name
stringlengths
3
56
description
stringlengths
182
4.09k
causes
stringlengths
14
6.35k
symptoms
stringlengths
14
4.99k
contagion
stringlengths
3
2.48k
risk_subjects
stringlengths
0
3.4k
prevention
stringlengths
0
3.21k
diagnosis
stringlengths
14
3.77k
treatment
stringlengths
14
7.18k
Áp xe
Áp xe là gì? Áp xe là tên gọi của một tổ chức viêm nhiễm, khu trú thành một khối mềm, bên trong chứa đầy mủ cấu tạo từ vi khuẩn, xác bạch cầu và các mảnh vụn. Áp xe dễ dàng được nhận diện trên lâm sàng với các đặc điểm sau: là một khối mềm, lùng nhùng, da vùng áp xe thường nóng, đỏ, sưng nề, chạm vào thấy đau. Một số triệu chứng khác có thể thấy trên lâm sàng tùy thuộc vào vị trí của các ổ áp xe. Áp xe có thể hình thành ở khắp các vùng trên của cơ thể. Chia làm 2 nhóm chính: Áp xe ở mô dưới da: ổ mụn nhọt, hậu bối là hình thái phổ biến nhất. Vị trí thường gặp nhất là nách do lỗ chân lông bị nhiễm trùng, âm đạo do các tuyến ở cửa âm đạo bị nhiễm trùng, da vùng xương cùng cụt gây nên áp xe nếp lằn mông, quanh răng gây nên áp xe răng. Áp xe bên trong cơ thể: các ổ áp xe thỉnh thoảng hình thành bên trong cơ thể, ngay tại mô của các cơ quan như áp xe gan, áp xe não, áp xe thận, áp xe vú,… hoặc tại khoảng kẻ giữa chúng.
Nhiễm trùng là nguyên nhân trực tiếp phổ biến nhất gây ra áp xe. Các tác nhân nhiễm trùng gây bệnh bao gồm: Vi khuẩn: vi khuẩn xâm nhập vào mô dưới da hoặc các tuyến bài tiết, gây nên phản ứng viêm, hoạt hóa các chất hóa học trung gian và các tế bào bạch cầu. Sự tắc nghẽn chất tiết của các tuyến mồ hôi, tuyến bã là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Quá trình hệ miễn dịch cơ thể chống lại vi khuẩn sinh ra một chất lỏng gọi là mủ, chứa nhiều vi khuẩn và xác bạch cầu. Staphylococcus aureus là loại vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhiều khu vực trên thế giới, gây áp xe dưới da, áp xe màng cứng cột sống. Ký sinh trùng: tác nhân này thường gặp ở các nước đang phát triển hơn, có thể kể đến các loại như giun chỉ, sán lá gan, giòi,… Chúng thường gây áp xe bên trong các tạng của cơ thể như áp xe gan do sán lá gan.
Biểu hiện lâm sàng của áp xe khá đặc hiệu, bao gồm: Áp xe nông dưới da: quan sát thấy một khối phồng, da bao phủ lên ổ áp xe đỏ, sưng nề vùng da xung quanh, khi sờ vào có cảm giác nóng, đau, lùng nhùng do chứa mủ bên trong. Triệu chứng đau gặp trong áp xe là do áp lực trong khối áp xe tăng. Khi nhiễm trùng lan rộng ra các mô sâu hơn, người bệnh có thể có sốt, mệt mỏi. Áp xe bên trong cơ thể: được phân loại áp xe sâu. Bệnh nhân gặp phải có triệu chứng toàn thân như sốt cao, rét run, ớn lạnh, môi khô, lưỡi bẩn. Toàn thân mệt mỏi, suy kiệt, hốc hác. Tùy theo vị trí của ổ áp xe, trên lâm sàng có thể gặp phải các triệu chứng khác như sốt cao rét run, đau tức vùng hạ sườn phải trong áp xe gan.
Áp xe có thể được lây truyền do tác nhân gây bệnh lây lan từ người bệnh sang người lành. Đường lây truyền cụ thể thay đổi tùy theo từng nguyên nhân cụ thể.
Những người có các đặc điểm sau có khả năng hình thành các khối áp xe cao hơn những người khác: Điều kiện sống thiếu vệ sinh Thường xuyên tiếp xúc với người bị nhiễm trùng da Người gầy còm, suy kiệt, sức đề kháng kém Nghiện rượu, ma túy Mắc các bệnh như đái tháo đường, ung thư, AIDS, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn Các bệnh về máu như bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh bạch cầu Chấn thương nặng Sử dụng corticoid kéo dài, các thuốc tiêm tĩnh mạch Đang trong liệu trình hóa trị
Áp xe có thể được phòng ngừa bằng các biện pháp sau: Nâng cao, cải thiện môi trường sống Giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao Xây dựng lối sống lành mạnh, tăng cường hệ miễn dịch Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt sau khi tiếp xúc với người bệnh hoặc chất thải của người bệnh. Không lạm dụng rượu và sử dụng ma túy Tuân thủ điều trị tốt các bệnh lý nhiễm khuẩn, các bệnh lý toàn thân như đái tháo đường Đến gặp bác sĩ khi có các triệu chứng bất thường, không được tự ý điều trị, tránh để tổn thương lan rộng và nặng nề hơn.
Chẩn đoán áp xe mô dưới da thường được thực hiện dễ dàng thông qua việc thăm khám lâm sàng với các biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau vùng da che phủ khối áp xe. Đối với áp xe bên trong cơ thể hay áp xe nội, các triệu chứng lâm sàng như sốt cao, rét run, đau tức vùng chứa khối áp xe chỉ mang tính chất gợi ý. Việc chẩn đoán xác định cần có sự hỗ trợ của các xét nghiệm cận lâm sàng và phương tiện chẩn đoán hình ảnh, bao gồm: Công thức máu: bạch cầu tăng cao, ưu thế bạch cầu đa nhân trung tính Xét nghiệm thể hiện phản ứng viêm trong cơ thể: tốc độ lắng máu, fibrinogen và globulin tăng cao. Định lượng Protein C phản ứng (CRP) là một xét nghiệm có độ chính xác cao, cho phép phát hiện tình trạng viêm, nhiễm trùng trong cơ thể sớm hơn. Cấy máu dương tính Siêu âm rất có ích trong các trường hợp áp xe sâu như áp xe ở gan, mật, cơ đùi, cơ thắt lưng CT scan, MRI phát hiện hình ảnh các ổ áp xe ở các cơ quan như áp xe gan, phổi Chọc dò dịch, hút mủ làm xét nghiệm Sinh thiết tổn thương Chẩn đoán áp xe mô dưới da thường được thực hiện dễ dàng thông qua việc thăm khám lâm sàng với các biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau vùng da che phủ khối áp xe. Đối với áp xe bên trong cơ thể hay áp xe nội, các triệu chứng lâm sàng như sốt cao, rét run, đau tức vùng chứa khối áp xe chỉ mang tính chất gợi ý. Việc chẩn đoán xác định cần có sự hỗ trợ của các xét nghiệm cận lâm sàng và phương tiện chẩn đoán hình ảnh, bao gồm: Công thức máu: bạch cầu tăng cao, ưu thế bạch cầu đa nhân trung tính Xét nghiệm thể hiện phản ứng viêm trong cơ thể: tốc độ lắng máu, fibrinogen và globulin tăng cao. Định lượng Protein C phản ứng viêm, nhiễm trùng trong cơ thể sớm hơn. Cấy máu dương tính Siêu âm rất có ích trong các trường hợp áp xe sâu như áp xe ở gan, mật, cơ đùi, cơ thắt lưng CT scan, MRI phát hiện hình ảnh các ổ áp xe ở các cơ quan như áp xe gan, phổi Chọc dò dịch, hút mủ làm xét nghiệm Sinh thiết tổn thương (CRP) là một xét nghiệm có độ chính xác cao, cho phép phát hiện tình trạng
Một tổ chức áp xe nếu không được điều trị sẽ tiến triển nặng dần lên với tăng kích thước, đau nhiều hơn, xâm lấn rộng ra các mô xung quanh, cuối cùng có thể vỡ. Áp xe ở mô dưới da có thể vỡ ra da và chảy mủ ra bên ngoài, một số trường hợp còn tạo ra đường dò, phá hủy một vùng mô sâu rộng, gây khó khăn cho việc điều trị sau này. Các khối áp xe trong cơ thể cũng có thể vỡ vào ổ phúc mạc, gây viêm phúc mạc khu trú hoặc toàn thể, nặng hơn có thể dẫn tới nhiễm trùng máu. Việc điều trị áp xe phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là phân loại áp xe nông hay áp xe mô dưới da và áp xe sâu bên trong các cơ quan. Đối với các ổ áp xe mô dưới da, biện pháp điều trị hiệu quả là rạch dẫn lưu mủ ra ngoài. Một số nghiên cứu chứng minh việc sử dụng kết hợp thêm với thuốc kháng sinh không mang lại hiệu quả. Khi hết chảy dịch, bác sĩ có thể chèn gạc để cầm máu và băng vết thương. Một số các trường hợp áp xe nông nhỏ có thể tự chảy dịch và khô lại mà không cần can thiệp gì. Thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, aspirin có thể được chỉ định ở các bệnh nhân nhạy cảm. Đối với các ổ áp xe sâu, can thiệp ngoại khoa như rạch, dẫn lưu ổ áp xe cần phối hợp với thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh nên được sử dụng theo kết quả kháng sinh đồ, sử dụng sớm và đủ liều. Việc rạch dẫn lưu mủ thường được thực hiện dưới sự hướng dẫn của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như siêu âm. Điều trị các triệu chứng như sốt, đau và nâng cao thể trạng, bù nước và điện giải cũng cần được tiến hành song song. Cần loại bỏ dị vật bên trong ổ áp xe nếu có.   Xem thêm: Những điều cần biết về xét nghiệm công thức máu Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Áp xe hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Áp xe vú
Áp xe vú là tình trạng viêm, sưng đỏ, có hạch ấn đau và tích tụ dịch mủ do vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập trực tiếp vào tuyến vú qua các ống dẫn sữa hoặc các vết xây xát ở núm vú và quầng vú hoặc từ đường toàn thân qua các ổ nhiễm khuẩn hoặc nhiễm trùng huyết Áp xe vú thường gặp nhiều ở phụ nữ hơn, đặc biệt là trong thời kỳ sau sinh và cho con bú Áp xe vú rất nguy hiểm ở giai đoạn đã tạo thành áp xe khi người bệnh phải chịu những thương tổn nặng nề ở vùng da và biểu hiện nhiễm trùng toàn thân. Nếu không được  điều trị kịp thời tuyến vú có thể mất chức năng tiết sữa, hoại tử, nặng hơn có thể có biến chứng nhiễm trùng huyết, suy thận hoặc hoại tử chi
Nguyên nhân áp xe vú thường gặp nhất là do hai loại vi khuẩn Staphylococcus aureus và Streptococcus Ngoài ra vi khuẩn kỵ khí, trực khuẩn thương hàn và tắc nghẽn ống dẫn ở núm vú do sẹo cũng có thể gây nên áp xe vú
Dấu hiệu áp xe vú phụ thuộc vào vị trí bị áp xe, giai đoạn bệnh và các yếu tố khác. Áp xe vú chủ yếu có 2 giai đoạn: giai đoạn khởi phát và giai đoạn tạo thành áp xe Giai đoạn đầu của áp xe vú thường có triệu chứng: Khởi phát đột ngột với sốt cao, mệt mỏi, mất ngủ Đau nhức sâu trong tuyến vú Vùng da bên ngoài có thể bình thường nếu ổ viêm ở sâu bên trong tuyến vú Nếu ổ viêm nằm ngay bề mặt tuyến vú sẽ khiến vùng da nóng đỏ và sưng Giai đoạn tạo thành áp xe các triệu chứng sẽ tăng mạnh lên: Vùng da trên ổ áp xe trở nên nóng, căng và sưng đỏ Ngoài ra các triệu chứng nhiễm khuẩn cũng biểu hiện rõ ràng hơn: sốt cao, ớn lạnh, buồn nôn, ói,…
no_information
Có từ 10-30% phụ nữ sau khi mang thai và cho con bú bị áp xe vú Những phụ nữ thừa cân, có ngực lớn hoặc không giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng là đối tượng nguy cơ Người mẹ đang cho con bú có nguy cơ bị áp xe vú nếu có những yếu tố như: Cho con bú không đúng cách Cho bú không đủ số lần và không đủ thời gian khiến sữa bị tích tụ trong vú Mặc áo ngực quá chật Núm vú bị trầy xước khi cho bú Tắc tuyến sữa
Biện pháp để phòng ngừa áp xe vú cần chú ý: Giữ lối sống lành mạnh: nghỉ ngơi, uống nhiều nước và ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ Đối với bà mẹ cho con bú cần thực hiện: Mát xa nhẹ nhàng bầu vú để ống dẫn sữa thông thoáng và cho con bú sớm ngay sau sinh, bú thường xuyên và đúng tư thế Vệ sinh núm vú đúng cách và sạch sẽ trước và sau khi cho bú Cho trẻ bú hết sữa và luân phiên hai bên vú, vắt sạch sữa sau khi cho bú xong Nếu có tắc tia sữa cần điều trị ngay để tránh tắc tuyến sữa dẫn đến áp xe vú Tránh làm nứt hoặc xước núm vú tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập làm viêm tuyến sữa là yếu tố nguy cơ áp xe vú Không cai sữa sớm, khi cai cần giảm từ từ số lượng và số cữ bú
Chẩn đoán áp xe vú thông qua các dấu hiệu áp xe và cả các xét nghiệm cần thiết: Bệnh nhân có biểu hiện nhiễm trùng toàn thân: sốt, mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn,… Vú sưng, nóng đỏ, đau khi thăm khám thấy các nhân mềm và có ổ chứa dịch ấn lõm Siêu âm vú có nhiều ổ chứa dịch Xét nghiệm công thức máu có bạch cầu trung tính tăng Xét nghiệm CRP (C-reactive protein) dương tính
Điều trị áp xe vú có thể sử dụng thuốc và chích rạch cùng với chế độ chăm sóc tốt của người bệnh: Cần nghỉ ngơi nhiều, không cho con bú bên áp xe Nên ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa nhưng đảm bảo dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe Chỉ cho bú bên không áp xe hoặc vắt sữa để tránh nhiễm khuẩn cho cả em bé Xoa bóp nhẹ nhàng, chườm nóng và vắt bỏ sữa để hỗ trợ thông tuyến sữa Sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau theo đúng chỉ định của bác sĩ Trong trường hợp uống thuốc không thể điều trị triệt để bệnh thì bên vú áp xe có thể được trích rạch nhằm giải phóng lượng mủ nhưng chỉ thực hiện với vùng áp xe nông. Sau khi tháo mủ sẽ đặt ống dẫn lưu để bơm rửa các ổ dịch bằng dung dịch sát khuẩn và dùng thuốc kháng sinh toàn thân. Xem thêm: Bệnh áp xe vú có nguy hiểm không? Dấu hiệu và nguyên nhân viêm vú Tắc tia sữa: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Áp xe hậu môn
Áp xe hậu môn là tình trạng mưng mủ ở gần khu vực hậu môn. Phần lớn áp xe hậu môn là kết quả của nhiễm trùng từ những tuyến hậu môn nhỏ. Bệnh có thể gặp ở bất cứ ai trong độ tuổi nào, ngay cả với trẻ sơ sinh. Loại áp-xe hậu môn phổ biến nhất là áp xe quanh hậu môn. Áp xe quanh hậu môn là tình trạng xuất hiện mủ ở các khoang hoặc lỗ nhỏ trong trực tràng khi bị nhiễm trùng (Trực tràng là phần cuối cùng của ruột già và là nơi phân được trữ trước khi được thải ra ngoài qua ống hậu môn và hậu môn).  Biểu hiện của áp xe quanh hậu môn là sưng đau mưng mủ gần hậu môn. Chỗ đau có thể có màu đỏ và khi chạm vào thấy nóng. Áp xe hậu môn ở trẻ nhỏ là bệnh do vi khuẩn tụ cầu hoặc vi khuẩn đường ruột gram âm gây ra. Các biến chứng của bệnh có thể là: viêm mủ da cạnh hậu môn, áp – xe nang lông, tuyến bã cạnh hậu môn. Các hình thức khác của áp-xe hậu môn nằm ở mô sâu hơn, do đó ít có thể nhìn thấy và rất khó phát hiện kịp thời. Áp xe hậu môn gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vì thế, nhiều người đã tiến hành điều trị tuy nhiên bệnh vẫn tái phát trở lại, khiến người bệnh không tránh khỏi hoang mang và lo lắng. Áp xe hậu môn tái phát là do: Dùng thuốc kháng sinh chưa đủ mạnh: thuốc kháng sinh chưa đủ mạnh sẽ không tiêu diệt được vi trùng gây bệnh, nên các mầm bệnh này vẫn tiếp tục phát triển và tạo nên ổ áp xe mới; Điều trị bệnh bằng bài thuốc dân gian nhưng không kiên trì: Điều trị bệnh bằng các bài thuốc dân gian thường lành tính nhưng thời gian hiệu quả lâu, nên nhiều người bệnh chưa khỏi hoàn toàn đã ngưng sử dụng, làm cho các vi khuẩn có cơ hội phát triển trở lại và gây ra viêm nhiễm, tạo nên các ổ áp xe, gọi là áp xe tái phát; Chưa đúng quy trình hoặc phương pháp phẫu thuật áp xe: Chưa nạo vét hết ổ áp xe, dịch mủ còn sót đọng lại tại nơi có vết mổ, làm cho tổn thương không thể lành; Hệ miễn dịch của người bệnh kém, mất khả năng chống lại các vi khuẩn gây bệnh.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến áp xe hậu môn: Nhiễm trùng từ vết nứt hậu môn (vết rách nhỏ trên da của ống hậu môn); Các bệnh lây truyền qua đường tình dục; Tuyến hậu môn bị tắc. Các yếu tố nguy cơ của bệnh áp xe hậu môn: Viêm đại tràng; Viêm ruột như bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng; Tiểu đường; Viêm túi thừa; Viêm vùng chậu; Nhiễm qua đường tình dục (quan hệ tình dục qua hậu môn); Sử dụng các thuốc như prednison.
Triệu chứng phổ biến nhất của áp-xe hậu môn là tình trạng đau nhói ở hậu môn, đặc biệt là khi ngồi xuống (phần hậu môn tiếp xúc với bề mặt khác). Các dấu hiệu khác như kích thích hậu môn, chảy mủ và táo bón. Nếu áp-xe nằm sâu bên trong, có thể gây sốt, ớn lạnh hoặc khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chỉ có biểu hết duy nhất là sốt. Chính vì vậy, rất khó để phát hiện chính xác bệnh qua cách thông thường, nên khi thấy có biểu hiện như trên hay một số triệu chứng khác không được đề cập trên đây, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ ngay để được thăm khám và tư vấn kịp thời.
no_information
no_information
Nếu được điều trị và chăm sóc phù hợp, người bệnh sẽ hoàn toàn được hồi phục trong một thời gian ngắn; Có chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh; Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, khô thoáng; Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục; Thay bỉm thường xuyên và vệ sinh đúng cách trong khi thay bỉm đối với trẻ nhỏ và bé tập đi.
Chẩn đoán áp xe hậu môn thông thường nhất kiểm tra trực tràng kỹ thuật số để đánh giá lâm sàng (chụp đại tràng số hóa). Tuy nhiên, vẫn cần chỉ định một số xét nghiệm để sàng lọc, kiểm tra với một số trường hợp bệnh nhân khác: Các bệnh lây truyền qua đường tình dục Bệnh viêm ruột Bệnh túi thừa Ung thư trực tràng Ngoài ra có thể chỉ định người bệnh siêu âm, chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ để có thể chẩn đoán chính xác nhất và nhanh nhất.
Khi khối mủ vùng hậu môn vỡ, người bệnh cần được phẫu thuật tháo mủ (có gây tê). Trường hợp nặng, người bệnh có thể phải nhập viện để gây mê phẫu thuật với trường hợp áp xe rộng và sâu. Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ dùng thuốc giảm đau và kháng sinh. Kháng sinh không nhất thiết phải dùng, nhất là với những người thể trạng khỏe mạnh và sức đề kháng tốt. Kháng sinh nên dùng với trường hợp người bệnh bị tiểu đường hay suy giảm hệ miễn dịch. Người bệnh cần có thời gian để hồi phục sau phẫu thuật.  Dẫn lưu phẫu thuật là quan trọng, tốt nhất là trước khi áp xe xảy ra. Áp xe bề mặt hậu môn có thể được dẫn lưu sử dụng gây mê tại chỗ. Đôi khi, phẫu thuật rò hậu môn có thể được thực hiện từ 4 - 6 tuần sau khi áp xe được dẫn lưu. Lỗ rò có thể không xuất hiện nhiều tháng hoặc nhiều năm sau áp xe hậu môn. Vì vậy, phẫu thuật lỗ rò thường là một thủ thuật riêng biệt, có thể được thực hiện ở bệnh nhân ngoại trú hoặc nằm viện ngắn ngày. Lời khuyên cho người bệnh là ngâm vùng bị bệnh trong bồn tắm nước ấm 3-4 lần/ngày. Làm mềm phân được khuyến nghị để giảm khó chịu của nhu động ruột. Một số người bệnh được khuyên mang gạc hoặc miếng thấm nhỏ để ngăn dịch dẫn lưu làm bẩn quần áo. Các biến chứng sau phẫu thuật có thể bao gồm: Nhiễm trùng; Nứt hậu môn; Áp xe tái phát; Sẹo. Sau khi điều trị thành công bệnh áp xe hậu môn, để dự phòng tái phát cần tuân theo lời khuyên của bác sĩ. Khi phát hiện tình trạng áp xe hậu môn tái phát, bệnh nhân không nên quá lo lắng hoặc sợ hãi, bởi điều đó chỉ khiến bệnh trở nên nặng hơn. Điều đầu tiên bạn cần bình tĩnh và đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và đưa ra cách giải quyết phù hợp. Người bệnh có thể đến các cơ sở y tế uy tín để khám chữa bệnh. Hiện nay, một số bệnh viện đã áp dụng phương pháp xâm lấn tối thiểu (HCPT) vào trong điều trị bệnh áp xe hậu môn rất hiệu quả. Phương pháp này được ưa chuộng vì có nhiều ưu điểm, cụ thể như việc không gây ảnh hưởng đến các tổ chức thần kinh xung quanh hậu môn, an toàn, không đau, không chảy máu và quan trọng là không tái phát. Kỹ thuật ra đời đã giúp cho người bệnh tránh được những rủi ro và đau đớn do phẫu thuật mang lại. Ngoài ra, trong quá trình điều trị, người bệnh nên tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vận động hợp lý để tăng cường miễn dịch và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Theo đó, bệnh áp xe hậu môn sẽ được cải thiện một cách hiệu quả nhất.   Xem thêm: Cấu tạo của hậu môn Bệnh nứt hậu môn Bệnh rò hậu môn
Áp xe phổi
Bệnh áp xe phổi là bệnh lý nhiễm trùng tại phổi. Nhu mô phổi bị hoại tử do quá trình viêm nhiễm cấp tính trong các bệnh lý như viêm phổi, màng phổi, hình thành dịch mủ và các ổ áp xe chứa mủ, xác bạch cầu chết và các vi sinh vật gây bệnh. Vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh áp xe phổi phổ biến nhất, một tỷ lệ nhỏ các trường hợp do ký sinh trùng gây ra. Áp xe phổi được phân thành 2 loại: Áp xe phổi nguyên phát: là sự hình thành các ổ nung mủ trên một phổi lành, chưa có tổn thương hay bệnh lý trước đây. Áp xe phổi thứ phát: các ổ nung mủ được hình thành trên một phổi bệnh lý, tồn tại các tổn thương cũ như hang lao, giãn phế quản, nang phổi.   Bệnh áp xe phổi chiếm khoảng 4,8% trong tổng số tất cả các bệnh phổi. Đây là tình trạng bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó lứa tuổi trung niên chiếm tỷ lệ cao hơn. Nhờ vào sự phát triển của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh, áp xe phổi được phát hiện sớm và chẩn đoán chắc chắn hơn. Áp xe phổi nếu không được điều trị sớm hoặc điều trị không đúng cách đều có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Ho ra máu: do tình trạng vỡ mạch máu, đặc biệt nghiêm trọng khi ổ áp xe ở gần rốn phổi. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể ảnh hưởng tới tính mạng. Tràn mủ màng phổi: xảy ra khi ổ áp xe bị vỡ thông với màng phổi. Nhiễm trùng máu: khi vi khuẩn trong ổ áp xe xâm nhập vào máu, gây sốc nhiễm trùng và có thể tử vong. Ngoài ra, áp xe phổi còn gây ra những biến chứng khác như xơ phổi, giãn phế quản, áp xe não...
