url
stringlengths
31
332
title
stringlengths
10
132
text
stringlengths
675
66.4k
metadata
dict
https://www.wikihow.vn/Ch%E1%BB%AFa-l%C3%A0nh-vi%C3%AAm-mi%E1%BB%87ng
Cách để Chữa lành viêm miệng
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây viêm các mô trong miệng, ví dụ như tổn thương, lở miệng hoặc viêm lợi. Mặt khác, cũng có nhiều cách để chữa lành viêm do viêm loét miệng và các bệnh khác. Ngoài ra, có nhiều cách giúp bạn giảm cơn đau và cảm giác khó chịu do viêm miệng. Phương pháp 1 - Đối với tình trạng loét miệng Bước 1 - Tìm hiểu về tình trạng loét miệng. Loét miệng là nguyên nhân thường gặp gây viêm miệng. Loét miệng đa dạng về kích thước, hình dạng và do nhiều yếu tố khác nhau gây ra. Loét miệng có thể là do lở miệng, nhiệt miệng, nhiễm nấm men, hút thuốc lá, dùng thuốc chữa bệnh, nhiễm nấm, chấn thương và một số bệnh khác. Đi khám bác sĩ hoặc nha sĩ nếu loét miệng gây đau và kéo dài hơn 10 ngày. Bước 2 - Tránh xa một số loại thức ăn và nước uống. Viêm loét miệng sẽ gây đau và có thể kéo dài 5-14 ngày. Tránh một số loại thức ăn và thức uống sẽ giúp chữa lành viêm, giảm đau và giảm thời gian loét miệng. Để giảm tình trạng kích ứng, bạn nên tránh thức ăn và nước uống nóng, thức ăn mặn, cay hoặc hoa quả họ Cam vì những thực phẩm này có thể làm tăng kích ứng mô miệng. Những thực phẩm cần tránh bao gồm trà và cà phê nóng, ớt đỏ cay, thức ăn có nguyên liệu ớt Cayenne hoặc bột ớt, súp hoặc nước dùng mặn, hoa quả như cam và bưởi. Bước 3 - Điều trị loét miệng do thuốc lá. Loét miệng do hút thuốc lá được gọi là loét áp-tơ (hay trong tiếng Anh là Canker sore). Loét miệng có thể lành lại sau khi giảm hoặc ngừng sử dụng tất cả các sản phẩm thuốc lá. Nếu bạn tiếp tục hút thuốc, vết loét sẽ lâu lành và tái phát. Bước 4 - Chăm sóc loét miệng do nhiễm nấm men. Nhiễm nấm men vùng miệng có thể gây tưa miệng, tức là khi nấm Candida (nấm gây nhiễm nấm men sinh dục) xuất hiện trong miệng. Tưa miệng có thể gây viêm và đau miệng. Không những vậy, tưa miệng còn gây viêm loét miệng. Bạn cần dùng thuốc do bác sĩ kê đơn để chữa lành viêm miệng do nhiễm nấm men. Các thuốc này có thể dùng cho người trưởng thành và trẻ nhỏ khỏe mạnh trong 10-14 ngày, ở dạng viên ngậm, dạng lỏng hoặc dạng viên. Trẻ nhỏ và người lớn có hệ miễn dịch yếu cần điều trị bằng cách khác. Bước 5 - Đối phó với loét miệng do dùng thuốc. Một số thuốc như thuốc chữa ung thư có thể gây loét miệng. Thuốc tiêu diệt các tế bào đang phát triển nhanh nhưng không nhắm đến tế bào ung thư cụ thể nên sẽ tiêu diệt cả tế bào trong miệng (tế bào cũng phát triển và tái tạo nhanh chóng). Vết loét sẽ rất đau và có thể kéo dài hơn 2 tuần. Có thể sẽ cần dùng thuốc giảm đau thoa trực tiếp lên vết loét miệng để giảm đau do uống thuốc. Thuốc giảm đau giúp gây tê miệng nên bạn cần cẩn trọng khi ăn hoặc đánh răng sau khi thoa thuốc. Bước 6 - Chăm sóc viêm loét miệng nói chung. Nếu không chắc chắn nguyên nhân gây loét miệng, bạn có thể làm theo một số hướng dẫn chung để giảm đau và khó chịu. Ngoài những phương pháp dùng điều trị và phòng ngừa các loại viêm loét miệng cụ thể, bạn có thể: Dùng chất phủ ngoài (coating agent) để bảo vệ vết loét và giảm thiểu cơn đau khi ăn uống. Tránh ăn thức ăn sắc cạnh hoặc giòn như bánh quy, khoai tây chiên. Hạn chế hoặc không tiêu thụ đồ uống chứa cồn vì có thể gây kích ứng loét miệng. Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng nước súc miệng hoặc thuốc xịt miệng chứa cồn. Ăn nhiều bữa nhỏ, đều đặn và cắt nhỏ thức ăn để giảm kích ứng miệng. Trao đổi với bác sĩ về việc dùng tăm bông để giảm kích ứng vật lý nếu khó đánh răng. Phương pháp 2 - Điều trị loét miệng bằng thuốc Bước 1 - Uống thuốc giảm đau. Thuốc giảm đau không kê đơn có thể giúp giảm viêm và đau do loét miệng. Có thể uống thuốc giảm đau như Acetaminophen hoặc Ibuprofen. Thuốc không chữa lành loét miệng nhưng sẽ giúp giảm đau do loét trong khi vết loét lành lại. Bạn cũng có thể dùng thuốc giảm đau thoa tại chỗ như Anbesol để giảm đau. Dùng thuốc giảm đau cho trẻ nhỏ và người lớn theo hướng dẫn. Bước 2 - Điều trị loét bằng thuốc không kê đơn. Có nhiều loại thuốc giúp hỗ trợ điều trị loét miệng. Thuốc corticosteroid thoa tại chỗ như thuốc bôi Triamcinolone hoặc Orabase, có thể giúp điều trị loét ở miệng hoặc nướu. Thuốc Blistex và Campho-Phenique giúp giảm đau do nhiệt miệng và loét áp-tơ. Thuốc phát huy hiệu quả cao nhất nếu thoa khi dấu hiệu đầu tiên của loét miệng xuất hiện. Bước 3 - Uống thuốc kê đơn. Nếu gặp vấn đề nghiêm trọng do loét miệng, bạn có thể uống thuốc kê đơn để điều trị. Bác sĩ có thể kê đơn các thuốc như Zovirax hoặc Denavir để rút ngắn thời gian chữa lành loét miệng xuống nửa ngày. Thuốc còn giúp giảm đau do phản ứng viêm. Nếu bạn bị lở miệng nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng vi-rút tại chỗ như Acyclovir, Valacyclovir và Famciclovir để giúp chữa lành lở miệng do vi-rút HPV (Herpes Simplex Virus). Phương pháp 3 - Đối phó với cơn đau do vấn đề về răng Bước 1 - Tìm hiểu về bệnh viêm nướu. Viêm nướu và bệnh nha chu là những kích ứng và viêm nhiễm các mô nướu, gây ra phản ứng viêm và đau. Viêm nướu xảy ra khi mảng bám trên răng không được vệ sinh sạch khiến vi khuẩn gây hại làm cho nướu trở nên đỏ, sưng và dễ chảy máu. Bệnh nha chu có thể khiến nướu tách khỏi răng và hình thành khoảng trống dễ bị viêm nhiễm. Vi khuẩn gây hại và phản ứng tự nhiên của cơ thể có thể phá vỡ mô liên kết giữa nướu và xương, từ đó gây viêm và đau. Bước 2 - Kiểm soát viêm nhiễm. Phương pháp điều trị viêm do viêm nướu hoặc nha chu sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm. Mục đích chính là kiểm soát viêm nhiễm - yếu tố kích ứng cơn viêm. Phương pháp điều trị bao gồm việc tự chăm sóc vệ sinh răng miệng hàng ngày: Dùng chỉ nha khoa hàng ngày Đánh răng hai lần mỗi ngày Giảm tiêu thụ đồ uống chứa cồn và giảm sử dụng nước súc miệng Giảm lượng đường tiêu thụ Bước 3 - Điều trị viêm nhiễm. Để điều trị viêm nhiễm, bác sĩ nha khoa sẽ lấy sạch mảng bám thông qua quá trình làm sạch sâu. Sau khi mảng bám được lấy đi, nướu sẽ ít chảy máu và ít sưng hơn nhưng bạn vẫn cần tiếp tục vệ sinh răng miệng thật sạch ở nhà. Nếu viêm nhiễm tiến triển, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để giảm nhiễm trùng, từ đó giảm tình trạng viêm. Nếu thuốc và phương pháp lấy mảng bám không hiệu quả, bác sĩ có thể khuyến nghị việc phẫu thuật để vệ sinh sâu đến tận chân răng và giúp tái tạo xương cùng mô liên kết. Bước 4 - Tìm hiểu về sâu răng. Sâu răng là do nhiễm trùng gây ra những thương tổn vĩnh viễn đến bề mặt cứng của răng. Ăn vặt quá nhiều, uống nước ngọt, không đánh răng và vi khuẩn tự nhiên trong miệng có thể làm tăng nguy cơ sâu răng. Sâu răng là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất thế giới và ảnh hưởng đến mọi độ tuổi. Bước 5 - Điều trị sâu răng. Viêm và cảm giác khó chịu do sâu răng chỉ lành lại khi bạn trám vùng sâu răng. Để điều trị sâu răng, bác sĩ sẽ tiến hành trám răng. Vật liệu trám răng được làm từ nhựa composite có màu giống răng, sứ hoặc Amalgam (bạc). Vật liệu trám Amalgam bạc chứa thủy ngân nhưng vẫn được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) xem là an toàn. Tuy nhiên, nếu dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vật liệu trám Amalgam (bạc, thiếc, đồng hoặc thủy ngân), bạn có thể bị thương tổn vùng miệng. Vì vậy, nên trao đổi kỹ với bác sĩ về tình trạng dị ứng (nếu có). Nếu sâu răng tiến triển, bạn có thể cần phải bọc răng. Đây là những trang bị có thể tùy chỉnh dùng để phủ phần đầu răng. Bạn cũng có thể cần lấy tủy răng để tái tạo hoặc giữ lại răng bị thương tổn hoặc nhiễm trùng thay vì phải nhổ đi. Nếu bị thương tổn quá nghiêm trọng, răng có thể cần được nhổ đi. Nếu phải nhổ răng, bạn cần cầu răng hoặc răng thay thế để ngăn các răng khác lung lay. Bước 6 - Chăm sóc răng khi niềng răng. Niềng răng là phương pháp được các chuyên gia chỉnh hình răng mặt dùng để chỉnh lại hoặc làm thẳng răng. Niềng răng có nhiều bộ phận và có thể kích ứng vùng miệng, phần mắc cài và niềng có thể kích thích sự phát triển của bệnh loét áp-tơ. Bạn nên súc miệng bằng nước muối ấm nhiều lần mỗi ngày để giảm viêm và mau lành vết loét miệng. Ngoài ra, bạn nên: Ăn thức ăn mềm để giảm kích ứng mô viêm Tránh ăn thức ăn cay, thức uống chứa cồn, không dùng nước súc miệng, không ăn thức ăn sắc nhọn như khoai tây chiên và bánh quy Pha hỗn hợp muối nở với nước rồi thoa hỗn hợp lên vết loét áp-tơ. Phương pháp 4 - Sử dụng nguyên liệu tự nhiên Bước 1 - Uống nước. Cung cấp nước cho cơ thể rất có ích trong việc chữa viêm miệng, đặc biệt là do loét áp-tơ. Nước giúp giảm cảm giác khó chịu do viêm và chống lại nhiễm trùng. Bạn có thể dùng nước muối để giảm đau và tăng tốc độ hồi phục viêm miệng. Nếu muốn dùng nước muối, bạn hãy đổ thật nhiều muối vào cốc nước ấm rồi khuấy đều. Đổ nước muối vào miệng và súc, đặc biệt súc sao cho nước muối đến được vết loét. Sau 1 phút, nhổ nước đã súc ra và tiếp tục súc hết cốc nước. Bước 2 - Thoa lô hội. Lô hội có đặc tính chữa lành và kháng viêm tự nhiên. Lô hội chứa hóa chất saponin hoạt động như một chất kháng khuẩn. Ngoài ra, lô hội còn xoa dịu và giảm đau do viêm. Cách dùng lô hội: Chuẩn bị lá lô hội và cắt đôi theo chiều dài. Lấy phần gel bên trong lá thoa trực tiếp lên vết viêm. Thoa lô hội 3 lần mỗi ngày cho kết quả tốt nhất. Bạn cũng có thể tìm mua loại gel lô hội dùng riêng để thoa lên miệng. Thoa gel trực tiếp lên vùng viêm 3 lần mỗi ngày cho kết quả tốt nhất. Tốt nhất nên tránh nuốt phải gel lô hội. Bước 3 - Ngậm đá viên. Nước lạnh và đá viên có thể giúp giảm đau và viêm trong miệng. Cơ chế hoạt động khi ngậm đá viên tương tự như khi chườm đá viên lên vùng đầu gối bị đau, tức nhiệt độ lạnh sẽ làm giảm lượng tế bào máu tuần hoàn đến vùng chấn thương, từ đó giảm sưng và giảm đau. Cách dùng đá viên để chữa viêm miệng: Ngậm đá viên, kem hoặc đá bào Uống hoặc súc miệng với từng ngụm nước lạnh Cho đá viên vào túi nilong và chườm lên vùng viêm Bước 4 - Dùng dầu cây trà. Tinh dầu cây trà có đặc tính sát khuẩn tự nhiên giúp tiêu diệt vi khuẩn. Tinh dầu còn giúp kiểm soát nhiễm trùng và giúp vết viêm mau lành. Tinh dầu cây trà đặc biệt hữu ích đối với trường hợp viêm do viêm nướu và nha chu. Súc miệng bằng tinh dầu cây trà là cách phổ biến nhất để điều trị viêm miệng. Để pha dầu súc miệng, bạn cho 10 giọt tinh dầu vào 1/3 cốc nước. Súc miệng với tinh dầu pha loãng khoảng 30 giây rồi nhổ ra. Không nuốt tinh dầu. Súc miệng lại bằng nước sạch. Phương pháp 5 - Ngăn ngừa loét miệng tái phát Bước 1 - Ngăn ngừa lở miệng tái phát. Lở miệng phát triển khi có Arginine - một axit amin có trong thực phẩm như quả óc chó, sôcôla, hạt mè và đậu nành. Do đó, tránh tiêu thụ những thực phẩm này có thể giúp phòng ngừa lở miệng. Thay vào đó, bạn nên ăn thực phẩm chứa axit amin Lysine để chống lại ảnh hưởng của Arginine gây lở miệng. Thực phẩm giàu Lysine gồm có thịt đỏ, thịt lợn, thịt gia cầm, phô mai, trứng và men bia. Đặc biệt chú ý đến tỉ lệ Lysine và Arginine để ngăn ngừa lở miệng tái phát. Bạn có thể uống thực phẩm chức năng bổ sung Lysine mỗi ngày. Liều bổ sung tùy thuộc vào nhiều yếu tố nên tốt nhất bạn hãy trao đổi với bác sĩ. Bước 2 - Ức chế nhiễm nấm men. Bạn có thể phòng ngừa nhiễm nấm men bằng cách đánh răng hàng ngày, dùng chỉ nha khoa một lần mỗi ngày, giảm hoặc tránh dùng nước súc miệng, không dùng chung dụng cụ ăn uống có thể lây nhiễm nấm men từ người này sang người khác. Nếu bị tiểu đường hoặc đeo răng giả, bạn nên vệ sinh răng miệng thật sạch vì đây có thể là yếu tố kích thích nhiễm nấm men. Hạn chế tiêu thụ đường hoặc đồ ăn chứa men. Men cần có đường để sinh sôi và phát triển. Thực phẩm chứa men gồm có bánh mì, bia và rượu vang (đều là thực phẩm kích thích sự phát triển của men). Bước 3 - Tìm kiếm sự trợ giúp y tế. Tình trạng loét miệng có thể không đơn giản là do lở miệng hoặc loét áp-tơ. Nếu loét miệng dai dẳng, vết loét có thể là ung thư hay sự phát triển không thể kiểm soát của tế bào xâm lấn các khu vực khác và gây tổn thương mô xung quanh. Ung thư miệng có thể xảy ra ở lưỡi, môi, sàn miệng, má, ngạc mềm và ngạc cứng. Ung thư miệng có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được chẩn đoán và chữa trị. Đặc biệt chú ý nếu xuất hiện khối u hoặc mô miệng dày lên, loét miệng không lành, mảng trắng hoặc hơi đỏ trong miệng, đau lưỡi, mất răng, khó nhai, đau hàm, đau cổ họng, cảm giác ngoại vật mắc kẹt trong cổ họng. Cần có sự can thiệp ngay lập lức của bác sĩ để điều trị và chữa lành viêm miệng do loại yếu tố kích thích này. Quy trình điều trị có thể bao gồm phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Ch%C4%83m-s%C3%B3c-v%E1%BA%BFt-ph%E1%BB%93ng-r%E1%BB%99p-b%E1%BB%8B-v%E1%BB%A1
Cách để Chăm sóc vết phồng rộp bị vỡ
Vết phồng rộp nổi lên khi lớp da trên cùng (biểu bì) tách ra khỏi các lớp da phía dưới. Việc này thường xảy ra do ma sát hoặc sức nóng nhưng một số bệnh về da hoặc tình trạng bệnh khác cũng làm xuất hiện vết phồng rộp. Phần nước ở giữa các lớp da gọi là huyết thanh, tạo nên hiện tượng bóng nước của vết phồng rộp. Vết phồng rộp mau lành khi nó chưa bị vỡ hoặc làm chảy nước vì lớp da bên ngoài có thể ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào vết thương và kháng viêm. Tuy nhiên, đôi khi vết phồng rộp cũng tự vỡ. Đối với vết phồng rộp bị chọc vỡ hoặc bị rách sẽ rất khó coi và đau đớn, cần phải chăm sóc kỹ lưỡng để tránh nhiễm khuẩn. Mặc dù vậy, có một vài bước đơn giản mà bạn có thể thực hiện để chăm sóc vết phồng rộp bị vỡ rồi sau đó theo dõi để đảm bảo cho vết thương mau lành. Phương pháp 1 - Xử lý vết phồng rộp Bước 1 - Rửa tay thật sạch. Dùng xà phòng có tính tẩy rửa nhẹ và nước ấm để rửa tay trước khi chạm vào vết phồng rộp. Bạn nên rửa tay trong khoảng 15-20 giây. Việc này sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn, gây viêm nhiễm cho vết phồng rộp. Bước 2 - Rửa vết phồng rộp với xà phòng tẩy rửa nhẹ và nước. Đừng chà xát vào vết phồng rộp để tránh làm rách da. Không dùng cồn, iodine hoặc nước oxy già vì những loại này có thể gây kích ứng da. Bước 3 - Để vết phồng rộp khô ráo. Hong khô tự nhiên nếu được hoặc thấm nhẹ bằng khăn. Đừng chà vết phồng rộp bằng khăn vì nó có thể làm rách da. Bước 4 - Không động đến lớp da phồng lên. Lớp da phía trên vết phồng rộp sẽ bong ra nhưng giúp bảo vệ vùng da bên dưới trong khi da lành. Nếu có thể, hãy để yên lớp da đó và chờ lớp da bên dưới lành. Nếu vết phồng rộp vỡ hoặc có bụi bẩn dưới lớp da, bạn cần phải làm sạch để tránh nhiễm khuẩn, làm vết phồng vỡ to hơn và tổn thương vùng da non bên dưới. Đầu tiên, rửa sạch khu vực xung quanh vết phồng rộp. Sau đó, tiệt trùng một cây kéo nhỏ (kéo cắt móng tay hoặc kéo y tế đều được) bằng cồn tẩy rửa. Ngoài ra, bạn cũng có thể tiệt trùng kéo bằng cách cho vào nước sôi trong 20 phút hoặc hơ kéo trên lửa đến khi đầu kéo chuyển sang màu đỏ rồi để nguội. Cẩn thận cắt để lấy miếng da chết ra. Đừng cắt quá gần vùng da non. Tốt nhất nên để lại một ít da hơn là làm tổn thương nặng hơn. Bước 5 - Bôi thuốc mỡ hoặc kem kháng khuẩn lên vùng da bị phồng rộp. Việc này giúp ngăn nhiễm khuẩn, tránh gây nguy hiểm cho vết phòng rộp bị vỡ. Thuốc mỡ hoặc kem kháng khuẩn thông thường ở hiệu thuốc là Neosporin và “thuốc mỡ với 3 lần kháng sinh”, cả hai đều có chứa neomycin, polymyxin và bacitracin. Bước 6 - Dán băng cá nhân lên vết phồng rộp. Với vết phồng rộp nhỏ, băng cá nhân thông thường là được nhưng với vết phồng rộp lớn, bạn sẽ cần gạc không dính với băng keo y tế. Nên nhớ dùng băng cá nhân và gạc không dính với vết phồng rộp bị hở. Loại gạc thông thường sẽ bị dính vào da! Băng cá nhân hydrocolloid sẽ giúp vết thương mau lành. Loại miếng dán này sẽ dính vào da nhưng không dính vào vết phồng rộp. Bước 7 - Dùng băng cá nhân đặc biệt với vết phồng rộp còn mới hoặc gây đau đớn. Nếu lớp da ở vết phồng rộp bị bong ra hoặc nếu vết phồng rộp ở chân hay vùng nhạy cảm nào đó, bạn sẽ cần dùng loại băng đặc biệt được thiết kế riêng cho vết phồng rộp. Có rất nhiều loại miếng dán với mút xốp đặc biệt, chủ yếu dành riêng cho da nhạy cảm. Bạn cũng có thể dùng miếng dán moleskin cho vết phồng rộp. Moleskin là một loại miếng dán được làm bằng chất liệu mềm. Hãy cắt 2 miếng moleskin hơi to hơn vết phồng rộp của bạn. Lấy một miếng cắt hình vòng tròn có cùng kích thước với vết phồng rộp. Dán miếng vừa cắt lên vết phồng rộp, đặt sao cho vùng “thoáng khí” ở ngay chỗ vết phồng rộp. Sau đó, dán tiếp miếng còn lại lên. Nên tránh dùng băng cá nhân dạng lỏng. Loại này sẽ phù hợp hơn với vết cắt hoặc vết rách và thường sẽ gây kích ứng hoặc viêm nhiễm nếu dùng trên vết phồng rộp. Nếu bạn nghi ngờ, hãy hỏi dược sĩ hoặc bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Phương pháp 2 - Chăm sóc cho vết phồng rộp bị vỡ Bước 1 - Thường xuyên thay đổi miếng dán trên vết phồng rộp. Tốt nhất bạn nên đổi miếng dán hằng ngày hoặc bất kỳ lúc nào nó trở nên ẩm ướt hoặc bẩn. Mỗi khi bạn đổi miếng dán, nên nhẹ nhàng rửa sạch chỗ phồng rộp và bôi thuốc mỡ kháng sinh. Tiếp tục sử dụng miếng dán đến khi vết phồng rộp lành hoàn toàn. Bước 2 - Xử lý cảm giác ngứa khi vết phồng rộp lành. Thường thì vết phồng rộp sẽ ngứa khi lành, đặc biệt là khi nó khô nhưng điều quan trọng là bạn không nên gãi để tránh tổn thương nhiều hơn. Giữ cho vết phồng rộp thoáng mát và khô ráo là một cách giảm ngứa. Thấm ướt một miếng khăn sạch trong nước đá và đắp lên vùng da đang lành hoặc ngâm trong bồn nước lạnh. Nên nhớ rửa vùng da phồng rộp, sau đó bôi thuốc mỡ kháng sinh và dùng miếng dán băng lại. Nếu vùng da xung quanh miếng dán trở nên đỏ, sần sùi hoặc ngứa thì bạn có thể bị dị ứng với keo dán trên băng dính (hoặc với băng dính). Hãy chọn một loại khác, hoặc miếng gạc không dính tiệt trùng và băng keo y tế. Bạn có thể bôi thuốc mỡ hydrocortisone 1% vào dùng da kích ứng xung quanh vết phồng rộp để giảm ngứa nhưng đừng bôi lên vết phồng rộp. Bước 3 - Lấy miếng da bị bong ra sau khi vết thương không còn đau. Khi vùng da phía dưới vết phồng rộp dần trở nên lành và không bị mềm, bạn có thể lấy miếng da ra bằng kéo sạch đã được tiệt trùng. Bước 4 - Lưu ý dấu hiệu viêm nhiễm. Vết phồng rộp bị vỡ rất dễ viêm nhiễm nên hãy chăm sóc cẩn thận trong khi chúng lành lại. Nếu bạn thấy có dấu hiệu viêm nhiễm hoặc nếu vết phồng rộp không lành trong vài ngày, hãy đến gặp bác sĩ. Dấu hiệu viêm nhiễm gồm có: Cơn đau tăng dần xung quanh vết phồng rộp. Vết phồng rộp sưng, đỏ hoặc nóng rát. Vệt đỏ xuất hiện trên da do ảnh hưởng của vết phồng rộp, đây là dấu hiệu của nhiễm độc máu. Mủ chảy ra từ vết phồng rộp. Sốt Bước 5 - Chăm sóc y tế cho vết phồng rộp. Rất nhiều vết phồng rộp sẽ lành tự nhiên theo thời gian. Tuy nhiên, có một số trường hợp bạn nên gặp bác sĩ để kiểm tra vết phồng rộp càng sớm càng tốt. Bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ khi vết phồng rộp của bạn rơi vào các trường hợp sau: Bị nhiễm khuẩn (xem nội dung bước trên để biết dấu hiệu viêm nhiễm) Gây ra nhiều đau đớn Vết phồng rộp tái lại Xuất hiện ở chỗ lạ thường như bên trong miệng hoặc trên mí mắt Xảy ra do nhiệt, bao gồm cháy nắng hoặc bỏng. Do phản ứng dị ứng (Ví dụ, côn trùng cắn) Phương pháp 3 - Tránh cho vết phồng rộp xuất hiện Bước 1 - Mang giày vừa vặn. Ma sát là nguyên nhân phổ biến gây ra vết phồng rộp, đặc biệt là ở chân. Mang giày vừa chân sẽ giúp giảm khả năng làm cho vết phồng rộp xuất hiện. Bạn cũng có thể dùng miếng dán moleskin hoặc miếng dán đặc biệt để tránh vết phồng rộp ở bên trong gót giày nơi thường gây cọ xát. Bước 2 - Mang tất dày để tránh cho chân không bị nổi vết phồng rộp. Tất hút ẩm là lựa chọn tốt nhất vì vết phồng rộp thường xuất hiện khi da bị ẩm. Bạn cũng có thể bảo vệ chân bằng cách mang bít tất dài nếu tất thông thường không phải là lựa chọn cho bộ trang phục của bạn. Bước 3 - Giữ cho da khô. Vết phồng rộp thường xuất hiện trên da bị ẩm. Bạn có thể tìm mua gel hoặc thuốc bôi giúp ngăn ma sát lên vùng da dễ hình thành vết phồng rộp. Sản phẩm này có thể giữ cho da khô ráo và tránh cọ xát. Thử dùng phấn trẻ em không có bột talc hoặc phấn dùng cho chân để rắc vào giày và tất. Tránh dùng phấn có bột talc vì một số nghiên cứu cho biết nó có thể gây ung thư. Một số loại phấn còn có khả năng khử mùi. Bạn cũng có thể thử dùng chai xịt giày để giảm mồ hôi. Bước 4 - Đeo găng tay. Đeo găng tay đặc biệt là khi lao động chân tay nhiều như sản xuất, trồng cây hoặc xây dựng sẽ giúp tránh vết phồng rộp xuất hiện ở tay. Bạn nên đeo găng tay khi tham gia các hoạt động như nâng tạ vốn có thể khiến cho vết phồng rộp xuất hiện ở tay. Bước 5 - Tiếp xúc với ánh nắng một cách thông minh. Cháy nắng nghiêm trọng cũng có thể gây ra vết phồng rộp. Hãy bảo vệ cơ thể bằng cách mặc quần áo phù hợp, đội mũ và thoa kem chống nắng. Phồng rộp là dấu hiệu của cháy nắng cấp độ 2. Nó sẽ cần 10-21 ngày để lành.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/T%C3%ACm-h%C3%ACnh-%E1%BA%A3nh-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-c%E1%BA%A5p-ph%C3%A9p-m%E1%BB%9F-b%E1%BA%B1ng-c%C3%B4ng-c%E1%BB%A5-t%C3%ACm-ki%E1%BA%BFm-c%E1%BB%A7a-Creative-Commons
