không dùng thuốc: Một số liệu pháp chẳng hạn như massage da đầu, sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc tự nhiên, có thể giúp cải thiện tình trạng rụng tóc. Điều trị bệnh rụng tóc tại nhà Ngoài điều trị bằng thuốc, có thể sử dụng dầu gội đầu có chứa dưỡng chất giúp kích thích mọc tóc. Massage da đầu có thể giúp tăng cường lưu thông máu đến da đầu, từ đó giúp tóc mọc khỏe mạnh hơn. Một số sản phẩm chăm sóc tóc tự nhiên, chẳng hạn như dầu dừa, tinh dầu bưởi, cũng có tác dụng giúp kích thích mọc tóc. Bạn có thể sử dụng dầu dừa hoặc tinh dầu bưởi để thoa lên da đầu và ủ trong khoảng 30 phút trước khi gội đầu. Thành phần Progesterone trong thuốc tránh thai có thể gây rụng tóc. Nếu bạn đang dùng thuốc tránh thai và có kèm theo tình trạng rụng tóc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để chuyển sang những loại thuốc/ phương pháp khác phù hợp hơn. Sống chung với bệnh rụng tóc Bằng cách thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống, bạn có thể cải thiện tình trạng rụng tóc: Thay đổi chế độ ăn: Protein trong thức ăn là thành phần quan trọng để giúp tóc mọc chắc khỏe. Vitamin B12 và vitamin D cũng giúp da đầu khỏe mạnh và kích thích tóc mọc tốt hơn. Bạn cũng nên hạn chế ăn các thực phẩm có hại cho tóc, chẳng hạn như thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống có cồn,... Thói quen búi tóc khiến cho sợi tóc luôn trong tình trạng căng kéo, dễ bị gãy rụng hơn; vì vậy bạn nên lựa chọn những kiểu tóc thật sự phù hợp Tránh chải tóc quá mạnh làm tổn thương tóc và nang tóc Hạn chế làm tóc, nhuộm tóc, uốn tóc,... vì khi tiếp xúc với hóa chất và nhiệt độ, sợi tóc sẽ yếu đi và dễ gãy rụng hơn. Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, mệt mỏi. Tích cực rèn luyện thể chất thông qua các hoạt động như đi bộ, đạp xe, tập yoga… Như vậy, trên đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng rụng tóc, cũng như những biện pháp phòng tránh và điều trị. Để đối phó với bệnh rụng tóc, quan trọng nhất là phải thường xuyên chăm sóc tóc và da đầu của mình. Việc duy trì một chế độ ăn uống cân đối, giảm căng thẳng, tránh sử dụng các sản phẩm làm tóc chứa hóa chất có hại, và thực hiện các biện pháp bảo vệ tóc khỏi tác động môi trường như ánh nắng mặt trời và khói bụi là vô cùng cần thiết
bookingcare-vn-blog-3850
Những dấu hiệu nhận biết da bị sẩn ngứa Các triệu chứng của bệnh sẩn ngứa có thể khiến người bệnh dễ bị nhầm lẫn với các loại bệnh da liễu khác. Cùng tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết cụ thể của bệnh sẩn ngứa trong bài viết dưới đây. Sẩn ngứa là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến, không chỉ gây mất thẩm mĩ mà còn khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu vô cùng. Người bệnh cần xác định chính xác các triệu chứng của bệnh để có thể điều trị chính xác và hiệu quả nhất. Bệnh sẩn ngứa là gì? Sẩn ngứa là bệnh da liễu thường gặp, do phản ứng viêm xuất tiết xuất hiện ở vùng lớp trung bì nông với sự thâm nhiễm của tế bào lympho và bạch cầu đa nhân trung tính. Dấu hiệu nhận biết bệnh sẩn ngứa Sẩn ngứa là một phản ứng ở da, đặc trưng bởi các sẩn hoặc nốt nhỏ rời rạc kèm cảm giác ngứa dữ dội. Một vài tuýp sẩn ngứa ở người trung tuổi có diễn biến mạn tính, có thể kết hợp với một số bệnh lý mạn tính khác như suy thận, suy gan hoặc bệnh lý ác tính dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Biểu hiện lâm sàng Trên biểu hiện khám lâm sàng, có thể dễ dàng nhận ra các tổn thương của bệnh sẩn ngứa, bao gồm: Sẩn cục: trên da xuất hiện các nốt cứng, dày sừng, hình vòm hoặc dạng hạt cơm, thường có màu nâu sẫm với đường kính từ 1-2 cm, phân bố chủ yếu ở vùng da hở như tay chân, ít gặp ở thân mình. Mụn nước: xuất hiện trên sẩn phù, sẩn hoặc mảng đỏ, mụn nước có thể vỡ gây tiết dịch và đóng vảy tiết. Các sẩn phù dạng mày đay, sẩn huyết thanh. Các vết xước do cào, gãi kèm theo tổn thương rải rác tại các vùng da hở Biểu hiện theo thể bệnh và mức độ Sẩn ngứa thể cấp tính Tổn thương chủ yếu là sẩn phù và mày đay, trên vết thương có mụn nước, vỡ gây tiết dịch. Thể cấp tính hay gặp ở trẻ nhỏ vào mùa hè. Sẩn ngứa thế bán cấp Sẩn nổi cao, trên có mụn nước hoặc vảy tiết do chà xát kèm ngứa nhiều. Tổn thương xuất hiện ở các vị trí như mặt duỗi các chi hoặc thân mình. Bệnh thường tiến triển dai dẳng và có thể chuyển sang mạn tính. Sẩn ngứa thể mạn tính Sẩn ngứa mạn tính được chia thành 2 nhóm dưới đây: Sẩn ngứa mạn tính đa dạng: Người bệnh ngứa nhiều, chà xát, gãi hình thành các vết trợt, xước trên bề mặt mảng lichen hóa. Vị trí tổn thương hay gặp ở thân mình và chân ở người lớn tuổi. Bệnh dễ tái phát và tiến triển dai dẳng. Sẩn cục: Người bệnh ngứa nhiều, chà xát, gãi tạo các vết trợt, vảy tiết đen trên bề mặtsẩn. Gặp ở trẻ nhỏ hoặc phụ nữ lớn tuổi. Vị trí tổn thương thường gặp ở các chi. Tổn thương tiến triển dai dẳng, có thể kéo dài hàng năm. Sẩn ngứa ở phụ nữ mang thai Các vết thương thường xuất hiện ở thời kỳ muộn của quá trình mang thai. Vị trí hay gặp là vùng quanh rốn. Khả năng cao xuất hiện lại ở các lần mang thai tiếp theo. Sẩn ngứa nếu không được điều trị kịp thời rất dễ gây ra sẹo thâm gây mất thẩm mỹ cho người bệnh. Ngay khi nhận thấy trên da xuất hiện những triệu chứng bất thường, người bệnh nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị chính xác
bookingcare-vn-blog-3851
Nguyên nhân gây bệnh sẩn ngứa da là gì? Sẩn ngứa da là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến. Bệnh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây. Nguyên nhân nào gây bệnh sẩn ngứa là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trên thực tế, tình trạng da bị sẩn ngứa có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong một số trường hợp, các bác sĩ cũng không xác định được nguyên nhân chính xác. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây bệnh sẩn ngứa Các loại côn trùng cắn, ví dụ như: muỗi, bọ chét, rệp,... Kích thích về cơ học, vật lý, ánh sáng, dị ứng thức ăn, hóa chất gây giải phóng histamin... Sẩn ngứa trên các bệnh lý nền như: Bệnh nội tiết đái tháo đường, bệnh tuyến giáp, bệnh tuyến cận giáp, viêm gan, xơ gan, tắc mật; suy thận mạn tính; thiếu máu, thiếu máu thiếu sắt, người bệnh HIV,... Người thường xuyên tiếp xúc công việc ở môi trường nóng, khô hanh, hóa chất,... khiến da bị kích ứng và nổi nốt, sẩn ngứa. Do cơ địa kết hợp ăn đồ cay nóng cũng dẫn đến tình trạng sẩn ngứa da. Các biểu hiện thường gặp của bệnh sẩn ngứa Một số biểu hiện của bệnh có thể gây nhầm lẫn với một số loại bệnh da liễu khác. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp: Trên da xuất hiện các sẩn phù dạng mày đay, sẩn huyết thanh kèm theo cảm giác ngứa dữ dội, có thể ngứa bất kỳ lúc nào trong ngày nhưng thường ngứa nhiều hơn về buổi tối. Mụn nước nhỏ xuất hiện trên sẩn phù, sẩn hoặc mảng đỏ, mụn nước có thể vỡ gây tiết dịch và đóng vảy tiết. Trường hợp người bệnh cào gãi nhiều có thể thấy các mụn mủ và vảy tiết dày do hiện tượng bội nhiễm vi khuẩn Các sẩn cục là tổn thương màu nâu hoặc xám có kích thước từ 1 - 2cm. Sau khi hết sẩn có thể để lại dát thâm Các vết xước trên da do bệnh nhân cào gãi rải rác vùng sẩn ở thân mình nhưng chủ yếu ở các vùng da hở. Phòng ngừa bệnh sẩn ngứa da Bệnh sẩn ngứa có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, mỗi người cần lưu ý những yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Dưới đây là một số lưu ý giúp phòng ngừa bệnh sẩn ngứa da: Cần cẩn trọng khi sử dụng các loại thực phẩm mà cơ thể bị dị ứng trong đó hay gặp là: Cá biển, tôm, cua, sò, ốc, đậu phộng (lạc), quả óc chó, trứng. Đối với các loại da khô, cần sử dụng chất giữ ẩm thường xuyên, hạn chế tối đa chà xát lên các vị trí tổn thương trên da. Hạn chế sử dụng các sữa tắm chứa xà phòng có thể gây khô da nhiều hơn Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời đặc biệt từ 11h trưa đến 14h chiều, cần mặc quần áo chống nắng trong trường hợp bạn được chẩn đoán tình trạng sẩn ngứa do ánh sáng. Bạn nên sử dụng các loại kem chống nắng chống cả tia UVA và UVB Nên dọn dẹp nhà cửa, phòng sạch sẽ, thoáng mát và sử dụng thêm các loại thuốc diệt côn trùng, mắc màn khi đi ngủ để tránh bị côn trùng đốt gây ra tình trạng sẩn ngứa trên da Sử dụng các thuốc phun diệt côn trùng hoặc điều trị cho thú cưng của bạn trong trường hợp chúng bị ký sinh trùng như: bọ chét, giận, bọ chó mèo… Bệnh sẩn ngứa không chỉ khiến người bệnh ngứa ngáy khó chịu mà còn khiến da bị tổn thương nặng nề, gây mắt thẩm mỹ, thậm chí là sẹo vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách
bookingcare-vn-blog-3852
Các phương pháp điều trị bệnh sẩn ngứa da Bệnh sẩn ngứa da điều trị bằng cách nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây. Sẩn ngứa là bệnh lý da liễu thường gặp, xuất hiện do phản ứng viêm xuất tiết ở vùng lớp trung bì nông với sự thâm nhiễm của tế bào lympho và bạch cầu đa nhân trung tính. Hiện nay, có nhiều loại thuốc tại chỗ hoặc toàn thân có thể được chỉ định trong bệnh sẩn ngứa, tùy theo mức độ của bệnh mà người bệnh có thể được chỉ định sử dụng một hoặc kết hợp nhiều loại khác nhau. Nguyên tắc điều trị bệnh sẩn ngứa Tìm và loại bỏ nguyên nhân gây sẩn ngứa Điều trị triệu chứng: kiểm soát cảm giác ngứa bằng cách không cào, gãi làm vết thương nghiêm trọng. Làm giảm/sạch tổn thương tại da. Giữ vết thương và các vùng da xung quanh luôn sạch sẽ, thoáng khí. Điều trị bệnh sẩn ngứa Điều trị tại chỗ Kem dưỡng ẩm: giúp làm mềm và làm phẳng các tổn thương sẩn, mảng ngứa và hỗ trợ giảm ngứa. Thuốc giảm ngứa tại chỗ như menthol, phenol, pramoxine hoặc capsaicin. Đây là các loại thuốc có sẵn mà không cần bác sĩ kê toa. Thuốc giảm viêm tại chỗ như: Corticosteroid, pimecrolimus, tacrolimus hoặc calcipotriol. Các thuốc này cần có sự kê toa và hướng dẫn sử dụng từ bác sĩ. Người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc từ bác sĩ. Băng y tế phủ corticosteroid: Dùng băng này che các tổn thương sẩn ngứa, có thể giúp da bạn hấp thụ nhiều thuốc hơn và tạo một lớp bảo vệ, tránh việc gãi trực tiếp lên tổn thương da. Các liệu pháp can thiệp tại chỗ khi các thuốc bôi không hiệu quả, bao gồm áp lạnh, tiêm corticoid tại tổn thương, liệu pháp ánh sáng… Điều trị toàn thân Thuốc kháng Histamin H1 như: Fexofenadin, Bilastin, Desloratadin… Thuốc ức chế miễn dịch với các trường hợp sẩn ngứa dai dẳng, mức độ nặng như: methotrexate, ciclosporin, azathioprine Thuốc tác động lên thần kinh trung ương như gabapentin, pregabalin, amitryptilin… Liệu pháp ánh sáng như: UVB và PUVA cũng có thể được sử dụng trong quá trình điều trị bệnh. Có thể dùng thêm một số lá thuốc nam có tính thanh nhiệt, giải độc, chống dị ứng như ké đầu ngựa, kim ngân hoa, râu ngô… trong trường hợp mạn tính. Điều trị bệnh cần được khám và tư vấn kỹ bởi bác sĩ chuyên khoa. Chính vì vậy, người bệnh không được tự ý mua và sử dụng các thuốc khi chưa có sự chẩn đoán và kê đơn của bác sĩ. Các biện pháp phòng ngừa bệnh sẩn ngứa Người bệnh cần lưu ý và cẩn thận khi sử dụng các loại thực phẩm mà cơ thể có khả năng bị dị ứng ví dụ như: Cá biển, tôm, cua, sò, ốc, đậu phộng (lạc), quả óc chó, trứng. Đối với các loại da khô người bệnh cần sử dụng chất giữ ẩm thường xuyên, hạn chế tối đa chà xát lên các vị trí tổn thương trên da. Không sử dụng các sữa tắm chứa xà phòng có thể gây khô da nhiều hơn Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời đặc biệt từ 11h trưa đến 14h chiều, cần mặc quần áo chống nắng trong trường hợp người bệnh được chẩn đoán tình trạng sẩn ngứa do ánh sáng. Khi đi ra ngoài, nên sử dụng các loại kem chống nắng chống cả tia UVA và UVB Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, phòng ốc sạch sẽ, thoáng mát và sử dụng thêm các loại thuốc diệt côn trùng, mắc màn khi đi ngủ để tránh bị côn trùng đốt gây ra tình trạng sẩn ngứa trên da. Sử dụng các thuốc phun diệt côn trùng hoặc điều trị cho thú cưng của trong trường hợp chúng bị ký sinh trùng như: bọ chét, giận, bọ chó mèo… Bệnh sẩn ngứa tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời và chính xác, bệnh có thể chuyển biến nặng hơn và có thể để lại sẹo xấu gây mất thẩm mỹ. Khi thấy trên da xuất hiện những dấu hiệu bất thường, người bệnh nên thăm khám với các bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả nhất
bookingcare-vn-blog-3853
Đọc ngay: Dấu hiệu bệnh rụng tóc Để phát hiện sớm bệnh rụng tóc và có biện pháp điều trị kịp thời, bạn cần nắm rõ các biểu hiện của bệnh. Hãy cùng tìm hiểu dấu hiệu bệnh rụng tóc ngay trong bài viết dưới đây. Rụng tóc là một vấn đề phổ biến mà rất nhiều người gặp phải. Việc nhận biết dấu hiệu của bệnh rụng tóc là rất quan trọng để kịp thời tìm ra cách điều trị và ngăn chặn tình trạng này trước khi nó trở nên nghiêm trọng hơn. Dấu hiệu bệnh rụng tóc là gì? Dấu hiệu rụng tóc xuất hiện dưới nhiều hình thức. Bạn có thể tự nhận thấy các biểu hiện sau: Số lượng tóc rụng nhiều: Bình thường, mỗi người sẽ rụng khoảng 50-100 sợi tóc mỗi ngày. Nếu bạn thấy số lượng tóc rụng nhiều hơn bình thường, chẳng hạn như trên gối, trong bồn tắm, trên lược,... thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh rụng tóc. Tóc thưa dần: Khi bị rụng tóc, tóc sẽ thưa dần, đặc biệt là ở vùng đỉnh đầu, vùng trán và hai bên thái dương. Tóc kém phát triển: Tóc mọc chậm, mọc yếu, dễ gãy rụng. Khi bạn chải tóc nhẹ hoặc chỉ vuốt tay cũng thấy tóc rụng. Tóc rụng nhưng không có dấu hiệu mọc trở lại Xuất hiện hói: Nếu tình trạng rụng tóc nghiêm trọng, bạn có thể bị hói ở một số vùng trên da đầu. Tóc khô, xơ rối: Tóc khô, xơ rối có thể là dấu hiệu của thiếu hụt dinh dưỡng, chẳng hạn như thiếu protein, vitamin, khoáng chất,... Những tình trạng này cũng có thể gây rụng tóc. Trên đây là những dấu hiệu phổ biến của bệnh rụng tóc , tuy nhiên trong một số trường hợp, bạn đọc còn có thể gặp các dấu hiệu khác như sau: Một số người sẽ có cảm giác da đầu bị ngứa hoặc đau trước khi bị rụng lông, tóc. Các mảng da vùng rụng tóc có vảy, có thể có vết loét hoặc mụn nước, chảy dịch chảy mủ. Điều này có khả năng cao bạn đang bị rụng tóc do nấm da đầu. Xuất hiện các thương tổn vảy nến trên da đầu. Hầu hết những người mắc bệnh vẩy nến đều có khả năng biểu hiện trên cả vùng da đầu và điều này có thể gây rụng tóc tạm thời. Nếu bệnh nhân bị rụng tóc thể mảng thì sẽ có những biểu hiện đặc trưng, dễ nhận biết hơn như tóc rụng nhanh, rụng hoàn toàn để lại một hoặc nhiều dát hình tròn hoặc oval ở da đầu không có tóc, đôi khi có thể thấy xuất hiện ở vùng râu, lông mày, lông mi Những dấu hiệu của bệnh rụng tóc thường diễn ra âm thầm, nhiều bệnh nhân không kịp nhận biết cho đến khi xuất hiện những vùng da bị hói. Để phòng tránh và ngăn ngừa bệnh rụng tóc, bạn đọc có thể áp dụng những biện pháp đơn giản dưới đây: Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho tóc, từ đó giúp tóc khỏe mạnh và ít bị rụng hơn. Ngủ đủ giấc giúp cơ thể sản sinh hormone melatonin, một hormone có tác dụng kích thích mọc tóc. Căng thẳng có thể gây rụng tóc. Hãy tìm cách giải tỏa căng thẳng, chẳng hạn như tập thể dục, yoga, thiền,... Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc tóc phù hợp với loại tóc và tình trạng rụng tóc của bạn. Tránh uốn tóc, nhuộm tóc, duỗi tóc,... thường xuyên. Hóa chất và nhiệt độ cao có thể làm tổn thương tóc và nang tóc, từ đó khiến tóc hư tổn, dễ gãy rụng. Như vậy, với những thông tin trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ về các dấu hiệu của bệnh và có biện pháp phòng ngừa cũng như điều trị rụng tóc hiệu quả
bookingcare-vn-blog-3854
Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết của bệnh vảy phấn hồng Bệnh vảy phấn hồng là gì? Cách nhận biết các đặc điểm của bệnh ra sao? Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây. Vảy phấn hồng là một trong những bệnh lý da liễu thường gặp. Các triệu chứng của bệnh có một vài điểm khá tương đồng với một số bệnh da liễu khác khiến nhiều người nhầm lẫn và gặp khó khăn trong quá trình điều trị. Bệnh vảy phấn hồng là gì? Bệnh vảy phấn hồng là tình trạng phát ban thường bắt đầu bằng một đốm hình bầu dục trên mặt, ngực, bụng hoặc lưng. Phát ban tồn tại trong vài tuần và lành mà không để lại sẹo. Thuốc bôi có thể làm giảm ngứa và đẩy nhanh quá trình biến mất của phát ban. Tuy nhiên, bệnh có thể tự khỏi mà cần điều trị nhưng thời gian phát ban có thể kéo dài rất lâu. Bệnh không lây nhiễm và hiếm khi tái phát. Đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh cụ thể nhưng có một số ý kiến chuyên gia cho rằng, vảy phấn hồng là do một loại virus gây ra, đặc biệt là do một số chủng vi-rút herpes. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em và người trưởng thành trong độ tuổi từ 10 - 35 tuổi. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi khác nhau. Dấu hiệu nhận biết bệnh vảy phấn hồng Các dấu hiệu vảy nến phấn hồng có thể nhận biết thông qua các triệu chứng ngoài da và cơ thể. Thông thường, bệnh vảy phấn hồng thường bắt đầu bằng một mảng hình bầu dục, hơi nhô lên, có vảy - được gọi là mảng báo trước - trên mặt, lưng, ngực hoặc bụng. Tuy nhiên cũng giống như nhiều bệnh viêm da khác, vảy phấn hồng dễ nhầm lẫn. Các dấu hiệu bệnh của vảy nến hồng khá giống các bệnh như nấm da, viêm da dầu, giang mai giai đoạn 2, mày đay, vảy nến thể giọt... Khi chưa xác định được chính xác bệnh, người bệnh nên đi khám rồi mới sử dụng các phương pháp điều trị. Các triệu chứng thường gặp ở bệnh vảy phấn hồng Bệnh vảy phấn hồng thường bắt đầu bằng một mảng duy nhất trên lưng hoặc thân mình. Mảng này có tên gọi là "mảng báo trước". Nó thường có hình bầu dục và đường kính khoảng 2 đến 10 cm. Bề mặt của mảng báo trước có thể hơi nhô lên, kết cấu thô ráp khác hẳn với da bình thường. Đôi khi, người bệnh có thể xuất hiện cảm giác đau đầu, sốt, đau họng kèm theo. Một vài ngày đến vài tuần sau khi mảng báo trước xuất hiện, người bệnh có thể nhận thấy những vết sưng nhỏ hơn hoặc những đốm có vảy xuất hiện trên mặt, lưng, ngực hoặc bụng. Phát ban có thể gây ngứa hoặc rất ngứa đặc biệt là khi người bệnh tập thể dục hoặc ở trong môi trường nhiệt độ cao. Nếu người bệnh có làn da sẫm màu, vết phát ban sẽ có màu từ tím sẫm đến nâu, trong khi nếu làn da của người bệnh sáng màu thì vết phát ban sẽ có màu hồng. Bệnh vảy phấn hồng có thể không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng người bệnh không nên chủ quan khi da gặp phải căn bệnh này. Người bệnh nên đi khám và điều trị sớm để được chẩn đoán chính xác, tránh nhầm lẫn với các loại bệnh da liễu khác
bookingcare-vn-blog-3855
Nguyên nhân gây bệnh vảy phấn hồng và những điều cần biết Bệnh vảy phấn hồng xuất phát từ nguyên nhân nào? Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây. Vảy phấn hồng là bệnh lý ngoài da, thường gặp ở trẻ em và người trưởng thành dưới 35 tuổi. Mặc dù lành tính, nhưng bệnh gây ngứa ngáy khó chịu và có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Nguyên nhân gây bệnh vảy phấn hồng là gì? Cho đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh vảy phấn hồng. Một số ý kiến cho rắng bệnh vảy phấn hồng có thể được kích hoạt do nhiễm vi-rút, đặc biệt là do một số chủng vi-rút herpes. Nhưng nó không liên quan đến virus herpes gây mụn rộp. Bệnh vảy phấn hồng không lây nhiễm. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy phấn hồng. Dưới đây là một số yếu tố thuận lợi: Do nhiễm trùng: Vảy phấn hồng được cho là một dạng phát ban do virus, như human herpes virus, (type 6,7), parvo virus. Nhiều nghiên cứu cho thấy vảy phấn hồng có liên quan đến nhiễm trùng hô hấp trên. Tỷ lệ mắc bệnh cũng cao hơn ở những người suy giảm miễn dịch. Bệnh vảy phấn hồng cũng có liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn. Các vi khuẩn chlamydia pneumoniae, legionella pneumophila, mycoplasma pneumoniae cũng được xem là tác nhân liên quan đến yếu tố nguy cơ gia tăng mắc bệnh. Do thuốc: Một số loại thuốc có khả năng gây phát ban giống vảy phấn hồng như captopril, bismuth, barbiturates… Yếu tố nguy cơ khác: Người mắc bệnh viêm da tiết bã, mụn trứng cá, tiếp xúc với vải mới (quần áo…) là yếu tố thuận lợi gây ra bệnh vảy phấn hồng. Những thông tin khác cần biết về bệnh vảy phấn hồng Bệnh vảy phấn hồng là tình trạng phát ban thường bắt đầu bằng một đốm hình bầu dục trên mặt, ngực, bụng hoặc lưng. Đây được gọi là miếng vá báo trước và có thể có chiều ngang lên tới 4 -10 cm. Sau đó, người bệnh có thể xuất hiện những đốm nhỏ hơn lan rộng ra từ giữa cơ thể theo hình dạng trông giống như cành thông rủ xuống. Phát ban có thể gây ngứa ngáy, khó chịu. Bệnh vảy phấn hồng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở độ tuổi từ 10 đến 35. Bệnh có xu hướng tự khỏi trong vòng 10 tuần. Điều trị có thể giúp làm giảm các triệu chứng. Phát ban tồn tại trong vài tuần và lành mà không để lại sẹo. Thuốc bôi có thể làm giảm ngứa và đẩy nhanh quá trình biến mất của phát ban. Tuy nhiên, bệnh vảy phấn hồng thường có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, quá trình tự hồi phục tốn rất nhiều thời gian. Bệnh không lây nhiễm và hiếm khi tái phát. Bệnh vảy phấn hồng tuy có thể tự khỏi và không gây nguy hiểm nhưng người bệnh không nên chủ quan bởi một số triệu chứng của các bệnh da liễu khác cũng có nhiều điểm tương đồng với vảy phấn hồng. Người bệnh nên đi khám trực tiếp để được chẩn đoán và điều trị chính xác
bookingcare-vn-blog-3856
Bệnh vảy phấn hồng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Bệnh vảy phấn hồng là gì? Có nguy hiểm tới tính mạng hay không? Bệnh có những dấu hiệu như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần biết về bệnh vảy phấn hồng. Khi bị chẩn đoán mắc bệnh vảy phấn hồng, nhiều người tỏ ra hoang mang, lo lắng vì không biết căn bệnh da liễu này có lây nhiễm hoặc gây ảnh hưởng xấu gì tới sức khỏe hay không. Cùng tìm hiểu những thông tin cụ thể trong các phần dưới đây. Bệnh vảy phấn hồng là gì? Vẩy phấn hồng là một bệnh lý da liễu phổ biến. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi nhưng đối tượng chủ yếu nằm trong khoảng từ 10 đến 35 tuổi. Khi bệnh khởi phát, triệu chứng thường gặp đó là xuất hiện một đốm phát ban hình bầu dục ở mặt, ngực, bụng hoặc lưng. Đốm phát ban này còn được gọi là "mảng báo trước". Kích thước có thể từ 1 - 10cm kèm theo biểu hiện ngứa. Sau một thời gian các đốm phát ban xuất hiện nhiều hơn với kích thước nhỏ hơn nốt ban đầu mọc rải rác theo hình cành thông rủ xuống. Bệnh không lây nhiễm và có thể tự khỏi. Nguyên nhân gây bệnh vảy phấn hồng Nguyên nhân chính xác gây bệnh vảy phấn hồng vẫn chưa rõ ràng. Các nhà nghiên cứu cho rằng bệnh vảy phấn hồng có thể được kích hoạt do nhiễm vi-rút, đặc biệt là do một số chủng vi-rút herpes. Dưới đây là một số yếu tố được cho là làm tăng khả năng mắc bệnh vảy phấn hồng: Nhiễm trùng: Vảy phấn hồng được cho là một dạng phát ban do virus, như human herpes virus, (type 6,7), parvo virus. Nhiều nghiên cứu cho thấy vảy phấn hồng có liên quan đến nhiễm trùng hô hấp trên. Tỷ lệ mắc bệnh cũng cao hơn ở những người suy giảm miễn dịch. Bệnh vảy phấn hồng cũng có liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn. Các vi khuẩn chlamydia pneumoniae, legionella pneumophila, mycoplasma pneumoniae cũng được xem là tác nhân liên quan đến yếu tố nguy cơ gia tăng mắc bệnh. Do một vài loại thuốc: Một số loại thuốc có khả năng gây phát ban giống vảy phấn hồng như captopril, bismuth, barbiturates… Các yếu tố nguy cơ khác: Người mắc bệnh viêm da tiết bã, mụn trứng cá, tiếp xúc với vải mới (quần áo…) cũng là yếu tố thuận lợi gây ra bệnh vảy phấn hồng. Xét nghiệm chẩn đoán bệnh vảy phấn hồng Chẩn đoán bệnh vảy phấn hồng chủ yếu dựa vào khám lâm sàng. Khi thấy trên da xuất hiện những triệu chứng bất thường, người bệnh nên thăm khám trực tiếp với các bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị chính xác. Dưới đây là những hình thức chẩn đoán bệnh vảy phấn hồng: Chẩn đoán lâm sàng Dựa vào tổn thương da: Vết phát ban có hình tròn hoặc bầu dục như hình huy hiệu. Giới hạn rõ ràng, kích thước khoảng từ 2 - 10cm. Bờ xung quanh có màu hồng tươi, giữa nhạt màu hơn và hơi nhăn nheo, giữa hai vùng được cách biệt bằng lớp vảy da dính vào da ở phía ngoài. Thương tổn có xu hướng lan ra xung quanh. Vị trí vết thương thường gặp ở thân mình, cổ, hoặc phần gốc chi. Hình thức phân bổ vết phát ban: Các sẩn màu hồng hơi nổi cao lên mặt da. Thương tổn sắp xếp theo nếp căng da và tạo nên hình ảnh giống cây thông. Chẩn đoán cận lâm sàng Các bác sĩ có thể chỉ định lấy mẫu xét nghiệm để tìm nấm âm tính và đưa ra kết luận chính xác. Các triệu chứng thường gặp ở bệnh vảy phấn hồng Khi mới khởi phát, người bệnh có thể thấy mệt mỏi, chán ăn, sốt… Sau đó xuất hiện tình trạng tổn thương da (khoảng 80% trường hợp) với các mảng da (gọi là mảng báo trước) màu hồng, có vẩy, hình tròn hoặc bầu dục, giới hạn rõ, đường kính từ 2-10 cm. Sau đó các vết phát ban xuất hiện nhiều hơn và lan ra toàn thân . Tình trạng này có thể xảy ra từ vài giờ đến 2 tháng sau khi xuất hiện mảng báo trước. Các phát ban nhỏ, nhiều, hình dạng giống mảng báo trước, tập trung theo đường cong trên da, tạo hình ảnh cây thông hoặc sang thương da có thể là các sẩn đỏ, không vảy. Tổn thương thường bắt đầu ở vùng ngực, bụng hoặc lưng và sau đó lan rộng lên cổ, cánh tay và đùi. Ngứa có thể xảy ra ở 75% trường hợp, trong đó khoảng 25% thấy ngứa rất nhiều. Khoảng 20% bênh nhân mắc vảy phấn hồng không có biểu hiện như trên, được gọi dạng không điển hình. Các dạng này có thể là những thay đổi về hình thái sang thương hay thay đổi vị trí sang thương: Nốt sẩn, mụn nước, mảng mề đay, ban xuất huyết, hình tổn thương giống hồng ban đa dạng… Biện pháp điều trị bệnh vảy phấn hồng Khoa học đã chứng minh, bệnh vảy phấn hồng hoàn toàn có khả năng tự hồi phục mà không cần dùng thuốc điều trị. Tuy nhiên, thời gian tự chữa có thể kéo dài lên tới vài tháng kèm theo ngứa ngáy, mất thẩm mỹ và nhiều bất tiện trong cuộc sống. Điều trị bệnh nhanh chóng giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi mà không để lại bất kì vết tích tổn thương nào trên da. Người bệnh sử dụng bất kì loại thuốc nào đều cần có sự tư vấn và xem xét của bác sĩ trước đó. Dưới đây là phương pháp điều trị cụ thể: Bôi kem corticosteroid loại trung bình hoặc loại nhẹ: kem hydrocortison,desonid, betamethason. Kem làm dịu da, mềm da, kem dưỡng ấm,... Kháng histamin đường uống. Trường hợp nhiều thương tổn hoặc không đáp ứng với thuốc bôi đơn thuần, cần kết hợp điều trị tại chỗ với các biện pháp sau: Erythromycin: Người lớn: liều 1-2g/ngày x 14 ngày. Trẻ em: 25-40 mg/kg/ngày. Acyclovir: 800 mg x 4 lần/ngày trong thời gian 1 tuần. Chiếu tia UVB dải hẹp (bước sóng 311nm): Chiếu 5ngày/tuần x 1-2 tuần. Corticoid đường uống: Được chỉ định với thể nặng, tổn thương lan tỏa, có triệu chứng toàn thân. Liều 15-20mg/ngày. Tuy nhiên, mỗi người bệnh lại có những đặc điểm riêng, và các bác sĩ chuyên khoa da liễu sẽ là người quyết định phác đồ điều trị của thể cho từng người bệnh. Biến chứng của bệnh vảy phấn hồng Trong hầu hết các trường hợp, bệnh vảy phấn hồng vô hại và không quay trở lại sau khi khỏi bệnh. Nếu trường hợp bệnh kéo dài hơn 3 tháng, hãy kiểm tra với bác sĩ. Người bệnh có thể có thể đang mắc căn bệnh da liễu khác hoặc đang phản ứng với thuốc. Phụ nữ mang thai nằm trong nhóm có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng do tình trạng này. Nếu người bệnh đang mang thai và mắc bệnh vảy phấn hồng, hãy đến gặp bác sĩ sản/phụ khoa ngay lập tức. Trong một nghiên cứu nhỏ, phần lớn phụ nữ bị phát ban trong 15 tuần đầu của thai kỳ đều bị sảy thai. Trên thực tế, triệu chứng của bệnh vảy phấn hồng có các vết phát ban khá giống với một số căn bệnh da liễu nghiêm trọng khác như: nấm da, vảy nến. Ngay khi trên da xuất hiện dấu hiệu bất thường, người bệnh nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời
bookingcare-vn-blog-3857
Nguyên nhân gây sạm da và cách phòng ngừa sạm da hiệu quả Nguyên nhân gây sạm da là vấn đề được nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây. Sạm da không chỉ gây mất thẩm mỹ mà đây còn có thể là biểu hiệu của việc cơ thể đang gặp phải một vấn đề nào đó. Da mặt bị sạm đen là bệnh gì hay chỉ là một hiện tượng sinh lý bình thường? Có thể ngăn chặn bằng cách nào? Là những câu hỏi được nhiều người quan tâm đặc biệt là các chị em phụ nữ. Nguyên nhân gây sạm da là gì? Da mặt bị sạm đen có thể là một dấu hiệu cảnh báo bất thường của cơ thể, liên quan đến việc tăng lượng sắc tố melanin. Phần da tăng sắc tố có thể có màu nâu, xám nâu hoặc xanh đen, sẫm màu hơn hẳn so với các phần da còn lại. Tình trạng da mặt sạm đen có thể gặp ở cả nam và nữ, ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp phổ biến nhất ở phụ nữ sau sinh và phụ nữ mãn kinh. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sạm da: Ánh nắng mặt trời Tia UV trong ánh nắng là nguyên nhân hàng đầu gây ra rối loạn sắc tố melanin, khiến cho da bị sạm nám. Do đó, nếu bạn đang muốn biết da bị sạm đen là do đâu hãy xem xem mình có thói quen bôi kem chống nắng hay không. Ánh sáng xanh Tương tự như tia UV, nguồn sáng xanh từ các thiết bị điện tử gồm điện thoại, máy tính,... sẽ phá huỷ làn da của chúng ta. Ánh sáng xanh khiến cho làn da dễ bị hấp thụ bụi bẩn trong không khí hơn. Lúc này, da không chỉ bị đen sạm đi mà còn dễ nổi mụn. Nguồn sáng xanh ảnh hưởng đến da nhiều hơn nếu như bạn không có thói quen chống nắng. Chăm sóc da không cẩn thận Lười tẩy trang hoặc không tẩy tế bào chết là lý do hàng đầu khiến da bị sạm đi nhanh chóng. Lúc này, lỗ chân lông ở phần da mặt dễ bị bít tắc, nổi mụn và sạm đen thiếu sức sống. Một số loại thuốc Kháng sinh tetracycline, thuốc kháng sốt rét, kháng ung thư Bleomycin, busulfan,...cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng da mặt sạm đen. Ngoài ra, một số loại thuốc hóa trị cũng có thể gây tăng sắc tố do tác dụng phụ. Cơ thể thiếu chất Thiếu dinh dưỡng thường liên quan đến chế độ ăn uống không khoa học. Nếu hỏi da sạm đen là bệnh gì thì đó chính là việc cơ thể bị thiếu hụt các loại vitamin A, B12, PP trong một thời gian dài mà không được bù đắp đúng cách. Rối loạn chuyển hóa Rối loạn chuyển hóa thường gặp ở phụ nữ sau sinh với dấu hiệu rối loạn chuyển hoá sắt khiến cho da bị đen sạm. Hoặc các vấn đề sức khỏe liên quan đến gan, thận hoặc béo phì. Dùng thuốc tránh thai cũng có thể làm tăng sắc tố da vì họ có thể trải qua quá trình thay đổi nội tiết tố tương tự như trong thời kỳ mang thai. Yếu tố di truyền Da mặt bị sạm đen có thể do nguyên nhân di truyền trong gia đình, di truyền từ bố hoặc mẹ. Làn da sạm đen có thể bẩm sinh hoặc biểu hiện rõ hơn ở độ tuổi dậy thì. Một số trường hợp có da mặt bị đen sạm là do mắc các bệnh từ khi sinh ra. Các bệnh bẩm sinh bao gồm Leopard, Peutz-Jeghers, tàn nhang, tăng sắc tố Kitamura,… Cơ thể bị mất nước Làn da không được cấp ẩm đầy đủ trong thời gian dài dẫn đến tình trạng mất nước, khô rát thiếu sức sống. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng da đen sạm. Da bị lão hóa Các yếu tố bên ngoài và cả bên trong cơ thể, đặc biệt là tuổi tác và nội tiết tố sẽ khiến lượng collagen trong cơ thể giảm, khiến da mất độ đàn hồi, chảy xệ và đen sạm. Chế độ sinh hoạt không lành mạnh Thường xuyên bị căng thẳng quá mức, thiếu ngủ, ngủ muộn, thức đêm,… kích thích quá trình sản sinh sắc tố melanin khiến da bị sạm đi trông thấy. Biện pháp phòng ngừa sạm da hiệu quả Như đã nêu ở phần trên, sạm da rất có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Trước hết, người bệnh nên đi khám tổng thể để xem bản thân có đang gặp vấn đề nào không rồi mới tính đến việc điều trị bệnh. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng giúp ngăn ngừa sạm da hiệu quả: Bôi kem chống nắng mỗi ngày đặc biệt là khi ra ngoài trời nắng hoặc làm việc nhiều với điện thoại, máy tính Uống ít nhất 2 Lít nước mỗi ngày Ngủ đủ giấc, không thức đêm hoặc ngủ sau 23 giờ Xây dựng chế độ ăn uống và thói quen sống lành mạnh Hạn chế sử dụng điện thoại vào buổi tối đặc biệt là trước khi đi ngủ vì hành động này gây ra nhiều ảnh hưởng như: hại da, hại mắt, mất ngủ,... Sạm da tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng đây vẫn là một trong số những tình trạng da liễu được nhiều người quan tâm. Sạm da không chỉ gây mất thẩm mỹ mà đồng thời còn khiến người bệnh có cảm giác thiếu tự tin hơn rất nhiều. Mỗi người nên có nhận thức tốt và bảo vệ làn da của mình từ ngay bây giờ
bookingcare-vn-blog-3858
Nhọt: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị Nhọt là bệnh lý da liễu thường gặp và đa phần không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nhọt có thể gây đau và những bất tiện trong cuộc sống hằng ngày. Cùng BookingCare tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. Nhọt là tình trạng viêm cấp tính tại nang lông và tổ chức xung quanh nang lông. Bệnh thường gặp về mùa hè và gặp ở nam nhiều hơn nữ. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, tuy nhiên, bệnh thường gặp hơn ở trẻ em. Dấu hiệu của nhọt Nhọt có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên da của bạn, nhưng xuất hiện chủ yếu ở mặt, sau gáy, nách, đùi và mông - những vùng có nhiều lông mà bạn dễ đổ mồ hôi hoặc bị ma sát nhất, vị trí tuyến dầu hoạt động mạnh. Nhọt còn có thể hình thành ngay mí mắt, gọi là mụt lẹo hoặc nhọt có thể mọc thành nhóm gọi là bệnh hậu bối. Các dấu hiệu và triệu chứng của nhọt thường bao gồm: Một vết sưng đỏ, đau, bắt đầu nhỏ và có thể to cứng dần lên có thể hơn 2cm. Sau 4 - 7 ngày dịch mủ sẽ hình thành dưới da. Bắt đầu ngay tại vị trí nang lồng và lan ra vùng da xung quanh Da xung quanh vết sưng đỏ hoặc tím, sưng tấy Kích thước của vết sưng tăng lên trong vài ngày vì nó chứa đầy mủ Đầu nhọt phát triển màu trắng vàng, cuối cùng vỡ ra và khiến mủ chảy ra ngoài Số lượng tổn thương có thể ít hoặc nhiều, kèm theo các triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, hội chứng nhiễm trùng. Bệnh chẩn đoán chủ yếu dựa vào các dấu hiệu lâm sàng. Ở giai đoạn sớm cần chẩn đoán phân biệt với viêm nang lông , herpes da lan tỏa, trứng cá và viêm tuyến mồ hôi mủ. Nguyên nhân gây nhọt Nguyên nhân gây bệnh nhọt là tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus). Bình thường, vi khuẩn này sống ký sinh trên da, nhất là các nang lông ở các nếp gấp như rãnh mũi má, rãnh liên mông… hoặc các hốc tự nhiên như lỗ mũi. Khi nang lông bị tổn thương kết hợp với những điều kiện thuận lợi như tình trạng miễn dịch kém, suy dinh dưỡng, mắc bệnh tiểu đường … vi khuẩn sẽ phát triển và gây bệnh. Phương pháp điều trị nhọt Vệ sinh cá nhân: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh tự lây nhiễm sang các vùng da khác. Ở giai đoạn sớm, chưa có mủ: không nặn, kích thích vào thương tổn; bôi dung dịch sát khuẩn ngày 2-4 lần Dung dịch sát khuẩn: có thể dùng một trong các dung dịch sau Povidone-iodine 10%, Hexamidine 0,1%, Chlorhexidin 4% Thuốc bôi, Bôi thuốc lên tổn thương sau khi sát khuẩn Kem hoặc mỡ axit fusidic 2% bôi 1- 2 lần ngày, Mỡ mupirocin 2% bôi 3 lần/ngày, Mỡ neomycin, bôi 2- 3 lần/ngày, Kem silver sulfadiazine 1% bôi 1-2 lần/ngày. Trong các trường hợp nặng hơn, bác sĩ có thể kê các loại kháng sinh uống như sau nhóm beta lactam, nhóm macrolid. Giai đoạn có mủ: chích nhọt làm sạch thương tổn. Hình ảnh bệnh nhọt - Ảnh: foradermatology.com Điều trị nhọt tại nhà Đa phần các trường hợp nhọt chỉ cần điều trị tại nhà . Khi điều trị mụn tại nhà, có một số lưu ý sau để tránh lây nhiễm hay kéo dài tình trạng bệnh: Chườm ấm lên vùng bị ảnh hưởng, trước tiên có thể ngâm vải trong nước muối ấm Nhẹ nhàng rửa nhọt 2 - 3 lần một ngày Không chích, nặn nhọt khi còn non. Chỉ nên nặn khi nhọt đã chín bằng cách rửa sạch tay bằng xà phòng và nước sạch, sau đó dùng tay tác động nhẹ nhàng đẩy hết dịch mủ ra ngoài. Sau khi nặn xong có thể dùng bông thấm nước muối sinh lý 0,9% để rửa lại. Che kín vết thương. Giữ vết cắt và vết trầy xước sạch sẽ và được băng lại bằng băng khô, vô trùng cho đến khi chúng lành lại. Rửa tay kỹ sau khi điều trị nhọt. Ngoài ra, giặt quần áo, khăn tắm đã chạm vào vùng để tránh lây nhiễm. Tuyệt đối không nặn, bóp dịch mủ ra ngoài khi nhọt chưa lành hẳn. Vì sẽ khiến vi khuẩn phát tán theo vết thương hở và lan đến khu vực lân cận. Không sờ tay lên mặt, nhất là các vết mụn, nếu cần thì phải rửa tay thật sạch. Cần đặc biệt lưu ý nhọt còn có thể là dấu chỉ điểm của một số bệnh lý: tiểu đường, suy giảm miễn dịch, bệnh nhiễm trùng cơ hội…trên những bệnh nhân đã có bệnh lý nền trước đó. Nhiễm trùng thứ phát nặng cũng có thể xảy ra gây nên tình trạng nhiễm trùng huyết nguy hiểm cho bệnh nhân. Vì vậy, đối với các nhọt lớn, nhọt cụm, hoặc kèm theo các bất thường khác như sốt, đau nhức, mủ nhiều… cần được thăm khám bác sĩ chuyên khoa và xử trí kịp thời. Ngăn ngừa nhọt tái phát Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nhẹ. Hoặc thường xuyên sử dụng chất chà tay chứa cồn. Rửa tay cẩn thận là cách bảo vệ tốt nhất của bạn chống lại vi trùng. Tránh sử dụng các sản phẩm gây kích ứng da Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh giàu vitamin và khoáng chất giúp da khỏe mạnh hơn và giảm nguy cơ nhọt Thường xuyên thay găng tay và quần áo: Đặc biệt khi làm việc trong môi trường ô nhiễm hoặc có nguy cơ tiếp xúc với chất gây kích ứng. Như vậy, trên đây là những thông tin về nhọt cần biết. Hy vọng với những dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị như trên sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn và xử trí đúng cách đối với nhọt cho chính mình và những người thân yêu
bookingcare-vn-blog-3859
Xem ngay: 6 phương pháp điều trị sạm da hiệu quả Sạm da là tình trạng da bị tăng sắc tố khiến màu sắc ở một số vị trí sẫm màu hơn bình thường, gây tự ti do mất thẩm mĩ. Cùng tìm hiểu những biện pháp cải thiện tình trạng sạm da trong bài viết dưới đây. Điều trị sạm da là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu, đặc biệt là trong lĩnh vực da liễu thẩm mỹ. Tùy thuộc vào tình trạng cũng như mức độ sạm da mà mỗi người có thể lựa chọn những phương pháp điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là 6 phương pháp giúp cải thiện làn da sạm màu hiệu quả 1. Các loại sản phẩm đặc trị chứa thành phần Acid Sản phẩm chứa thành phần Acid sử dụng cho mặt hoặc toàn thân đều có công dụng chính là tẩy tế bào chết hoặc lấy đi lớp trên cùng của bề mặt da. Bất cứ khi nào tẩy da chết, các tế bào da mới sẽ xuất hiện để thay thế tế bào cũ bị mất đi. Quá trình này giúp da trở nên đều màu và mịn màng hơn. Hiện nay, có nhiều loại sản phẩm chứa Acid giúp điều trị sạm da có sẵn tại các spa làm đẹp hoặc hiệu thuốc. Một số thành phần acid mỹ phẩm thường gặp là: Acid alpha hydroxy, ví dụ như glycolic, lactic, citric, malic hoặc acid tartaric Acid azelaic Acid kojic Acid salicylic Vitamin C (ở dạng Acid l-ascorbic) Acid này có tác dụng hiệu quả nhất đối với tình trạng tăng sắc tố mức độ nhẹ ở tông da sáng màu. 2. Retinoids Retinoids có nguồn gốc từ vitamin A, là một trong những thành phần chăm sóc da không kê đơn lâu đời nhất được sử dụng từ trước đến nay. Cấu trúc phân tử nhỏ của Retinoids cho phép dưỡng chất thâm nhập vào sâu trong da và tác động đến các lớp dưới biểu bì. Hàm lượng retinoids ở các sản phẩm không kê toa thường thấp hơn và tác dụng yếu hơn so với các sản phẩm kê toa. Trong trường hợp sử dụng các sản phẩm có chứa retinoids không kê toa mà không có hiệu quả, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để có thể sử dụng các sản phẩm có chứa retinoid tretinoin kê toa. Retinoids không kê đơn có thể an toàn cho mọi loại da. Tuy nhiên, vẫn nên được tư vấn bởi bác sĩ da liễu nếu người bệnh có làm da sậm màu và dự định sử dụng sản phẩm này lâu dài. Renoids thường được sử dụng để điều trị nếp nhăn hơn là tăng sắc tố da. Điều này có nghĩa là retinoids không phải là phương pháp điều trị tăng sắc tố da hiệu quả nhất. 3. Peel da hóa học Peel da hóa học là sử dụng acid ở nồng độ cao hơn đề điều trị các vấn đề da. Các hóa chất làm giảm tình trạng tăng sắc tố bằng cách loại bỏ lớp biểu bì. Ngoài ra, chúng cũng có thể thâm nhập vào lớp giữa của da (lớp hạ bì) để mang lại những hiệu quả trẻ hóa da ngoạn mục. Có nhiều loại peel da hoá học không kê đơn bán ở shop mỹ phẩm. Tuy nhiên để có tác dụng và hiệu quả cao thì bạn nên dùng sản phẩm chuyên nghiệp tại phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ. Sử dụng peel da hoá học có thể xảy ra một số rủi ro như đỏ, kích ứng, phồng rộp da và tạo sẹo. da hoá học có thể sử dụng cho các trường hợp như: Đốm đen, đồi mồi Tàn nhang Nám Da không đều màu Phương pháp này phù hợp đa số loại da và tác dụng nhanh hơn so với các sản phẩm chứa acid nhẹ. 4. Peel da bằng laze (Tái tạo bề mặt da) Phương pháp điều trị lột da bằng laze sử dụng chùm ánh sáng có mục tiêu để giảm tình trạng tăng sắc tố. Có hai loại laser: xâm lấn và không xâm lấn. Laser xâm lấn là phương pháp tác động mạnh có tác dụng đến việc loại bỏ các lớp da. Còn với laser không xâm lấn sẽ nhắm mục tiêu vào lớp bì để thúc đẩy tăng trưởng collagen và làm săn chắc da. Laser xâm lấn có tác dụng mạnh hơn, nhưng đồng thời có thể gây ra nhiều tác dụng phụ hơn. Laser xâm lấn phù hợp cho những người có làn da sáng. Đối với một số người, laser không xâm lấn có thể khiến da bị sẫm màu thay vì làm sáng. Vì vậy, hãy trao đổi với bác sĩ da liễu để đánh giá tình trạng da để giúp chọn ra phương pháp phù hợp hơn cho riêng làn da của bạn. 5. Liệu pháp xung ánh sáng cường độ cao (IPL) Liệu pháp IPL là phương pháp điều trị bằng ánh sáng không xâm lấn. IPL có tác dụng kích thích tăng trưởng collagen trong lớp bì. Phương pháp này thường phải tiến hành nhiều lần. IPL được sử dụng cho các vấn đề về sắc , nhất là các đốm sắc tố nông sẽ đáp ứng tốt hơn với phương pháp này. IPL cũng có thể giúp cải thiện nếp nhăn, dãn mao mạch và lỗ chân lông to. IPL lý tưởng cho những người có type da sáng màu. 6. Kem làm sáng da Sử dụng kem dưỡng sáng da là biện pháp điều trị sạm da không cần kê đơn rất hiệu quả. Thành phần thường gặp trong kem làm sáng da Hydroquinone Chiết xuất cam thảo N-acetylglucosamine Vitamin B3 (niacinamide). Kem làm sáng da có hiệu quả tốt đối với các tăng sắc tố ở lớp nông của da. Tuy nhiên, phương pháp này có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn để có hiệu quả so với các phương pháp điều trị chuyên nghiệp. Trên đây là 6 phương pháp điều trị sạm da hiệu quả mà bạn đọc có thể tham khảo. Khi thấy trên da xuất hiện những dấu hiệu của sạm da, người bệnh cần đi khám và điều trị sớm để có thể cải thiện tình trạng da nhanh chóng nhất
