source
stringlengths
0
15
title
stringlengths
1
255
sapo
stringlengths
0
2k
cates
sequence
publish
timestamp[us]
text_content
stringlengths
0
43.5k
VietnamNet
Nhiều dự án vùng ven bị 'sờ gáy' vì rao bán trái phép
'Ăn theo' cơn sốt đất nền, nhiều dự án vùng ven chưa đủ điều kiện pháp lý đã rao bán rầm rộ, bất chấp quy định của Luật Kinh doanh Bất động sản. Sở Xây dựng tỉnh Long An đã kiểm tra, xử lý những dự án vi phạm, để chấn chỉnh tình trạng này.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
2018-02-01T02:29:00
Tại dự án Khu dân cư Trần Anh Riverside, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, do Công ty Cổ phần Bất động sản Trần Anh làm chủ đầu tư, dù chưa có giấy phép xây dựng nhưng đã nhận đặt cọc giữ chỗ.Được biết, chủ đầu tư đã triển khai xây dựng đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Tuy nhiên, về mặt pháp lý đất đai hiện Công ty Cổ phần Bất động sản Trần Anh đang lập thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Sở Tài nguyên và Môi trường, chưa được cấp giấy phép xây dựng hạ tầng kỹ thuật dự án. Tình trạng phân lô bán nền trái phép ở vùng ven đang diễn biến phức tạpVới thực trạng đã diễn ra tại dự án Khu dân cư Trần Anh Riverside, Bà Đặng Thị Thúy Hà, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Long An, kết luận: “Theo quy định tại Điều 9 Luật kinh doanh bất động sản thì dự án chưa đủ điều kiện được phép đưa vào kinh doanh. Do đó, đề nghị Công ty lập tức dừng thi công đầu tư hạ tầng kỹ thuật và gỡ tất cả thông tin rao bán trên các trang đăng tin quảng cáo qua mạng thông tin điện tử xuống cho đến khi dự án đủ điều kiện được chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo Luật Kinh doanh Bất động sản và Luật Đất đai. Tổ chức công bố quy hoạch bằng Pano tại dự án để người dân nắm biết và thực hiện các thủ tục pháp lý về cấp phép đầu tư hạ tầng dự án theo quy định”.Tương tự, dự án Khu dân cư Bảo Ngọc Residence, xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, cũng bị Sở Xây dựng tỉnh này “tuýt còi”, yêu cầu gỡ tất cả thông tin rao bán khi dự án chưa đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất.Qua khảo sát thực tế hạ tầng dự án Khu dân cư Bảo Ngọc Residence đã được đầu tư hoàn chỉnh khoảng 70%, còn lại khoảng 30% đang tiếp tục bồi thường. Sở Xây dựng tỉnh Long An yêu cầu, đối với những lô nền chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chưa hoàn thành đầu tư hạ tầng, chủ đầu tư phải gỡ tất cả thông tin rao bán đến khi dự án đủ điều kiện được chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo Luật Kinh doanh Bất động sản và Luật Đất đai.Với tình trạng phức tạp tại những dự án đất nền vùng ven như Long An, các chuyên gia khuyến cáo, người dân nên tìm mua những dự án đã hoàn chỉnh hạ tầng, đủ điều kiện pháp lý để giao dịch. Đặc biệt, cần thận trọng với những chủ đầu tư thiếu uy tín, “cầm đèn chạy trước ô tô”, để tránh những rủi ro pháp lý về sau.Quốc Tuấn
Zing
Metro số 1 TP.HCM và nhiều dự án BT, BOT vào tầm ngắm kiểm toán 2018
Các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM cùng nhiều dự án giao thông thực hiện theo hình thức hợp đồng BT, BOT sẽ lọt vào tầm ngắm của Kiểm toán Nhà nước trong năm 2018.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
2017-12-14T12:52:00
Kiểm toán Nhà nước vừa ban hành quyết định Kế hoạch kiểm toán năm 2018. Dự kiến năm 2018, Kiểm toán Nhà nước sẽ thực hiện hơn 200 cuộc kiểm toán ở nhiều lĩnh vực khác nhau.Kiểm toán tại nhiều địa phươngCụ thể năm 2018, Kiểm toán Nhà nước sẽ tiến hành các cuộc kiểm toán ngân sách Nhà nước (NSNN), bao gồm kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN năm 2017 tại Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.Kiểm toán Nhà nước sẽ kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công tại 16 bộ, cơ quan Trung ương. Một số bộ ngành lọt vào tầm ngắm như Bộ NN&PTNT, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Tổng cục Hải quan, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam…Đơn vị này cũng thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công năm 2017 tại Tổng cục Thuế và Chuyên đề công tác quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT). Nơi thực hiện là Tổng cục Thuế và 19 Cục thuế địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế…49 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng sẽ được thực hiện kiểm toán ngân sách địa phương năm 2017.Bên cạnh đó, sẽ có 9 cuộc kiểm toán hoạt động. Trong đó có kiểm toán việc quản lý, sử dụng phí hàng hải, hàng không năm 2017 của Bộ Giao thông vận tải; chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020; việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại BHXH các tỉnh, thành phố (Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Bắc Ninh, Đồng Nai, Bình Dương)…Đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ được kiểm toán trong năm 2018. Ảnh: Tiến Tuấn.Ngoài ra còn kiểm toán trung tâm phát triển quỹ đất quận Tây Hồ, Trung tâm phát triển quỹ đất quận Bắc Từ Liêm và Trung tâm phát triển quỹ đất TP. Hà Nội giai đoạn 2013-2017; Hoạt động đầu tư xây dựng và thực hiện các mục tiêu xây dựng và phát triển Khu công nghệ cao TP.HCM; Chương trình nhà ở xã hội giai đoạn 2015-2017 tại Đồng Nai, Hà Nội (các quận Hà Đông, Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm); Công tác quản lý môi trường tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh và Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1…Sẽ có 23 cuộc kiểm toán chuyên đề. Trong đó có một số chuyên đề phạm vi rộng như đánh giá hiệu quả của các chính sách ưu đãi đầu tư tại một số khu kinh tế như Vân Đồn, Đình Vũ - Cát Hải, Phú Quốc, Chu Lai, Vân Phong, Dung Quất, Nghi Sơn…Ngoài ra còn có việc quản lý nợ công năm 2017 tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Phát triển Việt Nam; việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA giai đoạn 2015-2017…Nhiều dự án BT, BOT lọt vào tầm ngắm kiểm toán Nhà nước năm 2018Năm 2018, Kiểm toán Nhà nước sẽ thực hiện việc kiểm toán nhiều dự án đầu tư theo hình thức BT và BOT trên cả nước.Tại Hà Nội, sẽ thực hiện kiểm toán việc thực hiện hợp đồng BT thanh toán bằng quyền sử dụng đất trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2013-2017. Trong đó có kiểm toán một số dự án xây dựng như: Xây dựng nút giao thông trung tâm quận Long Biên, đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên (đoạn địa phận Hà Nội), dự án đầu tư xây dựng tuyến đường từ Lê Đức Thọ đến đường 70…Dự án BT đường nối Lê Đức Thọ với đường 70 sẽ được kiểm toán trong năm 2018. Ảnh: Lê Hiếu.Nhiều dự án BOT trên cả nước cũng sẽ được kiểm toán vào năm 2018 như: cầu Việt Trì - Ba Vì, đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận; quốc lộ 18 đoạn Bắc Ninh - Uông Bí; hầm đường bộ đèo Cả - Quốc lộ 1 (qua Phú Yên và Khánh Hòa), dự án nâng cấp quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương…Một số dự án giao thông lớn khác cũng sẽ lọt vào tầm ngắm kiểm toán 2018 của Kiểm toán Nhà nước. Điển hình như dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 TP.HCM tuyến Bến Thành - Suối Tiên; dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông; dự án cầu Cửa Đại, tuyến tránh và một số phân đoạn dự án cải tạo và nâng cấp quốc lộ 1A…Tổng cộng sẽ có 50 cuộc kiểm toán hoạt động xây dựng và việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng.Tuyến metro số 1 TP.HCM đoạn Bến Thành - Suối Tiên cũng sẽ được kiểm toán. Ảnh: Lê Quân.Ngoài ra, còn có 33 tổng công ty Nhà nước và các tổ chức tài chính ngân hàng cũng nằm trong kế hoạch kiểm toán năm 2018. Nội dung gồm kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2017.Trong đó, đáng chú ý là các tập đoàn lớn như Điện lực Việt Nam, Dầu khí Việt Nam, Bưu chính Viễn thông Việt Nam; các tổng công ty như Sông Đà, Thép Việt Nam, Viễn thông MobiFone, Dược Việt Nam, Bảo Việt Nhân thọ, Đầu tư phát triển nhà Hà Nội.... Ngoài ra còn có các ngân hàng như Chính sách xã hội; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank)…Thế nào là dự án đầu tư theo hình thức BOT? Hình thức đầu tư BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) được ký giữa Nhà nước và doanh nghiệp. Doanh nghiệp khai thác thu hồi vốn xong sẽ chuyển công trình cho Nhà nước quản lý.Hiếu Công
VOV
Quảng Ninh: Bắt khẩn cấp đối tượng tàng trữ gần 250kg pháo nổ
Công an thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh vừa bắt giữ đối tượng có hành vi buôn bán trái phép pháo nổ, thu giữ 248,5 kg pháo.
[ "Pháp luật", "An ninh - Trật tự" ]
2018-02-03T09:52:00
Ngày 2/2, tại khu vực Trạm dừng nghỉ Quảng Ninh Gate thuộc thôn Tân Thành, xã Bình Dương, Công an thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh kiểm tra hành chính phát hiện Lưu Văn Xa (SN 1980, trú tại thôn Bắc Mã 1, xã Bình Dương) và Nguyễn Thế Đô (SN 1999, trú tại thôn Bắc Mã 2, xã Bình Dương, thị xã Đông Triều) cất giấu trong người 48 quả pháo trứng.Đối tượng Nguyễn Văn Phong Qua đấu tranh, khai thác 2 đối tượng khai nhận mua số pháo trên của Nguyễn Văn Phong (SN 1970, trú tại thôn Bình Sơn Đông, xã Bình Dương, thị xã Đông Triều) để đốt trong đêm giao thừa.Cơ quan cảnh sát điều tra công an thị xã Đông Triều đã ra lệnh khám xét khẩn cấp nơi ở của Nguyễn Văn Phong tại thôn Bình Sơn Đông, xã Bình Dương thu được 248,5kg pháo các loại như: pháo trứng, bánh pháo tép, bánh pháo.Số pháo thu được tại nhà đối tượng PhongCơ quan CSĐT Công an thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Văn Phong.Bước đầu điều tra đối tượng Phong đã khai nhận mua số pháo trên của một số đối tượng không quen biết để về bán kiếm lời trong dịp Tết.Hiện công an thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đang tiến hành trưng cầu giám định số pháo trên để điều tra, xử lý theo quy định./.Thanh Hưng/VOV-Đông BắcThanh Hưng/VOV-Đông Bắc
BVPL
Vi phạm thủ tục hành chính về đất đai: Nguyên nhân do đâu?
Thời gian thực hiện nhiều thủ tục còn chậm, kéo dài quá quy định; người dân phải làm nhiều thủ tục, nộp hồ sơ nhiều lần; cán bộ xử lý không đúng thẩm quyền, trách nhiệm;… là những vi phạm đã được Tổng cục Quản lý đất đai chỉ ra từ việc thanh, kiểm tra một số địa phương.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
2018-01-29T08:05:00
Nhiều vi phạm Qua thanh, kiểm tra việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai các cấp trong năm 2017 tại 8 tỉnh, thành phố (gồm: Vĩnh Phúc, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Hà Nội, Khánh Hòa, Gia Lai và Phú Thọ), Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phát hiện nhiều vi phạm liên quan đến việc thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất; giao đất cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất,.…Thời gian thực hiện nhiều thủ tục còn chậm. Việc giao đất, cho thuê, chuyển mục đích đấu giá đất bị chia thành nhiều thủ tục và người sử dụng đất phải nhiều lần phải nộp hồ sơ.Đồng thời, Tổng cục Quản lý đất đai phát hiện một số công việc không đúng thẩm quyền, trách nhiệm. Nhiều tờ trình đề nghị cấp Giấy chứng nhận tại UBND cấp xã, văn phòng đăng ký đất đai, phòng tài nguyên và môi trường. Một số việc thực hiện không cần thiết, làm phức tạp thủ tục như: Hồ sơ thủ tục phải nộp còn có nhiều giấy tờ sai quy định, cụ thể, giấy cam kết chưa được cấp Giấy chứng nhận, Giấy cam kết chuyển nhượng đất, cam kết việc sử dụng đất đúng hiện trạng, xác nhận tình trạng hôn nhân, cam kết tài sản riêng; bản khai quan hệ nhân thân, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu. Cơ quan thuế yêu cầu chuyển quá nhiều giấy tờ ngoài quy định để xác định nghĩa vụ tài chính phục vụ việc ban hành quyết định cấp Giấy chứng nhận.Một số việc không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định như: Đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận không đúng mẫu, không ghi đủ nội dung; khi xác nhận hồ sơ không ghi vào sổ theo dõi, không ghi ngày ký xác nhận đã kiểm tra vào đơn; các xã tiếp nhận và giải quyết xong không trực tiếp chuyển lên huyện theo cơ chế một cửa liên thông mà trả lại hồ sơ cho người dân đi nộp...Ngoài ra, một số trường hợp thực hiện không đúng trình tự như: cấp Giấy chứng nhận trước khi người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính; bàn giao đất thực địa cho trường hợp giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, trúng đấu giá trước khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính; việc phê duyệt giá đất bồi thường trong thủ tục thu hồi đất thực hiện trước khi quyết định thu hồi đất; việc triển khai xây dựng giá đất giao, cho thuê chỉ được thực hiện sau khi có quyết định giao, cho thuê…Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính Tại Chỉ thị 01/CT-TTg mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai.Chỉ thị nêu rõ, để chấn chỉnh và khắc phục tồn tại hạn chế nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tập trung chỉ đạo rà soát, đánh giá đầy đủ tình hình triển khai thi hành pháp luật về đất đai ở các cấp, các ngành, trên cơ sở đó có kế hoạch, biện pháp cụ thể để chấn chỉnh, xử lý, khắc phục kịp thời những tồn tại, bất cập, hạn chế trong việc thực hiện từng nội dung nhiệm vụ quản lý đất đai ở địa phương.Đặc biệt, đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính về đất đai ở địa phương để bảo đảm tính công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian thực hiện; bãi bỏ, điều chỉnh các nội dung công việc và các loại giấy tờ không đúng quy định, không đúng thẩm quyền, kéo dài thời gian thực hiện, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện các giao dịch về đất đai; rà soát, thống kê đầy đủ các trường hợp còn tồn đọng chưa đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận, các hồ sơ đã tiếp nhận nhưng chậm giải quyết; các giấy chứng nhận đã ký còn chưa trao cho người được cấp; làm rõ nguyên nhân và có kế hoạch, biện pháp cụ thể để hoàn thành giải quyết dứt điểm các trường hợp còn tồn đọng.Đẩy mạnh và khẩn trương xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai theo lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử để rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính, bảo đảm phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp khi tiếp cận đất đai thực hiện các dự án đầu tư, sản xuất kinh doanh.Thiết nghĩ, để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, công tác thanh tra, kiểm tra việc thực thi các quy định về thủ tục hành chính về đất đai tại các địa phương cần được tiến hành thường xuyên, trên diện rộng. Xử lý nghiêm những cán bộ, công chức có những biểu hiện lợi dụng chức vụ làm trái quy định trong thực thi nhiệm vụ. Rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính theo hướng xác định rõ thủ tục, xác định mức độ cần thiết của thủ tục. Đối với những thủ tục cần giữ lại phải được công khai, minh bạch, được hướng dẫn rõ ràng để người dân chỉ phải đến một lần, vừa đảm bảo công tác quản lý Nhà nước nhưng đơn giản, dễ dàng hơn cho người dân thực hiện.Bùi Thu
Đầu Tư
Đắk Lắk ưu tiên nội lực phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Tỉnh Đắk Lắk ưu tiên phát triển nội lực và khuyến khích kêu gọi doanh nghiệp mới, hoặc sự liên kết giữa doanh nghiệp địa phương và doanh nghiệp tỉnh ngoài để cùng phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
2017-07-25T15:32:00
Ông Bùi Thanh Lam, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk.Với tổng diện tích đất tự nhiên hơn 1,3 triệu ha, Đắk Lắk là tỉnh có diện tích đất tự nhiên đứng thứ 4 toàn quốc. Địa phương này nằm ở trung tâm Tây Nguyên, trong khu vực quan trọng cho phát triển tam giác ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia. Diện tích đất nông nghiệp của Đắk Lắk là 1,2 triệu ha, chiếm 88,4% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phù hợp cho việc trồng cây công nghiệp (cao su, hồ tiêu, cà phê) và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: bơ, sầu riêng…Để phát huy triệt để nội lực vốn có và tranh thủ những thế mạnh trong kêu gọi đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp trong giải phóng mặt bằng, tiếp cận đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Lắk đã chủ động cung cấp cho các doanh nghiệp thông tin về điều kiện kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, các chính sách liên quan về giá đất, giải phóng mặt bằng. Sở cũng chủ động đề xuất UBND tỉnh xử lý những vấn đề còn vướng mắc, chưa thống nhất về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính, đất đai.Theo ông Bùi Thanh Lam, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk, thế mạnh đầu tư lớn nhất của Đắk Lắk là một số sản phẩm phát triển trên đất bazan, chăn nuôi đại gia súc và nông lâm kết hợp. Tỉnh rất cần các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao và đây được xác định là thế mạnh lâu dài của kinh tế địa phương.Tuy nhiên, việc kêu gọi đầu tư vào Đắk Lắk còn nhiều khó khăn, trong đó việc tiếp cận tài nguyên đất là một yêu tố cần phải được giải quyết một cách nhanh chóng, triệt để. “Đây là một khó khăn khách quan, hiện quỹ đất sạch hầu như không còn, chỉ còn một diện tích nhỏ đất chưa sử dụng nhưng không phù hợp cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao”, ông Lam thẳng thắn chia sẻ.Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, để có mặt bằng sạch, tạo thuận lợi trong kêu gọi đầu tư, Đắk Lắk cần bố trí lại diện tích đất, hỗ trợ kinh phí cho các hộ dân để họ bàn giao mặt bằng cho các dự án. Nguồn quỹ phát triển đất của tỉnh về nguyên tắc là có và được bố trí 30% tiền sử dụng đất, nhưng vẫn thấp và chưa đủ đáp ứng cho những công trình xây dựng cơ bản cần vốn ngân sách. Như vậy, phần lớn các doanh nghiệp muốn đầu tư nông nghiệp công nghệ cao phải ứng vốn giải phóng mặt bằng.Trước những khó khăn trên, với vai trò là người đứng đầu cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh Đắk Lắk, ông Lam cũng chỉ ra rằng, vấn đề chính là điều chỉnh lại Quy hoạch Sử dụng đất của tỉnh đến năm 2020 vừa được HĐND tỉnh thông qua, trong đó có bố trí quỹ đất để làm nông nghiệp công nghệ cao và các dự án khác.“Lâu nay, các doanh nghiệp địa phương cũng như doanh nghiệp nơi khác đến tỉnh đều không xác định được giá đất là bao nhiêu. Chúng tôi đề nghị, nếu diện tích nhỏ thì tỉnh quyết định, còn với diện tích đất có giá trên 10 tỷ đồng thì chúng tôi sẽ phối hợp cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng giá đất và giá này sẽ ổn định trong suốt thời kỳ 5 năm”, ông Lam nói.Theo ông Lam, Đắk Lắk có thể làm quy hoạch, xây dựng định hướng kêu gọi đầu tư riêng cho lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, rồi mới kêu gọi các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp đang sử dụng đất ở địa phương như Công ty Cao su Đắk Lắk, đầu tư vào. Tức là ưu tiên phát triển nội lực và khuyến khích kêu gọi doanh nghiệp mới vào tỉnh, hoặc sự liên kết giữa doanh nghiệp địa phương và doanh nghiệp tỉnh ngoài để cùng phát triển.Đề xuất phương án với những dự án chậm tiến độ, ông Lam cho biết, Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh thanh tra những dự án chậm tiến độ và có biện pháp xử lý. “Từ năm 2015, Sở đã rà soát lại quy hoạch. Tính đến hết năm 2016, chúng tôi đã thu hồi 9 dự án chậm tiến độ với diện tích khoảng 3.700 ha. Thời điểm này, tỉnh chuẩn bị thu hồi tiếp trên 5.000 ha. Ngoài ra, UBND tỉnh đang chỉ đạo thanh tra các dự án đăng ký ở các khu công nghiệp trên địa bàn”, ông Lam nói.Với những cách làm triệt để trong khắc phục tồn tại, khó khăn và những chính sách ưu tiên cho đầu tư nói chung và nông nghiệp công nghệ cao nói riêng, tin tưởng rằng, không xa nữa, Đắk Lắk sẽ sớm có môi trường đầu tư lý tưởng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước và trở thành trung tâm của Tây Nguyên.Nguyễn Nam
VTC
Bắt khẩn cấp đối tượng tàng trữ gần 2,5 tạ pháo ở Quảng Ninh
Công an thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) vừa tạm giữ đối tượng buôn bán trái phép gần 2,5 tạ pháo các loại.
[ "Pháp luật", "An ninh - Trật tự" ]
2018-02-03T13:16:00
Ngày 3/2, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) ra quyết định tạm giữ đối tượng Nguyễn Văn Phong với hành vi buôn bán trái phép pháo nổ, thu giữ gần 2,5 tạ pháo.Trước đó, vào hồi 21h ngày 2/2, tại khu vực Trạm dừng nghỉ Quảng Ninh Gate (thuộc thôn Tân Thành, xã Bình Dương, thị xã Đông Triều, Quảng Ninh), Công an thị xã Đông Triều kiểm tra hành chính, phát hiện Lưu Văn Xa (SN 1980, trú tại thôn Bắc Mã 1, xã Bình Dương) và Nguyễn Thế Đô (SN 1999, trú tại thôn Bắc Mã 2, xã Bình Dương, thị xã Đông Triều) cất giấu trong người 48 quả pháo trứng. Số lượng pháo vừa bị Công an thị xã Đông Triều phát hiện, thu giữ. Qua đấu tranh khai thác, 2 đối tượng khai nhận mua số pháo trên của Nguyễn Văn Phong (SN 1970, trú tại thôn Bình Sơn Đông, xã Bình Dương, thị xã Đông Triều) để đốt trong đêm giao thừa.Cơ quan CSĐT Công an thị xã Đông Triều ra lệnh khám xét khẩn cấp nơi ở của Nguyễn Văn Phong tại thôn Bình Sơn Đông, xã Bình Dương thu được 248,5kg pháo các loại như: pháo trứng, bánh pháo tép, bánh pháo.Đồng thời, Công an thị xã Đông Triều ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Văn Phong để phục vụ công tác điều tra làm rõ vụ việc.Bước đầu điều tra, đối tượng Phong khai nhận mua số pháo trên của một số đối tượng không quen biết để về bán kiếm lời trong dịp Tết.Hiện, lực lượng chức năng đang trưng cầu giám định số pháo trên, đồng thời mở rộng điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.Kiều Mi - Minh Khang
Tài Chính
Hướng dẫn cơ chế hỗ trợ tài chính đối với khu kinh tế quốc phòng
Ngày 02/01/2018, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 02/2018/TT-BTC hướng dẫn cơ chế hỗ trợ tài chính đối với khu kinh tế quốc phòng.
[ "Xã hội" ]
2018-02-01T02:09:00
Thông tư hướng dẫn mức hỗ trợ và việc quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho các đoàn kinh tế quốc phòng và các doanh nghiệp quốc phòng an ninh thuộc Bộ Quốc phòng được giao nhiệm vụ xây dựng khu kinh tế quốc phòng, tuyên truyền, vận động quần chúng, thực hiện công tác chính sách xã hội trong khu kinh tế quốc phòng theo quy định tại Điều 5 Quyết định số 83/2010/QĐ-TTg ngày 15/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế quốc phòng, các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng làm nhiệm vụ thực hiện các đề án hợp tác xây dựng các cụm bản phát triển trên đất Lào (sau đây viết tắt là nhiệm vụ tại địa bàn C).Đối tượng áp dụng của Thông tư gồm:- Đoàn kinh tế quốc phòng xây dựng khu kinh tế quốc phòng được thành lập theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.- Doanh nghiệp quốc phòng, an ninh thuộc Bộ Quốc phòng tham gia hoạt động xây dựng khu kinh tế quốc phòng.- Doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng làm nhiệm vụ tại địa bàn C (sau đây gọi là doanh nghiệp làm nhiệm vụ tại địa bàn C)...Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 17/02/2018 và áp dụng cho năm ngân sách 2018 trở đi. Bãi bỏ Thông tư số 97/2005/TT-BTC ngày 09/11/2005 và Thông tư số 126/2009/TT-BTC ngày 18/6/2009 của Bộ Tài chính.Mời Quý độc giả xem nội dung cụ thể tại đây: Thông tư số 02/2018/TT-BTC.
Tin Tức TTXVN
Công dân có quyền biết quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Bà Nguyễn Phi Yến (tỉnh Thái Bình) hiện có nhu cầu được biết và sao chụp bản vẽ quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt tại xã và huyện nơi bà đang sinh sống. Bà Yến hỏi, bà có được quyền biết và đề nghị sao chụp bản vẽ quy hoạch tại nơi cư trú không? Thủ tục cần những bước nào?
[ "Pháp luật" ]
2017-05-18T00:17:00
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình trả lời vấn đề này như sau:Quyền được biết về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấtTại Điều 36 Luật Đất đai quy định, Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gồm: cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, đất quốc phòng, đất an ninh (không có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã).Tại Điều 40 quy định, nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện phải xác định diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất cấp huyện và cấp xã.Tại Điều 48 quy định:- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt phải được công bố công khai (Khoản 1).- Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện tại trụ sở cơ quan, trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện và công bố công khai nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện có liên quan đến xã, phường, thị trấn tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã (điểm c khoản 2).- Thời điểm, thời hạn công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định sau đây (Khoản 3): (a) Việc công bố công khai được thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt; (b) Việc công khai được thực hiện trong suốt kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.Như vậy, theo quy định của Luật Đất đai thì bà có quyền được biết về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện có liên quan đến đến xã, phường, thị trấn tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã (nơi bà đang sinh sống).Người yêu cầu cung cấp thông tin phải trả chi phí thực tếTheo Điều 5 Luật Tiếp cận thông tin quy định, công dân được tiếp cận thông tin của cơ quan nhà nước, trừ thông tin không được tiếp cận quy định tại Điều 6 của Luật này; được tiếp cận có điều kiện đối với thông tin quy định tại Điều 7 của Luật này.Tại Điều 9 quy định phạm vi và trách nhiệm cung cấp thông tin:- Cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin do mình tạo ra, trừ trường hợp quy định tại Điều 6 của Luật này; đối với trường hợp quy định tại Điều 7 của Luật này thì cung cấp thông tin khi có đủ điều kiện theo quy định.Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cung cấp thông tin do mình tạo ra và thông tin do mình nhận được để trực tiếp thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, trừ trường hợp quy định tại Điều 6 của Luật này; đối với trường hợp quy định tại Điều 7 của Luật này thì cung cấp thông tin khi có đủ điều kiện theo quy định.- Cơ quan nhà nước trực tiếp tổ chức thực hiện việc cung cấp thông tin, trừ các trường hợp sau đây: (h) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cung cấp cho công dân cư trú trên địa bàn thông tin do mình và do các cơ quan ở cấp mình tạo ra, thông tin do mình nhận được để trực tiếp thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; cung cấp cho công dân khác thông tin này trong trường hợp liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.Đối chiếu với quy định thì việc tiếp cận thông tin đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không thuộc trường hợp quy định tại Điều 6, Điều 7 của Luật Tiếp cận thông tin.Tại Điều 10 quy định công dân được tiếp cận thông tin bằng các cách thức sau:- Tự do tiếp cận thông tin được cơ quan nhà nước công khai;- Yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin.Tại Điều 12 quy định chi phí tiếp cận thông tin:- Công dân được cung cấp thông tin không phải trả phí, lệ phí, trừ trường hợp luật khác có quy định.- Người yêu cầu cung cấp thông tin phải trả chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin.Với những quy định nêu trên thì bà có quyền biết và đề nghị sao chụp bản vẽ quy hoạch (bản đồ quy hoạch sử dụng đất) tại Ủy ban nhân dân cấp xã và trả các chi phí liên quan.Theo chinhphu.vn
PLO
Ngăn sốt đất ở nơi sẽ thành đặc khu Bắc Vân Phong
Ngày 24-1, ông Đào Công Thiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, xác nhận vừa ký ban hành chỉ thị tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn huyện Vạn Ninh.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
2018-01-24T10:41:24
Đây là địa phương dự kiến trở thành đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong (gọi tắt là đặc khu Bắc Vân Phong).Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, gần đây khi tỉnh triển khai xây dựng đề án thành lập đặc khu Bắc Vân Phong, tình hình quản lý đất đai tại huyện Vạn Ninh xuất hiện nhiều diễn biến phức tạp. Nhiều người trong và ngoài tỉnh đến nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không theo quy định của pháp luật, đẩy giá đất tăng đột biến. Bên cạnh đó, tình trạng lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp, hành lang giao thông gia tăng.Để ổn định tình hình, UBND tỉnh yêu cầu UBND huyện Vạn Ninh, các cơ quan chức năng liên quan tăng cường rà soát, kiểm tra, thanh tra các vi phạm về sử dụng đất đai. Cần xử lý nghiêm các cán bộ, công chức, viên chức cố ý hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra nhiều vi phạm trong thực hiện thủ tục hành chính về đất đai, nhất là trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.UBND tỉnh cũng yêu cầu Ban Quản lý khu kinh tế Vân Phong, các sở, ngành liên quan chỉ đạo, thống nhất các loại quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đồng bộ với quy hoạch để tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư. Đồng thời xử lý nghiêm hoặc đề nghị cấp thẩm quyền xử lý các chủ đầu tư nếu để lãng phí đất đai, sử dụng sai mục đích…Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, một lãnh đạo UBND huyện Vạn Ninh xác nhận tình trạng sốt đất với giá cao chưa từng có đã và đang xảy ra tại địa phương này. Ở nhiều khu vực, giá đất bị đẩy lên cao hàng chục, thậm chí hàng trăm lần so với trước đây. Tuy nhiên, giá đất chỉ có tính chất sốt ảo do các “cò” đất tự nâng giá, tung tin đồn thổi... để trục lợi từ những người hám lãi hoặc thiếu thông tin.TẤN LỘC
Chính Phủ
Tăng cường rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công
Trên cơ sở kết quả thực hiện việc giải quyết hồ sơ tồn đọng về xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, Bộ LĐTB&XH sẽ giảm bớt thủ tục hành chính, tăng cường công khai minh bạch, chống man khai hồ sơ, trục lợi chính sách, từng bước nghiên cứu, mở rộng việc xác nhận hồ sơ tồn đọng đối với các đối tượng khác.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
2018-02-02T07:20:00
Theo ý kiến của cử tri tỉnh Đắk Lắk, TPHCM, hiện còn nhiều trường hợp thuộc diện được hưởng chế độ, chính sách như người làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào; các trường hợp bị địch bắt tù đày, quân nhân tham gia kháng chiến, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến... nhưng chưa được được hưởng chế độ do không còn giấy tờ gốc, đơn vị cũ đã giải tán, thủ trưởng đơn vị cũ cũng không còn, mà tuổi lại cao.Cử tri đề nghị Chính phủ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quan tâm, có hướng giải quyết để bảo đảm quyền lợi cho các đối tượng này.Ngoài ra, đối với tình trạng hồ sơ giả, khai man hồ sơ để hưởng chính sách người có công, cử tri đề nghị Bộ tiếp tục có hướng giải quyết những bất cập trong quá trình giải quyết chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng, rà soát, kiểm tra hồ sơ tại các địa phương, đình chỉ kịp thời đối với các hồ sơ không đủ điều kiện hưởng chính sách người có công.Về vấn đề này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời cử tri như sau:Đối với nội dung giải quyết chế độ, chính sách đối với người có công không còn giấy tờ gốc: Trong thời gian vừa qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ động phối hợp với các địa phương rà soát số hồ sơ tồn đọng và năm 2016 đã đột phá trong việc xem xét giải quyết hồ sơ tồn đọng bằng việc triển khai thí điểm giải quyết hồ sơ người có công tồn đọng tại 5 địa phương (Lai Châu, Bắc Kạn, Thái Bình, Đà Nẵng, Long An) để rút kinh nghiệm triển khai toàn quốc.Thực hiện Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 7/3/2017 của Chính phủ, ngày 20/3/2017, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định số 408/QĐ-LĐTBXH về quy trình giải quyết hồ sơ người có công tồn đọng, gồm 7 bước và quy định chặt chẽ hơn so với Kế hoạch triển khai thí điểm, quy định về hồ sơ tồn đọng cụ thể hơn; các địa phương đã thành lập Ban Chỉ đạo, xây dựng Kế hoạch thực hiện, Tổ công tác Trung ương cùng với các bộ, ngành, địa phương rà soát thẩm định hồ sơ đồng thời công khai thông tin hồ sơ trên các phương tiện thông tin đại chúng, với mục tiêu hết năm 2017 giải quyết căn bản hồ sơ tồn đọng xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đang lưu trữ tại Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố và Công an tỉnh, thành phố trở lên.Với sự vào cuộc quyết tâm của Tổ công tác Trung ương, Ban chỉ đạo tại các địa phương và các bộ, ngành, cơ quan liên quan trong việc xem xét giải quyết hồ sơ tồn đọng, tính đến ngày 31/12/2017, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã trình Thủ tướng Chính phủ cấp, đổi trên 50.000 bằng Tổ quốc ghi công; các địa phương, ngành, công an, quân đội đã xác nhận 2.500 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; đặc biệt đã thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ xác nhận và cấp Bằng Tổ quốc ghi công đối với với 1.250 liệt sĩ.Trên cơ sở kết quả thực hiện việc giải quyết hồ sơ tồn đọng theo Quyết định số 408/QĐ-LĐTBXH về xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ rút kinh nghiệm, bổ sung hoàn thiện phương thức giải quyết: Giảm bớt thủ tục hành chính, tăng cường công khai minh bạch, chống man khai hồ sơ, trục lợi chính sách, từng bước nghiên cứu, mở rộng việc xác nhận hồ sơ tồn đọng đối với các đối tượng khác. Bên cạnh đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện chính sách theo hướng sửa đổi toàn diện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và các văn bản hướng dẫn thi hành.Đối với nội dung cử tri phản ánh về những bất cập trong quá trình giải quyết chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng; rà soát, kiểm tra hồ sơ ở các địa phương, đình chỉ kịp thời đối với các hồ sơ không đủ điều kiện hưởng chính sách người có công.Hàng năm, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội yêu cầu các cơ quan chuyên môn tăng cường công tác tự kiểm tra, rà soát, tổng hợp những vướng mắc của địa phương khi triển khai thực hiện chính sách trong toàn quốc nhằm phát hiện những điểm bất cập, chưa hợp lý trong các quy định của văn bản quy phạm pháp luật để đề xuất, kiến nghị sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn, đồng thời Bộ cũng chỉ đạo cơ quan chuyên môn tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và kiểm tra, giám sát các địa phương thực hiện chính sách đúng quy định.Bên cạnh đó, Bộ cũng chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng tại các địa phương để kịp thời phát hiện sai phạm nhằm uốn nắn, chấn chỉnh trong việc thực hiện chính sách và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, cụ thể: Từ năm 2014 đến tháng 12/2017, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội đã thanh tra việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công tại 14 tỉnh, thành phố; phối hợp với Bộ Quốc phòng thanh tra việc xác lập hồ sơ thương binh tại 7 Quân Khu và Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.Qua thanh tra, đã tiến hành kiểm tra 88.218 hồ sơ (trong đó: 71.515 hồ sơ thương binh, 16.703 hồ sơ chất độc hóa học), phát hiện 18.445 hồ sơ sai sót hoặc có nghi vấn sai sót đang tiến hành xác minh bổ sung hoặc trưng cầu giám định kỹ thuật hình sự giấy tờ gốc (đã kiến nghị đình chỉ trợ cấp đối với hơn 2.000 đối tượng, kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nước trên 160 tỷ đồng và giảm chi hàng năm trên 35 tỷ đồng; chuyển 4 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra).Trong thời gian tới, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và chỉ đạo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chủ động trong việc thanh tra, kiểm tra, rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công tại địa phương để không để xảy ra sai sót trong việc triển khai thực hiện chính sách. Nếu phát hiện sai phạm thì xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.Chinhphu.vn
Lao Động
Tích tụ ruộng đất không để nông dân mất việc, nghèo đói!
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh như vậy tại hội nghị Giải pháp tích tụ, tập trung đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp diễn ra tại Vĩnh Phúc ngày 14.4.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
2017-04-15T01:00:00
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo tại hội nghịTheo số liệu kiểm kê đất đai năm 2015, cả nước hiện có hơn 27,2 triệu ha đất nông nghiệp, chiếm 82,36% tổng diện tích đất tự nhiên cả nước. Hộ gia đình, cá nhân hiện đang quản lý sử dụng hơn 15 triệu ha đất nông nghiệp, chiếm 55,05% đất nông nghiệp cả nước, tổ chức kinh tế đang sử dụng 2,7 triệu ha đất nông nghiệp, chỉ chiếm 10,09% đất nông nghiệp. Trong số hơn 27,2 triệu ha này, diện tích đất bình quân hộ nông nghiệp chỉ rơi vào khoảng 0,46 ha và trung bình được chia thành 2,83 mảnh. Chính bởi vậy, Bộ TNMT nhận định, đất đai manh mún là yếu tố cản trở người dân và doanh nghiệp đầu tư dài hạn vào nông nghiệp.Hiện tại, các mô hình tập tích tụ tập trung đất đai được thực hiện theo các hình thức: Liên kết, hợp tác với người sử dụng đất. Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (tích tụ đất đai). Thuê đất của người sử dụng đất (tập trung đất đai). Và cuối cùng, nhận góp vốn của người sử dụng đất (tập trung đất đai).Tại hội nghị, Bộ trưởng TNMT Trần Hồng Hà cho rằng, thị trường chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta hoạt động còn yếu. Thực tế tồn tại không ít trường hợp tích tụ được đất đai nhưng để đất hoang, không đưa vào sử dụng, gây lãng phí tài nguyên đất khá phổ biến. “Quá trình tích tụ, tập trung đất đai còn quá chậm. Đất đai manh mún đang là vật cản người dân, doanh nghiệp đầu tư dài hạn vào nông nghiệp”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhận xét.Tại hội nghị, chuyên gia nông nghiệp PGS.TS Trần Thị Minh Châu nêu vấn đề, tích tụ ruộng đất vẫn chậm, gặp nhiều khó khăn, lý do người dân không đánh đổi ruộng đông được xem như tài sản quý giá với giá chuyển nhượng, thuê đất hiện tại. Bà Châu dự báo, việc tích tụ ruộng đất trên diện rộng sẽ xuất hiện một bộ phận nông dân không có đất, không tìm được việc làm trong các doanh nghiệp kinh doanh trên đất mua hoặc thuê của họ.“Tại sao chúng ta kêu gọi tích tụ mà nông dân chấp nhận bỏ ruộng, không canh tác vào thành phố kiếm sống mà không bán đất. Vì giá đất nông nghiệp quá bèo bọt, nếu bán được tí tiền thì không đủ trang trải cuộc sống thành thị. Nên họ sẽ cố giữ đất để khi sa cơ có thể quay về”, bà Châu lý giải.Chính bởi vậy, chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhiều lần nhấn mạnh, cần bảo đảm hài hòa lợi ích các bên khi tích tụ ruộng đất, mà trước hết phải bảo đảm cuộc sống người dân tham gia tích tụ ruộng đất.“Cần đánh giá tác động chính sách tích tụ đất đai liên quan đến xã hội, nông nghiệp, môi trường, phân tích kỹ bỏ hạn mức đất nông nghiệp hộ gia đình phải đảm bảo lợi ích nhà nước, chủ thể tham gia phát triển, đặc biệt lợi ích người dân. Tích tụ ruộng đất nhưng không làm nghèo hóa người dân, không làm người dân mất việc làm và khó khăn hơn. Phải giải quyết mâu thuẫn tập trung ruộng đất với giải phóng sức sản xuất trong nông nghiệp với ổn định nâng cao đời sống người nông dân, đây là yêu cầu quan trọng cần thiết. Từ đó đề ra giải pháp để người dân có hình thức chuyển đổi đất, tập trung, tích tụ đất vừa có việc làm, nâng cao đời sống, vừa đảm bảo mảnh đất tập trung có chất lượng cao, sức cạnh tranh cao, từ đó cân đối hợp lí để người dân có lợi nhiều nhất”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.Thông Chí
Nhân Dân
Mua bán, vận chuyển pháo nổ
Ngày 3-2, Cục Phòng chống ma túy và tội phạm, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho biết: Vào lúc 16 giờ 30 phút ngày 1-2, tại mốc 1201 thuộc địa bàn biên giới của tỉnh Lạng Sơn, lực lượng thuộc Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm chủ trì phối hợp lực lượng thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh triệt xóa đường dây mua bán, vận chuyển pháo trái phép từ Trung Quốc vào Việt Nam.
[ "Pháp luật", "An ninh - Trật tự" ]
2018-02-03T21:12:22
Đồng thời bắt đối tượng Nông Khang, SN 1987, dân tộc Choang, thường trú tại bản Lương, xã Trật An, huyện Linh Minh, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), thu giữ 600 kg pháo các loại. Hiện, các đơn vị tiếp tục phối hợp điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.* Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thị xã Đông Triều (Quảng Ninh), ngày 3-2 cho biết, vừa bắt giữ đối tượng có hành vi buôn bán trái phép 248,5 kg pháo nổ.Trước đó, vào hồi 21 giờ ngày 2-2, tại khu vực Trạm dừng nghỉ Quảng Ninh Gate, thuộc thôn Tân Thành, xã Bình Dương, Công an thị xã Đông Triều kiểm tra hành chính phát hiện Lưu Văn Xa, SN 1980, trú tại thôn Bắc Mã 1, xã Bình Dương và Nguyễn Thế Đô, SN 1999, trú tại thôn Bắc Mã 2, xã Bình Dương cất giấu trong người 48 quả pháo trứng.Qua khai thác nhanh, Lưu Văn Xa và Nguyễn Thế Đô khai nhận mua số pháo của Nguyễn Văn Phong, SN 1970, trú tại thôn Bình Sơn Đông, xã Bình Dương để đốt trong đêm giao thừa. Cùng với việc thu thập đầy đủ chứng cứ, cơ quan cảnh sát điều tra công an thị xã đã ra lệnh khám xét khẩn cấp nơi ở của Nguyễn Văn Phong tại thôn Bình Sơn Đông, xã Bình Dương thu được 248,5 kg pháo các loại. Hiện Công an thị xã Đông Triều đang tiến hành trưng cầu giám định số pháo để điều tra, xử lý theo quy định.
Pháp Luật Net
Vĩnh Long: Chuyển nhượng đất đang thế chấp trái phép?
Theo phản ánh, dù tài sản đang được thế chấp tại ngân hàng để vay vốn nhưng ông Thế buộc phải ký khống vào hợp đồng chuyển nhượng cho người khác. Từ hợp đồng có dấu hiệu bất thường này đã dẫn đến tranh chấp đến nay.
[ "Pháp luật" ]
2018-01-25T07:12:00
Bất thường trong Hợp đồng chuyển nhượng Như Phapluatnet đã phản ánh, do cần vốn để thực hiện dự án xây dựng nhà liên kế và nhà đơn lập đã được UBND tỉnh Vĩnh Long phê duyệt, ông Nguyễn Thanh Thế, Giám đốc Công ty TNHH An Phú (Công ty An Phú) đã đem toàn bộ khu đất có diện tích 7818,2 m2 của dự án để thế chấp tại Ngân hàng Phát triển Nhà Đông bằng sông Cửu Long – chi nhánh tỉnh Vĩnh Long (ngân hàng MHB) để vay 20 tỷ đồng.Sau khi ký Hợp đồng tín dụng với ngân hàng MHB ngày 15/4/2004, Công ty An Phú của ông Thế được ngân hàng giải ngân 9,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau đó ngân hàng không giải ngân cho ông Thế nữa với lý do cho rằng Công ty An Phú sử dụng một phần vốn vay không đúng mục đích.Ông Thế cho biết, do ngân hàng không giải ngân nên Công ty An Phú không thể tiếp tục triển khai dự án.Khu đất dự án đang xảy ra tranh chấpSau đó ngày 15/9/2004, Công ty An Phú cùng Công ty Vật liệu xây dựng và Xây lắp thương mại (thuộc Bộ Thương mại), sau này là Công ty TNHH MTV Vật liệu xây dựng và Xây lắp thương mại (gọi tắt là Công ty BMC), thuộc Bộ Công thương và ngân hàng MHB đã lập “Biên bản họp”, với nội dung Công ty An Phú chuyển giao dự án trên cho Công ty BMC.Biên bản họp này có ghi nhận, Công ty An Phú chuyển giao phần nợ đã vay ngân hàng (cả vốn và lãi ước tính 10,5 tỷ đồng) cho Công ty BMC, hoàn toàn không đề cập giá trị chuyển nhượng dự án.Biên bản họp trên còn nêu rõ: “Thời điểm hai bên ký biên bản bàn giao quyền làm chủ đầu tư dự án không quá 20 ngày kể từ ngày biên bản họp này được ký kết”.Tuy nhiên, theo ông Thế cho biết, sau đó Công ty BMC đã không thực hiện đúng như đã thỏa thuận. Do vậy, việc ký biên bản bàn giao quyền làm chủ đầu tư dự án đã không được thực hiện như cam kết.Lúc này, do không đồng tình với quan điểm của ngân hàng và cho rằng ngân hàng MHB đã phá vỡ hợp đồng ký kết giữa hai bên nên ngày 7/7/2005, ông Thế khởi kiện ngân hàng này. Ông Thế yêu cầu ngân hàng tiếp tục giải ngân để Công ty An Phú tiếp tục thực hiện dự án.Bản án số 03/2005/KDTMST ngày 29/11/2005 của TAND tỉnh Vĩnh Long đã tuyên bác một phần đơn yêu cầu của Công ty An Phú; Chấp nhận yêu cầu của ngân hàng MHB cho chấm dứt Hợp đồng tín dụng với Công ty An Phú; Buộc Công ty An Phú phải trả cho ngân hàng MHB số nợ gốc là 9,8 tỷ đồng và hơn 1,9 tỷ đồng nợ lãi.Theo phản ánh của ông Tô Huy Thông (là đại diện hợp pháp theo ủy quyền của ông Nguyễn Thanh Thế) cho biết, đầu năm 2006, sau khi có bản án của tòa, ông Thế mang tiền tới ngân hàng MHB để tất toán hợp đồng thì được đại diện ngân hàng cho biết, lô đất ông Thế thế chấp đã được chuyển nhượng cho người khác.Sau đó ông Thế đã liên hệ với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long trích lục hồ sơ khu đất này thì phát hiện, khu đất đã được chuyển nhượng cho Công ty BMC. Điều lạ là Hợp đồng chuyển nhượng này được UBND phường 4, TP Vĩnh Long xác nhận vào ngày 9/6/2005, tức trước khi có bản án hơn 5 tháng.Vợ chồng ông Thế thẫn thờ trong khu đất dự án đang xảy ra tranh chấpCó hay không sự “tiếp tay” của ngân hàng và cơ quan chức năng?Trình bày với phóng viên, ông Thế thừa nhận, thời điểm ký Hợp đồng tín dụng với ngân hàng MHB, để ngân hàng sớm giải ngân, ông Thế buộc phải ký khống vào một Hợp đồng chuyển nhượng Quyền sử dụng đất (QSDĐ) khác do ngân hàng yêu cầu (?!). Tài sản giao dịch trên lại chính là toàn bộ phần đất đã được ông Thế thế chấp cho ngân hàng này.“Khi ký khống hợp đồng, không hề ghi ngày, tháng, năm và do tin tưởng ngân hàng nên nghĩ đó chỉ là dấu treo, không phải là căn cứ xác lập giao dịch”, ông Thế nói.Theo hồ sơ phóng viên có được, tại Hợp đồng chuyển nhượng trên không hề ghi ngày, tháng, năm đúng như ông Thế phản ánh. Hợp đồng cũng không ghi thời gian và phương thức thanh toán. Giá chuyển nhượng toàn bộ 7.818,2m2 đất chỉ 10,352 tỷ đồng. Trong khi đó, tại Hợp đồng tín dụng giữa Công ty An Phú và ngân hàng MHB lại ghi nhận giá trị QSDĐ thế chấp là hơn 14 tỷ đồng (cao hơn giá chuyển nhượng gần 4 tỷ). Bên cạnh đó, ông Thế cũng cho biết toàn bộ diện tích đất trên được ông nhận chuyển nhượng từ năm 2004 với giá trên 14 tỷ đồng.Nói về việc này, theo ông Tô Huy Thông (là đại diện hợp pháp theo ủy quyền của ông Nguyễn Thanh Thế) cho biết, số tiền trong Hợp đồng chuyển nhượng trên trùng khớp với số nợ gốc và lãi của Công ty An Phú vay ngân hàng MHB tính tới thời điểm chuyển nhượng.Điều bất thường nữa, trong Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ đã nêu chỉ có ông Thế ký tên, không có vợ ông Thế nhưng lại đóng dấu mộc Công ty An Phú.Điều lạ nữa là, Hợp đồng chuyển nhượng trên lại được UBND phường 4, TX Vĩnh Long xác nhận vào ngày 7/6/2005 (trước khi có bản án sơ thẩm hơn 5 tháng), sau đó ngày 13/6/2005, UBND TX Vĩnh Long xác nhận việc chuyển nhượng trên là hợp lệ. Và ngày 23/9/2005, UBND tỉnh Vĩnh Long đã cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho Công ty BMC. Trong khi đó, theo ông Thế trình bày, ông chưa một lần được thông báo hay lên UBND phường 4 cũng như UBND TX Vĩnh Long để xác nhận Hợp đồng chuyển nhượng trên.Ông Thế bức xúc cho biết: “Việc UBND phường 4, TX Vĩnh Long xác nhận hợp đồng chuyển nhượng trên là trái luật. Bởi khi đó tôi ký khống để được ngân hàng giải ngân sớm thôi. Tôi không hề nghĩ sẽ chuyển nhượng đất vì tôi đã đi vay tiền thực hiện dự án thì chuyển nhượng làm gì? Không chỉ vậy, Hợp đồng đã thể hiện rõ không ghi ngày, tháng, năm nên tôi nghĩ đó chỉ là dấu treo, không phải là căn cứ xác lập giao dịch”. Ông Thế còn phân tích, việc Văn phòng Đăng ký đất đai TX Vĩnh Long xác nhận đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho phía Công ty BMC cũng là không đúng. Bởi thời điểm đó khu đất vẫn được thế chấp tại ngân hàng và ông Thế chưa đi tất toán trả nợ thì làm sao lấy giấy tờ gốc ra để thực hiện việc giao dịch chuyển nhượng?“Có chăng do ngân hàng đã “tiếp tay” cùng cơ quan chức năng hợp thức hóa việc chuyển nhượng trên?”, ông Thế đặt câu hỏi.Ngoài ra, có thể thấy bản án sơ thẩm ngày 29/11/2005 cũng đã tuyên Công ty An Phú phải trả cho ngân hàng MHB số nợ gốc 9,8 tỷ đồng và 1,927 tỷ đồng nợ lãi. Như vậy, sau hơn 5 tháng từ khi UBND phường 4, TX Vĩnh Long xác nhận (ngày 7/6/2005) việc chuyển nhượng đất hợp lệ thì ông Thế vẫn chưa thanh toán nợ cho ngân hàng. “Như vậy ai hay đơn vị nào, căn cứ vào đâu để lấy được sổ gốc ra và thực hiện các thủ tục giao dịch?”, ông Thông đặt vấn đề.Đến đây, dư luận sẽ phải đặt câu hỏi, vì sao Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ có nhiều dấu hiệu bất thường trên lại được các cơ quan chức năng TX Vĩnh Long thông qua một cách “dễ dàng” như vậy?Ông Thế cho biết, sau khi biết được vụ việc, ông có liên hệ với ngân hàng MHB nhiều lần để làm rõ vụ việc nhưng không được phía ngân hàng hợp tác.Hiện tại, ông Thông (được ông Thế ủy quyền) đã liên hệ các cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Long để yêu cầu xem xét lại vụ việc một cách thấu đáo.P.V
VnEconomy
Hàng loạt chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2018
Những quy định mới về tính thế thu nhập doanh nghiệp, về bảo hiểm xã hội, ngành dịch vụ Logistics, quy định sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử, sử dụng vật liệu không nung, khai thác tàu thuyền quá niên hạn…là những chính sách mới sẽ có hiệu lực từ tháng 2/2018. Nhiều chính sách, quy định mới quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội sẽ có hiệu lực từ tháng 2/2018...
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
2018-01-31T23:30:00
Quy định về chữ ký số nêu rõ: quy định: việc ký số được thực hiện thông qua phần mềm ký số và được thông báo thành công hoặc không thành công khi ký trên văn bản điện tử. Trường hợp không tính thuế thu nhập doanh nghiệp Nghị định 146/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 100/2016/NĐ-CP và Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định, từ 1/2, phần chi vượt mức 3 triệu đồng/tháng/người (quy định cũ là 1 triệu đồng) để trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động; phần vượt mức quy định về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trích nộp cho các quỹ cho tính chất an sinh xã hội, quỹ bảo hiểm y tế và quỹ bảo hiểm tự nguyện cho người lao động sẽ không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.Ngoài ra, cơ sở kinh doanh có hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu vào khu phi thuế quan; hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu ra nước ngoài, có số thuế VAT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế VAT theo tháng, quý.Sửa đổi quy định về bảo hiểm xã hội Nghị định 161/2017/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi Điều 12 Nghị định 21/2016/NĐ-CP định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm của cơ quan bảo hiểm xã hội, có hiệu thi hành từ ngày 15/2 nêu rõTừ 15/2 bỏ quy định về việc cho phép cơ quan bảo hiểm xã hội được trích một phần khoản phạt lãi chậm nộp phát hiện qua thanh tra để hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, tăng cường cơ sở vật chất và khen thưởng, động viên tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động thanh tra chuyên ngành về đóng 3 loại bảo hiểm là bảo hiểm y tế, xã hội và tự nguyện.Quy định mới về logistics Nghị định 163/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ logistics, có hiệu lực từ ngày 20/2 quy định về trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp logistics với khách hàng: trường hợp pháp luật liên quan có quy định về giới hạn trách nhiệm của doanh nghiệp logistics thì thực hiện theo quy định đó.Trường hợp pháp luật không quy định thì trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp logistics với khách hàng do hai bên thỏa thuận.Trường hợp doanh nghiệp logistics và khách hàng không có thỏa thuận thì thực hiện như sau:Nếu khách hàng không có thông báo trước về trị giá hàng hóa thì doanh nghiệp logistics phải bồi thường tối đa 500 triệu đồng đối với mỗi yêu cầu bồi thường; Nếu khách hàng đã thông báo trước, mức bồi thường của doanh nghiệp logistics không vượt quá trị giá của hàng hóa đó.Đáng chú ý, nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics theo hình thức vận tải hàng hóa đường bộ thì có thể hợp tác kinh doanh hoặc thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, nhưng tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%. Tuy nhiên, 100% lái xe của doanh nghiệp phải là công dân Việt Nam.Ưu đãi đầu tư tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng Nghị định 04/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Khu công nghệ cao Đà Nẵng, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/2 quy địnhh: các doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới trong Khu công nghệ công nghệ cao Đà Nẵng sẽ được áp thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 15 năm.Riêng các dự án có quy mô từ 3.000 tỷ đồng trở lên được áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong 30 năm. Không chỉ thế, các doanh nghiệp này còn được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.Miễn toàn bộ tiền thuê đất đối với: Đất xây dựng công trình giao thông và hạ tầng kỹ thuật, đất cây xanh, đất có mặt nước, công viên sử dụng công cộng; Đất xây dựng công trình sự nghiệp của các tổ chức sự nghiệp công lập; Đất xây dựng cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ cao; Đất thực hiện dự án nhà ở cho chuyên gia, người lao động thuê khi làm việc tại Khu công nghệ cao…Mức phạt khai thác tàu thuyền quá niên hạn Nghị định 142/2017/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải có hiệu lực từ ngày ½ quy định: đối với hành vi khai thác tàu thuyền quá niên hạn sử dụng sẽ bị xử phạt tiền từ 65 - 75 triệu đồng đối với nhà hàng nổi, khách sạn nổi, phương tiện lưu trú du lịch ban đêm.Phạt tiền từ 55 - 65 triệu đồng đối với phương tiện chuyên vận tải hành khách có sức chở trên 12 người mà không phải là tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, khách sạn nổi, nhà hàng nổi, tàu đệm khí; Phạt tiền từ 45 - 55 triệu đồng đối với phương tiện chở hàng nguy hiểm, chở dầu, chở khí hóa lỏng, tàu đệm khí.Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị tước quyền sử dụng bằng thuyền trưởng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền trưởng có thời hạn từ 2 - 3 tháng.Đáng chú ý, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 ngàn đến 300 ngàn đồng với hành vi bơi lội hoặc làm mất trật tự công cộng trong khu vực cảng. Hút thuốc ở nơi cấm hút thuốc hoặc hành vi vô ý có thể gây cháy, nổ trên tàu thuyền cũng sẽ bị phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng.Tỷ lệ bắt buộc sử dụng vật liệu xây không nung Thông tư 13/2017/TT-BXD về sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng, có hiệu lực từ 1/2 quy định đối với các công trình xây dựng sử dụng ngân sách nhà nước thì tỷ lệ bắt buộc sử dụng vật liệu không nung được quy định như sau:Với các tỉnh đồng bằng Trung du Bắc bộ và Đông Nam bộ, tối thiểu 90% tại các khu đô thị từ loại 3 trở lên; tối thiểu 70% tại các khu vực còn lại. Với các tỉnh còn lại, tối thiểu 70% tại các khu đô thị từ loại 3 trở lên; tối thiểu 50% tại các khu vực còn lại.Quy định về dùng chữ ký sốThông tư 41/2017/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước có hiệu lực từ 5/2, quy định: việc ký số được thực hiện thông qua phần mềm ký số và được thông báo thành công hoặc không thành công khi ký trên văn bản điện tử.Trường hợp quy định người có thẩm quyền ký số trên văn bản điện tử, thông qua phần mềm ký số thì người có thẩm quyền sử dụng khóa bí mật cá nhân để thực hiện việc ký số vào văn bản điện tử.Trường hợp cơ quan, tổ chức ký số trên văn bản điện tử, thông qua phần mềm ký số thì văn thư được giao sử dụng khóa bí mật con dấu của cơ quan, tổ chức để thực hiện việc ký số vào văn bản điện tử.Thông tư 41 được áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, bao gồm các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp, các đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước và tổ chức, cá nhân liên quan sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử của cơ quan nhà nước. Bộ Thông tin và truyền thông cũng khuyến khích các cơ quan, tổ chức khác áp dụng.Ngoài ra, một số quy định mới về quản lý chi phí liên quan đến đầu tư phát triển đô thị, về trưng cầu giám định trong vụ án kinh tế, hỗ trợ ăn trưa với trẻ mầm non, tiêu chuẩn ngoại ngữ với hướng dẫn viên du lịch quốc tế…cũng sẽ có hiệu lực từ tháng 2/2018.Bảo Quyên
KTĐT
Tạo thuận lợi nhất để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp
Dự thảo Nghị định chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn cần kế thừa quan điểm của Nghị định 210/2013/NĐ-CP, trong đó ưu tiên tạo thuận lợi nhất về điều kiện tiếp cận chính sách, tăng nguồn vốn hỗ trợ
[ "Kinh tế" ]
2017-04-28T14:44:00
Minh họa. Nguồn InternetDự thảo Nghị định chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn cần kế thừa quan điểm của Nghị định 210/2013/NĐ-CP, trong đó ưu tiên tạo thuận lợi nhất về điều kiện tiếp cận chính sách, tăng nguồn vốn hỗ trợ để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn như: khuyến khích bằng cả cơ chế ưu đãi và chính sách hỗ trợ, hạn chế hỗ trợ trực tiếp bằng ngân sách nhà nước.Dự thảo vận dụng các quy định Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng để áp dụng cơ chế chính sách cho nông nghiệp, nông thôn, mặt khác Dự thảo cần tiếp cận Luật Doanh nghiệp nhỏ và vừa (sẽ trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 3) và các nghị quyết của Hội nghị Trung ương 5 về thể chế kinh tế thị trường. Đó là nội dung tại Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc họp về Dự thảo Nghị định chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.Thông báo nêu rõ, về tên Nghị định, cân nhắc lại nội dung khuyến khích doanh nghiệp hay phát triển doanh nghiệp trong nông nghiệp, nông thôn; cần xem xét, bổ sung vấn đề khởi nghiệp trong nông nghiệp, nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.Về nội dung cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu cần tiếp thu ý kiến các Bộ, ngành và tập trung vấn đề về tích tụ, tập trung đất đai, đây là vấn đề lớn quyết định quy mô sản xuất của doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh về quy mô sản xuất trước bối cảnh toàn cầu hóa. Dự thảo cần tập trung vào các vấn đề miễn giảm thuế đất, công bố công khai quy hoạch, góp vốn bằng quyền sử dụng đất hay chuyển nhượng quyền sử dụng đất… Hiện nay, theo Luật đất đai năm 2013 không còn hình thức nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, nên sẽ rất khó có cơ chế ưu đãi về tiền sử dụng đất. Vì vậy, Ban soạn thảo cần tiếp tục rà soát để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với Luật Đất đai hiện hành.Về chính sách khuyến khích, hỗ trợ, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trong nông nghiệp, theo tinh thần Nghị quyết 19/NQ-CP về thương hiệu, thương mại doanh nghiệp, chợ đầu mối nông sản, ưu đãi thuế, hỗ trợ lãi suất ngân hàng…, quy định theo mức, khung tối đa cao nhất.Còn về phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp, đây là nội dung trọng tâm theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 30/NQ-CP. Trong đó, tập trung hỗ trợ trực tiếp để doanh nghiệp nghiên cứu khoa học, mua công nghệ để đưa vào sản xuất; hỗ trợ phát triển khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt đã hỗ trợ xây dựng chợ thương mại điện tử nông sản quốc gia để tập trung sức mạnh thúc đẩy giao dịch hàng nông sản. Về hạ tầng nông nông thôn, cần chú trọng để phát triển nông nghiệp như thủy lợi, chợ đầu mối tiêu thụ sản phẩm, chế biến sâu các sản phẩm chủ lực quốc gia và địa phương (gạo, cao su, cà phê, chăn nuôi…).Hệ thống chính sách đồng bộ, nhất quán, hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp đầu tư vào địa phương (tỉnh qui định tỷ lệ hỗ trợ). Lưu ý chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp có năng lực là cơ sở cho phát triển vùng. Bổ sung các cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp tham gia xã hội hóa phát triển hạ tầng cho nông thôn như: cung cấp nước sạch và xử lý môi trường; hỗ trợ sản phẩm có tiềm năng lợi thế, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu, nhà ở công nhân.Về cải cách thủ tục hành chính, cần quán triệt tinh thần chỉ đạo của Chính phủ tại các Nghị quyết 35 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Dự thảo cần rà soát các thủ tục giấy phép xây dựng tại khu vực nông thôn đảm bảo thuận tiện, phù hợp với Luật Xây dựng; các thủ tục nhận hỗ trợ của doanh nghiệp cần đảm bảo công khai, minh bạch, kịp thời, giảm chi phí cho doanh nghiệp; đồng thời giảm các thủ tục hành chính không cần thiết, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo hình thức rút gọn, nhằm đưa chính sách sớm đi vào cuộc sống.