Cách để Tìm hình ảnh được cấp phép mở bằng công cụ tìm kiếm của Creative Commons
Bạn có muốn tìm các hình ảnh được cấp phép mở như các giấy phép của hệ thống Creative Commons và/hoặc các hình ảnh nằm trong phạm vi công cộng để minh họa cho các bài viết của bạn không? Bài viết này sẽ chỉ cho bạn cách làm việc đó. Phương pháp 1 - Giới thiệu công cụ tìm kiếm của Creative Commons Bước 1 - Tìm đến công cụ. Để có được công cụ tìm kiếm của Creative Commons, hãy tới địa chỉ: http://search.creativecommons.org/. Bước 2 - Các thành phần. Công cụ tìm kiếm của Creative Commons gồm các thành phần sau: : Nhập yêu cầu tìm kiếm của bạn. Đây là trường tìm kiếm, nơi bạn sẽ gõ vào bất kỳ cụm từ tìm kiếm nào bạn muốn. : Tôi muốn thứ gì đó mà tôi có thể… Đây là nơi bạn lựa chọn các giấy phép Creative Commons khác nhau cho hình ảnh bạn muốn chọn bằng cách chọn và/hoặc bỏ chọn các ô tương ứng. Có 2 ô là: Ô 1: use for commercial purposes: sử dụng cho các mục đích thương mại. Nếu bạn muốn kết quả tìm kiếm sử dụng được cho các mục đích thương mại, thì hãy chọn ô này, còn nếu không, hãy bỏ chọn. Ô 2: modify, adapt or build upon: sửa đổi, tùy biến hoặc xây dựng dựa trên. Nếu bạn muốn kết quả tìm kiếm có thể sửa đổi được, tùy biến được và xây dựng được tác phẩm phái sinh dựa trên hình ảnh gốc ban đầu, thì hãy chọn ô này, còn nếu không, hãy bỏ chọn nó. : Tìm kiếm bằng việc sử dụng. Đây là nơi bạn sẽ tiến hành tìm kiếm theo cụm từ và theo sự lựa chọn giấy phép ở các phần nêu trên bằng cách lựa chọn nhấn vào một trong số các ô có hình chữ nhật nhỏ bên dưới. Bạn sẽ thấy các ô chữ nhật nhỏ đó được xếp thành các hàng và các cột. Từng ô này có kết nối tới lệnh tìm kiếm của từng trang web tương ứng trên Internet, nơi có khả năng chứa các hình ảnh bạn muốn tìm kiếm. Bằng công cụ tìm kiếm của Creative Commons, bạn có thể có được các hình ảnh và/hoặc ở trong phạm vi công cộng từ các trang web sau: . Trang web này hiện chỉ trả về các kết quả tìm kiếm khi ở ô ‘’ bạn gõ vào cụm từ tìm kiếm bằng . . Trang web này sẽ trả về các kết quả tìm kiếm bất kể ở ô ‘’ bạn gõ vào cụm từ tìm kiếm bằng hay . . Trang web này hiện chỉ trả về các kết quả tìm kiếm khi ở ô ‘’ bạn gõ vào cụm từ tìm kiếm bằng . . Trang web này hiện chỉ trả về các kết quả tìm kiếm khi ở ô ‘’ bạn gõ vào cụm từ tìm kiếm bằng . Phương pháp 2 - Tiến hành các bước tìm kiếm Bước 1 - Gõ cụm từ cần tìm kiếm của bạn vào trường ‘Enter Your Search Query’. Giả sử bạn muốn tìm các hình ảnh hoa: Để tìm kiếm trên tất cả các trang được nêu ở trên, hãy gõ vào cụm từ : ’flower image’. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/1\/1a\/CC-Search-Tool-Searching-En.png\/460px-CC-Search-Tool-Searching-En.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/1\/1a\/CC-Search-Tool-Searching-En.png\/728px-CC-Search-Tool-Searching-En.png","smallWidth":460,"smallHeight":252,"bigWidth":728,"bigHeight":399,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Để tìm kiếm trên trang Google Images có hỗ trợ , hãy gõ cụm từ : ‘hình ảnh hoa’. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/8\/8d\/CC-Search-Tool-Searching-Vi.png\/460px-CC-Search-Tool-Searching-Vi.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/8\/8d\/CC-Search-Tool-Searching-Vi.png\/728px-CC-Search-Tool-Searching-Vi.png","smallWidth":460,"smallHeight":251,"bigWidth":728,"bigHeight":397,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Bước 2 - Chọn các giấy phép Creative Commons cho các kết quả. Giả sử bạn chọn cả 2 ô. Trong trường hợp này, bạn đã chọn các hình ảnh có giấy phép CC BY và/hoặc CC BY-SA, vì chúng: vừa sử dụng được cho các mục đích thương mại và vừa sửa đổi được, tùy biến thích nghi được và xây dựng dựa trên các hình ảnh gốc được. Bước 3 - Tiến hành tìm kiếm. Hãy tiến hành việc tìm kiếm bằng cách chọn nhấn vào một ô chữ nhật nhỏ bạn muốn trong các hàng bên dưới cụm từ ‘’ (Tìm kiếm bằng việc sử dụng), ví dụ: Nhấn vào ô chữ nhật nhỏ : Nếu cụm từ tìm kiếm được gõ vào bằng sẽ cho ra kết quả. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/a\/a9\/Flickr-Say-Yes-En2.png\/460px-Flickr-Say-Yes-En2.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/a\/a9\/Flickr-Say-Yes-En2.png\/728px-Flickr-Say-Yes-En2.png","smallWidth":460,"smallHeight":201,"bigWidth":728,"bigHeight":318,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Hãy để ý màn hình kết quả tìm kiếm, ở phần thực đơn phía trên, có cụm từ ‘’ (Sử dụng thương mại và sửa đổi là được phép). Nó thể hiện đúng các yêu cầu mà bạn đã chọn cho các hình ảnh kết quả ở bước trước. Nếu cụm từ tìm kiếm được gõ vào bằng sẽ không cho ra kết quả đúng, thay vào đó là những hình ảnh không có liên quan gì tới cụm từ bạn muốn tìm kiếm là ‘hình ảnh hoa’. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/7\/72\/Flickr-Say-No-Vi.png\/460px-Flickr-Say-No-Vi.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/7\/72\/Flickr-Say-No-Vi.png\/728px-Flickr-Say-No-Vi.png","smallWidth":460,"smallHeight":200,"bigWidth":728,"bigHeight":317,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Nhấn vào ô chữ nhật nhỏ : Dù cụm từ tìm kiếm được gõ vào bất kể là hay , bạn đều nhận được kết quả là một màn hình đầy hoa. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/b\/b8\/Google-Images-Say-Yes-En.png\/460px-Google-Images-Say-Yes-En.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/b\/b8\/Google-Images-Say-Yes-En.png\/728px-Google-Images-Say-Yes-En.png","smallWidth":460,"smallHeight":176,"bigWidth":728,"bigHeight":278,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Hãy để ý màn hình kết quả tìm kiếm, ở phần thực đơn phía trên, có cụm từ ‘’ (Được gắn nhãn để sử dụng lại cùng với việc sửa đổi), dù cụm từ tìm kiếm là hay . Nó thể hiện đúng các yêu cầu mà bạn đã chọn cho các hình ảnh kết quả ở bước trước. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/7\/72\/Google-Images-Say-Yes-Vi.png\/460px-Google-Images-Say-Yes-Vi.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/7\/72\/Google-Images-Say-Yes-Vi.png\/728px-Google-Images-Say-Yes-Vi.png","smallWidth":460,"smallHeight":176,"bigWidth":728,"bigHeight":279,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Nhấn vào ô chữ nhật nhỏ : Nếu cụm từ tìm kiếm được gõ vào bằng sẽ cho ra kết quả. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/2\/2e\/OpenClipArt-Say-Yes-En.png\/460px-OpenClipArt-Say-Yes-En.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/2\/2e\/OpenClipArt-Say-Yes-En.png\/728px-OpenClipArt-Say-Yes-En.png","smallWidth":460,"smallHeight":238,"bigWidth":728,"bigHeight":376,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Hãy để ý màn hình kết quả tìm kiếm, ở phần thực đơn dưới đáy cùng của trang kết quả, khi bạn hơ chuột lên đường liên kết có cụm từ ‘’ (Giấy phép), bạn sẽ thấy xuất hiện dòng chữ ‘’ (Openclipart 100% là phạm vi công cộng). Vì mọi hình ảnh của Open Clip Art Library đều nằm trong phạm vi công cộng nên bạn chắc chắn sử dụng chúng được trong mọi trường hợp. Nó thể hiện đúng các yêu cầu mà bạn đã chọn cho các hình ảnh kết quả ở bước trước. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/7\/71\/Open-ClipArt-Bottom-Public-Domain.png\/460px-Open-ClipArt-Bottom-Public-Domain.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/7\/71\/Open-ClipArt-Bottom-Public-Domain.png\/728px-Open-ClipArt-Bottom-Public-Domain.png","smallWidth":460,"smallHeight":202,"bigWidth":728,"bigHeight":320,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Nếu cụm từ tìm kiếm được gõ vào bằng sẽ không cho ra kết quả, thay vào đó là thông báo lỗi. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/9\/9e\/OpenClipArt-Say-No-Vi.png\/460px-OpenClipArt-Say-No-Vi.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/9\/9e\/OpenClipArt-Say-No-Vi.png\/728px-OpenClipArt-Say-No-Vi.png","smallWidth":460,"smallHeight":100,"bigWidth":728,"bigHeight":158,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Nhấn vào ô chữ nhật nhỏ : Nếu cụm từ tìm kiếm được gõ vào bằng sẽ cho ra kết quả. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/d\/d7\/Pixabay-Say-Yes-En.png\/460px-Pixabay-Say-Yes-En.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/d\/d7\/Pixabay-Say-Yes-En.png\/728px-Pixabay-Say-Yes-En.png","smallWidth":460,"smallHeight":168,"bigWidth":728,"bigHeight":266,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Hãy để ý màn hình kết quả tìm kiếm, ở phần thực đơn dưới đáy cùng của trang kết quả, có cụm từ ‘’ (Các hình ảnh tự do). Nó thể hiện đúng các yêu cầu mà bạn đã chọn cho các hình ảnh kết quả ở bước trước. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/1\/10\/Pixabay-Footer-Free-Images.png\/460px-Pixabay-Footer-Free-Images.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/1\/10\/Pixabay-Footer-Free-Images.png\/728px-Pixabay-Footer-Free-Images.png","smallWidth":460,"smallHeight":251,"bigWidth":728,"bigHeight":398,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Nếu cụm từ tìm kiếm được gõ vào bằng sẽ không cho ra kết quả, thay vào đó là thông báo không tìm thấy gì. Thậm chí Pixabay nhắc bạn hãy sử dụng trong thông báo không tìm thấy gì của mình. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/3\/3b\/Pixabay-Say-No-Vi.png\/460px-Pixabay-Say-No-Vi.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/3\/3b\/Pixabay-Say-No-Vi.png\/728px-Pixabay-Say-No-Vi.png","smallWidth":460,"smallHeight":281,"bigWidth":728,"bigHeight":445,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Phương pháp 3 - Kiểm tra giấy phép và/hoặc các quyền sử dụng của hình ảnh kết quả Bước 1 - Mở hình ảnh được chọn trong một thẻ mới. Hãy nhấn chuột phải vào hình ảnh bạn muốn chọn trong màn hình kết quả tìm kiếm để mở nó ra trong một thẻ mới trên trình duyệt web. Bước 2 - Kiểm tra lại giấy phép một lần nữa. Hãy kiểm tra lại một lần nữa giấy phép và/hoặc các quyền sử dụng của từng hình ảnh bạn định tải về để sử dụng. Cách để kiểm tra có thể giống hoặc gần giống với cách được trình bày trong bài Tìm hình ảnh được cấp phép mở bằng công cụ của Google Images. Với kết quả tìm kiếm từ : {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/c\/cb\/Flickr-Check-Image-Usage-Rights.png\/460px-Flickr-Check-Image-Usage-Rights.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/c\/cb\/Flickr-Check-Image-Usage-Rights.png\/728px-Flickr-Check-Image-Usage-Rights.png","smallWidth":460,"smallHeight":236,"bigWidth":728,"bigHeight":374,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Với kết quả tìm kiếm từ : {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/b\/b3\/Google-Images-Check-Image-Usage-Rights.png\/460px-Google-Images-Check-Image-Usage-Rights.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/b\/b3\/Google-Images-Check-Image-Usage-Rights.png\/728px-Google-Images-Check-Image-Usage-Rights.png","smallWidth":460,"smallHeight":222,"bigWidth":728,"bigHeight":352,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Với kết quả tìm kiếm từ : Không cần phải kiểm tra, vì 100% các hình ảnh của nó nằm trong phạm vi công cộng. Với kết quả tìm kiếm từ : {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/1\/16\/Pixabay-Check-Image-Usage-Rights.png\/460px-Pixabay-Check-Image-Usage-Rights.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/1\/16\/Pixabay-Check-Image-Usage-Rights.png\/728px-Pixabay-Check-Image-Usage-Rights.png","smallWidth":460,"smallHeight":227,"bigWidth":728,"bigHeight":360,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Bước 3 - Một khi đã chắc chắn về giấy phép của hình ảnh, hãy tải nó về để sử dụng. Cách tải về là có thể giống hoặc gần giống với cách được trình bày trong bài Tìm hình ảnh được cấp phép mở bằng công cụ của Google Images.
{ "is_expert": false, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Chuy%E1%BB%83n-d%E1%BA%A5u-trang-t%E1%BB%AB-m%C3%A1y-t%C3%ADnh-n%C3%A0y-sang-m%C3%A1y-t%C3%ADnh-kh%C3%A1c
Cách để Chuyển dấu trang từ máy tính này sang máy tính khác
wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách chuyển dấu trang (bookmark) của Google Chrome hoặc Mozilla Firefox từ máy tính này sang máy tính khác. Phương pháp 1 - Trên Google Chrome Bước 1 - Cắm ổ đĩa flash (USB) vào máy tính. USB có lẽ là cách dễ nhất để chuyển dấu trang từ máy tính này sang máy tính khác một cách nhanh chóng. Nếu không có USB, bạn có thể đính kèm tập tin dấu trang vào email. Bước 2 - Mở Chrome trên máy tính. Ứng dụng nằm trong phần của trình đơn Start (Windows) hoặc thư mục (macOS). Bước 3 - Nhấp vào nút ⁝ ở góc trên bên phải trình duyệt. Một trình đơn sẽ hiện ra. Bước 4 - Chọn Bookmarks. Một trình đơn khác sẽ mở rộng. Bước 5 - Nhấp vào Bookmark manager (Trình quản lý dấu trang). Tùy chọn này nằm gần đầu trình đơn. Bước 6 - Nhấp vào nút ⁝ ở góc trên bên phải trang. Bước 7 - Nhấp vào Export Bookmarks (Xuất dấu trang). Trình duyệt tập tin của máy tính sẽ mở ra. Bước 8 - Đi đến thư mục mà bạn muốn lưu dấu trang. Nếu đang sử dụng USB, bạn cần điều hướng đến ổ đĩa flash trên trình duyệt tập tin. Nếu bạn muốn gửi email dấu trang cho chính mình, hãy đi đến thư mục (hay bất cứ vị trí nào dễ nhớ). Bước 9 - Nhấp vào Save (Lưu). Dấu trang sẽ được lưu vào thư mục đã chọn dưới dạng tập tin HTML. Sau khi tập tin được lưu xong, bạn có thể ngắt kết nối USB khỏi máy tính theo cách an toàn. Nếu bạn đang gửi email dấu trang cho chính mình, hãy mở máy khách email, soạn nội dung email, đính kèm tập tin rồi nhấp vào nút gửi. Bước 10 - Cắm USB vào máy tính mới. Nếu bạn đã gửi email dấu trang cho chính mình, hãy đăng nhập tài khoản email trên máy tính mới, mở hộp thư và tải tập tin HTML đính kèm về. Bước 11 - Mở Google Chrome trên máy tính mới. Nếu muốn nhập dấu trang vào Firefox hoặc Safari thì bạn cần mở trình duyệt tương ứng. Bước 12 - Mở Bookmark Manager trên máy tính mới. Trên Chrome, bạn hãy nhấp vào biểu tượng ở góc trên bên phải trình duyệt, chọn , sau đó nhấp vào . Nhấn Ctrl+⇧ Shift+B để mở Bookmark Manger. Nhấp vào trình đơn (Tập tin), nhấp tiếp vào (Nhập từ) rồi chọn (Tập tin dấu trang HTML). Bước 13 - Nhấp vào nút ⁝. Nếu bạn dùng Chrome thì biểu tượng này nằm ở góc trên bên phải trang. Người dùng trình duyệt khác có thể bỏ qua bước này. Bước 14 - Nhấp vào Import Bookmarks. Trình duyệt tập tin của máy tính sẽ mở ra trên Chrome. Nhấp vào (Sao lưu & nhập), sau đó chọn (Nhập dấu trang từ HTML). Tiến hành bước tiếp theo. Bước 15 - Duyệt tìm tập tin dấu trang. Nếu tập tin đã được lưu vào USB, bạn cần điều hướng đến ổ đĩa flash. Nếu tập tin được tải về từ email, hãy đi đến thư mục mà bạn đã lưu tập tin. Bước 16 - Chọn tập tin dấu trang và nhấp vào Open (Mở). Trên Safari thì bạn nhấp vào . Sau đó dấu trang sẽ được nhập vào trình duyệt mới. Phương pháp 2 - Trên Mozilla Firefox Bước 1 - Cắm USB vào máy tính. Đây có lẽ là cách dễ dàng và nhanh chóng để chuyển dấu trang sang máy tính khác. Nếu không có USB, bạn có thể đính kèm tập tin dấu trang vào email. Bước 2 - Mở Chrome trên máy tính. Ứng dụng nằm trong phần của trình đơn Start (Windows) hoặc thư mục (macOS). Bước 3 - Nhấn Ctrl+⇧ Shift+B. Bookmark Manager sẽ mở ra. Bước 4 - Nhấp vào Import & Backup. Bước 5 - Nhấp vào Export Bookmarks to HTML (Xuất dấu trang thành HTML). Trình duyệt tập tin của máy tính sẽ hiện ra. Bước 6 - Đi đến thư mục mà bạn muốn lưu dấu trang. Nếu đang sử dụng USB, bạn cần điều hướng đến ổ đĩa flash trên trình duyệt tập tin. Nếu bạn muốn gửi email dấu trang cho chính mình, hãy đi đến thư mục (hay bất cứ vị trí nào dễ nhớ). Bước 7 - Nhấp vào Save. Dấu trang sẽ được lưu vào thư mục đã chọn dưới dạng tập tin HTML. Sau khi tập tin được lưu xong, bạn có thể ngắt kết nối USB khỏi máy tính theo cách an toàn. Nếu bạn đang gửi email dấu trang cho chính mình, hãy mở máy khách email, soạn nội dung email, đính kèm tập tin rồi nhấp vào nút gửi. Bước 8 - Cắm USB vào máy tính mới. Nếu bạn đã gửi email dấu trang cho chính mình, hãy đăng nhập tài khoản email trên máy tính mới, mở hộp thư và tải tập tin HTML đính kèm về. Bước 9 - Mở Firefox trên máy tính mới. Nếu bạn muốn nhập dấu trang vào Chrome hoặc Safari thì tiến hành mở trình duyệt tương ứng. Bước 10 - Nhấn Ctrl+⇧ Shift+B. Bookmark Manager trên Firefox sẽ mở ra trên máy tính mới. Nhấp vào biểu tượng ở góc trên bên phải trình duyệt, chọn rồi nhấp vào . Nhấp vào trình đơn , nhấp tiếp vào rồi chọn . Bước 11 - Nhấp vào Import & Backup trên Firefox. Trình duyệt tập tin của máy tính sẽ mở ra. Nhấp vào biểu tượng ở góc trên bên phải trang và chọn . Tiến hành bước tiếp theo. Bước 12 - Duyệt tìm tập tin dấu trang. Nếu tập tin đã được lưu vào USB thì bạn cần điều hướng đến ổ đĩa flash. Nếu tập tin được tải về từ email, hãy đi đến thư mục mà bạn đã lưu tập tin. Bước 13 - Chọn tập tin dấu trang và nhấp vào Open. Trên Safari thì bạn nhấp vào . Sau đó dấu trang sẽ được nhập vào trình duyệt mới.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/L%C3%AAn-l%E1%BB%8Bch-%C4%91%C4%83ng-b%C3%A0i-tr%C3%AAn-Twitter-b%E1%BA%B1ng-TweetDeck
Cách để Lên lịch đăng bài trên Twitter bằng TweetDeck
Việc lên lịch đăng bài (tweet) trên Twitter sẽ hỗ trợ bạn duy trì tài khoản của mình. Thói quen này giúp bạn giữ nguyên tình trạng trực tuyến trên mạng xã hội vào những thời điểm bạn không thể lên mạng để đăng bài trong thời gian thực. Công cụ TweetDeck của Twitter cho phép bạn lên lịch cho các bài đăng vào bất kỳ thời điểm nào. Phương pháp 1 - Lên lịch cho các bài đăng (tweet) Bước 1 - Vào TweetDeck. Truy cập tweetdeck.twitter.com trong trình duyệt và đăng nhập bằng tài khoản Twitter của bạn. Nếu đã đăng nhập vào Twitter rồi, bạn không cần đăng nhập lại lần nữa. Bước 2 - Nhấp vào nút New Tweet để mở hộp Tweet. Bước 3 - Lựa chọn các tài khoản của bạn. Nhấp vào một hoặc nhiều tài khoản Twitter mà bạn muốn đăng bài. Bạn có thể tự tìm hiểu cách để thêm một tài khoản vào TweetDeck. Bước 4 - Soạn bài đăng của bạn. Đừng quên rằng giới hạn của bài đăng là 280 ký tự. Bạn được phép thêm hình ảnh vào bài đăng của mình bằng cách nhấp vào nút Add images. Hãy tự tìm hiểu cách viết một bài tweet hay để biết nên chia sẻ những gì. Bước 5 - Nhấp nút Schedule Tweet. Nút này nằm ngay dưới nút "Add images". Bước 6 - Lựa chọn thời gian và ngày tháng đăng bài. Bạn có thể chuyển sang tháng khác bằng cách nhấp vào nút >. Nhấp nút AM/PM để thay đổi giờ giấc trong ngày. Bước 7 - Lên lịch cho bài đăng của bạn. Nhấp nút Schedule Tweet at [Ngày tháng năm] để lưu lại. Vậy là xong. Phương pháp 2 - Quản lý bài đăng đã lên lịch Bước 1 - Vào TweetDeck. Truy cập tweetdeck.twitter.com trong trình duyệt của bạn và đăng nhập bằng tài khoản Twitter. Bước 2 - Nhấp vào nútAdd column ở thanh bên. Bước 3 - Lựa chọnScheduled trong màn hình hiện ra. Giờ thì một cột mới dành cho các bài đăng đã lên lịch sẽ xuất hiện trong bảng hoạt động (dashboard). Bước 4 - Chỉnh sửa bài đăng. Nhấp vào nút Edit của bài đăng. Giờ thì tiến hành chỉnh sửa bài đăng của bạn ở bên trái. Bước 5 - Xóa một bài đăng đã lên lịch nếu muốn. Nhấp vào nút Delete từ bài đăng và xác nhận việc xóa bài của mình.