bookingcare-vn-blog-3860
Sạm da: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị Sạm da là một trong những vấn đề da liễu rất phổ biến. Cùng tìm hiểu những thông tin cụ thể về sạm da trong bài viết dưới đây. Sạm da là tình trạng da liễu phổ biến, tuy không gây nguy hiểm nhưng trong một vài trường hợp, sạm da là biểu hiện của việc cơ thể đang gặp một vài vấn đề nào đó. Người bệnh nên đi khám hoặc xét nghiệm cụ thể để có kết quả chính xác nhất. Sạm da là gì? Sạm da là tình trạng tăng sắc tố trên da làm cho da vùng tổn thƣơng có màu nâu, nâu đen, vàng nâu, xanh, xanh đen, có thể gặp ở bất kỳ vùng da nào của cơ thể, tuy nhiên vị trí hay gặp là vùng hở, đặc biệt là mặt, cổ. Tăng sắc tố da xảy ra khi da sản sinh nhiều melanin hơn bình thường. Melanin là sắc tố chịu trách nhiệm tạo nên màu sắc cho làn da của cơ thể. Các sắc tố dư thừa sẽ lắng đọng sâu bên trong da, khiến da trông tối hơn so với vùng da xung quanh. Nguyên nhân gây sạm da Melanin ở trạng thái bình thường, mức ổn định sẽ giúp cho da được đều màu, khỏe mạnh. Khi có những tác động tiêu cực tới hoạt động sản sinh sắc tố này, Tế bào sắc tố melanin tăng sản xuất các hạt sắc tố làm xuất hiện những mảng màu hoặc nốt màu tối sẫm màu, hình thành sạm và các vấn đề tăng sắc tố như nám, tàn nhang, thậm chí là đồi mồi. Kết quả cuối cùng làm rối loạn quá trình sản sinh sắc tố melanin và sự phân bố của sắc tố melanin ở các lớp tế bào thƣợng bì, đôi khi cả trung bì, hoặc ảnh hƣởng tới số lƣợng tế bào sắc tố. Những nguyên nhân gây nên tình trạng sạm da bao gồm: Sạm da do di truyền, bẩm sinh Hội chứng LEOPARD. Hội chứng PEUTZ-JEGHERS. Hội chứng CALM. Tàn nhang, bệnh BECKER. Nhiễm sắc tố đầu chi của DOLI. Tăng sắc tố vùng đầu chi của Kitamura. Sạm da do rối loạn chuyển hoá Bệnh thiếu sắc tố do thiếu sắt. Cơ thể bị thoái hóa Sạm da do rối loạn nội tiết Bệnh Addison. Dát sắc tố trong thời kì mang thai hoặc uống thuốc tránh thai gây rối loạn nội tiết. Một vài nguyên nhân khác Do quá trình lão hóa tự nhiên. Do hoá chất. Do dị ứng thuốc trong bệnh hồng ban. Những hoá chất hay thuốc gây tăng sắc tố da. Chế độ ăn uống không đủ chất, thiếu Vitamin A, B12, Vitamin PP Thức khuya, ngủ không đủ giấc Cơ thể thiếu nước,... Cháy nắng, rám nắng ở vùng da có không được che chắn hoặc bôi kem chống nắng khi tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời, ánh sáng xanh,... Xét nghiệm chẩn đoán sạm da Chẩn đoán lâm sàng Thông thường, sạm da có thể dễ dàng được chẩn đoán thông qua khám lâm sàng bằng cách quan sát các biểu hiện trên da. Ví dụ như: màu sắc, kích thước, vị trí,... của các vùng da bị sạm. Cần tiến hành thêm xét nghiệm Cận lâm sàng để xác định nguyên nhân, phân loại mức độ sạm da. Chẩn đoán cận lâm sàng Xác định sạm da khu trú ở thượng bì, trung bì hay hỗn hợp, sử dụng đèn Wood trong buồng tối bằng cách chiếu vào tổn thương tăng sắc tố, nếu: Sắc tố tăng đậm hơn so với nhìn mắt thường - tăng sắc tố thượng bì. Sắc tố mờ đi hay không nhìn thấy - tăng sắc tố ở trung bì. Còn khi chiếu đèn Wood vào tổn thương mà có chỗ tăng sắc tố, có chỗ mờ đi - tăng sắc tố ở cả thượng bì và trung bì, hay còn gọi là tăng sắc tố hỗn hợp. Mô bệnh học: Biết tình trạng tăng sắc tố thượng bì, trung bì, hay hỗn hợp, cũng như tình trạng sắc tố và các điểm đặc trưng mô bệnh học cho mỗi một loại bệnh tăng sắc tố. Các xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân của tăng sắc tố: Bản đồ gen - đột biến gen. Xét nghiệm sinh hoá máu để biết rõ hơn về tình trạng sạm da xem vấn đề này có liên quan tới những bệnh lý khác hay không. Các biểu hiện của sạm da Sạm da là tình trạng tăng sắc tố da khiến trên da xuất hiện các mảng da sậm màu hơn so với vùng da xung quanh. Tăng sắc tố da cũng có thể xuất hiện trên toàn bộ vùng da trên cơ thể. Các vùng da bị sạm thường có màu nâu sẫm với các mảng nhỏ hoặc lớn. Ngoài ra, tình trạng da xỉn màu, đen sạm còn xuất hiện ở những vùng điển hình sau: Da mặt: Đây là vùng da dễ bị sạm da. Da đen hơn do cấu trúc da mặt mỏng hơn so với các khu vực khác. Nếu không che chắn cẩn thận trước khi ra ngoài sẽ dẫn đến hiện tượng tăng sắc tố da và sạm da. Da cổ: Thói quen mặc áo hai dây, áo có dây, áo cổ rộng và không thoa kem chống nắng cho vùng cổ là cơ hội cho ánh nắng xâm nhập gây ra tình trạng đen da cổ. Da tay: Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất như xà phòng, xà bông rửa bát,… tà tác nhân thúc đẩy sự phát triển của các tế bào gây sạm da tay, điển hình là mu bàn tay. Điều trị sạm da hiệu quả Sạm da có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tùy thuộc vào vị trí cũng như tình trạng da mà người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. Điều trị nguyên nhân nếu có. Điểu chỉnh rối loạn chuyển hoá. Điều hoà rối loạn nội tiết. Không sử dụng thuốc hay hoá chất gây tăng sắc tố. Bổ sung vi chất và các vitamin A, PP, 3B… Dùng các biện pháp chống nắng khi ra nắng. Dùng kháng sinh, thuốc diệt vi khuẩn, virút, vi nấm. Bớt sắc tố hay u cần đƣợc loại bỏ bằng phẫu thuật, laser, hoá chất Điều trị tại chỗ Có thể sử dụng các thuốc làm giảm sắc tố da như : hydroquinon, axít azelaic, leucodinin, vitamin A axít. Kem chống nắng hoặc corticoid. Điều trị toàn thân Uống cloroquin, plaquinil, camoquil (mỗi ngày 1 viên, có thể dùng từ một đến ba tháng). Uống thêm các thuốc vitamin C, B, PP, L- cystin liều cao, kéo dài. Các thuốc có thể dùng đơn độc hay phối hợp với một hoặc hai loại thuốc với nhau, tuỳ từng trường hợp cụ thể, theo chỉ định của bác sỹ. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm khác nhau, bạn đọc có thể tham khảo chi tiết tại bài viết 6 cách điều trị sạm da hiệu quả Các biện pháp phòng ngừa sạm da Sạm da có thể xuất hiện ở bất kì đối tượng nào nếu làn da không được bảo vệ và chăm sóc cẩn thận. Dưới đây là một số lưu ý giúp mọi người phòng tránh tình trạng da bị sạm, nám: Khi ra ngoài nắng cần đội mũ rộng vành, đeo kính, bôi kem chống nắng 30 phút trƣớc khi ra ngoài trời - kể cả lúc trời râm. Hạn chế ra nắng nếu có thể nhất là vào mùa xuân hè..Uống đủ nước hàng ngày Ngủ đủ giấc, không thức khuya, nên ngủ trước 11h Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Bổ sung Vitamin C, Vitamin E, Vitamin A,... Không sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ Sử dụng mỹ phẩm dưỡng da phù hợp, tẩy da chết định kì Hạn chế sử dụng các chất có thể là chất cảm quang gây tăng sắc tố như các hóa chất có nguồn gốc dầu mỏ, nƣớc hoa, mỹ phẩm, thuốc nhóm cyclin, sulphamid. - Có chế độ sinh hoạt điều độ, ít sử dụng bia rượu, chất kích thích Sạm da là tình trạng da liễu lành tính không gây đau đớn hay nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, vấn đề này khiến nhiều người bị tư ti và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. Khi nhận thấy trên da xuất hiện những dấu hiệu của sạm da, người bệnh nên đi khám để được điều trị sớm tránh để lâu khiến tình trạng nặng hơn gây khó khăn trong quá trình điều trị
bookingcare-vn-blog-3861
Cách điều trị nhọt hiệu quả và lưu ý khi điều trị tại nhà Cùng BookingCare tìm hiểu cách điều trị và ngăn ngừa mụn nhọt hiệu quả trong bài viết dưới đây. Mụn nhọt, mẩn ngứa là tình trạng hay gặp vào mùa hè, cơ thể tiết nhiều mồ hôi, hoặc do tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm… Nhiều người thường bị tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống. Cách điều trị nhọt hiệu quả Các giai đoạn điều trị nhọt Giai đoạn chưa có mủ: Ở giai đoạn này, nhọt vẫn còn đỏ và cứng, bệnh nhân không được cố nặn mụn. Để làm sạch, ngừa sưng to và lan rộng, cần bôi dung dịch sát khuẩn ngày 2-4 lần. Giai đoạn có mủ: Khi nhọt trở nên mềm , mủ đầy lên, đó là lúc cần loại bỏ mủ, viêm. Với các trường hợp nhẹ, bạn có thể tự loại bỏ tại nhà. Còn với các trường hợp nhọt lớn, gây đau nhức kéo dài cần bác sĩ để được đảm bảo xử lý an toàn. Trị nhọt bằng thuốc Thông thường, nhọt có thể tự lặn trong vòng 10 ngày đến hai tuần mà không cần dùng thêm thuốc. Trong trường hợp nặng, bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh để đẩy lùi nhiễm trùng. Thuốc bôi: Thuốc kháng sinh có thể dùng một trong các thuốc như: Mupirocin 2%, mỡ neomycin, acid fusidic 2%... Thuốc uống: Trong trường hợp mụn nhọt nặng, nhiều và có nguy cơ biến chứng nhiễm khuẩn lan rộng, cần sử dụng kháng sinh toàn thân. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ lựa chọn kháng sinh và liều lượng dùng phù hợp. Lưu ý, không nên sử dụng các phương pháp dân gian một cách bừa bãi để tránh vết thương viêm nhiễm lan rộng hơn hoặc từ không viêm nhiễm trở nên viêm nhiễm. Lưu ý khi điều trị nhọt tại nhà Khi mụn, nhọt mưng mủ, nên lau sạch và vệ sinh bằng dung dịch sát khuẩn rồi dùng gạc vô trùng băng lại. Vệ sinh sạch sẽ và tránh không để dính sang những bộ phận khác của cơ thể. Để ngăn chặn tình trạng lây lan của mụn nhọt, cần thay băng thường xuyên và bỏ vào thùng rác ngay sau khi dùng xong. Vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi chạm vào mụn nhọt, nhất là khi mụn nhọt bị vỡ ra. Cho người bệnh dùng khăn lau mặt riêng, đồng thời thường xuyên giặt khăn lau mặt, khăn tắm sạch sẽ. Chích rạch nhọt là biện pháp làm cho nhọt chóng khỏi nhưng phải thận trọng, nếu không đảm bảo vô trùng và không có đủ hiểu biết thì nên đến bác sĩ thực hiện vì chích không đúng kỹ thuật làm cho nhiễm trùng lan rộng hơn và gây nguy cơ nhiễm khuẩn máu. Nếu tình trạng mụn nhọt không có dấu hiệu cải thiện trong vòng 2 tuần, nên đi khám tại cơ sở y tế để có hướng điều trị thích hợp. Tuy nhọt là bệnh lý lành tính nhưng người bệnh cần thận trọng trong chăm sóc và điều trị để hạn chế xảy ra những tai biến không mong muốn. Nguyên tắc chung về điều trị là vệ sinh cá nhân, điều trị chống nhiễm khuẩn toàn thân và tại chỗ, nâng cao thể trạng
bookingcare-vn-blog-3862
Trong bài viết này, bạn đọc có thể tham khảo những loại thực phẩm mà người bệnh đau đầu, đau nửa đầu nên ăn giúp giảm đau đầu hiệu quả. Bên cạnh việc thăm khám và điều trị bằng thuốc với các bác sĩ chuyên khoa, nếu bạn đang sống chung với triệu chứng đau đầu, đau nửa đầu, việc quan tâm đến những gì nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày có thể giúp bạn giảm số lượng hoặc mức độ nghiêm trọng của các cơn đau đầu và đau nửa đầu khác. Dưới đây là một số loại thực phẩm có thể giúp chống lại chứng đau nửa đầu, đau đầu do căng thẳng , đau đầu chuỗi, đau đầu liên quan đến cafein và đau đầu nói chung. 6 loại thực phẩm giúp bạn thoát khỏi cơn đau đầu, đau nửa đầu 1. Các loại rau xanh Rau xanh là nguồn cung cấp magie tuyệt vời, có thể làm giảm hoặc thậm chí ngăn ngừa chứng đau nửa đầu trong một số trường hợp. Theo Tổ chức Migraine Hoa Kỳ, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nhiều người mắc chứng đau nửa đầu có nồng độ magie trong não thấp, và nhiều người mắc chứng đau nửa đầu phải bổ sung magie cùng với thuốc trị chứng đau nửa đầu. Sau đây là một số loại rau xanh có chứa tất cả các yếu tố này và nhiều chất chống oxy hóa, chống viêm khác: Cải xoăn Rau chân vịt Cải rổ Rau củ cải Bông cải xanh 2. Các loại hạt Các loại hạt rất giàu magie, có tác dụng làm dịu cơn đau đầu bằng cách thư giãn mạch máu. Chúng cũng chứa một lượng vitamin E đáng kể mà các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có thể giúp kiểm soát triệu chứng đau nửa đầu và chứng đau nửa đầu liên quan đến thay đổi nội tiết tố. 3. Các loại cá béo "Cá béo" bao gồm các loại cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá thu, chúng chứa nhiều dầu cá trong các mô của cơ thể, nhất là trong khoang bụng ở xung quanh phần ruột. Cá béo rất giàu axit béo omega-3 EPA và DHA, là các thực phẩm có tác dụng chống viêm. Ngoài ra, cá béo cũng chứa các vitamin nhóm B, bao gồm riboflavin (B2), được chứng minh là giúp kiểm soát các cơn đau nửa đầu. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng cá hồi có chứa coenzyme Q10 và vitamin D, hai chất kết hợp này giúp giảm đau nửa đầu. 4. Trái cây Một số loại trái cây rất giàu magie và kali. Một số nghiên cứu cho thấy kali có thể giúp giảm đau nửa đầu bằng cách góp phần giúp hoạt động thần kinh khỏe mạnh hơn. Chuối rất tốt cho chứng đau đầu vì cung cấp một lượng kali, magie, vitamin B và carbohydrate phức hợp, tất cả đều có tác dụng làm giảm cơn đau đầu. Nếu nguyên nhân đau đầu là do mất nước, các loại trái cây chứa hàm lượng nước cao có thể giúp chống lại cơn đau đầu. 5. Các loại đậu Các loại đậu chứa protein và chất xơ giúp duy trì lượng đường trong máu, magie và kali để giảm co thắt mạch máu. Các loại đậu cũng cung cấp coenzyme Q10, theo một nghiên cứu, chất này có thể làm giảm số ngày cơn đau nửa đầu kéo dài. Tất cả những chất dinh dưỡng này có thể giúp giảm đau đầu. 6. Gừng Gừng chứa một loại dầu tự nhiên với các hợp chất hóa học quan trọng giúp người bị đau đầu cảm thấy nhẹ nhõm. Nó làm tăng lượng chất truyền tin hóa học serotonin trong não và làm giảm viêm. Một nghiên cứu y học về bột gừng cho thấy tác dụng làm giảm đáng kể mức độ nghiêm trọng của cơn đau đầu ở những bệnh nhân bị chứng đau nửa đầu cấp tính. Trên đây là một số loại thực phẩm tốt cho người bệnh đau đầu, đau nửa đầu, bạn có thể bổ sung những thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày của mình. Việc duy trì một lối sống lành mạnh cũng như một chế độ ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, vi chất là rất quan trọng để kiểm soát những cơn đau đầu, đau nửa đầu, giúp giảm tần suất và mức độ cơn đau, tăng cường chất lượng cuộc sống cho bạn và những người xung quanh
bookingcare-vn-blog-3863
Những nguyên nhân gây nám da thường gặp Những thông tin dưới đây sẽ cung cấp cho bạn nguyên nhân dẫn đến nám da thường gặp. Nắm rõ nguyên nhân gây nám là một trong những bước quan trọng giúp bảo vệ làn da của bạn hiệu quả hơn. Nám da thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn so với nam giới. Đây là tình trạng khó điều trị và cần nhiều thời gian để cải thiện. Có rất nhiều nguyên nhân gây nám da, bạn cần tìm hiểu kỹ càng để có phương pháp điều trị và chăm sóc nám da phù hợp. Nguyên nhân gây nám da thường gặp Bệnh nám da gây ra các mảng da tối màu, khu vực bị nám da có màu đậm hơn màu da bình thường . Mặc dù sự thay đổi sắc tố da này không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng nó dễ khiến nhiều người cảm thấy mất tự tin về làn da của mình. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nám da thường gặp: 1. Do thay đổi nồng độ nội tiết tố Hormone đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích thúc đẩy tình trạng sạm nám phát triển. Những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi hormone là: Nám da khi mang thai được cho là do gia tăng hormone Estrogen, Progesterone và các hormone kích thích tế bào hắc tố (melanocy-stimulating hormon - MSH) trong thai kỳ có thể làm tăng các vết nám. Sử dụng thuốc tránh thai tổng hợp (có chứa thành phần Estrogen và Progesterone) làm thay đổi nồng độ nội tiết tố hoặc thuốc điều trị ung thư tuyến tiền liệt có thành phần Diethylstilbestrol. Phụ nữ sau mãn kinh sử dụng Estrogen tổng hợp để bổ sung nội tiết tố nữ có thể ảnh hưởng đến hormone kích thích tế bào hắc tố (MSH), từ đó làm tăng lượng Melanin (sắc tố quyết định màu da) được sản xuất ra khiến làn da sạm nám tối màu hơn. 2. Do gặp phải vấn đề tuyến giáp Nếu bị các vấn đề tuyến giáp có thể tăng nguy cơ bị nám lên đến 4 lần. Cơ chế gây nám của các hormone tuyến giáp hiện vẫn chưa rõ ràng, một số báo báo cho là có liên quan tới tình trạng cường giáp. Nguyên nhân có thể do hai hormone ACTH và MSH kích hoạt các thụ thể Melanocortin trong tế bào hắc tố, từ đó hình thành hắc sắc tố trên da. 3. Do tiếp xúc với ánh sáng Tia cực tím (tia UV) trong ánh sáng mặt trời làm oxy hoá lipid ở tế bào đáy, giải phóng ra các gốc tự do, từ đó kích thích các tế bào hắc tố sản xuất dư thừa Melanin. Đó cũng là lý do vì sao mùa hè da dễ bị sạm đen vì ánh sáng mạnh, chỉ số tia cực tím cao. Tia cực tím thường mạnh nhất vào khoảng thời gian từ sau 8h sáng đến 16h chiều, khi ra ngoài trời cần có kem chống nắng và mũ,áo dài tay có khả năng chống tia UV để bảo vệ da, tránh nám da. 4. Do yếu tố di truyền Nám da có thể ảnh hưởng bởi gen. Da sạm nám cũng có tính di truyền nếu tiền sử gia đình có người bị nám. Khoảng 33-50% số người bị nám cho biết có người trong gia đình mắc phải tình trạng này. 5. Một số nguyên nhân gây sạm nám khác Ngoài những nguyên nhân trên, có một số yếu tố có thể góp phần gây nên tình trạng sạm da, các vết nám trên mặt và các bộ phận khác như: Ánh sáng từ màn hình LED như tivi, máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng, đèn LED… Thường xuyên ra ngoài nắng không bôi kem chống nắng và che chắn kỹ càng sẽ tạo điều kiện cho tia cực tím từ ánh sáng mặt trời gây hại cho làn da Sử dụng mỹ phẩm không đúng cách có thể gây ra dị ứng da, nổi mụn hay nhiễm độc da từ đó làm cho tình trạng da sạm nám và xấu đi. Ngoài ra, các sản phẩm chăm sóc da gây kích ứng da khiến da bị mỏng đi, dễ bị ảnh hưởng bởi tác nhân ở môi trường bên ngoài như khói bụi, ô nhiễm… Dùng xà phòng, sữa rửa mặt, sản phẩm chăm sóc da có hương liệu có thể gây ra hoặc làm nặng hơn tình trạng nám Dùng thuốc chống co giật, chẳng hạn như thuốc chống động kinh Clobazam Sử dụng các loại thuốc khiến bạn nhạy cảm với ánh sáng mặt trời, gồm một số thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid, thuốc lợi tiểu, retinoids, thuốc hạ đường huyết, thuốc chống loạn thần… Như vậy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến nám da, bạn cần xác định được nguyên nhân gây nám da của mình là gì để tìm ra phương pháp chăm sóc và điều trị phù hợp. Chúc bạn có một làn da sáng mịn và khỏe mạnh
bookingcare-vn-blog-3864
Dấu hiệu nhận biết viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang Dấu hiệu của viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang rất dễ gây nhầm lẫn với các biểu hiện của bệnh Zona thần kinh. Cùng tìm hiểu các dấu hiệu cụ thể của viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang trong bài viết dưới đây. Hiện nay, vẫn còn nhiều người hiểu lầm rằng các vết thương do kiến ba khoang là vết cắn của loại côn trùng này gây nên. Tuy nhiên, đây là biểu hiện của một dạng viêm da tiếp xúc kích ứng với chất độc Pederine (C24H43O9N) có trong thân kiến gây cháy, bỏng da. Kiến ba khoang có đặc điểm nhận dạng như thế nào? Kiến ba khoang còn có tên gọi khác là kiến lác, kiến gạo, cằm cặp,... Loài côn trùng này có thân mình thon dài như hạt thóc, kích thước khoảng 1cm, có hai màu đỏ và đen. Kiến ba khoang có 3 đôi chân, bụng có đốt, trong đó có một đốt màu đỏ, bay và chạy rất nhanh, mình nó có 2 đôi cánh. Loài kiến này thường sống ở các ruộng lúa, vườn cây, ven bờ suối hoặc dưới tán cây ở các bìa rừng, bãi rác thải, công trình đang xây dựng,... Chúng thường xuất hiện và phát triển vào đầu mùa mưa khi có độ ẩm cao, nhất là sau các cơn mưa lớn đầu mùa, rất thích ánh sáng đèn ban đêm nên thường bay vào đèn, vào nhà khi sáng đèn, nhất là các toàn nhà cao tầng, khu nhà cạnh cánh đồng, có vườn cây... Khi bị chà xát hay dập nát, cơ thể chúng có thể phóng ra chất dịch chứa chất paederin. Chất dịch này khi tiếp xúc với bề mặt da gây nên phản ứng viêm da tiếp xúc kích ứng (mọi người thường hay hiểu lầm là kiến ba khoang đốt), tiếp xúc với mắt có thể gây ra: loét kết mạc, giác mạc, bỏng mắt… Nhận biết kiến 3 khoang - Ảnh: Internet Các biểu hiện của viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang Việc nhầm lẫn dấu hiệu của viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang với các bệnh lý da liễu khác có thể khiến người bệnh gặp khó khăn trong quá trình điều trị thậm trí có thể khiến bệnh chuyển biến nặng hơn khi điều trị sai bệnh. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp của viêm da tiếp xúc dị ứng do kiến ba khoang mà mọi người cần nắm rõ: Các vết thương khởi phát khi da tiếp xúc với độc tố Pederine trong thân kiến ba khoang, độc tố này tiết ra khi cơ thể kiến bị chà xát, quệt, đập,... khiến chất độc thoát ra ngoài. Khi da tiếp xúc với chất độc này, triệu chứng đầu tiên sẽ là ngứa rát, căng da kèm theo mảng da bị ửng đỏ. Sau 6-12 giờ, tổn thương da đỏ cộm thành vệt, nề lên, trên vùng da đỏ nổi những mụn nước to nhỏ không đều, nặng hơn có thể hình thành mụn mủ, bọng mủ kèm theo loét, hoại tử da. Một số có tổn thương đối xứng ở khoeo tay, bẹn (kissing lesion). Ngứa rát, châm chích có thể kèm theo cảm giác đau đớn, khó chịu. Trường hợp nặng, người bệnh có thể có sốt nhẹ, nổi hạch, đau vùng cổ, nách, bẹn tương ứng với tổn thương. Tổn thương da thường hết sau 1 tuần, tuy nhiên sẽ để lại dát thẫm màu và sẽ mờ dần đi theo thời gian. Biểu hiện của bệnh xuất hiện chủ yếu ở các vùng da hở trên cơ thể. Các phỏng mủ tiến triển ngoài 3 ngày thì đóng vẩy tiết khô dần, khi rụng vẩy để lại vết xẫm màu, toàn bộ đợt tiến triển có thể kéo dài 5-20 ngày. Có một số ít bệnh nhân chỉ nổi vết đỏ, lấm tấm mụn nước nhỏ hơi ngứa lặn sau 3-5 ngày, không thành phỏng nước phỏng mủ. Theo nghiên cứu, độc tính của kiến ba khoang mạnh gấp 12 - 15 lần so với rắn hổ mang. Vì vết thương ở ngoài da nên chưa nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, những biểu hiện của viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang cũng đủ để khiến người bệnh đau đầu. Ngay khi phát hiện da có những biểu hiện bất thường của viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang, người bệnh nên đi khám sớm để được điều trị kịp thời. Tránh để bệnh tiến triển nặng hơn gây ra nhiều khó khăn trong quá trình điều trị
bookingcare-vn-blog-3865
Top dấu hiệu nám da dễ nhận biết Việc nhận biết và hiểu rõ những dấu hiệu nám da là yếu tố quan trọng để đảm bảo bệnh được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Nám da là mối lo của chị em phụ nữ, không chỉ làm cho làn da các chị em xấu xí, sần sùi mà còn khiến gương mặt có phần kém sắc, già nua trước tuổi. Nếu nhận thấy làn da của mình đang có những dấu hiệu dưới đây, có thể bạn đang bị nám da “ghé thăm” rồi đấy. Các dấu hiệu nám da dễ nhận biết Những dấu hiệu nám da sau đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin để xác định đúng tình trạng nám da của mình đang gặp phải. Triệu chứng Biểu hiện cụ thể Các mảng, đốm trên mặt Thường gây ra các mảng màu nâu nhạt, nâu sẫm, xanh hoặc xanh đen trên da. Các mảng nám có hình dạng không đồng đều có thể kết hợp với nhau, tạo ra một hoặc nhiều vùng nám lớn, ranh giới không đều, thường đối xứng hai bên. Màu sắc của vết nám thay đổi tùy theo tông màu da và mức độ nghiêm trọng của nám. Vị trí xuất hiện đa dạng Nám có thể ở trán, má, mũi, môi trên. Nhưng nhiều nhất ở vùng má, nhất là hai bên gò má, dọc đường viền hàm. Có thể nám ở cổ, nám da tay, lưng Có một số trường hợp ngoài 50 tuổi, các vết nám có thể xuất hiện ở cổ, ở cánh tay… Nám có thể tạo ra vùng nám lớn Các mảng nám có hình dạng không đều nhau tạo thành một hoặc nhiều vùng nám lớn. Nám da trở nên đậm hơn khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời Bất kể nám xuất hiện ở đâu trên da, nó có xu hướng trở nên đậm màu hơn khi bạn tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Bảo vệ làn da của bạn khỏi ánh nắng mặt trời có thể giúp làm mờ các mảng và đốm đen. Nám da có đau hoặc ngứa không? Mặc dù tình trạng da này gây ra nhiều sự thay đổi màu trên da, nhưng bạn sẽ không cảm thấy có bất cứ khó chịu gì. Nám da sẽ không gây cảm giác ngứa hoặc đau, nhưng chúng khiến một số người nhất là các chị em cảm thấy tự ti. Các nghiên cứu cho thấy nám da làm giảm sự tự tin và ảnh hưởng nhiều tới tâm lý người bệnh. Phân biệt nám da và tàn nhang Có rất nhiều người thường hay nhầm lẫn giữa nám và tàn nhang. Dưới đây các bác sĩ Da liễu cũng đưa ra dấu hiệu khi bị tàn nhang để mọi người dễ dàng phân biệt, cụ thể như sau: Tàn nhang cũng là tình trạng tăng sắc tố nhưng không giống như nám da, tàn nhang thường có màu nâu nhạt tới nâu sẫm. Độ đậm màu tàn nhang khi đó sẽ thay đổi theo cường độ ánh sáng mặt trời. Do đó, mùa hè thì tàn nhang sẽ đậm hơn so với mùa đông. Kích thước của tàn nhang cũng sẽ nhỏ hơn so với nám da, là các đốm nâu từ 1-5 mm đồng đều nhau và đứng riêng rẽ. Để biết mình bị nám da hay tàn nhang, bạn nên thăm khám với bác sĩ Da liễu để có kết quả chính xác nhất giúp ngăn ngừa nám da hiệu quả
bookingcare-vn-blog-3866
Nguyên nhân nổi nhọt và dấu hiệu bệnh là gì? Nguyên nhân gây nhọt là tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus). Bình thường, vi khuẩn này sống ký sinh trên da và sẽ gây bệnh khi tình trạng miễn dịch kém, suy dinh dưỡng, mắc bệnh tiểu đường,... Nhọt là bệnh da liễu lành tính vô cùng phổ biến. Vậy nguyên nhân nổi mụn nhọt là do đâu và có những dấu hiệu nhận biết bệnh gì? Hãy cùng tìm hiểu với BookingCare trong bài viết dưới đây. Nguyên nhân nổi nhọt Nguyên nhân gây nhọt là tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus). Bình thường, vi khuẩn này sống ký sinh trên da, nhất là các nang lông ở các nếp gấp như rãnh mũi má, rãnh liên mông…hoặc các hốc tự nhiên như lỗ mũi. Khi gặp các điều kiện thuận lợi, vi khuẩn sẽ phát triển và gây bệnh nhọt. Một số các yếu tố nguy cơ gây nhọt có thể kể đến như: Chế độ ăn uống: Tiêu thụ nhiều chất đạm, ít chất xơ, uống ít nước quá... cùng với việc sử dụng thường xuyên các chất kích thích rượu, bia khiến gan hoạt động quá tải dẫn đến tình trạng phát mụn nhọt để đẩy độc tố ra khỏi cơ thể. Chế độ sinh hoạt không hợp lý thức khuya, mất ngủ. Stress, căng thẳng cũng làm chức năng thận và gan sẽ bị yếu đi. Do thời tiết: Những ngày hè nắng nóng rất dễ làm mụn nhọt phát sinh và gây mẩn ngứa. Ngoài ra môi trường nhiều khí bụi khói độc cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị mụn nhọt. Do bệnh lý: Bệnh đái tháo đường, bệnh liên quan suy giảm miễn dịch, bệnh nhiễm trùng cơ hội, bệnh truyền nhiễm, bệnh về gan... cũng khiến cơ thể dễ phát sinh mụn nhọt. Lưu ý: Nhọt có thể lây sang các vùng da lân cận hoặc người khác nếu nặn, gãi hoặc chạm vào chỗ bị nhiễm trùng; mặc quần áo, sử dụng khăn hoặc drap giường mà người bị nhiễm trùng da đã sử dụng… Dấu hiệu của bệnh nhọt Biểu hiện đầu tiên của bệnh là sẩn màu đỏ xuất hiện cấp tính ở nang lông rồi sưng to dần lên và xuất hiện ngòi mủ. Kích thước của nhọt từ 1-2cm, ở giữa có ngòi mủ hoại tử tổ chức. Tại chỗ nhọt đau nhức, nóng. Tiến triển của nhọt từ khi bắt đầu viêm đến khi khỏi khoảng 1 tuần. Nhọt lúc đầu cứng, dần dần mềm rồi nhọt vỡ hoặc dò mủ và có thể để lại sẹo to. Mủ vàng đặc, có thể nhìn thấy ngòi mủ bám vào nang lông. Nhọt có thể nhỏ nhưng cũng có thể to lan ra xung quanh và sâu xuống dưới da. Kích thước của nhọt thường bằng hạt ngô, hạt đỗ, quả mận, và có khi còn bằng quả trứng gà, trong có nhiều mủ. Vị trí nhọt ở khắp nơi trên cơ thể nhưng phổ biến nhất là vùng râu cằm, sau gáy, vùng mông, nách. Một số vùng đặc biệt khi bị nhọt rất nguy hiểm như vùng mặt quanh mũi miệng thường gọi là đinh râu. Nếu bị nhiều nhọt hoặc bị nhọt đinh râu thì người bệnh có thể kèm theo sốt, mệt mỏi… Khi nhận thấy nhọt có những tiến triển nặng như đau nhức dữ dội, kích thước lớn, lâu không khỏi thì bệnh nhân nên chủ động thăm khám với bác sĩ để được tư vấn và điều trị nhọt đúng cách và cần tìm nguyên nhân bệnh lý kèm theo
bookingcare-vn-blog-3867
Cách điều trị nám da mặt hiệu quả và những lưu ý bạn nên biết Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị nám da, nhưng không phải phương pháp nào cũng phù hợp và có hiệu quả với tất cả mọi người. Nám da tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây mất thẩm mỹ, đặc biệt với làn da phụ nữ. Nám da rất khó điều trị dứt điểm. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới bạn đọc những phương pháp điều trị nám da phổ biến hiện nay. Những lưu ý khi điều trị nám da Nếu nám do nội tiết tố thay đổi như nám da khi mang thai hoặc do uống thuốc tránh thai thì tình trạng này có thể thuyên giảm nhanh sau khi sinh hoặc ngừng sử dụng thuốc. Nên đi thăm khám tại các bệnh viện, phòng khám da liễu uy tín để xác định đúng tình trạng da của mình. Trong quá trình điều trị phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn sử dụng thuốc và chỉ định của bác sĩ. Chăm sóc làn da bị nám kỹ lưỡng, thoa kem chống nắng và che chắn cẩn thận bằng áo khoác, mũ, khẩu trang,…mỗi khi ra ngoài. Có chế độ ăn uống hợp lý và lối sống lành mạnh, cung cấp đầy đủ nước, trái cây, rau xanh cho cơ thể. Kiên nhẫn, cẩn thận là yếu tố quan trọng để giải quyết nám dù áp dụng bất kỳ phương pháp nào. Các phương pháp điều trị nám da 1. Dùng thuốc trị nám da Tùy vào tình trạng nám, bác sĩ da liễu của bạn có thể chỉ định một hoặc nhiều dược chất sau đây: Hydroquinone : Trong điều trị nám da, hydroquinone thường được dùng với nồng độ từ 2% - 4%, tùy thuộc vào tình trạng và mức độ nám. Khi mới bắt đầu sử dụng, nên thử trên một vùng da nhỏ bị nám để xem da có bị kích ứng không. Từ đó điều chỉnh nồng độ phù hợp để mang lại hiệu quả và độ an toàn nhất cho da. Cần được bác sĩ chỉ định khi sử dụng các sản phẩm có chứa Hydroquinone để tránh biến chứng mất sắc tố. Tretinoin : Tretinoin là một dẫn xuất của vitamin A, có tác dụng kích thích quá trình tái tạo da, giảm sự hình thành sắc tố melanin, làm sáng màu các mảng nám. Corticosteroid nhẹ : Corticosteroid nhẹ là một loại thuốc kháng viêm, có tác dụng làm giảm sưng, ngứa và đỏ da. Các sản phẩm sử dụng kết hợp bao gồm : Tretinoin, Corticosteroid và Hydroquinone (thuốc ba thành phần) cũng giúp giảm viêm, tăng hiệu quả điều trị và làm đều màu da của bạn. Tuy nhiên, việc sử dụng Tretinoin và Corticosteroid nhẹ cũng cần có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ da liễu, vì các thành phần này có thể gây ra các tác dụng phụ như kích ứng da, khô da, bong tróc da, mẩn đỏ hoặc tăng nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Bạn cũng cần phải bôi kem chống nắng hàng ngày khi sử dụng Tretinoin và Corticosteroid nhẹ để bảo vệ da khỏi tia UV từ ánh sáng mặt trời (tia cực tím). Các loại thuốc khác : Bác sĩ da liễu của bạn có thể chỉ định một số loại thuốc nhẹ nhàng hơn trên da của bạn như Axit azelaic, Axit kojic hoặc Vitamin C. Lưu ý rằng những loại thuốc trên cần được sử dụng đúng chỉ định, liều lượng của bác sĩ. Với phụ nữ mang thai cần xin ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc có chứa các thành phần kể trên. 2. Dùng thủ thuật y tế điều trị nám sạm da Với nám nông nằm ở lớp thượng bì, có thể tái tạo da bằng hóa chất, tái tạo da sinh học hoặc áp dụng phương pháp lột da hóa học để lấy đi bớt những tế bào ở thượng bì giúp cho da sáng, đều màu hơn. Đối với nám sâu dưới da, nằm ở lớp trung bì, có thể sử dụng những loại chế phẩm uống hoặc sử dụng các loại laser ánh sáng. Trong đó loại laser tiên tiến nhất hiện nay là Laser Pico, có thời gian phát xung cực ngắn giúp cho phá vỡ các hạt sắc tố, mà không gây tổn thương da phía trên bề mặt. Đây được xem là một phương pháp mới, điều trị có hiệu quả và độ an toàn cao. Song song với trị nám, các bác sĩ còn áp dụng một số phương pháp giúp da bệnh nhân trở nên trẻ hóa bằng các thiết bị phát năng lượng như sóng cao tần RF, sóng siêu âm hội tụ hifu, tiêm những dưỡng chất giúp trẻ hóa da có thành phần Acid hyaluronic hoặc Tranexamic acid để phối hợp đạt hiệu quả điều trị tích cực. 3. Trị nám da không dùng thuốc Trong các phương pháp điều trị nám da thì nguyên liệu thiên nhiên chính là lựa chọn tiết kiệm, an toàn và lành tính. Tuy nhiên có tác dụng chậm và cần kiên trì thực hiện. Chúng ta có thể sử dụng các loại hoa quả, rau xanh làm nước ép hoặc thực phẩm bổ sung hàng ngày để giúp làn da săn chắc và khỏe mạnh hơn. Đừng quên duy trì một lối sống lành mạnh, giảm căng thẳng và tăng cường tập luyện thể dục thể thao. Bạn cần lưu ý rằng không phải bất cứ phương pháp điều trị nám da nào cũng đều có hiệu quả với tất cả mọi người và nám có thể quay trở lại ngay cả sau khi điều trị thành công. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho làn da của mình
bookingcare-vn-blog-3868
Cách ngăn ngừa nám da hiệu quả đang là mối quan tâm của các chị em phụ nữ đang gặp các vấn đề về lão hóa da và nám da. Cần tìm hiểu thông tin sớm và chính xác để có phương pháp ngăn ngừa nám da hiệu quả. Quá trình điều trị tình trạng nám da không hề đơn giản và rất tốn kém. Cùng BookingCare tìm hiểu những biện pháp dưới đây để ngăn ngừa những vấn đề về sắc tố làn da nói chung và tình trạng nám da nói riêng. Cách ngăn ngừa nám da hiệu quả 1. Ngăn ngừa nám bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời từ 9h – 16h, ngay cả trong những ngày nhiều mây và sau khi bơi hoặc đổ mồ hôi. Trong các trường hợp phải ra ngoài hay tham gia các hoạt động ngoài trời thì bạn cần lưu ý chuẩn bị quần áo chống nắng, mũ rộng vành và kính râm có khả năng chống tia cực tím. Thoa kem chống nắng cho tất cả vùng da không được che phủ bởi quần áo. Chọn kem chống nắng với các tiêu chí: Bảo vệ phổ rộng: giúp bảo vệ da khỏi ánh sáng xanh từ các thiết bị đèn LED, màn hình điện thoại, máy tính, tivi,...Ngoài ra, bảo vệ da khỏi các tia UVA/UVB/UVC là các tia sáng mặt trời có bước sóng từ 200 - 400 nm rất có hại cho làn da. Chống nước: với khả năng bám vào da tốt giúp lớp kem chống nắng không bị rửa trôi bởi nước hay mồ hôi, duy trì hiệu quả bảo vệ da trong các điều kiện đổ mồ hôi do nắng nóng, nước mưa, tắm biển,... SPF từ 30 trở lên: giúp thời gian bảo vệ da khỏi tác hại của tia UVB trong khoảng 300 phút. Tuy nhiên, con số này chỉ mang tính chất tương đối còn tùy thuộc vào điều kiện môi trường khi sử dụng kem chống nắng. Có chứa Oxit kẽm hoặc Titanium dioxide: ít nguy cơ dị ứng và kích ứng, không gây mụn và tăng khả năng kháng khuẩn cho da. Chúng có tính ổn định cao và không bị phá vỡ khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời làm tăng hiệu quả bảo vệ lâu dài cho da. Thoa kem chống nắng 15 phút trước khi ra ngoài, và thoa lại ít nhất hai giờ một lần: là thời gian lý tưởng giúp các hoạt chất trong kem chống nắng thấm vào da và hoạt động tốt trên bề mặt da. Tránh tẩy lông các khu vực của cơ thể bị nám. Waxing (tẩy lông) có thể gây viêm da, làm trầm trọng thêm tình trạng nám. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu về các loại kem, sáp tẩy lông phù hợp với làn da của bạn. Không nên thức quá khuya, tránh căng thẳng thần kinh. Nếu như thường xuyên thức khuya và căng thẳng sẽ làm rối loạn tuần hoàn của việc trao đổi chất và hệ thống thần kinh. Thức khuya còn có thể làm tăng sản sinh cortisol, một loại hormone gây căng thẳng, làm giảm độ đàn hồi và độ ẩm của da, gây ra các vấn đề như mụn trứng cá, lão hóa, sạm da và quầng thâm. Hạn chế tiếp xúc màn hình máy tính, điện thoại quá lâu, nên nghỉ ngơi 10 - 15 phút xen kẽ các giờ làm việc. Ánh sáng xanh từ các thiết bị này gây hại trực tiếp cho DNA (phân tử mang thông tin di truyền của tế bào) bằng cách thay đổi cấu trúc của nó, điều này có thể dẫn đến ung thư da. Ngoài ra, ánh sáng xanh còn chặn sự tổng hợp vitamin B3 (niacin), là nguyên nhân làm tăng sản xuất sắc tố da, gây sạm da và các vấn đề về da khác. 2. Ngăn ngừa nám bằng chế độ ăn uống Ăn rau quả tươi sẽ giúp cho bạn có được làn da khỏe – đẹp. Chế độ giàu hàm lượng dinh dưỡng với Vitamin A, E, C, Omega-3,… sẽ đẩy lùi được quá trình lão hóa của làn da, làm giảm được nguy cơ nám da hiệu quả. Một vài thực phẩm, rau quả có lợi cho da như: Cung cấp Vitamin A: gan động vật, cá, cà rốt, bí ngô, khoai lang, cà chua, ớt chuông đỏ, các sản phẩm từ sữa,... Cung cấp Vitamin E: tôm, các loại cải xanh, rau chân vịt, bí ngô, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, đu đủ, quả bơ,.. Cung cấp Vitamin C: cam, ổi, dứa, cà chua, kiwi, khoai tây, cải xoăn, bông cải xanh, đậu Hà Lan,... Cung cấp Omega-3: cá hồi, cá thu, đậu nành, hạt lanh, hạt chia, quả óc chó, dầu hạt cải,... Bổ sung nước một cách đầy đủ sẽ giúp da duy trì được độ ẩm, mịn màng và hạn chế tình trạng da khô ráp, nứt nẻ. Đồng thời uống đủ nước hỗ trợ thúc đẩy sản sinh Collagen giúp da đàn hồi và căng mịn hơn. Bạn nên hạn chế dùng bia/ rượu, những loại thức ăn nóng, chất kích thích như cafe... uống nhiều và uống vào ban đêm có khả năng gây mất ngủ, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tái tạo của da. Sử dụng thêm các sản phẩm chăm sóc nám da chứa các thành phần như vitamin C, Acid hyaluronic, vitamin E… để cung cấp dưỡng chất phục hồi và làm sáng da. Nên dùng mỹ phẩm đã được kiểm định an toàn: một số mỹ phẩm có thể chứa các chất có hại đối với làn da, trong đó có chất bào mòn làn da và sẽ khiến cho da dễ bị nám. Do đó, không nên dùng những mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ. Lưu ý, bạn hãy lựa chọn mỹ phẩm phù hợp với loại da của mình. Chọn các sản phẩm chăm sóc da nhẹ nhàng, không có hương liệu. Nếu sản phẩm chăm sóc da gây ra hiện tượng châm chích, nóng rát trên vùng da sử dụng thì điều này có thể làm tăng tình trạng kích ứng da dẫn đến các đốm đen trở lên sẫm màu hơn. Nếu làn da được chăm sóc và bảo vệ tốt từ trong ra ngoài, thì tình trạng nám da sẽ được cải thiện đáng kể và khó xuất hiện trên gương mặt. Đặc biệt, nám da rất dễ ngăn ngừa nhưng lại khó điều trị, nên bạn hãy chú ý ngăn ngừa ngay từ bây giờ nhé
bookingcare-vn-blog-3869
