metadata
language:
- vi
tags:
- book
- knowledge-base
size_categories:
- 1K<n<10K
Gần 1200 cuốn sách tiếng Việt sưu tầm từ https://www.tve-4u.org/
- Duyệt từng cuốn và lọc nhiễu bằng tay
Tên sách: LUẬN ĐỀ VỀ TRẦN TẾ XƯƠNG
Tác giả: GS. NGUYỄN DUY DIỄN
Giáo sư NGUYỄN DUY DIỄN LUẬN ĐỀ VỀ TRẦN TẾ XƯƠNG THĂNG LONG 1952
Ông Trần-tế-Xương
tên chữ là Tử-Thịnh, hiệu là Vị-Thành, người làng Vị-Xuyên, huyện Mỹ-lộc tỉnh Nam Định, sinh năm Canh Ngọ (1870), đời vua Tự Đức thứ 23, Thân phụ ông là cụ Trần-kế-Nhuận. Hồi trước, thân phụ ông có làm chức Tự-Thừa, và có cửa hàng buôn bán ở phố Vị Xuyên, tỉnh Nam Định (vì thế người ta thường gọi là cụ Tự). 1
Ngay từ khi còn đi học, Trần-tế-Xương đã tỏ ra rất thông minh, văn hay chữ tốt, và lại sở trường về văn thơ quốc âm.
Tính ông mau mắn, và hào phóng : cầm kỳ, thi họa, món gì ông cũng tỏ ra thông thạo cả. Ngoài ra, ông lại còn thích làm dáng. Nghèo kiết đến đâu mặc dầu, những bộ cánh bao giờ cũng sang trọng, ngựa xe không lúc nào ngớt.
Vì tính bướng bỉnh, phóng khoáng, nên ông không chịu câu thúc vào một qui thức nhất định, đến nỗi bao lần đi thi, mà ông cứ bị đánh hỏng mãi chỉ vì lỗi phạm trường qui. Mãi đến năm giáp Ngọ (1891) tức năm Thành Thái thứ 6 mới thi đỗ Tú tài (khi ấy ông đã 25 tuổi).
Bà Trần tế Xương là một người đảm đang, khuôn mẫu, nên nhờ bà, mà nhà thi sĩ nhàn hạ được đôi phần. Ông thường đi lang thang, do đó, hiểu rõ nhân tình thế thái của thời đại và làm được nhiều thi phẩm có giá trị. Thơ ông hầu hết đều : tự nhiên và bao hàm một xu hướng trào lộng khi cảm động, khi chua chát, lúc biến thành những lời uất hận khôn cùng.
Hồi về sau này, gia cảnh ông rất bi đát, chỉ vì ông đã đứng bảo đảm cho một người quen vay nợ. Người đó không trả được, nên chủ nợ đến tịch biên gia sản ông. Gặp cảnh vận cùng, thế bĩ đó, ông lại càng làm được những bài thơ nói về cảnh nghèo mọt cách vô cùng thấm thía.
Sau khi đỗ tú tài khóa Giáp Ngọ, ông vẫn tiếp tục đi thi, nhưng thi mãi mà hỏng vẫn hoàn hỏng, có nhiều người bàn ông nên đổi tên họ may ra vận có khá hơn chăng. Ông nghĩ ngợi và sau cùng ông, đổi chữ đệm, Tế thành Cao. Do đó Trần tế Xương biến thành Trần cao Xương là vì vậy. Khóa Bính Ngọ. « Thành Thái thứ 18 » (1906), ông lại đi thi, nhưng dù đã đổi chữ đệm, mà ông vẫn bị hỏng như lần trước. Chán nản, ông trở về làm được ít bài thơ, tỏ nỗi uất hận thi trượt của mình.
Mùng 6 tháng chạp năm ấy (1906) ông sang quê ngoại ăn giỗ, rồi ông bị mất luôn tại đó tức là làng Địa-Tứ, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định hưởng thọ 37 tuổi.