{ "is_expert": false, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Ki%E1%BB%83m-tra-phi%C3%AAn-b%E1%BA%A3n-PHP
Cách để Kiểm tra phiên bản PHP
Nếu hứng thú với việc bổ sung tính năng mới cho website hay đang cố xác định một lỗi lập trình nào đó, có thể bạn sẽ phải kiểm tra phiên bản PHP mà máy chủ đang sử dụng. Bạn có thể làm được điều này bằng cách chạy một tập tin PHP đơn giản trên máy chủ. Hoặc, bạn cũng có thể kiểm tra phiên bản PHP đang được cài đặt trên máy tính cục bộ bằng cách sử dụng ứng dụng thông dịch dòng lệnh Command Prompt trên Windows hay trình giả lập Terminal trên máy Mac. Phương pháp 1 - Máy chủ Bước 1 - Mở trình soạn mã hoặc văn bản. Bạn có thể sử dụng Notepad hoặc TextEdit nhưng đừng dùng những phần mềm soạn thảo văn bản như Microsoft Word. Bước 2 - Nhập mã sau. Khi chạy trên máy chủ của bạn, đoạn mã nhỏ này sẽ trả về thông tin phiên bản của PHP. <?php echo 'Current PHP version: ' . phpversion(); ?> Bước 3 - Lưu dưới dạng tập tin PHP. Nhấp chuột vào "File" (Tập tin) → "Save as" (Lưu Dưới dạng) và đặt tên cho tập tin đó. Thêm phần đuôi .php vào cuối tên. Hãy chọn tên đơn giản, chẳng hạn như phiên bản.php. Bước 4 - Tạo một báo cáo chi tiết hơn (không bắt buộc). Tập tin ở trên sẽ cho bạn biết phiên bản hiện tại của PHP là gì. Tuy nhiên, nếu muốn nhiều thông tin hơn, chẳng hạn như thông tin về hệ thống, ngày phát hành, những lệnh sẵn có, thông tin API, v.v. bạn có thể sử dụng lệnh phpinfo(). Hãy lưu tập tin với tên thông tin.php. <?php phpinfo(); ?> Bước 5 - Tải (những) tập tin của bạn lên máy chủ. Có thể bạn sẽ phải sử dụng chương trình máy khách FTP. Cũng có thể bạn sẽ tải được thông qua bảng điểu khiển quản trị của máy chủ. Hãy để tập tin ở thư mục gốc trên máy chủ của bạn. Hãy tham khảo thêm bài viết về cách tải tập tin lên máy chủ của bạn. Bước 6 - Mở tập tin trên trình duyệt của bạn. Một khi tập tin đã được tải lên máy chủ, bạn có thể dùng trình duyệt để tải chúng. Tìm vị trí tập tin trên máy chủ. Ví dụ, nếu để chúng ở thư mục gốc của miền, hãy vào www.yourdomain.com/phiên bản.php. Để xem toàn bộ dữ liệu, vào www.yourdomain.com/thông tin.php. Phương pháp 2 - Phiên bản PHP cục bộ Bước 1 - Mở Command Prompt hoặc Terminal. Nếu PHP được cài đặt cục bộ, bạn có thể sử dụng Command Prompt hoặc Terminal để kiểm tra số phiên bản. Bạn cũng có thể làm theo cách này nếu dùng SSH để tạo kết nối từ xa đến máy chủ thông qua dòng lệnh. Windows – Nhấn ⊞ Win+R và gõ cmd. Mac – Mở Terminal từ thư mục Utilities (Tiện ích). Linux – Mở Terminal từ màn hình hoặc bằng cách nhấn Ctrl+Alt+T. Bước 2 - Nhập lệnh để kiểm tra số phiên bản của PHP. Khi chạy lệnh, phiên bản PHP đã cài đặt sẽ được hiển thị. Windows, Mac, Linux - php -v Bước 3 - Sửa lỗi số phiên bản không xuất hiện trên Windows. Một vấn đề thường gặp dành cho người sử dụng Windows là PHP không nằm trong đường dẫn hệ thống, do đó sẽ xuất hiện thông báo ‘php.exe’ is not recognized as an internal or external command, operable program or batch file (không thể xác định ‘php.exe’ là lệnh nội bộ hay lệnh ngoài, chương trình hoạt động được hay tập tin xử lý theo lô). Tìm vị trí tập tin php.exe của bạn. Đó thường là C:\php\php.exe, nhưng có thể bạn đã thay đổi nó trong lúc cài đặt. Gõ set PATH=%PATH%;C:\php\php.exe và nhấn ↵ Enter. Thay đổi vị trí thực tế của nó nếu hiện tại nó không nằm ở vị trí này. Chạy lại php -v. Lúc này bạn sẽ xem được số phiên bản.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/C%C3%B3-%C4%91%C3%B4i-ch%C3%A2n-th%E1%BB%8Dn-g%E1%BB%8Dn
Cách để Có đôi chân thọn gọn
Có phải bạn đang tìm cách để có đôi chân thon gọn? Nếu vậy, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số cách giảm mỡ và có đôi chân thon gọn. Tuy nhiên, việc giảm mỡ từng phần không hiệu quả, nên bạn cần giảm cân toàn thân. Sau đây là một vài cách giúp bạn tăng cơ giảm mỡ. Phương pháp 1 - Áp dụng các bài tập đơn giản có thể thực hiện tại bất kỳ đâu Bước 1 - Thực hiện động tác chùng chân Đây là động tác tuyệt vời giúp cho chân thon gọn. Cố gắng thêm động tác chùng chân vào bài tập rèn luyện thể lực hai lần mỗi tuần. Các bước thực hiện động tác chùng chân như sau: Đứng dang hai chân rộng bằng vai và bước một bước lớn lên phía trước. Khi bạn bước lên phía trước, hãy gập đầu gối và hạ người xuống đến khi đầu gối trước tạo thành góc 90 độ. Đảm bảo đầu gối của chân trước thẳng hàng với cổ chân. Giữ yên khoảng một giây và bước về vị trí ban đầu. Lặp lại động tác tương tự cho bên còn lại. Thực hiện 3 lượt với 10 đến 15 lần lặp lại cho mỗi bên. Bước 2 - Thực hiện động tác squat. Đây là động tác giúp cho mông và chân trở nên thon gọn, nên thích hợp để thêm vào bài tập rèn luyện thể lực hai lần mỗi tuần. Động tác squat được thực hiện như sau: Đứng dang hai chân hơi rộng hơn vai. Chầm chậm hạ mông như thể bạn sắp ngồi xuống. Duỗi thẳng hai cánh tay trước mặt để giữ thăng bằng. Bạn có thể đặt ghế ở phía sau để hỗ trợ việc tập luyện. Không để đầu gối vượt quá mũi chân khi bạn thực hiện bài tập này. Giữ nguyên tư thế khoảng vài giây khi bạn hạ mông xuống mức thấp nhất có thể. Chầm chậm nâng người lên. Lặp lại động tác 10 đến 15 lần và cố gắng hoàn thành 3 lượt. Bước 3 - Sử dụng máy đạp xe hoặc chạy xe đạp. Việc đạp xe giúp bạn đốt cháy nhiều calo với khoảng 500-600 calo mỗi giờ, nên đây là hình thức tập luyện giảm mỡ hiệu quả nhất. Tuy nhiên, bạn chỉ đạt được kết quả này nếu tập luyện đến đổ mồ hôi và nhịp tim đạt đến khoảng 70-85% mức tối đa. Bước 4 - Thực hiện động tác cơ bản trên sàn. Nằm ngửa với hai chân đặt trên sàn. Đặt tay ở hai bên cơ thể. Nâng đầu gối lên ngang tầm với mặt của bạn. Đá chân còn lại cao nhất có thể. Đặt chân xuống sàn. Đá chân 60 lần, rồi chuyển sang đá chân còn lại 60 lần. Bước 5 - Xoay chân. Nằm nghiêng bên phải và đặt cánh tay trái trên sàn ngay trước mặt để hỗ trợ và giữ thăng bằng. Nâng chân trái lên ngang hông. Giả vờ như chân đang được đặt trong thùng gỗ và dùng lực ở mũi chân xoay chân bên trong thùng gỗ. Xoay chân 60 vòng, rồi đổi chân và tiếp tục xoay 60 vòng. Bước 6 - Đi bộ mỗi ngày. Đây là bài tập đơn giản nhất cho chân. Bạn có thể dùng thêm máy đếm bước chân. Hãy cố gắng đi bộ 10.000 bước mỗi ngày. Để đi bộ đỡ mỏi chân, bạn nên mang giày đế bằng hoặc giày thể thao khi đi loanh quanh. Nếu tiếp tục cố gắng, bạn sẽ thấy kết quả trong một tháng. Bước 7 - Chạy bộ. Việc chạy bộ tiêu tốn nhiều năng lượng và từ đó hỗ trợ đốt mỡ. Cố gắng thực hiện việc này ít nhất 3 lần mỗi tuần. Tuy nhiên, bạn nên bắt đầu ở mức vừa phải và tăng dần thời gian chạy. Khi chạy bộ, hãy chọn đường chạy bằng phẳng. Đường dốc khiến cơ bắp ở chân và mông phát triển. Bước 8 - Nhảy trên bạt trampoline. Động tác nhảy đốt cháy nhiều calo và cải thiện tâm trạng. Đây là hình thức tập luyện giúp cho cơ bắp trở nên săn chắc. Phương pháp 2 - Tập luyện tại phòng tập Bước 1 - Bơi lội. Đến hồ bơi khi không quá đông người. Nếu mới tập bơi quanh hồ, bạn chỉ nên tập ở mức vừa phải. Khi bạn đã bơi khỏe hơn, hãy bơi nhiều vòng hơn. Cố gắng bơi 1-2 lần mỗi tuần. Bơi là hình thức tập luyện giúp tăng cơ và giảm mỡ. Bước 2 - Dùng bóng tập luyện. Trong khi nằm trên thảm hoặc giường, bạn sẽ đặt bóng trước mặt. Đặt hai chân lên trên bóng, nâng hông lên, và chầm chậm lăn bóng về phía hông. Thực hiện việc này đến khi bạn không thể và đảm bảo mông không chạm xuống sàn. Bước 3 - Dùng máy tập toàn thân không có độ nghiêng. Máy có độ nghiêng sẽ khiến cơ bắp ở chân phát triển. Luôn giữ độ kháng lực ở mức thấp. Phương pháp 3 - Ăn uống lành mạnh Bước 1 - Bổ sung thêm chất đạm. Chất đạm giúp bạn no lâu và góp phần làm săn chắc cơ bắp. Bạn nên thêm cá, gà và gà tây vào chế độ ăn. Bước 2 - Ăn hoa quả và rau củ mỗi ngày. Hoa quả và rau củ cung cấp chất xơ, làm giảm lượng mỡ tích tụ trong cơ thể. Bước 3 - Uống nhiều nước. Nước không chỉ hỗ trợ thải độc tố trong cơ thể, mà còn giúp cho da ẩm, mịn và căng bóng vào mùa hè. Theo hướng dẫn chung, mỗi ngày nam giới cần bổ sung khoảng 15,5 cốc (tương đương 3,7 lít) chất lỏng và nữ giới cần khoảng 11,5 cốc (tương đương 2,7 lít) chất lỏng. Tổng lượng này không nhất thiết phải toàn là nước lọc, mà còn có thể được bổ sung từ thức uống khác và thức ăn. Thông thường, bạn nên uống một cốc nước lọc hoặc thức uống ít calo trong mỗi bữa ăn và giữa các bữa ăn. Bạn cũng nên uống nước trước, trong và sau khi tập luyện. Bước 4 - Tránh thức ăn nhiều dầu mỡ và đường. Thực phẩm như bánh quy, kem, bánh bông lan và sô-cô-la không chỉ chứa đầy calo rỗng không cung cấp năng lượng cho cơ thể, mà chỉ làm cho mỡ tích tụ ở đùi. Bước 5 - Tránh thức ăn nhiều muối. Những loại thực phẩm này khiến da bị mất nước. Một vài loại thực phẩm cần tránh là lạc rang muối, bim bim, bỏng ngô và hầu hết thức ăn chế biến sẵn. Phương pháp 4 - Áp dụng một số lời khuyên khác Bước 1 - Đừng chỉ mong giảm mỡ riêng phần chân. Cơ thể chuyển mỡ thành năng lượng trong quá trình tập luyện hoặc ăn kiêng. Tuy nhiên, cơ thể sẽ tự do chuyển hóa mỡ tại bất kỳ đâu mà nó muốn, không phải luôn theo mong muốn của bạn. Việc tập luyện riêng từng vùng hoặc chỉ một vùng của cơ thể trong một lúc có ưu điểm (làm săn chắc) và khuyết điểm (khiến bạn bực tức khi mỡ không biến mất một cách thần kỳ). Đừng mong đợi việc thực hiện bài tập chân sẽ nhanh chóng làm cho chân thon gọn mà không khiến tổng lượng mỡ toàn thân giảm xuống. Bước 2 - Đừng nhịn ăn. Nhiều người muốn giảm cân thường phạm phải sai lầm này. Lý lẽ của họ là: calo tích tụ thành mỡ khi cơ thể không dùng đến chúng; thức ăn là nguồn cung cấp calo; nếu nhịn ăn, tôi sẽ nạp ít calo hơn; nếu lượng calo giảm đi, cơ thể sẽ tích tụ ít mỡ hơn. Đây là một sự hiểu lầm. Điều gì sẽ xảy ra khi bạn nhịn đói? Cơ thể tự hiểu rằng nó đang nhận ít thức ăn hơn khiến quá trình trao đổi chất diễn ra chậm hơn để tiết kiệm năng lượng, và bắt đầu đốt cháy mô cơ thay vì chất béo tích tụ vì cơ thể muốn chuẩn bị để thích nghi với tình trạng không có thức ăn. Nếu bạn muốn giảm cân bằng cách nhịn ăn (vừa khó khăn vừa khổ sở), cơ thể liền tích tụ mỡ ngay khi bạn ăn trở lại, và chắc chắn là bạn sẽ phải ăn. Tại sao lại như vậy? Vì quá trình trao đổi chất đang không hoạt động và nó cần khởi động lại. Bạn sẽ khởi động lại quá trình trao đổi chất bằng cách nào? Bằng cách ăn đúng thực phẩm ngay sau đó. Bước 3 - Cần có thời gian để nhận thấy kết quả giảm cân. Nhiều người đặt mục tiêu cụ thể và có kỷ luật thép nhưng lại quyết định bỏ cuộc bắt đầu thấy kết quả. Họ nỗ lực điên cuồng trong một tháng nhưng không thấy kết quả, và đầu hàng trong sự tuyệt vọng. Hãy luôn ghi nhớ câu “chậm mà chắc”. Cố gắng giảm 0,5-1kg mỗi tuần là mục tiêu hợp lý. Với tốc độ này, cơ bắp sẽ bắt đầu hiện rõ vào khoảng tuần thứ tám của quá trình giảm cân. Cứ thong thả và trân trọng mọi thay đổi trong lối sống. Bước 4 - Chấp nhận bản thân. Một số người có chân to vì yếu tố di truyền và bạn không thể thay đổi điều đó. Hình thức tập luyện, chế độ ăn uống hoặc phương pháp giảm cân cũng không thể giúp bạn thay đổi ngoại hình vì bẩm sinh bạn đã là như vậy. Thay vì chống đối và cố gắng trong vô vọng, bạn nên chấp nhận và yêu thương bản thân. Dù nghe có vẻ phi lý, nhưng cách này sẽ dần giúp bạn cảm thấy vui vẻ hơn. Bất kỳ ai thật sự quan tâm đến bạn đều sẽ không để tâm việc bạn có chân to hay nhỏ.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/L%C3%AAn-d%C3%A2y-%C4%91%C3%A0n-ukulele
Cách để Lên dây đàn ukulele
Dù đàn ukulele chỉ có 4 dây chứ không phải là 6 hay 12 giống như ghi-ta nhưng vẫn có thể hơi khó lên dây đàn nếu bạn mới sử dụng nhạc cụ có dây. Thật may là có nhiều cách để lên dây đàn ukulele. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn quy trình lên dây đàn ukulele sao cho âm thanh nghe hay nhất, bắt đầu từ việc ghi nhớ cao độ của các dây từ thấp đến cao tới việc lên dây. Phương pháp 1 - Tìm hiểu thiết kế của đàn Bước 1 - Ghi nhớ cao độ của các dây. Hai loại đàn ukulele phổ biến nhất hiện nay là ukulele soprano và ukulele tenor có 4 dây tương ứng với các nốt Sol-Đô-Mi-La: Nốt Sol nằm bên dưới nốt Đô trung trong khuông nhạc (nốt Sol thấp), nốt Đô trung, nốt Mi và nốt La. Độ căng của dây đàn được điều chỉnh thông qua các khóa đàn nằm phía trên đầu cần đàn. Bước 2 - Xác định vị trí các khóa đàn. Để gọi đúng tên dây đàn ukulele, cầm đàn sao cho đầu cần đàn hướng lên phía trên. Ở cạnh trên, khóa đàn thấp hơn bên tay trái của bạn là khóa chỉnh dây Sol, khóa cao hơn nó là khóa chỉnh dây Đô. Ở cạnh dưới, khóa cao hơn bên tay phải của bạn là khóa chỉnh dây Mi, khóa còn lại là khóa chỉnh dây La. Khóa đàn là thứ bạn sẽ vặn để điều chỉnh độ cao thấp của dây đàn. Hướng vặn có thể khác nhau tùy thuộc vào từng loại đàn, vì vậy nên thử trước. Thường thì hướng chỉnh khóa của các loại đàn ghi-ta là giống nhau. Để tăng cao độ, bạn chỉ cần lên dây đàn cho căng, ngược lại khi nới lỏng dây đàn thì cao độ sẽ giảm. Tuyệt đối không lên dây đàn quá căng vì dây có thể bị đứt. Bước 3 - Xác định vị trí dây đàn. Tưởng tượng bạn là một người chơi đàn thuận tay phải và đang ôm ukulele trong tay, các dây được đánh số theo thứ tự từ vị trí xa nhất đến vị trí gần bạn nhất. Dây đầu tiên là dây La, dây thứ hai là dây Mi, dây thứ ba là dây Đô và dây thứ tư là dây Sol. Bước 4 - Xác định phím đàn. Các phím được đánh dấu từ vị trí núm chỉnh dây đàn tới mặt cảm âm, phím gần núm nhất được gọi là phím 1. Để chơi nốt nhạc, dùng tay trái nhấn dây đàn sao cho áp dây vào phím, sau đó tay phải gảy dây đàn. Phương pháp 2 - Chọn cao độ cho đàn của bạn Bước 1 - Để điều chỉnh cao độ của đàn ukulele, chọn thêm một nhạc cụ để căn tiếng theo. Cách đơn giản nhất là chỉnh các nốt của ukulele sao cho nghe khớp với các nốt của nhạc cụ đó. Bạn có vài sự lựa chọn như piano, phần mềm chỉnh dây đàn trên mạng, thiết bị chỉnh dây đàn bằng điện hoặc một cây sáo chỉnh âm. Bạn chỉ cần điều chỉnh một dây (rồi dựa vào đó để chỉnh các dây còn lại) hoặc nếu cẩn thận hơn, bạn có thể dùng nhạc cụ đó để căn từng dây ukulele một. Bước 2 - Chỉnh cao độ ukulele bằng piano hoặc organ. Đầu tiên nhấn phím đàn piano sau đó gảy dây ukulele xem hai âm đã khớp với nhau chưa, nếu chưa thì vặn khóa đàn để điểu chỉnh. Bước 3 - Chỉnh cao độ ukulele bằng sáo chỉnh âm. Bạn có thể sử dụng sáo chỉnh âm nửa cung dạng tròn hoặc sáo chỉnh âm được thiết kế riêng cho ukulele trông giống như chiếc sáo quạt nhỏ. Thổi sáo rồi gảy đàn để kiểm tra âm, điều chỉnh núm đàn cho tới khi hai âm nghe khớp nhau. Bước 4 - Chỉnh cao độ ukulele bằng âm thoa. Nếu có âm thoa riêng cho mỗi dây đàn, bạn có thể gõ âm thoa để chỉnh từng dây. Nếu chỉ có một âm thoa, sử dụng nó để chỉnh một dây rồi chỉnh các dây còn lại theo dây đó. Bước 5 - Dùng thiết bị chỉnh âm chạy bằng điện để chỉnh cao độ ukulele. Có hai loại máy chỉnh âm. Loại thứ nhất sẽ nhắc nốt để bạn tự căn đàn theo. Loại thứ hai sẽ phân tích cao độ của các dây, cho bạn biết liệu âm thanh nghe có cao hơn (dây quá căng) hay thấp hơn bình thường (dây quá chùng) hay không. Đây có lẽ là cách chỉnh âm ukulele hiệu quả nhất dành cho những người mới tập chơi thường chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc phân biệt cao độ. Phương pháp 3 - Chỉnh dây Bước 1 - Chỉnh dây Sol. Chỉnh dây Sol (dây gần với bạn nhất) cho tới khi nghe chuẩn. Bước 2 - Chơi nốt La. Đặt ngón tay của bạn lên phím số hai dây Sol (khoảng trống thứ 2 của dây đầu tiên tính từ đầu cần đàn như trong hình). Đó chính là nốt La, cùng nốt với dây xa bạn nhất. Bước 3 - Chỉnh dây La. Chỉnh dây La sao cho khớp với nốt La mà bạn vừa tìm được trên dây Sol. Bước 4 - Chơi nốt Sol trên dây Mi. Đặt ngón tay bạn lên phím số ba dây Mi. Đó là nốt Sol nghe khớp với dây Sol. Nếu không, rất có thể dây Mi của bạn bị sai. Bước 5 - Chỉnh dây Mi. Chỉnh dây Mi cho đến khi khớp với dây Sol. Bước 6 - Chơi nốt Mi ở dây Đô. Đặt ngón tay bạn lên phím số bốn dây Đô. Đây sẽ là nốt Mi. Bước 7 - Chỉnh dây Đô. Chỉnh dây Đô sao cho khớp với dây Mi.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/M%E1%BB%9F-n%E1%BA%AFp-chai-bia-b%E1%BA%B1ng-ch%C3%ACa-kh%C3%B3a
Cách để Mở nắp chai bia bằng chìa khóa
Sau một ngày làm việc mệt nhọc, còn gì sướng hơn việc mở một chai bia lạnh để giải khát và thư giãn. Nhưng nếu bạn không có đồ khui chai thì làm sao mở bia? May thay, chiếc chìa khóa trong túi áo có thể là giải pháp dễ dàng cho vấn đề này. Bạn có thể dùng chìa khóa mở nắp chai dễ dàng, bất kể là dùng phương pháp bật bung nắp hoặc bẩy mép của nắp lên trước! Phương pháp 1 - Bật bung nắp chai Bước 1 - Cầm cổ chai bằng tay không thuận. Bạn cần phải cầm chặt chai để nó không trượt trong tay khi bạn đẩy chai. Không cần bóp chai quá chặt đâu, bạn chỉ cần cầm chắc tay là được! Bước 2 - Đặt một chiếc chìa khóa cứng bên dưới nắp, như chìa khóa ô tô. Công việc này không dành cho chìa khóa tủ mỏng manh hay chìa khóa nhà bằng nhôm. Chọn chiếc chìa khóa lớn và cứng như chìa ô tô hoặc chìa văn phòng cỡ lớn. Tốt nhất bạn nên chọn chìa có nhiều rãnh ở đầu để dễ dàng nhét vào bên dưới mép nắp chai. Bước 3 - Vặn chìa lên cho đến khi nghe thấy tiếng nắp chai bật ra. Di chuyển chìa khóa trong tay thuận để vặn chìa lên trên hướng về phía bạn. Động tác này cũng giống như khi bạn vặn chìa để khởi động xe. Vì chìa bị mắc bên dưới nắp chai nên nó sẽ bẩy nắp bung ra! Bước 4 - Thử tác động vào phía khác của nắp chai nếu bạn không thể bật nó ra dễ dàng. Tùy vào kiểu nắp chai, độ cứng của chìa khóa, và kinh nghiệm mở nắp bằng phương pháp này, nắp chai có thể sẽ không bật ra khi bạn thử lần đầu. Nếu không thành công, bạn hãy xoay chai tới phần khác của nắp và thử lại! Phương pháp 2 - Bẩy mép nắp chai Bước 1 - Tìm vị trí mép bị cong. Nếu có bất kỳ vị trí nào trên mép nắp chai bị vênh nhẹ thì bạn bắt đầu ở đó! Nếu không, bạn có thể chọn bất kỳ vị trí nào để bắt đầu. Bước 2 - Chèn đầu chìa khóa vào dưới mép nắp. Chèn đầu chìa khóa vào cho đến khi nó gần như nắp dưới mép nắp chai. Thường thì bạn sẽ không thể chèn vào hết mép nắp -- tất cả những gì bạn cần chỉ là một chút lực bẩy. Bước 3 - Vặn chìa khóa cho đến khi mép nắp cong lên. Vặn chìa khóa qua lại nhẹ nhàng nhưng chắc tay để làm cong mép nắp. Cẩn thận đừng nhấn mép nắp xuống chai -- mục đích của bạn là bẩy nắp hướng ra ngoài hoặc lên trên. Bước 4 - Lặp lại cho đến khi có tối thiểu 4 mép được bẩy lên. Tiếp tục vặn chìa khóa bên dưới mép cho đến khi có tối thiểu 4 vị trí được bẩy lên. Đảm bảo các vị trí này nằm gần nhau -- nắp sẽ không thể mở nếu các vị trí này phân bố đều quanh nắp. Bước 5 - Cầm chai chắc chắn bằng tay không thuận. Bạn nên cầm chai đủ chặt để không gây chấn thương cho bản thân và người xung quanh. Nhưng đừng siết chai quá chặt -- tay bạn có thể đủ mạnh để bóp vỡ chai! Bước 6 - Đẩy đầu chìa khóa vào bên dưới mép đã được bẩy cong trước đó. Đẩy đầu chìa khóa vào bên dưới mép nắp tối đa. Nếu bạn chỉ đẩy vào được một ít thì cũng không sao. Bạn chỉ cần có đủ chỗ để sử dụng chìa khóa làm đòn bẩy. Bước 7 - Bẩy chìa khóa lên cho đến khi nắp bật ra. Dùng tay thuận cầm chắc chìa khóa và bẩy lên để nắp bật ra. Cẩn thận đừng bẩy quá mạnh. Nếu bạn thao tác quá thô bạo thì đầu chai có thể bị vỡ!