Nguyên nhân gây bệnh áp xe phổi có thể chia thành các nhóm sau: Nhiễm trùng: đây là nguyên nhân chiếm trong đa số các trường hợp áp xe phổi. Vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng là các nguyên nhân gây viêm nhiễm hoại tử nhu mô phổi. Tác nhân gây bệnh thường theo đường khí - phế quản để vào phổi. Vi khuẩn kỵ khí là nhóm vi khuẩn phổ biến nhất, không đòi hỏi môi trường nhiều oxy để sinh sôi phát triển, chiếm khoảng 89%, thường có nguồn gốc từ vùng răng miệng. Dịch mủ do vi khuẩn kỵ khí tạo ra đặc trưng bởi mùi hôi thối. Chúng có thể gây nên nhiều áp xe phổi lan tỏa, và thường kết hợp với các loại vi khuẩn khác như liên cầu, phế cầu... Một số loại vi khuẩn kỵ khí thường gặp là Bacteroide melaniogenicus, Bacteroide fragilis Peptococus, Peptostreptococcus, Fusobaterium nucleotum,... Tụ cầu vàng: có tên gọi là staphylococcus aureus. Tụ cầu vàng gây ra bệnh cảnh lâm sàng khá nặng nề, tổn thương nhu mô phổi và cả màng phổi, gây suy hô hấp cấp tính và nhiễm trùng nhiễm độc. Tác nhân này thường gặp ở trẻ nhỏ.   Klebsiella Pneumoniae (Friedlander): lâm sàng tiến triển rất nhanh với ho ra máu. Bệnh có nguy cơ tử vong cao. Một số vi khuẩn khác cũng có thể gây bệnh áp xe phổi như phế cầu, liên cầu tan máu nhóm A, các vi khuẩn Gram (-) như Pseudomonas aeruginosa, Legionella pneumophila, Hemophillus influenzae. Ký sinh trùng: thường gặp nhất là amip thứ  phát sau áp xe gan, ruột. Áp xe thường gặp ở đáy phổi phải và kèm thương tổn phản ứng ở màng phổi. Bệnh nhân khạc đàm có màu nâu sẫm như sôcôla, kèm theo máu tươi. Nấm thường gây bệnh áp xe phổi ở bệnh nhân mắc đái tháo đường, nghiện rượu hoặc suy giảm miễn dịch do nhiều nguyên nhân khác. Một số loại nấm gây bệnh như Mucoraceae, Aspergillus spp. Dị vật: thức ăn, nước uống, các chất nôn hoặc nước bọt từ miệng được hít vào phổi gây viêm phổi hít, là tiền đề để hình thành áp xe phổi sau 7-14 ngày. Các dị vật vào phổi trong các bối cảnh bệnh nhân hôn mê, sặc, rối loạn phản xạ nuốt, trào ngược dạ dày thực quản, tắc nghẽn đường thở. Bệnh lý nền tại phổi: đối với những bệnh nhân mắc các bệnh lý như u phổi gây tắc nghẽn, ung thư phổi gây bội nhiễm hay hoại tử, nhồi máu phổi, giãn phế quản, lao phổi có hang, kén phổi bẩm sinh, chấn thương lồng ngực hở,... Thì có nguy cơ bị áp xe phổi cao. Biểu hiện của áp xe phổi có thể khởi phát cùng lúc hoặc muộn hơn với biểu hiện của bệnh lý nền.
Triệu chứng lâm sàng của bệnh áp xe phổi thường phát triển trong vòng nhiều tuần đến nhiều, được chia làm các giai đoạn sau:  tháng bao gồm: sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi, ho có mùi hôi và nước bọt có vị khó chịu. Bệnh nhân thường mệt mỏi, yếu ớt, chán ăn và sút cân.  Ổ mủ kín: ho khan, sốt cao, ớn lạnh, có thể lên đến 39-40 độ C, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân. Bệnh nhân thường đau ngực ở vị trí có tổn thương, có thể có khó thở. Ộc mủ:triệu chứng ho và đau ngực biểu hiện nặng nề hơn. Ho ộc ra nhiều mủ đặc quánh. Đặc điểm của mủ có thể gợi ý nguyên nhân gây bệnh: mủ màu sôcôla thường do amip, mủ hôi thối thường do vi khuẩn kỵ khí, mủ màu xanh thường do liên cầu. Toàn thân mệt mỏi, vã mồ hôi. Sau khi ho ộc ra được mủ, toàn trạng cải thiện, người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, ăn uống được.   Ổ mủ mở thông với phế quản: người Bệnh vẫn tiếp tục ho, nhất là khi thay đổi tư thế, khạc mủ ra ít hơn.
Áp xe phổi có lây không? Áp xe phổi có thể lây truyền từ người bệnh sang người lành nếu tác nhân gây bệnh trong ổ áp xe lây lan ra môi trường bên ngoài. Các đường lây truyền bệnh có thể gặp: Đường khí - phế quản: người bệnh hít vi khuẩn vào phổi từ không khí, từ các chất tiết nhiễm trùng ở mũi họng, răng miệng, các thủ thuật phẫu thuật ở tai mũi họng, dị vật đường thở, đặt nội khí quản, trào ngược dạ dày... Đường máu: các bệnh lý viêm nội tâm mạc, viêm tĩnh mạch, gây thuyên tắc, nhồi  máu và nhiễm trùng huyết, có thể gây áp xe ở cả hai phổi. Đường kế cận: áp xe dưới cơ hoành, áp xe gan do amip, áp xe đường mật, áp xe trung thất, áp xe thực quản,... Khi vỡ có thể gây áp xe phổi.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh áp xe phổi bao gồm: Tuổi tác: những người lớn trên 60 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nghiện rượu, thuốc lá, sử dụng ma túy. Tổng trạng suy kiệt, mệt mỏi, suy dinh dưỡng. Mắc bệnh đái tháo đường và các bệnh phổi mãn tính khác như u phổi, ung thư phổi, giãn phế quản, lao phổi, kén phổi bẩm sinh, thuyên tắc phổi. Cơ địa suy giảm miễn dịch Sau gây mê, đặt nội khí quản, lưu đường truyền tĩnh mạch lâu ngày. Sau phẫu thuật vùng răng hàm mặt, tai mũi họng. Chấn thương ngực hở, có dị vật kèm theo. Khó nuốt, rối loạn chức năng hầu họng.
Các biện pháp giúp phòng ngừa và hạn chế diễn tiến của áp xe phổi: Vệ sinh răng miệng, mũi, họng sạch sẽ. Tuân thủ tốt hướng dẫn của bác sĩ để Điều trị dứt điểm các bệnh lý nhiễm khuẩn vùng răng miệng, tai mũi họng. Phòng ngừa dị vật rơi vào cổ Cẩn thận khi cho người bệnh ăn thông qua ống sonde dạ dày Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả chứa nhiều vitamin C. Khi gặp bất kỳ triệu chứng bất thường như đau ngực, ho, cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Việc chẩn đoán áp xe phổi cần phối hợp giữa các triệu chứng lâm sàng gợi ý như sốt cao, rét run, đau ngực cùng bên tổn thương, ho khạc đờm mủ,.. Kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng và phương tiện chẩn đoán hình ảnh sau: Công thức máu: bạch cầu tăng ưu thế bạch cầu trung tính Tốc độ lắng máu tăng Cấy đờm, dịch hút từ phế quản để định danh vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ. Xquang phổi: hình ảnh điển hình của áp xe phổi là dạng hình tròn có bờ không đều, khá dày và có mức hơi dịch bên trong. Cần chụp phim nghiêng để xác định chính xác vị trí ổ áp xe. Có trường hợp ghi nhận dày dính màng phổi nếu ổ áp xe vỡ vào màng phổi gây mủ màng phổi. Ct scan phổi: cho hình ảnh đặc hiểu hên Xquang phổi.
Điều trị bệnh áp xe phổi cần sự phối hợp của nhiều biện pháp. Nguyên tắc điều trị cần được tuân thủ, bao gồm: Điều trị nội khoa với kháng sinh kịp thời, tích cực, kiên trì. Thay đổi kháng sinh dựa theo lâm sàng và kháng sinh đồ. Kháng sinh thường được dùng kết hợp ít nhất từ 2 kháng sinh trở lên theo đường tiêm bắp hoặc tĩnh mạch. Thời gian sử dụng kháng sinh ít nhất 4 tuần. Chỉ định mổ sớm trước khi biến chứng như ho ra máu nặng, viêm mủ màng phổi,… xảy ra. Điều trị áp xe phổi bằng thuốc Thuốc kháng sinh được chỉ định điều trị theo kinh nghiệm đối với từng tác nhân. Sau đó, việc lựa chọn thuốc được thay đổi theo đáp ứng lâm sàng của người bệnh và kết quả kháng sinh đồ. Điều trị áp xe phổi bằng can thiệp Dẫn lưu ổ áp xe: dựa vào phim chụp X quang phổi thẳng, nghiêng hoặc Ctscan xác định vị trí ổ áp xe và chọn tư thế bệnh nhân phù hợp để dẫn lưu và vỗ rung lồng ngực. Dẫn lưu tư thế thực hiện nhiều lần trong ngày, lúc đầu trong khoảng vài phút, sau kéo dài dần thời gian và kết hợp với vỗ rung lồng ngực. Vỗ rung mỗi ngày 2-3 lần, lúc đầu 5 phút sau tăng dần đến 10-20 phút. Có thể dùng ống soi phế quản để hút mủ ở phế quản dẫn lưu ổ áp xe. Nội Soi phế quản ống mềm còn giúp phát hiện các tổn thương kèm theo như u, dị vật gây tắc nghẽn phế quản. Chọc dẫn lưu mủ qua da áp dụng đối với những ổ áp xe phổi ở ngoại vi, sát thành ngực, ổ áp xe không thông với phế quản. Việc chọc dẫn lưu mủ qua da có thể được thực hiện dưới sự hướng dẫn của siêu âm thành ngực. Phẫu thuật  Phẫu thuật cắt phân thuỳ phổi hoặc cả một bên phổi tuỳ theo mức độ trong các trường hợp sau: Ổ áp xe > 10cm. Áp xe phổi mạn tính điều trị nội khoa 3 tháng không có kết quả. Ho ra máu tái phát, liên tiếp nhiều lần, ho máu sét đánh, đe dọa tính mạng. Áp xe phối hợp với giãn phế quản khu trú nặng. Có biến chứng rò phế quản - khoang màng phổi. Bệnh lý nền nghi ngờ u phổi, ung thư phổi Điều trị hỗ trợ Chế độ ăn: đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng, cung cấp nhiều protein và vitamin. Duy trì cân bằng nước và điện giải, cân bằng toan kiềm Giảm đau, hạ sốt Thở oxy: cung lượng cao khoảng 6 lít/phút trong suy hô hấp cấp. Nếu có suy hô hấp mạn thì thở oxy với cung lượng thấp hơn, khoảng 2 lít/phút.   Xem thêm: Viêm phổi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Phổi người nặng bao nhiêu? Tràn dịch màng phổi: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Alzheimer
Bệnh Alzheimer là một trong những căn bệnh về não gây ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi và trí nhớ của người bệnh. Đây không phải là căn bệnh lão khoa hoặc bệnh thần kinh thông thường. Bệnh Alzheimer gây ảnh hưởng không chỉ đối với người bệnh mà còn tác động đến cả người đi chăm sóc bệnh nhân bởi lẽ chăm sóc bệnh nhân Alzheimer rất dễ dẫn đến trầm cảm hoặc có cảm xúc vô cùng căng thẳng. Hiện nay, bệnh Alzheimer ở Việt Nam đã ảnh hưởng ngày càng nhiều trong giới trẻ. Vậy bệnh Alzheimer là gì? Nguyên nhân bệnh alzheimer, phòng ngừa bệnh alzheimer như thế nào?
Hiện nay vẫn chưa xác định nguyên nhân gây ra bệnh alzheimer cụ thể như thế nào, các nhà khoa học chỉ có thể xác định, khi bị bệnh alzheimer là lúc các tế bào não lưu trữ và xử lý thông tin bắt đầu bị suy yếu và chết. Ngoài ra, các protein bất thường được sản sinh ra, tạo nên những mảng bám và tích tụ quanh và bên trong các tế bào gây cản trở đến quá trình truyền tải thông tin.
Bệnh alzheimer có các dấu hiệu, triệu chứng bệnh như sau: Triệu chứng đầu tiên là đãng trí, bị quên tên hoặc nơi vừa đặt đồ vật, hay còn gọi là bệnh mất trí nhớ alzheimer Trí nhớ và tư duy bất thường, có thể quên tên người quen, hỏi cùng một câu hỏi, kể cùng một câu chuyện nhiều lần, khó khăn trong ghi nhớ mọi thứ trong cuộc sống. Ở những giai đoạn sau, người bệnh sẽ cần giúp đỡ nhiều hơn từ người xung quanh và cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt toàn diện bởi lẽ bệnh nhân bị Alzheimer giai đoạn cuối thường đi lang thang hoăc bị lạc, thay đổi tính cách cảm xúc. Khi có bất kỳ các dấu hiệu bất thường trên, cần kịp thời đến cơ sở y tế để được kịp thời phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời, tránh những tình huống xấu xảy ra.
no_information
Là một căn bệnh khá phổ biến, bệnh alzheimer thường thấy ở những người cao tuổi. Một bộ phận những người có rối loạn não bẩm sinh hoặc bị chấn thương cũng có nguy cơ cao bị bệnh. Hiện nay, một bộ phận giới trẻ cũng đang bị đe dọa bởi bệnh Alzheimer. Những yếu tố sau sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer: Tuổi tác: những người cao tuổi, đặc biệt sau 65 tuổi sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh alzheimer; Gia đình có người từng có tiền sử mắc bệnh Alzheimer. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh gen làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer nhưng không chứng minh chắc chắn rằng cá thể mang gen đó sẽ tiến triển thành bệnh Những người có tiền căn chấn thương đầu hoặc bị suy giảm nhận thức nhẹ; Những người có lối sống không khoa học như: sử dụng các chất kích thích, chế độ ăn thiếu rau xanh và trái cây, ít vận động;  Những người trong quá trình học tập và giao tiếp gặp một số vấn đề về mức độ giáo dục chính quy thấp, công việc thiếu các hoạt động cần thử thách trí não hoặc ít giao tiếp xã hội. Trong các nguy cơ trên, yếu tố nguy cơ được nhắc đến nhiều nhất là tuổi tác. Bệnh Alzheimer ở người cao tuổi trở nên rất phổ biến
Để phòng ngừa bệnh Alzheimer, có thể áp dụng các biện pháp sau: Để hạn chế diễn tiến nguy hiểm của bệnh Alzheimer, cần duy trì những thói quen sinh hoạt như: tìm người hỗ trợ và chăm sóc; thay đổi không gian sống, đơn giản hóa thói quen hàng ngày; nghĩ tích cực về bệnh; tích cực tham gia các hoạt động xã hội, vận động về thể chất và tinh thần.
Để chuẩn đoán bệnh nhân có bị bệnh Alzheimer không, trước hết bác sĩ sử dụng phương pháp kiểm tra sức khỏe tổng quát, tiền sử mắc bệnh và trí năng của bệnh nhân. Sau đó thông qua các biện pháp kiểm tra khả năng lý luận, phối hợp tay và mắt, khả năng cân bằng, cảm nhận cảm giác để xác định tình trạng bệnh Alzheimer. Kiểm tra dấu hiệu trầm cảm để xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh; Để tìm kiếm chính xác các nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ sử dụng thủ thuật quét não và xét nghiệm máu để xác định các nguyên nhân suy giáp hay thiếu vitamin B12.
Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp để điều trị triệt để bệnh Alzheimer. Các phương pháp để hạn chế nguy cơ, tiến triển của bệnh như: sử dụng thuốc ức chế cholinesterase và memantine. Ngoài ra có thể sử dụng thuốc để giảm lo âu, trầm cảm, kích động và các vấn đề về hành vi như thuốc an thần. Để có thể hạn chế mức độ tiến triển của bệnh cần cố gắng không thay đổi môi trường sống của bệnh nhân bởi lẽ bệnh nhân bị bệnh Alzheimer sẽ gặp rất nhiều khó khăn để thích nghi với sự thay đổi môi trường sống. Xem thêm: Nhận diện bệnh alzheimer qua biểu hiện cơ thể Chẩn đoán và điều trị bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi Bệnh sa sút trí tuệ (Dementia): Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Ám ảnh sợ hãi
Hội chứng ám ảnh sợ hãi còn gọi là rối loạn ám ảnh sợ hãi hay rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi, là vấn đề thường gặp, trong đó người bệnh gặp phải cảm giác sợ quá mức các vật và các tình huống hoàn toàn không có tính nguy hiểm. Đây là một rối loạn tâm thần có liên quan đến tình trạng lo âu tránh né trong hầu hết các trường hợp. Lo âu là phản ứng của cơ thể chống lại các sang chấn tâm lý hoặc trong các trường hợp muốn có được sự chú ý cần thiết, lâm sàng thường kèm theo cảm giác căng cơ, thường gặp nhất là nhóm cơ vùng cổ, vai và sau gáy. Người bệnh mắc hội chứng ám ảnh sợ hãi thường có xu hướng tạo lập một “vùng an toàn”, trong đó thực hiện các “hành vi an toàn” như luôn đi cùng người thân, mang theo các đồ vật yêu thích, chọn vị trí thuận lợi để thoát thân. Rối loạn ám ảnh sợ hãi là một rối loạn mãn tính, kéo dài, khác với cảm giác sợ hãi nhất thời, hay những lo âu ngắn hạn. Vì thế tình trạng này ảnh hưởng nhiều đến thể chất, tâm lý và cuộc sống của người bệnh. Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi làm giảm sút kết quả học tập cũng như làm việc, phá hoại các mối quan hệ trong xã hội và tâm lý luôn căng thẳng. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm, đôi khi có ý định tự sát. Một số hội chứng ám ảnh sợ hãi thường gặp là sợ khoảng không, sợ không gian kín, sợ nơi đông người, sợ bị tiêm, sợ độ cao, …
Nguyên nhân gây ra hội chứng ám ảnh sợ hãi hiện nay vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng. Nhiều chuyên gia đồng ý rằng ám ảnh sợ hãi có liên quan đến yếu tố gia đình, xuất hiện sau khi phải trải qua các sự việc gây chấn động.
Hội chứng ám ảnh sợ hãi là một hội chứng rối loạn tâm thần, nhưng có biểu hiện đa dạng, bao gồm cả những triệu chứng thực thể như: Ra nhiều mồ hôi tay Đau thắt ngực, tăng nhịp tim, cảm giác hồi hộp đánh trống ngực. Thở nhanh Rối loạn tiêu hóa Khi người bệnh tiếp xúc với các tình huống liên quan đến hội chứng này, các triệu chứng sẽ xuất hiện rõ ràng hơn, làm người bệnh lo lắng nặng nề hơn, cuối cùng có thể gây nên các cơn hoảng loạn mà người bệnh không thể kiểm soát được các hành vi của mình.
Rối loạn ám ảnh sợ hãi không lây truyền từ người bệnh sang người lành. Những người trong cùng gia đình, cùng trải qua các sang chấn tâm lý nặng nề có xu hướng phải đối mặt với hội chứng ám ảnh sợ hãi.
Các yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ gặp phải hội chứng ám ảnh sợ hãi, bao gồm: Tuổi tác: Chứng ám ảnh sợ hãi thường ảnh hưởng đến những người trẻ tuổi. Ám ảnh sợ những sự vật cụ thể thường bắt đầu xuất hiện từ khi 10 tuổi, trong khi ám ảnh sợ nơi đông người thường xuất hiện trước 35 tuổi. Giới tính: nữ giới thường dễ gặp phải chứng ám ảnh sợ hãi cụ thể hơn nam giới. Tiền sử gia đình: nếu có người thân bị chứng ám ảnh sợ hãi thì khả năng mắc chứng bệnh giống vậy cũng cao hơn. Giải thích cho điều này, nhiều nhà khoa học đưa ra các gia thuyết có thể hội chứng này là một chứng bệnh có tính di truyền hoặc do sự tập nhiễm xã hội, người bệnh từ nhỏ đã học theo các hành động và suy nghĩ của người thân trong gia đình nên có xu hướng sợ hãi ám ảnh cùng một sự vật, sự việc Tính cách cá nhân: những người có tính cách nhạy cảm, rụt rè, dễ bi quan trong cuộc sống là đối tượng có nguy cơ cao.  Môi trường sống: các sang chấn tâm lý mà người bệnh gặp phải là yếu tố làm dễ đưa đến chứng ám ảnh sợ hãi.
