Search is not available for this dataset
text
stringlengths 6
577k
| source
stringclasses 2
values |
---|---|
Đài Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản
Đài Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản (Victims of Communism Memorial) được xây dựng trong một khuôn viên tại Washington, D.C., ở giao điểm của Đại lộ Massachusetts và Đại lộ New Jersey và Đường G, N.W, cách Ga Liên hiệp (Union Station) hai dãy phố và trong tầm nhìn của Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ, về hướng Tây. Theo Quỹ Đài Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản thì mục đích của tượng đài lớn đó là "để lịch sử về sự tàn bạo của cộng sản sẽ được dạy cho các thế hệ tương lai", và được ghi nhận là "để tưởng nhớ hơn 100 triệu nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản". Đài Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản được Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush khánh thành vào ngày 12 tháng 6 năm 2007, kỷ niệm 20 năm ngày Tổng thống Ronald Reagan đọc bài diễn văn nổi tiếng "Hãy phá đổ bức tường này" trước Bức tường Berlin. Một dự luật (gọi tắt là H.R. 3.000) cho phép dựng đài tưởng niệm được bảo trợ bởi hai Dân biểu Hoa Kỳ Dana Rohrabacher và Tom Lantos, và hai Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Claiborne Pell và Jesse Helms, được nhất trí thông qua vào ngày 17 tháng 12 năm 1993 và được Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton ký thành luật theo bộ Luật công chúng 103-199 Chương 905 (Public Law 103-199) của Hoa Kỳ. Vì chậm trễ trong việc thiết lập tượng đài, giấy phép sau đó được gia hạn theo Chương 326 của bộ Luật công chúng 105-277 được chấp thuận ngày 21 tháng 10 năm 1998 cho đến hết ngày 17 tháng 12 năm 2007. Ủy ban Vận động Xây dựng Đài Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản có nhiệm vụ gây quỹ và điều hành các giai đoạn đầu hoạch định cho tượng đài. Tháng 11 năm 2005, Ủy ban Kế hoạch Thủ đô Quốc gia chấp thuận mẫu thiết kế cho tượng đài là một bản sao bức tượng "Nữ thần Dân chủ" bằng đồng cao 3 mét với hình người phụ nữ cầm ngọn đuốc tự do - hình ảnh mà các sinh viên Trung Quốc đã dựng lên trong cuộc biểu tình ở Thiên An Môn năm 1989. Đài tưởng niệm gây ra lời chỉ trích từ Đại sứ quán Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vì bức tượng gợi nhớ lại các cuộc biểu tình đòi dân chủ đã bị đàn áp bằng xe tăng và súng đạn tại Quảng trường Thiên An Môn. Đại sứ quán gọi việc xây dựng tượng đài này như "một mưu toan phỉ báng Trung Hoa". Mẫu thiết kế đài tưởng niệm và bức tượng là công trình của điêu khắc gia Thomas Marsh. Tượng được đặt trên một bệ đá, mặt trước có khắc câu: To the more than one hundred million victims of Communism and those who love liberty (Để tưởng nhớ hơn 100 triệu nạn nhân của chủ nghĩa Cộng sản và những người yêu chuộng tự do); và mặt sau: To the freedom and independence of all captive nations and peoples (Cho tự do và độc lập của những quốc gia và dân tộc bị giam cầm). Công trình tưởng niệm này do quỹ Victims of Communism Memorial Foundation (VOCMF) xây dựng. Đây là một tổ chức bất vụ lợi được thành lập theo bộ Luật công chúng 103-199 vào năm 1994, nhằm mục đích tưởng niệm hơn một trăm triệu nạn nhân của chế độ cộng sản trên thế giới. Chủ tịch của VOCMF là ông Lee Edwards, Chủ tịch danh dự là Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush. Ngân khoản cho công trình xây cất này là 825.000 đô la Mỹ, được đóng góp bởi nhiều cá nhân, tổ chức, đoàn thể chính trị cùng nhiều quốc gia từng là nạn nhân của chế độ cộng sản như Ba Lan, Hungary, Cộng hòa Séc, Slovakia, Bulgaria, Estonia, Gruzia, Cuba, Đài Loan... Tổng cộng số tiền đóng góp do "cộng đồng người Việt gây quỹ cho VOCMF" thu được là 100.000 đô la Mỹ[cần dẫn nguồn] Lễ đặt viên đá đầu tiên xây đài tưởng niệm này vào ngày 27 tháng 9 năm 2006. Vào ngày 12 tháng 6 năm 2007, đài tưởng niệm được chính thức khánh thành, có Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush tham dự. Trong số hàng trăm khách mời thuộc các quốc gia từng và đang theo chính thể cộng sản, có nhiều người được cho là nạn nhân trực tiếp của những chính thể theo chủ nghĩa cộng sản, như nhà thơ người Việt Nguyễn Chí Thiện, tù nhân chính trị Trung Hoa Harry Wu, nhà báo chống cộng Litva Nijolė Sadūnaitė và nhiều người khác. Trong buổi lễ khánh thành, Tổng thống Bush đã nêu ẩn danh của những người từng là nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản: Ông Bush cũng nói: "Thủ đô Hoa Kỳ chưa từng có đài tưởng niệm nào cho nạn nhân của chế độ cộng sản" và "Trước sự hiện diện của những người, nam cũng như nữ, đã đấu tranh cưỡng lại cái ác và tiếp tay đưa đến sự sụp đổ của đế quốc cộng sản, tôi hãnh diện nhận lấy Đài Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản, thay mặt cho nhân dân Hoa Kỳ". Ngày tưởng niệm các nạn nhân của đàn áp chính trị Gulag (cơ quan quản trị lao động khổ sai ở Nga) Đại thanh trừng Holodomor (Nạn đói tại Ukraina 1932-1933) Cuộc thảm sát ở Katyn Ủy ban Đặc biệt toàn Nga Cách mạng Văn hóa Kẻ thù của nhân dân Trại học tập cải tạo Sách đen về Chủ nghĩa Cộng sản (The Black Book of Communism) Quần đảo Gulag (Gulag Archipelago) Đại kinh hoàng (Great Terror) Bóng tối giữa trưa (Darkness at Noon) Một ngày trong đời sống của Ivan Denisovich (One Day in the Life of Ivan Denisovich) Nghị quyết 1481 của Hội đồng châu Âu Về sùng bái cá nhân và những hậu quả của nó ^ Victims of Communism Memorial Foundation - About the Foundation, Quỹ Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản (tiếng Anh). ^ Victims of Communism Foundation - Memorial Dedicated June 12, Lễ khánh thành đài tưởng niệm 12/6/2007 (tiếng Anh). ^ "Tổng thống George W. Bush dự lễ khánh thành Đài Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản", Văn phòng Bộ trưởng Thông tin, Tòa Bạch Ốc, ngày 12 tháng 6 năm 2007 (tiếng Anh). ^ Leora Falk (12 tháng 6 năm 2007). “Đài tưởng niệm mới của Đặc khu Columbia tưởng niệm các nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản”. Chicago Tribune.[liên kết hỏng] (tiếng Anh). ^ 12 tháng 6 năm 2007-voa39.cfm ^ Washington - Survivors of communism from Belarus, Vietnam and dozens of other countries gathered Tuesday near the US Capitol building to dedicate the city's first-ever memorial to the victims of communism Lưu trữ 2007-06-16 tại Wayback Machine Những nạn nhân còn sống sót dưới chủ nghĩa cộng sản từ Belarus, Việt Nam và nhiều nước khác đã tụ hợp hôm thứ ba gần Nhà Quốc hội Hoa Kỳ để khánh thành đài tưởng niệm... (tiếng Anh). ^ 14 tháng 6 năm 2007-voa14.cfm Quin Hillyer, "The Victims of Communism Memorial" Lưu trữ 2007-07-13 tại Wayback Machine, The American Spectator, June 8, 2007 Philip Kennicott, "The Meaning of a Marker For 100 Million Victims", The Washington Post, June 13, 2007 | wikipedia |
Toluen
Toluen, hay còn gọi là methylbenzen hay phenylmethan, là một chất lỏng trong suốt, không hòa tan trong nước. Toluen là một Hydrocacbon thơm được sử dụng làm dung môi rộng rãi trong công nghiệp. Tên toluen bắt nguồn từ tên toluol, viết tắt "TOL." - nhựa cây balsam ở vùng Nam Mỹ. Tên do Jöns Jakob Berzelius đặt. Là một hydrocacbon thơm, toluen có khả năng tham gia phản ứng thế ái điện tử. Nhờ có nhóm methyl mà độ hoạt động hóa học của toluen trong phản ứng này lớn gấp 25 lần so với benzen. Vì vòng thơm khá bền nên cần áp suất cao khi tiến hành phản ứng hydro hóa toluen thành methylcyclohexan. C 6 H 6 + CH 3 OH ⟶ C 6 H 5 CH 3 + H 2 O {\displaystyle {\ce {C6H6 + CH3OH -> C6H5CH3 + H2O}}} Phản ứng này đòi hỏi phải có axit sulfuric đậm đặc làm chất xúc tác và nhiệt độ cao. Methanol thường được sản xuất thông qua khí tổng hợp: CO + 2 H 2 ⟶ CH 3 OH {\displaystyle {\ce {CO + 2H2 -> CH3OH}}} Khí tổng hợp thường được sản xuất thông qua quy trình khí hoá (than nâu,... cho đến rác thải hàng ngày) Toluen có thể tinh chế bằng cách sử dụng các hợp chất như CaCl2, CaH2, CaSO4, P2O5 hay natri để tách nước. Ngoài ra, kỹ thuật chưng cất chân không cũng được sử dụng phổ biến. Trong kỹ thuật này, người ta thường sử dụng benzophenon và natri để tách không khí và hơi ẩm trong toluen, Toluen chủ yếu được dùng làm dung môi hòa tan nhiều loại vật liệu như sơn, các loại nhựa tạo màng cho sơn, mực in, chất hóa học, cao su, mực in, chất kết dính,... Trong ngành hóa sinh, người ta dùng toluen để tách hemoglobin từ tế bào hồng cầu. Toluen còn nổi tiếng vì từ nó có thể điều chế TNT: C 7 H 8 + 3 HNO 3 ⟶ C 6 H 2 CH 3 ( NO 2 ) 3 + 3 H 2 O {\displaystyle {\ce {C7H8 + 3HNO3 -> C6H2CH3(NO2)3 + 3H2O}}} Do có chỉ số octan khá cao nên toluen thường được sử dụng để tăng chỉ số octan của xăng. Nếu tiếp xúc với toluen trong thời gian đủ dài, có thể bị bệnh ung thư. ^ Nomenclature of Organic Chemistry: IUPAC Recommendations and Preferred Names 2013 (Blue Book). Cambridge: The Royal Society of Chemistry. 2014. tr. 139. doi:10.1039/9781849733069-00130. ISBN 978-0-85404-182-4. Toluene and xylene are preferred IUPAC names, but are not freely substitutable; toluene is substitutable under certain conditions, but only for general nomenclature (see P-15.1.8 for a general substitution rules for retained names). ^ a b c d e Thông tin từ [1] trong GESTIS-Stoffdatenbank của IFA ^ a b c d e f “NIOSH Pocket Guide to Chemical Hazards #0619”. Viện An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Quốc gia Hoa Kỳ (NIOSH). ^ “toluene_msds”. ^ “NFPA Chemicals”. New Environment, Inc. Tính tan của Toluen Lưu trữ 2007-09-28 tại Wayback Machine Cổng thông tin Hóa học | wikipedia |
Sinh vật hoang dã ở Afghanistan
Afghanistan từ lâu đã được biết đến với sự phong phú và đa dạng của nó về sinh vật hoang dã, như được ghi lại trong (tiếng Ba Tư: بابر نامہ, "Hồi ký của Babur") của Baburnama. Nhiều động vật có vú lớn trong nước được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phân loại là bị đe doạ toàn cầu. Chúng bao gồm báo tuyết, cừu Marco Polo, hươu xạ Siberia, Sơn dương núi Pakistan, Cừu núi Trung Á và gấu ngựa. Các loài thú khác là Dê núi Alps, sói xám, và gấu nâu, Linh cẩu vằn và rất nhiều loài chim ăn thịt. Phần lớn cừu Marco Polo và Dê núi Alps đang bị săn trộm để lấy thịt, trong khi đó sói, báo tuyết và gấu đang bị giết để phòng ngừa thiệt hại. Tuy nhiên, các loại lông này đang được bán cho các nhân viên cứu trợ và quân lính nước ngoài làm quà lưu niệm ở thị trường địa phương. Một con báo đã được ghi nhận bởi một cái bẫy camera ở Bamyan vào năm 2011. Cuộc xung đột kéo dài trong cả nước đã ảnh hưởng xấu đến cả loài ăn thịt và các con mồi, để con số trong nước được coi là nhỏ và bị đe dọa nghiêm trọng. Từ năm 2004 đến năm 2007, tổng cộng có 85 da báo đã được chào hàng trên các chợ ở Kabul . Không có các ghi nhận đương đại đối với bất kỳ loài mèo nhỏ hơn có mặt ở trong nước, tất cả chúng đều bị đe dọa vào những năm 1970 do sự săn bắt bừa bãi, sự cạn kiệt mồi và môi trường sống bị tàn phá. Đối với đa số người dân Afghanistan, tài nguyên thiên nhiên là nguồn sinh kế của họ và là nền tảng cho sự tồn tại của họ. "Hầu như toàn bộ diện tích mặt đất của Afghanistan đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ - cho dù là đối với nông nghiệp địa phương hoặc, trên cơ sở rộng hơn, cho chăn nuôi gia súc, thu hái và săn bắn", ông Pekka Haavisto, Chủ tịch Nhóm Đặc nhiệm Afghanistan của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) và cựu Bộ trưởng Môi trường Phần Lan. Năm 2003, Báo cáo Đánh giá Môi trường Sau xung đột cho thấy chiến tranh ở đất nước đã làm suy thoái môi trường như thế nào. Báo cáo một phần cũng tập trung vào việc giảm đáng kể động vật hoang dã do săn trộm, và vạch ra cách để đáp ứng những mối đe dọa này. Với năm triệu người nước ngoài trở về từ năm 2002 đến năm 2014, áp lực lên nguồn tài nguyên thiên nhiên của Afghanistan sẽ tăng lên hơn nữa. Báo cáo của UNEP cho thấy rõ ràng rằng khôi phục lại môi trường thiên nhiên phải đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực tái thiết Afghanistan. Báo săn châu Á được coi là không còn có ở Afghanistan từ những năm 1950. Hổ Ba Tư đã từng xuất hiện dọc theo thượng lưu sông Hari Rud gần Herat đến những khu rừng ở hạ lưu sông cho đến những năm đầu của thập kỷ 70. Không chắc chắn là sự hiện diện lịch sử của sư tử châu Á trong nước, vì các ghi chú địa phương không được biết đến. Nó được cho là có mặt ở phía tây nam và nam Afghanistan. Tháng 3 năm 2017, các lính biên phòng đã bắt và tịch thu sáu con sư tử trắng gần Kandahar ở biên giới tới Pakistan. Nguồn gốc của sư tử lúc đầu không rõ ràng , nhưng Tư lệnh Cảnh sát Biên phòng Ne'mullah Haidari nói rằng chúng đến từ Phi Châu. Vào tháng 4 năm 2017, bốn chú sư tử được đưa tới vườn thú ở Kabul. Hai sư tử kia vẫn còn ở tỉnh Kandahar. Fanged deer spotted in Afghanistan, first sighting in 60 years Elusive snow leopards discovered in remote corner of Afghanistan ^ Butler, R. A. (2007). Adventures in conservation: protecting wildlife in Afghanistan: An interview with Dr. Alex Dehgan, Afghanistan Country Director for the Wildlife Conservation Society, mongabay.com; August 7, ^ Moheb, Z. and Bradfield, D. (2014). Status of the common leopard in Afghanistan. Cat News 61: 15–16. ^ Manati, A. R. (2009). The trade in Leopard and Snow Leopard skins in Afghanistan. TRAFFIC Bulletin 22 (2): 57–58. ^ a b Habibi, K. (2003). Mammals of Afghanistan. Coimbatore, India: Zoo Outreach Organisation, USFWS. ^ Geptner, V. G., Sludskij, A. A. (1992) [1972]. “Tiger”. Mlekopitajuščie Sovetskogo Soiuza. Moskva: Vysšaia Škola [Mammals of the Soviet Union. Volume II, Part 2. Carnivora (Hyaenas and Cats)]. Washington DC: Smithsonian Institution and the National Science Foundation. tr. 95–202.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) ^ Geptner, V. G., Sludskij, A. A. (1992) [1972]. “Lion”. Mlekopitajuščie Sovetskogo Soiuza. Moskva: Vysšaia Škola [Mammals of the Soviet Union. Volume II, Part 2. Carnivora (Hyaenas and Cats)]. Washington DC: Smithsonian Institution and the National Science Foundation. tr. 83–95.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) ^ Pajhwok 2017. Bid to smuggle 6 white lions to Pakistan frustrated Lưu trữ 2018-09-19 tại Wayback Machine. Pajwhwok Afghan News ^ Tolonews 2017. Border Police Seize Six Lions At Spin Boldak Crossing Tolonews | wikipedia |
Basile Mansur Asmar
Basile Mansur Asmar (1789 - 1852 hoặc 1859) là một Giám mục người Iraq của Giáo hội Công giáo Chaldeans, trực thuộc Giáo hội Công giáo Rôma. Ông nguyên là Giám mục chính tòa Giáo phận Gazireh hoặc Tổng giám mục chính tòa Tổng giáo phận Gazireh, nghi lễ Chaldeans. Trước đó, ông cũng đảm nhận vị trí Giám mục chính tòa Giáo phận Diarbekir hoặc Tổng giám mục Tổng giáo phận Diarbekir thuộc nghi lễ Chaldeans, có địa giới tại Thổ Nhĩ Kì và Giám mục chính tòa Giáo phận Amadiyah, nghi lễ Chaldeans, tại Iraq. Tổng Giám mục Basile Mansur Asmar sinh năm 1789 tại Telkef, thuộc Iraq. Sau quá trình tu học dài hạn tại các cơ sở chủng viện theo quy định của Giáo luật, năm 1819, Phó tế Asmar khi 30 tuổi, tiến đến việc được truyền chức linh mục. Sau 5 năm thực hiện các công việc mục vụ trên cương vị là một linh mục, năm 1824, ông được chọn vào hàng ngũ các giám mục, với vị trí cụ thể là Giám mục chính tòa Giáo phận Amadiyah, nghi lễ Chaldeans. Lễ tấn phong cho vị giám mục tân cử được tổ chức sau đó vào ngày 21 tháng 4 cùng năm, với phần nghi thức tấn phong được cử hành cách trọng thể bới vị chủ phong là [Tổng] Giám mục Augustin Hindi từ (Tổng) Giáo phận Diarbekir (Amida), nghi lễ Chaldeans. Bốn năm sau ngày được tấn phong, tức 1829, Giám mục Basile Mansur Asmar được thuyên chuyển làm Tổng giám mục chính tòa Tổng giáo phận Diarbekir (Amida), nghi lễ Chaldeans. Tuy nhiên, có nguồn tin khác lại cho rằng chức vụ chỉ là Giám mục chính tòa và Diarbekir chỉ là một giáo phận. Mười bốn năm sau đó, năm 1852, [Tổng] giám mục Basile Mansur Asmar được thuyên chuyển đến nhiệm sở mới làm Tổng giám mục chính tòa Tổng giáo phận Gazireh (Gezira), nghi lễ Chaldeans. Tuy nhiên, lại cũng có nguồn tin khác cho rằng chức vụ chỉ là Giám mục chính tòa và Gazireh chỉ là một giáo phận. Ông làm [Tổng] giám mục Gazireh đến năm 1851 thì từ nhiệm. Ông có thể qua đời sau đó vào năm 1852, thọ 63 tuổi hoặc ngày 14 tháng 6 năm 1859, thọ 70 tuổi. ^ a b c d e Chaldean Diocese of Gazireh - Turkey ^ a b c d e f Archbishop Basile Mansur Asmar † - Deceased - Archbishop Emeritus of Gazireh (Gezira) - Chaldean), Turkey | wikipedia |
Khối lượng mol
Khối lượng mol là khối lượng một mol một nguyên tố hoặc hợp chất hóa học, ký hiệu là M. Khối lượng mol được tính từ nguyên tử khối các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn. Đơn vị của khối lượng mol trong hóa học theo quy định của IUPAC là g/mol, còn trong vật lý là kg/mol vì đơn vị SI cơ bản là kilôgram. Khối lượng mol được tính bằng thương của khối lượng chất với số mol chất: M = m n {\displaystyle M={m \over n}} M là khối lượng mol chất (bằng nguyên tử khối hay phân tử khối của chất đó) (g/mol). m là khối lượng của chất đó (g). n là số mol chất (mol). Mol Nguyên tố hóa học Phân tử Công thức hóa học Nguyên tử khối Tính khối lượng mol | wikipedia |
Ogawa Kiyoshi
Ogawa Kiyoshi (小川 清 (Tiểu Xuyên Thanh), 23 tháng 10 năm 1922 – † 11 tháng 5 năm 1945?) là một Thiếu uý Phi công Hải quân của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Anh là một phi công Thần Phong, trận chiến cuối cùng của Thiếu uý Ogawa xảy ra ngày 11 tháng 5 năm 1945, trong Trận Okinawa. Anh lái một máy bay chiến đấu Mitsubishi A6M Zero mang theo bom trong Chiến dịch Kikusui số 6, Ogawa khi đó 24 tuổi đã điều khiển máy bay bay qua những hỏa lực phòng không và tấn công hàng không mẫu hạm Bunker Hill (CV-17) của Hoa Kỳ. Anh thả một quả bom 250 kg xuống, sau đó đâm bổ xuống vị trí đài chỉ huy của hàng không mẫu hạm Mỹ. Quả bom xuyên thủng qua boong tàu và nổ tung, kho xăng dầu bắt lửa và cháy bùng lên, những máy bay của Hoa Kỳ đang được cung cấp thêm nhiên liệu và vũ khí nằm trên boong bùng nổ và gây một trận hỏa hoạn. Gần 400 thủy thủ Hoa Kỳ chết cùng với Thiếu uý Ogawa và chiếc tàu bị loại ra khỏi cuộc chiến. Kiyoshi Ogawa sinh năm 1922 tại Quận Gunma, ở trong vùng Kantō trên đảo Honshū, như một người con út trong gia đình Ogawa. Kiyoshi học tốt trong trường, và vào trường đại học Waseda tư, ở phía bắc Khu Shinjuku của Đông Kinh, gần Kagurazaka, 60 năm trước Trung tâm Vũ nữ Nhật của Đông Kinh. Từ năm 1902 Waseda được lưu tâm rộng rãi như một trong số hai trường đại học tư nổi tiếng nhất Nhật Bản. Thần phong Trung tâm lịch sử Hải quân Hoa Kì Lưu trữ 2012-10-14 tại Wayback Machine Bức thư cuối cùng Lưu trữ 2011-06-15 tại Wayback Machine | wikipedia |
Hãy phá đổ bức tường này
"Hãy phá đổ bức tường này" (Tear down this wall) là một câu nói nổi tiếng nhất của Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan, ở trong bài diễn văn mà ông đang đọc để thách thức nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Sergeyevich Gorbachyov hãy phá bỏ Bức tường Berlin. Trong bài diễn văn đọc tại Cổng Brandenburg cạnh Bức tường Berlin vào ngày 12 tháng 6 năm 1987, Reagan đã thách thức Gorbachyov (lúc đó là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên xô) hãy phá bỏ bức tường để biểu hiện sự ước muốn của Gorbachyov trong việc làm gia tăng sự tự do trong khối Xô Viết. Mặc dù bức tường này phải do chính quyền Đông Đức đứng ra nhận trách nhiệm phá đổ nó, nhưng chính phủ Hoa Kỳ vẫn xem Đông Đức là một chính phủ bù nhìn của Liên Xô và Liên Xô vẫn phải nhận trách nhiệm phá đổ bức tường. Bài diễn văn "hãy phá đổ bức tường này" của Reagan là do nhà văn Peter Robinson soạn thảo, mặc dù nó đã vấp phải nhiều sự phản đối từ cả Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Hội đồng An ninh Quốc gia. Phó Cố vấn An ninh Quốc gia và là Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ trong tương lai, Colin Powell là một trong những người trong chính phủ Hoa Kỳ công khai chỉ trích mạnh mẽ bài diễn văn này. Những câu nổi tiếng nhất trong bài diễn văn như sau: (Tổng Bí thư Gorbachev, nếu ngươi thực sự muốn hòa bình, nếu ngươi thực sự muốn đem lại sự thịnh vượng đến cho Liên Xô và cả khu vực Đông Âu này, nếu ngươi muốn giải phóng mọi thứ, vậy thì hãy đến cái cổng này. Mr. Gorbachev, hãy mở cánh cổng này ra. Mr. Gorbachev, hãy phá đổ bức tường này!) Vào ngày 18 tháng 10 năm 1989, nhà lãnh đạo Đông Đức Erich Honecker đã từ chức ngay giữa lúc nước này vẫn đang ngập tràn những cuộc biểu tình chống chính phủ, và vào ngày 9 tháng 11, các nhà lãnh đạo mới của Đông Đức đã ký các văn kiện chấp thuận cho người dân nước này đào tẩu sang Tây Đức, sự kiện này đánh dấu sự sụp đổ của Bức tường Berlin sau hơn 30 năm tồn tại. Có nhiều tranh cãi về mức độ ảnh hưởng của câu nói trên, nếu có thì cũng chỉ là do sự thách thức mang đến mà thôi. Có vài nguồn nói rằng sự sụp đổ của bức tường theo sau đó là bằng chứng rằng bài diễn văn là điểm bắt đầu cho sự thay đổi trong khi những nguồn khác thì cho rằng bài diễn văn của Reagan chỉ đơn giản đúng thời vận mà thôi. Tuy nhiên không ai nghi ngờ sự chống đối cương quyết của Reagan với giới lãnh đạo Xô Viết là một yếu tố chính trong việc lật đổ các chính thể cộng sản, xảy ra trong hai năm ngay sau khi ông rời khỏi Nhà Trắng. Bức tường Berlin Ich bin ein Berliner ^ “Washington Monthly Online July/tháng 8 năm 2000”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2007. ^ “The Eighties Club - The Inside Story of Reagan's Berlin Challenge”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2007. ^ “The History Net - Inside Story of Reagan's Berlin Challenge to "Tear Down This Wall!"”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2007. ^ Washington Times obituary of Reagan ^ Letters to the editor in reply to an LA Times article crediting Reagan with the fall of the Berlin wall. Peter Robinson, It's My Party: A Republican's Messy Love Affair with the GOP, 2000, hardcover, Warner Books, ISBN 0-446-52665-7 Full text and audio MP3 of the speech Media met its match - obituary crediting Reagan with getting rid of the Berlin Wall | wikipedia |
Tây An (định hướng)
Tây An có thể là: Xã Tây An, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định Xã cũ Tây An thuộc huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình; nay là một phần thị trấn Tiền Hải. Chùa Tây An, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang Thành phố Tây An, tỉnh lỵ tỉnh Thiểm Tây Quận Tây An thuộc thành phố Mẫu Đơn Giang, tỉnh Hắc Long Giang Quận Tây An thuộc thành phố Liêu Nguyên, tỉnh Cát Lâm Trang định hướng này liệt kê những bài viết hay chủ đề về các địa danh có tên Tây An. Nếu bạn đến đây từ một liên kết trong một bài, bạn có thể muốn thay đổi liên kết trỏ trực tiếp đến bài viết dự định. | wikipedia |
Mã Siêu
Mã Siêu (chữ Hán: 馬超, bính âm: Mǎ Chāo, 176-222), tự Mạnh Khởi (孟起), là một võ tướng cuối thời Đông Hán, đầu đời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông mang trong mình dòng máu người Hán lai người Khương, và được cho là hậu duệ của tướng Mã Viện nhà Đông Hán. Đương thời Mã Siêu được ca ngợi là võ dũng hơn người, nhưng bị nhiều người phê phán vì thói hung hăng thô bạo (do ảnh hưởng của việc từ nhỏ sống với người Khương) và những hành động thiếu cân nhắc như nổi dậy chống Tào Tháo, khiến gia đình đều bị Tào Tháo giết. Trong Ích Châu kỳ cựu truyện, Thái thú Thục quận là Vương Thương đánh giá Mã Siêu là kẻ "dũng mãnh mà bất nhân, thấy lợi không kể đến tình nghĩa". Trong cuốn sử Tam quốc chí, Trần Thọ cho rằng Mã Siêu là "kẻ ngông cuồng, tự đại, cuối cùng khiến cả họ tộc bị diệt vong". Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa được viết vào thế kỷ 14, Mã Siêu cũng như Mã Đằng, Hàn Toại được tác giả La Quán Trung tô son và sửa đổi, thêm thắt khá nhiều: Siêu có biệt danh là "Cẩm Mã Siêu", khởi binh trả thù cho cha chứ không phải làm phản khiến cha bị giết, chiếm được thành Trường An, truy sát khiến Tào Tháo phải cắt râu vứt áo để trốn (thực tế Tào Tháo thoát được là nhờ được Hứa Chử cứu chứ không phải do cắt râu vứt áo), tỷ thí võ nghệ với Hứa Chử và Trương Phi (hai trận đấu này là hư cấu không có thật), và cuối cùng trở thành một trong ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán bao gồm Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung (Ngũ hổ tướng là chức danh hư cấu, nhưng đúng là Mã Siêu là 1 trong 4 tướng được Lưu Bị phong chức vị cao nhất, còn Triệu Vân được Trần Thọ đặc cách xếp chung với bọn Quan Trương Mã Hoàng vào một quyển trong phần Thục chí). Mã Siêu sinh năm 176 tại quận (Hữu) Phù Phong huyện Mậu Lăng, vùng Lũng Môn nay thuộc tỉnh Thiểm Tây. Ông là con trai trưởng của Mã Đằng, ngoài ra có hai người em trai ruột là Mã Hưu, Mã Thiết và người anh em họ là Mã Đại. Ông nội Mã Siêu là Mã Túc thuộc dòng dõi Mã Viện, làm quan huyện úy các huyện Lan Can, Thiên Thủy, sau mắc tội bị đày đến Lũng Tây, sống cùng với người Khương. Mã Túc bần hàn, phải lấy vợ người rợ Khương và sinh ra Mã Đằng, nên Mã Siêu là con lai giữa người Hán và rợ Khương. Cha Mã Siêu là Mã Đằng thuở nhỏ nghèo hèn, kiếm sống bằng nghề đốn củi ở núi Chương, sau tòng quân, dẹp loạn có công được thăng Tòng Sự, Quân Tư mã, rồi Chinh Đông tướng quân. Khi Hàn Toại làm phản giết thứ sử Lương Châu là Cảnh Bỉ, Mã Đằng cũng làm phản rồi kết thân với Hàn Toại, chia nhau cát cứ ở Lương Châu. Mã Đằng và Hàn Toại ban đầu rất thân thiết, sau lại cho bộ khúc thâm nhập đất của nhau, đổi thành thù địch. Mã Đằng đánh Hàn Toại, chiếm đất. Toại bỏ chạy, sau đó lại họp binh quay lại đánh Đằng, giết vợ con của Đằng, hai bên trở thành thâm thù không hoà giải nổi. Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, nhân vật Mã Đằng là trung thần nhà Hán, không phải là tiều phu đốn củi lai rợ Khương mà là "đời đời công hầu". Chuyện Mã Đằng và Hàn Toại trở mặt giết vợ con của nhau cũng bị lượt bỏ. Năm 204, Thừa tướng Tào Tháo nhà Hán truy quét tàn quân Hà Bắc là Viên Đàm, Viên Thượng (các con của Viên Thiệu) ở vùng Lê Dương. Để giải tỏa áp lực cho vùng Lê Dương, Viên Đàm phái Quách Viện, Cao Cán tấn công vùng Hà Đông để phân chia binh lực Tào Tháo. Tào Tháo cử quan Tư Lệ hiệu uý Chung Do trấn thủ Quan Trung để đồng thời đốc suất các chư tướng Quan Trung cùng hợp sức đánh dẹp Cao Cán, Quách Viện. Chung Do gửi thư cho Mã Đằng, Hàn Toại khi đó đang có xung đột, phân tích lợi hại và yêu cầu hai bên hòa giải và cũng đề nghị Mã Đằng xuất quân phối hợp thảo phạt Quách Viện và Cao Cán. Thừa tướng Tào Tháo ở Hứa Đô cũng đã yêu cầu Mã Siêu với tư cách là con trưởng của Mã Đằng về Hứa Đô. Tuy nhiên, Mã Siêu kiên quyết không chịu đến kinh đô mà ở lại Tây Lương để chuẩn bị tham gia các chiến dịch quân sự. Mã Siêu được Mã Đằng cử làm chỉ huy quân Tây Lương phối hợp với quân triều đình theo Chung Do đi đánh Quách Viện, Cao Cán ở Bình Dương. Mã Siêu lĩnh mệnh dẫn quân chiến đấu, Bàng Đức cũng được cử làm bộ tướng cho Mã Siêu đi theo ông trong chiến dịch này. Để ghi nhận sự hỗ trợ này, triều đình nhà Hán đã phong Mã Siêu làm Tư Lệ Hiệu uý Đốc quân Tòng sự (ngang với chức vụ của Chung Do), làm tư lệnh quân Tây Lương trong chiến dịch này. Trong trận đánh này, liên minh giữa quân đội triều đình với sự hỗ trợ của quân Tây Lương do Mã Siêu chỉ huy đã giao tranh quyết liệt với quân họ Viên. Mã Siêu lập công đầu trong việc xông pha trận mạc, chém tướng và lập công đầu, đem lại thắng lợi quyết định cho chiến dịch. Lúc đánh dẹp Quách Viện, chiến sự diễn ra ác liệt, quân họ Viên dựa vào cung nỏ kháng cự quyết liệt với liên quân Tào – Tây Lương. Trong lúc chiến đấu hỗn loạn, Mã Siêu bị tên có tẩm độc bắn trúng vào chân nhưng ông vẫn xông pha chém giết, bất chấp thương thế trầm trọng, vẫn "cứ mặc kệ chân bị sưng tấy mà chiến đấu, phá được địch, chém lấy thủ cấp của Quách Viện", anh dũng vô địch lập được công đầu. Chiến công này có ý nghĩa bản lề đối với sự nghiệp của Mã Siêu[cần dẫn nguồn], qua trận chiến này uy danh của ông đã tăng lên đáng kể trong quân đội Tây Lương, làm tiền đề căn bản để ông thay thế cha trở thành một thế lực cát cứ tại đây[cần dẫn nguồn]. Việc Mã Siêu làm tiên phong và xông pha chiến đấu, phá tan được quân nổi loạn, tiêu diệt được chỉ huy phiến quân các sử sách đề thống nhất ghi nhận. Tuy nhiên việc xác định ai là người chém đầu Quách Viên sử sách chép không thống nhất với nhau. Tam quốc chí dẫn lại ghi chép của "Điển lược" thì viên chỉ huy Quách Viện do đích thân Mã Siêu chém chết. Nhưng theo Tam quốc chí thì người chém Quách Viên là Bàng Đức. Tam quốc chí đã hai lần khẳng định chi tiết này trong Mã Siêu truyện và Bàng Đức truyện, theo đó, bộ tướng của Mã Siêu đã chém được Quách Viên, cắt lấy thủ cấp, trong trận đánh này, Bàng Đức "làm tiên phong, tiến đánh Viên, Cán, đại phá quân địch, đích thân chém đầu Viên". Ngoài ra, Nguỵ lược chép rất chi tiết về sự kiện này. Theo đó, "Đức chém được một thủ cấp, không biết đó là Viên. Sau khi tan cuộc chiến, chúng nhân đều nói Viên đã chết mà không tìm được thủ cấp. Viên là ngoại sanh (cháu gọi cậu) của Chung Do. Về sau Đức từ từ bỏ cái túi xuống thì bên trong có một cái đầu rơi ra, Do nhìn thấy cái đầu ấy liền khóc. Đức tạ lỗi với Do, Do nói: "Viên tuy là cháu ta, nhưng là kẻ quốc tặc. ông hà cớ gì mà tạ ta?". Tam Quốc chí phần Bàng Đức truyện cũng chép rằng sau trận đánh này Bàng Đức được thăng chức từ Hiệu úy lên Trung Lang tướng và sau đó được nhận tước Đô Đình hầu. Sau thắng lợi quan trọng này, triều đình nhà Hán lúc này do Tào Tháo thao túng đã xuống chiếu phong cho Mã Siêu làm Từ Châu Thứ sử, sau đó lại tiếp tục bái ông làm Gián Nghị đại phu. Các chức tước này đủ đảm bảo địa vị pháp lý chính danh cho Mã Siêu trở thành một lãnh chúa tối cao ở Tây Lương sau này[cần dẫn nguồn]. Điều đó cho thấy thái độ của triều đình trung ương đối với Tây Lương và Mã Siêu mặc dù các chức tước này thực chất chỉ là hình thức vì Mã Siêu thực tế đang ở tận "xó Tây Lương hẻo lánh" không thể tiếp quản Từ Châu được, và cũng không thể can gián nhà vua, nói điều phải với vua khi ở ngoài biên ải. Để đối phó với thế lực Tây Lương đang trỗi dậy, nhà Hán đã thực hiện chính sách hai mặt. Một mặt thực hiện việc vỗ về, tưởng thưởng cho các lực lượng cát cứ ở đây thông qua việc ban thưởng nhiều chức tước, các chính sách vỗ về này nhằm làm cho các lực lượng ở Tây Lương mất cảnh giác để thừa cơ tấn công. Mặt khác, nhà Hán cố tình kích động các thế lực cát cứ cấu xé lẫn nhau làm suy yếu lực lượng đồng thời tìm mọi lý do để xuất quân trấn áp[cần dẫn nguồn]. Hai thế lực lớn nhất ở Tây Lương hiện giờ là Mã Đằng và Hàn Toại. So với Hàn Toại thì Mã Đằng tỏ ra là nhân vật nguy hiểm hơn đối với nhà Hán[cần dẫn nguồn] vì ông ta đã xây dựng cho mình một lực lượng hùng hậu, uy tín cao đối với các dân tộc thiểu số ở đây[cần dẫn nguồn]. Nhà Hán đã tập trung đối phó với Mã Đằng, kích động các lực lượng cát cứ khác tập trung mũi nhọn vào Mã Đằng. Tam Quốc chí còn cho biết Mã Đằng với Hàn Toại đã kết nghĩa anh em nhưng sau đó hóa ra thành thù hận, cho quân xâm lấn lãnh thổ lẫn nhau, giết hại vợ con lẫn nhau… Với những áp lực liên tục như vậy mặt khác vì tuổi đã cao và nhận thấy những hứa hẹn của triều đình nên Mã Đằng cùng gia tộc hơn 200 người đã xin về kinh sư vào năm Kiến An thứ 10 (năm 208 Công nguyên). Sau khi về kinh, Mã Đằng được bổ nhiệm làm Vệ Úy (nhưng ông ta chỉ xin làm chức Túc vệ), triều đình lại tiếp tục phong chức cho hai người em trai của Mã Siêu, Mã Hưu được phong làm Phụng xa Đô úy, Mã Thiết làm Kỵ Đô úy. Ngoài ra gia thuộc họ Mã được dời khỏi Tây Lương chuyển đến định cư huyện Nghiệp (cư trú tại Nghiệp Thành). Tuy Mã Đằng đã quy thuận triều đình, chuyển về sống ở kinh thành nhưng Mã Siêu vẫn quyết tâm ở lại Tây Lương, quyết tâm cát cứ tại Tây Lương. Trước đây Tào Tháo đã từng cho mời Mã Siêu về kinh nhưng ông kiên quyết từ chối mà ở lại Tây Lương tham gia chiến dịch dẹp loạn Quách Viên, Cao Cán. Triều đình nhà Hán buộc phải thừa nhận chính thức địa vị kế thừa của Mã Siêu đối với gia tộc họ Mã ở Tây Lương. Bên cạnh các chức tước đã ban cho Mã Siêu sau chiến công hiển hách, nhân việc Mã Đằng đã về kinh thành, Hán Hiến đế đã xuống chiếu phong cho Mã Siêu là Thiên Tướng quân, (Chữ Thiên này có nghĩa là "một bên", chứ không phải là "trời" vì vậy Thiên tướng quân phải được hiểu là vị tướng dứng tháp tùng hai bên tả, hữu chứ không phải là tướng nhà trời) đồng thời cũng phong tước Đô Đình hầu cho ông, để ông nắm giữ những binh lính cũ trong doanh của Mã Đằng. Như vậy, về cơ bản Mã Siêu đã nắm hoàn toàn thực quyền về quân sự của gia tộc họ Mã, được ban thưởng nhiều chức tước quan trọng, giúp ông hoàn toàn thay thế Mã Đằng để trở thành một thế lực quân phiệt mạnh nhất ở vùng Tây Lương. Sau đó ông ta không ngừng xây dựng lực lượng cát cứ, tập hợp lực lượng, liên kết nhân mã. Mã Siêu được sự giúp sức rất lớn của võ tướng Bàng Đức, sau khi Mã Đằng được vời về làm Vệ úy, Bàng Đức ở lại làm thuộc hạ của Mã Siêu. Ngoài ra, người em họ của Mã Siêu là Mã Đại cũng tình nguyện ở lại Tây Lương phục vụ dưới trướng của anh mình, góp sức cho Mã Siêu. Sức ảnh hưởng của ông hơn hẳn cha mình, ông đã trở thành một thế lực quân phiệt mạnh nhất ở vùng Lương Châu. Tam Quốc chí cho biết: "Phiêu Kỵ quật khởi, liên kết các nơi, tập hợp thủ hạ, đứng đầu Tam Tần". (Tam Tần: Hạng Vũ diệt Tần, phong Chương Hàm làm Ung Vương, Tư Mã Hân làm Tắc Vương, Đổng Ế làm Định Vương, gọi chung là Tam Tần. Đời sau thay đổi gọi Thiểm Bắc, Quan Trung, Thiểm Nam là Tam Tần đây là địa bàn của Mã Siêu) Việc Mã Siêu thay cha trở thành một thế lực cát cứ ở Tây Lương làm cho các thế lực ở vùng Lương Châu trở nên cân bằng như cũ. Một bên là Mã Siêu cát cứ ở Tây Lương bên kia là Hàn Toại–Thái thú Tây Kinh, hiện đang trấn giữ ở Kim Thành. Hàn Toại có mối quan hệ thân thiết với các lực lượng khác trong vùng. Trong Tam Quốc diễn nghĩa, những người chỉ huy các lực lượng cát cứ tại Tây Lương được mô tả là bộ tướng của Hàn Toại. Bên cạnh việc cát cứ, li khai, Mã Siêu và các lực lượng khác đề ủng hộ Hán Hiến đế, coi mình là chư hầu của nhà Hán và thực hiện việc cống nạp định kỳ đầy đủ cho nhà Hán để triều đình không thể có lý để xuất quân trấn áp họ một cách danh chính ngôn thuận Dù đã vươn lên trở thành một lãnh chúa cát cứ hùng mạnh nhất ở Tây Lương, nhưng Mã Siêu không dừng lại ở đó, ông muốn gây ảnh hưởng để vươn thế lực đến vùng Ích Châu, nơi được đánh giá là dồi dào về sản vật, dân đông, nhiều nhân tài, lại ở cách xa với trung tâm quyền lực, không chịu ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh hay nói một cách khác là "ốc đảo hòa bình", thuận lợi để lập cơ nghiệp lớn. Mã Siêu đã gởi thư đến cho lãnh chúa Lưu Chương ở Ích châu, tỏ ý muốn liên hợp với Thục (tức vùng Tứ Xuyên của Lưu Chương) kết thành thế môi răng. Tuy nhiên, một số thuộc hạ của Lưu Chương trong đó có Thái thú Thục quận là Cương Thương đã biết được ý đồ này và phản đối kịch liệt với Lưu Chương để ông này từ bỏ hẳn ý định liên kết với Tây Lương khiến cho ý định của Mã Siêu không thể thực hiện được. Tam Quốc chí dẫn lại ghi chép của Ích châu kỳ cựu truyện: Đến con Đằng là Siêu lại cùng Chương gửi thư cho nhau, có ý muốn liên hợp với Thục. Thương bảo Chương rằng: Chương theo lời Thương, cự tuyệt Siêu. Mùa xuân tháng 3 năm Kiến An thứ 16 (năm 211 Công Nguyên), Tào Tháo cử Tư lệ Hiệu uý Chung Do và Chinh tây Hộ quân Hạ Hầu Uyên đem quân đi đánh Trương Lỗ đang trấn thủ ở Đông Xuyên, thảo phạt Hán Trung. Theo các sử gia, ý đồ của Tào Tháo có thể là, nếu muốn đến Hán Trung thì phải đi qua Quan Trung, đại quân tiến về phía tây trên danh nghĩa là đi đánh Trương Lỗ, nhưng thực chất là gây sức ép với Mã Siêu, Hàn Toại gây nghi ngờ triều đình đánh mình từ đó có thể kích động sự chống đối của chư hầu đến lúc đó triều đình sẽ có lý do chính đáng để xuất quân chinh phạt Tây Lương Sự kiện triều đình phái Chung Do và Hạ Hầu Uyên đem quân đi đánh Hán Trung trong lộ trình có mượn đường đi qua Quan Trung quả nhiên đã làm Mã Siêu và các lãnh chúa ở đây lo ngại. Họ nhận định triều đình không đánh họ ở chỗ gần mà đánh Trương Lỗ ở xa, nghi ngờ đây là kế "đánh Quắc để diệt Ngu", Mã Siêu cùng Hàn Toại với các tướng lĩnh Quan Trung khởi binh chống lại triều đình. Đây là sự kiện chính dẫn đến trận chiến Đồng Quan, một dấu ấn quan trọng trong cuộc đời binh nghiệp của Mã Siêu. Tam quốc chí chép laị sự kiện này như sau: Siêu đã nắm được toàn quân, bèn cùng với Hàn Toại hợp quân, lại gặp được bọn Dương Thu, Lý Kham, Thành Nghi mới cùng câu kết với nhau, tiến quân đến Đồng Quan và cho rằng chính Mã Siêu cùng các tướng lĩnh ở Tây Lương làm phản triều đình. Có thể thấy, mặc dù toàn bộ gia tộc đang ở triều đình nhưng Mã Siêu vẫn khởi binh phát động chiến tranh tại Đồng Quan. "Ngụy lược" ghi rằng Mã Siêu đã gửi thư cho Hàn Toại, nói: "Trước đây Chung Do bảo tôi hãm hại ngài, tôi đã biết người phía đông ải Đồng Quan đều không đáng tin. Giờ tôi từ bỏ cha mình, sẵn lòng nhận ngài làm cha, ngài cũng nên nhận tôi làm con." Dương Hưng khuyên Hàn Toại không nên liên kết với Mã Siêu, nhưng Toại không nghe. Năm 211, Mã Siêu và Hàn Toại cùng với tám tướng ở vùng Quan Trung hợp thành liên minh Quan Trung để chống lại triều đình với hơn 10 vạn binh mã các lộ quân. Quân đội triều đình nhà Hán do Tào Tháo thống lĩnh cũng đã cử nhiều tướng tài tham chiến như: Hứa Chử, Hạ Hầu Uyên, Từ Hoảng, Trương Cáp, Tào Nhân, Chu Linh… Hai bên tham chiến đã có những trận đụng độ quyết liệt ở Đồng Quan, Vị Thủy, Vị Nam, Đồ Bản… Sử sách cho biết Mã Siêu đã cầm cự bất phân thắng bại với Tào Tháo, "giữ vững Hà, Đồng". "Sơn Dương công tái ký" ghi rằng Mã Siêu khuyên Hàn Toại nên đóng quân giữ bờ bắc sông Vị Thủy không cho địch qua sông, khi nào quân Tào hết lương sẽ tự rút lui, Hàn Toại không nghe, quyết để quân Tào qua sông rồi mới đối mặt đánh nhau. Khi nghe chuyện này, Tào Tháo thốt lên rằng: "Thằng ranh họ Mã chẳng chết, ta chết không có đất mà chôn." Tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa nhân câu nói đó thêu dệt nên chuyện Mã Siêu anh dũng, thắng nhiều tướng Tào trong các trận giao chiến tay đôi hư cấu, đâm chết Lý Thông (người từng đánh bại Quan Vũ, đã bị bệnh mất từ năm 209), liên tục đánh bại quân Tào khiến làm cho Tào Tháo phải "cắt râu, vứt áo ở Đồng Quan". Trong các sự kiện hư cấu này, nếu không nhờ nhân vật Tào Hồng thì nhân vật Mã Siêu đã giết được nhân vật Tào Tháo. Từ Hoảng hiến kế vượt sông để đánh bọc vào sườn của liên quân Quan Trung, theo đó Tào Tháo sẽ vượt bờ bắc sông Vị Thủy chặn đường lui của quân Tây Lương. Đại quân đã đi trước, Tháo vào Hổ vệ quân qua sau, bất ngờ bị Mã Siêu dẫn kỵ binh tập kích. Quân Tây Lương bám vào thuyền khiến thuyền sắp lật, Hứa Chử một tay lấy yên ngựa làm khiên che tên cho Tào Tháo, tay kia chém địch đang bu vào thuyền. Người lái tàu bị bắn chết, Chử một tay lấy sào chống thuyền đẩy ra ngoài xa, cứu mạng Tào Tháo. Sau vài trận giao chiến nhỏ, Tào Tháo và Mã Siêu, Hàn Toại gặp nhau để đàm phán. Siêu tự tin nghĩ rằng mình có thể xông tới bắt Tào Tháo ngay trước trận, nhưng thấy một cận vệ to lớn đứng cạnh ông ta, mới hỏi rằng: "Hổ Hầu của ngài có ở đây chăng?" Tháo đưa tay trỏ Hứa Chử, Chử trừng mắt nhìn Mã Siêu, khiến Siêu không dám manh động. Quân Tào từ đó nhân biết Hứa Chử không được thông minh lắm nên gọi ông ta là "Hổ si" (hổ ngốc). Tam quốc diễn nghĩa hư cấu ra chuyện Mã Siêu đại chiến Hứa Chử bất phân thắng bại, Chử cởi trần ra vẫn không đánh thắng nổi Siêu. Quân Tây Lương do Mã Siêu chỉ huy vẫn bất phân thắng bại với quân triều đình, nhiều phen gây khốn đốn cho Tào Tháo. Cuối cùng, Tào Tháo dùng mưu xóa thư của Giả Hủ, ly gián Mã Siêu, Hàn Toại, khiến họ nghi ngờ lẫn nhau, dẫn đến sự thất bại của liên quân Quan Trung. Trận Đồng Quan kết thúc với sự thất bại của Mã Siêu. Ông bị Tào Tháo truy kích đến tận An Định, bỏ chạy lẩn trốn vào chỗ các tộc người Nhung. Hàn Toại cũng rút lui, sau này tiếp tục bị Hạ Hầu Uyên đánh bại, rồi bị thủ hạ ám sát, cắt đầu dâng cho Tào Tháo. Tam quốc diễn nghĩa hư cấu ra chuyện Mã Siêu một mình giết chết vài tướng của Hàn Toại, và chém đứt cánh tay của ông. Nhân vật Hàn Toại được sống sót nhưng trở thành phế nhân. Năm 212, Tào Tháo dẹp xong Mã Siêu trở về Hứa Xương, nhân danh Hiến Đế hạ lệnh giết chết Mã Đằng, tru di tam tộc, giết hết những người cùng họ Mã ở kinh thành. Năm đó Mã Đằng 57 tuổi. Trong Tam quốc diễn nghĩa, nhằm bào chữa cho việc nhân vật Mã Siêu nổi dậy khiến Tào Tháo có cớ hại chết cha em của Siêu, La Quán Trung thêu dệt nên tình tiết hư cấu rằng khi Mã Đằng vào triều, thấy Tào Tháo chuyên quyền nên cùng Đổng Thừa, Lưu Bị bàn mưu giết Tào Tháo. Âm mưu bị lộ và Mã Đằng cùng các con bị giết, sau đó Mã Siêu mới khởi binh báo thù. Theo sử sách thì gia tộc của Mã Đằng hơn hai trăm nhân khẩu không ai trốn thoát, chỉ có Mã Siêu và Mã Đại rút về Lũng Thượng thì mới tránh được họa sát thân. Trong thời gian gần đây đã có nghiên cứu chứng minh được còn một số hậu duệ trực hệ của Mã Đằng, Mã Siêu là Mã Kháng chạy thoát được sang Ba Tư và định cư ở Armenia, lập nên tộc Mamikonean. Sau khi chiến thắng trước Mã Siêu và bình định được vùng Lương Châu, Tào Tháo rút quân về phía Đông. Trước khi đi, ông ta cắt cử các thuộc hạ thân tín trấn giữ các cứ điểm ở vùng Lũng Thượng. Quan trấn thủ ở vùng Lũng Thượng là Dương Phụ cảnh báo với Tào Tháo về mối nguy hiểm thường trực của Mã Siêu đối với an ninh của vùng Lũng Thượng: "Siêu có cái dũng của Tín, Bố, rất được lòng người Khương, Hồ. Ví như đại quân quay về, nơi đây chẳng thể phòng bị nghiêm ngặt, các quận Lũng thượng sẽ chẳng còn của quốc gia nữa." Tuy vậy, tình thế buộc Tào Tháo phải rút quân về phía Bắc, bỏ lỏng mặt trận ở Lũng Thượng. Việc phòng bị không thể nghiêm ngặt như trước mà giao cho các viên quan ở địa phương này phụ trách. Nhân cơ hội, Mã Siêu lúc này đang tị nạn ở lãnh thổ của dân tộc Nhung và xây dựng lực lượng chờ ngày báo thù, phục hận lập tức đốc xuất quân đội của bộ tộc này tấn công các quận, huyện của ở Lũng thượng để tái chiếm vùng này. Mã Siêu vốn có uy tín đối với các dân tộc thiểu số ở vùng này nên khi hiệu triệu lực lượng và phát động chiến tranh, các quận huyện Lũng thượng đều hưởng ứng. Năm 212, quân nổi dậy dưới sự lãnh đạo của Mã Siêu đã tấn công quyết liệt vào các thành trì của nhà Hán, chỉ trừ Ký Thành là nơi cuối cùng mà các quan viên Lương châu cố thủ. Siêu nắm hết quân đội Lũng Hữu, lại được Trương Lỗ sai đại tướng trợ giúp, có hơn vạn người, đến đánh Ký Thành. Dương Phụ cùng em họ Dương Nhạc huy động con em tông tộc tòng quân, được hơn ngàn người chống lại Mã Siêu. Từ tháng giêng đến tháng 8 năm Kiến An thứ 17 (212) quân Hán kiên thủ, không có viện binh. Quan biệt giá Diêm Ôn lặn dưới hào nước đi cầu cứu, bị Mã Siêu bắt được. Siêu dùng mọi thủ đoạn để dụ dỗ người này làm nội ứng chỉ đường xâm nhập thành nhưng đã bị từ chối kịch liệt. Mã Siêu nổi giận giết Diêm Ôn, và tiếp tục chiến dịch bao vây thành. Các quan thứ sử, thái thú sợ hãi, muốn đầu hàng. Dương Phụ gào khóc can ngăn, nhưng bọn họ không nghe, mở cửa thành đón Mã Siêu. Siêu vào thành liền bắt giữ Dương Nhạc, giết luôn thái thú và cả nhà thứ sử Vi Khang hơn bốn mươi người. Sau khi chiếm cứ được Ký thành, lực lượng của Mã Siêu trở nên lớn mạnh hơn hẳn khiến ông ta nghĩ đến việc khôi phục lại Tây Lương và tấn công vào nhà Hán một lần nữa. Mã Siêu tự xưng là Chinh Tây tướng quân, tự lĩnh chức Tinh Châu mục, đốc xuất việc quân ở Lương châu. Dưới trướng của Mã Siêu còn có Mã Đại và Bàng Đức, Bàng Đức được giao phụ trách việc phòng thủ Ký Thành. Vì cần có nhân sự để tổ chức xây dựng lực lượng nên Mã Siêu đã chấp nhận và trọng dụng những hàng tướng và thân cận cũ của Vi Khang như Triệu Ngang, Khương Tự, Lương Khoan, Triệu Cù và Dương Phụ. Tuy nhiên, những viên quan người Hán này vẫn một lòng muốn báo thù cho cả nhà Vi Khang, âm thầm câu kết với nhau lập kế hoạch chống lại Mã Siêu. Mã Siêu bắt con của Triệu Ngang là Triệu Nguyệt làm con tin để ép Ngang phải phục tùng mình. Triệu Ngang về hỏi ý vợ là Vương Dị, vợ nói: "Đem thân vì trung nghĩa, rửa nỗi nhục lớn cho chủ cha, vùi thân mình còn chẳng cho là trọng, huống chi là một đứa con?" Triệu Ngang bèn quyết tâm đánh Mã Siêu. Dương Phụ và Lương Tự khởi binh tại Lỗ Thành, một địa điểm quan trọng cạnh Ký thành. Mã Siêu trúng kế, huy động toàn bộ lực lượng tiến đánh nhằm tái chiếm Lỗ Thành, và giao Ký Thành cho Lương Khoan, Triệu Cù canh giữ. Dương Phụ và Lương Tự phòng thủ vững vàng, Mã Siêu không công hạ được Lỗ Thành, phải dẫn binh mã quay về Ký Thành để tổ chức lại lực lượng. Nhưng khi về đến Ký Thành thì Lương Khoan, Triệu Cù đã làm phản, kiểm soát được Ký Thành và ra lệnh đóng chặt cửa, giết vợ con của Mã Siêu để báo thù cho cả nhà thứ sử Vi Khang. Mã Siêu chạy đến Lịch Thành, lính giữ thành lầm tưởng là quân triều đình nên mở cửa cho vào, Siêu vào thành đem con tin Triệu Nguyệt là con Triệu Ngang đi giết, rồi đến nhà Khương Tự bắt được mẹ già của ông ta. Bị bà ta quát mắng là "phản thần tặc tử trời đất không dung", Siêu liền chém chết tươi, sau đó giết cả con trai nhỏ của Tự. Mã Siêu tiếp tục tìm giết cả nhà Doãn Phụng, rồi điên cuồng tàn sát nhân dân, "giết từ cửa nam giết đi, nhân dân trong thành sạch nhẵn". Dương Phụ cùng Mã Siêu giao chiến, trên mình chịu 5 vết thương, con em họ hàng chết mất 7 người. Cùng thời gian này, Tào Tháo cũng phái binh mã do Trương Cáp cùng Hạ Hầu Uyên tấn công các dư đảng còn sót lại ở vùng Tây Lương, đánh dẹp Lương Hưng cùng rợ Đê ở Vũ Đô. Trương Cáp nhân cơ hội dẫn quân tấn công Mã Siêu. Mất Ký Thành, chỗ đóng trú cho toàn quân, cũng như vấn đề hậu cần, lương thảo, Mã Siêu lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan dẫn đến việc thất bại nặng nề tại Lũng Thượng buộc ông cùng với Mã Đại, Bàng Đức đành phải chạy vào Hán Trung nương nhờ lãnh chúa Trương Lỗ. Trương Lỗ nhận thấy Mã Siêu là viên tướng tài năng, uy danh lừng lẫy, có thể tận dụng ông cùng với bộ hạ cũ để tăng cường tiềm lực quốc phòng của mình nên đã dung nạp Mã Siêu, bổ nhiệm ông làm Đô giảng Tế tửu. Không những vậy, Trương Lỗ rất yêu mến Mã Siêu, có ý muốn gả con gái của ông cho Mã Siêu. Nhưng việc Trương Lỗ quá ưu ái Mã Siêu khiến một số cựu thần của ông bất mãn, ganh ghét. Có người khuyên can Trương Lỗ rằng: "Người chẳng biết yêu người thân thích, sao có thể yêu mến người khác được?". Vì sợ mất lòng những bề tôi cũ đành phải hủy bỏ cuộc hôn nhân này đồng thời thay đổi thái độ đối với Mã Siêu, không trọng dụng ông, chỉ cho đóng quân ở ngoài biên ải. Tam Quốc chí chép rằng: "Lỗ chẳng biết xét việc, không dùng Siêu, cho ở ngoài". Về phía Mã Siêu, khi đầu quân cho Trương Lỗ và được trọng dụng, Mã Siêu đã nhiều lần gặp Trương Lỗ để xin hỗ trợ binh sĩ để ông dẫn quân bắc tiến lấy lại Lương Châu. Vì nhiều lần Mã Siêu yêu cầu nên Trương Lỗ đất đắc dĩ phải cấp binh lính cho ông ta nhưng việc tấn công phía Bắc của Mã Siêu không được việc. Sử sách không chép cụ thể một cuộc hành binh nào của Mã Siêu trong giai đoạn này, có thể thấy việc Trương Lỗ chấp nhận yêu cầu của Mã Siêu chỉ đơn thuần là đồng ý về mặt chủ trương vì cả nể, trong quá trình triển khai thực hiện thì không khả thi. Mã Siêu lúc này rơi vào tình thế bất đắc chí, bị thất sủng và bị cô lập, gia đình hiu quạnh, thuộc hạ thân tín quá ít ỏi. Tình cảnh của ông trong giai đoạn này thật khó khăn, trái ngược với danh tiếng và tham vọng của ông. Tam Quốc chí dẫn lại ghi chép của Điển Lược cho biết: Khi trước, lúc Mã Siêu chưa khởi binh chống lại triều đình (nguyên văn chép là làm phản), vợ lẽ của Siêu là Đệ Chủng (đoạn sau lại chép là Đổng) ở lại Tam Phụ đến khi Mã Siêu thua trận, Chủng cùng với con trai là Mã Thu chạy vào Hán Trung trước. Vào ngày Mùng một Tết Nguyên đán, Đệ Chủng (hay Đổng) theo tục lệ chúc thọ Mã Siêu. Mã Siêu phẫn uất đấm ngực đến thổ huyết và than rằng: Trong thời gian ở dưới trướng Trương Lỗ, Mã Siêu nhận thấy Trương Lỗ "chẳng thể cùng bàn tính việc" cho nên Mã Siêu ôm nỗi buồn bực, thêm vào đó kế hoạch Bắc tiến phục hận không triển khai được, ngoài ra viên tướng thân tín của Trương Lỗ là Dương Bách hiềm tỵ, ganh ghét muốn hãm hại người tài, nhiều lần xàm tấu về Mã Siêu chính vì vậy, khi nghe tin Lưu Bị vào Xuyên, hiện đang vây đánh Lưu Chương ở Thành Đô, ông lập tức bí mật gửi thư xin hàng Lưu Bị để về đầu quân cho ông này. Lưu Bị nhận được mật thư xin quy phục của Mã Siêu lập tức cử Lý Khôi đến Hán Trung truyền đạt ý định của Lưu Bị và bàn định chi tiết với Mã Siêu. Mã Siêu nhận lệnh của Lưu Bị và lên kế hoạch bỏ Trương Lỗ về với Lưu Bị. Tam Quốc chí chép: "Tiên chủ sai Khôi tới Hán Trung giao hảo với Mã Siêu, Siêu bèn vâng lệnh". Năm Kiến an thứ mười chín, Mã Siêu theo lối Vũ Đô chạy vào khu vực sinh sống của rợ Đê để tạm trú sau đó bỏ sang đất Thục theo về với Lưu Bị. Tuy vậy, vợ con của Mã Siêu không thể theo ông trốn sang Thục mà vẫn phải lưu lại Hán Trung sống nhờ vào chu cấp của Trương Lỗ. Sự kiện Mã Siêu bỏ Trương Lỗ sang đầu quân cho Lưu Bị được một số nhà nghiên cứu cho rằng: Năng lực dùng người của Trương Lỗ còn nhiều hạn chế chính vì thế mới không thể sử dụng được Mã Siêu, ông ta chưa nhận thức được trong thuật dùng người thì "Ngàn quân dễ kiếm, một tướng khó tìm" mà Mã Siêu là một hổ tướng trong thiên hạ, danh bất hư truyền, nay đã đến dưới trướng của Trương Lỗ nhưng ông ta không biết cách trọng dụng, điều đó gây bất mãn cho Mã Siêu và sớm muộn gì thì Mã Siêu cũng sẽ rời bỏ Trương Lỗ. Ngoài ra, trong thuật dùng người cần chú trọng đến nguyên tắc "đã dùng thì không nghi, đã nghi thì không dùng". Khi Mã Siêu về với Trương Lỗ, ông ta hoàn toàn vui mừng, tin tưởng Mã Siêu, có ý định trọng dụng ông, đã phong cho ông chức Đô giảng Tế tửu, chu cấp cho gia đình Mã Siêu, cho ông chỉ huy quân Bắc phạt và còn định gả con gái của mình cho Mã Siêu. Nhưng sau đó vì nghe lời xàm tấu của những nịnh thần ghen ghét hiền tài, nên ông ta không còn tin tưởng Mã Siêu. Chính vì vậy, dù đã giao trọng trách cho Mã Siêu mà Trương Lỗ vẫn không hoàn toàn tin tưởng, lại nghe lời xàm tấu điều đó chứng tỏ Trương Lỗ không biết dùng người. Chính sự nghi kỵ của Trương Lỗ đã đẩy Mã Siêu về phía Lưu Bị và ông ta chỉ việc giơ tay đón lấy viên hổ tướng này. Sự kiện Mã Siêu đầu quân cho Lưu Bị được sử sách và các nhà nghiên cứu đánh giá đây là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời binh nghiệp của Mã Siêu. Tam Quốc chí nhận định rằng Mã Siêu đã "ngược đường về với đức, gởi gấm vào phượng, nương tựa vào rồng". Trong Tam Quốc diễn nghĩa cũng hư cấu lời bộc bạch của ông: Các nhà nghiên cứu cũng đồng ý với ghi nhận này, đồng thời khẳng định thêm Mã Siêu đã không phụ tấm lòng trông đợi của Lưu Bị, ngoài trận mạc lập được nhiều chiến công hiển hách và được Lưu Bị trọng dụng, tấn phong nhiều chức tước. Mã Siêu bỏ vợ con chạy theo lối Vũ Đô, qua nơi ở của rợ Đê để vào đất Thục, đến ngoại thành Thành Đô nơi Lưu Bị đang đóng quân. Ông cũng dẫn quân đội của mình đến Thành Đô để trợ chiến. Sử sách chép lại, Lưu Bị đang vây đánh Thành Đô khi nghe tin Mã Siêu đến đầu quân, cười lớn và nói rằng: "Ta tất lấy được Ích châu vậy!". Tam quốc diễn nghĩa hư cấu ra chuyện Mã Siêu đại chiến Trương Phi bất phân thắng bại, sau đó Gia Cát Lượng dùng kế dụ Mã Siêu về với Lưu Bị. Khi Mã Siêu đến nơi, Lưu Bị sai người nghênh đón Mã Siêu trọng thể, đồng thời ông ta cũng sai người lên kế hoạch phối hợp, hỗ trợ cho Mã Siêu tiến đánh Thành Đô. Theo kế hoạch này, Mã Siêu không vội tiến binh đến thẳng Thành Đô mà đóng đối diện để phô trương thanh thế và uy hiếp trực tiếp Thành Đô, đồng thời Lưu Bị cũng bí mật điều binh mã của mình giao cho Mã Siêu thống lĩnh để tăng cường lực lượng. Lưu Chương thấy Mã Siêu đến đóng quân ở phía Bắc Thành Đô, trực tiếp uy hiếp thủ phủ của Ích châu khiên nhân dân vùng Ích châu rúng động, thì lập tức đầu hàng vô điều kiện. Sử sách ghi chép lại: Siêu đến nơi, hạ lệnh đóng quân ở phía bắc Thành Đô, Siêu đến chưa đầy một tuần mà lòng người ở Thành Đô tan lở cả… Siêu tiến binh thẳng đến dưới chân thành. Người trong thành hoang mang sợ hãi, Chương lập tức ra hàng. Tam Quốc chí chép chi tiết về sự kiện lãnh chúa Lưu Chương quyết định đầu hàng Mã Siêu: Năm thứ mười chín, tiến vây Thành Đô mấy chục ngày, trong thành còn ba vạn tinh binh, lương thực vải vóc chi dùng đủ một năm, quan dân đều muốn tử chiến. Chương nói: Bèn mở cửa thành ra hàng, quần thần chẳng ai không sa nước mắt. Lưu Bị theo đó vào tiếp quản Thành Đô, tiếp nhận địa vị của Lưu Chương đồng thời tiếp quản Ích châu bước đầu xây dựng cơ nghiệp của nhà Thục Hán. Đồng thời ông cũng phong chức tước cho các bề tôi đã chung sức xây dựng cơ nghiệp. Tam Quốc chí chép: Tiên Chủ (Tức Lưu Bị) lĩnh chức Ích Châu mục, Gia Cát Lượng làm bầy tôi tay chân, Pháp Chính làm mưu sĩ, Quan Vũ, Trương Phi, Mã Siêu làm nanh vuốt, Hứa Tĩnh, My Trúc, Giản Ung làm Tân hữu … đều được dùng tin dùng ở vị trí xứng đáng, tận dụng hết được tài năng. Những kẻ sĩ có chí, chẳng ai không tranh đua cố gắng. Qua đó có thể thấy Mã Siêu được trọng dụng ngang với Quan Vũ và Trương Phi khi ở dưới trướng của Lưu Bị. Không những vậy, vì Mã Siêu đã lập công đầu trong việc đánh chiếm Thành Đô, đồng thời Lưu Bị biết rõ danh tiếng và võ nghệ của Mã Siêu, nên đặc cách phá lệ phong ông làm Bình Tây tướng quân. Tam Quốc chí chép: "Tiên chủ lấy Siêu làm Bình Tây tướng quân, đốc xuất Lâm Thư, nhận tước Đô đình hầu. Việc Lưu Bị hậu đãi Mã Siêu khiến cho một số tướng tá bất bình. Quan Vũ lúc này đang ở Kinh Châu nghe tin Mã Siêu theo hàng, vì trước đây không quen biết Mã Siêu nên đã tỏ ra bất bình và viết thư cho Gia Cát Lượng hỏi rằng "Siêu là bậc nhân tài nào, có thể so được với ai". Gia Cát Lượng biết rõ Quan Vũ bề ngoài đòi so tài với Mã Siêu nhưng thực tế thể hiện sự bất mãn việc Mã Siêu vừa mới tới nhưng đã được trọng dụng. Để bảo đảm đoàn kết nội bộ, động viên Quan Vũ an tâm trấn thủ Kinh Châu, ông đã viết một bức thư phúc đáp với nội dung không hạ thấp Mã Siêu nhưng lại ca ngợi Quan Vũ. Trong thư có đoạn: Mạnh Khởi kiêm tài văn võ, hùng liệt hơn người, là hào kiệt một đời, ví như Kình, Bành, xứng đáng tranh tài cao thấp với Dực Đức, chẳng thể so sánh được với ông râu dài tuyệt luân siêu quần vậy". Quan Vũ xem xong thư vô cùng đắc ý, đưa thư này cho tân khách cùng xem. Việc tấn phong cho Mã Siêu xem như tạm ổn. Trong Tam Quốc diễn nghĩa, tình tiết này được diễn tả hoàn toàn giống sử sách, chỉ có khác biệt nhỏ là Quan Vũ sai Quan Bình đến Thành Đô bẩm lại với Lưu Bị rằng ông nghe danh Mã Mạnh Khởi võ nghệ tuyệt luân nên muốn vào Xuyên để đọ sức cao thấp. Nhìn chung, Mã Siêu luôn được Lưu Bị ưu ái, phong tặng nhiều chức tước và danh hiệu, chính vì vậy không tránh khỏi một số quần thần bất bình, mặt khác có một số thư tịch cổ đã ghi nhận rằng trong thời gian đầu khi về với Lưu Bị thì Mã Siêu có phần tỏ thái độ chưa được kính trọng Lưu Bị, điều đó làm các thuộc hạ của Lưu Bị bất bình và phản ứng dữ dội. Tam Quốc chí trích dẫn ghi chép của Sơn dương công tái ký cho biết: "Siêu nhân thấy Bị hậu đãi mình, khi nói chuyện với Bị, thường gọi tên tự của Bị, Quan Vũ nổi giận, đòi giết. Bị nói: "Người ta cùng quẫn mới theo về với ta, các khanh phẫn nộ vì việc người ấy gọi tên tự của ta mà đòi giết đi, sao yên được lòng người thiên hạ đây!" Trương Phi nói: "Như thế, cần phải làm cho hắn giữ lễ mới được." Hôm sau đại hội, mời Siêu vào, Vũ, Phi đều chống gậy cầm đao kính cẩn đứng hầu, Siêu tìm chỗ để ngồi, chẳng để ý gì đến Phi, Vũ, chợt thấy hai người nghiêm trang đứng đó, Siêu thất kinh, nhân vì thế chẳng dám gọi tên tự của Bị lần nào nữa. Hôm sau than rằng: "Ta nay mới biết mình kém cỏi vậy. Gọi hẳn tên tự của chủ nhân ra, khiến cho Quan Vũ, Trương Phi đòi giết ta." Từ đấy về sau rất lấy làm tôn kính Bị." Sử gia Bùi Tùng Chi đã kịch liệt bác bỏ những ghi chép trên bằng những lập luận phản bác rằng: "Bởi Siêu thế cùng mới theo về với Bị, chịu nhận tước vị, sao dám ngạo mạn mà gọi thẳng tên tự của Bị ra? Vả lại khi Bị vào Thục, lưu Quan Vũ trấn thủ Kinh châu, Vũ chưa từng tới đất Ích châu. Việc Vũ nghe tin Mã Siêu quy hàng, đã gửi thư hỏi Gia Cát Lượng rằng: "Siêu là nhân tài thế nào mà được đứng vào hạng ấy", chẳng đúng như việc chép ở chỗ này. Sao Vũ lại cùng với Phi cung kính đứng hầu được? Phàm là người khi hành sự, đều biết việc gì nên làm, việc gì không nên, tất chẳng dám làm vậy. Siêu nếu quả có gọi tên tự của Bị, tất được nhắc phải sửa ngay. Cứ cho là Vũ đòi giết Siêu, Siêu vẫn chẳng hay, nhưng chỉ thấy hai người đứng hầu ở đó, sao lại biết vì việc mình gọi tên tự của Bị, khiến cho Quan, Trương muốn giết?". Tuy vậy, cũng cần thấy rằng với cá tính của Mã Siêu, uy danh, gia thế vốn có và những chiến công hiển hách thì Mã Siêu có thể có những thái độ kiêu ngạo nhất định như ghi chép của sử sách. Mặt khác, việc Mã Siêu được trọng dụng và cất nhắc liên tục đã khiến cho nhiều tướng tá, quan lại dưới trướng của Lưu Bị bất mãn là hoàn toàn có cơ sở. Tam quốc chí có chép lại câu chuyện Mã Siêu tố cáo Bành Dạng mưu phản, khiến Dạng bị Lưu Bị xử tử. Theo đó, Bành Dạng là một viên quan bất mãn khi ở dưới trướng của Lưu Bị. Khi được điều chuyển ra ngoài Thành Đô làm việc ở một quận nhỏ thì trong lòng không vui, bèn đến thăm Mã Siêu. Mã Siêu hỏi Dạng rằng: "Ông tài năng đầy đủ, ưu tú hơn người. Chúa công đối đãi rất đặc biệt. Địa vị đang cùng với Khổng Minh, Hiếu Trực các người đều chân ngang hàng cùng bước, lẽ nào lại phải ra ngoài nhận một quận nhỏ, làm lỡ làng niềm trông ngóng của mọi người ngày nay vậy?" Bành Dạng trả lời rằng: "Lão Cách lú lẫn ngang ngược, đáng để lại bàn đến chăng!" và sau đó lại bày tỏ ý định với Mã Siêu rằng: Mã Siêu vẫn bị theo dõi từ khi về với Lưu Bị, vẫn thường có ý lo sợ, nghe lời Dạng rất kinh hoảng, lặng im không đáp. Dạng đi về, Siêu làm biểu kể rõ lời Dạng. Bị dựa vào đó bắt Dạng giao cho Hữu ti. Bành Dạng ở trong ngục, trước