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-d%E1%BB%8Bu-da-b%E1%BB%8B-k%C3%ADch-%E1%BB%A9ng-v%C3%AC-s%E1%BB%AFa-r%E1%BB%ADa-m%E1%BA%B7t
Cách để Làm dịu da bị kích ứng vì sữa rửa mặt
Lý tưởng nhất là rửa mặt 2 lần mỗi ngày – 1 lần vào buối sáng và 1 lần vào buổi tối. Da sẽ bị khô nếu bạn chọn nhầm loại sữa rửa mặt. Tình trạng khô da có thể dẫn đến các tổn thương da, làm da nhạy cảm hơn và nổi các đốm đỏ. Sữa rửa mặt lý tưởng cần đủ mạnh để làm sạch da nhưng không quá mạnh khiến da bị bong tróc và hư tổn. Hẳn là bạn muốn tẩy sạch dầu nhờn, bụi bẩn và các chất ô nhiễm khác, trả lại làn da sạch sẽ tự nhiên. Có lẽ bạn đã hơi quá tay và bây giờ cần phải chăm sóc làn da bị rát. Có rất nhiều cách để giảm nhẹ các triệu chứng liên quan đến da khô, nhưng quan trọng nhất vẫn là chọn đúng loại sữa rửa mặt cho da. Phương pháp 1 - Làm dịu da bị kích ứng vì sữa rửa mặt Bước 1 - Rửa sạch mặt với nước ở nhiệt độ phòng. Nước quá nóng hoặc quá lạnh có thể làm tổn thương da, khiến các tế bào da bị sốc. Thay vào đó, bạn hãy sử dụng nước ở nhiệt độ phòng để rửa toàn bộ mặt. Nếu cảm thấy vẫn còn xà phóng dính trên mặt, hãy rửa thêm lần nữa. Xà phòng đọng lại trên mặt gây tắc nghẽn lỗ chân lông như dầu nhờn và lớp trang điểm gây ra, nhưng thay vì nổi mụn, da bạn sẽ yếu đi khi phải tiếp xúc quá nhiều với xà phòng. Bước 2 - Dùng kem dưỡng ẩm chất lượng cao sau khi rửa mặt. Nếu sữa rửa mặt làm da bị rát, có lẽ vì nó đã lấy đi quá nhiều dầu trên da. Kem dưỡng ẩm sẽ bổ sung các chất dầu có lợi cho da và giúp da giữ nước. Da bị mất nước gây rát ngứa, khô, tróc vảy và khó chịu. Chìa khóa để có chu trình chăm sóc da tốt chính làm kem dưỡng ẩm chất lượng. Kem dưỡng ẩm có chứa chất cấp ẩm có tác dụng rất tốt. Chọn các loại kem có chứa urea, axit alpha hydroxy được goi là axit lactic hoặc axit glycolic, glycerine, hoặc axit hyaluronic trong thành phần nguyên liệu. Nếu loại kem bạn chọn có các thành phần trên, đó là loại kem dưỡng rất tốt. Bước 3 - Đừng gãi da. Da khô thường hay bị ngứa ngáy khiến ta muốn gãi liên tục. Nhưng làm thế chỉ khiến da bị tổn thương thêm và dễ dẫn đến các bệnh nhiễm trùng da khác. Nếu da bị nhiễm trùng, bạn có thể cần phải dùng kháng sinh hoặc nhẹ nhất là tình trạng da sẽ lâu khỏi hơn. Hãy chống lại cám dỗ muốn gãi da. Dùng các cách khác để chống lại cơn ngứa. Bước 4 - Bôi lô hội lên da. Lô hội là loài thực vật tuyệt vời, có thể làm dịu da trong hầu hết các vấn đề về da – ví dụ như cháy nắng, khô và rát da. Bạn có thể tự trồng lô hội. Nếu dùng lô hội tươi, bạn chỉ cần cắt ra và bôi chất gel trong lá lên vùng da bị kích ứng. Nếu không thích dùng lô hội tươi, bạn có thể mua lô hội từ các nhà thuốc hoặc cửa hàng tạp hóa. Bước 5 - Dùng kem Vaseline để chữa da bị khô/rạn. Một trong những cách phổ biến nhất để chữa da khô (gây ra bởi sữa rửa mặt hoặc không) là kem Vaseline. Kem Vaseline có tính dịu nhẹ với da. Học viện da liễu Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng kem Vaseline thay vì các sản phẩm khác dành cho da khô nhạy cảm và các chứng ngứa rát phổ biến. Kem Vaseline không đắt và có thể mua được ở hầu hết các cửa hàng tạp hóa và nhà thuốc. Bước 6 - Bôi ít giấm táo lên vùng da bị rát. Giấm táo là một chất khử trùng, kháng khuẩn và ngừa nấm có tác dụng giảm ngứa. Bạn chỉ cần nhỏ một vài giọt giấm lên miếng bông gòn rồi áp lên vùng bị ngứa. Bạn có thể dùng giấm sống, hữu cơ, chưa lọc hoặc giấm đã tinh chế. Cả 2 loại đều có thể sử dụng Bước 7 - Đến gặp bác sĩ da liễu. Nếu bạn cảm thấy da vẫn còn đau, bị khô và rát trong thời gian dài, gây ra chảy máu, hãy đến gặp bác sĩ da liễu. Bác sĩ sẽ kê cho bạn chu trình vệ sinh mới hoặc đơn thuốc dành cho da. Bác sĩ cũng sẽ xác định được liệu da có gặp phải vấn đề nào nghiêm trọng hơn mà không liên quan đến sữa rửa mặt không – ví dụ như bệnh chàm hoặc chứng đỏ mặt. Phương pháp 2 - Chọn đúng sữa rửa mặt Bước 1 - Chọn sữa rửa mặt tùy vào loại da. Chúng ta thường chọn sữa rửa mặt dựa vào quảng cáo hoặc lời giới thiệu của người bạn có làn da khỏe mạnh hơn. Vấn đề là làn da mỗi người đều có sự khác biệt, do đó loại xà phòng dành cho da nhờn sẽ lấy đi quá nhiều dầu đối với người có làn da khô. Hoặc ngược lại, sữa rửa mặt dành cho da khô sẽ không làm sạch được đủ lượng lầu tiết ra cả ngày của người có da nhờn. Vậy nên hãy tự hỏi bản thân mình câu hỏi này: Da mặt bạn nhờn hay khô? Bước 2 - Chọn “loại” xà phòng rửa mặt phù hợp với bạn. Xà phòng rửa mặt có rất nhiều loại. Dạng bánh, dạng bọt, loại không tạo bọt, không chứa xà phòng, sáp rửa mặt, nước tẩy trang mi-cellar, xà phòng gốc dầu và xà phòng y tế. Hầu hết các loại trên cần sử dụng với nước mới hiệu quả. Nước tẩy trang mi-cellar đã chứa sẵn nước và chỉ cần dùng bông tẩy trang để bôi lên mặt và lau sạch. Thông thường thì xà phòng dạng bánh sẽ có độ pH hoặc nồng độ axit cao hơn nhiều so với dạng bọt hoặc dạng dung dịch. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng xà phòng dạng bánh có khả năng làm tăng vi khuẩn trên da thay vì loại bỏ chúng. Bước 3 - Chú ý kỹ đến thành phần xà phòng rửa mặt. Người ta thường cho một chút oải hương, dừa hoặc vài hợp chất khác vào sản phẩm để khiến chúng trông cao cấp hơn hoặc đơn giản là để tạo mùi. Việc này khó mà khiến da bị khô hoặc nổi mụn, nhưng vẫn có khả năng. Nếu bạn thử dùng một sản phẩm mới và thấy da xấu đi, hãy chọn xà phòng không chứa hương thơm. Bước 4 - Đừng mua xà phòng chứa các thành phần có hại như sodium lauryl sulfate và cồn. Hai thành phần này thường quá mạnh với làn da của mọi người. Sodium laureth sulfate nhẹ hơn một chút so với sodium lauryl sulfate – nhưng cả 2 chất này đều sẽ làm rát da bị nhạy cảm với xà phòng mạnh. Nếu xà phòng ưa thích của bạn chứa các thành phần xấu này trên bao bì nhưng da không bị khô, bạn có thể tiếp tục sử dụng. Chỉ cần đảm bảo rằng chúng không được liệt kê trên đầu danh sách thành phần. Các thành phần được liệt kê ở đầu danh sách có độ hàm lượng cao hơn các thành phần được liệt kê ở cuối danh sách. Bước 5 - Thử nhiều loại xà phòng khác nhau để tìm loại phù hợp nhất với loại da của bạn. Một cách kiểm tra tốt là lau mặt với miếng bông gòn thấm cồn sau khi đã rửa mặt. Nếu thấy còn dầu nhờn hoặc mỹ phẩm trang điểm dính trên bông, tức là sản phẩm đó chưa đủ mạnh. Nhớ là dầu nhờn dư hay bất cứ chất cặn nào cũng có thể là kết quả của việc rửa mặt không kỹ. Thử rửa lại lần nữa trước khi bỏ sản phẩm. Bước 6 - Xem các đánh giá sản phẩm của người dùng. Một số người tiêu dùng cho rằng giá cả cao đồng nghĩa với chất lượng tốt hơn, nhưng như đã nói ở trên, làn da mỗi người là khác nhau, nên có người sẽ thích sản phẩm đắt tiền, trong khi người khác lại không thấy phù hợp. Hãy đọc thật nhiều đánh giá sản phẩm của những người đã thử qua chúng. Xem thử họ có than phiền gì vệ việc da bị khô sau khi dùng, mùi nồng, nổi mụn, hoặc bất kỳ tình trạng da liễu nào khiến da đỏ và ngứa không. Bước 7 - Tìm lời khuyên từ chuyên gia da liễu. Da của mỗi người đều có thể thay đổi, từ nhờn đến khô, dầu và không dầu. Các yếu tố như căng thẳng, thời tiết, hoạt động thường ngày, tiếp xúc với ô nhiễm và các nguyên nhân khác có thể làm thay đổi loại da. Chuyên gia sẽ kê đơn cho bạn các loại sữa rửa mặt khác nhau phù hợp với làn da hay thay đổi của bạn.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Ng%C4%83n-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-kh%C3%A1c-ng%C3%A1y-ng%E1%BB%A7
Cách để Ngăn người khác ngáy ngủ
Một giấc ngủ ngon có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của mỗi người. Ngủ cùng giường, cùng phòng hoặc nhiều khi là cùng nhà với một người ngủ ngáy có thể khiến bạn mất ngủ và gây căng thẳng cho mối quan hệ giữa bạn và người ấy. Ngáy ngủ là một vấn đề thường gặp, xảy ra khi luồng không khí không thể di chuyển tự do qua khoang mũi và khiến cho các mô xung quanh rung động, hoặc đôi khi là do lưỡi thụt quá sâu vào cổ họng trong khi ngủ. Để ngăn ai đó ngủ ngáy, bạn có thể giúp họ điều chỉnh môi trường ngủ, thay đổi thói quen ngủ và gợi ý họ thay đổi lối sống để mọi người đều có thể ngủ ngon. Phương pháp 1 - Điều chỉnh môi trường ngủ Bước 1 - Dùng gối kê cao đầu. Kê cao đầu lên khoảng 10 cm bằng một hoặc hai chiếc gối sẽ giúp dễ thở hơn, đồng thời hỗ trợ đẩy lưỡi và hàm về phía trước. Bạn có thể mua loại gối được thiết kế đặc biệt để giúp cơ cổ được mở và thư giãn, nhờ đó giảm hoặc loại bỏ chứng ngáy ngủ. Lưu ý rằng người ngáy ngủ có thể dịch chuyển hoặc xoay người và khiến gối bị lệch đi hoặc trở lại tư thế khiến họ ngáy ngủ. Bạn có thể xử lý vấn đề này bằng cách đề nghị họ nhét bóng tennis vào sau quần áo ngủ hoặc dùng gối chống ngáy. Làm vậy sẽ khiến việc trở mình hoặc xoay người hơi khó chịu nên họ sẽ hạn chế dịch chuyển trong khi ngủ. Bước 2 - Giữ ẩm cho phòng ngủ bằng máy tạo độ ẩm. Không khí khô có thể khiến mũi và cổ họng khó chịu, dẫn đến tình trạng ngạt mũi và ngáy ngủ vào ban đêm. Nếu người ngáy ngủ bị sưng mô khoang mũi thì việc bật máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ sẽ giúp họ ít ngáy hơn. Hãy cố gắng duy trì độ ẩm trong phòng ngủ suốt đêm để đảm bảo không bị tiếng ngáy ngủ làm phiền. Bước 3 - Cân nhắc ngủ riêng phòng nếu tiếng ngáy quá to. Nhiều cặp đôi, gia đình hoặc bạn cùng phòng quyết định giải pháp tốt nhất là ngủ riêng phòng, đặc biệt là khi ngáy ngủ đã trở thành một vấn đề kinh niên. Việc ngủ riêng phòng có thể sẽ khó khăn, đặc biệt là đối với các cặp vợ chồng nếu một trong hai người cảm thấy tội lỗi hoặc bực bội khi giấc ngủ bị gián đoạn. Bạn nên dành thời gian để trò chuyện với người đó về phương án này. Hãy giải thích rằng bạn đang bị thiếu ngủ vì tiếng ngáy của người ấy và nghĩ rằng phương án tốt nhất để đảm bảo chất lượng giấc ngủ và tình cảm của hai người là ngủ riêng phòng. Ngáy ngủ là một vấn đề thể chất phát sinh từ những vấn đề thể chất khác. Người lớn nếu bị ngáy ngủ thì hoàn toàn có thể tự khắc phục bằng biện pháp y tế hoặc các biện pháp khác. Tuy nhiên, nếu các giải pháp đó không hiệu quả thì ngủ riêng phòng sẽ là lựa chọn tối ưu nhất. Nếu là cha mẹ có con ngủ ngáy thì bọn trẻ sẽ cần bạn giúp đỡ để khắc phục tình trạng ngáy ngủ của trẻ. Phương pháp 2 - Điều chỉnh thói quen ngủ Bước 1 - Làm sạch mũi trước khi ngủ. Nếu người ngủ ngáy bị ngạt mũi thì bạn có thể khuyên họ vệ sinh mũi bằng nước muối trước khi đi ngủ để dễ thở hơn. Một cách để vệ sinh mũi là dùng bình rửa mũi chuyên dụng hoặc xịt thông mũi. Liệu pháp vệ sinh mũi sẽ giúp giảm ngạt mũi và làm thông thoáng đường hô hấp trên, đồng thời làm dịu khoang mũi bị khô hoặc khó chịu. Miếng dán ngang sống mũi có thể giúp giảm âm lượng tiếng ngáy, vì dụng cụ này giúp khoang mũi được mở rộng. Tuy nhiên theo ý kiến của nhiều người thì cách này không phải lúc nào cũng loại bỏ được tiếng ngáy và không hiệu quả bằng việc làm sạch mũi. Bước 2 - Ngủ ở tư thế nằm nghiêng thay vì nằm ngửa. Chuyển tư thế ngủ sang nằm nghiêng thay vì nằm ngửa hay nằm sấp sẽ giúp làm giảm áp lực lên cổ họng và giảm ngáy ngủ. Nếu cảm thấy khó duy trì tư thế ngủ nghiêng suốt đêm, bạn có thể khâu một chiếc tất hoặc một quả bóng vào lưng áo ngủ của người ngủ ngáy. Họ sẽ thấy khó chịu khi nằm lăn lên những vật này và sẽ duy trì tư thế ngủ nghiêng. Sau vài tuần thì việc ngủ nghiêng sẽ trở thành một thói quen và bạn có thể tháo bóng tennis hoặc tất ra khỏi lưng áo ngủ của họ. Bạn cũng có thể sử dụng gối chống ngáy để người ngáy ngủ không thay đổi tư thế. Bước 3 - Gợi ý trao đổi với bác sĩ nha khoa để lắp khí cụ chống ngáy ở miệng. Những người bị ngáy ngủ có thể đến gặp nha sĩ và lắp một thiết bị tùy chỉnh để giúp mở rộng đường thở và đẩy hàm dưới và lưỡi về phía trước trong lúc ngủ. Thiết bị này có tên là MAD (máng chống ngáy). Bạn có thể đến nha sĩ làm riêng hoặc mua sẵn và tự đeo theo hướng dẫn. Khí cụ nha khoa khá đắt, đặc biệt là khi không được bảo hiểm chi trả. Bạn có thể gợi ý người đó tham khảo ý kiến của bác sĩ và chọn một giải pháp tiết kiệm hơn nếu cần. Bước 4 - Cân nhắc làm phẫu thuật để chữa ngáy ngủ. Ngáy ngủ không chỉ gây phiền hà mà còn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như mệt mỏi vào ban ngày do thiếu ngủ ban đêm và thậm chí là các bệnh về tim mạch. Nếu người ngủ ngáy vẫn ngáy mặc dù đã điều chỉnh môi trường và thói quen ngủ thì họ có thể trao đổi với bác sĩ để dùng thiết bị y tế hoặc làm phẫu thuật. Bác sĩ có thể sẽ gợi ý cho bạn các lựa chọn sau: Dùng máy thở CPAP (máy tạo khí áp lực dương liên tục): Thiết bị này tạo ra một dòng khí áp lực dương, thổi liên tục vào mặt nạ đeo trên mũi, mũi và miệng hoặc cả khuôn mặt. Máy CPAP giúp đường thở mở thông suốt trong khi ngủ, nhưng chủ yếu được dùng để điều trị chứng ngưng thở khi ngủ. Bạn hãy cân nhắc một số nhược điểm, chẳng hạn như sự bất tiện khi di chuyển, trước khi quyết định sử dụng máy. Phẫu thuật chữa ngáy ngủ truyền thống: Là phẫu thuật giúp làm rộng đường thở bằng cách cắt bớt mô hoặc khắc phục các bất thường ở mũi, chẳng hạn như vách ngăn lệch. Phẫu thuật loại bỏ tế bào thừa tại vòm miệng và lưỡi gà bằng laser (LAUP): Thủ thuật này dùng tia laser làm ngắn lưỡi gà, chính là dải mô mềm treo ở sau họng và tạo những vết cắt nhỏ trên gạc mềm. Khi các vết cắt này lành lại thì các mô xung quanh sẽ cứng lại và ngăn chặn các rung động trong cổ họng gây ra ngáy. Phương pháp 3 - Điều chỉnh lối sống Bước 1 - Giảm cân bằng chế độ ăn uống và tập luyện. Nếu người ngáy ngủ là người thừa cân hoặc gặp các vấn đề về cân nặng thì họ cần giảm cân bằng một chế độ ăn cân bằng, lành mạnh và tập thể dục hằng ngày. Thừa cân sẽ khiến lượng mô ở vùng cổ tăng lên và thu hẹp đường thở, tạo ra tiếng ngáy to và dai dẳng hơn. Bước 2 - Khuyến khích họ không ăn quá no hoặc uống rượu khoảng một vài giờ trước khi đi ngủ. Uống rượu trước khi đi ngủ khoảng một vài giờ có thể khiến đường thở thả lỏng và rung động tạo ra âm thanh trong khi ngủ. Đồng thời, ăn quá no trước giờ đi ngủ cũng khiến bạn ngủ không ngon giấc, ngáy ngủ và thường xuyên trở mình. Theo Tổ chức giấc ngủ quốc gia Hoa Kỳ, thuốc an thần và thuốc ngủ cũng có thể khiến người dùng ngáy ngủ. Nếu người ngáy ngủ bị khó ngủ thì bạn hãy khuyên họ trao đổi với bác sĩ để tìm một phương án trị mất ngủ khác thay vì dùng thuốc. Bước 3 - Tập luyện cổ họng hằng ngày để giảm ngáy ngủ. Các bài tập cho cổ họng sẽ giúp tăng cường sức mạnh cho các cơ ở cơ quan hô hấp trên và giảm hoặc loại bỏ tình trạng ngáy ngủ. Bạn nên thực hiện các bài tập cho cổ họng đều đặn hằng ngày, bắt đầu từ một đến hai hiệp và tăng dần số hiệp theo thời gian. Khuyến khích người tập kết hợp tập cổ họng khi làm những việc khác, chẳng hạn như khi lái xe đi làm, làm việc nhà hoặc dắt chó đi dạo. Để tập cho cổ họng, bạn sẽ làm như sau: Đọc to và lặp đi lặp các nguyên âm (a-e-i-o-u) khoảng 3 phút một vài lần một ngày. Đặt đầu lưỡi lên mặt dưới răng cửa hàm trên, sau đó trượt lưỡi về sau. Thực hiện bài tập ba phút một ngày. Ngậm miệng, mím chặt môi và giữ trong 30 giây. Há miệng và đưa hàm về bên phải, giữ 30 giây. Sau đó làm tương tự với bên trái. Mở miệng và siết chặt cơ sau cổ họng một vài lần trong khoảng 30 giây. Bạn hãy soi gương để đảm bảo lưỡi gà (lơ lửng ở sau cổ họng) di chuyển lên xuống khi thực hiện động tác.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Tr%E1%BB%9F-n%C3%AAn-m%E1%BA%A3nh-mai
Cách để Trở nên mảnh mai