Các biện pháp giúp phòng tránh hội chứng rối loạn ám ảnh sợ hãi bao gồm: Tránh xa những thứ mang lại cảm giác sợ hãi Hạn chế các tình huống căng thẳng nếu có thể. Xây dựng lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục Thay đổi cách nghĩ theo hướng tích cực hơn, sống vui vẻ hơn Không ngại ngần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và bắt đầu điều trị sớm nhất có thể nếu gặp phải các sang chấn tâm lý, rối loạn lo âu và thường xuyên cảm thấy các cơn sợ hãi.
Việc chẩn đoán hội chứng ám ảnh sợ hãi được thực hiện thông qua việc khai thác tiền sử, bệnh sử, đặt câu hỏi phỏng vấn người bệnh khi thăm khám lâm sàng trực tiếp. Không có bất kỳ xét nghiệm hay các phương tiện nào khác có thể giúp chẩn đoán được hội chứng ám ảnh sợ hãi.
Chứng ám ảnh sợ hãi có thể được điều trị khỏi hoàn toàn. Nguyên tắc chính của việc điều trị là tránh xa những thứ gây sợ hãi, giảm nhẹ triệu chứng sợ xuống mức sợ hãi nghiêm trọng và hạn chế ảnh hưởng đến thể chất và cuộc sống của người bệnh. Quá trình điều trị cần nhiều thời gian, thường kéo dài nhiều tháng đối với trường hợp ám ảnh sợ hãi xã hội và nhanh hơn đối với các chứng ám ảnh sợ hãi sự vật, sự việc cụ thể. Biện pháp điều trị chính bao gồm thuốc, kết hợp với liệu pháp hành vi. Các loại thuốc như thuốc an thần giải lo âu, thuốc SSRI được chỉ định để làm giảm mức độ nặng của triệu chứng hoảng sợ, giảm nhịp tim. Phương pháp sử dụng thuốc tỏ ra hiệu quả với chứng ám ảnh sợ hãi xã hội hơn chứng ám ảnh sợ hãi cụ thể với một sự vật, sự việc nào đó. Các nhóm thuốc này thường có nhiều tác dụng phụ nên người bệnh phải sử dụng đúng theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Liệu pháp hành vi, cho người bệnh tưởng tượng trong đầu về các tình huống phải tiếp xúc với các sự vật, sự việc gây sợ hãi như sợ máu, sợ đi máy bay, sợ bị tiêm, sợ động vật là cách tốt nhất để điều trị dứt điểm các chứng rối loạn ám ảnh sợ hãi cụ thể. Các buổi trị liệu nên được tiến hành liên tục và sắp xếp gần nhau. Một số phương pháp khác như thôi miên, phản hồi sinh học cũng có thể được áp dụng để điều trị chứng rối loạn ám ảnh sợ hãi này.   Xem thêm:  Thế nào là rối loạn giấc ngủ không thực tổn? Rối loạn hoảng sợ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Trầm cảm: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
AIDS
AIDS là gì? AIDS là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi virus gây suy giảm miễn dịch ở người bằng cách giết chết hoặc phá hủy các tế bào miễn dịch của cơ thể, cơ thể con người không thể chống lại bệnh này. Những bệnh nhân bị AIDS có nguy cơ tử vong cao do những nhiễm trùng cơ hội gây ra nhiều biến chứng khó lường.  AIDS là viết tắt của từ gì? AIDS là viết tắt của từ Acquired Immunodeficiency Syndrome được hiểu là Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
Nguyên nhân gây bệnh AIDS là gì? Bệnh nhân bị nhiễm HIV có thể do các nguyên nhân như: quan hệ tình dục, sử dụng kim bị nhiễm HIV trước đó hoặc truyền máu bị nhiễm HIV, truyền từ mẹ sang bào thai hoặc truyền qua em bé mới sinh và bú sữa mẹ. Bệnh nhân sẽ chuyển sang giai đoạn AIDS khi hệ thống miễn dịch suy yếu tới mức không thể chống lại những nhiễm trùng thông thường. Giai đoạn AIDS sẽ diễn ra nhiều tháng hoặc nhiều năm sau khi bị nhiễm HIV. Các nguyên nhân làm cho bệnh AIDS trở nên nặng hơn như sau: Uống thuốc không đúng liều và không đi tái khám thường xuyên; Ngừng dùng thuốc bởi khi bạn cảm thấy khỏe hơn, trừ khi được bác sĩ cho phép; sử dụng quá nhiều rượu hoặc sử dụng ma túy; Sử dụng chung kim tiêm hoặc tiêm chích ma túy; Ăn các loại thực phẩm như trứng sống, hàu sống hoặc sữa chưa tiệt trùng (có chứa các vi khuẩn có hại); Hiến máu, tinh trùng hoặc các bộ phận khác. AIDS có mấy giai đoạn? Đến giai đoạn AIDS nghĩa là bệnh nhân đã trải qua 04 giai đoạn: Giai đoạn sơ nhiễm, giai đoạn nhiễm trùng không triệu chứng, giai đoạn liên quan đến AIDS và giai đoạn bệnh AIDS.
Hầu hết bệnh nhân bị AIDS không có triệu chứng trong nhiều tháng hoặc nhiều năm, mặc dù virus vẫn đang hoạt động. Đây có thể coi là một bệnh suy giảm miễn dịch ở người lớn. Một số người có biểu hiện giống bị bệnh giống cúm, kèm theo sốt, nhức đầu, mệt mỏi, phì đại các hạch bạch huyết. Nồng độ máu của các tế bào T CD4 dương (còn gọi là tế bào T4) hạ xuống. Có các triệu chứng khác xuất hiện trước khi bước sang giai đoạn AIDS như: cơ thể mệt mỏi, sụt cân, thường xuyên sốt, sốt kéo dài và đổ mồ hôi, nhiễm trùng thường xuyên hoặc kéo dài do nấm, trí nhớ trở nên kém đi. Có một số trường hợp bị nhiễm herpes có thể bị đau khi nuốt và có thể có một lớp phủ màu trắng trên lưỡi. Bệnh nhân bị AIDS làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da và  u lympho (ung thư mô bạch huyết, một phần của hệ thống miễn dịch).
Bệnh AIDS có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua các con đường như: Sử dụng chung kim tiêm với người bị AIDS; Lây truyền từ mẹ sang con; Hiến máu, hiến tinh trùng hoặc các bộ phận khác trên cơ thể.
Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm HIV/AIDS nếu nằm trong đường lây truyền. Những người có nguy cơ cao bị mắc bệnh AIDS như: Quan hệ tình dục không an toàn, có nghĩa là giao hợp âm đạo hoặc hậu môn hoặc giao hợp bằng miệng mà không dùng bao cao su với một người bị nhiễm HIV; Sử dụng chung kim tiêm để tiêm thuốc hoặc steroid với người bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây qua kim tiêm bẩn được sử dụng để xăm hình hoặc xỏ lỗ trên cơ thể; Bị truyền máu từ một người nhiễm bệnh HIV/AIDS. Một em bé cũng có thể bị nhiễm HIV từ sữa mẹ nếu người phụ nữ nhiễm bệnh.
Để phòng ngừa bệnh AIDS, có thể kể đến các biện pháp sau: Sử dụng bao cao su và quan hệ tình dụng an toàn, không nên quan hệ với nhiều bạn tình; Không sử dụng chất ma túy; Hạn chế hoặc tránh tiếp xúc với khu vực có nhiều người nghiện để tránh nguy cơ bị lây nhiễm; Thường xuyên kiểm tra sức khỏe để kịp thời phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị.
Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, sẽ cần thông qua bệnh sử, khám lâm sàng và xét nghiệm máu để phát hiện HIV và các bệnh nhiễm trùng khác. Ngoài ra cũng có thể phải sử dụng thêm những xét nghiệm khác như chụp X-quang ngực.
Uống thuốc có thể giúp hệ miễn dịch chống lại HIV, kiềm chế HIV phát triển. Ngoài ra có thể sử dụng các loại thuốc khác để điều trị các triệu chứng của bệnh. Duy trì chế độ, thói quen sinh hoạt điều độ cũng có tác dụng giảm diễn tiến của bệnh.   Xem thêm: Thế nào là HIV dương tính? Bệnh HIV có mấy giai đoạn? Triệu chứng HIV giai đoạn sớm HIV biểu hiện bệnh sau bao lâu? Nguồn gốc và cách virus HIV xâm nhập vào cơ thể HIV lây truyền qua đường nào và lây ở giai đoạn nào?
Addison (suy tuyến thượng thận nguyên phát)
Bệnh addison là bệnh gì? Bệnh Addison (còn có tên suy tuyến thượng thận nguyên phát) là một dạng rối loạn xảy ra khi tuyến thượng thận hoạt động không hiệu quả và sản xuất không đủ lượng hormone cần thiết. Trong cơ thể con người, có hai tuyến thượng thận nhỏ nằm trên đỉnh thận, có tác dụng sản sinh ra hormone cortisol và aldosterone. Khi mắc bệnh suy tuyến thượng thận nguyên phát là lúc tuyến thượng thận sản xuất rất ít cortisol và aldosterone dẫn đến tình trạng muối và nước của cơ thể sẽ bị đào thải ra bên ngoài thông qua nước tiểu, khiến huyết áp giảm xuống rất thấp. Đồng thời, lượng kali tăng nhanh đến mức nguy hiểm.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh Addison là do tuyến thượng thận hoạt động không hiệu quả. Những tuyến nằm ngay sau vùng thận có tác dụng sản xuất hormone để duy trì hoạt động của các cơ quan và các mô trong cơ thể. Khi tuyến thượng thận bị tổn thương, lượng hormon cortisol và aldosterone sản xuất ra sẽ suy giảm. Các nguyên nhân gây ra tổn thương tuyến thượng thận nguyên phát bao gồm: Hệ miễn dịch tấn công các tuyến thượng thận do nhận “nhầm” đây là những tuyến gây nguy hại cho cơ thể; Do các bệnh nhiễm trùng như lao, HIV hoặc các bệnh nhiễm nấm; Nguyên nhân từ các khối u hoặc xuất huyết ở tuyến thượng thận.
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe mỗi người mà bệnh nhân bị bệnh suy tuyến thượng thận nguyên phát có các dấu hiệu và triệu chứng bệnh khác nhau. Một số trường hợp, có thể cảm thấy cơ thể trở nên yếu ớt, mệt mỏi hoặc khó chịu ở dạ dày; có thể kèm theo các triệu chứng khác cũng có thể bao gồm sụt cân, biếng ăn, huyết áp thấp, trầm cảm, có sự biến đổi ở tóc và da. Cũng có một số trường hợp bị sạm da ở vùng khớp ngón tay, đầu gối, khuỷu tay, ngón chân hoặc môi, đôi khi có thể xuất hiện nếp nhăn ở lòng bàn tay và niêm mạc. Đối với những trường hợp suy thượng thận xuất hiện đột ngột do căng thẳng, ví dụ như trong quá trình phẫu thuật, bị chấn thương hoặc bệnh tật. Các triệu chứng có thể xuất hiện như: buồn nôn nặng, nôn mửa, tiêu chảy, huyết áp giảm xuống quá thấp, đau nhức ở cẳng chân hoặc dạ dày và hôn mê. Có thể liệt kê những dấu hiệu và triệu chứng cơ bản của bệnh Addison, như sau: Sạm da, da tối màu hơn; Cảm thấy rất mệt mỏi; Sụt cân; Gặp các vấn đề về đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa và đau bụng; Chóng mặt hoặc ngất xỉu; Đau cơ hay khớp.
Bệnh Addison là bệnh không lây truyền từ người này sang người khác.
Bệnh Addison có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi cũng như bất kỳ giới tính nào. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, suy thượng thận thường thường xuất hiện nhiều hơn ở nữ giới ở độ tuổi từ 30 đến 50. Có các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy tuyến thượng thận nguyên phát như: Bệnh nhân bị bệnh ung thư; Đang dùng thuốc làm loãng máu; Bệnh nhân bị bệnh nhiễm khuẩn kinh niên như bệnh lao; Đã từng có tiền sử phẫu thuật loại bỏ bất kỳ phần nào của tuyến thượng thận; Đã từng mắc các bệnh tự miễn, như bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc bệnh Grave.
Để phòng ngừa bệnh addison, có thể áp dụng các biện pháp sau: không hút thuốc và làm dụng chất có cồn; duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, tập luyện thể dục hàng ngày; không tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ dẫn của bác sĩ.
Để chẩn đoán bệnh Addison, bác sĩ sẽ lựa chọn một số phương pháp như: xét nghiệm máu và nước tiểu, sau đó đo lường nồng độ hormone của tuyến thượng thận. Ngoài ra cũng có thể cần thực hiện chụp X-quang và chụp CT ở tuyến thượng thận. Bên cạnh đó, dựa vào tiền sử bệnh lý, các dấu hiệu và triệu chứng bệnh cũng có thể xác định được khả năng bị bệnh Addison.
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mà có phương pháp điều trị bệnh khác nhau. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, sử dụng corticosteroid là phương pháp được sử dụng nhiều nhất. Thuốc corticosteroid có thể giúp kiểm soát các triệu chứng. Bên cạnh những phương pháp điều trị bệnh Addison theo chỉ dẫn của bác sĩ cần thực hiện và duy trì các thói quen và lối sống để có thể kiểm soát được mức độ của bệnh như:  Tái khám đúng định kỳ; Duy trì uống thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ; Tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ trước và sau khi phẫu thuật; Giữ tinh thần luôn thoải mái; Có lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng cân bằng hợp lý; Tập thể dục nhưng không quá sức;   Xem thêm: Tuyến thượng thận có chức năng gì? Suy tuyến thượng thận: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Nguyên nhân và triệu chứng của suy tuyến thượng thận mạn
Amip ăn não
Amip ăn não người có tên khoa học là Naegleria fowleri - một loại ký sinh trùng. Đây là loại ký sinh trùng rất hiếm gặp và thường gây tử vong cho người bệnh bơi hoặc tham gia các môn thể thao dưới nước  ở các hồ nước ngọt, sông và suối nước nóng. Các amip - được gọi là Naegleria fowleri đi lên mũi đến não và gây ra các tổn thương nghiêm trọng ở não. Hầu hết những người bị nhiễm naegleria tử vong trong vòng một tuần sau khi nhiễm. Hàng triệu người tiếp xúc với amip gây nhiễm trùng naegleria mỗi năm, nhưng chỉ một số ít trong số họ bị bệnh. Hiện nay các nhà khoa học chưa lý giải được tại sao một số người bị nhiễm naegleria trong khi những người khác thì không. Vậy amip ăn não người là gì, các phòng tránh và điều trị ra sao sẽ có chi tiết ở bài viết sau.
Bệnh amip ăn não người là do nhiễm amip Naegleria fowleri, thường được tìm thấy hồ nước ngọt trên khắp thế giới, bệnh hay xuất hiện vào mùa hè đôi khi amip cũng được tìm thấy trong đất. Các amip xâm nhập vào cơ thể bạn qua mũi khi mũi tiếp xúc với nước hoặc bụi bẩn và đi đến não của người nhiễm thông qua các dây thần kinh dẫn truyền khứu giác. Không phải ai tiếp xúc với amip đều bị bệnh mà chỉ có một tỷ lệ nhỏ trong số hàng triệu người tiếp xúc với Naegleria fowleri bị bệnh.
Khi người bệnh nhiễm amip Naegleria sẽ gây ra một bệnh gọi là Viêm não màng não tiên phát do amip (Primary amebic meningoencephalitis) với triệu chứng viêm não và phá hủy mô não. Thông thường bắt đầu từ hai đến 15 ngày sau khi nhiễm  amip, người bệnh các triệu chứng như sau: Thay đổi về khứu giác hoặc vị giác Sốt Đột ngột đau đầu dữ dội Cứng cổ Nhạy cảm với ánh sáng Buồn nôn và ói mửa Mất cân bằng của cơ thể Hay nhầm lẫn Buồn ngủ Động kinh Ảo giác Những triệu chứng trên sẽ tiến tiến triển rất nhanh và khiến người bệnh tử vong trong khoảng một tuần.
Amip không lây từ người sang người hoặc từ người bệnh sang nước. Và các bể bơi được làm sạch và khử trùng đúng cách thì sẽ không chứa amip naegleria.
Tại Hoa Kỳ, hàng triệu người tiếp xúc với amip gây nhiễm trùng naegleria mỗi năm, nhưng rất ít người mắc bệnh. Từ năm 2007 đến 2017, chỉ 40 trường hợp nhiễm bệnh được ghi nhận. Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng naegleria bao gồm: Bơi ở hồ/ao/bể bơi nước ngọt. Hầu hết những người bị bệnh đã bơi ở hồ nước ngọt trong vòng hai tuần trước. Amip phát triển mạnh ở những nơi có nước ấm hoặc nóng với nhiệt độ lý tưởng với amip là khoảng 35 độ C. Loại ký sinh trùng này phát triển và sinh sản nhiều vào mùa hè khi nhiệt độ nước ấm tăng lên. Tại Việt Nam, rất nhiều người cho rằng khi được tắm ở những nơi có nước ấm/nóng sẽ có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên đây cũng là nơi cư trú thích hợp cho amip ăn não người sinh sôi vì ở vùng hạ lưu nước thường ấm. Trẻ em và vị thành niên là nhóm tuổi dễ bị ảnh hưởng nhất, có thể là do những đối tượng này ở trong nước lâu hơn và hoạt động nhiều hơn khi ở dưới nước nên tạo điều kiện cho amip có thời gian để di chuyển từ mũi lên não.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) gợi ý các biện pháp để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng naegleria: Không bơi vào hoặc nhảy xuống những hồ nước ngọt và có nước ấm. Bịt mũi hoặc sử dụng kẹp mũi khi nhảy hoặc lặn vào những vùng nước ấm. Không làm xáo trộn trầm tích lắng ở dưới hồ/bể bơi/ao khi bơi ở vùng nước nông và ấm.
Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể cho thấy sưng và chảy máu trong não như:    Chụp CT. Trong quá trình  kết hợp với chiếu tia X từ nhiều hướng khác nhau thành để tạo thành các hình ảnh cắt ngang chi tiết của não, để thấy các vị trí bị tổn thương . Chụp MRI. Máy MRI sử dụng sóng radio và từ trường mạnh để tạo ra hình ảnh cực kỳ chi tiết về các mô mềm như não. Chọc dò tủy sống Naegleria amip có thể được nhìn thấy dưới kính hiển vi bằng cách sử dụng kỹ thuật chọc dò tủy sống. Bác sĩ sẽ chọc hút dịch não tủy ở vị trí đốt sống L2-S2, trong quá trình chọc hút bác sĩ cũng sẽ đo áp lực dịch não tủy để đánh giá người bệnh có tăng áp lực nội sọ hay không.
Rất ít người bị nhiễm có thể sống sau nhiễm trùng naegleria kể cả khi đã được điều trị. Phát hiện, chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng cho sự sống còn của người bệnh. Phương pháp điều trị chính cho nhiễm trùng naegleria là thuốc kháng nấm, amphotericin B tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm vào xung quanh tủy sống của người bệnh để tiêu diệt amip. Một loại thuốc đang được thử nghiệm được gọi là miltefosine dùng để điều trị khẩn cấp các trường hợp nhiễm trùng naegleria. Thuốc này khi được dùng cùng với các loại thuốc khác và kết hợp với việc kiểm soát phù não, có thể làm tăng khả năng sống sót cho người bệnh. Xem thêm: Áp xe não do amip: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Phòng và điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ Trẻ bị kiết lỵ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Áp xe gan do amip
Áp xe gan là tình trạng lá gan bị nhiễm mủ với những lỗ hổng nhỏ. Gan là một cơ quan quan trọng với nhiều chức năng như dự trữ năng lượng, tạo protein và loại bỏ những chất gây hại khỏi cơ thể. Khi gan bị nhiễm khuẩn hoặc kí sinh, nó có thể xuất hiện những lỗ nhỏ có mủ. Áp xe gan do amip là bệnh lý thường gặp ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm, vùng có điều kiện kinh tế xã hội nghèo nàn, tập quán sinh hoạt  lạc hậu. Tỷ lệ này gặp khá cao ở các nước Tây Phi, Nam Phi, Đông Nam Á… trong đó có Việt Nam. Bệnh có thể xảy ra ở mọi giới, mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở nam, chủ yếu độ tuổi 20 – 40. Biểu hiện lâm sàng áp xe gan do amip  khá đa dạng, hiệu quả điều trị tốt nếu được phát hiện sớm, tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời tiến triển tương đối nặng nề, thậm chí có các biến chứng có thể tử vong. Nguyên nhân bệnh là do thể hoạt động gây bệnh của amip (Entamoeba histolytica) gây ra, thường gặp sau bệnh lỵ amip hoặc lỵ mãn tính. Trong điều kiện bình thường amip sống hội sinh ở đại tràng mà chủ yếu ở vùng manh tràng, khi sức đề kháng của cơ thể giảm và thành ruột bị tổn thương, men của amip tiết ra gây ra các vết loét ở niêm mạc và tạo nên các ổ áp xe nhỏ ở thành đại tràng, làm tổn thương thành mạch, amip chui vào các mao tĩnh mạch vào tĩnh mạch mạc treo tràng trên rồi theo hệ thống tĩnh mạch cửa về gan. Do lưu lượng máu của tĩnh mạch cửa phần lớn đổ vào gan phải nên trên 80% áp xe gan do amip gặp ở gan phải. Ngoài ra amip có thể lên gan theo đường bạch mạch hay di chuyển trực tiếp vào tổ chức gan. Thương tổn mạch máu giúp amip theo tĩnh mạch vào tuần hoàn cửa hoặc bạch mạch đến gan. Hiếm khi vào tuần hoàn chung để tạo thành áp xe phổi, não, lách do amip.
Amip là loại nguyên sinh vật (protozeaire) thuộc họ Entamoeba. Ở người có 4 loại: Entamoeba, Endolima, Pseudolima và Dientamoeba. Chỉ có loại E.histolytica còn gọi là E. hoạt động là gây bệnh. Thể E.minuta sống cộng sinh không gây bệnh trong đại tràng và dạng kén gây lây lan bệnh. Sau khi cơ thể nhiễm amip, bệnh gây ra các tổn thương đặc trưng là loét ở niêm mạc đại tràng , bệnh có xu hướng kéo dài và mạn tính nếu không được điều trị tích cực. Thương tổn mạch máu  ở đại tràng giúp amip theo tĩnh mạch vào tuần hoàn cửa hoặc hệ bạch mạch đến gan, ở đây chúng thường bị chặn lại bởi các xoang tĩnh mạch gây ra hoại tử ướt để thành lập các ổ áp xe gan.
Thể điển hình: Hay gặp nhất chiếm khoảng 60-70% trường hợp Biểu hiện chủ yếu là tam chứng Fontam ( sốt, đau hạ sườn phải, gan to ) cụ thể Sốt: có thể 39 - 400C, có thể sốt nhẹ 37.5 - 380C. Thường sốt 3 - 4 ngày trước khi đau hạ sườn phải và gan to nhưng cũng có thể xảy ra đồng thời với 2 triệu chứng đó.  Đau hạ sườn phải và vùng gan : đau mức độ cảm giác tức nặng nhoi nhói từng lúc, đau mức độ nặng, đau khó chịu không dám cử động mạnh. Đau hạ sườn phải xuyên lên vai phải, khi ho đau tăng.Đau triền miên kéo dài suốt ngày đêm. Gan to và đau : gan to không nhiều 3-4 cm dưới sườn phải mềm, nhẵn, bờ tù, ấn đau. Làm nghiệm pháp rung gan (+) Ngoài ra có thể gặp một số triệu chứng khác ít gặp hơn: Rối loạn tiêu hoá : ỉa lỏng hoặc ỉa nhày máu giống lỵ, xảy ra đồng thời với sốt trước hoặc sau sốt vài ba ngày.  Mệt mỏi, gầy sút nhanh làm cho chẩn đoán nhầm là ung thư gan. Có thể có phù nhẹ ở mu chân (cắt nghĩa dấu hiệu này: do nung mủ kéo dài dẫn đến hạ Protein máu gây phù). Cổ trướng: Đi đôi với phù hậu quả của suy dinh dưỡng, không có tuần hoàn bàng hệ. Tràn dịch màng phổi : thường do áp xe vỡ ở mặt trên gan gần sát cơ hoành gây phản ứng viêm do tiếp cận, do đó tràn dịch không nhiều thuộc loại dịch tiết, dễ nhầm lẫn với các bệnh ở phổi. Lách to : rất hiếm gặp, lách to ít l - 2cm dưới bờ sườn trái dễ nhầm với xơ gan khoảng cửa. b. Thể không điển hình  Biểu hiện theo thể lâm sàng: Thể không sốt: không sốt hoặc sốt rất ít một ba ngày rồi hết hẳn làm cho bệnh nhân không để ý, chỉ thấy đau hạ sườn phải, gầy sút cân... thể này gặp 9,3%. Thể sốt kéo dài: sốt hàng tháng trở lên liên tục hoặc ngắt quãng, gan không to thậm chí cũng không đau gặp 5%. Thể vàng da: chiếm 3% do khối áp xe đè vào đường mật chính.Thể này bao giờ cũng nặng, dễ nhầm với áp xe đường mật hoặc ung thư gan, ung thư đường mật. Thể không đau: gan to nhưng không đau, do ổ áp xe ở sâu hoặc ổ áp xe nhỏ, thể này chiếm khoảng l,9%. Thể suy gan: do ổ áp xe quá to phá huỷ 50% tổ chức gan, ngoài phù cổ trướng thăm dò chức năng gan bị rối loạn, người bệnh có thể chết vì hôn mê gan. Thể theo kích thước của gan : gan không quá to do ổ áp xe nhỏ, nhưng ngược lại gan quá to ( to quá rốn ) to có khi tới hố chậu.  Thể áp xe gan trái: rất ít gặp, chiếm khoảng 3 -5% trường hợp, chẩn đoán khó, dễ vỡ vào màng tim gây tràn mủ màng tim. Thể phổi màng phổi: viêm nhiễm ở gan lan lên gây phản ứng màng phổi, hay do vỡ ổ áp xe lan lên phổi. Triệu chứng lâm sàng phần lớn là triệu chứng ở phổi (ho, đau ngực, khạc đờm) và triệu chứng màng phổi là chủ yếu, triệu chứng về áp xe gan không có hoặc lu mờ.Thể này chẩn đoán rất khó, thường nhầm với bệnh của phổi màng phổi.  Thể có tràn dịch màng ngoài tim: từ đầu khi thành lập ổ áp xe ở gan đã có biến chứng vào màng ngoài tim, triệu chứng về bệnh tim nổi bật, còn triệu chứng về áp xe gan bị che lấp đi. Thể này thường chẩn đoán nhầm là tràn dịch màng ngoài tim. Thể giả ung thư gan: gan cũng to và cứng như ung thư gan, hoặc cũng gầy nhanh. Thể này gặp tỷ lệ 15 -16% trường hợp. Biến chứng của áp xe gan do amip là vô cùng nguy hiểm bao gồm Vỡ vào phổi: bệnh nhân khạc ra mủ hoặc ộc ra mủ, mủ có màu socola, không thối. Vỡ vào màng phổi: gây tràn dịch màng phổi phải. Tràn dịch thường nhiều, gây khó thở đột ngột, đây là một cấp cứu nội khoa phải chọc màng phổi hút dịch nếu không bệnh nhân bị chết vì choáng hoặc bị ngạt thở Vỡ vào màng ngoài tim: hay xảy ra với áp xe gan nằm ở phân thuỳ 7 - 8 hoặc ổ áp xe ở gan trái. Đột nhiên bệnh nhân khó thở dữ dội, tím tái, khám tim thấy các dấu hiệu lâm sàng của tràn dịch màng ngoài tim.Phải chọc hút dịch màng ngoài tim cấp cứu nếu không bệnh nhân sẽ chết vì hội chứng ép tim cấp. Vỡ vào màng bụng gây viêm phúc mạc toàn thể: đột nhiên đau bụng, sốt tăng lên, bụng cứng, đau toàn bụng, khám thấy bụng có dịch, chọc hút ra mủ. Phải kịp thời dẫn lưu ổ bụng nếu không bệnh nhân chết vì sốc nhiễm khuẩn.
no_information
Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc áp xe gan bao gồm: Ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Mắc các bệnh về gan, như: nhiễm trùng gan hay suy chức năng gan. Nữ giới có thể có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới. Tuy nhiên, tỷ lệ cao hơn là không nhiều. Độ tuổi mắc bệnh cao vào khoảng 60 đến 70 tuổi. Áp xe gan cũng có thể gặp ở trẻ sơ sinh, liên quan đến thông tĩnh mạch rốn và nhiễm trùng.
Rửa tay trước khi ăn, vệ sinh ăn uống, tránh để lây nhiễm kén amip vào thức ăn, nước uống Xử lý phân, tuyệt đối không dùng phân tươi bón rau quả. Khi dùng rau quả tươi phải rửa sạch, phải khử trùng hoặc có xử lý bằng tia cực tím để diệt kén amip. Điều trị những người mang kén amip bằng metronidazol.
Dựa vào tiền sử và bệnh sử lỵ amip  Chẩn đoán gợi ý khi có tam chứng Fontan: Sốt, gan lớn và đau. Chẩn đoán đặt ra khi trên siêu âm hoặc CT cho hình ảnh áp xe.  Các xét nghiệm chẩn đoán bao gồm Xét nghiệm máu thường quy: bạch cầu tăng cao, máu lắng tăng. Siêu âm gan: là xét nghiệm không xâm nhập, dễ thực hiện, rất tốt để phát hiện, theo dõi tiến triển, và còn để hướng dẫn điều trị. Hình ảnh trên siêu âm giai đoạn đầu thường là hình ảnh hỗn hợp âm, giai đoạn sau là ổ trống âm kèm theo có vỏ dày. Chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ thường nhạy và chính xác hơn siêu âm. Có hình ảnh áp xe gan Phát hiện amip bằng phản ứng men ELISA. Chọc  hút khối áp xe có mủ màu socola.
Điều trị áp xe gan amip là một điều trị nội ngoại khoa hoặc kết hợp với thủ thuật thuật chọc hút có hướng dẫn siêu âm hoặc CT scanner. Kết quả điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng chung của bệnh nhân, giai đoạn phát triển và chẩn đoán bệnh, tình trạng tổn thương gan giai đoạn viêm, áp xe giai đoạn sớm, kích thước còn nhỏ (< 6cm), chưa hóa mủ hết, số lượng, kích thước và vị trí của các ổ áp xe. Ngày nay 3 biện pháp phối hợp để điều trị áp xe gan do amip đó là: Thuốc đặc trị amip Loại bỏ ổ mủ khi nó đã hình thành Kháng sinh kết hợp Loại bỏ ổ mủ khi đã hình thành bằng chọc hút mủ ổ áp xe gan Amip với thuốc diệt Amip trong các trường hợp: Ổ áp xe gan quá to đường kính > 6cm. Bệnh nhân bị áp xe gan do Amip đến muộn trên 1 tháng. Phương pháp chọc hút mủ: chọc hút mủ dưới hướng dẫn của soi ổ bụng hoặc của siêu âm. Số lần chọc hút có thể 1,2 thậm chí 3 lần. Thực tiễn cho thấy có trường hợp chọc hút tới 2,5 lít mủ phối hợp với thuốc diệt Amip khỏi hoàn toàn. Phẫu thuật kết hợp với dùng thuốc diệt Amip: Mổ áp xe gan chỉ định ngày càng thu hẹp, chỉ giới hạn trong một số trường hợp sau: Khi áp xe gan đã biến chứng nguy hiểm. Ở bệnh nhân áp xe gan có đe dọa biến chứng nhưng vì một lý do nào đó không chọc hút mủ ổ áp xe được thì phải phẫu thuật. Bệnh nhân bị áp xe gan Amip đến quá muộn (khi bệnh kéo dài trên 4 tháng) điều trị nội khoa bằng chọc hút mủ và thuốc diệt Amip không có kết quả. Ổ áp xe quá to, gan to quá rốn tới hố chậu và nổi phồng lên, sờ vào thấy căng như một bọc nước.   Xem thêm: Bệnh áp xe gan có nguy hiểm không? Gan nằm ở vị trí nào trong cơ thể người? Gói khám sàng lọc gan mật - toàn diện Gói khám sàng lọc gan mật - nâng cao Gói khám sàng lọc gan mật - tiêu chuẩn
Áp xe não
Áp-xe não do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đều tạo mủ trong nhu mô não khiến người bệnh có nguy cơ tử vong rất cao hoặc để lại những di chứng rất nặng nề sau này. Tuy nhiên nếu người bệnh được phát hiện sớm và chẩn đoán, điều trị kịp thời sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong cũng như mức độ di chứng để lại. Áp xe trong não của những đối tượng khỏe mạnh thường do nguyên nhân là nhiễm vi khuẩn. Áp xe não có xu hướng hay xảy ra ở những người có hệ miễn dịch yếu. Khi bị áp xe não, tình trạng nhiễm trùng sẽ khiến não của người bệnh phù, tạo mủ. Trong các trường hợp áp xe não do nấm, vi rút hoặc vi khuẩn xâm nhập vào não thông qua vết thương ở đầu hoặc nhiễm trùng ở một nơi khác trong cơ thể. Nhiễm trùng tim và phổi là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của áp xe não. Tuy nhiên, áp xe não cũng có thể bắt đầu từ nhiễm trùng tai hoặc xoang, hoặc thậm chí là răng bị áp xe.
Nguyên nhân áp xe não do vi khuẩn hoặc nấm hoặc ký sinh trùng cũng có thể gây áp xe. Khi vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng lây nhiễm một phần của não, viêm và sưng sẽ xảy ra, tạo ra khối áp xe trong não gồm các thành phần như các tế bào não bị nhiễm bệnh, các tế bào bạch cầu còn sống và đã chết, các sinh vật viêm. Khi ổ áp xe được hình thành được bao bọc xung quanh một lớp màng giúp cách ly nhiễm trùng và giữ cho nó không lây lan sang các mô khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu ổ áp xe to lên, sẽ đè áp vào các vùng não xung quanh. Do hộp sọ không giãn nở, do đó áp lực từ áp xe có thể chặn các mạch máu, ngăn oxy và máu đến cung cấp năng lượng cho não và điều này dẫn đến tổn thương hoặc phá hủy các mô não khác.
Các triệu chứng áp xe não thường phát triển chậm trong vài tuần, nhưng cũng có thể xuất hiện đột ngột như: Thay đổi về sức khỏe tâm thần như gia tăng sự nhầm lẫn, giảm khả năng phản xạ và cảm thấy khó chịu Nói ít Giảm cảm giác Giảm vận động do mất chức năng cơ bắp Thay đổi khả năng nhìn Thay đổi tính cách hoặc hành vi Nôn Sốt Ớn lạnh Cứng cổ, đặc biệt là khi bị sốt và ớn lạnh Nhạy cảm với ánh sáng Đối với trẻ sơ sinh có thể có thêm các triệu chứng khác như phồng thóp, nôn ói, khóc thét, co cứng ở tay chân.
Áp xe não do nhiễm trùng là bệnh khá hiếm gặp vì nhiều lý do. Cơ thể có các hàng rào bảo vệ như một mạng lưới bảo vệ các mạch máu và tế bào miễn dịch sẽ tiêu diệt và chặn một số thành phần gây nguy hiểm cho cơ thể từ máu chảy lên não. Đôi khi, nhiễm trùng có thể vượt qua hàng rào này máu não.Nhiễm trùng xâm nhập vào não thông qua ba con đường chính gồm: Bộ phận khác bị nhiễm khuẩn và lây lan lên não Não bị nhiễm khuẩn do lây lan từ bộ phận gần đó như tai Do chấn thương hoặc phẫu thuật Bộ phận khác bị nhiễm khuẩn và lây lan lên não Nếu nhiễm trùng xảy ra ở một nơi khác trong cơ thể, các sinh vật truyền nhiễm có thể đi qua dòng máu, vượt qua hàng rào máu não (blood-brain barrier) và xâm nhập, lây nhiễm vào não. Có đến 43% áp xe là do mầm bệnh di chuyển từ một bộ phận khác của cơ thể. Điều rất quan trọng, bác sĩ cần phát hiện được vi sinh vật gây bệnh có nguồn gốc ở đâu để điều trị tận gốc, tránh nhiễm trùng lặp lại trong tương lai. Một người có hệ thống miễn dịch yếu có nguy cơ bị áp xe não do nhiễm trùng máu. Một người có thể có một hệ thống miễn dịch yếu nếu họ: Người nhiễm HIV Người mắc AIDS Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi Người bệnh đang được hóa trị Người bệnh đang sử dụng thuốc steroid dài hạn Người bệnh đã được cấy ghép nội tạng và dùng thuốc ức chế miễn dịch để ngăn ngừa đào thải nội tạng đã được ghép. Các bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất được biết là gây áp xe não là: Viêm nội tâm mạc, Nhiễm trùng van tim Viêm phổi, viêm phế quản và bệnh nhiễm trùng phổi khác Nhiễm trùng vùng bụng như viêm phúc mạc, viêm vùng xương chậu Viêm bàng quang Não bị nhiễm khuẩn do lây lan từ bộ phận gần đó như tai Nếu nhiễm trùng bắt đầu bên trong hộp sọ, ví dụ như trong mũi hoặc tai, nó có thể lan đến não, gặp trong các trường hợp: Viêm tai giữa, hoặc nhiễm trùng tai giữa Viêm xoang Viêm xương chũm, nhiễm trùng xương sau tai Vị trí của áp xe có thể phụ thuộc vào vị trí và loại nhiễm trùng ban đầu. Do chấn thương hoặc phẫu thuật Áp xe não có thể do phẫu thuật hay chấn thương như: phẫu thuật thần kinh hoặc chấn thương sọ não Đánh vào đầu gây ra vỡ xương sọ, các mảnh xương này đâm vào tế bào não Có vật lạ trong não như viên đạn, nếu không loại bỏ sẽ dẫn tới viêm
Gần như bất cứ ai cũng có thể bị áp xe não, nhưng một số nhóm người nhất định có nguy cơ cao hơn những người khác như: Hệ thống miễn dịch bị suy giảm do HIV hoặc AIDS Ung thư và các bệnh mãn tính khác Bệnh tim bẩm sinh Chấn thương đầu hoặc vỡ hộp sọ Viêm màng não Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, như những thuốc điều trị ung thư Xoang mạn tính hoặc viêm tai giữa Một số dị tật bẩm sinh tạo điều kiện cho vi khuẩn/nấm/virus di chuyển đến não dễ dàng hơn thông qua răng và ruột như tứ chứng Fallot ...
Một số áp xe não có liên quan đến vệ sinh răng miệng kém hoặc nhiễm trùng xoang phức tạp. Người bệnh nên dùng chỉ nha khoa hàng ngày, đánh răng đúng cách và thường xuyên đến nha sĩ để phòng ngừa và điều trị các bệnh răng miệng sớm và triệu để. Điều trị nhiễm trùng xoang bằng thuốc thông mũi. Nếu các triệu chứng của xoang hoặc nhiễm trùng răng vẫn tồn tại dai dẳng, người bệnh cần đến cơ sở Y tế khám và sử dụng thuốc. Người bệnh bị nhiễm HIV nếu không được điều trị thì có nguy cơ cao mắc áp xe não. Do đó, cần phòng tránh nhiễm HIV bằng cách quan hệ tình dục an toàn. Nếu bị nhiễm HIV, người bệnh cần uống thuốc chống vi-rút thường xuyên sẽ giảm đáng kể khả năng bị áp xe não.
Để chẩn đoán áp xe não, bác sĩ sẽ đánh giá các triệu chứng và hỏi tiền sử bệnh tật như: Gần đây có bị nhiễm trùng hay không? Có mắc các bệnh gây suy yếu hệ thống miễn dịch hay không? Các xét nghiệm có thể bao gồm: Xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ các tế bào bạch cầu để phát hiện tình trạng nhiễm trùng của cơ thể. Chụp MRI hoặc CT scan để xem có bao nhiêu ổ áp xe trong não. Kỹ thuật sinh thiết dưới hướng dẫn của máy CT-scanner nhằm lấy mẫu mủ để phân tích
Các phương pháp điều trị áp xe não hiện nay gồm phẫu thuật và thuốc. Ngày nay với  tiến bộ trong y học và công nghệ đã gia tăng cơ hội phục hồi sau áp xe não cao hơn nhiều so với trước đây. Thông thường, nếu bác sĩ nghi ngờ áp xe não, họ sẽ ngay lập tức kê đơn thuốc kháng sinh phổ rộng do áp xe có thể đe dọa đến tính mạng. Nếu các xét nghiệm cho thấy nhiễm trùng là do virus chứ không phải vi khuẩn, bác sĩ sẽ thay đổi cách điều trị cho phù hợp. Hiệu quả điều trị sẽ phụ thuộc vào: Kích thước của áp xe Có bao nhiêu ổ áp xe Nguyên nhân của áp xe Tình trạng sức khỏe chung của người bệnh Nếu áp xe nhỏ hơn 1 inch, người bệnh có thể sẽ chỉ dùng thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch, thuốc chống nấm hoặc thuốc kháng vi-rút. Nếu áp xe lớn hơn 1 inch, bác sĩ sẽ cần hút nó, dẫn lưu hoặc cắt nó ra. Nếu có nhiều ổ áp xe, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Ngoài điều trị ổ áp xe, người bệnh cũng cần điều trị các ổ nhiễm khuẩn khác trong cơ thể như  ở phổi, bụng hoặc mũi. Phẫu thuật ổ áp xe não thường được chỉ định trong các trường hợp: Ngày càng tăng áp lực nội sọ Ổ áp xe không đáp ứng với thuốc Có khí trong áp xe Có nguy cơ ổ áp xe bị vỡ   Xem thêm: Áp xe: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Cấu trúc và chức năng của bộ não Ung thư não: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Áp xe thận
Áp xe quanh thận là gì? Áp xe thận là hiện tượng xuất hiện ổ mủ quanh thận do có nhiễm trùng các mô mềm xung quanh thận hay nhiễm trùng mô thận ngoại vi. Đây là một bệnh phổ biến do những chấn thương và nhiễm trùng có liên quan đến sỏi thận. Bệnh áp xe thận bao gồm 2 thể trong đó: Áp xe thận vi thể : là thể áp xe thận nằm trong các mô thận, khá hiếm gặp và có thể dẫn đến bệnh suy thận; Áp xe thận đại thể: là thể áp xe thận mà ổ mủ trong các mô thận, có thể xảy ra sau viêm bể thận cấp tính và viêm bể thận gây co mạch và viêm thận.
Nguyên nhân áp xe thận là gì? Có các nguyên nhân sau gây ra bệnh áp xe thận: Do nhiễm khuẩn huyết: nhiễm trùng ở các cơ quan khác như viêm phổi hoặc viêm phúc mạc lan vào máu sau đó máu ở động mạch mang vi khuẩn vào mô thận có thể gây ra viêm bể thận hoặc áp xe thận bên trong; Do nhiễm trùng đường tiết niệu: nhiễm trùng niệu quản, bàng quang và niệu đạo có thể lan vào thận gây viêm bể thận và áp xe thận; Do nhiễm Mycoplasma: áp xe thận do Mycoplasma hominis có thể quan sát thấy sau ghép thận; Do sỏi đường tiết niệu: gây ra tổn thương niệu quản dẫn đến nhiễm trùng, nhiễm trùng lây lan vào thận gây áp xe thận; Do viêm thận: tạo điều kiện cho nhiễm trùng thận. Nhiễm trùng thận dẫn đến áp xe thận; Do lạm dụng thuốc tiêm tĩnh mạch hoặc bàng quang thần kinh.
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh áp xe thận là gì? Bệnh áp xe thận có các dấu hiệu và triệu chứng bệnh như sau: Sốt kèm ớn lạnh, run rẩy không kiểm soát được, đổ mồ hôi quá nhiều, đau bụng, tiểu đau, nước tiểu có máu, hạ huyết áp, da nhợt nhạt, nhịp tim nhanh. Ngoài ra, cũng có một số người bệnh có các biểu hiện như: sụt cân, khó chịu. Áp xe thận có nguy hiểm không? Bệnh áp xe thận là một bệnh có nguy hiểm đối với sức khỏe nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến suy thận.
Áp xe thận là bệnh không lây truyền từ người này sang người khác.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, cứ 10,000 người thì có khoảng từ 1 đến 10 người mắc bệnh áp xe thận, không phân biệt giới tính. Tuy nhiên, những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh rất cao, chiếm 1/3 các ca áp xe thận. Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị áp xe thận như: tiểu đường, mang thai, bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân bị bệnh hồng cầu hình liềm hoặc bệnh tự miễn.
Để phòng ngừa bệnh áp xe thận, có thể áp dụng các biện pháp như: duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, có chế độ tập luyện thể thao hợp lý và chế độ dinh dưỡng phù hợp. Đặc biệt kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và điều trị bệnh. Có một số biện pháp để hạn chế diễn tiến của bệnh áp xe thận như: sử dụng thuốc giảm đau nếu bị sốt, dùng nhiệt để giảm cảm giác áp lực hoặc đau, uống nhiều nước để giúp vi khuẩn thải ra từ đường tiết niệu. Bạn không nên uống cà phê và rượu cho đến khi hết nhiễm trùng vì những loại đồ uống này có thể làm bệnh nặng hơn.