*Ông Trần thanh Mại, trong cuốn. « Trông * *d* *òng sông Vị » khi phê bình văn chương ông Tú Vị Xuyên, có viết :* *« Hơi văn đi ra như một luồng nước chảy xuôi * *d* *òng, êm, khoẻ, mau… »* *Lời phê bình của ông Trần thanh Mại như vậy có đúng không ? Hãy dùng văn chương của ông Tú Vị Xuyên để dẫn chứng.* **Vào bài : **Trần tế Xương là một trong những nhà thơ nổi tiếng bậc nhất vào quãng cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX. Phê bình văn chương ông, ông Trần thanh Mại, trong cuốn « Trông dòng sông Vị » có viết : *« Hơi văn đi ra như một luồng nước chẩy xuôi * *d* *òng, êm, khoẻ, mau… »* Muốn hiểu rõ lời phê bình trên đây có đúng không chúng ta cần đọc lại thi ca của ông Tú Vị Xuyên để xét lại từng điểm một. **Thân bài : ** *Hơi văn đi ra như mớt luồng nước chẩy xuôi * *d* *òng.*
Đúng như lời ông Trần Thanh Mại, một số bài thơ của Trần tế Xương dễ dàng, giản dị, thao thao như những lời nói chuyện.
« Ấm không ra ấm, ấm ra nồi,
Ấm chạy loăng quăng ấm chẳng ngồi,
Chán cả đồ chuyên cùng chén mẫu,
Luộc giò, nấu thịt lại đồ xôi… »
Hoặc :
« Cử nhân cậu ấm Kỷ,
Tú tài con đô Mỹ,
Học thế thế mà thi,
*Khỉ ơi, ơi hỡi khỉ !* * »* **- Êm :** Văn chương của ông nhiều câu êm ả, dịu dàng, như một hơi gió thoảng :
« Ta nhớ người xa cách núi sông
Người xa xa có nhớ ta không ? »
(Nhớ bạn thân)
Hoặc :
« Gọi người chỉ thấy non xanh ngắt
Đợi nước càng thêm tóc bạc phơ… »
(Đi lạc đường)
**- ** **Khoẻ :**
« Cống hỉ mét xì đây thuộc cả
Chẳng sang tầu tớ cũng sang tây… »
(Thi hỏng dặn bảo con)
Hoặc :
« Tấp tểnh người đi tớ cũng đi,
Cũng lều cũng chiếu, cũng đi thi… »
(Đi thi)
Hoặc :
« Rứt cái mề đay quẳng xuống sông
Thôi thôi tôi cũng mét-xì ông… »
(Cô Tây đi thi)
**- ** **Mau :** *êm *và *khỏe*, thơ tú Xương còn mau lẹ, thanh thoát tưởng như không còn thấy kỹ thuật là gì nữa :
« Hán tự chẳng biết hán
Tây tự chẳng biết tây
Quốc ngữ cũng mù tịt
Thôi thôi về đi cầy… »
Hoặc :
« Tôi hỏi thăm ông đến tận nhà
Trước nhà có miếu có cây đa… »
Hoặc :
« Sao đương vui vẻ ra buồn bã
*Vừa mới quen nhau đã lạ lùng »* *.* **Kết luận : **Nói về hơi văn của Trần-tế-Xương, ông Trần-thanh-Mại đã nhìn một cách khá chu đáo. Tuy nhiên chúng ta cũng nên thêm vào : không phải những hơi êm, khỏe, mau đó đứng tách bạch, nhiều khi nhà thi sĩ đã phối hợp cả ba tính chất đó ngay trong một vài câu thơ – do đó nhạc điệu xôn xao, linh động, làm cho người đọc càng bị mê ly, hấp dẫn thêm. **Vào bài : **Trần-tế-Xương là một nhà thơ nổi tiếng bậc nhất vào cuối thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ thứ 20. Phê bình văn chương ông, ông Trăn-Thanh-Mại, trong cuốn « Trông dòng sông Vị » có viết : *« Hơi văn đi ra như một luồng nước chảy xuôi * *d* *òng êm khỏe, mau… » *Muốn xác nhận lời phê bình đó có đúng không chúng ta cần phân tách hơi thơ của nhà thi sĩ Sông