khi bị hành quyết còn trách Mã Siêu rằng: "Đến như lời nội ngoại chỉ là mong khiến cho Mạnh Khởi lập được công lao nơi các châu phương bắc, chung sức với chúa công, cùng đánh Tào Tháo mà thôi, há dám có ý gì khác đâu? Mạnh Khởi giảng giải câu ấy nhưng mà không phân biệt ý nghĩa bên trong, thật làm cho người ta phải đau lòng vậy. Lưu Bị xử tử Bành Dạng. Tháng 11 năm 217, Lưu Bị sai Trương Phi và Mã Siêu đóng đồn ở Cố Sơn. Tào Tháo nghe tin bèn sai Tào Hồng và Tào Hưu ra đối địch. Quân Tào tấn công Ngô Lan ở Hạ Bị. Trương Phi phao tin quân Thục muốn vây bọc đánh chặn đường về của quân Tào. Tào Hưu khuyên Tào Hồng cứ tập trung đánh Ngô Lan, Hồng nghe theo. Ngô Lan bị Tào Hồng đánh bại, phó tướng Lôi Đồng và Nhâm Quỳ tử trận. Trương Phi muốn mang quân tới chi viện, nhưng quân Tào Hồng đóng tại Vũ Đô rất đông khiến quân Thục không tiến lên được. Ngô Lan bỏ trốn vào chỗ bộ lạc người Chi và bị họ giết chết. Tháng 3 năm 218, Trương Phi và Mã Siêu thiệt hại nặng, buộc phải rút khỏi chiến dịch. Mã Siêu chẳng lập được công trạng gì. Tháng 7 năm 219 Công nguyên, một trăm hai mươi viên văn võ dưới tay của Lưu Bị đã liên danh dâng một tờ sớ cho Hán Hiến Đế, tôn Lưu Bị làm Hán Trung Vương. Gia Cát Lượng sau khi thẩm định đã để cho Bình Tây tướng quân Mã Siêu đứng đầu danh sách. Kế đó là các cựu thần của Lưu Chương, rồi mới đến Gia Cát Lượng và Quan Vũ, Trương Phi … Thái độ coi trọng đó đã làm cho số người của Mã Siêu hướng về Lưu Bị nhiều hơn và chứng tỏ tập đoàn Lưu Bị luôn có tinh thần đoàn kết cao độ. Tam quốc chí chép đầy đủ thứ tự danh sách của những người này: Mùa thu, quần thần tôn Tiên Chủ lên làm Hán Trung Vương, dâng biểu lên Hán Hiến Đế rằng: "Bọn thần là Bình Tây tướng quân Đô Đình hầu Mã Siêu, Tả tướng quân Trưởng sử Trấn quân tướng quân Hứa Tĩnh, Doanh tư mã Bàng Hi, Nghị tào Tòng sự Trung lang quân nghị Trung lang tướng Xạ Viên, Quân sư tướng quân Gia Cát Lượng, Đãng Khấu tướng quân Hán Thọ Đình hầu Quan Vũ, Chinh Lỗ tướng quân Tân Đình hầu Trương Phi, Chinh Tây tướng quân Hoàng Trung, Trấn Viễn tướng quân Lại Cung, Dương Vũ tướng quân Pháp Chính, Hưng Nghiệp tướng quân Lý Nghiêm tất cả một trăm hai mươi người…. Năm 219, sau khi Lưu Bị xưng Hán Trung vương, tổ chức bình công khen thưởng phong cho năm vị Ngũ hổ tướng trong đó Quan Vũ, Trương Phi, Mã Siêu, Hoàng Trung. Bốn tướng quân tiền, hậu, tả hữu đời Hán là quân chức chính quy địa vị nổi bật. Bấy giờ Lưu Bị cùng một lúc bổ nhiệm Quan Vũ làm Tiền tướng quân, Trương Phi làm Hữu tướng quân, Mã Siêu làm Tả tướng quân, Hoàng Trung làm Hậu tướng quân. Như vậy nước Thục đã có 5 vị đại tướng nổi tiếng: Quan Vũ, Trương Phi, Mã Siêu, Triệu Vân, Hoàng Trung. Tam Quốc Chí chép: "Tiên chủ xưng Hán Trung vương, phong Siêu làm Tả tướng quân, ban cho Giả tiết". Về việc tấn phong lần này Gia Cát Lượng có ý kiến qua lại về việc bổ nhiệm Hoàng Trung vì danh tiếng và uy vọng của Hoàng Trung từ trước đến nay không thể so sánh ngang với Quan Vũ, Mã Siêu. Mã Siêu, Trương Phi ở Thành đô đều đích thị nhìn thấy công lao của Hoàng Trung nên không ai trong số họ phản đối. Riêng Quan Vũ thì Lưu Bị một lần nữa phải cử người giải thích. Tam Quốc chí chép: Tiên chủ làm Hán Trung Vương, muốn dùng Trung làm hậu tướng quân. Gia Cát Lượng thuyết Tiên chủ rằng: "Danh tiếng của Trung, không thể so với Quan, Mã mà nay lại được liệt ngang hàng. Mã, Trương ở gần, đã chứng kiến công lao của Trung, còn có thể khuyên bảo được; Quan chỉ nghe từ xa, sợ tất chẳng bằng lòng, e rằng không thể khuyên bảo được". Tiên chủ nói: "Ta tự có cách phân giải". Năm 221, Lưu Bị sau khi xưng đế đã phong cho Mã Siêu làm Phiêu kỵ tướng quân, phong thêm tước Uy Hương hầu (hay Sì Hương hầu), phụ trách chức Lương Châu mục để bảo vệ vành đai phía Tây của nhà Thục đối diện với khu vực của các dân tộc du mục Tây Bắc Trung Quốc. Tam Quốc chí chép: Năm Chương Vũ nguyên niên thứ nhất, đổi thăng làm Phiêu kỵ tướng quân, lĩnh chức Lương châu mục, lại phong thêm tước Uy Hương hầu. Lưu Bị đã xuống chiếu ca ngợi công lao của Mã Siêu, nhấn mạnh trọng trách nặng nề của ông. Chiếu viết rằng: "Tướng quân tín nghĩa lan toả đất Bắc, uy vũ sáng rõ tận Tinh châu, nay ủy thác công việc cho tướng quân, gánh vác trách nhiệm lớn lao, đốc trách kiêm quản trong vạn dặm, biết đến nỗi thống khổ của muôn dân. Tuyên dương đức sáng của triều đình, chăm sóc bá tánh gần xa, việc thưởng phạt phải thận trọng, dốc lòng vì Hán mà tạo phúc, không phụ lòng kỳ vọng của thiên hạ". Năm 222, Mã Siêu bệnh mất, hưởng thọ 46 tuổi. Trước khi chết, ông đã để lại bức tâm thư cho Lưu Bị nói rằng cả nhà ông bị Tào Tháo giết gần hết nên gửi gắm cho Lưu Bị chăm sóc cho em mình là Mã Đại là người cuối cùng của nhà họ Mã. Triều đình nhà Thục Hán đã đáp ứng các yêu cầu của ông, Mã Đại được trọng dụng và bổ nhiệm đến chức Bình Bắc tướng quân, lĩnh tước Trần Thương Hầu, con trai là Mã Thừa được nối dõi chức tước, cơ nghiệp, con gái của ông được bố trí hôn nhân với An Bình Vương Lý. Tam quốc chí chép: Năm Chương Vũ nguyên niên thứ hai. Hai năm sau Siêu chết, khi ấy mới có bốn mươi tuổi. Lúc chết, dâng sớ rằng: "Trong cửa nhà thần có hai trăm nhân khẩu, đã bị Mạnh Đức giết sạch, chỉ còn người em là Đại, gánh vác việc nối dòng huyết thống ăn lộc nối đời, xin ký thác nơi Bệ hạ, dẫu nói cũng chẳng thể hết lời." Mã Siêu được triều đình truy tặng thụy hiệu là Uy hầu. hàng năm, các Hoàng Đế nhà Thục (Lưu Bị và Lưu Thiện) đều tổ chức truy thụy cho ông cũng như các Hổ tướng khác. Tam quốc chí có chép: Tháng chín mùa thu năm (Cảnh Diệu) thứ ba, truy thụy cố tướng quân Quan Vũ, Trương Phi, Mã Siêu, Bàng Thống, Hoàng Trung. đồng thời sai Dương Hí viết bài tán ca ngợi công lao của các tướng. Nhìn chung, về phần gia đình thì Mã Siêu thực sự là người bất hạnh, gia tộc của ông hơn 200 nhân khẩu đã bị Tào Tháo giết chết, vợ con của ông thì ly tán và chết trong chiến tranh. Cuộc đời Mã Siêu nửa đời chinh chiến, gia đình ly tán, mất mát, có thể coi cuộc đời binh nghiệp của ông là hình ảnh thu nhỏ cho xã hội phong kiến quân phiệt đương thời. Theo sử sách thì Mã Siêu có ít nhất hai người vợ. Theo Tam Quốc Chí, một người vợ của Mã Siêu là Dương thị (楊氏) đã theo chân chồng đến Lương Châu sau trận chiến ở ải Đồng Quan. Bà có ít nhất với ông một người con, vì theo Tam Quốc Chí, có đoạn viết Doãn Phụng (尹奉) và Triệu Cù (趙衢) nổi loạn chiếm Lương Châu và đã giết vợ con của Mã Siêu khi đuổi ông ra khỏi thành. Tam Quốc Diễn Nghĩa mô tả tình tiết Dương thị và ba đứa con nhỏ đã bị Triệu Cù và Lương Khoan (梁寬) chém chết quăng thây xuống dưới chân Ký Thành khi Mã Siêu thua trận về đến đây và ông đã uất lên suýt ngã ngựa. Tam Quốc Chí dẫn lại các thư tịch cổ chỉ chép về người vợ lẽ của ông đã theo ông vào Hán Trung khi ông khởi binh chống lại triều đình nhà Hán. Theo đó thì người vợ lẽ này được gọi là Đệ Chủng và Đổng thị (董氏) (chưa rõ là một người hay hai người). Sau khi Mã Siêu sang Thục, người vợ lẽ này không thể đi theo nên phải ở lại Hán Trung nương nhờ Trương Lỗ. Sau khi Trương Lỗ thất bại và đầu hàng Tào Tháo, Tào Tháo đã bắt được Đổng thị và ban cho Diêm Phố (閻圃). Sử sách còn cho biết thêm ông suýt nữa có một mối lương duyên với con gái của Trương Lỗ khi ông này bày tỏ ý định muốn gả con gái của mình cho Mã Siêu. Tuy vậy, cuộc hôn nhân này không thành vì Trương Lỗ nghe theo lời can ngăn của thuộc hạ mà hủy bỏ lời tuyên bố này. Theo ghi chép của sử sách thì Mã Siêu có ít nhất 4 người con. Ngoài (các) con của Dương thị bị giết ở Ký Thành, còn hai người con trai là Mã Thu (馬秋), Mã Thừa (馬承) và một người con gái. Mã Thu là con vợ lẽ, khi Mã Siêu bỏ Trương Lỗ theo Lưu Bị thì Mã Thu và mẹ bị bỏ rơi lại Hán Trung. Trương Lỗ bị Tào Tháo đánh bại, dâng vợ con của Mã Siêu cho Tháo. Tào Tháo lấy mẹ của Mã Thu ban thưởng cho Diêm Phố, còn Thu thì giao lại cho Trương Lỗ, Trương Lỗ phải tự tay giết đi. Mã Thừa là người con được kế thừa toàn bộ gia sản và cơ nghiệp của Mã Siêu ở Thục nhưng lại không lập nên công trạng vẻ vang, ít được chính sử nhắc tới. Người con gái của Mã Siêu sau này được gả cho con trai Lưu Bị là Lưu Lý (劉理), em khác mẹ với Lưu Thiện và Lưu Vĩnh (劉永). Thời gian gần đây có nhiều nghiên cứu phát hiện được những hậu duệ của Mã Siêu ở Armenia. Nhà sử học nổi tiếng Trung Quốc Tô Trọng Tường công bố tìm thấy hậu duệ của Mã Siêu ở Armenia - quốc gia liên lục địa giữa châu Âu và Tây Nam châu Á. Theo ông thì truyền nhân của Mã Siêu là Mã Kháng đã thoát được họa tru di, trốn đi và phục hưng họ Mã ở tận Armenia, hình thành nên gia tộc Mamikonean lừng danh. Theo nghiên cứu của ông thì vào đầu thế kỷ thứ III, có một nhánh người Trung Hoa di cư sang Armenia. Người đứng đầu tên Mamik (tức Mamgon hay Mã Kháng), tự xưng thuộc hoàng tộc Trung Hoa, do đắc tội nên phải trốn sang Ba Tư (Iran ngày nay). Hoàng đế Ba Tư cho những người lánh nạn vượt về phía Tây đến Armenia. Theo Lịch sử Armenia, Hoàng đế Armenia phân phong cho Mã Kháng ở vùng Dalung, hình thành nên gia tộc Mamikonean và là một gia tộc hùng mạnh vào thời cổ trung đại của nước này, đến nay vẫn còn rải rác ở vùng Tây Á. Gia tộc này có công lớn trong việc bảo vệ lãnh thổ, chống Ba Tư, giúp Armenia trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới lấy Ki tô giáo là quốc giáo vào đầu thế kỷ thứ V. Các hậu duệ trong gia tộc này như Gardan Mamikonean, Garan Mamikonean... đã trở thành anh hùng dân tộc của Armenia. Năm 1991, Armenia đã lập ra huân chương "Gardan Mamikonean" tặng cho những người có cống hiến đặc biệt cho độc lập dân tộc. Tại thủ đô Yerevan còn có tượng người anh hùng Gardan Mamikonean Trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa, nhân vật Mã Siêu xuất hiện tại hồi thứ 10 và ông được miêu tả hoặc nhắc đến trong 21 hồi trên tổng số 120 hồi của Tam quốc diễn nghĩa. Tuy vậy, Mã Siêu chỉ là nhân vật chính trong các Hồi thứ 58, 59, 64 và 65. Các hồi còn lại Mã Siêu được đề cập rất mờ nhạt, chủ yếu là mô tả một đoạn hội thoại hay kể lại một sự kiện về ông, thậm chí một số hồi chỉ đơn thuần là nhận xét rất ngắn. Tên của ông được nhắc lại lần cuối cùng tại hồi thức 91 và 92, lúc này ông đã mất. Mã Siêu mất khi Gia Cát Lượng trở về thắng lợi sau chiến dịch bình Nam Man và chuẩn bị cho chiến dịch Bắc phạt. Hồi thứ 92 mô tả ngắn gọn "Khổng Minh mang quân đến Miện Dương, qua mộ Mã Siêu liền sai Mã Đại mặc đồ tang rồi thân vào tế bái. Đoạn về trại, bàn định việc tiến quân". Trong tác phẩm văn học này, việc Mã Đằng là một người đốn củi con lai rợ Khương bị lược bỏ, thay vào đó Mã Siêu được miêu tả là xuất thân trong một gia đình "đời đời công hầu" là dòng dõi của Phục Ba tướng quân Mã Viện, gia đình ông có mối quan hệ thân thiết với các lãnh chúa quân phiệt cát cứ ở Tây Lương, bình sinh ông có sức khỏe, là con lai giữa người Hán và người Khương lại giõi võ nghệ, từ nhỏ đã theo cha chinh chiến, lập nhiều chiến công hiển hách nên rất được lòng các dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc Trung Quốc. Ngoài ra triều đình cũng rất coi trọng Mã Siêu và lần lượt phong nhiều chức tước cho ông. Mã Siêu là vị võ tướng, một chiến binh Tây Lương dũng mãnh nổi danh trong lịch sử thời Tam Quốc. Sử sách đã ghi nhận, ông có tài bắn tên, trong mỗi trận đánh thường xung phong đi đầu. Đặc biệt, thông qua tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, ông được biết đến vì sức mạnh và sự anh dũng, thiện chiến trong chiến đấu. Mã Siêu từng hùng cứ tại Tây Lương sau đó đã khởi binh chống lại triều đình nhà Hán và nhiều lần đánh bại Tào Tháo trong chiến dịch Đồng Quan. Cuối cùng, vì mắc mưu ly gián của Tào Tháo nên bại vong, phải chạy về Lũng Tây. Ông tiếp tục lãnh đạo những bộ tộc ở Lương Châu khởi binh chống lại triều đình tại Lũng Thượng, chiếm được Ký Thành. Nhưng sau đó, các hàng tướng người Hán tạo phản, làm nội ứng cùng với quân triều đình phản công chiếm lại Ký Thành. Sau thất bại tại trận Ký Thành, Mã Siêu phải chạy về Hán Trung nương nhờ Trương Lỗ, một lãnh chúa cát cứ tại đây. Ông đã nhiều lần mượn binh Trương Lỗ để chống lại Tào Tháo nhưng không thành. Bất bình vì không được Trương Lỗ trọng dụng, Mã Siêu đã đầu quân cho Lưu Bị và trở thành viên tướng tiên phong trong chiến dịch đánh chiếm Thành Đô, thủ phủ của Sứ quân Lưu Chương đang cát cứ ở đó. Cuộc tấn công này đã kết thúc, Lưu Chương đầu hàng đồng thời chiến dịch vào Xuyên mở nước của Lưu Bị thành công, từ đây nhà Thục Hán có đầy đủ cơ sở đầy đủ để ra đời. Sau khi lập nhiều công lao cho nhà Thục và uy danh vốn có, Mã Siêu nhiều lần được Lưu Bị phong tước và giao nhiều trọng trách quan trọng, ông được phong là một trong Ngũ hổ tướng của Tây Thục. Cuộc đời chinh chiến của ông rất hiển hách, lập nhiều chiến công vang dội, uy trấn cả vùng Tây Bắc Trung Quốc, được nhiều dân tộc thiểu số ở đó mến mộ. Tuy vậy, gia đình ông phải chịu nhiều mất mát, tang thương do chiến tranh. Nhân vật Mã Siêu được xây dựng hình tượng trở thành một trong những mỹ nam tử đẹp nhất trong thời Tam Quốc. La Quán Trung mô tả và ước lệ hóa Mã Siêu trở thành một vẻ đẹp gần như tuyệt mỹ của một trang nam tử trẻ tuổi. Theo đó, ông vừa có sự kết hợp gần như là hoàn hảo của dung mạo, thể hình và phong độ, vừa có cái đẹp của một công tử dòng dõi thế gia lại vừa có cái đẹp mạnh mẽ, kiêu dũng của những chiến binh, dũng sĩ của các bộ tộc miền quan ngoại. Ngoại hình của ông được đề cập đến ít nhất ba lần ở ba hồi khác nhau. Tại Hồi thứ 10 miêu tả Mã Siêu "là một viên tướng trẻ tuổi, mặt đẹp như ngọc, mắt sáng như sao, mình hổ tay vượn, bụng beo lưng sói, tay cầm một ngọn giáo dài, mình cưỡi con ngựa đẹp". Tại Hồi thứ 58 mô tả Mã Siêu: "mặt như nhồi phấn, môi tựa thoa son, lưng hổ, tay vượn, thế hùng lực mạnh, mình mặc áo giáp bạc, tay cầm ngọn giáo dài, cưỡi ngựa đứng trước cửa trận" Hồi thứ 65 miêu tả Mã Siêu: "đầu đội mũ chỏm sư tử, mình mặc áo giáp bạc, bào trắng, thắt đai Hổ Phù, mặt mũi khôi ngô, sức lực hơn người" và khua trống om sòm sau đó khi Lý Khối đến thuyết khách, ông ta "ngồi chễm chệ trên trướng". Sự ước lệ trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa đã là chất liệu mô tả về Mã Siêu ảnh hưởng đến các loại hình văn học nghệ thuật từ truyền thống đến hiện đại như hội hoạ, văn chương, kinh kịch, sân khấu, phim ảnh, hoạt hình, truyện tranh và trò chơi điện tử phần đông chủ yếu xây dựng và khắc hoạ nhân vật Mã Siêu với ngoại hình chung với vẻ ngoài trẻ trung, tuấn tú. Cũng trong Tam quốc diễn nghĩa, nhân vật Mã Siêu được miêu tả là một hổ tướng sức địch muôn người, được Tào Tháo và Dương Phụ ví như Lã Bố tái thế, Khổng Minh so sánh với Kình Bố, Bành Việt. Sức mạnh và sự uy dũng của ông được thể hiện trong những trận chiến mà ông tham gia, đặc biệt là hai trận đánh tay đôi với Hứa Chử - viên hổ tướng mạnh nhất của quân Ngụy và Trương Phi - Một trong Ngũ Hổ tướng của Nhà Thục, cũng như được hiện lên qua lời bàn về ông của các nhân vật khác nhau trong tác phẩm này. Tác phẩm có nói đến trận chiến giữa Tào Tháo với Mã Siêu và hai trận đánh giữa Mã Siêu với Hứa Chử, Trương Phi cho thấy sức mạnh của ông. Hai trận đánh tay đôi của Mã Siêu với Hứa Chử và Trương Phi là hai trong những trận đấu tướng hay nhất, hấp dẫn và kịch tính nhất trong Tam quốc. Tuy vậy, qua tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa Mã Siêu về cơ bản được xếp vào hạng hữu dũng, võ biền và hay nóng giận (dù sau này khi theo về với Lưu Bị đã trở nên điềm đạm hơn rất nhiều) chứ không thực sự là trí dũng song toàn, là một võ tướng chỉ đơn thuần dựa vào sức mạnh và uy dũng giống như Lã Bố. Nếu trong Tam quốc, La Quán Trung ưu ái dành ba đoạn để miêu tả về sức mạnh và vẽ anh tuấn của ông thì La Quán Trung cũng cho ba nhân vật khác nhau nhận xét về tính cách, cơ trí của ông. Giả Hủ cho rằng Mã Siêu "chỉ là một đứa dũng phu", Dương Phụ cho rằng "Siêu tuy khỏe nhưng không có mưu" và Bàng Đức - Bộ tướng thân tín của Mã Siêu nhận xét khái quát về ông là người"có khỏe không có khôn". Cũng trong tác phẩm này, Mã Siêu được miêu tả như một võ tướng có lối đánh thần tốc và liều lĩnh luôn xung phong đầu tiên trong những trận giao chiến nhưng cũng là người đích thân đoạn hậu, luôn rút lui sau cùng để bảo vệ cho quân lính an toàn. Chính vì chưa đủ tầm trí tuệ để tham gia vào cuộc tranh hùng đầy khốc liệt trong thời kỳ này vì thế cuộc đời binh nghiệp của Mã Siêu luôn gặp nhiều thất bại, liên tục bị mắc mẹo, bị bội phản, chiêu dụ. Kết quả là vừa không báo được thù cha lại vừa làm sụp đổ cả cơ nghiệp do gia tộc để lại và cuối cùng từ một viên thống lĩnh quân đội phải long đong đầu quân cho Trương Lỗ và sau đó bị gièm pha, chèn ép phải về đầu quân cho Lưu Bị. Theo Tam Quốc diễn nghĩa, chiến dịch quân sự đầu tiên có sự tham gia của ông là vào năm năm 193, thứ sử Tây Lương Mã Đằng liên kết với Chinh tây tướng quân Hàn Toại dẫn 10 vạn quân về Trường An để dẹp loạn Lý Thôi. Lý Mông, Vương Phương là hai tướng cũ của Đổng Trác nay dưới trướng của Lý Thôi kéo quân ra nghênh chiến. Mã Siêu (khi đó mới 17 tuổi) đi theo cha tham chiến đã xuất trận, dũng mãnh đâm chết Vương Phương sau chưa đầy mười hiệp đấu, bắt sống Lý Mông. Lý Thôi, Quách Dĩ thấy Mông, Phương cùng bị giết cả bấy giờ mới nghe theo lời Giả Hủ giữ vững các cửa thành, mặc bên kia khiêu chiến thế nào cũng không ra. Quả nhiên chưa được hai tháng, quân Mã Đằng, Hàn Toại cạn lương, hai tướng phải bàn nhau rút quân về. Năm 211, Tào Tháo lấy danh nghĩa Thiên Tử triệu Mã Đằng về triều. Mã Đằng bèn tìm kế phản Tào Tháo nhưng kế hoạch bại lộ, Mã Đằng và hai con Mã Hưu, Mã Thiết bị Tào Tháo giết. Mã Đại là cháu Mã Đằng trốn về được báo cho Mã Siêu. Mã Siêu tức giận hợp cùng Hàn Toại và các bộ tướng của ông ta kéo 20 vạn quân xâm nhập quan nội, thẳng tiến Hứa Đô để báo thù cho cha. Quân Tây Lương chiếm được Trường An, rồi chiếm luôn ải Đồng Quan. Tào Tháo kéo quân đến ải Đồng Quan bị Mã Siêu đánh đại bại, nhờ Hứa Chử cứu thoát, từ đó chỉ cố thủ. Sau đó, Mã Siêu còn liên tục đánh bại quân Tào trong nhiều trận giao chiến tay đôi làm cho Tào Tháo phải "cắt râu, vứt áo ở Đồng Quan, đoạt thuyền, tránh tên ở Vị Thủy". "Tam quốc diễn nghĩa" có thơ khen chiến tích hư cấu trên của nhân vật Mã Siêu rằng: "Đồng quan thua trận chạy lao đao, Mạnh Đức hồn bay quẳng áo bào, Ngán nỗi râu ria đều cắt trụi, Mã Siêu nổi tiếng bậc tài cao". Trong trận chiến ở Đồng Quan, Mã Siêu nhiều lần suýt bắt được Tào Tháo nhưng lần nào Tào Tháo cũng nhờ có Hứa Chử cứu thoát. Từ đó, Tào Tháo và quân Ngụy ai cũng gọi Hứa Chử là "Hổ hầu". Mã Siêu kéo quân đến nghênh chiến. Hứa Chữ xin ra đánh và thề quyết bắt sống Mã Siêu. Tào Tháo chấp thuận, bèn cho soạn chiến thư. Mã Siêu nổi giận phê vào thư là thề giết chết "con hổ dại". Hôm sau đôi bên kéo nhau ra dàn trận. Siêu sai Bàng Đức làm cánh tả, Mã Đại làm cánh hữu, Hàn Toại áp quân đứng giữa. Siêu vác giáo ghìm ngựa trước cửa trận, gọi to Hứa Chử ra giao chiến. Hứa Chử đã múa đao tế ngựa chạy ra. Mã Siêu vác giáo xông lại đánh. Hai bên đấu nhau hơn một trăm hiệp, chưa phân thắng bại, mà ngựa đã kiệt sức. Hai người đều phải trở về thay ngựa, rồi lại ra trận đánh nhau non trăm hiệp nữa, vẫn chưa ngã ngũ ra sao. Hứa Chử nổi xung lên chạy ngay về, cởi cả áo giáp và mũ, mình trần trùng trục, vác giáo tế ngựa ra quyết chiến. Hai bên quân sĩ rất sợ hãi. Đánh được ba mươi hiệp, Chử ráng sức giơ đao bổ xuống đầu Mã Siêu. Siêu tránh ngay được, đâm luôn một giáo vào giữa rốn Chử. Chử vội vàng quẳng đao, túm luôn ngọn giáo. Hai người ngồi trên ngựa giằng nhau, Chử khoẻ quá, bẻ ngọn giáo đánh rắc một cái gãy ngay làm đôi. Mỗi người cầm nửa cán giáo gãy, giọt nhau lộn bậy. Tháo sợ Chử núng thế, sai Hạ Hầu Uyên, Tào Hồng ra đánh giúp. Bên này hai cánh quân thiết kỵ của Bàng Đức, Mã Đại thấy vậy cũng xô cả vào đánh tới tấp. Quân Tháo rối loạn. Cánh tay Hứa Chử bị trúng hai mũi tên. Các tướng hoảng sợ rút về trại, Siêu đuổi riết đến bờ sông. Quân Tháo thiệt hại quá nửa. Tháo sai đóng chặt cửa lại, không ra nữa. Mã Siêu về đến Vị Khẩu, nói với Hàn Toại rằng: Tôi chưa thấy ai đánh nhau dữ dội như Hứa Chử, quả thực là "hổ dại". Mã Siêu cho quân tấn công liên tục nhưng gặp lúc mùa đông sắp đến, Hàn Toại bàn với Mã Siêu rút quân về. Tào Tháo nhân cơ hội đó thực hiện kế phản gián, khiến Mã Siêu đánh nhau Hàn Toại. Nhân lúc quân Tây Lương rối loạn, Tào Tháo phản công, đánh bại Mã Siêu. Mã Siêu cùng Bàng Đức, Mã Đại với hơn ba mươi kỵ binh đột phá vòng vây chạy thoát. Năm 213, Mã Siêu trốn về Lũng Tây rồi đem quân đánh chiếm Ký Thành. Mã Siêu trọng dụng Dương Phụ là tướng cũ của Ký Thành. Sau đó, Dương Phụ bất ngờ đánh úp Mã Siêu, lại gặp Hạ Hầu Uyên trợ giúp Dương Phụ nên Mã Siêu chống cự không lại, cùng Bàng Đức, Mã Đại đến Hán Trung đầu hàng Trương Lỗ. Trong cuộc chiến này mặc dù thất bại nhưng Mã Siêu cũng được La Quán Trung tái hiện như một vị tướng dũng mãnh và có phần tàn nhẫn. Một mình ông trong một trận đánh đã giết chết cả bảy anh em của Dương Phụ khi họ xúm vào vây đánh ông, đâm bị thương Dương Phụ đến năm vết. Năm 214, Mã Siêu cùng Bàng Đức, Mã Đại trốn thoát đến Hán Trung đầu hàng Trương Lỗ. Sau đó, Lưu Chương là thứ sử Ích Châu cầu cứu Trương Lỗ giúp đánh Lưu Bị khi ông này đưa quân vào Xuyên, đe dọa cơ đồ của Lưu Chương. Theo đó, Trương Lỗ đã giao hai vạn quân cho Mã Siêu tiến vào Tây Xuyên để giải vây cho Lưu Chương. Mã Siêu tiến đến ải Hà Manh và đã kịch chiến một trận quyết liệt với Trương Phi tại đây, hai bên đã đấu hơn hai trăm ba mươi hiệp, từ trưa đến chiều tối mà vẫn bất phân thắng bại. Lưu Bị nhiều lần phải thốt lên biểu thị sự cảm phục đối với Mã Siêu và có lòng muốn thu phục viên tướng này. Gia Cát Lượng bèn lên kế sai người đem nhiều vàng bạc để mua chuộc Dương Tùng gièm pha Mã Siêu khiến cho Trương Lỗ lệnh cho Mã Siêu lập tức lui binh. Nhưng một khi sự việc chưa thành, Mã Siêu nhất định không chịu quay về, Trương Lỗ đã mấy lần sai sứ giả mang quân lệnh đến nhưng Mã Siêu đều tìm cách chối từ. Nhân việc đó Dương Tùng gièm pha với Trương Lỗ là Mã Siêu có ý làm phản. Trương Lỗ nghe lời xúc xiểm của Dương Tùng sai Dương Vệ đóng chặt cổng thành đề phòng Mã Siêu làm phản, hơn nữa cũng nghe lời Dương Tùng sai người đến đặt điều kiện với Mã Siêu, hạn định trong một tháng phải làm được ba việc: một là phải lấy được Tây Xuyên, hai là, phải lấy thủ cấp của Lưu Chương, ba là, phải đánh đuổi được đại quân Kinh Châu. Không còn cách nào khác Mã Siêu đành phải lui binh. Nhưng khi đến cổng thành biên giới, Trương Vệ dứt khoát không mở cổng thành cho vào vì nghe Dương Tùng phao tin rằng Mã Siêu có ý làm phản. Lúc này Mã Siêu trong hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan, Gia Cát Lượng phái Lý Khôi trước đây đã có quan hệ với Mã Siêu, đến gặp Mã Siêu và thuyết phục được ông đầu quân cho Lưu Bị. Hồi 65 có mô tả thêm: Có tin báo Mã Siêu mang quân đến cứu, hiện đã đến mé bắc thành rồi. Chương bấy giờ mới dám lên thành đứng xem, thấy Mã Siêu, Mã Đại ở dưới thành gọi to lên rằng: "Mời Lưu Quý Ngọc ra đây nói chuyện". Chương đứng trên thành hỏi xuống. Siêu trỏ roi lên bảo rằng: "Ta vốn phụng mệnh Trương Lỗ lại cứu Ích Châu. Nhưng không ngờ Trương Lỗ nghe lời Dương Tùng dèm pha, muốn hại ta, nên ta đã theo về với Lưu hoàng thúc. Ông cũng nên nộp đất xin hàng, kẻo để nhân dân khổ sở. Nếu còn mê hoặc thì ta đánh thành đây!". Lưu Chương nghe xong, mặt xám như gió, khí uất đầy ruột, ngã quay xuống mặt thành. Năm 214, Mã Siêu nhận lệnh của Trương Lỗ tiến đánh ải Hà Manh để cứu viện cho Lưu Chương đang bị Lưu Bị tấn công. Mã Siêu đến Hà Manh quan và có một trận giao phong tay đôi kịch liệt với Trương Phi, sau Lưu Bị nhờ Lý Khôi theo kế Khổng Minh đến dụ hàng Mã Siêu. Mã Siêu liền bằng lòng quy thuận, Lưu Bị đích thân đi đón rước, đãi vào bậc thượng tân. Cuối cùng, Mã Siêu đem quân đến Thành Đô, buộc Lưu Chương ra hàng, Lưu Bị chiếm được Ích Châu, phong Mã Siêu làm Bình Tây tướng quân thống lĩnh toàn bộ kị binh. Năm 219, Lưu Bị chiếm Hán Trung và giao tranh với Tào Tháo, Gia Cát Lượng cử Mã Siêu (lúc này đang đóng quân ở Hạ Biện) cùng Ngụy Diên đem quân tấn công Tào Tháo khi ông ta đang đóng quân tại Hán Trung. Tam Quốc diễn nghĩa cũng kể dưới trướng Mã Siêu có tướng Ngô Lan và Nhâm Quỳ, hai tướng vì ham lập công đánh Tào nên đã bị Tào Hồng đánh bại. Mã Siêu trách phạt, đồng thời ra lệnh quân sĩ giữ chặt cửa ải. Sau đó khi quân Thục tấn công quân Tào, trong trận này Mã Siêu đã lập công khi phối hợp với Ngụy Diên tập kích quân Tào Tháo và sau đó là cướp doanh trại của quân Tào. Sau đó, Lưu Bị phong tước cho Mã Siêu, ông chính thức trở thành Ngũ hổ tướng, ngang hàng với Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung. Tiếp đến, sau khi được thăng chức Phiêu kỵ đại tướng quân, Mã Siêu được Gia Cát Lương cử cùng với Ngụy Diên trấn giữ Hán Trung, đề phòng quân Ngụy xâm nhập. Cũng trong thời gian này, Mã Siêu đã tố cáo và phá vỡ âm mưu làm phản của Bành Dạng, giành được sự tín nhiệm của triều đình. Hồi 81, khi Lưu Bị chuẩn bị đánh Đông Ngô, ông sai thừa tướng là Gia Cát Lượng trông nom thái tử ở nhà giữ hai Xuyên và sai phiêu kỵ tướng quân Mã Siêu và em là Mã Đại hiệp trợ với trấn bắc tướng quân Nguỵ Diên giữ Hán Trung để địch quân Nguỵ. Năm Kiến Hưng thứ nhất (223), mùa thu tháng tám, quân Phiên do Phiên vương Kha Tỵ Năng chỉ huy mười vạn quân Khương chiếm ải Tây Bình, uy hiếp nhà Thục, Gia Cát Lượng đã cho mang hịch ra sai Mã Siêu giữ vững cửa ải Tây Bình, mai phục bốn đạo quân tinh nhuệ, hàng ngày luân phiên nhau chống cự. Mã Siêu vốn gốc tích ở Tây Xuyên xưa nay được lòng người Tây Khương lắm, ở đấy họ gọi Mã Siêu là thần oai thiên tướng quân. Quân Tây Phiên ra cửa Tây Bình, thấy có Mã Siêu, vội vã rút lui. Biên giới phía Tây của nhà Thục được giữ vững. Khi Khổng Minh Gia Cát Lượng thắng lợi trở về trong chiến dịch bình Mạnh Hoạch thì nghe tin Mã Siêu mất, ông ta "thương tiếc lắm, khác nào gãy mất cánh tay". Sau Khổng Minh mang quân đến Miện Dương, qua mộ Mã Siêu liền sai Mã Đại mặc đồ tang rồi thân vào tế bái. Đoạn về trại, bàn định việc tiến quân. Bên cạnh sử sách và tác phẩm kinh điển Tam Quốc diễn nghĩa, hình ảnh của Mã Siêu còn được công chúng biết đến thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, ca kịch, trò chơi điện tử và truyện tranh. Hình ảnh của Mã Siêu được tái hiện qua nhiều bộ phim truyền hình dài tập của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc như: Tam Quốc diễn nghĩa (1994) và Tam Quốc (2010). Trong bộ phim truyền hình Tam Quốc diễn nghĩa (1994), hình ảnh của Mã Siêu (do diễn viên An Á Bình thủ vai) được tái hiện khá giống với nguyên tác. Trong Tam quốc (2010) hình ảnh của Mã Siêu (do diễn viên Trần Dịch Lâm thủ vai) được làm mới với mô típ của một chiến binh hoang dã hơn là một tướng quân trẻ tuổi. Ở Việt Nam, hình ảnh của Mã Siêu cũng được tái hiện qua các vỡ cải lương như "Mã Siêu báo phụ thù" của đoàn cải lương Minh Tơ vào năm 1989, với sự góp mặt của tài tử Vũ Linh (trong vai Mã Siêu), Kim Tử Long (trong vai Đổng Thừa), Tài Linh (trong vai Lý Tiểu Oanh), Chí Linh... Vở cải lương này cũng được giới thiệu đến đông đảo công chúng và sau đó được tái bản và biểu diễn nhiều lần. Mã Siêu cũng là hình mẫu của các nhân vật trong các trò chơi điện tử đa dạng lấy bối cảnh thời Tam Quốc. Trò chơi đầu tiên có sự xuất hiện của Mã Siêu là trò Destiny of an Emperor (DoaE) trên hệ máy Nintendo (NES) của hãng Capcom ở Nhật Bản. Người chơi ở Việt Nam thường gọi dân dã là Tam Quốc chí. Đây là game theo thể loại hành động, nhập vai hay đi cảnh. Trong Game này, Mã Siêu được xây dựng là một nhân vật có ngoại hình hoàn toàn khác với Tam Quốc diễn nghĩa như: trọc đầu, râu ria xồm xoàm, mặc áo giáp đen, bào xanh, tay cầm dao…. Một trò chơi điện tử khác của Đài Loan là Sango Fighter trên hệ máy PS thì Mã Siêu cũng được tái hiện. Trò chơi khác khá nổi tiếng là trò Dragon Throne – Battle of Red Cliff. Đây là trò chơi trên máy tính cá nhân và theo thể loại chiến thuật, dàn trận. Trong Game này, Mã Siêu được thiết kế giống với nguyên tác với khuôn mặt tuấn tú, áo giáp và mũ đặc trưng của Trung Hoa. Nhân vật này xuất hiện trong ba màn, tuy nhiên người chơi chỉ có thể điều khiển được nhân vật này ở màn "Occupie HanZhong". Một trò chơi nổi tiếng khác có xuất hiện Mã Siêu là mộtloạt seri game Dynasty Warriors của hãng Koei ở Nhật Bản. Đây là trò chơi trên hệ máy Play Stations (PS) với thể loại là Game hành động, nhập vai. Trong Game này, Mã Siêu xuất hiện từ phiên bản DW2 đến DW9 và Orochi Warriors. Hình ảnh của ông được miêu tả một cách phù hợp với Tam Quốc diễn nghĩa và có những đường nét cách tân hiện đại. Trong Game này, Mã Siêu được xây dựng là một chàng thanh niên ở tuổi 20, có dung mạo tuyệt đẹp và được trang bị một bộ áo giáp tinh xảo. Đòn đánh cơ bản là Hồi mã thương. Tuy vậy phiên bản DW6 thì có phần khác với các phiên bản trước đó. Mã Siêu được xây dựng như một chiến binh Châu Âu với mái tóc vàng rực, sử dụng một ngọn thương vàng nhưng đòn đánh thì trùng lắp với các nhân vật cầm thương (clone). Ở bản đặc biệt(DW6 Special) thì sử dụng thanh kiếm vàng cực to, có cốt truyện riêng. Phiên bản 7-9, quay lại dùng thương như xưa. Ngoài ra các game như Tam Quốc phân tranh, DW online…. Đều xây dựng hình ảnh Mã Siêu theo nguyên tác Tam Quốc diễn nghĩa và có ảnh hưởng rõ rệt của Dynasty Warrior. Đồng thời trò chơi Kessen II cũng có tái hiện hình ảnh về ông Trong truyện ăn theo Tam Quốc Diễn Nghĩa, Mã Siêu còn có một người em gái là Mã Vân Lục (tiếng Hán: 馬雲騄, phiên âm tiếng Anh: Ma Yunlu), sau này được gả cho danh tướng Triệu Vân, như vậy Mã Siêu là anh rể của Triệu Vân. Nhân vật hư cấu này cũng được đưa vào game của KOEI. Trong các truyện tranh về đề tài Tam Quốc, Mã Siêu cũng được đề cập đến trong các nội dung liên quan. Trong bộ truyện Tam Quốc chí của tác giả kiêm họa sĩ Hồng Kông Lý Chí Thanh, Mã Siêu được vẽ lại theo đúng với nguyên tác Tam Quốc diễn nghĩa, là một vị hổ tướng khôi vĩ, khoác bộ giáp oai vệ. Một manga nổi tiếng của Nhật Bản về đề tài này là bộ truyện Chú bé rồng của tác giải Yoshito Yamahara cũng tái hiện hình ảnh của Mã Siêu. Trong bộ truyện này, Mã Siêu lần đầu xuất hiện ở Hứa Đô và đã có cuộc chạm trán với Kokichi, nhân vật chính của truyện. Ông được mô tả như một vị hổ tướng dũng mãnh, cao lớn, có tài cưỡi ngựa và có tuyệt chiêu múa đao nhanh như cánh quạt máy bay, đồng thời cũng là người mã thượng, vui tính. Một bộ truyện khác của Trung Quốc cũng có đề cập về ông là Hỏa Phụng Liêu Nguyên (tên tiếng Anh là: The Ravages of Time) của tác giả Trần Mưu. Trong tác phẩm này, Mã Siêu xuất hiện trong trận đánh thành Trường An (theo cha là Mã Đằng vào kinh), ông được miêu tả là một thiếu niên trẻ tuổi, có sức mạnh vô địch, trên khuôn mặt có vẽ nhiều hoa văn đen trắng. Trong truyện này, ông cũng là người đã cứu Lã Bố khi ông này bị trúng phục kích trong một trấn đánh. Tam Quốc chí, Trần Thọ, chú thích: Bùi Tùng Chi Tam Quốc diễn nghĩa, Nguyên tác: La Quán Trung, dịch giả: Phan Kế Bính Tướng soái cổ đại Trung Hoa, tập 1, Trịnh Phúc Điền, Khả Vĩnh Quyết, Dương Hiệu Xuân, Nhà xuất bản Lao động và Xã hội, năm 2006 Những nhân vật quân sự nổi tiếng thế giới, Kha Xuân Kiều, Hà Nhân Học, Nhà xuất bản Thanh niên, năm 2003 Trí tuệ Tam Quốc, Đỗ Anh Thơ, Nhà xuất bản Lao động và Xã hội, năm 2009 Trí tuệ Mạnh Đức Tào Tháo, Đỗ Anh Thơ, Nhà Xuất bản Lao động và Xã hội, năm 2009 Trí tuệ mưu lược Gia Cát Khổng Minh, Luyện Xuân Thu, Nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2006 Mười đại Thừa tướng Trung Quốc, Lưu Kiệt (chủ biên), người dịch: Phong Đảo, Nhà xuất bản Văn học, năm 2009 Mã Siêu - Một trong ngũ hổ tướng của Lưu Bị Lưu trữ 2012-08-21 tại Wayback Machine ^ Nghĩa là Mã Siêu tuyệt mỹ hay đẹp đẽ, lấy từ chữ 錦 "Cẩm" có nghĩa là vải dệt hoa đẹp, gọi là gấm vóc. ^ quận Phù Phong có hai bộ phận, Hữu Phù Phong và Tả Phù Phong ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y Tam Quốc chí, Mã Siêu truyện, quyển 36 ^ a b c Tam Quốc chí, Bàng Đức truyện, quyển 18 ^ Một số bản dịch là Tư đãi Giáo uý ^ Nguyên văn mà chữ nang nang, có nghĩa là cái bọc, điều đó cho thấy vết thương đã nhanh chóng sưng tấy vì mũi tên có tẩm thuốc độc ^ a b c Trịnh Phúc Điền, Khả Vĩnh Quyết, Dương Hiệu Xuân, Sđd, trang 675 ^ Là chức quan có quyền can gián nhà vua, nói lên điều hay, lẽ phải với nhà vua, đàn hạch, chất vấn nhà vua ^ Trịnh Phúc Điền, Khả Vĩnh Quyết, Dương Hiệu Xuân, Sđd trang 672 ^ a b c Đỗ Anh Thơ, Sđd, trang 135 ^ Tam Quốc chí, Thục thư quyển 15, Dương Hi truyện ^ a b Kha Xuân Kiều, Hà Nhân Học, Sđd, trang 88 ^ Tam Quốc chí, Thục thư quyển 8, Hứa Tĩnh truyện ^ nay thuộc phía Nam tỉnh Thiểm Tây ^ Trịnh Phúc Điền, Khả Vĩnh Quyết, Dương Hiệu Xuân, Sđd, trang 672 ^ Tam Quốc chí, Thục thư, quyển 5, Gia Cát Lượng truyện ^ Tam Quốc chí, Hứa Chử truyện, quyển 18 ^ Tức là Hàn Tín và Anh Bố, những danh tướng và công thần khai quốc của nhà Hán ^ a b c Tam Quốc diễn nghĩa, Mã Siêu truyện, quyển 36 ^ Tam Quốc chí, Trương Cáp truyện, quyển 17 ^ Tam Quốc diễn nghĩa chỉ đích danh người đó là Dương Bách ^ Tức ba quận là Kinh Triệu (thủ phủ là Tràng An), quận Phù Phong phía bên phải Tràng An tức Hữu Phù Phong (thủ phủ là Hàm Dương) và quận Phùng Dực ở bên trái Tràng An tức Tả Phùng Dực (trung tâm là Đại Lệ) ^ Tam Quốc chí, Thục thư quyển 13, Lý Khôi truyện ^ a b Luyện Xuân Thu, Sđd, trang 153-157 ^ Tam Quốc chí, Thục thư, quyển 15, Dương Hí truyện ^ a b Tam Quốc diễn nghĩa, Hồi 65 ^ a b Lưu Kiệt, Sđd, trang 465 ^ Theo lịch cổ của Trung Hoa, một tuần gồm 10 ngày, một tháng gồm ba tuần là hạ tuần, trung tuần và thượng tuần ^ Tam Quốc chí, Thục thư, Lưu Chương truyện, quyển 1 ^ a b Tam Quốc chí, Thục thư quyển 2, Tiên chủ truyện ^ Quang Thiệu, Quang Ninh, Sđd, trang 129 ^ Trước đây triều đình nhà Hán đã phong cho Siêu tước này. Lúc ấy tước của Mã Siêu cao nhất, hơn cả Trương Phi, Quan Vũ, chỉ kém mỗi Lưu Bị ^ a b c d Quang Thiệu, Quang Ninh, Sđd, trang 130 ^ a b Tam Quốc chí, Quan Vũ truyện, quyển 36 ^ Tức Anh Bố, Bành Việt là tướng giỏi của nhà Hán ^ Tức Trương Phi ^ Lưu Kiệt, Sđd, trang 477 ^ a b Tam Quốc chí, Thục thư quyển 10, Bành Dạng truyện ^ Ám chỉ đến Lưu Bị ^ Ám chỉ câu nói trước đó ^ Lưu Kiệt, Sđd, trang 476 ^ Tức Quan Vũ, Mã Siêu ^ Tức Mã Siêu và Trương Phi ^ Tam Quốc chí, Thục thư quyển 6, Hoàng Trung truyện ^ Tam Quốc chí cho biết lúc này ông 40 tuổi ^ Tức Tào Tháo ^ Chử uy trong chữ "uy dũng" ^ Tam Quốc chí, Thục thư quyển 3. Hậu chủ truyện ^ Tam Quốc chí, Thục thư quyển 15, Dương Hí truyện ^ Tam quốc chí chú (三国志注), quyển 17. ^ Tam quốc diễn nghĩa, hồi 64. ^ theo nhà nghiên cứu Tô Trọng Tường là Mã Vân Lục (馬雲騄). ^ Tam quốc chí, Mã Siêu truyện quyển 36. 超女配安平王理。 Con gái Siêu gả cho An Bình vương Lý. ^ Theo GS Tô Trọng Tường ^ Armenian Folk Literature, John Mamikonean's History of Taron, History, Historical, Armenia, Armenian, Iran, Iranian, Persia, Persian ^ a b c Encyclopædia Iranica | Articles ^ China and the Chinese according to 5-13th Century Classical Armenian Sources by Robert Bedrosian. History, Historical, China, Chinese, Asia, Asian, Geography, Armenia, Armenia... ^ Tam Quốc chí cho biết ông nội của Mã Siêu là Mã Túc từ thời Hoàn Đế đã đến vùng Lũng Tây, sống cùng với rợ Khương ở đó và lấy con gái rợ Khương, sinh ra Mã Đằng ^ xem Hồi 10, hồi 64 và 65 ^ Một hiệp ở đây được tính là mỗi một lần binh khí chạm nhau ^ Sắp xuất hiện tướng Việt | Thanh Niên Online | wikipedia |
22 tháng 4
Ngày 22 tháng 4 là ngày thứ 112 trong mỗi năm thường (ngày thứ 113 trong mỗi năm nhuận). Còn 253 ngày nữa trong năm. Ngày 22/4 (ngày Trái Đất) còn là một ngày vô cùng may mắn, thuận lợi. Người Hy Lạp cho rằng đây là ngày của sự khởi đầu và mãi mãi, họ còn lấy ngày này làm ngày lễ cho mùa màng đầu tháng 5. Cùng với nữ thần Horae người Hy Lạp tin rằng mùa màng sẽ bội thu và suôn sẻ. 926 – Các binh sĩ của Lý Tự Nguyên tiến hành binh biến và buộc chủ tướng phải tham gia nổi dậy chống Hậu Đường Trang Tông, tức ngày Giáp Tý tháng 3. 967 – Đền Banteay Srei được thánh hóa, đây là đền thờ thần Shiva tại khu vực Angkor thuộc Campuchia ngày nay. 1370 – Thị trưởng Paris Hugues Aubriot đặt viên đá đầu tiên để bắt đầu xây dựng pháo đài Bastille tại Paris, Pháp. 1500 – Nhà đi biển người Bồ Đào Nha Pedro Álvares Cabral trở thành người châu Âu đầu tiên tìm thấy Brasil. 1915 – Chiến tranh thế giới thứ nhất: Trận đánh thứ hai ở Ypres: Quân đội Đức lần đầu tiên sử dụng hơi độc ở Ypres, Bỉ. 1930 – Anh, Nhật Bản và Hoa Kỳ ký Hiệp ước Hải quân London, điều chỉnh về chiến tranh dùng tàu ngầm và giới hạn xây dựng tàu. 1931 – Ai Cập ký hiệp ước hữu nghị với Iraq. 1945 – Sau khi nhận thông tin về việc quân đội Liên Xô chiếm Eberswalde, Adolf Hitler thừa nhận là đã thua cuộc chiến này tại hầm boongke (?) dưới đất và phát biểu là chỉ có thể tự tử. 1954 – Thượng nghị sĩ Mỹ Joseph McCarthy bắt đầu nghe điều tra nghiên cứu về Quân đội Hoa Kỳ "lỏng lẻo" về Chủ nghĩa Cộng sản. 1970 – Tổ chức Ngày Trái Đất đầu tiên. 1972 – Chiến tranh Việt Nam: Hoa Kỳ tăng cường ném bom ở Việt Nam. Biểu tình phản đối chiến tranh diễn ra ở các thành phố New York, San Francisco, và Los Angeles. 1993 – Ở Thành phố Washington, Bảo tàng kỷ niệm Holocaust mở cửa. 2001 – Nông Đức Mạnh được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam. 2004 – Hai xe lửa đâm nhau ở Ryongchon, Triều Tiên, 150 người thiệt mạng. 1610 – Giáo hoàng Alexander VIII (m. 1691) 1724 – Immanuel Kant, triết gia người Đức (m. 1804) 1815 – Otto Knappe von Knappstädt, tướng lĩnh quân đội Phổ (m. 1906) 1870 – Vladimir Ilyich Lenin, nhà cách mạng Nga, người sáng lập nhà nước Nga Xô viết (m. 1924) 1937 – Jack Nicholson, diễn viên Mỹ 1952 – Marilyn Chambers, ca sĩ, diễn viên Mỹ (m. 2009) 1966 – Jeffrey Dean Morgan, nam diễn viên nổi tiếng người Mỹ 1971 – Mạnh Quỳnh, ca sĩ hải ngoại nhạc vàng 1975 – Cao Minh Đạt, diễn viên Việt Nam 1982 – Kaká, cựu cầu thủ bóng đá người Brazil 1986 – Amber Heard, nữ diễn viên người Mỹ 1987 – David Luiz, cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Brazil 1989 – Jasper Cillessen, cầu thủ bóng đá người Hà Lan 1989 – Aron Gunnarsson, cầu thủ bóng đá người Iceland 1990 – Machine Gun Kelly, rapper nổi tiếng người Mỹ 1992 – Rolene Strauss, Hoa hậu Thế giới 2014 536 – Giáo hoàng Agapetus I 1882 – Nguyễn Phúc Tĩnh Hòa, phong hiệu Thuận Lễ Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (s. 1830) 1984 – Ansel Adams, nhà nhiếp ảnh người Mỹ (s. 1902) 1994 – Richard Nixon, nguyên Tổng thống Mỹ (s. 1913) 2019 – Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (s. 1920) Ngày Trái Đất | wikipedia |
Nhánh (phân loại học)
Trong phân loại sinh học, nhánh là một nhóm các sinh vật đơn ngành–nghĩa là bao gồm một tổ tiên chung và tất cả các hậu duệ của nó–trên cây phát sinh chủng loại. Dựa trên quan điểm rằng một nhóm sinh vật tự nhiên có thể gộp với nhau và đặt cho chúng một danh pháp khoa học là trọng tâm của phân loại sinh học. Trong việc phân tích nhánh, thì nhánh là đơn vị duy nhất được chấp nhận. Phân loại Động vật không xương sống (Brusca & Brusca, 2003) Phân loại giới Động vật Phân tích nhánh Phát sinh chủng loại học Cận ngành Đa ngành Danh pháp phát sinh chủng loại Danh pháp hai phần Phân loại sinh học Nhóm chỏm cây ^ (from Ancient Greek κλάδος, klados, "branch") ^ Dupuis, Claude (1984). “Willi Hennig's impact on taxonomic thought”. Annual Review of Ecology and Systematics. 15: 1–24. ISSN 0066-4162. Evolving Thoughts: Clade Lưu trữ 2012-04-28 tại Wayback Machine DM Hillis, D Zwickl & R Gutell. "Tree of life Lưu trữ 2014-11-02 tại Wayback Machine". An unrooted cladogram depicting around 3000 species. Phylogenetic systematics, an introductory slide-show on evolutionary trees University of California, Berkeley Bản mẫu:Phylo | wikipedia |
Taka Bangladesh
Đồng Taka (tiếng Bengali: টাকা; biểu tượng: ৳ hoặc Tk; mã tiền: BDT) là đơn vị tiền tệ chính thức của Cộng hòa Nhân dân Bangladesh. Việc phát hành tờ tiền gấy bạc có giá trị ৳10 (10 taka) và lớn hơn được kiểm soát bởi Ngân hàng Bangladesh, còn những tờ tiền giá trị ৳1 (1 taka), ৳2 (2 taka) và ৳5 (5 taka) thuộc trách nhiệm của bộ Tài chính chính phủ Bangladesh. Ký hiệu thường được dùng để biểu trưng cho đồng taka là "৳" và "Tk", được sử dụng trên hóa đơn khi mua hàng hoá và dịch vụ . ৳1 (1 taka) giá trị bằng 100 paisa (poisha). Chữ taka bắt nguồn từ thuật ngữ tiếng Phạn tangka (ṭaṃka), một cái tên cổ dùng để gọi những đồng xu. Trong khu vực Bengal, thuật ngữ này luôn được dùng để nhắc đến tiền. Vào thế kỷ thứ 14, Ibn Battuta nhận ra rằng người Bengal luôn dùng taka để chí đến đồng xu bạc hoặc đồng thay vì dùng chữ dinar. Taka trong tiếng Bangla (Bengal) cũng thường được dùng một cách khái quát hàm ý chỉ tiền tệ. Vì vậy, một cách thông tục, một người nói tiếng Bangla có thể dùng "taka" để chỉ đến mọi loại tiền tệ bất chấp tên gọi chính thức của nó. Điều này cũng phổ biến tại bang Tây Bengal và Tripura của Ấn Độ, rằng cái tên chính thức khác của đồng rupee Ấn Độ "cũng là taka". Sau khi Bengal tách khỏi Ấn Độ năm 1947, Đông Bengal trở thành cánh đông của liên hiệp Pakistan đổi tên thành Đông Pakistan vào năm 1956, đồng rupee Pakistan được lưu hành rộng rãi khắp Bengal bấy giờ cũng được người dân gọi là taka. Tiếng Bangla là một trong hai ngôn ngữ quốc gia tại liên hiệp Pakistan giữa năm 1956 và 1971 (ngôn ngữ quốc gia thứ hai là tiếng Urdu được nói rộng rãi ở Tây Pakistan). Đồng taka Bangladesh ra đời kể từ năm 1972, một năm sau khi một lần nữa Đông Pakistan lại ly khai, khỏi Pakistan,và trở thành nhà nước Bangladesh độc lập. Những tờ tiền giấy đầu tiên mang giá trị ৳1 (1 taka), ৳5 (5 taka), ৳10 (10 taka) và ৳100 (100 taka) ra đời năm 1972 bởi Ngân hàng Bangladesh. Năm 1975, tiền giấy giá trị ৳50 (50 taka) được lưu hành, theo sau là tờ ৳500 (500 taka) năm 1977 và ৳20 (20 taka) năm 1980. Tờ tiền ৳1 (1 taka) được phát hành cho đến 1993, với sự ra đời của tờ tiền ৳2 (2 taka) năm1989. Tờ tiền ৳5 (5 taka), ban đầu phát hành bởi Ngân hàng Bangladesh, và giờ bởi chính phủ Bangladesh. Kinh tế Bangladesh ^ https://www.bb.org.bd/econdata/inflation.php Trang của Ngân hàng Bangladesh về các loại tiền tệ đang lưu hành Lưu trữ 2017-07-01 tại Wayback Machine Độ phân giải cao của đồng tiền Bangladesh Tiền giấy lịch sử Bangladesh | wikipedia |
Adam
Adam (tiếng Ả Rập: آدَم, chuyển tự ʾĀdam; tiếng Hebrew: אָדָם, chuyển tự 'adam; tiếng Hy Lạp: Ἀδάμ, chuyển tự Adám; tiếng Latinh: Adam) là một nhân vật trong sách Sáng Thế của Kinh Cựu Ước và Kinh Quran. Theo thuyết sáng tạo và các tôn giáo từ Áp-ra-ham, chàng là người đàn ông đầu tiên. Trong cả Sáng thế ký và Kinh Quran, Adam và Eva đã bị trục xuất khỏi Vườn Địa đàng vì ăn trái của cây biết điều thiện và điều ác. Từ Adam cũng được sử dụng trong Kinh thánh như một đại từ, nói riêng là "một con người" và nói chung là "loài người" Adam (người, loài người) trong Kinh thánh được tạo ra từ bụi đất và sanh khí trong vườn Eden theo Sáng thế ký chương 2 câu 7-15. Sau đó đã bị đuổi ra khỏi vườn Eden vì sự không vâng lời. Adam và Eva xuất hiện nhiều trong Kinh Thánh, chủ yếu trong chương 2 đến chương 4 của sách Sáng Thế Ký. Sau đó cũng được sử dụng lại nhiều trong những nơi ghi chép về gia phổ, hoặc một số lời dạy dỗ trong Kinh Thánh Tân ước Kinh thánh sử dụng từ אָדָם ( 'adam ) theo tất cả các nghĩa của nó thì: gọi chung ("loài người", Genesis 1:27), cá nhân (một người đàn ông, Genesis 2:7), giới tính không cụ thể ("nam và nữ", Genesis 5:1–2),và nam (Genesis 2:23–24). Trong Sáng thế ký 1:27 từ "adam" được sử dụng theo nghĩa số đông, để ví dụ giữa "Adam" và toàn bộ loài người như các sự kiện xảy ra trong vườn Eden Trong Sáng thế ký 2:7 là câu Kinh thánh đầu tiên mà "A-đam" mang ý nghĩ của một người đàn ông (đầu tiên), và không ghi rõ giới tính; Giới tính của Adam được nhắc đến trong Sáng thế ký 2:23. Trong Kinh thánh, Chúa nặn ra Adam từ đất sét và hà sanh khí trong đoạn cuối của thuyết sáng tạo. Sau khi không vâng lời và ăn trái cây Thiện Ác, Adam đã bị đuổi khỏi vườn Eden đến Trái Đất. Tại Trái Đất, Adam phải làm đổ mồ hôi trán mới có mà ăn theo Sáng thế ký 3:19. ^ theo lịch Hebrew calendar, được tạo ra vào 3761 TCN. Xem thêm Anno Mundi ^ Womack 2005, tr. 81Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFWomack2005 (trợ giúp), "Creation myths are symbolic stories describing how the universe and its inhabitants came to be. Creation myths develop through oral traditions and therefore typically have multiple versions." ^ a b c Hendel 2000, tr. 18.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFHendel2000 (trợ giúp) ^ Hendel 2000, tr. 18-19.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFHendel2000 (trợ giúp) ^ Hendel 2000, tr. 119.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFHendel2000 (trợ giúp) | wikipedia |
Sức bền vật liệu
Độ bền (ký hiệu: δ) là đặc tính cơ bản của vật liệu. Người ta định nghĩa độ bền như là khả năng chịu đựng không bị nứt, gãy, phá hủy dưới tác động của ngoại lực lên vật thể. Độ bền có thể hiểu rộng hơn, vì vậy người ta chia ra thành các đặc tính về độ bên theo cách tác động ngoại lực khác nhau: độ kéo, độ bền nén, độ bền cắt, độ bền uốn, độ bền mỏi, độ bền va đập, giới hạn chảy... Ứng suất đơn được diễn giải theo công thức: σ = F A , {\displaystyle \sigma ={\frac {F}{A}},} Trong đó F là lực(N) tác động lên vùng A (cm²). Vùng bị tác động có thể xảy ra các trường hợp: biến dạng và không biến dạng tuỳ thuộc vào ứng suất thiết kế hoặc ứng suất thực áp đặt. Ứng suất nén là trạng thái ứng suất khi vật liệu bị tác động ép chặt. Trường hợp đơn giản của sự ép là lực ép đơn gây ra bởi phản lực tác động, lực đẩy. Sức bền nén của vật liệu luôn cao hơn sức bền kéo của vật liệu đó, tuy nhiên hình thể lại quan trọng để phân tích khi ứng suất nén đạt đến giới hạn cong vênh. Ứng suất kéo là trạng thái ứng suất khi vật liệu chịu tác động kéo căng hướng trục. Bất kỳ một vật liệu nào thuộc loại đàn hồi thì phần lớn chịu được ứng suất kéo trung bình, ngược lại là các vật liệu chịu đựng lực kéo kém như, gốm, hợp kim dòn. Trong ngành chế tạo thép, một số loại thép có khả năng chịu được ứng suất kéo rất lớn, như các sợi dây cáp thép trong các thiết bị nâng hạ. Ứng suất cắt là kết quả khi lực tác động lên sản phẩm mà gây ra biến dạng trượt của vật liệu trên một mặt phẳng song song với hướng tác động của lực áp vào. Ví dụ như người ta dùng kéo để cắt một tấm tôn mỏng. Độ bền uốn là ứng suất thấp nhất làm biến dạng vĩnh viễn cho một vật liệu xem xét. Độ bền nén là giới hạn ứng suất nén làm vật liệu bị biến dạng hay phá huỷ. Độ bền kéo là giới hạn lớn nhất của ứng suất kéo làm đứt vật liệu xem xét. Độ bền mỏi là số đo độ bền của vật liệu hoặc thành phần, chịu tải trọng có chu kỳ và chúng thường khó xác định hơn so với các độ bền có tải trọng tĩnh. Độ bền mỏi được xem như là cường độ ứng suất hoặc phạm vi ứng suất, thông thường với ứng suất trung bình 'số không' thì phù hợp với số chu kỳ phá huỷ vật liệu. Độ bền va đập là khả năng chịu đựng của vật liệu khi chịu các tải trọng va đập đột ngột. Sự méo mó(biến dạng) của vật liệu là sự thay đổi hình dạng khi chịu ứng suất. Biến dạng nén hoặc kéo là khái niệm toán học diễn giải xu hướng biến dạng thay đổi của vật liệu. Sự võng là miêu tả sự cong oằn của kết cấu dưới tải trọng. | wikipedia |
Sinh vật hoang dã ở Azerbaijan
Động thực vật hoang dã ở Azerbaijan bao gồm hệ thực vật và động vật và môi trường sống tự nhiên của chúng. Biểu tượng của động vật ở Azerbaijan là ngựa Karabakh (Azerbaijan: Qarabağ Atı), là một loại ngựa núi và ngựa cưỡi chỉ có thể tìm thấy ở Azerbaijan. Đây là một trong những giống cổ xưa nhất, có nguồn gốc từ thời cổ đại. Con ngựa được này phát triển ở khu vực Karabakh vào thế kỷ thứ 5 và được đặt gọi theo tên của nó. Môi trường sống tự nhiên của các loại động vật rất khác nhau trong nước. Một số loài sống trong các khu vực hạn chế đặc biệt (hồ, các vùng miền núi) trong khi một số khác lại lan rộng khắp cả nước. Ví dụ, Các loại chim bộ Sẻ có thể được tìm thấy ở bất cứ đâu trên lãnh thổ Azerbaijan. Ký sinh trùng Động vật nguyên sinh cũng được ghi nhận ở tất cả các vùng của đất nước, tùy thuộc vào môi trường sống tự nhiên của động vật mang chúng (trâu bò, gia cầm, vv). Trong số động vật có vú, linh dương jeyran cư trú ở các vùng đồng bằng, sơn dương Tây Kavkaz chủ yếu ở các khu vực Caucasus, hầu hết các loài chim đều có thể tìm thấy trong rừng, một số trong các lưu vực nước. Côn trùng gây hại có trên các cánh đồng nông nghiệp khác nhau, trong khi những loài khác chỉ sinh sống ở những khu sinh thái nhất định. Một số khu vực bảo quản thiên nhiên đã được hình thành và các quy tắc săn bắt được đưa ra có hiệu lực để bảo vệ động vật lông thú và có móng ở Azerbaijan. Động vật ở Azerbaijan rất phong phú, một phần do sự đa dạng của các khu vực phức hợp thiên nhiên của nó. Azerbaijan có con số loài thú cao nhất ở châu Âu. Khoảng 107 loài động vật có vú đã được ghi nhận ở Azerbaijan, trong đó có ba loài độc nhất. Các loài phổ biến là dê hoang dã và sơn dương Tây Kavkaz sống ở vùng Nakhichevan và sườn phía tây của vùng Caucasus thuộc vùng Balakan, Qabala, Zaqatala và Ismayilli. Linh dương Jeyran là một trong những loài quý hiếm và nhanh nhất ở vùng Caucasus. Những loài này chỉ có thể tìm thấy ở khu bảo tồn bang Shirvan, Bendovan và Korchay của Azerbaijan. . Các lưu vực nước ngọt của nước này và Biển Caspi có tới 97 loài cá trong đó tám loài được đưa vào và bảy loài đã trở nên phổ biến. Ngoài ra còn có hơn 15 nghìn loài động vật không xương sống ở Azerbaijan. Hầu hết có thể tìm thấy ở sông Kur, xung quanh các hồ, cũng như trong hồ chứa nước Mingechevir. Hầu hết các loài cá là loài cá di cư (lúc nhỏ lớn lên trong nước biển và di cư đến nước ngọt để sinh sản sau khi đạt đến độ trưởng thành). Các loài cá có giá trị nhất có thể là cá hồi, cá tầm, cá tầm sao và cá tầm Beluga. Aspius, Chalcalburnus và cá chình cũng là cá di cư. Thịt cá hồi và caviar rất có giá trị. ^ Karabakh horse | wikipedia |
Bãi biển Thiên Cầm
Bãi biển Thiên Cầm là một bãi biển thuộc huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Vào đời Vua Hùng thứ 13, qua đây nghe tiếng gió, sóng biển và tiếng lá thông reo cùng dội vào vách núi tạo nên một bản nhạc du dương, ngỡ như tiên gẩy đàn. Nhà Vua lệnh cho nhân dân leo lên núi thấy giống chiếc đàn tỳ bà, liền hạ bút phê ba chữ Thiên Cầm Sơn. "Thiên cầm" (天琴) có nghĩa là "đàn trời". Truyền thuyết khác Hồ Quý Ly khi bị quân Minh đuổi đến đây thì bị bắt nên gọi là Thiên Cầm (天擒) (trời giữ). Bãi biển cách Thành phố Hà Tĩnh 20 km về phía Đông Nam theo Quốc lộ 1 là bãi biển mang dáng vẻ hoang sơ. Sát bờ biển là núi Thiên Cầm (rú Gườm) hùng vỹ, trên núi có bàn cờ tiên, có dấu chân trái của người khổng lồ in trên phiến đá qua hàng triệu năm giờ vẫn rõ. Có đảo nhỏ Hòn Én, Hòn Bớ gần bờ biển rất đẹp. Có chùa Yên Lạch xây dựng từ thế kỷ 15 gần bãi tắm, chùa có bộ tranh "Thập Điện Thủy Tề" nổi tiếng (sống trên đời và sự trừng phạt dưới âm phủ) Trên núi Thiên Cầm có đền Cầm Sơn được xây dựng từ trước thế kỷ thứ 13, hay còn gọi là đền cha con Hồ Quý Ly, nay còn thờ cả phật và có tên là chùa Cầm Sơn. Núi cao 108 m so với mực nước biển, đứng đỉnh núi có thể nhìn rõ toàn bộ bãi biển và đảo gần đó. Bãi biển Thiên Cầm như hình cánh cung hay giống cây đàn cầm, có tới 3 bãi tắm, bãi chính dài 3 km đẹp, bãi khác dài khoảng 10 km, bãi cát trắng thoai thoải phẳng ít lồi lõm, nước biển xanh trong vắt màu ngọc bích, có thể nhìn xuống tận đáy, bờ biển thoai thoải, có thể tắm ở xa bờ hơn 100 m, nước biển có độ mặn rất cao. Cách bãi biển hơn 10 km có đập Hồ Kẻ Gỗ, nơi có phong cảnh sơn thủy hữu tình, nước trong xanh, có sóng giống như biển hồ. Cách khu du lịch Thiên Cầm 1 km về phía tây là khu du lịch sinh thái Đồng Nôi, một khu du lịch sinh thái mới khai trương giữa năm 2016 với nhiều trò chơi, cảnh vật và điểm nhấn là vườn hoa hướng dương và hoa cải rất đẹp. Đây là một điểm dừng chân rất đáng chờ đợi trong chuyến du lịch đến Thiên Cầm. Cùng với đó, du khách có thể ghé thăm khu lưu niệm và mộ phần của cố Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Hà Huy Tập cách Thiên Cầm 15 km. Các đặc sản vùng Thiên Cầm nói riêng và Hà Tĩnh nói chung có kể kể đến chim cu kỳ, tôm hùm, mực ống, nước mắm Cửa Nhượng, kẹo Cu Đơ Cầu Phủ... Ngày 26/1/2010, Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Hà Tịnh phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch Việt Nam tổ chức công bố quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Thiên Cầm, mục đích đưa khu du lịch này đủ điều kiện công nhận là khu du lịch quốc gia. Khu du lịch quốc gia Thiên Cầm được tỉnh Hà Tịnh phê duyệt tại Quyết định Số: 4210/QĐ-UBND, ngày 25/12/2009. Theo Quy hoạch, khu du lịch quốc gia Thiên Cầm thuộc một phần xã cẩm nhượng xã Cẩm Dương, Cẩm Lĩnh và toàn bộ diện tích đất tự nhiên của thị trấn thiên cầm, huyện Cẩm Xuyên với quy mô khoảng 1.557 ha. Phía Bắc và Đông Bắc là đường bờ biển; phía Tây Bắc giáp thôn Liên Hương của xã Cẩm Dương; phía Nam và Tây Nam từ Cẩm Dương đến Cẩm Lĩnh giáp ranh với xã Kỳ Bắc - Kỳ Anh; phía Đông thuộc địa phận xã Cẩm Lĩnh, giáp huyện Kỳ Anh. Tính chất khu du lịch được xác định là khu du lịch nghỉ mát tắm biển và sinh thái, kết hợp các hoạt động vui chơi giải trí, thể thao. Khu du lịch được phân khu gồm;: Khu A (khu Bắc Thiên Cầm): 266,5 ha; Khu B (Nam Thiên Cầm: 57,3 ha; Khu C (khu làng nghề Cẩm Nhượng: 209 ha; Khu D (khu sinh thái núi Cẩm Lĩnh): 576 ha; Khu E (xã Cảm Dương và một phần thị trấn Thiên Cầm): 448,2 ha. Phân kỳ đầu tư: Giai đoạn đầu (đến năm 2015): Phát triển khu du lịch nghỉ mát tắm biển chất lượng cao Bắc Thiên Cầm với kinh phí dự kiến khoảng 5.000 tỷ đồng; Giai đoạn 2 (2016-2020): Phát triển khu du lịch biển tổng hợp Nam Thiên Cầm; phát triển du lịch cộng đồng ở Cẩm Dương giai đoạn 1; xây dựng sân golf 18 lỗ; phát triển các loại hình du lịch thể thao với tổng kinh phí dự kiến khoảng 7.000 tỷ đồng; Giai đoạn 3 (2021-2025): Phát triển du lịch làng nghề Cẩm Nhượng; du lịch gắn với cộng đồng ở Cẩm Dương giai đoạn 2; Dự án xây dựng tuyến monorial du lịch với tổng kinh phí dự kiến khoảng 45.500 tỷ đồng. ^ Thiên Cầm - Vẻ đẹp huyền bí[liên kết hỏng] ^ “Biển Thiên Cầm”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2010. Hà Tĩnh quy hoạch bãi biển Thiên Cầm Lưu trữ 2007-10-14 tại Wayback Machine Bãi biển đẹp ở Việt Nam | wikipedia |
Cyryl Klimowicz
Cyryl Klimowicz (sinh 1952) là một Giám mục người Kazakhstan của Giáo hội Công giáo Rôma. Trong công việc mục vụ, ông hoạt động ở nhiều vùng khác nhau: linh mục tại Ba Lan, Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Minsk–Mohilev tại Belarus và hiện đang đảm trách làm Giám mục chính tòa Giáo phận Saint Joseph at Irkutsk, với địa phận tại Irkutsk, thuộc vùng Seberia, Bắc Á và Giám quản Tông Tòa Hạt Phủ doãn Tông Tòa Yuzhno Sakhalinsk, cả hai chức vụ đều nằm tại Liên bang Nga. Giám mục Cyryl Klimowicz sinh ngày 5 tháng 11 năm 1952 tại Amangeldi, Kazakhstan. Sau quá trình tu học dài hạn tại các chủng viện, ngày 8 tháng 6 năm 1980, Phó tế Klimowicz, 28 tuổi, tiến đến việc được truyền chức linh mục do Giám mục Józef Glemp , từ giáo phận Warmia (Ermland), thuộc Ba Lan chủ sự. Tân linh mục cũng là thành viên của linh mục đoàn của giáo phận này. Gần 20 năm thực hiện các hoạt động mục vụ trên tư cách là một linh mục, ngày 13 tháng 10 năm 1999, tin tức từ Tòa Thánh loan bào việc Giáo hoàng đã tuyển chọn linh mục Cyryl Klimowicz, 47 tuổi, vào hàng ngũ các Giám mục, cụ thể là vị trí Giám mục Phụ tá Tổng giáo phận Minsk–Mohilev tại Belarus và danh hiệu Giám mục hiệu tòa Arba. Lễ tấn phong cho tấn phong cho vị giám mục tân chức được tổ chức vào ngày 4 tháng 12 cùng năm, với phần nghi thức truyền chức được cử hành cách trọng thể bởi 3 giáo sĩ cấp cao. Chủ phong cho vị tân chức là Hồng y Kazimierz Świątek, Tổng giám mục chính tòa Minsk-Mohilev. Hai vị còn lại với vai trò phụ phong là Tổng giám mục Dominik Hrušovský, Sứ thần Tòa Thánh tại Belarus và Giám mục Aleksander Kaszkiewicz, Giám mục chính tòa Giáo phận Grodno, Belarus. Sau gần bốn năm thi hành chức vụ giám mục tại Belarus, Tòa Thánh ra thông báo thuyên chuyển Giám mục Cyryl Klimowicz đến liên bang Nga làm Giám mục chính tòa Giáo phận Saint Joseph at Irkutsk, thuộc vùng Irkutsk. Quyết định được cho công bố vào ngày 17 tháng 4 năm 2003. Từ năm 2004, ông còn kiêm thêm nhiệm vụ Giám quản Tông Tòa Hạt Phủ doãn Tông Tòa Yuzhno Sakhalinsk. Tháng 1 năm 2009, ông cùng các giám mục Công giáo tại Nga thực hiện chuyến viếng thăm Tòa Thánh Ad Limina. ^ Diocese of Saint Joseph at Irkutsk - Russia ^ a b c Bishop Cyryl Klimowicz - Bishop of San Giuseppe a Irkutsk - Apostolic Administrator of Yuzhno Sakhalinsk | wikipedia |
Trần Quốc Lệnh
Trần Quốc Lệnh (tiếng Trung: 陈国令; bính âm: Chén Guólìng; sinh tháng 6 năm 1947) là Thượng tướng đã nghỉ hưu của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), nguyên Chính ủy Quân khu Nam Kinh từ năm 2007 đến năm 2012. Trần Quốc Lệnh sinh tháng 6 năm 1947 tại Ngõa Phòng Điếm, tỉnh Liêu Ninh, nhập ngũ năm 1968. Ông từng đảm nhiệm chức vụ Chính ủy Trung đoàn 32, Sư đoàn Pháo binh 10. Từ năm 1985, Trần Quốc Lệnh lần lượt đảm nhiệm chức vụ Chính ủy Lữ đoàn Pháo binh, Tập đoàn quân 16 Lục quân; Chính ủy Sư đoàn Thủ bị 2; Chính ủy Sư đoàn xe tăng 4; Chủ nhiệm Ban Chính trị Tập đoàn quân 16 Lục quân. Năm 1999, bổ nhiệm giữ chức Chính ủy Tập đoàn quân 16 Lục quân. Tháng 7 năm 2001, Trần Quốc Lệnh được điều sang nhậm chức Chính ủy Tập đoàn quân 39 Lục quân, Quân khu Thẩm Dương. Năm 2004, bổ nhiệm giữ chức Phó Chính ủy Quân khu kiêm Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Quân khu Quảng Châu. Năm 2006, thăng quân hàm Trung tướng. Tháng 10 năm 2007, tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 17, Trần Quốc Lệnh được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XVII. Năm 2007, bổ nhiệm giữ chức Chính ủy Quân khu Nam Kinh. Ngày 19 tháng 7 năm 2010, Trần Quốc Lệnh thụ phong quân hàm Thượng tướng. Tháng 11 năm 2012, Trần Quốc Lệnh nghỉ hưu. ^ “China Vitae: Biography of Chen Guoling”. China Vitae. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2010. ^ “北京兰州南京成都军区司令员等11人晋升上将” (bằng tiếng 简体中文). 网易(转自新京报). ngày 20 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2010.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết) (tiếng Trung) Tiểu sử Trần Quốc Lệnh, Đài Truyền hình Phượng Hoàng, 25 tháng 7 năm 2007. | wikipedia |