Những lưu ý khi chăm sóc nám da bạn nên biết Nám da là tình trạng rối loạn sắc tố da tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Nám da không dễ điều trị, lại dễ lan rộng và quay trở lại nếu không được điều trị đúng cách. Chăm sóc da nám luôn được nhiều chị em phụ nữ quan tâm, đây cũng là yếu tố quan trọng giúp việc điều trị nám da đạt hiệu quả tích cực. Nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ làm tình trạng da không được cải thiện, thậm chí nghiêm trọng hơn. Những lưu ý khi chăm sóc nám da Nám da là một quá trình điều trị lâu dài và kiên trì mới đạt hiệu quả như mong muốn. Để chăm sóc và điều trị nám da hiệu quả cần lưu ý những vấn đề sau: 1. Bảo vệ da khỏi ánh sáng có hại Chăm sóc da kỹ lưỡng, n ên thoa kem chống nắng ngay cả khi trời không có nắng. Nên lựa chọn những loại kem chống nắng có phổ rộng để có thể chống tia UVA và UVB. Dùng kem chống nắng có hệ số bảo vệ chống nắng (SPF) từ 30 trở lên và che chắn cẩn thận bằng áo khoác, mũ, khẩu trang,…mỗi khi ra ngoài. Cắt giảm thời gian sử dụng trước màn hình LED TV, máy tính bảng, điện thoại di động và máy tính của bạn. Vì ánh sáng xanh từ các thiết bị này gây hại trực tiếp cho DNA (phân tử mang thông tin di truyền của tế bào) bằng cách thay đổi cấu trúc của nó, điều này có thể dẫn đến ung thư da. Ngoài ra, ánh sáng xanh còn chặn sự tổng hợp vitamin B3 (niacin), là nguyên nhân làm tăng sản xuất sắc tố da, gây sạm da và các vấn đề về da khác. 2. Điều trị, chăm sóc nám da khoa học, đúng cách Nên đi thăm khám tại các bệnh viện, phòng khám da liễu uy tín khi nhận thấy các dấu hiệu nám da để xác định đúng tình trạng da của mình. Như vậy, mới lựa chọn đúng phương pháp và liệu trình trị nám phù hợp để đạt hiệu quả tối ưu. Trong quá trình điều trị phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn. Không được tự ý giảm hoặc tăng lượng kem trị nám hoặc viên uống. Không tự ý bôi thoa thêm các sản phẩm ngoài hướng dẫn, vì chúng có thể làm giảm tác dụng của sản phẩm cũng như gây biến chứng sẫm màu da hay mất sắc tố. Sau liệu trình điều trị nên đi tái khám nếu được chỉ định để bác sĩ theo dõi tình trạng hiện đại. Từ đó đưa ra được hướng điều trị tiếp theo để cải thiện làn da. Kem điều trị nám không nên sử dụng bừa bãi vì có rất nhiều loại kem trị nám có chất lượng không đảm bảo, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng với những thành phần gây hại cho da. Nhiều loại kem trị nám khi dùng kéo dài có thể dẫn đến tổn thương da, kích ứng, ngứa ngáy, bào mòn da, làm da nhạy cảm. Đảm bảo chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp Có chế độ ăn uống hợp lý, cung cấp đầy đủ nước, trái cây, rau xanh cho cơ thể. Nên ăn nhiều trái cây giàu vitamin C, E, Omega-3 và tránh thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ. Một vài thực phẩm, rau quả có lợi cho da, hỗ trợ quá trình chăm sóc nám da như: Cung cấp Vitamin A: gan động vật, cá, cà rốt, bí ngô, khoai lang, cà chua, ớt chuông đỏ, các sản phẩm từ sữa,... Cung cấp Vitamin E: tôm, các loại cải xanh, rau chân vịt, bí ngô, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, đu đủ, quả bơ,.. Cung cấp Vitamin C: cam, ổi, dứa, cà chua, kiwi, khoai tây, cải xoăn, bông cải xanh, đậu Hà Lan,... Cung cấp Omega-3: cá hồi, cá thu, đậu nành, hạt lanh, hạt chia, quả óc chó, dầu hạt cải,... Đảm bảo sinh hoạt lành mạnh, không thức khuya, ngủ đủ giấc và tránh stress để làn da có thời gian hồi phục tốt nhất. Nếu như thường xuyên thức khuya và căng thẳng sẽ làm rối loạn tuần hoàn của việc trao đổi chất và hệ thống thần kinh. Thức khuya còn có thể làm tăng sản sinh cortisol, một loại hormone gây căng thẳng, làm giảm độ đàn hồi và độ ẩm của da, gây ra các vấn đề như mụn trứng cá, lão hóa, sạm da và quầng thâm. Kiên nhẫn, cẩn thận là tiêu chí quan trọng để giải quyết nám bằng bất kỳ phương pháp nào. Vì nám da là bệnh khó điều trị và cần thời gian để đánh giá được sự thay đổi trên da, thêm vào đó cần cẩn thận trong việc lựa chọn phương pháp điều trị, chăm sóc giúp da phục hồi nhanh chóng. Trên đây là những lưu ý khi chăm sóc làn da bị nám, tùy từng cơ địa của mỗi người mà thời gian và hiệu quả điều trị sẽ khác nhau. Bạn cần lắng nghe làn da, cơ thể của mình để có phương pháp chăm sóc da phù hợp, đặc biệt là tuân thủ đúng theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ Da liễu
bookingcare-vn-blog-3870
Các phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang hiệu quả Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang được điều trị bằng cách nào? Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây. Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang là một bệnh lý da liễu gây đau rát, khó chịu, dễ bị nhầm lần với zona thần kinh. Không chỉ khiến người bệnh đau đớn mà còn khiến da mất thẩm mỹ, gây ra nhiều khó khăn, bất tiện trong cuộc sống. Khi thấy trên da xuất hiện những triệu chứng bất thường, người bệnh nên đi khám để được điều trị sớm tránh tình trạng vết thương lan rộng gây viêm nhiễm, sẹo xấu. Điều trị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang Ngay sau da khi tiếp xúc hay nghi ngờ tiếp xúc với chất độc có trong cơ thể kiến ba khoang, người bệnh cần rửa tổn thương với nước sạch ngay lập tức. Nếu bị tiếp xúc vùng mắt cần rửa mắt bằng nước muối sinh lý 0.9%. Trong trường hợp nhẹ, bệnh có thể tự khỏi sau vài ngày. Khi các vết thương đã biểu hiện rõ ràng trên da như: đau rát, nổi mụn nước, da đỏ ửng, phồng rộp,... người bệnh cần đi khám để được điều trị Nếu không điều trị kịp thời, dễ dẫn đến viêm trợt, tổn thương nặng nề gây sẹo xấu hay vết thâm đậm màu Dưới đây là một số phương pháp điều trị thường được các bác sĩ chỉ định: Điều trị tại chỗ là chủ yếu, tùy theo giai đoạn tổn thương. Điều trị tại chỗ Ngay khi bị tổn thương: có thể dùng nƣớc muối sinh lý (NaCl 9%0), rửa tổn thương 3-4 lần/ngày nhằm trung hòa độc tố của côn trùng. Tránh kì cọ làm tổn thương lan rộng. Khi các tổn thương đỏ, đau rát: dùng các thuốc làm dịu da, chống viêm nhƣ các loại hồ (hồ nước, hồ Tetra-Pred) hay các loại mỡ kháng sinh phối hợp với corticoid bôi 2-3 lần/ngày. Trường hợp bọng nước, bọng mủ: chấm dung dịch màu milian, castellani, nƣớc thuốc tím pha loãng...bôi 1-2 lần/ngày. Điều trị toàn thân: thường không cần phải điều trị Trường hợp thương tổn lan rộng, bọng mủ rộng và có dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân: kháng sinh uống. Kháng histamin để giảm ngứa, giảm kích ứng da. Các biện pháp phòng ngừa viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang Kiến ba khoang có đặc điểm rất dễ nhận dạng, khi nhìn thấy chúng, tốt nhất là hãy tránh xa nó. Nếu chúng xuất hiện trong nhà, để đảm bảo an toàn cho người thân, cần mang chúng ra khỏi nhà một cách an toàn. Không trực tiếp dùng chân dẫm, ve nát bởi chất độc sẽ tiết ra khi cơ thể chúng bị tổn thương. Buổi tối, trước khi bật đèn điện nên kéo rèm, đóng cửa sổ, hoặc lắp màn chắn côn trùng. Khi làm vườn hoặc tới những nơi rậm rạp, ẩm ướt, có khả năng xuất hiện kiến ba khoang, mỗi người cần có ý thức tự giác che chắn, bảo vệ bản thân. Kiểm tra kĩ các vật dụng cá nhân như: quần áo, khăn mặt, giày dép,... xem có côn trùng hoặc dị vật gì không rồi mới sử dụng. Vệ sinh môi trường sống xung quanh một cách sạch sẽ, phát quang bụi rậm. Nếu phát hiện khu vực sinh sống có kiến ba khoang, cần hạn chế mở cửa, hạn chế sử dụng nhiều bóng đèn điện trong trường hợp không cần thiết, có thể sử dụng lưới chống côn trùng. Kiến ba khoang nói riêng và các loại côn trùng nói chung rất kỵ với các loại tinh dầu sả, chanh, bạc hà… Do đó trong phòng ngủ, phòng tắm hoặc trong cả nhà nói chung, đều có thể xông các loại tinh dầu thơm để giảm thiểu khả năng xuất hiện các loại côn trùng có hại này. Triệu chứng của viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang rất dễ gây nhầm lẫn với bệnh Zona thần kinh, người bệnh nên đi khám với các bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị chính xác
bookingcare-vn-blog-3871
Top dấu hiệu viêm nang lông thường gặp Bạn đang có những các đám mụn nhỏ trên da? Bạn lo lắng mình có thể bị viêm nang lông? Vậy viêm nang lông có những dấu hiệu gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này để có cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả . Dấu hiệu viêm nang lông thường gặp Bạn đọc có thể nhận biết bệnh viêm nang lông thông qua những dấu hiệu dưới đây: Tổn thương là những sẩn nhỏ hoặc mụn mủ ở cổ nang lông, xung quanh có quầng đỏ. Khi mụn vỡ để lại vết chợt nhỏ và đóng vẩy tiết. Có thể chỉ có vài mụn nhỏ rải rác nhưng cũng có khi tụ thành đám mụn viêm vùng râu mép, râu cằm… Viêm nang lông có thể gặp ở bất kỳ vùng da nào của cơ thể, trừ ở lòng bàn tay bàn chân, thường gặp nhất là ở đầu, mặt, cổ, lưng, mặt ngoài cánh tay, đùi, sinh dục, cẳng tay và cẳng chân.... Số lượng tổn thương nhiều hay ít tùy theo từng trường hợp. Hầu hết các trường hợp chỉ có một vài tổn thương đơn độc và dễ dàng bỏ qua. Nhiều người bệnh có nhiều thương tổn, tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, đặc biệt gây mất tự tin với các chị em phụ nữ. Dấu hiệu viêm nang lông theo tác nhân gây bệnh Tùy theo tác nhân gây bệnh, viêm nang lông có thể một số biểu hiện lâm sàng khác nhau. Cụ thể: Viêm nang lông do tụ cầu: Khi viêm lan cả đơn vị nang lông-tuyến bã thì có thể để lại sẹo sau khi khỏi. Bệnh hay tái phát khi không loại được các yếu tố thuận lợi như môi trường ô nhiễm, nóng ẩm. Một số vùng hay bị như vùng râu, nách, chân tóc vùng gáy, tóc mai, lông mu. Viêm nang lông do vi khuẩn Gram âm: Thường xảy ra ở những người bị mụn trứng cá sử dụng kháng sinh uống dài ngày. Các mụn trứng cá trở nên nặng hơn, viêm nang lông thành sẩn hoặc áp xe nang lông thành bọc vùng má, cằm. Viêm nang lông do nấm sợi: Khởi đầu thường là nhiễm nấm ở lớp sừng quanh miệng nang lông sau đó mới lan vào sâu trong nang lông. Nấm da và nang lông có thể thấy ở đầu với các biểu hiện khác nhau do các chủng nấm khác nhau gây nên. Viêm nang lông do nấm Malassezia: C ó thể xảy ra ở bất kì vị trí nào, thường gặp nhất là ở các nếp gấp, các kẽ ngón, bộ phận sinh dục, bề mặt da và niêm mạc miệng. Triệu chứng thay đổi theo vị trí nhiễm. Nhiễm nấm Candida lan tỏa có thể xảy ra ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch và có thể đe dọa đến tính mạng. Viêm nang lông do nấm men Candida albicans: có thể xảy ra ở bất kì vị trí nào, thường gặp nhất là ở các nếp gấp, các kẽ ngón, bộ phận sinh dục, bề mặt da và niêm mạc miệng. Triệu chứng thay đổi theo vị trí nhiễm. Nhiễm nấm Candida lan tỏa có thể xảy ra ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch và có thể đe dọa đến tính mạng. Viêm nang lông do nhiễm virus herpes: thường xảy ra ở vùng râu cằm, ria mép do cạo râu. Các mụn nước ở vùng râu, thành đám như chùm nho, sau vài ngày đóng vẩy tiết. Bệnh tự khỏi không để lại sẹo nhưng thường hay tái phát. Viêm nang lông do nhiễm virus u mềm lây: Đó là các sẩn màu da lõm ở giữa ở nang lông hoặc quanh nang lông vùng râu cằm, ria mép. Bệnh do lây nhiễm và thường tự khỏi sau một thời gian vài tháng, đôi khi lâu hơn. Viêm nang lông giang mai: các sẩn màu đỏ đồng, có thể xếp thành hình ovan, gây rụng tóc nhưng khỏi không để lại sẹo. Viêm nang lông do Demodex: xuất hiện do nhiễm Demodex folliculorum, gây bong vẩy da xung quanh nang lông, có biểu hiện giống như vẩy phấn nang lông hoặc viêm da tiết bã nhờn (Seborrheic dermatitis) hoặc sẩn – mụn mủ đỏ nang lông giống như trứng cá đỏ (Acne rosacea) trên nền đỏ da ở mặt. Khi nhận thấy các dấu hiệu viêm nang lông nặng như tình trạng mụn viêm nhiều, không cải thiện, kèm theo sốt, mệt mỏi …. bạn nên đến các cơ sở y tế sớm để được thăm khám và tìm nguyên nhân điều trị từ các bác sĩ da liễu. Như vậy, trên đây là những dấu hiệu viêm nang lông đáng chú ý mà bạn đọc có thể tham khảo. Hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích và thiết thực
bookingcare-vn-blog-3872
6 cách hiệu quả giúp phòng ngừa chứng đau nửa đầu tại nhà Nội dung bài viết sẽ đi sâu vào các biện pháp phòng ngừa chứng đau nửa đầu tại nhà thay cho việc lạm dụng thuốc giảm đau. Chủ động điều chỉnh lối sống có thể giúp bạn phòng ngừa chứng đau nửa đầu tiếp diễn, có thể giảm tần suất cơn đau và kiểm soát mức độ nghiêm trọng. Cụ thể, một số thay đổi hành vi nhỏ dưới đây có thể giúp bạn giảm những cơn đau nửa đầu: 6 lời khuyên giúp phòng ngừa đau nửa đầu 1. Ngủ đủ giấc Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả cuối tuần và ngày lễ. Khi bạn đi ngủ vào những thời điểm ngẫu nhiên hoặc bạn ngủ quá nhiều hoặc quá ít, điều đó có thể gây ra cơn đau đầu. 2. Tập thể dục thường xuyên Tập luyện quá sức có thể gây đau đầu cho một số người, nhưng nghiên cứu cho thấy tập thể dục nhịp điệu thường xuyên, mức độ vừa phải có thể làm giảm tần suất và mức độ nặng của các cơn đau nửa đầu đối với nhiều người. Nó cũng giúp kiểm soát căng thẳng, một tác nhân khác dẫn đến đau nửa đầu. 3. Hạn chế căng thẳng Căng thẳng là nguyên nhân phổ biến gây đau nửa đầu. Vì vậy, hãy dành thời gian mỗi ngày để thư giãn. Bạn có thể: Nghe nhạc nhẹ Đi bộ ngắn Tập yoga Thiền 4. Ăn đủ bữa Lượng đường trong máu giảm có thể gây ra chứng đau nửa đầu, vì vậy hãy giữ đường huyết ổn định bằng cách không bỏ bữa. Nếu bạn ăn tối và sau đó bỏ bữa sáng vì bận, có nghĩa là não của bạn đã không được cung cấp năng lượng trong một thời gian dài. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến những cơn đau đầu. 5. Uống đủ nước Uống đủ nước là một trong những thói quen lành mạnh, hiệu quả trong việc ngăn ngừa chứng đau nửa đầu. Thông thường, mọi người nhận ra rằng họ chưa uống đủ nước vào cuối ngày và sau đó họ cố gắng bù đắp bằng cách uống nhiều nước. Tuy nhiên, điều đó thường không đủ để bù đắp lượng nước cơ thể cần trong suốt cả ngày. Hãy đảm bảo bổ sung nước cho cơ để trong suốt cả ngày 6. Cân nhắc bổ sung thêm các chất cần thiết Các nhà nghiên cứu đã xem xét một số chất bổ sung để ngăn ngừa hoặc điều trị chứng đau nửa đầu. Trong số các chất bổ sung hiện đang được nghiên cứu là: Magie: Magie có thể làm giảm nhẹ tần suất xuất hiện những cơn đau nửa đầu. Các nhà nghiên cứu cho rằng magie giúp làm chậm hoặc ngăn chặn các chất hóa học trong não truyền cảm giác đau giữa các tế bào thần kinh. Magie có thể ngăn ngừa sự thu hẹp các mạch máu bất thường, cũng có thể chặn làn sóng tín hiệu não gây ra chứng đau nửa đầu. Vitamin B2: Trong một nghiên cứu, hơn một nửa số người dùng vitamin B2 trong 12 tuần ít bị đau nửa đầu hơn so với 19% ở nhóm đối chứng. Tuy nhiên, hãy trao đổi, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thử bổ sung bất kỳ các chất nào kể cả vitamin và thảo dược vào quá trình điều trị. Những cơn đau đầu, đau nửa đầu ở mỗi người là khác nhau cả về tần suất và mức độ, cũng như những yếu tố khởi phát cơn đau. Các chuyên gia khuyên các bệnh nhân đau đầu, đau nửa đầu nên ghi chép lại nhật ký đau đầu, trong đó, bạn ghi lại thời điểm xuất hiện đau nửa đầu và những việc bạn đã làm trước khi cơn đau xuất hiện. Bạn có thể ghi lại các thuốc mình đã dùng và đánh giá tác dụng của nó trên cơn đau của bạn. Đây có thể là thông tin rất hữu ích giúp bác sĩ của bạn đưa ra điều trị phù hợp, cá thể hóa cho bạn, cũng như chính bạn có thể lựa chọn được phương pháp phòng ngừa hữu ích
bookingcare-vn-blog-3873
Cách xử lý vết thương khi vừa tiếp xúc với độc tố của kiến ba khoang Hầu hết các biểu hiện nặng do tiếp xúc với độc tố có trong kiến ba khoang sẽ xuất hiện sau khoảng 6 - 12 giờ. Ngay khi phát hiện bản thân dính độc tố, người bệnh cần can thiệp ngay lập tức. Kiến ba khoang là một trong những loài côn trùng có độc tố nguy hiểm rất cao. Theo nghiên cứu, độc tố Pederin có trong cơ thể kiến ba khoang mạnh gấp 12 - 15 lần so với rắn hổ mang và có thể gây tổn hại lớn đến những vùng da tiếp xúc nếu không được xử lý kịp thời. Cần làm gì khi phát hiện da tiếp xúc với độc tố của kiến ba khoang? Ngay sau khi bị tổn thương do tiếp xúc với độc tố của kiến ba khoang: có thể dùng nước muối sinh lý (NaCl 9%0), rửa tổn thương 3-4 lần/ngày nhằm trung hòa độc tố của côn trùng. Tránh kì cọ làm tổn thương lan rộng. Nếu bị tiếp xúc vùng mắt, người bệnh cần rửa mắt bằng nước muối sinh lý 0.9%. Với vết thương do kiến ba khoang gây ra, trong thời gian đầu nếu xử lý kịp thời, sẽ giảm đáng kể tình trạng nổi bọng nước do nọc độc của loài kiến này. Trong trường hợp độc tố đã thẩm thấu và biểu hiện thành các triệu chứng viêm loét rõ ràng, người bệnh nên đi khám ngay để được điều trị kịp thời. Bác sĩ da liễu sẽ chỉ định những phương pháp điều trị cụ thể. Các biểu hiện thường gặp do viêm da tiếp xúc với kiến ba khoang Tùy vào từng giai đoạn của bệnh mà các biểu hiện cũng sẽ có những triệu chứng khác nhau. Sau khi tiếp xúc người bệnh có thể thấy hơi ngứa rát, căng da, kèm theo đỏ một vùng da. Sau 6-12 giờ tổn thương da đỏ cộm thành vệt, nề lên, trên đó nổi những mụn nước to nhỏ không đều, nặng hơn có thể hình thành mụn mủ, bọng mủ kèm theo loét, hoại tử da. Có rất nhiều trường hợp người bệnh nhầm lẫn dấu hiệu nhận biết của viêm da do tiếp xúc kiến ba khoang với bệnh zona thần kinh bởi các triệu chứng có nhiều điểm tương đồng. Chẩn đoán và điều trị sai bệnh có thể dẫn đến nhiều rủi ro nguy hiểm khiến tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn. Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết phân biệt triệu chứng của bệnh zona với viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang. Biện pháp phòng ngừa viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang Không trực tiếp dùng tay hoặc chân để giết kiến ba khoang Kiến ba khoang rất thích ánh sáng đèn huỳnh quang, chính vì vậy trong gia đình nên thay thế bằng các loại đèn khác có ánh sáng vàng. Sử dụng lưới các cửa sổ và cửa ra vào, đóng cửa thường xuyên sau khi ra vào Vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, cây cỏ xung quanh nhà, vì đây là nơi trú ẩn tốt cho loài này Mặc quần áo dài tay khi đi ra ngoài nhà, nhất là ở những vùng gần đồng ruộng, khu dân cư nhiều ánh đèn, gần công trình đang xây dựng. Ban đêm tắt bớt các bóng đèn không cần thiết; Trước khi ngủ cần quét lại nhà để sạch nền nhà và mắc màn ngủ tránh côn trùng có điều kiện tiếp xúc. Với mật độ kiến ba khoang nhiều, phun thuốc diệt kiến ba khoang tồn lưu trên vách tường trong và ngoài nhà có tác dụng xua và diệt chúng. Các vết thương do độc tố của kiến ba khoang tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể lây lan rộng hơn và tình trạng viêm trên da sâu hơn thậm chí có thể gây nhiễm trùng, để lại hậu quả sẹo xấu và vết thâm
bookingcare-vn-blog-3874
Nguyên nhân gây đau nửa đầu - Một số yếu tố nguy cơ phổ biến Có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến đau nửa đầu, bao gồm căng thẳng thường xuyên, do thay đổi nội tiết ở nữ giới, kích thích cảm giác,... Chi tiết mời bạn đọc theo dõi nội dung trong bài. Đau nửa đầu hay đau đầu migraine là dạng đau đầu nguyên phát thường gặp hàng đầu trong dân số nói chung. Nguyên nhân gây đau nửa đầu rất phức tạp và cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được rõ. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố nguy cơ cho thấy mối liên quan rõ ràng làm khởi phát các cơn đau nửa đầu sẽ được trình bày cụ thể dưới đây. Một số yếu tố nguy cơ phổ biến gây đau nửa đầu Căng thẳng Căng thẳng là một trong những yếu tố nguy cơ phổ biến có thể dẫn tới cơn đau nửa đầu. Trong khi căng thẳng, một số chất nhất định trong não được sản sinh để chống lại căng thẳng. Việc giải phóng các chất này có thể kích hoạt chứng đau nửa đầu. Những cảm xúc khác như lo lắng và phấn khích có thể làm tăng mức độ căng cơ vùng đầu và gây giãn các mạch máu. Điều đó có thể làm chứng đau nửa đầu trở nên nghiêm trọng hơn. Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ Sự dao động của estrogen, chẳng hạn như trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt, khi mang thai và mãn kinh cũng có liên quan đến việc khởi phát cơn đau nửa đầu. Rất nhiều phụ nữ tự nhận thấy các cơn đau nửa đầu của họ có xu hướng xuất hiện nhiều hơn trong chu kỳ kinh nguyệt khi mà lượng nội tiết tố/hoóc môn estrogen là thấp nhất. Trái ngược lại, sự thay đổi nội tiết tố có vẻ như không gây ra chứng đau nửa đầu ở nam giới. Caffeine Với những người đã quen uống caffeine trong thời gian dài, việc cắt giảm đột ngột có thể dẫn đến một số triệu chứng khó chịu, trong đó có đau nửa đầu. Nguyên nhân là do caffeine có tác dụng làm co các mạch máu bao quanh não, khi ngừng tiêu thụ caffeine đột ngột sau một thời gian quen dùng, các mạch máu sẽ giãn nở ra, dẫn tới làm tăng lưu lượng máu xung quanh não và áp lực lên các dây thần kinh xung quanh, có thể dẫn đến đau đầu. Caffeine đôi khi được các bác sĩ khuyên dùng để điều trị các cơn đau nửa đầu cấp tính và được thêm vào thành phần một số loại thuốc giảm đau nhưng không nên sử dụng thường xuyên. Các yếu tố kích thích cảm giác Đèn sáng chói hoặc ánh sáng nhấp nháy cũng như âm thanh lớn có thể làm khởi phát cơn đau nửa đầu. Những mùi nồng nặc - chẳng hạn như nước hoa, mùi sơn, khói thuốc thụ động và những mùi khác - cũng cho thấy kích hoạt cơn đau nửa đầu ở một số người. Các yếu tố khác Một số yếu tố khác có thể góp phần khởi phát cơn đau nửa đầu bao gồm: Điều kiện thời tiết thay đổi nhất là khi có sự chuyển giao giữa các mùa, thời tiết trở nên thất thường Mệt mỏi, làm việc quá sức. Ăn kiêng dẫn tới thiếu chất hoặc không uống đủ nước. Những thay đổi trong giấc ngủ Sử dụng một số loại thuốc nhất định Trên đây là một số yếu tố nguy cơ của căn bệnh đau nửa đầu. Hy vọng đã giúp bạn đọc có thêm thông tin tham khảo và có những cách xử trí cũng như phòng tránh cơn đau nửa đầu tái diễn
bookingcare-vn-blog-3875
Đau nửa đầu: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị Đau nửa đầu ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống, công việc của người bệnh. Hiểu rõ về bệnh đau nửa đầu sẽ giúp bạn giảm thiểu số lượng và tình trạng đau nửa đầu. Đau nửa đầu là một bệnh thần kinh phổ biến gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, thường gặp nhất là cơn đau đầu nhói ở một bên đầu. Đau nửa đầu còn có tên gọi khác là đau đầu migraine. Đau nửa đầu là một chứng rối loạn thần kinh thường gây ra các cơn đau đầu tăng dần đến mức dữ dội. Cơn đau nửa đầu xuất hiện theo từng đợt và đôi khi còn kèm theo buồn nôn, nôn mửa và nhạy cảm với ánh sáng và nhiều triệu chứng khác. Chứng đau nửa đầu có thể khiến bạn không thể đi làm, đi học hoặc tham gia các hoạt động hàng ngày khác. Nhìn chung, người ta phân loại đau đầu thành 2 nhóm căn nguyên là: đau đầu nguyên phát và đau đầu thứ phát. Chứng đau nửa đầu thuộc nhóm đau đầu nguyên phát, có nghĩa là nó không phải do một tình trạng bệnh lý khác gây ra. Rối loạn đau đầu nguyên phát là một chẩn đoán lâm sàng, nghĩa là không có xét nghiệm máu hoặc nghiên cứu chẩn đoán hình ảnh nào có thể giúp chẩn đoán xác định bệnh. Triệu chứng đau nửa đầu Triệu chứng chính của chứng đau nửa đầu là đau một bên đầu. Cơn đau đôi khi được mô tả là cảm giác như đập thình thịch hoặc đau nhói. Nó có thể bắt đầu từ mức độ đau âm ỉ, sau đó phát triển thành cơn đau theo nhịp mạch đập ở mức độ nhẹ, trung bình hoặc nặng. Nếu không được điều trị, cơn đau đầu của bạn thường sẽ tiến triển thêm từ mức độ trung bình đến nặng. Cơn đau có thể chuyển từ bên này sang bên kia đầu, hoặc có thể đau ở cả phía trước, phía sau đầu hoặc toàn bộ đầu. Một số người cảm thấy đau quanh mắt hoặc thái dương, đôi khi ở mặt, vùng xoang, hàm hoặc cổ. Các triệu chứng khác của chứng đau nửa đầu bao gồm: Nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn và mùi hôi. Buồn nôn, nôn, khó chịu ở dạ dày và đau bụng. Ăn mất ngon. Cảm thấy rất nóng hoặc lạnh (ớn lạnh). Màu da nhợt nhạt (xanh xao). Cảm thấy mệt mỏi. Chóng mặt và hoa mắt. Nguyên nhân gây ra chứng đau nửa đầu Các bác sĩ hiện chưa biết nguyên nhân chính xác gây chứng đau nửa đầu, nhưng người ta nhận thấy rằng chúng dường như có liên quan đến những thay đổi trong hoạt động của não và gen của bạn. Trong nhiều năm, các nhà khoa học cho rằng chứng đau nửa đầu xảy ra do sự thay đổi lưu lượng máu trong não. Tuy vậy, hầu hết các nghiên cứu bây giờ chỉ rằng sự thay đổi lưu lượng máu này có thể góp phần gây ra đau nửa đầu nhưng không phải là nguyên nhân gây ra đau nửa đầu . Các cơn đau nửa đầu có thể được kích hoạt bởi nhiều yếu tố. Các tác nhân kích hoạt phổ biến bao gồm: Căng thẳng Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ Dùng quá nhiều caffeine hoặc cai caffeine Các yếu tố kích thích cảm giác như: đèn nhấp nháy, âm thanh lớn,... Thay đổi thời tiết Chứng đau nửa đầu được chẩn đoán như thế nào? Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý và các triệu chứng cụ thể của bạn. Sẽ hữu ích nếu bạn ghi nhật ký theo dõi về các triệu chứng của mình và bất kỳ tác nhân kích thích nào mà bạn nhận thấy có thể gây khởi phát cơn đau. Hãy viết ra: Bạn có những triệu chứng gì, bao gồm cả vị trí đau (đau đầu bên trái, đau đầu bên phải,...) Tần suất bạn bị đau nửa đầu Một cơn đau nửa đầu thường kéo dài trong thời gian bao lâu Các thành viên khác trong gia đình có ai mắc chứng đau nửa đầu không Tất cả các loại thuốc và chất bổ sung bạn dùng, kể cả những loại thuốc không cần kê đơn Các loại thuốc khác mà bạn nhớ đã từng dùng trong quá khứ Bác sĩ có thể yêu cầu làm các xét nghiệm cận lâm sàng để loại trừ những nguyên nhân khác có thể gây ra các triệu chứng của bạn, bao gồm: Xét nghiệm máu Kiểm tra hình ảnh sọ não như chụp Cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp Cắt lớp vi tính (CT) Điện não đồ (EEG) Đau nửa đầu ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống, công việc - Nguồn: Freepik.com Điều trị chứng đau nửa đầu Chứng đau nửa đầu là bệnh mạn tính, hiện nay chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn chứng đau nửa đầu. Nhưng bạn có thể điều trị và ngăn ngừa để cải thiện các cơn đau nửa đầu. Các phương pháp điều trị đau nửa đầu phổ biến bao gồm: Dùng thuốc giảm đau không kê đơn: Những loại thuốc này thường có tác dụng nhanh chóng. Nhưng hãy cẩn thận khi dùng thuốc giảm đau quá nhiều, bạn có thể bị đau đầu tái phát hoặc trở nên phụ thuộc vào chúng. Dùng thuốc ngăn ngừa đau nửa đầu: Nếu các phương pháp điều trị khác không hiệu quả, cơn đau đầu của bạn trầm trọng hoặc bạn bị đau nửa đầu từ 4 ngày trở lên mỗi tháng, bác sĩ có thể kê đơn bạn dùng thuốc ngăn ngừa đau nửa đầu. Thuốc ngăn ngừa làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của cơn đau nửa đầu. Thuốc thường được dùng đều đặn hàng ngày để giúp ngăn ngừa chứng đau nửa đầu. Điều trị đau nửa đầu tại nhà Bạn có thể tự quản lý khắc phục triệu chứng đau nửa đầu tại nhà bằng các biện pháp sau: Nghỉ ngơi trong phòng tối, yên tĩnh, mát mẻ Chườm khăn lạnh hoặc khăn mát lên trán hoặc sau cổ Uống nhiều nước Thiền định Xoa bóp, massage da đầu và thái dương Bổ sung vitamin Tập yoga Sử dụng các liệu pháp giảm đau không xâm lấn Các phương pháp điều trị vật lý như nắn khớp xương, xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu,... Trao đổi và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bạn thử bất kỳ phương pháp điều trị bổ sung hoặc thay thế nào. Phòng ngừa chứng đau nửa đầu Không có cách chữa trị hoàn toàn chứng đau nửa đầu, nhưng bạn có thể tự khắc phục những cơn đau , giảm tần suất và giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của triệu chứng đau nửa đầu bằng cách làm theo những lời khuyên sau: Duy trì một cuốn nhật ký đau nửa đầu. Ghi lại bất kỳ loại thực phẩm và tác nhân nào khác mà bạn nghĩ có thể khiến bạn gặp cơn đau nửa đầu. Thực hiện những thay đổi trong chế độ ăn uống của bạn và tránh những tác nhân đó càng nhiều càng tốt. Tìm hiểu các kỹ thuật để kiểm soát căng thẳng như thiền, yoga, rèn luyện thư giãn. Tập thể dục thường xuyên và duy trì cân nặng. Hãy hỏi bác sĩ về các loại thuốc phòng ngừa nếu bạn bị chứng đau nửa đầu trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc nếu việc thay đổi lối sống không giúp ích gì. Trên đây là các thông tin về chứng đau nửa đầu. Hy vọng bạn sẽ tìm ra yếu tố nguy cơ gây khởi phát cơn của riêng mình và khắc phục những cơn đau nửa đầu hiệu quả. Hãy lên lịch thăm khám với bác sĩ nếu: Số lượng hoặc mức độ nghiêm trọng của cơn đau nửa đầu tăng lên hoặc tình trạng đau nửa đầu của bạn thay đổi. Thuốc bạn đang dùng dường như không còn tác dụng nữa hoặc bạn đang gặp phải các tác dụng phụ khác
bookingcare-vn-blog-3876
Những điều cần biết về: Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang là gì? Có nguy hiểm tới tính mạng hay không? Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang là một trong những bệnh lý da liễu rất phổ biến tại Việt Nam - nơi có điều kiện thuận lợi cho loài côn trùng này sinh sôi và phát triển. Mỗi người cần nắm được những kiến thức cơ bản về bệnh lý này để có thể bảo vệ bản thân và gia đình. Nhận biết kiến ba khoang Kiến ba khoang có tên khoa học là Paederus Fuscipes Curtis, thuộc Họ Staphilinidae (Cánh cụt), Bộ Colleoptera (Cánh cứng), Lớp Insecta (Côn trùng), Ngành Động vật. Loài côn trùng này có bề ngoài đặc trưng rất dễ nhận dạng với 2 màu đen đỏ phân chia thành các đốt với màu sắc so le. Màu đỏ có thể đậm hoặc nhạt, đôi khi là màu cam hoặc vàng cam tùy theo từng loại và từng môi trường sống. Kiến 3 khoang - Ảnh: Internet Kiến ba khoang còn có tên gọi khác là: kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong đít,... Loài côn trùng này có thân mình thon dài, kích thước như hạt thóc dài khoảng 1cm. Kiến ba khoang có 3 đôi chân, bụng có đốt, trong đó có một đốt màu đỏ, bay và chạy rất nhanh. Kiến ba khoang thường sống ở ven ruộng, quanh gốc rạ, bãi cỏ, gần vùng nước, ruộng rau hoặc ở gần những nơi đang có công trình xây dựng. Kiến ba khoang gây viêm loét trên da như thế nào Các vết thương gây ra bởi kiến ba khoang là một dạng của viêm da tiếp xúc kích ứng. Trong thân kiến có chất Pederine (C24H43O9N), có thể gây cháy, bỏng da giống như chất cangtadin của sâu ban miêu và chất phospho ở con giời - loài động vật gây ra bệnh giời leo. Khi cơ thể tiếp xúc với độc tố pederin có trong cơ thể kiến ba khoang, làn da bắt đầu châm chích và xuất hiện các biểu hiện rõ rệt, gây đau đớn, bất tiện và rất mất thẩm mỹ. Kiến ba khoang có thể xuất hiện ở bất kì đâu. Đặc biệt là trong suốt mùa mưa bão, lũ lụt, các loại côn trùng này di chuyển đến các vùng khô ráo hơn. Sau những ngày mưa lũ làm ngập đồng ruộng, ao hồ thì vào ban đêm, kiến khoang và các loài côn trùng khác, theo ánh đèn bay vào nhà. Chúng có thể bám vào khăn mặt, quần áo, giày dép,... nếu vô tình bị giết hoặc chà nát, chất độc trong cơ thể chúng tiết ra và bám vào da người. Gây nên bệnh viêm da tiêp xúc kích ứng. Xét nghiệm chẩn đoán viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang có thể được chẩn đoán bằng mắt thường thông qua các biểu hiện về màu sắc, kích thước, vị trí, đặc điểm của vết loét. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang và bệnh Zona thần kinh. Xác định sai bệnh và điều trị sai cách có thể khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng hơn dẫn tới các vấn đề về sẹo xấu và vết thâm . Người bệnh nên đi khám trực tiếp với các bác sĩ để được tư vấn và điều trị chính xác nhất. Các bác sĩ có thể chẩn đoán lâm sàng hoặc lấy mẫu xét nghiệm để xác định nguyên nhân cụ thể trong trường hợp không rõ nguyên nhân chính xác. Các triệu chứng tổn thương da thường gặp Các tổn thương do kiến ba khoang gây ra tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng độc tính của chúng có thể phá hủy da nặng nề nếu người bệnh không điều trị kịp thời. Theo nghiên cứu, chất độc có trong cơ thể kiến ba khoang mạnh gấp 12 - 15 lần so với rắn hổ. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp khi bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang: Tổn thương trên da thường xuất hiện tại vùng da hở ở một số vị trí như mặt, cổ, gáy, hai tay và chân. Khoảng 80% vết thương xuất hiện ở vị trí mặt, còn lại là ở trên cơ thể. Ban đầu, vùng da bị tổn thương sẽ có dấu hiệu bị tấy đỏ thành vệt dài hoặc thành đám kèm theo đó là cảm giác bỏng rát và ngứa Sau khoảng 6 đến 12 tiếng, tổn thương bắt đầu biểu hiện rõ hơn, các dát đỏ trước đó hơi cộm lên, trên xuất hiện mụn nước hoặc mụn mủ nhỏ li ti, ở giữa có vùng hơi lõm màu vàng nâu. Tổn thương có thể gặp hình ảnh dạng đối xứng qua nếp gấp như ở khuỷu tay, khoeo chân, nách theo kiểu tổn thương hôn nhau (kissing lesion) Thông thường với những trường hợp nhẹ thì khoảng vài ngày sau đó các mụn nước này có thể tự khô và đóng vảy, sau đó tự lành nhưng khi lành thường để lại những sẹo thâm hay những dát mảng tăng sắc tố sau viêm gây mất thẩm mỹ. Một số trường hợp bị nặng, vùng da bị tổn thương diện rộng có thể bị loét hoại tử và nhiễm trùng kèm theo các dấu hiệu toàn thân như sốt, mệt mỏi, nổi hạch và sưng nóng đỏ đau tại chỗ. Người bệnh nên thăm khám với bác sĩ da liễu, tránh trường hợp nhầm lẫn với triệu chứng bệnh Zona thần kinh , ảnh hưởng tới kết quả điều trị. Điều trị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang Hiện nay, trong dân gian lưu truyền nhiều bài thuốc lá đắp trực tiếp lên da để điều trị vết thương do kiến ba khoang. Tuy nhiên, vẫn chưa có căn cứ chứng minh các phương pháp này là an toàn thậm chí một số biện pháp còn phản khoa học. Đã có nhiều trường hợp được tiếp nhận tại bệnh viện trong tình trạng viêm loét nghiêm trọng khi tự ý điều trị tại nhà mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Ngay khi trên da xuất hiện những biểu hiện bất thường, người bệnh nên đi khám sớm để được tư vấn điều trị chính xác. Dưới đây là một vài biện pháp điều trị thường được bác sĩ chỉ định: Điều trị tại chỗ là chủ yếu, tùy theo giai đoạn tổn thương Tại chỗ Ngay khi bị tổn thương: có thể dùng nƣớc muối sinh lý (NaCl 9%0), rửa tổn thương 3-4 lần/ngày nhằm trung hòa độc tố của côn trùng. Tránh kì cọ làm tổn thương lan rộng. Khi các tổn thương đỏ, đau rát: dùng các thuốc làm dịu da, chống viêm nhƣ các loại hồ (hồ nước, hồ Tetra-Pred) hay các loại mỡ kháng sinh phối hợp với corticoid bôi 2-3 lần/ngày. Trường hợp bọng nước, bọng mủ: chấm dung dịch màu milian, castellani, nƣớc thuốc tím pha loãng...bôi 1-2 lần/ngày. Toàn thân: thường không cần phải điều trị Trường hợp thương tổn lan rộng, bọng mủ rộng và có dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân: kháng sinh uống. Kháng histamin để giảm ngứa, giảm kích ứng da. Bảo vệ da an toàn, hiệu quả Trong quá trình điều trị bệnh, tuyệt đối không gãi, tránh trường hợp vết loét lan ra rộng ra hoặc tổn thương sâu hơn có thể dẫn tới nhiễm trùng, để lại sẹo rất khó điều trị. Dưới đây là một số biện pháp giúp bảo vệ da an toàn khỏi nguy cơ bị kiến ba khoang đốt: Thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Xông tinh dầu thơm để xua đuổi côn trùng. Mắc màn khi đi ngủ, có thể thay đèn trong phòng bằng các loại đèn ánh vàng. Những khu vực xuất hiện nhiều kiến ba khoang cần được dọn dẹp thường xuyên, phát quang bụi rậm và phun thuốc diệt côn trùng. Cẩn thận hơn khi bước vào mùa mưa lũ vì tổ của kiến ba khoang thường bị ngập nước, chúng thường tìm đến nơi khô ráo và có ánh đèn trong nhà. Khi nhìn thấy kiến ba khoang, tuyệt đối không được dùng tay nghiền nát hoặc chà xát chúng trên thân mình để tránh độc tố pederin tiết ra. Phủi sạch quần áo và chắc chắn không có côn trùng hay vật thể lạ gì bám lên. Nhìn chung, viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang đem lại rất nhiều phiền phức cho ai gặp phải. Bệnh không chỉ gây đau đớn, khó chịu, mất thẩm mỹ mà còn có nguy cơ biến chứng viêm loét nguy hiểm. Người bệnh nên đi khám sớm ngay khi trên da xuất hiện những triệu chứng bất thường
bookingcare-vn-blog-3877
Đọc ngay: Điều trị viêm nang lông như thế nào? Nguyên tắc điều trị viêm nang lông bao gồm loại bỏ các yếu tố thuận lợi, đảm bảo vệ sinh cá nhân, tránh cào gãi, kích thích thương tổn. Viêm nang lông là tình trạng viêm nông một hoặc nhiều nang lông. Bệnh gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhất là thanh thiếu niên và người trẻ. Vậy điều trị viêm nang lông như thế nào? Điều trị viêm nang lông có khó không? Hãy cùng BookingCare tham khảo trong bài viết dưới đây. Điều trị viêm nang lông như thế nào? Nguyên tắc điều trị viêm nang lông bao gồm loại bỏ các yếu tố thuận lợi, đảm bảo vệ sinh cá nhân, tránh cào gãi, kích thích thương tổn. Để điều trị viêm nang lông bác sĩ sẽ chỉ định dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tùy từng trường hợp cụ thể mà áp dụng thuốc bôi tại chỗ, thuốc kháng sinh uống hay những phương pháp can thiệp như laser. Điều trị viêm nang lông bằng thuốc bôi Bệnh nhân cần làm sạch tổn thương hằng ngày từ 2 - 4 lần bằng dung dịch sát khuẩn như Povidone-iodine 10% hoặc Hexamidine 0,1% hoặc Chlorhexidine 4%. Sau khi sát khuẩn, có thể bôi thuốc lên tổn thương sau khi sát khuẩn, thời gian điều trị từ 7-10 ngày. Một số loại thuốc kháng sinh bôi tại chỗ mà bác sĩ có thể cân nhắc kê cho bệnh nhân bao gồm: Kem hoặc mỡ axit fusidic, bôi 1- 2 lần/ngày Mỡ mupirocin 2%, bôi 3 lần/ngày Mỡ neomycin, bôi 2- 3 lần/ngày Kem silver sulfadiazine 1%, bôi 1-2 lần/ngày Dung dịch erythromycin, bôi 1-2 lần/ngày Dung dịch clindamycin, bôi 1-2 lần/ngày Điều trị viêm nang lông bằng thuốc uống Các trường hợp viêm nang lông nặng, phức tạp hơn có thể sẽ cần phối hợp điều trị tại chỗ kết hợp với toàn thân bằng các thuốc kháng sinh như Cloxacillin, Amoxicillin/clavulanic, Clindamycin, Vancomycin. Đối với các trường hợp bị viêm nang lông do nấm hoặc các bệnh lý khác thì cần điều trị theo nguyên nhân cụ thể. Viêm nang lông do nấm: sử dụng các thuốc chống nấm bôi và phối hợp với thuốc uống. Thuốc bôi như clotrimazole, ketoconazole... Có nhiều loại thuốc chống nấm đường uống như itraconazole, terbinafine,... Viêm nang lông do vi rút herpes: có thể bôi kem acyclovir, uống acyclovir. Viêm nang lông do demodex: có thể dùng kem permethrin bôi hoặc kem metronidazol phối hợp với uống metronidazol. Điều trị viêm nang lông bằng các phương pháp khác Sau khi sử dụng các thuốc mà bệnh vẫn thường xuyên tái phát trong quá trình điều trị, có thể cần sử dụng liệu pháp khác bổ sung. Liệu pháp ánh sáng hay còn gọi là quang trị liệu Phương pháp này có thể áp dụng để điều trị viêm nang lông toàn thân, giúp cải thiện triệu chứng nhanh chóng, hiệu quả. Có nhiều liệu pháp ánh sáng để bạn lựa chọn tùy vào tình trạng da: liệu pháp ánh sáng xanh, ánh sáng xanh lục, ánh sáng xanh lam… với bước sóng dao động khác nhau Liệu pháp laser: Sử dụng để điều trị viêm nang lông do nhổ và cạo lông không đúng cách. Với liệu pháp này, bác sĩ sẽ dùng ánh sáng xung (IPL) với cường độ cao ở những vùng da có lỗ chân lông to và xù xì. Điều trị bằng phương pháp này cũng kích thích collagen phát triển, giúp da sáng mịn hơn và phòng ngừa bệnh, hạn chế thâm nám, cải thiện tính thẩm mỹ. Ngoài ra, với các trường hợp viêm nang lông xuất hiện mụn nhọt lớn , bác sĩ có thể chỉ định tiểu phẫu để giúp loại bỏ mủ và hạn chế ngứa rát, giúp cho quá trình hồi phục có hiệu quả hơn. Lưu ý khi điều trị viêm nang lông Trong quá trình điều trị viêm nang lông, bạn đọc nên chú ý: Đợt bùng phát viêm nang lông có thể tự hồi phục nếu như bạn có hệ miễn dịch tốt và dừng các hoạt động gây viêm nang lông. Để giúp cho da nhanh hồi phục, bạn có thể chườm ấm lên vùng da bệnh 3-4 lần/ ngày, mỗi lần chườm trong 15-20 phút. Nếu nguyên nhân viêm nang lông là do cạo, nhổ lông thì bạn nên dừng các hành động này trong ít nhất 30 ngày. Dấu hiệu viêm nang lông có thể nhầm lẫn với mụn trứng cá, nhọt, sẩn ngứa,... Vì vậy, việc khám bác sĩ da liễu là cần thiết để giúp bạn xác định bệnh cũng như cho lời khuyên phù hợp để điều trị bệnh nhanh nhất. Việc chỉ định dùng thuốc hay các phương pháp can thiệp tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh hiện tại. Vì vậy khi điều trị viêm nang lông bạn không nên tự ý mua và sử dụng thuốc mà phải tham khảo ý kiến, tuân thủ các chỉ định của bác sĩ để tránh làm tình trạng viêm da nặng hơn. Cũng như có các chỉ định can thiệp thích hợp để hạn chế sẹo xấu cũng như những hậu quả xấu do tình trạng viêm nang lông mang lại. Viêm nang lông là bệnh có thể chữa trị được nếu có sự theo dõi và điều trị đúng đắn. Do vậy, nếu không may mắc viêm nang lông, bạn đọc cũng không cần quá lo lắng
bookingcare-vn-blog-3878