Giảm cân có thể rất khó khăn, nhưng duy trì cân nặng mong muốn thì còn khó hơn. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách để nhanh chóng giảm cân trước một bữa tiệc hoặc kỳ nghỉ sắp tới, đồng thời, bạn cũng sẽ biết được cách để duy trì thân hình mảnh mai khi đã đạt được mức cân nặng mong muốn. Phương pháp 1 - Giảm cân nhanh Bước 1 - Ăn ít đi và tập thể dục nhiều hơn. Chỉ đơn giản là vậy thôi! Mục tiêu là bạn sẽ đốt cháy nhiều calo hơn mức nạp vào trong một ngày. Cứ nửa cân sẽ tương đương với 3.500 calo, nghĩa là để giảm nửa cân, bạn sẽ phải tiêu hao thêm 3.500 calo so với mức nạp vào. Giảm lượng calo nạp vào bằng cách giảm khẩu phần ăn. Hãy đảm bảo là bạn đã đọc kỹ nhãn mác của thực phẩm để theo dõi được lượng calo. Ăn từng bữa nhỏ xen kẽ ăn vặt nhẹ trong ngày. Việc này sẽ giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và ngăn ngừa tình trạng tích mỡ của cơ thể. Thực hiện các bài tập vận động như chạy, đi bộ đường dài, bơi và đạp xe. Chúng sẽ giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và đốt cháy calo. Hãy nhớ rằng các bài tập thể dục sẽ đốt cháy calo, nhưng bạn không thể giảm cân chỉ nhờ vào việc tập luyện. Bước 2 - Không ăn trong vòng hai tiếng trước khi đi ngủ. Tốc độ trao đổi chất của cơ thể sẽ giảm đáng kể khi bạn ngủ, vì thế, bạn sẽ mất nhiều thời gian để tiêu hóa thức ăn hơn. Ngoài ra, khi ăn sớm, bạn sẽ có thêm năng lượng để thực hiện các hoạt động hàng ngày. Bước 3 - Không bỏ bữa. Việc bỏ bữa sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái chết đói và nó sẽ phải tích mỡ nhiều hơn. Hãy coi quá trình trao đổi chất của cơ thể như một ngọn lửa và thức ăn chính là nhiên liệu đốt. Nếu bạn muốn giữ cho ngọn lửa ấy luôn cháy, hãy liên tục bỏ cành cây nhỏ, giấy báo và củi vào đó. Nếu bạn ngừng tiếp những thứ đó, lửa cuối cùng sẽ tắt. Tương tự, nếu bạn bỏ đói bản thân, quá trình trao đổi chất của cơ thể sẽ ngày càng yếu đi. Ăn bốn tới năm bữa nhỏ trong ngày sẽ tốt hơn là ăn hai tới ba bữa lớn, vì cơ thể bạn sẽ có nhiều thời gian để tiêu hóa thức ăn hơn. Cân nhắc ăn các bữa nhỏ xen kẽ ăn nhẹ. Việc này sẽ giúp quá trình trao đổi chất diễn ra liên tục trong ngày. Hãy ăn nhẹ các thực phẩm lành mạnh sau giữa các bữa chính: hoa quả như chuối hoặc táo, một cốc sữa chua Hy Lạp, một thanh dinh dưỡng, một ít cà rốt và đậu hummus hoặc một đĩa sa lát nhỏ với nước sốt nhẹ. Bước 4 - Uống nhiều nước. Bạn có biết rằng có thể con người thường nhầm lẫn giữa đói và khát không? Nếu bạn thèm đồ ăn nhưng không thật sự đói, có thể là cơ thể bạn đang thiếu nước. Bạn nên uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày. Bước 5 - Ăn hoa quả, rau củ và thịt nạc. Những thực phẩm này vừa giàu dinh dưỡng, vừa có thể cung cấp cho cơ thể lượng dưỡng chất cần thiết mà không thừa calo. Đổi từ bánh mỳ trắng và cơm sang các loại ngũ cốc nguyên cám. Cắt giảm lượng calo rỗng trong bánh mỳ, mỳ ống, đồ uống có cồn và thực phẩm chứa đường. Phương pháp 2 - Duy trì cân nặng mong muốn Bước 1 - Có chế độ ăn và luyện tập đa dạng. Cơ thể chúng ta rất nhanh quen với các chế độ ăn uống và luyện tập. Bạn có thể hạn chế tình trạng đứng cân (plateaus) và ngăn ngừa tăng cân trở lại bằng cách thay đổi kế hoạch giữ dáng. Đổi từ chế độ ăn sáu bữa nhỏ của hôm nay sang ba bữa lớn vào hôm sau. Xen kẽ các bài tập tim mạch và rèn sức bền trong tuần. Bước 2 - Ngăn ngừa tình trạng ăn quá nhiều. Việc giảm cân có thể dẫn tới trạng thái ăn nhiều quá mức. Cách tốt nhất để tránh ăn quá nhiều là hãy ăn những thứ bạn thèm với một lượng vừa phải. Nếu liên tục khiến cho cơ thể thèm thuồng món gì đó, bạn dễ có khả năng rơi vào tình trạng ăn quá mức hơn. Bước 3 - Không quay lại thói quen ăn uống cũ. Nếu đã giảm được cân, có thể dạ dày của bạn cũng đã co lại, nghĩa là bạn sẽ ăn ít đi nhưng vẫn thấy no. Bạn cần lắng nghe cơ thể và chỉ ăn vừa đủ để cảm thấy no. Nếu quay lại với thói quen ăn uống cũ khi đã giảm cân thành công, bạn chắc chắn sẽ tăng cân trở lại, không nhiều thì ít. Bước 4 - Tìm một kế hoạch ăn uống và luyện tập khả thi. Nếu lúc nào cũng thấy khổ sở thì cuối cùng, bạn sẽ từ bỏ kế hoạch ăn uống và luyện tập của mình -- đó là tất yếu. Hãy thực hiện một lối sống mà bạn thấy thoải mái. Chọn một bài tập mà bạn thích. Khi thấy vui, bạn sẽ dễ bám sát bài tập đó lâu dài hơn. Phương pháp 3 - Sử dụng các chiến thuật hàng ngày Bước 1 - Dùng đồ uống nóng. Hãy nhớ rằng đồ uống nóng như cà phê và trà có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Nếu bạn đang muốn cắt giảm caffeine, hãy chọn loại trà đã được lọc hết caffeine. Bước 2 - Tìm các thực phẩm thay thế lành mạnh cho những món mà bạn thèm. Nếu bạn là người hảo ngọt, hãy ăn sô-cô-la đen, mật ong, sữa chua và/hoặc hoa quả thay cho kem, bánh quy và bánh ngọt. Bằng cách này, bạn sẽ thỏa mãn được cơn thèm ngọt mà không cần phải hi sinh vóc dáng của mình! Bước 3 - Làm nhật ký ăn uống. Những người làm nhật ký ăn uống và luyện tập sẽ giảm nhiều cân hơn so với những người không làm vậy. Khi theo dõi hành vi của mình, bạn sẽ dễ nhận ra thói quen và xác định được những gì hiệu quả cũng như không hiệu quả đối với bản thân. Bước 4 - Không cân hàng ngày. Việc này sẽ khiến bạn phát điên và lạc lối, bởi vì cân nặng thường sẽ dao động từ 1 kg tới 1,5 kg mỗi ngày. Bước 5 - Uống một cốc nước đầy và/hoặc một miếng hoa quả trước mỗi bữa ăn. Việc này sẽ giúp làm đầy dạ dày và bạn sẽ nhanh thấy no hơn. Bước 6 - Tìm bạn đồng hành để giảm cân. Hai bạn có thể chia sẻ ý tưởng và mẹo vặt, đồng thời, khuyến khích nhau mỗi khi một trong hai muốn bỏ cuộc. Bước 7 - Chụp ảnh "trước và sau khi giảm cân". Việc này sẽ giúp bạn duy trì động lực và đem lại cảm giác thỏa mãn vô cùng khi được chụp bức ảnh thành quả.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/%C4%82n-chu%E1%BB%91i-%C4%91%E1%BB%83-th%E1%BA%A3i-%C4%91%E1%BB%99c-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-ru%E1%BB%99t
Ăn chuối để thải độc đường ruột
Chuối là loại thức ăn ngon, bổ dưỡng và có nhiều lợi ích về sức khỏe, nhưng bạn có thể thải độc đường ruột bằng chuối như thế nào? Chuối chín là thức ăn giàu chất xơ có thể giúp bạn đi tiêu đều đặn và dễ dàng hơn, ngoài ra còn rất tốt cho sức khỏe đường ruột. Chúng tôi đã tổng hợp một bài hướng dẫn đơn giản về cách ăn chuối để kích thích đi tiêu và phương pháp ăn chuối trong một ngày để thải độc hệ tiêu hóa. Hãy kéo xuống xem tiếp nếu bạn đã sẵn sàng làm sạch ruột với món ăn vặt ngon lành này nhé! Phương pháp 1 - Ăn chuối để cải thiện tình trạng đại tiện Bước 1 - Chọn chuối chín vàng hoặc nâu để kích thích đi tiêu. Chuối chưa chín có màu xanh chứa nhiều chất tannin và tinh bột kháng khiến cho chất thải cứng lại và khó đi tiêu. Khi chuối chín, chất tanin và tinh bột sẽ chuyển hóa thành đường và chất xơ hòa tan có tác dụng điều hòa tiêu hóa. Với hầu hết mọi người, một quả chuối sẽ mất khoảng 30 phút để tiêu hóa hoàn toàn. Bạn có thể ăn chuối xanh chưa chín để chữa tiêu chảy hoặc đi tiêu phân lỏng. Bước 2 - Ăn các chất béo lành mạnh hoặc chất đạm cùng với một quả chuối trong bữa sáng. Một quả chuối ăn vào buổi sáng khi dạ dày rỗng sẽ kích thích nhu động ruột, nhưng lượng đường và axit trong chuối có thể gây khó chịu trong dạ dày hoặc hạ đường huyết sau đó. Bạn nên ăn một chất béo lành mạnh như bơ đậu phộng hoặc chất đạm nhẹ như sữa chua cùng với chuối để chống lại các tác dụng phụ này. Các chất béo và chất đạm sẽ làm chậm sự hấp thu của đường vào máu, qua đó giúp ổn định năng lượng và mức đường huyết trong cả ngày. Thử ăn một quả chuối nghiền trộn với mật ong trong bữa sáng để kích thích hệ tiêu hóa. Bước 3 - Ăn một quả chuối chín sau bữa ăn cuối cùng trong ngày. Chất xơ hòa tan có trong chuối sẽ đi cùng với bữa ăn trong khi tiêu hóa, giúp cho bữa ăn dễ tiêu hơn trong đêm hoặc vào buổi sáng. Hơn nữa, quả chuối ăn kèm sẽ giúp bạn no hơn nên sẽ không phải ăn vặt vào đêm khuya. Bạn cũng có thể ăn chuối trước khi đi ngủ để giúp cho bữa ăn tiêu hóa hết vào sáng hôm sau. Bước 4 - Ăn sinh tố chuối vào bất cứ lúc nào để kích thích ruột. Sinh tố là một món ăn nhanh và ngon lành để bổ sung dưỡng chất giúp hỗ trợ tiêu hóa. Chuối làm sinh tố thì tuyệt vời nhờ có hương vị thơm ngọt và kết cấu dễ xay. Làm một ly sinh tố nếu bạn cảm thấy khó đi tiêu: Xay 1 quả chuối đông lạnh, 1/2 cốc (65 g) đậu lăng đỏ nấu chín, 1/2 cốc (120 ml) sữa tách béo, 2 thìa cà phê (6 g) bột ca cao không đường, và 1 thìa cà phê (5 ml) xi rô phong tinh khiết cho đến khi sánh mịn. Xay 1 quả chuối đông lạnh, 1/2 cốc (120 ml) sữa hạnh nhân không đường, 80 ml sữa chua Hy Lạp không đường tách béo, 1 cốc (130 g) rau chân vịt baby, 1/2 cốc dứa cắt nhỏ đông lạnh, 1 thìa canh (15 g) hạt chia và 1 thìa canh (15 ml) xi rô phong tinh khiết hoặc mật ong (tùy chọn). Xay 1 quả chuối đông lạnh, 1 cốc (240 ml) sữa chua không đường tách béo, 1 cốc (130 g) rau chân vịt tươi, 1/4 quả bơ, 2 thìa canh (15 ml) nước và 1 thìa canh (15 ml) mật ong. Bước 5 - Cố gắng ăn 1-3 quả chuối mỗi ngày để cải thiện sức khỏe đường ruột nói chung. Trong chuối có các prebiotic với tác dụng nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa, từ đó tạo nên hệ vi sinh vật khỏe mạnh hơn. Khi đường ruột khỏe mạnh, việc đi tiêu cũng sẽ đều đặn và dễ dàng hơn. Các dấu hiệu cho thấy đường ruột không khỏe mạnh bao gồm tình trạng khó chịu trong dạ dày (đầy hơi, chướng bụng, táo bón), khó ngủ, thèm ngọt hoặc thường xuyên thay đổi tâm trạng. Thường xuyên ăn nhiều hơn 2-3 quả chuối một ngày có thể gây táo bón (nếu là chuối chưa chín), đầy hơi (nếu là chuối chín), buồn ngủ hoặc mất cân bằng dinh dưỡng. Chuối là nguồn cung cấp chất xơ thực vật và có hàm lượng chất béo thấp, vì vậy nó là loại thức ăn tốt để làm dịu hội chứng rò rỉ ruột (cũng như các loại rau quả khác). Chuối còn có một số tác dụng kháng khuẩn và có thể hấp thụ axít trong dạ dày. Bước 6 - Uống trà chuối để ngăn ngừa đầy hơi. Chất kali trong trà chuối sẽ giúp điều hòa mức natri trong cơ thể và cải thiện tình trạng đầy hơi do muối, nhờ đó dạ dày và ruột cũng dễ chịu hơn. Cho một quả chuối (bóc vỏ và cắt bỏ hai đầu) vào nồi 700 ml nước đang sôi và đun liu riu 15-20 phút. Lấy quả chuối ra, sau đó cho thêm quế và mật ong trước khi uống. Một cách khác là đun sôi liu riu một quả chuối trong 5-10 phút. Bên cạnh tác dụng giảm đầy hơi, trà chuối cũng giúp ngủ ngon, tăng cường sức khỏe tim và cải thiện tâm trạng. Phương pháp 2 - Phương pháp ăn chuối trong 1 ngày để thải độc ruột Bước 1 - Nạp lượng calo bình thường trong một ngày bằng chuối. Với phương pháp này, bạn sẽ chhỉ ăn chuối chín trong cả ngày để khởi động lại hệ tiêu hóa và làm sạch ruột. Ăn chuối khi đói và ngừng ăn khi đã no để tránh ăn quá ít hoặc quá nhiều. Cố gắng đừng thêm gia vị hoặc các thức ăn khác nếu có thể. Để khỏe mạnh, cơ thể cần được cung cấp nhiều loại dưỡng chất, do đó bạn chỉ nên thải độc ruột trong một ngày (hoặc nhiều nhất là 2 ngày cuối tuần). Chế độ ăn kiêng "một loại thức ăn" kéo dài sẽ có hại cho sức khỏe. Một cách khác mà bạn có thể áp dụng là chỉ ăn chuối trong bữa sáng, sau đó ăn chế độ bình thường trong thời gian còn lại trong ngày. Chuối là loại thức ăn thải độc tuyệt vời. Chất pectin trong chuối sẽ liên kết các chất độc trong máu và thải ra ngoài qua nước tiểu và chất thải. Bước 2 - Bổ sung các loại rau xanh tùy chọn để bữa ăn thêm bổ dưỡng và đa dạng. Kết hợp rau diếp, xà lách rocket, cần tây hoặc rau mầm trong chế độ ăn chuối để làm no bụng, cung cấp thêm dưỡng chất và bớt đơn điệu khi bạn áp dụng chế độ ăn toàn chuối. Thêm vào đó, độ giòn của các loại rau xanh cũng giúp cho món ăn có kết cấu ngon miệng tương phản với chuối. Nếu chế độ ăn toàn chuối làm bạn phát chán, hãy thử dùng thêm nước dừa hoặc quế để tạo thêm hương vị. Bước 3 - Uống nhiều nước để cung cấp nước cho cơ thể và hỗ trợ tiêu hóa. Trung bình, nam giới cần 15,5 cốc (3,7 lít) nước mỗi ngày, còn nữ giới cần 11,5 (2,7 lít) nước. Hãy uống nước trong mỗi bữa ăn, trong khoảng thời gian giữa các bữa ăn và bất cứ khi nào cảm thấy khát để duy trì lượng nước đầy đủ trong cơ thể trong thời gian thải độc. Sự thay đổi đột ngột trong chế độ ăn có thể làm thay đổi lượng nước lấy từ thức ăn. Bạn nên uống nhiều hơn bạn nghĩ là cần để bù lại. Bạn không bị thiếu nước nếu không cảm thấy thường xuyên khát nước và nước tiểu trong hoặc màu vàng nhạt.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Thi%E1%BA%BFt-l%E1%BA%ADp-l%E1%BA%A1i-m%C3%A1y-PS3
Cách để Thiết lập lại máy PS3
Có nhiều lý do khác nhau khiến bạn phải thiết lập lại máy chơi game Play Station 3 (PS3). Nếu trò chơi hoặc video bị đứng thì quá trình thiết lập lại nhanh sẽ giải quyết được vấn đề. Khi thay đổi TV hoặc cáp, bạn cũng phải thiết lập lại cài đặt đầu vào video. Nếu máy bị “treo” thường xuyên hay bạn gặp vấn đề với tập tin XMB thì cần sử dụng công cụ ổ đĩa cứng trong chế độ an toàn Safe Mode. Phương pháp 1 - Thiết lập lại máy PS3 bị đứng Bước 1 - Nhấn giữ nút nguồn (Power) trên máy PS3. Nếu máy PS3 bị đứng, bạn có thể tiến hành thiết lập lại bằng tay. Bạn cần thực hiện trên bảng điều khiển vì tay cầm chơi game có thể cũng bị đứng. Bước 2 - Nhấn giữ nút Power trong khoảng 30 giây. Sau khi phát ra ba tiếng “bíp” nhanh thì máy PS3 sẽ tự tắt. Bước 3 - Chờ vài giây, sau đó nhấn nút Power để bật máy trở lại. Đừng sử dụng tay cầm chơi game vì thiết bị có thể không nhận ra máy PS3. Bước 4 - Cho phép hệ thống kiểm tra lỗi. Máy PS3 sẽ tự kiểm tra lỗi trên đĩa. Quá trình này có thể mất một lúc hoặc hoàn tất rất nhanh tùy vào tình trạng lỗi. Phương pháp 2 - Cài lại thiết lập đầu vào video Bước 1 - Bạn cần chắc chắn rằng máy PS3 đã tắt. Đèn nguồn phía trước sẽ sáng màu đỏ. Nếu sau khi chuyển đổi TV hoặc cáp HDMI, bạn bật máy PS3 lên mà trên màn hình không có gì thì hãy tiến hành quá trình thiết lập này. Bước 2 - Ngắt kết nối máy PS3 và TV khỏi nguồn điện. Bước 3 - Bạn cần chắc chắn rằng máy PS3 đã được kết nối với TV bằng cáp HDMI. Bước 4 - Cắm điện lại cho máy PS3 và TV. Bước 5 - Chuyển sang đầu vào HDMI trên TV. Bước 6 - Nhấn giữ nút nguồn trên PS3 cho đến khi bạn nghe thấy tiếng “bíp” thứ hai. Quá trình này mất khoảng 5 giây. Bước 7 - Sử dụng tay cầm chơi game PS3 để hoàn tất quá trình thiết lập hình ảnh HDMI. Có thể bạn cần nhấn vào nút PS trên tay cầm chơi game để mở trình đơn thiết lập trước. Bước 8 - Điều hướng đến "Settings" (Cài đặt) → "Display Settings" (Cài đặt hiển thị). Bạn có thể thiết lập độ phân giải thích hợp tại đây. Phương pháp 3 - Khởi động Safe Mode Bước 1 - Bạn cần biết khi nào thì Safe Mode là cần thiết. Safe Mode trên PS3 cho phép bạn truy cập một số công cụ chẩn đoán và sửa chữa có khả năng khắc phục tình trạng đứng máy thường xuyên hoặc trục trặc. Bạn có thể sử dụng Safe Mode để thiết lập lại hệ thống tập tin hoặc đưa PS3 về cài đật nhà máy. Bước 2 - Sao lưu tập tin game trong máy. Trước khi thử bất kỳ thao tác khắc phục nào với hệ thống tập tin của PS3, bạn nên sao lưu lại dữ liệu để phòng trường hợp xấu. Bạn có thể sao lưu dữ liệu vào USB, hầu hết các game được lưu có dung lượng khoảng 5-20 MB. Cắm USB vào máy PS3. Mở trình đơn Game và chọn "Saved Data Utility" (Tiện ích dữ liệu đã lưu). Điều hướng đến game đầu tiên mà bạn muốn sao lưu. Nhấn nút và chọn "Copy" (Sao chép). Chọn ổ đĩa USB và chép tập tin vào. Bạn có thể lặp lại thao tác này với toàn bộ dữ liệu game trong máy mà bạn muốn sao lưu. Bước 3 - Tắt PS3. Để truy cập Safe Mode, bạn cần tắt nguồn máy PS3 trước. Bước 4 - Nhấn giữ nút Power. Tiếng “bíp” đầu tiên sẽ vang lên. Bước 5 - Tiếp tục nhấn giữ nút nguồn cho đến khi bạn nghe thấy tiếng “bíp” thứ hai và thứ ba. Hệ thống sẽ tắt nguồn và đèn chuyển sang màu đỏ. Bước 6 - Nhấn giữ nút Power lần nữa. Bạn sẽ lại nghe thấy hai tiếng “bíp” như trước đó. Bước 7 - Tiếp tục nhấn giữ nút Power cho đến khi bạn nghe thấy hai tiếng “bíp” liên tiếp. Thông báo "Connect the controller using USB and then press the PS button" (Kết nối tay cầm chơi game bằng USB rồi nhấn nút PS) sẽ hiện ra. Bước 8 - Kết nối tay cầm chơi game và khởi động. Bạn không thể sử dụng tay cầm chơi game không dây trong Safe Mode. Bước 9 - Sử dụng Safe Mode để thiết lập lại PS3. Có nhiều tùy chọn khác nhau mà bạn có thể chọn để thử khắc phục vấn đề mà máy PS3 đang gặp phải. Nếu lựa chọn nào đó không có tác dụng, hãy tiếp tục với tùy chọn kế tiếp. (Khôi phục hệ thống tập tin) - Tùy chọn này sẽ thử sửa những tập tin bị hỏng trên ổ đĩa cứng. (Xây dựng lại cơ sở dữ liệu) - Tùy chọn này sẽ sửa chữa thông tin cơ sở dữ liệu trên ổ đĩa cứng. Những tin nhắn, thông báo cũng như thư mục mà bạn đã tạo sẽ bị xóa, chỉ giữ lại tập tin. (Khôi phục hệ thống PS3) - Tùy chọn này sẽ khôi phục máy PS3 về thiết lập nhà máy và xóa hết mọi dữ liệu trên ổ đĩa cứng. Bạn cần chắc chắn rằng những nội dung cần thiết đã được sao lưu trước khi tiến hành phương pháp này.