Gen
Nhiễm sắc thể (107 - 1010 bp) DNA Gene (103 - 106 bp) Chức năng Gen là một đoạn xác định của phân tử acid nucleic có chức năng di truyền nhất định. Trong hầu hết các trường hợp, phân tử acid nucleic này là DNA, rất ít khi là RNA (trường hợp gen là RNA hiện mới chỉ phát hiện ở một số virut). Thuật ngữ này dịch theo phiên âm kết hợp Việt hoá từ tiếng Anh gene, cũng như từ tiếng Pháp gène (phát âm Quốc tế đều là /jēn/). Trong sinh học phổ thông cũng viết là gen (đọc là gien hoặc zen). Gen có thể tạo ra sản phẩm của nó, gọi là sản phẩm của gen. Thuật ngữ "gen" đóng vai trò cơ bản thiết yếu và quan trọng hàng đầu trong di truyền học. Nội hàm của thuật ngữ "gen" đã thay đổi nhiều kể từ khi di truyền học (genetics - tức khoa học về gen) ra đời (từ năm 1900) cho đến thế kỷ XIX hiện nay. Trong sinh học phân tử hiện đại cũng như di truyền học phân tử hiện đại, tính từ đầu năm 2000 đến nay, đã có ít nhất 6 định nghĩa mới về gen. Bài viết này mới chỉ đề cập đến nội hàm của thuật ngữ gen ở thời kỳ mà nhiều nhà nghiên cứu lịch sử di truyền học gọi là "thời kỳ tân cổ điển" của di truyền học (khoảng từ những năm 1940 đến những năm 1970) và ít nhiều đề cập tới nội hàm tương đối mới đến những năm 1980. Trong quá trình biểu hiện gen, trước tiên DNA được sao chép sang RNA. Phân tử RNA hoặc là có chức năng biệt hóa trực tiếp hoặc làm khuôn mẫu trung gian để tổng hợp lên protein thực hiện một chức năng nào đó. Sự chuyển giao gen đến các sinh vật thế hệ con cháu là cơ sở của tính thừa kế các tính trạng kiểu hình. Các gen tạo thành từ các trình tự DNA khác nhau gọi là kiểu gen. Kiểu gen cùng với các yếu tố môi trường và phát triển xác định lên tính trạng kiểu hình. Đa số các tính trạng sinh học chịu ảnh hưởng bởi nhiều gen (polygene, tức một tính trạng do nhiều gen khác nhau quyết định gọi là tương tác gen) cũng như tương tác giữa gen với môi trường. Một số tính trạng di truyền có thể trông thấy ngay lập tức, ví như màu mắt hoặc số chi, và một số khác thì không, như nhóm máu, nguy cơ mắc các bệnh, hoặc hàng nghìn quá trình sinh hóa cơ bản cấu thành sự sống. Gene có thể thu nạp các đột biến sinh học nằm trong trình tự của chúng, dẫn đến những biến thể, gọi là các allele, trong quần thể. Các allele này mã hóa một số phiên bản hơi khác nhau của cùng một protein, làm biểu hiện tính trạng kiểu hình khác nhau. Việc sử dụng thuật ngữ "có một gen" (v.d., "các gen tốt," "gen màu tóc") thông thường nhắc tới việc bao gồm một allele khác nữa của cùng chung một gen. Khái niệm gen liên tục được tinh chỉnh để cho phù hợp với những hiện tượng mới khám phá gần đây. Ví dụ, các vùng điều hòa của một gen có thể nằm rất xa các vùng mã hóa của nó, và các vùng mã hóa này có thể xen kẽ bởi các đoạn exon. Một số virus lưu trữ bộ gen của chúng trong RNA thay vì ở DNA và một số sản phẩm gen là những RNA không mã hóa có chức năng chuyên biệt. Do đó, theo nghĩa rộng, định nghĩa khoa học hiện đại về gen là bất cứ đoạn locus di truyền được, đoạn trình tự trong bộ gen ảnh hưởng tới các tính trạng của sinh vật được biểu hiện thành sản phẩm chức năng hoặc tham gia điều hòa biểu hiện gen. Thuật ngữ gen do nhà thực vật học, sinh lý học thực vật và di truyền học người Đan Mạch Wilhelm Johannsen giới thiệu năm 1905. Ông lấy gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại: γόνος, gonos, có nghĩa là thế hệ con cháu và sinh sản. Sự tồn tại của các đơn vị độc lập có khả năng di truyền được đề xuất lần đầu tiên bởi nhà thực vật học Gregor Mendel (1822–1884). Từ năm 1854 đến 1863, trong một tu viện ở Brno, ông đã tiến hành trồng (gần 28.000 cây) và nghiên cứu các mẫu thế hệ con cháu của 12.835 cây thực vật đậu Hà Lan, theo dõi các đặc điểm khác biệt truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ông miêu tả các đặc điểm này như là tổ hợp toán học 2n với n là số các đặc điểm khác nhau trong các cây đậu gốc. Mặc dù ông không sử dụng thuật ngữ gen, ông đã giải thích các kết quả theo thuật ngữ các đơn vị rời rạc có khả năng di truyền làm xuất hiện các đặc điểm thực tế quan sát được. Nội dung miêu tả này đã có trước phát hiện phân biệt của Wilhelm Johannsen về giữa kiểu gen (vật liệu di truyền của một sinh vật) và kiểu hình (các đặc điểm trông thấy của sinh vật đó). Mendel cũng lần đầu tiên chứng tỏ quy luật phân ly độc lập, sự khác biệt giữa các tính trạng trội và tính trạng lặn, sự khác biệt giữa dị hợp tử (heterozygote) và đồng hợp tử (homozygote), và hiện tượng di truyền không liên tục. Trước khi có nghiên cứu của Mendel, ngành sinh học đã có một số tiến bộ như: nhờ phát minh kính hiển vi sơ khai của Antonie van Leeuwenhoek (thế kỷ XVII) đã mở đường cho việc quan sát thế giới vi sinh vật, sự ra đời thuyết tế bào của Matthias Schleiden và Theodor Schwann (1838, 1839). Nhìn chung quan niệm phổ biến về di truyền thời đó vẫn là di truyền các tính trạng tập nhiễm và di truyền hòa hợp (blending inheritance), cho rằng các cá thể thừa kế từ bố mẹ một hỗn hợp pha trộn các tính trạng, ví dụ như lai cây hoa đỏ với hoa trắng sẽ cho ra hoa hồng. Charles Darwin đã phát triển một lý thuyết về di truyền mà ông gọi là pangenesis (thuyết mầm, thuyết pangen), từ tiếng Hy Lạp cổ pan ("mọi, toàn thể") và genesis ("sự sinh") / genos ("nguồn gốc"). Darwin sử dụng thuật ngữ gemmule (mầm sinh) để miêu tả các hạt giả thuyết mà chúng được trộn với nhau trong quá trình sinh sản. Tuy nhiên giới khoa học đương thời đã không hiểu và đánh giá được tầm vóc của khám phá Mendel sau khi ông công bố nghiên cứu vào năm 1866. Mãi đến năm 1900 ba nhà sinh học Hugo de Vries, Carl Correns, và Erich von Tschermak độc lập nhau đã thực hiện các thí nghiệm và đi đến các kết luận tương tự trước khi họ biết tới các nghiên cứu của Mendel. Đặc biệt, năm 1889, Hugo de Vries xuất bản cuốn sách của ông Intracellular Pangenesis, trong đó ông dự đoán rằng các tính trạng riêng biệt có từng đơn vị di truyền độc lập và sự kế thừa các tính trạng này trong sinh vật đến từ các hạt mầm. De Vries gọi những đơn vị này là "pangenes" (Pangens trong tiếng Đức), dựa theo lý thuyết pangenesis năm 1868 của Darwin. Trong các năm 1902-1903, dựa trên các quan sát của nhiều nhà khoa học, trong đó có Walther Flemming về nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào, hai nhà khoa học Walter Sutton và Theodor Boveri đã độc lập với nhau cùng khởi xướng Học thuyết di truyền nhiễm sắc thể. Trong bài báo của ông, Sutton nhấn mạnh vào sự quan trọng khi ông quan sát thấy nhóm NST lưỡng bội chứa hai tập hợp có hình thái (morphology) giống nhau, và trong giảm phân, mỗi giao tử chỉ nhận được một NST từ mỗi cặp NST tương đồng. Sau đó ông sử dụng quan sát này để giải thích các kết quả của Mendel bằng cách giả thiết rằng các gen nằm trên nhiễm sắc thể. Năm 1905, Wilhelm Johannsen đã giới thiệu các thuật ngữ 'gene', 'genotype' và 'phenotype' và William Bateson đưa ra thuật ngữ 'di truyền học' ('genetic'). Trong thập niên 1910, Thomas Hunt Morgan cùng với cộng sự đã xây dựng thành công thuyết di truyền nhiễm sắc thể (chromosome theory of inheritance) dựa trên đối tượng nghiên cứu là ruồi giấm Drosophila melanogaster. Học thuyết này xác nhận rằng gen là đơn vị cơ sở của tính di truyền nằm trên nhiễm sắc thể (ở trong nhân); trên đó các gen sắp xếp theo đường thẳng tạo thành nhóm liên kết. Quá trình nghiên cứu gen và di truyền tiếp tục đạt được những tiến bộ trong thế kỷ XX. Trước đó Friedrich Miescher (1869) đã khám phá ra một hỗn hợp trong nhân tế bào gọi là 'nuclein' mà sau đó Albrecht Kossel (1878) đã cô lập được thành phần không phải protein trong nuclein gọi là axit deoxyribonucleic. DNA được chứng tỏ là những phân tử chứa thông tin di truyền qua các thí nghiệm thực hiện trong thập niên 1940 đến thập niên 1950 (xem thí nghiệm Avery–MacLeod–McCarty, thí nghiệm Hershey–Chase). Nhờ kết quả nghiên cứu cấu trúc DNA bởi Rosalind Franklin và Maurice Wilkins bằng phương pháp tinh thể học tia X, đã giúp James D. Watson và Francis Crick đề xuất ra mô hình đúng về phân tử sợi xoắn kép DNA mà nguyên tắc ghép cặp nucleobase hàm ý giả thiết cho cơ chế sao chép vật liệu di truyền. Những năm đầu thập niên 1950, đa số các nhà sinh học có quan điểm cho rằng các gen trong một nhiễm sắc thể hoạt động giống như những đoạn rời rạc, không thể phân chia được bằng cách tái tổ hợp và sắp xếp như những hạt trên một chuỗi. Thí nghiệm của Seymour Benzer sử dụng các khuyết tật đột biến ở vùng rII của thể thực khuẩn T4 (1955-1959) đã chứng tỏ từng gen có một cấu trúc thẳng đơn giản và dường như là tương đương với một đoạn của sợi DNA. Bằng các thí nghiệm gây đột biến các gen liên quan đến các con đường sinh hóa trên nấm mốc bánh mỳ Neurospora crassa, năm 1941 George Beadle và Edward Tatum xác nhận mỗi gen kiểm soát phản ứng sinh hóa tổng hợp một enzyme đặc thù. Kết quả này đưa hai ông đến giả thuyết một gen - một enzym về sau được chính xác hóa là một gen xác định chỉ một chuỗi polypeptide, cấu trúc bậc 1 của protein, trong đó có các enzyme. Từ những kết quả nghiên cứu thu nạp dần đã hình thành lên luận thuyết trung tâm của sinh học phân tử, phát biểu rằng các protein được dịch mã từ RNA, mà đến lượt RNA được phiên mã từ DNA. Tuy vậy, sau này luận thuyết được chỉ ra có những ngoại lệ, ví dụ như phiên mã ngược ở retrovirus. Ngành di truyền hiện đại nghiên cứu ở cấp độ DNA được biết đến là di truyền phân tử. Năm 1972, Walter Fiers và cộng sự ở Đại học Ghent đã lần đầu tiên xác định được trình tự của một gen: đó là gen mã hóa cho protein vỏ bọc của thể thực khuẩn MS2. Những phát triển sau đó của xác định trình tự DNA bằng kỹ thuật gián đoạn chuỗi bởi Frederick Sanger năm 1977 đã nâng cao hiệu quả giải trình tự và giúp nó trở thành công cụ thường xuyên trong các phòng thí nghiệm. Một kỹ thuật tự động của phương pháp Sanger đã được áp dụng ở giai đoạn đầu của dự án giải mã bộ gen ở người. Một số lý thuyết đã được phát triển đầu thế kỷ XX nhằm kết hợp giữa di truyền Mendel với thuyết tiến hóa Darwin được gọi là thuyết tổng hợp hiện đại, một thuật ngữ do Julian Huxley giới thiệu. Các nhà sinh tiến hóa sau đó đã chỉnh sửa bổ sung khái niệm này, như quan điểm gen là đối tượng trung tâm của tiến hóa nêu ra bởi George C. Williams. Ông đề xuất một khái niệm gen tiến hóa như là một đơn vị của chọn lọc tự nhiên với định nghĩa: "nó là cái tách biệt và tái kết hợp với tần số phù hợp." Theo quan điểm này, phân tử gen phiên mã như là một đơn vị, và gen tiến hóa kế thừa như là một đơn vị. Các ý tưởng liên quan nhấn mạnh vào vai trò trung tâm của gen trong tiến hóa được Richard Dawkins thảo luận trong các cuốn sách phổ biến khoa học. Hầu hết các sinh vật sống mã hóa gen của chúng trong những chuỗi dài DNA (axit deoxyribonucleic). DNA bao gồm một chuỗi cấu thành từ bốn loại tiểu đơn vị nucleotide, mỗi tiểu đơn vị cấu tạo bởi: một đường năm cacbon (2'-deoxyribose), một nhóm phosphat, và một trong bốn base adenine, cytosine, guanine, và thymine. Hai sợi DNA xoắn quanh nhau tạo thành chuỗi xoắn kép DNA với bộ khung xoắn đường-phosphat bao ngoài, và các base hướng vào trong mà adenine bắt cặp với thymine và guanine bắt cặp với cytosine. Sự bắt cặp base đặc biệt này xảy ra bởi vì ở mỗi adenine và thymine hình thành 2 liên kết hiđrô với nhau, trong khi ở mỗi cytosine và guanine hình thành 3 liên kết hiđrô với nhau. Do vậy hai sợi trong chuỗi xoắn kép liên kết với nhau tuân theo nguyên tắc bổ sung, với trình tự của các base bắt cặp sao cho các adenine của một sợi được bắt cặp với các thymine sợi kia, và cứ tương tự như thế. Do tính chất hóa học của phần dư pentose của các base, các sợi DNA có tính xác định hướng. Một đầu cuối của polyme DNA chứa nhóm hydroxyl lộ ra khỏi deoxyribose; vị trí này được gọi là đầu 3' của phân tử. Đầu cuối còn lại chứa nhóm phosphat lộ ra; hay còn gọi là đầu 5'. Hai sợi của chuỗi xoắn kép chạy theo hướng ngược nhau. Các quá trình tổng hợp axit nucleic, bao gồm tái bản DNA và phiên mã diễn ra theo chiều đầu 5'→3', bởi vì các nucleotide mới được ghép vào thông qua phản ứng khử nước khi sử dụng đầu 3' hydroxyl như là chất phản ứng nucleophile (chất cho một cặp electron để tạo thành liên kết hóa học). Sự biểu hiện gen được mã hóa trong DNA bắt đầu bằng quá trình phiên mã gen thành RNA, một loại axit nucleic thứ hai rất giống với DNA, nhưng các monome chứa đường ribose thay cho đường deoxyribose. RNA cũng chứa base uracil thay cho thymine. Các phân tử RNA ít bền hơn DNA và thường là sợi đơn trong dạng điển hình. Các gen mã hóa cho các protein chứa một dãy các trình tự ba nucleotide được gọi là các codon, phục vụ như các "từ" trong "ngôn ngữ" di truyền. Mã di truyền xác định lên protein trong quá trình dịch mã giữa codon và amino acid. Mã di truyền gần như là như nhau ở mọi sinh vật sống đã biết. Toàn bộ các gen trong một sinh vật hoặc trong một tế bào được gọi là bộ gen (genome) của chúng, mà chúng lưu trữ trong nhiễm sắc thể. Một NST chứa một chuỗi xoắn kép DNA rất dài (cùng với các protein hỗ trợ khác) mà trên đó có hàng nghìn gen mã hóa. Vùng NST tại đó chứa một gen được gọi là lô-cut. Mỗi lô-cut chứa một alen của gen; tuy nhiên, các thành viên trong một quần thể có thể có các allele khác nhau tại lô-cut, mà mỗi alen có thể giống nhau hoặc khác nhau ít nhiều về trình tự nuclêôtit. Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực được lưu trong một tập lớn, các sợi NST. Các NST được vo lại trong nhân tế bào như búi với sự hỗ trợ của các protein histone để tạo thành một đơn vị gọi là nucleosome. DNA đóng gói và cô đặc theo cách này được gọi là chromatin (chất nhiễm sắc). Cách thức DNA quấn bao quanh các histone, cũng như các sửa đổi hóa học của chính histone, giúp điều hòa một vùng DNA cụ thể nơi quá trình biểu hiện gen có thể thực hiện được. Ngoài các đoạn gene, trong nhiễm sắc thể của sinh vật nhân thực còn chứa các trình tự giúp đảm bảo quá trình tái bản DNA diễn ra bình thường mà không làm suy giảm các vùng đầu cuối DNA và giúp sắp xếp chúng vào các tế bào con trong quá trình phân bào: vùng khởi điểm tái bản (replication origin), telomere và tâm động (centromere). Vùng khởi điểm tái bản là những vùng trình tự nơi quá trình tái bản DNA được bắt đầu diễn ra (có thể tại một hoặc nhiều vị trí trên NST). Telomere (đầu mút) là những đoạn trình tự dài và lặp lại nằm ở những đoạn đầu hoặc cuối cùng của NST có chức năng ngăn cản sự thoái hóa của các vùng trình tự điều hòa và mã hóa trong quá trình tái bản DNA. Độ dài của các telomere giảm đi mỗi lần bộ gen được sao chép và được phát hiện có liên quan đến quá trình lão hóa tế bào. Vị trí tâm động là nơi các sợi thoi (spindle fibre, hoặc microtubule) bám vào để tách hai chromatid chị em dính nhau ở tâm động trong quá trình phân bào. Sinh vật nhân sơ (vi khuẩn và vi khuẩn cổ) thông thường lưu giữ bộ gen của chúng trên một sợi nhiễm sắc thể dạng vòng có kích thước lớn (circular chromosome, xem DNA siêu xoắn). Tương tự, ở một số bào quan ở sinh vật nhân thực có chứa một NST mạch vòng còn sót loại mà trên đó có một số ít các gen. Thỉnh thoảng sinh vật nhân sơ bổ sung vào NST của chúng thêm những vòng nhỏ DNA gọi là plasmid, mà thường chỉ mã hóa một số gen và có thể trao đổi được giữa các cá thể. Ví dụ, các gen có khả năng giúp vi sinh vật kháng kháng sinh và mang lại cho plasmid khả năng tự sao chép độc lập giữa các tế bào, thậm chí của các chủng loài khác nhau, thông qua cơ chế chuyển gen ngang (horizontal gene transfer). Trong khi ở nhiễm sắc thể của sinh vật nhân sơ có mật độ tập trung gen tương đối cao, thì ở sinh vật nhân thực thường chứa các vùng DNA mà chức năng của nó không rõ ràng. Sinh vật nhân thực đơn bào đơn giản có tương đối ít lượng DNA như thế, trong khi bộ gen phức tạp của những sinh vật đa bào, bao gồm con người, chứa rất nhiều đoạn DNA mã vẫn chưa giải mã được chức năng của chúng. Các nhà sinh học phân tử thường coi những vùng này là những đoạn DNA rác ("junk DNA"). Tuy nhiên, những phân tích gần đây gợi ý rằng mặc dù các vùng DNA mã hóa protein chỉ chiếm 2% trong bộ gen người, khoảng 80% số lượng base trong bộ gen có thể được biểu hiện, do đó "đoạn rác DNA" có thể bị sử dụng nhầm tên gọi. Trình tự điều hòa Trình tự điều hòa Enhancer /silencer Promoter 5'UTR Khung đọc mở 3'UTR Enhancer /silencer Proximal Core Start Stop Terminator Phiên mã DNA Exon Exon Exon Intron Intron Sửa đổi sau phiên mã Pre- mRNA Vùng mã hóa protein 5'cap Poly-A tail Dịch mã mRNA thành thục Protein Polycistronic operon Trình tự điều hòa Trình tự điều hòa Enhancer Enhancer /silencer /silencer Operator Promoter 5'UTR ORF ORF UTR 3'UTR Start Start Stop Stop Terminator Phiên mã DNA RBS RBS Vùng mã hóa protein Vùng mã hóa protein mRNA Dịch mã Protein Cấu trúc của một gen chứa nhiều yếu tố mà những trình tự mã hóa protein thực sự chỉ là một phần nhỏ trong đó. Chúng bao gồm các vùng DNA không được phiên mã cũng như các vùng RNA không được dịch mã. Tại hai bên khung đọc mở, mỗi gene chứa một trình tự điều hòa cần thiết cho sự biểu hiện của nó. Đầu tiên, gene cần một trình tự khởi động (promoter). Các yếu tố phiên mã (transcription factors) nhận ra và liên kết với vùng trình tự khởi động, sau đó RNA polymerase thực hiện khởi phát quá trình phiên mã. Việc nhận ra này thường nằm ở hộp TATA trong vùng khởi động. Một gene có thể có nhiều hơn một vùng khởi động, làm cho các RNA thông tin (mRNA) khác nhau ở độ dài của đầu 5'. Những gene thường xuyên được phiên mã có những trình tự khởi động "mạnh" tức là tạo thành liên kết mạnh với các yếu tố phiên mã, do vậy khởi phát phiên mã ở tốc độ cao. Những gene khác có những vùng trình tự khởi động "yếu" mà liên kết yếu với các yếu tố phiên mã và do vậy sự phiên mã đối với các gen này xảy ra ít hơn. Các vùng trình tự khởi động ở sinh vật nhân thực có cấu trúc phức tạp hơn và khó nhận diện hơn so với ở sinh vật nhân sơ. Thêm vào đó, các gen có thể chứa những vùng điều hòa có độ dài hàng kilobase nằm ở bên trái hoặc bên phải khung đọc mở dẫn đến làm thay đổi mức độ biểu hiện. Những vùng này hoạt động bằng cách liên kết với các yếu tố phiên mã khiến cho DNA tạo thành mạch vòng do đó trình tự điều hòa (và yếu tố phiên mã bám vào) trở lên rất gần với RNA polymerase tại vị trí liên kết. Ví dụ, các vùng tăng cường (enhancer) làm tăng tốc độ phiên mã bằng cách liên kết với một protein kích hoạt (activator protein) giúp kéo phân tử RNA polymerase đến vùng khởi động; ngược lại vùng bất hoạt (silencer) bám với protein ức chế (repressor protein) làm cho DNA trở lên ít hoạt động với RNA polymerase. Phân tử tiền mRNA (pre-mRNA) chứa những vùng không dịch mã ở cả hai đầu mà trong mỗi đầu chứa vị trí liên kết ribosome, vùng kết thúc (terminator) và các codon khởi đầu và codon kết thúc. Thêm vào đó, ở hầu hết khung đọc mở của sinh vật nhân thực chứa các đoạn intron không dịch mã mà sẽ được loại bỏ trước khi các đoạn exon được dịch mã. Các trình tự ở cuối mỗi intron, quyết định các vị trí cắt (splice site, RNA splicing) để tạo ra mRNA thành thục cuối cùng, dùng để mã hóa cho protein hoặc sản phẩm RNA khác. Nhiều gene ở sinh vật nhân sơ được tổ chức thành các đơn vị operon, với nhiều trình tự mã hóa protein được phiên mã nằm trong nó. Các gene trong một operon được phiên mã như là một mRNA liên tục, mà coi nó như là polycistronic mRNA. Thuật ngữ cistron trong bối cảnh này tương đương với khái niệm gen. Sự phiên mã của một operon của mRNA thường bị kiểm soát bởi phân tử ức chế (repressor), mà trạng thái hoạt động hay bị cấm của sự phiên mã phụ thuộc vào sự có mặt những chất chuyển hóa nhất định. Khi phân tử ức chế hoạt động, nó bám vào một trình tự DNA nằm ở vị trí khởi đầu của operon, được gọi là vùng operator, làm cản trở sự phiên mã của operon; khi phân tử ức chế bất hoạt, sự phiên mã ở operon có thể xảy ra (xem ví dụ Lac operon). Các sản phẩm của gene operon thường có những chức năng liên quan và tham gia vào cùng mạng lưới điều hòa gene. Các nhà sinh học phân tử gặp phải khó khăn khi muốn định nghĩa chính xác phần nào của một trình tự DNA chứa một gen. Các vùng điều hòa của một gen như vùng tăng cường không cần thiết phải nằm gần với trình tự mã hóa trên mạch dài phân tử bởi vì các đoạn DNA trung gian có thể tạo vòng lồi ra (loop out) giúp mang gene và vùng trình tự điều hòa của nó đến gần nhau. Tương tự, các đoạn intron của một gen có thể dài hơn rất nhiều so với các đoạn exon của nó. Các vùng điều hòa thậm chí có thể nằm hoàn toàn trên nhiễm sắc thể khác và hoạt động từ xa (in trans) khi cho phép vùng điều hòa trên một nhiễm sắc thể đến gần với các gen đích nằm trên nhiễm sắc thể khác. Những nghiên cứu ban đầu trong di truyền phân tử gợi ra khả năng một gen tạo một protein. Khái niệm này (ban đầu gọi là giả thuyết một gen-một enzym) bắt nguồn từ bài báo có tầm ảnh hưởng năm 1941 bởi George Beadle và Edward Tatum công bố kết quả nghiên cứu các thí nghiệm gây đột biến trên nấm mốc bánh mỳ Neurospora crassa. Norman Horowitz, một trong các cộng sự ban đầu tham gia vào nghiên cứu Neurospora, nhớ lại vào năm 2004 rằng "những thí nghiệm này là cơ sở của khoa học mà Beadle và Tatum từng gọi là di truyền sinh hóa. Thực sự các kết quả của họ đã khai sinh ra ngành di truyền phân tử và tất cả những phát triển sau đó." Khái niệm một gen-một protein đã được tinh chỉnh dần từ lúc khám phá ra các gen có thể mã hóa nhiều protein bằng quá trình điều hòa cắt-nối có chọn lọc (alternative splicing) và các trình tự mã hóa tách thành những đoạn ngắn trên bộ gene mà các mRNA được ghép nối bằng quá trình xử lý cắt-nối chéo (trans-splicing). Một định nghĩa có tầm hoạt động rộng thỉnh thoảng được sử dụng để bao quát được tính phức tạp của nhiều hiện tượng phong phú, nơi một gen được định nghĩa như là hợp của các trình tự mã hóa cho một tập nhất quán các sản phẩm chuyên biệt có khả năng xen phủ lẫn nhau. Định nghĩa này phân loại gene theo các sản phẩm có chức năng riêng (như protein hay RNA) hơn là theo những vị trí locus cụ thể trên đoạn DNA, với các yếu tố điều hòa được phân loại như là các vùng kết hợp với gene. Trong mọi sinh vật, có hai bước cần thiết để đọc thông tin mã hóa trong DNA của gene và tổng hợp lên sản phẩm protein mà gene mã hóa cho. Đầu tiên, các đoạn DNA của gene được phiên mã thành RNA thông tin (mRNA). Thứ hai, mRNA được dịch mã thành protein. Các gene mã hóa trong RNA vẫn phải trải qua bước đầu tiên, nhưng không nhất thiết dịch mã thành protein. Quá trình tổng hợp ra một phân tử chức năng sinh học hoặc là RNA hay protein được gọi là biểu hiện gen, và phân tử tạo thành được gọi là sản phẩm gene. Trình tự nucleotide của DNA trong một gen xác định lên trình tự amino acid tương ứng của protein thông qua mã di truyền. Tập hợp các bộ ba nucleotide, gọi là bộ ba mã hóa hay codon, mà mỗi codon mã hóa cho một amino acid. Nguyên lý phát biểu rằng cứ ba base trong trình tự DNA mã hóa cho mỗi amino acid được minh chứng bằng thí nghiệm năm 1961 khi tạo đột biến dịch chuyển khung trong gene rIIB của thể thực khuẩn T4 (xem thí nghiệm Crick, Brenner và cộng sự). Ngoài ra, một "codon khởi động", và ba "codon kết thúc" đánh dấu sự bắt đầu và kết thúc của vùng mã hóa protein. Có tất cả 64 codon khả dĩ (vì có bốn nucleotide ở mỗi một trong ba vị trí, do vậy tổ hợp có tất cả 43 codon) và trong tự nhiên chỉ có 20 amino acid cơ bản; do vậy số bộ ba là thừa và có nhiều codon cùng mã hóa cho một amino acid. Sự tương ứng giữa các codon và amino acido gần như là phổ biến rộng rãi ở mọi sinh vật sống đã biết trên Trái Đất. Phiên mã tạo ra phân tử RNA sợi đơn được biết đến là mRNA, mà các trình tự nucleotide trong nó tuân theo nguyên tắc bổ sung với của DNA làm gốc để phiên mã nó. mRNA có vai trò làm khuôn mẫu trung gian giữa DNA của gene và sản phẩm protein cuối cùng. DNA của gene được sử dụng làm khuôn để tổng hợp lên mRNA theo nguyên tắc ghép cặp bổ sung. mRNA khớp với trình tự của dải mã hóa (coding strand) trong DNA của gene bởi vì nó được tổng hợp như là sợi bổ sung của dải khuôn mẫu (template strand). Phiên mã được thực hiện bằng enzyme gọi là RNA polymerase, khi nó đọc và thực hiện trượt theo dải khuôn mẫu theo hướng đầu 3' đến đầu 5'; và tổng hợp lên RNA theo hướng ngược lại từ đầu 5' đến đầu 3'. Để khởi phát phiên mã, phân tử polymerase đầu tiên nhận ra và bám vào vùng khởi động của gen. Do vậy, cơ chế chính của điều hòa biểu hiện gen là ngăn chặn hoặc cô lập vùng khởi động, hoặc thông qua các phân tử ức chế (repressor) có chức năng ngăn chặn polymerase, hoặc bằng cách tổ chức DNA sao cho không thể tiếp cận được vùng khởi động. Ở sinh vật nhân sơ, quá trình phiên mã xảy ra trong tế bào chất; đối với phân tử phiên mã rất dài, sự dịch mã có thể bắt đầu tại đầu 5' của RNA trong khi ở đầu 3' của nó vẫn đang trong quá trình phiên mã. Ở sinh vật nhân thực, phiên mã xảy ra trong nhân tế bào, nơi lưu giữ DNA và nhiễm sắc thể. Phân tử RNA được tổng hợp bằng polymerase được gọi là bản sao sơ cấp (primary transcript) và trải qua một quá trình sửa đổi hậu phiên mã (post-transcriptional modification) trước khi trở thành mRNA thành thục và được chuyển ra khỏi nhân vào tế bào chất để chuẩn bị cho dịch mã. Một trong những sửa đổi được thực hiện đó là cắt-nối các đoạn intron là những trình tự trong vùng phiên mã nhưng không mã hóa cho protein. Cơ chế cắt-nối có chọn lọc (alternative splicing) có thể cho các bản sao thành thục từ cùng một gen nhưng mRNA có trình tự khác vào do vậy nó mã hóa cho những protein khác. Đây là cơ chế điều hòa chính ở tế bào nhân thực và cũng xuất hiện ở một vài tế bào nhân sơ. Dịch mã là quá trình trong đó một phân tử mRNA thành thục được sử dụng là khuôn mẫu để tổng hợp lên protein mới. Dịch mã được thực hện bằng các ribosome, những phức hợp lớn chứa RNA và protein chịu trách nhiệm thực hiện các phản ứng hóa sinh để ghép nối thêm những amino acid mới do tRNA mang đến tạo thành một chuỗi polypeptide đang dài dần ra dựa trên liên kết peptide. Mã di truyền được đọc ba nucleotide trong một lần, theo các đơn vị gọi là codon mã hóa, thông qua tương tác với các phân tử RNA biệt hóa gọi là RNA vận chuyển (tRNA). Mỗi tRNA có ba base không được ghép cặp gọi là các codon đối mã (anticodon) mà bắt cặp bổ sung với codon nó đọc được từ mRNA. tRNA thông qua liên kết cộng hóa trị gắn với amino acid mà chỉ khớp riêng với codon của tRNA đó. Khi tRNA bắt khớp với codon bổ sung trên dải mRNA, ribosome lập tức gắn amino acid nó mang tới vào chuỗi polypeptide đang được tổng hợp, mà có chiều từ đầu amin đến đầu carboxyl. Trong lúc và sau tổng hợp, hầu hết protein mới hình thành phải trải qua bước uốn gập về cấu trúc ba chiều hoạt động trước khi chúng thực hiện tham gia các chức năng trong tế bào hoặc được đẩy ra khỏi tế bào. Các gene được điều hòa sao cho chúng chỉ biểu hiện khi các sản phẩm gene ở mức cần thiết, vì quá trình biểu hiện tiêu tốn những nguồn dự trữ hạn chế. Một tế bào điều hòa biểu hiện các gen của nó phụ thuộc vào môi sinh (ví dụ chất dinh dưỡng nhiều hay ít, nhiệt độ và các sức ép-stress), môi trường bên trong tế bào (ví dụ chu kỳ phân bào, trao đổi chất, trạng thái lây nhiễm), và vai trò cụ thể của nó trong một sinh vật đa bào. Biểu hiện gene có thể được điều hòa ở bất kỳ một bước nào: từ lúc khởi phát phiên mã, đến xử lý RNA, đến sửa đổi sau dịch mã đối với protein. Sự điều hòa các gen kiểm soát trao đổi chất của đường lactose ở E. coli (lac operon) là một trong những cơ chế điều hòa đầu tiên được François Jacob và Jacques Monod miêu tả vào năm 1961. Một gene mã hóa protein điển hình thường đầu tiên sao chép sang RNA như là một phân tử trung gian trong quá trình tổng hợp ra protein cuối cùng. Trong trường hợp khác, các phân tử RNA là những sản phẩm có chức năng chuyên biệt, như vai trò trong tổng hợp RNA ribosome và RNA vận chuyển. Một số RNA được biết đến là các ribozyme có khả năng hoạt động như enzyme, và microRNA có vai trò điều hòa. Trình tự DNA từ đó mà RNA được phiên mã thành các RNA có chức năng chuyên biệt được gọi là các gene sinh RNA không mã hóa. Ở một số virus chúng lưu trữ toàn bộ bộ gene của chúng trong dạng của RNA, và không hề chứa một trình tự DNA nào. Bởi vì chúng sử dụng RNA để lưu giữ các gene, các tế bào vật chủ có thể tổng hợp lên các protein cần thiết cho virus ngay khi chúng lây nhiễm vào vật chủ và không cần phải đợi xảy ra giai đoạn phiên mã. Mặt khác, ở các RNA retrovirus, như HIV, chúng đòi hỏi phải có quá trình phiên mã ngược từ bộ gene của chúng là RNA sang DNA trước khi protein của virus được tổng hợp ra. Di truyền học ngoài gene (epigenetics) do RNA trung gian cũng đã được quan sát thấy ở một số thực vật nhưng rất hiếm có ở động vật. Bộ gene các sinh vật được kế thừa từ gene trong thế hệ bố mẹ của chúng. Các sinh vật sinh sản vô tính chỉ đơn giản là kế thừa bản sao đầy đủ của bộ gene bố mẹ chúng. Các sinh vật sinh sản hữu tính có hai bản sao ở mỗi nhiễm sắt thể bởi vì chúng thừa hưởng một bộ đầy đủ từ mỗi con cái và con đực. Theo di truyền Mendel, các biến dị trong kiểu hình của một sinh vật (các đặc điểm vật lý và cư xử quan sát được) là một phần do những biến đổi trong kiểu gene (đặc biệt là các gen tương ứng). Mỗi gene xác định một tính trạng riêng với các trình tự khác nhau trên cùng một gen (các allele) làm xuất hiện nhiều kiểu hình khác nhau. Hầu hết các sinh vật nhân thực (như ở cây đậu Hà Lan mà Mendel dùng để nghiên cứu) có hai allele cho mỗi tính trạng, mỗi allele được kế thừa từ bố hoặc mẹ. Tại locus các allele có thể là trội hoặc lặn; các allele trội thể hiện những kiểu hình tương ứng khi nó ghép cặp với bất kỳ một allele khác của tính trạng, trong khi các allele lặn chỉ thể hiện kiểu hình tương ứng khi nó ghép cặp với cùng một bản sao allele khác. Nếu biết kiểu hình của sinh vật, có thể xác định được allele trội và allele lặn. Ví dụ, nếu allele xác định thân cây cao ở đậu Hà Lan là tính trạng trội so với allele xác định thân cây thấp, thì ở thực vật đậu thừa hưởng một allele allele cao từ bố mẹ và một allele thấp từ bố mẹ thì nó sẽ là thân cây cao. Nghiên cứu của Mendel chứng tỏ rằng các allele phân ly độc lập trong hình thành giao tử, hoặc các tế bào gốc, đảm bảo biến đổi ở thế hệ tiếp theo. Mặc dù di truyền Mendel vẫn là một mô hình tốt cho nhiều tính trạng xác định bởi các gen riêng rẽ (bao gồm một số bệnh di truyền hay gặp) nó không kể đến những quá trình sinh hóa trong tái bản DNA và phân bào. Các sinh vật sinh trưởng, phát triển và sinh sản dựa vào sự phân bào; quá trình trong đó một tế bào phân chia thành hai tế bào con. Để thực hiện được như vậy đầu tiên trong nhân tế bào cần tiến hành sao chép từng gene trong bộ gene thông qua cơ chế tái bản DNA. Quá trình tái bản được thực hiện nhờ những enzyme chuyên biệt mà trong số đó là DNA polymerase, phân tử này thực hiện "đọc" một sợi trong hai sợi xoắn kép DNA đã được tháo xoắn, hay còn gọi sợi này là sợi khuôn, và tổng hợp lên một sợi bổ sung mới. Bởi vì chuỗi xoắn kép DNA được liên kết với nhau bởi các cặp base bổ sung, từ trình tự của một sợi có thể hoàn toàn xác định lên trình tự bổ sung; do vậy enzyme chỉ cần đọc một sợi là có thể tạo ra một bản sao đầy đủ. Quá trình tái bản DNA tuân theo nguyên tắc bán bảo toàn; tức là, bản sao của bộ gene thừa kế trong mỗi tế bào con chứa một sợi gốc từ bố mẹ và một sợi DNA mới tổng hợp. Tốc độ tái bản DNA trong tế bào sống lần đầu tiên được xác định là ở tốc độ kéo dài DNA của thể thực khuẩn T4 trong E. coli bị nhiễm phage và các nhà sinh học phát hiện thấy nó có một tốc độ nhanh đáng kinh ngạc. Trong giai đoạn sao chép DNA ở nhiệt độ 37 °C, tốc độ kéo dài bằng 749 nucleotide trên một giây. Sau khi quá trình tái bản DNA kết thúc, tế bào phải trải qua sự chia tách của hai bản sao bộ gene và phân chia thành hai tế bào có màng phân biệt. Ở sinh vật nhân sơ (vi khuẩn và vi khuẩn cổ) quá trình này tương đối đơn giản thể hiện qua sự phân chia đôi (binary fission), trong đó mỗi bộ gene trên mạch vòng gắn vào màng tế bào và được tách ra thành các tế bào khi màng tế bào lộn vào trong (invagination) và tách tế bào chất ra thành hai phần ngăn nhau bởi màng tế bào. Quá trình phân chia đổi xảy ra cực kỳ nhanh so với tốc độ phân bào ở sinh vật nhân thực. Tế bào của sinh vật nhân thực phân chia diễn ra phức tạp hơn như trong chu kỳ tế bào; sự tái bản DNA xảy ra trong pha S, trong khi quá trình tách nhiễm sắc thể và bào tương xảy ra trong pha M. Sự tái bản và truyền vật liệu di truyền từ một thế hệ tế bào sang thế hệ tiếp theo là cơ sở của di truyền phân tử, và là mối liên hệ giữa bức tranh phân tử với bức tranh cổ điển của gen. Sinh vật thừa hưởng những đặc tính từ bố mẹ bởi vì các tế bào con chứa các bản sao của gene từ trong tế bào của bố mẹ chúng. Ở các sinh vật sinh sản vô tính, ở thế hệ con sẽ chứa bản sao di truyền hay dòng hóa từ các sinh vật bố mẹ. Ở sinh vật sinh sản hữu tính, một giai đoạn đặc biệt của quá trình phân bào gọi là giảm phân tạo thành các tế bào giao tử hoặc tế bào mầm phôi đơn bội, và chỉ chứa gene trong nhiễm sắc thể đơn bội. Giao tử phát sinh từ con cái gọi là trứng hay ova, và giao tử phát sinh từ con đực gọi là tinh trùng. Hai giao tử kết hợp với nhau tạo thành hợp tử lưỡng bội trứng đã được thụ tinh, một tế bào trong nó chứa hai tập hợp gene, với một bản sao của mỗi gene đến từ con cái và một bản sao còn lại từ con đực. Trong quá trình phân bào giảm phân, thỉnh thoảng xuất hiện sự kiện tái tổ hợp di truyền hay trao đổi chéo ở một số đoạn giữa hai nhiễm sắc thể tương đồng, kéo theo sự trao đổi các gen giữa chúng. Ở sự kiện này, một đoạn DNA trên một chromatid được hoán vị bằng một đoạn DNA có độ dài bằng nhau nằm trên chromatid tương đồng khác chị em. Hiện tượng này có thể dẫn đến sự tổ chức lại các allele đã có liên kết với nhau. Quy luật phân ly độc lập của Mendel khẳng định mỗi gene từ bố hoặc mẹ cho mỗi tính trạng sẽ sắp xếp một cách độc lập trong giao tử; hay các allele của các gen khác nhau thì phân ly một cách độc lập với nhau trong quá trình hình thành giao tử. Điều này chỉ đúng cho những gene mà không nằm trên cùng một nhiễm sắc thể, hoặc nằm trên cùng một nhiễm sắc thể nhưng cách rất xa nhau. Hai gene nằm càng gần nhau trên cùng một nhiễm sắc thể, chúng sẽ càng có mặt cùng nhau trong giao tử và các tính trạng chúng biểu hiện sẽ xuất hiện cùng nhau thường xuyên; những gene nằm rất gần nhau hoặc cạnh nhau về cơ bản không bao giờ bị tách biệt bởi vì rất hiếm khi điểm trao đổi chéo sẽ xuất hiện giữa hai gene này. Đây là cơ sở của hiện tượng di truyền liên kết gene hoàn toàn (genetic linkage). Ruồi giấm Drosophila melanogaster đã được nhà di truyền học người Mỹ, Thomas Hunt Morgan (1866-1945), sử dụng trong nghiên cứu di truyền học từ những năm đầu của thế kỷ XX, trong khi đang làm việc tại Học viện Công nghệ California. Nhờ sử dụng ruồi giấm này, Morgan và các cộng sự của mình đã xây dựng thành công học thuyết di truyền nhiễm sắc thể. Lý thuyết này đã khẳng định gene - đơn vị di truyền then chốt đóng ba vai trò: (i) Gene là đơn vị chức năng, nghĩa là gene được xem như một thể thống nhất toàn vẹn kiểm soát một tính trạng cụ thể. (ii) Gene là đơn vị tái tổ hợp, nghĩa là gene không bị chia nhỏ bởi sự trao đổi chéo (vì theo quan điểm này, trao đổi chéo không xảy ra bên trong phạm vi một gen mà chỉ xảy ra giữa các gene); như thế gene được coi là đơn vị cấu trúc cơ sở của vật chất di truyền, nhiễm sắc thể. (iii) Gene là đơn vị đột biến, nghĩa là nếu đột biến xảy ra trong gene dù ở bất kỳ vị trí nào hoặc với phạm vi ra sao, chỉ gây ra một trạng thái cấu trúc mới tương ứng với một kiểu hình mới, kiểu hình đột biến, khác với kiểu hình bình thường. Tuy nhiên, quan niệm này vẫn còn chưa rõ ràng và không thực sự chính xác theo quan điểm của di truyền học hiện đại Giai đoạn tái bản DNA diễn ra phần lớn có độ chính xác cao, tuy vậy cũng có lỗi (đột biến) xảy ra. Tần suất lỗi ở tế bào sinh vật nhân thực có thể thấp ở mức 10−8 trên nucleotide trong mỗi lần tái bản, trong khi ở một số virus RNA có thể cao tới mức 10−3. Điều này có nghĩa là ở mỗi thế hệ, trong bộ gene ở người thu thêm 1–2 đột biến mới. Những đột biến nhỏ xuất hiện từ quá trình tái bản DNA và hậu quả từ phá hủy DNA và bao gồm đột biến điểm trong đó một base bị thay đổi và đột biến dịch chuyển khung trong đó một base được thêm vào hay bị xóa. Hoặc là những đột biến này làm thay đổi gene theo cách làm sai nghĩa (missense mutation, thay đổi một codon làm nó mã hóa cho amino acid khác) hoặc làm cho gene trở nên vô nghĩa (nonsense mutation, làm quá trình tái bản DNA sớm kết thúc khi đọc đến codon kết thúc và sản phẩm gene là protein không hoạt động được). Những đột biến lớn hơn có thể gây ra lỗi trong tái tổ hợp dẫn đến những bất thường ở nhiễm sắc thể (chromosomal abnormality) bao gồm nhân đôi một gen (gene duplication), xóa, sắp xếp lại hoặc đảo ngược những đoạn dài trong một NST. Thêm vào đó, cơ chế sửa chữa DNA có thể dẫn ra vài đột biến mới khi thực hiện sửa chữa những sai hỏng vật lý ở phân tử. Sự sửa chữa, ngay cả khi đi kèm với đột biến, là quan trọng hơn đối với sự tồn tại hơn là khôi phục lại bản sao chính xác, ví dụ khi thực hiện sửa chữa chuỗi xoắn kép bị gãy. Khi nhiều allele khác nhau của cùng một gen có mặt trong quần thể một loài thì hiện tượng này được gọi là đa hình (polymorphism). Phần lớn các allele khác nhau hoạt động tương tự nhau, tuy nhiên ở một số allele có thể làm xuất hiện các tính trạng kiểu hình khác nhau. Allele phổ biến nhất của một gen được gọi là kiểu dại (wild type), và những allele hiếm được gọi là allele đột biến. Biến dị di truyền trong tần số tương đối của các allele khác nhau trong một quần thể có nguyên nhân từ cả chọn lọc tự nhiên và biến động di truyền (genetic drift, những sự biến đổi ngẫu nhiên vô hướng về tần số allele trong tất cả các quần thể, nhưng đặc biệt là ở các quần thể nhỏ). Phần lớn các đột biến bên trong các gen là đột biến trung tính (neutral mutation), không có ảnh hưởng đến kiểu hình của sinh vật (đột biến lặng, silent mutation). Một số đột biến không làm thay đổi trình tự amino acid bởi vì một số codon mã hóa cho cùng một amino acid (đột biến đồng nghĩa, synonymous mutation). Các đột biến khác trở thành trung tính nếu tuy nó làm thay đổi trình tự amino acid, nhưng protein vẫn gập nếp và hoạt động bình thường với amino acid mới (đột biến bảo toàn, conservative mutation). Tuy nhiên, nhiều đột biến là có hại (deleterious mutation) hay thậm chí gây chết (lethal allele), và bị loại bỏ khỏi quần thể bằng quá trình chọn lọc. Rối loạn di truyền (genetic disorders) là kết quả của các đột biến có hại và có thể do đột biến tự phát trong cá thể bị ảnh hưởng, hoặc có thể di truyền sang thế hệ sau. Cuối cùng, có một tỷ lệ nhỏ các đột biến là có lợi (beneficial mutation), tăng cường độ phù hợp (fitness) ở sinh vật, và trở thành một trong những luận điểm quan trọng của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, vì trong chọn lọc có hướng dẫn đến tiến hóa thích nghi. Gene có nguồn gốc tổ tiên chung gần nhất, và do vậy chia sẻ cùng một lịch sử khám phá, được biến đến có tính tương đồng. Những gene này xuất hiện hoặc từ sự lặp đoạn gene bên trong bộ gene của sinh vật, nơi chúng được gọi là các gen môi sinh, hoặc là kết quả của sự phân tán gene sau một sự kiện hình thành loài, và thường thực hiện các chức năng giống nhau hoặc tương tự như ở sinh vật liên quan. Người ta thường giả sử rằng những gene này có sự giống nhau nhiều hơn so với gene môi sinh, mặc dù sự khác nhau là nhỏ. Mối liên hệ giữa các gen có thể đo được bằng cách so sánh sắp trình tự trong DNA của chúng. Độ giống nhau giữa các gen tương đồng được gọi là trình tự bảo toàn (conserved sequence). Theo thuyết tiến hóa phân tử trung tính, phần lớn những thay đổi trong trình tự của một gen không ảnh hưởng đến chức năng của nó và do vậy gene tích lũy các đột biến theo thời gian. Thêm vào đó, bất kỳ chọn lọc nào trên một gen sẽ làm cho trình tự của nó phân tán với tốc độ khác. Các gene chịu ảnh hưởng chọn lọc ổn định có tính ổn định cao và sự thay đổi đối với chúng diễn ra chậm trong khi các gen chịu ảnh hưởng chọn lọc định hướng thay đổi trình tự một cách nhanh chóng. Sự khác nhau trong trình tự giữa các gen có thể được ứng dụng để phân tích phát sinh chủng loài để nghiên cứu các gen đã tiến hóa bằng cách nào và bằng cách nào mà các sinh vật trở lên có liên quan đến nhau. Nguồn gốc chung phổ biến ở các gen mới trong nòi giống sinh vật nhân thực là lặp đoạn gene, trong đó tạo ra một bản sao gene mới từ gene đã có trong bộ gene. Những gene tạo ra này sau đó có thể phân tán trong trình tự và chức năng. Tập hợp các gen hình thành theo cách này tạo thành gia đình gene (gene family). Các nhà tiến hóa cho rằng lặp đoạn gene và mất gene trong một gia đình là phổ biến và là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự đa dạng sinh học. Thình thoảng, lặp đoạn gene có thể tạo ra một bản sao không hoạt động bình thường, hoặc bản sao chức năng chịu ảnh hưởng của đột biến làm mất chức năng; những gene không hoạt động này được gọi là gene giả (pseudogene). Các gene "mồ côi", mà trình tự không giống với một gen đã có nào, ít gặp hơn so với lặp đoạn gen. Ước tính số lượng gene mà không có trình tự tương đồng nằm bên ngoài con người từ 18 đến 60. Hai nguồn chủ yếu của các gen mồ côi mã hóa protein đó là quá trình lặp đoạn gene theo sau bởi sự thay đổi trình tự cực lớn, như mối liên hệ gốc là không xác định được từ việc so sánh trình tự, và sự chuyển đổi mới từ một trình tự không mã hóa trước đó thành một gen mã hóa protein. Các gene mới thường ngắn hơn và đơn giản hơn về cấu trúc so với các gen ở sinh vật nhân thực, mà chỉ có vài intron (nếu có). Các nhà sinh tiến hóa cho rằng trong thời gian tiến hóa dài, gene mới sinh có thể chịu trách nhiệm cho một tỷ lệ đáng kể các gia đình gene bị giới hạn về mặt chủng loại. Quá trình chuyển gene ngang nhắc tới sự truyền vật liệu di truyền thông qua một cơ chế hơn là sự sinh sản. Cơ chế này là nguồn thường gặp tạo gene mới ở sinh vật nhân sơ, mà đôi lúc được cho là đóng góp nhiều hơn vào biến dị di truyền so với lặp đoạn gene. Nó là một cách phổ biến để phát tán kháng thuốc kháng sinh, độc lực, và các chức năng trao đổi chất thích ứng. Mặc dù chuyển gene ngang hiếm xảy ra ở sinh vật nhân thự, một số trường hợp tương tự đã được phát hiện ở bộ gene của sinh vật nguyên sinh và tảo chứa các gen có nguồn gốc từ vi khuẩn. Bộ gene là tổng thể toàn bộ vật liệu di truyền của một sinh vật và bao gồm cả các gen và những trình tự không mã hóa. Kích thước bộ gene, và số lượng gene mã hóa ở mỗi loài sinh vật là khác nhau. Virus, và viroid (mà hoạt động như là một gen RNA không mã hóa) có bộ gene nhỏ nhất. Ngược lại, ở thực vật có những bộ gene cực kỳ lớn, chẳng hạn ở cây lúa gạo chứa hơn 46.000 gene mã hóa protein. Tổng số lượng gene mã hóa protein (bộ protein, proteome, trên Trái Đất) ước tính bằng 5 triệu trình tự. Mặc dù số lượng cặp base của DNA ở bộ gene người đã được biết đến từ thập niên 1960, ước tính số lượng gene có sự thay đổi theo thời gian khi định nghĩa về gene, và phương pháp xác định chúng liên tục được cập nhật và tinh chỉnh. Các dự đoán lý thuyết ban đầu về số lượng gene ở người cao tới mức 2.000.000 gene. Trong khi các kết quả đo thực nghiệm sơ bộ ban đầu cho thấy số lượng này trong khoảng 50.000–100.000 gene được phiên mã (bằng phương pháp đánh dấu trình tự biểu hiện). Sau đó, kết quả giải trình tự ở Dự án Bản đồ gene ở Người cho thấy nhiều trình tự được phiên mã là những biến thể khác của cùng một gen, và tổng số lượng gene mã hóa protein giảm xuống còn ~20.000 trong đó có 13 gene mã hóa nằm trong bộ gene ty thể. Nghiên cứu sâu hơn từ dự án GENCODE, tiếp tục cho ước lượng số gene giảm xuống còn ~19.900. Trong bộ gene ở người, chỉ 1–2% trong 3 tỷ cặp base DNA là đoạn mã hóa protein, những đoạn còn lại là các DNA 'không mã hóa' bao gồm intron, retrotransposon, các trình tự điều hòa DNA và các đoạn DNA phiên mã thành RNA không mã hóa. Trong mỗi tế bào ở sinh vật đa bào chứa toàn bộ gene nhưng không phải tất cả gene hoạt động trong từng tế bào. Các gene cơ bản là tập hợp những gene được cho là trọng yếu đối với sự sinh tồn của một sinh vật. Định nghĩa này dựa trên giả sử sinh vật được cung cấp nguồn chất dinh dưỡng đầy đủ và không chịu các áp lực từ môi trường nó sống. Chỉ một phần nhỏ gene của một sinh vật là gene cơ bản. Ở vi khuẩn, ước tính có khoảng 250–400 gene cơ bản đối với Escherichia coli và Bacillus subtilis, mà số lượng này nhỏ hơn 10% tổng số gene của chúng. Một nửa các gen này là ortholog trong cả hai vi khuẩn và phần lớn tham gia vào sinh tổng hợp protein. Ở nấm men Saccharomyces cerevisiae số lượng gene cơ bản cao hơn một chút, ở mức 1000 gene (~20% bộ gene của nó). Mặc dù số lượng này càng khó xác định hơn ở sinh vật nhân thực bậc cao, ước tính ở chuột và người có khoảng 2000 gene cơ bản (~10% bộ gene). Sinh vật tổng hợp, Syn 3, chứa 473 gene cơ bản và một số gene gần cơ bản (cần thiết cho sự sinh trưởng nhanh), mặc dù có 149 gene là chưa rõ chức năng. Các gene cơ bản bao gồm gene giữ nhà (housekeeping gene, chúng đặc biệt quan trọng cho các chức năng cơ bản của tế bào) cũng như các gen được biểu hiện ở những thời điểm khác nhau trong các giai đoạn phát triển hoặc vòng đời sinh học. Các gene giữ nhà được sử dụng trong kiểm soát khoa học khi thực hiện phân tích biểu hiện gen, vì chúng được biểu hiện cấu thành ở mức độ tương đối không đổi. Định danh gene được quản lý bởi Ủy ban định danh gene (HUGO) cho mỗi gene đã biết ở người tuân theo dạng thức đã được phê chuẩn về tên của một gen và ký hiệu tương ứng của nó, cho phép dữ liệu về nó có thể truy cập được thông qua cơ sở dữ liệu quản lý bởi Ủy ban này. Các ký hiệu được chọn duy nhất cho từng gene (mặc dù đôi lúc phê duyệt lại ký hiệu thay đổi). Các ký hiệu được ưu tiên đặt sao cho giữ sự nhất quán với các thành viên khác trong một gia đình gene và với các gen tương đồng ở những loài khác, đặc biệt là ở chuột do nó được sử dụng là một trong những sinh vật mô hình. Kỹ thuật di truyền là các phương pháp chỉnh sửa bộ gene của một sinh vật nhờ các công nghệ sinh học. Từ thập niên 1970, nhiều kỹ thuật đã được phát triển để thực hiện thêm, loại bỏ hoặc sửa đổi các gen trong sinh vật. Các kỹ thuật chỉnh sửa bộ gene được phát triển gần đây sử dụng các enzyme nuclease để tạo ra các đích sửa chữa DNA trong nhiễm sắc thể hoặc là phá vỡ hay chỉnh sửa một gen khi vị trí đứt gãy được sửa đổi. Ngành sinh học tổng hợp (synthetic biology) đôi khi sử dụng các kỹ thuật liên quan để mở rộng nghiên cứu di truyền trên một sinh vật. Kỹ thuật di truyền hiện nay là công cụ nghiên cứu thường xuyên áp dụng cho các sinh vật mô hình. Ví dụ, có thể dễ dàng thêm vào các gen ở vi khuẩn và nòi giống ở chuột knockout với một chức năng gene đặc biệt bị bất hoạt nhằm nghiên cứu chức năng của các gen. Nhiều sinh vật đã được sửa đổi về mặt di truyền để ứng dụng trong nông nghiệp (thực phẩm biến đổi gene), công nghiệp công nghệ sinh học, và y học. Đối với sinh vật đa bào, đặc biệt là các phôi được tác động theo ý muốn trước khi trưởng thành hay các sinh vật chỉnh sửa gen (GMO). Tuy nhiên, bộ gene của các tế bào trong sinh vật trưởng thành có thể chỉnh sửa bằng cách sử dụng các kỹ thuật liệu pháp gen để điều trị các bệnh liên quan tới di truyền. Biểu hiện gen Vốn gen Giải thuật di truyền Danh sách gen ở người Alberts B, Johnson A, Lewis J, Raff M, Roberts K, Walter P (2002). Molecular Biology of the Cell . New York: Garland Science. ISBN 978-0-8153-3218-3. – Có thể truy cập miễn phí ấn bản lần 4 của cuốn sách tại trang của NCBI. Các chương tham khảo trong cuốn Molecular Biology of the Cell Glossary Ch 1: Cells and genomes 1.1: The Universal Features of Cells on Earth Ch 2: Cell Chemistry and Biosynthesis 2.1: The Chemical Components of a Cell Ch 3: Proteins Ch 4: DNA and Chromosomes 4.1: The Structure and Function of DNA 4.2: Chromosomal DNA and Its Packaging in the Chromatin Fiber Ch 5: DNA Replication, Repair, and Recombination 5.2: DNA Replication Mechanisms 5.4: DNA Repair 5.5: General Recombination Ch 6: How Cells Read the Genome: From DNA to Protein 6.1: DNA to RNA 6.2: RNA to Protein Ch 7: Control of Gene Expression 7.1: An Overview of Gene Control 7.2: DNA-Binding Motifs in Gene Regulatory Proteins 7.3: How Genetic Switches Work 7.5: Posttranscriptional Controls 7.6: How Genomes Evolve Ch 14: Energy Conversion: Mitochondria and Chloroplasts 14.4: The Genetic Systems of Mitochondria and Plastids Ch 18: The Mechanics of Cell Division 18.1: An Overview of M Phase 18.2: Mitosis Ch 20: Germ Cells and Fertilization 20.2: Meiosis ^ Karen Hopkin. “The Evolving Definition of a Gene: With the discovery that nearly all of the genome is transcribed, the definition of a "gene" needs another revision”. ^ “Gene - Biology Dictionary”. ^ “What is a gene?”. ^ a b Campbell và cộng sự: "Sinh học" - Nhà xuất bản Giáo dục, 2010. ^ SGK "Sinh học 9" và "Sinh học 12" - Nhà xuất bản Giáo dục, 2017. ^ Petter Portin & Adam Wilkins. “The Evolving Definition of the Term "Gene"”. ^ a b Gericke, Niklas Markus; Hagberg, Mariana (ngày 5 tháng 12 năm 2006). “Definition of historical models of gene function and their relation to students' understanding of genetics”. Science & Education. 16 (7–8): 849–881. Bibcode:2007Sc&Ed..16..849G. doi:10.1007/s11191-006-9064-4. ^ Pearson H (tháng 5 năm 2006). “Genetics: what is a gene?”. Nature. 441 (7092): 398–401. Bibcode:2006Natur.441..398P. doi:10.1038/441398a. PMID 16724031. ^ a b c Pennisi E (tháng 6 năm 2007). “Genomics. DNA study forces rethink of what it means to be a gene”. Science. 316 (5831): 1556–1557. doi:10.1126/science.316.5831.1556. PMID 17569836. ^ a b Johannsen, W. (1905). Arvelighedslærens elementer ("The Elements of Heredity". Copenhagen). Rewritten, enlarged and translated into German as Elemente der exakten Erblichkeitslehre (Jena: Gustav Fischer, 1905; Scanned full text. Lưu trữ 2009-05-30 tại Wayback Machine ^ Noble D (tháng 9 năm 2008). “Genes and causation”. Philosophical Transactions of the Royal Society of London. Series A, Mathematical and Physical Sciences. 366 (1878): 3001–3015. Bibcode:2008RSPTA.366.3001N. doi:10.1098/rsta.2008.0086. PMID 18559318. Bản gốc (Free full text) lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2018. ^ Magner, Lois N. (2002). History of the Life Sciences . New York: Marcel Dekker, Inc. tr. 380. ISBN 978-0-2039-1100-6. ^ Gros, Franc̜ois (1992). The Gene Civilization . New York: McGraw Hill. tr. 28. ISBN 978-0-07-024963-9. ^ Moore, Randy (2001). “The "Rediscovery" of Mendel's Work” (PDF). Bioscene. 27 (2): 13–24. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2016. ^ “genesis”. Từ điển tiếng Anh Oxford . Nhà xuất bản Đại học Oxford. (Subscription or participating institution membership required.) ^ Magner, Lois N. (2002). A History of the Life Sciences . Marcel Dekker, CRC Press. tr. 371. ISBN 978-0-203-91100-6. ^ Henig, Robin Marantz (2000). The Monk in the Garden: The Lost and Found Genius of Gregor Mendel, the Father of Genetics. Boston: Houghton Mifflin. tr. 1–9. ISBN 978-0395-97765-1. ^ Vries, H. de, Intracellulare Pangenese, Verlag von Gustav Fischer, Jena, 1889. Translated in 1908 from German to English by C. Stuart Gager as Intracellular Pangenesis, Open Court Publishing Co., Chicago, 1910 ^ “The Chromosomes in Heredity” (PDF). Biological Bulletin. 4: 231-251. 1903. ^ a b c Gerstein MB (tháng 6 năm 2007). “What is a gene, post-ENCODE? History and updated definition”. Genome Research. 17 (6): 669–681. doi:10.1101/gr.6339607. PMID 17567988.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) ^ Fisher, R. A.; De Beer, G. R. (1947). “Thomas Hunt Morgan. 1866-1945”. Obituary Notices of Fellows of the Royal Society. 5 (15): 451–466. doi:10.1098/rsbm.1947.0011. JSTOR 769094. ^ Avery, OT; MacLeod, CM; McCarty, M (1944). “Studies on the Chemical Nature of the Substance Inducing Transformation of Pneumococcal Types: Induction of Transformation by a Desoxyribonucleic Acid Fraction Isolated from Pneumococcus Type III”. The Journal of Experimental Medicine. 79 (2): 137–58. doi:10.1084/jem.79.2.137. PMC 2135445. PMID 19871359. Reprint: Avery, OT; MacLeod, CM; McCarty, M (1979). “Studies on the chemical nature of the substance inducing transformation of pneumococcal types. Inductions of transformation by a desoxyribonucleic acid fraction isolated from pneumococcus type III”. The Journal of Experimental Medicine. 149 (2): 297–326. doi:10.1084/jem.149.2.297. PMC 2184805. PMID 33226. ^ Hershey, AD; Chase, M (1952). “Independent functions of viral protein and nucleic acid in growth of bacteriophage”. The Journal of General Physiology. 36 (1): 39–56. doi:10.1085/jgp.36.1.39. PMC 2147348. PMID 12981234. ^ Judson, Horace (1979). The Eighth Day of Creation: Makers of the Revolution in Biology. Cold Spring Harbor Laboratory Press. tr. 51–169. ISBN 0-87969-477-7. ^ Watson, J. D.; Crick, FH (1953). “Molecular Structure of Nucleic Acids: A Structure for Deoxyribose Nucleic Acid” (PDF). Nature. 171 (4356): 737–8. Bibcode:1953Natur.171..737W. doi:10.1038/171737a0. PMID 13054692. ^ Benzer S (1955). “Fine Structure of A Genetic Region in Bacteriophage”. Proc. Natl. Acad. Sci. U.S.A. 41 (6): 344–54. doi:10.1073/pnas.41.6.344. PMC 528093. PMID 16589677. ^ Benzer S (1959). “On the Topology of the Genetic Fine Structure”. Proc. Natl. Acad. Sci. U.S.A. 45 (11): 1607–20. doi:10.1073/pnas.45.11.1607. PMC 222769. PMID 16590553. ^ a b Beadle G.W, Tatum E.L (ngày 15 tháng 11 năm 1941). “Genetic Control of Biochemical Reactions in Neurospora”. PNAS. 27 (11): 499–506. Bibcode:1941PNAS...27..499B. doi:10.1073/pnas.27.11.499. PMC 1078370. PMID 16588492.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) ^ Berg P, Singer M. George Beadle, an uncommon farmer: the emergence of genetics in the 20th century, CSHL Press, 2003. ISBN 0-87969-688-5, ISBN 978-0-87969-688-7 ^ M, Fiers W (tháng 5 năm 1972). “Nucleotide sequence of the gene coding for the bacteriophage MS2 coat protein”. Nature. 237 (5350): 82–8. Bibcode:1972Natur.237...82J. doi:10.1038/237082a0. PMID 4555447.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) ^ Sanger, F (1977). “DNA sequencing with chain-terminating inhibitors”. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America. 74 (12): 5463–7. Bibcode:1977PNAS...74.5463S. doi:10.1073/pnas.74.12.5463. PMC 431765. PMID 271968. ^ Adams, Jill U. (2008). “DNA Sequencing Technologies”. Nature Education Knowledge. SciTable. Nature Publishing Group. 1 (1): 193. ^ Huxley, Julian (1942). Evolution: the Modern Synthesis. Cambridge, Mass.: MIT Press. ISBN 978-0262513661. ^ Williams, George C. (2001). Adaptation and Natural Selection a Critique of Some Current Evolutionary Thought . Princeton: Princeton University Press. ISBN 9781400820108. ^ Dawkins, Richard (1977). The selfish gene . London: Oxford University Press. ISBN 0-19-857519-X. ^ Dawkins, Richard (1989). The extended phenotype . Oxford: Oxford University Press. ISBN 0-19-286088-7. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z aa ab ac ad ae af ag ah ai aj ak Alberts B, Johnson A, Lewis J, Raff M, Roberts K, Walter P (2002). Molecular Biology of the Cell . New York: Garland Science. ISBN 978-0-8153-3218-3. ^ Stryer L, Berg JM, Tymoczko JL (2002). Biochemistry (ấn bản 5). San Francisco: W.H. Freeman. ISBN 0-7167-4955-6. ^ Bolzer, Andreastitle=Three-Dimensional Maps of All Chromosomes in Human Male Fibroblast Nuclei and Prometaphase Rosettes (2005). PLoS Biology. 3 (5): e157. doi:10.1371/journal.pbio.0030157. PMC 1084335. PMID 15839726 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1084335. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp) ^ Braig M, Schmitt CA (tháng 3 năm 2006). “Oncogene-induced senescence: putting the brakes on tumor development”. Cancer Research. 66 (6): 2881–4. doi:10.1158/0008-5472.CAN-05-4006. PMID 16540631. ^ a b Bennett, PM (tháng 3 năm 2008). “Plasmid encoded antibiotic resistance: acquisition and transfer of antibiotic resistance genes in bacteria”. British Journal of Pharmacology. 153 Suppl 1: S347–57. doi:10.1038/sj.bjp.0707607. PMC 2268074. PMID 18193080. ^ International Human Genome Sequencing Consortium (tháng 10 năm 2004). “Finishing the euchromatic sequence of the human genome”. Nature. 431 (7011): 931–45. Bibcode:2004Natur.431..931H. doi:10.1038/nature03001. PMID 15496913. ^ a b Shafee, Thomas; Lowe, Rohan (2017). “Eukaryotic and prokaryotic gene structure”. WikiJournal of Medicine. 4 (1). doi:10.15347/wjm/2017.002. ISSN 2002-4436. ^ Mortazavi A (tháng 7 năm 2008). “Mapping and quantifying mammalian transcriptomes by RNA-Seq”. Nature Methods. 5 (7): 621–8. doi:10.1038/nmeth.1226. PMID 18516045.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) ^ Pennacchio, L. A. (2013). “Enhancers: Five essential questions”. Nature Reviews Genetics. 14 (4): 288–95. doi:10.1038/nrg3458. PMC 4445073. PMID 23503198. ^ Maston, G. A. (2006). “Transcriptional Regulatory Elements in the Human Genome”. Annual Review of Genomics and Human Genetics. 7: 29–59. doi:10.1146/annurev.genom.7.080505.115623. PMID 16719718. ^ Mignonepmc = 139023, Flavio (ngày 28 tháng 2 năm 2002). “Untranslated regions of mRNAs”. Genome Biology. 