Để chẩn đoán áp xe thận, bác sĩ sẽ dựa trên khám lâm sàng và một số xét nghiệm để có thể xác định phương pháp điều trị, một số xét nghiệm phổ biến có thể được đề nghị là: Xét nghiệm nước tiểu để tìm thấy máu, protein hoặc vi khuẩn trong nước tiểu; Xét nghiệm máu để biết tình trạng Hemoglobin, bạch cầu, v.v; Chụp X-quang để quan sát xung quanh thận nếu áp xe lớn; Siêu âm để quan sát thấy áp xe xung quanh thận; Phương pháp CT và MRI để phân biệt áp xe trong thận và áp xe ngoài thận
Điều trị áp xe thận như thế nào? Sử dụng thuốc kháng sinh  là cách điều trị đầu tiên cho nhiễm trùng thận. Thuốc kháng sinh có thể uống hoặc được bác sĩ tiêm qua tĩnh mạch, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và loại vi khuẩn được tìm thấy trong xét nghiệm nước tiểu.  Sử dụng thuốc ức chế men chuyển nếu bị đồng thời tăng huyết áp và áp xe thận; Sử dụng Metformin và insulin nếu bị tiểu đường và áp xe thận; Sử dụng phương pháp dẫn lưu dưới da được dẫn lưu từ bên ngoài và ống thông được để lại để tiếp tục dẫn lưu và tiêm kháng sinh hằng ngày.   Xem thêm: Viêm đường tiết niệu là bệnh gì và có nguy hiểm không? Thận nằm ở đâu và có cấu tạo thế nào? Suy thận cấp được chẩn đoán và điều trị thế nào?
Ấu dâm
Ấu dâm là gì? Ấu dâm là một chứng rối loạn tình dục gồm những ham muốn tình dục mạnh mẽ, liên tục mà đối tượng muốn quan hệ là trẻ em chưa hoặc mới dậy thì.  Các hành vi ấu dâm bao gồm: nhìn, vuốt ve, thủ dâm và ép quan hệ tình dục với trẻ em. Có một số trường hợp đồng tính nam thích quan hệ với các cậu bé, hầu hết người có xu hướng ấu dâm là nam giới, nhưng cũng có những trường hợp người bệnh là nữ giới. Dưới ảnh hưởng của giới truyền thông, ấu dâm được hiểu là các hành động lạm dụng tình dục với trẻ em. Tuy nhiên, định nghĩa này đã phản ánh sai tình hình chung của những người mắc bệnh ấu dâm, làm cho căn bệnh này càng khó nghiên cứu và thu thập số liệu. Ấu dâm là như thế nào? Cần khẳng định rằng ấu dâm là bệnh, không phải là tội. Không phải bất kỳ ai mắc bệnh ấu dâm cũng có hành vi tình dục với trẻ em, cũng như những người có hành vi tình dục với trẻ em cũng không chắc chắn là có bệnh ấu dâm.
Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra ấu dâm là gì. Do tính cách và hoàn cảnh mỗi người đều khác nhau nên rất khó để có thể nghiên cứu nguyên nhân từ khía cạnh tâm lý. Có một số chuyên gia cho rằng tình trạng này có liên quan đến các nhân tố tâm lý xã hội chứ không phải các nhân tố sinh học, lại có một số bác sĩ cho rằng nhân tố tính cách có ảnh hưởng đến bệnh nhân như: các vấn đề về sự gắn bó hoặc phụ thuộc vào gia cảnh bất thường, bị quấy rối khi còn nhỏ cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra ấu dâm.  Các yếu tố được nghiên cứu và giả thuyết đưa ra nguyên nhân gây bệnh ấu dâm như: Chỉ số IQ và trí nhớ kém; Ít chất trắng trong não bộ; Ít hormone testosterone; Các vấn đề trong não bộ. Trong các yếu tố trên, vấn đề về não bộ được nhiều nhà nghiên cứu đưa ra nhất. Bởi lẽ, người thường, khi nhìn thấy trẻ em, não bộ tự phát ra sóng thần kinh làm trỗi dậy bản năng bảo vệ và che chở, nhưng ở người bệnh ấu dâm, các cảm xúc này bị nhiễu và não bộ làm cho người bệnh cảm thấy có hứng thú tình dục.
Bệnh ấu dâm thường được tự phát hiện khi qua khỏi tuổi dậy thì, đây là lúc  xu hướng tình dục vẫn tập trung vào đối tượng trẻ em mà không có hứng thú với người cùng tuổi.  Người bệnh thường cảm thấy sợ hãi vì cảm xúc của mình và không thể chọn xu hướng tình dục của bản thân, người bệnh có xu hướng trốn tránh khỏi xã hội và cảm thấy khó tiếp xúc với người khác. Chính vì vậy, người bệnh càng cảm thấy hấp dẫn bởi trẻ em vì trẻ em dễ gần và không phán xét như người lớn. Về yếu tố tâm lý, người bệnh thường có các triệu chứng như tự ti và cảm thấy bị tách biệt khỏi xã hội. Họ có thể bị trầm cảm và luôn lo sợ người khác biết về xu hướng tình dục của mình. Người bệnh luôn kiểm soát bản thân và tìm cách an toàn để thỏa mãn nhu cầu tình dục của mình, cũng có một số trường hợp có hành động bạo hành trẻ em và thường có bệnh tâm thần hay nhận thức lệch lạc.
Bệnh ấu dâm không lây truyền từ người này sang người khác
Những người có xu hướng ấu dâm là nam giới, (một số ít trường hợp người bệnh là nữ giới). Tuy nhiên số liệu chính xác vẫn chưa được thu thập, vì đa số những người bệnh đều lẩn tránh xã hội.
Để phòng ngừa bệnh ấu dâm, cách tốt nhất là khi gặp vấn đề về cảm xúc, cần chia sẻ với nhà chuyên môn tư vấn tâm lý để tìm ra cách ngăn chặn những hành động phạm pháp và có thể đảm bảo cuộc sống tương đối bình thường cho người bệnh.  Cần lưu ý, khi phát hiện hoặc nghi ngờ người bệnh ấu dâm, cần giữ bình tĩnh và phán đoán khả năng người ấy có thể phạm tội hay không.
Để chẩn đoán khá khó khăn vì đa số bệnh nhân không bộc lộ nhiều về cảm xúc của họ, kể cả khi bác sĩ hỏi trực tiếp. Vì vậy, việc khai thác đầy đủ thông tin có ý nghĩa quan trọng cho việc chẩn đoán.  Các thông tin cần được thu thập từ các thành viên trong gia đình, những người có thể là nạn nhân, các tổ chức pháp lý hoặc xã hội.  Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu chụp cắt lớp MRI và một số thiết bị theo dõi sóng não để theo dõi hoạt động não bộ. Thông qua sóng thu lại sẽ cho thấy người bệnh bị kích thích bởi những hình ảnh nào, từ đó có thể chẩn đoán bệnh.
Ấu dâm là một trong số các bệnh mãn tính nên việc điều trị cần tập trung vào những thay đổi hành vi của người bệnh trong thời gian dài.  Liệu pháp điều trị hiệu quả nhất là theo dõi và đoán trước các trường hợp có thể xảy ra hành động sai lầm để phòng tránh, bên cạnh đó,  nhóm điều trị và bác sĩ tâm lý luôn được chỉ định để giúp người bệnh. Có nhiều trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc để làm giảm ham muốn tình dục như: medroxyprogesterone acetate; thuốc làm giảm testosterone và các chất ức chế tái hấp thu serotonin cũng có thể được sử dụng.    Xem thêm: Điều gì gây ra đau khi quan hệ tình dục? Điều gì xảy ra khi bạn không quan hệ tình dục? Hẹn hò và tình dục cho người trẻ tuổi sống sót sau ung thư: Lời khuyên của chuyên gia
Alkapton niệu
Alcapton niệu (Alkaptonuria) là bệnh di truyền hiếm gặp, còn được gọi là "bệnh nước tiểu sẫm màu" do bắt nguồn từ màu sắc đặc trưng của nước tiểu và các mô liên kết của những người bệnh. Những người mắc bệnh alcapton niệu có khiếm khuyết về enzyme homogentisate 1,2-dioxygenase dẫn đến sự bất thường trong quá trình chuyển hóa axit amin phenylalanine, dẫn đến sự tích lũy lũy tiến của acid homogentisate. Đây là một chất độc hại, được thu thập chủ yếu ở da và các mô liên kết của cơ thể. Đặc biệt, nó có mặt trong sụn khớp và làm hỏng nó từ từ. Bệnh gây chấn thương khớp, tắc nghẽn van tim, sỏi thận và các vấn đề về gan. Nó được biểu hiện thông qua quá trình oxy hóa của acid homogentisate, để lại sắc tố nâu trên nhãn cầu và trên da. Hơn nữa, khi cơ thể đào thải acid này qua nước tiểu, thì nước tiểu sẽ có màu nâu đen. Alcapton niệu là bệnh di truyền có thể truyền cho thế hệ sau thông qua gen lặn. Nó chỉ biểu hiện nếu cả hai cha mẹ khỏe mạnh nhưng là người mang gen mầm bệnh. Trong trường hợp này, cứ mỗi lần mang thai thì có xác suất 25% là đứa trẻ bị bệnh. Chẩn đoán alcapton niệu thông qua xét nghiệm nước tiểu, tuy nhiên mặc dù có màu sẫm đặc trưng, nhưng ​​nhiều bệnh nhân không nhận ra họ bị bệnh cho đến khi trưởng thành. Khoảng 40 tuổi, các biến chứng điển hình của bệnh bắt đầu xuất hiện. Hiện tại không có liệu pháp điều trị dứt điểm bệnh Alcapton niệu. Phương pháp điều trị hiện nay bao gồm các thuốc chống đau và chống viêm, đi kèm với chế độ ăn giàu vitamin C do vitamin C làm chậm sự tích tụ sắc tố nâu trong sụn. Vậy bệnh alcapton niệu là gì và nguyên nhân, triệu chứng, điều trị như thế nào?
Đột biến trong gen HGD (homogentisato dioxygenase) gây ra bệnh Alcapton niệu. Gen HGD cung cấp các hướng dẫn để tạo ra một enzyme gọi là homogentisate oxyase. Enzyme này giúp phá vỡ các axit amin phenylalanine và tyrosine, là những thành phần quan trọng giúp cấu thành protein. Đột biến trong gen HGD làm giảm vai trò của enzyme trong quá trình này. Kết quả là, một chất gọi là axit homogentisic, được sản xuất dưới dạng phenylalanine và tyrosine bị phá vỡ, tích tụ trong cơ thể. Axit homogentisic dư thừa và các hợp chất liên quan lắng đọng trong các mô liên kết, khiến sụn và da bị sẫm màu. Theo thời gian, sự tích tụ của chất này trong khớp dẫn đến viêm khớp. Axit homogentisic cũng được bài tiết qua nước tiểu, làm cho nước tiểu chuyển sang màu sẫm khi tiếp xúc với không khí.
Trong một số trường hợp, alcapton niệu được phát hiện đã bước vào tuổi trung niên (40 tuổi trở đi) và mặc dù nhiều người không có triệu chứng ngoài nước tiểu sẫm màu, có một số triệu chứng nhất định cũng có thể xuất hiện như: Viêm khớp tiến triển, đặc biệt là ở cột sống. Làm sạm da, đặc biệt là ở xung quanh các tuyến mồ hôi và ở những nơi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời Mồ hôi màu nâu Sụn tai sẫm màu. Những đốm đen trên củng mạc (sclera) và giác mạc. Sỏi tiền liệt tuyến và Viêm tuyến tiền liệt. Sỏi thận Sự tích tụ axit homogentisic trong các mô và sụn dẫn đến một số triệu chứng nghiêm trọng và các vấn đề sức khỏe. Nó dẫn đến tổn thương sụn ở các bộ phận khác nhau của cơ thể bao gồm cột sống, vai và hông dẫn đến đau lưng ở những người trẻ tuổi. Bệnh nước tiểu sẫm màu có thể gây chậm phát triển tâm thần nhẹ đến trung bình ở một số trường hợp hiếm gặp. Ngoài ra, bệnh này có thể dẫn đến các vấn đề về van tim khác nhau như trào ngược và vôi hóa van động mạch chủ và van hai lá, đẩy nhanh sự phát triển của bệnh động mạch vành ở người bệnh.
Bệnh Alcapton niệu là bệnh di truyền, không phải bệnh truyền nhiễm, do đó, không có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
Những gia đình có người thân đã mắc bệnh Alcapton niệu.
Hiện nay, chưa có biện pháp phòng ngừa nào để giúp phòng tránh sự phát triển của Alcapton niệu ở người bệnh. Điều này là do nguyên nhân chính xác đằng sau đột biến gen không được biết đến. Nghiên cứu đang được thực hiện bởi các chuyên gia để xác định xem có thể ngăn chặn nó hay không. Các cặp vợ chồng có tiền sử gia đình mắc bệnh Alcapton niệu nên xem xét tư vấn di truyền và đánh giá gen để hiểu hơn về nguy cơ sinh con mắc Alcapton niệu.
Các bác sĩ thực hiện kiểm tra thể chất kỹ lưỡng và đặt câu hỏi cho bệnh nhân về các triệu chứng về bệnh. Các xét nghiệm chẩn đoán được sử dụng cho mục đích này bao gồm sắc ký lớp mỏng (thin layer chromatography) và sắc ký giấy (paper chromatography). Cả nước tiểu và huyết tương được sử dụng để chẩn đoán. Xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu được thực hiện để phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của axit homogentisic trong nước tiểu bệnh nhân. Axit homogentisic hoàn toàn không có trong cả nước tiểu và huyết tương nếu người bệnh không có Alcapton niệu. Tuy nhiên, những người mắc chứng rối loạn này có lượng nước tiểu trung bình là 3,12 mmol / mmol creatinine. Mức huyết tương trung bình của họ là 6,6 microgam / ml. Đôi khi, ferric chloride được thêm vào mẫu nước tiểu để kiểm tra xem nó có chuyển sang màu đen sau khi tiếp xúc với hợp chất hay không. Xét nghiệm này rất hữu ích để chẩn đoán. Các kỹ thuật chẩn đoán khác như X-quang cũng có thể hữu ích để phát hiện bệnh về cột sống và các bất thường khác. Sàng lọc sơ sinh thường không được thực hiện cho Alcapton niệu.
Hiện nay chưa có phương pháp điều trị các nguyên nhân cơ bản của bệnh di truyền này. Bệnh nhân thường được kê đơn liều cao Vitamin C (axit ascorbic) vì nó đã được chứng minh là hữu ích để giảm sự tích tụ axit homogentisic trong sụn, ngoài ra vitamin C cũng có thể làm giảm tốc độ tiến triển của viêm khớp. Một số bệnh nhân có thể cần thêm vật lý trị liệu để duy trì sự linh hoạt và sức mạnh của cơ bắp. Vật lý trị liệu cũng cần thiết để kiểm soát đau khớp lâu dài do Alcapton niệu. Lời khuyên cho bệnh nhân là tránh gây căng thẳng và áp lực lên cột sống và các khớp chính. Vì lý do này, bệnh nhân Alcapton niệu không nên tham gia các môn thể thao tác động mạnh, mang tính đối kháng cao. Khi bị tổn thương nghiêm trọng khớp cần điều trị thay thế khớp trong khi sỏi thận và tuyến tiền liệt được điều trị bằng phẫu thuật loại bỏ sỏi. Chế độ ăn kiêng tyrosine và phenylalanine cũng giúp kiểm soát rối loạn này. Tuy nhiên, những hạn chế chế độ ăn uống này đã được chứng minh là hiệu quả hơn ở trẻ em so với người bệnh trưởng thành. Điều trị bằng Nitisinone là một lựa chọn điều trị khả thi khác. Thuốc nitisinone ức chế hoạt động của 4-hydroxyphenylpyruvate dioxygenase, một loại enzyme chịu trách nhiệm sản xuất axit homogentisic từ axit 4-hydroxyphenylpyruvic. Bằng cách này sẽ làm giảm lượng axit homogentisic trong cơ thể của bệnh nhân. Tuy nhiên, tính hữu ích của phương pháp điều trị này vẫn đang được xem xét kỹ lưỡng vì nó dẫn đến các tác dụng phụ khác nhau. Nghiên cứu hiện tại cho thấy liệu pháp gen có thể là một phương pháp điều trị hữu ích cho Alcapton niệu.    Xem thêm: Thận nằm ở đâu và có cấu tạo thế nào? Thể tích nước tiểu là bao nhiêu? Ý nghĩa từng thông số trong xét nghiệm nước tiểu Vì sao nước tiểu bị cặn lắng?
Ấu trùng sán lợn
Bệnh ấu trùng sán lợn (hay còn gọi là bệnh sán dây) là 1 bệnh nhiễm ký sinh trùng khá phổ biến, có thể bắt gặp ở nhiều nơi trên thế giới. Ước tính trên thế giới hiện nay có khoảng 100 triệu người mắc bệnh này. Việc mắc bệnh thường có liên quan đến tập quán ăn uống, ăn thịt lợn chưa nấu chín. Ở Việt Nam, bệnh xuất hiện ở tất cả các vùng miền, các tỉnh thành. Theo số liệu được báo cáo qua các nghiên cứu, qua báo cáo của các cơ sở điều trị thì cho đến nay có ít nhất 55 tỉnh, thành phố có trường hợp mắc bệnh sán dây/ấu trùng sán lợn.  Người mắc bệnh ấu trùng sán lợn (bệnh sán dây) là do ăn phải thức ăn bị nhiễm bẩn có nhiễm trứng sán dây lợn. Sau khi ăn hay nuốt phải trứng sán, trứng vào dạ dày, nở ra ấu trùng. Ấu trùng đến ruột non, xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu và di chuyển đến ký sinh tại các cơ vân, não, mắt… rường hợp này là nhiễm từ môi trường bên ngoài cơ thể nên có thể thấy ít ấu trùng ở các mô. Trong trường hợp người bệnh ăn phải thức ăn có nhiễm nang sán chưa được nấu chín (ví dụ thịt lợn gạo) hoặc là người có sán trưởng thành trong ruột, khi đốt sán già rụng có thể bị nhu động ruột đẩy ngược lên dạ dày, dưới tác động của acid dạ dày làm tiêu vỏ nang sán và giải phóng ra 1 lượng lớn trứng sán, do đó số lượng ấu trùng sẽ rất lớn. Ấu trùng sán theo máu đến các cơ, mắt hay não của người và sẽ hóa nang. Tùy thuộc vào vị trí ký sinh của nang sán mà có những biểu hiện khác nhau.  Nếu nang sán nằm trong cơ sẽ thấy có những u nhỏ, chắc, kích thước khoảng 1 - 2 cm hoặc bằng hạt đỗ, hạt lạc, di động dễ, không ngứa, không đau, nằm ở vị trí cơ vân, không ở trên đường đi của hạch bạch huyết; nếu nang sán nằm trong não, người bệnh có thể bị động kinh, liệt tay, chân hay liệt nửa người, nói ngọng, rối loạn trí nhớ hoặc đau đầu dữ dội; nếu nang sán nằm trong mắt có thể gây tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù.  Do nhiễm sán thường không có dấu hiệu, triệu chứng điển hình, không sốt… nên người bệnh không đi khám và điều trị, để nhiễm sán dài ngày và hậu quả là suy giảm thể lực, rối loạn tiêu hoá, lâu năm trở nên gầy mòn.
Bệnh ấu trùng sán lợn là hậu quả của sự xuất hiện những ấu trùng sán lợn (Cysticercus cellulosae) trong cơ thể người (chủ yếu trong cơ, trong não, trong mắt,…), có bệnh nhân mang đến 300 nang dưới da. Thông thường phân bố như sau: vùng lưng ngực: 36.6%; tay: 28.8%; đầu, mặt cổ: 18.2%, chân: 17.4%,…đa số bệnh nhân có ấu trùng ở cơ (98%) kèm theo có ấu trùng trong não. Tại Việt Nam có khá nhiều loại sán dây ký sinh và gây bệnh trên nhiều vật chủ khác nhau, nhưng chủ yếu 3 loại sán dây gây bệnh cho người là sán dây bò (Taenia saginata) và 2 loài sán dây lợn (Taenia solium và Taenia asiatica). Riêng đối với Taenia asiatica mới được đề cập nhiều trong 5 năm trở lại đây, T.asiatica là một loài sán dây được phát hiện ở Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia, Việt Nam, Trung Quốc, miền tây Thái Lan và Malaysia -  những nơi mà người dân có thói quen ăn các tạng của lợn bệnh chưa được nấu chín. Bệnh ấu trùng sán lợn do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm có nhiễm trứng sán dây lợn hoặc ấu trùng sán lợn (như thịt lợn gạo) chưa được nấu chín kỹ. Thông thường, ấu trùng sán lợn sẽ chết khi được đun nấu ở nhiệt độ 75o C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong vòng 2 phút. Do đó, nguyên nhân dẫn đến việc bệnh vẫn còn lưu hành ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam chủ yếu là do thói quen ăn uống không vệ sinh như ăn sống (như rau sống, gỏi, tiết canh) hoặc ăn các loại thịt không được chế biến kỹ (nem thính, nem chua…)
Triệu chứng bệnh ấu trùng sán lợn thường không rõ rệt. Bệnh chủ yếu gây những triệu chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa nhẹ, ... Người bệnh thường xuyên có những cảm giác khó chịu, bứt rứt, có những đốt sán tự rụng theo phân ra ngoài. Đốt sán là những đoạn nhỏ, dẹt, trắng ngà như xơ mít, đầu sán phẳng, một số trường hợp phát hiện thấy có trứng sán trong phân. Triệu chứng bệnh ấu trùng sán lợn: tùy thuộc vị trí ký sinh và đóng kén của ấu trùng mà bệnh sẽ xuất hiện các triêu chứng khác nhau:  Tại não cũng tùy thuộc vị trí mà triệu chứng biểu hiện chức năng cũng khác nhau: động kinh, liệt, nói ngọng, rối loạn ý thức và có những cơn nhức đầu dữ dội. Còn với trẻ em sẽ làm ảnh hưởng tới vấn đề học tập và khả năng phát triển của não bộ, đồng thời cũng có thể gây ra những cơn co giật, ngất xỉu đột ngột. Khi ấu trùng cư trú ở mắt gây các triệu chứng chèn ép sau nhãn cầu, tăng nhãn áp, giảm thị lực, song thị,… Ấu trùng cư trú ở cơ vân: xuất hiện các nang dưới da với kích thước 0.5 - 2cm, di động dễ dàng, không ngứa, thường ở cơ bắp tay, chân hoặc cơ liên sườn, cơ lưng, ngực; các nang này có thể gây ra triệu chứng máy, giật cơ; nếu một số nang đơn lẻ cần chú ý phân biệt với hạch. Để phát hiện ấu trùng sán lợn ở não, ở cơ thì phải làm một số xét nghiệm dưới da hoặc chụp cộng hưởng từ, CT não để phát hiện bệnh. Người bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh lây lan ra cộng đồng. Tác hại và biến chứng bệnh ấu trùng sán lợn: Các bệnh giun sán nói chung, khi xâm nhập vào cơ thể đều tranh chấp hấp thụ thức ăn trong đường tiêu hóa, dẫn đến người bệnh có tình trạng kém hấp thu, lâu dần có thể dẫn đến làm người bệnh mệt mỏi, chậm phát triển thể lực, thậm chí gây suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hoá. Ấu trùng sán lợn gây nguy hiểm nhất là khi tấn công vào não và vào tim, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và có thể để lại các biến chứng. Trường hợp chui mắt có thể gây tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù. Sán dây trưởng thành còn gây nhiễm độc thần kinh hoặc thường gây ra những biến chứng cho hệ thần kinh trung ương, chẳng hạn như liệt các dây thần kinh, nói ngọng, giảm thị lực, gây động kinh; có trường hợp có thể gây ra các tai biến thần kinh nghiêm trọng làm bệnh nhân có thể tử vong.
no_information
no_information
Để chủ động phòng bệnh ấu trùng sán lợn, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân: Không sử dụng thịt lợn bệnh để chế biến thực phẩm, phải tuân thủ quy tắc: “ăn chín, uống chín”, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh; Không ăn các thực phẩm sống như thịt lợn, nem chua, thịt lợn tái (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn); Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành trong ruột; Không dùng phân người và gia súc chưa ủ đúng kỹ thuật để bón cho rau xanh và cây trồng; Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không nuôi lợn thả rông; vệ sinh môi trường sống cho người và vật nuôi; Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi; Quản lý chặt chẽ tiêu chuẩn vệ sinh các lò mổ lợn; Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng (nhất là trước khi chế biến thực phẩm hoặc trước khi ăn), vệ sinh cơ thể sạch sẽ; Tẩy giun sán 6 tháng một lần đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên
Việc chẩn đoán hiện tại có đang mắc bệnh ấu trùng sán lợn hay không cần dựa vào nhiều yếu tố vì xét nghiệm ELISA kháng thể dương tính có thể do đã bị nhiễm bệnh trước đó. Vì vậy, việc chẩn đoán chính xác nguồn lây truyền, đường lây cần có các điều tra, đánh giá dịch tễ cẩn thận, rõ ràng, chính xác đảm bảo khách quan dựa trên các bằng chứng khoa học.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), nếu không may mắc bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn thì người dân cũng không nên quá lo lắng vì bệnh không khó điều trị và hiện nay ở Việt Nam có đầy đủ các loại thuốc để có thể điều trị khỏi tất cả các thể nhiễm sán. Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý mua thuốc về dùng và không nên điều trị bằng Đông y, thuốc nam hoặc các thuốc cổ điển, vì dễ gây biến chứng nguy hiểm.   Xem thêm: Cách nhận biết thịt lợn nhiễm sán Những thông tin cần biết về xét nghiệm sán lợn 3 cách nhiễm sán lợn qua đường ăn uống 5 món ăn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm sán lợn
Áp xe gan
Áp xe gan là gì ? Gan là cơ quan quan trọng trong cơ thể con người, có chức năng dự trữ năng lượng, tạo ra protein và thải trừ những chất gây hại cho cơ thể. Áp xe gan là hiện tượng hình thành ổ mủ trong tổ chức gan do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng. Áp xe có thể to hoặc nhỏ, là một bệnh rất nguy hiểm vì gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho con người.
Nguyên nhân áp xe gan có thể do vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra. Ở các nước phát triển, nguyên nhân do vi khuẩn chiếm tỷ lệ hàng đầu. Nhưng nhìn chung trên toàn thế giới, áp xe gan do ký sinh trùng là amip lại là nguyên nhân phổ biến nhất. Vi khuẩn và ký sinh trùng có thể xâm nhập vào cơ thể gây áp xe gan theo đường máu là động mạch và tĩnh mạch, theo đường bạch huyết hoặc đường dẫn mật. Các loại vi khuẩn và ký sinh trùng đều tổn tại trong các ổ nhiễm khuẩn như mụn, nhọt, các áp xe cơ, áp xe phổi. Ngoài ra, áp xe gan cũng có thể do vi sinh vật đi ngược theo đường mật vào gan gây nhiễm khuẩn khu trú gọi là áp xe gan đường mật
Các triệu chứng áp xe gan không xuất hiện ngay những khi xuất hiện, sẽ biểu hiện lâm sàng rất nặng. Các triệu chứng nguy hiểm của bệnh như: Buồn nôn và nôn Chán ăn, sụt cân Vã mồ hôi nhiều Vàng da Sốt cao kèm rét run: sốt 39°C - 40°C trong giai đoạn cấp tính của bệnh, sau đó sẽ giảm xuống và kéo dài. Đau tức hạ sườn phải: đây là biểu hiện do gan bị sưng to, nếu ổ áp xe to cấp tính thì đau lan xuống vùng thượng vị hoặc toàn bộ vùng bụng. Cảm giác căng tức, nặng vùng hạ sườn phải: do gan sưng to, đẩy cơ hoành lên cao nên bệnh nhân có cảm giác này và có khi sẽ gây ho và ho. Ấn kẽ sườn 11- 12 đau khi thăm khám lâm sàng.
no_information
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến mắc phải áp xe gan là: Nữ giới Độ tuổi 60- 70. Hoặc áp xe gan cũng có ở trẻ sơ sinh do thông tĩnh mạch rốn và nhiễm trùng. Không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong ăn uống. Người bị các bệnh về gan như nhiễm trùng gan, suy chức năng gan.
Để phòng ngừa bệnh áp xe gan, mọi người cần thực hiện những điều sau trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày: Thực hiện ăn chín uống sôi: không ăn các loại thức ăn sống như nem, gỏi, tiết canh... Không uống nước chưa được đun sôi như nước lã ao, hồ, suối... Không ăn rau sống chưa được rửa sạch. Rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Khi cơ thể có dấu hiệu nhiễm khuẩn, cần đến cơ sở y tế khám và chữa trị ngay. Khi nghi ngờ bị áp xe gan, nên khám bệnh sớm nhất để theo dõi và điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm như  vỡ ổ áp xe gan, nhiễm trùng ổ bụng, vỡ ống tiêu hóa.
Ngoài những biểu hiện trên lâm sàng như đau tức hạ sườn phải, sốt cao, ho và khó thở... Để chẩn đoán chính xác áp xe gan cần làm những xét nghiệm cận lâm sàng như: Xét nghiệm máu để tìm dấu tăng bạch cầu, thiếu máu đẳng sắc nhẹ hồng cầu bình thường. Xét nghiệm tốc độ lắng máu. Xét nghiệm chức năng gan: ALP tăng, Albumin giảm, men gan tăng, bilirubin tăng. 50% trường hợp áp xe gan sẽ cho kết quả cấy máu dương tính. Xét nghiệm phân: chứa trứng hay thể tư dưỡng của histolytica. Nếu nghi ngờ nhiễm histolytica, làm thêm xét nghiệm huyết thanh. X quang ngực thẳng có hình ảnh vòm hoành bên phải nâng cao, có xẹp phổi hay tràn dịch màng phổi. Siêu âm áp xe gan cũng được dùng để chẩn đoán bệnh. Chụp cắt lớp vi tính cũng phát hiện được áp xe gan. Nội soi mật tụy ngược dòng sẽ chỉ ra vị trí và nguyên nhân tắc nghẽn, cho phép đặt stent hoặc dẫn lưu.
Hiện nay, hai phương pháp phổ biến để điều trị áp xe gan là điều trị nội khoa và dẫn lưu rút mủ qua da. Điều trị nội khoa: Các bệnh nhân áp xe gan được điều trị bằng thuốc kháng sinh phổ rộng. Trên thực tế, bệnh nhân bị áp xe gan được các bác sĩ phẫu thuật chọc hút ổ áp xe trước khi điều trị nội khoa. Sau đó bệnh phẩm được nuôi cấy và bệnh nhân được cho thuốc dựa vào kết quả kháng sinh đồ. Đây là sự phối hợp điều trị mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm kinh phí chữa trị cho người bệnh. Dẫn lưu rút mủ qua da: Hầu hết những ca áp xe gan do vi khuẩn hoặc áp xe gan lớn do amip không được điều trị phục hồi hoàn toàn chỉ với kháng sinh đơn thuần. Do đó cần được dẫn lưu dựa vào kết quả siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính. Phương pháp này cũng cần thiết khi áp xe vỡ và bệnh nhân bị viêm phúc mạc, ổ áp xe quá lớn (> 5cm) hoặc nhiều vách, hay bệnh nhân mắc phải các bệnh lý trong ổ bụng cần phẫu thuật như viêm ruột thừa. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những hạn chế như khó áp dụng với các áp xe lớn, nhiều ổ áp xe, các bệnh kết hợp như bệnh đường mật cần phẫu thuật.     Xem thêm: Bệnh áp xe gan có nguy hiểm không? Các biến chứng do áp xe gan gây nên Dẫn lưu áp xe gan
Áp xe não do amip
Áp xe do amip là bệnh lý thường gặp ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm, vùng có điều kiện kinh tế xã hội nghèo nàn, tập quán sinh hoạt  lạc hậu. Tỷ lệ này gặp khá cao ở các nước Tây Phi, Nam Phi, Đông Nam Á… trong đó có Việt Nam. Bệnh có thể xảy ra ở mọi giới, mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở nam, chủ yếu độ tuổi 20 – 40. Biểu hiện lâm sàng áp xe do amip  khá đa dạng, hiệu quả điều trị tốt nếu được phát hiện sớm, tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời tiến triển tương đối nặng nề, thậm chí có các biến chứng có thể tử vong. Áp xe não do amip là do amip từ ruột vào vòng tuần hoàn lớn tới não gây ra các ổ áp xe ở 2 bán cầu đại não. Bệnh nhân có hội chứng tăng áp lực nội sọ: Đau đầu dữ dội, nôn và buồn nôn, hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc ở từng mức độ khác nhau. Các triệu chứng thần kinh phụ thuộc vào vị trí tổn thương ở não. Áp xe do amip ở một số cơ quan khác: áp xe lách, áp xe thận, áp xe cơ quan sinh dục nữ... có thể gặp nhưng rất hiếm. Nguyên nhân bệnh là do thể hoạt động gây bệnh của amip (Entamoeba histolytica) gây ra, thường gặp sau bệnh lỵ amip hoặc lỵ mãn tính. Kén amip qua thức ăn, nước uống... xâm nhập vào cơ thể người qua đường tiêu hoá. Khi tới dạ dày, nhờ tác dụng của dịch vị phá vỡ vỏ, bốn nhân trong kén được giải phóng phát triển thành 4 amip nhỏ sau đó chúng di chuyển xuống cư trú ở hồi manh tràng là nơi giàu chất dinh dưỡng, pH thích hợp và có nhiều vi khuẩn cộng sinh. Bình thường amip nhỏ không xâm nhập được vào thành ruột để gây bệnh mà theo phân xuống đại tràng thải ra ngoài. Một số amip nhỏ co lại thành kén và cũng được thải theo phân ra ngoài là nguy cơ lây lan cho người khác. Khi thành ruột bị tổn thương (do vi khuẩn khác hoặc chấn thương) amip nhỏ mới tấn công được vào thành ruột, sinh sản tại đó và tiết ra các men tiêu protein dẫn đến hoại tử tế bào niêm mạc ruột. Tại thành ruột, lúc đầu amip gây ra những điểm xung huyết ở niêm mạc, sau đó tạo nên các cục nhỏ trên mặt niêm mạc rồi dần dần hoại tử và tạo thành những vết loét. Các vết loét có thể rộng tới 2-2,5cm, xung quanh bờ cương tụ, phù nề và xung huyết. Đáy vết loét sâu tới lớp hạ niêm mạc và phủ bởi lớp mủ. Những vết loét gần nhau có thể thông với nhau tạo thành vết loét lớn hơn, sâu tới lớp cơ và cùng với các vi khuẩn tạo nên các ổ áp xe sâu, có thể gây thủng ruột và viêm phúc mạc mủ. Khi các vết loét gây tổn thương mạch máu thành ruột, amip có thể thâm nhập vào máu và theo dòng máu đi khắp cơ thể gây tổn thương các cơ quan khác ngoài ruột như gan, phổi, não v.v.. Tại đây amip có thể tạo thành các ổ áp xe.
Amip là loại nguyên sinh vật (protozeaire) thuộc họ Entamoeba. Ở người có 4 loại amip. Chỉ có loại E.histolytica còn gọi là E. hoạt động là gây bệnh. Thể E.minuta sống cộng sinh không gây bệnh trong đại tràng và dạng kén gây lây lan bệnh. Sau khi cơ thể nhiễm amip, bệnh gây ra các tổn thương đặc trưng là loét ở niêm mạc đại tràng , bệnh có xu hướng kéo dài và mạn tính nếu không được điều trị tích cực.
Các triệu chứng áp xe não thường phát triển chậm trong vài tuần, nhưng cũng có thể xuất hiện đột ngột như: Thay đổi về sức khỏe tâm thần như gia tăng sự nhầm lẫn, giảm khả năng phản xạ và cảm thấy khó chịu Nói ít Giảm cảm giác Giảm vận động do mất chức năng cơ bắp Thay đổi khả năng nhìn Thay đổi tính cách hoặc hành vi Nôn Sốt Ớn lạnh Cứng cổ, đặc biệt là khi bị sốt và ớn lạnh Nhạy cảm với ánh sáng Đối với trẻ sơ sinh có thể có thêm các triệu chứng khác như phồng thóp, nôn ói, khóc thét, co cứng ở tay chân.
no_information
Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc áp xe não bao gồm: Ăn uống không đảm bảo vệ sinh. Nữ giới có thể có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới. Tuy nhiên, tỷ lệ cao hơn là không nhiều. Độ tuổi mắc bệnh cao vào khoảng 60 đến 70 tuổi.
Rửa tay trước khi ăn, vệ sinh ăn uống, tránh để lây nhiễm kén amip vào thức ăn, nước uống Xử lý phân, tuyệt đối không dùng phân tươi bón rau quả. Khi dùng rau quả tươi phải rửa sạch, phải khử trùng hoặc có xử lý bằng tia cực tím để diệt kén amip. Điều trị những người mang kén amip bằng metronidazol.
Dựa vào tiền sử và bệnh sử lỵ amip  Chẩn đoán gợi ý khi có các biểu hiện bất thường của thần kinh: ý thức, giảm vận động, co giật,... Các xét nghiệm chẩn đoán bao gồm Xét nghiệm máu thường quy: bạch cầu tăng cao, máu lắng tăng. Chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ thường nhạy và chính xác hơn siêu âm. Có hình ảnh áp xe gan Phát hiện amip bằng phản ứng men ELISA.
Điều trị áp xe não do amip là bao gồm điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. Kết quả điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng chung của bệnh nhân, giai đoạn phát triển và chẩn đoán bệnh, tình trạng tổn thương não, áp xe giai đoạn sớm, kích thước, số lượng vị trí của các ổ áp xe. Điều trị cũng như chăm sóc người bệnh áp xe não cần được tiến hành ngay từ đầu nhằm hạn chế các biến chứng, di chứng nguy hiểm  Ngày nay 3 biện pháp phối hợp để điều trị áp xe não do amip đó là: Thuốc đặc trị amip Loại bỏ ổ mủ khi nó đã hình thành Kháng sinh kết hợp Phẫu thuật kết hợp với dùng thuốc diệt Amip Phẫu thuật ổ áp xe não thường được chỉ định trong các trường hợp: Ngày càng tăng áp lực nội sọ Ổ áp xe không đáp ứng với thuốc Có khí trong áp xe Có nguy cơ ổ áp xe bị vỡ Xem thêm: Amip ăn não: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Cấu trúc và chức năng của bộ não Ung thư não: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Bệnh lao phổi
Bệnh lao là bệnh gì? Bệnh lao (còn gọi là TB) là một bệnh truyền nhiễm do vi trùng lao gây nên. Nếu vi trùng lao thâm nhập vào một cơ quan nào đó trong cơ thể và sinh sôi đồng thời cơ thể không thể chống lại nó, khi đó sẽ hình thành bệnh lao. Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể như lao màng phổi, lao hạch bạch huyết, lao màng não, lao xương khớp, lao màng bụng, lao hệ sinh dịch - tiết niệu, lao ruột, trong đó bệnh lao phổi thường gặp nhất (chiếm 80 – 85%) và là nguồn lây chính cho người xung quanh. Đối với người bị nghi ngờ mắc bệnh lao phổi, nếu xét nghiệm soi đờm trực tiếp thấy có vi khuẩn lao thì người bệnh được chẩn đoán là lao phổi AFB(+) và ngược lại là lao phổi AFB(-) Những số liệu về tình trạng bệnh lao phổi: Theo số liệu thống kê, năm 2015 có 1,8 triệu người bị chết do lao phổi, trong số 10,4 triệu người mắc bệnh. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng mỗi năm có 9 triệu người mắc bệnh lao, trong đó có 3 triệu người không được điều trị y tế. Các triệu chứng bệnh lao phổi có thể kéo dài trong nhiều tháng. Một người bệnh lao phổi có thể lây nhiễm cho 10 - 15 người khác thông qua tiếp xúc gần trong 1 năm.
Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Bệnh lây lan do vi khuẩn lao phát tán ra ngoài khi người mắc lao phổi ho, nói, hắt hơi, khạc nhổ mà vô tình người tiếp xúc gần đó có thể bị hít vào và gây bệnh tại phổi. Từ phổi, vi khuẩn lao có thể qua đường máu hay bạch huyết đến các tạng khác trong cơ thể và gây bệnh tại đó. Vi khuẩn lao có khả năng kháng lại cồn và axit mà ở nồng độ đó vi khuẩn khác bị tiêu diệt. Vi khuẩn lao tồn tại được nhiều tuần trong đờm, rác ẩm và tối, chết ở nhiệt độ 1000C/5 phút và dễ bị mất khả năng gây bệnh dưới ánh nắng mặt trời.
Những triệu chứng lao phổi điển hình gồm: Ho kéo dài hơn 3 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu) là triệu chứng quan trọng nhất liên quan đến lao phổi Đau ngực, thỉnh thoảng khó thở Cảm thấy mệt mỏi mọi lúc Đổ mồ hôi trộm về đêm Sốt nhẹ, ớn lạnh về chiều Chán ăn, gầy sút Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được nêu trên. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy đến gặp bác sĩ để được khám bệnh và tham khảo ý kiến.
Bệnh lao phổi có lây? Bệnh rất dễ lây từ người sang người do lây bằng đường hô hấp. Không có ổ chứa mầm bệnh trong thiên nhiên hoặc vật trung gian truyền bệnh Nguồn bệnh là những người bệnh lao phổi, lao thanh quản, phế quản trong giai đoạn ho khạc ra vi khuẩn lao. Vi khuẩn lao trong các hạt nước bọt li ti, hoặc trong các hạt bụi nhỏ có đường kính từ 1 đến 5 mm sẽ dễ dàng bị hít vào và gây bệnh tại phổi. Từ phổi, vi khuẩn có thể qua máu, bạch huyết đến các tạng khác trong cơ thể (hạch bạch huyết, xương, gan, thận,...) và gây bệnh tại các cơ quan đó của cơ thể. Cứ 1 người bị lao phổi có ho khạc ra vi khuẩn có thể lây cho 10-15 người khác, nhất là trong các quần thể dân cư nhỏ như gia đình, lớp học.... Môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi, ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn lao phát triển và gây bệnh. Tiếp xúc với người bệnh lao phổi hoặc các chất thải chứa vi khuẩn lao có thể bị lây nhiễm. Sử dụng thực phẩm chứa vi khuẩn lao, ăn vật nuôi bị nhiễm lao cũng có thể bị nhiễm lao. Lưu ý: Khả năng lây mạnh trong thời gian chưa được điều trị. Nếu không được phát hiện và điều trị, người bệnh sẽ liên tục phát tán vi khuẩn lao trong suốt thời gian họ sống. Khi đã được điều trị bằng thuốc chống lao, khả năng lây bệnh rất thấp Bệnh lao ngoài phổi không có nguy cơ lây nhiễm cho người khác.
Lao phổi là bệnh rất thường gặp, có thể ảnh hưởng mọi người trong mọi lứa tuổi. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc lao phổi bao gồm: Suy giảm miễn dịch: nhiễm HIV, ung thư... Tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây, đặc biệt trẻ em Bị các bệnh mạn tính: loét dạ dày tá tràng, đái tháo đường, suy thận mãn… Nghiện ma túy, rượu, thuốc lá Sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài như corticosteroid, hóa chất điều trị ung thư…
Để phòng ngừa sự lây lan của bệnh lao phổi có thể áp dụng một số biện pháp phòng chống sau: Tiêm phòng bệnh lao phổi: Tiêm BCG được thực hiện cho trẻ em để phòng chống lao. Hiện nay, nhà nước đang thực hiện tiêm phòng lao ngay tháng đầu sau sinh trong chương trình Tiêm chủng mở rộng Sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc khi tiếp xúc với người bệnh lao phổi. Che miệng khi hắt hơi, rửa tay sạch sẽ thường xuyên, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh. Người bệnh lao phổi tránh lây nhiễm cho người khác bằng cách không ngủ cùng phòng với người khác, không đến nơi đông người... Người bệnh phải đeo khẩu trang, khi ho, hắt hơi phải che miệng, khạc đờm vào chỗ qui định và đờm hoặc các vật chứa nguồn lây phải được hủy đúng phương pháp. Tận dụng ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt cho nơi ở và các vật dụng của người bệnh. Thực hiện lối sống lành mạnh như: ăn uống hợp lý, ngủ đầy đủ, tập thể dục đều đặn và không sử dụng các chất gây nghiện như ma túy, rượu bia, thuốc lá… Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc và khám sức khỏe định kỳ là điều cần thiết để phòng bệnh lao.
Bác sĩ sẽ hỏi bệnh khai thác các triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ về chiều, đổ mồ hôi đêm, chán ăn, mệt mỏi, gầy sút cân đồng thời khám phổi và khám toàn thân. Sau đó, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm: Nhuộm soi đờm trực tiếp tìm AFB Xét nghiệm Xpert MTB/RIF (nếu có thể) Nuôi cấy tìm vi khuẩn lao X-quang phổi Chẩn đoán xác định bệnh: Phải có ít nhất 1 mẫu có AFB(+) và hình ảnh X quang nghi lao hoặc khi có 2 mẫu đờm (+) Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa diễn tiến nặng hơn của bệnh và tránh các tình huống trở nặng cần cấp cứu, vì vậy bạn hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh các trường hợp bệnh lao phổi nặng.
Nếu không được điều trị kịp thời người bệnh lao phổi có thể gặp một số biến chứng sau: Tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, ho ra máu. Sau khi chữa khỏi lao phổi vẫn có thể để lại một số di chứng như: suy hô hấp mãn, giãn phế quản, u nấm phổi, tràn khí màng phổi... Phương pháp điều trị phổ biến là dùng thuốc trị lao. Hầu hết các trường hợp lao phổi đều có thể chữa khỏi được khi điều trị đúng phương pháp và đúng thuốc. Các phác đồ điều trị lao được phân ra điều trị tùy theo từng trường hợp cụ thể. Sử dụng loại thuốc nào và điều trị trong bao lâu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố: Sức khỏe người bệnh Độ tuổi Khả năng đề kháng với thuốc Loại lao mắc phải là lao phổi hay lao ngoài phổi. Trường hợp những người mắc bệnh lao ngoài phổi chỉ cần dùng một loại kháng sinh lao, trong khi đó những người bị bệnh lao phổi thường phải dùng nhiều loại thuốc. Phác đồ điều trị cho người mắc bệnh lao phổi lần đầu tiên  (Theo Chương trình Chống lao Quốc gia): Giai đoạn tấn công (2 tháng) gồm 4 loại thuốc: ethambutol (hoặc streptomycine), rifampicine, isoniazide, pyrazinamide Giai đoạn duy trì (6 tháng) gồm 2 loại thuốc isoniazide và ethambutol. Lưu ý khi điều trị thuốc kháng lao: Uống thuốc đầy đủ, đúng liều lượng, không được tự ý ngưng sử dụng thuốc ngay cả khi các triệu chứng bệnh lao phổi đã biến mất. Sau khi điều trị, vi khuẩn lao phổi nào còn sống sót có thể trở nên kháng thuốc, sau đó phát triển thành bệnh lao đa kháng thuốc (MDR) trong tương lai. Khi đó, việc điều trị bệnh lao phổi gặp khó khăn hơn rất nhiều. Xem thêm: Mách mẹ những mũi tiêm vắc xin bảo vệ con cả đời Bệnh lao phổi: Tiêm phòng rồi có bị lây nữa không? Lao hạch và lao phổi khác nhau thế nào?
Bạch hầu
Bạch hầu là một tình trạng nhiễm vi khuẩn, có thể được ngăn ngừa bằng chủng ngừa. Tình trạng nhiễm trùng ở đường thở trên hay vùng mũi hầu tạo nên lớp màng xám, mà khi hiện diện tại vùng thanh quản hay khí quản, có thể gây ra thở rít và tắc nghẽn. Bị ở mũi có thể làm trẻ chảy máu mũi. Độc tố bạch hầu gây liệt cơ, viêm cơ tim, dẫn đến tử vong Bạch hầu là cực kỳ hiếm ở Hoa Kỳ và các nước phát triển khác, nhờ tiêm vắc-xin rộng rãi chống lại căn bệnh này. Hiện nay, đã có thuốc để điều trị bệnh bạch hầu, tuy nhiên, trong giai đoạn tiến triển, bệnh bạch hầu có thể gây hại cho tim, thận và hệ thần kinh của người bệnh. Ngay cả khi điều trị, bệnh bạch hầu có thể gây tử vong với tỷ lệ 3% những người mắc bệnh bạch hầu tử vong, tỷ lệ này còn cao hơn ở trẻ em dưới 15 tuổi. Vậy bệnh bạch hầu là gì, nguyên nhân, cách phòng và điều trị bệnh bạch hầu ra sao?
Vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae là nguyên nhân gây ra bệnh bạch hầu.
Các dấu hiệu và triệu chứng bạch hầu thường bắt đầu từ hai đến năm ngày sau khi bị nhiễm bệnh như sau : Giả mạc hai bên thành họng, có màu trắng ngà, xám, đen, dai, dính, dễ chảy máu. Đau họng và khàn giọng Sưng hạch bạch huyết ở cổ  Khó thở hoặc thở nhanh Chảy nước mũi Sốt và ớn lạnh Khó chịu Ở một số người, nhiễm vi khuẩn bạch hầu gây ra chỉ gây ra các triệu chứng bệnh nhẹ hoặc không có dấu hiệu và triệu chứng rõ ràng nào cả. Những người bị nhiễm bệnh nhưng vẫn không biết về căn bệnh của mình được gọi là người mang bệnh bạch hầu (carriers of diphtheria), bởi vì họ có thể lây truyền bệnh cho cộng động mà không có triệu chứng bị bệnh. Vi khuẩn bạch hầu gây bệnh trên da (cutaneous diphtheria) Một loại bạch hầu thứ hai có thể ảnh hưởng đến da với triệu chứng đau, đỏ và sưng, loét bao phủ bởi một màng màu xám ở vùng hầu cũng có thể phát triển trong bệnh bạch hầu trên da. Mặc dù bệnh này phổ biến hơn ở vùng khí hậu nhiệt đới, bệnh bạch hầu trên da cũng xảy ra ở Hoa Kỳ, đặc biệt là ở những người có vệ sinh kém, sống trong điều kiện đông đúc. Khi nào đi khám bác sĩ? Đến ngay cơ sở Y tế khám ngay lập tức nếu phụ huynh hoặc trẻ đã tiếp xúc với người mắc bệnh bạch hầu. Nếu không chắc chắn liệu trẻ đã được tiêm phòng bệnh bạch hầu hay chưa, thì phụ huynh cũng nên đưa con đến cơ sở Y tế khám và kiểm tra lại vấn đề này. Phụ huynh hãy đảm bảo con mình được tiêm vacxin bạch hầu đầy đủ và đúng lịch. Biến chứng của bạch hầu Nếu không được điều trị, bệnh bạch hầu có thể dẫn đến: Vấn đề về thở. Vi khuẩn gây bệnh bạch hầu có thể tiết độc tố và độc tố này gây tổn thương mô ở khu vực nhiễm trùng ngay lập tức - thường là mũi và cổ họng. Tại vị trí đó, nhiễm trùng tạo ra một màng cứng màu xám bao gồm các tế bào chết, vi khuẩn và các chất khác. Màng này có thể cản trở hô hấp. Đau tim. Độc tố bạch hầu có thể lây lan qua dòng máu và làm tổn thương các mô khác trong cơ thể, chẳng hạn như cơ tim, gây ra các biến chứng như viêm cơ tim. Tổn thương tim do viêm cơ tim có thể nhẹ, biểu hiện là những bất thường nhỏ trên điện tâm đồ hoặc nghiêm trọng dẫn đến suy tim sung huyết và đột tử. Tổn thương thần kinh. Độc tố cũng có thể gây tổn thương thần kinh. Mục tiêu điển hình là dây thần kinh ở cổ họng gây khó nuốt, nếu ở cánh tay và chân cũng có thể bị viêm, gây yếu cơ. Nếu độc tố Corynebacterium diphtheriae làm tổn thương các dây thần kinh giúp kiểm soát các cơ hô hấp, các cơ này có thể bị tê liệt.  Về điều trị, hầu hết những người mắc bệnh bạch hầu đều sống sót sau những biến chứng này, nhưng quá trình phục hồi thường chậm. Bạch hầu gây tử vong ở khoảng 3%  những người mắc bệnh.
Thông thường Corynebacterium diphtheriae nhân lên trên hoặc gần bề mặt của màng nhầy của cổ họng. Corynebacterium diphtheriae lây lan qua ba con đường: Thông qua giọt nước trong không khí. Khi một người bị nhiễm bệnh hắt hơi hoặc ho sẽ phát ra một giọt nước có chứa mầm bệnh, những người ở gần đó có thể hít phải Corynebacterium diphtheriae. Bạch hầu lây lan nhanh chóng theo cách này, đặc biệt ở những nơi đông người. Thông qua vật dụng cá nhân chứa mầm bệnh. Một số trường hợp mắc bệnh bạch hầu từ việc chưa làm sạch các vật dụng mà người nhiễm bệnh đã sử dụng từ cốc uống nước chưa rửa của người bị nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc với các giấy ăn mà người bệnh đã sử dụng... Đồ gia dụng bị ô nhiễm. Một số trường hợp hiếm hơn khi bị lây nhiễm bệnh bạch hầu thông qua các vật dụng dùng chung trong  gia đình, chẳng hạn như khăn hoặc đồ chơi. Người khỏe cũng có thể tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh bạch hầu khi chạm vào vết thương bị nhiễm trùng. Những người đã bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu nhưng chưa được điều trị có thể lây nhiễm cho những người khỏe mạnh trong vòng sáu tuần - ngay cả khi họ không có bất kỳ triệu chứng nào.
Những người có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu bao gồm: Trẻ em và người lớn không được tiêm vacxin bạch hầu Những người sống trong điều kiện đông đúc hoặc mất vệ sinh Bất cứ ai đi du lịch đến một khu vực đang có dịch bệnh bệnh bạch hầu  Bạch hầu hiếm khi xảy ra ở Hoa Kỳ và Tây Âu, nơi các quan chức y tế đã tiêm vắc-xin cho trẻ em chống lại tình trạng này trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, bệnh bạch hầu vẫn còn phổ biến ở các nước đang phát triển nơi tỷ lệ tiêm chủng thấp. Ở những khu vực tiêm vắc-xin bạch hầu chưa phải là bắt buộc thì căn bệnh này chủ yếu là mối đe dọa đối với những người chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng không đầy đủ, những khách du lịch quốc tế hoặc tiếp xúc với những người từ các nước kém phát triển.
Trước khi có thuốc kháng sinh, bạch hầu là một bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Ngày nay, căn bệnh này không chỉ có thể chữa được mà còn có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin. Vắc-xin bạch hầu thường được kết hợp với vắc-xin uốn ván và ho gà. Vắc-xin ba trong một được gọi là vắc-xin bạch hầu, uốn ván và ho gà. Phiên bản mới nhất của vắc-xin này được gọi là vắc-xin DTaP cho trẻ em và vắc-xin Tdap cho thanh thiếu niên và người lớn. Vắc-xin bạch hầu, uốn ván và ho gà là một trong những loại vắc-xin được các bác sĩ tại Hoa Kỳ khuyên dùng trong thời kỳ sơ sinh. Vắc-xin thường được tiêm ở cánh tay hoặc đùi khi trẻ ở 5 độ tuổi này: 2 tháng 4 tháng 6 tháng 15 đến 18 tháng 4 đến 6 tuổi Vắc-xin bạch hầu có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh bạch hầu. Nhưng có thể có một số tác dụng phụ. Một số trẻ có thể bị sốt nhẹ, quấy khóc, buồn ngủ hoặc đau tại chỗ tiêm sau khi tiêm DTaP. Hỏi bác sĩ những gì phụ huynh có thể làm cho trẻ giảm thiểu hoặc làm giảm các tác dụng này. Hiếm khi vắc-xin DTaP gây ra các biến chứng nghiêm trọng ở trẻ, chẳng hạn như phản ứng dị ứng (nổi mề đay hoặc phát ban trong vòng vài phút sau khi tiêm), co giật hoặc sốc - biến chứng có thể điều trị được. Một số trẻ em như những trẻ bị động kinh hoặc mắc bệnh hệ thần kinh khác thì không nên tiêm vắc-xin DTaP. Tiêm nhắc lại Sau khi đã hoàn thành 5 mũi trên ở thời thơ ấu, người khỏe mạnh cũng cần tiêm nhắc lại vắc-xin bạch hầu để giúp duy trì khả năng miễn dịch. Đó là bởi vì khả năng miễn dịch đối với bệnh bạch hầu giảm dần theo thời gian. Trẻ em được tiêm chủng đầy đủ theo khuyến cáo trước 7 tuổi thì nên được tiêm mũi đầu tiên nhắc lại vào khoảng từ 11 đến 12 tuổi. Lần tiêm nhắc tiếp theo được khuyến nghị 10 năm sau, sau đó lặp lại sau khoảng thời gian 10 năm. Tiêm nhắc lại đặc biệt quan trọng nếu người khỏe đi đến các khu vực thường gặp bệnh bạch hầu. Vắc xin bạch hầu nhắc lại được kết hợp với vắc-xin uốn ván nhắc lại(Td). Vắc-xin kết hợp này được tiêm bằng cách tiêm ở cánh tay hoặc đùi.
Bác sĩ có thể nghi ngờ bệnh bạch hầu khi trẻ bị bệnh đau họng với màng màu xám bao phủ amidan và cổ họng. Bác sĩ sẽ chỉ định lấy mẫu bệnh phẩm ở họng hoặc mẫu mô từ vết thương bị nhiễm trùng và mang đi xét nghiệm để kiểm tra xác định có phải là vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae. Nếu bác sĩ nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu, điều trị sẽ bắt đầu ngay lập tức, ngay cả trước khi có kết quả xét nghiệm vi khuẩn.
Kháng độc tố Dùng ngay 40.000 đơn vị kháng độc tố bạch hầu (TB hoặc TM), vì chậm trễ có thể làm tăng nguy cơ tử vong. Vì có một nguy cơ nhỏ có thể bị phản vệ nặng với huyết thanh ngựa trong kháng độc tố, do đó đầu tiên cần thử test trong da trước để phát hiện quá mẫn và phải trong tư thế sẵn sàng điều trị sốc phản vệ.  Kháng sinh Bất kỳ trẻ nào nghi ngờ bạch hầu đều cần được tiêm bắp sâu mỗi ngày với procaine benzylpenicillin liều 50mg/kg (tối đa 1,2g) trong 10 ngày. Thuốc này không nên tiêm tĩnh mạch. Liệu pháp oxy Tránh thở oxy trừ phi bắt đầu có tắc nghẽn đường thở. Các dấu hiệu như thở rút lõm ngực nặng hay bứt rứt có nhiều khả năng là chỉ định của mở khí quản (hay đặt nội khí quản) hơn là cho thở oxy. Ngoài ra, sử dụng catheter mũi hay mũi hầu có thể làm trẻ khó chịu và mau thúc đẩy đến tình trạng tắc nghẽn đường thở. Tuy nhiên, nên cho thở oxy nếu bắt đầu có tình trạng tắc nghẽn và đặt nội khí quản hay mở khí quản được cho là cần thiết. Mở khí quản/đặt nội khí quản Mở khí quản chỉ nên thực hiện bởi đội ngũ có kinh nghiệm, khi có dấu hiệu của tắc nghẽn đường thở hoàn toàn, như thở rút lõm ngực nặng và bứt rứt. Khi đó, mở khí quản cấp cứu cần được thực hiện. Đặt nội khí quản qua miệng là thủ thuật thay thế, nhưng có thể làm bong tróc giả mạc và không thể giải phóng tắc nghẽn. Điều trị hỗ trợ Nếu trẻ bị sốt (≥ 39 độ C) làm trẻ khó chịu, dùng paracetamol. Khuyến khích trẻ ăn và uống. Nếu trẻ khó nuốt, có thể nuôi ăn qua ống sonde mũi dạ dày. Ống sonde dạ dày nên được đặt bởi bác sĩ có kinh nghiệm, hoặc nếu có thể, bởi bác sĩ gây mê.   Tránh thăm khám thường xuyên và thực hiện các thủ thuật xâm lấn khi có thể hoặc tránh quấy rầy trẻ khi không cần thiết. Theo dõi Tình trạng của trẻ, đặc biệt là tình trạng hô hấp, cần được đánh giá bởi điều dưỡng mỗi 3 giờ và bởi bác sĩ hai lần một ngày. Trẻ nên được đặt nằm gần phòng điều dưỡng, để có thể phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu tắc nghẽn đường thở nào ngay khi dấu hiệu mới chớm nặng lên.   Xem thêm: Nên đưa trẻ bị sốt đi khám trong vòng 24h nếu có các biểu hiện sau Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày thì nên đưa đi viện? Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm mũi họng cấp đúng cách
Bệnh lang ben
Lang ben là một bệnh nhiễm nấm Pityrosporum ovale ngoài da thường gặp. Bệnh có xu hướng lây lan dễ dàng từ người này sang người khác trong môi trường nhiệt đới nóng ẩm thông qua tiếp xúc hoặc dùng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân (quần áo, khăn tắm…). Bệnh không gây nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ bởi các mảng da sáng màu (mất sắc tố). Bệnh lang ben có khả năng chữa được đơn giản bằng các loại thuốc kháng nấm dùng ngoài da nhưng cũng có khả năng tái nhiễm từ đồ dùng hoặc quần áo mang mầm bệnh.
Nấm Pityrosporum ovale phát triển trên bề mặt da. Nấm Pityrosporum ovale  tác động vào lớp biểu bì làm sắc tố dưới da thay đổi, tạo nên các vùng da giảm hoặc mất sắc tố (trắng hơn hẳn so với các vùng da xung quanh). Một số yếu tố nguy cơ của bệnh: Thời tiết nóng ẩm Ra nhiều mồ hôi Da tăng tiết dầu Suy giảm miễn dịch (HIV, trẻ em sau mắc cúm, sởi…) Thay đổi nội tiết đặc biệt ở tuổi dậy thì, mang thai hoặc sử dụng nội tiết thay thế. Vệ sinh cá nhân kém
Biểu hiện bệnh lang ben bao gồm: Xuất hiện các dát từ từ trên da, tăng dần về số lượng và kích thước Da có màu khác so với vị trí xung quanh (có thể sáng hoặc tối hơn), có thể màu trắng, hồng hoặc nâu Vị trí thường gặp: cổ, ngực, lưng và hai cánh tay. Tuy nhiên có thể gặp ở  bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Da có thể gây ngứa, tăng lên khi ra nắng hoặc đổ mồ hôi. Nhiễm nấm men làm da không tiếp xúc được với ánh nắng mặt trời Phân biệt bệnh lang ben hắc lào Lang ben và hắc lào đều là bệnh lý ngoài da do nhiễm nấm gây nên. Hai bệnh tuy khác nhau về nguyên nhân và triệu chứng nhưng có phương pháp điều trị tương đối giống nhau (xem phần điều trị). Đặc điểm Lang ben Hắc lào Nguyên nhân Nấm Pityrosporum ovale Nấm Epidermophyton, Microsporum Triệu chứng  Dát da màu sắc khác nhau (trắng,hồng hoặc nâu) Bề mặt có vảy mịn, cạo như  vảy phấn Vị trí: cổ, ngực, lưng, cánh tay Bình thường có thể không ngứa, hoặc ít ngứa, tăng lên khi ra nắng, đổ mồ hôi Đốm da màu đỏ, mụn nước ở rìa Thương tổn hình đồng xu (còn gọi là lác đồng tiền) Vị trí: mông, bẹn, nách Ngứa cả khi bình thường, tăng lên đặc biệt khi đổ mồ hôi.
Bệnh lây qua đường tiếp xúc da trực tiếp hoặc gián tiếp qua đồ dùng cá nhân: Dùng chung quần áo Dùng chung đồ dùng cá nhân (khăn mặt, khăn tắm, dao cạo râu…)
Lang ben có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu gặp ở trẻ em, thiếu niên và thanh niên Người có da nhờn Người đổ mồ hôi nhiều Suy giảm miễn dịch (HIV, AIDS, ung thư điều trị hóa chất, trẻ em sau cúm, sởi…) Thay đổi nội tiết tố (dậy thì, mang thai, sử dụng thuốc tránh thai..)
Bệnh lang ben là bệnh nhiễm nấm có thể phòng ngừa bằng một số biện pháp sau đây: Tránh môi trường có nhiệt độ quá cao, môi trường nóng ẩm Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cường độ mạnh, đặc biệt vào mùa hè Tránh ra mồ hôi quá mức, khi lao động hay tập luyện gắng sức cần lau mồ hôi khô Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác, đặc biệt với người bệnh bị lang ben, hắc lào. Thường xuyên giặt giũ quần áo, chăn màn. Trẻ nhỏ khi tắm cần lau người thật khô rồi mới mặc quần áo
Chẩn đoán dựa vào các triệu chứng và xét nghiệm:   Triệu chứng: Dát nhạt màu hoặc màu thẫm, màu hồng, kích thước từ 4 đến 5mm, khu trú chủ yếu vùng cổ, ngực, lưng và cánh tay Nhìn thương tổn như không có vảy nhưng cạo sẽ có vảy Xét  nghiệm: Tìm thấy nấm ở vảy khi soi trực tiếp dưới kính hiển vi Có nhiều sợi nấm và bào tử vách dày được làm rõ trong dung dịch KOH 10%. Nuôi cấy không có giá trị chẩn đoán do nấm Pityrosporum ovale đòi hỏi phải có môi trường đặc biệt và chúng cũng thường có mặt ở da người bình thường. Soi đèn Wood thấy vùng giảm sắc tố do nhiễm nấm và huỳnh quang màu xanh lá cây nhạt
Bệnh lang ben và cách điều trị Sử dụng thuốc bôi và các loại kem chống nấm do bác sĩ chỉ định. Thuốc bôi hàng ngày xung quanh tổn thương liên tục trong  1-2 tuần. Sự nổi gờ và vảy của các đốm dát sẽ được điều trị khỏi. Tuy nhiên sự thay đổi màu sắc da ở các thương tổn có thể kéo dài vài tháng mới có thể trở lại bình thường. Nếu bệnh ảnh hưởng nhiều vùng da, diện tích thương tổn lớn thì có thể sử dụng thuốc chống nấm dạng uống.  Ví dụ: Ketoconazole 200mg/ngày, uống 7 ngày (cần chú ý chức năng gan khi sử dụng thuốc) Bệnh lang ben ở trẻ nhỏ Trẻ nhỏ có làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng nên không thể dùng các thuốc chữa bệnh lang ben như người lớn được. Cần có khám/tư vấn của bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Xem thêm: Viêm da cơ địa: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Basedow
Basedow là bệnh gì? Basedow (hay bệnh Graves) là một dạng bệnh nội tiết, cường giáp phổ biến nhất hiện nay, chiếm hơn 90% các trường hợp cường giáp lưu hành, được đặc trưng bởi biểu hiện bướu giáp lan tỏa và hội chứng cường giáp không ức chế được (triệu chứng lồi mắt) Bệnh Basedow xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn, chiếm tới 80% các trường hợp, thường ở độ tuổi từ 20-50 và bệnh nhân có tiền sử gia đình biểu hiện bệnh tuyến giáp. Bệnh basedow rất nguy hiểm cho hệ tim mạch, nếu tình trạng bệnh kéo dài mà không được điều trị đúng cách thì bệnh dễ dẫn tới biến chứng bão giáp khiến bệnh nhân tử vong trong tình trạng suy tim.
Hiện nay, bệnh Basedow là bệnh tự miễn chưa rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, bệnh có tính chất gia đình với khoảng 15% người bệnh có họ hàng cùng bị bệnh, trong đó 50% họ hàng các bệnh nhân có kháng thể kháng tuyến giáp lưu hành.
Bệnh thường gặp ở phụ nữ trẻ 20-50 tuổi, có thể khởi phát đột ngột hoặc tiến triển từ từ gây sút cân, mệt mỏi khó nhận biết ngay. Triệu chứng cơ năng của bệnh Basedow gồm: Gầy sút là biểu hiện thường gặp nhất, người bệnh có thể giảm 3-20kg trong vòng vài tuần hoặc vài tháng mặc dù có thể vẫn ăn ngon. Tuy nhiên, vẫn có một số bệnh nhân nữ trẻ tuổi có khi lại tăng cân do ăn rất nhiều Rối loạn tinh thần: dễ lo lắng, kích thích, cáu gắt, hay khóc, khó tập trung và mệt mỏi nhưng khó ngủ Rối loạn điều hòa thân nhiệt: có những cơn nóng bừng, vã mồ hôi nhiều nhất là ở ngực và bàn tay, sợ nóng, bệnh nhân hay khát và uống nước nhiều Tim mạch: hay hồi hộp, đánh trống ngực, có thể có cảm giác nghẹt thở, đau vùng trước tim Rối loạn tiêu hóa (gặp ở khoảng 20% người bệnh): đi ngoài nhiều lần phân nát do tăng nhu động ruột, có thể kèm buồn nôn, nôn hay đau bụng Triệu chứng thực thể của bệnh gồm: Triệu chứng tim mạch: Nhịp tim nhanh (trên 100 lần/phút) thường xuyên cả lúc nghỉ ngơi hay gắng sức Huyết áp tâm thu tăng, tâm trương không tăng Các mạch máu có cảm giác đập mạnh Suy tim thường xảy ra ở người có bệnh tim từ trước kết hợp với đợt bệnh   Triệu chứng thần kinh- cơ: Run đầu chi, tăng lên khi xúc động hay cố gắng tập trung làm việc Phản xạ gân xương thường tăng lên Yếu cơ tứ chi, đặc biệt là các cơ ở gốc chi, bệnh nhân đi lại nhanh mỏi, bước lên bậc thang khó khăn Bướu giáp: Đây là dấu hiệu gặp ở khoảng 80% các bệnh nhân Basedow, bướu lan tỏa, mật độ mềm hoặc chắc, di động khi nuốt. Bệnh mắt nội tiết: Gặp ở khoảng 40-60% các bệnh nhân Basedow, thương tổn thường xuất hiện ở cả 2 mắt nhưng có 10% trường hợp vẫn chỉ bị 1 bên. Dấu hiệu điển hình ở mắt là: mi mắt nhắm không kín, hở khe mi mắt, lồi mắt hoặc nhìn đôi do liệt cơ vận nhãn Bệnh da do Basedow: Khá hiếm gặp chỉ ở 2-3% bệnh nhân Basedow, biểu hiện lâm sàng có thể gặp như phù niêm trước xương chày, tổn thương xương, dấu hiệu móng tay ngắn lại, giường móng tay dài ra
Vì bệnh Basedow là bệnh nội tiết liên quan đến sự nhạy cảm của tế bào lympho T với các kháng nguyên nằm trong tuyến giáp nên bệnh Basedow không lây.
Một số yếu tố được cho là có thể khởi động đáp ứng miễn dịch khiến người mang yếu tố này sẽ là đối tượng nguy cơ của bệnh Basedow như là: Mang thai, đặc biệt là giai đoạn sau sinh Ăn quá nhiều iod Điều trị Lithium có thể làm thay đổi đáp ứng miễn dịch Nhiễm khuẩn hoặc virus Ngừng điều trị corticoid Các nguyên nhân gây stress
Bệnh Basedow là bệnh lý liên quan trực tiếp tới rối loạn tự miễn chưa rõ nguyên nhân, vì vậy người bệnh đã bị Basedow cần có một số biện pháp để làm giảm nguy cơ tái phát của bệnh: Quan trọng nhất vẫn là người bệnh cần nâng cao sức khỏe và thể trạng, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng và điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể Người bệnh cần giữ tinh thần thoải mái và suy nghĩ tích cực, tránh căng thẳng mệt mỏi Không hút thuốc lá, tránh hít phải khói thuốc lá Đeo kính bảo vệ mắt khỏi bụi, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý hàng ngày Không sờ nắn nhiều lên vùng cổ, hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều iod Điều trị bệnh dứt điểm trước khi mang thai vì thai sản là yếu tố nguy cơ làm bệnh nặng thêm uân thủ điều trị và tái khám thường xuyên theo lịch hẹn
Để chẩn đoán xác định bệnh Basedow cần phải dựa vào cả lâm sàng và xét nghiệm cần thiết: Về lâm sàng: Bệnh nhân có hội chứng nhiễm độc giáp kèm ít nhất 1 trong 3 triệu chứng: bướu mạch, lồ mắt và phù niêm trước xương chày Xét nghiệm cần thiết: FT4 tăng và TSH giảm, một số bệnh nhân ở giai đoạn sớm chỉ có FT3 tăng Nồng độ kháng thể TSH-RAb tăng Xạ hình tuyến giáp cho hình ảnh tuyến giáp tăng bắt giữ Iod phóng xạ hoặc Technitium Bên cạnh đó để việc chẩn đoán chính xác và hiệu quả thì xạ hình tuyến giáp đang dần trở thành một phương pháp quan trọng. Hiện Vinmec đang sử dụng hệ thống SPECT/CT Discovery NM/CT 670 Pro với CT 16 dãy hiện đại của hãng thiết bị y tế hàng đầu thế giới GE Healthcare (Mỹ) thì chất lượng của xạ hình tuyến giáp sẽ cho ra hình ảnh chất lượng cao giúp chẩn đoán sớm bệnh lý cần khảo sát, trong đó có basedow, bướu cổ.
Trên thế giới hiện nay, bệnh Basedow điều trị chủ yếu bằng 3 phương pháp chính: nội khoa, xạ trị và phẫu thuật cắt gần toàn bộ tuyến giáp. Đối với điều trị nội khoa: Đây là biện pháp được ưu tiên hàng đầu, được chỉ định khi bệnh mới phát hiện, tuyến giáp to vừa, không có nhân Basedow, chưa có biến chứng và bệnh nhân có điều kiện để điều trị lâu dài theo dõi bệnh Có 3 loại thuốc kháng giáp được sử dụng chủ yếu đó là: Methimazole, carbimazole và PTU. Trong đó PTU được khuyến cáo không sử dụng trong điều trị ban đầu cho bệnh nhân Basedow Tỷ lệ lui bệnh hoàn toàn với phương pháp này là 60-70% sau 12-18 tháng điều trị Đối với điều trị bằng xạ trị: Phương pháp được lựa chọn là phóng xạ trị Iod 131 với mục đích làm cho bướu tuyến giáp nhỏ lại và đưa chức năng tuyến giáp từ cường năng về bình thường Phương pháp này chống chỉ định với trẻ em và phụ nữ có thai hoặc cho con bú vì gây suy giáp ở trẻ sơ sinh, bệnh nhân có tình trạng nhiễm độc nặng hoặc bướu quá lớn chèn ép gây nuốt nghẹn hay sặc, khó thở thì ưu tiên phương pháp phẫu thuật hơn Đối với điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật chỉ được chỉ định khi bệnh đã được điều trị bằng thuốc ít nhất 4-6 tháng mà không duy trì được bình giáp khi ngưng thuốc, bướu giáp to gây mất thẩm mỹ hoặc có biến chứng khó thở Nguyên tắc là cắt bỏ gần toàn bộ tuyến giáp chỉ để lại một phần nhỏ 3-6 gram để duy trì chức năng tạo hormon bình thường Biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật: khàn tiếng, hạ calci máu, nhiễm trùng vết mổ… Tuy nhiên với sự tiến bộ của nền y học hiện nay thì tỷ lệ biến chứng chỉ rơi vào khoảng 1%. Xem thêm: Bệnh bướu cổ, basedow có nguy hiểm không? Xạ hình tuyến giáp đánh giá bướu cổ, phát hiện ung thư tuyến giáp giai đoạn sớm Bệnh cường giáp có nguy hiểm không?
Bướu cổ
Bướu cổ là gì? Bướu cổ hay còn gọi là bướu giáp là một bệnh lý phổ biến của tuyến giáp có biểu hiện rất điển hình là có khối lồi lên ở vùng cổ do sự tăng lên về kích thước của tuyến giáp. Bướu cổ được chia làm ba nhóm là: bướu cổ lành tính, ung thư và rối lọan chức năng nội tiết tuyến giáp. Trong đó bướu cổ lành tính là hay gặp nhất chiếm 80% các trường hợp. Bướu cổ lành tính là các trường hợp tuyến giáp tăng lên về kích thước mà không gây ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp. Do đó các trường hợp bướu cổ lành tính hầu như không phải can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên khi bướu quá lớn  gây nuốt vướng nuốt khó, khó thở và lồi ra phía trước gây mất thẩm mỹ thì có thể phẫu thuật cắt bướu.
Nguyên nhân bướu cổ được chia làm ba nhóm chính, đó là: Cơ thể thiếu iod, có thể do cung cấp thiếu hoặc do nhu cầu iod của cơ thể tăng cao. Do dùng thuốc và đồ ăn: các thuốc chứa muối lithi được sử dụng trong chuyên khoa tâm thần, thuốc điều trị hen, thuốc thấp khớp… Một số đồ ăn như măng, rau cải, nguồn nước có độ cứng cao đều có ảnh hưởng đến sự tổng hợp hooc-môn  tuyến giáp và gây bướu cổ. Một số rối loạn hoạt động tuyến giáp bẩm sinh có tính chất gia đình.
Tùy từng loại bướu khác nhau mà triệu chứng bướu cổ có thể chỉ có các dấu hiệu tại chỗ hoặc có các biểu hiện tại chỗ kèm theo các dấu hiệu toàn thân khác. Dấu hiệu toàn thân có thể có trong bệnh bướu cổ: Mệt mỏi, căng thẳng, giảm trí nhớ, khô da, thường xuyên bị lạnh Cảm giác hồi hộp đánh trống ngực, hay đổ mồ hôi, gầy sút cân Lồi mắt Thay đổi giọng nói, thường gặp là khàn giọng. Có khối ở cổ, dấu hiệu tại chỗ phụ thuộc vào kích thước của bướu. Khi bướu nhỏ hầu như người bệnh không có cảm nhận gì, khi bướu lớn gây chèn ép các thành phần gần tuyến giáp như khí quản, thực quản, các dây thần kinh thì có thể có các biểu hiện sau: Cảm giác cổ họng luôn bị vướng hoặc đau cổ họng. Nuốt khó, nuốt đau. Khó thở, thường gặp ở tư thế nằm. Hay ho và nghẹn. Thở dốc.
no_information
Những người không thường xuyên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều iod đặc biệt hay gặp ở các khu vực miền núi. Các đối tượng có nhu cầu các hormone tuyến giáp cao như: trẻ em đang độ tuổi dậy thì, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú… Mắc các bệnh mạn tính như viêm đại tràng, tiêu chảy kéo dài, suy thận mạn.. ảnh hưởng đến sự hấp thu và đào thải iod. Có tiền sử mắc các bệnh lý về tuyến giáp như: nhiễm trùng, u tuyến giáp, rối loạn tuyến giáp tự miễn. Gia đình có người mắc bướu cổ hoặc có các bệnh lý về tuyến giáp. Sau điều trị các bệnh lý tâm thần
Các biện pháp phòng bệnh đưa ra nhằm hạn chế các trường hợp bướu cổ lành tính và phát hiện sớm các loại bướu cổ khác để nâng cao kết quả điều trị. Bao gồm các phương pháp sau Đảm bảo cung cấp đầy đủ iot cho cơ thể bằng cách ăn các thức ăn giàu iod như: cá biển, mắm tôm, nước mắm. Sử dụng muối iod là cách đơn giản dễ thực hiện để làm giảm nguy cơ thiếu iod. Đối với các đối tượng mắc các bệnh lý tuyến giáp, sau điều trị các bệnh lý tâm thần, mắc các bệnh tiêu hóa và bệnh thận mạn tính có nguy cơ cao mắc bệnh bướu cổ cần được khám định kỳ để phát hiện sớm bệnh. Khi có các dấu hiệu biểu hiện của bệnh cần đến ngay các cở sở y tế gần nhất để được điều trị.
Bướu cổ được xác định trên lâm sàng qua thăm khám thấy khối lồi ở cổ tương ứng với vị trí tuyến giáp. Các xét nghiệm để phục vụ chẩn đoán bướu cổ có thể thực hiện như: Xét nghiệm máu: phát hiện sự thay đổi hooc-môn tuyến giáp. Siêu âm tuyến giáp: xác định được sự thay đổi về hình dạng và cấu trúc tuyến giáp. Xét nghiệm giải phẫu bệnh: lấy mẫu từ tuyến giáp qua chọc hút kim bằng kim nhỏ hoặc sinh thiết tuyến giáp để xác định bướu lành tính hay ung thư. Xạ hình tuyến giáp: là một xét nghiệm mới, hiện đại với hình ảnh chất lượng cho phép đánh giá hình ảnh chức năng của bướu cổ một cách toàn diện đồng thời giúp phát hiện ung thư tuyến giáp ở giai đoạn sớm. Đây là là một xét nghiệm không xâm lấn hoàn toàn không đau, không tác động vào tuyến giáp của người bệnh. Phương pháp xạ hình tuyến giáp đã và đang được thực hiện tại một số bệnh viện lớn tại Việt nam đặc biệt là tại bệnh viện Vinmec đã được áp dụng đạt được hiệu quả cao.
Cách chữa bệnh bướu cổ như thế nào? Với các trường hợp cần phải điều trị, tùy thuộc vào phân loại và mức độ bệnh, bướu cổ sẽ điều trị bằng một trong ba cách sau: điều trị nội khoa bằng thuốc uống, xạ trị và phẫu thuật, cụ thể: Điều trị nội khoa sử dụng các thuốc là hormone nhằm đưa lượng hormone tuyến giáp về mức độ bình thường hoặc điều trị các nhiễm trùng tại tuyến giáp. Điều trị nội khoa có thể được áp dụng đơn độc để điều trị các loại bướu cổ có rối loạn chức năng tuyến giáp hoặc được áp dụng sau khi thực hiện phẫu thuật và xạ trị tuyến giáp. Điều trị thuốc phải tuân thủ, đúng chỉ định đều đặn hàng ngày và được kiểm tra định lượng hormone qua các lần kiểm tra định kì. Xạ trị là phương pháp sử dụng iod phóng xạ có tác dụng làm giảm kích thước của tuyến giáp. Phẫu thuật tùy từng trường hợp sẽ thực hiện cắt bỏ một phần hay toàn bộ tuyến giáp. Xem thêm: Bệnh bướu cổ, basedow có nguy hiểm không? Bướu cổ có mấy loại? Bướu cổ: Khi nào cần mổ?
Bóng đè
Bóng đè, ma đè, hay là chứng liệt do ngủ (sleep paralysis) xảy ra ngay trước khi ngủ hay ngay khi thức giấc, người bệnh cảm thấy bị liệt toàn thân, tỉnh táo mà không thể cử động được chân tay, giống như mình bị ma quỷ đè vậy. Có thể nghe hoặc nhìn thấy ảo giác ghê sợ. Trừ khi bệnh nặng, nói chung đây được xem không là bệnh lý cần điều trị, chỉ cần giảm bớt stress và tạo giấc ngủ đủ giấc. Bóng đè không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó có thể gây lo lắng. Bên cạnh đó, hiện tượng này có thể xảy ra cùng với các rối loạn giấc ngủ khác, chẳng hạn như chứng ngủ rũ (narcolepsy). Bóng đè có thể bắt đầu trong thời niên thiếu và có thể trở nên thường xuyên trong những năm 20 và 30 tuổi. Vậy nguyên nhân bóng đè là gì và bóng đè có nguy hiểm không?
Trong khi ngủ, cơ thể thư giãn và các cơ bắp không di chuyển, điều này ngăn người ngủ tự làm mình bị thương khi họ có những hành động bất thường trong khi ngủ có giấc mơ. Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy bóng đè thường xảy ra khi hormon trong cơ thể được tiết ra để ngăn cản giấc mơ tiếp tục. Tuy nhiên, lúc đó,  ý thức của con người đã hoàn toàn tỉnh táo, nhưng lại có cảm giác tê liệt và bị bóng đè. Muốn hiểu về nguyên nhân gây bóng đè, chúng ta cần biết: điều gì đã xảy ra trong khi ta đang ngủ. Nghiên cứu cho biết: giấc ngủ diễn ra theo chu kỳ, mỗi chu kỳ được chia làm 2 pha: pha ngủ nhanh (hay pha cử động mắt nhanh) và pha ngủ chậm. Bóng đè khi ngủ liên quan đến sự gián đoạn hoặc phân mảnh giấc ngủ mắt chuyển động nhanh (giấc ngủ REM). Cơ thể xen kẽ giữa pha cử động mắt nhanh và pha ngủ chậm (non-rapid eye movement - NREM). Một chu kỳ REM-NREM kéo dài khoảng 90 phút và phần lớn thời gian dành cho việc ngủ là ở NREM. Trong thời gian NREM, cơ thể thư giãn. Trong thời gian REM, mắt di chuyển nhanh, nhưng cơ thể được thư giãn. Giấc mơ xảy ra vào thời điểm này. Hiện tượng bóng đè xảy ra khi sự bất động cơ thể trong pha ngủ nhanh vẫn tiếp tục duy trì, trong khi não bộ đã “thức giấc” rồi. Các khu vực của bộ não phát hiện các mối đe dọa đang ở trạng thái cao và quá nhạy cảm.
Các dấu hiệu và triệu chứng của bóng đè bao gồm: Hiện tượng bóng đè có thể xuất hiện chỉ 1 lần hoặc thường xuyên, thậm chí nhiều lần trong 1 đêm. Bóng đè thường xuất hiện khi bạn sắp thức giấc hoặc  xuất hiện ngay khi bạn vừa mới ngủ. Không có khả năng di chuyển cơ thể khi ngủ hoặc khi thức dậy, kéo dài trong vài giây hoặc vài phút Tỉnh táo Không thể nói trong khi bị bóng đè Có ảo giác và cảm giác sợ hãi Cảm thấy áp lực lên ngực Khó thở Cảm giác như cái chết đang đến gần Đổ mồ hôi Đau đầu, đau cơ và hoang tưởng Sau khi trải qua một lần bị bóng đè, bạn có thể cảm giác rất buồn và lo lắng.
Hiện tượng bóng đè không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó, không có khả năng lây truyền từ người có hiện tượng bóng đè sang người khỏe mạnh.
Các yếu tố có liên quan đến hiện tượng bóng đè bao gồm: Chứng ngủ rũ Kiểu ngủ không đều, ví dụ, do hiện tượng jet lag đặc biệt hay xảy ra đối với các chuyến bay xuyên qua nhiều vĩ tuyến hoặc làm việc theo ca Nằm sấp khi ngủ Tiền sử gia đình bị bóng đè khi ngủ Bóng đè khi ngủ có thể là triệu chứng của các vấn đề y tế như trầm cảm, đau nửa đầu, ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, tăng huyết áp và rối loạn lo âu. Lứa tuổi thanh thiếu niên và người trẻ Người bị thiếu ngủ Người ngủ không theo một thời gian biểu hợp lý, ngủ không theo một giờ giấc nhất định, những người làm việc theo ca thường dễ bị bóng đè Người bị mắc chứng ngủ rũ do loại rối loạn giấc ngủ khiến cho người bệnh thường ngủ gật vào những thời điểm không phù hợp ban ngày
Để cải thiện tình hình và phòng tránh hiện tượng bóng đè, người dân cần thực hiện các biện pháp như sau: Hàng ngày ngủ đủ giấc từ 7 - 8 giờ đối với người trưởng thành. Thực hiện thời gian biểu sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, nên đi ngủ vào một giờ nhất định vào buổi tối và thức dậy đúng giờ vào buổi sáng Cải thiện môi trường ngủ: nên tạo ra một không gian ngủ yên tĩnh và thoải mái nhất. Mặc đồ ngủ thoải mái, bỏ hẳn nịt ngực và áo lót quá chật. Nếu sử dụng máy điều hòa nhiệt độ thì chỉnh nhiệt độ phòng khi ngủ khoảng 26-28 độ C. Giường ngủ cần sạch sẽ, êm ái, thoải mái. Tập thể dục thường xuyên hàng ngày để giúp ăn ngon, ngủ yên nhưng lưu ý là không tập trước khi đi ngủ. Giảm uống trà, cà phê và những chất có chứa caffein trước khi ngủ tối từ 3-5 giờ. Không nên ăn quá no hay uống rượu bia trước khi ngủ. Bỏ thuốc lá, thuốc lào vì chất nicotin trong thuốc có thể kích thích làm khó ngủ và hay mộng mị. Nên ngủ trưa từ 15 - 30 phút mỗi ngày giúp ổn định thần kinh và tốt cho sức khỏe.      Quản lý các triệu chứng trầm cảm hoặc rối loạn lo âu Không ngủ sấp
Khi chỉ bị bóng đè 1 lần, tuy người bệnh có tâm trạng sợ hãi nhưng thực ra không ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo thời gian, người bệnh sẽ quên dần và cũng không thấy bị bóng đè nữa, như thế thì không cần điều trị. Nhưng nếu bóng đè vẫn tiếp tục tái xuất hiện và gây ra nhiều phiền phức cho người bệnh khi đó, người bệnh nên đi khám bác sĩ. Bóng đè thường không được coi là chẩn đoán y khoa, chăm sóc y tế có thể giúp đỡ khi: Bóng đè xảy ra thường xuyên khi ngủ Người bệnh lo lắng về việc đi ngủ hoặc khó ngủ Đột ngột buồn ngủ hoặc cảm thấy buồn ngủ bất thường trong ngày Đột nhiên ngủ vào ban ngày có thể là một dấu hiệu của chứng ngủ rũ, một rối loạn não hiếm gặp khiến người bệnh ngủ hoặc mất kiểm soát cơ bắp vào những thời điểm bất ngờ hoặc không phù hợp. Nếu có căng thẳng hoặc lo lắng, giải quyết những điều này có thể giúp làm giảm các triệu chứng của bóng đè.
Nhưng nếu bóng đè vẫn tiếp tục tái xuất hiện và gây ra nhiều phiền phức, bác sĩ có thể kê đơn thuốc an thần trong thời gian ngắn, chẳng hạn thuốc chống trầm cảm ba vòng. Thuốc chống trầm cảm tác động lên thần kinh cũng được dùng điều trị bệnh bóng đè có hiệu quả. Thuốc có tác dụng  làm giảm bớt số lần và độ sâu của pha ngủ nhanh nên có thể ngăn chặn sự bất động khi bạn thức dậy hoặc khi bạn vừa chìm vào giấc ngủ, giúp giảm những ảo giác. Thời gian điều trị có thể từ 1 - 2 tháng để xem thuốc có thể giúp cải thiện tình hình hay không.   Xem thêm: Điều trị chứng ngủ rũ Hội chứng ngưng thở khi ngủ: 'Sát thủ thầm lặng' Gói sàng lọc hội chứng ngừng thở khi ngủ
README.md exists but content is empty.
Downloads last month
35