Thanh Tra
Không công nhận khiếu nại của Cty Nam Tiến Lào Cai
UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Quyết định số 1474/QĐ-UBND về giải quyết khiếu nại (KN) của Cty Cổ phần (CP) Nam Tiến Lào Cai, địa chỉ 157, đường Nhạc Sơn, phường Cốc Lếu, TP Lào Cai.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
2017-05-17T23:32:00
Khu đô thị số 5, phường Bắc Cường, TP Lào Cai. Ảnh: TQTheo đó, không công nhận KN của Cty CP Nam Tiến Lào Cai đối với nội dung Quyết định số 3964/QĐ-UBND ngày 8/11/2016 về phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng TP Lào Cai đến năm 2030 và nội dung Quyết định số 4062/QĐ-UBND ngày 16/11/2016 của UBND tỉnh Lào Cai về phê duyệt điều chỉnh một phần quy hoạch chi tiết tiểu khu đô thị số 5, phường Bắc Cường, TP Lào Cai.Công nhận nội dung Quyết định số 3964/QĐ-UBND ngày 8/11/2016 về phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng TP Lào Cai đến năm 2030 và nội dung Quyết định số 4062/QĐ-UBND ngày 16/11/2016 của UBND tỉnh Lào Cai về phê duyệt điều chỉnh một phần quy hoạch chi tiết tiểu khu đô thị số 5, phường Bắc Cường, TP Lào Cai đúng quy định.Không giải quyết nội dung Cty CP Nam Tiến Lào Cai đề nghị UBND tỉnh Lào Cai thay đổi hoặc điều chỉnh nội dung hai quyết định được KN nêu trên theo hướng giữ nguyên quỹ đất ở dọc đường D1 cũng như ban hành quyết định tạm đình chỉ việc thi hành đối với 2 quyết định nêu trên.UBND tỉnh Lào Cai giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên & Môi trường và UBND TP Lào Cai xem xét, tính toán phương án để bồi thường đối với Cty CP Nam Tiến Lào Cai theo quy định.Đây là quyết định giải quyết KN lần đầu. Nếu Cty CP Nam Tiến Lào Cai không đồng ý có quyền KN lần hai theo quy định của Luật KN hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án theo quy định của Luật Tố tụng Hành chính.Trước đó, ngày 5/4/2016, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Quyết định số 940 và 941 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với Cty CP Nam Tiến Lào Cai 300 triệu đồng vì đã có hành vi vi phạm hành chính: Tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở tại tiểu khu đô thị số 5, phường Bắc Cường, TP Lào Cai.Hành vi vi phạm được quy định tại điểm d, Khoản 1, Điều 15 của Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.Trần Quý
VietnamNet
U23 Việt Nam nợ bầu Hiển một lời cảm ơn
Xin lỗi hay cảm ơn, có lẽ bầu Hiển không hẹp hòi để đòi hỏi những người hùng U23 Việt Nam thốt lên như vậy. Nhưng một khi VFF hay thầy trò Park Hang Seo biết chơi Fair-play như danh hiệu họ nhận ở VCK U23 châu Á, nhất định phải gửi một lời cảm ơn đến ông bầu này.
[ "Thể thao", "Bóng đá Việt Nam" ]
2018-01-30T05:12:00
Ông bầu chịu chơi kín tiếngTrên xe bus ăn mừng từ sân bay Nội Bài về Hà Nội hay lễ vinh danh trên sân Mỹ Đình, bầu Hiển, bầu Đức hay đại diện lò Viettel, SLNA... hoàn toàn vắng mặt. Chỉ có những thành viên U23 Việt Nam được xuất hiện và được tung hô. Thế cho nên, dư luận mới thấy phản cảm và nhao lên phản đối khi một cựu Phó Chủ tịch VFF chiếm chỗ đẹp nhất trên xe bus, ăn mừng như thể vừa lập đại công.Giữa biển người chào đón, không có chỗ cho bầu Hiển, bầu Đức...Một hành trình oai hùng trên đất Trung Quốc, những ông bầu máu mặt, có tầm ảnh hưởng nhất với bóng đá Việt Nam không xuất hiện. Lạ hơn nữa, khi cơn mưa tiền thưởng “ập” xuống U23 Việt Nam sau mỗi chiến công, bầu Vượng, bầu Hiển hay bầu Đức cũng chẳng tham gia. Bầu Đức còn “khất” nhẹ, U23 Việt Nam vô địch thì tiền thưởng chẳng thiếu, nhưng bầu Hiển thì tuyệt nhiên không đả động đến... tiền.Rất nhiều người bất ngờ, bởi lâu nay bầu Hiển nổi tiếng chịu chơi, rất thoáng tay với các cầu thủ, bất kể CLB hay ĐTQG. Hẳn nhiên là có lý do để bầu Hiển không lao vào cuộc đua tiền thưởng cho U23 Việt Nam. Chẳng phải ông bầu này không “thoáng” với U23 Việt Nam, với chính “đàn con” đang áp đảo đội hình làm nên kỳ tích tại Trung Quốc.Nhưng Quang Hải và đồng đội là sản phẩm cho 10 năm đầu tư bóng đá trẻ của ông bầu Hà NộiBầu Hiển hay những ông bầu đang dồn sức cho bóng đá có lẽ muốn đứng phía ngoài chiêm nghiệm, cảm nhận cái lằn ranh giữa thành công- thất bại trong bóng đá. Đó là khoảng cách mong manh, giữa cơn mưa tiền thưởng trong phút cao trào và một U23 Việt Nam lặng lẽ, ít được ngó nghiêng khi chuẩn bị cho trận đánh ở VCK U23 châu Á. Đó là công sức và khoản đầu tư nghìn tỷ, kéo dài gần 10 năm không nghỉ.Fair-play như danh hiệu của U23 Việt NamHãy nhìn lại số lượng quân của bầu Hiển ở U23 Việt Nam: Quang Hải, Duy Mạnh, Đức Huy, Thành Chung, Thái Quý và Văn Hậu. Chỉ riêng Hà Nội FC đã góp 6/23 cầu thủ, trong đó có 4 trụ cột của U23 Việt Nam. Nếu tính cả quân của Sài Gòn FC, SHB.Đà Nẵng mà bầu Hiển có tầm ảnh hưởng, quân số lên đến 10 cầu thủ và già nửa trong số ấy là những quân bài trụ cột của thầy Park.Dĩ nhiên, bầu Hiển không “đòi” phải ghi danh công trạng. Và cũng cần nói thẳng, có rất nhiều khối mâu thuẫn khi nhìn nhận về bầu Hiển, về những gì ông bầu này cho và nhận từ bóng đá Việt Nam.VFF và U23 Việt Nam chơi Fair-Play, hãy cảm ơn bầu Hiển!Nhưng nói gì đi nữa, giống như bầu Đức, gần 10 năm qua bầu Hiển âm thầm làm bóng đá trẻ. Việc Quang Hải, Văn Hậu... sáng bừng trong màu áo U23 Việt Nam tại VCK U23 châu Á lần này là thành quả của một sản phẩm được đầu tư dài hơi. Cũng chẳng phải tự nhiên, bầu Vượng chấp nhận giao quân “lò” PVF cho đội bóng của bầu Hiển.Một chi tiết thú vị: khi Văn Hậu xuất hiện, CĐV chỉ khen còn giới trong nghề thắc mắc, vì sao Hà Nội FC lại săn được một hậu vệ giàu phẩm chất như thế từ Thái Bình? Thực tế, Văn Hậu là sản phẩm của những “vệ tinh” mà “lò” trẻ Hà Nội FC cài cắm ở quê lúa Thái Bình. Nó cũng giống như lò VTS T&T ở xứ Nghệ để bắt những hạt giống tốt về ươm trồng.Khi U23 Việt Nam trở thành những người hùng, tất cả đều cngợi và vinh danh, ít người nghĩ đến bầu Hiển, bầu Đức, bầu Vượng. Ông bầu của Hà Nội FC cũng đơn giản vỗ đét đùi biểu hiện cảm xúc: “Quang Hải được tôi nuôi 10 năm, giờ tỏa sáng thì sao mà không sướng”. Bầu Hiển vui với cảm xúc nho nhỏ như thế, thay vì đứng trên chiếc xe bus vinh danh giữa biển người chào đón hay đêm gala nhiều sắc màu ở Mỹ Đình. Nói như chính ông bầu này "yêu đâu cần ai làm chứng".Cũng bởi vậy, nếu VFF hay đội bóng của thầy Park biết chơi Fair-play trên sân nhà như danh hiệu đã ẵm ở VCK U23 châu Á, nhất định phải gửi lời cảm ơn cho bầu Hiển.Yến NhiKỳ 2:Bầu Đức, khoảng lặng sau niềm hân hoan của "đám trẻ"
Đất Việt
Chuyên gia: Sức ép từ bẫy nợ của Trung Quốc
Những nước vay nợ dễ dàng rơi vào vòng ảnh hưởng và kiểm soát của Trung Quốc, đánh mất chủ quyền về kinh tế và đối ngoại.
[ "Kinh tế" ]
2018-01-30T01:05:00
Câu chuyện Sri Lanka Gần đây ngày càng có nhiều quốc gia ở Đông Nam Á và Nam Á rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc, vì không trả được nợ mà phải nhượng đất nhượng biển, hoặc làm theo những yêu cầu chính trị và ngoại giao của Bắc Kinh.Tháng 12/2017, Chính phủ Sri Lanka phải cho một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc thuê hải cảng Hambantota trên bờ Ấn Độ Dương 99 năm để ''cấn trừ'' bớt khoản nợ 7 tỷ USD mà nước này đã vay.Sau khi thuê được cảng Hambantota, Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng một khu công nghiệp lớn ở bên cạnh, tạo thành một ''bàn đạp'' chính trong chương trình Con đường Tơ lụa trên biển vươn tới châu Phi và châu Âu.Câu chuyện Hambantota ở Sri Lanka được nói tới nhiều như một bài học về hậu quả nợ nần sinh ra từ việc vay vốn của Trung Quốc. Nó đồng thời minh họa cho một chiến lược mới của Trung Quốc: cho các quốc gia nghèo vay những khoản nợ lớn theo những điều kiện có lợi cho Trung Quốc.Trung Quốc thâu tóm cảng nước sâu Hambantota của Sri Lanka Bắc Kinh không quan tâm tới tình trạng của nước đi vay; thậm chí không đoái hoài tới tác động môi trường, tác động xã hội hoặc hiệu quả kinh tế của các dự án vay nợ; chỉ cần con nợ phải trả theo lãi suất thương mại, trả nợ bằng tài nguyên thiên nhiên, bằng cổ phần chi phối trong các doanh nghiệp sở tại hoặc quyền tiếp cận thị trường ưu đãi cho hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc.Ngoài ra, các dự án sử dụng vốn vay của Trung Quốc phải do các nhà thầu Trung Quốc thực hiện, bằng nguyên vật liệu và nhân công Trung Quốc.Rất nhiều dự án như vậy - những con đường không dẫn tới đâu, những trụ sở chính quyền to lớn - sinh ra những núi nợ, lãi mẹ đẻ lãi con không thể nào trả nổi, khiến cho những nước vay nợ dễ dàng rơi vào vòng ảnh hưởng và kiểm soát của Trung Quốc, đánh mất chủ quyền về kinh tế và đối ngoại.Khác với chuyện vay tiền của Ngân hàng Thế giới (WB) hoặc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), những món vay từ Trung Quốc luôn phải được thế chấp bằng những tài sản quốc gia có tầm quan trọng chiến lược và có giá trị cao trong dài hạn, dù trước mắt có thể không sinh lợi; mỏ khoáng sản và cảng biển là hai loại tài sản thế chấp được ưa chuộng nhất.Ngoại giao bẫy nợChuyên gia Brahma Chellaney, nhà phân tích Trung Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu chính sách New Delhi của Ấn Độ cho rằng, câu chuyện Sri Lanka không phải là trường hợp cá biệt.Theo ông Chellaney, từ Argentina tới Namibia tới Lào, nhiều nước đã rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc, buộc họ phải đối mặt với những sự lựa chọn đau đớn để tránh bị phá sản.Món nợ từ Trung Quốc đang đe dọa buộc Kenya phải nhượng cho Bắc Kinh hải cảng sầm uất Mombasa - cánh cửa vào vùng Đông Phi rộng lớn - một trường hợp Hambantota ở châu Phi.Năm ngoái, Djibouti - một nước nhỏ ở vùng Sừng châu Phi từng vay của Trung Quốc hàng tỉ đô la mà không trả nổi đã phải đồng ý cho Bắc Kinh thiết lập căn cứ hải quân trên lãnh thổ của mình - căn cứ quân sự đầu tiên của Trung Quốc ở nước ngoài.Ông Chellaney ví chiến lược ngoại giao bẫy nợ của Trung Quốc như một nắm đấm thép bọc nhung. Những trường hợp kể trên, mà tiêu biểu là Sri Lanka, là lời cảnh báo về nguy cơ rơi vào bẫy nợ, về tầm quan trọng của việc xem xét chi phí thực sự trong làm ăn với Trung Quốc.Hải cảng Sri Lanka nằm trong chiến lược "Chuỗi ngọc trai trên biển" của Trung Quốc Financial Times hồi đầu năm 2016 đăng tải thông tin, Campuchia đang trở thành đồng minh cả trên phương diện ngoại giao lẫn quân sự của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á. Điều này thể hiện rõ nhất qua các dự án quân sự mà Trung Quốc đổ vào Campuchia.Trong đó, đáng chú ý là cảng nước sâu do Tập đoàn ở Thiên Tân là Tianjin Union Development Group (UDG) Trung Quốc xây dựng tại tỉnh Koh Kong của Campuchia.Dự án cải tạo cảng này này có tên là Dara Sakor, bao gồm kế hoạch xây một sân bay quốc tế, các bệnh viện, trường quốc tế, khách sạn và khu nghỉ dưỡng 5 sao, đã được lãnh đạo quân sự của hai nước thông qua vào năm 2008, với thời hạn sử dụng là 99 năm.Chuyên gia về các vấn đề châu Á của Đại học Quốc gia Australia (ANU) là ông Geoff Wade nhận định, cảng mới tại Campuchia có thể giữ vai trò quan trọng trong âm mưu độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh.Ông cho rằng, đây chỉ là một phần trong kế hoạch đầu tư xây dựng cảng của Trung Quốc tại các quốc gia như: Cảng Hambantota ở Sri Lanka, Gwadar ở Pakistan, Kyaukpyu ở Myanmar và Chittagong ở Bangladesh, cũng như các cảng khác ở Thailand và Indonesia.Việc đầu tư xây dựng các hải cảng ở nước ngoài là một phần trong chiến lược xây dựng "Chuỗi ngọc trai trên biển" của Trung Quốc. Đây là kế hoạch xây dựng vành đai căn cứ quân sự chạy từ Trung Quốc qua Đông Nam Á, sang Ấn Độ Dương và tới tận bờ biển châu Phi.Phương Bảo (Tổng hợp)
Đấu Thầu
Tín dụng tăng nhanh, cảnh báo nguy cơ 'bong bóng bất động sản'
Giữa bối cảnh tăng trưởng tín dụng 4 tháng đầu năm tăng mạnh 5,76%, cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, có ý kiến đã đề nghị phải tăng cường kiểm soát rủi ro cho vay bất động sản để giảm thiểu nguy cơ "bong bóng", nhất là khi đã có tới hơn 3.100 doanh nghiệp bất động sản thành lập mới trong năm 2016, gần gấp đôi 2015.
[ "Kinh tế" ]
2017-05-22T06:51:47
Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (ảnh: Quochoi.vn)Đề nghị cân nhắc việc tăng khai thác dầu vì mục tiêu tăng trưởngSáng nay (22/5), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã trình bày báo cáo thẩm tra báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) và ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2016; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KTXH và NSNN những tháng đầu năm 2017.Theo đánh giá của Ủy ban Kinh tế, năng suất lao động xã hội năm 2016 ước đạt 84,5 triệu đồng/lao động (tương đương 3.853 USD/lao động) tăng 5,3% so với năm 2015 (3.660 USD/lao động) cho thấy tiếp tục có sự cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn ở mức thấp so với các nước ASEAN.Báo cáo của Chính phủ trước đó cũng thừa nhận, năng suất lao động của Việt Nam năm 2015 chỉ bằng 3,8% của Singapore; 17,4% của Malaysia; 36,6% của Thái Lan; 51,8% của Philippines và 50,2% của Indonesia.Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng đào tạo nghề chưa đáp ứng được yêu cầu và chuyển dịch cơ cấu lao động chậm, cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong khu vực nông, lâm và thủy sản chiếm tỷ lệ cao (41,9%) là khu vực có năng suất lao động thấp.Trong khi đó, tăng trưởng chưa thực sự bền vững. Tăng trưởng của quý I/2017 ước tính tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng trưởng thấp nhất so với những năm gần đây chủ yếu là do khu vực công nghiệp – xây dựng giảm so với cùng kỳ và tổng cầu gặp khó khăn.Để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,7%, các quý còn lại phải tăng trung bình trên 7% nhưng với điều kiện và tình hình thực tế năm 2017 thì mục tiêu này rất khó thực hiện, khả năng chỉ đạt khoảng 6,3-6,5% .Một số ý kiến trong Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ phải thực hiện các chính sách tháo gỡ khó khăn, nhưng kiên trì ổn định kinh tế vĩ mô, không quá coi trọng tốc độ tăng trưởng mà tiếp tục đẩy mạnh thay đổi chất lượng tăng trưởng, bảo đảm bền vững.Ủy ban cũng đề nghị Chính phủ cần có đánh giá khi tốc độ tăng trưởng GDP giảm sẽ tác động như thế nào đến các chỉ tiêu khác như tỷ lệ nợ công, bội chi ngân sách... Bên cạnh đó cần phải cân nhắc kỹ lưỡng giải pháp thực hiện việc tăng thêm sản lượng khai thác dầu thô và hoạt động khai khoáng nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng.Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ gặp gỡ, trao đổi với các đại biểu Quốc hội bên hành lang Quốc hội phiên khai mạc Nhóm lợi ích cấu kết làm mất hiệu lực chính sách quản lýTốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm tăng 15,4% so với cùng kỳ và dự báo sẽ đạt chỉ tiêu tăng khoảng 6-7%. Tuy nhiên, tốc độ nhập khẩu 4 tháng tăng 24,9% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng rất cao so với các năm gần đây.Ông Vũ Hồng Thanh cho biết, nhiều ý kiến lo ngại con số nhập siêu quá cao, chiếm đến 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu (đã cao hơn chỉ tiêu Quốc hội giao), chuyển nhanh từ trạng thái xuất siêu sang nhập siêu, cơ cấu xuất khẩu hiện phụ thuộc nhiều vào khối doanh nghiệp FDI.Một số ý kiến cho rằng, mặc dù Việt Nam đang có lợi thế so sánh tốt hơn nhiều nước ở khu vực ASEAN và Trung Quốc trong quan hệ thương mại và đầu tư quốc tế nhưng chưa có giải pháp căn cơ để tận dụng các cơ hội thuận lợi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao hơn.Liên quan đến vấn đề tăng trưởng tín dụng, 4 tháng đầu năm, tín dụng tăng 5,76% so với cuối năm 2016, đây là mức tăng cao nhất trong 3 năm trở lại đây.“Có ý kiến đề nghị cần phân tích về khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh, đồng thời cần tiếp tục tăng cường kiểm soát rủi ro trong cho vay đối với lĩnh vực bất động sản, nhất là thị trường bất động sản phân khúc cao cấp để giảm thiểu nguy cơ về “bong bóng bất động sản” như thời gian trước đây”, ông Thanh cho biết, trong bối cảnh, số doanh nghiệp bất động sản thành lập mới trong năm 2016 lên tới 3.126 doanh nghiệp, tăng 83,9% so với 2015.Công tác quản lý đất đai ở một số nơi còn bất cập, chuyển nhượng quyền sử dụng đất ”chui” kéo dài trong nhiều năm đang trở nên nghiêm trọng, chênh lệch địa tô ngân sách nhà nước không thu được. Công tác quản lý đất đai yếu kém, thu hồi, đền bù thiếu minh bạch, thiếu hợp lý tại cơ sở và chưa thực hiện nghiêm túc quy định về đối thoại và tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo gây ra xung đột lợi ích kéo dài, ảnh hưởng đến ổn định xã hội.Việc để xảy ra tình trạng như trên, theo Ủy ban Kinh tế là do sự buông lỏng quản lý của các cấp, ngành nên đã để cho các nhóm lợi ích cấu kết làm mất hiệu lực chính sách quản lý.Dân trí
Doanh Nghiệp
Sẽ kiểm toán hàng loạt dự án BOT trong năm 2018
Kiểm toán nhà nước sẽ tiến hành kiểm toán các dự án trọng điểm ngành Giao thông vận tải, bao gồm các dự án BOT giao thông trong năm 2018.
[ "Xã hội", "Giao thông" ]
2017-12-06T02:51:58
Ngày 4/12/2017, Tổng Kiểm toán nhà nước Hồ Đức Phớc đã ký và ban hành Quyết định số 1785/QĐ-KTNN về “Kế hoạch kiểm toán năm 2018” của Kiểm toán nhà nước (KTNN).Theo đó, trọng tâm của kế hoạch kiểm toán năm 2018 là kiểm toán việc thực hiện tái cơ cấu đầu tư, đầu tư công gắn với cơ cấu lại tài chính công, cơ cấu lại ngân sách Nhà nước và nợ công.Sẽ tổng kiểm toán hàng loạt dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải trong năm 2018.Các dự án trọng điểm ngành Giao thông Vận tải sẽ bị kiểm toán bao gồm: Dự án nâng cấp cải tạo quốc lộ 1; dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị TP.HCM - tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên; dự án đường sắt đô thị TP Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông và tuyến Nhổn - Ga Hà Nội; dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Ninh; các dự án giao thông đầu tư theo hình thức đối tác công tư...Các dự án BOT giao thông nằm trong danh sách các kiểm toán năm 2018 bao gồm Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Việt Trì - Ba Vì nối quốc lộ 32 với quốc lộ 32C; Dự án mở rộng QL1A đoạn km368+400 (Nghi Sơn) - km402+330 (Cầu Giát), tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An; Dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 1; Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 18 đoạn Bắc Ninh - Uông Bí; Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua đèo Cả - quốc lộ 1, tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa; Dự án cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao cuối tuyến; Dự án đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương; Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Ninh. Ngoài ra, một số dự án giao thông theo hình thức BT cũng nằm trong “tầm ngắm” của Kiểm toán Nhà nước năm sau.Cùng với đó là kiểm toán hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Kiểm toán việc huy động nguồn vốn từ các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. KTNN cũng tập trung kiểm toán hoạt động tái cơ cấu thị trường tài chính, trọng tâm là ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng.KTNN cũng tiếp tục triển khai thực hiện kiểm toán chuyên đề liên quan đến công tác quản lý thuế, kê khai nộp thuế, chống thất thu thuế, KTNN sẽ đưa nội dung kiểm toán công tác quản lý thuế, kê khai, nộp thuế, chống khai man, trốn thuế thành nội dung kiểm toán trọng yếu trong các cuộc kiểm toán liên quan đến thu ngân sách nhà nước thuộc Kế hoạch kiểm toán năm 2018.
VietnamNet
Học viện Hành chính quốc gia dừng đào tạo hệ đại học từ năm 2018
Từ năm 2018, Học viện Hành chính quốc gia sẽ không tuyển sinh đào tạo trình độ đại học mà chỉ đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ​.
[ "Kinh tế", "Lao động - Việc làm" ]
2018-02-01T12:10:00
Đây là một trong những nội dung mới theo Quyết định số 05/2018/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Hành chính Quốc gia vừa được Thủ tướng ban hành.Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/3/2018. Các quy định trước đây trái với quyết định này được bãi bỏ.Ảnh minh họa.Theo đó, Học viện Hành chính Quốc gia được xác định là đơn vị sự nghiệp công lập hạng đặc biệt, trực thuộc Bộ Nội vụ.Học viện là trung tâm quốc gia thực hiện các chức năng đào tạo, bồi dưỡng năng lực, kiến thức, kỹ năng về hành chính, về lãnh đạo, quản lý cho cán bộ, công chức, viên chức; đào tạo nguồn nhân lực; nghiên cứu khoa học hành chính và tư vấn cho Bộ Nội vụ trong lĩnh vực hành chính và quản lý nhà nước.Về đào tạo, Học viện có nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ các chuyên ngành theo quy định của pháp luật.Về bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, Học viện có nhiệm vụ giúp Bộ Nội vụ tổ chức thực hiện chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức về hành chính và quản lý nhà nước trên phạm vi cả nước.Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước; năng lực, kiến thức và kỹ năng lãnh đạo, quản lý; kiến thức pháp luật về hành chính, quản lý nhà nước; kiến thức và kỹ năng ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trong quản lý nhà nước,…Thanh Hùng
VOV
Chưa giảm giá chung cho các phương tiện qua BOT Đại Yên
Bộ GTVT yêu cầu giữ nguyên mức thu hiện tại của Trạm thu giá Đại Yên để đảm bảo phương án tài chính của dự án.
[ "Xã hội", "Giao thông" ]
2018-02-04T03:24:00
Bộ GTVT đã có văn bản chỉ đạo “Về việc giá dịch vụ sử dụng đường bộ Trạm thu giá Đại Yên - Dự án cải tạo nâng cấp QL18 đoạn Uông Bí - Hạ Long theo hình thức BOT”. Trong đó, yêu cầu giữ nguyên mức thu hiện tại của Trạm thu giá Đại Yên để đảm bảo phương án tài chính của dự án.BOT Đại Yên.Theo đó đối với đề xuất giảm giá chung cho các phương tiện qua BOT Đại Yên, nhà đầu tư dự án là Công ty cổ phần BOT Đại Dương đã chủ động cùng Tổng cục Đường bộ Việt Nam rà soát, tính toán, cập nhật giá trị quyết toán, doanh thu và lưu lượng xe thực tế qua BOT Đại Yên và các chỉ tiêu tài chính khác của dự án, đồng thời lùi thời gian tăng giá vé kỳ đầu tiên đến năm 2021 với mức tăng được điều chỉnh từ 18% mỗi lần tăng xuống 9%, lộ trình tăng giá theo chu kỳ 3 năm tăng một lần (theo đúng chỉ đạo tại văn bản số 11519/BGTVT-ĐTCT ngày 11/10/2017 của Bộ Giao thông vận tải).Sau khi tính toán theo các chỉ số trên thì dự án không đảm bảo về phương án tài chính cũng như khả năng trả nợ ngân hàng.Ông Nguyễn Văn Duật, Phó Giám đốc Công ty cổ phần BOT Đại Dương cho biết, để đảm bảo phương án tài chính cũng như hoàn vốn dự án, Bộ GTVT đã có văn bản yêu cầu giữ nguyên mức giá hiện tại qua BOT Đại Yên thuộc dự án nâng cấp, cải tạo QL18 đoạn Uông Bí - Hạ Long. Nhà đầu tư cũng đã điều chỉnh hệ thống giải phân cách quay đầu ở giữa để phục vụ cho các phương tiện quay đầu được thuận lợi và phục vụ cho nhân dân sinh hoạt được thuận lợi hơn.Các phương tiện lưu thông qua trạm.Trước đó, từ ngày 1/11/2017, BOT Đại Yên cũng đã cấp thẻ qua trạm miễn phí cho hơn 200 phương tiện giao thông của người dân thuộc hai phường Đại Yên, thành phố Hạ Long và Minh Thành, thị xã Quảng Yên. Hiện tại, giá qua Trạm thu giá Đại Yên đối với xe Loại I là 30.000 đồng/lượt ./.Duy Anh/VOV - Đông Bắc
Chính Phủ
Thủ tướng trả lời chất vấn về xử lý vi phạm TCTD và dự án bán đảo Sơn Trà
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh về việc kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm của các tổ chức tín dụng và việc thanh tra Dự án bán đảo Sơn Trà.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
2018-01-31T10:29:00
Các tồn tại, yếu kém của hệ thống ngân hàng đã được phát hiện và xử lýVề việc kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm của các tổ chức tín dụng, Thủ tướng Chính phủ cho biết: Giai đoạn 2011-2015, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh tái cơ cấu, tăng cường thanh tra, giám sát nhằm bảo đảm an toàn, lành mạnh trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng theo đúng mục tiêu của Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” ban hành tại Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, các tồn tại, yếu kém của hệ thống được tích tụ từ trước đã được phát hiện và xử lý.Căn cứ kết quả thanh tra, giám sát và quá trình thực hiện tái cơ cấu, căn cứ quy định pháp luật, một số tổ chức tín dụng (TCTD) đã được đặt vào diện kiểm soát đặc biệt, yêu cầu các TCTD này phải xây dựng phương án để tự chấn chỉnh, củng cố và khôi phục hoạt động. Tuy nhiên, có một số TCTD do vi phạm quy định pháp luật, thực trạng tài chính quá yếu kém không thể tự khôi phục mà cần phải có các biện pháp can thiệp của Nhà nước nhằm xử lý dứt điểm các yếu kém, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền, giảm thiểu nguy cơ lây lan, ảnh hưởng đến an toàn hệ thống ngân hàng. Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước báo cáo về thực trạng, nguyên nhân dẫn đến các sai phạm, yếu kém của các TCTD này, trên cơ sở đó, xin ý kiến Bộ Chính trị về phương án xử lý.Để xảy ra các sai phạm, vụ việc nổi cộm trong ngành ngân hàng trước hết thuộc về các cá nhân, tập thể sai phạm, người đứng đầu tổ chức, đơn vị nơi xảy ra vụ việc sai phạm; đặc biệt là các cổ đông, nhóm cổ đông cố tình lách quy định về giới hạn sở hữu cổ phần để thao túng, chi phối ngân hàng, những cá nhân này đã bị Tòa án đưa ra xét xử và tuyên án với các mức án nghiêm khắc theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước nghiêm túc kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm trong công tác quản lý, thanh tra, giám sát. Tại các báo cáo Bộ Chính trị, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cũng đã thẳng thắn thừa nhận công tác quản lý, thanh tra, giám sát còn những tồn tại, hạn chế do khuôn khổ pháp lý, cơ chế về thanh tra, giám sát và chính sách an toàn hoạt động ngân hàng chậm được đổi mới để phù hợp thực tiễn; năng lực, chất lượng, hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, giám sát chưa cao, một số trường hợp chưa kịp thời phát hiện các rủi ro trọng yếu, vi phạm hoạt động của một số ngân hàng; đồng thời, trong quá trình thực thi nhiệm vụ, còn có một số cán bộ đã không hoàn thành đầy đủ trách nhiệm, để xảy ra một số vi phạm.Liên quan đến Kết luận của Thanh tra Chính phủ về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong công tác thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Kết luận thanh tra số 1411/KL-TTCP ngày 5/6/2017), ngày 4/8/2017, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã chủ trì họp nghe báo cáo về kết luận thanh tra nêu trên và đã có ý kiến chỉ đạo. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước phải làm rõ trách nhiệm của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước được giao phụ trách các đơn vị để xảy ra nhiều sai phạm, vi phạm qua kết quả kiểm toán, kiểm tra, kết luận thanh tra và các vụ án đã xét xử; tổ chức thực hiện và chỉ đạo thực hiện các nội dung kiến nghị của Thanh tra Chính phủ tại Kết luận số 1411/KL-TTCP. Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước khẩn trương và nghiêm túc chỉ đạo tập thể, cá nhân có liên quan đến các tồn tại, sai phạm nêu tại Kết luận của Thanh tra Chính phủ, tiến hành kiểm điểm, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm, đề ra giải pháp khắc phục, trên cơ sở đó có hình thức xử lý kỷ luật nghiêm đối với các cá nhân có sai phạm, khuyết điểm; đồng thời, Chính phủ thường xuyên chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả và hiệu lực công tác thanh tra, giám sát cả về mô hình tổ chức và hoạt động, tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - tiền tệ, góp phần bảo đảm an ninh kinh tế, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.Đã thanh tra dự án bán đảo Sơn TràLiên quan đến Dự án bán đảo Sơn Trà, Thủ tướng Chính phủ cho biết, lập Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà đến năm 2030 căn cứ vào các văn bản pháp lý chính sau:- Quyết định số 41-TTg ngày 24/1/1977 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Khu rừng cấm bán đảo Sơn Trà với diện tích 4.000ha.- Thực hiện Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 15/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát quy hoạch 3 loại rừng, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã tiến hành rà soát 3 loại rừng và gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định trước khi Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt. Từ đó có Quyết định số 6758/QĐ-UBND ngày 20/9/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về phê duyệt quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2008-2020, trong đó xác định rõ diện tích rừng đặc dụng bán đảo Sơn Trà là 2.591ha.Theo Điều 53 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 thì được phép kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường trong rừng đặc dụng. Các hoạt động kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường trong rừng đặc dụng thực hiện theo quy định tại Điều 55, Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 3/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển và Điều 23 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng.- Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định, bán đảo Sơn Trà là một trong 47 địa điểm tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia (Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 và Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ), có diện tích là 1.500ha.- Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 12/9/2013 của Chính phủ phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm đầu kỳ (2011-2015) của thành phố Đà Nẵng, trong đó đã quy định đất rừng đặc dụng tại quận Sơn Trà là 2.591ha.- Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2357/QĐ-TTg ngày 4/12/2013, quy định khu vực bán đảo Sơn Trà là khu bảo tồn thiên nhiên, phát triển du lịch đi đôi với bảo tồn tự nhiên.- Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 8/1/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong Quyết định này, Phụ lục I: danh mục các khu bảo tồn quy hoạch đến năm 2020 và năm 2030 xác định Bán đảo Sơn Trà (phân hạng dự trữ thiên nhiên) có diện tích quy hoạch là 3.871ha.- Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Phụ lục II của Quyết định này xác định diện tích sẽ được quy hoạch cho rừng đặc dụng Sơn Trà (phân hạng bảo tồn tự nhiên), là 2.591,1ha.- Quyết định số 2163/QĐ-TTg ngày 9/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 xác định: “Khu vực quy hoạch phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Trà nằm trên bán đảo Sơn Trà thuộc phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố khoảng 10km về phía Đông Bắc với tổng diện tích khoảng 4.439ha. Diện tích khu vực tập trung phát triển trở thành Khu du lịch quốc gia là 1.056ha”.Như vậy, diện tích toàn bộ bán đảo Sơn Trà (4.439ha) là khu vực nghiên cứu quy hoạch, nhưng diện tích khu vực tập trung phát triển trở thành khu du lịch quốc gia chỉ là 1.056ha. Trong quy hoạch du lịch có nêu cụ thể là tổng diện tích các khu chức năng chỉ chiếm 553,6ha, còn lại là diện tích dự trữ phát triển. Tuy nhiên ngay cả trên 553,6ha này thì tổng số phòng lưu trú được xác định chỉ là khoảng 1.600. Do quy hoạch du lịch không đề cập đến vấn đề mật độ xây dựng, tầng cao trung bình, hệ số sử dụng đất (thuộc thẩm quyền của quy hoạch xây dựng) nên các chỉ tiêu này không được xác định, tuy nhiên với việc xác định ngưỡng phát triển hệ thống cơ sở lưu trú của du lịch Sơn Trà là 1.600 phòng thì ước tính tổng diện tích sàn xây dựng của các công trình dịch vụ du lịch chỉ là khoảng 150.000m2 (bằng 15ha). Như vậy, diện tích chiếm đất của các công trình dịch vụ du lịch tối đa là 15ha, trong trường hợp các công trình xây dựng 2, 3 tầng thì diện tích chiếm đất còn giảm hơn nữa. Với quy mô này thì hệ số sử dụng đất được kiểm soát gián tiếp thông qua chỉ tiêu phòng lưu trú là rất nhỏ (dưới 3%). Ngoài phần diện tích xây dựng và khuôn viên vườn hoa, cảnh quan thì phần còn lại được khuyến cáo giữ nguyên trạng.Trong quy hoạch du lịch cũng có tính toán sức chứa (đối với các hoạt động du lịch: nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, đi xe đạp...) nhằm kiểm soát lượng khách tới tham quan và du lịch Sơn Trà để đảm bảo các hoạt động du lịch ở mức chấp nhận được với môi trường tự nhiên (khách du lịch được tự do vào Sơn Trà và lượng khách hoàn toàn có thể tăng đột biến vượt quá sức chịu tải môi trường của Sơn Trà trong tương lai gần). Quy hoạch cũng đề xuất có biện pháp giám sát, quan trắc các tác động của môi trường để có thể kịp thời điều chỉnh các quy định về kiểm soát sức chứa, về hoạt động của khách du lịch khi cần. Hiện nay, các phương tiện cơ giới cũng được phép đi lại tự do trên hầu hết các tuyến đường trên Sơn Trà (ngoại trừ các khu vực quốc phòng). Tuy nhiên, trong quy hoạch đề xuất hạn chế tối đa giao thông cơ giới, chỉ trên 3 tuyến đường (không khép kín), các tuyến còn lại chỉ cho phép đi bộ dã ngoại và đi xe đạp và chỉ với số lượng hạn chế tối đa trong ngày.Về thanh tra việc chấp hành pháp luật đối với các dự án đầu tư xây dựng trên bán đảo Sơn Trà, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo tại Công văn số 9973/VPCP-V.I ngày 19/9/2017, giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan (các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng) thanh tra toàn diện việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường, xây dựng, xây dựng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31/3/2018.Phương Nhi
GD&TĐ
Hà Nội: Bỏ quy định đóng góp tự nguyện để mua sắm thiết bị
Quy định về thu chi khoản đóng góp tự nguyện để sửa chữa nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của nhà trường sẽ được bãi bỏ.
[ "Giáo dục" ]
2018-01-29T04:02:13
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký ban hành Quyết định số 04/2018/QĐ-UBND bãi bỏ Điều 11 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND ngày 22/11/2013 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định về thu, sử dụng các khoản thu khác trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập của thành phố Hà Nội (trừ các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao).Tại điều 11 của Quyết định 51 ban hành năm 2013 của UBND thành phố Hà Nội có nội dung về thu, chi các khoản đóng góp tự nguyện để sửa chữa nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của nhà trường.Quy định nêu: Trong trường hợp ngân sách nhà nước và khoản thu học phí chưa đáp ứng được hết các nhu cầu sửa chữa nhỏ, mua sắm trang thiết bị, các trường được huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân và phụ huynh học sinh theo nguyên tắc không ép buộc hay bình quân hóa mức đóng góp đối với phụ huynh học sinh.Bên đóng góp không được gắn bất kỳ điều kiện ràng buộc nào về đặc quyền, đặc lợi trong việc thụ hưởng dịch vụ giáo dục hoặc quyền khai thác lợi ích kinh tế phát sinh từ tài sản, kinh phí đã đóng góp cho nhà trường.Việc bỏ Điều 11 của Quyết định 51 là hành động quyết liệt của UBND thành phố Hà Nội vào cuộc cùng Bộ GD&ĐT khắc phục tình trạng lạm thu trong trường học gây bức xúc trong thời gian qua.Những năm qua, các khoản đóng góp tự nguyện để sửa chữa hoặc mua sắm trang thiết bị gây không ít bức xúc cho phụ huynh khi một số trường lợi dụng để lạm thu. Đầu năm học 2017-2018, Sở Giáo dục Hà Nội đã phát hiện và xử lý gần 20 trường có những khoản thu không đúng quy định.Quyết định 04/2018/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội có hiệu lực từ ngày 5/2/2018.Vân Anh
Hải Quan
Hà Nội: Từ ngày 5/2 các trường công lập không được thu các khoản tự nguyện
UBND TP. Hà Nội cho biết, bắt đầu từ ngày 5/2, các cơ sở giáo dục phổ thông công lập của TP Hà Nội sẽ không được phép thu tiền đóng góp tự nguyện.
[ "Giáo dục" ]
2018-01-29T12:58:00
Trong nhiều năm qua, các khoản thu tự nguyện đã gây bức xúc trong xã hội. Ảnh internet. UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 04/2018/QĐ-UBND bãi bỏ Điều 11 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND ngày 22/11/2013 của UBND TP. Hà Nội ban hành quy định về thu, sử dụng các khoản thu khác trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập của TP. Hà Nội (trừ các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao).Theo Quyết định 51/2013/QĐ-UBND quy định về thu, sử dụng các khoản thu khác trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập của thành phố, trừ các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao.Trong đó, Điều 11 quy định việc thu chi khoản đóng góp tự nguyện để sửa chữa nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của nhà trường. Theo đó, khi ngân sách và khoản thu học phí chưa đáp ứng hết nhu cầu sửa chữa nhỏ, mua sắm trang thiết bị, các trường được huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân và phụ huynh học sinh. Nguyên tắc thu là “không ép buộc hay bình quân hóa mức đóng góp đối với phụ huynh học sinh”.Bên đóng góp cũng không được gắn bất kỳ điều kiện ràng buộc nào về đặc quyền, đặc lợi trong việc thụ hưởng dịch vụ giáo dục, hoặc quyền khai thác lợi ích kinh tế phát sinh từ tài sản, kinh phí góp cho nhà trường. Để được vận động, thu khoản đóng góp tự nguyện, nhà trường cần có sự thống nhất của Ban giám hiệu, Hội đồng trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh và sự đồng ý của cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp.Sau khi hoàn thành, trường phải niêm yết công khai báo cáo quyết toán số kinh phí đã huy động. Khoản thu này phải đưa vào sổ sách kế toán và thanh quyết toán theo quy định. Các tài sản được mua sắm, sửa chữa phải hạch toán, tăng tài sản và sử dụng trong nhà trường.Tuy nhiên, trong nhiều năm qua các khoản đóng góp tự nguyện đã gây không ít bức xúc cho phụ huynh khi một số trường lợi dụng để lạm thu. Quyết định 04/2018/QĐ-UBND có hiệu lực từ ngày 5/2/2018 thể hiện động thái quyết liệt của UBND TP. Hà Nội trong việc chấm dứt tình trạng lạm thu ở các trường.Ông Trần Khánh Tú, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cho biết, tại văn bản số 2794/BGDĐT-KHTC về báo cáo và cam kết thực hiện giá dịch vụ giáo dục năm học 2017-2018 ngày 30.6.2017, Bộ GDĐT cũng đã quy định về cam kết không thu các khoản thu ngoài học phí. Cụ thể, đối với giáo dục mầm non, phổ thông cam kết và nghiêm túc không thu các khoản thu ngoài học phí trái quy định trong trường học. Các địa phương tự chịu trách nhiệm và có hình thức xử lý kỷ luật nghiêm đối với đơn vị, cá nhân cố ý vi phạm. Đối với các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp công lập tiết giảm chi phí hoạt động, hạn chế thu các khoản thu ngoài học phí, đồng thời phải cam kết đảm bảo chất lượng đào tạo; xây dựng và công bố công khai chuẩn chất lượng đầu ra đối với sinh viên; xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đảm bảo công khai, minh bạch, có cơ chế để cán bộ, giảng viên, người lao động, sinh viên và các tổ chức khác tham gia giám sát toàn bộ hoạt động của nhà trường.Ông Trần Tú Khánh nhấn mạnh, các đơn vị thực hiện sai quy định cần xử lý nghiêm đối với người đứng đầu cơ sở giáo dục và trách nhiệm cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn đã để xảy ra tình trạng lạm thu. Đỗ Hòa
TBKTSG
Chiến lược 'ngoại giao bẫy nợ' của Trung Quốc
Gần đây ngày càng có nhiều quốc gia ở Đông Nam Á và Nam Á rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc: vì không trả được nợ mà phải nhượng đất nhượng biển, hoặc làm theo những yêu cầu chính trị và ngoại giao của Bắc Kinh. Với đại dự án 'Một vành đai, một con đường' (BRI - Bell and Road Initiative) đi qua nhiều nước mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang ra sức quảng bá, dự đoán sẽ có thêm nhiều nước mắc vào chiếc bẫy này.
[ "Kinh tế" ]
2018-01-28T00:40:00
Cảng nước sâu Hambantota ở Ấn Độ Dương. Do không trả được lãi vay của Trung Quốc, Sri Lanka buộc phải nhượng cho Bắc Kinh quyền sử dụng hải cảng này 99 năm. Ảnh: Wikipedia Câu chuyện Sri LankaTháng 12 năm ngoái, Chính phủ Sri Lanka phải cho một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc thuê hải cảng Hambantota trên bờ Ấn Độ Dương 99 năm để “cấn trừ” bớt khoản nợ mà nước này đã vay để phát triển khu vực hẻo lánh này.Khác với chuyện vay tiền của Ngân hàng Thế giới (WB) hoặc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), những món vay từ Trung Quốc luôn phải được thế chấp bằng những tài sản quốc gia có tầm quan trọng chiến lược và có giá trị cao trong dài hạn, dù trước mắt có thể không sinh lợi; mỏ khoáng sản và cảng biển là hai loại tài sản thế chấp được ưa chuộng nhất. Khi Sri Lanka không trả được nợ mà phải “cấn trừ” bằng cảng nước sâu Hambantota thì Trung Quốc mừng như bắt được vàng vì cảng Hambantota có giá trị chiến lược rất lớn, nó nằm ngay giao điểm các con đường giao thương hàng hải từ châu Âu, châu Phi, Trung Đông sang Đông Nam Á; khoảng 80% lượng dầu mỏ mà Trung Quốc nhập khẩu từ Trung Đông phải đi ngang qua vùng biển này trước khi vượt eo biển Malacca vào biển Đông. Sau khi thuê được cảng Hambantota, Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng một khu công nghiệp lớn ở bên cạnh, tạo thành một “bàn đạp” chính trong chương trình Con đường Tơ lụa trên biển vươn tới châu Phi và châu Âu.Câu chuyện bắt đầu năm 2009, sau khi đập tan phe nổi loạn Hổ Tamil, Tổng thống Mahinda Rajapaksa quyết định đầu tư 1,4 tỉ đô la Mỹ để phát triển vùng Hambantota hẻo lánh - một thị trấn chỉ có 11.000 dân nằm ở cực Nam của đảo quốc và là quê hương của ông tổng thống. Khi các định chế tài chính quốc tế từ chối tài trợ, ông Rajapaksa đã tìm đến Trung Quốc - một nước sẵn sàng cho vay mà không quan tâm tới mức độ tham nhũng của nước đi vay. Đồng tiền vay được một phần chảy vào túi các quan tham, một phần đổ vào xây dựng sân bay quốc tế Hambantota - sân bay vắng vẻ nhất thế giới; vào hải cảng Hambantota - hải cảng không có tàu đến, và vào một sân thi đấu môn cri-kê (cricket) hoành tráng. Tất cả các công trình này - giới kinh doanh gọi là dự án “bạch tượng” (white elephant projects), đều không hiệu quả, không tạo ra lợi nhuận để thanh toán lãi vay. Chính phủ mới của Sri Lanka lên cầm quyền năm 2015 thừa kế một núi nợ từ chính phủ tiền nhiệm, đã cam kết bằng mọi cách làm giảm nợ; quyết định cho Trung Quốc thuê cảng Hambantota 99 năm là một giải pháp bất đắc dĩ. Tiền cho thuê được khoảng 1,1 tỉ đô la Mỹ, vẫn chưa đủ bù cho số nợ vay để phát triển khu vực này; chưa kể ngoài khu vực Hambantota, Sri Lanka còn nợ Trung Quốc khoảng 7 tỉ đô la nữa, chưa biết lấy gì để trả. Và chiến lược “ngoại giao bẫy nợ”Câu chuyện Hambantota ở Sri Lanka được nói tới nhiều như một bài học về hậu quả nợ nần sinh ra từ việc vay vốn của Trung Quốc. Nó đồng thời minh họa cho một chiến lược mới của Trung Quốc: cho các quốc gia nghèo vay những khoản nợ lớn theo những điều kiện có lợi cho Trung Quốc. Bắc Kinh không quan tâm tới tình trạng của nước đi vay; thậm chí không đoái hoài tới tác động môi trường, tác động xã hội hoặc hiệu quả kinh tế của các dự án vay nợ; chỉ cần con nợ phải trả theo lãi suất thương mại, trả nợ bằng tài nguyên thiên nhiên, bằng cổ phần chi phối trong các doanh nghiệp sở tại hoặc quyền tiếp cận thị trường ưu đãi cho hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc. Ngoài ra, các dự án sử dụng vốn vay của Trung Quốc phải do các nhà thầu Trung Quốc thực hiện, bằng nguyên vật liệu và nhân công Trung Quốc. Rất nhiều dự án như vậy - những con đường không dẫn tới đâu, những trụ sở chính quyền to lớn - sinh ra những núi nợ, lãi mẹ đẻ lãi con không thể nào trả nổi, khiến cho những nước vay nợ dễ dàng rơi vào vòng ảnh hưởng và kiểm soát của Trung Quốc, đánh mất chủ quyền về kinh tế và đối ngoại.Chuyên gia Brahma Chellaney, nhà phân tích Trung Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu chính sách New Delhi của Ấn Độ, trong một bài bình luận trên trang Project Syndicate đã ví chuyện Trung Quốc thuê cảng Hambantota 99 năm với chuyện triều đình Mãn Thanh phải nhượng Hương Cảng cho đế quốc Anh sử dụng 99 năm, sau thất bại trong Chiến tranh Nha phiến giữa thế kỷ 19. “Cũng như các đế quốc châu Âu sử dụng ngoại giao pháo hạm trước kia, Trung Quốc đang sử dụng nợ công để uốn nắn các nước khác theo ý muốn của họ”, ông Chellaney viết.Báo The Straits Times của Singapore số ra ngày 19-01-2018 nói rõ hơn: “Bằng cách làm cho các quốc gia trở nên phụ thuộc vào Trung Quốc về mặt tài chính, chiến lược “ngoại giao bẫy nợ” (debt-trap diplomacy) tỏ ra rất hiệu quả trong việc cho phép Bắc Kinh cùng lúc đạt được nhiều mục tiêu chỉ thông qua các phương tiện kinh tế đơn thuần: xác lập thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc, giành quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, bảo đảm sự ủng hộ của nước vay nợ cho những lợi ích địa chiến lược của Bắc Kinh và giành lợi thế so sánh so với các đối thủ cạnh tranh như Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản hoặc Úc”. Bài học cảnh giácCâu chuyện Sri Lanka không phải là trường hợp cá biệt. Theo chuyên gia Chellaney, từ Argentina tới Namibia tới Lào, nhiều nước đã rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc, buộc họ phải đối mặt với những sự lựa chọn đau đớn để tránh bị phá sản. Món nợ từ Trung Quốc đang đe dọa buộc Kenya phải nhượng cho Bắc Kinh hải cảng sầm uất Mombasa - cánh cửa vào vùng Đông Phi rộng lớn - một trường hợp Hambantota ở châu Phi.Năm ngoái, Djibouti - một nước nhỏ ở vùng Sừng châu Phi từng vay của Trung Quốc hàng tỉ đô la mà không trả nổi đã phải đồng ý cho Bắc Kinh thiết lập căn cứ hải quân trên lãnh thổ của mình - căn cứ quân sự đầu tiên của Trung Quốc ở nước ngoài.Pakistan là một trường hợp rất đáng chú ý. Chặng đầu tiên trong đại dự án BRI mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gọi là “dự án thế kỷ” là dự án Hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC), gồm rất nhiều dự án đường bộ, đường sắt, ống dẫn dầu, nhà máy điện, hải cảng... từ Tân Cương (Trung Quốc) kéo dài 3.200 ki lô mét, tới cảng nước sâu Gwadar trên bờ vịnh Oman thuộc Pakistan nhưng gần eo biển Hormuz của Iran. Trung Quốc cam kết đầu tư và cho vay 62 tỉ đô la để thực hiện các dự án thuộc CPEC, kỳ vọng hành lang này sẽ bảo đảm cho hàng hóa và năng lượng xuất nhập khẩu của Trung Quốc được vận chuyển thông suốt, giảm chi phí mà không phải phụ thuộc vào con đường biển độc đạo qua eo biển Malacca có thể bị hải quân Mỹ phong tỏa bất cứ lúc nào. Năm ngoái, Trung Quốc đã đạt được hợp đồng thuê cảng nước sâu Gwadar trong 40 năm và bắt đầu đẩy mạnh các dự án thuộc CPEC khi quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ có dấu hiệu căng thẳng gần đây.Tuy nhiên, mới tháng trước, Pakistan quyết định rút lui khỏi một dự án thủy điện có vốn đầu tư tới 14 tỉ đô la nằm trong Hành lang CPEC vì không chấp nhận những điều kiện vay vốn quá khắc nghiệt mà phía Trung Quốc đưa ra và lo ngại Pakistan sẽ bị phụ thuộc quá nhiều vào Bắc Kinh. Cả WB và IMF đều cảnh báo, những món vay của Trung Quốc với lãi suất lên tới 7%/năm có thể gây nguy hiểm cho nền tài chính Pakistan và sẽ buộc nước này phải xin cứu nguy (bailout) từ các định chế tài chính quốc tế.Nhưng một lần nữa Trung Quốc lại gặp may. Quyết định mới đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump “treo lại” các khoản viện trợ cho Pakistan trị giá hơn 1 tỉ đô la Mỹ, làm mối quan hệ Mỹ-Pakistan xấu đi đột ngột, chắc chắn sẽ đẩy Islamabad lún sâu hơn vào ảnh hưởng của Bắc Kinh và giúp Trung Quốc có thêm lợi thế để triển khai chiến lược ngoại giao bẫy nợ đến các nước khác trong vùng. Ngay sau khi quyết định của Mỹ, ngân hàng trung ương Pakistan đã tuyên bố bắt đầu sử dụng đồng nhân dân tệ trong thương mại và đầu tư song phương và đại sứ Trung Quốc ở Pakistan tuyên bố sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án trong Hành lang CPEC.Huỳnh Hoa
ANTT
Mua đất Đà Nẵng rồi bán lại, sau một tháng lời trăm tỷ
Nhiều doanh nghiệp, chủ dự án ở Đà Nẵng nêu khó khăn, đề xuất không nộp thêm tiền sử dụng đất, không thu thêm tiền sử dụng đất nhưng đại diện Thanh tra Chính phủ khẳng định Đà Nẵng phải tiếp tục thực hiện đầy đủ kiến nghị của cơ quan này đã được nêu trong kết luận thanh tra.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
2017-04-24T08:01:00
Ông Nguyễn Khánh Toàn - Vụ trưởng Vụ Giám sát, theo dõi, xử lý sau thanh tra (Thanh tra Chính phủ) trả lời tại cuộc họp báo.Tại cuộc họp báo thường kỳ sáng 24/4, PV Dân trí đặt câu hỏi liên quan tới việc Đà Nẵng đã khắc phục, xử lý những kiến nghị được Thanh tra Chính phủ đưa ra trong Kết luận thanh tra trách nhiệm của lãnh đạo Đà Nẵng trong việc chấp hành pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và một số dự án đầu tư liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai ban hành năm 2013 như thế nào?Ông Nguyễn Khánh Toàn - Vụ trưởng Vụ Giám sát, theo dõi và xử lý sau thanh tra (Thanh tra Chính phủ) cho biết, kể từ khi ban hành kết luận thanh tra và có ý kiến đồng ý của Thủ tướng Chính phủ đến nay, Thanh tra Chính phủ vẫn thường xuyên theo dõi, bám sát việc Đà Nẵng xử lý khắc phục.“Sau một thời gian địa phương thực hiện các nội dung trong kiến nghị thanh tra, năm 2015 Tổng Thanh tra Chính phủ đã có văn bản báo cáo Thủ tướng về kết quả thanh tra tại UBND TP Đà Nẵng, đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý. Sau khi có kết quả kiểm tra tại Đà Nẵng, Thanh tra Chính phủ đã có theo dõi, đôn đốc tại Đà Nẵng”- ông Toàn nói.Theo ông Toàn, ngày 30/3/2017, Đà Nẵng đã có báo cáo về kết quả thực hiện thanh tra, trong đó có nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Ngay lập tức, Thanh tra Chính phủ cũng đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ để tập hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này.“Trong văn bản mới nhất của Đà Nẵng gửi Thanh tra Chính phủ, Đà Nẵng cho biết có tổ chức cuộc họp và mời các doanh nghiệp, chủ đầu tư tham dự. Các doanh nghiệp, chủ dự án đều nêu ý kiến khó khăn trong việc thực hiện thủ tục quyền thuê đất và vấn đề tài chính nên đề xuất không nộp thêm tiền sử dụng đất. Họ kiến nghị Thanh tra Chính phủ không thu thêm tiền sử dụng đất. Tuy nhiên quan điểm của Thanh tra Chính phủ đã rất rõ ràng. Đó là phải tiếp tục thực hiện đầy đủ kiến nghị của Thanh tra Chính phủ đã được nêu trong kết luận thanh tra và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý”- ông Toàn nói.Trước đó, vào đầu năm 2013, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Thanh tra Chính phủ đã công khai Kết luận thanh tra trách nhiệm của lãnh đạo Đà Nẵng trong việc chấp hành pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và một số dự án đầu tư liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai.Kết luận thanh tra cho thấy việc giao đất của UBND TP Đà Nẵng chủ yếu không thông qua đấu giá và có nhiều sai phạm trong việc quản lý quỹ đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất dẫn tới nhiều nhà đầu tư sau khi được giao đất đã không thực hiện đầu tư mà bán cho người khác thu chênh lệch số tiền rất lớn, làm thất thu ngân sách Nhà nước, gây thiệt hại lớn về kinh tế.Điển hình như khu đất giao cho Công ty TNHH Phúc Thiên Long để xây dựng khu dịch vụ thương mại du lịch được UBND TP định giá từ năm 2007, qua 4 lần gia hạn, đến tháng 9/2009, công ty mới nộp tiền nhưng Đà Nẵng lại không định lại giá, gây thất thu ngân sách hơn 120 tỷ đồng. Khu đất này, ngay sau đó Phúc Thiên Long chuyển nhượng cho đối tác khác, thu lợi tới gần 500 tỷ đồng.Tương tự, hai lô đất tổng diện tích hơn 3,4 ha được UBND TP Đà Nẵng phê duyệt giá khởi điểm 88 tỷ đồng và chuyển nhượng cho bà Phạm Thị Đông tháng 1/2008. Chỉ 32 ngày sau, bà Đông sang tên một lô cho người khác, thu chênh lệch 107 tỷ đồng. Lô còn lại, đến tháng 8, bà nhượng tiếp để kiếm lời 155 tỷ đồng. Cũng miếng đất thứ hai ấy, 2 tháng tiếp theo, chủ thứ cấp sang nhượng tiếp, hưởng chênh lệch 256 tỷ đồng. Tổng số tiền chênh lệch sau các lần chuyển nhượng, so với giá TP Đà Nẵng giao lên tới 520 tỷ đồng…Thanh tra Chính phủ đã tiến hành xác minh 22 dự án như vậy, kết luận số tiền vi phạm lên tới 2.120 tỷ đồng, trong đó có những vụ việc có dấu hiệu cố ý làm trái về Luật Đất đai và đầu tư xây dựng… Tuy nhiên do thẩm quyền và nghiệp vụ điều tra của đoàn thanh tra không có, việc thanh tra mới chỉ dừng ở bước thanh tra hành chính.Ngoài ra, một số vi phạm khác cũng được chỉ ra như giảm giá tiền sử dụng đất phải nộp nếu nộp tiền sớm, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và gia hạn nộp tiền sử dụng đất sai quy định.Tổng cộng tất cả sai phạm ở TP Đà Nẵng được Thanh tra Chính phủ xác định lên tới 3.434 tỷ đồng thất thu ngân sách.Trả lời câu hỏi xoay quanh việc có kiểm tra thông tin báo chí phản ánh về tài sản của ông Huỳnh Đức Thơ- Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng hay không, ông Nguyễn Tuấn Anh- Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế (Thanh tra Chính phủ) cho rằng, thẩm quyền xác minh, nội dung kê khai tài sản thuộc về Thành ủy TP Đà Nẵng. “Đến nay Thành ủy TP Đà Nẵng đã kiểm tra và thông tin sơ bộ tới báo chí theo đúng thẩm quyền phân cấp. Thời gian tới nếu nhận chỉ đạo của các cấp thì Thanh tra Chính phủ sẽ thông tin thêm”- ông Tuấn Anh nói.Theo Dân trí
ĐTCK
'Cả tin' mua nhà bằng giấy tờ phô tô, mất oan 900 triệu đồng
Mặc dù chuyển nhượng, sang tên căn nhà cho người khác nhưng Thanh vẫn tiếp tục sử dụng bản phô tô sổ đỏ rao bán nhằm chiếm đoạt 900 triệu đồng.