3 (3): reviews0004. doi:10.1186/gb-2002-3-3-reviews0004. ISSN 1465-6906. PMID 11897027. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2018. ^ Bicknell AA (tháng 12 năm 2012). “Introns in UTRs: why we should stop ignoring them”. BioEssays. 34 (12): 1025–34. doi:10.1002/bies.201200073. PMID 23108796.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) ^ Salgado, H. (2000). “Operons in Escherichia coli: Genomic analyses and predictions”. Proceedings of the National Academy of Sciences. 97 (12): 6652–6657. Bibcode:2000PNAS...97.6652S. doi:10.1073/pnas.110147297. PMC 18690. PMID 10823905. ^ Blumenthal, Thomas (tháng 11 năm 2004). “Operons in eukaryotes”. Briefings in Functional Genomics & Proteomics. 3 (3): 199–211. doi:10.1093/bfgp/3.3.199. ISSN 2041-2649. PMID 15642184. ^ a b Jacob F; Monod J (tháng 6 năm 1961). “Genetic regulatory mechanisms in the synthesis of proteins”. Journal of Molecular Biology. 3 (3): 318–56. doi:10.1016/S0022-2836(61)80072-7. PMID 13718526. ^ Spilianakis CG (tháng 6 năm 2005). “Interchromosomal associations between alternatively expressed loci”. Nature. 435 (7042): 637–45. Bibcode:2005Natur.435..637S. doi:10.1038/nature03574. PMID 15880101.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) ^ Williams, Atitle=Interchromosomal association and gene regulation in trans. (tháng 4 năm 2010). Trends in Genetics. 26 (4): 188–97. doi:10.1016/j.tig.2010.01.007. PMC 2865229. PMID 20236724 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2865229. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp) ^ Horowitz NH (2004). “A centennial: George W. Beadle, 1903-1989”. Genetics. 166 (1): 1–10. doi:10.1534/genetics.166.1.1. PMC 1470705. PMID 15020400.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) ^ Marande W, Burger G (tháng 10 năm 2007). “Mitochondrial DNA as a genomic jigsaw puzzle”. Science. AAAS. 318 (5849): 415. Bibcode:2007Sci...318..415M. doi:10.1126/science.1148033. PMID 17947575. ^ Parra G (tháng 1 năm 2006). “Tandem chimerism as a means to increase protein complexity in the human genome”. Genome Research. 16 (1): 37–44. doi:10.1101/gr.4145906. PMC 1356127. PMID 16344564.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) ^ a b Eddy SR (tháng 12 năm 2001). “Non-coding RNA genes and the modern RNA world”. Nat. Rev. Genet. 2 (12): 919–29. doi:10.1038/35103511. PMID 11733745. ^ Crick F (1961). “General nature of the genetic code for proteins”. Nature. 192: 1227–32. doi:10.1038/1921227a0. PMID 13882203.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) ^ Crick, Francis (1962). The genetic code. WH Freeman and Company. PMID 13882204. ^ Woodson SA (tháng 5 năm 1998). “Ironing out the kinks: splicing and translation in bacteria”. Genes & Development. 12 (9): 1243–7. doi:10.1101/gad.12.9.1243. PMID 9573040. ^ Koonin, Eugene V.title=Evolution and Taxonomy of Positive-Strand RNA Viruses: Implications of Comparative Analysis of Amino Acid Sequences (tháng 1 năm 1993). Critical Reviews in Biochemistry and Molecular Biology. 28 (5): 375–430. doi:10.3109/10409239309078440. PMID 8269709. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp) ^ Domingo, Esteban (2001). “RNA Virus Genomes”. ELS. doi:10.1002/9780470015902.a0001488.pub2. ISBN 0470016175. ^ Domingo, Etitle=Basic concepts in RNA virus evolution. (tháng 6 năm 1996). FASEB Journal. 10 (8): 859–64. PMID 8666162. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp) ^ Morris, KV; Mattick, JS (tháng 6 năm 2014). “The rise of regulatory RNA”. Nature Reviews Genetics. 15 (6): 423–37. doi:10.1038/nrg3722. PMC 4314111. PMID 24776770. ^ Miko, Ilona (2008). “Gregor Mendel and the Principles of Inheritance”. Nature Education Knowledge. SciTable. Nature Publishing Group. 1 (1): 134. ^ Chial, Heidi (2008). “Mendelian Genetics: Patterns of Inheritance and Single-Gene Disorders”. Nature Education Knowledge. SciTable. Nature Publishing Group. 1 (1): 63. ^ McCarthy D (1976). “DNA elongation rates and growing point distributions of wild-type phage T4 and a DNA-delay amber mutant”. J. Mol. Biol. 106 (4): 963–81. doi:10.1016/0022-2836(76)90346-6. PMID 789903.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) ^ a b Mader, Sylvia (2007). Biology Ninth Edition. New York: McGraw-Hill. tr. 209. ISBN 978-0-07-325839-3. ^ Lobo, Ingrid; Shaw, Kelly (2008). “Discovery and Types of Genetic Linkage”. Nature Education Knowledge. SciTable. Nature Publishing Group. 1 (1): 139. ^ Nachman MW, Crowell SL (tháng 9 năm 2000). “Estimate of the mutation rate per nucleotide in humans”. Genetics. 156 (1): 297–304. PMC 1461236. PMID 10978293. ^ Roach JC (tháng 4 năm 2010). “Analysis of genetic inheritance in a family quartet by whole-genome sequencing”. Science. 328 (5978): 636–9. Bibcode:2010Sci...328..636R. doi:10.1126/science.1186802. PMC 3037280. PMID 20220176.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) ^ a b Drake JW (tháng 4 năm 1998). “Rates of spontaneous mutation”. Genetics. 148 (4): 1667–86. PMC 1460098. PMID 9560386.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) ^ “What kinds of gene mutations are possible?”. Genetics Home Reference. United States National Library of Medicine. ngày 11 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2015. ^ Andrews, Christine A. (2010). “Natural Selection, Genetic Drift, and Gene Flow Do Not Act in Isolation in Natural Populations”. Nature Education Knowledge. SciTable. Nature Publishing Group. 3 (10): 5. ^ Patterson, C (tháng 11 năm 1988). “Homology in classical and molecular biology”. Molecular Biology and Evolution. 5 (6): 603–25. PMID 3065587. ^ Studer, RA; Robinson-Rechavi, M (tháng 5 năm 2009). “How confident can we be that orthologs are similar, but paralogs differ?”. Trends in Genetics. 25 (5): 210–6. doi:10.1016/j.tig.2009.03.004. PMID 19368988. ^ Altenhoff, AMtitle=Resolving the ortholog conjecture: orthologs tend to be weakly, but significantly, more similar in function than paralogs. (2012). PLOS Computational Biology. 8 (5): e1002514. doi:10.1371/journal.pcbi.1002514. PMC 3355068. PMID 22615551 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3355068. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp) ^ Nosil, Patriktitle=Divergent selection and heterogeneous genomic divergence (tháng 2 năm 2009). Molecular Ecology. 18 (3): 375–402. doi:10.1111/j.1365-294X.2008.03946.x. PMID 19143936. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp) ^ Emery, Laura. “Introduction to Phylogenetics”. EMBL-EBI. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2015. ^ Mitchell, Matthew W.; Gonder, Mary Katherine (2013). “Primate Speciation: A Case Study of African Apes”. Nature Education Knowledge. SciTable. Nature Publishing Group. 4 (2): 1. ^ a b Guerzoni, D; McLysaght, A (tháng 11 năm 2011). “De novo origins of human genes”. PLOS Genetics. 7 (11): e1002381. doi:10.1371/journal.pgen.1002381. PMC 3213182. PMID 22102832. ^ Reams, AB; Roth, JR (ngày 2 tháng 2 năm 2015). “Mechanisms of gene duplication and amplification”. Cold Spring Harbor perspectives in biology. 7 (2): a016592. doi:10.1101/cshperspect.a016592. PMC 4315931. PMID 25646380. ^ Demuth, JPtitle=The evolution of mammalian gene families (ngày 20 tháng 12 năm 2006). PLoS ONE. 1: e85. Bibcode:2006PLoSO...1...85D. doi:10.1371/journal.pone.0000085. PMC 1762380. PMID 17183716 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1762380. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp) ^ Knowles, DG; McLysaght, A (tháng 10 năm 2009). “Recent de novo origin of human protein-coding genes”. Genome Research. 19 (10): 1752–9. doi:10.1101/gr.095026.109. PMC 2765279. PMID 19726446. ^ Wu, DDtitle=De novo origin of human protein-coding genes. (tháng 11 năm 2011). PLOS Genetics. 7 (11): e1002379. doi:10.1371/journal.pgen.1002379. PMC 3213175. PMID 22102831 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3213175. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp) ^ McLysaght, Aoife; Guerzoni, Daniele (ngày 31 tháng 8 năm 2015). “New genes from non-coding sequence: the role of de novo protein-coding genes in eukaryotic evolutionary innovation”. Philosophical Transactions of the Royal Society B: Biological Sciences. 370 (1678): 20140332. doi:10.1098/rstb.2014.0332. PMC 4571571. PMID 26323763. ^ Neme, Rafik; Tautz, Diethard (2013). “Phylogenetic patterns of emergence of new genes support a model of frequent de novo evolution”. BMC Genomics. 14 (1): 117. doi:10.1186/1471-2164-14-117. PMC 3616865. PMID 23433480. ^ Treangen, TJ; Rocha, EP (ngày 27 tháng 1 năm 2011). “Horizontal transfer, not duplication, drives the expansion of protein families in prokaryotes”. PLOS Genetics. 7 (1): e1001284. doi:10.1371/journal.pgen.1001284. PMC 3029252. PMID 21298028. ^ Ochman, Htitle=Lateral gene transfer and the nature of bacterial innovation. (ngày 18 tháng 5 năm 2000). Nature. 405 (6784): 299–304. Bibcode:2000Natur.405..299O. doi:10.1038/35012500. PMID 10830951. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp) ^ Keeling, PJ; Palmer, JD (tháng 8 năm 2008). “Horizontal gene transfer in eukaryotic evolution”. Nature Reviews Genetics. 9 (8): 605–18. doi:10.1038/nrg2386. PMID 18591983. ^ Schönknecht, Gtitle=Gene transfer from bacteria and archaea facilitated evolution of an extremophilic eukaryote. (ngày 8 tháng 3 năm 2013). Science. 339 (6124): 1207–10. Bibcode:2013Sci...339.1207S. doi:10.1126/science.1231707. PMID 23471408. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp) ^ Ridley, M. (2006). Genome. New York, NY: Harper Perennial. ISBN 0-06-019497-9 ^ Watson, JD(2004). "Ch9-10", Molecular Biology of the Gene, 5th ed., Peason Benjamin Cummings; CSHL Press. ^ “Understanding the Basics”. The Human Genome Project. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2015. ^ “WS227 Release Letter”. WormBase. ngày 10 tháng 8 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2013. ^ Yu, J. (ngày 5 tháng 4 năm 2002). “A Draft Sequence of the Rice Genome (Oryza sativa L. ssp. indica)”. Science. 296 (5565): 79–92. Bibcode:2002Sci...296...79Y. doi:10.1126/science.1068037. PMID 11935017. ^ a b Anderson, S.title=Sequence and organization of the human mitochondrial genome (ngày 9 tháng 4 năm 1981). Nature. 290 (5806): 457–465. Bibcode:1981Natur.290..457A. doi:10.1038/290457a0. PMID 7219534. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp) ^ Adams, M. D. (ngày 24 tháng 3 năm 2000). “The Genome Sequence of Drosophila melanogaster”. Science. 287 (5461): 2185–2195. Bibcode:2000Sci...287.2185.. doi:10.1126/science.287.5461.2185. PMID 10731132. ^ a b Pertea, Mihaela; Salzberg, Steven L (2010). “Between a chicken and a grape: estimating the number of human genes”. Genome Biology. 11 (5): 206. doi:10.1186/gb-2010-11-5-206. PMC 2898077. PMID 20441615. ^ Belyi, V. A.title=Sequences from Ancestral Single-Stranded DNA Viruses in Vertebrate Genomes: the Parvoviridae and Circoviridae Are More than 40 to 50 Million Years Old (ngày 22 tháng 9 năm 2010). Journal of Virology. 84 (23): 12458–12462. doi:10.1128/JVI.01789-10. PMC 2976387. PMID 20861255 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2976387. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp) ^ Flores, Ricardotitle=Viroids: The Noncoding Genomes (tháng 2 năm 1997). Seminars in Virology. 8 (1): 65–73. doi:10.1006/smvy.1997.0107. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp) ^ Zonneveld, B. J. M. (2010). “New Record Holders for Maximum Genome Size in Eudicots and Monocots”. Journal of Botany. 2010: 1–4. doi:10.1155/2010/527357. ^ Yu J (tháng 4 năm 2002). “A draft sequence of the rice genome (Oryza sativa L. ssp. indica)”. Science. 296 (5565): 79–92. Bibcode:2002Sci...296...79Y. doi:10.1126/science.1068037. PMID 11935017.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) ^ Perez-Iratxeta C (tháng 12 năm 2007). “Towards completion of the Earth's proteome”. EMBO Reports. 8 (12): 1135–1141. doi:10.1038/sj.embor.7401117. PMC 2267224. PMID 18059312.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) ^ Kauffman SA (1969). “Metabolic stability and epigenesis in randomly constructed genetic nets”. Journal of Theoretical Biology. Elsevier. 22 (3): 437–467. doi:10.1016/0022-5193(69)90015-0. PMID 5803332. ^ Schuler GD (tháng 10 năm 1996). “A gene map of the human genome”. Science. 274 (5287): 540–6. Bibcode:1996Sci...274..540S. doi:10.1126/science.274.5287.540. PMID 8849440.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) ^ “Statistics about all Human GENCODE releases (Version 28 - November 2017)”. ENCODE. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 4 năm 2018. Truy cập 18 tháng 4 năm 2018. ^ Chi, Kelly Rae (ngày 17 tháng 8 năm 2016). “The dark side of the human genome”. Nature (bằng tiếng Anh). 538 (7624): 275–277. doi:10.1038/538275a. ^ “The 99 percent... of the Human Genome”. Jonathan Henninger. Harvard University. ngày 1 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2015. ^ a b Claverie JM (tháng 9 năm 2005). “Fewer genes, more noncoding RNA”. Science. 309 (5740): 1529–30. Bibcode:2005Sci...309.1529C. doi:10.1126/science.1116800. PMID 16141064. ^ Carninci P, Hayashizaki Y (tháng 4 năm 2007). “Noncoding RNA transcription beyond annotated genes”. Current Opinion in Genetics & Development. 17 (2): 139–44. doi:10.1016/j.gde.2007.02.008. PMID 17317145. ^ a b Hutchison, Clyde A. (ngày 25 tháng 3 năm 2016). “Design and synthesis of a minimal bacterial genome”. Science (bằng tiếng Anh). 351 (6280): aad6253. Bibcode:2016Sci...351.....H. doi:10.1126/science.aad6253. ISSN 0036-8075. PMID 27013737. ^ Glass, J. I.title=Essential genes of a minimal bacterium (ngày 3 tháng 1 năm 2006). Proceedings of the National Academy of Sciences. 103 (2): 425–430. Bibcode:2006PNAS..103..425G. doi:10.1073/pnas.0510013103. PMC 1324956. PMID 16407165 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1324956. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp) ^ Gerdes, SYtitle=Experimental determination and system level analysis of essential genes in Escherichia coli MG1655. (tháng 10 năm 2003). Journal of Bacteriology. 185 (19): 5673–84. doi:10.1128/jb.185.19.5673-5684.2003. PMC 193955. PMID 13129938 https://archive.org/details/sim_journal-of-bacteriology_2003-10_185_19/page/5673. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp) ^ Baba, Ttitle=Construction of Escherichia coli K-12 in-frame, single-gene knockout mutants: the Keio collection. (2006). Molecular Systems Biology. 2: 2006.0008. doi:10.1038/msb4100050. PMC 1681482. PMID 16738554 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1681482. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp) ^ a b Juhas, Mtitle=Bacillus subtilis and Escherichia coli essential genes and minimal cell factories after one decade of genome engineering. (tháng 11 năm 2014). Microbiology. 160 (Pt 11): 2341–51. doi:10.1099/mic.0.079376-0. PMID 25092907. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp) ^ Tu, Ztitle=Further understanding human disease genes by comparing with housekeeping genes and other genes (ngày 21 tháng 2 năm 2006). BMC Genomics. 7: 31. doi:10.1186/1471-2164-7-31. PMC 1397819. PMID 16504025 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1397819. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp) ^ Georgi, Btitle=From mouse to human: evolutionary genomics analysis of human orthologs of essential genes. (tháng 5 năm 2013). PLOS Genetics. 9 (5): e1003484. doi:10.1371/journal.pgen.1003484. PMC 3649967. PMID 23675308 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3649967. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp) ^ Eisenberg, E; Levanon, EY (tháng 10 năm 2013). “Human housekeeping genes, revisited”. Trends in Genetics. 29 (10): 569–74. doi:10.1016/j.tig.2013.05.010. PMID 23810203. ^ Amsterdam, A; Hopkins, N (tháng 9 năm 2006). “Mutagenesis strategies in zebrafish for identifying genes involved in development and disease”. Trends in Genetics. 22 (9): 473–8. doi:10.1016/j.tig.2006.06.011. PMID 16844256. ^ “About the HGNC”. HGNC Database of Human Gene Names. HUGO Gene Nomenclature Committee. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2015. ^ Stanley N. Cohen; Annie C. Y. Chang (ngày 1 tháng 5 năm 1973). “Recircularization and Autonomous Replication of a Sheared R-Factor DNA Segment in Escherichia coli Transformants”. PNAS. 70: 1293–1297. doi:10.1073/pnas.70.5.1293. PMC 433482. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2010. ^ Esvelt, KM.; Wang, HH. (2013). “Genome-scale engineering for systems and synthetic biology”. Mol Syst Biol. 9 (1): 641. doi:10.1038/msb.2012.66. PMC 3564264. PMID 23340847. ^ Tan, WS. (2012). “Precision editing of large animal genomes”. Adv Genet. Advances in Genetics. 80: 37–97. doi:10.1016/B978-0-12-404742-6.00002-8. ISBN 9780124047426. PMC 3683964. PMID 23084873. ^ Puchta, H.; Fauser, F. (2013). “Gene targeting in plants: 25 years later”. Int. J. Dev. Biol. 57 (6–7–8): 629–637. doi:10.1387/ijdb.130194hp. ^ Ran FA (2013). “Genome engineering using the CRISPR-Cas9 system”. Nat Protoc. 8 (11): 2281–308. doi:10.1038/nprot.2013.143. PMC 3969860. PMID 24157548.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) ^ Kittleson, Joshua (2012). “Successes and failures in modular genetic engineering”. Current Opinion in Chemical Biology. 16 (3–4): 329–336. doi:10.1016/j.cbpa.2012.06.009. PMID 22818777. ^ Berg, P.; Mertz, J. E. (2010). “Personal Reflections on the Origins and Emergence of Recombinant DNA Technology”. Genetics. 184 (1): 9–17. doi:10.1534/genetics.109.112144. PMC 2815933. PMID 20061565. ^ Austin, Christopher P. (tháng 9 năm 2004). “The Knockout Mouse Project”. Nature Genetics. 36 (9): 921–924. doi:10.1038/ng0904-921. ISSN 1061-4036. PMC 2716027. PMID 15340423. ^ Guan, Chunmei (2010). “A review of current large-scale mouse knockout efforts”. Genesis: NA. doi:10.1002/dvg.20594. ^ Deng C (2007). “In celebration of Dr. Mario R. Capecchi's Nobel Prize”. International Journal of Biological Sciences. 3 (7): 417–419. doi:10.7150/ijbs.3.417. PMC 2043165. PMID 17998949. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2018. Watson JD, Baker TA, Bell SP, Gann A, Levine M, Losick R (2013). Molecular Biology of the Gene (ấn bản 7). Benjamin Cummings. ISBN 978-0-321-90537-6. Ridley M (1999). Genome: The Autobiography of a Species in 23 Chapters. Fourth Estate. ISBN 0-00-763573-7. Brown, T (2002). Genomes (ấn bản 2). New York: Wiley-Liss. ISBN 0-471-25046-5. Comparative Toxicogenomics Database DNA From The Beginning – a primer on genes and DNA Entrez Gene – a searchable database of genes IDconverter – converts gene IDs between public databases iHOP – Information Hyperlinked over Proteins Lưu trữ 2005-10-17 tại Wayback Machine TranscriptomeBrowser – Gene expression profile analysis Lưu trữ 2011-07-20 tại Wayback Machine The Protein Naming Utility, a database to identify and correct deficient gene names Lưu trữ 2012-12-21 tại Archive.today Genes – an Open Access journal IMPC (International Mouse Phenotyping Consortium) – Encyclopedia of mammalian gene function Global Genes Project – Leading non-profit organization supporting people living with genetic diseases ENCODE threads Explorer Characterization of intergenic regions and gene definition. Nature | wikipedia |
Thiếc
Thiếc là một nguyên tố hóa học trong Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học của Mendeleev, có ký hiệu là Sn và số nguyên tử là 50. Thiếc có màu ánh bạc, nhiệt độ nóng chảy thấp (232 °C), rất khó bị oxy hóa, ở nhiệt độ môi trường thiếc chống được sự ăn mòn và người ta cũng tìm thấy chúng có mặt ở rất nhiều hợp kim. Nhờ đặc tính chống ăn mòn, người ta cũng thường tráng hay mạ lên các kim loại dễ bị oxy hóa nhằm bảo vệ chúng như một lớp sơn phủ bề mặt, như trong các tấm sắt tây dùng để đựng đồ thực phẩm. Thiếc thông thường được khai thác và thu hồi từ quặng cassiterit, ở dạng Oxide. Thiếc là một thành phần chính tạo ra hợp kim đồng thiếc. Thiếc là một kim loại màu trắng bạc, kết tinh cao, dễ uốn, dễ dát mỏng. Khi một thanh thiếc bị bẻ cong, âm thanh nứt vỡ có thể nghe được do song tinh của các tinh thể. Thiếc-β (dạng kim loại hay thiếc trắng), ổn định ở mức nhiệt độ phòng và cao hơn, có tính dễ dát mỏng; trong khi thiếc-α (dạng phi kim hay thiếc xám), ổn định ở nhiệt độ dưới 13,2 °C, có tính giòn, và tỷ trọng 7,92g/cm3. Nó có dạng cấu trúc tinh thể kiểu kim cương, tương tự như kim cương, silic hay germani. Thiếc-α không có tính chất kim loại nào cả, chúng bền ở nhiệt độ dưới 14 °C có tỷ trọng 5,85g/cm3. Thiếc trắng là một loại bột màu xám xỉn không có ứng dụng rộng rãi, ngoại trừ một vài ứng dụng làm vật liệu bán dẫn đặc biệt. Hai dạng thù hình là thiếc-α và thiếc-β thường được gọi là thiếc xám và thiếc trắng. Hai dạng thù hình khác là thiếc-γ và thiếc-σ tồn tại ở nhiệt độ trên 161 °C và áp suất trên vài GPa. Mặc dù nhiệt độ biến đổi dạng α-β trên danh nghĩa là ở 13,2 °C, nhưng các tạp chất (như Al, Zn, vv...) hạ thấp nhiệt độ chuyển đổi dưới 0 °C khá sâu, và khi bổ sung Sb hoặc Bi thì sự chuyển đổi có thể không xảy ra, làm tăng độ bền của thiếc. Sự chuyển đổi này gọi là phân rã thiếc. Phân rã thiếc từng là một vấn đề nghiêm trọng ở Bắc Âu trong thế kỷ XVIII khi các loại đàn đại phong cầm làm từ hợp kim thiếc đôi khi bị ảnh hưởng trong mùa đông lạnh giá. Một vài nguồn đề cập rằng trong suốt chiến dịch ở Nga của Napoleon năm 1812, nhiệt độ trở nên quá lạnh đến nỗi các nút bằng thiếc trên đồng phục của lính phân rã theo thời gian, góp phần vào sự thất bại của Grande Armée. Thiếc phẩm cấp thương mại (99,8%) có tính kháng biến dạng do ảnh hưởng ức chế của một lượng nhỏ tạp chất bismuth, antimon, chì, và bạc. Các nguyên tố tạo hợp kim như đồng, antimon, bismuth, cadmi, và bạc tăng độ cứng của nó. Thiếc có khuynh hướng dễ dàng tạo ra các pha liên kim loại giòn cứng, là dạng không mong đợi. Nhìn chung, nó không tạo thành các dải dung dịch rắn rộng trong các kim loại khác, và chỉ có một vài nguyên tố có khả năng hòa tan rắn trong thiếc. Các hệ Eutectic xảy ra với bismuth, galli, chì, tali, và kẽm. Thiếc có tính chống ăn mòn từ nước nhưng có thể dễ hòa tan bởi acid và base. Thiếc có thể được đánh rất bóng và được dùng là lớp phủ bảo vệ cho các kim loại khác. Trong trường hợp này, một lớp oxide bảo vệ được sử dụng để chống các tác nhân oxy hóa. Lớp oxide này được tạo ra từ oxide thiếc và các hợp kim thiếc khác. Thiếc là một chất xúc tác khi oxy có trong dung dịch và giúp tăng tốc độ phản ứng. Thiếc là nguyên tố có nhiều đồng vị bền với các khối lượng nguyên tử 112, 114 đến 120, 122 và 124. Trong đó, phổ biến nhất là 120Sn (chiếm 1/3 trong tất cả đồng vị thiếc), 118Sn, và 116Sn, còn đồng vị ít phổ biến nhất là 115Sn. Các đồng vị có số khối chẵn không có nuclear spin trong khi các đồng vị có số khối lẻ có một spin +1/2. Thiếc, với 3 đồng vị phổ biến của nó 115Sn, 117Sn và 119Sn, là các nguyên tố dễ nhận dạng nhất và phân tích bằng NMR spectroscopy, và chemical shift được tham chiếu với SnMe 4. Việc các đồng vị bền có số khối lớn được cho là sản phẩm trực tiếp của thiếc sở hữu số nguyên tử 50, đây là một số Magic trong vật lý hạt nhân. Có 28 đồng vị phóng xạ đã được biết đến, vượt qua tất cả các nguyên tố khác có số nguyên tử giữa 99 và 137. Bên cạnh 126Sn, có chu kỳ bán rã 230.000 năm, tất cả các đồng vị phóng xạ còn lại có chu kỳ bán rã nhỏ hơn một năm. Đồng vị phóng xạ 100Sn là một trong số ít các hạt nhân sở hữu hạt nhân doubly magic và được phát hiện tương đối gần đây vào năm 1994. 30 trạng thái đồng phân kích thích khác đã được miêu tả cho các đồng vị từ 111 đến 131, đồng vị phóng xạ ổn định nhất là 121mSn, có chu kỳ bán rã 43,9 năm. Thiếc được chiết tách và sử dụng vào đầu thời đại Đồ đồng vào khoảng 3000 TCN, khi quan sát rằng các loại đồng được hình thành trong các quặng đa kim chứa nhiều kim loại khác nhau về các tính chất vật lý. Các vật dụng bằng đồng sớm nhất có hàm lượng thiếc hoặc asen nhỏ hơn 2% và do đó được cho là kết quả không chủ ý của việc tạo thành hợp kim do các kim loại này tồn tại ở dạng vết trong quặng đồng. Việc thêm vào kim loại thứ hai trong đồng làm tăng độ cứng của nó, giảm nhiệt độ nóng chảy, và cải thiện quá trình đúc bằng cách tạo ra những chất lỏng nóng chảy hơn khi lạnh tạo thành kim loại ít rỗng, đặc hơn. Đây là một sáng chế quan trọng cho phép tạo ra các hình đúc phức tạp trong giới hạn công nghệ của thời đại đồ đồng. Các vật dụng Arsenical bronze xuất hiện đầu tiên ở vùng Cận Đông nơi asen được tìm thấy phổ biến cộng sinh với quặng đồng, như rủi ro đến sức khỏe của kim loại này được nhận ra nhanh chóng và người ta tìm nguồn quặng thiếc ít nguy hiểm hơn bắt đầu vào đầu thời đại đồ đồng. Điều này làm tăng tính hiếm của kim loại thiếc và hình thành mạng lưới thương mại liên kết các nguồn tài nguyên thiếc ở xa với các thị trường của các nền văn hóa thời đại Đồ đồng.[cần dẫn nguồn] Cassiterit (SnO2), một dạng oxide thiếc, là nguồn thiếc sơ cấp có thể phổ biến nhất vào thời cổ đại. Các dạng quặng thiếc khác ở dạng sulfide ít phổ biến hơn như stannit thì cần phải có quá trình nung chảy nhiều hơn. Cassiterit thường tích tục trong các lòng dẫn bồi tích ở dạng mỏ sa khoáng do loại quặng này nặng hơn, cứng hơn và bề hóa học hơn loại đá granit chứa nó. Các mỏ này có thể được phát hiện dễ dàng trên các bờ sông vì cassiterit thường có màu đen, tím hoặc màu sẫm khác, đặc điểm này được dùng để nhận dạng trong tìm kiếm vào đầu thời đại đồ đồng. Thiếc được gọi là 'ÓN' thời Ai Cập cổ đại 3000-4000 năm trước và được dùng trong các đường ống bơm. Phần lớn thiếc tạo thành các hợp chất ở trạng thái oxide hóa trị II hoặc IV. Các muối halide của thiếc đều tồn tại ờ hai trang thái oxy hóa. Sn(IV) gồm tất cả bốn muối halide: SnF4, SnCl4, SnBr4, và SnI4. 3 hợp chất nặng hơn là các hợp chất phân tử dễ bay hơi, trong khi tetrafluorua là polymer. Tất cả bốn muối halide trên cũng tồn tại ở trạng thái oxy hóa II) gồm: SnF2, SnCl2, SnBr2, và SnI2, tất cả chúng là các chất rắn polymer. Trong số tám hợp chất này, chỉ có các iodide là có màu. Thiếc(II) chloride là loại muối thiếc quan trọng nhất trong thương mại. Phương trình hóa học bên dưới minh họa cách hợp chất này được tạo ra khi clo phản ứng của thiếc kim loại tạo ra SnCl4, sau đó muối mới phản ứng tiếp với thiếc tạo ra SnCl2: SnCl4 + Sn → 2 SnCl2 Thiếc có thể tạo thành nhiều oxide, sulfide, và các dẫn xuất chalcogen. Thiếc dioxide SnO2 (cassiterit) tạo thành khi thiếc được nung có mặt của không khí. SnO2 là chất lưỡng tính, nên nó hòa tan trong cả môi trường acid và base. Ngoài ra, thiếc còn tạo acid với cấu trúc [Sn(OH)6]2−, như K2[Sn(OH)6], mặc dù acid stanic tự do H2[Sn(OH)6] thì không rõ. Các dạng sulfide của thiếc cũng tồn tại ở hai trạng thái oxy hóa +2 và +4: Thiếc(II) sulfide và Thiếc(IV) sulfide. Stannane (SnH4), thiếc ở trạng thái oxy hóa +4 là dạng không bền. Tuy nhiên, Organotin hydride cũng được biết đến như tributyltin hydride (Sn(C4H9)3H). Các hợp chất này là các dạng hiếm hoi của thiếc(III). Thiếc được tạo ra qua quá trình S trong các sao khối lượng thấp đến trung bình (khối lượng từ 0,6 đến 10 lần khối lượng Mặt Trời). Nó phát sinh qua phân rã beta của các đồng vị nặng của indi. Thiếc là nguyên tố phổ biến thứ 49 trong vỏ Trái Đất, với nồng độ 2 ppm so với 75 ppm của kẽm, 50 ppm của đồng, và 14 ppm của chì. Thiếc không tồn tại ở dạng nguyên tố trong tự nhiên, vì vậy phải được chiết tách từ nhiều loại quặng khác nhau. Cassiterit (SnO2) là nguồn thiếc thương mại duy nhất, mặc dù một lượng nhỏ thiếc được phát hiện trong các dạng sulfide như stannit, cylindrit, franckeit, canfieldit, và teallit. Các khoáng thiếc luôn đi cùng với đá granit, thường chiếm khoảng 1% hàm lượng thiếc oxide. Do thiếc oxide có tỷ trọng cao, khoảng 80% thiếc được khai thác ở dạng thứ sinh được tìm thấy ở hạ lưu các con suối. thiếc thường được phát hiện ở dạng hạt bị rửa trôi xuống hạ lưu suối trong quá khứ và lắng đọng trong các thung lũng hoặc dưới biển. Các phương pháp khai thác thiếc kinh tế nhất là xúc, rửa thủy lực hoặc khai thác lộ thiên. Hầu hết thiếc trên thế giới được sản xuất từ các mỏ sa khoáng, chúng có thể chứa ít nhất 0,015% thiếc. Khoảng 253.000 tấn thiếc được khai tác trong năm 2011, chủ yếu ở Trung Quốc (110.000 t), Indonesia (51.000 t), Peru (34.600 t), Bolivia (20.700 t) và Brazil (12.000 t). Ước tính sản lượng thiếc thay đổi có thể thay đổi do tác động của tính khả thi về mặt kinh tế và sự phát triển của công nghệ khai thác mỏ, nhưng với tốc độ tiêu thụ và công nghệ hiện tại, Trái Đất sẽ hết thiếc trong vòng 40 năm tới. Tuy vậy, Lester Brown đề xuất rằng thiếc có thể cạn kiệt trong vòng 20 năm tới dựa trên việc ngoại suy tăng trưởng sử dụng 2% mỗi năm. Thứ hai là thiếc phế liệu cũng là một nguồn kim loại quan trọng. Sự thu hồi thiếc qua sản xuất thứ cấp, hoặc tái chế thiếc phế liệu, đang tăng lên nhanh chóng. Trong khi đó, Hoa Kỳ đã không khai thác từ năm 1993 và cũng không nung chảy thiếc từ năm 1989, nên đây là nước sản xuất thiếc phế liệu lớn nhất, họ tái chế gần 14.000 tấn trong năm 2006 Các mỏ mới được phát hiện ở miền nam Mông Cổ, và trong năm 2009, các mỏ thiếc mới cũng được phát hiện ở Colombia, bởi Seminole Group Colombia CI, SAS. Thiếc được sản xuất từ việc khử quặng oxide thiếc bằng cacbon hay than cốc trong lò lửa quặt hay lò điện. Năm 2006, tổng sản lượng thiếc của 9 nhà sản xuất trên toàn thế giới đạt 321.000 tấn, sản lượng thiếc nấu luyện là 340.000 tấn. Từ mức sản lượng 186.300 tấn năm 1991, sản lượng thiếc tăng 89% lên 351.800 tấn năm 2005. Hầu hết sản lượng tăng là từ Trung Quốc và Indonesia, với đỉnh điểm cao nhất trong giai đoạn 2004–2005, khi nó tăng 23%. Trong khi vào thập niên 1970 Malaysia là nước sản xuất lớn nhất với sản lượng gần 1/3 sản lượng toàn cầu, sau đó giảm hạng dần, và hiện tại chỉ còn các nhà sản xuất nấu luyện và trung tâm thương mại. Năm 2007, Trung Quốc là nhà sản xuất thiếc lớn nhất, ở Trung Quốc các mỏ thiếc tập trung thành dải ở đông nam Vân Nam, chiếm 43% sản lượng thế giới, theo sau là Indonesia, và thứ 3 là Peru theo báo cáo của USGS. Bảng bên dưới thể hiện các quốc gia có sản lượng khai thác mỏ thiếc lớn nhất và sản lượng thiếc nấu luyện lớn nhất. Sau khi phát hiện ra mỏ thiếc ở Bisie, North Kivu thuộc Cộng hòa Dân chủ Congo năm 2002, việc khai thác bất hợp pháp đã tăng thêm khoảng 15.000 tấn. Điều này phần lớn thúc đẩy các cuộc xung đột gần đây ở nơi này cũng như ảnh hưởng đến thị trường thế giới. 10 công ty lớn nhất sản xuất hầu hết thiếc trên thế giới năm 2007. Hiện không rõ rằng các công ty này có sản xuất thiếc nấu luyện từ mỏ ở Bisie, Cộng hòa Dân chủ Congo, nơi đây được quản lý bởi lực lượng ly khai với sản lượng 15.000 tấn. Hầu hết thiếc trên thế giới được buôn bán trên Sàn giao dịch Kim loại Luân Đôn (London Metal Exchange, LME), từ 8 quốc gia với 17 thương hiệu. Giá của thiếc đã từng là US$11.900 một tấn vào 24 tháng 11 năm 2008. Giá này lên đến ngưỡng cao nhất gần $31.600 một tấn vào tháng 2 năm 2011, phần lớn do ảnh hưởng của sự sụt giảm sản lượng từ Indonesia. Thiếc là loại khoáng sản duy nhất có các thỏa thuận phức tạp giữa các nhà sản xuất và tiêu thụ kể từ năm 1921. Các thỏa thuận trước đó có khuynh hướng đạt được phần nào chính thức và không thường xuyên; thỏa thuận quốc tế về thiếc đầu tiên năm 1956, và các thỏa thuận sau đó tồn tại cho đến năm 1985. Qua các thỏa thuận này Ủy ban Thiếc quốc tế (ITC) đã có những tác động đáng kể lên giá thiếc. ITC đã trợ giá thiếc trong nhiều giai đoạn rớt giá bằng cách mua thiếc dự trữ và đã kiềm chế giá trong giai đoạn tăng giá khi bán ra từ kho dự trữ. Đây là cách tiếp cận phi thị trường tự do, được thiết kế để đảm bảo đủ lượng cung cấp thiếc cho các nước tiêu thụ và lợi nhuận bền vững cho các nước sản xuất. Tuy nhiên, lượng dự trữ không đủ lớn, và trong vòng 29 năm giá thiếc tăng, đôi khi tăng mạnh, đặc biệt từ 1973 đến 1980 khi lạm phát tràn lan cản trở tăng trưởng của các nền kinh tế trên thế giới. Trong suốt cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980, dự trữ thiếc của chính phủ Hoa Kỳ nằm trong tình trạng bán ra, một phần để tận dụng lợi thế giá thiếc cao lịch sử. Suy thoái kinh tế mạnh năm 1981–1982 được chứng minh là khá khắc nghiệt đối với công nghiệp thiếc. Tiêu thụ thiếc giảm mạnh. ITC có thể tránh sự tuột dốc thực sự qua việc tăng mua nhằm dự trữ; hành động này đòi hỏi ITC phải vay nhiều từ các ngân hàng và các công ty kinh doanh kim loại để tăng nguồn lực của họ. ITC tiếp tục vay cho đến cuối năm 1985 khi đạt đến giới hạn tín dụng của họ. Ngay lập tức, "tin khủng hoảng thiếc" theo sau đó, làm cho thiếc bị loại khỏi danh sách niêm yết trên Sàn giao dịch Kim loại Luân Đôn trong khoảng 3 năm, ITC giải thể ngay sau đó, và giá thiếc lúc này nằm trong môi trường kinh doanh tự do, giảm mạnh đến $4/cân và duy trì quanh mức này trong suốt thập niên 1990. Nó tăng lại vào năm 2010-2011 do sự tiêu thụ lại sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008–2009, dự trữ và tiếp tục tăng tiêu thụ trong các nền kinh tế đang phát triển trên thế giới. Sàn giao dịch Kim loại Luân Đôn (LME) là nơi giao dịch thiếc. Các thị trường hợp đồng thiếc khác là Kuala Lumpur Tin Market (KLTM) và Indonesia Tin Exchange (INATIN). Thiếc được dùng để tráng lên bề mặt các vật bằng thép, vỏ hộp thực phẩm, nước giải khát, có tác dụng chống ăn mòn, tạo vẻ đẹp không độc hại. Thiếc dùng chế tạo hợp kim. Ví dụ: Hợp kim Sn-Sb-Cu (hay còn gọi là hợp kim babit) có tính chịu ma sát, dùng để chế tạo ổ trục quay. Hợp kim Sn-Pb có nhiệt độ nóng chảy thấp (180 °C) dùng để chế tạo ra sản phẩm là thiếc hàn chống ăn mòn. Với nhiệt độ nóng chảy thấp, chúng còn được dùng để hàn các linh kiện điện tử lại với nhau. Các trường hợp ngộ độc kim loại thiếc, oxide của nó và các muối của nó hiện hầu như chưa được biết rõ. Tuy nhiên, các hợp chất có thiếc-carbon nhất định hầu như là chất độc giống như chất độc cyanide. ^ Only H, F, P, Tl and Xe have a higher receptivity for NMR analysis for samples containing isotopes at their natural abundance. ^ Estimates vary between USGS and The British Geological Survey. The latter was chosen because it indicates that the most recent statistics are not estimates, and estimates match more closely with other estimates found for Congo-Kinshasa. ^ Magnetic susceptibility of the elements and inorganic compounds, in Handbook of Chemistry and Physics 81st edition, CRC press. ^ Được cho là phân rã β+β+ thành 112Cd. ^ a b c d e f g Về mặt lý thuyết có khả năng phân hạch tự phát. ^ Được cho là phân rã β−β− thành 122Te. ^ Được cho là phân rã β−β− thành 124Te với chu kỳ bán rã hơn 1×1017 năm. ^ a b c d e Arnold F. Holleman; Wiberg, Egon; Wiberg, Nils (1985). “Tin”. Lehrbuch der Anorganischen Chemie (bằng tiếng Đức) . Walter de Gruyter. tr. 793–800. ISBN 3110075113.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) ^ A. M. Molodets & Nabatov, S. S. (2000). “Thermodynamic Potentials, Diagram of State, and Phase Transitions of Tin on Shock Compression”. High Temperature. 38 (5): 715–721. doi:10.1007/BF02755923.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) ^ a b Schwartz, Mel (2002). “Tin and Alloys, Properties”. Encyclopedia of Materials, Parts and Finishes (ấn bản 2). CRC Press. ISBN 1566766613. ^ Penny Le Coureur & Burreson, Jay (2004). Napoleon's Buttons: 17 Molecules that Changed History. New York: Penguin Group USA.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) ^ Anderson, David S; International, A.S.M. (tháng 1 năm 1995). Handbook of corrosion data. tr. 126. ISBN 978-0-87170-518-1. Đã định rõ hơn một tham số trong author-name-list parameters (trợ giúp); |first1= thiếu |last1= (trợ giúp) ^ “Interactive NMR Frequency Map”. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2009.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết) ^ Walker, Phil (1994). “Doubly Magic Discovery of Tin-100”. Physics World. 7 (June). ^ Cierny, J.; Weisgerber, G. (2003). “The "Bronze Age tin mines in Central Asia”. Trong Giumlia-Mair, A.; Lo Schiavo, F. (biên tập). The Problem of Early Tin. Oxford: Archaeopress. tr. 23–31. ISBN 1-84171-564-6. ^ a b Penhallurick, R.D. (1986). Tin in Antiquity: its Mining and Trade Throughout the Ancient World with Particular Reference to Cornwall. Luân Đôn: The Institute of Metals. ISBN 0-904357-81-3. ^ Charles, J.A. (1979). “The development of the usage of tin and tin-bronze: some problems”. Trong Franklin, A.D.; Olin, J.S.; Wertime, T.A. (biên tập). The Search for Ancient Tin. Washington D.C.: A seminar organized by Theodore A. Wertime and held at the Smithsonian Institution and the National Bureau of Standards, Washington D.C. March 14–15, 1977. tr. 25–32. ^ (Penhallurick 1986) ^ Trong thời kỳ MMP (Moscow Mathematical Papyrus, lesson 14, while calculating a truncated pyramid's volume, the scribe wrote: "hatnak ÓNoz a tetőzet húr útját.." (plumb-line for 6 the string-way of the roof). With other words, the height of the figure is 6 units. Tin has always been called 'ÓN' in Hungarian. The Rhind Mathematical Papyrus (RMP) and the (MMP) as well have been written in ancient Hungarian (Scythian) language 3-4000 years ago and can only be read and understood in this language and correctly solved. Hungarians still call plumb-lining 'Ón-oz' as it is written in the Papyrus.ref.: J.Borbola: Royal circles (Hungarian reading of the Rhind Mathematical Papyrus),Budapest,2001; J.Borbola: Egyptian Ancient-Hungarian geometry, Budapest, 2013. ^ a b Bản mẫu:Holleman&Wiberg ^ Greenwood, Norman N.; Earnshaw, A. (1997), Chemistry of the Elements (ấn bản 2), Oxford: Butterworth-Heinemann, ISBN 0-7506-3365-4 ^ Inorganic & Theoretical chemistry, F. Sherwood Taylor, Heineman, 6th Edition (1942) ^ J. M. Leger, J. Haines, A. Atouf (1996). “The high pressure behaviour of the cotunnite and post-cotunnite phases of PbCl2 and SnCl2”. J. Phys. Chem. Solids. 57 (1): 7–16. Bibcode:1996JPCS...57....7L. doi:10.1016/0022-3697(95)00060-7.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) ^ Gaur, D. P.; Srivastava, G.; Mehrotra, R. C. (1973). “Organic Derivatives of Tin. III. Reactions of Trialkyltin Ethoxide with Alkanolamines”. Zeitschrift für anorganische und allgemeine Chemie. 398: 72. doi:10.1002/zaac.19733980109. ^ “The physical universe: An introduction to astronomy”. 1982: 119–121. ISBN 978-0-935702-05-7. Đã định rõ hơn một tham số trong author-name-list parameters (trợ giúp); |first1= thiếu |last1= (trợ giúp); Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp) ^ Emsley 2001, tr. 124, 231, 449 and 503 ^ a b “Tin: From Ore to Ingot”. International Tin Research Institute. 1991. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2009. ^ Reed, David M. Sutphin Andrew E. Sabin Bruce L; Sabin, Andrew E; Reed, Bruce L (ngày 1 tháng 6 năm 1992). Tin – International Strategic Minerals Inventory Summary Report. tr. 9. ISBN 978-0-941375-62-7. Đã định rõ hơn một tham số trong author-name-list parameters (trợ giúp); |first1= thiếu |last1= (trợ giúp) ^ a b c d e f g Carlin, Jr., James F. “Tin: Statistics and Information” (PDF). United States Geological Survey. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2008. ^ Reilly, Michael (ngày 26 tháng 5 năm 2007). “How Long Will it Last?”. New Scientist. 194 (2605): 38–39. Bibcode:2007NewSc.194...38R. doi:10.1016/S0262-4079(07)61508-5. ISSN 0262-4079. ^ Brown, Lester (2006). Plan B 2.0. New York: W.W. Norton. tr. 109. ISBN 978-0-393-32831-8. ^ Kovalenko, V. I.; Yarmolyuk, V. V. (1995). “Endogenous rare metal ore formations and rare metal metallogeny of Mongolia”. Economic Geology. 90 (3): 520. doi:10.2113/gsecongeo.90.3.520. ^ “Seminole Group Colombia Discovers High Grade Tin Ore in the Amazon Jungle”. 1888 PressRelease. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2009. ^ “Seminole Enterprises Group Discovers High Grade Tin Ore In The Amazons Of Colombia”. PRLog Free Press Release. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2009. ^ Elshennawy, Ahmad K; Doyle, Lawrence E (tháng 7 năm 2000). Manufacturing processes and materials. ISBN 978-0-87263-517-3. Đã định rõ hơn một tham số trong author-name-list parameters (trợ giúp); |first1= thiếu |last1= (trợ giúp) ^ Metallurgy of tin. 1911. Đã định rõ hơn một tham số trong author-name-list parameters (trợ giúp); |first1= thiếu |last1= (trợ giúp) ^ Tin Under Control. ISBN 978-0-8047-2136-3. Đã định rõ hơn một tham số trong author-name-list parameters (trợ giúp); |first1= thiếu |last1= (trợ giúp) ^ Shiyu, Yang (1991). “Classification and type association of tin deposits in Southeast Yunnan Tin Belt”. Chinese Journal of Geochemistry. 10 (1): 21–35. doi:10.1007/BF02843295. ^ Carlin, Jr., James F. “Mineral Commodity Summary 2008: Tin” (PDF). United States Geological Survey. ^ World Mineral Production 2002–06 (PDF). British Geological Survey. tr. 89. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2009. ^ Polgreen, Lydia (ngày 15 tháng 11 năm 2008). “The Spoils: Congo's Riches, Looted by Renegade Troops”. New York Times. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2010. ^ “International Tin Research Institute. LME Tin Brands”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2009. ^ “International Tin Research Institute. Top Ten Tin Producing Companies”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2009. ^ a b Carlin, James F., Jr. (1998). Significant events affecting tin prices since 1958. USGS. ^ “12 Januari Pemasaran Perdana INATIN”. ngày 15 tháng 12 năm 2011. ^ G. G. Graf "Tin, Tin Alloys, and Tin Compounds" in Ullmann's Encyclopedia of Industrial Chemistry, 2005 Wiley-VCH, Weinheim doi:10.1002/14356007.a27_049 CRC contributors (2006). David R. Lide (biên tập). Handbook of Chemistry and Physics (ấn bản 87). Boca Raton, Florida: CRC Press, Taylor & Francis Group. ISBN 0-8493-0487-3. Emsley, John (2001). “Tin”. Nature's Building Blocks: An A–Z Guide to the Elements. Oxford, England, UK: Oxford University Press. tr. 445–450. ISBN 0-19-850340-7.Quản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết) Greenwood, N. N. (1997). Chemistry of the Elements. Earnshaw, A. (ấn bản 2). Oxford: Butterworth-Heinemann. ISBN 0-7506-3365-4.Quản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết) Heiserman, David L. (1992). “Element 50: Tin”. Exploring Chemical Elements and their Compounds. New York: TAB Books. ISBN 0-8306-3018-X.Quản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết) MacIntosh, Robert M. (1968). “Tin”. Trong Clifford A. Hampel (biên tập). The Encyclopedia of the Chemical Elements. New York: Reinhold Book Corporation. tr. 722–732. LCCN 68-29938. Stwertka, Albert (1998). “Tin”. Guide to the Elements . Oxford University Press. ISBN 0-19-508083-1.Quản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết) WebElements.com – Tin Theodore Gray's Wooden Periodic Table Table: Tin samples and castings | wikipedia |
Shimon Peres
Shimon Peres (nghe; tiếng Hebrew: שמעון פרס; tên khai sinh Szymon Perski; 2 tháng 8 năm 1923 – 28 tháng 9 năm 2016) là Tổng thống thứ 9 của Nhà nước Israel (2007 – 2014). Peres từng hai lần giữ chức Thủ tướng Israel và một lần là Quyền Thủ tướng, suốt thập niên 70 đến thập niên 90, và từng là thành viên của 12 nội các trong sự nghiệp chính trị kéo dài hơn 66 năm. Peres được bầu vào Knesset tháng 11 năm 1959 và, ngoại trừ một thời gian gián đoạn ba tháng đầu năm 2006, phục vụ liên tục cho tới năm 2007, khi ông trở thành Tổng thống. Tháng 11 năm 2008 ông đã được Nữ hoàng Elizabeth II tặng danh hiệu Hiệp sĩ danh dự. Ra đời tại Wiszniewo, ở Ba Lan (hiện ở Belarus) năm 1923, Peres đã cùng gia đình chuyển tới lãnh thổ Palestine Ủy trị năm 1934. Ông đã giữ nhiều chức vụ ngoại giao và quân sự trong và trực tiếp sau cuộc chiến tranh giành độc lập của Israel. Chức vụ cao cấp đầu tiên trong chính phủ của ông là Thứ trưởng Quốc phòng năm 1952, và Bộ trưởng Quốc phòng năm 1953 tới năm 1959. Trong sự nghiệp của mình, ông đã đại diện cho năm đảng chính trị trong Knesset: Mapai, Rafi, Liên kết, Công Đảng và Kadima, và đã từng lãnh đạo Liên kết và Công Đảng. Peres đã giành Giải Nobel Hoà bình năm 1994 cùng với Yitzhak Rabin và Yasser Arafat vì những cuộc đàm phán hoà bình ông tham gia với tư cách Bộ trưởng Ngoại giao Israel, dẫn tới Hiệp định Oslo. Đầu năm 2007 Peres được Kadima đề cử chạy đua trong cuộc bầu cử tổng thống, và được Knesset bầu làm tổng thống ngày 13 tháng 6 năm 2007 và đã tuyên thệ trở thành cựu Thủ tướng đầu tiên được bầu làm Tổng thống Israel ngày 15 tháng 7 năm 2007 với nhiệm kỳ bảy năm. Peres sinh ngày 2 tháng 8 năm 1923 tại Wiszniewo, Ba Lan (nay là Višnieva, Belarus), con của Yitzhak (1896-1962) và Sara (sinh năm 1905 tên khi sinh Meltzer) Perski. Gia đình này nói tiếng Hebrew, Yiddish và tiếng Nga ở nhà, và Peres đã học tiếng Ba Lan ở trường. Hiện ông nói tiếng Anh và tiếng Pháp ngoài tiếng Hebrew. Cha ông là một nhà buôn gỗ, sau này mở rộng sang cả các mặt hàng khác còn mẹ ông là một nhân viên thư viện. Peres có một người em trai, Gershon. Ông của Peres, Rabbi Zvi Meltzer, một người cháu của Rabbi Chaim Volozhin, có ảnh hưởng lớn tới cuộc đời ông. Trong một cuộc phỏng vấn, Peres đã nói: "Khi còn trẻ, tôi lớn lên trong ngôi nhà của ông tôi… chính ông đã dạy dỗ tôi… ông tôi đã dạy tôi Talmud. Nó không dễ dàng như vẻ ngoài của nó đâu. Chúng tôi không phải là một gia đình theo đạo. Cha mẹ tôi không phải là tín đồ Chính thống nhưng tôi là Haredi. Ở một thời điểm, tôi đã nghe cha mẹ mình nghe đài về Sabbath và tôi đã phá huỷ nó." Ông học tại The New School ở Greenwich Village, Thành phố New York. Năm 1932, cha Peres di cư tới Palestine và định cư tại Tel Aviv. Gia đình đi theo ông năm 1934. Ông theo học Trường Tiểu học Balfour và Trường Trung học, và Geula Gymnasium (Trường Cao đẳng Thương mại) tại Tel Aviv. Khi lên 15, ông chuyển sang trường nông nghiệp Ben Shemen và sống tại Kibbutz Geva trong nhiều năm. Peres là một trong những người sáng lập Kibbutz Alumot. Năm 1941 ông được bầu làm thư ký của Hanoar Haoved Vehalomed, một phong trào thanh niên Lao động Zionist, và vào năm 1944 quay trở về Alumot, nơi ông làm việc như một người nông dân chăn nuôi bò sữa, cừu và thư ký của kibbutz (khu định cư Do Thái). Năm 1945, Peres cưới Sonya (tên khi sinh Gelman), người luôn muốn sống bên ngoài con mắt của công chúng trong suốt sự nghiệp chính trị của ông. Họ có ba con: một con gái, Zvia Valdan, một nhà ngôn ngữ học và giáo sư tại Trường Sư phạm Beit Berl; và hai con trai, Yoni (sinh năm 1952), giám đốc một Trung tâm Thú y Làng, một bệnh viện thú y tại campus của Trường Nông nghiệp Kfar Hayarok gần Tel Aviv, và Hemi, chủ tịch Pitango Venture Capital, một trong những quỹ đầu tư mạo hiểm lớn nhất Israel. Peres có 8 cháu và hai chắt. Sonya Peres không thể tham gia lễ nhậm chức của Shimon vì sức khoẻ kém. Peres là một người cháu của nữ diễn viên Lauren Bacall (tên khi sinh Betty Joan Perski). Năm 1947, Peres gia nhập Haganah, tiền thân của Các lực lượng phòng vệ Israel. David Ben-Gurion phân công ông chịu trách nhiệm về nhân sự và mua bán vũ khí. Năm 1952, ông được chỉ định làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, và vào năm 1953, ở độ tuổi 29, trở thành Bộ trưởng trẻ nhất của Bộ Quốc phòng. Ông đã tham gia vào những vụ mua bán vũ khí và thành lập các liên minh chiến lược có vai trò quan trọng với Nhà nước Israel. Nhờ sự trung gian của Peres, Israel đã mua được loại máy bay phản lực chiến đấu Dassault Mirage III hiện đại của Pháp, thành lập lò phản ứng hạt nhân Dimona và tham gia một thoả thuận ba bên với Pháp và Anh Quốc để dẫn tới cuộc Khủng hoảng Suez năm 1956. Peres lần đầu được bầu vào Knesset trong cuộc bầu cử năm 1959, như một thành viên của đảng Mapai. Ông được trao vai trò Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, chức vụ ông đảm nhiệm tới năm 1965. Peres và Dayan đã rời Mapai với David Ben-Gurion để thành lập một đảng mới, Rafi giải hoà với Mapai và gia nhập Liên kết (một liên minh cánh tả) năm 1968. Năm 1969, Peres được chỉ định làm Bộ trưởng Thu hút Người nhập cư và vào năm 1970 trở thành Bộ trưởng Giao thông và Viễn thông. Năm 1974, sau một giai đoạn làm Bộ trưởng Thông tin, ông được chỉ định làm Bộ trưởng Quốc phòng trong chính phủ của Yitzhak Rabin, và trở thành đối thủ hàng đầu của Rabin cho chức vụ thủ tướng sau khi Golda Meir từ chức sau cuộc Chiến tranh Yom Kippur. Trong thời gian này, Peres tiếp tục đối đầu với Rabin để giành chức chủ tịch đảng, nhưng vào năm 1977, ông một lần nữa thua cuộc trước Rabin trong cuộc bầu cử của đảng. Peres kế vị Rabin trở thành lãnh đạo đảng trước cuộc bầu cử năm 1977 khi Rabin rút lui trước một vụ scandal ngoại tệ liên quan tới vợ ông. Bởi Rabin không thể từ chức một cách hợp pháp khỏi chính phủ chuyển tiếp, ông vẫn chính thức là Thủ tướng, trong khi Peres một cách không chính thức trở thành Quyền Thủ tướng. Peres đã lãnh đạo Liên kết tới thất bại bầu cử đầu tiên của họ, khi đảng Likud dưới sự lãnh đạo của Menachem Begin giành đủ số ghế để thành lập một liên minh trục xuất cánh tả. Sau chỉ một tháng cầm quyền, Peres nắm vai trò lãnh đạo đảng đối lập. Sau một kế hoạch quay trở lại của Rabin năm 1980 Peres đã lãnh đạo đảng tới một thất bại bầu cử sít sao khác trong cuộc bầu cử năm 1981. Năm 1984, Liên kết giành nhiều ghế hơn bất kỳ đảng nào khác nhưng không tập hợp được đa số 61 ghế cần thiết để thành lập một liên minh cánh tả. Vì thế, Liên kết và Likud đồng ý với một sự sắp xếp "thay đổi" bất thường theo đó Peres sẽ là Thủ tướng và lãnh đạo Likud Yitzhak Shamir sẽ là Bộ trưởng Ngoại giao. Một điểm nhấn ở thời kỳ làm thủ tướng này là chuyến đi tới Maroc để bàn bạc với Vua Hassan II. Sau hai năm, Peres và Shamir thay đổi vị trí. Năm 1986 ông trở thành Bộ trưởng Ngoại giao. Năm 1988, Liên kết dưới sự lãnh đạo của Peres chịu một thất bại sít sao khác. Ông đã đồng ý tái lập liên minh với Likud, lần này nhường chức thủ tướng cả nhiệm kỳ cho Shamir. Trong chính phủ thống nhất quốc gia giai đoạn 1988-1990, Peres làm Phó thủ tướng và Bộ trưởng Tài chính. Ông và Liên kết cuối cùng rời chính phủ năm 1990, sau "trò bịp bợm bẩn thỉu" – Một âm mưu bất thành để hình thành một chính phủ suýt soát dựa trên một liên minh của Liên kết, các phái cánh tả nhỏ và các đảng chính thống cực đoan. Từ năm 1990, Peres lãnh đạo phe đối lập trong Knesset, cho tới đầu năm 1992, ông bị đánh bại trong cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên của Công Đảng mới của Israel (đã được thành lập sau khi củng cố Liên kết vào một đảng thống nhất duy nhất) bởi Yitzhak Rabin, người ông đã thay thế mười lăm năm trước đó. Tuy nhiên, Peres vẫn hoạt động chính trị tích cực, làm Bộ trưởng Ngoại giao của Rabin từ năm 1992 và không có sự giám sát của Rabin, bắt đầu những cuộc đàm phán bất hợp pháp bí mật với tổ chức PLO của Yasser Arafat. Khi Rabin phát hiện, ông để các cuộc đàm phán tiếp tục. Các cuộc đàm phán đã dẫn tới Hiệp định Oslo, sẽ mang lại cho Peres, Rabin và Arafat Giải Nobel Hoà bình. Sau vụ ám sát Rabin năm 1995, Peres một lần nữa trở thành Thủ tướng. Trong nhiệm kỳ này, Peres đã khuyến khích sử dụng Internet tại Israel và tạo lập website đầu tiên của thủ tướng Israel. Tuy nhiên, ông lại bị đánh bại sít sao bởi Benjamin Netanyahu trong cuộc bầu cử thủ tướng trực tiếp đầu tiên năm 1996. Năm 1997 ông không tìm cách tái tranh cử chức lãnh đạo Công Đảng và bị thay thế bởi Ehud Barak. Barak cự tuyệt nỗ lực của Peres nhằm lấy lại chức vụ chủ tịch đảng và ngay khi thành lập một chính phủ năm 1999 đã chỉ định Peres giữ một chức nhỏ là Bộ trưởng Hợp tác Vùng. Peres ít đóng vai trò trong chính phủ của Barak. Năm 2000 Peres chạy đua cho một nhiệm kỳ 7 năm vào chức vụ Tổng thống, một chức vụ nguyên thủ quốc gia mang tính nghi lễ, thường cho phép lựa chọn Thủ tướng. Nếu ông thắng, như mọi người dự đoán, ông sẽ trở thành cựu thủ tướng đầu tiên được bầu làm Tổng thống. Tuy nhiên, ông thua cuộc trước ứng cử viên đảng Likud Moshe Katsav. Sau thất bại của Ehud Barak trước Ariel Sharon trong cuộc bầu cử thủ tướng trực tiếp năm 2001, Peres một lần nữa quay trở lại. Ông lãnh đạo Công Đảng tham gia một chính phủ thống nhất với đảng Likud của Sharon và giành được ghế Bộ trưởng Ngoại giao. Chức vụ lãnh đạo đảng chính thức được chuyển cho Binyamin Ben-Eliezer, và vào năm 2002 cho thị trưởng Haifa, Amram Mitzna. Peres đã bị cánh tả chỉ trích nhiều vì bám riết lấy chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao của mình trong một chính phủ không được coi là thúc đẩy tiến trình hoà bình, dù ông có lập trường ủng hộ hoà bình. Ông chỉ rời chức vụ khi Công Đảng rút lui trước cuộc bầu cử năm 2003. Sau khi đảng dưới sự lãnh đạo của Mitzna chịu một thất bại bầu cử nặng nề, Peres một lần nữa nổi lên như một nhà lãnh đạo lâm thời. Ông lãnh đạo đảng vào một liên minh với Sharon một lần nữa vào cuối năm 2004 khi ông này ủng hộ việc "rút lui" khỏi Gaza đệ trình một chương trình ngoại giao mà Công Đảng có thể ủng hộ. Peres giành chức chủ tịch Công Đảng năm 2005, trước cuộc bầu cử năm 2006. Với tư cách lãnh đạo đảng, Peres muốn hoãn cuộc bầu cử càng lâu càng tốt. Ông tuyên bố rằng một cuộc bầu cử sớm sẽ huỷ hoại cả kế hoạch rút quân khỏi Gaza vào tháng 9 năm 2005 và vị thế của Công Đảng trong một chính phủ đoàn kết quốc gia với Sharon. Tuy nhiên, đa số đòi một ngày sớm hơn, bởi các thành viên trẻ trong đảng, trong số đó có Ophir Pines-Paz và Isaac Herzog, đã vượt qua các nhà lãnh đạo cũ như Binyamin Ben-Eliezer và Haim Ramon, trong cuộc bỏ phiếu trong đảng để phân chia các chức vụ trong chính phủ. Cuối cùng hoá ra cuộc bầu cử không thể được tổ chức vào tháng 6, như đã lập kế hoạch, khi một scandal nổ ra về sự gian lận có thể có trong việc đăng ký thành viên. Cuộc điều tra vụ việc này đã làm trì hoãn cuộc bầu cử tới tận ngày 9 tháng 11 năm 2005. Trước và sau sự chậm trễ, Peres liên tục dẫn đầu trong các cuộc thăm dò, bác bỏ những dự đoán rằng những đối thủ sẽ vượt qua ông. Những trao đổi nhỏ của ông với các đối thủ bắt đầu khi cựu thủ tướng Barak bắt đầu ủng hỗ việc tổ chức những cuộc bầu cử sơ bộ đầu năm đó, bởi Amir Peretz và Haim Ramon, hai thành viên nghị viện kiên quyết chống Barak, muốn ủng hộ Peres với bất kỳ giá nào để đánh bại Barak. Trong một sự thay đổi kỳ cục của các sự kiện, Peretz nhanh chóng tuyên bố tư cách ứng viên của mình, một hành động bị Peres coi là sự phản bội lớn nhất. Dù Peres tiếp tục có những lời tranh cãi bẩn thỉu với Barak trên báo chí, mối thù địch của ông với Peretz nhanh chóng vượt qua nó, đặc biệt khi Barak rút lui khỏi cuộc đua đầu tháng 10. Một trong những cáo buộc chính của Peretz chống lại Peres là ông đã không chú trọng các vấn đề kinh tế xã hội khi còn ở trong chính phủ Sharon, và đã không hoàn thành cam kết của mình rằng Công ĐẢng đã gia nhập liên minh với ý định duy nhất là giám sát sự rút quân khỏi Gaza. Peres thua trong cuộc bầu cử lãnh đạo đảng với 40% so với 42.4% của Peretz. Ngày 30 tháng 11 năm 2005 Peres thông báo rằng ông đã rời Công Đảng để ủng hộ Ariel Sharon và đảng Kadima mới của ông này. Ngay sau cơn đột quỵ của Sharon đã có dự đoán rằng Peres có thể sẽ lãnh vai trò lãnh đạo đảng, nhưng hầu hết các lãnh đạo cao cấp của Kadima, từng là các thành viên cũ của Likud và tuyên bố ủng hộ Ehud Olmert làm người kế vị Sharon. Công Đảng được thông báo là đã tìm cách lôi kéo Peres trở lại. Tuy nhiên, Peres đã thông báo rằng ông ủng hộ Olmert và sẽ ở lại với Kadima. Các thông báo truyền thông cho rằng Ehud Olmert đã đề nghị trao vị trí thứ hai trong Kadima cho Peres, nhưng các vị trí không quan trọng trong nội các cho những người được cho là đã được cho là đề nghị với Tzipi Livni. Peres trước đó đã thông báo ý định không tham gia cuộc bầu cử tháng 3. Sau thắng lợi của Kadima trong cuộc bầu cử này, Peres được trao vai trò Phó thủ tướng và Bộ trưởng Phát triển Negev, Galilee và Kinh tế Vùng. Ngày 13 tháng 6 năm 2007, Peres được Knesset bầu làm Tổng thống Nhà nước Israel. 