Lưu ý những triệu chứng điển hình của đau nửa đầu Đau nửa đầu là gì?, đau nửa đầu có cảm giác như thế nào? Các đơn đau nửa đầu có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Chứng đau nửa đầu không chỉ là một cơn đau đầu dữ dội. Căn bệnh thần kinh này có thể gây ra những cơn đau nhức, suy nhược khiến bạn phải nằm liệt giường nhiều ngày. Khi mắc chứng bệnh này, ngay cả những hoạt động đi lại thông thường, các kích thích ánh sáng, âm thanh và một số yếu tố khác cũng có thể làm khởi phát các triệu chứng như đau nửa đầu, mệt mỏi, buồn nôn, rối loạn thị giác, khó chịu, nói khó và nhiều triệu chứng khác. Chứng đau nửa đầu là gì? Triệu chứng đau nửa đầu Chứng đau nửa đầu là một loại đau đầu được đặc trưng bởi các cơn đau nhói thường ở một bên đầu với mức độ từ trung bình đến nặng. Cơn đau xảy ra được cho là do sự kích hoạt của các sợi thần kinh trong thành các mạch máu phân bố bên trong màng não (ba lớp màng bảo vệ não và tủy sống). Các triệu chứng phổ biến khác bao gồm: Tăng sự nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn và mùi hôi. Buồn nôn và nôn, khó chịu ở dạ dày và đau bụng. Giảm cảm giác ngon miệng. Cảm thấy rất nóng hoặc lạnh (ớn lạnh). Màu da nhợt nhạt (xanh xao). Cảm thấy mệt mỏi. Chóng mặt và mờ mắt. Dấu hiệu chứng đau nửa đầu theo từng giai đoạn Chứng đau nửa đầu có 4 giai đoạn gồm giai đoạn tiền triệu, giai đoạn aura, giai đoạn tấn công và giai đoạn sau cơn đau nửa đầu. Tùy giai đoạn mà có các dấu hiệu khác nhau nên người bệnh cần lưu ý: Giai đoạn tiền triệu : Các triệu chứng báo trước có thể xảy ra từ 24 giờ trước khi xuất hiện cơn đau nửa đầu. Bao gồm thèm ăn, thay đổi tâm trạng không giải thích được (trầm cảm hoặc hưng phấn), ngáp không kiểm soát, giữ nước trong cơ thể dẫn tới phù hoặc đi tiểu nhiều. Giai đoạn tiền triệu không xảy ra ở tất cả các bệnh nhân đau nửa đầu, nên bạn có thể có những triệu chứng báo trước này hoặc không. Giai đoạn aura : Là một nhóm các triệu chứng cảm giác, vận động và lời nói giống như những tín hiệu cảnh báo rằng cơn đau nửa đầu sắp bắt đầu. Giai đoạn này kéo dài từ 5 phút đến 60 phút. Một số triệu chứng như: NNhìn thấy những chấm sáng, ánh sáng lấp lánh hoặc ánh sáng nhấp nháy. Thay đổi về khứu giác hoặc vị giác. Nhìn thấy những đường lượn sóng hoặc hình ảnh lởm chởm. Mất thị lực (nhìn mờ) tạm thời. Khó tập trung Khó diễn đạt suy nghĩ khi nói hoặc viết Các nhà nghiên cứu nhận thấy, những bệnh nhân đau nửa đầu có aura có nguy cơ gặp đột quy nhồi máu não cao hơn so với đau nửa đầu thông thường. Do đó các bệnh nhân đau nửa đầu có aura đặc biệt là phụ nữ nên tránh sử dụng thuốc tránh thai đường uống có chứa estrogen hoặc sử dụng liệu pháp hormon thay thế vì estrogen cũng làm tăng nguy cơ đông máu gây tắc mạch não. Giai đoạn tấn công : Cơn Đau nửa đầu thường bắt đầu từ từ sau đó tăng dần về cường độ. Cơn đau đầu thường kéo dài từ 4 đến 72 giờ. Các triệu chứng có thể xảy ra trong giai đoạn này: Nhạy cảm bất thường với ánh sáng, âm thanh và mùi Chóng mặt và ngất xỉu Buồn nôn và nôn Giai đoạn sau cơn đau nửa đầu : Giai đoạn này diễn ra trong một hoặc hai ngày. Thường có các triệu chứng như: Khó tập trung Cảm thấy áp lực Mệt mỏi Chứng đau nửa đầu của bạn có thể thay đổi về tần suất xảy ra và mức độ nghiêm trọng của chúng theo thời gian. Các cơn đau nửa đầu có thể không phải lúc nào cũng diễn ra với tất cả các giai đoạn này. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu về các triệu chứng thường gặp của bệnh đau đầu, đau nửa đầu , để có thể nhận biết và điều trị sớm
bookingcare-vn-blog-3879
Có nhiều loại nám da, mỗi loại có những dấu hiệu khác nhau. Nếu không nhận biết nám da sớm và có cách điều trị phù hợp, theo thời gian tình trạng nám sẽ trở nên nghiêm trọng. Nám da không nguy hiểm nhưng nó lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến người bị mất tự tin trong giao tiếp. Cần lưu ý những dấu hiệu đặc trưng của các loại nám dưới đây để sớm có cách điều trị nám triệt để. Các loại nám da phổ biến và dấu hiệu nhận biết Tùy thuộc vào từng loại nám mà bạn sẽ gặp các dấu hiệu khác nhau, nám da có gồm 3 loại phổ biến, mỗi loại nám sẽ có những đặc điểm riêng. Cụ thể đặc điểm của từng loại nám da như sau: 1. Nám nông (Nám thượng bì) Nám nông (nám mảng): Là nám có chân nám nằm ở lớp ngoài cùng của cấu trúc da - lớp biểu bì. Dấu hiệu của nám nông: Nám xuất hiện nhiều ở hai bên gò má và theo từng mảng với màu nâu nhạt cho đến nâu sẫm. Nám mảng hình thành do các yếu tố như: ánh nắng mặt trời, phản ứng với mỹ phẩm, căng thẳng, sử dụng thuốc ngừa thai trong thời gian dài, sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng hoặc do thay đổi nội tiết trong cơ thể. Loại nám này dễ điều trị bằng các phương pháp trị nám phổ biến hiện nay như: dùng thuốc trị nám da, dùng các thủ thuật y tế. 2. Nám đốm (Nám trung bì) Nám đốm (nám chân sâu, nám chân đinh): Nám có chân ăn sâu vào lớp trung bì nên cần nhiều thời gian để điều trị. Dấu hiệu của nám đốm: Kích thước nhỏ như đầu đinh với màu sắc từ xanh tới xanh đen, ranh giới không rõ ràng. Nám chân sâu xuất hiện nhiều ở vùng trán, má, cằm. Tình trạng rối loạn nội tiết, thay đổi hormone đột ngột, di truyền là nguyên nhân khiến nám đốm hình thành. 4. Nám hỗn hợp Nám hỗn hợp: Là tình trạng da mặt có sự xuất hiện của cả nám mảng và nám đốm. Có chân nám rất sâu và khó điều trị. Dấu hiệu của nám hỗn hợp: Nám hỗn hợp có màu sẫm và nằm rải rác hoặc tập trung thành từng đám trên vùng mặt như vùng: trán, gò má, sống mũi,... Nguyên nhân hình thành nám hỗn hợp do nhiều yếu tố khác nhau bao gồm cả yếu tố bên trong như lão hóa, di truyền và các yếu tố bên ngoài như ánh nắng, bụi bẩn, ô nhiễm,... Cách điều trị loại nám này cũng gặp không ít khó khăn vì phải giải quyết đồng thời hai loại nám. Nám da có phải là ung thư da không? Ung thư da là một loại ung thư phát triển từ các tế bào của da, thường do tiếp xúc quá mức với ánh nắng mặt trời hoặc các nguồn bức xạ khác. Các triệu chứng của ung thư da có thể bao gồm: sự thay đổi kích thước, hình dạng, màu sắc hoặc kết cấu của nốt ruồi, nốt sần hoặc vết thương trên da; các vết loét hoặc vết chảy máu trên da; ngứa, đau hoặc viêm nhiễm ở vùng da bị ảnh hưởng. Nám da không phải là ung thư hay một dấu hiệu của ung thư da. Tuy nhiên, có những bệnh ung thư da có thể bị nhầm lẫn với nám, vì vậy bạn cần gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán chính xác tình trạng da của mình. Nám da có điều trị dứt điểm được không? Nám da là một loại rối loạn tăng sắc tố da mãn tính thường gặp. Điều này có nghĩa là nó kéo dài (ba tháng trở lên). Một số người bị nám trong nhiều năm hoặc thậm chí suốt cả cuộc đời. Những người khác có thể bị nám chỉ trong một thời gian ngắn, chẳng hạn như trong khi mang thai hoặc sử dụng thuốc nội tiết, thuốc tránh thai. Cần phát hiện sớm dựa vào dấu hiệu các loại nám để vùng da nám không lan rộng, sậm màu khiến cho quá trình điều trị gặp khó khăn và mất nhiều thời gian. Để điều trị nám da hiệu quả và an toàn, bạn cần xác định chính xác loại nám của mình và áp dụng phương pháp chăm sóc da nám phù hợp
bookingcare-vn-blog-3880
Tai biến mạch máu não: Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và cách phòng ngừa Bài viết cung cấp các thông tin về dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán để phòng ngừa và điều trị tai biến mạch máu não. Tai biến mạch máu não là căn bệnh nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao thứ 3 sau bệnh tim mạch và ung thư, đứng hàng đầu về nguyên nhân gây tàn tật trên thế giới. Tai biến mạch máu não là gì? Tai biến mạch máu não (hay còn gọi là đột qụy) là các thiếu sót thần kinh với các triệu chứng khu trú hơn là lan toả, xảy ra đột ngột, do mạch máu não bị vỡ hoặc tắc mà không do chấn thương sọ não. Tai biến mạch máu não có 2 loại: Nhồi máu não (thiếu máu cục bộ não): xảy ra khi mạch máu bị nghẽn hoặc lấp. Xuất huyết não (chảy máu não): Khi máu thoát ra khỏi mạch vỡ vào nhu mô não gọi là xuất huyết trong não, vào khoang dưới nhện gọi là xuất huyết khoang dưới nhện; còn phối hợp hai loại trên gọi là xuất huyết não - màng não. Dấu hiệu tai biến mạch máu não Các dấu hiệu cảnh báo tai biến mạch máu não: Đột ngột bị tê hoặc yếu mặt, cánh tay hoặc chân, thường ở một bên cơ thể. Đột ngột nói chuyện bị đớt hoặc không nói được, hoặc mất khả năng thông hiểu lời nói, người bệnh trở nên không hiểu tiếng mẹ đẻ. Trong trường hợp này người bệnh thường nói nhiều, với nội dung không phù hợp, không rõ nghĩa, không liên quan,… Mất thị giác ở một bên hoặc cả hai bên mắt, nhìn đôi. Đột ngột khó đi lại, chóng mặt, mất thăng bằng. Đau đầu dữ dội đột ngột mà không rõ nguyên nhân. Co giật. Buồn nôn hoặc nôn mửa. Rối loạn ý thức và hôn mê. Một cách dễ để nhớ các dấu hiệu đột quỵ là quy tắc F.A.S.T F (Face: mặt): gương mặt tự nhiên bị méo, nụ cười bị méo một bên, nhân trung bị lệch. A (Arms: tay): một cánh tay có thấp hơn hoặc rơi xuống khi cố gắng giơ cả 2 tay lên hoặc cầm đồ không chắc. S (Speech: nói): có thể nói và nhắc lại một câu đơn giản? Có nói lắp hoặc nói kỳ lạ, khó hiểu. T (Time: thời gian): nếu bệnh nhân có bất kỳ triệu chứng này, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu 115. Các phương pháp điều trị tai biến mạch máu não hiệu quả nhất chỉ khả dụng nếu người bệnh được nhận biết và chẩn đoán trong vòng 3 giờ kể từ khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. Do vậy, nhận thấy những dấu hiệu bệnh nhân bị đột quỵ thì thời gian là vô cùng quan trọng để cấp cứu, đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất. Nên gọi người trợ giúp, gọi ngay xe cấp cứu chuyển đến cơ sở y tế gần nhất nếu tình trạng bệnh nhân hôn mê. Nguyên nhân gây tai biến mạch máu não Tai biến mạch máu não do nhồi máu hoặc do xuất huyết não có thể xảy ra vì nhiều lý do. Tai biến mạch máu não do nhồi máu não thường xảy ra do cục máu đông, mạch máu bị nghẽn hoặc lấp. Những điều này có thể xảy ra vì: Xơ vữa động mạch gây hẹp động mạch não và có thể gây lấp mạch từ mảng xơ vữa của các động mạch lớn Một số bệnh tim có thể tạo huyết khối trong buồng tim, mảnh huyết khối có thể trôi theo dòng máu làm tắc động mạch não gây đột quỵ. Trong nhóm nguyên nhân này, rung nhĩ chiếm tới 50% các trường hợp. Dị tật tim (khiếm khuyết thông liên nhĩ hoặc thông liên thất). Bệnh huyết học: tăng hồng cầu, tăng tiểu cầu, xuất huyết giảm tiểu cầu kèm huyết khối,… Tai biến mạch máu não do xuất huyết não có thể xảy ra vì nhiều lý do như: Huyết áp cao không phát hiện hoặc chưa được kiểm soát tốt. Vỡ dị dạng mạch máu não. U não xuất huyết. Rối loạn đông máu và dùng thuốc kháng đông. Viêm mạch. Chẩn đoán tai biến mạch máu não Chẩn đoán tai biến mạch máu não bằng cách kết hợp khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và các xét nghiệm khác. Trong quá trình thăm khám thần kinh, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số y lệnh nhất định hoặc trả lời các câu hỏi để tìm kiếm các dấu hiệu nhận biết cho thấy có vấn đề về cách hoạt động của não bộ hay không. Các chỉ định cận lâm sàng dùng để chẩn đoán tai biến mạch máu não bao gồm: Chụp cắt lớp vi tính (CT-Scan) sọ não. Chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não. Chụp mạch máu kỹ thuật số xoá nền (DSA) não. Siêu âm Doppler vùng cổ và Doppler xuyên sọ. Khảo sát tim: ghi điện tim và siêu âm tim. Xét nghiệm máu (tìm dấu hiệu nhiễm trùng, kiểm tra chức năng đông máu, lượng đường trong máu, chức năng thận và gan,...). Chụp cộng hưởng từ giúp phát hiện các tổn thương và bất thường trong não - Ảnh: umcclinic.com.vn Điều trị tai biến mạch máu não Điều trị tai biến mạch máu não phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định phương pháp điều trị phụ thuộc vào loại tai biến mạch máu não mà người bệnh mắc phải. Đối với nhồi máu não , ưu tiên hàng đầu là khôi phục tưới máu đến các vùng não bị ảnh hưởng. Nếu điều này xảy ra đủ nhanh, đôi khi có thể ngăn ngừa được tổn thương vĩnh viễn hoặc ít nhất là hạn chế mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các phương pháp cấp cứu và điều trị đột quỵ đã được chứng minh và mang lại hiệu quả thực tế cho người bệnh đột quỵ bao gồm: chăm sóc điều trị trong đơn vị đột quỵ, dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch và can thiệp lấy huyết khối cơ học cho người bệnh đột quỵ thiếu máu não cấp. Đối với xuất huyết não , việc điều trị phụ thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của chảy máu. Kiểm soát huyết áp thường là ưu tiên hàng đầu vì điều này sẽ làm giảm nguy cơ chảy máu tiếp diễn hoặc tái chảy máu. Bên cạnh đó, cần điều chỉnh các rối loạn đông máu nếu có. Phẫu thuật giải áp, lấy máu tụ đối với xuất huyết bán cầu đại não được xem xét ở các bệnh nhân trẻ, có khối máu tụ nằm nông ở chất trắng, kích thước đủ lớn và đang diễn tiến xấu gây hiệu ứng choán chỗ và thoát vị não. Không chỉ định phẫu thuật ở các bệnh nhân xuất huyết nhỏ hoặc xuất huyết quá lớn. Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não cũng là một phần quan trọng trong quá trình phục hồi. Một số hình thức giúp phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não như: Phục hồi ngôn ngữ, vật lí trị liệu, liệu pháp nhận thức,... Bệnh nhân tập vật lý trị liệu sau tai biến mạch máu não - Ảnh: dotquy.kcb.vn Phòng ngừa tai biến mạch máu não Phòng ngừa tai biến mạch máu não không có nghĩa là có thể ngăn ngừa hoàn toàn nhưng nó có thể làm giảm tỉ lệ mắc phải. Phòng ngừa tai biến mạch máu não bằng cách: Cải thiện lối sống: chế độ ăn uống lành mạnh và thêm tập thể dục vào thói quen hàng ngày, đảm bảo ngủ đủ giấc. Hạn chế hoặc không sử dụng hút thuốc lá, thuốc lá điện tử, uống rượu bia hoặc sử dụng các chất kích thích khác. Kiểm soát các bệnh lý như béo phì, nhịp tim bất thường, ngưng thở khi ngủ, huyết áp cao, tiểu đường, mỡ máu cao. Khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện các vấn đề sức khỏe, đặc biệt là những vấn đề gây ra tai biến mạch máu não. Các loại thuốc dùng sau cơn đột quỵ có thể ngăn ngừa đột quỵ tái phát. Vì vậy cần tuân thủ uống thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Thực phẩm gốc thực vật giúp giảm nguy tai biến mạch máu não - Ảnh: quỵdotquy.kcb.vn Trên đây là những thông tin cần biết về các dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa tai biến mạch máu não. Việc điều trị tai biến mạch máu não kịp thời không chỉ giúp cứu sống người bệnh, mà còn hạn chế được các biến chứng nguy hiểm để lại sau tai biến
bookingcare-vn-blog-3881
Nguyên nhân gây viêm nang lông và cách điều trị, phòng ngừa bệnh Tìm hiểu nguyên nhân gây viêm nang lông trong bài viết dưới đây để từ đó hiểu rõ về bệnh và có cách điều trị, phòng ngừa phù hợp. Viêm nang lông thường gây ra triệu chứng khó chịu cho người bệnh như: vùng da viêm bị ngứa ngáy , đau nhức khó chịu, xuất hiện sẩn, mụn mủ, các vết trợt. Diễn biến viêm nang lông thường dai dẳng, hay tái phát do những yếu tố thuận lợi như môi trường ô nhiễm, nóng và ẩm. Cùng tìm hiểu ngay những nguyên nhân gây viêm nang lông cùng những cách điều trị phổ biến, phòng ngừa hiệu quả trong bài viết dưới đây. Nguyên nhân gây viêm nang lông Viêm nang lông thường do nhiễm khuẩn tại lỗ chân lông hoặc chân tóc, thường được gây ra bởi vi khuẩn hoặc nấm; virus Herpes; Demodex. Ngoài ra còn một số nguyên nhân gây ra viêm nang lông như sau: Do rối loạn tuyến bã nhờn: Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh quá mức gây bức bí và bịt kín các nang lông, cản trở sự phát triển của sợi lông. Khi lỗ chân lông bị bịt kín đã tạo điều kiện cho các vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng cư trú tại các lỗ chân lông gây bệnh. Do cạo, nhổ hoặc tẩy lông và vệ sinh không đúng cách: Sau khi cạo, nhổ lông khiến lông bị nhiễm trùng gây ra tình trạng viêm nhiễm các lỗ chân lông. Vệ sinh cá nhân kém. Do dị ứng (uống thuốc hoặc bôi thuốc), dùng các chất tẩy rửa quá mạnh. Ngoài ra, rối loạn nội tiết, ra nhiều mồ hôi, khí hậu nóng, độ ẩm cao, môi trường bị ô nhiễm là những yếu tố tác động trực tiếp lên da gây nên viêm nang lông. Các yếu tố thuận lợi khiến viêm nang lông dễ xảy ra hơn có thể kể tới như: Mặc quần áo quá chật Da ẩm ướt, tăng tiết mồ hôi Gãi, cào, cạo râu, nhổ lông không đúng cách Các thuốc hoặc mỹ phẩm gây kích ứng Dùng thuốc bôi hoặc thuốc uống chứa corticoid lâu ngày Người béo phì, tiểu đường, suy giảm miễn dịch Người suy thận, chạy thận nhân tạo Người thiếu máu do thiếu sắt đôi khi kết hợp đối với những trường hợp viêm nang lông mạn tính Điều trị và phòng ngừa viêm nang lông Viêm nang lông là bệnh có thể điều trị và phòng ngừa được vậy nên bạn đọc gặp phải vấn đề này không cần quá lo lắng. Điều trị tại chỗ: có thể dùng xà bông tắm sát khuẩn hoặc thuốc tím pha loãng kèm các thuốc bôi chống nhiễm trùng như Betadine, cồn iod, các loại kem hoặc mỡ kháng sinh như Bactroban, Fucidin… Điều trị toàn thân: trường hợp viêm nặng và tái phát có thể dùng thuốc đường toàn thân. Nếu viêm nang lông xảy ra do bệnh lý khác thì phải xử lý nguyên nhân gây bệnh trước. Ngoài sử dụng thuốc bôi, thuốc uống thì viêm nang lông còn có thể điều trị bằng công nghệ laser, liệu pháp ánh sáng. Để phòng ngừa viêm nang lông quay trở lại, bệnh nhân nên lưu ý: Giữ vệ sinh cá nhân: Vệ sinh cá nhân sạch sẽ để phòng tránh bệnh viêm lỗ chân lông, sử dụng các loại xà phòng phù hợp giúp giảm nhờn, khiến lỗ chân lông luôn thông thoáng… Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, nước tẩy rửa… Có chế độ ăn uống khoa học: Uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, củ quả tươi, đảm bảo đủ thành phần dinh dưỡng giúp da khỏe mạnh. Mặc quần áo bằng chất liệu cotton thoải mái, tránh đồ quá bó, quá chật đặc biệt là vào mùa hè, độ ẩm và nóng cùng với quần áo chật sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Như vậy, trên đây là những thông tin về nguyên nhân gây viêm nang lông cũng như cách điều trị và phòng ngừa mà bạn đọc có thể tham khảo
bookingcare-vn-blog-3882
Đột quỵ ở người trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa Tai biến mạch máu não hay đột quỵ chủ yếu xảy ra ở bệnh nhân từ 55 tuổi trở lên. Tuy nhiên, gần đây đối tượng người trẻ bị đột quỵ đang có tỉ lệ gia tăng. Tai biến mạch máu não (hay còn gọi là đột qụy) là các thiếu sót thần kinh với các triệu chứng khu trú hơn là lan toả xảy ra đột ngột do mạch máu não bị vỡ hoặc tắc mà không do chấn thương sọ não. Theo Tổ chức Đột quỵ Hoa Kỳ năm 2019, số lượng bệnh nhân đột quỵ ở những người trẻ đã tăng hơn 44% trong 10 năm gần đây, và khoảng 15% bệnh nhân đột quỵ mỗi năm có độ tuổi từ 18 đến 50. Tại Việt Nam, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi đang có xu hướng tăng lên, trung bình khoảng 2% mỗi năm, trong đó số lượng nam giới cao gấp 4 lần nữ giới. Nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ Có nhiều nguyên nhân gây ra đột quỵ ở người trẻ, bao gồm: Bệnh lý dị dạng mạch máu não Dị dạng mạch máu não là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên đột quỵ xuất huyết não ở những người trẻ tuổi. Sự phát triển bất thường của mạch máu não có thể gây nên những túi phình, dị dạng động tĩnh mạch não, rò động tĩnh mạch,... Hoặc mạch máu có thể bị bóc tách gây hẹp, tắc mạch – nhồi máu não. Hiện nay, chưa có biện pháp nào hiệu quả để dự phòng dị dạng mạch máu não. Thông qua chụp cắt lớp vi tính mạch máu não hoặc chụp cộng hưởng từ mạch máu não, những bất thường này có thể được phát hiện sớm. Thuốc lá Nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ tuổi phổ biến thứ hai là do hút thuốc lá. Khoảng 50% số bệnh nhân đột quỵ trẻ tuổi có hút thuốc lá. Thuốc lá có chứa khoảng 7000 chất độc hóa học như carbon monoxide, formaldehyde, arsenic và cyanide. Những chất độc này được vận chuyển vào máu sau khi hấp thu vào phổi làm thay đổi và phá hủy các tế bào trong cơ thể. Những thay đổi của các chất hóa học này làm tăng nguy cơ xơ vữa, tổn thương mạch máu não. Hút thuốc lá là nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ tuổi - Ảnh: Freepik.com Rối loạn chuyển hóa mỡ máu Rối loạn chuyển hóa mỡ máu có thể làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch dẫn đến tắc nghẽn mạch máu và gây ra tai biến mạch máu não. Có khoảng từ 50-60% bệnh nhân nhồi máu não trẻ tuổi có rối loạn chuyển hóa mỡ máu, trong đó thường gặp ở nam giới hơn là nữ giới. Người trẻ tuổi do thói quen ăn uống có hại cho sức khỏe như: ăn thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn,… sẽ đối diện với các bệnh lý mạch máu lớn và nhỏ sớm hơn (bệnh lý đột quỵ, tim mạch…). Tình trạng thừa cân, béo phì và lười vận động Thừa cân và béo phì (chỉ số khối cơ thể BMI >30) là nguyên nhân phổ biến gây đột quỵ ở người trẻ. Chế độ ăn ít lành mạnh hơn, thói quen lười hoạt động, ít tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì. Uống nhiều rượu bia Uống nhiều rượu bia, đặc biệt là rượu nặng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu não. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2018, mức tiêu thụ rượu bia của người Việt Nam ở mức cao so với các quốc gia khác trong khu vực. Ước tính, trung bình mỗi người Việt trên 15 tuổi tiêu thụ 8,3 lít cồn nguyên chất trong một năm, nhiều hơn người Trung Quốc và gấp 4 lần người Singapore. Dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ Các dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ thường giống như ở người lớn, bao gồm: Tê hoặc yếu ở mặt, cánh tay, hoặc chân, thường ở một bên cơ thể. Khó nói hoặc khó hiểu lời nói của người khác. Chóng mặt hoặc mất thăng bằng. Đau đầu dữ dội, đột ngột. Rối loạn thị giác, chẳng hạn như nhìn mờ hoặc nhìn đôi. Khó nuốt. Co giật. Buồn nôn hoặc nôn mửa. Rối loạn ý thức và hôn mê. Nếu bệnh nhân có bất kỳ triệu chứng này, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu 115. Phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ Một số cách để giúp ngăn ngừa đột quỵ ở người trẻ như: Kiểm soát huyết áp, cholesterol và đường huyết ở mức ổn định. Hạn chế các chất kích thích như thuốc lá, thuốc lào, bia, rượu,… Kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng thừa cân béo phì. Tập thể dục thường xuyên. Thực hiện lối sống ăn uống lành mạnh. Hạn chế ăn nhiều muối, thức ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ,... Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị các bệnh có thể làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não. Tập thể dục thường xuyên giúp phòng ngừa đột quỵ - Ảnh: Freepik.com Trên đây là những thông tin về bệnh đột quỵ ở người trẻ hiện nay. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp giúp bạn đọc biết cách phòng ngừa và nhận biết sớm các dấu hiệu của căn bệnh này
bookingcare-vn-blog-3883
Quy tắc FAST và các dấu hiệu nhận biết sớm tai biến mạch máu não Tai biến mạch máu não là tình trạng cấp cứu, cần được phát hiện và điều trị kịp thời nếu không sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng về thần kinh và vận động. Tai biến mạch máu não (hay còn gọi là đột qụy) là các thiếu sót thần kinh với các triệu chứng khu trú hơn là lan toả, xảy ra đột ngột do mạch máu não bị vỡ hoặc tắc mà không do chấn thương sọ não. Người bị tai biến mạch máu não được nhận biết và điều trị càng sớm thì tiên lượng càng tốt. Nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại di chứng tàn phế nặng nề, thậm chí là tử vong. Vì vậy, điều quan trọng là phải hiểu và nhận biết được các dấu hiệu của tai biến mạch máu não. Dấu hiệu tai biến mạch máu não Các dấu hiệu tai biến mạch máu não bao gồm: Đau đầu Cơn đau nhức đầu dữ dội trước nay chưa từng có, và diễn ra một cách đột ngột, cảm giác như đầu “sắp nổ tung”. Đặc biệt là khi kèm theo buồn nôn, nôn hoặc chóng mặt. Chóng mặt, choáng, ù tai Người bệnh đang đứng sẽ cảm thấy một bên cơ thể, rõ nhất là chân yếu hẳn đi và đứng không vững, chóng mặt, choáng váng và ù tai – triệu chứng này thường nhầm lẫn với dấu hiệu của bệnh tiền đình. Tê, yếu tay, chân, nửa người và mặt Cảm giác một bên tay không thể cầm nắm chắc đồ vật, dễ rơi đồ và khó khăn khi nhặt lại vật đã rơi. Chân, nửa người cũng có cảm giác như kim châm, kiến đốt một cách đột ngột. Một nửa khuôn mặt của người bệnh như rũ xuống, không cử động được. Rối loạn ngôn ngữ Đột nhiên cảm thấy giọng nói bị thay đổi: nói khó, nói đớt, hoặc không nói được, hoặc mất khả năng thông hiểu lời nói, người bệnh trở nên không hiểu tiếng mẹ đẻ. Trong trường hợp này người bệnh thường nói nhiều, với nội dung không phù hợp, không rõ nghĩa, không liên quan… Rối loạn nhận thức, mất trí nhớ tạm thời Đột nhiên cảm thấy mất định hướng về bản thân, không gian và thời gian. Mất thị lực một hay hai bên, mù thoáng qua Xảy ra trong bệnh mạch máu não là do thiếu máu võng mạc, do tắc động mạch (hoặc tĩnh mạch) võng mạc trung tâm. Các triệu chứng của tai biến mạch máu não có thể khác nhau tùy thuộc vào từng người bệnh và vị trí xảy ra trong não. Các triệu chứng thường xuất hiện đột ngột, ngay cả khi triệu chứng không nghiêm trọng lắm vẫn có thể diễn tiến xấu hơn theo thời gian. Nhận biết sớm nguy cơ đột quỵ bằng quy tắc F.A.S.T Việc ghi nhớ từ viết tắt “FAST” giúp mọi người nhận biết những dấu hiệu thường gặp nhất của tai biến mạch máu não: F (Face: mặt): gương mặt có tự nhiên bị méo, nụ cười có bị méo một bên, nhân trung có bị lệch không? A (Arms: tay): một cánh tay có thấp hơn hoặc rơi xuống khi cố gắng giơ cả 2 tay lên hoặc cầm đồ không chắc không? S (Speech: nói): có thể nói và nhắc lại một câu đơn giản? Có nói lắp hoặc nói kỳ lạ, khó hiểu hay không? T (Time: thời gian): Nếu bệnh nhân có bất kỳ triệu chứng này, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu 115. Trên đây là những dấu hiệu giúp nhận biết tai biến mạch máu não. Khi người bệnh có những dấu hiệu trên, hãy đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu 115. Thời gian là vô cùng quan trọng để cấp cứu bệnh nhân bị tai biến mạch máu não
bookingcare-vn-blog-3884
Sơ cứu bệnh nhân tai biến mạch máu não: Những việc NÊN làm và KHÔNG NÊN làm Trong khi chờ cấp cứu, việc sơ cứu cho bệnh nhân tai biến mạch máu não là vô cùng quan trọng. Tai biến mạch máu não hay đột quỵ não là tình trạng não bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể, khiến não bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng ít phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết. Gọi ngay cấp cứu 115 hoặc đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt nếu bệnh nhân có dấu hiệu tai biến mạch máu não như: méo miệng, tay chân yếu, thay đổi giọng nói,... Vậy trong lúc chờ cấp cứu, bạn đọc NÊN và KHÔNG NÊN làm những việc gì? Sơ cứu bệnh nhân tai biến - những việc NÊN làm Dìu bệnh nhân, tránh để bệnh nhân bị ngã, chấn thương. Để bệnh nhân nằm ở nơi thoáng mát, kê cao đầu từ 20-30 độ. Nếu bệnh nhân còn tỉnh, hỏi thăm thông tin của bệnh nhân: tên họ, số điện thoại người thân, tình trạng bệnh lý mãn tính, để có thể trao đổi tình trạng bệnh nhân khi nhân viên 115 tới. Nếu bệnh nhân bị nôn để bệnh nhân nằm nghiêng 45 độ, lấy hết đờm, dãi để tránh gây ngạt bệnh nhân. Nếu bệnh nhân bị rối loạn ý thức, kiểm tra mạch của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân bị ngưng tim thực hiện ngay hồi sức tim phổi (hô hấp nhân tạo). Có thể gọi 115 để được hướng dẫn khi không biết cách làm. Nếu bệnh nhân có cơn co giật, hãy ​​đặt hoặc lăn bệnh nhân nằm nghiêng để tránh tắc nghẽn đường thở hoặc hít sặc dịch nôn. Đặt thứ gì đó mềm dưới đầu để tránh tổn thương thêm cho não. Nới lỏng quần áo nào có vẻ chật quanh cổ người bệnh. Chú ý đến thời gian kéo dài của cơn co giật và diễn tiến củ a cơn để cung cấp thông tin hữu ích cho nhân viên y tế. Sơ cứu bệnh nhân tai biến - Những việc KHÔNG NÊN làm Không tụ tập đông người xung quanh bệnh nhân. Không tự ý xoa dầu nóng, cạo gió, dùng kim đâm đầu ngón tay. Dùng kim chích máu đầu ngón tay là một trong những sai lầm khi xử trí ban đầu cho người bệnh tai biến mạch máu não do có thể gây tình trạng nhiễm trùng tại vị trí chích máu. Không cho bệnh nhân uống bất kỳ loại thuốc nào. Không chờ đợi bệnh nhân ổn rồi mới gọi cấp cứu hoặc mới đưa bệnh nhân đi cấp cứu. Trong trường hợp bệnh nhân có cơn co giật, không hạn chế cử động của người bệnh trừ khi họ có nguy cơ bị thương. Không cho bất kỳ thứ gì vào miệng người bệnh. Khi nhận thấy những dấu hiệu bệnh nhân bị tai biến mạch máu não thì thời gian là vô cùng quan trọng. Trong khi chờ cấp cứu, việc sơ cứu cho bệnh nhân tai biến mạch máu não là vô cùng quan trọng. Trên đây là những lưu ý nên làm và không nên làm khi sơ cứu bệnh nhân tai biến mạch máu não
bookingcare-vn-blog-3885
Phòng ngừa viêm nang lông là một phần quan trọng trong việc duy trì tình trạng da khỏe mạnh. Dưới đây là một số cách phòng ngừa viêm nang lông hiệu quả tại nhà mà bạn đọc có thể tham khảo. Viêm nang lông là bệnh lý da liễu phổ biến vào mùa hè, khi thời tiết nóng ẩm, tuyến mồ hôi hoạt động mạnh. Tình trạng này gặp nhiều ở vùng có mật độ nang lông dày như lưng, cánh tay, đùi, da đầu, mặt, vùng kín, sau gáy, nách... Mỗi vị trí có triệu chứng, nguyên nhân viêm nang lông khác nhau. Vậy viêm nang lông có chữa được không? Phòng ngừa viêm nang lông tại nhà như thế nào? Viêm nang lông có chữa được không? Viêm nang lông không khó điều trị, nếu được xác định tác nhân gây bệnh chuẩn xác và dùng thuốc điều trị phù hợp, kịp thời. Diễn biến viêm nang lông dai dẳng, hay tái phát do những yếu tố thuận lợi như môi trường ô nhiễm, nóng và ẩm. Cải thiện môi trường sẽ giúp cho điều trị hiệu quả hơn và tránh tái phát bệnh. Rất nhiều bệnh nhân bị tái phát sau điều trị hoặc bỏ thuốc giữa chừng dùng không hết một liệu trình, khiến bệnh trở nên dai dẳng khó chữa trị dứt điểm. Biến chứng có thể xảy ra nặng hơn là gây nhọt, nhọt cụm và viêm mô dưới da. Khi đó, việc điều trị bệnh còn khó khăn hơn. Người bệnh tuyệt đối không dùng thuốc không rõ nguồn gốc hoặc sử dụng bừa bác các phương pháp dân gian có thể khiến tổn thương lan rộng và bệnh càng nặng hơn. Phòng ngừa viêm nang lông hiệu quả tại nhà Để phòng tránh bệnh viêm nang lông hiệu quả, cần thực hiện các biện pháp như: Chế độ ăn uống hàng ngày. Uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh, củ quả tươi ngon để đảm bảo đủ thành phần dinh dưỡng giúp da khỏe mạnh. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày sẽ giúp phòng tránh bệnh viêm nang lông. Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh quá mức gây bức bí và bịt kín các nang lông, cản trở sự phát triển của sợi lông. Đặc biệt là sử dụng các loại xà bông phù hợp giúp giảm chất nhờn, khiến các lỗ chân lông luôn thông thoáng. Cách phòng tránh viêm nang lông là cần vệ sinh da hàng ngày. Đặc biệt là sử dụng các loại xà bông phù hợp giúp giảm chất nhờn, khiến các lỗ chân lông luôn thông thoáng. Cần bảo vệ da trước hóa chất, xà phòng, nước tẩy rửa… Không nên đội nón chặt, mặc áo quần chật. Hãy để da bạn được “thở” bằng cách mặc quần và áo bằng chất cotton thoải mái. Trong mùa hè, nên tránh hoàn toàn mặc quần jean bó skinny. Độ ẩm và nóng cùng với quần áo chật sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Tránh chất kích ứng da trong sản phẩm làm đẹp hoặc thuốc nhuộm tóc. Hạn chế cạo lông, wax lông thường xuyên để tránh làm tổn thương da và gây viêm nang lông. Người làm việc trong môi trường dơ bẩn hoặc độc hại thường xuyên tiếp xúc với chất dơ và hóa học, cần trang bị dụng cụ bảo hộ để bảo vệ da. Việc phòng ngừa viêm nang lông là một quá trình lâu dài. Nhìn chung, các lưu ý để phòng ngừa bệnh không hề khó, nếu kiên trì thực hiện góp phần bảo vệ và duy trì làn da khỏe mạnh
bookingcare-vn-blog-3886
Tai biến mạch máu não có thể dẫn đến nhiều di chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng vận động, ngôn ngữ, nhận thức và tâm lý của người bệnh. Tai biến mạch máu não hay đột quỵ não là tình trạng mạch máu não bị tắc nghẽn hoặc vỡ, gây tổn thương các tế bào thần kinh. Tai biến mạch máu não có thể dẫn đến nhiều di chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng vận động, ngôn ngữ, nhận thức và tâm lý của người bệnh. Phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của tai biến mạch máu não, nguyên nhân, độ tuổi bị bệnh, người bệnh có thể gặp di chứng với các mức độ khác nhau. 5 di chứng thường gặp sau tai biến mạch máu não 1. Di chứng vận động Đây là di chứng phổ biến nhất, xảy ra ở khoảng 90% người bệnh. Di chứng vận động biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau, từ nhẹ như yếu tay chân, khó khăn trong đi lại, đến nặng như liệt nửa người, liệt toàn thân. Di chứng này gây khó khăn cho bệnh nhân về sinh hoạt, đi lại hàng ngày. Bệnh nhân liệt nằm lâu ngày có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm như: cứng khớp, loét các điểm tì đè, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu,… thậm chí tử vong. 2. Di chứng ngôn ngữ Sau tai biến mạch máu não, người bệnh có thể gặp các rối loạn về ngôn ngữ do tổn thương tại vùng não chi phối chức năng ngôn ngữ. Di chứng ngôn ngữ biểu hiện dưới dạng khó nói, khó hiểu, nói lắp, nói ngọng, hoặc thậm chí mất khả năng nói. 3. Di chứng nhận thức Di chứng nhận thức biểu hiện dưới dạng khó tập trung, suy giảm trí nhớ, khó học hỏi, khó ra quyết định, hoặc thậm chí mất trí nhớ. Đây là một trong những biến chứng nặng nề của bệnh tai biến mạch máu não gây sa sút trí tuệ. 4. Di chứng tâm lý Người bệnh sau tai biến mạch máu não thường gặp ít nhất một trong các di chứng trên, suy giảm hoặc mất khả năng tự chăm sóc bản thân, phải nhờ đến sự chăm sóc của người khác dẫn đến tự ti, mặc cảm, dễ cáu gắt, xúc động, thậm chí là trầm cảm. 5. Di chứng tiết niệu Người bệnh sau tai biến mạch máu não không kiểm soát được tình trạng tiểu tiện do rối loạn cơ vòng kết hợp với chứng rối loạn nhận thức, cảm giác. Di chứng tiết niệu có thể biểu hiện dưới dạng tiểu khó, tiểu không tự chủ hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Tai biến mạch máu não là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây ra nhiều di chứng nghiêm trọng. Bạn đọc cần có chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học để phòng ngừa nguy cơ tai biến mạch máu não
bookingcare-vn-blog-3887
Các phương pháp điều trị bệnh vảy phấn hồng hiệu quả Bệnh vảy phấn hồng có thể được điều trị bằng những biện pháp nào? Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây. Vảy phấn hồng Gibert là một bệnh da cấp tính, lành tính, có thể tự khỏi. Bệnh được Gibert mô tả năm 1860. - Bệnh gặp ở cả hai giới nam và nữ, chủ yếu ở ngƣờì trẻ từ 10 đến 35 tuổi. Căn sinh bệnh học cho đến nay vẫn chưa rõ. Vai trò của vi rút HHP6, HHP7 được nhiều nghiên cứu đề cập đến. Bệnh đôi khi phát thành dịch nhỏ, nhất là về mùa xuân và mùa thu. Một số thuốc đƣợc cho là liên quan đến sự xuất hiện của bệnh như barbioturiques, beta bloquant, griseofulvin, ketotifen, metronidazon, omeprazon,... Chẩn đoán bệnh vảy phấn hồng Chẩn đoán bệnh vẩy phấn hồng thường được các bác sĩ chuyên khoa da liễu xác định nhanh chóng dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu lúc bệnh mới khởi phát, vẩy phấn hồng cần được chẩn đoán phân biệt với một số bệnh ngoài da khác như: lang ben, nấm da, chàm, vẩy nến, giang mai II. Một số trường hợp phải cần đến các phương pháp cận lâm sàng như xét nghiệm huyết học, sinh thiết sang thương da… để xác định chẩn đoán. Phương pháp điều trị bệnh vảy phấn hồng Thông thường, bệnh vảy phấn hồng có biểu hiện đặc trưng với các vết hồng ban kèm theo biểu hiện ngứa ngáy. Mức độ ngứa tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người bệnh: 25% trường hợp bệnh nhân có ngứa nhiều 50% trường hợp ngứa ở mức độ trung bình 25% là không ngứa Bệnh có thể tự khỏi nhưng tốn rất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, nếu không chăm sóc da khi bị bệnh cẩn thận, bệnh có thể chuyển biến nặng hơn và gây ra nhiều triệu chứng bệnh phức tạp. Ngay khi phát hiện da có những biểu hiện bất thường, người bệnh nên đi khám sớm để được điều trị nhanh chóng và hiệu quả nhất. Dưới đây là các biện pháp điều trị cụ thể Nguyên tắc: Tránh những yếu tố kích ứng da. Tránh dùng các thuốc gây kích ứng dẫn đến biến chứng chàm hoặc bội nhiễm. Dùng thuốc bôi tại chỗ phối hợp toàn thân. Bôi kem corticosteroid loại trung bình hoặc loại nhẹ: kem hydrocortison, desonid, betamethason. Kem làm dịu da, mềm da, kem dưỡng ấm,... giúp làm mềm, dịu mát da, giảm cảm giác ngứa Kháng histamin đường uống. Trường hợp nhiều thương tổn hoặc không đáp ứng với thuốc bôi đơn thuần, cần kết hợp điều trị tại chỗ với các biện pháp sau: Erythromycin: Người lớn: liều 1-2g/ngày x 14 ngày. Trẻ em: 25-40 mg/kg/ngày. Acyclovir: 800 mg x 4 lần/ngày trong thời gian 1 tuần. Chiếu tia UVB dải hẹp (bước sóng 311nm): Chiếu 5 ngày/tuần x 1-2 tuần. Corticoid đường uống: Được chỉ định với thể nặng, tổn thương lan tỏa, có triệu chứng toàn thân. Liều 15-20mg/ngày. Ngoài ra, để giảm cảm giác khó chịu, người bệnh đươc khuyên nên tắm nước ấm với dung dịch Calamine và tránh các hoạt động thể lực gây mồ hôi nhiều, nghỉ ngơi trong điều kiện nhiệt độ mát và thông khí tốt. Nhìn chung, trước khi người bệnh sử dụng bất kì loại thuốc hay phương pháp điều trị nào, cần có sự tư vấn và tham khảo từ bác sĩ. Tránh trường hợp tự ý sử dụng thuốc điều trị sai bệnh khiến tính trạng da chuyển biến xấu hơn và khó điều trị hơn
bookingcare-vn-blog-3888
6 mẹo dân gian giúp điều trị bệnh Zona thần kinh tại nhà hiệu quả Bên cạnh sử dụng thuốc tây y, người bị bệnh Zona thần kinh có thể tham khảo thêm những bài thuốc dân gian có nguồn gốc tự nhiên an toàn, hiệu quả. Cùng tìm hiểu những phương pháp điều trị dân gian cụ thể trong bài viết dưới đây. Theo kinh nghiệm dân gian, một số nguyên liệu tự nhiên như tinh dầu, rau sam, nha đam, tỏi… nếu được sử dụng đúng cách có thể giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng bệnh zona thần kinh tại nhà rất hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng các biện pháp này trong điều kiện tình trạng bệnh không quá nặng, da không bị kích ứng với các thành phần và đặc biệt, bệnh phải được chẩn đoán chính xác trước khi sử dụng những biện pháp này. Một số bài thuốc dân gian điều trị bệnh Zona thần kinh Chườm lạnh ( Chườm lạnh là một trong những giải pháp đơn giản có tác dụng tích cực trong việc giảm đau, chống lại hiện tượng sưng viêm trên da. Nó hoạt động bằng cách làm teo các tế bào đang bị sưng, đồng thời lợi dụng hơi lạnh khiến các dây thần kinh xung quanh khu vực tổn thương bị tê liệt, ức chế quá trình dẫn truyền cảm giác đau lên não bộ. Đắp khăn lạnh: Dùng khăn mềm nhúng vào nước lạnh để làm ẩm trước, người bệnh nên sử dụng khăn cotton mềm mịn, thấm hút tốt. Sau khi nhúng ẩm bỏ vào ngăn đông tủ lạnh khoảng 5 – 10 phút, lấy ra đắp lên khu vực da bị ảnh hưởng. Lặp lại cách này nhiều lần trong ngày mỗi khi vùng da bị bệnh có cảm giác đau rát khó chịu. Chườm đá: Thay vì sử dụng khăn lạnh, người bệnh có thể trực tiếp bọc đá lạnh trong một chiếc khăn mỏng, mềm và sạch. Áp trực tiếp lên vết thương và để trong vòng 15 phút. Không chườm trực tiếp đá lạnh lên da vì có thể gây bỏng nhiệt và khiến tình trạng da thêm trầm trọng hơn. Sử dụng hỗn hợp bột quế và sữa tươi không đường Bột quế chứa thành phần có tác dụng kháng khuẩn, bảo vệ da trước sự tấn công của vi khuẩn. Đồng thời nguyên liệu tự nhiên này còn giúp cải thiện hệ miễn dịch của da, giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh trở lại. Cách thực hiện: Lấy khoảng 2 - 3 thìa bột quế trộn lẫn với sữa tươi không đường, khuấy đều sao cho tạo thành hỗn hợp có độ sệt vừa phải. Thoa đều lên vết thương và để cho tới khi khô tự nhiên. Rửa sạch bằng nước ấm và sử dụng mỗi tuần từ 2 - 3 lần. Chữa bệnh Zona bằng tinh dầu thiên nhiên Theo nghiên cứu, có tới hơn 90 loại tinh dầu được sử dụng để điều trị các vấn đề về da như phát ban, mụn rộp, ngứa ngáy,... Trong đó có khoảng 16 loại tinh dầu có khả năng chống virus gây bệnh. Các loại tinh dầu chỉ được dùng để bôi ngoài da, sử dụng 2 -3 lần mỗi ngày. Không bôi tinh dầu lên các vị trí gần mắt. Trong dân gian, các loại tinh dầu có khả năng ngăn chặn virus Zona thần kinh thường được sử dụng có thể kể đến như: Dầu cây tràm trà: Sở hữu đặc tính kháng viêm, chống khuẩn mạnh, tinh dầu tràm trà được tin tưởng sử dụng để điều trị hầu hết các bệnh lý da liễu như viêm da, á sừng và cả bệnh zona. Ngoài khả năng kháng khuẩn, làm sạch da, loại tinh dầu này còn có khả năng làm dịu kích ứng, giảm ngứa, thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương. Tinh dầu khuynh diệp: Loại dầu này thường được sử dụng cho trẻ em để ngăn ngừa các bệnh lý ở đường hô hấp, chữa vết đốt côn trùng cắn. Tuy nhiên ít ai biết rằng nó còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh zona. Tác dụng này có được là nhờ khả năng kháng khuẩn, chống virus, tiêu viêm mạnh của các chất được tìm thấy trong tinh dầu khuynh diệp. Tinh dầu hoa cúc la mã: Loại tinh dầu này đã được chứng minh về khả năng tiêu diệt vi rút gây bệnh. Đồng thời, nó còn rút ngắn chu trình tái tạo của các tế bào da mới, làm nhanh lành tổn thương và các vết loét ở khu vực da bị bệnh zona tấn công. Dầu ô liu: Giàu vitamin A, E, dầu ô liu có tác dụng làm dịu vùng da bị bệnh, chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào da khỏi tác hại của vi rút gây bệnh và các gốc tự do. Hỗn hợp mật ong và dầu dừa Mật ong chứa hàm lượng vitamin A, E, C, chất chống oxy hóa và khoáng chất phong phú. Những chất này kết hợp có thể làm suy yếu hoạt động của virus gây bệnh zona, đồng thời làm giảm ngứa rát, giúp tăng sức đề kháng cho da, ngăn ngừa hình thành sẹo và đẩy nhanh khả năng phục hồi của da. Người bệnh có thể chỉ sử dụng mật ong hoặc kết hợp sử dụng mật ong trộn với dầu dừa với tỉ lệ 1:1, giúp tăng công dụng kháng khuẩn. Thoa hỗn hợp lên da và để từ 20 – 30 phút rồi lấy nước ấm rửa sạch. Bôi 2 lần trong ngày vào buổi sáng và buổi tối. Cây nhọ nồi Theo nghiên cứu, loại thảo dược này có rất nhiều công dụng “thần kì”, có khả năng chống viêm, cầm máu, chủ trị bệnh trĩ, lương huyết, rong kinh, chảy máu cam, sỏi thận và cả bệnh zona thần kinh. Cần đem rửa sạch lá nhọ nồi với nước muối để khử trùng. Tiếp theo, cắt nhỏ cây cỏ mực ra, cho vào cối giã nát hoặc xay nhuyễn. Lọc lấy nước cốt bôi lên vùng da bị zona khoảng 3 - 4 lần trong ngày. Sau vài ngày, tổn thương sẽ khô và kéo da non. Trên đây là những bài thuốc dân gian hiệu quả giúp người bệnh có thể điều trị zona thần kinh tại nhà an toàn. Tuy nhiên, nếu tình trạng da bị tổn thương quá nặng hoặc điều trị bằng biện pháp tự nhiên không thuyên giảm, người bệnh nên thăm khám với các bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị chính xác