{ "is_expert": false, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-s%E1%BA%A1ch-v%E1%BA%BFt-keo-c%C3%B2n-l%E1%BA%A1i-t%E1%BB%AB-b%C4%83ng-d%C3%ADnh-v%E1%BA%A3i
Cách để Làm sạch vết keo còn lại từ băng dính vải
Băng dính vải rất chắc và có độ bám dính cao nhưng cũng thường để lại vết keo rất khó tẩy. May mắn là có một vài mẹo có thể giúp bạn dễ dàng làm sạch hầu hết vết keo còn dính lại. Cồn tẩy rừa và dầu ăn là hai phương pháp hiệu quả để làm bong keo, tiếp theo là dùng nước ấm và xà phòng để làm sạch hầu hết mọi bề mặt. Với các vết keo cứng đầu, bạn có thể làm nóng bằng máy sấy tóc hoặc sử dụng các sản phẩm tẩy rửa thay thế; rồi chẳng mấy chốc bề mặt món đồ sẽ sạch trở lại. Phương pháp 1 - Làm sạch vết keo bằng cồn tẩy rửa Bước 1 - Cạo vết keo bằng lưỡi dao cùn. Dao cắt bơ là lý tưởng nhất, nhưng bạn cũng có thể dùng dao trét mát-tít hoặc dao cạo an toàn có gắn dải bảo vệ. Đặt lưỡi dao nằm sát xuống mặt phẳng và từ từ trượt trên bề mặt để cạo lớp keo. Cạo nhẹ tay để tránh làm trầy xước bề mặt. Nếu sợ món đồ bị trầy xước, bạn có thể bỏ qua bước này. Bước 2 - Tẩm cồn tẩy rửa vào miếng giẻ mềm và chà lên vết keo. Tẩm ướt giẻ bằng cồn isopropyl mua ở hiệu thuốc. Nhớ dùng giẻ sạch và mềm để tránh làm hư hại bề mặt đang tẩy rửa. Chà giẻ tới lui trên bề mặt cho đến khi keo bong ra. Cồn tẩy rửa kết hợp với động tác chà xát sẽ loại bỏ phần lớn vết keo. A-xê-tôn hoặc dung dịch tẩy sơn móng tay cũng có thể dùng thay thế cho cồn tẩy rửa, nhưng các dugn dịch này dễ làm hỏng các bề mặt có sơn. Bước 3 - Cọ bề mặt dính keo bằng xà phòng và nước ấm. Pha 2 thìa canh nước rửa bát với 2 cốc nước, khuấy cho đến khi hỗn hợp nổi bọt. Nhúng giẻ mềm vào nước xà phòng và chà nhẹ lên vết keo. Tiếp tục chà cho đến khi bề mặt không còn trơn hoặc dính. Bất cứ loại xà phòng nào nhẹ hoặc trung bình đều dùng được. Tránh dùng xà phòng có công thức chuyên tẩy dầu mỡ và các vết bẩn cứng đầu. Bước 4 - Lau khô bề mặt. Dùng giẻ sạch hoặc khăn giấy thấm nước trên bề mặt vừa xử lý. Sau khi lau sạch, bề mặt phải không còn nhám ráp hoặc dính vì keo còn sót. Phương pháp 2 - Xử lý vết keo bằng dầu ăn Bước 1 - Nhúng khăn giấy vào dầu ăn và đắp lên vết keo. Nhúng khăn giấy vào bất cứ loại dầu ăn nào bạn có và đắp lên vết keo, để yên vài phút rồi bỏ ra. Bạn có thể chà hoặc cạo để loại bỏ phần lớn vết keo. Các sản phẩm khác chứa dầu cũng có hiệu quả, chẳng hạn như dầu em bé, bơ lạc hoặc mayonnaise. Cẩn thận nếu quanh đó có các vật liệu thấm hút, chẳng hạn như thảm hoặc quần áo. Dầu có thể gây ra các vết ố bẩn. Nếu không yên tâm, bạn nên dùng muối nở thay cho dầu. Bước 2 - Trộn hỗn hợp dầu dừa và muối nở. Trộn một lượng dầu dừa và muối nở bằng nhau trong bát nhỏ. Trộn kỹ đến khi hỗn hợp có kết cấu như bột nhão. Nếu không có dầu dừa, bạn có thể thử trộn muối nở hoặc giấm với nước ấm. Bước 3 - Phết hỗn hợp lên vết keo và để cho ngấm khoảng 30 phút. Nhúng giẻ mềm hoặc bàn chải đánh răng cũ vào hỗn hợp và phết lên khắp vết keo. Sau 30 phút đến 1 tiếng, bạn hãy quay lại để hoàn tất công việc làm sạch. Bước 4 - Rửa sạch hỗn hợp bằng nước ấm. Dấp nước ấm vào miếng giẻ sạch. Lượng keo còn sót sẽ bong ra khi bạn chà giẻ ẩm lên bề mặt món đồ. Bước 5 - Dùng giẻ lau khô bề mặt vừa tẩy keo. Dùng giẻ mềm hoặc khăn giấy để lau khô nước và kiểm tra vết keo còn sót. Bạn cũng có thể dùng dao hoặc dụng cụ cạo sơn để làm bong lượng keo còn lại. Phương pháp 3 - Loại bỏ các vết keo cứng đầu Bước 1 - Dùng máy sấy tóc làm nóng để loại bỏ nhanh vết keo. Dùng máy sấy tóc thổi gió nóng vào bề mặt để làm mềm vết keo. Sau 1 phút, vết keo sẽ đủ nóng để bạn có thể làm sạch. Dùng dao hoặc dụng cụ khác cẩn thận cạo vết keo. Nếu keo không sạch hẳn, bạn hãy chuyển sang phương pháp khác. Bước 2 - Xịt dầu WD-40 để xử lý vết keo trên bề mặt kim loại. Dầu WD-40 có bán tại các cửa hàng vật liệu sửa chữa nhà. Bạn có thể xịt trực tiếp lên bề mặt dính nhiều keo hoặc mảnh vải bông xù để xử lý các vết keo nhỏ. Để cho ngấm khoảng 1 phút, sau đó chà sạch bằng xà phòng và nước. Dầu WD-40 rất thích hợp để xử lý các vật liệu như bề mặt xe hơi. Đọc cảnh báo trên hộp sản phẩm để tránh dùng trên các bề mặt có thể bị ố bẩn. Kem Vaseline hoặc sáp đánh bóng xe cũng có thể dùng thay cho dầu WD-40. Bước 3 - Sử dụng sản phẩm mạnh để loại bỏ vết keo. Các sản phẩm tẩy vết keo này cũng có bán ở các cửa hàng tổng hợp và có các nhãn hiệu để loại bỏ keo dính một cách chuyên nghiệp. Sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn. Các sản phẩm này cũng có hiệu quả khi dùng ở nhà. Bước 4 - Sử dụng áp lực nước hoặc máy phun cát để làm sạch đá và bê tông. Phương pháp này chỉ được sử dụng trên các vật liệu xây dựng kiên cố như đá, gạch và bê tông. Dùng máy phun rửa áp lực nước hoặc máy phun cát hướng vào vết keo. Bật và tắt máy từng đợt ngắn cho đến khi vết keo biến mất. Hãy thật cẩn thận khi áp dụng phương pháp này. Các thiết bị này có thể để lại vết trên hầu hết các bề mặt.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/T%E1%BB%B1-gi%E1%BB%9Bi-thi%E1%BB%87u-trong-bu%E1%BB%95i-ph%E1%BB%8Fng-v%E1%BA%A5n-vi%E1%BB%87c-l%C3%A0m
Cách để Tự giới thiệu trong buổi phỏng vấn việc làm
“Hãy chia sẻ đôi chút về bạn”. Nếu chuẩn bị đi phỏng vấn, nhiều khả năng bạn sẽ nhận được yêu cầu trên từ nhà tuyển dụng. Dù có vẻ đơn giản, nếu không chuẩn bị, ứng viên vẫn thường vấp váp với câu hỏi đó. Khi yêu cầu ứng viên tự giới thiệu, nhà tuyển dụng thật sự trông đợi một câu trả lời súc tích nhưng đủ chi tiết để họ có thể hiểu hơn về bạn, cả về mặt cá nhân lẫn chuyên môn. Hãy đọc tiếp để tìm hiểu thêm về cách chuẩn bị, luyện tập và trình bày thành công phần giới thiệu trong một buổi phỏng vấn việc làm. Phương pháp 1 - Chuẩn bị phần giới thiệu của bạn Bước 1 - Xem lại hồ sơ ứng tuyển. Đọc lại thư giới thiệu và sơ yếu lý lịch, nhớ lại bản thân đã nhấn mạnh những gì trong hồ sơ. Đánh dấu những mục mà bạn đặc biệt muốn đề cập đến hay tóm tắt trong phần giới thiệu của mình. Bước 2 - Xem lại thông báo tuyển dụng. Xác định đâu là những kỹ năng quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm và ghi chú lại để có thể kết hợp vào phần giới thiệu của bạn. Đề cập đến những điều này, nhà tuyển dụng sẽ nhớ lại lý do họ đã lựa chọn hồ sơ của bạn và cảm nhận sâu sắc hơn sự phù hợp của bạn với vị trí đó. Bước 3 - Nghĩ về những gì có thể họ sẽ muốn nghe về bạn. Hãy thành thật và là chính mình. Dù vậy, chẳng có gì là sai khi làm nổi bật những khía cạnh mà nhà tuyển dụng hứng thú nhất trong kinh nghiệm làm việc của bạn. Nghĩ về những gì họ muốn nghe cũng sẽ giúp bạn xác định đâu là những điều không nên đề cập đến hoặc chỉ nên lướt qua trong phần giới thiệu. Bước 4 - Tự đặt ra cho mình một vài câu hỏi. Để phát triển phần giới thiệu và xác định những nội dung nên được bao gồm trong đó, hãy tự đặt cho mình một vài câu hỏi. Bạn là ai? Vì sao bạn lại muốn làm việc cho công ty này? Những kỹ năng và kinh nghiệm làm việc nào giúp bạn đáp ứng được yêu cầu của vị trí đó? Bạn trông đợi sẽ gặt hái được gì trong sự nghiệp? Hãy viết ra câu trả lời và dùng chúng để hỗ trợ việc soạn thảo phần giới thiệu của bạn. Bạn có thể bắt đầu với điều tương tự như: "Tôi vừa tốt nghiệp từ ____ với tấm bằng ____". Nếu là chuyên gia giàu kinh nghiệm, bạn có thể dùng: "Tôi đã làm việc với tư cách là một ____ trong ___ năm". Bạn cũng có thể cung cấp một số thông tin cá nhân, chẳng hạn như: "Tôi là một nhạc sĩ và người yêu nhạc____ cuồng nhiệt". Sau phần mở đầu, hãy nói về kỹ năng của bạn. Chẳng hạn như: "Tôi thành thạo ____ và ____". Tiếp đó, đưa ra ví dụ về dự án mà bạn đã thực hiện, cho thấy rõ kỹ năng của bạn trong lĩnh vực đó. Cuối cùng, đề cập đến mục tiêu nghề nghiệp và chuyển sang trò chuyện về việc làm thế nào bạn có thể gặt hái được những mục tiêu ấy khi được làm việc ở công ty này. Hãy nói: "Mục tiêu của tôi là ____ và tôi rất háo hức để có thể trao đổi cùng anh/chị cách mà công ty có thể trao cơ hội để tôi ____". Bước 5 - Quyết định cách thức thu hút sự chú ý mà bạn sẽ sử dụng để bắt đầu phần giới thiệu. Hãy sáng tạo và nghĩ về những cách bắt đầu giúp người phỏng vấn nhớ được bạn. Chọn điều gì đó phù hợp với con người của bạn. Chẳng hạn như, nếu thích đọc sách, bạn có thể bắt đầu bằng việc nói rằng một nhân vật văn học nổi tiếng nào đó đại diện cho con người bạn, sau đó giải thích lý do kèm theo danh sách những kỹ năng của bản thân. Hoặc nếu bạn là một tín đồ công nghệ và muốn nhấn mạnh điều đó trong bộ kỹ năng của mình, hãy đề cập đến việc kết quả thu được là gì khi bạn tự Google bản thân và rồi dùng chúng để cung cấp thêm thông tin về bạn cũng như những kỹ năng mà bạn có. Bước 6 - Viết phần giới thiệu. Để đảm bảo rằng mình sẽ nhớ mọi điểm chính, hãy chuyển ghi chú thành đoạn giới thiệu dài (3-5 câu). Viết chính xác những gì bạn định nói. Bắt đầu với việc cung cấp những thông tin căn bản về bản thân (bạn là ai?) và rồi chuyển sang những thông tin chi tiết về kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn. Kết thúc với tuyên bố ngắn gọn về mục tiêu nghề nghiệp lớn của bạn. Phần cuối đặc biệt quan trọng, bởi đó là cơ hội để trình bày với phỏng vấn viên vì sao bạn lại là lựa chọn phù hợp mà không cần khẳng định điều đó một cách quá rõ ràng. Bước 7 - Xem xét những phần có thể đơn giản hóa và/hoặc làm rõ. Điều chỉnh đoạn giới thiệu, xác định đâu là phần có thể cần được giản lược hay làm rõ. Phần giới thiệu nên súc tích nhưng vẫn đầy đủ. Đừng quên rằng nhà tuyển dụng không chờ đợi một phần trình bày kéo dài đến mười phút về bản thân của ứng viên mà chỉ là một cái nhìn tổng quan về việc bạn là ai. Phương pháp 2 - Tập giới thiệu Bước 1 - Đọc to phần giới thiệu vài lần. Nhờ đó, bạn không chỉ chuẩn bị bản thân cho việc tự giới thiệu mà còn kiểm tra được những điểm thiếu nhất quán nhỏ hay những điều bị bỏ quên, chưa được đề cập. Bước 2 - Ghi nhớ những điểm chính trong phần giới thiệu. Dù không cần học thuộc lòng toàn bộ những gì đã viết, ít nhất bạn cũng nên ghi nhớ những điểm chính và thứ tự trình bày mong muốn. Bước 3 - Tập giới thiệu cho đến khi bạn có thể nói một cách tự nhiên và có cảm giác như đang trò chuyện. Có công mài sắt có ngày nên kim! Tập giới thiệu vài lần cho đến khi không còn cảm giác đã được luyện từ trước. Có thể bạn cũng sẽ muốn nhờ đến sự giúp đỡ của một người bạn, người sẽ lắng nghe và đưa ra phản hồi về phần giới thiệu này. Bước 4 - Cân nhắc quay lại phần tự giới thiệu. Dù việc quan sát chính mình có thể khiến bạn cảm thấy hơi kỳ quặc, nhưng nghe được mình nói thế nào và thấy được mình trông ra sao khi tự giới thiệu sẽ giúp được nhiều cho bạn. Bước 5 - Làm bản ghi nhớ những điểm trình bày chính. Viết những điểm trình bày chính vào thẻ ghi nhớ và giữ nó bên mình để có thể dễ dàng nhớ lại nội dung trước buổi phỏng vấn. Giữ thẻ này bên mình cũng giúp bạn cảm thấy yên lòng hơn bởi bạn sẽ luôn có thể nhìn vào khi căng thẳng. Bước 6 - Thư giãn. Hít thở sâu và tiến đến buổi phỏng vấn. Bạn đã chuẩn bị vô cùng tốt cho phần giới thiệu này, vì vậy bạn có thể yên lòng rằng bản thân đã sẵn sàng để tạo nên ấn tượng đầu tiên tuyệt vời. Nhưng đừng quên rằng nếu có đôi chút căng thẳng thì cũng không sao cả. Nó sẽ chỉ cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thật sự mong muốn công việc đó. Phương pháp 3 - Trình bày phần giới thiệu Bước 1 - Bước vào cuộc phỏng vấn một cách tự tin. Đừng do dự hay đứng lóng ngóng khi được mời. Hãy đơn giản bước vào phòng một cách tự tin và ngồi trước mặt phỏng vấn viên, trừ khi có chỉ dẫn khác. Trong lúc ngồi, đừng vặn vẹo tay hay rung đùi. Những cử chỉ đó sẽ gửi thông điệp rõ ràng đến nhà tuyển dụng rằng bạn đang căng thẳng. Bước 2 - Bắt tay phỏng vấn viên. Đảm bảo bắt tay chặt (nhưng không quá mạnh) và nhanh gọn. Hai hay ba lần lắc tay là đủ. Đồng thời, hãy cố làm ấm và lau khô tay trước buổi phỏng vấn để phỏng vấn viên không bị choáng bởi đôi tay lạnh cóng, đẫm mồ hôi của bạn. Bước 3 - Mỉm cười và dễ chịu trong lần gặp đầu tiên. Có thể phỏng vấn viên sẽ muốn trò chuyện đôi chút trước khi bắt đầu phỏng vấn. Hãy chỉ mỉm cười và là chính mình. Cho đến khi phỏng vấn chính thức được bắt đầu, đừng lo lắng về việc thảo luận kỹ năng của bạn. Bước 4 - Nhìn thẳng vào mắt người phỏng vấn. Kể cả khi vô cùng căng thẳng, việc duy trì giao tiếp bằng mắt sẽ giúp bạn trông có vẻ tự tin hơn. Đừng nhìn chằm chằm mà chỉ nhìn vào mắt người phỏng vấn khi họ nói với bạn. Nhìn quanh phòng hay nhìn xuống là dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn đang căng thẳng. Bước 5 - Tự giới thiệu ngay. Khi được yêu cầu, đừng do dự. Dù dừng lại đôi chút khi phỏng vấn viên đặt thêm những câu hỏi khó khác hay khi cần sắp xếp suy nghĩ trong lúc đưa ra câu trả lời là hoàn toàn ổn, nhưng việc ngập ngừng trong phần “chia sẻ đôi chút về bản thân” lại hoàn toàn không nên. Ngập ngừng ngay tại giai đoạn đầu này của quá trình phỏng vấn có thể sẽ khiến phỏng vấn viên cảm thấy bạn không có sự chuẩn bị hay đơn giản là không biết rõ đâu là điểm mạnh của mình. Bước 6 - Bám sát những điểm trình bày của bạn. Đừng lan man hay thêm thắt vào phần giới thiệu mà bạn đã chuẩn bị thật kỹ càng trước khi phỏng vấn. Nói dài có thể sẽ khiến bạn bị trùng lắp khi trình bày hoặc nghe có vẻ căng thẳng. Hãy chỉ nói những gì đã được định trước cũng như luyện tập và rồi dừng lại. Phỏng vấn viên sẽ hỏi nếu muốn biết thêm hoặc cần bạn làm rõ điều gì đó. Bước 7 - Duy trì thái độ tích cực. Kể cả khi cảm thấy phần giới thiệu không được tốt như luyện tập, đừng quên rằng bạn được mời phỏng vấn vì đáp ứng yêu cầu của công việc. Đừng tự trách bởi một điều nhỏ nhặt nào đó mà bạn đã lỡ nói hay làm. Thay vào đó, hãy tập trung vào những gì mà bạn đã làm tốt.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/T%C3%ACm-rashi-(cung-m%E1%BA%B7t-tr%C4%83ng)-c%E1%BB%A7a-b%E1%BA%A1n-trong-chi%C3%AAm-tinh-Vedic
Cách để Tìm rashi (cung mặt trăng) của bạn trong chiêm tinh Vedic
Theo chiêm tinh Vedic (Ấn Độ), “rashi” của bạn là cung mặt trăng, hay là vị trí hoàng đạo của mặt trăng vào thời khắc bạn chào đời. Để tính toán rashi của mình, bạn có thể nhập ngày sinh, giờ và nơi sinh hoặc tên của bạn vào một công cụ tính toán online. Nếu bạn tin vào chiêm tinh học hoặc chỉ là tò mò về cung của bạn, hãy kiểm tra dự đoán về rashi hàng tháng hoặc hàng ngày để có cái nhìn lướt qua về tính cách, các mối quan hệ, thậm chí cả tương lai của bạn. Phương pháp 1 - Tìm rashi của bạn Bước 1 - Sử dụng công cụ tính toán online để xác định rashi của bạn. Cung mặt trời thì tương đối dễ tìm, nhưng quá trình tìm cung mặt trăng có thể là khá phức tạp. Trong khi cung mặt trời thay đổi mỗi tháng, cung mặt trăng rashi thay đổi sau mỗi 2,5 ngày. Bạn có thể dùng công cụ tính toán online hoặc đến gặp chuyên gia chiêm tinh học Vedic để tim rashi của bạn. Để tìm công cụ tính toán dựa trên thông tin ngày giờ sinh, hãy thử vào https://www.drikpanchang.com/utilities/horoscope/hindu-moonsign-calculator.html hoặc http://www.astrosage.com/moonSign.asp. Để tìm công cụ tính toán online dựa trên tên hoàng đạo, hãy thử vào http://www.astrosage.com/calculators/naamrashi.asp. Bước 2 - Nhập ngày, giờ và nơi sinh vào công cụ tính toán. Chiêm tinh vedic sử dụng các cung hoàng đạo cố định dựa trên các chòm sao thật, do đó quan trọng là bạn phải biết các chi tiết về ngày giờ và nơi sinh để đảm bảo độ chính xác. Nếu bạn có giấy khai sinh, hãy kiểm tra lại trước khi nhập thông tin vào công cụ tính toán online. Ngày, giờ và nơi sinh chính xác giúp cho các tiên đoán của chiêm tinh Vedic trở nên chi tiết và riêng biệt hơn nhiều, trong khi các tiên đoán của chiêm tinh phương Tây thì chung chung và dành cho bất cứ người nào sinh vào tháng đó. Rashi dựa trên ngày giờ và nơi sinh chi phối các lĩnh vực cốt yếu trong cuộc đời bạn, chẳng hạn như hôn nhân, các chuyến đi và công việc quan trọng. Bước 3 - Nhập tên nếu bạn không biết ngày giờ sinh. Để tìm cung hoàng đạo của mình, bạn cũng có thể dùng vài chữ cái đầu tiên hoặc các ký tự trong tên của bạn. Nhập các ký tự vào và ghi rõ cách phát âm của các ký tự đó để tìm ra cung chính xác nhất. Bạn chỉ nên dùng phương pháp này nếu không biết thông tin về ngày giờ và nơi sinh của mình . Nếu tính toán rashi bằng cả hai cách, có thể bạn sẽ nhận được 2 cung hoàng đạo không khớp nhau. Nói chung, rashi được tính dựa vào tên sẽ liên quan nhiều hơn đến sự nghiệp, nhà cửa và công việc hàng ngày. Bước 4 - Làm quen với cung hoàng đạo và 12 rashi. Các nhà chiêm tinh học Vedic mô tả cung hoàng đạo như một vòng tròn tưởng tượng 360 độ trong vũ trụ, được chia thành 12 rashi. Cung mặt trăng của bạn phụ thuộc vào việc mặt trăng nằm ở phần nào trong vòng tròn đó vào lúc bạn sinh ra. Để hiểu về cung mặt trăng của bạn, hãy nhìn qua danh sách các rashi và làm quen với ý nghĩa của chúng. 12 rashi được gọi theo tên tiếng Anh và tên Ấn Độ bao gồm Aries/Mesha (Bạch Dương), Taurus Vrishabha (Kim Ngưu), Gemini/Mithun (Song Tử), Cancer/Karka (Cự Giải), Leo/Simha/Sinh (Sư Từ), Virgo/Kanya (Xử Nữ), Libra/Tula (Thiên Bình), Scorpio/Vruschika (Bò Cạp), Sagittarius/Dhanu (Nhân Mã), Capricorn/Makar (Ma Kết), Aquarius/Kumbha (Bảo Bình), và Pisces/Meena (Song Ngư). Phương pháp 2 - Đọc và đối chiếu với rashi của bạn Bước 1 - Tìm hiểu thêm về các nét tính cách độc đáo của bạn qua rashi. Cung mặt trăng có thể hé lộ nhiều điều về bản thân bạn, từ những thứ bạn thích và ghét đến những xung đột nội tâm. Hãy tìm một nhà chiêm tinh có uy tín và đáng tin cậy và hỏi về các dự đoán rashi hàng tháng hoặc hàng ngày, trực tiếp hoặc trực tuyến, để hiểu thêm về bản thân và khám phá tính cách của bạn. Ví dụ, những người có rashi Sư Tử thường làm tốt vai trò thủ lĩnh vì họ táo bạo, nhiệt thành và quyết tâm. Những người có rashi Song Tử thường sáng tạo, tích cực và nhanh trí, nhưng họ thường khó cân bằng cảm xúc và ra quyết định. Bước 2 - Kiểm tra sự tương thích cung hoàng đạo với những người xung quanh bạn. Khi tìm hiểu về rashi của bạn và của những người trong gia đình, đồng nghiệp, bạn bè và những người quan trọng khác, bạn có thể hiểu rõ hơn về các mối quan hệ giữa bạn và họ. Nếu bạn và người thân yêu của bạn thường xung đột về một đề tài nào đó, hãy đọc các tiên đoán rashi hàng tháng của bạn và tìm các vấn đề về mâu thuẫn hoặc tương thích. Bạn cũng có thể làm bài trắc nghiệm online để xem các cung nào mà bạn tương thích nhất. Hãy ở bên cạnh những người có rashi bổ sung cho rashi của bạn! Bước 3 - Tìm xem nghề nghiệp nào phù hợp nhất với rashi của bạn. Cung mặt trăng chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu của bạn phù hợp với các ngành nghề đặc biệt nào đó. Các nhà chiêm tinh học sử dụng các phẩm chất này để lập một danh sách các nghề nghiệp khuyến nghị cho từng rashi. Hãy đọc qua các nghề nghiệp này và chú ý xem bạn có trùng với các phẩm chất nào trong đó không để tìm ra một nghề nghiệp thích hợp nhất. Ví dụ, những người có rashi Bạch Dương (Mesha)nhiều khả năng thành công trong các nghề nghiệp như công chức, phục vụ trong quân đội, cứu hỏa, thể dục thể thao, chế tạo và nông nghiệp. Trái lại, một người có rashi Xử Nữ (Kanya) thường có thế mạnh ở cách ngành nghề như kiểm toán, kế toán, kinh doanh, giáo viên, viết lách và bán hàng. Bạn có thể tìm thấy danh sách đầy đủ tại http://astroveda.wikidot.com/career-by-rashi. Nhớ rằng các định hướng nghề nghiệp này không phải là bất di bất dịch. Bạn có thể lấy cảm hứng từ đó, nhưng đừng cho rằng bạn phải tuân theo nó. Bước 4 - Tham khảo rashi của bạn trước khi ra các quyết định quan trọng trong cuộc đời. Các nhà chiêm tinh học Vedic tin rằng các rashi sẽ giúp bạn có cái nhìn thoáng qua về tương lai. Ví dụ, rashi của bạn có thể cho bạn biết liệu thời điểm nào đó có phải là lúc tốt nhất để khởi nghiệp, mua nhà hoặc kết hôn không. Nó sẽ giúp bạn yên tâm hơn trước khi ra một quyết định quan trọng. Ví dụ, nếu bạn đang định mua nhà và muốn biết chắc rằng các ngôi sao có thẳng hàng không, hãy xem tiên đoán rashi hàng tháng hoặc hàng ngày của bạn từ một chuyên gia chiêm tinh Vedic có uy tín.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/H%E1%BB%8Dc-c%C3%A1ch-ch%E1%BA%A5p-nh%E1%BA%ADn-chi%E1%BA%BFc-m%C5%A9i-c%E1%BB%A7a-m%C3%ACnh