58 trong 120 thành viên Knesset bỏ phiếu cho ông ở vòng một (trong khi 38 bỏ phiếu cho Reuven Rivlin, và 21 cho Colette Avital). Các đối thủ của ông sau đó ủng hộ Peres ở vòng hai và 86 thành viên Knesset bỏ phiếu cho ông, trong khi 23 phản đối. Ông đã từ chức thành viên Knesset cùng trong ngày hôm ấy, nơi ông đã là một thành viên từ năm 1959 (ngoại trừ trong một giai đoạn ba tháng đầu năm 2006), thời gian phục vụ lâu nhất trong lịch sử chính trị Israel. Peres tuyên thệ nhậm chức Tổng thống ngày 15 tháng 7 năm 2007. Tháng 11 năm 2008 Peres nhận được danh hiệu hiệp sĩ danh dự của Order of St. Michael and St. George từ Nữ hoàng Elizabeth II tại Điện Buckingham ở London. Peres một thời từng bị coi là một chính trị gia diều hâu. Ông là một người được bảo trợ của Ben-Gurion và Dayan và từng là một người ủng hộ những người định cư ở Bờ Tây ngay từ thập kỷ 1970. Tuy nhiên, sau khi trở thành lãnh đạo đảng quan điểm của ông đã phát triển. Gần đây hơn ông đã được coi là một chính khách bồ câu, và là một người ủng hộ mạnh mẽ cho quan điểm hoà bình thông qua hợp tác kinh tế. Tuy vẫn phản đối, như nhiều lãnh đạo Israel chính thống trong thập niên 1970 và đầu thập niên 1980, việc đàm phán với PLO, ông đã tách biệt khỏi những người định cư và nói về sự cần thiết của "thoả hiệp lãnh thổ" với Bờ Tây và Dải Gaza. Trong một thời gian ông đã hy vọng rằng Vua Hussein của Jordan có thể trở thành đối tác đàm phán Ả Rập của Israel chứ không phải là Yasser Arafat. Peres đã bí mật gặp gỡ với Hussein tại London năm 1987 và đạt tới một thoả thuận khung với ông này, nhưng nó đã bị Thủ tướng Israel khi đó là Yitzhak Shamir bác bỏ. Ngay sau khi cuộc Intifada lần thứ nhất diễn ra, và bất kỳ khả năng nào Vua Hussein có như một đối tác tiềm năng của Israel trong việc giải quyết số phận của Bờ Tây đã tan biến. Sau đó, Peres dần chuyển sang ủng hộ những cuộc đàm phán với PLO, dù ông tránh đưa ra cam kết dứt khoát với chính sách này cho tới tận năm 1993. Peres có lẽ liên kết chặt chẽ nhất với Hiệp định Oslo hơn bất kỳ một chính trị gia nào khác của Israel (gồm cả Rabin) có lẽ chỉ ngoại trừ người được ông bảo trợ, Yossi Beilin. Ông vẫn là một người kiên quyết ủng hộ Hiệp định Oslo và Chính quyền Palestine bởi sự khởi đầu của chúng dù có cuộc Intifada lần thứ nhất và al-Aqsa Intifada (Intifada lần thứ hai). Tuy nhiên, Peres đã ủng hộ chính sách quân sự của Ariel Sharon sử dụng Các lực lượng phòng vệ Israel để ngăn cản các vụ đánh bom tự sát. Thông thường, Peres hành động như một "người phát ngôn" không chính thức của Israel (thậm chí khi ông đang đứng đối lập) bởi ông có uy tín cao và được cộng đồng ngoại giao và công chúng thế giới tôn trọng. Peres ủng hộ chính sách an ninh của Israel (các chiến dịch quân sự chống khủng bố và hàng rào Bờ Tây của Israel) chống lại những chỉ trích quốc tế và những nỗ lực lên án nó của những người ủng hộ Palestine. Chính sách ngoại giao của Peres là duy thực. Ví dụ, để xoa dịu Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia Hồi giáo trong vùng với lịch sử thân thiện với Israel,[cần dẫn nguồn] Peres được cho là đã công khai bác bỏ vụ diệt chủng Armenia. Gọi những cáo buộc diệt chủng của người Armenia là "vô nghĩa," Peres còn nói thêm, "Chúng tôi bác bỏ những nỗ lực tạo lập một sự tương tự giữa Holocaust và những cáo buộc của Armenia. Không có gì giống với Holocaust từng diễn ra. Đó là một bi kịch mà người Armenia đã phải trải qua nhưng nó không phải là một vụ diệt chủng." Bộ Ngoại giao Israel, khi đề cập tới những tranh cãi do những phát biểu đó gây ra, sau này cho rằng Peres đã bị trích dẫn sai, và rằng ông "hoàn toàn không nói, như các cơ quan truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ cho là như vậy, 'Cái người Armenia đã trải qua là một thảm kịch, không phải là một vụ diệt chủng.'" Về vấn đề chương trình hạt nhân của Iran và mối đe doạ hiện hữu đặt ra với Israel, Peres nói, "Tôi không ủng hộ một cuộc tấn công quân sự vào Iran, nhưng chúng ta phải nhanh chóng và kiên quyết tạo lập một liên minh các quốc gia mạnh và sẵn sàng để áp đặt những biện pháp cấm vận kinh tế mạnh với Iran." Ông thêm, "Các nỗ lực của Iran nhằm hoàn thành các vũ khí hạt nhân sẽ khiến cả thế giới không thể ngủ yên." Cũng trong bài phát biểu đó, Peres đã so sánh Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad và lời kêu gọi "xoá bỏ Israel khỏi bản đồ" với những lời đe doạ diẹt chủng với người Do Thái ở châu Âu của Adolf Hitler trong những năm trước cuộc Holocaust. Trong một bài phỏng vấn với Đài phát thanh Quân đội ngày 8 tháng 5 năm 2006 ông lưu ý rằng "tổng thống Iran phải nhớ rằng Iran cũng có thể bị xoá khỏi bản đồ". Với lời lưu ý này, Peres đã tạo ra những chỉ trích cứng rắn bất thường từ một nhà phân tích trên truyền hình nhà nước Israel, Yoav Limor, về việc đề cập tới việc tiêu diệt một quốc gia khác. "Có một sự đồng thuận lớn rằng sẽ là tốt hơn nếu Peres không nói điều này, đặc biệt ở thời điểm hiện tại," Limor nói. "Tôi khá chắc chắn rằng Israel không muốn thấy mình ở trong cùng hoàn cảnh điên cuồng như (Tổng thống Iran Mahmoud) Ahmadinejad." Shimon Peres là tác giả mười một cuốn sách, gồm: The Next Step (1965) David's Sling (1970) (ISBN 0-297-00083-7) And Now Tomorrow (1978) From These Men: seven founders of the State of Israel (1979) (ISBN 0-671-61016-3) Entebbe Diary (1991) (ISBN 965-248-111-4) The New Middle East (1993) (ISBN 0-8050-3323-8) Battling for Peace: a memoir (1995) (ISBN 0-679-43617-0) For the Future of Israel (1998) (ISBN 0-8018-5928-X) The Imaginary Voyage: With Theodor Herzl in Israel (1999) (ISBN 1-55970-468-3) ^ Amiram Barkat. “Presidency rounds off 66-year career”. Haaretz. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2010. ^ a b c Tore Frangsmyr biên tập (1995). “Shimon Peres, The Nobel Peace Prize 1994”. The Nobel Foundation. ^ “Peres elected President”. The Jerusalem Post. ngày 12 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2007. ^ a b Jim Teeple, "Shimon Peres Sworn In as Israel's President", VOA News, ngày 15 tháng 7 năm 2007. ^ “Shimon Peres”. The Knesset's internet site. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2008. ^ “Shimon Peres”. Prime Minister of Israel's internet site. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2008. ^ “Location of Wiszniew on the map of the Second Polish Republic in the years 1921-1939, www.jewishinstitute.org.pl/”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2010. ^ “Knesset Member, Shimon Peres”. Knesset. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2008. ^ a b c “Shimon Peres Biography”. Academy of Achievement. ngày 13 tháng 2 năm 2008. ^ Judy L. Beckham (ngày 2 tháng 8 năm 2003). “Shimon Peres, 1994 Nobel Peace Prize”. Israel-Times. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2010. ^ Not like other murderers Haaretz, ngày 5 tháng 11 năm 2007 ^ “Sonia Peres regains consciousness”. Ynetnews. ngày 25 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2007. ^ “Peres: Not such a bad record after all”. The Jerusalem Post. ngày 12 tháng 11 năm 2005. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2007. ^ Hitchens, Christopher (ngày 11 tháng 5 năm 2009). “President of Which Israel?”. Slate.com. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2009. ^ “Israel Labour head to meet Sharon”. BBC News. ngày 10 tháng 11 năm 2005. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2007. ^ Verter, Yossi (ngày 6 tháng 1 năm 2006). “Under Peres, Kadima would win 42 seats; under Olmert - 40”. Haaretz. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2006. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2007.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết) ^ Mazal Mualem, Yossi Verter, and Nir Hasson (ngày 9 tháng 1 năm 2006). “Shimon Peres calls on his supporters to vote Kadima”. Haaretz. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2006. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2007.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết) ^ “Peres elected Israel's president”. BBC News. 13 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2007. ^ “Shimon Peres: State president, Nobel laureate and now - knight”. Haaretz. ngày 23 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2009. ^ “Shimon Peres: From Hawk to Dove”. Vision.org. Winter 2000. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2007. ^ Auron, Yair. The Banality of denial: Israel and the Armenian Genocide.New York City: Transaction Publishers, 2003. ^ Peres stands accused over denial of "meaningless" Armenian Holocaust Lưu trữ 2013-08-19 tại Wayback Machine, by Robert Fisk ^ “Protest Israeli foreign minister's remarks dismissing Armenian genocide as "meaningless"”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 3 năm 2005. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2010. ^ “Peres to Turks: Our stance on Armenian issue hasn't changed”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2010. ^ Auron, Yair. The Banality of Denial. 2007, page 127. ^ Pfeffer, Anshel. "Peres: Fight terror - reduce global dependence on oil." Lưu trữ 2009-11-19 tại Wayback Machine Haaretz. ngày 5 tháng 5 năm 2008. ngày 5 tháng 5 năm 2008. ^ “Peres says that Iran 'can also be wiped off the map' - DominicanToday.com”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2010. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2010. Bản mẫu {{Wikinews}} liên kết tới bài viết. Để liên kết một thể loại, dùng {{Wikinews category}}. Official Israeli Presidency website Lưu trữ 2018-02-08 tại Wayback Machine Shimon Peres - Knesset page Peres Center for Peace website Encyclopaedia Britannica, Shimon Peres - full access article Shimon Peres biography Lưu trữ 2004-08-03 tại Wayback Machine at the The Nobel Prize Foundation Biography of Shimon Peres at Zionism and Israel Information Center Biography Page Shimon Peres biography at the Jewish Virtual Library Shimon Peres' blog on Haaretz.com Lưu trữ 2010-01-23 tại Wayback Machine BBC - Sharon seals new Israel coalition Peres's metaphysical propensity to lose by Matthew Wagner, published in the Jerusalem Post, ngày 10 tháng 11 năm 2005. Former Labor Leader Shimon Peres Heading For Sharon's new party Lưu trữ 2006-03-16 tại Wayback Machine - recorded Report from IsraCast. Shimon Peres speaks at the Council on Foreign Relations about the Israel/Lebanon conflict Lưu trữ 2007-05-10 tại Wayback Machine on ngày 31 tháng 7 năm 2006 Shimon Peres speaks at Cornell University - "A Conversation with Shimon Peres" "Presidency rounds off 66-year career" by Amiram Barkat, Haaretz President Peres' address to the 63rd session of the United Nations General Assembly, ngày 24 tháng 9 năm 2008 Honorary doctorate of Law from King's College London Lưu trữ 2013-06-26 tại Wayback Machine Peres' Channel on YouTube | wikipedia |
Tây Giang
Tây Giang là một huyện miền núi biên giới thuộc tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Huyện Tây Giang nằm ở phía tây bắc của tỉnh Quảng Nam, nằm cách thành phố Tam Kỳ khoảng 190 km, có vị trí địa lý: Phía đông giáp huyện Đông Giang Phía tây giáp nước bạn Lào với đường biên giới dài khoảng 70 km Phía nam giáp huyện Nam Giang Phía bắc giáp huyện A Lưới và huyện Nam Đông thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Huyện Tây Giang có diện tích 904,70 km², dân số năm 2019 là 20.005 người, mật độ dân số đạt 22 người/km². Huyện Tây Giang có thành phần dân tộc chủ yếu là người Cơ tu (95%); tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 60% vào năm 2018. Dân cư Tây Giang sống rất phân tán, phần lớn tập trung ven suối trong những khu rừng sâu. Đây là huyện thưa dân nhất Quảng Nam và là một trong những huyện có dân số thấp nhất Việt Nam. Huyện Tây Giang được thành lập vào ngày 25 tháng 12 năm 2003 trên cơ sở chia tách huyện Hiên thành 2 huyện Đông Giang và Tây Giang. Sau khi thành lập, huyện Tây Giang bao gồm 10 xã: A Nông, A Tiêng (trung tâm huyện), A Vương, A Xan, Bha Lêê, Ch'ơm, Dang, Ga Ri, Lăng và Tr'Hy. Huyện Tây Giang có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 10 xã: A Nông, A Tiêng (huyện lỵ), A Vương, A Xan, Bha Lêê, Ch'Ơm, Dang, Ga Ri, Lăng và Tr'Hy. Trong 10 xã của huyện, 2 xã: Dang và A Vương không có đường biên giới với CHDCND Lào. Danh sách các xã của huyện Tây Giang: Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở huyện Tây Giang ngày 1/4/2019. ^ a b “Nghị định số 72/2003/NĐ-CP về việc chia tách huyện Hiên thành các huyện Đông Giang và Tây Giang, huyện Trà My thành các huyện Bắc Trà My và Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam”. ^ a b c Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 01 tháng 4 năm 2019 - Tỉnh Quảng Nam” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2020. ^ Tổng cục Thống kê | wikipedia |
Windows Live Spaces
Windows Live Spaces (còn được biết đến trước đây là MSN Spaces) là một mô hình Mạng xã hội của Microsoft. Trang web đã được công bố trước đây vào đầu năm 2004 dưới cái tên MSN Spaces, đóng vai trò là phương tiện cạnh tranh của Microsoft đối với những dịch vụ tương tự như MySpace, Bebo và Yahoo! 360°. Windows Live Spaces nhận được khoảng 100 triệu lượt viếng thăm hàng tháng vào tháng 5 năm 2006. Vài "PowerToys" (tạm dịch là đồ chơi đầy sức mạnh) dành cho người dùng Windows Live Spaces, cho phép họ tinh chỉnh được không gian cá nhân của mình nhiều hơn. PowerToy "Windows Media Player" cho người dùng khả năng chơi nhạc và xem phim trên Không gian Windows Live của họ. PowerToy "Tweak UI", cho phép người dùng khả năng linh hoạt để thay thế phong cách, màu sắc và độ trong suốt của một vài bộ phận của Space, trong khi "Custom HTML" bảo đảm cho người dùng khả năng gọi một vài đoạn mã HTML viết tay (một tính năng thường được dùng để hiển thị thanh giới thiệu và những đồ họa khác). Contact Cards (Danh thiếp liên lạc), là một bản tóm tắt những thêm vào mới nhất của thành viên nào đó ở Windows Live Spaces, được tích hợp với Windows Live Messenger, MSN Web Messenger và Sổ liên lạc Hotmail. Nhấn vào biểu tượng thành viên trong danh sách bạn bè, sẽ hiện ra Danh thiếp của thành viên đó, trên đó có ảnh thu nhỏ của những tấm hình mới nhất của họ, một bản tóm tắt những bài viết blog mới nhất và một danh sách ngắn những bài hát vừa nghe từ danh sách nghe nhạc. MSN Spaces là một mô hình Mạng xã hội miễn phí của Microsoft. Trang được công bố vào đầu tháng 12 năm 2004 với mục tiêu cho phép người dùng trao đổi với nhau bằng cách đăng lên suy nghĩ, hình ảnh và sở thích của họ một cách dễ dàng và thuận lợi. Với mục tiêu này, MSN Spaces đã là một đối thủ cạnh tranh tương xứng với những dịch vụ tương tự như MySpace và 360° của Yahoo!. Ngoài việc được cung cấp phương tiện để chia sẻ suy nghĩ, hình ảnh và sở thích, người dùng MSN Spaces còn được cung cấp hơn 100 theme (bảng phối màu sắc) khác nhau và vài cách trình bày trang khác nhau để chọn cho MSN Space của họ. Người dùng cũng được tùy chọn để quy định quyền truy cập cho khách viếng thăm MSN Space của mình dựa trên mối quan hệ với họ (ví dụ như Bạn bè, Gia đình, v.v...). Khách viếng thăm cũng được thông báo khi các liên lạc của họ cập nhật trang MSN Space của mình. Vào ngày 1 tháng 8 năm 2006, MSN Spaces trở thành một thành viên của mô hình dịch vụ Windows Live, và được đổi tên thành Windows Live Spaces. Có sự khác nhau rõ ràng giữa MSN Spaces và Windows Live Spaces, bằng chứng rõ nhất là cơ chế trình bày đã được thiết kế lại. Điều này cho phép người dùng khả năng linh hoạt về mặt trình bày theo đúng nghĩa là "Không gian" của họ, ví dụ như, hiện giờ đã có thể di chuyển "Tựa đề và dòng cuối trang" (Title and Tagline) như một module, trước đó nó bị đặt cứng ở đầu trang. Nó cũng sẽ sửa vài đặc tính bị phê phán nhiều của MSN Spaces, như canh lề nội dung trên màn hình máy tính. MSN Spaces được thiết kế cho độ phân giải 800×600 pixels trở lên, và tất cả nội dung trên trang tràn sang phía bên trái màn hình. Điều này dẫn tới việc trang chỉ chiếm một phần khu vực màn hình với độ phân giải cỡ 1280×1024 pixels, phí phạm một khoảng không lớn phía bên phải. Windows Live Spaces canh tất cả nội dung vào giữa màn hình và dường như được thiết kế để xem tốt nhất với độ phân giải 1024×768 pixels Địa chỉ url cho tất cả các thành viên MSN Spaces đã địa di chuyển để giữ thương hiệu Windows Live. (Ví dụ - thespacecraft.spaces.msn.com được chuyển tới thespacecraft.spaces.live.com), với địa chỉ cũ vẫn được tiếp tục nhưng thành trang đổi hướng. MSN Spaces trình bày những quảng cáo bằng chữ nhỏ, thường với những biểu trưng đơn giản ở trên đầu trang. Windows Live Spaces trình bày một banner quảng cáo với kích thước cố định ở định dạng Animated GIF hoặc Adobe Flash. Các thuê bao dịch vụ Windows Live cấp cao có thể tắt các quảng cáo này đi. Hiện nay Spaces xem tốt nhất với Microsoft Internet Explorer. Vài người dùng những phiên bản cũ hơn của Mozilla Firefox, nhận thấy trang web hoàn toàn không dùng được (đã có báo lỗi "missing framework" (thiếu framework)). Những phiên bản mới hơn của Mozilla, 5.0 trở lên, không có vấn đề gì khi hiển thị trang. Những người dùng khác báo cáo rằng có lúc trang trình bày không đúng; một lỗi từ MSN Spaces đến giờ. Tuy nhiên, hiện nay, vài lỗi Firefox dường như đã được sửa, như lỗi "missing framework" và lỗi không thể để lại bình luận trên Firefox. Người dùng trình duyệt Safari của Mac OS X không thể thay đổi theme của không gian của họ. Điều khoản và điều kiện sử dụng mà mọi người dùng phải đồng ý khi đăng ký tài khoản Windows Live Space, bảo đảm cho Microsoft được quyền "(1) sử dụng, sao chép, phân phối, tuyên truyền, trình diễn công cộng, tái chế, sửa chữa, thay đổi, biên dịch và định dạng lại Bài viết, trong sự liên quan đến các trang của MSN, và (2) bản quyền các quyền này, với sự cho phép tối đa của pháp luật." Cuối cùng ghi chú rằng "Microsoft sẽ không trả tiền cho Bài viết của bạn." Nó cũng nói rằng Windows Live Spaces sẽ kiểm duyệt từ ngữ mà người dùng chọn làm tên của Space, cấm những từ như whore (điếm) hay thứ được gọi là "bảy từ tục tĩu trong tiếng Anh". Hơn nữa, Microsoft đã nhận được những lời chỉ trích vì đã kiểm duyệt những từ "dân chủ" và "tự do" trong cổng điện tử Trung Quốc. Mặc dù có những công cụ liên lạc và nhắn tin hữu dụng, Windows Live Spaces đã bị chỉ trích là không mạnh mẽ bằng những thứ thay thế khác. Nhiều tạp chí công nghệ thông tin đã đề nghị dùng Windows Sharepoint Services, hay Wiki, thay vì Windows Live Spaces. ^ Microsoft Press Release ^ Powertoys announcement[liên kết hỏng] ^ Report on ownership of blog content[liên kết hỏng] ^ “Microsoft blog service sparks censorship dodging from ZDnet”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2007. ^ Microsoft deletes 'freedom' and 'democracy' in China from The Register ^ Space Setter from Inside IT Danh sách các website mạng xã hội Windows Live Spaces Mobile Windows Live Windows Live Spaces Website Lưu trữ 2008-08-19 tại Wayback Machine Windows Live Spaces Team Blog Lưu trữ 2006-09-04 tại Wayback Machine MSN Spaces fact sheet | wikipedia |
Nagano Mei
Nagano Mei (永野 芽郁, Vĩnh Dã Nha Úc?) là diễn viên người Nhật Bản. Cô sinh ngày 24 tháng 9 năm 1999 tại Tokyo, Nhật Bản. Cô nổi tiếng với vai diễn Rinko trong bộ phim My Love Story! và vai diễn Suzume Yosano trong phim Ánh sao băng ban ngày. Tháng 6 năm 2017, cô được thông báo trong vai diễn chính trong phim truyền hình Asadora thứ 98 của đài NHK với tiêu đề Hanbun, Aoi, được phát sóng vào tháng 4 năm 2018. Nagano được tuyển chọn ở Kichijōji, Tokyo khi cô đang học lớp 3 tiểu học. Cô ra mắt vào năm 2009 với bộ phim live action Hard Revenge Milly: Bloody Battle trong vai diễn phụ. Năm 2015, cô đóng vai Yamato Rinko trong phim hài lãng mạn My Love Story!. Tháng 6 năm 2016, cô đóng vai chính đầu tiên trong loạt phim truyền hình dành cho tuổi thanh thiếu niên với tựa đề Koe Koi trong vai nữ sinh cao trung Yoshioka Yuiko. Tháng 9, cô lồng tiếng cho nhân vật Zaya trong phim phiên bản Nhật Bản của Các vị thần Ai Cập. Cô tham gia đóng quảng cáo cho nước Calpis, Sekisui House, Townwork, điện thoại UQ Mobile, và Alpen. Năm 2017, cô đóng vai nữ chính trong phim tình cảm Ánh sao băng ban ngày. Nagano là người mẫu cho tạp chí thời trang Nhật Bản Nico☆Petite và nicola. Tháng 8 năm 2016, cô trở thành người mẫu độc quyền cho tạp chí thời trang Seventeen. Ngày 24 tháng 11 năm 2017, Oricon công bố bảng xếp hạng nữ diễn viên có thành tích vượt bậc trong năm 2017 dựa trên một cuộc khảo sát, trong đó, Nagano xếp hạng thứ 5.. Ribon, Shueisha 1995-, người mẫu độc quyền từ năm 2010 Nico☆Petite, Shinchosha 2006-, người mẫu độc quyền từ 2010 đến 2013 nicola, Shinchosha 1997-, người mẫu độc quyền từ 2013 đến 2016 Seventeen, Shueisha 1967-, người mẫu độc quyền từ 2016 Moment (2019) No cambia (2020) ^ a b c d e f g 永野芽郁. eiga.com. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2016. ^ ヒロインは永野芽郁さん!2018年度前期 連続テレビ小説「半分、青い。」 (bằng tiếng Nhật). Japan Broadcasting Corporation. ngày 20 tháng 6 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2017. ^ 永野芽郁:18年前期の朝ドラ「半分、青い。」でヒロインに オーディションで選出 (bằng tiếng Nhật). Mantan Inc. ngày 20 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2017. ^ a b 【今月の映画美少女】永野芽郁、久保田紗友らをチェック!. Kadokawa Corporation. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2017. ^ a b こえ恋. TV Tokyo. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2016. ^ a b キスマイ玉森裕太が世界の命運握るコソ泥に、「キング・オブ・エジプト」声優発表 (bằng tiếng Nhật). natalie. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2017. ^ 永野芽郁、志尊淳に甘酸っぱい片思い? 『タウンワーク』CMで共演 (bằng tiếng Nhật). Model Press. ngày 5 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2017. ^ 娘と愛犬が心の会話 永野芽郁が出演する新CMにほっこり (bằng tiếng Nhật). Media Productions Japan. ngày 30 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2017. ^ 永野芽郁、志尊淳に甘酸っぱい片思い? 『タウンワーク』CMで共演 (bằng tiếng Nhật). Oricon. ngày 7 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2017. ^ 深田恭子&多部未華子&永野芽郁、新CMで仲良し3姉妹役 (bằng tiếng Nhật). Oricon. ngày 24 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2017. ^ ニューヒロインCM放映開始!!「青い冬、はじまる」キャンペーンも同時開催! (PDF) (bằng tiếng Nhật). Alpen. ngày 15 tháng 12 năm 2016. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2017. ^ 永野芽郁、ニコラ卒業「ニコモでよかった」 (bằng tiếng Nhật). Nippon Television Network Corporation. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2017. ^ 永野芽郁「Seventeen」専属モデルに新加入「とにかくびっくり」 (bằng tiếng Nhật). modelpress. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2017. ^ “Top 10 nữ diễn viên đột phá nhất năm 2017”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2017. ^ “坂口健太郎が永野芽郁を救う医師に、"ピエロ"の籠城事件描く「仮面病棟」公開決定”. Natalie. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2019. ^ お姉ちゃんとよばないで (bằng tiếng Nhật). Japan Broadcasting Corporation. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2017. ^ TVM ほんとにあった怖い話 夏の特別編2011 (bằng tiếng Nhật). allcinema. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2017. ^ テレビ東京・あにてれ STAND UP!ヴァンガード. TV Tokyo. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2017. ^ プレミアムドラマ「プラトニック」 (bằng tiếng Nhật). Japan Broadcasting Corporation. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2017. ^ Summer Stalker Blues フジバラナイト SAT (bằng tiếng Nhật). Fuji Television. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2017. ^ テディ ゴー!人物相関図 (bằng tiếng Nhật). Fuji Television. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2017. ^ いつかこの恋を思い出してきっと泣いてしまう. Fuji Television. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2016. ^ “Sen”. NHK. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2017. ^ 間宮祥太朗&永野芽郁、スーパースーツで変身『左江内氏』にゲスト出演 (bằng tiếng Nhật). Oricon. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2017. ^ 僕たちがやりました. Fuji Television. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2017. ^ 《平成30年度前期 連続テレビ小説》ヒロインは永野芽郁さんに決定!. NHK. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2017. ^ “菅田将暉が念願の教師役で永野芽郁を"人質"に、ドラマ「3年A組」1月期放送”. Natalie (bằng tiếng Nhật). ngày 13 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2018. ^ “ムロツヨシが主演ドラマで娘・永野芽郁と同じ大学に入る親バカに、演出は福田雄一”. Natalie (bằng tiếng Nhật). ^ “She's” (bằng tiếng Nhật). Speedstar Music. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2017. ^ さくらしめじ、永野芽郁登場の新曲MVは「こえ恋」ロケ地で (bằng tiếng Nhật). natalie. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2017. ^ “永野芽郁、1st写真集「moment」を2019年3月に発売 メイキング動画公開”. CD Journal. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2019. ^ “永野芽郁、大胆な背中開きドレス姿&美脚カットも! 写真集オリジナルグッズ公開”. Crank-in!. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2020. ^ “【17年10月期コンフィデンス・ドラマ賞】永野芽郁、挑戦的な役で"女優賞"を初受賞「とても嬉しい」”. ORICON NEWS. oricon ME. ngày 28 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2018. ^ “永野芽郁、18歳迎え女優業に意気込み「新しい出会いを大切に、いろいろな役と向き合っていきたい」”. ORICON NEWS. oricon ME. ngày 5 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2018. ^ “2017年に最も検索数が急上昇した"今年の顔"を表彰 国民が選んだ賞「Yahoo!検索大賞2017」「ブルゾンちえみ」さんが"大賞"と"お笑い芸人部門賞"をダブル受賞!!” (Thông cáo báo chí). ヤフー株式会社. ngày 6 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2018. ^ “Công bố danh sách chiến thắng Giải Phim truyền hình Confidence lần thứ 13”. ngày 26 tháng 10 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2018. ^ “主演女優賞 受賞結果 1位:永野芽郁 | 第98回 - ザテレビジョンドラマアカデミー賞”. ザテレビジョン (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2018. ^ “「2019年 エランドール賞」授賞式が開催! 新人賞・TVガイド賞に志尊淳、葵わかな、田中圭、永野芽郁、中村倫也、松岡茉優の6人!!” (Thông cáo báo chí). 株式会社東京ニュース通信社. ngày 8 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019. ^ “永野芽郁が新人賞 宮崎あおい・岡田将生・菅田将暉ら「第27回 橋田賞」発表”. モデルプレス. ネットネイティブ. ngày 31 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2019. ^ “助演女優賞 受賞結果 1位:永野芽郁 | 第100回 - ザテレビジョンドラマアカデミー賞”. ザテレビジョン (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2019. Lý lịch chính thức (tiếng Nhật) Nagano Mei trên Instagram Nagano Mei trên IMDb | wikipedia |
Curaçao (rượu)
Rượu Curaçao (Tiếng Hà Lan: [kyraːˈsʌu] ( nghe)) là một loại rượu mùi làm từ vỏ cam đắng Laraha được trồng trên đảo Curaçao của Hà Lan. Rượu Curaçao có nhiều loại, tuy nhiên phổ biến nhất là Curaçao khô có màu cam và Curaçao xanh, có màu xanh lam sáng. Tên rượu Curaçao bắt nguồn từ đảo Curaçao là một hòn đảo trong quần đảo Antilles của Hà Lan. Theo truyền thống, rượu mùi Curaçao được làm bằng vỏ khô của cam Laraha (Citrus × aurantium subsp. currassuviencis), một loại cam đắng có nguồn gốc từ Curaçao. Các nhà thám hiểm Tây Ban Nha đã mang tổ tiên của Laraha là một giống cam không rõ nguồn gốc đến hòn đảo vào năm 1527. Do không phù hợp thổ nhưỡng nên trái của những cây cam này vừa nhỏ vừa đắng. Mặc dù thịt quả Laraha không ngon, nhưng vỏ của nó có mùi thơm dễ chịu. Vỏ cam từ cây cam đắng Laraha được thu hoạch rồi phơi khô, dùng để sản xuất rượu. Rượu Curaçao được sản xuất bằng cách ngâm vỏ cam Laraha khô trong rượu trắng trong vòng vài ngày, sau đó người ta vớt vỏ cam ra và thêm vào một số hương liệu khác. Vẫn chưa rõ ai đã phát triển loại rượu mùi Curaçao đầu tiên và bắt đầu khi nào. Công ty Tây Ấn Hà Lan đã sở hữu Curaçao vào năm 1634. Nhà máy chưng cất Bols được thành lập vào năm 1575 ở Amsterdam, có cổ phần trong cả các Công ty Tây Ấn và Đông Ấn của Hà Lan để đảm bảo quyền tiếp cận các loại gia vị cần thiết cho các loại đồ uống chưng cất của họ. Senior & Co, một công ty thành lập ở Curaçao, là công ty duy nhất luôn sản xuất rượu mùi của họ từ vỏ cam Laraha ở Curaçao. Gia đình Senior và Chumaceiro bắt đầu bán rượu mùi của họ vào năm 1896 tại hiệu thuốc của họ với số lượng nhỏ. Năm 1947, họ mua Landhuis Chobolobo ở Willemstad, tại đây họ đặt nhà máy chưng cất rượu. Vì công ty này là công ty duy nhất sử dụng trái Laraha bản địa nên nó có từ "chính hãng" trên nhãn hiệu của họ. Mỗi cây cam Laraha trong đồn điền cho quả từ 150 đến 200 quả, có thể tạo ra 25 đến 35 kg (55 đến 77 pound) vỏ khô, cam được cắt lấy vỏ, vỏ được phơi khô trong 5 ngày. Sau đó cho vào một túi gunny. Gia vị được thêm vào và túi được treo trong một chậu đồng nung nóng 250 lít cùng rượu kosher (có nguồn gốc từ mía đường) trong ba ngày. Sau một ngày làm lạnh, nước được thêm vào và quá trình chưng cất diễn ra trong ba ngày nữa ở nhiệt độ không đổi 250 độ C. Sau đó, thêm 400 kg đường và thêm nhiều nước hơn, sản phẩm được lọc trong 3 ngày để tạo ra rượu mùi Curaçao nguyên chất. Rượu mùi có hương vị giống như cam với các mức độ đắng khác nhau. Nó không có màu tự nhiên nhưng thường được tạo màu nhân tạo, phổ biến nhất là màu xanh lam hoặc màu cam, tạo nên vẻ ngoài kỳ lạ cho các loại cocktail và đồ uống hỗn hợp khác. Màu xanh lam đạt được bằng cách thêm chất tạo màu thực phẩm, thường là xanh lam sáng E133. Ngoài ra rượu Curaçao cũng có các màu sắc khác như màu cam, màu vàng nâu, màu xanh lá cây hoặc là không màu. Rượu Curaçao cũng đa dạng hương vị khác nhau chẳng hạn như cà phê, sô cô la, rượu rum và nho khô. Rượu Curaçao thường được sử dụng để pha chế các loại cocktail. Rượu mùi được đề cập trong cuốn tiểu thuyết năm 1864–65 Our Mutual Friend của Charles Dickens dưới cách viết "Curaçoa", thông dụng vào thời điểm đó. ^ Trong quyển "Historical Dictionary of the French and Netherlands Antilles", của Albert Gastmann, ông ghi rằng loại cam mang đến đảo Curaçao vào năm 1527 là cam đắng Seville. ^ Tiếng Hà Lan có nghĩa là "trang viên đồng quê" ^ “Laraha Orange - Senior Liqueur”. Curacao Liqueur. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2017. ^ Benjamin, Alan Fredric (2002). Jews of the Dutch Caribbean. Routledge. tr. 47. ISBN 0-415-27439-7. ^ “Curaçao Parent Stock - Elemental Mixology”. Elemental Mixology. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2017. ^ “Curacao”. food.com. 17 tháng 8 năm 1999. ^ a b c d “The Story of Blue Curaçao: Which Is, Strangely, the Other Orange Liqueur—The 9-Bottle Bar”. Kitchn. ^ Joseph Piercy, Slippery Tipples: A Guide to Weird and Wonderful Spirits & Liqueurs, tr. 23-24 ^ "Curaçao Liqueur history" at the Chobolobo distillery website. ^ “Production Process - Senior Liqueur”. Curacao Liqueur. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2017. ^ “Webpage about Curacao Liqueur and Triple secs”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2012. Nguồn gốc Curaçao | wikipedia |
Rice
Rice, trong tiếng Anh có nghĩa là "lúa" hay "gạo", có thể là: Một địa danh hay tổ chức: Đại học Rice ở Houston, Texas Rice, Virginia, Hoa Kỳ Rice, Minnesota, Hoa Kỳ Hồ Rice Riceville Quận Rice Một nhân vật với họ Rice: Anneka Rice, xướng ngôn viên truyền hình Condoleezza Rice, ngoại trưởng Hoa Kỳ (2005-) Edmund Ignatius Rice (1762-1844), nhà truyền giáo Jerry Rice, cầu thủ bóng bầu dục Jim Rice, cầu thủ bóng chày Stuart A. Rice, nhà vật lý Tim Rice, tác giả, nhà soạn nhạc, đặc biệt là lời cho nhạc kịch của Andrew Lloyd Webber William Marsh Rice, thương gia và mạnh thường quân Mỹ, người đã thành lập Đại học Rice Declan Rice, cầu thủ bóng đá người Anh Trang định hướng này liệt kê những bài viết liên quan đến tiêu đề Rice. Nếu bạn đến đây từ một liên kết trong một bài, bạn có thể muốn sửa lại để liên kết trỏ trực tiếp đến bài viết dự định. | wikipedia |
Tứ giác ngoại tiếp
Trong hình học phẳng, tứ giác ngoại tiếp là tứ giác có các cạnh tiếp xúc với một đường tròn. Đường tròn đó gọi là đường tròn nội tiếp của tứ giác này. -Điều kiện cần và đủ để một tứ giác có thể ngoại tiếp được một đường tròn là tổng chiều dài các cặp cạnh đối nhau là bằng nhau. -Trường hợp đặc biệt (trường hợp suy biến): Hình thoi có tất cả các cạnh bằng nhau, hình vuông có tất cả các cạnh và các góc bằng nhau. -Nếu tứ giác ABCD ngoại tiếp đường tròn và M,N,P,Q lần lượt là các tiếp điểm của AB,BC,CD,DA thì ba đường thẳng MQ,NP và DB đồng quy tại một điểm. Vòng tròn Tứ giác nội tiếp | wikipedia |
Colletes
Colletes là một nhóm rất lớn bao gồm các loài ông làm tổ trong đất trong họ Colletidae, với hơn 450 loài phân bố trên toàn cầu, chủ yếu ở Bắc bán cầu. Các loài ong này có khuynh hướng sống đơn lẻ, mặc dù đôi khi chúng làm tổ cạnh nhau. Các loài trong chi này xây các ô tổ dưới mặt đất và chúng gắn kết với nhau bằng chất chúng tiết ra là polyester, do đó còn gọi là ong polyester. Chi này gồm các loài: Colletes abeillei Pérez, 1903 Colletes aberrans Cockerell, 1897 Colletes abessinicus Friese, 1915 Colletes abnormis Kuhlmann, 2007 Colletes acutiformis Noskiewicz, 1936 Colletes acutus Pérez, 1903 Colletes aestivalis Patton, 1879 Colletes aethiops Cresson, 1868 Colletes albescens Cresson, 1868 Colletes albicinctus (Moure, 1943) Colletes albohirtus Cockerell, 1946 Colletes albomaculatus (Lucas, 1849) Colletes alfkeni Noskiewicz, 1958 Colletes alfredjohni Kuhlmann, 2002 Colletes algarobiae Cockerell, 1900 Colletes alicularis Noskiewicz, 1936 Colletes alini Kuhlmann, 2000 Colletes alocochila Moure, 1956 Colletes americanus Cresson, 1868 Colletes anceps Radoszkowski, 1891 Colletes anchusae Noskiewicz, 1924 Colletes andrewsi Cockerell, 1906 Colletes angelicus Cockerell, 1905 Colletes ankarae Warncke, 1978 Colletes annae Cockerell, 1897 Colletes annapurnensis Kuhlmann, 2002 Colletes annejohnae Kuhlmann, 2003 Colletes annulicornis Morawitz, 1876 Colletes antecessus Cockerell, 1932 Colletes antiguensis Cockerell, 1912 Colletes arabicus Kuhlmann, 2002 Colletes araucariae Friese, 1910 Colletes arenarius Morawitz, 1876 Colletes aridus Stephen, 1954 Colletes arizonensis Stephen, 1954 Colletes armeniacus (Friese, 1921) Colletes arsenjevi Kuhlmann, 2006 Colletes arztbergi Kuhlmann, 2003 Colletes asiaticus Kuhlmann, 1999 Colletes askhabadensis Radoszkowski, 1886 Colletes atacamensis Janvier, 1955 Colletes atlassus Kuhlmann, 2002 Colletes atripes Smith, 1854 Colletes aureocinctus Cockerell, 1946 Colletes azteka Cresson, 1868 Colletes azureus Friese, 1912 Colletes babai Hirashima & Tadauchi, 1979 Colletes banksi Swenk, 1908 Colletes beamerorum Stephen, 1954 Colletes bernadettae Kuhlmann, 2000 Colletes bhutanicus Kuhlmann, 2003 Colletes bicolor Smith, 1879 Colletes bidentulus Noskiewicz, 1936 Colletes birkmanni Swenk, 1906 Colletes bischoffi Noskiewicz, 1936 Colletes biskrensis Noskiewicz, 1936 Colletes bokkeveldi Kuhlmann, 2007 Colletes bombiformis Metz, 1910 Colletes bradleyi Mitchell, 1951 Colletes brethesi Jörgensen, 1912 Colletes brevicornis Robertson, 1897 Colletes brevigena Noskiewicz, 1936 Colletes brevinodis Vachal, 1909 Colletes brimleyi Mitchell, 1951 Colletes brumalis Noskiewicz, 1936 Colletes bruneri Swenk, 1904 Colletes brunneitarsis Noskiewicz, 1958 Colletes bryanti Timberlake, 1951 Colletes bulbotibialis Stephen, 1954 Colletes bumeliae Neff, 2004 Colletes bytinskii Noskiewicz, 1955 Colletes californicus Provancher, 1895 Colletes canescens Smith, 1853 Colletes capensis Cameron, 1905 Colletes capitatus Metz, 1910 Colletes cardiurus Cockerell, 1946 Colletes carinatus Radoszkowski, 1891 Colletes cariniger Pérez, 1903 Colletes caskanus (Strand, 1919) Colletes caspicus Morawitz, 1874 Colletes cercidii Timberlake, 1951 Colletes chalybaeus Friese, 1910 Colletes chamaesarachae Cockerell, 1897 Colletes chengtehensis Yasumatsu, 1935 Colletes ciliatoides Stephen, 1954 Colletes ciliatus Patton, 1879 Colletes cinctellus Friese, 1925 Colletes cinerascens Morawitz, 1894 Colletes claripes Friese, 1925 Colletes clarus Jörgensen, 1912 Colletes clematidis Jörgensen, 1912 Colletes clypearis Morawitz, 1876 Colletes clypeatus Mocsáry, 1901 Colletes clypeonitens Swenk, 1906 Colletes cognatus Spinola, 1851 Colletes collaris Dours, 1872 Colletes comatus Noskiewicz, 1936 Colletes comberi Cockerell, 1911 Colletes compactus Cresson, 1868 Colletes conradti Noskiewicz, 1936 Colletes consors Cresson, 1868 Colletes constrictus Pérez, 1903 Colletes coriandri Pérez, 1895 Colletes costaricensis Friese, 1916 Colletes covilleae Timberlake, 1951 Colletes cretaceus Morawitz, 1876 Colletes creticus Noskiewicz, 1936 Colletes cunicularius (Linnaeus, 1761) Colletes cyanescens (Haliday, 1836) Colletes cyaneus Holmberg, 1903 Colletes cyanonitidus Kuhlmann, 2007 Colletes cyprius Noskiewicz, 1936 Colletes daleae Cockerell, 1897 Colletes daourus Warncke, 1978 Colletes daviesanus Smith, 1846 Colletes delicatus Metz, 1910 Colletes delodontus Viereck, 1903 Colletes dentiventris Dours, 1872 Colletes denudatus Cockerell, 1946 Colletes deserticola Timberlake, 1951 Colletes desertorum Kuhlmann, 2002 Colletes dilatatus Metz, 1910 Colletes dimidiatus Brullé, 1840 Colletes dinizi Kuhlmann, Ortiz & Ornosa, 2001 Colletes diodontus Benoist, 1958 Colletes distinctus Cresson, 1868 Colletes dorni Kuhlmann, 2002 Colletes dorsalis Morawitz, 1888 Colletes dubitatus Noskiewicz, 1936 Colletes dudgeonii Bingham, 1897 Colletes durbanensis Cockerell, 1919 Colletes dusmeti Noskiewicz, 1936 Colletes eardleyi Kuhlmann, 2007 Colletes eatoni Morice, 1904 Colletes ebmeri Kuhlmann, 2002 Colletes edentulus Noskiewicz, 1936 Colletes elegans Noskiewicz, 1936 Colletes emaceatus Noskiewicz, 1936 Colletes eous Morice, 1904 Colletes esakii Hirashima, 1958 Colletes escalerai Noskiewicz, 1936 Colletes eulophi Robertson, 1891 Colletes eupogonites Moure, 1949 Colletes everaertae Michener, 1993 Colletes extensicornis Vachal, 1909 Colletes fasciatus Smith, 1853 Colletes fascicularis Cockerell, 1932 Colletes faurei Cockerell, 1946 Colletes flaminii Moure, 1956 Colletes flavicornis Morawitz, 1876 Colletes floralis Eversmann, 1852 Colletes fodiens (Fourcroy, 1785) Colletes formosus Pérez, 1895 Colletes foveolaris Pérez, 1903 Colletes fraterculus Noskiewicz, 1936 Colletes friesei Cockerell, 1918 Colletes frontalis Metz, 1910 Colletes fulgidus Swenk, 1904 Colletes fulvicornis Noskiewicz, 1936 Colletes fulvipes Spinola, 1851 Colletes furfuraceus Holmberg, 1886 Colletes fuscicornis Noskiewicz, 1936 Colletes fusconotus Cockerell, 1919 Colletes gallicus Radoszkowski, 1891 Colletes gandhi Kuhlmann, 2003 Colletes genalis Friese, 1909 Colletes gessi Kuhlmann, 2007 Colletes gigas Cockerell, 1918 Colletes gilensis Cockerell, 1897 Colletes gilvus Vachal, 1909 Colletes glaber Warncke, 1978 Colletes glycyrrhizae Jörgensen, 1912 Colletes gorillarum Cockerell, 1932 Colletes graeffei Alfken, 1900 Colletes granpiedrensis Genaro, 2001 Colletes grisellus Michener, 1989 Colletes griseus (Westwood, 1875) Colletes guadalajarensis Metz, 1910 Colletes guichardi Kuhlmann, 2003 Colletes gussakowskii Noskiewicz, 1936 Colletes gypsicolens Cockerell, 1897 Colletes hakkari Kuhlmann, 2002 Colletes halophilus Verhoeff, 1944 Colletes harreri Kuhlmann, 2002 Colletes haubrugei Kuhlmann, 2002 Colletes hederae Schmidt & Westrich, 1993 Colletes hedini Kuhlmann, 2002 Colletes hethiticus Warncke, 1978 Colletes hicaco Genaro, 2003 Colletes hiekejuniori Kuhlmann, 2003 Colletes hiekeseniori Kuhlmann, 2003 Colletes himalayensis Kuhlmann, 2002 Colletes hirtibasis Cockerell, 1936 Colletes howardi Swenk, 1925 Colletes hyalinus Provancher, 1888 Colletes hylaeiformis Eversmann, 1852 Colletes idoneus Cockerell, 1922 Colletes impunctatus Nylander, 1852 Colletes inaequalis Say, 1837 Colletes inconspicuus Kirby, 1900 Colletes indicus Kuhlmann, 2003 Colletes inexpectatus Noskiewicz, 1936 Colletes infracognitus Cockerell, 1937 Colletes inornatus Cockerell, 1946 Colletes integer Noskiewicz, 1936 Colletes intermixtus Swenk, 1905 Colletes intricatus Smith, 1879 Colletes inuncantipedis Neff, 2004 Colletes iranicus Noskiewicz, 1962 Colletes issykkuli Kuhlmann, 2003 Colletes isthmicus Swenk, 1930 Colletes jankowskyi Radoszkowski, 1891 Colletes jejunus Noskiewicz, 1936 Colletes joergenseni Friese, 1910 Colletes judaicus Noskiewicz, 1955 Colletes kansensis Stephen, 1954 Colletes karooensis Kuhlmann, 2007 Colletes kaszabi Kuhlmann, 2002 Colletes katharinae Kuhlmann, 2007 Colletes kerri Moure, 1956 Colletes kincaidii Cockerell, 1898 Colletes knersvlaktei Kuhlmann, 2007 Colletes kozlovi Friese, 1913 Colletes kudonis Cockerell, 1927 Colletes lacunatus Dours, 1872 Colletes laevifrons Morawitz, 1894 Colletes laevigena Noskiewicz, 1936 Colletes langeanus Moure, 1956 Colletes larreae Timberlake, 1951 Colletes latefasciatus Friese, 1925 Colletes laticaudus Cockerell, 1946 Colletes laticeps Friese, 1910 Colletes laticinctus Timberlake, 1951 Colletes latipes Friese, 1915 Colletes latitarsis Robertson, 1891 Colletes lebedewi Noskiewicz, 1936 Colletes ligatus Erichson, 1855 Colletes lineatus Metz, 1910 Colletes linsleyi Timberlake, 1951 Colletes longiceps Friese, 1910 Colletes longifacies Stephen, 1954 Colletes louisae Cockerell, 1897 Colletes lucasi Pérez, 1895 Colletes lucens Vachal, 1909 Colletes lutzi Timberlake, 1943 Colletes luzhouensis Kuhlmann, 2007 Colletes lycii Jörgensen, 1912 Colletes macconnelli Metz, 1910 Colletes mackieae Cockerell, 1932 Colletes maidli Noskiewicz, 1936 Colletes malleatus Cockerell, 1933 Colletes malmus (Cameron, 1905) Colletes mandibularis Smith, 1853 Colletes marginatus Smith, 1846 Colletes marleyi Cockerell, 1919 Colletes maroccanus Warncke, 1978 Colletes mastochila Moure, 1956 Colletes merceti Noskiewicz, 1936 Colletes meridionalis Schrottky, 1902 Colletes metzi Timberlake, 1951 Colletes mexicanus Cresson, 1868 Colletes meyeri Noskiewicz, 1936 Colletes michaelis Cockerell, 1936 Colletes micheneri Stephen, 1954 Colletes michenerianus Moure, 1956 Colletes microdontoides Kuhlmann, 2003 Colletes microdontus Cockerell, 1937 Colletes mimincus Cockerell, 1914 Colletes minutissimus Kuhlmann, 2002 Colletes minutus Kuhlmann, 2002 Colletes missionum Cockerell, 1932 Colletes mitchelli Stephen, 1954 Colletes mixtus Radoszkowski, 1891 Colletes mlokossewiczi Radoszkowski, 1891 Colletes moctezumensis Metz, 1910 Colletes montacuti Cockerell, 1947 Colletes montefragus Raw, 1984 Colletes morawitzi Noskiewicz, 1936 Colletes moricei Saunders, 1904 Colletes motaguensis Cockerell, 1912 Colletes mourei Kuhlmann, 1999 Colletes murinus Friese, 1900 Colletes musculus Friese, 1910 Colletes nanaeformis Noskiewicz, 1959 Colletes nanellus Cockerell, 1944 Colletes nanus Friese, 1898 Colletes nasutus Smith, 1853 Colletes nautlanus Cockerell, 1899 Colletes neoqueenensis Friese, 1910 Colletes nieuwoudtvillei Kuhlmann, 2007 Colletes niger Swenk, 1904 Colletes nigricans Gistel, 1857 Colletes nigrifrons Titus, 1900 Colletes nigritulus Friese, 1910 Colletes nitescens Timberlake, 1951 Colletes nitidicollis Friese, 1900 Colletes niveatus Kuhlmann, 2002 Colletes noskiewiczi Cockerell, 1942 Colletes nudus Robertson, 1898 Colletes obscurus Friese, 1925 Colletes ochraceus Swenk, 1906 Colletes omanus Kuhlmann, 2003 Colletes opacicollis Friese, 1909 Colletes opacus Friese, 1925 Colletes ornatus Schrottky, 1903 Colletes ottomanus Noskiewicz, 1958 Colletes pallescens Noskiewicz, 1936 Colletes pallipes Noskiewicz, 1936 Colletes panamensis Michener, 1954 Colletes paniscus Viereck, 1903 Colletes parafodiens Friese, 1925 Colletes paratibeticus Kuhlmann, 2002 Colletes patagonicus Schrottky, 1907 Colletes patellatus Pérez, 1905 Colletes pauljohni Kuhlmann, 2002 Colletes penulatus Noskiewicz, 1936 Colletes perezi Morice, 1904 Colletes perforator Smith, 1869 Colletes perileucus Cockerell, 1924 Colletes perplexus Smith, 1879 Colletes persicus Warncke, 1979 Colletes peruvicus Cockerell, 1913 Colletes petalostemonis Swenk, 1906 Colletes petropolitanus Dalla Torre, 1897 Colletes phaceliae Cockerell, 1906 Colletes phenax Cockerell, 1946 Colletes pinnatus Vachal, 1909 Colletes platycnema Snelling, 1975 Colletes plebeius Cockerell, 1946 Colletes plumulosus Noskiewicz, 1936 Colletes pollinarius Noskiewicz, 1936 Colletes popovi Noskiewicz, 1936 Colletes productus Robertson, 1891 Colletes prosopidis Cockerell, 1897 Colletes pseudocinerascens Noskiewicz, 1936 Colletes pseudojejunus Noskiewicz, 1959 Colletes pseudolaevigena Kuhlmann, 2002 Colletes pulchellus Pérez, 1903 Colletes pumilus Morice, 1904 Colletes punctatus Mocsáry, 1877 Colletes punctipennis Cresson, 1868 Colletes quadrigenis Vachal, 1909 Colletes radoszkowskii Noskiewicz, 1936 Colletes ravulus Noskiewicz, 1936 Colletes recurvatus Metz, 1910 Colletes reginae Cockerell, 1946 Colletes reinigi Noskiewicz, 1936 Colletes restingensis Noskiewicz, 1936 Colletes reticulatus (Cameron, 1897) Colletes rhodaspis Cockerell, 1909 Colletes robertsonii Dalla Torre, 1896 Colletes roborovskyi Friese, 1913 Colletes rohweri Cockerell, 1919 Colletes rothschildi Vachal, 1909 Colletes rozeni Kuhlmann, 2005 Colletes rubellus Noskiewicz, 1936 Colletes rubicola Benoist, 1942 Colletes rubripes Noskiewicz, 1936 Colletes rubrovittatus Cockerell, 1946 Colletes rudis Timberlake, 1951 Colletes ruficollis Friese, 1925 Colletes rufipes Smith, 1879 Colletes rufitarsis Friese, 1909 Colletes rufocinctus Cockerell, 1929 Colletes rufosignatus Cockerell, 1918 Colletes rufotibialis Friese, 1909 Colletes rugicollis Friese, 1900 Colletes rutilans Vachal, 1909 Colletes salicicola Cockerell, 1897 Colletes salsolae Cockerell, 1934 Colletes sanctus Cockerell, 1910 Colletes saritensis Stephen, 1954 Colletes schmidi Noskiewicz, 1962 Colletes schrottkyi Jörgensen, 1912 Colletes schultzei Friese, 1909 Colletes schwarzi Kuhlmann, 2002 Colletes scopiventer Swenk, 1908 Colletes seitzi Alfken, 1900 Colletes sellatus Morawitz, 1894 Colletes seminitens Cockerell, 1919 Colletes seminitidus Spinola, 1851 Colletes senilis (Eversmann, 1852) Colletes sichuanensis Kuhlmann, 2007 Colletes sidemii Radoszkowski, 1891 Colletes sierrensis Frey-Gessner, 1903 Colletes similis Schenck, 1853 Colletes simulans Cresson, 1868 Colletes simus Pérez, 1903 Colletes skinneri Viereck, 1903 Colletes skorikowi Noskiewicz, 1936 Colletes slevini Cockerell, 1925 Colletes sodalis (Cameron, 1897) Colletes solidaginis Swenk, 1906 Colletes solitarius Timberlake, 1951 Colletes somereni Cockerell, 1947 Colletes sordescens Cockerell, 1933 Colletes sororcula Cockerell, 1936 Colletes speculiferus Cockerell, 1927 Colletes sphaeralceae Timberlake, 1951 Colletes spilopterus Cockerell, 1917 Colletes squamosus Morawitz, 1878 Colletes squamulosus Noskiewicz, 1936 Colletes stachi Noskiewicz, 1958 Colletes standfussi Kuhlmann, 2003 Colletes steinbachi Friese, 1910 Colletes stellatus Cockerell, 1946 Colletes stepheni Timberlake, 1958 Colletes striginasis Vachal, 1909 Colletes subdilatatus Metz, 1910 Colletes submarginatus Cresson, 1865 Colletes subnitens Noskiewicz, 1936 Colletes succinctus (Linnaeus, 1758) Colletes sulcatus Vachal, 1909 Colletes susannae Swenk, 1925 Colletes swenki Stephen, 1954 Colletes tadschikus Kuhlmann, 2002 Colletes taiwanensis Dubitzki & Kuhlmann, 2004 Colletes tardus Noskiewicz, 1936 Colletes tectiventris Timberlake, 1951 Colletes testaceipes Friese, 1909 Colletes texanus Cresson, 1872 Colletes thoracicus Smith, 1853 Colletes thysanellae Mitchell, 1951 Colletes tibeticus Kuhlmann, 2002 Colletes timberlakei Stephen, 1954 Colletes tinctulus Cockerell, 1937 Colletes tingoensis Cockerell, 1926 Colletes titusensis Mitchell, 1951 Colletes tomentosus Friese, 1910 Colletes transitorius Noskiewicz, 1936 Colletes trigonatus Cockerell, 1933 Colletes tuberculatus Morawitz, 1894 Colletes tuberculiger Noskiewicz, 1936 Colletes tulbaghensis Kuhlmann, 1998 Colletes turgiventris Timberlake, 1951 Colletes ulrikae Kuhlmann, 2002 Colletes uralensis Noskiewicz, 1936 Colletes utilis Cockerell, 1897 Colletes vachali Jörgensen, 1912 Colletes validus Cresson, 1868 Colletes vandykei Timberlake, 1951 Colletes virgatus Vachal, 1904 Colletes volsellatus Metz, 1910 Colletes wacki Kuhlmann, 2002 Colletes wahisi Kuhlmann, 2002 Colletes wahrmani Noskiewicz, 1959 Colletes warnckei Kuhlmann, 2002 Colletes watmoughi Kuhlmann, 2007 Colletes weiski Friese, 1912 Colletes westghats Kuhlmann, 2003 Colletes wickhami Timberlake, 1943 Colletes willistoni Robertson, 1891 Colletes wilmattae Cockerell, 1904 Colletes wolfi Kuhlmann, 1999 Colletes wollmanni Noskiewicz, 1936 Colletes wootoni Cockerell, 1897 Colletes xerophilus Timberlake, 1951 Colletes xuechengensis Kuhlmann, 2007 Colletes yemensis Noskiewicz, 1929 Colletes zuluensis Friese, 1925 Colletes zygophyllum Kuhlmann, 2007 ^ Colletes (TSN 634074) tại Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (ITIS). ^ John B. Pascarella, The Bees of Florida Lưu trữ 2010-06-16 tại Wayback Machine retrieved ngày 13 tháng 9 năm 2007 Colletes Identification Guide (female) Colletes Identification Guide (male) List of Species Worldwide Species Map | wikipedia |
Joseph Werth
Joseph Werth S.J. (sinh 1952) là một Giám mục người Kazakhstan của Giáo hội Công giáo Rôma. Ông hiện là Giám mục chính tòa Giáo phận Transfiguration at Novosibirsk, tọa lạc tại thành phố Novosibirsk, nằm tại phía Châu Á của Nga; Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Liên Bang Nga. Trước đó, ông cũng từng đảm trách nhiều vị trí khác như Giám mục Giám quản Vùng Novosibirsk, Giám mục Giám quản vùng Western Siberia và Chủ tịch Hội đồng Giám mục Liên bang Nga. Giám mục Joseph Werth sinh ngày 4 tháng 10 năm 1952 tại Karaganda, thuộc đất nước Kazakhstan. Sau một thời gain dài tu học theo quy định của Giáo luật, ngày 27 tháng 5 năm 1984, Phó tế Werth, 32 tuổi, tiến đến việc được truyền chức linh mục. Tân linh mục là thành viên của Dòng Tên [viết tắt S.J.]. Sau quá trình thực hiện các công việc mục vụ với tư cách là một linh mục trong vòng 7 năm, ngày 13 tháng 4 năm 1991, tin tức từ Tòa Thánh cho biết Giáo hoàng đã quyết định tuyển chọn linh mục Joseph Werth, 39 tuổi, và hàng ngũ các giám mục, cụ thể với vị trí Giám mục Giám quản Vùng Siberia và danh hiệu Giám mục Hiệu tòa Bulna. Lễ tấn phong cho vị giám mục tân cử được cử hành sau đó vào ngày 16 tháng 6 cùng năm, với phần nghi thức chính yếu của việc truyền chức được cử hành trọng thể bởi 3 giáo sĩ cấp cao. Chủ phong cho vị giám mục tân cử là Tổng giám mục Francesco Colasuonno, Khâm sứ Tòa Thánh tại Liên bang Nga. Hai vị còn lại trong vai trò phụ phong gồm có Giám mục Tadeusz Kondrusiewicz, Giám mục Giám quản Toàn vùng Âu châu thuộc Nga và Giám mục Juozas Tunaitis, Giám mục Phụ tá Tổng giáo phận Vilnius. Tân giám mục chọn cho mình châm ngôn:Pro Deo ecclesia et animis. Tám năm sau đó, Giám mục Joseph Werth được Tòa Thánh cắt đặt vị trí mới là Giám quản Tông Tòa Vùng Tây Siberia. Quyết định này được công bố vào ngày 18 tháng 5 năm 1999. Sau gần ba năm, Tòa Thánh một lần nữa ra thông cáo thuyên chuyển nhiệm sở Giám mục Werth, và lần này quyết định đặt làm Giám mục chính tòa Giáo phận Transfiguration at Novosibirsk vào ngày 11 tháng 2 năm 2002. Ngoài các chức danh chính mà Tòa Thánh bổ nhiệm, Giám mục Werth còn đảm nhận nhiều chức danh khác như Chủ tịch Hội đồng Giám mục liên bang Nga từ tháng 2 năm 2005 đến ngày 19 tháng 1 năm 2011 và Phó Chủ tịch Hội đồng này từ ngày 17 tháng 3 năm 2017. ^ a b c Diocese of Transfiguration at Novosibirsk - Russia ^ a b c Bishop Joseph Werth, S.J. - Bishop of Trasfigurazione a Novosibirsk | wikipedia |
Colletes cunicularius
Colletes cunicularius là một loài Hymenoptera trong họ Colletidae. Loài này được Linnaeus mô tả khoa học năm 1761. ^ (2008) Integrated Taxonomic Information System (ITIS) Bee Checklist 3 oktober 2008 Dữ liệu liên quan tới Colletes cunicularius tại Wikispecies Tư liệu liên quan tới Colletes cunicularius tại Wikimedia Commons | wikipedia |
Colletes daviesanus
Colletes daviesanus là một loài Hymenoptera trong họ Colletidae. Loài này được Smith mô tả khoa học năm 1846. ^ (2008) Integrated Taxonomic Information System (ITIS) Bee Checklist 3 oktober 2008 Dữ liệu liên quan tới Colletes daviesanus tại Wikispecies Tư liệu liên quan tới Colletes daviesanus tại Wikimedia Commons | wikipedia |
Colletes fodiens
Colletes fodiens là một loài Hymenoptera trong họ Colletidae. Loài này được Fourcroy mô tả khoa học năm 1785. ^ (2008) Integrated Taxonomic Information System (ITIS) Bee Checklist 3 oktober 2008 Dữ liệu liên quan tới Colletes fodiens tại Wikispecies Tư liệu liên quan tới Colletes fodiens tại Wikimedia Commons | wikipedia |
Colletes hederae
Colletes hederae là một loài Hymenoptera trong họ Colletidae. Loài này được Schmidt & Westrich mô tả khoa học năm 1993. ^ (2008) Integrated Taxonomic Information System (ITIS) Bee Checklist 3 oktober 2008 Dữ liệu liên quan tới Colletes hederae tại Wikispecies Tư liệu liên quan tới Colletes hederae tại Wikimedia Commons | wikipedia |
Colletes succinctus
Colletes succinctus là một loài Hymenoptera trong họ Colletidae. Loài này được Linnaeus mô tả khoa học năm 1758. ^ (2008) Integrated Taxonomic Information System (ITIS) Bee Checklist 3 oktober 2008 Dữ liệu liên quan tới Colletes succinctus tại Wikispecies Tư liệu liên quan tới Colletes succinctus tại Wikimedia Commons | wikipedia |
Colletes similis
Colletes similis là một loài Hymenoptera trong họ Colletidae. Loài này được Schenck mô tả khoa học năm 1853. ^ (2008) Integrated Taxonomic Information System (ITIS) Bee Checklist 3 oktober 2008 Dữ liệu liên quan tới Colletes similis tại Wikispecies Tư liệu liên quan tới Colletes similis tại Wikimedia Commons | wikipedia |
Colletes marginatus
Colletes marginatus là một loài Hymenoptera trong họ Colletidae. Loài này được Smith mô tả khoa học năm 1846. ^ Bản mẫu:Webbref ^ (2008) Integrated Taxonomic Information System (ITIS) Bee Checklist 3 oktober 2008 Dữ liệu liên quan tới Colletes marginatus tại Wikispecies | wikipedia |
Colletes impunctatus
Colletes impunctatus là một loài Hymenoptera trong họ Colletidae. Loài này được Nylander mô tả khoa học năm 1852. ^ (2008) Integrated Taxonomic Information System (ITIS) Bee Checklist 3 oktober 2008 Dữ liệu liên quan tới Colletes impunctatus tại Wikispecies | wikipedia |
Grindorff-Bizing
Grindorff-Bizing là một xã trong vùng Grand Est, thuộc tỉnh Moselle, quận Thionville-Est, tổng Sierck-les-Bains. Tọa độ địa lý của xã là 49° 23' vĩ độ bắc, 06° 31' kinh độ đông. Grindorff-Bizing nằm trên độ cao trung bình là m mét trên mực nước biển, có điểm thấp nhất là 230 mét và điểm cao nhất là 298 mét. Xã có diện tích 6,86 km², dân số vào thời điểm 1999 là 267 người; mật độ dân số là 39 người/km². Xã nằm khoảng 25 km về phía đông của Thionville, thuộc Pháp từ năm 1661. | wikipedia |
Grosbliederstroff
Grosbliederstroff là một xã trong vùng Grand Est, thuộc tỉnh Moselle, quận Sarreguemines, tổng Sarreguemines-Campagne. Tọa độ địa lý của xã là 49° 09' vĩ độ bắc, 07° 01' kinh độ đông. Grosbliederstroff nằm trên độ cao trung bình là 189 mét trên mực nước biển, có điểm thấp nhất là 105 mét và điểm cao nhất là 357 mét. Xã có diện tích 13,07 km², dân số vào thời điểm 1999 là 3334 người; mật độ dân số là 255 người/km². Notre Dame du Brandenbusch | wikipedia |
Khu di tích lịch sử Đồn Cao
Khu di tích lịch sử Đồn Cao nằm ở phường Đông Triều, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam. Khu di tích nằm trọn trên quả đồi có độ cao 61m, tổng diện tích trên 145.000 m2. Từ Đồn Cao có thể quan sát, phát hiện từ xa các mục tiêu từ phía Bắc xuống phía Nam và từ phía Đông sang Tây của thị xã. Vì vậy, sau khi xâm lược Việt Nam, năm 1896, thực dân Pháp đã tổ chức cho xây dựng một trại lính ở đây để phục vụ cuộc chiến tranh xâm lược và khai thác vơ vét tài nguyên khoáng sản tại Đông Triều. Đến ngày 7/5/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, Đồn Cao thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam. Ngày 24/5/2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra quyết định số 2077/QĐ- BVHTTDL xếp hạng di tích lịch sử Đồn Cao Đông Triều là di tích lịch sử cấp Quốc gia. ^ “Di tích lich sử”. | wikipedia |
Xylen
Xylen là tên gọi một nhóm 3 dẫn xuất của benzen là 3 đồng phân octo-, meta-, và para- của đimêtyl benzen. Các đồng phân o-, m- và p- được đặc trưng bởi vị trí các nguyên tử cacbon (của vòng benzen) mà 2 nhóm metyl đính vào. Các đồng phân o, m và p có tên thay thế lần lượt là 1,2-đimêtylbenzen, 1,3-đimêtylbenzen và 1,4-đimêtylbenzen. Các xylen có đồng phân là êtylbenzen Gây ô nhiễm môi trường. Tiếp xúc nhiều qua đường hô hấp có thể gây buồn ngủ, suy hô hấp và ngộ độc. Tiếp xúc thời gian dài có thể gây ung thư. Xylen có thể được tách trực tiếp từ dầu thô Ngoài ra, có thể sản xuất thông qua methyl hoá benzen hoặc toluene C6H6 + H3C-OH -> C6H5CH3 + H2O C6H5CH3 + H3C-OH -> C6H4(CH3)2 + H2O Trong phản ứng này, cần có xúc tác axit đặc. Khoảng 40-65% sản phẩm là m-xylen, có thể có đến 20% mỗi sản phẩm là o-xylen hoặc p-xylene, thậm chí là ethylbenzene. o-xylen được dùng để điều chế anhydrit phtalic, thứ được dùng để sản xuất thuốc nhuộm triphenylmethan. m-xylen được dùng để sản xuất 3-aminophenol, cũng để sản xuất thuốc nhuộm triphenylmethan, chủ yếu là màu tím và xanh p-xylen được dùng để sản xuất axit terephtalic, vốn được dùng để sản xuất nhựa PETE. Cổng thông tin Hóa học | wikipedia |
Grundviller
Grundviller là một xã trong vùng Grand Est, thuộc tỉnh Moselle, quận Sarreguemines, tổng Sarreguemines-Campagne. Tọa độ địa lý của xã là 49° 02' vĩ độ bắc, 06° 58' kinh độ đông. Grundviller nằm trên độ cao trung bình là 234 mét trên mực nước biển, có điểm thấp nhất là 222 mét và điểm cao nhất là 272 mét. Xã có diện tích 6,27 km², dân số vào thời điểm 1999 là 514 người; mật độ dân số là 81 người/km². Xã thuộc Pháp từ năm 1766. | wikipedia |
Guebenhouse
Guebenhouse là một xã trong vùng Grand Est, thuộc tỉnh Moselle, quận Sarreguemines, tổng Sarreguemines-Campagne. Tọa độ địa lý của xã là 49° 04' vĩ độ bắc, 06° 56' kinh độ đông. Guebenhouse nằm trên độ cao trung bình là 250 mét trên mực nước biển, có điểm thấp nhất là 219 mét và điểm cao nhất là 288 mét. Xã có diện tích 4,46 km², dân số vào thời điểm 1999 là 392 người; mật độ dân số là 87 người/km². Xã thuộc Pháp từ năm 1766. | wikipedia |
Guébestroff
Guébestroff là một xã trong vùng Grand Est, thuộc tỉnh Moselle, quận Château-Salins, tổng Dieuze. Tọa độ địa lý của xã là 48° 49' vĩ độ bắc, 06° 43' kinh độ đông. Guébestroff nằm trên độ cao trung bình là 240 mét trên mực nước biển, có điểm thấp nhất là 209 mét và điểm cao nhất là 333 mét. Xã có diện tích 3,81 km², dân số vào thời điểm 2004 là 51 người; mật độ dân số là 13,4 người/km². | wikipedia |
Guéblange-lès-Dieuze
Guéblange-lès-Dieuze là một xã trong vùng Grand Est, thuộc tỉnh Moselle, quận Château-Salins, tổng Dieuze. Tọa độ địa lý của xã là 48° 46' vĩ độ bắc, 06° 42' kinh độ đông. Guéblange-lès-Dieuze nằm trên độ cao trung bình là m mét trên mực nước biển, có điểm thấp nhất là 202 mét và điểm cao nhất là 263 mét. Xã có diện tích 4,89 km², dân số vào thời điểm 1999 là 141 người; mật độ dân số là 28 người/km². | wikipedia |
Guébling
Guébling là một xã trong vùng Grand Est, thuộc tỉnh Moselle, quận Château-Salins, tổng Dieuze. Tọa độ địa lý của xã là 48° 51' vĩ độ bắc, 06° 44' kinh độ đông. Guébling nằm trên độ cao trung bình là 220 mét trên mực nước biển, có điểm thấp nhất là 216 mét và điểm cao nhất là 333 mét. Xã có diện tích 6,86 km², dân số vào thời điểm 1999 là 145 người; mật độ dân số là 21 người/km². | wikipedia |
Guénange
Guénange là một xã trong vùng Grand Est, thuộc tỉnh Moselle, quận Thionville-Est, tổng Metzervisse. Tọa độ địa lý của xã là 49° 17' vĩ độ bắc, 06° 11' kinh độ đông. Guénange có điểm thấp nhất là 153 mét và điểm cao nhất là 233 mét. Xã có diện tích 8,35 km², dân số vào thời điểm 1999 là 7124 người; mật độ dân số là 853 người/km². Xã nằm khoảng 7 km về phía nam của Thionville. | wikipedia |