[ "Pháp luật" ]
2017-08-14T06:51:29
Viện KSND TP Hà Nội vừa truy tố đối với Nguyễn Thị Thanh (SN 1983, ở quận 1, TP. HCM) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo cáo trạng, năm 2010, Nguyễn Thị Thanh mua căn nhà diện tích 31,3 m2 tại phường Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội). Sau khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, UBND quận Hoàng Mai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho Thanh. Ngày 14/9/2010, Thanh thế chấp nhà đất trên để vay tiền ngân hàng.Năm 2011, do cần tiền trả nợ ngân hàng và kinh doanh, Thanh bán căn nhà trên cho anh Nguyễn Xuân Hải với giá 1,5 tỷ đồng. Sau khi thỏa thuận, anh Hải chuyển cho Thanh 1 tỷ đồng để trả nợ ngân hàng, giải chấp lấy sổ đỏ. Nhận được sổ đỏ, anh Hải giao nốt cho Thanh số tiền còn lại là 500 triệu đồng.Hoàn tất việc giao nhận tiền, Thanh viết giấy biên nhận chuyển nhượng căn nhà trên cho anh Hải. Năm 2012, Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội - quận Hoàng Mai đã làm thủ tục sang tên nhà đất trên đứng tên anh Hải. Tuy nhiên, sau khi mua nhà, anh Hải không đến ở mà chỉ khóa cửa. Tháng 6/2012, anh Hải đã bán căn nhà trên cho người khác.Mặc dù đã sang tên căn nhà trên, nhưng đầu năm 2012, Thanh tiếp tục rao bán căn nhà trên cho anh Mai Đình Tú (ở quận Cầu Giấy, Hà Nội). Lần này, Thanh chỉ xuất trình bản phô tô giấy chứng nhận quyền sử dụng đất căn nhà trên do Thanh đứng tên. Theo lời Thanh, căn nhà đang thế chấp tại ngân hàng nên đề nghị anh Tú đặt cọc trước tiền mua nhà.Tin tưởng vì được Thanh dẫn đến xem nhà, anh Tú đồng ý mua với giá 1,5 tỷ đồng, đặt cọc 900 triệu đồng. Nhận tiền nhưng Thanh không thực hiện như cam kết mà bỏ trốn vào TP. HCM sinh sống. Cuối năm 2014, đối tượng đến Công an quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đầu thú.Tại cơ quan điều tra, bị can khai báo quanh co, không thừa nhận việc chuyển nhượng nhà đất trên cho anh Hải. Đối tượng nại ra việc ký hợp chuyển nhượng chỉ để làm tin cho khoản tiền vay 1,5 tỷ đồng. Hai bên lập bản phụ lục hợp đồng tại Văn phòng công chứng Độc Lập. Tuy nhiên, việc xác minh thể hiện không có bất cứ văn bản khác nào liên quan đến nhà đất trên.Liên quan đến căn nhà trên, cơ quan điều tra còn nhận được đơn của ông Phạm Văn Hùng (chú rể Thanh) tố giác Thanh nhận 1,8 tỷ đồng vào năm 2010 nhưng không bàn giao nhà.Khoảng năm 2013, biết Thanh đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ông Hùng yêu cầu Thanh ký vào giấy cam kết với nội dung “ông Hùng cho Thanh mượn sổ đỏ thế chấp ngân hàng trong vòng 2 năm.  Hết thời hạn trên, Thanh phải sang tên lại cho vợ chồng ông”. Hiện nay, ông Hùng làm thất lạc văn bản trên. Do chỉ có lời khai một phía, Thanh không thừa nhận lời khai trên nên cơ quan điều tra tách tài liệu để tiếp tục điều tra làm rõ.Hà Linh
Lao Động
Tin tức giáo dục 24h: 'Con đường' mang tên U23; Học viện Hành chính quốc gia ngừng tuyển sinh đại học
Một trường đại học đã đặt tên các con đường trong khuôn viên trường mang tên thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo; Học viện Hành chính quốc gia ngừng tuyển sinh đại học; Chàng trai 'vàng' Hóa học Việt Nam 'ẵm' học bổng 6,4 tỉ đồng của ĐH top đầu thế giới... là những tin tức hấp dẫn và thu hút dư luận trong 24h qua.
[ "Giáo dục", "Học bổng - Du học" ]
2018-02-01T13:41:00
1. Từ năm 2018, Học viện Hành chính quốc gia kết thúc đào tạo cử nhânĐây là một trong những nội dung quan trọng tại Quyết định số 05/2018/QĐ-TTg vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 23.1 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Hành chính Quốc gia. Theo đó, từ năm 2018, Học viện Hành chính quốc gia sẽ chỉ đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, không tuyển sinh đào tạo trình độ đại học . Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15.3.2018. Các quy định trước đây trái với Quyết định này được bãi bỏ. Chi tiết xem tại đây.2. Giành học bổng toàn phần trị giá 279.600 USDĐinh Quang Hiếu (SN 1999) được nhiều người biết đến khi còn là học sinh Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐH Khoa học Tự nhiên đã lập "cú đúp" HCV Olympic Hóa học quốc tế năm 2016 và 2017. Với bảng dài thành tích học tập và hoạt động tập thể, Hiếu vừa xuất sắc "ẵm" học bổng toàn phần trị giá 279.600 USD (tương đương 6,4 tỉ đồng) của Viện Công nghệ danh giá nhất thế giới Massachusetts Institute of Technology University (MIT) tại Mỹ niên khóa 2018-2022. Chàng trai “vàng” của Hóa học Việt Nam Đinh Quang Hiếu vừa được vinh danh Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2017 vào sáng 1.2. Chi tiết xem tại đây.3. Thầy trò HLV Park Hang-seo được một trường học đặt tên “đường“Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin Hữu nghị Việt - Hàn đã sử dụng tên của HLV Park Hang-seo và các học trò để đặt tên cho các con đường trong khuôn viên trường. Đây có thể được xem là sự tri ân với những chiến công lịch sử của thầy trò HLV Park Hang-seo tại VCK U23 Châu Á 2018.4. ĐH Kinh tế quốc dân tăng chỉ tiêu, mở thêm nhiều ngành mớiGS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế quốc dân cho biết, dự kiến năm 2018 trường sẽ tăng đáng kể chỉ tiêu và mở thêm nhiều ngành đào tạo mới. Với điều kiện hiện tại, nhà trường có thể đáp ứng được tối đa gần 6.000 chỉ tiêu, hiện nay chỉ tiêu cho phép là 4.800. Trường dự kiến sẽ tăng chỉ tiêu tuyển sinh lên 5.500.TN
Thanh Tra
Khiếu nại không có cơ sở
Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại, 8 hộ dân có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án theo quy định của pháp luật.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
2018-02-02T03:08:00
Nội dung khiếu nại8 hộ dân trú tại tổ 91, 93, 95, 97, khu 6, phường Bạch Đằng, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh khiếu nại 4 nội dung:Các hộ ở tầng 1 chung cư 3 tầng phường Bạch Đằng và các hộ dân ở dãy nhà cấp 4 phía sau và xen kẹp chung cư 3 tầng đề nghị được bồi thường bằng tiền tương tự như các hộ tầng 1 ở chung cư 5 tầng phường Bạch Đằng và các hộ tầng 1 ở lô 4, 5 chung cư 5 tầng Trần Hưng Đạo.Các hộ khu nhà cấp 4 xen kẹp và dãy nhà cấp 4 phía sau nhà 3 tầng phường Bạch Đằng đề nghị được bồi thường, hỗ trợ tương tự các hộ có nhà riêng lẻ.Đề nghị được bồi thường về đất và tài sản trên đất cho phần diện tích các hộ tự cơi nới, mở rộng mà tại thời điểm bắt đầu xây dựng không bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 75 Luật Đất đai 2013 và các hộ phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định tại các Điều 6,7,8, Nghị định số 45/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.Đề nghị trưng cầu cơ quan có chức năng độc lập thẩm định lại giá đất để xác định đúng giá trị quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 115, Luật Đất đai 2013 và phê duyệt lại giá đất cụ thể để bồi thường, hỗ trợ.Kết quả đối thoạiNgày 9/5/2017, đoàn xác minh của Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức đối thoại với 8 hộ dân thuộc tổ 91, 93, 95, 97, khu 6, phường Bạch Đằng, TP Hạ Long.Tại buổi đối thoại, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường, đại diện UBND TP Hạ Long đã trao đổi, giải thích cơ chế, chính sách bồi thường, điều kiện để được bồi thường về đất cho các hộ dân dự buổi đối thoại.Tuy nhiên, các hộ dân vẫn không nhất trí với nội dung giải thích và đề nghị được gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với lãnh đạo UBND tỉnh.Theo quy định tại Khoản 2, Điều 21, Thông tư 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định về thành phần tham gia đối thoại, thì: “a) Thành phần tham gia đối thoại gồm: Người giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại, người khiếu nại hoặc người đại diện, người được ủy quyền, luật sư, trợ giúp viên pháp lý của người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan. Người giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung đối thoại".Như vậy, thành phần tham gia đối thoại đã đảm bảo đúng quy định của pháp luật.Kết luận của lãnh đạo tỉnhCác hộ ở tầng 1 chung cư 3 tầng phường Bạch Đằng và các hộ ở dãy nhà cấp 4 phía sau chung cư 3 tầng là các hộ có căn hộ được các đơn vị của ngành Than cho thuê lại, đến khi bàn giao cho UBND TP Hạ Long quản lý, sử dụng năm 2010, nên không đủ điều kiện bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước theo quy định. Tại thời điểm thu hồi nhà, đất các hộ dân chưa được thanh lý nhà, không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên không được bồi thường về đất theo Điều 75 Luật Đất đai 2013.Đối với các hộ nhà cấp 4 xen kẹp và dãy nhà cấp 4 phía sau nhà 3 tầng phường Bạch Đằng, do các đơn vị ngành Than đầu tư xây dựng bằng ngân sách Nhà nước, trực tiếp quản lý, sử dụng và chỉ cho các hộ dân thuê, năm 2010, ngành Than bàn giao lại cho UBND TP Hạ Long quản lý, sử dụng và TP Hạ Long tiếp tục cho các hộ thuê, không thanh lý nhà; không cho phép xây dựng, sửa chữa, cải tạo. Do vậy, các hộ không đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên không đủ điều kiện bồi thường về đất theo Khoản 1, Điều 75 Luật Đất đai 2013.Trong suốt quá trình sử dụng đất đến thời điểm Nhà nước thu hồi đất, phần diện tích các hộ sử dụng vẫn là đất thuộc quản lý của ngành Than và UBND TP Hạ Long, các hộ không cung cấp được văn bản cho phép xây dựng của UBND phường, hoặc đơn vị tự quản thuộc ngành Than trước đây. Do vậy, các hộ dân đề nghị được bồi thường về đất và tài sản trên đất đối với diện tích tự cơi nới trái phép là không phù hợp với quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.Việc định giá đất cụ thể để bồi thường thực hiện dự án đã đảm bảo theo đúng quy định của Luật Đất đai 2013. Các hộ không thuộc diện được bồi thường về đất, do vậy nội dung đề nghị trưng cầu cơ quan có chức năng độc lập thẩm định lại giá đất để xác định đúng giá trị quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 115 Luật Đất đai năm 2013 là không có cơ sở.Để hỗ trợ cho các hộ dân thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước đảm bảo ổn định cuộc sống khi bàn giao nhà cho Nhà nước; UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2732 ngày 24/8/2016 về việc phê duyệt chính sách riêng hỗ trợ cho các hộ thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước tại khu chung cư 3 tầng phường Bạch Đằng, TP Hạ Long khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án khu hỗn hợp chung cư, văn phòng, trung tâm thương mại và nhà ở kết hợp khu mua sắm tại phường Bạch Đằng phê duyệt chính sách hỗ trợ riêng và đã được đại đa số các hộ dân đồng thuận.Từ những nhận định và căn cứ trên, ngày 21/1/2018, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Vũ Văn Diện đã ký quyết định không chấp nhận nội dung khiếu nại của 8 hộ dân.Linh Linh
Hà Nội Mới
Từ 5-2, trường học Hà Nội bãi bỏ thu tự nguyện mua sắm thiết bị và sửa chữa nhỏ
Ngày 30-1, Sở GD-ĐT Hà Nội chính thức thông báo việc bãi bỏ quy định về thu chi các khoản đóng góp tự nguyện để sửa chữa nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của nhà trường.
[ "Giáo dục" ]
2018-01-30T14:20:00
Theo đó, Sở GD-ĐT Hà Nội công bố Quyết định số 04/2018/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội đã bãi bỏ Điều 11 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND ngày 22/1/2013.Quyết định này quy định về thu, sử dụng các khoản thu khác trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập của thành phố, trừ các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao.Trong đó, Điều 11 có nội dung về thu chi các khoản đóng góp tự nguyện để sửa chữa nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của nhà trường.Hà Nội chính thức bãi bỏ khoản thu tự nguyện để phục vụ sửa chữa nhỏ, mua sắm trang thiết bị.Quy định này nêu rõ: "Trong trường hợp ngân sách nhà nước và khoản thu học phí chưa đáp ứng được hết các nhu cầu sửa chữa nhỏ, mua sắm trang thiết bị, các trường được huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân và phụ huynh học sinh theo nguyên tắc không ép buộc hay bình quân hóa mức đóng góp đối với phụ huynh học sinh.Bên đóng góp không được gắn bất kỳ điều kiện ràng buộc nào về đặc quyền, đặc lợi trong việc thụ hưởng dịch vụ giáo dục hoặc quyền khai thác lợi ích kinh tế phát sinh từ tài sản, kinh phí đã đóng góp cho nhà trường".Ngoài việc bãi bỏ Điều 11, UBND TP nêu rõ các nội dung khác của Quy định kèm theo Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND như thu, chi phục vụ bán trú, học 2 buổi/ngày, học phẩm, nước uống; dạy thêm, học thêm, quà tặng, đồng phục trong nhà trường... giữ nguyên giá trị pháp lý.Quyết định này có hiệu lực từ ngày 5-2. Quy định này sẽ hạn chế các khoản thu mang danh nghĩa tự nguyện để phục vụ nhu cầu sắm sửa thêm cho nhà trường, góp phần giảm tình trạng lạm thu tiền trường trong thời gian vừa qua.Theo An ninh Thủ đô
Dân Việt
Quy định mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 2/2018
Quy định về chữ ký số trên văn bản điện tử trong cơ quan Nhà nước là một trong những quy định mới nổi bật sẽ có hiệu lực từ ngày 1.2.2018.
[ "Pháp luật" ]
2018-01-31T22:55:00
1.Quy định về chữ ký số trên văn bản điện tử trong cơ quan nhà nướcTheo quy định mới, việc ký số được thực hiện thông qua phần mềm ký số và được thông báo thành công hoặc không thành công khi ký trên văn bản điện tử.Thông tư 41/2017/TT-BTTTT quy định sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước sẽ có hiệu lực từ 5.2.2018. Ảnh IT. Trường hợp quy định người có thẩm quyền ký số trên văn bản điện tử, thông qua phần mềm ký số thì người có thẩm quyền sử dụng khóa bí mật cá nhân để thực hiện việc ký số vào văn bản điện tử.Trường hợp cơ quan, tổ chức ký số trên văn bản điện tử thông qua phần mềm ký số thì văn thư được giao sử dụng khóa bí mật con dấu của cơ quan, tổ chức để thực hiện việc ký số vào văn bản điện tử.Thông tư 41/2017/TT-BTTTT quy định sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước sẽ có hiệu lực từ 5.2.2018.2. 6 trường hợp cần trưng cầu giám định trong vụ án kinh tếThông tư liên tịch 01/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP quy định ngoài những trường hợp bắt buộc theo Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì cơ quan tiến hành tố tụng có thể trưng cầu giám định trong vụ án kinh tế những trường hợp cần thiết như:- Xác định chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ của tài sản, hàng hóa, hàng giả, hàng thật, hàng cấm;- Truy nguyên về tài liệu, đồ vật, chữ ký, chữ viết, con dấu, dấu vết, dữ liệu điện tử;- Xác định tính chính xác của các dụng cụ cân, đo, đong, đếm và các máy móc, thiết bị khác;- Xác định hành vi vi phạm trong lĩnh vực đầu tư;- Gặp khó khăn khi xác định mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm trong lĩnh vực đầu tư gây ra;- Xác định hành vi vi phạm về thuế, tài chính,…và các lĩnh vực khác xét thấy cần thiết phải thực hiện giám định.6 trường hợp sẽ cần chưng cầu giám định trong vụ án kinh tế khi chưa đủ chứng cứ để chứng minh hành vi, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Ảnh Kiemsat.vn.Việc trưng cầu giám định trong những trường hợp trên chỉ thực hiện khi chưa có đủ chứng cứ để chứng minh hành vi, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.3. Khai thác tàu thuyền quá niên hạn sẽ bị phạt tới 75 triệu đồngĐây là nội dung được quy định tại Nghị định 142/2017/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải.Theo đó, đối với hành vi khai thác tàu thuyền quá niên hạn sử dụng sẽ bị xử phạt như sau:- Phạt tiền từ 65 - 75 triệu đồng đối với nhà hàng nổi, khách sạn nổi, phương tiện lưu trú du lịch ban đêm;- Phạt tiền từ 55 - 65 triệu đồng đối với phương tiện chuyên vận tải hành khách có sức chở trên 12 người mà không phải là tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, khách sạn nổi, nhà hàng nổi, tàu đệm khí;- Phạt tiền từ 45 - 55 triệu đồng đối với phương tiện chở hàng nguy hiểm, chở dầu, chở khí hóa lỏng, tàu đệm khí.Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị tước quyền sử dụng bằng thuyền trưởng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền trưởng có thời hạn từ 2 đến 3 tháng.4. Đại lý xổ số được hưởng mức chi hoa hồng đến 15% doanh thuBộ Tài chính ban hành Thông tư 138/2017/TT-BTC về hướng dẫn khoản chi phí đặc thù đối với doanh nghiệp kinh doanh xổ số quy định tại Nghị định 122/2017/NĐ-CP.Theo đó, mức chi hoa hồng của các đại lý xổ số được quy định cụ thể như sau: Mức chi hoa hồng do doanh nghiệp kinh doanh xổ số quyết định; Mức chi tối đa không được vượt quá 15% doanh thu từ việc kinh doanh các loại hình xổ số được phép kinh doanh, bao gồm cả thuế GTGT và thuế tiêu thụ đặc biệt.Thông tư 138/2017/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 10.2.2018.MInh Phong (tổng hợp)
Đại Đoàn Kết
Hướng tới sự tôn nghiêm
Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình mới đây khẳng định, ngành Tòa án đang lấy ý kiến để thông qua Bộ quy tắc đạo đức thẩm phán. Theo đó, thẩm phán tại TAND các cấp, Tòa án Quân sự... đều phải tuân thủ các quy định về chuẩn mực đạo đức, nguyên tắc ứng xử tại Bộ quy tắc này. Đây chính là cơ sở để đánh giá phẩm chất đạo đức khi bổ nhiệm thẩm phán, là một căn cứ xét khen thưởng, kỷ luật thẩm phán.
[ "Pháp luật" ]
2018-02-02T02:00:00
Dư luận kỳ vọng với bộ quy tắc ứng xử này, các thẩm phán nói riêng, ngành Tòa án nói chung sẽ ngày càng hướng tới sự tôn nghiêm, xứng đáng là cán cân công lý của xã hội.Ngay ở Điều 2, Dự thảo Bộ quy tắc đạo đức thẩm phán đã đặt ra yêu cầu khá cao đối với một thẩm phán: Thẩm phán phải là người gương mẫu chấp hành Hiến pháp và pháp luật; các thẩm phán phải là những tấm gương về phụng công, thủ pháp, chí công vô tư, liêm chính, độc lập, khách quan, công bằng, tận tụy và chỉ tuân theo pháp luật khi thi hành nhiệm vụ, công vụ; thẩm phán phải xử sự bản lĩnh, đúng mực, khoan dung, nhân ái, lịch thiệp và thận trọng khi thực hiện nhiệm vụ cũng như trong đời sống cá nhân...Với hàng loạt tiêu chí nói trên, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình hy vọng sẽ xây dựng được một đội ngũ thẩm phán thực sự vừa hồng vừa chuyên, đảm bảo các cơ quan TA thực hiện đúng quyền tư pháp, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, không sợ hãi trước bất cứ sức ép nào từ bất cứ đâu, xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không gây oan sai cho công dân nhưng cũng không bỏ lọt tội phạm. Đây chính là mục tiêu của công cuộc cải cách tư pháp thời gian qua, đảm bảo hiện thực hóa Hiến pháp 2013 về công tác TA.Nói như vậy hoàn toàn có cơ sở, khi mà bất cứ thẩm phán nào cũng chỉ tuân theo Hiến pháp và pháp luật thì làm sao có chuyện “án bỏ túi”, làm gì có chuyện bẻ cong cán cân công lý, đúng thành sai, đen thành trắng, gây oan sai cho người vô tội, bỏ lọt tội phạm. Khi ngồi trên bục cao nhân danh nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nếu thẩm phán không thực sự là tấm gương về phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư thì làm sao có thể sáng suốt đưa ra những quyết định đúng đắn, làm rõ bản chất vụ án, xét xử đúng pháp luật được?Còn nữa, lâu nay vẫn còn không ít “tiếng bấc, tiếng chì” về việc ở đâu đó, cấp TA nào đó vẫn có những thẩm phán chưa thực sự liêm chính, vẫn mượn việc công để thu lợi riêng. Chính bởi lẽ đó mới có những vụ án oan, sai khiến người vô tội phải ngồi tù oan 10 năm, thậm chí gần 20 năm đằng đẵng, trong khi thủ phạm đích thực thì vẫn ung dung nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Chính bởi một số cá nhân thẩm phán bị thoái hóa, biến chất nên ngành TA hàng năm mới có những vụ án phải hủy, phải sửa, dẫn đến quá hạn, tồn đọng không thể giải quyết đúng thời gian quy định.Tại Hiến pháp 2013 cũng đã quy định rất rõ về việc coi trọng tranh tụng tại tòa để làm rõ bản chất vụ án, nhằm đưa ra phán quyết công bằng, hợp tình, hợp lý, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Song, làm sao có thể hiện thực hóa vấn đề đã được hiến định đó, nếu các thẩm phán không độc lập, khách quan, công bằng và tận tụy? Tranh tụng của các luật sư liệu có giá trị gì đối với những thẩm phán vừa yếu về chuyên môn, lại thiếu bản lĩnh? Một thẩm phán đúng mực, lịch thiệp sẽ không bao giờ ngắt ngang lời tranh tụng của người bào chữa, không tỏ ra cáu bẳn với bị cáo khi họ đưa ra những biện luận chối tai mình. Tất nhiên đi kèm với sự khoan dung, nhân ái là sự thận trọng, chỉ tuân theo pháp luật của thẩm phán thì đảm bảo phán quyết đưa ra sẽ khó có thể sai lầm.Cũng trong nỗ lực cải cách tư pháp trong công tác xét xử, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cũng đang đề nghị trình cơ quan có thẩm quyền xem xét bãi bỏ việc xét xử lưu động, vừa tốn kém tiền bạc, vừa thiếu đi sự tôn nghiêm cần có của một phiên tòa. Theo thống kê, mỗi năm ngân sách phải bỏ ra trên dưới 70 tỷ đồng phục vụ công tác xét xử lưu động, đó là chưa kể ngân sách địa phương hỗ trợ. Trong khi đó, hiệu quả duy nhất là phổ biến, giáo dục pháp luật, răn đe, phòng ngừa lại không còn trong thời đại “thế giới phẳng” hiện nay. Ngược lại, việc xét xử lưu động rất khó đảm bảo an toàn cho các bị cáo, bị hại, nhân chứng, cũng như an ninh phiên tòa ở chỗ đông người.Cũng theo Chánh án Nguyễn Hòa Bình, việc xét xử lưu động còn không đảm bảo quyền con người đã được hiến định, bởi không ai có tội khi chưa có bản án có hiệu lực pháp luật, vậy mà TA lại đưa họ về nơi cư trú xét xử, sẽ ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của các bị cáo, ảnh hưởng đến người thân, vợ con, gia đình. Trên thực tế, có không ít vụ án khi xét xử lưu động, các con cháu của bị cáo đã bỏ nhà đi hoặc có nhiều quyết định đáng tiếc khác. Từ những bất cập trên, Chánh án Nguyễn Hòa Bình khẳng định sẽ báo cáo Ủy ban TVQH, xin tổng kết việc xét xử các phiên tòa lưu động, đồng thời dừng việc tổ chức phiên tòa lưu động.Tất cả những tiêu chí, nguyên tắc ứng xử của thẩm phán, kiến nghị dừng xét xử lưu động, cộng với việc đổi mới trang phục, bố trí lại phòng xử án theo tinh thần cải cách tư pháp tạo một bước đà cho TAND các cấp hướng tới sự tôn nghiêm, đảm bảo việc xét xử độc lập, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trái với một số ý kiến bi quan cho rằng, chỉ là “bình mới, rượu cũ” khi bỏ vành móng ngựa, bố trí luật sư ngồi ngang hàng với đại diện VKS..., Bộ quy tắc đạo đức thẩm phán cho thấy quyết tâm đổi mới cả về nội dung cũng như hình thức của ngành TA. Như vậy thì việc đảm bảo tranh tụng để đi đến sự thật khách quan, xử đúng người, đúng tội sẽ đi vào thực chất.Lê Anh Đức
Người Đưa Tin
Lật tẩy thủ đoạn đánh tráo sổ đỏ xảo quyệt tại TP.HCM
Thời gian qua, tại TP.HCM xảy ra nhiều vụ làm sổ đỏ giả, lừa đảo chiếm đoạt hàng tỷ đồng, gây hoang mang trong dư luận.
[ "Pháp luật" ]
2017-04-15T23:46:00
Thủ đoạn đánh tráo sổ đỏ xảo quyệtTheo ông Trần Văn Phú - Phó trưởng phòng PC45, thời gian gần đây, trên địa bàn TP.HCM xảy ra hàng chục vụ làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN QSDĐ). Loại tội phạm mới này đang có chiều hướng gia tăng, đẩy nạn nhân vào cảnh khốn cùng.Điển hình là vụ án làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức vừa được cơ quan CSĐT Công an TP.HCM khởi tố vào ngày 14/3/2017.Theo đó, ngày 8/8/2016, chị Mai Thanh T. (con liệt sỹ Mai Văn Cưỡng, trú tại phường Tân Hưng, quận 7, TP.HCM) chuyển nhượng quyền sử dụng đất thửa số 110, tờ bản đồ số 18, địa chỉ phường Phú Mỹ, quận 7, TP.HCM cho bà Nguyễn Thị Bích Hợi với giá 2 tỷ đồng (thực tế bán 4,2 tỷ đồng).Bà Hợi đã thanh toán 4,1 tỷ đồng và chị T. đã giao toàn bộ giấy tờ gốc thửa đất cho phía người mua.Thông báo kết quả giải quyết tố giác của PC45 Công an TP.HCM.Bên bán và bên mua ủy quyền cho bà Tăng Kim Nga (người quen của bên mua) thực hiện các thủ tục sang tên, đổi chủ.Ngày 18/8/2016, bà Nga đến văn phòng Đăng ký đất đai TP.HCM. chi nhánh quận 7 nộp hồ sơ, thì phát hiện GCN QSDĐ số 04251 có dấu hiệu giả mạo.Thêm nữa, thửa đất 110 của chị T. trước đó (ngày 17/1/2016) đã chuyển nhượng cho ông Lê Văn C.. Ông C. đã chuyển nhượng tiếp cho ông Nguyễn Văn Nho và bà Diệp Thị Kim Khoa. Vì chưa hề bán đất cho ai, chị T. đã làm đơn tố cáo gửi Công an quận 7.Ngày 18/1/2017, Công an quận 7 đã ra thông báo giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm số 27, ghi rõ: “Kết quả giải quyết tố giác về tội phạm đối với đơn tố cáo của bà Mai Thanh T., cơ quan CSĐT Công an quận 7 đã tiến hành điều tra xác minh, xác định đây là tin báo có dấu hiệu tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức.Thông qua việc làm giả bản chính GCN QSDĐ quyền sở hữu nhà ở và tài liệu khác gắn liền với thửa đất số 110, tờ bản đồ số 18, phường Tân Phú, quận 7 do Mai Thanh T. đứng tên, rồi đánh tráo bản giả lấy bản chính. Khi trao đổi mua bán là có thật, xảy ra trên nhiều địa bàn khác nhau trong thành phố các quận 1, 5, 6, 7, chiếm đoạt tài sản mảnh đất có giá trị lớn trên 4 tỷ đồng”.Như vậy đã rõ, GCN QSDĐ thửa đất 110 của chị T. đã bị kẻ gian đánh tráo. Sau đó, hắn mạo danh chị T. làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giả để chiếm đoạt thửa đất 110.Theo thẩm quyền điều tra, cơ quan CSĐT Công an quận 7 đã chuyền toàn bộ hồ sơ tố giác tội phạm của chị Mai Thanh T. đến đội 8, phòng PC45 Công an TP.HCM tiếp tục điều tra, xử lý theo thẩm quyền.Hệ lụy khôn lườngChị T. khẳng định với PV: “Toàn bộ giấy tờ gốc thửa 110, tôi đưa hết cho bên mua. Việc kẻ gian đánh tráo sổ đỏ, tôi làm sao biết được. Tôi không hề chuyển nhượng đất đai cho ông Lê Văn C., hồ sơ của tôi bán đất cho ông C. hoàn toàn giả mạo từ đầu đến cuối”.Thửa đất 110 của chị T. đã bán cho bà Hợi.Cần nhấn mạnh chi tiết, trước khi bán đất cho bà Hợi, chị T. chưa từng bán đất cho ai, không đưa cho ai cầm sổ đỏ thật. Vậy tại sao vào ngày 17/1/2016, đối tượng Lê Văn C. lại ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giả mạo chị T., nhưng lại có GCN QSDĐ thật đứng tên Mai Thanh T..“Ngày 8/8/2016, tôi giao hết giấy tờ gốc về đất đai cho người mua. Họ giữ giấy tờ đất đai thật của tôi, đến 10 ngày sau mới cho biết đây là giấy tờ giả. Quãng thời gian đó, có thể kẻ gian đã đánh tráo GCN QSDĐ thật của tôi, sau đó ký hợp đồng giả mạo tôi với Lê Văn C. nhưng ghi lùi thời gian xuống ngày 17/1/2016”, phía gia đình chị T. nghi ngờ.Ông Hoàng Mạnh Thắng, Trưởng phòng Công chứng số 7 (người trực tiếp công chứng cho hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa chị Mai Thanh T. và bà Nguyễn Thị Bích Hợi) nhận định: “Có thể sổ đỏ thật của chị T. đã bị đánh tráo và kẻ gian cầm sổ đỏ thật đó đi giao dịch thành công”.Hiện nay, GCN QSDĐ thửa đất 110 của chị T. đang thế chấp tại một ngân hàng. Chị T. mong muốn pháp luật trừng trị kẻ gian, trả lại GCN QSDĐ thật cho chị, để chị trả lại cho bà Hợi.Thiên Long
Infonet
Quảng Ninh: Bắt khẩn cấp đối tượng buôn bán, tàng trữ gần 250kg pháo
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TX Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh vừa tiến hành bắt giữ đối tượng có hành vi buôn bán trái phép pháo nổ, thu giữ 248,5 kg pháo.
[ "Pháp luật", "An ninh - Trật tự" ]
2018-02-04T00:08:00
Đối tượng Phong bị bắt giữTheo đó, vào hồi 21h ngày 2/2, tại khu vực Trạm dừng nghỉ Quảng Ninh Gate, thôn Tân Thành, xã Bình Dương, Công an TX Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh tiến hành kiểm tra hành chính và phát hiện Lưu Văn Xa, sinh năm 1980, trú tại thôn Bắc Mã 1 và Nguyễn Thế Đô, sinh năm 1999, trú tại thôn Bắc Mã 2, (xã Bình Dương, thị xã Đông Triều) cất giấu trong người 48 quả pháo trứng.Qua đấu tranh, khai thác nhanh 2 đối tượng khai nhận mua số pháo trên của Nguyễn Văn Phong, sinh năm 1970, trú tại thôn Bình Sơn Đông, xã Bình Dương, TX Đông Triều để đốt trong đêm giao thừa.Tang vật vụ ánCơ quan cảnh sát điều tra công an TX Đông Triều đã ra lệnh khám xét khẩn cấp nơi ở của Nguyễn Văn Phong tại thôn Bình Sơn Đông, xã Bình Dương thu được 248,5kg pháo các loại như: pháo trứng, bánh pháo tép, bánh pháo.Ngay sau đó, Cơ quan CSĐT Công an TX Đông Triều đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Văn Phong.Bước đầu điều tra đối tượng phong đã khai nhận mua số pháo trên của một số đối tượng không quen biết để về bán kiếm lời trong dịp tết.Hiện công an thị xã Đông Triều đang tiến hành trưng cầu giám định số pháo trên để điều tra, xử lý theo quy định.Nguyên Trung
Đấu Thầu
Thủ tục làm sổ đỏ cho nhà chung cư như thế nào?
Nhiều người mua nhà chung cư, băn khoăn chưa biết thủ tục sổ đỏ cho nhà chung cư như thế nào, chủ đầu tư sẽ trực tiếp làm sổ đỏ hay bạn thân người mua làm sổ đỏ. Dưới đây là những thông tin chi tiết giải đáp thắc mắc này.
[ "Pháp luật" ]
2017-05-09T06:51:02
Ảnh InternetTheo quy định của pháp luật đất đai, đối với các dự án phát triển nhà ở (chung cư), chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn thiện toàn bộ hồ sơ, thay người dân mua nhà tại các dự án này làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (GCN). Song người mua nhà cũng có thể tự làm thủ tục đề nghị cấp GCN.Cụ thể, Điều 31 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định:Chủ sở hữu nhà ở thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở và có giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp về nhà ở thì được chứng nhận quyền sở hữu theo quy định sau đây:“1. Hộ gia đình, cá nhân trong nước phải có một trong các loại giấy tờ sau: đ) Giấy tờ về mua bán hoặc nhận tặng cho hoặc đổi hoặc nhận thừa kế nhà ở đã có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.Trường hợp nhà ở do mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 thì phải có văn bản về giao dịch đó theo quy định của pháp luật về nhà ở. Trường hợp nhà ở do mua của doanh nghiệp đầu tư xây dựng để bán thì phải có hợp đồng mua bán nhà ở do hai bên ký kết;”Theo quy định tại Khoản 3 Điều 72 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì:“3. Chủ đầu tư dự án nhà ở có trách nhiệm nộp 1 bộ hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thay cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây dựng hoặc cung cấp hồ sơ cho bên mua để tự đi đăng ký. Hồ sơ gồm có:a) Đơn đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;b) Hợp đồng về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở, công trình xây dựng theo quy định của pháp luật;c) Biên bản bàn giao nhà, đất, công trình xây dựng.”Trong trường hợp bạn tự mình nộp hồ sơ đăng ký quyền sở hữu nhà ở thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như đã nêu trên. Trường hợp hợp đồng mua bán nhà ở của bạn đã mất, bạn có thể đề nghị với Chủ đầu tư để được cung cấp lại.Như vậy, cụ thể để làm thủ tục đề nghị cấp giấy sở hữu căn hộ chung cư, người mua nhà cần: Phải thanh toán đầy đủ tiền ghi trong Hợp đồng mua bán căn hộ chung với nhà đầu tư (thanh toán hợp đồng mua bán với nhà đầu tư); Đề nghị nhà đầu tư cấp đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ chung cư;Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư với nhà đầu tư...Dưới đây là các bước làm sổ đỏ khi mua nhà chung cư:(Infographic: Bảo Châu - Bùi Vân/ Cổng thông tin điện tử Bộ TNMT)Hồ sơ xin đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ chung cư bao gồm:1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà chung cư (sổ đỏ) gồm có:– 01 bản gốc, 01 bản phô tô Hợp đồng mua bán với nhà đầu tư (01 bản lưu tai cơ quan thuế);– 01 bản gốc, 01 bản phô tô Hợp đồng mua bán với nhà đầu tư (01 bản lưu tai cơ quan địa chính);– 02 bản chứng thực chứng minh thư, hộ khẩu của người đề nghị cấy giấy (bao gồm những người đứng tên trong Hợp đồng mua bán);– 02 tờ khai Lệ phí trước bạ, 03 tờ khai thuế thu nhập cá nhân (chủ tài sản kê khai hoặc người được ủy quyền).2. Toàn bộ hồ sơ xin đề nghị cấp giấy quyền sở hữu căn hộ chung cư nộp tại Văn phòng Đăng ký đất và nhà (cấp Huyện) nộp và làm thủ tục kê khai nộp thuế, lệ phí trước bạ cho cơ quan Nhà nước.3. Nộp bổ sung để hoàn tất thủ tục xin giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ chung cư gồm có:– 01 bản gốc, 01 bản phô tô Thông báo nộp Lệ phí trước bạ và Biên lại nộp Lệ phí trước bạ;– 01 bản gốc, 01 bản phô tô Thông báo nộp thuế thu nhận cá nhân và Biên lai nộp thuế thu nhập cá nhân.Reatimes.vn
Gia Đình VN
Khiếu nại đất đai tại xã Vạn Phúc, Hà Nội: Cần giải quyết dứt điểm!
Một số hộ dân ở xã Vạn Phúc (Thanh Trì - Hà Nội) gửi đơn phản ánh về việc một số diện tích đất của họ không được kê biên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi dồn điền đổi thửa.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
2017-05-08T23:47:00
Bà Nguyễn Thị Thắng, một người dân ở Vạn Phúc có đơn gửi đến cơ quan báo chí cũng như các cơ quan chức năng của Thành phố Hà Nội, đề nghị cần làm rõ một số vấn đề khúc mắc liên quan đến việc Công ty TNHH Xây dựng Hoàng Hà (Công ty Hoàng Hà) thuê đất nông nghiệp của gia đình bà và một số hộ dân tại bãi Tân Bồi 3 (Vạn Phúc – Thanh Trì) làm bãi chứa vật liệu xây dựng.Khu đất nông nghiệp này năm 1997, Nhà nước đã giao cho các hộ dân ở thôn 3, xã Vạn Phúc để sản xuất nông nghiệp.Đến năm 2003, Công ty Hoàng Hà đã thuê lại đất khu vực này của người dân để làm bãi chứa vật liệu xây dựng, với giá cho thuê là 200.000 đồng/ 360m2, thời hạn thuê từ tháng 9/2003 đến 31/12/2017. Cuối năm 2016, khi chính quyền địa phương dồn điền đổi thửa và cấp lại sổ đỏ thì không có diện tích đất ở Tân Bồi 3 nên bà Thắng và một số hộ dân đã gửi đơn đề nghị được làm rõ.Theo tìm hiểu của phóng viên, giữa năm 2007, Công ty Hoàng Hà đã ký hợp đồng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng diện tích 49.332 m2 đất nông nghiệp của 225 hộ gia đình, trong đó có gia đình bà Nguyễn Thị Thắng thuộc xóm 1,2,4 tại thôn 3, xã Vạn Phúc, với giá chuyển nhượng là 90.000đ/m2. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa công ty Hoàng Hà và các hộ gia đình đã được UBND xã Vạn Phúc xác nhận.Sau khi Công ty Hoàng Hà được chuyển nhượng đất từ người dân, ngày 12/02/2010, UBND Thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 828/QĐ-UBND về việc cho phép Công ty TNHH Hoàng Hà chuyển đổi mục đích sử dụng 49.332 m2 đất nông nghiệp tại bãi Tân Bồi 3.Liên quan đến vấn đề này, ông Chử Mạnh Thắng - Chủ tịch UBND xã Vạn Phúc cho biết:“Sau khi dồn điền đổi thửa thì diện tích đất ở bãi Tân Bồi 3 đã được UBND Thành phố thu hồi và giao cho công ty Hoàng Hà sử dụng nên phần đất thu hồi không có trong sổ đỏ mới. UBND xã đã nhiều lần mời các hộ dân có đất tại bãi Tân Bồi 3 lên để giải thích về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho Công ty Hoàng Hà là đúng theo quy định của pháp luật và đã gửi các văn bản trả lời đơn thư của một số hộ dân khiếu nại của Sở Tài Nguyên Môi Trường và UBND huyện Thanh Trì đến cho người dân”.Khi được hỏi vì sao sự việc diễn ra đã lâu nhưng mãi đến cuối năm 2016 thì người dân mới đi khiếu nại? ông Nguyễn Văn Hải - Phó Chủ tịch UBND xã Vạn Phúc cho rằng do bà Thắng cùng một số hộ chưa hiểu hết việc này.“Đất của họ đã chuyển nhượng quyền sử dụng cho Công ty Hoàng Hà. Người dân tự nguyên chuyển nhượng với Công ty Hoàng Hà. Nhiều người nói cán bộ xã đi vận động để người dân chuyển nhượng là không có chuyện đó”, ông Hải khẳng định.Lãnh đạo UBND xã Vạn Phúc tại buổi làm việc với phóng viênCũng theo Phó Chủ tịch xã Vạn Phúc, việc Công ty Hoàng Hà nhận chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, theo khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai năm 2003.“Bà Nguyễn Thị Thắng không công nhận hợp đồng chuyển nhượng sử dụng đất với Công ty Hoàng Hà thì có thể gửi đơn lên Tòa án nhân dân huyện Thanh Trì để được xem xét giải quyết”, ông Hải nói.Để làm rõ thêm một số vấn đề người dân phán ánh, phóng viên đã có buổi làm việc với ông Hoàng Mạnh Hiền - Phó Giám đốc Công ty Hoàng Hà. Ông Hiền cho biết, trong quá trình làm hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, Công ty Hoàng Hà có một lỗi nhỏ là không thanh lý hợp đồng thuê trước đó. Cho nên nhiều hộ dân chưa hiểu và mẫu thuẫn với doanh nghiệp.Do đó, lãnh đạo Công ty Hoàng Hà đã xuống trao đổi trực tiếp với người dân ở thôn 3, xã Vạn Phúc để giải thích cho dân hiểu.“Về việc này, chúng tôi đã kỷ luật nhiều cán bộ. Sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng, tất cả các hộ dân đã nhận tiền đầy đủ từ năm 2007. Hiện tại xảy ra việc người dân khiếu nại là do cách hiểu chưa đúng của một số hộ”, ông Hiền giải thích.An Nhiênạn đọc có thông tin, đơn thư phản ánh, kiến nghị, khiếu nại tố cáo xin vui lòng gọi qua số ĐT: 0916 950 168 hoặc Email [email protected] om
VOV
Liên minh Châu Âu sẵn sàng mở rộng vòng tay đón Anh trở lại
Nếu chính phủ Anh thay đổi quyết định về Brexit, EU sẽ sẵn sàng chào đón Anh quay trở lại mái nhà chung.
[ "Thế giới" ]
2018-01-29T01:55:00
Hôm 28/1, trong cuộc trả lời phỏng vấn truyền thông của Pháp, ủy viên phụ trách kinh tế và các vấn đề tài chính của Liên minh châu Âu (EU), ông Pierre Moscovici nói rằng, “cửa sẽ mở” nếu Anh muốn đảo ngược việc rời khỏi EU, còn gọi là Brexit.Ủy viên phụ trách kinh tế và các vấn đề tài chính của Liên minh châu Âu (EU) Pierre Moscovici. Ảnh: Alamy.Ông Pierre Moscovici nhấn mạnh, nếu chính phủ Anh thay đổi quyết định Brexit, EU sẽ sẵn sàng chào đón. Trước đó, ông Pierre Moscovici bày tỏ mong muốn Anh sẽ ở lại EU bởi cả Anh và EU đều bị tổn thất trong trường hợp Anh rời khỏi "ngôi nhà chung". Một số nhà chính trị của Anh cũng đã nói rằng, cần tổ chức thêm một cuộc trưng cầu ý dân về việc rời khỏi EU. Lý do là vì người dân Anh không được cung cấp mọi thông tin trong cuộc trưng cầu lần trước và rằng ý kiến của dư luận đang thay đổi về tương lai quan hệ giữa Anh và EU./.Quỳnh Hoa/VOV1
Thanh Niên
Ông trùm mafia Uzbekistan được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn quyền anh thế giới
Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) vừa bày tỏ sự lo ngại sau khi ông Gafur Rakhimov được bầu làm Chủ tịch tạm quyền Liên đoàn Quyền anh quốc tế (AIBA) dù quan chức này vốn được mệnh danh là một ông trùm mafia của Uzbekistan đang bị Mỹ điều tra.
[ "Thế giới" ]
2018-01-29T03:06:00
Gafur Rakhimov (phải) được mệnh danh là ông trùm mafia UzbekistanÔng Rakhimov (người Uzbekistan) được chọn để thay thế Franco Falcinelli tại Đại hội bất thường AIBA ở Dubai (UAE) sau khi quan chức người Ý quyết định từ chức. Rakhimov thay thế cựu Chủ tịch AIBA CK Wu, người bị buộc phải rời tổ chức sau 11 năm nắm quyền do những cáo buộc bê bối tài chính. Tuy nhiên, ngay sau khi Rakhimov được chọn giữ chức Chủ tịch tạm quyền AIBA, IOC lập tức bày tỏ sự lo lắng bởi Rakhimov vốn được phương tiện truyền thông mệnh danh là một ông trùm mafia Uzbekistan khi có mối liên hệ với tội phạm có tổ chức dù chưa bao giờ bị truy tố.Theo AFP, tháng trước, Rakhimov nằm trong số 10 người bị buộc tội liên quan đến các băng đảng tội phạm Âu - Á. Vì thế, IOC đã yêu cầu AIBA phải gửi báo cáo về tình hình nội bộ vào cuối tháng này để họp đánh giá tại Hàn Quốc nhân dịp Olympic mùa đông 2018 diễn ra ở quốc gia này. “IOC cực kỳ lo lắng về ban quản trị của AIBA (ý nói việc để một người được mệnh danh là ông trùm mafia Uzbekistan làm chủ tịch tổ chức), người phát ngôn của IOC nói trong một tuyên bố.Rakhimov là 1 trong số 10 người nằm trong danh sách "đen" của Bộ Tài chính Mỹ vì liên quan đến tội phạm có tổ chức, nghĩa là công dân nước này bị cấm thực hiện kinh doanh với quan chức người UzbekistanÔng Rakhimov trước đó là Phó chủ tịch có thâm niên lâu nhất ở AIBA. Tuy nhiên, quan chức 66 tuổi trên lại nằm tầm ngắm điều tra của Mỹ do bị nghi ngờ “hỗ trợ vật chất” cho nhóm tội phạm thuộc thế giới ngầm đang làm tỏa đi khắp thế giới. “Rakhimov đã được cho là liên quan đến các vụ tống tiền và trộm xe của một trong những tội phạm hàng đầu của Uzbekistan và một người quan trọng liên quan đến việc buôn bán heroin”, một báo cáo của Mỹ cho hay.Trước đó, ông Rakhimov cũng nằm trong danh sách truy nã của Interpol trước khi bị bãi bỏ vào tháng 9 năm ngoái. Tuy nhiên, các mối liên hệ với mafia khiến ông Rakhimov bị cấm đến Úc để dự Olympic 2000 dù ông là một nhân vật đầy quyền lực trong thế giới thể thao quốc tế. Theo AFP, Chủ tịch chính thức của AIBA sẽ được bầu tại đại hội của tổ chức này dự kiến sẽ diễn ra tại Moscow (Nga) từ ngày 1 - 4.11.Tây Nguyên
SGĐT
Cuộc chiến chưa hồi kết
Dù đánh giá cao những nỗ lực của các bộ, ngành năm qua trong việc cắt giảm ĐKKD, nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, những thay đổi về ĐKKD vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế và cộng đồng DN.
[ "Kinh tế" ]
2018-02-01T03:23:00
Thường xuyên biến độngTheo CIEM, qua kết quả rà soát ĐKKD cho thấy các bộ hiện vẫn lúng túng trong phân biệt ĐKKD đối với ngành nghề và quản lý chuyên ngành đối với sản phẩm, hàng hóa. Do vậy, nhiều điều kiện về quản lý chuyên ngành đối với sản phẩm, hàng hóa được quy định thành ĐKKD. Bên cạnh đó, các quy định về điều kiện chung (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, yêu cầu về phòng cháy chữa cháy, môi trường, an toàn lao động…) dù đã được quản lý bởi các cơ quan như Kế hoạch - Đầu tư, Công an, Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội… nhưng các bộ khác vẫn quy định quản lý những điều kiện này. Nhiều bộ vẫn còn giữ lại ĐKKD không cần thiết, hoặc được quy định chung chung, không rõ ràng, không cụ thể. Không những vậy, trong số ĐKKD đề xuất bãi bỏ, sửa đổi khoảng 1/2 số điều kiện thuộc diện sửa đổi. Có điều kiện sửa đổi chỉ đơn thuần diễn đạt lại từ ngữ, chưa thực chất tạo thuận lợi cho DN.Các ĐKKD đã gây ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động và sự phát triển của DN Việt Nam. Nó làm thui chột ý chí kinh doanh, gây cản trở việc gia nhập thị trường, đặc biệt cản trở việc khởi nghiệp, sáng tạo của các DN. Không những vậy, các ĐKKD còn ngăn chặn xu hướng liên kết giữa các DN, trong khi đây chính là điểm yếu của các DN Việt Nam. Ông Vũ Tiến Lộc,Chủ tịch VCCIÔng Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng CIEM, từng bày tỏ lo lắng về việc Nhà nước can thiệp quá nhiều vào hoạt động kinh doanh của người dân, DN. Một trong những bằng chứng là việc ban hành nhiều ĐKKD chồng chéo giữa các bộ, ngành khiến DN tư nhân bị “trói”. Thí dụ, điều kiện quy định chứng chỉ về kế toán viên ở nghị định, nhưng trình tự thủ tục hồ sơ, thi tuyển… lại quy định ở thông tư. “Cơ quan quản lý nói đó không phải ĐKKD nên có thể đưa vào thông tư. Nhưng chúng tôi cho rằng yêu cầu DN, cá nhân phải đáp ứng là ĐKKD, đó là né tránh và gọi đó là giấy phép con” - ông Hiếu nói. Cũng theo chuyên gia này, thách thức đáng lo ngại nhất hiện nay là ĐKKD đang chuyển sang các hình thức khác như quy chuẩn và tiêu chuẩn. Nội dung có sự trùng lặp nhưng bản chất khác nhau. Quy chuẩn là bắt buộc, tiêu chuẩn là DN tự xây dựng, công bố, nếu kiểm soát không tốt ĐKKD sẽ bị lạm dụng. “Cuộc đấu tranh với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện là cuộc chiến thay đổi liên tục, biến động. Cho đến nay, không ai có thể thống kê chính xác bao nhiêu ĐKKD và được ban hành ở văn bản nào. ĐKKD biến đổi hàng ngày, hàng giờ” - ông Hiếu nhấn mạnh.Tại hội nghị Chính phủ với các địa phương vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, cho biết tương ứng với 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tổng số điều kiện đầu tư kinh doanh hiện khoảng 4.284. Tuy nhiên, hệ thống quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh hay thay đổi và khó theo dõi, thống kê, cập nhật một cách chính xác, kịp thời. Thậm chí có ngành nghề đầu tư kinh doanh các điều kiện được quy định ở nhiều nghị định khác nhau, theo phạm vi quản lý bộ, ngành về sản phẩm, dịch vụ liên quan. Thí dụ, ĐKKD thực phẩm được phân chia theo lĩnh vực quản lý của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Bộ Y tế và được quy định tại 1 luật và 4 nghị định khác nhau, gồm Luật An toàn thực phẩm cùng các nghị định 38/2012/NĐ-CP, 77/2016/NĐ-CP, 66/2016/NĐ-CP và 67/2016/NĐ-CP.Theo Ban Pháp chế, Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam (VCCI), điều lo ngại hiện nay là “biến tướng” của ĐKKD. Các ĐKKD được ban hành dường như ngày càng tinh vi hơn khi xuất hiện dưới dạng thông báo, phương án kinh doanh đã được duyệt… thay vì giấy phép như trước đây. Thậm chí, có hiện tượng một số cơ quan ban hành ĐKKD con để loại đối thủ cạnh tranh, tạo lợi ích nhóm…Kiên quyết xóa rào cảnTrong một báo cáo tổng hợp ý kiến từ DN, VCCI đã khuyến nghị Chính phủ cần tiếp tục cải cách mạnh mẽ ĐKKD và thủ tục hành chính, trước hết tập trung cải cách danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành và cắt giảm chi phí cho DN. Tại Nghị quyết 01 (về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018) ban hành đầu năm nay, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu cắt giảm, đơn giản hóa 50% ĐKKD nhằm cải thiện căn bản các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh. Những yêu cầu về cắt giảm ĐKKD liên tục được Chính phủ đưa ra gần đây cho thấy, Chính phủ nhìn nhận rõ tầm quan trọng của các lực cản này với nền kinh tế.Theo TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), cần lưu ý đến những thay đổi trong môi trường kinh doanh, giám sát chéo lộ trình ban hành các ĐKKD, cũng như tiếp tục rà soát để cắt giảm những quy định không phù hợp, không cần thiết. Cùng với đó, chú ý đến tình trạng giảm số lượng giấy phép con tại bộ chuyên ngành nhưng lại có thêm nhiều điều kiện mới ở các cơ quan cấp thấp hơn, hoặc chuyển điều kiện từ bộ chuyên ngành này sang bộ chuyên ngành khác. Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Basico, cho rằng nhiều đối tượng liên quan, từ cán bộ nhà nước cho tới DN, không muốn bỏ ĐKKD vì những đặc quyền đặc lợi mang lại. Thí dụ, một loạt ĐKKD của ngành công thương quy định về quy mô, nhiều DN lớn không muốn bỏ vì điều kiện này có thể giúp loại bỏ đối thủ quy mô nhỏ hơn.Theo ông Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế, kết quả khảo sát 7 năm gần đây, cho thấy DN Việt Nam nhỏ và xu hướng nhỏ dần, trong khi lẽ ra càng phải lớn trong cạnh tranh. Vậy câu hỏi đặt ra là môi trường kinh doanh có thực sự khuyến khích? Có vấn đề về gia nhập thị trường hay đăng ký DN có vấn đề? Cải cách nhanh nhưng ĐKKD để DN tham gia một số ngành nghề đang là câu hỏi đặt ra. Hiến pháp nói quyền tự do kinh doanh chỉ bị giới hạn bởi quy định pháp luật, có căn cứ rõ ràng nhưng hiểu thế nào để có điều kiện hợp lý lại không đơn giản. Quyền tự do kinh doanh không phải tuyệt đối nhưng nghiêng về mặt này cũng sẽ bóp nghẹt quyền tự do kinh doanh, hạn chế quá mức cần thiết và gây khó khăn.Để DN có quyền tự do kinh doanh, phát triển và hướng đến mục tiêu 1 triệu DN hoạt động có hiệu quả vào năm 2020, nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN, là vấn đề cấp thiết đang đặt ra, đòi hỏi chúng ta phải có giải pháp mạnh để xóa bỏ các rào cản trên.Quang Minh
BVPL
Những điểm 'vênh' cần tháo gỡ
Có một số bất cập giữa Bộ luật tố tụng hình sự và Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự trong thực tiễn cần được các cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ.