bookingcare-vn-blog-3889
Nguyên nhân gây bệnh lang ben là do nấm men M.Furfur, thuộc nhóm Malassezia gây ra. Bình thường, bệnh không quá nguy hiểm nhưng trong một số trường hợp nghiêm trọng, nấm phát triển để lại những mảng da mất sắc tố. Lang ben nằm trong số những bệnh nấm da phổ biến ở Việt Nam , do khí hậu nóng ẩm của vùng nhiệt đới là điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển và lây lan. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về nguyên nhân gây bệnh lang ben trong bài viết dưới đây Nguyên nhân gây bệnh lang ben đáng chú ý Bệnh lang ben do nấm men M.furfur, thuộc nhóm Malassezia, một loài ưa môi trường chất dầu, mỡ, thường trú cổ nang lông tuyến bã, khi gặp điều kiện thuận lợi thì gây bệnh. Bình thường, loại nấm Malassezia này sống trên da người và không gây ra bất cứ triệu chứng sức khỏe nghiêm trọng nào. Chỉ khi loại nấm này phát triển quá mức thì cơ thể bắt đầu bị bệnh nấm lang ben. Hiện nay, chưa tìm ra nguyên nhân chính xác khiến cho nấm men Malassezia phát triển quá mức và gây bệnh lang ben . Tuy nhiên, một số yếu tố được cho là làm tăng nguy cơ gây bệnh: Môi trường thời tiết có khí hậu nóng ẩm. Những người thường xuyên bị đổ mồ hôi: Điển hình là trường hợp mắc chứng tăng tiết mồ hôi. Thoa kem dưỡng quá nhiều, quá dày hoặc mặc quần áo quá chật, ẩm khiến da bị bí, ẩm. Trường hợp bị suy dinh dưỡng, cơ thể thiếu chất. Bị suy giảm hệ miễn dịch. Sự phân bố của lang ben có thể ảnh hưởng bởi nhu cầu dinh dưỡng của nấm men. Malassezia là nấm phụ thuộc lipid, nấm gặp nhiều ở vùng da có sự sản xuất bã nhờn nhiều ở trên cơ thể. Vì vậy, lang ben ít gặp ở người già và trẻ em vì ở lứa tuổi này sự sản xuất bã ít hơn. Chưa có đủ bằng chứng chứng minh các đặc điểm về di truyền và miễn dịch của người bệnh có liên quan đến bệnh lang ben, tuy nhiên bệnh có thể có yếu tố gia đình và bệnh cũng gặp nhiều hơn và tổn thương lan rộng hơn ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, uống thuốc tránh thai và suy dinh dưỡng. Phòng ngừa bệnh lang ben như thế nào? Khi đã tìm hiểu rõ được những nguyên nhân gây bệnh lang ben thì việc phòng ngừa, điều trị bệnh cũng trở nên rõ ràng và hiệu quả hơn. Dưới đây là một số cách thức phòng ngừa lang ben mà bạn đọc có thể tham khảo: Vệ sinh hằng ngày sạch sẽ: Lang ben thường gặp ở những người vệ sinh cá nhân kém, làn da bẩn và nhiều tế bào chết. Khi vận động tránh mặc quần áo quá bít kín, quần áo làm từ chất vải không thoáng mát,… Tránh sử dụng các sản phẩm gây nhờn da. Giảm tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nếu phải đi ra ngoài nắng, hãy sử dụng kem chống nắng, mũ và các vật dụng che chắn. Người lao động thường xuyên phải làm việc ngoài trời trong nhiều giờ, đổ mồ hôi nhiều... dễ khiến nấm dễ sinh sôi và gây ra lang ben. Giặt giũ quần áo, chăn màn thường xuyên, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Điều kiện ẩm thấp khiến nấm sinh sôi và phát triển mạnh. Lau người thật khô cho trẻ nhỏ sau khi tắm rồi mới mặc quần áo Bệnh lang ben có thể lây lan từ người sang người, vì vậy việc phòng ngừa là rất quan trọng. Hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa trên để bảo vệ bản thân và những người xung quanh khỏi bệnh lang ben
bookingcare-vn-blog-3890
Cách trị lang ben? Lưu ý khi điều trị lang ben Cùng BookingCare tìm hiểu về cách trị lang ben và những lưu ý khi trị bệnh qua bài viết dưới đây. Nguyên nhân bệnh lang ben là do vi nấm Malassezia furfur còn gọi là Pityrosporum orbiculaire gây ra. Bệnh khởi đầu bằng những dát màu hồng, nâu hoặc trắng ở trên bề mặt da. Sau đó lớn dần về kích thước và có hiện tượng lan rộng thành từng mảng lớn, ranh giới rõ phân biệt với vùng da lành. Tổn thương lang ben thường không đau, ít ngứa nhưng rất khó chịu lúc ra mồ hôi. Bệnh hay xảy ra ở những vùng da ẩm trên cơ thể, nơi có tiết nhiều mồ hôi như mặt, ngực, lưng, cổ. Vậy cách trị lang ben là gì? Và điều trị lang ben như thế nào cho hiệu quả Cách trị lang ben Bệnh nhân cần chẩn đoán, phân biệt lang ben với bạch biến, b ệnh vảy phấn hồng Gilbert và các bệnh da liễu khác để có hướng điều trị đúng đắn Lang ben là bệnh có thể chữa khỏi nhưng do khí hậu nóng ẩm nên bệnh rất dễ tái phát. Một số ít trường hợp bệnh lang ben có thể tự thuyên giảm, nhưng đa số bệnh có thể kéo dài nếu không được điều trị. Phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị tại chỗ, sử dụng các thuốc bôi tại chỗ, thuốc chống nấm,... Một số trường hợp tổn thương lan rộng, tái phát có thể cần điều trị toàn thân. Dung dịch selenium sulfit, có thể bôi liên tục trong 7 ngày, điều trị như vậy được nhắc lại hằng tuần trong một tháng, rồi điều trị duy trì hằng tháng. Dung dịch acid salicylic 3% trong cồn và dung dịch tinver (có chứa sodium thiosulfat). Thoa thuốc có chứa thành phần kháng nấm như Ketoconazole, Miconazole … lên sang thương. Shampoo ketoconazol cũng được điều trị duy trì hằng tuần, hoặc dùng propylen glycol hòa tan trong nước với tỷ lệ 1:1. Nếu kích thích da, có thể hòa loãng thuốc bằng nước. Bình thường, sau khi điều trị các gờ của dát và vảy sẽ hết. Tuy nhiên màu da nơi tổn thương có thể kéo dài hằng tháng. Xà phòng salicylic (sebulex) dùng liên tục cũng có tác dụng. Nếu tắm và uống thuốc không giảm nên gặp Bác sĩ để khám và tư vấn uống thuốc. Lưu ý khi điều trị lang ben Sau khi điều trị khỏi bệnh, tổn thương giảm sắc tố thường kéo dài và có thể mất tới vài tháng để phục hồi sắc tố. Do đó chớ nên lo lắng và nóng vội đi tìm các biện pháp can thiệp khác vì cho rằng bệnh chưa khỏi. Môi trường để vi nấm lang ben phát triển phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như làm việc trong môi trường nóng ẩm, luyện tập thể thao đổ mồ hôi nhiều, thay đổi nội tiết ở tuổi dậy thì... Do đó, người lao động chân tay, vận động viên thể thao, thanh thiếu niên tuổi dậy cần lưu ý với căn bệnh này. Lang ben dù có thể đáp ứng điều trị khá tốt, tuy nhiên rất dễ tái phát đặc biệt là vào mùa nóng. Dó đó với những người hay bị tái phát bệnh cần có biện pháp điều trị dự phòng theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu. Để điều trị lang ben , cần giặt sạch quần áo và phơi nắng kỹ. Sau khi tắm, cần lau người thật khô rồi mới mặc quần áo. Trong quá trình điều trị, tuyệt đối không nên tự ý sử dụng các loại thuốc trị nấm da có chứa corticoid vì dễ bị tác dụng phụ như làm teo da, rạn da và tạo cơ hội cho nấm phát triển nhiều hơn, khó chẩn đoán và điều trị sau này. Có nhiều phương pháp dân gian điều trị lang ben được nhiều người tin tưởng hiện nay như là dùng rau răm, dùng chuối xanh,... tuy nhiên những cách này chỉ phù hợp với tình trạng bệnh mới xuất hiện, diện tích lang ben còn hạn chế. Như vậy trên đây là cách trị lang ben cũng như lưu ý khi điều trị bệnh. Khi điều trị lang ben bệnh nhân cũng lưu ý sử dụng thuốc đúng, đủ và đúng theo chỉ định của bác sĩ vì có rất nhiều trường hợp tái phát lang ben do không đủ liều
bookingcare-vn-blog-3891
Rụng tóc xảy ra ở cả nam giới và nữ giới. Có nhiều nguyên nhân gây rụng tóc, bài viết dưới đây sẽ đề cập đến các nguyên nhân thường gặp để bạn đọc có phương pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả Mỗi người thường bị rụng từ 50 đến 100 sợi tóc mỗi ngày. Rụng tóc là một phần tự nhiên trong chu kỳ phát triển của tóc, một số tóc rụng đi sẽ được thay thế bằng những sợi tóc mới mọc lại. Thông thường, tóc rụng không phải là vấn đề nghiêm trọng nếu tóc của bạn vẫn có thể mọc lại theo thời gian. Theo nhiều nguyên nhân khác nhau, bệnh rụng tóc xảy ra khi tóc mới không thể mọc ra để thay thế tóc đã rụng. Cần chẩn đoán rụng tóc với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác. Chu kỳ phát triển của tóc Vòng đời của tóc sẽ trải qua 3 giai đoạn sau: Giai đoạn phát triển (Anagen phase): 85 – 90% số tóc của bạn ở giai đoạn này. Đây là giai đoạn kéo dài từ 2 – 3 năm đối với nam và từ 6 – 8 năm đối với nữ. Giai đoạn thoái hoá (Catagen phase): Đây là giai đoạn mà các nang tóc teo lại và kéo dài khoảng 2 – 3 tuần. Trong đó, 1% số tóc của bạn ở giai đoạn này. Giai đoạn nghỉ (Telogen phase): Kéo dài từ 2 – 3 tháng sau đó tóc sẽ rụng đi, khoảng 9 – 14% số tóc của bạn ở giai đoạn này. Sau khi rụng, tóc mới sẽ mọc ra và bắt đầu lại vòng đời phát triển. Những sợi lông ngắn hơn của bạn như lông mi, lông cánh tay và chân và lông mày có giai đoạn phát triển (Anagen phase) ngắn - khoảng một tháng. Tóc da đầu của bạn có thể kéo dài đến sáu năm hoặc thậm chí lâu hơn. Nguyên nhân gây rụng tóc thường gặp Tình trạng rụng tóc là một vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải. Dưới đây là một số nguyên nhân gây rụng tóc thường gặp: 1. Rụng tóc do di truyền (Rụng tóc kiểu hói) Rụng tóc do di truyền có tên khoa học là Androgenetic alopecia. Rụng tóc di truyền không đến từ nguyên do bệnh lý nên không được xem là bệnh, tình trạng này liên quan đến nội tiết tố nam Testosterone. Độ tuổi bắt đầu rụng tóc của người mang gen di truyền không giống nhau. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố như mã gen, cơ địa, thói quen sinh hoạt,.. mà có người rụng sớm ở tuổi dậy thì, những người khác lại xuất hiện triệu chứng ở tuổi trung niên. Nếu như trước đây, rụng tóc di truyền thường mất từ 15 – 20 năm mới hình thành hói đầu thì thời gian gần đây, khoảng cách ấy đã thu ngắn lại, nhiều trường hợp thậm chí chỉ trong 3 – 5 năm đã bị hói. Chính vì vậy, nếu không được can thiệp từ sớm, những người mang gen rụng tóc di truyền có thể sớm gặp phải hói đầu khi còn trẻ tuổi. Mặc dù đều là rụng tóc do di truyền, tuy nhiên ở nam giới tình trạng này thường tập trung nhiều ở vùng trán, thái dương và có nguy cơ hói rất cao. Ở nữ giới, khu vực đỉnh đầu sẽ xuất hiện tình trạng rụng tóc nhiều hơn. Rụng tóc ở nữ thường chỉ làm cho tóc thưa và mỏng đi, ít có khả năng gây hói. 2. Rụng tóc do bất thường trong hệ thống miễn dịch Khi xảy ra sự bất thường trong hệ thống miễn dịch khiến hệ thống miễn dịch tấn công các mô cụ thể của cơ thể sẽ gây ra tình trạng rụng tóc từng mảng. Hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các nang tóc và phá vỡ hình thái tóc bình thường. Sinh thiết vùng da bị ảnh hưởng cho thấy các tế bào miễn dịch lympho xâm nhập vào chân các nang tóc. Rụng tóc từng mảng đôi khi kết hợp với các tình trạng bệnh tự miễn khác như bệnh tuyến giáp, bệnh bạch biến, bệnh lupus, viêm khớp dạng thấp và viêm loét đại tràng. Ngoài việc rụng tóc trên da đầu, một số người còn bị rụng lông mày, lông mi hoặc lông trên các bộ phận khác của cơ thể. 3. Rụng tóc do mất cân bằng hormone Nguyên nhân gây rụng tóc gây ra sự mất cân bằng hormone thường là do phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Ngoài ra, khi ngừng thuốc tránh thai, thay đổi nội tiết tố do mang thai, sinh nở, bước vào thời kỳ mãn kinh và các vấn đề về tuyến giáp bạn cũng có thể bị mất cân bằng hormone tạm thời. Các rối loạn hormone ở nữ có thể gây ra tình trạng tóc rụng nhiều khiến mái tóc trở nên mỏng hơn. 4. Rụng tóc do căng thẳng và áp lực Sự căng thẳng, áp lực đến từ học tập, công việc hoặc các sự kiện đau buồn trong cuộc sống cũng là nguyên nhân gây rụng tóc phổ biến. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ xảy ra ở một giai đoạn thời gian nhất định. Giải quyết được các căng thẳng, stress sẽ làm tình trạng rụng tóc thuyên giảm, hầu hết mọi người đều thấy tóc mình mọc lại và phát triển bình thường trong vòng từ 6 đến 9 tháng. 5. Rụng tóc do dùng hóa chất và tạo kiểu Nếu da đầu bạn thường xuyên tiếp xúc với hóa chất và sử dụng nhiệt do nhuộm, tẩy tóc, uốn tóc… thì thường khiến tóc gãy rụng. Mặc dù hầu hết trường hợp tóc vẫn có thể mọc lại nhưng nếu nang tóc bị tổn thương nghiêm trọng sẽ rất dễ tạo ra các vết hói vĩnh viễn. Tạo kiểu tóc với các loại keo xịt giữ nếp hay tạo độ bóng hoặc các kiểu tóc buộc chặt như thắt bím, tóc đuôi ngựa, búi tóc sẽ gây ra áp lực và căng thẳng trên tóc. Những tác động do lực kéo này sẽ khiến tóc bị đứt gãy và rụng nhiều. 6. Rụng tóc do tác dụng phụ của thuốc Rụng tóc có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc, chẳng hạn như những loại được sử dụng cho bệnh ung thư, viêm khớp, trầm cảm, các vấn đề về tim, bệnh gút và huyết áp cao. Vì vậy, nếu bạn đang dùng một loại thuốc nào đó và cùng lúc nhận thấy tóc mình rụng nhiều hơn thì nên hỏi lại bác sĩ về các loại thuốc đang dùng. Lưu ý là bạn không nên vì tóc rụng mà tùy tiện bỏ dùng thuốc và không hỏi ý kiến bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến việc trị bệnh. 7. Rụng tóc do điều trị ung thư Việc phải hóa trị hoặc xạ trị ở vùng đầu, cổ thì có thể khiến phần lớn tóc bị rụng đi trong vòng vài tuần sau khi bắt đầu quá trình điều trị. Trong trường hợp này, tóc thường mọc lại sau khi kết thúc quá trình hóa trị hoặc xạ trị một thời gian. 8. Rụng tóc do thiếu dưỡng chất cần thiết cho tóc Nếu cơ thể bạn đang thiếu những thành phần như protein, biotin, sắt và kẽm thì sẽ bị rụng tóc đáng kể. Tuy nhiên, đây là tình trạng rụng tóc tạm thời nên sau khi cơ thể bạn được bổ sung đầy đủ những thành phần kể trên thì tóc sẽ mọc trở lại. Thường gặp trên cơ thể suy dinh dưỡng, trải qua phẫu thuật mất nhiều máu hay sốt xuất huyết. 9. Rụng tóc do một số nguyên nhân khác Tuổi tác, lão hóa khiến nang tóc ngừng sản xuất tóc, dẫn đến tóc trên da đầu mỏng dần đi. Tóc cũng bắt đầu mất màu chuyển sang trắng (tóc bạc). Nhổ tóc, kéo tóc dễ khiến tóc dễ bị đứt gãy, gây mất nang tóc. Bệnh vảy nến trên da đầu. Nhiễm trùng, viêm da đầu. Bệnh lây qua đường tình dục như giang mai có thể gây rụng tóc loang lổ. Bệnh tuyến giáp có thể gây rụng tóc, làm tóc trở nên mỏng hơn. Cơ thể nhiễm một số độc tố như asen, thủy ngân, thallium, lithium hoặc dùng một lượng lớn vitamin A có thể gây rụng tóc. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đọc đã hiểu rõ hơn nguyên nhân gây tóc rụng nhiều, từ đó có cách ngăn ngừa và điều trị rụng tóc hiệu quả
bookingcare-vn-blog-3892
Những triệu chứng bệnh suy nhược thần kinh bạn nên biết Trong xã hội hiện đại, với áp lực công việc, chứng suy nhược thần kinh có chiều hướng gia tăng. Cần nhận biết triệu chứng bệnh suy nhược thần kinh sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm khác. Suy nhược thần kinh (bệnh tâm căn suy nhược) là một hội chứng bệnh lý thuộc nhóm loạn thần kinh chức năng, do những rối loạn chức năng vỏ não và một số trung khu dưới vỏ gây nên. Bệnh suy nhược thần kinh được xác định là do căn nguyên tâm lý gây nên. Triệu chứng bệnh suy nhược thần kinh Suy nhược thần kinh cần được nhận biết và điều trị kịp thời. Người bị bệnh suy nhược thần kinh thường có những dấu hiệu sau: 1. Hội chứng kích thích suy nhược Người bệnh dễ bị kích thích. Bất kỳ một tiếng động nào cũng làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu, bực bội, không yên. Các triệu chứng suy nhược, mệt mỏi không có nguyên nhân, mệt mỏi kéo dài trên 3 tháng. Thời kỳ đầu nghỉ ngơi còn đỡ mệt, về sau nghỉ ngơi cũng không có tác dụng. 2. Nhức đầu Người bệnh nhức đầu âm ỉ, đau toàn bộ hay khu trú vùng trán, vùng đỉnh đầu hoặc vùng thái dương. Thời gian nhức đầu xuất hiện rất khác nhau tùy từng bệnh nhân, có thể bị suốt ngày hoặc một vài giờ; tăng lên khi xúc động, mệt mỏi và giảm khi thoải mái, ngủ tốt. 3. Mất ngủ Giấc ngủ thường không sâu, hay ngủ mơ, hoặc trằn trọc khó đi vào giấc ngủ, sáng dậy thấy mệt mỏi rã rời, uể oải, toàn thân nặng nề. Ban ngày người bệnh cảm thấy buồn ngủ, ngủ gà nhưng lên giường nằm lại không ngủ được. Nếu để kéo dài, điều này sẽ làm suy giảm chất lượng công việc và cuộc sống của người bệnh một cách rõ rệt. 4. Triệu chứng cơ thể và thần kinh Đau cột sống, mỏi cổ, đau thắt lưng, buốt xương sống. Rối loạn cảm giác, giác quan và nội tạng, hoa mắt chóng mặt, mờ mắt, run tay chân,… Lâu ngày dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung, từ đó ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của người bệnh. 5. Rối loạn thần kinh thực vật Mạch không ổn định; huyết áp dao động, thường là hạ huyết áp. Cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực, đau vùng tim, thở gấp, thân nhiệt tăng hoặc giảm, tăng tiết mồ hôi, liệt dương, rối loạn chu kỳ kinh... Nếu bệnh kéo dài và không được điều trị, người bệnh dễ bị tăng huyết áp, co mạch, kích thích tuyến mồ hôi hoạt động liên tục, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. 6. Triệu chứng tâm thần Rối loạn cảm xúc, dễ xúc động, hay cáu gắt, bực bội, hồi hộp lo lắng, khí sắc hơi trầm. Khả năng tập trung, chú ý kém; giảm sút trí nhớ. Người bệnh luôn trốn tránh và ngại giao tiếp, cảm giác bị cô lập và muốn ở một mình, dẫn đến trầm cảm, lo âu và tự sát. Nếu kéo dài, sẽ ảnh hưởng đến các mối quan hệ của người bệnh, đồng thời có thể dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực, gây hậu quả nghiêm trọng. Suy nhược thần kinh có nguy hiểm không? Suy nhược thần kinh không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều rối loạn trên toàn cơ thể và làm suy giảm chất lượng cuộc sống người bệnh. Khi có những biểu hiện suy nhược thần kinh mà không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ bị sa sút tinh thần, mất định hướng trong cuộc sống và rơi vào trạng thái trầm cảm. Khi bệnh nặng thêm, người bệnh thường bị đầu óc quay cuồng, đau đầu dữ dội thì thường đến khoa thần kinh khám; người tim hồi hộp tức ngực, mạch nhanh thở gấp thường đến khoa tim mạch; người ăn không tiêu, đầy bụng, ợ hơi thường đến khoa tiêu hoá; người kinh nguyệt không đều, giảm ham muốn tình dục thường đến khoa phụ sản hoặc khoa tiết niệu; người tinh thần mệt mỏi, ngày càng sụt cân thường đến khoa nội tiết; người mất ngủ nghiêm trọng, lo lắng không yên thường đến khoa nội,... Suy nhược thần kinh không đe dọa tính mạng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc không được phát hiện triệu chứng sớm và điều trị suy nhược thần kinh sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tốn kém cho bệnh nhân khi điều trị sau này
bookingcare-vn-blog-3893
Những nguyên nhân gây ra bệnh suy nhược thần kinh là gì? Suy nhược thần kinh là một bệnh về tâm lý khá phổ biến hiện nay, nhưng nếu để tình trạng bệnh kéo dài mà không tìm ra nguyên nhân cụ thể và có hướng khắc phục thì có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ và tinh thần của bạn. Suy nhược thần kinh (hay còn gọi là hội chứng Da Costa) là căn bệnh thường gặp, triệu chứng suy nhược thần kinh tương tự như bệnh tim. Đặc biệt, những người thường xuyên bị căng thẳng, stress, hay lo âu, dễ xúc động nổi nóng, rối loạn giấc ngủ… sẽ rất dễ bị suy nhược thần kinh. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự rối chức năng của hệ thần kinh thực vật gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình phục hồi, tái tạo các cơ quan trong cơ thể. Nguyên nhân gây suy nhược thần kinh Nguyên nhân chủ yếu gây ra suy nhược thần kinh thường do những yếu tố gây chấn thương tinh thần của người mắc bệnh, bao gồm: 1. Stress - Căng thẳng quá độ Tình trạng căng thẳng, stress kéo dài (do gặp bế tắc thất bại trong công việc, học tập, làm việc quá sức, mâu thuẫn gia đình và các mối quan hệ, áp lực tài chính, kìm nén quá mức...) khiến cơ thể và tinh thần bạn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và dễ bị kích thích là nguyên nhân dẫn đến suy nhược thần kinh. 2. Mất ngủ kéo dài Giấc ngủ bị gián đoạn, ngủ không đủ giấc, dễ bị giật mình tỉnh giấc khi ngủ khiến não bộ căng thẳng, đau đầu gây ảnh hưởng đến tâm lý cảm xúc, khả năng suy nghĩ dẫn đến suy nhược thần kinh. 3. Lối sống thiếu khoa học Những người có lối sống buông thả thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, chất gây nghiện… cũng dễ bị suy nhược thần kinh. 4. Thiếu hụt chất dinh dưỡng Ăn uống không đủ chất khiến cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng, không đủ để cung cấp cho các hoạt động của cơ quan, đặc biệt là não bộ dẫn đến thiếu máu lên não, không tổng hợp đủ chất dẫn truyền thần kinh serotonin cho hoạt động của não bộ gây suy nhược thần kinh. Sự thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh serotonin là nguyên nhân gây suy nhược thần kinh. Đây là hợp chất đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động thần kinh, tâm trạng và hành vi xã hội. Trên lâm sàng, sự thiếu hụt serotonin là nguyên nhân có liên quan đến những rối loạn tâm thần, thần kinh (giấc ngủ, căng thẳng, trầm cảm, mệt mỏi, tâm trạng lo âu, vui, buồn…) 5. Chịu cú sốc tâm lý mạnh Sang chấn tâm lý với cường độ mạnh vượt quá ngưỡng chịu đựng của một người hoặc kéo dài là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy nhược thần kinh. 6. Tác động của môi trường bên ngoài Một số tác động từ môi trường bên ngoài như: ô nhiễm môi trường, tiếng ồn, điều kiện sống không đảm bảo, môi trường làm việc và học tập căng thẳng, các mối quan hệ không lành mạnh,... 7. Mắc một số bệnh lý Khi bị mắc một số bệnh lý như chấn thương sọ não, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, viêm loét dạ dày…khiến cơ thể mệt mỏi, lo âu kéo dài có thể dẫn đến tình trạng suy nhược thần kinh. Suy nhược thần kinh có tự khỏi không? Suy nhược thần kinh có thể tự khỏi, nếu bạn phát hiện sớm khi bệnh đang ở mức độ nhẹ và biết rõ nguyên nhân gây bệnh để điều chỉnh thay đổi lối sống lành mạnh thì bệnh sẽ dần dần thuyên giảm. Nhưng khi tình trạng đã đến giai đoạn nghiêm trọng, liên tục kéo dài thì bạn cần nhanh chóng đến thăm khám tại những bệnh viện uy tín để được các bác sĩ điều trị kịp thời, tránh để tình trạng kéo dài gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống. Hơn nữa, tuy suy nhược thần kinh không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được điều trị kịp thời và kiểm soát tốt nó sẽ gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng về lâu dài đến sức khỏe và tinh thần của người mắc, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến mắc bệnh trầm cảm. Bài viết trên đây chia sẻ một số thông tin về nguyên nhân gây ra bệnh suy nhược cơ thể mà bạn cần nên lưu ý. Hãy chú ý hơn đến chăm sóc và bảo vệ sức sức khỏe của mình để phòng tránh bệnh suy nhược thần kinh hiệu quả
bookingcare-vn-blog-3894
Điều trị bệnh suy nhược thần kinh như thế nào? Trong xã hội hiện đại, với áp lực công việc, chứng suy nhược thần kinh có chiều hướng gia tăng. Cần tìm ra phương pháp điều trị bệnh suy nhược thần kinh sớm để không dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm khác. Suy nhược thần kinh tưởng chừng như chỉ là một loại tâm bệnh không có gì đáng lo ngại có thể tự khỏi mà không cần chữa trị. Thực tế đây là một quan niệm cực kỳ sai lầm, bởi nếu để tình trạng suy nhược thần kinh kéo dài sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cả về thể chất và tinh thần cho người bệnh Phương pháp điều trị bệnh suy nhược thần kinh Suy nhược thần kinh nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn tới nhiều bệnh lý khác như trầm cảm, rối loạn dạng cơ thể dễ dẫn đến nghiện rượu và nghiện các thuốc an thần do tự điều trị... Bạn cần lưu ý các dấu hiệu cảnh báo suy nhược thần kinh và đi thăm khám kịp thời. Nhìn chung, phác đồ điều trị suy nhược thần kinh gồm liệu pháp tâm lý và sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ. 1. Điều trị bằng liệu pháp tâm lý Hỗ trợ tâm lý là một trong những phương pháp cơ bản trong điều trị suy nhược thần kinh. Các bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý sẽ trao đổi với bệnh nhân, tìm ra nguyên nhân và giúp bệnh nhân gỡ bỏ những vướng mắc tâm lý. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn bệnh nhân các bài tập như thiền, yoga, tư vấn chế độ ăn uống, sinh hoạt để duy trì lối sống lành mạnh và giải quyết những căng thẳng cho người bệnh. Ở Việt Nam, việc tiếp nhận điều trị tâm lý chưa phổ biến, vì thế nên nhiều người bệnh suy nhược thần kinh còn chưa hiểu rõ về phương pháp điều trị này. Nhưng đây là phương pháp chữa suy nhược thần kinh đúng đắn, hiệu quả và khoa học. Vì vậy, người bệnh khi nhận thấy có dấu hiệu của suy nhược thần kinh cần đến bác sĩ tâm lý thăm khám càng sớm càng tốt. 2. Điều trị bằng thuốc Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp. Các loại thuốc thông thường bao gồm: Thuốc tác động lên quá trình hưng phấn hệ thần kinh: Arcalion/ Asthenal uống sau bữa ăn sáng để tránh gây mất ngủ, và không nên uống khi đói vì có thể gây cảm giác khó chịu ở vùng thượng vị. Thuốc tăng cường tuần hoàn và dinh dưỡng não như Ginkgo Biloba, piracetam,… Thuốc an thần và trấn tĩnh như chlordiazepoxide, diazepam kết hợp với vitamin B1 và vitamin B6. Cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ như ngầy ngật, dùng lâu còn có thể gây nghiện . Thuốc giảm đau như paracetamol (dùng xa bữa ăn và uống với nhiều nước) hoặc các thuốc giảm đau khác chứa aspirin, phenacetin và caffeine. Thuốc trị trầm cảm như amitriptyline, tianeptine,… Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc này cần tuân thủ liều lượng và tăng dần từng cấp để giảm các tác dụng phụ như khô miệng, mệt mỏi, choáng váng. Các loại vitamin, nhưng cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ. Phương pháp điều trị và phòng ngừa suy nhược thần kinh tại nhà hiệu quả Để đẩy lùi suy nhược thần kinh thì phương pháp tốt nhất là thay đổi thói quen, lối sống hàng ngày trở nên tích cực và lành mạnh hơn, cụ thể: 1. Xây dựng lối sống lành mạnh Đây là điều mà các chuyên gia luôn khuyên tất cả người bệnh không chỉ riêng người mắc suy nhược thần kinh. Để xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, bạn tuân thủ những nguyên tắc sau đây: Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung các thực phẩm chứa nhiều tryptophan như thịt gà, chuối, trứng, sữa,... Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,... Tránh làm việc quá sức, chăm sóc bản thân và nghỉ ngơi hợp lý. Quan tâm đến chất lượng giấc ngủ bằng cách ngủ đủ giấc và đúng giờ. 2. Các bài tập hỗ trợ cải thiện suy nhược thần kinh Để hỗ trợ giảm triệu chứng suy nhược thần kinh bạn có thể chọn các bài tập như yoga, thiền,... Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các bài tập này giúp hỗ trợ cơ thể sản sinh hoạt chất chống lại suy nhược thần kinh như serotonin, axit gamma-aminobutyric (GABA). Bài tập yoga - tư thế em bé: Đầu tiên, bạn ngồi quỳ trên gối, hai tay thả lỏng dọc theo cơ thể. Cúi gập thân về phía trước sao cho trán chạm xuống mặt sàn. Hít thở sâu và chậm rãi trong 10 nhịp. Bạn có thể lặp lại 5 - 10 lần mỗi buổi tối trước khi đi ngủ rất hữu ích để hỗ trợ cải thiện suy nhược thần kinh. Bài tập thiền định: Các nhà khoa học đã chứng minh thiền định có khả năng "tự chữa lành", giúp bạn tách mình ra những suy nghĩ của bản thân. Một nghiên cứu vào năm 2010 cũng đã cho thấy, thiền có hiệu quả rất tốt với những người đang bị suy nhược thần kinh, giúp ngủ ngon, tĩnh tâm và bình tĩnh trước mọi tình huống. Hãy cố gắng thực hành đều đặn chỉ 3 phút mỗi ngày, tập thả lỏng và lắng nghe hơi thở của mình, để giúp buông bỏ suy nghĩ. Trên đây, BookingCare đã chia sẻ về phương pháp điều trị bệnh suy nhược thần kinh , hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với các bạn. Bệnh suy nhược thần kinh có thể gặp ở mọi đối tượng, nên các bạn đừng chủ quan mà hãy luôn chú ý đến những thay đổi bất thường của cơ thể, để phát hiện và điều trị kịp thời
bookingcare-vn-blog-3895
Cách phòng tránh bệnh suy nhược thần kinh hiệu quả Suy nhược thần kinh là tình trạng mệt mỏi và căng thẳng tinh thần mà nhiều người đang gặp phải. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc về cách phòng ngừa suy nhược thần kinh an toàn, hiệu quả được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Các triệu chứng của suy nhược thần kinh gây rất nhiều khó khăn trong cuộc sống và học tập cho người bệnh. Các cách cải thiện suy nhược thần kinh hiện nay thường phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nặng của bệnh. Phòng tránh bệnh suy nhược thần kinh từ sớm sẽ giúp bạn tránh xa các vấn đề sức khỏe và duy trì chất lượng cuộc sống ổn định. Hậu quả của suy nhược thần kinh Suy nhược thần kinh là căn bệnh tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng công việc, cuộc sống. Dưới đây là một số hậu quả đáng lo ngại của bệnh suy nhược thần kinh: Mất ngủ kéo dài: Người bệnh suy nhược thần kinh giai đoạn đầu hầu hết đều có biểu hiện rối loạn giấc ngủ, trằn trọc dễ tỉnh giấc về đêm. Biểu hiện này rất dễ gây nhầm lẫn với mất ngủ thông thường khiến người bệnh có phần chủ quan không khắc phục, lâu dần dẫn gây mất ngủ dài ngày có thể kéo dài vài tuần, vài tháng hoặc cả năm. Hội chứng kích thích suy nhược: Hội chứng này khiến người mắc dễ bị kích thích bởi cường độ cường độ âm thanh lớn hoặc ánh sáng quá cao, gây khó chịu, mệt mỏi,… Ảnh hưởng đến xương khớp: Người mắc suy nhược thần kinh thường kéo theo đau cột sống cổ, mà nhiều người đi khám lại nghĩ đến thoái hóa cột sống cổ… Rối loạn chuyển hóa cơ thể: Suy nhược thần kinh lâu ngày sẽ dẫn đến tim đập nhanh, hạ huyết áp, rối loạn kinh nguyệt ở nữ, rối loạn tiêu hóa,… Tiến triển thành bệnh lý rối loạn lo âu, trầm cảm: Suy nhược thần kinh là một trong những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến rối loạn lo âu, trầm cảm. Cách phòng tránh bệnh suy nhược thần kinh Có những biện pháp phòng ngừa suy nhược thần kinh mà mọi người có thể áp dụng gồm: 1. Quản lý căng thẳng tâm lý Hạn chế áp lực và stress trong cuộc sống hàng ngày. Có thể áp dụng các phương pháp thư giãn như yoga, thiền định, tập thể dục, hoặc tham gia các hoạt động giúp giảm căng thẳng như nhảy múa, hát hò, vẽ tranh. 2. Đảm bảo giấc ngủ đủ và chất lượng Nghiên cứu đã chỉ ra rằng giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị suy nhược thần kinh. Tuy nhiên nhiều người lại coi nhẹ chất lượng giấc ngủ. Một giấc ngủ ngon được đánh giá bởi hai tiêu chí là ngủ đủ giờ và đủ sâu. Ngủ đủ khoảng 7-8 giờ mỗi ngày và duy trì thói quen ngủ đều đặn. Tạo môi trường thoáng mát, yên tĩnh, và tối đa hóa sự thoải mái khi điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng, và tiếng ồn trong phòng ngủ. Không ăn quá no trước khi đi ngủ. Khi đi ngủ nên tắt đèn hoặc mở đèn với cường độ ánh sáng thấp để mắt dễ chịu hơn. 3. Dinh dưỡng cân đối Bổ sung đủ vitamin và khoáng chất từ một chế độ ăn giàu chất xơ, trái cây, rau xanh, ngũ cốc, chocolate và thực phẩm giàu omega-3. Tránh hoặc hạn chế tối đa những thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ như đồ chiên rán hoặc xào, nhất là ăn vào buổi tối sẽ làm khó ngủ gây căng thẳng thần kinh. Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, thức uống có gas,… để tránh gây kích thích cho hệ thần kinh. 4. Duy trì lối sống lành mạnh Điều chỉnh chế độ sinh hoạt là một phần quan trọng trong việc kiểm soát suy nhược thần kinh. Dưới đây là những lời khuyên về chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học cho người suy nhược thần kinh: Rèn luyện thể thao đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày và tham gia vào các hoạt động thể chất như đi bộ, chạy bộ, bơi lội để giảm bớt căng thẳng và tăng cường sức khỏe. Hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá và các chất gây nghiện khác. Hạn chế xem tivi, sử dụng điện thoại hoặc bất kỳ thiết bị điện tử nào trước khi ngủ. Xây dựng thói quen đi ngủ theo một khung giờ nhất định và duy trì đều đặn mỗi ngày.. Giữ cho không gian phòng ngủ sạch sẽ, thoáng đãng cũng là một trong các yếu tố quyết định chất lượng giấc ngủ của bạn. 5. Quản lý thời gian và công việc Lập kế hoạch công việc hợp lý, phân chia thời gian một cách hợp lý để tránh áp lực và quá tải. Hãy học cách ưu tiên công việc quan trọng và biết khi nào nên thư giãn. 6. Hỗ trợ tâm lý Nếu cảm thấy không thể tự giải quyết các vấn đề căng thẳng và áp lực, hãy tìm sự giúp đỡ từ gia đình, bạn bè, hoặc tìm tới các chuyên gia tư vấn tâm lý hoặc nhóm hỗ trợ. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ suy nhược thần kinh ở mỗi người bệnh, chuyên gia sẽ có biện pháp can thiệp tâm lý khác nhau. Thông qua những câu hỏi, chuyên gia sẽ giúp người bệnh suy nhược thần kinh tự tìm hiểu và lắng nghe bản thân mình. Đồng thời, qua đó đánh giá được mức độ bệnh và đưa ra những phương pháp chữa suy nhược thần kinh phù hợp. Lưu ý rằng việc phòng ngừa suy nhược thần kinh là một quá trình liên tục và yêu cầu sự thay đổi lối sống và tư duy. Hãy thực hiện những biện pháp trên và tìm cách phù hợp cho bản thân để duy trì trạng thái tinh thần và sức khỏe tốt
bookingcare-vn-blog-3896
Những điều cần biết về viêm da tiếp xúc dị ứng Viêm da tiếp xúc dị ứng là một trong những căn bệnh da liễu phổ biến. Theo thống kê, có khoảng 1,5 - 5,4% dân số thế giới mắc bệnh này. Bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây mất thẩm mỹ, ngứa, đau rát, khó chịu và khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. Viêm da tiếp xúc dị ứng có những đặc điểm gì? Người bệnh cần làm gì để điều trị bệnh hiệu quả? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây. Bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng là gì? Viêm da tiếp xúc dị ứng là một dạng của viêm da tiếp xúc. Đây là tình trạng da bị tổn thương khi xảy ra phản ứng nhạy cảm đối với các dị nguyên . Dị nguyên là bất kì một yếu tố nào đó có thể khiến 1 người bị dị ứng ví dụ như: nước hoa, kim loại, phấn, chất khử mùi,...Với người bình thường, các dị nguyên gần như vô hại. Viêm da tiếp xúc dị ứng thuộc loại phản ứng quá mẫn chậm (thường được kích hoạt bằng cách tiếp xúc liên tục hoặc tiếp xúc lại với các kháng nguyên). Các phản ứng của bệnh thường bắt đầu trong vòng 12 đến 72 giờ sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng đó. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng Hiện tại, có tới trên 3700 dị nguyên đã được xác định có thể gây viêm da tiếp xúc dị ứng ở người. Chính vì vậy mà nguyên nhân của viêm da tiếp xúc trực tiếp rất đa dạng. Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến có thể gây bệnh: Tiếp xúc với độc tố có trong nhựa ở một số loại cây như: cây sơn, cây sồi, cây thường xuân,… hoặc nọc độc của côn trùng. Các loại chất màu, dung dịch dầu như sơn móng tay, mỹ phẩm, nước hoa,... chứa thành phần khiến da bị dị ứng khi tiếp xúc, các loại mỹ phẩm kém chất lượng cũng có khả năng cao gây viêm da tiếp xúc dị ứng. Các loại trang sức chứa niken cũng dễ gây viêm da dị ứng tiếp xúc ở tay, cổ, chân, tai,... Các loại băng dính, chất dẻo, cao su. Tác dụng phụ của một số loại thuốc bôi chứa kháng sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này. Cơ thể thiếu hụt filaggrin – một loại protein giúp liên kết các tế bào ở bề mặt da cũng khiến hàng rào bảo vệ da bị suy yếu và bị bệnh. Triệu chứng của bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng Viêm da tiếp xúc dị ứng dễ bị nhầm lẫn với viêm da tiếp xúc kích ứng, người bệnh cần nhận biết rõ những biểu hiện của bệnh để có thể lựa chọn phương pháp điều trị chính xác. Dưới đây là những dấu hiệu thường thấy của viêm da tiếp xúc dị ứng: Ngứa ngáy dữ dội, không quá đau đớn. Da xuất hiện những dát đỏ có ranh giới rõ, kích thước nhỏ, trên có vảy da khô, đôi khi kèm theo những đốm màu đỏ nhỏ hoặc những sẩn chắc, hình tròn. Thường xuất hiện ở vị trí tiếp xúc dị nguyên. Xuất hiện nhiều mụn nước trên da kèm theo sưng tấy và các bọng nước Các vùng da tổn thương có thể lan rộng ra những vùng khác nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Khi bệnh tiến triển mạn tính thường có lichen hóa, da dày, nếp da sâu thành những đường kẻ song song hoặc hình thoi, bong vảy da cùng các sẩn vệ tinh, nhỏ, chắc, hình tròn, phẳng, những vết trầy xước, dát đỏ và nhiễm sắc tố. Điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng Quan trọng nhất là loại bỏ nguyên nhân gây bệnh (dị nguyên tiếp xúc) Trong giai đoạn hiện nay, tùy vào cơ địa da cũng như mức độ bệnh lý mà mỗi người bệnh sẽ lựa chọn cho mình các phương pháp phù hợp. Bạn có thể tham khảo cho mình một số cách xử lý viêm da tiếp xúc dị ứng phù hợp dưới đây. Điều trị bằng thuốc Tây y Sau khi thăm khám với bác sĩ, người bệnh sẽ được kê đơn các phác đồ phù hợp tùy vào mức độ bệnh. Phương pháp dùng thuốc Tây y được khá nhiều người tin dùng bởi sự kết quả cũng như độ tiện dụng. Các loại thuốc được dùng nhiều trong Tây y bao gồm: Thuốc bôi viêm da tiếp xúc dị ứng chứa Corticoid: Có tác dụng xoa dịu tình trạng viêm ngứa, nóng rát ở vùng da bị bệnh. Người bệnh cần lưu ý chỉ dùng thuốc bôi hạn chế viêm da dị ứng tiếp xúc trong thời gian ngắn theo chỉ định, lạm dụng có thể khiến da nổi mụn hoặc bị mỏng, nhạy cảm… Kem dưỡng ẩm để giúp hàng rào bảo vệ da phục hồi và khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ tiến triển bệnh nặng. Thuốc uống chứa Corticoid: Đây là cách chữa viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt và cơ thể khi các triệu chứng bệnh lý đã nặng với nhiều tiến triển phức tạp. Loại thuốc này giúp kiểm soát nhanh bệnh lý nhưng có nhiều tác dụng phụ nên người bệnh cần tuân thủ nghiêm túc chỉ định của bác sĩ khi được chỉ định dùng thuốc uống. Thuốc kháng Histamin: Loại thuốc này có tác dụng ức chế chất histamin và kiểm soát nhanh những cơn ngứa ngáy, khó chịu trên da. Thuốc kháng sinh: Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc này với trường hợp bị nhiễm trùng Những phác đồ Tây y kể trên thường được khuyên dùng cho trẻ trên 6 tuổi và người lớn. Với trường hợp bé bị viêm da tiếp xúc dị ứng, bố mẹ cần cho bé thăm khám với bác sĩ rồi dùng thuốc theo chỉ định. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc cho trẻ theo liều của người lớn để tránh những tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe. Cách xử lý viêm da tiếp xúc dị ứng bằng mẹo dân gian Đây là phương pháp được nhiều người áp dụng, đặc biệt là trong các trường hợp trẻ nhỏ bị viêm da tiếp xúc dị ứng. Theo đó, bạn có thể tận dụng những nguyên liệu tự nhiên quen thuộc và dùng chúng đúng cách để kiểm soát bệnh một cách an toàn. Lá khế: Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi, rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước. Dùng nước này để ngâm rửa vùng da bị viêm. Cây sài đất: Với câu hỏi viêm da tiếp xúc dị ứng tắm lá gì thì tắm nước lá cây sài đất sẽ là một gợi ý hay cho bạn. lấy 1 nắm cây sài đất đun sôi với nước rồi pha cùng nước sạch. Tắm khi nước ấm sẽ làm dịu cơn ngứa ngáy khó chịu của bạn khá tốt. Lá trầu không: Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không rửa sạch, vò nát rồi đun sôi với nước. Dùng nước này ngâm rửa vùng da bị bệnh. Các mẹo dân gian tuy an toàn nhưng lại khó có thể đem lại kết quả trong các trường hợp người bệnh bị viêm da tiếp xúc dị ứng mức độ trung bình hoặc nặng. Theo đó, người bệnh nên kết hợp thuốc Tây y theo chỉ định từ bác sĩ. Bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn, bất tiện trong cuộc sống. Nếu thấy trên da xuất hiện những dấu hiệu bất thường, người bệnh nên đi khám trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn và điều trị chính xác nhất
bookingcare-vn-blog-3897