Guermange
Guermange là một xã trong vùng Grand Est, thuộc tỉnh Moselle, quận Sarrebourg, tổng Réchicourt-le-Château. Tọa độ địa lý của xã là 48° 47' vĩ độ bắc, 06° 48' kinh độ đông. Guermange nằm trên độ cao trung bình là 215 mét trên mực nước biển, có điểm thấp nhất là 210 mét và điểm cao nhất là 256 mét. Xã có diện tích 16,4 km², dân số vào thời điểm 1999 là 111 người; mật độ dân số là 6,8 người/km². Xã nằm khoảng 7 km về phía đông của Dieuze. | wikipedia |
Guinzeling
Guinzeling là một xã trong vùng Grand Est, thuộc tỉnh Moselle, quận Château-Salins, tổng Albestroff. Tọa độ địa lý của xã là 48° 52' vĩ độ bắc, 06° 50' kinh độ đông. Guinzeling nằm trên độ cao trung bình là m mét trên mực nước biển, có điểm thấp nhất là 232 mét và điểm cao nhất là 269 mét. Xã có diện tích 4,83 km², dân số vào thời điểm 1999 là 65 người; mật độ dân số là 13 người/km². | wikipedia |
Guntzviller
Guntzviller là một xã trong vùng Grand Est, thuộc tỉnh Moselle, quận Sarrebourg, tổng Phalsbourg. Tọa độ địa lý của xã là 48° 42' vĩ độ bắc, 07° 09' kinh độ đông. Guntzviller nằm trên độ cao trung bình là 340 mét trên mực nước biển, có điểm thấp nhất là 234 mét và điểm cao nhất là 415 mét. Xã có diện tích 5,39 km², dân số vào thời điểm 2005 là 340 người; mật độ dân số là 64,2 người/km². Xã nằm khoảng 9 km về phía đông nam của Sarrebourg. | wikipedia |
Gye
Gye là một xã trong vùng Grand Est, thuộc tỉnh Meurthe-et-Moselle, quận Toul, tổng Toul-Sud. Tọa độ địa lý của xã là 48° 37' vĩ độ bắc, 05° 52' kinh độ đông. Gye nằm trên độ cao trung bình là 235 mét trên mực nước biển, có điểm thấp nhất là 214 mét và điểm cao nhất là 252 mét. Xã có diện tích 6,51 km², dân số vào thời điểm 1999 là 187 người; mật độ dân số là 28 người/km². Gye nằm 9 km về phía nam của Toul. | wikipedia |
Mông Cổ xâm lược Java
Cuộc xâm lăng của Mông Cổ ở Java là một nỗ lực quân sự của Hốt Tất Liệt, người sáng lập nhà Nguyên (một phần của Đế quốc Mông Cổ), xâm chiếm Java, một hòn đảo ở Indonesia hiện đại. Năm 1293, ông đã gửi một hạm đội xâm lược lớn đến Java với 20.000 đến 30.000 binh lính. Đây là một cuộc viễn chinh trừng phạt vua Kertanegara của Singhasari, người đã từ chối không tỏ lòng tôn kính nhà Nguyên và làm hại một trong những sứ giả của mình. Tuy nhiên, nó đã kết thúc với sự thất bại của người Mông Cổ. Hốt Tất Liệt, người sáng lập nhà Nguyên, nhà lãnh đạo chính thống của Đế quốc Mông Cổ, đã phái các sứ giả đến nhiều quốc gia để yêu cầu họ phải thuần phục và cống nạp cho triều đại này. Mạnh Chí (孟琪), một trong những sứ giả của ông ta đã được gửi tới Java, đã không được đón nhận ở đó. Vua Singhasari, đã bị xúc phạm bởi đề nghị của vị sứ giả này và kết quả là khuôn mặt của vị này in vết hằn bởi kim loại nung nóng và vị sứ giả bị cắt tai và ông bị đuổi về nước một cách khinh bỉ. Hốt Tất Liệt đã bị sốc và ra lệnh cho một cuộc viễn chinh trừng phạt chống lại Kertanagara, người mà ông đã trù dập rằng là một kẻ man rợ, vào năm 1292. Theo Nguyên sử, cuốn sách về lịch sử của triều đại nhà Nguyên, 20-30.000 người được thu thập từ Phúc Kiến, Giang Tây và Hồ Quảng ở miền nam Trung Quốc, cùng với 1.000 tàu và đủ điều kiện cho một năm. Các quan chỉ huy là người Mông Cổ tên là Shi-bi, người Duy Ngô Nhĩ tên là Ike Mese, và người Trung Quốc tên là Cao Hành. Loại tàu nào mà họ sử dụng cho chiến dịch này không được đề cập đến trong Nguyên sử, nhưng chúng rõ ràng là lớn vì thuyền nhỏ hơn phải được xây dựng để vào sông Java. Trong khi đó, sau khi đánh bại Malayu Dharmasraya ở Sumatra vào năm 1290, Singhasari trở thành vương quốc hùng mạnh nhất trong khu vực. Kertanegara đã gửi một đội quân lớn đến Sumatra trong chiến dịch Pamalayu này. Tuy nhiên, nắm lấy cơ hội thiếu quân đội bảo vệ thủ đô, năm 1292 Jayakatwang, công tước của Kediri (Gelang-gelang), một quốc vương của Singhasari, nổi dậy chống lại Kertanegara. Sự nổi dậy của Jayakatwang được Arya Wiraraja hỗ trợ, một nhà hoạt động từ Sumenep trên đảo Madura, người đã bí mật phản bội Kertanegara. Quân đội Kediri (Gelang-gelang) tấn công Singhasari đồng thời từ cả hai phía Bắc và Nam. Nhà vua chỉ nhận ra cuộc xâm lược từ phía bắc và đưa con rể của mình, Nararya Sanggramawijaya (Raden Wijaya) về phía bắc để đánh bại cuộc nổi dậy. Cuộc tấn công phía bắc bị hủy bỏ, nhưng cuộc tấn công phía Nam vẫn không bị phát hiện cho đến khi họ tiến đến và phá hủy thủ đô không có sự chuẩn bị của Kutaraja. Jayakatwang chiếm đoạt và giết chết Kertanagara trong lễ thiêng liêng Tantra, do đó chấm dứt vương quốc Singhasari. Sau khi biết được sự sụp đổ thủ đô Singhasari của Kutaraja đến cuộc nổi loạn của Kadiri, Raden Wijaya đã cố gắng quay trở lại và bảo vệ Singhasari nhưng thất bại. Ông và ba vị tướng chiến hữu, Ranggalawe, Sora và Nambi, đã đi lưu vong đến Madura dưới sự bảo vệ của Arya Wiraraj, cha của Nambi, và sau đó quay sang Jayakatwang. Người con rể của Kertanegara, Raden Wijaya, đến Kediri, bị bắt bởi Arya Wiraraja và được Jayakatwang ân xá. Wijaya sau đó đã được trao cho phép để thiết lập một khu định cư mới tại Tarik. Khu định cư mới có tên là Majapahit, được lấy từ hoa quả có hương vị cay đắng trong gỗ đó (pahit có nghĩa là cay đắng). Quân Nguyên rời khỏi cảng Quan Châu phía nam, đi dọc theo bờ biển Đại Việt và Champa dọc theo con đường dẫn đến mục tiêu chính của họ. Các tiểu bang nhỏ bé của Malay và Sumatra đã đệ trình và gửi các phái viên cho họ, và các tướng Nguyên đã để lại darughachis ở đó. Có ý kiến cho rằng quân Nguyên đã dừng lại ở Ko-lan (Biliton). Sau khi đến Java, Shi-bi chia lực lượng của họ, đưa một nhóm trên bờ và một người khác để tiếp tục đi bằng thuyền. Ở Kidung Panji-Wijayakrama, họ có thể cướp phá làng ven biển Tuban. Khi quân đội Yuan đến Java, Wijaya liên minh với quân đội để đánh lại Jayakatwang và đưa cho Mông Cổ một bản đồ của đất nước Kalang (Gelang-gelang, một cái tên khác của Kediri). Theo Nguyên sử , Wijaya đã tấn công Jayakatwang không thành công khi nghe nói đến sự xuất hiện của hải quân nhà Nguyên. Sau đó, ông yêu cầu viện trợ của họ. Đổi lại, tướng nhà Nguyên yêu cầu nộp cho hoàng đế của họ, và ông đã đáp ứng. Chi tiết của cuộc chiến xuất hiện trong Nguyên sử (Sách 210) ngắn gọn: ... Những người lính từ Dahanese đến để tấn công Wijaya vào ngày thứ bảy của tháng, Ike Mese và Cao Hành đến vào ngày thứ tám, một số lính Dahanese đã bị đánh bại, phần còn lại chạy trốn lên núi. Vào ngày thứ mười chín, người Mông Cổ và đồng minh của họ đến Daha, đã chiến đấu bằng lượng hơn 100.000 lính, tấn công 3 lần, giết chết 2.000 người ngay tức khắc trong khi buộc hàng ngàn người xuống sông nơi họ bị chết đuối. Jayakatwang rút lui vào cung điện của mình... Khi Jayakatwang bị quân Mông Cổ chiếm, Raden Wijaya trở về Majapahit, nhằm mục đích chuẩn bị cho việc hòa giải bằng việc cống nạp, rời khỏi đồng minh của mình đang ăn mừng chiến thắng. Shi-bi và Ike Mese cho phép Raden Wijaya trở lại đất nước của mình để chuẩn bị cống phẩm và là thư mới về sự cống nạp, nhưng Cao Hành không thích ý tưởng đó và ông cảnh báo hai người kia. Wijaya yêu cầu quân Nguyên đến nước mình không vũ trang. Hai trăm binh lính Nguyên không vũ trang do hai sĩ quan đã được gửi tới đất nước của Raden Wijaya, nhưng Raden Wijaya nhanh chóng huy động lực lượng của mình và phục kích đoàn xe Nguyên. Sau đó, Raden Wijaya đã diễu hành lực lượng của mình đến trại Yuan chính và tung ra một cuộc tấn công bất ngờ, giết chết nhiều người và gửi phần còn lại chạy trở lại tàu của họ. Các lực lượng nhà Nguyên đã phải rút lui vì hỗn loạn, khi gió mùa mang họ về nước, rời khỏi hòn đảo Java sau 6 tháng chiến đấu. Quân Nguyên đã mất hơn 3.000 binh lính của mình. Ba vị tướng của nhà Nguyên, sau khi đã mất đi một lượng đáng kể quân lính sau trận phục kích, đã trở lại đế quốc của họ với những người lính còn sống sót. Khi đến, Shi-bi đã nhận 70 roi và một phần ba tài sản bị tịch thu vì đã để cho thất bại xảy ra. Ike Mese cũng bị khiển trách và một phần ba tài sản của ông bị lấy đi. Nhưng Cao Hành đã được tặng 50 lượng vàng khi đã bảo vệ những người lính của mình khỏi cuộc phục kích. Sau đó, Shi-bi và Ike Mese được tỏ lòng thương xót, và hoàng đế đã khôi phục danh tiếng và tài sản của họ. Sự thất bại này là cuộc chinh chiến cuối cùng trong thời Hốt Tất Liệt. Ngược lại, Majapahit trở thành quốc gia hùng mạnh nhất trong thời đại của nó trong khu vực mà bây giờ là Indonesia. ^ Weatherford, Jack (2004), Genghis khan and the making of the modern world, New York: Random House, tr. 239, ISBN 0-609-80964-4 ^ Grousset, Rene (1988), Empire of steppes, Wars in Japan, Indochina and Java, New Jersey: Rutgers University Press, tr. 288, ISBN 0-8135-1304-9. ^ Weatherford (2004), and also Man (2007). ^ Cœdès, George (1968). The Indianized states of Southeast Asia. University of Hawaii Press. ISBN 9780824803681. ^ a b Sen, Tan Ta; Dasheng Chen (2009), Cheng Ho and Islam in Southeast Asia, Institute of Southeast Asian Studies, tr. 186, ISBN 9789812308375 ^ Yuan shi History of Yuan. ^ Man 2007, tr. 281Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFMan2007 (trợ giúp). ^ Saunders, J. J. (2001), The history of Mongol conquests, Philadelphia: University of Pennsylvania Press, ISBN 0-8122-1766-7. | wikipedia |
An Lộc, Bình Long
An Lộc là một phường thuộc thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước, Việt Nam. Phường An Lộc nằm ở trung tâm thị xã Bình Long, có vị trí địa lý: Phía đông giáp phường Phú Thịnh và phường Phú Đức Phía tây huyện Hớn Quản Phía nam giáp phường Hưng Chiến Phía bắc giáp xã Thanh Phú. Phường có diện tích 10,30 km², dân số năm 2009 là 8.599 người, mật độ dân số đạt 835 người/km². Phường An Lộc được chia thành 8 khu phố: An Bình, Bình An, Bình Tân, Phú An, Phú Bình, Phú Cường, Phú Sơn, Phú Trung và ấp Sóc Du. Trước đây, An Lộc là một xã thuộc huyện Bình Long cũ. Ngày 1 tháng 8 năm 1994, xã An Lộc được chuyển thành thị trấn An Lộc, thị trấn huyện lỵ huyện Bình Long. Ngày 26 tháng 12 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định 119/1997/NĐ-CP. Theo đó: Thành lập xã An Phú trên cơ sở 5.016 ha diện tích tự nhiên và 503 người của xã Thanh Lương; 2.230 ha diện tích tự nhiên và 5.964 người của thị trấn An Lộc Thành lập xã Thanh Phú trên cơ sở 1.689 ha diện tích tự nhiên và 6.043 người của xã Thanh Lương, 1.272 ha diện tích tự nhiên và 4.371 người của thị trấn An Lộc. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thị trấn An Lộc còn lại 1.109 ha diện tích tự nhiên và 15.610 người. Ngày 11 tháng 8 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP. Theo đó: Tách thị trấn An Lộc; 2 xã: Thanh Phú, Thanh Lương và một phần diện tích, dân số của các xã An Phú, Thanh Bình thuộc huyện Bình Long để thành lập thị xã Bình Long Thành lập phường An Lộc trên cơ sở 167,82 ha diện tích tự nhiên và 5.100 người của thị trấn An Lộc; 862,22 ha diện tích tự nhiên và 3.499 người của xã An Phú Thành lập phường Hưng Chiến trên cơ sở 113,61 ha diện tích tự nhiên và 4.320 người của thị trấn An Lộc; 606,18 ha diện tích tự nhiên và 3.573 người của xã An Phú; 1.601,32 ha diện tích tự nhiên và 5.222 người của xã Thanh Bình Thành lập phường Phú Thịnh trên cơ sở 393,61 ha diện tích tự nhiên và 6.320 người của thị trấn An Lộc Thành lập phường Phú Đức trên cơ sở 403,62 ha diện tích tự nhiên và 4.584 người còn lại của thị trấn An Lộc. Sau khi thành lập, phường An Lộc có 1.030,04 ha diện tích tự nhiên và 8.599 người. Ngày 12 tháng 7 năm 2022, HĐND tỉnh Bình Phước ban hành Nghị quyết số 17/NQ-HĐND về việc sáp nhập khu khố Phú Tân vào ấp Sóc Du. ^ a b c “Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc huyện Chơn Thành, huyện Bình Long, huyện Phước Long; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bình Long, huyện Phước Long để thành lập thị xã Bình Long, thị xã Phước Long; thành lập các phường trực thuộc thị xã Bình Long, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước”. ^ Tổng cục Thống kê ^ a b “Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 12/7/2022 của HĐND tỉnh Bình Phước về việc sáp nhập khu khố Phú Tân và ấp Sóc Du thuộc phường An Lộc, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước” (PDF). Trang thông tin điện tử Đại biểu nhân dân tỉnh Bình Phước. 12 tháng 7 năm 2022. ^ “Nghị định 119/1997/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính và thành lập một số xã thuộc các huyện Bình Long, Lộc Ninh, Phước Long và Bù Đăng, tỉnh Bình Phước”. | wikipedia |
Lịch sử rượu sâm panh
Lịch sử rượu sâm panh là quá trình phát triển rượu vang từ loại vang không sủi bọt màu nhạt, hồng nhạt tới vang sủi bọt (vang nổ) hiện nay, diễn ra tại vùng làm rượu Champagne. Người La Mã là những người đầu tiên trồng nho trong khu vực ngày nay là đông bắc nước Pháp, khu vực này được canh tác ít nhất từ thế kỷ thứ 5 hoặc có thể từ trước đó. Khi Hugh Capet lên ngôi Vua Pháp năm 987 tại nhà thờ ở Reims trung tâm của vùng, ông đã bắt đầu một truyền thống: các vị vua kế tiếp của nước Pháp đều tới vùng này—rượu vang địa phương được sử dụng trong các bữa tiệc đăng quang. Loại rượu vang đầu tiên của vùng Champagne là rượu vang hồng nhạt, nhạt được làm từ nho Pinot noir. Người vùng Champagne (được gọi là Champenois trong tiếng Pháp) rất muốn có được danh tiếng như các loại rượu vang do người vùng Bourgogne-Franche-Comté, láng giềng của họ ở phía nam, làm ra. Tuy nhiên, khí hậu phía bắc của vùng này đã gây khó khăn cho những Champenois khi làm rượu vang đỏ. Do khí hậu khắc nghiệt, quả nho khó chín được hoàn toàn, chúng thường có độ axit lớn và lượng đường thấp. Các loại rượu vang làm từ các giống nho này loãng và nhẹ hơn rượu vùng Bourgogne. Hơn nữa, mùa đông lạnh thường đến sớm, nhiệt độ thấp làm quá trình lên men rượu trong hầm ngưng lại, các tế bào nấm men sẽ ngủ đông và khi mùa xuân đến, nhiệt độ ấm áp làm chúng thức dậy và quá trình lên men lại bắt đầu lần nữa. Một trong những sản phẩm phụ của quá trình lên men là việc giải phóng ra khí cacbon dioxide, nếu rượu được đóng chai, khí tạo ra trong chai sẽ gây ra áp suất lớn. Áp suất bên trong chai lớn dần, trong khi những chai rượu vang ban đầu của Pháp thường yếu nên thường làm chai rượu vang phát nổ trong hầm rượu. Nếu còn chai không vỡ, rượu vang có chứa bọt khí, người Champenois ban đầu coi đây là một thứ gì đó khiến họ thấy sợ hãi và họ xem đó là một sai lầm. Vào cuối thế kỷ 17, những người làm rượu vang Champenois, đáng chú ý nhất là thầy tu dòng Benedictine tên là Dom Pérignon (1638–1715), vẫn cố gắng để làm rượu vang không chứa bọt. Trong khi người Champenois và khách hàng Pháp của họ ưa thích Champagne màu nhạt và không sủi bọt, thì người Anh đã phát triển một hương vị cho loại rượu vang sủi bọt duy nhất. Phiên bản Champagne sủi tăm tiếp tục phát triển phổ biến hơn, đặc biệt trong những người giàu có và hoàng gia. Sau cái chết của vua Louis XIV của Pháp năm 1715, triều đình của Philippe II, Công tước xứ Orléans đã đưa Champagne sủi tăm thành thức uống ưa thích của giới quý tộc Pháp. Những người làm rượu vang Champenois cố gắng làm cho rượu vang của họ lóng lánh hơn nữa, nhưng họ không biết cách để kiểm soát quá trình hay làm thế nào làm cho chai rượu vang đủ mạnh để chịu được áp suất trong chai. Trong thế kỷ 19, những trở ngại này đã được khắc phục, và ngành công nghiệp rượu vang Champagne hiện đại đã thành hình. Những tiến bộ do dòng họ Veuve Clicquot thực hiện trong việc phát triển méthode champenoise (phương pháp của người Champagne) đã biến việc sản xuất rượu vang sủi tăm thành ngành có lợi nhuận quy mô lớn; giai đoạn này đã chứng kiến việc thành lập nhiều dòng họ Champagne nổi tiếng ngày nay, trong đó gồm cả Krug (1843), Pommery (1858) và Bollinger (1829). Vận may của Champenois và sự phổ biến của rượu Champagne tiếp tục tăng cho đến khi gặp một loạt những trở ngại vào đầu thế kỷ 20. Sâu Phylloxera xuất hiện, những cuộc nổi loạn của người trồng nho trong năm 1910-11, thị trường Nga và Mỹ bị mất vì Cách mạng Nga và Lệnh cấm rượu bia ở Mỹ, và hai cuộc chiến tranh thế giới đã biến những vùng trồng nho ở Champagne thành chiến trường. Đến thời kỳ hiện đại đã chứng kiến sự hồi sinh của rượu Champagne, rượu vang được sử dụng trong những dịp sang trọng và lễ kỷ niệm, doanh số bán rượu đã tăng lên gấp 4 lần kể từ năm 1950. Ngày nay, trên diện tích 86.500 mẫu Anh (35.000 ha) của vùng Champagne đã sản xuất hơn 200 triệu chai Champagne, nhu cầu thế giới khiến các nhà chức trách Pháp phải xem xét mở rộng khu vực Appellation d'origine contrôlée (AOC – Xuất xứ được kiểm định) của vùng để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất hơn nữa. Người La Mã là những cư dân đầu tiên trồng nho ở vùng Champagne. Tên gọi Champagne bắt nguồn từ campania trong tiếng Latin và nó ám chỉ đến sự tương đồng giữa những ngọn đồi của vùng này và vùng nông thôn Campania của Italia nằm ở phía nam Rome. Khu vực này được chia thành Champagne pouilleuse – vùng đồng bằng cằn cỗi, có chứa đá phấn ở phía đông Reims – và Champagne viticole, vùng sườn đồi rừng được gọi là Montagne de Reims nằm giữa Reims và sông Marne, nho được trồng ở vùng Champagne viticole này. Việc trồng nho chắc chắn đã xuất hiện từ trước đó, nhưng những tài liệu văn thư đầu tiên cho biết vườn nho đầu tiên thuộc về St. Remi vào thế kỷ 5. Đối với hầu hết lịch sử ban đầu của vùng, rượu vang từ vùng này chưa được gọi là "Champagne" hay thậm chí vin de Champagne. Chúng được biết đến với tên gọi vins de Reims và vins de la rivère để nói đến sông Marne, một tuyến đường thương mại quan trọng qua sông Seine tới Paris. Vị trí của vùng Champagne nằm trên ngã tư của hai tuyến đường thương mại lớn; một là tuyến đông-tây giữa Paris và Rhineland; tuyến còn lại là tuyến bắc-nam giữa Flanders và Thụy Sĩ, do đó nó sẽ mang lại cho vùng Champagne và sản phẩm rượu vang của vùng sự thịnh vượng và danh tiếng nhưng Champagne cũng sẽ đóng vai trò then chốt khi là địa điểm xảy ra nhiều cuộc chiến và sự chiếm đóng. Năm 987, Hugh Capet lên ngôi vua nước Pháp tại nhà thờ Reims. Trong bữa tiệc đăng quang, các loại rượu vang địa phương của vùng đã được sử dụng. Thành phố Reims được biết đến là thủ đô tinh thần của Pháp và trong 8 thế kỷ tiếp theo, các vị vua sẽ tiếp tục truyền thống của Capet và thực hiện lễ đăng quang tại Reims. Sự kết hợp của vùng làm rượu với hoàng gia đã giúp cho danh tiếng rượu vang của vùng phát triển. Vào thế kỷ 16, chất lượng rượu vang của làng Ay nằm ở phía nam Reims đã trở nên nổi tiếng, vua Francis I của Pháp đã tự tuyên bố mình là "Roi d' Aÿ et de Gonesse" – Vua của các vùng đất nơi sản xuất bột mì và rượu vang lớn nhất cả quốc gia. Như vậy danh tiếng của rượu vang Ay đã được biết tới là vins de France, chất lượng rượu vang của họ không chỉ đại diện cho một vùng mà nó là đại diện cho cả quốc gia. Thậm chí cái tên Ay đã trở thành một tài liệu vắn tắt để chỉ dẫn về tất cả các loại rượu vang của vùng Champagne. (Giống như Bordeaux hay Beaune được sử dụng để chỉ dẫn cho các loại rượu vang tương ứng của các vùng Gironde và Bourgogne). Trong suốt thời Trung Cổ, các loại rượu vang của vùng Champagne có rất nhiều màu sắc, từ màu đỏ nhạt tới màu hồng nhạt, đây là một sự cạnh tranh quyết liệt giữa các Champenois (người vùng Champagne) và người láng giềng Bourgogne ở miền nam. Tuyến đường thương mại mà những thương nhân người Flanders sử dụng để tới Bourgogne, phải đi qua Reims và những người Champenois mong muốn thúc đẩy ngành kinh doanh của mình, họ mời chào các thương nhân với một lựa chọn "rẻ hơn". Thật không may, khi hậu của vùng Champagne đã khiến nơi đây rất khó sản xuất các loại rượu vang đỏ với màu sắc và sự đậm đà như rượu vang của vùng Bourgogne, mặc dù Champenois đã cố gắng "cải thiện" rượu vang của họ bằng cách pha trộn với quả cây cơm cháy. Cuối cùng những Champenois đã chuyển hướng sang sản xuất rượu vang trắng để phân biệt họ với những đối thủ Bourgogne. Tuy nhiên, việc sản xuất rượu vang từ nho trắng đã khiến hương vị rượu tẻ ngắt và nhanh chóng bị hỏng. Sau nhiều lần tìm kiếm, cuối cùng họ làm "rượu vang trắng" từ nho làm rượu vang đỏ, chẳng hạn như giống nho Pinot noir có nhiều mùi vị, thơm và tuổi thọ tốt. Trong suốt thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, những người làm rượu vang Champenois đã cố gắng làm rượu vang "trắng" tốt nhất họ có thể làm từ nho đỏ, dù vậy kết quả rượu thường không có màu trắng hoàn toàn mà màu rượu có từ xám tới màu hồng nhạt được gọi là oeil de perdrix hay mắt chim đa đa. Phải cho đến khi một tu sĩ dòng Benedictine tên là Dom Pierre Perignon từ tu viện Hautvillers hoàn thiện kỹ thuật của mình và truyền bá rộng rãi, thì các Champenois mới có thể thực sự làm rượu vang trắng từ nho đỏ. Sau khi bị phá hủy trong Chiến tranh tôn giáo Pháp, tu viện dòng Benedictine tại Hautvillers được xây dựng lại và có vườn nho riêng của tu viện. Đến năm 1661, tu viện đã có vườn nho rộng 25 mẫu Anh (10 ha), đồng thời tu viện cũng nhận được các khoản thuế thập phân trong các đồn điền trồng nho từ các làng xung quanh, gồm cả các vườn nho được đánh giá cao của làng Ay và Avenay-Val-d'Or. Cha trưởng tu viện đã ủy thác xây dựng một hầm rượu và tìm thuê một thủ quỹ và trưởng hầm rượu để giúp phát triển hoạt động sản xuất rượu vang ngày càng phát triển của tu viện. Năm 1668, Pierre Perignon đã được bổ nhiệm vào vị trí đó. Theo mô tả của người tiền nhiệm là Dom Groussard và giáo sĩ Godinot thì Perignon là một người hoàn hảo cho vị trí đó, Perignon đã làm việc siêng năng để cải thiện các kỹ thuật trồng nho trên các vườn nho của tu v iện và chất lượng của rượu vang. Ông là một người ủng hộ mạnh mẽ việc chỉ sử dụng nho Pinot noir để làm rượu, vì ông tin rằng giống nho này có hương vị tốt nhất và chất lượng tiềm năng. Vào thời điểm đó, những vườn nho của cùng trồng nhiều giống nho khác nhau gồm Pinot noir, Chasselas, Pinot blanc, Pinot gris, Pinot Meunier và có thể có cả Chardonnay. Điều quan trọng nhất trong tâm trí của Dom Pérignon là nho đỏ như Pinot noir ít có khả năng "bay hơi" vào mùa xuân và tạo bọt khí giống như nho trắng. Sự xuất hiện của các bọt khí trong rượu vang của ống được xem như một sai lầm và Dom Pérignon đặt ra cho mình việc phát triển các kỹ thuật chính xác để hạn chế khả năng sai lầm này xảy ra. Dom Pérignon là một người ủng hộ trung thành việc cắt tỉa tích cực, ông ra yêu cầu các cây nho không được cao quá 1 mét (3 ft) và sản xuất sản lượng nhỏ. Việc thu hoạch được thực hiện vào sáng sớm, khi trời vẫn còn mát và phải giữ nho cẩn thận để cả chùm nho nguyên vẹn. Nếu nho có vết thâm hoặc bị hỏng sẽ bị loại bỏ. Họ sử dụng la và lừa thay ngựa để vận chuyển nho về nhà ép, vì chúng ít bị kích thích và làm hỏng nho như ngựa. Dom Pérignon mong muốn nho được ép càng nhanh và hiệu quả càng tốt để giảm tối đa khả năng vỏ nho tiếp xúc lâu với nước nho ép. Quá trình ép nho cũng được phân biệt thành các mức độ khác nhau. Bước ép đầu tiên được thực hiện hoàn toàn bằng trọng lượng của những quả nho phía trên những quả khác, tạo ra rượu vang chất lượng cao nhất gọi là vin de goutte. Bước ép thứ 2 và thứ 3, được thực hiện bằng cách lấy vật nặng đề ép nước nho, tạo ra rượu vang tốt nhưng chất lượng không đặc biệt. Bước ép thứ 4 và thứ 5 sẽ tạo ra rượu vang có màu tối hơn là vin de taille và vins de pressoir và không được sử dụng tất. Ngoài ra để thêm màu hồng nhạt/xám cho rượu, Dom Pérignon biết các loại vỏ nho tác động đến rượu làm rượu có hương vị khác nhau và kết cấu thô hơn ông mong muốn trong các loại rượu vang chất lượng cao của mình. Ống nhấn mạnh vào việc hạn chế để vỏ nho tiếp xúc với nước nho ép, giúp Tu viện Hautvillers sản xuất rượu vang trắng thực sự từ nho đỏ. Là một quốc gia giàu có và hùng mạnh nhưng lại có nguồn lực sản xuất rượu vang hạn chế, người Anh đã có một ảnh hưởng đáng kể tới việc phát triển loại Champagne sủi tăm. Champagne không bọt đã trở thành phổ biến trong xã hội London khi Charles de Saint-Évremond, một người theo chủ nghĩa hưởng lạc đến đây vào giữa thế kỷ 17. Tại các bữa tiệc, Saint-Évremond lúng túng quảng cáo các loại rượu vang của vùng Champagne. Chẳng bao lâu sau một số người đàn ông thuộc giới thượng lưu và quyền lực nhất ở London – như Công tước xứ Bedford và Buckingham cũng như Bá tước xứ Arlington đã thường xuyên yêu cầu mua các thùng rượu Champagne. Rượu vang không sủi tăm, hoặc ít nhất là nó được mong đợi như vậy. Rượu vang thường được vận chuyển tới Anh trong các thùng bằng gỗ và sẽ được các thương gia đóng chai đem bán. Trong suốt thế kỷ 17, ngành sản xuất thủ tinh ở Anh dùng các loại lò dùng than làm nhiên liệu và sản phẩm là các loại chai thủ tinh bền và khỏe hơn so với các loại thủy tinh đốt gỗ của Pháp. Người Anh cũng khám phá ra việc dùng nút bần, loại nút chai này đã từng được người La Mã sử dụng nhưng nó bị lãng quên trong nhiều thế kỷ sau khi đế chế La Ma sụp đổ. Trong mùa đông lạnh của vùng Champagne, nhiệt độ thấp sẽ làm quá trình lên men tạm dừng lại—trong rượu vẫn còn một lượng đường chưa lên men hết và nấm men ngủ đông. Khi rượu được chuyển lên tàu và đóng chai ở Anh, quá trình lên men lại bắt đầu khi nhiệt độ ấm lên và các chai rượu vang dùng nút bần sẽ tạo ra áp suất từ khí carbon dioxide. Khi mở chai rượu, nó sẽ trở thành bọt khí. Người Anh là một trong những người đầu tiên nhận thấy xu hướng Champagne sủi tăm sẽ là một loại đồ uống đáng được mong đợi, họ cố gắng tìm hiểu lý do tại so rượu lại có bọt khí. Năm 1662, nhà khoa học người Anh là Christopher Merret đã trình bày một bài báo chi tiết về việc làm thế nào mà sự có mặt của đường trong rượu vang dẫn tới hiện tượng sủi tăm, và gần như bất kỳ loại rượu vang nào cũng có thể làm nó sủi tăm bằng cách thêm đường vào rượu vang trước khi đóng chai. Đây là một những lý giải đầu tiên khi tìm hiểu về quá trình hình thành rượu vang sủi tăm và nó đã khuyến khích các thương nhân Anh sản xuất "Champagne sủi tăm" ngay trước khi những Champenois người Pháp cố ý làm ra nó. Sự phổ biến của Champagne sủi tăm đều đặn phát triển. Năm 1663, nhà thơ Anh là Samuel Butler đã viết về Champagne "sủi bọt" lần đầu tiên trong quyển thơ Hudibras của mình. Năm 1698, George Farquhar đóng một vai trong vở kịch Love and a Bottle, trong vở kịch này một nhân vật đã rất ngạc nhiên khi thấy các dòng bọt khí ổn định trong một ly Champagne. Khi sự phổ biến của Champagne sủi tăm đã lớn ở London, các triều định châu Âu khác cũng bắt đầu tò mò về những bong bóng kỳ lạ - trong đó có cả triều đình Pháp, những người trước đó đã khinh thường coi bong bóng trong rượu vang là sai lầm. Sau cái chết của vua Louis XIV vào năm 1715, cháu trai của Louis XIV là Philippe II, Công tước xứ Orléans đã trở thành quan nhiếp chính Pháp. Công tước Orléans rất thích các loại vang Champagne sủi tăm và đề cao nó trong các bữa tiệc hàng đêm của mình tại Palais-Royal. Điều này đã gây ra một cơn sốt ở Paris vì các nhà hàng và giới thượng lưu tìm kiếm để noi gương thị hiếu vang sủi bọt của Công tước. Những người sản xuất rượu vang Champenois bắt đầu chuyển ngành kinh doanh của họ từ làm vang không sủi bọt sang vang sủi bọt để tận dụng cơn sốt này. Trong suốt thế kỷ 18, các dòng họ Champagne đã được mở ra – tạo ra một ngành kinh doanh mới năng động trong vùng Champagne. Thay vì chỉ có các địa chủ hoặc các tu viện sản xuất phần lớn lượng rượu vang, các dòng họ tư nhân hay các thương nhân đã mua nho từ các chủ vườn nho để làm rượu Champagne và trở thành những người thống trị trong ngành kinh doanh này. Các dòng họ như Moët & Chandon, Louis Roederer, Piper-Heidsieck và Taittinger là các dòng họ chính được thành lập trong thời gian này. Mỗi dòng họ thuê các đại lý bán hàng để giới thiệu các mẫu rượu vang của họ với các triều đình hoàng gia trên khắp châu Âu, các dòng họ này cạnh tranh với nhau để chiếm thị phần của thị trường rượu Champagne ngày càng phát triển. Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ 18 việc sản xuất rượu vang hồng nhạt không sủi bọt vẫn chiếm trên 90% sản lượng của vùng Champagne. Cách mạng Pháp và theo sau đó là các cuộc chiến tranh của Napoléon tạm thời làm sự phổ biến của rượu Champagne giảm xuống. Để cứu một số khách hàng quý tộc của mình khỏi máy chém, các thương nhân bán Champagne đã thay đổi các sổ sách kinh doanh của mình, họ thay thế danh nghĩa khách hàng của mình thành "công dân". Vì rất nhiều quý tộc trốn sang các nước khác, nên giới thương nhân cũng làm hết sức mình để đảm bảo các thùng Champagne yêu thích của quý tộc cũng được đi theo. Trong các cuộc chiến tranh của Napoléon, các hải cảng của châu Âu luôn là đối tượng của các cuộc phong tỏa và chống phong tỏa bất tận. Các đại lý như Louis Bohne của Veuve Clicquot bèn nghĩ ra cách buôn lậu rượu vang của họ cho khách hàng. Các đại lý thậm chí đã cố gắng biến cả chiến thắng và thất bại quân sự thành cơ hội kinh doanh. Trong cuộc xâm lược Nga của Napoleon, Charles-Henri Heidsieck đã đi ngựa vượt quân đội hoàng gia Pháp đang trên đường tới Moscow. Mang theo các thùng Champagne, Heidsieck đã chuẩn bị sẵn sàng để kinh doanh với người chiến thắng, dù là người Pháp hay người Nga. Sau thất bại của Napoleon trong Trận Waterloo, vùng Champagne bị quân đội Nga chiếm đóng. Trong thời gian chiếm đóng, rượu Champagne được trưng dụng và bắt cống nộp. Vì hầm rượu vang của mình đã trống rỗng, Widow Cliquot đã nói một câu nổi tiếng "Hôm nay họ uống. Ngày mai họ sẽ trả tiền". Lời nói đó của Widow Cliquot là lời tiên tri vì trong thế kỷ tiếp theo, cho đến Cách mạng Nga 1917 thì đế quốc Nga là thị trường tiêu thụ rượu Champagne lớn thứ hai thế giới. Gốc rễ của ngành công làm Champagne hiện đại được đặt trong cuộc Cách mạng Công nghiệp, với bước nhảy lớn trong hiểu biết phương pháp làm rượu vang sủi bọt và cải tiến trong công nghệ cần thiết để giúp quá trình sản xuất hiệu quả về mặt tài chính hơn. Nhà khoa học người Pháp là Jean-Antoine Chaptal đã phổ biến những kiến thức về rượu Champagne do ông tìm ra, nghiên cứu của ông cho thấy rượu Champagne sủi tăm do việc bịt kín chai trước khi quá trình lên men hoàn tất. Ông cũng lưu ý rằng lượng đường trong rượu vang sẽ tạo điều kiện cho quá trình lên men này tạo ra bong bóng. Cùng với bọt khí carbon dioxide được sinh ra, áp suất trong chai sẽ tăng lên dẫn đến chai bị nổ. Xáo trộn do một chai bị vỡ có thể gây ra phản ứng dây chuyền, do đó hầm rượu có thể mất từ 20% đến 90% số chai rượu trong hầm. Phương pháp làm thủy tinh đốt than đá của người Anh tạo ra các chai chứa rượu vang khỏe hơn, chịu được áp suất do khí carbon dioxide tạo ra tốt hơn. Vào thập kỷ 1830, một dược sĩ từ Châlons-sur-Marne có tên là André François đã tạo ra các công thức với các phép đo chính xác lượng đường cần thiết để làm rượu vang sủi tăm, công thức này không tạo thêm áp suất trong chai, giúp chai rượu ít bị nổ. Máy đóng nút chai và nút chai cải tiến đã giúp chai kín hơn, khí ít cơ hội thoát ra ngoài chai. Một bước tiến quan trọng trong những năm đầu thế kỷ 19 là việc phát triển một kỹ thuật để loại bỏ men chết sau quá trình lên men thứ cấp. Những người làm Champagne ban đầu không loại bỏ men chết, khiến rượu vang có màu đục và hương vị dễ bị hỏng nếu men chết bị lắc trộn lẫn với rượu, hay khi rót rượu ra ly. Tại các bữa tiệc và triều đình hoàng gia, những người phục vụ sẽ rót lượt Champagne mới vào các ly sạch để tránh men chết bám trên thành ly cũ. Để loại bỏ men chết, một số người làm rượu sẽ chắt rượu vang vào một chai mới. Tuy nhiên quá trình này khiến một lượng đáng kể khí carbon dioxide thoát ra và làm rượu ít sủi tăm hơn. Với sự trợ giúp từ trưởng hầm rượu của mình, madam Clicquot của dòng họ làm Champagne là Veuve Cliquot đã phát triển một quá trình riddling vào đầu thế kỷ 19, để giải quyết vấn đề loại bỏ men chết mà không làm mất khí trong chai. Kỹ thuật riddling này là một quy trình bắt đầu từ việc gom men chết vào cổ chai bằng cách đặt chai dốc xuống và dùng chính áp lực của rượu vang để đẩy men chết ra khỏi chai, do đó người làm rượu thường thêm một lượng đường ngọt nhất định để bù lại lượng rượu bị mất khi làm riddling. Người Nga là những khách hàng đặc biệt, họ rất rưu chuộng các loại Champagne ngọt, nên Veuve Cliquot có thể chỉnh độ ngọt trong rượu vang của họ để làm vừa lòng khách hàng của mình bằng chính lượng đường bổ sung khi làm riddling. Lúc đầu, dòng họ Veuve Cliquot cố gắng giữ bí mật kỹ thuật riddling cho riêng họ, nhưng đến cuối thập niên 1820, bí mật này bị lộ và các dòng họ làm Champagne khác đã lập tức xây dựng dây chuyên sản xuất để làm riddling. Năm 1854, hệ thống đường sắt quốc gia của Pháp đã nối Reims với các vùng còn lại của đất nước, gồm cả các cảng ven biển. Từ thời điểm đó, rượu Champagne được kết nối với thị trường toàn thế giới và doanh số bán hàng tăng vọt. Trong thập niên 1850, trung bình mỗi năm có khoảng 20 triệu chai Champagne được sản xuất. Trong suốt hầu hết thế kỷ 19, rượu Champagne được làm có vị ngọt. Mùi vị của rượu đã làm hài lòng hầu hết người uống rượu vang, việc thêm đường giúp người làm rượu giấu được những khiếm khuyết trong rượu hay chất lượng rượu kém do loại nho không tốt. Các dòng họ Champagne đã dùng một liều lượng đường nhất định để điều chỉnh vị ngọt của bất cứ loại rượu nào được ưa chuộng trong một thị trường cụ thể. Người Nga là những người thích ngọt nhất, nên lượng đường thêm vào thường khoảng 250-330 gram. Các nước Bắc Âu xếp thứ hai với khoảng 200 gram đường và xếp sau là người Pháp với 165 gram, người Đức ít hơn người Pháp một chút, còn người Mỹ thích trong khoảng 110-165 gram. Người Anh ưa loại rượu ít đường nhất, chỉ khoảng 22-66 gram đường. Dần dần thị hiếu phát triển làm cho rượu Champagne ít ngọt hơn và chất lượng tổng thể cao hơn. Champagne hơi ngọt đầu tiên được dán nhãn demi-sec hay "half dry". Sự thành công của loại rượu vang hơi chua này đã thúc đẩy việc đưa ra thị trường các loại vang ngọt dán nhãn sec hay dry. Những nhà sản xuất khác làm rượu vang Champagne thậm chí còn ít đường hơn và loại rượu Champagne này được gọi là extra dry. Năm 1846, dòng họ Perrier-Jouët đã giới thiệu một loại Champagne được làm mà không cho thêm đường. Loại rượu vang này ban đầu không được đón nhận, các nhà phê bình nhận xét loại vang này quá mộc, hay giống như Champagne chua (brut) vậy. Nhưng đến thế hệ tiếp theo, loại rượu "brut" ít đường đáng kể so với rượu vang dán nhãn extra dry đã trở thành trào lưu Champagne và ngày nay phần lớn Champagne được làm theo brut. Đến cuối thế kỷ 19, nhãn hiệu Champagne đã rất phổ biến và nó đã đi sâu vào văn hóa bình dân. Đầu thế kỷ 20, Champagne đã gặp phải một số thách thức. Một số hạt giống của những thách thức này được gieo trồng trong suốt thế kỷ trước đó, khi sự phổ biến ngày càng tăng của Champagne đã thúc đẩy các dòng họ làm Champagne tìm kiếm nguồn cung cấp nho rẻ hơn từ các vùng bên ngoài vùng Champagne. Hệ thống đường sắt Pháp đã làm cho điều đó trở nên dễ dàng, các toa chở đầy nho từ thung lũng Loire hay Languedoc được vận chuyển đến Champagne với giá chỉ bằng gần một nửa so với giá mà các dòng họ này phải trả cho nho do người Champenois trồng. Báo chí xuất bản những tin đồn về việc một số dòng họ mua đại hoàng từ anh để làm rượu vang. Hầu như không có bất cứ bộ luật nào bảo vệ người trồng nho hay người tiêu dùng, nên các dòng họ làm Champagne là những người có quyền lực nhất trong vùng để làm lợi từ các loại rượu Champagne giả. Như thể tăng thêm cảnh khổ cực cho những người Champenois trồng nho, vài vụ nho cuối cùng trong thế kỷ 19 đã gặp nhiều khó khăn do sương giá và mưa, nên năng suất nho của các mùa vụ này sụt giảm thê thảm. Bệnh dịch phylloxera (rệp hại rễ nho) đã tàn phá các vườn nho khắp nước Pháp cuối cùng đã lan tới vùng Champagne. Vụ thu hoạch từ năm 1902 đến năm 1909 tiếp tục gặp nhiều rủi ro do nấm và mốc. Vụ nho năm 1910 là năm đặc biệt vất vả do các cơn dông mưa đá và lũ lụt. Gần 96% sản lượng nho của vụ bị mất. Các dòng họ làm Champagne đã thông đồng với nhau để ép giá nho xuống thấp theo ý họ, họ luôn đưa ra lời hăm dọa rằng nếu các dòng họ không có đủ nho cho họ với giá thấp thì họ sẽ tiếp tục lấy nho từ các nguồn cung cấp bên ngoài vùng Champagne. Các chủ vườn nho Champenois thường nhận được số tiền bán nho ít ỏi, nghèo đói diễn ra khắp vùng. Vào tháng 1 năm 1911, tâm trạng thất vọng đạt đến đỉnh điểm và các cuộc bạo loạn của người trồng nho nổ ra ở các thị trấn Damery và Hautvilliers. Chủ vườn nho Champenois đã chặn các xe tải chở nho tới từ thung lũng Loire và đẩy chúng xuống sông Marne. Sau đso, họ bất ngờ tấn công các nhà kho của những người sản xuất rượu Champagne giả, ném thêm các chai rượu và thùng rượu xuống sông Marne. Chính phủ Pháp đã cố gắng làm dịu những bất bình của người trồng nho bằng cách thông qua đạo luật quy định xuất xứ của rượu vang Champagne. Bộ luật quy định rằng tỉnh Marne và một vài làng của tỉnh Aisne là những vùng duy nhất được chấp thuận để trồng nho làm rượu Champagne. Việc loại trừ rõ ràng tỉnh Aube, nơi đặt thủ phủ lịch sử của Champagne là Troyes, đã thúc đẩy thêm sự bất mãn của những người vùng Aube (được gọi là Aubois), do họ kịch liệt phản đối phán quyết này. Tỉnh Aube nằm ở phía nam sông Marne, tỉnh này gần với vùng Bourgogne hơn về đất đai và vị trí. Những người trồng nho ở tỉnh Marne xem Aube là khu vực khác và không có khả năng làm ra rượu Champagne đích thực, nhưng người Aubois vẫn xem mình là Champenois và trung thành với gốc rẽ lịch sử của mình. Cuối cùng chính phủ đành phải thay đổi quyết định của mình và gộp cả Aube vào vùng làm rượu Champagne, điều này lại khiến những người trồng nho ở Marne nổi giận và họ phản đối mạnh mẽ quyết định của chính phủ. Nhiều cuộc bạo loạn nổ ra thêm và khắp khu vực này ở trên bờ vực của một cuộc nội chiến. Trong khi chính phủ vẫn đang lúng túng để tìm một câu trả lời thỏa đáng cho cả hai bên, thì Chiến tranh thế giới I nổ ra và những vấn đề về rượu vang Champagne được đặt sang một bên, toàn nước Pháp chuẩn bị cho cuộc chiến tranh đang diễn ra. Do vị trí chiến lược của vùng Champagne gần Mặt trận phía Tây nên nó trở thành vùng nằm giữa hai trận tuyến. Dù một số dòng họ làm Champagne đã rời khỏi đây và nhiều vườn nho đã bị bỏ lại, nhưng vẫn còn rất nhiều Champenois tiếp tục bám trụ ở lại và trú ẩn trong các hang động ngầm hoặc hang động đá vôi hay dùng để ủ rượu Champagne, nhằm tránh các đợt pháo kích của quân Đức. Nhà thờ Reims nổi tiếng hầu như bị quân Đức phá hủy cùng với nhiều tòa nhà khác trong vùng. Các vườn nho trở thành chiến trường lỗ chỗ hố bom do một số chiến dịch tấn công và phòng thủ đã diễn ra ở đây. Dù vậy vẫn còn một số Champenois mại hiểm sản xuất rượu Champagne từ những vụ nho khó khăn trong Chiến tranh thế giới I (1914–1917). Đến khi chiến tranh kết thúc, vùng Champagne đã mất hơn một nửa dân số của vùng, riêng vùng Aisne mất gần 2/3 dân số. Ngành sản xuất rượu vang Champagne, các vườn nho và các nhà kho đã bị phá hủy hoàn toàn. Sự tàn phá của chiến tranh đã mang lại một cơ hội lớn cho vùng làm rượu và ngành làm rượu Champagne. Năm 1919, chính phủ Pháp thông qua một loạt đạo luật đã đặt nền móng cho hệ thống Appellation d'origine contrôlée (AOC – loại vang có nguồn gốc xuất xứ được kiểm định), các đạo luật này quy định nghiêm ngặt quá trình làm rượu và ranh giới vùng làm rượu. Các biện pháp đã được thực hiện để loại trừ gian lận và phụ gia bất hợp pháp như cây đại hoàng và nước táo ép. Chỉ có nho được trồng ở vùng Champagne được pháp luật quy định (cuối cùng cũng tính cả tỉnh Aube), dùng để làm rượu vang sủi tăm mới được gọi một cách hợp pháp là "Champagne". Việc phần lớn các vườn nho của vùng bị phá hủy đã mang lại cơ hội cho người trồng nho trồng lại các giống nho mới với gốc ghép kháng bệnh phylloxera và nhiều địa điểm lý tưởng cho sản xuất nho chất lượng cao. Tuy nhiên, dù có nhiều thuận lợi như vậy, nhưng người làm rượu Champagne vẫn gặp phải nhiều điều không may, đầu tiên là Cuộc cách mạng Nga nổ ra năm 1917 đã dẫn đến thị trường Nga không nhập khẩu rượu Champagne nữa. Tiếp đến là luật cấm rượu bia năm 1920 của Hoa Kỳ đã đóng luôn cánh của một thị trường nữa và suy thoái kinh tế toàn cầu trong cuộc Đại Khủng hoảng dẫn đến doanh số bán hàng sụt giảm. Chiến tranh thế giới II nổ ra một lần nữa các vườn nho của vùng Champagne lại in dấu chân lính. Dù sự tàn phá đối với khu vực không nghiêm trọng như với cuộc chiến tranh trước, nhưng Chiến tranh thế giới II vẫn là thời gian khó khăn cho vùng. Tại Reims, ngày 7/5/1945 chỉ huy quân Đức là Alfred Jodl đã đầu hàng vô điều kiện tư lệnh tối cao các lực lượng đồng minh là tướng Dwight D. Eisenhower. Sáng hôm sau, buổi lễ ký đầu hàng chính thức diễn ra, trong buổi ký kết này đã sử dụng 6 chai vang 1934 của Pommery. Nhà nghiên cứu lịch sử rượu vang Don và Petie Kladstrup trích dẫn rằng một nhà sử học Chiến tranh thế giới II đã bình luận như sau: "những tiếng nổ cuối cùng của chiến tranh là tiếng bật nút chai Champagne". Sau Chiến tranh thế giới II, doanh số và sự phổ biến của rượu Champagne đã tăng một lần nữa. Từ năm 1950, doanh số bán hàng đã tăng đều đặn, gấp 4 lần với tổng số trên 200 triệu chai. Do nhu cầu thế giới tăng đã khiến chính phủ Pháp phải mở rộng khu vực AOC của vùng làm Champagne để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất hơn nữa. Hiện nay giữa những người trồng nho và các dòng họ làm Champagne có mối quan hệ kinh doanh năng động, có 19.000 người trồng nho trong vùng bán nho của họ cho gần 30 dòng họ làm Champagne. Qua thời gian, rượu Champagne không chỉ phản ánh đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu của vùng Champagne mà còn là một nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng, các Champenois bảo vệ mạnh mẽ cho nhãn hiệu và quyền sử dụng thuật ngữ "Champagne" của họ. Sự phổ biến và thành công của rượu Champagne đã khiến cho một loạt nhãn hiệu rượu sủi tăm khác bắt chước Champagne hình thành khắp thế giới (như Cava ở Tây BanNha, Sekt ở Đức và vài tên tuổi khác ở Hoa Kỳ), thậm chí ngay ở Pháp cũng có nhãn hiệu vang Cremants sủi tăm. Tên gọi "Champagne" là một chỉ dẫn nguồn gốc được bảo vệ ở Liên minh châu Âu và tất cả rượu vang sản xuất và bán ở EU phải phù hợp với các tiêu chuẩn và không một nhãn mác của một loại rượu vang nào được đề là "Champagne", trừ khi nó xuất xứ từ AOC Champagne. Tại Hoa Kỳ có một kẽ hở pháp lý cho thuật ngữ "bán chung" - semi-generic. Năm 1985, việc sử dụng thuật ngữ méthode champenoise (các phương pháp làm Champagne truyền thống của người vùng Champagne) cũng bị đặt ra ngoài vòng pháp luật với những nhà sản xuất rượu vang sủi tăm "kiểu champagne", nên những nhà sản xuất này dùng thuật ngữ méthode traditionnelle có nghĩa là rượu vang của họ được làm bằng các phương pháp sản xuất giống như rượu Champagne. ^ a b c d e f g h i j k J. Robinson (ed) "The Oxford Companion to Wine" Third Edition pg 150-153 Oxford University Press 2006 ISBN 0198609906 ^ a b c d e f g H. Johnson Vintage: The Story of Wine pg 210-219 Simon and Schuster 1989 ISBN 0671687026 ^ a b c T. Stevenson, ed. The Sotheby's Wine Encyclopedia (4th Edition) pg 169-178 Dorling Kindersley 2005 ISBN 0751337404 ^ a b c d e H. Johnson Vintage: The Story of Wine pg 330-341 Simon and Schuster 1989 ISBN 0671687026 ^ D. and P. Kladstrup Champagne: How the World's Most Glamorous Wine Triumphed Over War and Hard Times (New York: William Morrow, 2005), p. 83-84. ISBN 0060737921. ^ D. & P. Kladstrup Champagne pp 46-47 Harper Collins Publisher ISBN 0060737921 ^ K. MacNeil The Wine Bible pg 164-165 Workman Publishing 2001 ISBN 1563054345 ^ a b D. & P. Kladstrup Champagne pp 129-151 Harper Collins Publisher ISBN 0060737921 ^ D. & P. Kladstrup Champagne pp 179-203, 213 Harper Collins Publisher ISBN 0060737921 ^ D. & P. Kladstrup Champagne pp 223-224 Harper Collins Publisher ISBN 0060737921 ^ D. & P. Kladstrup Champagne pp 228-253 Harper Collins Publisher ISBN 0060737921 | wikipedia |
Đồi Chóp Chài
Đồi Chóp Chài là một di tích lịch sử thuộc xã Tam Đại, thị xã Tam Kỳ. Nay là một xã của huyện Phú Ninh, Quảng Nam. Nơi đây là đồn kháng chiến của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong thời Chiến tranh Việt Nam. Đồi Chóp Chài nằm bên bờ hồ thủy điện Phú Ninh, cao khoảng 600 m so với mực nước biển và cách thị xã Tam Kỳ 7 km về phía Tây. Hồ Phú Ninh là công trình thủy lợi quy mô lớn, với diện tích mặt nước 3.433 ha và 23.000 ha rừng phòng hộ cùng 30 đảo nhỏ và các bán đảo xinh đẹp như một vịnh Hạ Long thu nhỏ, đặc biệt có suối nước nóng. Nơi đây là chỗ nghỉ chân lý tưởng của du khách khi đến tham quan hồ Phú Ninh. Năm 1997, đồi Chóp Chài được công nhận là Di tích Văn hóa-Lịch sử cấp tỉnh. "...Đây Chóp Chài, một thời đạn bom đau thương Chuyện lòng hồ rạng ngời tình yêu quê hương..." | wikipedia |
Hưng Chiến
Hưng Chiến là một phường thuộc thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước, Việt Nam. Phường Hưng Chiến nằm ở phía nam thị xã Bình Long, có vị trí địa lý: Phía đông giáp phường Phú Đức và huyện Hớn Quản Phía tây và phía nam giáp huyện Hớn Quản Phía bắc giáp phường An Lộc. Phường có diện tích 23,21 km², dân số năm 2009 là 13.115 người, mật độ dân số đạt 565 người/km². Phường Hưng Chiến được thành lập vào ngày 11 tháng 8 năm 2009 trên cơ sở 113,61 ha diện tích tự nhiên và 4.320 người của thị trấn An Lộc; 606,18 ha diện tích tự nhiên và 3.573 người của xã An Phú; 1.601,32 ha diện tích tự nhiên và 5.222 người của xã Thanh Bình. Sau khi thành lập, phường có 2.321,11 ha diện tích tự nhiên và 13.115 người. ^ a b c “Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc huyện Chơn Thành, huyện Bình Long, huyện Phước Long; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bình Long, huyện Phước Long để thành lập thị xã Bình Long, thị xã Phước Long; thành lập các phường trực thuộc thị xã Bình Long, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước”. ^ Tổng cục Thống kê | wikipedia |
E (số)
Số e là một hằng số toán học có giá trị gần bằng 2,71828 và có thể được biểu diễn theo nhiều cách khác nhau. Nó là cơ số của logarit tự nhiên, là số duy nhất sao cho logarit tự nhiên của nó bằng 1, và đồng thời là giới hạn của (1 + 1/n)n khi n tiến về vô hạn, một biểu thức nảy sinh từ việc nghiên cứu lãi kép. Nó cũng bằng tổng của chuỗi vô hạn e = ∑ n = 0 ∞ 1 n ! = 1 1 + 1 1 + 1 1 ⋅ 2 + 1 1 ⋅ 2 ⋅ 3 + ⋯ {\displaystyle e=\sum \limits _{n=0}^{\infty }{\frac {1}{n!}}={\frac {1}{1}}+{\frac {1}{1}}+{\frac {1}{1\cdot 2}}+{\frac {1}{1\cdot 2\cdot 3}}+\cdots } e cũng được định nghĩa là số dương a duy nhất sao cho đồ thị của hàm y = ax có hệ số góc bằng 1 tại x = 0. Hàm mũ (tự nhiên) f(x) = ex là hàm số duy nhất có đạo hàm bằng chính nó và có giá trị ban đầu là f(0) = 1, và dễ thấy e = f(1). Logarit tự nhiên, hay logarit cơ số e, là hàm ngược của hàm mũ tự nhiên. Logarit tự nhiên của một số k > 1 được định nghĩa là diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị của hàm y = 1/x từ x = 1 đến x = k, khi đó e là giá trị của k sao cho diện tích đó bằng 1 (xem hình). e còn có nhiều cách biểu diễn khác. e thỉnh thoảng còn được gọi là số Euler theo tên của nhà toán học người Thụy Sĩ Leonhard Euler (không nên nhầm lẫn với hằng số Euler–Mascheroni γ, còn được gọi tắt là hằng số Euler), hoặc hằng số Napier. Tuy nhiên, ký hiệu e của Euler được cho là đã được giữ lại để vinh danh ông. Hằng số này được tìm ra bởi nhà toán học người Thụy Sĩ Jacob Bernoulli khi nghiên cứu về lãi kép. Số e có tầm quan trọng lớn trong toán học cùng với số 0, 1, π và i. Cả năm số này đều đóng vai trò không thể thiếu trong toán học và cùng xuất hiện trong một phương trình của đồng nhất thức Euler. Giống như hằng số π, e là một số vô tỉ (không thể biểu diễn thành tỉ số giữa hai số nguyên) và là số siêu việt (không phải là nghiệm của một phương trình đa thức khác không với hệ số hữu tỉ). Giá trị của e đến 50 chữ số thập phân là: 2,71828182845904523536028747135266249775724709369995... (dãy số A001113 trong bảng OEIS). Hằng số e được liên hệ lần đầu tiên vào năm 1618 ở bảng phụ lục trong công trình của John Napier về logarit, nhưng lại không nhắc đến trực tiếp về e mà chỉ liệt kê danh sách các logarit được tính từ nó. Bảng này được thừa nhận là do William Oughtred viết ra. Jacob Bernoulli đã tìm ra chính hằng số e vào năm 1683 khi tìm giá trị của biểu thức lim n → ∞ ( 1 + 1 n ) n . {\displaystyle \lim _{n\to \infty }\left(1+{\frac {1}{n}}\right)^{n}.} Hằng số này được sử dụng lần đầu tiên với ký hiệu là b trong bức thư của Gottfried Leibniz gửi Christiaan Huygens vào năm 1690 và 1691. Leonhard Euler trong thư gửi Christian Goldbach vào ngày 25 tháng 11 năm 1731 đã gọi chữ cái e là cơ số của logarit tự nhiên. Euler bắt đầu sử dụng chữ e để ký hiệu cho hằng số vào khoảng 1727 hoặc 1728 trong một bài báo không được xuất bản về sức nổ của súng thần công, và e chỉ xuất hiện trong xuất bản phẩm lần đầu vào năm 1736 trong cuốn Mechanica của ông. Dù một số nhà nghiên cứu sử dụng chữ c trong những năm sau đó, nhưng chữ e dần trở thành tiêu chuẩn về sau này. Trong toán học, cách phổ biến nhất là viết hằng số thành chữ "e" in nghiêng, nhưng tiêu chuẩn ISO 80000-2 khuyến nghị sắp chữ các hằng số theo kiểu thẳng đứng như các chữ cái thông thường. Jacob Bernoulli tìm ra hằng số e vào năm 1683 khi nghiên cứu một bài toán về lãi kép: Một tài khoản có số dư 1 đô la và nhận 100% lãi suất mỗi năm. Nếu lãi suất được tính một lần thì đến cuối năm, số dư của tài khoản đó là 2 đô la. Điều gì sẽ xảy ra khi lãi suất được tính và thanh toán thường xuyên hơn trong năm? Nếu lãi được tính hai lần trong năm thì lãi suất cho mỗi 6 tháng sẽ là 50%, do đó 1 đô la ban đầu được nhân hai lần cho 1,5 để có 1,00 × 1,52 = 2,25 đô la vào cuối năm. Khi tính lãi theo quý thì ta có 1,00 × 1,254 = 2,4414… đô la, còn tính lãi theo tháng được 1,00 × (1 + 1/12)12 = 2,613035… đô la. Nếu có n khoảng thời gian tính lãi thì lãi suất trên mỗi khoảng là 100%/n và số dư vào cuối năm là 1,00 × (1 + 1/n)n. Bernoulli nhận thấy chuỗi này tiến dần về một giới hạn với n càng lớn và khoảng thời gian tính lãi càng nhỏ. Tính lãi theo tuần (n = 52) được 2,692597... đô la, còn tính lãi theo ngày (n = 365) thì được 2,714567... đô la, chỉ nhiều hơn hai xu. Giới hạn khi n tăng lên chính là số e; khi tính lãi liên tục thì số dư của tài khoản tiệm cận đến 2,7182818... đô la. Tổng quát hơn, một tài khoản có số dư ban đầu là 1 đô la và nhận lãi suất hằng năm là R thì sau t năm sẽ nhận được eRt đô la khi tính lãi liên tục. (Ở đây R là một số thực bằng với lãi suất phần trăm hằng năm, do đó với lãi suất 5% thì R = 5/100 = 0,05.) Số e cũng có ứng dụng trong lý thuyết xác suất, nảy sinh từ một vấn đề không liên quan rõ ràng với lũy thừa. Giả sử một người chơi một máy đánh bạc n lần và xác suất để thắng là một phần n. Với n lớn (chẳng hạn như một triệu) thì xác suất để người đó thua mọi lần gần bằng 1/e. Với n = 20 thì tỉ số này đã gần bằng 1/2,79. Đó là một ví dụ về phép thử Bernoulli. Mỗi lần người đó chơi máy thì xác suất để thắng là một trên một triệu. Một triệu lần chơi như thế được mô hình hóa bằng phân phối nhị thức, vốn có liên hệ mật thiết với định lý nhị thức và tam giác Pascal. Xác suất để thắng k lần trên một triệu lần chơi là ( 10 6 k ) ( 10 − 6 ) k ( 1 − 10 − 6 ) 10 6 − k . {\displaystyle {\binom {10^{6}}{k}}\left(10^{-6}\right)^{k}\left(1-10^{-6}\right)^{10^{6}-k}.} Đặc biệt, xác suất để người đó không thắng lần nào (k = 0) là ( 1 − 1 10 6 ) 10 6 , {\displaystyle \left(1-{\frac {1}{10^{6}}}\right)^{10^{6}},} rất gần với giới hạn lim n → ∞ ( 1 − 1 n ) n = 1 e . {\displaystyle \lim _{n\to \infty }\left(1-{\frac {1}{n}}\right)^{n}={\frac {1}{e}}.} Phân phối chuẩn với trung bình bằng 0 và độ lệch chuẩn bằng 1 được gọi là phân phối chuẩn tắc và được cho bởi hàm mật độ xác suất ϕ ( x ) = 1 2 π e − 1 2 x 2 . {\displaystyle \phi (x)={\frac {1}{\sqrt {2\pi }}}e^{-{\frac {1}{2}}x^{2}}.} Điều kiện phương sai bằng 1 (độ lệch chuẩn bằng 1) dẫn đến phân số 1/2 trong số mũ, và điều kiện tổng diện tích dưới đường cong ϕ(x) bằng 1 dẫn đến tỷ số 1 / 2 π {\displaystyle \textstyle 1/{\sqrt {2\pi }}} . Hàm số này đối xứng quanh x = 0, tại đó nó đạt giá trị lớn nhất 1 / 2 π {\displaystyle \textstyle 1/{\sqrt {2\pi }}} , và có các điểm uốn tại x = ±1. Một ứng dụng khác của e, vốn do Jacob Bernoulli và Pierre Raymond de Montmort tìm ra, nằm trong bài toán về hoán vị vô trật tự hay còn gọi là bài toán trả mũ. Có n vị khách được mời đến một bữa tiệc và đều phải trả mũ của họ cho quản gia. Quản gia sẽ đặt số mũ này vào n hộp, mỗi hộp được ghi tên của một vị khách duy nhất. Nhưng quản gia lại không hỏi trước tên của các vị khách nên việc xếp mũ vào hộp được thực hiện một cách ngẫu nhiên. Bài toán của de Montmort là tìm xác suất để không có chiếc mũ nào được đặt đúng vào hộp của vị khách đó. Câu trả lời là p n = 1 − 1 1 ! + 1 2 ! − 1 3 ! + ⋯ + ( − 1 ) n n ! = ∑ k = 0 n ( − 1 ) k k ! . {\displaystyle p_{n}=1-{\frac {1}{1!}}+{\frac {1}{2!}}-{\frac {1}{3!}}+\cdots +{\frac {(-1)^{n}}{n!}}=\sum _{k=0}^{n}{\frac {(-1)^{k}}{k!}}.} Khi số vị khách n tiến đến vô hạn thì pn tiệm cận về 1/e. Hơn nữa, số cách xếp mũ vào hộp để biến cố trên xảy ra là n!/e (làm tròn đến hàng đơn vị) với n là số dương. Một gậy chiều dài L bị vỡ thành n mảnh có độ dài bằng nhau. Giá trị của n để tích các độ dài này lớn nhất là n = ⌊ L e ⌋ {\displaystyle n=\left\lfloor {\frac {L}{e}}\right\rfloor } hay n = ⌊ L e ⌋ + 1 , {\displaystyle n=\left\lfloor {\frac {L}{e}}\right\rfloor +1,} vì x − 1 ln x {\displaystyle x^{-1}\ln x} đạt giá trị lớn nhất tại x = e {\displaystyle x=e} (bài toán Steiner, xem dưới đây). Đại lượng x − 1 ln x {\displaystyle x^{-1}\ln x} là một độ đo lượng thông tin thu được từ một biến cố xảy ra với xác suất 1 / x {\displaystyle 1/x} , do đó phép chia tối ưu trên xuất hiện trong các bài toán kế hoạch tối ưu, chẳng hạn như bài toán thư ký. Số e xuất hiện khi liên hệ với nhiều bài toán liên quan đến tiệm cận. Một ví dụ là công thức Stirling về tiệm cận của hàm giai thừa có sự xuất hiện của cả hai số e và π: n ! ∼ 2 π n ( n e ) n . {\displaystyle n!\sim {\sqrt {2\pi n}}\left({\frac {n}{e}}\right)^{n}.} Từ đó e = lim n → ∞ n n ! n . {\displaystyle e=\lim _{n\to \infty }{\frac {n}{\sqrt[{n}]{n!}}}.} Cơ sở chủ yếu cho sự ra đời của số e, đặc biệt trong vi tích phân là từ các phép tính vi phân và tích phân với các hàm mũ và logarit. Tổng quát, hàm mũ y = ax có đạo hàm được cho bởi giới hạn: d d x a x = lim h → 0 a x + h − a x h = lim h → 0 a x a h − a x h = a x ⋅ ( lim h → 0 a h − 1 h ) . {\displaystyle {\begin{aligned}{\frac {d}{dx}}a^{x}&=\lim _{h\to 0}{\frac {a^{x+h}-a^{x}}{h}}=\lim _{h\to 0}{\frac {a^{x}a^{h}-a^{x}}{h}}\\&=a^{x}\cdot \left(\lim _{h\to 0}{\frac {a^{h}-1}{h}}\right).\end{aligned}}} Giới hạn trong ngoặc ở vế phải độc lập với biến x và chỉ phụ thuộc vào cơ số a. Khi cơ số đó bằng e thì giới hạn trên bằng 1 nên e được định nghĩa tượng trưng bởi phương trình: d d x e x = e x . {\displaystyle {\frac {d}{dx}}e^{x}=e^{x}.} Do đó, hàm mũ cơ số e rất phù hợp cho việc tính vi tích phân, vì nó giúp đơn giản hóa nhiều phép tính liên quan đến đạo hàm. Một cách tiếp cận khác đến từ việc tính đạo hàm của logarit cơ số a (loga x) với x > 0: d d x log a x = lim h → 0 log a ( x + h ) − log a ( x ) h = lim h → 0 log a ( 1 + h / x ) x ⋅ h / x = 1 x log a ( lim u → 0 ( 1 + u ) 1 u ) = 1 x log a e , {\displaystyle {\begin{aligned}{\frac {d}{dx}}\log _{a}x&=\lim _{h\to 0}{\frac {\log _{a}(x+h)-\log _{a}(x)}{h}}\\&=\lim _{h\to 0}{\frac {\log _{a}(1+h/x)}{x\cdot h/x}}\\&={\frac {1}{x}}\log _{a}\left(\lim _{u\to 0}(1+u)^{\frac {1}{u}}\right)\\&={\frac {1}{x}}\log _{a}e,\end{aligned}}} trong đó đặt u = h/x. Logarit cơ số a của e bằng 1 nếu a bằng e, do đó d d x log e x = 1 x . {\displaystyle {\frac {d}{dx}}\log _{e}x={\frac {1}{x}}.} Logarit với cơ số đặc biệt này được gọi là logarit tự nhiên và được ký hiệu là ln, giúp đơn giản hóa phép vi phân do không cần tìm các giới hạn chưa biết. Như vậy, có hai cách để tìm một số a đặc biệt như thế. Cách thứ nhất là cho đạo hàm của hàm mũ ax bằng với ax rồi giải phương trình để tìm a. Cách thứ hai là cho đạo hàm của logarit cơ số a bằng 1/x và giải tương tự. Cả hai nghiệm a thu được thực chất là giống nhau và bằng số e. Có nhiều cách biểu diễn số e: giới hạn của một dãy, tổng của một chuỗi vô hạn hay các biểu thức liên quan đến giải tích tích phân. Trên đây, ta đã biết được hai tính chất: e là số thực dương duy nhất sao cho d d t e t = e t {\displaystyle {\frac {d}{dt}}e^{t}=e^{t}} . e là số thực dương duy nhất sao cho d d t log e t = 1 t {\displaystyle {\frac {d}{dt}}\log _{e}t={\frac {1}{t}}} . Bốn cách biểu diễn sau cũng được chứng minh là tương tự như trên: e là giới hạn e = lim n → ∞ ( 1 + 1 n ) n {\displaystyle e=\lim _{n\to \infty }\left(1+{\frac {1}{n}}\right)^{n}} Tương tự: e = lim t → 0 ( 1 + t ) 1 t {\displaystyle e=\lim _{t\to 0}\left(1+t\right)^{\frac {1}{t}}} e là tổng của chuỗi vô hạn e = ∑ n = 0 ∞ 1 n ! = 1 0 ! + 1 1 ! + 1 2 ! + 1 3 ! + 1 4 ! + ⋯ , {\displaystyle e=\sum _{n=0}^{\infty }{\frac {1}{n!}}={\frac {1}{0!}}+{\frac {1}{1!}}+{\frac {1}{2!}}+{\frac {1}{3!}}+{\frac {1}{4!}}+\cdots ,} với n! là giai thừa của n. (Theo quy ước, 0 ! = 1 {\displaystyle {0!}=1} .) e là số thực dương duy nhất sao cho ∫ 1 e 1 t d t = 1. {\displaystyle \int _{1}^{e}{\frac {1}{t}}\,dt=1.} Nếu f(t) là hàm mũ thì tỉ số τ = f ( t ) / f ′ ( t ) {\displaystyle \tau =f(t)/f'(t)} là không đổi, thỉnh thoảng được gọi là hằng số thời gian (nghịch đảo của hằng số tăng trưởng theo cấp số nhân hoặc hằng số phân rã). Hằng số thời gian là thời gian để một hàm mũ tăng e lần: f ( t + τ ) = e f ( t ) {\displaystyle f(t+\tau )=ef(t)} . Hàm mũ ex rất quan trọng một phần do đây là hàm số duy nhất có đạo hàm bằng chính nó: d d x e x = e x {\displaystyle {\frac {d}{dx}}e^{x}=e^{x}} và do đó cũng có nguyên hàm bằng chính nó: ∫ e x d x = e x + C . {\displaystyle \int e^{x}\,dx=e^{x}+C.