Cách để Học cách chấp nhận chiếc mũi của mình
Mũi của bạn không cân đối, điều này có thể khiến bạn cho rằng nó là một trở ngại khiến bạn không thể hạnh phúc và thành công trong cuộc sống. Việc chú ý đến bản thân là 1 điều hoàn toàn bình thường, nhưng suy nghĩ này không phản ánh được những gì người khác cho là quan trọng và đáng quý nhất ở bạn. Hơn nữa, bạn vẫn có thể hạnh phúc và trở nên thu hút với một chiếc mũi không hoàn hảo. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết cách chấp nhận chiếc mũi của mình và trân trọng nét đẹp vốn có của bản thân. Phương pháp 1 - Xác định bạn cảm thấy thế nào về chiếc mũi của mình Bước 1 - Xác định lý do tại sao bạn lại quan tâm đến mũi. Mọi người thường có xu hướng bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh và quan điểm của người khác. Có thể có ai đó đã nhận xét không tốt về chiếc mũi của bạn, hoặc bạn đột nhiên nhận ra một thiếu sót về nó khiến bạn bận tâm. Hoặc là bạn đang chú ý đến mũi của người khác, như mũi của bạn bè hoặc là một siêu mẫu nổi tiếng. Viết ra suy nghĩ về chiếc mũi của bạn. Hãy tự hỏi bản thân xem bạn không thích gì ở nó. Nó quá dài, quá to, quá nhỏ, quá góc cạnh hay là quá tròn? Điều này sẽ giúp bạn nhận ra bạn đang đánh giá thế nào về bản thân mình. Bước 2 - Tìm ra ai hoặc cái gì đã làm ảnh hưởng đến suy nghĩ của bạn. Thông thường mọi người có thể nói những điều không hay về bạn, thậm chí kể cả những người thân thiết với bạn như bạn bè hay gia đình. Một trong những bước đầu tiên để chống lại những hình ảnh tiêu cực về bản thân là tìm ra người nói những điều không hay với bạn. Bởi vì đó có lẽ là người mà bạn tin tưởng và ghi nhớ lời của họ vào trong lòng. Xem xét phạm vi ảnh hưởng của những kỳ vọng và tiêu chuẩn của xã hội về một chiếc mũi hoàn hảo có thể tác động tới bạn. Cũng có thể bạn có ấn tượng mạnh về những chiếc mũi trên tạp chí, trên mạng hay trên TV. Bước 3 - Nghĩ về những tình huống ngoài xã hội nơi bạn có thể cảm thấy thoải mái với chiếc mũi của mình. Có thể là khi ở bên bạn bè hay bố mẹ. Hoặc khi bạn đang tham gia những hoạt động hay môn thể thao ưa thích, vì lúc đó bạn hoàn toàn không hề để ý đến mũi của mình. Bạn có thể cảm thấy thoải mái khi ở bên những người nhất định bởi vì bạn biết họ chấp nhận và yêu thương bạn, và cả chiếc mũi của bạn. Họ biết tất cả những khía cạnh tốt đẹp ở bạn. Hãy luôn nhớ tới điều này khi bạn bước ra ngoài xã hội. Luôn có những người chấp nhận bạn, chấp nhận con người bạn và vẻ ngoài của bạn. Bước 4 - Biết được thời điểm mà bạn có những suy nghĩ tiêu cực về ngoại hình của mình. Thông thường, suy nghĩ tiêu cực xuất phát từ việc tưởng tượng ra những viễn cảnh tồi tệ hoặc đen tối nhất. Chỉ để ý đến chiếc mũi của mình và biến nó trở thành tâm điểm của cuộc sống là một hành động tiêu cực. Có rất nhiều thứ khác tạo nên con người bạn. Chẳng hạn, suy nghĩ tiêu cực có thể là khi bạn cảm thấy bạn cần phải trang điểm thật kỹ để giấu đi chiếc mũi của mình trước khi ra ngoài. Thực tế thì, mọi người thường không để ý đến chiếc mũi của bạn chút nào. Phương pháp 2 - Nâng cao sự tự tin Bước 1 - Nhận ra rằng mũi sẽ thay đổi theo thời gian. Mũi của một người sẽ thay đổi hình dạng theo thời gian. Khi một người già đi sống mũi của họ cũng yếu đi, và mũi bắt đầu sụp xuống. Mũi có thể trông dài hơn hay to hơn một chút khi một người già đi. Cho dù hiện tại bạn có nghĩ rằng mũi của mình trông như thế nào, nó vẫn sẽ tiếp tục thay đổi, cũng như toàn bộ những bộ phận khác của cơ thể bạn. Bước 2 - Thử một bài tập về nhận thức niềm tin. Bài tập này sẽ giúp nhắc nhở chúng ta về những thứ chúng ta nghĩ là quan trọng nhất ở một người. Khi được hỏi thích gì nhất ở bản thân, chúng ta thường kể ra những đặc điểm về tính cách hơn là những đặc điểm về ngoại hình. Điều này cho chúng ta thấy rằng tính cách và tài năng quan trọng hơn ngoại hình. Ngoài ra nó cũng nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta có quyền tự xem xét bản thân theo cách nhìn của riêng mình, chứ không phải là theo các tiêu chuẩn của xã hội. Liệt kê ba đặc điểm ngoại hình bạn yêu thích. Bạn có thể tự tập cho bản thân cách suy nghĩ tích cực hơn về cơ thể của mình. Điều này sẽ giúp bạn chấp nhận chiếc mũi của mình và nhìn ra được vẻ đẹp của nó. Hãy liệt kê ra ba đặc điểm về ngoại hình bạn yêu thích. Chẳng hạn, bạn có thể nói, “Tôi thích đôi mắt của mình, lông mi tôi rất dài và ngón chân của tôi rất đẹp.” Liệt kê những nét tính cách của bản thân mà bạn yêu thích. Bạn có thể nói: “Tôi làm việc rất chăm chỉ, tôi là một người bạn tốt, và tôi rất hài hước.” Đặt hai danh sách đó cạnh nhau và sắp xếp chúng theo mức độ quan trọng. Hãy đặt một câu với mỗi đặc điểm đó. Hầu hết mọi người tham gia bài tập này có xu hướng xếp những đặc điểm về tính cách cao hơn đặc điểm về ngoại hình. Bước 3 - Tăng sự tự tin về vẻ đẹp của bản thân. Viết ra một vài đặc điểm ngoại hình bạn ưa thích một lần nữa. Nếu bạn không nghĩ ra được các ví dụ, hãy nghĩ về những điểm mà ít khiến bạn bận tâm nhất. Đặt một câu mang nghĩa tích cực với mỗi đặc điểm đó. Ví dụ, bạn có thể nói “Tôi thích đôi mắt nâu của mình, chúng lấp lánh dưới ánh đèn.” Sử dụng thông tin mà bạn đã chọn ra được để thay đổi từng chút một cách bạn chăm sóc bản thân. Nếu bạn nghĩ rằng đôi mắt là một đặc điểm ngoại hình đẹp ở bạn, hãy thử mặc quần áo làm nổi bật màu mắt. Chú tâm vào trang điểm đôi mắt của bạn. Bước 4 - Ngừng việc tự chỉ trích. Khi bạn đã xác định được nguồn gốc của những suy nghĩ tiêu cực, hãy bắt tay vào thay đổi suy nghĩ và nhận thức của bản thân về cơ thể mình. Bạn có thể nhận ra mình đang nhận xét tiêu cực về bản thân. Những lúc như vậy, hãy ghi lại những nhận xét đó. Tự hỏi bản thân những câu hỏi dưới đây: Đó có phải là một nhận xét tốt không? Mình có thể nói với một người bạn như vậy không? Nó có khiến mình cảm thấy dễ chịu không? Bước 5 - Thay thế suy nghĩ tiêu cực bằng suy nghĩ tích cực. Sau khi bạn nhận biết được bạn đang chỉ trích chính mình, hãy ngăn bản thân lại. Thay thế những suy nghĩ đó bằng những thứ tích cực. Chẳng hạn, bạn có thể nghĩ, “Mũi của tôi nom như thể chiếm toàn bộ khuôn mặt.” Tự ngăn bản thân lại và suy nghĩ tích cực: “Mũi của tôi đặc biệt. Bất cứ chiếc mũi nào khác thay vào mặt của tôi trông sẽ rất kỳ cục. Tôi rất xinh đẹp” Bước 6 - Hiểu rằng vẻ đẹp được xây dựng nên bởi xã hội. Những nền văn hóa khác nhau chứa đựng những tiêu chuẩn và quan điểm về cái đẹp khác nhau. Trong khi một nền văn hóa thích những chiếc mũi nhỏ và cao, một nền văn hóa khác có thể sẽ thích những chiếc mũi to. Vẻ đẹp là những giá trị được dựng nên bởi những nền văn hóa riêng biệt. Chẳng hạn, một vài nền văn hóa có lịch sử coi trọng việc bấm khuyên ở mũi và những vật dụng trang trí khác làm nổi bật chiếc mũi. Phương pháp 3 - Tương tác với người khác Bước 1 - Hãy lờ đi nếu ai đó trêu chọc bạn. Nhiều người trở nên ngại ngùng về chiếc mũi của mình chỉ khi có ai đó trêu chọc về nó. Hãy làm theo các bước dưới đây để lờ đi sự trêu chọc: Bình thản: Đừng thể hiện bất cứ phản ứng nào với trò trêu chọc. Hãy giữ biểu cảm thờ ơ trên khuôn mặt và đừng để cơ thể bộc lộ sự bực tức. Im lặng: Đừng đáp lại, đặc biệt là những lời hung hãn. Tránh xa: Hãy rời khỏi nơi đó. Điều này có thể là rời đi về mặt vật chất, bằng việc đi ra khỏi cửa, hay về mặt tinh thần, bằng việc quay đi và chú tâm vào hoạt động khác. Bước 2 - Hướng sự chú ý vào người khác. Lo lắng về việc mũi của bạn trông như thế nào sẽ rất tốn năng lượng. Mọi người sẽ thích bạn cho dù mũi của bạn có thế nào nếu bạn lắng nghe họ. Một cách để chắc chắn được rằng người đó không chú ý đến mũi của bạn đó là hướng cuộc nói chuyện về phía anh ấy hay cô ấy. Mọi người đều tự hào về một thứ gì đó, chẳng hạn như sự nghiệp, gia đình, tôn giáo hay niềm tin. Nếu bạn đang lo lắng rằng người đó sẽ để ý đến chiếc mũi của bạn, hãy lắng nghe thật kỹ để biết được người đó tự hào về điều gì.. Khi bạn xác định được thứ họ tự hào, hãy khen ngợi họ về chúng. Nếu có thể, hãy biến nó thành một câu đùa thân thiện. Tập trung vào người khác có thể rất khó khăn. Luyện tập được điều này sẽ giúp bạn không chú tâm vào mũi của mình trong những tình huống xã hội, cũng như giúp bạn cảm thấy tích cực và dễ mến hơn. Phương pháp 4 - Tìm kiếm sự ủng hộ Bước 1 - Hãy tìm ra những mẫu người lý tưởng với chiếc mũi đặc biệt. Mũi của bạn sẽ không tạo nên hay phá hỏng sự thành công trong cuộc sống của bạn, nhưng việc tìm được những người nổi tiếng có chiếc mũi đặc biệt cũng sẽ rất hữu ích. Đây có thể là mẫu người lý tưởng của bạn khi bạn xây dựng lòng tự tin của bản thân. Một số người nổi tiếng có chiếc mũi đặc biệt như: Barbra Streisand, Bette Midler, Andy Samberg, Sofia Coppola, Oprah Winfrey, và nhiều người khác. Bước 2 - Tâm sự với một người bạn mà bạn tin tưởng. Nói chuyện với bạn bè về những gì bạn suy nghĩ liên quan tới chiếc mũi của mình.Thông thường, khi bạn bày tỏ nỗi lo lắng của bản thân với người khác, bạn sẽ phát hiện ra rằng bạn là người duy nhất để ý đến chuyện đó. Bước 3 - Nói chuyện với người thân. Có thể ai đó trong gai đình bạn cũng có chiếc mũi giống bạn. Nói chuyện với người đó về nỗi lo của bạn. Hỏi xem liệu người đó có cảm thấy tự ti bởi vì mũi của họ hay không. Hỏi xem họ đã giải quyết điều đó như thế nào. Bước 4 - Tham gia nhóm hỗ trợ hình ảnh cơ thể. Kiểm tra quanh khu vực bạn sống xem có nhóm hỗ trợ nào tập hợp những người cùng cảm thấy không hài lòng với vẻ bề ngoài của bản thân giống bạn hay không. Bước 5 - Nói chuyện với chuyên gia tâm lý. Nếu bạn vẫn gặp vấn đề trong việc chấp nhận ngoại hình của bản thân, có thể việc nói chuyện với một chuyên gia sức khỏe tâm lý có thể sẽ có ích. Họ có thể giúp bạn giải quyết những cảm xúc liên quan tới chiếc mũi của bạn. Họ cũng có thể giúp bạn đưa ra một số giải pháp giúp bạn chấp nhận chiếc mũi của mình. Hỏi về chứng ám ảnh dị dạng. Những người mắc chứng ám ảnh dị dạng thường nghĩ rằng một bộ phận cơ thể nào đó của họ như mũi bị khuyết tật khiến cho cuộc sống của họ bị hạn chế. Bộ phận cơ thể này ảnh hưởng tới toàn bộ cuộc sống của họ.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Khi%E1%BA%BFn-b%E1%BA%A1n-trai-y%C3%AAu-m%C3%ACnh
Cách để Khiến bạn trai yêu mình
Mặc dù không thể buộc bạn trai phải yêu mình, nhưng bạn chắc chắn có thể nỗ lực để trở thành cô gái quyến rũ hơn và xây dựng mối quan hệ vững chắc với anh ấy. Điều quan trọng nhất là bạn phải sống thật với bản thân và để mọi việc diễn ra theo quy luật tự nhiên. Nếu bạn thấu hiểu, chu đáo và biết cách sống vui vẻ thì mối quan hệ sẽ sớm vươn tới một tầm cao mới trước khi bạn kịp nhận ra. Phương pháp 1 - Làm một người bạn gái tuyệt vời Bước 1 - Khiến bạn trai cảm thấy thỏa mãn với chính mình. Một trong những việc tốt nhất một người bạn gái có thể làm là khiến bạn trai cảm thấy anh ấy là một người tuyệt vời, đẹp trai, thông minh và hấp dẫn. Dù cô gái nào cũng có lúc bực mình với bạn trai nhưng bạn không nên lải nhải liên tục hoặc than phiền về những thứ bạn không ưa ở anh ấy; tập trung khen ngợi nét tính cách tốt của bạn trai và đồng thời khuyến khích anh ấy thể hiện phần tốt nhất của mình. Nếu bạn trai cảm thấy yêu quý bản thân mỗi khi ở bên bạn, chắc chắn anh ấy sẽ muốn dành thời gian cho bạn nhiều hơn. Ngược lại nếu cảm thấy thất vọng, anh ấy sẽ tự nhiên không muốn gặp bạn. Bước 2 - Không bao giờ ngừng lãng mạn. Nếu muốn mối quan hệ giữa hai người luôn mới mẻ và hấp dẫn, bạn phải luôn nhớ sự lãng mạn trong những ngày đầu hẹn hò. Cho dù không thể tỏ ra ngọt ngào và lãng mạn suốt cả ngày, nhưng bạn nên cố gắng thể hiện sự đáng yêu và tình tứ, cho bạn trai thấy anh ấy có nghĩa thế nào với bạn để duy trì sự đam mê. Sau đây là một số hành động bạn có thể làm: Viết những lời nhắn nhủ ngọt ngào để lại khi đi vắng để bạn trai hiểu bạn rất quan tâm đến anh ấy. Gửi một tin nhắn dễ thương khi anh ấy làm việc bận rộn cả ngày. Lên kế hoạch cho buổi tối hẹn hò lãng mạn tối thiểu hai lần mỗi tháng, và cố gắng ăn mặc thật đẹp. Cho anh ấy nụ hôn nồng cháy. Không nên hôn theo kiểu nhiệm vụ cần làm hằng ngày. Cho bạn trai thứ tình cảm anh ấy cần. Cho dù cả hai vừa mới trải qua một ngày dài mệt mỏi, chỉ cần ôm ấp nựng nịu cũng có thể khơi dậy ngọn lửa đó. Bước 3 - Cùng nhau khám phá những hoạt động mới. Để cuộc sống thêm vui vẻ, hai bạn có thể thử tham gia nhiều hoạt động cùng nhau, như vậy các bạn sẽ không bao giờ cạn kiệt niềm vui. Đó có thể là chuyến du lịch đến một địa điểm mới, khám phá một khu phố chưa từng đến trong thành phố, cùng nhau đăng ký vào lớp khiêu vũ, hoặc cùng đọc một quyển sách. Khi cùng nhau làm việc và vui chơi, hai bạn sẽ gắn kết hơn và yêu nhau nhiều hơn. Bạn không cần phải liên tục tìm kiếm những hoạt động mới. Chỉ cần làm một việc hoàn toàn mới sau mỗi vài tuần là được; và tìm ra một thói quen mà hai bạn yêu thích cũng là điều quan trọng. Ngẫu hứng. Nếu thức dậy vào một buổi sáng và cảm thấy thích sơn lại phòng hoặc đi tắm biển, vậy thì hai bạn cứ thế mà làm. Bước 4 - Đối xử tốt với bạn bè của bạn trai. Để thật sự giành được trái tim của bạn trai, bạn phải cho thấy mình có thể hòa đồng với bạn bè anh ấy. Bạn không nên khiến mọi việc mất vui mỗi khi có mặt, không lạnh lùng hay thô lỗ với bạn bè anh ấy vì cho rằng họ không đáng để bạn mất thời gian. Thay vào đó, bạn nên hỏi han về cuộc sống của họ, tỏ ra thân thiện khi gặp họ cho dù lúc đó bạn trai không có mặt, và cố gắng làm họ cảm thấy thoải mái. Nếu thích bạn, họ sẽ cho anh ấy biết rằng anh ấy rất may mắn khi có bạn. Nếu bạn đóng cửa với họ, họ sẽ chẳng có gì tốt đẹp để nói về bạn. Bước 5 - Dành thời gian cho bản thân. Để mối quan hệ vững bền hơn và bạn trai yêu bạn nhiều hơn, bạn phải chắc chắn mình có đủ thời gian làm việc riêng. Đó có thể là làm thơ, đi chơi với bạn bè hoặc tham gia các lớp học yoga - không quan trọng bạn làm gì mà quan trọng là bạn có thời gian phát triển bản thân. Nếu bạn là một cô gái hấp dẫn và có cuộc sống riêng, bạn trai sẽ thích bạn vì điều đó; nếu anh ấy cảm thấy như mình là trung tâm của vũ trụ thì sẽ không còn tự nhiên khi ở bên bạn. Có một cuộc sống ý nghĩa ngoài mối quan hệ yêu đương khiến bạn trai cảm thấy mình may mắn khi được bạn dành thời gian cho. Nếu bạn trai cho rằng bạn có cả ngày cho anh ấy thì anh ấy sẽ không còn chú ý đến bạn nhiều. Dành thời gian gặp gỡ bạn bè cũng là cách duy trì liên lạc với mọi người, họ giúp bạn phát triển bản thân và sống một cuộc đời toàn diện hơn. Bước 6 - Giúp đỡ khi anh ấy cần. Nếu bạn trai đang có một tuần sóng gió thì bạn có thể giúp đỡ chút ít công việc, từ việc pha cà phê cho đến đổ xăng xe nếu anh ấy không có thời gian. Hỗ trợ anh ấy có cuộc sống thoải mái hơn là bạn đang chứng minh rằng bạn quan tâm đến hạnh phúc của anh ấy, nhưng bạn cũng phải chắc chắn anh ấy đối xử với mình tương tự mà không lợi dụng bạn. Có những lúc anh ấy không muốn thừa nhận mình cần trợ giúp, nhưng hãy để ý để biết khi nào anh ấy đang khách sáo với bạn. Nếu bạn trai rõ ràng đang phải vật lộn và rất căng thẳng, bạn nên xem có thể giúp ích gì không. Bước 7 - Quyến rũ anh ấy. Nếu muốn duy trì một mối quan hệ mặn nồng, bạn nên giữ sinh hoạt trong phòng ngủ tươi mới và nóng bỏng. Bất kể bằng việc quan hệ hay chỉ hôn đơn thuần, bạn phải duy trì ngọn lửa đó cho dù đã ở với nhau sau thời gian dài. Đừng để bạn trai cảm thấy như bạn chỉ quan hệ vì anh ấy muốn, mà là vì bạn cũng thật sự thích. Tuy vậy bạn không nên chịu áp lực để làm nhiều hơn những gì mình muốn nhằm làm vui lòng anh ấy. Mỗi mối quan hệ đều có tốc độ tiến triển riêng và bạn không nên quan hệ với bạn trai nếu mình chưa sẵn sàng. Tuy nhiên, nếu hai bạn đã có đời sống tình dục thì cần dành thời gian cho khúc dạo đầu, âu yếm và ôm ấp sau khi quan hệ, như vậy hai bạn không cảm thấy bị bỏ rơi. Phương pháp 2 - Thấu hiểu Bước 1 - Cho anh ấy không gian làm việc riêng. Nếu thật sự muốn bạn trai yêu mình bạn phải tôn trọng ranh giới của anh ấy và để anh ấy là chính mình. Nếu lúc nào cũng luẩn quẩn quanh anh ấy và luôn hỏi anh ấy đang làm gì khi bạn không có mặt, khi đó bạn chỉ thể hiện là người đeo bám hoặc lệ thuộc, và bạn sẽ không thể tiến xa với bất kì chàng trai nào. Bạn nên quý trọng thời gian dành cho nhau và cả thời gian xa nhau, điều đó tốt cho cả hai để theo đuổi sở thích riêng. Hơn nữa nếu hai bạn dành nhiều thời gian cho việc riêng thì khi có thời gian bên nhau, các bạn sẽ càng quấn quít nhau hơn. Nếu bạn trai có nhiều thời gian học tập, chơi đàn hay theo đuổi các sở thích khác, anh ấy sẽ phát triển thành một người toàn diện hơn. Sự quan tâm thật sự là phải để anh ấy phát triển thành một người khỏe mạnh và hoàn mỹ. Bạn không nên để anh ấy cảm thấy như phải chịu trách nhiệm cho bạn 24/7 hoặc