Bệnh viêm da tiếp xúc có lây được không? Bệnh viêm da tiếp xúc có lây được không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Cùng tìm lời giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây. Viêm da tiếp xúc là tình trạng da bị tổn thương do các tác nhân gây dị ứng có trong môi trường bên ngoài. Bất kì ai cũng có khả năng mắc bệnh bởi theo nghiên cứu, có tới hàng nghìn tác nhân bên ngoài có thể khiến da bị tổn thương dẫn tới viêm da tiếp xúc. Viêm da tiếp xúc có lây không? Để biết được đáp án chính xác nhất cho thắc mắc viêm da tiếp xúc có lây không, cần xuất phát từ những nguyên nhân chính khiến bệnh khởi phát. Khác với nấm ngứa, hắc lào hay lang ben,... (các bệnh da liễu do nấm, vi khuẩn,... gây ra và có khả năng lây bệnh), tổn thương do viêm da tiếp xúc chủ yếu do sự tấn công của dị nguyên từ bên ngoài (hóa chất, khí hậu, khói bụi và thực phẩm…). Viêm da tiếp xúc hoàn toàn không có sự tương trợ từ tác nhân nhiễm trùng như vi khuẩn, nấm, virus gây bệnh. Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc ở mỗi người là khác nhau. Điều kiện cần là phải tiếp xúc trực tiếp với các chất gây kích ứng hoặc dị ứng. Bên cạnh đó, cơ địa của mỗi người cũng là một yếu tố quan trọng quyết định tới việc có hay không mắc bệnh lý này. Không phải người này bị viêm da tiếp xúc do phấn hoa thì người khác cũng bị. Chính vì vậy, viêm da tiếp xúc hoàn toàn không lây. Bị bệnh viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi? Bên cạnh câu hỏi viêm da tiếp xúc có lây không? Quá trình điều trị kéo dài bao lâu là vấn đề được nhiều người quan tâm. Thông thường, thời gian chữa viêm da dị ứng do tiếp xúc sẽ kéo dài khoảng 2 - 4 tuần. Nếu da tổn thương nghiêm trọng thì bệnh nhân sẽ mất nhiều thời gian điều trị hơn.Thời gian để các biện pháp điều trị phát huy hiệu quả ở mỗi người thường không giống nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Thời điểm bắt đầu điều trị : Điều trị càng sớm, khả năng phục hồi của da sẽ càng cao và nguy cơ lạm dụng thuốc dài ngày sẽ được cải thiện. Nếu người bệnh không điều trị kịp thời, bệnh có thể lan rộng hơn và chuyển biến xấu khiến quá trình điều trị phức tạp và tốn nhiều thời gian. Vùng da, vị trí tổn bị tổn thương: Bệnh có thể khởi phát ở nhiều vị trí khác nhau. Tuy nhiên, đối với viêm da tiếp xúc ở mặt và đặc biệt là vùng da gần mắt, thời gian điều trị thường kéo dài hơn, cần ưu tiên các giải pháp mang tính an toàn tránh ảnh hưởng đến mắt và để lại sẹo vì đây là các vị trí da mỏng và rất nhạy cảm. Tính phù hợp của phương pháp điều trị: Nếu áp dụng đúng cách thức điều trị có thể khắc phục tới 80% tổn thương do viêm da tiếp xúc. Bên cạnh đó, dù lựa chọn bất cứ giải pháp nào (Tây y, chữa mẹo dân gian hoặc y học cổ truyền), người bệnh đều nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể đưa ra những phương pháp tối ưu nhất dựa trên thể trạng và thể bệnh của bản thân. Đặc điểm làn da và cơ địa: Mức độ hấp thụ dược tính và khả năng phục hồi phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm riêng của từng cơ địa. Tuổi tác và tốc độ phục hồi, sản sinh collagen: Thời gian khôi phục và sản sinh tế bào khỏe mạnh ở người trẻ có làn da bình thường sẽ dễ dàng hơn so với người lớn tuổi, da mỏng, yếu, nhạy cảm. Chế độ dinh dưỡng, chăm sóc da trong quá trình điều trị: Ngoài việc tuân thủ đúng phác đồ điều trị, người bệnh cần chú ý duy trì chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt lành mạnh góp phần đẩy nhanh quá trình hồi phục. Viêm da tiếp xúc không chỉ khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu mà còn gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống. Bệnh tuy không lây lan hay gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng sẽ chuyển biến nặng và mất nhiều thời gian hơn để điều trị. Người bệnh cần tự giác đi khám sớm để tránh những rủi ro không mong muốn
bookingcare-vn-blog-3898
Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc là gì? Nhiều người bị bệnh viêm da tiếp xúc nhưng không xác định được nguyên nhân chính xác bởi một số tác nhân gây bệnh không có phản ứng ngay lập tức. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh lý về da này. Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây. Viêm da tiếp xúc được chia thành 2 loại đó là: viêm da tiếp xúc kích ứng và viêm da tiếp xúc dị ứng. Người bệnh cần phân biệt được đặc điểm, nguyên nhân và các biểu hiện của bệnh để có thể điều trị một cách chính xác, hiệu quả nhất. Phân biệt viêm da tiếp xúc kích ứng và viêm da tiếp xúc dị ứng Viêm da tiếp xúc dị ứng : Đây là tình trạng da bị tổn thương khi tiếp xúc trực tiếp với một số chất mà cơ thể bị dị ứng. Các chất gây dị ứng phổ biến bao gồm niken có trong trang sức kim loại, các sản phẩm mỹ phẩm, nước hoa, chất bảo quản, các loại động thực vật có chứa chất dị ứng,... Viêm da tiếp xúc kích ứng thuộc dạng phản ứng quá mẫn chậm. Bệnh biểu hiện ra khi cơ thể đã tiếp xúc nhiều lần với các dị nguyên (chất gây dị ứng). Có thể mất vài ngày sau khi tiếp xúc để phát ban ngứa. Viêm da tiếp xúc kích ứng : Viêm da tiếp xúc kích ứng xảy ra khi các hoá chất hay các tác nhân vật lý phá huỷ bề mặt da. Những thương tổn này gây suy giảm chức năng hàng rào bảo vệ da mà khả năng sửa chữa thương tổn của da chưa bù đắp kịp thời. Khi các chất gây kích ứng lấy đi lớp chất giữ ẩm trên bề mặt da, các hoá chất có thể xâm nhập dễ dàng và vào sâu trong da hơn gây thương tổn cho da. Biểu hiện của bệnh xuất hiện nhanh chóng ngay sau khi da tiếp xúc và có phản ứng với các chất gây kích ứng. Các chất kích thích phổ biến bao gồm: chất tẩy rửa, xà phòng, hóa chất, axit,... Viêm da tiếp xúc kích ứng xảy ra thường xuyên hơn viêm da tiếp xúc dị ứng. Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc Nguyên nhân viêm da tiếp xúc dị ứng Một người trở nên nhạy cảm với chất gây dị ứng nào đó sau một thời gian dài tiếp xúc với nó. Một khi bị dị ứng, ngay cả một lượng nhỏ chất đó cũng có thể khiến cơ thể tạo ra phản ứng. Các chất gây dị ứng phổ biến bao gồm: Niken, được sử dụng trong đồ trang sức, khóa và nhiều sản phẩm kim loại khác Các sản phẩm hóa mỹ phẩm chứa hương liệu đặc biệt như: nước hoa, kem đánh răng, nước súc miệng và hương liệu. Formaldehyde, có trong chất bảo quản, mỹ phẩm và các sản phẩm khác Các sản phẩm chăm sóc cá nhân như sữa tắm, thuốc nhuộm tóc và mỹ phẩm dưỡng da. Các loại cây như: cây thường xuân độc, xoài có chứa chất gây dị ứng cao tên khoa học gọi là Urushiol. Các chất gây dị ứng trong không khí, chẳng hạn như phấn hoa cỏ, thuốc phun trừ sâu, thuốc phun khử trùng,... Các sản phẩm gây phản ứng khi da gặp nắng (viêm da tiếp xúc do dị ứng ánh sáng), chẳng hạn như một số loại kem chống nắng và mỹ phẩm bảo vệ da. Nguyên nhân viêm da tiếp xúc kích ứng Viêm da tiếp xúc kích ứng là loại viêm da tiếp xúc phổ biến nhất. Phản ứng da không dị ứng này xảy ra khi chất kích thích làm tổn thương lớp bảo vệ bên ngoài của da. Một số người phản ứng với chất kích thích mạnh sau một lần tiếp xúc. Một số người có thể bị phát ban sau khi tiếp xúc nhiều lần với các chất kích thích nhẹ, chẳng hạn như xà phòng và nước. Các chất kích thích phổ biến bao gồm: Các loại dung môi như: nước tẩy trang, nước tẩy sơn móng tay,... Găng tay, giày dép cao su Thuốc tẩy và chất tẩy rửa Các sản phẩm hóa chất cho tóc Xà phòng Các chất trong không khí Thực vật Phân bón và thuốc trừ sâu Xác định được nguyên nhân khởi phát của bệnh là yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị. Nếu thấy da xuất hiện những triệu chứng tổn thương, đau rát bất thường, người bệnh nên đi khám sớm để được bác sĩ chỉ định thuốc và biện pháp điều trị phù hợp
bookingcare-vn-blog-3899
Các triệu chứng thường gặp của viêm da tiếp xúc Viêm da tiếp xúc là một trong những dạng viêm da phổ biến thường gặp ở mọi độ tuổi. Trong đó, viêm da tiếp xúc được chia thành 2 loại đó là: viêm da tiếp xúc dị ứng và viêm da tiếp xúc kích ứng. Hai loại bệnh này có những triệu chứng và biểu hiện gì? Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây. Nhiều người bệnh còn gặp khó khăn trong việc phân biệt sự khác nhau giữa viêm da tiếp xúc dị ứng và viêm da tiếp xúc kích ứng.Trường hợp người bệnh tự ý sử dụng thuốc nhưng không đúng bệnh có thể gây ra nhiều rủi ro. Người bệnh cần nắm được những triệu chứng đặc trưng của bệnh để có thể điều trị nhanh chóng và hiệu quả nhất. Triệu chứng viêm da tiếp xúc kích ứng Viêm da tiếp xúc kích ứng xảy ra khi da bị tổn thương bởi cọ xát, hay tiếp xúc với các yếu tố trong môi trường như lạnh, tiếp xúc nước quá nhiều, hoá chất như axit hay kiềm, hoặc các chất tẩy rửa. Khi các hoá chất hay các tác nhân vật lý phá huỷ bề mặt da tạo ra tình trạng da bị kích ứng. Những thương tổn này gây suy giảm chức năng hàng rào bảo vệ da mà khả năng sửa chữa thương tổn của da chưa bù đắp kịp thời. Khi các chất gây kích ứng lấy đi lớp chất giữ ẩm trên bề mặt da, hoá chất có thể xâm nhập dễ dàng và vào sâu trong da hơn gây thương tổn cho da. Thường trong lần đầu tiếp xúc, thương tổn da thường xuất hiện ngay vị trí tiếp xúc. Đó là những mảng màu đỏ, viền giới hạn rõ, có thể có mụn nước hay bọng nước trên bề mặt, sưng nề và có thể rất ngứa. Trong một số trường hợp đặc biệt, biểu hiện có thể khác: Khi tiếp xúc với kiềm hay axit mạnh, có thể làm nổi bóng nước trên da, phù nề và đau. Khi tiếp xúc với các chất gây kích ứng nhẹ như nước và xà phòng, da có thể khô, ngứa, nứt nẻ tiến triển trong nhiều tuần. Sau đó những vết nứt có thể đóng mài và tróc vảy. Triệu chứng viêm da tiếp xúc dị ứng Viêm da tiếp xúc dị ứng xảy ra do phản ứng dị ứng khi da tiếp xúc với các dị nguyên. Với người không dị ứng, các dị nguyên này là vô hại. Hầu như tất cả các tác nhân từ môi trường đều có thể là dị nguyên gây ra viêm da tiếp xúc dị ứng. Trong đó, các dị nguyên gây dị ứng thường gặp nhất có thể kể đến là niken, nước hoa, cao su, chất nhuộm tóc, chất khử mùi, … Dưới đây là những dấu hiệu thường thấy của viêm da tiếp xúc dị ứng: Ngứa ngáy dữ dội, không quá đau đớn Da xuất hiện những mảng đỏ rát nhẹ, kích thước nhỏ, trên có vảy da khô, đôi khi kèm theo những đốm màu đỏ nhỏ hoặc những sẩn chắc, hình tròn. Xuất hiện nhiều mụn nước trên da kèm theo sưng tấy và các bọng nước Khi bệnh tiến triển mạn tính thường có lichen hóa, da dày, nếp da sâu thành những đường kẻ song song hoặc hình thoi, bong vảy da cùng các sẩn vệ tinh, nhỏ, chắc, hình tròn, phẳng, những vết trầy xước, dát đỏ và nhiễm sắc tố. Khi thấy những dấu hiệu bất thường trên da, người bệnh nên thăm khám trực tiếp với các bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị chính xác nhất. Tránh trường hợp tự ý sử dụng thuốc nhưng không đúng bệnh khiến tình trạng da chuyển biến xấu và khó điều trị hơn
bookingcare-vn-blog-3900
Bệnh viêm da tiếp xúc điều trị bằng cách nào? Bệnh viêm da tiếp xúc tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng hơn và khiến quá trình điều trị trở nên phức tạp, tốn nhiều thời gian. Có nhiều biện pháp điều trị bệnh viêm da tiếp xúc. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc hay các biện pháp nào khác trước khi có sự chỉ định của bác sĩ. Bài viết dưới đây giới thiệu tới bạn đọc những biện pháp điều trị viêm da tiếp xúc và những biện pháp chăm sóc da tại nhà khi bị bệnh. Sử dụng thuốc điều trị viêm da tiếp xúc Tùy vào từng trường hợp và tình trạng bệnh cụ thể mà người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc uống. Điều quan trọng góp phần điều trị bệnh nhanh chóng, hiệu quả đó là xác định được nguyên nhân gây kích ứng hay dị ứng da. Nếu có thể, người bệnh cần ngừng tiếp xúc ngay với các chất này. Một số thuốc thường được dùng để điều trị viêm da tiếp xúc bao gồm: Kem dưỡng ẩm Kháng sinh thoa hoặc uống khi có nhiễm trùng Kem hoặc thuốc mỡ steroid: giúp làm dịu phát ban. Người bệnh có thể bôi steroid tại chỗ theo toa, chẳng hạn như clobetasol 0,05% hoặc triamcinolone 0,1%. Thuốc kháng histamin: giúp giảm ngứa. Steroid uống ngắn ngày trong trường hợp nặng (có bọng nước, mụn nước, lan tỏa) Người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ, đảm bảo đầy đủ liều lượng và trong đúng thời gian quy định. Không tự ý ngừng thuốc hoặc chuyển sang dùng các loại thuốc khác khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Chăm sóc da tại nhà trong quá trình điều trị bệnh Bên cạnh điều trị bằng thuốc, chăm sóc và bảo vệ da là yếu tố quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả. Dưới đây là một số lời khuyên người bệnh có thể tham khảo khi điều trị bệnh tại nhà: Tránh xa các chất gây kích ứng hoặc dị ứng Sau khi xác định được nguyên nhân gây kích ứng hoặc dị ứng, người bệnh cần lưu ý tránh xa tất cả những vật có chứa thành phần này. Trong trường hợp không xác định được nguyên nhân, người bệnh cần đảm bảo vết thương được che chắn kĩ, không để tiếp xúc trực tiếp với bất kì hóa chất hay các thành phần có nguy cơ nào khác. Thoa kem hoặc thuốc mỡ chống ngứa Thoa kem hoặc thuốc mỡ hydrocortisone 1% lên vùng ngứa (Cortizone 10,...). Đây là sản phẩm không cần kê đơn mà người bệnh có thể mua ở hiệu thuốc. Sử dụng 1 đến 2 lần một ngày trong vài ngày đến khi tình trạng ngứa chấm dứt. Hoặc người bệnh có thể thử dùng kem dưỡng da Calamine. Làm lạnh các loại thuốc bôi bằng cách để vào tủ lạnh trước khi sử dụng trên da có thể làm dịu vết ngứa nhanh chóng. Chườm mát Sử dụng một miếng khăn sạch, thấm nước mát lên vết thương và để trong 15 đến 30 phút vài lần trong ngày cũng là một cách làm giảm cảm giác ngứa. Tránh trường hợp gãi vào vết thương gây bong tróc, chảy máu da. Bảo vệ da cẩn thận Cắt móng tay thường xuyên, không gãi vết thương khi bị ngứa. Trong trường hợp quá ngứa và không tránh khỏi vô tình gãi vào vết thương, người bệnh có thể băng vết thương lại. Khi da bắt đầu hồi phục, người bệnh nên tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào vết thương vì các vùng da non này rất nhạy cảm và dễ tổn thương. Băng ướt hoặc khô để làm dịu các bọng nước rỉ dịch, làm khô da, thúc đẩy quá trình lành bệnh. Trong quá trình điều trị, nếu người bệnh nhận thấy các triệu chứng không thuyên giảm hoặc xuất hiện thêm các biểu hiện bất thường khác, cần đi khám ngay để được bác sĩ xem xét kịp thời và thay đổi thuốc nếu cần
bookingcare-vn-blog-3901
Viêm da tiếp xúc: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị Viêm da tiếp xúc là bệnh lý da liễu phổ biến có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau. Cùng tìm hiểu cụ thể về những nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm da tiếp xúc trong bài viết dưới đây. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, bệnh viêm da tiếp xúc không có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, nếu không được điều trị trong thời gian sớm, bệnh rất dễ chuyển biến nặng hơn, làm tổn thương da trên diện rộng và khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống bởi sự đau rát, ngứa ngáy và mất thẩm mỹ. Bệnh viêm da tiếp xúc là gì? Viêm da tiếp xúc là phản ứng của da khi tiếp xúc với những chất gây kích ứng hoặc dị ứng có trong môi trường bên ngoài gây ra hiện tượng sưng tấy, ngứa hoặc xuất hiện các nốt bọng nước. Các loại viêm da tiếp xúc thường gặp: Viêm da tiếp xúc dị ứng: xảy ra do phản ứng dị ứng khi da tiếp xúc với các dị nguyên (chất gây dị ứng). Với người không dị ứng, các dị nguyên này gần như vô hại. Các dị nguyên thường gặp nhất có thể kể đến như: niken, nước hoa, cao su, chất nhuộm tóc, chất khử mùi,... Viêm da tiếp xúc kích ứng: xảy ra khi da bị tổn thương bởi cọ xát, hay tiếp xúc với các yếu tố trong môi trường như lạnh, tiếp xúc nước quá nhiều, hoá chất như axit hay kiềm, hoặc các chất tẩy rửa,... Khiến bề mặt da bị bào mòn và tổn thương Có tới hơn 3700 dị nguyên được tìm thấy nhưng trên thực tế, viêm da tiếp xúc kích ứng phổ biến hơn viêm da tiếp xúc dị ứng. Nguyên nhân của bệnh viêm da tiếp xúc Viêm da tiếp xúc kích ứng Viêm da tiếp xúc dị ứng Viêm da tiếp xúc kích ứng xảy ra khi các hoá chất hay các tác nhân vật lý phá huỷ bề mặt da. Các chất gây kích ứng lấy đi lớp chất giữ ẩm trên bề mặt da, các hoá chất có thể xâm nhập dễ dàng vào sâu trong da hơn gây thương tổn cho da. Bất cứ chất nào trong đời sống hằng ngày đều có thể gây kích ứng, đặc biệt khi ở nồng độ cao như các chất tẩy rửa, nước, kiềm, axit, các loại dung môi, v.v.. Viêm da tiếp xúc dị ứng là một phản ứng miễn dịch của cơ thể xảy ra khi có dị nguyên trên da. Phản ứng này không liên quan đến nồng độ chất dị ứng như viêm da tiếp xúc dị ứng. Với người bị dị ứng, dù tiếp xúc ít hay nhiều dị nguyên cũng đều gây ra phản ứng. Nguyên nhân gây ra viêm da tiếp xúc dị ứng thường gặp nhất có thể kể đến là niken, nước hoa, cao su, chất nhuộm tóc, chất khử mùi,.... Triệu chứng của bệnh viêm da tiếp xúc Nhiều người bệnh còn nhầm lẫn giữa viêm da tiếp xúc dị ứng và viêm da tiếp xúc kích ứng. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết giúp dễ dàng phân biệt mà mỗi người cần nắm rõ: Viêm da tiếp xúc kích ứng Viêm da tiếp xúc dị ứng Thương tổn da thường xuất hiện ngay vị trí tiếp xúc. Đó là những mảng màu đỏ, giới hạn rõ, có thể có mụn nước hay bọng nước trên bề mặt, sưng nề và có thể rất ngứa. Khi tiếp xúc với kiềm hay axit mạnh, có thể làm nổi bóng nước trên da, phù nề và đau Khi tiếp xúc với các chất gây kích ứng nhẹ như nước và xà phòng, da có thể khô, ngứa, nứt nẻ tiến triển trong nhiều tuần. Sau đó những vết nứt có thể đóng mài và tróc vảy. Viêm da tiếp xúc dị ứng xảy ra sau nhiều ngày hoặc nhiều giờ tiếp xúc với chất gây dị ứng. Thương tổn da là những mảng đỏ, ngứa nhiều cảm giác nhức nhối, phù nề có thể có mụn nước hoặc không, xảy ra tại vị trí tiếp xúc và đặc biệt có thể lan rộng ra vùng da khác. Xét nghiệm chẩn đoán viêm da tiếp xúc Thông thường, các bác sĩ da liễu dựa vào hỏi bệnh, khám lâm sàng để chẩn đoán viêm da tiếp xúc. Bên cạnh đó, các bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh làm một số xét nghiệm chuyên sâu (xét nghiệm lẩy da, xét nghiệm máu, v.v..) để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây dị ứng, kích ứng. Phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc Để giảm khả năng tình trạng viêm da tiếp xúc chuyển biến nặng hơn, người bệnh nên bảo vệ da khỏi các chất gây kích ứng và các dị nguyên đã biết. Dưỡng ẩm da đầy đủ giúp hàng rào bảo vệ da khoẻ mạnh, tránh bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Mang găng tay để bảo vệ da khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng hay kích ứng. Một số sản phẩm thường được dùng để điều trị viêm da tiếp xúc bao gồm: Kem dưỡng ẩm Steroid thoa ngoài da Kháng sinh thoa hoặc uống khi da bị nhiễm trùng Thuốc kháng histamin: giảm cảm giác ngứa, khó chịu Steroid uống ngắn ngày trong trường hợp da vị viêm nặng Pimecrolimus, tacrolimus thoa ngoài da Điều trị viêm da tiếp xúc hiệu quả tại nhà Chăm sóc và bảo vệ da là yếu tố quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích người bệnh có thể tham khảo khi điều trị bệnh tại nhà: Uống thuốc chống ngứa: Thuốc kháng histamine đường uống, chẳng hạn như diphenhydramine (Advil PM, Benadryl, những loại khác), cũng có tác dụng giúp người bệnh ngủ ngon hơn. Một loại thuốc kháng histamine không kê đơn không gây buồn ngủ là loratadine (Alavert, Claritin, những loại khác). Tránh xa các chất gây kích ứng hoặc dị ứng: Trong trường hợp người bệnh không xác định được tác nhân gây viêm da, cần đảm bảo vết thương được che chắn kĩ, tránh tiếp xúc với các chất có khả năng gây kích ứng hoặc dị ứng, kể cả sữa tắm. Bảo vệ bàn tay: Nếu người bệnh bị viêm da tiếp xúc ở vị trí bàn tay, cần rửa sạch và lau khô tay nhẹ nhàng sau khi tiếp xúc nước. Mang bao tay chống thấm khi sử dụng chất tẩy rửa. Sử dụng kem dưỡng ẩm suốt cả ngày - bên cạnh các loại kem dưỡng bạn đang sử dụng. Thoa kem hoặc thuốc mỡ chống ngứa: Thoa kem hoặc thuốc mỡ hydrocortisone 1% lên vùng ngứa. Đây là sản phẩm không cần kê đơn mà người bệnh có thể mua ở hiệu thuốc. Bệnh viêm da tiếp xúc có những triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với nhiều bệnh lý da liễu khác. Người bệnh tốt nhất không nên tự ý uống thuốc, bôi thuốc tại nhà khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu thấy da xuất hiện triệu chứng bất thường nên thăm khám sớm với các bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị hiệu quả nhất
bookingcare-vn-blog-3902
Đau nửa đầu có nguy hiểm không? Chứng đau nửa đầu rất khó chịu và khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, làm việc,... Vậy đau nửa đầu có nguy hiểm không? Có thể dẫn đến các bệnh lý/biến chứng nào? Đau nửa đầu có thể là một vấn đề sức khỏe phức tạp. Theo Hiệp hội Đau đầu Hoa Kỳ, mặc dù đau nửa đầu phổ biến nhưng thường lành tính, nghĩa là chúng không gây ra vấn đề sức khỏe lâu dài, tuy nhiên, trong một số trường hợp, đau đầu có thể liên quan đến một số bệnh lý nghiêm trọng. Ảnh hưởng của triệu chứng đau nửa đầu Triệu chứng điển hình của chứng đau nửa đầu thường là đau đầu dữ dội ở một bên đầu. Trong một số trường hợp, cơn đau có thể xảy ra ở lan sang hai bên và có thể lan xuống mặt hoặc cổ. Triệu chứng đau nửa đầu ở mỗi người là khác nhau.. Những cơn đau nửa đầu có thể kéo dài vài giờ hoặc vài ngày. Trong một tháng bạn có thể bị đau nửa đầu một lần hoặc cũng có thể nhiều lần.. Một số người trải qua chứng đau nửa đầu với cảm giác khó chịu, khó khăn, mất tập trung, buồn ngủ khi thực hiện các sinh hoạt thường ngày, học tập, làm việc. Đau nửa đầu và đột quỵ Báo cáo cho thấy những người mắc chứng đau nửa đầu có nguy cơ đột quỵ cao hơn. Các bác sĩ vẫn chưa khẳng định điều trị chứng đau nửa đầu có thể giúp giảm nguy cơ bị đột quỵ. Người bệnh nên thực hiện một số bước đơn giản để giảm nguy cơ bị đột quỵ, như: Giữ huyết áp ở mức ổn định Đưa chỉ số cholesterol về mức khỏe mạnh Giảm cân (nếu cần) Duy trì việc hoạt động thường xuyên Không hút thuốc Đau nửa đầu và bệnh tim Cũng giống như đột quỵ, có báo cáo cho thấy mối liên hệ với cơn đau tim cao hơn ở những người bị chứng đau nửa đầu. Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh tim : Đau ngực Khó thở, ngất xỉu Nhịp tim đập nhanh hoặc chậm bất thường Một dấu hiệu cảnh báo cho thấy đau nửa đầu là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó nghiêm trọng là khi tình trạng đau tệ hơn đáng kể so với những cơn đau nửa đầu mà bạn thường gặp phải. Một dấu hiệu khác là khi cơn đau nửa đầu đi kèm với các triệu chứng khác mà thông thường bạn không gặp. Đau nửa đầu có thể nguy hiểm khi kèm theo sốt, cứng cổ, yếu hoặc tê ở một bên cơ thể, khó nói, mất ý thức, lú lẫn, mất thị lực hoặc bất kỳ vấn đề thần kinh nào khác. Hãy đến cơ sở y tế gần nhất nếu bạn có các dấu hiệu nguy hiểm này
bookingcare-vn-blog-3903
Đau nửa đầu bên trái: Nguyên nhân, điều trị và cách phòng ngừa Tình trạng đau nửa đầu bên trái có thể khởi phát do lối sống, chế độ ăn uống, sinh hoạt,... cũng có thể do tình trạng viêm mũi xoang, tăng huyết áp,... Hãy cùng Bookingcare tìm hiểu về nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa đau nửa đầu bên trái. Đau nửa đầu bên trái có thể gây nên bởi nhiều yếu tố như lối sống, môi trường, chấn thương,... Người bị đau nửa đầu bên trái thường có cảm giác đau lan tỏa khắp nửa đầu bên trái, âm ỉ ở mức độ nhẹ hoặc đau nhói ở một vị trí nhất định bên trái đầu. Theo dõi bài viết để nhận biết triệu chứng, nguyên nhân gây đau đầu bên trái và cách kiểm soát tình trạng này. Nguyên nhân gây đau nửa đầu bên trái Đau nửa đầu bên trái thường được phân loại giống như đau đầu nói chung thành hai nhóm là đau đầu nguyên phát hoặc thứ phát. Đau đầu nguyên phát là những kiểu đau đầu tự phát, tự xuất hiện mà không có một nguyên nhân cụ thể (ví dụ như chứng đau nửa đầu migraine). Đau đầu thứ phát là tình trạng đau đầu khởi phát do nguyên nhân cụ thể như u cục, đột quỵ não, tác dụng phụ của thuốc, chấn thương hoặc do các bệnh lý hoặc tình trạng tiềm ẩn khác (ví dụ: nhiễm trùng hệ thần kinh hoặc bệnh lý cột sống cổ). Các rối loạn đau đầu nguyên phát gây ra các cơn đau nửa đầu trái gồm đau nửa đầu migraine hoặc đau đầu cụm (đau đầu chuỗi). Hoặc cũng có thể xảy ra do chấn thương, các yếu tố lối sống như chế độ ăn uống hoặc ngủ không đủ giấc hoặc do tình trạng sức khỏe như viêm mũi xoang dị ứng, huyết áp cao,... Tổng quan chung các yếu tố phổ biến có thể làm khởi phát cơn đau nửa đầu bên trái bao gồm: Chế độ ăn uống: Một lý do phổ biến khiến nhiều người bị đau đầu là bỏ bữa. Bên cạnh đó, với chứng đau nửa đầu bên trái, một số loại thực phẩm và đồ uống có thể là yếu tố làm khởi phát cơn đau. Loại thức ăn này là khác nhau tùy từng cá nhân tuy nhiên các loại thức ăn hay được người bệnh mô tả là làm họ gặp cơn đau nửa đầu là phô mai, xúc xích. Chất lượng giấc ngủ: Nghỉ ngơi không đầy đủ và có lịch trình ngủ không đều đặn có liên quan đến chứng đau nửa đầu. Căng thẳng: Căng thẳng và áp lực là tác nhân làm khởi phát cơn đau nửa đầu hay gặp. Yếu tố môi trường: Những yếu tố như ô nhiễm không khí, ánh sáng chói, đèn nhấp nháy hoặc thay đổi thời tiết đều có thể khiến bạn gặp cơn đau nửa đầu bên trái. Bệnh lý: Nhiễm trùng xoang hay viêm xoang có thể gây đau đầu. Do đó, nếu bạn chỉ viêm một xoang nhất định trong hệ thống xoang sọ mặt, cơn đau sẽ chỉ ở nửa bên đầu đó. Ngoài ra, đau đầu thường đi kèm với nhiễm virus, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường và cúm. Cơn sốt do cảm lạnh, cảm cúm gây ra có thể là một nguyên nhân khác dẫn đến đau nửa đầu. Huyết áp cao: Huyết áp cao thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào ngay tức thì, tuy nhiên, đau đầu vẫn có thể xuất hiện trong một số trường hợp, đặc biệt là khi huyết áp tăng cao một cách đột ngột. Nguyên nhân đau đầu bên trái cũng có thể do tổn thương các dây thần kinh và mạch máu ở cột sống, cổ và đầu. Đây là trường hợp đau dây thần kinh chẩm, viêm động mạch tế bào khổng lồ và đau dây thần kinh số V. Những tình trạng này có thể làm bạn suy nhược và cần được thăm khám bởi các bác sĩ. Đau dây thần kinh chẩm: Đau dây thần kinh chẩm là một loại đau đầu thường gặp. Có 2 dây thần kinh chẩm lớn và bé ở hai bên đầu, thông thường các trường hợp đau dây thần kinh chẩm thường bị ở một bên đầu. Nguyên nhân là do các dây thần kinh bị chèn ép, dẫn đến cảm giác đau nhói rất mạnh, vị trí ở cổ, sau tai hoặc sau đầu. Cơn đau này thường xuất hiện ở vùng cổ, trước khi di chuyển lên da đầu sau gáy, đỉnh đầu và trán và sau mắt. Viêm động mạch tế bào khổng lồ: Đây là tình trạng viêm động mạch thái dương ở một bên thái dương, dẫn đến đau đầu bên trái. Viêm động mạch tế bào khổng lồ cũng gây đau hàm, nhìn mờ thậm chí mất thị lực, sốt và mệt mỏi cùng nhiều triệu chứng khác. Đau dây thần kinh số V: Đây là tình trạng đau mạn tính xảy ra do tổn thương dây thần kinh số V. Điều này có thể là do các mạch máu chèn ép vào dây thần kinh (xung đột thần kinh - mạch máu), do bệnh đa xơ cứng (xơ cứng rải rác), đột quỵ hoặc chấn thương đầu, cũng như các tình trạng khác. Với chứng đau dây thần kinh số V, cơn đau đầu có thể diễn ra từ đột ngột và như dao đâm đến đau nhức và nóng rát, tê bì liên tục. Cách điều trị đau nửa đầu bên trái Việc điều trị đau nửa đầu bên trái phụ thuộc rất nhiều vào từng nguyên nhân cụ thể. Các phương pháp điều trị rất đa dạng, kết hợp điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc các phương pháp can thiệp cùng với thay đổi lối sống. Các phương pháp điều trị nội khoa bao gồm sử dụng thuốc giảm đau để cắt cơn đau đầu và duy trì tránh cơn đau tái phát lại. Các loại thuốc này bao gồm: Thuốc giảm đau (cắt cơn đau) : Đây chính là các loại thuốc giảm đau thông thường không cần kê đơn (như paracetamol) và một số loại thuốc kê đơn đặc hiệu khác đều giúp bạn giảm hoặc cắt hoàn toàn cơn đau đầu đang gặp. Thuốc phòng ngừa (duy trì) : Với các dạng đau đầu mạn tính như đau đầu migraine, đau thần kinh số V, nếu chỉ cắt cơn đau mà không có điều trị phòng ngừa, cơn đau sẽ lại tái phát trở lại. Do đó, các bệnh nhân đau nửa đầu kéo dài nên đến thăm khám các bác sĩ để có thể được đánh giá và chỉ định các loại thuốc này nếu cần thiết. Lưu ý: không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, khi sử dụng phải có sự tham khảo ý kiến/chỉ định từ bác sĩ. Cách phòng ngừa chứng đau nửa đầu bên trái Bạn đọc có thể giảm thiểu và ngăn ngừa các cơn đau nửa đầu bên trái bằng cách điều chỉnh lối sống như sau: Chế độ ăn uống: Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và không bỏ bữa. Kiểm soát các yếu tố kích hoạt cơn đau: Bằng cách theo dõi hoặc ghi nhật ký cơn đau, bạn có thể nhận ra loại thực phẩm, đồ uống và các yếu tố khác gây ra chứng đau nửa đầu hoặc đau đầu chuỗi (đau đầu cụm) cho bạn, từ đó có kế hoạch tránh dùng các thực phẩm này, giúp tránh được cơn đau xảy ra. Tập thể dục: Duy trì hoạt động thể chất và đảm bảo tập thể dục đầy đủ cũng có thể giúp ngăn ngừa các cơn đau nửa đầu bên trái. Tập thể dục giúp giảm căng thẳng và ngủ ngon giấc hơn. Ngủ đủ giấc: Giữ một lịch trình ngủ phù hợp và đảm bảo bạn được nghỉ ngơi đầy đủ vào ban đêm. Thực hiện các kỹ thuật thư giãn: Tham gia thiền, yoga hoặc các hoạt động khác giúp cơ thể, tinh thần thư giãn. Đau nửa đầu bên trái ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống - Ảnh: freepik.com Đau nửa đầu bên trái ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, gây bất tiện và giảm chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Thông qua bài viết này, bạn đọc có thể áp dụng các phương pháp để phòng ngừa cơn đau nửa đầu bên trái tái phát và thăm khám với bác sĩ sớm để xác định rõ được nguyên nhân đau nửa đầu bên trái để được điều trị kịp thời
bookingcare-vn-blog-3904
Đau nửa đầu bên phải: Nguyên nhân, điều trị và cách phòng ngừa Đau nửa đầu bên phải thường do căng thẳng làm khởi phát nhưng cũng có thể do triệu chứng của các bệnh lý mạn tính khác như viêm khớp hoặc đau dây thần kinh số V. Đau nửa đầu bên phải gây ra cảm giác đau nhói âm ỉ hoặc đau nhức dữ dội ở phía bên phải đầu. Đau nửa đầu bên phải thường gặp là do căng thẳng hoặc chứng đau đầu chuỗi (cluster headache). Đau nửa đầu bên phải cũng có thể là triệu chứng của các tình trạng bệnh lý mạn tính như viêm khớp hoặc đau dây thần kinh số V. Nguyên nhân gây đau nửa đầu bên phải? Đau nửa đầu bên phải thường được phân loại giống như đau đầu nói chung thành hai nhóm là đau đầu nguyên phát hoặc thứ phát: Đau đầu nguyên phát là những kiểu đau đầu tự phát, tự xuất hiện mà không có một nguyên nhân cụ thể (ví dụ như chứng đau nửa đầu migraine). Đau đầu thứ phát là tình trạng đau đầu khởi phát do nguyên nhân cụ thể như u cục, đột quỵ não, tác dụng phụ của thuốc, chấn thương hoặc do các bệnh lý hoặc tình trạng tiềm ẩn khác (ví dụ: nhiễm trùng hệ thần kinh hoặc bệnh lý cột sống cổ). Đau nửa đầu nguyên phát Có một số loại đau đầu nguyên phát có thể gây đau ở phía bên phải đầu như: Chứng đau nửa đầu migraine: Nếu bạn mắc chứng đau nửa đầu migraine, cơn đau có thể chỉ xảy ra ở bên phải đầu của bạn. Chứng đau nửa đầu migraine là một rối loạn thần kinh xảy ra ở khoảng 12% dân số. Cơn đau nửa đầu migraine bên phải làm bạn có cảm giác như đau nhói. Cơn đau có xu hướng tệ hơn khi bạn hoạt động thể chất. Đau nửa đầu bên phải do chứng đau nửa đầu migraine có thể kéo dài từ vài giờ cho đến ba ngày. Chứng đau đầu cụm (hay đau đầu chuỗi): Một loại đau đầu khác có thể gây ra các cơn đau ở nửa đầu bên phải là đau đầu cụm. Loại đau đầu này gây ra cơn đau đầu dữ dội, nhức nhối hoặc đau nhói xảy ra ở một bên của đầu vị trí quanh mắt hoặc vùng thái dương. Cơn đau có thể kéo dài đến ba giờ. Đau đầu cụm phổ biến hơn ở nam giới. Đau nửa đầu thứ phát Một số loại đau đầu thứ phát có thể gây đau nửa đầu bên phải như: Đau dây thần kinh số V: Nếu bạn bị đau dây thần kinh số V, bạn có thể gặp các cơn đau nửa đầu bên phải. Tình trạng này gây ra các cơn đau đột ngột hoặc liên tục ở mặt kiểu dữ dội, nóng rát hoặc đau nhói ở mặt, bao gồm vùng má, hàm, răng, nướu, môi, mắt và trán. Đau đầu nguồn gốc cột sống cổ: nguyên nhân là do vấn đề về đốt sống cổ, khớp liên đốt hoặc mô mềm ở cổ. Huyết khối tĩnh mạch não: Khi cục máu đông hình thành trong các tĩnh mạch dẫn lưu máu cho não. Các loại đau nửa đầu bên phải khác Đau đầu do căng thẳng: Đau nửa đầu bên phải do căng thẳng có đặc điểm là cảm giác đầu như bị kẹp chặt hoặc giống như quấn một vòng dây quanh đầu. Các cơn đau nửa đầu do căng thẳng thường nhẹ hơn so với đau nửa đầu migraine hoặc đau đầu cụm. Đau đầu sau chấn thương: Cơn đau nửa đầu bên phải xảy ra sau chấn thương sọ não và cũng có thể kèm theo triệu chứng khác như chóng mặt, buồn nôn và khó tập trung. Đau nửa đầu do u não có thể xảy ra liên tục và nặng hơn vào ban đêm hoặc sáng sớm. Đau nửa đầu bên phải do đột quỵ: Xảy ra khi các động mạch cung cấp máu cho não bị tắc, thường xảy ra cùng lúc với các dấu hiệu khiếm khuyết thần kinh khác như tê bì, yếu liệt chân tay, méo miệng. Điều trị đau nửa đầu bên phải như thế nào? Hầu hết các cơn đau nửa đầu bên phải, có thể được điều trị bằng sự kết hợp giữa thuốc và các biện pháp điều trị tại nhà. Sử dụng thuốc: Có một số loại thuốc kê đơn và không kê đơn có thể được sử dụng để điều trị các loại đau đầu khác nhau ở bên phải. Tùy tình trạng đau của bạn bác sĩ sẽ tư vấn loại thuốc điều trị phù hợp. Nếu bạn bị đau đầu bên phải, cũng có một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể hữu ích nhưng còn tùy thuộc vào loại đau đầu mà bạn gặp phải.Ví dụ: Chứng đau nửa đầu migraine có thể được giảm bớt bằng cách nghỉ ngơi trong phòng tối, yên tĩnh và chườm túi lạnh lên vùng đau. Đau đầu cụm có thể được kiểm soát bằng cách thực hiện các bài tập thở sâu và duy trì lịch trình ngủ nghỉ đều đặn. Hạn chế sử dụng rượu và không hút thuốc cũng có tác dụng khắc phục tình trạng đau nửa đầu bên phải do bệnh lý đau đầu cụm. Đau đầu nguồn gốc cột sống cổ : Thực hiện các bài tập vận động và giãn cơ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ vật lý trị liệu có thể giúp bạn điều trị đau nửa đầu bên phải nguồn gốc cột sống cổ. Các cơn đau cổ gáy và đau đầu có thể được xoa dịu bằng cách chườm nóng hoặc đắp khăn ấm trong khoảng thời gian từ 10 đến 15 phút. Cách phòng ngừa đau nửa đầu bên phải Bạn có thể áp dụng thử một số cách giúp giảm nhẹ và phòng ngừa đau nửa đầu bên phải sau đây: Nghỉ ngơi, thư giãn trong không gian yên tĩnh Uống đủ nước Hạn chế căng thẳng Tập thể dục thường xuyên Thiết lập thói quen ngủ khoa học Ăn uống đầy đủ chất và đúng bữa Tập thể dục giúp phòng ngừa cơn đau nửa đầu bên phải - Ảnh: freepik.com Mặc dù hầu hết các cơn đau đầu xảy ra ở một bên đầu đều là chứng đau nửa đầu migraine, nhưng chúng cũng có thể do vấn đề tiềm ẩn ở dây thần kinh, mạch máu hoặc các cấu trúc khác nằm ở cổ, mặt hoặc não của bạn. Hãy thăm khám với bác sĩ nếu cơn đau đầu ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Chỉ có bác sĩ mới có thể chẩn đoán nguyên nhân gây đau đầu của bạn và loại trừ các tình trạng nghiêm trọng hơn. Bác sĩ cũng có thể đề xuất các cách để kiểm soát và ngăn ngừa những cơn đau đầu trong tương lai
bookingcare-vn-blog-3905
Tổng hợp các cách điều trị đau nửa đầu hiệu quả: Dùng thuốc và không dùng thuốc Chứng đau nửa đầu ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Vậy làm thế nào để điều trị chứng đau nửa đầu? Chứng đau nửa đầu là một tình trạng thần kinh thường gây ra các cơn đau nửa đầu đi kèm với các triệu chứng khác, chẳng hạn như nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh,... Điều trị chứng đau nửa đầu nhằm mục đích giảm các triệu chứng và ngăn ngừa các cơn đau nửa đầu trong tương lai. Về phương pháp điều trị đau nửa đầu sẽ phụ thuộc vào tần suất và mức độ nghiêm trọng của cơn đau đầu, người bệnh có các dấu hiệu kèm theo hay không: có buồn nôn và nôn kèm theo cơn đau đầu,... mức độ của cơn đau đầu và các tình trạng bệnh lý khác mà bạn mắc phải. Điều trị đau nửa đầu bằng thuốc Có nhiều loại thuốc điều trị chứng đau nửa đầu, bao gồm 2 loại chính: Thuốc giảm đau: Còn được gọi là điều trị cấp tính, những loại thuốc này được sử dụng trong các cơn đau nửa đầu và được điều chế để ngăn chặn các triệu chứng đau nửa đầu. Thuốc giảm đau nửa đầu có tác dụng tốt nhất là dùng khi có dấu hiệu cơn đau nửa đầu sắp xảy ra hoặc ngay khi các triệu chứng đau nửa đầu bắt đầu. Thuốc phòng ngừa: Những loại thuốc này được dùng hàng ngày, điều trị lâu dài để giảm mức độ nghiêm trọng hoặc tần suất của chứng đau nửa đầu. Bác sĩ có thể đề nghị bạn dùng thuốc phòng ngừa nếu bạn bị đau đầu thường xuyên, kéo dài hoặc dữ dội và không đáp ứng tốt với thuốc điều trị, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Điều trị đau nửa đầu không dùng thuốc Bên cạnh những phương pháp điều trị đau nửa đầu bằng thuốc, bạn có thể khắc phục bằng những phương pháp điều trị đau nửa đầu không dùng thuốc như: Điều chỉnh thói quen ăn uống: ăn uống điều độ, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và vi chất, uống đủ nước. Ngủ đúng và đủ giấc: không ngủ quá nhiều hay quá ít. Massage đầu và thái dương: là biện pháp giảm nhẹ cơn đau tạm thời, ít có tác dụng trong điều trị lâu dài. Các bài tập thư giãn: các bài tập thư giãn giúp cải thiện giấc ngủ cho những cơn đau đầu do căng thẳng. Tránh các căng thẳng tâm lý. Tránh các thuốc giãn mạch, thuốc ngừa thai có chứa estrogen. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ xem phương pháp nào phù hợp với bạn. Một số loại thuốc điều trị đau nửa đầu không an toàn khi dùng trong giai đoạn mang thai. Nếu bạn đang mang thai hoặc chuẩn bị mang thai, không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mà không có sự tư vấn từ bác sĩ
bookingcare-vn-blog-3906
Những dấu hiệu bệnh lang ben thường gặp Lang ben là một căn bệnh da liễu thường gặp, phổ biến ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết mình có dấu hiệu mắc bệnh lang ben hay không. Lang ben là bệnh nhiễm nấm phổ biến do Malassezia furfur gây ra. Bệnh khiến da đổi màu thành các đốm trắng, vàng, đỏ, hồng hoặc nâu, gây ngứa và thường xuất hiện ở vai, lưng, ngực. Dấu hiệu bệnh lang ben cần được nhận biết chính xác để đưa ra phác đồ điều trị đúng đắn vì có không ít người nhầm lẫn căn bệnh này với bệnh bạch biến hoặc một số bệnh ngoài da khác. Ai có thể bị lang ben? Bệnh lang ben có thể ảnh hưởng đến toàn bộ mọi người trên toàn thế giới. Những người sống ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới có nguy cơ mắc bệnh lang ben cao nhất, đặc biệt bệnh phổ biến trong những tháng hè. Trẻ em và thanh thiếu niên đang ở tuổi dậy thì cũng dễ bị mắc bệnh lang ben vì đây là lúc các tuyến dầu trên da hoạt động mạnh. Người đang mang thai do thay đổi nội tiết tố cũng có thể bị lang ben. Ngoài ra, lang ben cũng dễ xuất hiện ở những người có hệ thống miễn dịch yếu dùng thuốc như corticosteroid hoặc mắc bệnh tiểu đường. Các dấu hiệu nhận biết bệnh lang ben So với các bệnh da liễu khác thì lang ben có triệu chứng tương đối điển hình. Bạn có thể dễ dàng nhận biết thông qua một số biểu hiện thường gặp dưới đây: Trên bề mặt da có sự xuất hiện của các đốm có màu khác lạ, thường là trắng, hồng hay nâu. Bề mặt đốm thường bằng phẳng, ít khi gồ lên. Không đau, ngứa ít và có ranh giới khá rõ ràng so với các vùng da khỏe mạnh lân cận. Tổn thương giảm sắc tố khiến da có màu trắng thường sẽ xuất hiện vào mùa hè. Còn tổn thương màu nâu hay hồng thì có thể là hệ quả từ phản ứng viêm do nấm gây ra. Những tổn thương trên da mà bệnh lang ben gây ra thường có hình đa cung hay hình bầu dục với kích thước dao động từ khoảng 1 – 3cm. Lang ben có thể phát triển ở dạng nhiều đốm nhỏ, mọc khu trú tại một vài vùng da và đôi khi cũng dễ lan rộng ra thành từng mảng lớn. Thống kê ghi nhận, bệnh chủ yếu ảnh hưởng tới phần trên của cơ thể, đặc biệt là vùng da mặt, cổ, ngực hay lưng. Tổn thương trên da hầu như không gây đau rát, có thể gây ngứa ngáy khó chịu, nhất là khi có phản ứng cào gãi. Trên bề mặt tổn thương thường xuất hiện vảy da mịn. Phân biệt lang ben với các bệnh ngoài da khác Bạch biến: Bệnh lý này thường làm xuất hiện các mảng da mất sắc tố khác với giảm sắc tố của lang ben tuy nhiên dễ bị nhầm lẫn với lang ben. Tuy nhiên, bệnh bạch biến đa phần không gây ngứa. Đồng thời cũng không có vảy mịn trên bề mặt tổn thương và đặc biệt là không lây nhiễm. Cơ chế hình thành bệnh hiện vẫn chưa được xác định rõ nhưng các nhà nghiên cứu nhận thấy nó có liên quan với yếu tố di truyền. Vảy nến phấn hồng Gibert: Vảy nến phấn hồng Gibert đặc trưng bởi tình trạng da bị nổi rát có màu nâu vàng hình dạng oval và có vảy bong. Bệnh có thể gây ngứa hoặc không. Theo nhận định từ các chuyên gia thì vảy nến phấn hồng Gibert có liên quan tới yếu tố tự miễn. Đi kèm với đó là sự tác động từ một số yếu tố khác, thường gặp nhất là do virus. Viêm da dầu: Đây là một dạng tổn thương da mãn tính có liên quan tới nhiễm vi nấm Malassezia. Tuy nhiên, tổn thương do bệnh viêm da dầu gây ra thường có vảy bong màu trắng hay nâu vàng, vảy bóng dính. Trên bề mặt da thường tiết nhiều dầu. Vùng mặt hay da đầu dễ bị ảnh hưởng nhất. Ngoài các bệnh lý được đề cập trên đây thì có thể chẩn đoán phân biệt bệnh lang ben với một số bệnh lý khác. Ví dụ như Erythrasma, bệnh chàm khô hay bệnh giang mai giai đoạn 2. Những dấu hiệu bệnh lang ben dễ nhầm lẫn với các b ệ nh về da khác, vì vậy bạn không nên tự ý mua thuốc điều trị bệnh lang ben mà cần tham khảo và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ Da liễu