[ "Pháp luật" ]
2018-01-29T08:06:00
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32, điểm b khoản 1 Điều 34, điểm b khoản 1 Điều 35, điểm b khoản 1 Điều 36 Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự, các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra như: Bộ đội biên phòng, Kiểm lâm, Cảnh sát biển, Kiểm ngư, khi phát hiện “Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì quyết định khởi tố vụ án hình sự, khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển giao hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án”.Như vậy, theo quy định của Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự thì, khi Bộ đội biên phòng, Kiểm lâm, Cảnh sát biển, Kiểm ngư khi làm nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm (các tội phạm theo quy định tại Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự), thì kể cả đối với tội ít nghiêm trọng, quả tang, rõ ràng, hay tội phạm ít nghiêm trọng nhưng có nhiều tình tiết phức tạp, tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đều có nhiệm vụ, quyền hạn: “khám nghiệm hiện trường”.Tuy nhiên, tại khoản 2 và khoản 3 Điều 39 Bộ luật tố tụng hình sự quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thì:2. Khi tiến hành tố tụng hình sự đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lý lịch người phạm tội rõ ràng, những người quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 35 của Bộ luật này có những nhiệm vụ, quyền hạn:a) Thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật từ những người có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm;b) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; quyết định khởi tố, không khởi tố, thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án; quyết định khởi tố, thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can;c) Trực tiếp tổ chức và chỉ đạo việc khám nghiệm hiện trường;d) Quyết định trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản; quyết định khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án;đ) Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai bị hại, đương sự; triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố; triệu tập và lấy lời khai người làm chứng; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;e) Quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế theo quy định của Bộ luật này;g) Kết luận điều tra, đề nghị truy tố hoặc kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra; quyết định tạm đình chỉ điều tra; quyết định phục hồi điều tra.3. Khi tiến hành tố tụng hình sự đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp, những người được quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 35 của Bộ luật này có những nhiệm vụ, quyền hạn:a) Thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật từ những người có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm;b) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; quyết định khởi tố, không khởi tố, thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án; c) Quyết định khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án;d) Triệu tập và lấy lời khai người làm chứng, bị hại, đương sự.Như vậy, theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, thì chỉ khi tiến hành tố tụng hình sự đối với những tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lý lịch người phạm tội rõ ràng, thì các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mới có nhiệm vụ, quyền hạn tiến hành khám nghiệm hiện trường. Các trường hợp còn lại các cơ quan này không không được giao nhiệm vụ, quyền hạn khám nghiệm hiện trường.Nếu các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện việc khám nghiệm hiện trường đối với các tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32, điểm b khoản 1 Điều 34, điểm b khoản 1 Điều 35, điểm b khoản 1 Điều 36 Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự, sẽ bị coi là vi phạm khoản 3 Điều 39 Bộ luật tố tụng hình sự (vì khoản 3 Điều 39 Bộ luật tố tụng hình sự không quy định nhiệm vụ, quyền hạn khám nghiệm hiện trường cho những cơ quan này).Đây là vấn đề bất cập giữa Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự với Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 cần được giải đáp. Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân, thì Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 được coi là có hiệu lực cao hơn hiệu lực của Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự và theo đó, các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải tuân thủ theo Bộ luật tố tụng hình sự, khi tiến hành tố tụng hình sự đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp, mà xét thấy cần thiết phải khám nghiệm hiện trường thì phải báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để Cơ quan điều tra có thẩm quyền chủ trì việc khám nghiệm hiện trường theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.Để giải quyết những bất cập này, đề nghị các cơ quan chức năng Trung ương cần có văn bản liên tịch hướng dẫn việc thực hiện Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự.Nguyễn Hữu Sơn
VnEconomy
Chấn chỉnh lễ hội xuân Mậu Tuất
Cả nước có hơn 8.000 lễ hội lớn nhỏ, thường diễn ra vào đầu xuân năm mới. Mùa lễ hội năm 2018 đang đến gần, nhưng mối lo về những nội dung phản cảm vẫn đặt ra cho các cơ quan quản lý cần tăng cường biện pháp khắc phục.Sự gia tăng khó kiểm soát về quy mô, số lượng của lễ hội ở các địa phương đã khiến giá trị tốt đẹp của nhiều lễ hội bị mai một...
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
2018-02-01T02:22:00
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản số 5635/BVHTTDL-VHCS về việc “Tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2018 và Tết Nguyên đán Mậu Tuất”. Riêng thành phố Hà Nội đã có gần 1.000 lễ hội lớn nhỏ, những lễ hội đặc sắc nổi tiếng cả nước, duy trì hàng trăm năm nay. Lễ hội có thời gian dài nhất, số lượng du khách đông nhất, hút tiền du lịch là lễ hội chùa Hương. Dù năm nào cũng có phương án chuẩn bị nhưng lễ hội chùa Hương luôn tái diễn tình trạng quá tải.Không tái diễn tình trạng lộn xộnÔng Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức (Hà Nội), Trưởng Ban tổ chức Lễ hội chùa Hương xuân 2018 cho biết, năm nay giá vé tham quan vẫn như năm trước. Vé thắng cảnh 80.000 đồng/người, vé đò 50.000 đồng/người/lượt. Dự kiến trong năm 2018, lễ hội chùa Hương sẽ đón hơn 1, 5 triệu khách, thu xấp xỉ 120 tỷ đồng.Liên quan đến việc cướp lộc tại lễ hội chùa Hương năm trước, ông Hậu cho hay, năm nay, huyện đã rút kinh nghiệm và chắc chắn sẽ không để tình trạng này xảy ra. Các hoạt động kinh doanh dịch vụ cũng được kiểm soát chặt. Tất cả các hộ kinh doanh dọc bờ suối Yến đều niêm yết số điện thoại công khai từng hộ, từng chủ đò.Du khách thập phương về vãn cảnh chùa nếu bị "chặt chém" giá vé có thể điện thoại đến đường dây nóng, cơ quan chức năng sẽ có biện pháp xử lý ngay. Để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn mùa lễ hội năm nay, ngoài việc các tổ công tác tuần tra trên sông, dọc hai bên bờ suối Yến, cảnh sát sẽ tuần lưu liên tục để xử lý các trường hợp vi phạm.Hiện nay có 4.500 thuyền để phục vụ khách đi chùa. Nhằm nỗ lực cải thiện chất lượng dịch vụ, năm nay, tất cả thuyền chở khách được đồng bộ sơn màu xanh và trang bị 6 phao/thuyền. UBND huyện bố trí lực lượng không để các hộ bán hàng chiếm lòng đường từ khu vực ga cáp treo số 3 đến cổng động Hương Tích và cầu đường bộ lối ra.Theo ông Hậu, từ năm ngoái, các nhà vệ sinh công cộng đã được sửa chữa, phục vụ miễn phí, năm nay ban tổ chức tiếp tục xây dựng thêm để đảm bảo du khách sử dụng khi tham gia lễ hội.Thời điểm này, quận Đống Đa cũng đã xây dựng xong kế hoạch tổ chức Lễ hội gò Đống Đa. Năm nay, lễ hội vẫn giữ nét truyền thống với hai phần lễ và hội. Để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn lễ hội, quận Đống Đa sẽ tăng cường các biện pháp phân luồng giao thông, hướng dẫn các bến bãi đỗ xe, giám sát an ninh để ngăn việc bán hàng rong diễn ra tại lễ hội..Yên Tử thêm nhiều công trình mớiLễ hội Xuân Yên Tử năm 2018 sẽ bắt đầu khai hội vào ngày 25/2 mở đầu chào đón Năm du lịch quốc gia Quảng Ninh 2018. Để chuẩn bị cho mùa lễ hội, hệ thống cơ sở vật chất đã được đầu tư khá đồng bộ. Tuyến đường trục chính từ Quốc lộ 18 vào khu di tích Yên Tử đang gấp rút hoàn thành.Ông Lê Trọng Thanh - Phó giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển Tùng Lâm cho biết, năm nay, có 2 hệ thống cáp treo mới được đầu tư, nâng cấp đó là từ Giải Oan lên Hoa Yên, từ Hoa Yên lên An Kỳ Sinh. Rút ngắn thời gian đi bộ của du khách từ gần 1.000m xuống chỉ còn 500m là đến chùa Đồng."Mặc dù đã đầu tư cho cơ sở hạ tầng, có nhiều phương án tránh ùn tắc nhưng vào những lúc cao điểm, du khách vẫn phải chờ đợi 2-3 tiếng đồng hồ mới được phục vụ cáp treo. Chúng tôi nhận thức đó là phục vụ chưa tốt. Vì vậy, chúng tôi đã đầu tư gần 1000 tỷ đồng vào nâng cấp hệ thống cáp treo, thêm hệ thống cáp treo mới", ông Thanh chia sẻ.Năm 2017 có hơn 2 triệu du khách về tham quan Yên Tử, riêng du khách quốc tế là 250 ngàn khách, tăng 200% so với năm 2016. Hiện tỉnh Quảng Ninh đang hướng tới lượng khách nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, khách châu Âu có điều kiện chi trả cao, đòi hỏi dịch vụ cao đến với Yên Tử.Được biết, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã có văn bản yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2018 và Tết Nguyên đán Mậu Tuất. Bộ yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động, phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng các quy định của Đảng và Nhà nước về lễ hội, về giá trị lịch sử - văn hóa di tích và lễ hội.Đồng thời, hướng dẫn việc tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội mừng Xuân Mậu Tuất 2018... thiết thực, hiệu quả, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc, thuần phong mỹ tục, tập quán tốt đẹp của địa phương.Các đơn vị tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội đảm bảo thực hiện các quy định về nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội, không để xảy ra các hiện tượng tranh cướp lộc, hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc, ăn xin, dịch vụ đổi tiền lẻ...; quản lý chặt chẽ hoạt động cấp phép tổ chức lễ hội trên địa bàn, không cấp phép tổ chức lễ hội có nội dung kích động bạo lực; xây dựng phương án đảm bảo trật tự, an ninh, công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt chú trọng đến phương án đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân khi tham gia hoạt động lễ hội...Chu Khôi
Dân Việt
Quảng Ninh: Giữ nguyên mức thu phí qua trạm BOT Đại Yên
Bộ GTVT đã chính thức có văn bản chỉ đạo số 767/BGTVT-ĐTCT ngày 22.1.2018 'về giá dịch vụ sử dụng đường bộ Trạm thu giá Đại Yên - Dự án cải tạo nâng cấp QL18 đoạn Uông Bí - Hạ Long theo hình thức BOT'. Trong đó, chỉ đạo giữ nguyên mức thu hiện tại của Trạm thu giá Đại Yên để đảm bảo phương án tài chính của dự án.
[ "Xã hội", "Giao thông" ]
2018-01-30T09:33:00
Trạm thu phí BOT Đại Yên nằm trên địa bàn TP.Hạ Long.Trước đó, Công ty cổ phần BOT Đại Dương đã chủ động cùng Tổng cục Đường bộ Việt Nam rà soát, tính toán, cập nhật giá trị quyết toán, doanh thu và lưu lượng xe thực tế qua trạm thu giá Đại Yên và các chỉ tiêu tài chính khác của dự án, đồng thời lùi thời gian tăng giá vé kỳ đầu tiên đến năm 2021 với mức tăng được điều chỉnh từ 18%/mỗi lần tăng về 9%/mỗi lần tăng. Lộ trình tăng giá theo chu kỳ 3 năm tăng một lần (theo đúng chỉ đạo tại văn bản 11519/BGTVT-ĐTCT ngày 11.10.2017 của Bộ GTVT).Sau khi tính toán theo các chỉ số trên, dự án không đảm bảo khả thi về phương án tài chính cũng như khả năng trả nợ ngân hàng.Hiện tại, giá vé qua Trạm thu giá Đại Yên đối với xe loại 1 là 30.000 đồng/lượt, đang thấp hơn so với các trạm thu giá khác trên cùng tuyến đường là 35.000 đồng/lượt.Vừa qua, Công ty cổ phần BOT Đại Dương đã thực hiện mở điểm quay đầu tại hai đầu trạm thu giá và giảm 100% giá dịch vụ cho các phương tiện không kinh doanh dưới 12 chỗ ngồi của người dân vùng lân cận, xe buýt công cộng tuyến cố định, xe cơ quan hành chính Nhà nước có trụ sở làm việc tại hai phường Minh Thành (TX.QuảngYên) và phường Đại Yên (TP.Hạ Long) từ ngày 1.11.2017.Chang Liễu
QĐND
'Sổ đỏ' và việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (thường gọi là “sổ đỏ”) là chứng thư có giá trị pháp lý xác lập mối quan hệ giữa Nhà nước với người sử dụng đất về quyền hạn và nghĩa vụ trong việc sử dụng đất đai. Tuy nhiên, thực tiễn thời gian qua còn nhiều bất cập, hạn chế cần được chính quyền và các cơ quan chức năng có nhận thức đúng đắn để giải quyết thỏa đáng các vướng mắc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Báo Quân đội nhân dân lược ghi ý kiến của một số bạn đọc về vấn đề này.
[ "Pháp luật" ]
2017-08-31T16:40:00
Xâm hại việc cải tạo hợp pháp đất ruộng đã được cấp "sổ đỏ"Tôi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) số N796753, số vào sổ 00684/QSDĐ/394/1998/QĐ-UB(H) ngày 25-12-1998 mang tên Ngô Thị Hóa, được quyền sử dụng 2.304m2 đất, trong đó có thửa 324m2 lúa thấp hơn ruộng liền kề hộ ông Chi. Vì vậy, khi canh tác luôn bị úng nước, thường xuyên bị thất thu. Do vậy, ngày 7-8-2017 vừa qua, tôi phải cải tạo, tôn tạo đất cao bằng ruộng của ông Chi bên cạnh bằng cách mua 127m3 đất đổ vào thửa đất 324m2 để chống úng. Việc làm này đúng theo quy định tại khoản 1, điều 9 Luật Đất đai 2013: Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng đất đầu tư lao động, vật tư tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học, công nghệ vào các việc sau đây: Bảo vệ, cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất; phát triển kết cấu hạ tầng để làm tăng giá trị của đất...Vậy mà ngày 8-8-2017, ông Nguyễn Văn Tụ, Chủ tịch UBND xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đã điều động khoảng 20 người cùng xe cơ giới, ô tô, máy múc đất đến thửa ruộng trên của tôi cưỡng chế múc 127m3 đất của tôi mang đi. Tôi nhìn thấy 3 xe đổ ở khu đất nền của UBND xã.Việc làm trên theo tôi là trái pháp luật vì Chủ tịch UBND xã thì có thẩm quyền cưỡng chế không, việc cưỡng chế này do ai ra quyết định?; cần phải làm rõ hành vi lạm dụng chức quyền, xâm hại quyền sở hữu hợp pháp tài sản đất được cấp Giấy CNQSDĐ vì vi phạm điều 9 Luật Đất đai. Đề nghị chính quyền huyện Hiệp Hòa sớm vào cuộc xác minh, làm rõ và xử lý thỏa đáng sự việc.NGÔ THỊ HÓA (thôn Mai Phong, xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang)Xử lý nghiêm hành vi hủy hoại tài sản gắn liền nhà được cấp "sổ đỏ"Ngày 22-8-2013, tôi và ông Kiều Quốc Phương đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với căn nhà số 869 Nguyễn Duy Trinh (TP Hồ Chí Minh), sau đó tôi đã đồng ý cho gia đình ông Phương ở lại căn nhà này một năm. Ngày 28-11-2014, UBND quận 2, TP Hồ Chí Minh đã cấp Giấy CNQSDĐ, ghi rõ tài sản gắn liền với đất cho gia đình tôi là ngôi nhà có 2 tầng. Đến tháng 8-2015, ông Phương tiếp tục xin tôi cho ở lại thêm một tháng, nhưng sau đó ông Phương đã thuê người đến tháo dỡ toàn bộ các trang thiết bị trong căn nhà, chỉ để lại 4 bức tường nham nhở, gây thiệt hại hơn 150 triệu đồng.Hai năm qua, tôi đã làm nhiều đơn gửi các cơ quan chức năng nhưng họ không phê chuẩn quyết định khởi tố hình sự vụ án với lý do hết sức vô lý rằng, ông Phương chỉ tháo dỡ phần xây dựng trái phép. Theo các luật sư, tài sản toàn bộ tầng 2 ngôi nhà đã được cấp sổ đỏ là tài sản gắn liền với đất, là quyền sở hữu bất khả xâm phạm. Khoản 1, điều 143 Bộ luật Hình sự cũng quy định rõ: “Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”."Sỏ đỏ" là giấy chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp của công dân, phải được tôn trọng tuyệt đối. Thử hỏi bất kỳ một người dân nào có nhà được cấp "sổ đỏ" rồi bị người khác tháo dỡ như vậy mà không được cơ quan pháp luật bảo vệ, sau khi sự việc xảy ra cơ quan Công an và Viện Kiểm sát bảo chỉ là tranh chấp dân sự, người dân phải tự giải quyết thì niềm tin vào công lý, vào cơ quan pháp luật ở đâu?Vừa qua, Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao sau khi xem xét hồ sơ sự việc đã có Công văn số 1381/VKSTC-C1(P1) gửi Vụ Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp (Vụ 12) vào cuộc, xử lý sự việc. Tôi mong rằng, Vụ 12 sẽ phối hợp với Viện KSND TP Hồ Chí Minh tiếp tục xem lại sự việc, giải quyết nghiêm minh và sớm khởi tố vụ án, bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân.NGUYỄN ĐÌNH PHAN (phường Bình Trưng Đông, quận 2, TP Hồ Chí Minh)10 năm không được cấp "sổ đỏ" vì khiếu kiện vô căn cứChính quyền đã khẳng định mảnh đất của gia đình tôi hiện sinh sống tại nhà số 7, hẻm 268/74/2 đường Ngọc Thụy, tổ 17, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, TP Hà Nội đủ căn cứ để cấp Giấy CNQSDĐ. Tuy nhiên, suốt 10 năm qua, gia đình tôi vẫn chưa được cấp Giấy CNQSDĐ bởi những khiếu kiện không căn cứ.Năm 1986, UBND phường Ngọc Thụy đã cấp đất có thu lệ phí cho một số giáo viên, trong đó có vợ của tôi là bà Nguyễn Thị Mỵ trên diện tích Khu tập thể Trường Tiểu học Ngọc Thụy. Mảnh đất cấp cho bà Mỵ trên thửa đất số 43 thuộc tờ bản đồ số 8 xã Ngọc Thụy có diện tích do địa chính xã lúc đó đo đạc là 250m2. Trong giai đoạn 1994-1996, Nhà nước tiến hành đo đạc lại mảnh đất của gia đình tôi mang số 31 thuộc tờ bản đồ số 14, có diện tích đo lại là 246m2.Kể từ khi được cấp đất đến nay, gia đình tôi sử dụng ổn định và đều thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đất đầy đủ theo quy định của Nhà nước. Năm 2005, gia đình đã làm thủ tục xin cấp Giấy CNQSDĐ nhưng vẫn chưa được phường Ngọc Thụy giải quyết.Gần đây nhất, gia đình tôi tiếp tục kiến nghị lên UBND phường thì được biết hồ sơ chưa giải quyết được vì có đơn đề nghị của bà Lê Thị Bạch Liên (cũng ở tổ 17). Trong đó, đơn bà Liên đưa ra nhiều thông tin không đúng sự thật, như kiến nghị về việc gia đình sử dụng đất không có giấy tờ hợp pháp, chưa đủ điều kiện để cấp Giấy CNQSDĐ…”. Tuy nhiên tại Văn bản số 107/BC-UBND ngày 4-7-2017, UBND phường Ngọc Thụy đã có kết luận chính thức khẳng định gia đình tôi đủ điều kiện để được cấp Giấy CNQSDĐ, nhưng việc cấp giấy này hiện nay vẫn chưa được thực hiện.Tôi đề nghị chính quyền địa phương cần phải có biện pháp giải quyết thỏa đáng sự việc, không nên vì những công dân có động cơ xấu, gửi đơn thư sai sự thật mà làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng và hợp pháp của gia đình tôi.LÊ BÁ LỢI (phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, TP Hà Nội)Chính quyền cấp quận cần giải quyết dứt điểm Những trường hợp như đơn kiến nghị của bà Lê Thị Bạch Liên đề nghị dừng việc cấp Giấy CNQSDĐ đối với gia đình ông Lê Bá Lợi đã gây rất nhiều khó khăn cho công dân và chính quyền phường. Chúng tôi đã nghiên cứu kỹ lưỡng và UBND phường đã có Công văn số 283/UBND trả lời bà Liên rõ ràng mảnh đất của gia đình ông Lợi đủ điều kiện cấp Giấy CNQSDĐ. UBND phường đã tiến hành cùng tổ dân phố mời hai gia đình lên làm việc xem xét nội dung đơn, song bà Liên vẫn không nhất trí việc cấp giấy cho gia đình ông Lê Bá Lợi.Sự việc đã kéo dài gây ảnh hưởng tới quyền lợi của công dân, UBND phường đã gửi báo cáo lên UBND quận và xin ý kiến bởi thẩm quyền giải quyết cấp Giấy CNQSDĐ thuộc UBND quận Long Biên quyết định. Để xử lý những trường hợp khiếu kiện kéo dài gây ảnh hưởng tới quyền lợi chính đáng của công dân thì chính quyền cấp quận cần sớm giải quyết dứt điểm và cần có cơ chế tăng thẩm quyền cho cấp xã, phường để tiếp nhận, giải quyết vụ việc ngay từ cơ sở, tránh phiền toái cho cấp trên.NGUYỄN QUỐC VĂN (Chủ tịch UBND phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, TP Hà Nội)
Thương Gia
Những quy định nổi bật có hiệu lực từ tháng 2/2018
Tháng 02/2018, hàng loạt các quy định mới trong lĩnh vực vi phạm hành chính, thuế, giáo dục, hình sự, doanh nghiệp…bắt đầu có hiệu lực. Sau đây là một số quy định đáng chú ý:
[ "Xã hội" ]
2018-01-31T07:10:00
Tăng mức trần chi phí hợp lý để tính thuế TNDNCụ thể, nới lỏng phần chi vượt mức từ 01 triệu đồng/tháng lên 03 triệu đồng/tháng để trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động; phần vượt mức quy định của pháp luật về BHXH, về BHYT để trích nộp các quỹ có tính chất an sinh xã hội (BHXH, bảo hiểm hưu trí bổ sung bắt buộc), quỹ BHYT và quỹ BHTN cho người lao động.Khoản chi trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động được tính vào chi phí được trừ ngoài việc không vượt mức quy định này còn phải được ghi cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.Nghị định 146/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/02/2018.Công ty kinh doanh xổ số phải chi tiền cho phòng, chống số đề, làm vé số giảCụ thể, mức chi để phòng, chống số đề, làm vé số giả cần đảm bảo nguyên tắc sau trong một năm tài chính:- Không vượt quá 1% doanh thu từ hoạt động kinh doanh các loại hình xổ số được phép kinh doanh bao gồm cả thuế GTGT và thuế TTĐB đối với DN kinh doanh xổ số tại khu vực miền Bắc và miền Trung;- Không vượt quá 0,1% doanh thu từ hoạt động kinh doanh các loại hình xổ số được phép kinh doanh bao gồm cả thuế GTGT và thuế TTĐB đối với DN kinh doanh xổ số tại khu vực miền Nam và Vielott.Căn cứ pháp lý tại Thông tư 138/2017/TT-BTC.Thêm Nghị định quy định điều kiện kinh doanhĐó là điều kiện kinh doanh dịch vụ logistic, cụ thể bao gồm: Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay, dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải, dịch vụ chuyển phát, dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa, dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan).Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải.Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng.Và nhiều dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển, đường thủy nội địa, đường sắt, đường bộ, hàng không, đa phương thức, dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật và các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.Các dịch vụ khác do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại.Nghị định 163/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/02/2018.Chế độ đối với giáo viên mầm non từ ngày 20/02/2018Đối với giáo viên mầm non (bao gồm cả phó hiệu trưởng) làm việc theo chế độ HĐLĐ trong định mức giáo viên được cấp có thẩm quyền phê duyệt ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập: được ký HĐLĐ và xếp lương ở chức danh giáo viên mầm non hạng IV theo bảng lương này.Đối với giáo viên mầm non (bao gồm cả hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) đang làm việc ở các cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục: được Nhà nước hỗ trợ tài liệu và chi phí tập huấn khi tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.Đối với giáo viên mầm non (bao gồm cả hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ em dân tộc thiểu số thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: được thanh toán tiền mua tài liệu học tập (không tính tài liệu tham khảo) tiếng nói và chữ viết của người dân tộc thiểu số (nếu có) theo quy định.Đối với giáo viên mầm non trực tiếp dạy 02 buổi/ngày tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo ghép từ hai độ tuổi trở lên ở các điểm lẻ hoặc trực tiếp dạy tăng cường tiếng Việt tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có trẻ em là người dân tộc thiểu số tại các điểm lẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: hằng tháng được hỗ trợ thêm một khoản bằng tiền là 450.000 đồng/tháng.Nghị định 06/2018/NĐ-CP.6 trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định tư phápBao gồm các trường hợp sau khi giải quyết vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế:- Khi cần xác định chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ của tài sản, hàng hóa, hàng giả, hàng thật, hàng cấm.- Khi cần truy nguyên về tài liệu, đồ vật, chữ ký, chữ viết, con dấu, dấu vết, dữ liệu điện tử.- Khi cần xác định tính chính xác của các dụng cụ cân, đo, đong, đếm và các máy móc, thiết bị khác.- Khi cần xác định hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư, gồm:+ Về lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư; quyết định đầu tư dự án.+ Về đấu thầu.+ Về khảo sát, tư vấn thiết kế, thi công, giám sát, nghiệm thu, thanh quyết toán.+ Về quản lý vốn đầu tư như: Tạm ứng vốn không đúng quy định; sử dụng vốn thi công không đúng mục đích; bảo lãnh cho vay vốn, tạm ứng vốn, thực hiện hợp đồng hoặc điều chuyển vốn cho vay; cho vay vốn không đúng chế độ;+ Hành vi khác vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư.- Trường hợp gặp khó khăn, vướng mắc trong việc xác định mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư gây ra, thì mức độ thiệt hại được xác định theo nguyên tắc lấy tổng chi phí đầu tư dự án trừ đi chi phí hợp lý, hợp lệ hoặc được xác định theo một hoặc trong các cách thức sau đây:+ Tiền lãi suất ngân hàng của khoản tiền đã tạm ứng vốn mà sử dụng khoản tiền này không đúng mục đích dẫn đến không có khả năng thu hồi hoặc làm mất vốn đầu tư.+ Tiền lãi suất ngân hàng của các khoản đầu tư cho vay, ủy thác hoặc điều chuyển vốn, sử dụng vốn không đúng quy định của pháp luật gây thất thoát, lãng phí.Thanh Bút
ĐS&PL
Lừa tình nữ Việt kiều, gã bác sĩ 'dởm' chiếm đoạt gần 3 tỷ đồng
TAND TP Cần Thơ sau nhiều ngày xét xử sơ thẩm đã tuyên phạt Võ Thanh Hải 20 năm tù, Huỳnh Kim Anh (em dâu của Hải) bốn năm tù cùng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Lê Văn Lộc (em họ của Hải) hai năm tù treo về tội che giấu tội phạm.
[ "Pháp luật" ]
2018-02-04T06:25:00
TAND TP Cần Thơ vừa mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Võ Thanh Hải (SN 1979, tạm trú 11/2E, đường Hoàng Văn Thụ, P.An Cư, Q.Ninh Kiều) về tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo cáo trạng, qua người giới thiệu, Hải có quen biết với bà L. (Việt Kiều Úc). Dù không có nghề nghiệp ổn định nhưng Hải tự giới thiệu mình là bác sĩ, kinh doanh nhà trọ và có công ty riêng.Qua một thời gian tìm hiểu, bà L. có tình cảm với Hải. Khi thấy bà L. tin tưởng mình, Hải nhiều lần mượn tiền của bà L. để chiếm đoạt. Sau khi mượn của bà L. gần 3 tỷ đồng, biết bà L. hết tiền nên Hải cố tình lảng tránh. Đồng thời phủ nhận đã mượn tiền của bà L. Hải cho rằng số tiền trên là phí sinh hoạt trong thời gian bà L. về Việt Nam chung sống với Hải.Cũng theo cáo trạng, Hải dùng nhiều thủ đoạn như đứng ra thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở với nhiều bị hại, sau đó nhờ mẹ ruột, em ruột, em dâu, người chung sống như vợ chồng với Hải đứng tên giùm trong các giấy tờ chuyển nhượng.Hải đưa trước cho người bị hại số tiền ban đầu đúng cam kết để bị hại tin tưởng đưa tài sản, Hải nhanh chóng thực hiện thủ tục chuyển quyền và đem tài sản thế chấp vào ngân hàng hoặc làm tài sản đảm bảo cho các cá nhân khác để vay tiền rồi bỏ mặc hậu quả, chiếm đoạt phần tiền còn lại của những người bị hại và nói mình không thỏa thuận mua bán gì với người bị hại đẩy hết trách nhiệm cho những người Hải đã nhờ đứng tên giùm. Đã có 4 người bị Hải lừa với tổng số tiền là 2.138.000.000 đồng.Võ Thanh Hải (giữa) cùng bị cáo Kim Anh và Văn LộcChiều 1/2, TAND TP Cần Thơ sau nhiều ngày xét xử sơ thẩm đã tuyên phạt Võ Thanh Hải 20 năm tù, Huỳnh Kim Anh (em dâu của Hải) bốn năm tù cùng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Lê Văn Lộc (em họ của Hải) hai năm tù treo về tội che giấu tội phạm.HĐXX nhận định, bị cáo Hải là người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội với thủ đoạn tinh vi, làm cho các bị hại lầm tưởng là các giao dịch dân sự, đã có bị hại khởi kiện ra tòa án. Bị cáo còn lợi dụng sự nhẹ dạ của bà L. là bị cáo sẽ xây dựng hôn nhân với bà nên bà tin tưởng chuyển tiền và tài sản cho bị cáo. Do đó cần có hình phạt nghiêm khắc đối với bị cáo. Bị cáo Kim Anh là người phụ thuộc vào sự sắp xếp của bị cáo Hải, khi phạm tội bị cáo đang mang thai và sau đó đã tích cực khắc phục hậu quả nên được tòa xem xét áp dụng tình tiết giảm nhẹ.Bị cáo Lộc, chỉ vì bị cáo Hải là người thân nên đã cố gắng che giấu tội phạm của bị cáo Hải mặc dù biết rõ Hải đã nhận tiền của bà L. nên cần có mức án tương xứng với hành vi của bị cáo.Mỹ An (T/h)
NLĐ
Hẹn giải quyết mâu thuẫn, bị đâm chết tại nghĩa trang liệt sĩ
Một vụ án mạng vừa xảy ra tại thị trấn Lương Sơn, huyện Bắc Bình, Bình Thuận khi 2 thanh niên hẹn gặp nhau để giải quyết mâu thuẫn.
[ "Pháp luật", "Hình sự - Dân sự" ]
2018-01-26T07:27:00
Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 22 giờ ngày 25-1, Võ Phi Hùng (SN 1995) đang nhậu tại nhà một người bạn ở Lương Trung, Lương Sơn, Bắc Bình, Bình Thuận. Đúng lúc, Nguyễn Văn Hoàng (SN 1992) đi ngang qua thấy nên hẹn Hùng ra nghĩa trang liệt sĩ thị trấn Lương Sơn, khu phố Lương Bình để giải quyết mâu thuẫn đã có sẵn từ trước. Tại đây, cả hai xảy ra cãi vã dẫn đến đánh nhau. Hùng bất ngờ rút dao thủ sẵn trong người đâm Hoàng, khiến nạn nhân tử vong.Nhận tin báo, cơ quan công an đã có mặt tiến hành khám nghiệm hiện trường, trưng cầu giám định pháp y để điều tra làm rõ vụ án mạng.Theo P.T (Bình Thuận Online)
SGĐT
Tiếp tục xóa bỏ ung nhọt, râu ria
Việc cắt giảm điều kiện kinh doanh (ĐKKD) được coi như điểm nhấn đáng kể trong nỗ lực cải cách thể chế kinh tế thời gian gần đây của các bộ, ngành, địa phương.
[ "Kinh tế" ]
2018-02-01T02:50:00
Tuy nhiên, bên cạnh việc ghi nhận nỗ lực, cần tiếp tục duy trì động lực cải cách, bởi dư địa cải cách còn rất lớn, vẫn còn hàng ngàn ĐKKD bất hợp lý cần được loại bỏ.Hàng trăm thủ tục được cắt bỏBáo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ của Chính phủ và kết quả kiểm tra của Tổ công tác Thủ tướng (Văn phòng Chính phủ) trong năm 2017, đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực. Theo đó, Tổ công tác Thủ tướng đã thực hiện 9 cuộc kiểm tra thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra chuyên ngành (KTCN) đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại 13 bộ quản lý chuyên ngành và 2 địa phương, cơ quan liên quan. Kết quả kiểm tra đã phát hiện nhiều bất cập, tồn tại liên quan đến công tác KTCN gây tốn kém thời gian, chi phí kinh doanh của doanh nghiệp (DN) và xã hội. Ước tính hàng năm các DN phải bỏ ra khoảng 30 triệu ngày công và 14.300 tỷ đồng để thực hiện các thủ tục về KTCN khi xuất nhập khẩu hàng hóa.Việc cắt giảm các ĐKKD, tháo gỡ khó khăn cho DN là công việc trọng tâm suốt quá trình cải cách hành chính, hoàn thiện bộ máy, thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh vì mục tiêu Chính phủ kiến tạo. Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục lắng nghe cộng đồng DN để xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh; tiếp tục rà soát để giảm bớt danh mục hàng hóa thuộc diện KTCN, bao gồm cả trước thông quan và sau thông quan. Với các mặt hàng bắt buộc phải kiểm tra, bộ sẽ tăng cường hình thức hậu kiểm và đẩy mạnh việc áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro. Đồng thời, bộ tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa các đơn vị tư nhân tham gia vào hoạt động KTCN. Ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công ThươngCụ thể, các bộ đã khẩn trương phân loại, tách bạch danh mục hàng hóa phải KTCN còn chồng chéo; ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với danh mục sản phẩm, hàng hóa phải thực hiện KTCN; đẩy mạnh công nhận lẫn nhau, xã hội hóa công tác kiểm tra, kiểm nghiệm, không còn tình trạng cơ quan quản lý nhà nước độc quyền thực hiện KTCN. Các bộ đã áp dụng nhiều biện pháp quản lý rủi ro, đẩy mạnh sang hậu kiểm, thực hiện cải cách, cắt giảm nhiều thủ tục hành chính còn nhiêu khê, chồng chéo. Hầu hết danh mục hàng hóa được ban hành đã gắn kèm mã số HS (phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu trên toàn thế giới).Nhiều mã hàng thuộc diện phải KTCN đã được cắt giảm hoặc xỏa bỏ trong năm 2017. Đáng chú ý, Bộ Công Thương đã xóa bỏ 420/720 mã hàng phải kiểm tra trước thông quan, công bố danh mục sản phẩm hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra việc bảo đảm chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật và an toàn thực phẩm trước khi thông quan. Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn đã đề xuất bãi bỏ, đơn giản hóa 287 thủ tục hành chính về KTCN (chiếm 56,5% tổng số thủ tục KTCN), cắt giảm 5 loại hàng hóa ra khỏi danh mục hàng hóa phải KTCN (chiếm 23,8% tổng loại hàng hóa), cắt giảm 4 nhóm hàng hóa phải kiểm dịch sản phẩm động vật trên cạn và 9 nhóm hàng phải kiểm dịch thủy sản. Bộ Thông tin - Truyền thông cắt giảm 51 thủ tục, điều kiện kinh doanh (chiếm 16% tổng số thủ tục) gây khó khăn, phiền hà cho DN.Trong năm 2017, thông qua các cuộc kiểm tra chuyên đề tại nhiều bộ, ngành, Tổ công tác Thủ tướng đã kiến nghị các bộ sửa đổi hoặc bãi bỏ kịp thời các thủ tục KTCN vô lý, cản trở hoạt động kinh doanh của DN. Đó là không kiểm tra các DN sản xuất thực phẩm có sử dụng muối i ốt, không kiểm tra formaldehyte đối với sản phẩm dệt may, không thực hiện thủ tục dán nhãn năng lượng. Tổ công tác Thủ tướng cũng kiến nghị bãi bỏ các quy định còn bất cập liên quan đến chế bản, in và gia công sau in, chuyển sang hậu kiểm đối với các thiết bị phát, thu phát song vô tuyến điện, đối với hàng hóa thực phẩm khi không có cảnh báo quốc tế, hoặc của nhà sản xuất.Các ngành nghề con, cháu phát sinhĐể loại bỏ các ĐKKD bất hợp lý đang tồn tại trong số gần 6.000 ĐKKD hiện tại, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) kiến nghị cần phải mạnh tay “cắt xén, chặt chém” các quy định tạo rủi ro, gia tăng chi phí với DN. Đồng thời, cần thành lập cơ quan độc lập để thực hiện rà soát và cắt xén các quy định vô lý này. Quá trình loại bỏ các ĐKKD không hợp lý không thể tiếp tục thực hiện từ dưới lên, mà phải để các bộ, ngành, địa phương tự thực hiện vì nó liên quan đến quyền quản lý và lợi ích của chính họ.Thời gian qua, càng cải cách càng không đạt mục tiêu, bởi giấy phép kinh doanh giờ tinh vi hơn như thủ tục thương mại. Ta đặt ra giấy phép để đạt mục tiêu quản lý nhà nước, trong khi vừa phải quản lý về chất lượng, độ an toàn của sản phẩm. Có một số ĐKKD hiện nay được ban hành để loại bỏ đối thủ, có nhiều giấy phép tạo quyền lợi cho một DN, một nhóm DN. Hoạt động cấp phép thường tạo ra một quyền lực cho cơ quan quản lý. Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế VCCITheo thống kê của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), hiện có 7 ngành nghề, 5 dịch vụ và 19 hàng hóa cấm kinh doanh; 12 ngành nghề chỉ DNNN được kinh doanh; 1 dịch vụ, 7 hàng hóa hạn chế kinh doanh. Bên cạnh đó, có 243 ngành nghề, 69 dịch vụ, 23 hàng hóa kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật. Hơn nữa, 243 ngành nghề kinh doanh được quy định trong luật chỉ là ngành nghề kinh doanh mẹ, trong từng lĩnh vực cụ thể, mỗi ngành nghề kinh doanh mẹ lại gồm nhiều ngành nghề kinh doanh con, cháu. Điều này cho thấy số ngành nghề kinh doanh có điều kiện hiện nay nếu thống kê đầy đủ lên tới hàng ngàn ngành nghề.Chẳng hạn, trong lĩnh vực giao thông vận tải số ngành nghề kinh doanh có điều kiện mẹ được thống kê là 30, nhưng số ngành nghề kinh doanh có điều kiện con lên tới 63 ngành nghề. Con số tương tự với các lĩnh vực tài chính 20 ngành mẹ, 60 ngành con; y tế 16 ngành mẹ và 52 ngành con; xây dựng 17 ngành mẹ và 26 ngành con; ngân hàng là 8 ngành mẹ và 31 ngành con… Thống kê của CIEM cho thấy trong số 243 ngành nghề kinh doanh mẹ có điều kiện, mỗi ngành có 25 ĐKKD, 600 ngành nghề con thì mỗi ngành có 5-6 ĐKKD. Đây là rào cản thực sự lớn với quá trình cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trong những năm qua. Hàng ngàn ĐKKD hiện nay có thể chia theo các nhóm điều kiện về hình thức pháp lý, điều kiện về năng lực sản xuất, điều kiện về nhân lực, điều kiện về năng lực tài chính. CIEM cũng chỉ ra rằng, hàng ngàn ĐKKD đang tạo ra 5 nguy cơ bất lợi cho hoạt động kinh doanh của DN: tăng rủi ro; hạn chế sáng tạo, hình thành chuỗi DN; rảo cản bất lợi cho khu vực DNNVV; hạn chế cạnh tranh; đặc biệt làm gia tăng chi phí kinh doanh.Tại hội thảo do CIEM tổ chức mới đây tại Hà Nội, bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh thuộc CIEM, cho biết trong năm 2017 Thủ tướng giao các bộ rà soát, đánh giá, đề xuất bãi bỏ ít nhất 1/3 đến 1/2 số ĐKKD hiện hành trong lĩnh vực quản lý của các bộ. Thực tế, các bộ đã vào cuộc mạnh mẽ hơn, nhiều chỉ số quan trọng ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia đều tăng điểm, tăng hạng và được các tổ chức quốc tế ghi nhận. Tuy vậy, những chuyển biến này còn thiếu tính bền vững, vẫn còn tồn tại nhiều rào cản về môi trường kinh doanh, gây trở ngại cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN.Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK tại cửa khẩu Cảng Hải Phòng.Phải từ bỏ quyền hạn vô lốiNhận định về những kết quả cải thiện môi trường kinh doanh trong năm 2017, TS, Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM nêu ra những dẫn chứng cụ thể, với sự nỗ lực của ngành công thương, Chính phủ đã ban hành nghị định bãi bỏ 675 ĐKKD vô lý, ngành nông nghiệp cũng đề nghị bãi bỏ hàng loạt ĐKKD trong ngành, và đơn giản hóa phần lớn các ĐKKD còn lại. Bên cạnh đó, ngành xây dựng cũng gây ấn tượng mạnh khi đề xuất bãi bỏ 5 ngành nghề không thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhưng được quy định tại các nghị định do Bộ Xây dựng chủ trì soạn thảo. Bộ này cũng đề xuất bãi bỏ 6 ngành nghề thuộc danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, bãi bỏ 89 ĐKKD trong ngành (khoảng 41,3% tổng số điều kiện), đơn giản hóa 94 ĐKKD (43,7% tổng số điều kiện)… TS. Nguyễn Đình Cung, cho rằng đó là những thay đổi khác biệt, những chuyển động từ bên trong, không quá phụ thuộc vào áp lực bên ngoài nên rất đáng khen.Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng không nên quá khen các bộ, ngành vừa bãi bỏ hàng trăm ĐKKD. Bởi các bộ đã “cầm nhầm rất lâu các quyền tự do kinh doanh của DN, người dân. Cầm nhầm mãi, cải lùi bao nhiêu lâu rồi, bây giờ bắt đầu trả lại, mới cải tiến một phần, quay ra khen nhau liệu có đáng?”. Thực tế, dưới thời Thủ tướng Phan Văn Khải có chưa đến 500 ĐKKD, đến nay sau hơn một thập niên đã mọc lên gần 6.000 ĐKKD. Bởi vậy, yêu cầu của Chính phủ là cắt, xóa bỏ 50% tổng số điều kiện và chuyển động mới chỉ từ vài bộ trong thời gian qua, chưa phải là điều gì đáng ca ngợi.Phân tích về môi trường kinh doanh, nhiều chuyên gia cho rằng hiện nay nhiều chi phí không chính thức DN phải bỏ ra không những không giảm mà còn có dấu hiệu tăng. Cùng với đó, tiến trình cải cách khu vực DNNN, tái cơ cấu đầu tư công còn nhiều hạn chế. Các chuyên gia khuyến cáo, để đạt được mức tăng trưởng cao và bền vững hơn trong năm 2018, phải tích cực hơn nữa trong cải thiện môi trường kinh doanh, giảm chi phí không chính thức cho khu vực DN. Đồng thời, cần thúc đẩy nền kinh tế thị trường và khuyến khích khu vực DN đầu tư cho khoa học công nghệ, tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.Đăng Tuân
ĐS&PL
Tình báo Úc thu hồi hàng trăm tài liệu mật từ... hàng phế liệu
Ngày 1/2, Cơ quan gián điệp nội địa Australia đã thu giữ hàng ngàn tài liệu mật về vấn đề an ninh quốc gia tại một cửa hàng phế liệu.
[ "Thế giới" ]
2018-02-01T01:52:00
Các tài liệu mới được thu giữ tiết lộ rất nhiều chi tiết bí mật trong 5 nhiệm kỳ Thủ tướng trước đây. Theo luật lưu trữ của Australia, loại hồ sơ này nên được bảo quản trong vòng 20 năm trước khi tiêu hủy nhưng không rõ lý do tại sao chúng lại được bán lại cho một cửa hàng phế liệu.Hãng thông tấn quốc gia ABC đã nhanh chóng đăng tải hàng loạt bí mật và bê bối của các cựu Thủ tướng, một số nhà lập pháp vẫn đang giữ vị trí quan trọng trong chính phủ Australia.Đại diện đài ABC cho biết Tổ chức An ninh và Tình báo Úc đã làm việc với một số tổ chức tình báo để thu hồi lại được tài liệu này và đài truyền hình quốc gia có quyền truy cập vào hồ sơ.Các tài liệu ghi chép khá nhiều thông tin gây bất ngờ với dư luận Australia. Tỷ phú Scott Morrison từng cố gắng can thiệp làm chậm quá trình kiểm tra an ninh cho người tị nạn để hạn chế cơ hội tái định cư của họ. Cựu Thủ tướng Tony Abbott đã xem xét bãi bỏ viện trợ tài chính cho những người thất nghiệp và Cục Cảnh sát Australia hàng trăm hồ sơ nhạy cảm.Trước sự kiện này, Phó Thủ tướng Australia Barnaby Joyce khẳng định đây là sự vi phạm an ninh nghiêm trọng: “Trong quá trình điều hành một đất nước, chúng tôi không thể tránh được sai lầm và người cố gắng tung các tin tức này đang có ý đồ xấu”.Cựu Thủ tướng Australia Kevin Rudd - Ảnh: ReutersNhằm xoa dịu phản ứng của dư luận, các nhà lập pháp bảo thủ nổi tiếng đã lên tiếng ủng hộ việc đài ABC công khai các bí mật. Cựu Thủ tướng Kevin Rudd đã đăng tải trên Twitter cho biết sẽ sớm kiện đài truyền hình quốc gia nhưng đài ABC nhấn mạnh rằng đây là lợi ích quốc gia. Ông Kevin là một trong những đối tượng bị lộ nhiều bê bối nhất từ bộ hồ sơ này.Thu Phương (Theo Reuters)
PLO
Bình Thuận lý giải 13 vụ phá rừng phải tạm đình chỉ
Hạt Kiểm lâm đã khởi tố vụ án nhưng sau đó phải đình chỉ điều tra la do kiểm lâm, Công an và VKS huyện Bắc Bình làm theo… quy trình ngược.
[ "Pháp luật" ]
2018-01-26T11:42:57
Liên quan đến hàng ngàn m3 gỗ bị triệt phá tại rừng phòng hộ Sông Lũy (Bắc Bình), ngày 26-1, tại cuộc họp báo định kỳ về tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh Bình Thuận, đại diện Sở NN&PTNT và Chi cục Kiểm lâm Bình Thuận đã trả lời những câu hỏi của Pháp Luật TP.HCM về vụ việc này.Mất rừng vì lực lượng mỏngTheo Sở NN&PTNT, ngày 3-1, giám đốc Sở đã chủ trì cuộc họp với các cơ quan liên quan để bàn biện pháp ngăn chặn tình hình phá rừng tại lâm phận Ban Quản lý rừng phòng hộ (QLRPH) Sông Lũy ngay trong mùa khô 2018.Ông Huỳnh Hiếu, Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm Bình Thuận trả lời tại cuộc họp báoCuộc họp cũng góp ý hoàn thiện dự thảo Phương án bảo vệ rừng và Phương án chuyên đề về việc kiểm tra, ngăn chặn, xử lý việc khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép tại vùng giáp ranh. Phương án này của Ban QLRPH Sông Lũy sẽ gởi đến các cơ quan chức năng liên quan và chính quyền các xã giáp ranh, UBND các huyện Đức Trọng, Di Linh, tỉnh Lâm Đồng góp ý, ban hành thực hiện trong thời gian đến.Sở NN&PTNT cho là lâm phận Ban QLRPH Sông Lũy có chiều dài giáp ranh với tỉnh Lâm Đồng khoảng 60 km, xa khu dân cư, địa hình phức tạp. Các đối tượng phá rừng chủ yếu là công dân tại huyện Đức Trọng - Lâm Đồng rất manh động. Trong khi biên chế lực lượng quản lý bảo vệ rừng của đơn vị chủ rừng hiện nay so với nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng tại vùng giáp ranh quá mỏng, không đủ sức đảm đương nhiệm vụ.Chủ rừng cũng chưa thường xuyên bám rừng, nhất là các khu vực trọng điểm để chủ động ngăn ngừa vi phạm ngay từ đầu. Hạt Kiểm lâm, Kiểm lâm địa bàn chưa tích cực tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng.UBND huyện Bắc Bình dù đã có nhiều biện pháp chỉ đạo giải quyết điểm nóng về phá rừng tại lâm phận Ban QLRPH Sông Lũy nhưng chưa thật mạnh và đồng bộ. Sở NN&PTNT cho biết đã xử lý trách nhiệm đối với 34 cá nhân của BQLRPH Sông Lũy trong đó có 13 trường hợp bị cảnh cáo; một bị cách chức và một người bị cách chức.Tạm đình chỉ vì không còn tang vậtTrả lời câu hỏi của Pháp Luật TP.HCM, trách nhiệm của ngành kiểm lâm đến đâu khi có 14 vụ, Hạt Kiểm lâm đã khởi tố vụ án nhưng sau đó phải đình chỉ điều tra, ông Huỳnh Hiếu, Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm Bình Thuận khẳng định do kiểm lâm, Công an và VKS huyện Bắc Bình làm theo… quy trình ngược.Cụ thể, năm 2015 khởi tố 7 vụ; thời gian từ khi phát hiện đến khi hoàn tất hồ sơ khởi tố từ một tháng đến 6 tháng và đến nay Cơ quan điều tra Công an huyện Bắc Bình đã tạm đình chỉ 7 vụ án nêu trên.Năm 2016 khởi tố hai vụ; thời gian từ khi phát hiện đến khi hoàn tất hồ sơ khởi tố từ 10 tháng đến 11 tháng. Đến nay Cơ quan điều tra Công an huyện Bắc Bình đã tạm đình chỉ hai vụ án nêu trên do không tìm ra người phạm tội nên phải tạm đình chỉ điều tra khi hết thời hạn điều tra vụ án.Năm 2017, khởi tố 14 vụ; toàn bộ đều phát hiện trước năm 2017, trong đó có một vụ vào tháng 12-2015, số còn lại được phát hiện trong các tháng của năm 2016, nhưng đến tháng 01-2017 mới hoàn tất hồ sơ và khởi tố vụ án. Thời gian kể từ khi phát hiện đến khi hoàn tất hồ sơ, khởi tố vụ án và chuyển cơ quan điều tra kéo dài từ trên sáu tháng đến một năm. Đến nay, Cơ quan điều tra Công an huyện Bắc Bình đã tạm đình chỉ 4 vụ án và đang tiếp tục điều tra 10 vụ án khác.Ông Hiếu cho rằng sở dĩ gọi là “quy trình ngược” do giữa Viện Kiểm sát, Công an và Hạt Kiểm lâm Bắc Bình đã có biên bản thống nhất, khi có vụ việc xảy ra theo hồ sơ của chủ rừng xác lập thì Hạt Kiểm lâm báo cáo cho Công an huyện và Viện Kiểm sát để xem xét và trưng cầu giám định thiệt hại rừng. Khi có kết luận giám định, Hạt Kiểm lâm sẽ làm căn cứ để khởi tố vụ án. Tuy nhiên, do quá trình tuần tra, kiểm tra rừng của Ban QLRPH Sông Lũy phát hiện vi phạm xảy ra không kịp thời, hầu hết các vụ việc đều bị lâm tặc lấy hết gỗ hoặc phần lớn số gỗ khai thác trái phép đã bị đưa ra khỏi rừng, nhưng việc lập hồ sơ ban đầu của đơn vị khi chuyển cho Hạt Kiểm lâm có quá nhiều sai sót, phải trả lại bổ sung nhiều lần.Theo ông Hiếu, lẽ ra theo thẩm quyền Hạt Kiểm lâm phải ra quyết định khởi tố vụ án chuyển cho công an và CQĐT sẽ trưng cầu giám định để điều tra vụ án. Ngoài ra, giám định viên về lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn huyện Bắc Bình chỉ có ba người. Tuy nhiên sau đó hai người được bổ nhiệm nhận chức vụ cao hơn và giám định viên còn lại cũng đã chuyển công tác khác. Ông Hiếu thừa nhận việc để mất rừng, chậm xử lý những vụ phá rừng có phần trách nhiệm của Hạt Kiểm lâm Bắc Bình.Đại diện Công an Bình Thuận cho biết, hiện nay Công an tỉnh đang chỉ đạo Công an Bắc Bình tập trung điều tra các vụ án phá rừng này trong đó chú ý đến những vụ việc có dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng và trách nhiệm của đơn vị chủ rừng.Theo UBND tỉnh Bình Thuận, đã chỉ đạo Sở NN&PTNT, tập trung chỉ đạo củng cố, kiện toàn nhân sự Ban QLRPH Sông Lũy và Hạt Kiểm lâm Bắc Bình nhằm đảm bảo lực lượng, nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác quản lý bảo vệ rừng để chấm dứt tình trạng khai thác lâm sản trái phép ngay trong quý I/2018.Tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm đối với tổ chức, cá nhân, đặc biệt là người đứng đầu có liên quan trách nhiệm trong việc để phá rừng nghiêm trọng kéo dài tại lâm phận Ban QLRPH Sông Lũy. Phối hợp với Sở Tư pháp Bình Thuận rà soát, tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung lực lượng Giám định viên tư pháp về lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn huyện Bắc Bình cho phù hợp.PHƯƠNG NAM
Dân Việt
18 điều cấm kỵ và cần biết khi du lịch Bangkok
Dưới đây là những điều bạn nên lưu ý khi đến Bangkok, Thái Lan để có được một chuyến du hí trọn vẹn.
[ "Văn hóa", "Du lịch" ]
2018-02-02T02:55:00
1. Khi mua đồ lưu niệm là tượng Phật, du khách tuyệt đối không đặt chung với túi đựng quần vì nó là hành động thiếu sự tôn nghiêm với Phật giáo. Và bạn cũng không được phép leo trèo, bám víu lên các tượng Phật khi đi thăm thú.2. Không mặc áo ba lỗ, quần sooc hay váy ngắn khi đi thăm đền thờ. Nếu mặc đồ hở vai, bạn cần dùng khăn che chắn cẩn thận và chú ý không đi giày vào những nơi không cho phép.3. Không ngồi dạng chân hoặc hướng chân đối diện với tượng Phật khi vào thăm đền chùa. Ngoài ra, cũng đừng tự ý chạm tay vào các tượng Phật.4. Nếu đang ở gần tượng Phật hoặc chỉ là hình ảnh tưởng Phật, đừng làm những hành động thân mật như ôm ấp hay hôn vì nó được coi là thiếu tôn trọng.5. Nếu có lời mời chào lạ ở trên đường, tốt nhất du khách không đồng ý vì có thể bạn sẽ bị “hớ” với những dịch vụ cò kiểu này.6. Không được dẫm lên bất cứ đồng xu nào có hình đức vua trên đó vì du khách có thể phải đối mặt với hình phạt 3-15 năm tù vì tội xúc phạm nhà vua. Ngoài ra, du khách không được chế giễu khi nhìn thấy hình ảnh của vua ở bất kỳ nơi nào trong thành phố. Và hãy thật cẩn thận cuộn những tờ hóa đơn có hình ảnh đức vua trên đó thay vì gấp chúng nhăn nheo.7. Đừng quên giữ bản sao hộ chiếu có công chứng bên mình phòng những tình huống ngoài ý muốn.8. Đừng tự ý hút thuốc. Nếu có nhu cầu, bạn hãy tìm một không gian thoáng và được dành riêng cho việc hút thuốc, nếu không có thể du khách sẽ bị phạt tiền.9. Không chụp ảnh người dân bản địa mà không hỏi trước bởi có thể họ sẽ khó chịu, thậm chí tức giận hoặc yêu cầu bạn trả tiền vì hành động này.10. Đừng quá tin tưởng vào những người bỗng nhiên tiếp cận và nhiệt tình chỉ cho bạn địa chỉ mua sắm bởi có thể họ sẽ được hưởng phần trăm hoa hồng và chắc chắn món đồ bạn mua sẽ bị đắt hơn. Du khách nên tham khảo trước những nơi nên shopping ở Bangkok để tìm được địa điểm phù hợp với túi tiền.11. Đừng phí nhiều tiền cho hành trình trên sông Chao Phraya với những phương tiện được mời chào. Thay vào đó, bạn hoàn toàn có thể dùng phương tiện giao thông công cộng được gọi là “xe bus nước” để tiết kiệm tiền.12. Khi lên xe, đừng quên để ý xem đồng hồ của taxi đã được bật hay chưa. Nếu không, có thể bạn sẽ bị tài xế “chặt chém” giá không thương tiếc.13. Đừng quên mang thuốc chống côn trùng và trị các vết côn trùng cắn nếu du lịch Bangkok vào mùa mưa.14. Đừng quên mặc cả khi mua sắm ở các khu chợ của Bangkok. Du khách có thể trả giá và mua được món đồ với giá chỉ bằng ½ giá ban đầu.15. Đừng bỏ lỡ Đại hoàng cung Grand Palace và đền Wat Pho khi đến thủ đô Bangkok. Tượng phật nằm khổng lồ ở trong ngôi đền này là một trong những điểm nhấn ấn tượng đậm chất văn hóa của Thái Lan. Bức tượng này cao 15m, dài 46m và kích cỡ tương đương với một tòa cao ốc. Nếu muốn mua sắm, đừng quên ghé chợ cuối tuần Chatuchak hoặc Siam Square.16. Khi mua sắm, đừng quên đi đến chợ cuối tuần Chatuchak, hoặc Siam Square và Sukhumvit, giá sẽ rẻ và sản phẩm cũng đa dạng hơn các trung tâm thương mại. Du khách cũng đừng bỏ lỡ chợ Sampeng khi có nhu cầu mua quần áo phụ nữ và trẻ em.17. Để cảm nhận được nền văn hóa đa dạng của Thái Lan, bạn đừng quên dành thời gian ở quận Silom. Nơi đây tập trung mật độ người Thái đông nhất so với các quận khác và bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu nhiều hơn về ẩm thực cũng như văn hóa Thái Lan.18. Đừng quên hỏi chuyện những chủ cửa hàng hoặc người dân trước khi bắt taxi. Nếu bạn không biết tiếng Thái, họ có thể giúp đỡ bằng cách viết địa chỉ khách sạn cho lái xe. Hoặc du khách có thể hỏi người dân bản địa nên chọn hãng taxi nào uy tín nhất.Trúc Anh (Theo Tripadvisor)
Tài Chính
Chưa nên tăng tuổi nghỉ hưu
Tại Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi, Bộ Lao động Thương binh Xã hội (LĐ, TB - XH) đưa ra 2 phương án về tuổi nghỉ hưu: (1) giữ nguyên như hiện hành; (2) từ năm 2021 khi nữ đủ 55 tuổi, nam đủ 60 tuổi mỗi năm sẽ tăng thêm thời gian làm việc 6 tháng, cho tới khi nữ đủ 60 tuổi, nam đủ 62 tuổi. PGS.TS. Vũ Quang Thọ, Viện trưởng Viện Công nhân - Công đoàn không ủng hộ phương án 2 vì có thể làm tăng tỷ lệ thất nghiệp.
[ "Kinh tế", "Lao động - Việc làm" ]
2018-02-01T02:27:00
Ảnh minh họa. Nguồn: InternetChưa phải lúcPhóng viên: Quan điểm của ông như thế nào về việc Bộ LĐ, TB - XH mới đây đưa ra 2 phương án về tuổi nghỉ hưu?PGS.TS. Vũ Quang Thọ, Viện trưởng Viện Công nhân - Công đoàn.PGS.TS. Vũ Quang Thọ: Tôi cho rằng, từ nay cho đến những năm tới chưa thể tăng tuổi làm việc cho cả lao động nam và nữ so với quy định hiện hành vì 3 lý do.Thứ nhất, với mức độ tăng trưởng kinh tế hiện nay, ngay cả những ngành thâm dụng lao động khá lớn vẫn chưa thể “hấp thụ” được hết lực lượng lao động Việt Nam.Thứ hai, tính đến quý IV năm 2017, nước ta còn hơn 400 nghìn người tốt nghiệp đại học, cao đẳng, học nghề nhưng chưa có việc làm.Thứ ba, có lẽ ít nhất trong 7 - 10 năm tới, kinh tế Việt Nam mới đủ khả năng hấp thụ được hết số lao động dư thừa ấy.Phải chăng là đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu sẽ làm tăng tỷ lệ thất nghiệp ở giới trẻ?Đúng vậy! Nếu lao động nữ trên 55 tuổi và nam trên 60 tuổi tiếp tục tham gia vào thị trường việc làm thì đương nhiên số lao động dư thừa sẽ nhiều hơn nữa. Vì vậy tôi cho rằng chưa nên đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu hay còn gọi là tăng tuổi làm việc vào lúc này.Theo ông khi nào mới có thể tăng tuổi làm việc cho người lao động?Để thực hiện được chủ trương này, điều kiện tiên quyết là thị trường lao động phải chuyển từ dư thừa sang thiếu hụt nhân lực, khi đó thay vì thuê lao động nước ngoài chúng ta sẽ tăng tuổi làm việc cho người lao động. Khi tăng tuổi làm việc cho người lao động thì đồng thời phải cơ cấu lại nguồn nhân lực của nền kinh tế.Một trong những lý do quan trọng để Bộ LĐ, TB - XH đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu là nhằm giảm nguy cơ mất cân đối quỹ hưu trí. Theo ông điều này có thuyết phục không?Tôi phải nhấn mạnh rằng, thị trường bảo hiểm xã hội là một lĩnh vực khác không liên quan đến thị trường việc làm nên đừng kéo thị trường bảo hiểm dính vào thị trường việc làm. Nếu vì sợ vỡ quỹ mà tăng tuổi làm việc thì tính sao việc gần nửa triệu lao động sẽ rơi vào tình trạng mất việc làm dài hạn? Tôi đã được tham gia khóa tập huấn của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ở Ý về sự bền vững của thị trường lao động, khi tôi đưa dữ liệu của Việt Nam vào chương trình chạy thử, họ nói rằng với những dữ liệu đó thì không có cớ gì để nói rằng đến năm 2024 chúng ta cạn nguồn để chi trả bảo hiểm xã hội.Chỉ nên điều chỉnh ở một vài ngành đặc thùMới đây Viện Công nhân - Công đoàn tiến hành khảo sát đội ngũ công nhân lao động về vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu. Kết quả của cuộc khảo sát này như thế nào, thưa ông?Viện Công nhân - Công đoàn vừa mới thực hiện khảo sát ở một số ngành là dệt may, chế biến thủy hải sản, đường, điện tử - điện lạnh với 5.200 phiếu hỏi. Kết quả cho thấy, 100% công nhân lao động không muốn kéo dài thêm thời gian làm việc. Người lao động rất muốn làm việc đến tuổi 55 với nữ và 60 tuổi nam như hiện nay sẽ được nghỉ hưu, trong số đó có 25% người lao động muốn nghỉ sớm hơn, đặc biệt trong ngành may mặc và ngành làm cầu đường giao thông.Việc công nhân không đồng tình với phương án tăng tuổi nghỉ hưu cũng là điều dễ hiểu. Bởi lẽ, họ là lao động trực tiếp sản xuất, làm việc ở các nhà máy trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, lại chịu áp lực tăng ca thường xuyên như các ngành da giày, cầu đường, hóa chất… Ngoài ra, tôi theo dõi thấy những người muốn thêm tuổi làm việc phần lớn đang giữ những cương vị lãnh đạo, những người có mức lương cao, có bổng lộc, những công việc không quá nặng nhọc.Theo ông, một số ngành nghề nào có thể tăng tuổi nghỉ hưu và phải áp dụng như thế nào thì phù hợp?Đối với nhóm lao động trực tiếp không nên đặt ra việc nâng tuổi nghỉ hưu. Còn với nhóm lao động gián tiếp, khi đã đến tuổi nghỉ hưu, cơ quan, doanh nghiệp có thể trưng cầu ý kiến của người lao động. Trong trường hợp, người lao động muốn làm thêm hoặc doanh nghiệp có nhu cầu có thể tiếp tục sử dụng. Nếu người lao động muốn được nghỉ ngơi, doanh nghiệp, cơ quan phải tôn trọng ý muốn của người lao động.Ngoài ra, tôi nghĩ rằng chỉ nên tăng tuổi làm việc của một số ngành nghề đặc thù như các ngành khoa học kỹ thuật, giáo dục, khu vực hành chính... nhưng không nên đưa vào Bộ luật Lao động mà nên điều chỉnh thông qua Thông tư, như vậy sẽ linh hoạt hơn và không gây “bó hẹp” thị trường lao động. Nếu đưa vào Luật chúng ta dễ rơi vào dạng lợi ích nhóm bởi vì nó chỉ là lợi ích của một bộ phận chứ ko phải toàn bộ.Xin cảm ơn ông!Theo Tuệ Anh/daibieunhandan.vn
Giáo Dục VN
Bình luận thiếu thiện chí của 2 học giả Trung Quốc về quan hệ Việt-Mỹ, Biển Đông
2 học giả Trung Quốc bình luận, Hoa Kỳ và Việt Nam không nên 'vượt giới hạn đỏ, khiêu khích Trung Quốc về vấn đề Biển Đông'.
[ "Thế giới" ]
2018-01-30T00:34:00
Thời báo Hoàn Cầu ngày 29/1 dẫn lời 2 học giả Trung Quốc bình luận, Hoa Kỳ và Việt Nam không nên "vượt giới hạn đỏ, khiêu khích Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, có thể dập tắt bất kỳ động thái tích cực nào".Các học giả Trung Quốc mà Thời báo Hoàn Cầu phỏng vấn đang nói về chuyến thăm Việt Nam vào tháng 3 tới của tàu sân bay Hoa Kỳ USS Carl Vinson.Tàu sân bay Hoa Kỳ USS Carl Vinson, ảnh: Stars and Stripes.Lý Kiệt, một chuyên gia hải quân từ Bắc Kinh nói với Thời báo Hoàn Cầu:"So với các nước khác 'có tranh chấp' với Trung Quốc trong khu vực, Việt Nam có khả năng quân sự mạnh mẽ nhất.Mỹ hy vọng Việt Nam là lực lượng mạnh nhất có thể tính đến để đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông.Trung Quốc nên tiếp tục hoạt động xây dựng (bất) hợp pháp của mình với các đảo và rặng san hô ở Biển Đông, chẳng hạn như xây dựng sân bay và trận địa tên lửa.Vấn đề Biển Đông cần được giải quyết bởi các bên liên quan trực tiếp và Mỹ nên ngừng can thiệp vào các điểm nóng trên biển để làm cho mọi việc tồi tệ hơn."Shen Shishun, một chuyên gia về châu Á - Thái Bình Dương từ Viện Nghiên cứu quốc tế Trung Quốc được Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời, nhận định:Việt Nam trong khi đó cũng cần phải sử dụng ảnh hưởng của Mỹ để gây được tiếng vang cho tuyên bố của mình trong cộng đồng quốc tế và kiềm chế Trung Quốc trong khu vực.Tuy nhiên, hợp tác quân sự Việt - Mỹ ở Biển Đông không nên vượt qua giới hạn đỏ, vi phạm lợi ích cốt lõi của Trung Quốc trong lúc mối quan hệ của 2 nước với Trung Quốc đang phát triển tích cực, gia tăng niềm tin.Mặc dù khong cần phải lo lắng về chuyến thăm dự kiến (của tàu sân bay USS Carl Vinson), Trung Quốc nên tiếp tục cảnh báo động thái này của Mỹ trong khu vực;Đồng thời cần kiên quyết chống lại bất kỳ hoạt động tích cực nào, để bảo vệ chủ quyền và quyền lợi của mình. Và Trung Quốc có khả năng làm tốt việc này với năng lực quân sự, kinh tế mạnh mẽ.Với con mắt mặc cảm và thiếu thiện chí, một số học giả Trung Quốc luôn có cái nhìn soi mói và suy diễn các hoạt động đối ngoại quân sự của các nước láng giềng. Ảnh chuyến thăm chính thức Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis, nguồn: AP.2 học giả Trung Quốc lưu ý rằng, quan hệ Việt - Mỹ phát triển gần gũi hơn đang bị thách thức bởi sự mất lòng tin về chính trị (?!) và một mối quan tâm ngày càng tăng của nền kinh tế Việt Nam định hướng xuất khẩu với chính sách Nước Mỹ trên hết.Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong năm 2017, sau đó đến Hàn Quốc và Mỹ.Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 35,3 tỉ USD, tăng 60,6% so với năm trước, Thời báo Hoàn Cầu dẫn nguồn tin từ 1 tờ báo Việt Nam đầu tháng này cho biết. [1]Chúng tôi thiết nghĩ, chuyến thăm Việt Nam của tàu sân bay Hoa Kỳ USS Carl Vinson là hoạt động đối ngoại quân sự hết sức bình thường giữa 2 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc.Nó cũng không khác gì việc thăm viếng lẫn nhau giữa hải quân Trung Quốc với các nước trong khu vực và với Hoa Kỳ.Nếu so với việc Hoa Kỳ mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận lớn nhất ở Thái Bình Dương và Bắc Kinh chấp nhận, thì cớ gì 2 vị học giả Trung Quốc lại phản ứng mất khôn như thế?Quan điểm của Hoa Kỳ và Việt Nam về Biển Đông rất rõ ràng, được công bố nhiều lần và nhắc đi nhắc lại, nên chúng tôi không cần nói thêm.Chúng tôi nhận thấy không có bất kỳ lý do nào để chống Trung Quốc.Nhưng chống lại các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như khu vực là nghĩa vụ chung của các thành viên Liên Hợp Quốc.Trên Biển Đông, việc bảo vệ chủ quyền và giải quyết tranh chấp chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam do Trung Quốc và một số bên nhảy vào chiếm đóng trái phép một số cấu trúc địa lý, Hoa Kỳ sẽ không can thiệp.Bảo vệ hòa bình, ổn định, luật pháp quốc tế, an ninh và an toàn cùng tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông là trách nhiệm chung của tất cả các nước trong và ngoài khu vực có lợi ích ở Biển Đông, bao gồm cả Trung Quốc, Hoa Kỳ và Việt Nam.Việc quân sự hóa và cổ vũ quân sự hóa các cấu trúc địa lý Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép ở Biển Đông đi ngược lại tinh thần hiến chương Liên Hợp Quốc cũng như những chính sách đối ngoại mà Trung Quốc tuyên bố.Cái gọi là lợi ích quốc gia hay lợi ích cốt lõi tuyên bố trên Biển Đông cần phải được đặt trong lăng kính của hệ quy chiếu pháp lý quốc tế đương đại, chứ không phải cả vú lấp miệng em, đe dọa dùng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực để cưỡng đoạt.Còn về hợp tác kinh tế, đây là quan hệ thương mại bình thường giữa các quốc gia, song các nước lớn luôn có lợi thế về thị trường, về nguồn vốn, về kích thước nền kinh tế trong quan hệ với các nước nhỏ, Trung Quốc hay Hoa Kỳ cũng như nhau, muốn có thương mại công bằng, các nước phải đấu tranh không mệt mỏi.Còn riêng trong quan hệ hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư với Trung Quốc, thì xin dẫn lại 1 đoạn trong bài báo "Chiến lược "ngoại giao bẫy nợ" của Trung Quốc" của tác giả Huỳnh Hoa trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online để hầu bạn đọc:Gần đây ngày càng có nhiều quốc gia ở Đông Nam Á và Nam Á rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc: vì không trả được nợ mà phải nhượng đất nhượng biển, hoặc làm theo những yêu cầu chính trị và ngoại giao của Bắc Kinh. Với đại dự án “Một vành đai, một con đường” (BRI - Bell and Road Initiative) đi qua nhiều nước mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang ra sức quảng bá, dự đoán sẽ có thêm nhiều nước mắc vào chiếc bẫy này. [2]Tài liệu tham khảo:[1]http://www.globaltimes.cn/content/1087174.shtml[2]http://www.thesaigontimes.vn/268237/Chien-luoc-ngoai-giao-bay-no-cua-Trung-Quoc.htmlHồng Thủy
ĐS&PL
Kẻ vận chuyển 150 bánh heroin trên ôtô tải lĩnh án tử
Hùng đưa Dũng 70 triệu tiền công cùng 3 chiếc điện thoại để liên lạc và giao xe ôtô tải bên trong giấu 150 bánh heroin trên nóc sàn gia cố 2 lớp. Trên đường đi, Hùng thường xuyên liên lạc chỉ đạo Dũng đi đúng tốc độ, làn đường và cung đường, để tránh bị kiểm tra, bắt giữ.
[ "Pháp luật", "Hình sự - Dân sự" ]
2018-02-03T02:43:00
Ngày 2/2, TAND tỉnh Bắc Ninh tổ chức phiên xét xử hình sự sơ thẩm đối với bị cáo Nguyễn Văn Dũng (SN 1984, thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên) về hành vi vận chuyển trái phép ma túy.Tại phiên xét xử bị cáo Dũng khai do mình làm ăn thua lỗ, bị nhiều người liên tục đòi nợ nên đã nhắm mắt làm liều chở ma túy thuê để lấy tiền trả nợ.Bị cáo Nguyễn Văn Dũng tại phiên xét xử - Ảnh: An ninh Thủ đôTại tòa, Dũng thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Sau khi nghị án, HĐXX đã tuyên phạt Nguyễn Văn Dũng tử hình về hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy. Bị cáo Dũng có 2 tiền án về tội tàng trữ trái phép chất ma túy và tội đánh bạc.Theo cáo trạng, Hùng và Dũng quen biết nhau tại quán cà phê ở thành phố Thái Nguyên. Tại đây, Dũng nói Hùng tìm việc làm cho mình, Hùng bảo nếu có bằng lái xe thì chở ma túy cho Hùng từ Hòa Bình về Thái Nguyên.Sau khi Hùng và Dũng bàn bạc thống nhất xong, khoảng gần 6h sáng ngày 9/8/2017, Hùng lái xe đến đón Dũng rồi đi thẳng lên Hòa Bình.Tại khu vực ngã ba Đồng Bảng, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, Hùng đưa 70 triệu tiền công cho Dũng và 3 chiếc điện thoại đánh số thứ tự để liên lạc, sau đó Hùng giao xe ô tô tải bên trong giấu 150 bánh heroin trên nóc sàn gia cố 2 lớp. Trên đường đi, Hùng thường xuyên liên lạc chỉ đạo Dũng đi đúng tốc độ, làn đường và cung đường, để tránh bị kiểm tra, bắt giữ.Khi Dũng đi đến nút giao Quốc lộ 18 hướng cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên thuộc địa phận huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh thì bị Cục Cảnh sát ĐTTP về ma túy - Bộ công an làm nhiệm vụ phát hiện, bắt giữ.Tại thời điểm kiểm tra, tổ công tác phát hiện trên nóc thùng xe ô tô tải được gia cố bằng 2 lớp tôn rỗng ở giữa, bên trong có 2 bao tải đựng 150 bánh heroin và một gói chứa các viên ma túy tổng hợp, 70 triệu đồng.Qua khai thác mở rộng, CQĐT đã tiến hành xác minh nhưng Hùng không có mặt ở địa phương, đi đâu làm gì địa phương không biết, nên chưa có cơ sở xác minh làm rõ.Cự Giải (T/h)
Gia Đình VN
Giảm gần 100 năm phí BOT đường bộ, dân vẫn kêu trời!
Bộ Giao thông Vận tải vừa thực hiện điều chỉnh hợp đồng 21 dự án BOT sau khi có thỏa thuận quyết toán từng phần hoặc toàn bộ giai đoạn xây dựng, gồm 19 dự án đường bộ và 2 dự án hàng hải.
[ "Xã hội", "Giao thông" ]
2017-05-17T05:39:00
Bộ GTVT cho rằng thời gian thu phí các dự án BOT đường bộ giảm gần 100 năm là do giá trị quyết toán có tổng mức đầu tư giảm so với tổng ban đầu và sự biến động của lưu lượng xeTrong 19 dự án đường bộ, có 13 dự án được giảm thời gian thu phí tổng cộng là 92 năm 3 tháng; 4 dự án điều chỉnh tăng thời gian 24 năm 5 tháng.Dự án được điều chỉnh giảm thời gian thu phí nhiều nhất là công trình đầu tư xây dựng QL1 đoạn tránh TP. Thanh Hóa với thời gian giảm thu phí lên tới 20 năm 1 tháng. Công trình này có tổng mức đầu tư được phê duyệt ban đầu 822 tỷ đồng, thời gian thu phí theo hợp đồng BOT là 27 năm 8 tháng. Sau khi hoàn thành quyết toán 100%, giá trị thỏa thuận quyết toán là 718 tỷ đồng, thời gian thu phí của dự án đã được điều chỉnh giảm xuống chỉ còn 7 năm 7 tháng.Trạm thu phí BOT dày đặc khiến dân bức xúcCông trình QL1 đoạn tránh TP Biên Hòa (Đồng Nai) là dự án giảm thời gian thu phí thấp nhất với 4 tháng (từ 13 năm 1 tháng xuống 12 năm 9 tháng).Theo ông Vũ Tuấn Anh, Phó vụ trưởng Vụ PPP, việc điều chỉnh giảm thời gian thu phí các dự án so với hợp đồng BOT chủ yếu do giá trị thỏa thuận (phê duyệt) quyết toán giảm so với tổng mức đầu tư được phê duyệt ban đầu và sự biến động của lưu lượng xe. Khi đàm phán ký kết hợp đồng BOT với các nhà đầu tư, theo quy định, Bộ GTVT sử dụng tổng mức đầu tư (TMĐT) để tạm thời xác định thời gian thu phí.Tuy nhiên, trong số 19 dự án BOT đường bộ đã thực hiện điều chỉnh hợp đồng sau khi thỏa thuận (phê duyệt) quyết toán, có 4 dự án phải kéo dài thời gian thu phí với tổng số 24 năm 5 tháng.Tiêu biểu là dự án cầu Mỹ Lợi, QL50 kéo dài nhiều nhất là 16 năm 2 tháng (từ 28 năm 4 tháng lên 44 năm 6 tháng); dự án cầu Yên Lệnh, QL38 kéo dài 4 năm 3 tháng (từ 17 năm 1 tháng lên 21 năm 4 tháng); Dự án QL18 đoạn Uông Bí - Hạ Long kéo dài 3 năm (từ 16 năm 4 tháng lên 19 năm 4 tháng); Dự án QL1 đoạn Nam Bến Thủy – TP. Hà Tĩnh kéo dài 1 năm (từ 20 năm 5 tháng lên 21 năm 5 tháng).Nguyên nhân khiến 4 dự án phải kéo dài thời gian thu phí chủ yếu do lưu lượng xe sụt giảm so với dự báo và doanh thu thực tế thấp hơn nhiều so với phương án tài chính trong hợp đồng BOT, nhất là dự án BOT cầu Mỹ Lợi và dự án BOT cầu Yên Lệnh, QL38.Dù đã giảm phí tới gần 100 năm, nhưng dư luận nhân dân vẫn bức xúc, bởi nhiều trạm thu phí đặt quá dày đặc, điển hình là đoạn Hà Nội- Thái Bình, mật độ trạm thu phí đặt không đúng theo quy định 70km/trạm.PV
Giao Thông
Khởi tố tài xế giật điện thoại của nhân viên trạm thu giá
Khởi tố tài xế giật điện thoại của nhân viên Trạm thu giá T2 rồi bỏ chạy.
[ "Pháp luật" ]
2018-01-26T10:39:00
Tài xế Lê Thanh Tú (Ảnh do CA cung cấp)Ngày 26/1, Cơ quan CSĐT Công an quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ cho biết, đã ký quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với tài xế Lê Thanh Tú (25 tuồi, ngụ phường Mỹ Bình, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang) về hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản (Tú được cho tại ngoại).Theo cơ quan điều tra, khoảng 12h30 ngày 20/1, Tú điều khiển ô tô tải BKS67C-058.28 lưu thông trên QL91, hướng từ An Giang về QL80. Đi cùng với Tú còn có Trịnh Minh Phường (27 tuổi, ngụ cùng địa chỉ trên).Khi đến Trạm thu giá T2 BOT QL91 (phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ), Tú không đồng ý mua vé qua trạm, từ đó xảy ra cự cãi với nhân viên của trạm.Nhân viên trạm là anh Hà Kim Anh (25 tuổi, ngụ tỉnh Thái Bình) đã dùng điện thoại quay lại biển số xe của Tú. Cho rằng nhân viên trạm không có quyền quay lại hình ảnh của phương tiện nên Tú xuống xe, cự cãi và giật điện thoại của nhân viên này.Sau khi lấy điện thoại, Tú lưu lại Trạm khoảng 15 phút sau đó mới chịu mua vé qua trạm, rồi điều khiển phương tiện đi về hướng Lộ Tẻ (Rạch Giá, Kiên Giang) và giữ luôn điện thoại của nhân viên thu phí.Đi được khoảng 6km, Tú bị lực lượng công an đuổi kịp và yêu cầu lái xe về trụ sở Công an làm việc. Tại trụ sở Công an, Tú thừa nhận hành vi nêu trên.Công an quận Thốt Nốt đã trưng cầu định giá chiếc ĐTDĐ Samsung A5 của anh Hà Kim Anh mà Tú chiếm đoạt. Hội đồng định giá kết luận, giá trị hiện nay của chiếc điện thoại là 4 triệu đồng.Hiện vụ việc vẫn đang được tiếp tục điều tra làm rõ. Lê An
Hải Quan
Sửa Luật thuế TNDN với hoạt động chuyển nhượng bất động sản
Việc sửa Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo hướng DN được bù trừ lãi từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư với lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh là để phù hợp với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của DN và thông lệ quốc tế.
[ "Kinh tế" ]
2018-01-25T06:25:09
Việc sửa Luật cũng đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch của chính sách. Ảnh: Thu Hiền. Trước năm 2004, tổ chức, cá nhân có hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực hiện kê khai, nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất. Từ 1/1/2004, tổ chức có thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền thuê đất (bất động sản) thực hiện kê khai, nộp thuế TNDN đối với thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền thuê đất nhưng phải kê khai, nộp thuế riêng (trong vòng 10 ngày, kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế), không được bù trừ với thu nhập từ sản xuất kinh doanh; đặc biệt trong giai đoạn 2004 - 2008, thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền thuê đất còn áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần.Theo Bộ Tài chính, quy định này là phù hợp với thực tế khi đó, bởi lĩnh vực bất động sản đang phát triển, lợi nhuận thu được từ bất động sản thường là lợi nhuận siêu ngạch nên việc quy định thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền thuê đất phải kê khai, nộp thuế riêng và áp dụng biểu thuế lũy tiến từng phần nhằm động viên kịp thời số thu thuế vào NSNN và hạn chế việc đầu cơ bất động sản (mua đi bán lại).Bộ Tài chính cũng lý giải, từ năm 2012 đến nay, thị trường bất động sản trầm lắng, thậm chí có giai đoạn rơi vào tình trạng đóng băng, do đó, đầu tư vào lĩnh vực bất động sản không còn được hưởng lợi nhuận mà thậm chí còn bị lỗ, do đó tại Luật thuế TNDN số 32/2013/QH13 (áp dụng từ 1/1/2014) đã cho phép DN được bù trừ lỗ từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản với lãi từ hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng chưa quy định trường hợp ngược lại (bù trừ một chiều), theo đó trường hợp DN có lãi từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản vẫn phải kê khai, nộp thuế riêng, không được bù trừ với thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh.Mặc dù đã có những tháo gỡ khó khăn nhất định nêu trên, nhưng với sự phát triển kinh tế hiện nay, DN có xu hướng kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, bên cạnh đó hành lang pháp lý đã quy củ và chặt chẽ, đồng thời yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính đặt ra ngày càng mạnh mẽ thì quy định DN phải kê khai, nộp thuế riêng đối với lãi từ chuyển nhượng bất động sản đã không còn phù hợp.Kinh nghiệm quốc tế cho thấy đa số các nước trên thế giới và trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Trung Quốc... không có quy định DN phải hạch toán riêng thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản để kê khai, nộp thuế TNDN, ngoại trừ Malaysia.Do đó, để phù hợp với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của DN và thông lệ quốc tế thì việc sửa đổi theo hướng quy định DN được bù trừ lãi từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư (trừ chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản) với lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh là cần thiết.Luật thuế TNDN hiện hành cũng quy định nguyên tắc: DN phải hạch toán riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được ưu đãi thuế với thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh không được ưu đãi thuế để làm căn cứ xác định số thuế ưu đãi. Trường hợp ưu đãi theo điều kiện địa bàn thì toàn bộ thu nhập của DN phát sinh tại địa bàn đó là thu nhập được hưởng ưu đãi thuế, trừ một số khoản thu nhập như: Chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, thu nhập từ hoạt động kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt, thu nhập từ hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản...Do vậy, để phù hợp với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của DN và thông lệ quốc tế, đồng thời không mâu thuẫn với nguyên tắc của Luật thuế TNDN nêu trên, Bộ Tài chính trình Chính phủ cho sửa đổi, bổ sung quy định hiện hành theo hướng DN được bù trừ lãi từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư (trừ chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản) với lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh (trừ trường hợp thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của DN đang được hưởng ưu đãi thuế TNDN). Theo đó, trường hợp DN có hoạt động sản xuất kinh doanh đang được hưởng ưu đãi thuế TNDN thì lãi từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, DN phải kê khai, nộp thuế riêng, DN chỉ được bù trừ lãi từ hoạt động này với lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế.Bộ Tài chính cho rằng, việc sửa đổi này đảm bảo phù hợp với thực tế hiện nay khi DN kinh doanh đa ngành và khuyến khích DN đầu tư vào ngành nghề lĩnh vực mà nhà nước đang khuyến khích đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và giải quyết được các vướng mắc phát sinh trong thực tiễn, đồng thời cũng đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch của chính sách. Thùy Linh
PL&XH
Đưa công tác tư pháp phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân
Đây là một trong những nội dung quan trọng trong Chương trình hành động của ngành Tư pháp để thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018.
[ "Pháp luật" ]
2018-01-30T02:42:00
Theo Bộ Tư pháp, để thực hiện nhiệm vụ này, Bộ, ngành Tư pháp sẽ nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực trực tiếp gắn liền với người dân, doanh nghiệp. Đó là các lĩnh vực như hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, lý lịch tư pháp, đăng ký giao dịch bảo đảm, bồi thường Nhà nước, trợ giúp pháp lý, xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật.Cùng với đó, chú trọng cải cách hành chính, nhất là các lĩnh vực liên quan đến lý lịch tư pháp, hộ tịch. Ứng dụng công nghệ thông tin thực chất, hiệu quả hơn nữa, góp phần đưa các lĩnh vực công tác tư pháp thực sự đến gần, thân thiện với người dân, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân.Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cán bộ tư pháp phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân. ẢNH TƯ LIỆUViệc xây dựng, hoàn thiện pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật sẽ tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước. Theo đó, trong năm 2018 tập trung thực hiện tốt công tác thẩm định đề nghị xây dựng văn bản, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, chú trọng tính khả thi của văn bản và việc quy định thủ tục hành chính trong các văn bản QPPL. Quan tâm đến công tác tổ chức thi hành pháp luật, nhất là các luật mới được Quốc hội thông qua. Chủ động phản ứng chính sách pháp luật, phát hiện, xử lý các văn bản trái pháp luật, không phù hợp với thực tiễn, nhất là các vấn đề pháp lý liên quan đến người dân, doanh nghiệp.Cùng với đó, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự, nhất là liên quan đến thu hồi các khoản nợ của các tổ chức tín dụng, án tham nhũng. Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ về thi hành án dân sự năm 2018, giảm ít nhất 3% số việc và tiền có điều kiện thi hành chuyển sang kỳ sau so với năm 2017. Tập trung thi hành dứt điểm các vụ việc có điều kiện thi hành án dân sự, bảo đảm thi hành dứt điểm các bản án, quyết định của tòa án về vụ án hành chính còn tồn đọng.Ngoài ra, tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, đồng thời, thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm và đề xuất các giải pháp phòng ngừa, hạn chế hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực tư pháp nhất là lĩnh vực luật sư, công chứng, đấu giá tài sản, thi hành án dân sự, lý lịch tư pháp, hộ tịch, chứng thực…Nguyên An
VOV
Quảng Ninh bắt giữ hơn 300 chai rượu lậu chở trên xe khách
Lực lượng CSGT Quảng Ninh vừa bắt giữ một vụ vận chuyển hàng hóa trái phép trên xe khách, trong đó có hàng trăm chai rượu và nhiều đồ dùng khác.
[ "Pháp luật", "An ninh - Trật tự" ]
2018-01-25T15:17:00
Hồi 23 giờ ngày 24/1/2018 tại khu vực km77 trên Quốc lộ 18 đoạn qua TP Uông Bí, Quảng Ninh, tổ công tác của Đội TTKSGT số 1, Phòng CSGT Quảng Ninh tiến hành kiểm tra xe ô tô khách BKS 79D-5648 lưu thông theo hướng Uông Bí – Hà Nội.Hàng hóa bị lực lượng chức năng thu giữQua kiểm tra phát hiện trên xe có 20 thùng (bao gồm 240 chai) rượu Bàng Thái, 11 thùng (66 chai) rượu Trung Quốc.Ngoài ra còn có 250 bóng đèn LED, 165 chiếc áo sơ mi, 65kg pin khô. Lái xe là Ngô Xuân Long, SN 1981, trú tại Cẩm Phả, Quảng Ninh.Hiện tổ công tác đã tiến hành lập biên bản bàn giao cho lực lượng Quản lý thị trường xử lý theo chức năng./.Tiến Cường/VOV-Đông Bắc
Pháp Luật Plus
Vụ tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở Quảng Trị: Bản án thiếu thuyết phục
Bà Lành đề nghị xem xét vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm vì cho rằng Tòa cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã có vi phạm tố tụng.
[ "Pháp luật" ]
2018-01-31T04:08:00
Báo PLVN ra ngày 19/1 có bài “Mất cả đất lẫn tình vì nhờ bạn thân đứng tên mua nhà?” phản ánh việc bà Nguyễn Thị Lành (trú tại khu phố 1, phường Đông Giang, TP Đông Hà, Quảng Trị) có đưa 70 triệu đồng nhờ bạn là bà Hoàng Thị Dung đứng tên mua lô đất liền kề ngay sát QL1A (rộng 85m2, giá 145 triệu đồng) của vợ chồng ông Hoàng Hữu Phương. Sau đó, cả bà Dung lẫn ông Phương sau đó đều “lật kèo” cho rằng việc bán đất cho bà Lành là vô hiệu.Ngôi nhà kiên cố (giữa) mà vợ chồng bà Lành xây dựng, hiện giao cho bà Dung sử dụng.Hai lần Giám đốc thẩmTháng 3/2005, ông Phương có đơn khởi kiện đối với bà Lành đề nghị Tòa tuyên vô hiệu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà 2 bên đã ký. Đến nay, vụ án đã qua 8 lần xét xử sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm, với các phán quyết không giống nhất.Tại phiên xét xử sơ thẩm đầu tiên, TAND thị xã Đông Hà tuyên bố Hợp đồng giữa ông Phương với bà Lành vô hiệu; buộc bà Lành trả đất cho ông Phương và ông trả bà Lành khoản tiền nộp thuế làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tiền xây quán (tổng hơn 26 triệu đồng).Tháng 3/2006, xử phúc thẩm, TAND tỉnh Quảng Trị tuyên bố Hợp đồng giữa ông Phương với bà Lành và Hợp đồng và giữa ông Phương với bà Dung vô hiệu; buộc ông Phương phải trả và bồi thường thiệt hại cho bà Lành hơn 134 triệu đồng; bà Lành phải tháo dỡ quán trả đất cho ông Phương.Đến tháng 3/2009, Hội đồng Giám đốc thẩm TAND Tối cao đã tuyên hủy 2 bản án sơ thẩm và phúc thẩm để xét xử lại.Tháng 10/2009, TAND TP Đông Hà tiếp tục tuyên hủy Hợp đồng; buộc ông Phương trả bà Lành tiền làm GCNQSDĐ (cả gốc và lãi hơn 19,5 triệu đồng); buộc vợ chồng bà Lành trả lại đất cho vợ chồng ông Phương; vợ chồng ông Phương với bà Dung tiếp tục thực hiện hợp đồng; buộc bà Dung phải trả cho vợ chồng bà Lành số tiền đã xây dựng quán hơn 13 triệu đồng. Tại bản án phúc thẩm tháng 3/2010, TAND tỉnh Quảng Trị tuyên y án.Đầu năm 2013, Chánh án TAND Tối cao đã kháng nghị bản án vì các phiên tòa đã không giải quyết triệt về mối quan hệ giữa bà Dung và bà Lành đối với số tiền 70 triệu đồng trả khi mua đất. Cuối tháng 4/2013, TAND Tối cao đã có quyết định hủy toàn bộ các bản án để xét xử lại.Nhận đơn khởi kiện mới, có vi phạm thủ tục tố tụng?Cuối năm 2013, TAND TP Đông Hà và TAND tỉnh Quảng Trị lần lượt mở phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm nhưng không căn cứ theo đơn khởi kiện ngày 1/3/2005 của ông Phương mà lại căn cứ theo đơn khởi kiện mới được ông này gửi vào ngày 20/5/2013.Lẽ ra, nếu ông Phương muốn thay đổi nội dung khởi kiện thì (làm đơn khởi kiện mới) thì phải rút đơn khởi kiện cũ. Sau đó, tòa án phải ra quyết định đình chỉ vụ án cũ để tiến hành thụ lý vụ án mới.Nhưng ông Phương đã làm 2 đơn khởi kiện trong cùng một mối quan hệ pháp luật mà đơn khởi kiện trước đang giải quyết, chưa kết thúc vụ án. Tòa án vẫn chấp nhận đơn khởi kiện mới là vi phạm tố tụng?Đáng chú ý, ngoài việc tuyên vô hiệu hợp đồng và giấy biên nhận giữa vợ chồng ông Phương với vợ chồng bà Lành; buộc bà Dung trả cho bà Lành số tiền mượn mua đất 70 triệu đồng (vì cho rằng hợp đồng vay tiền này không kỳ hạn và không có lãi) và phí xây dựng quán trên lô đất là hơn 13 triệu đồng; buộc vợ chồng bà Lành giao trả lại lô đất cho bà Dung... thì TAND TP Đông Hà còn buộc vợ chồng bà Lành phải bồi thường tiền khai thác, hưởng lợi từ lô đất từ tháng 4/2004 - 9/2013 cho bà Dung với số tiền 135,6 triệu đồng.Tại phiên tòa phúc thẩm, TAND tỉnh Quảng Trị đã bác yêu cầu của bà Dung đòi bà Lành bồi thường 135,6 triệu đồng vì xét thấy không có căn cứ.Còn những quyết định khác đã tuyên tại phiên sơ thẩm đều được HĐXX phúc thẩm giữ nguyên. Hiện nay, bà Lành vẫn liên tục có đơn đề nghị xem xét vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm vì cho rằng Tòa cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã có vi phạm tố tụng và xét xử không đúng bản chất.Thực tế, vợ chồng bà Lành đã xây căn nhà kiên cố trên đất rồi cho người khác thuê để kinh doanh trong hơn một năm nhưng phía ông Phương, bà Dung cũng như chính quyền địa phương không hề phản đối hoặc can thiệp. Điều này chứng tỏ bà Lành là người mua lô đất.Phạm Quyên
Thanh Niên
Khởi tố tài xế công nhiên chiếm đoạt tài sản tại Trạm BOT T2
Sáng 26.1, Cơ quan CSĐT Công an Q.Thốt Nốt (TP.Cần Thơ) cho biết đã ký quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can (cho tại ngoại) đối với tài xế Lê Thanh Tú về hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản.
[ "Pháp luật", "Hình sự - Dân sự" ]
2018-01-26T09:30:00
Trước đó, khoảng 12 giờ 30 ngày 20.1, Lê Thanh Tú (25 tuổi, ngụ Khóm Bình Long 2, P.Mỹ Bình, TP.Long Xuyên, An Giang) điều khiển xe tải BS 67C - 058.28 cùng Trịnh Minh Phường (27 tuổi, ngụ P. Bình Khánh, TP.Long Xuyên, An Giang - phụ xế ) lưu thông từ An Giang về QL80 Lộ Tẻ - Rạch Giá.Khi xe đến Trạm thu phí BOT T2 ( KV Thới Hòa 1, P.Thới Thuận, Q.Thốt Nốt), Tú không đồng ý mua vé qua trạm sau đó xảy cự cãi với nhân viên bán vé vì Tú cho rằng trạm đặt ở đây là không hợp lý và giá vé quá cao.Khi thấy xe tải của Tú đậu lâu gây ùn tắc giao thông, anh Hà Kim Anh (25 tuổi, nhân viên thu phí), dùng ĐTDĐ quay lại biển số xe của Tú. Tú xuống xe và gây gổ với anh Anh, giật điện thoại và cho rằng anh Anh không có quyền ghi hình xe của Tú.Sau khi lấy điện thoại, gần 15 phút sau Tú mới chịu mua vé qua trạm và mang theo điện thoại của anh Huỳnh Kim Anh đi về hướng Lộ Tẻ - Rạch Giá. Tú điều khiển xe chạy được khoảng 6 km thì bị lực lượng CSGT PC67 và Công an Q.Thốt Nốt đuổi theo, yêu cầu Tú lái xe về trụ sở Công an P.Thới Thuận làm việc.Làm việc với công an, Tú đã thừa nhận hành vi của mình.Sau khi củng cố hồ sơ vụ việc, cơ quan CSĐT, Công an Q.Thốt Nốt đã trưng cầu giám định, xác định giá trị chiếc ĐTDT của anh Kim Anh mà Tú chiếm đoạt là 4 triệu đồng.
VnEconomy
Công nghệ Blockchain: Tác động lớn đến các nền kinh tế mới nổi
Ông Paul Domjan, Giám đốc nghiên cứu, phân tích và dữ liệu toàn cầu của ngân hàng đầu tư Exotix, chuyên về các thị trường mới nổi, so sánh công nghệ Blockchain với điện thoại thông minh và sự bùng nổ điện thoại di động trong thập kỷ qua. Blockchain mang lại sự thay đổi lớn ở các thị trường đang phát triển và cho phép nhiều quốc gia 'nhảy cóc' lên những cấp phát triển mới...
[ "Công nghệ", "CNTT - Viễn thông" ]
2018-01-30T04:56:00
Blockchain cho phép tất cả mọi người có chứng thực nhân thân, có tài sản để trông chờ lúc khó khăn mà khó ai có thể tước đi được Thông thường mọi người có một cơ sở dữ liệu trung tâm để ghi lại những thứ như giao dịch, thương mại. Trong các giao dịch thông thường, sẽ cần những người trung gian để đảm bảo mọi người và mọi thứ đang "chơi" theo đúng quy tắc.Blockchain loại bỏ sự cần thiết phải có những thành phần trung gian đó. Công nghệ này ban đầu được phát triển để giúp Bitcoin hoạt động độc lập và không cần tới sự kiểm soát của một ngân hàng Trung ương nào.Nhưng chính tính năng này được cho là có những ứng dụng gần như vô tận cho các ngành công nghiệp khác và các quá trình liên quan, vốn cần đến vai trò của người trung gian đáng tin cậy hoặc cơ quan Trung ương.Các ngân hàng đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng Blockchain vì quá trình kiểm tra và sự tin cậy sẵn có của công nghệ này sẽ làm giảm nhu cầu người trung gian trong các quy trình như thanh toán. Điều này, cuối cùng sẽ giúp cắt giảm chi phí. Santander ước tính trong một báo cáo năm 2015 rằng công nghệ này có thể tiết kiệm cho các ngân hàng khoảng 20 tỷ USD.Nhiều quốc gia phát triển như Thụy Điển đang xem xét một hệ thống đăng ký đất đai dựa trên Blockchain. Những nước khác như Ukraine và Georgia cũng đang xem xét các giải pháp dựa trên công nghệ này. Nó có thể được sử dụng để duy trì một bản ghi rõ ràng, đáng tin cậy về bất cứ điều gì.Ví dụ, Estonia đã triển khai các dịch vụ công chứng của BitNation, bao gồm công nhận đăng ký kết hôn được ghi lại trong blockName của BitNation.Những lợi ích của Blockchain cũng có thể được ứng dụng với các hợp đồng giao dịch. Đơn cử như Ethereum là một nền tảng được thiết kế và phát triển dựa trên giao thức Smart Contract (hợp đồng thông minh). Nền tảng này có thể sẽ không phát triển mạnh mẽ ở các nước phát triển – nơi các quá trình như vậy đã được thiết lập nhưng nhưng nó có thể đóng vai trò chuyển đổi ở các nền kinh tế đang phát triển.Ông Domjan cho rằng sự dễ dàng chuyển đổi sang các đồng tiền kỹ thuật số, được xây dựng trên công nghệ Blockchain, cũng hữu ích nhất cho các quốc gia đang phát triển.Tại một phiên thảo luận về Blockchain tại Utah mới đây, ông Peter Relan, CEO của GotIt! tại thung lũng Silicon chia sẻ, quyền tiếp cận tới "tiền" trong hàng ngàn năm qua luôn luôn là quyền của những ai được "chấp nhận" trong xã hội. Tiền số và tính thanh khoản của nó mở ra một lựa chọn thay thế cho những người yếu thế trong xã hội, đặc biệt là phụ nữ, người nghèo, dân tị nạn, những người không được tiếp cận tới tiền.Công nghệ Blockchain, còn được gọi là công nghệ sổ cái phân tán, lần đầu tiên được phổ biến bởi Bitcoin, đồng tiền kỹ thuật số được tạo ra trong năm 2009. Công nghệ này sử dụng kỹ thuật mã hóa phức tạp và sự xác thực theo nhóm để giám sát và kiểm tra bất kỳ thông tin nào trên sổ cái.Thu Hoàng
Đất Việt
Crimea không trưng cầu dân ý vì đang giàu mạnh
Phát triển kinh tế hơn xưa, người dân Crimea không tổ chức trưng cầu dân ý lần thứ 2 theo sáng kiến từ phía châu Âu.
[ "Thế giới" ]
2018-01-25T06:40:00
Phó Thủ tướng của chính quyền Crimea - ông Dmitry Polonsky mới đây tuyên bố việc tổ chức trưng cầu ý dân lần thứ hai về quy chế của Crimea là không cần thiết, bởi vì người dân bán đảo này đã đưa ra lựa chọn vào năm 2014.Du lịch phát triển mạnh mẽ hơn khi sáp nhập vào Nga, Crimea không muốn về lại Ukraine. Ông Polonsky cho rằng, người dân Crimea đã trả lời dứt khoát với câu hỏi này và "chúng tôi không có ý định chứng minh bất cứ điều gì với ai".Tuyên bố của Phó Thủ tướng chính quyền Crimea đưa ra sau khi Nghị sỹ Anh Richard Balf - một thành viên thuộc Hội đồng Nghị viện châu Âu của Hội đồng châu Âu đưa ra sáng kiến tổ chức lại cuộc trưng cầu dân ý trên bán đảo này.Theo đó, ông Richard Balf đề xuất nên tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp quốc để mọi người "tự do san sẻ quan điểm của mình".Phó Thủ tướng Crimea sau đó nói: "Ý định của ông đã được thể hiện ở Crimea vào năm 2014 và đã đặt dấu chấm hết cho câu hỏi này. Tổng thống Liên bang Nga đã nhiều lần nói đến và quan điểm như vậy luôn được tất cả nhân dân Crimea ủng hộ".Ông Polonsky còn lưu ý rằng, trước khi đưa ra tuyên bố như vậy, châu Âu nên thực hiện ý chí của nhân dân Anh, những người đã bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu về vấn đề nước này ra khỏi EU."Trước hết, họ nên thực hiện ý nguyện của người dân Anh và sau đó đưa ra lời khuyên về cách người khác cần làm gì, cần quyết định bỏ phiếu như thế nào. Điều đó sẽ là đúng đắn và hợp lý hơn. Nghị sỹ Anh hoàn toàn không có quyền hành gì khuyên bảo nhân dân Crimea phải làm gì.Tôi nghĩ rằng, nhân dân bán đảo biết mình cần sống như thế nào mà không cần các Nghị sỹ Anh" - Phó Thủ tướng Crimea tuyên bố.Thực tế, sau khi bán đảo này sáp nhập vào Nga, thời gian đầu, người dân Crimea cũng phải chịu khó khăn.Sau đó, bán đảo này càng ngày càng nhận được sự đầu tư lớn của châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ và cả Ukraine, đặc biệt là về du lịch.Crimea có các ưu điểm chính là lịch sử và di sản văn hóa phong phú, sự phát triển của ngành công nghiệp nghỉ ngơi — điều dưỡng, số lượng lớn và khả năng tiếp cận các khu bảo tồn thiên nhiên, dịch vụ ăn uống, tổ chức sự kiện, kinh doanh du lịch, giúp bán đảo hoàn toàn có khả năng cạnh tranh với nhiều đối thủ trên thị trường du lịch thế giới.Tính đến cuối tháng 11/2017, đã có hơn 5 triệu lượt khách du lịch đến thăm Crimea. Trong đó, có hơn 800.000 khách du lịch Ukraine đến thăm và nghỉ dưỡng tại những khu nghỉ mát Crimea, con số này tăng hẳn so với năm trước.Khách châu Âu, Ukraine, Mỹ tới Crimea du lịch. Chủ nhiệm Ủy ban về tổ hợp nghỉ dưỡng và du lịch thuộc Quốc hội Crimea - ông Alexey Chernyak cho biết, ngày càng có nhiều khách du lịch Ukraine đến bán đảo này du lịch, bất chấp các ngăn cản từ chính quyền.Ngay cả Thủ lĩnh của tổ chức dân tộc chủ nghĩa có xu hướng cực đoan là "Bratstvo" cũng phải thừa nhận rằng, đời sống phúc lợi của người Crimea đang được cải thiện đáng kể từ khi là một phần lãnh thổ của Nga vào năm 2014.Thủ lĩnh Bratstvo - ông Dmitry Korchinskiy nói: "Các viên chức, người về hưu quân đội và một số cán bộ sống tốt hơn so với thời Ukraine vì đuộc Moscow trả tiền".Ông Korchinskiy cũng phải thừa nhận là nhiều người Ukraine vẫn tiếp tục đến Crimea để nghỉ ngơi và cả kinh doanh, thậm chí có cả các quan chức trong chính quyền Ukraine.Người dân Ukraine đi nghỉ ở Crimea rất nhiều và điều đó đã hỗ trợ kinh tế của bán đảo này. Họ cũng không bị ảnh hưởng của trừng phạt nữa.Loại hình phương tiện điện phục vụ du lịch ở Crimea. Người dân trên bán đảo Crimea có thể tự nâng cấp sản phẩm du lịch thân thiện môi trường của mình như các phương tiện vận chuyển chạy điện.Sản phẩm vận chuyển chạy điện phát triển còn có tương lai biến Crimea thành một đầu máy công nghệ xanh ở Nga.Đầu tư ở Crimea biến khả năng xâm nhập thị trường Nga dễ dàng hơn. Cùng với kỳ quan thiên nhiên ở bán đảo Crimea, cây cầu nối liền phần đất liền Nga qua eo biển Kerch tới Crimea thực sự sẽ là một điểm du lịch hấp dẫn ở Crimea mà khó khách du lịch Ukraine nào có thể bỏ qua.Ngọc Dương
ANTT
Tài xế giật điện thoại của nhân viên trạm BOT T2 bị khởi tố
Tài xế Lê Thanh Tú (25 tuổi), ngụ phường Mỹ Bình, TP Long Xuyên (An Giang) bị khởi tố về hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản. Hiện, Tú được cho tại ngoại.
[ "Pháp luật", "Hình sự - Dân sự" ]
2018-01-27T01:03:00
Theo nguồn tin trên báo Giao thông, ngày 26/1, CQĐT Công an quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ cho biết, đơn vị này đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với tài xế Lê Thanh Tú (25 tuổi), ngụ phường Mỹ Bình, TP Long Xuyên (An Giang) về hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản. Hiện, Tú được cho tại ngoại.Trước đó, tại Trạm thu giá T2 BOT trên QL91, nam tài xế đã có hành vi giật điện thoại của nhân viên trạm rồi bỏ chạy.Công an quận Thốt Nốt đã trưng cầu định giá chiếc ĐTDĐ Samsung A5 mà Tú chiếm đoạt. Hội đồng định giá kết luận, giá trị hiện nay của chiếc điện thoại là 4 triệu đồng.Tài xế Lê Thanh Tú (Ảnh do CA cung cấp)Báo VietNamNet cho biết, khoảng 12h30 ngày 20/1, Tú điều khiển ô tô mang BKS: 67C - 058.28 lưu thông trên Quốc lộ 91 (từ An Giang về hướng Quốc lộ 80). Khi đến trạm thu phí BOT T2, đoạn thuộc phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt, nam tài xế dừng xe và cự cãi với nhân viên của trạm là anh Hà Kim Anh (25 tuổi).Cho rằng vị trí đặt trạm BOT T2 không hợp lý và giá thu phí lại cao nên Tú không đồng ý mua vé. Anh Kim Anh sau đó đã dùng điện thoại quay lại BKS xe của Tú. Thấy vậy, tài xế này đã xuống xe, cãi nhau với nhân viên trạm.Trong lúc cãi vã, Tú bất ngờ giật điện thoại của anh Kim Anh vì cho rằng nhân viên thu phí không có quyền quay lại hình ảnh của phương tiện.Khoảng 15 phút sau, Tú mới mua vé qua trạm và chiếm giữ luôn điện thoại của nam nhân viên, rồi lưu thông về hướng Lộ Tẻ, TP Rạch Giá (Kiên Giang). Khi xe chạy được khoảng 6km thì Tú bị lực lượng công an đuổi theo kịp.Tại trụ sở công an, tài xế Tú thừa nhận việc đã giật, chiếm giữ điện thoại của nhân viên trạm thu phí và cho biết đây là lần thứ 3 xảy ra cự cãi tại trạm thu phí BOT T2.Bảo Khánh (T/h)
Lao Động
Vụ khu công nghiệp 11 năm chưa thành hình: Thế chấp đất bị quy hoạch để vay vốn… 'khủng'
LĐO ngày 25.1.2018 đăng bài 'Vì một bãi vật liệu xây dựng, 11 năm, một khu công nghiệp vẫn chưa thành hình'. Bài báo phản ánh tình cảnh khu công nghiệp (KCN) Phước Đông do Công ty cổ phần IMG Phước Đông làm chủ đầu tư. Mặc dù tỉnh Long An đã quy hoạch thu hồi hơn 1,4 triệu m2 đất để đầu tư KCN Phước Đông, nhưng thật tréo ngoe, thay vì phải bàn giao và nhận bồi thường hơn 6.000m2 đất nằm trong quy hoạch KCN Phước Đông, thì Doanh nghiệp tư nhân xây dựng – thương mại Thăng Long (DNTN Thăng Long) lại mang đất đã quy hoạch thế chấp, vay vốn… 'khủng' từ ngân hàng…
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
2018-02-04T09:59:00
Từ năm 2003, DNTN Thăng Long được UBND tỉnh Long An giao 6.071,9m2 đất tại ấp 6, xã Phước Đông, huyện Cần Đước. DNTN Thăng Long đã biến khu đất thành bãi cạp cát, kinh doanh vật liệu xây dựng.Ngày 15.10.2007, UBND tỉnh Long An ban hành quyết định số 2609/QĐ-UBND thu hồi 1.433.712m2 đất tại xã Phước Đông (trong đó có khu đất 6.071,9m2 của DNTN Thăng Long) để giao cho Công ty cổ phần IMG Phước Đông đầu tư xây dựng KCN cầu cảng Phước Đông, theo quy hoạch đã được trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.Tháng 11.2007, UBND huyện Cần Đước có quyết định chi tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng cho các trường hợp có đất nằm trong dự án, trong đó có DN Thăng Long với hơn 1,028 tỷ đồng. Do DN Thăng Long không chấp nhận nên số tiền trên đã được gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Agribank huyện Cần Đước từ ngày 25.12.2007.Khu đất hiện vẫn do DNTN Thăng Long sử dụng làm bãi cạp cát để kinh doanh, dù đã nằm trong quy hoạch KCN Phước Đông đã 11 năm qua. Ảnh: C.HTuy nhiên, bất chấp diện tích đất trên đã thuộc quy hoạch KCN Phước Đông và đang tiến hành thủ tục bồi thường, giải phóng mặt bằng, DNTN Thăng Long vẫn mang khu đất 6.071,9m2 làm tài sản đảm bảo vay nợ tại Agribank - chi nhánh TPHCM - phòng giao dịch Rạch Ông.Biên bản lập ngày 20.12.2010 thể hiện rõ: Bên vay là DNTN Thăng Long (địa chỉ đường Nguyễn Kiệm, P.9, Q.Phú Nhuận, TPHCM) và bên cho vay là Agribank Chi nhánh TPHCM - phòng Giao dịch Rạch Ông (số 360 Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM) do giám đốc Phạm Xuân Hùng và cán bộ tín dụng Hồ Ngọc Minh làm đại diện, cùng thống nhất xác định tài sản đảm bảo nợ vay là 6.071,9m2 đất có giá trị hơn 52,2 tỷ đồng (8,6 triệu đồng/m2). Ngoài khu đất, còn tài sản trên đất (gồm căn nhà, san lấp mặt bằng…) có giá trị 249,45 triệu đồng.Sau khi thẩm định 6.071,9m2 đất hiện là bãi cạp cát, chứa vật liệu xây dựng, DNTN Thăng Long đã được ngân hàng cho vay 19 tỷ đồng ngày 20.12.2010. Đến ngày 9.2.2011, ngân hàng tiếp tục duyệt cho DNTN Thăng Long vay tiếp 7 tỷ đồng để “bổ sung vốn lưu động mua vật tư, vật liệu xây dựng, và chi phí thi công các công trình xây dựng”. Tài sản đảm bảo tiền vay cũng là phần đất 6.071,9m2.Trả lời về việc cho vay này, Giám đốc Agribank Chi nhánh TPHCM Nguyễn Xuân Cảnh cho rằng: Phòng giao dịch Rạch Ông cho DNTN Thăng Long vay “hoàn toàn dựa vào phương án sản xuất kinh doanh và kết quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”.Việc thẩm định và định giá tài sản làm đảm bảo món vay đều dựa trên cơ sở pháp lý của doanh nghiệp đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của DNTN Thăng Long đã được công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo theo đúng quy định. Và, khu đất đã được phê duyệt vào mục đích xây dựng có thời hạn sử dụng thuê là 50 năm, không phải đất nông nghiệp…Mặc dù vậy, nhiều vấn đề đặt ra, vẫn chưa giải đáp thỏa đáng: Đó là khu đất 6.071,9m2 của DN Thăng Long, vốn đã nằm trong diện tích 1.433.712 m2 đã được UBND tỉnh Long An ra quyết định thu hồi để triển khai dự án KCN Phước Đông.Chính quyền địa phương đã ký quyết định chi trả tiền bồi thường từ tháng 11.2007, nhưng DNTN Thăng Long chưa đồng ý nhận. Khu đất thuộc diện quy hoạch, giải tỏa nhưng ngân hàng vẫn thẩm định cho vay, có trái quy định luật pháp?Thứ hai, đơn giá bồi thường khu đất đã được chính quyền địa phương định giá có 108.000 đồng/m2. Đối với loại đất được đầu tư đầy đủ hệ thống cơ sở hạ tầng (điện, nước, cấp thoát nước, giao thông, xử lý nước thải...), chủ đầu tư các KCN bán ra với giá từ 48 - 90 USD/m2/50 năm.Tại địa bàn tỉnh Long An đơn giá này từ 55 - 60 USD/m2/50 năm. Riêng tại KCN Phước Đông, sau khi hoàn thiện cơ sở hạ tầng, dự kiến bán ra với giá 58 USD/m2/50 năm, tương đương 1,2 triệu đồng.Trong khi đó, khu đất của DNTN Thăng Long cũng là đất thuê của nhà nước, thời hạn 50 năm (thực tế chỉ còn lại 42 năm) để làm bãi cạp cát. Nhưng không hiểu căn cứ vào cơ sở nào, ngân hàng đã định giá … “khủng” - 8,6 triệu đồng/m2, rồi cho DNTN Thăng Long vay đến 26 tỷ đồng?Một góc KCN Phước Đông vẫn trong cảnh hoang hóa, do chưa giải phóng, bồi thường khu đất của DNTN Thăng Long. Ảnh: C.HChưa kể, khu đất của DNTN Thăng Long được định giá tăng theo cấp số nhân. Cụ thể: thời điểm thế chấp vay tháng 2.2006 khu đất được định giá 5,2 tỷ đồng; đến tháng 4.2007 tăng lên 9,2 tỷ; sang tháng 5.2008 tiếp tục nhảy lên 12,3 tỷ; đến tháng 12.2010, thì vọt lên hơn 52,2 tỷ…Một lô đất đã bị quy hoạch giải phóng đền bù hơn 1 tỷ đồng; thế nhưng chủ đất vẫn ngang nhiên cùng ngân hàng định giá hơn 52 tỷ đồng, để rồi được duyệt cho vay 26 tỷ đồng, vượt xa so với giá trị thật của khu đất (ngay cả tính theo giá thị trường).Ngày 25.1.2018, PV Lao Động đã liên lạc với bà Bùi Mộng Tuyền – chủ DNTN Thăng Long, nhằm làm rõ sự vụ trên. Tuy nhiên, bà Tuyền từ chối trả lời qua điện thoại, mà hẹn sẽ có buổi làm việc với PV trong thời gian sớm nhất. Nhưng đến nay, vẫn không thấy bà Tuyền hồi âm.Trong lúc đó, ngày 30.8.2013, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM đã ra công văn số 2710/CV-PC46(Đ8) xác nhận “DNTN Thăng Long có vay số tiền 26 tỷ đồng tại phòng giao dịch Rạch Ông và thế chấp đất…” và rằng, “việc định giá tài sản tài sản có biểu hiện cao hơn thực tế, cả 2 khoản vay đều quá hạn thời gian dài, nhưng DNTN Thăng Long chưa trả được nợ”.ĐÔNG ANH
Dân Việt
Dự án nghìn tỷ ở Hạ Long: Biến hồ điều hòa thành nơi chứa nước thải
Hệ thống cống gom nước thải của nhiều phường trên địa bàn TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh được đơn vị thi công Dự án Cải tạo, chỉnh trang đường Nguyễn Văn Cừ đấu nối thẳng xuống hồ điều hòa Yết Kiêu.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
2018-01-26T04:02:00
Đã nhiều ngày nay, hàng trăm hộ dân ven hồ điều hòa Yết Kiêu thuộc khu 2 và khu 4, phường Yết Kiêu, TP.Hạ Long phải cắt cử người để canh không cho đơn vị thi công xẻ đường đấu nối cống thoát nước thải xuống hồ.Bà Nguyễn Thị Sự, người dân tổ 3, Khu 2, Phường Yết Kiêu cho biết: "Gần 1 tháng nay chúng tôi thấy lượng bùn đỏ và bùn thải đổ về khu vực hồ điều hòa Yết Kiêu rất nhiều. Nước hồ có ngày thì chuyển màu đỏ rực, lúc thì trắng xóa hoặc đen ngòm. Chúng tôi không biết nước thải được gom từ đâu đến xả về nhưng mùi hôi thối bốc lên nồng nặc".Bà Nguyễn Thị Sự cho biết, đơn vị thi công đã bơm nước thải xuống hồCòn ông Nguyễn Văn Vĩnh, Trưởng khu 2, phường Yết Kiêu cho biết, ngày 19.1, khi chưa thông báo cho tổ dân phố, đơn vị thi công đã cho máy xúc, máy đầu xẻ đôi vườn hoa và đường Yết Kiêu. Cùng với đó, đơn vị thi công đã bơm toàn bộ nước thải dưới hố công trình xuống hồ điều hòa.Chiều ngày 22.1, nhóm thợ thi công lại tiến hành cắt mặt đường bê tông để chuẩn bị đào hố, đặt cống hộp đấu nối sang hồ thì bị người dân chặn không cho làm tiếp. Khi được hỏi tại sao lại đặt cống như vậy thì đại diện đơn vị thi công cho biết, chúng tôi làm theo chỉ đạo của chủ đầu tư là UBND TP.Hạ Long, trực tiếp là Ban quản lý dự án Công trình thành phố. Người dân có thắc mắc gì thì làm việc với Ban quản lý dự án.Ông Vĩnh cho biết thêm, qua tìm hiểu được biết, nguồn nước được gom về cống là nước thải sinh hoạt của toàn bộ khu dân cư Dự án đồi Dã Tượng, nước thải khu dân cư khu chợ Hạ Long II và của chợ Hạ Long II.Nước trong hồ có mầu đỏ sẫmTrước nguy cơ nước thải sinh hoạt làm ô nhiễm hồ điều hòa trong khu dân cư, người dân ở 7 tổ dân khu phố 2 và 10 tổ dân khu phố 4, phường Yết Kiêu đã làm đơn yêu cầu TP.Hạ Long cho dừng thi công cống gom nước thải xuống hồ và kiểm tra toàn bộ những đầu cống xả và hồ điều hòa này.Theo những người dân ở đây, khi tiến hành thi công Dự án Cải tạo, chỉnh trang đường Nguyễn Văn Cừ, chính quyền TP.Hạ Long chưa công bố thông tin dự án, chưa trưng cầu ý kiến của người dân, chưa lắp đặt biển thông báo công trình hay sơ đồ cho người dân nắm được.Khu vực Hồ điều hòa Yết kiêu là khu vực thấp nhất Thành phố và được xây dựng với mục đích chống ngập nhưng cống nước thải chưa qua xử lý mang theo bùn đất xả thẳng xuống hồ sẽ làm hồ bị ô nhiễm và không thực hiện được chức năng chống lụt.Cống gom nước thải đã được thi công xong một nửa ...Qua quan sát của phóng viên Dân Việt, hệ thống cống gom nước thải khu dân cư đã được đơn vị thi công lắp đặt được một nửa. Nước chảy ra từ đoạn cống chưa được đấu nối có mầu xanh sẫm và bốc mùi hôi rất khó chịu. Phần mặt được quanh hồ điều hòa Yết Kiêu cũng đã được cắt làm nhiều đoạn. Nước trong hồ có mầu đỏ sẫm....thị bị người dân chặn lạiĐược biết, Hồ điều hòa Yết Kiêu được TP.Hạ Long cải tạo, nâng cấp từ năm 2009 có tổng số vốn đầu tư trên 42 tỷ đồng, bao gồm các hạng mục chính là hồ B1, B2, hệ thống cống thoát nước hai bên hồ. Nhằm chống úng lụt cho các phường trung tâm vào mùa mưa và làm đẹp cảnh quan đô thị.Nước chảy vào cống có mầu hơi xanh và bốc mùi hôi thối rất khó chịuPV cũng đã liên hệ với Ban Quản lý dự án công trình TP Hạ Long nhưng chưa nhận được câu trả lời. Dân Việt sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.Nhóm PV Đông Bắc
GD&TĐ
Cảnh sát giao thông bắt giữ lượng lớn súng đồ chơi trẻ em bắn đạn nhựa
Tin từ Đội tuần tra kiểm soát giao thông số 2, Công an tỉnh Quảng Ninh hôm nay (30/1) cho biết, đơn vị đã bắt giữ số lượng lớn súng đồ chơi trẻ em bắn đạn nhựa.
[ "Pháp luật", "An ninh - Trật tự" ]
2018-01-30T09:07:38
Cảnh sát giao thông bàn giao hơn 1000 khẩu súng đồ chơi bắn đạn nhựa cho Đội Quản lý thị trường số 5 thành phố Hạ LongVào lúc 16h30 phút, ngày 29/1, tại Km 103 + 900 Quốc lộ 18 (thuộc địa phận Phường Đại Yên – TP Hạ Long – tỉnh Quảng Ninh), đội tuần tra kiểm soát giao thông số 2 (Phòng PC 67, Công an Quảng Ninh) trong khi làm nhiệm vụ đã phát xe khách với BKS: 18B-01923 có dấu hiệu nghi vấn nên đã cho dừng để kiểm tra. Xe khách trên do lái xe Minh Mộng Lân (sinh năm 1977, thường trú tại Thị trấn Cát Thành, Trực Ninh, Nam Định) đang điều khiển theo hướng Hạ Long – Uông Bí.Khi tiến hành kiểm tra phát hiện trên xe có chở 960 khẩu sứng ngắn đồ chơi bắn đạn nhựa và 200 khẩu súng dài đồ chơi bắn đạn nhựa nhưng chủ xe không xuất được các giấy tờ hợp lệ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của số hàng hóa trên.Đội tuần tra kiểm soát giao thông số 2 đã tiến hành thu giữ toàn bộ số đồ chơi không rõ nguồn gốc và bàn giao về Đội Quản lý thị trường số 5 – Thành phố Hạ Long, để xử lý theo quy định.Phương Linh
ĐS&PL
Khởi tố tài xế giật điện thoại của nhân viên trạm BOT T2
Cho rằng nhân viên trạm thu phí không có quyền quay hình ảnh xe của mình, tài xế đã giật điện thoại và lên xe chạy khoảng 6km thì bị cảnh sát đuổi theo, yêu cầu về trụ sở làm việc.
[ "Pháp luật", "Hình sự - Dân sự" ]
2018-01-27T01:38:00
Ngày 26/1, Công an quận Thốt Nốt (TP Cần Thơ) cho biết cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can nhưng cho tại ngoại đối với tài xế Lê Thanh Tú (25 tuồi, ngụ phường Mỹ Bình, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang) để điều tra về hành vi Công nhiên chiếm đoạt tài sản.Trước đó, trưa 20/1, Tú điều khiển xe tải cùng Trịnh Minh Phường (27 tuổi, ngụ P. Bình Khánh, TP.Long Xuyên, An Giang ) lưu thông từ An Giang về QL80 Lộ Tẻ - Rạch Giá.Phương tiện do tài xế Tú điều khiển dừng tại làn thu phí và xảy ra cự cãi với nhân viên - Ảnh: Công an cung cấpKhi đến Trạm thu phí BOT T2 (KV Thới Hòa 1, P.Thới Thuận, Q.Thốt Nốt), Tú không đồng ý mua vé qua trạm sau đó xảy cự cãi với nhân viên bán vé vì cho rằng trạm đặt ở đây là không hợp lý và giá vé quá cao.Khi thấy xe của Tú đậu lâu gây ùn tắc giao thông, anh Hà Kim Anh (25 tuổi, nhân viên thu phí), dùng ĐTDĐ quay lại biển số xe của Tú.Thấy vậy, Tú xuống xe và gây gổ với anh Anh, giật điện thoại và cho rằng nam nhân viên này không có quyền ghi hình phương tiện của Tú.Gần 15 phút sau đó Tú mới chịu mua vé qua trạm và mang theo điện thoại của nam nhân viên tiếp tục đi về hướng Lộ Tẻ - Rạch Giá.Xe của tài xế Tú chạy được khoảng 6 km thì cảnh sát đuổi theo và yêu cầu anh Tú điều khiển phương tiện đến trụ sở công an làm việc.Tại đây, tài xế Tú thừa nhận việc đã giật và giữ điện thoại của nhân viên trạm thu phí.Công an quận Thốt Nốt đã trưng cầu định giá chiếc điện thoại Samsung A5 của nhân viên trạm thu phí. Theo Hội đồng định giá, điện thoại của nam nhân viên này trên là 4 triệu đồng.Cự Giải (T/h)Lý giải nguyên nhân vì sao thường bị đau dạ dày dịp tết5 cách giảm đau dạ dày khẩn cấp không cần dùng tới thuốc
Đại Đoàn Kết
Quảng Ninh xây dựng chính quyền cầu thị
Được biết đến là tỉnh thành đầu tiên trong cả nước thực hiện mô hình Trung tâm hành chính công để phục vụ một cách nhanh nhất gọn các thủ tục hành chính (TTHC) cho người dân và doanh nghiệp (DN), hiện nay Quảng Ninh tiếp tục tinh thần cải cách với sản phẩm mới: Khảo sát ý kiến DN về chỉ số cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI). Những nỗ lực mang mầu sắc phục vụ này đã giúp Quảng Ninh trở thành một trong những địa phương đứng top đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
[ "Kinh tế", "Lao động - Việc làm" ]
2018-01-26T15:00:00
Công an tỉnh giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm hành chính công Quảng Ninh.Thực tế cho thấy, chưa cần sự chỉ đạo “sát sườn” từ cấp trên, Quảng Ninh đã chủ động với nhiều sáng kiến thiết thực để gỡ những điểm nghẽn trong TTHC để tạo môi trường thuận lợi nhất cho người dân và DN thông qua chỉ số DDCI. Đặc biệt, sáng kiến lắng nghe cộng đồng DN qua các kênh trực tuyến và Fanpage trên mạng xã hội Facebook với sự tham gia thí điểm của 18 đơn vị sở ngành và địa phương tỉnh Quảng Ninh là đột phá quan trọng về tư duy, công nghệ và tác phong công vụ. Thông qua kênh tương tác này mọi vấn đề và thắc mắc của DN được ghi nhận và phản hồi ngay lập tức nhờ công cụ đánh giá và sự vào cuộc của các đơn vị thí điểm. Điều này đã nhận được phản hồi tích cực từ phía cộng đồng DN.Xung quanh việc lấy ý kiến đánh giá của DN qua mạng nhiều ý kiến băn khoăn rằng tương tác qua mạng thường ảo chưa chắc đã đại diện cho ý kiến của cả cộng đồng DN. Mạng xã hội thường ảo, thực tế thì không phải cuộc khảo sát nào cũng nhận được ý kiến xác đáng của đối tượng bị tác động. Tuy nhiên, điều chúng ta ghi nhận ở đây chính là thái độ mang tính phục vụ của chính quyền. Rõ ràng chính quyền đã rất chủ động lắng nghe, cầu thị thông qua việc trưng cầu ý kiến của đối tượng chịu tác động để đổi mới cung cách phục vụ, đó mới là hiệu quả mà DDCI mang lại. Chưa đánh giá được hiệu quả của DDCI đến đâu nhưng sự chủ động của DN trong tiếp nhận phiếu khảo sát DDCI và coi đây là kênh thông tin chính thức, chia sẻ mọi quan ngại, khó khăn, thách thức của cộng đồng DN với các cơ quan hành chính của tỉnh Quảng Ninh đã cho thấy cuộc khảo sát này có ít nhiều tác dụng.Ông Nguyễn Đức Long- Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, với cuộc trưng cầu ý kiến của DN thông qua DDCI một mặt giúp tỉnh Quảng Ninh xác định những nút thắt trong công tác điều hành, mặt khác trực tiếp hỗ trợ tất các đơn vị tham mưu điều hành trong công tác lập kế hoạch, triển khai và chủ động đánh giá. Quan trọng hơn nữa, thông qua DDCI, tỉnh Quảng Ninh mong muốn chuyển thông điệp đến cộng đồng DN cả nước và trong nội bộ tỉnh về tầm nhìn phát triển hướng đến môi trường văn minh đáng sống, môi trường kinh doanh minh bạch, công khai và tăng trưởng bền vững.Đổi mới tư duy, cầu thị lắng nghe cộng đồng DN và hành động quyết liệt với những giải pháp thiết thực, bảo đảm công khai, minh bạch thông tin đánh giá thực sự trở thành động lực cải cách tại Quảng Ninh trở thành điểm sáng để các tỉnh thành khác học hỏi. Nói như Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung thì “bộ chỉ số này là công cụ ít tốn kém, dễ làm, mà lại tác động ngay lập tức, vì vậy, các địa phương cần phải sử dụng bộ chỉ số này như một công cụ đầu tiên và trước tiên để đánh giá và bổ nhiệm cán bộ, như vậy sẽ tạo động lực nội sinh, tạo sự bền vững của quá trình phát triển”.Nguyên Khánh
KTĐT
Phiếu Lý lịch tư pháp dịch sang tiếng Anh ở đâu?
Phiếu Lý lịch tư pháp dịch sang tiếng Anh có thể thực hiện ở bất kỳ văn phòng dịch thuật nào.
[ "Pháp luật" ]
2018-01-24T03:02:00
Tôi ở Hà Nội muốn dịch Phiếu Lý lịch tư pháp sang tiếng Anh thì thực hiện ở đâu, thủ tục như thế nào? (Hoàng Đức Minh, quận Ba Đình, Hà Nội).Trả lời: Phiếu Lý lịch tư pháp dịch sang tiếng Anh có thể thực hiện ở bất kỳ văn phòng dịch thuật nào. Tuy nhiên, nếu bạn muốn dịch Phiếu Lý lịch tư pháp để sử dụng tại nước ngoài thì thủ tục sẽ khác.Để Phiếu Lý lịch tư pháp của Việt Nam được sử dụng ở nước ngoài, bạn cần thực hiện thủ tục chứng nhận lãnh sự. Bạn ở Hà Nội thì có thể đến Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) hoặc Sở Ngoại vụ Hà Nội để chứng nhận lãnh sự. Hồ sơ chứng nhận lãnh sự gồm:- 01 Tờ khai chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu số LS/HPH-2012/TK.- Bản chính giấy tờ tùy thân (Chứng minh Nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu) đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc 1 bản chụp giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện. Giấy tờ này không cần phải chứng thực.- Giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự.- 1 bản chụp giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự.- 1 phong bì có ghi rõ địa chỉ người nhận (nếu hồ sơ gửi qua đường bưu điện và yêu cầu trả kết quả qua đường bưu điện).Thời hạn giải quyết: 1 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền giải quyết nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ có số lượng từ 10 giấy tờ, tài liệu trở lên thì thời hạn giải quyết có thể dài hơn nhưng không quá 5 ngày làm việc.Trường hợp cần kiểm tra tính xác thực của con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự thì ngay sau khi nhận hồ sơ, Bộ Ngoại giao có văn bản đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lập, công chứng, chứng thực, chứng nhận giấy tờ, tài liệu đó hoặc cơ quan, tổ chức cấp trên xác minh. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Bộ Ngoại giao. Ngay sau khi nhận được trả lời, Bộ Ngoại giao giải quyết và thông báo kết quả cho người đề nghị chứng nhận lãnh sự.Luật sư Nguyễn Hồng Quang, Giám đốc Công ty Luật Hồng Quang, Hà Nội
VietQ
Hướng dẫn chi tiết cách làm visa đi Úc tự túc nhanh nhất
Cách làm visa đi Úc tự túc nhanh và đơn giản nhất đang được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách làm visa đi Úc tự túc nhanh nhất.
[ "Pháp luật" ]
2018-01-29T07:30:00
Nước Úc cho phép visa du lịch cao nhất 01 năm, nhưng từ năm ngoái đã bắt đầu có ngoại lệ cho visa 3 năm. Visa 3 năm thường dành cho những đối tượng là có tiềm năng quay trở lại Úc nhiều lần. Dưới đây là cách làm visa đi Úc tự túc nhanh nhất theo chia sẻ của bạn Bích Phương Nguyễn. Cách làm visa đi Úc tự túc nhanh nhất đang được rất nhiều người quan tâmTờ khai bắt buộcTờ khai thân nhân mẫu mới nhất trên lãnh sự quán. Mẫu đăng kí 1419 (dành cho khách du lịch và thăm thân nhân) mới nhất trên web tổng lãnh sự hoặc VFS global.Tất cả đều được cập nhật liên tục tại: http://vietnam.embassy.gov.au/hnoi/DIACChcklstPgMar12.html. Chọn subclass 600, vào trong tìm link đề cập đến form 1419 và detail Relatives.Ví dụ: Mẫu đơn 1419 tính đến thời điểm tháng 1/2018: http://www.homeaffairs.gov.au/Forms/Documents/1419.pdfTờ khai nhân thân tính đến thời điểm tháng 1/2018: http://hcmc.vietnam.embassy.gov.au/…/Details%20of%20Relativ…Lưu ý khi điền tờ khai: Điền đầy đủ các mục bắt buộc. Cần chú ý câu hỏi về lịch trình ở Úc, bạn cần có một lịch trình đầy đủ và cụ thể, viết rõ ràng vào khoảng giấy trắng cuối tập 1419.Có mục tính toán tiền phí làm Visa: bạn cứ để trống, nhân viên nhận hồ sơ sẽ giúp điền. Khuyến khích trả tiền mặt, tiền Việt, bạn sẽ không mất phí chuyển khoản. Cách làm visa đi Úc tự túc khá đơn giản Những loại giấy tờ nhất thiết phải cóVé máy bay khứ hồi và booking khách sạn (với những Visa yếu chưa đi nhiều nước thì điều này này sẽ làm hồ sơ của mình có cân nặng hơn).Tiền trong tài khoản: min 4.000 USD (càng nhiều càng tốt), giấy tờ đất đai nhà cửa đứng tên (photo công chứng), sao kê tài khoản ngân hàng có xác nhận của ngân hàng. Điều này đảm bảo cho vấn đề tài chính của bạn để du lịch ở Úc và có khả năng trở về.Hộ khẩu, CMND, Passport photo công chứngBảo hiểm du lịch:Hợp đồng lao động (bản sao công chứng nếu bạn có đi làm) + bảng lương nằm trong sao kê 3 tháng gần nhất + bảng lương 3 tháng gần nhất của công ty. Đơn nghỉ phép có xác nhận của công ty. Tầm 10 ngày kết quả sẽ được báo qua mailCách nộpBạn nên nộp trước ngày khởi hành ít nhất 4 tuần để phòng có những vấn đề vướng mắc, mặc dù kết quả visa chỉ trong vòng 10 ngày là có.Đặt lịch hẹnBạn phải đặt lịch hẹn ngày lên nộp hồ sơ tại Australian Visa Application Centre (AVAC) ở đây trước:https://online.vfsglobal.com/GlobalAppointmentLưu ý: Mỗi số Passport chỉ book lịch được cho một người. Do lượng người làm visa rất đông nên cố gắng đi đúng giờ hẹn. Nộp xong, tầm 10 ngày kết quả sẽ được báo qua mail.Hoài ThưHoài Thư
VietQ
Từ 1/3, ô tô mới nhập khẩu sẽ bị kiểm tra từng lô một
Từ ngày 1/3, ô tô chưa qua sử dụng nhập khẩu phải được cơ quan quản lý chất lượng kiểm tra đối với từng lô xe nhập khẩu.
[ "Pháp luật" ]
2018-01-26T07:29:00
Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư 03/2018/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô nhập khẩu thuộc đối tượng của Nghị định 116/2017/NĐ-CP. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/3/2018.Theo đó, ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu phải được kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với từng xe. Cụ thể, sẽ kiểm tra tính thống nhất của nội dung hồ sơ đăng ký kiểm tra. Về thực tế, sẽ thực hiện kiểm tra đối với xe được đăng ký lưu hành tại các quốc gia thuộc EU, G7, quốc gia có tiêu chuẩn khí thải tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn khí thải hiện hành của Việt Nam. Từ 1/3, siết quy định về ô tô nhập khẩu. Ảnh minh họaĐối với ô tô chưa qua sử dụng nhập khẩu phải được cơ quan quản lý chất lượng kiểm tra đối với từng lô xe nhập khẩu. Mẫu ô tô đại diện cho từng kiểu loại ô tô trong lô phải được kiểm tra, thử nghiệm về khí thải và chất lượng an toàn kỹ thuật. Thực tế sẽ kiểm tra tình trạng số khung, số động cơ của từng xe trong lô xe nhập khẩu theo hồ sơ đăng ký kiểm tra; kiểm tra tính đồng nhất của các xe thực tế cùng kiểu loại ô tô trong lô xe nhập khẩu; lấy ngẫu nhiên mẫu ô tô đại diện cho từng kiểu loại ô tô trong lô xe nhập khẩu để đối chiếu các thông số kỹ thuật của xe thực tế với nội dung hồ sơ đăng ký kiểm tra.Trong quá trình kiểm tra, phát hiện ô tô đã qua sử dụng có sự thay đổi từ nước ngoài về một số thông số kỹ thuật hoặc kết cấu so với xe xuất xưởng ban đầu của nhà sản xuất thì doanh nghiệp nhập khẩu phải xuất trình các tài liệu của cơ quan quản lý phương tiện nước ngoài với xe đã thay đổi. Khối lượng xe trong trường hợp này không được lớn hơn giá trị nêu trong tài liệu.Trường hợp ô tô nhập khẩu bị hư hại trong quá trình vận chuyển từ nước ngoài về Việt Nam, doanh nghiệp nhập khẩu được phép khắc phục một số hạng mục như: Thân vỏ, buồng lái, thùng hàng có lớp sơn bị trầy xước; ắc quy không hoạt động.Đối với trường hợp ô tô có dấu hiệu bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung hoặc số VIN (trong trường hợp không có số khung), số động cơ thì cơ quan kiểm tra tiến hành trưng cầu giám định tại cơ quan giám định chuyên ngành để làm căn cứ cho việc cấp chứng chỉ chất lượng.Trong quá trình kiểm tra, chứng nhận nếu phát hiện ô tô nhập khẩu thuộc danh mục cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP thì cơ quan kiểm tra ghi nhận bằng chứng xe thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu đối với chiếc xe đó, đồng thời cấp thông báo xe cơ giới thuộc danh mục cấm nhập khẩu theo quy định. Việc kiểm tra, phân loại và lấy mẫu đại diện của lô xe đối với các xe khác được tiếp tục thực hiện theo quy định.Bên cạnh đó, việc triệu hồi ô tô không chỉ áp dụng theo công bố của nhà sản xuất, ô tô còn được triệu hồi theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra. Việc yêu cầu triệu hồi này thực hiện trên cơ sở bằng chứng cụ thể, kết quả xác minh các thông tin phản ánh về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô nhập khẩu.Lâm Anh
VietnamPlus
Bộ Giao thông Vận tải giảm thời gian thu phí đối với 13 dự án BOT
Bộ Giao thông Vận tải vừa điều chỉnh giảm thời gian thu phí 92 năm 3 tháng của 13 dự án và điều chỉnh tăng thời gian thu phí 24 năm 5 tháng của 4 dự án.
[ "Xã hội", "Giao thông" ]
2017-05-16T08:48:00
Ảnh minh họa. (Nguồn: Trung Kiên/TTXVN)Bộ Giao thông Vận tải vừa điều chỉnh giảm thời gian thu phí 92 năm 3 tháng của 13 dự án và điều chỉnh tăng thời gian thu phí 24 năm 5 tháng của 4 dự án.Dự án được điều chỉnh giảm thời gian thu phí nhiều nhất là công trình đầu tư xây dựng Quốc lộ 1 đoạn tránh Thành phố Thanh Hóa với thời gian giảm thu phí lên tới 20 năm 1 tháng.Cụ thể, công trình này có tổng mức đầu tư được phê duyệt ban đầu 822 tỷ đồng, thời gian thu phí theo hợp đồng BOT là 27 năm 8 tháng. Sau khi hoàn thành quyết toán 100%, giá trị thỏa thuận quyết toán là 718 tỷ đồng, thời gian thu phí của dự án đã được điều chỉnh giảm xuống chỉ còn 7 năm 7 tháng.Trong khi đó, công trình Quốc lộ 1 đoạn tránh thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) là dự án giảm thời gian thu phí thấp nhất với 4 tháng (từ 13 năm 1 tháng xuống 12 năm 9 tháng).Các dự án điều chỉnh giảm thời gian thu phí còn lại là dự án tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 đoạn Phan Thiết-Đồng Nai (giảm 3 năm 9 tháng); dự án Quốc lộ 10 đoạn cầu Tân Đệ-La Uyên (giảm 9 năm 6 tháng); dự án cầu Đồng Nai và tuyến 2 đầu cầu (giảm 8 năm 7 tháng).Dự án BOT Quốc lộ 51 (giảm 4 năm 2 tháng); dự án cầu Rạch Miễu (giảm 6 năm); dự án đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Đắk Nông (giảm 8 năm 8 tháng); dự án Quốc lộ 1 đoạn tránh TP Vinh (giảm 7 năm 4 tháng)…Đại diện Vụ Đối tác công-tư (PPP-Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, việc điều chỉnh giảm thời gian thu phí các dự án so với hợp đồng BOT chủ yếu do giá trị thỏa thuận (phê duyệt) quyết toán giảm so với tổng mức đầu tư được phê duyệt ban đầu và sự biến động của lưu lượng xe.Theo quy định tại Khoản 1, Điều 4 Nghị định 112/2009/NĐ-CP của Chính phủ, tổng mức đầu tư xây dựng công trình là chi phí dự tính của dự án, làm cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn thực hiện đầu tư công trình.[Giảm 100% phí trạm BOT Cầu Rác sau khi dân chặn xe phản đối]Trong bước lập dự án đầu tư không thể tính chính xác chi phí thực tế sẽ đầu tư. Bên cạnh đó, Thông tư 04/2010 ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng còn cho phép xây dựng tổng mức đầu tư trên cơ sở ước tính từ suất đầu tư trung bình 1km đường nhân với chiều dài tuyến.Khi đàm phán ký kết hợp đồng BOT với các nhà đầu tư, theo quy định, Bộ Giao thông Vận tải sử dụng tổng mức đầu tư để tạm thời xác định thời gian thu phí.“Sau khi quyết toán công trình, Bộ Giao thông Vận tải sẽ cập nhật các thông số và tính toán lại thời gian thu phí để ký kết với nhà đầu tư làm cơ sở thu phí sau này. Việc tổng mức đầu tư giảm sau quyết toán, cùng với việc cập nhật lại lưu lượng dòng xe thực tế, các thông số tài chính có liên quan,... sẽ làm thay đổi thời gian thu phí so với dự tính trước đây,” đại diện Vụ Đối tác công-tư cho hay.Thời gian qua, Bộ Giao thông Vận tải đã rà soát các dự án BOT theo đúng các trình tự thủ tục quy định của pháp luật và hợp đồng BOT trên nguyên tắc có kiểm toán độc lập hoặc kiểm toán Nhà nước và các cơ quan thanh tra, sau đó lấy giá trị cuối cùng để quyết toán dự án, tính toán lại hợp đồng và thời gian thu phí.Trong quá trình vận hành, khai thác công trình, tùy thuộc hợp đồng dự án, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tiến hành rà soát lại doanh thu, lưu lượng xe thực tế làm căn cứ để điều chỉnh từng hợp đồng BOT cho đến hết vòng đời dự án. Do đó, nhiều công trình sau khi quyết toán sẽ giảm thời gian thu phí so với dự kiến ban đầu là chuyện có thể xảy ra.Đối với 4 dự án phải kéo dài thời gian thu phí với tổng số 24 năm 5 tháng thì dự án cầu Mỹ Lợi, Quốc lộ 50 kéo dài nhiều nhất là 16 năm 2 tháng (từ 28 năm 4 tháng lên 44 năm 6 tháng); dự án cầu Yên Lệnh, Quốc lộ 38 kéo dài 4 năm 3 tháng (từ 17 năm 1 tháng lên 21 năm 4 tháng)Dự án Quốc lộ 18 đoạn Uông Bí-Hạ Long kéo dài 3 năm (từ 16 năm 4 tháng lên 19 năm 4 tháng); dự án Quốc lộ 1 đoạn Nam Bến Thủy-TP Hà Tĩnh kéo dài 1 năm (từ 20 năm 5 tháng lên 21 năm 5 tháng).Ngoài ra, một công trình giữ nguyên thời gian thu phí theo hợp đồng BOT là dự án sửa chữa nâng cấp một số đoạn qua các thị trấn trên Quốc lộ 20 (10 năm 9 tháng).Bộ Giao thông Vận tải cho biết, 4 dự án phải kéo dài thời gian thu phí chủ yếu do lưu lượng xe sụt giảm so với dự báo và doanh thu thực tế thấp hơn nhiều so với phương án tài chính trong hợp đồng BOT, nhất là dự án BOT cầu Mỹ Lợi và dự án BOT cầu Yên Lệnh, Quốc lộ 38.Tính đến nay, Bộ Giao thông Vận tải đã thực hiện điều chỉnh hợp đồng 21 dự án BOT sau khi có thỏa thuận quyết toán từng phần hoặc toàn bộ giai đoạn xây dựng, gồm 19 dự án đường bộ và 2 dự án hàng hải./.
Chính Phủ
Thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực
Theo quy định, thời hạn thực hiện chứng thực phải được bảo đảm ngay trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ.
[ "Pháp luật" ]
2018-01-26T04:02:00
Ông Nguyễn Xuân An phản ánh, ở phường Thành Công và một số phường khác trên địa bàn Hà Nội, khi người dân đi công chứng giấy tờ thường không được làm ngay mà được hẹn đến cuối giờ sáng hoặc đầu giờ chiều. Điều này gây phiền hà cho người dân, bởi nhiều khi chỉ công chứng sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân.... nhưng người dân cũng mất cả ngày (sáng đến công chứng, hẹn chiều lấy).Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, ông An kiến nghị cơ quan chức năng cần đưa ra quy định cụ thể khi người dân đi công chứng giấy tờ tại các cơ quan công quyền được lấy ngay (trừ những giấy tờ phải kiểm tra xem xét lại) để tránh việc người dân phải đi lại nhiều lần.Về vấn đề này, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội trả lời như sau:Theo Điều 7 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch về thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực: “Thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực phải được bảo đảm ngay trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ; trừ trường hợp quy định tại các Điều 21, 33 và Điều 37 của Nghị định này”.Bên cạnh đó, thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực của tổ chức, cá nhân tại UBND cấp xã trên địa bàn thành phố đã được quy định cụ thể trong thủ tục hành chính do UBND thành phố ban hành theo Quyết định số 5102/QĐ-UBND ngày 19/9/2016.Như vậy, việc UBND cấp xã khi thực hiện yêu cầu chứng thực của tổ chức, cá nhân có hẹn giải quyết trong ngày (cuối giờ sáng hoặc đầu giờ chiều) là phù hợp với quy định hiện hành và điều kiện thực tế tại cơ sở.Ngoài ra, theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực các tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu chứng thực có thể đến UBND cấp huyện hoặc các tổ chức hành nghề công chứng (thành phố hiện nay có 122 tổ chức hành nghề công chứng, công dân có thể tra cứu địa chỉ các tổ chức hành nghề công chứng tại Cổng Thông tin điện tử Sở Tư pháp: www.sotuphap.hanoi.gov.vn) để được tiếp nhận, giải quyết nhanh chóng.Chinhphu.vn
Đất Việt
Cấp đất vàng ở Côn Đảo: Đã viết kiểm điểm
Đối với sai phạm trong cấp đất ở Côn Đảo, trong cá nhân tham mưu, có người đã nghỉ hưu, một số người chuyển từ lãnh đạo xuống làm chuyên viên.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
2018-02-01T06:35:00
Liên quan đến những sai phạm của UBND huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) trong việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại khu đất vật tư cũ (Lô K) - khu đất "vàng" ở trung tâm huyện Côn Đảo, ngày 31/1, ông Trần Hùng Tâm, Chánh Văn phòng HĐND và UBND huyện Côn Đảo cho biết, sau khi nhận được kết luận của Thanh tra tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, UBND huyện Côn Đảo đang triển khai thực hiện theo kết luận này."Việc này có lẽ cũng hơi lâu. Còn việc xem xét xử lý trách nhiệm đối với các sai phạm, các cá nhân liên quan đã được yêu cầu làm báo cáo, viết bản kiểm điểm", ông Tâm thông tin.Cũng theo Chánh Văn phòng HĐND và UBND huyện Côn Đảo, những sai phạm trong việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Lô K Côn Đảo chủ yếu thuộc về cơ quan tham mưu.Một góc khu đất lô K. Ảnh: Tuổi trẻ "Đối với những người tham mưu, có người đã nghỉ hưu, còn một số người đã chuyển từ lãnh đạo xuống làm chuyên viên, viết kiểm điểm vậy thôi.Tuy nhiên, chắc chắn trong việc kiểm điểm các cá nhân sai phạm, trên chỉ đạo sao thì huyện làm vậy", ông Trần Hùng Tâm nhấn mạnh.Trước đó, theo kết luận của Thanh tra tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về sai phạm trong việc cấp đất "vàng" tại khu đất vật tư cũ, từ năm 2003 đến 2007, các thế hệ lãnh đạo huyện Côn Đảo đã ký 22 quyết định giao đất, cấp sổ đỏ cho các cá nhân chủ yếu là cán bộ của huyện và các ban ngành chức năng - vốn ở nơi khác.Đến nay, trong 22 cá nhân được cấp đất nói trên có 8 trường hợp đã về đất liền, 9 trường hợp đương chức tại Côn Đảo, 5 người đã về hưu. Điều đáng nói, trong số 22 người được cấp đất nói trên có đến 13 người đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác "trên giấy".Thanh tra tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xác định có nhiều người nguyên là lãnh đạo huyện Côn Đảo đã ký 22 sổ đỏ nói trên như Hoàng Nghĩa Doãn, Nguyễn Hoàng Tùng, Châu Anh Kiệt, Phan Hòa Bình. Trong đó, ông Tùng hiện đang là Bí thư Huyện ủy Côn Đảo.Liên hệ với ông Nguyễn Hoàng Tùng, ông này cho biết đã nhận được kết luận thanh tra và sẽ gửi giải trình với tỉnh. Việc ông là một trong những người ký 22 số đỏ cứ để thanh tra làm rõ.Trong khi đó, bà Lê Thị Công, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, bà đã nghỉ hưu, không nắm được thông tin về những sai phạm nói trên, PV cần thông tin thì liên hệ đến Sở Tài nguyên-Môi trường.Ông Lê Ngọc Linh, Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường tỉnh thông tin, tỉnh đang giao cho Sở Nội vụ triển khai việc kiểm điểm, xác định trách nhiệm của các cá nhân.Khu đất khu vật tư (còn gọi Lô K) là khu đất "vàng" ở trung tâm huyện Côn Đảo, với diện tích hơn 6.600m2.Thanh tra tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu kết luận UBND huyện Côn Đảo đã có những sai phạm trong việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Những sai phạm trên thuộc về những cá nhân đã tham mưu giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các cá nhân đã ký các quyết định giao đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Thanh tra tỉnh kiến nghị UBND tỉnh xem xét xử lý trách nhiệm của các cá nhân về các sai phạm.Minh Thái
Thương Gia
PwC Việt Nam ký kết Biên bản Hợp tác với Tổ chức Đào tạo Smart Train
Hôm nay (24/1), Công ty PwC Việt Nam và Tổ chức Đào tạo Smart Train đã ký biên bản tăng cường hợp tác giữa hai bên nhằm mục tiêu tạo ra môi trường cho DN tương tác, bồi dưỡng nghiệp vụ, trao đổi chuyên môn với các chuyên gia, lãnh đạo DN của cả hai bên.
[ "Xã hội", "Thời sự" ]
2018-01-24T10:02:00
Lễ ký kết có sự tham dự của bà Lê Thị Tuyết Nhung, Phó Vụ trưởng Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán - Bộ Tài chính, đại diện lãnh đạo Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE), các đại diện đến từ Hội Kế toán Tp.HCM (HAA), Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), Hội Kế toán Công chứng Anh (ACCA) và Hội Kế toán Công chứng Úc (CPA).Trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam đang dần tiệm cận với những quy chuẩn, chuẩn mực toàn cầu trong việc nâng cao tính chuyên nghiệp và minh bạch trên thị trường, việc nâng cao năng lực quản trị công ty là yêu cầu thiết yếu đối với các cấp lãnh đạo doanh nghiệp. Theo đó, cả lãnh đạo và các cấp quản lý của công ty đều cần cập nhật các kiến thức tổng hợp, chuyên sâu và sự hiểu biết các thông lệ hàng đầu về quản trị công ty, kế toán quản trị, kế toán tài chính, rủi ro, kiểm soát rủi ro, v.v…Là công ty cung cấp các dịch vụ kiểm toán và tư vấn hàng đầu thế giới, PwC thường xuyên tổ chức và đóng góp ý kiến chuyên gia tại các sự kiện lớn, các hội thảo chuyên sâu trong các lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, tài chính, rủi ro, an ninh mạng …Ông Hoàng Đức Hùng, Phó Tổng Giám đốc phụ trách mảng thị trường trong nước của PwC Việt Nam cho biết, sự hợp tác giữa PwC Việt Nam và Smart Train sẽ tạo ra cơ hội và môi trường tương tác giữa các doanh nghiệpNgoài ra, PwC cũng đã phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác xây dựng hành lang pháp lý, luật, và các nghị định, đóng góp nhiều sáng kiến quan trọng trong việc tăng cường quản trị công ty, nâng cao chất lượng kế toán, quản lý tài chính, quản lý rủi ro, kiểm toán, kiểm toán nội bộ.Ông Hoàng Đức Hùng, Phó Tổng Giám đốc phụ trách mảng thị trường trong nước của PwC Việt Nam cho biết, "sự hợp tác giữa PwC Việt Nam và Smart Train có vai trò quan trọng trong việc tạo ra cơ hội và môi trường tương tác giữa các doanh nghiệp, và giữa các doanh nghiệp với các chuyên gia hàng đầu của mạng lưới PwC".Ông Phạm Ngọc Hoàng Thanh, Giám đốc Điều hành Smart Train cũng khẳng định, PwC và Smart Train sẽ tạo ra cầu nối cho các chuyên gia trong và ngoài nước,…với các cấp lãnh đạo và quản lý của các doanh nghiệpChia sẻ về lễ ký kết, ông Phạm Ngọc Hoàng Thanh, Giám đốc Điều hành Smart Train cũng khẳng định, "thông qua việc hợp tác tổ chức các cuộc tọa đàm, hội nghị, hội thảo với những chủ đề thiết thực cho doanh nghiệp, PwC và Smart Train sẽ tạo ra những cầu nối chia sẻ thông tin, bồi dưỡng nghiệp vụ và trao đổi chuyên môn bổ ích giữa các chuyên gia quản trị, kế toán, tài chính trong và ngoài nước,…với các cấp lãnh đạo và quản lý của các doanh nghiệp".Bà Lê Thị Tuyết Nhung, Phó Vụ trưởng Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán - Bộ Tài chính khẳng định, việc tăng cường nhận thức và tính tuân thủ của doanh nghiệp về quản trị, tài chính, kế toán, kiểm toán, rủi ro và kiểm soát của các thành viên thị trường là cần thiếtBà Lê Thị Tuyết Nhung, Phó Vụ trưởng Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán - Bộ Tài chính cho biết, việc tăng cường nhận thức và tính tuân thủ của doanh nghiệp với các yêu cầu và quy định của các cơ quan quản lý nhà nước về quản trị, tài chính, kế toán, kiểm toán, rủi ro và kiểm soát của các thành viên thị trường là rất cần thiết. Việc hợp tác giữa các đơn vị chuyên nghiệp như PwC và Smart Train sẽ góp phần thúc đẩy các hoạt động nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp, các lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp, và giúp các cơ quan quản lý thuận lợi hơn trong công tác quản lý và hỗ trợ doanh nghiệp.Liên Quỳnh
Thanh Niên
Dự án nhà liền kề nhưng lại… bán đất nền
Đang chờ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gần 2 năm qua (thay vì 6 tháng theo hợp đồng), người dân lại hoảng hốt khi chủ đầu tư cho xây nhà trên lô đất họ đã đặt cọc.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
2018-01-26T04:26:52
Công trình nhà liền kề đường Nguyễn Sinh Sắc dừng thi công để giải quyết quyền lợi cho người mua - Ảnh: N.TKhách mua bị sa lầyNgày 25.1, UBND P.Hòa Minh, Q.Liên Chiểu (TP.Đà Nẵng) yêu cầu Công ty CP đầu tư Phương Trang (gọi tắt là Công ty Phương Trang, ở đường Lê Văn Lương, Q.7, TP.HCM) dừng thi công dãy nhà liền kề đường Nguyễn Sinh Sắc, đồng thời phải giải quyết tranh chấp với khách hàng mới được tiếp tục làm. Mấy ngày qua, nhiều người mang băng rôn kéo đến giăng ở công trình nhà liền kề này, đòi Công ty Phương Trang và Công ty CP thương mại dịch vụ Hai Hạnh (Công ty Hai Hạnh, 203 Ông Ích Khiêm, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng) trả đất.Vợ chồng Trần Bích - Huỳnh Thị Bình (ngụ 96 Dũng Sĩ Thanh Khê, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) kể, tháng 3.2016 họ đặt cọc mua lô đất 10.A3 diện tích 154 m2 với giá 17 triệu đồng/m2 ở Khu phức hợp đô thị thương mại cao tầng Phương Trang (KĐT Sun Bay Đà Nẵng). Dự án này do Công ty Phương Trang đầu tư, ủy quyền cho Công ty Hai Hạnh thương lượng, lập và ký hợp đồng đặt cọc, chuyển nhượng với khách hàng mua các lô đất từ A1 đến A7. Theo hợp đồng mua bán bất động sản giữa Công ty Hai Hạnh và bà Bình, trong vòng 6 tháng kể từ ngày 5.5.2016 (thời điểm bà Bình nộp 30% giá trị lô đất), hai bên sẽ ra công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ), nhưng đến nay hợp đồng đã trễ 15 tháng.Không chỉ có vậy, ngày 10.1, ông Trần Bích phát hiện đơn vị thi công đổ móng 5 lô đất Nguyễn Sinh Sắc, trong đó có lô 10.A3 mà gia đình đặt cọc. Tìm đến Công ty Hai Hạnh nhưng không được giải thích, ông Bích đến tận chỗ lô đất yêu cầu dừng thi công thì bị công nhân dọa hành hung. Các khách hàng cùng cảnh ngộ là Lê Minh Hủy, Nguyễn Hữu Lượm, Nguyễn Thị Thu Hương (cùng ngụ Q.Liên Chiểu) cũng kéo đến ngăn chặn thi công và xảy ra mâu thuẫn với nhóm công nhân, buộc cơ quan chức năng Q.Liên Chiểu vào cuộc.Công ty ủy quyền đã nhầm lẫn?Trả lời PV Thanh Niên, đại diện Công ty Hai Hạnh cho biết theo quy định của Bộ Xây dựng và UBND TP.Đà Nẵng, mặt tiền đường Nguyễn Sinh Sắc, Kinh Dương Vương (KĐT Sun Bay Đà Nẵng) phải xây nhà liền kề để đảm bảo kiến trúc tổng thể, chủ đầu tư (Công ty Phương Trang) chưa thực hiện nên chưa được cấp giấy chứng nhận QSDĐ. Vì vậy lâu nay không chỉ những lô ở đường Nguyễn Sinh Sắc mà lô đất nền đường nội bộ dù không bắt buộc xây nhà liền kề cũng phải chờ theo. Công ty Hai Hạnh thông báo “hỗ trợ” số tiền 0,02% trên số tiền khách đã nộp với mỗi ngày chậm công chứng chuyển nhượng QSDĐ. Tuy nhiên, theo những người mua đất, thật ra đây là tiền phạt và đương nhiên Hai Hạnh phải trả theo hợp đồng.Cũng theo đại diện của Công ty Hai Hạnh, sau một thời gian không thể xin được giấy chứng nhận QSDĐ, tháng 11.2017 Công ty Phương Trang đề nghị Công ty Hai Hạnh thu hồi các lô đất Nguyễn Sinh Sắc đã nhận cọc, nhưng sự việc “nhạy cảm”, khi Công ty Hai Hạnh đang tiếp xúc từng người thì phía Công ty Phương Trang đã làm móng. “Chúng tôi nhận lỗi không thông báo, bàn bạc với khách vì dự định vừa làm vừa thương lượng. Công ty khuyến khích khách tiếp tục đầu tư thêm tiền để mua nhà liền kề, giá đất không đổi, giá xây dựng hiện chưa có nhưng không vượt khung hiện hành. Công ty sẽ tập hợp kiến nghị gửi chủ đầu tư”, đại diện Công ty Hai Hạnh nói.Ông Cao Thái Hùng, Tổng giám đốc Công ty Phương Trang tại Đà Nẵng, cho rằng chủ đầu tư giao cho Công ty Hai Hạnh làm hợp đồng đặt cọc, nếu khách không đồng ý các phương án thì Công ty Phương Trang sẽ bồi thường.Tuy nhiên, tên hợp đồng Công ty Hai Hạnh ký với khách lại là “Hợp đồng mua bán bất động sản”, khiến người mua hiểu nhầm đã sở hữu đất nền. Theo Công ty Hai Hạnh, nội dung hợp đồng vẫn là đặt cọc, nhưng một số hợp đồng bị nhân viên làm sai như trên. “Công ty Phương Trang thông báo với Công ty Hai Hạnh 47 lô mặt tiền Nguyễn Sinh Sắc bắt buộc phải xây nhà mới được chuyển nhượng. Công ty Phương Trang không bán mấy lô đó, rõ ràng như vậy, đã có sự nhầm lẫn giữa Công ty Hai Hạnh và khách hàng”, ông Hùng nói.Theo Công ty Hai Hạnh, đơn vị nhận cọc của người dân từ tháng 3 đến tháng 5.2016, trước khi có quy định bắt buộc xây nhà liền kề ở Nguyễn Sinh Sắc (năm 2017). Nhưng ngược lại, Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng khẳng định quy định trên có trước khi 2 đơn vị này nhận cọc. Như vậy, về bản chất, dự án này phải xây nhà liền kề chứ không được phép bán đất nền (và nhận tiền cọc của người dân như thực tế đã xảy ra). Công ty Phương Trang, Công ty Hai Hạnh biết rõ không được phép bán đất nền nhưng vẫn thực hiện là sai và người dân hoàn toàn có quyền khởi kiện ra tòa.Nguyễn Tú
Tài Chính
Hơn 30.000 tỷ đồng nợ xấu được thu hồi
Trong năm 2017, Công ty Quản lý tài sản (VAMC) đã phối hợp với các tổ chức tín dụng (TCTD) thu hồi được 30.700 tỷ đồng nợ xấu.
[ "Kinh tế", "Tài chính" ]
2018-01-24T06:47:00
Ảnh minh họa. Nguồn: InternetNăm 2017, VAMC đã mua nợ thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt đạt 32.377 tỷ đồng, dư nợ gốc nội bảng với giá mua là 31.831 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phê duyệt đầu năm.Lũy kế từ khi thành lập đến hết 31/12/2017, VAMC đã thực hiện mua được 26.221 khoản nợ của 16.269 khách hàng tại 42 TCTD, với tổng dư nợ gốc nội bảng là 307.932 tỷ đồng, giá mua nợ là 277.755 tỷ đồng.Bên cạnh đó, trong năm qua VAMC cũng đã ký hợp đồng với 5 TCTD để mua nợ theo giá thị trường đối với 6 khách hàng với tổng giá mua nợ là 3.142,07 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch mua nợ thị trường đã được NHNN phê duyệt.Trong đó, VAMC đã thanh toán dứt điểm cho 3 TCTD trong năm 2017. Số tiền phải thanh toán còn lại, VAMC đã thỏa thuận với các TCTD cho VAMC chậm trả với thời hạn từ 6 – 9 tháng để VAMC có đủ thời gian thực hiện xử lý, thu hồi nợ và thanh toán cho các TCTD.Sau khi mua nợ, VAMC đã và đang tiếp tục hoàn thiện các thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm, triển khai công tác xử lý nợ và đã thu hồi được 130,38 tỷ đồng từ các khoản nợ mua theo giá thị trường. Dự kiến sẽ thu hồi đủ số tiền mua nợ trong quý I và quý II năm 2018.Về thu hồi nợ, năm 2017, VAMC đã phối hợp với các tổ chức tín dụng thu hồi được 30.700 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu kế hoạch thu hồi nợ năm 2017 được NHNN giao (22.000 tỷ đồng) tăng 2.700 tỷ đồng so với năm 2016.Tại Hội nghị triển khai triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2018 của VAMC, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh đã đề nghị VAMC tập trung xây dựng, phê duyệt và triển khai kế hoạch xử lý nợ xấu năm 2018, tập trung mua, bán nợ xấu theo cơ chế thị trường; chỉ thực hiện mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt nhằm bảo đảm an toàn, an ninh hệ thống theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các tổ chức tín dụng bán nợ xấu trong việc thu hồi, xử lý tài sản bảo đảm… đối với nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt của VAMC theo đúng quy định của pháp luật; đảm bảo hết năm 2018 xử lý được tối thiểu 140.000 tỷ đồng nợ xấu đã mua. Hoàn thành mua nợ xấu theo giá trị thị trường tối thiểu 6.600 tỷ đồng thông qua các giải pháp được phê duyệt tại Đề án cấu lại và nâng cao năng lực hoạt động của VAMC giai đoạn 2017 – 2020 hướng tới 2022.Trước đó, lãnh đạo VAMC đã chia sẻ giải pháp đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu, theo đó để thực hiện được một trong những biện pháp hỗ trợ TCTD bị kiểm soát đặc biệt trong việc xử lý khoản nợ không có tài sản bảo đảm hoặc nợ xấu có tài sản bảo đảm đang bị kê biên, không có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ, cần có các quy định đặc thù hơn để VAMC có thể xử lý các khoản nợ mua theo các trường hợp này.Ngoài ra, nhằm tháo gỡ những vướng mắc hiện nay để đẩy nhanh hơn nữa tiến độ xử lý nợ xấu, VAMC kiến nghị, sửa đổi, bổ sung Nghị định 53/2013/NĐ-CP quy định Công ty Quản lý tài sản là doanh nghiệp hạng đặc biệt. Tòa án nhân dân tối cao sớm ban hành hướng dẫn để thực hiện Nghị quyết 42 cũng như sửa đổi Khoản 6 Điều 272 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về quy định việc ủy quyền nội dung kháng cáo phải được làm thành văn bản có công chứng, chứng thực hợp pháp là những quy định có ý nghĩa quan trọng để đẩy nhanh thời gian giải quyết các vụ việc khiếu nại phức tạp trong quá trình xử lý tài sản đảm bảo.Theo Minh Anh/thoidai.com.vn
NLĐ
Công an thiếu sót, tòa tuyên vô tội
Khi có luật sư thì bị can thừa nhận hành vi phạm tội nhưng ra tòa lại thay đổi lời khai và được tòa án 2 cấp tuyên vô tội
[ "Pháp luật" ]
2018-01-30T00:18:00
Ngày 29-1, VKSND Cấp cao tại TP HCM cho biết vừa kháng nghị bản án hình sự phúc thẩm của TAND tỉnh Bình Dương và một phần bản án sơ thẩm của TAND thị xã Thuận An (tỉnh Bình Dương) đối với bị cáo Lê Văn Thi (SN 1979, ngụ tỉnh Bình Dương) về tội "Mua bán trái phép chất ma túy".Ban đầu có tội, sau vô tộiTheo kết luận điều tra, rạng sáng 18-11-2014, Công an thị xã Thuận An phát hiện Nguyễn Văn Hoàng cùng 2 người khác lưu thông trên đường thuộc địa bàn phường Hưng Thịnh, thị xã Thuận An có biểu hiện nghi vấn sử dụng trái phép chất ma túy.Lực lượng công an đã mời tất cả về trụ sở làm việc. Nguyễn Văn Hoàng khai đã nhiều lần mua ma túy của Trịnh Quang Thọ để sử dụng cùng Huy Hoàng và Hữu Phúc.Qua theo dõi, trưa 18-11-2014, công an phát hiện Thọ được Thi điều khiển xe máy chở đến một quán cà phê ở khu dân cư Chánh Nghĩa, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương. Ít phút sau, Thọ và Thi từ quán cà phê ra bãi giữ xe. Thọ lấy một gói ma túy ra cầm trên tay chuẩn bị bán cho Nguyễn Văn Hoàng thì bị công an bắt giữ. Công an thu trong người Thọ 32 gói ni-lông chứa thành phần ma túy với tổng trọng lượng hơn 8,2 g.Tại cơ quan công an, Thọ và Thi khai nhận là bạn thân, cùng đi chơi chung và cùng sử dụng ma túy. Đầu năm 2014 đến tháng 11-2014, Thọ nhiều lần đến khu vực Ngã tư Ga (quận 12, TP HCM) mua ma túy, sau đó mang về phân thành nhiều gói nhỏ để sử dụng và bán lại cho những người nghiện khác trên địa bàn thị xã Thuận An và TP Thủ Dầu Một kiếm lời. Thi là người giúp sức cho Thọ bán ma túy nên mỗi khi có người gọi mua, Thi chở Thọ đi giao. Thọ trả công cho Thi bằng cách cho ăn uống và sử dụng ma túy chung.Kết quả điều tra và xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm ngày 14-7-2015 của TAND thị xã Thuận An đã xác định Thi 11 lần chở Thọ đi bán ma túy. TAND thị xã Thuận An đã tuyên phạt Thọ 8 năm 6 tháng tù và Thi 7 năm 6 tháng tù về tội "Mua bán trái phép chất ma túy".Tuy nhiên, xét xử phúc thẩm ngày 18-9-2015, TAND tỉnh Bình Dương tuyên hủy bản án sơ thẩm của TAND thị xã Thuận An để điều tra lại do vi phạm tố tụng.Xử sơ thẩm lần 2 vào ngày 17-11-2016, TAND thị xã Thuận An tuyên phạt Trịnh Quang Thọ 8 năm 6 tháng tù về tội "Mua bán trái phép chất ma túy", đồng thời tuyên Lê Văn Thi không phạm tội, trả tự do cho bị cáo tại tòa.Sau đó, ngày 30-11-2016, VKSND thị xã Thuận An ban hành quyết định kháng nghị, yêu cầu hủy bản án hình sự sơ thẩm của TAND thị xã Thuận An để điều tra lại theo tố tụng chung. Ngày 11-4-2017, TAND tỉnh Bình Dương xử phúc thẩm do có kháng nghị của VKS và không chấp nhận kháng nghị, giữ nguyên bản án sơ thẩm của TAND thị xã Thuận An, vẫn tuyên Lê Văn Thi không phạm tội.Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, ngày 26-4-2017, VKSND tỉnh Bình Dương có văn bản yêu cầu kháng nghị giám đốc thẩm, hủy 2 bản án của TAND thị xã Thuận An và TAND tỉnh Bình Dương để điều tra lại. Theo VKS, tài liệu điều tra đã chứng minh Lê Văn Thi là đồng phạm với vai trò giúp sức cho Trịnh Quang Thọ. Việc TAND 2 cấp ở Bình Dương tuyên phạt Lê Văn Thi không phạm tội là phiến diện, không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án, bỏ lọt tội phạm.Không làm thay đổi sự thậtTại các phiên tòa, Lê Văn Thi thay đổi lời khai, không thừa nhận có hành vi dùng xe máy chở Thọ đi bán ma túy. Tuy nhiên, trước đó, khi nhiều lần được lấy lời khai, hỏi cung có người bào chữa tham gia thì Thi đã khai nhận mình và Thọ là người nghiện; để có ma túy sử dụng, Thi đã chở Thọ đi bán ma túy.Theo tài liệu phóng viên có được, trong quá trình bắt, thu giữ vật chứng, khởi tố, lập hồ sơ vụ án, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Thuận An đã có nhiều thiếu sót. Cụ thể, công an thu giữ của Thi 500.000 đồng, điện thoại và xe máy nhưng lập biên bản ghi thu của Thọ, đồng thời không mô tả tên, loại điện thoại. Công an thu giữ của Thọ 31 gói ma túy nhưng không lập biên bản niêm phong ngay mà đưa về trụ sở mới làm việc này. Công văn đề nghị phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và lệnh tạm giam ghi không đúng về giờ bắt giữ các đối tượng.Bên cạnh đó, nội dung quyết định khởi tố vụ án và quyết định trưng cầu giám định ghi Lê Văn Thi bị bắt quả tang nhưng thực tế Thi bị bắt khẩn cấp. Hồ sơ vụ án tồn tại 2 quyết định khởi tố vụ án có cùng số, cùng ngày ban hành. Một số biên bản lấy lời khai, hỏi cung bị can do cảnh sát khu vực, điều tra viên và cán bộ điều tra lập nhưng những người này không ký tên.Đặc biệt, cán bộ điều tra chỉnh sửa nội dung biên bản lấy lời khai của Nguyễn Văn Hoàng (người mua ma túy) từ "13 giờ" thành "11 giờ" nhưng không có xác nhận của Hoàng...Tuy nhiên, theo VKSND Cấp cao tại TP HCM, căn cứ điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC, những thiếu sót nêu trên của CQĐT không phải là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự. Những thiếu sót này cũng không xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng hoặc làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan và toàn diện của vụ án."Sai lầm nghiêm trọng"VKSND Cấp cao tại TP HCM nhận định: TAND thị xã Thuận An và TAND tỉnh Bình Dương tuyên phạt tù Trịnh Quang Thọ nhưng lại căn cứ vào những thiếu sót của công an để tuyên Lê Văn Thi không phạm tội là sai lầm nghiêm trọng, phiến diện, không phù hợp với những tình tiết khách quan, bỏ lọt tội phạm.Từ những nhận định này, VKSND Cấp cao tại TP HCM đã ban hành quyết định kháng nghị, đề nghị Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao tại TP HCM xét xử giám đốc thẩm tuyên hủy bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Bình Dương và một phần bản án sơ thẩm của TAND thị xã Thuận An về trách nhiệm hình sự của Lê Văn Thi để điều tra, xét xử lại theo quy định của pháp luật.Phạm Dũng
Pháp Luật VN
Đăng ký, di chuyển của phương tiện đường sắt: Cần minh bạch hóa để áp dụng thuận tiện
'Dự thảo có nhiều quy định liên quan đến thủ tục hành chính, vì vậy cần đảm bảo các nguyên tắc về tính minh bạch, tạo thuận lợi cho các đối tượng áp dụng' – đó là quan điểm của đại diện cộng đồng doanh nghiệp khi góp ý Dự thảo Thông tư về đăng ký, di chuyển của phương tiện đường sắt mà Bộ Giao thông vận tải đang xây dựng.
[ "Pháp luật" ]
2018-01-25T23:24:00
Ảnh minh họaNộp bản công chứng, vẫn cần bản chính để đối chiếu?Trong các quy định của Dự thảo về Hồ sơ đăng ký phương tiện lần đầu (Điều 5), Hồ sơ đăng ký lại phương tiện (Điều 6), đối với các trường hợp yêu cầu cung cấp “bản sao hợp lệ/bản sao có chứng thực”, Dự thảo đều yêu cầu phải kèm theo “bản chính để kiểm tra, đối chiếu”.Trong khi đó, theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Dự thảo thì “bản sao hợp lệ là bản sao được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam công chứng, chứng thực”. Mà theo pháp luật về công chứng, chứng thực, thì các bản sao có công chứng, chứng thực có giá trị tương đương bản chính/bản gốc.Do đó, việc Dự thảo vừa yêu cầu cung cấp bản sao (hợp lệ/có chứng thực) vừa yêu cầu có kèm bản chính để đối chiếu là quá mức cần thiết, có thể gây phiền phức về thủ tục, giấy tờ cho chủ thể thực hiện thủ tục. Bản chính để kiểm tra, đối chiếu chỉ cần thiết trong trường hợp bản sao trong hồ sơ chỉ là bản sao đơn thuần (không có công chứng, chứng thực).Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện: còn chưa hợp lý Khoản 2 Điều 7 Dự thảo quy định về thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận (GCN) đăng ký phương tiện trong trường hợp làm mất giấy này. Cụ thể: Chủ phương tiện sẽ thực hiện khai báo việc mất giấy, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp Giấy xác nhận (GXN) khai báo mất GCN đăng ký phương tiện; Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận đơn xin cấp lại, Cục Đường sắt Việt Nam sẽ xem xét giải quyết cấp lại GCN đăng ký phương tiện.Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) – đại diện cộng đồng doanh nghiệp, thì quy định trên cần được cân nhắc, xem xét ở một số vấn đề. Thứ nhất, về thời hạn 30 ngày để cấp GCN đăng ký mới, thì thời hạn này là quá dài nếu cân nhắc các yếu tố: Hồ sơ chứng từ lưu về phương tiện đã có sẵn, không phải kiểm tra gì (bởi không có thay đổi gì về phương tiện); Thời hạn cấp lại GCN đăng ký phương tiện bị hư hỏng (tương tự như trường hợp bị mất Giấy); Thậm chí cả thời hạn cấp GCN đăng ký lần đầu và đăng ký lại khi có thay đổi thời gian cấp phép cũng không quá 03 ngày (Điều 9 Dự thảo).Về việc cấp GXN khai báo mất, quy trình hiện tại đang thiết kế theo hướng: trường hợp mất Giấy đăng ký và muốn được cấp lại thì chủ phương tiện trước hết sẽ được cấp một GXN khai báo mất để sử dụng chứng minh tạm (nếu bị kiểm tra) trong khoảng thời gian chờ được cấp lại Giấy đăng ký.Quy định này suy đoán là để tạo điều kiện cho chủ phương tiện (vẫn có thể vận hành phương tiện một cách hợp pháp dù bị mất Giấy đăng ký) trong thời gian xin Giấy đăng ký mới (30 ngày theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 Dự thảo). GXN này có hiệu lực trong 180 ngày kể từ ngày cấp.Tuy nhiên, trên thực tế, quy định này là không cần thiết và không có ý nghĩa bởi thời gian cấp lại Giấy không phải quá dài tới mức cần có một văn bản chứng minh trong thời gian chờ đợi (30 ngày hoặc 3 ngày nếu sửa theo bình luận trên). Hơn nữa, do hiện không có quy định về quy trình, thời hạn cấp GXN khai báo mất nên rất có thể điều này sẽ khiến cho quy trình cấp lại Giấy đăng ký trở nên phức tạp và kéo dài (chủ phương tiện phải thực hiện 2 thủ tục hành chính thay vì 1 thủ tục) mà không phục vụ mục đích gì.Đại diện doanh nghiệp cũng nhận định, yêu cầu chủ phương tiện phải cung cấp “hồ sơ phương tiện đã được cấp GCN đăng ký gần nhất” để cơ quan nhà nước kiểm tra, đối chiếu phục vụ cho việc cấp lại GCN là chưa hợp lý và tạo gánh nặng về giấy tờ cho chủ thể thực hiện thủ tục, bởi những thông tin liên quan đến GCN đăng ký đã được lưu trong hệ thống dữ liệu của cơ quan cấp Giấy đăng ký, do đó chỉ cần chủ phương tiện cung cấp các thông tin cần thiết để nhận diện phương tiện đã được đăng ký (ví dụ số đăng ký, hình ảnh phương tiện có các đặc điểm nhận diện được phương tiện đã đăng ký…). Cơ quan đăng ký có thể tra cứu trong hệ thống thông tin mà không cần yêu cầu chủ phương tiện cung cấp lại hồ sơ phương tiện...Bách Nguyễn
PLO
Nguyên thư ký ông Xuân Anh nói về nhà của Vũ 'nhôm'
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM chiều 2-2, ông Hồ Ánh (nguyên thư ký cựu bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh) cho hay không còn ở căn nhà do ông Vũ 'nhôm' ủy quyền.
[ "Pháp luật" ]
2018-02-02T10:22:15
Ông Hồ Ánh (công tác tại Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng) cho hay gia đình ông đang ở chung cư.Nói về căn nhà 51 Nguyễn Thái Học (phường Hải Châu 1, quận Hải Châu), ông Ánh cho rằng đã là việc của quá khứ, từ gần ba năm trước.Căn nhà ông Ánh nhận ủy quyền của ông Vũ "nhôm". Ảnh: PV“Mình trả cho người ta rồi đâu còn ở đó. Nói ủy quyền thì thực ra cũng không đúng lắm, mình chỉ mượn ở tạm vì lúc đó nhà đang bỏ không. Còn ủy quyền là để mình nhập hộ khẩu, có hộ khẩu Đà Nẵng cho mấy cháu đi học. Mà không có nhà cửa chi hết thì không được nhập hộ khẩu. Nên mới xin cho làm cái hợp đồng như vậy” - ông Ánh nói.Theo ông Hồ Ánh, ba năm sau ngày nhận ủy quyền căn nhà nói trên, vợ ông có hỏi lại bên công chứng thì họ nói không gia hạn là hết hiệu lực.“Hộ khẩu của vợ chồng mình tự nhập. Mà quy định phải quản lý, sử dụng một căn nhà ổn định mới được nhập. Mình đi từ tháng 8-2015, chuyển qua chung cư ở. Tháng 10-2015 mới đại hội, anh Xuân Anh mới làm bí thư. Nên nói làm thư ký bí thư được cấp nhà thì cũng không đúng. Chỉ là cho hoặc trao tặng gì mới cấp chứ mình đâu có gì đâu. Mà hồi đó nhà xuống cấp, dột trong nhà. Sau xin được chung cư thì trả lại thôi” - ông Hồ Ánh nói.Chiều cùng ngày, Công an phường Hải Châu 1 xác nhận ông Hồ Ánh vẫn còn hộ khẩu tại 51 Nguyễn Thái Học nhưng không còn ở tại căn nhà này nữa.Tháng 12-2013, vợ chồng ông Phan Văn Anh Vũ (còn gọi là Vũ "nhôm") ký giấy ủy quyền cho vợ chồng ông Hồ Ánh sử dụng căn nhà 51 Nguyễn Thái Học trong thời gian ba năm. Thời điểm này, ông Hồ Ánh đang công tác tại Văn phòng UBND TP Đà Nẵng.Ông Hồ Ánh được biết đến là thư ký riêng của ông Nguyễn Xuân Anh , cựu bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cạnh nhà 51 Nguyễn Thái Học là hai căn nhà số 45-47 cũng được ông Vũ “nhôm” tặng cho ông Xuân Anh làm nhà ở.NHÓM PV
Pháp Luật Plus
Khách hàng tố Ngân hàng Đông Á bán mất tài sản thế chấp: Có dấu hiệu vi phạm pháp luật?
Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Gò Vấp khởi kiện công ty vay nợ và chủ tài sản ra tòa, nhưng khi tòa chưa có phán quyết thì ngân hàng đã tự ý bán tài sản của chủ tài sản. Việc làm này của ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Gò Vấp có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
[ "Pháp luật" ]
2017-05-10T01:25:00
Bài 2: Ngân hàng Đông Á Gò Vấp có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi bán tài sản thế chấp của khách?Theo công văn gửi Pháp luật Plus, Ngân hàng Đông Á Gò Vấp (DAB) cho biết có việc bán tài sản thế chấp của khách hàng. Ảnh dongabank.com.vnKhách hàng: Màn kịch được DAB chi nhánh Gò Vấp dựng sẵn?Sau bài viết "Khách hàng tố Ngân hàng Đông Á bán mất tài sản thế chấp” đăng trên Phapluatplus.vn ngày 29/4, Pháp Luật Plus đã nhận được phản hồi từ phía Ngân hàng TMCP Đông Á - chi nhánh Gò Vấp. Ngày 30/4, ngân hàng TMCP Đông Á- chi nhánh Gò Vấp đã có công văn số 18/CV-GVP, do ông Phạm Hồng Phúc, Giám đốc chi nhánh ký gửi báo.Nội dung công văn trên xoay quanh những lập luận, giải thích của phía ngân hàng trong việc bán tài sản của khách hàng. Một trong những điểm mấu chốt được nêu trong công văn trên là việc Ngân hàng TMCP Đông Á - chi nhánh Gò Vấp đã tự ý bán tài sản của khách hàng trước khi có phán quyết của tòa án.Cụ thể, tại điểm 5 công văn số 18/CV-GVP có nêu: “Ngày 14/4/2014 ngân hàng Đông Á- Chi nhánh Gò Vấp (gọi tắt DAB Gò Vấp) đã làm đơn khởi kiện Công ty Vạn Phúc Lộc ra TAND quận Gò Vấp-TP HCM…..và chính thức được TAND Gò Vấp thụ lý”. Đồng thời “ngày 07/7/2015 Ngân hàng Đông Á chi nhánhGò Vấp gửi cho ông Tân thông báo khởi kiện thu hồi nợ vay đến địa chỉ nơi ông Tân đăng ký hộ khẩu thường trú nhưng không nhận được phản hồi tử ông Tân”.Đơn kêu cứu của ông Tân.Vụ khởi kiện DAB Gò Vấp lấy lý do tòa án không xác minh được nơi ở của ông Tân, hoặc DAB Gò Vấp đã nhiều lần gửi thư, thông báo đến địa chỉ thường trú của ông Tân nhưng không nhận được phản hồi. Và, DAB Gò Vấp khẳng định: “Ông Trần Văn Tân đã đi khỏi nơi cư trú và không thể xác minh nơi ở hiện tại”.Tiếp đó, theo công văn, ngày 12/10/2016 DAB Gò Vấp và Công ty CP Đấu giá tài sản Đông Nam Á ký hợp đồng bán đấu giá tài sản của ông Tân. DAB Gò Vấp đã không cần đến bản án hoặc quyết định có hiệu lực của TAND Gò Vấp, vì cho rằng không thể xác minh nơi ở của ông Trần Văn Tân.Trong khi đó, ông Trần Văn Tân khẳng định: “Tại địa chỉ 805/1 Lê Trọng Tấn và địa chỉ thường trú của tôi tại phường 13, quận Tân Bình mỗi tháng tôi đều về lấy tiền thuê nhà. Phía cơ quan chức năng địa phương tôi cũng thường trình diện để làm giấy tờ. Hơn nữa nếu liên hệ với tôi còn có thể liên hệ qua điện thoại vì phía ngân hàng và ông Hà Anh Tuấn người của Công ty Vạn Phúc Lộc đều có số. Tôi vẫn thường xuyên liên hệ với ông Hà Anh Tuấn về tài sản thế chấp. Do đó, nói liên hệ hay gửi thư từ gì mà tôi không nhận được là rất vô lý”.Trong công văn số 18/CV-GVP của DAB Gò Vấp còn nêu: “Sau khi mua trúng đấu giá, ông Triều đã gặp người nhà chủ tài sản để cung cấp bản sao hợp đồng”. Gia đình và bản thân ông Tân không khỏi đặt câu hỏi trong suốt thời gian dài tòa án và DAB Gò Vấp không tìm, không liên lạc được với ông thì tại sao chỉ một lần mà người trúng đấu thầu lại gặp được?.“Điều này liệu có phải là một màn kịch mà phía DAB Gò Vấp dựng lên để chứng minh rằng không tìm được tôi thì họ có quyền bán tài sản của tôi?”, ông Tân bức xúc.Theo luật sư Nguyễn Quang Vũ (Công ty TNHH Đại Việt): “Căn cứ điểm 8.7 mục 8 phần I Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội Đồng Thẩm Phán TAND Tối Cao; điểm 7 điều 9 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 nếu DAB Gò Vấp cho rằng không thể xác minh nơi ở của ông Trần Văn Tân, thì DAB Gò Vấp cần thực hiện thủ tục “yêu cầu thông báo tìm người vắng mặt nợi cư trú”.Đó chính là cơ sở để TAND quận Gò Vấp giải quyết vụ án, chứ DAB Gõ Vấp không thể tự ý bán tài sản thế chấp của ông Trần Văn Tân khi chưa có bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án. Hành động đó là vi phạm pháp luật nghiêm trọng và xem thường cơ quan tòa án”.Có dấu hiệu vi phạm pháp luật Vụ khởi kiện của DAB Gò Vấp cho thấy, tài sản thế chấp đang phát sinh tranh chấp giữa DAB Gò Vấp với ông Tân; Tranh chấp giữa ông Tân với Công ty Vạn Phúc Lộc; đồng thời liên quan đến những tranh chấp với người đang thuê tài sản. Khi chưa có quyết định của tòa án thì DAB Gò Vấp đã vội bán cho ông Nguyễn Anh Triều (SN 1993, thường trú thôn 3, xã Tam Mỹ Đông, huyện Núi Thành, Quảng Nam).Luật sư Nguyễn Quang Vũ cho biết: “Căn cứ điểm b khoản 1 điều 188 luật đất đai quy định về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất là “đất không có tranh chấp”; căn cứ điểm b khoản 1 điều 118 luật nhà ở quy định điều kiện nhà ở tham gia giao dịch là “nhà không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn”.Như vậy hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá giữa DAB Gò Vấp và ông Nguyễn Anh Triều đã vi phạm pháp luật về điều kiện nhà đất tham gia giao dịch, hành vi bán tài thế chấp là nhà đất đang có tranh chấp của DAB Gò Vấp là hành vi cố tình vi phạm pháp luật”.Hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá giữa DAB Gò Vấp và Công ty Đông Nam Á.Theo luật sư Cồ Lê Huy, đoàn luật sư TP HCM cho biết: “Căn cứ vào các quy định về việc xử lý nợ tồn đọng của ngân hàng thương mại cho đến nay, thì theo Khoản 2 mục I Thông tư liên tịch 02 ngày 5/2/2002 của Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện Quyết định số 149/2001/QĐ-TTG ngày 05/10/2001 quy định: “Tài sản bảo đảm của các khoản nợ tồn đọng được bán theo hướng dẫn tại Thông tư này, kể cả tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, bao gồm: Tài sản bảo đảm được Tòa án giao cho Ngân hàng thương mại theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực thi hành; Tài sản thế chấp, cầm cố, tài sản gán nợ thuộc quyền định đoạt của Ngân hàng thương mại không có tranh chấp đang được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết…”."Vậy Đông Á bank chi nhánh Gò Vấp chỉ được bán tài sản của ông Tân khi tòa án giao theo bản án hoặc quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật”- luật sư Huy khẳng định.Gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàngTrao đổi với PV, luật sư Nguyễn Quang Vũ cho biết: “Theo “hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của bên thứ ba” ngày 16/01/2012, thì ông Tân chỉ thế chấp quyền sử dụng đất diện tích 200 m2 tài sản gắn liền với đất là nhà ở 76,25 m2; kết cấu tường gạch, mái ngói + tôn; số tầng 01 + vườn, nhưng hiện nay người đang thuê đất của ông Tân đã xây mới thêm 20 phòng trọ và lối đi 40m2 thuộc sở hữu của một người mua chung với ông Tân.Như vậy cho thấy việc tự ý bán tài sản thế chấp của ngân hàng Đông Á đã gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của những người liên quan, việc tự ý bán tài sản thế chấp đã vượt quá phần thế chấp của ông Tân”.Pháp luật Plus sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.Phạm Khoa - Hoàng Anh
Pháp Luật VN
Cần phối hợp giải quyết vướng mắc về cưỡng chế thi hành án
Sau hơn 2 năm thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự (THADS) năm 2015, bên cạnh những mặt tích cực, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng đã bộc lộ những hạn chế, khó khăn, vướng mắc nhất định. Một trong những vướng mắc cần được rà soát, tổng hợp để có biện pháp giải quyết kịp thời chính là liên quan đến vấn đề cưỡng chế thi hành án (THA).
[ "Pháp luật" ]
2018-02-04T23:32:00
Ảnh minh họa từ internet.Trên cơ sở tổng hợp, Tổng cục THADS đưa ra một số nội dung vướng mắc về vấn đề này. Đối với tài sản không được kê biên, theo điểm c khoản 3 Điều 87 Luật THADS thì trang thiết bị, phương tiện, công cụ phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp không được kê biên. Như vậy, trường hợp các tài sản trên gắn liền và không thể tách rời với quyền sử dụng đất hoặc được thế chấp cùng với tài sản khác thì giải quyết như thế nào.Bên cạnh đó, hiện nay pháp luật chưa quy định rõ về trình tự thủ tục kê biên tài sản gắn liền với đất thuộc diện vi phạm hành lang giao thông, chỉ giới đê điều; đồng thời, chưa quy định rõ về việc xử lý tài sản của người phải THA (nhà và các công trình xây dựng khác) gắn liền với quyền sử dụng đất của người khác để đảm bảo THA nếu tài sản đó không thể tách rời đất quy định tại khoản 2 Điều 95 Luật THADS. Ngoài ra, việc xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng của người phải THA trong khối tài sản chung của vợ chồng hoặc tài sản chung của hộ gia đình theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 24 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP?Riêng việc kê biên quyền sử dụng đất, khoản 2 Điều 110 Luật THADS quy định: “Người phải THA chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà thuộc trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc thuộc diện quy hoạch phải thu hồi đất, nhưng chưa có quyết định thu hồi đất thì vẫn được kê biên, xử lý quyền sử dụng đất đó”. Quy định này mâu thuẫn với Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 và trên thực tế công chứng viên từ chối công chứng hợp đồng mua bán tài sản trong trường hợp quyền sử dụng đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Liên quan đến các biện pháp cưỡng chế khác thì về cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất, theo quy định tại khoản 2 Điều 117 Luật THADS về việc cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất thì chưa có quy định cụ thể để giải quyết đối với trường hợp tài sản gắn liền với đất hình thành sau khi có bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật và trước khi có bản án phúc thẩm.Hay trường hợp bản án, quyết định của Tòa án tuyên “buộc tháo dỡ, di dời nhà, cây trồng, công trình kiến trúc để giao trả quyền sử dụng đất; buộc tháo dỡ công trình kiến trúc trên đất để dành lối đi nhờ, lối tiêu thoát nước...” thì áp dụng biện pháp cưỡng chế theo Điều 117 Luật THADS hay áp dụng biện pháp cưỡng chế buộc thực hiện công việc nhất định theo Điều 118 Luật THADS rồi mới áp dụng biện pháp cưỡng chế theo Điều 117 Luật THADS. Quy định người mua tài sản trên đất thuê trả tiền hàng năm phải thỏa thuận với người sử dụng đất về giá trị đầu tư còn lại trên đất (quy định tại Điều 81 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 01/2017/NĐ-CP) để được thuê đất cũng chưa phù hợp.Phó Vụ trưởng Vụ 11 (VKSNDTC) Nguyễn Chí Dũng thì chia sẻ một số điểm cần chú ý thông qua tổng hợp kết quả kiểm sát và phát hiện vi phạm qua những vụ việc THA phải cưỡng chế đối với tài sản THA là đất đai, nhà ở. Cụ thể, về áp dụng “Điều 98. Định giá tài sản kê biên” (153/387 vi phạm được phát hiện ở 10 tỉnh) chủ yếu là chậm ký hợp đồng thẩm định giá và “Điều 101. Bán tài sản đã kê biên” (113/387 vi phạm được phát hiện ở 6 tỉnh) đang nổi lên như một điểm nóng, cần được chú ý, tập trung nghiên cứu, làm rõ nguyên nhân để khắc phục triệt để.Còn về áp dụng “Điều 74, xác định, phân chia, xử lý tài sản chung để THA” (nhất là vi phạm khoản 2, 3) dẫn đến khiếu nại kéo dài gây khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nước nhất là khi giải quyết hậu quả để lại. Vi phạm điển hình là: Người có tài sản sở hữu chung không được ưu tiên mua tài sản trước khi bán đấu giá tài sản; Khi bán đấu giá tài sản xong, chấp hành viên không trả tiền cho người có quyền sở hữu chung tài sản đã thanh toán tiền cho người được THA. Tuy nhiên, nhiều đơn vị không phát hiện được sai phạm khi cưỡng chế tài sản của người phải THA là tài sản thuộc sở hữu chung (chỉ có 6/63 tỉnh, thành phố phát hiện 11 vi phạm).Đối chiếu kết quả trực tiếp kiểm sát của Vụ 11 tại 2 Cục THADS tỉnh và 6 Chi cục THADS cấp huyện, ông Dũng cho biết, hầu hết các hồ sơ THA liên quan đến cưỡng chế đất đai và nhà ở do Cục THADS tỉnh cũng như các Chi cục THADS cấp huyện tổ chức thi hành đều không ban hành văn bản yêu cầu cơ quan đăng ký, quản lý nhà nước cung cấp thông tin về hiện trạng tài sản cũng như hồ sơ quản lý đối với tài sản bị kê biên; và sau khi kê biên cũng không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước biết để đảm bảo đúng quy định.Trước những vi phạm trên, ông Dũng cho biết, Vụ 11 sẽ tiếp tục tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong việc nhận thức và áp dụng các quy định pháp luật về THADS của VKSND cũng như cơ quan THADS các cấp để phối hợp với Tổng cục THADS - Bộ Tư pháp và các cơ quan hữu quan tập hợp đề nghị hướng dẫn để thống nhất thực hiện hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế.An Khê
Một Thế Giới
Cán bộ chuyên về tài chính nhưng lại được giám định chất lượng phân bón
Ông Trí vừa là tổ phó của đoàn xác minh đơn tố cáo ông Phương, vừa là giám định viên tư pháp cho ra kết luận phân bón giả khiến nguyên Chi cục phó QLTT vường vào vòng lao lý.
[ "Pháp luật" ]
2018-01-27T13:44:00
Những ngày qua dư luận ở Sóc Trăng xôn xao chuyện ông Châu Hoài Phương (40 tuổi, nguyên Phó chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Sóc Trăng) cùng các luật sư lên tiếng kêu oan cho ông. Ban đầu là vụ án với tội danh “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và sau đó, cơ quan điều tra sửa thành “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hạn trong thi hành công vụ”.Theo đó, ông Phương và thuộc cấp Ung Văn Thanh (35 tuổi, nguyên kiểm soát viên Đội QLTT số 7) cùng bị khởi tố từ “Thiếu trách nhiệm” rồi được chuyển sang “Lợi dụng chức vụ”.Như Một Thế Giới đã thông tin, sau khi được hủy bỏ biện pháp tạm giam vào ngày 16.1, ông Phương đã nêu ra những "oan khuất thấu trời xanh" mà ông phải gánh lấy. Quá trình tìm hiểu sự việc, PV phát hiện có những vấn đề cần làm rõ.Cán bộ chuyên ngành tài chính nhưng giám định kết quả phân bónVụ việc khởi nguồn từ tháng 3.2016, khi ông Phương được Sở Công Thương Sóc Trăng giao làm Trưởng đoàn kiểm tra liên ngành (KTLN). Hai phó đoàn là ông Trần Thanh Giảng (Phó phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh) và Võ Minh Thiên (Phó chánh Thanh tra Sở NN-PTNT) cùng 3 thành viên khác.Tháng 4.2016, đoàn này lấy mẫu 3 loại phân bón vô cơ của một doanh nghiệp ở TX.Ngã Năm để kiểm tra. Sau khi 2 mẫu phân bón được kiểm nghiệm lần đầu và kiểm nghiệm bổ sung cho kết quả chưa đạt với chỉ tiêu ghi ngoài bao bì, đoàn kiểm tra đã họp và thống nhất giải quyết khiếu nại của doanh nghiệp bằng cách cho giám định mẫu còn lại tại Trung tâm Kiểm nghiệm phân bón vùng Nam Bộ (TP.HCM). Lần giám định này cho kết quả đạt nên đoàn kiểm tra trả lại phân bón cho doanh nghiệp.Ngày 28.11.2016, ông Võ Văn Chiêu, Giám đốc Sở Công Thương Sóc Trăng ký quyết định thụ lý giải quyết tố cáo và thành lập tổ xác minh tố cáo gồm 2 thành viên Hồ Văn Inh (Chánh thanh tra sở, làm Tổ trưởng) và Huỳnh Minh Trí (Phó chánh thanh tra, làm Tổ phó kiêm thư ký). Người bị tố cáo là ông Châu Hoài Phương.Gần 1 tháng sau, ông Inh và ông Trí trực tiếp giao hồ sơ liên quan cho Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an Sóc Trăng theo công văn ngày 26.12.2016, của Giám đốc Sở Công Thương Sóc Trăng về việc chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra. Đến ngày 4.4.2017, Cơ quan ANĐT Công an Sóc Trăng trưng cầu giám định chất lượng phân bón trong vụ việc liên quan và Sở Công Thương Sóc Trăng giao ông Trí thực hiện việc giám định vì ông này là giám định viên tư pháp.Chánh thanh tra Sở Công Thương Sóc Trăng Hồ Văn Inh cho biết ông Trí có trình độ chuyên môn tài chính kế toán. Tuy nhiên, ở lĩnh vực khác là phân bón, hoàn toàn trái với chuyên ngành mà ông đã học, nhưng ông Trí đã nhận lời giám định theo yêu cầu của lãnh đạo Sở Công Thương!Kết luận giám định của ông Trí có sau 3 tuần nhà trức trách có quyết định trưng cầu. Kết quả tất cả các mẫu phân bón liên quan trong 2 lần thử nghiệm được ông Trí kết luận là giả. Theo kết luận của ông Trí thì “hàng hóa có ít nhất 1 trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn , bao bì hàng hóa là hàng giả”.Căn cứ để ông Trí cho là giả được áp dụng theo điểm b, khoản 3, điều 1, Nghị định 124 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm...Vừa đá bóng vừa thổi còi?Ngoài chuyện ông Trí có trình độ chuyên môn là kinh tế tài chính nhưng lại được phân công giám định về phân bón, dư luận còn đặt ra vấn đề ông Trí trước đó là Phó đoàn giải quyết đơn tố cáo ông Phương. Ông Trí sau đó lại là một trong 2 người trực tiếp giao hồ sơ cho Cơ quan ANĐT, và ông Trí cũng là người giám định các mẫu phân bón cho ra kết quả giả.Ông Huỳnh Minh Trí - Ảnh: Hàm YênNhư vậy, có khách quan hay không trong vấn đề này cần phải được làm rõ nhằm đảm bảo quyền lợi cho người bị tố cáo. Theo đơn kêu oan của ông Phương, sau khi có kết quả giám định, ông Chiêu đã xác nhận chữ ký ở phía dưới nhưng không ghi tên giám định viên tư pháp là ai.Chưa dừng lại ở đó, theo khoản 2 điều 32 Luật Giám định tư pháp quy định: “Trong trường hợp trưng cầu, yêu cầu cá nhân thực hiện giám định thì chữ ký của người thực hiện giám định phải được chứng thực theo quy định của pháp luật về chứng thực". Điều 5 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16.2. 2015 quy định về Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực là do UBND cấp xã, Phòng tư pháp cấp huyện, Cơ quan đại diện ngoại giao và Tổ chức hành nghề công chứng thực hiện.“Đối chiếu với các kết luận giám định tư pháp do các giám định viên Huỳnh Minh Trí, Khưu Thị Diệu Huyền, Phan Thanh Hoàng và Phạm Thanh Sơn thực hiện thì thấy những người chứng thực chữ ký của các giám định viên tư pháp trong các bản kết luận giám định là các lãnh đạo Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp, Sở Nội vụ.Nhưng những người này không có thẩm quyền chứng thực chữ ký theo quy định của pháp luật về chứng tực nên các kết quả giám định do các giám định viên Huỳnh Minh Trí, Khưu Thị Diệu Huyền, Phan Thanh Hoàng và Phạm Thanh Sơn thực hiện không có giá trị pháp lý, nên những văn bản này không được xem là chứng cứ buộc tội tôi", ông Phương nêu quan điểm.Trao đổi với PV về việc trình độ kinh tế tài chính nhưng lại giám định phân bón (trên hồ sơ) cho kết luận giả, đẩy ông Phương vào lao lý... thì ông Trí nói: “tôi làm đúng quy định, không có gì sai, nhưng anh thông cảm vì cũng khó nói lắm”.Hàm Yên
Chính Phủ
Phòng, chống tham nhũng: Cần khẩn trương đổi mới chế độ đăng ký tài sản
Trong giai đoạn hiện nay, để triển khai công tác phòng, chống tham nhũng hiệu quả, một trong những giải pháp cần khẩn trương thực hiện là nghiên cứu, đổi mới chế độ đăng ký tài sản mà trước hết là cần sớm xây dựng, ban hành Luật Đăng ký tài sản.
[ "Kinh tế" ]
2018-01-22T09:15:00
Quy định phân tán, chưa thống nhất, đồng bộPhát biểu tại Phiên họp thứ 13 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng ngày 22/1, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ nhiệm vụ nhiệm vụ trọng tâm và chương trình công tác năm 2018 của Ban Chỉ đạo là: “Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế- xã hội và phòng, chống tham nhũng, tạo cơ sở chính trị, pháp lý đồng bộ cho công tác phòng, chống tham nhũng.”;... Để thực hiện nhiệm vụ trên, một trong những giải pháp cần khẩn trương thực hiện là nghiên cứu, đổi mới chế độ đăng ký tài sản mà trước hết là cần sớm xây dựng, ban hành Luật Đăng ký tài sản.Thực tế ở nước ta, pháp luật hiện hành về đăng ký tài sản còn phân tán, chưa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ (hiện nay có tới 14 đạo luật và kèm theo đó là rất nhiều văn bản dưới luật quy định về đăng ký tài sản); mới chỉ tập trung quy định đăng ký phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước (đăng ký tình trạng vật lý), chưa có quy định tạo lập cơ sở cho việc đăng ký và công khai, minh bạch các quan hệ quyền lợi đối với từng bất động sản, qua đó để thúc đẩy các giao dịch kinh tế an toàn và thuận lợi. Việc công khai, minh bạch và khả năng cá nhân, tổ chức tiếp cận các thông tin về bất động sản rất hạn chế và khó khăn.Hiện đang tồn tại 2 hệ thống cơ quan đăng ký về bất động sản là: Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện quản lý nhà nước về đăng ký đất đai, Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về đăng ký các biện pháp bảo đảm gồm bất động sản và các một số tài sản khác.Việc tồn tại song song hai hệ thống quản lý đăng ký như vậy đang đặt ra những thách thức rất lớn về việc thống nhất cơ chế đăng ký bất động sản; về chi phí, hiệu quả đăng ký; về chia sẻ thông tin...Bên cạnh đó, đối với pháp luật về đăng ký bất động sản: Nội dung về đăng ký bất động sản (gồm quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất), theo quy định của pháp luật hiện hành, mặc dù đã có quy định về cấp một loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, tuy nhiên đây chỉ là giải pháp trước mắt nhằm khắc phục tình trạng nhiều giấy chứng nhận đang gây khó khăn cho người dân khi thực hiện các quyền liên quan đến bất động sản, nhưng chưa phải là giải pháp tối ưu, tổng thể để nhất thể hóa các quy định về đăng ký tài sản.Mặt khác, các quy định của pháp luật hiện hành còn thiếu thống nhất trong về một số nội dung cơ bản của đăng ký đối với bất động sản.Cụ thể là, tại từng văn bản, do vấn đề đăng ký đối với mỗi loại bất động sản được nhìn nhận theo một góc độ khác nhau nên các quy định về đăng ký bất động sản khó có thể tránh khỏi tình trạng thiếu tính tổng thể, thiếu sự liên kết, ví dụ như: Thiếu thống nhất trong các quy định về giá trị pháp lý của đăng ký bất động sản; về thời điểm chuyển quyền sở hữu bất động sản; về công chứng, đăng ký hợp đồng, giao dịch bất động sản...Hoạt động đăng ký bất động sản vẫn chưa đáp ứng các yêu cầu cải cách hành chính, nhất là yêu cầu phát triển kinh tế do còn có sự lẫn lộn trong việc điều chỉnh quan hệ hành chính với quan hệ dân sự, kinh tế. Theo quy định của pháp luật hiện hành thời điểm người sử dụng đất được thực hiện các quyền là khi có Giấy chứng nhận, trong khi đó, thực chất quyền sử dụng đất của cá nhân, tổ chức được xác lập kể từ thời điểm giao kết hợp đồng, nhận thừa kế hoặc từ thời điểm có quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan có thẩm quyền hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án.Có thể thấy rõ, hiện tại, việc quản lý đất đai ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào tổ chức quản lý hành chính về tình trạng vật lý của đất đai, chưa tạo được đầy đủ cơ chế pháp lý để bảo hộ, để công khai, minh bạch các mối quan hệ về quyền tài sản có liên quan, tạo động lực cho khai thác hiệu quả nguồn lực này, từ đó thực sự coi đất đai là nguồn lực to lớn cho phát triển kinh tế - xã hội.Việc xây dựng chế độ đăng ký bất động sản (chủ yếu là đất đai và nhà ở, tài nguyên cơ bản của hoạt động kinh tế) là điều kiện tiên quyết để cải thiện năng suất lao động của nền kinh tế, từ đó thực hiện thành công đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế theo Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII, đồng thời đóng góp quan trong tăng thu ngân sách nhà nước (qua thu thuế tài sản là đất và nhà).Đối với pháp luật về đăng ký động sản: Đối với tàu bay, tàu biển và quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, việc đăng ký làm phát sinh quyền sở hữu của người đăng ký. Đối với những trường hợp còn lại, đăng ký quyền sở hữu không có giá trị bắt buộc, không được công khai và không phải căn cứ chứng minh việc tạo lập quyền sở hữu.Ngoài ra, hiện nay pháp luật chưa có quy định về đăng ký sở hữu động sản có giá trị lớn theo yêu cầu để được công nhận và bảo hộ quyền sở hữu thông qua các căn cứ như tạo lập tài sản hợp pháp hoặc nhận chuyển quyền hợp pháp.Cần xây dựng, ban hành Luật Đăng ký tài sản theo tinh thần đổi mớiTừ những phân tích trên cho thấy, việc xây dựng, ban hành Luật Đăng ký tài sản theo tinh thần đổi mới, sẽ tạo cơ sở pháp lý vững chắc thúc đẩy việc đổi mới, khắc phục những bất cập, hạn chế về chế độ đăng ký tài sản hiện nay, tạo môi trường và động lực to lớn cho phát triển kinh tế thị trường, góp phần ổn định xã hội.Cụ thể, đối với người dân và doanh nghiệp: Thông qua hệ thống đăng ký tài sản được xây dựng theo đúng nguyên lý, quyền lợi của các bên tham gia giao dịch được công khai, minh bạch, an toàn. Với việc không hạn chế tiếp cận các thông tin trong sổ đăng ký về tài sản, công chúng có thể dễ dàng tìm hiểu và biết chính xác tất cả các thông tin cơ bản về tài sản, từ đó có đầy đủ cơ sở để xem xét, quyết định việc tham gia các giao dịch dân sự, kinh tế liên quan đến tài sản và là cơ sở để giải quyết các tranh chấp, bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể.Đối với Nhà nước, việc đăng ký tài sản không chỉ nhằm ghi nhận quyền đối với tài sản, mà còn là công cụ hữu hiệu để Nhà nước: Tăng nguồn thu thuế từ tài sản; ngăn ngừa giao dịch bất hợp pháp, không chính đáng; phục vụ quá trình hoạch định chính sách mang tính vĩ mô.Đối với đời sống kinh tế - xã hội: Kinh tế - xã hội phát triển đòi hỏi tình trạng pháp lý của động sản, bất động sản được đăng ký chính xác, thuận lợi với chi phí hợp lý, qua đó bảo đảm tính công khai, minh bạch, tin cậy, an toàn của các giao dịch dân sự, kinh tế, giúp tiết kiệm chi phí giao dịch (gồm chi phí về thời gian, công sức, tiền của...), nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, khuyến khích, thúc đẩy mạnh mẽ các giao dịch dân sự, kinh tế được thực hiện trong xã hội.Tóm lại, việc khẩn trương nghiên cứu, đổi mới chế độ đăng ký tài sản tại Việt Nam là cần thiết, trước hết là xây dựng, ban hành Luật đăng ký tài sản, qua đó tạo bước đột phá trong đổi mới thể chế kinh tế thị trường, đồng thời đáp ứng yêu cầu của công cuộc phòng, chống tham nhũng ở nước ta trong bối cảnh hiện nay.Bài học kinh nghiệm từ Nhật BảnLiên quan đến vấn đề này, bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản cho thấy, chế độ đăng ký tài sản được coi là nền tảng căn bản của xã hội và phát triển kinh tế của quốc gia này.Cụ thể, văn bản pháp lý then chốt của chế độ đăng ký bất động sản ở Nhật Bản là Luật đăng ký bất động tài sản. Đây được coi là một đạo luật quan trọng nhất cho phát triển kinh tế của Nhật Bản, được ban hành từ năm 1887, đến nay đã hơn 130 năm. Đạo Luật này đã qua 12 lần sửa đổi, bổ sung, lần gần đây nhất vào năm 2004. Qua các lần sửa đổi, bổ sung, tinh thần cơ bản của Luật vẫn được giữ nguyên, đó là bảo đảm tính công khai, minh bạch, an toàn, tin cậy của đăng ký bất động sản.Đây chính là nền tảng cơ bản cho các giao dịch dân sự, kinh tế được thực hiện an toàn, thuận lợi, qua đó các quyền tài sản được vận hành, dịch chuyển thông suốt theo các quy luật của thị trường, bảo toàn quyền lợi đối với người có tài sản đưa vào giao dịch.Đăng ký bất động sản là việc cơ quan nhà nước ghi vào Sổ đăng ký (bản giấy và điện tử) và thực hiện công khai về tình trạng vật lý (tình trạng tự nhiên của bất động sản) và các quan hệ về quyền lợi đối với bất động sản (quyền sở hữu, quyền thế chấp, quyền bề mặt, quyền canh tác lâu dài, quyền lấy trước, quyền cầm cố, quyền bảo đảm tạm đăng ký, bảo đảm chuyển nhượng...).Tư tưởng chủ đạo của chế độ đăng ký tài sản là bảo đảm sự công khai, minh bạch, tính ổn định, tin cậy của các quan hệ giao dịch tài sản, giao dịch kinh tế trong xã hội; cho phép dự đoán trước được các quan hệ về quyền lợi liên quan đến giao dịch đó. Qua đó, những người có liên quan có thể an tâm hoạt động kinh tế do quyền lợi được bảo hộ. Và điều đó, thúc đẩy phát triển kinh tế mạnh mẽ và bền vững.Những kinh nghiệm của đất nước Mặt trời mọc về vấn đề đăng ký tài sản có giá trị tham khảo để Việt Nam xây dựng, ban hành Luật đăng ký tài sản nhằm đổi mới chế độ đăng ký tài sản, tạo bước đột phá trong đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ, hiện đại, hội nhập quốc tế./.Nguyễn Phước Thọ
VietnamNet
Cha con đổi nhà, thủ tục có rắc rối?
Do nhu cầu thay đổi, tôi và cha vợ tôi đang muốn đổi một căn nhà cho nhau. Tuy nhiên, theo tôi biết người nào sở hữu 2 căn nhà khi mua bán phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Cả tôi và cha tôi đều đã có một căn nhà khác. Vậy trường hợp tôi và cha tôi đổi thì có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không? Thủ tục đổi như thế nào?
[ "Pháp luật" ]
2018-01-29T22:00:00
Cha con cho tặng nhà nhau không phải đóng thuế thu nhập cá nhân.Theo quy định tại điểm mục a.4 điểm a khoản 3 Điều 26 Thông tư 11/2013/TT-BTC thì “Trường hợp chuyển đổi nhà, đất cho nhau giữa các cá nhân không thuộc các trường hợp chuyển đổi đất nông nghiệp để sản xuất thuộc đối tượng được miễn thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại điểm đ, khoản 1, Điều 3 Thông tư này thì từng cá nhân chuyển đổi nhà, đất phải khai thuế, nộp thuế thu nhập cá nhân.” Như vậy khi bạn và cha vợ bạn đổi nhà trực tiếp cho nhau thì từng bên phải khai thuế, nộp thuế theo mức thuế quy định của pháp luật.Theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư 111/2013/TT-BTC, sửa đổi bổ sung bởi Điều 17 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì “Thuế suất đối với chuyển nhượng bất động sản là 2% trên giá chuyển nhượng hoặc giá cho thuê lại”. Trường hợp trên hợp đồng chuyển nhượng không ghi giá đất hoặc giá đất trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì giá chuyển nhượng đất là giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về đất đai.Trường hợp chuyển nhượng nhà gắn liền với đất thì phần giá trị nhà, kết cấu hạ tầng và công trình kiến trúc gắn liền với đất được xác định căn cứ theo giá tính lệ phí trước bạ nhà do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không có quy định giá tính lệ phí trước bạ nhà thì căn cứ vào quy định của Bộ Xây dựng về phân loại nhà, về tiêu chuẩn, định mức xây dựng cơ bản, về giá trị còn lại thực tế của công trình trên đất. Như vậy thuế thu nhập cá nhân của từng bên đổi nhà, đất sẽ được tính theo khung giá chuyển nhượng đất và giá tính lệ phí trước bạ nhà do UBND Cấp tỉnh quy định.Tuy nhiên, không thực hiện đổi nhà trực tiếp cho nhau để phải chịu thuế TNCN thì bạn và cha vợ bạn có thể tặng cho nhà cho nhau thì không phại chịu thuế TNCN. Khoản 4 Điều 4 Nghị định 65/2013/NĐ-CP quy định về Thu nhập được miễn thuế thì Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị em ruột với nhau.” là thu nhập được miễn thuế. Như vậy bạn cũng có thể đổi nhà cho cha vợ của bạn theo hình thức lập hợp đồng tặng cho nhà của mình cho cha vợ mình và cha vợ bạn lập hợp đồng tặng cho nhà cho bạn. Trường hợp này cả cha vợ bạn và bạn đều không phải chịu thuế thu nhập cá nhân.Về thủ tục chuyển đổi nhà đất: việc chuyển đổi nhà đất phải được lập thành hợp đồng và phải được công chứng, chứng thực thì mới có hiệu lực theo quy định tại Khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014: “Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.”Tư vấn bởi luật sư Nguyễn Thành Công – Công ty Luật TNHH Đông Phương LuậtBạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)Ban Bạn đọc
VietnamNet
Thủ tục mở văn phòng đại diện ở Việt Nam đối với thương nhân nước ngoài
Tôi là người Mỹ gốc Việt, hiện muốn mở một văn phòng đại diện cho công ty của tôi tại Việt Nam. Nhờ luật sư tư vấn thủ tục giúp.
[ "Pháp luật" ]
2018-02-03T22:00:00
Ảnh minh họaQuyền thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam. Thương nhân nước ngoài được thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam theo cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Một thương nhân nước ngoài không được thành lập nhiều hơn một Văn phòng đại diện hoặc Chi nhánh có cùng tên gọi trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.Thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện:Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thương nhân dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện và chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện trong trường hợp việc thành lập Văn phòng đại diện chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.Điều kiện thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt NamTheo quy định tại Điều 7 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam thì Thương nhân nước ngoài chỉ được cấp Giấy chứng nhận hoạt động của Văn phòng đại diện tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau:1. Công ty nước ngoài đã được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật của nước có tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia nước này công nhận;2. Công ty nước ngoài đã hoạt động tại nước sở tại ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;3. Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn giấy phép đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ tại Việt Nam;4. Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện: tìm hiểu thị trường, xúc tiến thương mại tại Việt Nam.5. Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành (sau đây gọi chung là Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành).Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam1. Đơn đề nghị thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam;2. Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi công ty nước ngoài thành lập xác nhận;3. Văn bản bổ nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài;4. Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;5. Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Văn phòng đại diện;6. Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện bao gồm:- Hợp đồng thuê văn phòng và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bên cho thuê (nếu thuê của doanh nghiệp cần cung cấp thêm Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh bất động sản);- Ngoài ra, địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện công ty nước ngoài phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện an ninh, trật tự, an toàn vệ sinh lao động và các điều kiện khác theo quy định của pháp luậtTài liệu quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm d và Điểm đ (đối với trường hợp bản sao hộ chiếu của người đứng đầu Văn phòng đại diện là người nước ngoài) Khoản 1 Điều này phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tài liệu quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này phải được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt NamCác trường hợp không cấp phép thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam quy định tại Điều 14 Nghị định 07/2016/NĐ-CPCơ quan cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam trong các trường hợp sau đây:1. Thương nhân nước ngoài không đáp ứng đủ các điều kiện quy định nêu trên.2. Thương nhân nước ngoài chỉ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.3. Thương nhân nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.4. Có bằng chứng cho thấy việc thành lập Văn phòng đại diện công ty nước ngoài gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khỏe của nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường.5. Nộp hồ sơ không hợp lệ và không bổ sung đủ hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp giấy tờ đó có quy định về thời hạn.Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HNBạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)Ban Bạn đọc
Giao Thông
Chạy đua tử thần cứu cậu bé 7 tuổi sốc đa chấn thương
Ê-kíp phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh đã chạy đua với 'tử thần', giành giật sự sống cho cậu bé 7 tuổi bị chấn thương sọ não, dập lá lách, gãy xương chậu sau vụ TNGT.
[ "Đời sống", "Sức khỏe - Y tế" ]
2018-01-25T01:05:00
Bé Trung sau ca phẫu thuật đã dần hồi phục“Còn nước, còn tát”Trước cánh cửa phòng cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, chị Cầm Thị Linh (trú tại xã Dực Yên, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh) không lúc nào ngồi yên một chỗ, chị đi đi, đi lại rồi khóc thầm cầu mong đứa con trai 7 tuổi Trần Ngọc Trung của mình bị TNGT được cứu sống.Phía trong phòng mổ, hàng chục y, bác sỹ đang phải căng mình cứu chữa cho cậu bé. Tiếng máy nhịp tim, tiếng dao kéo lẫn tiếng thì thào về thể trạng non nớt của cậu bé 7 tuổi trước “cỗ máy” phẫu thuật to lớn cứ vang lên… Đó là tiếng kêu của sự sống. Nhìn mớ dây chằng chịt trên cơ thể nhỏ bé của Trung mà xót xa nhưng đó là “sợi dây” níu giữ số phận mong manh trước cửa tử. Sau ba tiếng đồng hồ chờ đợi, cánh cửa phòng phẫu thuật mở ra, bác sỹ nở nụ cười rồi thông báo ca mổ thành công sau nhiều giờ chạy đua với tử thần, giành giật lại sự sống cho cậu bé."Trường hợp bệnh nhân nhỏ tuổi bị sốc đa chấn thương phức tạp, việc xử trí cần cẩn trọng hơn nhiều. Quá trình gây mê hồi sức cũng cần đặc biệt chú ý để trẻ có thể nhanh chóng tỉnh táo và phục hồi sau mổ”.BS. CKI Nguyễn Tiến DũngMặc dù nét mặt xanh xao, mệt mỏi vì đã nhiều ngày thức trắng chăm con nhưng chị Linh vẫn không rời giường bệnh nửa bước. Chị vẫn ngồi đấy để trực chờ y tá đưa thức ăn đến để phụ giúp tiêm vào ống dẫn cho con, miệt mài nói chuyện vì con không thể ngủ và luôn ngồi bóp nhẹ đôi bàn tay nhỏ bé để giữ chặt Trung ở lại sau vụ TNGT kinh hoàng.Chị Linh kể lại: “Chiều 13/1, Trung và chị gái Trần Thu Thủy (10 tuổi) đang chơi ở trước cửa nhà bà nội ngay sát QL18 thì có người bạn gọi sang bên đường để chơi. Nhìn trước, ngó sau, Thủy dắt Trung qua đường thì bất ngờ bị một chiếc xe ô tô 16 chỗ đâm trực diện. Trung nằm dưới gầm xe với vệt máu loang lổ, Thủy thất thần, khóc gào rồi chạy về nhà trốn vì sợ hãi”.Nhìn cơ thể yếu ớt của con đang thoi thóp, đầy vết thương nhưng còn nước còn tát, chị Linh quyết đưa con chuyển lên tuyến tỉnh. “Ngồi bên cạnh con trên xe cấp cứu, lòng nóng như lửa đốt. Sợ hãi hơn khi đi được nửa đường thì cháu nôn ra máu. Cứ nghĩ Trung sẽ chết nhưng mọi hy vọng vẫn nung nấu khi chiếc xe đến bệnh viện được bác sỹ đưa vào cấp cứu ngay trong đêm. Giờ con đã sống và dần khỏe mạnh, gia đình chỉ biết cảm ơn đến các y, bác sỹ đã tận tình cứu sống cháu”, chị Linh nghẹn ngào.Cuộc chiến với “thần chết”Bác sỹ Trịnh Văn Mạnh, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quảng Ninh cho biết, cháu Trần Ngọc Trung vào viện tối ngày 13/1 trong tình trạng hôn mê, da niêm mạc nhợt, cơ thể nhiều vùng sưng nề, xây xước chảy máu.Các bác sỹ đã khẩn trương sơ cứu chống sốc và tiến hành hội chẩn nhanh giữa các chuyên khoa xác định cháu Trung bị sốc đa chấn thương, chấn thương sọ não, tụ máu trong não, chấn thương bụng kín, vỡ lách độ IV-V, gãy xương đùi và vỡ xương chậu. Nhận thấy tình trạng bệnh nhi vô cùng nguy kịch, các bác sỹ đã nhanh chóng chuyển phẫu thuật cấp cứu.Chấn thương của cháu Trung nặng và phức tạp nên đã bố trí hai kíp bác sỹ Khoa Ngoại và Khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa tỉnh cùng nhau phối hợp để có thể xử trí tốt nhất tình trạng này. Ths.BS. Phạm Việt Hùng, Trưởng khoa Ngoại đã tiến hành cắt lá lách bị dập nát và khâu buộc cuống lách. Sau khoảng 15 phút, BS. CKI Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu, Trưởng đơn nguyên Phẫu thuật thần kinh tiếp tục mổ sọ não lấy máu tụ ngoài màng cứng và đặt lại xương bằng hai ghim sọ cho bệnh nhi. Trong quá trình mổ cấp cứu, cháu Trung được truyền bổ sung gần 3 lít máu do bệnh nhi nhỏ tuổi bị tổn thương phức tạp phải thực hiện các phẫu thuật lớn. Sau ba giờ phẫu thuật căng thẳng, cháu bé đã qua khỏi cơn nguy kịch. Phần xương đùi chậu được xử trí bất động bằng bột.BS. CKI Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu, Trưởng đơn nguyên Phẫu thuật thần kinh BVĐK tỉnh cho biết: “Cháu Trung vào viện trong tình trạng vô cùng nguy kịch, phẫu thuật xử trí các tổn thương cần cẩn trọng và tuyệt đối chính xác. Bệnh nhi mới 7 tuổi lại bị đa chấn thương phức tạp, trường hợp này nếu đồng thời thực hiện phẫu thuật cắt lá lách và mổ sọ não thì nguy cơ dẫn đến tình trạng rối loạn đông máu là rất cao, đe dọa đến tính mạng ngay trong khi mổ cấp cứu. Tuy nhiên, nếu để quá lâu, nhất là đối với trẻ nhỏ thì chấn thương sọ não sẽ làm tổn thương thần kinh dẫn đến hôn mê sâu, nguy cơ liệt cơ. Chính vì vậy, sự phối hợp nhịp nhàng chính xác giữa các phẫu thuật viên trong kíp mổ là yếu tố quan trọng để ca mổ diễn ra thành công”.Hữu Tuấn
Tiền Phong
Đường hầm xuyên biển ven vịnh Hạ Long
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh vừa thống nhất hoàn tất các thủ tục đầu tư để triển khai thực Dự án đường hầm xuyên vịnh Cửa Lục (TP Hạ Long, Quảng Ninh) vào năm 2019.
[ "Xã hội", "Giao thông" ]
2018-01-30T23:38:22
Sẽ có đường hầm xuyên biển ven bờ vịnh Hạ Long.Theo phương án của đơn vị tư vấn, công trình sẽ kết nối 2 trục đường chính trên 2 bờ vịnh Cửa Lục sát bên bờ vịnh Hạ Long. Đó là đường Hạ Long (phía Bãi Cháy) và đường Lê Thánh Tông (phía Hòn Gai). Đây là công trình hầm cấp đặc biệt, với 6 làn xe, thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị TCVN 104-2007. Tổng chiều dài dự án 2.140m; dự kiến tổng đầu tư trên 7.875 tỷ đồng.Công trình này sẽ tạo thêm một hướng kết nối giữa khu vực Bãi Cháy và khu vực Hòn Gai, đảm bảo mọi loại xe có thể lưu thông, kể cả trong trường hợp mưa bão. Công trình còn đóng vai trò kết nối, thông thương đường bộ giữa TP Hạ Long, Đặc khu Vân Đồn với Cửa khẩu quốc tế Móng Cái. Giảm tải cho QL18 đoạn qua TP Hạ Long cũng như cho cầu Bãi Cháy, xóa điểm đen ùn tắc tại ngã 4 Loong Toòng.Trước đây, khu vực Hòn Gai và Bãi Cháy, được kết nối nhờ cây cầu độc nhất - cầu Bãi Cháy. Cây cầu được đưa vào sử dụng từ năm 2006 thay cho phà Bãi Cháy cũ. Vì sự độc đạo của cây cầu nên tình trạng tắc nghẽn giao thông ở phía Hòn Gai thường xuyên xảy ra. Sự quá tải của cầu Bãi Cháy đã bắt đầu thấy rõ, nhất là trong tình hình hiện nay khi mật độ phương tiện tham gia giao thông ngày càng tăng.Theo ông Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, việc xây dựng đường hầm xuyên vịnh Cửa Lục là rất cần thiết. “Cầu Bãi Cháy đã bắt đầu có dấu hiệu quá tải, vào những ngày mưa bão hay gió to là phương tiện nhỏ không được qua cầu. Thậm chí, nhiều vụ va chạm giao thông cũng dẫn đến ùn tắc trên cầu. Vì vậy, việc xây hầm chui xuyên vịnh sẽ đảm bảo giao thông luôn được thông suốt”.Hoàng Dương
KTĐT
Bộ GTVT siết quy định về ô tô nhập khẩu
Đối với ô tô chưa qua sử dụng nhập khẩu phải được cơ quan quản lý chất lượng kiểm tra đối với từng lô xe nhập khẩu. Mẫu ô tô đại diện cho từng kiểu loại ô tô trong lô phải được kiểm tra, thử nghiệm về khí thải và chất lượng an toàn kỹ thuật.
[ "Pháp luật" ]
2018-01-25T12:42:00
Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Thông tư 03/2018/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô nhập khẩu thuộc đối tượng của Nghị định 116/2017/NĐ-CP. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/3/2018. Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)Theo đó, ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu phải được kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với từng xe. Cụ thể, sẽ kiểm tra tính thống nhất của nội dung hồ sơ đăng ký kiểm tra. Về thực tế, sẽ thực hiện kiểm tra đối với xe được đăng ký lưu hành tại các quốc gia thuộc EU, G7, quốc gia có tiêu chuẩn khí thải tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn khí thải hiện hành của Việt Nam.Đối với ô tô chưa qua sử dụng nhập khẩu phải được cơ quan quản lý chất lượng kiểm tra đối với từng lô xe nhập khẩu. Mẫu ô tô đại diện cho từng kiểu loại ô tô trong lô phải được kiểm tra, thử nghiệm về khí thải và chất lượng an toàn kỹ thuật. Thực tế sẽ kiểm tra tình trạng số khung, số động cơ của từng xe trong lô xe nhập khẩu theo hồ sơ đăng ký kiểm tra; kiểm tra tính đồng nhất của các xe thực tế cùng kiểu loại ô tô trong lô xe nhập khẩu; lấy ngẫu nhiên mẫu ô tô đại diện cho từng kiểu loại ô tô trong lô xe nhập khẩu để đối chiếu các thông số kỹ thuật của xe thực tế với nội dung hồ sơ đăng ký kiểm tra.Trong quá trình kiểm tra, phát hiện ô tô đã qua sử dụng có sự thay đổi từ nước ngoài về một số thông số kỹ thuật hoặc kết cấu so với xe xuất xưởng ban đầu của nhà sản xuất thì doanh nghiệp nhập khẩu phải xuất trình các tài liệu của cơ quan quản lý phương tiện nước ngoài với xe đã thay đổi. Khối lượng xe trong trường hợp này không được lớn hơn giá trị nêu trong tài liệu.Trường hợp ô tô nhập khẩu bị hư hại trong quá trình vận chuyển từ nước ngoài về Việt Nam, doanh nghiệp nhập khẩu được phép khắc phục một số hạng mục như: Thân vỏ, buồng lái, thùng hàng có lớp sơn bị trầy xước; ắc quy không hoạt động.Đối với trường hợp ô tô có dấu hiệu bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung hoặc số VIN (trong trường hợp không có số khung), số động cơ thì cơ quan kiểm tra tiến hành trưng cầu giám định tại cơ quan giám định chuyên ngành để làm căn cứ cho việc cấp chứng chỉ chất lượng.Trong quá trình kiểm tra, chứng nhận nếu phát hiện ô tô nhập khẩu thuộc danh mục cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP thì cơ quan kiểm tra ghi nhận bằng chứng xe thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu đối với chiếc xe đó, đồng thời cấp thông báo xe cơ giới thuộc danh mục cấm nhập khẩu theo quy định. Việc kiểm tra, phân loại và lấy mẫu đại diện của lô xe đối với các xe khác được tiếp tục thực hiện theo quy định.Bên cạnh đó, việc triệu hồi ô tô không chỉ áp dụng theo công bố của nhà sản xuất, ô tô còn được triệu hồi theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra. Việc yêu cầu triệu hồi này thực hiện trên cơ sở bằng chứng cụ thể, kết quả xác minh các thông tin phản ánh về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô nhập khẩu.Các ô tô nhập khẩu có thời điểm mở tờ khai nhập khẩu hoặc về đến cảng, cửa khẩu Việt Nam trước 1/1/2018 thì được kiểm tra, cấp chứng chỉ chất lượng xe cơ giới nhập khẩu theo quy định tại Thông tư 31/2017/TT-BGTVT và Thông tư 55/2014/TT-BGTVT.Việc kiểm tra chất lượng ô tô nhập khẩu đối với ô tô nhập khẩu về Việt Nam từ ngày 1/1/2018 đến thời điểm có hiệu lực của Thông tư này (1/3/2018) được thực hiện theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 116/2017/NĐ-CP và theo hai Thông tư trên.D. Tiêu (t/h)
TNMT
Phù Cừ - Hưng Yên: 'Hỗ trợ thi công'' để cưỡng chế thu hồi đất là trái quy định pháp luật!
Luật sư Trịnh Cẩm Bình cho rằng, việc chính quyền xã Tiên Tiến và bộ phận phòng, ban của UBND huyện Phù Cừ dựa vào Thông báo 'hỗ trợ thi công' để cưỡng chế thu hồi đất của một số hộ dân làm dự án đường ĐT 386 là không đúng quy định của pháp luật.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
2018-02-02T04:03:00
Lạ đời hỗ trợ thi công để thu hồi đấtNhư Báo Tài nguyên và Môi trường đã đưa tin về việc một số hộ dân sinh sống tại thôn Hoàng Xá, xã Tiên Tiến (huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên) phản ánh về việc UBND xã Tiên Tiến, UBND huyện Phù Cừ có nhiều bất cập trong việc thu hồi đất của người dân đang sử dụng để phục vụ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án nâng cấp đường ĐT 386. Thậm chí còn không đền bù khi GPMB thu hồi phần đất thổ cư của người dân vì cho rằng đó là phần đất thuộc đất giao thông.Theo tìm hiểu của PV, thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND huyện Phù Cừ theo Thông báo số 293/TB-UBND ngày 05/09/2017 về việc thu dọn cây cối hoa màu, tháo dỡ, di dời vật kiến trúc, công trình và tài sản khác nằm trên đất giao thông để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công dự án nâng cấp đường ĐT 386, ngày 23/11/2017 UBND xã Tiên Tiến đã ra Thông báo "v/v Hỗ trợ thi công nâng cấp đường ĐT 386 đoạn qua xã Tiên Tiến" cho các hộ gia đình có đất nằm trên đất giao thông, điển hình là hộ gia đình ông Vũ Văn Giáp, ông Vũ Hữu Tác (thôn Hoàng Xá, xã Tiên Tiến) bắt buộc phải phối hợp với UBND xã cùng đơn vị thi công và các cơ quan chức năng, đơn vị có liên quan thực hiện vào hồi 9h ngày 28/11/1017 đến khi thực hiện xong.Văn bản Thông báo ''Hỗ trợ thi công'' để thực hiện thu hồi đất của UBND xã Tiên Tiến.Sau 5 ngày ra Thông báo, vào sáng 28/11/2017, UBND xã Tiên Tiến đã phối hợp cùng đại diện UBND huyện là ông Lê Xuân Mai - Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường và các lực lượng tham gia hỗ trợ thi công đã đến thực hiện việc "hỗ trợ thi công'' múc đi một phần đất của 2 hộ gia đình ông Giáp và ông Tác vì lí do rằng phần đất của 2 hộ gia đình này đều nằm trên đất giao thông.Điều đáng nói, tại thời điểm đó, căn cứ vào biên bản làm việc giữa UBND xã Tiên Tiến với 2 hộ ông Giáp và ông Tác thì 2 hộ gia đình này đều không đồng ý với việc ''hỗ trợ thi công'' trên vì việc chính quyền xã thực hiện múc đất thuộc phần đất thổ cư của gia đình đã được thể hiện trong bản đồ năm 1998 là trái pháp luật, bản chất là cưỡng chế thu hồi đất nhưng chưa có quyết định cưỡng chế thu hồi đất của dân để giải phóng mặt bằng chứ không phải "hỗ trợ thi công''.Trao đổi với PV, về việc trên, ông Vũ Văn Giáp cho biết: “Ngày hôm đó, chính quyền xã cùng với lực lượng công an, cán bộ huyện đã cho máy xúc xuống múc đất, đào xới phần đất của gia đình tôi, tôi không đồng ý với việc làm này của ông Nguyễn Quý Bình - Chủ tịch UBND xã Tiên Tiến và cán bộ xã vì phần đất này thuộc đất thổ cư của gia đình tôi đã được thể hiện, đo vẽ vào năm 1998 theo bản đồ của Sở Địa chính Hưng Yên”.Tương tự, ông Vũ Hữu Tác cũng bức xúc: “Phần đất mà UBND xã Tiên Tiến thực chất là cưỡng chế chứ không phải hỗ trợ thi công là phần đất thổ cư được thể hiện trên bản đồ năm 1998 có đầy đủ căn cứ pháp lý, việc xã ra văn bản Thông báo hỗ trợ thi công yêu cầu gia đình tôi phải giao đất và tiến hành cưỡng chế đất là trái quy định pháp luật, tôi hoàn toàn không đồng ý”.Một số hộ dân cho rằng có nhiều khúc mắc cần được làm sáng tỏ trong việc thu hồi đất của huyện Phù Cừ.Trong khi đó, trao đổi về vấn đề này trong buổi làm việc với PV Báo Tài nguyên và Môi trường ngày 08/12/2017, ông Nguyễn Quý Bình - Chủ tịch UBND xã Tiên Tiến lại phủ nhận việc cưỡng chế thu hồi đất thổ cư của dân và khẳng định chỉ hỗ trợ thi công thu hồi phần đất giao thông."Chúng tôi chỉ múc một phần rãnh đất thuộc đất giao thông chứ không đụng vào phần đất hay phá rỡ bất cứ thứ gì của người dân, việc này có thành phần cấp trên ghi nhận, cũng có một số cơ quan báo đài ghi nhận. Trước khi ra Thông báo hỗ trợ thi công thì xã cũng đã có văn bản báo cáo với huyện và đã được huyện đồng ý tại Văn bản số 792/UBND-TNMT ngày 21/11/2017''.Tuy nhiên, nếu đối chiếu câu trả lời của ông Bình và căn cứ vào biên bản làm việc ngày 28/11/2017 giữa UBND xã và các hộ sau khi múc đất thì hầu hết ý kiến của các hộ dân đều không đồng ý và cho rằng UBND xã đã múc phần đất thổ cư là trái quy định của pháp luật.''Theo tôi được biết thì không có văn bản quy phạm pháp luật gọi là 'hỗ trợ thi công', với thẩm quyền của mình và nếu phần đất đó là đất giao thông thì xã cũng sẽ phải ra quyết định cưỡng chế trước khi làm việc'', ông Giáp bức xúc.Điều đáng nói ở chỗ, một gia đình khác kề sát nhà ông Giáp, ông Tác là hộ gia đình ông Hoàng Văn Chức cũng mua thửa đất cùng thời điểm nhưng được UBND huyện Phù Cừ thống nhất sẽ căn cứ vào bản đồ năm 1998 để thực hiện thu hồi đất, GPMB và đền bù để phục vụ dự án nâng cấp đường ĐT 386.Trụ sở xã Tiên Tiến, huyện Phù Cừ.Cụ thể, sau khi hộ gia đình ông Hoàng Văn Chức nhận được Thông báo về việc thu hồi đất GPMB để làm đường giao thông, ông Chức đã có ý kiến và khiếu nại lên UBND huyện đề nghị giải quyết với nội dung UBND huyện phải căn cứ vào bản đồ năm 1998 làm cở sở đề giải quyết. Về việc này, sau đó UBND huyện đã cùng ông Chức có buổi làm việc và đưa ra thống nhất là sẽ căn cứ vào hồ sơ năm 1998 là cơ sở pháp lý giải quyết.Sau đó, ngày 28/11/2017, ông Chức đã đồng ý cho UBND xã Tiên Tiến múc đi 39.3 m2 đất nhưng từ đó đến nay ông Chức vẫn chưa nhận được tiền đền bù, chưa rõ ràng, chưa minh bạch nên điều này khiến ông Chức vẫn tiếp tục khiếu nại đề nghị giải quyết.Cưỡng chế thu hồi đất sai quy địnhLiên quan đến việc này, tại buổi làm việc giữa PV Báo Tài nguyên và Môi trường và UBND huyện Phù Cừ ngày 04/01/2018, đại diện phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phù Cừ thừa nhận là không có luật cũng như văn bản dưới Bộ luật nào quy định việc "hỗ trợ thi công" mà chỉ căn cứ theo đề nghị của đơn vị thi công là Công ty CP đầu tư Thịnh Phát và để đảm bảo tiến độ GPMB.Để rộng đường dư luận về sự việc này, PV Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với Luật sư Trịnh Cẩm Bình - Công ty Luật Biển Đông (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội).Theo đó, nhìn nhận sự việc dưới góc độ pháp luật, Luật sư Trịnh Cẩm Bình cho biết, trong việc GPMB được quy định rất chặt chẽ, không có quy định nào cho phép việc hỗ trợ thi công là để cưỡng chế thu hồi đất. "Khi thực hiện múc đất, thu hồi đất thì phải có quyết định cưỡng chế và phải đúng quy định của pháp luật'', Luật sư Bình nhận định.Luật sư Trịnh Cẩm Bình - Công ty Luật Biển Đông (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội).Ngoài ra, theo Luật sư Bình, nếu có quyết định cưỡng chế cũng phải nói rõ cho người dân biết là cưỡng chế gì, cưỡng chế như thế nào."Ở đây, trong khi người dân còn chưa đồng tình, đang có đơn từ khiếu nại mà thực hiện việc hỗ trợ thi công lấy đi phần đất của họ đã sử dụng ổn định nhiều năm là trái quy định của pháp luật", nữ Luật sư cho hay.Cũng theo Luật sư Trịnh Cẩm Bình, hiện không có một văn bản pháp luật nào quy định việc hỗ trợ thi công và người dân phải chấp hành việc hỗ trợ thi công của xã Tiên Tiến. "Người dân có quyền phản đối việc hỗ trợ thi công và chỉ chấp hành quyết định cưỡng chế bàn giao mặt bằng khi mọi chuyện đã được giải quyết, không còn khiếu nại", Luật sư Bình nhìn nhận.Về việc người dân không đồng ý bàn giao diện tích mà UBND xã Tiên Tiến xác định là đất giao thông, Luật sư Bình cho rằng, trước hết muốn thu hồi đất của dân phải xác minh nguồn gốc đất và hiện trạng sử dụng đất.Trong khi đó, về việc UBND xã Tiên Tiến căn cứ vào văn bản đo giao đất và phiếu thu từ năm 1994 (phô tô không công chứng) để làm căn cứ khẳng định nguồn gốc đất, diện tích đất của hộ gia đình ông Giáp là 105 m2, Luật sư Bình cho rằng không hợp lý."Việc căn cứ vào văn bản giao đất phô tô để khẳng định rằng người dân chỉ mua 105 m2 là không hợp lý. Hơn nữa, các giấy tờ lại không đủ tính chất pháp lý khi không có chữ ký của chủ hộ thì làm sao chính quyền địa phương lại căn cứ vào đó đến xác định diện tích đất của người dân", Luật sư Bình nói thêm.Cũng theo Luật sư Bình, hiện tại theo Luật Đất đai hoặc Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai có quy định là việc nếu người dân đã sử dụng diện tích đất ổn định, lâu dài, không xảy ra tranh chấp, không bị xử phạt về việc xây dựng, lấn chiếm đất... thì người dân có quyền thực hiện kê khai để làm hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu thu hồi thì phải đền bù cho người dân.Điều đáng nói, hộ ông Tác, ông Chức không có văn bản đo giao đất nhưng không hiểu tại sao UBND xã Tiên Tiến có thể khẳng định các hộ nhà ông Tác, ông Chức, ông Giáp cùng mua diện tích đất là 105 m2 vào thời điểm năm 1994.Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.
Một Thế Giới
Huyện Côn Đảo: Cán bộ làm sai được bỏ qua trách nhiệm, dân lãnh đủ hậu quả
Khu đất vàng ở trung tâm huyện Côn Đảo (được gọi tắt là lô K) rộng hơn 6.600m2, là nơi sinh sống của khoảng 30 hộ dân từ gần 30 năm trước. Tuy nhiên, cách đây vài năm, bà con bất ngờ phát hiện mảnh đất mình đang sống đã được chính quyền lập dự án, phân lô và cấp sổ đỏ cho nhiều người, trong đó chủ yếu là cán bộ huyện.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
2018-02-01T09:14:00
Cấp và chuyển nhượng đất trong thầm lặngNhiều năm liền, các hộ dân nơi đây xin làm thủ tục cấp chủ quyền, nhưng đều bị chính quyền từ chối với lý do đất thuộc quy hoạch. Đến cuối năm 2016 đầu 2017, khi có nhiều người mang sổ đỏ đến đòi đất thì các hộ dân đang sinh sống ở khu K mới biết đất của họ đã được chính quyền Côn Đảo cấp cho một số đông cán bộ công chức.Từ năm 2003-2007, UBND H.Côn Đảo đã có quyết định giao đất cho 22 trường hợp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 21 hộ (đa phần là cán bộ, công chức của huyện).Năm 2003, UBND H.Côn Đảo thực hiện giao đất cho ông La Thành Triệu; năm 2004, Phó chủ tịch UBND H.Côn Đảo Nguyễn Hoàng Tùng ký quyết định giao đất cho 4 trường hợp gồm: Nguyễn Bình Diệp, Lưu Hữu Chung, Võ Tấn Phong, Nguyễn Văn Chương. Tất cả đều không có tờ trình tham mưu giao đất.Năm 2005, Phó chủ tịch UBND H.Côn Đảo Nguyễn Hoàng Tùng tiếp tục ký 16 quyết định giao đất cho 16 cán bộ gồm: Châu Vũ, Nguyễn Thị Minh Thiện, Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Đăng Khoa, Nguyễn Hoàng Kiệt, Trần Văn Nhàn, Kim Thị Thu Vân, Nguyễn Trọng Can, Trần Ngọc Thương, Nguyễn Văn Hãnh, Trần Quang Thọ, Phạm Hữu Trí, Phạm Kỳ Dư, Tạ Văn Lực, Nguyễn Kỳ Song và Trịnh Anh Kiệt.Năm 2007, ông Bùi Văn Bình – Phó chủ tịch UBND H.Côn Đảo ký quyết định giao đất cho 1 trường hợp là bà Huỳnh Thị Thanh Liên.Khu đất hiện có hàng chục hộ dân sinh sống tại lô K, H.Côn Đảo đã bị UBND cấp cho các cán bộ - Ảnh: Ngọc ThạnhTrong khi hàng chục hộ dân đã sinh sống ổn định, lâu dài trong khu K không được hợp thức hóa quyền sử dụng đất, thì những người được giao đất lại không hề sinh sống ở đây. Tất cả hộ dân lô K đều tỏ ra bức xúc vì "hàng chục năm chúng tôi đều làm thủ tục xin cấp chủ quyền thì chính quyền H.Côn Đảo nói rằng đất quy hoạch, nay vì lẽ gì mà mấy chục cán bộ huyện lại được cấp chủ quyền trên đất chúng tôi đã và đang sinh sống hàng chục năm?".Chị Đàm Thị Ánh cho biết gia đình chị đã nhiều lần làm đơn thư gửi các cơ quan chức năng xin được xem xét cấp đất ở tại địa điểm gia đình đã và đang sinh sống ổn định, nhưng UBND H.Côn Đảo trả lời là đất thuộc quy hoạch nên không xem xét giải quyết. Bất ngờ, năm 2016 ông Nguyễn Trọng Can, nguyên Đồn trưởng đồn biên phòng 540, ông Nguyễn Anh Kiệt, cán bộ QLTT H.Côn Đảo mang giấy chứng nhận chủ quyền khu đất gia đình chị đang ở để đòi đất.Chị Đậu Thị Thu Hương cũng nêu việc gia đình chị ra Côn Đảo từ năm 1990 và sinh sống cho đến nay. Năm 1994, gia đình được H.Côn Đảo đồng ý cho làm thủ tục hợp thức hóa nhà ở nhưng rồi chỉ nói suông, không chịu cấp sổ đỏ. Lý do UBND H.Côn Đảo đưa ra là đất thuộc quy hoạch. Năm 2016, một số cán bộ bỗng nhiên đến đòi đất, yêu cầu gia đình chị trả đất, họ đưa ra giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp từ rất lâu trước đó.Đến nay, trong 22 cá nhân được cấp đất nói trên có 8 trường hợp đã về đất liền, 9 trường hợp đương chức tại Côn Đảo, 5 người đã về hưu. Điều đáng nói, trong số 22 người được cấp đất nói trên có đến 13 người đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác.Cán bộ làm sai được bỏ qua, dân lãnh đủĐơn kêu cứu của các hộ dân đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu làm rõ việc phân lô và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên diện tích đất mà các hộ dân đang sinh sống ổn định để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân ở đây. Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã chỉ đạo Thanh tra tỉnh vào cuộc xác minh.Kết luận thanh tra số 114/KL-TTr.NV5 của Thanh tra tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã xác định rõ danh tính các vị nguyên lãnh đạo huyện Côn Đảo làm sai và kiến nghị xử lý trách nhiệm các cá nhân này trong việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sai. Tuy nhiên, phương án để giải quyết sự việc cũng như đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các hộ dân dường như chưa được quan tâm cụ thể.Theo đại diện UBND H.Côn Đảo trả lời phóng viên Báo điện tử Một Thế Giới thì UBND huyện đã chọn phương án 2 (trong 2 phương án) trong Kết luận thanh tra để giải quyết vụ việc.Cụ thể, các trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận chủ quyền và đã chuyển quyền sử dụng đất cho người khác thì không thể thu hồi, hủy bỏ các giấy chứng nhận này. Vì vậy, sẽ di dời, giải tỏa, đền bù, hỗ trợ, bố trí tái định cư cho các hộ dân tại đây theo quy định của pháp luật và các quy định hiện hành.Đối với các cá nhân sai phạm là lãnh đạo phòng chuyên môn, UBND huyện đã tổ chức cuộc họp kiểm điểm, thống nhất xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, khiển trách. Nay do đã hết hiệu lực nên sẽ không tiến hành xử lý kỷ luật.Như vậy có thể thấy, nguyện vọng chính đáng của 30 hộ dân là được tái định cư tại chỗ (nếu Nhà nước thu hồi để phân lô nhà ở) vẫn chưa được UBND H.Côn Đảo đề cập trong bản “Kế hoạch giải quyết hậu quả sai phạm của nhiều thế hệ lãnh đạo huyện, nhằm giải quyết dứt điểm vụ việc” do Phó chánh văn phòng UBND huyện ký.Với cách giải quyết như trên của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cán bộ huyện sai phạm thì được bỏ qua bởi không còn truy cứu trách nhiệm do quy định đã hết hiệu lực, còn hậu quả của sai phạm thì các hộ dân cứ phải gánh chịu.Ngọc Thạnh
Pháp Luật Plus
Vụ đòi đất tại Nam Từ Liêm, Hà Nội: Cụ bà 96 tuổi chờ 3 năm mới được mở phiên tòa sơ thẩm
'Nguy cơ khi cụ Nghĩa 'nhắm mắt' vẫn chưa thực hiện được ước nguyện này vì sự làm việc tắc trách và thiếu trách nhiệm của cán bộ thụ lý vụ án'...
[ "Pháp luật" ]
2018-01-24T00:35:00
Theo dự kiến, hôm nay (24/1/2018), TAND quận Nam Từ Liêm sẽ mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ kiện “đòi tài sản” giữa cụ Nguyễn Thị Nghĩa (nguyên đơn, 96 tuổi, trú tại phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm) và vợ chồng ông Nguyễn Hữu Hưng, vợ chồng ông Nguyễn Hữu Phúc (đều là con trai cụ Nghĩa).Cụ Nghĩa trong một lần đến TAND quận Nam Từ Liêm đề nghị giải quyết vụ kiện theo đúng thời hạn quy định.Như vậy, kể từ khi thụ lý lại thì vụ kiện trên đã bị “ngâm” tới 3 năm. Theo đơn khởi kiện của của cụ Nghĩa thì vào năm 2003, năm 2004, gia đình cụ Nghĩa đã lần lượt được UBND huyện Từ Liêm (nay là quận Nam Từ Liêm) lần lượt cấp hai giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) đối với thửa đất ở số 112 (tờ bản đồ số 48, xã Tây Mỗ, rộng 188m2) và thửa số 75 (tờ bản đồ số 48, rộng 299m2).Do lúc này, chồng bà Nghĩa đã mất nên cả hai GCNQSDĐ đều đứng tên cụ Nghĩa với danh nghĩa đại diện cho “hộ gia đình”.Năm 2005, hai vợ chồng người con trai thứ 10 (là ông Nguyễn Hữu Hưng) và thứ 11 (là ông Nguyễn Hữu Phúc) đã dẫn cụ đến Phòng Công chứng Nhà nước số 3 TP Hà Nội làm thủ tục phân chia cho vợ chồng ông Hưng 198 m2 trong số 299m2 đất của thửa đất số 75 và tặng cho vợ chồng ông Phúc quyền sử dụng thửa đất số 112.Ngay sau đó, vợ chồng ông Hưng và vợ chồng ông Phúc đã được UBND huyện Từ Liêm cấp giấy CNQSDĐ tương ứng với phần diện tích đã nêu trong văn bản công chứng nêu trên.Ít năm sau, do thấy rằng việc cho tặng, chuyển quyền sử dụng đất như trên là không đúng quy định của pháp luật vì không thể một mình ai có quyền định đoạt thửa đất thay cả hộ gia đình (bao gồm cụ Nghĩa và 11 người con có chung quyền sử dụng đất) nên cụ Nghĩa đã đề nghị vợ chồng ông Hưng, ông Phúc trả lại nhà, đất.Khi yêu cầu này không được đáp ứng, cụ Nghĩa đã có đơn khởi kiện “đòi tài sản” đối với ông Hưng và ông Phúc, đồng thời đề nghị Tòa tuyên hủy các hợp đồng tặng cho, phân chia quyền sử dụng đất năm 2005 cũng như giấy CNQSDĐ đứng tên hai người này.Ngày 7/1/2015, TAND quận Nam Từ Liêm đã thụ lý vụ kiện nhưng đến tháng 7/2015 thì có Quyết định tạm đình chỉ vụ án do cho rằng chưa nhận được trả lời của UBND quận Nam Từ Liêm về việc cung cấp các chứng cứ liên quan đến thửa đất tranh chấp.Sau khi tiếp tục giải quyết vụ án, TAND quận Nam Từ Liêm mới ấn định ngày mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ kiện vào hôm nay (24/1).Trao đổi với phóng viên, LS Nguyễn Quý Long (Giám đốc Cty Luật TNHH Thiên Hồng Đức, người bảo vệ quyền và lợi ích cho cụ Nghĩa) cho biết, bản thân cụ Nghĩa cũng như Cty Luật TNHH Thiên Hồng Đức đã có nhiều văn bản khiếu nại về việc TAND quận Nam Từ Liêm để quá thời hạn chuẩn bị xét xử cả năm trời như trên nhưng đều không được trả lời.Về nội dung tranh chấp, LS Nguyễn Quý Long cho rằng, việc cụ Nghĩa tự mình định đoạt thửa đất mang tên “hộ gia đình” như trên là không đúng quy định vì cụ chỉ là một thành viên trong hộ gia đình.Đó là chưa kể tới việc cần phải xem xét việc một phần thửa đất này là di sản thừa kế của chồng cụ Nghĩa. Vì vậy, cụ Nghĩa có yêu cầu khởi kiện đòi nhà đất và hủy bỏ các văn bản cho tặng, chia đất của gia đình là có căn cứ.Còn trong văn bản khiếu nại của mình, cụ Nghĩa cho hay: “Để tránh vụ việc phức tạp, con cháu mất đoàn kết, tôi yêu cầu Tòa có biện pháp thúc đẩy nhanh việc giải quyết và xét xử vụ việc vì tôi tuổi cao, sức yếu, đi lại khó khăn và chẳng rõ còn sống được bao nhiêu lâu để theo kiện”.Đồng quan điểm này, Cty Luật TNHH Thiên Hồng Đức nêu trong văn bản gửi Tòa án rằng: “Ước nguyện giữ lại nhà đất để con cháu có nơi tụ họp, thờ cúng tổ tiên đã bị trì hoãn hơn 5 năm nay.Nguy cơ khi cụ Nghĩa “nhắm mắt” vẫn chưa thực hiện được ước nguyện này vì sự làm việc tắc trách, quan liêu và thiếu trách nhiệm của cán bộ thụ lý vụ án”.Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về diễn biến phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ kiện này.Khoa Nguyên
KTĐT
Đã có Thông tư hướng dẫn Nghị định 116 về nhập khẩu ô tô
Bộ Giao thông & Vận tải (GT&VT) vừa ban hành Thông tư số 03/2018/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Nghị định 116 về nhập khẩu ô tô.
[ "Pháp luật" ]
2018-01-25T19:44:00
Thông tư 03/2018/TT-BGTVT do Thứ trưởng Bộ GTVT ký hướng dẫn thực hiện các quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô nhập khẩu thuộc đối tượng của Nghị định số 116/2017/NĐ-CP Quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô nhập khẩu. Đã có Thông tư hướng dẫn Nghị định 116 về nhập khẩu ô tôTheo quy định của Thông tư 03/2018/TT-BGTVT, trong Hồ sơ đăng ký kiểm tra đối với ô tô nhập khẩu chưa qua sử dụng sẽ phải có bản đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; bản sao giấy Chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô nhập khẩu được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài; bản sao giấy Chứng nhận kiểu loại linh kiện của lốp, gương chiếu hậu, đèn chiếu sáng phía trước, kính được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; bản chính Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài cấp cho từng ô tô...Trong đó, "bản sao giấy Chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô nhập khẩu được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài" được hiểu là giấy Chứng nhận về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với kiểu loại ô tô hoặc gồm giấy chứng nhận về chất lượng an toàn kỹ thuật đối với kiểu loại ô tô và Giấy chứng nhận về bảo vệ môi trường đối với kiểu loại ô tô hoặc kiểu loại động cơ.Còn cụm từ “Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài” được hiểu là cơ quan tổ chức theo quy định của pháp luật được nước ngoài chấp thuận, thừa nhận, công nhận có chức năng phát hành: giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô; tài liệu về kết quả đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài đối với nhà máy sản xuất ra kiểu loại ô tô nhập khẩu; giấy chứng nhận đăng ký lưu hành hoặc các loại giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.Ngoài ra, các giấy tờ khác được yêu cầu gồm: Bản sao tài liệu về kết quả đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài đối với nhà máy sản xuất ra kiểu loại ô tô nhập khẩu còn hiệu lực được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài; bản sao Bản giải mã số VIN của nhà sản xuất xe (cho kiểu loại chứng nhận lần đầu); bản sao Báo cáo thử nghiệm khí thải; bản sao Báo cáo thử nghiệm an toàn.Ngoài ra, ô tô chưa qua sử dụng nhập khẩu phải được cơ quan quản lý chất lượng kiểm tra theo quy định đối với từ lô xe nhập khẩu. Mẫu ô tô đại diện cho tằng kiểu loại ô tô trong lô xe nhập khẩu phải được kiểm tra, thử nghiệm về khí tải và chất lượng an toàn kỹ thuật theo đúng các quy định.Trong đó, cơ quan kiểm tra sẽ lấy ngẫu nhiên 1 hoặc 2 xe mẫu đại diện cho từng kiểu loại ô tô trong lô xe nhập khẩu đã được kiểm tra để doanh nghiệp nhập khẩu tự đưa xe đến các cơ sở thử nghiệm và được cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với từng xe trong toàn bộ xe nhập khẩu (theo quy định tại phụ lục kèm theo Thông tư này).Riêng đối với mẫu ô tô đưa thử nghiệm thì trong giấy Chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô nhập khẩu có ghi chú “chiếc xe này đã dùng để thử nghiệm tại Việt Nam”.Cấp thông báo không đạt chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô nhập khẩu theo mẫu quy định, đồng thời gửi đến cơ quan Hải quan để giải quyết theo quy định đối với các ô tô thuộc cùng kiểu loại trong lô xe nhập khẩu có ít nhất một trong hai kết quả thử nghiệm về khí thải và kết quả thử nghiệm về chất lượng an toàn không đạt yêu cầu theo quy định; ô tô đã qua sử dụng có kết quả kiểm tra thực tế không đạt hoặc không được đăng ký lưu hành tại các quốc gia thuộc EU, G7, quốc gia có tiêu chuẩn khí thải tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn khí thải hiện hành của Việt Nam.Đáng chú ý, đối với trường hợp ô tô đã qua sử dụng có sự thay đổi từ nước ngoài về một số thông số kỹ thuật hoặc kết cấu so với xe xuất xưởng ban đầu của nhà sản xuất thì doanh nghiệp nhập khẩu phải xuất trình được các tài liệu của cơ quan quản lý phương tiện nước ngoài đối với xe đã thay đổi.Đối với trường hợp ô tô nhập khẩu bị hư hại nặng trong quá trình vận chuyển từ nước ngoài về Việt Nam, doanh nghiệp nhập khẩu được phép khắc phục một số hạng mục như: Thân, vỏ, buồng lái, thùng hàng có lớp sơn bị trầy xước; ắc quy không hoạt động.Đối với trường hợp ô tô có dấu hiệu của việc tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung hoặc số VIN, số động cơ thì cơ quan kiểm tra tiến hành trưng cầu giam định tại cơ quan giám định chuyên ngành để làm căn cứ cho việc cấp chứng chỉ chất lượng. Chi phí cho việc giám định do cơ quan kiểm tra chi trả theo quy định.Trong quá trình kiểm tra, chứng nhận nếu phát hiện ô tô nhập khẩu thuộc danh mục cấm nhập khẩu theo quy định tịa Nghị định số 187/2013/NĐ-CP thì cơ quan kiểm tra ghi nhận bằng chứng xe thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu đối với chiếc xe đó, đồng thời cấp thông báo xe cơ giới thuộc danh mục cấm nhập khẩu.Thông tư này chính thức có hiệu lực từ ngày 1/3/2018. Đồng thời quy định rõ các điều khoản chuyển tiếp khi chưa có hiệu lực. Cụ thể, Thông tư 03 cũng nêu rõ, các ô tô nhập khẩu có thời điểm mở tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo Luật Hải quan hoặc về đến cảng, cửa khẩu Việt Nam trước ngày 1/1/2018 thì được kiểm tra, cấp chứng chi chất lượng xe cơ giới nhập khẩu theo quy định tại Thông tư số 31/2011/TT-BGTVT và Thông tư số 55/2014/TT-BGTVT.Việc kiểm tra chất lượng ô tô nhập khẩu đối với các xe ô tô nhập khẩu về Việt Nam kể từ ngày 1/1/2018 đến thời điểm có hiệu lực của Thông tư này được thực hiện theo quy đinh tại khoản 2 Điều 6 của Nghị đinh số 116/2017/NĐ - CP, quy định tại Thông tư số 31/2011/TT - BGTVT và Thông tư số 55/2014/TT- BGTVT.Hà Thanh
Tài Chính
3 lưu ý khi đặt cọc mua nhà đất nếu bạn không muốn mất tiền oan
Bỏ tiền đặt cọc khi chưa tìm hiểu kỹ ngôi nhà cũng như người bán đều có thể khiến bạn mất tiền mà không mua được nhà.
[ "Pháp luật" ]
2018-02-01T03:13:00
Đặt cọc là một trong những biện pháp đảm bảo dân sự thường xuyên được sử dụng trong các giao dịch hàng ngày. Nguồn: internetĐặt cọc là một trong những biện pháp đảm bảo dân sự thường xuyên được sử dụng trong các giao dịch hàng ngày. Người ta có thể đặt cọc khi mua một món đồ nào đó, thuê nhà và đặc biệt thường xuyên sử dụng trọng mua bán những thứ có giá trị như bất động sản.Dưới đây là những khuyến cáo của chuyên gia bất động sản cá nhân Phan Công Chánh (TP. Hồ Chí Minh) về những điều bạn cần lưu ý khi đặt cọc mua bất động sản:Những việc cần làm trước khi đặt cọc:Sau khi xem xong bất động sản, nếu thỏa thuận được giá cả, đây là danh sách những việc cần kiểm tra:1. Kiểm tra tính chính danh của chủ nhà: chủ nhà có phải là chính chủ không?Đối chiếu thông tin chủ nhà: tên, ảnh, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân trên sổ đỏ có trùng khớp với thông tin trên chứng minh nhân dân hoặc sổ đỏ không.Xin một bản photo sổ hồng đem lên phường hoặc tổ dân phố để hỏi. Thường thì tổ trưởng dân phố hoặc Ủy ban phường sẽ nắm rất rõ chủ nhà đó có phải là chính chủ hay không.2. Kiểm tra xem nhà có bị quy hoạch không?Thông tin này có thể kiểm tra tại Phòng Quản lý đô thị hoặc bộ phận kiểm tra quy hoạch tại các Ủy ban nhân dân Quận/Huyện nơi bất động sản tọa lạc.3. Kiểm tra xem nhà có bị ngăn chặn giao dịch không?Hãy mang giấy photo chủ quyền nhà đến Phòng Công chứng hoặc Văn phòng công chứng để hỏi. Một số căn nhà vướng các vụ kiện tụng về tranh chấp tài sản, kê biên thi hành án... sẽ bị ngăn chặn không công chứng được. Phải cẩn thận kẻo mất cọc nếu không công chứng được do vướng trường hợp này.4. Soạn thảo hợp đồng đặt cọc?Bên nào soạn thảo hợp đồng đặt cọc là bên có lợi. Hợp đồng đặt cọc là văn bản quan trọng nhất vì nó là văn bản được ký đầu tiên giữa hai bên giao dịch. Nên nhờ một chuyên gia có kinh nghiệm hoặc một luật sư chuyên về nhà đất giúp khâu này.Những điều cần chú ý trước khi ký hợp đồng đặt cọc:Hợp đồng đặt cọc có thể công chứng hoặc không. Nếu không công chứng, hợp đồng vẫn có hiệu lực pháp luật theo điều 328, Bộ luật Dân sự năm 2015 về hợp đồng đặt cọc.Kiểm tra toàn bộ các điều khoản liên quan: thông tin nhân thân, địa chỉ nhà, số tờ, số thửa, bản đồ vị trí, giá mua bán, các đợt thanh toán, ngày bàn giao nhà, thuế, lệ phí...Khi ký phải có đủ vợ và chồng của bên bán, không để trường hợp chỉ một người ký sau này rất rắc rối.Phải chắc chắn có biên bản xác nhận giao nhận tiền hoặc ủy nhiệm chi của ngân hàng sau khi đã giao tiền cho bên bán.Những việc cần làm sau khi ký hợp đồng đặt cọc:Nếu phải vay ngân hàng nên liên lạc ngay để hỏi thủ tục ở các ngân hàng. Chọn ngân hàng cho vay tốt nhất phù hợp với điều kiện tài chính của mình.Giải quyết với người thuê trong trường hợp căn nhà đang có người thuê hiện tại.Chuẩn bị tài chính.Những lưu ý này đều vô cùng quan trọng, bỏ qua một bước đều tiềm ẩn rủi ro cho bạn.Theo Công Chánh/VnExpress.vn
Nông Nghiệp
Lấy sai mới để 'khắc phục' sai cũ?
Ông Trần Văn Tân, ở thôn Quẵng, xã Tiên Lữ, huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) cho biết: Năm 2007, ông được xã bán cho lô đất ven tỉnh lộ 305 và là 1 trong 20 hộ được phiếu rút thăm lô đất.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
2018-01-31T06:15:00
* Cả chục năm, dân không “sổ đỏ”Ông Tân trúng rút thăm số 20. Nhưng đến khi bàn giao lô đất, thì chỉ có 19 phiếu có lô đất thực tế, còn ông thì không hiểu sao, lại không còn lô đất nào nữa. Lô đất của ông TânThắc mắc với xã, ông được cán bộ xã “điều chỉnh” bằng cách giao cho ông lô đất số 2. Sở dĩ giao cho ông Tân lô đất này, vì trong lô còn có thửa đất (ruộng) mà chủ của nó không đồng ý và không nhận tiền đền bù đất. Có nghĩa là lô đất số 2 chưa giải phóng trọn vẹn mặt bằng.Vì muốn sử dụng lô đất này, ông Tân phải “thỏa thuận” với chủ thửa đất (ruộng) nằm kẹt trong lô đất của ông. Tuy nhiên, do không thỏa thuận được, nên sau đó chủ thửa đất (ruộng) nhượng lại cho người khác.Mặc dù vậy, UBND xã Tiên Lữ vẫn xác nhận việc mua bán này. Bởi thế, sự việc càng trở nên phức tạp. Đến lúc ông Tân có ý kiến, thì lô đất được “điều chỉnh” và do sự điều chỉnh, lô đất của ông Tân nằm ở phía sau (phía trong) nhưng lại kẹt giữa các lô đất khác nên đã không được ở mặt đường và không có lối đi (!)Các hộ dân đăng ký mua đất của xã theo lô, đều được xác nhận địa chỉ lô đất, diện tích đất… Sau đó mỗi hộ nộp cho xã hai khoản tiền. Thứ nhất: Tiền cấp quyền sử dụng đất (gọi tắt là “sổ đỏ”) và tiền thuế trước bạ nhà đất. Thứ hai: Tiền bồi thường giải phóng mặt bằng khi được cấp đất làm nhà ở, theo Nghị quyết của HĐND xã. Khoản tiền thứ nhất trên dưới 30 triệu đồng, số tiền thứ hai, hơn 7 triệu đồng.Theo quy trình, thì số tiền trên, UBND xã phải nộp vào kho bạc Nhà nước. Sau khi đã thực hiện việc này, UBND huyện mới tiến hành làm thủ tục cấp sổ đỏ cho dân. Thế nhưng hàng chục hộ (thậm chí hàng trăm hộ) đã làm đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, tức là đã nộp đủ tiền, nhưng hàng chục năm nay, dân chờ dài cổ, vẫn không nhận được “sổ đỏ”.Ông Trần Bình Trọng, ở thôn Mới, xã Tiên Lữ, cho biết: Trong số 23 hộ được cấp đất (đã làm đầy đủ nghĩa vụ với xã) thì chỉ mới có 3 hộ được cấp “sổ đỏ”. Còn 20 hộ vẫn chưa thấy “tín hiệu” gì. Đất nộp tiền từ 2007, đến nay đã qua hơn chục năm. Và cũng chưa biết còn chờ bao nhiêu năm nữa?Nhiều hộ muốn vay tiền ngân hàng để xây nhà, để chăn nuôi hoặc kinh doanh, nhưng vì không có “sổ đỏ” thế chấp, nên không vay được. Mà nếu vay của “tín dụng đen” với lãi suất “cắt cổ” thì không chịu nổi.Chúng tôi được biết, không chỉ riêng những lô đất mà xã đã bán ở ven tỉnh lộ 305 như nói ở trên, mà còn rất nhiều lô đất ở các khu vực khác của xã. Những lô đất này, xã bán và dân đã nộp tiền đầy đủ, nhưng hàng chục năm nay, vẫn chưa được cấp “sổ đỏ”.Có trường hợp xã yêu cầu dân giao bản gốc các phiếu thu tiền để làm thủ tục cấp “sổ đỏ”, chỉ giữ lại bản phôtô, hoặc bản công chứng. Nhưng từ khi nộp chứng từ gốc đến nay, đã qua nhiều năm, dân vẫn chưa nhận được “sổ đỏ”. Cũng không hiểu chờ đến bao giờ?Tại buổi làm việc với PV, ông Đào Quang Hà, Phó Chủ tịch UBND xã Tiên Lữ, cho biết: Thời điểm năm 2007, ông Đào Quang Thịnh, Kế toán trưởng của UBND xã, thu tiền của dân, nhưng không nộp vào kho bạc Nhà nước, với lý do “xây dựng cơ sở hạ tầng xã”. Bởi thế, chưa đủ thủ tục để UBND huyện cấp “sổ đỏ” cho dân.Được biết việc làm này của xã, chưa được UBND huyện cho phép, mà chỉ là ý kiến của HĐND xã, sau đó Chủ tịch UBND xã thi hành. Do ông Đào Quang Thịnh đã chết, cái sai trên rơi vào bế tắc, đến nay chưa khắc phục được (?)Thời điểm đó, Chủ tịch UBND xã là ông Đào Mạnh Cường, hiện ông Cường đương chức Chủ tịch UBND xã Tiên Lữ. Điều này có nghĩa ông Thịnh chỉ là người thi hành theo lệnh của Chủ tịch xã. Không thể đổ lỗi cho Kế toán trưởng được.Khi PV hỏi: “Xã có cách gì để khắc phục hậu quả trên. Tức là khắc phục cái sai của người tiền nhiệm?”, ông Đào Quang Hà cho biết: “Xã sẽ lấy khoản tiền bán đất hiện nay, để tiến hành làm thủ tục cho dân”. Tức là hoàn thành thủ tục, để UBND huyện cấp “sổ đỏ”.Thiết nghĩ, UBND xã Tiên Lữ định dùng cái sai mới, để khắc phục… cái sai cũ (?) Có lẽ, nên quy trách nhiệm cho người tiền nhiệm và có giải pháp hợp lý, khả thi hơn? Thậm chí phải kiểm tra xem số tiền thu của dân, đã sử dụng vào việc gì, hoặc đã vào túi ai? TỔ PV ĐIỀU TRA
Pháp Luật Plus
Quảng Ninh: Nhiều khuất tất trong đền bù GPMB Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18
Liên quan đến dự cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 (đoạn Bắc Ninh – Uông Bí), Tòa soạn Phap luật Plus đã nhận được phản ánh của nhiều hộ dân phường Phương Đông, TP Uông Bí (Quảng Ninh) về việc, trong quá trình triển khai xây dựng dự án trên, UBND TP Uông Bí có nhiều vấn đề chưa rõ ràng trong quá trình thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các hộ dân có đất bị thu hồi.
[ "Nhà đất", "Quản lý - Quy hoạch" ]
2017-05-17T09:06:00
Tiền hậu bất nhất!Theo thông tin Pháp luật Plus nhận được từ nhiều hộ gia đình sinh sống tại TP Uông Bí (Quảng Ninh), năm 1998 nhà nước thu hồi một phần diện tích để làm đường Quốc lộ 18, thì diện tích đất của họ được đền bù là đất thổ cư. Nhưng đến nay, khi Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 thi công, UBND TP Uông Bí thu hồi tiếp diện tích còn lại thì những diện tích của những hộ gia đình này lại không được tính là đất ở. Chỉ được hỗ trợ 50% giá đất ở hiện hành, theo Quyết định số 4114/QĐ-UBND của tỉnh Quảng Ninh ban hành ngày 07/12/2016.Mặt bằng Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 (đoạn Bắc Ninh - Uông Bí) còn dang dở đoạn qua phường Phương Đông, TP Uông Bí (Quảng Ninh)Ông Vũ Minh Tâm – Khu II phường Phương Đông, TP Uông Bí (Quảng Ninh) là một trong nhiều hộ gia đình lâm vào hoàn cảnh tương tự cho biết: “Năm 1998 nhà nước làm Quốc lộ 18 lần một, mảnh đất hiện tai tôi đang ở được Ban giải phóng mặt bằng (GPMB) lúc bấy giờ thu hồi một phần diện tích là 20m2. Diện tích bị thu hồi này được đền bù theo phương án đất ở, lúc đó đơn giá là 205.000 đồng/m2.Đến năm 2015, nhà nước có dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 và có quyết định thu hồi tiếp một phần đất trên mảnh đất đó của nhà tôi, diện tích hơn 70m2. Tuy nhiên, số diện tích bị thu hồi này gia đình tôi chỉ được hỗ trợ đền bù bằng một nữa giá đất ở hiện này. Đây cũng là tình trạng chung của nhiều hộ gia đình sống gần nhà tôi, và chúng tôi đều không đồng ý với phương án này của UBND TP Uông Bí. Bởi cùng một mảnh đất, có giấy chứng nhận là đất thổ cư, trước kia được đền bù theo giá đất ở, này lại không được đền bù theo phương án đó, điều đó quả thật vô lý. Bây giờ, tôi đề nghị Ban giải phóng mặt bằng và UBND TP Uông Bí phải đền bù theo giá đất ở chứ không phải là phương án hỗ trợ 50% so với giá đất ở cho gia đình tôi”.Phương án đền bù của UBND tỉnh Quảng Ninh ngày 09/12/1998 xác định đất của ông Vũ Minh Tâm – Khu II phường Phương Đông, TP Uông Bí là đất ở, nhưng đên nay UBND TP Uông Bí lại xác định là đất trồng cây lâu năm.Đem những thắc mắc, trăn trở của những hộ dân này tới cơ quan chức năng, phóng viên Pháp luật Plus nhận được câu trả lời có phần mơ hồ của ông Bùi Văn Thành – Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP Uông Bí: “Năm 96, 2000 người ta đặt vấn đề đền bù bằng giá đất ở chứ không phải đền bù đất ở. Tại sao lại vậy, thì do hồi đó bà con cũng ý kiến như bây giờ và tỉnh đã ra phương án đền bù bằng giá đất ở chứ không xác định là đất ở”.Ông Bùi Văn Thành – Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP Uông Bí (Quảng Ninh).Tuy nhiên, phương án đền bù di chuyển tài sản GPMB Quốc lộ 18 của UBND tỉnh Quảng Ninh lập ngày 9/12/1998 cho hộ gia đình ông Vũ Minh Tâm, xác định rõ ràng diện tích 20m2 nhà nước thu hồi là đất ở, với đơn giá đền bù là 205.000 đồng/1m2. Điều này trái ngược hoàn toàn với khẳng định của vị Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP Uông Bí.Biến đất ở thành đất trồng cây lâu năm?Theo phản ánh của những hộ dân tại các tổ 2,3,4,5,6 Khu Liên Phương, TP Uông Bí thì đất ở của họ bỗng dưng “biến” thành đất trồng cây lâu năm, trông lúa trong phương án đền bù GPMB để thực hiện cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 (đoạn Bắc Ninh – Uông Bí).Nhiều hộ dân tại các tổ 2,4,6 Khu Liên Phương, TP Uông Bí (Quảng NInh) rất bức xúc khi chỉ nhận được 50.000 đồng/1m2 đất họ đã ở qua nhiều năm nay. Giá đất này bằng với giá áp dụng cho đất trồng cây lâu năm.Ông Trần Đại Xuân – Tổ 6, Khu Liên Phương, TP Uông Bí bức xúc chia sẻ: “Đất ở của gia đình tôi đã xây nhà từ lâu, đến nay dự án nâng cấp Quốc lộ 18 thu hồi vào phần đất đó lại xác định là đất trồng cây lâu năm, trông lúa. Điều đó quả là vô lý, và tôi đã kiến nghị đến rất nhiều cấp chính quyền nhưng vẫn bị chối.”Ông Nguyễn Hữu Diên – Tổ 4 Khu Liên Phương, TP Uông Bí cho biết: “Căn cứ vào bản đồ dải thửa năm 1992, cơ quan chức năng đã tách đất của hộ gia đình tôi thành 2 thửa. Thửa ngoài gần đường Quốc lộ 18 xác định là trồng cây lâu năm, cấy lúa. Thửa bên trong chúng tôi được phép làm nhà ở. Nhưng thực tế bản đồ dải thửa đó chúng tôi không được biết gì cả. Trong khi đó, sổ đỏ gia đình tôi thì không có kích thước, không có ranh giới vì vậy đất ở của chúng tôi để bên trong, bên ngoài đều được.Hơn nữa, chúng tôi ra đây ở và kinh doanh thì phải ở mặt trước đất, chứ tại sao lại áp đặt chúng tôi ở mặt sau. Ở mặt trước nếu cấy lúa thì cúng tôi cấy trên đường bê – tông, đường nhựa à? Một điều hết sức vô lý.”Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin vụ việc này!Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Bắc Ninh-Uông Bí từ Km20-Km77, Quốc lộ 18 đi qua tỉnh Quảng Ninh và Hải Dương theo hình thức BOT được động thổ từ ngày 18/5/2014 với tổng mức đầu tư hơn 2.905 tỷ đồng. Trong đó, giá trị xây lắp hơn 1.153 tỷ đồng.Thời gian thu phí hoàn vốn 16 năm 5 tháng. Mức phí với 1 xe tiêu chuẩn là 35.000 đồng.Dự án có 23 gói thầu trong đó có 9 gói thầu tư vấn, 11 gói xây lắp và các gọi còn lại là sửa chữa trạm thu phí, thi công hạng mục an toàn giao thông...Phú Đô - Vũ Luyện
Pháp Luật VN
Một năm khởi sắc của Tư pháp Đà Nẵng
'Xuân này hơn hẳn những xuân qua', câu đúc kết được bà Võ Thị Như Hoa - Giám đốc Sở Tư pháp Đà Nẵng khi nói về kết quả cũng như sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể công chức, viên chức toàn ngành Tư pháp Đà Nẵng qua một năm thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao.
[ "Kinh tế", "Lao động - Việc làm" ]
2018-01-24T23:44:00
Bà Võ Thị Như Hoa trao giải tại Hội thi Cộng tác viên trợ giúp pháp lý giỏi TP Đà Nẵng năm 2017Bà Hoa cho biết, năm 2017, hòa cùng không khí của Năm APEC Việt Nam, Sở Tư pháp Đà Nẵng đã chú tâm chỉ đạo toàn Ngành triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ mới, qua đó ngày càng phát huy được hiệu quả, vị trí, vai trò của công tác tư pháp trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của thành phố.Nhìn lại một năm, công tác tư pháp trên địa bàn thực sự có nhiều chuyển biến nổi bật. Trong đó, tập trung triển khai hoàn thành xuất sắc 3 nhiệm vụ trọng tâm UBND thành phố giao Sở gồm: Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức pháp chế sở, ngành, quận, huyện, xã, phường trực tiếp tham mưu công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn TP Đà Nẵng; tham mưu, đề xuất các biện pháp để phát huy hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực công chứng và bán đấu giá tài sản trên địa bàn TP Đà Nẵng; nâng cao năng lực trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng cho đội ngũ luật sư, cộng tác viên, trợ giúp viên pháp lý về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho trẻ em trên địa bàn TP Đà Nẵng.Trên mỗi lĩnh vực công tác trọng tâm đều gặt hái được những kết quả khả quan như tập trung vào công tác kiện toàn về tổ chức, hoạt động pháp chế và công tác đào tạo nâng cao nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ pháp chế và cán bộ trực tiếp làm công tác tham mưu xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa. Trong năm 2017 số lượng hội nghị, lớp tập huấn, đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác văn bản, tăng gấp 7 lần so với năm 2016. Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực công chứng, bán đấu giá tài sản được Sở quan tâm chú trọng; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra để phát hiện chấn chỉnh kịp thời những sai phạm.Đặc biệt, Sở triển khai Đề án xây dựng và khai thác phần mềm Hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về công chứng và thông tin ngăn chặn. Trong đó, hệ thống kết nối liên thông với các cơ quan Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, Cục Thuế nhằm ngăn chặn tình trạng trốn thuế, sử dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả để lừa đảo. Tăng cường công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra thường xuyên, đột xuất đối với các tổ chức hành nghề công chứng và bán đấu giá tài sản để phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm. Từ đó, giúp đưa hoạt động công chứng, bán đấu giá theo đúng quy định của pháp luật.Đối với nhiệm vụ trợ giúp pháp lý năm 2017 có rất nhiều khởi sắc. Công tác tiếp nhận thông tin và phân công trợ giúp viên, luật sư tham gia bảo vệ, trợ giúp pháp lý cho các đối tượng được trợ giúp trong các vụ án hình sự được thực hiện kịp thời, có chất lượng. Đối với công tác hành chính tư pháp, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, ngoài việc tiếp tục thực hiện Đề án triển khai thí điểm thực hiện trao giấy khai sinh, thẻ bảo hiểm y tế, hộ khẩu tại gia đình trẻ em, năm 2017, Sở Tư pháp Đà Nẵng đã tham mưu Chủ tịch UBND TP phê duyệt và triển khai thực hiện Đề án triển khai thí điểm việc chính quyền thăm, viếng, chia buồn và thực hiện đăng ký khai tử tại gia đình công dân.Giám đốc Sở Tư pháp nhận định, việc triển khai các Đề án trên là những bước tiến lớn trong cải cách hành chính của chính quyền TP và điểm sáng trong quá trình xây dựng chính quyền nhân văn, chính quyền của dân, do dân, vì dân và gần dân.Trong năm 2017, thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND TP, Sở còn tham mưu giải quyết các công tác khác phát sinh ngoài nhiệm vụ chuyên môn như: Rà soát xử lý các dự án đất đai liên quan đến yếu tố đầu tư nước ngoài; rà soát nghĩa vụ tài chính của dự án Khu đô thị quốc tế Đa Phước; rà soát việc triển khai thực hiện Hợp đồng BT; rà soát dự án đầu tư quy hoạch bán đảo Sơn Trà; tham mưu xử lý thu hồi nợ tại khu công nghiệp và khu chế xuất…Do nhu cầu thực tế, năm 2017 cũng vướng một số khó khăn như số lượng hồ sơ cấp Phiếu LLTP tăng đột biến so với cùng kỳ năm trước (tăng 196,16%), tỷ lệ hồ sơ giải quyết sớm hạn cho công dân, số đầu việc Sở Tư pháp phải thực hiện nhiệm vụ mới của công tác LLTP cũng tăng… trong khi số lượng con người, biên chế của Sở ít hơn so với năm trước. Tuy vậy, Tư pháp Đà Nẵng vẫn hoàn thành hết các mục tiêu. Năm 2017, tổng kết 4 năm Luật Xử lý vi phạm hành chính, Sở Tư pháp Đà Nẵng vinh dự được UBND thành phố và Bộ Tư pháp tặng Bằng khen.Khép lại một năm với những nỗ lực phấn đấu không ngừng, năm 2017 Tư pháp Đà Nẵng tiếp tục được Bộ Tư pháp xếp hạng A (xuất sắc). Đây cũng là năm thứ 7 liên tiếp Đà Nẵng được xếp loại này và vinh dự được Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Cờ thi đua ngành Tư pháp năm 2017.Nguyễn Hường - Vân Anh
Thanh Niên
Điều tra nguyên nhân tử vong của một trung tá công an
Trưởng công an H.Cai Lậy (Tiền Giang) xác nhận cơ quan điều tra đang xác minh, làm rõ trường hợp tử vong của trung tá Nguyễn Thanh Tùng, đội trưởng Tham mưu tổng hợp của Công an H.Cai Lậy.
[ "Pháp luật", "Hình sự - Dân sự" ]
2018-01-27T10:14:00
Ngày 27.1, đại tá Trương Văn Sáng, Trưởng công an H.Cai Lậy (Tiền Giang) xác nhận cơ quan điều tra đang xác minh, làm rõ trường hợp tử vong của trung tá Nguyễn Thanh Tùng, đội trưởng Tham mưu tổng hợp của Công an H.Cai Lậy.Theo thông tin ban đầu, chiều 23.1 ông Tùng đi xe máy từ nhà tới cơ quan. Khi đến đoạn đường nông thôn thuộc xã Long Khánh (TX.Cai Lậy), có 2 thanh niên đi xe máy từ phía sau vượt lên và va chạm vào người ông Tùng.Sau đó, phát hiện sức khỏe ông Tùng có dấu hiệu bất thường, gia đình đã đưa ông lên TP.HCM điều trị. Tuy nhiên, đến tối 26.1 ông Tùng tử vong.Theo đại tá Sáng, cơ quan chức năng đã trưng cầu giám định quan pháp y, nhưng trước mắt chỉ xác định ông Tùng tử vong do bệnh lý vì “suy đa tạng”.Cùng ngày, thượng tá Trương Văn Sáu, Trưởng phòng CSHS Công an Tiền Giang cho biết nội vụ còn đang điều tra, chưa có kết luận chính thức. Nhưng theo thượng tá Sáu thì “khả năng ông Tùng tử vong vì bệnh lý vì người này không thù oán với ai”.Phương Hà
VTC
BIDV vạch rõ 6 hệ lụy khi Viện Kiểm sát đề nghị thu hồi 2.550 tỷ đồng
Phía Ngân hàng BIDV đã phát đi thông tin cho biết, BIDV tôn trọng ý kiến của Viện Kiểm sát nhưng cho rằng kiến nghị đó là không thuyết phục.
[ "Kinh tế", "Tài chính" ]
2018-01-26T14:12:00
Liên quan đến vụ xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm giai đoạn 2, trong Bản luận tội của đại diện Viện Kiểm sát có kiến nghị thu hồi 6.126 tỷ đồng từ các ngân hàng BIDV, Sacombank, TPBank để khắc phục hậu quả, trong đó, cáo trạng xác định khoản tiền từ BIDV là 2.550 tỷ đồng.Phía Ngân hàng BIDV đã phát đi thông tin cho biết, BIDV tôn trọng ý kiến của Viện Kiểm sát nhưng cho rằng kiến nghị đó là không thuyết phục, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động BIDV nói riêng và hệ thống ngân hàng, nền kinh tế của đất nước nói chung.Việc cho vay, thu nợ của BIDV tuân thủ quy địnhTheo BIDV, việc cho vay, thu nợ của BIDV là tuân thủ quy định của pháp luật, điều đó thể hiện rất rõ ở các điểm:Một là, BIDV thực hiện tuân thủ quy trình, quy định cho vay theo quy định của pháp luật: Việc cho vay của BIDV đối với 12 Công ty hoàn toàn tuân thủ các điều kiện cho vay theo quy định tại Điều 7 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001: từ thẩm định khách hàng, đánh giá mục đích vay vốn, khả năng tài chính, phương án kinh doanh, cũng như biện pháp bảo đảm tiền vay.Quy trình cấp tín dụng được thực hiện theo đúng quy trình hiện hành của ngân hàng: Trụ sở chính phê duyệt chủ trương và giao các Chi nhánh thực hiện tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định khách hàng, phương án kinh doanh, xem xét quyết định cấp tín dụng, đảm bảo thu đủ nợ gốc và lãi.Quá trình thực hiện, các Chi nhánh đều thực hiện đúng các bước theo quy định của pháp luật khi kiểm tra sử dụng vốn vay và thấy khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, ngân hàng đã áp dụng các biện pháp theo đúng quy định pháp luật để thu hồi nợ vay.Hai là, việc nhận tiền gửi và nhận cầm cố hợp đồng tiền gửi của VNCB tuân thủ theo quy định của pháp luật: Việc gửi tiền trên liên ngân hàng của VNCB tại BIDV là hoạt động bình thường, được VNCB thực hiện nhiều lần với số tiền gửi lớn trước và sau khi VNCB giới thiệu 12 Công ty. Việc nhận tiền gửi của VNCB được thực hiện phù hợp với quy định tại Thông tư số 21/2012/TT-NHNN ngày 18/6/2012 và Thông tư số 01/2003/TT ngày 07/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước.Và theo yêu cầu của VNCB, ngày 05/05/2014 BIDV đã thực hiện tất toán và chuyển trả toàn bộ gốc, lãi của tiền gửi liên ngân hàng của VNCB theo quy định và VNCB cũng đã thực hiện hạch toán nhận lại khoản tiền gửi này theo đúng chế độ tài chính và chuẩn mực kế toán.Tổ Giám định Ngân hàng Nhà nước xác định VNCB gửi tiền và BIDV nhận tiền là phù hợp với quy định của pháp luật.Ba là, BIDV thực hiện thu hồi nợ đúng quy định của pháp luật và thỏa thuận tại Hợp đồng tín dụng: BIDV không tự động trích từ khoản tiền gửi của VNCB để thu nợ (khoản tiền gửi này đã được BIDV tất toán và chuyển trả đầy đủ cho VNCB trước đó).BIDV không tự động trích tiền thu nợ của các Công ty mà do các Công ty tự chuyển trả: Sau khi kiểm tra sử dụng vốn vay sau giải ngân, do các Công ty này không thực hiện đúng cam kết nên các Chi nhánh BIDV đã yêu cầu các Công ty trả nợ trước hạn. Tính đến ngày 05/5/2014, các Công ty này đã lập ủy nhiệm chi chuyển tiền từ tài khoản của các Công ty trả hết nợ gốc và lãi cho các Chi nhánh BIDV. Các Chi nhánh BIDV đã thu hết nợ gốc, lãi vay và tất toán, ký biên bản thanh lý hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm.6 hệ lụy khôn lường khi thu hồi khoản tiền 2.550 tỷ đồngTheo BIDV, nếu thực hiện theo kiến nghị của Viện Kiểm sát thu hồi khoản tiền 2.550 tỷ của BIDV thì sẽ xảy ra những hệ lụy sau:1. Việc đặt vấn đề xem xét tính hợp pháp của nguồn trả nợ từ tài khoản của chính khách hàng vay sẽ làm thay đổi bản chất của quan hệ tín dụng, khi đó bất cứ việc thu hồi nợ nào của TCTD từ tài khoản của khách hàng cũng đòi hỏi phải chứng minh nguồn tiền trả nợ là hợp pháp. Khi đó, ai là người có trách nhiệm xác định nguồn tiền hợp pháp hay là phải kiến nghị NHNN là cơ quan quản lý nghiệp vụ hoạt động ngân hàng xác minh vấn đề này.Vì vậy, cần phải có phân tích và có quan điểm xuyên suốt, thấu triệt về vấn đề này, tạo hành lang pháp lý để các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay và thu nợ, kích thích tăng trưởng tín dụng, thúc đẩy kinh tế phát triển. Việc không truy hồi các nguồn tiền đã thu nợ hợp pháp là phù hợp với thông lệ quốc tế và tạo sự an tâm cho các tổ chức tín dụng (kể cả các tổ chức tín dụng nước ngoài).2. Thiệt hại xảy ra cho VNCB là thiệt hại tại Ngân hàng TMCP Xây dựng trước khi NHNN mua bắt buộc, thiệt hại này do các chủ sở hữu trước đây (ông Phạm Công Danh) gánh chịu. Và thực tế thiệt hại này do chính sai phạm của VNCB gây lên. Và hậu quả là các Bị cáo đã phải chuyển quyền sở hữu ngân hàng (tư cách cổ đông) cho Nhà nước. Nếu thu hồi lại các khoản tiền này, liệu có tính đến quyền lợi của các Bị cáo là cổ đông tại thời điểm xảy ra tổn thất không. Và khoản tiền này có được tính bù đắp cho trách nhiệm của các Bị cáo trong vụ án không?3. Như tất cả các TCTD, các Ngân hàng khác được NHNN cấp phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho khách hàng theo Luật các TCTD, BIDV đã tuân thủ các quy định của pháp luật khi thu nợ của12 Công ty do VNCB giới thiệu trên cơ sở hoàn toàn trung thực và ngay tình.Do đó, nếu chấp nhận quan điểm của Đại diện VKS về việc thu hồi các khoản tiền đã thu nợ hợp pháp, hợp lệ, theo đúng thông lệ quốc tế và thông lệ thị trường nhất là khi khoản nợ đó đã được tất toán từ nhiều năm trước sẽ gây xáo trộn thị trường tài chính tín dụng, đặc biệt sẽ cản trở hoạt động thu hồi nợ của các TCTD, gây thiệt hại cho các TCTD khi mà các cán bộ ngân hàng có tâm lý e ngại vì sợ “thu nợ sai”, hoặc “sẽ không thu nợ vì không biết được nguồn gốc sâu xa của khoản tiền đó” trong khi rõ ràng, pháp luật không quy định và thực tế không thể và không buộc phải biết nguồn gốc của số tiền thu nợ đó.4. Về phía BIDV, theo quy định pháp luật và thông lệ, các khoản tiền thu nợ đã được tổng hòa chung vào nguồn vốn hoạt động chung của ngân hàng và BIDV đã thực hiện phân bổ theo các cấu phần thu nhập, chi phí theo quy chế tài chính, trong đó bao gồm nhiều khoản chi trong năm 2014, 2015 như: Trả tiền gửi, trả lãi tiền gửi huy động từ dân cư, chi trả lãi vay, chi nộp thuế và các khoản thực hiện nghĩa vụ ngân sách khác; chi trả cổ tức cho cổ đông (trong đó có cổ đông lớn nhất là nhà nước);...Tất cả các khoản tiền thu nợ và việc phân bổ chi phí nêu trên đã được thực hiện hạch toán kế toán theo đúng quy định của pháp luật kế toán và ghi nhận tại các Báo cáo tài chính đã được kiểm toán hàng năm (do các Công ty kiểm toán quốc tế có uy tín thực hiện) đảm bảo tính khách quan và công khai minh bạch quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu đặt ra vấn đề này thì giải quyết hệ quả của các giao dịch, hạch toán nêu trên như thế nào?5. Các khoản vay đã được BIDV tất toán từ tháng 05/2014. Tại thời điểm trước khi tất toán, các khoản vay này đều được bảo đảm bằng các bất động sản có giá trị lớn của khách hàng vay và của bên thứ ba (các giao dịch bảo đảm tiền vay đã được thực hiện các thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định để xác định thứ tự ưu tiên thanh toán cao nhất cho BIDV), tổng giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn giá trị khoản vay. Do khách hàng vay đã trả được nợ, nên BIDV đã thực hiện giải chấp các tài sản bảo đảm này theo đúng quy định.Vậy nếu đặt ra vấn đề thu hồi số tiền BIDV đã thu nợ trong vụ án này, liệu có khôi phục lại được và khôi phục như thế nào các quyền, quyền lợi dân sự của BIDV đối với khách hàng vay (quyền đòi nợ) và quyền của bên nhận thế chấp đối với các tài sản bảo đảm (khi các tài sản thế chấp này hiện có còn thuộc sở hữu của bên thế chấp hay không? Đã qua bao nhiêu giao dịch dân sự?). Việc này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của BIDV mà còn kéo theo rất nhiều những hệ lụy của các giao dịch liên quan đến các khách hàng vay và tài sản bảo đảm sau khi được giải chấp.6. BIDV là Ngân hàng TMCP do nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối (trên 95% vốn điều lệ). Việc yêu cầu BIDV (Ngân hàng do Nhà nước sở hữu chi phối) phải chịu trách nhiệm với thiệt hại do các bị cáo gây ra cho VNCB theo đề nghị của VKS sẽ xâm phạm đặc biệt nghiêm trọng đến lợi ích nhà nước, gây thiệt hại lớn cho nhà nước.Nhã Phương