như bị tra tấn. Chứng minh niềm tin của bạn đối với anh ấy đủ lớn bằng cách để anh ấy có không gian riêng trong nhiều giờ mà không bị bạn làm phiền. Bước 2 - Để anh ấy dành thời gian cho bạn bè. Để bạn trai thật sự cảm kích mình thì bạn phải hiểu một sự thật là anh ấy cần thời gian cho bạn bè để tạo sự cân bằng lành mạnh trong cuộc sống. Đúng là anh ấy sẽ có ít thời gian giao du với bạn bè hơn khi có bạn trong cuộc đời, nhưng bạn không nên làm anh ấy cảm thấy có lỗi mỗi khi đi chơi với nhóm bạn hoặc buộc anh ấy dành thời gian cho mình. Cho bạn trai biết bạn đồng ý để anh ấy tiếp tục duy trì quan hệ bạn bè và muốn anh ấy có thời gian vui vẻ khi không có mặt bạn. Không thường xuyên khiến anh ấy phải lựa chọn. Nếu hai bạn dự định đi chơi thì có thể mời một số bạn bè của bạn hoặc của anh ấy cùng đi, như vậy việc đi chơi theo nhóm sẽ trở nên tự nhiên hơn. Mặc dù thời gian đi chơi riêng cũng rất quan trọng, nhưng đôi khi đây là cách để dung hòa. Khi anh ấy ra ngoài với bạn bè, bạn không nên gọi điện hay nhắn tin quá nhiều để hỏi khi nào về nhà, nếu không anh ấy sẽ cảm thấy như bạn không tin tưởng hoặc không muốn anh ấy vui vẻ. Bước 3 - Học cách thỏa hiệp. Để làm một người bạn gái biết thấu hiểu, bạn cần biết rằng mọi việc không phải lúc nào cũng diễn ra theo ý mình. Bạn nên tìm cách thỏa hiệp với bạn trai khi hai người rơi vào tình huống khó khăn và không thể tìm ra một giải pháp hài lòng cả hai. Đôi khi bạn có thể nhượng bộ anh ấy và anh ấy cũng phải nhượng bộ lại vào lúc khác. Nếu bạn trai cho rằng bạn luôn đòi làm theo ý mình nếu không sẽ bực mình với anh ấy, khi đó anh ấy khó có thể vui vẻ ở bên bạn. Nếu có chuyện gì bất đồng, các bạn phải lắng nghe lẫn nhau để hiểu liệu vấn đề đang tranh cãi đó có thật sự quan trọng với bạn trai không. Không nói năng xấc xược hay nổi nóng đến độ anh ấy không thể nói lời nào. Lấy lại bình tĩnh nếu cần trước khi tiếp tục cố gắng giải quyết vấn đề. Nếu thỉnh thoảng bạn trai có thể làm theo “ý anh ấy” - như khi hai bạn quyết định đi xem bóng đá thay vì đi mua sắm với bạn - khi đó bạn phải toàn tâm toàn ý với chuyến đi thay vì liên tục tỏ ra khó chịu. Bước 4 - Xin lỗi khi có lỗi. Nếu muốn bạn trai thật sự yêu và tôn trọng mình, bạn phải biết nhận lỗi khi có lỗi. Nhìn thẳng vào mắt anh ấy, cất điện thoại và thể hiện mình thật sự biết lỗi. Không để anh ấy nghĩ rằng bạn nói xin lỗi vì muốn điều gì đó ở anh ấy hoặc vì cảm thấy buộc phải làm vậy; cho bạn trai thấy bạn hối lỗi về những gì đã làm và quyết tâm không bao giờ tái phạm. Thừa nhận mình cũng mắc những sai sót còn quan trọng hơn việc cố gắng tỏ ra hoàn hảo để được bạn trai nể phục. Nếu bạn không phủ nhận lỗi sai của mình thì bạn trai sẽ càng đánh giá cao bạn hơn. Không nên nói “Em xin lỗi vì anh nổi nóng khi em ...” vì cách nói này đổ tội lỗi lên anh ấy. Thay vào đó, bạn hãy nhận trách nhiệm cho hành động của mình và nói “Em xin lỗi vì em đã ...”. Bước 5 - Cố gắng nhìn mọi việc ở vị trí của anh ấy. Nếu muốn trở thành người biết lý lẽ và chứng minh cho bạn trai thấy sự quan tâm của mình, đôi khi bạn phải cố gắng đặt mình vào vị trí của bạn trai để nhìn nhận tình huống từ quan điểm của anh ấy. Xem xét những điều anh ấy đang suy nghĩ có thể giúp bạn nhận ra không phải mọi việc đều rõ trắng đen như vẻ bề ngoài, và không như bạn nghĩ, anh ấy có nhiều lý do chính đáng cho những gì đã làm và nói. Ví dụ, nếu anh ấy có vẻ xa lánh trong hai tuần vừa qua, bạn nên xem xét những việc khác đang diễn ra trong cuộc sống anh ấy mà có thể dẫn đến hành động như vậy. Nếu bà nội anh ấy vừa mới qua đời, anh ấy đang gặp khó khăn tìm việc mới hoặc vừa bị cảm nặng, có lẽ anh ấy đang cảm thấy không phải là chính mình, và bạn cần hiểu rằng không phải tất cả hành vi của anh ấy đều liên quan đến bạn. Nếu biết bạn trai vừa mới trải qua một tuần khó khăn, bạn nên giúp đỡ anh ấy vượt qua bằng cách nấu bữa tối hoặc chạy việc vặt cho anh ấy. Miễn là anh ấy cũng đối xử với bạn như vậy khi bạn gặp khó khăn, đây sẽ là cách rất tốt để nói rằng bạn thật sự quan tâm đến những gì anh ấy đang trải qua. Bước 6 - Cố gắng hòa hợp với gia đình anh ấy. Để giành được tình cảm của bạn trai, bạn phải thể hiện mình quan tâm đến gia đình anh ấy, cho dù bạn rất khác biệt với họ. Cố gắng tỏ ra thân thiện, nói chuyện vui vẻ và làm một người khách chu đáo trong nhà anh ấy. Nếu mọi việc không diễn ra suôn sẻ thì bạn nên kiên nhẫn và cố gắng hết sức thay vì nói xấu họ trước mặt bạn trai hoặc thể hiện thái độ không tốt với họ; nên nhớ là cuối cùng thì bạn trai vẫn muốn một cô gái có thể hòa hợp dễ dàng vào cuộc sống anh ấy, và nếu bạn không thể ngừng bất đồng với mẹ anh ấy thì đó sẽ là ranh giới đỏ. Dĩ nhiên, nếu gia đình họ thật sự lạnh lùng và không chào đón bạn, bạn không nhất thiết phải nịnh nọt họ. Duy trì sự tôn trọng nhất định với họ và trao đổi về vấn đề này một cách tế nhị nếu bạn quyết định nói với anh ấy. Cuối cùng thì bạn phải biết rằng anh ấy hiểu gia đình mình rõ hơn nhiều so với bạn. Đừng cố gắng buộc anh ấy phải chọn lựa giữa bạn và họ. Bước 7 - Chín chắn trong giao tiếp. Một cách khác để tỏ ra là người có lý lẽ và khiến bạn trai thật sự yêu mình là phải biết cách giao tiếp như một người trưởng thành. Điều đó có nghĩa bạn sẽ nói ra lý do vì sao ngày hôm trước bạn buồn thay vì giả vờ như mọi thứ vẫn ổn, hỏi anh ấy vì sao bực mình khi anh ấy rõ ràng không ổn nhưng lại không nói ra, và đề cập đến vấn đề rắc rối mà hai người đang gặp phải một cách khéo léo và tôn trọng. Việc tạo thói quen giao tiếp chín chắn và rõ ràng có thể giúp bạn và người yêu duy trì mối quan hệ yêu thương lành mạnh. Khi cần nói chuyện nghiêm túc, việc lựa chọn thời điểm thích hợp có thể là chìa khóa thành công. Đừng khơi lên vấn đề vốn đã làm hai bạn nhức đầu trong thời gian dài ngay trước sinh nhật hoặc buổi phỏng vấn xin việc của bạn trai. Mặc dù không thể ngồi mãi để chờ cơ hội hoàn hảo đến, nhưng ít nhất bạn nên tìm một thời điểm thuận tiện nếu muốn trao đổi nghiêm túc. Lắng nghe cũng quan trọng như nói. Khi bạn trai muốn nói điều gì đó, bạn phải lắng nghe điều anh ấy nói thay vì chỉ chờ đến lượt mình nói hoặc cố gắng cắt ngang. Phương pháp 3 - Biết điều không nên làm Bước 1 - Không ghen tuông. Nếu muốn bạn trai yêu mình, bạn phải thể hiện rằng mình cảm thấy thoải mái trong mối quan hệ này. Nếu bạn liên tục nghi ngờ anh ấy, hỏi anh ấy đã đi đâu, hoặc so sánh mình với các cô gái khác, như vậy bạn chỉ cho anh ấy lý do để hoài nghi. Ngược lại, nếu bạn cảm thấy dễ chịu và nói tốt về những cô gái khác, anh ấy sẽ dễ dàng yêu bạn hơn vì bạn luôn tự tin vào bản thân. Dĩ nhiên, nếu bạn trai công khai làm điều khả nghi thì bạn có quyền ghen tuông và chất vấn. Nhưng nếu bạn thường xuyên chất vấn mỗi khi anh ấy nói chuyện với những cô gái khác hoặc cắt ngang các buổi nói chuyện đó, vấn đề sẽ bắt đầu nảy sinh. Thay vì ngồi lê đôi mách về các cô gái khác hoặc chê họ xấu, bạn nên nói điều mình thích ở họ hoặc cô gái mình vừa gặp. Bạn nên hạnh phúc với chính mình và với cuộc tình hiện tại, và quên đi những cô gái bên ngoài. Bước 2 - Không miễn cưỡng. Chuyện yêu đương không thể miễn cưỡng và không một phép lạ nào có thể khiến bạn trai yêu bạn. Tình yêu cần thời gian, và đôi khi anh ấy sẽ cảm nhận được hoặc ngược lại. Bạn có thể là cô gái hoàn hảo nhất trên thế giới, cho anh ấy mọi thứ anh ấy cần, nhưng đơn giản là anh ấy không thể có thứ tình cảm ấy dành cho bạn. Điều này rất đau đớn, nhưng tốt hơn bạn nên suy nghĩ thực tế và biết khi nào chuyện đó sẽ không xảy ra để tránh hy vọng vào một điều hão huyền. Nếu muốn cố gắng thì hãy vì lý do bạn muốn trở thành một người bạn gái tốt hơn và có một tình yêu tuyệt vời hơn. Tuy nhiên bạn không nên tìm cách thay đổi con người thật của mình chỉ để bạn trai yêu mình hơn. Sau một thời gian dài quen nhau và bạn cảm thấy như đã làm mọi thứ có thể nhưng anh ấy vẫn không đáp lại tình cảm của bạn, khi đó bạn nên tự hỏi liệu có đáng để tiếp tục mối quan hệ này không. Bước 3 - Không đẩy mối quan hệ phát triển quá nhanh. Việc ép bạn trai đẩy nhanh mối quan hệ có thể khiến tình yêu của bạn lâm vào trạng thái nguy hiểm. Cách làm này không thể giúp anh ấy phát triển tình cảm yêu đương một cách tự nhiên. Hãy cho anh ấy thời gian gặp gỡ bạn bè và gia đình, đi du lịch cuối tuần với bạn, dọn đến ở chung hoặc nói câu “Anh yêu em”. Mỗi mối quan hệ có tốc độ tiến triển riêng và bạn không nên mong đợi anh ấy nói yêu bạn sau vài tuần quen nhau, hoặc thậm chí vài tháng, nếu không bạn sẽ làm anh ấy sợ mà từ bỏ. Thật ra nếu bạn liên tục thúc ép anh ấy đẩy nhanh tiến độ và hỏi vì sao chưa giới thiệu bạn với bạn bè, hoặc mời bạn về thăm gia đình, khi đó bạn thật sự đang làm anh ấy sợ. Bạn nên tôn trọng sự thật là anh ấy cần thời gian để phát triển tình cảm. Nếu bạn phát hiện mình yêu anh ấy sau vài tuần đầu tiên, hãy suy nghĩ kỹ trước khi công bố điều này với anh ấy. Nếu cho rằng anh ấy không có cảm xúc tương tự như bạn, tốt nhất bạn đừng nói ra để làm anh ấy sợ. Bước 4 - Đừng ép anh ấy làm quá nhiều việc anh ấy không muốn. Mặc dù tình yêu là phải cho và nhận, nhưng bạn không nên ép bạn trai làm cả nghìn việc mà bạn cho rằng một người bạn trai tốt nên làm. Nếu bạn trai không phải típ người thích vận động ngoài trời thì bạn có thể rủ anh ấy du lịch một hay hai ngày, không nên ép anh ấy cắm trại cả hai tuần; nếu bạn trai không thích tập thể dục chung thì đừng ép anh ấy cùng tập yoga. Tôn trọng sự thật là có những việc anh ấy không thích làm, và chỉ làm những việc thật sự khiến cả hai vui vẻ. Đừng ép anh ấy làm điều gì đó anh ấy không thích, như sơn lại nhà cửa chỉ để chứng minh tình yêu của anh ấy với bạn. Dĩ nhiên ai cũng phải làm điều gì đó mình không muốn để phát triển mối quan hệ của họ. Bạn trai có thể muốn đi chơi với bạn bè thay vì đi mua sắm với bạn, nhưng thỉnh thoảng anh ấy cũng phải nhượng bộ. Nhưng nếu có cảm giác như bạn đang phải cố “lôi kéo” anh ấy làm mọi việc với mình thì bạn đang gặp vấn đề. Bước 5 - Không so sánh mối quan hệ của mình với mối quan hệ của người khác. Mỗi cuộc tình mỗi khác, và bạn sẽ không thể rút ra kết luận gì nếu cứ so sánh tình yêu của mình với của bố mẹ, bạn bè hay người hàng xóm. Không phải vì bạn gái của bạn và bạn trai cô ta dọn đến ở với nhau chỉ sau sáu tháng hẹn hò mà bạn cũng phải làm tương tự; không phải vì bố mẹ bạn kết hôn năm 25 tuổi mà bạn cũng phải làm theo mốc thời gian đó. Nếu quá máy móc với những việc “nên” làm khi yêu, bạn sẽ không thể hưởng thụ tình yêu đó theo đúng nghĩa. Hơn nữa, không có gì tiễn bạn trai ra đi nhanh hơn việc so sánh mối quan hệ của bạn với một mối quan hệ khác. Anh ấy sẽ cảm thấy mong muốn của bạn quá vô lý và không bao giờ đáp ứng đủ cho bạn. Bạn không bao giờ hiểu đầy đủ về cách vận hành trong quan hệ giữa hai người khác, vì vậy không nên cho rằng có thể tìm lời giải đáp cho tình yêu của bạn trong tình yêu của một cặp đôi khác. Chắc chắn bạn có thể xin lời khuyên của người khác, nhưng nên nhớ quan trọng nhất vẫn là mối quan hệ giữa bạn và bạn trai. Bước 6 - Không thay đổi mình vì anh ấy. Nếu cảm thấy phải thay đổi con người thật của mình để giành được tình yêu của anh ấy, bạn nên rút lui càng sớm càng tốt. Cho dù bạn có thể làm một số việc để giúp mối quan hệ bền vững hơn và để trở thành một người bạn gái tốt hơn, nhưng rốt cuộc cái bạn cần là một người bạn trai biết quý trọng và yêu con người thật của bạn, không phải phiên bản bóng bẩy hoàn hảo mà bạn thường gán cho một người bạn gái. Nếu thấy phải hành động hoặc ăn mặc hoàn toàn không phải là mình, bạn cần suy nghĩ lại về động cơ của mình. Bạn đang thay đổi bản thân vì đó là điều bạn trai muốn, hay vì bạn nghĩ đó là điều anh ấy muốn? Quan trọng nhất là bạn phải sống đúng với bản thân.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Tr%E1%BB%93ng-hoa
Cách để Trồng hoa
Nhà thơ Ralph Waldo Emerson từng nói, "Trái đất cười bằng những đóa hoa." Bạn có thể làm cho khu vườn nhà mình trở thành một nơi lộng lẫy và tươi vui bằng cách trồng hoa – những đóa hoa xinh đẹp như một cách bày tỏ niềm hạnh phúc của thiên nhiên. Thực hiện theo các bước dưới đây để những chốn yêu thích của bạn ngập tràn hân hoan với những đóa hoa. Phương pháp 1 - Chuẩn bị khu vườn trồng hoa Bước 1 - Tìm loại đất tốt nhất. Cũng như mọi loại cây khác, hoa cũng cần đất tốt để phát triển khỏe mạnh. Cho dù trồng hoa trong chậu hoặc trong vườn, đất tốt luôn là điều thiết yếu. Tìm hiểu loại đất thích hợp nhất cho loại hoa bạn muốn trồng, sau đó cố gắng tìm một vị trí hoặc loại đất trộn tốt nhất. Bước 2 - Chọn vị trí trồng hoa. Mặc dù hoa thường dễ trồng, nhưng không phải chỗ nào cũng có thể trồng được. Một số loài hoa rất khó trồng ở những nơi có quá nhiều ánh nắng mặt trời trực tiếp hoặc quá rợp bóng. Bạn cần tìm hiểu kiểu ánh sáng nào là tối ưu cho loài hoa bạn định trồng. Nếu có ý định trồng một loài hoa nào đó, bạn cần biết cây ưa kiểu ánh sáng nào để chọn vị trí tương ứng. Có thể bạn cần phải chọn một ví trí khác có nhiều hoặc ít ánh nắng hơn vị trí dự định ban đầu. Nếu định trồng nhiều loại hoa, bạn hãy chọn những loài hoa có cùng nhu cầu về ánh sáng/bóng râm để chúng có thể phát triển đồng đều tại cùng một vị trí. Bước 3 - Quyết định loại hoa muốn trồng. Đến trung tâm cây cảnh để chọn những loài hoa thích hợp nhất cho khu vườn nhà bạn. Trồng hoa từ hạt giống, từ cây con, từ củ hoặc cành giâm hầu như đều có cùng một quy trình, do đó bạn hãy tập trung vào những loài hoa mình thích và có thể tô điểm cho sân nhà bạn. Xem nhãn gắn trên từng chậu hoa hoặc trên gói hạt giống để đảm bảo loài hoa đó thích hợp với bạn. Tìm hiểu kích thước tối đa của cây hoa. Chúng sẽ phát triển rất to và mọc thành bụi hay vẫn tương đối nhỏ? Chúng sẽ mọc lên thành những cây cao hay bò lan ra như những dây leo? Hỏi về các giống hoa bản địa trước khi tìm các chủng loại khác. Hoa bản địa đã được biết là có thể sinh trưởng tốt trên loại đất, nhiệt độ và độ ẩm trong vùng bạn ở. Kiểm tra xem loại hoa bạn muốn trồng thuộc loài cây một năm hay quanh năm. Cây một năm chỉ nở hoa một lần trong năm và mỗi năm phải trồng lại, nhưng những đóa hoa thường tuyệt đẹp và có màu sắc rực rỡ. Cây quanh năm nở hoa hàng năm mà không cần phải trồng lại và sẽ tiếp tục phát triển lớn hơn theo thời gian. Đọc nhãn hướng dẫn để biết nhu cầu về nước tưới của hoa. Một số loài hoa cần tưới thường xuyên, số khác thỉnh thoảng mới cần tưới. Nếu muốn trồng nhiều loại hoa cùng một chỗ, bạn nên cố gắng chọn các loại hoa có cùng nhu cầu về nước. Bước 4 - Trồng đúng thời điểm. Cho dù có đất trồng hoàn hảo, vị trí trồng lý tưởng và giống hoa khỏe mạnh, vườn hoa của bạn vẫn có thể bị hỏng nếu bạn trồng không đúng thời điểm. Hầu hết các loại hoa đều không phát triển tốt trong thời tiết quá nóng hay quá lạnh, do đó thông thường tốt nhất là nên trồng vào mùa xuân, vì đây là mùa ôn hòa hơn. Trồng hoa vào mùa xuân thì hiển nhiên rồi, nhưng ngoài ra bạn cũng nên lưu ý nghệ thuật chọn đúng thời điểm trồng hoa. Ngoại trừ các loại củ và hoa dại, bạn hãy trồng hoa vào mùa thu, chờ cho đến khi qua đợt sương giá cuối cùng ít nhất hai tuần, và khoan trồng cho đến khi nhiệt độ vào ban đêm thường xuyên cao hơn nhiệt độ đóng băng. Dùng lịch nông vụ để biết thời điểm trồng hoa tốt nhất trong vùng. Các khu vực khác nhau sẽ có thời tiết khác nhau, vì vậy bạn có thể trồng các loài hoa trong khoảng thời gian từ tháng hai đến tháng bảy. Xem hướng dẫn trên gói hạt giống hoa bạn định trồng để biết thời điểm trồng tốt nhất. Phương pháp 2 - Trồng hoa Bước 1 - Đào một hốc trong đất. Nếu trồng hoa bằng hạt, thông thường bạn sẽ cần gieo hạt sâu khoảng 0,6 cm, nhưng điều quan trọng là cần xem khuyến nghị cụ thể cho loài hoa bạn muốn trồng để biết cần phải gieo hạt sâu bao nhiêu. Cây con trong chậu khi chuyển ra đất sẽ cần một hốc đất sâu vừa đủ phủ kín bộ rễ. Cây hoa không đòi hỏi phải phủ kín đất, do đó việc chôn quá sâu là không cần thiết. Bước 2 - Nhấc cây hoa ra ngoài. Bước này chủ yếu dành cho việc chuyển cây hoa trong chậu xuống đất. Khi hoa vẫn còn trong chậu nhựa, việc tưới nhiều nước có thể làm đất ướt sũng. Bạn hãy nhấc cây hoa ra khỏi chậu và nhẹ nhàng dùng ngón tay tách bầu rễ. Điều này sẽ giúp rễ của cây hoa vươn ra đất thay vì mọc chụm lại thành cụm. Bước 3 - Cung cấp dinh dưỡng cho hoa. Bổ sung một ít chất dinh dưỡng chậm tan chuyên dành cho hoa (tương tự như phân bón) để cây hoa phát triển nhanh hơn. Cho vào mỗi hốc đất vài thìa canh chất dinh dưỡng và dùng tay trộn đều vào đất. Bước 4 - Trồng cây hoa. Đặt mỗi cây vào một hốc riêng đã chuẩn bị sẵn. Dùng tay lấp đất vào chỗ trống xung quanh mỗi cây hoa và phủ kín bộ rễ. Tránh phủ quá nhiều đất lên cây; không bao giờ nên phủ đất lên thân cây hoa. Phương pháp 3 - Chăm sóc cây hoa Bước 1 - Thường xuyên tưới nước cho hoa. Trừ khi nơi bạn ở thường xuyên có mưa, nếu không, bạn nên dành thời gian tưới hoa. Dùng bình tưới gương sen tưới mỗi cây vài cốc nước; tưới sát xuống đất để tránh làm hại những bông hoa đang nở hoặc làm xói mòn đất. Bạn cũng có thể lắp đặt hệ thống tưới phun hoặc tưới nhỏ giọt để hệ thống tự động làm thay công việc của bạn. Bước 2 - Làm cỏ. Chắc hẳn bạn muốn những bông hoa làm điểm nổi bật cho khu vườn nhỏ của mình, vì vậy bạn đừng để lũ cỏ dại làm mất đi vẻ đẹp đó! Nhổ hết những cây cỏ dại xấu xí khi bạn thấy chúng xuất hiện quanh những cây hoa. Cỏ dại chẳng những không đẹp mắt mà còn hút mất chất dinh dưỡng trong đất vốn cần thiết cho hoa phát triển khỏe mạnh. Bước 3 - Loại bỏ hoa héo. Khi những bông hoa chết hoặc già và héo, bạn hãy cắt chúng đi. Việc cắt tỉa những bông hoa và lá héo sẽ giúp kích thích cây phát triển và sẽ nở ra những bông hoa đẹp hơn nữa. Bước 4 - Cắm cọc đỡ cây hoa. Nếu cây hoa của bạn mọc cao, dần dần chúng sẽ nặng và khó đứng vững một mình. Bạn có thể cắm các cành tre hoặc các cành cây có nhánh nhỏ xuống đất để các cây hoa dựa vào hoặc quấn xung quanh. Điều này đặc biệt hữu ích và cần thiết cho loại cây có dây leo mọc bằng cách quấn vào các vật xung quanh. Bước 5 - Cân nhắc di dời cây hoa. Khi tiếp tục được chăm sóc, những cây hoa có thể trở nên quá lớn so với vị trí đã chọn ban đầu. Bạn nên cân nhắc chuyển chúng ra vị trí khác rộng hơn và trồng thay vào đó những cây hoa mới. Như vậy khu vườn của bạn sẽ phát triển lớn hơn, khỏe mạnh và đẹp hơn!
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
README.md exists but content is empty.
Downloads last month
30