bookingcare-vn-blog-3907
Tay chân miệng là một trong những căn bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan rất nhanh thường gặp ở trẻ nhỏ. Cha mẹ cần nhận biết rõ các triệu chứng của bệnh để có thể điều trị kịp thời. Tay chân miệng (HFMD- Hand, foot and mouth disease) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh thường diễn ra vào giai đoạn tháng 9 -12 và tháng 3-5.Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là dưới 3 tuổi. Đa số các ca diễn biến nhẹ, tuy nhiên ở một số trẻ bệnh diễn biến rất nhanh, nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí tử vong. Chính vì thế việc phát hiện sớm bệnh để theo dõi là rất quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản về triệu chứng bệnh tay chân miện Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng Nguyên nhân gâly bệnh tay chân miệng chủ yếu là do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây nên, thường gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71. Trong đó, virus Coxsackie A16 là loại thường gặp nhất với các triệu chứng thể nhẹ, ít gây biến chứng và thường tự khỏi.. Ngược lại, virus Enterovirus typ 71 (EV71) gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm não, viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong. Hầu hết trẻ em đều bị nhiễm coxsackievirus - và bệnh tay chân miệng - qua đường tiêu hóa và hô hấp Bệnh lây lan qua tiếp xúc giữa người với người với người bằng nhiều hình thức như: không khí, nước bọt, phân,... Các con đường lây truyền virus gây bệnh tay chân miệng: Trẻ tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh. Hít, nuốt phải các dịch tiết, nước bọt người bệnh khi ăn uống chung, ho, hắt hơi, nói chuyện. Tiếp xúc trực tiếp với dịch của mụn nước, bọng nước, phân của người bệnh. Trẻ lành cầm nắm đồ chơi, chạm vào các vật dụng của trẻ bệnh. Lây qua bàn tay người chăm sóc trẻ. Vì cách thức lây truyền bệnh khá nhanh nên tay chân miệng rất dễ bùng phát thành dịch lớn. Khi một trẻ bị mắc bệnh, nếu không có những biện pháp phòng tránh kịp thời thì những trẻ xung quanh cũng có thể bị lây nhiễm bất cứ lúc nào. Đặc biệt là tại các nhà trẻ, trung tâm chăm sóc trẻ em,... Các triệu chứng thường gặp của bệnh tay chân miệng Có một lưu ý quan trọng, đó là: Bệnh chân tay miệng không phải bệnh lở mồm long móng. Hai căn bệnh này khác nhau hoàn toàn. Bệnh lở mồm long móng chỉ xuất hiện ở các loài động vật như: trâu, bò, cừu, lợn,... và không thể xuất hiện ở người. Dưới đây là các triệu chứng thường gặp của bệnh tay chân miệng: Giai đoạn ủ bệnh Thường kéo dài từ 3 - 7 ngày, không có triệu chứng cụ thể Giai đoạn khởi phát Trẻ bắt đầu xuất hiện các biểu hiện rõ rệt như: Trẻ bị sốt, mệt mỏi, sốt nhẹ (37,5-38 độ C) hoặc bị sốt cao (38-39 độ C). Đau họng. Tổn thương, đau rát ở răng và miệng. Chảy nước bọt nhiều. Biếng ăn. Tiêu chảy vài lần trong ngày. Giai đoạn toàn phát Các triệu chứng thường xuất hiện sau giai đoạn khởi phát từ 1 - 2 ngày. Các triệu chứng điển hình bao gồm: Phát ban ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và đôi khi ở mông. Phát ban không gây ngứa nhưng đôi khi có mụn nước. Tùy thuộc vào màu da, phát ban có thể có màu đỏ, trắng, xám hoặc chỉ hiển thị dưới dạng những vết sưng nhỏ. Các tổn thương đau, giống như mụn nước trên lưỡi, nướu và bên trong má. Loét miệng : ở niêm mạc má, lợi và lưỡi của trẻ xuất hiện các bóng nước có đường kính 2 – 3mm, dễ vỡ. Khi vỡ tạo thành các vết loét khiến trẻ đau khi ăn, quấy khóc. Các bóng nước có đường kính 2 – 10mm, màu xám, hình bầu dục. Chúng có thể mọc lồi hoặc ẩn dưới da, sờ có cảm giác cộm, không đau, không ngứa. Biến chứng thần kinh (viêm não, viêm màng não), biến chứng tim mạch, hô hấp (viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch) thường xuất hiện sớm từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 của bệnh, có thể dẫn đến tử vong nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời Nếu tình trạng bệnh nhẹ, sau 7 – 10 ngày chăm sóc tại nhà, trẻ sẽ hồi phục sức khỏe hoàn toàn. Sau khi khỏi bệnh, cơ thể trẻ sẽ miễn dịch với chủng virus gây bệnh. Tuy nhiên, theo kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ có thể mắc tay chân miệng nhiều lần và lần bị bệnh sau là do những chủng virus khác với lần trước gây ra. Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ lây lan nhanh chóng và tử vong cao. Vì chưa có vắc xin phòng bệnh, nên phụ huynh cần theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của trẻ và gia đình, chủ động áp dụng các nguyên tắc phòng ngừa, đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị khi có dấu hiệu bệnh
bookingcare-vn-blog-3908
Bệnh đau mắt đỏ: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả Bệnh đau mắt đỏ hiện tại đang có xu hướng lây lan và bùng phát mạnh nhất là tại một số tỉnh thành lớn như: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng... Đặc biệt, năm 2023 số ca đau mắt đỏ tăng đột biến so với cùng kỳ năm 2022 và đáng báo động hơn hết là số ca biến chứng viêm giác mạc, loét giác mạc, suy giảm thị lực, bội nhiễm đặc biệt tăng cao. Đau mắt đỏ (hay viêm kết mạc) là tình trạng xảy ra khi kết mạc, lớp màng mỏng trong suốt che phủ toàn bộ bề mặt nhãn cầu và mặt trong mi mắt bị viêm đỏ. Viêm khiến các mạch máu nhỏ (mao mạch) trong kết mạc trở nên nổi rõ bất thường. Đau mắt đỏ xảy ra ở mọi đối tượng gồm trẻ em, người trưởng thành, người già. Bệnh này xảy ra quanh năm, rất dễ lây và lan rộng thành dịch nhất là vào khoảng thời gian giao mùa hè sang mùa thu. Sự xuất hiện của sắc tố hồng hoặc đỏ ở tròng trắng mắt, một trong những triệu chứng đau mắt đỏ đặc trưng. Tình trạng này có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần gây đau và khó chịu cho người bệnh. Đau mắt đỏ tuy là một bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành tính, ít để lại di chứng, tuy nhiên bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động. Nếu không được điều trị và xử lý đúng cách có thể để lại di chứng nguy hiểm: Viêm giác mạc, loét giác mạc, suy giảm thị lực, bội nhiễm…. Dấu hiệu bệnh đau mắt đỏ Người bệnh đau mắt đỏ thường có biểu hiện rất điển hình như: đỏ mắt, ngứa mắt, mắt tiết nhiều ghèn, chảy nước mắt, cảm giác cộm mắt, mi mắt đau nhức, sưng nề. Một số người bệnh còn có triệu chứng đau họng, ho, nổi hạch sau tai, mệt mỏi, sốt nhẹ… Thông thường, bệnh nhân sẽ bị đau một bên mắt trước. Sau đó, mắt còn lại cũng có nguy cơ cao xuất hiện các triệu chứng tương tự trong vài ngày tiếp theo. Bệnh đau mắt đỏ có thể lây truyền qua dịch tiết của mắt người bệnh hoặc dịch tiết từ đường hô hấp nhiễm vào mắt người lành. Khi người bệnh đưa tay chạm mắt bị bệnh thì yếu tố gây bệnh sẽ nhiễm vào tay và lây cho người khác qua các vật dụng dùng chung (điều khiển từ xa, tay nắm cửa, khăn và chậu rửa mặt,…). Virus gây đau mắt đỏ có trong dịch tiết đường hô hấp. Khi người bệnh nói, ho hoặc hắt hơi, nước bọt có chứa virus sẽ bắn ra ngoài và nhiễm vào mắt người khác, đây là con đường lây lan chính trong cộng đồng. Nguyên nhân bệnh đau mắt đỏ Đau mắt đỏ thường đến từ 3 nguyên nhân chính: Do virus gây bệnh: đau mắt đỏ chủ yếu do virus adenovirus, ít phổ biến hơn là do virus herpes simplex hoặc virus zoster. Với biểu hiện đỏ ngứa mắt, chảy dịch mắt loãng, trong. Do vi khuẩn: thường do vi khuẩn lậu cầu, vi khuẩn bạch hầu, liên cầu,... Vi khuẩn làm mắt tăng tiết dịch, dịch mắt này thường đặc, có màu vàng hoặc hơi xanh, đục và dính. Do dị ứng với phấn hoa, lông động vật, khói thuốc lá, khói bụi,… bệnh thường xuất hiện ở cả hai mắt, ngứa nhiều hơn và mắt có thể sưng tấy. Bệnh đau mắt đỏ thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu, khi thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa… Thời điểm này, cơ thể con người, nhất là những người nhạy cảm với thời tiết dễ bị mệt mỏi, hệ thống miễn dịch yếu nên dễ bị nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, môi trường nhiều khói bụi, vệ sinh kém, sử dụng nước ô nhiễm, dùng chung khăn mặt, gối… cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh bùng phát. Chẩn đoán đau mắt đỏ Hầu hết các trường hợp đau mắt đỏ đều có thể chẩn đoán thông qua các dấu hiệu lâm sàng mà không cần thiết đến xét nghiệm. Tuy nhiên, khi gặp triệu chứng, bệnh nhân vẫn nên đến các cơ sở nhãn khoa để được khám, chẩn đoán và điều trị đúng vì có nhiều bệnh mắt nguy hiểm cũng có triệu chứng tương tự như viêm kết mạc cấp do virus như bệnh viêm loét giác mạc, glocom, viêm màng bồ đào,… Phân loại đau mắt đỏ - Ảnh: https://www.allaboutvision.com/ Phương pháp điều trị đau mắt đỏ Khi bạn đi khám đau mắt đỏ , tùy vào từng tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê toa chỉ định thuốc khác nhau cho từng trường hợp bệnh cụ thể. Đau mắt đỏ do virus: bệnh dễ lây lan, không cần dùng kháng sinh nhưng cần tuân thủ lời dặn của bác sĩ. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus acyclovir để điều trị các dạng viêm kết mạc nghiêm trọng hơn. Đau mắt đỏ do vi khuẩn: thuốc uống, thuốc nhỏ và dùng thuốc mỡ theo chỉ định của bác sĩ. Bởi người bệnh thường xuất hiện triệu chứng đau mắt, đỏ mắt với nhiều mủ dính trong mắt, màu vàng xanh, kéo dài cả ngày. Tuy nhiên, một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn có thể gây ra ít hoặc không tiết dịch. Đau mắt do dị ứng: sử dụng thuốc kháng histamin (gồm thuốc uống hoặc thuốc nhỏ) có thể giúp giảm đau mắt đỏ do nguyên nhân này nhưng sẽ khiến mắt bị khô. Biểu hiện mắt đỏ và đau, ngứa do dị ứng có thể được khắc phục bằng cách nhỏ nước mắt nhân tạo, dùng thuốc dị ứng kê toa, đồng thời hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Điều trị đau mắt đỏ tại nhà Bệnh nhân khi điều trị đau mắt đỏ tại nhà cần lưu ý một số lời khuyên dưới đây: Rửa mắt, giữ vệ sinh mắt sạch sẽ. Về thuốc nhỏ mắt sử dụng trong bệnh đau mắt đỏ, người mắc bệnh có thể dùng nước muối sinh lý ( Natri clorid 0,9% ) hoặc nước cất để rửa mắt. Lau rửa ghèn, rửa mắt ít nhất 2 lần một ngày bằng bông, lau xong vứt bỏ ngay, tránh bệnh lây lan. Không tra thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn vào mắt lành. Chườm lạnh bằng cách đắp một chiếc khăn ướt, mát lên mắt trong các trường hợp mắt phù nề sưng tấy đỏ. Những người bị viêm kết mạc đang hoạt động có thể sử dụng kính bảo hộ tối màu để giúp giảm chứng sợ ánh sáng và ngăn ngừa việc chạm vào mắt thường xuyên. Không tự ý sử dụng thuốc nhỏ có chứa corticoid hay những thuốc chưa rõ thành phần vào mắt. Điều này không những không có tác dụng mà còn làm tổn thương nặng hơn, kéo dài thời gian bệnh và lây lan của bệnh, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Người bệnh hoặc người nghi bị đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác; cần được nghỉ học/ nghỉ làm để tránh lây nhiễm người xung quanh và lây lan cộng đồng Sống chung với bệnh đau mắt đỏ Bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây lan và có thể diễn biến thành dịch, vậy nên để phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ, bạn đọc nên: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch; không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng; không dùng chung vật dụng cá nhân như: lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang… Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, nước súc họng thông thường. Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc người nghi bị đau mắt đỏ. Như vậy trên đây là những thông tin về triệu chứng, nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị đau mắt đỏ hiệu quả. Hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích và thiết thực đối với bạn đọc
bookingcare-vn-blog-3909
Chẩn đoán rụng tóc như thế nào? Việc điều trị rụng tóc hiệu quả bắt đầu bằng việc tìm ra chẩn đoán tình trạng rụng tóc và sâu hơn là nguyên nhân gây bệnh từ đâu. Mời bạn đọc cùng BookingCare tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Trung bình, da đầu mỗi người trưởng thành sẽ có khoảng 100.000 đến 150.000 sợi tóc, mỗi ngày tóc có thể rụng tới 100 sợi. Tình trạng rụng tóc sẽ trở nên đáng lo nếu mỗi ngày tóc rụng trên 100 - 200 sợi/ngày. Chẩn đoán rụng tóc với bác sĩ là vô cùng cần thiết để biết chính xác về tình trạng tóc của bạn. Chẩn đoán rụng tóc Bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp dưới đây khi thực hiện chẩn đoán rụng tóc, tùy vào từng mức độ bệnh của mỗi người để áp dụng các phương pháp phù hợp 1. Hỏi bệnh Bác sĩ sẽ thu thập thông tin về tình trạng rụng tóc là cấp tính hay mạn tính, do bẩm sinh hay vừa gặp phải, tiền sử gia đình, các bệnh đang mắc phải, thuốc đang dùng, có đang trong thời kỳ thai sản, chế độ ăn hàng ngày, hóa trị đang làm (nếu có) hay không. 2. Khám toàn trạng Các dấu hiệu liên quan androgen: bất thường kinh nguyệt, béo phì, dấu hiệu nam tính (đối với nữ) hoặc ảnh hưởng nang lông tuyến bã (da dầu, trứng cá, rậm lông, rụng tóc). 3. Khám tóc không xâm lấn 3.1 Quan sát bằng mắt Khám trong điều kiện ánh sáng đầy đủ. Khám màu tóc, thân tóc, kiểu rụng tóc, mật độ tóc, khám da đầu có những biểu hiện như sau: Thay đổi màu tóc: tóc xám, loạn sắc tố đoạn, tóc trắng, tóc xanh, tóc vàng, tóc đỏ Thay đổi thân tóc: sợi tóc sần sùi, đứt đoạn Kiểu rụng tóc: Rụng tóc đường biên: rụng tóc tam giác bẩm sinh, rụng tóc xơ hóa vùng trán, lichen phẳng (bệnh viêm da gây ra sẩn và bong vảy) Rụng tóc lan tỏa: rụng tóc anagen và rụng tóc telogen. Rụng tóc khu trú: Rụng tóc thành mảng: mảng tóc rụng tròn, tóc gãy Rụng tóc do nấm: da đầu tổn thương bong vảy, mảng rụng lan to dần Tật nhổ tóc: tóc dài ngắn xen kẽ, có thói quen giật tóc Rụng tóc sẹo: không có nang tóc, da nhẵn Da đầu: vảy lan tỏa (gàu, mảng viêm ranh giới rõ với vảy vàng (viêm da dầu), mảng đỏ ranh giới rõ trên có vảy trắng (vảy nến), vảy tiết (chốc), chấy rận, sẹo. 3.2 Khám bằng tay Dấu hiệu Fold/ dấu hiệu Jaquet’s: dồn da đầu tạo nếp gấp bằng hai ngón tay cái hoặc ngón tay cái và ngón trỏ. Khi nhiều nếp tóc được hình thành dễ dàng, bệnh nhân có thể bị rụng tóc sẹo. Dấu hiệu Sabouraud’s/ test “tug”: đo độ bền của tóc đối với kéo tóc. Dùng kẹp kocher bọc cao su hoặc tay giữ một nhóm tóc ở gần chân tóc, một tay kéo tóc ở đầu kia. Nếu tóc gãy, chứng tỏ có biến đổi thân tóc. Test kéo tóc: nắm 20-60 sợi tóc chắc chắn nhưng không dùng lực giữa ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa ở đầu gần của tóc gần da đầu và kéo. Nếu nhiều hơn 10% sợi rụng chứng tỏ có dấu hiệu bệnh rụng tóc (không gội đầu trước khi làm 24 giờ). Ngoài ra: đếm tóc rụng hàng ngày (đếm trong 7 ngày), nếu rụng nhiều hơn 100 sợi/ngày là có dấu hiệu bệnh rụng tóc 3.3 Khám có dụng cụ hỗ trợ Kiểm tra độ phát triển tóc: cạo tóc sát da dầu ở một vùng nhất định, sau 1 tuần đo độ dài tóc mọc. Bình thường tóc mọc khoảng 2,5mm/ tuần. Test gội: bệnh nhân không gội đầu trong 5 ngày. Sau đó gội đầu trong chậu có phủ bởi gạc và thu lại số tóc rụng. Nếu tóc rụng phần lớn ngắn hơn 3cm và có hơn 200 tóc rụng thì chẩn đoán rụng tóc telogen mạn tính. Nếu lớn hơn 10% tóc rụng ngắn hơn 3cm và tóc tơ thì chẩn đoán rụng tóc androgen. Nếu tóc rụng lớn hơn 5cm chiếm phần lớn thì có thể là rụng tóc telogen cấp tính. Khám đèn Wood: phát hiện một số nấm da đầu có phát huỳnh quang dưới ánh sáng đèn Wood. Dermoscopy – Trichoscopy: Thiết bị cầm tay có độ phóng đại khoảng 10 lần, đánh giá thân tóc, lỗ mở nang tóc, thượng bì xung quanh nang tóc, mạch máu quanh nang tóc. Fotofinder – Trichoscan: Đánh giá tỉ lệ tóc tơ, mật độ tóc, đơn vị nang tóc, tỉ lệ anagen/telogen, các dấu hiệu ở lỗ mở nang tóc, có đa dạng đường kính sợi tóc không. 4. Khám tóc bán xâm lấn Sử dụng kỹ thuật chẩn đoán rụng tóc Trichogram. Tuy nhiên, Trichogram không phải là phương pháp chẩn đoán phổ biến trong việc xác định nguyên nhân rụng tóc. Kỹ thuật này thường được áp dụng trong nghiên cứu. Bệnh nhân không gội đầu trong 3 ngày. Kẹp 100 sợi tóc sát vào chân tóc bằng cái kẹp cao su và nhổ mạnh theo chiều tóc. Phần chân tóc được đặt lên lam kính có nhỏ một giọt nước và phủ lá kính mỏng ở trên, sau đó soi dưới kính hiển vi độ phóng đại 100. Ở rụng tóc hói nam, lấy ở trung tâm thùy đỉnh, vị trí thứ hai còn lại lấy ở vùng thái dương hoặc vùng chẩm. Ở rụng tóc hói nữ, lấy ở trung tâm và vùng đỉnh. Ở rụng tóc mảng lấy ở vùng cạnh vùng tóc rụng và vị trí đối diện mà không bị rụng. 5. Khám tóc xâm lấn Sinh thiết có thể giúp xác định xem nhiễm trùng có gây rụng tóc hay không. Mẫu tóc được lấy ở vùng ranh giới thương là viền mảng rụng tóc. Miễn dịch huỳnh quang trực tiếp: lupus ban đỏ kinh có lắng đọng IgG và C3 ở vùng nối thượng-trung bì, lichen phẳng nang lông có lắng đọng dạng cầu IgM ở nang tóc hoặc vùng nối thượng-trung bì. 6. Xét nghiệm khác Một vài xét nghiệm khác được thực hiện để chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân rụng tóc như: soi tươi tìm nấm, công thức máu, định lượng sắt huyết thanh, ferritin, TSH, FT3, FT4, test nhanh giang mai. Rụng tóc tự nhiên thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nếu do bệnh lý gây ra, bạn nên thăm khám ngay lập tức khi nhận thấy các dấu hiệu rụng tóc . Nếu có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến bệnh, bạn nên liên hệ bác sĩ để được tư vấn chẩn đoán cụ thể
bookingcare-vn-blog-3910
Phương pháp điều trị rụng tóc và cách điều trị rụng tóc tại nhà Tóc rụng nhiều mà không mọc trở lại khiến tóc mỏng dần, thậm chí để lộ da đầu gây mất tự tin. Bạn đọc nên chủ động tìm hiểu sớm phương pháp trị rụng tóc phù hợp để tránh tình trạng rụng tóc trở nên nghiêm trọng hơn. Bệnh rụng tóc cần một thời gian dài điều trị mới thấy được hiệu quả. Ngoài ngăn rụng tóc bằng các phương pháp tiên tiến hoặc uống thuốc trị rụng tóc, bạn các thể lựa chọn một số phương pháp điều trị tại nhà. Tùy vào tình trạng nặng nhẹ của bệnh mà áp dụng các phương pháp điều trị rụng tóc cho phù hợp và an toàn. Phương pháp điều trị rụng tóc Các 3 phương pháp thường được sử dụng để điều trị rụng tóc là điều trị bằng thuốc, phẫu thuật cấy tóc và liệu pháp laser. Cụ thể các phương pháp như sau. 1. Điều trị rụng tóc bằng thuốc Nếu rụng tóc của bạn là do một căn bệnh tiềm ẩn, thì trước tiên phải điều trị cho căn bệnh đó. Nếu một loại thuốc nào đó gây rụng tóc, bác sĩ có thể khuyên bạn nên ngừng sử dụng nó trong một vài tháng để theo dõi hoặc thay thế bằng một một loại thuốc khác để không làm gián đoạn quá trình điều trị. Thông thường, các loại rụng tóc thường gặp được điều trị bằng thuốc bôi, thuốc uống hoặc tiêm sẽ là lựa chọn phổ biến. 1.1 Tiêm corticoid tại chỗ Phương pháp này thường được cho là lựa chọn đầu tiên, hiệu quả và kinh tế nhất. Thuốc hay sử dụng là Triamcinolone, với liều điều trị ở đây thường áp dụng là 2.5mg/ml. Tuy nhiên, ở những trường hợp rụng tóc nhiều, tiêm corticoid ít đem lại kết quả hoàn toàn. 1.2 Thuốc bôi Thuốc Minoxidil có các dạng lỏng, dạng tạo bọt và dầu gội. Để có hiệu quả nhất, hãy thoa sản phẩm lên da đầu mỗi ngày một lần đối với phụ nữ và hai lần mỗi ngày đối với nam giới. Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm kích ứng da đầu và mọc tóc không mong muốn trên vùng da liền kề của mặt và tay. Với Minoxidil, bạn cũng có thể thấy tóc mọc ở những nơi khác ngoài da đầu (ví dụ như má và trán). Vì vậy, rửa mặt sau khi dùng Minoxidil và lưu ý tránh các khu vực khác khi bạn sử dụng thuốc. Ngoài ra, trong một số trường hợp phương pháp bôi corticoid tại chỗ cũng được ứng dụng. 1.3 Thuốc uống Finasteride là một loại thuốc viên uống phải có chỉ định của bác sĩ dành cho nam giới. Hiệu quả điều trị của Finasteride được đánh giá tốt đặc biệt ở nhóm bệnh nhân ở độ tuổi 18 – 40 Tác dụng phụ được quan tâm của Finasteride bao gồm giảm ham muốn tình dục và chức năng tình dục, tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.. PUVA: là phương pháp sử dụng psoralen dạng uống hoặc dạng bôi tại chỗ, phối hợp với chiếu ánh sáng tử ngoại bước sóng dài (UVA). Kết quả đạt được chỉ thấy sau khoảng 30 lần chiếu với liều UVA cao. Các thuốc khác có thể sử dụng trong rụng tóc nội tiết là Dutasteride, Cyproterone acetate, Flutamide, Spironolactone,… Nhiều loại thuốc, bao gồm minoxidil và finasteride, không an toàn cho phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ đang trong thời điểm có kế hoạch mang thai, phụ nữ đang cho con bú. 2. Phẫu thuật cấy tóc Đối với những người bị rụng tóc vĩnh viễn, tóc thường rụng nhiều ở vị trí đỉnh đầu. Phương pháp cấy tóc sẽ phù hợp vì họ thường rụng tóc trên đỉnh đầu. Cấy tóc, hoặc phẫu thuật phục hồi, có thể tận dụng được phần tóc còn lại trên da đầu của bạn. Phương pháp này không cần nhập viện, nhưng nó sẽ rất đau đớn và khó chịu, chảy máu, bầm tím, sưng và nhiễm trùng cũng có thể xảy ra. Bạn có thể phải làm nhiều lần để có được hiệu quả mong muốn. 3. Liệu pháp laser Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm đã phê duyệt một thiết bị laser năng lượng thấp như là một phương pháp điều trị rụng tóc di truyền ở nam giới và phụ nữ. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó cải thiện mật độ tóc, tuy nhiên cần nhiều nghiên cứu hơn để cho thấy tác dụng lâu dài. Lối sống và cách điều trị rụng tóc tại nhà Dưới đây là những thói quen trong sinh hoạt hàng ngày và nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, dễ tìm kiếm, không gây tác dụng phụ khi sử dụng giúp khắc phục tình trạng rụng tóc. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng ngay cả khi không xảy ra tình trạng rụng tóc để nuôi dưỡng tóc chắc khỏe. Sử dụng dầu dừa, tinh dầu bưởi Dùng các loại mặt nạ cho tóc như: trứng gà - mật ong - dầu ô liu, lô hội, nước ép hành tây, lá hương thảo,...thời gian ủ tóc trung bình từ 15 - 20 phút. Ăn uống khoa học, đủ chất, uống nhiều nước giúp quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể diễn ra thuận lợi, góp phần cải thiện sự tăng trưởng của tóc Bổ sung các chất biotin, kẽm, protein, vitamin D...những vitamin và khoáng chất này đặc biệt giữ vai trò quan trọng cho sức khỏe và sự tăng trưởng của tóc, móng và da. Tránh gội đầu bằng nước nóng, sử dụng phần thịt đầu ngón tay để massage nhẹ nhàng khi gội đầu giúp máu lưu thông, kích thích sự phát triển của nang tóc Chải tóc nhẹ nhàng, không chải tóc khi còn ướt Cách trị rụng tóc tại nhà nếu kiên trì thực hiện bạn sẽ thấy hiệu quả tóc giảm gãy rụng và trở nên chắc khỏe hơn. Tuy nhiên phương pháp này không đem lại hiệu quả cao với các trường hợp rụng tóc do bệnh lý hoặc rụng tóc di truyền. Tóc gãy rụng nhiều khiến nhiều rơi vào tình trạng mệt mỏi căng thẳng, tùy vào tình trạng rụng tóc của từng người sẽ phù hợp với phương pháp điều trị khác nhau. Bạn không nên tự điều trị khi chưa biết rõ nguyên nhân gây ra rụng tóc của mình là gì. Chúc bạn đọc có mái tóc ngày càng khỏe đẹp
bookingcare-vn-blog-3911
Những lưu ý khi điều trị bệnh tay chân miệng Bệnh tay chân miệng được điều trị bằng cách nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây. Bệnh tay chân miệng rất phổ biến ở trẻ nhỏ đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi. Ngay khi nhận thấy con xuất hiện những dấu hiệu bất thường , cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bệnh tay chân miệng được điều trị như thế nào? Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa nghiên cứu được thuốc đặc trị hay vaccine phòng bệnh tay chân miệng. Cách điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc bệnh nhân tại nhà và sử dụng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau, bù đủ nước cho cơ thể theo hướng dẫn của Bác sĩ. Trường hợp bé bị sốt cao, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc Paracetamon để hạ sốt và giảm đau. Liều dùng mỗi lần là từ 10-15mg/kg, mỗi lần dùng cách nhau 4-6 giờ. Lưu ý, tuyệt đối không sử dụng thuốc có chứa thành phần Aspirin. Có thể sử dụng Antiacid dạng gel chấm vào sang thương ở miệng giúp trẻ giảm đau, ăn uống dễ dàng hơn. Hoặc nước muối 0,9% để rửa niêm mạc trẻ. Giảm ngứa bằng các thuốc kháng Histamin thông thường như Chlorpheniramine, Theralen… theo chỉ định của bác sĩ Về chế độ ăn hằng ngày cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, bù nước kịp thời đề phòng trẻ bị mất nước, hạ đường huyết. Đối với trẻ bú mẹ cần tăng cường cho bé bú thành nhiều lần trong ngày. Với trẻ lớn hơn cần kiêng các loại thức ăn có thể khiến trẻ đau rát, tổn thương miệng như thức ăn nóng, đặc. Thay vào đó, bố mẹ nên cho trẻ ăn các thức ăn loãng, nguội, dễ tiêu hóa như cháo loãng, sữa, sữa hạt, chè đỗ… Nếu bé từ chối ăn mẹ không nên cưỡng ép mà hãy cho bé uống sữa hoặc ăn sữa chua để thay thế. Hoa quả trái cây giàu vitamin, khoáng chất cũng là thực phẩm cần thiết cho trẻ trong khi điều trị bệnh tay chân miệng. Cách ly trẻ bị bệnh với các trẻ nhỏ khác trong nhà. Người lớn khi tiếp xúc và chăm sóc trẻ bị bệnh nên đeo khẩu trang cho mình và cả trẻ, sau khi tiếp xúc nên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch để hạn chế sự lây lan khi phải chăm sóc trẻ lành. Quần áo, tã lót của trẻ bị bệnh nên được ngâm dung dịch sát khuẩn như cloramin B hoặc luộc nước sôi trước khi giặt bằng xà phòng và nước sạch. Vật dụng cá nhân ăn uống của trẻ như bình sữa, ly/cốc uống nước, chén/bát ăn cơm, muỗng ăn... nên được luộc sôi và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ. Tắm rửa và vệ sinh nhẹ nhàng thân thể cho bé hằng ngày bằng nước sạch để tránh nhiễm khuẩn. Trong 7 ngày kể từ lúc bị bệnh, ngoài việc chăm sóc tại nhà và dùng thuốc theo đơn thì hằng ngày nên đưa trẻ đi tái khám để phát hiện sớm những diễn biến bất thường. Bệnh lây lan mạnh nhất trong tuần đầu nhưng vi rút có thể còn tồn tại trong phân vài tháng sau. Cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện nếu thấy trẻ có một trong những biểu hiện sau: Trẻ sốt cao liên tục 39 độ C không hạ sau khi đã hạ sốt tích cực. Trẻ giật mình chới với, hốt hoảng, thất thần. Trẻ có biểu hiện run tay chân (khi đưa đồ chơi cho trẻ cầm), yếu chân tay, trẻ đi đứng loạng choạng. Trẻ đảo mắt bất thường, nôn ói nhiều, quấy khóc (dỗ không nín), co giật, thở mệt Biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng Bệnh tay chân miệng có thể lây lan thông qua nhiều hình thức, cha mẹ cần lưu ý những điều dưới đây để có thể giúp trẻ phòng ngừa bệnh tay chân miệng: Rửa tay thường xuyên: Rửa tay trong ít nhất 20 giây. Hãy nhớ rửa tay sau khi đi vệ sinh hoặc thay tã. Ngoài ra, hãy rửa tay trước khi chuẩn bị hoặc ăn thức ăn và sau khi xì mũi, hắt hơi hoặc ho. Khi không có xà phòng và nước, hãy sử dụng chất khử trùng tay. Dạy trẻ cách giữ gìn vệ sinh cá nhân: Hướng dẫn trẻ cách rửa tay và giúp trẻ rửa tay thường xuyên. Chỉ cho trẻ cách thực hành vệ sinh tổng thể tốt. Giải thích lý do vì sao không nên cho ngón tay, bàn tay hoặc bất kỳ đồ vật nào khác vào miệng. Khử trùng đồ chơi và các khu vực chung: Trước tiên hãy làm sạch các khu vực và bề mặt có tần suất đi lại cao bằng xà phòng và nước. Tiếp theo, làm sạch bằng dung dịch thuốc tẩy clo và nước pha loãng. Các trường mầm non, mẫu giáo hoặc các trung tâm nuôi dạy trẻ cần tuân thủ lịch trình vệ sinh và khử trùng nghiêm ngặt. Virus có thể sống nhiều ngày trên các bề mặt ở những khu vực chung, bao gồm cả trên tay nắm cửa và trên các vật dụng dùng chung như đồ chơi. Tránh tiếp xúc gần với người bệnh: Vì bệnh tay chân miệng có khả năng lây lan rất cao nên người mắc bệnh nên hạn chế tiếp xúc với người khác khi đang có triệu chứng. Giữ trẻ mắc bệnh tay chân miệng không được đến cơ sở chăm sóc trẻ hoặc trường học ít nhất 10 ngày hoặc cho đến khi hết sốt và vết loét miệng đã lành. Trẻ nhỏ có sức đề kháng rất yếu, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám trong thời gian sớm nhất khi nhận thấy trẻ xuất hiện những dấu hiệu bất thường. Tránh trường hợp bệnh chuyển biến nặng hơn và có nguy cơ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm
bookingcare-vn-blog-3912
Triệu chứng đau mắt đỏ dễ nhận biết Cùng BookingCare tìm hiểu chi tiết về triệu chứng đau mắt đỏ trong bài viết dưới đây để nhanh chóng nhận biết và khám, điều trị bệnh kịp thời. Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến đau mắt đỏ như virus, vi khuẩn hoặc do dị ứng, hóa chất bắn vào mắt, dị vật trong mắt, dùng kính áp tròng... Đau mắt đỏ do vi khuẩn và virus dễ lây lan từ người này sang người khác trong khi đó đau mắt đỏ do dị ứng, hóa chất bắn vào mắt, dị vật trong mắt, dùng kính áp tròng… thì không bị lây nhiễm. Vậy triệu chứng của đau mắt đỏ là gì? Đọc ngay phần nội dung bên dưới để biết thêm chi tiết. Các triệu chứng của đau mắt đỏ Nhìn chung, các triệu chứng của đau mắt đỏ khá dễ nhận biết, có thể dễ dàng quan sát như: Màu hồng hoặc đỏ ở lòng trắng của mắt là triệu chứng điển hình Chảy nước mắt Sưng kết mạc (lớp mỏng bao phủ phần trắng của mắt và bên trong mí mắt) và/hoặc mí mắt Cảm giác như có vật thể lạ lọt vào mắt hoặc muốn dụi mắt Ngứa, kích ứng và/hoặc nóng rát Đóng vảy ở mí mắt hoặc lông mi, đặc biệt là vào buổi sáng Nhạy cảm với ánh sáng (sợ ánh sáng). Lúc đầu đau mắt đỏ thường xuất hiện ở một bên mắt rồi lây sang mắt còn lại sau vài ngày. Một số trường hợp viêm nặng có thể có giả mạc bao bọc mặt trong mi mắt làm mi sưng nề nhiều, đau nhức, khó mở mắt. Nếu viêm chỉ khu trú ở kết mạc thì sẽ không ảnh hưởng đến thị lực, bệnh nhân chỉ thấy khó nhìn do mắt sưng nề, xuất tiết, nhưng nếu viêm vào giác mạc thì bệnh nhân sẽ nhìn mờ đi, chói sợ ánh sáng. Ngoài ra, bệnh nhân có thể có sốt, viêm đường hô hấp trên, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy), có hạch trước tai. Tùy thuộc vào nguyên nhân, một số triệu chứng đau mắt đỏ khác có thể xảy ra như sau: Triệu chứng đau mắt đỏ do virus Đau mắt đỏ do virus là loại viêm kết mạc phổ biến nhất. Loại đau mắt đỏ này rất dễ lây lan và thường lây lan khắp trường học và những nơi đông người khác. Có thể xảy ra với các triệu chứng cảm lạnh, cúm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp khác Chất tiết ra từ mắt thường chảy nước chứ không đặc Triệu chứng đau mắt đỏ do vi khuẩn Đau mắt đỏ do vi khuẩn cũng rất dễ lây lan. Khi bị đau mắt đỏ do vi khuẩn, bệnh nhân sẽ thấy mắt bị đau, đỏ và có nhiều mủ dính trong mắt. Vi khuẩn làm mắt tăng tiết dịch, dịch mắt này thường đặc, có màu vàng hoặc hơi xanh, đục và dính. Đôi khi xảy ra với nhiễm trùng tai kèm theo Triệu chứng đau mắt đỏ do dị ứng Đau mắt đỏ do dị ứng xảy ra do phản ứng dị ứng với phấn hoa, động vật, khói thuốc lá, clo hồ bơi, khói xe hơi hoặc thứ gì khác trong môi trường. Đau mắt đỏ do dị ứng sẽ không lây lan. Loại đau mắt đỏ này khiến mắt bạn: Có thể gây ngứa dữ dội, chảy nước mắt và sưng tấy ở mắt Thường xảy ra ở cả hai mắt Có thể xảy ra với các triệu chứng dị ứng, chẳng hạn như ngứa mũi, hắt hơi, ngứa họng hoặc hen suyễn Như vậy, trên đây là những triệu chứng đau mắt đỏ mà bạn đọc có thể tham khảo. Nhìn chung, đây là bệnh có thể lây nhiễm nhưng lại lành tính, không quá nguy hiểm nếu được điều trị và thăm khám kịp thời. Tất cả mọi người đều cần lưu ý giữ thói quen vệ sinh tay, vệ sinh môi trường sống xung quanh hằng ngày để phòng ngừa bệnh đau đỏ. Nếu không được điều trị và xử lý đúng cách, đau mắt đỏ có thể để lại di chứng nguy hiểm: Viêm giác mạc, loét giác mạc, suy giảm thị lực, bội nhiễm…. Vì vậy bệnh nhân cần được đến cơ sở y tế thăm khám sớm tránh những biến chứng không mong muốn
bookingcare-vn-blog-3913
Bệnh tay chân miệng: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị Khi trẻ được chẩn đoán mắc bệnh tay chân miệng, nhiều cha mẹ khá hoang mang, lo lắng. Cùng tìm hiểu những thông tin cần biết về bệnh tay chân miệng trong bài viết dưới đây. Tay chân miệng là một trong những căn bệnh truyền nhiễm rất phổ biến ở trẻ em đặc biệt là độ tuổi dưới 5 tuổi. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, cha mẹ cần lưu ý và nắm được các thông tin cần thiết để có thể bảo vệ sức khỏe của bé được tốt nhất. Bệnh tay chân miệng là gì? Tay chân miệng là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh có các biểu hiện đặc trưng là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước xuất hiện tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và bên trong miệng. Trong một vài trường hợp, các tổn thương cũng xuất hiện ở đầu gối và mông. Bệnh tay chân miệng phần lớn ảnh hưởng đến đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi và thường gặp nhất là ở lứa tuổi dưới 3 Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng Bệnh Tay chân miệng do các chủng virus Enterovirus gây ra. Có 2 nhóm tác nhân thường gặp là Coxsackie A16 và Enterovirus 71. Trong đó, virus Coxsackievirus A16 là loại thường gặp nhất với các triệu chứng ở thể nhẹ, ít biến chứng và thường tự khỏi. Enterovirus 71 gây bệnh nặng hơn, biến chứng nguy hiểm hơn, thậm chí có thể gây tử vong. Các virus này sống trong đường tiêu hóa và lây từ người này sang người khác qua việc tiếp xúc với các dịch tiết từ mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các bọng nước hoặc phân của người bệnh. Virus tay chân miệng có hình cầu, đường kính từ 27 – 30nm. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, chúng trú ngụ chủ yếu tại niêm mạc má hoặc niêm mạc ruột. Sau đó các virus này di chuyển đến các hạch bạch huyết xung quanh, rồi xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng máu. Cuối cùng gây ra các vết thương trên niêm mạc miệng và da. Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi đặc biệt là dưới 3 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất bởi lúc này hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Nếu trẻ nhỏ thường xuyên đến những nơi công cộng như nhà trẻ, sân chơi kém vệ sinh… sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Xét nghiệm chẩn đoán bệnh tay chân miệng Chẩn đoán lâm sàng: Yếu tố dịch tễ: Căn cứ vào tuổi, mùa, vùng lưu hành bệnh, số trẻ mắc bệnh trong một khoảng thời gian. Lâm sàng: các vết viêm loét, phỏng nước điển hình ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông, kèm theo biểu hiện sốt hoặc không. Chẩn đoán xác định: bác sĩ cũng có thể lấy mẫu trong cổ họng hoặc lấy mẫu phân và gửi đến phòng thí nghiệm để xác định loại virus gây bệnh. Bác sĩ sẽ cần phải phân biệt bệnh tay chân miệng với các bệnh do virus gây ra khác bằng cách đánh giá các yếu tố sau: Độ tuổi của người nhiễm bệnh. Các dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng của bệnh. Hình dạng của các vùng phát ban hoặc vết loét. Các triệu chứng thường gặp ở bệnh tay chân miệng Cha mẹ cần chú ý, quan sát những dấu hiệu của trẻ để sớm phát hiện ra bệnh tay chân miệng. Từ đó, việc chữa trị cho bé trở nên đơn giản hơn và phòng trừ được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Dấu hiệu của bệnh được chia thành 3 giai đoạn đặc trưng như sau: Giai đoạn ủ bệnh Trong giai đoạn ủ bệnh, trẻ không có nhiều biểu hiện về bệnh, bé vẫn sinh hoạt một cách bình thường. Thời gian của giai đoạn này kéo dài từ 3 đến 7 ngày. Giai đoạn khởi phát Giai đoạn khởi phát diễn ra trong vòng 1 đến 2 ngày với biểu hiện cụ thể của trẻ bao gồm đau họng, sốt nhẹ, quấy khóc, biếng ăn, tiêu chảy,... Giai đoạn toàn phát Toàn phát là giai đoạn mà những triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ trở nên rõ ràng hơn. Điển hình là những biểu hiện: Viêm loét miệng là dấu hiệu thường thấy nhất ở trẻ bị tay chân miệng. Loét miệng được phát hiện nhiều nhất tại hầu họng (gần lưỡi gà), niêm mạc vùng má, môi, lưỡi. Số lượng bắt đầu từ 1 đến vài vết loét trong miệng, kích thước vết thương từ 2 - 3 mm. Viêm loét miệng làm cho trẻ khó ăn, bỏ ăn, bỏ bú, quấy khóc,... Sốt: Đa số trẻ chỉ bị sốt nhẹ từ khoảng 37,5 đến 38 độ C. Trường hợp trẻ sốt cao đến 39 - 40 độ C trong vòng 2 ngày trở lên, cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để điều trị. Vì đây có thể là biểu hiện của biến chứng nghiêm trọng; Phát ban trên da dưới dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, khuỷu tay và mông. Các vết phát ban thường tồn tại trong một khoảng thời gian khá ngắn (khoảng dưới 7 ngày). Sau đó những vết phỏng có thể để lại thâm, không để sẹo và hiếm khi bị loét hoặc bội nhiễm. Điều trị bệnh tay chân miệng Hầu hết các trường hợp bị tay chân miệng thông thường đều có khả năng tự phục hồi trong vòng 7–10 ngày. Các thuốc bôi gây tê tại chỗ có thể giúp giảm đau khi bị loét trong miệng. Hai loại thuốc giảm đau thường được các bác sĩ chỉ định đó là: paracetamol và ibuprofen. Không sử dụng thuốc aspirin để giảm đau cho trẻ dưới 18 tuổi vì có khả năng gây ra hội chứng Reye – một căn bệnh hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong ở trẻ. Chế độ ăn hằng ngày cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, bù nước kịp thời đề phòng trẻ bị mất nước, hạ đường huyết. Bố mẹ nên cho trẻ ăn các thức ăn loãng, nguội, dễ tiêu hóa như cháo loãng, sữa, sữa hạt, chè đỗ… Đối với trẻ bú mẹ cần tăng cường cho bé bú thành nhiều lần trong ngày. Cha mẹ cần vệ sinh da cho bé nhằm tránh bội nhiễm vi khuẩn bằng cách: tắm cho trẻ bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè xanh, lá chân vịt…Sau khi tắm, sử dụng dung dịch Betadin để bôi lên các nốt bỏng nước trên da . Quần áo, tã lót của trẻ bị bệnh nên được ngâm dung dịch sát khuẩn như cloramin B hoặc luộc nước sôi trước khi giặt bằng xà phòng và nước sạch. Vật dụng cá nhân ăn uống như bình sữa, ly/cốc uống nước, chén/bát ăn cơm, muỗng ăn... nên được luộc sôi và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ. Không sử dụng chung với các trẻ khác. Không bôi thuốc phẩm xanh lên vết thương. Đồng thời, việc kiêng tắm có thể khiến trẻ bị ngứa ngáy, nhiễm trùng. Do đó, bố mẹ nên tắm cho bé như bình thường, tắm nước ấm và chỗ kín gió. Bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện nếu thấy trẻ có một trong những biểu hiện sau: Trẻ sốt cao liên tục 39 độ C không hạ sau khi đã hạ sốt tích cực. Trẻ giật mình chới với, hốt hoảng, thất thần. Trẻ có biểu hiện run tay chân (khi đưa đồ chơi cho trẻ cầm),chân tay yếu, đi đứng loạng choạng, tư thế mất thăng bằng Trẻ đảo mắt bất thường, nôn ói nhiều, quấy khóc, co giật, thở mệt. Các biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng Hiện nay, không có vaccine phòng bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên bố mẹ có thể làm giảm nguy cơ trẻ bị nhiễm các loại virus gây bệnh bằng những cách đơn giản sau đây: Vệ sinh cơ thể cho bé một cách sạch sẽ, với những trẻ lớn hơn, cha mẹ cần giáo dục con cái về vấn đề giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt và lý do tại sao phải làm như vậy. Giữ vệ sinh ăn uống: Không để trẻ dùng tay bốc các loại đồ ăn, vật dụng nhà bếp cần được rửa sạch trước và sau khi sử dụng. Làm sạch đồ chơi và môi trường xung quanh trẻ: Nhà trẻ, trường học và hộ gia đình cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ những bề mặt tiếp xúc hàng ngày như bàn ghế, đồ chơi, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, sàn nhà, dụng cụ học tập bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường. Trẻ bị bệnh cần được cách ly an toàn, cha mẹ cần giữ vệ sinh khi tiếp xúc với trẻ tránh trường hợp lây bệnh. Giữ trẻ mắc bệnh tay chân miệng không được đến cơ sở chăm sóc trẻ hoặc trường học trong vòng ít nhất 10 ngày hoặc cho đến khi hết sốt và vết loét miệng đã lành hẳn. Các biến chứng do bệnh tay chân miệng Trong một số trường hợp, bệnh tay chân miệng có thể dẫn đến một số biến chứng rất nguy hiểm thậm chí có thể gây tử vong. Đặc biệt là trường hợp bệnh khởi phát do virus EV71 gây ra. Biến chứng thần kinh: bao gồm viêm não, viêm thân não, viêm màng não, viêm não tủy, với những biểu hiện thường gặp như: yếu, liệt chi, rung giật nhãn cầu, liệt dây thần kinh sọ não, hôn mê kèm theo suy hô hấp; suy tuần hoàn,... Biến chứng về hệ hô hấp, tim mạch: Bệnh viêm cơ tim, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch có thể dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện, xử lý nhanh chóng. Các dấu hiệu nhận biết bao gồm: Mạch nhanh (trên 150 lần/ phút), tứ chi lạnh, da nổi vân tím, đổ mồ hôi, khó thở, tím tái,... Biến chứng với phụ nữ trong thai kỳ: Phụ nữ mắc bệnh tay chân miệng trong 3 tháng đầu thai kỳ có nguy cơ gây sảy thai, mặc dù tỷ lệ xảy ra rất hiếm. Trong quá trình mang thai cần hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh tay chân miệng. Bệnh tay chân miệng không chỉ nguy hiểm mà còn có tốc độ lây lan rất nhanh. Cha mẹ nên chú ý và chăm sóc con cái cẩn thận. Trong trường hợp cơ thế bé có những biểu hiện bất thường, cần đi khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị đúng cách