Vị theo từng điểm đã được nêu lên đó. **Thân bài ** **:** **-** ** Hơi văn đi ra như một luồng nước chảy xuôi ** **d** **òng** ** : **Đọc thơ Trần-tế-Xương, điểm làm cho ta chú ý ngay từ phút đầu là sự dễ dàng, giản dị – dễ dàng giản dị nhưng mà không tầm thường – Hơi văn, một khi đã được khơi lên, thì cứ thế trào ra, lai láng như không có sức gì có thể cản lại nổi. Chúng ta bị hấp dẫn, bị lôi cuốn theo giọng thơ như một chiếc lá bị cuốn theo chiều gió. Để có một ý niệm về sự giản dị, về sự trôi chảy vừa nói trên, chúng ta hãy đọc lại bài thơ sau đây của thi sĩ :
« Ấm không ra ấm, ấm ra nồi,
Ấm chạy lăng quăng, ấm chẳng ngồi
Chán cả đồ chuyên cùng chén mẫu,
Luộc giò, nấu thịt, lại đồ xôi… »
Hoặc :
« Cử nhân cậu ấm Kỷ,
Tú tài con đô Mỹ,
Học thế thế mà thi,
*Khỉ ơi, ơi hỡi khỉ !* * »*
Sự giản dị, dễ dàng đó làm cho ta chợt nghĩ tới một vài bài thơ của Nguyễn Khuyến :
« Tôi nghe kẻ cướp nó lèn ông,
Nó lại lôi ông đến giữa đồng ;
Cướp của, đánh người, quân tệ nhỉ,
*Xương già da cọp có đau không ?* * »*
Sự giản dị, dễ dàng của Trần tế Xương cũng như của Nguyễn Khuyến đã nêu hẳn một sức sống linh diệu làm vẻ vang cho văn chương Việt nam chúng ta.
**-** ** Êm : **Văn chương của ông còn có nhiều câu êm ả, dịu dàng như một hơi gió thoảng. Tỉ dụ, để diễn tả nỗi lòng sầu muộn nhớ nhung của mình với một người tri kỷ ở nơi trùng khơi xa cách, tác giả đã dùng một nhạc điệu bâng khuâng, hiu hắt, như một lời than thở.
« Ta nhớ người xa cách núi sông
*Người xa xa có nhớ ta không…* * »*
Hoặc :
« Trời không chớp bể chẳng mưa nguồn.
*Đêm nảo đêm nao tớ cũng buồn* * ».*
Có người cho rằng cái nhạc điệu êm dịu đó có được là vì tác giả thường dùng nhiều tiếng bằng hơn tiếng trắc. Tỷ dụ như 2 câu trên, tác giả đã dùng tới 9 tiếng bằng trong tổng số 14 tiếng. Hai câu thơ dưới cũng thế, 8 tiếng bằng trong tổng số 14 tiếng.
Nhưng hỏi thế thiết tưởng cũng không hẳn đúng. Nếu đọc những câu thơ sau này, những câu rất êm ả, rất nhẹ nhàng, mà số tiếng bằng chỉ ngang với tiếng trắc mà thôi :
« Khách hỏi nhà ông tới
Nhà ông đã bán rồi ! »
(5 tiếng bằng, 5 tiếng trắc)
Có nhiều khi tiếng trắc lại còn nhiều hơn cả tiếng bằng nữa :
« Gọi người chỉ thấy non xanh ngắt,
Đợi nước càng thêm tóc bạc phơ… »
(tiếng bằng đặt cạnh 8 tiếng trắc)
Sau khi điều đó đã được nêu lên, chúng ta càng nhận thấy rằng, Trần tế Xương đã tạo nên những bài thơ có một nhạc điệu êm ả, dịu dàng, hoàn toàn không dựa vào những tiếng bằng một cách dễ dãi như người ta tưởng, mà là do cái nhịp nhàng của hơi thơ nói chung. Với hơi thơ tinh tế đó, những tiếng trắc đã bị « tôi » gần hết cái tính chất cứng nhắc của nó, để biến thành những lời nhẹ nhàng, thanh thoát do cái ma thuật kỳ diệu của con người nghệ sĩ.
**-** ** Khoẻ : **Cạnh những câu thơ êm ả, dịu dùng như đã nói trên, Trần tế Xương còn có ..