} e là số thực duy nhất sao cho ( 1 + 1 x ) x < e < ( 1 + 1 x ) x + 1 {\displaystyle \left(1+{\frac {1}{x}}\right)^{x}<e<\left(1+{\frac {1}{x}}\right)^{x+1}} với mọi số dương x. Đồng thời, ta cũng có bất đẳng thức e x ≥ x + 1 {\displaystyle e^{x}\geq x+1} với mọi số thực x, và dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi x = 0. Hơn nữa, e là cơ số duy nhất của hàm mũ để bất đẳng thức ax ≥ x + 1 đúng với mọi x. Đó là một trường hợp giới hạn của bất đẳng thức Bernoulli. Bài toán Steiner yêu cầu tìm giá trị lớn nhất của hàm số f ( x ) = x 1 x . {\displaystyle f(x)=x^{\frac {1}{x}}.} Giá trị lớn nhất này đạt được tại x = e. Để chứng minh, từ bất đẳng thức e y ≥ y + 1 {\displaystyle e^{y}\geq y+1} ở trên, đặt y = ( x − e ) / e {\displaystyle y=(x-e)/e} rồi rút gọn thì ta có e x / e ≥ x {\displaystyle e^{x/e}\geq x} . Do đó e 1 / e ≥ x 1 / x {\displaystyle e^{1/e}\geq x^{1/x}} với mọi số dương x. Tương tự, x = 1/e là điểm để hàm số f ( x ) = x x {\displaystyle f(x)=x^{x}} đạt giá trị nhỏ nhất với x là số dương. Tổng quát hơn, hàm số f ( x ) = x x n {\displaystyle f(x)=x^{x^{n}}} với x là số dương đạt giá trị lớn nhất tại x = 1/e khi n < 0 và đạt giá trị nhỏ nhất tại x = e−1/n khi n > 0. Tetration vô hạn x x x ⋅ ⋅ ⋅ {\displaystyle x^{x^{x^{\cdot ^{\cdot ^{\cdot }}}}}} hay ∞ x {\displaystyle {^{\infty }}x} hội tụ khi và chỉ khi e−e ≤ x ≤ e1/e (hay x nằm giữa 0,0660 và 1,4447) theo một định lý của Leonhard Euler. Số thực e là một số vô tỉ. Euler chứng minh được điều này bằng cách cho thấy liên phân số của nó có thể được mở rộng ra vô hạn. Hơn nữa, theo định lý Lindemann–Weierstrass, e là một số siêu việt, có nghĩa là nó không phải là nghiệm của bất kỳ phương trình đa thức khác không với hệ số hữu tỉ. Charles Hermite chứng minh được điều này vào năm 1873. Có phỏng đoán cho rằng e là số bình thường, có nghĩa là khi e được biểu diễn trên bất kỳ hệ đếm cơ số nào thì các chữ số trong hệ đếm đó được phân bố đồng đều nhau (xuất hiện với xác suất bằng nhau trong bất kỳ chuỗi nào với độ dài cho trước). Hàm mũ ex có thể được viết thành chuỗi Taylor: e x = 1 + x 1 ! + x 2 2 ! + x 3 3 ! + ⋯ = ∑ n = 0 ∞ x n n ! {\displaystyle e^{x}=1+{x \over 1!}+{x^{2} \over 2!}+{x^{3} \over 3!}+\cdots =\sum _{n=0}^{\infty }{\frac {x^{n}}{n!}}} Vì chuỗi trên hội tụ với bất kỳ giá trị phức nào của x nên nó có thể được dùng để mở rộng khái niệm ex cho số phức. Cùng với chuỗi Taylor cho sin x và cos x, ta suy ra được công thức Euler đúng với mọi số phức x: e i x = cos x + i sin x . {\displaystyle e^{ix}=\cos x+i\sin x.} Trường hợp đặc biệt với x = π là đồng nhất thức Euler: e i π + 1 = 0 , {\displaystyle e^{i\pi }+1=0,} từ đó suy ra, trong nhánh chủ yếu của logarit, ln ( − 1 ) = i π . {\displaystyle \ln(-1)=i\pi .} Hơn nữa, áp dụng các công thức lũy thừa, ( cos x + i sin x ) n = ( e i x ) n = e i n x = cos ( n x ) + i sin ( n x ) , {\displaystyle (\cos x+i\sin x)^{n}=\left(e^{ix}\right)^{n}=e^{inx}=\cos(nx)+i\sin(nx),} đó chính là công thức de Moivre. Biểu thức cos x + i sin x {\displaystyle \cos x+i\sin x} còn được ký hiệu là cis(x). Ta cũng suy ra được các biểu thức biểu diễn sin x {\displaystyle \sin x} và cos x {\displaystyle \cos x} theo các hàm mũ: sin x = e i x − e − i x 2 i , cos x = e i x + e − i x 2 . {\displaystyle \sin x={\frac {e^{ix}-e^{-ix}}{2i}},\qquad \cos x={\frac {e^{ix}+e^{-ix}}{2}}.} Họ các hàm số y ( x ) = C e x , {\displaystyle y(x)=Ce^{x},} với C là số thực, là nghiệm của phương trình vi phân y ′ = y . {\displaystyle y'=y.} Số e có thể được biểu diễn thành một số thực theo nhiều cách khác nhau: là một chuỗi vô hạn, một tích vô hạn, một liên phân số hay giới hạn của một dãy. Trong số đó, thông dụng nhất là giới hạn lim n → ∞ ( 1 + 1 n ) n {\displaystyle \lim _{n\to \infty }\left(1+{\frac {1}{n}}\right)^{n}} đã cho ở trên, và chuỗi e = ∑ n = 0 ∞ 1 n ! {\displaystyle e=\sum _{n=0}^{\infty }{\frac {1}{n!}}} có được bằng cách thay x = 1 vào chuỗi lũy thừa cho hàm mũ ex ở trên. Một dạng khác ít phổ biến hơn là liên phân số e = [ 2 ; 1 , 2 , 1 , 1 , 4 , 1 , 1 , 6 , 1 , . . . , 1 , 2 n , 1 , . . . ] {\displaystyle e=[2;1,2,1,1,4,1,1,6,1,...,1,2n,1,...]} (dãy số A003417 trong bảng OEIS) hoặc được viết thành e = 2 + 1 1 + 1 2 + 1 1 + 1 1 + 1 4 + 1 1 + 1 1 + ⋱ . {\displaystyle e=2+{\cfrac {1}{1+{\cfrac {1}{2+{\cfrac {1}{1+{\cfrac {1}{1+{\cfrac {1}{4+{\cfrac {1}{1+{\cfrac {1}{1+\ddots }}}}}}}}}}}}}}.} Nhiều cách biểu diễn khác của e dưới dạng chuỗi, dãy số, liên phân số và tích vô hạn cũng đã được tìm ra và phát triển. Cùng với các biểu thức giải tích chính xác, e còn có thể được tính gần đúng thông qua các kỹ thuật ngẫu nhiên. Một cách tiếp cận như thế bắt đầu từ một dãy vô hạn các biến độc lập ngẫu nhiên X1, X2,... trong một phân phối đều trên [0, 1]. Gọi V là số n nhỏ nhất để tổng của n biến đầu tiên như vậy lớn hơn 1: V = min { n ∣ X 1 + X 2 + ⋯ + X n > 1 } . {\displaystyle V=\min \left\{n\mid X_{1}+X_{2}+\cdots +X_{n}>1\right\}.} Khi đó giá trị kỳ vọng của V là e hay E(V) = e. Số chữ số đã biết của e đã gia tăng đáng kể trong vài thập kỷ trở lại đây do sự phát triển của máy tính và thuật toán nói chung. Từ khoảng năm 2010, với sự ra đời của máy tính để bàn hiện đại tốc độ cao, việc tính toán hàng nghìn tỷ chữ số của e trong một khoảng thời gian chấp nhận được là hoàn toàn khả thi. Tính đến ngày 5 tháng 12 năm 2020, e đã được tính đến 31,4 nghìn tỷ chữ số thập phân. Trong sự xuất hiện của văn hóa Internet, nhiều tổ chức và cá nhân đã đôi lúc tỏ lòng kính trọng và tôn vinh số e. Chẳng hạn, nhà khoa học máy tính Donald Knuth đã cho số phiên bản của phần mềm Metafont của ông tiến dần về số e. Các phiên bản lần lượt là 2, 2.7, 2.71, 2.718,... Trong đợt IPO của Google năm 2004, công ty đặt mục tiêu huy động được đúng 2.718.281.828 đô la Mỹ, tức là e tỷ đô la làm tròn đến hàng đơn vị. Google cũng đã từng làm một biển quảng cáo đặt tại trung tâm thung lũng Silicon và sau đó tại Cambridge, Massachusetts, Seattle, Washington và Austin, Texas, trong đó có ghi "{first 10-digit prime found in consecutive digits of e}.com" ("{số nguyên tố có 10 chữ số đầu tiên trong dãy chữ số liên tiếp của e}.com"). Khi giải được bài toán này và truy cập vào trang web đã cho thì người giải được dẫn đến một bài toán khó hơn với cơ hội được vào Google Labs để làm một bản hồ sơ lý lịch trích ngang. Số nguyên tố có 10 chữ số đầu tiên trong e là 7427466391, bắt đầu từ chữ số thứ 99. Pi ^ Xem thêm cách chứng minh của Fourier. ^ Swokowski, Earl William (1979). Calculus with Analytic Geometry. Taylor & Francis. tr. 370. ISBN 978-0-87150-268-1. Trích trang 370 ^ Sondow, Jonathan. “e”. Wolfram Mathworld. Wolfram Research. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2020. ^ Pickover, Clifford A. (2009). The Math Book: From Pythagoras to the 57th Dimension, 250 Milestones in the History of Mathematics. Sterling Publishing Company. tr. 166. ISBN 978-1-4027-5796-9. Trích tr. 166 ^ a b c O'Connor, John J.; Edmund F., Robertson (2001). “The number e”. Bộ lưu trữ lịch sử toán học MacTutor. Đại học St. Andrews. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2021. ^ a b Jacob Bernoulli đã xét bài toán về cộng gộp lãi suất liên tục, dẫn đến một chuỗi biểu thức cho e. Xem: Bernoulli, Jacob (1690). “Quæstiones nonnullæ de usuris, cum solutione problematis de sorte alearum, propositi in Ephem. Gall. A. 1685” [Một vài câu hỏi về lãi suất, với lời giải của một bài toán về trò chơi may mắn, đưa ra trong Journal des Savants (Ephemerides Eruditorum Gallicanæ), vào năm (anno) 1685. **]. Acta eruditorum: 219–223. Ở trang 222, Bernoulli đặt câu hỏi: "Alterius naturæ hoc Problema est: Quæritur, si creditor aliquis pecuniæ summam fænori exponat, ea lege, ut singulis momentis pars proportionalis usuræ annuæ sorti annumeretur; quantum ipsi finito anno debeatur?" (Đây là một vấn đề dạng khác: Câu hỏi là, nếu một người cho vay muốn đầu tư [một] lượng tiền nhất định [để] sinh lãi, để nó cộng dồn dần lên, sao cho [tại] bất kỳ thời điểm nào [nó] nhận được [một] phần tỷ lệ với lãi suất hàng năm; người đó sẽ bị nợ bao nhiều [vào] cuối năm?) Bernoulli xây dựng một chuỗi lũy thừa để giải quyết bài toán trên rồi viết: " … quæ nostra serie [biểu thức toán học của một chuỗi hình học] &c. major est. … si a=b, debebitur plu quam 2½a & minus quam 3a." (… mà chuỗi của ta [một chuỗi hình học] lớn hơn [so với]. … nếu a=b, [người cho vay] sẽ bị nợ nhiều hơn 2½a và ít hơn 3a.) Nếu a=b, chuỗi lũy thừa được đưa về chuỗi a × e, nên 2,5 < e < 3. (** Có liên hệ đến bài toán mà Jacob Bernoulli đặt ra và xuất hiện trong Journal des Sçavans năm 1685 ở cuối trang 314.) ^ Boyer, Carl B.; Merzbach, Uta C. (1991). A History of Mathematics (ấn bản 2). Wiley. tr. 419. ISBN 0-471-09763-2. ^ XXIII. Leibniz an Huygens, ngày 27 tháng 1 năm 1691 trong: Gerhardt, C. J. biên tập (1899). Der Briefwechsel von Gottfried Wilhelm Leibniz mit Mathematikern. Berlin: Mayer & Müller. tr. 633. ... b estant une grandeur constante, dont le logarithme est 1, et le logarithme de 1 estant 0. ^ Lettre XV. Euler à Goldbach, ngày 25 tháng 11 năm 1731 trong: Fuss, Paul H. biên tập (1843). Correspondance mathématique et physique de quelques célèbres géomètres du XVIIIème siècle [Thư từ toán học và vật lý của một số nhà hình học nổi tiếng thế kỷ 18]. 1. St. Petersburg, Nga. tr. 56–60. (đặc biệt xem tr. 58.) Trích tr. 58: "… (e denotat hic numerum, cujus logarithmus hyperbolicus est = 1), …" (…(e ký hiệu cho một số mà logarit hyperbol [tự nhiên] bằng 1)…) ^ Remmert, Reinhold (1991). Theory of Complex Functions. Springer-Verlag. tr. 136. ISBN 978-0-387-97195-7. ^ Euler, Leonhard (1862). “Meditatio in experimenta explosione tormentorum nuper instituta”. Opera Postuma. 2: 800–804. ^ Euler, Leonhard (1736). Mechanica, sive Motus scientia analytice exposita. 1. St. Petersburg (Petropoli), Nga: Viện Hàn lâm Khoa học. tr. 68. Trích chương 2, hệ quả 11, đoạn 171, tr. 68: Erit enim d c c = d y d s r d x {\displaystyle {\frac {dc}{c}}={\frac {dyds}{rdx}}} seu c = e ∫ d y d s r d x {\displaystyle c=e^{\int {\frac {dyds}{rdx}}}} ubi e denotat numerum, cuius logarithmus hyperbolicus est 1. (Do đó nó [c, vận tốc] sẽ là d c c = d y d s r d x {\displaystyle {\frac {dc}{c}}={\frac {dyds}{rdx}}} hay c = e ∫ d y d s r d x {\displaystyle c=e^{\int {\frac {dyds}{rdx}}}} , với e ký hiệu cho một số mà logarit hyperbol [tự nhiên] bằng 1.) ^ Gregory, Olinthus (1815). A Treatise of Mechanics, Theoretical, Practical, and Descriptive: Containing the theory of statics, dynamics, hydrostatics, hydrodynamics, and pneumatics (ấn bản 3). London: Rivington. tr. 548. To determine t in terms of s, put c = 2.718281828;... ^ Laplace, Pierre-Simon (1805). Traité de mécanique céleste. 4. Paris. tr. 243. ... c étant le nombre dont le logarithme hyperbolique est l'unité,... ^ “Quantities and units – Part 2: Mathematical signs and symbols to be used in the natural sciences and technology” (PDF), International Standard ISO 80000-2 (ấn bản 1), ngày 1 tháng 12 năm 2009, Section 3, Variables, functions, and operators, tr. 1, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2019, truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2020 ^ Boyer, Lee E.; Hippensteel, Philip J.; Luiz, J. Robert (tháng 11 năm 1974). “Mathematics applied in the modern bank”. The Mathematics Teacher. 67 (7): 611–614. Đặc biệt xem tr. 611–612. ^ Grinstead & Snell 1997, tr. 325 ^ Grinstead, Charles M.; Snell, J. Laurie (1997). Introduction to probability theory (PDF) (ấn bản 2). American Mathematical Society. tr. 85. ISBN 978-0-8218-0749-1. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020. ^ Knuth, Donald (1997). The Art of Computer Programming. 1. Addison-Wesley. tr. 183. ISBN 0-201-03801-3. ^ Finch, Steven (2003). Mathematical Constants. Cambridge University Press. tr. 14. ISBN 0-521-81805-2. ^ Eves, Howard Whitley (1969). An Introduction to the History of Mathematics. Holt, Rinehart & Winston. tr. 356. ISBN 978-0-03-029558-4. ^ Kline, Morris (1998). Calculus: An intuitive and physical approach. Courier Dover Publications. tr. 337. ISBN 0-486-40453-6. ^ Kline 1998, tr. 339 ^ Marsden, Jerrold E.; Weinstein, Alan (1985). Calculus. 1 (ấn bản 2). Springer. tr. 329. ISBN 978-0-387-90974-5. ^ Dorrie, Heinrich (1965). 100 Great Problems of Elementary Mathematics. New York: Dover. tr. 44–48. ISBN 978-0-486-61348-2. ^ Một bài tập giải tích tiêu chuẩn sử dụng định lý giá trị trung bình; xem Apostol, Tom M. (1967). Calculus, Vol. 1: One-Variable Calculus with an Introduction to Linear Algebra. New York: Wiley. tr. 250. ISBN 978-0-471-00005-1. Mục §6.17.41. ^ Dorrie 1965, tr. 359 ^ Euler, Leonhard (1783). “De serie Lambertina Plurimisque eius insignibus proprietatibus” (PDF). Acta Academiae Scientiarum Imperialis Petropolitanae. 2: 29–51. In lại trong Euler, Leonhard (1921). Opera Omnia, Series Prima, Vol. 6: Commentationes Algebraicae. Leipzig, Đức: Teubner. tr. 350–369. ^ Euler, Leonhard (1744). “De fractionibus continuis dissertatio” [Một bài luận về liên phân số] (PDF). Commentarii academiae scientiarum Petropolitanae. 9: 98–137. ^ Sandifer, C. Edward (tháng 2 năm 2006). “How Euler Did It: Who proved e is Irrational?” (PDF). MAA Online. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2020. In lại trong Sandifer, C. Edward (2007). How Euler Did It. Mathematical Association of America. tr. 185–195. ISBN 978-0-88385-563-8. ^ Hermite, Charles (1873). “Sur la fonction exponentielle”. Comptes rendus hebdomadaires des séances de l'Académie des sciences. 77: 18–24, 74–79, 226–233, 285–293. ^ Borel, Émile (1950). “Sur les chiffres décimaux de √2 et divers probléme de probabilites en chaîne”. Comptes rendus hebdomadaires des séances de l'Académie des sciences. 230: 591–593. Trong bài viết này, Émile Borel đưa ra giả thuyết rằng mọi số đại số vô tỉ, trong đó có số e, đều là số bình thường. ^ a b Euler, Leonhard (1748). Introductio In Analysin Infinitorum. 1. Lausanne, Thụy Sĩ: Marc Michel Bousquet & Co. tr. 90. ^ Weisstein, Eric W. (2015) [2000]. “Cis”. MathWorld. Wolfram Research. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2020. ^ Hofstadter, Douglas (1995). Fluid Concepts and Creative Analogies: Computer Models of the Fundamental Mechanisms of Thought. London: Allen Lane the Penguin Press. tr. 36. ISBN 0-7139-9155-0. ^ Russell, K. G. (tháng 2 năm 1991). “Estimating the Value of e by Simulation”. The American Statistician. 45 (1): 66–68. doi:10.2307/2685243. JSTOR 2685243. ^ Cotes, Roger (1714). “Logometria”. Philosophical Transactions of the Royal Society of London. 29 (338): 5–45. Trích trang 10: "Porro eadem ratio est inter 2,718281828459 &c et 1, …" (Hơn nữa, tỉ số này nằm giữa 2,718281828459… và 1, …) ^ Shanks, William (1853). Contributions to Mathematics, comprising chiefly the rectification of the circle to 607 places of decimals. London, Anh: G. Bell. tr. 89. ^ Shanks, William (1871). “On the numerical values of e, loge 2, loge 3, loge 5, and loge 10, also on the numerical value of M the modulus of the common system of logarithms, all to 205 decimals”. Proceedings of the Royal Society of London. 20: 27–29. ^ Boorman, J. Marcus (tháng 10 năm 1884). “Computation of the Napierian base”. Mathematical Magazine. 1 (12): 204–205. ^ Lehmer, Derrick Henry (tháng 4 năm 1926). “On the Value of the Napierian Base”. American Journal of Mathematics. 48 (2): 139–143. doi:10.2307/2370743. ^ Pedersen, Peder (1944). “Fortsetzung der Berechnung der Grundzahl e der natürlichen Logarithmen bis zur 808. Dezimalstelle”. Meddelelse. Đan Mạch: Geodætisk Institut. 17.; 21 tr. Bình duyệt trong “Recent Mathematical Tables”. Mathematical Tables and Other Aids to Computation. American Mathematical Society. 2: 68–85. tháng 4 năm 1946. doi:10.2307/2002534. JSTOR 2002534. (đặc biệt xem tr. 68–69) ^ Reitwiesner, George W. (tháng 1 năm 1950). “An ENIAC Determination of π and e to more than 2000 Decimal Places”. Mathematical Tables and Other Aids to Computation. 4 (29): 11–15. doi:10.2307/2002695. JSTOR 2002695. ^ Shanks, Daniel; Wrench, John W. (1962). “Calculation of Pi to 100,000 Decimals” (PDF). Mathematics of Computation. 16 (77): 76–99 (78). doi:10.2307/2003813. JSTOR 2003813. We have computed e on a 7090 to 100,265D by the obvious program ^ Wozniak, Steve (tháng 6 năm 1981). “The Impossible Dream: Computing e to 116,000 Places with a Personal Computer”. BYTE. tr. 392. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2020. ^ Yee, Alexander. “Records Set by y-cruncher”. numberworld.org. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2020. ^ Knuth, Donald (ngày 3 tháng 10 năm 1990). “The Future of TeX and Metafont” (PDF). TeX Mag. 5 (1): 145. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2020. ^ “Does Google feel lucky?”. BBC. 29 tháng 4 năm 2004. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2020. ^ “First 10-digit prime found in consecutive digits of e”. Brain Tags. 13 tháng 7 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2020. ^ Shea, Andrea (ngày 14 tháng 9 năm 2004). “Google Entices Job-Searchers with Math Puzzle”. NPR. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 10 năm 2004. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2020. ^ Kazmierczak, Marcus (29 tháng 7 năm 2004). “Google Billboard”. mkaz.blog. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2020. Maor, Eli; e: The Story of a Number, ISBN 0-691-05854-7 McCartin, Brian J. (2006). “e: The Master of All” (PDF). The Mathematical Intelligencer. 28 (2): 10–21. doi:10.1007/bf02987150. Số e tới 1 triệu chữ số thập phân và 2 và 5 triệu chữ số thập phân e Approximations trên Wolfram MathWorld Earliest Uses of Symbols for Constants. Cập nhật ngày 23 tháng 6 năm 2017 "The story of e" của Robin Wilson tại Đại học Gresham ngày 28 tháng 2 năm 2007 e Search Engine (tìm kiếm 2 tỷ chữ số trong e, π và √2) | wikipedia |
Si giáng trưởng
Si giáng trưởng (viết tắt là B♭) là một cung thứ có chất liệu sáng tác âm nhạc với cung chính là nốt Si giáng (B♭), bao gồm các nốt nhạc Si giáng (B♭), Đô (C), Rê (D), Mi giáng (E♭), Fa (F), Sol (G), La (A) và Si giáng (B♭). Bộ khóa của nó có hai dấu giáng. Cung thể tương đương (relative key) với nó là cung Sol thứ và cung thể cùng bậc (parallel key) với nó là cung Si giáng thứ. Các sự thay đổi về giai điệu hay hoà âm trong các phiên bản khác nhau của cung này được viết lại khi cần thiết. Vị trí âm giai Si giáng trên phím Dương cầm Giao hưởng số 4 - Ludwig van Beethoven "Hammerklavier" Sonata - Ludwig van Beethoven Concerto cho piano số 2 - Johannes Brahms Giao hưởng số 5 - Anton Bruckner The theme of "Enigma" Variations - Edward Elgar Giao hưởng số 5, Op.100 - Sergei Prokofiev Giao hưởng số 5 - Franz Schubert The Star-Spangled Banner - Francis Scott Key The Internationale - Eugene Pottier 20th Century Fox Fanfare - Lionel Newman Star Wars Main Theme -John Williams All I Really Want - Alanis Morissette La Marseillaise - Claude Joseph Rouget de Lisle Ray of Light - Madonna Il Canto degli Italiani - Michele Novaro In The Ghetto - Elvis Presley One Love/People Get Ready - Bob Marley Karma Chameleon - Culture Club Bohemian Rhapsody - Queen (phần 'opera' ở giọng La trưởng) Mandy - Barry Manilow The Legend of Zelda Overture - Koji Kondo Strawberry Fields Forever - The Beatles Love Story - Francis Lai Chiều hải cảng - Ngôi sao Hà Nội - Vĩnh Cát Hà Nội và tôi - Lê Vinh | wikipedia |
Phú Đức (phường)
Phú Đức là một phường thuộc thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước, Việt Nam. Phường Phú Đức nằm ở phía đông trung tâm thị xã Bình Long, có vị trí địa lý: Phía đông giáp xã Tân Lợi huyện Hớn Quản Phía tây giáp phường An Lộc và phường Hưng Chiến Phía nam giáp phường Hưng Chiến và xã Thanh Bình huyện Hớn Quản Phía bắc giáp phường Phú Thịnh. Phường có diện tích 4,04 km², dân số năm 2009 là 4.584 người, mật độ dân số đạt 1.136 người/km². Phường Phú Đức được thành lập vào ngày 11 tháng 8 năm 2009 trên cơ sở 403,62 ha diện tích tự nhiên và 4.584 người của thị trấn An Lộc. ^ a b c “Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc huyện Chơn Thành, huyện Bình Long, huyện Phước Long; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bình Long, huyện Phước Long để thành lập thị xã Bình Long, thị xã Phước Long; thành lập các phường trực thuộc thị xã Bình Long, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước”. ^ Tổng cục Thống kê | wikipedia |
Pío Valenzuela
Pío Valenzuela y Alejandrino (11 tháng 7 năm 1869 - 6 tháng 4 năm 1956) là một bác sĩ người Philippines và là một nhà lãnh đạo cách mạng. Năm 23 tuổi, ông gia nhập tổ chức Katipunan, một tổ chức đòi độc lập cho Philippines khỏi chế độ thuộc địa Tây Ban Nha và bắt đầu cuộc Cách mạng Philippines. Cùng với Andrés Bonifacio và Emilio Jacinto, họ thành lập văn phòng bí mật của tổ chức gọi là Camara Reina. Ông chịu trách nhiệm về ấn phẩm của báo Kalayaan (tự do), ấn phẩm đầu tiên và duy nhất của Katipunan. Ông là người đã cố gắng thuyết phục José Rizal (lúc đó đang bị lưu vong) tham gia phong trào cách mạng. Tuy nhiên, ông cũng là một trong số những người đã làm chứng chống lại Rizal và dẫn đến việc Rizal bị xử tử Khi Katipunan bị chính quyền Thực dân phát hiện, ông đã chạy trốn đến Balintawak (nay là một phần của Thành phố Quezon) vào ngày 20 tháng 8 năm 1896, nhưng sau đó ông đã sử dụng lệnh ân xá mà Chính phủ Thực dân Tây Ban Nha đã đề nghị và ông đầu hàng vào ngày 1 tháng 9 năm 1896. Ông bị trục xuất đến Tây Ban Nha và bị bỏ tù ở Madrid. Sau đó ông chuyển đến Málaga, rồi chuyển tới một thuộc địa của Tây Ban Nha ở Châu Phi. Ông bị giam ở đây khoảng hai năm. Ông trở lại Philippines vào tháng 4 năm 1899 và tiếp tục nghiên cứu y khoa. Ông ngay lập tức bị bắt giữ bởi Chính phủ Đế quốc Mỹ vì họ sợ ông sẽ kích động nổi dậy. Trong khi vẫn đang ở trong tù, Valenzuela được bầu làm Chủ tịch địa phương tại quê nhà Polo của ông, buộc người Chính phủ Mỹ phải thả ông ta. Từ năm 1921-1925, ông là Thống đốc tỉnh Bulacan. Valenzuela vẫn còn đang gây tranh cãi trong giới sử học rằng liệu ông là một anh hùng hay là kẻ phản bội. Chủ nghĩa yêu nước của ông gắn liền với hành động nhân nhượng và phục tùng Thực dân Tây Ban Nha. Pío Valenzuela sinh ra ở Polo, Bulacan (nay là Thành phố Valenzuela) và là con của Francisco Valenzuela và Lorenza Alejandrino, cả hai đều thuộc dòng dõi các gia đình giàu có. Pío là con thứ ba của gia đình Valenzuela: Agustina (sinh năm 1861), Severo (sinh năm 1865) và Tomás (sinh năm 1871). Cha của ông thuộc dòng dõi Thống đốc của Thành phố Polo. Sau khi được dạy kèm ở nhà, ông được đưa đến Manila để học tại Colegio de San Juan de Letran. Năm 1888, ông theo học tại trường Đại học Santo Tomas và hoàn thành Luận án Tiến sĩ năm 1895. Ông đã hành nghề tại Manila và Bulacan. Vào tháng 7 năm 1892, khi ông đang còn là sinh viên y khoa và Katipunan mới chỉ thành lập được một tuần thì ông gia nhập hội kín này. Ông trở thành bạn thân của người sáng lập, Andrés Bonifacio, và là cha đỡ đầu cho đứa con đầu lòng của Bonifacio và Gregoria de Jesús. Sau khi nhà của Bonifacio bị cháy, Bonifacio và gia đình đến sống cùng Valenzuela. Ông được bầu làm thủ quỹ của Katipunan vào tháng 12 năm 1895. Ông được mời đến cùng với các thành viên quan trọng khác tại nhà của Bonifacio vào ngày đầu năm mới năm 1896. Ông đã sử dụng bí danh "Dimas Ayaran" (không thể chạm tới) trong tổ chức này. Ngay sau khi nhập hội, Valenzuela chuyển đến quận San Nicolas ở Manila để có thể giám sát công bố cơ quan chính thức của tổ chức, nơi ông cũng đã viết các bài báo bằng cách sử dụng bút danh "Madlang-Away" (Xung đột công cộng). Valenzuela tuyên bố trong hồi ký của mình rằng ông được cho là biên tập viên của báo nhưng Emilio Jacinto là người giám sát việc in ấn. Valenzuela cho biết ông là người đề nghị đặt tên cho tờ báo là Kalayaan (Tự do) trước khi nó được xuất bản. Để đánh lừa Chính quyền Thực dân Tây Ban Nha, ông cũng đã gợi ý rằng họ nên đặt tên Marcelo H. del Pilar làm biên tập viên và Yokohama, Nhật Bản làm nơi xuất bản. Số đầu tiên của Kalayaan, ngày 18 tháng 1 năm 1896, xuất bản vào tháng 3 năm 1896 và bao gồm một ngàn bản được phân phát cho các thành viên Katipunan trên toàn quốc. Tuy nhiên, ấn bản chỉ xuất bản đúng một lần bởi vì Katipunan đã bị Chính quyền Thực dân Tây Ban Nha phát hiện. Ông coi việc xuất bản Kalayaan là thành tựu quan trọng nhất của Katipunan. Trong một cuộc họp bí mật của tổ chức vào tháng 7 năm 1896, họ quyết định ám sát tu sĩ Augustinô người Tây Ban Nha, người đã tố giác Katipunan cho Chính quyền Thực dân Tây Ban Nha, nhưng kế hoạch thất bại. Valenzuela cũng tuyên bố rằng sau khi Katipunan bị phát hiện, ông và Bonifacio đã phân phát những lá thư đến những nhà tư bản Philippines giàu có đề nghị họ giúp đỡ về tài chính cho tổ chức, những họ lại từ chối. Ông là một thành viên của ủy ban có nhiệm vụ buôn lậu vũ khí từ Nhật Bản sang cho Katipunan. Ông cũng cùng với Bonifacio, Jacinto và Procopio Bonifacio khi họ tổ chức cuộc họp của Katipunan ở Cavite. Tại phiên họp bí mật do Bonifacio vào đêm 1 tháng 5 năm 1896 tại Barrio Ugong ở Pasig, Valenzuela đã trình bày cho tổ chức một đề xuất thu hút các khoản đóng góp mua trang bị và vũ khí từ Nhật Bản. Đề xuất đã được thông qua với điều kiện là nếu nó được chấp thuận bởi José Rizal, lúc đó đang lưu vong ở Dapitan. Valenzuela được giao nhiệm vụ thảo luận vấn đề này với Rizal và ông đã rời khỏi Dapitan vào ngày 15 tháng 6 năm 1896. Tuy nhiên, Rizal nói với ông rằng cuộc cách mạng không nên nổ ra quá sớm và sẽ cần trang bị đầy đủ vũ khí và trang bị hơn. Khi Katipunan bị phát hiện, ông đã chạy trốn đến Balintawak vào ngày 20 tháng 8 năm 1896, nhưng sau đó ông đã sử dụng lệnh ân xá mà Chính phủ Thực dân Tây Ban Nha đã đề nghị và ông đầu hàng vào ngày 1 tháng 9 năm 1896. Ông bị trục xuất sang Tây Ban Nha và bị bỏ tù ở Madrid. Sau đó ông chuyển đến Málaga, Barcelona và sau đó chuyển đến một thuộc địa của Tây Ban Nha ở Châu Phi. Ông bị giam ở đây khoảng hai năm. Ông trở lại Philippines vào tháng 4 năm 1899. Tại Manila, ông bị lên án với các cơ quan quân sự Mỹ vì là một nhà truyền giáo cấp tiến và một lần nữa bị bắt giam vào tháng 9 cùng năm. Để trấn áp sự lo lắng của Chính phủ Mỹ sau khi được thả ra, ông được bầu làm Chủ tịch địa phương của Thành phố Polo. Từ năm 1902 đến năm 1919, ông là Chủ tịch của bộ phận quân sự của Thành phố Polo. Từ năm 1919 đến năm 1925, ông phục là Thống đốc Bulacan và phục vụ nhân dân Bulacan với hai nhiệm kỳ. Với tư cách là Thống đốc, ông đã kiên quyết chống lại việc hối lộ và tham nhũng trong Chính phủ. Sau khi nghỉ hưu, ông đã viết hồi ký của mình trong những năm tháng hoạt động cách mạng. Ông cũng tiến hành nghiên cứu y khoa, nhưng chỉ vì mục đích từ thiện. Ông đã kết hôn với Marciana Castro, họ có bảy đứa con. Sáng sớm ngày 6 tháng 4 năm 1956, ông qua đời tại quê nhà, được chôn cất tại nghĩa trang địa phương. Thành phố quê hương Polo của Pío Valenzuela được đổi tên thành Thành phố Valenzuela vào năm 1960. Những nơi khác được đặt tên theo Pío Valenzuela, ngoài những nơi có tên sau Thành phố Valenzuela là: Trường Tiểu học Pío Valenzuela (Polo, Valenzuela) Đường Pío Valenzuela (thuộc Đại học Philippines Diliman, Thành phố Quezon) Phố Pío Valenzuela và Đường mở Pio Valenzuela (Marulas, Valenzuela) Đường Dr. Pio Valenzuela (Pariancillo Villa, Valenzuela) Chương trình Học bổng Tiến sĩ Pío Valenzuela được chính quyền Thành phố Valenzuela ban hành vào năm 1995 để trợ giúp giáo dục cho những công dân xứng đáng. Ngôi nhà của PÍo Valenzuela, biệt thự Pariancillo, Thành phố Valenzuela Tượng bán thân trong Bảo tàng Valenzuela Hiện vật của Valenzuela trong Bảo tàng Valenzuela Pío Valenzuela ^ a b Guillermo, Artemio (2011). Historical Dictionary of the Philippines. Maryland, United States: Scarecrow Press. tr. 455. ISBN 9780810875111. ^ Duka, Cecilio (ngày 1 tháng 1 năm 2008). Struggle for Freedom' 2008 Ed (bằng tiếng Anh). Rex Bookstore, Inc. tr. 138. ISBN 9789712350450. ^ Sibal Valdez, Maria Stella (ngày 1 tháng 1 năm 2007). Doctor Jose Rizal and the Writing of His Story (bằng tiếng Anh). Rex Bookstore, Inc. tr. 157–158. ISBN 9789712348686. ^ “Pio Valenzuela (1921-1925)”. Bulacan: Provincial Governors: Pio Valenzuela. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2016. ^ “Life Of Dr Pio Valenzuela”. www.valenzuelausa.org. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2016. ^ “Valenzuela Family Tree” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2016. ^ “Some of the Katipuneros”. www.angelfire.com. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2016. ^ PIO, Administrator, Team. “Biggest Batch of Dr. Pio Valenzuela Scholarship Grantees Announced”. www.valenzuela.gov.ph. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2017. | wikipedia |
Gang
Gang (tiếng Anh: cast iron) là một nhóm vật liệu hợp kim sắt–carbon có hàm lượng carbon lớn hơn 2,14%. Tính hữu dụng của gang nhờ vào nhiệt độ nóng chảy tương đối thấp của nó. Thành phần cấu tử trong hợp kim ảnh hưởng đến màu sắc của gang khi bị gãy: gang trắng có tạp chất carbide cho phép các vết nứt đi thẳng; gang xám có các mảnh graphit làm lệch vết nứt và tạo ra vô số vết nứt mới khi vật liệu bị vỡ; và gang cầu có các "nốt" graphit hình cầu, giúp ngăn cản việc đứt gãy tiếp tục. Thành phần hóa học của gang bao gồm chủ yếu là: sắt (hơn 95% theo trọng lượng), các nguyên tố hợp kim chính là carbon (2,14 đến 4%) và silic (1 đến 3%), ngoài ra có thêm các nguyên tố phụ như phosphor, lưu huỳnh, mangan... Gang có đặc tính giòn, ngoại trừ gang dẻo. Với điểm nóng chảy tương đối thấp, độ chảy loãng cao, tính đúc tốt, khả năng chịu nén và chống mài mòn tốt, gang đã trở thành vật liệu kỹ thuật với nhiều ứng dụng và được sử dụng trong đường ống, máy móc và các bộ phận công nghiệp ô tô, như xi lanh đầu, khối xi lanh và hộp số. Gang có khả năng chống oxy hóa. Những cổ vật bằng gang sớm nhất có niên đại từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên và được các nhà khảo cổ học phát hiện tại vùng đất ngày nay là Giang Tô ở Trung Quốc. Gang được sử dụng ở Trung Quốc cổ đại cho chiến tranh, nông nghiệp và kiến trúc. Trong thế kỷ 15, gang đã được sử dụng để sản xuất súng đại bác ở Burgundy (Pháp) và ở Anh vào thời Cải cách. Số lượng gang được sử dụng cho pháo yêu cầu sản xuất quy mô lớn. Cây cầu bằng gang đầu tiên được xây dựng vào những năm 1770 bởi Abraham Darby III, mang tên Cầu Sắt (The Iron Bridge) ở Shropshire, Anh. Gang cũng được sử dụng trong việc xây dựng các tòa nhà. Theo giản đồ trạng thái Fe-C, gang là hợp kim của sắt-carbon với lượng carbon lớn hơn 2,14%. Thành phần hóa học của gang bao gồm chủ yếu là: sắt (hơn 95% theo trọng lượng), và các nguyên tố hợp kim chính là carbon và silic. Hàm lượng của carbon trong gang nằm trong khoảng từ 2,14% và có thể lên đến 6,67% trọng lượng. Một phần đáng kể silic (1-3%) trong gang tạo thành tổ hợp hợp kim Fe-C-Si. Theo tổ chức tế vi (microstructure), có thể phân chia gang thành hai nhóm chính: gang trắng và gang graphit. Gang trắng (white cast iron) là loại gang có tổ chức tế vi tương ứng với giản đồ pha Fe-C, toàn bộ carbon của nó nằm dưới dạng liên kết hóa học với sắt trong tổ chức cementit Fe3C. Vì vậy, gang trắng luôn chứa hỗn hợp cùng tinh Ledeburit (Ledeburite). Về mặt tổ chức tế vi, gang trắng chia làm ba loại: Gang trắng trước cùng tinh (%C ≤ 4,3%), cùng tinh (%C = 4,3%), và sau cùng tinh (%C ≥ 4,3%). Mặt gãy của nó có màu sáng trắng đó là màu của cementit. Gang graphit là các loại gang mà phần lớn carbon nằm dưới dạng tự do (graphit) với hình dạng khác nhau: tấm, cầu, cụm. Gang graphit có rất ít hoặc không có tổ chức cementit Fe3C. Do vậy, mặt gãy của gang graphit có màu xám (màu của graphit). Tổ chức graphit phân bố trên nền kim loại ferrit, ferrit-peclit, và peclit. Tuỳ thuộc hình dáng của graphit người ta chia ra các loại: Gang xám (gray cast iron): Graphit dạng tấm. Gang cầu (ductile iron): Graphit dạng cầu là dạng được cầu hóa khi đúc. Gang dẻo (malleable iron): Graphit dạng cụm bông, đã được ủ "graphit hóa" từ gang trắng. Gang xám biến trắng (flame-hardened gray iron): Bản chất là gang xám nhưng có bề mặt được làm nguội nhanh khi đúc trong khuôn, nên bề mặt sẽ biến thành gang trắng. Gang graphit ngắn (compacted graphite iron, còn gọi là gang CGI, GJV, CV): Tinh thể graphit ngắn và dày hơn so với trong gang xám. Gang graphit ngắn còn được gọi là 'gang graphit thiêu kết' (sintered graphite) do các hạt hợp kim gang được ép vào khuôn ở áp suất cao và nung ở nhiệt độ cao để các hạt graphit liên kết lại với nhau. Tính chất của gang được thay đổi bằng cách thêm các nguyên tố cấu tử hợp kim khác. Ngoài carbon, silic (Si) là hợp kim quan trọng nhất vì nó đẩy carbon ra khỏi dung dịch rắn. Tỉ lệ silic thấp giúp cho phép carbon tồn tại trong dung dịch hợp kim, tạo thành cementit để sản xuất gang trắng. Tỉ lệ silic cao sẽ đẩy carbon ra khỏi dung dịch, tạo thành graphit tự do và từ đó tạo ra gang graphit như gang xám. Tùy vào tính tương tác với carbon, có thể chia các nguyên tố hợp kim thành hai nhóm: nhóm graphit-hóa và nhóm cementit-hóa. Nhóm nguyên tố graphit hóa, bao gồm silic, nhôm, niken, đồng..., làm phá cấu trúc cementit, tách carbon khỏi dung dịch rắn hợp kim, và tạo tinh thể graphit. Còn nhóm nguyên tố cementit hóa, bao gồm mangan, crom, molypden, wolfram, titan và vanadi, không tương thích với silic, giúp hỗ trợ giữ carbon trong dung dịch và tạo cấu trúc cementit. Phosphor (P) và lưu huỳnh (S) là hai nguyên tố có sẵn dưới dạng tạp chất trong quặng sắt hoặc gang thô (pig iron). Phosphor (P) tăng tính chảy loãng cho gang. Trong cấu trúc gang xám, phosphor hình thành pha phosphide độ nóng chảy thấp, thường được gọi là steadite. Ở nồng độ cao hơn, phosphor sẽ thúc đẩy tính rỗng co ngót. Lưu huỳnh (S), phần lớn từ tạp chất, tạo thành sulfide sắt (FeS), ngăn chặn sự graphit hóa và tăng độ cứng. Nồng độ tối ưu của lưu huỳnh được kiểm soát trong khoảng 0,05 đến 0,12% khối lượng. Tuy nhiên, lưu huỳnh gây ra vấn đề khi làm dung dịch gang nóng chảy trở nên sệt hơn, gây ra lỗi trong sản phẩm cuối cùng. Để chống lại tác dụng của lưu huỳnh, mangan (Mn) được thêm vào vì hai nguyên tố này sẽ kết hợp tạo thành mangan sulfide (MnS) thay vì sắt sulfide (FeS). Sắt sulfide vốn chỉ hình thành ở biên cấu trúc, trong khi mangan sulfide sẽ phân tán đều trong cấu trúc gang. Lượng mangan cần thiết để trung hòa lưu huỳnh bằng 1,7 × hàm lượng lưu huỳnh + 0,3% [Công thức: %Mn = 1,7(%S) + 0,3%]. Nếu lượng mangan quá nhiều, sẽ tạo thành mangan carbide (MnC), làm tăng độ cứng và sự làm nguội nhanh, với ngoại lệ là gang xám, vì gang xám với hàm lượng mangan 1% giúp tăng độ bền và khối lượng riêng. Niken (Ni) và đồng (Cu) giúp tăng độ bền và tính gia công, nhưng không làm thay đổi lượng graphit hình thành. carbon ở dạng graphit tạo ra một loại hợp kim sắt mềm hơn, giảm độ co ngót, giảm độ bền và giảm khối lượng riêng. Niken là một trong những nguyên tố hợp kim phổ biến nhất trong công nghệ sản xuất gang vì nó tinh chỉnh cấu trúc peclit và graphit, cải thiện độ cứng. Crom (Cr) được thêm vào với số lượng nhỏ để giảm graphit tự do, làm nguội nhanh và vì đây là chất ổn định cementit mạnh. Một lượng nhỏ thiếc (Sn) có thể được thêm vào để thay thế cho 0,5% crom. Đồng (Cu) được thêm vào trong gàu múc hoặc trong lò, với mức 0,5 - 2,5%, để giảm độ lạnh, tinh chế graphit và tăng tính chảy loãng. Molypden (Mo) được thêm vào theo thứ tự 0,3 - 1% để tăng độ lạnh và tinh chỉnh cấu trúc peclit và graphit; nó thường được thêm vào cùng với niken, đồng và crôm để tạo thành gang có độ bền cao. Titan (Ti) được thêm vào như một chất khử oxy trong hợp kim, đồng thời cũng làm tăng tính chảy loãng. Vanadi (V), nồng độ từ 0,15 đến 0,5%, được thêm vào gang để ổn định cementit, tăng độ cứng, tăng khả năng chịu mài mòn và chịu nhiệt. Zirconi (Zr), nồng độ từ 0,1 đến 0,3%, giúp graphit hóa, khử oxy trong hợp kim, và tăng tính chảy loãng. Trong dung dịch gang dẻo khi nung nóng chảy, bismuth (Bi) được thêm vào, hàm lượng 0.002 – 0.01%, để tăng lượng silic có thể được thêm vào. Trong gang trắng, boron (Bo) được thêm vào để hỗ trợ việc sản xuất gang dẻo; nó cũng làm giảm hiệu ứng thô của bismuth. Gang nói chung có cơ tính thấp hơn thép. Gang trắng có độ bền kéo rất thấp và độ giòn cao, do chứa lượng cementit. Đối với các loại gang graphit như gang xám, cầu, dẻo, mức độ tập trung ứng suất phụ thuộc vào hình dạng graphit: lớn nhất ở gang xám (graphit dạng tấm) và nhỏ nhất ở gang cầu (graphit dạng cầu tròn). Do vậy, gang cầu có độ bền cao nhất trong các loại gang. Graphit có ảnh hưởng lớn đến cơ tính của gang như: tăng khả năng chống mòn do ma sát, làm tắt rung động và dao động cộng hưởng. Gang có tính giòn cao, chịu va đập kém. Tuy nhiên, gang có tính đúc tốt (do nhiệt độ nóng chảy thấp), độ chảy loãng cao, độ co ngót ít, dễ điền đầy vào khuôn, chịu nén rất tốt, đồng thời chịu tải trọng tĩnh khá tốt. Các loại gang graphit dễ gia công bằng các dụng cụ cắt gọt (do graphit trong gang làm phoi dễ gãy vụn). Các loại gang graphit được dùng phổ biến trong lĩnh vực chế tạo cơ khí và các lĩnh vực khác. Ví dụ, trong xe hơi, các chi tiết bằng gang có thể chiếm tới 50% khối lượng kim loại, còn trong các thiết bị và máy tĩnh tại, tỉ lệ này có thể lên tới 80%.[cần dẫn nguồn] Gang được sử dung làm các chi tiết chịu tải trọng tĩnh và ít chịu va đập, các chi tiết chịu mài mòn, ma sát làm việc trong điều kiện khó bôi trơn. Các ví dụ chi tiết làm bằng gang bao gồm: bệ máy, vỏ máy, thân máy, hộp máy, bánh đai, bánh đà, hộp số, xi lanh động cơ, vòng bạc piston... Từ gang bắt nguồn từ từ tiếng Hán thượng cổ 鋼 (có nghĩa là gang, thép). Chữ Hán 鋼 có âm Hán Việt là cương. William H. Baxter và Laurent Sagart phục nguyên âm tiếng Hán thượng cổ của từ 鋼 là /*C.kˤaŋ/. Từ tiếng Hán thượng cổ 鋼 bắt nguồn từ từ 剛 (âm Hán Việt: cương, có nghĩa là cứng). Baxter và Sagart phục nguyên âm tiếng Hán thượng cổ của từ 剛 là /*kˤaŋ/. ^ carbide. Trong hợp kim gang, cementit là tên thường được sử dụng hơn ^ Tiếng Anh: Trước cùng tinh - hypoeutectic; cùng tinh - eutectic; sau cùng tinh - hypereutectic ^ Tiếng Anh: ferrit - ferrite; peclit - pearlite ^ Compacted Graphite Iron, Vermicular Graphite Iron, Compacted Vermicular ^ Tiếng Anh: graphite-forming elements và cementite-forming elements ^ Khử oxy trong hợp kim, tiếng Anh: deoxidize ^ Campbell 2008, tr. 453 ^ Wagner 1993 ^ Krause 1995, tr. 40 ^ Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 3902:1984 ^ a b c Lakhtin 1950, tr. 391-393 ^ Berns & Theisen 2008, tr. 31-33 ^ Berns & Theisen 2008, tr. 147-149 ^ Berns & Theisen 2008, tr. 150-152 ^ Berns & Theisen 2008, tr. 154-156 ^ “Compacted Graphite Iron: Mechanical and Physical Properties for Engine Design” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2020. ^ Berns & Theisen 2008, tr. 152-154 ^ Wright, G. (2015). Fundamentals of Medium/Heavy Duty Diesel Engines. Jones & Bartlett Learning. tr. 311. ISBN 978-1-284-06705-7. ^ a b Lakhtin 1950, tr. 393-394 ^ a b c Davis 2001, tr. 26 ^ Davis 2001, tr. 27 ^ a b c Gillespie 1988 ^ a b Berns & Theisen 2008, tr. 144 ^ a b Berns & Theisen 2008, tr. 79-121 ^ Lyons, William C. and Plisga, Gary J. (eds.) Standard Handbook of Petroleum & Natural Gas Engineering, Elsevier, 2006 ^ Mark J. Alves. "Identifying Early Sino-Vietnamese Vocabulary via Linguistic, Historical, Archaeological, and Ethnological Data". Bulletin of Chinese Linguistics, Volume 9, Issue 2, năm 2016, trang 265, 266. ^ Mark J. Alves. "Identifying Early Sino-Vietnamese Vocabulary via Linguistic, Historical, Archaeological, and Ethnological Data". Bulletin of Chinese Linguistics, Volume 9, Issue 2, năm 2016, trang 266. ^ Axel Schuessler. ABC Etymological Dictionary of Old Chinese. Honolulu: University of Hawaiʻi Press, năm 2007, trang 250. ^ William H. Baxter, Laurent Sagart. Old Chinese: A New Reconstruction. New York: Oxford University Press, năm 2014, trang 227. Berns, H.; Theisen, W. (2008). Ferrous Materials: Steel and Cast Iron. Springer Berlin Heidelberg. ISBN 978-3-540-71848-2.Quản lý CS1: postscript (liên kết) Campbell, F.C. (2008). Elements of Metallurgy and Engineering Alloys. Materials Park, Ohio: ASM International. tr. 453. ISBN 978-0-87170-867-0. Davis, J.R. (2001). Alloying: Understanding the Basics. ASM International. ISBN 978-1-61503-063-7. Gillespie, LaRoux K. (1988). Troubleshooting manufacturing processes (ấn bản 4). SME. tr. 4–4. ISBN 978-0-87263-326-1. Gloag, J.; Bridgwater, D.L. (1948). A history of cast iron in architecture. G. Allen and Unwin. Krause, Keith (1995). Arms and the State: Patterns of Military Production and Trade. Cambridge University Press. tr. 40. ISBN 978-0-521-55866-2. Lakhtin, Y. (1950). Engineering Physical Metallurgy. Moscow: Foreign Languages Publishing House. Lewis, P. (2007). Disaster on the Dee Collapse of Dee Bri. History Press Limited. ISBN 978-0-7524-4266-2. Wagner, Donald B. (1993). Iron and Steel in Ancient China. BRILL. tr. 335–340. ISBN 978-90-04-09632-5. Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 2361:1989 Gang đúc. Yêu cầu kỹ thuật (Foundry pig iron. Specifications). Metallurgy of Cast Irons, Cambridge University ASTM - Cast Iron Standards Lưu trữ 2020-08-08 tại Wayback Machine | wikipedia |
Phú Thịnh, Bình Long
Phú Thịnh là một phường thuộc thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước, Việt Nam. Phường Phú Thịnh có vị trí địa lý: Phía đông giáp huyện Hớn Quản Phía tây giáp phường An Lộc Phía nam giáp phường Phú Đức Phía bắc giáp xã Thanh Phú. Phường có diện tích 3,94 km², dân số năm 2009 là 6.320 người, mật độ dân số đạt 1.606 người/km². Phường Phú Thịnh được thành lập vào ngày 11 tháng 8 năm 2009 trên cơ sở 393,61 ha diện tích tự nhiên và 6.320 người của thị trấn An Lộc. ^ a b c “Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc huyện Chơn Thành, huyện Bình Long, huyện Phước Long; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bình Long, huyện Phước Long để thành lập thị xã Bình Long, thị xã Phước Long; thành lập các phường trực thuộc thị xã Bình Long, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước”. ^ Tổng cục Thống kê | wikipedia |
Luca Kim Woon-hoe
Lucas Kim Woon-hoe (sinh 1944; tiếng Hàn:김운회 루가) là một Giám mục người Hàn Quốc của Giáo hội Công giáo Rôma. Ông hiện là Giám mục chính tòa Giáo phận Chuncheon, một giáo phận có địa phận tại hai miền Triều Tiên và Giám quản Tông Tòa Giáo phận Hàm Hưng, tại Triều Tiên. Ông cũng từng đảm trách nhiệm vụ là Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Seoul. Giám mục Lucas Kim Woon-hoe sinh ngày 18 tháng 10 năm 1944 tại Seoul, Hàn Quốc. Sau quá trình tu học dài hạn tại các chủng viện theo quy định của Giáo luật, ngày 8 tháng 12 năm 1973, Phó tế Woon-hoe, 29 tuổi, tiến đến việc được truyền chức linh mục, do Hồng y Stephen Kim Sou-hwan, Tổng giám mục Seoul. Tân linh mục tcũng chính là thành viên của linh mục đoàn Tổng giáo phận Seoul. Sau gần 30 năm thực hiệnc ác công việc mục vụ trên cương vị là một linh mục, ngày 12 tháng 10 năm 2002, tin tức từ Tòa Thánh loan báo việc Giáo hoàng đã quyết định tuyển chọn linh mục Lucas Kim Woon-hoe, 58 tuổi, gia nhập vào hàng ngũ các Giám mục, cụ thể với chức danh Giám mục Phụ tá Tổng giáo phận Seoul và danh hiệu Giám mục Hiệu tòa Vadesi. Lễ tấn phong cho vị giám mục tân cử được tổ chức sau đó vào ngày 21 tháng 11 cùng năm, với phần nghi lễ truyền chức được cử hành bởi 3 giáo sĩ cap cấp. Chủ phong cho vị tân chức là Tổng giám mục Nicholas Cheong Jin-Suk, Tổng giám mục chính tòa Tổng giáo phận Seoul. Hai vị còn lại với vai trò phụ phong gồm có Giám mục Joseph Lee Han-taek, S.J., Giám mục Phụ tá Seoul và Giám mục Andrew Yeom Soo-jung, cũng là một giám mục Phụ tá khác của Seoul. Tân giám mục chọn cho mình châm ngôn:Unanimes caritate. Ngày 28 tháng 1 năm 2010, Tòa Thánh công bố thông tin rằng Giáo hoàng đã quyết định thuyên chuyển Giám mục Woon-hoe làm Giám mục chính tòa Giái phận Chuncheon và Giám quản Tông Tòa Giáo phận Hàm Hưng, thuộc Triều Tiên. Tân giám mục đã đến Chuncheon nhận nhiệm sở mới của mình vào ngày 25 tháng 3 sau đó. Giám mục Kim cũng từng tham dự hai chuyến đi viếng thăm Tòa Thánh cùng các giám mục Hàn Quốc được tổ chức vào tháng 11 năm 2007 và tháng 3 năm 2015. ^ a b Diocese of Chuncheon 춘천 - South Korea, North Korea ^ a b c d Bishop Lucas Kim Woon-hoe (Un-hoe) - Bishop of Ch’unch’ŏn, Korea (South) - Apostolic Administrator of Hamhŭng | wikipedia |
Kiyomizu-dera
Kiyomizu-dera (清水寺 (Thanh Thủy tự), Kiyomizu-dera?), tên chính thức là Otowa-san Kiyomizu-dera (音羽山清水寺 (Âm Vũ Sơn Thanh Thủy tự), Otowa-san Kiyomizu-dera?) là một ngôi chùa độc lập ở phía đông Kyōto, Nhật Bản. Ngôi chùa này là một phần của Di sản văn hóa cố đô Kyōto theo UNESCO. Không nên nhầm lẫn ngôi chùa này với Kiyomizu-dera tại Yasugi, Shimane, là một trong 33 ngôi chùa thuộc Chặng hành hương Quan Âm qua 33 chùa vùng Chūgoku dọc phía Tây (chính xác là vùng Chūgoku) của Nhật Bản. Kiyomizu-dera được thành lập vào cuối thời kỳ Nara. Ngôi chùa được được một nhà sư là Enchin (延鎮 (Diên Trấn), Enchin?) trụ trì thành lập và xây dựng năm 778, tuy nhiên, chùa nhiều lần bị cháy, và những kiến trúc hiện nay của chùa được xây từ năm 1633, theo lệnh của Tokugawa Iemitsu. Không có chiếc đinh nào được sử dụng trong toàn bộ cấu trúc của chùa. Kiyomizu-dera được lấy tên dựa theo thác nước đơn lẻ chảy ra khỏi ngọn núi gần đó, trong đó, Kiyomizu mang nghĩa thanh thủy - dòng nước trong lành, hoặc dòng nước tinh khiết. Ban đầu, ngôi chùa được liên kết với môn phái Hossō - tên gọi tiếng Nhật của một nhánh Duy Thức tông ở vùng Đông Á - bắt đầu từ thời kỳ Nara. Tuy nhiên, mối liên kết này bị huỷ bỏ vào năm 1965, và những trụ trì hiện tại của chùa tự nhận mình là môn đồ của phái "Kitahossō" (北法相宗 - Bắc Pháp Tướng tông). Sảnh chính có mái hiên lớn, được đỡ bởi những cây cột cao, nhô ra trên sườn đồi, tạo một cảnh quan ấn tượng cho thành phố. Các mái hiên lớn và hội trường chính đã được xây dựng tại nhiều công trình nổi tiếng trong suốt thời kỳ Edo để chứa được số lượng lớn những khách hành hương. Thành ngữ phổ biến "nhảy khỏi đài Kiyomizu" trong tiếng Nhật là một câu nói tương đương với thành ngữ tiếng Anh "to take the plunge" - quyết tâm hành động, làm một điều gì đó đắn đo từ lâu. Điều này đề cập đến một truyền thống trong thời kỳ Edo mà theo đó, nếu một người còn sống sau khi nhảy từ độ cao 13m từ đài chính xuống đất, điều ước của người đó sẽ trở thành hiện thực. 234 cú nhảy được ghi nhận thực hiện trong thời Edo, và trong số đó 85.4% còn sống sót. Hành động này sau đó đã bị nghiêm cấm. Bên dưới hội trường chính là thác nước Otowa (Otowa no taki), nơi ba dòng suối nhỏ chảy vào một cái ao. Du khách có thể chạm tay vào và uống nước ở ao, điều được cho là sẽ giúp thực hiện điều ước, ngoài ra còn sẽ trường thọ, khỏe mạnh và thành công trong học tập . Tuy nổi tiếng là một ngôi chùa Phật giáo, nhưng trong quần thể kiến trúc ở đây không chỉ có chùa, mà còn có cả đền thờ của Thần đạo. Đền thờ được nhiều khách tham quan tham bái nhất là đền Jishu (Jishu jinja) thờ Ōkuninushi - thần của tình yêu và đôi lứa. Đền Jishu sở hữu một cặp "đá tình yêu" được đặt cách nhau 18m, mà du khách cô đơn có thể cố gắng đi bộ giữa hai tảng đá khi nhắm mắt. Thành công trong việc chạm được vào tảng đá bên kia với đôi mắt nhắm lại ngụ ý rằng những người hành hương sẽ tìm thấy được tình yêu, hay có được tình yêu đích thực. Một người khác có thể hỗ trợ khi người đó đang đi, nhưng hành động đó mang ý nghĩa rằng một người song hành sẽ là cần thiết. Quan hệ tình cảm của người hỗ trợ đó cũng có thể hỗ trợ hai người này. Kiyomizu-dera cũng cung cấp những lá bùa khác nhau, hương, và o-mikuji (thẻ vận mệnh, thẻ cầu may). Ngôi chùa này đặc biệt nổi tiếng trong các lễ hội (đặc biệt là vào năm mới và trong suốt lễ hội obon trong mùa hè) khi có thêm các gian hàng được mở, bán thực phẩm truyền thống trong mùa lễ, cũng như đồ lưu niệm cho đám đông các du khách. Năm 2007, Kiyomizu-dera là một trong 21 ứng cử viên cuối cùng của Bảy kỳ quan thế giới mới. Tuy nhiện, nó không được chọn là một trong bảy địa điểm chiến thắng. Kiyomizu-dera vào mùa thu Kiyomizu-dera vào mùa đông Một nhân vượng môn (cổng thiên) Mặt sau của chùa và các công trình xây dựng liền kề Pho tượng nhỏ của Địa Tạng (hoặc Jizō) en masse () Otowa-no-taki, thác nước nơi du khách uống để có được sức khỏe, sự trường thọ, và thành công trong học tập Torii hoặc Jishu-jinja, một ngôi đền để "mai mối" Ngôi chùa ba tầng vào lúc chiều tà Kiyomizu-dera khi được chiếu sáng Di sản văn hóa cố đô Kyōto Danh sách chùa ở Kyōto Danh sách Quốc bảo của Nhật Bản (đền thờ) Từ điển Phật giáo Nhật Bản - các chú thích cho các từ ngữ liên quan đến Phật giáo Nhật Bản, nghệ thuật Phật giáo Nhật Bản, kiến trúc chùa Phật giáo của Nhật Bản Bảy kỳ quan thế giới mới - Danh sách các ứng cử viên khác của Wikipedia có thể tìm thấy tại đây. Du lịch Nhật Bản ^ “Historic Monuments of Ancient Kyoto (Kyoto, Uji and Otsu Cities)”. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2008. ^ Ponsonby-Fane (1956), p. 111. ^ Graham (2007), p. 37 ^ a b “Kiyomizu Temple”. 7 tháng 4 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2008. ^ a b c d “Kiyomizudera, Kyoto”. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2008. ^ Graham (2007), p. 32 ^ “Kiyomizu-deploy”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2015. ^ Graham 2007, p. 80 ^ http://old.dulich.tuoitre.vn/Pages/Printview.aspx?ArticleID=582678 ^ “japanvisitor.com”. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2010. ^ “Kiyomizu-dera Temple”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2008. ^ “The Finalists for The Official New 7 Wonders of the World”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2009. Graham, Patricia J. (2007) Faith and Power in Japanese Buddhist Art (Honolulu: University of Hawaii Press) ISBN 978-0-8248-3126-4. Ponsonby-Fane, Richard Arthur Brabazon. (1956) Kyoto: The Old Capital of Japan, 794-1869. Kyoto: The Ponsonby Memorial Society. Thông tin và hình ảnh (tiếng Anh) Lưu trữ 2019-06-09 tại Wayback Machine Chùa Kiyomizu-dera tại Official Kyoto Travel Guide Lưu trữ 2008-12-10 tại Wayback Machine Trang chủ chùa Kiyomizu-dera (tiếng Nhật) Hình ảnh và thông tin chi tiết của địa điểm hành hương Kiyomizu-dera Cổng thông tin Nhật Bản Cổng thông tin Tôn giáo | wikipedia |
Tĩnh Chí Viễn
Tĩnh Chí Viễn (tiếng Trung: 靖志远; bính âm: Jìng Zhìyuǎn; sinh tháng 12 năm 1944) là Thượng tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Ông từng giữ chức vụ Ủy viên Ủy ban Quân sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên Ủy ban Quân sự Trung ương Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Tư lệnh Quân đoàn Pháo binh số 2 (nay là Quân chủng Tên lửa PLA). Tĩnh Chí Viễn sinh tháng 12 năm 1944 tại Lâm Thuật, tỉnh Sơn Đông, thiếu niên thì chuyển đến Tương Phàn, tỉnh Hồ Bắc (nay là Tương Dương). Tháng 8 năm 1963, Tĩnh Chí Viễn tham gia Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc trở thành chiến sĩ pháo binh. Tháng 3 năm 1965 đến tháng 6 năm 1967, Tĩnh Chí Viễn học tại Trường Pháo binh Vũ Uy. Tháng 6 năm 1967, ông được bổ nhiệm làm Phó Trung đội trưởng, Quân đoàn Pháo binh số 2. Tháng 12 năm 1969, Tĩnh Chí Viễn gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tháng 12 năm 1969, ông được bổ nhiệm giữ chức Trung đội trưởng rồi Phó Tiểu đoàn trưởng, Quân đoàn Pháo binh số 2. Tháng 11 năm 1970 đến tháng 11 năm 1985, ông là Tham mưu phòng tác huấn, Phó Trưởng phòng tác huấn của Bộ Tư lệnh Căn cứ thuộc Quân đoàn Pháo binh số 2, Phó Trung đoàn trưởng kiêm Tham mưu trưởng và Chi đội trưởng. Tháng 11 năm 1985 đến tháng 2 năm 1993, ông đảm nhiệm vị trí Tham mưu trưởng Căn cứ, Phó Tư lệnh Căn cứ thuộc Quân đoàn Pháo binh số 2. Tháng 7 năm 1990, ông được phong quân hàm Thiếu tướng. Tháng 2 năm 1993, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Căn cứ thuộc Quân đoàn Pháo binh số 2. Tháng 2 năm 1999, ông được bổ nhiệm giữ chức Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Quân đoàn Pháo binh số 2, Tham mưu trưởng Quân đoàn Pháo binh số 2. Tháng 7 năm 2000, Tĩnh Chí Viễn được thăng quân hàm Trung tướng. Tháng 1 năm 2003, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân đoàn Pháo binh số 2, kế nhiệm Dương Quốc Lương. Ngày 19 tháng 9 năm 2004, ông được bầu làm Ủy viên Ủy ban Quân sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ngày 25 tháng 9 năm 2004, ông được thăng quân hàm Thượng tướng. Tháng 10 năm 2012, Tĩnh Chí Viễn được miễn nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân đoàn Pháo binh số 2, thay ông ở vị trí này là Phó Tổng Tham mưu trưởng PLA Ngụy Phượng Hòa. Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVI, XVII. ^ a b c d e f g “Sơ yếu lý lịch Tĩnh Chí Viễn”. 搜狐军事. 30 tháng 10 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2019. ^ “China's man behind the missiles”. Asia Times. 5 tháng 10 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2010. ^ “Promotions to help Hu build armed forces base”. China Central Television. 26 tháng 9 năm 2004. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2010. ^ “Professionalism and Factionalism in the PLA Leadership Selection”. | wikipedia |
Trịnh Bửu Hoài
Trịnh Bửu Hoài là một nhà thơ, nhà văn, nhà báo Việt Nam. Trịnh Bửu Hoài là họ tên thật. Ông sinh ngày 16 tháng 5 năm 1952 tại Mỹ Đức, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Ông mất ngày 8 tháng 12 năm 2022. Ông sáng tác từ trước 1966. Từ 1975 cho đến 2011, ông từng trải qua các chức vụ: Phóng viên Đài phát thanh Châu Đốc, Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật thị xã Châu Đốc, Chủ tịch Hội liên hiệp văn học nghệ thuật tỉnh An Giang (nhiệm kỳ 2005-2010), Phó Ban công tác Hội Nhà văn Việt Nam tại Đồng bằng sông Cửu Long. Theo cuốn Kỷ yếu hội viên Hội liên hiệp văn học nghệ thuật tỉnh An Giang (nhiệm kỳ 2005-2010), thì Trịnh Bửu Hoài là hội viên của các hội: Hội nhà văn Việt Nam, Hội nhà báo Việt Nam, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, và Hội khoa học lịch sử Việt Nam. Tính đến năm 2014, Trịnh Bửu Hoài đã xuất bản 51 tác phẩm, gồm: Thơ, trường ca, bút ký, truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện dài, biên khảo...Dưới đây là một số tác phẩm chính của ông: Thơ tình (thơ, 1974) Mùa trăng (thơ, 1984) Giữa hai mùa hẹn ước (trường ca, 1985) Nửa tuần trăng mật (tiểu thuyết, 1989) Quê xa (thơ, 1994) Lẽo đẽo bụi hồng (thơ, 1995) Vườn chim áo trắng (thơ, 1988) Tứ tuyệt mùa xuân (thơ, 2000) Ký ức (thơ, 2002) Màu tím học trò (truyện, 2003) Chim xa cành (truyện ngắn, 2004) Ngan ngát mùa xưa (thơ, 2005)... Trong quá trình công tác và sáng tác, ông đã được trao tặng: Giải thưởng 20 năm giải phóng miền Nam do tỉnh An Giang trao tặng, 1995. Giải thưởng Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, 2000. Thơ Trịnh Bửu Hoài Lưu trữ 2011-11-21 tại Wayback Machine Trên trang web Văn nghệ Cửu long. Trịnh Bửu Hoài - Phiêu bạt giữa một dòng thơ[liên kết hỏng] Bài viết của Ngô Nguyên Nghiễm. | wikipedia |
Quần đảo Bắc Mariana
Quần đảo Bắc Mariana, tên chính thức là Thịnh vượng chung Quần đảo Bắc Mariana (Commonwealth of the Northern Mariana Islands), là một lãnh thổ chưa hợp nhất và thịnh vượng chung của Hoa Kỳ bao gồm 14 đảo nằm trong tây bắc Thái Bình Dương. Quần đảo Bắc Mariana chiếm 14 đảo phía bắc của Quần đảo Mariana. Đảo xa nhất ở phía nam Quần đảo Mariana là Guam cũng là một lãnh thổ khác riêng biệt của Hoa Kỳ. Cả Quần đảo Bắc Mariana và Guam là hai lãnh thổ cực đông nhất của Hoa Kỳ (nằm ở phía tây đường đổi ngày). Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ báo cáo tổng diện tích đất của quần đảo là 463,63 km² (179,01 dặm vuông). Dân số của quần đảo là 80.362 (ước tính vào năm 2005). Điều tra dân số chính thức năm 2000 của Hoa Kỳ cho biết con số là 69.221. Cũng lưu ý rằng Quần đảo Mariana có tỉ lệ giới tính nữ so với nam cao nhất thế giới, trung bình cứ 77 nam thì có 100 nữ. Quần đảo Bắc Mariana cùng với Guam ở phía nam, hợp thành Quần đảo Mariana. Các đảo phía nam là đảo đá vôi với nền đất bằng phẳng và có các dãy đá san hô viền quanh. Các đảo phía tây là đảo núi lửa, có núi lửa vẫn còn hoạt động như trên Anatahan, Pagan và Agrihan. Núi lửa trên Agrihan là điểm cao nhất trong quần đảo (965 mét). Khoảng một phần năm đất đai trồng trọt được, một phần mười là các đồng cỏ thiên nhiên. Nguồn lợi thiên nhiên chủ yếu là cá nhưng cũng là điều gây nên mâu thuẫn với việc bảo vệ các loài vật thú hiếm. Những phát triển trước đây tạo ra các vùng chứa rác mà cần phải dọn dẹp và nó cũng gây ra ô nhiễm nguồn nước ngầm tại Saipan, có thể đã mang đến bệnh tật. Anatahan là một đảo núi lửa nhỏ, 120 km (80 dặm) về phía bắc của Đảo Saipan và 320 km (200 dặm) về phía bắc Guam. Đảo dài khoảng 9 km (5.6 dặm) và rộng khoảng 3 km (2 dặm). Anatahan bỗng nhiên phun lửa từ miệng núi lửa phía đông vào ngày 10 tháng 5 năm 2003 lúc 5:00 p.m. (17:00h). Từ lúc đó đến nay nó tiếp tục thay đổi giữa giai đoạn phun và bình lặng. Vào ngày 6 tháng 4 năm 2005, khoảng 50.000 mét khối tro bụi và đá bị tung lên, tạo thành một đám mây lớn và đen trôi về phía nam trên Saipan và Tinian. Những lần phun vừa qua khiến nhiều chuyến bay thương mại phải đổi đường bay. Quần đảo có khí hậu nhiệt đới biển trung hòa bởi gió mùa đông bắc hay còn gọi là gió mậu dịch. Có ít thay đổi nhiệt độ giữa các mùa; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 6, và mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 10 có thể có bão. Sách ghi Kỷ lục Thế giới Guinness (Guinness Book of World Records) nói rằng Saipan có nhiệt độ đều hòa nhất thế giới. Cuộc thám hiểm khu vực này lần đầu tiên của người châu Âu là do Ferdinand Magellan thực hiện năm 1521. Ông đổ bộ lên Đảo Guam cạnh đó và tuyên bố chủ quyền quần đảo cho Tây Ban Nha. Sau khi ông gặp mặt người bản thổ và được cho tỉnh dưỡng nghỉ ngơi ăn uống, để đổi lại người bản thổ Chamorros tự ý lấy một chiếc xuồng nhỏ thuộc đội thuyền của Magellan. Chuyện này đã dẫn đến sự xung đột văn hóa vì đối với văn hóa cổ của người Chamorro, có rất ít nếu không nói là không có gì là của riêng và chuyện lấy đồ mà mình cần giống như xuồng để đi câu cá thì không thể xem đó là ăn cắp trong mắt người dân địa phương. Vì hiểu lầm văn hóa, khoảng sáu người dân địa phương bị hạ sát và một làng với 40 căn nhà bị đốt cháy trước khi chiếc xuồng được lấy lại và cả dãy quần đảo sau này có một cái tên đầu kinh bỉ là Islas de los Ladrones ("Quần đảo của những kẻ trộm"). Quần đảo sau đó bị Tây Ban Nha thôn tính và quản lý từ Philippines như là một phần của Đông Ấn thuộc Tây Ban Nha. Người Tây Ban Nha xây một Cung điện Hoàng gia tại Guam cho Thống đốc Quần đảo (dấu vết của nó vẫn còn thấy vào năm 2006). Guam là một trạm dừng chân quan trọng từ México cho các đội thuyền buồm mang vàng và nhiều đồ quý giá khác giữa Philippines và Tây Ban Nha. Có nhiều thuyền buồm Tây Ban Nha bị chìm mà không tìm lại được ngoài khơi Guam. Năm1668 quần đảo được Padre Diego Luis de Sanvitores đặt tên lại là Las Marianas là tên của Mariana nước Áo, hóa phụ của vua Tây Ban Nha Philip IV. Gần như toàn bộ thổ dân trên quần đảo chết dần mòn dưới sự cai trị của Tây Ban Nha, nhưng những người dân định cư mới, chủ yếu là người từ Philippines và Quần đảo Caroline, được đưa vào để tăng dân số cho quần đảo. Mặc dù vậy, dân số người Chamorro dần dần tăng lên và tiếng Chamorro, tiếng Filipino và tiếng Caroline trên căn bản vẩn khác biệt trên quần đảo cho đến ngày nay. Quần đảo Mariana bị Đức kiểm soát một thời kỳ ngắn ngủi khi Tây Ban Nha bán quần đảo cho Đức, ngoại trừ Guam. Năm 1919 Nhật Bản xâm lược và chiếm đóng quần đảo và Hội Quốc Liên, tiền thân của Liên Hợp Quốc trao ủy thác quần đảo cho Nhật Bản. Đế quốc Nhật Bản chiếm Đảo Guam trong Chiến tranh thế giới thứ hai và dời chính quyền cai trị Nhật Bản về Guam. Nhật Bản sáp nhập Quần đảo Mariana mà không có sự ủng hộ của người cư dân của quần đảo và quân đội Nhật Bản bị tố cáo là đã thực hiện tội diệt chủng trong thời gian chiếm đóng quần đảo, bao gồm việc tra tấn và tàn sát cư dân trên cả Đảo Guam và quần đảo Bắc Mariana. Năm 1944, Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ chiếm Guam với một giá rất đắt về sinh mạng. Từ ngoài biển nhìn vào thì không thấy các pháo đài phòng thủ của Nhật Bản. Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ phần lớn bị quét ngã như rạ bởi lực lượng phòng thủ của Nhật Bản khi họ tiến đến gần. Tuy nhiên Thủy quân Lục chiến thành công và lấy được cả Saipan và các đảo xa hơn về phía bắc. Tư lệnh Nhật Bản viết thư cho Thiên hoàng Hirohito xin lỗi vì để mất quần đảo và rồi tự sát. Ngày 15 tháng 6 năm 1944, Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đổ bộ lên quần đảo và cuối cùng đánh thắng Trận Saipan trong ba tuần giao tranh ác liệt. Quần đảo Mariana là phần cực điểm trong trang cuối cùng của cuộc chiến khi Tinian cung cấp điểm xuất phát cho việc dội bom Hiroshima. Và đây là ghi chú bên lề bất thường, với việc ký hiệp ước đình chiến, cuộc chiến chưa hẳn là chấm dứt đối với tất cả mọi người. Vào năm 1972, Shoichi Yokoi, một người lính Nhật Bản đã sống ẩn núp gần ngôi làng Talofofo từ thời Chiến tranh thế giới thứ hai. Ông ta là người lính cuối cùng còn đang thi hành nhiệm vụ khi người Nhật Bản rời bỏ Guam, và gia đình ông nghĩ rằng ông đã chết trong lúc chiến đấu. Sau khi Nhật Bản bại trận, quần đảo được quản lý bởi Hoa Kỳ như là một phần của Lãnh thổ Ủy thác Quần đảo Thái Bình Dương của Liên Hợp Quốc; như thế về quốc phòng và đối ngoại là trách nhiệm của Hoa Kỳ. Cư dân Quần đảo Bắc Mariana quyết định vào năm 1970 là không giành độc lập nhưng thay vì vậy mở một nối liên kết gần gũi với Hoa Kỳ. Thương lượng để tìm một tình trạng chính trị lãnh thổ bắt đầu vào năm 1972. Một hiệp ước thành lập khu thịnh vượng chung liên hiệp chính trị với Hoa Kỳ được chấp thuận vào năm 1975. Một chính quyền mới và hiến pháp mới bắt đầu có hiệu lực vào năm 1978. Quần đảo Bắc Mariana là một vùng thịnh vượng chung liên hiệp chính trị với Hoa Kỳ. Ngân quỹ liên bang dành cho vùng thịnh vượng chung do Phòng Quốc hải vụ Hoa Kỳ thuộc Bộ Nội vụ Hoa Kỳ điều hành. Như các lãnh thổ khác và các chính phủ của các tiểu bang, quyền hành pháp được thực hiện bởi Thống đốc Quần đảo Bắc Mariana. Quyền lập pháp nằm trong tay Lập Pháp Lưỡng viện Quần đảo Bắc Mariana. Tư pháp đứng độc lập khỏi ngành hành pháp và lập pháp. Tuy nhiên, nền chính trị tại quần đảo thường mang tính chất quan hệ gia đình và trung thành với cá nhân. Một gia đình lớn gồm nhiều thế hệ thì quan trọng hơn là phẩm chất cá nhân của người ra ứng cử. Nhiều người chỉ trích, bao gồm tác giả trang mạng [saipansucks.com] tố cáo đây chính là chủ nghĩa gia đình trị mang vỏ bọc dân chủ bên ngoài. Quần đảo Bắc Mariana là nơi của một sự việc gây tranh cãi có liên quan đến Dân biểu John Doolittle (Cộng hoà, California), Jack Abramoff, và Dân biểu Richard Pombo (Cộng hoà, California) vì mối quan hệ bị tố cáo là liên quan đến Hội Sản xuất Hàng dệt may Saipan và Quần đảo Bắc Mariana trong vai trò ngăn cản ngành lập pháp truy cứu các xưởng làm thuê như nô lệ và ổ chứa mại dâm tại quần đảo trong năm 2001. Quần đảo Bắc Mariana bị tố cáo là chứa chấp các hình thức lạm dụng lao động nhất không nơi nào bằng tại Hoa Kỳ. Theo Quỹ Hành động vì Tiến bộ Mỹ (American Progress Action Fund), "Những kẻ buôn người đem hàng ngàn người đến đó làm việc như các nô lệ tình dục và trong các xưởng may làm việc nặng nhọc trong điều kiện tù túng. Nơi đây quần áo may xong được gắn nhãn hiệu "Chế tạo tại Hoa Kỳ" và giao hàng cho các thương hiệu chính." Năm 1947, Quần đảo Bắc Mariana trở thành một phần trong "Lãnh thổ Ủy thác Quần đảo Thái Bình Dương" của Liên Hợp Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai (Trust Territory of the Pacific Islands - TTPI). Hoa Kỳ trở thành thẩm quyền quản lý Lãnh thổ Ủy thác Quần đảo Thái Bình Dương theo các điều khoản của một thỏa hiệp ủy thác. Năm 1976, Quốc hội chấp thuận một Hiệp ước có thương thảo hai bên để thiết lập một Thịnh vượng chung Quần đảo Bắc Mariana (CNMI) liên hiệp chính trị với Hoa Kỳ. Chính quyền Thịnh vượng chung Quần đảo Bắc Mariana ban hành hiến pháp riêng của mình vào năm 1977, và chính quyền hiến pháp nhậm chức vào tháng 1 năm 1978. Hiệp ước được áp dụng triệt để vào ngày 3 tháng 11 năm 1986, theo đúng Tuyên cáo Tổng thống số. 5564, ban quyền công dân Hoa Kỳ cho các cư dân hội đủ tiêu chuẩn là cư dân hợp pháp của vùng Thịnh vượng chung Quần đảo Bắc Mariana. Ngày 22 tháng 12 năm 1990, Hội đồng Bảo an Liên hiệp Quốc chấm dứt Lãnh thổ Ủy thác Quần đảo Thái Bình Dương như được áp dụng cho Thịnh vượng chung Quần đảo Bắc Mariana và năm đảo khác của Quần đảo Marshall và Liên bang Micronesia (Chuuk, Kosrae, Pohnpei và Yap). Tất cả là 7 khu ban đầu của Lãnh thổ Ủy thác Quần đảo Thái Bình Dương. Theo hiệp ước, tổng quát, luật liên bang áp dụng cho Thịnh vượng chung Quần đảo Bắc Mariana. Tuy nhiên, Thịnh vượng chung Quần đảo Bắc Mariana ở bên ngoài lãnh thổ hải quan của Hoa Kỳ. Mặc dù những luật lệ về nội thu áp dụng trong hình thức là một thứ thuế thu nhập địa phương, hệ thống thuế thu nhập phần nhiều là quyết định bởi địa phương. Theo Hiệp ước, mức lương tối thiểu và luật di trú liên bang sẽ không áp dụng với Quần đảo Bắc Mariana. Quần đảo Bắc Mariana hưởng lợi từ các trợ cấp đáng kể và tài trợ phát triển từ Chính phủ liên bang Hoa Kỳ. Nền kinh tế phụ thuộc nặng về du lịch, đặc biệt là từ Nhật Bản, và lĩnh vực sản xuất hàng dệt may đang suy thoái nhanh. Kỹ nghệ du lịch cũng suy thoái. Từ cuối năm 2006, du lịch giảm 15,23 phần trăm. Quần đảo Bắc Mariana đã thành công trong việc sử dụng vị trí của nó thành vùng tự do mậu dịch với Hoa Kỳ trong lúc đó lại không bị chi phối bởi luật lao động của Hoa Kỳ. Thí dụ, tiền lương tối thiểu 3,05 USD một giờ tại quần đảo thấp hơn nhiều so với tại Hoa Kỳ và những bảo hộ lao động khác còn yếu kém nên chi phí sản xuất thấp hơn. Điều này cho phép hàng dệt may có nhãn hiệu "Chế tạo tại Hoa Kỳ" mà không tuân theo hết những luật lệ lao động của Hoa Kỳ. Một dự luật được thông qua tại Hạ viện Hoa Kỳ sẽ nới rộng luật lương tối thiểu trung bình của liên bang bao gồm cả Quần đảo Bắc Mariana và nâng mức lương tối thiểu lên 7,00 USD một giờ nếu nó được ký thành luật. Việc miễn áp dụng luật lao động Hoa Kỳ đối với quần đảo đã đưa đến nhiều tình trạng bóc lột bị phanh khui bao gồm những cáo buộc gần đây về sự hiện hữu của các xưởng làm việc nặng nhọc và môi trường tồi túng, lao động trẻ em, mại dâm trẻ em, và thậm chí cưỡng bức phá thai. Một hệ thống di dân riêng lẻ ngoài tầm kiểm soát của chính phủ Hoa Kỳ đưa đến kết quả là một số lượng lớn công nhân di cư từ Trung Hoa đến làm việc trong ngành dệt may của quần đảo. Tuy nhiên, việc bãi bỏ hạn chế hàng nhập cảng từ Trung Hoa vào Hoa Kỳ của Tổ chức Thương mại Thế giới đã đặt thương mại của quần đảo dưới áp lực nặng nề, đưa đến một số xưởng gần đây phải đóng cửa. Sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là bột sắn hột, bò, dừa, sa kê, cà, và dưa hiện hữu nhưng rất có tầm quan trọng kinh tế rất nhỏ. Mặc dù Thịnh vượng chung Quần đảo Bắc Mariana là một phần của Hoa Kỳ. Có một số thành viên Quốc hội Hoa Kỳ thuộc Đảng Cộng hòa đã chống đối mạnh mẽ để giữ Quần đảo Bắc Mariana khỏi các quy định của liên bang, bảo tồn nó theo hình thức chủ nghĩa tư bản nguyên vẹn hơn mà không bị ràng buột bởi những luật lệ quy định lao động. Năm 1998, Dân biểu Cộng hòa Tom Delay gọi Thịnh vượng chung Quần đảo Bắc Mariana là "a perfect Petri dish of capitalism" (một cái đỉa "nuôi tế bào" hoàn hảo của chủ nghĩa tư bản). Và hai năm sau, khi nói chuyện với Thống đốc Quần đảo Bắc Mariana, Delay nổi tiếng qua lời nói: You are a shining light for what is happening in the Republican Party, and you represent everything that is good about what we’re trying to do in America in leading the world in the free-market system. (Các bạn là một ánh hào quang cho những gì đang xảy ra trong Đảng Cộng hoà, và các bạn đại diện cho mọi thứ tốt đẹp về những gì chúng ta đang nỗ lực để làm tại Mỹ trong việc dẫn dắt thế giới vào hệ thống thị trường tự do.) Tuy nhiên, sự thiếu những quy định về lao động không phải là không có vấn đề gây tranh cãi. Chuyện không áp dụng các quy định về lao động của liên bang đã tạo ra nhiều hành vi lao động cực đoan, chưa từng thấy khắp nơi tại Hoa Kỳ. Những hành vi cực đoan này bao gồm: cưỡng bức công nhân phá thai (như đã được phơi bày trong tiết mục 20/20 ngày 18 tháng 3 năm 1998 của đài truyền hình ABC), cầm giữ phụ nữ như nô lệ và ép họ hành nghề mại dâm (như việc Bộ tư Pháp Hoa Kỳ đã truy tố những kẻ buôn người của Quần đảo Bắc Mariana vào năm 1999 đã chứng minh điều này). Từ 2005-2006, vấn đề miễn giảm quy định đối với Quần đảo Bắc Mariana bị phanh khui trong những vụ tai tiếng chính trị ở Hoa Kỳ của Dân biểu Tom DeLay và người vận động hành lang Jack Abramoff. Quần đảo có trên 350 km đường xa lộ, ba phi trường có phi đạo rải nhựa (một có chiều dài 3000 mét hay 9840 ft; hai có chiều dài 2000 mét hay 6560 ft), ba phi trường không rải nhựa (một dài 3000 mét; hai dưới 1000 mét), và một sân trực thăng. Quần đảo có tổng diện tích 463,63 km². Tổng thể được trình bày tiếp theo sau với thứ tự các đảo đi từ bắc xuống nam. Về hành chánh, Thịnh vượng chung Quần đảo Bắc Mariana được chia ra thành bốn khu tự quản: Các đảo từ số 1 đến số 10 được gọi chung là Quần đảo Bắc, cùng hợp thành Khu Tự quản Quần đảo Bắc. Các đảo 11 đến 14 được gọi chung là Quần đảo Nam là các Khu Tự quản Saipan, Tinian, và Rota (Aguijan không người là một phần của Khu Tự quản Tinian). Vì mối đe dọa của núi lửa, các đảo miền bắc dường như đã di tản hết. Hiện tại nơi dân cư ở chỉ hạn chế trên Agrihan, Pagan, và Alamagan, nhưng dân số luôn thay đổi vì các yếu tố kinh tế thay đổi bao gồm giáo dục trẻ em. Thống kê tháng 4 năm 2000 cho thấy chỉ có sáu người trên cả Khu tự quản Quần đảo Bắc (lúc đó sống trên Alamagan), và văn phòng thị trưởng Quần đảo Bắc bị "lưu vong" về Saipan. Saipan, Tinian, và Rota chỉ có cảng và bến tàu, và là các đảo có người sinh sống thường trực. Aguijan Trận Saipan Trận Tinian Micronesia Các lãnh thổ Ủy thác Liên hiệp Quốc Phi trường quốc tế Saipan ^ http://www.indexmundi.com/northern_mariana_islands/demographics_profile.html ^ “AAPI - Asian American and Pacific Islander - Primer”. Environmental Protection Agency. ngày 28 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2015. ^ a b “Australia-Oceania:: Guam (Territory of the US)”. The World Factbook. Central Intelligence Agency. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2015. ^ Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ đưa ra báo cáo về dân số Quần đảo Bắc Mariana năm 2000 ^ Thông tin Saipan từ A-Z Lưu trữ 2006-10-21 tại Wayback Machine Trang số 4, phần gần cuối trang nói về thời tiết. ^ Pitney, Nico (8 tháng 7 năm 2006). “Dân biểu Doolittle: Một người bạn tận tụy của nô lệ tình dục”. Quỹ Hành động vì Tiến bộ Mỹ (tiếng Anh). Truy cập 18/06/2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp) ^ Quần đảo Bắc Mariana Lưu trữ 2007-06-09 tại Wayback Machine, Sơ lược (tiếng Anh) ^ Sex, Greed And Forced Abortions Tình dục, Tham lam và Cưỡng bức phá thai (tiếng Anh) ^ "Paradise Lost: Greed, Sex Slavery, Forced Abortions and Right-Wing Moralists." Thiên đường đánh mất: Tham lam, nô lệ tình dục... (tiếng Anh) Các quan hệ giữa Hoa Kỳ và Thịnh vượng chung Quần đảo Bắc Mariana Full Committee Hearing: Conditions in the Commonwealth of the Northern Mariana Islands, Thứ năm, 8 tháng 2 năm 2007, Ủy ban Thượng viện Hoa Kỳ đặc trách Năng lượng và Tài nguyên Thiên nhiên (tiếng Anh) View complete webcast of above hearings Lưu trữ 2007-06-21 tại Wayback Machine Phim phát qua mạng về cuộc điều trần trên. Dài khoảng 2,5 tiếng đồng hồ. "Cohen Warns of Imminent CNMI 'Federalization'" Pacific Daily News, Jan. 7, 2007. Cohen cảnh báo việc Liên bang hóa Quần đảo Bắc Mariana là đến lúc cần thiết. (tiếng Anh) Chính quyền Northern Mariana Islands Lưu trữ 2009-04-28 tại Wayback Machine Official government site The CNMI Covenant Lưu trữ 2013-01-17 tại Wayback Machine The CNMI Constitution Lưu trữ 2008-10-05 tại Wayback Machine CNMI Office of Resident Representative Pedro A. Tenorio Lưu trữ 2007-05-23 tại Wayback Machine H.R. 873 - the Northern Mariana Islands Delegate Act Lưu trữ 2008-12-24 tại Wayback Machine H.R. 5550 - The United States-Commonwealth of the Northern Marianas Human Dignity Act Lưu trữ 2008-12-23 tại Wayback Machine Tin tức Saipan Tribune Marianas Variety Bruce Lloyd Media Services CNMI News Lưu trữ 2007-08-02 tại Wayback Machine The Pacific Times Food for Thought - Weekly commentary on CNMI society by KZMI and KCNM manager Harry Blalock Lưu trữ 2008-09-05 tại Wayback Machine Tổng quan Open Directory Project - Northern Mariana Islands Lưu trữ 2007-08-08 tại Wayback Machine directory category Moon Handbooks Micronesia Lưu trữ 2005-05-16 tại Wayback Machine myMicronesia/Northern Marianas section Lưu trữ 2007-06-12 tại Wayback Machine Digital Micronesia Trust Territory of the Pacific Islands Archives Những trang mạng liên quan khác www.lonelyplanet.com Lưu trữ 2005-04-05 tại Wayback Machine Micronesian Journal of the Humanities and Social Sciences Northern Mariana Islands Online Encyclopedia Lưu trữ 2007-07-16 tại Wayback Machine Micronesian Seminar "Paradise Lost: Greed, Sex Slavery, Forced Abortions and Right-Wing Moralists" by Rebecca Clarren Fresh Air (NPR): "Sweatshops in U.S. Territory" "Neo-Colonialism & Contract Labor Under The U.S. Flag" by Phil Kaplan "Solving Worker Abuse Problems in the Northern Mariana Islands" by Karen M. Smith Lưu trữ 2008-10-29 tại Wayback Machine "About Saipan" - A strongly critical take on the CNMI, Saipan Sucks Satellite Image of Anatahan Ash Plume Lưu trữ 2004-12-08 tại Wayback Machine Ocean Dots pictures Thinkprogress' information on sex and labor slavery Saipan and Tinian locator map Pascal Horst Lehne and Christoph Gäbler: Über die Marianen. Lehne-Verlag, Wohldorf in Germany 1972. Ms. magazine Spring 2006 article "Paradise Lost: Greed, Sex Slavery, Forced Abortions and Right-Wing Moralists" Article about the plight of garment workers, the Abramoff scandal, and other abuses Cổng thông tin Hoa Kỳ Cổng thông tin Địa lý | wikipedia |
S-Train (Korail)
S-Train (còn gọi là tàu tham quản biển Nam Độ (tiếng Hàn: 남도해양관광열차)) là một xe lửa tham quan ở Hàn Quốc được quản lý Korail. Tàu đi vào hoạt động từ năm 2013 và vận chuyển khách du lịch xuyên suốt miền Nam Hàn Quốc. Tuyến tàu được mở cửa vào ngày 27 tháng 9 năm 2013, và gồm hai tuyến đường, một là đi từ Busan đến Yeosu ở tỉnh Jeolla Nam và tuyến còn lại đi từ Gwangju ở tỉnh Jeolla Nam đến Masan ở tỉnh Gyeongsang Nam. Cả hai tuyến đường đi cùng một thời gian nhưng khác hướng và gặp nhau tại Ga Hadong ở tỉnh Gyeongsang Nam nơi mà hành khách có thể chuyển đổi sang tuyến khác. Một trong những chặn dừng là Suncheon, gần vịnh Suncheon, nơi đăng cai tổ chức 2013 Suncheon Garden Expo Korea. Từ "S" trong tên tuyến tàu có nghĩa là "south" (hướng nam), tuyến đường hình dạng chữ "S" chạy dọc theo bờ biển Nam của Han Quốc, ngoài ra còn là viết tắt của chữ "slow" (chậm), "sea" (biển) và "sightseeing" (tham quan). The train is distinguished with its slow travel pace. Đoàn tàu gồm có năm toa với nhiều chức năng khác nhau, bao gồm kì nghỉ gia đình, uống trà, buổi tiệc, thể thao và thư giãn. Nhiều khoảng trống nhỏ giữa các toa tàu là nơi chứa xe đạp thể thao. Lễ trà truyền thống của Hàn Quốc bao gồm trò truyện, và phục vụ các món trà đến từ các vùng Boseong và Hadong, tại mỗi trạm dừng. Bên ngoài toa tàu được sơn bằng màu xanh dương và màu hồng, thể hiện cho màu nước biển và màu hồng của hoa chi trà ở khu vực phía Nam. Đoàn tàu mang chủ đề con rùa, với phần mũi tàu được sơn hình đầu con rùa, để tưởng nhớ bộ chỉ huy tư lệnh hải quân Yi Sun-shin ở thể kỉ 16, nổi tiếng với việc triển khai các tàu chiến hình con rùa. Vào tháng 4 năm 2014, đoàn tàu được sử dụng bởi nhóm nhạc pop TVXQ, một chuyến đi dành cho người hâm mộ, để kỉ niệm 10 năm ra mắt của họ và hệ thống đường ray KTX của Korail. Seoul đến ga S-Train: Ga Seoul - Ga Suwon - Ga Cheonan - Ga Seodaejeon - Ga Daejeon - Ga Iksan - Ga Jeonju - Ga Namwon - Ga Suncheon - Ga Yeosu Expo Ga S-Train (từ hướng Tây): Ga Gwangju - Ga Nampyeong - Ga Deungnyang - Ga Boseong - Ga Beolgyo - Ga Suncheon - Ga Hadong - Ga Bukcheon - Ga Jinju - Ga Masan Thời gian đi xấp xỉ: 4 giờ. Ga S-Train (từ hướng Đông): Ga Busan - Ga Gupo - Ga Jinyeong - Ga Changwonjungang - Ga Masan - Ga Jinju - Ga Bukcheon - Ga Hadong - Ga Suncheon - Ga Yeocheon - Ga Yeosu Expo Thời gian đi xấp xỉ: 5 giờ 30 phút. ^ Lee, Hyo-sik (ngày 27 tháng 11 năm 2013). “KORAIL runs new route for S-train”. The Korea Times. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2015. ^ a b c d e f Jeon Han, Yoon Sojung (ngày 12 tháng 8 năm 2013). “S-train adds more fun to southern region”. Korea.net. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2015. ^ Kim, Tae Sung (ngày 27 tháng 9 năm 2013). 남도해양관광열차(S트레인) 27일 본격 운행 (bằng tiếng Hàn). News 1. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2015. ^ a b c d e Yun, Suh-young (ngày 26 tháng 9 năm 2013). “S-train, a 'slow' addition to the south”. The Korea Times. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2015. ^ a b c Jackson, Julie (ngày 27 tháng 9 năm 2013). “Experience the southern coast with ease on the S-train”. The Korea Herald. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2015. ^ a b Jackson, Julie (ngày 18 tháng 7 năm 2014). “[Weekender] Sightseeing trains make hard to reach more convenient”. The Korea Herald. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2015. ^ [조성하의 철도 힐링투어]<5>남도해양관광열차 ‘S트레인’ 27일 개통 (bằng tiếng Hàn). Dong-A Ilbo. ngày 26 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2015. ^ “Exploring South Korea via train”. Manila Bulletin. ngày 3 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2015. ^ [박준규의 칙칙폭폭] ② S- 트레인 남도해양관광열차 (bằng tiếng Hàn). JoongAng Ilbo. ngày 31 tháng 10 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2015. ^ “Pop duo TVXQ hosts fan train trip”. Korea.net. ngày 2 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2015. ^ Jeong, Jee-won (ngày 11 tháng 3 năm 2014). 동방신기 팬들과 기차여행 떠난다, 10년 사랑 보답 (bằng tiếng Hàn). JoongAng Ilbo. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2015. ^ 한류 열차…동방신기와, 기차 타고~ 칙칙폭폭~ (bằng tiếng Hàn). Korea Economic Daily. ngày 31 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2015. S-Train tại Korail (tiếng Hàn) | wikipedia |
Haboudange
Haboudange là một xã trong vùng Grand Est, thuộc tỉnh Moselle, quận Château-Salins, tổng Château-Salins. Tọa độ địa lý của xã là 48° 53' vĩ độ bắc, 06° 36' kinh độ đông. Haboudange nằm trên độ cao trung bình là 303 mét trên mực nước biển, có điểm thấp nhất là 210 mét và điểm cao nhất là 305 mét. Xã có diện tích 10,5 km², dân số vào thời điểm 2005 là 264 người; mật độ dân số là 24,7 người/km². Xã thuộc Pháp từ năm 1766. | wikipedia |
Wiener Linien
Wiener Linien GmbH & Co KG (viết tắt WL, tên gốc Wiener Stadtwerke-Verkehrsbetriebe (tiếng Việt: Nhà máy phục vụ giao thông Wien) là một công ty giao thông của thành phố Viên và một phần của Tổng công ty cổ phần các nhà máy phục vụ công cộng Wien. Công ty Wiener Linien hiện giờ (2007) có 7772 nhân viên, khoảng 400 người ít hơn so với năm trước. Năm 2007 793 triệu khách được chở, vì vậy từ những năm 1970 số khách được tăng lên và số khách hàng hơn số năm 2005 khoảng 50 triệu. Số người có vé năm tăng lên đến 334577 người, khoảng một phần ba là người đã nghỉ hưu. 24 phần trăm là sinh viên. Tiền lãi 2994 được tăng lên một ít đến 345,2 triệu Euro. Ở Wien 36 phần trăm đường đi được đi qua những phương tiện giao thông công cộng, so với Châu Âu đó là số cao nhất. Công ty Wiener Linien GmbH, một phần của Wiener Linien GmbH & Co KG, là chủ của Công ty cổ phần tàu địa phương Wien (tiếng Đức: Aktiengesellschaft der Wiener Lokalbahnen). Độ dài của đường xe là độ tổng dài của độ dài mỗi đường xe, lúc khi có nhiều xe tàu điện đi cùng trên một đường cùng nhau số lượng của mỗi xe sẽ cũng được tính. Còn độ dài của đường dùng nói ra là bao nhiêu đường được dùng, tức là không có lần tính nhiền lần. Số khách của tàu điện ngầm đang được tăng lên rất nhiều và hệ thống được xây thêm, nhưng số khách của tàu điện lại ít đi chút và độ dài của đường xe cũng ít đi lại trong những năm cuối cùng (trước năm 2004 là 231,4 km, sau đó là 227,3 km). Độ dài hệ thống xe buýt đang cũng được tăng lên, và đướng xe buýt chủ yếu xây đến ngoài thành phố. 5 đường tàu điện ngầm với độ dài đường xe 65,1 km (65,7 km độ đài dùng, 69,3 km độ dài xây, 201,3 km độ dài tổng lại) và 476,7 triệu khách (hơn năm 2004 khoảng 50 triệu). 31 đường tàu điện với độ dài đường xe 227,3 km (179 km độ dài dùng, 181 km độ dài xây) và 200,4 triệu khách (ít hơn năm 2004 khoảng 7 triệu). 42 đường xe buýt ban ngày, 25 đường xe buýt ban đêm và 12 đường xe buýt taxi. Tổng lại có 669,1 km độ dài đường xe và 116 triệu khách (hơn năm 2004 khoảng 5 triệu) Có đường xe buýt có công ty khác quản lý. Số thường của những đường xe ban ngày chạy trong thời gian thừ 5 đến 0 giờ 30 phút. Lúc thời gian đi làm nhiều đường xe đi trong khoảng cách 2 đến 5 phút, lúc tiếng ban đêm tàu điện ngầm đi trong khoảng cách 7,5 phút, tàu điện và xe buýt trong khoảng cách 10 đến 15 phút. Trong thời gian 0:30 đến 5 giờ đường xe ban đêm chạy trong khoảng cách 15 đến 30 phút. Theo giá cả công ty Wiener Linien kết hợp với Verkehrsbund Ost-Region (tắt VOR, tiếng Việt: Liên minh giao thông khu vục phía đông). Hệ thống của Wiener Linien hoàn toàn nằm ở trong khu vục chúng tâm (Khu vực 100). Tên Tàu điện ngầm Wien (Wiener U-Bahn) có từ năm 1976, lúc khi một phần của Tàu thành phố Wien (Wiener Stadtbahn) thành một đường tàu điện ngầm và lúc khi tàu U4 bắt đầu đi. 4 đường tàu được xây tiếp theo trong những bậc mở rộng khách nhau, và trong những bậc đó đường tàu đã được và đang được mở rộng. Tên của đường tàu U1 chạy từ Reumannplatz (Quảng trường Reumann) đến Leopoldau và ngược lại. U2 chạy từ Karlsplatz (Quảng trường Karl) đến Stadion (Sân vận động) và ngược lại. U3 chạy từ Ottakring đến Simmering và ngược lại. U4 chạy từ Heiligenstadt (Thành phố thần thánh) đến Hütteldorf (Làng Hüttel) và ngược lại. U6 chạy từ Floridsdorf (Làng Florid) đến Siebenhirten và ngược lại. Hệ thống tàu điện ngầm Wien hiện giờ có 5 đường tàu (U1 đến U4 và U6), độ dài la 69,5 km và có 84 bến tàu. Tàu điện Wien có từ năm 1865, lúc khi tàu ngựa đầu tiên bắt đầu đi. Những thời kỳ tiếp theo hệ thống lớn rất nhanh. Sau thời gian chiến tranh nhiều đường xe bỏ đi để thay cho giao thông ôtô hoạc tại vì không làm ăn được tốt thay cho xe buýt. Cả lúc xây tàu điện ngầm đường xe nào chạy cùng đường của tàu điện ngầm được bỏ đi. Nhưng hệ thống tàu điện của thành phố Wien vẫn là một trong những hệ thống lớn nhất thế giới. Hiện nay 31 đường xe đi trên một hệ thống đường dài 227,3 km. Cuối cùng trong những năm tiếp theo sẽ lại có đường xe được bỏ đi tại vì công trình mở rộng của tàu điện ngầm. Hiện giờ đang có dự án mở rộng hệ thống tàu điện và xây đường xe mới. Hiện nay có 42 đường xe ban ngày và 27 đường xe ban đêm dùng khoảng 500 xe buýt để chạy trên một hệ thống dài khoảng 360 km. Hàng năm có khoảng 120 triệu khách. Mỗi đường xe có một số kèm theo với chữ A, để biết đây không phải tàu điện ngầm. Còn lại có cả những đường xe công ty khác quản lý, đa số là Công ty Dr. Richard, và trên đường xe đó vé của Wiener Linien được dùng. Những xe buýt đó có chữ B nếu khi hoàn toàn tự do và không được thuê. Trang chủ (tiếng Đức/tiếng Anh) | wikipedia |
Hagen, Moselle
Hagen là một xã trong vùng Grand Est, thuộc tỉnh Moselle, quận Thionville-Est, tổng Cattenom. Tọa độ địa lý của xã là 49° 29' vĩ độ bắc, 06° 10' kinh độ đông. Hagen nằm trên độ cao trung bình là 272 mét trên mực nước biển, có điểm thấp nhất là 238 mét và điểm cao nhất là 290 mét. Xã có diện tích 3,51 km², dân số vào thời điểm 1999 là 121 người; mật độ dân số là 34,5 người/km². Xã nằm khoảng 16 km về phía bắc của Thionville, thuộc Pháp từ năm 1769. | wikipedia |
Hagondange
Hagondange là một xã trong vùng Grand Est, thuộc tỉnh Moselle, quận Metz-Campagne, tổng Maizières-lès-Metz. Tọa độ địa lý của xã là 49° 14' vĩ độ bắc, 06° 08' kinh độ đông. Xã nằm khoảng 13 km về phía nam của Thionville. | wikipedia |
Emadeddin Baghi
Emadeddin Baghi là nhà báo, nhà văn, nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng người Iran. Ông là người sáng lập và lãnh đạo Ủy ban bảo vệ các quyền của tù nhân và "Hội quyền của những người bảo vệ cuộc sống" (Society of Right to Life Guardians) ở Iran. Ông cũng là tác giả của 20 sách, trong đó có 6 quyển bị cấm ở Iran. Baghi bị cầm tù vì các bài viết về Chain murders of Iran, xảy ra trong mùa Thu năm 1998, rồi bị giam tù lần nữa hồi cuối năm 2007 với các cáo buộc "hoạt động chống lại an ninh quốc gia". Theo gia đình và các luật sư của ông, Baghi đã bị gọi ra tòa án 23 lần kể từ khi được phóng thích trong năm 2003. Ông cũng bị tịch thu thẻ hộ chiếu, và tờ báo của ông bị đóng cửa. Vợ và con gái ông cũng bị án tù treo. Baghi lại bị bắt ngày 28.12.2009 vì các cáo buộc liên quan tới một cuộc phỏng vấn Grand Ayatollah (đại giáo chủ) Hussein-Ali Montazeri. Sau đó ông được thả ra, rồi bị bắt lại ngày 5.12.2010. Emadeddin Baghi đã nhiều lần bị bắt giam như một tù nhân chính trị: Năm 2000 bị Tòa án Cách mạng Hồi giáo xử phạt 3 năm tù do các cáo buộc của Bộ Tình báo và Đài truyền hình quốc gia về tội "gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia" do những bài viết về vụ viết hàng loạt những nhà trí thức bất đồng chính kiến ở Iran trong cuối thập niên 1990. Ông ngồi tù 2 năm, và được hoãn 1 năm. Một năm án treo do thẩm phán Babayee của Tòa án Cách mạng ban hành năm 2003 về tội "gây hại cho an ninh quốc gia" và "in những điều dối trá" trong quyển The Tragedy of Democracy in Iran (Bi kịch Dân chủ ở Iran) của ông. Án tù 1 năm về tội "hoạt động chống lại an ninh quốc gia", ban hành ngày 15.10.2007, khi ông bị Tòa án Cách mạng Tehran triệu tập tới về tội "truyên truyền chống nước cộng hòa Hồi giáo" và "tiết lộ thong tin bí mật quốc gia". Bản án này đã bị các luật sư Iran, nhà bảo vệ nhân quyền đoạt Giải Nobel Hòa bình Shirin Ebadi, và tổ chức Phóng viên không biên giới chỉ trích. Baghi đã từng phản đối đợt xử tử treo cổ công khai là một phần của chiến dịch do nhà chức trách thi hành nhằm cải thiện "an ninh xã hội". Một năm trước khi bị bắt và bị xét xử, Baghi đã viết một thư ngỏ gửi các nhà lãnh đạo các đảng cải cách, chê trách thái độ im lặng của họ trước các vụ xử tử bằng cách treo cổ gia tăng. Baghi nằm trong số nhiều nhà báo và nhà cải cách bị chính phủ Iran giam giữ ngày 28.12.2009 tiếp theo các vụ đàn áp dữ dội những cuộc biểu tình phản đối ở Ashura. Emadeddin Baghi đã lập ra 2 tổ chức phi chính phủ ở Iran: Ủy ban bảo vệ các quyền của tù nhân năm 2003 và "Hội quyền của những người bảo vệ cuộc sống" (Society of Right to Life Guardians) năm 2005. Hai tổ chức này đã lập ra các báo cáo về tình trạng những tù nhân Iran và thu thập các dữ liệu về những vụ án tử hình ở Iran. Baghi bị bệnh tim nặng và bệnh thận. Ngày 7.8.2008, một bác sĩ coi sóc tù nhân đã khẩn khoản đề nghị đưa ông tới bệnh viện để được điều trị. Cùng ngày, nhà chức trách chuyển ông tới khu biệt giam 209 của nhà tù Evin, nơi các nhân viên tình báo đã thẩm vấn ông trong 3 tuần lễ. Vì tình trạng sức khỏe của Baghi trở nên xấu hơn nhiều, nên ngày 16.9.2008, nhà chức trách đã thả ông ra để điều trị thuốc thang. Năm 2004 ông được trao Civil Courage Prize (giải Dũng cảm dân sự) - chung với Lovemore Madhuku, chính trị gia đối lập người Zimbabwe – nhưng bị cấm rời khỏi Iran để đi nhận giải. Năm 2005 ông được chính phủ Pháp tặng Giải Nhân quyền, nhìn nhận công lao của ông trong đấu tranh chống tội tử hình. Tháng 4 năm 2008, Baghi được báo chí Anh tặng giải "Nhà báo quốc tế của Năm"nhưng bị chính phủ Iran cấm không cho tới London nhận giải. Năm 2009, Baghi đoạt Giải Martin Ennals. Giải này được trao hàng năm ở Genève bởi liên hiệp 10 tổ chức nhân quyền quốc tế, trong đó có Ân xá Quốc tế, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền và Front Line (tổ chức bảo vệ Nhân quyền của Ireland), cho những người bảo vệ nhân quyền hiện đang bị nguy hiểm tính mạng. Tuy nhiên Baghi lại cũng bị chính phủ Iran từ chối cho phép tới Genève dự lễ trao giải. Tổ chức Ân xá Quốc tế đã gọi ông là tù nhân lương tâm. Trong số những tác phẩm đã xuất bản của Baghi có các quyển: The Tragedy of Democracy in Iran (Bi kịch dân chủ ở Iran) Clerics and Power (Giới giáo sĩ và Quyền hành) The Right to Life (Quyền được sống), trong đó ông biện luận là không có những đòi hỏi tuyệt đối phải có án tử hình trong Sharia hoặc trong thơ Qur'an. Baghi đã bị thẩm vấn và bị tù nhiều lần vì những bài báo ông viết dùng làm luận cứ được tập hợp trong sách này. Sách này bị cấm ở Iran, nhưng đã được dịch sang tiếng Ả Rập. ^ vụ chính phủ giết và làm mất tích hàng loạt các nhà trí thức Iran từ năm 1988 – 1998 ^ a b c d e “Iran: Release Leading Defender of Prisoners' Rights”. Human Rights Watch. ngày 16 tháng 10 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2011. ^ “Prominent Iranian Human Rights Defender Emaddedin Baghi Detained”. Amnesty International. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2011. ^ “Pro-reform journalist arrested in Iran”. BBC News. ngày 29 tháng 5 năm 2000. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2011. ^ [Niusha Boghrati (ngày 16 tháng 10 năm 2007). “Prisoners' Rights Activist Arrested and Detained”. worldpress.org. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2011. ^ Letter of application to parties leaders inside Iran for reacting against waves of executions in Iran ^ Release Emadeddin Baghi and All Arbitrarily Arrested Iranians 12/30/09 ^ “Dissident Iran Rises”. The Wall Street Journal. ngày 30 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2009. ^ a b “RIGHTS CRISIS ESCALATES, ngày 18 tháng 9 năm 2008”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2012. ^ “Civil Courage Prize”. civilcourageprize.org. 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2011. ^ The ceremony was held in Geneva on ngày 2 tháng 11 năm 2009. Baghi was the first prizewinner in the history of the award to be barred from attending the award ceremony. ^ Iranian activist banned from receiving human rights award in Geneva Lưu trữ 2012-03-03 tại Wayback Machine, ngày 3 tháng 11 năm 2009 ^ “UA 05/10 Prisoner of conscience” (PDF). Amnesty International. ngày 7 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2011. ^ Book: Sharia and Islamic Jurisprudence Allow for Abolition of the Death Penalty, Arabic translation of "Right to Life" by Emad Baghi, (1 ngày 1 tháng 12 năm 2008) emadbaghi.com Lưu trữ 2007-11-30 tại Wayback Machine Hope for Democracy in Iran by Emadeddin Baghi Washington Post, ngày 25 tháng 10 năm 2004 | wikipedia |
Halstroff
Halstroff là một xã trong vùng Grand Est, thuộc tỉnh Moselle, quận Thionville-Est, tổng Sierck-les-Bains. Tọa độ địa lý của xã là 49° 23' vĩ độ bắc, 06° 29' kinh độ đông. Halstroff nằm trên độ cao trung bình là 275 mét trên mực nước biển, có điểm thấp nhất là 248 mét và điểm cao nhất là 313 mét. Xã có diện tích 10,78 km², dân số vào thời điểm 1999 là 286 người; mật độ dân số là 26 người/km². Xã khoảng 23 km về phía đông của Thionville, thuộc Pháp từ năm 1661. | wikipedia |
Hambach, Moselle
Hambach là một xã trong vùng Grand Est, thuộc tỉnh Moselle, quận Sarreguemines, tổng Sarreguemines-Campagne. Tọa độ địa lý của xã là 49° 03' vĩ độ bắc, 07° 02' kinh độ đông. Hambach nằm trên độ cao trung bình là 235 mét trên mực nước biển, có điểm thấp nhất là 213 mét và điểm cao nhất là 281 mét. Xã có diện tích 17,6 km², dân số vào thời điểm 1999 là 2501 người; mật độ dân số là 142 người/km². | wikipedia |
Hampont
Hampont (Hudingen) là một xã trong vùng Grand Est, thuộc tỉnh Moselle, quận Château-Salins, tổng Château-Salins. Tọa độ địa lý của xã là 48° 50' vĩ độ bắc, 06° 34' kinh độ đông. Hampont nằm trên độ cao trung bình là 207 mét trên mực nước biển, có điểm thấp nhất là 200 mét và điểm cao nhất là 321 mét. Xã có diện tích 11,23 km², dân số vào thời điểm 1999 là 212 người; mật độ dân số là 16 người/km². | wikipedia |
Ham-sous-Varsberg
Ham-sous-Varsberg là một xã trong vùng Grand Est, thuộc tỉnh Moselle, quận Boulay-Moselle, tổng Boulay-Moselle. Tọa độ địa lý của xã là 49° 10' vĩ độ bắc, 06° 38' kinh độ đông. Ham-sous-Varsberg nằm trên độ cao trung bình là 220 mét trên mực nước biển, có điểm thấp nhất là 213 mét và điểm cao nhất là 332 mét. Xã có diện tích 6,53 km², dân số vào thời điểm 1999 là 2707 người; mật độ dân số là 414 người/km². | wikipedia |
Hangviller
Hangviller là một xã trong vùng Grand Est, thuộc tỉnh Moselle, quận Sarrebourg, tổng Phalsbourg. Tọa độ địa lý của xã là 48° 48' vĩ độ bắc, 07° 13' kinh độ đông. Hangviller nằm trên độ cao trung bình là 250 mét trên mực nước biển, có điểm thấp nhất là 217 mét và điểm cao nhất là 302 mét. Xã có diện tích 4,52 km², dân số vào thời điểm 1999 là 286 người; mật độ dân số là 63 người/km². Xã nằm khoảng 16 km về phía đông bắc của Sarrebourg, thuộc Pháp từ năm 1661. | wikipedia |
Quần đảo Mariana
Quần đảo Mariana là một quần đảo hình vòng cung của Mỹ, nó được tạo thành bởi 15 ngọn núi lửa ở phía tây bắc Thái Bình Dương từ 12 đến 31 độ vĩ bắc và dọc theo kinh tuyến 145 về phía đông. Quần đảo ở tại phía nam Nhật Bản và phía bắc New Guinea, và về phía đông của biển Philippines. Cuối phía nam của chuỗi quần đảo Mariana là đảo Guam. Quần đảo được đặt theo tên của Vương hậu Tây Ban Nha Maria Anna của Áo vào thế kỷ 17, khi Tây Ban Nha bắt đầu thuộc địa hóa quần đảo này. Những hòn đảo là một phần của một cấu trúc địa chất được gọi là hệ thống Izu-Ogasawara-Mariana Arc, và có độ tuổi từ 5 triệu năm tuổi ở phía bắc đến 30 triệu năm tuổi ở phía nam (Guam). Các chuỗi đảo được kiến tạo như là kết quả của rìa phía tây của mảng Thái Bình Dương di chuyển về phía tây và chìm xuống dưới mảng Mariana. Ngay phía đông của chuỗi đảo, Vực Mariana là nơi sâu nhất của Trái Đất và phần thấp nhất của lớp vỏ Trái Đất. Trong khu vực này, theo lý thuyết địa chất, nước bị mắc kẹt trong các đứt gãy sâu rộng của mảng Thái Bình Dương Quần đảo Mariana là phần phía bắc của nhóm đảo Micronesia, mặc dù chủ quyền của nhóm đảo thuộc về nhiều bên khác nhau nhưng chúng có chung các đặc điểm về địa lý. Hiện nay, quần đảo Marianas gồm hai khu vực lãnh thổ của Hoa Kỳ: Lãnh thổ Guam và Khối thịnh vượng chung của Quần đảo Bắc Mariana. Quần đảo Mariana là phần phía nam của dãy núi ngầm kéo dài 2.519 km (1.565 dặm) từ Guam đến gần Nhật Bản. Về địa lý, quần đảo Mariana là các hòn đảo cực bắc của một nhóm lớn hơn gọi là đảo Micronesia. Quần đảo Mariana có tổng diện tích 1.007 km ² (389 dặm vuông). Gồm 2 bộ phận: Guam là một lãnh thổ của Hoa Kỳ. Quần đảo Bắc Mariana (bao gồm cả các đảo Saipan, Tinian và Rota) tạo thành một Thịnh vượng chung thuộc Hoa Kỳ. Về địa lý quần đảo bao gồm hai nhóm, một nhóm mười của đảo núi lửa chính phía bắc, trong đó chỉ có bốn đảo (Agrihan, Anatahan, Alamagan và Pagan) là có người sinh sống; và phía nam là năm đảo san hô đá vôi (Rota, Guam, Aguijan, Tinian và Saipan), tất cả đều có dân ngoại trừ Aguijan. Trong nhóm núi lửa phía bắc độ cao tối đa khoảng 820 mét (2.690 ft), có những miệng núi lửa vẫn có dấu hiệu hoạt động, và động đất không phải là không phổ biến. Các hòn đảo phía nam có các rạn san hô ven bờ biển với độ cao thấp. Tất cả các đảo ngoại trừ Farallon de Medinilla và Uracas hay còn gọi là Farallon de Pajaros (trong nhóm phía bắc) ít nhiều có mật độ cây cối rậm rạp, và thảm thực vật dày đặc, giống như quần đảo Carolines, và cũng như Philippines, là nơi bắt nguồn của các loài thực vật trên quần đảo. Trên hầu hết các đảo có nguồn cung nước dồi dào. Hệ động vật của quần đảo Mariana, mặc dù ít về số lượng và tính đa dạng, cũng tương tự như quần đảo Carolines, và có một số loài được bản địa ở cả hai nhóm đảo. Khí hậu ẩm ướt trong khi nhiệt độ bị kiềm chế bởi các cơn gió mậu dịch nên quần đảo có nhiệt dộ thấp hơn Philippines, sự biến đổi của nhiệt độ không lớn. ^ “oceandots.com”. Truy cập 30 tháng 9 năm 2015. ^ The CIA World Factbook (2006) Lưu trữ 2017-11-07 tại Wayback Machine. WorldStatesmen- Guam & Northern Marianas Pascal Horst Lehne and Christoph Gäbler: Über die Marianen. Lehne-Verlag, Wohldorf in Germany 1972. Lưu trữ 2014-04-27 tại Wayback Machine L. de Freycinet, Voyage autour du monde (Paris, 1826-1844) The Marianas Islands in Nautical Magazsile, xxxiv., xxxv. (London, 1865-1866) 0. Finsch, Karolinen und Marianen (Hamburg, 1900); Costenoble, Die Marianen in Globus, lxxxviii. (1905). | wikipedia |
Phát triển phần mềm linh hoạt
Phát triển phần mềm linh hoạt hoặc lập trình linh hoạt (tiếng Anh: Agile software development hay Agile programming) là một phương thức thực hiện các dự án công nghệ phần mềm, phương thức này khuyến khích sự thay đổi khi phát triển dự án và đưa sản phẩm đến tay người dùng sao cho nhanh nhất. Các phương pháp phát triển phần mềm khác nhau gia tăng từ năm 1957. Phương pháp Phát triển phần mềm linh hoạt được nhiều người chấp nhận, nó có một số nội dung sau: Trong tháng 2 năm 2001, 17 nhà phát triển phần mềm đã gặp nhau ở một khu nghỉ mát tại bang Utah để thảo luận phương pháp phát triển phần mềm. Họ đưa ra Bản tuyên ngôn sau cho Phát triển phần mềm linh hoạt: Cá nhân và sự tương tác hơn là quy trình và các công cụ Phần mềm chạy được hơn là tài liệu đầy đủ Hợp tác với khách hàng hơn là đàm phán dựa theo hợp đồng Đáp ứng với các thay đổi hơn là làm theo kế hoạch đã định Mặc dù vế thứ hai có vai trò quan trọng, người ta đánh giá vế thứ nhất cao hơn để thành công. Cá nhân và sự tương tác Tự tổ chức và động lực rất quan trọng, cũng như sự tương tác để làm việc cùng vị trí và theo cặp lập trình. Phần mềm có thể chạy được Phần mềm chạy được sẽ hữu ích hơn hơn là chỉ trình bày tài liệu cho khách hàng xem ở cuộc họp. Khách hàng hợp tác Không thể thu thập tất cả yêu cầu của khách hàng vào giai đoạn đầu của chu kỳ phát triển phần mềm, do đó liên tục cộng tác để lấy thông tin từ khách hàng hoặc các bên tham gia là rất quan trọng. Đáp ứng thay đổi Phương pháp Linh hoạt tập trung vào việc phản ứng nhanh chóng với sự thay đổi và không ngừng phát triển. Phát triển phần mềm linh hoạt dựa trên mười hai nguyên tắc: Sự hài lòng của khách hàng được đặt lên hàng đầu và liên tục chuyển giao phần mềm có giá trị cho họ Chào mừng các yêu cầu thay đổi, ngay cả trong giai đoạn muộn của dự án Phần mềm chạy được, được giao thường xuyên (hàng tuần chứ không nên là hàng tháng) Người làm bên mảng kinh doanh và người phát triển phần mềm nên gần gũi, hợp tác hàng ngày Dự án phần mềm được xây dựng bởi các cá nhân có động lực, những người đáng tin cậy Mặt đối mặt khi nói chuyện là cách tốt nhất để liên lạc (làm việc cùng nơi) Phần mềm chạy được là thước đo của tiến độ Phát triển bền vững, có thể duy trì một tốc độ không đổi Liên tục chú ý đến các kỹ thuật mới và thiết kế tốt Đơn giản hóa - nghệ thuật của việc tối đa hóa số việc không cần phải làm - là điều cần thiết Kiến trúc, yêu cầu và thiết kế tốt tạo nên nhóm tự tổ chức tốt Thường xuyên phản ánh việc làm thế nào để nhóm làm việc hiệu quả hơn và điều chỉnh cho phù hợp Có rất nhiều cụ thể phát triển nhanh phương pháp. Nhất đẩy mạnh tinh thần đồng đội, cộng tác, và khả năng thích ứng quá trình trong suốt các sản phẩm phát triển sự sống, chu kỳ. Có nhiều phương pháp phát triển phần mềm linh hoạt. Đa số các phương pháp này cố gắng cực tiểu hóa rủi ro bằng cách phát triển phần mềm trong các khung thời gian ngắn, gọi là các bước lặp, mỗi bước lặp thường trong khoảng từ 1 đến 4 tuần. Mỗi bước lặp tự nó giống như một dự án phần mềm thu nhỏ, bao gồm tất cả các tác vụ cần thiết để cho ra nâng cấp mi-ni của chức năng mới: lập kế hoạch, phân tích yêu cầu, thiết kế, viết mã, kiểm thử, và viết tài liệu. Tuy một bước lặp có thể không bổ sung đủ chức năng để đảm bảo sự ra đời của sản phẩm cuối cùng, nhưng một dự án phần mềm linh hoạt nhằm đến việc cho ra phần mềm mới khi kết thúc mỗi bước lặp. Trong nhiều trường hợp, người ta đạt được mục tiêu này. Điều này đặc biệt đúng đối với phần mềm ứng dụng web. Cuối mỗi bước lặp, bất kể kết quả như thế nào, nhóm phát triển phần mềm cũng đánh giá lại các ưu tiên của dự án. Các phương pháp phát triển phần mềm linh hoạt nhấn mạnh tầm quan trọng của giao tiếp thời gian thực, giao tiếp trực tiếp mặt-đối-mặt được đánh giá cao hơn giao tiếp qua các tài liệu viết. Hầu hết các đội phát triển linh hoạt được tập trung trong một môi trường có điều kiện thuận lợi cho việc giao tiếp, và các đội này bao gồm cả các lập trình viên và các "khách hàng" của họ (khách hàng là người định nghĩa sản phẩm; họ có thể là các quản lý sản phẩm, các nhà phân tích doanh nghiệp (business analyst), hoặc các khách hàng thực sự). Đội còn có thể bao gồm cả các chuyên gia test, thiết kế tương tác, những người viết tài liệu kỹ thuật, và các quản lý. Các phương pháp phát triển phần mềm linh hoạt còn nhấn mạnh khả năng hoạt động của phần mềm như là phương thức chính yếu để đánh giá tiến độ. Cùng với việc đánh giá cao giao tiếp trực tiếp, các phương pháp tạo ra rất ít tài liệu khi so sánh với các phương pháp khác. Điều này dẫn đến phê phán rằng các phương pháp phát triển linh hoạt không có tính kỷ luật. Dự án thường sẽ chia thành các giai đoạn nhỏ (timebox), có đầy đủ các bước làm việc (ra kế hoạch, phân tích, thiết kế, lập trình, kiểm thử). Chúng được lặp đi lặp lại trong suốt dự án (chu kỳ từ 2-4 tuần). Phần mềm chạy được là thước đo của tiến độ làm việc. Người ta khuyến khích sự giao tiếp trực tiếp giữa các bên liên quan trong phương pháp Phát triển phần mềm linh hoạt. Một đặc điểm nổi bật của Phát triển phần mềm linh hoạt là các buổi "trao đổi hằng ngày" (daily stand-up). Trong khoảng thời gian ngắn (chẳng hạn 15 phút), các thành viên của nhóm sẽ cho biết mình đã làm được gì và sẽ làm gì hôm nay. Khó khăn cũng được nêu ra nếu có. Các công cụ như Tích hợp liên tục, kiểm thử tự động,... được áp dụng để tăng chất lượng của dự án. Một số phương pháp phổ biến: Adaptive software development (ASD) Agile modeling Agile Unified Process (AUP) Crystal Clear methods Disciplined agile delivery Dynamic systems development method (DSDM) Extreme programming (XP) Feature-driven development (FDD) Lean software development Kanban Scrum Scrumban RAD(Rapid Application Development) ^ theo Edmonds. ^ Gerald M. Weinberg, as quoted in ^ Kent Beck, James Grenning, Robert C. Martin, Mike Beedle, Jim Highsmith, ||Steve Mellor, Arie van Bennekum, Andrew Hunt, Ken Schwaber, Alistair Cockburn, Ron Jeffries, Jeff Sutherland, Ward Cunningham, Jon Kern, Dave Thomas, Martin Fowler, Brian Marick (2001). “Manifesto for Agile Software Development”. Agile Alliance. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2010.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) ^ Kent Beck, James Grenning, Robert C. Martin, Mike Beedle, Jim Highsmith, ||Steve Mellor, Arie van Bennekum, Andrew Hunt, Ken Schwaber, Alistair Cockburn, Ron Jeffries, Jeff Sutherland, Ward Cunningham, Jon Kern, Dave Thomas, Martin Fowler, Brian Marick (2001). “Principles behind the Agile Manifesto”. Agile Alliance. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2010.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) ^ Abrahamson P, Salo O, Ronkainen J, Warsta J (2002). Tiếng Anh: Manifesto for Agile Software Development Lưu trữ 2021-03-27 tại Wayback Machine The Agile Alliance Post-Agilism: Process Skepticism by Jonathan Kohl (This is where the term "post-Agilism" first appeared in the blogosphere.) Why Agile Software Development Techniques Work: Improved Feedback Risk based selection for agile iterative lifecycle methods "The Demise of the Waterfall Model Is Imminent" and Other Urban Myths Agile, Multidisciplinary Teamwork by Gautam Gosh Agile Requirements by Rachel Davies Two Ways to Build a Pyramid by John Mayo-Smith Levent Gurses (ngày 1 tháng 11 năm 2006). “10 Mistakes in Transitioning to Agile: Slow down the transition in order to go fast”. Dr. Dobb's Journal. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp) Breaking the Major Release Habit Lưu trữ 2007-09-27 tại Wayback Machine - Why are long iterations a hard habit to break? Agile Toolkit Podcast - Conversations and Interviews related to Agile Software Development Video - Why does Agile Software Development pay? - by OutSystems Agile Modeling: Effective Practices for XP and RUP Lưu trữ 2019-08-08 tại Wayback Machine by S.W. Ambler. TechBookReport An archive of book reviews devoted to a range of software methodologies, particularly Agile (including Scrum, XP and other agile processes. Agile trên DMOZ Agile Methodology Overview Lưu trữ 2007-06-23 tại Wayback Machine - OutSystems Agile Methodology Overview | wikipedia |
Teodoro Plata
Teodoro de Jesus Plata (khoảng 1866 - 6 tháng 2 năm 1897) là một nhà yêu nước người Philippines, đồng thời là người đồng sáng lập Katipunan, một tổ chức bí mật với mục đích là đấu tranh giành độc lập cho quốc gia Philippines bằng phương pháp bạo lực, làm dấy lên cuộc Cách mạng Philippines chống lại Thực dân Tây Ban Nha năm 1896. Ông đã gặp Andrés Bonifacio tại một nhà trọ ở Manila cùng với Ladislao Diwa, lúc đó là sinh viên luật tại Đại học Santo Tomas. Andrés Bonifacio, Ladislao Diwa và Teodoro Plata tất cả là hội viên của Hội Tam Điểm, những người được lấy cảm hứng từ các mục tiêu dân tộc của Phong trào Tuyên truyền ở Châu Âu. Plata là một thành viên của La Liga Filipina, được thành lập bởi José Rizal với mục đích đấu tranh giành độc lập cho Philippines nhưng bằng phương pháp ôn hòa, chẳng hạn như để nghị Thực dân Tây Ban Nha tiến hành cải cách... Nhưng ông đồng ý với Bonifacio và Diwa rằng đường lối đấu tranh của José Rizal là không có hiệu lực và sẽ không đem lại kết quả, và tin rằng Philippines sẽ giành được độc lập nếu tiến hành khởi nghĩa vũ trang. Vào ngày 6 tháng 7 năm 1892, khi biết được rằng José Rizal đã bị đày tới đảo Dapitan ở Mindanao, Bonifacio, Plata và Diwa đã quyết định thành lập một tổ chức bí mật để chuẩn bị cho một cuộc cách mạng chống lại Thực dân Tây Ban Nha. Ngày hôm sau, họ gặp những người bạn bè và đồng nghiệp như Deodato Arellano, Valentin Díaz và José Dizon tại một ngôi nhà ở Tondo và thành lập Katipunan. Năm 1892, ông làm thư ký của tổ chức với Arellano làm chủ tịch, Bonifacio làm người điều hành, Diwa lo vấn đề tài chính, và Díaz làm thủ quỹ. Năm 1893, dưới quyền lãnh đạo của Román Basa, Plata từng là ủy viên hội đồng và tại thời điểm đó hội đã thông qua quyết định cho phụ nữ kết nạp vào Katipunan. Một trong những thành viên là phụ nữ đầu tiên của Katipunan là em họ của Plata, Gregoria de Jesús, đồng thời sau này là vợ của Bonifacio. Bà đã viết trong cuốn tự truyện của mình rằng Plata là bạn đồng hành không rời của Bonifacio. Tháng 8 năm 1896, ngay trước khi Katipunan bị Chính quyền Thực dân Tây Ban Nha phát hiện, Plata được bầu làm thư ký chiến tranh trong Hội đồng Tối cao cuối cùng do Bonifacio thành lập như một nội các của chính phủ. Khi Chính quyền Thực dân Tây Ban Nha bắt đầu lùng sục các thành viên Katipunan vào ngày 19 tháng 8 năm 1896, Bonifacio đã mở một cuộc họp chung tại Pugadlawin, một nơi ở Balintawak (sau này thuộc thị trấn Caloocan). Cuộc họp vào ngày 23 tháng 8 đã được tham dự bởi khoảng 1.000 thành viên Katipunan và đã có một cuộc tranh luận về việc họ nên cam kết cho một cuộc nổi dậy. Plata phản đối việc tuyên bố chiến sự vì họ có ít vũ khí và đạn dược. Tuy nhiên, cuộc bỏ phiếu cuối cùng quyết định bắt đầu cuộc nổi dậy và các thành viên Katipunan đã chứng tỏ sự kiên cường bất khuất, trung thành với cách mạng của mình bằng việc xé những tờ cédulas (giấy chứng minh nhân dân và cư trú) của họ. Tuy nhiên, vài tuần sau đó, Plata đã bị bắt và sau đó bị hành quyết bằng súng trường vào ngày 6 tháng 2 năm 1897 cùng với Apolonio de la Cruz, Vicente Molina, Hermenegildo de los Reyes, José Trinidad, Pedro Nicodemus, Feliciano del Rosario, Gervasio Samson và Doroteo Domínguez. Được đóng bởi diễn viên Richard Quan trong bộ phim được trình chiếu năm 2014: Bonifacio: Ang Unang Pangulo. National Historical Institute, Filipinos in History 5 vols. (Manila: National Historical Institute, 1995) | wikipedia |
Haraucourt-sur-Seille
Haraucourt-sur-Seille là một xã trong vùng Grand Est, thuộc tỉnh Moselle, quận Château-Salins, tổng Château-Salins. Tọa độ địa lý của xã là 48° 47' vĩ độ bắc, 06° 36' kinh độ đông. Haraucourt-sur-Seille nằm trên độ cao trung bình là 220 mét trên mực nước biển, có điểm thấp nhất là 199 mét và điểm cao nhất là 324 mét. Xã có diện tích 8,08 km², dân số vào thời điểm 1999 là 126 người; mật độ dân số là 15 người/km². Xã thuộc Pháp từ năm 1766. | wikipedia |
Harreberg
Harreberg là một xã trong vùng Grand Est, thuộc tỉnh Moselle, quận Sarrebourg, tổng Sarrebourg. Tọa độ địa lý của xã là 48° 40' vĩ độ bắc, 07° 10' kinh độ đông. Harreberg nằm trên độ cao trung bình là 440 mét trên mực nước biển, có điểm thấp nhất là 259 mét và điểm cao nhất là 505 mét. Xã có diện tích 6,34 km², dân số vào thời điểm 2004 là 365 người; mật độ dân số là 57 người/km². Xã nằm khoảng 12 km về phía đông nam của Sarrebourg. | wikipedia |
Hartzviller
Hartzviller là một xã trong vùng Grand Est, thuộc tỉnh Moselle, quận Sarrebourg, tổng Sarrebourg. Tọa độ địa lý của xã là 48° 40' vĩ độ bắc, 07° 05' kinh độ đông. Hartzviller nằm trên độ cao trung bình là 300 mét trên mực nước biển, có điểm thấp nhất là 275 mét và điểm cao nhất là 376 mét. Xã có diện tích 4,14 km², dân số vào thời điểm 2004 là 919 người; mật độ dân số là 224,1 người/km². Xã nằm khoảng 8 km về phía đông nam của Sarrebourg. | wikipedia |
Lamprohiza splendidula
Lamprohiza splendidula là một loài côn trùng trong họ Đom đóm (Lampyridae). Dữ liệu liên quan tới Lamprohiza splendidula tại Wikispecies | wikipedia |
Afrodiaphanes marginipennis
Afrodiaphanes marginipennis là một loài bọ cánh cứng trong họ Đom đóm (Lampyridae). Loài này được Boheman miêu tả khoa học năm 1851. ^ Hallan, J. (2010) Synopsis of the described Coleoptera of the World 6 juni 2010 Dữ liệu liên quan tới Afrodiaphanes marginipennis tại Wikispecies | wikipedia |
Alecton discoidalis
Alecton discoidalis là một loài bọ cánh cứng trong họ Đom đóm (Lampyridae). Loài này được Laporte de Castelnau miêu tả khoa học năm 1833. ^ (tiếng Pháp) Laporte M. F. L. de (1833). "D'une Révision de genre Lampyre". Annales de la Société entomologique de France 2(1): 122-153. page 135. ^ Hallan, J. (2010) Synopsis of the described Coleoptera of the World 6 juni 2010 Dữ liệu liên quan tới Alecton discoidalis tại Wikispecies Tư liệu liên quan tới Alecton discoidalis tại Wikimedia Commons | wikipedia |
Amydetes apicalis
Amydetes apicalis là một loài bọ cánh cứng trong họ Đom đóm (Lampyridae). Loài này được Germar miêu tả khoa học năm 1824. ^ Hallan, J. (2010) Synopsis of the described Coleoptera of the World 6 juni 2010 Dữ liệu liên quan tới Amydetes apicalis tại Wikispecies | wikipedia |
Aspisoma fenestrata
Aspisoma fenestrata là một loài bọ cánh cứng trong họ Đom đóm (Lampyridae). Loài này được Blanchard miêu tả khoa học năm 1837. ^ Hallan, J. (2010) Synopsis of the described Coleoptera of the World 6 juni 2010 Dữ liệu liên quan tới Aspisoma fenestrata tại Wikispecies | wikipedia |
Aspisoma ignitum
Aspisoma ignitum là một loài bọ cánh cứng trong họ Đom đóm (Lampyridae). Loài này được Linnaeus miêu tả khoa học năm 1767. ^ Hallan, J. (2010) Synopsis of the described Coleoptera of the World 6 juni 2010 Dữ liệu liên quan tới Aspisoma ignitum tại Wikispecies | wikipedia |
Aspisoma quasidiaphana
Aspisoma quasidiaphana là một loài bọ cánh cứng trong họ Đom đóm (Lampyridae). Loài này được Zaragoza Caballero miêu tả khoa học năm 1995. ^ Hallan, J. (2010) Synopsis of the described Coleoptera of the World 6 juni 2010 Dữ liệu liên quan tới Aspisoma quasidiaphana tại Wikispecies | wikipedia |
Aspisoma trilineata
Aspisoma trilineata là một loài bọ cánh cứng trong họ Đom đóm (Lampyridae). Loài này được Say miêu tả khoa học năm 1835. ^ Hallan, J. (2010) Synopsis of the described Coleoptera of the World 6 juni 2010 Dữ liệu liên quan tới Aspisoma trilineata tại Wikispecies | wikipedia |
Aspisoma yechae
Aspisoma yechae là một loài bọ cánh cứng trong họ Đom đóm (Lampyridae). Loài này được McDermott miêu tả khoa học năm 1966. ^ Hallan, J. (2010) Synopsis of the described Coleoptera of the World 6 juni 2010 Dữ liệu liên quan tới Aspisoma yechae tại Wikispecies | wikipedia |
Atyphella atra
Atyphella atra là một loài bọ cánh cứng trong họ Đom đóm (Lampyridae). Loài này được Lea miêu tả khoa học năm 1921. ^ Hallan, J. (2010) Synopsis of the described Coleoptera of the World 6 juni 2010 Dữ liệu liên quan tới Atyphella atra tại Wikispecies | wikipedia |
Atyphella brevis
Atyphella brevis là một loài bọ cánh cứng trong họ Đom đóm (Lampyridae). Loài này được Lea miêu tả khoa học năm 1909. ^ Hallan, J. (2010) Synopsis of the described Coleoptera of the World 6 juni 2010 Dữ liệu liên quan tới Atyphella brevis tại Wikispecies | wikipedia |
Atyphella conspicua
Atyphella conspicua là một loài bọ cánh cứng trong họ Đom đóm (Lampyridae). Loài này được Ballantyne in Ballantyne & Lambkin miêu tả khoa học năm 2000. ^ Hallan, J. (2010) Synopsis of the described Coleoptera of the World 6 juni 2010 Dữ liệu liên quan tới Atyphella conspicua tại Wikispecies | wikipedia |
Atyphella costata
Atyphella costata là một loài bọ cánh cứng trong họ Đom đóm (Lampyridae). Loài này được Lea miêu tả khoa học năm 1921. ^ Hallan, J. (2010) Synopsis of the described Coleoptera of the World 6 juni 2010 Dữ liệu liên quan tới Atyphella costata tại Wikispecies | wikipedia |
Atyphella ellioti
Atyphella ellioti là một loài bọ cánh cứng trong họ Đom đóm (Lampyridae). Loài này được Ballantyne in Ballantyne & Lambkin miêu tả khoa học năm 2000. ^ Hallan, J. (2010) Synopsis of the described Coleoptera of the World 6 juni 2010 Dữ liệu liên quan tới Atyphella ellioti tại Wikispecies | wikipedia |
Atyphella flammans
Atyphella flammans là một loài bọ cánh cứng trong họ Đom đóm (Lampyridae). Loài này được Olliff miêu tả khoa học năm 1890. ^ Hallan, J. (2010) Synopsis of the described Coleoptera of the World 6 juni 2010 Dữ liệu liên quan tới Atyphella flammans tại Wikispecies | wikipedia |
Atyphella flammulans
Atyphella flammulans là một loài bọ cánh cứng trong họ Đom đóm (Lampyridae). Loài này được Ballantyne in Ballantyne & Lambkin miêu tả khoa học năm 2000. ^ Hallan, J. (2010) Synopsis of the described Coleoptera of the World 6 juni 2010 Dữ liệu liên quan tới Atyphella flammulans tại Wikispecies | wikipedia |