bookingcare-vn-blog-3914
Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch. Những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh. Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng mắt, thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra hoặc do phản ứng dị ứng, hóa chất bắn vào mắt, dị vật trong mắt, dùng kính áp tròng… với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt sau lan sang mắt bên kia sau một hoặc vài ngày. Xem ngay phần nội dung dưới đây để biết cách trị bệnh đau mắt đỏ hiệu quả. Cách trị bệnh đau mắt đỏ hiệu quả Đau mắt đỏ có thể điều trị hiệu quả bằng cách vệ sinh mắt thường xuyên và uống đúng, đủ thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tùy các loại đau mắt đỏ khác nhau sẽ có những cách điều trị khác nhau. Lưu ý, bệnh nhân nên thăm khám với bác sĩ để được tư vấn chi tiết về việc sử dụng thuốc. Không tự ý sử dụng thuốc nhỏ có chứa corticoid hay những thuốc chưa rõ thành phần vào mắt. Trị đau mắt đỏ do virus Hầu hết các trường hợp viêm kết mạc do virus đều không quá nguy hiểm. Nhiễm trùng thường sẽ hết sau 7 đến 14 ngày mà không cần điều trị và không có bất kỳ hậu quả kéo dài nào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh viêm kết mạc do virus có thể mất từ ​​2 đến 3 tuần hoặc hơn mới khỏi. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhỏ mắt, kháng sinh, kháng viêm để điều trị. Đối với các dạng đau mắt đỏ nghiêm trọng hơn, ví dụ, đau mắt đỏ do virus herpes simplex hoặc virus varicella-zoster gây ra thì càng cần chú ý hơn. Trị đau mắt đỏ do vi khuẩn Đau mắt đỏ do vi khuẩn nhẹ có thể thuyên giảm mà không cần điều trị bằng kháng sinh và không gây ra bất kỳ biến chứng nào. Tình trạng đau mắt đỏ có thể cải thiện sau 2 đến 5 ngày mà không cần điều trị nhưng có thể mất 2 tuần mới khỏi hoàn toàn. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh, thường dùng tại chỗ dưới dạng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ để điều trị viêm kết mạc do vi khuẩn. Thuốc kháng sinh có thể giúp rút ngắn thời gian nhiễm trùng, giảm các biến chứng và giảm sự lây lan sang người khác. Trị đau mắt đỏ do dị ứng Đau mắt đỏ do chất gây dị ứng (chẳng hạn như phấn hoa hoặc lông động vật) thường được cải thiện bằng cách loại bỏ chất gây dị ứng khỏi môi trường của người bệnh. Thuốc dị ứng và một số thuốc nhỏ mắt (thuốc kháng histamin và thuốc co mạch) có thể được bác sĩ kê để giúp giảm đau mắt đỏ do dị ứng. Cách vệ sinh mắt đúng cách khi bị đau mắt đỏ 80% bệnh nhân đau mắt đỏ thường bắt nguồn do nhiễm virus. Đối với đa trường hợp này, vào buổi sáng ngủ dậy, nhiều người ko mở được mắt vì ghèn dính chặt. Lúc này, vệ sinh mắt đúng cách sẽ giúp loại bỏ ghèn và không làm mắt bị nhiễm khuẩn. Đây là bước quan trọng nhất trong chăm sóc mắt đau mắt đỏ, giảm tiết ghèn, dính mắt do ghèn. Hãy vệ sinh mắt theo hướng dẫn dưới đây: Rửa trôi bằng nước muối sinh lý giúp đẩy bớt lượng virus ra ngoài, làm sạch gỉ mắt thì nhỏ thuốc sẽ nhanh khỏi hơn. Hãy nhỏ nước muối sinh lý vào bông gạc tiệt trùng, rồi nhỏ nước muối vào mắt, dùng bông gạc ẩm lấy hết gỉ mắt. Sau đó lại tiếp tục nhỏ nhiều giọt nước muối. Khi rửa mắt hãy nghiêng đầu qua một bên, dùng nước muối sinh lý 0,9% nhỏ liên tục 10-15 giọt, chớp mắt để nước trôi ra ngoài theo đuôi mắt và làm như thế với bên mắt còn lại. Chú ý, nguyên tắc là rửa bên mắt lành hoặc bị đau nhẹ trước, mắt nặng sau. Khi rửa, cần dùng gạc (giấy sạch) hứng nước dưới đuôi mắt, không để nước từ mắt chảy ra dính xuống giường, đệm sẽ dễ lây bệnh cho người khác. Nếu rửa mắt đúng cách, thường sau ngày thứ 3-4 ngày, mắt sẽ không còn tiết gỉ, đỡ chói nhưng vẫn đỏ, chảy nước mắt. Lưu ý, khi nhỏ thuốc không chạm đầu lọ thuốc vào mắt. Mỗi người bệnh dùng lọ riêng, không sử dụng chung. Như vậy, cách trị bệnh đau mắt đỏ không khó, có thể điều trị hiệu quả tại nhà. Bệnh nhân đau mắt đỏ nên nghỉ làm, nghỉ học, hạn chế lướt máy tính, điện thoại, tivi... để tránh lây nhiễm, giúp mắt được nghỉ ngơi và nhanh chóng hồi phục hơn. Nếu không được điều trị và xử lý đúng cách có thể để lại di chứng nguy hiểm: Viêm giác mạc, loét giác mạc, suy giảm thị lực, bội nhiễm…. Vì vậy bệnh nhân cần được đến cơ sở y tế thăm khám sớm tránh những biến chứng không mong muốn. Cách phòng ngừa đau mắt đỏ: Hạn chế dùng tay chạm vào mắt Rửa tay thường xuyên Sử dụng khăn sạch và không dùng chung khăn Thay vỏ gối, vệ sinh kĩ phòng ngủ và môi trường sinh hoạt xung quanh Không dùng mỹ phẩm mắt cũ, không dùng chung mỹ phẩm Tăng cường chế độ ăn khoa học: nhiều rau xanh, trái cây, thịt cá, cân bằng dinh dưỡng để tăng sức đề kháng
bookingcare-vn-blog-3915
Suy nhược thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Bệnh suy nhược thần kinh là gì? Suy nhược thần kinh có triệu chứng như thế nào và điều trị ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Suy nhược thần kinh là bệnh khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Mọi đối tượng, độ tuổi đều có thể mắc phải, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời bệnh sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Bệnh suy nhược thần kinh là gì? Suy nhược thần kinh là tình trạng rối loạn chức năng của vỏ não và một số trung khu dưới vỏ do tế bào não phải làm việc quá căng thẳng, dẫn tới tình trạng quá tải và suy nhược, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình hồi phục và tái tạo toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Bệnh cũng có nhiều tên khác như là chứng suy nhược tuần hoàn thần kinh, suy nhược mạn tính, bệnh tim mạch chức năng, suy nhược thần kinh nguyên phát, suy nhược thần kinh bán cấp và tim dễ kích thích. Nguyên nhân gây ra bệnh suy nhược thần kinh Nguyên nhân gây ra suy nhược thần kinh chủ yếu đến từ áp lực và stress kéo dài trong cuộc sống, cụ thể bao gồm: Cơ địa thần kinh yếu. Chịu cú sốc tinh thần quá lớn vượt mức chịu đựng: chuyện đau buồn gia đình, tình yêu, công việc,... Các yếu tố môi trường sống tác động: ô nhiễm môi trường sống, ô nhiễm tiếng ồn, môi trường làm việc nhiều áp lực căng thẳng, đời sống nhiều lo âu phiền toái,... Các bệnh lý mãn tính gây ra như: viêm xoang, viêm túi mật, viêm loét dạ dày,… Thiếu chất, thiếu dinh dưỡng dẫn đến sự hoạt động kém của não bộ. Tình trạng mất ngủ hoặc thiếu ngủ kéo dài thường xuyên. Nghiện các chất kích thích như rượu bia, cà phê,... Lao động trí óc quá mức, thường xuyên phải chịu áp lực cao,...gây ra sự rối loạn hoạt động thần kinh. Có nhiều nguyên nhân gây ra suy nhược thần kinh. - Ảnh: freepik Triệu chứng bệnh suy nhược thần kinh Triệu chứng bệnh suy nhược thần kinh thường gặp như sau: Hội chứng kích thích suy nhược : Người bệnh dễ bị kích thích. Bất kỳ một tiếng động nào cũng làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu, bực bội, không yên. Các triệu chứng suy nhược, mệt mỏi không có nguyên nhân, mệt mỏi kéo dài trên 3 tháng. Thời kỳ đầu nghỉ ngơi còn đỡ mệt, về sau nghỉ ngơi cũng không có tác dụng. Nhức đầu : Người bệnh nhức đầu âm ỉ, đau toàn bộ hay khu trú vùng trán, vùng đỉnh đầu hoặc vùng thái dương. Thời gian nhức đầu xuất hiện rất khác nhau tùy từng bệnh nhân, có thể bị suốt ngày hoặc một vài giờ; tăng lên khi xúc động, mệt mỏi và giảm khi thoải mái, ngủ tốt. Mất ngủ : Giấc ngủ thường không sâu, hay ngủ mơ, hoặc trằn trọc khó đi vào giấc ngủ, sáng dậy thấy mệt mỏi rã rời, uể oải, toàn thân nặng nề. Ban ngày cảm thấy buồn ngủ, ngủ gà nhưng lên giường nằm lại không ngủ được. Triệu chứng cơ thể và thần kinh : Đau cột sống, mỏi cổ, đau thắt lưng, buốt xương sống. Rối loạn cảm giác, giác quan và nội tạng, hoa mắt chóng mặt, mờ mắt, run tay chân, run lưỡi… Rối loạn thần kinh thực vật : Mạch không ổn định; huyết áp dao động, thường là hạ huyết áp. Cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực, đau vùng tim, thở gấp, thân nhiệt tăng hoặc giảm, tăng tiết mồ hôi, liệt dương, rối loạn vòng kinh... Triệu chứng tâm thần : Rối loạn cảm xúc, dễ xúc động, hay cáu gắt, bực bội, hồi hộp lo lắng, khí sắc hơi trầm. Khả năng tập trung, chú ý kém; giảm sút trí nhớ. Người bệnh luôn trốn tránh và ngại giao tiếp, cảm giác bị cô lập và muốn ở một mình, có thể dẫn đến trầm cảm, lo âu và tự sát. Chẩn đoán suy nhược thần kinh Chẩn đoán suy nhược thần kinh sẽ được chia 2 dạng là bệnh suy nhược thần kinh và hội chứng suy nhược thần kinh, cụ thể như sau: Bệnh suy nhược thần kinh được chẩn đoán như sau: Có các yếu tố chấn thương tâm lý cấp hoặc mãn tính. Có các triệu chứng lâm sàng kể trên. Có các triệu chứng kéo dài trên 3 tháng và không thuyên giảm. Điện não đồ: giảm biên độ và chỉ số nhịp alpha. Hội chứng suy nhược thần kinh được chẩn đoán như sau: Không có yếu tố chấn thương tâm lý. Các triệu chứng lâm sàng suy nhược thần kinh xảy ra sau khi bị một số bệnh nội khoa hoặc ngoại khoa. Các triệu chứng kéo dài 1 vài tuần và khỏi dần. Phương pháp điều trị suy nhược thần kinh Suy nhược thần kinh hoàn toàn có thể chữa khỏi, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Các cách điều trị suy nhược thần kinh bao gồm: Dùng thuốc : giúp tăng cường hệ tuần hoàn, dinh dưỡng cho não, an thần, giải lo âu, giảm triệu chứng mất ngủ… Cùng với đó là các loại thuốc giảm đau để loại bỏ triệu chứng của bệnh. Chúng phát huy tác dụng nhanh chóng, nhưng sử dụng về lâu dài có thể gây nhờn thuốc, mất tác dụng; có thể gây hại cho gan, dạ dày, thận… Áp dụng liệu pháp tâm lý : bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý sẽ giúp người bệnh giải tỏa những vướng mắc trong cuộc sống; từ đó cân bằng tâm lý và giúp chữa bệnh hiệu quả. Duy trì thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh: đây cũng là yếu tố hỗ trợ quan trọng giúp cải thiện suy nhược thần kinh. BookingCare sẽ đề cập cụ thể trong phần phương pháp điều trị và chăm sóc suy nhược thần kinh tại nhà. Phương pháp điều trị và chăm sóc suy nhược thần kinh tại nhà Suy nhược thần kinh chủ yếu bắt nguồn từ lối sống không lành mạnh. Để điều trị suy nhược thần kinh tại nhà hiệu quả, các giải pháp được đưa ra đó thay đổi chính lối sống của bạn bao gồm: Phương pháp điều trị và chăm sóc suy nhược thần kinh tại nhà. - Ảnh: nhathuocviet.vn Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh, ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc và thời gian sinh hoạt hợp lý. Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,...Các chất kích thích có thể giúp bạn ngay lúc sử dụng, tuy nhiên vấn đề lo âu suy nghĩ vẫn còn đó, vì vậy sử dụng chất kích thích chỉ êm dịu một giai đoạn ngắn mà thêm hại cơ thể. Xây dựng đời sống tinh thần thoải mái nhất: hạn chế mâu thuẫn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,.… Hãy chia sẻ với người thân, bạn bè mà bạn tin tưởng về những khó khăn, buồn phiền bạn gặp phải để giảm bớt muộn phiền trong tâm của mình. Rèn luyện thể thao mỗi ngày. Hằng ngày, bạn nên dành ra 30 phút để tập thể dục đặc biệt các môn như thiền định, yoga rất tốt cho tâm trạng của mình. Chúng giúp bạn giải tỏa căng thẳng và áp lực, thư giãn và cảm thấy cuộc sống yên bình hơn. Để hỗ trợ giảm triệu chứng suy nhược thần kinh, bạn có thể chọn các bài tập như yoga, thiền,... Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các bài tập này giúp hỗ trợ cơ thể sản sinh hoạt chất chống lại suy nhược thần kinh như serotonin, axit gamma-aminobutyric (GABA). Nếu bản thân đang có bệnh lý hoặc có nguy cơ bị suy nhược thần kinh thì nên đi khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời. Không được lạm dụng các loại thuốc như an thần vì chúng sẽ khiến bệnh trở nên nặng nề hơn. Không nên tự tạo áp lực cho bản thân. Bạn cần biết thoải mái, hài lòng với những gì mình có, tránh cố gắng quá sức với những mục tiêu không thiết thực, dễ sinh ra áp lực, thất vọng, buồn tủi khi không hoàn thành được những gì mình muốn. Sống chung với suy nhược thần kinh hiệu quả Nguyên nhân của bệnh phần lớn là do áp lực tinh thần, vì vậy cần giải quyết vấn đề tinh thần trước. Muốn loại bỏ sự mệt mỏi do suy nhược thần kinh phải bắt đầu từ vấn đề điều chỉnh tâm lý, trên khía cạnh tinh thần. Người bệnh suy nhược thần kinh cần chú ý đến những điểm sau đây: Xây dựng mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong gia đình, cơ quan, tập thể, tránh các chấn thương tâm thần mạn tính. Khắc phục các tình trạng căng thẳng, mệt mỏi. Phối hợp hài hòa giữa lao động trí óc và lao động chân tay, giữa lao động với nghỉ ngơi giải trí. Nên tránh tiếng ồn, tiếng động trong khi làm việc cũng như ở môi trường sống, luôn tin tưởng lạc quan và tự tạo cho mình niềm vui trong công việc và cuộc sống Đảm bảo giấc ngủ tốt, rèn luyện thân thể thường xuyên, phát hiện điều trị kịp thời các bệnh thực thể... Bài viết cung cấp các thông tin về bệnh suy nhược thần kinh và các vấn đề xoay quanh bệnh, mong rằng bạn đọc đã có thêm kiến thức để điều trị và phòng tránh bệnh suy nhược thần kinh hiệu quả
bookingcare-vn-blog-3916
Giải đáp những câu hỏi thường gặp về bệnh Tiểu đường Bệnh đái tháo đường ngày càng trở nên phổ biến trong thời đại ngày nay. Người bệnh, người thân đang có những thắc mắc về bệnh tiểu đường, có thể tìm thấy câu trả lời trong nội dung dưới đây. 1. Phân biệt tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2 Bệnh Tiểu đường tuýp 1 : cơ thể không tạo ra Insulin khiến đường trong máu tăng cao. Với người bệnh tiểu đường tuýp 1 cần dùng Insulin mỗi ngày để điều trị. Bệnh Tiểu đường tuýp 2 : cơ thể không tiết đủ Insulin hoặc cơ thể tiết đủ nhưng Insulin hoạt động kém hiệu quả (do đề kháng Insulin). Người bệnh có thể cần uống thuốc hoặc liệu pháp Insulin để kiểm soát bệnh. Tiểu đường tuýp 2 là phổ biến nhất, chiếm 90 - 95% tổng số bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh. 2. Tiểu đường thai kỳ là gì? Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý thuộc về rối loạn chuyển hóa của cơ thể khiến cho nồng độ đường trong máu tăng cao trong thời kỳ mang thai. Bệnh đái tháo đường thai kỳ thường biến mất sau sinh, tuy nhiên nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé trong tương lai, như tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2. 3. Bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không? Đái tháo đường là bệnh lý mãn tính, không có một loại thuốc đặc thù hay phương pháp đặc hiệu nào để chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường. Việc khôi phục các tế bào sản sinh ra Insulin gần như là không thể mà chỉ có thể can thiệp nhằm cố gắng kiểm soát nồng độ đường trong máu ở trong phạm vi an toàn. 4. Điều trị đái tháo đường như thế nào? Về phương pháp điều trị, người bệnh cần tuân thủ nghiêm phác đồ hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, sử dụng thuốc hạ đường huyết theo chỉ định của bác sĩ kết hợp kế hoạch ăn uống điều độ và tập luyện tập hợp lý. 5. Biến chứng ở người bệnh đái tháo đường Đái tháo đường là một bệnh tiến triển tịnh tiến. Những biến chứng của bệnh luôn phát triển theo thời gian mắc bệnh: Đau tim hoặc đột quỵ Các vấn đề về mắt, bệnh võng mạch đái tháo đường: giảm thị lực, mù lòa,... Bệnh thần kinh: Bệnh thần kinh ngoại vi: Đây là bệnh phổ biến nhất, ảnh hưởng đến thần kinh của bàn tay, bàn chân, cánh tay, chân. Bệnh thần kinh tự động: Ảnh hưởng hệ thần kinh tự động điều hòa chức năng không tự chủ của cơ thể như: tiêu hóa, nhịp tim. ... Các biến chứng ở thận Các vấn đề về răng và nướu 6. Người bệnh tiểu đường có nên dừng thuốc khi đường huyết ổn định? Nếu người bệnh ngừng sử dụng thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cũng như gây khó khăn, gián đoạn quá trình điều trị. Người bệnh chỉ nên giảm liều hoặc tạm dừng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ và cần tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt nghiêm ngặt theo yêu cầu để giữ các chỉ số ổn định. Đặc biệt, khi ngừng thuốc, người bệnh phải thường xuyên tự theo dõi đường huyết tại nhà và khám sức khỏe định kỳ. 7. Tần suất khám định kỳ bao lâu? Giai đoạn mới phát hiện, đang điều chỉnh thuốc: tái khám 0,5 - 1 tháng/lần Bệnh nhân ổn định: khám định kỳ mỗi 1 - 2 tháng/lần 8. Bệnh tiểu đường có di truyền không? Bệnh tiểu đường có tính di truyền nhưng tỉ lệ là không cao và còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Cho dù có người thân trong gia đình mắc tiểu đường, bạn vẫn có thể phòng ngừa tiểu đường bằng cách rèn luyện lối sống tích cực, thực hiện thăm khám, kiểm tra sức khỏe thường xuyên
bookingcare-vn-blog-3917
Bệnh đa xơ cứng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị bệnh đa xơ cứng như thế nào? Đa xơ cứng không phải là một bệnh phổ biến, thường xảy ra ở nhóm người từ 20-40 tuổi, bệnh có thể nhẹ hoặc nặng đến mức gây tàn phế. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về bệnh đa xơ cứng và các vấn đề xoay quanh nó. Đa xơ cứng (xơ cứng rải rác) là bệnh ảnh hưởng đến não và tủy sống, được xem là một bệnh rối loạn tự miễn, triệu chứng bệnh có thể từ nhẹ như đi lại khó khăn đến nặng như gây tàn phế. Đa xơ cứng là bệnh gì? Đa xơ cứng hay xơ cứng rải rác (Multiple Sclerosis, MS) là một bệnh hệ thần kinh ảnh hưởng đến não và tủy sống, liên quan đến sự mất các sợi bao myelin của hệ thần kinh trung ương. Myelin là vật liệu bao quanh và bảo vệ các tế bào thần kinh. Tổn thương Myelin làm chậm hoặc gián đoạn việc truyền thông tin giữa não và cơ thể, dẫn đến các cơn loạn chức năng gián đoạn và hồi quy của tủy sống, cuống não, tiểu não, dây thần kinh thị giác và loạn chức năng não. Đa phần các trường hợp đa xơ cứng bệnh nhẹ, nhưng một số người có thể mất khả năng đi lại, nói và viết. Nguyên nhân gây ra bệnh đa xơ cứng Đến nay, nguyên nhân gây bệnh đa xơ cứng vẫn chưa được giải thích rõ ràng. Một số nghiên cứu cho rằng do hệ thống miễn dịch nhận diện những tế bào thần kinh là đối tượng bên ngoài thay vì là một phần trong cơ thể, do đó, nó tấn công và phá hủy myelin. Vai trò của lớp myelin có thể được coi như một lớp bao bọc và giúp tăng tốc độ của các tín hiệu thần kinh điện. Khi myelin bị hỏng, những tín hiệu sẽ dẫn truyền chậm lại, thậm chí là bị chặn lại. Bệnh có tính chất gia đình, có thể di truyền bởi gen quy định kháng nguyên bạch cầu ở người. Triệu chứng bệnh đa xơ cứng Các triệu chứng bệnh đa xơ cứng xảy ra tùy thuộc vào dây thần kinh nào bị ảnh hưởng. Một số người có thể có các triệu chứng về mắt trong khi người khác có thể có các triệu chứng đầu tiên ở chức năng chân. Một số người chỉ có một triệu chứng, những người khác có thể kết hợp một vài hoặc nhiều triệu chứng. Các triệu chứng khởi phát phổ biến của đa xơ cứng bao gồm: Tê hoặc yếu ở chân, tay hoặc thân mình, có thể chỉ ở một bên của cơ thể Cảm giác điện giật đặc biệt khi cử động cổ về phía trước (Dấu hiệu Lhermitte) Yếu cơ Ngứa ran hoặc đau ở các bộ phận của cơ thể Khó giữ thăng bằng, khó phối hợp các bộ phận của cơ thể Dáng đi không ổn định Mất thị lực một phần hoặc hoàn toàn, thường ở một mắt tại một thời điểm Đau khi di chuyển mắt Nhìn một thành hai kéo dài hoặc nhìn mờ Nói lắp Mệt mỏi Chóng mặt Rối loạn chức năng tình dục, ruột và bàng quang Thay đổi tâm trạng, trầm cảm Đa xơ cứng có thể gây ra các vấn đề về thị giác - Ảnh: Canva Chẩn đoán bệnh đa xơ cứng Chẩn đoán bệnh đa xơ cứng dựa trên tiền sử sức khỏe, triệu chứng, thực hiện các bài kiểm tra và xét nghiệm cận lâm sàng. Các bài kiểm tra thần kinh có thể bao gồm kiểm tra: ý thức, dây thần kinh sọ não, vận động, lực cơ, dáng đi, phối hợp động tác, cảm giác, phản xạ, hệ thần kinh tự chủ. Một số xét nghiệm thường được chỉ định để chẩn đoán hoặc loại trừ chẩn đoán là: Xét nghiệm máu. Chọc dò dịch tủy não. Chụp cộng hưởng từ (MRI). Chẩn đoán đa xơ cứng khi có ít nhất hai khu vực của thần kinh trung ương bị hủy myelin và đã có ít nhất hai lần tái phát hoặc từng đợt gây tổn thương. Điều trị bệnh đa xơ cứng Hiện tại không có cách chữa khỏi bệnh đa xơ cứng. Nhiều người chỉ bị ảnh hưởng nhẹ và có xu hướng tự cải thiện thì không cần điều trị, nhất là khi hầu hết các loại thuốc sử dụng để điều trị đa xơ cứng đều có tác dụng phụ. Đối với các trường hợp bệnh nặng hơn, việc điều trị sẽ giúp giảm triệu chứng, làm chậm sự tiến triển của bệnh, điều trị các đợt tái phát và đảm bảo chất lượng cuộc sống. Các phương pháp điều trị bệnh đa xơ cứng bao gồm sử dụng thuốc và vật lý trị liệu. Hiện tại chưa có cách chữa khỏi bệnh đa xơ cứng - Ảnh: istockphoto 1. Sử dụng thuốc Một số thuốc được sử dụng lâu dài để điều trị bệnh đa xơ cứng nhằm làm chậm sự tiến triển của bệnh và ngăn chặn tế bào phá hủy myelin. Loại thuốc được lựa chọn tùy theo giai đoạn bệnh cũng như khả năng đáp ứng thuốc của cơ thể. Các thuốc khác được sử dụng để làm giảm các triệu chứng và điều trị các tình trạng do đa xơ cứng gây ra, ví dụ như thuốc giảm đau, giảm viêm, thuốc điều trị táo bón, trầm cảm, cứng và co thắt cơ… 2. Vật lý trị liệu Các bài tập vật lý trị liệu như kéo căng, tăng cường sức mạnh cơ có thể giúp cải thiện khả năng đi lại, giữ thăng bằng, duy trì tư thế, giảm đau và mệt mỏi. Một số người có thể cần đến các thiết bị hỗ trợ di chuyển như nẹp chân, gậy, khung tập đi, xe lăn. Tìm đến các bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần rất hữu ích trong việc giải quyết các vấn đề về nhận thức cũng như chứng trầm cảm liên quan đến bệnh đa xơ cứng. Chuyên gia này có thể hỗ trợ bệnh nhân về sự hiểu biết và các kỹ thuật thích ứng cũng như với gia đình. Kỹ năng đối phó có thể là một trọng tâm của liệu pháp. Ngoài ra, tránh hoạt động quá sức và tránh nóng cũng là những cách cần thiết để chống lại bệnh. Cần cố gắng tránh mệt mỏi, căng thẳng, suy giảm thể chất, nhiệt độ quá cao và bệnh tật để giảm các yếu tố có thể gây ra đa xơ cứng. Phòng bệnh và điều trị bệnh đa xơ cứng hiệu quả tại nhà 1. Tập thể dục Nếu bạn bị bệnh mức độ từ nhẹ đến trung bình, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cải thiện sức khỏe, săn chắc cơ bắp, cân bằng và phối hợp. Bơi lội hoặc những môn thể thao dưới nước khác là lựa chọn tốt nếu bạn cảm thấy nóng. Các loại bài tập từ nhẹ đến vừa dành cho những người bị u đa xơ bao gồm đi bộ, kéo giãn cơ, thể dục nhịp điệu, xe đạp, yoga và thái cực quyền. 2. Chế độ ăn uống cân bằng Kết quả của nghiên cứu cho thấy chế độ ăn ít chất béo bão hòa nhưng giàu axit béo omega-3 như dầu oliu và dầu cá là những thực phẩm có lợi cho người mắc bệnh đa xơ cứng . Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng vitamin D có lợi cho những người bị bệnh. 3. Giảm bớt căng thẳng Stress có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đa xơ cứng. Yoga, thái cực quyền, massage, thiền hoặc thở sâu sẽ có ích giảm stress. 4. Phòng tránh và điều trị tích cực các bệnh do virut gây ra Các bệnh do virus gây ra như: sởi, zona, Herpes, quai bị, thủy đậu, các bệnh viêm gan virus A, B, C, viêm não do virus, cảm cúm... biến chứng các bệnh này thường gây ra đa xơ cứng. Phòng tránh các bệnh do virus gây bằng cách: cách ly người bệnh, đeo khẩu trang khi chăm sóc bệnh nhân, thực hiện ăn chín uống sôi, rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với đồ vật và trước khi ăn. Bài viết cung cấp cho bạn thông tin cần thiết về bệnh đa xơ cứng. Cần phòng ngừa từ sớm, hoặc đến gặp bác sĩ thần kinh để bệnh không gây ra những biến chứng nguy hiểm khác
bookingcare-vn-blog-3918
Điều trị bệnh đa xơ cứng hiệu quả Bệnh đa xơ cứng được điều trị như thế nào? Đâu là phương pháp phù hợp với tình trạng bệnh của bạn. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Bệnh đa xơ cứng không chỉ cản trở vận động ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống mà về lâu dài còn dễ gây trầm cảm, thậm chí còn khiến người bệnh bị tàn phế vĩnh viễn. Đến nay, chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn nhưng việc điều trị sớm có thể kiểm soát các triệu chứng bệnh đa xơ cứng . Điều trị bệnh đa xơ cứng 1. Dùng thuốc Thuốc là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho bệnh đa xơ cứng. Thuốc điều trị chỉ được cung cấp với mục tiêu ngăn ngừa bệnh tiến triển thêm. Mục đích là để trì hoãn sự tiến triển thêm của bệnh, từ đó trì hoãn các vấn đề chức năng khác. Hiện nay vẫn chưa có loại thuốc nào có thể chữa dứt điểm bệnh đa xơ cứng. Có 3 nhóm thuốc cần lưu ý. Nhóm 1 là điều trị đợt cấp, bao gồm Corticoid liều cao, hoặc Huyết thanh tĩnh mạch IVIg, hoặc thay huyết tương. Nhóm 2 là điều trị phòng ngừa, bao gồm các thuốc ức chế miễn dịch và thuốc điều chỉnh bệnh. Nhóm 3 là điều trị triệu chứng (cứng cơ, táo bón, trầm cảm,...) Các loại thuốc điều trị đa xơ cứng được sử dụng dựa trên các triệu chứng biểu hiện ở từng đợt của bệnh. Bác sĩ sẽ chỉ ra những lợi ích và tác dụng phụ của thuốc và quyết định thay đổi loại thuốc nếu cần thiết. Vậy nên, bạn cần tuân thủ đúng theo đơn thuốc của bác sĩ. Các loại thuốc khác nhau được dùng cho các triệu chứng cụ thể. Thông thường các loại thuốc bao gồm baclofen, tizanidine hoặc diazepam để giảm co cứng cơ. Thuốc cholinergic có thể hữu ích để giảm các vấn đề về tiết niệu. Các chế phẩm hỗ trợ điều trị táo bón hoặc bệnh trĩ. Thuốc chống trầm cảm có thể hữu ích cho các triệu chứng về tâm trạng hoặc hành vi. Thuốc amantadine có thể được sử dụng khi mệt mỏi. 2. Phương pháp điều trị không kê đơn Một vài phương pháp điều trị không kê đơn có thể được áp dụng, tuy nhiên cần đảm bảo phương pháp điều trị đó không ảnh hưởng với thuốc được kê đơn hoặc gây hại đến tình trạng sức khỏe của bạn. Các phương pháp có thể tham khảo là: Châm cứu và xoa bóp giúp giảm các triệu chứng như co cứng. Ginkgo Biloba (thuốc được chiết xuất từ cao bạch quả) có thể được dùng để cải thiện trí lực và chứng mệt mỏi. Chế độ ăn ít chất béo với dầu cá có thể được áp dụng để giảm các đợt cấp, mệt mỏi và nâng cao chất lượng cuộc sống. Liệu pháp từ tính (kích thích từ trường xuyên sọ) có thể được sử dụng để giảm mệt mỏi. Liệu pháp từ tính là một phương pháp điều trị bệnh bằng cách sử dụng các trường từ tính để tác động lên cơ thể. Theo một số nghiên cứu, liệu pháp từ tính có thể giúp giảm đau, giảm viêm, tăng lưu thông máu và giảm stress. Tuy nhiên, hiệu quả của liệu pháp từ tính vẫn chưa được chứng minh rõ ràng và đang tiếp tục được nghiên cứu. 3. Trị liệu Tập thể dục là liệu pháp hữu ích giúp cải thiện hoặc duy trì hô hấp. Cần cố gắng tránh mệt mỏi, căng thẳng, suy giảm thể chất, nhiệt độ quá cao để giảm các yếu tố có thể gây ra bệnh đa xơ cứng. Các bài tập vật lý trị liệu như kéo căng, tăng cường sức mạnh cơ có thể giúp cải thiện khả năng đi lại, giữ thăng bằng, duy trì tư thế, giảm đau và mệt mỏi. Một số người có thể cần đến các thiết bị hỗ trợ di chuyển như nẹp chân, gậy, khung tập đi, xe lăn. Tìm đến các bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý rất hữu ích trong việc giải quyết các vấn đề về nhận thức cũng như chứng trầm cảm liên quan đến bệnh đa xơ cứng. Chuyên gia có thể hỗ trợ bệnh nhân và gia đình về sự hiểu biết về các kỹ thuật thích ứng. Nếu có triệu chứng nghi ngờ, tốt nhất bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và tìm ra phương pháp điều trị đa xơ cứng phù hợp
bookingcare-vn-blog-392
Nội soi dạ dày xét nghiệm chẩn đoán nhiễm H.Pylori Nội soi can thiệp làm Clo-test chẩn đoán nhiễm H.Pylori là kỹ thuật lấy một mẩu bệnh phẩm dạ dày qua nội soi sau dó làm Test urease để xác định tình trạng nhiễm HP của mô dạ dày. Có nhiều phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP dạ dày. Trong đó, xét nghiệm Clo-test chẩn đoán nhiễm HP dạ dày bằng lấy mẫu bệnh phẩm thông qua nội soi là một phương pháp hay được sử dụng hiện nay. Trong quá trình nội soi dạ dày, bác sĩ chuyên khoa sẽ lấy mẫu bệnh phẩm để tiến hành xét nghiệm vi khuẩn HP. Đây là phương pháp có độ chính xác cao và thường được áp dụng tại các cơ sở y tế. Nội soi dạ dày làm xét nghiệm Clo-test chẩn đoán nhiễm H.Pylori là gì? Nội soi can thiệp làm Clo-test chẩn đoán nhiễm H.Pylori là kỹ thuật lấy một mẩu bệnh phẩm dạ dày qua nội soi sau dó làm Test urease để xác định tình trạng nhiễm HP của mô dạ dày. Chỉ định với các trường hợp nội soi dạ dày có tổn thương viêm hoặc loét. Chống chỉ định Các trường hợp chống chỉ định nội soi dạ dày. Các trường hợp người bệnh có rối loạn đông máu, cầm máu. Tỷ lệ Prothrombin < 50%. Tiểu cầu <50 G/l. Chuẩn bị Người thực hiện: 1 bác sĩ, 2 điều dưỡng phụ. Phương tiện: Máy nội soi dạ dày ống mềm loại nhìn thẳng và các dụng cụ kèm theo máy soi: Máy hút, nguồn sáng, màn hình, kìm sinh thiết, canuyn ngậm miêng. Thuốc thử urease Người bệnh chuẩn bị: Nhịn ăn tối thiểu 6h trước khi soi, người bệnh được bác sĩ Tiêu hóa giải thích kỹ về lợi ích và tai biến của thủ thuật. Thực hiện kỹ thuật Chuẩn bị và kiểm tra máy Tiêm thuốc chống co thắt như Buscopan, Spasfon trước khi soi. Tiêm thuốc an thần khi cần thiết. Đặt ống ngậm miệng vào giữa 2 cung răng và bảo người bệnh ngậm chặt. Đưa máy vào dạ dày điều dưỡng tràng bơm hơi, quan sát. Dùng kim sinh thiết lấy 1 miếng bệnh phẩm ở vùng hang vị dạ dày. Cho bệnh phẩm vào 1 ống nghiệm nhỏ. Nhỏ 0,5 ml thuốc thử A và nhỏ tiếp 0,1 ml thuốc thử B vào mảnh sinh thiết. Ngâm mảnh sinh thiết trong hỗn hợp dung dịch trên. Chờ 5- 10 phút đọc kết quả. Nếu dung dịch đổi sang màu hồng cánh sen là Test H.Pylori dương tính. Xét nghiệm H.Pylori trong nội soi dạ dày Tai biến và xử trí Tai biến của nội soi dạ dày: đưa nhầm vào khí quản, trật khớp hàm, thủng thực quản. Tai biến chảy máu tại vị trí sinh thiết: bơm rửa nước lạnh hoặc tiêm cầm máu
bookingcare-vn-blog-3920
Nguyên nhân nào dẫn đến tai biến mạch máu não? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số nguyên nhân gây tai biến mạch máu não. Tai biến mạch máu não là một bệnh lý cấp tính, thường xảy ra khi mạch máu não bị vỡ, tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn. Hậu quả làm não bị thiếu dinh dưỡng và không đủ oxy cung cấp cho tế bào. Do đó, chỉ sau vài phút tế bào não sẽ bắt đầu ngừng hoạt động và chết dần. Có nhiều nguyên nhân làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não . 6 nguyên nhân gây tai biến mạch máu não 1. Xơ vữa động mạch Tai biến mạch máu não có thể xảy ra khi mảng xơ vữa ở động mạch cảnh và động mạch trong sọ suy yếu và nứt vỡ. Mảng xơ vữa nứt vỡ gây ra hình thành cục máu đông làm tắc nghẽn lòng động mạch, không cung cấp đủ máu và oxy cho các tế bào não, dẫn đến các tế bào não chết đi. Một số trường hợp mảng xơ bị vỡ, trôi theo dòng máu gây tắc ở chỗ có lòng mạch nhỏ hơn,… 2. Tăng huyết áp Người bị cao huyết áp thường có nguy cơ tai biến mạch máu não cao gấp 3 – 4 lần so với người có huyết áp bình thường. Cụ thể, khoảng 80% các trường hợp bị tai biến mạch máu não có liên quan đến tăng huyết áp. Tăng huyết áp lâu ngày làm suy yếu thành mạch, tăng nguy cơ vỡ động mạch dẫn đến xuất huyết não,… nguyên nhân gây tử vong cao trong đột quỵ não. 3. Đái tháo đường Người đái tháo đường lâu ngày làm cho bệnh nhân ngày càng suy giảm sức khoẻ, tỷ lệ tăng huyết áp cao đi kèm cao gấp 1,5 – 3 lần so với người bình thường. Mặt khác, hầu hết bệnh nhân đái tháo đường thường kèm theo rối loạn chuyển hoá lipid (tăng cholesterol, glycerid trong máu) tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa động mạch. Các bệnh nhân bị đái tháo đường có nguy cơ tắc các mạch máu nhỏ (tắc mạch chi, tắc mạch sau võng mạc, bệnh lý mạch máu nhỏ rải rác 2 bán cầu,...). 4. Bệnh tim mạch Nhiều trường hợp bệnh nhân bị tai biến mạch máu não là do các bệnh lý tim mạch như: rung nhĩ, hẹp van hai lá có rung nhĩ, u nhày ở nhĩ trái, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, thông liên nhĩ,… Nguyên nhân là do cục máu đông hình thành trong buồng tim, van tim bị vỡ thành mảnh nhỏ trôi theo dòng máu lên động mạch lên não. Nếu các cục máu đông đủ lớn hoặc gặp các đoạn tắc hẹp do xơ vữa sẽ chặn đột ngột dòng máu nuôi não, gây ra nhồi máu não cấp. Một số loại thuốc điều trị tim mạch như thuốc chống đông kháng vitamin K có thể liên quan đến tai biến mạch máu não do tác dụng của thuốc làm giảm khả năng đông máu (xuất huyết não sau can thiệp nội mạch). 5. Dị dạng mạch máu não Sự phát triển bất thường của mạch máu não có thể gây nên những bệnh lý mạch máu não (phình mạch máu, thông động tĩnh mạch AVM,…) là nguyên nhân có thể gây vỡ mạch tạo khối xuất huyết trong não. 6. Một số nguyên nhân khác Ngoài ra, một số nguyên nhân khác gây tai biến mạch máu não như: Tuổi cao: nguy cơ tai biến mạch máu não tăng lên theo tuổi tác là do tiến trình lão hóa, những thay đổi trong cơ thể con người và đặc biệt là khi mạch máu cũng xơ cứng và hẹp lại khi tuổi ngày càng cao. Tiền sử gia đình: trong gia đình có người từng bị tai biến mạch máu não cũng là yếu tố gia tăng nguy cơ tai biến mạch máu não. Giới tính: nữ giới có nguy cơ tai biến mạch máu não cao hơn nam giới. Lối sống: chế độ ăn uống không lành mạnh, sử dụng rượu, bia và thuốc lá, ít vận động, thừa cân, béo phì là những nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ tai biến mạch máu não. Bạn đọc nên đi khám sức khỏe định kỳ để tầm soát tai biến mạch máu não. Tầm soát tai biến mạch máu não giúp phát hiện các vấn đề sức khỏe, các nguy cơ tiềm ẩn có thể dẫn đến tai biến mạch máu não
bookingcare-vn-blog-3921
Tai biến mạch máu não có thể xảy ra với bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi nào. Bài viết chia sẻ các thông tin hữu ích về phòng ngừa tai biến mạch máu não. Tai biến mạch máu não là nguyên nhân tử vong và tàn phế hàng đầu tại Việt Nam trong 10 năm qua. Tai biến mạch máu não để lại những di chứng nặng nề ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bất cứ ai cũng đều có thể mắc tai biến mạch máu não . Phòng ngừa tai biến mạch máu não làm giảm tỉ lệ mắc phải. 6 lời khuyên phòng ngừa tai biến mạch máu não 1. Chế độ ăn uống lành mạnh Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Hạn chế các loại thức ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, chất béo, cholesterol, muối (natri)… Chế độ ăn tốt nhất để phòng ngừa tai biến mạch máu não là ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật với một lượng nhỏ thịt và cá. 2. Giữ cân nặng vừa phải Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não. Để kiểm soát cân nặng, hãy thực hiện chế độ ăn uống cân bằng và duy trì hoạt động thể chất thường xuyên. Bằng cách này cũng có thể kiểm soát huyết áp và mức cholesterol. 3. Không hút thuốc lá Hút thuốc lá làm tăng đáng kể nguy cơ tai biến mạch máu não. Thuốc lá có chứa khoảng 7000 chất độc hóa học như carbon monoxide, formaldehyde, arsenic và cyanide. Những chất độc này được vận chuyển vào máu sau khi hấp thu vào phổi làm thay đổi và phá hủy các tế bào trong cơ thể. Những thay đổi của các chất hóa học này làm tăng nguy cơ xơ vữa, tổn thương mạch máu não. Vì vậy, để phòng ngừa tai biến mạch máu não, không nên hút thuốc lá. 4. Hạn chế uống rượu, bia Uống nhiều rượu, bia có thể làm tăng huyết áp, từ đó làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não. Nam giới không nên uống quá 2 ly rượu mỗi ngày và nữ giới không nên uống quá 1 ly rượu mỗi ngày. 5. Kiểm soát các bệnh lý nguy cơ tai biến mạch máu não Một số bệnh lý như: béo phì, nhịp tim bất thường, ngưng thở khi ngủ, huyết áp cao, tiểu đường type 2, tăng huyết áp hoặc cholesterol cao,... có thể làm tăng nguy cơ gây tai biến mạch máu não. Nếu mắc một hoặc nhiều bệnh lý này, điều quan trọng là phải kiểm soát tình trạng bệnh, tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ bao gồm: sử dụng thuốc, chế độ sinh hoạt, tập luyện, ăn uống,… 6. Kiểm tra sức khỏe định kỳ Kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện các vấn đề sức khỏe, đặc biệt là những vấn đề gây ra tai biến mạch máu não. Trên đây là 6 lời khuyên giúp phòng ngừa tai biến mạch máu não. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp giúp bạn đọc biết cách phòng ngừa tai biến mạch máu não
bookingcare-vn-blog-3922
Lâm sàng bệnh nhân và hình ảnh học là yếu tố quan trọng để các bác sĩ hội chẩn và đưa ra phương pháp điều trị tai biến mạch máu não cho từng người bệnh phù hợp nhất. Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột qụy não là các tổn thương thần kinh với các triệu chứng khu trú, gây hôn mê, nặng hơn là đe doạ tử vong,… bệnh xảy ra đột ngột, do mạch máu não bị vỡ hoặc tắc mà không do chấn thương. Tai biến mạch máu não có 2 loại: nhồi máu não (thiếu máu cục bộ não) và xuất huyết não (chảy máu não). Lâm sàng bệnh nhân và hình ảnh học là yếu tố quan trọng để các bác sĩ hội chẩn và đưa ra phương pháp điều trị tai biến mạch máu não cho từng người bệnh phù hợp nhất. Nguyên nhân gây tai biến mạch máu não Tắc mạch Cục máu đông hay mảng xơ vữa gây hiện tượng tắc nghẽn trong lòng mạch, gây ra giảm hoặc mất tưới máu não diện rộng. Vỡ mạch máu Các dị dạng mạch máu não bị vỡ do thành mạch yếu hoặc do cơn tăng huyết áp kịch phát,… tạo ổ xuất huyết chèn ép não gây mất chức năng, tụt não dẫn đến tử vong. Lâm sàng Mức độ nhẹ: đau đầu, chóng mặt, nôn, nói ngọng, nuốt khó,... Nặng hơn: yếu liệt nửa người, liệt mặt, sụp mi, hôn mê,… Các phương pháp điều trị tai biến mạch máu não 1. Dùng thuốc làm tan cục máu đông Theo khuyến cáo y học hiện nay, người bệnh đến trung tâm đột quỵ gần nhất trước 6 tiếng (kể từ khi bị đột quỵ). Bệnh nhân có thể được dùng thuốc tan huyết khối làm tan dần cục máu đông trong động mạch, ngăn chặn di chứng não do thiếu máu nuôi kéo dài, tổn thương não bị mất khả năng hồi phục. Hiện tại, mọi người có khuyến cáo dùng thuốc phòng đột quỵ hoặc uống sau bị đột quỵ bán trôi nổi trên thị trường, và nhiều người đã làm theo nhưng các bác sĩ không khuyến cáo sử dụng loại thuốc này. 2. Can thiệp nội mạch Đây là cuộc cách mạng điều trị phòng ngừa tai biến mạch máu não trong phình mạch, AVM, rò động tĩnh mạch xoang hang,… Phương pháp: bác sĩ đưa dụng cụ qua một lỗ chọc kim ở động mạch bẹn hoặc cánh tay, luồn dụng cụ theo lòng mạch để đến vị trí động mạch tổn thương, tiến hành can thiệp (đặt stent, thả bóng, thả coils, bơm chất gây tắc mạch bệnh lý,…) kiểm tra lưu thông dòng máu lên não tốt, an toàn thì dừng thủ thuật. Với sự phát triển của khoa học tiên tiến, bác sĩ sử dụng thiết bị trong lòng mạch để kéo cục máu đông ra khỏi mạch máu. Phẫu thuật này tỉ lệ thành công cao nếu được thực hiện từ 6 đến 24 giờ kể từ khi cơn đột quỵ bắt đầu. 3. Phẫu thuật não mạch máu 3.1. Phẫu thuật mạch máu ngoài sọ Các bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh lý động tĩnh mạch cảnh trong và đưa ra phương pháp phẫu thuật tái thông mạch (tắc mạch do cục máu đông kéo dài, hẹp lòng mạch do xơ vữa, hẹp do bẩm sinh,…). Nối động mạch thái dương vào trong sọ điều trị hội chứng Moyamoya – hẹp động mạch cảnh trong sọ hai bên không có bệnh lý đi kèm. 3.2. Phẫu thuật trong sọ Trong trường hợp các phương pháp điều trị khác không hiệu quả, hoặc biến chứng, phẫu thuật là phương pháp trực tiếp cầm máu và loại bỏ cục máu đông đang chèn ép não cấp,… Phẫu thuật này có thể được thực hiện bằng một lỗ nhỏ vào trong đầu bệnh nhân: hút hết máu đông do xuất huyết dưới sự dẫn dắt của hệ thống định vị không gian 3 chiều (Stereotaxy). Nếu cục máu đông đặc biệt lớn, bác sĩ phẫu thuật có thể mở rộng hộp sọ giải ép, lấy máu tụ, kẹp túi phình, cầm máu,… 4. Phối hợp các phương pháp khác Trong quá trình chẩn đoán, can thiệp điều trị, người bệnh luôn được dùng thuốc nhằm: Giảm huyết áp Giảm áp lực trong não Ngăn ngừa cơn động kinh Ngăn ngừa co thắt mạch máu Vật lý trị liệu: Phục hồi ngôn ngữ: người bệnh có thể gặp các rối loạn về ngôn ngữ do tổn thương tại vùng não chi phối chức năng ngôn ngữ. Chuyên gia trị liệu ngôn ngữ sẽ làm việc với người bệnh để học lại cách nói. Chuyên gia sẽ giúp tìm ra những cách giao tiếp mới nếu người bệnh cảm thấy khó giao tiếp bằng lời nói. Tập vận động: khoảng 90% người bệnh gặp các di chứng về vận động như yếu tay chân, khó khăn trong đi lại, thậm chí là liệt nửa người, liệt toàn thân. Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ làm việc với người bệnh để phục hồi lại các chức năng vận động. Liệu pháp tâm lý: một trong những di chứng nặng nề của tai biến mạch máu não: khó tập trung, suy giảm trí nhớ, khó học hỏi, khó ra quyết định, hoặc thậm chí mất trí nhớ. Chuyên gia trị liệu có thể giúp người bệnh nỗ lực lấy lại lối suy nghĩ và hành vi trước đây cũng như quản lý các phản ứng cảm xúc. Trên đây là các biện pháp điều trị tai biến mạch máu não. Việc điều trị tai biến mạch máu não kịp thời không chỉ giúp cứu sống người bệnh, mà còn hạn chế được các biến chứng nguy hiểm để lại sau tai biến. Giúp người bệnh quay lại cuộc sống, tự lao động, tự sinh hoạt,… giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội