diff --git "a/test.vi.new.txt" "b/test.vi.new.txt" new file mode 100644--- /dev/null +++ "b/test.vi.new.txt" @@ -0,0 +1,8960 @@ +Thực trạng kiến thức và thực hành của người có thẻ bảo hiểm y tế trong sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế công và một số yếu tố ảnh hưởng tại tỉnh Viêng Chăn, CHDCND Lào, năm 2017 +Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành của người có thẻ bảo hiểm y tế trong sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế công và một số yếu tố liên quan tại tỉnh Viêng Chăn, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào năm 2017. +Phương pháp: Thiết kế nghiên mô tả cắt ngang được thực hiện trên 928 người trưởng thành có thẻ bảo hiểm y tế tại 2 huyện Phone Hong và Keo Oudom, tỉnh Viêng Chăn. +Kết quả: Tỷ lệ người biết được khám chữa bệnh (KCB) miễn phí tại nơi đăng ký ban đầu chiếm 44,5%, được cung cấp thông tin về bảo hiểm y tế (BHYT) chiếm 34,8%. +Tỷ lệ người có thẻ BHYT thực hành khám chữa bệnh đúng nơi đăng ký KCB ban đầu chiếm 61,8%. +Tỷ lệ người có thẻ BHYT sử dụng thẻ để lấy thuốc cho người khác khá cao (20,1%). +Các yếu tố khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế, thời gian tham gia BHYT và được tiếp nhận thông tin về BHYT của người có thẻ BHYT là những yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành sử dụng thẻ BHYT trong khám chữa bệnh. +Kết luận: Kiến thức và thực hành của người có thẻ BHYT trong sử dụng dịch vụ y tế công tại Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào còn hạn chế. +Cần tập trung vào truyền thông cho những nhóm người sống xa cơ sở y tế và những người tham gia bảo hiểm y tế không liên tục. +Nghiên cứu xác định thuốc diclofenac natri lẫn trong chế phẩm đông dược được sử dụng điều trị hoặc hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao +Để góp phần vào công tác kiểm tra phát hiện các chất cấm trộn lẫn trong thuốc đông dược, chúng tôi tiến hành đề tài xây dựng phương pháp định lượng diclofenac natri lẫn trong chế phẩm đông dược được sử dụng điều trị hoặc hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao với detector UV-vis. +Sau khi xử lý mẫu diclofenac natri được tiến hành định lượng bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao với cột pha đảo (C 8, 150 mm x 4,6 mm, 5 μm), pha động methanol / đệm phosphat pH 2,5 (7 0:3 0 v / v) tốc độ dòng chảy là 1,0 ml / phút, bước sóng phát hiện 275 nm. +Như vậy phương pháp đã xây dựng phù hợp đề xác định diclofenac natri trong dược liệu. +Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và nồng độ dopamin huyết tương ở bệnh nhân tâm thần phân liệt +Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác dụng giảm cân, hạ lipid máu của hỗn hợp dịch chiết lá Trà hoa vàng và Giảo cổ lam trên chuột nhắt trắng gây béo phì. +Chuột nhắt trắng chủng Swiss được chia ngẫu nhiên thành 5 lô với 8 con trong mỗi lô. +Lô 1: chuột không gây béo phì. +Với 4 lô còn lại, chuột được gây béo phì trong vòng 8 tuần. +Sau đó với lô 2 chuột được uống nước cất, lô 3 chuột được uống hỗn hợp dịch chiết liều 12 g / kg / ngày, lô 4 chuột được uống hỗn hợp dịch chiết liều 2 4g / kg / ngày và lô 5 chuột được uống atorvastatin liều 15 mg / kg / ngày. +Thời gian uống thuốc thử là 14 ngày. +Trọng lượng chuột ở mỗi lô được đánh giá hàng tuần và hàm lượng Cholesterol toàn phần (CT), HDL-Cholesterol (HDL-C), LDL-Cholesterol (LDL-C) và Triglycerid (TC) tại các thời điểm chưa uống thuốc (sau gây béo phì 8 tuần) và sau uống thuốc thử ngày cuối 1 giờ. +Kết quả cho thấy hỗn hợp dịch chiết lá Trà hoa vàng và Giảo cổ lam ở liều 12 g / kg / ngày và 24 g / kg / ngày, atorvastatin liều 15 mg / kg / ngày (lô 3,4,5) đều giảm có ý nghĩa thống kê thể trọng chuột và các chỉ số CT, LDL-C và TC so với lô 2 (p < 0,05) và khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các lô 3,4,5 (p > 0,05). +Đặc điểm lâm sàng và điện sinh lý của tổn thương thần kinh ngoại vi ở người bệnh đái tháo đường tuýp 2 mới được chẩn đoán +Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm đánh giá tình trạng răng nhiễm fluor ở trẻ 12 tuổi dân tộc Thái tại huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. +Nghiên cứu được hoàn thành vào tháng 5/2015 với 476 trẻ 12 tuổi tại 9 trường trung học cơ sở. Nghiên cứu theo phương pháp điều tra và phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2013 sử dụng chỉ số răng nhiễm fluor Dean. +Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ trẻ 12 tuổi có răng nhiễm fluor nếu tính cả mức độ nghi ngờ là 13,2%. +Tỷ lệ trẻ 12 tuổi có răng nhiễm fluor nếu không tính mức độ nghi ngờ là 7,1%. +Chủ yếu là mức độ nghi ngờ và rất nhẹ, không có trường hợp răng nhiễm fluor nặng, chỉ duy nhất một ca răng nhiễm fluor ở mức độ trung bình. +Chỉ số răng nhiễm fluor trong cộng đồng theo chỉ số Dean ở trẻ 12 tuổi là 0,13 theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2013 thuộc cộng đồng không bị nhiễm fluor răng. +Đặc điểm khô mắt trên bệnh nhân mắc hội chứng Sjögren nguyên phát +Khảo sát tính hợp lý trong sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPI) tại Bệnh viện Quân y 120 tỉnh Tiền Giang. +Đơn thuốc chưa hợp lý trong sử dụng PPI chủ yếu là bệnh viêm dạ dày. +Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 4532 đơn thuốc khám bệnh ngoại trú của bệnh nhân được bác sĩ kê đơn thuốc từ ngày 01/7/2020 đến ngày 30/7/2020 tại các phòng khám thuộc khoa Khám bệnh – Bệnh viện Quân y 120. +Kết quả: Tỷ lệ chỉ định thuốc ức chế bơm proton chưa an toàn chiếm 12,13%. +Tỷ lệ đơn thuốc không có hướng dẫn thời gian sử dụng thuốc ức chế bơm proton (0,79%). +Tỷ lệ đơn thuốc có tương tác thuốc là 52,14%, clopidogrel là thuốc tương tác được sử dụng chung với PPI nhiều nhất (48,3%). +Tỷ lệ có chỉ định thuốc ức chế bơm proton chưa hợp lý là: 9,76%. +Tỷ lệ đơn thuốc có chỉ định thuốc ức chế bơm proton điều trị viêm dạ dày chiếm 66,14% so với tổng đơn thuốc có thuốc ức chế bơm proton chưa hợp lý. +Kết luận: Tỷ lệ thuốc ức chế bơm proton chưa an toàn, chưa hợp lý, đơn thuốc không có hướng dẫn thời gian sử dụng thuốc ức chế bơm proton chiếm tỷ lệ thấp. +Tỷ lệ đơn thuốc có tương tác chiếm tỷ lệ cao, clopidogrel là thuốc tương tác được sử dụng chung với PPI nhiều nhất. +Đánh giá mức độ tuân thủ theo dõi trị liệu vancomycin trước và sau khi có sự tham gia của dược sĩ lâm sàng tại Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương +Tràn khí màng phổi tự phát tiên phát là bệnh lý thường xảy ra ở người trẻ với tỉ lệ tái phát nhất định. +Hiện nay, chỉ định phẫu thuật nội soi lồng ngực trong điều trị tràn khí màng phổi tự phát tiên phát đã trở thành thường quy và khuyến cáo thực hiện sớm ngay với các trường hợp tràn khí lần đầu. +Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang; Kết quả nghiên cứu ghi nhận ở các biến số: Tuổi, giới tính; chỉ định phẫu thuật; thời gian mổ... Số liệu được ghi nhận vào mẫu bệnh án nghiên cứu cho từng bệnh nhân và xử lý bằng chương trình SPSS 20.0. +Kết quả: Từ tháng 01/2018 đến 04/2021 tại trung tâm Tim mạch và Lồng ngực – Bệnh viện hữu nghị Việt Đức có 38 bệnh nhân được phẫu thuật nội soi lồng ngực điều trị tràn khí màng phổi tự phát tiên phát. +Chỉ định phẫu thuật bao gồm: Tràn khí tái phát 44,74%; Rò khí kéo dài 21,05%; Kén khí lớn 21,05%; Tràn khí - tràn máu màng phổi 10,52%; Tràn khí 2 bên cùng lúc 2,63%. +Không có biến chứng cũng như tử vong. +Theo dõi từ 1 tháng đến 24 tháng, không có trường hợp nào tái phát. +Kết quả điều trị viêm loét giác mạc do microsporidia bằng phẫu thuật ghép giác mạc xuyên +Bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 156 người chăm sóc chính cho người bệnh tai biến mạch máu não đã được điều trị tại bệnh viện, hiện đang sinh sống tại quận Hà Đông, thành phố Hà Nội về kiến thức chăm sóc phục hồi chức năng cho người bệnh tại nhà, cho thấy kết quả như sau: Tỷ lệ người chăm sóc chính đạt kiến thức đầy đủ về từng nội dung chăm sóc người bệnh còn rất hạn chế: chỉ có 2/8 nội dung có tỷ lệ đạt trên 50%, đó là chăm sóc ăn uống (70,6%), chăm sóc phòng ngừa tắc mạch (55,8%). +Đối với các nội dung chăm sóc còn lại, tỷ lệ người chăm sóc chính đạt kiến thức đầy đủ thấp: chăm sóc da (46,2%), chăm sóc đường tiểu, bàng quang (46,2%), chăm sóc phòng ngừa táo bón (13,5%), chăm sóc hô hấp (30,8%), chăm sóc tư thế đứng (46,9%), chăm sóc luyện tập, v��n động (34,6%). +Tỷ lệ người chăm sóc chính đạt yêu cầu cả 8 nội dung chăm sóc phục hồi chức năng tại nhà cho người bệnh tai biến mạch máu não chỉ chiếm 25,0%. +Ghép giác mạc lớp trước sâu điều trị viêm loét giác mạc nhiễm trùng +Hội chứng TAFRO được báo cáo đầu tiên năm 2010 tại Nhật Bản, đăc trưng bởi giảm tiểu cầu, tràn dịch đa màng, xơ hoá tuỷ xương có reticulin, rối loạn chức năng thận, phì đại cơ quan. +Bệnh thường gặp ở người già hoặc trung niên, rất hiếm gặp ở thanh thiếu niên. +Chúng tôi báo cáo một ca bệnh ở trẻ nhỏ đầu tiên được chẩn đoán hội chứng TAFRO và điều trị thành công bằng Cyclospron A tại bệnh viện Nhi Trung ương. +Trẻ được chẩn đoán hội chứng TAFRO, và điều trị prednisone 1 mg / kg / ngày phối hợp cyclosporinA 4 mg / kg / ngày được 2 tuần, trẻ hết sốt, hết phù, tiểu cầu máu tăng, chức năng thận cải thiện +Sự biểu lộ của C-met trong ung thư biểu mô tuyến dạ dày vùng hang vị +Mô tả đặc điểm lâm sàng và tình trạng bệnh viêm quanh răng của bệnh nhân đến khám Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội. +Đối tượng và phương pháp: 103 bệnh nhân đến khám tại khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội. +Phương pháp: Mô tả cắt ngang. +Kết quả và kết luận: Độ sâu trung bình túi quanh răng của bệnh nhân là 3,25 ± 1,36 mm. +Độ sâu trung bình túi quanh răng và mức độ mất bám dính tương đương ở 2 hàm và tăng dần theo tuổi. +Chỉ số lợi GI và chỉ số vệ sinh răng miệng OHI-S tăng dần theo nhóm tuổi và độ sâu trung bình túi quanh răng. +Điều trị phẫu thuật hẹp niệu đạo sau mổ lỗ tiểu thấp: Kinh nghiệm ở 49 bệnh nhân +Trong nghiên cứu này, phương pháp Folin-Ciocalteu được áp dụng để xác định hàm lượng polyphenol tổng (quy về milli đương lượng gam của gallic acid, GAE) trong các mẫu trà thành phẩm (ba mẫu trà cổ thụ bao gồm trà đỏ, trà xanh, trà trắng và một mẫu trà oolong) dựa trên ISO 14502 - 1:2 005 với một số thay đổi, cụ thể là chiết một lần bằng dung môi chiết methanol: nước (7:3, v / v) có sự hỗ trợ của siêu âm ở 70 oC với tỉ lệ chiết 0.2 00:1 0.00 (g: mL). +Phương pháp phân tích được thẩm định trên thiết bị UV-Vis 1800 của hãng Shimadzu với độ tuyến tính phù hợp (R 2 > 0.995), khoảng tuyến tính 10-70 mg GAE L– 1, độ lặp lại và độ tái lặp tốt (%RSD lần lượt là 0.79 và 1.2% cho độ lặp trong ngày và giữa các ngày) và tỉ lệ phục hồi cao (trên 98% cho các mẫu thêm chuẩn). +Hàm lượng polyphenol tổng (giá trị trung bình tính bằng mg GAE g– 1 khối lượng khô trong dấu ngoặc đơn) thể hiện xu hướng giảm dần giữa các mẫu trà, cụ thể trà trắng (206.62) ~ trà xanh (201.33) > trà đỏ (167.42) > trà oolong (139.18) do sự khác biệt về mức độ oxy hoá trong quá trình lên men, đặc biệt đối với trà đỏ và oolong. +Hàm lượng polyphenol phóng thích vào nước trà thể hiện xu hướng chung tăng dần khi tăng nhiệt độ pha trà, ngoại trừ mẫu trà oolong có xu hướng riêng, có thể do cấu trúc “cuộn xoắn ” của loại trà này, dẫn đến thời gian ngâm trà cần phải dài hơn để polyphenol có thể được phóng thích ổn định và hoàn toàn. +Nghiên cứu này đóng góp một phần khiêm tốn để làm giàu thêm dữ liệu cho các sản phẩm trà Việt Nam trong bối cảnh lượng trà sản xuất và xuất khẩu cao. +Động lực làm việc của cán bộ y tế và một số yếu tố ảnh hưởng tại Trung tâm cấp cứu 115 Thanh phố Hồ Chí Minh năm 2020 +Đánh giá kết quả về lâm sàng và hình ảnh học X-quang sau điều trị phẫu thuật cắt chêm xương đốt sống để nắn chỉnh gù toàn bộ cột sống do bệnh viêm cột sống dính khớp (VCSDK). +Điểm SRS-22 cũng cải thiện nhiều từ 9,2 ± 1,4 ở thời điểm trước phẫu thuật tăng lên 22,8 ± 1,7 ở thời điểm sau mổ 3 tháng. +Ghi nhận 28 biến chứng liên quan đến phẫu thuật xảy ra ở 12 bệnh nhân (chiếm 17,4%) và không có trường hợp tử vong. +Kết luận: Phẫu thuật cắt chêm xương thân đốt sống thắt lưng để nắn chỉnh biến dạng gù cứng ở bệnh nhân bị VCSDK là phương pháp nắn chỉnh hiệu quả và an toàn, mang đến sự cải thiện chất lượng sống cho người bệnh. +Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả theo chiều dọc trên 69 bệnh nhân có biểu hiện gù toàn bộ cột sống mức độ nặng được phẫu thuật nắn chỉnh gù từ năm 2014 đến 2022. +Kết quả: Qua thời gian theo dõi trung bình 30,1 tháng (từ 3 đến 68 tháng). +Góc nắn chỉnh trung bình đạt được 260 ± 200 (từ -140 đến 710). +Điểm Oswestry trung bình cải thiện có ý nghĩa từ 50 ± 15% (từ 31,7% đến 88,3%) trước phẫu thuật giảm về còn 22,5 ± 6% (từ 16,7% đến 46,6%) sau phẫu thuật. +Khảo sát sơ bộ thành phần hoá học và sàng lọc một số tác dụng sinh học in vitro cây cam thảo đá bia (Jasminanthes Tuyetanhiae T.B. Tran & Rodda, apocynaceae) +Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của 2 bệnh nhân viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim sau tiêm vacxin Pfize phòng Covid-19. +Kết luận: Chúng tôi ghi nhận 2 ca viêm cơ tim sau tiêm vacxin Pfizer phòng Covid-19, xảy ra ở mũi tiêm thứ 2. +Tất cả cần được theo dõi và điều trị kịp thời tránh di chứng. +Phương pháp: Báo cáo ca lâm sàng viêm cơ tim sau tiêm vacxin Pfizer phòng Covid-19, điều trị tại khoa Nội tim mạch bệnh viện đa khoa Đức Giang, trong thời gian tháng 12 năm 2021. Kết quả: 2 bệnh nhân trẻ nam giới có độ tuổi 16 và 17, sau tiêm vacxin Pfizer phòng Covid-19, 2 ngày xuất hiện triệu chứng: Hồi hộp, đánh trống ngực, đau ngực trái, mệt mỏi. +Điện tâm đồ bệnh nhân 17 tuổi thể hiện rõ tình trạng viêm màng tim: ST chênh đồng hướng ở các chuyển đạo trước tim. +Cả 2 bệnh nhân đều có có men tim Troponin I tăng cao 9686,56 pg / ml và 2069,94 pg / ml. +Chưa thấy hình ảnh tổn thương trên siêu âm tim: Chức năng thất trái bình thường, không có dịch màng ngoài tim. +Các bệnh nhân được điều trị: Chống viêm bằng Aspirin 800 mg / ngày, giảm đau: Ibuprofen 200 – 400 mg / ngày. +Thời gian ra viện của 2 ca là khác nhau: Bệnh nhân có men tim tăng cao, biến đổi điện tâm đồ có thời gian điều trị là 14 ngày dài hơn bệnh nhân không có biến đổi điện tâm đồ, men tim tăng ít. +Cả 2 bệnh nhân ra viện không để lại di chứng bất thường trên tim: Troponin I giảm xuống ngưỡng theo dõi, điện tâm đồ trở về giới hạn bình thường, siêu âm tim không có biến đổi bất thường. +Nghiên cứu tương quan giữa mật độ xương và các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ +Mô tả thực trạng tuân thủ quy trình tháo bỏ phương tiện phòng hộ của nhân viên y tế trong chăm sóc người bệnh COVID - 19 và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang năm 2022. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, trên toàn bộ 176 nhân viên y tế với 521 lượt quan sát và thoả mãn tiêu chí lựa chọn, tiến hành từ tháng 01 – 3/2022 tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang. +Kết quả: Tỷ lệ nhân viên y tế tuân thủ quy trình tháo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân là 72%. +Một số yếu tố như giới tính, chức danh và vị trí làm việc có mối liên quan đến tuân thủ quy trình tháo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân của nhân viên y tế chăm sóc người bệnh COVID - 19 (p < 0,05). +Kết luận: Tỷ lệ tuân thủ quy trình tháo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân của nhân viên y tế trong chăm sóc người bệnh COVID - 19 tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang ở mức khá cao. +Bệnh viện tiếp tục duy trì việc giám sát, đánh giá nhằm nâng cao tỷ lệ tuân thủ quy trình tháo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân, qua đó góp phần ngăn chặn lây nhiễm dịch bệnh COVID - 19. +Kết quả phẫu thuật ung thư tuyến giáp thể tuỷ +Mô tả đặc điểm lâm sàng, cộng hưởng từ và giải phẫu bệnh cơ đùi ở bệnh nhân viêm đa cơ và viêm da cơ tự miễn tại khoa Cơ Xương Khớp - Bệnh viện Bạch Mai. +Tìm hiểu mối liên quan giữa lâm sàng, cộng hưởng từ và giải phẫu bệnh cơ đùi ở nhóm đối tượng trên. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên những bệnh nhân được chẩn đoán viêm đa cơ, viêm da cơ theo tiêu chuẩn Bohan và Peter năm 1975. +Các bệnh nhân được tiến hành thăm khám lâm sàng, các thăm dò về huyết học, sinh hoá, giải phẫu bệnh, cộng hưởng từ cơ đùi và điện cơ. +Kết quả nghiên cứu: 1) Đặc điểm tổn thương cơ trên lâm sàng: cơ lực trung bình là 58,68 ± 7,30, VAS đau cơ trung bình 5,38 ± 1,66, viêm cơ mức độ trung bình chiếm tỉ lệ cao 46,6% và triệu chứng yếu cơ là chủ yếu 96,9%. +2) Đặc điểm tổn thương cận lâm sàng: phù cơ là tổn thương chủ yếu được phát hiện trên hình ảnh MRI cơ đùi 65,6%, giai đoạn muộn có tổn thương teo cơ 15,6% và thoái hoá mỡ 9,4%. +Về mô bệnh học, các đặc điểm tổn thương thường thấy là xâm nhiễm tế bào viêm, thoái hoá, tái tạo và tăng sinh với tỉ lệ tương ứng là 62,5%, 81,3%, 68,8%, 78,1%. +Tỉ lệ phát hiện tổn thương cơ trên hình ảnh MRI cơ đùi có mối tương quan với tăng nồng độ creatinine kinase (CK). +Đánh giá của người bệnh về giao tiếp của nhân viên y tế: khảo sát tại khoa khám bệnh, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2022 +Xác định tỷ lệ tái mở ống động mạch sau dự phòng PDA thành công bằng paracetamol tĩnh mạch ở trẻ sinh non ≤ 27 tuần RDS bơm Surfactant. +Trong thời gian nằm viện, có 7 (22,6%) trường hợp tái mở ống động mạch cần can thiệp đóng PDA, thời điểm xuất hiện tái mở PDA trung bình 14 ngày tuổi, đóng PDA không hoàn toàn và giới nữ là 2 yếu tố làm tăng tỷ lệ tái mở PDA. +Kết luận: Tái mở PDA xảy ra ở ít nhất 22,6% trẻ sau dự phòng PDA thành công bằng paracetamol tĩnh mạch. +Vì vậy, cần có chiến lược theo dõi về lâm sàng và siêu âm tim để phát hiện và can thiệp đóng PDA kịp thời, nhất là trong 2 tuần đầu sau sinh ở những bệnh nhân đóng PDA không hoàn toàn sau dự phòng. +Đánh giá thay đổi trên siêu âm doppler tim sau 3 tháng điều trị ở bệnh nhân tắc động mạch phổi cấp +Đánh giá mức độ kiến thức của sinh viên Điều dưỡng về phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chi dưới. +Cần có những biện pháp can thiệp sớm cho sinh viên Điều dưỡng có dấu hiệu sớm của suy giãn tĩnh mạch chi dưới nhằm ngăn chặn tiến triển, hạn chế biến chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới và đảm bảo an toàn sức khoẻ, nâng cao chất lượng cuộc sống cho sinh viên điều dưỡng, nhân viên y tế trong tương lai. +Xác định tỷ lệ sinh viên có dấu hiệu sớm về suy giãn tĩnh mạch chi dưới. +Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu. +Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 341 sinh viên Điều dưỡng đang học năm thứ 2, năm thứ 3 và năm thứ 4 tại Khoa Điều Dưỡng – Kỹ Thuật Y Học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng 03 năm 2021 đến tháng 08 năm 2021. +Tỷ lệ sinh viên đạt mức độ kiến thức chung về phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chi dưới ở mức trung bình là 61,6% và 31,1% sinh viên có mức độ kiến thức tốt. +Tỷ lệ sinh viên Điều dưỡng có dấu hiệu sớm của suy giãn tĩnh mạch chi dưới là 26,7%. +Phần lớn sinh viên báo cáo rằng dấu hiệu sớm của suy giãn tĩnh mạch chi dưới là mỏi chân và nổi mạch máu nhỏ li ti dưới da, đau bắp chân, vọp bẻ (chuột rút về đêm), cảm giác châm chích và ngứa. +Đặc điểm lâm sàng chất lượng giấc ngủ ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp +Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân đến khám tại các buồng khám thuộc Khoa Khám bệnh của bệnh viện Nhật Tân thành phố Châu Đốc, trong 8 tháng từ 1/10/2020 cho đến 31/5/2021, có tăng huyết áp mà bác sĩ khám nghĩ đến hiệu ứng áo choàng trắng. +Kết luận: Nghiên cứu cho thấy phương pháp đo huyết áp lưu động 30 phút giúp phát hiện và giảm hiệu ứng tăng huyết áp áo choàng trắng khoảng 20,2% trong số được chẩn đoán tăng huyết áp tại buồng khám, qua đó giúp chẩn đoán người bệnh tăng huyết áp thực sự sau khi loại trừ tăng huyết áp áo choàng trắng, góp phần giảm chi phí, tác dụng phụ và góp phần tăng hiệu quả chữa trị cho người bệnh tăng huyết áp. +Số bản ghi kết quả đo huyết áp lưu động ít nhất 8 lần trong 30 phút là 163. +Kết quả: Tổng số có 163 người được ghi huyết áp lưu động 30 phút đầy đủ, trong đó nữ 93, chiếm 57%; tuổi từ 14 đến 86, trung bình là 48,7 ± 14,5. +Kết quả đo huyết áp tại buồng khám cho thấy: Bác sĩ chẩn đoán có 107 người mắc tăng huyết áp (65,6%). +Tuy nhiên sau khi có kết quả đo huyết áp lưu động 30 phút, số bệnh nhân thực sự cần điều trị tăng huyết áp chỉ còn 74 người (45,4%), giảm 33 người (20,2%). +Những rào cản tuân thủ điều trị ở trẻ nhiễm HIV/AIDS và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Nhi Trung ương +Ở Việt Nam, theo báo cáo từ kết quả nghiên cứu “Gánh nặng bệnh tật và chấn thương ” thuộc dự án VINE (2011) cho thấy các vấn đề về sức khoẻ tâm thần chiếm 18% trong tổng gánh nặng bệnh tật. +Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế Việt Nam năm 2014 chỉ ra rằng rối loạn tâm thần là một trong năm nhóm bệnh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng gánh nặng bệnh tật do các bệnh không lây gây ra. +Mục tiêu của nghiên cứu là xác định tỷ lệ lo âu, stress và trầm cảm và các yếu tố liên quan đến tỷ lệ lo âu, stress, trầm cảm của NVYT làm việc tại khoa khám bệnh bệnh viện Phụ sản Hà Nội. +Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 224 NVYT từ tháng 9/2021 đến tháng 6/2022. +Kết quả cho thấytỷ lệ nhân viên y tế tham gia phòng chống dịch COVID-19 tại một số bệnh viện tham gia nghiên cứu có biểu hiện trầm cảm, lo âu và stress lần lượt là 17,86%; 28,57%; 16,96%. +Tỷ lệ trầm cảm có liên quan đến: giới tính và trình độ học vấn (p < 0,05). +Nghiên cứu giúp các nhà quản lý có các chính sách để cải thiện tình trạng sức khoẻ tâm thần của nhân viên y tế. +Tỷ lệ xuất huyết phổi ở trẻ non tháng dưới 32 tuần tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 +Bệnh đái tháo đường và viêm nha chu ngày càng phổ biến và có mối quan hệ hai chiều. +Điều trị nha chu giúp giảm đường huyết và ngược lại, kiểm soát đường huyết tốt có thể cải thiện bệnh nha chu. +Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng lâu dài của điều trị nha chu qua các chỉ số lâm sàng nha chu và HbA1c ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có viêm nha chu. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng trên 76 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có viêm nha chu nhẹ và trung bình được chia làm hai nhóm. +Số liệu thu thập gồm các chỉ số nha chu và giá trị HbA1c được ghi nhận vào lúc khám ban đầu và sau 6 tháng điều trị. +Kết quả: Sau 6 tháng, thay đổi có ý nghĩa các chỉ số lâm sàng nha chu (p < 0,01). +Đặc điểm lâm sàng và các dấu ấn sinh học tiên lượng của bệnh nhân Covid-19 +Đánh giá tính an toàn và hiệu quả của siêu âm trong buồng tim hướng dẫn đóng thông liên nhĩ lỗ lớn bằng dụng cụ qua da. +Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng việc đóng các thông liên nhĩ thứ phát lỗ lớn qua da có đường kính 20 – 37 mm dưới hướng dẫn của siêu âm trong buồng tim có thể được thực hiện một cách an toàn và hiệu quả. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 55 bệnh nhân thông liên nhĩ thứ phát lỗ lớn được theo dõi và điều trị tại Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Chợ Rẫy. +Nghiên cứu tiến cứu, nhãn mở, không ngẫu nhiên, theo dõi dọc. +Kết quả: nghiên cứu ghi nhận 55 bệnh nhân có độ tuổi trung bình là 41,78 ± 11,64 tuổi (23 - 62 tuổi), giới nữ chiếm 85,45%. +Đường kính thông liên nhĩ trung bình là 24,14 ± 3,42 mm (siêu âm tim qua thực quản) và 27,89 ± 4,27 mm (siêu âm tim trong buồng tim) với P < 0,001. +Sau thời gian theo dõi 3 tháng, chúng tôi ghi nhận các bệnh nhân có cải thiện khó thở theo phân độ NYHA cũng như các chỉ số đường kính thất phải và áp lực động mạch phổi trên siêu âm tim. +Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư tại Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên và một số yếu tố liên quan +Ung thư dạ dày đứng hàng thứ 5 trong các bệnh ung thư trên thế giới và đứng hàng thứ tư trong các bệnh ung thư tại Việt Nam. +Kết quả sau mổ: Ung thư biểu mô tuyến, biệt hoá cao, tại góc bờ cong nhỏ dạ dày, pT 1 aM 0 N 0. +Sau mổ, bệnh nhân ổn định, không có biến chứng và ra viện. +Kết luận: Nội soi và sinh thiết đóng vai trò quan trọng trong phát hiện hiện sớm ung thư dạ dày. +Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân khi đến viện đều ở giai đoạn muộn. +Chúng tôi trình bày về đặc điểm lâm sàng, nội soi, mô bệnh học và phương thức điều trị cho 01 bệnh nhân UTDD sớm. +Từ 09/2020-09/2021, bệnh nhân đã được nội soi dạ dày (06 lần) và sinh thiết 06 lần. +Kết quả nội soi: loét góc bờ cong nhỏ, kích thước 1 cm, bề mặt không nhẵn. +Kết quả mô bệnh học: có 1/6 lần sinh thiết, chúng tôi tìm thấy tế bào ung thư (lần sinh thiết cuối cùng: 09/2021). +Có 3/6 lần (50%) có loạn sản tế bào. +Bệnh nhân đã được phẫu thuật qua nội soi. +Đau mạn tính ở người cao tuổi có thoái hoá khớp gối nguyên phát +Mô tả thực trạng đáp ứng điều trị thuốc ARV và xác định một số yếu tố liên quan đến đáp ứng điều trị của người bệnh tại hai cơ sở chăm sóc điều trị tỉnh Yên Bái năm 2021. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang triển khai từ 01/01/2021 đến 31/8/2021 với 399 người bệnh nhiễm HIV trên 18 tuổi, đang được quản lý và điều trị ARV tại cơ sở chăm sóc điều trị HIV / AIDS Bệnh viên đa khoa khu vực Nghĩa Lộ và Trung tâm y tế thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. +Trong tổng số người bệnh đang được quản lý và điều trị ARV, 96,2% người bệnh đáp ứng điều trị thuốc ARV, trong đó 100% người bệnh sử dụng phác đồ bậc 2 có đáp ứng điều trị. +Các yếu tố liên quan đến đáp ứng điều trị bao gồm: trình độ học vấn Trung học phổ thông (aOR= 11; 95% CI: 2,6-46,9), thời gian điều trị ARV (aOR= 1,3; 95% CI: 1,06-1,6) và tuân thủ điều trị (aOR= 5,6; 95% CI: 1,4-22,6). +Cần tăng cường quản lý, hỗ trợ điều trị và tăng cường tư vấn để nâng cao sự tuân thủ điều trị, từ đó giúp bệnh nhân có đáp ứng điều trị ARV tốt hơn. +Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ tại quận Long Biên, Hà Nội +Mục đích của nghiên cứu là xác định các yếu tố ảnh hưởng tới ý định mua thực phẩm hữu cơ (TPHC) của người tiêu dùng ở quận Long Biên, Hà Nội. +Nghiên cứu sử dụng các yếu tố (chuẩn mực chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi) trong mô hình lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB) cùng việc kết hợp một số yếu tố được chỉ ra từ các nghiên cứu liên quan trước đó để lường sự phù hợp của nó. +Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiêu thụ TPHC của người dân trong khu vực, bao gồm nhận thức của người tiêu dùng về TPHC, sự quan tâm về sức khoẻ, chuẩn mực chủ quan và sự cảm nhận về giá cả TPHC. +Nghiên cứu đã hỗ trợ việc đưa các yếu tố mới vào TPB trong việc xác định ý định của người tiêu dùng (NTD) để mua TPHC. +Đánh giá kiến thức của bà mẹ có con mắc bệnh lồng ruột cấp tính điều trị tại khoa Ngoại tổng hợp, bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định +Đánh giá kiến thức của bà mẹ có con mắc bệnh lồng ruột cấp tính tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định. +Kết quả cho thấy Điểm trung bình kiến thức của bà mẹ đạt 8,3 ± 4,2 (tổng 17 điểm). +Trong đó, 36,1% hiểu được thế nào là lồng ruột cấp tính; 37,7% nhận thức được nguyên nhân của bệnh; 18% không nhận thức được dấu hiệu của bệnh lồng ruột cấp tính, 42,6% không biết về biến chứng hoại tử ruột nếu cấp cứu không kịp thời. +Có 54,1% bà mẹ nhận thức được cách điều trị và 57,3% trả lời đúng về cách xử trí khi trẻ có dấu hiệu lồng ruột cấp tính. +Nghiên cứu cũng chỉ ra có ba yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê tới kiến thức của bà mẹ là nơi cư trú; trình độ học vấn và nhận thông tin giáo dục sức khoẻ. +Kết quả ứng dụng nội soi đại tràng có hỗ trợ trí tuệ nhân tạo trong phát hiện polyp đại tràng gần +Thể khảm nhiễm sắc thể (NST) trong chẩn đoán trước sinh là một vấn đề phức tạp, gây bối rối trong nhận định khảm thật hay giả, do đó thường gây khó khăn trong tư vấn di truyền. +Trong nghiên cứu này, các tác giả báo cáo 5 trường hợp khảm NST trong chẩn đoán karyotype trước sinh và so sánh với kết quả karyotype tương ứng của trẻ sau khi ra đời. +Tế bào dịch ối và máu ngoại vi được làm NST theo phương pháp gián tiếp và phân tích NST theo tiêu chuẩn ISCN 2016. +Mẫu được thu thập và phân tích, nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ năm 2017 đến 2020. +Kết quả cho thấy, có 3 trường hợp khảm NST bất thường trước sinh nhưng cho kết quả NST bình thường sau sinh và 2 trường hợp khảm NST bất thường trước sinh cho kết quả NST máu ngoại vi bất thường sau sinh. +Các thông tin này góp phần cung cấp những bằng chứng quan trọng để tiên lượng các trường hợp khảm NST trong chẩn đoán trước sinh và tư vấn di truyền tốt hơn cho người bệnh. +Tổng quan đánh giá độc tính và hoạt tính sinh học của dược thực phẩm dựa trên mô hình tế bào in vitro +Điều trị hoá chất kết hợp các thuốc kháng HER 2 - neu đã trở thành tiêu chuẩn trong điều trị ung thư vú có HER 2 - neu dương tính trên thế giới. +Tại Việt Nam, Trastuzumab được sử dụng từ năm 2006 còn Pertuzumab mới được đưa vào sử dụng gần đây. +Nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu đánh giá kết quả điều trị bổ trợ trước phác đồ hoá chất kết hợp Trastuzumab và Pertuzumab trên bệnh nhân ung thư vú có HER 2 - neu dương tính tại bênh viện K từ 1/2018 đến 4/2021. +Kết quả nghiên cứu trên 20 bệnh nhân cho thấy tỉ lệ đáp ứng toànbộ trên lâm sàng đạt 95,0%, có một trường hợp bệnh tiến triển. +Đáp ứng mô học hoàn toàn toàn bộ cả u và hạch (tpCR) đạt 80,0%. +Không có mối liên quan giữa tỷ lệ tpCR và các yếu tố tuổi, giai đoạn u, giai đoạn hạch, type mô bệnh học, độ mô học, tình trạng nội tiết, Ki67 và phác đồ hoá chất. +Phác đồ dung nạp tốt, không có trường hợp nào trì hoãn hoặc dừng điều trị do độc tính. +Theo dõi hiệu quả thải sắt bằng deferasirox trong 5 năm ở bệnh nhân thalassemia tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương giai đoạn 2016-2020 +Tình trạng thiếu máu có liên quan tới tình trạng thiếu kẽm và vitamin A ở trẻ tiểu học. +Do đó, các giải pháp cải thiện tình trạng thiếu máu trẻ em cần được triển khai đồng thời và phối hợp với việc cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng. +Đánh giá kết quả của kỹ thuật oxy hoá máu qua màng ngoài cơ thể phương thức động - tĩnh mạch (V-A ECMO) ở bệnh nhân sốc tim +Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp mô tả cắt ngang gồm 33 trường hợp được phẫu thuật từ tháng 10/2019 đến tháng 12/2021. +Trong số bệnh nhân được mổ tim hở, tỉ lệ bệnh tim bẩm sinh được phẫu thuật ở người lớn chiếm gần một phần tư (22,3%). +Hai dị tật thường gặp nhất là van động mạch chủ hai lá (14 trường hợp, 42,4%), thông liên nhĩ (10 trường hợp, 30,3%). +Nhiều bệnh nhân được phẫu thuật khi đã có các biến chứng nặng do bệnh tiến triển trong thời gian dài: suy tim nặng, tăng áp lực động mạch phổi, phồng lớn động mạch chủ lên, giãn động mạch chủ xuống … Ngoài phương pháp mổ tim hở kinh điển, các phẫu thuật ít xâm lấn đã được áp dụng cho những trường hợp bệnh lý không quá phức tạp và không có các biến chứng nặng với kết quả tốt. +Thực trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại một số quận huyện ở Hà Nội, năm 2019 +Viêm phúc mạc là một trong những biến chứng hay gặp của thẩm phân phúc mạc liên tục ngoại trú (CAPD). +Biểu hiện lâm sàng của viêm phúc mạc do lao thường rất khó phân biệt với vi khuẩn. +Chúng tôi báo cáo trẻ nam 17 tuổi bệnh thận mạn giai đoạn cuối đang thực hiện CAPD, có tiền sử 3 lần viêm phúc mạc, cấy vi khuẩn đều âm tính. +Sau 7 ngày điều trị kháng sinh bao phủ gram âm, gram dương và nấm lâm sàng không cải thiện. +Đánh giá kết quả sử dụng đoạn tĩnh mạch bảo quản để tạo hình làm dài tĩnh mạch thận trong ghép thận từ người hiến sống tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức +Nở ngày đất (Gomphrena celosioides Mart. +, Amaranthaceae) là loại cây thuốc được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam. Tác giả tiến hành nghiên cứu khảo sát tác động giảm đau, an thần của cao chiết cây Nở ngày đất nhằm góp phần làm đầy đủ hơn tác động dược lí của cây thuốc này. +Hồ Chí Minh, chiết xuất bằng nước cất và cồn 50%, cô thành cao đặc ở nhiệt độ 70oC. +Kết quả cho thấy: với liều 300 mg / kg và 600 mg / kg, cao nước và cao cồn Nở ngày đất làm giảm đáng kể số lần đau quặn trong mô hình gây đau bằng acid acetic (p < 0,05) nhưng không làm tăng thời gian phản ứng trong mô hình nhúng đuôi chuột (p > 0,05); với liều 600 mg / kg, cao cồn Nở ngày đất làm giảm đáng kể thời gian bám trên máy Rota-rod so với lô chứng (p < 0,01). +Xác định trung vị của các biomarker trong tầm soát lệch bội quý 1 thai kỳ tại Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh +Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành chăm sóc của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị tiêu chảy cấp tại Bệnh viện Sản nhi Nghệ An năm 2021. +Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích được thực hiện trên 94 bà mẹ tại khoa Tiêu hoá bệnh viện Sản Nhi Nghệ An nhằm khảo sát kiến thức, thực hành chăm sóc của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị tiêu chảy cấp. +Kết quả: 42,6% bà mẹ có kiến thức về đường lây là do ăn hoặc uống phải thức ăn nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn. +54,3% bà mẹ thực hành rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn. +Có 56,4% bà mẹ thực hành chưa đúng về chế độ ăn trong quá trình trẻ bị tiêu chảy cấp; 39,4% bà mẹ pha Oresol không đạt và chỉ có 33% bà mẹ cho trẻ uống Oresol đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. +Các bà mẹ còn thiếu kiến thức, thực hành trong quá trình chăm sóc trẻ tiêu chảy cấp. +Kết luận: Nghiên cứu cho thấy kiến thức, thực hành chăm sóc của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị tiêu chảy cấp còn thấp +Kết quả điều trị thay huyết tương 1,5 thể tích trong suy gan cấp do ngộ độc cấp +Điều trị Tăng huyết áp (THA) là công việc liên tục và lâu dài nên việc quản lý và điều trị người bệnh THA là hết sức cần thiết. +Mục tiêu: Đánh giá kết quả quản lý điều trị người bệnh THA và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý điều trị THA tại Trung tâm y tế huyện Gò Công Tây từ năm 2019 - 2020. +Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp giữa định lượng và định tính dựa trên cơ sở thu thập thông tin từ phần mềm quản lý, phỏng vấn sâu cán bộ y tế và thảo luận nhóm bệnh nhân THA được quản lý tại TTYT huyện Gò Công Tây từ tháng 4 đến tháng 10/2021.Kết quả: Số người mắc THA được khám và điều trị ngày càng tăng hàng năm, tỉ lệ người bệnh đi tái khám đúng lịch là 63,6%. +Tỉ lệ người bệnh dùng thuốc đúng liều là 89,3%. +Kết điêu trị có 28,9% đối tượng đạt huyết áp mục tiêu. +Các chính sách, quy định về quản lý và điều trị THA, sự thiếu hụt nhân lực, hạn chế về trang thiết bị, cơ sở vật chất và thuốc của TYT, không có nguồn kinh phí hoạt động, cùng các yếu tố cá nhân của người bệnh là những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý điều trị THA. Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu còn khá thấp (28,9%), có nhiều yếu tố từ phía cơ sở y tế và người bệnh ảnh hưởng đến công tác quản lý, điều trị THA. +Hoạt tính ức chế α-glucosidase của ba loài rong lục thu tại vùng biển Khánh Hoà +Một trong những cách hiệu quả để kiểm soát bệnh đái tháo đường type 2 là ức chế hoạt động của α-glucosidase. +Nghiên cứu này đánh giá hoạt tính ức chế α-glucosidase của 3 loài rong lục (Halimeda macroloba, Ulva reticulata và Ulva lactuca) thu mẫu tại vùng biển Khánh Hoà và kết quả nghiên cứu cho thấy, hoạt tính ức chế α-glucosidase (giá trị IC 50) của 3 loài H. macroloba, U. reticulata và U. lactuca lần lượt là 3,98; 4,76 và 5,21 mg / ml. +Ảnh hưởng của thời gian chiết và nhiệt độ chiết đến hoạt tính ức chế α-glucosidase của loài rong lục H. macroloba được nghiên cứu thích hợp tương ứng ở 60 phút chiết và 60 C. +Trong các phân đoạn dung môi chiết, phân đoạn ethyl acetate có hoạt tính ức chế α-glucosidase cao nhất (giá trị IC50 là 2,45 mg / ml), tiếp theo là nhexane, butanol và nước với giá trị IC50 lần lượt là 2,79; 4,11 và 4,91 mg / ml. +Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy phân đoạn ethyl acetate của loài rong lục H. macroloba có mặt của các nhóm chất phenolic, flavonoid và terpenoid. +Tổng quan về đặc điểm thực vật và tác dụng dược lý của cây Quăng - Alangium salviifolium (L.f.) Wang. +Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân Ung thư trực tràng tại Bệnh viện K từ 06/2018 đến 10/2021. +Ung thư biểu mô tuyến chiếm 100%, thể nhầy chiếm 14,8%. +Giai đoạn T3 chiếm 61,8%, T4 chiếm 29,1%. +Sau điều trị chu vi u giảm chiếm 70,9%. +Tỉ lệ hạ thấp giai đoạn 64,1%. +Tỉ lệ phẫu thuật triệt căn 100%, trong đó UTTT thấp bảo tồn cơ thắt 16,4%. +Đáp ứng trên MBH chiếm 90,9%. +Kết luận: Tuổi trung bình hay gặp 58,6. +Tỉ lệ nam / nữ: 1,4. +Thời gian phát hiện bệnh ≤ 6 tháng chiếm 84,9%. +Triệu chứng cơ năng hay gặp: đi ngoài phân lẫn máu, chiếm 87,2%. +Đánh giá kết quả hoá xạ trị trước mổ ung thư trực tràng bằng kỹ thuật điều biến liều thể tích hình cung (VMAT) kết hợp Capecitabin đường uống. +Di động một phần chiếm 74,5%. +Giai đoạn T3 chiếm 64,8%, T4 chiếm 35,2%. +U cách rìa hậu môn < 6 cm chiếm 72,6%. +Hạ thấp giai đoạn chung 64,1%. +Tăng tỷ lệ phẫu thuật triệt căn 100% và phẫu thuật bảo tồn cơ thắt hậu môn đạt 16,4%. +Đáp ứng chung trên mô bệnh học là 90,9%. +Trong đó đáp ứng hoàn toàn là 10,9%. +Độc tính chỉ gặp độ 1, độ 2 với tỉ lệ thấp. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng, cỡ mẫu thuận tiện. +Kết quả: Tuổi trung bình 58,6 tuổi. +Tuổi thường gặp từ 51 - 70 chiếm 76,6%. +Triệu chứng hay gặp trong UTTT gồm đi ngoài phân lẫn máu 87,2%. +Khối u di động một phần chiếm 65,5%. +Trị số huyết áp lúc nhập viện và dự hậu bệnh nhân nhồi máu não cấp +Thời gian nằm viện trung bình của trẻ là 7,75 ± 3,8 ngày. +Kết luận: Trẻ nhiễm Covid-19 có triệu chứng thường gặp là sốt. +Cận lâm sàng thường gặp có tăng chỉ số CRP, LDH và có tổn thương phổi trên Xquang. +Đa phần trẻ mắc Covid-19 ở thể nhẹ. +Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị trẻ nhiễm Covid-19 từ 2 tháng đến 5 tuổi điều trị tại bệnh viện đa khoa Đức Giang. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả một loạt ca bệnh gồm 52 bệnh nhân được chẩn đoán Covid-19 vào điều trị tại bệnh viện đa khoa Đức Giang từ 01/01/2022 đến 10/03/2022. +Kết quả: Tuổi trung bình mắc bệnh là 21,0 ± 15,4 tháng tuổi, trong đó 59,6% trường hợp mắc bệnh dưới hai tuổi. +Tỷ lệ mắc bệnh trẻ trai / gái là 2, 1:1. +Xét nghiệm máu có tăng các chỉ số bạch cầu, CRP, D-dimer, ferritin và LDH lần lượt là 5,8%, 28,8%, 19,2%, 7,7% và 88,5%. +Tỷ lệ trẻ chụp x-quang phổi có tổn thương chiếm 63,5%. +Kết quả phẫu thuật bảo tồn ung thư vú có sử dụng kỹ thuật tạo hình khối tròn tại Khoa Ngoại vú, Bệnh viện K +Đánh giá tác dụng của phúc châm kết hợp với vận động trị liệu trong phục hồi chức năng vận động chi trên ở bệnh nhân liệt nửa người do nhồi máu não sau giai đoạn cấp tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2021 - 2022. +Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng có đối chứng, so sánh trước và sau điều trị. +60 bệnh nhân chia thành 2 nhóm: nhóm nghiên cứu điều trị bằng phúc châm kết hợp vận động trị liệu, nhóm chứng điều trị bằng vận động trị liệu. +Kết quả: Sau 6 tuần điều trị, bệnh nhân nhóm nghiên cứu cải thiện vận động tay liệt theo thang điểm Fugl – Meyer, cải thiện chức năng khéo léo bàn tay liệt, cải thiện điểm Barthel tốt hơn nhóm chứng, có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. +Kết luận: Phúc châm kết hợp vận động trị liệu có tác dụng phục hồi chức năng chi trên ở bệnh nhân liệt nửa người do nhồi máu não sau giai đoạn cấp. +Đánh giá độc tính cấp của chế phẩm bột sinh khối Nấm Thượng hoàng sau khi lên men chìm +Khảo sát tỷ lệ rối loạn lipid máu và mối liên quan giữa rối loạn lipid máu với một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở người cao tuổi tăng huyết áp điều trị tại Bệnh viện đa khoa 115 – Nghệ An. +Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 150 bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát điều trị tại Bệnh viện đa khoa 115 – Nghệ An. +Kết quả: (1) Tỷ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp là 88,0%; (2) Có mối liên quan giữa rối loạn lipid máu với tình trạng gan nhiễm mỡ, chỉ số BMI, chỉ số vòng bụng, thời gian phát hiện tăng huyết áp, uống nhiều rượu và ít vận động thể lực; (3) Chưa thấy mối liên quan giữa rối loạn lipid máu với nhóm tuổi (nhóm bệnh nhân ≥ 70 tuổi so với nhóm bệnh nhân 60 – 69 tuổi), giới, tiền sử gia đình bị rối loạn lipid máu. +Kết luận: Rối loạn lipid máu chiếm tỷ lệ rất cao ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp, đặc biệt ở những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ tim mạch khác đi kèm như thừa cân, béo phì, uống nhiều rượu và ít vận động thể lực. +Báo cáo một trường hợp bệnh nhân bị hội chứng Bosma hiếm gặp tại Bệnh viện Chợ Rẫy +Xác định sự thay đổi các chỉ số sinh hoá và huyết học ở thai phụ tiền sản giật. +Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 60 thai phụ tiền sản giật và 60 thai phụ khoẻ mạnh. +Các xét nghiệm (Acid uric, Glucose, Ure, Creatinin, AST, ALT, điện giải đồ, Calci, Albumin, Protein, LDH, huyết sắc tố và tiểu cầu) được xác định bằng phương pháp enzym so màu, động học enzym, điện cực chọn lọc gián tiếp và đo quang. +Kết quả: Nồng độ Acid uric, Ure, Creatinin, AST, ALT ở nhóm TSG cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng lần lượt là: 469,73 ± 124,99 μmol / L so với 267,96 ± 47,96 μmol / L (p < 0,05); 6,75 ± 3,34 mmol / L so với 2,65 ± 0,59 mmol / L (p < 0,05); 71,73 ± 17,98 μmol / L so với 54,04 ± 4,56 μmol / L (p < 0,05); 31,20 ± 22,28 U / L so với 21,09 ± 5,01 U / L (p < 0,05); 22,53 ± 19,18 U / L so với 14,29 ± 7,55 U / L (p < 0,05). +Số lượng tiểu cầu và nồng độ protein, albumin của nhóm TSG thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng. +Kết luận: Có sự thay đổi nồng độ rõ rệt một số chỉ số sinh hoá liên quan đến chức năng gan, thận, tăng đáng kể nồng độ acid uric và giảm số lượng tiểu cầu ở bệnh nhân TSG. +Đánh giá kết quả điều trị bệnh phụ khoa bằng phẫu thuật nội soi +CRISPR / Cas 9 là một kỹ thuật mới được phát triển trong thời gian gần đây. +Bắt đầu với việc phát hiện ra chuỗi DNA lặp đi lặp lại palindromic bí ẩn ở E. Coli vào năm 1987, các nhà khoa học bắt đầu điều tra chức năng của hiện tượng có vẻ kỳ quặc này. +Từ sự tò mò tự nhiên này đã phát triển một cách hoàn toàn mới để sửa đổi DNA: CRISPR / Cas 9. +Hệ thống này phát triển như một cơ chế tự bảo vệ đối với vi khuẩn về cơ bản là một cách để tự tiêm phòng chống lại virus và plasmid xâm nhập. +Bài viết trình bài những cơ chế cơ bản về cách thức hệ thống CRISPR / Cas 9 hoạt động như thế nào, một số khả năng cho phép mà hệ thống CRISPR / Cas 9 có thể ứng dụng thực tế (tác động lên các gien ngủ - Knock-out gene, chỉnh sửa gien mà không dùng đến vector DNA, bất hoạt gien một cách tạm thời …) gần như ứng dụng hầu hết trên tất cả các loài sinh vật. +Rối loạn lipid máu do thuốc +Đánh giá mối liên quan giữa tuần hoàn bàng hệ (THBH) trên hình ảnh cắt lớp vi tính mạch máu não (CTA) với một số đặc điểm lâm sàng và kết quả hồi phục ở bệnh nhân (Bn) đột quỵ nhồi máu não (ĐQNMN) cấp. +Đối tượng và phương pháp: Tiến hành trên 136 BN ĐQNMN được chụp CTA trong 7 ngày đầu khởi phát triệu chứng, điều trị theo phác đồ thường quy tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 11 / 2021 - 7 / 2022. +Đánh giá một số đặc điểm lâm sàng, kết quả điều trị theo các thang điểm GCS, MRC, NIHSS và mRS. +Kết quả: Tuổi trung bình là 66,2 ± 12,2 tuổi, tỷ lệ nam / nữ = 1,5 2/1. +Mức độ THBH trên hình ảnh CTA: Tốt 76,4%, trung bình 19,1%, kém 1,5%. +Điểm GCS, điểm MRC cao hơn, điểm NIHSS thấp hơn có ý nghĩa ở nhóm THBH tốt so với nhóm trung bình - kém tại cả 3 thời điểm vào viện, sau 24 giờ và ra viện. +Hồi phục tốt khi ra viện (mRS 0 - 2) ở nhóm THBH tốt cao hơn có ý nghĩa so với nhóm trung bình - kém (53,7% so với 4,4%; p < 0,05). +Kết luận: THBH trên hình ảnh CTA đa pha có giá trị tiên lượng kết quả hồi phục ở bệnh nhân ĐQNMN cấp. +Phân loại hành vi nhìn của mắt theo tín hiệu điện nhãn đồ ứng dụng công cụ labview +Nghiên cứu (NC) dọc, mô tả và phân tích được thực hiện trên 173 người bệnh (NB) xơ gan nhập viện điều trị tại khoa Nội Tiêu hoá - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng từ 11/2020 - 4/2021 với mục tiêu: (1) Mô tả đặc điểm lâm sàng NB xơ gan; (2) Đánh giá kết quả chăm sóc (KQCS) và phân tích một số yếu tố liên quan đến KQCS. +Vì vậy, ngoài chăm sóc xơ gan, cũng cần hướng dẫn NB chăm sóc các bệnh lý kèm theo và khuyên NB bỏ rượu (NB nghiện rượu) để nâng cao KQCS và điều trị. +NC cho thấy: Tuổi trung bình của NB là 58,6 ± 14,1 (56,1% nam và 43,9% nữ). +Đa số NB sống ở nông thôn (85,5%); trình độ thấp (22,0% > không biết chữ; 45,7% có trình độ cấp tiểu học). +Tiền căn: Nghiện rượu (40,5%), viêm gan siêu vi (19,7%). +Đặc điểm lâm sàng thường gặp: Mệt mỏi (99,4%); chán ăn, ăn kém ngon (97,1%); tuần hoàn bàng hệ (35,8%); cổ trướng (56,6%); 19,7% NB có biến chứng xuất huyết đường tiêu hoá. +Tỷ lệ Child Pugh A, B, c lần lượt là 18,5%; 52,0% và 29,5%. +Qua đánh gi��: Chăm sóc tốt (78,0%), chăm sóc khá (22,0%). +Có mối liên quan giữa tiền căn bệnh, các bệnh lý kèm theo, hoạt động chăm sóc của điều dưỡng (ĐD), kết quả điều trị với KQCS (p < 0,05). +Đặc điểm hình ảnh của nang giáp lưỡi thể lưỡi trên cộng hưởng từ +Đánh giá sự hài lòng về chất lượng chăm sóc của điều dưỡng, hộ sinh tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế. +Đối tượng: Gồm 600 bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Đại học Y Dược Huế. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. +Kết quả: Tỷ lệ người bệnh hài lòng chung về chất lượng chăm sóc của điều dưỡng, hộ sinh là 71,4%. +Người bệnh hài lòng về công tác chăm sóc tinh thần (77,8%), kỹ năng chuyên môn của điều dưỡng, hộ sinh (75,5%), mối quan hệ giữa người bệnh và điều dưỡng, hộ sinh (70,2%), tư vấn giáo dục sức khoẻ cho người bệnh (73,6%), công tác vệ sinh tại Bệnh viện (61,5%). +Kết luận: Tỷ lệ người bệnh hài lòng chung với chất lượng chăm sóc của ĐD hộ sinh là 71,4%%. +Tỷ lệ người bệnh hài lòng về công tác vệ sinh tại Bệnh viện còn thấp (61,5%). +Phẫu thuật phục hồi thần kinh VII ngoại biên ở bệnh nhân chấn thương vùng mặt +Đánh giá các yếu tố tiên lượng thành công của kỹ thuật thở oxy làm ẩm dòng cao qua canuyn mũi (HHFNC) trên bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). +Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp so sánh trước sau trên 32 bệnh nhân đợt cấp COPD sử dụng kỹ thuật HHFNC. +Kết quả: Tỷ lệ thành công với kỹ thuật HHFNC là 65,6%. +Ở nhóm thành công, thông số lâm sàng (tần số tim, nhịp thở, SpO2, huyết áp) và thông số khí máu (pH, PaO2, PaO 2 / FiO 2) cải thiện dần qua các thời điểm (p < 0,001); Ở nhóm thất bại pH giảm và PaCO2 tăng có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). +Các thông số máy thở (Flow, FiO 2) giảm ở nhóm thành công, tăng ở nhóm thất bại qua các thời điểm (p < 0,001; p < 0,05). +PaCO2 với điểm cắt ≥ 62 mmHg (diện tích dưới đường cong ROC, AUC= 0,8247), chỉ số HACOR với điểm cắt ≥ 4 (AUC= 0,8636), Chỉ số ROX với điểm cắt ≥ 7,98 (AUC= 0,8030), cho độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báo dương tính và giá trị dự báo âm tính cao. +Kết luận: Các thông số như PaCO2, chỉ số HACOR, chỉ số ROX tại thời điểm bắt đầu tiến hành thở HHFNC là những yếu tố tiên lượng thành công khi thông khí nhân tạo không xâm nhập cho bệnh nhân đợt cấp COPD. +Vai trò của thực hành mô phỏng trong nhi khoa đến sự tự tin của sinh viên đại học điều dưỡng chính quy trong thực hành kỹ thuật tiêm tĩnh mạch cho trẻ em +Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị trường hợp nhiễm giun móc có biến chứng giảm protein máu nặng. +Kết luận: Mặc dù nhiễm giun móc là bệnh tương đối phổ biến ở các nước đang phát triển nhưng biến chứng nặng như mất protein qua ruột thường hiếm gặp vì vậy cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh tình trạng nguy kịch đến tính mạng. +Đối tượng và phương pháp: Báo cáo ca bệnh có biến chứng nặng của giun móc tại khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương. +Kết quả: Trẻ gái 20 tháng tuổi, dân tộc Mường nhập viện vì li bì và tiêu chảy. +Xét nghiệm cho thấy trẻ thiếu máu rất nặng, bạch cầu ưa acid tăng cao và protein máu giảm nặng. +Bệnh nhân được điều trị tình trạng cấp cứu và xác định những căn nguyên gây giảm protein máu; loại trừ bệnh lý: suy dinh dưỡng, gan và thận,... Dựa vào yếu tố dịch tễ và các triệu chứng gợi ý, chúng tôi đã chỉ định xét nghiệm tìm kí sinh trùng trong đó có tìm trứng giun móc đồng thời định lượng nồng độ alpha 1 antitrypsin (A 1 AT) trong phân. +Kết quả mẫu phân có rất nhiều trứng giun móc (+ + +) và tăng nồng độ A1AT (106,2 mg / dL). +Chẩn đoán xác định là mất protein qua ruột (PLE) do nhiễm giun móc. Điều trị bằng albendazol trong 3 ngày. +Sau 16 ngày chẩn đoán và điều trị, bệnh nhân đại tiện bình thường, hết phù, protein máu không giảm lại và được xuất viện. +Đánh giá chăm sóc điều dưỡng về tác dụng không mong muốn viêm niêm mạc miệng trên bệnh nhân ung thư đầu cổ điều trị hoá xạ tại Bệnh viện K +Những năm gần đây, t�� lệ mắc và tử vong do bệnh tim mạch ở Việt Nam ngày càng gia tăng. +Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang một số yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch trên 269 cán bộ, nhân viên một trường đại học ở Hà Nội năm 2016 trong độ tuổi từ 20 đến 64. +Kết quả cho thấy 43,8% đối tượng thừa cân - béo phì; 12,3% tăng huyết áp; 29,0% rối loạn lipid máu. +Tỷ lệ mắc các yếu tố nguy cơ ở nam cao hơn nữ. +Tỷ lệ cán bộ nhân viên của trường mắc tăng huyết áp và rối loạn lipid máu thấp hơn so với cộng đồng. +Có sự liên quan giữa giới tính với tình trạng thừa cân béo phì, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, trong khi nhóm tuổi chủ yếu liên quan tới tình trạng tăng huyết áp (p < 0,001). +Đánh giá kết quả điều trị đau thần kinh toạ do thoát vị đĩa đệm bằng tiêm COLLAGEN GUNA +Xác định tỷ lệ đái tháo đường và mối liên quan giữa một số yếu tố với nguy cơ đái tháo đường sau sinh 6 tuần ở người bệnh đái tháo đường thai kì. +Kết luận: Tỷ lệ đái tháo đường típ 2 sau sinh 6 tuần 11,8%; tiền đái tháo đường 47,3%; glucose máu bình thường 40,9%. +Thừa cân / béo phì trước mang thai làm tăng nguy cơ đái tháo đường típ 2 sau sinh. +BMI trước mang thai ở ngưỡng 22,2 kg / m2 có giá trị dự báo ĐTĐ típ 2 sau sinh 6 tuần với độ nhạy và đặc hiệu cao nhất. +Kết quả: Tỷ lệ đái tháo đường týp 2 sau sinh 6 tuần là 11,8%, tiền đái tháo đường 47,3%, glucose máu bình thường 40,9%. +BMI trước thai BMI trước thai ở ngưỡng 22,2 kg / m2 có giá trị dự báo đái tháo đường sau sinh với độ nhạy (90,9%), độ đặc hiệu (70,7%), AUC = 0,803 (p= 0,002). +BMI trước thai ≥ 22,2 kg / m2 làm tăng nguy cơ đái tháo đường sau sinh 6,95 lần (p < 0,01). +BMI lúc chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ ≥ 25,2 kg / m2 làm tăng 5,21 lần nguy cơ đái tháo đường sau sinh (p < 0,05). +Báo cáo ca lâm sàng - kỹ thuật bọc động mạch chủ lên hỗ trợ phương pháp Hybrid điều trị thương tổn phức tạp vùng quai động mạch chủ +Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính, hiệu quả điều trị cao và ít biến chứng. +Kết quả: tỷ lệ lành / ác là 1.31 (u ác tính 43,23%), nữ / nam là 1,05/1, tự sờ thấy u không đau là triệu chứng thường gặp nhất. +Kích thước u 2-4 cm 72,6%, bên phải / trái là 1,1/1, ranh giới không rõ hay gặp u ác tính, mật độ u chủ yếu giảm âm chiếm 89%. +Thể giải phẫu bệnh u tuyến đa hình hay gặp nhất chiếm tỷ lệ 52,7% ở cả 2 nhóm và chiếm 92,8% ở nhóm u lành tính, trong nhóm ung thư hay gặp nhất UTBM tuyến nang chiếm 34,37%, tiếp đó UTBM biều bì nhầy 25%. +Với u lành tính, PT lấy u 35,7%, cắt toàn bộ tuyến + u 64,3%, 96,9% BN ung thư được PT cắt toàn bộ tuyến, 53,1% vét hạch. +Biến chứng hay gặp là liệt môi dưới sau mổ 10,8%, hầu hết đều hồi phục sau 6 tháng, tê lưỡi và rối loạn vị giác, chảy máu ít gặp. +Kết luận: U tuyến dưới hàm có đặc điểm mô bệnh học đa dạng. +Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng có thể định hướng chẩn đoán và tiên lượng điều trị. +Tổng hợp xanh và khảo sát khả năng kháng khuẩn của nano vàng, bạc thu được từ chiết xuất lá cây Callisia fragrans +Nghiên cứu mô tả, cắt ngang 97 bệnh nhân người dân tộc thiểu số được chẩn đoán Tăng huyết áp bằng phỏng vấn, đo đạc các chỉ số nhân trắc theo bộ câu hỏi điều tra soạn sẵn. Kết quả: nhận thức, thái độ của bệnh nhân về THA: 19.59% chưa nghe về bệnh THA; kiểm tra HA định kỳ 7.21%, khi có triệu chứng 24.74%, không kiểm tra 68.04%; đối tượng biết về tai biến do THA nhưng không đầy đủ chiếm 26.81%; HA tăng tỷ lệ thuận với BMI, p < 0.01; Vòng bụng trung bình nữ cao hơn nam (89.83 ± 5.50 cm so với 87.27 ± 5.59 cm), p < 0.05, có mối tương quan thuận, mức độ vừa với HA (rHATTr = 0.44, rHATT = 0.56). +Kết luận: Nhận thức, thái độ của người dân tộc thiểu số về THA còn rất hạn chế so với vùng đồng bằng, thành phố. +Vòng bụng của người dân tộc có xu hướng cao hơn người kinh. +THA có mối tương quan thuận với vòng bụng và chỉ số BMI. +Khảo sát tác nhân vi sinh vật gây bệnh viêm nhiễm sinh dục dưới ở phụ nữ khám phụ khoa và yếu tố liên quan +Đánh giá hiệu quả sự thanh thải của urê trong chạy thận nhân tạo (CTNT) bằng chỉ số spKt / V là cần thiết trong điều trị bệnh nhân mắc bệnh thận mạn giai đoạn cuối (BTMGĐC), với nhiều phương pháp đánh giá sẽ giúp nhà chuyên môn lựa chọn phương án tối ưu nhất trong điều trị bệnh lý này. +Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả CTNT bằng cách so sánh chỉ số spKt / V ở phương pháp đo trực tiếp trên máy và phương pháp tính toán theo công thức Daugridas. +Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 175 bệnh nhân mắc BTMGĐC đang lọc máu tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 1-6/2022, chỉ số spKt / V được đo bằng hai phương pháp trên và tính giá trị trung bình, sử dụng kiểm định Willcoxon signrank để so sánh 2 giá trị đó. +Kết quả cho thấy chỉ số trung bình spKt / V ở phương pháp đo trực tiếp trên máy (1,77 (1,5 - 2,06)) và phương pháp tính toán bằng công thức Daugridas (1,6 (1,36 - 1,82)) đều nằm trong giá trị được khuyến cáo. +Kiểm định Willcoxon signrank cho thấy sự khác biệt chỉ số spKt / V ở hai phương pháp có ý nghĩa thống kê và Mô hình hồi quy tuyến tính cho thấy có sự tương quan chặt chẽ với hệ số tương quan R = 0,65 và R2 = 0,423 (p < 0,001). +Vì vậy, nhà chuyên môn cần cân nhắc nên lựa chọn phương pháp đo trực tiếp trên máy để đánh giá và điều chỉnh các thông số trong quá trình CTNT để giúp cho bệnh nhân điều trị hiệu quả bệnh lý mắc phải này. +Xây dựng thang đo kiến thức, thái độ, hành vi tiêu dùng thực phẩm chức năng tại nhà thuốc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh +Nghiên cứu mô tả loạt ca bệnh VTPQ được điều trị nội trú tại khoa nhi Bệnh viện Vinmec Times City từ tháng 01/2022 đến tháng 12/2022. +Tất cả bệnh nhân được đánh giá lâm sàng, xét nghiệm công thức máu, CRP, xét nghiệm dịch tỵ hầu tìm virut và vi khuẩn và ghi nhận các trường hợp dùng kháng sinh, phân tích lý do bệnh nhân phải dùng kháng sinh trong quá trình điều trị. +Kết quả: Có 68 bệnh nhân VTPQ, tuổi trung bình là 9,2 + 5,4 tháng, nam / nữlà 1,5. +Kết luận: Tỷ lệ sửdụng kháng sinh trong điều trị VTPQ chiếm 51,5%, cơ sở đề sửdụng kháng sinh là lâm sàng phổi có rale ầm, mức độ nặng vừa, chỉ số viêm trong máu cao và có bằng chứng vi khuẩn trong dịch tỵ hầu và hình ảnh X-quang phổi có đám mờ. +Phân lập Bacteriophage phân giải vi khuẩn Escherichia coli từ môi trường nước bằng phương pháp vết tan +Đánh giá hiệu quả điều trị đau của điện nhĩ châm trên người bệnh có hội chứng thắt lưng hông do thoái hoá cột sống. +Đối tượng: 60 bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng thắt lưng hông do thoái hoá cột sống chia làm hai nhóm nghiên cứu và nhóm chứng, điều trị tại khoa Phục hồi chức năng – Đông y, Bệnh viện đa khoa Hoè Nhai từ 09/2021 đến 07/2022. +Phương pháp nghiên cứu: can thiệp lâm sàng có đối chứng, so sánh kết quả trước sau điều trị. +Kết quả: sau 20 ngày điều trị, điểm VAS trung bình của nhóm nghiên cứu giảm từ 6,43 ± 0,82 xuống 0,83 ± 0,65 với p < 0.05; kết quả này khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (VAS giảm từ 6,13 ± 0,90 xuống 1,27 ± 0,79) với p < 0,05, điểm trung bình chức năng sinh hoạt hàng ngày sau điều trị của nhóm nghiên cứu (4,77 ± 1,46) cải thiện hơn nhóm chứng (5,57 ± 1,48) với p < 0,05. +Kết luận: phương pháp điện nhĩ châm kết hợp điện châm và xoa bóp bấm huyệt có tác dụng giảm đau, cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày trên bệnh nhân có hội chứng thắt lưng hông do thoái hoá cột sống. +Thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh basedow trên bệnh nhân nội trú +Nghiên cứu xây dựng quy trình định lượng đồng thời naringin và hai chất bảo quản là kali sorbat và natri benzoat trong cao bưởi non. +Đối tượng và phương pháp: Naringin, natri benzoat và kali sorbat trong cao bưởi non được định lượng bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao. +Kết quả: Đã xây dựng được quy trình định lượng đồng thời naringin và 2 chất bảo quản bằng phương pháp HPLC với các điều kiện cột C18, pha động acetonitril – acid acetic 0,1% (20: 80), tốc độ dòng 1 ml / phút và bước sóng phát hiện 235 nm. +Quy trình định lượng đạt các chỉ tiêu thẩm định gồm tính phù hợp hệ thống, độ đặc hiệu, khoảng tuyến tính (naringin: 10,0 – 500,0 (ppm), y = 9902,5 x, R2 = 1,0000; kali sorbat: 0,4 – 20,0 (ppm), y = 34597x, R2 = 1,0000; natri benzoat: 0,4 – 20,0 (ppm), y = 35395x, R2 = 1,0000), độ chính xác (RSD < 2,0%) và độ đúng (tỷ lệ phục hồi từ 98 – 102 (%)). +Kết luận: Quy trình đạt các yêu cầu về thẩm định, có thể ứng dụng quy trình trong kiểm soát hàm lượng chất đánh dấu và chất bảo quản trong cao bưởi non. +Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau đợt cấp tại Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai năm 2018 +Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau đợt cấp. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 122 người bệnh có đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được điều trị tại Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai năm 2018, trong đó có 114 nam và 8 nữ. +Về thực thể có 50% người bệnh có lồng ngực hình thùng, 31,2% người bệnh có rales ẩm, rales nổ; 76,25% có tăng áp lực động mạch phổi và 50,8% người bệnh có hình ảnh ‘ P phế ’ trên điện tâm đồ. +Mối liên quan giữa bụi mịn với số người bệnh cao tuổi mắc tai biến mạch máu não tại 05 bệnh viện tại thành phố Đà Nẵng năm 2019 +Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ ở bệnh nhân trên 65 tuổi tại Bệnh viện Bạch Mai. +Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 65 tuổi chẩn đoán mắc hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai từ năm 9/2020 đến năm 7/2021. +Triệu chứng ban đêm gặp nhiều nhất là ngáy to khi ngủ chiếm 92.5% và thức giấc nhiều lần trong đêm chiếm 75%. +Có tới 97.6% số bệnh nhân có Mallampati độ 3-4 (n= 42). +Chỉ số ngưng giảm thở trung bình cả hai giới là 32.63 (n= 45), trong đó 73.3% số bệnh nhân có AHI từ trung bình – nặng. +Bệnh nhân mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ tắc nghẽn có có điểm Epworth > 10 và triệu chứng đau đầu buổi sáng chỉ chiếm tỉ lệ 20% trong tổng số 40 bệnh nhân. +Kết luận: Đối tượng người > 65 tuổi mắc OSA có biểu hiện buồn ngủ ngày, hay đau đầu, khó chịu vào buổi sáng thấp. +Ngủ ngáy là triệu chứng ban đêm gặp nhiều nhất ở bệnh nhân trên 65 tuổi có ngừng thở tắc nghẽn với chỉ số AHI từ trung bình đền nặng. +Động lực làm việc của điều dưỡng lâm sàng và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh năm 2019 +Ung thư đại tràng là một bệnh lý hay gặp ở Việt Nam, đứng hàng thứ hai sau ung thư dạ dày trong ung thư đường tiêu hoá. +Thời gian phẫu thuật trung bình: 168,7 ± 31,4 phút, thời gian nằm viện sau mổ trung bình: 10,8 ± 4,9 ngày. +Phẫu thuật nội soi điều trị ung thư đại tràng là một phương pháp hiệu quả, an toàn, tỉ lệ tai biến và biến chứng sau mổ ít. +Điều trị ung thư đại tràng chủ yếu là phẫu thuật cắt đoạn đại tràng mang theo khối u kèm hạch và hoá chất bỗ trợ. +Phẫu thuật nội soi điều trị ung thư đại tràng mang lại nhiều hiệu quả và ngày càng được ứng dụng rộng rãi. +Nghiên cứu tiến cứu, lâm sàng mô tả 35 bệnh nhân được chẩn đoán là ung thư đại tràng được phẫu thuật nội soi tại bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 từ tháng 1/2019 đến 6/2021. +Tuổi trung bình 62,4 ± 17,8 (34 - 82), giới tính nam / nữ: 1,2. +Vị trí u bao gồm: u đại tràng phải chiếm 31,4%, đại tràng ngang 11,5%, đại tràng trái 25,7%, đại tràng sigma 31,4%. +Hình ảnh quan sát qua nội soi đại tràng thể sùi chiếm tỷ lệ cao nhất 82,9%. +Nồng độ CEA tăng trước mổ chiếm 42,9%. +Theo TNM u tập trung ở giai đoạn II, III chiếm tỉ lệ cao nhất 80%. +Nghiên cứu đặc điểm huyết học và đột biến gen beta globin của người mang gen beta thalassemia tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương từ năm 2015 đến 2022 +Đánh giá mối liên quan giữa đa hình nucleotid đơn rs1128503, rs2032582, rs1045642 gen ABCB1 và rs2234918, rs581111, rs529520 gen OPRD1 với liều điều trị methadone thay thế ở bệnh nhân nghiện CDTP. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 400 bệnh nhân nghiện CDTP đang điều trị methadone được xác định các đa hình nucleotid đơn bằng phương pháp giải trình tự gen Sanger trên mẫu bệnh phẩm máu toàn phần. +Kết quả: Các cá thể mang kiểu gen CT của đa hình nucleotid đơn rs1045642 gen ABCB1 yêu cầu sử dụng nhóm liều cao (≥ 90 mg / ngày) cao hơn kiểu gen CC là 1,59 lần (p= 0.03, OR = 1,59). +Các cá thể mang kiểu gen CC đa hình nucleotid đơn rs2234918 gen OPRD1 yêu cầu điều trị nhóm liều cao (≥ 90 mg / ngày) cao hơn kiểu gen TT là 2 lần (p= 0.049, OR = 2). +Các cá thể mang kiểu gen CT – CC (rs 1045642 gen ABCB1 - rs2234918 gen OPRD 1) yêu cầu điều trị nhóm liều cao (≥ 90 mg / ngày) cao hơn kiểu gen đồng hợp thể hoang dại CC - TT là 4,00 lần (p= 0.02, OR = 4,00). +Kết luận: Có mối liên quan giữa biến thể di truyền của đa hình nucleotid đơn rs2032582 gen ABCB1, rs2234918 gen OPRD1 với liều điều trị methadone thay thế ở bệnh nhân nghiện CDTP. +Nhiễm trùng huyết cấy máu dương tính ở bệnh nhân mắc Covid-19 +Bệnh ung thư da ngày càng có xu hướng gia tăng, trong hàng loạt các tác nhân gây biến đổi làm rối loạn phân bào, tăng sinh không giới hạn và rối loạn biệt hoá tế bào thì cơ thể cũng có những cơ chế bảo vệ chống lại sự rối loạn đó. +Một trong các yếu tố đó chính là protein p53 do gen TP53 mã hoá. +Khi gen này bị đột biến, làm mất chức năng các tế bào ung thư dễ dàng xuất hiện và phát triển. +Nghiên cứu đột biến gen TP53 trong mô ung thư da sẽ góp phần tìm hiểu cơ chế gây ung thư và giúp các nhà lâm sàng tìm ra được phương pháp điều trị đặc biệt là liệu pháp xạ trị. +Bằng phương pháp giải trình tự gen 63 bệnh nhân ung thư da chúng tôi đã xác định được đột biến ở các đoạn exon chiếm tỷ lệ 27,0%, biến đổi ở các đoạn intron chiếm tỷ lệ 95,2%. +Có 52 vị trí biến đổi trên gen TP53 trong đó có 10 đột biến ở các đoạn exon và 42 biến đổi ở các đoạn intron. +Chi phí trực tiếp dành cho điều trị nội trú của người bệnh đột quỵ nhồi máu não tại Trung tâm Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai, năm 2021 +Loãng xương là một bệnh thường gặp ở người lớn tuổi. +Kết luận: Cần đo mật độ xương thường quy cho phụ nữ có độ tuổi từ 60 để xác định tình trạng loãng xương. +Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ từ 60 tuổi trở lên có khoảng 20% mắc chứng loãng xương và ở đàn ông cùng độ tuổi trên thì tỷ lệ mắc là khoảng 10%. +Loãng xương là một căn bệnh âm thầm, ít được người bệnh quan tâm nhưng tiến tới hậu quả nghiêm trọng là gãy xương. +Để chẩn đoán loãng xương, hiện nay đo mật độ xương bằng phương pháp đo hấp phụ năng lượng tia X kép (DEXA) được xem là phương pháp chuẩn. +Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. +Phân tích mật độ xương được đo bằng phương pháp DEXA của phụ nữ từ 40 tuổi đến đo mật độ xương tại Bệnh viện Trung ương Huế. +Kết quả điều trị xuất huyết tiêu hoá do giãn tĩnh mạch phình vị bằng kỹ thuật PARTO +Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan giữa tổn thương mạch máu ngoại vi và tăng áp lực động mạch phổi ở bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống. +Áp lực động mạch phổi tâm thu tăng vừa và phần lớn bệnh nhân chỉ có triệu chứng nhẹ. +Không có mối liên quan giữa tăng áp lực động mạch phổi và tổn thương mạch máu ngoại vi. +Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 71 bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống. +100% bệnh nhân có tổn thương mao mạch nền móng trên dermoscopy và đa số là giai đoạn sớm chiếm 47,9%; tổng điểm capillaroscopy là 3,3 ± 1,2 điểm. +98,6% bệnh nhân có hiện tượng Raynaud, thời gian xuất hiện hiện tượng Raynaud trung bình là 38,0 ± 37,2 tháng và điểm tình trạng hiện tượng Raynaud trung bình là 3,9 ± 1,5 điểm; 6 bệnh nhân chiếm 8,5% có loét ngón đang hoạt động; số lượng sẹo rỗ đầu ngón trung bình là 1,1 ± 1,4. +Áp lực động mạch phổi tâm thu trung bình là 40,2 ± 5,1 mmHg. +Phần lớn bệnh nhân có phân loại chức năng theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thuộc nhóm II chiếm 53,5%. +Giá trị trung bình phân loại chức năng WHO là 2,0 ± 0,7. +Không có mối liên quan giữa giá trị áp lực động mạch phổi với điểm RCS, số lượng loét ngón hoạt động và điểm capillaroscopy bán định lượng giảm số lượng mao mạch với p > 0,05. +Tất cả bệnh nhân có tổn thương mạch máu ngoại vi trên cận lâm sàng và hầu hết trong số này biểu hiện triệu chứng lâm sàng. +Nghiên cứu khả năng truy��n đặc điểm đề kháng kháng sinh của probiotic sang vi khuẩn khác trong điều kiện in vitro +Nhóm máu chỉ được khẳng định khi kết quả định nhóm của hai phương pháp trên đồng nhất. +Trong thực hành lâm sàng, chúng tôi đã gặp một số ca bệnh khó xác định nhóm máu. +Trường hợp dưới đây, để xác định nhóm máu hệ ABO chúng tôi đã sử dụng nhiều kỹ thuật hỗ trợ như hấp phụ kháng thể ở nhiệt độ lạnh kết hợp phân tích phả hệ. +Kết quả người bệnh có nhóm máu B yếu và có kháng thể chống B. +Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân thay van hai lá cơ học có bảo tồn lá sau tại bệnh viện Trung ương Huế +Xác định tỷ lệ nhiễm HPV và mối liên quan giữa tỉ lệ nhiễm HPV với đặc điểm dịch tễ học của phụ nữ đến khám tại bệnh viện Phụ sản Hải Phòng. +Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, 800 phụ nữ tuổi từ 18 đến 69 đã có quan hệ tình dục đến khám tại Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng đồng ý tham gia nghiên cứu và được làm xét nghiệm HPV DNA từ 01/12/2018 đến 01/04/2019. +Kết quả và kết luận: Tỉ lệ dương tính với HPV 12,75%. +Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ nhiễm HPV với đặc điểm địa dư. +Chưa tìm thấy mối liên quan giữa biểu hiện lâm sàng và kết quả xét nghiệm Thinpap Test của đối tượng nghiên cứu với tỷ lệ nhiễm HPV. +Xác định hàm lượng flavonoid tổng, anthocyanin tổng và hoạt tính chống oxy hoá của các phân đoạn cao chiết hoa đậu biếc (Clitoria ternatea) +Mô tả một số đặc điểm lâm sàng bệnh nhân tăng tiết mồ hôi tay chân và đánh giá kết quả của thuốc HB trong điều trị. +Phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng trên 50 bệnh nhân tăng tiết mồ hôi tay chân, so sánh kết quả sau và trước điều trị. +Kết quả: Độ tuổi trung bình là 24,02  7,59 (tuổi), nữ nhiều hơn nam, tuổi khởi phát bệnh dưới 12 tuổi chiếm đa số (76%). +Sau 1 tháng điều trị, bệnh nhân có tần suất ra mồ hôi mức độ luôn luôn là 40,0% giảm còn 16,0%, mức độ thường xuyên là 54,0% giảm còn 18,0% (p < 0,05). +Mức tăng tiết mồ hôi ở độ 3 (50,0%) và độ 4 (16,0%) lần lượt giảm còn 12,0% và 4,0% (p < 0,05). +Ảnh hưởng của tăng tiết mồ hôi tay chân tới chất lượng cuộc sống: có 16,0% số bệnh nhân giảm 80,0% triệu chứng bệnh và 58,0% số bệnh nhân giảm được 50,0% triệu chứng bệnh. +Kết luận: Thuốc HB có tác dụng cải thiện các triệu trứng lâm sàng của bệnh nhân tăng tiết mồ hôi tay chân. +Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và thực trạng rối loạn đông máu do dùng thuốc chống đông kháng Vitamin K tại khoa cấp cứu Bệnh viện Tim Hà Nội +Dị dạng động tĩnh mạch da đầu là loại bất thường mạch máu tương đối hiếm gặp, nhưng chiếm tỷ lệ cao trong các dị dạng động tĩnh mạch vùng đầu mặt cổ. +Nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu hồi cứu cho nhóm 16 bệnh nhân dị dạng động tĩnh mạch da đầu, được chẩn đoán và điều trị tại khoa Phẫu thuật hàm mặt và tạo hình, Bệnh viện Việt Đức từ năm 2009 đến năm 2018. +Tất cả các bệnh nhân đều được điều trị bằng nút mạch và phẫu thuật cắt bỏ khối dị dạng. +Tổn thương càng nhỏ, khu trú thì kết quả điều trị càng tốt. +Các khối dị dạng lớn, lan toả, đặc biệt có sự thông thương với hệ mạch trong sọ là thách thức lớn cho điều trị và cần có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều chuyên khoa. +Một số yếu tố liên quan đến sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 +Đại dịch không chỉ làm đảo lộn cuộc sống của mọi người, mà còn khiên cho các quốc gia đối mặt với những vấn đề bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội. +Lúc này, mỗi quốc gia đều thấy vai trò của y tế và y tế dự phòng (YTDP) là hết sức quan trọng. +Và Viêt Nam cũng là Quốc gia không nằm ngoài vấn đề này. +Bài viết này sẽ đề cập tới một số hạn chế trong chi ngân sách nhà nước (NSNN) cho YTDP và khuyến nghị nhằm tăng cường hiệu quả chi NSNN cho YTDP nói riêng và chi NSNN cho y tế nói chung. +Nghiên cứu tình hình kê đơn thuốc trên bệnh nhân cao tuổi thông qua công cụ STOPP/START tại Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu năm 2021 +Thuyên tắc động mạch phổi do huyết khối là một cấp cứu nặng, đòi hỏi phải xử trí nhanh chóng và chính xác. +Việc điều trị huyết khối động mạch phổi càng trở nên khó khăn ở những bệnh nhân có nguy cơ chảy máu cao. +Chúng tôi xin báo cáo một trường hợp phẫu thuật lấy huyết khối điều trị thành công bệnh nhân thuyên tắc động mạch phổi cấp tính nguy cơ cao trên nền chấn thương sọ não, cũng như xem lại y văn về những trường hợp bệnh nhân tương tự. +Giá trị của cộng hưởng từ trong đánh giá rách sụn chêm khớp gối do chấn thương +Triệu chứng hay gặp của các bệnh nhân là nghẹt mũi, chảy mũi sau, đau đầu, ù tai, nuốt vướng. +Kết luận: Sau phẫu thuật 3 tháng, hầu hết các triệu chứng cơ năng đều cải thiện so với trước mổ. +Việc V.A quá phát ở người trưởng thành thì không phổ biến, hay còn gọi là V.A tồn lưu. +Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến việc V.A quá phát ở người trên 15 tuổi. +Một tỷ lệ nhỏ những bệnh nhân V.A quá phát này có thể chuyển sản thành mô ung thư. +Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị nạo V.A quá phát bằng dao cắt hút liên tục qua nội soi. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân trên 15 tuổi được chẩn đoán V.A quá phát và được chỉ định nạo V.A bằng phương pháp cắt hút liên tục qua nội soi tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ. +Kết quả: Nghiên cứu ghi nhận 102 trường hợp V.A quá phát (55 nam và 47 nữ), có độ tuổi từ 15-59 tuổi. +Đa số bệnh nhân có V.A quá phát độ II với 60,8%. +Tỷ lệ biểu hiện trầm cảm và các yếu tố liên quan ở sản phụ có thai chậm tăng trưởng trong tử cung tại Bệnh viện Hùng Vương +Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trường Đại học Trà Vinh năm 2021. +Phương pháp nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 200 người bệnh đái tháo đường type 2 đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trường Đại học Trà Vinh. +Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp để thu thập số liệu. +Việc quản lí số liệu và phân tích kết quả được thực hiện bằng phần mềm SPSS 20.0, sử dụng kiểm định Krustal Wallis và Mann Whitney để xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh đái tháo đường type 2. +Kết quả cho thấy điểm chất lượng cuộc sống chung của người bệnh đái tháo đường là 62,10 ± 7,31, tương đương với chất lượng cuộc sống của người bệnh ở mức trung bình khá. +Kết quả cũng cho thấy điểm số trung bình chất lượng cuộc sống với các nhóm tuổi, nghề nghiệp, thời gian mắc bệnh, bệnh lí khác kèm theo, biến chứng của người bệnh có mối liên quan với nhau. +Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p lần lượt là p < 0,001, p = 0,001, p = 0,039, p = 0,007, p = 0,008. +Ngoài ra, bài báo chưa tìm thấy sự khác biệt về điểm trung bình chất lượng cuộc sống các nhóm giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, bảo hiểm y tế, kinh tế hộ gia đình, người đang sống cùng, BMI, chỉ số đường huyết, phương pháp điều trị. +Đánh giá kết quả thẩm mỹ 5 năm xạ trị điều biến liều sau phẫu thuật ung thư vú bảo tồn giai đoạn I-II tại bệnh viện K +Streptomyces là những vi sinh vật có khả năng sinh tổng hợp các chất kháng sinh. +Nghiên cứu này nhằm sàng lọc và chọn chủng có khả năng kháng khuẩn cao nhất từ 59 chủng Streptomyces có nguồn gốc từ đất đã được cung cấp dựa trên phương pháp cấy vạch vuông góc đối với 5 vi khuẩn gây bệnh chỉ thị, bao gồm Bacillus cereus, Escherichia coli, Salmonella typhi, Staphylococcus aureus và Pseudomonas aeruginosa. +Mười lăm chủng thể hiện hoạt tính kháng khuẩn ở các mức độ khác nhau, các chủng còn lại không thể hiện khả năng kháng. +Chủng có khả năng kháng khuẩn cao nhất là HĐM 3.2, kháng 4/5 vi khuẩn chỉ thị đã sử dụng, gồm B. cerius, S. aureus, S. typhi và E. coli với kích thước vùng kháng đạt 9,5, 10,5, 16,5 và 14,5 mm. +Chủng HĐM 3.2 được xác định là chủng Streptomyces sp. +dựa trên cây phát sinh loài đã xây dựng của trình tự gene 16S rRNA. +Điều kiện nuôi cấy để chủng HĐM 3.2 th��� hiện hoạt tính kháng khuẩn cao nhất đã được khảo sát dựa trên phương pháp khuếch tán qua giếng thạch. +Môi trường International Streptomyces Project 2 có pH 8, nhiệt độ nuôi cấy 28oC là điều kiện thích hợp để chủng Streptomyces sp. +HĐM 3.2 tạo ra vùng ức chế các loại vi khuẩn B. cereus, E. coli, S. typhi, S. aureus cao nhất. +Đánh giá tác dụng của lumbrokinase tái tổ hợp trên chuột nhắt gây nhồi máu não trong giai đoạn cấp +Nghiên cứu thực hiện nhằm mục đích mô tả đặc điểm và tiến triển tổn thương phổi trên phim Xquang và CT ngực ở các bệnh nhân (BN) COVID-19 có viêm phổi điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. +Đối tượng & phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 200 BN nhiễm COVID-19 được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương từ tháng 01/2020 đến tháng 05/2021. +Kết quả: 91,5% BN không có tổn thương trên XQ ngực thẳng, trong khi đó tổn thương phổi phát hiện trên CT ngực là 53% BN. Đặc điểm tổn thương phổi trên Xquang ngực: 64,7% BN có tổn thương ở 2 phổi, 41,2% tổn thương 1/3 dưới, 35,3% tổn thương lan toả. +Hình thái tổn thương bao gồm: đám mờ (70,6%), dày kẽ (17,6%), kính mờ (11,8%). Đặc điểm tổn thương trên CT ngực: tổn thương chủ yếu nằm ở vùng ngoại vi phổi (57,5%), cả trung tâm và ngoại vi (38,7%). +Phân phối tổn thương ở nhiều thuỳ 2 phổi (68%). +Hình thái tổn thương chủ yếu thường gặp là: kính mờ (91,5%), đông đặc (22,6%), dày kẽ (14,2%). +Tiến triển tổn thương trên CT ngực: sau 15 ngày điều trị 68% bệnh nhân tổn thương có xu hướng giảm đi hoặc về bình thường, 2,8% bệnh nhân tổn thương có xu hướng không thay đổi, 6,6% bệnh nhân nặng lên, tổn thương có xu hướng xấu đi. +Báo cáo một trường hợp u cơ trơn nguyên phát ở thận và hồi cứu y văn +Khảo sát đột biến gen globin gây bệnh thalassemia ở người bệnh có hồng cầu nhỏ nhược sắc không thiếu sắt tại Bệnh viện Bạch Mai từ năm 2019 đến năm 2021, và tìm hiểu mối liên quan một số đặc điểm hồng cầu với các kiểu gen. +MCH thấp nhất ở kiểu gen - - SEA / -4.2 α; cao nhất ở kiểu gen - - SEA / αα. +Với kiểu gen beta globin số lượng hồng cầu và sắc tố cao nhất ở các kiểu gen Cd7 1/7 2 / β và Cd 26 / β. +Đối tượng: 82 đối tượng có đặc điểm hồng cầu nhỏ, không thiếu sắt và được sàng lọc đột biến gen globin. +Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp hồi cứu và tiến cứu. +Kết quả: Phát hiện các đột biến alpha globin –SEA, α2cd142, -3.7, -4.2. +Kiểu gen –SEA dị hợp tử chiếm tỷ lệ cao nhất 51,8%. +Phát hiện các đột biến beta globin Cd26, Cd17, Cd7 1/7 2, IVS 1.1, Cd 95. +Kiểu gen Cd26 dị hợp tử chiếm tỷ lệ cao nhất (21,9%). +Với kiểu gen alpha globin, Hb thấp nhất ở kiểu gen - SEA / α2cd142 (73,2 g / l). +MCV thấp nhất ở kiểu gen - - SEA / -3.7 α; cao nhất ở kiểu gen - - SEA / α 2 cd 142 α 2. +Nghiên cứu đặc điểm siêu âm, tế bào học bướu nhân tuyến giáp ở bệnh nhân basedow bình giáp +Kết luận: U có thể phát triển xâm lấn vào sọ qua các khe hoặc lỗ tự nhiên để vào phía trong vùng nền sọ đặc biệt là vị trí khe ổ mắt trên. +Do nguy cơ phẫu thuật, tái phát và biến chứng nên các khối u lan rộng cần được điều trị bởi kíp các bác sĩ nhiều chuyên khoa với các kỹ thuật và phương tiện điều trị hiện đại và thích hợp. +Báo cáo hồi cứu và phân tích dấu hiệu về lâm sàng, hình ảnh học, kết quả điều trị của JNA xâm lấn vào trong sọ. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Trong nghiên cứu này chúng tôi hồi cứu 5 ca bệnh JNA xâm lấn vào nội sọ, tuổi từ 13 đến 28. trong thời gian từ 2018-2021. +Kết quả: Theo phân loại của Session 5 bệnh nhân được phân loại giai đoạn III, xâm lấn vào trong sọ là 2 ca và ngoài sọ vùng xoang hang là 3 ca. +Nội soi được sử dụng hỗ trợ khi cần thiết. +Thời gian theo dõi sau phẫu thuật là 2 năm. +Khảo sát rối nhiễu lo âu của sinh viên năm thứ tư trường Đại học Điều dưỡng Nam Định +Kết quả cho thấy tỷ sinh viên không có rối nhiễu lo âu chiếm tỷ lệ tương đối cao là 59,7%. +Trên 69% đối tượng tham gia nghiên cứu có sự hiểu biết về lo âu thông qua sự tự đánh giá mức độ hiểu biết của mỗi sinh viên v�� 88.3% sinh viên đã biết tìm các hoạt động để làm giảm lo lắng, căng thẳng. +Yếu tố ảnh hưởng đến lo âu ở sinh viên năm thứ 4 trường Đại học Điều dưỡng Nam Định rất đa dạng, trong đó yếu tố học tập và công việc sau khi ra trường là yếu tố chủ đạo, ảnh hưởng trực tiếp gây ra tình trạng lo âu cẳng thẳng cho sinh viên. +Đánh giá kết quả ban đầu xạ trị trong mô điều trị ung thư lưỡi di động giai đoạn I, II và III +Hẹp đường thở (khí, phế quản) ở trẻ em rất hiếm gặp, điều trị khó khăn và càng phức tạp hơn khi mắc kèm theo dị tật tim bẩm sinh. +Nghiên cứu bào chế viên nang lục vị địa hoàng +Đánh giá đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị phẫu thuật của u nang thượng bì (UNTB) vùng góc cầu tiểu não (GCTN). +Vi phẫu thuật lấy toàn bộ u là điều trị lý tưởng nhất giúp tăng tỷ lệ cải thiện triệu chứng. +Tuy nhiên, u dính chặt các cấu trúc quan trọng xung quanh có thể chủ động chừa lại phần dính này nhằm bảo tồn chức năng sau mổ. +Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 34 trường hợp UNTB vùng GCTN được chẩn đoán và điều trị vi phẫu thuật tại khoa Ngoại Thần Kinh – bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 02/2018 - 02/2021. +Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 41,1 ± 8,7, nam / nữ xấp xỉ 0, 4/1. +Triệu chứng nhập viện thường gặp nhất là đau đầu (29,4%), dây V (26,5%) và ù tai (20,6%). +Lấy toàn bộ u đạt 41,2%. +Sau 6 tháng sau mổ, triệu chứng cải thiện nhiều nhất là yếu nửa người (100%), co giật mặt (75%) và rối loạn dây V (72,2%). +Khiếm khuyết thần kinh mới tại thời điểm 6 tháng là 14,7%, trong đó hội chứng tiểu não (HCTN) chiếm 5,9%, liệt dây VI, dây VII và dây VIII mỗi trường hợp tương đương 2,9%. +Biến chứng sau mổ đều dưới 10%, dập – xuất huyết tiểu não chiếm tỷ lệ cao nhất là 8,8%. +Kết luận: UNTB vùng GCTN với biểu hiện lâm sàng đa dạng. +Chiết xuất và thử hoạt tính kháng một số loại vi khuẩn của tinh dầu Đài bi +Xác định mối liên quan giữa căng thẳng, lo âu, trầm cảm ở người bệnh đái tháo đường típ 2 với các yếu tố liên quan. +Kết luận: Có mối tương quan thuận và mạnh giữa căng thẳng, lo âu và trầm cảm. +Có các mối liên quan giữa căng thẳng, lo âu, trầm cảm với các yếu tố xã hôi, thông tin sức khoẻ người bệnh và các yếu tố bệnh lý ĐTĐ típ 2 của người bệnh +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả có phân tích trên 133 người bệnh đến khám ngoại trú tại phòng khám nội tiết Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh từ 04/2022 đến 09/2022. +Công cụ nghiên cứu là thang đo DASS -21. +Thống kê phân tích bằng phép kiểm T – test, ANOVA, Mann – Whitney, Kruskal – Wallis, Pearson. +Kết quả: Tỷ lệ căng thẳng, lo âu và trầm cảm của người bệnh theo thang đo DASS-21 lần lượt là 6,77%, 37,6%, 10,52%. +Có mối tương quan thuận và mạnh giữa căng thẳng, lo âu và trầm cảm và điều này có ý nghĩa thống kê với hệ số tương quan r ≥ 0,75 và p < 0,001. +Có mối liên quan giữa căng thẳng với: tôn giáo, chi phí y tế, tuần suất kiểm tra đường huyết, thời gian mắc bệnh ĐTĐ, số lần tiêm insulin trong ngày, kiến thức về bút tiêm insulin, tăng huyết áp, đường huyết lúc đói, với p < 0,05. +Có mối liên quan giữa lo âu với: độ tuổi người bệnh, kiến thức về bút tiêm insulin, đường huyết lúc đói, p < 0,05. +Có mối liên quan giữa trầm cảm với: chi phí y tế, tuần suất kiểm tra đường huyết, thời gian mắc bệnh ĐTĐ 2, số lần tiêm insulin trong ngày, kiến thức về bút tiêm insulin, tăng huyết áp, đường huyết lúc đói, p < 0,05. +Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần không xi măng điều trị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh +Viêm đường hô hấp cấp tính do nhiễm virus là một trong những bệnh phổ biến nhất trên toàn cầu và có tỷ lệ tử vong cao. +Đại dịch cúm và Covid-19 trên toàn cầu đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với loài người khi mà virus biến đổi không ngừng với tốc độ nhanh hơn khả năng nghiên cứu, sản xuất, phân phối và tiêm phòng vaccine của con người. +Bên cạnh đó, việc sử dụng tràn lan kháng sinh diệt vi khuẩn bội nhiễm đường hô hấp không theo kê đơn của bác sĩ dẫn tới tình trạng kháng thuốc ngày càng tăng. +Với bối cảnh như vậy, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu phát triển probiotic, hay còn gọi là lợi khuẩn, để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm đường hô hấp cấp tính vì đây là cách tiếp cận an toàn và có nhiều tiềm năng. +Công ty LiveSpo® Pharma gần đây đã sản xuất thành công sản phẩm LiveSpo® Navax hỗn dịch nước muối sinh lý chứa 5 tỷ bào tử lợi khuẩn Bacillus để xịt tai, mũi, họng. +Trong bài báo này, tác giả tổng quan lại một sổ kết quả nghiên cứu về (i) thử nghiệm lâm sàng tác dụng của LiveSpo® Navax sử dụng qua đường xịt mũi trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp cấp tính ở trẻ nhiễm virus hô hấp hợp bào RSV và cúm, và (ii) hai case-study về tác dụng của LiveSpo® Navax trong hỗ trợ điều trị triệu chứng cho hai gia đình bệnh nhân nhiễm Covid-19 ở mức độ trung bình và nhẹ. +Nghiên cứu áp dụng thang điểm PREMISE trong tiên lượng tử vong sớm và dự hậu ngày thứ 30 ở bệnh nhân nhồi máu não +Nghiên cứu khảo sát các triệu chứng y học cổ truyền liên quan tạng phủ Can, Tỳ, Vị trên người bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. +Các triệu chứng mạch và lưỡi xuất hiện rất phổ biến và các triệu chứng y học cổ truyền có vai trò quan trọng trong chẩn đoán y học cổ truyền trong bệnh lý này. +Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang phân tích trên 384 người bệnh trào ngược dạ dày – thực quản tại phòng khám Tiêu hoá – Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 11/2021 đến tháng 05/2022, khảo sát 40 triệu chứng y học cổ truyền dựa theo bảng câu hỏi PIGERD. +Kết quả: Nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới, độ tuổi trung bình tập trung ở lứa tuổi trung niên, thời gian mắc bệnh chủ yếu từ 1-18 tháng. +Triệu chứng y học cổ truyền xuất hiện phổ biến nhất là mệt mỏi nặng nề (76,6%), ợ hơi (75,3%) và ăn vào dễ đầy bụng (72,9%). +Các triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày – thực quản chiếm tỷ lệ khá cao như ợ chua (60,4%), ợ nóng (50,5%), nóng sau xương ức (45,3%). +Bụng đau căng trướng (6,3%) và đau quặn (10,1%) chiếm tỷ lệ thấp nhất. +Lưỡi đỏ (47,9%) và rêu lưỡi trắng mỏng (35,4%) là loại chất lưỡi và rêu lưỡi phổ biến nhất. +Mạch huyền (44,3%) là mạch phổ biến nhất và mạch sác (14,8%) là mạch ít xuất hiện nhất. +Kết luận: Các triệu chứng y học cổ truyền xuất hiện rất đa dạng trong trào ngược dạ dày – thực quản, xoay quanh chủ yếu các tạng phủ Can, Tỳ, Vị. +Đánh giá hiệu quả của lactulose đường thụt trong điều trị bệnh não gan ở bệnh nhân xơ gan +Đánh giá kiến thức và thái độ về quản lý đau cho người bệnh sau phẫu thuật của điều dưỡng tại Viện chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện hữu nghị Việt Đức. +Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 135 điều dưỡng làm việc tại Viện chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện hữu nghị Việt Đức. +Bộ công cụ “Khảo sát kiến thức và thái độ của điều dưỡng về đau ” (NKASRP) có sửa đổi và phát triển cho phù hợp với điều trị và quản lý đau tại Việt Nam được sử dụng để đánh giá kiến thức và thái độ của điều dưỡng về đau trong nghiên cứu này. +Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy số điều dưỡng có kiến thức đạt là 9 chỉ chiếm 6,6%, duy nhất 1 điều dưỡng đạt kiến thức tốt. +Hầu hết điều dưỡng tham gia nghiên cứu trả lời đúng các câu hỏi về quản lý đau bằng thuốc. +Tỷ lệ điều dưỡng có thái độ tích cực liên quan đến việc nhận định tình trạng đau của người bệnh còn thấp. +Số người có thái độ tích cực là 30 (22,2%); phần lớn điều dưỡng tham gia nghiên cứu (77,8%) chưa có thái độ tích cực về quản lý đau. +Kết luận: Kiến thức và thái độ về quản lý đau cho người bệnh sau phẫu thuật của điều dưỡng tại Viện chấn thương chỉnh hình còn thiếu hụt nhiều. +Bệnh viện cần chú ý tăng cường công tác đào tạo cho điều dưỡng về quản lý đau cho người bệnh. +Tác động gây độc tế bào của cao chiết ethanol từ cây trâu cổ (ficus pumila) lên tế bào ung thư vú MCF7 +Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tỷ lệ đáp ứng với hoá xạ trị đồng thời ung thư cổ tử cung thể mô bệnh học thần kinh nội tiết tại Bệnh viện K từ năm 2018 đến năm 2020. +Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng, lựa chọn các bệnh nhân ung thư cổ tử cung thể thần kinh nội tiết giai đoạn IB-IIIC, tại Bệnh viện K, từ năm 2018-2020, được điều trị hoá xạ trị đồng thời triệt căn sử dụng phác đồ cisplatin-etoposid (EP). +Kết quả: 40 bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu, tuổi trung bình là 45,8, phân nhóm tế bào nhỏ chiếm lớn nhất (80%), tỷ lệ giai đoạn FIGO I, II, III lần lượt là 17,5%; 35% và 47,5%. +30/40 bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn (75%), 4/40 bệnh nhân đáp ứng 1 phần (10%) và 6/40 bệnh tiến triển (15%). +Kết luận: Ung thư cổ tử cung thể thần kinh nội tiết là thể bệnh hiếm gặp, tiên lượng xấu do tỷ lệ mắc ở giai đoạn muộn cao. +Phác đồ hoá xạ trị đồng thời sử dụng EP có hiệu quả đối với nhóm bệnh nhân này, tuy nhiên cần thời gian theo dõi dài hơn để đánh giá thời gian sống thêm. +Xác định đồng thời một số thuốc hạ huyết áp và lợi tiểu trộn +Nhân viên y tế là đối tượng tiếp xúc trực tiếp với cảm xúc tiêu cực ở mức độ cao dường như làm tăng nguy cơ dẫn đến hậu quả lâu dài như căng thẳng thứ phát, các triệu chứng trầm cảm hoặc kiệt sức nghề nghiệp với các kết quả bất lợi đến chất lượng chăm sóc sức khoẻ. +Mục tiêu: Đánh giá mức độ căng thẳng của nhân viên y tế và một số yếu tố liên quan tại một số bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2021. +Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 244 nhân viên y tế tại 12 bệnh viện, cơ sở y tế tuyến đầu điều trị COVID-19 tại thành phố Hồ Chí Mình. +Sử dụng cấu phần căng thẳng từ thang đo Trầm cảm – Lo âu – căng thẳng (DASS-21) để đánh giá mức độ căng thẳng của nhân viên y tế. +Kết quả: Trong 244 nhân viên y tế tham gia nghiên cứu, tỷ lệ có tình trạng căng thẳng là 80,3%, trong đó tỷ lệ có căng thẳng ở mức độ rất nặng, nặng, vừa và nhẹ lần lượt là: 12,3%, 27,9%, 22,5% và 17,6%. +Phân tích hồi quy logistic cho thấy có 2 yếu tố liên quan đến tình trạng căng thẳng ở nhân viên y tế bao gồm: trực tiếp tham gia điều trị bệnh nhân COVID-19 (OR= 2,14, 95% CI: 1,01 - 4,53; p < 0,05) và thường xuyên chịu áp lực từ cấp trên trong công việc (OR= 7,05; 95% CI: 1,55 - 31,9; p < 0,05). +Nghiên cứu kết quả can thiệp động mạch vành qua da sang thương tắc hoàn toàn mạn tính +HCM là 74.261 với khoảng tin cậy 95% dao động từ 50.810 – 137.914 Kết luận: Nghiên cứu này cho thấy tính khả thi trong cách tiếp cận mới ước tính kích cỡ quần thể MSM trong bối cảnh sự phát triển về kết nối và ứng dụng trên điện thoại thông minh. +Nghiên cứu này cung cấp thông tin có giá trị về quy mô quần thể MSM tại TP. HCM giúp cho việc lập kế hoạch can thiệp và phân bổ nguồn lực hiệu quả. +HCM và đối chiếu kết quả ước tính bằng 03 nguồn số liệu khác nhau. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp số nhân ứng dụng xã hội trực tuyến để ước tính quy mô dân số MSM tại TP.HCM. +Chúng tôi sử dụng số lượng người dùng trên một ứng dụng xã hội phổ biến với MSM ở TP.HCM +Kết quả: có 26% (95% khoảng tin cậy 14% - 38%) MSM tại TP. HCM sử dụng ứng dụng Blued trong thời gian 2 tuần từ 17/7/2020 – 31/7/2020. +Đánh giá kết quả điều trị ổ áp xe gan trên 5cm bằng sonde dẫn lưu +Nội soi tăng cường hình ảnh (image inhanced endoscopy - IEE) đóng vai trò quan trọng trong phát hiện và đánh giá mức độ tổn thương tuy nhiên chỉ được tích hợp trong các dòng máy nội soi thế hệ mới, có giá thành cao. +Kết quả: Nhóm bác sĩ mới đánh giá việc nhận định ảnh khó hơn so với nhóm bác sĩ có kinh nghiệm (52,1% ảnh được nhận định là khó so với 25,8% ở nhóm bác sĩ có kinh nghiệm). +Tỉ lệ nhận định ảnh đúng của nhóm bác sĩ mới và nhóm bác sĩ có kinh nghiệm lần lượt là 54,67% và 52,67%. +Mức độ nhận định đúng giữa nhóm bác sĩ mới và nhóm bác sĩ c�� kinh nghiệm là tương đương nhau. +Kết luận: Kết quả bước đầu gợi ý khả năng ứng dụng phần mềm này trong thực tế nhằm nâng cao khả năng phát hiện tổn thương ở các đơn vị y tế còn hạn chế về nguồn lực. +Tại Việt Nam, đã có những kết quả bước đầu trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nội soi. +Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá tính khả thi của việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong việc sinh ảnh giả lập các chế độ tăng cường đối với ảnh nội soi thực quản. +Phương pháp: Tập ảnh đánh giá được xây dựng gồm 240 ảnh nội soi ở vị trí đường Z: 60 ảnh ở chế độ FICE, 60 ảnh giả lập FICE, 60 ảnh ở chế độ LCI, và 60 ảnh giả lập LCI. +Ảnh giả lập FICE và ảnh giả lập LCI được sinh ra từ ảnh ánh sáng trằng bằng cách sử dụng mạng CycleGAN. +Mỗi chế độ ánh sáng / giả lập sẽ có 30 ảnh đường Z bình thường và 30 ảnh có tổn thương viêm trào ngược. +Tập ảnh đánh giá sẽ được trộn ngẫu nhiên sau đó được gửi cho 5 bác sỹ nội soi mới (< 5 năm kinh nghiệm) và 5 bác sĩ nội soi có kinh nghiệm (≥ 5 năm kinh nghiệm). +Các bác sĩ được cho biết là trong bộ ảnh có ảnh giả lập được sinh từ thuật toán AI và được yêu cầu xác định ảnh nào là ảnh ánh sáng tăng cường thật sự, ảnh nào là ảnh giả lập AI. +Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh sau phẫu thuật ung thư đại trực trạng tại bệnh viện K năm 2018 +Kết quả phỏng vấn 215 người bệnh sau phẫu thuật ung thư đại trực tràng cho thấy tỷ lệ người bệnh có nhu cầu chăm sóc tâm lý ở nhóm từ 60 tuổi trở lên thấp hơn nhóm dưới 60 tuổi, nữ giới cao hơn nam giới, nhóm giai đoạn I, II thấp hơn nhóm giai đoạn III, IV. +Tỷ lệ người bệnh có nhu cầu thông tin y tế nhóm từ 60 tuổi trở lên cao hơn nhóm dưới 60 tuổi, nhóm có trình độ trên cấp 3 thấp hơn nhóm từ cấp 3 trở xuống. +Tỷ lệ người bệnh có nhu cầu thể chất sinh hoạt, hàng ngày nữ cao hơn nam, nhóm đang có vợ chồng thấp hơn nhóm độc thân / chưa lập gia đình, nhóm tự đi lại được thấp hơn nhóm không tự đi lại được. +Tỷ lệ người bệnh có nhu cầu tình dục nữ thấp hơn so với nam giới, nhóm độc thân / chưa lập gia đình thấp hơn nhóm đang có vợ / chồng. +Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trứng tái phát bằng phác đồ paclitaxel tại bệnh viện k +COVID-19 gây ảnh hưởng cả sức khoẻ thể chất và tâm thần của người bệnh, do đó hiểu biết về ảnh hưởng của COVID-19 đến chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khoẻ (HRQoL) của người bệnh là chìa khoá quan trọng nhằm xây dựng chính sách và các chương trình can thiệp cộng đồng. +Chúng tôi tiến hành một nghiên cứu cắt ngang ở 324 người bệnh COVID-19 nội trú vào thời điểm xuất viện, tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, tháng 11 năm 2021, với thang đo EQ-5 D-5 L phiên bản tiếng Việt. +Điểm HRQoL trung bình và độ lệch chuẩn của toàn thể 324 đối tượng nghiên cứu tương ứng là 0,874 ± 0,216. +Có 33,3% người bệnh COVID-19 tham gia có lo lắng / u sầu. +Sau khi phân tích đa biến và kiểm soát các yếu tố gây nhiễu tiềm tàng, nghiên cứu này cho thấy nữ giới có HRQoL cao hơn nam giới; tuổi càng cao điểm HRQoL giảm; mắc bệnh đái tháo đường và / hoặc bệnh lao phổi / ngoài phổi cũ là yếu tố làm giảm HRQoL ở người bệnh COVID-19. +Cần có các chương trình hỗ trợ và tư vấn tâm lý, sàng lọc rối loạn tâm thần ở người bệnh COVID-19 nhập viện. +Các yếu tố tiên lượng tái phát sau phẫu thuật cắt gan điều trị ung thư biểu mô tế bào gan +Nhằm cung cấp những dữ liệu về đặc điểm lâm sàng và nguyên nhân các nhiễm trùng qua đường tình dục (STI) ở nam giới tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 1.251 người bệnh mắc STI từ tháng 9/2018 đến tháng 10/2020. +Chính vì vậy, việc giáo dục giới tính, tuyên truyền về tình dục an toàn và chung thuỷ là rất quan trọng đối với sức khoẻ cộng đồng trong công tác phòng tránh và giảm thiểu các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. +Kết quả cho thấy người bệnh mắc STI chủ yếu nằm trong độ tuổi 20 - 30, chiếm tỷ lệ 41,6%. +Không dùng bao cao su và quan hệ qua đường miệng là hai hành vi tình dục chiếm tỉ lệ cao trong nhóm nghiên cứu, tương ứng chiếm 84,2% và 71,8%. +Tác nhân Chlamydia có tỷ lệ cao nhất chiếm 30,46%, tiếp theo là Gardnerella 20,14%, Neisseria gonorrhoeae 17,9%, Mycoplasma genitalium 15,03%, Ureaplasma parvum 13,43%. +Tỷ lệ đồng nhiễm đa tác nhân STI chiếm 60,9%. +Tác dụng không mong muốn của hoá xạ trị trên ung thư biểu mô tuyến phổi giai đoạn III bằng phác đồ cisplatin kết hợp với etoposide hoặc pemetrexed +Việc tiêm đủ liều vaccin đã được chứng minh là có khả năng bảo vệ cộng đồng trước COVID-19, là công cụ quan trọng nhất để ngăn chặn đại dịch COVID-19. +Mục tiêu: Khảo sát nồng độ kháng thể kháng SARS-CoV -2 sau tiêm mũi hai vaccin COVID-19. +Đối tượng-Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện xét nghiệm định lượng kháng thể kháng SARS-CoV -2 lần 1 trên 332 và lần 2 trên 196 người trưởng thành tình nguyện tham gia. +So sánh nồng độ kháng thể lúc 2-8 tuần và 8-14 tuần sau tiêm mũi hai vaccin AZD1222 hoặc BNT 162 b 2. +Kết quả: Nồng độ kháng thể của nhóm vaccin AZD1222, BNT162b2, tiêm trộn và chung, lúc 2-8 tuần sau tiêm mũi hai lần lượt là 989 (476-1945), 1955 (1327-3245), 4368 (2066-6716) và 1622 (684-3741) BAU / mL; lúc 8-14 tuần là 796 (385-1460), 1080 (848-1985), 1714 (1058-2647) và 1014 (490-1892) BAU / mL. +Không có mối tương quan giữa nồng độ kháng thể với tuổi, giới, cân nặng, BMI trong các nhóm. +Kết luận: Vaccin AZD1222, BNT162b2 và tiêm trộn sinh kháng thể tốt. +Nồng độ kháng thể giảm có ý nghĩa lúc 8-14 tuần so với 2-8 tuần sau tiêm mũi hai. +Kiến thức, thái độ và thực hành rửa tay thường quy của điều dưỡng viên tại Bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2020 +Nghiên cứu nhằm xác định thực trạng phản vệ sau tiêm vắc xin AstraZeneca và kết quả điều trị. +Tiêm vắc xin AstraZeneca rất an toàn ít gặp phản vệ và kết quả điều trị tốt. +Thời gian xảy ra phản vệ: 23 bệnh nhân (45,2%) trong 30 phút đầu là; 42 bệnh nhân (87,5%) trong 24 giờ đầu. +Có 1 bệnh nhân phản vệ độ 3 và 2 bệnh nhân phản vệ độ 2 sau tiêm trong vòng 30 phút. +Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của lao phổi của bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên +Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của lao phổi ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 với phương pháp nghiên cứu mô tả thiết kế cắt ngang, kết hợp hồi cứu và tiến cứu. +Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi trung bình của bệnh nhân mắc lao phổi kèm đái tháo đường cao hơn 58 ± 13 tuổi so với bệnh nhân lao phổi đơn thuần (42,27 ± 18) (p= 0,001). +Sốt nhẹ về chiều, rale rít, rale ngáy thấy nhiều hơn ở bệnh nhân lao phổi kèm đái tháo đường (p < 0,05), nhưng sụt cân thấy nhiều hơn ở nhóm lao phổi đơn thuần (p < 0,05). +Tổn thương hang và tổn thương thuỳ giữa trên X-quang thấy nhiều hơn ở bệnh nhân lao phổi kèm đái tháo đường (lần lượt là 27,9% và 628%) so với bệnh nhân lao phổi đơn thuần (lần lượt là 6,5% và 43,5%). +Khảo sát nguy cơ ác tính của hạt giáp nhóm Bethesda III/ IV sau phẫu thuật +Đánh giá chức năng thất trái của bệnh nhân trước và sau cấy máy tái đồng bộ cơ tim (CRT) bằng phương pháp siêu âm tim đánh dấu mô ở bệnh nhân suy tim nặng. +Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu có theo dõi dọc, sử dụng cỡ mẫu thuận tiện trên 22 bệnh nhân suy tim nặng EF ≤ 35% có QRS ≥ 120 ms được cấy máy tái đồng bộ cơ tim (CRT) tại viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai. +Kết quả: Độ tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu là: 60 tuổi, nam giới chiếm 84,8%. +Phức bộ QRS trước cấy trung bình là 133,9 ms cải thiện sau cấy, sau 1 tháng và 3 tháng theo dõi (lần lượt là: 124,4 ms; 115,6 ms; 111,8 ms). +Các bệnh nhân cải thiện rõ rệt mức độ hở van hai lá và giảm áp lực động mạch phổi tâm thu có ý nghĩa thống kê sau cấy CRT và trong thời gian theo dõi (p < 0,05). +Chức năng tâm trương cải thiện có ý nghĩa thống kê từ tháng thứ 1 sau cấy CRT thông qua việc giảm chỉ số E / e ', tăng chỉ số e'; a '; s' (p < 0,05). +Sức căng cơ tim cải thiện sau cấy CRT 1 tháng. +Kết luận: Các bệnh nhân được cấy máy tái đồng bộ cơ tim có thu hẹp phức bộ QRS từ 133,9 ms xuống còn 111,8 ms sau 3 tháng. +Đánh giá kết quả điều trị phình động mạch não bằng phẫu thuật kẹp clip vi phẫu +Ba gen p53, rarα1, wnt và gan cá Medaka được lựa chọn để nghiên cứu độc tính của Dichlorodiphenyl-trichloroethane (DDT) đến phôi cá (08 ngày tuổi) và cá Medaka trưởng thành (03 tháng tuổi). +Phương pháp TEM và real-time PCR được sử dụng để kiểm tra sự thay đổi trong cấu trúc mô gan và sự biểu hiện của gen. +Kết quả chụp TEM ghi nhận sự khác biệt rõ ràng giữa mẫu đối chứng và mẫu thử nghiệm. +Cá Medaka trưởng thành phơi nhiễm với 1 μg / L DDT trong 24 h có nhân tế bào gan méo mó, xuất hiện nhiều hạt lipit rỗng, các tấm lưới hình sin bị co cụm, đứt đoạn; lysosome không còn nguyên vẹn, xuất hiện nhiều bong bóng thoái hoá. +Kết quả chạy real-time PCR cho thấy DDT ảnh hưởng đến sự phát triển, biệt hoá và tăng sinh của tế bào ở giai đoạn phôi và biểu hiện gen ở giai đoạn trưởng thành. +Cả ba gen p53, rarα1 và wnt ở phôi cá đã biến đổi mạnh mẽ và có xu hướng bị ức chế khi phơi nhiễm với 1700 μg / L DDT, các giá trị ghi nhận lần lượt là 0,9; 4,9 và 5,4 lần so với mẫu đối chứng (1 lần). +Đối với cá trưởng thành, sự biểu hiện của gen thấp hơn so với phôi cá với các giá trị chạy real-time PCR ở ba gen p53, rarα1 và wnt lần lượt là 0,9 và 0,5; 0,36 và 0,09; 0,53 và 0,09 lần sau khi phơi nhiễm với 1500 và 1700 g / L DDT. +Kết quả này chứng tỏ rằng sự biểu hiện của gen phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển của tế bào cũng như liều lượng của hoá chất phơi nhiễm. +Sự biệt hoá cũng như phát triển và tăng sinh của tế bào ở giai đoạn phôi và trưởng thành ảnh hưởng khác nhau đến sự biểu hiện gen của tế bào. +Các yếu tố dự phòng tăng huyết áp ở người dân từ 30 tuổi trở lên tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng +Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh chảy máu do khối máu tụ - rau sau hút chửa trên SMLT tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2020-2021. +Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang tiến cứu. +Kết quả: 32 trường hợp rong huyết và băng huyết có khối máu tụ-rau sau hút chửa trên SMLT. +100% bệnh nhân thiếu máu, khối máu tụ-rau có kích thước < 4cm chiếm 75%. +Độ dày cơ tử cung > 2m chiếm 75% trường hợp. +Kết luận: khối máu tụ-rau dẫn tới tình trạng rong huyết kéo dài là chủ yếu, kích thước nhỏ dưới 4 cm và độ dày của cơ > 2mm là đặc điểm chính của khối. +Các yếu tố liên quan đến khả năng đi trên bệnh nhân liệt nửa người do nhồi máu não +Dự phòng xuất huyết trên người bệnh hemophilia A (HA) giúp người bệnh hạn chế tình trạng xuất huyết, phòng ngừa và giảm thiểu hậu quả các biến chứng do bệnh gây ra. +Emicizumab là thuốc dự phòng xuất huyết trong điều trị bệnh HA, được sử dụng ở liên minh Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và nhiều nước trên thế giới [10] với hiệu quả và độ an toàn được chứng minh trong nhiều nghiên cứu lâm sàng [5]. +Tuy nhiên, chi phí cao trong dự phòng xuất huyết đối với người bệnh HA là rào cản khi chỉ định thuốc cho người bệnh. +Do đó cần xem xét tính khả thi của việc lựa chọn thuốc trên lâm sàng dựa trên phân tích chi phí – hiệu quả, trong đó bước đầu tiên quan trọng là xây dựng mô hình phân tích chi phí –hiệu quả phù hợp với quần thể bệnh nhân Việt Nam. +Sử dụng phương pháp mô hình hoá kết hợp với tổng quan tài liệu và tham vấn ý kiến các chuyên lâm sang, nghiên cứu đã xây dựng mô hình phân tích chi phí – hiệu quả dựa trên phần mềm Microsoft Excel 2016 với cấu trúc mô hình phù hợp với bối cảnh lâm sàng tại Việt Nam. +Hiệu quả của phác đồ paclitaxel + carboplatin trong điều trị bước 1 ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV +Nghiên cứu đánh giá biến đổi QRS trước và sau phẫu thuật cầu nối chủ vành.Đối tượng nghiên cứu: 171 bệnh nhân trải qua phẫu thuật cầu nối chủ vành tại Bệnh viện Tim Hà nội từ 6/2016 đến 8/2018. +Kết quả: Tuổitrung bình 65,05 ± 7,41 năm, chủ yếu là nam giới (78,4%). +Sự xuất hiện mất ổn định huyết động (n = 45; 26,3%) có liên quan đến QRS rộng trước phẫu thuật tồn tại sau phẫu thuật. +Tỷ lệ mất ổn định huyết động cao hơn ở nhóm QRS ≥ 90 miligiây (36,4% so với 15,7%; p < 0,05). +Kết luận: Sự chậm trễ dẫn truyền trong thất, hayphức bộ QRS rộng có liên quan đến nguy cơ mất ổn định huyết động cao hơn sau phẫu thuật cầu nối chủ vành. +Đánh giá thay đổi tuân thủ một số biện pháp kiểm soát huyết áp không dùng thuốc của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định +Mô tả thực trạng, thay đổi hành vi thực hành một số biện pháp kiểm soát huyết áp không dùng thuốc sau can thiệp giáo dục sức khoẻ ở người bệnh tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2016. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là những người bệnh tăng huyết áp trên 40 tuổi điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định. +Nghiên cứu can thiệp có so sánh trước và sau 8 tuần thực hiện với 118 người bệnh bằng bộ câu hỏi có sẵn về một số biện pháp kiểm soát huyết áp không dùng thuốc như hạn chế rượu bia, sử dụng thuốc lá / thuốc lào, chế độ thể dục thể thao, chế độ theo dõi huyết áp. +Kết quả: Thực trạng tuân thủ không hút thuốc lá / thuốc lào 93,2%, tuân thủ hạn chế rượu bia 89,8%, tuân thủ tập thể dục thể thao 39,8%, tuân thủ theo dõi huyết áp 8,5%. +Sau can thiệp các tuân thủ đều có sự cải thiện cụ thể tuân thủ không hút thuốc 94,9%, tuân thủ hạn chế rượu bia 96,6%, tuân thủ tập thể dục thể thao 54,2%, tuân thủ theo dõi huyết áp 39,8%. +Xác định đột biến gen gây bệnh thalassemia ở trẻ em tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng +Đánh giá thời gian quy trình và sự hài lòng người bệnh với dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú có BHYT và Đánh giá hiệu quả của việc cải tiến bằng mô hình LSS vào một số bước trong quy trình khảo sát. +Xác định và đề xuất giải pháp cho 32 nguyên nhân gây ra các hoạt động không hiệu quả trong 2 quy trình khảo sát. +Mục tiêu cải thiện thời gian của hai quy trinh khảo sát và sự hài lòng người bệnh là 20%. +Sau cài tiến, thời gian quy trình đăng ký thủ tục khám chữa bệnh mong đợi (< 40 phút) cải thiện 13,8%, thời gian quy trình cấp phát thuốc mong đợi (< 20 phút) cải thiện 22,9% và mức độ hài lòng của người bệnh cải thiện 11,5%. +Nghiên cứu nồng độ acid folic huyết tương trên bệnh nhân xơ gan do rượu +Bệnh lý đại tràng ngày càng phát hiện được nhiều nhờ vào phương tiện nội soi đại tràng, đặc biệt ung thư đại trực tràng. +Hàng năm, Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ có nhiều bệnh nhân đến khám, điều trị và nội soi đại tràng. +Vì vậy, chúng tôi muốn xây dựng mô hình bệnh tật các bệnh lý đại tràng ở các bệnh nhân đến khám và nội soi đại tràng tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ. +Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm lâm sàng, tỷ lệ các bệnh lý đại tràng và mối liên quan giữa lâm sàng và hình ảnh nội soi ở các bệnh nhân đến khám tại bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả tiến cứu, cắt ngang trên 722 bệnh nhân đến khám và nội soi tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ trong 6 tháng đầu năm 2021. +Kết quả: Tỷ lệ bệnh lý đại tràng qua nội soi có 35,4% bình thường, 31,3% polyp, 10% viêm loét đại tràng, 6,1% u đại tràng và 4% túi thừa. +Mối liên quan giữa triệu chứng đau bụng, rối loạn đại tiện, rối loạn tính chất phân và bệnh lý viêm loét đại tràng, u đại tràng, mối liên quan giữa nhóm tuổi và bệnh lý polyp, u đại tràng với p < 0,05. +Kết luận: Nội soi đại tràng rất cần thiết ở các bệnh nhân ≥ 40 tuổi, có rối loạn đại tiện và rối loạn tính chất phân để phát hiện sớm các bệnh lý đại tràng +Đánh giá kết quả cho bệnh nhân ăn sớm sau cắt gan điều trị ung thư biểu mô tế bào gan +Chất lượng xét nghiệm góp phần rất quan trọng đối với các chẩn đoán, đặc biệt các bệnh về ung thư, nội tiết, tuyến giáp, … [3], do đó việc thực hiện tốt và theo dõi chất lượng xét nghiệm tại các cơ sở y tế đã được Bộ Y tế quy định bắt buộc, trong đó phải giám sát, đánh giá hàng tháng thông qua ngoại kiểm tra chất lượng nhằm khắc phục và xây dựng các biện pháp nâng cao chất lượng xét nghiệm [1], [7]. +Nghiên cứu tiến hành phân tích kết quả ngoại kiểm của năm 2021 đối với các xét nghiệm miễn dịch và nhận thấy: các xét nghiệm thuộc nhóm miễn dịch dễ bị sai số ở ngưỡng nồng độ thấp; sai số của các xét nghiệm nhóm chỉ dấu ung thư và nhóm tuyến giáp tương đối cao hơn các nhóm khác; lưu ý kiểm soát chất lượng hoá chất / thuốc thử giảm chất lượng, hiệu chuẩn thiết bị. +Túi thừa khí quản - nhân một trường hợp +Đánh giá hiệu quả di xa toàn hàm hàm trên và hàm dưới bằng mini vít từ các nghiên cứu trong 20 năm trở lại đây. +Mặt phẳng cắn xoay ngược chiều kim đồng hồ khi di xa hàm trên và ngược chiều kim đồng hồ khi di xa hàm dưới. +Môi trên lùi tối đa 2,5 mm và môi dưới lùi tối đa 2,0 mm khi di xa toàn bộ. +Kết luận: Mini vít được sử dụng hiệu quả để di xa toàn bộ hàm trên và hàm dưới. +Sự kéo lùi răng cửa và di xa răng hàm lớn thứ nhất, được chứng minh khác biệt có ý nghĩa thống kê ở phần lớn các nghiên cứu. +Các di chuyển nghiêng, lún hoặc trồi của các răng trên cung hàm, hướng xoay của mặt phẳng cắn cũng như mức độ cải thiện mô mềm khi di xa thể hiện một xu hướng chung ở tất cả các nghiên cứu nhưng ít nghiên cứu có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tổng quan hệ thống. +Kết quả: Có 08 bài báo được đưa vào tổng quan hệ thống. +Mini vít được sử dụng để di xa có đường kính 1,5 mm - 2mm và chiều dài 6mm - 14mm ở hàm trên, đường kính 1,5 m và chiều dài 6mm – 7,1 mm ở hàm dưới. +Răng cửa hàm trên được kéo lùi 0,49 mm đến 4,6 mm (p < 0,05 ở 4/6 tài liệu). +Răng hàm lớn thứ nhất hàm trên di xa 1,29 mm đến 4mm (p < 0,05 ở 5/6 tài liệu). +Răng cửa hàm dưới được kéo lùi 1,69 mm đến 3,2 mm (p < 0,05 ở 2/3 tài liệu). +Răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới di xa 1,88 mm đến 3,4 mm (p < 0,05 ở 2/3 tài liệu). +Kết quả trung hạn của phẫu thuật nội soi cắt phổi điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ - giai đoạn I trước phẫu thuật và các yếu tố ảnh hưởng +Đánh giá vai trò của sinh thiết lạnh và kết quả của kết hợp sinh thiết lạnh trong phẫu thuật điều trị phình đại tràng do vô hạch bẩm sinh. +Phương pháp: Hồi cứu mô tả hàng loạt ca. Kết quả: 34 trường hợp thoả mãn tiêu chuẩn của nghiên cứu. +Thời gian phẫu thuật trung bình là 168,5 ± 71,9 phút, thời gian cho ăn lại trung bình là 2,6 ± 1,4 ngày, thời gian nằm viện sau mổ trung bình là 10,2 ngày. +Thời gian theo dõi trung bình là 11,1 ± 8,3 tháng, có 2 trường hợp (5,9%) được ghi nhận là són phân và 6 trường hợp (17,6%) viêm ruột sau mổ, không có trường hợp táo bón sau mổ. +Không có trường hợp nào cần phẫu thuật lại. +Kết quả sinh thiết lạnh phù hợp với sinh thiết thường quy ở 100% các trường hợp. +Kết luận: Sinh thiết lạnh trong phẫu thuật bệnh Hirschsprung có độ chính xác cao. +Kết hợp sinh thiết lạnh trong phẫu thuật điều trị bệnh Hirschsprung cho kết quả tương đối tốt với tỉ lệ biến chứng thấp. +Nghiên cứu giá trị điện tâm đồ trong dự đoán vị trí tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên +Kết cục của bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp (NMCTc) phụ thuộc nhiều vào vị trí tắc của nhánh ĐMV. +ST↑ở ít nhất 2 chuyển đạo liên tiếp DII, DIII, aVF kèm ST↑DIII > ST↑DII chẩn đoán tắc RCA có độ nhậy 83,72%, độ chuyên 96,49%, giá trị tiên đoán dương tính 94,73% và giá trị tiên đoán âm tính là 88,70% (p < 0,001). +Kết luận: ECG có giá trị cao trong dự đoán vị trí tắc nhánh ĐMV trong NMCTc ST chênh lên. +Do đó, dự đoán đúng động mạch vành thủ phạm bằng điện tâm đồ (ĐTĐ) lúc nhập viện là một dấu chứng lâm sàng quan trọng. +Nghiên cứu mô tả trên 100 bệnh nhân NMCTc ST chênh lên có chụp ĐMV cản quang tại bệnh viện Tim Mạch An Giang. +Phân tích chuyển đạo có đoạn ST chênh lên trên ECG và xác định mối liên hệ với vị trí tắc ĐMV bằng chụp ĐMV. +Kết quả: ST↑ ở ít nhất 2 chuyển đạo liên tiếp V 1 - V 6 chẩn đoán tắc LAD có độ nhậy 56,14%, độ chuyên 97,67%, giá trị tiên đoán dương 96,97% và giá trị tiên đoán âm 62,68% (p < 0,001). +ST↑ở ít nhất 2 chuyển đạo liên tiếp V 2 - V 4 kèm ST↑��� V1 > 2,5 mm để chẩn đoán tắc LADI có độ nhậy 65,21% độ chuyên 96,10%, giá trị tiên đoán dương tính 83,33% và giá trị tiên đoán âm 90,24% (p = 0,005). +ST↑ở ít nhất 2 chuyển đạo liên tiếp V 2 - V 4 kèm ST↓ở aVL chẩn đoán tắc LADII-III có độ nhậy 84,21%, độ chuyên 98,76%, giá trị tiên đoán dương tính 94,11% và giá trị tiên đoán âm tính 96,38% (p= 0,024). +ST↑ở ít nhất 2 chuyển đạo liên tiếp DII, DIII, aVF kèm ST↑DII > ST↑DIII và ST↓ aVR ≥ 1mm chẩn đoán tắc LCx có độ nhậy 60%, độ chuyên 100%, giá trị tiên đoán dương tính 100% và giá trị tiên đoán âm tính là 97,73% (p < 0,001). +Đánh giá kết quả phẫu thuật bảo tồn và sinh thiết hạch cửa trong điều trị ung thư biểu mô tuyến vú từ 2012 - 2014 tại Bệnh viện K +Bệnh vảy nến ảnh hưởng 2% dân số. E-PSORA chứa PHA, jojoba oil, vitamin E với đặc tính chống oxy hoá, chống viêm, dưỡng ẩm mang lại lợi ích tiềm năng trong điều trị tại chỗ bệnh vảy nến. +Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị tại chỗ bệnh vảy nến mảng bằng E-PSORA (PHA, jojoba oil, vitamin E) tại Bệnh viện Da Liễu thành phố Cần Thơ và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2019-2021. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang trên 155 bệnh nhân vảy nến mảng nhẹ và trung bình, thời gian điều trị bằng E-PSORA là 6 tuần. +Kết quả: Kết quả rất tốt chiếm 3,9%; tốt chiếm 32,9%; khá chiếm 38,1%; vừa chiếm 20,0% và kém chiếm 5,2%. +Tác dụng phụ ghi nhận 5,8% ngứa và 7,1% đỏ da ở tuần đầu tiên và mất đi trong 5 tuần điều trị tiếp theo. +Kết luận: E-PSORA là liệu pháp tại chỗ có hiệu quả làm giảm sang thương vảy nến với ít tác dụng phụ. +Phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động khi vận hành thiết bị nâng +Tuy nhiên khi sử dụng thiết bị nâng có thể xảy ra các tai nạn cho người vận hành, sự cố gây tổn thất về kinh tế, gián đoạn sản xuất và gây tai nạn cho cả những người xung quanh. +Để đảm bảo an toàn, ngăn ngừa sự cố và tai nạn khi sử dụng thiết bị nâng, người vận hành phải nắm vững hồ sơ kỹ thuật của các thiết bị, cơ cấu, cấu tạo, công dụng, quy trình vận hành và những quy định, quy chuẩn. +Bài báo phân tích các nguyên nhân và đề xuất một số biện pháp để giảm thiểu tai nạn lao động khi vận hành thiết bị nâng. +Nghiên cứu hiệu quả điều trị rối loạn lo âu lan toả +Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành phòng ngừa lây nhiễm COVID - 19 của NVYT tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang năm 2021. +Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang được thực hiện trên 762 NVYT làm việc tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang từ tháng 01 - 12/2021. +Kết quả: 87,5% NVYT có kiến thức đạt về COVID-19. +Đa số NVYT có thái độ tích cực đối với dịch bệnh COVID-19 (chiếm 83,0%). +Thực hành đeo khẩu trang của NVYT đạt (4,1 ± 1,0) điểm, vệ sinh tay trước và sau khi tiếp xúc người bệnh (3,9 ± 1,1) điểm. +Kiến thức đạt và thái độ tích cực của NVYT sẽ quyết định thực hành của NVYT tốt hơn so với NVYT thiếu kiến thức và thái độ chưa tích cực, với p < 0,05. +Kết luận: Kiến thức đạt và thái độ tích cực của NVYT sẽ quyết định thực hành của NVYT trong phòng ngừa lây nhiễm COVID-19. +Phân tích kết quả lâm sàng và biến cố bất lợi trên người bệnh Covid-19 được sử dụng thuốc Remdesivir tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec +Hệ thống phân phối đóng vai trò quan trọng đến toàn bộ hoạt động kinh doanh từ mục tiêu đến chiến lược phát triển và tạo nên lợi thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp Dược. +Công ty TNHH Hasan-Dermapharm (Hasan-Dermapharm) là công ty sản xuất và phân phối dược phẩm liên doanh với Tập đoàn Dermapharm AG, Cộng Hoà Liên Bang Đức. +Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích thực trạng tổ chức hoạt động phân phối dược phẩm của công ty Hasan-Dermapharm giai đoạn 2016-2020 nhằm cung cấp thông tin sơ lược về hệ thống phân phối. +Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp mô tả cắt ngang dữ liệu hồi cứu thu thập tại trụ sở chính của công ty trong giai đoạn 2016-2020 trên các đặc điểm của hệ thống phân phối bao gồm: độ bao phủ thị trường, độ sâu và độ đáp ứng kênh phân phối. +Như vậy công ty có độ bao phủ thị trường khá cao, chú trọng nhiều nhân lực vào hoạt động kinh doanh phân phối. +Thực trạng kiến thức và một số yếu tố liên quan đến chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ có con 6-24 tháng điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại bệnh viện nhi tỉnh Nam Định năm 2020 +Mô tả thực trạng chăm sóc dinh dưỡng và xác định các yếu tố liên quan đến chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ có con 6-24 tháng điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu gồm 75 bà mẹ có con từ 6-24 tháng tuổi điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định. +Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 75 bà mẹ. +Kết quả: Điểm trung bình kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ cho trẻ 6-24 tháng là 0,5 ± 0,7, điểm trung bình kiến thức cho trẻ 6-24 tháng ăn bổ sung là 6,5 ± 1,8, điểm trung bình kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ cho trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là 1,1 ± 0,5, điểm trung bình kiến thức cho trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ăn bổ sung là 0,4 ± 0,6, điểm trung bình kiến thức của bà mẹ về bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là 3,5 ± 1,1, điểm trung bình chung kiến thức của bà mẹ là 13,0 ± 4,7. +Vẫn còn 42,7% bà mẹ có kiến thức chưa đạt. +Có mối liên quan giữa kiến thức của bà mẹ với trình độ học vấn và số con của bà mẹ. Nghiên cứu bước đầu cho thấy kiến thức chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ chưa tốt, cần có những can thiệp giáo dục sức khoẻ cải thiện kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ để trẻ được chăm sóc tốt hơn, nhất là khi trẻ bị bệnh. +Nghiên cứu gắn kết collagen da cá tra lên bề mặt hydroxyapatite từ xương cá tra +Thoái hoá khớp gối là bệnh lý có tính chất tiến triển. +Thời gian theo dõi trung bình 11,6 ± 6,4 tháng. +Điểm số trung bình KS trước mổ là 49,3 ± 8,4 điểm, sau mổ là 74,4 ± 5,8 điểm (p < 0,05). +Điểm số trung bình KFS trước mổ là 37,7 ± 7,4 điểm, sau mổ 6 tháng là 78,1 ± 3,6 điểm (p < 0,05). +Biện độ gập gối trung bình sau mổ là 120,7 ± 9,4 o. +Có đến 83,6% trường hợp bệnh nhân rất hài lòng về kết quả phẫu thuật. +Kết luận: Thay khớp gối đem lại hiệu quả tốt cho bệnh nhân thoái hoá khớp gối mức độ nặng. +Thay khớp gối làm giảm đau, cải thiện chức năng vận động khớp gối, giúp đi lại vững vàng hơn, mang lại chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân bị hư khớp nặng. +Bệnh rất thường gặp và là một trong những nguyên nhân chính gây giảm, mất khả năng vận động. +Phẫu thuật thay khớp gối toàn phần được chỉ định cho thoái hoá khớp gối nặng. +Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp gối tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. +Kết quả: Tuổi trung bình là 64,8 ± 6,9 tuổi (nhỏ nhất là 50 tuổi, lớn nhất là 82 tuổi). +Có 55 nữ (chiếm 83,3%), 11 nam (chiếm 16,7%). +24 khớp gối trái, 42 khớp gối phải. Có 8 bệnh nhân thay cả 2 gối. +Kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh sốt xuất huyết dengue của người dân tại phường Đông Xuyên, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang năm 2021 +Mô tả nhu cầu và thực trạng đáp ứng nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2020. +Nghiên cứu mô tả thực hiện trên 350 người bệnh ung thư đang điều trị tại Khoa Ung bướu - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định từ 12/2019 đến 8/2020 đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu được lựa chọn làm mẫu nghiên cứu. +Thu thập thông tin bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp người bệnh thông qua bộ câu hỏi được thiết kế sẵn. +Với mỗi nội dung câu hỏi người bệnh sẽ lựa chọn 1 trong 2 phương án “Có ” hoặc“ Không ” tuỳ thuộc vào việc người bệnh có hay không có nhu cầu; có được đáp ứng hay không được đáp ứng. +Kết quả: Tỷ lệ người bệnh có nhu cầu cần hỗ trợ thông tin y tế cao nhất chiếm 77,7%; tỷ lệ người bệnh có nhu cầu cần hỗ trợ thể chất, sinh hoạt chiếm 77,4%; tỷ lệ người bệnh có nhu cầu cần hỗ trợ tâm lý chiếm 70,3%. +Tỷ lệ người bệnh được đáp ứng nhu cầu thông tin y tế chiếm 79,7%; tỷ lệ người bệnh được đáp ứng nhu cầu thể chất, sinh hoạt chiếm 74,6%; tỷ lệ người bệnh được đáp ứng nhu cầu tâm lý chiếm 69,7%. +Kết luận: Người bệnh ung thư có nhu cầu khác nhau theo từng nhóm nhu cầu, cao nhất là nhu cầu về chẩn đoán bệnh (82,9%); thấp nhất là nhu cầu tham gia các hoạt động giúp giảm cảm giác phiền muộn (62,3%). +Đáp ứng nhu cầu cao nhất về chẩn đoán bệnh là 84,3%; thấp nhất về chăm sóc vệ sinh cá nhân là 60,3%. +Chăm sóc xuất phát từ nhu cầu; vì vậy, cần phải đánh giá đúng nhu cầu của từng người bệnh để có kế hoạch chăm sóc phù hợp, hiệu quả. +Tổng quan về chỉ định phẫu thuật cắt thuỳ tuyến giáp trong vi ung thư tuyến giáp thể nhú +Báo cáo kết quả phẫu thuật nội soi hoàn toàn qua một cổng trong điều trị một số bệnh lý vùng cột sống thắt lưng, theo dõi trong 2 năm tại bệnh viện đa khoa Saint Paul, Hà Nội. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi hồi cứu toàn bộ những bệnh nhân được phẫu thuật nội soi vùng cột sống thắt lưng trong khoảng thời gian từ tháng 10/2019 đến hết tháng 5/2022 tại đơn vị cột sống, bệnh viện đa khoa Saint Paul, Hà Nội. +Kết quả: Trong số hơn 200 trường hợp được theo dõi ít nhất 01 tháng, tuổi trung bình người bệnh là 53 năm. +Một số bệnh lý vùng lưng được ghi nhận như sau: thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, nang bao hoạt dịch ngoài màng cứng, u thân đốt sống, viêm mủ thân sống đĩa đệm, đau khớp cùng chậu, máu tụ ngoài màng cứng tuỷ. +Số ngày nằm viện trung bình là 1.3 ± 1 ngày. +Trong thời gian theo dõi, 2 bệnh nhân có thoát vị đĩa đệm tồn dư, 6 bệnh nhân có dấu hiệu tổn thương rễ hoặc rách màng cứng, 2 bênh nhân phải tiến hành phẫu thuật cố định cột sống hàn xương liên thân đốt lối trong do mất vững tầng can thiệp sau 1 năm. +Kết luận: Phẫu thuậ nội soi hoàn toàn là một lựa chọn xâm lấn tối thiểu, mang tính an toàn và hiệu quả cao trong điều trị một số bệnh lý ở vùng cột sống thắt lưng. +Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình giai đoạn 2018-2019 +Bệnh lý động mạch chủ rất đa dạng và có nguy cơ cao dẫn đến đột tử nếu bệnh nhân có triệu chứng. +Bệnh lý động mạch chủ đoạn quai có các hình thái như phình, lóc tách, loét do xơ vữa, giả phình, hẹp eo động mạch chủ. +Nguyên nhân của bệnh lý động mạch chủ hay gặp nhất là bệnh lý tăng huyết áp, ngoài ra có các nguyên nhân khác như nhiễm trùng, bệnh mô liên kết, chấn thương, bẩm sinh. +Phẫu thuật điều trị bệnh lý động mạch chủ đoạn quai là phương pháp điều trị kinh điển nhưng có nguy cơi cao với những trường hợp bệnh lý tái phát hoặc ở bệnh nhân có bệnh lý nền nặng, thể trạng yếu, biến chứng chảy máu, nhiễm trùng xương ức, khó khăn cho gây mê hồi sức. +Kết quả điều trị kéo răng ngầm với sự hỗ trợ của phim CBCT +Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn sử dụng dịch vụ y tế (DVYT) tại các cơ sở y tế công và tư nhân ở vùng Trung du miền núi phía Bắc (TDMNPB). +Mô hình hồi quy logistic và dữ liệu cắt ngang từ cuộc khảo sát mức sống dân cư Việt Nam (VHLSS) năm 2020 đã được sử dụng. +Nghiên cứu cho thấy, hầu hết các biến đều có ảnh hưởng và có ý nghĩa thống kê, như: Tuổi của chủ hộ, Hộ có người già, trẻ em; Quy mô hộ; Tình trạng học vấn của chủ hộ; Tổng số lần khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú; Tình trạng tham gia bảo hiểm y tế (BHYT); Thu nhập của hộ và Khu vực sinh sống (Bài viết sử dụng cách viết số thập phân theo chuẩn quốc tế). +Nghiên cứu vai trò của qsofa, sofa trong tiên đoán tử vong ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn nhập khoa cấp cứu +Tác giả trình bày một trường hợp bệnh bụi phổi silic ở một người bệnh 34 tuổi, nam, làm nghề khoan đá 4 năm với triệu chứng là ho khan và khó thở. +Người bệnh nhập viện trong bệnh cảnh bệnh bụi phổi silic mạn tính. +X quang ngực và CT scanner ngực cho những gợi ý như tổn thương dạng nốt rải rác 2 phổi, nhiều hạch to trung thất, rốn phổi 2 bên có hạch vôi hoá. +Có nhiều hạch cổ 2 bên. +Chẩn đoán xác định bằng sinh thiết phổi và bóc hạch cổ làm mô bệnh với những hình ảnh đặc trưng của hạt silico. +Báo cáo loạt ca lâm sàng: Ứng dụng nội soi thu hoạch vạt cơ lưng rộng tái tạo tuyến vú tức thì sau phẫu thuật bảo tồn núm vú +Mô tả sự hài lòng của người bệnh ăn suất ăn dinh dưỡng về thái độ phục vụ của nhân viên Khoa Dinh dưỡng, Mô tả sự hài lòng của người bệnh ăn suất ăn dinh dưỡng về thời gian giao thức ăn, Mô tả sự hài lòng của người bệnh ăn suất ăn dinh dưỡng về các suất ăn. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 1000 người bệnh điều trị nội trú tại các khoa lâm sàng trong bệnh viện theo bộ phiếu thu thập thông tin và suất ăn do khoa Dinh dưỡng cung cấp. +Kết quả: Tỷ lệ người bệnh hài lòng nhất với giá tiền suất ăn với 96%; hài lòng với nhân viên phát suất ăn là 89,2%; hài lòng với suất ăn là 78,9%; hài lòng về vấn đề vệ sinh khay đựng là 77,8%; 75,9% người bệnh tiếp tục sử dụng dịch vụ; 73% người bệnh hài lòng về món ăn; 68,2% người bệnh hài lòng về thời gian giao suất ăn. +Kết luận: Đa số người bệnh hài lòng về sự cung cấp thức ăn của Khoa dinh dưỡng. +Bệnh viện cần tiếp tục phát huy làm tăng sự hài lòng của người bệnh về chế độ ăn hợp lý, đặc biệt về thời gian giao suất ăn, các món ăn và vấn đề vệ sinh khay đựng. +Tổng quan về điều trị xuất huyết tiêu hoá do loét dạ dày tá tràng +Nhiễm Aspergillus phổi xâm lấn liên quan đến COVID-19 (COVID-19 associated pulmonary Aspergillosis - CAPA) là bệnh lý đặc trưng bởi nhiễm nấm Aspergillus thứ phát ở bệnh nhân mắc COVID-19. +CAPA chủ yếu gặp ở bệnh nhân COVID-19 nguy kịch cần chăm sóc trong các đơn vị hồi sức, bệnh có tỷ lệ tử vong cao. +Chúng tôi báo cáo trường hợp trẻ nữ 11 tuổi, tiền sử khoẻ mạnh, mắc COVID-19 mức độ nhẹ, vào viện trong tình trạng sốt kéo dài 1,5 tháng kể từ khi nhiễm COVID-19. +Trẻ đã được loại trừ các căn nguyên gây sốt kéo dài khác và đủ tiêu chuẩn chẩn đoán ca bệnh nghi ngờ CAPA. +Trẻ được điều trị bằng voriconazole và đáp ứng tốt với điều trị. +Kết luận: CAPA có triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu. +Ở trẻ có biểu hiện sốt kéo dài sau nhiễm COVID-19 cần đánh giá khả năng mắc CAPA, kể cả trẻ bị COVID mức độ nhẹ, có hệ miễn dịch bình thường và không có yếu tố nguy cơ. +Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi vi phẫu các tổn thương lành tính thanh quản tại Khoa Phẫu thuật và Điều trị theo yêu cầu - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 +Môn học Thực hành cộng đồng là môn học bắt buộc tại Trường Đại học Y Hà Nội, được tổ chức trong 1-2 tuần tại địa phương. +Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 232 sinh viên tham gia học thực địa nhằm mô tả phản hồi của sinh viên về quá trình học tập thực địa tại Bình Lục - Hà Nam và một số yếu tố liên quan trong năm học 2021-2022. +Kết quả nghiên cứu cho thấy phản hồi của sinh viên về quá trình học thực địa rất tích cực, với điểm thông báo rõ ràng về chi phí thấp nhất là 3,09 và điểm hỗ trợ của giảng viên kiêm nhiệm cao nhất là 3,49. +Về chương trình học thực địa, sinh viên đánh giá rất cao nội dung, phương pháp tổ chức và giảng dạy và truyền thông giáo dục sức khoẻ, giá trị trong phát triển nghề nghiệp (điểm trung bình từ 3,11 – 3,26). +Có mối liên quan giữa khối của sinh viên và phản hồi tốt về quá trình học thực địa (OR = 0,58, 95% CI = 0,32 - 0,97). +Tiếp tục thực hiện chương trình học thực tế cộng đồng theo cách tổ chức dạy học đã triển khai và cân nhắc điều chỉnh tốt hơn về điều kiện sinh hoạt. +Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của chấn thương gan được điều trị bảo tồn +Mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống của người bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2021. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 53 người bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định. +Kết quả: Điểm trung bình chất lượng cuộc sống SF36 là 31,45 ± 9,86. +Điểm trung bình các vấn đề bệnh thận là 45,92 ± 7,98. +Điểm chất lượng cuộc sống chung là 38,68 ± 7,57. +Kết luận: Chất lượng cuộc sống của người bệnh trong phạm vi nghiên cứu tương đối thấp. +U tuỷ thượng thận ở trẻ em - Kiểu gen và kiểu hình +Đánh giá sự hài lòng của người bệnh là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, là bằng chứng cụ thể về chất lượng của bệnh viện. +Mục tiêu: Mô tả sự hài lòng của người bệnh sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú tại Khoa Da liễu, Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang năm 2021. +Kết quả: Nghiên cứu trên 260 người bệnh (NB) ghi nhận: tỉ lệ hài lòng chung của NB là 74,2%, điểm trung bình hài lòng chung là 4,15 (SD = ± 0,25). +Tỉ lệ hài lòng theo từng khía cạnh: khía cạnh hữu hình (79,2%), khía cạnh sự tin cậy (84,6%), khía cạnh khả năng đáp ứng (79,6%), khía cạnh sự đảm bảo (80,8%), khía cạnh sự cảm thông (84,2%). +Kết luận: mức độ hài lòng của người bệnh khá cao, tuy nhiên cần thực hiện một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của khoa da liễu hơn nửa +Đánh giá kết quả làm mỏng thì đầu vạt đùi trước ngoài trong phẫu thuật tạo hình +Pheochromocytomas (PCC) và Pragangliomas (PLG) là những khối u thần kinh – nội tiết. +Trẻ được phát hiện tình trạng cao huyết áp kèm theo có khối u ổ bụng. +Chẩn đoán xác định của 2 bệnh nhân là u tuỷ thượng thận. +Trong đó, một bệnh nhân tìm thấy nguyên nhân gây bệnh là do đột biết gen succinate dehydrogenase complex iron sulfur subunit B (SDHB). +Khối u tiết catecholamine xuất phát từ tuỷ thượng thận được gọi là Pheochromocytoma. +Khối u có nguồn gốc ngoài thượng thận, có thể tiết catecholamine hoặc không có chức năng, bắt nguồn từ các hạch thần kinh giao cảm hoặc phó giao cảm được gọi là Paraganglioma. +Vì biểu hiện lâm sàng của hai nhóm bệnh PCC và PLG có tiết catecholamine tương tự nhau, phương pháp điều trị như nhau, nên trên lâm sàng thuật ngữ PCC (u tuỷ thượng thận) được dùng để chỉ cả 2 loại khối u. +U tuỷ thượng thận là một bệnh lý hiếm gặp ở trẻ em, ước tính tần suất gặp ở 1 trong 50.000 – 100.000 trẻ. +Bệnh có thể xuất hiện đơn độc nhưng cũng có thể kèm theo trong một số hội chứng von Hippel – Lindau, bệnh u xơ thần kinh type 1 (NF 1) hay hội chứng Pheochromocytoma – Paragangliomas di truyền. +Ở trẻ em, khoảng 60% - 80% nguyên nhân u tuỷ thượng thận là do di truyền. +Tăng huyết áp ác tính là một triệu chứng thường gặp và có thể gây những biến chứng nặng nề. +Chúng tôi báo cáo 2 trường hợp trẻ nữ vào viện vì đau đầu dữ dội, nôn, đau bụng và co giật. +Kinh nghiệm bước đầu ứng dụng kéo giãn bằng khung Halo điều trị bệnh nhân vẹo cột sống tự phát biến dạng rất lớn ở người trưởng thành +Hiện nay, tăng huyết áp (THA) là một trong những bệnh mạn tính được thăm khám chủ yếu trong điều trị ngoại trú tại các bệnh viện đa khoa ở nước ta. +So sánh liều kê đơn với liều DDD có sự khác nhau giữa các nhóm thuốc. +Kê đơn thuốc ngoại trú phù hợp về phác đồ và liều dùng sẽ góp phần đáng kể giúp người bệnh kiểm soát huyết áp tốt và giảm tình trạng nhập viện. +Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích phân tích các liệu pháp kê đơn và liều sử dụng trong điều trị ngoại trú bệnh THA tại bệnh viện. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đơn thuốc điều trị ngoại trú được chẩn đoán bệnh tăng huyết áp lưu tại khoa Dược bệnh viện TWQĐ 108, phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. +Kết quả: Liệu pháp đa trị liệu là liệu pháp có tỷ lệ điều trị cao nhất (78%) trong tổng số các liệu pháp điều trị và có chi phí trung bình cho một đơn thuốc cao nhất: 364.688 đồng. +Đơn thuốc được kê kết hợp 3 nhóm ARB + BB + CCB có tỷ lệ số đơn nhiều nhất, tương ứng 10,05%. +Thuốc ramipril là thuốc được kê đơn trị liệu cao nhất. +Các nhóm thuốc CCB và ARB có liều PDD / DDD gằn bằng 1, đúng với liều khuyến cáo trong khi nhóm ACE-I có liều kê đơn chưa phù hợp với khuyến cáo. +Kết luận: Phần lớn các đơn thuốc trong mẫu nghiên cứu áp dụng kê đơn đa trị liệu. +Bước đầu đánh giá hiệu quả ghép tế bào gốc đơn nhân tự thân từ tuỷ xương kết hợp phục hồi chức năng thần kinh trên bệnh nhân chấn thương sọ não +Đánh giá kết quả điều trị giảm đau và tác dụng cải thiện mức độ hoạt động khớp vai bằng phương pháp nhĩ châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt và siêu âm trị liệu trong điều trị viêm quanh khớp vai thể đơn thuần. +Đối tượng: 30 bệnh nhân được chẩn đoán viêm quanh khớp vai thể đơn thuần, điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công An từ 09/2021 đến 09/2022. +Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu, đánh giá kết quả trước và sau điều trị. +Kết quả: sau 15 ngày điều trị, điểm VAS trung bình giảm từ 5,17 ± 0,99 xuống 0,67 ± 0,71 điểm với p < 0,05; điểm EFA trung bình tăng từ 7,50 ± 1,09 lên 16,30 ± 1,09 (p < 0,05). +Kết luận: Nhĩ châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt và siêu âm trị liệu có hiệu quả tốt và an toàn trong điều trị điều trị viêm quanh khớp vai thể đơn thuần. +Nồng độ procalcitonin huyết thanh và mối liên quan với kết quả cấy máu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận năm 2021 +Ung thư vú hiện nay không còn giốhg như cách đây 20 năm. +Tỉ lệ sông sót của người mắc ung thư vú tăng cao nhờ nhận thức cao hơn cũng như phát hiện sốm hơn và sự tiến bộ hơn trong điều trị. +Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê có khoảng 2,3 triệu người được chẩn đoán ung thư vú mỗi năm nhưng lại có nhiều triển vọng tốt đẹp cho họ. +Viêm tuyến nước bọt liên quan đến IgG4 ở trẻ em: Báo cáo ca bệnh +Hội chứng Ohtahara là một trong những dạng sớm nhất và nặng nhất của bệnh não phát triển và động kinh. +Trong thập kỷ qua, những tiến bộ nhanh chóng trong kỹ thuật phân tử, đặc biệt là trong giải trình tự thông lượng cao (High Throughput Sequencing - HTS) đã tiết lộ rằng phần lớn bệnh nhân Ohtahara có căn nguyên di truyền. +Cho đến nay, khoảng 20 gen đã được tìm thấy có liên quan đến hội chứng này và kỹ thuật Giải trình tự thế hệ mới (Next Generation Sequencing - NGS) hiện đang là một xét nghiệm di truyền quan trọng đối với hội chứng này. +Nghiên cứu này được thực hiện trên 4 bệnh nhân mắc hội chứng Ohtahara được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh. +Giải trình tự toàn bộ vùng mã hoá (Whole Exome Sequencing – WES) và phân tích trên 283 gen liên quan đến bệnh não động kinh được thực hiện để xác định các biến thể gây bệnh của bệnh nhân. +Sau các bước phân tích tin-sinh học, biến thể tiềm năng được xác định lại trên bệnh nhân và bố mẹ bệnh nhân bằng kỹ thuật giải trình tự Sanger, phân loại biến thể theo bộ tiêu thuẩn ACMG (The American College of Medical Genetics and Genomics - 2015), chúng tôi đã xác định được 2 đột biến gây bệnh ở 2 bệnh nhân: OH3 (KCNQ 2, c. 868 G > A, p.G 290 S) và OH4 (SCN 2 A, c. +Nghiên cứu này cũng khẳng định rằng NGS nói chung và WES nói riêng là đáng tin cậy và hữu ích trong việc phát hiện các nguyên nhân di truyền của hội chứng Ohtahara, từ đó hỗ trợ chẩn đoán và điều trị hội chứng này. +Tình trạng thiếu kẽm và vitamin A ở phụ nữ tuổi sinh đẻ một số xã nghèo của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La năm 2018 +Hội chứng Peutz-Jeghers là một hội chứng hiếm, được đặc trưng bởi sự xuất hiện của các polyp dạng harmartoma ở đường tiêu hoá và các đốm tàn nhang mọc rất đặc trưng quanh môi, trong miệng, ở tay, chân và mi mắt. +Mục tiêu của nghiên cứu nhằm mô tả ca bệnh ung thư biểu mô tuyến đại trực tràng có hội chứng Peutz-Jeghers. +Thiết kế nghiên cứu mô tả ca bệnh. +Chẩn đoán hình ảnh cho thấy khối lồng ruột non vùng tiểu khung, đa polyp đại trực tràng, đặc biệt đoạn trực tràng cao có polyp lớn kích thước 38 x 37 mm, dạng nụ sùi, thuỳ múi. +Kết quả mô bệnh học cho thấy: polyp lớn ở trực tràng là ung thư biểu mô tuyến xâm nhập lớp cơ trơn; các polyp khác là polyp Peutz - Jeghers điển hình, có kèm loạn sản độ thấp. +Bệnh nhân được chẩn đoán là ung thư biểu mô tuyến biệt hoá vừa xâm lấn cơ trực tràng trên bệnh nhân có hội chứng Peutz - Jeghers. +Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng u lympho không hodgkin biểu hiện đường tiêu hoá +Đánh giá hiệu quả điều trị đau sau zona bằng miếng dán Lidocain 5% kết hợp uống Pregabalin tại Bệnh viện Da liễu trung ương. +Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng được thực hiện trên 120 bệnh nhân đau sau zona điều trị tại Bệnh viện Da liễu trung ương từ tháng 7 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 66,43 ± 8,67, của nhóm đối chứng là 66,57 ± 8,66. +Điểm đau NRS sau 8 tuần giữa hai nhóm là như nhau, lần lượt là 0,68 ± 0,47 và 0,68 ± 0,46. +Sau 2 tuần có 41,7% bệnh nhân nhóm nghiên cứu giảm đau nhiều so với chỉ 1,7% nhóm chứng giảm đau nhiều. +Sau 8 tuần, 75% nhóm nghiên cứu giảm đau hoàn toàn, 64,7% nhóm chứng giảm đau hoàn toàn. +Khô miệng là tác dụng phụ gặp nhiều nhất ở cả hai nhóm nghiên cứu và đối chứng với tỷ lệ lần lượt là 96,7% và 93,3%. +Đánh giá hiệu quả của quang đông thể mi xuyên củng mạc bằng laser vi xung điều trị glôcôm +Doxorubicin (DBC) là một trong những loại thuốc phổ biến được sử dụng trong hoá trị liệu để điều trị một số loại bệnh ung thư có nguồn gốc từ vi sinh vật. +Trong nghiên cứu này, 39 dẫn xuất một lần thế của DBC được sàng lọc để tìm các dẫn xuất tiềm năng sử dụng làm thuốc điều trị bệnh ung thư thông qua mô hình tính toán lý thuyết, kỹ thuật docking phân tử, dự đoán các tính chất dược động học (ADME). +Kết quả cho thấy, các dẫn xuất 1 −C 2 H−DBC, 2 −C 2 H−DBC và 2 −F−DBC có năng lượng tương tác tương đối tốt với các enzyme ERα, Aromatase, CCL18 và PR. +Đặc điểm tương tác giữa các dẫn xuất này và protein mục tiêu cũng tương đồng với chất chuẩn đối chiếu được sử dụng là DBC. +Bên cạnh các thông số dược động học ADME, chỉ số druglikeness, drugscore của các dẫn xuất này cũng được so sánh với chất chuẩn đối chiếu. +Khảo sát mối liên quan giữa điều kiện thời tiết với tính chất đau dựa theo thang điểm VAS và các tiêu chí y học cổ truyền ở bệnh nhân thoái hoá khớp tại phường An Hoà, thành phố Huế +Mô tả đặc điểm và đánh giá / thẩm định chất lượng các nghiên cứuđánh giá kinh tế y tế của các can thiệp dự phòng và nâng cao sức khoẻ tâm thần sử dụng kỹ thuật mô hình hoá. +Kết luận: Chất lượng và phương pháp mô hình hoá có sự biến thiên rất lớn giữa các nghiên cứu tạo ra khó khăn cho việc tổng hợp và phiên giải kết quả. +Chất lượng của các nghiên cứu cần tiếp tục cải thiện trong tương lai, đặc biệt liên quan đến chuẩn hoá cấu trúc, giả định của mô hình. +Phương pháp: Sử dụng tổng quan hệ thống dựa trên hướng dẫn của tổ chức Cochrane để xác định toàn bộ các nghiên cứu phù hợp được công bố cho đến cuối 2020 để đưa vào đánh giá chất lượng. +Chất lượng nghiên cứu được đánh giá bằng Bảng kiểm Philips. Hai nghiên cứu viên tiến hành sàng lọc, lựa chọn và đánh giá chất lượng nghiên cứu. +Phần lớn các nghiên cứu được công bố sau năm 2010 (n= 39). +nhiều nhất là các phân tích chi phí – thoả dụng với đầu ra đo lường phổ biến là số năm sống hiệu chỉnh theo chất lượng cuộc sống (QALY) và góc độ đánh giá toàn xã hội. +Chất lượng nghiên cứu có sự biến thiên rất lớn, với nhiều đặc điểm kỹ thuật khác biệt như thời gian tính toán, chu kì tính toán, các giả định của mô hình. +Thực hành chuẩn hoá cấu trúc mô hình và các giả định còn nghèo nàn. +Kết quả điều trị phẫu thuật viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn van tim bên trái tại Bệnh viện Tim Hà Nội +Nghiên cứu nhằm đánh giá bệnh kèm theo ở bệnh nhân COVID-19 nguy kịch tại bệnh viện đa khoa Đức Giang. +Phương pháp: Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả theo dõi dọc. +Kết quả: Trong số 91 bệnh nhân tiến hành nghiên cứu: 74 (81,32%) tử vong do COVID-19; 47,3% là nam và 52,7% là nữ. +Tỷ lệ bệnh nhân nguy kịch cao nhất ở nhóm tuổi > 60 (81.3%). +Tỷ lệ các bệnh nền bao gồm: Tăng huyết áp chiếm 50,5%, đái tháo đường chiếm 37,4%, tim mạch 28,6%, đột quỵ não 11%, bệnh thận mạn 7,7%, bệnh lý thần kinh 4,4%, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và bệnh phổi khác chiếm 3,3%, hội chứng down 4,4%; 51,7% số bệnh nhân có 2 hoặc nhiều hơn hai bệnh kèm theo và 22% chỉ có 1 bệnh kèm theo. +Có mối liên quan giữa tỷ lệ tử vong và bệnh kèm theo tăng huyết áp, đái tháo đường và số bệnh kèm theo (p < 0,05). +Kết luận: Tăng huyết áp, bệnh tim m��ch và đái tháo đường là những bệnh kèm theo phổ biến ở bệnh nhân COVID-19 nguy kịch, trong đó hơn 1 nửa số bệnh nhân là có từ 2 bệnh nền trở lên. +Đánh giá đáp ứng sinh học phân tử sau 3 tháng điều trị trên bệnh nhân bạch cầu mạn dòng tuỷ mới chẩn đoán +Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và công tác chăm sóc của người bệnh xơ gan. +Hoạt động chăm sóc, theo dõi cơ bản chiếm tỷ lệ lớn nhất là thực hiện, theo dõi dịch và các thuốc theo y lệnh 97,12%; theo dõi vị trí chích kim 96,40%; hoạt động thực hiện các xét nghiệm 82,73%. +Kết luận: Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng xơ gan mất bù cao, quá trình chăm sóc dinh dưỡng giúp nâng cao thể trạng tốt, hoạt động chăm sóc chung đúng chiếm tỷ lệ 89,93%. +Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang thực hiện trên 139 bệnh nhân xơ gan được chăm sóc và điều trị tại Viện Điều trị các Bệnh tiêu hoá - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, từ tháng 02/2021 đến 12/2021. +Kết quả: Nam giới chiếm phần lớn (83,45%), tỷ lệ nam / nữ là 5, 05/1. +Độ tuổi trung niên chiếm tỷ lệ cao nhất, độ tuổi trung bình 60,65 ± 11,14 năm. +Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến xơ gan là rượu chiếm 55,40%; tiếp đó đến nguyên nhân bị viêm gan B chiếm 28,06%. +Dấu hiệu lâm sàng điển hình như vàng da, vàng mắt chiếm 91,36%, chướng bụng 81,29%, xuất huyết tiêu hoá 76,25%. +Xơ gan nhập viện theo phân loại của Child-Pugh ở mức độ B (trung bình) chiếm tỷ lệ cao nhất 52,52%. +Đa số bệnh nhân ăn kết hợp giữa đường miệng và sonde dạ dày chiếm 99,28% và 84,89% bệnh nhân không thấy bất thường ăn uống. +100% bệnh nhân được theo dõi truyền máu; quá trình theo dõi chất nôn, phân hàng ngày chiếm 92,45%. +Khảo sát điều trị suy tim theo khuyến cáo của Hội Tim châu u 2016 +Đánh giá giá trị tiên lượng và mối tương quan của thang điểm FOUR và hôn mê Glasgow đối với kết cục lâm sàng của bệnh nhân chảy máu não nguyên phát. +Phương pháp: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu, theo dõi dọc 139 bệnh nhân chảy máu não nguyên phát, nhập viện điều trị tại Khoa Thần Kinh - BV Bạch Mai trong vòng một tuần đầu từ khi khởi phát, thời gian từ tháng 3/2016 đến tháng 6 / 2016. +Kết quả: Tỷ lệ tử vong (mRS = 6) sau 30 ngày sau khởi phát chảy máu não là 24,5%, tỷ lệ phục hồi tốt (mRS từ 0 - 1) đạt 20,1%, tàn tật từ trung bình đến nặng (mRS từ 2 - 5) chiếm 55,4%. +Có mối tương quan chặt chẽ giữa tổng điểm FOUR với tỷ lệ sống, tàn tật và tử vong (OR = 1,87, CI: 1,36 – 2,58, p < 0,01); Hệ số tương quan cao, nghịch biến với hệ số tương quan r = - 0,76. Có mối tương quan chặt chẽ giữa tổng điểm Glasgow với tỷ lệ sống, tàn tật và tử vong (OR = 1,53, CI: 1,16 – 2,03, p < 0,01); Hệ số tương quan cao, nghịch biến với r = -0,74. +Kết luận: Thang điếm FOUR và hôn mê Glasgow đều có mối tương tương quan chặt chẽ với kết cục lâm sàng với hệ số tương quan cao. +Các nghiên cứu thêm về vấn đề này là cần thiết để củng cố vai trò của thang điểm trên lâm sàng. +Nghiên cứu chức năng thất phải trên siêu âm tim ở bệnh nhân hẹp van động mạch chủ khít +Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng ngẫu nhiên đánh giá mức độ làm sạch bọt ở đại tràng khi kết hợp simethicone. +Bệnh nhân nội soi đại tràng (NSĐT) trong ngày được phân vào nhóm can thiệp (có sử dụng simethicone) hoặc nhóm chứng (không sử dụng simethicone) và được đánh giá mức độ sạch bọt bằng thang điểm McNally. +Tổng cộng có 380 người tham gia, trong đó 192 người ở nhóm can thiệp. +Tỷ lệ tuân thủ uống thuốc theo đúng thời gian hướng dẫn (2-3 giờ) cao hơn ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng (53,7% so với 41,5%; p= 0,04). +Tỷ lệ tự đánh giá nước phân sạch hoàn toàn ở lần vệ sinh cuối cùng cũng cao hơn ở nhóm can thiệp (99% so với 91%; p= 0,03). +Tỷ lệ sạch bọt ở nhóm can thiệp (100%) cao hơn nhóm chứng (khoảng 40%) ở tất cả các đoạn đại tràng. +Trong nghiên cứu này, kết hợp simethicone trong chuẩn bị NSĐT tăng hiệu quả làm sạch bọt ở đại tràng. +Nghiên cứu đột biến gen IDHidh1/2 của u tế bào thần kinh đệm lan toả ở người trưởng thành +Để so sánh công cụ sàng lọc dinh dưỡng phổ biến với tiêu chuẩn chẩn đoán mới của Sáng kiến Lãnh đạo Toàn cầu về Suy dinh dưỡng (GLIM) ở những bệnh nhân COVID-19 lớn tuổi nhập viện. +Tình trạng dinh dưỡng nên được xác định bởi NRS-2002 ở bệnh nhân cao tuổi mắc COVID-19 khi nhập viện. +Phương pháp: 182 bệnh nhân COVID-19 cao tuổi nhập khoa điều trị bệnh nhân nặng, Bệnh viện Dã chiến truyền nhiễm 5G được đánh giá liên tiếp khi nhập viện bằng công cụ sàng lọc nguy cơ dinh dưỡng 2002 (NRS-2002), suy dinh dưỡng theo tiêu chuẩn GLIM, và đánh giá nguy cơ suy nhược cơ bằng SARC-F. Kết quả: Tỷ lệ suy dinh dưỡng 46,7% theo GLIM. +Độ nhạy, độ đặc hiệu của NRS-2002 trong phát hiện suy dinh dưỡng là 98,8% và 56,7%. +Mức độ phù hợp với tiêu chuẩn GLIM là 54,0%. +Công cụ sàng lọc có giá trị để chẩn đoán suy dinh dưỡng. +Những bệnh nhân có nguy cơ dinh dưỡng theo NRS-2002 có nhiều khả năng hiện diện suy nhược cơ hơn những bệnh nhân có nguy cơ thấp (OR: 4,04; KTC 95%: 1,31-12,4). +Kết luận: NRS-2002 có giá trị trong phát hiện suy dinh dưỡng ở bệnh nhân COVID-19 cao tuổi nằm viện được chẩn đoán bởi tiêu chuẩn GLIM mới. +Hơn nữa, bệnh nhân COVID-19 cao tuổi có nguy cơ cao suy dinh dưỡng theo NRS-2002 có nguy cơ cao mắc suy nhược cơ. +Tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng trong can thiệp nội mạch +Sốc phản vệ là tình trạng dị ứng đặc biệt nghiêm trọng, khởi phát nhanh, có thể đe doạ đến tính mạng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. +Tỷ lệ di chứng là 1,8%. +Thời gian trung vị điều trị là 7 ngày, thời gian thở máy là 24 giờ.Kết luận: Hầu hết các bệnh nhân sốc phản vệ phải nhập khoa Điều trị tích cực Nội khoa là phản vệ độ III, các bệnh nhân đều được tiêm bắp Adrenalin theo phác đồ của Bộ Y tế, tuy nhiên tỷ lệ thoát sốc sau tiêm bắp Adrenalin đơn thuần là thấp, các bệnh nhân nhập khoa Điều trị tích cực Nội khoa phải kết hợp truyền liên tục Adrenalin và các thuốc vận mạch khác.Thời gian điều trị trung bình 7 ngày, thời gian thở máy là 24 giờ. +Tỷ lệ sống cao chiếm tới 95,5% trong đó có 1,8% bệnh nhân có di chứng. +Mục đích nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả điều trị sốc phản vệ ở trẻ em tại khoa Điều trị tích cực Nội khoa, bệnh viện Nhi Trung ương. +Tỷ lệ bệnh nhân được tiêm bắp adrenalin ban đầu chiếm chủ yếu (98%), tuy nhiên tỷ lệ bệnh nhân được tiêm adrenalin theo đúng phác đồ chỉ chiếm có 44,5%. +Tỷ lệ sống là 95,5%, tử vong là 4,5%. +Tình trạng tăng đường huyết và rối loạn lipid máu trên mô hình chuột nhắt trắng đực gây béo phì bằng thức ăn giàu lipid +Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện nhằm đánh giá tình trạng thính lực của bộ đội tăng thiết giáp. +Nghiên cứu được thực hiện trên 315 chiến sỹ tăng thiết giáp. +Kết quả cho thấy, trong số 315 quân nhân được kiểm tra sức nghe có 17,7% nghe kém một tai, 45,08% nghe kém hai tai. +Phần lớn quân nhân nghe kém một tai là nghe kém ở mức độ nhẹ (92,8%). +Trong số quân nhân nghe kém hai tai có 90,8% nghe kém tiếp nhận mức độ nhẹ; 9,2% nghe kém mức độ trung bình, nặng và sâu có hình thái tổn thương ở tần số cao điển hình của giảm thính lực do tiếng ồn sau tiếp xúc nhiều năm. +Kết quả cho thấy có khá nhiều đối tượng nghiên cứu đang cần có sự can thiệp giảm tiếp xúc tiếng ổn để phòng tránh di chứng nghe kém nặng vĩnh viễn do tiếng ồn. +Nghiên cứu mối liên quan giữa độ cứng động mạch bằng phương pháp đo vận tốc lan truyền sóng mạch với các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính +Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng Mô hình Chấp nhận công nghệ (TAM) của Davis (1989) để xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng và dự đoán xu hướng sử dụng các ứng dụng chăm sóc sức khoẻ (CSSK) trên điện thoại di động (ĐTDĐ) ở Việt Nam. +Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhân tố “Sự tin tưởng ” là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ứng dụng chăm sóc sức khoẻ di động (CSSKDĐ) của người tiêu dùng. +Kết quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV bằng pembrolizumab kết hợp hoá trị +Phối hợp liệu pháp kháng sinh và phẫu thuật bảo t���n túi độn là khả thi và có cơ sở khoa học. +Phương pháp điều trị thường là phối hợp liệu pháp kháng sinh và tháo vật liệu; tuy đảm bảo hiệu quả điều trị nhiễm trùng nhưng để lại tác động tâm lý đáng kể. +Chúng tôi báo cáo một trường hợp điều trị thành công bằng liệu pháp kháng sinh phối hợp phẫu thuật bảo tồn túi độn mông. +Bệnh nhân nữ 29 tuổi, được chẩn đoán nhiễm trùng khoang đặt túi sau phẫu thuật độn mông 10 ngày. +Bệnh nhân được điều trị kháng sinh theo kháng sinh đồ; phẫu thuật lấy túi, rửa khoang, rửa và đặt lại túi cùng thì. +Mối liên quan giữa di căn hạch với sống thêm toàn bộ sau phẫu thuật nội soi lồng ngực điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ +Đánh giá hiệu quả của chương trình can thiệp giảng dạy để cải thiện kiến thức và kỹ năng thực hành hút nội khí quản trên người bệnh cho điều dưỡng tại khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Trung ương Huế. +Nghiên cứu can thiệp, hai nhóm, đánh giá trước và sau can thiệp trên 126 điều dưỡng làm việc tại ba khoa: Hồi sức cấp cứu, Gây mê hồi sức tim và Trung tâm đột quỵ. +Kết quả: Điều dưỡng trong nhóm can thiệp nhận được chương trình giáo dục có điểm số kiến thức và thực hành trung bình cao hơn đáng kể so với trước đây và so với những người trong nhóm chứng không nhận được chương trình giáo dục (tất cả p < 0,05). +Kết luận: Chương trình giảng dạy về kiến thức và thực hành hút nội khí quản giúp cải thiện kiến thức và thực hành của điều dưỡng viên tại ICU. +Chương trình giáo dục này nên được tiếp cận để cung cấp cho tất cả điều dưỡng ICU để chăm sóc người bệnh có ống nội khí quản tốt hơn. +Đánh giá hiệu quả điều trị của hai phác đồ TDF/3TC/LPV/R và TDF/3TC/DTG trên bệnh nhân HIV/AIDS tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh 2020-2022 +Đặc điểm hình thái thuỳ trán trên phim MRI ở bệnh nhân nghiện rượu mạn tính. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang ở 30 bệnh nhân nghiện rượu mạn tính điều trị nội trú tại Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 4/2021 đến tháng 3/2022 và 21 người nhóm chứng khoẻ mạnh. +Kết quả: Thể tích chất xám toàn bộ thuỳ trán ở nhóm bệnh giảm so với chóm chứng (91,83 ± 1,35 c m3 so với 97,29 ± 1,62 c m3, với p < 0,05). +Thể tích chất xám hồi ổ mắt bên phải và thể tích chất xám hồi trước trung tâm bên trái ở nhóm bệnh giảm so với nhóm chứng (5,96 ± 0,1 cm3 và 4,85 ± 0,11 cm3 so với 6,24 ± 0,13 cm3 và 5,20 ± 0,13 cm3, với p < 0,05). +Độ dày chất xám hồi trán trên ở nhóm bệnh giảm so với nhóm chứng (2,55 ± 0,04 cm3 so với 2,68 ± 0,03 cm3, với p < 0,05). +Thể tích chất trắng toàn bộ hồi trán trên, toàn bộ hồi trán giữa, toàn bộ hồi trán dưới và toàn bộ hồi trước trung tâm ở nhóm bệnh giảm so với nhóm chứng (34,27 ± 0,75 c m3; 37,16 ± 0,69 c m3; 14,01 ± 0,32 cm3 và 26,35 ± 0,48 cm3 so với 37,54 ± 0,90 c m3; 40,54 ± 0,83 c m3; 15,68 ± 0,38 cm3 và 30,08 ± 0,57 cm3, với p < 0,05). +Kết luận: Thể tích chất xám toàn bộ thuỳ trán, thể tích chất trắng hồi trán trên, hồi trán giữa, hồi trán dưới và hồi trước trung tâm ở nhóm bệnh giảm so với nhóm chứng. +Kết quả điều trị bong võng mạc nguyên phát bằng phương pháp cắt dịch kính qua pars plana phối hợp đai củng mạc +Sinh viên Phân hiệu trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh hoá là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị lây nhiễm virus Viêm gan B thông qua các hoạt động thực hành nghề nghiệp tại bệnh viện. +Họ là những nhân viên y tế tương lai và còn là những người sẽ tư vấn cho cộng đồng phòng tránh lây nhiễm và những hậu quả do virus viêm gan B gây ra. +Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên toàn bộ sinh viên bác sĩ đa khoa hệ chính quy đang học từ năm thứ nhất đến năm thứ 6 tại Phân hiệu Thanh Hoá. +Chất lượng cuộc sống của người nhiễm HIV đang điều trị ARV tại phòng khám 9 ngoại trú thuộc Trung tâm y tế Nha trang năm 2020 và một số yếu tố liên quan +Hội chứng MELAS là một rối loạn di truyền ty thể có ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và hệ thống của cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh và cơ. +Bệnh do đột biến trong DNA ty thể, làm thay đ��i protein trong chuỗi truyền điện tử thuộc ty thể. +Nghiên cứu này nhằm ứng dụng các kỹ thuật di truyền để phát hiện đột biến DNA ty thể gây hội chứng MELAS. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: DNA của những bệnh nhân nghi ngờ mắc hội chứng MELAS được tách chiết từ mẫu máu ngoại vi. +Kỹ thuật PCR - RFLP và giải trình tự Sanger được thực hiện để xác định các đột biến thường gặp. +3243 A > G và m. 3697 G > A được ghi nhận ở bệnh nhân mắc hội chứng MELAS, trong đó m. 3243 A > G có thể phát hiện bằng PCR-RFLP. +Kết luận: Xây dựng thành công quy trình phát hiện đột biến DNA ty thể ở bệnh nhân mắc hội chứng MELAS bằng kỹ thuật PCR-RFLP và giải trình tự. +Đánh giá kết quả điều trị dài hạn sau 10 năm ở trẻ em cường insulin bẩm sinh tại Bệnh viện Nhi đồng 2 +Ung thư đầu cổ giai đoạn sớm trên bệnh nhân lớn tuổi, thể trạng kém khó có thể vượt qua lộ trình xạ trị kéo dài 30 - 35 lần xạ trị. +Phần lớn liều xạ trên mô lành đều trong giới hạn cho phép, chỉ có hai trường hợp liều xạ trên ốc tai vượt qua mức giới hạn 25Gy. +Tỉ lệ đáp ứng hoàn toàn sau điều trị đạt 89%, PFS 2 năm và OS 2 năm tương ứng đạt 72% và 83%. +Chỉ có 1 trường hợp nào xảy ra độc tính viêm niêm mạc độ 3, không có ca xuất hiện độc tính muộn nặng. +Kết luận: Xạ trị định vị thân (SBRT) là một lựa chọn tốt có tính khả thi đối với ung thư đầu cổ giai đoạn sớm hoặc tái phát tại chỗ mà không thể phẫu thuật hoặc xạ trị phân liều quy ước. +Ung thư đầu cổ khi tái phát tại chỗ sau xạ trị có tiên lượng xấu. +Xạ trị định vị thân (SBRT) là phương pháp mới được áp dụng gần đây mang lại nhiều hứa hẹn và có tính khả thi đối với những trường hợp này. +Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả loạt ca, gồm 28 bệnh nhân ung thư đầu cổ giai đoạn sớm không thể xạ trị bằng phân liều quy ước hoặc đã xạ trị tái phát không thể phẫu thuật trong thời gian từ tháng 01/2019 đến tháng hết tháng 12/2021. +Kết quả: Số ngày xạ trị trung bình là 5 ngày. +Đánh giá chức năng thất phải toàn bộ và theo vùng bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân tim bẩm sinh có tăng áp động mạch phổi +Đánh giá kết quả điều trị dài hạn sau 10 năm ở trẻ em cường insulin bẩm sinh tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ năm 2012 đến 2022. +Có 24% BN động kinh, trong đó có 16,67% BN có bất thường não trên MRI. +Kết luận: Việc đánh giá đáp ứng điều trị lâu dài là vô cùng cần thiết giúp ngăn ngừa tác dụng phụ của điều trị, những biến chứng của phẫu thuật, và những tổn thương thần kinh do tình trạng hạ đường huyết kéo dài. +Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu và tiến cứu mô tả hàng loạt ca. +Kết quả: Từ tháng 01/2012 đến tháng 01/2022 tại bệnh viện Nhi đồng 2 có 36 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán cường insulin bẩm sinh (CIBS). +Theo dõi kết quả điều trị sau 4,4 ± 2,2 năm (1,4 – 8 năm), tỉ lệ BN khởi trị Diazoxide là 63,89%, trong đó có 39,13% BN đáp ứng, 62,5% có đột biến gen không liên quan kênh KATP. +88,89% BN ngưng thuốc sau 24,44 ± 14,01 tháng, 55,56% BN có tác dụng phụ của thuốc bao gồm phù, giữ muối nước, rậm lộng, chàm da, loét miệng, giảm bạch cầu hạt. +Trong nhóm BN điều trị Octreotide, có 66,67% BN đáp ứng, 55,56% BN ngưng thuốc sau 24,08 ± 20,46 tháng, 22,22% BN có tác dụng phụ nôn ói. +Ở nhóm BN được phẫu thuật cắt tuỵ, 22,22% BN còn hạ đường huyết, 66,67% BN đường huyết bình thường, 11,11% BN tiến triển thành đái tháo đường sau 8 năm. +Về chức năng tuỵ ngoại tiết sau cắt tuỵ, 22,22% BN giảm men tuỵ (amylase, lipase) không triệu chứng. +Tỷ lệ BN có chậm phát triển về tâm thần vận động trí tuệ là 60%. +Thực trạng viêm quanh răng mạn tính của bệnh nhân tới khám lần đầu tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội năm 2018 +Khảo sát nhu cầu chăm sóc y tế cơ bản cho các doanh nghiệp vùa và nhỏ. +Đối tượng và phương pháp: Khảo sát được thực hiện tại 4 tỉnh Hải Dương, Lâm Đồng, Đồng Nai, Thừa Thiên-Huế tại 40 cơ sở sản xuấy (CSSX) vừa và nhỏ với tổng số 894 người lao động (565 nam; 329 nữ), Kết quả: cho thấy 591 người chiếm 66,11% có tiếp xúc với yếu tố có hại trong môi trường lao động trong đó số nam tiếp xúc gần gấp 2 lần số nữ. +Có 32 CSSX có lập hồ sơ vệ sinh lao động, 38 đơn vị có thực hiện quan trắc MTLĐ trong đó có 27 CSSX quan trắc 1 năm / 1 lần. +Hầu hết người lao động được hỏi đều cho biết các CSSX đều thực hiện một số các biện pháp giảm thiểu yếu tố có hại trong đó cao nhất là cải thiện chiếu sáng, thông gió làm mát trên 90%. +Kết luận: Căn cứ vào kết quả khảo sát là cơ sở để nhóm tác giả đưa ra đề xuất gói dịch vụ chăm sóc y tế lao động cơ bản cho CSSX vừa và nhỏ và cho người lao động. +Tác động của nhận thức về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến hành vi thông qua sự cam kết tổ chức của nhân viên tổ chức y tế tại Việt Nam +Mô tả đặc điểm cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân nhiễm khuẩn tiết niệu tại khoa nội 3 bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng. +Kháng sinh được lựa chọn cho điều trị ban đầu nhiều nhất là nhóm quinolone (59,61%), sau đó là nhóm cephalosporin thế hệ 3 (23,08%). +Sau điều trị, có 19,23% bệnh nhân khỏi. +Tỷ lệ bệnh nhân đỡ, giảm chiếm tỷ lệ 75%; có 3 bệnh nhân có biến chứng (5,77%). +Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu được thực hiện trên 52 bệnh nhân nhiễm khuẩn tiết niệu điều trị tại khoa Nội 3 bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng. +Kết quả nghiên cứu: Tuổi thường gặp là nhóm từ 60 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ 65,4%, tuổi trung bình là 60,92 ± 17,32; cao nhất là 90 tuổi, thấp nhất 19 tuổi. +Nhiễm khuẩn tiết niệu thường gặp ở nữ, chiếm 90,4%. +Nitrit niệu (+) [50%], hồng cầu niệu (+) [55,8%], cấy nước tiểu mọc vi khuẩn [59,61%], trong đó vi khuẩn Gram âm chiếm 90,4%; E.coli 67,7%, P.aeruginosa 12,9%, còn lại là nấm và các vi khuẩn khác. +Bệnh nhân được điều trị bằng 1 loại kháng sinh trong 47 trường hợp, chiếm 90,38%. +Các trường hợp còn lại, bệnh nhân được điều trị bằng 2 loại kháng sinh (9,62%). +Kết quả điều trị phẫu thuật u góc cầu tiểu não +Đánh giá tác dụng điều trị Hội chứng cai trong cai nghiện thuốc lá của trà nhúng BTL và tư vấn, theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp can thiệp. +Liệu trình điều trị là 30 ngày. +Kết quả: Cai nghiện thuốc lá đạt tỷ lệ 38% tốt, 25% khá và 37% không kết quả. +Kết luận: Trà nhúng BTL kết hợp tư vấn có tác dụng hỗ trợ cai nghiện thuốc lá, cải thiện các triệu chứng của Hội chứng cai: thèm thuốc, lo lắng, căng thẳng, cáu gắt, giảm tập trung, tăng cân... và làm giảm hàm lượng CO trong hơi thở của bệnh nhân sau cai nghiện thuốc lá. +Nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP với một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đột quỵ não cấp +Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư vú giai đoạn I - II sau phẫu thuật tái tạo vú một thì và đánh giá kết quả điều trị. +Tất cả các bệnh nhân UTV giai đoạn I, II được phẫu thuật cắt tuyến vú triệt căn kết hợp đặt túi độn một thì từ tháng 01 năm 2016 đến tháng 08 năm 2022 tại khoa Điều trị theo yêu cầu Điều trị A và khoa Ngoại vú - Bệnh viện K Trung ương thoả mãn tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ. +Số liệu được hồi cứu số liệu thứ cấp từ bệnh án. +Phẫu thuật cắt tuyến vú tiết kiệm da hoặc bảo tồn núm kết hợp với đặt túi trên bệnh nhân ung thư vú giai đoạn sớm là phẫu thuật tương đối an toàn và đạt được kết quả thẫm mỹ. +Tỷ lệ sống thêm không bệnh cao và biến thiên khoảng từ tháng thứ 24 – 36 theo các yếu tố liên quan đến tỷ lệ sống thêm không bệnh bao gồm nhóm tuổi, tình trạng khối u nguyên phát (T), tình trạng hạch lympho vùng (N) và chẩn đoán giai đoạn bệnh sau phẫu thuật. +Tương lai của sàng lọc ảo trong khám phá thuốc chữa bệnh +Đánh giá tác dụng của cao chiết hạt cà phê xanh Việt Nam lên các loại huyết áp thành phần trên động vật thực nghiệm. +Đối tượng và phương pháp: 40 chuột nhắt trắng chủng Swiss được chia thành 4 nhóm nghiên cứu: nhóm 1 (nhóm chứng) – chuột được uống nước muối sinh lý với thể tích 0,1 ml / 10 g; nhóm 2, nhóm 3 và nhóm 4 (các nhóm điều trị) – chuột được uống cao chiết hạt cà phê xanh với các liều 200 mg / kg, 300 mg / kg và 400 mg / kg cho mỗi nhóm. +Chuột được uống nước muối sinh lý hoặc cao chiết hạt cà phê xanh hàng ngày trong 3 tuần liên tiếp. +Sau đó, chuột được cho thực hiện bài tập chạy gắng sức trên hệ thống treadmill. +Đánh giá huyết áp đuôi chuột trước và sau gắng sức 1 phút, 3 phút và 5 phút. +Kết quả: Chuột uống cao chiết hạt cà phê xanh liều 400 mg / kg và một phần liều 300 mg / kg làm giảm huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, huyết áp hiệu số và huyết áp trung bình khi gắng sức so với uống nước muối trên động vật thực nghiệm. +Kết luận: cao chiết hạt cà phê xanh có tác dụng làm ổn định huyết áp, tránh sự tăng huyết áp quá cao khi gắng sức. +Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân nhiễm Burkholderia pseudomallei tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương từ 2016 – 2021 +Kỹ thuật lèn dọc là một cải tiến để gia tăng sự khít sát trong hàn ống tuỷ. +Hiện nay trên thị trường, máy lèn nhiệt EQ-EV đang được các hãng giới thiệu và được nhiều phòng khám chuyển sang sử dụng. +Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả hàn kín ống tuỷ răng bằng máy lèn nhiệt EQ – EV. Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp không đối chứng. +Kết quả và kết luận: Qua khảo sát kết quả trám bít ống tuỷ 30 răng bằng máy lèn nhiệt EQ - EV cho thấy: Tương quan giữa khối lượng trám và ống tuỷ trên phim XQuang: 90% trám đủ; tỷ lệ trám thừa: 6,7%; trám thiếu: 3,3%. +Tương quan giữa cement với chóp răng cho thấy tỷ lệ trào cement ở vùng chóp răng: 10%; thiếu là 3,3%. +Tương quan giữa GPvà chóp răng cho thấy tỷ lệ GP vừa đến chóp răng 90%; tỷ lệ quá chóp 3,3%; thiếu ở 1/3 chóp là 6,7%. +Tính đồng nhất của vật liệu trám bằng phương pháp lèn cao 93,3%. +Sự thích nghi bề mặt ống tuỷ với phương pháp lèn nhiệt đoạn 1/3 cổ: 100%; đoạn 1/3 trung: 96,7%; đoạn 1/3 chóp 96,7%. +Khảo sát bất thường phân tử trong bệnh lý thiểu sản thượng thận bẩm sinh +Nghiên cứu tỷ lệ mắc HPV và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản ở Hà Nội. +Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành trên 1176 phụ nữ có gia đình trong độ tuổi từ 18 đến 49 tại quận Cầu Giấy và huyện Đông Anh, Hà Nội. +Đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn, khám phụ khoa và được lấy bệnh phẩm để xét nghiệm. +Kết quả: Tỷ lệ nhiễm HPV là 9,27% (nhiễm typ 16 là 63,3%; typ 18 là 22,9% và cả hai typ là 13,8%). +Phân tích đa biến mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và nhiễm HPV cho thấy các yếu tố sau làm tăng nguy cơ nhiễm HPV: Phụ nữ sống ở ngoại thành (OR: 2,9); có kiến thức và thực hành vệ sinh hàng ngày chưa đạt (OR: 3,6); đã nạo phá thai (OR: 2,1); có sử dụng thuốc tránh thai (OR: 2,7). +Trong số phụ nữ bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, tỷ lệ bị nhiễm HPV cao hơn nhóm không bị nhiễm (38,5% so với 25,3% với p < 0,05). +Kết luận: Tỷ lệ nhiễm HPV ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đã có chồng ở quận Cầu Giấy và huyện Đông Anh, Hà Nội là 9,27%. +Phụ nữ sống ở ngoại thành, có kiến thức và thực hành vệ sinh hàng ngày chưa đạt, đã nạo phá thai; có sử dụng thuốc tránh thai, bị viêm lộ tuyến cổ tử cung thì có nguy cơ cao bị nhiễm HPV so với các nhóm phụ nữ khác. +Nghiên cứu liệu pháp tái tạo nội mạc trên mô hình mảnh mô tử cung người bị tổn thương +Đánh giá biến đổi một số chỉ tiêu tâm sinh lý ở nhân viên y tế và cán bộ phòng chống dịch trong trang phục phòng dịch. +Đối tượng và phương pháp: 30 nhân viên làm việc với trang phục quần áo phòng dịch trong 4 giờ liên tục được đo một số yếu tố môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, CO2 - khoảng 60 phút một lần), so sánh chỉ số HI (heat Index – ghi liên tục 5 phút / lần) trong và ngoài quần áo phòng dịch và đánh giá biến đổi một số chỉ tiêu tâm sinh lý (nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ trung tâm, nhiệt độ da, khối lượng mồ hôi) trước - sau khi làm việc. +Kết quả: 97,1% thời gian nhiệt độ bên trong cao hơn nhiệt độ bên ngoài bộ quần áo phòng dịch từ 0,50 C đến 4,50 C. +Có sự tăng nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ da, nhiệt độ dưới lưỡi, khối lượng mồ hôi ở nhân viên làm việc trong trang phục quần áo phòng dịch (p < 0,05 - p < 0,001) sau lao động so với trước lao động. +Kết luận: Mặc quần áo phòng dịch khi làm việc ảnh hưởng bất lợi tới sức khoẻ. +Khuyến nghị: Cần có các giải pháp làm giảm ảnh hưởng bất lợi tới sức khoẻ của nhân viên y tế và cán bộ phòng chống dịch trong trang phục phòng dịch. +Chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho thanh thiếu niên thông qua ứng dụng trên điện thoại và các trang mạng trên thế giới và gợi ý cho Việt Nam +Suy dinh dưỡng có liên quan đến tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở người bệnh sa sút trí tuệ (NBSSTT). +Sàng lọc, đánh giá tình trạng dinh dưỡng thường xuyên và dự phòng nguy cơ suy dinh dưỡng là cần thiết cho NBSSTT để hạn chế các hậu quả nghiêm trọng và tử vong. +Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu đánh giá tình trạng dinh dưỡng và phân tích mối tương quan giữa mức độ suy dinh dưỡng và mức độ sa sút trí tuệ của NBSSTT tại bệnh viện Lão khoa Trung Ương năm 2022. +Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 63 NBSSTT đang điều trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung Ương từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2022. +Bộ câu hỏi nghiên cứu bao gồm Thang đánh giá trạng thái tâm thần tối thiểu (Mini Mental State Examination-MMSE), Thang đánh giá dinh dưỡng giản lược (Mini Nutrition Assessment-MNA), và các chỉ tiêu nhân trắc học. +Kết quả: 47,7% đối tượng mắc sa sút trí tuệ mức độ trung bình và nặng. +Cân nặng và tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể trung bình là 55,5 ± 8,9 (kg) và 32,4 ± 7,3 (%). +74,6% NBSSTT có suy dinh dưỡng / nguy cơ suy dinh dưỡng. +Điểm MMSE và điểm MNA có mối tương quan thuận với hệ số tương quan r. = 0,3 (p < 0,05). +Kết luận: Tình trạng suy dinh dưỡng / nguy cơ suy dinh dưỡng là phổ biến ở NBSSTT. +Khảo sát biến chứng suy thận ở bệnh nhân hội chứng thận hư nguyên phát người trưởng thành +Động kinh là một bệnh lý hay gặp của hệ thần kinh. +Tỷ lệ bệnh nhân động kinh ước tính khoảng 1% dân số. +Các thuốc chống động kinh (AEDs - antiepileptic drugs) giúp kiểm soát tốt các cơn động kinh, tuy nhiên một số phản ứng quá mẫn với AEDs cũng đã được ghi nhận. +Các tác dụng phụ của AEDs gồm có các biểu hiện sớm (buồn ngủ, chóng mặt, các biểu hiện ở dạ dày ruột, thậm chí làm co giật nặng lên) và các biểu hiện muộn (các đợt loạn thần, các rối loạn hành vi, trầm cảm, suy giảm nhận thức, loãng xương, giảm bạch cầu). +Các phản ứng trên da thuộc nhóm các biểu hiện sớm, từ các phản ứng nhẹ như phát ban da (MPE), tới các phản ứng da nặng (SCARs) bao gồm Hội chứng Steven-Johnson (SJS), hoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN), phản ứng với thuốc có triệu chứng toàn thân có tăng bạch cầu ái toan (DRESS) và ban mụn mủ cấp tính toàn thân (AGEP). +Việc sử dụng các thuốc chống động kinh có vòng thơm (aromatic) như Carbamazepine, Oxcarbazepine, Phenytoin, Phenobarbital, Lamotrigine, Primidone và Zonisamide thường có liên quan tới phát ban trên da và các triệu chứng, dấu hiệu khác của quá mẫn do thuốc. +Bệnh nhân bị phản ứng dị ứng hoặc quá mẫn với AEDs có tỷ lệ mẫn cảm chéo cao (40-80%), điều này gợi ý rằng cần tránh các thuốc chống động kinh có cấu trúc hoá học tương đồng ở những quần thể có nguy cơ cao. +Quy trình đặt bệnh xạ trị trục não tuỷ với kỹ thuật điều biến thể tích theo cung tròn bằng máy truebeam Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh +TALTMC ở trẻ em do nhiều nguyên nhân gây ra. +Cần phát hiện, chẩn đoán sớm TALTMC ở bệnh nhân có bệnh gan mạn nhằm giảm tỷ lệ biến chứng và nguy cơ tử vong. +Từ khoá: Tăng áp lực tính mạch cửa, giãn tĩnh mạch thực quản, bệnh gan mạn tính. +Ở các trẻ mắc bệnh gan mạn tính, TALTMC là một yếu tố tiên lượng xấu. +Nội soi đường tiêu hoá trên không chỉ được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán TALTMC mà còn giúp phân độ búi giãn tĩnh mạch dạ dày-thực quản và phát hiện các tổn thương khác, đánh giá nguy cơ xuất huyết tiêu hoá ở bệnh nhân để có các biện pháp điều trị can thiệp và dự phòng. +Nghiên cứu cắt ngang, mô tả loạt ca bệnh được tiến hành tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 7/2019 -10/2020 trên 79 bệnh nhân có bệnh gan mạn tính dưới 18 tuổi, được chẩn đoán TALTMC dựa vào tiêu chuẩn giãn tĩnh mạch thực quản trên nội soi tiêu hoá nhằm đánh giá các tổn thương thường gặp trên nội soi dạ dày thực quản ở trẻ em bị bệnh gan mạn tính có TALTMC. +Kết quả nghiên cứu cho thấy 58,2% bệnh nhân gan mạn tính trong độ tuổi 1-5 có TALTMC. +Triệu chứng lâm sàng thường gặp gồm lách to 98,7%, gan to 44,3%, giảm tiểu cầu 73,4%; thiếu máu 60,8%, giảm số lượng bạch cầu 15,2% và giảm bạch cầu đa nhân trung tính 12,7% và thay đổi chức năng gan. +Mức độ giãn TMTQ trên nội soi tại thời điểm chẩn đoán chủ yếu ở độ I (26,5%) và độ II (46,8%), tỷ lệ búi giãn độ III (15,6%), độ IV (10,2%). +Các tổn thương phối hợp khác gồm viêm niêm mạc dạ dày (92,4%), giãn tĩnh mạch phình vị (26,6%), viêm loét hành tá tràng 10,1%. +Xử trí tai biến giảm vận động chi dưới sau tê tuỷ sống bằng lipid 20% truyền tĩnh mạch: Báo cáo ca lâm sàng +Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu xác định tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân lao phổi tại bệnh viện lao và bệnh phổi Đắk Lắk năm 2021 và xác định một số yếu tố liên quan. +Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến hành trên 124 bệnh nhân được chẩn đoán lao phổi. +Sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn về các biến số nền, tiền sử, lâm sàng và cận lâm sàng. +Chúng tôi thu được kết quả: tỷ lệ ĐTĐ type 2 ở bệnh nhân lao phổi là 39,5%. +Bệnh nhân lao phổi mắc ĐTĐ có tỷ lệ tăng huyết áp cao hơn nhóm không mắc ĐTĐ. +Bệnh nhân lao phổi có ĐTĐ tổn thương ghi nhận trên X – quang chủ yếu là ở thuỳ giữa - dưới và hang lao, trong khi đó ở nhóm không ĐTĐ, hình ảnh tổn thương chủ yếu là ở thuỳ trên. +Tỉ lệ mắc phình động mạch não ở người Việt Nam qua khảo sát MSCT 640 mạch máu não tại Phòng khám Đa khoa Hoà Hảo +Mô tả thực trạng nhận thức về nghề nghiệp của sinh viên điều dưỡng đa khoa chính quy trường Đại học kỹ thuật Y tế Hải Dương. +Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng bộ câu hỏi nhận thức của sinh viên điều dưỡng về nghề nghiệp trên 131 sinh viên điều dưỡng đa khoa chính quy năm thứ nhất và năm thứ tư trường Đại học Kỹ thuật Y Tế Hải Dương từ tháng 10/2019 đến tháng 3/2020. +Kết quả và kết luận: Đa số sinh viên (83,2%) có nhận thức tốt về nghề điều dưỡng, với điểm trung bình là 158,84 ± 21,07. +Trong đó có 87,0% sinh viên có nhận thức tốt về năng lực của Điều dưỡng, điểm trung bình là 90,25 ± 12,1, có 87,0% sinh viên có nhận thức tốt về phẩm chất của Điều dưỡng, điểm trung bình là 39,48 ± 6,28 và có 85,5% sinh viên có nhận thức tốt về vị trí của nghề Điều dưỡng, điểm trung bình là 22,41 ± 3,7 +Một số yếu tố liên quan đến rối loạn chuyển hoá lipid máu ở người cao tuổi nông thôn Thái Bình +nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhi ung thư mới dưới 5 tuổi. +Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng (SDD) thể nhẹ cân là 22,4% (SDD vừa 20%, SDD nặng 2,4%). +Tỷ lệ SDD thể thấp còi là 12,4% (SDD vừa 11,8%, SDD nặng 0,6%). +Tỷ lệ SDD thể gầy còm là 17,6% (SDD vừa 12,4%, SDD nặng 5,3%). Tỷ lệ SDD theo vòng cánh tay là 10,9%. +Tỷ lệ thừa cân theo chỉ số cân nặng theo chiều cao là 4,1%. +Tỷ lệ SDD theo albumin huyết thanh là 29%, theo protein huyết thanh là 20%. +Không có sự khác biệt về tình trạng SDD giữa các nhóm bệnh ung thư. +Nghiên cứu tình hình tổn thương thận cấp ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn tại Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Trung ương Huế +Kết luận: Tuân thủ khuyến cáo dùng chống đông liều tấn công, dựa vào lâm sàng và xét nghiệm đông máu. +Nên cân nhắc lại chỉ định lọc ở các trẻ toan chuyển hoá nặng, tổn thương đa tạng nặng, tiên lượng tử vong trước khi quyết định lọc máu. +Xác định tỷ lệ các chỉ định lọc, đặc điểm kỹ thuật lọc máu, tỷ lệ các biến chứng của lọc máu liên tục ở trẻ sốc nhiễm khuẩn tại khoa Hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện Nhi đồng 2 từ 01/01/2015 - 31/12/2019. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả 77 ca trẻ sốc nhiễm khuẩn được lọc máu liên tục tại khoa Hồi sức tích cực và chống đ��c bệnh viện Nhi đồng 2. +Kết quả: Chỉ định lọc máu liên tục chiếm tỷ lệ cao nhất là rối loạn chức năng đa cơ quan (31,2%). +Phương thức lọc máu thường dùng nhất là lọc thẩm tách máu liên tục tĩnh mạch - tĩnh mạch (CVVHDF) (96,1%). +Liều lọc trung vị là 46,7 ml / kg / giờ. +Chống đông được dùng là heparin, 100% bệnh nhân không được dùng liều tấn công. +Đông màng là biến chứng thường gặp nhất (49,3%). +Escherichia coli sinh enzym β-lactamase phổ mở rộng và đề kháng colistin phân lập từ người khoẻ mạnh và bệnh phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh +Biến chứng phổi hậu phẫu thuật làm tăng tỷ lệ tử vong, thời gian nằm viện … Đặc biệt, nhóm bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ dễ khởi phát đợt cấp hậu phẫu. +Nghiên cứu hồi, tiến cứu cắt ngang mô tả này được tiến hành khảo sát tỉ lệ bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính vô đợt cấp sau phẫu thuật chương trình tiêu hoá có gây mê toàn thân. +30 bệnh nhân thoả mãn tiêu chuẩn chọn vào của nghiên cứu, 100% là nam giới, với 20% bệnh nhân có biến chứng khởi phát đợt cấp sau phẫu thuật. +Hô hấp ký ở nhóm có biến chứng và không có biến chứng lần lượt là FEV1 = 48,2 ± 11,1 và 61,4 ± 13,8 khác biệt không có ý nghĩa thống kê p= 0,0517. +Phân nhóm GOLD A / B / C / D vào đợt cấp lần lượt là 0/3/1/2 khác biệt với nhóm không biến chứng có ý nghĩa thống kê p = 0.03. +Tỷ lệ bệnh vào đợt cấp hậu phẫu còn cao, cho nên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần được theo dõi sát hơn trước khi phẫu thuật. +Thủng ruột non do nuốt tăm tre: Chẩn đoán và điều trị, nhân 1 trường hợp +U xơ đơn độc (Solitary Fibrous Tumor - SFT) là bệnh hiếm gặp, có thể xảy ra ở nhiều cơ quan trong cơ thể. +Bản chất mô bệnh học SFT có nguồn gốc trung mô và có dấu ấn đặc hiệu đối với nhuộm hoá mô miễn dịch. +Phần lớn SFT là lành tính song cũng có thể hiện ác tính. +Tại ngực, SFT thường thấy xuất hiện ở màng phổi. +U xơ đơn độc ở phổi (Solitary Fibrous Tumor of the chest - SFTC) rất hiếm gặp, và u xơ đơn độc dạng mỡ ác tính ở phổi (Malignant Lipomatous Solitary Fibrous Tumor of the chest - MLSFTC) lại càng hiếm gặp hơn. +Chúng tôi giới thiệu ca bệnh LSFTC ác tính với mục tiêu phân tích về đặc điểm giải phẫu bệnh và hình ảnh cắt lớp vi tính ngực, mong muốn được bổ sung vào ngân hàng các bệnh hiếm gặp ở phổi, qua đó giúp các bác sỹ sẽ có cách tiếp cận chính xác khi gặp ca bệnh tương tự. +Nghiên cứu hiệu quả điều trị iode phóng xạ (I131) ở bệnh nhân basedow tại Bệnh viện Trung ương Huế +Đánh giá diễn biến và kết quả điều trị của chấn thương sọ não nguy cơ thấp. +Tỉ lệ tử vong là 0,65%. +Kết luận: Điều trị nội khoa mang lại kết quả tốt. +Tuỳ vào tình trạng bệnh nhân và hoàn cảnh cụ thể sẽ có chỉ định cận lâm sàng và phương án điều trị khác nhau. +Nghiên cứu mô tả, tiến cứu tất cả các bệnh nhân trên 18 tuổi, chẩn đoán chấn thương sọ não nguy cơ thấp được điều trị nội khoa tại bệnh viện Việt Đức từ tháng 5.2020 đến 12.2020. +Thang điểm Glasgow outcome scale được dùng để đánh giá kết quả điều trị. +Kết quả: 306 bệnh nhân đủ điều kiện nghiên cứu. +Độ tuổi trung bình: 42,07 ± 18; tỉ lệ nam (77,78%), nữ (22,22%). +Tai nạn giao thông là nguyên nhân chính (81.37%). +Số phim chụp trung bình cho mỗi bệnh nhân là 1,93 ± 0,4. +1,96% có triệu chứng lâm sàng xấu đi. +87,21% bệnh nhân không có di chứng sau 3 tháng xuất viện. +Đặc điểm của nồng độ non-HDL-C ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp +Kết luận: Bướu giáp và thể tích tuyến giáp giảm sau 3 tháng và 6 tháng điều trị I131 ở bệnh nhân Basedow so với trước điều trị có ý nghĩa thống kê. +Chức năng giáp cũng cải thiện theo chiều hướng bình giáp. +Khảo sát sự thay đổi hình thái và chức năng tuyến giáp sau 3 tháng và 6 tháng điều trị I131 ở bệnh nhân Basedow. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 63 bệnh nhân chẩn đoán bệnh Basedow được chỉ định điều trị bằng I 131. +Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang và tiến cứu: bướu giáp, thể tích tuyến giáp trên siêu âm; độ tập trung I131, nồng độ T3, T4, TSH. +Kết quả: Sau 3 tháng điều trị Basedow với I131, bướu giáp độ II là 39,29% và độ III là 7,14%; thể tích thuỳ phải tuyến giáp là 27,22 ± 15,77 (ml) và thuỳ trái là 25,43 ± 15,18 (ml). +Sau 6 tháng điều trị Basedow với I131, chỉ còn bướu giáp độ II (7,41%); thể tích thuỳ phải tuyến giáp là 16,81 ± 10,92 (ml) và thuỳ trái là 13,85 ± 83,91 (ml). +Về chức năng tuyến giáp: Sau 3 tháng điều trị, tỷ lệ cường giáp giảm còn 41,10%, bình giáp đạt 35,71% và suy giáp dưới lâm sàng là 23,21%. +Sau 6 tháng, tỷ lệ cường giáp giảm còn 18,52%, bình giáp đạt 51,85% và suy giáp dưới lâm sàng là 29,63%. +Biến đổi hình thái chức năng vòi nhĩ ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính +Nguy cơ tim mạch tồn dư theo khuyến cáo của ESC 2019 là 12,5% và theo AHA / ACC 2018 là 32,1%. +Những bệnh nhân thuộc nhóm có nồng độ non-HDL-C cao (≥ 85 mg / dL) có độ tuổi trung bình thấp hơn và chỉ số BMI cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm có nồng độ non-HDL-C thấp. +Ở các thông số về bilan lipid, cũng ghi nhận nồng độ cholesterol toàn phần, LDL-C và triglyceride cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm có nồng độ non-HDL-C cao. +Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có nồng độ non-HDL-C ở dưới ngưỡng mục tiêu theo khuyến cáo có tỷ lệ thấp. +Nguy cơ tim mạch tồn dư trong dân số nghiên cứu còn tương đối cao. +Bệnh nhân có nồng độ non-HDL-C cao có độ tuổi trung bình thấp hơn, chỉ số BMI cao hơn, các thông số trong bilan lipid như cholesterol toàn phần, LDL-C và triglyceride cao hơn so với nhóm có nồng độ non-HDL-C thấp. +Mô tả đặc điểm nồng độ non-HDL-C ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp và đánh giá tỷ lệ bệnh nhân có nồng độ non-HDL-C đạt mục tiêu điều trị theo các khuyến cáo điều trị hiện nay. +Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả 297 bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp nhập Bệnh viện Chợ Rẫy trong khoảng thời gian từ tháng 01 năm 2020 đến tháng 07 năm 2020. +Kết quả: Trong 297 bệnh nhân, độ tuổi trung bình là 66,5 ± 12,5 tuổi, tỷ lệ giới nam: nữ là 1, 2:1. +Nồng độ trung bình của non-HDL-C và LDL-C lần lượt là 144,5 mg / dL và 123,9 mg / dL. +Trong dân số nghiên cứu, chỉ có 2,6% số trường hợp đạt nồng độ LDL-C < 55 mg / dL, trong khi đó có 6,1% số bệnh nhân có nồng độ non-HDL-C < 85 mg / dL. +Bên cạnh đó, có 9,4% bệnh nhân có LDL-C < 70 mg / dL và 14,4% số trường hợp có non-HDL-C < 100 mg / dL. +Kết quả điều trị phẫu thuật hẹp khí quản bẩm sinh tại Trung tâm Tim mạch Trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương +Giám sát hoạt động quản lý chất thải rắn y tế có nguy cơ chứa SARS-CoV -2 tại một số bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 năm 2021. +Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành tại 4 bệnh viện khu vực miền Bắc (bao gồm: Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang, Bệnh viện Nhiệt đới tỉnh Hải Dương) từ tháng 09 đến tháng 12 năm 2021. +Kết quả và kết luận: Kết quả giám sát cho thấy khối lượng CTYT ở các bệnh viện đều tăng lên từ 153% do toàn bộ chất thải từ khu vực điều trị bệnh nhân COVID-19 được coi là chất thải lây nhiễm. +Lượng chất thải tăng lên dẫn đến chi phí quản lý CTYT tăng. +Do việc quản lý chất thải y tế đã được các bệnh viện thực hiện khá nề nếp theo quy định của Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT và hướng dẫn kịp thời về Quản lý chất thải và vệ sinh trong phòng chống COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định số 3455 / QĐ-BCDDQG các bệnh viện đã không gặp nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong việc quản lý chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV -2. +Kết luận: viêm mạch dị ứng có biểu hiện chính là các ban xuất huyết đối xứng, kèm theo triệu chứng tại đường tiêu hoá, tổn thương thận ít gặp hơn, tỉ lệ điều trị khỏi cao. +Từ khoá: Viêm thận, Schonlein Henoch Purpura. +Mục tiêu nghiên cứu: mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm mao mạch dị ứng ở trẻ em. +Đối tượng nghiên cứu: trẻ được chẩn đoán viêm mao mạch dị ứng vào điều trị tại Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ tháng 01 năm 2017 đến hết tháng 12 năm 2018. +Triệu chứng lâm sàng gặp nhiều nhất là ban xuất huyết đối xứng 2 bên (90%), 68,0% có các biểu hiện tại cơ quan tiêu hoá, 18,0% có tổn thương thận. +Kết quả điều trị: 78% trẻ khỏi hoàn toàn, 16% trẻ có tái phát, không thuyên giảm là 6%. +Từ khoá: BKLN, nhân viên YTTB, yếu tố nguy cơ, truyền thông, miền núi. +Nghiên cứu được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 đến ngày 30 tháng 9 năm 2019 chúng tôi thu thập được 98 trường hợp nạn nhân là những người bị chết có tổn thương dập não. +Theo nghiên cứu của chúng tôi, dập não tại nơi bị tác động chiếm ty lệ cao nhất (76,5%), tiếp theo là dập não do vơ xương sọ (38,8%), dập não bên đối diện (18,4%), dập não do thoát vị (10,2%), dập não do tăng và giảm tốc độ đột ngột (4,1%), dập não trung gian (3,1%). Tổn thương nội sọ phối hợp chiếm đa số (56,3%). +Từ khoá: Tai nạn, chấn thương sọ não, dập não, vơ xương bên đối diện, giám định pháp y. +Mục tiêu: Mô tả triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, đánh giá kết quả điều trị viêm phổi sơ sinh tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh năm 2018. +Thời gian điều trị trung bình là 8,6 ± 3,8 ngày. +Kết luận: Viêm phổi sơ sinh gặp nhiều hơn ở trẻ nam, biểu hiện lâm sàng chủ yếu là ho, thở nhanh, ran ẩm nhỏ hạt. Sử dụng kháng sinh phối hợp có hiệu quả trong điều trị viêm phổi ở trẻ sơ sinh. +Từ khoá: Viêm phổi sơ sinh; Nhịp thở nhanh; Cơn ngừng thở; Sử dụng kháng sinh. +Kết quả nghiên cứu: nghiên cứu trên 200 trẻ được chẩn đoán viêm phổi sơ sinh, trong đó có 57,0% là trẻ nam, tỷ lệ nam / nữ là 1,33. +Có 67 (33,5%) bệnh nhi trong độ tuổi từ 0-7 ngày. Có 13,5% bệnh nhi là sơ sinh non tháng. +Ở trẻ non tháng: dấu hiệu lâm sàng hay gặp nhất là ho (96,4%), nhịp thở nhanh (42,9%), khò khè (89,3%), rút lõm lồng ngực (35,7%), ran ẩm nhỏ hạt (85,7%), tím (32,1%), cơn ngừng thở (21,4%). +Ở trẻ đủ tháng: triệu chứng gặp nhiều nhất là ho (89,5%), tím (6,9%), rút lõm lồng ngực (18,6%), ran ẩm nhỏ hạt (77,9%). +Có 28,5% trẻ có số lượng bạch cầu tăng hoặc giảm, 26,0% bệnh nhi có tăng CRP. +Công thức kháng sinh được sử dụng nhiều nhất là Cefalosporin + Amikacin được sử dụng trong 30% các trường hợp. +121/200 trường hợp nuôi cấy có mọc vi khuẩn, trong đó, 35,5% là K. pneumoniae, 27,3% là H.influenzae, 21,5% là E.coli, 14,0% là S.aureus. +Đa hình Trp64Arg (rs 4994) ở codon 64 trên gen ADRB3 (beta 3 - adrenergic receptor) có liên quan đến sự điều hoà chuyển hoá năng lượng. +Từ khoá: ADRB3, rs4994, phân tích kiểu gen, RFLP. +Mục đích của nghiên cứu này là tối ưu hoá phương pháp xác định kiểu gen của đa hình ADRB3 rs4994 và xác định tỉ lệ alen và tỉ lệ kiểu gen của đa hình này ở trẻ em. +Một nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 100 trẻ 3-5 tuổi tại Hà Nội, sử dụng phương pháp tách chiết ADN từ tế bào niêm mạc má. +Kiểu gen được xác định bằng phương pháp đa hình chiều dài đoạn cắt giới hạn (RFLP). +Nghiên cứu đã tối ưu hoá phương pháp phân tích kiểu gen của đa hình ADRB3 rs4994 với enzyme MvaI. +Ở quần thể nghiên cứu, kiểu gen T / T chiếm tỉ lệ cao nhất (78%), kiểu gen C / C chiếm tỉ lệ thấp nhất (3%). +Tần số alen T và C lần lượt là 0,785 và 0,125. +Sự phân bố kiểu gen ở quần thể nghiên cứu tuân theo quy luật cân bằng Hardy - Weinberg. +Phương pháp phân tích kiểu gen và tần số gen của nghiên cứu này có thể áp dụng để phân tích mối liên quan với các bệnh trên quy mô lớn ở người Việt Nam. +Mục tiêu: Xác định nồng độ vitamin D (Vit D) và IL-17 huyết thanh ở bệnh nhân trứng cá thông thường (TCTT) mức độ trung bình và nặng trước và sau điều trị bằng uống isotretinoin và vitamin D; phân tích mối liên quan của chúng với biểu hiện lâm sàng của bệnh. +Sau điều trị, nồng độ Vit D huyết thanh tăng và IL-17 huyết thanh giảm có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị ở cả nhóm sử dụng isotretinoin phối hợp vitamin D đường uống lẫn nhóm chỉ sử dụng isotretinoin đơn thuần, tuy nhiên không có sự khác biệt khi so sánh 2 nhóm này sau điều trị với nhau. +Kết luận: Nồng độ vitamin D và IL-17 huyết thanh ở bệnh nhân TCTT mức độ trung bình và nặng khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm người khoẻ mạnh. +Có sự thay đổi nồng độ vitamin D và IL-17 huyết thanh trước và sau điều trị với Isotretinoin và vitamin D đường uống. Từ khoá: Bệnh trứng cá thông thường, vitamin D, IL-17. +Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị rối loạn nồng độ Na + và K + trong huyết thanh ở bệnh nhân (BN) có vết thương mạn tính (VTMT). +Kết luận: Rối loạn điện giải ở BN có VTMT chủ yếu gặp giảm Na + và / hoặc K +. +Nồng độ Na + và K + trong dịch tiết gần bằng trong huyết thanh. +Tình trạng rối loạn điện giải ở BN có VTMT dễ tái lập sau khi điều chỉnh về mức bình thường. +Từ khoá: Rối loạn natri và kali huyết thanh, vết thương mạn tính, dịch tiết. +Đối tượng và phương pháp: 30 BN trên 16 tuổi, bị VTMT và có rối loạn điện giải trong vòng 24 giờ đầu khi nhập viện vào điều trị tại Trung tâm Liền vết thương - Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác, từ tháng 7/2019 đến tháng 5/2020. +Xác định nồng độ Na +, K + trong dịch tiết vết thương, thu được từ trị liệu áp lực. +Kết quả: Rối loạn điện giải ở BN có VTMT chủ yếu gặp giảm Na + huyết thanh chiếm 53,33%, giảm K + chiếm 26,67%, giảm cả Na + và K + chiếm 13,33%. +Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở các bệnh nhân ung thư khi mới nhập viện vào điều trị tại Khoa Chống đau và Chăm sóc giảm nhẹ. +Kết luận: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở 100 bệnh nhân lần đầu vào khoa điều trị chúng tôi thấy 11% tình trạng dinh dưỡng tốt, 58% suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, 31% suy dinh dưỡng nặng. Từ khoá: Tình trạng dinh dưỡng, ung thư, PG-SGA, BMI, albumin. +Đối tượng và phương pháp: 100 bệnh nhân lần đầu vào Khoa Chống đau và Chăm sóc giảm nhẹ được khảo sát một số chỉ tiêu lâm sàng, xét nghiệm và đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo thang điểm đánh giá tổng thể chủ quan PG-SGA (Scored Patient - Generated Subjective Global Assessment). +Kết quả: Bệnh nhân nam chiếm 68%, có 63% bệnh nhân ≥ 60 tuổi, 64% bệnh nhân ung thư đường tiêu hoá, 82% giai đoạn IV, 32% có bệnh kết hợp và 20% có tình trạng toàn thân ECOG = 3 điểm. +Đánh giá theo BMI có 19% gầy nhẹ, 12% gầy vừa, 9% quá gầy. +Đánh giá theo mức albumin máu có 21% giảm nhẹ, 14% giảm vừa và 3% giảm nặng. +Trong 100 bệnh nhân nghiên cứu, 78% có giảm cân, 61% có ăn giảm, 62% bệnh nhân giảm hoạt động, 100% có bệnh cần tăng nhu cầu dinh dưỡng, 40% có suy giảm cơ, mỡ, thừa dịch. +Các triệu chứng ảnh hưởng đến ăn uống hay gặp là: Mệt mỏi (65%), chán ăn (60%), đau (28%), ăn nhanh no (25%). +Đánh giá chung có 11% tình trạng dinh dưỡng tốt, 58% suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, 31% suy dinh dưỡng nặng. +Nhóm điểm 0 - 1 chiếm 9%, nhóm điểm 2 - 3 chiếm 21%, nhóm điểm 4 - 8 chiếm 29% và nhóm ≥ 9 chiếm 61%. +Mục tiêu: Tìm hiểu các vi khuẩn gây bệnh thường gặp trong nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên những bệnh nhân có đặt thông tiểu và đánh giá sự đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn đó tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. +K. pneumoniae có tỷ lệ kháng cao với nhóm quinolone, cephalosporin thế hệ 3, tỷ lệ kháng với imipenem là 9,4% và meropenem là 6,5%. +P. aeruginosa có tỷ lệ đề kháng rất cao với hầu hết các kháng sinh, kháng cefepime và amikacin là 36,7% và 22,7%. +Từ khoá: Nhiễm khuẩn tiết niệu, kháng kháng sinh, đặt thông tiểu. +Mục tiêu: Mô tả các triệu chứng lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học của bệnh tăng sản tế bào vảy ở thực quản (TSTBVTQ). +Về mặt lâm sàng, tăng sản tế bào vảy ở mức độ trung bình chiếm đa số, 55 trường hợp (82,1%). +Trên mô bệnh học cho thấy tăng sản tế bào vảy lành tính gặp ở 65/67 trường hợp (97,0%), 82,1% là tăng sản mức độ vừa, có 2 trường hợp loạn sản biểu mô vảy (3,0%). +Kết luận: Các triệu chứng lâm sàng thường gặp: Đau bụng, nóng rát, đầy bụng, ợ hơi. +Hình ảnh nội soi: Tăng sản tế bào vảy gặp chủ yếu ở mức độ vừa (82,1%). +Các tổn thương nội soi kèm theo chủ yếu là GERD và viêm dạ dày. +Hình ảnh mô bệnh học chủ yếu là tăng sản tế bào vảy lành tính (97%). Có 3% trường hợp loạn sản tế bào vảy. +Từ khoá: Tăng sản tế bào vảy thực quản. +Các BN bị tăng sản tế bào vảy có tuổi từ 38 - 84 tuổi, trung bình 61,5 ± 9,3 tuổi. +Các triệu chứng phổ biến nhất là nóng rát thượng vị (5 3/7 7 trường hợp, chiếm 79,1%), ợ hơi và chướng bụng (5 2/6 7 trường hợp, 77,6%), đau bụng vùng thượng vị (5 9/6 7 trường hợp, 88,1%). +Các triệu chứng ít gặp hơn là ho mạn tính (18 trường hợp, 26,9%), khó nuốt chỉ gặp ở 2 trong số 67 BN (3,0%). +Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) được phát hiện ở 57 BN (85,1%), có 3 trường hợp thoát vị hoành trượt được phát hiện (4,5%). +Mục tiêu: Đánh giá tình trạng, đặc điểm tăng huyết áp sau ghép thận và một số yếu tố liên quan. +Kết luận: Tăng huyết áp là hiện tượng phổ biến sau ghép thận. +Từ khoá: Tăng huyết áp, ghép thận, sau phẫu thuật. +Đối tượng và phương pháp: Toàn bộ 57 người bệnh được ghép thận tại Bệnh viện TWQĐ 108 từ tháng 12/2016 đến tháng 3/2020. +Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp hồi cứu kết hợp tiến cứu, huyết áp của các người bệnh được theo dõi trước, ngay sau khi phẫu thuật cho đến ngày thứ 10 sau ghép. +Kết quả: Chỉ số trung bình huyết áp của các người bệnh sau ghép là 141/85 ± 14, 6/10, 3 mmHg. +Số ngày tăng huyết áp trung bình của một người bệnh là 7,1 ± 2,68 ngày. +Thời gian lọc máu trên 3 năm và kiểm soát huyết áp trước ghép chưa tốt là các yếu tố làm tăng nguy cơ tăng huyết áp sau ghép, OR tương ứng 1,92 (1,10 - 3,51) và 2,03 (1,36 - 3,07). +Huyết áp tâm thu có tương quan thuận mức độ yếu với BMI (r = 0,219; p < 0,001) nhưng huyết áp tâm trương không tương quan với BMI. +Mục tiêu: Đánh giá mối tương quan giữa hình ảnh chụp cộng hưởng từ (CHT) có nén ép theo trục cơ thể với triệu chứng lâm sàng trong bệnh lý hẹp ống sống thắt lưng do thoái hoá. +Từ khoá: Ống sống, chụp cộng hưởng từ có nén, hẹp ống sống thắt lưng. +Các triệu chứng lâm sàng: Điểm đánh giá mức độ đau VAS (Visual Analogue Scale) của lưng và chân, khoảng cách đi bộ, thang điểm JOA (Japanese Orthopaedic Association), mức độ mất chức năng của cột sống thắt lưng ODI (Oswestry Disability Index 2.0). +Kết quả: 62 bệnh nhân (25 nam, 37 nữ), tuổi trung bình là 57,61 ± 9,6 tuổi (từ 32 tới 81), khoảng cách đi bộ: 0,48 ± 0,47. +Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 lần đầu đến khám tại Khoa Khám bệnh Cán bộ cao cấp (C 1.2). +Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến các bệnh nhân đái tháo đường type 2. +Đối tượng và phương pháp: Tất cả bệnh nhân đái tháo đường type 2 đến khám lần đầu tại Khoa C 1.2 thời gian từ tháng 8/2018 đến tháng 7/2019, phương pháp nghiên cứu mô tả, cắt ngang. +Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm biến đổi chỉ số điện cơ kim và mối liên quan với lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. +Đối tượng và phương pháp: Gồm 60 bệnh nhân được chẩn đoán xác định thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, điều trị nội trú tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 09/2020 đến tháng 03/2021. +Kết quả: Nhóm tuổi 40 - 59 chiếm tỷ lệ cao nhất 48,3%; tỷ lệ nam / nữ là 1,14/1, vị trí thoát vị đĩa đệm L 4 - L 5 63,3%, L 5 - S 1 30%, L 4 - L 5 và L 5 - S 1 6,7%, kiểu thoát vị ra sau lệch phải 41,6%, thoát vị ra sau lệch trái 55%, lỗ ghép 3,4%. +Về điện cơ kim bên bệnh: Tỷ lệ bệnh nhân có bất thường điện cơ kim 50%, trong đó: Tổn thương rễ L5 30%, rễ S1 13,3%, rễ L5 và S1 6,7%; 90% bệnh nhân có điện thế tự phát; 100% bệnh nhân có kết tập giảm và đơn vị vận động bệnh thần kinh. +Tỷ lệ bất thường điện cơ kim cao hơn ở nhóm bệnh nhân: Mắc bệnh trên 6 tháng, đau nặng và rất nặng theo thang điểm VAS, thoát vị đĩa đệm giai đoạn 3, thoát vị đĩa đệm mức độ nặng, chèn ép rễ độ III và hẹp ống sống mức độ nặng, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. +Kết luân: Có mối liên quan giữa tỷ lệ bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có biến đổi trên điện cơ kim với mức độ nặng trên lâm sàng và mức độ tổn thương trên MRI cột sống thắt lưng. +Từ khoá: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, bệnh lý rê thần kinh, cộng hưởng từ, chẩn đoán điện. +Mục tiêu: Xác định vai trò của 4 microRNA (microRNA-146 -3 p, microRNA-147 b, microRNA-155 và microR NA-223) trong chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết. +Đối tượng và phương pháp: 71 bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết (NKH) điều trị tại Bệnh viện Việt Tiệp, Hải Phòng và Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong thời gian 11/2014 đến tháng 7/2017; nhóm chứng gồm 31 bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue (DHF) và 32 người khoẻ mạnh. +Kết quả và kết luận: Mức độ biểu hiện của microRNA-146 -3 p, microRNA-147 b, microRNA-155 và microRNA-223 ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm người khoẻ mạnh và nhóm bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue (p < 0,05). +Từ khoá: Nhiễm khuẩn huyết, microRNA 146-3 p, microRNA 147b, microRNA-155, microRNA 223. +Mục tiêu: Khảo sát nhận thức về an toàn người bệnh (ATNB) của nhân viên y tế tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. +Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang bằng phiếu khảo sát dựa theo bộ câu hỏi khảo sát ATNB của Cơ quan Chất lượng và Nghiên cứu Sức khoẻ Hoa Kỳ (AHRQ) và theo thang Liker với 661 nhân viên y tế tại Bệnh viện TWQĐ 108 năm 2020. +Trong các thành phần liên quan đến ATNB: Làm việc theo đội nhóm được đánh giá là tích cực nhất (94,3%) với điểm trung bình 4,2; nhân sự là thành phần được đánh giá thấp nhất (60,1%) với điểm trung bình 3,6. +Kết luận: ATNB tại Bệnh viện TWQĐ 108 năm 2020 đạt mức tương đối tốt. +Cần quan tâm đến vấn đề nhân sự hơn nữa để đảm bảo tốt ATNB. +Từ khoá: An toàn người bệnh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. +Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân bớt Ota điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. +Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang đánh giá đặc điểm lâm sàng và hình ảnh của 176 bệnh nhân bớt Ota. +Phân tích thống kê so sánh kết quả và đánh giá các yếu tố liên quan. +Kết quả: 161 bệnh nhân phân loại được theo Tanino (91,48%), trong đó loại I chiếm 30,7%, loại II chiếm 28,4%, loại III chiếm 24,27%, và loại IV chiếm 5,11%, có 15 bệnh nhân không phân loại được theo Tanino (8,52%). +169 bệnh nhân phân loại được theo PUMCH (96,02%), và bệnh nhân không phân loại được theo PUMCH (3,98%). +Kết luận: Đặc điểm lâm sàng của bớt Ota rất đa dạng nên chưa có phân loại nào chi tiết bao gồm tất cả các trường hợp. +Từ khoá: Bớt Ota, Tanino, PUMCH. +Mục tiêu: So sánh nồng độ đồng và tỉ số đồng / ceruloplasmin huyết thanh ở bệnh nhân vảy nến mảng với người bình thường. +Nữ giới có nồng độ đồng và tỉ số đồng / ceruloplasmin huyết thanh cao hơn nam giới (p= 0,017, p= 0,039). +Tuổi càng lớn thì nồng độ đồng huyết thanh càng cao (p= 0,036, r = 0,26). +Nhóm bệnh nhân sử dụng rượu bia trên 1 lần / tháng có tỉ số đồng / ceruloplasmin huyết thanh thấp hơn so với nhóm không sử dụng rượu bia (p= 0,049). +Kết luận: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ đồng huyết thanh giữa nhóm bệnh và nhóm chứng. +Tỉ số đồng / ceruloplasmin huyết thanh ở bệnh nhân vảy nến mảng thấp hơn so với nhóm chứng. +Tuổi càng lớn thì nồng độ đồng huyết thanh càng cao. +Giới tính có mối liên quan đến nồng độ đồng và tỉ số đồng / ceruloplasmin huyết thanh. +Tỉ số đồng / ceruloplasmin huyết thanh có liên quan đến tình trạng sử dụng rượu bia. +Từ khoá: Vảy nến mảng, đồng huyết thanh, tỉ số đồng / ceruloplasmin. +Xác định mối liên quan giữa nồng độ đồng và tỉ số đồng / ceruloplasmin huyết thanh với một số đặc điểm lâm sàng vảy nến mảng. +Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có đối chứng so sánh, lấy mẫu thuận tiện 66 bệnh nhân vảy nến mảng và 66 người bình thường tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 01/2021 đến tháng 06/2021. +Kết quả: Tuổi trung bình là 44 tuổi. +Tiền sử gia đình mắc bệnh vảy nến mảng chiếm 15%. +Nồng độ đồng huyết thanh ở nhóm bệnh là 76,7 ± 11,5 µg / dL, nhóm chứng là 75,4 ± 13,6 µg / dL, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p= 0,55). +Nồng độ ceruloplasmin huyết thanh ở nhóm bệnh là 41,2 ± 17,3 mg / dL, cao hơn nhóm chứng là 32,7 ± 9,0 mg / dL (p= 0,001). +Tỉ số đồng / ceruloplasmin ở nhóm bệnh là 2,1 ± 0,6, thấp hơn so với nhóm chứng là 2,4 ± 0,4 (p= 0,001). +Mục tiêu: Đánh giá kết quả cải tiến nâng cao kiến thức của người bệnh và gia đình người bệnh về các vấn đề chăm sóc tại Khoa Phẫu thuật lồng ngực-Bệnh viện Bạch Mai. +Từ khoá: Cải tiến, hiểu biết, người bệnh và gia đình, chăm sóc. +Mục tiêu: Xác định tỷ lệ lo âu, trầm cảm và mối liên quan với thời gian dùng thuốc ở bệnh nhân mụn trứng cá đang uống isotretinoin tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh. +Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, báo cáo 67 bệnh nhân mụn trứng cá đang uống isotretinoin từ tháng 10/2018 đến tháng 7/2019. +Xác định lo âu, trầm cảm bằng thang đo HADS. Kết quả: Lo âu chiếm 50,75%, trầm cảm 13,43%, cả hai 13,43%. +Chưa thấy lo âu, trầm cảm liên quan đến thời gian dùng thuốc. +Kết luận: Lo âu, trầm cảm chiếm tỷ lệ rất cao trên bệnh nhân mụn trứng cá đang uống isotretinoin. +Chúng ta cần phải quan tâm đến vấn đề này trong quá trình điều trị và quản lý bệnh nhân mụn trứng cá. +Từ khoá: Lo âu, trầm cảm, mụn trứng cá, isotretinoin. +Mục tiêu: Nghiên cứu đánh giá một số đặc điểm lâm sàng, siêu âm của bệnh nhân thay van điều trị hẹp van động mạch chủ tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. +Lâm sàng, siêu âm dựa trên tiêu chí của Hội Tim mạch học Việt Nam và hướng dẫn của ACC / AHA. +Kết quả: Tiền sử thấp tim chiếm 62,7% (không điều trị là 16,4%), tăng huyết áp chiếm 35,8%, NYHA 2 và 3 là 100%, ngất chiếm 26,9% và đau ngực khi gắng sức chiếm 59,7%. +Siêu âm tim: Hẹp van động mạch chủ nặng là 97%, chênh áp trung bình > 40mmHg chiếm 95,5%, phì đại thất trái (308,7 ± 35, 3g) nhưng chức năng tâm thu thất trái được bảo tồn. +Kết luận: Các triệu chứng lâm sàng hẹp van động mạch chủ mờ nhạt gồm đau ngực khi gắng sức là 59,7%, ngất là 26,9%. +Siêu âm tim hẹp nặng van động mạch chủ theo diện tích chiếm 97% và theo chênh áp là 95,5%. +Thất trái phì đại với khối lượng cơ trung bình là 308,7 ± 35, 3g. +Từ khoá: Thay van động mạch chủ, hẹp van động mạch chủ. +Đặt vấn đề: Phẫu thuật tim ít xâm lấn (IXL) đã có những bước phát triển mạnh mẽ, tăng cao về số lượng cũng như chất lượng. +Không có trường hợp nào tử vong; 3,6% chảy máu phải mổ lại. +Theo dõi 3 tháng sau mổ, phân độ NYHA với độ I - II chiếm 73,6%; LVEF trung bình 62,9 ± 3,7%; PAPs trung bình 31,7 ± 3,7 mmHg; không có trường hợp nào cần phẫu thuật lại, không có tử vong. +Kết luận: Phẫu thuật thay VHL bằng phương pháp IXL tại Bệnh viện Trung ương Huế an toàn, hiệu quả, cải thiện được lâm sàng, mức độ đau sau mổ. +Từ khoá: Ít xâm lấn, phẫu thuật, thay van hai lá, đường mở ngực phải. +Tại Bệnh viện Trung ương Huế, trong những năm gần đây thay van hai lá (VHL) bằng phẫu thuật IXL được thực hiện thường quy và đạt được những kết quả khả quan. +Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm và trung hạn của phẫu thuật thay VHL bằng phương pháp IXL với nội soi hỗ trợ. +Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang không đối chứng. +Bệnh nhân (BN) được chẩn đoán hẹp VHL có chỉ định phẫu thuật và được phẫu thuật thay VHL bằng phương pháp IXL có nội soi hỗ trợ tại Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 12/2016 đến tháng 12/2019. +Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, siêu âm và đánh giá kết quả phẫu thuật. +Kết quả: 56 BN được phẫu thuật thay VHL IXL qua đường mở ngực phải với độ tuổi trung bình 44,5 ± 12,5 tuổi; tỷ lệ nam / nữ: 1/2, 1; phân độ NYHA trước mổ với độ I - II chiếm 66,1%. +Diện tích mở VHL trên siêu âm trung bình 1 ± 0,6 c m2; LVEF trung bình 63,2 ± 5,4%; PAPs trung bình 43,3 ± 18,3 mmHg. +Thời gian kẹp ĐMC trung bình 95,8 ± 16,6 phút; thời gian THNCT trung bình 130,2 ± 27,9 phút; thời gian thở máy trung bình 3,4 ± 1,3 giờ; thời gian nằm ICU trung bình 5,9 ± 1,8 ngày. +Mục tiêu: Xác định tỷ lệ mắc các loại nhiễm khuẩn bệnh viện và một số yếu tố liên quan tại Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện tỉnh Vĩnh Phúc. +Từ khoá: Nhiễm khuẩn bệnh viện, viêm phổi liên quan thở máy, yếu tố nguy cơ. +Mục tiêu: Để xác định tỷ lệ viêm phổi nặng do adenovirus và một số yếu tố tiên lượng của viêm phổi do adenovirus ở trẻ em. +Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả loạt bệnh trên 100 bệnh nhân tuổi từ 2 tháng đến 5 tuổi điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 6/2018 đến tháng 5/2018 mắc viêm phổi do adenovirus được sàng lọc virus bằng kỹ thuật realtime PCR. +Kết quả: Tỷ lệ viêm phổi nặng do adenovirus là 64/100 (64%). +Khả năng viêm phổi nặng ở nhóm X-quang phổi có viêm phổi thuỳ cao gấp 7,74 lần so với nhóm không có hình ảnh viêm phổi thuỳ trên X-quang (OR = 7,74, 95% CI: 3,45 - 26,39; p < 0,05). +Khả năng mắc viêm phổi nặng ở nhóm trẻ lây bệnh có nguồn lây trong gia đình giảm so với nhóm có nguồn lây từ bệnh nhi (OR = 0,2, 95% CI: 0,05 - 0,79, p < 0,05). +Kết luận: Viêm phổi do adenovirus ở trẻ em phần lớn là thể nặng. +Hình ảnh X-quang có viêm phổi thuỳ và nguồn lây bệnh tại gia đình có liên quan đến tình trạng nặng của viêm phổi do adenovirus ở trẻ em. +Mục tiêu: So sánh thời gian khởi phát cảm giác, vận động, thời gian tác dụng phóng bế cảm giác, vận động, tỷ lệ thành công và biến chứng của hai kỹ thuật gây tê đám rối thần kinh cánh tay dưới siêu âm và máy kích thích thần kinh. +Đối tượng và phương pháp: 60 bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật chi trên từ 1/3 dưới cánh tay trở xuống tại Bệnh viện Quân y 7A, từ tháng 5/2020 tới tháng 9/2020, được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm. +Kết quả: Thời gian thực hiện kỹ thuật (5,5 ± 2,68 so với 4,6 ± 1,72 phút), thời gian khởi phát ức chế cảm giác (5,03 ± 1,09 so với 9,6 ± 1,58 phút), thời gian khởi phát ức chế vận động (8,0 ± 1,98 so với 12,26 ± 2,27 phút) ở nhóm I ngắn hơn nhóm II, có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. +Thời gian ức chế cảm giác (335,15 ± 115,30 so với 312,30 ± 105,15 phút), thời gian ức chế vận động (285,13 ± 103,20 so với 255,40 ± 98,35 phút) ở nhóm I dài hơn nhóm II có ý nghĩa thống kê với p < 0,05). +Tỷ lệ tê tốt (96,66% so với 90%) và biến chứng (3,33% so với 9,90%). +Từ khoá: Gây tê đám rối thần kinh cánh tay, hướng dẫn của siêu âm. +Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật lấy tổ chức lao, giải chèn ép, ghép xương tự thân và kết xương bằng nẹp titanium lối trước điều trị lao cột sống cổ thấp. +Kết luận: Phẫu thuật lấy tổ chức lao, giải chèn ép, ghép xương tự thân và kết xương bằng nẹp titanium lối trước là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả trong điều trị lao cột sống cổ thấp. +Từ khoá: Cột sống cổ thấp, lao cột sống cổ, đường mổ lối trước, nẹp cột sống cổ. +Từ tháng 12/2013 đến tháng 02/2019, 12 bệnh nhân lao cột sống cổ thấp (8 nam; 4 nữ; tuổi trung bình 39,5 ± 17,3 tuổi) được phẫu thuật tại Khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. +Tình trạng thần kinh của tất cả các bệnh nhân được đánh giá bằng thang điểm VAS, JOA và ASIA. +Thời gian theo dõi trung bình của các bệnh nhân là 13,4 ± 4,5 tháng. +Kết quả: Tình trạng thần kinh sau phẫu thuật của tất cả các bệnh nhân cải thiện rõ thông qua thang điểm VAS, JOA và ASIA. +Trục cột sống được phục hồi tốt thông qua sự thay đổi của góc Cobb C 2-7 (-4,8 ° ± 1,9 ° tại thời điểm kiểm tra cuối cùng sau mổ so với 14,3 ° ± 7,8 ° trước mổ, p < 0,05). +Tất cả các bệnh nhân đều liền xương tốt, không có biến chứng nào lớn trong thời gian theo dõi. +Mục tiêu: Mô tả cơ cấu bệnh và một số yếu tố liên quan của người bệnh tại Khoa Hồi sức Tim mạch (A 2 - D). +Từ khoá: Cơ cấu bệnh, hồi sức tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. +Mặc dù hầu hết các khối u màng não dưới da có đặc điểm của u màng não thể biểu mô nhưng việc chẩn đoán gây nhiều khó khăn không những cho các nhà lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh mà còn thách thức các nhà Giải phẫu bệnh do bệnh hiếm gặp và đặc điểm lâm sàng mơ hồ. +Tuy nhiên, trên mẫu sinh thiết nhỏ được thực hiện trước mổ cho thấy hình ảnh mô bệnh học có những đặc điểm của u mô bào xơ không điển hình: Các tế bào dạng nguyên bào sợi xếp dạng cuộn với nhân khá đều, chất nhiễm sắc mịn, có chỗ gợi dạng biểu mô và nhuộm dấu ấn CKAE 1 / AE 3 âm tính, mô u có tính chất xâm lấn trung bì và hạ bì. +Kết quả giải phẫu bệnh sau mổ khối u khẳng định U màng não dưới da, phù hợp với u màng não típ III dựa trên lâm sàng, hình ảnh mô bệnh học và hoá mô miễn dịch. +Từ khoá: U màng não dưới da, u màng nào dưới da thứ phát sau chấn thương. +Chúng tôi báo cáo 2 trường hợp sử dụng RFA điều trị cường cận giáp nguyên phát do u tuy��n cận giáp với kĩ thuật moving-shot techinique với kết quả ban đầu rất khả quan, qua đó nêu ra một số bàn luận về chẩn đoán cũng như kĩ thuật thực hiện. +Kết quả: Không có biến chứng kèm theo sau áp nhiệt bằng sóng cao tần (RFA), nồng độ hormone tuyến cận giáp (PTH), Calci-Ion, phosphat huyết thanh trở về bình thường tại thời điểm kiểm tra lại sau 2 tháng. +Kết luận: RFA là phương pháp an toàn và hiệu quả trong điều trị u tuyến cận giáp gây cường cận giáp nguyên phát. +Từ khoá: Sóng cao tần, tuyến cận giáp, cường cận giáp. +Mục tiêu: Đánh giá một số đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và kết quả điều trị I-131 lần đầu ở bệnh nhân vi ung thư tuyến giáp thể nhú đã phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp. +Từ khoá: Vi ung thư tuyến giáp thể nhú, phân tầng nguy cơ tái phát, điều trị I-131. +Kết quả phân tích dưới nhóm ung cho thấy một số đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học không khác biệt đáng kể; tuy nhiên, nguy cơ tái phát và đáp ứng điều trị I-131 khác nhau đáng kể giữa nhóm có kích thước u ≤ 5mm và > 5-10 mm. +U hạch thần kinh là khối u lành tính xuất phát từ chuỗi hạch giao cảm lớn, thường gặp ở trung thất sau và sau phúc mạc. +Từ khoá: U hạch thần kinh, u thượng thận phát hiện tình cờ. +U hạch thần kinh tại tuyến thượng thận là một khối u rất hiếm gặp, không có triệu chứng và hầu hết được phát hiện tình cờ. +Khối u tuy lành tính nhưng có thể phát triển gây chèn ép nên phẫu thuật là phương pháp điều trị tối ưu. +Việc chẩn đoán xác định trước phẫu thuật rất khó khăn, dễ nhầm lẫn với u thượng thận ác tính. +Tiên lượng u hạch thần kinh sau phẫu thuật là tốt và chỉ cần theo dõi định kỳ mà không cần điều trị gì thêm. +Chúng tôi báo cáo trường hợp lâm sàng u hạch thần kinh tuyến thượng thận phát hiện tình cờ, chưa có chẩn đoán xác định trước mổ, chưa loại trừ ung thư tuyến thượng thận. +Kết luận: U hạch thần kinh tuyến thượng thận là khối u lành tính, rất hiếm gặp, chẩn đoán trước mổ khó khăn, phẫu thuật là phương pháp điều trị duy nhất, giải phẫu bệnh là phương pháp chính trong chẩn đoán. +Tổn thương viêm quanh móng (paronychia) và tổn thương dạng u hạt nhiễm khuẩn (pyogenic granuloma-like lession) là một trong những tác dụng không mong muốn thường gặp dễ nhận biết trong khi điều trị bằng những thuốc kháng EGFR; những độc tính này gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và ảnh hưởng đến việc tuân thủ sử dụng các thuốc kháng đích. +Từ khoá: Thuốc kháng EGFR, viêm quanh móng, u hạt nhiễm khuẩn, thuốc bôi ức chế beta adrenergic. +Không thấy cá thể sán lá gan lớn nào có kiểu gen F. hepatica trong nghiên cứu này. +Kết luận: Nghiên cứu cho thấy, loài Fasciola gigantica và dạng trung gian tìm thấy ở cả trâu và bò tại tại 4 tỉnh / thành miền Bắc gồm Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Giang và Điện Biên, trong khi F. hepatica chưa được tìm thấy ở các tỉnh này. +Từ khoá: Sán lá gan lớn, trâu, bò, PCR-RFLP, miền Bắc. +Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy có 95/122 (77,9%) cá thể sán lá gan lớn có kiểu gen phù hợp với F. gigantica và 27/122 (22,1%) cá thể có kiểu gen dạng trung gian (Fasciola sp.). +Mục tiêu: Tổng hợp và bàn luận về kết quả dịch chuyển răng của máng chỉnh nha trong suốt qua các nghiên cứu đã được thực hiện giai đoạn 2010 - 2020. +Từ khoá: Dịch chuyển răng, máng chỉnh nha trong suốt, tổng quan hệ thống, chỉnh nha. +Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thực hiện tìm kiếm những bài báo trên các cơ sở dữ liệu PubMed, ScienceDirect, Google Scholar được công bố từ tháng 1 năm 2010 đến hết năm 2020 để xác định tất cả các bài báo được đánh giá có khả năng liên quan đến mục tiêu. +Dữ liệu thu thập từ mỗi bài báo bao gồm: Tác giả, năm xuất bản, thiết kế nghiên cứu, cỡ mẫu, can thiệp, so sánh và kết quả điều trị. +Những hạn chế của phương pháp nghiên cứu đã được nêu rõ và chất lượng của các bài báo được chấm điểm bằng cách sử dụng các công cụ như: Risk Of Bias In Non randomized Studies of Interventions (ROBINS I) cho các nghiên cứu thuần tập, Cochrane Risk of Bias Tool cho các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng. +Kết quả: Trong số 12 bài báo được chọn lựa, một bài là nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng, 2 bài là nghiên cứu thuần tập tiến cứu, 9 bài là nghiên cứu thuần tập hồi cứu. +Cỡ mẫu dao động từ 16 đến 75, với tổng số 477 bệnh nhân. +Hầu hết các nghiên cứu đánh giá khả năng dự đoán về sự di chuyển của răng bằng cách so sánh mẫu kỹ thuật số của bệnh nhân sau điều trị với kế hoạch di chuyển răng được dự đoán bằng phần mềm chuyên dụng của máng chỉnh nha trong suốt (ClinCheck, Vectra, Canfield Scientific). +Kết luận: Các nghiên cứu hiện tại có mức độ tin tưởng từ thấp đến trung bình về kết quả dịch chuyển răng của máng chỉnh nha trong suốt đối với một số trường hợp nhất định. +Hầu hết các dịch chuyển răng đều không được thực hiện tương đương với kế hoạch điều trị dựa trên phần mềm chuyên dụng dành cho máng chỉnh nha trong suốt, ngoại trừ những di chuyển nhỏ của răng theo chiều ngang. +Mục tiêu: Khảo sát sự thay đổi nồng độ kháng thể IgG kháng SARS-CoV -2 ở đối tượng sau tiêm vắc xin AstraZeneca, Moderna, Pfizer. +Từ khoá: SARS-CoV -2, COVID-19, vắc xin COVID-19, kháng thể. +Đối tượng và phương pháp: 221 người đã tiêm 2 mũi cùng loại vắc xin phòng COVID-19 (92 người tiêm vắc xin AstraZeneca, 41 người tiêm vắc xin Moderna và 88 người tiêm vắc xin Pfizer) tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vào thời gian từ tháng 11/2021 đến tháng 2/2022 theo qui trình tiêm của Bộ Y Tế. +Mục tiêu: Xác định căn nguyên nhiễm trùng ở bệnh nhân ghép thận trong năm đầu tiên sau ghép tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ năm 2016 đến năm 2021. +Từ khoá: Ghép thận, vi rút. +Trong số 51 bệnh nhân (71,8%) có nhiễm ít nhất 1 trong 5 loại vi-rút, BKV và JCV (50,7% và 33,8%), CMV (60,6%), EBV (7,0%), HSV (4,2%). Tỷ lệ nhiễm vi-rút ở thời điểm tháng thứ 6 sau ghép thận cao hơn có ý nghĩa thống kê so với các thời điểm tháng 1, tháng 3, và tháng 12 sau ghép thận (Mc-Nemar test, p < 0,05). +Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả sớm và tính an toàn của phương pháp can thiệp nội mạch điều trị hẹp, tắc động mạch chậu mạn tính. +Mặc dù có nhiều tiến bộ về mặt chẩn đoán hình ảnh và hiểu biết cơ chế sinh lý bệnh tuy nhiên một số trường hợp tắc ruột non vẫn chẩn đoán muộn hoặc thiếu sót dẫn đến tăng tỷ lệ di chứng, tử vong. +Kết luận: Biến chứng hay gặp của tắc ruột non là thiếu máu ruột, chụp cắt lớp vi tính là phương pháp được lựa chọn trong bệnh lý này bởi khả năng đánh giá thành ruột, mạch mạc treo và khoang phúc mạc. Các dấu hiệu thiếu máu ruột có thể thấy trên chụp cắt lớp vi tính ngấm thuốc bất thường của thành ruột, thành ruột dày có thể tăng tỷ trọng, dấu hiệu vòng halo hoặc bia bắn, tụ dịch khu trú hoặc chảy máu trong mạc treo, khí trong thành ruột, tĩnh mạch cửa trong những trường hợp muộn. +Từ khoá: Tắc ruột non, thiếu máu ruột, tắc ruột quai kín. +Đặt vấn đề: Viêm phổi là tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) có tổn thương ở phổi. +Thời gian điều trị kháng sinh trung bình ở bệnh nhân viêm phổi (7,92 ± 1,79) và viêm phổi nặng (7,76 ± 1,60). +Tỷ lệ sử dụng 1 loại kháng sinh là cao nhất với 51,21%, tỷ lệ sử dụng 2 kháng sinh tương đối cao 47,56%. +Việc điều trị viêm phổi ở bệnh viện cho hiệu quả tương đối cao với tỷ lệ khỏi nói chung là 64,6% còn lại một tỷ lệ lớn bệnh nhân đỡ 35,4%, tức là giảm triệu chứng nhưng vẫn cần điều trị thêm bằng kháng sinh sau khi xuất viện. +Kết luận: Tỷ lệ trẻ đã sử dụng kháng sinh trước khi đến bệnh viện ít hơn so với số trẻ chưa sử dụng kháng sinh. Penicilline được sử dụng với tỷ lệ lớn, trong đó kháng sinh ampicilline được sử dụng nhiều nhất. +Thời gian trung bình sử dụng kháng sinh ban đầu khoảng 8 ngày thời gian dùng phác đồ thay thế là 5 ngày. +Tỷ lệ khỏi nói chung là 64,6%, còn lại 35,4% bệnh nhân đỡ. +Theo Tổ chức Y tế Thế giới viêm phổi là một trong năm nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi. +Tính đến thời điểm hiện tại có rất nhiều nghiên cứu về viêm phổi trẻ em dưới 5 tuổi nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về kết quả điều trị của viêm phổi trẻ em tại địa bàn tỉnh Nghệ An. +Có 4 phác đồ điều trị viêm phổi đã được sử dụng khi bệnh nhân mới nhập viện, trong đó có 2 phác đồ kháng sinh đơn độc và 2 phác đồ phối hợp kháng sinh với kháng sinh. +Ích Trí Vương ở cả 2 liều thử không gây ảnh hưởng lên men gan SGOT, SGPT, trong khi atorvastatin gây tăng men gan rõ rệt. +Ích Trí Vương liều 180 mg / kg / ngày và atorvastatin 5 mg / kg / ngày giảm mức độ gan nhiễm mỡ trên vi thể. +Từ khoá: Ích Trí Vương, gan nhiễm mỡ không do rượu. +Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của viên nang mềm Ích Trí Vương lên các chỉ số lipid máu, men gan SGOT, SGPT và tình trạng gan nhiễm mỡ trên thỏ được ăn chế độ ăn giàu cholesterol. +Lô 1: Uống nước lọc 2 ml / kg / ngày. +Lô 2: Uống cholesterol 0, 5g / kg / ngày, 1 ml / kg + nước lọc 2 ml / kg. +Lô 3: Uống cholesterol 0, 5g / kg / ngày 1 ml / kg, + atorvastatin 5 mg / kg / ngày. +Lô 4: Uống cholesterol 0, 5g / kg / ngày, 1 ml / kg + Ích Trí Vương 60 mg / kg / ngày. +Lô 5: Uống cholesterol 0, 5g / kg / ngày, 1 ml / kg + Ích Trí Vương 180 mg / kg / ngày. +Sau 8 tuần, Ích Trí Vương 180 mg / kg / ngày giảm cholesterol TP và LDL máu (p < 0,05), tương đương atorvastatin liều 5 mg / kg / ngày (p > 0,05). +Mục tiêu: Mô tả mức độ nguy cơ một số rủi ro nghề nghiệp (RRNN) của điều dưỡng viên tại Bệnh viện K năm 2018 ". +Rủi ro bị lãnh đạo đồng nghiệp chèn ép, tai nạn khi đang làm việc, dị ứng / sốc khi tiếp xúc với hoá chất, stress công việc đều gấp hơn 3 lần so với nhóm ít tiếp xúc (p < 0,05). +Kết luận: Cần có những biện pháp can thiệp sớm để giải quyết nguy cơ rủi ro nghề nghiệp của điều dưỡng viên trong bệnh viện. +Từ khoá: Nguy cơ rủi ro nghề nghiệp, điều dưỡng viên, bệnh viện. +Phương pháp: Sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang với cách chọn mẫu toàn bộ trên 370 điều dưỡng viên của Bệnh viện K. Bộ câu hỏi tự điền được thiết kế sẵn, nội dung bao gồm môi trường làm việc (tiếp xúc với máu, hoá chất, bức xạ, tiếng ồn, bụi, bệnh nhân...). +Những rủi ro gặp phải (vật sắc nhọn đâm, đồng nghiệp chèn ép khiếu kiện...). +Cách xử lý rủi ro gần đây nhất. +Kết quả: Nhóm làm việc 1 - 5 năm, 5 - 10 năm, 10 - 20 năm lần lượt có nguy cơ gặp RRNN 4,6 lần, 3,4 và 2,8 lần so với nhóm trên 20 năm. +Khối Nội có nguy cơ gặp rủi ro cao gấp 3 lần, khoa cận lâm sàng 2,06 lần so với khoa phòng chức năng (p < 0,05). +Nhóm tiếp xúc nhiều với hoá chất nguy cơ cao gấp 2,3 lần so với nhóm ít tiếp xúc và stress công việc, tổn thương khác lần lượt gấp 1,91 và 1,61 lần so với nhóm ít tiếp xúc (p < 0,05). +Nhóm nhiều công việc quá tải và áp lực tâm lý có nguy cơ mắc 10 loại rủi ro cao hơn so với nhóm tiếp xúc ít. +ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ LIÊN QUAN GIỮA CHÚNG CỦA UNG THƯ DƯƠNG VẬT TẠI VIỆN K 2008-2014 TÓM TẮT Muc tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan giữa chúng của ung thư dương vật tại viện K 2008-2014. +Từ khoá: ung thư dương vật +Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu và tiến cứu mô tả cắt ngang có theo dõi dọc 106 bệnh nhân được chẩn đoán xác định bằng mô bệnh học là ung thư biểu mô dương vật, giai đoạn I, II, III, được điều trị tại bệnh viện K từ 2008-2014. +Kết quả: Tuổi trung bình là 51,2 tuổi, tuổi mắc bệnh hay gặp là 40-70 tuổi, chiếm 68,9%, có thời gian mắc bệnh trên 6 tháng chiếm 72,3%. +Mức độ xâm lấn khối u ở T2 và T3 chiếm 38,7% và 52,8%, tương ứng. +Mô bệnh học của ung thư dương vật là ung thư biểu mô vảy chiếm 100%, độ mô học thấp (G 1,2) chiếm tỷ lệ cao 84%, độ mô học cao (G3, 4) chiếm tỷ lệ thấp 16%. +Tỷ lệ di căn hạch vùng chiếm 39,6%, tỷ lệ chưa di căn hạch vùng chiếm 60,4%. Giai đoạn I, II, III chiếm tỷ lệ tương ứng là 8,5%, 40,6% và 50,9%. +Mức độ xâm lấn khối u càng rộng thì thăm khám hạch bẹn trên lâm sàng càng rõ và cho di căn hạch vùng qua mô bệnh học càng cao. +Kết quả: (1) Dưới nhóm T trung gian gặp nhiều nhất (56,3%). +(2) 100% bệnh nhân có biểu hiện dấu ấn cyCD3, trong khi dấu ấn CD3 bề mặt chỉ xuất hiện ở 25% trường hợp. +Các dấu ấn đặc trưng dòng lympho khác xuất hiện với tỷ lệ cao lần lượt là CD7 (68,8%), CD2 (56,2%), CD5 (50%) Từ khoá: LXM cấp dòng lympho T, kiểu hình miễn dịch, dấu ấn miễn dịch. +NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG THẤT TRÁI Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP CÓ KHUYẾT XẠ BẰNG SIÊU ÂM DOPPLER MÔ CƠ TIM TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá sự biến đổi chức năng thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp có khuyết xạ bằng phương pháp siêu âm Doppler mô cơ tim. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng gồm 47 bệnh nhân THA và 80 người bình thường (nhóm chứng). Các bệnh nhân này đều được làm siêu âm tim thông thường và siêu âm Doppler mô cơ tim. +Kết luận: Nhóm bệnh nhân THA có hình ảnh khuyết xạ trên xạ hình tưới máu cơ tim, vận tốc sóng Sm, Em, chỉ số Em / Am giảm so với nhóm THA không khuyết xạ (p < 0,05). +Từ khoá: tăng huyết áp, chức năng tâm trương, siêu âm Doppler xung mô cơ tim +NHẬN XÉT KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ VỠ THÀNH XOANG HÀM TRÊN TRONG GÃY XƯƠNG TẦNG GIỮA MẶT BẰNG KỸ THUẬT NẮN CHỈNH – ĐẶT BÓNG FOLEY TRONG XOANG TÓM TẮT Mục tiêu: 1. +Mô tả các triệu chứng lâm sàng và Xquang của vỡ thành xoang hàm trên. +Đánh giá kết quả của việc sử dụng bóng Foley trong điều trị vỡ thành xoang hàm trên trong gãy xương tầng giữa mặt. +Nghiên cứu cắt ngang, mô tả. +Kết quả: tốt 15/19 bệnh nhân (78,95%), khá 4/19 (21,05%). +Kiểm tra sau 6 tháng: Tốt 17/19 (89,47%) khá 2/19 (10,53%). Từ khoá: Vỡ xoang hàm trên, bóng Foley cố định trong xoang +NHẬN XÉT VỀ KỸ THUẬT CHỌC HÚT NƯỚC ỐI ĐỂ NUÔI CẤY TÓM TẮT Nghiên cứu trên 438 thai phụ được chọc hút nước ối để nuôi cấy nhằm phát hiện các bất thường của nhiễm sắc thể gây các dị tật của thai nhi tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội và Bệnh viện Phụ sản Trung ương. +Kết quả: kỹ thuật chọc hút nước ối khá an toàn, kỹ thuật này được thực hiện một lần duy nhất ở 97,3% số thai phụ, chỉ có 2,1%, thai phụ phải chọc 2 lần; 0,7% thai phụ phải hẹn lại để chọc ối sau 1-2 tuần, thời gian thực hiện kỹ thuật ngắn (5 phút ở 92,7% số thai phụ), thời gian nằm viện là 2 giờ sau chọc ối; tỷ lệ biến chứng thấp (chỉ có 1 thai phụ bị sẩy thai chiếm 0,2%). +Kết quả xử trí các thai bất thường nhiễm sắc thể khi chọc ối: tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể là 8,2%, trong đó 6,4% phải đình chỉ thai nghén; 1,8% chuyển tuyến để theo dõi và điều trị tiếp. +Kết luận: kỹ thuật chọc hút nước ối để phát hiện bất thường nhiễm sắc thể thai nhi khá an toàn, tỷ lệ biến chứng thấp, đa số các trường hợp thai nhi đã được chẩn đoán bất thường nhiễm sắc thể thì thường phải xử trí bằng đình chỉ thai nghén. +Từ khoá: chọc ối, nuôi cấy tế bào ối, xử trí thai bất thường nhiễm sắc thể +ĐÁNH GIÁ BƯỚC ĐẦU CẢI BIÊN ĐƯỜNG MỔ QUANH QUẦNG VÚ TÓM TẮT Mục tiêu: Các đường mổ chính trong phẫu thuật nâng ngực là đường nếp lằn vú, quanh quầng vú và đường nách. +Từ khoá: nâng ngực, đường quần vú, khâu purse-string +Sẹo sau phẫu thuật luôn là yếu tố cần được xem xét. +Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá kỹ thuật sử dụng đường mổ quanh quầng vú với mũi khâu vòng purse-string nhằm dấu sẹo dưới chân núm vú trong phẫu thuật nâng ngực. +Thời gian phẫu thuật khoảng 1h45 cho cả 2 bên ngực. +NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SIÊU ÂM DOPPLER MẠCH TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứuđặc điểm siêu âm Doppler mạch và lâm sàng ở bệnh nhân suy tĩnh mạch chi dưới. +Kết luận: Bệnh nhân suy tĩnh mạch chi dưới có tuổi trung bình cao, nữ giới mắc nhiều hơn, các yếu tố nguy cơ hay gặp là: liên quan đến nghề nghiệp, sinh con và béo phì. +Các thông số siêu âm cho thấy giãn tĩnh mạch nông và xuất hiện dòng trào ngược > 1s. +Từ khoá: Suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới; Giãn tĩnh mạch; Siêu âm Doppler mạch. +Đối tượng và phương pháp: 70 bệnh nhân suy tĩnh mạch chi dưới, khám lâm sàng và siêu âm Doppler mạch chi dưới. +Kết quả: Nữ giới (81,4%), tuổi thường gặp 40 – 60 tuổi (64,3%). +Lâm sàng: mỏi bắp chân (97,2%), tức nặng chân (91,5%), rối loạn cảm giác ở chân (90,6%). +Phân loại lâm sàng theo CEAP: C1 (26,5%), C2 (50,9%), C3 (17,9%), C4 (3,8%), C6 (0,9%). +Đường kính tĩnh mạch xuyên trên gối: 6,0 mm; dưới gối: 2,84 mm. +Thời gian dòng trào ngược xuất hiện ở tĩnh m��ch hiển lớn, tĩnh mạch hiển bé và tĩnh mạch xuyên từ 3,3 – 4,68 s. +BMI trung bình của nhóm ĐTĐ typ2 GNM là 23,15 ± 2,73, nhóm ĐTĐ typ2 GKNM là 20,86 ± 3,02, nhóm người khoẻ mạnh là 20,76 ± 1,77. +Nồng độ Cholesterol, Triglycerid của nhóm ĐTĐ typ2 GNM cao hơn nhóm ĐTĐ typ2 GKNM, cao hơn nhiều so với nhóm người khoẻ mạnh, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,01. +NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu nhằm khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và bước đầu đánh giá hiệu quả của lọc máu liên tục ở bệnh nhân hậu sản có tổn thương thận cấp. +Tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang 61 bệnh nhân nhập khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/12/2012 đến 31/06/2014. +Điểm Glasgow, SOFA và APACHE II của nhóm nghiên cứu là 9,69 ± 3,9, 13,64 ± 4,15 và 23,66 ± 7,32. +Tỷ lệ tổn thương thận cấp độ 1 chiếm 37,7%, độ 2 là 21,3% và độ 3 là 41,0%. +Tỷ lệ bệnh nhân có hội chứng tăng ure huyết là 32,8%, phù là 40,9%, huyết áp thấp là 54,1%. +Lọc máu liên tục được thực hiện với kỹ thuật CVVH giúp hồi phục chức năng thận ở bệnh nhân hậu sản, suy đa tạng có tổn thương thận cấp nhưng chưa có bằng chứng cải thiện tỷ lệ sống còn. +Từ khoá: Hậu sản, tổn thương thận cấp, lọc máu liên tục. +NGHIÊN CỨU CÁC CHỈ SỐ XÉT NGHIỆM ĐÀN HỒI ĐỒ CỤC MÁU TÓM TẮT Đặt vấn đề: TEG là một xét nghiệm thăm dò tổng quát quá trình đông máu, cho phép bác sĩ lâm sàng có định hướng chẩn đoán và xử trí kịp thời cho bệnh nhân LXM cấp thể M3 có rối loạn đông máu DIC. +Mục tiêu: Đánh giá một số chỉ số xét nghiệm TEG ở bệnh nhân lơ-xê-mi cấp thể M 3. +Đối tượng và phương pháp: 51 bênh nhân LXM cấp thể M3 tại Viện HH-TM TW từ 1/2013-3/2014 bằng nghiên cứu mô tả cắt ngang. +Kết quả: (1) Có tình trạng giảm đông máu do DIC, biểu hiện trong các chỉ số của xét nghiệm TEG: 74,5% bệnh nhân có CI giảm; 37,3% có R kéo dài; 49,1% có K kéo dài; 62,7% có góc α hẹp; 68,6% có MA giảm. +(2) Có mối tương quan giữa các chỉ số của xét nghiệm TEG và các chỉ số xét nghiệm đông máu riêng biệt: (a) Tương quan tỷ lệ thuận: Mức độ chặt chẽ giữa MA – TEG và số lượng tiểu cầu; Mức độ vừa phải giữa: R – TEG và rAPTT; α – TEG và nồng độ fibrinogen; Mức độ không đáng kể giữa MA – TEG và nồng độ fibrinogen. +(b) Tương quan tỷ lệ nghịch, mức độ vừa phải giữa K –TEG và nồng độ fibrinogen. +Từ khoá: bệnh moyamoya, bệnh tắc nghẽn mạch máu não, phẫu thuật bắc cầu +Kết quả: Tác giả điều trị phẫu thuật 30 bệnh nhân với 35 phẫu thuật, tuổi trung bình 35,9 ± 12,6. +Thời gian theo dõi trung bình 3,8 năm với tỉ lệ đột quị tái phát 6,6%. +Tình trạng bệnh nhân có cải thiện chất lượng cuộc sống theo đánh giá bằng thang điểm Rankin cải tiến sau 1 thời gian theo dõi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0.05. +Bệnh nhân biểu hiện đột quị chiếm tỉ lệ cao nhất 86,7% (26/3 0), kế đến là triệu chứng cơn thoáng thiếu máu não chiếm tỉ lệ 10% (3/3 0), dấu thần kinh khu trú chiếm tỉ lệ 3,3% (1/3 0), không ghi nhận triệu chứng động kinh trong nghiên cứu này Kết luận: Bệnh moyamoya là bệnh lý tắc nghẽn mãn tính động mạch não với bệnh sử kéo dài và có nguy cơ thiếu máu não hoặc xuất huyết não.Phẫu thuật bắc cầu động mạch não ở bệnh lý moyamoya, với tỉ lệ tai biến thấp, có hiệu quả trong việc ngăn chặn nguy cơ nhồi máu não tái phát, cũng như giảm nguy cơ xuất huyết não và cải thiện chất lượng cuộc sống. +HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH XƠ CỨNG BÌ HỆ THỐNG TÓM TẮT Bệnh xơ cứng bì hệ thống là bệnh tổ chức liên kết tự miễn khó điều trị. +Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả điều trị bệnh xơ cứng bì hệ thống bằng methotrexate (MTX) kết hợp với uống. +Nghiên cứu tiến hành trên 69 bệnh nhân XCBHT, được chia làm hai nhóm: nhóm nghiên cứu sử dụng phối hợp methylprednisolon và methotrexate và nhóm đối chứng sử dụng methylprednisolon đơn thuần. +So sánh mức độ cải thiện độ dày da giữa hai nhóm MTX và nhóm chứng sau 6 tháng điều trị cho thấy chỉ có mức độ cải thiện độ mở miệng và đau khớp là có sự khác biệt với p < 0,05 (nhóm MTX cải thiện tốt hơn nhóm chứng); trong khi sự cải thiện điểm mRSS không có sự khác biệt giữa hai nhóm sau quá trình điều trị (p > 0,05). +Cả hai nhóm MTX và nhóm chứng đều có sự cải thiện tổn thương sưng nề bàn ngón tay, triệu chứng Raynaud, sẹo rỗ đầu ngón tay, khó thở, rối loạn đi ngoài (táo bón hoặc đi lỏng) sau điều trị so với trước điều trị. +Tuy nhiên không có sự khác biệt giữa 2 nhóm (p > 0,05) về mức độ cải thiện. +MTX có hiệu quả trong điều trị xơ cứng bì hệ thống. +Từ khoá: Bệnh xơ cứng bì hệ thống, Methotrexate +KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ CỦA CÁN BỘ Y TẾ VỀ CHĂM SÓC DINH DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN TÂN KỲ, NGHỆ AN NĂM 2014 TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá kiến thức, thái độ của cán bộ y tế về chăm sóc dinh dưỡng tại bệnh viện đa khoa huyện Tân Kỳ tỉnh Nghệ An năm 2014. +Phương pháp: mô tả cắt ngang được tiến hành với toàn bộ bác sỹ, điều dưỡng, y sỹ, y tá, dược sỹ của bệnh viện Đa khoa Tân Kỳ. +Kết quả: Tỷ lệ cán bộ y tế có kiến thức đúng về khái niệm suy dinh dưỡng là 79,5%. +Tỷ lệ cán bộ y tế cho rằng việc xây dựng khoa dinh dưỡng là cần thiết chiếm 95,2%. +Kết luận: Đa số cán bộ y tế biết được khái niệm, nguyên nhân chính, hậu quả và sự cần thiết phải thành lập khoa dĩnh dưỡng tại bệnh viện huyện. +CƠ CẤU BỆNH TẬT CỦA BỆNH NHÂN TÓM TẮT Hiện nay, mô hình bệnh tật tại Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển tiếp dịch tễ học với nhóm bệnh không lây nhiễm và tai nạn thương tích tăng nhanh, trong khi các bệnh lây nhiễm vẫn ở mức tương đối cao. +Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành nhằm mô tả cơ cấu bệnh tật của bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang năm 2011. +Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhân tại bệnh viện huyện Kiên Hải chủ yếu thuộc nhóm tuổi từ 16 – 49 (chiếm 59,5%), đa số là bệnh nhân nữ (chiếm 71,9%). +56,1% bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện là vào mùa mưa. +62,9% bệnh nhân mắc các bệnh không lây nhiễm, nhóm bệnh lây nhiễm chỉ chiếm 29%; nhóm tai nạn, chấn thương và ngộ độc chiếm tỷ lệ là 8,1%. +Các bệnh thường gặp là tiêu chảy cấp (11%), tiếp theo là tăng huyết áp (10,2%), viêm phế quản (8%) và viêm họng / amidan (5,9%). +Từ khoá: cơ cấu bệnh tật, bệnh không lây nhiễm (NCDs), bệnh viện huyện + ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG GIAO TIẾP CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá thực trạng giao tiếp của nhân viên y tế (NVYT) đối với người bệnh tại khoa Phục hồi chức năng bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương. +Không có lời nói, cử chỉ gợi ý tiên quà người bệnh. +75% người bệnh rất hài lòng và 20% hài lòng với thái độ giao tiếp, phục vụ của NVYT. +Từ khoá: giao tiếp, nhân viên y tế, khoa Phục hồi chức năng +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 60 người bệnh điều trị từ 5 ngày trở lên tại Khoa PHCN của Bệnh viện đa khoa Hải Dương. +Kết quả và Kết luận: 75% người bệnh đánh giá rất hài lòng và 20% hài lòng với việc thực hiện quy chế giao tiếp của NVYT. +Đón tiếp chu đáo đạt 70% rất hài lòng và hài lòng 28,3%. +Giải thích chu đáo về thủ tục hành chính, nội qui, chế độ viện phí, bảo hiểm y tế 88,3%. +Giải thích rõ ràng về tình hình bệnh tật và hướng điều trị 83,3%. +91,6% NVYT có giải thích cho người bệnh trước, trong và sau khi làm thủ thuật. +83,3% nhân viên y tế thường xuyên thăm hỏi người bệnh. + ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TÓM TẮT Mục tiêu: này nhằm đánh giá thực trạng kiến thức, thực hành của nhân viên y tế trong việc thu gom, phân loại, vận chuyển và tiêu huỷ chất thải tại các bệnh viện Y học cổ truyền (YHCT). +Đối tượng nghiên cứu: nhân viên y tế (NVYT): hộ lý, y tá, y sĩ, bác sĩ, dược sĩ ở tất cả các khoa lâm sàng và cận lâm sàng ở 10 bệnh viện YHCT tỉnh đại diện cho các vùng trên cả nước. +Phương pháp nghiên cứu: phương pháp cắt ngang mô tả có phân tích, phỏng vấn NVYT theo nội dung bảng hỏi để đánh giá kiến thức, thực hành trong quản lý và xử lý chất thải y tế nguy hại của bệnh viện. +Kết luận: các nội dung hiểu sai nhiều nhất là phân biệt 5 nhóm chất thải y tế và việc thu gom, phân loại sai vẫn xảy ra. Từ khoá: chất thải y tế tại bệnh viện y học cổ truyền. +KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI TẠI Xà THANH SƠN TÓM TẮT Nghiên cứu mô tả cắt ngang về kiến thức và thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Thanh Sơn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam cho thấy có 57,6% bà mẹ biết bệnh tay chân miệng có triệu chứng loét miệng; 78,1% bà mẹ biết về biểu hiện mụn nước lòng bàn tay, bàn chân. +Chỉ có 68,8% các bà mẹ biết được đối tượng chính hay mắc bệnh là trẻ dưới 10 tuổi. +Có 57,3% bà mẹ biết đường lây bệnh là đường tiêu hoá. +Có 61,1% bà mẹ biết cần rửa tay trước khi ăn và 76,8% bà mẹ cho rằng cần rửa tay sau khi đi vệ sinh để có thể phòng bệnh này. +Tuy nhiên chỉ có 56,6% các bà mẹ đã thực hiện rửa tay bằng xà phòng trước khi cho trẻ ăn và 68,4% bà mẹ đã rửa tay sau khi cho trẻ đi vệ sinh. +Từ khoá: bệnh tay chân miệng, phòng chống bệnh, bà mẹ, trẻ em, Hà Nam +TÌNH HÌNH BẤT THƯỜNG THAI SẢN Ở BIÊN HOÀ TÓM TẮT Điều tra 1500 phụ nữ ở tuổi sinh sản ở 4 phường An Khê, Hoà Khê, Chính Gián và Thạc Gián của Quận Thanh Khê - Đà Nẵng và 1551 phụ nữ ở 5 phường: Trung dũng, Tân Mai, Tân Tiến, Tân Phong, Thống Nhất của Thành phố Biên Hoà, 6600 phụ nữ ở Phù Cát - Bình Định, kết quả cho thấy: - Tần suất sẩy thai ở Thanh Khê - Đà Nẵng là 3,79%, của Biên Hoà là 6,57%, của Phù Cát - Bình Định 4,45%. +- Tần suất các phụ nữ từng mang thai bị sẩy thai ở Thanh Khê - Đà Nẵng là 3,92%, của Biên Hoà là 8,09%, Phù Cát - Bình Định là 9,58%. +- Tần suất thai chết lưu ở Thanh Khê - Đà Nẵng là 1,59%, của Biên Hoà là 2,38%, Phù Cát - Bình Định là 0,49%. +- Tần suất các phụ nữ từng mang thai có thai chết lưu ở Thanh Khê - Đà Nẵng là 1,64%, của Biên Hoà là 3,08%, Phù Cát - Bình Định là 1,29%. +- Tần suất DTBS ở Thanh Khê - Đà Nẵng là 1,76%, của Biên Hoà là 2,27%, Phù Cát - Bình Định là 1,83%. +Số liệu thống kê ở Phù Cát - Bình Định và Biên Hoà cho thấy có mối liên quan giữa BTTS với phơi nhiễm chất độc hoá học chiến tranh (OR: 1,75 và 3,19). +Từ khoá: sẩy thai, thai chết lưu, dị tật bẩm sinh, chất độc da cam, bất thường bẩm sinh. +NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ LÂM SÀNG TÓM TẮT Nghiên cứu tiến cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng trên 172 bệnh nhân được chia đều vào 2 nhóm nuôi cấy phôi ở điều kiện nồng độ oxy 5% và 20% với mục tiêu: so sánh tỷ lệ có thai lâm sàng, tỷ lệ sinh sống ở hai nhóm này. +Tỷ lệ sinh sống cũng cao hơn ở nhóm nồng độ oxy 5% 46,51% so với 32,55%, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (với p = 0 061). Kết luận: Tỷ lệ có thai lâm sàng khi nuôi phôi ngày 5 ở nồng độ oxy 5% cao hơn khi nuôi cấy phôi ở nồng độ oxy 20% có ý nghĩa thống kê. +Tỷ lệ sinh sống cũng có xu hướng cao hơn ở nhóm phôi được nuôi ở nồng độ oxy 5%. +Từ khoá: tỷ lệ có thai, tỷ lệ sinh sống, nồng độ oxy thấp trong nuôi cấy phôi. +Các bệnh nhân đều được sử dụng FSH để kích thích buồng trứng. +Thụ tinh noãn với tinh trùng bằng phương pháp IVF hoặc ICSI. +Ở cả hai nhóm đều đánh giá phôi vào ngày 3 để lựa chọn 3-5 phôi để nuôi tiếp ngày 5. +Kết quả: Đặc điểm bệnh nhân, dự trữ buồng trứng, kết quả kích thích buồng trứng, kết quả chuyển phôi không khác nhau ở hai nhóm nghiên cứu. +Tỷ lệ có thai lâm sàng nhóm nuôi cấy phôi ở nồng độ oxy 5% là 56,97% cao hơn có ý nghĩa thống kê so với 40,69% ở nhóm nuôi cấy phôi ở nồng độ oxy 20%. +Mục tiêu: Nghiên cứu sự liên quan giữa SLBC, mức độ lách to và một số chỉ số tế bào máu ngoại vi trong CML có SLBC tăng đáng kể. +Kết quả: (1) SLBC tăng đáng kể (205,1 ± 148,4 x 109 / l); hầu hết các bệnh nhân đều thiếu máu với nồng độ HST là 101,7 ± 23,3 g / l; số lượng tiểu cầu tăng (595,3 ± 496,1 x 109 / l). +(2) Mức độ lách to tăng tương ứng với mức độ tăng SLBC. +TÌNH HÌNH KHÁM CHỮA BỆNH VÀ SỬ DỤNG THUỐC TÓM TẮT Phòng khám đa khoa cùng với trạm y tế có vai trò quan trọng trong công tác CSSKBĐ cho người dân. +Số lượng thuốc trong mỗi đơn cao nhất là 7 thuốc / đơn, trung bình kê 3,8 thuốc / đơn. +Kê đơn Vitamin và khoáng chất chiếm 19,8%; thuốc kháng sinh chiếm 16,4%. +Thuốc đông y cũng được sử dụng với tỷ lệ cao 9,1%. +Từ khoá: Khám chữa bệnh, sử dụng thuốc, phòng khám đa khoa +Tại Việt Nam, danh mục thuốc thiết yếu đã được Bộ Y tế ban hành làm cơ sở đảm bảo nhu cầu điều trị cơ bản cho nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. +Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành nhằm mô tả tình hình khám chữa bệnh và sử dụng thuốc điều trị tại phòng khám đa khoa Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội năm 2014. +Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc 1 bệnh / chứng bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất (59,2%). +Trung bình mắc 1,5 bệnh / người. +Có 53,2% người bệnh đến khám được chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng. +Các bệnh lý chiếm tỷ lệ cao là bệnh lý viêm đường hô hấp trên (17,0%), tăng huyết áp (11,2%), đái tháo đường (8,5%) và rối loạn mỡ máu (8,9%). +Tỷ lệ bệnh nhân được kê đơn điều trị ngoại trú là cao nhất (65,9%). +Kết quả: Thời gian sống thêm toàn bộ và sống thêm không tái phát sau 5 năm tương ứng là 75,2%; 68%. +Một số yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống thêm sau điều trị. +Hoá chất bổ trợ sau mổ góp phần cải thiện thời gian sống thêm nhóm bệnh nhân thụ thể âm tính. +Kết luận: Thời gian sống thêm sau điều trị phụ thuộc cả các yếu tố tiên lượng bệnh và liệu pháp điều trị bổ trợ toàn thân Từ khoá: ung thư vú, thụ thể âm tính, thời gian sống thêm +GIÁ TRỊ THANG ĐIỂM CHẨN ĐOÁN VIÊM RUỘT THỪA TRẺ EM TÓM TẮT Mục tiêu: - Đánh giá giá trị của thang điểm chẩn đoán viêm ruột thừa trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương. +- Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng thang điểm chẩn đoán viêm ruột thừa trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương. +Bệnh nhân ≥ 4 tuổi và không dùng kháng sinh, giảm đau trước được chẩn đoán đúng VRT bằng thang điểm PAS cao hơn nhóm còn lại. +Kết luận: Thang điểm PAS đơn giản và dễ áp dụng. +Thang điểm PAS có hiệu quả và áp dụng tốt trên lâm sàng trong chẩn đoán sớm viêm ruột thừa. +Từ khoá: viêm ruột thừa, trẻ em, thang điểm PAS (Pediatric Appendicitis Score), độ nhạy, độ đặc hiệu, yếu tố ảnh hưởng +ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐAU VÀ TỶ LỆ CHẢY MÁU TÓM TẮT Mục đích: đánh giá mức độ đau và tỷ lệ chảy máu sau phẫu thuật cắt amidan bằng Coblator. +Kết luận: Căt amidan bằng Coblator có mức độ đau sau mổ giảm đáng kết so với các phương pháp cổ điển, tỷ lệ chảy máu sau mổ 8%. +Từ khoá: Cắt amidan, phương pháp bằng Coblator +Đối tượng và phương pháp: Gồm 50 bệnh nhân được thực hiện phẫu thuật cắt amidan bằng Coblator tại BV Tai Mũi Họng Trung Ương từ tháng 5/2014 đến tháng 04/2015. +Kết quả: Mức độ đau theo thời gian hậu phẫu: Đau nhất ngày thứ 2 sau mổ: Trung bình điểm đau ngày thứ 2 là 2,7 điểm. +Đau tăng từ ngày 1 lên ngày 2 rồi giảm dần đến ngày 14 (mức độ đau trung bình lần lượt là 1,9; 2,7; 1,3 và 0,3 điểm). +Mức độ đau theo lứa tuổi: Trẻ em thường đau nhiều vào những ngày đầu nhưng giảm nhanh hơn so với người lớn. +Số lần dùng thuốc giảm đau thường là 2 lần / ngày. +Số ngày dùng thuốc trung bình của cả hai nhómlà 2,6. Số ngày dùng thuốc giảm đau của người lớn cao hơn so với trẻ em (3 ngày / 2,1 ngày). +Số ngày dùng thuốc giảm đau nhiều nhất là 8 ngày, ít nhất là 1 ngày. +Chảy máu sau mổ gặp 4/50 (8%), đều là chảy máu muộn, không có trường hợp nào chảy máu sớm, thời gian hồi phục là 7,8 ngày. +NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ỨNG DỤNG MÁY BƠM NƯỚC ĐIỀU KHIỂN TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá kết quả ứng dụng máy bơm nước điều khiển áp lực trong nội soi tán sỏi điều trị sỏi trong gan. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Các bệnh nhân có sỏi trong gan được mổ tại bệnh viện Việt Đức từ 1/2011 – 12/2011 có sử dụng máy bơm nước điều khiển áp lực trong nội soi tán sỏi. +Công trình được nghiên cứu bằng phương pháp mô tả tiến cứu. +Kết quả: 101 trường hợp sỏi trong gan được mổ có sử dụng máy bơm nước điều khiển áp lực trong nội soi tán sỏi cho kết quả khả quan: không có tỉ lệ tử vong, tỉ lệ biến chứng thấp (5,94%), tỉ lệ sót sỏi được cải thiện (29,9%), thời gian mổ được rút ngắn (trung bình 128 phút), tiết kiệm được đầu tán (trung bình 0,56 đầu tán trên một bệnh nhân) Kết luận: ứng dụng máy bơm nước điều khiển áp lực trong nội soi tán sỏi điện thuỷ lực để điều trị sỏi trong gan là một phương pháp an toàn, hiệu quả, sạch sỏi cao, tiết kiệm được thời gian và đầu tán sỏi. +Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên 28 bệnh nhân được phẫu thuật bắc cầu mạch vành sử dụng ĐMVMNP (tuổi trung bình 57 ± 7.6 tuổi, nam 22 chiếm 78.6%). +10 (35%) bệnh nhân có nhồi máu cơ tim và 3 (10.7%) bệnh nhân cần hỗ trợ bóng dội ngược trước mổ. +22 (78.6%) bị hẹp 3 nhánh mạch vành và 6 (21.4%) bệnh nhân hẹp thân chính động mạch vành trái. +EF trung bình trước mổ 57.2 ± 11.7%, LVIDd trung bình 51.49 ± 6.04 mm. +ĐMVMNP được sử dụng làm cầu nối cho nhánh sau dưới của động mạch vành phải và liên tiếp vào nhánh bờ của động mạch mũ lần lượt 16 và 11 trường hợp. Số miệng nối trung bình 3.5 ± 0.63, thời gian mổ trung bình 364 ± 82 phút, lượng máu mất 367 ± 262 ml. +Tất cả các bệnh nhân được phẫu thuật không sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể. +Kết quả: Có 22 trường hợp được phẫu thuật, trong đó, vị trí cổ ngực là 14 trường hợp, trong ngực trên carina là 3 trường hợp, carina + 1 phế quản gốc là 4 trường hợp, carina + 2 phế quản gốc là 1 trường hợp. +Các khối u đều chiếm dưới 1/3 chiều dài khí quản.Có 3 trường hợp tử vong (13,6%), do mất đoạn khí quản lớn; một sau 5 ngày, một sau 3 tuần và một sau 4 tháng. +Một bệnh nhân tử vong do tái phát sau 3 năm do còn để lại khối u ở phế quản gốc trái. +Các bệnh nhân còn lại được cho là phẫu thuật thành công hiện vẫn đang sống và theo dõi tiếp. +Kết luận: Phẫu thuật cắt bỏ và tái tạo u khí quản có tính khả thi cao, nên được chỉ định cho những khối u không chiếm quá 1/3 độ dài khí quản. +Phẫu thuật triệt để khối u là điều kiện quan trọng để tái tạo thành công khí quản. +Bệnh gây chèn lấp khí quản đòi hỏi phải được phẫu thuật tái tạo khí quản đồng thời giải quyết bệnh lý ung thư của khí quản. +Từ khoá: U khí quản, phẫu thuật tái tạo khí quản. +Với thực tế hiện tại, chưa có vật liệu hay cơ quan thay thế khí quản, việc cân nhắc chỉ định, đường mổ, và kỹ thuật tái tạo khí quản góp phần quyết định kết quả phẫu thuật và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau phẫu thuật. +Nghiên cứu này đánh giá tính khả thi của phẫu thuật đối với loại bệnh này. +Phương pháp: Hồi cứu những trường hợp u khí quản đã được phẫu thuật cắt bỏ khối u và tái tạo khí quản tại khoa ngoại Lồng ngực trong thời gian 6 năm (2010 – 2015). +Bệnh nhân được hoá xạ trị sau mổ và nội soi khí phế quản hoặc chụp CT-Scan sau mổ 1 tháng, 6 tháng và hàng năm. +Vị trí và độ lớn khối u, phương pháp phẫu thuật, đường mổ, biến chứng trong và sau mổ, thời điểm tái phát, tử vong được thu thập và phân tích đánh giá. +ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TƯỚI MÁU CƠ TIM TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ tưới máu cơ tim sau can thiệp động mạch vành (ĐMV) qua da thì đầu ở bệnh nhân (BN) nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên (STEMI), và mối liên quan với tỷ lệ tử vong trong khi nằm viện và khi theo dõi ngắn hạn trong 30 ngày. +Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang 215 ca, chọn mẫu thuận tiện, theo dõi dọc 30 ngày. +Kết quả: mức độ dòng chảy trong ĐMV (TIMI) sau can thiệp trung bình là 2,9 ± 0,4; mức độ tưới máu cơ tim theo TMP sau can thiệp trung bình là 2,3 ± 0,9; mức độ chênh của đoạn ST trung bình là 2,3 ± 2,8 (mm). +Từ khoá: nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên, can thiệp động mạch vành, tưới máu cơ tim. +TỶ LỆ, ĐẶC ĐIỂM THIẾU MÁU Ở BỆNH NHÂN TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ thiếu máu, mức độ đạt mục tiêu điều trị thiếu máu theo khuyến cáo và một số đặc điểm liên quan đến thiếu máu ở bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ (BN TNTCK). +Đối tượng và phương pháp: 175 BN TNTCK đã được sử dụng rHu-EPO dựa vào xét nghiệm huyết học và nồng độ sắt huyết thanh để đánh giá tỷ lệ thiếu máu và một số đặc điểm. +Kết quả: 93,7% BN có thiếu máu, mức độ vừa và nặng chiếm 86,6%. +Tỷ lệ không đạt mục tiêu điều trị 85,7%. +Bệnh nhân thiếu máu có chỉ số hồng cấu lưới (HCL) và chỉ số sản sinh HCL thấp hơn so với BN không thiếu máu. +Bệnh nhân có giảm nồng độ ferritin và transferrin huyết thanh. +Kết luận: Mặc dù đã được điều trị song BN TNTCK vẫn có thiếu máu và không đạt mục tiêu điều trị thiếu máu chiếm tỷ lệ cao, giảm khả năng sản sinh HC, ferritin và transferrin huyết thanh. +Từ khoá: Thận nhân tạo chu kỳ, thiếu máu, hồng cầu lưới, sắt huyết thanh. +MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM HUYẾT ÁP 24 GIỜ TÓM TẮT Đặt vấn đề: Mối liên quan của sự mất trũng huyết áp và tăng huyết áp (THA) ban đêm với phì đại thất trái (PĐTT) là điều còn gây tranh cãi. +Từ khoá: trũng huyết áp, tăng huyết áp ban đêm, phì đại thất trái +Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm huyết áp 24 giờ và mối liên quan giữa THA ban đêm và trũng huyết áp với PĐTT ở bệnh nhân tăng huyết áp. +Đối tượng và phương pháp: 87 bệnh nhân THA (33 không có PĐTT và 54 có PĐTT) được đo huyết áp 24 giờ. +So sánh các đặc điểm huyết áp 24 giờ giữa hai nhóm. +THA ban đêm có liên quan với PĐTT (OR = 5; 95% CI 1,96-12,73; p < 0,01), trong khi mất trũng huyết áp về đêm không có liên quan với PĐTT (OR = 0,63; 95% CI 0,24 - 1,63; p > 0,05). +Kết luận: Huyết áp tâm trương ban đêm và các giá trị huyết áp tâm thu của nhóm có PĐTT đều cao hơn nhóm không có PĐTT. +THA ban đêm chứ không phải mất trũng huyết áp ban đêm có liên quan với PĐTT ở bệnh nhân THA. + MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị nhược thị ở trẻ em trên 7 tuổi. +Nghiên cứu can thiệp lâm sàng tiến cứu trên những bệnh nhân nhược thị từ 8 đến 18 tuổi, điều trị tại Bệnh viện Mắt TW trong thời gian từ tháng 1/2014 đến tháng 7/2014. +Kết quả điều trị tốt đạt được 93,5% ở nhóm nhược thị nhẹ, 19,6% nhóm nhược thị trung bình và không có trường hợp nào ở nhóm nhược thị nặng. +Tỷ lệ đạt kết quả điều trị kém ở nhóm nhược thị do nguyên nhân phối hợp là 37,5%, cao hơn so với nhóm do tật khúc xạ đơn thuần (11,2%). +Tỷ lệ kết quả tốt ở bệnh nhân lệch khúc xạ < 1.50 D là 80% và lệch trên 1.50 D là 15%. +Mức độ nhược thị, nguyên nhân nhược thị, độ lệch khúc xạ cũng như tuổi điều trị ảnh hưởng rõ rệt tới kết quả điều trị. +Hình thái nhược thị một mắt hay hai mắt và loại tật khúc xạ không liên quan với kết quả điều trị. +Từ khoá: Nhược thị, bịt mắt +NGHIÊN CỨU HÌNH ẢNH TỔN THƯƠNG MÔ BỆNH HỌC DA TÓM TẮT Mục tiêu: Góp phần nghiên cứu hình ảnh tổn thương mô bệnh học da trong một số thể lâm sàng thường gặp của dị ứng thuốc. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bằng phương pháp nghiên cứu mô tả hình ảnh tổn thương mô bệnh học da trên 37 bệnh nhân dị ứng thuốc, trong đó 18 bệnh nhân tổn thương da không có bọng nước và 19 bệnh nhân tổn thương da có bọng nước. +Kết quả: Với nhóm bệnh nhân tổn thương da không có bọng nước: tổn thương thượng bì bao gồm xốp bào 72,22%, thoái hoá lỏng lớp đáy 22,22% và 100% có sự xâm nhập của tế bào viêm ở trung bì. +Kết luận: Mô bệnh học da trong dị ứng thuốc với nhóm bệnh nhân không có bọng nước: hay gặp là hiện tượng xốp bào, thoái hoá lỏng lớp đáy và xâm nhập của tế bào viêm. +Với nhóm bệnh nhân có bọng nước: hay gặp hoại tử thượng bì, bọng nước giữa thượng bì-trung bì, xốp bào và xâm nhập của tế bào viêm. +Từ khoá: Da, tổn thương mô bệnh học, dị ứng thuốc. +Từ tháng 2 năm 2004 đến tháng 4 năm 2005, chúng tôi đã thực hiện chẩn đoán tế bào học bằng chọc hút kim nhỏ cho 95 trường hợp bướu xương. +Kết quả: Tuổi bệnh nhân phân bố từ 12 - 84 tuổi. +Giới nữ hơi nhiều hơn giới nam một ít (nữ / nam = 1, 07/1). +Tỷ lệ phù hợp giữa chẩn đoán tế bào học và giải phẫu bệnh là 87,9% trong đó: sarcôm tạo xương 92,3%, bướu đại bào xương 88,9%, ung thư di căn xương 91,3%, bướu tuỷ tương bào 80,0%. +Độ nhạy 94,3%, độ đặc hiệu 94,1%, độ chính xác 93,6%. +Hiện tại, bệnh viện Chợ Rẫy (BVCR) đang áp dụng tiêu chuẩn ISO 90 01:2 015 trong quản lý nhằm giúp tăng năng suất và hiệu quả công việc và tăng tính chuyên nghiệp cho nhân viên y tế (NVYT). +Từ khoá: sự hài lòng, nhân viên y tế (NVYT), ISO 90 01:2 015 +Mục tiêu: Nhằm khảo sát sự hài lòng và các yếu tố ảnh hưởng đến NVYT sau 3 năm áp dụng tiêu chuẩn ISO 90 01:2 015 tại BVCR. +Kết quả: Qua khảo sát 287 nhân viên BVCR đã chothấy tỉ lệ hài lòngcủa NVYT về sự lãnh đạo trực tiếp, đồng nghiệp là 27 1/2 87 (94,4%), về công việc, cơ hội học tập và thăng tiến 268/287 (93,4%), về quy chế nội bộ, tiền lương, phúc lợi 26 2/2 87 (91,3%) và về môi trường làm việc 259/287 (90,2%). +NVYT có độ tuổi > 35 tuổi, thời gian công tác ngành y dưới > năm, thời gian làm việc tại BVCR > 5 năm và trình độ chuyên môn từ đại học trở lên biểu hiện sự hài lòng hơn so với các nhóm còn lại. +Kết luận: Áp dụng tiêu chuẩn ISO 90 01:2 015 tại BVCR trong bệnh viện Chợ Rẫy phù hợp với điều kiện thực tiễn, mang lại hiệu quả công việc và sự hài lòng cho nhân viên y tế. +Giá trị của hematocrit máu mao mạch ở trẻ sơ sinh bệnh lý tại khoa hồi sức sơ sinh bệnh viện nhi đồng 1 +Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hàng loạt ca được thực hiện từ tháng 4/2014 - 6/2014, chúng tôi thực hiện đo cùng lúc Hct ở tĩnh mạch và mao mạch trên 50 trẻ sơ sinh nhập khoa hồi sức sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng 1, 4 trẻ bị loại ra khỏi lô nghiên cứu do không lấy được Hct tĩnh mạch. +Hct mao mạch và Hct tĩnh mạch có tính tương đồng cao trên trẻ sơ sinh bệnh lý; phương trình hồi quy đơn biến để dự đoán Hct mao mạch từ Hct tĩnh mạch: Hct mao mạch = 1,779 + 1,003 x Hct tĩnh mạch (r = 0,965, p < 0,001); Hct mao mạch có tính tin cậy khi thay thế cho Hct tĩnh mạch (hệ số tin cậy R = 0,93). +Khảo sát tác dụng bảo vệ tế bào gan của cao chiết từ củ nghệ (curcuma longa) phòng ngừa tổn thương gan do rượu gây ra trên dòng tế bào hepg2 +Mục tiêu: Đề tài khảo sát tác dụng bảo vệ tế bào gan của cao chiết từ củ Nghệ (Curcuma longa) phòng ngừa tổn thương gan do rượu gây ra trên dòng tế bào HepG 2. +Kết luận: Củ Nghệ có tác dụng phòng ngừa tổn thương tế bào gan HepG2 do ethanol 100 mM gây ra theo thứ tự giảm dần: curcumin, cao ethyl acetat, cao cồn 70%. +Từ đó gợi ý curcumin quyết định tác dụng bảo vệ gan của củ Nghệ, có thể phát triển thành thuốc phòng và / hoặc điều trị bệnh gan do rượu. +Từ khoá: củ Nghệ, bảo vệ tế bào gan, rượu, dòng tế bào HepG2 +Phương pháp: HepG2 nuôi cấy trong môi trường EMEM, bổ sung 10% FCS, 2 mM L-glutamin, 100 IU / ml penicilin, 100 µg / ml streptomycin. +Xử lý tế bào với curcumin (CM), cao ethyl acetat (EN), cao cồn 70% (CN) từ củ Nghệ ứng với hàm lượng curcumin 2,5; 5; 10 µg / ml (ký hiệu NĐ1, NĐ2, NĐ 3) có / không bổ sung ethanol 100 mM trong 24 giờ. +Đánh giá tác dụng bảo vệ gan phòng ngừa sự ức chế tăng trưởng tế bào (test MTT), hoại tử (test LDH), stress oxy hoá qua lượng glutathion nội bào, hoạt hoá apoptosis (nhuộm AO / EB, định lượng và điện di ADN phân mảnh). +Kết quả: Sau 24 giờ, ethanol 100 mM làm giảm 45,1% tỷ lệ sống của tế bào HepG 2. +Sự ức chế tăng trưởng giảm khi bổ sung CM ở cả 3 nồng độ, EN ở NĐ1, NĐ2 và CN ở NĐ1 với tỷ lệ phòng ngừa 30 - 67%. +Ethanol 100 mM giảm 26,4% lượng GSH trong tế bào HepG 2; cả 3 nồng độ của CM, EN, CN đều làm tăng lượng GSH với hiệu quả từ 120 đến 1900%. +Tác dụng gây hoại tử tế bào của ethanol 100 mM giảm khoảng 40 - 170% khi bổ sung CM, EN và CN ở 3 nồng độ khảo sát. +Xây dựng qui trình định lượng carotenoid trong một số chế phẩm đang lưu hành trên thị trường +Kết luận: Chúng tôi đã xây dựng thành công trình định lượng bằng kỹ thuật HPLC để kiểm tra hàm lượng carotenoid trong các chế phẩm đang lưu hành trên thị trường. +Qui trình được thẩm định và áp dụng thành công trên một số sinh khối vi khuẩn giàu carotenoid và chế phẩm chứa carotenoid trong nước và ngoại nhập. +Từ khoá: HPLC, carotenoid, betacaroten, thực phẩm chức năng, +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Trong đề tài này chúng tôi nghiên cứu quy trình chiết tách carotenoid từ vi khuẩn và xây dựng quy trình định lượng carotenoid cho các chế phẩm đang lưu hành bằng phương pháp HPLC với hệ th��ng Knauer Smarline 2500 system. +Kết quả và bàn luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy, phá vỡ tế bào bằng tán trong bể siêu âm và chiết carotenoid với chloroform - methanol (2:1) cho hiệu quả chiết tách carotenoid từ vi khuẩn cao nhất (94,82%). +Hàm lượng carotenoid từ vi khuẩn và các chế phẩm được xác định bởi phương pháp HPLC nhanh chóng và có độ nhạy cao, trên cột RP C18 ở nhiệt độ phòng, hệ dung môi pha động là acetonitril - methanol - dichloromethal (70:20:10, tt / tt / tt) bổ sung amonium acetat 10 mM với tốc độ dòng 1ml / phút, thể tích tiêm 20 μl, bước sóng phát hiện tại 450 nm. +Phương pháp HPLC cho tương thích cao với các thông số sắc ký có RSD < 2%. +Phương pháp được thẩm định cho độ chính xác và độ đúng thích hợp với tỷ lệ phục hồi của carotenoid từ chế phẩm đạt 99,83%. +Giá trị tiên lượng tử vong của thang điểm saps ii ở bệnh nhân hồi sức tích cực nội khoa +Đặt vấn đề: Nhu cầu cần có một công cụ để tiên lượng chính xác và nhanh chóng những bệnh nhân nặng, để ưu tiên và phân bố nguồn lực nhằm giảm tỉ lệ tử vong. +Từ khoá: mô hình tiên lương, tử vong +Mục tiêu: đánh giá độ chính xác của thang điểm SAPS II trong tiên lượng tử vong bệnh viện ở bệnh nhân hồi sức tích cực nội khoa. +Đối tượng và phương pháp: Đoàn hệ hồi cứu trên những bệnh nhân nội điều trị tại khoa Hồi Sức Cấp Cứu bệnh viện Chợ rẫy từ ngày 03 tháng 04 năm 2019 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019. +Kết quả: 159 bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu. +Tuổi trung vị của mẫu nghiên cứu là 57,0 tuổi, tỷ lệ tử vong là 46,5%. +Điểm SAPS II trung bình là 58,3 ± 19,3 điểm. +Diện tích dưới đường cong của thang điểm SAPS II là 0,78 với khoảng tin cậy 95% từ 0,71 tới 0,85, với giá trị p < 0,005. +Tỉ lệ tử vong quan sát và thực tế sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê bằng phép kiểm Homer-Lemeshow với χ 2 = 13,7, độ tự do= 8, giá trị p= 0,09 > 0,05. +Kết luận: Thang điểm SAPS II có độ phân tách và độ chuẩn hoá tốt trong tiên lượng tử vong bệnh viện ở nhóm bệnh nhân nội khoa nặng nhập ICU. +Mở đầu – Mục tiêu: Glimepirid sulfonamid (tạp B) và glimepirid urethan (tạp C) là tạp chất liên quan của glimepirid, có nguồn gốc từ quá trình tổng hợp và bảo quản glimepirid. +Kết quả kiểm tra tạp B và tạp C trong một số nguyên liệu và chế phẩm chứa glimepirid đang lưu hành tại Việt Nam cho thấy hàm lượng tạp B và tạp C đều nằm trong giới hạn cho phép theo qui định của USP 40. +Kết luận: Tạp B và tạp C của glimepirid đã được thiết lập chất đối chiếu với độ tinh khiết trên 99% tính trên nguyên trạng. +Đã kiểm tra tạp chất liên quan của một số mẫu nguyên liệu và thành phẩm chứa glimepirid, sử dụng tạp đã được thiết lập chất đối chiếu. +Từ khoá: glimepirid sulfonamid, glimepirid urethan, glimepirid carbamat, tạp B của glimepirid, tạp C của glimepirid. +Các tạp này gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và tính an toàn của thuốc. +Do đó, trong chuyên luận glimepirid của dược điển một số nước như BP 2017 và USP 40 đều quy định phải kiểm tra giới hạn hàm lượng tạp B và tạp C cả trong nguyên liệu và thành phẩm chứa glimepirid. +Hiện nay, nhóm nghiên cứu của chúng tôi đã tổng hợp thành công tạp B và tạp C với độ tinh khiết sắc ký trên 99% tính trên nguyên trạng, sử dụng phương pháp HPLC qui về 100% diện tích pic. +Cho đến nay, chưa có công trình công bố về thiết lập chất đối chiếu tạp B và tạp C của glimepirid. +Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu thiết lập chất đối chiếu và kiểm nghiệm tạp B và tạp C của glimepirid trong nguyên liệu và chế phẩm glimepirid. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: 3 - ethyl-4 - methyl-2 - oxo-N - [2 - (4 - sulfamoylphenyl) ethyl] -2,3 - dihydro-1 H-pyrrol -1 - carboxamid (tạp chất liên quan B của glimepirid, glimepirid sulfonamid) và methyl [[4 - [2 - [[(3 - ethyl-4 - methyl-2 - oxo-2, 3 - dihydro-1 H-pyrrol-l-yl) carbonyl] amino] ethyl] phenyl] sulfonyl] carbamat (tạp chất liên quan C của glimepirid, glimepirid urethan, glimepirid carbamat). +Phương pháp nghiên cứu: Thiết lập chất đối chiếu tạp B và tạp C của glimepirid theo ISO guide 3 4:2 009 và ISO 1352 8:2 005; Kiểm tra tạp B và tạp C của glimepirid trong nguyên liệu và chế phẩm chứa glimepirid trên thị trường, sử dụng tạp đã được thiết lập chất đối chiếu. +Kết quả: Kết quả đánh giá và thiết lập chất đối chiếu tạp B và C cho thấy chất này đủ điều kiện để đăng ký chuẩn quốc gia với độ tinh khiết sắc ký được xác định lần lượt là 99,43% và 99,87% tính trên nguyên trạng. +Kiến thức, thực hành ở bệnh nhân từ 40 tuổi tăng huyết áp tại xã long thuận, huyện bến cầu, tỉnh tây ninh +Đặt vấn đề: Tăng huyết áp (THA) là một bệnh phổ biến và có xu hướng ngày càng tăng. +Kết luận: Xây dựng một chương trình can thiệp về truyền thông giáo dục sức khoẻ nhằm nâng cao kiến thức, thực hành thay đổi lối sống của người bệnh trong điều trị THA. +Bệnh THA không được kiểm soát sẽ đưa đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. +Mục tiêu: Xác định tỉ lệ bệnh nhân từ 40 tuổi bị THA có kiến thức đúng, thực hành đúng trong điều trị bệnh THA và xác định mối liên quan giữa kiến thức đúng và thực hành đúng với các đặc điểm dân số xã hội ở người từ 40 tuổi bị THA tại xã Long Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh năm 2011. +Phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu điều tra cắt ngang về kiến thức và thực hành đúng trong điều trị THA của 360 người dân tuổi từ 40 trở lên. +76,1% người bệnh THA có thói quen ăn mặn. +60,3% người có công việc ít hoạt động thể lực Có mối liên quan có ý nghĩa thông kê giữa tuổi, học vấn với kiến thức về biến chứng của bệnh, kiến thức phòng ngừa bệnh THA. +Một số kích thước và hình dáng màng tai - chuỗi xương con của người việt trưởng thành +Qua đo đạc 78 khuôn màng tai, 72 xương búa, 73 xương đe và 69 xương bàn đạp từ năm 1995-2000 tại thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi ghi nhận được các kết quả chính như sau: - ĐK dọc màng tai 8,65 ± 0,85 mm; ĐK ngang màng tai 7,72 ± 0,52 mm; góc màng tai - thành trước dưới ống tai ngoài 48,08 ± 9,380; góc màng tai thành sau trên ống tai ngoài 157,41 ± 7,490, góc rốn màng tai 142,08 ± 9,580, độ lõm tại rốn màng tai 1,79 ± 0,40 mm. +- Chiều dài xương búa 7,76 ± 0,35 mm; chiều dài chỏm xương búa 4,10 ± 0,26 mm; chiều dài cán xương búa 4,62 ± 0,35 mm; ĐK trước sau cán búa 0,65 ± 0,06 mm; ĐK trong ngoài cán búa 1,07 ± 0,13 mm; góc chỏm - cổ với cán xương búa 120,40 ± 12,070, khối lượng xương búa 23,62 ± 2,73 mg - Chiều dài xương đe 6,21 ± 0,41 mm; Rộng xương đe 4,94 ± 0,35 mm; góc trụ dài - trụ ngắn xương đe 101,8 ± 8,880, khối lượng xương đe 26,68 ± 3,02 mg. +- Chiều cao xương bàn đạp 3,33 ± 0,21 mm; Dài đế xương bàn đạp 2,95 ± 0,19 mm; Rộng đế xương bàn đạp 1,46 ± 0,11 mm; khối lượng xương bàn đạp 3,42 ± 0,8 mg. +Nồng độ cortisol nước bọt, mức độ lo lắng và mức độ đau ở bệnh nhân phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới mọc lệch +Đặt vấn đề: Trong số các phẫu thuật ở vùng miệng, phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới được cho là gây lo lắng nhiều nhất đối với bệnh nhân. +Kết quả: Nồng độ cortisol nước bọt và mức độ lo lắng của BN có mối tương quan với nhau (p < 0,05). +Mối tương quan giữa 2 biến số này là mối tương quan thuận (hệ số tương quan Pearson +). +BN ở nhóm lo lắng nhiều đau nhiều hơn bệnh nhân ở nhóm lo lắng ít 2h, 4h sau khi hết tê môi. +Nồng độ cortisol nước bọt và mức độ đau sau phẫu thuật không có mối tương quan. +Kết luận: Nồng độ cortisol nước bọt trước phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới mọc lệch có thể gợi ý mức độ lo lắng của bệnh nhân nhưng không thể hiện mức độ đau sau phẫu thuật. +Từ khoá: cortisol nước bọt, lo lắng nha khoa, đau sau phẫu thuật, phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới +Để xác định mức độ lo lắng, người ta thường sử dụng các thang đo lường mang tính chủ quan. +Việc tìm kiếm một chỉ tố khách quan để đo lường vấn đề này còn đang gặp nhiều tranh luận, trong đó Cortisol nước bọt là một trong những yếu tố gợi ý. +Ngoài ra, không có sự nhất quán giữa các nghiên cứu về mối liên quan giữa các thang đo lường lo lắng và mức độ đau sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới mọc lệch. +Như vậy, liệu có tồn tại một chỉ tố dự đoán khách quan có thể phản ánh mức độ đau sau phẫu thuật hay không? +Liệu rằng sự thay đổi nồng độ cortisol nước bọt có ảnh hưởng đến mức độ đau sau phẫu thuật không? +Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm xác định nồng độ cortisol nước bọt trước phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới mọc lệch có là một chỉ tố khách quan để đánh giá mức độ lo lắng của bệnh nhân trước phẫu thuật và mức độ đau sau phẫu thuật. +Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 95 bệnh nhân có chỉ định và nhu cầu nhổ phẫu thuật răng khôn hàm dưới tại bộ môn Phẫu thuật miệng, khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM +Mức độ lo lắng nha khoa được đánh giá theo thang DASS-21, đo nồng độ cortisol nước bọt trước phẫu thuật bằng phương pháp ELISA với bộ kit Elecsys Cortisol II Cobas và đánh giá đau sau phẫu thuật theo thang VAS. +Sơ bộ tìm hiểu kết quả điều trị lạc nội mạc tử cung bằng chất đồng vận gnrh +Lạc nội tử cung ở buồng trứng là một bệnh thường gặp. +Việc điều trị bao gồm nội soi phẫu thuật và điều trị nội khoa hỗ trợ. +30 bệnh nhân bị lạc nội mạc tử cung giai đoạn trung bình sau phẫu thuật nội soi được chia làm hai lô: điều trị với Triptorelin hoặc Goserelin trong 3 tháng, sau đó theo dõi 12 tháng. +Trong số 16 trường hợp hiếm muộn, 4 người đã có thai. +Đặt vấn đề. +Trong 18 trường hợp mổ nội soi thành công, có 5 trường hợp (28%) cắt đại tràng phải, 6 trường hợp (33%) cắt đại tràng chậu hông, 5 trường hợp (28%) cắt đoạn đại - trực tràng, 2 trường hợp (11%) phẫu thuật Miles. +Trong tất cả các trường hợp cắt đại tràng phải và đại tràng chậu hông, miệng nối đều được khâu nối tay ngoài cơ thể qua 1 đường rạch nhỏ. +Trong 5 trường hợp cắt đoạn đại trực tràng, 2 trường hợp được nối tay và 3 trường hợp nối máy trong cơ thể. +Thời gian mổ trung bình là 155 phút. +Không xì miệng nối, không tử vong. +Cắt đại tràng nội soi không quá khó về mặt kỹ thuật, có thể thực hiện được khi phẫu thuật viên nội soi có kinh nghiệm. +Phẫu thuật tương đối dễ dàng đối với các sang thương lành tính hay sang thương còn nhỏ. +Cắt đại tràng nội soi đã được áp dụng rộng rãi để điều trị các tổn thương lành tính và ác tính của đại tràng. +Kết quả bước đầu tốt, với các tai biến và biến chứng không đáng kể. +Phẫu thuật này hiện còn chưa được phổ biến trong nước. +đánh giá tính an toàn và hiệu quả, xác định các tiêu chuẩn chọn bệnh của cắt đại tràng nội soi. +Từ 10/2002 đến 01/2001 chúng tôi thực hiện 19 trường hợp cắt đại tràng nội soi. +Trong đó, 18 trường hợp là ung thư đại - trực tràng và 1 trường hợp polyp tuyến nhánh to của đại tràng chậu hông. +Mục đích: Khảo sát tình hình ung thư nguyên bào võng mạc ở các tỉnh phía nam và hướng phát hiện bệnh sớm. +Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, mô tả, cắt dọc hàng loạt ca không so sánh Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 11 năm 2003 đến tháng 11 năm 2005 trên 61 bệnh nhi. +Kết quả: 61 ca UTNBVM tại bệnh viện Mắt Tp HCM trong 2 năm 2003-2005 cho thấy UTNBVM xuất hiện ở 22 tỉnh thành phía Nam Việt Nam, có ở 5 dân tộc phổ biến, với tần suất 2 bệnh nhân / 1 triệu dân / 2 năm. +Khoảng 40% là UTNBVM di truyền. +Tất cả đều đến điều trị muộn mà nguyên nhân chủ là do cha me. +Kết luận: Hướng phát hiện sớm là sàng lọc đối tượng nguy cơ (anh chị em ruột của bệnh nhi có bệnh sử gia đình, UTNBVM hai mắt, một mắt nhiều u, dưới 7 tuổi và con cái sau nầy của chúng) và tuyên truyền về UTNBVM cho nhân dân. +Nghiên cứu tình trạng kháng insulin ở người rối loạn glucose máu lúc đói bằng phương pháp homa ir +Cơ sở: Rối loạn glucose máu lúc đói (RLGMLĐ) là yếu tố nguy cơ chính của bệnh đái tháo đường týp 2. +Mục tiêu: Đánh giá tình trạng kháng insulin ở người rối loạn glucose máu lúc đói. +Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả cắt ngang có so sánh. +Kết quả: Trong nghiên cứu này, 80 người RLGMLĐ có tuổi trung bình là 64,2 ± 11,1 và 80 người khoẻ mạnh có độ tuổi (61,9 ± 11,9) và phân bố về giới tương đương. +Kết quả nghiên cứu cho thấy: HOMA IR của nhóm RLGMLĐ cao hơn so với nhóm chứng (5,7 ± 4,7 so với 2,3 ± 1,4, p < 0,001). +Tỷ lệ kháng insulin của người RLGMLĐ là 45,0%. +Kết luận: Người RLGMLĐ có tỷ lệ kháng insulin cao. +Kết quả lâm sàng và niệu động học của phẫu thuật đặt đai niệu đạo qua lỗ bịt điều trị đái rỉ khi gắng sức ở phụ nữ tại bệnh viện việt đức +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 1/2011 đến tháng 5/2012, tổng số 29 bệnh nhân nữ được điều trị bằng phẫu thuật đặt đai niệu đạo qua lỗ bịt tại bệnh viện Việt Đức. +Tất cả bệnh nhân đều được chẩn đoán trước mổ là đái rỉ khi gắng sức trên cả lâm sàng và niệu động học. +Kết quả nghiên cứu: Thời gian theo dõi trung bình là 9 ± 1,7 tháng. +Kết luận: Phương pháp đặt đai niệu đạo qua lỗ bịt là phương pháp an toàn và có hiệu quả để điều trị đái rỉ khi gắng sức ở phụ nữ. +Sử dụng cố định ngoài trong điều trị gãy hở xương cẳng chân tại bệnh viện bà rịa +Gãy xương hở chiếm tỉ lệ 1/3 trong các gãy xương, mà trong đó gãy hở xương cẳng chân là hay gặp nhất. +Tại bệnh viện Bà Rịa, từ tháng 3-1998 đến tháng 3-2005, 65 trường hợp gãy hở 2 xương cẳng chân độ II và III (Gustilo) được điều trị với khung cố định ngoài. +Thời gian theo dõi trung bình 12 tháng với kết quả được ghi nhận như sau: - Lành xương tốt: 82,26%; - Can lệch xương: 8,06%; - Khớp giả: 8,06% Thời gian lành xương trung bình là 22,5 tuần. +Các biến chứng: - Nhiễm trùng chân đinh: 20,97%; - Di lệch thứ phát: 17,74% Đây là phương pháp được thực hiện tại bệnh viện Bà Rịa có kết quả tốt và có thể ở các bệnh viện khác. +Hiệu quả của bổ sung amphiregulin trong môi trường trưởng thành noãn non +Đặt vấn đề: Amphiregulin (AREG) là chất trung gian quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trưởng thành noãn. +Bổ sung AREG vào môi trường có thể có tác động tích cực trên sự trưởng thành noãn và chất lượng phôi của kỹ thuật trưởng thành noãn (IVM). +Mục tiêu: So sánh kết quả phôi học của 2 nhóm noãn được cấy trong môi trường IVM có hay không bổ sung AREG. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu, trên bệnh nhân có hội chứng buồng trứng đa nang PCOS, < 37 tuổi, có tối thiểu 25 nang (2-9 mm) trên siêu âm, thực hiện CAPA-IVM. +Đánh giá hiệu quả cải thiện chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư bằng chế phẩm nhung nai +Mục tiêu 1 / Cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư có dùng thêm nhung nai. +2 / Cải thiện các chỉ số cận lâm sàng. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu = thử nghiệm lâm sàng có đối chứng n= 30 bệnh nhân X 2 lô (lô nghiên cứu-lô chứng). +Kết quả: Nhung có tác dụng cải thiện chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư, kết hợp trong 1 phác đồ tổng hợp các phương pháp có thuốc và không dùng thuốc. +Bệnh lý ung thư làm suy giảm huyết cầu= > nhung nai có khả năng ngăn chặn quá trình này, chưa thấy tác dụng trên khối u. +Bệnh lý ung thư đã gây thiếu máu, sau điều trị phẫu-hoá-xạ, đã ảnh hưởng lên quá trình tạo máu nên càng làm suy giảm huyết cầu = > nhung nai có khả năng cải thiện rõ rệt tình trạng thiếu máu này. +Chưa phát hiện tác dụng phụ khi dùng viên nhung nai. +Kết luận: Nhung nai có khả năng điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư: Cải thiện chất lượng cuộc sống. +Cải thiện hội chứng thiếu máu. +Nguyên nhân quá tải bệnh nhân khám ngoại trú tại bệnh viện từ dũ thành phố hồ chí minh +Chẩn đoán theo ICD10 tỷ lệ bệnh nhân khám thai là 25,7%, viêm cổ tử cung là 12,8%, rối loạn kinh nguyệt là 8,3%. +Bệnh nhân đến bệnh viện Từ Dũ vì tin tưởng 63,4% và không tin y tế cơ sở 57,4%. +Sau khám được cấp toa về điều trị là 91,5%, mà trong số đó y tế cơ sở có thể điều trị được 78,9% đối với bệnh nhân ngụ ở TPHCM và 71,9% đối với bệnh nhân ngụ ở các Tỉnh.Kết luận: Có quá tải bệnh nhân khám ngoại trú tại bệnh viện Từ Dũ, nhất là buổi sáng, các bệnh thông thường chiếm hơn 70,0% theo lý do bệnh nhân đến khám cũng như theo kết quả chẩn đoán ICD 10. +Y tế cơ sở trị được 3/4 trường hợp. +Bệnh nhân đến bệnh viện Từ Dũ vì tin tưởng 63,4%. +Đề nghị Sở Y tế luân chuyển Bác sĩ giỏi với y tế cơ sở; bổ sung trang thiết bị; bệnh tái khám đưa vào buổi chiều, được thu đủ chi phí và phân tuyến để giảm tải và hạn chế vượt tuyến. +Đối tượng chọn mẫu là các bệnh nhân đến khám trong giờ. +Mẫu chọn theo công thức n = Z2 (1 -  / 2) x P x (1 - P) / e2, ta chọn n > 384 bệnh nhân. +Số liệu được xử lý qua phần mềm SPSS for windows, 10.05. Kết quả: Kết quả nghiên cứu từ 02/2009 đến 8/2009, trên 414 bệnh nhân cho kết quả: Khám ngoại trú luôn vượt chỉ tiêu giao. +Mỗi ngày mỗi bác sĩ khám 50 bệnh nhân; nhân viên làm thêm 2-3 tiếng. +Bệnh nhân khám vào buổi sáng chiếm 70,0%. +Bệnh nhân cư ngụ ở các tỉnh đến khám là 50,7%, trong đó bệnh nhân từ 18 - 60 tuổi là 97,3%. +So sánh hiệu quả của trâm protaper quay tay và protaper quay máy trong sửa soạn ống tuỷ +Mở đầu: làm sạch và tạo dạng ống tuỷ là một giai đoạn quan trọng, góp phần quyết định sự thành công của điều trị nội nha. +Các số liệu của nghiên cứu được xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 16.0 for Windows với các phép kiểm định t cho hai mẫu độc lập, t bắt cặp và chi bình phương.Kết quả: nghiên cứu cho thấy trâm ProTaper quay máy sửa soạn ống tuỷ nhanh và duy trì độ cong ống tuỷ ban đầu tốt hơn trâm ProTaper quay tay (P < 0,05). +Cả 2 loại trâm này đều duy trì tốt chiều dài làm việc và tạo đa số ống tuỷ có dạng tròn như nhau ở mức phần ba chóp (P > 0,05). +Kết luận: trong điều kiện của nghiên cứu này, cả 2 loại dụng cụ có hiệu quả tương đương nhau trong việc sửa soạn ống tuỷ và đều an toàn khi sử dụng. +Tuy nhiên, trâm ProTaper quay máy duy trì độ cong ống tuỷ ban đầu tốt hơn trâm ProTaper quay tay. +Mục tiêu: nghiên cứu này tiến hành so sánh hiệu quả của trâm ProTaper quay tay và trâm ProTaper quay máy trong sửa soạn ống tuỷ về sự thay đổi độ cong ống tuỷ, thay đổi chiều dài làm việc, hình dạng ống tuỷ cắt ngang ở mức phần ba chóp và thời gian sửa soạn. +Phương pháp: đây là nghiên cứu thử nghiệm in vitro với đối tượng là 30 răng cối nhỏ hàm dưới, được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm và kiểm tra lại bằng kiểm định t cho hai mẫu độc lập để đảm bảo không có sự khác biệt giữa 2 nhóm về độ cong ống tuỷ và chiều dài làm việc. +Đánh giá sự thay đổi độ cong ống tuỷ và chiều dài làm việc dựa trên phim tia X chụp mẫu răng trước và sau khi sửa soạn. +Các răng sau khi sửa soạn được cắt ngang tại mức cách chóp 3 mm để đánh giá hình dạng ống tuỷ cắt ngang ở phần ba chóp. +Thời gian sửa soạn ghi nhận bằng đồng hồ bấm giây. +Kiến thức của bệnh nhân về chế độ dinh dưỡng bệnh viêm tuỵ +Đặt vấn đề: Viêm tuỵ là bệnh thường gặp, có thể tái phát nhiều lần và trở thành viêm tuỵ mạn hoặc viêm tuỵ cấp trên nền mạn. +Kiến thức tốt về chế độ dinh dưỡng cho bệnh viêm tuỵ tỉ lệ thuận với việc tái nhập viện do viêm tuỵ tái phát. +Mục tiêu: Tìm hiểu kiến thức của bệnh nhân về chế độ dinh dưỡng bệnh viêm tuỵ. +Tìm hiểu các hình thức người bệnh tiếp cận với chế độ dinh dưỡng cho bệnh viêm tuỵ. +Phương pháp: Nghiên cứu được khảo sát trên 77 người bệnh nhập viện với chẩn đoán viêm tuỵ (loại trừ viêm tuỵ do sỏi) bằng phương pháp mô tả cắt ngang. +Kết quả: 68,83% biết cần hạn chế chất béo, 70,12% biết nên hạn chế thức ăn chiên, xào, 80,51% biết cần kiêng rượu, bia, 62,23% cần bỏ thuốc lá, 75,32% nên ăn thức ăn luộc, hấp, 58,44% biết nên dùng thực phẩm chế biến từ sữa, 55,84% biết chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ là cần thiết. +Tuy nhiên có 59,74% bệnh nhân cho rằng bệnh viêm tuỵ cần ăn các loại ngũ cốc, 44,15% bệnh nhân không biết được khi viêm tuỵ có nên ăn chất xơ hay không, 32,46% cho rằng không nên ăn chất xơ. +Về việc các hình thức tìm hiều dinh dưỡng cho bệnh viêm tuỵ có 20,79% bệnh nhân được nhân viên y tế tư vấn về chế độ dinh dưỡng, có tới 41,55% tìm hiểu qua phương tiện truyền thông và 37,66% tìm hiểu qua kinh nghiệm của những người quen. +Kết luận: Kiến thức tốt về chế độ dinh dưỡng cho bệnh viêm tuỵ tỉ lệ thuận với việc tái nhập viện do viêm tuỵ tái phát. +Nồng độ yếu tố hoại tử bướu anphatrong huyết thanh của bệnh nhân vảy nến tại bệnh viện da liễu thành phố hồ chí minh +Mở đầu: TNF - là một cytokine tiền viêm nguyên phát có tác dụng rất mạnh với tầm ảnh hưởng to lớn trong dòng thác gây viêm trong vảy nến. +Việc định lượng TNF-α huyết thanh có thể được khuyến cáo sử dụng như 1 công cụ hỗ trợ trong việc đánh giá độ nặng của bệnh và theo dõi điều trị. +Nghiên cứu này góp phần tìm hiểu rõ hơn về sinh bệnh học của bệnh vảy nến tại Việt Nam, từ đó làm cơ sở cho việc theo dõi và điều trị bệnh hiệu quả hơn Mục tiêu: Định lượng nồng độ TNF - huyết thanh ở những bệnh nhân vảy nến và so sánh nồng độ TNF - huyết thanh với độ nặng lâm sàng, thời gian mắc bệnh và tính chất khởi phát sớm của bệnh vảy nến. +Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang phân tích trên 40 người khoẻ mạnh và 60 bệnh nhân vảy nến. +Kết quả: Nồng độ TNF – α trong huyết thanh ở những bệnh nhân vảy nến trung bình là 6,61 + 5,00 pg / mL, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm người bình thường (p < 0,000). +Nồng độ TNF – α trong huyết thanh bệnh nhân vảy nến mảng và vảy nến khớp cao hơn so với giá trị của người bình thường nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,748 và p = 0,167). +Vảy nến đỏ da toàn thân là thể bệnh có nồng độ TNF – α trong huyết thanh cao nhất (13,77 + 4,2 pg / mL), cao hơn có ý nghĩa thống kê so với người bình thường (p = 0,000) và cao hơn có ý nghĩa thống kê so với vảy nến mảng (p = 0,000) và vảy nến khớp (p = 0,000). +Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ TNF-α huyết thanh và độ nặng của vảy nến khớp (p = 0,01). +Kết luận: Xét nghiệm nồng độ TNF-α huyết thanh là 1 xét nghiệm cung cấp những thông tin hữu ích giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mạng lưới sinh bệnh học của bệnh vảy nến. +Nghiên cứu hình thái huyết áp 24 giờ ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát đã biến chứng có hội chứng chuyển hoá +Cơ sở: Hình thái huyết áp 24 giờ có liên quan đến các biến chứng ở người THA nguyên phát. +Tuy nhiên, nghiên cứu hình thái huyết áp 24 giờ ở bệnh nhân THA nguyên phát đã biến chứng có hội chứng chuyển hoá (HCCH) chưa được nhiều ở Việt Nam.Mục tiêu: Tìm hiểu sự biến đổi hình thái huyết áp 24 giờ ở bệnh nhân THA nguyên phát đã biến chứng có HCCH.Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang có phân tích.Kết quả: Trong nghiên cứu này, 54 bệnh nhân THA có HCCH và 44 bệnh nhân THA không có HCCH (nhóm chứng) có độ tuổi tương đương nhau được đo huyết áp và huyết áp 24 giờ bằng máy ABPM. +Chẩn đoán THA nguyên phát theo tiêu chuẩn của JNC VII, chẩn đoán có HCCH theo tiêu chuẩn của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế áp dụng cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương (IDFA). +Kết quả nghiên cứu cho thấy: Nhóm THA có HCCH có tỷ lệ non-dipper (63,0%) cao hơn so với nhóm chứng (52,0%), tuy nhiên sự khác biệt của các tỷ lệ không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). +Ở nhóm THA biến chứng tim có HCCH có tỷ lệ non-dipper (66,7%) cao hơn nhóm không có biến chứng tim (61,6%), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). +Ở nhóm THA biến chứng mắt có HCCH tỷ lệ non-dipper (79,2%) cao hơn so với nhóm không có biến chứng mắt (50,0%) với p < 0,05. +Ở nhóm THA biến chứng thận có HCCH tỷ lệ non-dipper (83,3%) cao hơn so với nhóm không có biến chứng thận (52,9%) với p < 0,05. +Ở nhóm THA biến chứng não có HCCH có tỷ lệ non-dipper (73,4%) cao hơn so với nhóm không có biến chứng não (59,0%), khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết luận: Có sự biến đổi hình thái huyết áp 24 giờ tăng tỷ lệ non-dipper ở người THA nguyên phát đã biến chứng (tim, mắt, thận và não) có HCCH so với người THA nguyên phát không biến chứng có HCCH có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). +Cho đến hiện nay, nội soi mật-tuỵ ngược dòng (NSMTND) vẫn đóng một vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị trong bệnh ung thư mật-tuỵ. +Biến chứng sau đặt nòng là 6% bao gồm chảy máu sau cắt cơ vòng Oddi 1%, Nhiễm trùng đường mật 4%, Viêm tuỵ cấp 1%. +Tắc nòng trong 3 tháng đầu đến 30% trong đặt nòng nhựa. +Về mặt chẩn đoán có lẽ không có phương tiện nào cho hình ảnh gián tiếp tốt hơn. +Ngoại khoa gặp nhiều khó khăn trong mổ giải áp nhưng đặt một nòng qua nội soi thực sự là một tiến bộ để giải quyết tắc nghẽn đường mật ác tính trong ung thư đầu tuỵ. +Số liệu và phương pháp: Hồi cứu cho đến 31 tháng 5 năm 2004, đã được NSMTND: BVBD từ 1993: 297 BN. +Trung tâm Medic từ 1997: 315 BN. +Kết quả: Chúng tôi phát hiện những tổn thương và xử trí như sau: Dò động mạch cảnh xoang hang 3 ca (7.5%); Liên quan động mạch cảnh 3 ca (7.5%): thắt động mạch cảnh; Phình động mạch hàm trong 13 ca (32.5%): làm tắc mạch; Bất thường động mạch sàng 2 ca (5%): Thắt động mạch sàng; Không thấy rõ ràng tổn thương động mạch 19 ca (47.5%) trong số này 5 ca không chảy máu sau khi làm DSA và rút meches: cầm máu qua nội soi. +Nghiên cứu tình trạng chấn thương sọ não từ sau khi qui định đội mũ bảo hiểm +Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ chấn thương sọ não từ khi Nghị định 32/2007/NQ-CP có hiệu lực. +Mức độ nghiêm trọng của chấn thương sọ não sau Nghị định. +Kết quả: Qua điều tra trên 658 bệnh nhân được chẩn đoán bị chấn thương đầu do tai nạn giao thông khi đi xe gắn máy có hoặc không có đội nón bảo hiểm vào khám tại khoa Cấp Cứu trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2008, chúng tôi ghi nhận đa số bệnh nhân nhận viện là bệnh nhân trẻ (tuổi trung bình là 30,9 ± 14,4 tuổi) mà tập trung phần lớn vào nhóm tuổi 18 -25 tuổi, nam giới chiếm đa số các trường hợp (66,5%). +Tỷ lệ các trường hợp không đội nón bảo hiểm còn cao (23,2%), trong số những hợp trường hợp có đội nón thì tỷ lệ nón rơi ra khỏi đầu cao (26,2%). +Tỷ lệ chấn thương sọ não trong thời gian khảo sát từ sau khi Nghị quyết 32 chính thức có hiệu lực và đi vào cuộc sống giảm so với cùng kỳ năm trước. +Đa số bệnh nhân chấn thương sọ não ở mức độ tổn thương nhẹ được chẩn đoán là chấn thương đầu và cấp toa kèm tờ theo dõi ở nhà (81,7%), tỷ lệ có tổn thương trên phim CT sọ thấp (18,2%), tỷ lệ tử vong 2,0%. +Khi thống kê phân tích thì có sự khác biệt giữa tỷ lệ có tổn thương trên CT ở nhóm có đội nón bảo hiểm và nhóm không đội nón bảo hiểm có ý nghĩa thống kê (OR = 1,97; p < 0,01). +Đánh giá hiệu quả của truyền thông trong việc nâng cao sự hiểu biết, thái độ và sử dụng cấp cứu 115 của người dân thành phố hồ chí minh năm 2012 - 2013 +Đặt vấn đề: Để giảm bớt tỷ lệ tử vong và hạn chế biến chứng do cấp cứu ban đầu chậm trễ và không đúng cách, việc nâng cao tỷ lệ hiểu biết và sử dụng cấp cứu 115 tại thành phố Hồ Chí Minh là việc làm cần thiết, một trong những giải pháp là can thiệp bằng các phương tiện truyền thông.Mục tiêu: Xác định tỷ lệ người dân thành phố Hồ Chí Minh có hiểu biết, thái độ và sử dụng cấp cứu 115 trước và sau khi can thiệp bằng truyền thông. +Khi gặp tình huống cấp cứu, trước can thiệp 10,51% người dân gọi cấp cứu 115, sau can thiệp: 35,04% (p < 0,001), chỉ số hiệu quả: 71,32%. +Tổng số lần nhận số điện thoại 115 trung bình trước can thiệp: 14,63 lần / ngày, sau can thiệp: 15,96 lần / ngày. +Số chuyến xe cấp cứu trung bình trước can thiệp: 12,89 chuyến / ngày, sau can thiệp: 13,49 chuyến / ngày. +Nhóm tuổi 18-30 biết cấp cứu ngoại viện, số điện thoại 115, sẽ gọi Cấp cứu 115 và khi gặp tình huống cấp cứu đã gọi Cấp cứu 115 nhiều hơn các nhóm tuổi khác. +Nhóm trình độ đại học, cao đẳng, nhóm cư ngụ tại các quận nội thành, nhóm nghề nghiệp công chức, viên chức, trí thức, học sinh, sinh viên biết cấp cứu ngoại viện và số điện thoại 115 nhiều hơn các nhóm khác, nhưng sử dụng Cấp cứu 115 so với các nhóm khác thì không khác biệt. +Kết luận: Nghiên cứu cho thấy giải pháp can thiệp bằng truyền thông cho người dân thành phố Hồ Chí Minh đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao sự hiểu biết về cấp cứu 115, số điện thoại 115. +Tuy nhiên, dù người dân có tăng hiểu biết về cấp cứu ngoại viện, số điện thoại 115 thì thái độ và sử dụng Cấp cứu 115 vẫn không tăng hoặc tăng không đáng kể. +Cần có thêm nhiều giải pháp khác nhằm nâng cao thái độ và hành vi sử dụng Cấp cứu 115 của người dân thành phố Hồ Chí Minh chứ không chỉ đơn thuần bằng biện pháp truyền thông.Từ khoá: Cấp cứu ngoại viện, Cấp cứu 115, truyền thông. +Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến sự hiểu biết, thái độ và sử dụng cấp cứu 115 của người dân thành phố Hồ Chí Minh trước và sau khi can thiệp. +Đối tượng và phương pháp: Đối tượng: Người dân đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2012 -2013. +Kết quả: Mô hình pharmacophore được xây dựng trong khoang gắn kết giữa MCR-1 và ethanolamin gồm 4 yếu tố. +Hai mô hình docking được xây dựng trên khoang gắn kết giữa MCR-1 với ETA (khoang A) và giữa MCR-1 với D-glucose (khoang B). +Kết luận: Các mô hình in silico được xây dựng thành công và sàng lọc được 4 chất tiềm năng. +Bên cạnh đó, việc sử dụng mô hình pharmacophore để sàng lọc các tập cơ sở dữ liệu lớn hơn nên được thực hiện và thử hoạt tính sinh học in vitro nhằm xác định khả năng ức chế MCR-1 thực tế của 4 chất tiềm năng. +Từ khoá: MCR-1, colistin, 3 D-pharmacophore, docking, sàng lọc ảo. +Gen MCR-1 mã hoá enzym thuộc họ phosphoethanolamin transferase. +Enzym MCR-1 mang phosphoethanolamin đến gắn vào lipid A làm thay đổi điện tích lipid A dẫn đến thay đổi ái lực với colistin và các polymicin khác. +Mặc khác, colistin được xem là một trong những lựa chọn cuối cùng để điều trị các bệnh do vi khuẩn gram âm đa kháng thuốc gây ra. +Vì vậy, hướng nghiên cứu chủ yếu tập trung phát triển chất ức chế enzym MCR-1 để khôi phục hoạt tính kháng sinh. +Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Cấu trúc tinh thể phức hợp của enzym MCR-1 được tải về từ ngân hàng cơ sở dữ liệu protein. +Phương pháp pharmacophore và docking được sử dụng để xây dựng mô hình in silico cho việc sàng lọc ảo các chất có khả năng ức chế enzym MCR-1. +Cơ sở dữ liệu để sàng lọc được lấy từ ngân hàng thuốc DrugBank. +Đánh giá kết quả điều trị bệnh co thắt tâm vị bằng phương pháp nong bóng hơi nội soi +Tỷ lệ thành công trong nong lần 1 là 84,8%, không có biến chứng và tử vong trong nghiên cứu này. +Kết luận: Nong thực quản bằng bóng là kỹ thuật khả thi, an toàn, dễ thực hiện. +Từ khoá: Co thắt tâm vị, bóng hơi, nội soi, rigiflex +Mục tiêu: Đánh giá kết quả gần của phương pháp nong thực quản-tâm vị với bóng hơi điều trị bệnh lý co thắt tâm vị tại bệnh viện Bình Dân. +Kết quả: 33 bệnh nhân, 15 nam 18 nữ được nong bóng tại bệnh viện Bình Dân. +Tuổi trung bình 41 tuổi (20 tuổi – 67 tuổi). +Tổng số là 38 lần nong (1,1 lần / bệnh nhân). +Đặc điểm điều trị bệnh nhi bị sốc phản vệ tại bệnh viện nhi đồng 1 +Mục tiêu: Sốc phản vệ là phản ứng quá mẫn tức thì, đe doạ sinh mạng bệnh nhân. +84,3% chỉ dùng Adrenaline TB / TDD / TM đơn thuần, 15,7% có TTM Adrenaline. +62,6% bệnh nhi được hỗ trợ hô hấp, trong đó có 7/83 ca (8,4%) phải đặt NKQ giúp thở. +Hầu hết bệnh nhi được dùng Hydrocortisone (98,8%) và Antihistamine H1 (100%). +Kết quả điều trị: 99% bệnh nhân ra sốc và sống, 81,9% bệnh nhi ra sốc sau khi dùng 1-2 liều Adrenaline TB / TDD / TM (73,3% sau 1 liều và 8,6% sau 2 liều). +Tỉ lệ sốc phản vệ nặng chiếm 10,5% và tỉ lệ tử vong thấp 1%. +Kết luận: Trong điều trị sốc phản vệ, Adrenaline là thuốc quan trọng hàng đầu. +Nếu bệnh nhi được điều trị sớm và đúng với Adrenaline có thể góp phần cải thiện tỉ lệ sốc phản vệ nặng và tỉ lệ tử vong. +Từ khoá: sốc phản vệ, điều trị, Adrenaline +Nghiên cứu của chúng tôi nhằm khảo sát các đặc điểm về điều trị bệnh nhi bị sốc phản vệ, góp phần đưa bệnh nhi ra sốc nhanh, làm giảm tỉ lệ sốc nặng, tỉ lệ tử vong. +Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả cắt ngang, có phân tích trên 105 hồ sơ bệnh nhi từ 1 tháng - 15 tuổi được chẩn đoán sốc phản vệ nhập bệnh viện Nhi đồng 1 từ 01/06/2006 đến 01/06/2015. +Kết quả: Tại tuyến trước: có 28 ca sốc phản vệ (trong 32 ca chuyển viện), 26 ca (92,9%) được điều trị với Adrenaline, trong đó có 5 ca được điều trị Adrenaline TB / TDD / TM kết hợp với Adrenaline TTM. +80,8% bệnh nhi được sử dụng đúng liều Adrenaline theo khuyến cáo. +Đường dùng Adrenaline ban đầu là TB và TDD chiếm 80,8%. +Có 25/28 ca (89,3%) ra sốc. +Tại BVNĐ1 (83 ca sốc): 100% bệnh nhi đều được dùng Adrenaline đúng liều theo khuyến cáo. +Tỉ số tiểu cầu/kích thước lách và kích thước gan phải/albumin trong dự đoán giãn tĩnh mạch thực quản trên bệnh nhân xơ gan +Mở đầu: Xác định giá trị của tỉ số tiểu cầu / kích thước lách (TC / KTL) và kích thước gan phải / albumin (KTGP / ALB) trong dự đoán giãn tĩnh mạch thực quản (TMTQ) ở bệnh nhân (BN) xơ gan (XG). +Phương pháp: 166 BN XG được làm các xét nghiệm sinh hoá, nội soi tiêu hoá trên và siêu âm bụng. +Tính các tỉ số TC / KTL và KTGP / ALB. +Tìm mối tương quan giữa sự hiện diện giãn TMTQ với hai tỉ số này và tính các giá trị dự đoán. +Kết quả: Tỉ lệ giãn TMTQ là 55,42%. +Tại giá trị cắt 975, tỉ số TC / KTL dự đoán giãn TMTQ có độ chính xác 85,54%, độ nhạy 93,45%, độ chuyên 75,58%, giá trị tiên đoán dương (GTTĐD) 82,69%, giá trị tiên đoán âm (GTTĐA) 90,32%. +Tại giá trị cắt 4,00, tỉ số KTGP / ALB dự đoán giãn TMTQ có độ chính xác 83,13%, độ nhạy 73,91%, độ chuyên 94,59%, GTTĐD 94,44%, GTTĐA 74,47%. +Tại giá trị cắt ngang 2,245, biến mới dự đoán giãn TMTQ với độ nhạy là 81,52% và độ chuyên là 89,19%. Kết luận: Tỉ số TC / KTL, KTGP / ALB và "biến mới" là những cách khảo sát không xâm lấn hữu ích trong dự đoán giãn TMTQ ở BN XG. +Nhận xét một số nguyên nhân của 110 trường hợp vô sinh nam +Mục tiêu: 1) Xác định tỉ lệ một số nguyên nhân vô sinh nam nói chung tại các trung tâm nam học, và 2) Mô tả một số mối liên quan chủ yếu ảnh hưởng đến tinh trùng trong vô sinh nam. +Kết quả: Chúng tôi thấy nguyên nhân do tinh dịch đồ chiếm hàng đầu trong đó không có tinh trùng chiếm tới 50%. +Sau đó đến nguyên nhân nội tiết chiếm 46,4%. +Nội tiết và quai bị có liên quan đến tinh dịch đồ. +Kết luận: Tinh dịch đồ là tấm gương phản chiếu khả năng sinh sản của nam giới và nội tiết và quai bị có liên quan đến tinh dịch đồ. +Khảo sát độc tính cấp và tác động kháng viêm, giảm đau in vivo của cao 50% từ thân củ bí kỳ nam (hydnophytum formicarum jack. rhizomes) +Kết quả: Với liều tối đa có thể cho chuột uống được (Dmax) là 10 g cao Bí kỳ nam / kg (tương đương 32,34 g dược liệu khô / kg), không có chuột chết và không ghi nhận bất kỳ biểu hiện độc tính nào. +Uống cao Bí kỳ nam liều 100 và 200 mg / kg cho tác động kháng viêm cấp, giảm độ phù bàn chân chuột từ ngày thứ 3. +Liều 100 mg / kg và 200 mg / kg bắt đầu làm giảm số cơn đau quặn bụng lần lượt từ phút thứ 6 và phút thứ 11. +Tác dụng này của cả 2 liều kéo dài đến phút thứ 40. +Cao uống liều 100 và 200 mg / kg thể hiện tác động kháng viêm và giảm đau trên mô hình chuột nhắt trắng. +Từ khoá: Bí kỳ nam, độc tính cấp, kháng viêm, giảm đau. +Mở đầu: Thân củ Bí kỳ nam được dùng trong dân gian để chữa viêm gan, vàng da... Nghiên cứu trên cao nước, cồn 50%, 70% và 96% từ dược liệu này cho thấy cao cồn 50% có hiệu suất chiết cao, hàm lượng polyphenol toàn phần cao và tác dụng chống oxy hoá tốt nhất. +Đối tượng-phương pháp nghiên cứu: Chuột nhắt Swiss albino, 7-8 tuần tuổi, khoảng 25 g. +Khảo sát độc tính cấp đường uống của cao trên chuột đực và cái, theo dõi tỷ lệ chết và biểu hiện độc tính trong 72 giờ. +Thực trạng phát hiện và quản lý sốt rét tại một số xã sốt rét lưu hành huyện ea soup, tỉnh daklak 2011 +Đặt vấn đề: Y tế xã và thôn bản có vai trò quan trọng trong hoạt động phòng chống sốt rét. +Tỷ lệ bệnh nhân không được xét nghiệm chiếm 6,74%, xét nghiệm 1 lần chiếm 77,42% và ≥ 2 lần chiếm 15,84%. +Kết luận: Hiệu quả hoạt động của y tế xã và điểm kính hiển vi còn hạn chế. +Khuyến nghị: Cần giám sát chất lượng hoạt động của y tế xã và điểm kính hiển vi. +Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả hoạt động của y tế xã, thôn bản trong việc phát hiện, quản lý sốt rét tại một số xã sốt rét lưu hành huyện Ea Soup, Dak Lak và đánh giá thực trạng phát hiện ký sinh trùng sốt rét của các điểm kính hiển vi tại các xã này. +Phương pháp: Nghiên cứu mô tả dịch tễ học. +Kết quả: Tỷ lệ tháng sẵn có chiếm tỷ lệ là 70,97%; dân số được tiếp cận với dịch vụ phát hiện và quản lý ca bệnh sốt rét là 100%. +Tỷ lệ sai sót trong soi lam phát hiện ký sinh trùng sốt rét là 30%. +Các điểm kính hiển vi trả lời kết quả xét nghiệm trong vòng 2 giờ, trả lời kết quả cho y tế thôn bản sau 3-5 ngày. +Mở đầu: Chụp mật tuỵ cộng hưởng từ (CMTCHT) là phương tiện chẩn đoán hình ảnh không xâm hại, có thể phác hoạ đầy đủ cây đường mật mà không dùng chất cản quang. +Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá vai trò của CMTCHT trong chẩn đoán các biến đổi giải phẫu đường mật. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: hồi cứu 147 hình CMTCHT tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 8/2003 đến tháng 4/2006. +Kết quả: Nghiên cứu cho thấy CMCTCHT có giá trị cao trongviệc phát hiện các biến thể đường mật với độ nhạy, đặc hiệu, chính xác cao lần lượt là 85,1%, 92,1% và 89,2%. +Dị vật mũi lấy ra tại phòng mổ khoa tai mũi họng bệnh viện nhi đồng 1 năm 2010 +Đặt vấn đề: Dị vật mũi là loại dị vật thường gặp trong công tác điều trị bệnh tai mũi họng trẻ em. +Về thời gian nằm viện, phần lớn là ra viện trong ngày. +Về thời gian lấy dị vật, phần lớn thời gian là từ 5 ’ đến 20 ’ (48 ca, 72,8%). +Kết luận: Không có biến chứng nặng sau lấy dị vật mũi nhưng không nên để vật nhỏ trong tầm tay các em. +Từ khoá: Pin nút áo, chất trơ, thực vật. +Có nhiều trường hợp bệnh nhân không hợp tác, phải đưa bệnh nhân vào phòng mổ để lấy dị vật. +Đối tượng nghiên cứu: 66 bệnh nhân được đưa vào phòng mổ lấy dị vật trong năm 2010. +Kết quả: Có 66 dị vật mũi, phần lớn là chất trơ (51 ca, 77,2%) kế đến là thực vật (12 ca, 18.2%). +Có đến 7 dị vật là pin nút áo, đây là loại dị vật nguy hiểm, dễ gây hoại tử xung quanh. +Can thiệp: Nội soi đường hô hấp trên khi bệnh nhân ngủ do thuốc. +Đặt vấn đề: nguyên nhân, biểu hiện của hội chứng thận hư khởi phát ở trẻ trên 10 tuổi khác với các lứa tuổi nhỏ hơn và điều trị, tiên lượng cũng có nhiều khác biệt. +Kết quả: thận hư ở trẻ trên 10 tuổi chiếm 32% tổng số bệnh thân hư, sang thương trung mô chiếm tỉ lệ 52,3% và đáp ứng kém với corticoid, nguyên nhân thứ phát chủ yếu là Lupus đỏ hệ thống Kết luận: tầm soát nguyên nhân thứ phát và nghiên cứu sang thương mô học có ý nghĩa quan trọng đối với thận hư khởi phát ở trẻ trên 10 tuổi. +Mục tiêu: Xác định tỉ lệ loãng xương, các yếu tố liên quan loãng xương và mối tương quan giữa nồng độ hormone sinh dục với mật độ xương ở bệnh nhân nam có bệnh lý cơ xương khớp từ 50 tuổi trở lên. +Từ khoá: loãng xương, coticosteroid, giảm canxi, hormone sinh dục. +Phương pháp: 169 bệnh nhân nam từ 50 tuổi trở lên trong nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi chuẩn thức tại khoa Nội Cơ Xương Khớp, bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 4 năm 2014. +Kết quả: Tỉ lệ loãng xương chung là 47,3%, tại cột sống thắt lưng là 40,2% và tại cổ xương đùi là 31,4%. +Tuổi 60-69 chiếm đa số (34,4%), 55,6% có hút thuốc lá, 42,6% sử dụng corticosteroid kéo dài, 42,6% giảm canxi máu toàn phần, 45% giảm testosterone TP và 24,9% uống rượu bia. +Nồng độ testosterone toàn phần thấp (< 2 ng / ml) và nồng độ estradiol toàn phần thấp (< 20 pg / ml) tương quan thuận với mật độ xương cột sống thắt lưng và cổ xương đùi. +Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy bệnh nhân sử dụng corticosteroid kéo dài (OR= 6,33, KTC 95%: 2,96-13,51, p < 0,001), giảm canxi TP (OR= 5,30, KTC 95%: 2,48-11,33, p < 0,001) và giảm estradiol TP (OR= 4,98, KTC 95%: 1,22-20,23, p < 0,05) liên quan đến loãng xương. +Kết luận: Tỉ lệ loãng xương khá cao ở nhóm bệnh nhân nam từ 50 tuổi trở lên có bệnh lý cơ xương khớp, đặc biệt là bệnh nhân sử dụng corticosteroid kéo dài, giảm canxi toàn phần và giảm estradiol toàn phần. +Cần có kế hoạch tầm soát và quản lý tất cả những yếu tố nguy cơ liên quan tình trạng loãng xương, nhằm giảm thiểu chi phí điều trị bệnh loãng xương. +Mở đầu: Một trong những trở ngại lớn nhất của người cao tuổi (NCT) lọc màng bụng (LMB) ngoại trú là không thể tự thực hiện được mà cần người hỗ trợ. +Trong khi đó, người nhà không có thời gian để thay dịch 04 cử / ngày và làm hằng ngày. +Ca lâm sàng: Chúng tôi báo cáo kết quả điều trị bước đầu 04 BN ≥ 60 tu��i trước đây đã được LMB liên tục ngoại trú bằng tay sau đó theo nguyện vọng và điều kiện kinh tế của BN đã được chuyển sang LMB bằng máy với thời gian điều trị bằng máy ≥ 6 tháng trong khoảng thời gian 6/2015-4/2018 tại Bệnh Viện Thống Nhất với mục tiêu so sánh hiệu quả lọc các chất ure, creatinin, phosphat, PTH huyết thanh, kiểm soát dịch, chi phí điều trị, sự hài lòng BN giữa 2 giai đoạn LMB bằng tay và LMB bằng máy. +Tuy nhiên, chi phí vật tư tiêu hao trực tiếp trong LMB bằng máy đắt gấp 2 lần so với LMB bằng tay và cần phải tự đầu tư mua máy ban đầu. +Từ khoá: lọc màng bụng bằng máy, hiệu quả lọc, người cao tuổi. +Kinh nghiệm ứng dụng thống kê y sinh họccủa học viên cao học và nội trú trường đại học y hà nội +Đặt vấn đề: Ứng dụng thống kê trong các nghiên cứu y học ngày càng được chú trọng và phát triển. +Kết luận: Khả năng ứng dụng thống kê của các học viên cao học và nội trú của trường Đại học Y Hà Nội còn hạn chế. +Có mối liên quan giữa kinh nghiệm đọc, tham khảo các bài báo với khả năng ứng dụng thống kê của các học viên (p < 0,05). +Từ khoá: ứng dụng thống kê, học viên cao học và nội trú. +Tuy nhiên, chất lượng của các ứng dụng này vẫn là vấn đề cần được quan tâm. +Điều này liên quan với kiến thức và kinh nghiệm ứng dụng thống kê của các nhà nghiên cứu. +Mục tiêu: Mô tả kinh nghiệm và khả năng ứng dụng thống kê y sinh học của học viên cao học và nội trú trường Đại học Y Hà Nội khoá học 2012-2013. +Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang toàn bộ các học viên cao học khoá 20 và nội trú khoá 35 của trường Đại học Y Hà Nội. +Kết quả: Có 270 học viên tham gia nghiên cứu, trong đó 80,7% là học viên cao học và 19,3% là học viên nội trú. +Hơn 50% số học viên đã được đào tạo về dịch tễ và thống kê. +Đa số các học viên đều cho rằng thống kê rất quan trọng trong việc ra quyết định, tham khảo tài liệu cũng như y học dựa vào bằng chứng với tỷ lệ trên 90%. +Tuy nhiên, chỉ 1,1% hoàn toàn tự tin phiên giải các kết quả thống kê mô tả; 6,0% tự tin phiên giải giá trị p, 3,7% tự tin phiên giải test thống kê; 2,2% tự tin tự xử lý số liệu và 0,7% tự tin đánh giá đúng sai của ứng dụng thống kê. +Ứng dụng thang điểm sofa trong tiên lượng tử vong bệnh nhân nhiễm trùng huyết nặng tại khoa hồi sức cấp cứu +Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 56 tuổi, tỉ lệ tử vong là 46,5%. +Điểm APACHE II trung bình là 18,12 ± 6,78 điểm. +Mục tiêu: Khảo sát sự hiện diện của các loại ký sinh trng (KST) ký sinh trn rau sống tại các siêu thị trên địa bàn thành phố HCM bao gồm; (1) xác định tỉ lệ nhiễm KST trên rau, (2) Xác định tỉ lệ nhiễm các loại KST trên từng loại rau, (3) So sánh tỉ lệ nhiễm từng loại KST trên rau rửa nước thường, nước Vegy và nước Ozon. +Sự khác biệt có ý nghĩa giữa rau rửa Ozon và hai loại nước rửa thường và Vegy (p < 0,05). +HCM Kết quả: Tỷ lệ nhiễm KST chung trên rau là 94,4%. +KST đơn bào nhiễm chủ yếu là bào nang amip; KST đa bào là trứng giun đũa chó mèo Toxocara sp và ấu trùng giun hình ống. +Rau gia vị, rau đắng, rau má và rau xà lách xoong nhiễm KST 100%, các loại khác nhiễm 80%. +Nhân một trường hợp lấy sán lá gan qua nội soi mật tuỵ ngược dòng làm tại trung tâm medic +Bịnh nhân nữ 19 tuổi quê ở Thanh hoá đau thượng vị từng cơn trong 5 ngày kèm sốt cao 39-40 độ C, không vàng da được nhập viện ở bịnh viện Nhân dân gia định. +Sau đó chúng tôi cố định vật thể đó và gửi đến bộ môn ký sinh trùng của trường đại học y dược để định danh, đồng thời cũng cho bệnh nhân thử Elisa test. +Bịnh nhân được điều trị với Emetin và đỡ hẳn. +Bịnh nhiễm sán lá gan ở Việt nam không hiếm và ngày càng được phát hiện nhiều. +Các xét nghiệm máu đều cho kết quả bình thường. +Chúng tôi quyết định cắt cơ vòng Oddi ngắn để kéo lãi bằng rọ Dormia. +Kiến thức - thái độ - thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm của người kinh doanh thức ăn đường phố tại thành phố phan rang - tháp chàm năm 2009 +Mục tiêu tổng quát: Xác định tỉ lệ kiến thức - thái độ - thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm thực ph���m ở người kinh doanh, chế biến thức ăn đường phố tại các phường và mối liên quan giữa kiến thức - thái độ - thực hành đúng với tuổi, trình độ học vấn của Thành Phố Phan Rang Tháp Chàm năm 2009. +Tỉ lệ thực hành đúng về VSAT thực phẩm: Thực hành thay nước thường xuyên khi rửa thực phẩm, và dụng cụ chế biến chiếm tỉ lệ cao 99,1%. +Sau khi điểm qua một số tổng quan về nhiễm trùng (NT) và kháng sinh (KS), với những lợi ích thiết thực của KS trong việc phòng chống NT và những nguy cơ do vi khuẩn kháng thuốc, tác giả đã đề cập đến vấn đề vi khuẩn kháng KS trên thế giới qua các hội nghị quốc tế, nhất là trong ngoại khoa, là một báo động cao. +Bệnh nhiễm giun lươn đường tiêu hoá nhân một số trường hợp lâm sàng +Các bệnh nhân trên đều được điều trị nhiều nơi, nhiều chuyên khoa nhưng triệu chứng vẫn không thay đổi. +Đây là những trường hợp mà các nhà lâm sàng cần chú ý để phát hiện tác nhân gây bệnh này trong bệnh lý đường tiêu hoá hiện nay. +Đặc điểm viêm màng não phế cầu tại khoa nhiễm bệnh viện nhi đồng 1 trong 5 năm +Mở đầu: S. pneumoniae là một trong những tác nhân hàng đầu gây viêm màng não ở trẻ em với tỉ lệ tử vong cao cũng như để lại những di chứng thần kinh nặng nề. +Tỉ lệ tử vong chiếm 10,9% (n = 6). +Kết luận: Viêm màng não do phế cầu vẫn là một tác nhân hàng đầu gây viêm màng não vi khuẩn ở trẻ em. +Bệnh thường gây biến chứng nặng nề và gây gánh nặng cho ngành y tế. +Từ khoá: viêm màng não phế cầu +Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm của viêm màng não phế cầu ở trẻ em. +Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi hồi cứu lại các ca viêm màng não phế cầu ở trẻ từ 1 tháng – 15 tuổi, điều trị tại khoa Nhiễm bệnh viện Nhi Đồng 1 - TpHCM, từ 01/01/2012 đến 31/03/2017. +Các số liệu của bệnh nhi, bao gồm đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, và điều trị, được thu thập và phân tích. +Kết quả: Tổng cộng, có hơn 55 bệnh nhi được đưa vào nghiên cứu trong 5 năm. +78,2% trường hợp (n = 43) có kết quả cấy dịch não tuỷ dương tính với phế cầu; 83,6% trường hợp (n = 46) có kết quả latex / dịch não tuỷ dương tính với phế cầu; và 61,8% cấy máu dương tính với phế cầu. +Lý do nhập viện thường gặp là sốt (n = 25; 45,5%); và co giật (n = 24; 43,6%). +Kháng sinh thường chọn lựa là ceftriaxone / cefotaxime và vancomycin, và / hoặc rifampicin.Thời gian điều trị trung bình là 21 ngày. +Đặc điểm của hội chứng động kinh tại bệnh viện nhi đồng 2 +Mục tiêu: Xác định tỉ lệ phân bố các nhóm hội chứng động kinh và mô tả đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị của từng hội chứng động kinh.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca. +Bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị tại khoa Thần Kinh bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 12/2001 đến tháng 2/2009.Kết quả: 388/484 trẻ (80,2%), chúng tôi phân loại được vào động kinh và hội chứng động kinh theo bảng phân loại năm 1989 của ILAE. +Kết luận: Phân loại hội chứng động kinh theo bảng phân loại năm 1989 của Hiệp hội Quốc tế chống động kinh giúp chẩn đoán chính xác, tiên lượng bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. +Chúng ta có thể áp dụng bảng phân loại nầy trong thực hành lâm sàng nhằm giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân động kinh. +Hoạt động phòng khám tâm lý - bà mẹ trẻ em bệnh viện đại học y dược tp. hồ chí minh +Trong thời gian 8 tháng (4/04 - 8/04) phòng khám Tâm lý Bà mẹ và Trẻ em, thuộc Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh đã khám và điều trị 280 bệnh nhân, trong đó có 256 là trẻ em. +Có 203 bệnh nhi (72,5%) dưới 5 tuổi. +Chán ăn là lý do thường gặp nhất khiến cha mẹ đem trẻ đến khám (72 ca, 25,7%). Các lý do quan trọng khác gồm có rối loạn hành vi (35 ca, 12,5%), rối loạn giấc ngủ (34 ca, 12,1%), rối loạn ngôn ngữ (26 ca, 9,3%), nôn ói, ọc sữa (24 ca, 8,6%). +Các biện pháp điều trị bao gồm: trấn an gia đình, kích thích sự phát triển của trẻ, điều trị về hành vi, nâng đỡ gia đình, hướng dẫn cha mẹ cách giáo dục và chăm sóc trẻ, lắng nghe nhu cầu của trẻ. +Đánh giá lâm sàng và kết quả ph��u thuật nội soi điều trị 34 trường hợp nang nguyên phát ở trung thất +Đặt vấn đề: Tổn thương dạng nang ở trung thất không thường gặp, chỉ chiếm khoảng 12% đến 18% trong tất cả các u trung thất nguyên phát. +Phẫu thuật nội soi hoàn toàn thực hiện được cho cả 34 trường hợp. +Kích thước nang trung bình là 14,49 ± 2,01 cm. +Thời gian mổ trung bình là 61,47 ± 28,61 phút. +Lượng máu mất trung bình 40,73 ± 60,16 ml. +Thời gian hậu phẫu trung bình 5,41 ± 1,32 ngày. +Thời gian lưu ống dẫn lưu màng phổi trung bình là 2,08 ± 0,28 ngày. +Điểm đau trung bình là 4,20 ± 1,06 trong thang điểm 10. +Kết luận: Phẫu thuật nội soi điều trị nang trung thất là phẫu thuật an toàn ít biến chứng, ít tái phát. +Đây nên là lựa chọn cho việc chẩn đoán và điều trị các nang trung thất, tránh được các nguy cơ như trong theo dõi điều trị nội khoa hay phẫu thuật mổ mở kinh điển. +Trừ khi các nang có kích thước lớn và gây ra hội chứng chèn ép, các nang trung thất thường không có triệu chứng và được phát hiện tình cờ qua khám sức khoẻ, hay chụp phim định kỳ. +* Từ khoá: Nang trung thất, Nang phế quản, phẫu thuật nội soi hoàn toàn, phẫu thuật nội soi có hỗ trợ +Chúng có những dấu hiệu đặc biệt gợi ý bỡi vì rất khó để có thể chẩn đoán phân biệt với các tổn thương giả u, cả u lành tính và ác tính. +Cho tới nay cũng chưa có sự nhất trí về cách tốt nhất tiếp cận điều trị nang trung thất là điều trị nội khoa bảo tồn (đặc biệt áp dụng trong nang màng tim, nang phế quản) hay là điều trị ngoại khoa. +Mục tiêu: Mục đích của nghiên cứu này là phân tích những kinh nghiệm của chúng tôi về các nang nguyên phát ở trung thất, nhấn mạnh về các biểu hiện lâm sàng và kết quả phẫu thuật nội soi điều trị. +Phương pháp nghiên cứu: Mô tả loạt ca, 34 trường hợp nang trung thất được phẫu thuật nội soi điều trị từ tháng 7/2010 đến tháng 7/2013 tại khoa ngoại lồng ngực bệnh viện Chợ Rẫy. +Chúng tôi ghi nhận các đặc điểm của bệnh nhân về tuổi, giới, các triệu chứng lâm sàng, hình ảnh học, vị trí và kích thước của nang, loại phẫu thuật, thời gian nằm viện, biến chứng sớm và kết quả theo dõi. +Kết quả: Có 34 trường hợp nang trung thất bao gồm 11 trường hợp nang phế quản, 1 trường hợp nang màng tim, 6 trường hợp nang tuyến ức, 7 trường hợp nang thanh dịch, 9 trường hợp nang quái trung thất. +Trong số 34 trường hợp, có 24 trường hợp là không có triệu chứng. +Tương quan giữa sử dụng kháng sinh và sự xuất hiệngen kháng thuốc nhân 1 trường hợp klebsiella pneumonia mang genebla ndm-1 +Đặt vấn đề: Nhằm đánh giá mối tương quan giữa sử dụng kháng sinh (KS) và sự xuất hiện gene kháng thuốc, chúng tôi đã theo dõi diễn tiến điều trị KS và sự xuất hiện gene kháng thuốc trên 1 trường hợp nhiễm Klebsiella pneumonia mang geneblaNDM-1. +Kháng sinh sử dụng trong điều trị ban đầu hầu như không phù hợp với KS đồ. +Theo dõi định týp gene cho thấy chủng Klebsiellapneumoniae phân lập từ vết thương có mang gene blaNDM-1 và có sự gia tăng mức độ kháng KS và xuất hiện thêm các gene ESBL (blaTEM, blaSHV, blaCTX-M, blaVEB) trong quá trình điều trị. +Kết quả cấy vùng da vết thương còn dương tính với Klebsiellapneumoniae ngay cả khi vết mổ đã khô lành. +Kết luận: Cần nghiên cứu thêm về đặc điểm các bệnh nhân nhiễm và tập trú Klebsiella pneumonia mang geneblaNDM-1. +Quản lý sử dụng KS là cần thiết để giảm đề kháng KS. +Từ khoá: kháng sinh, đề kháng, Klebsiella pneumoniae, gene ESBL, gene blaNDM-1 +Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Mô tả trường hợp bệnh. +Mô tả lâm sàng và đánh giá sự tương quan của lâm sàng, sử dụng KS, xét nghiệm KS đồ và sự xuất hiện các gene kháng KS. +Kết quả: Bệnh nhân nam, 59 tuổi, nông dân, nhập viện với chẩn đoán: Nhiễm khuẩn mỏm cụt đùi trái sau phẫu thuật cắt 1/3 dưới đùi trái trên bệnh nhân bị tắc tĩnh mạch đùi mãn tính do huyết khối. +Bệnh nhân được điều trị bằng nhiều loại KS bao gồm các cephalosporin thế hệ 3, aminoglycoside, trimethoprim. +Thời gian bán biến các biến loạn nhiễm sắc thể ở tế bào lympho máu ngoại vi bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hoá sau điều trị 131i +Mục tiêu: Xác định khoảng thời gian bán biến của biến loạn nhiễm sắc thể (NST) kiểu 2 tâm động và vòng khuyên (dic + r) ở tế bào lympho máu ngoại vi bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hoá sau điều trị các liều 131I khác nhau và xây dựng khoảng thời gian tối ưu giữa 2 lần điều trị. +Đối tượng và phương pháp: Khảo sát 90 450 tế bào ở metaphase của 127 bệnh nhân K giáp biệt hoá (104 nữ, 23 nam), tuổi từ 18 đến 82 tại thời điểm trước và sau điều trị 131I liều từ 1,11 GBq - ≥ 22,20 GBq. +Thiết kế nghiên cứu: Tiền cứu theo dõi dọc, mô tả cắt ngang, so sánh trước và sau điều trị theo thời gian. +Kết quả: Thời gian bán biến của biến loạn NST kiểu dic + r ở 05 nhóm bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hoá điều trị 131I với các liều 1,11 GBq, 3,70 GBq, 4,81 GBq, 6,66 GBq và ≥ 22,20 GBq tương ứng là: 151, 148, 181 và 452 ngày. +Kết luận: Thời gian bán biến của biến loạn nhiễm sắc thể kiểu 2 tâm động và vòng khuyên ở tế bào lympho máu ngoại vi bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hoá từ 5 đến 15 tháng tuỳ̀ thuộc vào tổng liều điều trị. +Khoảng thời gian thích hợp giữa 2 lần điều trị từ 5 - 15 tháng. +Sẹo hẹp thanh quản ở trẻ em +Đặt vấn đề: Sẹo hẹp thanh quản là một trong những tai biến khó điều trị nhất, gây tốn kém mất thời gian cho người bệnh. +Kết quả: Tất cả có 14 bệnh nhi (9 nam, 5 nữ) bị hẹp thanh quản do đặt nội khí quản trên 07 ngày. +Đánh giá vai trò dinh dưỡng trong chăm sóc bệnh nhi hội chứng thận hư +Mục tiêu Nghiên cứu đặc điểm chung và đánh giá kết quả dinh dưỡng của bệnh nhi hội chứng thận hư tại khoa Nhi bệnh viện Trung ương Huế. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Thiết kế điều tra cắt ngang mô tả từ tháng 3/2011 đến tháng 8/2011 gồm 66 bệnh nhi từ 15 tuổi trở xuống đã được chẩn đoán xác định bị bệnh hội chứng thận hư, đến điều trị tại khoa Nhi - bệnh viện Trung ương Huế. +Kết quả: Tuổi mắc bệnh chủ yếu là từ 5 - 12 tuổi chiếm tỷ lệ 51,52%, tỷ lệ mắc bệnh giữa nam nhiều hơn nữ. +Khi vào viện: có 85,71% bệnh nhi có phù, có 77,14% bệnh nhi có protein niệu bất thường, có 57,14% bệnh nhi có protid máu bất thường. +Khi ra viện có 94,29% bệnh nhi không còn phù, 100% bệnh nhi đều có nước tiểu bình thường, 88,57% bệnh nhi có nước tiểu vàng trong, 97,14% bệnh nhi có protein niệu bình thường, có 74,29% bệnh nhi có protid máu bình thường, 74,29% bệnh nhi có albumin máu bình thường. +Kết luận Qua kết quả trên, chúng ta thấy được vai trò rất quan trọng của người điều dưỡng trong điều trị và chăm sóc bệnh nhi hội chứng thận hư góp phần làm giảm được các nguy cơ và biến chứng nặng nề của bệnh nhi hội chứng thận hư. +Tuy nhiên vấn đề giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhân trước khi ra viện vẫn chưa được chú trọng lắm. +Mục tiêu: 3 - MCPD được hình thành do kết quả của quá trình phản ứng giữa chất béo với một nguồn có chứa chlorin (Cl -). +Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành theo dõi độc tính của 3 - MCPD trên nhiễm sắc thể ở các pha cấp tính, bán mạn tính, và mạn tính.Phương pháp: Chuột nhắt trắng được cho uống 3 - MCPD ở các liều 1 mg / kg, 10 mg / kg, 40 mg / kg và 100 mg / kg. +Máu chuột thí nghiệm được thu thập ở các pha cấp tính (sau 24, 48, 72 giờ và 2 tuần), bán mạn tính (sau 3 tháng) và mạn tính (sau 6 tháng) và khảo sát sự tạo vi nhân dựa trên phương pháp nhuộm màu bằng Giemsa. +Kết quả: 3 - MCPD với các liều khảo sát gây ra sự gia tăng hình thành các vi nhân trên hồng cầu (một biểu hiện của tổn thương nhiễm sắc thể) ở pha cấp tính (liều 100 mg / kg) cũng như ở pha bán mạn tính và mạn tính.Kết luận: 3 - MCPD ở các liều 1 mg / kg, 10 mg / kg, 40 mg / kg và 100 mg / kg khi sử dụng lâu dài gây tổn thương nhiễm sắc thể, vì thế có thể là một chất có nguy cơ gây ung thư +Đánh giá vai trò của phẫu thuật trong điều trị xuất huyết não do thiếu vitamin k +Kết luận: Xuất huyết do thiếu vitamin K là một nguyên nhân quan trọng trong xuất huyết não ở trẻ nhủ nhi. +Việc chẩn đoán sớm và can thiệp phẩu thuật sớm trong 12 giờ đầu giúp giảm tỉ lệ tử vong. +Từ khoá: Xuất huyết não, vitamin K. +Các dấu hiệu khác bao gồm xanh tái 86,7% (13/1 5), suy hô hấp 33,3% (5/1 5). +CT đầu có 9 ca xuất huyết dưới màng cứng (60%), 5 ca xuất huyết dưới màng cứng và xuất huyết trong não (33,3%), 01 ca xuất huyết dưới màng cứng và xuất huyết dưới nhện (6,6%). +Thời gian tiến hành can thiệp trước 6g từ khi chẩn đoán là 11ca (73,3%), trong khoảng 6 giờ -12 giờ đầu là 04 ca (26,6%). +Thực trạng thời gian chờ và ảnh hưởng đến sự hài lòng của người chăm sóc trẻ tại khoa khám bệnh, bệnh viện nhi trung ương năm 2017 +Mục tiêu: Mô tả thời gian chờ và tìm hiểu sự ảnh hưởng thời gian chờ đến sự hài lòng của người chăm sóc trẻ tại Khoa Khám bệnh, bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2017. +Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, nghiên cứu định lượng. +Kết quả: 400 người chăm sóc trẻ được lựa chọn phỏng vấn, kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian chờ đăng ký khám là 10,43 + 5,72, chờ đến lượt khám 34,21 ± 10,82, thời gian chờ lấy mẫu 37,84 ± 17,22 phút, thời gian chờ kết quả xét nghiệm 55,49 ± 20,18 phút, thời gian khám bác sỹ 27,62 ± 8,33 phút, thời gian chờ thanh toán viện phí 21,43 ± 11,22, tổng thời gian khám trung bình 187,47 ± 65,32 phút. +Các yếu tố thời gian chờ bao gồm chờ đăng ký khám, đến lượt khám, khám bác sỹ, thanh toán viện phí có ảnh hưởng đến sự hài lòng của người chăm sóc trẻ (p < 0,05). +Kết luận: Thời gian chờ của người chăm sóc trẻ trung bình là 187,47 ± 65,32 phút trong đó chờ đăng ký khám, đến lượt khám, khám bác sỹ, thanh toán viện phí có ảnh hưởng đến sự hài lòng của người chăm sóc trẻ. +Từ khoá: Thời gian chờ, sự hài lòng, người chăm sóc trẻ, khoa khám bệnh. +Khảo sát các chỉ số huyết học người hiến và chất lượng khối tiểu cầu tách trên máy tách tế bào tự động amicore +Mục tiêu: Đánh giá các chỉ số huyết học của người hiến khối tiểu cầu và chất lượng khối tiểu cầu tách trên máy tách tế bào tự động Amicore. +Từ khoá: người hiến tiểu cầu, khối tiểu cầu gạn tách từ một người hiến, chỉ số huyết học, số lượng tiểu cầu +Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Những người hiến tiểu cầu tại Trung tâm Truyền máu Khu vực Huế. +Mô tả cắt ngang. +Tất cả người hiến đều an toàn, phản ứng không mong muốn xảy ra chủ yếu là ngộ độc citrate mức độ nhẹ, biểu hiện bằng cảm giác tê môi, tỷ lệ 13,33%. +Thể tích trung bình khối tiểu cầu là 271,50 ± 25,41 ml. +Số lượng tiểu cầu trung bình thu được là 310,30 ± 21,57 x 109 / đv. +100% đơn vị khối tiểu cầu đạt chỉ tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn AABB, chất lượng theo Thông tư 26/2013/TT-BYT. +Kết luận: Tất cả người hiến đều an toàn. 100% đơn vị tiểu cầu đạt chuẩn chất lượng AABB và chất lượng của BYT. +Tình hình kiểm soát đái tháo đường típ 2 đạt mục tiêu điều trịtại phòng khám bệnh viện cấp cứu trưng vương +Mục tiêu: Xác định tỉ lệ đạt mục tiêu điều trị của cả ba yếu tố HbA1c < 7%, huyết áp ≤ 1 30/8 0mmHg và LDL-cholesterol < 2,6 mmol / L bệnh nhân Đái tháo đường típ 2 điều trị ngoại trú. +Thuốc viên dùng đa số là nhóm Metformin và Gliclazide. +Từ khoá: Đái tháo đường típ 2, mục tiêu điều trị. +Xác định cơ cấu thuốc hạ đường huyết điều trị bệnh nhân đái tháo đường típ 2 ngoại trú. +Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứumô tả cắt ngang trên 205 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị tại khoa Khám bệnh Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương. +Thu thập số liệu HbA1c, huyết áp, bilan lipid máu, việc tuân thủ điều trị gồm vận động, chế độ ăn, thuốc. +Kết quả: Tỉlệ bệnh nhân đạt cả ba mục tiêu HbA1c < 7%, huyết áp ≤ 130/80 mmHg và LDL-cholesterol 12,2%. +100% bệnh nhân dùng thuốc kiểm soát đường huyết. +Trong đó tỉ lệ dùng thuốc hạ đường huyết uống đơn thuần là 75,1%, Insulin đơn thuần là 12,2%, thuốc hạ đường huyết uống phối hợp với Insulin là 12,7%. +Kết luận: Tỉ lệ bệnh nhân đái tháo đường típ 2 đạt mục tiêu điều trị cả ba chỉ số HbA1c, huyết áp và LDL-Cholesterol còn thấp. +25,4% bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có dùng insulin để kiểm soát đường huyết. +Đánh giá kết quả điều trị vi phẫu thuật điều trị túi phình động mạch não tại bệnh viện đa khoa tỉnh khánh hoà +Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và kết quả điều trị vi phẫu thuật kẹp cổ túi phình trong điều trị túi phình động mạch não vỡ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hoà. +Trong đó 1 túi phình là 22 (95,7%), đa túi phình là 1 (4,3%); Vị trí túi phình thông trước là 14 (58,3%); Động mạch thông sau là 4 (16,7%), động mạch não giữa 5 (20,8%), động mạch cảnh trong 1 (42,2%). +Kết quả lâm sàng được đánh giá theo thang điểm GOS tại thời điểm bệnh nhân xuất viện: độ 5 là 18 (78,2%), độ 4 là 2 (8,7%), độ 3 là 2 (8,7%), độ 1 là 1 (4,3%). +Có 22 bệnh nhân chụp mạch máu não kiểm tra sau mổ, trong đó 21 ca chiếm 95,5% cổ túi phình được kẹp hoàn toàn và 1 trường hợp chiếm 4,5% còn thừa cổ túi phình. +Kết luận: Vi phẫu thuật kẹp cổ túi phình là một phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả cao. +Từ khoá: túi phình, vi phẫu thuật, xuất huyết dưới nhện +Giới thiệu: Những phụ nữ mang thai nhiễm HIV / AIDS có thể lây nhiễm cho con của họ nếu không được phát hiện và điều trị dự phòng sớm. +Tình hình chăm sóc tại bệnh viện được đánh giá tốt 90%. +Kết luận: Phát hiện sớm tình trạng nhiễm HIV ở phụ nữ mang thai có vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc thai. +Họ được tham gia chương trình lây truyền từ mẹ sang con sớm, được tham vấn kiến thức về HIV có thời gian chuẩn bị và có kiến thức đúng về HIV để chăm sóc bé tốt tránh lây truyền cho bé sau sanh trong thời kỳ hậu sản. +Qua đó cũng cho thấy vai trò chăm sóc của nhân viên y tế rất quan trọng. +Từ khoá: Kiến thức của thai phụ nhiễm HIV, tình hình chăm sóc thai phụ nhiễm HIV tại bệnh viện Hùng Vương Việt Nam. +Vấn đề trẻ sơ sinh bị lây nhiễm từ mẹ đã trở thành gánh nặng về tâm lý kinh tế cho cả gia đình và xã hội. +Phụ nữ mang thai nhiễm HIV có kiến thức đúng về HIV và được chăm sóc tốt trong lúc mang thai, khi sanh và thời kỳ hậu sản sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ lây truyền mẹ sang con. +Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đánh giá từ thai phụ nhiễm HIV về tình hình chăm sóc và kiến thức của thai phụ nhiễm HIV trong chương trình lây truyền mẹ sang con tại bệnh viện Hùng Vương ở Việt Nam. +Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả, thực hiện 50 sản phụ nhiễm HIV sanh tại bệnh viện Hùng Vương từ Tháng 3/2014 đến tháng 6/2014, được mời tham gia trả lời bảng câu hỏi. +Kết quả: Tỷ lệ sản phụ có kiến thức đúng về HIV là 90%. +Nhóm sản phụ phát hiện HIV (+) trong thời kỳ mang thai nhóm này được tham gia chương trình lây truyền mẹ con trong lúc mang thai có kiến thức đúng 66,6%. +Nhóm sản phụ phát hiện HIV (+) trước khi có thai kiến thức đúng ở nhóm này cao 96,9%. +Vai trò tiên lượng của troponin i trong xuất huyết khoang dưới nhện +Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ Troponin I (TnI) với độ nặng của xuất huyết khoang dưới nhện (XHDN) lúc nhập viện, kết cục chức năng lúc xuất viện và sau 3 tháng. +Từ khoá: xuất huyết khoang dưới nhện, Troponin I, độ nặng, kết cục chức năng. +Phương pháp: Chúng tôi khảo sát tiền cứu 164 trường hợp XHDN tự phát. +Các bệnh nhân này được đánh giá độ nặng của XHDN bằng thang điểm World Federation of Neurosurgery (WFNS) và định lượng nồng độ TnI lúc nhập viện. +Kết cục chức năng được đánh giá bằng thang điểm GOS. +Có mối liên quan giữa tăng nồng độ TnI và kết cục chức năng xấu lúc xuất viện (p = 0,002) và sau 3 tháng (p = 0,004). Tuy nhiên, sau khi hiệu chỉnh với các biến khác là thang điểm WFNS, điểm Fisher, phương pháp điều trị và biến chứng thì nồng độ TnI không phải là yếu tố dự báo độc lập cho tình trạng kết cục chức năng xấu lúc xuất viện (OR = 1,049; 95% CI: 0,3 – 3,73; p = 0,941) và sau 3 tháng (OR = 0,705; 95% CI: 0,18 – 2,71; p = 0,61). +Kết luận: Tăng nồng độ TnI có liên quan với độ nặng của XHDN nhưng không dự báo độc lập cho tình trạng chức năng xấu lúc xuất viện và sau 3 tháng. +Ứng dụng ống t trong điều trị sẹo hẹp thanh khí quản tại bệnh viện chợ rẫy từ năm 2014 – 2019 +Đặt vấn đề: Sẹo hẹp thanh khí quản là bệnh lý xảy ra sau đặt nội khí quản kéo dài, chấn thương hay viêm nhiễm vùng thanh khí quản. +Sẹo hẹp khí quản cổ nhiều nhất (74,3%), tiếp theo là hạ thanh môn (25,7%). +Phân độ theo Myer-Cotton độ IV thường gặp nhất (40%), tiếp theo là độ I (34,3%), độ III (20%), độ II (5,7%). +Chiều dài đoạn hẹp nhỏ hơn 2cm chiếm nhiều nhất (71,4%), từ 2-4 cm (25,7%), lớn hơn 4 cm (2,9%). +Từ khoá: ống T, sẹo hẹp thanh khí quản +Đây là một bệnh lý phức tạp, khó điều trị, thời gian điều trị kéo dài, khả năng tái phát cao, không những ảnh hưởng đường thở mà còn ảnh hưởng tới tiếng nói của bệnh nhân. +Mục tiêu: Ứng dụng ống T điều trị sẹo hẹp thanh khí quản. +Đối tượng và phương pháp: Mô tả hàng loạt ca. +35 bệnh nhân sẹo hẹp thanh khí quản được phẫu thuật đặt ống T tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 6/2014 đến tháng 6/2019. +Kết quả: Đa số gặp ở nam giới 62,8%, nữ 34,3%. +Nhóm tuổi gặp nhiều nhất là 15-30 tuổi chiếm 34,3%. +Tiền sử thời gian đặt nội khí quản từ 7-14 ngày chiếm 65,7%. +Đa số bệnh nhân đã được mở khí quản (80%). +Phẫu thuật nội soi cắt lách bán phần: nhân 3 trường hợp +Đặt vấn đề: Nang lách là bệnh hiếm gặp, với khoảng 800 trường hợp được báo cáo trong y văn. +Nang thật dạng biểu mô được cho là bẩm sinh, trong khi nang giả được hình thành sau chấn thương. +Việc nhận ra tầm quan trọng của lách, cùng với sự phát triển của chẩn đoán hình ảnh và kỹ thuật mổ đã dẫn đến những thay đổi đáng kể trong việc xử trí nang lách. +Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá về kỹ thuật và kết quả của 3 trường hợp phẫu thuật nội soi cắt bán phần lách trong điều trị nang lách. +Phương pháp nghiên cứu: Mô tả 3 trường hợp phẫu thuật nội soi cắt lách bán phần trong điều trị nang lách. +Kết quả: Trong ba trường hợp trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian mổ là 150-170 phút, máu mất trong mổ là 50-100 ml, không có biến chứng sau mổ và thời gian nằm viện là 5-6 ngày. +Kết luận: Phẫu thuật nội soi cắt lách bán phần trong điều trị nang lách có thể thực hiện một cách an toàn, thời gian nằm viện ngắn, hồi phục sớm. +Từ khoá: Cắt lách bán phần nội soi, nang lách. +Đặt vấn đề: Siêu âm đàn hồi ARFI (Acoustic Radiation Force Impulse) là một phương pháp siêu âm đàn hồi mới cho việc đánh giá độ cứng của nhu mô, tích hợp được với hệ thống siêu âm thang xám, có thể đánh giá không xâm lấn độ cứng của các mô ở sâu. +Trên hình ảnh ARFI với tính năng VTQ: Giá trị VTQ trung bình của UTBMTBG là 2,7 ± 0,2 m/s. +Kết luận: Siêu âm đàn hồi ARFI là phương pháp chẩn đoán đơn giản, không xâm lấn, và có thể hữu ích cho việc phân biệt các u gan lành tính và ác tính. +Từ khoá: Siêu âm đàn hồi, siêu âm ARFI, Ung thư biểu mô tế bào gan. +Vi vậy, kỹ thuật siêu âm đàn hồi ARFI này thích hợp cho việc đánh giá các tổn thương khu trú tại gan. +Tại Việt Nam, hiện nay kỹ thuật siêu âm đàn hồi ARFI vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi. +Do đó, mục đích của nghiên cứu chủ yếu là tập trung mô tả đặc điểm của u gan ác tính thường gặp nhất trên siêu âm, cụ thể là Ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG). +Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh của UTBMTBG trên siêu âm đàn hồi ARFI và đánh giá mức độ xơ hoá gan trên bệnh nhân UTBMTBG. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, mẫu nghiên cứu gồm 55 bệnh nhân có kết quả giải phẫu bệnh là UTBMTBG tại bệnh viện Đại Học Y Dươc thành phố Hồ Chí Minh, được phân tích trên hệ thống máy siêu âm đàn hồi Acuion S2000 với hai tính năng VTI (Virtual Touch Imaging) và VTQ (Virtual Touch tissue Quantification). +Độ nhạy và độ đặc hiệu của hình ảnh siêu âm VTI trong việc xác định giới hạn u lần lượt là 70,2% và 25%. +Tình hình bệnh melioidosis tại bệnh viện nhi đồng 2 từ 01/2015 đến 8/2017 +Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và điều trị của bệnh nhi nhiễm Burkholderia pseudomallei tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 01/2015 đến tháng 8/2017. +Kết luận: Melioidosis là một bệnh nhiễm trùng nặng, bệnh cảnh ở trẻ em đa dạng khác với người lớn, điều trị khó khăn và kéo dài. +Việc chẩn đoán sớm tác nhân và lựa chọn kháng sinh thích hợp có thể cải thiện kết quả điều trị. +Từ khoá: Melioidosis, Whitmore, Burkholderia pseudomallei, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi nặng. +Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả. +Kết quả: 22 bệnh nhi có kết quả cấy bệnh phẩm dương tính với Burkholderia pseudomallei. +Tuổi trung bình là 6 tuổi, nam: nữ 1,4 4:1, đa số không rõ nguồn lây và không có bệnh nền. +Nhập viện khoảng 9,7 ngày sau khởi phát. +Sốt là triệu chứng thường gặp nhất. +Bệnh cảnh chủ yếu là nhiễm khuẩn huyết 81,8%, áp xe tuyến mang tai – góc hàm là vị trí nhiễm khuẩn thường gặp nhất 63,6%. +Đa số thất bại vớt kháng sinh ban đầu 86,4%, chỉ đáp ứng sau sử dụng ceftazidim hoặc meropenem phối hợp với ngoại khoa dẫn lưu ở mủ.Thời gian nằm viện trung bình là 24 ngày và tỉ lệ tử vong là 9,1%. +Gây mê hồi sức ở bệnh nhân phẫu thuật nội soi ổ bụng ở người lớn có hỗ trợ robot da vinci +Đặt vấn đề: Phẫu thuật có hổ trợ robot lần đầu tiên được tiến hành tại Mỹ vào cuối thập niên 1980 và ngày nay phổ biến ở châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc. +Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô tả cắt ngang, thu thập số liệu của tất cả bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật nội soi ổ bụng có hổ trợ robot DaVinci từ 01/10/2017 - 28/2/2018 tại khoa Bệnh Gây mê hồi sức Bệnh viện Chợ Rẫy. +Kết quả nghiên cứu: Tỉ lệ nam / nữ: 2/1, tổng số 36 bệnh nhân. +Tuổi trung bình 51,5 ± 6,5, tuổi nhỏ nhất 25, lớn nhất 76 tuổi, trong đó người cao tuổi chiếm tỉ lệ 38,9%. +BMI trung bình 22,4 ± 0,39, lớn nhất 27 và nhỏ nhất 17. +Thời gian nằm viện trung bình là 15,6 ± 1,67 ngày, thấp nhất là 7 ngày và cao nhất là 38 ngày. +Thời gian phẫu thuật trung bình 431 ± 65 phút, thấp nhất là 240 phút của khoa gan mật tuỵ và cao nhất là 630 phút của khoa ngoại tiết niệu. +Trong những thập kỹ qua, phẫu thuật nội soi có hổ trợ robot được áp dụng ngày càng phổ biến trên thế giới. +Số lượng mất máu trung bình là 432,7 ± 182 mL, trong đó có 4 trường hợp cần truyền máu, cao nhất là 4 đơn vị hồng cầu lắng 350 mL, một trường hợp truyền 3 đơn vị và 2 trường hợp truyền 2 đơn vị. +Tổng số dịch truyền trung bình trong phẫu thuật là 2831,1 mL, cao nhất 4500 mL và thấp nhất 1200 mL. +Các kết quả trong quá trình phẫu thuật được ghi nhận không có trường hợp nào mất ý thức, không có tử vong và đều được xuất viện theo dự kiến, không có biến chứng tổn thương đầu chi trong và sau phẫu thuật, chúng tôi ghi nhận có 3 trường hợp nôn ói sau phẫu thuật (8,3%), 2 trường hợp phù đầu cổ (5,5%) và 6 trường hợp phù kết mạc (16,7%). +Kết luận: Phần lớn bệnh nhân có chỉ định được phẫu thuật nội soi có hổ trợ robot đều có kết quả phẫu thuật tốt nhờ những lợi điểm của robot, bác sỹ gây mê hồi sức cần theo dõi và điều trị thích hợp với những thay đổi của vấn đề hô hấp - tim mạch, các ảnh hưởng đi kèm khi bệnh nhân ở tư thế Trendelenburg và có bơm hơi trong ổ bụng. +Từ khoá: phẫu thuật nội soi, robot da Vinci, gây mê hồi sức +Phẫu thuật robot mang đến những ưu điểm trong phẫu thuật nội soi như thẩm mỹ hơn, giảm đau sau mổ tốt hơn, ít biến chứng phẫu thuật và hồi phục sớm hơn nên thời gian nằm viện ngắn hơn. +Nhiều hệ thống robot đã được áp dụng trong nhiều chuyên khoa khác nhau. +Gần đây, hệ thống phẫu thuật robot da Vinci là hệ thống robot được sử dụng nổi bật tại Việt Nam. +Bệnh viện Bình Dân TP. Hồ Chí Minh là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ robot trong phẫu thuật nội soi người lớn. +Những cài đặt và vận hành trong phẫu thuật có hổ trợ của robot khác với các phẫu thuật thường quy. +Các bác sỹ gây mê hồi sức cũng cần hiểu biết về những ảnh hưởng, những thay đổi khi phẫu thuật có sự hổ trợ robot để có kế hoạch gây mê và hồi sức an toàn cho bệnh nhân. +Bệnh viện Chợ Rẫy lần đầu tiên sử dụng hệ thống robot da Vinci vào ngày 20 tháng 10 năm 2017. +Giá trị của siêu âm trong chẩn đoán các thương tổn dạng polyp của túi mật đối chiếu với kết quả phẫu thuật và mô học +Đặt vấn đề: Các tổn thương dạng polyp của túi mật có nhiều hình thái giải phẫu bệnh hay mô học khác nhau. +Kết luận: Siêu âm trong chẩn đoán các thương tổn dạng polyp túi mật có tính chính xác không cao. +Tuy nhiên do khả năng sỏi túi mật cao và đồng thời khuynh hướng ác tính của các thương tổn dạng polyp có kích thước lớn hơn 1 cm, kết quả của nghiên cứu này cho thấy nên cắt túi mật trong những trường hợp có thương tổn dạng polyp túi mật. +Phần lớn các tổn thương là lành tính, một số trường hợp là ung thư biểu mô của túi mật được thể hiện dưới hình thức tổn thương dạng polyp. +Phương pháp nghiên cứu: Dữ liệu của 109 bệnh nhân người có chẩn đoán siêu âm là thương tổn dạng polyp của túi mật từ thánh 2 năm 2000 đến tháng 8 năm 2005 được đưa vào phân tích. +Các tiêu chí chọn bệnh là bệnh nhân phải được cắt túi mật và có kết quả giải phẫu bệnh. +Kết quả: Kết quả mô học xác định polyp trong 50 bệnh nhân (49,5%) trong các trường hợp siêu âm chẩn đoán là có tổn thương dạng polyp của túi mật. +Phần lớn các mẫu tìm thấy với siêu âm chẩn đoán là polyp kích thước nhỏ có kết quả là viêm túi mật mãn tính với sỏi gắn vào thành túi mật (cholesterolosis) hay sỏi túi mật 55 bệnh nhân hay 46,8%). +Kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương sọ não tại bệnh viện nhi đồng 2 +Mục tiêu: Khảo sát các yếu tố về dịch tễ học, nguyên nhân và kết quả phẫu thuật trong chấn thương sọ não trẻ em giúp phòng ngừa hạn chế tử vong ở chấn thương nhi khoaPhương pháp: Nghiên cứu hồi cứu hồ sơ bệnh án trẻ em dưới 15 tuổi được phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 8/2008 đến tháng 7/2009. +Chẩn đoán sớm và điều trị kip thời đem lại kết quả tốt +Xử lý dữ liệu thu nhập bằng toán thống kê.Kết quả: Từ tháng 8/2008 đến tháng 7/2009 có 43 trường hợp chấn thương sọ não đuợc phẫu thuật tại Bệnh Viện Nhi Đồng 2. +Tuổi tập trung từ sơ sinh đến 6 tuổi chiếm 50%. +Nam: nữ = 2:1. +Tai nạn giao thông chiếm đa số 60%. +Kết quả phẫu thuật tốt chiếm: 88,4% (38 ca). +Di chứng: 7% (3 ca). +Tỉ lệ tử vong: 4,6% (2 ca). Kết luận: Độ tuổi chiếm tỉ lệ cao là dưới 6 tuổi. +Nam gấp đôi nữ. +Đặt vấn đề: Trong xử trí chấn thương ngực, vấn đề rất quan trọng là phải chẩn đoán chính xác, từ đó có chỉ định phẫu thuật kịp thời, phù hợp với hoàn cảnh của từng bệnh viện. +Kết luận: Phần lớn các loại chấn thương ngực đều có thể điều trị bảo tồn. +Chỉ mở ngực trong một số trường hợp đặc biệt. +Các triệu chứng lâm sàng có giá trị trong chỉ định mở ngực là: hội chứng shock mất máu, suy hô hấp và chèn ép tim. +Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu các chỉ định mở ngực trong điều trị chấn thương ngực. +Xác định các tiêu chuẩn lâm sàng và cận lâm sàng có giá trị trong chỉ định mở ngực. +Chọn lựa các đường mở ngực và nâng cao chất lượng điều trị. +Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu, mô tả và cắt ngang. +Kết quả và bàn luận: Có 98 bệnh nhân được nghiên cứu, trong đó có 78% là nam và 22% là nữ. +Tuổi trung bình 42 ± 3,4, cao nhất 74 và nhỏ tuổi nhất là 9 tuổi. +Có 44% bệnh nhân có hội chứng shock mất máu và kết hợp với tổn thương của các cơ quan khác. +Nghiên cứu các yếu tố tiên lượng trên bệnh nhân nhồi máu não có rung nhĩ +Đặt vấn đề: Xác định được các yếu tố tiên lượng kết cục sau đột quỵ có thể giúp phòng tránh được kết cục xấu bằng cách kiểm soát tốt các yếu tố tiên lượng này. +Từ khoá: yếu tố tiên lượng, kết cục, nhồi máu não, rung nhĩ. +Các yếu tố tiên lượng kết cục xấu thời điểm 3 tháng được xác định nhờ phương pháp phân tích thống kê đơn biến và hồi quy đa biến logistic. +Kết quả: Đa số các bệnh nhân ≥ 65 tuổi lúc khởi phát nhồi máu não, nữ chiếm ưu thế hơn nam (53,4% so với 46,6%). +Bệnh nhân có nguy cơ nhồi máu não thấp thật sự chỉ chiếm 2,1%, còn lại đa số là bệnh nhân có nguy cơ cao (59,7% đến 81,4% tuỳ đánh giá theo CHADS2 hay CHA 2 DS 2 - VASc), thế nhưng chỉ có 40,4% đang dùng kháng đông uống, và tỉ lệ có INR (International Normalised Ratio) 2 – 3 lúc khởi phát nhồi máu não còn thấp (9,7%). +Tuổi ≥ 65, giới nữ, mạch nhanh, suy giảm ý thức lúc nhập viện, NIHSS (National Institutes of Health Stroke Scale) ≥ 11, rung nhĩ có bệnh van tim, nhồi máu não diện rộng, có tắc mạch lớn, có chuyển dạng xuất huyết, viêm phổi là các yếu tố có liên quan với kết cục 3 tháng khi phân tích đơn biến. +Tuy nhiên, sau khi đưa vào phân tích hồi quy logistic, chỉ còn yếu tố giới nữ, NIHSS lúc nhập viện ≥ 11 và viêm phổi có giá trị tiên lượng độc lập kết cục xấu 3 tháng. +Kết luận: Có thể dùng 1 số yếu tố lâm sàng như giới nữ, NIHSS ≥ 11 và biến chứng viêm phổi để tiên lượng kết cục xấu 3 tháng sau nhồi máu não ở bệnh nhân rung nhĩ. +Đặc điểm về lâm sàng và siêu âm tim trong chẩn đoán thông liên nhĩ tại bệnh viện chợ rẫy từ 01/2010 - 09/2010 +Mục tiêu: đánh giá đặc điểm lâm sàng và giá trị của siêu âm tim trong chẩn đoán thông liên nhĩ.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiền cứu, mô tả cắt ngang. +Từ tháng 01/2010 đến tháng 09/2010, 72 bệnh nhân đã được chẩn đoán thông liên nhĩ bằng siêu âm tim và phẫu thuật tại khoa Hồi sức - Phẫu thuật tim BV Chợ Rẫy.Kết quả: phần lớn các trường hợp bệnh thông liên nhĩ đều phát hiện muộn (< 16 tuổi chỉ chiếm 18%). +Đa số bệnh nhân nhập viện với triệu chứng mệt (83,3%) và khó thở khi gắng sức (70,8%). +Siêu âm tim cho thấy hầu hết là thông liên nhĩ lỗ thứ phát (89%) và tăng áp động mạch phổi mức độ trung bình (48,6%). +So sánh với kết quả sau phẫu thuật, có sự phù hợp về phân loại và kích thước lỗ thông qua siêu âm tim.Kết luận: siêu âm tim là phương tiện giữ vai trò quan trọng trong chẩn đoán thông liên nhĩ, đánh giá huyết động học và các tổn thương đi kèm. +Dựa vào các thông số đo được, phẫu thuật viên có thể tiên lượng kết quả bệnh nhân được phẫu thuật. +Sinh thiết thận qua da bằng súng tự động dưới hướng dẫn của siêu âm cho một số bệnh thận đặc biệt +Các bệnh nhân này được STTQD giữa 2 chu kỳ chạy thận nhân tạo. +Kết quả sinh thiết thận các bệnh nhân này đều thành công, không biến chứng, ngay cả chảy máu sau STTQD, trung vị số cầu thận lấy được là 11 Kết luận: Sinh thiết thận qua da bằng súng tự động dưới sự hướng dẫn của siêu âm là một thủ thuật an toàn, hiệu quả trong chẩn đoán các bệnh lý thận phức tạp +Tất cả đều lấy được mẫu thận, nhưng chỉ có 66/68 (97,05%) có đủ cầu thận đế kết luận. +Trung vị số cầu thận sinh thiết được là 11 cầu thận. +Không có trường hợp nào có biến chứng nặng hoặc bất thường trên siêu âm trong theo dõi 24 giờ sau sinh thiết. +Chỉ có 3/68 (4,41%) bệnh nhân có biến chứng nhẹ (1 tiểu máu đại thể tự giới hạn không cần truyền máu, 1 hematome và 1 đau vùng sinh thiết). +STTQD được tiến hành ở 14 bệnh nhân suy thận cấp giai đoạn thiểu niệu (duy trì) đang chạy thận nhân tạo, trong đó 10 viêm cầu thận tiến triển nhanh, 4 bệnh nhân suy thận cấp kéo dài với kích thước thận bình thường. +Kết quả nghiên cứu ghép tuỵ bán phần trên thực nghiệm +Mục tiêu: Xây dựng qui trình ghép tuỵ bán phần trên thực nghiệm và đánh giá một số kết quả ghép tuỵ bán phần thực nghiệm từ nguồn cho sống. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên lợn, phẫu thuật thực nghiệm ghép tuỵ bán phần từ nguồn cho sống theo mô hình trung tâm – bàng quang. +Kết quả: Ghép tuỵ bán phần trên thực nghiệm có 04 trường hợp khác nhau, tuỵ ghép tốt thời điểm 96h chiếm 80%, thời gian sống sau ghép cao nhất ở mô hình b là 100%, biến chứng hay gặp trong ghép tuỵ bán phần là tắc mạch sau ghép. +Kết luận: Ghép tuỵ bán phần trên thực nghiệm với tỷ lệ thành công cao, cần nghiên cứu kỹ về cấu trúc mạch máu để xác định mô hình ghép cho phù hợp. +Từ khoá: Ghép tuỵ bán phần, giải phẫu mạch máu. +Không có tác dụng phụ nặng nào xảy ra. +Đã có nhiều phương-pháp điều trị lang ben, nhưng tỉ lệ tái phát còn cao. +Mục tiêu nghiên cứu: để đánh giá hiệu quả và độ an toàn của điều trị liều duy nhất itraconazole (400 mg) and fluconazole (450 mg) trong điều trị bệnh lang ben. +Phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu mở. Bệnh nhân được chia làm 2 nhóm.Triệu chứng lâm sàng, chiếu đèn Wood và xét nghiệm soi tươi vi nấm được thực hiện trước điều trị và 1, 2, 3, 4, 6 tháng sau điều trị. +Kết quả: Có 72 bệnh nhân tham gia, trong đó có 5 người bỏ cuộc. +Nhóm 1: 33 bệnh nhân được điều trị bằng itraconazole, nhóm 2: 34 bệnh nhân điều trị bằng fluconazole. +72,73% bệnh nhân trong nhóm 1 và 73,53% trong nhóm 2 có kết quả chiếu đèn Wood và soi tươi với KOH âm tính sau 6 tháng điều trị. +Tỉ lệ tái phát trong nhóm là 9,06% và nhóm 2 là 8,82%. +Kết luận: Điều trị liều duy nhất với itraconazole hoặc fluconazole đều có hiệu quả khá tốt. +Tác nhân gây viêm phúc mạc nguyên phát ở bệnh nhân xơ gan +Tỉ lệ cấy máu cùng dương tính là (25%). +Tỉ lệ Gram âm kháng Ceftriaxone là (50%), Ciprofloxacin là (32%). Tỉ lệ nhạy với Carbapenem là 99%. +Kết luận: Tỉ lệ cấy dịch màng bụng dương tính là 37%, Vi khuẩn gram âm chiếm ưu thế, trong đó E. coli chiếm 54%. Tỉ lệ vi khuẩn Gram âm kháng Cephalosporin thế hệ III là 50%, kháng Ciprofloxacin là 32%. +Mục tiêu: Xác định tỉ lệ cấy dịch màng bụng dương tính, các tác nhân và kháng sinh đồ của các tác nhân gây VPMNP phân lập được. +Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Thiết kế mô tả hàng loạt thực hiện trên bệnh nhân điều trị tại BV Bệnh Nhiệt Đới từ tháng 7/2011 đến tháng 5/2012 có cấy DMB dương hoặc có BC DMB > 250 bạch cầu đa nhân / m m3. +Aeromonas spp là tác nhân đứng hàng thứ nhì (6 trường hợp, 17%). +Mức độ điều chỉnh tâm lý và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân mang hậu môn nhân tạo +Mục tiêu: Hậu môn nhân tạo (HMNT) ngày càng phổ biến và là phương pháp cứu sống bệnh nhân mắc các bệnh nặng đường tiêu hoá, ví dụ ung thư. +Điểm số thể hiện mức độ điều chỉnh tâm lý là 43,9 ± 6,7. +Nam giới và bệnh nhân có sự hỗ trợ của người khác hoàn toàn trong chăm sóc HMNT có mức độ điều chỉnh tâm lý tốt hơn. +Kết luận: Bệnh nhân mang HMNT có khả năng điều chỉnh tâm lý ở mức trung bình. +Kết quả cho thấy cần có các chương trình hỗ trợ người mang HMNT để bệnh nhân ổn định tâm lý, nâng cao sức khoẻ tâm thần. +Điều này có thể giúp bệnh nhân có được điều trị tốt nhất và chất lượng cuộc sống cao hơn. +Từ khoá: hậu môn nhân tạo, điều chỉnh tâm lý, yếu tố liên quan +Việc mang HMNT có thể ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý. +Tuy nhiên, hiện có rất ít các nghiên cứu khảo sát mức độ điều chỉnh tâm lý ở bệnh nhân mang HMNT. +Nghiên cứu này nhằm khảo sát mức độ điều chỉnh tâm lý và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân mang HMNT. +Bệnh nhân được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi Ostomy Adjustment Inventory (OAI) đã thể hiện phù hợp ngôn ngữ và có tính tin cậy cao thông qua nghiên cứu thử. +Kết quả: Gần 2/3 số bệnh nhân là nam; tuổi trung bình là 57,3 ± 14,6 tuổi. +Có 20% bệnh nhân mang HMNT vĩnh viễn và 80% mang HMNT tạm thời. +Chỉ 1 / 3 số bệnh nhân tự chăm sóc HMNT. +Một số đặc điểm và kết quả điều trị u lympho ác tính không hodgkin tại bệnh viện trung ương huế +Từ tháng 10/2003 đến tháng 5/2005, có 48 bệnh nhân (BN) u lympho ác tính không Hodgkin (ULAKH) được chẩn đoán và điều trị tại khoa Ung bướu và khoa Huyết học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế. +Tỷ lệ nam / nữ là 1, 5/1. +Độ tuổi thường gặp nhất: 31 - 40 và 51 - 60. +Mặc dù gặp những tổn thương u ngoài hạch (đặc biệt có những vị trí rất hiếm như xương cột sống, xoang hàm và hốc mắt) nhưng phần lớn biểu hiện bệnh vẫn ở hệ thống hạch ngoại biên, một hoặc nhiều vị trí, trong đó hạch vùng cổ chiếm 56,3%. +Phương pháp điều trị chủ yếu là hoá trị, phác đồ CHOP. +Tỷ lệ đáp ứng chung đạt 87,2%, trong đó 55,3% đáp ứng hoàn toàn. +Thất bại điều trị còn cao, trong đó tử vong do bệnh sau 20 tháng là 18,8%. +Báo cáo một trường hợp sarcôm mỡ viêm sau phúc mạc +Chẩn đoán u sau phúc mạc có thể gặp nhiều khó khăn. +Vì u ở vị trí này có thể xuất nguồn từ nhiều loại mô học khác nhau. +Vì vậy, nhân báo cáo một trường hợp sarcôm mỡ viêm, chúng tôi hồi cứu y văn về một số vấn đề có ảnh hưởng đến việc chuẩn đoán sarcôm mỡ sau phúc mạc. +Do tỉ lệ tái phát và tử vong cao, sarcôm mỡ sau phúc mạc cần một phương pháp điều trị hiệu quả và tích cực. +Trong đó, phẫu thuật đóng vai trò chủ yếu trong điều trị sarcôm mỡ sau phúc mạc. +Từ khoá: u sau phúc mạc, sarcôm mỡ, sarcoma mỡ viêm. +Nghiên cứu ảnh hưởng của suy yếu lên các biến cố tim mạch nặng ngắn hạn trên bệnh nhân rất cao tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp +Đặt vấn đề: Tỷ lệ người rất cao tuổi nhập viện vì nhồi máu cơ tim cấp ngày càng gia tăng. +Tại thời điểm 6 tháng, tỷ lệ các biến cố tim mạch nặng không khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm bệnh nhân suy yếu và không suy yếu. +Tuy nhiên, so với nhóm bệnh nhân suy yếu nhẹ / trung bình, nhóm bệnh nhân suy yếu nặng / rất nặng tăng tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nguyên nhân và tử vong do tim mạch (22,41% so với 1,79%; p < 0,001 và 15,52% so với 1,79%; p= 0,007). +Kết luận: Suy yếu nặng / rất nặng làm gia tăng tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân và tử vong do tim mạch so với nhóm bệnh nhân suy yếu nhẹ / trung bình tại thời điểm 6 tháng. +Do đó, đánh giá suy yếu là cần thiết để tiên lượng biến cố tim mạch nặng ngắn hạn trên bệnh nhân rất cao tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp. +Từ khoá: Suy yếu, rất cao tuổi, nhồi máu cơ tim cấp, biến cố tim mạch nặng +Suy yếu là một hội chứng lão khoa với tỷ lệ gia tăng theo tuổi và bệnh lý tim mạch, nhất là nhồi máu cơ tim cấp. +Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của suy yếu lên kết cục lâm sàng người rất cao tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp chưa được nghiên cứu nhiều. +Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa suy yếu với các biến cố tim mạch nặng (tử vong do mọi nguyên nhân, tử vong do tim mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và xuất huyết nặng) ngắn hạn (nội viện và tại thời điểm 6 tháng) trên bệnh nhân rất cao tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp. +Suy yếu được xác định theo thang điểm lâm sàng đánh giá suy yếu (Clinical Frailty Scale) được phát triển bởi đại học Dalhousie – Canada. +Kết quả: Trong 275 bệnh nhân nghiên cứu, 172 (62,55%) bệnh nhân suy yếu với tỷ lệ suy yếu nặng và rất nặng chiếm 67,44%. +Suy yếu làm gia tăng tỷ lệ tử vong nội viện và tái nhồi máu cơ tim (18,02% so với 4,85%; p= 0,002 và 4,65% so với 0; p= 0,022). +Tổng quan: Nghiên cứu điều chế viên bám dính niêm mạc bằng hệ tự nhũ tương hoá (TNTH) chứa curcumin và so sánh sự hình thành viên bằng hai phương pháp đông khô và dập thẳng thông qua việc dùng chất hấp phụ. +Từ khoá: Curcumin, hệ tự nhũ tương hoá, viên dính niêm mạc. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bào chế và đánh giá hệ TNTH mang curcumin có chứa các chất diện hoạt và đồng diện hoạt, pha dầu. +Hệ có khả năng tự nhũ hoá trong môi trường nước, tạo thành các giọt nhũ tương chứa thuốc có khả năng giúp tăng tốc độ hoà tan và sinh khả dụng của dược chất. +Các phương pháp đo phổ hồng ngoại và nhiễu xạ bột tia X cũng như thử tốc độ hoà tan và độ dính của viên cũng được nghiên cứu để đánh giá các đặc tính của hệ TNTH rắn. +Kết quả và bàn luận: Kết quả thử nghiệm tốc độ hoà tan trong môi trường dạ dày cho thấy tốc độ giải phóng hoạt chất khi sử dụng hệ TNTH đã được gia tăng đáng kể. +Kết quả phân tích cũng cho thấy có sự chuyển đổi cấu trúc của curcumin từ dạng tinh thể sang thể vô định hình góp phần làm tăng tính tan của curcumin. +Việc sử dụng carbopol cho thấy có hiệu quả đáng kể trong tính dính của viên. +Tuy nhiên, thời gian dính phụ thuộc vào phương pháp tạo viên. +Ngoài ra, phương pháp tạo viên cũng ảnh hưởng đáng kể đến khả năng giải phóng hoạt chất của viên. +Nghiên cứu đặc điểm viêm phổi liên quan đến thở máy tại khoa săn sóc đặc biệt bệnh viện chợ rẫy +Đặt vấn đề: Viêm phổi liên quan thở máy (VPLQTM) là biến chứng thường gặp ở các bệnh nhân viêm phổi bệnh viện (VPBV). +Các vi khuẩn phân lập được là A. baumannii (61%), P.aeruginosa (11,7%), S. aureus (11,7%), Klebsiella sp (10,4%), E. coli (5,2%). +Kết luận: Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ VAP tại ICU có giảm so với sáu năm trước đây là nhờ chúng tôi áp dụng các biện pháp phòng ngừa khả thi đối với VPLQTM theo hướng dẫn chi tiết của trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention - CDC). +Từ khoá: viêm phổi bệnh viện, viêm phổi liên quan thở máy, kháng sinh ban đầu không thích hợp +VPLQTM làm gia tăng tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện và gia tăng chi phí điều trị. +Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong việc phòng ngừa VPLQTM nhưng VPLQTM đang diễn tiến ngày càng phức tạp và làm cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn. +Mục tiêu nghiên cứu: Xác định đặc điểm lâm sàng, yếu tố nguy cơ và các tác nhân vi sinh của hai nhóm VPLQTM khởi phát sớm và khởi phát muộn. +Phương pháp nghiên cứu: mô tả, tiền cứu. +Kết quả nghiên cứu: Có 86 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, trong đó có 51 nam (59,3%) và 35 nữ (40,7%), tuổi trung bình là 55,59 ± 22,37 tuổi. +Tỷ lệ VPLQTM là 21,2%. +Điểm APACHE II trung bình lúc nhập viện là 19,28 ± 6,13. +Các yếu tố nguy cơ là albumin máu < 2,2 g / dl, dùng thuốc ức chế H2 ± antacids, truyền > 4 đơn vị các chế phẩm của máu, thở máy > 7 ngày, đặt lại nội khí quản, thở khí dung, sử dụng kháng sinh không thích hợp. +Đặt vấn đề: Tổn thương thận cấp ở bệnh nhân suy tim cấp thường gặp và được gọi là hội chứng tim thận típ 1 (CRS 1). +Xây dựng mô hình hồi qui tối ưu bằng phương pháp mô hình trung bình Bayes BMA (Bayesian Model Average) được phương trình với 2 biến NGAL và nồng độ creatinin ngày 1: Odds Ratio= ey với y= - 2,39 + 0,0037 x NGAL + 0,17 x CreatininN 1. +Toán đồ (nomogram) được xây dựng để dự báo khả năng mắc hội chứng tim thận típ 1 với AUC 0,79. +Kết luận: NGAL huyết tương có giá trị khá tốt trong chẩn đoán hội chứng tim thận típ 1 ở bệnh nhân suy tim cấp hoặc đợt mất bù suy tim mạn. +Từ khoá: hội chứng tim thận típ 1, chất chỉ điểm sinh học +Neutrophil gelatinase-associated lipocalin (NGAL) trong máu và nước tiểu là một trong những chỉ điểm sớm nhất chỉ điểm tổn thương thận cấp do thiếu máu hay độc thận. +Chúng tôi tiến hành nghiên cứu vai trò NGAL (Neutrophil Gelatinase-Associated Lipocalin) trong chẩn đoán hội chứng tim thận típ 1 với mục tiêu: (1) Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tỉ lệ hội chứng tim thận típ 1; (2) Đánh giá khả năng chẩn đoán của NGAL huyết tương trong hội chứng tim thận típ 1. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Có 139 bệnh nhân suy tim cấp hoặc đợt mất bù suy tim mạn nhập khoa Hồi sức tim mạch và Khoa Tim Mạch Can Thiệp Bệnh Viện Nhân Dân 115 Thành Phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng 11/2018 đến 05/2019. +Đây là nghiên cứu đoàn hệ, tiến cứu. +Kết quả: Có 48 ca (tỉ lệ 34,5%) có hội chứng tim thận típ 1, tuổi trung bình 66,12 ± 15,77, nam giới chiếm tỉ lệ 50,4%. +Không có khác biệt về dấu hiệu sinh tồn lúc nhập viện, chẩn đoán, loại suy tim theo EF giữa 2 nhóm có hội chứng tim thận típ 1 và nhóm không có hội chứng tim thận típ 1, p > 0,05. +Nồng độ Ure, Creatinin N1 và N3, NT-proBNP, ở nhóm có hội chứng tim thận típ 1 cao hơn nhóm không có hội chứng tim thận típ 1, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,05. +Điểm cắt tối ưu để chẩn đoán hội chứng tim thận típ 1 của NGAL là > 353,23 ng / ml, AUC là 0,732 (KTC 95% 0,65-0,80, p < 0,001), độ nhạy 74,47%, độ đặc hiệu 68,48%, giá trị dự đoán dương 54,7%, giá trị dự đoán âm 84%. +Nhân hai trường hợp túi phình động mạch chậu trong bẩm sinh được phát hiện và điều trị thành công thực hiện tại Bệnh viện Nhi đồng 1 trong 10 năm qua, chúng tôi trình bày đặc điểm siêu âm và kết quả can thiệp phẫu thuật và hồi cứu Y văn. +Từ khoá: phình động mạch chậu trong bẩm sinh +Đặt vấn đề: Chuyển phôi trữ lạnh là xu hướng thực hành hiện nay. +Từ khoá: chu kỳ tự nhiên, sử dụng nội tiết ngoại sinh, chuẩn bị nội mạc tử cung, chuyển phôi trữ lạnh, tỷ lệ trẻ sinh sống +Phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung phổ biến ở Việt Nam là chu kỳ tự nhiên và sử dụng nội tiết ngoại sinh. +Chưa có nghiên cứu nào so sánh hiệu quả của 2 phác đồ này. +Mục tiêu: So sánh tỷ lệ trẻ sinh sống sau chuyển phôi trữ lạnh sử dụng phác đồ chu kỳ tự nhiên và sử dụng nội tiết ngoại sinh. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu ở chu kỳ chuẩn bị nội mạc tử cung với phác đồ chu kỳ tự nhiện hay sử dụng nội tiết ngoại sinh tại IVFMD, Bệnh viện Mỹ Đức, TP. Hồ Chí Minh. +Kết cục chính là tỷ lệ trẻ sinh sống. +Kết quả: Có182 bệnh nhân thoả tiêu chuẩn được nhận vào nghiên cứu từ 1/2018 đến 2/2021. +Tỷ lệ trẻ sinh sống không khác biệt giữa hai phác đồ (39,1% so với 34,4%, p= 0,616). +Kết luận: Không có sự tác động của phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung trên kết cục chuyển phôi trữ lạnh ở người phụ nữ Việt Nam. +Nghiên cứu chỉ định và đánh giá kết quả các phương pháp điều trị sỏi ống mật chủ kèm sỏi túi mật +Không có tử vong, tai biến, biến chứng 3 ca (chảy máu, viêm tuỵ cấp và thủng OMC). +Các phương pháp điều trị ít xâm hại tránh được biến chứng nhiễm trùng vết mổ và BN mau hồi phục hơn. +Thời gian nằm viện ngắn hơn. +Tốt nhất nên chọn kỹ thuật điều trị mà tại cơ sở các chuyên gia thông thạo và có nhiều kinh nghiệm nhất để an toàn cho bệnh nhân hoặc chuyển bệnh nhân đến trung tâm có đủ trang bị kỹ thuật và chuyên gia với nhiều chọn lựa nhất. +Về giới: nam 25,7% nữ 74,3%. +Sỏi OMC kèm sỏi túi mật (106 BN - 75,7%), có kèm sỏi gan (34 BN -24,3%). +Chẩn đoán dựa vào siêu âm bụng trước mổ 126 ca (90%), siêu âm trong mổ (IOUS) 8 ca (5,7%) và chụp hình trong mổ (IOC) 6 ca (4,3%). +Đột biến vùng khởi động của gen tert trong u thần kinh đệm +Mở đầu - mục tiêu: Đột biến vùng khởi động của gen TERT được phát hiện với tỷ lệ cao trong u thần kinh đệm (UTKĐ) và ảnh hưởng đến kết quả đáp ứng với điều trị. +Từ khoá: U thần kinh đệm, đột biến gen, TERT. +Việc xác định đột biến này trong UTKĐ giúp phân nhóm tiên lượng và chọn lựa bệnh nhân chính xác hơn cho chỉ định điều trị. +Nghiên cứu này nhằm xây dựng quy trình giải trình tự DNA để áp dụng vào việc xác định tỷ lệ đột biến vùng khởi động gen TERT trong UTKĐ trên bệnh nhân Việt Nam. +Đối tượng - phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 33 bệnh phẩm UTKĐ. +DNA được tách chiết từ các tế bào u bằng Wizard® Genomic DNA Purification Kit. +Thiết lập phản ứng PCR và giải trình tự vùng khởi động gen TERT bằng phương pháp Sanger. +Kết quả: Thiết kế thành công cặp mồi dùng nhân bản vùng khởi động gen TERT. +Kết luận: Bước đầu thiết lập thành công quy trình giải trình tự vùng khởi động gen TERT ở bệnh nhân mắc UTKĐ. +Đặc điểm giải phẫu bệnh u trung mạc màng phổi +Đặt vấn đề: U trung mạc ác tính màng phổi là loại u thường gặp do tiếp xúc với amiăng. +Ngoài ra, hoá mô miễn dịch còn giúp ích trong nhiều khía cạnh của loại u trung mạc: chẩn đoán phân biệt với các loại carcinôm di căn vào màng phổi, tiên lượng bệnh và điều trị. +Đây là một loại u khó chẩn đoán, thường bị bỏ sót hoặc chẩn đoán lầm với ung thư di căn vào màng phổi đặc biệt là loại carcinôm tuyến phế quản xâm lấn vào màng phổi. +Gần đây nhờ vào các chất đánh dấu mới của phương pháp hoá mô miễn dịch đã giúp cho việc chẩn đoán loại u này được thuận lợi và chính xác hơn. +Đối tượng & Phương pháp nghiên cứu: Trong loạt ca nghiên cứu của chúng tôi về u trung mạc màng phổi, chúng tôi dùng 6 dấu ấn bao gồm: CK, TTF-1, surfactant protein A, desmin, HBME-1 và calretinin để chẩn đoán xác định các u trung mạc và đồng thời giúp chẩn đoán phân biệt với carcinôm tuyến phế quản xâm lấn vào màng phổi. +Kết quả & Bàn luận: Với 39 ca thu nhận được trong 3 năm từ 2008-2010, cho thấy việc chẩn đoán u trung mạc màng phổi cần có những gợi ý về dịch tễ học, hình ảnh học, tế bào học và mô học trên nhuộm HE thường qui để đi đến thực hiện hoá mô miễn dịch giúp chẩn đoán xác định tốt hơn. +Tuy nhiên, việc nghiên cứu và đánh giá về kỹ thuật chẩn đoán này cũng rất cần thiết. +Với 6 dấu ấn kể trên theo chúng tôi vẫn chưa thật sự hoàn hảo để chẩn đoán hết về những yếu tố trong bệnh lý u trung mạc như: chẩn đoán phân biệt với các loại carcinôm di căn tới màng phổi, tiên lượng và điều trị của bệnh. +Kết luận: Việc chẩn đoán u trung mạc ác tính màng phổi là một chẩn đoán khó. +Cần thiết thực hiện nhuộm hoá mô miễn dịch và hoá tế bào miễn dịch với nhiều loại dấu ấn để có chẩn đoán chính xác. +So sánh hiệu quả kiểm soát mảng bám răng của hai phương pháp chải răng: theo thói quen và có hướng dẫn +Chải răng theo phương pháp Bass cải tiến theo hướng dẫn có hiệu quả làm sạch mảng bám hơn so với chải răng không được hướng dẫn phương pháp. +- Niệu quản đoạn trên: 4 trường hợp. ++ Nguyên nhân: - Ung thư cổ tử cung: 18 trường hợp. ++ Thất bại: 13 trường hợp. ++ Biến chứng: - Hematoma: 1 trường hợp. +Kết luận: - Đây là phương pháp an toàn và cải thiện chất lượng cuộc sống bệnh nhân, ít biến chứng. +- Nguyên nhân thất bại: + Mủ trong thận. ++ Hẹp niệu quản nặng (tương ứng với độ ứ nước thận càng nhiều). +Chất liệu và phương pháp: Trong vòng 2 năm từ tháng 01/2001 đến tháng 06/2003 có 32 trường hợp được chỉ định đặt JJ niệu quản xuôi dòng tại Trung tâm chẩn đoán y khoa Medic gồm: + 8 nam, 24nữ. ++ Tuổi từ 18 đến 90. ++ Độ ứ nước: - Độ 1: 4 trường hợp. +- Độ 2: 20 trường hợp. +- Độ 3: 8 trường hợp. ++ Vị trí tắc nghẽn: - Niệu quản chậu: 28 trường hợp. +Các nghiên cứu trước đây có những kết quả khác nhau về sự tương quan giải phẩu bệnh và trầm cảm sau đột quị (PSD: PostStrokeDepression). +Có tác giả báo cáo rằng tổn thương những vùng não đặc biệt: bán cầu não trái, hạch nền, đồi thị... làm tăng nguy cơ phát triển trầm cảm sau đột quị, một số tác giả khác cho rằng không có sự liên quan giữa vị trí tổn thương và trầm cảm sau đột quị. +Mục tiêu: Tìm sự tương quan giữa các vị trí tổn thương ở não bộ và PSD. +Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu, mô tả, cắt ngang. +Hiệu lực của biolac trong điều trị tiêu chảy cấp và rối loạn tiêu hoá do sử dụng kháng sinh ở trẻ em +Mục tiêu: Xác định hiệu lực của Biolac trong điều trị tiêu chảy cấp và rối loạn tiêu hoá do sử dụng kháng sinh ở trẻ em. +Phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng, không mù. +Địa điểm Bệnh viện Nhi đồng 2. +Kết quả Biolac rút ngắn thời gian ngừng tiêu chảy trung bình 0,8 ngày và thời gian điều trị trung bình 0,4 ngày trên nhóm bệnh nhân tiêu chảy cấp; giúp cải thiện triệu chứng tiêu chảy sau 3 ngày điều trị ở cả hai nhóm tiêu chảy cấp (38% so với 20%) và rối loạn tiêu hoá do sử dụng kháng sinh (16% so với 8%). +Kết luận: Rút ngắn thời gian tiêu chảy Biolac có thể giúp bệnh nhân nhanh phục hồi, hạn chế nguy cơ suy dinh dưỡng thường thấy sau tiêu chảy cấp. +Cần xem xét lợi ích kinh tế của việc bổ sung probiotics như một liệu pháp phòng ngừa tiêu chảy cấp gây ra do sử dụng kháng sinh. +Đặt vấn đề: Đau luôn là mối quan tâm của người bệnh khi phải phẫu thuật. +Trung bình điểm đau khi nghỉ và khi ho cao những giờ đầu sau mổ, sau đó giảm dần theo thời gian. +Không ghi nhận trường hợp tai biến nào liên quan đến kỹ thuật phong bế các lớp cân bụng. +Có 3 trường hợp buồn nôn và 2 trường hợp nôn sau mổ (7,3%). +Kết luận: Phong bế các lớp cân bụng giảm đau hiệu quả 24 giờ đầu sau phẫu thuật đại trực tràng nội soi. +Từ khoá: phong bế các lớp cân bụng, phẫu thuật đại trực tràng +Với xu hướng giảm sử dụng thuốc giảm đau họ morphin vì làm chậm phục hồi chức năng ruột và tăng nguy cơ buồn nôn và nôn sau phẫu thuật. +Đề tài này nghiên cứu với mục tiêu xác định tổng liều morphin, điểm đau khi nghỉ và khi vận động tại các thời điểm 2 giờ, 6 giờ, 12 giờ, 24 giờ sau mổ, tỉ lệ các tác dụng không mong muốn liên quan đến morphin khi thực hiện phong bế các lớp cân bụng ở bệnh nhân phẫu thuật đại trực tràng nội soi. +Phương pháp nghiên cứu: Mô tả loạt ca mổ chương trình cắt đại trực tràng nội soi từ tháng 9-2018 đến tháng 03-2019 tại khoa Gây mê hồi sức bệnh viện Chợ Rẫy. +Kết quả: 68 trường hợp được chọn vào nghiên cứu. +Tuổi trung bình 54,0 ± 9,6 tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam. +BMI trung bình 21,1 ± 2,6 kg / m2. +Thời gian phẫu thuật trung vị là 182,5 phút. +Trung bình tổng liều morphin trong 24 giờ sau mổ là 20,2 ± 3,8 mg (khoảng tin cậy 99% là 18,9 – 21,4 mg). +Mục tiêu: Viêm phổi hoại tử (Necrotizing pneumonia - NP) là biến chứng nghiêm trọng của viêm phổi ở trẻ em và đang có xu hướng ngày càng tăng lên. +Giá trị trung vị của CRP là 160 mg / L và CRP ≥ 80 mg / L chiếm 80,4%. +Tổn thương thường gặp nhất trên X quang ngực là tràn dịch màng phổi (56,6%) và hình ảnh hoại tử chỉ chiếm 17%. +Có 73,6% là hình ảnh hoại tử kèm tràn dịch / tràn khí màng phổi trên CT ngực, tập trung tại 1 thuỳ (60,4%) và bên phổi phải (47,2%). +K��t luận: Cần tăng cường chủng ngừa PCV 13 cho trẻ em. +Cần mô tả đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và cận lâm sàng của NP ở trẻ em để chẩn đoán sớm và điều trị thích hợp. +Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Mô tả 53 trẻ được chẩn đoán NP tại khoa Hô hấp, bệnh viện Nhi đồng 2, Tp. Hồ Chí Minh từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 5/2021. +Kết quả: Tuổi trung vị là 2 tuổi. +Chỉ có 20,8% trẻ được chủng ngừa phế cầu. +Lý do nhập viện thường gặp nhất là sốt (75,5%) và khó thở (11,3%). +Thời gian sốt sau nhập viện trung vị là 7 ngày. +Có 75,5% trẻ suy hô hấp. +Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng hẹp ống sống cổ đa tầng +Mục tiêu: Tìm hiểu sự phân bố bệnh nhân hẹp ống sống cổ theo nhóm tuổi, giới tính, đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu, mô tả cắt ngang 34 trường hợp hẹp ống sống cổ đa tầng được điều trị tạo hình bản sống tại khoa ngoại thần kinh, bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 2/2009 đến tháng 6/2012. +Kết quả: Trong 34 trường hợp hẹp ống sống cổ, tỉ lệ nam / nữ là 5,8/1, tuổi trung bình là 50 ± 12,044. +Tỷ lệ trầm cảm ở người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện nguyễn tri phương +Mục tiêu: nhằm xác định trạng thái trầm cảm và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp được điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2010Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, có phân tích được tiến hành trên 151 bệnh nhân tăng huyết áp đến khám tại khoa khám bệnh, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. +Thông tin được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp dựa vào bộ câu hỏi có cấu trúc được thiết kế sẵn.Kết quả: Có 26,5% bệnh nhân THA có biểu hiện trầm cảm, Nữ bị trầm cảm nhiều hơn nam (p= 0,002), Nữ: 39,4% và Nam: 15%. +Nhóm tuổi có tỷ lệ trầm cảm cao: từ 18 - 29 (66,7%), và nhóm > 70 (50%) tuổi (p= 0,02), so với nhóm tuổi từ 30 - 49 là 22,2%, nhóm 50 - 70 là 26,1%. +Trình độ học vấn cao ít bị trầm cảm hơn (p= 0,005), 43,1% bệnh nhân có trình độ tiểu học bị trầm cảm, trong khi bệnh nhân có trình độ trung cấp và đại học chỉ có 10%. +Thu nhập cá nhân thấp bị trầm cảm nhiều hơn (p < 0,001), 80% bệnh nhân thu nhập dưới 10 triệu đồng một năm bị trầm cảm, và 19,8% bệnh nhân có thu nhập trên 10 triệu đồng một năm bị trầm cảm.Kết luận: 26,5% bệnh nhân THA có biểu hiện trầm cảm. Có sự liên quan giữa tuổi, giới, trình độ học vấn, thu nhập cá nhân với mức độ trầm cảm. +Có sự liên quan giữa thời gian điều trị THA, bệnh kèm theo, và sự hỗ trợ xã hội với trầm cảmSự hỗ trợ của điều dưỡng trong việc chăm sóc có thể giúp cho việc phát hiện các dấu hiệu trầm cảm, như một đóng góp có ý nghĩa trong thời gian điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp. +Chẩn đoán và điều trị nang ống giáp lưỡi +Khảo sát hồi cứu 271 trường hợp chẩn đoán nang ống giáp lưỡi và điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu TP. +HCM trong 4,5 năm (10/2000 - 3/2005) chúng tôi nhận thấy: + Nang ống giáp lưỡi có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, trung bình là 30 tuổi và 70% bệnh nhân nhập viện > 20 tuổi. +Tỉ lệ nam / nữ = 1, 1/1. ++ Chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng và hình ảnh siêu âm với độ nhạy 89,6% và giá trị chẩn đoán dương là 95,5%. +Các xét nghiệm khác (CT scan, FNA...) áp dụng ở một số ít trường hợp khi có nghi ngờ chẩn đoán. ++ 3,8% chẩn đoán sai do nang nằm ở vị trí không thường gặp: dưới cằm, trên hõm ức... + Phẫu thuật Sistrunk được chọn lựa điều trị do tỉ lệ tái phát thấp 0,8%, ít biến chứng 7,2% và chủ yếu là các biến chứng nhẹ liên quan đến vết mổ. +Tỷ lệ tăng huyết áp và những hành vi nguy cơở người 25-64 tuổi tại huyện ninh hải, tỉnh ninh thuận năm 2012 +Đặt vấn đề: Ở những bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện huyện Ninh Hải tỉnh Ninh Thuận trong các năm qua, tăng huyết áp có chiều hướng gia tăng, nhưng điều này chưa hẳn đã phản ánh được tỷ lệ hiện mắc của tăng huyết áp ở cộng đồng. +Hầu hết người dân ít ăn rau quả, nhưng sử dụng dầu thực vật trong chế biến thức ăn. +Chỉ có 40% hoạt động thể lực ở mức độ cao.Tỷ lệ béo phì ở những người có tăng huyết áp là 19%. +Những hành vi nguy cơ còn rất phổ biến ở những người tăng huyết áp, đặc biệt là hành vi hút thuốc lá, lạm dụng rượu, ít vận động thể lực, và ít ăn rau quả. +Kết luận: Tỷ lệtăng huyết áp người dân 25-64 tuổi tại huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận là cao, và những yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp vẫn còn phổ biến ở nhóm có tăng huyết áp là những thách thức trong việc kiểm soát bệnh tăng huyết áp ở cộng đồng. +Giáo dục sức khoẻ cần được tăng cường nhiều hơn nữa. +Từ khoá Tăng huyết áp, tỷ lệ hiện mắc, hành vi nguy cơ +Ngoài ra chưa có một khảo sát nào về các hành vi nguy cơ của tăng huyết áp ở người dân Ninh Hải. +Mục tiêuXác định tỷ lệtăng huyết áp và tỷ lệ những hành vi nguy cơ liên quan ở người 25-64 tuổi tại huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, năm 2012. +Những biến số hành vi gồm hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, ăn rau quả, sử dụng chất béo động vật trong nấu ăn, ăn mặn, và vận động thể lực. +Dữ kiện được phân tích bằng phần mềm STATA 11.0, với phương pháp svy cho khảo sát mẫu cụm. +Kết quả: Dựa vào trị số huyết áp đo ở thời điểm nghiên cứu, có 15% dân số là tăng huyết áp, nhưng nếu tính luôn những người đã được chẩn đoán tang huyết áp trước đó mà ở thời điểm nghiên cứu có huyết áp bình thường thì tỷ lệ tăng huyết áp là 20%. +Tỷ lệ béo phì chung trong dân số là 10%. Tỷ lệ đang có hút thuốc lá trong dân số chung là 37%. +Tần suất bí tiểu sau sanh và một số yếu tố liên quan trên sản phụ tại bệnh viện từ dũ +Nghiên cứu cắt ngang mô tả các trường hợp sanh ngã âm đạo nhằm xác định tần suất bí tiểu sau sanh (BTSS) và một số yếu tố sản khoa có liên quan đến BTSS trên sản phụ, được thực hiện từ 9.2001 đến 6.2002 tại Bệnh Viện Phụ Sản Từ Dũ. +Kết quả cho thấy tần suất BTSS là 13,5%. +Yếu tố số lần sanh, cách sanh, thời gian chuyển dạ có liên quan đến BTSS. +Ở phụ nữ, bí tiểu thường xảy ra sau sanh, có liên quan đến cuộc sanh và rối loạn chức năng bàng quang về sau này. +Cần được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời để ngăn ngừa tổn thương bàng quang không hồi phục. +Giao tiếp giữa nhân viên y tế với sản phụ sau mổ lấy thai trong khía cạnh đảm bảo chất lượng dịch vụ và sự cảm thông tại bệnh viện phụ sản trung ương năm 2018 +Mục tiêu: Mô tả sự cảm nhận của sản phụ sau mổ lấy thai về sự đảm bảo chất lượng dịch vụ và sự cảm thông với sản phụ thông qua hoat động giao tiếp với nhân viên y tế, tại bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2018. +Phương pháp: Mô tả cắt ngang, nghiên cứu định lượng trên 120 sản phụ sau mổ lấy thai, sử dụng thang đo SERVQUAL. +Kết quả: Cảm nhận của sản phụ về được đảm bảo chất lượng dịch vụ có điểm trung bình 17,0 ± 2,0, mức rất tốt chiếm 48,3%, mức độ tốt 50,8%, mức bình thường 0,8%. +Sản phụ cảm nhận được cảm thông từ nhân viên y tế có điểm trung bình 20,3 ± 2,6, mức độ rất tốt 40,8%, mức độ tốt 58,3% và mức độ kém 0,8%. +Kết luận: Hầu hết sản phụ cảm nhận được đảm bảo chất lượng dịch vụ chăm sóc sau mổ lấy thai và được nhân viên y tế cảm thông ở mức độ tốt và rất tốt (99,1%). +Từ khoá: giao tiếp, sản phụ, mổ lấy thai, sự cảm thông, chất lượng dịch vụ. +Chất lượng cuộc sống của người dân tại quận ninh kiều, thành phố cần thơ, năm 2011 +Đặt vấn đề: Chất lượng cuộc sống là một khía cạnh quan trọng mà xã hội và các cấp chính quyền đang rất quan tâm. +Trong khi đó, chỉ có giới và tình trạng hôn nhân có tương quan mạnh chỉ với khía cạnh sức khoẻ tâm thần. +Kết luận: Người dân thành phồ Cần Thơ có chất lượng cuộc sống tốt với mức độ tốt và trung bình. +So sánh với nghiên cứu tại TPHCM, người dân Thành phố Cần Thơ có điểm số quan hệ xã hội thấp so với TPHCM, nhưng điểm số sức khoẻ thể chất, tâm thần và môi trường cao hơn TPHCM. +Nghiên cứu về chất lượng cuộc sống tại thành phố Cần Thơ nhằm đưa ra cái nhìn tổng quát và giúp các cấp chính quyền có những chính sách nâng cao chất lượng cuộc sống của ng��ời dân. +Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá chất lượng cuộc sống cùng với 4 khía cạnh chính (sức khoẻ thể chất, sức khoẻ tâm thần, quan hệ xã hội và môi trường) cùng với các yếu tố dân số xã hội (tuổi, giới, trình độ học vấn, thu nhập ổn định...). +Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả với 383 người dân trên 18 tuổi sống tại 5 phường của quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ được phỏng vấn từ tháng 6/2011 đến tháng 07/2011. +Kết quả nghiên cứu: Trong tổng số 383 người tham gia nghiên cứu, nữ (54,6%) chiếm đa số hơn nam với độ tuổi trung bình là 40,76 ± 1,37. +Đối tượng học hết trung học cơ sở chiếm đa số (2,0%), với nghề nghiệp buôn bán chiếm cao nhất (18,3%). +Đối tượng tự đánh giá thu nhập bản thân ổn định (54,6%). +Về chất lượng cuộc sống, đa số người dân hài lòng với mức độ “trung bình ” (38,6%) và“ tốt ” cũng khá cao (32,9%). Đa số người dân hài lòng với sức khoẻ hiện tại (43,6%). +Về mối tương quan giữa các khía cạnh của chất lượng cuộc sống với các đặc điểm dân số xã hội, tuổi, trình độ học vấn và thu nhập ổn định có tương quan mạnh với tất cả 4 khía cạnh (sức khoẻ thể chất, tâm thần, quan hệ xã hội và môi trường). +Khảo sát thực trạng văn hoá sức khoẻ người bệnh tại bệnh viện trưng vương năm 2016 +Đặt vấn đề: Văn hoá sức khoẻ là khả năng nhận thức và những kỹ năng xã hội của mỗi cá nhân đối với việc tiếp cận, hiểu biết, sử dụng những thông tin hiện có để duy trì và tăng cường tình trạng sức khoẻ của bản thân. +Kết luận: Việc xác định văn hoá sức khoẻ của người bệnh tại bệnh viện là cơ sở cho thực hiện các biện pháp can thiệp thích hợp, đặc biệt trên truyền thông, trên từng nhóm đối tượng, nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc và điều trị người bệnh. +Từ đó, giúp nâng cao chất lượng bệnh viện và sự hài lòng của người bệnh đối với bệnh viện. +Từ khoá: Văn hoá sức khoẻ. +Việc xác định văn hoá sức khoẻ của người bệnh tại bệnh viện là cơ sở cho thực hiện các biện pháp can thiệp thích hợp, nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc và điều trị người bệnh. +Mục tiêu: Xác định mức độ văn hoá sức khoẻ của người bệnh tại Bệnh viện Trưng Vương năm 2016 theo Thang đo của Hiệp hội Văn hoá Sức khoẻ Châu Á - Thái Bình Dương. +Xác định các yếu tố liên quan giữa văn hoá sức khoẻ với đặc điểm mẫu nghiên cứu, yếu tố kinh tế - xã hội của người bệnh tại Bệnh viện Trưng Vương. +Kết quả: Điểm trung bình văn hoá sức khoẻ của mẫu nghiên cứu là 25,32 ± 6,73, số trung vị là 25,53 [19,86 - 31,21]. +Có mối liên quan giữa có văn hoá sức khoẻ và nghề nghiệp, thu nhận thông tin từ truyền hình, Internet và thu nhập. +Đặt vấn đề: Gãy xương gót khá phổ biến, chiếm 2% tất cả các trường hợp gãy xương và 60% các trường hợp chấn thương vùng cổ chân. +Đồng thời khảo sát sự tương quan giữa chúng với tuổi, chiều cao, giới tính, vị trí hai chân và giữa các góc xương gót với nhau. +Kết quả: Số đo góc Bohler trung bình là: 33,80 ± 4,20, phạm vi từ 260-430. +Số đo góc Gissane trung bình là: 116,60 ± 5,30, phạm vi từ 1010-1280. +Số đo góc lún xương gót trung bình là: 32,90 ± 3,30, phạm vi từ 250-430. +Số đo góc nghiêng diện khớp sên sau trung bình là: 62,70 ± 5,70, phạm vi từ 470-780. +Không có sự khác biệt giữa hai giới, hai bên phải trái, hai nhóm tuổi. +Không có mối tương quan với chiều cao và tuổi. +Có mối tương quan thuận giữa các góc xương gót đại diện cho diện khớp sên sau. +Kết luận: Số đo các góc xương gót đại diện cho diện khớp sên sau ở mỗi dân tộc đều có sự khác nhau. +Đồng thời tồn tại mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa các góc này, do đó các bác sĩ lâm sàng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn trong quá trình chẩn đoán và điều trị. +Trong đó gãy di lệch mặt khớp sên sau chiếm 75%. +Từ khoá: xương gót, góc Bohler, góc Gissane, góc lún xương gót, góc nghiêng diện khớp sên sau +Để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị, tiên lượng kết quả, các góc xương gót trên phim X-quang đại diện cho diện khớp sên sau đã được mô tả trong y văn. +Có sự khác nhau về giá trị bình thường của các góc xương gót giữa các dân tộc do đó mỗi quốc gia cần có những chỉ số riêng của mình. +Đồng thời cần xác định mối tương quan giữa các góc để có nhiều phương án lựa chọn hơn cho các bác sĩ lâm sàng khi điều trị. +Mục tiêu: Xác định số đo các góc xương gót đại diện cho diện khớp sên sau ở người Việt Nam bình thường và khảo sát sự tương quan của chúng với nhau. +Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. +Chúng tôi tiến hành chụp 128 phim X-quang xương gót nghiêng của người tình nguyện tham gia nghiên cứu tại khoa Chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện Chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh. +Sau đó tiến hành đo các chỉ số góc: Bohler, Gissane, góc lún xương gót, góc nghiêng diện khớp sên sau bằng phần mềm efilm 3.1. +Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tổn thương mô bệnh học của thận ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có hội chứng thận hư +Mở đầu: Xác định tổn thương mô bệnh học của thận giúp phân biệt bệnh nhân đái tháo đường (BN ĐTĐ) có hội chứng thận hư (HCTH) hoặc ĐTĐ kèm theo bệnh cầu thận nguyên phát. +Kết luận: Sinh thiết để chẩn đoán thể tổn thương mô bệnh học và là cơ sở quan trọng cho tiên lượng và điều trị BN ĐTĐ týp 2 có HCTH. +Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở BN ĐTĐ týp 2 có HCTH và mối liên quan với thể tổn thương mô bệnh học thận ở BN ĐTĐ týp 2 có HCTH. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang 38 BN được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 có HCTH tại Bệnh viện Nhân dân 115 (từ tháng 05/2009 đến tháng 05/2011). +Kết quả: Tuổi trung bình là 60,11 ± 10,04, tiểu đạm đại thể 6,27 ± 3,78 g / 24 giờ, albumin / máu là 2,5-3,8 g / dl, protein / máu từ 4,2-6,2 g / dl, 57,9% có cholesterol > 240 mg / dl, 84,2% có triglycerid cao 150 - 499 mg / dl và 63,3% có LDL-C cao 130 -189 mg / dl. +94% các BN này kiểm soát đường huyết kém (HbA 1 C > 7%) với 68,5% suy thận (GFR < 60 mL / min / 1,73 m2). +Thời gian từ khi phát hiện ĐTĐ đến khi có HCTH > 10 năm 17/35 BN: 47,36%. +Khảo sát mô bệnh học thận trên 35 BN cho thấy viêm cầu thận tăng sinh 12/35 BN (34,3%) và xơ hoá cầu thận 17/35 BN (48,6%), phù hợp với tổn thương do tiểu đường. +Sang thương không phù hợp do tiểu đường là tổn thương tối thiểu 6/35 BN (17,1%). +So sánh với hai nhóm BN có tổn thương mô bệnh học còn lại, BN sang thương tối thiểu tiểu đạm nhiều hơn (p= 0,002), giảm protid và albumin máu nhiều hơn (p = 0,006). +Mở đầu: Tạp chất liên quan là chỉ tiêu quan trọng để xác định chất lượng nguyên liệu làm thuốc. +Xác định một số điều kiện để tổng hợp và tinh chế B2 đạt hiệu suất cao nhất (30,7%) như sau: 1,88 g phenol, phản ứng trong 8 giờ, tinh chế bằng phương pháp lọc nóng. +Từ B2 và tert-butylamin đã tổng hợp và tinh chế được B ’ 3 với hiệu suất của quá trình là 19,2%. +B2 và B ’ 3 tinh khiết khi thử bằng SKLM và nhiệt độ nóng chảy. +Độ tinh khiết tính theo diện tích pic xác định bằng HPLC là 99,72% (B 2) và 99,87% (B ’ 3). +Cấu trúc của B2 được xác định là 2 - cloro-1 - (4 - hydroxyphenyl) ethanon và B ’ 3 là N-(tert-butyl)-4-hydroxybenzamid. +Kết luận: Đã tổng hợp và tinh chế được B2 đạt độ tinh khiết 99,72%, xác định được lượng phenol và thời gian phản ứng cho hiệu suất cao nhất. +Tổng hợp, tinh chế B ’ 3 từ B2 đạt độ tinh khiết 99,87%. +Từ khoá: Salbutamol, tổng hợp, tạp B, 2 - cloro-1 - (4 - hydroxyphenyl) ethanon, N - (tert-butyl) -4 - hydroxybenzamid +Salbutamol là thuốc nằm trong danh mục thuốc thiết yếu của Bộ Y tế. +Tạp chuẩn B được sử dụng để kiểm tra giới hạn tạp chất salbutamol sulfat nguyên liệu trong Bản bổ sung DĐVN IV, 2015, tạp này chưa có trong ngân hàng tạp chuẩn ở Việt Nam. +Mục tiêu: Tổng hợp các sản phẩm trung gian của tạp B salbutamol. +Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phenol và thời gian phản ứng đến hiệu suất phản ứng. +Tổng hợp, tinh chế B ’ 3 từ B2 và tert-butylamin. +Thử tinh khiết các sản phẩm bằng nhiệt độ nóng chảy, SKLM, HPLC. +Xác định cấu trúc các sản phẩm bằng phổ UV-Vis, IR, MS, NMR. Kết quả: Từ phenol và cloroacetyl clorid đã tổng hợp và tinh chế được B 2. +Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bạch cầu cấp dòng tuỷ ở trẻ em tại bệnh viện nhi đồng 2 +Mục tiêu: Xác định đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bạch cầu cấp dòng tuỷ (BCCDT) ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 1/2011 đến tháng 5/2016. +Sau khi hoá trị tấn công, tỉ lệ lui bệnh hoàn toàn của phác đồ 7-3, BFM 98, phác đồ APL (cho thể M 3) lần lượt là 89,4%, 90,3% và 87,5%. +Tác dụng phụ thường gặp nhất là rụng tóc, kế đến là nôn – buồn nôn, viêm loét miệng. +Biến chứng hay gặp nhất là nhiễm trùng. +Tỉ lệ sống toàn bộ sau 3 năm của các phác đồ 7-3, BFM 98 và APL (cho thể M 3) là 21,1%, 41,9% và 87,5%. +Kết luận: Bạch cầu cấp dòng tuỷ là một bệnh ác tính, tỉ lệ tái phát cao, sau hoá trị thường gặp nhiều biến chứng, trong đó có thể tử vong do nhiễm trùng nặng. +Vì vậy chúng ta cần tăng cường kiến thức chăm sóc cho thân nhân bệnh nhi cũng như chăm sóc hỗ trợ để kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân bạch cầu cấp dòng tuỷ. +Từ khoá: Bạch cầu cấp dòng tuỷ trẻ em, phác đồ 7-3, BFM 98, APL. +Tỉ lệ nam / nữ là 0,9 4/1. +Các triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là thiếu máu, sốt, xuất huyết và gan lách to. +Có 1/4 trường hợp (17 ca) nhập viện với số lượng bạch cầu > 50.000 / m m3, và 29 trường hợp ghi nhận có tế bào non ở máu ngoại vi. +Phân nửa các trường hợp (3 4/6 8) có tình trạng thiếu máu nặng với Hb < 8 g / dL, và 13/68 (19%) trường hợp ghi nhận có giảm tiểu cầu < 20.000 / m m3. +Trong các thể bệnh BCCDT thì thể M2 gặp nhiều nhất với 18/68 (26,5%), 8 trường hợp BCCDT thể M3, 1 trường hợp không phân loại được dòng và 1 trường hợp biphenotype. +Nguyên nhân, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàngvà kết quả điều trị thủng đại tràng +Trong đó mổ mở là 55,6%, nội soi là 33,3% và nội soi chuyển mở là 11,1%. +Kết luận: Viêm túi thừa và ung thưvẫn là nguyên nhân thường gặp nhất gây thủng đại tràng. +Bệnh thường được chẩn đoán trước mổ là thủng tạng rỗng với biểu hiện viêm phúc mạc và hình ảnh hơi tự do trong ổ bụng. +Chẩn đoán được cải thiện nhờ khả năng của chụp cắt lớp vi tính. +Tuy nhiên, bệnh còn tiên lượng nặng vì biến chứng và tỷ lệ tử vong cao. Phẫu thuật nội soi hỗ trợ và cắt nối ngay trong cấp được thực hiện ở nhiều bệnh nhân thích hợp. +Từ khoá: Thủng đại tràng. +Kết quả: Trong 90 trường hợp có 54 nam (60%) và 36 nữ (40%), tuổi thường gặp là 52 ± 18 tuổi. +Nguyên nhân gây thủng ruột thường gặp là viêm túi thừa (46,1%), ung thư (28,9%) và viêm đại tràng (18,9%). +Biểu hiện lâm sàng thường gặp: sốt (82,2%), đau bụng (97,8%), dấu kích thích phúc mạc (97,8%), bụng trướng (34,4%). +Phát hiện hơi tự do ổ bụng trong 26,8% trường hợp trên X-quang và 47,3% trên chụp cắt lớp vi tính.Tỉ lệ biến chứng, tỉ lệ tử vong sau mổ lần lượt là 33,3% và 15,6%. +Các phương pháp mổ thường áp dụng: phẫu thuật Hartmann (25,6%), cắt nối ngay (36,7%), khâu lỗ thủng (27,8%). +So sánh kết quả sinh thiết tuyến tiền liệt 6 mẫu với 12 mẫu qua ngã trực tràng dưới hướng dẫn siêu âm +Mở đầu: Tỷ lệ phát hiện K TTL ở những bệnh nhân cao có PSA cao sẽ tăng lên khi mở rộng số mẫu sinh thiết. +Có 65 bệnh nhân KTTL (27,43%), 129 bệnh nhân phì đại TTL (BPH) (54,43%), 3 bệnh nhân BPH + PIN cao (1,27%) và 40 bệnh nhân BPH + Viêm TTL (16,88%). +Kết luận: Sinh thiết TTL qua ngã trực tràng dưới hướng dẫn của siêu âm cho kết quả chính xác. +Kết quả sinh thiết dương tính cho thấy tần suất KTTL thấp hơn ở bệnh nhân Việt Nam so với nước ngoài và tuổi trung bình của bệnh nhân cũng cao hơn so với nước ngoài. +Tỉ lệ KTTL qua sinh thiết 12 mẫu cao hơn 6 mẫu nhưng chưa đủ ý nghĩa thống kê. +Tại Việt Nam, ít có báo cáo về vấn đề này. +Do đó chúng tôi tiến hành so sánh kết quả sinh thiết 6 và 12 mẫu. +Mục tiêu: So sánh tỉ lệ ung thư tuyến tiền liệt khi sinh thiết 12 mẫu so với 6 mẫu. +Những bệnh nhân nghi ngờ KTTL qua xét nghiệm máu kháng nguyên đặc hiệu TTL (PSA) cao hơn ngưỡng 4 ng / ml hoặc thăm khám TTL bằng ngón tay qua ngã trực tràng (DRE) thấy bất thường sẽ được chỉ định sinh thiết TTL 12 mẫu hoặc 6 mẫu. +Nhóm sinh thiết 6 mẫu: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 70,76 tuổi (thay đổi từ 40-97 tuổi). +Có 75 bệnh nhân KTLT (20,54%), 283 bệnh nhân phì đại TLT (77,53%), 4 bệnh nhân PIN cao (1,09%) và 3 bệnh nhân viêm TLT (0,84%). +Nhóm sinh thiết 12 mẫu: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 71,75 tuổi (thay đổi từ 34-99 tuổi). +Đặt vấn đề: Ung thư túi mật là bệnh hiếm gặp tuy nhiên có tiên lượng xấu, thường được phát hiện muộn. +Tăng quang dạng một lớp, không đồng nhất (type 1) là kiểu tăng quang chính của ung thư túi mật (71%). +Khi chọn kiểu tăng quang type 1 để dự đoán ác tính thì độ nhạy, độ đặc hiệu và giá trị tiên đoán dương tương ứng là 71%, 96% và 91%. +Kết luận: Cắt lớp vi tính là một phương tiện đáng tin cậy trong đánh giá một tổn thương dạng dày thành của túi mật là lành tính hay ác tính. +Trong đó dày thành túi mật không đều, dày khu trú hay mất liên tục lớp niêm mạc là các dấu hiệu gợi ý ung thư túi mật cao nhất. +Ngoài ra đặc điểm tăng quang dạng một lớp không đồng nhất (type 1) của thành túi mật cũng là một dấu hiệu hữu ích giúp gợi ý tổn thương ác tính. +Dày thành túi mật là một dấu hiệu thường gặp trên hình ảnh học, dấu hiệu này gặp trong gần 1/3 các trường hợp ung thư túi mật và trong rất nhiều bệnh lý lành tính khác của túi mật. +Việc chẩn đoán chính xác trước phẫu thuật giữa hai nhóm bệnh này rất quan trọng. +Mục tiêu: Xác định các đặc điểm hình ảnh trên cắt lớp vi tính có giá trị trong phân biệt ung thư túi mật với các bệnh lý lành tính khác của túi mật trên bệnh nhân có dày thành túi mật. +Đối tượng và phương pháp: Hình ảnh cắt lớp vi tính bụng chậu của 28 bệnh nhân ung thư túi mật và 47 bệnh nhân mắc các bệnh lý lành tính của túi mật (dựa trên kết quả giải phẫu bệnh) được thu nhận trong khoảng thời gian từ 1/2016 đến 6/2020, tại bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. +Phân tích đặc điểm hình ảnh trên cắt lớp vi tính bao gồm các dấu hiệu trực tiếp của thành túi mật, các dấu hiệu tổn thương gián tiếp và đặc điểm tăng quang của thành túi mật sau tiêm thuốc tương phản để tìm ra các dấu hiệu có giá trị giúp phân biệt hai nhóm bệnh nhân. +Kết quả: Trong các dấu hiệu tổn thương trực tiếp của thành túi mật thì dày thành không đều, dày khu trú và mất liên tục lớp niêm mạc là các dấu hiệu gợi ý ung thư túi mật hơn là các bệnh lý lành tính. +Tất cả các dấu hiệu gián tiếp đều có sự khác biệt giữa hai nhóm bệnh. +Đánh giá công bằng y tế và công cụ đáp ứng tại thành thị cần thơ và bình dương, 2009-2010 +Ngoại trừ huyện Dĩ An, các huyện thị còn lại sốt xuất huyết là vấn đề đáng báo động. +Số vụ tai nạn giao thông cao và tỷ lệ cơ sở được cấp giấy chứng nhận (GCN) đủ điều kiện ATVSTP còn thấp ở cả bốn huyện thị được nghiên cứu. +Tỷ lệ hộ nghèo ở Thủ Dầu Một và Thuận An cao hơn 2 huyện còn lại. +Ở Bến Cát có tỷ lệ ngân sách dành cho y tế thấp. +Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế ở Thuận An và Dĩ An là vấn đề cần quan tâm.Kết luận: Những công cụ đáp ứng là hướng dẫn hữu dụng cho các nhà hoạch định chính sách đưa ra các chiến lược can thiệp quận / huyện. +Trong khi đó tại quận Bình Thuỷ, Ô Môn, Cái Răng tỉ suất chết trẻ dưới 1 tuổi và 5 tuổi vẫn còn là vấn đề y tế công cộng cần quan tâm giải quyết. +Ở quận Bình Thuỷ, Ô Môn những vấn đề nổi bật là tỉ lệ tử vong do tai nạn giao thông cao, tỉ lệ hộ sử dụng cầu tiêu hợp vệ sinh còn thấp. +Quận Ninh Kiều có số vụ ngộ độc thực phẩm cao. +Hai quận Ninh Kiều và Bình Thuỷ có mức thu nhập GDP trên đầu người cao hơn hai quận còn lại. +Trừ quận Ô Môn, 3 quận còn lại tỉ lệ ngân sách dành cho y tế còn thấp so với yêu cầu. +Tình hình và các yếu tố dẫn đến việc uống rượu bia trong học sinh thpt tại huyện bến lức, tỉnh long an, năm 2008 +Đặt vấn đề: Uống rượu bia là vấn đề đang được quan tâm tại Việt Nam, đặc biệt với đối tượng học sinh THPT, do hậu quả gây ra từ vấn đề này ngày càng nghiêm trọng. +Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa giới tính, nghề nghiệp cha, thái độ về hành vi uống rượu bia của người khác với uống rượu bia Kết luận: Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở giúp Ban giám hiệu cũng nh�� các cấp chính quyền có những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao ý thức về uống rượu bia của học sinh trong lứa tuổi học đường. +Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tình hình uống rượu bia của học sinh THPT huyện Bến Lức vào năm 2008, và mối liên quan giữa uống rượu bia với các yếu tố liên quan. +Thu thập số liệu theo bộ câu hỏi soạn sẵn tại trường THPT Bán Công Bến Lức, huyện Bến Lức, Long An. +Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ uống rượu bia là 32,8%. +Lý do uống rượu bia lần đầu cũng như lần sau là vì muốn giao tiếp. +Phần lớn học sinh đều cho rằng uống rượu bia thì không tốt (79,43%) và đều nhận thức uống rượu bia sẽ gây tai nạn giao thông và gây nhiều bệnh tật về sau (61,6% và 54,0%). +Tần suất và các yếu tố liên quan của sa sút trí tuệ sau hôn mê không chấn thương +Mở đầu: Hôn mê là một tình huống lâm sàng thường gặp trong thực hành lâm sàng và là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau. +Trong đó nhóm liên quan nổi bật nhất là: tuổi, nơi sống, tiền căn đái tháo đường, điểm Glasgow, thời gian thức tỉnh, phản xạ ánh sáng đồng tử và nhồi máu não, tăng đường máu, hạ đường máu, tăng triglyceride máu, creatinin máu tăng, áp lực thẩm thấu máu tăng và Doppler động mạch cảnh - cột sống thân nền. Các yếu tố nguy cơ trên đều liên quan có ý nghĩa thống kê đến sa sút trí tuệ sau hôn mê không chấn thương (p < 0,05). +Kết luận: Tần suất sa sút trí tuệ sau hôn mê do nguyên nhân nội khoa là 77%. +Các yếu tố liên quan của sa sút trí tuệ sau hôn mê không chấn thương là: tuổi, nơi sống, tiền căn đái tháo đường, điểm Glasgow, thời gian thức tỉnh, phản xạ ánh sáng đồng tử, nhồi máu não, tăng đường máu, hạ đường máu, tăng triglyceride máu, creatinin máu tăng, áp lực thẩm thấu máu tăng và doppler động mạch cảnh - cột sống thân nền có xơ vửa hay hẹp. +Hôn mê có nguyên nhân đa dạng và tỉ lệ tử vong rất cao. +Sa sút trí tuệ sau hôn mê là khó tránh, theo nhiều nghiên cứu trên thế giới cứ trên thế giới cứ 5 người qua được hôn mê thì có 4 người bị sa sút trí tuệ. +Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về sa sút trí tuệ sau hôn mê Mục tiêu: Khảo sát tần suất sa sút trí tuệ trên bệnh nhân hôn mê tại thời điểm 3 tháng sau hôn mê và các yếu tố liên quan của sa sút trí tuệ sau hôn mê không chấn thương. +Đối tượng và Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, mô tả dọc. +Thực hiện ở 356 BN qua được hôn mê còn sống sau 3 tháng. +Đánh giá bằng thang điểm MMSE và chẩn đoán theo tiêu chuẩn DSM-IV. +Kết quả: gồm 356 bệnh nhân, tần suất sa sút trí tuệ sau hôn mê do nguyên nhân nội khoa là 77%. +Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các nguyên nhân thủng ruột non không do chấn thương, vết thương bụng (TRN). +Phát hiện hơi tự do trong ổ bụng trong 48,98% trường hợp trên phim X-quang và 73,91% trên chụp cắt lớp vi tính bụng. +Tỉ lệ biến chứng sau mổ là 60% và tỉ lệ tử vong sau mổ là 26%. +Các yếu tố tiên lượng có khả năng làm tăng nguy cơ biến chứng sau mổ gồm: sốc trước mổ, mạch nhanh, ASA từ độ III trở lên và MPI ≥ 26. +Còn các yếu tố tiên lượng có khả năng làm tăng nguy cơ tử vong sau mổ gồm: sốc trước mổ, ASA độ IV và MPI ≥ 26. Kết luận: Lao ruột, viêm ruột vẫn là nguyên nhân thường gặp nhất, kế đến là dị vật. +Chẩn đoán được cải thiện nhờ khả năng của chụp cắt lớp vi tính giúp phát hiện hơi tự do trong bụng hơn hẳn so với X-quang. +Tuy nhiên, bệnh còn tiên lượng nặng vì biến chứng và tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt nếu có các yếu tố nguy cơ. +Từ khoá: thủng ruột non không do chấn thương, vết thương bụng +Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị sau mổ của TRN. +Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu bệnh án của những bệnh nhân bị TRN đã được điều trị phẫu thuật tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định – Thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian 5 năm, từ tháng 04 năm 2008 đến cuối tháng 03 năm 2013. +Kết quả: Trong 50 trường hợp có 26 nam (52%) và 24 nữ (48%), tuổi thường gặp là 52 ± 19 tuổi. +Nguyên nhân gây thủng ruột thường gặp là lao ruột (28%), viêm ruột không đặc hiệu (24%) và dị vật đường tiêu hoá (20%). +Biểu hiện lâm sàng thường gặp: sốt vừa (380 C – 400 C) với tỉ lệ là 48%, mạch nhanh ≥ 100 lần / phút (58%), đau bụng (98%), đề kháng thành bụng (84%), bụng trướng (48%). +Khảo sát kết quả thai kỳ trên những trường hợp thiểu ối ở thai đủ trưởng thành +Chúng tôi khảo sát các kết quả thai kỳ 142 trường hợp thiểu ối ở thai đủ trưởng thành tại bệnh viên Hùng Vương thông qua một nghiên cứu tiền cứu nhằm đánh giá nguy cơ của một bệnh nhân có thiểu ối: tỉ lệ sanh mổ của mẹ (trên 35% sản phụ thiểu ối được mổ sanh trong đó 68% do suy thai), Apgar của con (98% trẻ có Apgar 5 phút ≥ 7). +Sử dụng đường xuyên kết mạc trong phẫu thuật điều trị gãy xương hàm gò má +Trong phẫu thuật chỉnh hình hàm mặt, một đường rạch đủ rộng có thể tiếp cận để kết hợp xương đồng thời lại không để lại sẹo là một trong những yêu cầu của xu thế hiện nay khi xã hội ngày càng phát tiển. +Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả sử dụng đường xuyên kết mạc trong phẫu thuật chỉnh hình xương hàm gò má bằng nẹp vít nhỏ. +Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân được chỉnh hình xương hàm gò má có sử dụng đường rạch xuyên kết mạc, điều trị nội trú tại khoa Tai mũi họng bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/2011 đến 12/2012. +Nam chiếm nhiều hơn nữ, gấp 3,5 lần nữ. +Đa số các trường hợp do nguyên nhân tai nạn giao thông chiếm 88,9%. +Kết quả sẹo tốt 94,4%; sẹo xấu 5,6%. +Độ hài lòng của bệnh nhân: hài lòng 64,8%; hài lòng trung bình 33,3%; không hài lòng 1,8%. Kết luận: Đường xuyên kết mạc là một đường vào mang tính thẩm mỹ nhưng có thể tiếp cận được các ổ gãy xương cần kết hợp trong phẫu thuật chỉnh hình xương hàm gò má bằng nẹp vít nhỏ. +Từ khoá: Vỡ xương hàm gò má, đường xuyên kết mạc, phẫu thuật chỉnh hình xương hàm gò má. +Đặt vấn đề: Khí máu động mạch (KMĐM) là một công cụ hữu ích và rất cần thiết ở khoa Hồi sức cấp cứu. +Từ khoá: khí máu tĩnh mạch, khí máu động mạch, hồi sức cấp cứu +Tuy nhiên xét nghiệm này nhiều lần gây nhiều nguy cơ biến chứng và khó khăn trong thao tác. +Mục tiêu: Xác định mối tương quan của các thông số giữa KMĐM và khí máu tĩnh mạch (KMTM) theo từng nhóm bệnh lý. +Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang tiến hành trên 151 bệnh nhân có chỉ định phân tích KMĐM tại khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. +Mẫu máu động mạch (đm) và tĩnh mạch (tm) ngoại biên được lấy cùng một thời điểm trong vòng 5 phút. +Kết quả: Hiệu số trung bình (KMĐM – KMTM) của pH, pCO2, HCO3 và BE lần lượt là 0,039; -5,7; -0,9 và -0,09. +Mô hình hồi quy tuyến tính: pHđm = 0,591 + 0,924 x pHtm; pCO2đm = 0,396 + 0,868 x pCO 2 tm; HCO3đm = 1,388 + 0,889 x HCO3tm. +Chỉ số Kappa của sự tương đồng giữa KMTM với KMĐM theo từng trường hợp toan hô hấp, toan chuyển hoá, kiềm hô hấp, kiềm chuyển hoá lần lượt là 0,79; 0,82; 0,66; 0,86. +Kết luận: Phân tích khí máu tĩnh mạch ngoại biên có thể thay thế khí máu động mạch ở nhiều tình huống lâm sàng tại khoa Hồi sức cấp cứu. +Phẫu thuật robot ngoài phúc mạc cắt tiền liệt tuyến tận gốc +Ung Thư tuyến tiền liệt là một ung thư thường gặp ở nam giới. +Trong giai đoạn ung thư chưa xâm lấn, phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt tận gốc là điều trị tối ưu cho bệnh nhân. +Phẫu thuật nội soi (PTNS) và gần đây là PTNS với hỗ trợ robot đã cho thấy nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp mổ truyền thống. +Đa phần PTNS robot được thực hiện qua ngã trong phúc mạc. +Chúng tôi xin trình bày một ca lâm sàng đầu tiên cắt tuyến tiền liệt tận gốc qua ngã ngoài phúc mạc bằng phẫu thuật nội soi với hỗ trợ của Robot. +Từ khoá: Ung thư tuyến tiền liệt, cắt tuyến tiền liệt tận gốc ngoài phúc mạc hỗ trợ Robot. +Vai trò của phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể trong điều trị sỏi niệu quản đoạn lưng +Mục tiêu: đánh giá vai trò của phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể (TSNCT) trong điều trị sỏi niệu quản đoạn lưng. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu tiến cứu mô tả 187 trường hợp sỏi niệu quản đoạn lưng được thực hiện tại Bệnh Viện Bình Dân trong thời gian từ đầu tháng 12/2009 đến cuối tháng 10/2010. +Tỉ lệ thành công dựa vào các yếu tố: gánh nặng sỏi (< = 10 mm: 92,5%, > 10 mm: 77,8%), độ cản quang (mạnh: 75,0%, trung bình 86,4%, yếu 90,5%), độ ứ nước thận (độ 1: 91,1%, độ 2: 74,55%, độ 3: 60,0%), tắc nghẽn niệu quản (không hoàn toàn: 91,4%, hoàn toàn: 79,3%), vị trí sỏi (L 2 - L 3: 86,5%, L 3 - L 4: 86,6%, L 4 - L 5 77,8%), bề mặt sỏi (trơn láng: 85,6%, không trơn láng: 86,7%), mật độ cản quang (đồng nhất: 87,6%, không đồng nhất: 84,4%), sự phóng thích vi khuẩn sau tán sỏi với tỉ lệ cấy nước tiểu dương tính sau tán sỏi ngoài cơ thể là 13,5% (19/1 41 trường hợp cấy nước tiểu). +Các biến chứng sau tán sỏi bao gồm: tắc nghẽn niệu quản do sỏi vụn (2,1%), cơn đau quặn thận (4,3%), sốt (3,7%), tiểu máu đại thể kéo dài (2,1%). +Kết luận: chúng tôi nhận thấy rằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể trong điều trị sỏi niệu quản đoạn lưng nên là lựa chọn đầu tiên trong tổng thể chiến lược điều trị sỏi niệu quản đoạn lưng trong tình hình Việt Nam hiện nay. +Đặc điểm giải phẫu bệnh và phân loại tổn thương nội mạc tử cung +Tổng quan: Nội mạc tử cung (NMTC) là thành phần vô cùng quan trọng của tử cung và có thể gặp nhiều loại bệnh lý như: viêm cấp, viêm mạn, viêm lao, tăng sinh nội mạc tử cung (TSNMTC), polype nội mạc, ung thư nội mạc tử cung … Mỗi loại tổn thương của NMTC có phương thức điều trị khác nhau và tiên lượng bệnh cũng khác nhau. +Tổn thương thường gặp nhất là TSNMTC 117/152 ca (77%). +TSNMTC hầu hết thuộc nhóm tuổi 40-59 gồm 97/117 ca TSNMTC (82,9%). +Từ khoá: Nội mạc tử cung, Tăng sinh nội mạc tử cung. +Khảo sát đặc tính giải phẫu bệnh lý của 152 trường hợp bệnh lý NMTC, được khám và điều trị tại Khoa Sản bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở 2, từ 01/2013 – 11/2014. +; Mối tương quan giữa các tổn thương và nhóm tuổi: TSNMTC hầu hết thuộc nhóm tuổi 40-59 gồm 97/117 ca TSNMTC (82,9%). +Tất cả TSNMTC phức tạp - điển hình (TSPT-ĐH) gặp ở BN > 40 tuổi 7/7 ca (100%). +Tăng sinh phức tạp - không điển hình (TSPT-KĐH) hầu hết ở BN > 40 tuổi 4/5 ca (80%) và 2/5 ca > 60 tuổi (40%). +Kết luận: Hầu hết BN trong lứa tuổi 30-59 (14 1/1 52 ca chiếm 92,8%). +Đánh giá chức năng thận bằng xạ hình thận sau khi giải phóng bế tắc đường tiểu trên +Mục tiêu: Đánh giá chức năng thận trước và sau khi giải phóng bế tắc đường tiểu trên. +Phương pháp nghiên cứu: Trong 10 tháng từ tháng 9/2006 đến 7/2007, 25 trường hợp bế tắc đường tiểu trên do nhiều nguyên nhân khác nhau: Sỏi thận-niệu quản: 72% (18 TH). +Hẹp niệu quản: 20% (5 TH). +Đây là phương pháp an toàn, ít xâm hại với độ chính xác cao. +Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn huyết (NKH) - choáng nhiễm khuẩn là một bệnh lý nặng, tỷ lệ tử vong cao. +Ở nhóm NKH không đáp ứng với điều trị KS: trung vị của PCT thay đổi từ 21,02 (0,09-448,2) ng / ml → 19,61 (0,11-310,0) ng / ml → 3,19 (0,68-87,88) ng / ml → 4,12 (0,82-92,35) ng / ml. +Sự thay đổi giữa các lần xét nghiệm không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). +Định lượng PCT bằng phương pháp miễn dịch phát quang (ILMA), thuốc thử hãng BRAHMS-PCT, máy Lumat LB 9507 của Đức. +Kết quả: Giá trị trung vị của PCT ở nhóm NKH = 12,58 (0,09-448,2) ng / ml. +Bước đầu đánh giá hiệu quả của surfactant điều trị bệnh màng trong ở trẻ đẻ nontại khoa sơ sinh bệnh viện nhi trung ương +Bệnh màng trong (BMT) là một bệnh phổ biến ở giai đoạn sơ sinh, đặc biệt ở trẻ đẻ non mà nguyên nhân đã được biết rõ là do thiếu chất hoạt diện (Surfactant) ở phổi. +Sau điều trị surfactant, giá trị MAP giảm ở cả hai nhóm điều trị sớm và muộn với p < 0,05 Kết luận: Sử dụng Surfactant sớm ở trẻ đẻ non BMT làm cải thiện đáng kể chức năng phổi, làm giảm mức độ nặng và thời gian điều trị. +Việc sử dụng surfactant trong điều trị BMT làm giảm mức độ nặng và tỷ lệ tử vong. +Mục tiêu: Bước đầu đánh giá hiệu quả lâm sàng và cận lâm sàng của Surfactant trong điều trị bệnh màng trong ở trẻ đẻ non tại khoa Sơ sinh bệnh viện Nhi Trung ương.Đối tượng: 60 trẻ sơ sinh được chẩn đoán xác định BMT có chỉ định điều trị Surfactant tại khoa Sơ sinh bệnh viện Nhi trung ương từ tháng 1/2005 đến tháng 5/2006. +Kết quả: Điều trị surfactant làm giảm rõ rệt nhu cầu O2 (FiO 2 65,5 và 67,4% xuống 28,9 và 36,3%) và giảm ngay sau 1 giờ điều trị ở cả hai nhóm điều trị sớm và muộn. +Khảo sát thành phần hoá học cây lược vàng(callisia fragrans lindl.) +Mục tiêu: xác định thành phần hoá học của bộ phận toàn thân trên mặt đất của cây Lược vàng Phương pháp: Sắc ký cột lặp lại, phổ cộng hưởng từ.Kết quả: xác định lược vàng có các hợp chất: carotenoid, triterpenoid, flavonoid, polyphenol, acid hữu cơ, chất khử. +Bằng sắc ký cột lặp lại với chất hấp phụ silicagel, hệ dung môi CHCl3 - MeOH tỉ lệ thay đổi thu được kết tinh LV-H 2 (122,6 mg) màu trắng. +Kết luận: bằng kỹ thuật đo phổ NMR 1H và DEPT đã xác định LV-H 2 là một triterpenoid thuộc nhóm taraxeran có nhóm carboxyl ở C28 và nhiều nhóm hydroxyl. +Giá trị tiên đoán của chỉ số cảnh báo sớm ở người bệnh cấp cứu +Đặt vấn đề: Thang điểm MEWS - Modified Early Warning Score - Điểm cảnh báo nguy cơ sớm được sửa đổi của Morgan 1997 là một công cụ hàng đầu để đánh giá nguy cơ ngưng tim sớm của NB dựa trên năm thông số sinh lý: huyết áp tâm thu, nhịp tim, nhịp hô hấp, nhiệt độ và điểm AVPU về tình trạng tri giác. +Với điểm số MEWS là 3 điểm, thì tỷ lệ tử vong của nhóm NB được phân độ màu vàng là 0,3%. +Tỷ lệ tử vong nhóm NB được phân độ màu vàng có điểm số MEWS từ 4 điểm là 3%. +Kết luận: Sử dụng điểm số MEWS phù hợp với hoạt động chuyên môn của Khoa Cấp cứu. Từ khoá: MEWS, cảnh báo nguy cơ ngưng tim +Thang điểm MEWS là một thuật toán được xác nhận sử dụng lâm sàng trong nhập viện khẩn cấp để xác định NB bị ngừng tim, tử vong tại bệnh viện không cần thiết. +Mục tiêu: Xác định tỷ lệ phân bố NB vào khoa cấp cứu theo thang điểm MEWS, thời gian theo dõi tại khoa Cấp cứu, tỷ lệ NB nhập khoa, tỷ lệ NB trở nặng và thời điểm trở nặng, tử vong theo điểm số MEWS của nhóm NB cấp cứu được phân độ màu vàng. +Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, cắt dọc của nhóm NB cấp cứu được phân độ màu vàng tại khoa Cấp cứu khoa Cấp cứu bệnh Viện Nhân Dân Gia Định, TP. +Hồ Chí Minh từ tháng 04-09/2020. +Kết quả: Nghiên cứu được thực hiện với 327 NB vào cấp cứu, NB vào cấp cứu phân bố nhiều ở tỷ lệ trên 60 tuổi (46%), đây là nhóm tuổi có nhiều bệnh nền, có tiến sử nhiều lần nhập viện điều trị nội trú (51,6%). +Tỷ lệ NB có mức điểm MEWS cao từ 4 điểm trở lên chiếm tỷ lệ 6,7% được nhập sớm, trong vòng từ 1-4 tiếng vào các khoa ICU, Đơn vị can thiệp mạch vành, Hồi sức Ngoại, và các đơn vị hồi sức của từng khoa lâm sàng. +Tỷ lệ NB trở nặng trong 24 giờ đầu là 1,8%. +Tỷ lệ tử vong của nhóm NB được phân độ màu vàng từ 0-2 điểm là 0,3%. +Đặt vấn đề: An toàn truyền máu là một tiêu chí chất lượng luôn được ngành y tế và người dân quan tâm. +Từ khoá: PDCA, quy trình kỹ thuật, SOP, WI, tỉ lệ tuân thủ. +Mục tiêu: Tăng tỉ lệ tuân thủ quy trình định nhóm máu trong cấp phát chế phẩm máu tại khoa Xét Nghiệm Huyết Học và không có sự cố truyền nhầm nhóm máu. +Phương pháp: Sử dụng phương pháp cải tiến chất lượng theo chu trình PDCA (Plan-Do-Check-Act) với thiết kế nghiên cứu chuỗi thời gian trước sau, sơ kết số liệu mỗi 3 tuần, dùng phân tích Pareto để xác định lỗi thường gặp và điều chỉnh. +Phát hiện nhiễm sắc thể philadelphia trên bệnh nhân ung thư bạch cầu mãn tính dòng hạt bằng kỹ thuật pcr +Việc so sánh đối chiếu kết quả này với các tác giả khác trong và ngoài nước cũng được bàn luận để khẳng định giá trị của kỹ thuật. +Với kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction), ở đây là RT-PCR chúng ta có thể phát hiện được gene tổ hợp BCR-ABL của nhiễm sắc thể Philadelphia. +Mục tiêu nghiên cứu nhằm phát hiện và tiến hành phân tích gene tổ hợp BCR-ABL bao gồm BCR-ABL b2a2 và BCR-ABL b3a2 để xác định sự hiện diện của nhiễm sắc thể Philadelphia trong máu ngoại biên của bệnh nhân CML. +Đối tượng nghiên cứu: 60 bệnh nhân được xác định chẩn đoán là CML với tuỷ đồ dương tính và đang được điều trị ngoại trú tại Khoa Huyết Học Bệnh viện Chợ Rẫy từ 05.08.2009 đến 19.11.2009. +Phân tích kết quả bằng phần mềm iQ5 Real-Time PCR System Software.Kết quả: Phát hiện được gene tổ hợp BCR-ABL trong máu ngoại biên của bệnh nhân CML với tỷ lệ 98.33% (5 9/6 0 BN) trong đó BCR-ABL b 2 a 2: 32.20%, BCR-ABL b 3 a 2: 44.07% và dạng kết hợp BCR-ABL b2a2 + b3a2 chiếm tỷ lệ 23.73%. +Kết luận: Những kết quả trên cho thấy có thể dùng kỹ thuật PCR để phát hiện nhiễm sắc thể Philadelphia. +Đặt vấn đề: Hen đang trở thành gánh nặng sức khoẻ toàn cầu với tỷ lệ hiện mắc gia tăng đáng kể. +Trước can thiệp, tất cả các trường hợp không biết tự theo dõi triệu chứng hen thông qua nhật ký hen và không biết bản kế hoạch xử trí hen, nhưng sau 3 tháng thì tỷ lệ cha mẹ tự theo dõi triệu chứng hen thông qua việc ghi nhật ký hen cho con là 82,5% và tỷ lệ cha mẹ biết cách cắt cơn hen theo bản kế hoạch xử trí hen là 52,6%. +Kết luận và kiến nghị: Sau khi giáo dục bệnh nhân tự quản lý hen có lồng ghép bản kế hoạch xử trí hen cho thấy tỷ lệ hen kiểm soát tốt, tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc ngừa cơn hen và tỷ lệ tái khám hen cao. +Vì vậy, việc giáo dục này là cần thiếtở các đơn vị có quản lý hen. +Từ khoá: hen, bản kế hoạch xử trí hen, tự quản lý hen. +Mục tiêu điều trị hen là kiểm soát tốt hen. +Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của quản lý hen với việc áp dụng bản kế hoạch xử trí hen ở trẻ em. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Với thiết kế hàng loạt ca tiến cứu, tất cả cha và / hoặc mẹ của trẻ 2 - < 15 tuổi nhập khoa Nội tổng quát 2 – bệnh viện Nhi đồng 1 vì cơn hen được giáo dục về việc tự quản lý hen có lồng ghép bản kế hoạch xử trí hen và theo dõi 3 tháng liên tục sau xuất viện. +Kết quả: Dân số trẻ em trong nghiên cứu có tuổi trung bình là 143,9 ± 27,2 tháng, đặc biệt trẻ < 5 tuổi chiếm ưu thế 70%. +Trong 101 trẻ tham gia nghiên cứu, tỷ lệ trẻ đã có chẩn đoán hen là 46,5%. +Nhóm này có tỷ lệ hen kiểm soát tốt là 73,3% và tỷ lệ tái khám hen là 93,3% lúc 3 tháng sau giáo dục. Tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc ngừa cơn hen hàng ngày trước can thiệp là 55,5%, sau can thiệp 3 tháng là 93,7%. +Tỷ lệ hít thuốc hen với buồng đệm đúng kỹ thuật trước can thiệp là 43,5%, sau 3 tháng can thiệp là 81,4%. +Khảo sát đặc điểm và sự đề kháng in vitro vi khuẩn gây viêm phổi cộng đồng tại bệnh viện nguyễn tri phương 2008 +Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm và sự đề kháng in vitro vi khuẩn gây viêm phổi cộng đồng tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương 2008. Phương pháp: Các bệnh nhân người lớn viêm phổi cấp tính điều trị tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương thời gian 1/2008 đến 12/2008, có kết quả cấy đàm hay dịch rửa phế quản dương tính, gồm 186 bệnh nhân với 117 nam và 69 nữ.Kết quả: Vi khuẩn gram âm chiếm đa số (94,6%) so với vi khuẩn gram dương (5,4%). +Thường gặp nhất là chủng Pseudomonas spp. +; sau đó là các chủng Providencia spp. +, Moraxella catarrhalis, Proteus mirabilis, E. coli, H.influenza.... Vi khuẩn gram âm đề kháng mạnh với nhiều loại kháng sinh; chỉ đề kháng ít với Cephalosporin 3-4, Ticarcillin, Piperazin / Tazobactam, Amikacin và Quinolone.Các vi khuẩn gây viêm phổi rất đa dạng và đề kháng kháng sinh cao. +S. pneumonia đề kháng hoàn toàn với oxacillin nên đề kháng cao với  lactam. +Mở đầu: Tuân thủ vệ sinh tay trong chăm sóc người bệnh là một trong các vấn đề y tế quan trọng và thu hút nhiều sự quan tâm vì sự liên quan trực tiếp tới khả năng lan truyền mầm bệnh gây nhiễm khuẩn bệnh viện, vì tính thách thức trong vấn đề tuân thủ của nhân viên y tế, tính hiệu quả của các loại hoá chất sát khuẩn tay và của các quy trình kỹ thuật vệ sinh tay. +Từ khoá: Nhiễm khuẩn bệnh viện, vệ sinh tay, hoá chất sát khuẩn, độ che phủ. +Mục tiêu: Khảo sát tính hiệu quả của quy trình sát khuẩn tay nhanh đang áp dụng thông qua độ che phủ hoá chất sát khuẩn trên bề mặt da bàn tay sau khi hoàn tất quy trình sát khuẩn tay nhanh. +Phương pháp nghiên cứu: Thực nghiệm mô tả, tiền cứu; thu thập mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng (n= 410). +Kết quả: Độ che phủ trung bình của hoá chất sát khuẩn trên bề mặt da bàn tay: 88,02% (< 50%: 1,7%; 50%-75%: 9,7%; > 75%: 88,6%). +Tỷ lệ không được che phủ bởi hoá chất sát khuẩn: lưng bàn tay: 60% (247); móng và dưới móng: 57% (236), lòng và lưng ngón: 55% (227), kẽ tay: 48% (198), lòng bàn tay: 3%. +Kết luận: Trong điều kiện chăm sóc y tế giản đơn tại khu khám bệnh hoặc bệnh phòng thường, phương pháp sát khuẩn tay nhanh với dung dịch hoặc gel chứa cồn còn bộc lộ những hạn chế nhất định về mặt kỹ thuật. +Phần lưng bàn tay, móng và dưới móng, lòng và lưng ngón, kẽ ngón tay rất dễ không tiếp xúc với hoá chất sát khuẩn. +Cần có chương trình tập huấn, đào tạo, tuyên truyền hiệu quả dựa trên thực hành và minh hoạ bằng hình ảnh. +Cytomegalovirus trong ghép thận tại bệnh viện chợ rẫy: khó khăn hàng đầu trong điều trị sau ghép +ĐẶT VẤN ĐỀ: Cytomegalovirus (CMV) là một loại virus thuộc nhóm Herpesvirus. +Đặc điểm các dấu ấn huyết thanh trên bệnh nhân xơ gan và ung thư gan đã nhiễm siêu vi viêm gan b +Xơ gan (XG) và ung thư gan (UTG) nguyên phát là hai biến chứng quan trọng của bệnh viêm gan siêu vi B (VGSVB) mạn tính. +Khảo sát 5 dấu ấn huyết thanh của siêu vi viêm gan B (SVVGB) ở 100 bệnh nhân UTG và 100 bệnh nhân XG có nhiễm SVVGB ở bệnh viện Chợ Rẫy, ta ghi nhận tỷ lệ HBsAg (+) ở nhóm UTG là 87% và ở nhóm XG là 74%; tỷ lệ HBcAb (+) là 94% (UTG) và 93% (XG). +Tần suất đã chuyển huyết thanh HBe ở nhóm UTG là 58% và ở nhóm XG là 45%. +Trong đó, nghi ngờ có đột biến precore là 50% trường hợp UTG và 32% trường hợp XG. +Đặc biệt, 23% trường hợp UTG và 17% trường hợp XG nghi đột biến precore có kèm tăng men ALT. +Chuyển huyết thanh HBs xảy ra ở 10% trường hợp UTG và 21% trường hợp XG. +Kết luận: Để tầm soát nguyên nhân nhiễm SVVGB ở bệnh nhân UTG hoặc XG, dấu ấn HBcAb cho khả năng phát hiện cao hơn nhưng tốt nhất nên kết hợp cả hai dấu ấn HBsAg và HBcAb. +Đột biến precore cần được nghĩ đến nhất là ở những trường hợp đã có chuyển đổi huyết thanh HBe kèm theo tăng men ALT. +Ngoài ra, chuyển huyết thanh HBs vẫn có thể xảy ra trên bệnh nhân đã tiến triển đến giai đoạn UTG hoặc XG. +Viêm cầu thận tiến triển nhanh tại bệnh viện nhi đồng 1 +Mở đầu: Viêm cầu thận tiến triển nhanh (VCTTN) là một trường hợp viêm cầu thận cấp có hiện tượng mất chức năng thận nhanh chóng và là một cấp cứu cần chẩn đoán và điều trị kịp thời. +Mức độ xơ hoá ống thận mô kẽ ở 4/6 bệnh nhân lupus có diễn tiến đến bệnh thận mạn là trên 20%, trong khi đó tất cả các trường hợp VCTTN khác có diển tiến hồi phục đều có tỷ lệ phần trăm cầu thận có mức độ xơ hoá dưới 15%. +12 bệnh nhân (92%) được điều trị với methylprednisolone liều cao, 4 bệnh nhân (30%) có sử dụng ức chế miễn dịch bao gồm prednisone và cyclophosphamid, 3 bệnh nhân (23%) được lọc thận tuỳ theo mức độ lâm sàng và sang thương giải phẫu bệnh. +7 bệnh nhân đạt lui bệnh trên lâm sàng, 5 bệnh nhân tồn tại bệnh thận mạn tính và một tử vong do viêm phổi nhiễm trùng bệnh viện. +Kết luận: Viêm cầu thận tiến triển nhanh không thường gặp ở trẻ em, đa phần có diễn tiến cấp tính và nặng. +Độ nặng của bệnh có liên quan đến mức độ suy thận ban đầu, tỷ lệ cầu thận có liềm thể và mức độ xơ hoá ống thận mô kẽ. +Đáp ứng điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân và thời gian bắt đầu điều trị. +Chúng tôi cho rằng việc chẩn đoán sớm và xử trí tích cực ngay sẽ giúp cải thiện tiên lượng cho bệnh nhân. +Từ khoá: viêm cầu thận tiến triển nhanh, viêm cầu thận liềm thể, bệnh thận mạn, liềm thể, trẻ em +Nghiên cứu về bệnh lý này ở trẻ em không có nhiều. +Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, giải phẫu bệnh của các trường hợp viêm cầu thận tiến triển nhanh nhập viện tại khoa Thận Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 5 năm 2008 đến tháng 9 năm 2011. +Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu hàng loạt ca. +Kết quả: Trong 13 bệnh nhân đã được chẩn đoán là VCTTTN bao gồm 6 bệnh nhân lupus đỏ hệ thống, 6 bệnh nhân viêm cầu thận hậu nhiễm và một bệnh nhân Henoch-Schonlein. +Tất cả bệnh nhân có tuổi trung bình là 13,07 (9-15), với 6 bệnh nhân nam (46%) và 7 bệnh nhân nữ (54%). +Tất cả bệnh nhân đều có bằng chứng tổn thương thận trên lâm sàng với phù và tiểu đạm. +Đa số bệnh nhân có cao huyết áp (84,6%). +Tất cả 6 bệnh nhân lupus đỏ đều có tổn thương giải phẫu bệnh thận nặng (WHO IV) và đa số là liềm thể xơ trong khi 6 bệnh nhân viêm cầu thận hậu nhiễm có hình ảnh liềm tế bào. +Bước đầu nghiên cứu thành phần hoá học và tác dụng sinh học của cây rau sam portulaca oleracea l. +Mở đầu: Tai nạn giao thông đang là một vấn đề lớn của y tế công cộng với tỷ lệ mới mắc càng tăng, đặc biệt ở lứa tuổi học sinh. +Kết luận: Tỷ lệ học sinh có kiến thức đúng và thái độ tích cực về sử dụng MBH tương đối cao, tuy nhiên tỷ lệ thực hành đúng rất hạn chế mặc dù quy định sử dụng MBH cho trẻ em đã có hiệu lực. +Bên cạnh giáo dục về quy định sử dụng MBH cho trẻ, nhà trường cần có những chương trình can thiệp từ cấp lớp nhỏ cho trẻ lẫn gia đình tập trung vào các nội dung như đối tượng cần sử dụng MBH và tầm quan trọng của sử dụng MBH khi tham gia giao thông nhằm góp phần thay đổi thực trạng hiện nay ở một số huyện ngoại thành trong việc sử dụng MBH tại thời điểm vừa áp dụng luật sử dụng MBH cho trẻ em cũng như hạn chế tai nạn giao thông tại địa phương. +Từ khoá: Tai nạn giao thông, mũ bảo hiểm, học sinh trung học, kiến thức, thái độ, thực hành. +Theo Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) là một trong số ít địa phương chấp hành tốt nhất quy định sử dụng mũ bão hiểm (MBH). +Tuy nhiên tỷ lệ trẻ em từ 6-14 tuổi sử dụng MBH chỉ chiếm 60-70% và 50% trẻ ngoại thành không sử dụng MBH tính đến tháng 4/2015. +Quy định đội MBH cho trẻ em ra đời có thể góp phần cải thiện tình trạng này. +Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ học sinh có KAP đúng về việc sử dụng MBH và mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành với các đặc tính mẫu ở học sinh trường THCS Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TPHCM. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 347 học sinh tại trường trung học cơ sở Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 3 năm 2015 đến tháng 7 năm 2015. +Học sinh tự điền trả lời bộ câu hỏi soạn sẵn. Tỷ lệ học sinh có KAP đúng được báo cáo và để xác định mối liên quan giữa các biên, phép kiểm định X2 được sử dụng ngưỡng p= 0,05. +Kết quả: Tỷ lệ học sinh có kiến thức đúng là 84%, thái độ tích cực 86%, thực hành đúng là 14%. +Kiến thức sử dụng MBH có liên quan với kinh tế gia đình (p < 0,05); cấp lớp đang học và tần suất được chở bằng xe máy có ảnh hưởng đến thái độ (p < 0,05); thực hành sử dụng MBH chịu ảnh hưởng bởi yếu tố lớp đang học (p < 0,05). +Đánh giá kết quả trong phẫu thuật cấp cứu phình động mạch chủ bụng dưới động mạch thận +Mục tiêu: Đánh giá kết quả sau phẫu thuật cấp cứu Phình Động mạch chủ bụng dưới Động mạch thận, với các bệnh nhân có PĐMCB vỡ / doạ vỡ, nhằm xác định tử suất và xác định các yếu tố tiên lượng tử vong trước mổ. +Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu hồi cứu mô tả với 48 trường hợp được can thiệp phẫu thuật cấp cứu vì PĐMCB vỡ (vỡ tự do, vỡ sau phúc mạc tạo hematoma) hoặc doạ vỡ, từ 05/2008 - 05/2010 tại bệnh viện Chợ Rẫy. +Các yếu tố hành chính, tiền phẫu, trong mổ và hậu phẫu được ghi nhận, theo dõi sát, xử lí số liệu và phân tích thống kê nhằm tìm ra các yếu tố tiên lượng tử vong. Kết quả: Nghiên cứu có 48 trường hợp: 14 ca PĐMCB doạ vỡ và 34 PĐMCB vỡ. +Tử suất là 20,8% (10 / 48), trong nhóm PĐMCB vỡ tử vong là 20,6% (7/3 4) và 21,4% tử vong ở nhóm phình doạ vỡ (3/1 4), vỡ tự do tử vong 40%, Nguyên nhân tử vong sau mổ: suy đa cơ quan, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, nhiễm trùng mảnh ghép, hoại tử ruột, rối loạn đông máu và viêm phổi hít. +Kết quả của nghiên cứu tiên đoán khả năng sống sau mổ cao hơn với bệnh nhân có điểm GA < 81, Hardman < 2, và tuổi < 76. +Mục tiêu: đánh giá vai trò của nhĩ lượng đồ trong chẩn đoán và theo dõi Viêm tai giữa cấp ở trẻ em. +Trong đó 74 tai (79,6%) cần theo dõi ứ dịch tai giữa sau VTG cấp có: 17 tai (23%) ứ dịch tai giữa cấp; 50 tai (67,6%) ứ dịch tai giữa bán cấp và 7 tai (9,4%) ứ dịch tai giữa mạn.Kết luận: nhĩ lượng đồ có vai trò quan trọng trong chẩn đoán và theo dõi VTG cấp ở trẻ em. +Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh và kết quả phẫu thuật viêm túi thừa đại tràng +Nghiên cứu này mô tả đặc điểm lâm sàng, khảo sát độ nhạy của siêu âm và CT trong chẩn đoán và đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật điều trị VTTĐT. +Phương pháp cắt túi thừa (± cắt ruột thừa) thực hiện trong 75,6% trường hợp và không có trường hợp nào có biến chứng và tử vong. +Kết luận: Tần số mắc bệnh VTTĐT ngày càng tăng, trong đó VTTĐT phải chiếm ưu thế và thường bị chẩn đoán lầm với viêm ruột thừa. +Độ nhạy của siêu âm còn thấp, cần thực hiện CT cho những trường hợp nghi ngờ do có độ nhạy và chính xác cao. +Phương pháp phẫu thuật VTTĐT rất đa dạng, phẫu thuật cắt túi thừa và cắt ruột thừa kèm theo là một phẫu thuật an toàn, vừa đủ và có thể thực hiện bằng phẫu thuật nội soi (PTNS) ngã bụng ở phần lớn trường hợp. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu 41 trường hợp VTTĐT được phẫu thuật tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định từ 01.01.2007 đến 31.12.2010. +Kết quả: Trong 41 trường hợp, có 5 VTTĐT trái và 36 VTTĐT phải. +Tuổi trung bình mắc bệnh là 38,8 tuổi (thay đổi 15-80), bệnh nhân VTTĐT phải có tuổi trẻ hơn so với VTTĐT trái (tuổi trung bình là 36,0 so với 58,6). +Tỉ lệ nam / nữ là 29/12. +Độ nhạy của siêu âm là 22,0% và của CT là 69,2%. +Chỉ có 26,8% trường hợp được chẩn đoán đúng trước mổ. +Giới thiệu: Các gãy xương vùng mâm chày đã được nắn dưới nội soi và đã được kết hợp xương bên trong tối thiểu bằng hai hoặc ba vít xốp. +Ca dài nhất là 4 tháng bệnh nhân đã đứng trụ 1 chân tốt.Kết luận: Phương pháp kết hợp xương mâm chày với sự trợ giúp của nội soi bước đầu đem lại kết quả tốt, nghiên cứu cần được tiến hành trên số lượng bệnh nhân lớn hơn và kết quả theo dõi cần lâu dài hơn. +Tuy vậy chúng tôi tin rằng đây là phương pháp đem lại kết quả tốt cho những bệnh nhân bị gãy mâm chày độ I - III theo phân loại của Schatzker +Phương pháp này đã được một số tác giả giới thiệu với kết quả tốt vì đây là phẫu thuật ít xâm nhập, giúp phục hồi chính xác mặt khớp. +Chúng tôi bước đầu ứng dụng kỹ thuật này cho các bệnh nhân có gãy mâm chày độ I, II, III theo phân loại của Schatzker. +Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi mô tả kỹ thuật nắn mâm chày với sự trợ giúp của nội soi, kết hợp xương bằng hai hoặc ba vít xốp, sửa chữa các tổn thương đi kèm trong khớp gối và đánh giá kết quả bước đầu của sụ lành xương, chức năng chi bị tổn thương.Kết quả: Có 3 bệnh nhân được điều trị theo phương pháp này, cả 3 đều có các tổn thương đi kèm như rách sụn chêm, đứt dây chằng bên trong, tổn thương sụn lồi cầu đùi. +Kết quả được đánh sau 4 tháng bao gồm sự lành xương, chức năng chịu lực chi, độ vửng gối... cả 3 đều có kết quả tốt. +Khảo sát đặc điểm bệnh thuỷ đậu trẻ em tại bệnh viện nhi đồng i +Mục tiêu: Mô tả đặc điểm về dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng, biến chứng và điều trị bệnh thuỷ đậu trẻ em.Phương pháp: Hồi cứu, mô tả cắt ngang và phân tích 203 trường hợp thuỷ đậu nhập viện từ 01/01/2007 đến 31/12/2008 tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP Hồ Chí MinhKết quả: Tỷ lệ nhập viện cao nhất vào tháng 3. +Thời gian nằm viện trung bình là 3,8 ngày. +Chi phí điều trị trung bình là 444.266 đồng. Kết luận: Thuỷ đậu thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi. +Biến chứng thường gặp nhất là bội nhiễm bóng nước ngoài da, biến chứng nặng nhất là viêm não - màng não. +98% bệnh nhi không được chủng ngừa trước đó. +Không có tử vong trong nghiên cứu nhưng trẻ phải chịu thời gian nằm viện và khả năng bị zona sau này. +Phần lớn bệnh nhân dưới 5 tuổi (65,5%). +Không có trường hợp nào tử vong. +Xây dựng quy trình định lượng acid amin trong chế phẩm từ nhung hươu (cornu cervi sp.) +Thêm 3,5 ml Na2HPO4 50 mM (pH 7,0): EtOH (1:1), lắc rung 30 giây, lọc qua màng lọc 0,45 µm. ++ Đánh giá quy trình phân tích: tính tương tích hệ thống, tính đặc hiệu, độ lặp lại, khoảng tuyến tính, độ đúng: đạt yêu cầu (RSD < 2%). ++ Áp dụng định lượng 3 lô viên nang Nhung hươu: 010111, 020411 và 030711. +Chỉ tiêu khác: tính chất; độ đồng đều khối lượng, mất khối lượng do làm khô, độ rã, độ nhiễm khuẩn. +Hồ Chí Minh gần đây đã sử dụng Nhung hươu để sản xuất một chế phẩm đáp ứng nhu cầu điều trị, được thị trường trong nước tín nhiệm. +- TCCS đề nghị: tính chất; độ đồng đều khối lượng: KLTB ± 7,5%; mất khối lượng do làm khô: ≤ 5%, độ rã ≤ 30 phút; định tính AA bằng pưhh, SKLM và SKLHNC; định lượng (mg / viên): Ser (³ 0,33), Gly (³ 1,73), Ala (³ 1,43), Val (³ 0,38), Leu (³ 0,47) và Phe (³ 0,88); độ nhiễm khuẩn (DĐVN IV) Kết luận: Đã chiết xuất, thuỷ phân và xác định được thời gian thuỷ phân protein; định tính được AA bằng phản ứng hoá học, SKLM (dấu vân tay) và SKLHNC; xây dựng và đánh giá được quy trình xác định đồng thời 6 AA với kỹ thuật tạo dẫn chất tiền cột với thuốc thử DABS-Cl; ứng dụng định lượng 3 lô viên nang Nhung hươu; khảo sát các chỉ tiêu khác và đã góp phần xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho chế phẩm. +Tuy đây là vị thuốc kinh điển, nhưng đã được cải tiến dạng bào chế, sử dụng dưới dạng viên nang và để nâng cao chất lượng thuốc, đề tài được thực hiện với mục tiêu sau: - Khảo sát các kỹ thuật phân tích acid amin ứng dụng vào xác định acid amin trong nhung hươu. +Mục tiêu: Khảo sát nguyên nhân gây sốt và các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn nặng. +Kết luận: Sốt ở trẻ dưới 3 tháng tuổi là một tình huống cần cảnh giác cao do có thể là biểu hiện của một tình trạng nhiễm khuẩn tiềm tàng nặng. +Từ khoá: Sốt ở trẻ dưới 3 tháng tuổi, nguy cơ nhiễm khuẩn nặng, nguy cơ thấp. +Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang. +Kết quả: Triệu chứng về hô hấp (67,41%), tiêu hoá (61,28%) là hai biểu hiện lâm sàng hàng đầu. +Nguyên nhân gây sốt chủ yếu là nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới (39,83%), nhiễm siêu vi (22,56%) và viêm màng não mủ (13,37%). +Nhiễm khuẩn huyết được ghi nhận trong 7,53% và tình trạng nhiễm khuẩn nặng trong 69% các trường hợp. +Tỷ lệ chỉ định dùng kháng sinh khi nhiễm khuẩn nặng là 96,37%, kháng sinh dùng thường nhất là Cephalosporin thế hệ 3. +Về lâm sàng, có sự liên quan giữa tình trạng sốt cao trên 39 độ, có biểu hiện lâm sàng về hô hấp hoặc vừa có biểu hiện lâm sàng về hô hấp kèm sốt cao với tình trạng nhiễm khuẩn nặng. +Xét nghiệm cận lâm sàng như cấy máu dương tính và CRP > 15 mg / L có liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn nặng. +Hội chứng Guillain – Barré được chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng, với biểu hiện bệnh đa dây thần kinh có huỷ myelin do tình trạng viêm tiến triển cấp tính. +Diễn tiến lâm sàng đã cải thiện ở ngày thứ 23 đối với trường hợp bệnh nhân phải thở máy, bệnh nhân có thể ngưng máy thở, tự thở khí trời, đồng thời cải thiện đáng kể sức cơ, các triệu chứng thần kinh. +Bệnh nhân còn lại cũng đã được xuất viện về địa phương tiếp tục theo dõi điều trị sau khi các dấu hiệu tổn thương thần kinh bắt đầu hồi phục ở ngày thứ 21. +Cả hai trường hợp đều không sử dụng corticoids trong quá trình điều trị. +Từ khoá: Guillain Barré, thay huyết tương +Hiện tại, biện pháp điều trị chủ yếu đối với các bệnh nhân hội chứng Guillain – Barré tại khoa Nội Thần kinh, bệnh viện Chợ Rẫy là truyền Globulin miễn dịch đường tĩnh mạch (IVIG – intravenous immunoglobulin) cùng các biện pháp trợ giúp phòng chống các biến chứng. +Hai bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp thay huyết tương trong 5 lần, mỗi lần cách nhau 24 giờ, dung dịch thay thế được sử dụng là albumin. +Tình hình chẩn đoán và điều trị bệnh thalassemia tại bệnh viện nhi đồng 1 +Nghiên cứu này thực hiện trên 84 ca Thalassemia nhập viện BVNĐ1 từ 01/06/2002-30/12/2002 tại BVNĐ 1. +Thời gian điều trị trung bình là 8.73 ± 8.4 ngày, trong đó tỉ lệ điều trị dưới 7 ngày cao nhất đạt 70.2%. +kết quả nghiên cứu cho thấy: Thalassemia là bệnh thiếu máu huyết tán di truyền thường gặp nhất ở trẻ em, trong đó - Thalassemia - Hb E (42.8%), kế là Thalassemia đồng hợp tử (34.5%). +Tỉ lệ bệnh nhân có gia đình bị Thalassemia là 14.3%. +Tỉ lệ bệnh nhân ��ược chẩn đoán thiếu máu và điều trị trước vào viện là 66.7%. +Tỉ lệ trẻ được chủng ngừa viêm gan siêu vi B và viêm màng não chỉ có 7.2%. +Thiếu máu huyết tán (100%), gan to (86.9%) lách to (88.1%) vàbiến dạng xương mặt (37.8%) là các đặc điểm lâm sàng nổi bật. +Tổng quan về quản lý thực phẩm chức năng tại việt nam +Từ khoá: Thực phẩm chức năng, văn bản pháp lý, quản lý, Việt Nam +Mở đầu: Việc kiểm soát cảm giác đau sau phẫu thuật và các biến chứng sau mổ đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy nhanh sự phục hồi tổng trạng của bệnh nhân (BN). +Tỷ lệ BN có cảm giác đau nặng của nhóm sử dụng phối hợp diclofenac cùng paracetamol (2%) thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm sử dụng đơn trị liệu diclofenac tại thời điểm 6 giờ (14,9%), p = 0,023. +Phân tích hồi quy logistics cho thấy, sử dụng thuốc giảm đau kết hợp paracetamol và diclofenac giúp giảm đau nặng so với sử dụng đơn trị diclofenac tại thời điểm 6 giờ (OR = 0,082, CI 95% 0,009 – 0,730, p = 0,025). +Kết luận: Sử dụng phối hợp diclofenac đặt trực tràng và paracetamol truyền tĩnh mạch làm giảm cảm giác đau nặng tốt hơn ở BN sinh mổ lấy thai tại thời điểm 6 giờ sau dùng thuốc Từ khoá: mổ lấy thai, paracetamol, diclofenac +Mục tiêu: So sánh hiệu quả giảm đau của thuốc diclofenac đặt trực tràng và phối hợp paracetamol truyền tĩnh mạch với diclofenac đặt trực tràng trên BN mổ lấy thai tại Bệnh viện An Sinh, Thành phố Hồ Chí Minh. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên BN sinh mổ lấy thai có gây tê tuỷ sống. +BN được theo dõi trên 2 nhóm: nhóm D (n = 47) được chỉ định 100 mg diclofenac đặt trực tràng; và nhóm P + D (n = 49) sử dụng 100 mg diclofenac và 1000 mg paracetamol truyền tĩnh mạch, sau mổ lấy thai. +Tất cả các BN được áp dụng gây tê tuỷ sống tương tự nhau. +Tiêu chí chính của nghiên cứu là so sánh điểm đau theo thang điểm NRS (Numerical Rating Scale) tại các thời điểm 2 giờ và 6 giờ sau khi dùng thuốc. +Sử dụng hồi quy logistics để xác định các yếu tố liên quan đến mức độ đau nặng của BN sau 2 giờ và 6 giờ dùng thuốc. +Kết quả: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong hầu hết các tiêu chí đặc điểm nền của BN ở 2 nhóm nghiên cứu, ngoại trừ thời gian phẫu thuật và cân nặng trẻ sơ sinh. +Phương pháp giảm đau dùng diclofenac hoặc diclofenac phối hợp với paracetamol đem lại hiệu quả giảm đau rõ rệt sau 2 giờ và 6 giờ dùng thuốc. +So sánh dao động xung ký và hô hấp ký trong chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người cao tuổi +Đặt vấn đề: BPTNMT đang là gánh nặng bệnh tật toàn cầu, đặc biệt ở những nước phát triển. +Các thông số khi đo hô hấp ký (FVC, FEV1 và FEV 1 / FVC) và dao động xung ký (R 5, R20 và X 5). +Tổng hợp và khảo sát hoạt tính chống oxy hoácủa một số dẫn chất flavonoid +Mở đầu và mục tiêu: Gốc tự do đã được xem như là nguyên nhân của các bệnh lý thoái hoá như rối loạn chức năng não, ung thư, suy giảm hệ thống miễn dịch. +Kết luận: Việc ứng dụng mô hình QSAR xây dựng được để dự đoán hoạt tính chống oxy hoá của các dẫn chất giúp tạo nền tảng cho việc sàng lọc, thiết kế, lựa chọn tổng hợp và xác định hoạt tính chống oxy hoá in vitro nhằm tìm ra các chất có hoạt tính chống oxy hoá tốt. +Từ khoá: gốc tự do, hoạt tính chống oxy hoá, flavonoid, QSAR +Flavonoid - một nhóm hợp chất lớn thường gặp trong thực vật - có tác dụng sinh học đa dạng như kháng viêm, kháng dị ứng, chống ung thư và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch; những hoạt tính sinh học này chủ yếu liên quan đến khả năng chống gốc tự do của flavonoid. +Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu: tổng hợp các dẫn chất flavonoid, xác định hoạt chất chống oxy hoá và phân tích liên quan cấu trúc và tác dụng chống oxy hoá các chất thử nghiệm. +Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Tổng cộng 213 hợp chất có khả năng trung hoà gốc tự do được chọn lọc qua nhiều bài báo khoa học. +Hoạt tính chống oxy hoá được đánh giá bằng phương pháp đánh bắt gốc tự do DPPH. +Kết quả: Từ kết quả thử nghiệm được cho thấy F1 (quercetin), F2 và F3 (luteolin) là 3 chất chống oxy hoá có hoạt tính tốt, có thể so sánh gần tương đương với vitamin C và BHT (butylated hydroxytoluen). +Khả năng chống oxy hoá của các chalcon là thấp (F 5, F 6) hoặc gần như không có hoạt tính. +Đối với curcumin (F 9), đây là chất có khả năng chống oxy hoá tốt hơn dẫn chất chalcon đã thử nghiệm. +các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian nhập viện ở bệnh nhân nhồi máu não +Mở đầu: Thời gian từ khởi phát triệu chứng đến nhập viện là yếu tố quan trọng, quyết định trong điều trị tiêu sợi huyết ở bệnh nhân nhồi máu não. +Mục tiêu: Khảo sát thời gian nhập viện và tìm các yếu tố liên quan đến thời gian nhập viện của bênh nhân nhồi máu não. +Mối liên quan giữa tăng huyết áp và hẹp động mạch thận trên bệnh nhân tăng huyết áp kèm bệnh mạch vành +Khảo sát mối liên quan giữa hẹp ĐM thận và mức độ THA ở bệnh nhân THA có kèm bệnh mạch vành.Phương pháp. +Hẹp động mạch thận chiếm tỉ lệ 48%, trong đó 98% trường hợp là do xơ vữa. +Mức độ hẹp ĐM thận không liên quan với mức THA (p= 0,205). +Hẹp ĐM thận hai bên có liên quan rõ với độ nặng của THA (p = 0,028). Kết luận. +Hẹp ĐM thận chiếm tỉ lệ cao trên bệnh nhân THA kèm bệnh mạch vành. +Các hệ thống thang điểm đánh giá viêm phổi cộng đồng nặng +Mục tiêu: So sánh các hệ thống thang điểm SMART-COP, ATS / IDSA 2007 và SCAP trong đánh giá VPCĐ nặng, tiên lượng nhu cầu hồi sức IRVS nhập HSTC ở bệnh nhân viêm phổi cộng đồng. +Từ khoá: viêm phổi cộng đồng, nhu cầu hồi sức hô hấp / sử dụng vận mạch, điểm đánh giá độ nặng. +Phương pháp: Chúng tôi thu nhận 156 cas viêm phổi cộng đồng. +Các hệ thống thang điểm được đánh giá lúc nhập viện và kèm với tiên đoán nhu cầu hồi sức hô hấp / sử dụng vận mạch (IRVS) và tử vong 30 ngày. +Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 61,87 ± 17,85. +Tử vong 30 ngày là 7,1%. +33 trong số 156 bệnh nhân (21%) viêm phổi cộng đồng được điều trị tại Hồi sức tích cực. +Giá trị diện tích dưới đường cong AUC của ba hệ thống thang điểm (SMART-COP, ATS / IDSA 2007 và SCAP) đối với nhu cầu IRVS là 0,738, 0,706 và 0,821 và đối với tử vong 30 ngày là 0,792, 0,812 và 0,7886, theo thứ tự. +Kết luận: So sánh với các hệ thống ATS / IDSA 2007 và SMART-COP, hệ thống SCAP có nhiều ưu điểm: có tính ứng dụng cao trong thực hành lâm sàng, hiệu quả, dễ sử dụng, giúp quyết định nhanh trong tiên đoán nhu cầu hồi sức nhập HSTC. +Tuy nhiên, đánh giá lâm sàng vẫn là quyết định trong tiên đoán nhu cầu hồi sức nhập HSTC và tử vong ở bệnh nhân viêm phổi cộng đồng. +Mức độ hoạt động thể lực, hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi tại xã thanh phú - bến lức - long an, 2004 +Đối tượng của nghiên cứu cắt ngang mô tả là tất cả người từ 60 tuổi trở lên, được khám lâm sàng xác định một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi và phỏng vấn về tình trạng hoạt động thể lực cùng với những hạn chế trong sinh hoạt hàng ngày kèm theo tình trạng sa sút trí tuệ. +Kết quả nghiên cứu cho thấy có 7,7% người cao tuổi bị hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày và 19,4% người cao tuổi không hoạt động thể lực. +Tình trạng kinh tế bản thân là yếu tố xã hội duy nhất có liên quan tới các hoạt động của người cao tuổi. +Các yếu tố sức khoẻ có liên quan đến sự hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày là sự sa sút trí tuệ (OR = 27,3; KTC 95% 10,05 - 73,22) và chỉ số khối cơ thể - nhẹ cân (OR = 2,08). +Ở mức độ hoạt động thể lực, trình độ học vấn, bệnh tim mạch (OR = 1,7; KTC 95% 1,13 - 2,54), bệnh sa sút trí tuệ (OR = 17,69; KTC 95% 5,74 54,4) và chỉ số khối cơ thể - nhẹ cân (OR = 1,73) là những yếu tố có liên quan. +Hai tỷ lệ trên gia tăng song song cho thấy trình trạng hạn chế trong sinh hoạt hàng ngày (yếu tố khách quan) có sự liên đới với mức độ hoạt động thể lực (yếu tố chủ quan) nhằm gợi ý cho công tác chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi sau này. +Khảo sát mật độ xương bằng phương pháp hấp thụ x quang năng lượng kép ở bệnh nhân dùng kéo dài corticosteroid đường hít +Đặt vấn đề: Tỉ lệ loãng xương ở bệnh nhân (BN) hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) dùng corticosteroid hít (ICS) kéo dài ở Việt Nam chưa được nghiên cứu. +Mục tiêu: Xác định tỉ lệ loãng xương ở BN hen và BPTNMT dùng ICS kéo dài. +Đối tượng và phương pháp: Thiết kế nghiên cứu: cắt ngang - mô tả. +85 BN hen và BPTNMT đang dùng ICS ≥ 6 tháng tại Bệnh viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh được đo mật độ xương (MĐX) của cột sống thắt lưng bằng phương pháp hấp thụ X-quang năng lượng kép (DXA). +Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương là T-score  -2,5. Kết quả: 34% (29/8 5) BN hen và BPTNMT dùng ICS kéo dài bị loãng xương. +Tỉ lệ này tăng lên 66% ở nhóm  60 tuổi, 52% ở nhóm nữ mãn kinh, 64% ở nhóm BMI < 18,5 kg / m2, 65% ở nhóm BPTNMT giai đoạn III và IV và 61% ở nhóm dùng corticosteroids toàn thân ngắn hạn trong đợt kịch phát. +Tỉ lệ loãng xương tương quan với lớn tuổi, mãn kinh, thiếu cân, dùng corticosteroid toàn thân ngắn hạn (P < 0,05), không tương quan với liều ICS tích luỹ trung bình mỗi ngày (P > 0,05). +Kết luận: Tỉ lệ loãng xương ở BN hen và BPTNMT đang dùng ICS kéo dài cao hơn so với người bình thường. +Lớn tuổi, mãn kinh, BMI thấp, BPTNMT nặng, và corticosteroid toàn thân ngắn hạn góp phần làm tăng tỉ lệ này. +Bước đầu đánh giá hiệu quả chỉ số nguy cơ tai giữa trong tiên lượng tỉ lệ thành công của phẫu thuật vá nhĩ +Mục đích: Công trình nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của chỉ số nguy cơ tai giữa trên tỉ lệ thành công của phẫu thuật vá nhĩ (chỉnh hình tai giữa). +Nghiên cứu phân bố polyp tuyến đại - trực tràng theo vị trí và kích thước của polyp +Mục tiêu: Phân tích đặc điểm mô bệnh học của polyp tuyến đại - trực tràng theo vị trí và kích thước của polyp nhằm đề xuất cách xử trí polyp đơn giản.Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, mô tả cắt ngang tiến hành trên các bệnh nhân đến nội soi đại tràng và được cắt polyp qua nội soi tại bệnh viện Đại Học Y Dược từ 11/2006 - 06/2007. +Polyp tuyến nguy cơ cao có tỉ lệ tăng dần theo kích thước: tỉ lệ tương ứng với kích thước £5mm, 6-10 mm, 11-20 mm và > 20mm lần lược là: 7%, 26,2%, 85,2% và 87,5%. +Các polyp ở người trên 50 tuổi, gặp ở đoạn đại tràng gần (ngoài trực tràng - đại tràng chậu hông) đều là polyp tuyến trong khi các polyp có bản chất không phải mô tân sinh chỉ gặp ở vùng trực tràng - đại tràng chậu hông.Kết luận: Phân tích phân bố theo vị trí và kích thước của polyp tuyến góp phần cung cấp những thong tin giá trị giúp hướng dẫn thái độ tiếp cận xử trí polyp qua nội soi. +Áp dụng kỹ thuật robert gaines phẫu thuật trượt đốt sống l5 độ v +Các tác giả báo cáo áp dụng kỹ thuật Robert Gaines điều trị bệnh nhân nam 25 tuổi trượt đốt sống L5 độ V tại bệnh viện 108. +Cột sống được kéo dãn liên tục giữa hai thì mổ. +Sau một năm rưỡi theo dõi, bệnh nhân hết các triệu chứng lâm sàng, liền xương vững, hoạt động không bị hạn chế. +Kết quả điều trị phẫu thuật triệt để ung thư vùng rốn gan +Không có tử vong cho đến thời điểm hiện nay. +Kết luận: Phẫu thuật tương đối an toàn, bước đầu cho thấy cải thiện tiên lượng sống cho người bệnh. +Từ khoá: Ung thư vùng rốn gan, u Klatskin. +Mục tiêu nghiên cứu đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật triệt để điều trị ung thư rốn gan. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu mô tả hàng loạt trường hợp. +Kết quả: Từ 08/2016 đến 10/2017 tại bệnh viện Bình Dân, 08 trường hợp phẫu thuật triệt để điều trị ung thư rốn gan. +Độ tuổi trung bình 58 tuổi, 5 nam, 3 nữ. +Thời gian mổ trung bình 190 – 270 phút. +Lượng máu mất trung bình 350 ml, không truyền máu trong khi mổ. +Tỉ lệ biến chứng 50%, 2 TH phẫu thuật lại: 1 TH chảy máu sau mổ (12,5%), 1 TH bung thành bụng (12,5%); 2 TH rò mật được điều trị bảo tồn (25%). +Kết quả nghiên cứu: 11 bệnh nhân: lâm sàng giống như tình trạng viêm mũi xoang mạn tính nhưng thường 1 bên, bệnh nhân đến trể và có biến chứng mắt (36, 6%). +Phần lớn u là u lành tính (63,6%). +Hầu hết u lành tính được phẫu thuật qua nội soi mũi xoang (6/7 # 85,7%). +Tỷ lệ tái phát chưa đánh giá được. +Kết luận: u mũi và xoang cạnh mũi trẻ em thường lành tính, phương pháp phẫu thuật nội soi mũi xoang để lấy u lành tính rất khả thi. +Chẩn đoán túi phình động mạch não bằng cộng hưởng từ mạch máu +Mục tiêu: Nghiên cứu giá trị chẩn đoán: độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương và giá trị tiên đoán âm của kỹ thuật cộng hưởng từ mạch máu 3 D-Time-of-flight (3 D-TOF MRA) để phát hiện túi phình động mạch não, đánh giá tương quan với chụp mạch số hoá xoá nền (DSA). +Sự cải tiến không ngừng về độ phân giải không gian và thời gian của kỹ thuật giúp MRA trở thành một phương pháp an toàn, không xâm lấn, là chọn lựa đầu tay rất hiệu quả để tầm soát các túi phình động mạch não. +Từ khoá: cộng hưởng từ mạch máu, túi phình động mạch não +Đối tượng và Phương pháp: Chụp cộng hưởng từ mạch máu bằng kỹ thuật 3 D-Time-of-flight (3 D-TOF MRA) cho 114 bệnh nhân có các dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ túi phình động mạch não, mỗi bệnh nhân đều được chụp mạch số hoá xoá nền (DSA) như một tiêu chuẩn vàng để xác định chẩn đoán. +Kết quả: Chụp mạch số hoá xoá nền phát hiện 130 túi phình động mạch não của 102 bệnh nhân trong số 114 bệnh nhân. +Chụp cộng hưởng từ mạch máu (MRA) phát hiện 126 túi phình động mạch não. +Với túi phình kích thước trung bình 5,9 mm, 3 D-TOF MRA có độ nhạy là 96,9%, độ đặc hiệu: 92,3%, độ chính xác 96,5%, giá trị tiên đoán dương: 99,2% và giá trị tiên đoán âm: 75,0%. +Mức độ đồng ý giữa 3 D-TOF MRA và DSA trong chẩn đoán túi phình động mạch não được đánh giá là rất tốt (Kappa, k = 0.81). +Kết luận: Nghiên cứu này đã cho thấy khả năng của 3 D-TOF MRA trong việc phát hiện túi phình động mạch não là rất cao. +- Rối loạn vận động thành ở nhóm đau thắt ngực điển hình chiếm tỷ lệ cao hơn so với nhóm đau thắt ngực (ĐTN) không điển hình. +- Rối loạn vận động thành ở nhóm đã nhồi máu cơ tim (NMCT) chiếm tỷ lệ cao hơn so với không NMCT.Kết luận: Tăng kích thước tim trái, tỷ lệ phì đại thất trái ở bệnh nhân đau thắt ngực. +Tỷ lệ rối loạn vận động thành tăng ở nhóm đau thắt ngực, nhóm nhồi máu cơ tim, đặc biệt ở nhóm đau thắt ngực điển hình cao hơn so với nhóm đau thắt ngực không điển hình, nhóm nhồi máu cơ tim cao hơn nhóm không nhồi máu cơ tim. +Xác định tần suất kháng nguyên một số nhóm máuhệ hồng cầu ở những bệnh nhân nhận máu phenotype tại bệnh viện chợ rẫy +Mục tiêu: “Xác định tần suất kháng nguyên hệ hồng cầu để chọn lựa các đơn vị hồng cầu phenotype phù hợp cho bệnh nhân. +” Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu và mô tả cắt ngang. +Kết quả: Qua khảo sát 44 bệnh nhân truyền máu phenotype tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 09 / 2011 – 09 / 2012, +Chúng tôi ghi nhận kết quả tần suất kháng nguyên các hệ nhóm hồng cầu như sau: Hệ Rh: D: 100%, C: 97,7%, c: 43,1%, E: 31,8% và e: 95,5%; Hệ Kidd: Jka: 63,6%, Jkb: 70,5%; Hệ Duffy: Fya: 90,9%, Fyb: 6,8%; Hệ MNSs: M: 86,6%, N: 20,5%, S: 9,1%, s: 100%; Hệ Lewis: Lea: 9,1%, Leb: 72,7%; Hệ P: P 1:2 7,3%. +Kết luận: Cần chọn lựa và thực hiện truyền hồng cầu phenotype trên những bệnh nhân nhận máu nhiều lần, nhằm nâng cao an toàn truyền máu. +Từ khoá: Kháng nguyên, hồng cầu phenotype. +Nghiên cứu giá trị của x quang cắt lớp vi tínhtrong chẩn đoán ung thư túi mật +Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh ung thư túi mật trên X quang cắt lớp vi tính (XQCLVT). Xác định giá trị của XQCLVT trong chẩn đoán giai đoạn T của ung thư túi mật, đối chiếu với phẫu thuật và giải phẫu bệnh. +Kết luận: Ung thư túi mật thường gặp ở vị trí vùng thân và đáy túi mật. +Kích thước trung bình 25 mm. +Hình ảnh ung thư túi mật biểu hiện 3 dạng, trong đó dạng dày thành túi mật chiếm ưu thế. +XQCLVT chẩn đoán các giai đoạn T ung thư túi mật có độ nhạy, độ đặc hiệu và chính xác cao. +Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, thực hiện tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. +Tiêu chuẩn chọn bệnh: Bệnh nhân có chụp X quang cắt lớp vi tính cản quang, được phẫu thuật cắt túi mật hoặc phẫu thuật thám sát sinh thiết, có kết quả giải phẫu bệnh xác định là ung thư túi mật. +Kích thước u trung bình 25 ± 11,7 mm. +Hình ảnh ung thư túi mật có 3 dạng: Dày thành túi mật 43,5% (20/4 6); Dạng polyp, chồi sùi 28,3% (13/4 6); D���ng khối lớn lấp đầy hoặc gần đầy lòng túi mật chiếm 28,3% (13/4 6). +Sau tiêm cản quang, khảo sát ở thì tĩnh mạch cửa, thành túi mật tăng quang theo hai kiểu: (1) dày thành túi mật khu trú 1 lớp, tăng quang không đồng nhất chiếm 20% (4/2 0); và (2) dày thành túi mật lan toả 2 lớp với lớp bên trong dày tăng quang mạnh và lớp ngoài mỏng tăng quang nhẹ hoặc không tăng quang chiếm 80% (16/2 0). +Đặt vấn đề: Phác đồ nhịn chu phẫu khuyến cáo uống dung dịch đường 2 giờ trước gây mê phẫu thuật. +Kết luận: Uống dung dịch maltodextrin 12,5% trước gây mê 2 giờ không tăng mà còn giảm thể tích dịch dạ dày. +Từ khoá: diện tích mặt phẳng cắt ngang hang vị, nhịn chu phẫu, dung dịch maltodextrin, thể tích dịch dạ dày, thể tích dịch dạ dày trên cân nặng, siêu âm +Nhưng uống dung dịch đường 2 giờ trước gây mê có tăng thể tích dịch dạ dày không. +Chúng tôi so sánh thể tích dịch dạ dày bệnh nhi bằng siêu âm trước và sau uống dung dịch đường. +Tỷ lệ thể tích dịch dạ dày trên 1,5 ml / kg cũng được ghi nhận. +Kết quả: Trong 88 trường hợp, thể tích dịch dạ dày trên cân nặng sau uống dung dịch maltodextrin 12,5% 2 giờ là 0,6 ± 0,2 ml / kg, giảm hơn khi nhịn trên 8 giờ là 0,7 ± 0,2 ml / kg (p < 0,001, chênh lệch trung bình 0,06 ml / kg; khoảng tin cậy 95% 0,03 – 0,1 ml / kg). +Tỷ lệ bệnh nhi có thể tích dịch dạ dày trên 1,5 ml / kg là 0%. +Tần suất tăng áp lực khoang bụngở những bệnh nhân có bệnh lý nặng +Mục tiêu: Xác định tần suất tăng áp lực khoang bụng (TALKB) và yếu tố nguy cơ của nó trong nhóm bệnh nặng nằm tại khoa hồi sức tích cực nội và ngoại khoa. +Từ khoá: Áp lực khoang bụng (ALKB), tăng áp lực khoang bụng (TALKB), hội chứng chèn ép khoang bụng (HCCEKB). +Phương pháp: Tiền cứu không can thiệp. +Bệnh nhân được nhập viện trong hơn 24 giờ của hai khoa hồi sức tích cực nội và ngoại khoa trong thời gian nghiên cứu hai năm (01/01/2011 đến 01/01/2013). +Đo áp lực trong khoang bụng (ALKB) 3 lần mỗi ngày (mỗi 8 h) bằng phương pháp đo qua bàng quang. +Dữ liệu được thu thập chính gồm các yếu tố dịch tễ, phân loại bệnh nội khoa hay ngoại khoa, điểm theo thang SOFA, những yếu tố nguyên nhân bệnh như: phẫu thuật bụng, tụ máu ngoài phúc mạc, nhiễm trùng khoang bụng, tái lập dịch bụng lượng nhiều dẫn đến tình trạng hạ thân nhiệt, toan hoá, truyền dịch nhiều, bệnh lý đông máu, nhiễm trùng huyết, suy chức năng gan, viêm phổi và nhiễm khuẩn máu. +Kết quả: Có 384 bệnh nhân, tuổi trung bình là 61,6 ± 20,6 tuổi, điểm SOFA là 6,1 ± 3,7. +Áp lực khoang bụng trung bình là 10,4 ± 4,8 mmHg (cao nhất là 25 mmHg). +Tần suất hiện mắc của TALKB (định nghĩa là khi áp lực khoang bụng ≥ 12 mmHg) là 51% và 3,4% có hội chứng chèn ép khoang bụng (HCCEKB) (định nghĩa là áp lực khoang bụng > 20 mmHg kèm suy chức năng cơ quan). +Kết luận: Nghiên cứu này cho thấy tần suất TALKB tương đối cao nên cần thiết chỉ định đo áp lực khoang bụng một cách thường qui ở những bệnh nhân nặng. +Đặc điểm nhiễm nấm huyết do candida spp. ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện nhi đồng 1 từ 06.2014 đến 06.2019 +Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm tác nhân, lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị nhiễm nấm Candida huyết ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện Nhi đồng 1 từ 06/2014 đến 06/2019. +Triệu chứng lâm sàng thường gặp: lừ đừ (72,2%), bú kém (52,2%), ọc dịch bất thường (28,9%), bụng chướng (27,8%), cơn ngưng thở (27,8%), hạ thân nhiệt (17,8%). +Đặc điểm cận lâm sàng giảm bạch cầu (18,9%), giảm tiểu cầu (51,1%), tăng CRP (23,3%). +100% nhạy Amphotericin B; 92,3% nhạy với Fluconazole, tất cả trường hợp kháng Fluconazole đều trong nhóm C. non-albicans. +Tỉ lệ tử vong nhiễm Candida huyết là 26,7%, tỉ lệ tử vong trong nhóm C. albicans (41,7%) cao hơn C. non-albicans (21,2%). +Kết luận: Tác nhân C. non-albicans hiện đang chiếm ưu thế và tăng dần theo thời gian cũng như đã xuất hiện trường hợp kháng thuốc. +Thuốc kháng nấm Amphotericin B nên là lựa chọn ưu tiên khi nghi ngờ nhiễm nấm huyết do Candida spp vì còn nhạy 100%. +Từ khoá: Candida huyết +Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Trẻ sơ sinh được chẩn đoán nhiễm nấm Candida huyết từ 06/2014 đến 06/2019 tại bệnh viện Nhi đồng 1. +Nghiên cứu h���i cứu mô tả hàng loạt ca. +Kết quả: Có 90 trẻ nhiễm Candida huyết tại khối Sơ sinh bệnh viện Nhi đồng 1 từ tháng 06/2014 đến 06/2019. +Tỉ lệ cấy máu dương tính với nấm Candida là 5,1% trên 1.765 mẫu máu được cấy. +Tác nhân C. non-albicans ngày càng tăng (72,2%) so với tác nhân C. albicans (27,8%). +Trong nhóm trẻ nhiễm nấm Candida huyết ghi nhận 87,7% trẻ non tháng (30% trẻ non tháng, 34,4% trẻ rất non, 23,3% trẻ cực non), 80% trẻ nhẹ cân (29% trẻ nhẹ cân, 29% trẻ rất nhẹ cân, 22% trẻ cực nhẹ cân). +Đặc điểm yếu tố nguy cơ: sử dụng trên 2 loại kháng sinh (97,8%), nuôi ăn tĩnh mạch (90%), catheter tĩnh mạch trung tâm (67,8%), nội khí quản (55,6%), nuôi lipid tĩnh mạch (38,9%), phẫu thuật ổ bụng (28,9%), điều trị kháng H2 (15,5%). +Nhóm C. non-albicans có tỉ lệ đặt catheter và thời gian lưu catheter tĩnh mạch trung tâm dài hơn, thời gian nuôi ăn tĩnh mạch kéo dài, thời gian sử dụng kháng sinh dài hơn, thời gian nằm viện kéo dài so với C. albicans. +Đánh giá biểu hiện không đồng nhất của her2 trong ung thư dạ dày +Đặt vấn đề: HER2 là một trong các thụ thể tăng trưởng biểu mô, có biểu hiện và ý nghĩa trong nhiều loại ung thư, trong đó có carcinôm tuyến dạ dày. +Không có mối liên quan nào giữa biểu hiện không đồng nhất HER2 và các đặc điểm giải phẫu bệnh của carcinôm tuyến dạ dày. +Từ khoá: Protein HER2, khuếch đại gen HER2, ung thư dạ dày, hoá mô miễn dịch, lai tại chỗ gắn huỳnh quang, lại tại chỗ gắn bạc hai màu, biểu hiện không đồng nhất HER 2. +Kết quả và Kết luận: Tỉ lệ khuếch đại gen HER2 là 15,9% (3 3/2 08), tỉ lệ biểu hiện quá mức protein HER2 là 24,5% (5 1/2 08). +Sự không đồng nhất HER2 biểu hiện ở nhóm mô học dạng lan toả và ở nhóm HMMD HER2 2 + khá cao. +Nhân một trường hợp xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối tán huyết tăng urê huyết ở người lớn +Xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối tán huyết tăng urê huyết là một bệnh lý hiếm gặp, tần suất 4,5/1.000.000 người mỗi năm. +Trước đây, 93% bệnh nhân tử vong sau khi được chẩn đoán xác định bằng kết quả giải phẫu bệnh cho thấy có huyết khối. +Ngày nay việc chẩn đoán bệnh chính xác, nhanh chóng và điều trị tích cực kết hợp với việc thay huyết tương thường qui đã làm thay đổi tiên lượng bệnh, tỷ lệ thành công sau điều trị gần 90%. +Lấy sỏi mật qua đường hầm ống kehr bằng ống soi mềm +Đặt vấn đề: Còn sỏi sau mổ sỏi đường mật thường gặp và là một vấn đề khó khăn đối với các phẫu thuật viên gan mật. +Nguyên nhân không lấy hết sỏi thường do đường mật nhỏ, gập góc hay có hẹp đường mật. +Tỉ lệ hẹp đường mật là 28%. +Không có tai biến và biến chứng nặng. +Thời gian nằm viện trung bình là 7 ngày (6,97 + 5,32). +Kết luận: Lấy sỏi mật qua đường hầm ống Kehr kết hợp với tán sỏi điện thuỷ lực là cách giải quyết sỏi sót và sỏi đường mật trong gan rất hiệu quả và an toàn với tỉ lệ hết sỏi cao và không có biến chứng nặng. +Đây là phương pháp tối ưu cho những bệnh nhân còn sỏi sau mổ có mang ống Kehr. +Mục tiêu: đánh giá hiệu quả của lấy sỏi mật qua đường hầm ống Kehr với ống soi mềm, kết hợp tán sỏi điện thuỷ lực. +Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu can thiệp, tiến cứu, không nhóm chứng. +Từ 01/2004 đến 12/2005, tại bệnh viện Đại học Y Dược TpHCM, lấy sỏi mật qua đường hầm ống Kehr được thực hiện trên 200 bệnh nhân còn sỏi đường mật sau mổ với 614 lần soi. +Chúng tôi sử dụng ống soi mềm đường mật 5mm, kết hợp với tán sỏi điện thuỷ lực. +Kết quả: 200 bệnh nhân đều có sỏi trong gan, có 62 bệnh nhân có sỏi trong gan và sỏi ống mật chủ. +Số lần lấy sỏi trung bình là 3,07 lần (từ 1 đến 9 lần). +Có 135 trường hợp (67,5%) phải tán sỏi điện thuỷ lực vì sỏi to hay dính chặt vào đường mật. +Suy thận cấp ở người lớn tuổi +Hai bệnh nhân STC sau thận do ung thư cổ tử cung xâm lấn hai niệu quản và một bệnh nhân bàng quang giảm trương lực gây bí tiểu mạn tính. +Bốn bệnh nhân STC tại thận với một ngộ độc mật cá, một ong đốt, một ngộ độc thuốc và một viêm cầu thận tiến triển nhanh.Kết luận. +Thận của người lớn tuổi trở nên tăng nhạy cảm với các biến chứng cấp tính như tình trạng thiếu nước, thay đổi huyết áp, tắc nghẽn đường tiểu, thuốc và độc chất, gây suy thận cấp (STC). +Trình bày đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng, diễn tiến của 10 trường hợp STC ở người lớn tuổi ≥ 60 tuổi, được chẩn đoán và điều trị thành công tại khoa Thận, BV Chợ Rẫy. +Báo cáo hàng loạt ca. +Trong 10 bệnh nhân STC, chỉ có 3 bệnh nhân có thiểu niệu, 7 không thiểu niệu. +Có 4/10 bệnh nhân có tiền căn bệnh thận mạn gây suy thận mạn. +Đặt vấn đề: Rối loạn lipid máu là một bệnh lý chuyển hoá được coi là yếu tố nguy cơ chính gây bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch. +Có một trong các chỉ số Cholesterol TP ≥ 200 mg / dl (5,2 mmol / l), LDL-c: 100 - 189 mg / dL (2,6 - 4,9 mmol / L) và Triglycerid 150 - 500 mg / dL (1,7 - 5,7 mmol / L). +Theo dõi và đánh giá các trị số cholesterol toàn phần, triglycerid, LDL-c, HDL-c, SGOT, SGPT, Bun, Creatinin sau 6 tuần điều trị để xác định tính an toàn và tác dụng hạ lipid máu của thuốc. +Kết quả: - Thuốc Bổ khí hoạt huyết sử dụng an toàn và dung ” ” nạp tốt cho người bình thường. +Liều sử dụng cho người bệnh có thể chỉ định từ 4-12 viên / ngày. +Trong thời gian nghiên cứu không ghi nhận tác dụng phụ của thuốc. +Kết luận: Viên nang cứng Bổ khí hoạt huyết sử dụng an toàn và có tác dụng làm giảm Cholesterol toàn phần, LDL-C sau thời gian 6 tuần điều trị liên tục. +Từ khoá: Viên nang cứng Bổ khí hoạt huyết, hiệu quả hạ lipid máu. +Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy thuốc hạ lipid máu làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành và giảm tỉ lệ tử vong do bệnh tim mạch cũng như thoái triển được mảng xơ vữa. +Một số công trình nghiên cứu về dược liệu chứng minh tác dụng điều chỉnh được lipid máu. +Công trình này nhằm xác định tính an toàn và tác dụng hạ lipid máu của viên nang cứng Bổ khí hoạt huyết trên người bình thường và bệnh nhân rối loạn lipid máu. +Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tác dụng hạ lipid máu của viên nang cứng Bổ khí hoạt huyết. +- Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn II: thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng, phân phối ngẫu nhiên. +Từ liều thích hợp và an toàn của chế phẩm được xác định ở thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I, thử nghiệm lâm sàng giai đoạn II khảo sát trên 51 bệnh nhân rối loạn lipid máu tình nguyện, gồm 26 bệnh nhân thuộc nhóm nghiên cứu uống thuốc BKHH kết hợp chế độ ăn và tập luyện, 25 bệnh nhân thuộc nhóm chứng chỉ áp dụng chế độ ăn và tập luyện. +Mục tiêu nghiên cứu: Theo dõi mức độ tồn lưu ác tính ở các bệnh nhân mắc các bệnh bạch cầu cấp sau hoá trị thông qua việc xác định sự tồn tại những kiểu hình DAMD bất thường trên tế bào non ác tính. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả thực nghiệm lâm sàng tiến cứu. +Sử dụng các kháng thể đơn dòng có gắn huỳnh quang và phương pháp nhuộm 4-5 màu, phân tích bằng hệ thống máy FACS Canto II trên phần mềm Diva. +Tiến hành nghiên cứu trên những bệnh nhân được chẩn đoán bạch cầu cấp và điều trị theo các phác đồ tại bệnh viện Truyền Máu Huyết Học từ tháng 4/2010 đến tháng 11/2010.Kết quả: Dựa vào 4 mức độ TBTLAT, đa số bệnh nhân BCC dòng lymphô nằm trong nhóm nguy cơ trung bình ( 0,1% - < 1% tế bào tuỷ, 48,8%) và nguy cơ thấp ( 0,01% - < 0,1% tế bào tuỷ, 41,9%), có 3 bệnh nhân tái phát sớm sau 4-6 tháng theo dõi; đa số bệnh nhân BCC dòng tuỷ thuộc nhóm nguy cơ trung bình (68,8%). +2 kiểu hình DAMD bất thường gặp nhiều nhất là sự xuất hiện KN khác dòng và các KN không đồng bộ.Kết luận: Kỹ thuật DAMD giúp phân biệt rõ tế bào non ác tính và tế bào non bình thường trong tuỷ xương đang tái hoạt hoá sau hoá trị liệu mà bằng hình thái chúng ta không thể phân biệt được. +Mở đầu: Nhiễm giun lươn lan toả thường gặp trên BN sử dụng thuốc ức chế miễn dịch. +Kết quả: Soi phân và huyết thanh chẩn đoán đều cho thấy nhiễm giun lươn. +Sau điều trị diệt giun lươn BN đã thuyên giảm bệnh hoàn toàn. +Kết luận: Nhiễm giun lươn chưa điều trị là chống chỉ định điều trị thuốc ức chế miễn dịch để ngừa biến chứng nhiễm giun lươn lan toả. +Nghiên cứu giá trị chẩn đoán của siêu âm hai chiều, doppler và một số trị số sinh hoá trong chẩn đoán ung thư buồng trứng +Mục tiêu nghiên cứu: Xác định giá trị chẩn đoán của siêu âm hai chiều, Doppler và một số trị số sinh hoá trong chẩn đoán ung thư buồng trứng.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 209 bệnh nhân có khối u buồng trứng thực thể, trong đó có 26 trường hợp ung thư buồng trứng và 183 trường hợp khối u buồng trứng lành tính. +Phân loại siêu âm hai chiều của trường Đại học Tokyo có độ nhạy là 85,6%, độ đặc hiệu là 92,9%. +Khối u buồng trứng có tăng sinh mạch máu nguy cơ ung thư rất cao với OR = 50,8. +Tại ngưỡng PI < 1,01, độ nhạy là 91,3%, độ đặc hiệu là 87,5%; RI < 0,55 có độ nhạy là 87,0%, độ đặc hiệu là 91,7%. +Kết luận: Kết hợp siêu âm hai chiều và Doppler và giá trị CA 125 để tăng độ chính xác của chẩn đoán ung thư buồng trứng. +Chẩn đoán và điều trị lao ruột trên bệnh nhân lao phổi +Mục tiêu: Xác định chẩn đoán và điều trị lao ruột trên bệnh nhân lao phổi Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang phân tích Kết quả: Từ 01/2003 đến 12/2006, 48 trường hợp lao ruột trên bệnh nhân lao phổi (41 nam và 7 nữ). +Có 9,09% soi AFB dương tính và 40,91% cấy BK dương tính trong phân. +Mặc khác, 48 trường hợp đều có sang thương trên X-quang phổi, chủ yếu là dạng thâm nhiễm (77,08%), một bên nhiều hơn hai bên (70,83% so với 29,17%). +Soi AFB / đàm dương tính thấp (12,5%); phản ứng lao tố trong da dương tính mạnh (81,25%); số lượng bạch cầu tăng (56,25%); và tốc độ lắng máu tăng trung bình. +Sau 6 - 9 tháng điều trị lao, tất cả các trường hợp đều được điều trị thành công. +Kết luận: Xác định chẩn đoán đúng, sớm lao ruột nhằm có hướng điều trị kịp thời trên bệnh nhân lao phổi. +Tuổi trung bình là 40,3 tuổi (ranh giới tuổi, 27 - 63). +Phần lớn có thời gian khởi bệnh kéo dài trên 1 tháng (89,58%), và đã khám nhiều lần tại khoa ngoại hoặc nội tiêu hoá trước đó. +Tất cả trường hợp có rối loạn tiêu hoá (đau bụng, tiêu chảy và / hoặc táo bón); 64,58% sờ thấy khối u hố chậu phải; 87,5% dấu Koenig dương tính; và 5 trường hợp có lỗ dò ra da vùng hố chậu phải. +Đa số (75%) có các triệu chứng hô hấp (ho, đau ngực...). +Ngoài ra, trên X-quang khung đại tràng có cản quang, chủ yếu là tổn thương lao vùng hồi - manh tràng (87,5%), thường gặp các dấu hiệu Stierlin, hình ảnh hẹp hoặc loét thành ruột. +Siêu âm bụng cũng cho thấy hình ảnh phì đại hồi - manh tràng, khối u hố chậu phải và hạch ổ bụng (87,5%; 70,33% và 35,42%). +Qua nội soi khung đại tràng phát hiện các sang thương đại thể: dạng loét thành ruột là 31,25%; dạng phì đại, xơ sẹo là 35,42%; và dạng phì đại, xơ sẹo kèm loét là 33,33%. +Về kết quả giải phẫu bệnh lý, 58,33% là sang thương lao. +Bước đầu đánh giá bệnh lý nhiễm trùng cột sốngđiều trị tại khoa ngoại thần kinh – bv nguyễn tri phương +Đặt vấn đề: Nhiễm trùng cột sống là bệnh lý ít gặp nhưng là bệnh cảnh lâm sàng quan trọng, cần được điều trị tích cực. +Vi khuẩn định danh được thường gặp là Staphylococcus aureus. +Ceftazidim và vancomycin là những kháng sinh được lựa chọn hàng đầu. +Thời gian sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch trung bình là 28,7 ngày. +Kết luận: Điều trị nhiễm trùng cột sống đòi hỏi thời gian sử dụng và kháng sinh thích hợp. +Staphylococcus aureus là vi khuẩn thường gặp. +Hầu hết các trường hợp có thể điều trị nội khoa. +Chỉ định phẫu thuật khi cần giải áp ống sống và thất bại điều trị nội. +Những yếu tố nguy cơ đã được biết đến như lớn tuổi, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch, tiền căn phẫu thuật cột sống. +Vị trí tổn thương thường gặp nhất là cột sống thắt lưng, kế đến là cột sống cổ, cột sống ngực và cột sống cùng. Tổn thương ở cột sống ngực thường gây ra các triệu chứng thần kinh. +Mục tiêu: Phân tích bệnh cảnh lâm sàng, vi khuẩn học, hình ảnh học và điều trị của bệnh lý nhiễm trùng cột sống. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu 41 trường hợp nhiễm trùng cột sống được điều trị tại khoa Ngoại Thần Kinh, bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ tháng 3/2011 đến tháng 12/2015. +Rút kinh nghiệm xử trí rau cài răng lược xâm lấn bàng quang trên vết mổ cũ +Mục tiêu: rút kinh nghiệm khi chăm sóc tiền phẫu và xử trí trong mổ các trường hợp rau cài răng lược xâm lấn bàng quang trên bệnh nhân có vết mổ cũ qua đó làm giảm lượng máu mất, hạ thấp tỷ lệ biến chứng và tử vong mẹ.Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu, mô tả chùm bệnh trong 5 năm (1/2006 - 12/2010).Kết quả: Trong 8 trường hợp rau cài răng lược xâm lấn bàng quang cho thấy: số lần mổ lấy thai trung bình 1,25; mổ lấy thai 2 lần chiếm 25%, xuất huyết âm đạo và đái máu chiếm 50%, mất máu nhiều nhất lúc bóc rau (5000 ml - 7500 ml), 100% có vết mổ cũ và rau tiền đạo, 1 ca thai lưu, tuổi thai trên 35 tuần chiếm 100%, chỉ số Apgar, trọng lượng thai tốt sau sinh 87,50%, tử vong mẹ 0%. +Kết luận: Đánh giá và chuẩn bị trước mổ đầy đủ, hội chẩn liên khoa lúc can thiệp chấm dứt thai kỳ cũng như kỹ thuật mổ phù hợp là những bước quan trọng nhất để làm giảm lượng máu mất trong mổ, giảm biến chứng và tử vong mẹ. +Mở đầu: Thuốc có nguồn gốc dược liệu được sử dụng rộng rãi theo kinh nghiệm cần phải được khẳng định các tác dụng dược lý mà chế phẩm đem đến. +Kết luận: Hai chế phẩm Stilux-60 và Sen vông-R có tác dụng gây ngủ trên chuột nhắt. +Nghiên cứu kết quả ngắn và trung hạn (3 năm)của phương pháp can thiệp động mạch vành qua davà nội khoa trong điều trị nhồi máu cơ tim cấpở bệnh nhân ≥ và <65 tuổi +Đặt vấn đề: Bệnh nhân cao tuổi bị nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp thường có nhiều bệnh đi kèm và do đó dễ được điều trị nội khoa bảo tồn hơn so với bệnh nhân không cao tuổi. +Tỷ lệ tử vong chung của toàn bộ mẫu nghiên cứu khi xuất viện là 12%. +Trong đó, nhóm được CTMVQD có tỷ lệ tử vong thấp hơn (3,1%, n = 6) nhóm được điều trị nội khoa rất nhiều (18,4%, n = 50), với p < 0,001. +Nhóm < 65 tuổi có tỷ lệ tử vong khi được điều trị nội khoa là 13,1% và CTMVQD là 1,04% (p < 0,001); nhóm ≥ 65 tuổi có tỷ lệ tử vong khi được điều trị nội khoa là 19,9% và CTMVQD là 6,1% (p = 0,001). +Bệnh nhân < 65 tuổi và CTMVQD có nguy cơ tử vong giảm 82% so với những người < 65 tuổi và điều trị nội khoa với HR = 0,18; KTC 95% (0,08-0,41); p < 0,001. +Những bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên và điều trị nội khoa đơn thuần thì nguy cơ tử vong tăng gấp 2,64 lần so với những bệnh nhân < 65 tuổi và điều trị nội khoa với p= 0,03. +Những bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên và được CTMVQD thì nguy cơ tử vong giảm 53% so với những bệnh nhân < 65 tuổi và điều trị nội khoa, với p= 0,29. +Khi theo dõi dọc theo thời gian qua 36 tháng, tỷ lệ tử vong ở nhóm ≥ 65 tuổi tại thời điểm 6 tháng (18,8% so với 0%), 12 tháng (11,1% so với 2,9%), 24 tháng (14,7% so với 2,2%) và 36 tháng (19,7% so với 7,4%) cao hơn nhóm < 65 tuổi. +Kết luận: Tỷ lệ tử vong ngắn và trung hạn của nhóm bệnh nhân ≥ 65 tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp điều trị nội khoa bảo tồn cao hơn nhóm bệnh nhân < 65 tuổi. +Can thiệp mạch vành qua da làm giảm được nguy cơ tử vong so với điều trị nội khoa cho cả hai nhóm trên và dưới 65 tuổi. +Điều trị tái tưới máu bằng phương pháp can thiệp động mạch vành qua có thể thực hiện được cho bệnh nhân cao tuổi. +Có hay không sự khác biệt giữa phương pháp can thiệp động mạch vành qua da và nội khoa trên tỷ lệ tử vong của hai nhóm bệnh nhân ≥ và < 65 tuổi vẫn còn chưa rõ. +Từ khoá: kết quả ngắn hạn và trung hạn, nhồi máu cơ tim cấp, can thiệp mạch vành qua da, nội khoa bảo tồn, cao tuổi. +Mục tiêu: đánh giá kết quả ngắn và trung hạn (3 năm) của phương pháp tái tưới máu xâm lấn (can thiệp động mạch vành qua da) và nội khoa bảo tồn trong điều trị NMCT cấp ở hai nhóm bệnh nhân ≥ và < 65 tuổi. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: trong thời gian từ tháng 2 năm 2009 đến tháng 7 năm 2012 chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu 467 bệnh nhân NMCT cấp điều trị nội trú tại khoa Tim mạch Cấp cứu và Can thiệp - bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh. +Các bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu được chia thành hai nhóm: nhóm ≥ 65 tuổi (nhóm cao tuổi) có 310 bệnh nhân (66,38%), nhóm < 65 tuổi (nhóm không cao tuổi) có 157 bệnh nhân (33,62%). +Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp đo��n hệ tiến cứu. +Kết quả: Nhóm bệnh nhân ≥ 65 tuổi có tỷ lệ cao về điều trị nội khoa bảo tồn hơn nhiều so với nhóm < 65 tuổi (48,1% so với 22,9%, với p < 0,001). +Ngược lại, nhóm bệnh nhân < 65 tuổi được can thiệp mạch vành qua da (CTMVQD) nhiều hơn so với nhóm ≥ 65 tuổi (71,4% so với 49,3%, với p < 0,001). +Ngoài ra, tỷ lệ phẫu thuật bắt cầu nối động mạch vành (CABG) ở nhóm < 65 tuổi cũng cao hơn nhóm ≥ 65 tuổi (5,7% so với 2,6%, với p = 0,15). +Nghiên cứu tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện đại học y dược tp.hcm +Mở đầu: Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) là biến chứng thường gặp. +Kết luận: Tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ chung tại khoa Ngoại Tổng hợp là 3%. +Nhiễm khuẩn vết mổ có thể có liên hệ với: mổ mở hay mổ nội soi, cơ địa tiểu đường, phẫu thuật sạch nhiễm, sử dụng gạc hay Urgo steril. +Có sự khác biệt về NKVM: tỉ lệ NKVM của mổ mở là 6%, mổ nội soi là 1%; của bệnh nhân tiểu đường là 21%, cơ địa khác là 2%; người bệnh được chăm sóc vết mổ tại bệnh viện là 1%, tại TTYT là 10%, tại y tế phường là 0,6%, điều dưỡng đến nhà chăm sóc là 11%; ở bệnh nhân sử dụng gạc vô trùng là 6%, sử dụng Urgo steril là 0%. +Tỉ lệ và các yếu tố liên quan của nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai tại bệnh viện từ dũ +Đặt vấn đề: Theo định nghĩa của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) là những nhiễm khuẩn tại hoặc gần vết mổ xuất hiện trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật. +Thời gian xuất hiện NKVM trung bình là 7 ± 2,3 ngày, 46,2% NKVM được phát hiện trong thời gian nằm viện và 53,8% NKVM xảy ra sau khi xuất viện. +Những yếu tố được ghi nhận có liên quan đến NKVM bao gồm: thời gian vỡ ối trên 12 giờ, (OR= 21,7, KTC 95% 4,56 - 9,14, p < 0,05); thời gian mổ kéo dài từ 60 phút trở lên, (OR= 3,7, KTC 95% 3,25 - 11,4, p < 0,05); vết mổ cũ dính (OR= 13,4, KTC 95% 2,57 - 8,34, p < 0,05); mất máu nhiều ≥ 1000ml trong cuộc mổ (OR= 6,6, KTC 95% 4,7 - 23,5, p < 0,05). +Kết luận: NKVM sau MLT là phổ biến. +Xác định các yếu tố nguy cơ đối với SSI sau CS là rất quan trọng để thực hiện mục tiêu các biện pháp cải thiện chất lượng và can thiệp kiểm soát nhiễm trùng. +Từ khoá: mổ lấy thai, nhiễm khuẩn vết mổ +Hàng năm, tại Bệnh viện Từ Dũ có khoảng 28.000 trường hợp được mổ lấy thai, các báo cáo thống kê của Bệnh viện từ trước đến nay chỉ tính những trường hợp NKVM xảy ra trong thời gian nằm viện, nên đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm vì thực tế có những trường hợp NKVM xảy ra sau khi xuất viện nhưng chưa được thống kê. +Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai (MLT) và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Từ Dũ ” để có nhận đúng mức về tình hình NKVM, góp phần trong việc đề ra giải pháp kiểm soát nhiễm khuẩn cho bệnh viện. +Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ và các yếu tố liên quan của nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) sau mổ lấy thai (MLT) tại Bệnh viện Từ Dũ. +Phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu thuần tập tiến cứu ở phụ nữ được MLT trong giai đoạn nghiên cứu. +NKVM được xác định theo tiêu chí của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC). +Việc theo dõi kéo dài 30 ngày để đánh giá tình trạng nhiễm trùng. +Dữ liệu lâm sàng, nhân khẩu học xã hội của bệnh nhân và tỷ lệ mắc NKVM sau MLT được ghi nhận bằng cách sử dụng một bảng thu thập thu thập dữ liệu tiêu chuẩn hoá. +Phẫu thuật bắt cầu động mạch não trong bệnh lý moyamoya +Mục tiêu: Bệnh Moyamoya là bệnh lý mạch máu não hiếm gặp, được mô tả trong các tài liệu nghiên cứu ở Châu Á. Để tìm hiểu những đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh Moyamoya tại Việt Nam. +Kết luận: Phẫu thuật bắt cầu động mạch não ở bệnh lý Moyamoya với tỉ lệ tai biến thấp, có hiệu quả trong việc ngăn chặn nguy cơ nhồi máu não tái phát, cũng như giảm nguy cơ xuất huyết não và cải thiện chất lượng cuộc sống. +Bệnh nhân bị bệnh Moyamoya có biểu hiện lâm sàng nặng nên được đặt vấn đề phẫu thuật bắt cầu động mạch. +Từ khoá: bệnh Moyamoya, phẫu thuật bắc cầu động mạch não +Tác giả phân tích kinh nghiệm điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy, thành phố Hồ Chí Minh - Việt Nam. +Chúng tôi trình bày một số trường hợp bệnh nhân bệnh Moyamoya được điều trị, và chi tiết dịch tễ học, đặc điểm lâm sàng, và kết quả lâm sàng theo dõi lâu dài. +Phương pháp: Dữ liệu nghiên cứu gồm 12 trường hợp Moyamoya được phẫu thuật từ 2008 đến 2012. +Nghiên cứu tiền cứu đặc điểm lâm sàng, dich tễ học liên quan đến đánh giá, theo dõi các dấu thần kinh sau phẫu thuật. +Kết quả: Tác giả thực hiện 12 phẫu thuật bắt cầu động mạch trên 12 bệnh nhân (tuổi trung bình 39,6). Phẫu thuật bắt cầu động mạch trực tiếp được thực hiện trên 100% bệnh nhân. +Thời gian theo dõi trung bình 1,8 năm, với tỉ lệ tai biến và tử vong 0%. Nguy cơ đột quị và tử vong sau thời gian theo dõi lâu nhất 4 năm là 0%. +Nhìn chung có sự cải thiện đáng kể về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau phẫu thuật. +Một số yếu tố ảnh hưởng đến bạo lực nơi làm việc bằng lời nói do khách hàng gây ra đối với điều dưỡng viên tại các khoa lâm sàng bệnh viện nhi trung ương, năm 2017 +Mục tiêu: Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến bạo lực nơi làm việc bằng lời nói do khách hàng gây ra đối với điều dưỡng viên, tại các khoa lâm sàng bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2017. +Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích 300 điều dưỡng viên lâm sàng. +Kết luận: Đặc điểm điều dưỡng gồm: Thâm niên, trình độ, khoa / phòng làm việc, làm việc không ca, mối quan hệ với khách hàng không tốt là nguy cơ gây ra tình trạng bạo lực bằng lời nói do khách hàng gây ra đối với điều dưỡng viên. +Từ khoá: Yếu tố ảnh hưởng, bạo lực lời nói, khách hàng, điều dưỡng viên. +Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị các bệnh lý mũi xoang tại bệnh viện ii lâm đồng +Đa số bệnh nhân sau mổ cải thiện các triệu chứng cơ năng. +Sau 3 tháng có 92,8% lành bệnh, 4,3% viêm mũi xoang mạn tính và 2,9% mọc lại polyps. +Kết luận: Phẫu thuật nội soi là phương pháp an toàn và hiệu quả điều trị các loại bệnh lý mũi xoang khác nhau. +Từ khoá: Phẫu thuật nội soi, bệnh lý mũi xoang +Phẫu thuật chủ yếu được ứng dụng là phẫu thuật nội soi chức năng xoang tối thiểu và nội soi chức năng xoang. +Mặc dù có 18,4% trong mổ chảy máu buộc phải tạm dừng phẫu thuật nhét bấc tạm cầm máu, nhưng không có trường hợp nào đe doạ tính mạng phải chuyền máu. +Không có trường hợp nào bị biến chứng nặng như chảy dịch não tuỷ, chảy máu hậu cầu, song thị hay mù mắt. +Đặt vấn đề: Trong những năm gần đây, một thực trạng cho thấy một khi đời sống kinh tế nâng cao và tỷ lệ đô thị hoá tăng nhanh, tỷ lệ thừa cân - béo phì cũng tăng theo. +Tỷ lệ chín thể lâm sàng YHCT trong mẫu nghiên cứu gồm đàm thấp (27,08%), khí hư (24,31%), âm hư (18,75%), khí trệ (11,81%), dương hư (8,68%), huyết ứ (6,94%), đặc biệt (1,74%), đàm nhiệt (0,69%) và trung tính (0%). +Kết luận: Trên bệnh nhân thừa cân – béo phì tại bệnh viện YHCT tỉnh Đồng Tháp, trong năm bệnh mạn tính chiếm nhiều nhất là tăng huyết áp (86,81%) và tai biến mạch máu não (59,72%). +Trong chín thể YHCT chiếm tỷ lệ nhiều nhất là đàm thấp (27,08%) và khí hư (24,38%). +Từ khoá: thừa cân, béo phì, thể lâm sàng, bệnh mạn tính +Ở Việt Nam, tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân - béo phì chiếm khoảng 25% dân số. +Béo phì là nguyên nhân tử vong hàng đầu trên toàn thế giới và có liên quan đến nhiều vấn đề sức khoẻ khác nhau, đặc biệt là bệnh tim mạch, đái tháo đường, một số loại ung thư và bệnh xương khớp. +Thừa cân – béo phì theo quan niệm của y học cổ truyền ghi nhận trong các tài liệu cổ rất ít nên việc khảo sát các thể lâm sàng y học cổ truyền (YHCT) trên bệnh thừa cân – béo phì là rất cần thiết trong việc phục vụ chẩn đoán và điều trị. +Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu: Xác định tỷ lệ năm bệnh lý mạn tính và tỷ lệ chín thể lâm sàng YHCT trên bệnh nhân thừa cân – béo phì tại bệnh viện YHCT Đồng Tháp. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Có 288 bệnh nhân thừa cân – béo phì trên 18 tuổi có bệnh lý mạn tính (tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, đái tháo đường, thoái hoá khớp, bệnh mạch vành) đang điều trị tại bệnh viện YHCT Đồng Tháp. +Phân loại thể lâm sàng YHCT bằng bảng CCMQ (China Association for Traditional Chinese Medicine). +Cơ sở: Dinh dưỡng toàn phần bằng đường tĩnh mạch là cách điều trị thường dùng trong viêm tuỵ cấp nặng trên lâm sàng. +Tỷ lệ biến chứng (nhiễm khuẩn, biến chứng tuỵ tại chổ và hệ thống, tử vong); các chỉ số cận lâm sàng (CRP, lipase máu) giữa 2 phương pháp không khác biệt có ý nghĩa thống kê. +Chi phí về dinh dưỡng qua sonde mũi dạ dày với ngày nằm viện ngắn hơn so với nhóm dinh dưỡng toàn phần qua đường tĩnh mạch có sự khác biệt thống kê (p < 0,001). +Kết luận: Nghiên cứu này gợi ý dinh dưỡng qua sonde mũi dạ dày sớm cần được sử dụng trong viêm tuỵ cấp nặng. +Từ khoá: viêm tuỵ cấp nặng, dinh dưỡng qua sonde mũi dạ dày, dinh dưỡng toàn phần qua đường tĩnh mạch. +Ngoài ra, dinh dưỡng qua sonde cũng đã được nghiên cứu và áp dụng đối với bệnh lý này, nhưng các nguy cơ điều trị so với lợi ích vẫn cần được đánh giá. +Chế độ dinh dưỡng theo công thức được cho qua túi nuôi ăn trọng lực và nhỏ giọt với tốc độ 10 - 50 giọt / phút. +Tính an toàn được đánh giá qua theo dõi diễn tiến lâm sàng (đau bụng và sự dung nạp), các xét nghiệm cận lâm sàng (lipase máu, đường huyết, BUN, Creatinin máu, CRP) và các biến chứng. +Hiệu quả được đánh giá qua sự cải thiện triệu chứng lâm sàng. +Đặt vấn đề: Ghép thận là phương pháp điều trị hiệu quả và phục hồi lại chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối. +Mối liên quan dùng thuốc ức chế miễn dịch và chức năng cương không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). +Khác biệt các chỉ số nội tiết tố sinh dục giữa 2 nhóm không có ý nghĩa (p > 0,05). +Có 25 BN tự chụp được ảnh lúc dương vật đang cương, cho thấy 21 (84%) thẳng, 2 (8%) cong lệch phải, 2 (8%) cong lệch trái, tất cả góc cong đều < 30 o. +Tất cả BN cương được đều cho biết hình thái của dương vật khi cương không ảnh hưởng đến hoạt động giao hợp và không thay đổi so với trước ghép.Bàn luận và kết luận: Sau ghép thận, có sự cải thiện tốt RLC. +Tỉ lệ phục hồi chức năng cương là 67%, số RLC qua loạt nghiên cứu là 33%. +Phương pháp nối động mạch thận ghép và động mạch chậu trong theo kiểu nối tận-tận dễ thực hiện, nhưng phải cắt cột động mạch chậu trong. +Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá chức năng cương và độ cong dương vật sau ghép thận dùng động mạch chậu trong. +Bệnh nhân và phương pháp: Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang. +Chọn bệnh: tất cả các trường hợp bệnh nhân nam có hoạt động tình dục sau phẫu thuật ghép thận có dùngđộng mạch chậu trong đồng ý tham gia nghiên cứu. +Thực trạng và giải pháp cho vấn đề sinh viên đại học y dược chưa thích vao đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh +Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở các Trường Đại học có vai trò rất quan trọng góp phần cùng với Nhà Trường quản lý giáo dục chính trị tư tưởng Sinh viên, giữ gìn trật tự trị an ở Trường học, Ký Túc xá là những nòng cốt các phong trào dạy và học, văn nghệ thể dục thể thao, công tác xã hội, phát hiện và giới thiệu Đoàn viên ưu tú cho Đảng. +Tuy nhiên những năm gần đây đặc biệt là từ khi đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường thì một số Thanh niên Sinh viên các Trường Đại học nói chung và sinh viên Đại học Y Dược nói riêng chưa thích vào Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vì vậy việc tìm ra nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề Sinh viên Đại học Y Dược chưa thích vào Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là mục tiêu mà đề tài đặt ra cần đạt được. +Hiệu quả ðiều trị của bổ sung kẽm cho các trẻ tiêu chảy kéo dài tại bệnh viện nhi ðồng 2 +Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá lợi ích của bồi phụ kẽm nguyên tố trong điều trị tiêu chảy kéo dài (TCKD). +Như vậy bổ sung kẽm nguyên tố cho các trẻ tiêu chảy kéo dài có kẽm huyết thanh ban đầu thấp < 60 m g / dl làm rút ngắn thời gian điều trị và tăng cân. +Một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có kiểm chứng được thực hiện trên 71 trẻ TCKD nhập viện Bệnh viện Nhi đồng 2 từ 3/1999 đến 3/2001. +Ba mươi lăm trẻ thuộc nhóm kẽm được cho uống gluconate kẽm (3 mg / kg / ngày kẽm nguyên tố) và 36 trẻ thuộc nhóm chứng không được uống kẽm. +Cả hai nhóm có những đặc điểm lâm sàng về độ nặng, thời gian, tuổi, tình trạng dinh dưỡng, kẽm huyết thanh, đạm máu không khác nhau ở đầu nghiên cứu. +Kết quả cho thấy nhóm được bổ sung kẽm có kẽm huyết thanh tăng cao hơn nhóm chứng (p < 0,001). +Không có sự khác nhau về độ tăng cân và thời gian điều trị giữa nhóm kẽm và nhóm chứng. +Trong phân nhóm trẻ có kẽm huyết thanh ban đầu giảm rõ (< 60 m g / dl), nhóm được bổ sung kẽm có tăng cân hơn (p < 0,05) và thời gian điều trị rút ngắn hơn trẻ trong nhóm chứng (p < 0,01). +Trong phân nhóm suy dinh dưỡng gầy mòn, bồi phụ kẽm cũng mang lại lợi ích rút ngắn thời gian điều trị (p < 0,05). +Ðộ tăng kẽm huyết thanh sau điều trị có liên quan nghịch chiều với kẽm huyết thanh ban đầu. +Mục tiêu: Xác định tỷ lệ chấn thương sọ não ở trẻ em. +Từ khoá: Chấn thương đầu trẻ em, tai nạn giao thông. +Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả trên 341 trẻ với chẩn đoán bị chấn thương sọ não nhập viện tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 01/04/2015 đến 07/2016. +Kết quả: Tỷ lệ trẻ < 6 tuổi bị chấn thương sọ não chiếm 58%. +Tỷ lệ bé nam là 58,7% và nữ 41,3%. +Tỷ lệ chấn thương nguyên nhân do té chiếm 48,97%, nguyên nhân do tai nạn giao thông chiếm 44,87%. +Tỷ lệ phẫu thuật chiếm 22,3%, tỷ lệ sống bình thường không biến chứng sau chấn thương là 94,1%, để lại di chứng sau chấn thương là 3,2%. +Tỷ lệ tử vong chiếm 2,6%. +Khảo sát tỉ lệ thiếu cơ và các mối liên quan trên bệnh nhân cao tuổi có bệnh tim mạch nội viện +Đặt vấn đề: Thiếu cơ (Sarcopenia) là quá trình giảm khối lượng cơ và giảm hoạt động của khối cơ diễn ra một cách dần dần ở khắp các cơ xương trong cơ thể. Hậu quả là làm tăng tỉ lệ tàn phế, giảm chất lượng cuộc sống và tăng tỉ lệ tử vong. +BMI < 19, tuổi > 80, đái tháo đường và bệnh thận mạn làm tăng tỉ lệ thiếu cơ. +Rối loạn lipid máu làm giảm tỉ lệ thiếu cơ. +Từ khoá: thiếu cơ, cao tuổi, bệnh tim mạch, nội viện +Tuy nhiên, các nghiên cứu về dịch tể của thiếu cơ tại Việt Nam hiện nay chưa khảo sát trên bệnh nhân cao tuổi có bệnh tim mạch nội viện. +Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ thiếu cơ và các mối liên quan ở bệnh nhân cao tuổi có bệnh tim mạch nội viện (bao gồm suy tim, bệnh mạch vành, sau phẫu thuật tim gồm phẫu thuật bắc cầu mạch vành, thay van tim hai lá hoặc van động mạch chủ). +Kết quả: Tỉ lệ thiếu cơ ở bệnh nhân cao tuổi có bệnh tim mạch là 33,3% với độ tuổi trung bình là 73,6 ± 8,3. +Trong đó, suy tim là bệnh có tỉ lệ thiếu cơ cao nhất 43,6%, tiếp theo là bệnh mạch vành 30,3% và cuối cùng là sau phẫu thuật tim 22,2%. +Các bệnh nội khoa đi kèm và các yếu tố nguy cơ tim mạch làm tăng tỉ lệ thiếu cơ là: đái tháo đường (OR = 3,1; KTC 95%: 1,3 – 7,1; p < 0,01), bệnh thận mạn (OR = 4,3; KTC 95%: 1,4 – 13,1; p = 0,011), tuổi > 80 (OR = 3,1; KTC 95%: 1,3 – 7,5; p = 0,01) và BMI < 19 (OR = 12,9; KTC 95%: 3,3 – 50,4; p < 0,01). +Trong khi đó, rối loạn lipid máu làm giảm tỉ lệ thiếu cơ (OR = 0,4; KTC 95%: 0,15 – 0,8; p = 0,017). +Kết luận: Bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh tim mạch có tỉ lệ thiếu cơ cao 33,3%. +Khảo sát thành phần hoá học của lá cây trathespesia populnea l. +Mục tiêu: Chiết xuất, phân lập một số hợp chất chính từ lá cây Tra để làm chất đối chiếu sử dụng trong kiểm nghiệm dược liệu và các thử nghiệm sinh học sau này. +Các chất được phân lập bằng sắc kí cột nhanh và sắc ký cột cổ điển kết hợp với phương pháp kết tinh lại. +Cấu trúc các hợp chất phân lập được xác định bằng các dữ liệu phổ UV, MS và NMR. +Kết quả: Bốn hợp chất TH1, TH2, TH3 và TH4 đã được phân lập từ cao ethyl acetat của lá cây Tra. +Dựa vào các phân tích phổ học kết hợp với so sánh các dữ liệu phổ tương ứng trong các tài liệu tham khảo, 4 hợp chất trên được xác định lần lượt là luteolin-7 - O-bD-glucopyranosid (cynarosid), epicatechin, luteolin và trans-tilirosid. +K��t luận: Các hợp chất phân lập có thể được tiêu chuẩn hoá để làm chất đối chiếu trong kiểm nghiệm cây Tra và phục vụ cho các thử nghiệm sinh học. +Từ khoá: luteolin, luteolin-7 - O-bD-glucopyranosid, cynarosid, epicatechin, trans-tilirosid +Đặc điểm hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở trẻ em tại bệnh viện nhi đồng 2 +Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị và các nguyên nhân trong hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa (TALTMC). +Kết luận: XHTH trên do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản là biến chứng thường gặp nhất trong TALTMC. +Dự phòng XHTH bằng các phương pháp dùng thuốc, nội soi, phẫu thuật. +Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả hàng loạt ca. +Kết quả: Có 68 ca đủ tiêu chuẩn được đưa vào nghiên cứu. +Đa số trẻ dưới 2 tuổi (42,6%). +Triệu chứng lâm sàng: lách to (92,6%), tuần hoàn bàng hệ (61,8%), báng bụng (52,9%), xuất huyết tiêu hoá (XHTH) trên (41,2%). +Cận lâm sàng: 42,6% giảm tiểu cầu; 63,3% bất thường xét nghiệm sinh hoá gan, nội soi tiêu hoá trên 17,6% ca đều có giãn tĩnh mạch thực quản. +Nguyên nhân trước gan chiếm 19,1% gồm 12 ca tắc tĩnh mạch cửa do huyết khối, 1 ca tắc tĩnh mạch gan do u gan. +Nguyên nhân tại gan chiếm 77,9% gồm 53 ca xơ gan. +Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ của dị dạng mạch máu tuỷ +Mở đầu: Dị dạng mạch máu tuỷ sống (DDMMT) là bệnh hiếm gặp. +Tuổi trung bình là 38,46 tuổi, tỷ lệ nam: nữ sấp xỉ 3:1, gặp nhiều nhất là tầng ngực chiếm 42,55%. +Các dấu hiệu trên CHT bao gồm: Dấu hiệu trống do dòng chảy (DHTDDC) gặp 100%, búi dị dạng 31,91%, mạch máu dãn 85,11%, phù tuỷ 87,23%, lớn tuỷ 44,68%, xuất huyết nhu mô tuỷ 21,28%. +Dấu hiệu búi dị dạng gặp trong loại 2-3 nhiều nhất chiếm 76,47% (p < 0,01). +Giá trị chẩn đoán DDMMT của kỹ thuật TWIST: Có 14 trường hợp được thực hiện kỹ thuật TWIST trong đó 9 trường hợp thấy được động mạch nuôi chiếm 64,29% và tất cả chỉ xác định được một mạch máu nuôi. +Đối chiếu chụp MMSHXN xác định đúng số mạch máu nuôi 5/9 trường hợp chiếm 55,56%. Vị trí mạch máu nuôi xác định đúng 6/9 trường hợp với độ chênh lệch ± 1 tầng, chiếm 60% (r: 0,934, p < 0,01). +Kết luận: Có mối liên quan phân bố các đặc điểm lâm sàng - hình ảnh với các dạng DDMMT: Tuổi, dấu hiệu lớn tuỷ, xuất huyết nhu mô tuỷ, mức độ phù, dấu hiệu búi dại dạng. +Bệnh âm thầm tiến triển, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tổn thương tuỷ. +Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ của DDMMT. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả loạt ca những bệnh nhân được chụp CHT, chụp mạch xoá nền chẩn đoán xác định dị dạng mạch máu tuỷ tại bệnh viện (BV) Chợ Rẫy, Đại Học Y Dược (ĐHYD) từ tháng 01 năm 2011 đến tháng 03 năm 2018. +Hiệu quả cắt niêm mạc qua nội soi điều trị polyp không cuống ở dạ dày và đại – trực tràng +Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm của cắt niêm mạc qua nội soi (CNMQNS) trong điều trị polyp không cuống ở dạ dày và đại - trực tràng. +Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. +Kết quả: Có 12 bệnh nhân nam và 31 bệnh nhân nữ. +Trong đó có 4 trường hợp polyp tăng sản, 29 trường hợp polyp tuyến ống, 10 trường hợp loạn sản mức độ thấp ở dạ dày và đại - trực tràng. +Thời gian ổ loét lành sẹo trung bình là 9,8 ± 3,5 ngày. +Kết quả qua theo dõi trong 4 tuần không thấy có biến chứng thủng hoặc chảy máu và không thấy có sót polyp chưa cắt hết. +Kết luận: Những kết quả của chúng tôi cho thấy CNMQNS hiệu quả và an toàn trong điều trị polyp không cuống và ung thư sớm ống tiêu hoá. +Từ khoá: Cắt niêm mạc qua nội soi, polyp không cuống ở dạ dày, polyp dạ dày, polyp đại trực tràng +Đặc điểm lâm sàng và xử trí u ác tính nguyên phát ruột thừa +Đặt vấn đề: U ác tính ruột thừa là bệnh hiếm gặp, chiếm 0,5% bệnh viêm ruột thừa. +Có 2 trường hợp carcinoma tuyến tiết nhầy xâm lấn nhập viện mổ lại. +Chỉ thực hiện được hoá trị sau mổ 1 trường hợp. +Kết luận: Mặc dù u ác tính ruột thừa hiếm gặp, tất cả đều được chẩn đoán dựa vào kết quả giải phẫu bệnh lý sau mổ. +Vì vậy đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng trong chẩn đoán và xử trí trong lúc mổ và theo dõi sau mổ. +Thường được chẩn đoán trong tình huống cắt ruột thừa hay kết quả mô học sau cắt ruột thừa. Thỉnh thoảng u vỡ tạo ổ áp xe khu trú. +Trong nước chưa có nhiều nghiên cứu về bệnh này. +Mục tiêu nghiên cứu: nhằm nêu kinh nghiệm bước đầu trong chẩn đoán và xử trí u ác tính nguyên phát ruột thừa. +Tất cả đều được chẩn đoán nhờ giải phẫu bệnh lý (GPB). +50% trường hợp là carcinoma tuyến tiết nhầy, 50% trường hợp là carcinoma tuyến. +Nghiên cứu về khả năng chi trả chi phí y tế của người dân tại quận 2, quận 4 và quận tân phú, thành phố hồ chí minh +Mở đầu: Đánh giá khả năng chi trả chi phí y tế của người dân là việc làm cần thiết nhằm giúp các nhà quản lý y tế có thông tin để quyết định chi phí của các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ người dân. +Mục tiêu: Tìm hiểu khả năng chi trả chi phí y tế của người dân tại quận 2, quận 4 và quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) năm 2015. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu định tính tiến hành phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm với bộ câu hỏi bán cấu trúc trên mẫu chọn có chủ đích. +Kết quả: Hầu hết đối tượng nghiên cứu cho rằng chi phí khám chữa bệnh là tương đối phù hợp. +Người bệnh có khả năng chi trả chi phí khám chữa bệnh dao động lớn từ vài chục nghìn đồng cho đến hai triệu đồng một đợt điều trị. +Chi phí điều trị của bệnh nhân có bảo hiểm y tế (BHYT) thường thấp hơn nhiều so với bệnh nhân điều trị dịch vụ. +Kết luận: Nhu cầu sử dụng dịch vụ bác sĩ gia đình (BSGĐ) là khá lớn và bệnh viện cần truyền thông đến người dân để họ có cơ hội chăm sóc sức khoẻ tốt hơn và góp phần hạn chế tình trạng quá tải ở các bệnh viện lớn. +Từ khoá: khả năng chi trả, chi phí y tế, kinh tế y tế +Đánh giá mức độ tổn thương thần kinh tự chủ trên bệnh nhân parkinson +Kết quả: Tỷ lệ tổn thương thần kinh tự chủ trong bệnh Parkinson là 8,3 – 55% tuỳ theo test thực hiện, trong đó bất thường cao nhất là ở test biến thiên huyết áp với vận động thể lực đẳng trường (55%). +Có mối liên quan giữa mức độ tổn thương thần kinh tự chủ và mức độ nặng của bệnh theo phân độ Hoehn & Yahr sửa đổi (p = 0,001), cũng như theo thang điểm UPDRS phần III (hệ số tương quan Pearson r = 0,537, p < 0,001). +Kết luận: Tổn thương thần kinh tự chủ trong bệnh Parkinson ở mức độ nhẹ, ảnh hưởng trên cả hệ giao cảm và đối giao cảm. +Có mối liên quan giữa mức độ tổn thương thần kinh tự chủ và mức độ nặng của bệnh. +Từ khoá: bệnh Parkinson, test thần kinh tự chủ, chức năng giao cảm, chức năng đối giao cảm. +Mục tiêu: Xác định tỷ lệ tổn thương và mức độ tổn thương thần kinh tự chủ trên bệnh nhân Parkinson dựa trên các test; quan sát mối liên quan giữa mức độ tổn thương thần kinh tự chủ và độ nặng của bệnh Parkinson. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả, trên 60 bệnh nhân Parkinson tại bệnh viện Chuyên Khoa Ngoại Thần Kinh Quốc Tế, từ 9-2013 đến 6-2014. +Chẩn đoán bệnh Parkinson dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán Ngân Hàng Não của Hội Bệnh Parkinson Anh Quốc. +Trong nghiên cứu, chức năng đối giao cảm được đánh giá bằng test biến thiên nhịp tim theo tư thế và theo hít thở sâu. +Chức năng giao cảm được đánh giá bằng các test ghi đáp ứng giao cảm da, biến thiên huyết áp theo tư thế, sau vận động thể lực đẳng trường và kích thích lạnh. +Tán sỏi qua da trong sỏi thận tái phát +Từ khoá: Tán sỏi thận qua da (TSTQD); Sỏi thận tái phát; Soi thận tán sỏi lần hai +Lâm sàng và cận lâm sàng của 57 ca tràn dịch màng phổi mạn tính do lao và ung thư được xác định qua soi màng phổi ống mềm +Nhờ soi màng phổi ống mềm, sinh thiết đã chẩn đoán xác định 39 ung thư và 18 lao. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng có một số điểm chú ý: thường gặp tuổi > 40 tuổi, hội chứng trung thất và ngón dùi trống uỵ̉ nguyên nhân ung thư với Se= 8-10%, SP= 100%. +Từ khoá: tràn dịch màng phổi, lao, ung thư, soi màng phổi +Đặt vấn đề: Stress, lo âu, trầm cảm là những vấn đề sức khoẻ tâm thần thường gặp trong cuộc sống. +Từ khoá: lo âu, trầm cảm, học sinh, DASS-21, Hậu Giang +Các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam và trên thế giới cho thấy tình trạng các rối loạn này ở học sinh đang ở mức khá cao. +Việc xác định tình trạng các rối loạn sức khoẻ tâm thần phổ biến hiện nay của học sinh trường trung học phổ thông (THPT) chuyên Vị Thanh là hết sức cần thiết, để trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp dự phòng phù hợp nhất. +Đặc điểm dịch tể học, lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân hemophilia và von willebrand tại bệnh viện truyền máu huyết học tp. hcm từ 4/2014 đến 10/2014 +Tỷ lệ bệnh Hemophilia mức độ trung bình chiếm đa số (63,22%) trong đó (Hemophilia A, B lần lượt là 63,51% và 61,54%). +Kết luận: Hemophilia và Von Willebrand là những bệnh lý rối loạn đông máu di truyền nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời có thể để lại di chứng ở cơ, khớp, não … Vì vậy chúng ta cần hiểu rõ hơn về đặc điểm của bệnh để kịp thời phát hiện và điều trị nhằm nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân Hemophilia và Von Willebrand. +Từ khoá: Hemophilia, von Willebrand, dịch tể, lâm sàng, cận lâm sàng. +Kết quả: Có 174 bệnh nhân được chẩn đoán Hemophilia (98,86%) và 2 bệnh nhân chẩn đoán Von Willebrand (1,14%). +Tuổi lúc đến khám bệnh chủ yếu là trên 16 tuổi (55,75%) trong đó (Hemophilia A chiếm 52,7% và Hemophilia B chiếm 73,07%). +Đa số bệnh nhân đến khám là Hemophilia A: 85,05%; Hemophilia B: 14,95%. +Bệnh nhân cư ngụ hầu như ở các tỉnh thành từ miền Trung, Tây Nguyên trở vào miền Nam, trong đó tỷ lệ cao nhất là Tp. +Hồ Chí Minh (37,35%). +Hơn ½ trong số bệnh nhân có tiền căn gia đình (54,55%). +Đa số các đợt xuất huyết là tự phát (Hemophilia A, B, Won Willebrand lần lượt là 62,84%; 61,54% và 100%). +Mục tiêu: so sánh hiệu quả thông khí và tính ổn định huyết động học giữa mặt nạ thanh quản Proseal (LMA-P) với nội khí quản. +Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu, so sánh- +Kiểm chứng, trên 114 bệnh nhân tuổi ≥ 18, ASA I, II, +Được chia thành hai nhóm cho LMA-P và NKQ, một cách ngẫu nhiên. chọn cỡ LMA-P số 3 hoặc 4, NKQ số 7-7,5, +Thu thập các số liệu: mạch, huyết áp tối đa (HATĐ), huyết áp (HATT), áp lực đường thở, SpO2 và ETCO2, biến chứng trong và sau gây mê +Kết quả: các thông số về thông khí và huyết động trong gây mê giữa LMA-P và NKQ là: SpO2 99,94 ± 0.22% và 99,98 ± 0,13%, +Kết luận: không có sự khác biệt giữa hai nhóm về sự thông khí và huyết động cũng như các biến chứng. +Nghiên cứu giải phẫu động mạch mũ trên người việt nam +Đặt vấn đề: Bệnh động mạch vành là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở các nước phát triển và hiện nay đang có xu hướng tăng lên ở các nước đang phát triển. +Kết luận: Động mạch mũ thường xuất phát từ thân chung động mạch vành trái nhưng cũng có thể xuất phát từ động mạch chủ. +Động mạch mũ có thể kết thúc ở mặt trước thất trái, tại bờ trái tim, giữa bờ trái và Crux hoặc tại Crux. +Nó cho các nhánh cung cấp máu cho thất trái và nhĩ trái như nhánh trước thất trái, nhánh bờ trái, nhánh sau thất trái, nhánh nhĩ trái và đôi khi cho nhánh gian thất sau. +Từ khoá: thân chung động mạch vành trái, động mạch mũ, động mạch gian thất trước, nhánh bờ trái, điểm Crux. +Kiến thức về giải phẫu động mạch vành là rất quan trọng và cần thiết trong các kỹ thuật chẩn đoán, điều trị bệnh động mạch vành. +Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm giải phẫu động mạch mũ. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 125 quả tim lấy từ tử thi được ướp dung dịch formol tại bộ môn Giải phẫu học, Đại học Y Dược TP.HCM. +Kết quả: Trong 125 trường hợp nghiên cứu, có 4 trường hợp không có động mạch mũ (ĐMM), chiếm tỷ lệ 3,2%. +Hầu hết ĐMM xuất phát từ thân chung động mạch vành trái, chỉ có 0,8% xuất phát từ động mạch chủ. +Đường kính trung bình của ĐMM tại nguyên uỷ là 3,33 ± 0,67 mm. +46,28% ĐMM kết thúc tại bờ trái, 45,46% tại vị vị trí giữa bờ trái và Crux, 4,13% tại mặt trước thất trái và 4,13% trường hợp kết thúc tại Crux. +97,53% trường hợp ĐMM cho nhánh trước thất trái; 100% cho nhánh bờ trái; 20,66% cho nhánh sau thất trái; 4,13% cho nhánh gian thất sau và chỉ có 0,83% cho nhánh sau thất phải. +Đánh giá 12 năm điều trị đau sau phẫu thuật ở trẻ em +Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả và sự an toàn của các phương pháp điều trị đau sau mổ tại bệnh viện Nhi Đồng II trong 12 năm qua. +Kết luận: Phối hợp các loại thuốc giảm đau với Morphine, cũng như phối hợp gây mê và gây tê ngoài màng cứng trên bệnh nhi chịu phẫu thuật lớn an toàn, hiệu quả. +Để giảm đau hữu hiệu cần đánh giá đau đúng, kiểm soát đau sớm, duy trì huấn luyện điều trị đau và phát triển khoa giảm đau là mục tiêu trong tương lai. +Phương pháp: hồi cứu, mô tả có phân tích. Kết quả: Từ tháng 06/1996 - 10/2007 có 8 nghiên cứu được thực hiện trên 961 BN ASA I - III. +Trong đó thuốc giảm đau Nalbuphine, Morphine được sử dụng cho trẻ trên 6 tháng, tiêm hay truyền tĩnh mạch 48giờ sau mổ. +Gây tê vùng, tê xương cùng, tê ngoài máng cứng cho trẻ trên 1 tháng, với Bupivacaine đơn thuần hay phối hợp với: Morphine, Fentanyl hay Clonidine tiêm từng liều hay truyền liên tục 24 - 48giờ. +Các tai biến như thủng màng cứng, buồn nôn, ói, ngứa, tụt HA, tiểu chậm xảy ra thấp hơn nhiều so với y văn. +Không có trường hợp nào bị suy hô hấp, nhiễm trùng catheter. +Chăm sóc sau phẫu thuật điều trị ung thư dương vật tại khoa ung bướu - bvđk tw cần thơ. +Qua nghiên cứu tiền cứu chăm sóc sau phẫu thuật điều trị ung thư dương vật cho 36 bệnh nhân tại Khoa Ung Bướu BVĐK TW Cần Thơ từ tháng 10/2001 đến tháng 10/2005, chúng tôi đa nhận thấy: Phương pháp điều trị chủ yếu là phẫu thuật đoạn dương vật và nạo hạch bẹn 2 bên có 27 trường hợp chiếm 75%, 04 trường hợp (11, 1%) được phẫu thuật YOUNG, 05 trường hợp (13, 9%) chỉ đoạn dương vật đơn thuần vì lớn tuổi và có nhiều bệnh mãn tính.Tỷ lệ biến chứng chung là 50%, các biến chứng sau phẫu thuật là chảy máu mỏm cắt 01 trường hợp (2, 7%), nhiễm trùng vết mổ 02 trường hợp (5, 6%), hoại tử vạt da 05 trường hợp (13, 7%), hở da 7 trường hợp (19, 7%), tụ dịch bạch huyết 02 trường hợp (5, 6%), phù bìu, phù chân 01 trường hợp (2, 7%). +Việc chăm sóc và điều dưỡng sau phẫu thuật là rât quan trong, góp phần làm giảm tỷ lệ biến chứng, bệnh nhân mau lành vết thương và trở lại cuộc sống bình thường +Kết quả phẫu thuật longo điều trị trĩ trên bệnh nhân lớn tuổi +Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả của phương pháp mới này trên những bệnh nhân lớn tuổi tại bệnh viện Thống Nhất. +Phương pháp: hồi cứu 145 bệnh nhân có trĩ độ 3 và 4 được phẫu thuật Longo từ 1/2009 đến 10/2011. +Chúng tôi đánh giá tỉ lệ biến chứng và thời gian dùng thuốc giảm đau sau mổ. +Kết quả: nam chiếm 75,9%, tuổi trung bình 70,9. +Thời gian phẫu thuật trung bình 37,8 phút (20-70). +Tất cả bệnh nhân đều chuyển sang thuốc uống sau 3 ngày. +Kết luận: phẫu thuật Longo là một phương pháp an toàn, ít đau nên lượng thuốc giảm đau sử dụng ít và sớm xuất viện ở những bệnh nhân lớn tuổi. +Nghiên cứu viêm phúc mạc ruột thừa: nội soi và mổ mở +Tổng quan: Nhiều nghiên cứu trong nước cũng như ngoài nước đã thực hiện mổ nội soi viêm phúc mạc ruột thừa. +Chẩn đoán dựa vào thời gian đau, phản ứng thành bụng và bạch cầu cao. +Phẫu thuật: 3 lỗ vào (10 mm, 10mm, 5 mm) cho phẫu thuật nội soi; đường rạch da 4 -7 cm cho phẫu thuật mở. Xử lý thương tổn giống nhau giữa 2 nhóm: cắt ruột thừa không vùi gốc, dẫn lưu. +Chăm sóc hậu phẫu giống nhau giữa 2 nhóm. +Kết quả: Trong thời gian trên, chúng tôi ghi nhận 2481 trường hợp viêm ruột thừa được phẫu thuật, trong đó có 897 (36,15%) trường hợp viêm phúc mạc. Chỉ tính viêm phúc mạc, phẫu thuật nội soi là 743 trường hợp, chiếm tỉ lệ 82,83% (chuyển mổ mở là 93 trường hợp, chiếm tỉ lệ 12,51%); mổ mở là 154 trường hợp, chiếm tỉ lệ 18,74% (viêm phúc mạc 73, apxe 81). +Tỉ lệ nam nữ gần bằng nhau, tuổi trung bình ở nam là 35, ở nữ là 37. +Kết quả Mổ NS Mổ mở p Thời gian mổ trung bình (phút) 70,38 (30-100) 65 (30-140) 0,08 Biến chứng * 3,09% (23/7 43) 4,54% (7/1 54) 0,36 Mổ lại * 0,26% (2/7 43) 1,29% (2/1 54) 0,08 Thời gian TB phải chích thuốc giảm đau sau mổ 2,2 ngày (1-3) 3,3 ngày (2-4) 0,09 Thời gian nằm viện TB sau mổ 4,3 ngày (2-38) 5 ngày (3-25) 0,08 Kết luận: Mặc dù thời gian mổ dài hơn, tốn kém nhiều, mổ nội soi có lợi hơn mổ mở nhờ ít biến chứng, ít đau, sẹo nhỏ, nằm viện ngắn. +Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học của ung thư môi +Tỷ lệ các độ mô học 1, 2, 3, 4 của UTBMTBV tương ứng là 64%; 28%; 8%; 0%. +Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu trên 60 BN UTM đã được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện K Hà Nội từ tháng 1/2002 đến tháng 12/2008. +Kết quả và kết luận: Tuổi của bệnh nhân (BN) thấp nhất là 13, cao nhất là 84, tuổi trung bình là 65,17; nhóm tuổi > 50 chiếm 90%. +Có 88,3% số BN vào viện vì khối u môi. +Thời gian bị bệnh trung bình là 19,4 tháng. +Ung thư biểu mô tế bào vảy (UTBMTBV): 83,3%; ung thư biểu mô tế bào đáy (UTBMTBĐ): 10%; ung thư biểu mô tuyến (UTBMT): 5,0%; u hắc tố ác tính: 1,7%. +Đặt vấn đề: Bạo lực học đường (BLHĐ) hiện đang là vấn đề nổi cộm ở Việt nam, nhiều vụ bạo lực học đường nghiêm trọng đã xảy ra trong thời gian gần đây.Mục tiêu: nghiên cứu nhằm xác định tỉ lệ HS có hành vi BLHĐ, tỷ lệ HS có kiến thức, thái độ đúng về BLHĐ; và xác định các mối liên quan giữa yếu tố bản thân gia đình, nhà trường và xã hội với hành vi BLHĐ của HS.Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trong tháng 04/2010 trên 493 học sinh trường THCS Lê Lai Q 8. +Thông tin được thu thập bằng phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt các em học sinh sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn.Kết quả: Tỉ lệ học sinh tham gia đánh nhau trong 6 tháng trước điều tra là 13,2%, mang vũ khi tới trường 5,9%, đe doạ HS khác 12,2% và mắng chửi nhau là 36,9%. +Tỷ lệ HS có kiến đúng về BLHĐ rất thấp chỉ từ 3% đến 8,7%. +Các đặc tính cá nhân, gia đình, nhà trường và xã hội đều có liên quan rất lớn đến hành vi bạo lực của HS. +Đặc biệt, tỷ lệ học sinh đã từng bị bạo lực, gia đình có sử dụng bạo lực, hay bạn bè có sử dụng bạo lực có hành vi bạo lực cao gấp 1,9 lần, 1,4 lần, hay 2,1 lần so với những học sinh chưa từng bị bạo lực, gia đình không sử dụng sử dụng bạo lực hay bạn bè không sử dụng bạo lực 2,1 lần.Kết luận: Tỷ lệ học sinh có hành vi bạo lực tại trường THCS Lê Lai là khá cao và có mối liên quan giữa các yếu tố gia đình, nhà trường và xã hội lên hành vi BLHĐ của HS. +Kết quả bước đầu can thiệp nội mạch điều trị dị dạng động tĩnh mạch não tại bệnh viện chợ rẫy +Mục tiêu: Dị dạng động tĩnh mạch não là sự kết nối bất thường động mạch và tĩnh mạch, nguy cơ xuất huyết hàng năm lên đến 4% nếu không được điều trị. +Từ khoá: Dị dạng động tĩnh mạch não, tắc hoàn toàn, can thiệp nội mạch. +Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là báo cáo kinh nghiệm ban đầu điều trị dị dạng động tĩnh mạch não bằng can thiệp nội mạch. +Đối tượng và phương pháp: Bệnh nhân (BN) được can thiệp nội mạch điều trị dị dạng động tĩnh mạch não tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 06/2014 đến tháng 12/2016, với kỹ thuật thực hiện: chụp mạch mạch xoá nền xác định dị dạng động tĩnh mạch não, tiếp cận ống thông qua đường động mạch đến ổ dị dạng và tiến hành thuyên tắc bang các vật liệu thuyên tắc như onyx, n-BCA, PHIL hay coils. +Hiệu quả và độ an toàn được đánh giá dựa vào các biến: tắc hoàn toàn, tăc bán phần ổ dị dạng, tỉ lệ thành công thủ thuật, cải thiện lâm sàng, biến chứng thủ thuật. +Kết quả: Với 30 bệnh nhân, thủ thuật với tắc 55 cuống động mạch nuôi, từ 1-3 cuống nuôi cho một bệnh nhân. Giảm kích thước trung bình của ổ dị dạng đạt 73%. +Tăc hoàn toàn ổ dị dạng đạt 11 bệnh nhân (36,7%), giảm kích thước ổ dị dạng dưới 3 cm đối với những AVM lớn đạt 76,7% và tắc bán phẫn AVM sau đó được theo dõi bắc cấu bởi phẫu thuật hay xạ trị. +Biến chứng gặp trong 2 bệnh nhân với 1 trường hợp có thiếu hụt thần kinh và một trường xuất huyết não (3,3%), không có trường hợp nào tử vong. +Kết quả đặt mạch máu nhân tạo bằng ptfe để chạy thận nhân tạo tại bệnh viện nhân dân 115 +Mở đầu: Suy thận mãn có tỷ lệ ngày càng tăng trong cộng đồng. +100% các bệnh nhân chúng tôi đặt Graff kiểu thẳng ở cánh tay (giữa động mạch cánh tay và tĩnh mạch nền), với chất liệu Graff bằng PTFE, vô cảm là tê đám rối và tê tại chỗ. +Thời gian mổ trung bình 94,85 phút (75-125 p). +Lưu lượng và việc sử dụng Graff tốt. +Thời hạn sử dụngGraff: 1bệnh nhân chỉ dùng 9 tháng, 2 bệnh nhân dùng 2 năm, các bệnh nhân khác sử dụng cho tới nay đều tốt. +Đây là phương pháp dễ chọc kim để CTNT, sớm sử dụng, đủ lưu lượng máu để CTNT. +Việc điều trị bằng chạy thận nhân tạo vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất hiện nay tại Việt Nam. +Nguyên nhân thất bại với mổ tạo lỗ dò kinh điển chủ yếu do xơ hẹp tĩnh mạch và thrombus. +Trong 10 năm qua, gây tê vùng cho trẻ em đã được áp dụng rộng rãi hơn do đánh giá đúng vấn đề vô cảm trẻ em. +Được xem như một thủ thuật dễ thực hiện nhưng an toàn và có hiệu quả, gây tê khoang xương cùng là loại gây tê vùng áp dụng phổ biến nhất trong phẫu thuật nhi. +Từ tháng 2/2002 đến tháng 11/2002, chúng tôi đã áp dụng 72 trường hợp gây tê khoang xương cùng cho phẫu thuật chỉnh hình nhi chi dưới, nhận thấy kết quả rất khả quan và có thể thực hiện ở tuyến trước +Sự hài lòng của khách hàng với quy trình khám chữa bệnh tại khoa khám bệnh bệnh viện bệnh nhiệt đới thành phố hồ chí minh năm 2010 +Đặt vấn đề: Một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng của bệnh viện là dựa trên sự hài lòng của khách hàng - bệnh nhân. +Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả khảo sát trên 355 khách hàng - bệnh nhân đến khám tại khoa khám bệnh, bệnh viện Nhiệt Đới trong tháng 05/2010. +Các thông tin về nhân khẩu học và sự hài lòng được thu thập bằng bộ cẩu hỏi phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt.Kết quả: Tỷ lệ khách hàng - bệnh nhân hài lòng với hoạt động của khoa khám chữa bệnh đạt 98%, trong đó khâu Khám bệnh có tỷ lệ hài lòng cao nhất 94,9%; ngược lại khâu Tiếp nhận có tỷ lệ hài lòng thấp nhất 72,4%. +Kết luận: Tỷ lệ khách hàng - bệnh nhân hài lòng với quy trình khám chữa bệnh của khoa Khám bệnh bệnh viện Nhiệt Đới là khá cao, chủ yếu là về thái độ của nhân viên y tế tại đây. +Tuy nhiên, cách tổ chức các khâu công việc cũng như bố trí các phòng chức năng vẫn chưa thực sự hợp lý và thuận lợi cho khách hàng lẫn nhân viên y tế. +Mục tiêu: Xác định tỉ lệ nguy cơ suy dinh dưỡng (SDD) cấp tính ở bệnh nhi nội trú tại bệnh viện Nhi đồng 2, tỉ lệ đo chiều cao chính xác, tỉ lệ hoàn thành trong 48 giờ và đánh giá chính xác phiếu sàng lọc, ghi nhận tình trạng ăn uống trong hồ sơ, ghi mã số chế độ ăn. +Kết luận: Tỉ lệ hoàn thành phiếu tầm soát nguy cơ SDD cho BN nội trú năm 2020 cao nhưng tính chính xác chưa tốt, tỉ lệ ghi mã số chế độ ăn và tình trạng ăn uống của BN còn thấp. +Cần có kế hoạch tái huấn luyện và kiểm tra việc đánh giá và hỗ trợ dinh dưỡng cho bệnh nhân nội trú. +Cần có nhân sự và phương tiện làm việc cho bộ phận dinh dưỡng lâm sàng để đáp ứng nhu cầu hỗ trợ dinh dưỡng cho bệnh nhân nội trú. +Từ khoá: tầm soát suy dinh dưỡng cho BN nội trú, suy dinh dưỡng ở bệnh nhân nội trú +Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang phân tích ở 935 bệnh nhi điều trị nội trú ít nhất 48 giờ tại 3 nhóm khoa Nội Tổng quát, nội chuyên khoa, ngoại của bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2020. +Kết quả: Nghiên cứu tiến hành ở 935 bệnh nhi điều trị nội trú ít nhất 48 giờ tại 3 nhóm khoa nội tổng quát, nội chuyên khoa, ngoại của bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2020. +Tỉ lệ đo chiều cao chính xác 47,5%. +Chỉ 33% bệnh nhân được đánh giá chính xác cả 5 chỉ số trong bảng tầm soát nguy cơ. +Có 79,4% BN có nguy cơ SDD cấp tính, cao nhất ở các khoa nội chuyên khoa (93%). +Có 10,5% BN có nguy cơ SDD cấp tính mức độ nặng, cao nhất ở các khoa Nội chuyên khoa (20,5%). +Điều trị nang ống mật chủ hoại tử thủng với viêm phúc mạc mật: phẫu thuật một thì so với hai thì +Mục tiêu: Trong điều trị nang ống mật chủ hoại tử thủng với viêm phúc mạc mật, lựa chọn giữa phẫu thuật hai thì và phẫu thuật một thì vẫn còn là vấn đề nhiều tranh luận. +Kích thước trung bình của nang ống mật chủ là 54 ± 49 mm (dao động: 15mm đến 180 mm). +Trước tháng 2/2008, chỉ có 1/5 ca (20%) được mổ 1 thì nhưng sau đó cả 14/14 ca (100%) được mổ 1 thì. +Không có khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm bệnh nhân được mổ 1 thì hoặc 2 thì về đặc điểm bệnh nhân, thời gian bị bệnh, các biểu hiện lâm sàng và kích thước của nang. +Thời gian nằm viện trung bình sau mổ của nhóm bệnh nhân được mổ 1 thì là 8,0 ± 2,8 ngày. +Không có trường hợp nào bị rò miệng nối, không có tử vong. +Tất cả các bệnh nhân được ra viện trong tình trạng sức khoẻ tốt.Kết luận: Phẫu thuật 1 thì điều trị nang ống mật chủ hoại tử thủng với viêm phúc mạc mật là phẫu thuật an toàn, khả thi, cho kết quả tốt và nên là lựa chọn thường qui ở các trung tâm phẫu thuật nhi có kinh nghiệm. +Mục đích của nghiên cứu này là tổng kết kinh nghiệm của các tác giả trong điều trị nang ống mật chủ hoại tử thủng với viêm phúc mạc mật, đặc biệt với phẫu thuật một thì.Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu tất cả các bệnh nhân được phẫu thuật điều trị nang ống mật chủ hoại tử thủng với viêm phúc mạc mật tại Bệnh viện Nhi Trung Ương từ tháng 5/2005 đến tháng 4/2011. +Các dữ liệu được phân tích bao gồm đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán, cách thức phẫu thuật và kết quả điều trị. +Lựa chọn phương pháp phẫu thuật tuỳ thuộc vào phẫu thuật viên. +Trong phẫu thuật 2 thì, ở thì 1 bệnh nhân được dẫn lưu đường mật (thực hiện bằng cách đặt dẫn lưu túi mật hoặc trực tiếp vào nang ống mật chủ), rửa và dẫn lưu ổ bụng; phẫu thuật thì 2 cắt nang ống mật chủ và nối ống gan chung-hỗng tràng Roux-en-Y được thực hiện sau 1-2 tháng. +Trong phẫu thuật 1 thì, bệnh nhân được mổ cắt nang, nối ống gan chung-hỗng tràng Roux-en-Y cùng với rửa và dẫn lưu ổ bụng trong một lần, không đặt dẫn lưu đường mật.Kết quả: Có 19 bệnh nhân thuộc diện nghiên cứu, tuổi trung bình 2,6 ± 2,9 tuổi (dao động 2 tháng đến 9 tuổi), trẻ gái chiếm 73,7%. +Biểu hiện lâm sàng bao gồm đau bụng, chướng bụng ở 94,7%, nôn 89,5%, sốt 68,4%, vàng da và phân bạc màu 26,3%, nắn bụng đau 100%, cảm ứng phúc mạc 73,7%, sờ thấy khối 21,1%. +Thời gian có các triệu chứng cấp tính dao động từ 1 đến 30 ngày (trung bình 5.4 ± 6.5 ngày). +Nghiên cứu ảnh hưởng của siêu lọc lên nhu cầu truyền máu trong phẫu thuật tim có tuần hoàn ngoài cơ thể +Đặt vấn đề: Siêu lọc có hiệu quả trong hạn chế pha loãng máu và giảm các ảnh hưởng bất lợi khác của tuần hoàn ngoài cơ thể, được dùng thường quy trong phẫu thuật tim trẻ em. +Thời gian nằm viện giảm (siêu lọc 19,3 ngày; chứng 21,8 ngày; p = 0,03). +Không có khác biệt về lượng máu mất sau mổ, tỷ lệ truyền máu sau mổ và biến chứng hậu phẫu, tử vong. +Kết luận: Siêu lọc có hiệu quả trong tỷ lệ truyền máu trong mổ, giảm thời gian nằm viện; không có ảnh hưởng rõ ràng lên lượng máu mất sau mổ và các biến chứng hậu phẫu. +Từ khoá: Phẫu thuật tim mở, tuần hoàn ngoài cơ thể, siêu lọc, truyền máu. +Mục đích nghiên cứu là xem ảnh hưởng của siêu lọc lên nhu cầu truyền máu trong phẫu thuật tim mở người lớn. +Ðối tượng phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu thực nghiệm lâm sàng có đối chứng. +213 bệnh nhân người lớn (≥ 18 tuổi), chỉ số Euroscore ≥ 5, NYHA II, III, phẫu thuật tim chương trình có tuần hoàn ngoài cơ thể, tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 12/2013 - tháng 3/2016 chia làm 2 nhóm: nhóm dùng siêu lọc và nhóm chứng. +Tuần hoàn ngoài cơ thể thực hiện với máy HL20, phổi nhân tạo dạng màng, bộ siêu lọc HPH 400 Mintech. +Biến số nghiên cứu chính: tỷ lệ truyền máu trong mổ. +Biến số nghiên cứu phụ: Thời gian nằm viện, tỷ lệ truyền máu sau mổ, lượng máu mất sau mổ, các biến chứng hậu phẫu. +Kết quả: Tỷ lệ truyền máu trong mổ của nhóm siêu lọc giảm so với nhóm chứng (33,3% so với 68,5%, p < 0,001). +Điều trị sỏi túi mật bằng phẫu thuật cắt túi mật nội soi trong ngày +Mục tiêu: Xác định tính khả thi và sự an toàn của cắt túi mật nội soi (CTMNS) trong ngày trong điều trị sỏi túi mật (STM). +14 bệnh nhân (56%) có trung tiện lại trước khi ra viện. +Chỉ có 1 bệnh nhân (4%) nhập viện lại vì đau và có biến chứng tụ dịch nhưng đáp ứng tốt với điều trị nội. +24 bệnh nhân (96%) hài lòng với cách điều trị. +Kết luận: Ở những bệnh nhân được chọn lựa kỹ, CTMNS có thể được thực hiện như một phẫu thuật trong ngày an toàn và hiệu quả. +Phương pháp: Đây là nghiên cứu tiền cứu trong thời gian 1 năm (7/2005 - 6/2006) tại Bệnh viện Hoàn Mỹ. +Bệnh nhân được chọn cho nghiên cứu là những người bị STM có triệu chứng, tuổi dưới 70, ít có nguy cơ về gây mê (ASA 1 và 2). +CTMNS được thực hiện theo kỹ thuật 3 trocar. +Không có thăm dò ống mật chủ trong mổ cũng không có dẫn lưu dưới gan sau mổ. +Kết quả: Có 25 bệnh nhân bao gồm 22 nữ và 3 nam, tuổi trung bình 48 (nhỏ nhất 32, lớn nhất 68). +Thời gian trung bình từ lúc vào viện đến lúc mổ là 4,7 giờ (sớm nhất 1 giờ, muộn nhất 10 giờ). +Thời gian mổ trung bình là 52 phút (thay đổi từ 35 đến 100 phút). +Thời gian nằm viện sau mổ trung bình là 14 giờ. +Biến chứng trên ống niệu đạo ở nhóm trẻ có mô VXGS “phát triển kém ” là 16,1% cao hơn ở nhóm trẻ có mô VXGS“ phát triển tốt ” là 1,5% (với p= 0,005). +Kết luận: Kỹ thuật tạo hình mô vật xốp giảm sản giúp thêm lớp che phủ bảo vệ niệu đạo mới và tái tạo niệu đạo mới về gần cấu trúc giải phẫu bình thường hạn chế rò niệu đạo. +Kết quả sau mổ khá tốt với biến chứng thấp. +Cho thấy, mô vật xốp giảm sản có hiệu quả trong hạn chế rò niệu đạo sau mổ. +Từ khoá: miệng niệu đạo thấp, vật xốp giảm sản, tạo hình vật xốp giảm sản +Tạo hình niệu đạo (NĐ) kiểu Duplay (khi sàn NĐ dạng khe) hoặc kiểu Snodgrass (khi sàn NĐ dạng phẳng). +Tạo hình niệu đạo kiểu Duplay 60 trẻ (49,2%), Snodgrass 62 trẻ (50,8%) được áp dụng. +Nhóm trẻ có qui đầu nhỏ (< 14 mm) chiếm 42 trẻ (34,4%), qui đầu bình thường (³ 14 mm) là 80 trẻ (65,6%). +Nhóm trẻ có mô VXGS “phát triển tốt ” là 66 trẻ (54,1%), mô VXGS“ phát triển kém ” là 56 trẻ (45,9%). +Nhóm trẻ với qui đầu nhỏ có mô VXGS “phát triển kém ” chiếm 85,7% cao hơn nhóm trẻ có qui đầu bình thường có mô VXGS“ phát triển kém ” là 20,5% (với p= 0,0001). +Thời gian theo dõi sau mổ 17 tháng (6 -28 tháng). +Biến chứng chung sau mổ là 8,2%: rò niệu đạo 6,6%, tụt miệng niệu đạo 1,6%. +Đánh giá chức năng bàng quang trong điều trị chấn thương cột sống liệt tuỷ cấp tính có ứng dụng ghép tế bào gốc trung mô nguồn gốc mô mỡ tự thân +Từ khoá: Chấn thương tuỷ sống, tế bào gốc, bàng quang thần kinh +Kết quả: Số cơn co bóp không tự chủ của nhóm điều trị là 0,4 ± 0,221 thấp hơn nhóm đối chứng là 2,3 ± 0,300, sự khác biệt này là có nghĩa thống kê (p < 0,05). +Tuy nhiên, không thấy sự cải thiện có ý nghĩa về các chỉ số Pdetmax, MCC và độ giãn nở bàng quang tại thời điểm 6 tháng sau cấy ghép tế bào so với nhóm chứng (p > 0,05). +Pdetmax < 40 cmH2O tại thời điểm 3 tháng chiếm tỷ lệ cao hơn thời điểm 6 tháng nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05). +Kết quả cho thấy sự yếu kém trong chăm sóc bàng quang thần kinh sau cấy là lý do khiến một số thông số niệu động học không có sự cải thiện so với nhóm chứng. +Tìm hiểu tính kháng thuốc kiểu gen của hiv-1trên bệnh nhân chưa điều trị arv tại thành phố hồ chí minh +Mở đầu: Các chủng HIV-1 đột biết kháng thuốc thoạt đầu xuất hiện bên trong một người bệnh đang được điều trị thuốc ARV, tạo nên hiện tượng kháng thuốc mắc phải (ADR = Acquired Drug Resistance); sau đó chúng có khả năng lây nhiễm vào người bệnh mới chưa từng điều trị, tạo nên hiện tượng kháng thuốc tiên phát (TDR = Transmitted Drug Resistance). +Tần suất của đột biến kháng thuốc NRTI là 20 trường hợp (9,2%), NNRTI là 10 (7,8%), và PI là 7 (3,3%). +Các đột biến được ghi nhận nhóm NRTIlà L74I, M 184 V / I, K219Q, T 69 N / S, T215D, M184V, T 69 N; NNRTI là K 103 N / T, E138A, Y181C, G190A, V106I, Y181C, V 106 I; PI là M46I, M36I, H69K. +Kết luận: Tỷ lệ các chủng HIV-1 đột biến kháng thuốc tiếp tục tăng cao so với các nghiên cứu trước, hình thái đột biến đa dạng hơn. +Từ khoá: HIV-1, kháng thuốc tiên phát, kháng thuốc thứ phát, ADR, TDR, NRTI, NNRTI, PI. +Tỷ lệ TDR ngày càng tăng trong nhóm người bệnh mới càng làm tăng nguy cơ thất b���i điều trị. +Phương pháp: Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp mô tả, tiền cứu, thực hiện tại Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới TP. Hồ Chí Minh từ 1/2010 đến 12/2011. +Cỡ mẫu: 250 mẫu. +Tiêu chuẩn chọn mẫu: người bệnh được chẩn đoán xác định nhiễm HIV-1 theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Bộ Y Tế 2009, chưa từng được điều trị thuốc kháng siêu vi. +Tiến hành ly trích RNA từ huyết tương, tổng hợp cDNA, khuếch đại và giải trình tự nucleotid vùng gen reverse transcriptase, protease.S au đó, phân tích trình tự và tìm đột biến kháng thuốc dựa vào ngân hàng dữ liệu kháng thuốc Stanford (Hoa Kỳ) và ANRS (Pháp). +Kết quả: Trong 216 mẫu khuếch đại thành công, có 44 mẫu (20,37%) mang ít nhất một đột biến kháng thuốc; trong đó 6 mẫu (2,78%) mang hai đột biến kháng thuốc. +Giả thuyết: Tính chất và mức độ của kỹ thuật mổ nội soi đối với các trường hợp viêm xoang mạn tái phát có khác với các trường hợp viêm xoang mạn tính để phù hợp với mức độ nặng của tổn thương. +Kết quả: Viêm mũi xoang mạn tái phát nhiều lần: CT Scan, phẫu thuật và giải phẫu bệnh cho thấy bệnh tích nặng nhất phức hợp lỗ ngách, lan rộng đến các xoang lân cận theo hướng ly tâm. +Các trường hợp viêm mũi xoang mạn dai dẳng: CT Scan, phẫu thuật và giải phẫu bệnh cho thấy tổn thương lan rộng từ phức hợp lỗ ngách đến các xoang trước và các xoang sau với mức độ gần tương đương. +Kết luận: Phẫu thuật nội soi mũi xoang chức năng là phẫu thuật thích hợp cho các trường hợp viêm xoang mạn tái phát. +Khảo sát kết quả của chụp cắt lớp điện toán vùng bụng đánh giá giai đoạn ung thư dạ dày +Mở đầu: Ung thư dạ dày là một trong những ung thư gây tử vong thường gặp trên thế giới. +Phát hiện sớm và đánh giá giai đoạn trước mổ góp phần nâng cao chất lượng điều trị. +Mục tiêu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm khảo sát kết quả ban đầu của chụp cắt lớp điện toán đánh giá giai đoạn ung thư dạ dày. +Độ chính xác của chụp cắt lớp điện toán xác định di căn hạch là 44,4%. +Độ chính xác của chụp cắt lớp điện toán phát hiện di căn xa là 72,2%. +Kết luận: Chụp cắt lớp điện toán chưa đánh giá chính xác giai đoạn ung thư dạ dày trước mổ. +Hồi cứu 86 ca có giải phẫu bệnh và / hoặc tế bào học là bướu diệp thể tại Bệnh viện Ung Bướu từ 1/2003-12/2004, kết quả cho thấy độ nhạy của chọc hút kim nhỏ chẩn đoán bướu diệp thể là 59,7% gồm 53,2% có tế bào học điển hình và 6,5% có mô đệm ít tế bào. +Giá trị tiên đoán dương, tỷ lệ dương giả, tỷ lệ âm giả lần lượt là 83,6%, 10,5% và 36%. +Nhận xét các rối loạn nội tiết của bệnh nhân có bướu tuyến thượng thận trước phẫu thuật +Mở đầu: Chẩn đoán và xử trí rối loạn nội tiết của bướu thượng thận ở miền nam Việt Nam hiện nay chưa thống nhất. +Có 16/41 BN pheochromocytoma có huyết áp bình thường trước mổ, trong số này có 10 bệnh nhân bị THA cơn trong khi mổ cần dùng thuốc hạ áp tĩnh mạch. Kết luận: Trong nghiên cứu này tỉ lệ bướu thượng thận tiết hormon khá thường gặp (54,9%). +Số bệnh nhân được chẩn đoán bướu thượng thận tình cờ chiếm 52,9%. +Cần có nghiên cứu đánh giá rối loạn nội tiết trước phẫu thuật của bướu thượng thận để rút kinh nghiệm cải thiện việc xử trí những trường hợp này.Mục tiêu: Đánh giá các rối loạn nội tiết của các bệnh nhân có bướu thượng thận trước phẫu thuật.Phương pháp: Hồi cứu mô tả hàng loạt ca. +Đối tượng: Bệnh nhân được chẩn đoán có bướu thượng thận nhập viện đã phẫu thuật cắt bướu từ 4/2002 tới 3/2006.Kết quả: Có 102 bệnh nhân (BN), 60 người là nữ, tỉ số nữ / nam là 1, 4/1. +Tuổi trung vị là 43 (15 tới 74 tuổi). +Ghi nhận 54/102 BN được phát hiện bướu thượng thận tình cờ. +Biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất là tăng huyết áp 43,1% và đau hông lưng 44,1%. +Kết quả bước đầu phẫu thuật mổ nội soi qua một vết mổ vào ổ bụng +Trên thế giới, phẫu thuật nội soi ổ bụng đã và đang phát triển rất nhanh. +Có nhiều hướng phát triển khác nhau như phẫu thuật nội soi qua những lỗ tự nhiên trên cơ thể - NOTES (natural orifice translumental endoscopic surgery), nhưng phẫu thuật nội soi với chỉ qua một vết mổ (LESS - laparo-endoscopic single site) là một phương pháp mới. +Mục tiêu: đánh giá kết quả bước đầu của phương pháp phẫu thuật này qua 5 ca cắt túi mật.Phương pháp: Mô tả hàng loạt ca.Đối tượng: bệnh nhân đã được xác định cần phải phẫu thuật và chấp nhận phẫu thuật cắt túi mật bằng phương pháp mổ nội soi qua một vết mổ vào ổ bụng tại khoa Gan mật bệnh viện Bình Dân, thành phố Hồ Chí Minh.Kết quả: Trong nghiên cứu này, tổng số ca mổ là 5, tuổi thọ trung bình của nhóm nghiên cứu: 37,4 tuổi. +Thời gian mổ trung bình: 60 phút, do chưa có dụng cụ phẫu thuật chuyên dụng, nên thời gian mổ còn tương đối dài. +Thời gian dùng thuốc giảm đau sau mổ: 24 giờ. +Biến chứng sau mổ: chưa có. +Thời gian nằm viện: 1 ngày. +Khảo sát môi trường nuôi cấy thích hợp cho việc sản xuất ubiquinon q10 từ vi khuẩn quang dưỡng tía không lưu huỳnh rhodopseudomonas palustris +CoQ10 tham gia vào chuỗi hô hấp tế bào và có vai trò như một chất chống oxy hoá. +Từ khoá: Ubiquinon Q-10, môi trường nuôi cấy, Rhodopseudomonas palustris +Hiện nay, CoQ10 được sử dụng bổ sung trong thực phẩm chức năng và mỹ phẩm. +CoQ10 có trong rất nhiều các tổ chức sinh hoc, từ vi sinh vật như vi khuẩn và nấm men, cho đến những các loài động vật và thực vật. +Việc sản xuất CoQ10 từ vi khuẩn đang có khuynh hướng phát triển mạnh và trở thành nguồn cung cấp chủ yếu cho ngành công nghệ dược phẩm. +Phương pháp: Trong nghiên cứu này, tiến hành khảo sát các yếu tố ảnh hưởng như nguồn carbon, nguồn nito, vitamin, dịch chiết cà rốt và dịch chiết cà chua đến sự tăng trưởng tế bào cũng như sản xuất CoQ10 của các chủng vi khuẩn R. Palustris PN16, PN21 và PN31 được phân lập tại Việt Nam. +Kết quả: Bổ sung vào môi trường nuôi cấy mannitol, pepton, cao nấm men và vitamin E sẽ làm tăng việc sản xuất CoQ10 từ các chủng vi khuẩn khảo sát. +Chọn được phương pháp chiết Q10 từ tế bào vi khuẩn và chủng PN31 có hàm lượng Q10 là 399,8 mg / g sinh khối sau thời gian nuôi cấy là 72 giờ. +Đặt vấn đề - Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá bằng hình ảnh cầu nối mạch vành sau mổ bắc cầu là hết sức cần thiết, nhất là khi áp dụng chiến lược phẫu thuật bắc cầu mạch vành mới. +Ứng dụng MSCT 64 lát cắt để theo dõi, đánh giá cầu nối cho bệnh nhân sau mổ là cần thiết và hợp lí. +Từ khoá: MSCT 64 lát cắt, phẫu thuật bắc cầu mạch vành, tỷ lệ thông cầu nối +Chụp mạch vành chọn lọc qua thông tim can thiệp là tiêu chuẩn vàng nhưng vẫn có một vài hạn chế. +Chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm đánh giá vai trò của MSCT 64 lát cắt trong đánh giá thông cầu nối sau phẫu thuật bắc cầu mạch vành. +Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu loạt ca gồm 35 trường hợp bệnh nhân phẫu thuật bắc cầu mạch vành dùng hai ĐMNT kiểu chữ T tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh từ tháng 1/2008 tới tháng 12/2011. +Tổng số 129 cầu nối được thực hiện, trong đó 101 cầu cho hệ thống động mạch vành trái và 28 cầu cho hệ thống phải. +Thời gian theo dõi trung bình 22 ± 17 tháng. +114 cầu nối thông chức năng, 3 cầu nối tắc, 12 cầu nối có dấu hiệu sợi dây. +Kết luận: MSCT 64 lát cắt là phương tiện không xâm lấn có thể cung cấp các hình ảnh cầunối mạch vành (thông, tắc, dấu hiệu sợi dây) rõ ràng. +Nhân một trường hợp viêm cầu thận cấp hậu nhiễm staphylococcus aureus kháng methicilline trên bệnh nhân viêm thận lupus +Chúng tôi báo cáo một trường hợp viêm cầu thận cấp hậu nhiễm staphylococcus aureus kháng methicilline (MRSA) ở một bệnh nhân nam 22 tuổi được chẩn đoán lupus đỏ hệ thống biến chứng đa phủ tạng (viêm đa khớp, viêm cơ tim, viêm thận dạng hội chứng thận hư). +Tình trạng nhiễm MRSA khởi phát từ viêm mô tế bào cánh tay phải, sau lan sang viêm phổi, viêm mủ màng ngoài tim có biến chứng chèn ép tim và nhiễm trùng huyết. +Bệnh nhân được mổ dẫn lưu màng ngoài tim và điều trị theo kháng sinh đồ, với kháng sinh chủ yếu vancomycine. +Viêm cầu thận cấp có biến chứng suy thận cấp thể thiểu niệu và bn được chỉ định lọc máu sớm hổ trợ các điều trị trên. +Sinh thiết thận được tiến hành để xác định chẩn đoán nguyên nhân của viêm cầu thận cấp, ghi nhận viêm cầu thận cấp nặng do nhiễm trùng với thâm nhiễm bạch cầu đa nhân trung tính vào cầu thận, tăng sinh nội mạch và ngoại mạch, kèm tạo liềm tế bào và phá huỷ bao Bownman. +Miễn dịch huỳnh quang có lắng đọng dạng hạt ở trung mô của IgG, IgA, Fibrinogen, C3, C1q. +Kết quả: Mặc dù khống chế được nhiễm trùng MRSA, nhưng tình trạng suy thận cấp hậu nhiễm không hồi phục sau đó, và bệnh nhân được lọc máu định kỳ. +Điều trị đa u tuỷ với bortezomib tại bệnh viện truyền máu huyết học tp hcm +Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị đa u tuỷ với Bortezomib. +Đối tượng và phương pháp: Bệnh nhân chẩn đoán đa u tuỷ từ tháng 08/2007 đến 08/2009 tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM được điều trị với phác đồ có Bortezomib, phương pháp hồi cứu. +Kết luận: Nghiên cứu bước đầu cho thấy phác đồ có Bortezomib có hiệu quả cao đối với bệnh đa u tuỷ và các tác dụng phụ của thuốc có thể chấp nhận được. +Khảo sát phương pháp định tính, định lượng hoạt chất cefaclor +Mục tiêu: Chế phẩm có tác dụng kéo dài với hoạt chất cefaclor rất tiện trong sử dụng vì cefaclor có thời gian bán huỷ ngắn. +Tuy nhiên trên thị trường dược phẩm tại nước ta hầu hết là sản phẩm ngoại nhập giá thành cao, cần có thêm dạng bào chế phóng thích kéo dài (PTKD) sản xuất trong nước. +Phương pháp: Nghiên cứu định tính, định lượng cefaclor với HPLC và quang phổ UV-Vis. +Kết quả: Độ tuyến tính, giới hạn phát hiện với phương pháp định lượng bằng HPLC và quang phổ UV-Vis lần lượt là R = 0,99623 và 0,17-0,40 mg / ml; R 2 = 0,9987 và 8,75-45 µg / ml. +Kết luận: Kết quả có thể được sử dụng trong nghiên cứu tiếp theo về dạng bào chế phóng thích kéo dài hoạt chất cefaclor. +Từ khoá: Định tính, định lượng, Cefaclor. +Đánh giá ban đầu hiệu quả của sufentanil trong gây mê cân bằng +Mục tiêu: Đánh giá ban đầu hiệu quả Sufentanil trong gây mê cân bằng cho phẫu thuật tổng quát. +Thiết kế nghiên cứu: Tiền cứu, mô tả cắt ngang. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 29 bệnh nhân ASA I-II, tuổi trung bình 46,90 ± 1,79, được phẫu thuật tổng quát chương trình tại bệnh viện Đại học Y dược TPHCM từ tháng 6 đến tháng 10 - 2007. Kết quả: Với liều dẫn mê Sufentanil 0,02 mcg / kg, tổng liều trung bình 0,42 ± 0,08 mcg / kg, nồng độ thuốc 5 mcg / ml tiêm tĩnh mạch chậm; nhịp tim và huyết áp trung bình thay đổi không có ý nghĩa ở các thời điểm phẫu thuật (p < 0,05). +Không gây ức chế hô hấp sau tiêm 3 phút, thời gian hậu phẫu. +Một trường hợp ức chế hô hấp giai đoạn hồi tỉnh cần hoá giải bằng Naloxone (0,16 mg), 10 trường hợp ho ngay sau tiêm thuốc (34,48%). +không ghi nhận các tác dụng không mong muốn khác của thuốc (ngứa, buồn nôn, nôn...) Kết luận: Sufentanil dẫn mê 0,02 mcg / kg, tổng liều 0,42 ± 0,08 mcg / kg đạt được sự ổn định về huyết động, không gây ức chế hô hấp trong gây mê, an toàn hiệu quả khi dùng và ít tác dụng phụ. +Tuy nhiên cần pha loãng thuốc và tiêm chậm, đảm bảo đủ thời gian cho thuốc tác dụng trước khi thực hiện bất kì kích thích đau nào (đặt nội khí quản, kích thích đau do phẫu thuật...) +Mục tiêu: Hoàn thiện quy trình xét nghiệm đột biến gen JAK2 và CALR. +Từ khoá: MPNs, CALR, JAK2 +Điều trị rách một phần và toàn phần chóp xoay qua nội soi: so sánh giữa hai nhóm theo dõi tối thiểu 1 năm +Không có sự khác biệt về điểm constant trong hai nhóm với P= 0.5131 hay điểm UCLA với P= 0.6054. +Theo thang điểm của UCLA có 92% trong tổng số bệnh có kết quả từ tốt đến rất tốt, 8% kết quả trung bình. +Kết luận: Khâu chóp xoay qua nội soi là phương pháp điều trị tốt cho những trường hợp rách một phần hay toàn phần chóp xoay vai. +Có nhiều báo cáo về vấn đề điều trị rách chóp xoay qua nội soi nhưng có ít báo cáo so sánh kết quả khâu chóp xoay qua nội soi giữa hai nhóm rách một phần và rách toàn phần chóp xoay. +Trong số 75 bệnh nhân có rách chóp xoay được điều trị bằng khâu qua nội soi, 25 bệnh nhân được theo dõi tối thiểu từ 12 tháng trở lên (ít nhất 13 tháng, nhiều nhất 25 tháng) được xếp v��o nhóm nghiên cứu. +Tuổi trung bình bệnh nhân là 53,2. thời gian theo dõi trung bình 17.3 + / -3.5 tháng. +Ở nhóm 2 điểm Constant thay đổi từ 65.7 + / -4.0 điểm trước mổ thành 94.0 + / -7.6 (min 70, max 100) điểm sau mổ và điểm trung bình của UCLA là 32.9 + / -2.8 (min 26, max 35) điểm. +Mở đầu: Các trường hợp ngộ độc rượu nặng và nguy hiểm là do ngộ độc các rượu khác ngoài Ethanol như Methanol là một loại cồn công nghiệp gây tử vong cao. +Thời gian nằm viện (ngày): 2,33 ± 1,21. +Can thiệp điều trị: 100% bệnh nhân có bù Bicarbonate, 66,7% bệnh nhân có thở máy và lọc máu liện tục và có 1 ca (16,7%) có dung thuốc vận mạch. +Kết quả điều trị có 2 trường hợp tử vong (33,3%). +Kết luận: Ngộ độc rượu và nhất là ngộ độc Methanol là một cấp cứu nặng nề và có tỷ lệ tử vong cao (33,3%). +Bệnh nhân có rối loạn tri giác, giảm thị lực và suy hô hấp chiếm tỷ lệ cao (66,7%), cận lâm sàng cho thấy có toan chuyển hoá nặng và tăng khoảng trống Anion. +Điều trị bù Bicarbonate tích cực và lọc máu liên tục cần thực hiện sớm. +Việc chẩn đoán và điều trị ngộ độc rượu đặc biệt là Methanol còn gặp nhiều khó khăn. +Mục tiêu: Xác định đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của ngộ độc rượu. +Kết quả: Từ 05/2011 đến 9/2014 có 06 trường hợp ngộ độ rượu nặng được đưa vào nghiên cứu. +Tất cả đều giới nam, tuổi từ 30 – 64 tuổi. +66,7% bệnh nhân có rối loạn tri giác, suy hô hấp và có giảm thị lực. +Thiểu niệu có 3 ca (50%). +Tụt huyết áp và nôn ói có 2 ca (33,3%) và không có trường hợp nào có co giật. +Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và gây mê hồi sức trong phẫu thuật cấp cứu chấn thương sọ não +Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả điều trị chấn thương sọ não, từ đó xây dựng qui trình điều trị và gây mê hồi sức trong phẫu thuật cấp cứu bệnh nhân chấn thương sọ não. +Phương pháp: Tiền cứu, mô tả, cắt ngang. +Kết quả: Nghiên cứu 275 BN được phẫu thuật cấp cứu chấn thương sọ não ở bệnh viện Nhân Dân 115 TP. Hồ Chí Minh từ tháng 7 năm 2005 đến tháng 3 năm 2006. +Tất cả đều được chẩn đoán sau mổ là máu tụ cấp tính trong sọ sau chấn thương. +Nguyên nhân thường gặp nhất là tai nạn giao thông: 82,18%, tuổi trung bình: 33,32 ± 13,01 (từ 7 đến 74), tỉ lệ nam / nữ = 6/1, chấn thương sọ não nặng: 33,82%, có đặt nội khí quản cấp cứu: 77,41%, truyền dịch trước mổ: 98,81%, phẫu thuật trong "thời gian vàng": 49,82%, thở máy sau mổ ≥ 12 giờ: 63,64%, dùng Midazolam và Fentanyl để an thần và giảm đau cho bệnh nhân thở máy: 54,55%, kết quả bất thường với khí máu động mạch lần đầu là 25,81%, với ion đồ là 25,09%, với áp lực tĩnh mạch trung tâm là 83,16% và tỉ lệ tử vong là 9,45%. +Kết luận: Bệnh nhân chấn thương sọ não cần được cấp cứu kịp thời, ổn định hô hấp, tuần hoàn, tránh những tổn thương não thứ phát, gây mê hồi sức thích hợp, chủ động thở máy sau mổ, cân bằng dịch, điện giải, kiềm - toan... để giảm tỉ lệ tử vong và hạn chế di chứng. +Đánh giá hiệu lực phác đồ thuốc chloroquine đối với sốt rét plasmodium vivax chưa biến chứng, 2009 +Đặt vấn đề: Sốt rét (SR) là bệnh truyền nhiễm đồng thời là kẻ giết người dẫn đầu ở các quốc gia đang phát triển ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt châu Phi. +Phẫu thuật nội soi điều trị phình đại tràng bẩm sinh:kinh nghiệm của bệnh viện trung ương huế +Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi ổ bụng kết hợp kỹ thuật phẫu tích qua đường hậu môn một thì điều trị bệnh lý phình đại tràng bẩm sinh ở trẻ em. +Phương pháp nghiên cứu: Gồm 17 bệnh nhân (10 nam, 7 nữ) phình đại tràng bẩm sinh với đoạn vô hạch ở phần xa của đại tràng (ĐT) được phẫu thuật nội soi kết hợp kỹ thuật phẫu tích qua đường hậu môn từ 1/2012 đến 6/2017. +Nghiên cứu tiến cứu có theo dõi và tái khám nong hậu môn sau mổ. +Kết quả: Tuổi trung bình 6,7 ± 1,3 tháng (2 - 65), tỷ lệ nam / nữ 1,4/1, 100% chụp đại tràng cản quang trước mổ với vị trí vô hạch cao. +Vị trí vô hạch trong mổ: chỗ nối sigma-trực tràng 5,9%, đại tràng sigma 29,4%, chỗ nối đại tràng xuống-sigma 17,6%, đại tràng xuống 41,2%, góc lách 5,9%, không gặp vô hạch toàn bộ đại tràng. +Chiều dài đoạn đại tràng cắt bỏ trung bình 23,2 ± 4,3 cm, thời gian phẫu thuật trung bình 162,2 ± 15,5 phút, thời gian nằm viện trung bình 5,8 ± 3,2 ngày (4 - 9). +Thời gian theo dõi trung bình 37,3 ± 2,6 tháng ghi nhận 17,6% viêm ruột, điều trị nội khoa thành công, hẹp miệng nối nong được 11,8% và không gặp các biến chứng khác. +Kết luận: Phẫu thuật nội soi kèm phẫu tích qua đường hậu môn điều trị phình đại tràng bẩm sinh là an toàn và hiệu quả, giải quyết được mọi thể vô hạch cao và có thể thay thế cho kỹ thuật mở bụng để hỗ trợ. +Từ khoá: Phình đại tràng bẩm sinh, phẫu tích qua đường hậu môn. +Tiểu dầm đơn thuần nguyên phát ở trẻ em điều trị ngoại trú tại bệnh viện nhi đồng i +Mục tiêu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này để tìm hiểu về đặc điểm trẻ tiểu dầm và các yếu tố liên quan đến tiểu dầm ở các trẻ được đưa đến khám tại phòng khám bệnh viện Nhi Đồng 1. +Tỉ lệ trẻ tiểu dầm nặng là 84,7%. +Sau 1 tháng điều trị theo phác đồ, 87,9% trẻ có đáp ứng. +Dung tích bàng quang nhỏ và lượng nước tiểu ban đêm nhiều được ghi nhận ở trẻ tiểu dầm nặng. +Tình trạng ngủ khó đánh thức có sự liên quan với mức độ tiểu dầm nặng với p ≤ 0,05. +Kết luận: Đa số trẻ tiểu dầm đến khám tại phòng khám Thận bệnh viện Nhi đồng 1 ở mức độ nặng (> 3 đêm mỗi tuần). +Tỉ lệ nam nữ tương đương nhau, lứa tuổi thường gặp nhất là 8 tuổi. +Phương pháp và đối tượng: Tất cả các trẻ trên 5 tuổi có chẩn đoán tiểu dầm được đưa vào nghiên cứu. +Các số liệu thu thập được dựa trên bảng câu hỏi và nhật kí đi tiểu của trẻ, bao gồm: tuổi, giới tính, tiền căn các bệnh lý thần kinh, tiền căn bệnh lý tắc nghẽn đường hô hấp trên, tiền căn gia đình, tình trạng khó đánh thức, uống nhiều nước chứa caffeine, thể tích bàng quang ước lượng dựa theo tuổi, thể tích bàng quang tối đa, lượng nước tiểu ban đêm, lượng nước uống sau 17 giờ và lượng nước uống trong ngày. +Các yếu tố liên quan đến tiểu dầm được phân tích dựa vào mức độ nặng. +Tất cả các biến số được thống kê bằng phần mềm SPSS 16.0 và yếu tố liên quan đến độ nặng của tiểu dầm được kiểm định bằng phương pháp Chi-square và t - test với p ≤ 0,05. +Kết quả: Nghiên cứu của chúng tôi gồm 86 trẻ tuổi từ 5 đến 15 tuổi. +Tỉ lệ nam: nữ là 1:1, tuổi thường gặp là 8 tuổi. +Tỉ lệ trẻ tiểu dầm có táo bón, tắc nghẽn đường hô hấp trên, uống nước chứa caffeine và khó đánh thức khi ngủ lần lượt là 14%, 26%, 70% và 66%. +Nhận xét ba trường hợp mổ lấy sỏi trên thận móng ngựa tại bệnh viện đa khoa bình định +Phẫu thuật qua phúc mạc vào trực tiếp bể thận với sự hiểu biết các bất thường giải phẫu là cần thiết. +Tỷ lệ đái tháo đường trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính +Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ đái tháo đường và tiền đái tháo đường ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) và các yếu tố liên quan. +Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, đối tượng nghiên cứu gồm 91 bệnh nhân BPTNMT đang điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. +Kết quả: Tỷ lệ mắc đái tháo đường là 17,6%, tỷ lệ tiền đái tháo đường là 49,5%. +Các yếu tố như tình trạng béo bụng, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu có liên quan đến nguy cơ mắc đái tháo đường. +Mức độ tắc nghẽn đường dẫn khí không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với nguy cơ mắc đái tháo đường và tiền đái tháo đường. +Kết luận: Ở nhóm bệnh nhân BPTNMT, tỷ lệ mắc đái tháo đường là 17,6%, tỷ lệ tiền đái tháo đường là 49,5%. +Từ khoá: Đái tháo đường (ĐTĐ), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT). +Đặt vấn đề: Adenosine đóng vai trò kích thích quá trình tổng hợp lipid. +Kết luận: Định lượng hoạt độ adenosine deaminase có thể giúp phát hiện sớm bệnh nhân bị rối loạn lipid và góp phần ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. +Từ khoá: adenosine deaminase, rối loạn chuyển hoá lipid, bilan lipid, rối loạn lipid máu +Adenosine deaminase loại bỏ adenosine nội sinh, từ đó làm tăng ho���t động phân giải lipid. +Mục tiêu: Xác định hoạt độ enzyme adenosine deaminase ở bệnh nhân bị rối loạn lipid với nhóm người bình thường không bị rối loạn lipid. +Xác định mối liên quan giữa hoạt độ enzyme adenosine deaminase với nồng độ triglyceride, cholesterol, HDL-C và LDL-C ở bệnh nhân bị rối loạn lipid. +Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, diện dưới đường cong ROC, điểm cắt của ADA ở bệnh nhân bị rối loạn lipid máu. +Kết quả: Giá trị của hoạt độ adenosine deaminase của bệnh nhân bị rối loạn lipid cao hơn so với nhóm chứng. +Hoạt độ adenosine deaminase tăng tỷ lệ thuận với nồng độ triglycerid, cholesterol, LDL-C ở bệnh nhân bị rối loạn lipid. Hoạt độ enzyme adenosine deaminase tăng tỷ lệ nghịch với nồng độ của HDL-C ở bệnh nhân bị rối loạn lipid. +Nhân một trường hợp xoắn dạ dày ở trẻ sơ sinh +Mở đầu: Xoắn dạ dày là 1 bịnh lý rất hiếm gặp mà đa số ở bệnh nhân ngoài 50 tuổi. +Kết quả bệnh nhân nhanh chóng phục hồi lưu thông đường ruột, bé ăn được vào hậu phẫu 5, và xuất viện HP 14. +Kết luận: Xoắn dạ dày sơ sinh là bệnh hiếm gặp, biểu hiện không rõ ràng, tam chứng Borchart không đầy đủ, hãy nghĩ đến XDD ở các bệnh nhi có triệu chứng tắc hoặc bán tắc dạ dày: ăn không tiêu, ọc ói kéo dài, DD nhô cao trên thành bụng, X quang DD hình cầu, DD nằm ngang. +Từ khoá: Xoắn dạ dày, trẻ sơ sinh +Xoắn dạ dày ở trẻ sơ sinh thì xuất độ rất thấp hơn nữa. Vì thế mà chuẩn đoán ít được nghĩ đến, bỏ sót bệnh gây ảnh hưởng nặng nề đến tính mạng bệnh nhân. +Ngược lại, kết quả điều trị sẽ tốt đẹp nếu được phát hiện và phẫu thuật sớm trước khi dạ dày bị hoại tử. +Ca báo cáo: Trong 25 năm hoạt động của bệnh viện nhi đồng Đồng Nai, đây là ca xoắn dạ dày (XDD) đầu tiên chúng tôi phát hiện và phẫu thuật kịp thời trên 1 bé sơ sinh với các triệu chứngvà dấu hiệu đặc biệt sau: Bé sơ sinh nam 2 giờ tuổi, suy dinh dưỡng, bán tắc lối ra dạ dày, ói sau khi ăn ra sữa không tiêu. +Dạ dày (DD) chướng hơi, nhô cao trên thành bụng. +X quang bụng thấy dạ dày hình cầu, lớn dần theo thời gian. +Mở đầu: Việc thường xuyên theo dõi thực hiện tốt quy chế kê đơn, chỉ số kê đơn dựa trên hệ thống kê đơn điện tử phải được chú trọng nhằm đảm bảo sử dụng thuốc an toàn hợp lý cho bệnh nhân. +Mục tiêu: Đánh giá thực hiện quy chế kê đơn và các chỉ số kê đơn cho bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đại Học Y dược Tp. HCM Cơ sở 2. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang với phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng, sử dụng MS Excel 2010 và IBM SPSS 20.0 để phân tích thống kê 400 đơn thuốc điều trị ngoại trú trong tháng 06/2015. +Kết quả: Đơn thuốc khảo sát thực hiện đúng theo quy chế kê đơn 92,5%. +Số thuốc trung bình trong một đơn thuốc ngoại trú cao hơn giá trị khuyến cáo của WHO (4,35 so với ⩽ 2). +Chỉ số này là 3,33 ở Malaysia; 4,13 (bệnh viện vùng) ở Thái Lan. +Đại cương: Tiêu cơ vân, hiếm gặp, là sự huỷ hoại nhanh chóng của các tế bào cơ xương. +Mức creatine kinase huyết tương cao là xét nghiệm cận lâm sàng nhạy nhất liên quan đến tổn thương cơ. +Điều trị gồm bù dịch nhanh và tích cực, loại bỏ các tác nhân gây bệnh và ngăn ngừa biến chứng. +Cơ chế kích hoạt rất đa dạng từ chấn thương cơ học, thiếu máu cục bộ, nhiễm trùng, biến đổi gen đối với thuốc và chất độc. +Tiêu cơ vân là hội chứng lâm sàng của tổn thương cơ kết hợp với myoglobin niệu, rối loạn điện giải, và thường có tổn thương thận cấp. +Trường hợp lâm sàng: Bệnh nhân nam 26 tuổi, nhập viện bệnh viện Nhân dân Gia Định, TPHCM từ 07/8 đến 07/9/2017. +Bệnh nhân được chẩn đoán tổn thương thận cấp do tiêu cơ vân. +Creatine kinase huyết tương tăng rất cao và có myoglobin niệu. +Kết quả máu phát hiện tổn thương thận cấp và tăng men cơ. +Kết luận: Tiêu cơ vân biểu hiện bởi tam chứng gồm đau cơ, yếu cơ và myoglobin niệu. +Tổn thương thận cấp tính kết hợp với myoglobin niệu là biến chứng nghiêm trọng nhất của tiêu cơ vân, và có thể đe doạ tính mạng. +Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng, hình ảnh, đánh giá kết quả phẫu thuật phình động mạch não ở bệnh nhân trẻ tuổi. +Kết luận: Túi phình ĐMN ở người lớn trẻ hơn 40 tuổi chiếm tỷ lệ thấp. +Tình trạng LS thường tốt. +Túi phình gặp nhiều nhất ở thông trước, kích thước < 5 mm chiếm đa số. +Kết quả phẫu thuật tốt chiếm tỷ lệ cao. +Từ khoá: phình mạch, vi phẫu. +Phương pháp: Hồi cứu 91 bệnh nhân phình ĐMN dưới 40 tuổi được phẫu thuật từ 1.2009 đến tháng 8.2014 tại bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức. +Kết quả: Có 91/612 (14,9%) bệnh nhân phình ĐMN tuổi ít hơn 40. +Tuổi trung bình 31,2 (15-39). +Nam: nữ là 2:1. +Độ lâm sàng nhẹ 45,1%. +Phình thông trước 45,1%, não giữa 29,3%. +Các bất thường động mạch não trước 19,8%, não giữa 7,7%. +Kết quả phẫu thuật tốt 79,7%. +Thiết lập dàn hồng cầu mẫu dùng để phát hiện và xác định các kháng thể bất thường tại bệnh viện chợ rẫy +Mở đầu: Truyền máu ngày càng phát triển, số lượng và số lần truyền máu ngày càng nhiều, dẫn đến hậu quảtạo kháng thể miễn dịch ở người nhận máu ngày càng tăng. +Để phát hiện vàxác định các kháng thể bất thường tư đó lựa chọn những đơn vị máu phù hợp về mặt miễn dịch, cần có dàn Hồng cầu mẫu với sự hiện diện tương đối đầy đủ các kháng nguyên của các hệ ngoài ABO.Phương pháp: Phân loại kháng nguyên ngoài ABO bằng các kháng thể đặc hiệu. +Từ đó, sắp xếp dàn panel sao cho có đầy đủ các kháng nguyên nhất.Kết quả: Tháng 3 năm 2006, tại Thái lan, với sự giúp đỡ của Tiến sĩ Oytip nathalang, chúng tôi đã tiến hành xác định kháng nguyên hồng cầu ngoài hệ ABO của 42 mẫu máu của nhân viên Bệnh viện Chợ Rẫy.Từ đó, chúng tôi đã thiết lập được hai dàn Hồng cầu mẫu giúp cho việc phát hiện và định danh các khán thể bất thường.Kết luận: Dàn panel đã giúp phát hiện và định danh kháng thể bất thường, làm cho các cuộc truyền máu an toàn hơn về mặt miễn dịch. +Giá trị laser thulium trong điều trị ngoại khoa tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt +Đặt vấn đề: nghiên cứu ứng dụng laser Thuliumdoped Yttrium Aluminium Garnet (Tm: YAG) bước sóng liên tục 2µm trong điều trị phẫu thuật tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt (TSLT-TTL). +Một trường hợp bị tổn thương 2 miệng niệu quản.Thời gian đặt thông niệu đạo trung bình 2,21 ± 0,86 ngày. +Qmax trung bình sau phẫu thuật 1, 6, 12 tháng là 14,66 ± 3,37; 16,99 ± 3,12; 17,61 ± 2,98 mL / s. +Điểm IPSS giảm từ 30,06 ± 3,58 sau phẫu thuật 1, 6,12 tháng là 12,03 ± 1,80; 11,23 ± 2,69; 9,27 ± 2,33 mL / s. +Kết luận: Sử dụng laser Thulium với bước sóng liên tục 2 µm trong điều trị TSLT-TTL là an toàn, hiệu quả và ít biến chứng, có khả năng áp dụng rộng rãi. +Từ khoá: Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, laser, Thulium, cắt đốt nội soi. +Mục đích: đánh giá tính hiệu quả, khả thi, độ an toàn và biến chứng của nguồn năng lượng mới laser Tm: YAG trong điều trị TSLT-TTL. +Tuổi trung bình 72,77 ± 9,09. +Thể tích trung bình tuyến tiền liệt trước phẫu thuật là 58,97 ± 28,48 mL. +Các yếu tố được đánh giá trước và sau phẫu thuật là: bảng điểm quốc tế đánh giá triệu chứng tuyến tiền liệt (IPSS: International Prostate Symptom Score), bảng điểm chất lượng cuộc sống (QoL: Quality of Life Index), lưu lượng dòng tiểu tối đa (Qmax: maximum urinary flow rate), lượng nước tiểu tồn lưu (PVR: postvoiding residual urine volume), theo dõi sau 1, 3 và 12 tháng. +Kết quả: thời gian phẫu thuật trung bình 56,61 ± 20,38 phút. +Khảo sát các hình thái tổn thương cơ trực dưới sau chấn thương gãy sàn hốc mắt +Hạn chế vận nhãn lên chiếm tỷ lệ 86,7% với mức độ hạn chế trung bình là -2,2 độ, hạn chế vận nhãn xuống chiếm 40,0% với mức độ hạn chế trung bình là -0,8 độ. +Tổn thương kẹt cơ vào lỗ gãy chỉ gặp ở các lỗ gãy có bề ngang dưới 10mm với biểu hiện lâm sàng đặc trưng là lé đứng xuống và thử nghiệm kéo cơ lên trên dương tính. +Tổn thương xơ dính bao cơ chỉ có biểu hiện hạn chế vận nhãn lên, trong khi mắt vẫn chỉnh thị và vận nhãn xuống bình thường. +Tổn thương rách thân cơ thường có hạn chế vận nhãn xuống không hoàn toàn và mắt lé đứng lên hoặc chỉnh thị. +Nghiên cứu mối tương quan của hẹp động mạch thận và động mạch vành trên b��nh nhân bệnh mạch vành +Đặt vấn đề: Phát hiện sớm tăng huyết áp do hẹp động mạch thận, điều trị hiệu quả giúp giảm được nguy cơ bệnh mạch vành. +Kết luận: Tần suất hẹp động mạch thận gia tăng với số lượng động mạch vành bị hẹp, thường từ 2 nhánh trở lên. +Do đó thầy thuốc nên tầm soát hẹp động mạch thận trên bệnh nhân có bệnh mạch vành. +Ngược lại, với những bệnh nhân bệnh mạch vành, nếu phát hiện và điều trị hẹp động mạch thận sẽ giảm được nguy cơ biến cố tim mạch thứ phát. +Do đó, mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là xác định mối tương quan của hẹp động mạch thận và động mạch vành. +Phương pháp: Nghiên cứu 149 bệnh nhân bệnh mạch vành có hoặc không có hẹp động mạch thận khi chỉ định chụp động mạch thận cùng lúc với động mạch vành Kết quả: Tỉ lệ hẹp động mạch thận ở bệnh nhân bệnh mạch vành 44,30%, trong đó 48% tăng huyết áp liên quan với hẹp động mạch thận. +Mối liên quan giữa hẹp động mạch thận và động mạch vành: - Bệnh 1 nhánh động mạch vành so với hẹp động mạch thận 1 bên 11 (22,92%); hẹp cả 2 động mạch thận 8 (16,67%). +Chụp dạ dày với chất cản quang tan trong nước để chẩn đoán biến chứng thủng và thủng bít ổ loét dạ dày tá tràng Mục tiêu: Bước đầu đánh giá hiệu quả của phương tiện chẩn đoán chụp dạ dày với thuốc cản quang tan trong nước để chẩn đoán thủng ổ loét dạ dày tá tràng. +Thiết kế theo kiểu mô tả tiền cứu. +Kết quả: báo cáo ban đầu kết quả chụp của 26 bệnh nhân, với độ nhạy 100% và độ đặc hiệu 62.5%. +Tình hình suy dinh dưỡng của trẻ ở các trường mẫu giáo tại thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang năm học 2013 – 2014 +Mục tiêu: Xác định tỉ lệ suy dinh dưỡng (SDD) thể nhẹ cân và thể thấp còi của trẻ ở các trường mẫu giáo tại thành phố Mỹ Tho. +Kết quả: Tỉ lệ SDD thể nhẹ cân của trẻ là 2,5%, SDD nhẹ cân đều ở mức độ trung bình. +Tỉ lệ SDD thể thấp còi là 4,6%, SDD thấp còi mức độ trung bình là 3,9% và mức độ nặng là 0,7%. +Kết luận: Tỉ lệ SDD ở trẻ không quá cao. +Hiệu quả của các biện pháp giáo dục sức khoẻ trong phòng ngừa nhiễm giun kim ở trẻ mẫu giáo huyện củ chi, tp. hcm, năm học 2008-2009 +KT, TH đúng sau GDSK có liên quan với nhau (OR = 1,89 (1,51 – 2,37)) và bị chi phối bởi KT, TH ban đầu, phân hiệu của trẻ, nghề nghiệp và quan hệ của PH với trẻ (p < 0,01). +Tuy nhiên, chưa chứng minh được mối liên quan giữa biện pháp GDSK với KT, TH (p > 0,05). +Kết luận & đề xuất: GDSK bằng phát tờ bướm hoặc TTTT đều đạt hiệu quả trong việc nâng cao KT, TH về phòng ngừa nhiễm giun kim ở trẻ mẫu giáo huyện Củ Chi. +Phương pháp: Thử nghiệm can thiệp cộng đồng có đối chứng được tiến hành trên 1.576 phụ huynh (PH) có con học tại 6 trong 28 trường mẫu giáo thuộc huyện Củ Chi, năm học 2008-2009 (chọn trường bằng rút thăm). +Mẫu nghiên cứu được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: nhóm A: GDSK bằng TTTT và phát tờ bướm, nhóm B: phát tờ bướm đơn thuần. +GDSK được nhắc lại bằng phát tờ bướm sau một tháng và thư nhắc sau hai tháng kể từ lần GDSK đầu tiên. +Sử dụng bảng câu hỏi để thu thập thông tin hành chánh, kiến thức (KT) và thực hành (TH) của PH. +Tỷ lệ KT, TH được đánh giá trước và sau GDSK. +Phân tích số liệu bằng Stata 10.0. +Kết quả: KT, TH đúng trước GDSK ở nhóm A đạt 53,31% và 48,18%; nhóm B đạt 63,13% và 49,38%. +Sau 3 lần GDSK trong 2 tháng, KT chưa đúng ở cả hai nhóm đều giảm với RR = 0,57 (0,45 – 0,70) ở nhóm A và 0,58 (0,44 – 0,78) ở nhóm B; TH sai giảm mạnh trong nhóm B, chỉ bằng 0,43 (0,31 – 0,58) so với trước GDSK, nhóm A giảm ít hơn: RR = 0,74 (0,60 – 0,91). +Sự tăng trưởng của xương hàm dưới trong giai đoạn 8-18 tuổi theo tuổi xương đốt sống cổ (nghiên cứu trên phim sọ nghiêng) +Mục tiêu: Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá sự tăng trưởng của xương hàm dưới trong giai đoạn 8-18 tuổi theo tuổi xương đốt sống cổ (CVBA - Cervical Vertebral Bone Age). Phương pháp: Các phim sọ nghiêng của mẫu nghiên cứu được lấy từ nguồn hồ sơ lưu trữ của nhóm nghiên cứu dọc tham gia chương trình “Theo dõi và chăm sóc răng miệng đặc biệt trong 15 năm (1996-2010) ” do Bộ Y Tế quản lý, được thực hiện tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. +Mẫu nghiên cứu gồm 78 cá thể (47 nam và 31 nữ) trong giai đoạn từ 8-18 tuổi, trải qua từ 4 đến 5 giai đoạn tuổi xương đốt sống cổ (công thức tính tuổi xương đốt sống cổ: CVBA= 1,92 + 0,04 * α2 + 0,03 * α4 – 1,12 * AB 3 / CB 3 + 3,17 * h 4 / w 4). +508 phim của 78 cá thể này được vẽ nét, định điểm chuẩn và đo đạc kích thước xương hàm dưới. +Sự tăng trưởng của xương hàm dưới được đánh giá bằng sự thay đổi kích thước và tốc độ tăng trưởng theo 5 giai đoạn tuổi xương đốt sống cổ. +Kết quả: (1) Kích thước xương hàm dưới tăng từ CVBA I đến CVBA V ở cả nam lẫn nữ và kích thước xương hàm dưới của nam luôn lớn hơn nữ có ý nghĩa thống kê (p < 0,01 hoặc p < 0,001). +(2) Tốc độ tăng trưởng của xương hàm dưới ở đa số các giai đoạn tuổi xương không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ (trừ giai đoạn CVBA III). +(3) Đỉnh tăng trưởng xương hàm dưới thường xảy ra ở giai đoạn CVBA II (2,55 ≤ CVBA < 3,33) ở nữ và CVBA II-III (2,55 ≤ CVBA < 4,36) ở nam. +Kết luận: Đánh giá tăng trưởng xương hàm dưới theo tuổi xương đốt sống cổ giúp xác định đỉnh tăng trưởng của xương hàm dưới từ đó có thể giúp các bác sĩ CHRM xác định thời điểm tối ưu trong điều trị các bất hài hoà xương hàm ở bệnh nhân trong độ tuổi còn tăng trưởng. +Từ khoá: tăng trưởng, xương hàm dưới, tuổi xương đốt sống cổ, phim sọ nghiêng. +Đánh giá hệ thống xét nghiệm kính hiển vi trongphòng chống sốt rét ở việt nam +Đặt vấn đề: Để hiểu rõ thực trạng, chất lượng hoạt động của hệ thống xét nghiệm phát hiện bệnh sốt rét thông qua các điểm kính hiển vi, đề tài được tiến hành nhằm: Đánh giá thực trạng hoạt động, hiệu quả tác động của hệ thống điểm KHV đối với Chương trình Phòng chống sốt rét ở Việt Nam. +Khả năng tiếp cận điểm KHV xã của người dân khi bị ốm / sốt 75%, cao nhất là vùng SRLH nặng (89%). +Kết luận: Thực trạng hoạt động, đầu tư cho các điểm kính hiển vi chưa đáp ứng đầy đủ, tuy nhiên hoạt động có tác động tốt đối với Chương trình PCSR ở Việt Nam. +Đối tượng và phương pháp: Chọn ngẫu nhiên các điểm KHV tại 30 huyện đại diện các khu vực toàn quốc để điều tra ngang đồng thời hồi cứu các báo cáo PCSR của Dự án quốc gia PCSR từ các năm 2006-2011, báo cáo giám sát hoạt động điểm KHV của Viện Sốt rét - KST - CT TƯ. +Tỷ lệ lam máu được XN hàng năm đạt > 10%, lam phát hiện tại điểm KHV xã chiếm gần 50%. +100% số điểm KHV gửi lam kiểm tra lên tuyến trên. +Hầu hết điểm KHV xã không đủ hết các trang thiết bị, vật tư xét nghiệm. Tỷ lệ kính HV có chất lượng tốt đạt 74%, trung bình 11%, chất lượng kém 15%. +KHV chủ yếu một mắt. Tỷ lệ XNV được đào tạo, tập huấn là 89%, kỹ năng và trình độ soi lam: Tốt 52,0%, Trung bình 48%. +Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân hiv/aids điều trị arv bậc 2 tại bệnh viện bệnh nhiệt đới +Đặt vấn đề: Điều trị HIV / AIDS bằng ARVs có thể kéo dài suốt đời, vì vậy những tác dụng phụ không mong muốn có thể xuất hiện, trong đó rối loạn lipid là một vấn đề mới được đề cập gần đây. +Mục tiêu: Khảo sát rối loạn lipid ở bệnh nhân nhiễm HIV điều trị ARV phác đồ bậc 2 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới. +Phương pháp: Tiền cứu mô tả cắt ngang. +Kết luận: Điều trị HIV / AIDS bằng phác đồ bậc 2 có thể gây ra rối loạn lipid máu. Cơ chế gây rối loạn này cũng như thay đổi nồng độ lipid trong quá trình điều trị và cách xử trí cần có nhiều nghiên cứu tiếp theo. +Từ khoá: rối loạn lipid máu, HIV / AIDS, ARV. +Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh chưa đạt mục tiêu đề ra của Chương trình. +Trong đó, tỷ lệ này ở tỉnh Trà Vinh là thấp nhất chỉ có 43,7%, kế đến là tỉnh Bạc Liêu (49,5%), tỉnh Cà Mau là 78,4%, tỉnh Hậu Giang là 82,6%, tỉnh Kiên Giang là 83,3% và tỉnh Long An là 89,8%. +Tất cả các tỉnh được giám sát có tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh dưới 50%. +Tỷ lệ các trạm y tế sử dụng nước sạch chưa đạt được mục tiêu ��ề ra của chương trình. +Tỷ lệ trạm y tế xã có nhà tiêu hợp vệ sinh là 85%, trong đó tỉnh Kiên Giang chưa rà soát tình hình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh tại các trạm y tế. +Kết luận: 100% các tỉnh được giám sát đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia NS & VSMT NT giai đoạn 2012 – 2015 và xây dựng kế hoạch của Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. +Trong 6 tỉnh được giám sát, chỉ có tỉnh Long An đạt tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh theo mục tiêu của Chương trình NTP 3. +Tất cả các tỉnh được giám sát có tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh dưới 65%. +Tỷ lệ các trạm y tế xã nông thôn có nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh chưa đạt được mục tiêu của Chương trình NTP 3. +Từ khoá: Chương trình NTP3, nước sạch và vệ sinh môi trường. +Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá công tác lập kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động của ngành Y tế địa phương trong chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2013 Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu kết hợp với khảo sát thực tế. +Kết quả nghiên cứu: Tất cả các tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia NS & VSMT NT giai đoạn 2012 – 2015, trong đó đại diện ngành y tế là phó Ban chỉ đạo của địa phương. +Các đơn vị đã triển khai thực hiện các hoạt động của hợp phần vệ sinh như xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình, nhà tiêu hợp vệ sinh trạm y tế xã, giám sát chất lượng nước, tập huấn nâng cao năng lực và công tác truyền thông. +Hình ảnh tai giữa bình thường và bệnh lý qua nội soi +Mục tiêu: tập hợp các hình ảnh bình thường trong tai giữa cũng như một số bệnh lý của tai giữa qua ONS. +Phương pháp nghiên cứu: mô tả dạng hàng loạt ca. +Kết quả: hình ảnh tai giữa qua NS, bao gồm các cấu trúc giải phẫu hay gặp trong tai giữa cũng như các bệnh lý trong tai giữa. +Kết luận: Những hình ảnh trong nghiên cứu này giúp chúng ta tăng thêm hiểu biết về các cấu trúc giải phẫu phức tạp trong tai giữa cũng như biểu hiện đa dạng của các dạng bệnh lý trong tai giữa. +Vị trí thận và mạch máu thận nỗn giaûn không phải là tiêu chuẩn ưu tiên. +Dùng kỹ thuật RPLDN với 3 trocar, lấy thận trực tiếp qua chỗ mở thành hông lưng giữa 2 chân trocar (được tính toán cách 8 cm). +Thận được lấy bảo đảm thời gian thiếu máu nóng cho phép, rửa và bảo quản thận bằng dung dịch Euro-Collins lạnh 4 độ C. Sau đó, cho vào túi vô trùng bảo quản ở 4 độ C chờ ghép. +Kết luận: Qua 106 TH dùng RPLDN tại BVCR nhận thấy an toàn, hiệu quả và khả thi với ê kíp Việt Nam. +Từ khoá: ghép thận, cắt thận nội soi, người cho sống +Từ khi Gaur (Mumbay, Ấn Độ) phát triển kỹ thuật nội soi sau phúc mạc (NSSPM) cắt thận, thì NSSPM cắt thận để ghép (RPLDN) được nhiều tác giả Châu Á báo cáo. +Ở Việt Nam, kỹ thuật này chưa thông dụng, bệnh viện Chợ Rẫy (BVCR) tiếp thu kỹ thuật LLDN vào tháng 5/2004 bởi các đồng nghiệp từ Pháp, và trường hợp RPLDN được thực hiện đầu tiên vào tháng 8/2005. +Báo cáo này nhằm mục đích giới thiệu kỹ thuật và kinh nghiệm của chúng tôi qua loạt đầu tiên tại nước ta. +Vai trò của phẫu thuật nội soi cắt thuỳ trái gan điều trị ung thư tế bào gan +Đặt vấn đề: Phẫu thuật cắt thuỳ trái gan nội soi tương đối đơn giản, không cần tạo hình lại, có thể ứng dụng rộng rãi. +Thời gian nằm viện trung bình là 6,32 ± 1,79 ngày (4 - 17). +89,3% bệnh nhân nằm viện 7 ngày sau mổ. +Kết luận: Phẫu thuật nội soi cắt thuỳ trái gan điều trị ung thư tế bào gan là một phẫu thuật tương đối đơn giản, tỉ lệ thành công cao, tỉ lệ tai biến, biến chứng thấp, thời gian nằm viện ngắn và bệnh nhân phục hồi sớm sau mổ. +Chúng ta cần có nghiên cứu đánh giá tính khả thi, an toàn và hiệu quả của phẫu thuật này. +Mục tiêu: Xác định tỷ lệ thành công, tỉ lệ tai biến, biến chứng, thời gian mổ, số lượng máu mất và thời gian nằm viện của phẫu thuật nội soi cắt thuỳ trái gan. +Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang mô tả 57 trường hợp phẫu thuật nội soi cắt thuỳ trái gan điều trị ung thư tế bào gan tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM từ tháng 9 năm 2005 đến hết tháng 8 năm 2012. +Kết quả: Tỉ lệ nam: nữ là 2:1, tuổi trung bình 57 ± 13,88 tuổi (16-79). +91,2% bệnh nhân có viêm gan siêu vi B hay C. 100% bệnh nhân chức năng gan Child Pugh A (5 điểm). +Tỉ lệ thành công 100%, với tỉ lệ tai biến chảy máu trong mổ thấp 1,8% (1 trường hợp, không cần truyền máu), biến chứng sau mổ thấp 3,5% (1 trường hợp suy gan sau mổ và một trường hợp thủng ruột non phải mổ lại). +Thời gian mổ trung bình 98,84 ± 34,29 phút (40-180). +Lượng máu mất trung bình 105,93 ± 104,62 ml (0 - 500), trung vị là 75ml. +Chẩn đoán và kết quả phẫu thuật u màng não cạnh đường giữa tại bệnh viện việt đức +Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u màng não cạnh đường giữa Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả lâm sàng cắt ngang bệnh nhân u màng não cạnh đường giữa được phẫu thuật tại bệnh viện Việt Đức giai đoạn 01-2010 đến 06-2011. +Chẩn đoán dựa vào chụp cộng hưởng từ và chụp mạch máu não. +Điều trị phẫu thuật đem lại kết quả tốt. +Kết quả: 61 bệnh nhân gồm 24 nam, 37 nữ, tỷ lệ nam / nữ là 1/1, 54; tuổi từ 20-81, tuổi trung bình là 54,1 ± 11,79. +Đau đầu (80,3%), yếu nửa người (59%) và động kinh (41%) là các triệu chứng thường gặp nhất của u màng não cạnh đường giữa. +Triệu chứng lâm sàng: Tri giác bệnh nhân lúc nhập viện phần lớn chỉ suy giảm nhẹ điểm GCS: 15 – 14 điểm 87,2%. Độ nặng đột quỵ lúc nhập viện phần lớn nhẹ và trung bình: NIHSS 0 - 4 điểm 44%, NIHSS 5 - 14 điểm 41%. +chóng mặt 74,4%, nôn ói 59%, đau đầu 53,8%, thất điều 74,4%, nói khó 76,9%, nuốt sặc 41%, rung giật nhãn cầu 28,2%. +Những triệu chứng này có liên quan kết cục phục hồi tốt của bệnh. +Kết cục lúc ra viện hồi phục trong sinh hoạt không cần sự trợ giúp (mRS £3) ở thời điểm xuất viện là 53,8% và 1 tháng sau xuất viện 64,1%. +Kết cục xấu: không hồi phục, cần trợ giúp hoàn toàn trong sinh hoạt, nằm liệt giường hay tử vong, lúc xuất viện là 46,2% và 1 tháng sau xuất viện là 35,9%. +Kết luận: Thang điểm GCS lúc nhập viện càng cao, thang điểm NIHSS càng thấp phục hồi chức năng 1 tháng sau xuất viện càng tốt. +Nhóm nhồi máu tiểu não không có nuốt sặc cho kết quả phục hồi chức năng tốt tại thời điểm 1 tháng sau xuất viện. +Tuy vậy, đặc thù vị trí tổn thương, loại sang thương có thể có những yếu tố tiên lượng riêng. +Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết cục bệnh nhân nhồi máu tiểu não. +Khảo sát mối liên quan giữa dịch tễ học, yếu tố nguy cơ mạch máu, lâm sàng, hình ảnh học và kết cục bệnh nhân nhồi máu tiểu não ở thời điểm 1 tháng sau xuất viện. +Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca các bệnh nhân nhồi máu tiểu não ở khoa Bệnh Lý Mạch Máu Não bệnh viện Nhân Dân 115 từ 01/2016 đến 07/2016. +Các biến số thu thập được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0 Kết quả: Tổng số 39 bệnh nhân, tuổi trung bình 66,79, nam chiếm 64%. +Các yếu tố nguy cơ: tăng huyết áp 87%, đái tháo đường 31%, hút thuốc lá 35,9%, tiền căn đột quị hay cơn thoáng thiếu máu não 18%, rối loạn lipide máu 53,8%, hẹp 2 lá 2,6%; rung nhĩ 10,3%; block AV độ III 2,6%. +Mục tiêu: Xác định giá trị và mối tương quan giữa các số đo góc và kích thước đánh giá tương quan xương giữa hai hàm theo chiều trước-sau. +Đối tượng và phương pháp: 138 phim sọ nghiêng trước điều trị được chia thành 3 nhóm (kiểu hình xương hạng I, II, III, mỗi nhóm 23 nam, 23 nữ) theo góc ANB và số đo Wits. +Đo đạc các số đo góc (góc FABA, Beta, W, ACoGn, NSBa + SBaMe), kích thước AF-BF và tỷ số CoGn / CoA. +Xác định giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các biến số nghiên cứu ở từng hạng xương, sự khác biệt (nếu có) giữa ba hạng xương, mối tương quan giữa các biến số nghiên cứu và giá trị trong phân loại hạng xương của các biến số nghiên cứu. +Kết quả và kết luận: Tất cả các biến số nghiên cứu đều có giá trị trung bình khác biệt có ý nghĩa giữa ba hạng xương, có mối tương quan với nhau theo từng cặp ở nhiều m��c độ khác nhau và có ý nghĩa trong việc phân loại hạng xương theo chiều trước-sau. +Từ khoá: Số đo góc, số đo kích thước, tương quan xương theo chiều trước-sau, phân tích phim sọ nghiêng. +Kết quả bước đầu phẫu thuật cắt gian cơ thắt điều trị ung thư trực tràng thấp +Tổng quan: Trước đây, ung thư trực tràng thấp là chỉ định của phẫu thuật Miles. +Gần đây, một số trường hợp ung thư trực tràng thấp có thể bảo tồn được cơ thắt với kỹ thuật cắt gian cơ thắt, nối đại tràng ống hậu môn. +Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu 8 bệnh nhân ung thư trực tràng thấp được thực hiện nối đại tràng hậu môn tại Bệnh viện ĐHYD TPHCM. +Kết quả: Tất cả các trường hợp có bờ cắt an toàn. +Sau 1 năm theo dõi chưa có trường hợp nào tái phát. +Chức năng hậu môn trực tràng suy giảm nhiều sau mổ và hồi phục dần theo thời gian. +Kết luận: Phẫu thuật cắt gian cơ thắt, nối đại tràng ống hậu môn có kết quả tốt về ung thư học và chức năng hậu môn nếu được chỉ định thích hợp. +Đây là một lựa chọn cho những trường hợp ung thư trực tràng thấp. +Đánh giá tác dụng kháng viêm cấp của viên nang gth trên thực nghiệm +Mục tiêu nghiên cứu: Viên nang GTH là một thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị gout, tăng acid uric huyết, viêm khớp, thoái hoá khớp, bổ can thận, giúp mạnh gân cốt. +Phương tiện và phương pháp: Chuột nhắt trắng đực, chủng Swiss albino, 5-6 tuần tuổi, trọng lượng 25 ± 2 g, cung cấp bởi Viện Pasteur TPHCM. +Kết quả: Viên nang GTH liều 0,9 g / kg chuột và 0,6 g / kg chuột đều có tác dụng kháng viêm. +Liều 0,9 g / kg chuột có tác dụng kháng viêm tương đương Meloxicam, tốt hơn liều 0,6 g / kg chuột Kết luận: Viên nang GTH có tác dụng kháng viêm cấp trên chuột bị gây phù bằng carrageenan. +Từ khoá: kháng viêm, carrageenan, GTH, Thiên niên kiện, Nghệ, Đậu đen, Sâm đại hành, Cỏ xước +Đánh giá nồng độ estradiol ở bệnh nhân nữ động kinh +Mục tiêu: Định lượng, so sánh nồng độ estradiol (E 2), estradiol tự do (FE 2), nồng độ sex hormone binding globulin (SHBG) và albumin ở nhóm bệnh nhân nữ bị bệnh động kinh so với nhóm người bình thường. +Nồng độ SHBG giai đoạn nang trứng là 66,80 ng / ml ± 5,76, giai đoạn hoàng thể là 70,76 ng / ml ± 6,08. +Nồng độ albumine là 43,42 g / l ± 0,63. +Không có sự tương quan về nồng độ estradiol với tuổi khởi phát, thời gian bị bệnh của bệnh nhân nữ bị động kinh; Không có sự khác biệt về nồng độ estradiol giữa các loại cơn động kinh, tần số cơn động kinh, nguyên nhân gây bệnh động kinh và giữa các phương pháp điều trị bệnh động kinh ở phụ nữ. +Kết luận: Ở bệnh nhân nữ bị bệnh động kinh thường có nồng độ estradiol và estradiol tự do thấp hơn trong khi nồng độ SHBG cao hơn so với nhóm phụ nữ bình thường. +Không có sự khác biệt về nồng độ estradiol giữa các loại cơn động kinh, tần số cơn động kinh, nguyên nhân gây bệnh động kinh và giữa các phương pháp điều trị bệnh động kinh ở phụ nữ. +Mối liên quan giữa nồng độ estradiol với SHBG và albumine ở bệnh nhân nữ bị bệnh động kinh. +Đánh giá mối liên quan giữa nồng độ Estradiol máu của bệnh nhân nữ bị động kinh với một số đặc điểm lâm sàng bệnh động kinh. +Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, tiến cứu, có nhóm chứng, thực hiện ở 31 phụ nữ, tuổi từ 16 đến 45, bị bệnh động kinh và 30 phụ nữ bình thường. +Nồng độ estradiol, SHBG và albumin được định lượng vào giữa giai đoạn nang trứng và giữa giai đoạn hoàng thể. +Kết quả: Có mối tương quan thuận giữa tuổi với thời gian khởi phát và thời gian bị bệnh; có mối tương quan nghịch giữa tuổi bắt đầu bị bệnh và thời gian bị bệnh. +27,8% bệnh nhân nữ khởi phát bệnh động kinh lúc dậy thì. +Nồng độ estradiol giai đoạn nang trứng là 126,92 pmol / l ± 10,11, giai đoạn hoàng thể là 291,24 pmol / l ± 48,72. +Nồng độ estradiol tự do giai đoạn nang trứng là 0,71 pmol / l ± 0,22, giai đoạn hoàng thể là 1,42 pmol / l ± 0,34. +Mở đầu: Cây lược vàng được người dân sử dụng rất nhiều trong dân gian để chữa các bệnh như viêm họng, viêm khớp, viêm dạ dày, chống oxy hoá, kích thích miễn dịch tuy nhiên trên thị trường Việt Nam chưa có các chế phẩm thuốc điều chế từ cây lược vàng mà chủ yếu là các chế phẩm dạng trà nên chất lượng không ổn định, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. +Mở đầu: Tán sỏi ngoài cơ thể (TSNCT) là phương pháp điều trị sỏi thận ít xâm lấn bằng cách dùng năng lượng từ bên ngoài, tập trung tán sỏi ra thành các mảnh nhỏ để nó có thể dễ dàng đi ra ngoài qua ngã niệu quản. +Từ khoá: Tán sỏi ngoài cơ thể (TSNCT), sỏi thận. +Mục đích của nghiên cứu là đánh giá tính hiệu quả và an toàn của TSNCT trong điều trị sỏi thận tại bệnh viện Thống Nhất. +Phương pháp: Đối tượng nghiên cứu gồm các bệnh nhân có sỏi thận đường kính dưới 2 cm. +Thực hiện hỏi bệnh sử, thăm khám, siêu âm bụng, chụp UIV cho các bệnh nhân. +Số liệu nghiên cứu được thu thập từ 1/10/2013 đến 30/3/2015 tại bệnh viện Thống Nhất. +Kết quả: Tổng số bệnh nhân là 81, trong đó có 58 bệnh nhân nam và 23 bệnh nhân nữ. +Tỷ lệ sạch sỏi là 80,2%. +Kết luận: TSNCT là phương pháp điều trị sỏi thận an toàn và hiệu quả. +Hiệu quả của việc áp dụng phương pháp học tậpdựa trên vấn đề cho môn gây mê gây tê cơ bản 1tại đại học y dược tp. hồ chí minh +Mục tiêu: Tổ chức học tập phần lý thuyết môn Gây Mê Gây Tê Cơ Bản 1 (GMGTCB 1) bằng phương pháp học tập dựa trên vấn đề (Problem Based Learning: PBL). +Kết quả: Có ý nghĩa thống kê ở nhóm học bằng phương pháp PBL tất cả các lĩnh vực khảo sát. +Kết luận: Phương pháp PBL là một phương pháp được học sinh yêu thích và đem lại những hiệu quả tích cực trên HS trên tất cả các lĩnh vực khảo sát. +Từ khoá: Vấn đề, học tập dựa trên vấn đề, kỹ năng. +Sự phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề. +Phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ, có nhóm đối chứng được thực hiện. +40 HS được chia ngẫu nhiên vào 2 nhóm: nhóm học bằng phương pháp PBL (thực nghiệm) và nhóm học bằng phương pháp thuyết giảng (đối chứng). +Một bảng câu hỏi bao gồm 14 câu hỏi thuộc 5 lĩnh vực được sử dụng. +Nghiên cứu ứng dụng ghép tự thân tế bào gốc máu ngoại vi giữ đông lạnh -1960c trong bệnh bạch cầu cấp dòng tuỷ tại bệnh viện truyền máu huyết học tp.hcm +Huy động tế bào gốc máu ngoại vi với Cyclophosphamide liều cao và G-CSF (Neupogen). +Điều kiện hoá trước ghép với phác đồ BuCy (Busulfan và Cyclophosphamide). +Số lượng trung bình tế bào đơn nhân và tế bào CD 34 + truyền lúc ghép lần lượt là 10,5 ± 2,1 x 108 / kg và 4,2 ± 0,8 x 106 / kg. +Lymphôm tế bào B độ ác cao có tái sắp xếp gen MYC, BCL2 và / hoặc BCL6 là một nhóm bệnh lý lymphôm tế bào B trưởng thành tiến triển nhanh kèm tái sắp xếp gen MYC, BCL2 và / hoặc BCL6 (lymphôm hai yếu tố) hoặc cả gen BCL2 và BCL6 (lymphôm ba yếu tố) được phát hiện bằng kỹ thuật di truyền tế bào cổ điển hoặc lai tại chỗ gắn huỳnh quang. +Đây là một thực thể hoàn toàn mới trong bảng phân loại lymphôm của Tổ chức y tế thế giới năm 2016 và chiếm dưới 10% các trường hợp lymphôm lan toả tế bào B lớn. +Lymphôm hai nhân tố hoặc ba nhân tố có tiên lượng kém, ít đáp ứng với các liệu pháp hoá miễn dịch cổ điển, có nguy cơ cao xâm nhập vào hệ thần kinh và tiến triển xa. +Trong bài tổng quan này, chúng tôi đề cập đến các hình thái mô bệnh học, hoá mô miễn dịch và chuyển đoạn gen MYC, BCL2 và BCL6 trong lymphôm tế bào B độ ác cao. +Từ khoá: lymphôm tế bào B độ ác cao; chuyển đoạn MYC, BCL2 và BCL 6; tái sắp xếp; lymphôm hai yếu tố; lymphôm ba yếu tố +Mục tiêu: Nghiên cứu tiến hành nhằm mục tiêu tìm hiểu ảnh hưởng của một số yếu tố đến chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối chưa điều trị thận thay thế. +Từ khoá: Chất lượng cuộc sống, bệnh thận giai đoạn cuối. +Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu thực hiện ở các bệnh nhân được chẩn đoán xác định bệnh thận giai đoạn cuối, chưa được điều trị thay thế thận trước đó, điều trị nội trú tại khoa Thận - Tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ tháng 01-10/2013. +Kết quả: Nghiên cứu bao gồm 148 bệnh nhân, nam là 58,8% và nữ là 41,2%. +Tuổi trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 43,3 ± 15,3 (16-78 tuổi), ở thành phố là 52% và nông thôn 48%, trình độ học vấn cấp 2 (31,7%) và cấp 3 (42,6%). +Bệnh nhân có bảo hiểm y tế là 87,2%. +Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự liên quan về điểm số SF-36 với giới tính, tuổi, trình độ học vấn, bảo hiểm y tế … Hầu hết các vấn đề của bệnh thận đều tương quan với sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tinh thần p < 0,05. +Kết luận: Phân tích của chúng tôi nhận thấy các triệu chứng của bệnh thận ở bệnh nhân có tương quan với sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tinh thần với p < 0,05. +Đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu qua mẫu nước tiểu bể thận trong phẫu thuật tán sỏi thận qua da +Mục tiêu: Đánh giá mẫu nước tiểu bể thận cung cấp nhưng thông tin giá trị về vi khuẩn học, hỗ trợ quá trình điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu (NKĐTN), giảm thiểu biến chứng nặng như nhiễm khuẩn huyết và choáng nhiễm khuẩn sau tán sỏi thận qua da. +Nghiên cứu ghi nhận 1 trường hợp nhiễm khuẩn huyết, không ghi nhân biến chứng choáng choáng nhiễm khuẩn và tử vong. +Kết luận: soi tươi – nhuộm gram và cấy nước tiểu bể thận có giá trị cao trong đánh giá tình trạng NKĐTN ở những bệnh nhân có chỉ định tán sỏi thận qua da. +Từ khoá: nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tán sỏi thận qua da, soi tươi nhuộm gram nước tiểu bể thận, cấy nước tiểu bể thận +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tổng cộng 69 mẫu thoả tiêu chuẩn được đưa vào nghiên cứu. +Tất cả các mẫu đều được tiến hành lấy nước tiểu ở 2 thời điểm lúc chọc dò vào đài bể thận và sau tán sỏi từ 15 – 30 phút. +Các mẫu nước tiểu này được đánh giá qua xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, soi tươi – nhuộm gram, nuôi cấy vi khuẩn và xác định độ nhạy cảm với kháng sinh. +Kết quả: Tỷ lệ có NKĐTN qua đánh giá nước tiểu bể thận là 31,88%, trong đó chủ yếu là vi khuẩn gram âm (76,19%). +Chủng vi khuẩn phân lập được: E.coli chiếm đa số (46,15%), kế đến là Enterobacter cloacae, Proteus mirabilis, Staphylococcus aureus, Enterococcus faecalis và vi nấm. +Khảo sát đặc điểm hình ảnh cắt lớp điện toán carcinôm tế bào thận +Kết luận: Chúng ta có thể phân biệt được carcinôm tế bào sáng thận và carcinôm nhú tế bào thận dựa trên cắt lớp điện toán. +Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm hình ảnh cắt lớp điện toán carcinôm tế bào thận. +Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành hồi cứu và mô tả tất cả các trường hợp có chụp cắt lớp điện toán, có phẫu thuật, kết quả giải phẫu bệnh là RCC tại khoa ngoại niệu bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/2008 đến 12/2010. +Kết quả: Có 59 trường hợp RCC trong nghiên cứu này. +95% trường hợp bệnh nhân có một bướu, bướu nằm ở cực thận chiếm 84,7% và phân bố ở vùng vỏ ưu thế chiếm 47%. +Vôi hoá trong bướu trong 20% trường hợp và 83% trường hợp có hoại tử trong bướu. +100% bướu có đậm độ thấp trên phim chưa tiêm thuốc, bướu thường bắt thuốc mạnh trên thì vỏ tuỷ chiếm 83,05% trường hợp. +Kích thước bướu trên CLĐT là 6,8 ± 3,3 cm. +Carcinôm tế bào sáng thận thường có vôi hoá trong bướu và kích thước to hơn so với carcinôm nhú tế bào thận. +Phẫu thuật nội soi tạo hình đại tràng trái thay thế thực quản điều trị hẹp thực quản do hoá chất: báo cáo kinh nghiệm qua 02 trường hợp +Đặt vấn đề: Phẫu thuật colon bypass dùng đại tràng trái là phẫu thuật đã được sử dụng nhiều để điều trị hẹp thực quản do hoá chất. +Từ khoá: hẹp thực quản do hoá chất, tạo đường hầm sau xương ức, thay thế thực quản bằng đại tràng +Với sự phát triển của phẫu thuật nội soi, sự tiến bộ của phẫu thuật viên nội soi, chúng tôi mạnh dạn triển khai phẫu thuật nội soi toàn bộ kèm theo tạo đường hầm sau xương ức nội soi cho phẫu thuật colon bypass dùng đại tràng trái. +Mục tiêu: Ðánh giá hiệu quả về mặt kỹ thuật phẫu thuật nội soi toàn bộ colon-bypass dùng đại tràng trái trong điều trị hẹp thực quản do hoá chất. +Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: Báo cáo 02 ca lâm sàng phẫu thuật nội soi toàn bộ colon-bypass dùng đại tràng trái tại khoa Ngoại tiêu hoá bệnh viện Chợ Rẫy. +Kết quả: Tháng 10/2021 và 11/2021, chúng tôi thực hiện 02 trường hợp phẫu thuật nội soi toàn bộ colon-bypass điều trị hẹp thực quản do hoá chất. +02 trường hợp đều dùng đại tràng trái và sử dụng miệng nối thực quản cổ. +Không có trường hợp nào xì miệng nối thực quản đại tràng và hẹp miệng nối cho đến nay. +Chức năng nuốt được cải thiện sau phẫu thuật. +Hàm lượng flavonoid toàn phần được xác định bằng phương pháp cân và UV-Vis theo chuẩn quercitrin. +Khả năng kháng khuẩn được xác định bằng phương pháp khuếch tán qua giếng thạch. +Kết quả: Hiệu suất chiết cao đạt 15,59%. +Hàm lượng flavonoid đã trừ ẩm theo phương pháp cân trong mẫu nguyên liệu đạt 2,35% và trong mẫu cao chiết đạt 13,67%. +Các yếu tố nguy cơ đề khángvới điều trị aspirin ở bệnh nhân cao tuổi bệnh mạch vànhđã được can thiệp mạch vành qua da +Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa tình trạng đề kháng aspirin với các yếu tố nguy cơ (YTNC): nhóm tuổi, giới, tình trạng hút thuốc lá, béo phì, xét nghiệm cơ bản, các bệnh lý đi kèm và các thuốc điều trị cơ bản ở bệnh nhân ≥ 60 tuổi bệnh mạch vành sau can thiệp mạch vành qua da. Thiết kế: Nghiên cứu cắt ngang Đối tượng-phương pháp nghiên cứu: 150 bệnh nhân ≥ 60 tuổi nhập Viện tim Tp HCM từ 01/10/2013 đến 30/04/2014 bị bệnh mạch vành đã được can thiệp mạch vành qua da. +Bệnh nhân đang được điều trị với aspirin liều 200 mg / ngày và được xét nghiệm phân tích chức năng tiểu cầu ở thời điểm 48 giờ sau can thiệp. +Kết quả: Nữ giới đề kháng aspirin cao hơn nam giới (30,6% so với 25%), không tìm thấy mối liên quan giữa tuổi, giới tính, hút thuốc lá, béo phì, nồng độ đường huyết đói, HbA1C, LDL-cholesterol, các bệnh lý tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, tai biến mạch máu não và các nhóm thuốc UCMC / UCTT, thuốc lợi tiểu, chẹn beta, chẹn kênh canxi, statin, nitrat, các chỉ số nồng độ triglyceride cao, suy tim với tình trạng đề kháng aspirin. Bệnh nhân mắc bệnh thận mạn (p = 0,04; OR = 2,19; KTC 95% từ 1,02-4,67) và bệnh nhân được điều trị bằng ức chế bơm proton (p = 0,04; OR = 2,26; KTC 95% từ 1,0-5,0) là các YTNC của tình trạng đề kháng aspirin. +Kết luận: Ở bệnh nhân cao tuổi bệnh thận mạn hoặc bệnh nhân đang được điều trị ức chế bơm proton cần được làm xét nghiệm chức năng tiểu cầu vì đó là những YTNC làm tăng đề kháng aspirin. +Từ khoá: người cao tuổi, đề kháng aspirin, can thiệp mạch vành qua da. +Tỷ lệ thiếu kẽm và các yếu tố kết hợp ở phụ nữ có thai việt nam tại tp hcm +Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm xác định tỷ lệ thiếu kẽm và các yếu tố kết hợp ở phụ nữ mang thai Việt Nam tại TP HCM. +Cần nhiều dữ liệu lâm sàng để xác định tầm mức của vấn đề chưa được quan tâm này. +Từ khoá: Kẽm, thiếu hụt, bổ sung chế độ ăn, phụ nữ mang thai, Việt Nam. +Phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu cắt ngang tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP HCM. +Kết quả và bàn luận: Tổng cộng có 245 phụ nữ mang thai được tuyển chọn và 107 người (42%) tham gia. +Trung bình của tuổi mẹ và tuổi thai lần lượt là 29 năm và 10 tuần. +Nồng độ kẽm trung vị trong huyết thanh là 13.6 µmol / L, và tỷ lệ thiếu kẽm là 29% (95% KTC= 21%-39%). +Yếu tố bổ sung chế phẩm sữa hàng ngày là yếu tố kết hợp với tình trạng thiếu kẽm (OR hiệu chỉnh= 0.40, 95% KTC= 0.16-0.99, p= 0.049). +Mở đầu: Vai trò của thông khí áp lực dương không xâm lấn ở bệnh nhân phù phổi cấp do tim.Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu tổng quát: khảo sát hiệu quả của máy thở BiPAP ở bệnh nhân phù phổi cấp do tim tại BVTN. +- Phương pháp: Hồi cứu thống kê mô tả.Kết quả: Tổng số 42 bệnh nhân; Tuổi trung bình: 72,45, độ lệch chuẩn ± 9,28; Giới: nữ: 52,38% (22/4 2); Thời gian thở máy trung bình: 321,3 phút, độ lệch chuẩn ± 15,79 phút; Tỷ lệ thành công 97% (4 1/4 2), thất bại 2,38% (1/4 2). +Phân tích đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các thể chẩn đoán bệnh lao trên bệnh nhân lao/hiv tại tỉnh đồng tháp +Mục tiêu: Phân tích đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các thể chẩn đoán của bệnh lao trên bệnh nhân (BN) lao / HIV tại tỉnh Đồng Tháp. +Các triệu chứng thực thể chưa thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm NC (p > 0,05). +71 TH (56,8%) có AFB / đàm dương tính, trong đó, mức độ dương tính từ (2 +) trở lên chiếm nhiều hơn dương tính ≤ (1 +) (59,2% so với 40,9%) và xảy ra chủ yếu ở BN lao / HIV giai đoạn sớm (p > 0,05). +94,4% BN lao / HIV có XQ phổi bất thường, bao gồm dạng thâm nhiễm nốt (74,6%), mô kẽ phổi (39,8%), phì đại hạch rốn phổi, cạnh trung thất (29,7%), TDMP (28,8%), … và dạng tạo hang (20,3%), xảy ra nhiều ở BN lao / HIV giai đoạn muộn (p > 0,05). +BN lao / HIV giai đoạn muộn có biểu hiện bạch cầu < 4.000, lympho bào < 1.200, lympho T CD 4 + < 200 tế bào / m m3, Hb giảm, VS tăng, và men gan tăng một cách ý nghĩa (p < 0,05). +Tỉ lệ mắc lao mới, tỉ lệ nhóm bệnh LNP, tỉ lệ thể LP AFB (-) và tỉ lệ thể lao phối hợp ở BN lao / HIV giai đoạn muộn chiếm nhiều hơn ở giai đoạn sớm (lần lượt là 92,1%; 20,2%; 32,4% và 43,8% so với 88,9%; 16,7%; 23,3% và 41,7%) (p > 0,05). +Kết luận: BN lao / HIV giai đoạn muộn có biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng không điển hình, phức tạp hơn, nặng nề hơn và tổn thương lao ở ngoài phổi nhiều hơn so với BN lao / HIV giai đoạn sớm. +Kết quả: Từ 1/2010 đến 12/2011, có 125 BN lao / HIV (chia thanh hai nhóm: 36 BN HIV giai đoạn sớm và 89 BN HIV giai đoạn muộn). +Tỉ số nam: nữ là 1,6 6:1. +Đa số xảy ra từ 15 - 45 tuổi (86,4%) và tuổi trung bình là 32,9 ± 10,2 tuổi. +Các BN lao / HIV cư trú ở các huyện của tỉnh Đồng Tháp (74,4%). +76% BN có trình độ học vấn từ cấp II trở xuống, 88,8% BN không nghề nghiệp, lao động chân tay, và 57,6% BN chích ma tuý. +52% BN có thời gian khởi bệnh từ 3 - 8 tuần. +Các triệu chứng cơ năng và toàn thân thường gặp nhất là sốt, tiêu lỏng, sụt cân trên 10% trọng lượng cơ thể, khó thở, ho khan, mệt mỏi, suy kiệt … và bệnh lý da niêm xảy ra chủ yếu ở BN lao / HIV giai đoạn muộn (p < 0,05). +Đặt vấn đề: Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T.Tsai et K.M.Feng), loài cây thuốc quý hiếm với công dụng bồi bổ sức khoẻ, chống ung thư đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. +Kết quả: Mô sẹo 4 tuần sau cấy chuyền có kích thước 17-20 µm, mang đặc tính tế bào sinh phôi, tạo phôi sau 24 tuần trên môi trường NAA 0,5 mg / L. Kết luận: Mô sẹo đủ 26 tuần tuổi, 4 tuần sau cấy chuyền với các tế bào có kích thước 17-20 µm có khả năng tạo phôi. +Từ khoá: phôi vô tính, mô sẹo +tỷ lệ lấy trọn u đại thể 38 trường hợp (77,8%). +tỷ lệ tử vong 1 trường hợp (1,8%). +tỷ lệ hồi phục sau mổ tốt (gos 4-5) đạt 98%. +Kết luận: đây là nghiên cứu đánh giá bước đầu kết quả điều trị u tuyến yên bằng phương pháp nội soi, cho thấy tỷ lệ lấy được u đạt kết quả cao, các biến chứng và tỷ lệ tử vong thấp. Ưu điểm nổi bật nhất của nội soi là cho phép phẫu thuật viên hình ảnh các cấu trúc rõ ràng, lấy được u ở các góc khuất mà vi phẫu, cho phẫu trường hình ống không thể tiếp cận được. +Từ khoá: u tuyến yên, nội soi u tuyến yên đường trong mũi qua xoang bướm. +tỷ lệ nữ / nam là 1/3, 6. +u kích thước lớn (macroadenoma) 83,3%, u kích thước nhỏ (microadenomas) 16,7%. u chế tiết prolactin 12 trường hợp (22,2%), u tiết gh 9 trường hợp (16,7%), u tiết acth 2 trường hợp (3,7%). +Kết quả tạo hình niệu đạo bằng niêm mạc miệngở 33 bệnh nhân hẹp niệu đạo do viêm quy đầu khôtắc nghẽn (balanitis xerotica obliteran: bxo) +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi nghiên tiến hành nghiên cứu kết quả phẫu thuật trên 33 bệnh nhân hẹp niệu đạo do viêm quy đầu khô tắc nghẽn được tạo hình niệu đạo bằng mảnh ghép niêm mạc miệng 1 thì, bắt đầu từ tháng 01 năm 2008 đến tháng 06 năm 2013 tại khoa niệu A, bệnh viện Bình Dân. +Kết quả: Thời gian theo dõi trung bình là 24,03 tháng (2-57 tháng), kết quả tốt 26/33 bệnh nhân (tỷ lệ thành công 78,8%). 2 trường hợp hẹp lại, được điều trị bằng nội soi xẻ lạnh niệu đạo và 5 bệnh nhân phải tạo hình niệu đạo lại. +Kết luận: Tạo hình niệu đạo bằng niêm mạc miệng là ưu tiên lựa chọn trên bệnh nhân hẹp niệu đạo do viêm quy đầu khô tắc nghẽn, do không thể sử dụng da quy đầu hoặc da dương vật, cho tỷ lệ thành công khá cao. +Từ khoá: viêm quy đầu khô tắc nghẽn +Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm của nội soi mật - tuỵ ngược dòng (NSMTND) cấp c���u trong điều trị viêm đường mật và viêm tuỵ cấp thể phù nề do sỏi ống mật chủ và ống gan chung. +Từ khoá: Chụp hình đường mật - tuỵ ngược dòng qua nội soi, sỏi đường mật ngoài gan, sỏi ống mật chủ, sỏi ống gan chung, sốc nhiễm trùng đường mật do sỏi ống mật chủ, viêm mủ đường mật cấp tính, viêm tuỵ cấp thể phù nề. +Chúng tôi thu thập và phân tích số liệu từ 75 trường hợp được NSMTND cấp cứu trong thời gian từ 01/2014 đến 07/2015 tại khoa Nội soi Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. +Kết quả: Có 32 bệnh nhân nam và 43 bệnh nhân nữ. +Tuổi trung bình của bệnh nhân là 48,3 tuổi. Trong đó có 9 trường hợp sốc nhiễm trùng do sỏi OMC (có 4 nam và 5 nữ), 6 trường hợp viêm mủ đường mật kèm viêm tuỵ cấp thể phù nề do sỏi OMC (có 2 nam và 4 nữ), 20 trường hợp viêm tuỵ cấp thể phù nề do sỏi OMC (có 8 nam và 12 nữ) và 46 trường hợp viêm mủ đường mật do sỏi ống mật chủ và ống gan chung (có 18 nam và 28 nữ). +Kết luận: Những kết quả của chúng tôi cho thấy NSMTND cấp cứu hiệu quả và an toàn trong điều trị viêm đường mật và viêm tuỵ cấp thể phù nề do sỏi ống mật chủ và sỏi ống gan chung. +Đánh giá sơ bộ hiệu quả chuyển đổi sớm kháng sinh hậu phẫu từ đường tiêm sang đường uống trên bệnh nhân viêm phúc mạc ruột thừa +Mục tiêu: Đánh giá sơ bộ hiệu quả điều trị và kinh tế của phương pháp chuyển đổi sớm kháng sinh hậu phẫu IV - PO trên bệnh nhân viêm phúc mạc ruột thừa (VPMRT). Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu, cắt ngang từ tháng 4 - 7/2010. +So sánh hiệu quả điều trị, thời gian nằm viện và chi phí sử dụng kháng sinh giữa 3 nhóm bệnh nhân VPMRT: nhóm chứng chỉ dùng kháng sinh IV, nhóm chuyển đổi sớm (PO sau 3 ngày IV) và nhóm chuyển đổi muộn (PO sau > 4 ngày IV). Kết quả: 86 bệnh nhân tham gia nghiên cứu được phân thành 3 nhóm: nhóm chứng (31 bệnh nhân), nhóm chuyển đổi sớm (30 bệnh nhân) và nhóm chuyển đổi muộn (25 bệnh nhân). +Không có sự khác biệt về hiệu quả điều trị giữa 3 nhóm (p = 0,629). +Tuy thời gian nằm viện không khác biệt giữa các nhóm nghiên cứu (p = 0,468), chi phí kháng sinh giảm rõ rệt ở nhóm bệnh nhân chuyển đổi sớm so với nhóm chứng (p = 0,004) và nhóm chuyển đổi muộn (p = 0,001). +Kết luận: Chuyển đổi sớm kháng sinh hậu phẫu là một lựa chọn tốt cho cả bệnh nhân lẫn đội ngũ điều trị vì không làm giảm hiệu quả điều trị nhưng lại giảm chi phí sử dụng kháng sinh, từ đó có thể góp phần giảm chi phí điều trị. +Đặt vấn đề: Nước thải bệnh viện (BV) là một trong những mối quan tâm, lo ngại trong công tác bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng tại các bệnh viện. +Nước thải bệnh viện nếu không được xử lý theo đúng các quy định hiện hành thì chúng là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và là nguồn lây truyền bệnh tật trực tiếp đến con người. +Trong những năm qua được sự quan tâm của UBND thành phố Hồ Chí Minh, Sở Y tế đã đầu tư xây dựng các công trình xử nước thải cho các bệnh viện quận. +Tuy nhiên, hiện trạng tiếp nhận, vận hành và quản lý sau đầu tư cũng là vấn đề cần quan tâm để nâng cao hiệu quả sử dụng các công trình xử lý nước thải tại các bệnh viện tuyến quận ở thành phố Hồ Chí Minh. +Mục tiêu: Đánh giá hiện trạng công tác quản lý và xử lý nước thải một số bệnh viện quận tại thành phố Hồ Chí Minh. +Mục tiêu: Mô tả các rối loạn nội tiết trước và sau phẫu thuật của u vùng tuyến yên. +Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt ca. +Tất cả bệnh nhi được chẩn đoán u vùng tuyến yên được phẫu thuật tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 01/2012 đến tháng 05/2020. +Kết quả: Trước phẫu thuật, có 81,4% bệnh nhân rối loạn nội tiết, trong đó, đa phần bệnh nhân có từ 1 đến 2 rối loạn, cùng chiếm khoảng 1/3 trường hợp. +Sau phẫu thuật, có 95,3% bệnh nhân rối loạn nội tiết, trong đó, đa phần bệnh nhân có 3 rối loạn (suy giáp, suy thượng thận và đái tháo nhạt trung ương). +Kết luận: U vùng tuyến yên rất thường xảy ra rối loạn nội tiết, tỉ lệ này cao hơn sau phẫu thuật. +Từ khoá: u vùng tuyến yên, phẫu thuật, rối loạn nội tiết +Mục tiêu: Xác định tỉ lệ thành công, tỉ lệ tai biến và biến chứng của tắc mạch điều trị chảy máu tái phát sau mổ vỡ gan chấn thương. +Từ khoá: Tắc mạch, chảy máu tái phát. +Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu 44 bệnh nhân chảy máu tái phát sau mổ chấn thương gan được làm tắc mạch (38 nam, 6 nữ, tuổi trung bình 30,25), trong 5 năm (01/04/2007 - 31/12/2012) tại Bệnh viện Chợ Rẫy. +Kết quả: 43 bệnh nhân (97,7%) được tắc mạch thành công, 1 bệnh nhân (2,3%) tắc mạch không thành công là trường hợp rò động mạch gan – tĩnh mạch cửa. +13 bệnh nhân (29,54%) có biến chứng nặng sau tắc mạch, cần can thiệp ngoại khoa 4 bệnh nhân (9,1%), điều trị nội hay can thiệp tối thiểu 9 bệnh nhân (20,5%). +Không bệnh nhân nào bị chảy máu tái phát. +Tử vong 6 bệnh nhân (13,6%) ở nhóm có chấn thương nặng kết hợp. +Kết luận: Tắc mạch điều trị chảy máu tái phát sau mổ chấn thương gan là một phương pháp xâm lán tối thiểu, tỉ lệ thành công cao. +Tuy nhiên, cần phải có nghiên cứu với số bệnh nhân nhiều hơn, thời gian theo dõi dài hơn. +Mức độ hài lòng của bệnh nhân về dịch vụ y tế tại bệnh viện bến lức - huyện bến lức-tỉnh long an, tháng 5 năm 2005 +Đây là nghiên cứu cắt ngang mô tả nhằm xác định mức độ hài lòng của bệnh nhân về các dịch vụ y tế tại bệnh viện Bến Lức - Long An vào tháng 5 năm 2005. +Với mục tiêu rất cụ thể là xác định phương thức hài lòng theo đúng nghĩa của nó và giúp nhà quản lý trong việc tổ chức bệnh viện tốt hơn. +Mục tiêu cuối cùng của nghiên cứu này là nâng cao chất lượng phục vụ tốt nhất cho bệnh nhân khi đến với bệnh viện. +Chúng tôi đã tiến hành khảo sát toàn bộ 220 bệnh nhân đến khám chữa bệnh trong thời gian từ 13/05/2005 đến 03/06/2005. +Kết quả nghiên cứu cho thấy 90,0% bệnh nhân hài lòng chung về toàn bệnh viện, 94,5% với khâu khám bệnh, theo dõi và điều trị, 91,8% với khâu chăm sóc điều dưỡng, 74,5% với khâu thông tin hướng dẫn, 70,0% hài lòng với khâu thủ tục hành chánh, 65,0% với khâu phục vụ ăn uống, 61,8% với khâu vệ sinh, 60,9% với khâu phòng lưu bệnh. +Nghiên cứu lâm sàng, một số yếu tố nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới ở bệnh nhân suy tim mạn tính +Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tỷ lệ và đặc điểm huyết khối tĩnh mạch sâu ở chi dưới bằng siêu âm Doppler mạch ở bệnh nhân suy tim mạn tính; tìm hiểu mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ với huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới ở bệnh nhân suy tim mạn tính. +HKTMS xảy ra tương đương nhau ở 2 chân phải và trái (lần lượt là 65,5% và 67,2%). +Khảo sát bằng siêu âm doppler tĩnh mạch chi dưới từ cổ chân tới nếp bẹn 2 chân. +Tuổi trung bình 74 (74,1 ± 11,4). +Tỉ lệ nữ là 67,2%. +Phẫu thuật đoạn chậu +Nam: 5, Nữ: 7, Tuổi trung bình: 54,58. +Lâm sàng: u hố chậu lớn đau: 12, tiểu khó: 5, cầu khó: 3, xuất huyết âm đạo, tiểu máu: 3. +Thời gian phẫu thuật trung bình 153 phút, máu mất trung bình 500ml. +Mục tiêu: Khảo sát chỉ định, phẫu thuật và kết quả phẫu thuật đoạn chậu.Phương pháp: Hồi cứu tất cả bệnh nhân được mổ đoạn chậu trong thời gian từ năm 2001 đến năm 2008 tại 2 khoa-bộ môn ngoại Tổng quát và ngoại Niệu bệnh viện Bình Dân. +Các bệnh án được phân tích về bệnh gốc, về chỉ định, về phẫu thuật và kết quả Kết quả: Trong thời gian 8 năm, tại 2 khoa-bộ môn ngoại Tổng quát và ngoại Niệu bệnh viện Bình Dân có 12 trường hợp phẫu thuật đoạn chậu. +Thiết lập quy trình thu nhận tế bào gốc trung mô từ mô mỡ thỏ +Đặt vấn đề: Tế bào gốc trung mô từ mô mỡ ngày càng được quan tâm nghiên cứu và ứng dụng nhiều trong công nghệ mô và y học tái tạo vì những đặc điểm ưu việt và tiềm năng to lớn mà các tế bào này mang lại. +Kết luận: Với kết quả nghiên cứu đạt được, chúng tôi đã phân lập và nuôi cấy được tế bào gốc trung mô từ mô mỡ thỏ theo các tiêu chuẩn quốc tế. +Đây sẽ là nguồn tế bào phù hợp dùng cho các thử nghiệm trên mô hình động vật sau này. +Từ khoá: tế bào gốc trung mô, mô mỡ thỏ, sự biệt hoá, marker tế bào gốc trung mô +Do đó, cần phải có một quy trình hiệu quả để thu nhận các tế bào gốc trung mô từ mô mỡ này để thử nghiệm trên các mô hình động vật trước khi triển khai ứng dụng trên người. +Mục tiêu nghiên cứu: Thiết lập quy trình thu nhận và định danh tế bào gốc trung mô từ mô mỡ thỏ dùng để thử nghiệm trên các mô hình động vật. +Phương pháp nghiên cứu: Thí nghiệm thực nghiệm mô tả. +Mô mỡ thỏ được thu nhận trong điều kiện vô trùng và phân lập tế bào gốc trung mô bằng hỗn hợp enzyme collagenase-dispase. +Định danh xác định tế bào gốc trung mô dựa vào khả năng bám dính trên chai nuôi, khả năng biệt hoá và sự biểu hiện của các marker cho dòng tế bào gốc trung mô (theo tiêu chuẩn ISCT). +Kết quả: Quần thể tế bào sau lần cấy chuyền thứ 3 được đem đi định danh tế bào gốc trung mô. +Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ ion calci máutrên bệnh nhân sỏi thận có biến chứng suy thận +Đặt vấn đề và mục tiêu: Tìm hiểu sự thay đổi nồng độ calci trong máu và đánh giá mối tương quan giữa nồng độ calci máu và hệ số thanh thải creatinin nội sinh tính theo công thức cổ điển ở các bệnh nhân sỏi thận đã có biến chứng suy thận. +Kết quả: Khi mức độ suy thận tăng lên, 16/58 BN (28,55%) có nồng độ calci trong máu giảm khi suy thận tăng lên, calci máu trong giới hạn bình thường 42/58 BN (69,73%); sự khác biệt về nồng độ calci máu giữa các giai đoạn I với II và II với III của suy thận là có ý nghĩa với P < 0,001 và P < 0,05. +Có sự tương quan thuận giữa nồng độ calci máu và hệ số thanh thải creatinin nội sinh tính theo công thức cổ điển (r = 0,17). +Kết luận: Nồng độ calci máu tăng dần qua từng giai đoạn suy thận và dần trở về mức bình thường và tiếp tục tăng cao hơn bình thường khi suy thận nặng hơn. +Có sự tương quan thuận giữa nồng độ calci máu và hệ số thanh thải creatinin nội sinh tính theo công thức cổ điển. +Từ khoá: nồng độ calci máu, sỏi thận, suy thận. +Nhu cầu truyền thông giáo dục về sức khoẻ sinh sản của thanh thiếu niên 15 - 24 tuổi tại quận tân phú, tp.hcm +Đặt vấn đề: Hiện nay, tuổi dậy thì của vị thành niên cũng như tuổi trung bình quan hệ tình dục (QHTD) lần đầu đã giảm một cách rõ rệt. +Điều đáng nói ở đây là thanh thiếu niên (TTN) quan hệ tình dục nhưng lại thiếu kiến thức về chức năng sinh sản cũng như các biện pháp an toàn tình dục. +Đánh giá kết quả cắt lách nội soi sử dụng ligasureở trẻ xuất huyết giảm tiểu cầu +Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội cắt lách có sử dụng LigaSure ở trẻ xuất huyết giảm tiểu cầu. +Kết luận: LigaSure là dụng cụ an toàn cho kiểm soát mạch máu trong cắt lách nội soi đặc biệt ở những trường hợp xuất huyết giảm tiểu cầu. +Từ khoá: Cắt lách nội soi, xuất huyết giảm tiểu cầu, LigaSure. +Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh điện tâm đồ ở bệnh nhân suy tim tại bệnh viện đa khoa trung tâm tiền giang +Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điện tâm đồ ở bệnh nhân suy tim và tìm hiểu mối tương quan giữa điện tâm đồ và các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng khác ở bệnh nhân suy tim. +Số bệnh nhân có phân suất tống máu (EF) giảm chiếm 84%. +Tỉ lệ tăng NT-ProBNP chiếm 92%. +Đặc điểm điện tâm đồ: thiếu máu cục bộ cơ tim (42,7%), nhịp nhanh xoang (24%), rung nhĩ (21,3%), tăng gánh tâm thu thất trái (13,3%) và điện tâm đồ bình thường (9,3%). +Kết luận: ECG thường biến đổi trong suy tim. +Những thay đổi ECG có giá trị trong tiên lượng suy tim. +Chọn bệnh suy tim theo tiêu chuẩn Framingham. +Kết quả: Có 75 trường hợp được chọn. +Các triệu chứng lâm sàng của suy tim thường gặp là khó thở phải ngồi (84%), khó thở khi gắng sức (73,3%). +Đa số bệnh nhân suy tim NYHA III (81,3%). +Hình ảnh bóng tim to trên X-quang chiếm 78,7%. +Khảo sát thực trạng, cải tiến, đánh giá và phân tích mô hình bệnh tật theo phương pháp phân tích liều xác định trong ngày (ddd) tại bệnh viện quận 11 trong năm 2017 +Mở đầu: Việc xác định mô hình bệnh tật theo Thông tư 21/2013/TT-BYT có thể áp dụng phương pháp phân tích liều xác định trong ngày DDD (Defined Daily Dose). +Từ khoá: mô hình bệnh tật, ATC, DDD +Chính vì thế, hàng năm, Khoa Dược Bệnh Viện Quận 11 đã ��p dụng thực hiện nhằm xác định mô hình bệnh tật. +Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh Viện năm 2017. +Hồi cứu dữ liệu tình hình tiêu thụ thuốc năm 2017 bằng công cụ phân tích DDD. +Kết quả: Số lượng thuốc sử dụng trong 90% đơn thuốc có% DDD là 89,74% thuộc nhóm thuốc trị đái tháo đường và tim mạch; những nhóm thuốc có tổng chi phí sử dụng cao nhất lần lượt là nhóm thuốc tim mạch (29,32%), nhóm thuốc trị đái tháo đường (20,76%), nhóm thuốc kháng sinh (19,06%). +Mô hình bệnh tật tại Bệnh viện Quận 11 chủ yếu là bệnh đái tháo đường, tim mạch và bệnh nhiễm khuẩn. +Kết luận: Phân tích trên đã hỗ trợ Khoa Dược đề ra kế hoạch dự trù ưu tiên mua sắm những nhóm thuốc chủ yếu như tim mạch, đái tháo đường và kháng sinh. +Thêm nữa, việc tính toán chi phí sử dụng thuốc theo DDD nhằm chuyển đổi liệu trình điều trị với những thuốc có hiệu quả và chi phí tối ưu nhất từ đó tham mưu tốt cho Hội đồng thuốc và điều trị. +Tỉ lệ không tinh trùng và các yếu tố liên quan ở nam giới đến khám tại khoa hiếm muộn bệnh viện từ dũ +Đặt vấn đề: Không tinh trùng ở nam giới có tần suất khoảng 5% theo các báo cáo trên thế giới. +Các yếu tố liên quan với không tinh trùng gồm: tiếp xúc hoá chất, tiền căn chấn thương tinh hoàn, viêm tinh hoàn quai bị sau dậy thì, teo 2 tinh hoàn và tinh hoàn ẩn. +Từ khoá: không tinh trùng, tinh hoàn, viêm tinh hoản, chấn thương tinh hoàn, quai bị +Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu về tỉ lệ không tinh trùng cũng như tìm hiểu các yếu tố nguy cơ liên quan đến không tinh trùng. +Mục tiêu: Xác định tỉ lệ không tinh trùng và các yếu tố liên quan ở nam giới đến khám tại khoa Hiếm Muộn Bệnh viện Từ Dũ. +Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang với cỡ mẫu 1825, được thực hiện tại Bệnh viện Từ Dũ từ 11/2017 đến 5/2018. +Bệnh nhân được làm tinh dịch đồ và khám lâm sàng. +Kết quả: Tỉ lệ không tinh trùng là 10,5%. +Các yếu tố liên quan đến không tinh trùng gồm: tiếp xúc hoá chất, tiền căn chấn thương tinh hoàn, viêm tinh hoàn quai bị sau dậy thì, teo 2 tinh hoàn và tinh hoàn ẩn (tăng nguy cơ tương ứng lần lượt là 4, 9, 8, 4 và 6 lần). +Có sự khác biệt giữa 3 nhóm vô tinh trước, tại và sau tinh hoàn về đặc tính sinh dục thứ phát, thể tích tinh hoàn và nồng độ hormone. +Kết luận: Tỉ lệ không tinh trùng là 10,5%. +Khảo sát tương quan giữa hình chụp ảnh mạch huỳnh quang và chụp cắt lớp cố kết quang học trong phát hiện phù hoàng điểm dạng nang +Mục tiêu: Phân tích mối tương quan giữa hình ảnh CME trên FA và OCT. +OCT nhạy hơn FA trong phát hiện CME đặc biệt trong những ca CME do bệnh lý võng mạc tiểu đường, tắc tĩnh mạch võng mạc và thoái hoá hoàng điểm tuổi già. +Từ khoá: phù hoàng điểm, chụp mạch huỳnh quang, chụp cắt lớp cố kết quang học. +Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang có phân tích. +168 mắt được chụp FA và OCT trong cùng một ngày. +Kết quả được đánh giá dựa trên những bằng chứng liên quan đến CME và những thay đổi cấu trúc của hoàng điểm. +Kết luận sau cùng nhằm phân tích tương quan giữa hình ảnh CME trên FA và OCT. +Kết quả: Nguyên nhân chính gây ra CME là võng mạc tiểu đường (30,95%), tắc tĩnh mạch võng mạc (27,38%) và thoái hoá hoàng điểm tuổi già (23,81%). +Độ nhạy trong phát hiện CME trên OCT (92,86%, 156/168 ca) cao hơn trên FA (84,52%, 142/168 ca). +OCT phát hiện CME sớm hơn FA 14 ca (8,33%). +Có mối tương quan chặt giữa hình thái CME trên FA với hình thái và vị trí CME trên OCT, giữa phân độ CME trên FA và trên OCT. +Kết quả phẫu thuật nội soi điều trị sỏi ống mật chủ +Mục tiêu: Xác định tính khả thi của phẫu thuật nội soi (PTNS) lấy sỏi ống mật chủ (OMC). +Đánh giá hiệu quả, tai biến, biến chứng của phẫu thuật. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiền cứu mô tả cắt ngang ở 66 bệnh nhân (BN) được chỉ định PTNS mở OMC lấy sỏi tại BV Chợ Rẫy TPHCM từ tháng 01/2010 đến 2/2012 có sỏi OMC được chẩn đoán xác định trước mổ bằng siêu âm, chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp X quang đường mật ngược dòng. +Kết quả: Chỉ định PTNS mở OMC lấy sỏi 66 BN, trong số này 39,4% (26/6 6) BN sỏi OMC đơn thuần, 61,6% (40/66) sỏi OMC kết hợp sỏi túi mật hoặc sỏi ống gan. +PTNS thành công 97% (6 4/6 6), chuyển mổ mở 3% (2/6 6), tai biến 3% (2/6 6) do tổn thương túi mật trong thì gỡ dính, biến chứng sớm 15% (10/6 6) được điều trị nội khoa ổn định. +Tỷ lệ sót sỏi 13,6% (9/6 6), không có tử vong. +Kết luận: PTNS lấy sỏi OMC có các ưu điểm: ít đau sau mổ, hồi phục sớm, vết mổ thẩm mỹ, BN xuất viện sớm, tỷ lệ sạch sỏi cao, tai biến và biến chứng thấp, không có tử vong. +Giới thiệu: Nghiên cứu giải phẫu diện bám của chóp xoay là cơ sở cho các phương pháp điều trị phẫu thuật khâu chóp xoay. +Mối liên quan giữa chiều dài xương cánh tay và bề dài của diện khớp trên, giữa, bề ngang của gân trên gai, dưới gai, bề ngang và bề cao của gân dưới vai được tính bằng phương trình hồi qui tuyến tính với trị số r lần lượt theo thứ tự là 0,085; 0,06; 0,25; 0,16; 0,04 và 0,001. Kết luận: Bề ngang của gân trên gai và dưới gai trên xác người Việt Nam nhỏ hơn so với các tác giả khác. +Không có mối liên hệ giữa chiều dài xương cánh tay và kích thước diện bám của gân trên gai, dưới gai, dưới vai.Ứng dụng lâm sàng: Kích thước các diện khớp và khoảng cách giữa các điểm mốc giải phẫu khi mổ nội soi giúp phẫu thuật viên ước lượng được kích thước rách của chóp xoay, số gân bị tổn thương và cân nhắc áp dụng các kỹ thuật khâu gân chóp xoay. +Bề rộng trước sau của diện khớp trên, giữa, bề rộng từ rãnh nhị đầu đến điểm đầu tiên của vùng không sụn, bề ngang của gân trên gai, dưới gai, bề cao và bề ngang gân dưới vai đã được đo bằng thước dây chia đến milimet. +Chiều dài xương cánh tay được đo từ mấu động lớn đến mỏm trên lồi cầu ngoài cánh tay.Kết quả: Bề dài trước sau của diện khớp trên là 19,66 ± 2,82 mm với min 14mm và max 25mm. +Điều trị sỏi niệu quản đoạn lưng và sỏi bể thận qua nội soi một vết mổ sau phúc mạc vùng hông lưng +Đặt vấn đề và mục tiêu: Báo cáo và đánh giá tính khả thi, độ an toàn của phẫu thuật nội soi một vết mổ sau phúc mạc vùng hông lưng (Retroperitoneal LaparoEndoscopic Single-Site) mở niệu quản và mở bể thận lấy sạn lần đầu tiên thực hiện tại bệnh viện Bình Dân Tư liệu và phương pháp nghiên cứu: Trình bày 10 trường hợp mổ mở bể thận, mở niệu quản vùng hông lưng lấy sạn qua nội soi một vết mổ sau phúc mạc ở vùng hông lưng thực hiện tại Khoa Niệu B bệnh viện Bình Dân từ 5/2014 đến 4/2015. +Mở niệu quản bằng móc điện, nạy sạn ra, đặt thông niệu quản lưu, khâu lại niệu quản bằng mũi khâu vắt. +Mười bệnh nhân với 11 viên sạn với một bệnh nhân có hai viên sạn cùng bên. +Sạn niệu quản: 7/10 (Trái: 5/7, Phải: 2/7), Sạn bể thận (khúc nối): 3/10 (Trái: 2/3, Phải: 1/3). +Kích thước sạn trung bình: 19 mm (15-32). +Đặt thông niệu quản lưu: 9/10, một trường hợp không đặt được thông niệu quản lưu vì nghẹt ở niệu quản sát bàng quang. +Kết luận: Nội soi một vết mổ sau phúc mạc vùng hông lưng lấy sạn niệu quản và sạn bể thận bước đầu cho kết quả đáng khích lệ với biến chứng bằng không. +Từ khoá: Nội soi ổ bụng một vết mổ, Nội soi sau phúc mạc, Mở niệu quản lấy sạn, Mở bể thận lấy sạn +Rạch da dài 1,5 cm ngay dưới xương sườn hay ngay đầu xương sườn 12 trên đường nách sau, cắt mở cân cơ lưng tối thiểu qua đường rạch da này (mini-lumbotomy). +Mục tiêu nghiên cứu: Xác định mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với tăng áp lực khoang bụng (TALKB) và hội chứng chèn ép khoang bụng (HCCEKB) ở bệnh nhân nặng và mối liên quan giữa TALKB và HCCEKB với tiên lượng bệnh. +Những yếu tố tiên đoán độc lập với TALKB là béo phì (OR 4,86; KTC 95%, (1,75 - 13,44); p= < 0,01), phẫu thuật bụng (OR 2,18; KTC 95%, (1,42 - 3,33); P= 0,001), liệt dạ dày ruột (OR 5,02; KTC 95%, (2,84 - 8,85); p < 0,001) và nhiễm trùng huyết (OR 2,27; KTC 95%, (1,25 - 4,14); p= 0,006). +Trong đó BMI là yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với p (OR) là < 0,001 (1,18). +Nhóm bị HCCEKB có xuất nặng và tử vong nhiều hơn với p < 0,001. +Kết luận: Tăng áp lực trong khoang bụng xảy ra trong thời gian nằm khoa hồi sức tích cực là yếu tố nguy cơ độc lập của suy cơ quan và tử vong. +Tỉ lệ tử vong cao ở nhóm mắc HCCEKB. +Những yếu tố thuận lợi cho sự hình thành TALKB và HCCEKB là bệnh nhân béo phì, phẫu thuật vùng bụng, liệt dạ dày ruột và nhiễm trùng huyết. +Từ khoá: Áp lực khoang bụng (ALKB); Tăng áp lực ổ bụng (TALKB); Hội chứng chèn ép khoang bụng (HCCEKB). +Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu mô tả. +Tất cả những bệnh nhân được nhập vào 2 đơn vị hồi sức tích cưc nội và ngoại khoa bệnh viện Nhân Dân Gia Định > 24h trong 2 năm từ 1/1/2011 đến 31/1/2013. +Áp lực khoang bụng (ALKB) được đo mỗi 8 giờ trong ngày qua bàng quang. +Kết quả: Chúng tôi nhận vào 384 bệnh nhân liên tiếp với đầy đủ tiêu chuẩn nhận. +Áp lực khoang bụng trung bình là 10 ± 4.8 mmHg. +Trong số 384 bệnh nhân, 196 (51%) có TALKB và 14 (3,4%) có HCCEKB. +Tổng hợp isoxazolo[4,3-c]quinolon-4-on +Trong đề tài này chúng tôi tiếp tục nghiên cứu phản ứng tổng hợp 4 - azido-3 - acetyl-quinolon -2 từ 3 - acetyl-4 - hydroxy-quinolon -2, từ đây nghiên cứu phản ứng đóng vòng của hợp chất ortho azido-carbonyl cho ra các ISOXAZOLO [4,3 - c] QUINOLON-4 tương ứng +Nồng độ hs-troponin i trên bệnh nhân suy tim tại bệnh viện đa khoa sóc trăng +Nồng độ hs-troponin I có giá trị trung vị là 14,9 ng / L. +Có mối tương quan thuận, yếu với hệ số tương quan r = 0,164 và có ý nghĩa thống kê (p = 0,034) giữa nồng độ troponin I và tuổi. +Nồng độ troponin I cũng có mối tương quan nghịch với phân suất tống máu thất trái, với hệ số tượng quan r = -0,262, p = 0,001. +Kết luận: hs-troponin I có thể được ứng dụng trong tiên lượng và theo dõi điều trị cho bệnh nhân suy tim. +Từ khoá: Hs-troponin, suy tim, bệnh viện đa khoa Sóc Trăng +Mục tiêu: Khảo sát nồng độ hs-troponin I trên bệnh nhân suy tim tại bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang. +Có 168 bệnh nhân ≥ 18 tuổi, được chẩn đoán suy tim cấp và mạn, đang điều trị tại Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng đã tham giam nghiên cứu. +Nồng độ hs-troponin I được khảo sát và tìm mối liên quan với các đặc tính mẫu. +Không có bệnh nhân suy tim độ I, phần lớn là suy tim độ II với 48,8%. +Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả của nước súc miệng chứa tinh dầu trên số lượng vi khuẩn Streptococcus mutans trong nước bọt ở bệnh nhân mang khí cụ chỉnh hình răng mặt cố định. +Kết luận: Nghiên cứu bước đầu cho thấy nước súc miệng chứa tinh dầu có hiệu quả làm giảm số lượng vi khuẩn S.mutans trong nước bọt ở bệnh nhân mang khí cụ chỉnh hình răng cố định. +Việc bổ sung nước súc miệng chứa tinh dầu vào quy trình vệ sinh răng miệng hàng ngày có thể đem lại lợi ích cho sức khoẻ răng miệng của bệnh nhân. +Từ khoá: nước súc miệng tinh dầu, Streptococcus mutans +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thiết kế song song, ngẫu nhiên, mù đơn, có nhóm chứng, thực hiện trên 29 bệnh nhân đang điều trị chỉnh hình răng mặt với khí cụ cố định tại Khoa Răng Hàm Mặt - Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. +Nước bọt không kích thích được lấy trước khi súc miệng và sau khi dùng nước súc miệng 4 tuần. +Nước bọt được pha loãng, cấy trên đĩa thạch MSB (Mitis Salivarius Bacitracin) là môi trường nuôi cấy chọn lọc đối với Streptococcus mutans, ủ yếm khí ở 370C trong 5 ngày, đếm số khúm vi khuẩn mọc trên mặt thạch sau đó tính ra số đơn vị tạo khúm / ml (CFU / ml). +Kết quả: Số lượng vi khuẩn S.mutans trong nước bọt ở thời điểm ban đầu ở hai nhóm khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05). +Sau 4 tuần súc miệng với nước muối sinh lí, số lượng vi khuẩn S.mutans trong nước bọt tăng 2,54% nhưng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). +Biệt hoá in vitro các tế bào mầm từ mảnh mô tinh hoàn chuột +Mục tiêu: Xác định sự biệt hoá in vitro các tế bào mầm trong tinh hoàn thành các tế bào tinh trùng trưởng thành.Phương pháp: Các mẫu mô tinh hoàn chuột trưởng thành được thu nhận để phân lập các tế bào mầm. +Các tế bào mầm và các tế bào đã biệt hoá như Sertoli được đồng nuôi cấy trong môi trường GAMETE-100 bổ sung với hormone FSH và testosteron. +Tuy nhiên, việc kết hợp FSH và testosteron s��� cho kết quả cao hơn khi chỉ sử dụng FSH hay testosteron. +Mở đầu: Viêm loét đại tràng (VLĐT) là tình trạng viêm và loét mạn tính tại đại tràng, thường được điều trị bằng nội khoa hoặc ngoại khoa. +Thuốc đối chiếu là sulfasalazin 100 mg / kg. +Chỉ tiêu đánh giá bao gồm các tiêu chuẩn của VLĐT theo bảng điểm của Monika Schneider (mức độ giảm cân, tính chất phân, máu trong phân, cân nặng trung bình) và tỉ lệ chết. +Kết quả: Xác định được Dmax= 26,67 g / kg chuột. +Ở lô gây bệnh bằng dextran sodium sulfat 3% trong 10 ngày, liều 6,67 g cao SLBT / kg (1/4 Dmax) giúp giảm 4,84 điểm ở chuột bệnh (p= 0,07), phục hồi cân nặng (p= 0,01), giảm tỉ lệ phân lỏng và máu trong phân. +Ở lô gây bệnh bằng dextran sodium sulfat 3% trong 15 ngày, liều 6,67 g cao SLBT / kg (1/4 Dmax) giúp giảm 2,23 điểm ở chuột bệnh (p= 0,11), giảm tỉ lệ phân lỏng, máu trong phân và giảm 50% số chuột chết so với lô bệnh. +Từ thực tế đó, việc nghiên cứu các thuốc Đông y với ít tác dụng có hại, cải thiện tình trạng bệnh tật là rất cần thiết. +Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy bài thuốc Sâm linh bạch truật có hiệu quả trong điều trị VLĐT. +Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu trên mô hình thực nghiệm chứng minh tác dụng điều trị này của SLBT. +Mục tiêu: Đánh giá tác dụng của cao chiết nước Sâm linh bạch truật (SLBT) trong điều trị Viêm loét đại tràng gây bởi dextran sodium sulfat (DSS) trên chuột nhắt trắng. +Phương pháp: Đánh giá tác dụng điều trị VLĐT của SLBT với liều 6,67 g cao / kg (1/4 Dmax) trên mô hình gây VLĐT bằng dextran sodium sulfat 3% trong 10 ngày và 15 ngày, đường uống, điều trị trong 5 ngày. +Đánh giá chức năng thông khí của vòi nhĩ ở bệnh nhân phẫu thuật nội soi mũi xoang +Mục tiêu: Đánh giá chức năng thông khí của vòi nhĩ ở bệnh nhân trước và sau phẫu thuật nội soi mũi xoang. +Nếu tính theo số vòi nhĩ: chỉ còn 6 vòi nhĩ bị tắc (2,8%) (p < 0,05). +Tình trạng vòi nhĩ trước mổ có liên quan với triệu chứng về tai (p < 0,05) và có sự cải thiện triệu chứng về tai qua các lần tái khám (p < 0,05). +Kết luận: Số vòi nhĩ tắc chiếm tỷ lệ cao ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính. +Phẫu thuật nội soi mũi xoang cải thiện đáng kể chức năng vòi nhĩ. +Tuy nhiên sau phẫu thuật có 1 tỷ lệ nhỏ vòi nhĩ bị tắc. +Đối tượng-Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu mô tả 106 bệnh nhân (212 vòi nhĩ) từ 20-70 tuổi với chẩn đoán viêm mũi xoang mạn tính đã thất bại điều trị nội khoa, được phẫu thuật nội soi mũi xoang tại khoa Tai mũi họng Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương trong thời gian từ tháng 10/2010 đến tháng 7/2012. +Kết quả: Trước phẫu thuật nội soi mũi xoang, số ca tắc vòi là 64 ca (60,4%); số ca vòi nhĩ thông là 42 ca (39,6%). +Nếu tính theo số vòi nhĩ, trước phẫu thuật số vòi nhĩ tắc ở tai (P) và (T) là 85 vòi (40,1%) và số vòi nhĩ thông là 127 (59,9%). +Sau phẫu thuật, bệnh nhân được tái khám 3 đợt: 1 tháng - 4 tháng - 7 tháng: + Nhóm tắc vòi nhĩ trước mổ: số ca tắc vòi giảm dần và đến lần tái khám sau 7 tháng còn 16 ca (15,1%) (p < 0.05). +Nếu tính theo số vòi nhĩ: số vòi nhĩ còn tắc là 13 (6,1%) (p < 0,05). +Đánh giá sự thay đổi huyết áp trên bệnh nhân cắt thận mất chức năng +Mục đích: Xác định sự thay đổi huyết áp trước và sau mổ trên những bệnh nhân cắt thận mất chức năng.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu mô tả loạt ca bệnh tất cả bệnh nhân được phẫu thuật cắt thận mất chức năng từ tháng 5/2010 đến đầu tháng 5/2011 tại bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần thơ.Kết quả: 17 trường hợp cắt thận mất chức năng sau phúc mạc. +11 bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp trước mổ có sự thay đổi huyết áp từ 151,4/87 mmHg xuống 128,2/73,2 mmHg sau mổ (p < 0,05). +6 bệnh nhân không tăng huyết áp có huyết áp trước mổ là 118,2/73,2 mmHg, huyết áp sau mổ là 115,8/70 mmHg.Kết luận: Phẫu thuật cắt thận có thể giúp cải thiện sự kiểm soát huyết áp trên những bệnh nhân thận mất chức năng có tăng huyết áp nhất là do bệnh thận. +Đánh giá kết quả sớm điều trị ung thư bàng quang nông bằng cắt đốt qua ngã niệu đạo với thulium yag laser +Đặt vấn đề và mục tiêu: Đánh giá kết qu�� sớm điều trị ung thư bàng quang nông bằng cắt đốt qua ngã niệu đạo với Thulium YAG laser kết hợp bơm vào bàng quang mitomycin C sáu chu kỳ sau mổ. +Số bệnh nhân tái phát theo dõi sau 09 tháng là 2/1 6ca. +Kết luận: Phương pháp cắt đốt qua ngã niệu đạo với Thulium YAG laser điều trị cho ung thư bàng quang nông cho kết quả sớm là tốt, có độ an toàn cao, dễ thực hiện và hầu như là không có biến chứng. +Từ khoá: Ung thư bàng quang nông, Thulium YAG laser, mitomycin C. +Đối tượng gồm 19 bệnh nhân bị ung thư bàng quang nông được điều trị tại bệnh viện Bình Dân từ tháng 06/2012 đến tháng 03/2013. +Bệnh nhân được phẫu thuật cắt đốt bướu qua ngã niệu đạo với Thulium YAG laser, sau đó được bơm hoá chất vào bàng quang với 40mg mitomycin C mỗi tuần một lần đến đủ sáu chu kỳ. +Đánh giá kết quả sớm và tái khám sau mỗi 3 tháng. +Kết quả: Tuổi trung bình: 64,42 ± 16,4 tuổi. +Tuổi thường gặp: 61 – 80 tuổi (42,11%). +Tỉ lệ nam trên nữ: 3,7 5/1. +Thời gian mổ trung bình: 25,4 ± 8,9 phút. +Kết quả sớm sau phẫu thuật: hầu hết cho kết quả tốt (89,47%). +Đối với E. coli, có 62/73 (85%) chủng có mang gen sinh ESBL, trong đó chủng mang 1 gen phổ biến CTX-M là 26 (35,6%), TEM là 1 (1,4%); mang 2 gen TEM + CTX-M là 34 (46,5%) và SHV + CTX-M là 1 (1,4%). +Kết luận: Tần suất mang gen ESBL của Enterobacteriaceae: mang 1 gen CTX-M là 28,3%, TEM là 3,5%, SHV là 1%; mang 2 gen TEM + CTX-M là 33,6%, SHV + CTX-M là 6,2% và 3 gen SHV + TEM + CTX-M là 2,7%. +Tần suất mang gen AmpC của Enterobacteriaceae: mang 1 gen DHA là 8,6%, CYM là 2,9% và mang 2 gen FOX + CYM là 8,6%. +Từ khoá: gen sinh ESBL, Ampc, cộng đồng khoẻ mạnh. +148 chủng sinh men β-lactamas đưa vào nghiên cứu, E.coli là 85 chủng; Klebsiella spp. +là 61 chủng và Citrobacter là 2 chủng. +Các chủng được phân tích xác định kiểu gen sinh ESBL và AmpC bằng kỹ thuật multiplex-PCR. +Kết quả: Trong số 148 chủng Enterobacteriaceae sinh men β-lactamase thì tỷ lệ chủng có kiểu hình ESBL là 113 (76,4%) và AmpC là 35 (23,6%). +Tỷ lệ kiểu gen so với kiểu hình của ESBL là 85/113 (85%) và kiểu gen của AmpC 7/35 (20%). +Kết quả xạ trị bướu sao bào sau phẫu thuật bằng máy gia tốc tại trung tâm ung bướu chợ rẫy +Mục tiêu: Xác định hiệu quả kỹ thuật xạ trị ở bệnh nhân bướu sao bào sau phẫu thuật tại Trung tâm Ung bướu Chợ Rẫy. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả, được thực hiện trên bệnh nhân bướu sao bào được xạ trị sau phẫu thuật tại Trung tâm ung bướu Chợ Rẫy từ 01.01.2010 tới 31.12.2010. +Thời gian sống còn trung bình theo grade mô học lần lượt là grade 1: 19, 9 tháng; grade 2: 19, 9 tháng; grade 3: 14,5 tháng; grade 4 là 10,5 tháng. +Khác biệt này có ý nghĩa thống kê p= 0.00001 (p < 0, 05). +Các yếu tố tiên lượng độc lập ảnh hưởng đến thời gian sống còn gồm: tuổi mắc bệnh, grade mô học. +Thời gian sống còn tốt nhất ở các BN tuổi < 50, bướu có grade mô học 1,2. +Từ khoá: bướu sao bào, xạ trị, thời gian sống còn. +Tuổi trung vị là 40, đa số ≤ 50 tuổi (72%). +Vị trí u chủ yếu là trên lều (82,1%) trong đó u ở thuỳ thái dương chiếm nhiều nhất (29,7%). +Grade mô học chiếm đa số là grade 2 (45,5%). +Thời gian sống còn trung bình theo tuổi ở nhóm > 50 tuổi là 14,28 tháng còn nhóm ≤ 50 là 18,55 tháng. +Khác biệt này có ý nghĩa thống kê p = 0.00018 (p < 0,05). +Trung bình thời gian sống còn giữa các vị trí u khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p = 0.125 (p > 0,05). +Tình hình nhiễm hbv, hcv và hiv trên người đang cai nghiện ma tuý tại trung tâm điều dưỡng và cai nghiện thanh đa +Khảo sát tỷ lệ nhiễm HBV, HCV và HIV và các yếu tố nguy cơ lây nhiễm các tác nhân này trên 271 học viên đang cai nghiện tại Trung tâm điều dưỡng và cai nghiện ma tuý Thanh Đa từ tháng 6/2004 đến tháng 7/2004. +Kết quả: Tỷ lệ nhiễm HBV là 11,1%, HCV là 41,5% (người nghiện chích là 56,3%), HIV là 22,9% (người nghiện chích là 33,7%). +Tỷ lệ đồng nhiễm cao đối với HCV / HIV (17%). +Tỷ lệ người nghiện chích chiếm 62,4%. Trong những người nghiện chích có 24,1% từng dùng chung kim chích, 13,6% dùng chung kim chích trên 5 lần. +Số người nghiện có xăm người chiếm 40,6%. +41 nhân 6 trường hợp áp dụng kỹ thuật băng treo lỏng âm đạo t.v.t. (tension-free vaginal tape) để điều trị tiểu không kiểm soát do gắng sức ở phụ nữ +Phương pháp T.V.T. +Từ cuối năm 2002, chúng tôi đã áp dụng kỹ thuật mổ này trên 6 bệnh nhân nữ bị tiểu không kiểm soát do gắng sức với thời gian diễn tiến bệnh kéo dài từ 2 - 30 năm và đạt được tỉ lệ thành công 6/6. +Tác giả trình bày những kinh nghiệm bước đầu về phương pháp mới này tại bệnh viện Bình dân +Thiết kế các phân tử nhỏ có khả nănggắn kết với interleukin-1β +Mở đầu: Interleukin (IL) -1 β là một cytokin thuộc họ IL-1 có vai trò quan trọng trong phản ứng viêm và miễn dịch. +Kết luận: Các mô hình in silico cho chất ức chế IL-1 β được xây dựng và sàng lọc thành công các chất có tiềm năng ức chế hoạt động IL-1β. +Các mô hình có thể dùng để sàng lọc với tập dữ liệu lớn hơn, các kết quả sàng lọc được cần được tiến hành tiếp các phương pháp khác như mô phỏng động học phân tử hoặc thử nghiệm in vitro để tìm ra các chất có hoạt tính thực sự. +Từ khoá: Interleukin-1 β, Interleukin-1 β inhibitors, 3 D-Pharmacophore, docking phân tử. +Hiện nay chỉ có 3 thuốc có tác động ức chế IL-1 β được chấp thuận và chúng đều có cấu trúc protein. +Mục tiêu: Nghiên cứu thực hiện nhằm mục tiêu thiết kế các phân tử nhỏ có khả năng ức chế hoạt động của IL-1β. +Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Cấu trúc tinh thể của IL-1 β được tải về từ ngân hàng cơ sở dữ liệu protein mã PDB 9ilb. +Các phương pháp in silico 3 D-Pharmacophore và mô tả phân tử docking được sử dụng để sàng lọc tập dữ liệu Drugbank 7.616 chất và sẽ được đánh giá điểm số chức năng nhằm tìm ra các chất tiềm năng nhất. +Kết quả: Nghiên cứu đã xây dựng được 2 mô hình pharmacophore cho các chất gắn kết IL-1 β và tìm kiếm được 33 chất cho vị trí A và 70 chất cho vị trí B của IL-1β. +Phân tích cho thấy một số chất rất tiềm năng ức chế hoạt động IL-1 β với mã PDB: DB07710, DB08957, DB 01014. +Khảo sát mối liên quan của các đặc điểm lâm sàng và ngưng thở lúc ngủ tắc nghẽn +Mục tiêu: mô tả các đặc điểm lâm sàng thường gặp của ngưng thở lúc ngủ tắc nghẽn (NTLNTN) và xác định các yếu tố liên quan đến NTLNTN tại Bệnh viện Chợ Rẫy Đối tượng và phương pháp: Trong thời gian từ 03/2010 đến 12/2014 tại khoa Hô Hấp, Bệnh Viện Chợ Rẫy, chúng tôi nghiên cứu cắt ngang, phân tích 189 bệnh nhân rối loạn giấc ngủ. +Kết luận: Các yếu tố có liên quan NTLNTN là tuổi, giới nam, BMI, vòng cổ, vòng eo, ngộp thở lúc ngủ, buồn ngủ ban ngày, Epworth ≥ 7điểm, đau đầu buổi sáng và buồn ngủ khi lái xe. +Từ khoá: ngưng thở lúc ngủ tắc nghẽn (NTLNTN), đặc điểm lâm sàng. +Những bệnh nhân này được khảo sát các triệu chứng lâm sàng thường gặp và đo giấc ngủ để xác định ngưng thở lúc ngủ tắc nghẽn. +Kết quả: Trong 189 đối tượng đo giấc ngủ có 144 đối tượng có AHI ≥ 5 lần / giờ và 45 đối tượng có AHI < 5 lần / giờ. +Tỉ lệ nam / nữ là 2, 6/1. +Khám tai mũi họng, chưa phát hiện bất thường mũi và vòm họng, Friedman giai đoạn 2 có 91,2%, Friedman giai đoạn 3 có 8,8% và chưa phát hiện Friedman giai đoạn 1. +Các triệu chứng ngáy to (87,8%), ngộp thở lúc ngủ (73%), buồn ngủ ban ngày (63,5%), Epworth = 7 (4 - 10,5) điểm, đau đầu buổi sáng (23,3%), buồn ngủ khi lái xe (20,1%), tai nạn giao thông do buồn ngủ (1,6%), kém tập trung khi làm việc (21,2%) và thói quen uống rượu bia trước lúc ngủ (3,7%). +Tuổi, giới nam, BMI, vòng cổ, vòng eo, ngộp thở lúc ngủ, buồn ngủ ban ngày, Epworth ≥ 7 điểm, đau đầu buổi sáng, buồn ngủ khi lái xe liên quan NTLNTN. +Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét, thực trạng màn và sử dụng màn ở cộng đồng dân xã ea lốp, huyện ea soup tỉnh dak lak năm 2011 +Đặt vấn đề: Để đạt được mục tiêu giảm chết, giảm mắc do sốt rét một trong những giải pháp ưu tiên hàng đầu là ngủ màn phòng chống sốt rét. +Tỷ lệ màn được bảo quản đúng chiếm tỷ lệ 42,11%. +Kết luận: Truyền thông giáo dục người dân ngủ màn và bảo quản màn đúng để nâng cao hiệu quả phòng chống sốt rét. +Việc đánh giá thực trạng màn và sử dụng màn của người dân sẽ giúp cho việc lập kế hoạch phòng chống sốt rét. +Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở c���ng đồng dân sống tại xã Ea Lốp, huyện Ea Soup, tỉnh Dak Lak năm 2011 và đánh giá thực trạng màn và sử dụng màn của người dân trong phòng chống sốt rét. +Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, điều tra tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét, khảo sát thực trạng màn và sử dụng màn của người dân xã Ea Lốp huyện Ea Soup, tỉnh Đak Lak năm 2011. +Kết quả: Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở người dân xã Ea Lốp là 6,15%; trong đó P.falciparum chiếm ưu thế với 79,17%. +Tỷ lệ người / màn tại xã nghiên cứu là 2,3. +Tỷ lệ màn được tẩm hoá chất chiếm 97,37%. +Tỷ lệ người dân ngủ màn chiếm 88,46%, số người không ngủ màn chiếm 11,54%. +Tỷ lệ màn có thủng và rách chiếm 50%. +Bước đầu ứng dụng kỹ thuật xạ trị điều biến liều (imrt) trong điều trị ung thư tại khoa y học hạt nhân và ung bướu bệnh viện bạch mai +Mục tiêu: Đánh giá bước đầu hiệu quả kỹ thuật xạ trị điều biến liều (IMRT) trong điều trị ung thư tại Khoa Y học Hạt nhân và Ung bướu bệnh viện Bạch Mai. +Đối tượng nghiên cứu: 21 Bệnh nhân ung thư bệnh viện Bạch Mai. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả. +Thời gian tia xạ trung bình từ 10 - 15 phút. Phân liều trung bình 2,25 Gy / ngày. +Độ chính xác và an toàn được kiểm định (QA: Quality Assurance) đều trong giới hạn cho phép, thường nhỏ hơn 3% (0,15 - 2,84%) so với kế hoạch. +Về mặt lâm sàng, kết quả ban đầu rất khả quan đa số các bệnh nhân có đáp ứng tốt chiếm 90%, các tác dụng phụ do tia xạ đều giảm nhiều so với xạ trị thông thường. +Kết luận: JO - IMRT là một kỹ thuật xạ trị hiện đại, có nhiều ưu việt so với 3 D-CRT thông thường và phù hợp cho các bệnh nhân ung thư tại Việt Nam. +Khảo sát hoạt động tự học của sinh viên y đa khoa năm thứ nhất đại học y dược tp. hồ chí minh năm 2015 +Đặt vấn đề: Trước tình trạng bùng nổ thông tin như hiện nay, ngoài sự hướng dẫn của người dạy, sinh viên nhất thiết phải có khả năng tự học để nâng cao tri thức và kết quả học tập, đặc biệt là nâng cao năng lực chuyên môn để đáp ứng tốt công việc sau khi ra trường. +Khảo sát hoạt động tự học của sinh viên y đa khoa năm thứ nhất nhầm góp phần giúp nhà Trường có các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo bác sĩ đa khoa Mục tiêu: Xác định các hoạt động tự học và các mối liên quan ở sinh viên y đa khoa năm thứ nhất Đại học Y dược TP. +Từ khoá: Tự học, hoạt động tự học, học lực. +Đặc điểm viêm màng ngoài tim ở trẻ em tại bệnh viện nhi đồng 1-tp. hồ chí minh +Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, nguyên nhân, điều trị và kết quả điều trị của viêm màng ngoài tim; tác nhân gây viêm mủ màng tim ở trẻ em được điều trị tại khoa Tim mạch bệnh viện Nhi đồng 1 (BVNĐ 1) Phương pháp: Mô tả hàng loạt ca. +Nguyên nhân thường gặp nhất là viêm mủ màng tim (51,4%), viêm màng ngoài tim do siêu vi (11,1%), sau mổ tim hở và các thủ thuật tại tim (9,7%), bệnh collagen (4,2%), do thấp (2,8%). +Điều trị nội khoa gồm chọc dò giải áp 21,9%, kháng sinh 80,8%, thời gian điều trị kháng sinh trung bình là 15,21 ± 11,93 ngày, riêng nhóm viêm mủ màng tim là 23,95 ± 9,67 ngày. +Corticoid được dùng trong 46,6% trường hợp, thời gian sử dụng trung bình 12,47 ± 6,22 ngày. +Corticoid không cải thiện được biến chứng viêm màng ngoài tim co thắt, không giảm tỉ lệ tử vong ở viêm mủ màng ngoài tim. +Corticoid có hiệu quả trong các trường hợp viêm màng ngoài tim sau mổ tim hở. +Biến chứng và di chứng gồm chẹn tim 21,9%, viêm màng ngoài tim co thắt 2,73%, viêm màng ngoài tim tái phát 1,37%. +S.aureus gặp trong 50% các trường hợp, Acinetobacter 18,75%, Staphylococcus coagulase (-), Klebsiella, Pseudomonas và E.coli chiếm 12,5%, các tác nhân khác chiếm 6,25% gồm H. influenzae, Morganella, S.pneumoniae và Proteus. +Bệnh thường nằm trong bệnh cảnh nhiễm trùng lan toả, ổ nhiễm trùng tiên phát đa số ở phổi (80%). Kết luận: Viêm màng ngoài tim là bệnh ít gặp nhưng có thể gây tử vong nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. +Triệu chứng lâm sàng đa dạng, không đặc hiệu, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. +Nguyên nhân thường gặp nhất vẫn là viêm mủ màng tim và tác nhân thường gặp nhất là S. aureus. +Điều trị phối hợp nội ngoại khoa cho kết quả tốt. +Phản ứng viêm tăng mạnh ở hầu hết các nguyên nhân thể hiện ở tăng ESR (89,5%) và CRP (81,3%). +Cấy máu dương tính chiếm tỉ lệ thấp 24%, cấy dịch màng tim dương tính chiếm 25,6%. +ECG thường gặp các dấu hiệu thay đổi ST-T (61,53%) và điện thế thấp ở chuyển đạo ngoại biên (51%). +Hình ảnh trên Xquang bóng tim to gặp trong 86%, viêm phổi, màng phổi gặp trong 54% các trường hợp. +Đặt vấn đề: Bệnh viêm màng não tăng bạch cầu ái toan (VMNTBCAT) có thể do nguyên nhân nhiễm trùng và không nhiễm trùng. +Từ khoá: viêm màng não tăng bạch cầu ái toan, Angiostrongylus cantonensis, trẻ em. +Trong đó, nhiễm ký sinh trùng (KST) Angiostrongylus cantonensis là nguyên nhân thường gặp nhất. +Mục tiêu: mô tả đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và cận lâm sàng VMNTBCAT ở trẻ em. +Đối tượng-Phương pháp: nghiên cứu loạt ca tiến cứu mô tả các trường hợp VMNTBCAT nhập khoa Nhiễm bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 09/2013 đến tháng 7/2014. +Kết quả: ghi nhận 27 trẻ có tuổi thường lớn (trung vị là 7 tuổi) bị VMNTBCAT, đến từ các tỉnh chiếm tỉ lệ cao (89%) và bệnh thường xảy ra vào 4 tháng cuối năm (74%); bệnh có liên quan đến tiền căn ăn ốc sống / tái hay chơi bắt ốc (48%). +Triệu chứng đau đầu thường gặp nhất (96,3%), sốt (63%), dấu màng não (26%); yếu chi (7%) và liệt dây thần kinh số 6 (7%). +Đánh giá hiệu quả của phương pháp không phẫu thuật đối với viêm quanh implant. +Từ khoá: điều trị không phẫu thuật, viêm quanh implant +Mục tiêu: Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả của quá trình điều trị viêm quanh implant bằng phương pháp không phẫu thuật. +Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu, có can thiệp lâm sàng, không nhóm chứng. +Mẫu nghiên cứu gồm 38 bệnh nhân với 40 phục hình đơn lẻ trên implant, có tình trạng viêm quanh implant mức độ nhẹ. +Bệnh nhân được hướng dẫn vệ sinh răng miệng, điều trị phục hình bị lỏng vít và làm sạch bề mặt implant. +Các số liệu thu thập gồm chỉ số chảy máu nướu khi thăm khám (BOP), chỉ số mảng bám (PlI), chỉ số nướu (GI), độ sâu túi (PD), và đo sự tiêu xương trên phim X quang (BL). +Sau 3 tháng và 6 tháng, ghi nhận lại các chỉ số chảy máu nướu (BOP), độ sâu túi khi thăm dò (PD), sự tiêu xương (BL). +Nghiên cứu tiên lượng của nồng độ acid uric huyết thanh ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp. +Đặt vấn đề: Acid uric là một chất chống oxy hoá thường tăng cao trong giai đoạn cấp của nhồi máu não. +Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm tìm hiểu giá trị tiên lượng của acid uric trong nhồi máu não cấp. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên 84 bệnh nhân nhồi máu não cấp vào điều trị tại khoa Nội Tim mạch bệnh viện trung ương Huế từ tháng 5/2015 đến tháng 10/2016. +Nồng độ acid uric được đánh giá khi vào viện, ngày thứ 3 và ngày thứ 7. +Phương trình tương quan được xây dựng để đánh giá sự kết hợp giữa acid uric với dự hậu lâm sàng theo thang điểm Rankin hiệu chỉnh tại thời điểm 30 ngày sau khi vào viện. +Kết quả trung hạn điều trị thủng ổ loét tá tràng bằng khâu lỗ thủng qua phẫu thuật nội soi một cổng. +Đặt vấn đề: Phẫu thuật nội soi một cổng (PTNSMC) ngày càng được áp dụng rộng rãi trong ngoại khoa và đã được ứng dụng trong khâu lỗ thủng ổ loét tá tràng. +Một trường hợp (1,4%) phải đặt thêm trô-ca 5mm hỗ trợ. +Thời gian nằm viện trung bình 5,7 ± 1,2 (4-12) ngày. +Tỷ lệ biến chứng sau mổ 2,8%. +Không có biến chứng thoát vị lỗ cổng vào. Không có tử vong sau mổ. +Tái khám sau 12 tháng có kết quả Visick 1 chiếm 93,5%, Visick 2 chiếm 4,3%, 01 trường hợp (2,2%) thủng ổ loét tá tràng tái phát vào tháng thứ 5. +8,9% nội soi có loét tá tràng tái phát. +Mục tiêu của đề tài này đánh giá kết quả sau 1 năm điều trị thủng ổ loét tá tràng bằng khâu lỗ thủng qua phẫu thuật nội soi một cổng. +Kết luận: Khâu lỗ thủng ổ loét tá tràng qua phẫu thuật nội soi một cổng là phương pháp an toàn. +Tỷ lệ chuyển mổ mở là 1,4%. +Từ khoá: thủng ổ loét tá tràng, khâu lỗ thủng ổ loét tá tràng, phẫu thuật nội soi một cổng +Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu 72 bệnh nhân thủng ổ loét tá tràng được điều trị bằng khâu lỗ thủng qua PTNSMC tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế và Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 1/2012 đến tháng 3/2016. +Kết quả: Tuổi trung bình 48,8 ± 14,0 (17 - 79) tuổi. +Tỷ lệ nam / nữ là 17,0. +4 bệnh nhân (5,6%) có vết mổ cũ thành bụng đều được PTNSMC thành công. +Chỉ số ASA 1 chiếm 86,1%, ASA 2 chiếm 12,5%, ASA 3 chiếm 1,4%. +Chỉ số Boey 0 chiếm 86,1%, Boey 1 chiếm 13,9%, không có Boey 2 và 3. +Kích thước lỗ thủng trung bình 4,1 ± 2,6 (1,5-22) mm. +Nghiên cứu sự thay đổi chất lượng thuốc amoxicillin, aspirin ph8 và vitamin c theo thời gian dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm tại các vùng địa lý khác nhau trên địa bàn thừa thiên huế. +Đặt vấn đề: Một nghiên cứu ban đầu đánh giá sự ảnh hưởng của chất lượng thuốc trong quá trình bảo quản bởi nhiệt độ và độ ẩm tại các vùng địa lý khác nhau được thực hiện trên viên bao tan trong ruột Aspirin pH8, viên bao phim Vitamin C và viên nang Amoxicillin tại vùng ven biển Thuận An, vùng núi Nam Đông, thành phố Huế và Trung tâm kiểm nghiệm TT-Huế. +Nguyên vật liệu và phương pháp nghiên cứu: Các mẫu thuốc nghiên cứu có cùng lô SX và hạn dùng dài hơn thời gian khảo sát được đặt tại các quầy thuốc Nam Đông, Thuận An, thành phố Huế và mẫu đối chứng được bảo quản tại TTKN TT-Huế với sự theo dõi điều kiện nhiệt độ và độ ẩm môi trường trong suốt 12 tháng bảo quản thuốc. +Hàng tháng, tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng thuốc theo DĐVN III và một số tiêu chuẩn cơ sở. +Kết quả: Sự suy giảm chất lượng thuốc diễn ra sớm và mạnh nhất ở Thuận An, tiếp theo là Nam Đông, là những nơi phải chịu đựng một điều kiện khí hậu khắc nghiệt hàng năm. +Đặc biệt, sự ảnh hưởng của yếu tố độ ẩm tác động lên sự phân huỷ thuốc mạnh hơn so với nhiệt độ. +Sự suy giảm chất lượng thuốc cũng diễn ra ở thành phố nhưng ở mức độ nhẹ hơn, trong khi tất cả các thuốc vẫn giữ được chất lượng tốt trong điều kiện bảo quản chuẩn tại Trung tâm kiểm nghiệm Huế (nhiệt độ 25oC, độ ẩm 60%). +Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết thanh trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát. +Đặt vấn đề: Đánh giá nồng độ acid uric huyết thanh góp phần tìm hiểu biến chứng của tăng huyết áp (THA) trên thận cũng như xác định mối liên quan giữa acid uric trong máu với một số yếu tố liên quan trên bệnh THA. +Mục tiêu: (1) Xác định nồng độ acid uric huyết thanh ở bệnh nhân THA nguyên phát (2) Khảo sát một số yếu tố liên quan ở bệnh THA với nồng độ acid uric huyết thanh. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 82 bệnh nhân, tuổi trung bình 62,24 ± 2,30, được chẩn đoán THA nguyên phát dựa vào tiêu chuẩn và phân độ theo WHO / ISH (2004) được thăm khám, đo HA, điện tâm đồ, định lượng nồng độ acid uric huyết thanh, các thông số lipid, chức năng thận. +Kết quả: Nồng độ acid uric huyết thanh ở bệnh nhân THA là 382,2 ± 24,5 mmol / l trong đó nam giới là 404,7 ± 27,3 mmol / l, nữ giới là 330,8 ± 48,0 mmol / l. +Tương quan thuận giữa nồng độ acid uric và mức độ THA (r = 0,23; n = 82, p < 0,05), với thời gian phát hiện tăng huyết áp (r = 0,21; n = 82; p < 0,05), với chức năng thận (r = 0,35; n = 82; p < 0,01), với chỉ số khối cơ thể (r = 0,42; n = 82; p < 0,001), với triglycerid và cholesterol (r tương ứng là 0,51 và 0,38) còn tương quan nghịch với HDL – cholesterol (r= - 0,47; p < 0,001). +Kết luận: Nồng độ acid uric huyết thanh liên quan chặt chẽ mức độ tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân tăng huyết áp. +Từ khoá: nồng độ acid uric huyết thanh, bệnh tăng huyết áp +Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng đái tháo đường týp lada. +Mục tiêu: Xác định đặc điểm lâm sàng của đái tháo đường týp LADA ở nhóm bệnh nhân đái tháo đường không thừa cân và béo phì. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang ở 156 bệnh nhân đái tháo đường không thừa cân và béo phì. +Dữ liệu lâm sàng đã ghi nhận và một mẫu máu được được lấy để đo tự kháng thể chống lại glutamic acid decarboxylase (GADAb). +Kết quả: Có 30 bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường týp LADA ở 156 bệnh nhânđái tháo đường không thừa cân và béo phì. +Các bệnh nhân đái tháo đường týp LADA có một số đặc điểm lâm sàng như tuổi khởi phát sớm, BMI thấp hơn, thời gian đáp ứng thuốc viên ngắn hơn, tỉ lệ phụ thuộc insulin cao hơn nhóm đái tháo đường týp 2. +Kết luận: Trong thực hành lâm sàng có thể xem các đặc điểm như đái tháo đường ở người gầy, thời gian đáp ứng thuốc viên ngắn làm tiêu chí sàng lọc đối tượng nguy cơ cao làm xét nghiệm kháng thể kháng GAD, để chẩn đoán sớm đái tháo đường týp LADA trong số các bệnh nhân đái tháo đường týp 2. +Từ khoá: Đái tháo đường tự miễn khởi phát muộn ở người lớn, đái tháo đường týp LADA +Nghiên cứu khí máu động mạch ở bệnh nhân tai biến mạch máu não giai đoạn cấp. +Mục tiêu: 1) Khảo sát sự biến đổi của khí máu động mạch ở bệnh nhân tai biến mạch máu não cấp theo thể xuất huyết não và nhồi máu não. +HCO 3 - có tương quan với Glasgow (r = 0,323; p < 0,01) và NIHSS (r = - 0,274; p < 0,05). +Tại thời điểm 24h, có tương quan nghịch giữa PO2 (r = - 0,375, p = 0,001) và SaO2 (r = - 0,309, p < 0,01) với NIHSS. +Tương quan nghịch giữa PO2 (r = - 0,435) và SaO2 (r = - 0,457) với kích thước tổn thương (p < 0,0001). +Tại thời điểm 48h, có tương quan nghịch giữa PCO2, PO2 và SaO2 với NIHSS (r = - 0,312, p < 0,01; r = - 0,305, p = 0,01 và r = - 0,270, p < 0,05). +PCO2 có tương quan thuận với Glasgow (r = 0,260, p < 0,05). +Có tương quan nghịch giữa PO2 (r = - 0,391; p = 0,001) và SaO2 (r = - 0,421; p < 0,001) với kích thước tổn thương. +Kết luận: KMĐM ở bệnh nhân TBMMN cho thấy các rối loạn mà bệnh nhân đang mắc phải (toan, kiềm, giảm oxy...). Các rối loạn này ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên tế bào não. +Tổn thương não thứ phát có thể được ngăn ngừa nếu các rối loạn đó được phát hiện và điều chỉnh kịp thời. +Từ khoá: Tai biến mạch máu não, khí máu động mạch, thang điểm Glasgow, NIHSS +2) Xác định mối tương quan và liên quan giữa khí máu động mạch với thang điểm Glasgow, NIHSS, và thể tích tổn thương não trên hình ảnh chụp não cắt lớp vi tính. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có theo dõi dọc được thực hiện trên 70 bệnh nhân TBMMN giai đoạn cấp. +Kết quả: Tỉ lệ giảm của PCO2, PO2 và SaO2 tại thời điểm vào khoa ở thể nhồi máu não là 56,2%, 25% và 18,8%; ở thể xuất huyết não là 44,4%, 72,2% và 63%. +Tại thời điểm 24h ở thể nhồi máu não là 75%, 56,2% và 50%; ở thể xuất huyết não là 50%, 79,6% và 70,4%. +Tại thời điểm 48h ở thể nhồi máu não là 68,7%, 50% và 18,8%; ở thể xuất huyết não là 53,7%, 59,3% và 44,4%. +Toan hô hấp chỉ có ở thể xuất huyết não. +Kiềm hô hấp ở cả hai thể và chiếm tỉ lệ cao nhất. +Tại thời điểm vào khoa, SaO2 có tương quan nghịch với kích thước tổn thương (r = - 0,264, p < 0,05). +Vai trò siêu âm và chọc hút kim nhỏ (fna) trong chẩn đoán trước phẫu thuật bệnh lý u tuyến giáp. +Đặt vấn đề: Mỗi loại u tuyến giáp có xử trí khác nhau nên việc chẩn đoán chính xác là rất quan trọng. +Tỷ lệ bươu keo tuyên giap 39%, u tuyến tuyến giáp 23%, ung thư 31%. +Kết luận: Trong nghiên cứu này u tuyến giáp thường gặp ở nữ, tuổi lao động gặp nhiều nhất. Biểu hiện lâm sàng phần lớn sờ thấy u. +Chẩn đoán trước phẫu thuật của siêu âm và chọc hút tế bào bằng kim nhỏ có nhiều ưu điểm riêng và đáng tin cậy. +Do đó, phối hợp khám lâm sàng, siêu âm, FNA trong chẩn đoán bệnh lý u tuyến giáp trước phẫu thuật giúp cải thiện độ chính xác. +Từ khoá: Siêu âm tuyến giáp, chọc hút tế bào bằng kim nhỏ, chẩn đoán trước phẫu thuật, u tuyến giáp +”. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm trả lời câu hỏi giá trị của siêu âm và FNA trong chẩn đoán trước phẫu thuật bệnh lý u tuyến giáp và đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của u tuyến giáp trước phẫu thuật. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 100 bệnh nhân bệnh lý u tuyến giáp có chỉ định phẫu thuật có đầy đủ siêu âm, FNA, chức năng giáp trước phẫu thuật và mô bệnh học sau phẫu thuật tại khoa Ung bướu, Bệnh viện Đại học Y Dược Huế từ 6/20 17-6/2018. +Kết quả: Siêu âm tuyến giáp theo phân loại TIRADS có độ nhạy Se: 80,6%, độ đặc hiệu Sp: 79,7%, độ chính xác Acc: 80%, trong đó đặc điểm vi vôi hoá trên siêu âm có độ nhạy 71%, độ đặc hiệu 95,7%, trong khi chọc hút tế bào bằng kim nhỏ có độ nhạy 58%, độ đặc hiệu 82,6%, độ chính xác 75%. +Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng ung thư tai mũi họng vào khám và điều trị tại bệnh viện trường đại học y dược và bệnh viên trung ương huế. +Đặt vấn đề: Đề tài này được thực hiện nhằm đánh giá các đặc điểm dịch tễ và lâm sàng của ung thư trong Tai Mũi Họng. +- Ung thư biểu mô tế bào gai (88,4%) là cao nhất. +Kết luận: Ung thư Tai Mũi Họng ở Huế có đặc điểm dịch tễ và lâm sàng tương tự như các vùng miền trong cả nước. +Kết quả điều trị sẽ khả quan hơn nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu 103 bệnh nhân ung thư Tai Mũi Họng bằng phương pháp cắt ngang mô tả, cắt ngang. +- Bệnh nhân nam (78,6%), nhiều hơn nữ (21,4%). +Người lớn (98,1%) cao hơn trẻ em (1,9%). +- Lứa tuổi trên 45 tuổi chiếm 73,8%, nông thôn và miền núi 70,9% thành thị 29,1%, nghề nghiệp lao động chân tay 48,6%. +- Tỷ lệ hút thuốc lá 69,9% và uống rượu 57,3%. +- Vào viện trong 6 tháng đầu 75,8%, mắc bệnh trên 1 năm 2,8%. +- Lý do vào viện theo thứ tự: Đau tại vùng có khối u 47,5%, rối loạn nuốt 44,7%, hội chứng thanh quản 41,8%, nhức đầu 37,9%, hội chứng tai 31,1%, hội chứng mũi xoang 29,1%, hạch cổ 25,2%... - Thứ tự ung thư Tai Mũi Họng: Ung thư vòm họng 33,0%, thanh quản 24,3%, hạ họng 19,4%, mũi xoang 11,7%, amiđan 9,7%, tai 1,9%. +- Di căn hạch đến nhóm cảnh trên (28,2%) là nhiều nhất. +Nghiên cứu rối loạn nhịp tim bằng holter điện tim 24 giờ ở bệnh nhân hẹp van hai lá. +Đặt vấn đề: Hẹp van hai lá là bệnh thường gặp chiếm 40,3% số người mắc bệnh tim mạch. +Kết quả: Tỷ lệ rối loạn nhịp tim chiếm 53,33% trong đó ngoại tâm thu thất: 88,89%, ngoại tâm thu nhĩ 4,44%, nhịp chậm xoang 6,67%, nhịp nhanh xoang 46,67%, ngưng xoang 11,11%, rung nhĩ 55,56%, nhịp nhanh trên thất 2,22%. +Mức độ hẹp van hai lá càng nặng, rối loạn nhịp tim càng nhiều: hẹp van hai lá độ I có tỷ lệ rối loạn nhịp tim 6,67%, độ II là 15,56%, độ III là 31,10%. +Có sự tương quan nghịch giữa mức độ hẹp van hai lá với rung nhĩ (r= -0,410, p < 0,05), tương quan nghịch giữa áp lực động mạch phổi với mức độ hẹp van hai lá (r= 0,7361, p < 0,05). +Tương quan thuận giữa tăng áp phổi và rung nhĩ (r= 0,43, p < 0,05). +Kết luận: Holter nhịp tim 24 giờ đã giúp ích trong chẩn đoán, theo dõi, tiên lượng bệnh nhân hẹp van hai lá đồng thời nó cũng rất giá trị trong việc phát hiện các biến chứng của hẹp van hai lá gây ra, giúp điều trị kịp thời và cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân. +Rối loạn nhịp tim là biến chứng thường gặp của hẹp van hai lá. +Xác định tỷ lệ và phân loại rối loạn nhịp tim trong bệnh hẹp van 2 lá bằng Holter điện tim 24 giờ. +Tìm hiểu sự liên quan giữa rối loạn nhịp tim với mức độ hẹp van 2 lá. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 45 bệnh nhân (tuổi thấp nhất 22, cao nhất 73, tuổi trung bình chung: 43,84 ± 12,97) được chẩn đoán xác định bệnh hẹp van hai lá dựa trên lâm sàng, điện tim, X quang và siêu âm tim sau đó được ghi Holter điện tim 24 giờ và phân tích kết quả. +Hiệu quả tán sỏi điện thuỷ lực trong điều trị sỏi mật mổ lại. +Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả tán sỏi điện thuỷ lực trong và sau mổ qua đường hầm Kehr điều trị sỏi mật mổ lạị. +Số lượng bạch cầu trên 10.000 / ml chiếm tỷ lệ 61,12%, Bilirubin tăng 96/108 (88,89%), 51 bệnh nhân có men gan tăng chiếm tỉ lệ 47,28%. +Tai biến trong mổ 21/108 (19,44%), biến chứng chung sau mổ 29/108 (26,8%) và không có tử vong. +Kết luận: Phương pháp tán sỏi điện thuỷ lực có hiệu quả cao trong điều trị sỏi mật mổ lại với kỹ thuật đơn giản, an toàn đặc biệt đối với sỏi đường mật trong gan. +Tổng quan: các phương pháp đánh giá xơ hoá gan không xâm nhập. +Xác định giai đoạn xơ hoá gan rất quan trọng trong tiên lượng, tầm soát và chỉ định điều trị ở bệnh nhân có bệnh gan mạn trong thực hành lâm sàng. +Sinh thiết gan vẫn là tiêu chuẩn vàng để đánh giá xơ hoá gan nhưng đã bộc lộ một số hạn chế. +Để khắc phục những hạn chế này, các phương pháp đánh giá xơ hoá gan không xâm nhập đã ra đời và được áp dụng ngày càng rộng rãi hơn. +Các phương pháp đánh giá xơ hoá gan không xâm nhập thường bao gồm hai nhóm chính: các chỉ điểm sinh học và những kỹ thuật đo độ cứng của gan. +Tuy nhiên, phương pháp nào cũng có những ưu điểm và hạn chế riêng. +Một số nghiên cứu đã cho thấy khi kết hợp các phương pháp này với nhau đã làm tăng độ chính xác trong đánh giá xơ hoá gan và làm giảm nhu cầu phải sinh thiết gan. +Bài viết này nhằm cập nhật những thuận lợi, bất lợi, độ chính xác trong chẩn đoán và ứng dụng lâm sàng của các phương pháp đánh giá xơ hoá gan không xâm nhập. +Từ khoá: xơ hoá gan, độ cứng của gan, bệnh gan mạn +Vai trò của hệ vi sinh vật đường ruột đối với sức khoẻ con người. +Một số bệnh đáng chú ý nhất là nhiễm trùng Clostridium difficile, bệnh viêm đường ruột, bệnh celiac và bệnh béo phì. +Từ khoá: Hệ vi sinh vật đường ruột, rối loạn khuẩn chí đường ruột, nhiễm trùng Clostridium difficile, viêm đường ruột, celiac, béo phì +Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số rối loạn đông máu ở bệnh nhi nhiễm khuẩn huyết tại bệnh viện phụ sản-nhi đà nẵng. +Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa rối loạn đông máu với một số triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng chính của nhiễm khuẩn huyết. +Kết luận: Trẻ bị nhiễm khuẩn huyết, đặc biệt sốc nhiễm khuẩn, có nguy cơ rối loạn đông máu cao và biến đổi một số xét nghiệm đông máu có liên quan với tình trạng xuất huyết và tỷ lệ tử vong của bệnh. +Từ khoá: rối loạn đông máu, nhiễm khuẩn huyết, trẻ em +Phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 65 bệnh nhi nhiễm khuẩn huyết tại Khoa Nhi Hồi Sức, Bệnh viện Phụ sản-Nhi Đà Nẵng từ tháng 4/20 12-6/2013. +Kết quả: Tỷ lệ xuất huyết nội tạng ở nhóm sốc nhiễm khuẩn cao hơn có ý nghĩa so với nhóm nhiễm khuẩn huyết (p < 0,001). +Số lượng tiểu cầu giảm chiếm 30,8% trường hợp, 10,8% trường hợp có số lượng tiểu cầu giảm nặng (< 50 x 109 / l). +Nồng độ fibrinogen giảm chiếm 30,8%, đặc biệt có 16,9% trường hợp có nồng độ fibrinogen giảm nặng (≤ 1 g / l). +Tỷ prothrombin giảm chiếm 40%, trong đó có 23,1% trường hợp tỷ prothrombin < 50%. +Có 53,8% trường hợp D-dimer dương tính và DIC xảy ra ở 20% trường hợp. +Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa biến đổi một số xét nghiệm đông máu với tình trạng xuất huyết và tỷ lệ tử vong của nhiễm khuẩn huyết. +Vai trò của thuốc generic - chất lượng và kinh tế trong điều trị. +Thuốc generic có vai trò quan trọng góp phần đảm bảo tính hiệu quả, an toàn và đặc biệt là tính kinh tế trong sử dụng thuốc. +Đó là những thuốc thành phẩm được sản xuất không có giấy phép nhượng quyền của công ty có thuốc phát minh và được đưa ra thị trường nhằm thay thế một thuốc phát minh sau khi bằng sáng chế hoặc các độc quyền đã hết hạn. +Hiện tại ở Việt Nam vẫn chưa bắt buộc tất cả các thuốc generic lưu hành trên thị trường đều phải chứng minh được về tính hiệu quả, an toàn và đặc biệt là tính tương đương sinh học so với thuốc phát minh như theo quy định của cục an toàn thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (Food and Drug Administration - FDA). +Do sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường dược phẩm trong nước, tiêu chuẩn của các thuốc generic cần phải được nâng cao và phải chứng minh được chất lượng của nó so với thuốc phát minh thông qua các thử nghiệm về tương đương sinh học nhằm tạo dựng niềm tin cho cán bộ y tế và nhân dân trong sử dụng thuốc. +Đồng thời việc mở rộng số lượng và nâng cao chất lượng của các trung tâm trong đánh giá tương đương sinh học trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành dược Việt Nam trong bối cảnh hội nhập với ngành dược thế giới. +Từ khoá: Thuốc generic, thuốc phát minh, tương đương sinh học, điều trị. +Nhân một trường hợp bệnh phân chia tuỷ rễ tại bệnh viện đại học y dược huế. +Bệnh phân tách tuỷ rễ là một dị tật bẩm sinh hi��m mà kết quả là việc chia dọc của tuỷ sống. +Nguyên nhân là do sự hiện diện của vách xương, sụn hoặc bản xơ trong ống sống. +Khi sự phân tách hoàn toàn không được hợp nhất cho đến dây tận thì được gọi là tuỷ sống nhân đôi. +Từ khoá: Tách đôi, phân tách tuỷ rễ, dị dạng bẩm sinh, tuỷ sống nhân đôi +Nghiên cứu đặc điểm siêu âm doppler năng lượng khớp cổ tay bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. +Mở đầu: Đánh giá mức độ hoạt động bệnh có vai trò quan trọng trong điều trị và theo dõi bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. +Kết luận: Siêu âm Doppler năng lượng khớp cổ tay có thể được sử dụng như một phương pháp để đo lường mức độ hoạt động bệnh viêm khớp dạng thấp. +Từ khoá: viêm khớp dạng thấp, khớp cổ tay, chỉ số CDAi, SDAi, DAS 28 - CRP, siêu âm mode 2D +Nghiên cứu này có 2 mục tiêu sau: Mô tả đặc điểm siêu âm Doppler năng lượng khớp cổ tay bệnh nhân viêm khớp dạng thấp và đánh giá vai trò của siêu âm Doppler năng lượng khớp cổ tay trong việc đo lường mức độ hoạt động của bệnh viêm khớp dạng thấp. +Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang bao gồm 30 bệnh nhân viêm khớp dạng thấp được chẩn đoán theo tiêu chuẩn ACR / EULAR 2010 điều trị tại Khoa Nội Thận – Cơ xương khớp, Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 7/2017 đến tháng 4/2018. +Các bệnh nhân được thăm khám lâm sàng, làm xét nghiệm máu, đánh giá mức độ hoạt động bệnh với các chỉ số CDAI, SDAI, DAS 28 - CRP và siêu âm mode 2D và siêu âm Doppler năng lượng khớp cổ tay. +Mức độ tăng sinh mạch trên siêu âm Doppler năng lượng đánh giá theo thang điểm bán định lượng (0 – 3 độ). +Kết quả: Tỷ lệ phát hiện viêm màng hoạt dịch khớp cổ tay trên siêu âm mode 2D ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 27/60 khớp chiếm 45%. +Tỷ lệ phát hiện tăng sinh mạch khớp cổ tay ở nhóm bệnh nhân này là 37/60 khớp chiếm 61,7%, trong đó tăng sinh mạch độ 1 (tăng sinh nhẹ) chiếm 18,3%, tăng sinh mạch độ 2 (tăng sinh vừa) chiếm 21,7%, tăng sinh mạch độ 3 (tăng sinh mạnh) chiếm 21,7%. +Nghiên cứu đáp ứng về sinh hoá, virus và xơ hoá gan ở bệnh nhân xơ gan còn bù do virus viêm gan b điều trị bằng tenofovir disoproxil fumarate. +Đặt vấn đề: Trong khi quan niệm cổ điển cho rằng xơ hoá gan và xơ gan là không thể phục hồi, các nghiên cứu gần đây cho thấy điều trị kháng HBV có thể đem lại đáp ứng cả về mặt mô bệnh học. +Ở nước ta xơ gan do viêm gan B còn phổ biến nhưng chưa có nhiều nghiên cứu hiệu quả điều trị trên bệnh nhân xơ gan do virus viêm gan B, nhất là ở giai đoạn xơ gan còn bù. +Nghiên cứu này nhằm mục tiêu khảo sát đáp ứng của xơ hoá gan thông qua biến đổi vận tốc sóng biến dạng (SWV) sau điều trị Tenofovir và các yếu tố liên quan đến đáp ứng này. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 48 bệnh nhân xơ gan còn bù, chẩn đoán bằng đo độ xơ hoá gan bằng kỹ thuật ARFI, được điều trị Tenofovir DF 300 mg / ngày trong 24 tháng. +Đặc biệt có 15/48 (31,2%) bệnh nhân có sự giảm mức xơ hoá gan từ F4 xuống ≤F 3. +Đánh giá kết quả điều trị cắt trĩ theo phương pháp longo tại khoa ngoại bệnh viện trường đại học y dược huế. +Kết luận: Qua công trình nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phẫu thuật điều trị bệnh lý trĩ theo phương pháp Longo có tính an toàn cao, ít đau sau mổ, thời gian nằm viện được rút ngắn và sớm trả bệnh nhân về lao động. +Đã có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy phương pháp mổ này có nhiều ưu điểm như: an toàn, hiệu quả và ít biến chứng. +Nhằm góp phần nghiên cứu trong lĩnh vực phẫu thuật điều trị bệnh lý trĩ theo phương pháp Longo chúng tôi tiến hành đề tài này tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế. +Phương pháp: Từ tháng 12/2009 đến tháng 4/2012, chúng tôi đã tiến hành phẫu thuật 384 bệnh nhân bị bệnh trĩ độ III và độ IV bằng phương pháp Longo. +Trong công trình nghiên cứu này chúng tôi theo dõi nhũng biến chứng sau mổ, đau sau mổ, thời gian nằm viện và sự hài lòng của bệnh nhân được phẫu thuật.Chúng tôi theo dõi có hệ thống bệnh nhân sau mổ 1 tháng và 3 tháng. +Kết quả: Với 384 bệnh nhân bị bệnh trĩ độ III và độ IV được điều trị bằng phẫu thuật theo phương pháp Longo cho kết quả như sau: 252 (65,7%) bệnh nhân nam, 132 (34,3%) bệnh nhân nữ. +Đánh giá chức năng tâm thu thất phải bằng siêu âm doppler tim ở người lớn bình thường. +Mục tiêu: Đánh giá chức năng tâm thu thất trái bằng siêu âm đã được qui chuẩn từ lâu tuy nhiên chỉ mới đây năm 2010 Hội siêu âm tim Hoa kỳ (ASE) và châu Âu (ESC) mới ra khuyến cáo sử dụng phương pháp siêu âm tim để đánh giá chức năng tâm thu thất phải. +Kết quả: Phân suất diện tích thất phải 49,76 ± 7,328%; Chỉ số TAPSE (vận động vòng van ba lá trên M mode) 22,5 ± 2,597 mm; Vận tốc sóng S của Doppler mô vòng van bên van ba lá 13,8 ± 2,138 c m/s; Chỉ số Tei thất phải của Doppler xung mô 0,47 ± 0,049. +Tương quan mức độ vừa giữa vận tốc sóng S của Doppler mô vòng van ba lá và chỉ số TAPSE thất phải (r = 0,38 và p = 0,0001); Có tương quan nghịch mức độ vừa giữa chỉ số Tei và chỉ số TAPSE thất phải (r = - 0,31 và p < 0,01). +Kết luận: giá trị các thông số thu được đều nằm trong giới hạn bình thường được công bố bởi khuyến cáo của ASE và ESC. +Từ khoá: TAPSE, chức năng thất phải. +Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng lymphôm tế bào t nguyên phát ở da. +Đặt vấn đề: Lymphôm tế bào T nguyên phát ở da là một nhóm bệnh đa dạng và hiếm gặp, biểu hiện lâm sàng dễ nhầm lẫn với các bệnh lí da lành tính nếu không được sinh thiết. +Kết luận: Nghiên cứu ghi nhận tỉ lệ bệnh và các đặc điểm lâm sàng của từng phân nhóm lymphôm tế bào T nguyên phát ở da. +Lymphôm giống viêm mô mỡ dưới da và u sùi dạng nấm thường gặp nhất. +Hình thái và vị trí sang thương da ở các phân nhóm tuy có sự chồng lắp nhưng vẫn góp phần định hướng chẩn đoán lymphôm da. +Từ khoá: lymphôm tế bào T, nguyên phát, da. +Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng của lymphôm tế bào T nguyên phát ở da và phân loại lymphôm theo bảng phân loại của Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức Nghiên cứu và Điều trị Ung thư Châu Âu cập nhật năm 2018. +Kết quả: Tuổi trung vị lúc chẩn đoán là 59 tuổi. +Tỉ lệ nam: nữ là 1:2, 3. +Theo thứ tự tỉ lệ, các chẩn đoán bao gồm: lymphôm giống viêm mô mỡ dưới da (35,8%), u sùi dạng nấm (28,2%), lymphôm tế bào lớn thoái sản nguyên phát ở da (15,4%), lymphôm tế bào T ngoại vi không đặc hiệu (7,7%), lymphôm tế bào diệt tự nhiên / tế bào T ngoài hạch, kiểu mũi (7,7%), rối loạn tăng sinh lymphô tế bào T nhỏ / trung bình CD 4 + nguyên phát ở da (2,6%) và lymphôm tế bào T hướng thượng bì tiến triển nhanh nguyên phát ở da (2,6%). +Lymphôm giống viêm mô mỡ dưới da luôn có biểu hiện nốt-u (100%) dưới da; vị trí thường gặp nhất là chi dưới (71,4%). +U sùi dạng nấm có biểu hiện hình thái đa dạng hơn (36,4%) với dát-mảng (100%), thường ảnh hưởng thân mình (90,9%). +Lymphôm tế bào diệt tự nhiên / tế bào T ngoài hạch, kiểu mũi luôn có loét da (100%). +Khảo sát một số yếu tố nguy cơ doạ sinh non. +Mục tiêu: Khảo sát một số yếu tố nguy cơ doạ sinh non. +BMI < 18,5 nguy cơ hơn 9,8 lần 95% CI (1,1 - 82,5); ≥ 23 tăng nguy cơ 4,4 lần (1,6 - 11,9). +Tiền sử thai chết lưu, nạo thai, sẩy thai nguy cơ doạ sinh non tăng 6,9 lần 95% CI (1,5 - 22,4). +Tiền sử sinh non, doạ sinh non nguy cơ tăng lên 9,1 lần 95% CI (2,0 - 41,7). +Khoảng cách giữa hai lần mang thai < 12 tháng nguy cơ tăng 4,9 (1,0 - 23,9) lần. +Kết luận: Phát hiện các yếu tố nguy cơ doạ sinh non để dự phòng sớm và theo dõi thai phụ tránh trình trạng doạ sinh non xảy ra là việc làm rất cần thiết. +Từ khoá: Doạ sinh non, phụ nữ mang thai, yếu tố nguy cơ +Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có so sánh. +Gồm 73 bệnh nhân được chẩn đoán doạ sinh non được theo dõi và điều trị tại khoa Phụ sản Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 06/2018 đến tháng 08/2019. +Kết quả: Đa thai có nguy cơ doạ sinh non cao gấp 8,8 lần so với đơn thai 95% CI (1,2 - 82,7), đa ối nguy cơ doạ sinh non 4,9 lần 95% CI (1,1 - 23,9). +Chiều dài CTC < 25 mm nguy cơ doạ sinh non cao hơn 4,2 lần 95% CI (1,3-13,1). +Viêm đường sinh dục thấp tăng nguy cơ 2,6 lần 1,3 - 13,1) p < 0,05. +Tuổi mẹ ≤ 20 hoặc > 35 có nguy cơ cao gấp 9,5 và 3,7 lần 95% CI (1,1 - 80,1) và (1,4 - 7,5). +Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm màng não do streptococcus suis tại bệnh viện trung ương huế năm 2011-2012. +Đặt vấn đề: Viêm màng não mủ (VMNM) là một bệnh nhiễm trùng nặng, thường gặp ở Việt Nam. +55% bệnh nhân có trên 1000 tế bào / m m3 dịch não tuỷ, 47,5% có protein 3,0 ­– 5,0 g / L. +Kết quả điều trị: 60% bệnh nhân khỏi hoàn toàn, 40% khỏi nhưng có biến chứng. +Kết luận: 45% bệnh nhân có tiếp xúc với lợn và thịt lợn. +Phần lớn bệnh nhân có nhức đầu (97,5%), nôn (85%), dấu Kernig (72,5%), Brudzinsky (52,5%). +Từ khoá: viêm màng não, Streptococcus suis Từ khoá: Viêm màng não, Streptococcus suis +Những nghiên cứu về viêm màng não mủ ở nước ta gần đây cho thấy tác nhân gây bệnh hàng đầu là liên cầu lợn (Streptococcus suis). +Bệnh nhân và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu. +Đối tượng nghiên cứu là tất cả bệnh nhân ≥ 15 tuổi được chẩn đoán VMNM, được điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế, từ tháng 5/2011 đến tháng 4/2012. +Kết quả: Trong 40 bệnh nhân có 82,5% nam, 17,5% nữ. +Tuổi trung bình 46,5 ± 17,72. +45% bệnh nhân có tiếp xúc với lợn và thịt lợn trước khi mắc bệnh. +Nghiên cứu giá trị của nội soi mềm dải ánh sáng hẹp trong chẩn đoán và theo dõi sau điều trị ung thư hạ họng và ung thư thanh quản. +Mục tiêu: Đánh giá giá trị của nội soi mềm dải ánh sáng hẹp trong chẩn đoán và theo dõi sau điều trị ung thư hạ họng và ung thư thanh quản. +Kết luận: Nội soi mềm dải ảnh sáng hẹp là xét nghiệm cận lâm sàng hữu ích trong chẩn đoán và theo dõi sau điều trị ung thư hạ họng và ung thư thanh quản. +Từ khoá: nội soi mềm dải ánh sáng hẹp, ung thư hạ họng, ung thư thanh quản +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 75 bệnh nhân bao gồm 36 bệnh nhân ung thư hạ họng và 39 bệnh nhân ung thư thanh quản được nhập viện để điều trị tại Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Trung ương Huế, từ tháng 5/2017 đến tháng 5/2018. +Kết quả: Nhóm tuổi 51 – 60 tuổi chiếm nhiều nhất (33,3%), tuổi trung bình mắc bệnh 62,1 ± 13,4. +Bệnh nhân đến khám ở giai đoạn III là 65,3%. +Hình ảnh nội soi mềm dải ánh sáng hẹp khối u thể sùi (89,4%), tổn thương viêm kế cận u (41,3%), u xâm lấn (58,7%). +Khối u có IPCL type V – n trên nội soi mềm dải ánh sáng hẹp ngấm thuốc cản quang mức độ mạnh (51,3%), trung bình (44,4%). +Nội soi mềm dải ánh sáng hẹp sau kết thúc điều trị 01 tháng: không có tổn thương mới 33,3%, viêm phù nề 53,7%, u giảm kích thước 13%. +Quan sát trực tiếp hoạt động tư vấn sử dụng thuốc không kê đơn tại các nhà thuốc ở thành phố huế. +Đặt vấn đề: Nghiên cứu nhằm khảo sát hoạt động tư vấn sử dụng thuốc không kê đơn (OTC) tại các nhà thuốc tại thành phố Huế. +Từ khoá: dược sĩ; nhà thuốc cộng đồng; tư vấn; thuốc không kê đơn; Huế +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu viên quan sát trực tiếp các trường hợp mua thuốc OTC tại 21 nhà thuốc với tổng số 63 giờ quan sát. +Kết quả: Trong số 269 trường hợp mua thuốc OTC, có 61,0% trường hợp nhận được tư vấn. +Trước khi bán thuốc có 52,4% trường hợp dược sĩ xác nhận danh tính người dùng thuốc, 63,4% hỏi rõ các triệu chứng bệnh. +Các thông tin tư vấn về chỉ định chiếm 51,2%; liều và thời gian dùng thuốc 61,0%. +Chỉ có 0.6% trường hợp tư vấn cho khách hàng kéo dài > 5 phút. +Kết luận: Việc tư vấn sử dụng thuốc tại nhà thuốc còn tồn tại nhiều hạn chế cả về tần suất và chất lượng tương tác giữa dược sĩ và bệnh nhân. +Nghiên cứu hiệu quả điều trị của infliximab trên bệnh nhân viêm khớp cột sống. +Đặt vấn đề: Các thuốc sinh học, đặc biệt là thuốc kháng TNF-α là cách mạng trong điều trị viêm khớp cột sống (Spondyloarthritis) khi mà các thuốc DMARDs cổ điển tỏ ra kém hiệu quả. +Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả điều trị của thuốc Infliximab trên bệnh nhân viêm khớp cột sống. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu theo dõi dọc có can thiệp điều trị với Infliximab trên 27 bệnh nhân viêm khớp cột sống. +Kết quả: Hiệu quả của Infliximab lên bệnh nhân viêm khớp cột sống thể hiện qua các chỉ số lâm sàng; các chỉ điểm viêm: CRP, VS giờ đầu và mức độ hoạt động bệnh theo chỉ số ASDAS-CRP và ASDAS-VS giờ đầu ở c��c thời điểm T2, T6 so với T0 đều có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). +Sau khi loại khỏi số liệu của 2 bệnh nhân có đợt cấp tại thời điểm T14, tất cả các chỉ số trung bình đánh giá kể trên đều có cải thiện, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. +Kết luận: Infliximab có hiệu quả cải thiện triệu chứng lâm sàng, chất chỉ điểm viêm và mức độ hoạt động bệnh trên bệnh nhân viêm khớp cột sống. +Từ khoá: viêm khớp cột sống, Infliximab. +Khảo sát vị trí đỉnh viền nướu và tỷ lệ chiều cao gai nướu ở nhóm răng trước hàm trên. +Đặt vấn đề: Giải phẫu nướu và hình dạng nướu đóng vai trò thiết yếu trong việc tạo nên một nụ cười đẹp. +Tỷ lệ chiều cao gai nướu so với chiều cao thân răng ở phía gần và phía xa lần lượt là 43,37% và 44,42%. +Kết luận: Đỉnh viền nướu của các răng thuộc nhóm răng trước hàm trên đều lệch về phía xa so với trục giữa thân răng. +Đỉnh viền nướu răng cửa bên hàm trên nằm thấp hơn đường nướu. +Tỷ lệ chiều cao gai nướu so với chiều cao thân răng của nhóm răng trước hàm trên là 43,9%. +Từ khoá: Đỉnh viền nướu, trục giữa thân răng, chiều cao gai nướu, tỷ lệ chiều cao gai nướu +Hiểu và tái tạo được những đặc điểm này là yếu tố tiên quyết khi can thiệp điều trị ở vùng răng trước hàm trên. +Mục tiêu nghiên cứu nhằm khảo sát vị trí đỉnh viền nướu và xác định tỷ lệ của chiều cao gai nướu so với chiều cao thân răng ở nhóm răng trước hàm trên. +Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 123 sinh viên ngành Răng Hàm Mặt. +Kết quả: Răng cửa giữa, răng cửa bên và răng nanh hàm trên đều có đỉnh viền nướu lệch về phía xa so với trục giữa thân răng với khoảng cách lần lượt là 0,96 mm, 0,46 mm, 0,24 mm. +Đỉnh viền nướu răng cửa bên hàm trên nằm thấp hơn so với đường nướu và cách đường nướu 0,77 mm. +So sánh hiệu quả của trâm quay liên tục hyflex và trâm tay thông thường trong điều trị nội nha ở ống tuỷ ngoài gần của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới. +Mục tiêu: So sánh thời gian sửa soạn, kết quả tạo hình ống tuỷ về sự thay đổi độ cong ống tuỷ và chiều dài làm việc, kết quả trám bít ống tuỷ sau khi sửa soạn bằng trâm quay Hyflex và trâm tay thông thường tại bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế. +Các răng sau khi sửa soạn được khám lâm sàng và chụp X quang cận chóp để theo dõi sau 1 tuần và 3 tháng. +Thiết kế nghiên cứu theo phương pháp thử nghiệm lâm sàng tiến cứu, so sánh nhóm. +Các số liệu của nghiên cứu được xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 16.0. +Kết quả: Nghiên cứu cho thấy trâm máy Hyflex sửa soạn ống tuỷ nhanh và duy trì độ cong ống tuỷ ban đầu tốt hơn trâm tay NiTiflex (p < 0,05). +Cả 2 loại trâm này đều duy trì tốt chiều dài làm việc (p > 0,05); tai biến khấc ống tuỷ đều gặp ở 1 trường hợp cho mỗi nhóm nghiên cứu; 1 trường hợp gãy trâm NiTiflex và không có tai biến khoan thủng hay làm loe chóp răng. +Kết quả lâm sàng sau 3 tháng của 2 nhóm tương đương nhau: ở nhóm trâm Hyflex, kết quả thành công chiếm 90% và nghi ngờ là 10%; ở nhóm trâm tay NiTiflex, 80% răng có kết quả thành công, 10% trường hợp nghi ngờ và 10% thất bại. +Kết luận: Trong điều kiện của nghiên cứu này, cả 2 loại dụng cụ đều an toàn khi sử dụng, đem lại hiệu quả tương đương nhau trong việc sửa soạn ống tuỷ và kết quả lâm sàng của điều trị nội nha. +Tuy nhiên, trâm Hyflex quay máy giảm đáng kể thời gian làm việc và duy trì độ cong ống tuỷ ban đầu tốt hơn nhưng chi phí điều trị cao gấp 9-10 lần so với trâm tay NiTiflex. +Từ khoá: làm sạch, tạo dạng, ống tuỷ, trâm quay, độ cong ống tuỷ +Đánh giá sự thay đổi độ cong và chiều dài làm việc dựa trên Xquang cận chóp trước và sau khi sửa soạn. +Khảo sát tình trạng sâu răng sữa ở trẻ 2 - 4 tuổi tại một số trường mầm non, quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng năm 2022. +Đặt vấn đề: Sâu răng trẻ nhỏ là tình trạng xuất hiện một hoặc nhiều tổn thương sâu, mất răng hoặc trám răng sâu trên bất kỳ răng sữa nào ở trẻ ≤ 71 tháng tuổi. +Từ khoá: sâu răng sữa, trẻ mầm non, chỉ số smt, yếu tố nguy cơ, yếu tố bảo vệ. +Nghi��n cứu này nhằm khảo sát tình trạng sâu răng và mối liên quan với một số yếu tố ở trẻ 2 - 4 tuổi tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng năm 2022. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 432 trẻ 2 - 4 tuổi, tại 2 trường mẫu giáo trong quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng trong tháng 03 - 04/2022. +Tình trạng sâu răng được đánh giá theo chỉ số sâu mất trám răng sữa, phân bố theo tuổi, giới và các yếu tố liên quan. +Kết quả: Tỷ lệ sâu răng chung là 75,9%, chỉ số smt trung bình là 6,15 ± 5,80. Tỷ lệ sâu răng gia tăng theo tuổi, không có sự khác biệt giữa hai giới và thường gặp nhất ở răng cửa giữa hàm trên và răng cối lớn hàm dưới. +Các yếu tố nguy cơ có liên quan tới tỷ lệ sâu răng ở trẻ, trong khi các yếu tố bảo vệ không có ý nghĩa ảnh hưởng tỷ lệ sâu răng. +Kết luận: Thực trạng sâu răng sữa ở trẻ mầm non tại tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng còn cao. +Các biện pháp bảo vệ chưa cho thấy hiệu quả liên quan tỷ lệ sâu răng. +Do đó, cần xem xét triển khai có những biện pháp can thiệp dự phòng sâu răng sữa sớm và thích hợp hơn. +Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ung thư thanh quản tại huế. +Kết luận: Ung thư thanh quản là một trong những ung thư chiếm tỷ lệ cao ở Việt Nam, phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm sẽ cho kết quả tốt. +Phẫu thuật và hoá xạ trị vẫn là phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân ung thư thanh quản. +Từ khoá: ung thư thanh quản, phẫu thuật cắt thanh quản, hoá xạ trị +Đối tượng và phương pháp: 36 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị ung thư thanh quản tại khoa Tai Mũi Họng và Trung tâm Ung Bướu của Bệnh viện Trung ương Huế từ 03/2018 đến 05/2019 bằng phương pháp tiến cứu, quan sát, mô tả, có can thiệp lâm sàng. +Kết quả: Bệnh nhân có độ tuổi gặp nhiều nhất 51-70 tuổi chiếm 66,6%, tuổi trung bình là 61,08 ± 9,84, tuổi nhỏ nhất là 39, lớn nhất là 83. +Nam giới chiếm 94,4% (3 4/3 6), nữ chiếm 5,6% (2/3 6). +Triệu chứng cơ năng hay gặp là khàn tiếng chiếm 80,6%. +Khối u ở giai đoạn T3 N0 M0 chiếm tỷ lệ 33,3%. +Điều trị phẫu thuật và hoá xạ trị là chủ yếu (69,4%). +Bệnh nhân có biến chứng sau phẫu thuật chiếm 43,8% (7/1 6). +Bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn với điều trị chiếm 95,5%. +Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh x quang và cắt lớp vi tính lồng ngực ở bệnh nhân chấn thương ngực kín. +Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh X quang, cắt lớp vi tính và khảo sát giá trị bổ sung của cắt lớp vi tính cho X quang trong chấn thương ngực kín. +Từ khoá: X quang, cắt lớp vi tính, chấn thương ngực kín +Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang ở 72 trường hợp chấn thương ngực kín được chụp X quang và cắt lớp vi tính tại khoa chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện trung ương Huế. +Nguyên nhân chủ yếu là do tai nạn giao thông (79,2%). +Tỷ lệ các tổn thương chấn thương ngực kín trên hình ảnh X quang phổi và cắt lớp vi tính lần lượt là: Gãy xương sườn là 62,5% và 89,9%, gãy xương đòn là 25% và 26,4%, gãy xương vai là 5,6% và 11,1%, tràn khí dưới da là 23,6% và 41,7%, tràn máu màng phổi là 37,5% và 59,7%, tràn khí màng phổi là 34,7% và 51,4%, đụng dập nhu mô phổi là 33,3% và 45,8%, rách nhu mô phổi là 0% và 11,1%, tràn khí trung thất là 4,2% và 8,3%. +Phát hiện 08 trường hợp rách nhu mô phổi và 01 trường hợp gãy xương ức chỉ phát hiện được trên cắt lớp vi tính mà không phát hiện được trên X quang phổi. +Kết luận: Tổn thương gãy xương sườn là tổn thương thường gặp của chấn thương ngực kín, tiếp theo đó là tràn máu màng phổi, tràn khí màng phổi và đụng dập nhu mô phổi. +Cắt lớp vi tính có giá trị phát hiện thêm rất nhiều tổn thương không thấy được trên X quang. +Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ở bệnh nhân suy hô hấp cấp được chỉ định thở máy xâm nhập tại đơn vị hồi sức cấp cứu bệnh viện trường đại học y dược huế. +Mục tiêu: 1. +Tỷ lệ tử vong là 33,3%. +Các yếu tố liên quan đến thất bại điều trị bao gồm: tuổi ≥ 70 tuổi (RR = 2,7; p < 0,05), tiền sử mắc bệnh thận mạn (RR = 2,9; p < 0,05), có nguyên nhân thở máy là sepsis (RR = 2,5; p < 0,05), viêm phổi liên quan thở máy (RR = 2,4; p < 0,05), tổn thương thận trong quá trình điều trị (RR = 2,4; p < 0,05). +Kết luận: Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân suy hô hấp thở máy là rất đa dạng và tỷ lệ tử vong vẫn còn cao, các yếu tố liên quan đến thất bại điều trị bao gồm tuổi ≥ 70 tuổi, tiền sử mắc bệnh thận mạn, sepsis, viêm phổi liên quan thở máy và tổn thương thận trong quá trình điều trị. +Từ khoá: suy hô hấp cấp, thở máy, thông khí xâm nhập +Mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân suy hô hấp cấp có chỉ định thông khí xâm nhập. +Đánh giá kết quả điều trị suy hô hấp cấp bằng thông khí xâm nhập và một số yếu tố liên quan đến thất bại điều trị. +Kết quả: Độ tuổi trung bình là 69,6 ± 16,4. +Tần số thở nhanh và kích thích vật vã là hai đặc điểm lâm sàng phổ biến nhất (51%). +Điểm APACHE II trung bình là 20,2 ± 3,3. +Đánh giá hiệu quả an thần của propofol đơn thuần và kết hợp fentanyl hoặc midazolam trong siêu âm qua nội soi đường tiêu hoá trên. +Đặt vấn đề: Nội soi đường tiêu hoá là một kỹ thuật hiện đại, có giá trị lớn trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý đường tiêu hoá. +Kết quả: Lượng propofol tiêu thụ trung bình ở nhóm 1 là 283,8 ± 113 mg, nhóm 2 là 230 ± 76,3 mg và nhóm 3 là 231,8 ± 76,3 (p < 0,05). +Các kết quả khác tương tự nhau ở cả 3 nhóm. +Kết luận: 2 nhóm propofol kết hợp fentanyl và propofol kết hợp midazolam đem lại độ an thần và giảm đau đủ cho quá trình siêu âm qua đường tiêu hoá trên. +Tuy nhiên, nhóm propofol kết hợp fentanyl có lượng propofol sử dụng thấp hơn và đem lại sự hài lòng cao hơn cho bác sĩ nội soi. +Từ khoá: an thần, siêu âm qua nội soi. +Có nhiều thuốc được sử dụng trong an thần và giảm đau cho nội soi đường tiêu hoá như midazolam, fentanyl, propofol. +Mục tiêu của nghiên cứu: So sánh hiệu quả an thần của propofol đơn thuần và propofol kết hợp fentanyl hoặc midazolam trong siêu âm qua đường tiêu hoá trên. +Tất cả bệnh nhân đều được dùng propofol liều 1 mg / kg để khởi đầu và duy trì propofol liều 5 mg / kg / phút. +Kết quả sớm sau phẫu thuật thay van động mạch chủ ở bệnh nhân có phân suất tống máu thất trái giảm. +Đặt vấn đề: Bệnh lý van động mạch chủ, đặc biệt đối với những trường hợp có phân suất tống máu thất trái thấp, có tiên lượng rất nặng, tỷ lệ biến chứng và tử vong sau mổ cao hơn so với nhóm có chức năng tim bảo tồn. +Tỷ lệ tử vong sớm sau mổ 0%. +Kết luận: Phẫu thuật thay van động mạch chủ ở những bệnh nhân có suy giảm nặng chức năng thất trái mặc dù tồn tại nhiều nguy cơ về tử vong và biến chứng, nhưng đây vẫn là phương pháp chọn lựa để giúp cải thiện các triệu chứng và chức năng tim của bệnh nhân, góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong do suy tim tiến triển nếu không được phẫu thuật. +Từ khoá: Thay van động mạch chủ; phân suất tống máu thất trái giảm; +Vấn đề lâm sàng đặt ra khi nào là quá muộn để chỉ định thay van động mạch chủ ở những bệnh nhân có suy giảm nặng chức năng thất trái. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ 1/2012 đến tháng 12/2013, chúng tôi nghiên cứu 17 bệnh nhân có bệnh lý van động mạch chủ đơn thuần, có phân suất tống máu thất trái giảm thấp ≤ 40%. +Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 27,29 ± 11,485 tuổi. +Tất cả bệnh nhân hở van đều bị ở mức độ nặng (≥ 3/4). +Các trường hợp hẹp van đều có kèm theo hở van ≥ 2, 5/4, hẹp mức độ nặng với chênh áp qua van động mạch chủ ≥ 80 mmHg. +64,70% có phân độ suy tim NYHA III-IV. +100% bệnh nhân được thay van động mạch chủ cơ học 2 lá. +Thời gian điều trị hậu phẫu trung bình là 7,29 ngày. +Mối liên quan giữa các hội chứng tạng phủ theo y học cổ truyền với các triệu chứng lâm sàng trên bệnh nhân đái tháo đường type 2. +Đặt vấn đề: Đái tháo đường (ĐTĐ) đã trở thành một bệnh phổ biến trên toàn thế giới. +Các HC có tỷ lệ thấp là HC Vị nhiệt và HC Vị âm hư. +Các HC tạng phủ có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với các triệu chứng theo YHHĐ. +Từ khoá: Tần suất, đái tháo đường type 2, hội chứng tạng phủ, y học cổ truyền. +Việc điều trị bằng Y học cổ truyền (YHCT) phụ thuộc vào thể lâm sàng cũng như hội chứng (HC) tạng phủ cụ thể. +Theo chiến lược phát triển YHCT giai đoạn 2014 – 2023 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì việc sử dụng YHCT an toàn và hiệu quả trong hệ thống Y tế quốc gia cần được chú trọng và tăng cường. +Mục tiêu: Khảo sát các HC tạng phủ theo YHCT và tìm hiểu mối liên quan với các triệu chứng lâm sàng (TCLS) trên bệnh nhân ĐTĐ type 2. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 97 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là ĐTĐ type 2 đang điều trị tại Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế và Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 07/2019 đến tháng 03/2020. +Kết quả: Độ tuổi trung bình là 66,1 ± 11,3. +Tỷ lệ bệnh nhân có các HC tạng phủ theo YHCT là 91,8%. Trong đó có 30,9% HC Thận âm hư; 25,8% HC Tỳ khí hư; 17,5% HC Thận âm dương lưỡng hư; 17,5% HC Can âm hư; 16,5% HC Can huyết hư; 13,4% HC Phế táo; 4,1% HC Vị nhiệt và 2,1% HC Vị âm hư. +Có mối liên quan giữa các HC tạng phủ theo YHCT với TCLS của ĐTĐ type 2 theo Y học hiện đại (YHHĐ) (p < 0,05). +Kết luận: Các HC có tỷ lệ cao là HC Thận âm hư và HC Tỳ khí hư. +Phẫu thuật cắt thận nội soi một cổng sau phúc mạc: kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, an toàn và thẩm mỹ. +Mục tiêu: Rút ra một số kinh nghiệm sau 45 trường hợp phẫu thuật cắt thận nội soi một cổng sau phúc mạc tại Bệnh viện Trung ương Huế. +Thành công 42/45, thất bại 3/4 5. +Thời gian phẫu thuật nhanh nhất là 50 phút, lâu nhất là 155 phút, trung bình là 87,5 phút. +Kết luận: Đây là phẫu thuật ít xâm lấn, an toàn, thẩm mỹ. Từ khoá: Cắt thận nội soi, phẫu thuật nội soi một cổng sau phúc mạc +Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật viêm tấy, áp xe rò luân nhĩ tại bệnh viện trung ương huế và bệnh viện trường đại học y dược huế. +Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật sớm viêm tấy, áp xe rò luân nhĩ. +Các giai đoạn bệnh lý của lỗ rò: giai đoạn viêm tấy 71,7%, giai đoạn áp xe 28,3%. +Phương pháp phẫu thuật nóng 69,6%, ấm 30,4%. +Thời gian điều trị nội trú trung bình: 8,5 ± 3,1 ngày. +Tái phát sau phẫu thuật 3 tháng có 1 tai, chiếm 2,2%. +Kết quả sau phẫu thuật 3 tháng: tốt 91,3%, trung bình 6,5%, xấu 2,2%. +Kết luận: Viêm tấy, áp xe rò luân nhĩ gặp nhiều nhất ở lứa tuổi trẻ em, dị dạng phối hợp kèm theo hiếm gặp, có vai trò của yếu tố gia đình. +Đa số kết quả sau phẫu thuật đạt kết quả tốt. +Từ khoá: Rò luân nhĩ +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu 46 bệnh nhân (46 tai) bị viêm tấy, áp xe rò luân nhĩ được điều trị bằng phẫu thuật theo phương pháp nghiên cứu tiến cứu, quan sát, mô tả, có can thiệp lâm sàng. +Kết quả: Nhóm tuổi ≤ 15 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 71,8%. +Dị dạng phối hợp chiếm 2,2%. +Số bệnh nhân có yếu tố gia đình chiếm 60,9%. +Vị trí giải phẫu lỗ rò luân nhĩ: vị trí kinh điển 91,3%, sau vị trí kinh điển 8,7%. +Nuôi cấy vi khuẩn mọc 38,5%. +Hầu hết các vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh. +Thiết kế phần mềm “nội bộ” sàng lọc tiền sinh hội chứng down và khuyết tật ống thần kinh ở tuần thai 15 – 22. +Mục tiêu: Thiết kế một phần mềm “nội bộ ” để tính nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down, hội chứng Edwards và khuyết tật hở của ống thần kinh trong sàng lọc trước sinh ở tuần thai 15-22 dựa trên ba chỉ số huyết thanh AFP, uE3 và hCG của sản phụ. +Phương pháp: Dựa trên chương trình Excel của Microsoft Office và các kết quả nghiên cứu về đánh giá nguy cơ đã được công bố. +Kết quả: Nguy cơ thai nhi mắc Trisomy 21 với ngưỡng từ 1/251 đến 1/350, nguy cơ được tính có xu hướng thấp hơn so với phần mềm Prisca (83,7%). +Trường hợp sàng lọc Trisomy 18 với ngưỡng thấp hơn 1/1 50: sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 phần mềm (P < 0,05). +Trường hợp sàng lọc khuyết tật hở của ống thần kinh với ngưỡng MoM AFP thấp hơn 1,5: không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 phần mềm (p > 0,05). +Kiến thức, thái độ về phòng nhiễm vi rút u nhú ở người (hpv) và các yếu tố liên quan của phụ huynh nam sinh tại một số trường trung học cơ sở thành phố huế. +Đặt vấn đề: Vi rút u nhú ở người (HPV) là loại vi rút gây bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến. +Quan hệ với học sinh, trình độ học vấn, nam sinh mắc bệnh mãn tính / dị tật bẩm sinh và kiến thức của PHNS có ảnh hưởng đến thái độ về phòng chống HPV của họ (p < 0,05). +Kết luận: Kiến thức, thái độ về phòng nhiễm HPV của PHNS ở thành phố Huế hãy còn thấp. +Ngành y tế cần tăng cường những chương trình truyền thông giáo dục sức khoẻ để cải thiện kiến thức và thái độ phòng lây nhiễm HPV cho cộng đồng, đặc biệt nam giới. +Từ khoá: kiến thức, thái độ, vi rút u nhú ở người, HPV, phụ huynh, học sinh nam +Virus HPV gây ra nhiều bệnh và nguy cơ dẫn đến nhiều loại ung thư đã được ghi nhận ở cả hai giới, không chỉ là ung thư cổ tử cung ở nữ. +Tuy nhiên, ở Việt Nam việc phòng ngừa lây nhiễm HPV khá hạn chế ở nam giới. +Nghiên cứu nhằm đánh giá kiến thức, thái độ về phòng nhiễm HPV của phụ huynh nam sinh (PHNS) tại một số trường trung học cơ sở (THCS) ở thành phố Huế và tìm hiểu một số yếu tố liên quan. +Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 785 PHNS tại bốn trường THCS ở thành phố Huế. +Số liệu thu thập qua phỏng vấn trực tiếp với bộ câu hỏi có cấu trúc. +Kết quả: Tỷ lệ PHNS đạt kiến thức, thái độ về phòng chống nhiễm HPV lần lượt là 18,9% và 15,2%. +Nghề nghiệp, trình độ học vấn, số con trai và tiền sử gia đình liên quan đến HPV có mối liên quan đến kiến thức phòng nhiễm HPV. +Đánh giá hiệu quả điều trị đau thắt lưng do thoái hoá cột sống bằng cấy chỉ hoặc điện châm kết hợp bài thuốc độc hoạt tang ký sinh. +Đặt vấn đề: Đau thắt lưng do thoái hoá cột sống là một bệnh lý rất thường gặp trên thế giới cũng như ở Việt Nam, có khoảng 70 - 85% dân số thế giới có ít nhất 1 lần mắc phải trong cuộc đời. +Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả điều trị đau thắt lưng do thoái hoá cột sống bằng cấy chỉ hoặc điện châm kết hợp bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 72 bệnh nhân được chẩn đoán là đau thắt lưng do thoái hoá cột sống chia làm 2 nhóm, nhóm 1 dùng phương pháp cấy chỉ kết hợp thuốc thang, nhóm 2 sử dụng điện châm kết hợp thuốc thang. +Kết quả: Nhóm 1: Loại tốt 41,7%; Khá 41,7%. +Nhóm 2: Loại tốt 33,3%; Khá 55,6%. +Kết luận: Tỷ lệ tốt, khá ở 2 nhóm cấy chỉ và điện châm tương đương nhau với p > 0,05. Từ khoá:: Đau thắt lưng, thoái hoá cột sống, cấy chỉ, điện châm +Nghiên cứu phát hiện nhiễm sán lá gan lớn bằng kỹ thuật miễn dịch gắn enzym (elisa). +Đặt vấn đề: Sán lá gan lớn là một bệnh nhiễm trùng thường gặp ở động vật, đặc biệt là cừu và gia súc, phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. +Bệnh có thể lây truyền qua thực phẩm cho con người, Cơ quan nó ảnh hưởng nhiều nhất là gan. +Nó còn được gọi tên chung là "nhiễm sán lá gan". +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 326 người được lâm sàng nghi ngờ nhiễm sán lá gan và được chỉ định làm xét nghiệm huyết thanh sán lá gan tại Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 4 năm 2012 đến tháng 6 năm 2013. +Kết quả: Tỉ lệ kháng thể kháng sán lá gan lớn dương tính chiếm 31,3%, nam 24,4%, nữ 38,3%, nông thôn chiếm 36,8%, nhóm nông dân 36,2%. +Kết luận: Tỷ lệ nhiễm sán lá gan với các bệnh nhân có triệu chứng gợi ý trên lâm sàng là 31,3%. +Nguồn lây nhiễm chính do người dân ăn các loại thực vật thuỷ sinh. +Từ khoá: bệnh sán lá gan lớn, ELISA +Bước đầu nghiên cứu nồng độ folate receptor alpha huyết thanh ở bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trứng. +Một số nghiên cứu cho thấy folate receptor alpha (FRA) biểu hiện cao ở các khối u buồng trứng ác tính có nguồn gốc biểu mô. +Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài với 2 mục tiêu chính là xác định nồng độ của folate receptor alpha huyết thanh ở bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trứng và khảo sát mối liên quan, tương quan giữa nồng độ folate receptor alpha huyết thanh với nồng độ CA125 huyết thanh, phân loại mô bệnh học và giai đoạn bệnh. +Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang khảo sát 26 bệnh nhân ung thư biểu mô buồng tr��ng và 56 bệnh nhân có khối u buồng trứng lành tính. +Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị phẫu thuật gãy xương gò má cung tiếp bằng nẹp vít nhỏ. +Đặt vấn đề: Gãy phức hợp xương gò má là một trong những chấn thương thường gặp nhất trong chấn thương hàm mặt. +Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị phẫu thuật gãy xương gò má-cung tiếp bằng nẹp vít nhỏ. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 46 bệnh nhân (tuổi trung bình 34,24 ± 15,16 tuổi), được chẩn đoán gãy xương gò má-cung tiếp, được điều trị phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít nhỏ. +Khảo sát các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị phẫu thuật. +Kết quả: Các yếu tố liên quan kết quả sau phẫu thuật gãy xương gò má-cung tiếp bao gồm: Lâm sàng: Há miệng hạn chế, Vỡ xoang hàm (p < 0,05); X quang: Số lượng đường gãy (≥ 4 đường) và gãy loại IV (p < 0,01); kiểu gãy cài chồng lên nhau; gãy vụn nhiều mãnh; gãy lún (p < 0,05); số nẹp vít sử dụng: ≥ 2 (p < 0,05). +Kết luận: Đánh giá các yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật giúp các nhà lâm sàng đánh giá, tiên lượng nhằm lập kế hoạch điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các biến chứng sau mổ. +Từ khoá: Gãy xương gò má cung tiếp; Yếu tố ảnh hưởng; kết hợp xương bằng nẹp vít nhỏ. +Đánh giá kết quả điều trị chấn thương tai ngoài tại bệnh viện trung ương huế và bệnh viện trường đại học y dược huế. +Đặt vấn đề: Chấn thương tai ngoài (CTTN) là chấn thương thường gặp trong cấp cứu. +Chấn thương ống tai hay gặp ở ống tai sụn (57,1%). +Kiểu tổn thương thường gặp nhất là rách da lộ sụn, xương (43,3%). +Mức độ tổn thương nhẹ hay gặp nhất (52,2%). +Phương pháp điều trị chủ yếu là cắt lọc, khâu vết thương (55,2%). +Thời gian lành CTTN đa số trước 7 ngày (65,7%). +Đa số CTTN không có biến chứng (91,0%). +Hầu hết các triệu chứng cải thiện sau điều trị 1 tuần và sau điều trị 1 tháng. +Sau 1 tuần kết quả điều trị tốt chiếm đa số (65,7%), sau điều trị 1 tháng kết quả điều trị tốt có tăng lên (77,6%). +Kết luận: Mức độ tổn thương càng nhẹ, BN được xử trí CTTN càng sớm thì kết quả điều trị sau 1 tháng càng tốt. +Từ khoá: Chấn thương tai ngoài, chấn thương vành tai, chấn thương ống tai. +Việc chẩn đoán và điều trị sớm CTTN mang lại kết quả khả quan hơn. +Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị chấn thương tai ngoài. +Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu 64 bệnh nhân (BN) với 67 tai được chẩn đoán xác định CTTN bằng phương pháp tiến cứu và mô tả, có can thiệp lâm sàng. +Kết quả: Lứa tuổi 16-30 chiếm đa số 46,9%. +Nam (84,4%) nhiều hơn nữ (15,6%). +Đa số BN được xử trí sớm ≤ 6 giờ (76,6%). +Chấn thương vành tai (68,7%) thường gặp hơn chấn thương ống tai (31,3%). +Vị trí chấn thương vành tai hay gặp nhất ở 1/2 trên vành tai (43,5%). +ĐẶT VẤN ĐỀ Rò hậu môn (RHM) móng ngựa là một trong những thể rò phức tạp, hiếm gặp, chiếm khoảng 4,4% trong các trường hợp RHM. +- BN không đồng ý tham gia nghiên cứu, hồ sơ không đủ thông tin theo chỉ tiêu nghiên cứu hoặc thất lạc dữ liệu. +Phơng pháp nghiên cứu 2.2.1. +Thiết kế nghiên cứu và cỡ mẫu - Nghiên cứu mô tả tiến cứu, có theo dõi dọc, không đối chứng - Lựa chọn mẫu thuận tiện 2.2.2. +Phơng pháp thu thập số liệu 2.2.3. +Quy trình chụp C T 2.2.3.2. +Sự ra đời của chụp cộng hưởng từ (CHT) đã làm tăng khả năng chẩn đoán và điều trị RHM. +Quy trình PT - Chuẩn bị BN, chuẩn bị dụng cụ và phương tiện PT - Vô cảm: Gây tê tuỷ sống. +BN được đặt nằm ở tư thế sản khoa - Các bước tiến hành phẫu thuật + Đánh giá tổn thương, xác định lỗ ngoài, lỗ trong và hướng đi của đường rò, phân loại đường rò HM theo hệ thống cơ thắt + Xử lý đường rò: Có thể sử dụng 1 phương pháp đơn thuần hoặc phối hợp nhiều phương pháp. +Các chỉ tiêu nghiên cứu 2.2.4.1. +Các chỉ tiêu phục vụ cho mục tiêu 1: Đặc điểm lâm sàng, vai trò của chụp C Ttrong chẩn đoán R M hình móng ngựa a. +Đặc điểm lâm sàng - Tuổi, giới tính, nghề nghiệp của BN - Tiền sử phẫu thuật áp xe / rò hậu môn, tiền sử bệnh kết hợp, - Thời gian mắc bệnh, triệu chứng cơ năng - Khám lỗ rò ngoài: Số lượng, vị trí, khoảng cách tới rìa HM b. +Giá trị của chụp CHT chẩn đoán RHM hình móng ngựa - Phân loại đường rò HM theo hệ thống cơ thắt (theo Park) - Tỷ lệ phù hợp chẩn đoán phân loại đường RHM qua chụp CHT và PT (%), tỷ lệ tìm thấy lỗ rò trong, số lượng, vị trí trên CHT - Tỷ lệ phù hợp, độ nhạy, độ đặc hiệu của CHT khi xác định được lỗ rò trong (có hay không), so sánh với nhận định trong mổ. +- Tỷ lệ phù hợp, độ nhạy, độ đặc hiệu của CHT khi xác định vị trí cụ thể của lỗ rò trong, so sánh với nhận định trong mổ. +Các nghiên cứu cho thấy chụp CHT rất có giá trị khi xác định lỗ rò trong (với tỷ lệ phát hiện từ 90 – 97%), độ nhạy 95,5 – 96%, độ đặc hiệu 80%, đánh giá mức độ liên quan của đường rò với hệ thống cơ thắt (độ chính xác đạt 70 – 91%). +Các chỉ tiêu phục vụ cho mục tiêu 2: Đánh giá kết quả PT điều trị R M hình móng ngựa a. +Kết quả trong mổ - Phương pháp tìm lỗ rò trong, số lượng, vị trí lỗ rò trong - Phân loại đường RHM theo Parks - Phương pháp xử lý đường rò, liên quan giữa phương pháp PT và phân loại đường rò theo Parks. +- Thời gian PT b. +Kết quả sớm - Thời gian đau và đánh giá mức độ đau sau mổ, biến chứng sớm - Đánh giá tình trạng rối loạn tự chủ HM theo thang điểm Parks tại thời điểm ra viện. c. +Kết quả xa: Tái khám BN vào các thời điểm sau mổ 1 tháng, 6 tháng, 1 năm và thời điểm kết thúc nghiên cứu (tháng 12/2020). +Đặc điểm lâm sàng, giá trị của chụp CHT trong chẩn đoán RHM hình móng ngựa 3.1.1. +- Bệnh kèm theo: 30,4% trĩ, 3,6% BN đái tháo đường. +- Thời gian mắc bệnh: trung bình là 4,1 ± 6 tháng. +Giá trị của CHT chẩn đoán RHM hình móng ngựa 3.1.2.1. +Đánh giá đường R M Bảng 3.1. +Qua đó giúp định hướng chiến thuật điều trị trong các trường hợp rò hình móng ngựa, tránh làm tổn thương nhiều cơ thắt và giảm tỷ lệ tái phát. +Đánh giá lỗ rò trong - Tỷ lệ phát hiện lỗ rò trong trên CHT trước mổ từ là 62,5%. +- Độ nhạy, độ đặc hiệu và giá trị chẩn đoán của CHT khi phát hiện lỗ rò trong so với đánh giá khi PT đạt 100%. +- Giá trị của CHT khi xác định vị trí lỗ rò trong so với khi PT: Độ nhạy đạt 100%, độ đặc hiệu 0%, Giá trị dự đoán dương tính 85,7% 3.2. +Kết quả PT điều trị RHM hình móng ngựa 3.2.1. +Kết quả trong mổ - Đánh giá tổn thương + 35 BN tìm thấy lỗ rò trong khi PT, chiếm 62,5%. ++ 35 / 35 trường hợp (100%) tìm thấy 01 lỗ rò trong + Cách xác định lỗ rò trong chủ yếu là phối hợp dùng que thăm và oxy già, chiếm 57,1%. 78,2% lỗ rò trong được tìm thấy ở vị trí 6 giờ Bảng 3.3. +Sự kết hợp của CHT trước mổ và các kỹ thuật PT đã góp phần nâng cao hiệu quả điều trị RHM móng ngựa. +Phân loại đường RHM theo Parks Phân loại đờng rò Số BN (n = 56) Tỷ lệ (%) Rò gian cơ thắt 30 53,6 Rò xuyên cơ thắt 12 21,4 Rò trên cơ thắt 13 23,2 Rò ngoài cơ thắt 1 1,8 Nhận xét: Đường rò gian cơ thắt chiếm đa số với 53,6% Bảng 3.4. +Phư ng pháp PT Phơng pháp PT Số BN (n = 56) Tỷ lệ (%) Mở ngỏ hoàn toàn đường rò 15 26,8 Lấy bỏ toàn bộ đường rò 4 7,1 Mở ngỏ một phần đường rò + đặt dẫn lưu 29 51,8 Mở ngỏ một phần đường rò + đặt seton, dẫn lưu 8 14,3 Nhận xét: 51,8% BN được mở ngỏ đường rò kết hợp với đặt dẫn lưu, 26,8% mở ngỏ hoàn toàn đường rò - Rò gian cơ thắt được điều trị chủ yếu bằng phương pháp mở ngỏ một phần đường rò + đặt dẫn lưu chiếm tỷ lệ 51,8% và mở ngỏ hoàn toàn chiếm 26,8%. +- Các trường hợp rò trên cơ thắt và ngoài cơ thắt đều được mở ngỏ một phần đường rò kết hợp với dẫn lưu. +7/13 đường rò trên cơ thắt (53,9%) được mở ngỏ một phần, kết hợp đặt seton và dẫn lưu - Thời gian PT trung bình là 55,3 ± 16,2 phút (30 - 120 phút) 3.2.2. +Kết quả sớm 3.2.2.1. +Thời gian và tình trạng đau sau mổ theo thang điểm VAS - Thời gian đau sau mổ trung bình 4,2 ± 1,7 ngày (2 - 6 ngày) - Mức độ đau theo thang điểm VAS giảm dần từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 3. +Biến chứng Bảng 3.5. +Mặc dù vậy, do sự đa dạng trong đặc điểm tổn thương và các phương pháp điều trị, kết quả PT RHM móng ngựa ở các nghiên cứu trên thế giới vẫn dao động với tỷ lệ thành công từ 88 – 94,4%, tỷ lệ tái phát 2,2 – 21% Tại Việt Nam, chẩn đoán và điều trị RHM hình móng ngựa vẫn còn nhiều thách thức và chưa được thống nhất. +Biến chứng Biến chứng Số BN (n = 56) Tỷ lệ (%) Chảy máu phải đặt meche cầm máu 2 3,6 Tiểu tiện khó 1 1,8 Bí tiểu phải đặt thông tiểu 4 7,2 Tổng số 7 12,6 Nhận xét: 12,6% Bn có biến chứng sớm sau mổ. +Liên quan tái phát và thời gian m c bệnh Nhóm BN Số BN Thời gian mắc bệnh (tháng) Trung bình Ít nhất Lâu nhất Không tái phát 49 4,05 ± 5,18 0,07 6 Tái phát 7 7,16 ± 8,07 4 24 p = 0,008 Nhận xét: Thời gian mắc bệnh trước khi PT ở nhóm tái phát (7,16 ± 8,07 tháng) dài hơn nhóm không tái phát (4,05 ± 5,18) (p < 0,05) - Tỷ lệ tái phát ở nhóm BN đã từng có tiền sử PT áp xe / RHM (20,0%) cao hơn những BN chưa từng PT (3,8%) (p = 0,0001 < 0,05) - Tỷ lệ tái phát ở nhóm BN không tìm thấy lỗ rò trong (23,8%) cao hơn so với những BN có 1 lỗ rò trong (5,7%) (p = 0,004 < 0,05) Bảng 3.7. +Đã có nhiều nghiên cứu về RHM hình móng ngựa nhưng chưa có đề tài nào đánh giá đầy đủ giá trị của chụp CHT trong việc xác định RHM hình móng ngựa, liên quan đường rò với hệ thống cơ thắt qua đó định hướng và lựa chọn phương pháp PT để tăng tỷ lệ thành công và tránh biến chứng mất tự chủ HM. +Liên quan tái phát và phân loại đường rò nguyên phát Phân loại đờng rò nguyên phát Nhóm BN Tổng Không tái phát Tái phát Rò gian cơ thắt (n = 30) (100%) (0%) (100%) Rò xuyên cơ thắt (n = 12) (91,7%) (8,3%) (100%) Rò trên cơ thắt (n = 13) (61,5%) (38,5%) (100%) Rò ngoài cơ thắt (n = 1) (0%) (100%) (100%) Tổng (n = 56) (87,5%) (12,5%) (100%) p = 0,031 Nhận xét: Mức ý nghĩa quan sát được p < 0,05 Có sự khác biệt về tỷ lệ tái phát giữa các nhóm BN với phân loại đường rò nguyên phát khác nhau. +Tỷ lệ tái phát ở nhóm rò ngoài cơ thắt, trên cơ thắt và xuyên cơ thắt là 100%, 38,5% và 8,3%. +- Mức ý nghĩa quan sát được p = 0,089 > 0,05 Không có sự khác biệt về tỷ lệ tái phát giữa các nhóm BN được áp dụng phương pháp PT khác nhau. - Tại các thời điểm tái khám, đa phần BN hài lòng với kết quả điều trị, chiếm tỷ lệ lần lượt 60,7%, 78,6%, 89,3% và 100%. +CHƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1. +Đặc điểm lâm sàng, giá trị của chụp CHT trong chẩn đoán RHM hình móng ngựa 4.1.1. +Tuổi, giới Kết quả nghiên cứu thấy tuổi trung bình của BN là 38,3 ± 11,3 (16 - 65 tuổi), nam giới chiếm 89,3%. +Tương tự các nghiên cứu về RHM hình móng ngựa khác, tuổi trung bình của BN khoảng 35 – 50,3 tuổi, BN nam giới hiếm đa số từ 59,9 – 82,7% 4.1.1.2. +Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài: Nghiên cứ ch n n iều trị phẫu thuật rò hậu môn hình móng ngựa với hai mục tiêu: 1. +Bệnh lý kèm theo Các bệnh lý kèm theo của nhóm BN trong nghiên cứu bao gồm: 30,4% trĩ, 5,4% polyp HM trực tràng và 3,6% đái tháo đường type II. +Tương tự các tác giả khác. +Thời gian m c bệnh Thời gian mắc bệnh trung bình của BN trong nghiên cứu là 4,1 ± 6,0 tháng (3 ngày - 24 tháng). +Tương tự nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hùng, Inceoglu R. và Browder L.K. +Triệu chứng c năng Trong nghiên cứu BN có biểu hiện sưng đau vùng HM, chiếm tỷ lệ 64,3%. +Mô tả đặc điểm lâm sàng, xác định giá trị của chụp cộng hưởng từ trong chẩn đoán rò hậu môn hình móng ngựa. +Triệu chứng chảy dịch, chảy mủ cạnh HM gặp với 41,1%; HM bị đau rát, có kèm theo ngứa 17,9%. +Tuỳ thuộc vào giai đoạn bệnh mà triệu chứng khi vào viện của BN có thể khác nhau. +4.1.1.6. +Giá trị của CHT chẩn đoán RHM hình móng ngựa 4.1.2.1. +Đường R M Kết quả chụp CHT đường rò trong nghiên cứu của chúng tôi: rò gian cơ thắt chiếm tỷ lệ 50%; rò xuyên cơ thắt 19,6%; rò trên cơ thắt 19,6% và rò ngoài cơ thắt 10,8%. +Độ chính xác của CHT so với đánh giá trong mổ của đường rò gian cơ thắt là cao nhất với 93,3%, rò xuyên cơ thắt 91,7%, rò trên cơ thắt 84,6%, độ chính xác của CHT khi chẩn đoán đường rò ngoài cơ thắt là thấp nhất (16,7%) Nghiên cứu của Rosa G. CHT thấy đường rò gian cơ thắt 38,7%, đường rò xuyên cơ thắt 52,6%, đường rò trên cơ thắt là 2,6%, đường rò ngoài cơ thắt 4%. +Theo Singh K, khả năng phát hiện đường rò của CHT với độ nhạy 95,5%, độ đặc hiệu 80%, độ chính xác là 94%. +4.1.2.2. +Đánh giá lỗ rò trong Kết quả nghiên cứu thấy: chụp CHT phát hiện được 35 BN có lỗ rò trong, chiếm tỷ lệ 62,5%. +Tương tự tỷ lệ tìm thấy lỗ rò trong trên CHT của Nguyễn Ngọc Ánh 67,5%. +Nghiên cứu cho thấy: 35 trường hợp có lỗ rò trong được phát hiện qua chụp CHT thì khi so sánh với kết quả PT cũng cho kết quả tương ứng. +Như vậy, chụp CHT có thể phát hiện lỗ rò trong với độ nhạy và độ đặc hiệu là 100%, giá trị dự đoán dương tính 85,7%. +Tương tự Singh K chụp CHT có độ nhạy 87,5%, độ đặc hiệu là 95,2%, giá trị chẩn đoán dương tính là 77,8% và giá trị chẩn đoán âm tính là 97,6% trong việc phát hiện chính xác vị trí lỗ rò trong. +Kết quả PT điều trị RHM hình móng ngựa 4.2.1. +Kết quả trong mổ 4.2.1.1. +Đánh giá lỗ rò trong Việc xác định chính xác vị trí của lỗ rò trong là đặc biệt quan trọng giúp đánh giá toàn bộ tổn thương đường rò trước khi bắt đầu PT. +Kết quả nghiên cứu cho thấy, 62,5% BN tìm thấy lỗ rò trong khi PT và 37,5% không tìm thấy. +Cách xác định lỗ rò trong chủ yếu là phối hợp dùng que thăm và oxy già, chiếm 57,1%, 2 BN (5,7%) chỉ sử dụng que thăm, 10 BN (28,6%) chỉ sử dụng oxy già và 3 BN (8,6%) bơm xanh methylen. +Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị rò hậu môn hình móng ngựa. +Hầu hết các tác giả có cùng nhận định phương pháp tìm thấy lỗ rò trong theo định hướng chụp CHT kết hợp với bơm ôxy già và que thăm từ lỗ rò ngoài cho hiệu quả tốt. +4.2.1.2. +Số lượng và vị trí lỗ rò trong Nhận định trong mổ thấy 100% BN có 1 lỗ rò trong. +Về sự phân bố vị trí lỗ trong gặp 78,2% ở vị trí 6 giờ. +Kết quả tương tự các nghiên cứu khác, các tác giả cho rằng hầu hết các trường hợp RHM hình móng ngựa bắt đầu từ khoang sau HM sâu nằm ở nửa sau của HM và đổ về ống HM vị trí 6 giờ. +Pankaj Gar thấy vị trí lỗ trong ở đường giữa sau 85,1%, đường giữa trước 8,5%) 4.2.1.3. +Phân loại đường rò theo Parks Phân loại đường rò trong mổ: rò gian cơ thắt gặp 53,6%, rò xuyên cơ thắt 21,4%, rò trên cơ thắt 23,2% và 1 trường hợp rò ngoài cơ thắt chiếm 1,8%. +Tương tự Falih Noori thấy tỷ lệ rò gian cơ thắt là 45%, rò xuyên cơ thắt 30%, rò trên cơ thắt 20%, rò ngoài cơ thắt 5%. +Pankaj thấy các đường rò hình móng ngựa là ở gian cơ thắt 57,4%, xuyên cơ thắt 4,3%, và ở cả vùng giữa cơ và xuyên cơ thắt là 38,3%. +NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Nghiên cứu trên 56 BN RHM hình móng ngựa được điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện Việt Đức từ tháng 01/2016 đến tháng 04/2019: - Chẩn đoán RHM hình móng ngựa: BN có lỗ rò ngoài chiếm 51,8%. +Phư ng pháp PT - Mở ngỏ đường rò: Trong nghiên cứu của chúng tôi, 15 BN (26,8%) được PT mở ngỏ hoàn toàn đường rò. +Tỷ lệ mở ngỏ hoàn toàn ở nhóm BN thể rò gian cơ thắt chiếm 41,4%, rò xuyên cơ thắt 23,1%, không có trường hợp nào rò trên cơ thắt và ngoài cơ thắt. +Theo các tác giả, chỉ định mở ngỏ được áp dụng cho hầu hết các đường rò xuyên cơ thắt, gian cơ thắt, thậm chí với một số đường rò móng ngựa xuyên cơ thắt IIa hoặc IIb. +- Lấy bỏ toàn bộ đường rò Kết quả nghiên cứu gặp 4 BN lấy bỏ toàn bộ đường rò chiếm 7,1%. +Trong đó, rò gian cơ thắt 6,9%, rò xuyên cơ thắt 15,4%. +- Mở ngỏ một phần đường rò + đặt dẫn lưu Nghiên cứu có 51,8% BN được mở ngỏ một phần đường rò và đặt dẫn lưu. +Chỉ định PT hai thì ở những rò xuyên cơ thắt (đường rò nhiều ngóc ngách, tổ chức viêm hoại tử lan rộng), rò trên cơ thắt. +Trường hợp rò xuyên cơ thắt, đường rò nhỏ, một đường đơn thuần, không ngóc ngách, sau khi lấy hết đường rò, cắt lọc sạch, khâu đóng lỗ rò trong và một phần cơ thắt. +- Mở ngỏ một phần đường rò, đặt seton + đặt dẫn lưu Đây là một sửa đổi của PT Hanley nhưng trong trường hợp này, việc cắt đường rò chính được thực hiện bằng Seton. +Tại đây, khoang sau HM sâu được tiếp cận để làm sạch và dẫn lưu thông qua việc mở lỗ rò ngoài. +Bó nông cơ thắt ngoài được tách ra dọc theo các sợi của nó trên khoang sau HM sâu và một Seton được đặt để thông từ lỗ ngoài đến lỗ trong ở đường sau giữa để cắt dần đường rò, hoặc đ�� đánh dấu đường rò nếu thực hiện PT hai thì. +Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 8 BN (14,3%) được PT mở ngỏ một phần đường rò + đặt seton và dẫn lưu, trong đó 1 trường hợp rò xuyên cơ thắt cao và 7 trường hợp rò trên cơ thắt. +Các tác giả khuyến nghị phương pháp này như là một lựa chọn phù hợp cho các trường hợp áp xe / RHM hình móng ngựa cao. +Seton vừa có tác dụng dẫn lưu, vừa cắt đứt dần dần cơ thắt, qua đó hạn chế tối đa nguy cơ mất tự chủ HM sau mổ. +Thời gian PT Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời gian PT trung bình là 55,3 ± 16,2 phút (30 – 120 phút). +Khoảng cách lỗ rò ngoài đến rìa hậu môn trung bình 2,6 cm. +Kết quả sớm 4.2.2.1. +Thời gian và mức độ đau sau mổ Nghiên cứu thấy thời gian phải sử dụng thuốc giảm đau sau mổ trung bình 4,2 ± 1,7 ngày, ngắn nhất là 2 ngày, dài nhất là 6 ngày. +Mức độ đau theo thang điểm VAS giảm dần từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 3. +Biến chứng sớm Chúng tôi gặp 2 BN có chảy máu chiếm 3,6% được xử lý băng ép cầm máu. +Ngoài ra 7,2% BN bí tiểu phải đặt thông tiểu và được rút thông sau 24 giờ BN đi tiểu được. +Chụp CHT có giá trị cao trong chẩn đoán RHM hình móng ngựa với tỷ lệ tìm thấy lỗ rò trong là 62,5%, độ nhạy và độ đặc hiệu là 100%. +Đánh giá tình trạng rối loạn tự chủ HM tại thời điểm ra viện Tại thời điểm ra viện, 35,7% BN không có rối loạn tự chủ HM, 57,1% rối loạn tự chủ độ I (không chủ động kìm giữ được hơi nhưng vẫn giữ được phân lỏng và rắn) và 7,2% rối loạn tự chủ độ II. +73,3% BN trong nhóm mở ngỏ hoàn toàn không có rối loạn tự chủ HM. +4 BN rối loạn tự chủ độ II đều thuộc nhóm PT mở ngỏ một phần đường rò kết hợp đặt seton và dẫn lưu. +Kết quả xa 4.2.3.1. +Thời gian lành vết thư ng Nghiên cứu thấy thời gian lành vết thương trung bình là 10,2 ± 3,7 tuần, ngắn nhất 5 tuần, dài nhất 20 tuần. +Nhóm BN được PT mở ngỏ hoàn toàn kết hợp đặt seton và dẫn lưu đường rò có thời gian lành vết thương dài nhất với trung bình 13,6 ± 4,5 tuần (p < 0,05). +Tương tự thời gian lành vết thương trong nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Ánh là 11,25 ± 6 tuần. +Inceoglu R. là 12 ± 3 tuần. +Tỷ lệ phù hợp chẩn đoán của CHT và phẫu thuật ở các thể rò gian cơ thắt, rò xuyên cơ thắt, rò trên cơ thắt và rò ngoài cơ thắt lần lượt là 93,3%, 91,7%, 84,6% và 16,7%. +Đánh giá chức năng tự chủ HM tại các thời điểm theo dõi Kết quả nghiên cứu thấy: chức năng cơ thắt HM được cải thiện dần tại các thời điểm theo dõi. +Tỷ lệ tự chủ HM bình thường (độ 0) tăng dần theo các mốc thời gian từ 1 – 12 tháng lần lượt là 60,7%, 85,7% và 92,9%. +Tại thời điểm kết thúc nghiên cứu, 100% BN tự chủ HM bình thường. +Không BN nào rối loạn chức năng tự chủ. +Tái phát Nghiên cứu có 7 BN tái phát sau mổ, chiếm 12,5%. +Trong đó 1 BN tái phát sau 3 tháng, 4 BN tái phát sau 6 tháng và 2 BN tái phát sau 12 tháng. +Các yếu tố liên quan đến tái phát bao gồm: Thời gian mắc bệnh dài (p = 0,008), tiền sử PT áp xe / RHM (p = 0,0001), không tìm thấy lỗ rò trong (p = 0,004), đường rò trên và ngoài cơ thắt (p = 0,031). +- Kết quả điều trị: Phương pháp phẫu thuật: 51,8% mở ngỏ đường rò kết hợp đặt dẫn lưu, 26,8% mở ngỏ hoàn toàn đường rò, 7,1% lấy bỏ toàn bộ đường rò, 14,3% mở ngỏ một phần đường rò kết hợp đặt seton và dẫn lưu. +Các nghiên cứu của Browder L.K. +và Pezim M.E. +báo cáo tỷ lệ tái phát sau PT RHM hình móng ngựa từ 9 – 21%. +Năm 2021, Asami Usui nghiên cứu 139 BN RHM hình móng ngựa, thời gian theo dõi trung bình là 25,1 tháng có 12 BN tái phát (9,1%). +Falih Noori I cho thấy tỷ lệ tái phát gặp 10,7% ở BN đường rò trên cơ thắt và bệnh đái tháo đường. +Mức độ hài lòng của BN Nghiên cứu của chúng tôi thấy tại các thời điểm tái khám, đa phần BN cảm thấy hài lòng với kết quả điều trị, chiếm tỷ lệ lần lượt 60,7%, 78,6%, 89,3% và 100%. +Tỷ lệ BN không hài lòng với kết quả điều trị ở các thời điểm 1 tháng, 6 tháng và 12 tháng lần lượt là 3,6%, 7,1% và 3,6% do tình trạng tái phát hoặc rối loạn tự chủ cơ thắt HM. +Biến chứng sớm 12,6%. +Đặc điểm lâm sàng, giá trị của chụp cộng hởng từ trong chẩn đoán rò hậu môn h��nh móng ngựa Đặc điểm lâm sàng Đa số bệnh nhân là nam giới (89,3%), tuổi trung bình 38,3 tuổi. +Độ chính xác của cộng hưởng từ trong đánh giá sự liên quan của đường rò với hệ thống cơ thắt ở các thể rò gian cơ thắt, rò xuyên cơ thắt, rò trên cơ thắt và rò ngoài cơ thắt lần lượt là 93,3%, 91,7%, 84,6% và 16,7%. +Chụp cộng hưởng từ tìm thấy lỗ rò trong ở 62,5% trường hợp. +Tỷ lệ tìm thấy lỗ rò trong khi phẫu thuật là 62,5%. +Phần lớn lỗ rò trong ở vị trí 6 giờ, chiếm 78,2%. +Thời gian lành vết thương trung bình 10,2 tuần. +Chức năng cơ thắt hậu môn được cải thiện dần, tại thời điểm kết thúc nghiên cứu, 100% bệnh nhân tự chủ hậu môn bình thường. +Các yếu tố liên quan đến tái phát: Thời gian mắc bệnh dài (p = 0,008), tiền sử phẫu thuật rò hậu môn (p = 0,0001), không tìm thấy lỗ rò trong (p = 0,004), đường rò trên và ngoài cơ thắt (p = 0,031). +KIẾN NGHỊ 1. +Cần xây dựng quy trình chẩn đoán và lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp với thương tổn: + Chụp cộng hưởng từ vùng hậu môn trực tràng trước mổ cần được áp dụng thường quy và có thể coi là tiêu chuẩn vàng để đánh giá thương tổn đối với bệnh nhân rò hậu môn hình móng ngựa. +Tỷ lệ tái phát 12,5%. ++ Đối với bệnh nhân được chẩn đoán xác định rò hậu môn hình móng ngựa, nên được điều trị bởi phẫu thuật viên chuyên khoa về hậu môn trực tràng. +Tiếp tục đánh giá kết quả điều trị sau mổ, đặc biệt là tìm hiểu nguyên nhân tái phát và mối liên quan, với thời gian nghiên cứu dài hơn: 5, 10 và 20 năm +Các yếu tố liên quan đến tái phát: Thời gian mắc bệnh dài, tiền sử phẫu thuật áp xe / rò hậu môn, không tìm thấy lỗ rò trong, đường rò trên và ngoài cơ thắt. +Tại thời điểm kết thúc nghiên cứu, 100% BN rất hài lòng với kết quả điều trị, không còn trường hợp nào tái phát hay mất tự chủ hậu môn. +Những đóng góp trên có tính thiết thực, góp phần nhấn mạnh giá trị của CHT từ trong chẩn đoán và đánh giá tổn thương RHM hình móng ngựa. +Qua đó định hướng lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp giúp giảm tỷ lệ tái phát và biến chứng sau phẫu thuật RHM phức tạp hình móng ngựa. +CHƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. +Giải phẫu – Sinh lý vùng HM trực tràng 1.1.1. +Hình thể và cấu tạo 1.1.1.2. +Các hốc HM 1.1.1.3. +Tuyến Hermann và Desfosses 1.1.1.4. +Các đường giới hạn vùng HM trực tràng 1.1.1.5. +Các khoang quanh HM trực tràng 1.1.1.6. +Hệ thống c th tM trực tràng 1.1.2. +Sinh lý chức năng tự chủ của HM 1.1.2.1. +Yếu tố c học 1.1.2.2. +Yếu tố c th t 1.1.2.5. +RHM hình móng ngựa 1.2.1. +Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh RHM hình móng ngựa là thể rò phức tạp, trong đó các đường rò xuất phát từ áp xe khoang sau HM sâu kéo dài vào hố ngồi trực tràng với các nhánh mở rộng một bên hoặc hai bên ống HM tạo thành đường rò hay áp xe hình móng ngựa. +Giai đoạn cấp tính (áp xe): Biểu hiện: Khối sưng, nóng, đỏ, đau cạnh HM hoặc lan ra cả vùng mông hay tầng sinh môn 1.2.1.2. +Giai đoạn rò: Áp xe tự vỡ hoặc được chích rạch không triệt để tạo đường rò chảy dịch thông từ ống HM ra da cạnh HM. +Cận lâm sàng 1.2.3.1. +Chụp X Quang đường rò bằng thuốc cản quang 1.2.3.2. +Siêu âm nội soi trực tràng (Endorectal Ultrasound) 1.2.3.3. +Nghiên cứu về giá trị của chụp CHT trong chẩn đoán R M hình móng ngựa Những năm gần đây, sự ra đời của chụp CHT từ HM trực tràng đã làm tăng khả năng chẩn đoán và điều trị RHM hình móng ngựa. +Các nghiên cứu cho thấy chụp CHT rất có giá trị khi xác định lỗ rò trong (với tỷ lệ phát hiện từ 90 – 97%), độ nhạy 95,5 – 96%, độ đặc hiệu 80%, đánh giá mức độ liên quan của đường rò với hệ thống cơ thắt (độ chính xác đạt 70 – 91%). +Nghiên cứu của Hiệp hội PT HM Trực tràng của Mỹ năm 2005 thấy khả năng phát hiện đường rò của CHT với độ nhạy 95,5%, độ đặc hiệu 80%, độ chính xác là 94%. +Hiện nay, CHT ngày càng được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán và đánh giá tổn các đường RHM hình móng ngựa. +Phân loại RHM 1.2.4.1. +Phân loại áp xe cạnh HM 1.2.4.2. +Phân loại RHM * Phân loại theo Parks: Rò liên cơ thắt (loại I), rò xuyên cơ thắt (loại II), rò trên cơ thắt (loại III), rò ngoài cơ thắt (loại IV) Phân loại St James s theo MRI thành 5 độ: Độ 1 (rò gian cơ thắt đơn giản), độ 2 (rò gian cơ thắt với ổ áp xe hoặc đường rò phụ), độ 3 (rò xuyên cơ thắt đơn giản), độ 4 (rò xuyên cơ thắt với ổ áp xe hoặc đường rò phụ lan lên hố ngồi trực tràng), độ 5 (rò trên và xuyên qua cơ nâng HM) 1.3. +Điều trị RHM hình móng ngựa 1.3.1. +Lịch s 1.3.2. +PT điều trị RHM hình móng ngựa Nguyên tắc: Xác định và xử lý lỗ rò trong, mở ngỏ hoặc dẫn lưu tốt đường rò, đảm bảo chức năng cơ thắt HM. +Giai đoạn R M - Mở ngỏ đường rò (fistulotomy, Lay - open): Rạch mở đường rò theo một chiều dọc từ lỗ rò ngoài đến lỗ rò trong. +- Lấy c ttoàn bộ đường rò (Fistulectomy): Tỷ lệ chữa khỏi cao với việc loại bỏ tất cả các tổn thương, tuy nhiên PT này vẫn còn được cân nhắc trong từng trường hợp do tỷ lệ mất tự chủ HM cao. +- Đặt Seton: Với mục đích dẫn lưu dịch, mủ (drainage seton) hoặc cắt đường rò dần dần (cutting seton) để đường rò lành mà vẫn bảo tồn được chức năng cơ thắt. +- Kỹ thuật anley và anley cải biên Kỹ thuật dẫn lưu khoang sau HM sâu, cắt đường rò chỉ được thực hiện ở nhánh chính và các nhánh bên được để lại để tự liền. +Ngày nay, có một số sửa đổi trong quy trình của Hanley, trong đó sử dụng một dây cao su (seton) để cắt từ từ đường rò chính. +- Chuyển vạt niêm mạc trực tràng: PT cắt bỏ một phần đường rò sau đó chuyển vạt để che lỗ rò trong. +- Th tđường rò gian c th t (LIFT): Thắt và cắt đường rò tại khoang gian cơ thắt mà không phải cắt cơ thắt. +- Kỹ thuật Video hỗ trợ điều trị RHM (VAAFT): Sử dụng ống soi được đưa vào đường rò qua lỗ ngoài, làm sạch và lấy bỏ các chất bẩn trong đường rò bằng kìm nội soi, sau đó đóng kín lỗ rò trong. +1.4. +Nghiên cứu kết quả PT điều trị RHM hình móng ngựa 1.4.1. +Thế giới Ngày nay, sự kết hợp của CHT đánh giá trước mổ cũng như sự phát triển của các phương pháp PT đã góp phần nâng cao hiệu quả điều trị RHM hình móng ngựa. +Mặc dù vậy, do sự đa dạng trong đặc điểm tổn thương và các phương pháp điều trị, kết quả PT điều trị RHM hình móng ngựa ở các nghiên cứu trên thế giới vẫn còn dao động khá lớn với tỷ lệ thành công, tỷ lệ tái phát, rối loạn chức năng tự chủ HM sau mổ,... Koehler A với 42 BN RHM móng ngựa cho thấy, tỷ lệ thành công 88%, tái phát 12%. +Falih N. PT 28 BN RHM móng ngựa bằng phương pháp Hayley cải tiến theo dõi sau 6 tháng cho kết quả: tỷ lệ tái phát 10,7%. +Việt Nam Năm 2018, Nguyễn Ngọc Ánh nghiên cứu 40 BN RHM hình móng ngựa: thời gian liền sẹo: 11,25 tuần, có 1 BN mất tự chủ HM độ 2. Tái phát 17,5%. +Phạm Thị Thanh Huyền gặp 5,1% biến chứng chảy máu sau mổ, 100% BN có sự kiểm soát tốt về chức năng tự chủ HM theo thang điểm CCIS, tái phát 5,5% CHƠNG 2 ĐỐI TỢNG VÀ PHƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. +Tuy nhiên, phẫu thuật cắt gan là phương pháp điều trị cơ bản và hiệu quả nhất. +Kết quả các nghiên cứu cho thấy cắt gan bằng kỹ thuật kiểm soát cuống Glisson theo Takasaki điều trị UBTG tỏ rõ nhiều ưu việt so với các phương pháp khác như nghiên cứu của Yamshita (2007), Chinburen (2015), Karamakovic (2016)... 1.5.2. +Việt Nam Một số tác giả đã đề cập đến kỹ thuật kiểm soát cuống Glisson theo Takasaki như: Trần Công Duy Long, Nguyễn Hoàng (2018), Ninh Viết Khải (2018); các nghiên cứu chủ yếu tập trung đánh giá kết quả mà chưa có nghiên cứu cơ bản nào trình bày ứng dụng kỹ thuật này trong phẫu thuật cắt gan điều trị ung thư biểu mô tế bào gan. +CHƯƠNG II ĐỐ I TƯỢ NG VÀ PHƯƠ NG PHÁP NGHIÊN C ỨU 2.1. +ĐỐ I TƯỢ NG NGHIÊN CỨU Gồm 106 BN ung thư biểu mô tế bào gan, được phẫu thuật cắt gan bằng kỹ thuật kiểm soát cuống Glisson theo Takasaki, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, từ tháng 05/2015 đến tháng 06/2018. +Tiêu chuẩn lựa chọn - Bệnh nhân được phẫu thuật cắt gan bằng kỹ thuật kiểm soát cuống Glisson theo Takasaki - Bệnh nhân được chẩn đoán UBTG gan bằng mô bệnh học sau mổ. +- Chức năng gan trước mổ của BN: xếp loại Child - Pugh A. +- Bệnh nhân UBTG xếp loại giai đoạn từ I đến IIIA theo phân loại TNM của AJCC (2017) bằng CLVT trước mổ. +Năm 1888, Lagenbach lần đầu tiên thực hiện thành công phẫu thuật cắt gan điều trị cho một bệnh nhân u gan. +PHƯƠ NG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. +Thiết kế: nghiên cứu can thiệp tiến cứu không đối chứng. +Phương tiện - Các máy móc xét nghiệm, các phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại được sử dụng thường quy tại bệnh viện, bộ dụng cụ mổ mở, dao CUSA execl +, dao siêu âm Harmonic Scalpel, dao Valley-Lab, ddao điện đơn cực và lưỡng, clip kẹp mạch máu, vật liệu che phủ diện cắt (surgicel), cân đĩa để cân gạc sau mổ. +Quy trình phẫu thuật 2.2.4.1. +Chỉ định và chống chỉ định * Chỉ định: cho những BN: - U gan đơn độc hoặc nhiều u nhưng khu trú không hạn chế kích thước - Khối u chưa xâm lấn mạch máu lớn - Chưa có di căn xa - Nhu mô gan còn lại lành hoặc xơ nhẹ. +- Phân chia giai đoạn bệnh theo TNM: giai đoạn I, II, IIIA * Chống chỉ định: Khi BN: - Có di căn ngoài gan - U ở hai thuỳ trở lên - Khối u xâm lấn tĩnh mạch cửa - Huyết khối thân tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch gan, tĩnh mạch chủ bụng - U ở rốn gan 2.2.4.2. +Năm 1952, Lortat – Jacob trình bày phương pháp cắt gan phải có kế hoạch bằng cách thắt động mạch, đường mật, tĩnh mạch cửa riêng biệt ở rốn gan trước khi cắt gan. +Quy trình chung Bước 1: Đường mở bụng: Mở bụng theo đường chữ J hoặc đường chữ Thoặc đường trắng giữa trên rốn. +Bước 2: Kiểm tra ổ bụng: đánh giá ổ bụng, hạch cuống gan, gan, tổn thương đại thể khối u (kích thước, vị trí, số lượng). +Bước 3: Giải phóng gan Bước 4: Kiểm soát cuống Glisson - Cắt túi mật - Phẫu tích vào rốn gan kiểm soát cuống Glisson: cuống Glisson phải, cuống Glisson trái, cuống Glisson phân thuỳ trước, cuống Glisson phân thuỳ sau và các cuống Glisson hạ phân thuỳ. +Bước 5: Cắt gan - Cặp cuống Glisson: thấy rõ đường gianh giới giữa vùng gan thiếu máu nuôi dưỡng (xẫm màu) và gan bình thường. +Đánh dấu diện cắt gan. +- Cắt cuống Glisson trước khi cắt nhu mô gan đối với các trường hợp cắt gan hạ phân thuỳ. +- Cắt nhu mô gan: bằng Kelly, dao siêu âm, Ligasure hoặc CUSA. +- Sau khi nhu mô gan được cắt và cuống Glisson được bộc lộ rõ; cặp, và cắt cuống Glisson (có thể dùng Stapler). +Năm 1963, Tôn Thất Tùng đã đưa ra phương pháp cắt gan có kế hoạch gọi là Kỹ thuật cắt gan bằng cách thắt các cuống Glisson trong nhu mô gan. +Tĩnh mạch gan, các nhánh bên lớn của tĩnh mạch gan được khâu (có thể dùng Stpaler). +Bước 6: Lau rửa ổ bụng, dẫn lưu tại diện cắt, đóng bụng. +Các chỉ tiêu nghiên cứu 2.2.5.1. +Đặc điểm chung - Tuổi: phân thành các nhóm < 40 tuổi, 40 - 59 tuổi và ≥ 60 tuổi - Giới: Nam / Nữ - Các yếu tố nguy cơ 2.2.5.2. +Đặc điểm lâm sàng: Triệu chứng cơ năng và thực thể 2.2.5.3. +Đặc điểm cận lâm sàng - Huyết học, sinh hoá máu, xét nghiệm các dấu ấn viêm gan. +Năm 1982, Bismuth đưa ra kỹ thuật cắt gan phối hợp phương pháp Tôn Thất Tùng và Lortat – Jacob. +- Định lượng AFP huyết thanh: chia 3 nhóm: AFP < 20 ng / ml, AFP từ 20 - 400 ng / ml, AFP > 400 ng / ml - Đánh giá chức năng gan theo Child-Pugh * Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng có tiêm thuốc cản quang đa thì - Đánh giá khối u gan: vị trí u, kích thước và số lượng u - Các tổn thương phối hợp. +* Sinh thiết * Phân chia giai đoạn bệnh: Theo Barcelona và AJCC 2.2.5.4. +- Xử lý túi mật - Phẫu tích kiểm soát cuống Glisson: phải, trái, phân thuỳ trước, phân thuỳ sau, hạ phân thuỳ. +Tai biến khi phẫu tích cuống. +- Cắt cuống Glisson - Cắt nhu mô gan - Cầm máu diện cắt - Kiểm tra rò mật - Che phủ diện cắt gan - Đặt dẫn lưu, đóng bụng 2.2.5.5. +Trong mổ - Thời gian phẫu tích cuống Glisson (phút): tính từ khi bắt đầu phẫu tích cho đến khi kiểm soát được cuống Glisson. +- Loại cắt gan: phải, trái, gan phải mở rộng, gan trái mở rộng, cắt gan trung tâm, phân thuỳ sau, phân thuỳ trước, thuỳ trái, hạ phân thuỳ. +- Thời gian cắt nhu mô gan (phút): được tính từ khi tiến hành cắt nhu mô gan tới khi kết thúc xong cầm máu diện cắt. +Năm 1986, Takasaki (Nhật Bản) giới thiệu kỹ thuật cắt gan kiểm soát cuống Glisson tại rốn gan, phương pháp của tác giả tỏ rõ nhiều ưu việt trong cắt gan điều trị ung thư biểu mô tế bào gan nhờ: xác định chính xác diện cắt gan, giúp cắt gan theo giải phẫu một cách an toàn, hạn chế sự thiếu máu nhu mô phần gan để lại, giảm mất máu và tránh phát tán tế bào ung thư sang các phân thuỳ gan lân cận khi mổ. +- Thời gian phẫu thuật (phút): được tính từ khi bắt đầu mở bụng đến khi kết thúc đóng bụng. +- Số lượng máu mất (ml): được tính bằng số lượng máu hút vào bình chứa và cân gạc mổ - Tỷ lệ BN phải truyền máu - Số lượng máu phải truyền: tính theo thể tích khối hồng cầu (ml) 2.2.5.6. +Kết quả gần - Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi, sinh hoá và Prothrombin ngày 1, 3, 5 sau mổ. +- Biến chứng: suy gan, chảy máu, áp xe dư, rò mật, tràn dịch màng phổi, cổ chướng, nhiễm khuẩn vết mổ. +- Thời gian nằm viện: được tính từ ngày mổ đến khi ra viện. +- Giải phẫu bệnh 2.2.5.7. +Kết quả xa - Theo dõi định kỳ sau mổ: 3 tháng / 1 lần trong năm đầu, 6 tháng / 1 lần từ năm thứ 2 trở đi. +- Tại thời điểm kết thúc nghiên cứu: * Tỷ lệ bệnh nhân tái phát và tử vong * Thời gian sống thêm trung bình, tỷ lệ sống thêm tại các thời điểm 1, 2 và 3 năm. ++ Thời gian sống thêm toàn bộ: là khoảng thời gian tính từ khi mổ đến thời điểm kết thúc nghiên cứu. ++ Thời gian sống thêm không bệnh: là khoảng thời gian tính từ khi mổ đến thời điểm tái phát hoặc di căn. +* Phân tích một số yếu tố liên quan đến thời gian sống thêm: nồng độ AFP, kích thước u, số lượng u, độ biệt hoá tế bào. +Xử lý số liệu Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. +KẾT QUẢ 3.1. +Tuổi và giới: Tuổi trung bình là 52,16 ± 11,06 (28 - 73) tuổi. +BN ở độ tuổi 40 - 59 tuổi gặp nhiều nhất chiếm tỷ lệ 56,6%. +Các yếu tố nguy cơ: Yếu tố nguy cơ thường gặp nhất của UBTG trong nhóm nghiên cứu là viêm gan B (52,8%). +LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG 3.2.1. +Thời gian xuất hiện triệu chứng đến khi vào viện 48,1% BN vào viện trong khoảng thời gian ≤ 1 tháng kể từ khi bắt đầu có triệu chứng lâm sàng. +Cận lâm sàng 3.2.2.1. +Xét nghiệm máu - Máu toàn bộ và prothrombin: BN có số lượng hồng cầu và huyết sắc tố trong giới hạn bình thường. +Tỷ lệ Prothrombin trung bình: 97,85 ± 12,61%. +- Sinh hoá: Xét nghiệm sinh hoá của BN trước mổ thấy men gan tăng nhẹ. +- Alpha-fetoprotein: AFP huyết thanh trung bình trong nghiên cứu 335,93 ± 638,07 (1,42 - 2479,34) ng / ml. +Nhóm BN có nồng độ AFP < 20 ng / ml chiếm tỷ lệ cao nhất 51,9%. +Chức năng gan: 100% BN có chức năng gan Child-Pugh A 3.2.2.3. +Sinh th iết gan: 28,3% BN được sinh thiết trước mổ. +3.2.2.4. +Phân loại giai đoạn bệnh * Theo BCLC: 93,4% BN giai đoạn A. +* Theo TNM: phần lớn BN phân loại giai đoạn I (69,8%). +KỸ THUẬT 3.3.1. +Đường mở bụng: Đường mở bụng được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu là đường chữ J chiếm tỷ lệ 64,1%. +Gi ới th iệu luận án * Cấu trúc của luận án Luận án gồm 121 trang: đặt vấn đề 02 trang, tổng quan (35 trang), đối tượng và phương pháp nghiên cứu (24 trang), kết quả nghiên cứu (24 trang), bàn luận (33 trang), kết luận (02 trang) và kiến nghị (01 trang). +Đánh giá ổ bụng: - 78,3% BN có gan xơ - Vị trí khối u ở phân thuỳ sau chiếm tỷ lệ cao trên chụp CLVT và trong mổ lần lượt là 24,5% và 28,3%. +10,4% BN được phẫu thuật có u gan nhiều khối. +Luận án có 30 bảng, 31 mục hình ảnh và 21 biểu đồ. +- Xử lý cuống Glisson: 55,7% BN được cắt cuống Glisson sau khi cắt nhu mô gan. +Cắt nhu mô gan - Phương tiện được sử dụng chủ yếu là kết hợp Kelly với dao Siêu âm và / hoặc Valley-Lab (53,8%). +Kiểm tra cầm máu, rò mật, che phủ diện cắt - Kiểm tra cầm máu: phần lớn sử dụng dao Bipolar đơn thuần hoặc kết hợp với khâu để cầm máu diện cắt gan 97,2% BN. +Luận án có 138 tài liệu tham khảo, trong đóđó 20 tài liệu tiếng Việt và 118 tài liệu tiếng Anh. +KẾT QUẢ 3.4.1. +Trong mổ 3.4.1.1. +Loại cắt gan: Cắt gan lớn (20,7%), cắt gan nhỏ chiếm tỷ lệ cao (79,3%), trong đó nhiều nhất là cắt gan phân thuỳ sau (16%). +* Đóng góp mới của luận án Là công trình nghiên cứu đầy đủ nhất tại Việt Nam về ứng dụng kỹ thuật kiểm soát cuống Glisson theo Takasaki trong cắt gan điều trị ung thư biểu mô tế bào gan. +Lượng máu mất và truyền máu: Lượng máu mất trung bình là 238,96 ± 206,71 ml. +Số bệnh nhân phải truyền máu và lượng máu truyền: Có 13 (12,27%) BN phải truyền máu. +Lượng máu truyền trung bình là 634,62 ± 224,43 ml 3.4.2. +Kết quả gần 3.4.2.1. +Đây là kỹ thuật cắt gan theo đúng giải phẫu không những cắt gan lớn mà cả cắt gan phân thuỳ và đặc biệt là cắt gan hạ phân thuỳ mà các kỹ thuật trước đó không làm được. +Một số xét nghiệm máu sau mổ - Men gan: GOT, GPT thường tăng ở ngày thứ nhất, sau đó giảm dần vào ngày thứ 5. +Thời gian nằm viện sau mổ Thời gian nằm viện trung bình sau mổ là 10,7 ± 3,4 (5-22) ngày. +Do đó, giúp loại bỏ hoàn toàn các di căn nhỏ trong phân thuỳ và hạ phân thuỳ gan, giảm tỷ lệ tái phát, đồng thời hạn chế việc thiếu máu phần gan để lại, giảm mất máu trong quá trình cắt gan, không gây ứ máu ruột. +Kết quả xa 106 BN (100%) được khám và theo dõi trong khoảng thời gian từ 9 - 36 tháng. +Tỉ lệ tái phát và tử vong Tại thời điểm kết thức nghiên cứu thấy tái phát là 17 (16%) BN, tử vong: 11 (10,4%) BN. +Thời gian sống thêm Thời gian sống thêm toàn bộ - Thời gian sống thêm toàn bộ trung bình tính theo phương pháp Kaplan - Meier là 33 ± 0,8 tháng. +- Tỷ lệ BN sống thêm toàn bộ sau 1, 2, 3 năm lần lượt là 96,9%, 86,2% và 80,5%. +Thời gian sống thêm không bệnh - Thời gian sống thêm không bệnh trung bình tính theo phương pháp Kaplan - Meier là 28,56 ± 1,2 tháng. +- Tỷ lệ BN sống thêm không bệnh sau 1, 2, 3 năm lần lượt là 86,0%, 66,3% và 66,3%. +Một số yếu tố liên quan tới thời gian sống thêm toàn bộ Không có sự liên quan giữa AFP, kích thước u, số lượng u và độ biệt hoá tới thời gian sống thêm toàn bộ với p > 0,05. +Nghiên cứu đã đưa ra được các kết quả cụ thể chứng minh tính an toàn và hiệu quả của kỹ thuật cũng như xác định được một số yếu tố liên quan. +Một số yếu tố liên quan tới thời gian sống thêm không bệnh Có sự liên quan giữa số lượng u và thời gian sống thêm không bệnh với p = 0,021. +CHƯƠNG 4. +ĐẶC ĐIỂM CHUNG 4.1.1. +Tuổi và giới Kết quả nghiên cứu cho thấy: tuổi trung bình của BN là: 52,16 ± 11,06 (dao động từ 28 - 73 tuổi), thường gặp ở nhóm tuổi trung niên từ 40 - 59: 56,6%. +Tỉ lệ nam / nữ qua thống kê của Dương Huỳnh Thiện: 8,3/1, của Yamashita (2007): 5, 28/1. +LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG 4.2.1. +Lâm sàng Kết quả nghiên cứu cho thấy: thời gian từ khi xuất hiện triệu chứng tới khi đến viện: ≤ 1 tháng chiếm tỷ lệ cao: 48,1%, từ 1 - 3 tháng và ≥ 3 tháng chiếm tỷ lệ thấp hơn lần lượt là 27,4% và 24,5%. +Thống kê của Nguyễn Cường Thịnh thấy thời gian từ khi xuất hiện triệu chứng tới khi đến viện từ 1 - 3 tháng: 68,8%. +CHƯƠNG I. TỔ NG QUAN 1.1. +Cận lâm sàng 4.2.2.1. +Xét nghiệm máu Kết quả nghiên cứu cho thấy: các chỉ số về công thức máu, đông máu trong giới hạn bình thường, tỉ lệ Prothrombin trung bình 97,85 ± 12,62%. +Kết quả nghiên cứu cho thấy, nồng độ AFP huyết thanh trung bình: 335,93 ± 638,07 (1,42 - 2479,34) ng / ml. +Nhóm BN có AFP < 20 ng / ml chiếm tỷ lệ cao nhất: 51,9%, 20 - 400 ng / ml: 28,3%, > 400 ng / ml: 19,8%. +Kết quả thu được tương tự thống kê của Yamazaki (2010), thấy nhóm có AFP ≤ 20 ng / ml chiếm tỉ lệ 62,2%. +Chức năng gan Kết quả cho thấy: 100% BN có chức năng gan phân loại Child A, kết quả thu được tương thự thống kê của Chinburen (2015), Dương Huỳnh Thiện (2016). +Sinh th iết gan Hiện nay, theo Hướng dẫn của Hiệp hội nghiên cứu bệnh gan Mỹ, Hội Gan Mật Châu Âu, cũng như Mạng các Quốc gia về ung thư (NCCN), xác định UBTG chủ yếu dựa vào chẩn đoán hình ảnh. +Sinh thiết gan chỉ đặt ra trong những trường hợp khối u trên CLVT / CHT không thấy hình ảnh điển hình. +Phân loại giai đoạn bệnh Nghiên cứu cho thấy BN chủ yếu ở giai đoạn sớm: giai đoạn A theo phân loại BCLC chiếm: 93,4%. +Phân loại TNM thấy: giai đoạn I chiếm đa số (69,8%), giai đoạn II (25,5%), giai đoạn IIIA (4,7%). +Phân chia gan và ứng dụng Trường phái Anh – Mỹ: đại diện là Healey & Schroy (1953), phân chia gan theo hệ thống đường mật. +Kết quả thu được thấy tương tự thống kê của của Lê Văn Thành (2013); nhưng khác nghiên cứu của Chinburen (2015): giai đoạn II (20%), giai đoạn III (71,1%), giai đoạn IV (8,9%). +KỸ THUẬT 4.3.1. +Đường mở bụng Tuỳ thuộc vào vị trí, kích thước, số lượng u và hình thái cắt gan mà có thể lựa chọn các đường mổ phù hợp như: đường trắng giữa trên rốn, đường chữ J bên phải, đường chữ Tngược, đường dưới sườn hai bên kèm theo mở rộng về phía mũi ức (đường Mercedes). +Đánh giá ổ bụng Mặc dù hiện nay chẩn đoán hình ảnh rất phát triển và có khả năng đánh giá tương đối chính xác tổn thương trước phẫu thuật. Tuy nhiên, khảo sát tình trạng thực tế ổ bụng rất quan trọng, từ đó quyết định lựa chọn phương án mổ. +Kết quả nghiên cứu về đánh giá tình trạng ổ bụng cho thấy: 78,3% BN có gan xơ, 3,8% BN teo gan. +Trường phái Pháp: đại diện là C. Couinaud (1957) phân chia gan theo tĩnh mạch cửa trong gan. +Khối u ở hạ phân thuỳ 5 và hoặc 8, hạ phân thuỳ 2 và hoặc 3, gan phải và gan trái chiếm tỷ lệ lần lượt là 24,5%, 16%, 1,9%, 1,9% và 21,7%, 13,2%, 6,6%, 5,7%. +Thống kê của Lê Văn Thành (2013), cho thấy: tổn thương ở phân thuỳ sau và toàn bộ gan phải chiếm tỷ lệ cao trên CLVT và trong mổ tương ứng là 30,2%, 17,7% và 30,2%, 18,8%. +Tổng kết của Nguyễn Đình Song Huy (2016) qua 2480 trường hợp cắt gan tại Bệnh viện Chợ Rẫy trong giai đoạn 2010 - 2015 thấy: bệnh nhân có u > 5 cm chiếm đa số (80,4%). +Gi ải phóng gan Giải phóng gan tốt giúp phẫu thuật viên thao tác và tiếp cận được các tổn thương một cách dễ dàng, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình cắt nhu mô gan và xử lý các tai biến nếu có. +Kết quả nghiên cứu cho thấy: 66% BN được giải phóng gan phải một phần, chỉ có 8,5% BN giải phóng gan phải toàn bộ. +93,4% BN được giải phóng gan trước khi cắt nhu mô gan. +Trường phái Viêt Nam: Tôn Thất Tùng (1962), phân chia gan theo hệ thống đường mật và đưa ra một đề nghị nhằm thống nhất danh pháp giải phẫu phân thuỳ gan giữa các tác giả Pháp và Anh, Mỹ. +Thống kê cho thấy: tai biến thường gặp nhất khi giải phóng gan là tổn thương tuyến thượng thận (2,8%) và rách cơ hoành (2,8%), vỡ u (1,9%). +Kết quả nghiên cứu cho thấy: cắt túi mật (87,7%), Bai Ji (2012), Giordano (2010), Mouly (2013): cắt túi mật cho 100% các trường hợp. +Kiểm soát cuống Glisson được coi là thành công khi bộc lộ và đặt các phương tiện chủ động khống chế toàn bộ cuống Glisson. +Kết quả nghiên cứu cho thấy: tỷ lệ kiểm soát cuống Glisson thành công: 100% trường hợp. +Phẫu tích cuống Glisson phân thuỳ sau: 74 (69,8%) bệnh nhân và cuống Glison phải: 71 (67%) BN, hạ phân thuỳ: 60 (56,6%) BN. +Tai biến trong quá trình phẫu tích cuống Glisson gặp 02 (1,9%) BN bị rách tĩnh mạch cửa phải mặt sau cuống gan. +Nghiên cứu Takasaki (1998): tỉ lệ kiểm soát cuống thành công 100% và không gặp tai biến nào. +Thống kê của Figueras (2003), cho thấy: 20% BN kẹp cuống Glisson phải bị quá sang cuống Glisson bên trái, tác giả cho rằng nguyên nhân do cuống Glisson phải ngắn và lớn hơn cuống trái. +* Xử lý cuống Gl isson Kết quả nghiên cứu cho thấy: có 44,3% BN cắt cuống Glisson trước khi cắt nhu mô gan, 55,7% BN cắt cuống Glisson sau khi cắt nhu mô gan. +Cắt cuống Glisson phải toàn bộ (1,9%), cắt phân thuỳ trước và phân thuỳ sau riêng biệt trong trường hợp cắt gan phải hoặc cắt gan phải mở rộng chiếm 5,7%. +Nghiên cứu cho thấy: 100% cuống Glisson của BN được khâu vắt hoặc khâu số 8 và buộc cuống, giống như các tác giả Takasaki (2007), Yamamoto (2001). +Cắt nhu mô gan Nhu mô gan được cắt dựa theo gianh giới giữa vùng: thẫm màu do thiếu máu nuôi dưỡng và bình thường trên bề mặt gan. +Ứng dụng Giúp phẫu thuật viên nhanh chóng nắm bắt được vị trí giải phẫu gan được đề cập đến. +Kiểm tra cầm máu, rò mật, che phủ diện cắt Nghiên cứu cho thấy phần lớn bệnh nhân được sử dụng dao Bipolar đơn thuần hoặc kết hợp với khâu để cầm máu diện cắt gan: 97,2%, chỉ có 2,8% sử dụng dao đốt đơn cực. +Kết quả nghiên cứu cho thấy: che phủ diện cắt bằng surgicel chiếm tỷ cao nhất (87,8%), surgicel kết hợp mạc nối lớn (7,5%). +Các tác giả nước ngoài như Bai Ji (2012), Kramakovic (2016)... thường dùng keo sinh học che phủ diện cắt. +Trong phẫu thuật: cắt gan theo giải phẫu. +KẾT QUẢ 4.4.1. +Trong mổ 4.4.1.1. +Thời gian phẫu tí ch cuống Gl isson Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian phẫu tích cuống Glisson hạ phân thuỳ thường dài nhất: 11,30 ± 5,64 (3-25) phút; tiếp đến là cuống glisson phải, trái phân thuỳ sau lần lượt là: 4,79 ± 3,24 (1-20) phút, 2,75 ± 1,04 (2-5) phút và 1,95 ± 2,31 (1-11) phút, thời gian phẫu tích cuống Glisson phân thuỳ trước ngắn nhất: 1,72 ± 0,88 (1-5 phút). +Ghép gan: dựa vào phân chia gan chúng ta cũng có thể chia gan để ghép hoặc lấy một phần gan từ người cho sống để ghép. +Loại cắt gan Lựa chọn loại cắt gan dựa vào tình trạng BN; vị trí, kích thước u; chức năng gan... Kết quả nghiên cứu cho thấy: loại cắt gan được thực hiện chủ yếu là cắt gan nhỏ (79,3%) trong đó nhiều nhất là cắt gan phân thuỳ sau (16%). +Cắt gan lớn chiếm (20,7%) trong đó: cắt gan trái (7,5%), cắt gan phải (7,5%). +Nghiên cứu của Bai Ji (2012), cùng nhiều tác giả đã chứng minh ưu điểm của kỹ thuật kiểm soát cuống theo Takasaki chính là cắt hạ phân thuỳ theo đúng giải phẫu. +Thời gian cắt nhu mô và phẫu thuật Thời gian cắt nhu mô và phẫu thuật phụ thuộc vào kinh nghiệm của phẫu thuật viên, phương tiện sử dụng để cắt nhu mô gan (Kelly, dao siêu âm, CUSA...). +Thời gian cắt nhu mô gan trung bình là 32,9 ± 12,50 phút, thời gian mổ trung bình là 118,31 ± 38,84 phút. +Trong đó cắt gan trung tâm có thời gian cắt nhu mô gan và phẫu thuật dài nhất lần lượt là: 45,17 ± 18,03 phút và 152,50 ± 45,47 phút. +Kết quả nghiên cứu thu được thấy tương tự như thống kê của Karamarkovic (2016). +Kết quả thu được thấy tương tự thống kê của Karamarkovic (2016), lượng máu mất đối với cắt gan nhỏ (350,8 ± 100,5 ml), cắt gan lớn (485,4 ± 250,2 ml). +Thống kê cho thấy: 13 (12,27%) BN phải truyền máu, lượng máu truyền trung bình là 634,62 ± 224,43 ml. +Kết quả gần 4.4.2.1. +Biến chứng Theo Steven (2018), tỉ lệ biến chứng sau mổ cắt gan điều trị UBTG gặp khoảng 40% ở BN không xơ gan, tăng cao hơn ở những BN bị xơ gan. +Các biến chứng sau mổ gặp 23,6% bao gồm: tràn dịch màng phổi (17%), cổ chướng (3,8%), rò mật (1,9%), nhiễm khuẩn vết mổ (0,9%). +Gi ải phẫu cuống gan và ứng dụng Tại cuống gan, đường mật, động mạch gan, tĩnh mạch cửa, mạch bạch huyết và thần kinh là các thành phần riêng biệt khi đến rốn gan thì được bao Glisson bọc cả ba thành phần này thành cuống Glisson đi vào nhu mô gan. +Kết quả này tương tự nghiên cứu của Yamashita (2007) gặp: 22% và thấp hơn thống kê của Yamazaki (2010), gặp 46%. +Xét nghiệm máu Kết quả nghiên cứu cho thấy: GOT, GPT tăng trong 24 giờ sau mổ và sau đó trở về gần giá trị bình thường vào ngày thứ 3 và 5 sau mổ. +Tỷ lệ Prothrobin thường giảm ngày đầu và dần trở về bình thường vào ngày thứ 3 và 5 sau mổ; trong khi đó Bilirubin toàn phần trung bình sau mổ tăng so với trước mổ, giá trị cao nhất ngày thứ nhất và xu hướng giảm vào ngày thứ 3 và thứ 5 sau mổ. +Thời gian nằm viện Kết quả nghiên cứu cho thấy: thời gian nằm viện trung bình sau mổ là 10,7 ± 3,4 (5 - 22) ngày. +Kết quả thu được thấy tương tự thời gian nằm viện trung bình qua thống kê của các tác giả trong và ngoài nước. +Ở vùng rốn gan, bao Glisson dày lên phủ rốn gan, giường túi mật, rãnh rốn và rãnh dây chằng tĩnh mạch. +Kết quả xa 4.4.3.1. +Tỉ lệ tái phát và tử vong Trong những năm gần đây, tỷ lệ tái phát và tử vong sau phẫu thuật cắt gan đã được cải thiện đáng kể, tại thời điểm kết thúc, kết quả nghiên cứu cho thấy: tỷ lệ tái phát và tỷ lệ tử vong lần lượt là 16% và 10,4%. +Thống kê của Tabrizian (2015), Mạng các Quốc gia về ung thư (NCCN) (2018), tỉ lệ tái phát sau 5 năm của bệnh nhân UBTG sau mổ cắt gan là 60%. +Thời gian sống thêm Kết quả nghiên cứu cho thấy: thời gian sống thêm toàn bộ trung bình là 33 ± 0,8 tháng. +Tỷ lệ BN sống thêm toàn bộ sau 1, 2 và 3 năm lần lượt là 96,9%, 86,2% và 80,5%. +Thời gian sống thêm không bệnh trung bình là 28,56 ± 1,2 tháng. +Tỷ lệ BN sống thêm không bệnh sau 1, 2 và 3 năm là 86%, 66,3% và 66,3%. +Bờ trước trên của vùng rốn gan có thể giải phóng tách khỏi nhu mô gan mà không gây tổn thương mạch máu. +Một số yếu tố liên quan tới thời gian sống thêm toàn bộ Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy nồng độ AFP, kích thước khối u, số lượng u và độ biệt hoá u không liên quan đến thời gian sống thêm toàn bộ. +Một số yếu tố liên quan tới thời gian sống thêm không bệnh Tìm hiểu yếu tố liên quan đến thời gian sông thêm không bệnh chúng tôi nhận thấy: số lượng u là yếu tố liên quan đến thời gian sống thêm không bệnh. +KẾT LUẬN Nghiên cứu 106 bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan, được phẫu thuât cắt gan bằng kỹ thuật kiểm soát cuống Glisson theo Takasaki, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, từ tháng 05/2015 - 6/2018, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. +Kỹ thuật kiểm soát cuống Glisson theo Takasaki trong cắt gan điều trị ung thư biểu mô tế bào gan. Đường mổ: chữ J bên phải, chữ T, trắng giữa trên rốnlần lượt là: 64,1%, 23,6% và 12,3%. +Kiểm tra ổ bụng: tỷ lệ bệnh nhân bị xơ gan cao: 78,3%. +Bệnh nhân có u gan đơn độc: 58,5%. +Kích thước trung bình của u: 5,11 ± 2,5 cm. +Giải phóng gan: giải phóng gan phải: một phần: 66%, toàn bộ: 8,5%; gan trái một phần: 19,8%, toàn bộ: 7,5%; hầu hết bệnh nhân được giải phóng gan trước khi cắt nhu mô gan: 93,4%. +Tai biến gặp: 7,5%. +Kiểm soát cuống Glisson: tỉ lệ kiểm soát cuống thành công: 100%. +Cắt túi mật: 87,7%. +Tai biến gặp: 1,9%. +Cắt gan: Kiểm soát cuống Glisson: phải (67%), phân thuỳ trước (62,3%), phân thuỳ sau (69,8%), hạ phân thuỳ (56,6%). +Khâu cuống Glisson: 100%. +CẮT GAN ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN 1.2.1. +Cắt nhu mô gan bằng dao siêu âm (39,6%), kết hợp Kelly với dao siêu âm và / hoặc dao Valley-Lab (53,8%). +Cầm máu diện cắt bằng: dao Bipolar (65,1%). +Kiểm tra rò mật bằng gạc trắng: 99,1%, phát hiện rò mật trong mổ: 8,5%. +Kết quả cắt gan điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng kỹ thuật kiểm soát cuống Glisson theo Takasaki Trong mổ Thời gian phẫu tích cuống Glisson: phải (4,79 ± 3,24 phút), trái (2,75 ± 1,04 phút), phân thuỳ trước (1,72 ± 0,88 phút), phân thuỳ sau (1,95 ± 2,31 phút, hạ phân thuỳ (11,30 ± 5,64 phút). +Tỉ lệ cắt gan nhỏ: 79,3%, cắt gan lớn: 20,7%. +Thời gian cắt nhu mô gan trung bình: 32,9 ± 12,5 phút. Thời gian phẫu thuật trung bình: 118,4 ± 38,84 phút. +Lượng máu mất trung bình: 238,96 ± 206,71 ml. +Số bệnh nhân truyền máu: 12,27%, lượng máu truyền trung bình: 634,62 ± 224,43 ml. Kết quả gần Biến chứng chung gặp: 23,6%. +Lịch sử Lịch sử của phẫu thuật cắt gan đã trải qua hơn 100 năm, lúc đầu nhằm điều trị chấn thương hoặc vết thương bụng. +Tràn dịch màng phổi: 17%, rò mật: 1,9%, cổ chướng: 3,8%, nhiễm khuẩn vết mổ: 0,9%. +Thời gian nằm viện trung bình sau mổ: 10,7 ± 3,4 ngày. +Kết quả xa Thời gian sống thêm toàn bộ trung bình: 33 ± 0,8 tháng. +Tỉ lệ sống thêm toàn bộ sau 1, 2 và 3 năm lần lượt là: 96,9%, 86,2% và 80,5%. +Thời gian sống thêm không bệnh trung bình: 28,56 ± 1,2 tháng. +Tỷ lệ sống thêm không bệnh sau 1, 2 và 3 năm lần lượt là: 86%, 66,3% và 66,3%. +Số lượng khối u liên quan đến thời gian sống thêm không bệnh. +Phẫu thuật cắt gan bằng kỹ thuật kiểm soát cuống Glisson theo Takasaki điều trị ung thư biểu mô tế bào gan nên được áp dụng rộng rãi tại các Bệnh viện trung ương. +Cần có nhữn g n ghiên cứu tiếp theo về kết quả xa và các yếu tố liên quan. +Năm 1888, Langenbuch là người đầu tiên thực hiện cắt gan thành công. +Tôn Thất Tùng: Năm 1963, Tôn Tất Tùng đã trình bày kỹ thuật cắt gan với phương pháp kiểm soát và khâu buộc cuống Glisson trong nhu mô kết hợp với cặp cuống gan toàn bộ tạm thời kiểu cách quãng. +Bismuth: Năm 1982, Bismuth đưa ra kỹ thuật cắt gan phối hợp hai phương pháp của Lortat-Jacob và Tôn Thất Tùng. +Belghiti: Năm 2002, đưa ra kỹ thuật treo gan trong cắt gan. +CẮT GAN BẰNG KỸ THUẬT KIỂM SO ÁT CUỐ NG GLISSO N THEO TAKASAKI 1.3.1. +Kỹ thuật Ở rốn gan, cuống Glisson chính chia thành cuống Glisson gan trái và gan phải, cuống Glisson gan phải tiếp tục phân chia thành cuống Glisson phân thuỳ trước và cuống Glisson phân thuỳ sau. +Các cuống Glisson này khi đi vào nhu mô gan tiếp tục phân chia thành các cuống Glisson hạ phân thuỳ rồi phân chia đến các nhánh tận nằm ở ngoại vi. +Ở vùng rốn gan bao Glisson dày lên phủ rốn gan, giường túi mật, rãnh rốn và rãnh dây chằng tĩnh mạch. +Chính nhờ đặc điểm này mà chúng ta có thể tách bờ trước trên rốn gan ra khỏi nhu mô gan để kiểm soát các cuống Glisson chính. +Kiểm soát cuống Glisson phải hoặc trái (nhánh thứ 1): Cuống Glisson phải: từ rốn gan chạy sang phải dài khoảng 1cm, khi đến đầu rãnh rốn trước mỏm đuôi thì chia làm 2: phân thuỳ sau và phân thuỳ trước. +Cuống Glisson trái: dài gấp 4 lần cuống phải, nằm ở mặt trước thuỳ Spiegel. +Cuống trái có 3 nhóm nhánh bên: bờ phải của dây chằng tròn hạ phân thuỳ 4, bờ trái cho hạ phân thuỳ 3 và hạ phân thuỳ 2. +Kiểm soát cuống Glisson phân thuỳ (nhánh thứ 2): sau khi kiểm soát cuống Glisson phải, phẫu tích mở nhu mô dọc theo cuống Glisson phải, dễ dàng kiểm soát cuống Glisson phân thuỳ trước và phân thuỳ sau. +Cuống Glisson phân thuỳ trước: lớn và dài ít nhất là 1cm. +Cuống này lúc đầu đi lên trên, thẳng góc với mặt dưới gan, phân nhánh cho hạ phân thuỳ 5 rồi quặt ra sau tận cùng 2 nhánh cho hạ phân thuỳ 8. +Kiểm soát cuống Glisson hạ phân thuỳ: sau khi kiểm soát các cuống Glisson chính, nếu muốn tìm các cuống Glisson từng hạ phân thuỳ, cần phẫu tích dọc theo cuống Glisson để tiếp cận các cuống Glisson hạ phân thuỳ. +Ưu và nhược điểm Ưu điểm: kỹ thuật kiểm soát cuống Glisson Takasaki giúp nhận định rõ ranh giới và cắt gan hoàn toàn theo giải phẫu không những cắt gan phải, cắt gan trái, cắt phân thuỳ mà cả cắt hạ phân thuỳ. +Nhược điểm: các trường hợp mổ cũ vào vùng rốn gan, u rốn gan thì không tiến hành kiểm soát cuống Glisson được. +NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT KIỂM SOÁT CUỐNG GLISSON THEO TAKASAKI TRONG CẮT GAN ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN 1.4.1. +Thế giới Năm 2001, Yamamoto nghiên cứu kiểm soát cuống Glisson tại rốn gan điều trị ung thư gan kích thước nhỏ (< 5 cm) cho 204 bệnh nhân. +Tác giả nhận xét: các cuống Glisson và nhu mô gan được nối với nhau bằng một lớp mô liên kết mỏng, các mô liên kết có thể tách rời dễ dàng mà không làm tổn thương nhu mô gan, do đó dễ dàng kiểm soát các cuống Glisson. +Năm 2010, Giordano nghiên cứu kỹ thuật kiểm soát cuống Glisson theo Takasaki cắt gan lớn cho 89 BN và cắt gan nhỏ 103 bệnh nhân. +Tác giả đề nghị một quy trình phẫu thuật gồm 04 bước: di động gan, phẫu tích rốn gan, cắt nhu mô gan, kiểm tra cầm máu diện cắt gan. +Tác giả nhận xét: có một khoảng 'an toàn' giữa các lớp vỏ bao quanh các cuống Glisson và nhu mô gan. +Phẫu tích vào vùng này tránh được tổn thương nhu mô gan và hầu như không chảy máu. +Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị ung thư biểu mô tế bào gan. +Năm 2013, Mouly đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tính khả thi của phương pháp kiểm soát cuống Glisson và xác định các yếu tố nguy cơ dẫn tới sự thất bại của cách tiếp cận này. +Tỉ lệ kiểm soát cuống thành công của tác giả đạt 75%, thất bại 25%. +Giải thích lý do của sự thất bại này, tác giả cho rằng 19% trong 25% thất bại có bất thường giải phẫu tĩnh mạch cửa. +Góc trung bình giữa tĩnh mạch cửa trái và tĩnh mạch cửa là 56,5 0. +NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ CẮT GAN ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GANBẰNG KỸ THUẬT KIỂM SO ÁT CUỐ NG GLISSON THEO TAKASAKI 1.5.1. +Thế giới Đã có nhiều công trình nghiên cứu kết quả cắt gan bằng kỹ thuật kiểm soát cuống Glisson theo Takasaki, cũng như so sánh các phương pháp phẫu thuật khác nhau trong điều trị UBTG. +Tình trạng ô nhiễm vi sinh và hoá lý trên một số sản phẩm thực phẩm bao gói sẵn xuất và lưu thông tại Tây Nguyên. +Tóm tắt tiếng Việt: Kết quả nghiên cứu toàn bộ cơ sở kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh Tây Nguyên cho thấy: Khapr sát chất lượng 1074 mẫu thực phẩm, thuộc 5 nhóm thực phẩm (nươc uống đóng chai; nước khoáng thiên nhiên; đồ uống không cồn; đồ uống có cồn; sữa bột) từ tháng 05/2014 đến tháng 12/2015 lưu thông trên thị trường tại 5 tỉnh Tây Nguyên cho thấy: Có 17,2% mẫu thực phẩm không đạt về tiêu chuẩn vệ sinh. +Nhóm sản phẩm có tỷ lệ ô nhiễm cao là nước uống đóng chai và đồ uống có cồn. +Nguyên nhân ô nhiễm: Coliforms tổng số, E. coli, Pseu. +Aeroginosa, Clostridia, Streptococci feacal (khuẩn đường ruột), nitrat (NO 3 -), methnol và andehyt. +Chỉ tiêu vi sinh vật và hoá lý của nhóm sản phẩm nước khoáng thiên nhiên; đồ uống không cồn; sản phẩm sữa bột đều nằm trong giới hạn cho phép. +Từ khoá: Ô nhiễm vi sinh, hoá lý. +Tài liệu đính kèm: +Xác định methanol trong rượu trắng lưu thông trên địa bàn một số tỉnh khu vực phía bắc năm 2017-2018. +Từ khoá: Methanol, sắc ký khí, detector ngọn lửa, rượu trắng Tài liệu đính kèm: +Tóm tắt tiếng Việt: Mục tiêu: Xác định hàm lượng methanol trong 268 mẫu rượu không nhãn mác trên địa bàn 9 tỉnh phía bắc năm 2017-2018. +Phương pháp: Các mẫu được thu thập ngẫu nhiên tại các cửa hàng bán lẻ ở khu vực trung tâm các tỉnh. +Methanol trong các mẫu thử được xác định bằng phương pháp sắc ký khí với detector ngọn lửa (FID). +Kết quả: Có 129/268 mẫu rượu chứa methanol chiếm 48,1%. +Hàm lượng methanol nằm trong khoảng từ 7,0 đến 651,3 mg / lít cồn 1000. +Có 8 mẫu vượt quá quy định cho phép theo TCVN 704 3:2 013. +Kết luận: Nghiên cứu này giúp các nhà quản lý có thêm thông tin để tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc rượu chứa methanol. +Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần thực tế của bệnh nhân ung thư có điều trị bằng hoá chất tại bệnh viện phụ sản trung ương năm 2019-2020. +Tỷ lệ bệnh nhân có khẩu phần không đạt nhu cầu khuyến nghị về sắt, canxi, phospho, vitamin C, A, B1, B2, PP, B12 lần lượt là: 93%, 95%, 48%, 45%, 77%, 55%, 89%, 63%, 86%. +Khẩu phần ăn thực tế của bệnh nhân ung thư phụ khoa hầu hết không đạt nhu cầu khuyến nghị về năng lượng và các chất dinh dưỡng. +Từ khoá: Tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần ăn, ung thư phụ khoa có điều trị bằng hoá chất. +Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư đường tiêu hoá điều trị hoá chất tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội. +Và những người mắc ung thư dạ dày có nguy cơ SDD gấp 2,2 lần so với những người mắc ung thư đại - trực tràng (p < 0, 05). +Từ khoá: Tình trạng dinh dưỡng, ung thư đường tiêu hoá, hoá trị liệu, BMI, PG-SGA. +Tóm tắt tiếng Việt: Suy dinh dưỡng chiếm tỷ lệ cao ở bệnh nhân ung thư (UT) đường tiêu hoá, làm giảm khả năng đáp ứng với phương pháp hoá trị liệu. +Mục tiêu: (1) Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư đường tiêu hoá có điều trị hoá chất tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. +Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 164 bệnh nhân ung thư đường tiêu hoá điều trị hoá chất tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. +Kết quả: Tỷ lệ BMI < 18, 5 là 26,2%, 18, 5 ≤ BMI < 25là 70,1% và tỷ lệ BMI ³ 25 là 3,7%. +Kết quả cũng cho thấy, nữ giới có nguy cơ SDD gấp 2,4 lần so với nam giới (p < 0, 05). +Hiệu quả của bổ sung đa vi chất dinh dưỡng đối với cải thiện tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ mang thai tại huyện Yên Thế, Bắc Giang. +Tóm tắt tiếng Việt: Nghiên cứu thử nghiệm can thiệp cộng đồng có đối chứng được thực hiện trên phụ nữ mang thai 8-12 tuần tuổi nhằm đánh giá hiệu quả của bổ sung đa vi chất (ĐVC) dinh dưỡng đối với cải thiện tình trạng dinh dưỡng (mức tăng cân và thiếu máu dinh dưỡng) của bà mẹ trong thời kỳ mang thai. +Phương pháp: Nhóm can thiệp: được uống bổ sung hàng ngày 1 viên ĐVC từ khi tuyển vào nghiên cứu cho đến 1 tháng sau sinh; Nhóm chứng: được uống bổ sung hàng ngày 1 viên sắt axit folic từ khi tuyển vào nghiên cứu cho đến 1 tháng sau sinh. +Kết quả: Ở nhóm uống sắt-folic, cân nặng của bà mẹ ở tuần thai 36 tăng trung bình 8,2 kg và bà mẹ nhóm uống đa vi chất tăng trung bình 8,6 kg so với khi tuyển vào nghiên cứu. +Ở hầu hết các thời điểm 12, 24 & 36 tuần của thai kỳ, mức tăng cân của bà mẹ nhóm bổ sung ĐVC đều có xu hướng cao hơn so với nhóm bổ sung sắt-folic chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). +Hàm lượng Hb trung bình của bà mẹ nhóm uống ĐVC ở tuần thai 36 cao hơn có ý nghĩa (p < 0,05) so với hàm lượng Hb trung bình của bà mẹ nhóm uống sắt-folic. Từ khoá: Can thiệp, đa vi chất, sắt / folic, phụ nữ có thai, cân nặng bà mẹ, hàm lượng Hb. +Áp dụng tin học vào quản lý và phân tích số liệu trong chương trình phòng chống SDD trẻ em tại thành phố Đà Nẵng. +Tác giả: Ngô Văn Quang, Nguyễn Hoàng Châu, Lê Thị Quý, Nguyễn Thị Thu, Phạm Thu Hương Tạp chí DD & TP / Journal of Food and Nutrition Sciences - Tập 2 - Số 3+4 - Tháng 11 / Vol. 2 - No. +3+4 - November - Năm 2006 / Year 2006. Tóm tắt tiếng Việt: Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả và rút ra những bài học kinh nghiệm từ việc áp dụng Excel vào chương trình cân trẻ dưới 5 tuổi tại tuyến xã / ph­ường và dùng phần mềm Epi Info để xử lý số liệu của ch­ương trình phòng chống suy dinh d­ưỡng (CTPCSDD) tại thành phố Đà Nẵng triển khai từ tháng 1/2004 đến tháng 7/2006. Sau 3 năm áp dụng, toàn bộ 56 xã / ph­ường (100%) đã có danh sách trẻ đ­ược quản lý trên file Excel trong đó có 32 xã / phư­ờng (57,1%) đã tự thực hiện việc nhập và quản lý số liệu trên máy tính. +Ngoài ra số liệu cân trẻ của toàn bộ 56 xã / ph­ường đã đ­ược phân tích tại tuyến thành phố bằng phần mềm Epi Info 3.3 để đánh giá tình trạng dinh dưỡng. Việc áp dụng tin học vào quản lý danh sách cân trẻ ở tuyến xã / ph­ường và phân tích số liệu dinh d­ưỡng ở thành phố trong chư­ơng trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em đã giúp nâng cao chất l­ượng số liệu, tiết kiệm nguồn lực, và giúp xây dựng năng lực cho tuyến y tế cơ sở. +Từ khoá: Tin học, quản lí, phân tích, chương trình PCSDD. +Dinh dưỡng và Ung thư. +Tác giả: Lê Thị Hợp, Hà Huy Khôi Tạp chí DD & TP / Journal of Food and Nutrition Sciences - Tập 5 - Số 2 - Tháng 8 / Vol. 5 - No. +2 - August - Năm 2009 / Year 2009. Tóm tắt tiếng Việt: Các nghiên cứu dịch tễ và thực nghiệm đều cho thấy có mối liên quan giữa dinh dưỡng và ung thư, chế độ ăn có vai trò quan trọng trong phát triển nhiều loại ung thư. +Thực trạng và giải pháp can thiệp cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em trong 1000 ngày đầu đời tại thành phố Hồ Chí Minh. +Các số liệu giám sát dịch tễ học cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại TPHCM đã giảm ở mức thấp nhất trong cả nước ở cả 3 thể nhẹ cân, thấp còi và gầy còm (lần lượt là 4,4%; 6,8% và 1,8% vào năm 2017). +Đã thanh toán được các thể lâm sàng do thiếu hụt vi chất dinh dưỡng như khô mắt, bướu cổ. +Bài học kinh nghiệm từ thành công bao gồm: xây dựng các giải pháp can thiệp dinh dưỡng tập trung vào 100 ngày đầu đời cả cộng đồng lẫn trong bệnh viện, đào tạo nâng cao năng lực mạng lưới cán bộ dinh dưỡng, phối hợp các chuyên khoa sản – nhi với vai trò chủ lục của đơn vị chuyên môn về dinh dưỡng tiết chế là Trung tâm Dinh dưỡng, đầu tư nguồn lực của chính quyền thành phố và sự tham gia của cộng đồng. +Từ khoá: Tình trạng dinh dưỡng, suy dinh dưỡng, 1000 ngày đầu đời, giải pháp dinh dưỡng, trẻ em thành phố Hồ Chí Minh. +Chỉ số điện trở, các số đo nhân trắc và biến số ước lượng khối nạc trên bệnh nhi. +Kết luận: Chỉ số điện trở cơ thể là biến số ­ước l­ượng khối nạc tốt hơn so với các số đo nhân trắc. +Từ khoá: Phân tích điện trở sinh học cơ thể, khối cơ thể, cân nặng, đo hấp thụ tia X năng l­ượng kép, giá trị dự báo. +Tóm tắt tiếng Việt: Mục tiêu: So sánh giá trị dự báo của chỉ số điện trở (ZI, chiều cao tính bằng c m2 / điện trở tính bằng Ohm) với giá trị dự báo của số đo nhân trắc để ­ước l­ượng khối nạc. +Thiết kế nghiên cứu: Khối nạc của 120 bệnh nhi da trắng (46 trai, 74 gái), từ 2.5 ‑ 18 tuổi đ­ợc đo bằng phư­ơng pháp hấp thụ tia X năng l­ượng kép. +Số liệu về cân nặng, chiều cao, vòng cánh tay, bề dầy lớp mỡ d­ới da (cơ nhị đầu, cơ tam đầu, góc d­ới bả vai, góc trên mào chậu), và số đo điện trở sinh học cơ thể đ­ợc thu thập. +Phân tích hồi qui tuyến tính và vẽ đồ thị phần d­ đư­ợc áp dụng để xác định biến số ­ước lượng khối nạc tốt nhất. +Kết quả: Biến số ­ước l­ợng khối nạc tốt nhất là chỉ số điện trở sinh học cơ thể ZI, biến số này giải thích 96.2% sự biến thiên của khối nạc (r= 0.981, SEE = 2.15 kg). +Bổ sung cân nặng làm biến dự báo vào mô hình hồi qui chứa sẵn ZI giải thích 96.6% sự biến thiên của khối nạc (r = 0.983, SEE = 2.03 kg). +Chỉ số khối cơ thể BMI và vòng cánh tay là biến số kém chính xác hơn trong việc ­ước l­ượng khối nạc với hệ số r và SEE t­ương ứng như­ sau: r = 0.422, SEE = 10.2 kg; và r = 0.621, SEE = 8.93 kg. +Tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ tại bệnh viện đa khoa Lâm Đồng năm 2020 – 2021. +Từ khoá: Tình trạng dinh dưỡng, bệnh thận mạn tính, SGA-DMS, bệnh viện đa khoa Lâm Đồng. +Tóm tắt tiếng Việt: Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng (TTDD) của bệnh nhân bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ tại bệnh viện đa khoa Lâm Đồng năm 2020 - 2021. +Nghiên cứu đánh giá TTDD sử dụng chỉ số khối cơ thể (BMI) và phương pháp đánh giá tổng thể chủ quan điểm dinh dưỡng lọc máu. +Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 151 bệnh nhân bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ 3 lần / tuần tại bệnh viện đa khoa Lâm Đồng, trong đó nam giới chiếm 43,0% và nữ giới chiếm 56,9%. +Đối với TTDD sử dụng điểm dinh dưỡng lọc máu SGA-DMS lần lượt là 24,5% bình thường (điểm 7-10), 71,5% suy dinh dưỡng (SDD) nhẹ - trung bình (điểm 11-21), 3,97% SDD nặng (điểm 22-35). +Kết luận: Bệnh nhân bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ có tỷ lệ SDD khá cao đang là thách thức lớn đối với ngành y tế và là vấn đề sức khoẻ cộng đồng. +Xác định chỉ số đường huyết một số thực phẩm Việt Nam. +Tác giả: Trần Quốc Cường, Tạ Thị Lan, Trần Thị Bích Vân, Nguyễn Thị Ánh Vân, Đỗ Thị Ngọc Diệp Tạp chí DD & TP / Journal of Food and Nutrition Sciences - Tập 8 - Số 3 - Tháng 7 / Vol. 8 - No. +Phương pháp: Khảo sát thực nghiệm trên 12 người tình nguyện 22-31 tuổi, khoẻ mạnh. +Đối tượng được cho sử dụng glucose hay thực phẩm thử nghiệm chứa 50 gam carbohydrate và sau đó xác định hàm lượng đường trong máu sau bữa ăn bằng máy đo đường huyết cá nhân vào: 0, 15, 30, 45, 60, 90, 120 phút. +Kết quả CSĐH được tính bằng cách lấy diện tích dưới đường cong của thực phẩm trong 120 phút chia cho diện tích dưới đường cong của glucose. +Kết quả: Bún, bánh ướt, cơm gạo tấm có CSĐH thấp; bánh mì đặc ruột, cơm gạo lứt nấu nước ít và trung bình, xôi Ngỗng lứt có CSĐH trung bình; xôi / cơm từ nếp Ngỗng, nếp Hoa Vàng và cơm gạo IR64, cơm gạo giống Đài Loan (VD 20), cơm gạo lứt nấu nhiều nước đều có CSĐH cao. +Kết luận: bún, bánh ướt có thể ứng dụng được cho thực đơn đái tháo đường. +Cơm gạo lứt tốt hơn cơm gạo chà trắng và cách nấu nhiều nước cũng làm tăng chỉ số đường huyết. +Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ hành chính công tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bình Dương năm 2015. +Tóm tắt tiếng Việt: Xác định mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ hành chính công thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm (ATTP) là cần thiết để đánh giá hiệu quả hoạt động. +Không có khách hàng không hài lòng (rất không hài lòng và không hài lòng). +Mức đánh giá bình thường toàn bộ quá trình là 8,4%. +Có khoảng trên 50% khách hàng cho rằng cần bố trí chỗ để xe máy thuận tiện hơn, cần mở rộng hơn nữa các hình thức thông tin để khách hàng dễ dàng tiếp cận cơ quan và thủ tục hành chính cần giải quyết. +Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em 0-36 tháng tuổi tại các huyện thị đồng bằng ven biển tỉnh Khánh Hoà năm 2011. +Kết quả nghiên cứu cho thấy cần tiếp tục tăng cường tuyên truyền giáo dục về nuôi dưỡng trẻ nhỏ cho bà mẹ để tăng tỷ lệ bú sữa mẹ hoàn toàn, thay đổi tập quán ABS sớm nhằm giảm tỷ lệ SDD ở trẻ em, đặc biệt trẻ em dưới 36 tháng tuổi. +Từ khoá: Suy dinh dưỡng, thấp còi, nhẹ cân, bu mẹ hoàn toàn, ăn bổ sung Tài liệu đính kèm: +Tóm tắt tiếng Việt: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2011, trên 810 bà mẹ và trẻ em từ 0-36 tháng tuổi tại 3 xã phường thuộc 3 huyện thị đồng bằng ven biển tỉnh Khánh Hoà nhằm mô tả tình trạng suy dinh dưỡng (SDD) của trẻ và một số chỉ số chính về thực hành dinh dưỡng của bà mẹ. +Kết quả: Tỷ lệ SDD trẻ em theo các thể nhẹ cân, thấp còi, gầy còm, béo phì tương ứng là 10,1%, 18,4%, 3,6%, 2,6%. +Không có sự khác biệt về giới ở cả ba thể SDD (nhẹ cân, thấp còi và gày còm). +Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn về tỷ lệ SDD thấp còi giữa các nhóm tuổi, cao nhất là nhóm 13-24 tháng tuổi 26,6%. +Đánh giá nồng độ nitrate và nitrite trong nước ăn uống ở các tỉnh miền Trung và miền Nam Việt Nam năm 2015. +Tác giả: Nguyễn Thanh Hương, Trần Thanh Sơn, Bùi Quang Đạt, Hoàng Thị Thu Hương, Nguyễn Duy Anh và cộng sự. Tạp chí DD & TP / Journal of Food and Nutrition Sciences - Tập 12 - Số 6 (1) - Tháng 11 / Vol. 12 - No. +Hồ Chí Minh từ tháng 1 – 12 năm 2015 cho thấy tỷ lệ mẫu không đạt QCVN 01:2 009 / BYT ở nước thô là 14,6% (267/1829 mẫu) và nước xử lý là 4,8% (117/2614 mẫu). +Độ pH và nông độ NO 3 - có mối tương quan nghịch. +Hậu quả của tình trạng ô nhiễm nguồn nước liên quan đến các bệnh cấp tính, mạn tính, ung thư..., ngày càng gia tăng. +Các tiêu chuẩn EPA (United States Environmental Protection Agency) hiện tại là 10 ppm NO 3 - và 1 ppm NO 2 - trong nước uống được thiết kế đặc biệt để bảo vệ trẻ sơ sinh tránh gây ra methemoglobinemia. +Mô tả thực trạng điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể nhà hàng ăn uống trên địa bàn tỉnh Bắc Giang năm 2015. +Tóm tắt tiếng Việt: Kết quả nghiên cứu toàn bộ cơ sở dịch vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cho thấy: Tỷ lệ bếp ăn tập thể (BĂTT) và nhà hàng ăn uống không đạt điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP) theo quy định của Bộ Y tế rất cao chiếm 72.5%; Tỷ lệ bếp ăn tập thể trong trường tiểu học / dân tộc nội trú không đạt điều kiện ATTP chiếm 90%; Tỷ lệ bếp ăn tập thể trong Trường mầm non không đạt điều kiện ATTP chiếm 70%; Tỷ lệ nhà hàng ăn uống không đạt điều kiện ATTP chiếm 70,0%; Tỷ lệ bếp ăn tập thể trong doanh nghiệp không đạt điều kiện ATTP chiếm 60,0%. +Có 40,0% mẫu thịt chưa qua sơ chế, chế biến bị ô nhiễm vi khuẩn E. coli vượt quá giới hạn cho phép; 7,5% mẫu thịt đã qua sơ chế, chưa qua xử lý nhiệt bị ô nhiễm vi khuẩn E. coli vượt quá giới hạn cho phép; 17,5% số mẫu bàn tay người chế biến thực phẩm chín và mẫu dụng cụ chế biến chứa đựng thực phẩm chín (dao, thớt) phát hiện có vi khuẩn E. coli. +Từ khoá: Cơ sở dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, nhà hàng ăn uống, an toàn thực phẩm. +Tình trạng dinh dưỡng của công nhân luyện, cán thép và các yếu tố liên quan. +Tóm tắt tiếng Việt: Một nghiên cứu mô tả kết hợp với hồi cứu đã được tiến hành nhằm xác định tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở công nhân luyện cán thép tại nhà máy luyện cán thép Lưu xá Thái Nguyên. +Kết quả: Tỷ lệ thừa cân, béo phì cao (43,67%). +Các bệnh tim mạch và đái tháo đường cao (41,67%). +Hiện tượng thừa cân, béo phì có liên quan đến các bệnh tim mạch, đái tháo đường (p < 0,01 - 0,001); cường độ lao động nặng (p < 0,01); chế độ ăn thịt nhiều (p < 0,001); chơi thể thao (p < 0,001). +Các tác giả khuyến nghị cần có kế hoạch chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho tất cả công nhân. +Dự phòng các bệnh liên quan tới dinh dưỡng. +Từ khoá: Tình trạng dinh dưỡng, yếu tố liên quan, công nhân luyện cán thép. +Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em < 5 tuổi bị tiêu chảy cấp điều trị nội trú tại bệnh viện sản nhi tỉnh Vĩnh Phúc năm 2016. +Tác giả: Nguyễn Viết Sơn, Phạm Thị Dung, Hoàng Năng Trọng, Ngô Thanh Bình. +Tạp chí DD & TP / Journal of Food and Nutrition Sciences - Tập 13 - Số 3 - Tháng 5 / Vol. 13 - No. +3 - May - Năm 2017 / Year 2017. Tóm tắt tiếng Việt: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 220 trẻ dưới 5 tuổi bị tiêu chảy điều trị nội trú tại Bệnh viện Sản - Nhi Vĩnh Phúc năm 2016. Kết quả: Tại thời điểm vào viện có 25% trẻ SDD gầy còm; 24,5% trẻ SDD thấp còi; 15% trẻ SDD nhẹ cân và 2,3% trẻ SDD phối hợp. +Tại thời điểm khi ra viện, tỷ lệ SDD tăng cao hơn với 35% trẻ SDD gầy còm; 21,4% trẻ SDD nhẹ cân; 4,1% trẻ SDD phối hợp. +Từ khoá: Suy dinh dưỡng, tiêu chảy, trẻ em dưới 5 tuổi, Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc. +Đánh giá tình trạng nhiễm tạp Norovirus trong hàu Thái Bình Dương bằng kỹ thuật Real – Time RT – PCR. +Từ khoá: Norovirus, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, hàu Thái Bình Dương, Real-time RT-PCR, an toàn thực phẩm. +Tác giả: Lã Thị Quỳnh Như, Phan Thị Thanh Hà, Lê Quang Hoà Tạp chí DD & TP / Journal of Food and Nutrition Sciences - Tập 11 - Số 4 - Tháng 9 / Vol. 11 - No. +Do các số liệu về tình hình nhiễm tạp Norovirus trong thực phẩm tại Việt Nam còn rất hạn chế, mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm đánh giá tỷ lệ nhiễm tạp Norovirus trong hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas) lưu hành trên địa bàn Hà Nội. +Để đạt được mục tiêu này, 60 mẫu hàu được thu thập tại các chợ, siêu thị trong khoảng thời gian từ tháng 8/2013 đến tháng 5/2014 và được tiến hành phân tích theo tiêu chuẩn ISO / TS 15216 - 2:2 013. +Sau khi tối ưu hoá phản ứng Real-time RT-PCR và kiểm định độ nhạy của phương pháp, chúng tôi đã ứng dụng quy trình phân tích trên các mẫu hàu thu nhận được và phát hiện 8/60 mẫu (13,3%) dương tính với Norovirus GII. +Thực trạng nuôi dưỡng bệnh nhân tiêu chảy và viêm phổi tại bệnh viện Nhi trung ương năm 2005. +Từ khoá: Nuôi dưỡng, tiêu chảy, viêm phổi Tài liệu đính kèm: +Tác giả: Hoàng Thị Mai Dung, Nguyên Gia Khánh Tạp chí DD & TP / Journal of Food and Nutrition Sciences - Tập 2 - Số 3+4 - Tháng 11 / Vol. 2 - No. +Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá khẩu phần ăn thực tế của bệnh nhân tiêu chảy, viêm phổi và xác định một số yếu tố liên quan. +Nghiên cứu: Cắt ngang, trên 200 bệnh nhân 1-4 tuổi bị tiêu chảy cấp và viêm phổi tại Khoa Tiêu hoá và Hô hấp Bệnh viện nhi Trung ương năm 2005. +Kết quả: Về nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị, nhóm 1-3 tuổi đạt mức năng lượng là 65%; Protid: 83%. +Nhóm 4 tuổi năng lượng đạt: 67%; Protid là: 90%. +Cả 2 nhóm đều không đạt nhu cầu khuyển nghị về vitamin A và Sắt. +Tình trạng dinh dưỡng, nguồn cung cấp thức ăn, trình độ học vấn và kiến thức thực hành dinh dưỡng của bố mẹ bệnh nhân và kinh tế gia đình có liên quan đến khẩu phần ăn của bệnh nhân. +Biến đổi khẩu phần ăn hộ gia đình sau 6 năm từ 1999 đến 2005 tại 6 xã huyện Đông Anh, Hà Nội. +Về giá trị dinh dưỡng và tính cân đối khẩu phần: Tỷ lệ các chất sinh năng lượng rất cân đối, sau 6 năm năng lượng protein đóng góp 14% và lipid đóng góp 24%. +Từ khoá: Khẩu phần ăn, Hộ gia đình. +Để đánh giá sự thay đổi khẩu phần ăn của người dân ngoại thành Hà Nội, nghiên cứu Biến đổi khẩu phần ăn hộ gia đình sau 6 năm (1999-2005) tại 6 xã huyện Đông Anh, Hà Nội được triển khai vào tháng 5-6/2005 và so sánh với số liệu của năm 1999. +Kết quả cho thấy sau 6 năm, mức tiêu thụ gạo giảm 85 gam, thức ăn có nguồn gốc động vật như thịt tăng gấp 1,5 lần, trứng sữa tăng 3 lần, dầu mỡ tăng 2 lần, quả chín và đường ngọt tăng 20 lần, lượng cá, thuỷ sản không thay đổi, lượng rau xanh có xu hướng giảm. +Tóm tắt tiếng Việt: Mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại TPHCM đã đặt ra nhiều thách thức cho các bệnh viện trên địa bàn thành phố. +Phòng và điều trị suy dinh dưỡng bệnh viện là một giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân, cải thiện tình trạng bệnh tật, giảm chi phí điều trị, giảm thời gian nằm viện và giảm tỉ lệ tử vong. +Suy dinh dưỡng bệnh nhân nằm viện không chỉ bắt nguồn từ những nguyên nhân từ bệnh lý và điều trị (nhóm nguyên nhân cá nhân) mà còn từ những nguyên nhân từ công tác chăm sóc dinh dưỡng của các cơ sở y tế (nhóm nguyên nhân tổ chức). +Để công tác can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng cho bệnh nhân nằm viện hiệu quả, chiến lược giải quyết cần tập trung vào cả hai nhóm nguyên nhân này, trong đó cần lưu ý quan tâm vấn đề cung cấp suất ăn cho bệnh nhân nằm viện. +Từ khoá: Suy dinh dưỡng, bệnh viện, chăm sóc dinh dưỡng. +Xác định hằng số phân ly của ADN aptamer-im-munoglobuline nhờ phương pháp huỳnh quang bất đẳng hướng và điện di mao quản. +Tóm tắt tiếng Việt: Hằng số phân ly là thông số được sử dụng rộng rãi để mô tả ái lực giữa một protein và phổi tử (lig-and). +Bằng phương pháp huỳnh quang bất đẳng hưởng và điện di mao quản, chúng tôi đã xác định được chính xác hằng số phân ly của phức hợp ADN aptamer-ImmunoglobulinE (59.6 ± 20.5 nM và 91.8 ± 10.3 nM). +Kết quả của nghiên cứu mở ra tiềm năng để phát triển một khảo nghiệm sinh học (bioassasy) sử dụng aptamer cho việc xác định nồng độ ImmunoglobulinE trong huyết thanh máu. +Từ khoá: ADN aptamer, ImmunoglobulinE, hằng số phân ly, điện di mao quản, huỳnh quang bất đẳng hướng. +Co cứng Dupuytren (Xơ hoá gan tay) Theo David R. Steinberg, MD, Perelman School of Medicine at the University of Pennsylvania Đánh giá về mặt y tế Thg4 2022 Triệu chứng và Dấu hiệu Điều trị Nguồn chủ đề Co cứng Dupuytren ở ngón... Co cứng Dupuytren là tình trạng co cứng tiến triển của các dải cân gan tay, gây bi���n dạng gân gấp các ngón tay. +Bệnh này đôi khi có liên quan đến sự xơ dày mặt mu của khớp gian đốt gần (đệm Garrod), Bệnh Peyronie (chứng xơ cứng dương vật) gặp ở khoảng 7 đến 10% bệnh nhân, và hiếm khi có nốt trên bề mặt gan bàn chân (xơ cứng gan chân). +Cần phân biệt với các loại khác của biến dạng gấp của ngón tay cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường, xơ cứng bì hệ thống, và chứng loạn dưỡng giao cảm phản xạ mạn tính. +Điều trị co cứng Dupuytren Tiêm Corticosteroid (trước khi sự co kéo xuất hiện) Phẫu thuật để loại bỏ co cứng Tiêm collagenase clostridial cho các co cứng chắc Tiêm một corticosteroid vào các nốt có thể giúp giảm đau khu trú nếu bắt đầu trước khi các tình trạng co cứng xuất hiện. +Tuy nhiên, tình trạng đau này có thể tự giới hạn và thường ổn định mà không cần can thiệp. +Nếu bàn tay không thể đặt phẳng trên bàn hoặc, đặc biệt, khi co cứng đáng kể phát triển ở các khớp liên não gần (PIP), phẫu thuật thường được chỉ định. +Các cách phẫu thuật bao gồm cắt bỏ cân gan tay bằng kim qua da, tạm thời gắn một dụng cụ chức năng cố định bên ngoài cho khớp gian đốt gần ngón tay, và kỹ thuật cắt cân gan tay / ngón tay mở. +Trường hợp bệnh nặng với tổn thương nhiều ngón tay, phẫu thuật mở cắt bỏ cân gan tay bị bệnh là cách điều trị tốt nhất; việc cắt bỏ phải được tiến hành tỉ mỉ vì có các gân và bó mạch thần kinh bao quanh. +Việc cắt bỏ không hoàn toàn hoặc các bệnh mới gây ra co cứng tái phát, đặc biệt ở những bệnh nhân khởi phát bệnh từ trẻ hoặc có tiền sử gia đình, tổn thương đệm Garrod, bệnh Peyronie, hoặc liên quan đến lòng bàn chân. +Tiêm collagenase có thể giúp cải thiện một số tổn thương co cứng (1, 2), đặc biệt là ở các khớp bàn ngón. +Tiêm collagenase và phẫu thuật cắt cân gan tay đạt hiệu quả cải thiện tương đương nhau tại khớp bàn ngón, nhưng tiêm sẽ giúp phục hồi nhanh hơn và ít biến chứng hơn ban đầu (3). +Điều trị bằng tiêm corticosteroid, ngoại khoa, hoặc tiêm collagenase clostridial. +(Xem thêm Tổng quan và đánh giá các bệnh lý bàn tay.) +Co cứng Dupuytren là một trong những biến dạng bàn tay phổ biến; tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở nam giới và tăng lên sau 45 tuổi. +Tình trạng di truyền trội nhiễm sắc thể thường này có thể xảy ra phổ biến hơn ở những bệnh nhân bị tiểu đường, nghiện rượu, hoặc động kinh. +Tuy nhiên, những yếu tố cụ thể gây ra dày và co kéo cân gan tay chưa được biết đến. +Triệu chứng và dấu hiệu của co cứng Dupuytren Biểu hiện sớm nhất thường là một nốt đau trong lòng bàn tay, thường ở gần ngón giữa hoặc ngón nhẫn; nó dần trở nên không đau. +Tiếp theo, hình thành một đường nối trên bề mặt và cuối cùng co kéo các khớp bàn ngón tay (MCP) và khớp gian đốt ngón tay. +Bàn tay cuối cùng trở thành hình vòm. +Nhiễm trùng vết thương do cắn của bàn tay Theo David R. Steinberg, MD, Perelman School of Medicine at the University of Pennsylvania Đánh giá về mặt y tế Thg4 2022 Chẩn đoán Điều trị Nguồn chủ đề Nẹp ở tư thế cơ năng (duỗi... Một vết thương nhỏ, đặc biệt là do người hoặc mèo cắn, có thể gây tổn thương nặng gân, bao khớp hoặc sụn khớp. +Đau tăng lên nhiều khi vận động gợi ý tình trạng nhiễm trùng khớp và bao gân. +Mặc dù chẩn đoán nhiễm khuẩn vết cắn bàn tay dựa vào lâm sàng, vẫn nên chụp X-quang để phát hiện gãy xương hoặc răng hoặc các dị vật có thể là ổ gây nhiễm khuẩn. +Điều trị nhiễm trùng vết thương do cắn Nạo viêm Thuốc kháng sinh Điều trị nhiễm khuẩn vết cắn bàn tay bao gồm phẫu thuật cắt lọc tổ chức hoại tử, mở rộng vết thương và điều trị kháng sinh. +Kháng sinh theo kinh nghiệm cho điều trị ngoại trú thường dùng bao gồm đơn trị liệu với amoxicillin / clavulanate 500 mg uống 3 lần / ngày hoặc liệu pháp phối hợp penicillin 500 mg uống 4 lần / ngày (cho nhiễm khuẩn E. corrodens, P. multocida, liên cầu và vi khuẩn kỵ khí) phối hợp với cephalosporin (ví dụ cephalexin 500 mg uống 4 lần / ngày) hoặc penicillin bán tổng hợp (ví dụ, dicloxacillin 500 mg uống 4 lần / ngày) đối với tụ cầu. +Ở những vùng mà MRSA phổ biến, nên dùng trimethopri m/s ulfamethoxazole, clindamycin, doxycycline, hoặc linezolid thay cho cephalosporin. +Nếu bệnh nhân dị ứng với penicillin, có thể dùng clindamycin 300 mg uống mỗi 6h. +Bàn tay nên được nẹp ở tư thế cơ năng và nâng cao. +Nẹp ở tư thế cơ năng (duỗi cổ tay 20 °, gấp khớp bàn ngón tay 60 °, duỗi nhẹ khớp gian đốt ngón tay). Các vết cắn không nhiễm trùng có thể cần phẫu thuật cắt lọc và dự phòng nhiễm trùng với liều thuốc kháng sinh bằng 50% liều được sử dụng để điều trị vết thương nhiễm trùng. +Nguyên nhân phổ biến nhất của vết người cắn là vết thương do răng tại khớp bàn ngón tay do đấm vào miệng (chấn thương tay do đấm). +Hệ vi khuẩn khoang miệng của con người bao gồm Eikenella corrodens, tụ cầu, liên cầu và các vi khuẩn kỵ khí. +Trước khi cần đến chăm sóc y tế, những bệnh nhân bị vết thương bàn tay do đấm có xu hướng trì hoãn vài giờ hoặc vài ngày sau khi vết thương xảy ra, điều này làm nặng thêm tình trạng nhiễm trùng. +Các vết cắn động vật thường chứa nhiều mầm bệnh tiềm ẩn, bao gồm Pasteurella multocida (đặc biệt là do mèo cắn), tụ cầu, liên cầu, và vi khuẩn kỵ khí. +Các biến chứng nghiêm trọng bao gồm viêm khớp nhiễm trùng và viêm tuỷ xương. +Chẩn đoán nhiễm trùng vết thương do cắn Đánh giá lâm sàng Thường là chụp Xquang Nuôi cấy dịch vết thương là thường quy Ban đỏ và đau khu trú quanh vết cắn gợi ý tình trạng nhiễm trùng. +Căng đau dọc theo đường đi của gân gợi ý lan truyền đến bao gân. +Tổng quan đánh giá bệnh nhân cao tuổi Theo Richard G. Stefanacci, DO, MGH, MBA, Thomas Jefferson University, Jefferson College of Population Health Đánh giá về mặt y tế Thg5 2022 Nguồn chủ đề Những rối loạn thường gặp... Đánh giá về người cao tuổi thường khác với đánh giá y tế thông thường. +Nhiều rối loạn làm phức tạp chẩn đoán và điều trị, và các tác động của rối loạn được tăng lên bởi bất lợi về mặt xã hội (ví dụ, sự cô đơn) và đói nghèo (như bệnh nhân sống lâu hơn nếu nguồn hỗ trợ tốt) và do các vấn đề chức năng và tài chính. +Các bác sĩ lâm sàng cũng nên đặc biệt quan tâm đến một số triệu chứng lão khoa phổ biến (ví dụ như mê sảng, chóng mặt, ngất, ngã, vấn đề di chuyển, cân nặng hoặc không ngon miệng, tiểu không tự chủ) bởi vì đó có thể là kết quả của rối loạn hệ thống nhiều cơ quan. +Nếu bệnh nhân có nhiều rối loạn, điều trị (ví dụ như nghỉ ngơi trên giường, phẫu thuật, thuốc) phải được phối hợp tốt; điều trị một rối loạn mà không điều trị các rối loạn liên quan có thể đẩy nhanh sự suy giảm các chức năng. +Ngoài ra, cần phải theo dõi cẩn thận để tránh hậu quả gây ra do điều trị. +Ví dụ, nếu nghỉ ngơi trên giường hoàn toàn, bệnh nhân cao tuổi có thể mất từ 1 đến 3% khối lượng và sức mạnh cơ mỗi ngày (gây sarcopenia), và ảnh hưởng của việc nghỉ tại giường cuối cùng có thể dẫn đến tử vong. +Chẩn đoán bị chậm hoặc bị bỏ qua Những rối loạn thường gặp ở người lớn tuổi thường bị bỏ qua, hoặc chẩn đoán bị trì hoãn. +Các bác sĩ lâm sàng nên sử dụng tiền sử, thăm khám lâm sàng, và các xét nghiệm đơn giản để chủ động sàng lọc về những rối loạn xảy ra hoặc thường gặp (xem bảng); khi được chẩn đoán sớm, những rối loạn này thường có thể được điều trị dễ dàng hơn. +Chẩn đoán sớm thường phụ thuộc vào mức độ quen thuộc của bác sĩ lâm sàng với hành vi và tiền sử của bệnh nhân, bao gồm trạng thái tinh thần. +Thông thường, các dấu hiệu đầu tiên của rối loạn thể chất là hành vi, tinh thần, hoặc cảm xúc. +Nếu bác sĩ lâm sàng không ý thức được khả năng này và đưa các dấu hiệu này vào sa sút trí tuệ, chẩn đoán và điều trị có thể bị trì hoãn. +Bảng Sử dụng nhiều thuốc Thuốc theo đơn, thuốc không kê đơn và thuốc để giải trí của bệnh nhân (bao gồm cả cần sa) nên được xem xét thường xuyên, đặc biệt là để tìm các tương tác thuốc và việc sử dụng các loại thuốc được coi là không phù hợp cho bệnh nhân cao tuổi. +Đánh giá này đặc biệt quan trọng trong quá trình chuyển đổi chăm sóc khi cần đối chiếu các loại thuốc để loại bỏ trùng lặp, bỏ sót thuốc và sai sót về liều lượng và xác định các loại thuốc có thể không còn cần thiết. +Vấn đề người chăm sóc Đôi khi, các vấn đề của bệnh nhân cao tuổi có liên quan đến việc người chăm sóc (người chăm sóc của họ bỏ bê hoặc lạm dụng). +Các bác sĩ lâm sàng nên cân nhắc khả năng lạm dụng thuốc do người bệnh hoặc người chăm sóc nếu hoàn cảnh và phát hiện gợi ý. +Một số loại thương tích hoặc hành vi của bệnh nhân đặc biệt gợi ý, bao gồm Thường xuyên bầm tím, đặc biệt ở các khu vực khó tiếp cận (ví dụ, giữa lưng) Bầm tím các cánh tay trên Thâm tím bộ phận sinh dục ngoài Bỏng bất thường Sự sợ hãi không thể giải thích của người chăm sóc bệnh nhân +Đối với bệnh nhân lớn tuổi, đặc biệt là những người rất già hoặc có hội chứng dễ bị tổn thương, có thể lấy tiền sử và kiểm tra sức khoẻ vào những thời điểm khác nhau và việc khám sức khoẻ có thể cần chia ra 2 lần vì bệnh nhân sẽ mệt mỏi. +(Để biết các khuyến nghị tầm soát ở người lớn tuổi, hãy xem Phòng ngừa bệnh tật ở người cao tuổi.) +Người cao tuổi cũng có các vấn đề chăm sóc sức khoẻ khác nhau, thường phức tạp hơn, chẳng hạn như nhiều chứng rối loạn, có thể cần sử dụng nhiều loại thuốc (đôi khi được gọi là dùng nhiều thuốc) và do đó, khả năng kê đơn thuốc có nguy cơ cao nhiều hơn (xem bảng). +Phát hiện sớm các vấn đề có thể cần can thiệp sớm, có thể ngăn ngừa tiến triển xấu đi và cải thiện chất lượng cuộc sống, thông thường thông qua các can thiệp tương đối nhỏ, không tốn kém (ví dụ thay đổi lối sống). +Vì vậy, một số bệnh nhân cao tuổi, đặc biệt là người có hội chứng dễ bị tổn thương hoặc có bệnh mạn tính, được đánh giá tốt nhất bằng cách sử dụng một đánh giá lão khoa toàn diện, bao gồm đánh giá chức năng và chất lượng cuộc sống, quản lý tốt nhất bởi một nhóm liên ngành. +Nhiều rối loạn Trung bình, bệnh nhân cao tuổi có 6 rối loạn có thể chẩn đoán được. +Rối loạn trong một hệ thống cơ quan có thể làm suy yếu hệ thống khác, làm trầm trọng thêm tình trạng suy giảm chức năng của cả hai và dẫn đến tình trạng khuyết tật, phụ thuộc và, không can thiệp, tử vong. +Tự từ bỏ ở người cao tuổi Theo Daniel B. Kaplan, PhD, LICSW, Adelphi University School of Social Work Đánh giá về mặt y tế Thg4 2023 Tự bỏ bê bản thân là việc những người trưởng thành dễ bị tổn thương không có khả năng hoặc không muốn tự đáp ứng các nhu cầu cơ bản của họ, do đó ảnh hưởng đến hạnh phúc của người trưởng thành đó. +Nó có thể bao gồm phớt lờ vệ sinh cá nhân, không thanh toán hoá đơn, không duy trì sự sạch sẽ hoặc nguyên vẹn của ngôi nhà, không mua hoặc chuẩn bị thức ăn (dẫn đến suy dinh dưỡng), không tìm kiếm sự chăm sóc y tế cho các triệu chứng nghiêm trọng có thể xảy ra, không mua thuốc theo đơn, không dùng thuốc (theo đơn hoặc không theo đơn) không chính xác và bỏ qua các lần tái khám. +Các yếu tố nguy cơ của việc bỏ bê bản thân ở người cao tuổi bao gồm Cô lập xã hội Các rối loạn làm suy yếu trí nhớ hoặc phán đoán (ví dụ, chứng sa sút trí tuệ) Sự hiện diện của nhiều rối loạn mạn tính Sử dụng sai hoặc lạm dụng chất gây nghiện Trầm cảm nặng Dấu hiệu cảnh báo tự bỏ bê bao gồm thiếu người chăm sóc cộng với bất kỳ điều nào sau đây: Sụt cân nhanh chóng, suy dinh dưỡng, mất nước Tình trạng sức khoẻ không tăng áp Hạ thân nhiệt hoặc kiệt sức Quần áo không tiện nghi Thiếu thức ăn trong nhà Các tiện ích bị ngắt kết nối Loét do tư thế nằm, vệ sinh kém hoặc cơ thể có mùi khó chịu Không dùng thuốc Sảng Sự khác biệt giữa tự bỏ bê và sống đơn giản là chọn sống theo cách mà người khác thấy không mong muốn có thể là khó khăn để sống như vậy. +Nhân viên xã hội thường ở vị trí tốt nhất để biết được điều này. +Tại Hoa Kỳ, Dịch vụ Bảo vệ Người lớn hoặc đơn vị của tiểu bang về lão hoá (có số điện thoại thông qua Eldercare Locator (Công cụ định vị Chăm sóc Người cao tuổi) theo số 800-677-1116) có thể trợ giúp bằng cách phối hợp đánh giá độ an toàn tại nhà và giúp người cao tuổi có được các dịch vụ tư vấn, hệ thống ứng phó khẩn cấp, giới thiệu đến các dịch vụ hỗ trợ bổ sung và nhập viện nếu cần. +Rối loạn chức năng phóng noãn Theo Robert W. Rebar, MD, Western Michigan University Homer Stryker M.D. +Tuy nhiên, phương pháp này thường không chính xác. +Các phương pháp chính xác hơn bao gồm Bộ dụng cụ xét nghiệm tại nhà, phát hiện ra sự bài tiết hormone hoàng thể (LH) trong nước tiểu trong vòng 24 đến 36 giờ trước khi phóng noãn (cần xét nghiệm hàng ngày trong vài ngày giữa chu kỳ, thường bắt đầu từ hoặc sau ngày 9 của chu kỳ) Siêu âm vùng chậu, được sử dụng để theo dõi sự gia tăng đường kính nang trứng và tình trạng xẹp nang trứng (nên bắt đầu theo dõi ở giai đoạn cuối của nang trứng) Đo huyết thanh progesterone hoặc glucuronid pregnanediol nước tiểu (một chất chuyển hoá trong nước tiểu của progesterone) Nồng độ huyết thanh progesterone ≥ 3 ng / mL (≥ 9,75 nmol / L) hoặc tăng nồng độ pregnanediol glucuronide trong nước tiểu (đo được, nếu có thể, 1 tuần trước khi bắt đầu chu kì kinh nguyệt tiếp theo) cho thấy có sự phóng noãn. +Khi phóng noãn không thường xuyên hoặc không có nên đánh giá các rối loạn về tuyến yên, dưới đồi, hoặc buồng trứng (đặc biệt là PCOS). +Điều trị rối loạn chức năng phóng noãn Điều trị các rối loạn tiềm ẩn Clomiphene hoặc letrozole Có thể metformin nếu chỉ số khối cơ thể là ≥ 35 kg / m2 Gonadotropins nếu clomiphene không có hiệu quả Rụng trứng do thuốc nội tiết tố hoặc thuốc chuyển hoá. +Clomiphene Thông thường, việc không phóng noãn mạn tính mà không phải là do tăng prolactin máu thì ban đầu được điều trị bằng chất kháng estrogen clomiphene citrate. +Clomiphene 50 mg uống một lầ / ngày được bắt đầu từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 sau khi xuất huyết; chảy máu có thể đã xảy ra tự nhiên hoặc đã được gây ra (ví dụ bằng progestin). +Phóng noãn thường xảy ra từ 5 đến 10 ngày (trung bình 7 ngày) sau ngày cuối cùng của clomiphene; nếu sự rụng trứng xảy ra, thì kinh nguyệt sẽ kéo dài trong vòng 35 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng chảy máu. +Nếu không có kinh, thử thai sẽ được thực hiện. +School of Medicine Đánh giá về mặt y tế Thg9 2022 Căn nguyên Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Điều trị Những điểm chính Rối loạn chức năng phóng noãn là bất thường, không đều (với ≤ 9 kì kinh nguyệt / năm), hoặc không có phóng noãn. +Liều hàng ngày có thể tăng lên đến 50 mg mỗi chu kỳ đến tối đa 200 mg / liều khi cần thiết để gây phóng noãn. +Việc điều trị được tiếp tục khi cần thiết cho tối đa 4 chu kỳ rụng trứng. +Hầu hết phụ nữ mang thai đều làm như vậy vào chu kỳ thứ tư, chu kỳ có xảy ra rụng trứng. +Sự phóng noãn xảy ra ở 75 đến 80% phụ nữ được điều trị bằng clomiphene, nhưng tỷ lệ có thai là 40 đến 50%. +Tác dụng phụ của clomiphene bao gồm rối loạn vận mạch (10%), chướng bụng (6%), căng vú (2%), buồn nôn (3%), các triệu chứng thị giác (1 đến 2%), và đau đầu (1 đến 2%). +Mang đa thai (chủ yếu sinh đôi) xảy ra ở khoảng 5%, và hội chứng tăng kích thích buồng trứng xảy ra ở ≤ 1%. +Nang buồng trứng là phổ biến. +Một mối liên hệ trước đây gợi ý rằng có mối liên hệ giữa clomiphene được dùng > 12 chu kỳ và ung thư buồng trứng vẫn chưa được xác nhận. +Không nên dùng clomiphene cho phụ nữ đang mang thai vì về mặt lý thuyết có thể gây dị tật bẩm sinh bộ phận sinh dục. +Kinh nguyệt thường không đều hoặc không có. +Letrozole Letrozole là một thuốc ức chế aromatase có thể được sử dụng thay cho clomiphene. +Bằng chứng cho thấy ở những phụ nữ béo phì có PCOS, letrozole (chất ức chế aromatase) có xu hướng gây phóng noãn nhiều hơn clomiphene (1). +Dữ liệu cho thấy hiệu quả này cũng có thể xảy ra ở những phụ nữ gày có PCOS. +Không có bằng chứng nào cho thấy letrozole có hiệu quả hơn clomiphene về các nguyên nhân gây không phóng noãn khác với PCOS. +Letrozole, như clomiphene, được bắt đầu từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 sau khi chảy máu kinh bắt đầu. +Ban đầu, phụ nữ được cho 2,5 mg uống một lần / ngày trong 5 ngày. +Nếu phóng noãn không xảy ra, liều có thể tăng 2,5 mg mỗi chu kỳ đến tối đa là 7,5 mg / liều. +Các tác dụng phụ thường gặp nhất của letrozole là mệt mỏi và chóng mặt. +Không nên dùng Letrozole cho phụ nữ đang mang thai vì trên lý thuyết, nó có thể gây dị tật sinh dục bẩm sinh. +Chẩn đoán thường có thể do tiền sử kinh nguyệt hoặc có thể được xác nhận bằng cách đo lượng hormone hoặc một loạt siêu âm vùng chậu. +Metformin Đối với phụ nữ có PCOS, metformin (750 đến 1000 mg uống, 2 lần / ngày) có thể là một chất bổ sung hữu ích trong việc gây phóng noãn, đặc biệt nếu bệnh nhân kháng insulin, như nhiều bệnh nhân có PCOS. +Tuy nhiên, clomiphene đơn thuần thì hiệu quả hơn metformin đơn thuần và hiệu quả như phối hợp metformin và clomiphene với nhau (2). +Metformin không phải là liệu pháp hàng đầu cho phụ nữ có PCOS và muốn có thai. +Metformin có thể hữu ích cho những phụ nữ có chỉ số khối cơ thể > 35 kg / m2 và nên được xem xét đối với phụ nữ có PCOS và không dung nạp glucose. +Gonadotropins ngoại sinh Đối với tất cả phụ nữ có rối loạn chức năng phóng noãn không đáp ứng với clomiphene (hoặc letrozole, khi sử dụng), có thể sử dụng gonadotropins người (nghĩa là, các chế phẩm có chứa hormone kích thích nang noãn [FSH] tinh khiết hoặc tái tổ hợp và lượng hormone tạo hoàng thể [LH] khác nhau). +Cũng có một số chế phẩm tiêm bắp và tiêm dưới da có hiệu quả tương tự; các chế phẩm này thường chứa 75 IU hoạt tính FSH có hoặc không có hoạt tính LH. +Các chế phẩm này thường được tiêm một lần mỗi ngày, bắt đầu từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 sau khi bị chảy máu tự phát hoặc do gây ra; lý tưởng nhất là các chế phẩm này kích thích sự trưởng thành của 1 đến 3 nang trứng, được xác định bằng siêu âm, trong vòng 7 đến 14 ngày. +Sự phóng noãn thường được kích hoạt bằng gonadotropin màng nuôi của con người (hCG) từ 5.000 đến 10.000 IU tiêm bắp sau khi noãn chín; tiêu chí để sử dụng hCG có thể thay đổi, nhưng thông thường, ít nhất một nang trứng cần có đường kính > 16 mm. +Ngoài ra, một chất chủ vận thụ thể kích thích tố gonadotropin (GnRH) có thể được sử dụng để kích thích sự phóng noãn, đặc biệt ở phụ nữ có nguy cơ cao hội chứng quá kích buồng trứng. +Mặc dù nguy cơ hội chứng tăng kích thích buồng trứng ở phụ nữ có nguy cơ cao là thấp hơn khi một chất chủ vận GnRH được sử dụng để kích thích phóng noãn, an toàn hơn là không kích hoạt phóng noãn nếu phụ nữ có nguy cơ cao bị hội chứng tăng kích thích buồng trứng hoặc mang đa thai. +Điều trị thường là do hướng dẫn phóng noãn với clomiphene hoặc các thuốc khác. +Các yếu tố nguy cơ cho những vấn đề này bao gồm Sự hiện diện của > 3 nang noãn, đường kính > 16 mm Huyết thanh trước khi phóng noãn nồng độ estradiol > 1500 pg / mL (hoặc có thể > 1000 pg / mL) ở phụ nữ có vài nang trứng nhỏ Khi gonadotropins ngoại sinh được sử dụng hợp lý, > 95% phụ nữ được điều trị có phóng noãn nhưng tỷ lệ có thai chỉ từ 50 đến 75%. +Sau khi điều trị bằng gonadotropin, 10 đến 30% số trường hợp mang thai thành công là đa thai. +Hội chứng tăng kích thích buồng trứng xuất hiện ở 10 đến 20% bệnh nhân; buồng trứng có thể trở nên to thành khối, và khối lượng dịch trong mạch máu chuyển vào trong không gian phúc mạc, gây ra các triệu chứng tiềm ẩn nguy cơ đe doạ tính mạng tràn dịch và giảm thể tích máu. +(Xem Hướng dẫn của Hội y học sinh sản Hoa Kỳ Ngăn ngừa và điều trị Hội chứng tăng kích thích buồng trứng: Hướng dẫn.) +Điều trị các rối loạn tiềm ẩn Các rối loạn tiềm ẩn (ví dụ, tăng prolactin máu) được điều trị. +Nếu nguyên nhân là vô kinh dưới đồi do chức năng, gonadorelin acetate, một chất chủ vận GnRH tổng hợp được tiêm dưới dạng truyền tĩnh mạch từng liều xung một, có thể dẫn đến phóng noãn. +Liều 2,5 đến 5,0 mcg boluses (liều xung) đều đặn 60 đến 90 phút một lần có hiệu quả nhất. +Gonadorelin acetate thường không gây ra đa thai. +Những điểm chính Nguyên nhân phổ biến nhất của rối loạn chức năng phóng noãn ở phụ nữ tiền mãn kinh là PCOS; các nguyên nhân khác bao gồm rối loạn vùng dưới đồi và tuyến yên. +Chẩn đoán rối loạn chức năng rụng trứng dựa trên tiền sử kinh nguyệt, kết quả siêu âm vùng chậu, và / hoặc đo huyết thanh progesterone và pregnanediol glucuronide trong nước tiểu. +Kích thích dẫn đến phóng noãn ở hầu hết phụ nữ, thường là clomiphene citrate hoặc letrozole. +Căn nguyên của rối loạn chức năng phóng noãn Rối loạn chức năng phóng noãn mạn tính ở phụ nữ tiền mãn kinh thường gây ra bởi Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) Nhưng nó có nhiều nguyên nhân khác, bao gồm Tăng prolactin máu Rối loạn chức năng hạ đồi (phổ biến nhất là vô kinh chức năng vùng dưới đồi) Các tình trạng khác có thể gây rụng trứng (ví dụ: tiểu đường, trầm cảm trên lâm sàng, một số loại thuốc chống trầm cảm, béo phì, tập thể dục quá mức, sụt cân quá mức, sử dụng thuốc có chứa estrogen hoặc progestin) Các triệu chứng và dấu hiệu của rối loạn chức năng phóng noãn Ở những phụ nữ bị rối loạn chức năng phóng noãn, kinh nguyệt có thể vắng mặt, không đều hoặc không xuất hiện trước các triệu chứng (gọi chung là hiện tượng rụng trứng), chẳng hạn như ấn đau ở vú, chướng bụng dưới, mệt mỏi, đau đầu hoặc ủ rũ. +Chẩn đoán rối loạn chức năng phóng noãn Tiền sử kinh nguyệt Đôi khi theo dõi nhiệt độ cơ thể cơ bản Bộ dụng cụ thử rụng trứng tại nhà Đo hormone nước tiểu hoặc huyết thanh hoặc siêu âm Sự không phóng noãn thường xuất hiện dựa trên tiền sử kinh nguyệt. +Đo nhiệt độ cơ thể vào buổi sáng hàng ngày có thể giúp xác định liệu có rụng trứng hay không và thời điểm rụng trứng. +Sảy thai tự nhiên (Sảy thai; Mất thai) Theo Antonette T. Dulay, MD, Main Line Health System Đánh giá về mặt y tế Thg10 2022 | đã sửa đổi Thg11 2022 Căn nguyên Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Điều trị Những điểm chính Nguồn chủ đề Phân loại sẩy thai Các triệu chứng và dấu hiệu... Sẩy thai tự nhiên là hiện tượng thai bị sẩy trước 20 tuần tuổi. +Có tới 25% tổng số thai kỳ kết thúc bằng sẩy thai tự nhiên trong 12 tuần đầu của thai kỳ. +Tỷ lệ mắc phải ở tất cả các trường hợp mang thai có lẽ cao hơn bởi vì một số sẩy thai rất sớm bị nhầm lẫn với giai đoạn kinh nguyệt muộn. +Căn nguyên của sẩy thai tự nhiên Sảy thai tự nhiên sớm thường do bất thường nhiễm sắc thể thường. +Những bất thường về đường sinh sản của người mẹ (ví dụ như tử cung có hai sừng, u xơ, dính) cũng có thể gây sẩy thai khi thai được 20 tuần. +Sẩy thai tự nhiên biệt lập có thể do một số loại vi rút - đặc biệt nhất là vi rút cytomegalovirus, herpesvirus, parvovirus và vi rút rubella. +Các nguyên nhân khác bao gồm các bất thường về miễn dịch và chấn thương lớn. +Thông thường nhất, nguyên nhân là không rõ. +Các yếu tố nguy cơ sảy thai tự phát bao gồm Tuổi > 35 Tiền sử sảy thai tự phát Hút thuốc lá Sử dụng một số loại thuốc (ví dụ: cocaine, rượu) Bệnh mạn tính kiểm soát kém (ví dụ, tiểu đường, cao huyết áp, rối loạn tuyến giáp quá mức) ở người mẹ Các rối loạn tuyến giáp cận lâm sàng, tử cung ngả sau, và các chấn thương nhỏ chưa được chứng minh là nguyên nhân gây sẩy thai tự nhiên. +Doạ saỷi là chảy máu âm đạo không có giãn cổ tử cung trước 20 tuần ở một thai kỳ trong tử cung đã được xác nhận. +Các triệu chứng và dấu hiệu của sẩy thai tự nhiên Các triệu chứng của sẩy thai tự nhiên bao gồm đau co thắt vùng chậu, chảy máu tử cung và cuối cùng là đẩy tổ chức ra ngoài. +Sẩy thai muộn tự nhiên có thể bắt đầu với dịch tràn ra khi các màng vỡ. +Hiếm khi chảy máu rầm rộ. +Cổ tử cung mở rộng cho thấy việc sẩy thai là không thể tránh khỏi. +Nếu các sản phẩm thụ thai vẫn còn trong tử cung sau sẩy thai tự nhiên, có thể xảy ra hiện tượng chảy máu tử cung, đôi khi chậm kinh vài giờ đến vài ngày. +Nhiễm trùng cũng có thể phát triển, gây sốt, đau, và đôi khi nhiễm khuẩn huyết. +Chẩn đoán sẩy thai tự nhiên Thông thường siêu âm và định lượng beta - hCG (beta-hCG) Khám vùng chậu Mang thai được chẩn đoán bằng xét nghiệm beta-hCG trong nước tiểu hoặc máu. +Siêu âm được thực hiện để xác nhận thai trong tử cung và kiểm tra hoạt động của tim thai, thường có thể phát hiện được sau 5,5 đến 6 tuần tuổi thai. +Tuy nhiên, tuổi thai thường không chắc chắn và có thể phải siêu âm nối tiếp. +Nếu không có hoạt động của tim và đã được phát hiện trước đó trong thai kỳ này, thai chết lưu được chẩn đoán. +Chẩn đoán bằng cách khám vùng chậu, đo tiểu đơn vị beta của gonadotropin màng đệm người và siêu âm. +Ngoài ra, nồng độ beta-hCG nối tiếp giảm qua ≤ 3 lần đo thì phù hợp với thai kỳ thất bại. +Đánh giá cũng được thực hiện để xác định tình trạng của quá trình phá thai như sau: Doạ sảy thai: Bệnh nhân bị chảy máu tử cung và còn quá sớm để đánh giá xem thai còn sống hay không và cổ tử cung đã đóng lại hay chưa. +Khả năng là, thai kỳ có thể tiếp tục mà không có biến chứng. +Sảy thai không thể tránh khỏi: Cổ tử cung bị giãn ra. +Nếu cổ tử cung bị giãn, lượng máu chảy ra nên được đánh giá vì nó đôi khi là đáng kể. +Sảy thai không hoàn toàn: Các sản phẩm của quá trình thụ thai bị tống ra ngoài một phần. +Sảy thai hoàn toàn: Sản phẩm thụ thai đã trôi qua và cổ tử cung đã đóng lại (xem bảng Các triệu chứng và dấu hiệu đặc trưng khi sảy thai tự nhiên). +Bảng Hỏng thai bị nghi ngờ nếu tử cung không to dần lên hoặc nếu định lượng beta - hCG thấp so với tuổi thai hoặc không tăng gấp đôi trong vòng 48 đến 72 giờ. +Thai bi hỏng được xác nhận nếu siêu âm cho thấy bất kỳ điều nào sau đây: Sự biến mất của hoạt động tim phôi đã được phát hiện trước đó Không có hoạt động như vậy khi chiều dài đầu mông thai là > 7 mm Không có phôi thai (xác định bởi siêu âm âm đạo) khi đường kính đường kính trung bình (trung bình của đường kính đo bằng 3 mặt phẳng trực giao) là > 25 mm Mang thai không phôi thai đề cập đến thai không có túi noãn hoàng hoặc phôi thai, được nhìn thấy trên siêu âm, trong một thai kỳ không thể sống được. +Đối với hỏng thai liên tiếp, xét nghiệm để xác định nguyên nhân mất thai là cần thiết. +Điều trị thường là quan sát trong hy vọng đối với doạ sẩy thai, và nếu sẩy thai tự nhiên xảy ra hoặc cho thấy không thể tránh được, quan sát hoặc nạo buồng tử cung. +Điều trị sẩy thai tự nhiên Đối với doạ sẩy thai, hãy quan sát Đối với những trường hợp phá thai không thể tránh khỏi, không đầy đủ hoặc bỏ sót, quan sát hoặc hút thai sớm bằng ngoại khoa hoặc nội khoa Nếu mẹ là Rh-âm tính, thì globulin miễn dịch Rho (D) Đôi khi dùng thuốc giảm đau Hỗ trợ tinh thần Đối với doạ sảy thai, điều trị là quan sát, nhưng các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ có thể định kỳ đánh giá các triệu chứng của người phụ nữ đó hoặc làm siêu âm. +Không có bằng chứng nào cho thấy sự nghỉ ngơi trên giường làm giảm nguy cơ sẩy thai hoàn toàn sau đó. +Đối với sẩy thai không thể tránh được, không hoàn toàn hoặc mất thai, điều trị là nạo buồng tử cung hoặc chờ đợi sự tụt ra tự nhiên các thành phần của phôi thụ thai. +Đối với những bệnh nhân được xử trí theo dự kiến, việc hút thai được thực hiện nếu có chảy máu quá nhiều hoặc nhiễm trùng hoặc nếu sản phẩm thụ thai không trôi qua sau khoảng 2 đến 4 tuần. +Khi < 12 tuần, hút thai có thể được thực hiện bằng nạo hút hoặc xử trí nội khoa. +Đối với hút thai bằng thuốc, misoprostol (800 mcg đặt trong âm đạo) được đưa ra; nếu không có phản ứng với liều đầu tiên, một liều bổ sung có thể được tiêm ít nhất 3 giờ sau liều đầu tiên và thường trong vòng 7 ngày (1). +Liều mifepristone (200 mg uống) 24 giờ trước khi dùng misoprostol nên được cân nhắc nếu có. +Việc hút thai thường được thực hiện khi có nong và hút thai khi 12 đến 23 tuần hoặc dùng thuốc gây sảy thai khi > 16 đến 23 tuần (ví dụ, bằng misoprostol hoặc mifepristone). +Đối với việc nong và hút thai, tuổi thai càng muộn thì khả năng bị nhau bong non, thủng tử cung bởi xương dài của thai nhi càng lớn, cổ tử cung càng khó giãn nở. +Các biến chứng này được giảm bớt bằng cách sử dụng thuốc giãn cổ tử cung thẩm thấu trước phẫu thuật (ví dụ, laminaria) hoặc bằng gây sảy thai nội khoa. +Phá thai tự nhiên, theo định nghĩa, là thai nhi chết. +Nếu nghi ngờ sẩy thai hoàn toàn, hút thai ở tử cung không được thực hiện theo thường quy. +Việc nạo tử cung có thể được thực hiện nếu xuất huyết và / ho���c nếu các dấu hiệu khác cho thấy các thành phần của phôi thụ thai có thể còn lưu lại. +Thuốc giảm đau nên được cho dùng, khi thích hợp. +Globulin miễn dịch Rho (D) được cho dùng nếu người mẹ âm tính với Rh. +Sau sẩy thai tự nhiên, cha mẹ có thể cảm thấy đau buồn và tội lỗi. +Họ nên được hỗ trợ tinh thần và, trong hầu hết các trường hợp sẩy thai tự nhiên, hãy đảm bảo rằng các hành động của họ không phải là nguyên nhân gây sẩy thai. +Các nhóm hỗ trợ hoặc tư vấn chính thức có thể được cung cấp nếu thích hợp. +Khoảng 20 đến 30% phụ nữ được xác định có thai bị chảy máu trong 20 tuần đầu của thai kỳ; một nửa trong số họ bị sẩy thai tự nhiên. +Sẩy thai tự nhiên thường do bất thường nhiễm sắc thể hoặc bất thường đường sinh sản của người mẹ (ví dụ, tử cung hai cạnh, u xơ), nhưng căn nguyên của từng trường hợp thường không được xác nhận. +Xác định sẩy thai tự nhiên và xác định tình trạng thai nghén bằng định lượng beta-hCG, siêu âm, khám vùng chậu; cổ tử cung bị giãn nở đồng nghĩa với việc sảy thai là không thể tránh khỏi. +Điều trị bằng biện pháp xử trí dự kiến (quan sát xem sản phẩm thụ thai trôi qua) hoặc phẫu thuật hoặc thuốc (với misoprostol hoặc đôi khi là mifepristone) để hút thai. +Thông thường, việc nạo tử cung không cần thiết trong doạ sẩy thai và sẩy thai hoàn toàn. +Có hỗ trợ tinh thần cho cha mẹ. +Do đó, tỷ lệ sẩy thai tự nhiên lên đến khoảng 20% ở những trường hợp mang thai đã được xác nhận. +Thai chết và sinh sớm được phân loại như sau: Sảy thai tự nhiên: Thai chết lưu, đôi khi do sản phẩm của quá trình thụ thai (thai và nhau thai) truyền qua, trước 20 tuần tuổi thai Thai chết (thai chết lưu): Thai chết ở thời điểm ≥ 20 tuần Sinh non: Sinh thai sống từ 20 tuần đến 36 tuần / 6 ngày Sẩy thai có thể được phân loại như sau (xem bảng Phân loại sẩy thai): Sớm hay muộn Tự nhiên hoặc do gây sảy thai Bị đe doạ hoặc không thể tránh khỏi Không hoàn toàn hoặc hoàn toản Bị mất Lặp lại (còn gọi là mất thai tái phát) Nhiễm khuẩn Bảng Khoảng 10 đến 15% số các trường hợp mang thai được xác nhận là sẩy thai tự nhiên (1). +Rối loạn ấu dâm (Loạn dục với trẻ em) Theo George R. Brown, MD, East Tennessee State University Đánh giá về mặt y tế Thg4 2021 Chẩn đoán Điều trị Rối loạn ấu dâm thường có đặc điểm là những hành vi, thôi thúc hoặc tưởng tượng kích thích tình dục liên quan đến trước tuổi vị thành niên hoặc giai đoạn sớm tuổi vị thành niên (thường là ≤ 13 tuổi); nó được chẩn đoán chỉ khi người đó ≥ 16 tuổi và ≥ 5 tuổi so với đứa trẻ là mục tiêu của những tưởng tượng hay hành vi. +Sự thu hút có thể là dành cho trẻ trai, trẻ gái, hoặc cả hai. +Nhưng các đối tượng loạn dục với trẻ em thích quan hệ với giới khác so cùng giới tính với tỷ lệ 2:1. +Trong hầu hết các trường hợp, người trưởng thành biết đứa trẻ và có thể là một thành viên trong gia đình, bố / mẹ ghẻ hoặc một người được cho phép (ví dụ như giáo viên, huấn luyện viên). +Nhìn hoặc chạm tay có vẻ phổ biến hơn so với động chạm cơ quan sinh dục. +Các đối tượng loạn dục trẻ em chỉ có thể bị thu hút bởi trẻ em (dạng độc nhất) hoặc cũng có thể cả người trưởng thành (dạng không độc nhất); một số chỉ bị thu hút bởi những đứa trẻ có quan hệ họ hàng với họ (loạn luân). +Nhiều người trong số những trường hợp loạn dục với trẻ em nghiêm trọng có thể có rối loạn nhân cách chống đối xã hội, có thể sử dụng vũ lực và đe doạ gây hại về thể chất đối với trẻ em hoặc vật nuôi của đứa trẻ nếu sự lạm dụng được tiết lộ. +Tiến triển của loạn dục với trẻ em là mạn tính, và những kẻ phạm tội thường có hoặc phát triển rối loạn sử dụng chất gây nghiện và trầm cảm. +Các rối loạn chức năng gia đình lan toả, tiền sử cá nhân về lạm dụng tình dục, và xung đột về hôn nhân là phổ biến. +Các rối loạn đồng diễn bao gồm rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn lo âu, và rối loạn stress sau sang chấn. +Chẩn đoán rối loạn ấu dâm Đánh giá lâm sàng Việc sử dụng rộng rãi văn hoá phẩm khi��u dâm trẻ em là một dấu hiệu đáng tin cậy về sự thu hút tình dục hướng tới trẻ em và có thể là chỉ thị duy nhất về rối loạn này. +(Xem thêm Tổng quan về Rối loạn lệch lạc tình dục và Lạm dụng tình dục.) +Tuy nhiên, bản thân việc sử dụng văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em không đáp ứng các tiêu chuẩn cho chứng rối loạn với trẻ em, mặc dù điều này thường là bất hợp pháp. +Nếu một bệnh nhân từ chối việc thu hút tình dục bởi trẻ em, nhưng một số tình huống lại gợi ý đến điều ngược lại, một số công cụ chẩn đoán có thể giúp xác nhận sự thu hút này. +Các công cụ bao gồm đo biến thiên thể tích dương vật (nam giới), chụp quang tuyến thể tích âm đạo (phụ nữ), và thời gian xem các tài liệu khiêu dâm được chuẩn hoá; tuy nhiên, sở hữu tài liệu như vậy, thậm chí cho các mục đích chẩn đoán, có thể là bất hợp pháp trong phạm vi luật pháp nhất định. +Tiêu chuẩn lâm sàng để chẩn đoán (dựa trên Cẩm nang chẩn đoán và thống kê về rối loạn tâm thần, Ấn bản thứ Năm [DSM-5]) của rối loạn ấu dâm là Những hành vi, thôi thúc hoặc tưởng tượng kích thích tình dục tái diễn, mãnh liệt liên quan đến trẻ trước tuổi vị thành niên hoặc trẻ em (thường là ≤ 13 tuổi) hiện diện trong thời gian ≥ 6 tháng. +Người hành động theo thôi dục như vậy hoặc đang rất đau khổ hoặc đang có bất thường trong sự thôi thúc và tưởng tượng tình dục. +Kinh nghiệm đau khổ về những thôi thúc hoặc hành vi này không phải là một yêu cầu cho việc chẩn đoán. +Người ≥ 16 tuổi và ≥ 5 tuổi so với đứa trẻ là mục tiêu của những tưởng tượng hoặc hành vi (nhưng loại trừ một vị thành niên lớn tuổi mà đang có quan hệ tình cảm với một người 12 hoặc 13 tuổi). +Xác định một bệnh nhân như một kẻ loạn dục với trẻ em đôi khi gây ra một cuộc khủng hoảng đạo đức cho các nhân viên chăm sóc sức khoẻ. +Tuy nhiên, các nhân viên chăm sóc sức khoẻ có trách nhiệm bảo vệ cộng đồng trẻ em. +Các nhân viên nên biết các yêu cầu báo cáo trong bang của họ. +Loạn dục với trẻ em là dạng lệch lạc tình dục gây hại cho người khác và do đó được coi là rối loạn lệch lạc tình dục. +Nếu các nhân viên có nghi ngờ hợp lý về lạm dụng tình dục hoặc thể chất trẻ em, luật yêu cầu phải báo cáo với cơ quan chức năng. +Các yêu cầu báo cáo thay đổi theo quốc gia (xem Child Welfare Information Gateway). +Điều trị rối loạn ấu dâm Tâm lý trị liệu Điều trị các rối loạn đồng diễn Điều trị bằng thuốc (ví dụ, các thuốc kháng androgen, các thuốc ức chế chọn lọc trên serotonin [SSRI]) Liệu pháp tâm lý cá nhân hoặc nhóm dài hạn thường là cần thiết và có thể đặc biệt hữu ích khi đó là một phần của điều trị đa mô hình bao gồm đào tạo các kỹ năng xã hội, điều trị rối loạn đồng diễn về thể chất và tâm thần và điều trị bằng thuốc. +Điều trị loạn dục với trẻ em ít hiệu quả hơn khi toà án yêu cầu, mặc dù nhiều người phạm tội tình dục đã được xét xử đã được hưởng lợi từ các phương pháp điều trị, chẳng hạn như liệu pháp tâm lý nhóm và các thuốc kháng androgen. +Một số người bị loạn dục với trẻ em ngại cam kết điều trị và giám sát có thể kiềm chế hoạt động loạn dục với trẻ em và có thể được tái hoà nhập vào xã hội. +Những kết quả này khả quan hơn khi không có sự tồn tại của các rối loạn tâm thần khác, đặc biệt là các rối loạn nhân cách. +Thuốc Ở Mỹ, lựa chọn điều trị dành cho loạn dục với trẻ em là Medroxyprogesteron acetat tiêm bắp Bằng cách ngăn chặn sự sản xuất hormone kích hoàng thể (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH) từ tuyến yên, medroxyprogesteron làm giảm lượng testosterone và do đó làm giảm ham muốn tình dục. +Liều cơ bản là medroxyprogesteron 200 mg tiêm bắp 2 đến 3 lần / tuần trong 2 tuần, tiếp theo là 200 mg 1 đến 2 lần / tuần trong 4 tuần, sau đó 200 mg từ 2 đến 4 tuần. +Hormone phóng thích gonadotropin (GnRH), leuprolide, sản xuất hormone kích hoàng thể (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH) từ tuyến yên và do đó làm giảm sản xuất testosterone cũng là một lựa chọn và đòi hỏi tần suất tiêm bắp ít hơn (ở khoảng 1-6 tháng) so với medroxyprogesteron. +Các hành vi tấn công tình dục đối với trẻ em chiếm một tỷ lệ đáng kể các hành vi tình dục phạm pháp được báo cáo. +Cyproteron acetat, thuốc chặn các thụ thể testosteron, được sử dụng ở Châu Âu. +Nồng độ testosteron trong huyết thanh nên được theo dõi và duy trì trong phạm vi nữ giới bình thường (< 62 ng / dL [2,15 nmol / L]) ở bệnh nhân nam. +Điều trị thường kéo dài vì những tưởng tượng lệch lạc thường tái phát trong nhiều tuần lễ sau khi ngừng điều trị. +Xét nghiệm chức năng gan nên được thực hiện, và huyết áp, mật độ xương và tổng phân tích máu phải được yêu cầu giám sát. +Tính hữu dụng của thuốc chống trầm cảm ở nữ loạn dục với trẻ em ít được biết đến. +Ngoài các thuốc kháng androgen, các SSRI (ví dụ, liều cao fluoxetin 60 đến 80 mg một lần / ngày hoặc fluvoxamin 200 đến 300 mg uống một lần / ngày) có thể hữu ích. +Thuốc có hiệu quả nhất khi được sử dụng như một phần của chương trình điều trị đa dạng. +Đối với vị thành niên lớn tuổi (tức 17 đến 18 tuổi), quan tâm tình dục hoặc bị thu hút với một đứa trẻ 12 hoặc 13 tuổi có thể không đáp ứng các tiêu chuẩn lâm sàng cho một rối loạn trong nhóm. +Tuy nhiên, các tiêu chuẩn pháp lý có thể khác với các tiêu chuẩn tâm thần. +Ví dụ, hoạt động tình dục giữa một người 19 tuổi và một người 16 tuổi có thể là một hành vi phạm pháp và không phải là chứng rối loạn loạn dục với trẻ em, tuỳ theo thẩm quyền. +Các hướng dẫn tuổi chẩn đoán áp dụng cho văn hoá phương Tây và không cho nhiều nền văn hoá chấp nhận hoạt động tình dục, hôn nhân và sinh đẻ ở độ tuổi trẻ hơn nhiều và chấp nhận sự khác biệt tuổi lớn hơn nhiều giữa các đối tác tình dục so với văn hoá phương Tây. +Hầu hết các trường hợp loạn dục với trẻ em là nam giới. +Cách đặt ống thông tĩnh mạch đùi Theo Paula Ferrada, MD, VCU Health System Đánh giá về mặt y tế Thg6 2020 Chỉ định Chống chỉ định Các biến chứng Thiết bị Cân nhắc bổ sung Giải phẫu liên quan Tư thế Mô tả các bước tiến hành thủ thuật. Chăm sóc sau thủ thuật Cảnh báo và các lỗi thường gặp Các mẹo và thủ thuật Nguồn chủ đề Giải phẫu mạch máu vùng đùi Đặt ống thông tĩnh mạch đùi... Đặt ống thông tĩnh mạch đùi qua da sử dụng các mốc giải phẫu để dẫn hướng cho việc chọc tĩnh mạch và kỹ thuật Seldinger để luồn một ống thông tĩnh mạch trung tâm qua tĩnh mạch đùi và vào tĩnh mạch chủ dưới. +Đường truyền này nên được đổi cho các đường truyền phía trên cơ hoành càng sớm càng tốt. +Luôn nắm dây dẫn hướng trong quá trình luồn vào. +Sau đó, tăng dần vài cm và sử dụng chuyển động vặn nút chai nếu cần, đẩy từng bước toàn bộ chiều dài của ống thông tĩnh mạch đùi. +* Để tạo nhịp tim qua đường tĩnh mạch và theo dõi động mạch phổi, thường ưu tiên đặt ống thông tĩnh mạch cảnh trong bên phải hoặc đặt ống thông tĩnh mạch dưới đòn trái. +Chống chỉ định đặt ống thông tĩnh mạch đùi Chống chỉ định tuyệt đối Xuất huyết trong ổ bụng hoặc chấn thương vùng Tắc tĩnh mạch đùi Nhiễm trùng cục bộ tại vị trí chọc kim Ống thông tẩm kháng sinh ở bệnh nhân dị ứng Đối với xuất huyết trong ổ bụng hoặc chấn thương tại vùng, nên sử dụng các vị trí dẫn lưu vào tĩnh mạch chủ trên. +Chăm sóc sau đặt ống thông tĩnh mạch đùi Nếu cần (ví dụ, nếu ống thông tĩnh mạch đùi bị trục trặc), hãy chụp X-quang phổi để xác nhận rằng đầu ống thông nằm trong tĩnh mạch chủ dưới xa tâm nhĩ phải. +Cảnh báo và các lỗi thường gặp trong đặt ống thông tĩnh mạch đùi Không bao giờ nắm lỏng dây dẫn hướng Trong thời gian ngừng tim phổi, hoặc thậm chí huyết áp thấp và thiếu oxy, máu động mạch có thể sẫm màu và không đập và có thể bị nhầm với máu tĩnh mạch. +Mẹo và thủ thuật trong đặt ống thông tĩnh mạch đùi Đường truyền tĩnh mạch đùi thường chỉ được sử dụng để tiếp cận tạm thời vì có nguy cơ nhiễm trùng cao. +Chống chỉ định tương đối Rối loạn đông máu, bao gồm cả điều trị chống đông máu * Biến dạng giải phẫu cục bộ (do chấn thương hoặc bẩm sinh) hoặc do béo phì Tiền sử trước đây đặt ống thông ở tĩnh mạch trung tâm đã dự kiến Bệnh nhân không hợp tác (nên dùng thuốc an thần nếu cần thiết) Bệnh nhân cấp cứu * Điều trị thuốc chống đông (ví dụ, thuyên tắc động mạch phổi) làm tăng nguy cơ chảy máu với đặt ống thông tĩnh mạch đùi, nhưng điều này phải được cân bằng với tăng nguy cơ huyết khối (ví dụ, đột quỵ) nếu thuốc chống đông bị đảo ngược tác dụng. +Đặt ống thông tĩnh mạch đùi có thể được ưu tiên cho bệnh nhân bị bệnh đông máu vì, không giống như các vị trí dưới đòn hoặc tĩnh mạch cảnh trong, tam giác đùi nó có thể dễ dàng ép cầm máu và các cấu trúc quan trọng (đường thở, vòm màng phổi, trung thất, mạch máu đến não) nằm xa vị trí chọc tĩnh mạch. +Các biến chứng của đặt ống thông tĩnh mạch đùi (Xem thêm Các biến chứng của đặt catheter tĩnh mạch trung tâm.) +Các biến chứng bao gồm Nhiễm trùng Huyết khối Thủng động mạch Khối máu tụ Chảy máu sau phúc mạc Làm thương tổn tĩnh mạch Tắc mạch khí Ống thông lạc chỗ * Tổn thương dây thần kinh Thủng bàng quang hoặc thủng ruột (hiếm gặp) * Các biến chứng hiếm gặp do đặt nhầm ống thông xương đùi bao gồm đặt ống thông vào động mạch và truyền dịch sau phúc mạc. +Đặt ống thông tĩnh mạch đùi có những ưu điểm về thủ thuật là tĩnh mạch tương đối nông và dễ tiếp cận. +Thiết bị đặt ống thông tĩnh mạch đùi Quy trình vô trùng, bảo vệ hàng rào Dung dịch khử trùng (ví dụ, cồn chlorhexidine, chlorhexidine, povidone iodine, cồn) Săng mổ vô trùng (cỡ lớn), khăn lau Mũ, khẩu trang, áo choàng, găng tay vô trùng Tấm chắn mặt Kỹ thuật Seldinger (catheter qua dây dẫn hướng) Theo dõi tim mạch Thuốc gây tê cục bộ (ví dụ, lidocain 1% không có epinephrine, khoảng 5 mL) Kim gây tê nhỏ (ví dụ, cỡ từ 25 đến 27, dài khoảng 1 inch [3 cm]) Kim gây tê / kim tìm * lớn (cỡ 22, dài khoảng 1,5 inch [4 cm]) Kim của dụng cụ đặt ống thông (ví dụ, có thành mỏng, cỡ 18 hoặc 16, có đốc vát bên trong, dài khoảng 2,5 inch [6 cm]) Ống tiêm 3 và 5 mL (sử dụng ống tiêm đầu trượt cho kim tìm và kim của dụng cụ đặt ống thông) Dây dẫn hướng dẫn, đầu chữ J Dao mổ (lưỡi số 11) Ống nong Ống thông tĩnh mạch trung tâm (người lớn: 8 French hoặc lớn hơn, chiều dài tối thiểu cho ống thông tĩnh mạch đùi là 24 cm) Gạc miếng vô trùng (ví dụ, hình vuông 4 × 4 inch [10 × 10 cm]) Nước muối sinh lý vô trùng để rửa cổng hoặc các cổng của ống thông Chỉ lụa hoặc nylon không tiêu (ví dụ, 3-0 hoặc 4-0) Miếng dán chlorhexidine, băng kín trong suốt * Kim tìm là một kim mảnh hơn được sử dụng để xác định vị trí của tĩnh mạch trước khi chọc kim của dụng cụ đặt ống thông. +Nó thường không được sử dụng nhưng là tuỳ chọn (ví dụ, ở bệnh nhân béo phì) để đặt ống thông tĩnh mạch đùi. +Cân nhắc bổ sung đối với đặt ống thông tĩnh mạch đùi Các lần thử đặt ống thông đôi khi không thành công. +Nếu động mạch đùi bị đặt nhầm ống thông do ống nong mô hoặc do CVC, hãy để ống nong hoặc ống thông tại chỗ và xin tư vấn phẫu thuật để có thể phẫu thuật cắt bỏ. +Giải phẫu liên quan trong đặt ống thông tĩnh mạch đùi Tĩnh mạch và động mạch đùi có thể tiếp cận được trong tam giác đùi, được xác định bởi dây chằng bẹn ở trên, ở trong là cơ khép dài và ở ngoài là cơ may. +Dây chằng bẹn kéo dài giữa khớp mu và gai chậu trước trên. +Có thể sờ thấy động mạch đùi ở phía dưới dây chằng bẹn, thường là ở hoặc ngay giữa trung điểm của nó. +Ngoài ra, giải phẫu gần đó không phức tạp và không có các cấu trúc quan trọng của các khu vực cổ và dưới đòn. +Trong trường hợp không sờ thấy mạch đùi, động mạch đùi được cho là nằm ở vùng này. +Tĩnh mạch đùi nằm ở trong tiếp giáp với động mạch đùi. +Điểm chọc tĩnh mạch đùi mong muốn dưới dây chằng bẹn từ 1 đến 2 cm. +Chảy máu do chọc vào mạch máu ở đây có thể được kiểm soát bằng cách ép từ bên ngoài vào các mạch máu vào chỏm xương đùi. +Khoang sau phúc mạc nằm trên dây chằng bẹn. +Chảy máu do chọc vào mạch máu ở đây gây chảy máu sau phúc mạc và không thể ép vào mạch từ bên ngoài. +Tư thế trong đặt ống thông tĩnh mạch đùi Nâng giường lên độ cao thoải mái cho bạn (tức là bạn có thể đứng thẳng trong khi làm thủ thuật). +Bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa hoặc ở tư thế Trendelenburg ngược nhẹ (giường nghiêng đầu cao lên) để làm giãn tĩnh mạch đùi. +Tuy nhiên, ống thông tĩnh mạch trung tâm ở tĩnh mạch đùi (CVC) có nguy cơ bị nhiễm trùng và huyết khối cao hơn và chỉ thích hợp cho những bệnh nhân nằm liệt giường. +Rút bỏ màng máu hoặc thu ống thông niệu đạo khỏi vùng bẹn sử dụng băng dính (hoặc người hỗ trợ nếu cần). +Dẫn hướng siêu âm để đặt các đường truyền tĩnh mạch đùi làm tăng khả năng đặt ống thông thành công và giảm nguy cơ bị các biến chứng. +Khi xả đường truyền trung tâm, hãy sử dụng ống tiêm 10 mL (hoặc một ống có thể tích bằng hoặc lớn hơn) và không đẩy quá mạnh để tránh làm vỡ đường truyền. +Thiết lập đường chọc kim vào Dùng 2 hoặc 3 ngón tay sờ nắn nhẹ mạch động mạch đùi. +Sờ nắn nhẹ nhàng để không ép vào tĩnh mạch đùi bên cạnh (lòng tĩnh mạch bị ép lại sẽ khó tiếp cận). +Thiết lập đường chọc kim vào: Chọc kim thủ thuật (thuốc gây tê cục bộ, kim tìm và kim của dụng cụ đặt ống thông) dưới dây chằng bẹn từ 2 đến 4 cm, trong động mạch đùi 1 cm, theo góc 45 đến 60 ° vào da và hướng về phía rốn. +Khi có dẫn hướng siêu âm và nhân viên được đào tạo, phương pháp đặt này được ưu tiên hơn. +Liên tục sờ của động mạch đùi trong suốt quá trình đâm kim và giữ kim ở vị trí trong động mạch để tránh đâm vào động mạch. +Đặt ống thông tĩnh mạch đùi qua da VIDEO Gây tê tại chỗ đặt ống thông Tiêm một nốt sẩn thuốc tê tại điểm chọc kim, sau đó tiêm thuốc tê vào da và các mô mềm dọc theo đường chọc kim dự kiến. +Chọc kim của dụng cụ đặt ống thông (hoặc kim tìm, tuỳ chọn) Chọc kim của dụng cụ đặt ống thông (hoặc, tuỳ chọn, kim tìm), với góc vát hướng lên, dọc theo đường chọc kim. +(Xem thêm Cách tiếp cận mạch máu: đặt ống thông tĩnh mạch trung tâm và Cách đặt ống thông tĩnh mạch đùi, có dẫn hướng dẫn bằng siêu âm.) +Nếu không thấy máu loang ra trong nòng ống tiêm sau khi chọc từ 2 đến 4 cm, rút kim ra từ từ. +Rút kim ra và sử dụng gạc vuông 4 × 4 trong 10 phút ép liên tục bên ngoài lên khu vực đó để giúp ngăn chảy máu và tụ máu. +Chỉ định đặt ống thông tĩnh mạch đùi Không có các vị trí tiếp cận tĩnh mạch an toàn hoặc lâu dài khác Không có khả năng tiếp cận tĩnh mạch ngoại biên hoặc truyền dịch trong xương Truyền dịch và thuốc qua đường tĩnh mạch cho bệnh nhân ngừng tim Truyền tĩnh mạch các dịch đậm đặc hoặc gây kích ứng Truyền tĩnh mạch với tốc độ dòng chảy cao hoặc thể tích dịch lớn nếu việc đặt các ống thông tĩnh mạch ngoại biên bằng kim cỡ lớn (ví dụ, cỡ 18 hoặc 16) hoặc các CVC khác là không khả thi Thẩm tách máu hoặc lọc huyết tương Tạo nhịp tim qua tĩnh mạch (xem video Cách luồn máy tạo nhịp tim qua tĩnh mạch) hoặc theo dõi động mạch phổi (ống thông Swan-Ganz) * Đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới Cần tiếp cận tĩnh mạch trung tâm ở những bệnh nhân có hội chứng tĩnh mạch chủ trên Tiếp cận tĩnh mạch trung tâm phía trên cơ hoành, trừ khi có chống chỉ định, thường được ưu tiên hơn so với tiếp cận tĩnh mạch đùi ở những bệnh nhân cần tiếp cận tĩnh mạch trung tâm. +Tuỳ chọn: Sử dụng kim tìm để dẫn hướng kim của dụng cụ đặt ống thông Nếu cho đến thời điểm này, bạn đã chọc kim tìm vào (hoặc kim gây tê để tìm tĩnh mạch), bây giờ bạn sẽ sử dụng kim này để dẫn hướng kim của dụng cụ đặt ống thông. +Giữ ống tiêm dụng cụ đặt ống thông với mặt vát của mũi kim hướng lên trên. +Sử dụng một trong hai phương pháp chọc: Rút kim tìm ra và ngay lập tức chọc kim của dụng cụ đặt ống thông vào theo cùng một đường, hoặc giữ nguyên kim tìm tại chỗ và chọc kim của dụng cụ đặt ống thông vào bên dưới và gần song song với nó (theo một góc hơi nông hơn so với da). +Chọc đầu cong chữ J của dây dẫn hướng vào kim của dụng cụ đặt ống thông với đường cong chữ J hướng lên trên. +Đường truyền tĩnh mạch đùi thường chỉ được sử dụng để tiếp cận tạm thời vì có nguy cơ nhiễm trùng cao. +Đẩy dây dẫn hướng từ 20 đến 30 cm. +Cách rửa khoang phúc mạc để chẩn đoán (DPL) Theo Dorothy Habrat, DO, University of New Mexico School of Medicine Đánh giá về mặt y tế Thg3 2021 Chỉ định Chống chỉ định Các biến chứng Thiết bị Cân nhắc bổ sung Tư thế Giải phẫu liên quan Mô tả các bước tiến hành thủ thuật. Chăm sóc sau thủ thuật Cảnh báo và các lỗi thường gặp Các mẹo và thủ thuật Rửa khoang phúc mạc để chẩn đoán (DPL) là một thủ thuật cấp cứu xâm lấn được sử dụng để phát hiện tràn máu phúc mạc và giúp xác định nhu cầu phẫu thuật mở bụng sau chấn thương bụng. +Chống chỉ định Chống chỉ định tuyệt đối Các chỉ định lâm sàng rõ ràng cho phẫu thuật mở bụng (ví dụ, vết thương do đạn bắn vào bụng hoặc vào mạn sườn, vết thương xuyên thấu bụng khác kèm theo sốc, ruột bộc lộ ra ngoài, đâm xuyên qua) Chống chỉ định tương đối Có hình ảnh thích hợp (ví dụ, E-FAST, CT) Gãy xương chậu * Không có khả năng đặt ống thông niệu đạo * Mang thai (tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3) * Phẫu thuật bụng trước đó† Bệnh béo phì‡ * Cần thực hiện DPL mở trên rốn, lần lượt để tránh chảy máu sau phúc mạc lan rộng từ phía trước, bàng quang căng phồng, hoặc có thai ở đáy tử cung. +†Tình trạng dính từ cuộc phẫu thuật trước làm cho việc phân phối đồng đều dịch trong ổ bụng khó khăn và làm tăng nguy cơ thủng tạng. +DPL mở được thực hiện, làm cho vết mổ cách xa vết mổ (ở nơi khác trên đường giữa nếu có thể hoặc ở góc phần tư bên trái). +‡ DPL bán mở hoặc mở trên rốn được thực hiện để tiếp cận ổ phúc mạc an toàn và chính xác hơn thông qua lớp mỡ dày dưới da. +Các biến chứng Các biến chứng của DPL bao gồm Thoát vị ruột qua vết mổ Tổn thương các cơ quan và / hoặc mạch máu do kim hoặc ống thông Nhiễm trùng Chảy máu và / hoặc tụ máu ở da Các vấn đề không biến chứng bao gồm việc cung cấp dịch trở lại không đủ. +Trước khi thực hiện DPL, đặt một ống thông niệu đạo và ống thông dạ dày để giải chèn ép bàng quang và dạ dày và do đó tránh bị thương do chọc kim, dây dẫn hướng hoặc ống thông. +Trước khi thử đặt ống thông niệu đạo, cần loại trừ nghi ngờ chấn thương niệu đạo (ví dụ như máu ở lỗ niệu đạo hoặc vết bầm tím hoặc tụ máu ở đáy chậu) nên được loại trừ bằng cách chụp niệu đạo ngược dòng. +Một ống thông được đưa vào khoang phúc mạc sau đó là hút các chất trong phúc mạc, thường là sau khi pha loãng dịch đó với dịch crystalloid. +Kháng sinh dự phòng không cần thiết cho DPL. +Tư thế Bệnh nhân nằm ngửa. +Giải phẫu liên quan Ống thông được đưa vào đường giữa dọc dưới rốn 2 cm. +Vị trí này nằm xa cả dạ dày và mạc nối, và cân bên dưới (đường trắng) không có nhiều mạch máu. +Kỹ thuật bán mở là một lựa chọn thay thế (ví dụ, cho những bệnh nhân có mỡ bụng dày). +Chuẩn bị bệnh nhân Luồn ống thông mũi dạ dày (xem Cách đặt ống thông mũi dạ dày) Đặt ống thông tiểu (xem Cách đặt ống thông niệu đạo ở nữ hoặc Cách đặt ống thông niệu đạo ở nam) Nếu dự đoán có DPL bán mở, hãy cạo một vùng rộng về vị trí vết mổ dự kiến. +Dùng dung dịch sát trùng bôi lên một vùng da rộng về phía vị trí chọc kim * và để khô. +Đặt khăn vô trùng xung quanh vị trí đó. +Đối với kỹ thuật bán mở, đặt các tấm săng mổ vô trùng lớn để thiết lập trường mổ vô trùng lớn hơn. +DPL hiếm khi được thực hiện để phát hiện chảy máu trong ổ bụng ở các nước phát triển vì nó đã được thay thế bằng Đánh giá tập trung mở rộng bằng siêu âm trong chấn thương (E-FAST). +Tiêm thuốc gây tê tại và xung quanh điểm chọc kim, phủ chiều dài của bất kỳ vết rạch dự kiến nào (đối với kỹ thuật bán mở) và xuống đến lớp cân. +* Vị trí đầu vào tiêu chuẩn là đường giữa, dưới rốn 2 cm. +Tiếp cận khoang phúc mạc Kỹ thuật đóng Chọc kim của dụng cụ đặt ống thông vào đường giữa của bụng dưới rốn 2 cm, nghiêng một góc 45 độ so với da và hướng trước sau về phía khung chậu. +Đẩy kim cho đến khi bạn cảm thấy nó phát ra tiếng pốp xuyên qua cân và màng bụng, sau đó tiếp tục chọc thêm 2 đến 3 mm nữa. +Giữ kim bất động và hút nhẹ nhàng: Nếu hút > 10 mL máu, chẩn đoán là tràn màng bụng và kết thúc thủ thuật. +Kết quả xét nghiệm này cũng dương tính nếu có hút ra dịch tiêu hoá hoặc dịch mật tự do. +Nếu không hút ra máu, hãy cắm đầu cong chữ J của dây dẫn hướng vào kim, với đường cong hướng cùng hướng với mặt vát của mũi kim, để hướng dây dẫn hướng vào rãnh chậu bên phải hoặc bên trái. +Đẩy dây dẫn hướng cho đến khi nó dừng lại hoặc cho đến khi chiều dài của dây nhô ra khỏi đốc kim vẫn còn dài hơn một chút so với ống thông phúc mạc. +Nếu bạn cảm thấy có sức cản hoặc nếu bệnh nhân bị đau khi bạn đẩy dây dẫn hướng, hãy dừng thủ thuật và rút kim và dây dẫn hướng cả cụm cùng một lúc (để ngăn không cho đầu kim cắt qua dây dẫn hướng bên trong bệnh nhân). +Chọc lại kim ở một vị trí hơi khác một chút, nhưng vẫn ở trên đường giữa. +DPL có độ đặc hiệu thấp, phát hiện nhiều tổn thương gây chảy máu không cần đến phẫu thuật và do đó dẫn đến tỷ lệ phẫu thuật mở bụng có kết quả âm tính cao. +Giữ đầu của dây dẫn hướng và rút kim cho đến khi điểm đó chỉ nhô ra khỏi da. +Nắm chặt dây dẫn hướng trên bề mặt da và trượt kim ra khỏi dây. +Sử dụng dao mổ để rạch một đường nhỏ nơi dây dẫn hướng đi vào lớp biểu bì để cho ống thông đi qua. +Luồn ống thông qua dây dẫn hướng và trượt ống thông xuống các ngón tay của bạn, nắm chặt dây dẫn hướng ở da. +Đầu của dây dẫn hướng bây giờ phải được nhô ra khỏi đầu đốc của ống thông; nếu không, từ từ rút dây dẫn hướng ra khỏi bụng cho đến khi đầu dây nhô ra. +Nắm chặt và điều khiển dây dẫn hướng ở chỗ nó nhô ra khỏi đốc ống thông và đẩy ống thông lên trên dây dẫn hướng, sử dụng chuyển động vặn nút chai nếu cần, cho đến khi ống thông được luồn vào hoàn toàn. +Tháo dây dẫn hướng và bắt đầu rửa. +Kỹ thuật bán mở (thay thế) Cần có một trợ lý, đặc biệt là nếu bệnh nhân bị béo phì. +Rạch từ 4 đến 6 cm theo chiều dọc, đường giữa xuống đến cân bắt đầu ngay dưới rốn. +Cầm máu bằng cách đốt điện hoặc khâu. +DPL xâm lấn và có nguy cơ làm tổn thương các cơ quan trong ổ bụng trong quá trình thực hiện thủ thuật. +Dùng kẹp cầm máu kẹp cân để ổn định nó và chọc kim của dụng cụ đặt ống thông trực tiếp qua cân. +Thực hiện rửa khoang phúc mạc Nối túi dung dịch rửa đã được làm ấm với ống thông bằng ống truyền tĩnh mạch và cho dịch chảy vào khoang phúc mạc. +Sau khi dịch được bơm vào, hãy hạ thấp túi dung dịch gần rỗng xuống thấp hơn bụng và để dịch chảy trở lại túi. +Thu hồi càng nhiều dịch càng tốt, nhưng chỉ cần 250 mL là đủ. +Gửi dịch đi để phân tích. +Dịch rửa dương tính nếu có > 100.000 hồng cầu / mL, > 500 bạch cầu / mL, hoặc xét nghiệm nhuộm Gram dương tính. +Xét nghiệm âm tính không loại trừ tổn thương cơ quan đặc khác, thủng tạng, rách cơ hoành, hoặc chấn thương sau phúc mạc. +Rút ống thông. +DPL cũng bỏ qua các thương tổn sau phúc mạc. +Đóng bất kỳ vết rạch da nào bằng chỉ hoặc ghim và băng chỗ chọc. +Chăm sóc sau thủ thuật Rút ống thông niệu đạo và ống thông mũi dạ dày nếu không cần thiết. +Sau khi DPL âm tính, hầu hết các bác sĩ lâm sàng cân nhắc xét nghiệm chẩn đoán bổ sung và cho bệnh nhân nhập viện để theo dõi và khám bụng theo tuần tự. +Giữ nguyên NPO cho bệnh nhân ban đầu nhưng cho thức ăn lỏng và sau đó là thức ăn, tuỳ thuộc vào tình trạng lâm sàng. +Cảnh báo và các lỗi thường gặp Không đạt được việc cầm máu qua da trong một thủ thuật bán mở có nguy cơ để máu từ các mạch máu ở da đi vào ổ bụng và làm tăng giả số lượng hồng cầu Trong một thủ thuật bán mở, vô tình mổ xẻ qua cân và đi vào ổ bụng Các mẹo và thủ thuật Nếu dòng chảy của dịch yếu, mạc nối có thể đã làm tắc các lỗ của ống thông. +Sờ bụng, đặt lại vị trí bệnh nhân để dịch rửa di chuyển hoặc đặt lại vị trí ống thông một chút có thể cải thiện dòng chảy. +Tuy nhiên, DPL nhạy hơn E-FAST đối với chấn thương mạc treo, cơ hoành và tạng treo rỗng vì những tổn thương này (và lượng xuất huyết ít hơn do chúng tạo ra) khó hình dung hơn trên hình ảnh. +Các kỹ thuật DPL phổ biến nhất là Gãy kín: Chọc kim qua da vào khoang phúc mạc sau khi ống thông qua dây dẫn hướng (kỹ thuật Seldinger) Bán mở: Bóc tách xuống đến (và đôi khi qua) cân trực tràng bằng kim và kỹ thuật ống thông qua dây dẫn hướng vào khoang phúc mạc Một kỹ thuật mở (tiểu phẫu thuật mở ổ bụng) trong đó bác sĩ phẫu thuật rạch đường mổ vào khoang bụng để trực tiếp hình dung phúc mạc và rạch nó để đưa ống thông vào theo kiểu định hướng hơn ít được thực hiện và không được thảo luận ở đây. +Chỉ định DPL được chỉ định nếu không có sẵn hình ảnh và nghi ngờ có chấn thương trong ổ bụng cần phải phẫu thuật, thường dựa trên Chấn thương bụng bằng vật tầy có huyết động không ổn định Vết thương đâm vào bụng xuyên qua cân (tức là quan sát thấy khi thăm dò vết thương tại chỗ), hoặc với các mối quan tâm khác đối với đường vào trong ổ bụng (ví dụ, từ dụng cụ được sử dụng, các dấu hiệu lâm sàng) Đa chấn thương có sốc không rõ căn nguyên, đặc biệt là ở những bệnh nhân có khám thực thể vùng bụng không đáng tin cậy (ví dụ, do tình trạng tinh thần bị thay đổi do chấn thương đầu, nhiễm độc, chấn thương tuỷ sống hoặc các chấn thương đau gây mất tập trung khác) Hiếm khi, DPL được chỉ định khi có sẵn hình ảnh, chẳng hạn như trong trường hợp tụt huyết áp cộng với kết quả khám E-FAST không rõ ràng hoặc hình ảnh cho thấy dịch tự do ở vùng chậu nhưng không rõ tổn thương tạng đặc (ví dụ, cổ trướng). +Người và động vật có vú cắn Theo Robert A. Barish, MD, MBA, University of Illinois at Chicago; Thomas Arnold, MD, Department of Emergency Medicine, LSU Health Sciences Center Shreveport Đánh giá về mặt y tế Thg1 2022 Chẩn đoán Điều trị Những điểm chính Nguồn chủ đề Thuốc kháng khuẩn cho Vết... Vết cắn của con người và động vật có vú khác (chủ yếu là vết cắn của chó và mèo, nhưng cũng có vết cắn của sóc, chuột nhảy, thỏ, lợn guinea và khỉ) thường gặp và đôi khi gây ra bệnh tật và tàn tật đáng kể. +Khỉ cắn, thường bị hạn chế ở Mỹ cho nhân viên phòng thí nghiệm động vật, mang một nguy cơ nhỏ của virus gây bệnh mụn rộp (Herpesvirus simiae), gây tổn thương da ngoài da ở nơi tiêm chủng và có thể tiến triển đến viêm não, thường gây tử vong. +Cắn ở tay có nguy cơ lây nhiễm cao hơn cắn đến các vị trí khác. +Nhiễm trùng đặc biệt bao gồm Viêm mô tế bào Viêm bao gân Viêm khớp nhiễm trùng Viêm xương tuỷ Vết cắn do tấn công là vết thương thường gặp nhất do người cắn. +Nó là hậu quả khi tay đè lên miệng và có nguy cơ cao nhiễm trùng. +Trong vết thương cắn do tấn công, vết thương da di chuyển ra khỏi các cấu trúc bị hư hỏng bên dưới khi bàn tay được mở ra, bẫy vi khuẩn bên trong. +Bệnh nhân thường trì hoãn điều trị, cho phép vi khuẩn nhân lên. +Mèo cắn vào tay cũng có nguy cơ lây nhiễm cao vì răng dài, thon mảnh thường xuyên xuyên qua các cấu trúc sâu, chẳng hạn như khớp xương và gân, và các vết nứt nhỏ sau đó được đóng kín lại. +Vết cắn do người vào các vị trí khác ngoài bàn tay đã không được chứng minh là có nguy cơ lây nhiễm cao hơn các vết cắn của các động vật có vú khác. +Chẩn đoán vết cắn của người và động vật có vú Đánh giá các vết cắn của tay trong khi bàn tay ở cùng vị trí như khi vết cắn đã được gây ra Đánh giá tổn thương dây thần kinh, gân, xương, mạch máu và sự có mặt của dị vật Những vết cắn của con người trong cuộc cãi vã thường do những nguyên nhân khác hoặc mơ hồ để tránh sự can thiệp của chính quyền hoặc để đảm bảo bảo hiểm. +Bạo lực gia đình thường bị từ chối. +Tay, chi và mặt thường bị ảnh hưởng nhất, mặc dù vết cắn của con người đôi khi có thể liên quan đến vú và bộ phận sinh dục. +Ngọc trai & cạm bẫy Đối với bất kỳ vết thương mu bàn tay nào gần khớp bàn đốt, hãy xem xét một vết cắn của con người, đặc biệt nếu tiền sử là mơ hồ. +Vết thương được đánh giá tổn hại cho các cấu trúc bên dưới (ví dụ dây thần kinh, mạch máu, dây chằng, xương) và dị vật. +Đánh giá nên tập trung vào việc đánh giá cẩn thận chức năng và mức độ vết cắn. +Các vết thương trên hoặc gần khớp nên được kiểm tra trong khi khu vực bị thương được giữ ở cùng vị trí như khi vết cắn được gây ra (ví dụ, nắm chặt nắm tay). +Các vết thương được kiểm tra dưới các điều kiện vô trùng để đánh giá sự liên quan của dây chằng, xương và khớp và để phát hiện dị vật. +Nếu một dị vật còn sót lại là một khả năng, có thể thực hiện chẩn đoán hình ảnh (ví dụ, chụp X-quang cho các dị vật phóng xạ, chẳng hạn như hầu hết các răng). +Các vết thương do cắn gây ra dường như là vết mài nhỏ nhưng cần được kiểm tra để loại trừ tổn thương sâu. +Việc nuôi cấy không có giá trị cho việc điều trị kháng sinh, tuy nhiên nên nuôi cấy bệnh phẩm từ các vết thương. +Đối với bệnh nhân bị người cắn, chỉ nên xét nghiệm viêm gan hoặc HIV khi người tấn công được biết hoặc nghi ngờ là có huyết thanh dương tính. +Bị cắn bởi động vật lớn đôi khi gây tổn thương mô đáng kể; khoảng 10 đến 20 người, chủ yếu là trẻ em, chết vì cắn chó mỗi năm. +Điều trị các vết cắn của người và động vật có vú Chăm sóc vết thương tỉ mỉ Đóng vết thương có chọn lọc Lựa chọn sử dụng các kháng sinh dự phòng Việc nhập viện được chỉ định nếu các biến chứng từ vết cắn đòi hỏi phải theo dõi chặt chẽ, đặc biệt khi các đặc điểm của bệnh nhân dự đoán nguy cơ không tuân thủ điều trị ngoại trú cao. +Việc nằm viện phải được xem xét trong các trường hợp sau: Khi một vết cắn của con người bị nhiễm bệnh (bao gồm cả chấn thương do nắm đấm vào răng) Khi một vết cắn không phải do người nhiễm trùng mức độ vừa đến nặng Khi mất chức năng rõ ràng Khi vết thương đe doạ hoặc làm tổn thương sâu Khi một vết thương bị vô hiệu hoá hoặc khó chăm sóc tại nhà (ví dụ, vết thương đáng kể cho cả hai tay hoặc cả hai chân, vết thương tay cần nâng cao liên tục) Các ưu tiên điều trị bao gồm làm sạch vết thương, cắt bỏ, đóng vết thương và dự phòng nhiễm trùng, bao gồm cả uốn ván (xem bảng). +Chăm sóc vết thương Vết cắn nên làm sạch bằng xà phòng và nước có chứa kháng khuẩn nhẹ (đủ nước) sau đó tưới bằng dung dịch nước muối bằng ống tiêm và ống thông tĩnh mạch. +Cần gây tê cục bộ nếu cần. +Mô chết và hỏng sẽ bị cắt lọc, đặc biệt chú ý đến các vết thương liên quan đến mặt hoặc bàn tay. +Đóng vết thương chỉ được thực hiện đối với các vết thương chọn lọc (tức là có những thiệt hại tối thiểu và có thể được làm sạch hiệu quả). +Nhiều vết thương ban đầu nên được mở ra, bao gồm những điều sau đây: Vết thương đâm thủng Vết thương ở bàn tay, bàn chân, đáy chậu hoặc bộ phận sinh dục Vết thương nhiều hơn vài giờ Các vết thương bị ô nhiễm nặng Các vết thương có nhiều máu Các vết thương có dấu hiệu viêm Các vết thương có cấu trúc sâu hơn (ví dụ, gân, sụn, xương) Vết thương do người cắn Các vết thương kéo dài trong môi trường bị ô nhiễm (ví dụ, biển, đồng ruộng, cống rãnh) Ngoài ra, ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, chữa lành vết thương có thể tốt hơn khi trì hoãn việc đóng kín vết thương. +Các vết thương khác (tức là các vết rạn da, vết thương mới) thường có thể được khép lại sau khi vệ sinh vết thương thích hợp. +Các kết quả đóng vết thương chậm có thể so sánh với việc đóng sớm, do đó rất ít bị thiệt hại khi để vết thương mở ra ban đầu nếu có bất kỳ câu hỏi nào. +Các vết cắn tay phải được quấn bằng vải gạc vô trùng, nẹp ở vị trí của chức năng (phần mở rộng cổ tay, khớp háng và cả khớp nối giữa khớp háng). +Nếu vết thương ở mức vừa phải hoặc nghiêm trọng, tay phải được nâng lên liên tục (ví dụ, treo từ cột truyền). +Các vết cắn trên khuôn mặt có thể yêu cầu phẫu thuật tái tạo với độ nhạy cảm của vùng da và khả năng gây sẹo. +Khâu kín ngay các vết chó cắn trên khuôn mặt của trẻ đã cho thấy kết quả tốt, nhưng có thể tham khảo ý kiến của một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ. +Các vết thương bị nhiễm trùng có thể yêu cầu cắt bỏ, khâu phẫu thuật, rửa, nẹp, nâng cao, kháng sinh tĩnh mạch, tuỳ thuộc vào tình trạng nhiễm trùng và tình huống lâm sàng cụ thể. +Nhiễm trùng khớp và viêm xương khớp đòi hỏi phải có kháng sinh tĩnh mạch kéo dài và tư vấn chỉnh hình. +Thuốc kháng sinh Vệ sinh triệt để vết thương là cách hiệu quả và thiết yếu nhất để phòng ngừa nhiễm trùng và thường là đủ. +Không có sự nhất trí về chỉ định dùng kháng sinh dự phòng. +Các nghiên cứu chưa khẳng định được một lợi ích rõ ràng và việc sử dụng rộng rãi các kháng sinh dự phòng có thể lựa chọn các sinh vật kháng thuốc. +Thuốc không ngăn ngừa nhiễm trùng trong vết thương bị ô nhiễm nặng hoặc không được làm sạch thích hợp. +Tuy nhiên, nhiều bác sĩ kê toa kháng sinh dự phòng cho các vết cắn vào tay và một số vết cắn khác (như mèo cắn, khỉ cắn). +(Xem thêm Sốt chuột cắn.) +Nhiễm trùng được điều trị bằng thuốc kháng khuẩn được lựa chọn ban đầu dựa trên các loài động vật (xem bảng). +Kết quả nuôi cấy, nếu có, hướng dẫn điều trị tiếp theo. +Bệnh nhân bị người cắn gây chảy máu hoặc tiếp xúc với máu của người cắn nên nhận được dự phòng sau phơi nhiễm viêm gan virut và HIV như được chỉ định cho bệnh nhân và kẻ tấn công. +Nếu tình trạng không được biết, dự phòng không được chỉ định. +Bảng Những điểm chính Nguy cơ lây nhiễm cao đối với các vết thương tay, đặc biệt là chấn thương do đấm. +Đánh giá các vết thương bằng tay với vị trí của nó khi vết thương được gây ra. +Đánh giá các vết thương tổn thương thần kinh, gân, xương, mạch máu và xem có dị vật không. +Chỉ đóng những vết thương có thiệt hại tối thiểu và có thể được làm sạch một cách có hiệu quả. +Giảm nguy cơ nhiễm trùng bằng cách làm sạch cơ học, cắt lọc, và đôi khi dự phòng bằng kháng sinh. +Nhiễm trùng Ngoài các tổn thương mô, nhiễm trùng do hệ vi khuẩn của cơ chế cắn là một mối quan tâm lớn. +Các vết cắn người có thể truyền bệnh lý về virus viêm gan và HIV. +Tuy nhiên, lây truyền HIV là không thể bởi vì nồng độ HIV trong nước bọt thấp hơn nhiều so với trong máu và các chất ức chế nước bọt làm cho virus không hiệu quả. +Bệnh dại là một nguy cơ với một số động vật có vú bị cắn. +Kính áp tròng có thể gây đau khi Trợt biểu mô (xem Mòn giác mạc và Dị vật); đỏ mắt, và nhuộm fluorescein dương tính. +Kính không vừa với mắt (ví dụ, quá chặt, quá lỏng, định tâm kém). +Độ ẩm không đảm bảo để giữa kính nổi trên bề mặt giác mạc. +Sử dụng kính trong một môi trường không lý tưởng (ví dụ, thiếu Oxygen, khói, gió). +Đặt hoặc tháo kính sai cách. +Một hạt dị vật nhỏ (ví dụ như bụi bồ hóng, bụi) bị kẹt giữa kính và giác mạc. +Kính đã qua sử dụng trong một thời gian dài (hội chứng lạm dụng kính). +Hội chứng mặc quần áo gây mẩn đỏ, sợ ánh sáng và chảy nước mắt. +Quá trình lành tự nhiên có thể xảy ra trong một ngày hoặc lâu hơn nếu không đeo thấu kính. +Trong một số trường hợp, cần phải điều trị tích cực (ví dụ kháng sinh nước hoặc mỡ tra). +Các kính áp tròng mềm Toric (có độ cong khác nhau được đúc khuôn vào bề mặt thấu kính phía trước) hoặc các kính áp tròng cứng được sử dụng để sửa loạn thị; kính áp tròng rất hiệu quả trong nhiều trường hợp nhưng đòi hỏi kỹ thuật đặt kính tốt. +Giãn đồng tử có thể gây loá mắt. +Giãn đồng tử bằng liệt thể mi tạm thời (cơ bị viêm cử động sẽ gây đau). +Trong hội chứng mặc quá nhiều hoặc bất kỳ tình trạng nào khác mà cơn đau không nhanh chóng giảm đi khi tháo thấu kính ra, nên hỏi ý kiến bác sĩ nhãn khoa hoặc bác sĩ đo thị lực trước khi đeo lại thấu kính. +Các yếu tố nguy cơ đối với viêm giác mạc do kính áp tròng gồm: Vệ sinh kính kém Đeo qua đêm hoặc đeo kéo dài Sử dụng nước máy vệ sinh kính Có tổn thương bề mặt nhãn cầu (ví dụ, khô, giảm cảm giác giác mạc) Nhiễm trùng cần được điều trị kịp thời bởi bác sĩ nhãn khoa. +Loét giác mạc Loét giác mạc là một nhiễm trùng đe doạ thị lực của giác mạc, nghi ngờ khi người đeo kính áp tròng có đau mắt dữ dội (cả cảm giác dị vật và đau), thị lực giảm, đỏ, chói sáng, và chảy nước mắt. +Nguy cơ này tăng lên khoảng 15 lần nếu đeo kính áp tròng qua đêm. +Viêm loét giác mạc có thể là do vi khuẩn, vi rút, nấm, hoặc a míp. +Chẩn đoán bằng khám sinh hiển vi và nhuộm huỳnh quang. +Hiện tượng khuyết biểu mô giác mạc (bắt màu với fluorescein) và thâm nhiễm giác mạc (bạch cầu trong nhu mô giác mạc). +Kính áp tròng cũng có thể chỉnh được lão thị. +Đôi khi, khuyết biểu mô giác mạc đủ lớn và đặc đến mức có thể quan sát bằng kính phóng đại cầm tay hoặc bằng mắt thường nếu đó là chấm trắng trên giác mạc. +Cần chỉ định xét nghiệm nuôi cấy và phết tiêu bản của thâm nhiễm giác mạc, kính áp tròng, hộp đựng kính áp tròng. +Dừng sử dụng kính áp tròng. +Thuốc kháng sinh tra mắt được chỉ định theo kinh nghiệm để bao phủ các nhiễm khuẩn có thể gặp. +Bắt đầu với kháng sinh phổ rộng, sử dụng fluoroquinolone tra mỗi 15 đến 60 phút trong suốt 24 đến 72 giờ đầu tiên, sau đó giãn dần khoảng cách giữa các lần tra. +Các thuốc tra kháng sinh khác tại mắt như cefazolin, vancomycin, hoặc tobramycin đậm đặc, được sử dụng nếu vết loét lớn, sâu, hoặc gần với trục thị giác. +Dựa trên kết quả nuôi cấy, có thể thay đổi hoặc dừng điều trị kháng sinh. +Các trường hợp bị bỏ sót có thể đáp ứng kém hoặc không đáp ứng với tất cả các loại điều trị và có thể dẫn đến mất thị lực trầm trọng. +Kính áp tròng giác mạc cứng Kính áp tròng cứng có khả năng tái tạo lại hình dạng giác mạc so với kính áp tròng mềm và giúp cải thiện thị lực ổn định cho những người có loạn thị hoặc bề mặt giác mạc không đều. +Các loại kính áp tròng cứng cũ làm từ polymethyl methacrylate đã được thay thế bằng kính áp tròng cứng thấm khí (GPCL) làm từ fluorocarbon và polymethyl methacrylate admixtures. +Có một hướng tiếp cận gọi là monovision (thị giác một mắt) trong đó mắt không chủ đạo được chỉnh kính nhìn gần (đọc) và mắt chủ đạo được chỉnh kính nhìn xa. +GPCL có đường kính từ 6,5 đến 10 mm và bao phủ một phần của giác mạc, nổi trên lớp nước mắt trên nó. +Kính áp tròng cứng có thể cải thiện thị lực ở những người có cận thị, viễn thị và loạn thị. +Kính áp tròng cứng cũng có thể gây ra các bất thường của giác mạc như bệnh giác mạc chóp. +Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân giác mạc chóp có thị lực với kính áp tròng cứng tốt hơn kính gọng. +GPCL có thể được thiết kế phù hợp với mắt một cách chính xác. +Để có thể đeo kính thoải mái, bệnh nhân cần thời gian thích ứng, thường khoảng 4 đến 7 ngày. +Trong thời gian này, người sử dụng dần dần tăng số giờ đeo kính mỗi ngày. +Quan trọng là bệnh nhân không đau khi đeo kính. +Đau là biểu hiện của kính áp tròng không vừa (fit) hoặc kích thích giác mạc. +Người mặc có thể có (< 2 giờ) nhìn mờ (mờ cảnh tượng) khi đeo kính sau khi tháo kính áp tròng cứng. +Sử dụng các loại kính áp tròng cứng và mềm đơn tiêu cự và đa tiêu cự cũng có thể thành công nhưng mất thời gian chỉnh (fit) kính vì đòi hỏi mức độ tương đồng giữa hai mắt rất cao. +Kính áp tròng mềm ưa nước Kính áp tròng mềm được làm bằng poly-2 - hydroxyethyl methacrylate và các loại nhựa dẻo khác (như silicone hydrogel) và từ 30 đến 79% nước. +Kính có đường kính từ 13 đến 15 mm và bao phủ toàn bộ giác mạc. +Kính áp tròng mềm thường được thay thế hàng ngày (dùng một lần), mỗi 2 tuần một lần, hoặc hàng tháng. +Kính áp tròng mềm có thể cải thiện thị lực ở những người có cận thị và viễn thị. +Do các kính áp tròng mềm để lại vết trên mặt cong giác mạc, các trường hợp loạn thị lớn hơn độ loạn tối thiểu chỉ có thể điều trị bằng kính toric có các mặt cong được đúc khuôn lên mặt trước kính. +Làm nặng bờ dưới của kính toric giúp ổn định hướng của trục kính bằng giảm độ xoay của kính. +Kính áp tròng mềm cũng được chỉ định điều trị trợt giác mạc, khuyết biểu mô tái phát hoặc các bệnh lý giác mạc khác (kính áp tròng băng bó hoặc điều trị). +Thuốc tra kháng sinh dự phòng (ví dụ, thuốc fluoroquinolon 4 lần một ngày) có thể được sử dụng với kính áp tròng điều trị. +Có thể mở rộng chỉ đinh đeo kính áp tròng mềm, đặc biệt là trên bệnh nhân không có thuỷ tinh thể sau khi phẫu thuật đục thuỷ tinh thể, nhưng bác sĩ mắt hoặc chuyên viên đo thị lực nên khám lại bệnh nhân thường xuyên. +Bệnh nhân nên lau kính một lần / tuần. +Không phải kính áp tròng cứng hoặc mềm nào cũng có thể bảo vệ mắt khỏi chấn thương đụng dập hoặc chấn thương xuyên như kính gọng. +Do có kích thước lớn hơn, kính áp tròng mềm không có xu hướng bị đẩy ra từ đầu như kính áp tròng cứng và ít khi có dị vật nằm phía dưới. +Các kính áp tròng mềm có tỉ lệ nhiễm trùng giác mạc cao hơn GPCL, đặc biệt là khi các kính áp tròng mềm được đeo qua đêm. +Khi khô, kính áp tròng mềm giòn và dễ vỡ. +Kính hấp thụ một lượng ẩm nhất định (dựa vào lượng nước) từ phim nước mắt để duy trì hình dạng và độ dẻo. +Do đó, bệnh nhân khô mắt thường thoải mái khi đeo kính có hàm lượng nước thấp. +Chăm sóc và Biến chứng của Kính áp tròng Phải tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn vệ sinh và xử lý kính. +Kính áp tròng đôi khi gây ra biến đổi bề mặt giác mạc không đau. +Tắc động mạch trung tâm võng mạc và Tắc nhánh động mạch võng mạc (Tắc động mạch võng mạc) Theo Sonia Mehta, MD, Vitreoretinal Diseases and Surgery Service, Wills Eye Hospital, Sidney Kimmel Medical College at Thomas Jefferson University Đánh giá về mặt y tế Thg4 2022 Căn nguyên Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Tiên lượng Điều trị Những điểm chính Nguồn chủ đề Tắc động mạch võng mạc trung... Tắc động mạch trung tâm võng mạc xảy ra khi động mạch trung tâm bị nghẽn bởi huyết khối. +Nguy cơ đột quỵ tăng lên sau khi tắc động mạch võng mạc, đặc biệt trong những tuần đầu. +Triệu chứng và Dấu hiệu Tắc động mạch võng mạc gây ra mất thị lực đột ngột, không đau, mất thị lực trầm trọng hoặc khiếm thị trường, thường là ở một mắt. +Đồng tử có thể phản ứng chậm với ánh sáng trực tiếp nhưng co tốt hơn khi ánh sáng rọi trực tiếp vào mắt lành (tổn thương phản xạ đồng tử hướng tâm). +Trong các trường hợp cấp tính, soi đáy mắt cho thấy một vùng võng mạc nhạt màu đục bao quanh hoàng điểm màu đỏ (dấu hiệu hoàng điểm anh đào). +Thông thường, các động mạch suy yếu dần và thậm chí tắc mạch. +Đôi khi có thể quan sát được huyết khối tại chỗ (ví dụ mảng Hollenhorst). +Nếu một nhánh lớn bị tắc thay vì tắc động mạch trung tâm thì triệu chứng về thị lực và biến đổi võng mạc chỉ tập trung vào phần đó của võng mạc. +Những bệnh nhân bị viêm động mạch tế bào khổng lồ từ 55 tuổi trở lên và có thể bị nhức đầu, động mạch thái dương mềm và có thể sờ được, đau khi nhai (triệu chứng khập khễnh của hàm), mệt mỏi hoặc kết hợp. +Chẩn đoán Đánh giá lâm sàng Đôi khi, chụp ảnh quỹ đạo màu và chụp mạch huỳnh quang Nghi ngờ khi một bệnh nhân bị mất thị lực cấp tính, trầm trọng, không đau. +Gây mất thị lực đột ngột, không đau, một bên và thường nghiêm trọng. +Chụp mạch huỳnh quang thường được tiến hành và cho thấy hiện tượng giảm huỳnh quang ở động mạch bị ảnh hưởng. +Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có biểu hiện mất thị lực một mắt thoáng qua cấp tính được cho là do biến cố huyết khối tắc mạch, các xét nghiệm hình ảnh mất thời gian không cần thiết và nên hoãn lại nếu chẩn đoán rõ ràng. +Khi làm chẩn đoán, cần siêu âm Doppler mạch cảnh và siêu âm tim để xác định nguồn gốc huyết khối để dự phòng các tắc mạch tương tự sau này. +Nếu nghi ngờ có viêm động mạch tế bào khổng lồ, cần phải chỉ định ngay máu lắng (ESR), protein phản ứng C và số lượng tiểu cầu. +Những xét nghiệm này có thể không cần thiết nếu đã quan sát thấy huyết khối trong động mạch trung tâm võng mạc. +Bởi vì nguy cơ đột quỵ tăng lên, một số trung tâm nhanh chóng đánh giá bệnh nhân tương tự như những người đã bị đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua. +Tiên lượng Bệnh nhân tắc nhánh động mạch có thể duy trì thị lực trung bình tới tốt nhưng nếu tắc động mạch trung tâm thì sẽ mất thị lực trầm trọng kể cả khi đã được điều trị. +Một khi nhồi máu võng mạc đã xảy ra (90 phút sau khi tắc), thị lực sẽ mất vĩnh viễn. +Nếu viêm động mạch tế bào khổng lồ được chẩn đoán và điều trị kịp thời, thị lực ở mắt lành sẽ được bảo tồn và thị lực ở mắt bị ảnh hưởng có thể được phục hồi một phần. +Điều trị Giảm nhãn áp Ngọc trai & cạm bẫy Cân nhắc các biện pháp tức thời để hạ nhãn áp ở những bệnh nhân bị mất thị lực đột ngột, không đau, mất thị lực nghiêm trọng. +Nếu nghi ngờ thuyên tắc huyết khối cấp tính, bệnh nhân cần được chuyển ngay đến trung tâm chuyên khoa đột quỵ vì có nhiều nguy cơ mắc các biến cố mạch máu não khác. +Điều trị ngay lập tức nếu tắc mạch xảy ra trong vòng 24 giờ. +Xoa bóp mắt với áp lực gián đoạn trên mắt nhắm hoặc giảm nhãn áp bằng thuốc hạ huyết áp ở mắt (ví dụ: timolol 0,5% tại chỗ, acetazolamide 500 mg IV hoặc đường uống) có thể đánh bật tắc mạch và cho phép nó đi vào một nhánh nhỏ hơn của động mạch, do đó giảm vùng võng mạc thiếu máu cục bộ. +Chọc dò buồng trước đôi khi được sử dụng để giảm nhãn áp và tăng tưới máu. +Một số trung tâm đã cố gắng đưa thuốc tiêu sợi huyết vào động mạch cảnh để làm tan huyết khối. +Nhiều trường hợp cho thấy oxy tăng cường có thể cải thiện kết quả thị giác trong tắc động mạch võng mạc trung tâm. +Tuy nhiên, điều trị tắc động mạch võng mạc hiếm khi giúp cải thiện thị lực. +Phẫu thuật hoặc laze điều trị huyết khối có thể làm được nhưng không được chỉ định phổ biến. +Những can thiệp này đôi lúc có hiệu quả trong những chùm ca bệnh nhỏ nhưng chưa phương pháp nào có bằng chứng đủ mạnh để chứng minh hiệu quả. +Áp lực nội nhãn có thể được giảm trong vòng 24 giờ đầu tiên kể từ khi tắc để cố gắng loại bỏ tắc mạch. +Bệnh nhân bị tắc mạch thứ phát sau viêm động mạch tế bào khổng lồ nên được dùng corticosteroid liều cao đường toàn thân. +Những điểm chính Tắc động mạch võng mạc ở trung tâm hoặc nhánh có thể do huyết khối tại chỗ (ví dụ, do xơ vữa động mạch hoặc viêm nội tâm mạc), huyết khối từ nơi khác đến hoặc viêm động mạch tế bào khổng lồ. +Mất thị lực trầm trọng không đau ảnh hưởng tới một phần hoặc toàn bộ thị trường. +Chẩn đoán xác định bằng chụp ảnh đáy mắt (thường cho thấy một vùng đáy mắt nhạt màu, đục kèm theo hoàng điểm màu đỏ và động mạch tắt dần). +Chuyển ngay bệnh nhân có biến cố huyết khối tắc mạch cấp tính đến trung tâm chuyên khoa đột quỵ. +Dự trữ chụp ảnh quỹ đạo màu và chụp mạch huỳnh quang và tìm kiếm nguồn thuyên tắc bằng cách thực hiện siêu âm Doppler và siêu âm tim cho các trường hợp bán cấp. +Điều trị ngay lập tức nếu có thể bằng các thuốc hạ huyết áp ở mắt (ví dụ: timolol bôi tại chỗ hoặc tiêm tĩnh mạch hoặc acetazolamide uống), xoa bóp kỹ thuật số ngắt quãng trên mí mắt đang nhắm, chọc hút khí hậu buồng trước hoặc oxy tăng áp nếu có. +Nếu bệnh nhân đến trong vòng vài giờ sau tắc, một số trung tâm đặt catheter động mạch cảnh / động mạch mắt và bơm thuốc tiêu sợi huyết. +Căn nguyên Tắc động mạch võng mạc có thể do huyết khối. +Huyết khối tại chỗ có thể đến từ: Các mảng xơ vữa động mạch Viêm nội tâm mạc Chất béo U nhày nhĩ Huyết khối từ nơi khác đến là một nguyên nhân ít gặp hơn gây tắc động mạch võng mạc, nhưng có thể gặp trong viêm mạch hệ thống như Lupus ban đỏ hệ thống (SLE) và viêm động mạch tế bào khổng lồ, đó là một nguyên nhân quan trọng gây tắc động mạch đòi hỏi phải chẩn đoán và điều trị kịp thời. +Sự tắc nghẽn có thể ảnh hưởng đến một nhánh của động mạch võng mạc cũng như động mạch võng mạc trung tâm. +Tân mạch võng mạc hoặc mống mắt và glôcôm tân mạch gặp ở khoảng 20% bệnh nhân trong vòng vài tuần đến vài tháng sau tắc động mạch. +Hạ đường huyết Theo Erika F. Brutsaert, MD, New York Medical College Đánh giá về mặt y tế Thg9 2022 Căn nguyên Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Điều trị Những điểm chính Hạ đường huyết hoặc mức đường huyết thấp có thể dẫn đến kích thích hệ thần kinh giao cảm và rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương. +Cortisol và hormone tăng trưởng cũng tăng lên một cách đáng kể và rất quan trọng trong việc đáp ứng ới tình trạng hạ đường huyết kéo dài. +Ngưỡng khởi phát kích thích các Hormin này thường cao hơn so với các triệu chứng hạ đường huyết. +Các hội chứng di truyền hoặc bẩm sinh gây hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh và thời thơ ấu không được thảo luận ở đây. +Nguyên nhân của hạ đường huyết Hạ đường huyết ở bệnh nhân không mắc bệnh tiểu đường là rất hiếm. +Nó có thể xảy ra ở trạng thái đói và / hoặc sau ăn và có thể được phân loại là qua trung gian insulin hoặc không qua trung gian insulin. +Một phân loại thực tế hữu ích được dựa trên lâm sàng: cho dù hạ đường huyết xảy ra ở người khoẻ mạnh hay bị bệnh. +Ở những người trưởng thành có biểu hiện tốt không mắc bệnh tiểu đường, chẩn đoán phân biệt bao gồm các rối loạn qua trung gian insulin và không qua trung gian insulin. +Nguyên nhân qua trung gian insulin bao gồm Insulin ngoại sinh Sử dụng chất kích thích tiết insulin (sulfonylurea) insulinoma Hội chứng hạ đường huyết phát sinh từ tuỵ không u tuỵ nội tiết (NIPHS) Hạ đường huyết sau phẫu thuật Hạ đường huyết tự miễn do insulin U tuỵ nội tiết là một khối u nội tiết thần kinh hiếm gặp của tế bào beta sản sinh insulin. +Hạ đường huyết sau phẫu thuật giảm béo là tình trạng hạ đường huyết tăng insulin máu, đôi khi phát triển nhiều năm sau phẫu thuật cắt dạ dày (đặc biệt là bắc cầu dạ dày roux-en-Y). +Ở những bệnh nhân tiểu đường dùng insulin hoặc điều trị hạ đường huyết, hạ đường huyết thường gặp và được xác định là mức đường huyết ≤ 70 mg / dL. +Hiếm gặp, nhưng tần suất thực sự không được biết rõ và các mẫu bệnh phẩm bệnh học cho thấy quá sản tế bào đảo nguyên phát (phì đại tế bào beta tuyến tuỵ). +Hạ đường huyết thường là sau ăn. +NIPHS là một tình trạng hiếm gặp trong đó bệnh nhân bị hạ đường huyết tăng insulin máu với các nghiên cứu hình ảnh định vị âm tính và không có tiền sử phẫu thuật giảm béo. +Hạ đường huyết thường là sau ăn và các bệnh phẩm phẫu thuật chứng minh các đặc điểm của bệnh quá sản tế bào đảo nguyên phát. +Hạ đường huyết tự miễn do insulin là tình trạng thường xảy ra ở những bệnh nhân mắc các bệnh tự miễn khác như là lupus ban đỏ hệ thống. +Các tự kháng thể gắn kết với insulin hoặc thụ thể và phân ly. +Có insulin trong hệ tuần hoàn gắn kết với thụ thể khi phân ly khỏi các kháng thể gây hạ đường huyết. +Điều trị bằng corticosteroid hoặc thuốc ức chế miễn dịch. +Các nguyên nhân không qua trung gian insulin bao gồm Suy thượng thận Sử dụng các loại thuốc không phải insulin hoặc sulfonylurea (ví dụ: quinine, gatifloxicin, pentamidine, rượu) Ở những bệnh nhân ốm yếu, chẩn đoán phân biệt cũng bao gồm các rối loạn qua trung gian insulin và không qua trung gian insulin. +Các rối loạn qua trung gian insulin bao gồm Insulin ngoại sinh Sử dụng chất kích thích tiết insulin (sulfonylurea) Các rối loạn không qua trung gian insulin bao gồm Suy dinh dưỡng hoặc chết đói Xơ gan Nhiễm khuẩn huyết Bệnh thận giai đoạn cuối Suy tim, nếu tiến triển Suy thượng thận Hạ đường huyết khối u tế bào không phải tiểu đảo Sử dụng các loại thuốc không phải insulin hoặc sulfonylurea Ở những bệnh nhân ốm, nằm viện, hạ đường huyết tự phát không do thuốc tiên lượng xấu và có thể xảy ra khi chế độ dinh dưỡng kém kết hợp với suy cơ quan tiến triển (đặc biệt là suy gan, thận hoặc suy tim) và / hoặc nhiễm trùng huyết. +Ngược lại, hạ đường huyết không liên quan đến liệu pháp insulin ngoại sinh là một hội chứng lâm sàng không phổ biến do các rối loạn hoặc thuốc khác nhau gây ra. +Hạ đường huyết không phải khối u đảo nhỏ là một tình trạng hiếm gặp do khối u sản xuất một lượng lớn các dạng bất thường của yếu tố tăng trưởng giống insulin 2 (IGF-2) do một khối u. +Dạng bất thường của IGF-2 gắn kết với thụ thể insulin và gây hạ đường huyết. +Đến khi tình trạng hạ đường huyết phát triển, khối u thường đã tiến triển. +Hạ đường huyết giả xảy ra khi xử lý mẫu máu trong ống nghiệm bị trì hoãn và các tế bào, chẳng hạn như hồng cầu và bạch cầu (đặc biệt trong bệnh leukocyte) tiêu thụ glucose. +Lưu thông kém đến các chữ số cũng có thể gây ra các phép đo lượng đường ở ngón tay thấp một cách sai lầm. +Hạ đường huyết không tự nhiên là hạ đường huyết thực sự bởi sử dụng các liệu pháp sulfonylureas hoặc insulin. +Các triệu chứng và dấu hiệu của hạ đường huyết Sự tăng hoạt động tự động để đáp ứng với nồng độ glucose huyết tương thấp gây vã mồ hôi, buồn nôn, ẩm, lo lắng, run rẩy, đánh trống ngực, và có thể đói và dị cảm. +Cung cấp glucose không đủ cho não gây ra đau đầu, mờ hoặc nhìn đôi, lú lẫn, kích động, co giật và hôn mê. +Bệnh nhân đái tháo đường trong thời gian dài có thể không biết về các đợt hạ đường huyết vì họ không còn có các triệu chứng của thần kinh tự chủ (không nhận biết được hạ đường huyết). +Trong các nghiên cứu trong điều kiện có kiểm soát, các triệu chứng tự chủ bắt đầu ở hoặc dưới mức đường huyết tương khoảng 60 mg / dL (3,3 mmol / L), trong khi các triệu chứng của hệ thần kinh trung ương xảy ra ở hoặc dưới mức đường huyết khoảng 50 mg / dL (2,8 mmol / L). +Tuy nhiên, các triệu chứng gợi ý hạ đường huyết là phổ biến hơn nhiều so với tình trạng của chính nó. +Ngược lại, những người có nồng độ glucose ở ngưỡng này có thể không có triệu chứng, trong khi những người có các triệu chứng gợi ý hạ đường huyết có thể có nồng độ glucose bình thường. +Chẩn đoán hạ đường huyết Đo mức đường huyết Ở bệnh nhân tiểu đường đang dùng insulin hoặc thuốc hạ đường huyết, mức đường huyết < 70 mg / dL (3,8 mmol / L) tương quan với các dấu hiệu lâm sàng phù hợp với hạ đường huyết. +Mức độ nặng của hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường dựa trên mức đường huyết và cần được hỗ trợ Hạ đường huyết cấp độ 1 (nhẹ): đường huyết < 70 mg / dL (< 3,8 mmol / L) nhưng ≥ 54 mg / dL (≥ 3 mmol / L) Hạ đường huyết mức độ 2 (trung bình): đường huyết < 54 mg / dL Hạ đường huyết cấp độ 3 (nặng): hạ đường huyết cần sự hỗ trợ của một người khác do thay đổi trạng thái tinh thần hoặc thể chất Ở những bệnh nhân không được điều trị tiểu đường, chẩn đoán rối loạn hạ đường huyết cần xác nhận bộ ba Whipple hoặc xác nhận lượng đường huyết thấp trong thời gian nhịn ăn. +Bộ ba của Whipple bao gồm Các triệu chứng của hạ đường huyết Mức đường huyết thấp (< 55 mg / dL) xảy ra tại thời điểm các triệu chứng xảy ra Giảm các triệu chứng khi cho dextrose hoặc đường khác Nếu bệnh nhân đến với các triệu chứng nghi hạ đường huyết, glucose huyết thanh nên được định lượng. +Nếu glucose bình thường, hạ đường huyết được loại trừ và nên xem xét các nguyên nhân khác của các triệu chứng. +Nếu glucose thấp bất thường và không xác định được nguyên nhân từ tiền sử (ví dụ: thuốc, suy tuyến thượng thận, suy dinh dưỡng nặng, suy nội tạng hoặc nhiễm trùng huyết), nên kiểm tra insulin huyết thanh, kháng thể insulin và mức sulfonylurea. +C-peptide và proinsulin được đo từ cùng một ống có thể phân biệt qua trung gian insulin với không qua trung gian insulin và phân biệt với hạ đường huyết sinh lý và có thể tránh được nhu cầu xét nghiệm thêm. +Trong thực tế, tuy nhiên, nó sẽ là bất thường khi bệnh nhân có các triệu chứng hạ đường huyết. +Chẩn đoán yêu cầu xét nghiệm máu được thực hiện tại thời điểm có các triệu chứng hoặc trong 72 giờ nhịn ăn. +Thử đường huyết tại nhà không đáng tin cậy để chẩn đoán hạ đường huyết và không có ngưỡng HbA1C rõ ràng để phân biệt hạ đường huyết kéo dài với nồng độ glucose bình thường. +Do vậy, cân thiết làm các thử nghiệm lâm sàng dựa trên xác xuất một rối loạn cơ bản có thể gây hạ đường huyết và các bệnh có thể đi kèm. +Để phân biệt giữa hạ đường huyết qua trung gian insulin và không qua trung gian insulin và để xác định căn nguyên của hạ đường huyết, có thể cần nhịn ăn 48 giờ hoặc 72 giờ. +Một nghiệm pháp nhịn đói 72 giờ được thực hiện dưới sự kiểm soát chặt chẽ là tiêu chuẩn để chẩn đoán. +Tuy nhiên, ở hầu hết các bệnh nhân với rối loạn hạ đường huyết, nghiệm pháp nhịn đói 48 giờ đủ để chẩn đoán và có thể không cần thực hiện nghiệm pháp nhịn đói 72 giờ. +Bệnh nhân chỉ uống đồ uống không năng lượng, không chứa cafein và đường huyết tương được đo lúc khám ban đầu, bất cứ khi nào các triệu chứng xảy ra, và 4 đến 6 giờ một lần hoặc 1 đến 2 giờ một lần nếu đường huyết giảm xuống dưới 70 mg / dL (3,8 mmol / L). +Nên đo insulin huyết thanh, C-peptide và proinsulin khi glucose huyết tương đồng thời < 55 mg / dL để phân biệt hạ đường huyết nội sinh với hạ đường huyết ngoại sinh (giả định). +Nghiệm pháp nhịn đói phải được ngừng sau 72 giờ nếu bệnh nhân không có các triệu chứng nào của hạ đường huyết và glucose vẫn bình thường, sẽ ngừng sớm hơn nếu glucose giảm xuống còn ≤ 45 mg / dL (≤ 2,5 mmol / L) khi có các triệu chứng của hạ đường huyết. +Các phép đo nhanh kết thúc bao gồm beta-hydroxybutyrate (phải thấp nếu nguyên nhân là do u tuyến), sulfonylurea huyết thanh để phát hiện hạ đường huyết do thuốc và glucose huyết tương sau khi tiêm glucagon đường tĩnh mạch để phát hiện sự gia tăng đặc điểm của u tuỵ nội tiết. +Độ nhạy, độ đặc hiệu, và giá trị dự đoán hạ đường huyết của phương pháp này chưa được báp cáo. +Điều trị hạ đường huyết là cung cấp glucose kết hợp với điều trị bệnh nền. +Không có giới hạn thấp nhất của glucose xác định rõ ràng hạ đường huyết trong nghiệm pháp hạ đường huyết. +Bình thường, phụ nữ có ngưỡng đường huyết lúc đói thấp hơn nam giới và mức glucose có thể hạ tới 50 mg / dL (2,8 mmol / L) mà không có triệu chứng. +Nếu không có triệu chứng hạ đường huyết trong 48 đến 72 giờ, bệnh nhân nên vận động mạnh trong khoảng 30 phút. +Nếu tình trạng hạ đường huyết vẫn không xảy ra, thì bệnh lý nội tuyến về cơ bản đã được loại trừ và xét nghiệm thêm thường không được chỉ định. +Ở những bệnh nhân bị tăng đường huyết sau ăn, có thể thực hiện đo đường huyết bằng que xét nghiệm ngón tay với xét nghiệm trong phòng thí nghiệm sau khi kích hoạt thức ăn. +Điều trị hạ đường huyết Uống đường hoặc truyền tĩnh mạch dextrose Đôi khi sử dụng glucagon tiêm Điều trị ở bệnh nhân dùng thuốc hạ đường huyết Điều trị ngay lập tức hạ đường huyết liên quan đến việc cung cấp glucose. +Những người có nguy cơ bị hạ đường huyết nên dùng glucagon hoặc dasiglucagon ở nhà và nơi khác, và các thành viên trong gia đình và những người đáng tin cậy nên được hướng dẫn cách xử trí các trường hợp cấp cứu hạ đường huyết. +Ở những bệnh nhân được điều trị bằng thuốc hạ đường huyết (insulin hoặc sulfonylurea), mức đường huyết < 70 mg / dL (< 3,8 mmol / L) được coi là hạ đường huyết và cần được điều trị để tránh giảm thêm đường huyết và hậu quả của hạ đường huyết. +Bệnh nhân có thể ăn hoặc uống có thể dùng nước trái cây, nước đường sucrose, hoặc dung dịch glucose, ăn kẹo hoặc thức ăn khác, hoặc nhai viên thuốc chứa glucose khi có triệu chứng. +Quy tắc 15 giây nên được tuân thủ để điều trị hạ đường huyết. +Thông thường nhất, hạ đường huyết có triệu chứng là một biến chứng của việc điều trị đái tháo đường bằng thuốc với thuốc hạ đường huyết uống (đặc biệt là sulfonylureas) và insulin. +Thông thường, nên uống 15 g glucose hoặc sucrose. +Bệnh nhân nên kiểm tra mức đường huyết sau 15 phút sau khi đưa vào glucose hoặc đường sucrose và ăn thêm 15 g nếu mức đường huyết không > 80 mg / dL (4,4 mmol / L). +Sau khi mức đường huyết cải thiện đến > 80 mg / dL, có thể ăn một bữa ăn nhẹ có chứa carbohydrate và protein phức hợp để ngăn mức đường huyết giảm trở lại. +Người lớn và trẻ em không ăn uống được có thể dùng glucagon 0,5 mg (< 25 kg thể trọng) hoặc 1 mg (≥ 25 kg) tiêm dưới da hoặc tiêm bắp. +Cũng có thể dùng thuốc xịt mũi glucagon, 3 mg hoặc dasiglucagon dưới da, 0,6 mg tiêm dưới da (có sẵn trong ống tiêm tự động). +Để xử trí hạ đường huyết trong bệnh viện, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể được dùng dung dịch dextrose 10% 2 đến 3 mL / kg tiêm tĩnh mạch tấn công. +Người lớn hoặc trẻ lớn hơn có thể được điều trị bằng 50% dextrose 50 đến 100 mL liều tấn công đường tĩnh mạch, có hoặc không truyền liên tục dung dịch dextrose 5 đến 10% đủ để giải quyết các triệu chứng. +Kết quả của glucogon phụ thuộc vào mức độ dự trữ glycogen trong gan; glucagon ít có tác dụng trên glucose huyết thanh ở những bệnh nhân nhịn đói hoặc hạ đường huyết trong một thời gian dài. +Tăng đường huyết có thể theo sau hạ đường huyết bởi vì ăn quá nhiều đường hoặc hạ đường huyết gây tăng đột biến hormone điều hoà ngược (glucagon, epinephrine, cortisol, GH). +Điều trị ở bệnh nhân không dùng thuốc hạ đường huyết Hạ đường huyết ở bệnh nhân không dùng insulin hoặc sulfonylurea cũng nên được điều chỉnh bằng đường uống, dextrose hoặc glucagon đường tĩnh mạch. +Hạ đường huyết có triệu chứng không liên quan đến điều trị đái tháo đường tương đôi hiếm, một phần vì cơ thể có cơ chế điều hoà rộng rãi với tình trạng hạ đường huyết. +Rối loạn chuyển hoá gây hạ đường huyết cũng cần phải điều trị. +Các tế bào đảo tuỵ và các tế bào u không phải đảo tuỵ cần được khu trú, sau đó loại bỏ bằng cách phẫu thuật lấy hoặc cắt một phần tuyến tuỵ; có khoảng 6% tái phát trong vòng 10 năm. +Diazoxide and octreotide có thể được dùng để kiểm soát các triệu chứng trong khi bệnh nhân chờ được phẫu thuật hoặc khi bệnh nhân từ chối phẫu thuật hoặc bệnh nhân có chống chỉ định phẫu thuật. +Hội chứng hạ đường huyết toàn thân không phải u tuỵ nội tiết (NIPH) thường là một chẩn đoán loại trừ sau khi tìm kiếm một khối u tế bào đảo nhưng không xác định được. +Diazoxide hoặc octreotide đã được sử dụng và phẫu thuật cắt một phần có thể được yêu cầu đối với các trường hợp khó chữa. +Bệnh nhân bị hạ đường huyết sau khi cắt bỏ dạ dày đôi khi có thể được điều trị bằng các bữa ăn thường xuyên ít carbohydrate, nhưng có thể cần các phương pháp điều trị khác như acarbose hoặc diazoxide. +Các loại thuốc gây ra hạ đường huyết, kể cả rượu phải được dừng lại. +Điều trị rối loạn di truyền và nội tiết, suy gan, suy thận, suy tim và nhiễm trùng huyết được trình bày ở phần khác. +Những điểm chính Ở những bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, hạ đường huyết là mức đường huyết < 70 mg / dL. +Nguyên nhân hạ đường huyết chủ yếu do dùng thuốc điều trị đái tháo đường (kể cả dùng lén); hiếm gặp u tiết insulin. +Tăng Glucagon and epinephrine phản ứng với tình trạng hạ đường huyết cấp tính và dường như là tuyến phòng thủ đầu tiên. +Để chẩn đoán rối loạn hạ đường huyết không phải do điều trị tiểu đường, cần có mức đường huyết thấp (< 55 mg / dL [< 3 mmol / L]) cộng với các triệu chứng hạ đường huyết đồng thời xảy ra khi dùng dextrose. +Nếu căn nguyên của hạ đường huyết không rõ ràng, hãy nhịn ăn 48 giờ hoặc 72 giờ với việc đo đường huyết tương đều đặn và bất cứ khi nào có triệu chứng. +định lượng insulin, C-peptide, and proinsulin ở thời điểm hạ đường huyết để phân biệt hạ đường huyết nội sinh hay nghoại sinh. +Điều trị bệnh nhân hạ đường huyết do insulin hoặc thuốc hạ đường huyết bằng đường uống hoặc đường tiêm và glucagon, tuỳ theo mức độ lâm sàng. +Ở những bệnh nhân bị hạ đường huyết không do insulin hoặc các thuốc hạ đường huyết khác, cho dùng glucose và glucagon và điều trị nguyên nhân bên trong. +Bệnh lý thần kinh do độc tố và Nguồn dinh dưỡng (Giảm thị lực do độc tố; Giảm thị lực do dinh dưỡng) Theo John J. Chen, MD, PhD, Mayo Clinic Đánh giá về mặt y tế Thg10 2022 Căn nguyên Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Tiên lượng Điều trị Những điểm chính Bệnh thần kinh thị giác nhiễm độc và dinh dưỡng dẫn đến giảm thị lực, được cho là kết quả của phản ứng do phá huỷ trong phần hốc mắt (bó hạt nhú) của dây thần kinh thị giác. +Chì, methanol, chloramphenicol, digoxin, ethambutol, và nhiều chất hoá học khác có thể gây tổn hại dây thần kinh thị giác. +Thiếu hụt protein và chất chống oxy hoá có thể là các yếu tố nguy cơ. +Triệu chứng và Dấu hiệu Ở những bệnh nhân bị bệnh thần kinh thị giác nhiễm độc hoặc dinh dưỡng, hiện tượng mờ và mờ thị lực thường phát triển trong vài ngày đến vài tuần. +Một ám điểm trung tâm hoặc cạnh trung tâm ban đầu dần dần mở rộng, thường liên quan đến cả sự định thị và điểm mù (ám điểm cạnh trung tâm), và dần ảnh hưởng thị lực. +Thị lực màu có thể mất đi không tương ứng với mất thị lực. +Có thể bị mù toàn bộ khi uống phải methanol, nhưng các nguyên nhân dinh dưỡng khác thường gây mất thị lực trung tâm đáng kể nhưng thường không mất thị lực hoàn toàn. +Những bất thường của võng mạc thường không xảy ra, tuy nhiên có thể tiến triển teo gai phía thái dương ở giai đoạn muộn. +Chẩn đoán Đánh giá chủ yếu về lâm sàng Tiền sử thiếu dinh dưỡng, phẫu thuật giảm béo hoặc tiếp xúc với chất độc hoặc hoá chất kết hợp với u xơ trung tâm hai bên điển hình (do tổn thương đĩa thị và các sợi của gai thị-điểm vàng) trên kiểm tra trường thị giác chứng minh cho việc điều trị. +Có thể do các yếu tố nhiễm độc và yếu tố dinh dưỡng và có thể là các yếu tố chưa được biết đến. +Chỉ định các xét nghiệm để tìm chì, methanol, nghi ngờ thiếu hụt dinh dưỡng, và các chất độc được nghi ngờ khác. +Khi thị thần kinh đã teo thì thị lực thường không hồi phục. +Điều trị Điều trị nguyên nhân của bệnh thần kinh thị giác Dụng cụ trợ thị Nguyên nhân của bệnh thần kinh thị giác của bệnh nhân được điều trị. +Nên dừng ngay lập tức tiếp xúc với chất độc hại. +Nên tránh rượu và các chất hoá học cũng như thuốc nguy cơ cao. +Liệu pháp Tạo phức được chỉ định trong ngộ độc chì. +Chạy thận, fomepizole, ethanol, hoặc kết hợp các phương pháp trên trong điều trị ngộ độc methanol. +Điều trị bằng vitamin B và / hoặc uống folate trước khi mất thị lực trở nên nghiêm trọng có thể đảo ngược tình trạng này khi thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân. +Việc sử dụng chất chống oxy hoá có thể được lý giải trên cơ sở lý thuyết; tuy nhiên, không có bằng chứng về hiệu quả, và nhóm đối tượng có nguy cơ cao cần được bổ sung các chất này cũng chưa được xác định. +Những điểm chính Bệnh thần kinh thị giác do nhiễm độc hoặc do dinh dưỡng là giảm thị lực thường do thuốc hoặc chất độc hoặc thiếu hụt dinh dưỡng gây ra, đặc biệt ở những người bị rối loạn sử dụng rượu hoặc ở những người đã trải qua phẫu thuật giảm cân. +Mất thị lực thường từ từ và từng phần, liên quan đến thị lực trung tâm. +Chẩn đoán chủ yếu là lâm sàng (ví dụ, ám điểm trung tâm hai bên, tiền sử gợi ý). +Điều trị nguyên nhân (ví dụ, ngưng tiếp xúc với thuốc hoặc độc tố, cải thiện dinh dưỡng). +Chẩn đoán dựa vào khai thác bệnh sử và đánh giá thị trường. +Điều trị là tránh các chất độc nghi ngờ và / hoặc cải thiện dinh dưỡng. +Căn nguyên Bệnh thần kinh thị giác nhiễm độc hoặc dinh dưỡng thường là hai bên và đối xứng. +Thiếu dinh dưỡng và thiếu hụt vitamin (ví dụ, vitamin B1 hoặc B12 hoặc folate) có thể là nguyên nhân, đặc biệt ở những bệnh nhân đã phẫu thuật bọng mỡ (1) và những người bị rối loạn sử dụng rượu. +Bệnh thần kinh thị giác do thuốc lá thực sự hiếm gặp. +Bệnh thần kinh thị giác dinh dưỡng có thể xảy ra với các rối loạn dinh dưỡng khác, chẳng hạn như hội chứng Strachan (bệnh đa dây thần kinh và viêm da cơ sinh dục). +Kiểu gen 1 thường gặp hơn kiểu gen 2, 3, 4, 5, và 6; nó chiếm từ 70 đến 80% các ca viêm gan C mạn tính ở Hoa Kỳ. +Viêm gan C cấp tính trở thành mạn tính ở khoảng 75% bệnh nhân. +Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC) ước tính, từ năm 2013 đến năm 2016 có khoảng 2,4 triệu người ở Mỹ bị nhiễm viêm gan C mạn tính (1). +Trên toàn thế giới, ước tính có 71 triệu người bị viêm gan C mạn tính (2). +Viêm gan C mạn tính tiến triển thành xơ gan ở 20 đến 30% bệnh nhân; xơ gan thường xuất hiện sau hàng thập kỷ. +Ung thư biểu m�� tế bào gan có thể là kết quả của xơ gan do HCV gây ra nhưng hiếm gặp ở bệnh nhân bị nhiễm mạn tính mà không bị xơ gan (không giống ở nhiễm HBV). +Có đến 20% bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu nhiễm HCV. +Thông thường, những phát hiện đầu tiên là dấu hiệu xơ gan (ví dụ: lách to, sao mạch, ban đỏ lòng bàn tay) hoặc các biến chứng của xơ gan (ví dụ: tăng áp lực tĩnh mạch cửa, cổ trướng, bệnh não). +Viêm gan C mạn tính đôi khi có liên quan với bệnh lichen phẳng, viêm mạch niêm mạc, viêm thận tiểu cầu, porphyria cutanea tarda, chứng cryoglobulin huyết, và, có thể, u lympho tế bào B không Hodgkin. +Các triệu chứng của chứng cryoglobulin huyết bao gồm mệt mỏi, đau cơ, đau khớp, bệnh thần kinh, viêm thận tiểu cầu và phát ban (chứng mày đay, nổi mề đay, ban xuất huyết, viêm mạch huỷ bạch cầu); chứng cryoglobulin huyết không triệu chứng thường gặp hơn. +Sàng lọc viêm gan C mạn tính Nên sàng lọc thường quy, một lần cho tất cả những người ≥ 18 tuổi, bất kể có yếu tố nguy cơ hay không. +Cần nghĩ đến chẩn đoán viêm gan C mạn tính ở bệnh nhân có bất kỳ trong số các biểu hiệu sau: Các triệu chứng và dấu hiệu gợi ý Tăng nồng độ aminotransferase bất ngờ Trước đây được chẩn đoán viêm gan cấp tính Chẩn đoán được khẳng định bằng cách tìm anti-HCV dương tính và HCV RNA dương tính ≥ 6 tháng sau lây nhiễm đầu tiên (xem bảng Huyết thanh học viêm gan C). +Bảng Sinh thiết gan hiếm khi được sử dụng trong viêm gan C và đã được thay thế bằng hình ảnh không xâm lấn (ví dụ: siêu âm đàn hồi, chụp đàn hồi cộng hưởng từ) và các chất chỉ điểm xơ hoá trong huyết thanh, cũng như các hệ thống tính điểm xơ hoá dựa trên các dấu hiệu huyết thanh học. +Kiểu gen HCV được xác định trước khi điều trị vì kiểu gen ảnh hưởng đến tiến trình, thời gian và sự thành công của điều trị. +Bệnh thường không có triệu chứng cho đến khi các biểu hiện của bệnh gan mạn tính xuất hiện. +Phát hiện và định lượng HCV RNA được sử dụng để giúp chẩn đoán viêm gan C và để đánh giá đáp ứng với điều trị trong và sau điều trị. +Đối với hầu hết các xét nghiệm HCV RNA định lượng hiện có, giới hạn phát hiện thấp hơn là khoảng < 12 đến 15 IU / mL, tuỳ thuộc vào xét nghiệm. +Nếu xét nghiệm định lượng không có mức nhạy đó thì có thể sử dụng xét nghiệm định tính. +Các xét nghiệm định tính có thể phát hiện ra mức HCV RNA rất thấp, thường là < 10 IU / mL và cho kết quả là dương tính hoặc âm tính. +Các xét nghiệm định tính có thể được sử dụng để khẳng định chẩn đoán viêm gan C hoặc đáp ứng vi-rút bền vững (SVR), được định nghĩa là không phát hiện được HCV-RNA ở tuần thứ 12 sau điều trị. +Nên thực hiện các xét nghiệm khác để đánh giá chức năng gan; chúng bao gồm albumin huyết thanh, bilirubin, số lượng tiểu cầu và thời gian prothrombin / tỷ lệ chuẩn hoá quốc tế (PT / INR). +Bệnh nhân cần được xét nghiệm HIV và viêm gan B bởi vì cơ chế lây nhiễm của những bệnh này là tương tự. +Nếu các triệu chứng hoặc dấu hiệu của chứng cryoglobulin huyết xuất hiện trong thời gian viêm gan C mạn tính, cần đo nồng độ cryoglobulin và yếu tố dạng thấp khớp; yếu tố dạng thấp khớp ở mức cao và bổ thể ở mức thấp gợi ý về chứng cryoglobulin huyết. +Sàng lọc các biến chứng Những bệnh nhân nhiễm HCV mạn tính và bị xơ hoá tiến triển hoặc xơ gan cần được khám 6 tháng một lần để sàng lọc ung thư tế bào gan bằng siêu âm và đo alpha-fetoprotein trong huyết thanh, mặc dù tính hiệu quả về chi phí của phương pháp này, đặc biệt là đo alpha-fetoprotein trong huyết thanh, vẫn còn tranh cãi. +Chẩn đoán được khẳng định bằng cách tìm anti-HCV dương tính và HCV RNA dương tính ≥ 6 tháng sau lây nhiễm đầu tiên. +Tiên lượng viêm gan C mạn tính Tiên lượng phụ thuộc vào việc bệnh nhân có đáp ứng vi-rút bền vững (SVR) hay không, tức là không phát hiện HCV RNA ở thời điểm 12 tuần sau khi kết thúc điều trị. +Những bệnh nhân có SVR > 99% khả năng duy trì HCV RNA âm tính và thường được coi là được chữa khỏi. +Gần 95% bệnh nhân có SVR đã cải thiện kết quả trên mô học, bao gồm xơ hoá và chỉ số hoạt động trên mô học; ngoài ra, nguy cơ tiến triển thành xơ gan, suy gan và tử vong do gan cũng giảm đi. +Ở những bệnh nhân bị xơ gan và tăng áp lực tĩnh mạch cửa những và bệnh nhân được điều trị bằng phác đồ interferon, SVR đã được chứng minh là làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa và làm giảm đáng kể nguy cơ mất bù gan, tử vong do gan, tử vong do mọi nguyên nhân và ung thư biểu mô tế bào gan (1). +Đối với viêm gan C mạn tính, điều trị được khuyến cáo cho tất cả các bệnh nhân, ngoại trừ những người có tuổi thọ ngắn do mắc đồng thời nhiều bệnh lý mà không thể điều trị bằng liệu pháp HCV, ghép gan hoặc một liệu pháp được chỉ dẫn khác. +Mục tiêu của điều trị là loại bỏ vĩnh viễn HCV RNA (tức là SVR), có liên quan đến việc bình thường hoá vĩnh viễn nồng độ aminotransferase và hạn chế tiến triển trên mô học. +Kết quả điều trị thuận lợi hơn ở những bệnh nhân ít xơ hoá hơn so với những bệnh nhân bị xơ gan. +Điều trị là bằng các loại thuốc kháng vi-rút tác động trực tiếp; có thể loại bỏ vĩnh viễn RNA vi-rút. +Tính đến cuối năm 2013, tất cả các kiểu gen đều được điều trị bằng pegylated interferon alfa cộng với ribavirin. +Hiện nay, phác đồ điều trị bằng interferon không còn được sử dụng nữa và ribavirin không còn được coi là thuốc ưu tiên và chỉ được sử dụng trong các phác đồ thay thế. +Hiện nay, tất cả các bệnh nhân đều được điều trị bằng thuốc kháng vi-rút tác động trực tiếp (DAA) ảnh hưởng đến các đích HCV cụ thể, chẳng hạn protease hoặc polymerase (xem thêm HCV kiểu gen 1 và HCV kiểu gen 2,3,4,5 và 6). +Xem bảng Thuốc kháng vi rút tác dụng trực tiếp để điều trị HCV và liệu pháp phối hợp DAA để điều trị HCV. +Ngọc trai & cạm bẫy Phác đồ điều trị bằng interferon không còn được sử dụng để điều trị viêm gan C mạn tính, và ribavirin chỉ được sử dụng trong một số phác đồ thay thế. +Bảng DAA không được sử dụng dưới dạng thuốc đơn mà được sử dụng trong các tổ hợp thuốc cụ thể để tối đa hoá hiệu quả. +Bảng Những khuyến cáo hiện nay về điều trị HCV đang thay đổi nhanh chóng. +Cập nhật hướng dẫn về viêm gan C 2019: Các khuyến nghị của AASLD–IDSA về xét nghiệm, xử trí và điều trị nhiễm vi rút viêm gan C có sẵn trực tuyến, được cập nhật thường xuyên. +Xơ gan mất bù do viêm gan C là bệnh lý thường được chỉ định ghép gan nhất tại Mỹ. +HCV tái phát gần như tất cả trong mô ghép. +(Xem thêm Nguyên nhân gây viêm gan, Tổng quan về viêm gan mạn tính, và Viêm gan C cấp tính.) +Trước khi sử dụng DAA, khả năng sống sót của bệnh nhân và của mô ghép ít thuận lợi hơn so với khi cấy ghép được thực hiện cho các chỉ định khác. +Tuy nhiên, khi sử dụng DAA, tỷ lệ SVR ở những bệnh nhân đã được ghép gan vượt quá 95% dù họ có bị xơ gan hay không. +Do tỷ lệ SVR rất cao nên cấy ghép các cơ quan dương tính với viêm gan C đang được thực hiện ngày càng nhiều, đặc biệt là trong số những người nhận cũng dương tính với viêm gan C, do đó cần mở rộng nhóm người hiến tặng tiềm năng. +Nếu người nhận và người hiến tặng đều dương tính với viêm gan C thì có thể hoãn điều trị cho đến khi ghép xong. +Do đó, có thể tránh được một đợt điều trị tiền cấy ghép không cần thiết. +Phác đồ sofosbuvir / velpatasvir, elbasvir / grazoprevir hoặc glecaprevir / pibrentasvir hiện được coi là có hồ sơ an toàn tốt và có hiệu quả ở bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn cuối, bao gồm cả bệnh nhân chạy thận nhân tạo. +Điều trị viêm gan C ở bệnh nhân xơ gan mất bù cần được thực hiện có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa gan, tốt nhất là ở một trung tâm ghép gan. +Phác đồ điều trị HCV bao gồm thuốc ức chế protease (những loại thuốc có đuôi - previr) không nên được sử dụng ở bệnh nhân xơ gan mất bù vì mức độ thuốc ức chế protease tăng lên ở bệnh nhân rối loạn chức năng gan. +Tái phát viêm gan B dẫn đến suy gan và tử vong đã được báo cáo trong hoặc sau khi điều trị HCV bằng DAA. +Do đó, tất cả các bệnh nhân bị viêm gan C đang điều trị bằng DAA cần được kiểm tra xem có bằng chứng viêm gan B mạn tính hoặc viêm gan B trước đó hay không; các xét nghiệm nên bao gồm tất cả trong số những xét nghiệm sau: Kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HBsAg) Kháng thể bề mặt viêm gan B (anti-HBs) Kháng thể IgG kháng lõi viêm gan B (IgG anti-HBc) Các bệnh nhân bị viêm gan B mạn tính hoặc có bằng chứng bị viêm gan B trước đó cần được theo dõi để xem có tái phát trong và sau khi điều trị HCV hay không, và liệu pháp kháng vi-rút HBV cần được xem xét trong quá trình điều trị HCV. +HCV kiểu gen 1 Kiểu gen 1 kháng điều trị truyền thống bằng liệu pháp kép kết hợp giữa pegylated interferon-alpha và ribavirin hơn so với các kiểu gen khác. +Tuy nhiên, hiện nay với việc sử dụng phác đồ thuốc kháng vi-rút tác động trực tiếp (DAA) không interferon, tỷ lệ SVR đã tăng từ < 50% đến ≥ 95%. +Phác đồ ưu tiên cho HCV kiểu gen 1 bao gồm Ledipasvir / sofosbuvir Elbasvir / grazoprevir Velpatasvir / sofosbuvir Glecaprevir / pibrentasvir Dùng phối hợp liều cố định gồm ledipasvir 90 mg / sofosbuvir 400 mg đường uống một lần / ngày trong 8 đến 12 tuần, tuỳ theo tiền sử điều trị trước đó, tải lượng vi-rút trước điều trị và mức độ xơ hoá gan. +Dùng phối hợp liều cố định gồm elbasvir 50 mg / grazoprevir 100 mg đường uống một lần / ngày kèm hoặc không kèm ribavirin 500 - 600 mg đường uống 2 lần / ngày trong 12 đến 16 tuần tuỳ theo tiền sử điều trị trước đó, mức độ xơ hoá gan, và, ở bệnh nhân có kiểu gen 1a, sự xuất hiện hoặc không xuất hiện các biến thể kháng elbasir liên quan đến kháng NS5A cơ sở. +Dùng phối hợp liều cố định gồm velpatasvir 100 mg / sofosbuvir 400 mg đường uống một lần / ngày trong 12 tuần. +Dùng phối hợp liều cố định gồm glecaprevir 300 mg / pibrentasvir 120 mg đường uống một lần / ngày trong 8 đến 16 tuần, tuỳ thuộc vào tiền sử điều trị trước đó và mức độ xơ hoá gan. +Ribavirin thường dung nạp tốt nhưng thường gây thiếu máu do tiêu máu; nên giảm liều nếu hemoglobin giảm xuống < 10 g / dL (100 g / L). +Ribavirin gây quái thai ở cả nam lẫn nữ, phải sử dụng các biện pháp tránh thai trong quá trình điều trị và trong 6 tháng sau điều trị. +Có 6 kiểu gen chính của vi-rút viêm gan C (HCV), mỗi kiểu lại đáp ứng điều trị khác nhau. +Những điểm chính 75% bệnh nhân viêm gan C cấp tính chuyển thành mạn tính và viêm gan mạn tính này dẫn đến xơ gan ở 20 đến 30% bệnh nhân; một số bệnh nhân bị xơ gan tiến triển thành ung thư biểu mô tế bào gan. +Chẩn đoán được khẳng định bằng cách tìm anti-HCV dương tính và HCV RNA dương tính. +Việc điều trị thay đổi theo kiểu gen nhưng bao gồm sử dụng một hoặc nhiều loại thuốc kháng vi-rút tác động trực tiếp, đôi khi kèm theo ribavirin. +Pegylated interferon không còn được khuyến nghị trong điều trị viêm gan C mạn tính. Các phương pháp điều trị mới có thể loại bỏ vĩnh viễn HCV RNA ở > 95% bệnh nhân. +Bệnh nhân bị xơ gan mất bù cần được điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa gan, và không nên sử dụng các phác đồ chứa thuốc ức chế protease. +Jointly issued guidance from the American Association for the Study of Liver Disease (AASLD) and the Infectious Disease Society of America (IDSA): Recommendations for Testing, Managing, and Treating Hepatitis C Virus Infection: Up-to-date, peer-reviewed, unbiased, evidence-based Bắt đầu điều trị HCV khi nào và với ai: Khám phá các lợi ích lâm sàng của việc chữa khỏi bệnh viêm gan C và điều trị xơ hoá sớm, tầm quan trọng của việc đánh giá trước khi điều trị và cân nhắc trong các quần thể cụ thể; tổng quan về chi phí, bồi hoàn và hiệu quả chi phí cho phác đồ điều trị viêm gan C Sàng lọc nhiễm vi-rút viêm gan C ở thanh thiếu niên và người lớn: Khám phá tầm quan trọng của sàng lọc, đánh giá rủi ro, sử dụng các xét nghiệm sàng lọc bao gồm khoảng thời gian và điều trị; bằng chứng hỗ trợ được cung cấp +Loạn sản vách thị giác (Hội chứng Morsier) Theo Stephen J. Falchek, MD, Nemours / Alfred I. duPont Hospital for Children Đánh giá về mặt y tế Thg12 2018 Chẩn đoán Điều trị Nguồn chủ đề Polymicrogyria với loạn sản... Loạn sản thần kinh thị giác là một rối loạn chức năng của não trước xảy ra vào cuối tháng đầu của thai kỳ và bao gồm chứng loạn sản thần kinh thị giác, không có vách ngăn não thất (các màng ngăn cách 2 mặt trước của não thất) và suy tuyến yên. +Mặc dù có nhiều nguyên nhân, bất thường của một gen đặc biệt (HESX1) đã được tìm thấy ở một số trẻ em bị chứng loạn sản vách thị giác. +Triệu chứng loạn sản thần kinh thị giác có thể bao gồm giảm thị lực ở một hoặc cả hai mắt, rung giật nhãn cầu, lác và rối loạn nội tiết (bao gồm thiếu hormone tăng trưởng, suy giáp, suy thượng thận, đái tháo đường và suy nhược thần kinh). +Mặc dù một số trẻ có trí thông minh bình thường, nhiều người có khuyết tật về học tập, khuyết tật về trí tuệ, bại não, hoặc chậm phát triển khác. +Chẩn đoán loạn sản vách ngăn thần kinh thị giác MRI Chẩn đoán loạn sản thận bằng sinh thiết. +Tất cả trẻ em được chẩn đoán mắc chứng dị thường này nên được tầm soát các bất thường nội tiết tuyến yên và rối loạn chức năng phát triển. +Việc sử dụng siêu âm thai nhi ngày càng tăng, có thể phát hiện sự vắng mặt của vách ngăn niêm mạc và tăng kích thước tâm thất, tiếp theo là MRI thai nhi, thêm vào việc phát hiện sớm dị tật này. +Điều trị loạn sản vách ngăn thần kinh thị giác Chăm sóc hỗ trợ Thay thế hormon tuyến yên Điều trị hỗ trợ, bao gồm liệu pháp thay thế hormon tuyến yên thiếu hụt. +Nhiễm khuẩn tiết niệu (UTI) ở trẻ em Theo Geoffrey A. Weinberg, MD, Golisano Children ’ s Hospital Đánh giá về mặt y tế Thg9 2021 Căn nguyên Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Tiên lượng Điều trị Những điểm chính Thông tin thêm Nguồn chủ đề Các mức độ trào ngược bàng... Nhiễm khuẩn tiết niệu (UTI) được xác định bởi ≥ 5 × 10 4 các khuẩn lạc / mL trong mẫu nước tiểu đã được thông báo hoặc, ở trẻ lớn hơn, bằng mẫu lặp lại với ≥ 10 5 khuẩn lạc / mL. +(Với người lớn, xem Giới thiệu về Nhiễm trùng đường niệu [UTI].) +Thuốc kháng sinh được cho là bắt đầu ở tất cả trẻ em có biểu hiện nhiễm độc và ở trẻ em không bị nhiễm độc có khả năng nhiễm trùng tiểu (esterase bạch cầu dương tính, nitrit hoặc pyuria). +Những người khác có thể chờ đợi kết quả của nước tiểu, điều quan trọng cho cả việc xác nhận chẩn đoán UTI và mang lại kết quả nhạy cảm với kháng sinh (1). +Ở trẻ nhũ nhi và trẻ em > 2 tháng tuổi có biểu hiện nhiễm trùng nhiễm độc, mất nước, hoặc không có khả năng uống, thì kháng sinh đường tiêm được sử dụng, thường là cephalosporin thế hệ thứ 3 (ví dụ: ceftriaxone 75 mg / kg đường tĩnh mạch / tiêm bắp 24 giờ một lần, cefotaxime 50 mg / kg đường tĩnh mạch, 6 hoặc 8 giờ một lần). +Một cephalosporin thế hệ 1 (ví dụ cefazolin) có thể được sử dụng nếu các mầm bệnh địa phương điển hình được biết là nhạy cảm. +Aminoglycosid (ví dụ, gentamicin), mặc dù có thể độc hại ở thận, có thể có ích trong các UTI phức tạp (ví dụ như bất thường đường tiểu, sự có mặt của catheter trong cơ thể, UTI tái diễn) để điều trị các chủng gram âm có khả năng kháng Pseudomonas. +Nếu cấy máu âm tính và đáp ứng lâm sàng tốt, dùng kháng sinh đường uống thích hợp (ví dụ cefixime, cephalexin, trimethopri m/s ulfamethoxazole [TMP / SMX], amoxicillin / clavulanic acid, hoặc đối với một số trẻ em như nhóm > 1 tuổi với UTI phức tạp gây ra bởi kháng đa kháng E. coli, P. aeruginosa, hoặc các vi khuẩn gram âm khác, một fluoroquinolone) được chọn dựa trên độ nhạy cảm kháng khuẩn có thể được sử dụng để hoàn thành quá trình điều trị từ 7 đến 10 ngày. +Đáp ứng lâm sàng kém (ví dụ: sốt kéo dài > 72 giờ) gợi ý một sự kháng hoặc tổn thương tắc nghẽn và cần đánh giá khẩn cấp bằng siêu âm và lặp lại việc nuôi cấy nước tiểu. +Ở trẻ nhũ nhi không có dấu hiệu mất nước, nhiễm trùng nhiễm độc và trẻ có thể uống được, kháng sinh đường uống có thể được ban đầu. +Thuốc được lựa chọn là TMP / SMX 5 đến 6 mg / kg (của thành phần TMP) 2 lần / ngày. +Các lựa chọn thay thế bao gồm cephalosporins như cefixime 8 mg / kg một lần một ngày, cephalexin 25 mg / kg 4 lần một ngày, hoặc amoxicillin / clavulanic acid 15 mg / kg 3 lần một ngày Phương pháp trị liệu được thay đổi dựa trên kết quả của cấy và mức nhạy cảm với kháng sinh. +Căn nguyên của UTI ở trẻ em Đến 6 tuổi, từ 3 đến 7% trẻ gái và từ 1 đến 2% trẻ em trai bị nhiễm trùng đường tiểu. +Điều trị thường là từ 7 đến 10 ngày, mặc đù liệu pháp ngắn hơn đang được đánh giá hiệu quả. +Điều trị có thể kéo dài đến 14 ngày nếu cho rằng có viêm thận bể thận và đáp ứng lâm sàng chậm. +Việc phân tích nước tiểu hoặc cấy nước tiểu lặp lại định kỳ là không cần thiết trừ khi hiệu quả không rõ ràng về mặt lâm sàng. +Trào ngược bàng quang niệu quản Từ lâu người ta đã nghĩ rằng dự phòng kháng sinh làm giảm UTI tái phát và ngăn ngừa tổn thương thận và nên được bắt đầu sau lần UTI sốt đầu tiên hoặc thứ hai ở trẻ có VUR. +Tuy nhiên, kết luận này không dựa trên các thử nghiệm lâu dài, có đối chứng giả dược (điều quan trọng là vì nó đã được quan sát thấy rằng nhiều VUR giảm dần theo thời gian khi trẻ trưởng thành). +Một thử nghiệm lớn, có kiểm soát, Cuộc thử nghiệm ngẫu nhiên có can thiệp đối với trẻ em bị trào ngược bàng quan niệu quản (RIVUR) (2), đã chỉ ra rằng dự phòng kháng sinh sử dụng TMP / SMX làm giảm UTI tái phát 50% (từ 25% đến 13%) so với giả dược nhưng không có sự khác biệt về tỷ lệ sẹo thận ở trong 2 năm (8% ở mỗi nhóm). +Ngoài ra, trẻ em trong giai đoạn thử nghiệm đã phát triển UTI trong khi dùng kháng sinh dự phòng gấp 3 lần khả năng bị nhiễm vi khuẩn kháng thuốc. +Tuy nhiên, do thời gian theo dõi 2 năm có thể quá ngắn để có kết luận chắc chắn về phòng ngừa sẹo thận, nghiên cứu bổ sung có thể cho thấy rằng dự phòng kháng sinh sẽ cung cấp một số biện pháp bảo vệ thận nhưng có nguy cơ nhiễm trùng kháng thuốc nhiều hơn. +Như vậy, chiến lược tối ưu vẫn còn chưa chắc chắn. +Độ tuổi đỉnh mắc UTI có hai đỉnh, với một đỉnh là ở tuổi nhũ nhi và đỉnh khác ở độ tuổi từ 2 đến 4 tuổi (vào thời điểm hướng dẫn đi vệ sinh cho nhiều trẻ em). +Tuy nhiên, đối với trẻ em có cấp IV hoặc V VUR, nên thường xuyên được khuyên nên sửa chữa mở hoặc tiêm nội soi các thuốc ức chế đa phân tử, thường cùng với điều trị dự phòng kháng sinh cho đến khi việc sửa chữa hoàn thiện. +Đối với trẻ em có mức độ VUR thấp hơn, cần phải nghiên cứu thêm. +Vì các biến chứng về thận không có khả năng xảy ra sau khi chỉ có một hoặc hai lần UTI, trong khi chờ đợi nghiên cứu, một chiến lược điều trị được chấp thuận tiếp theo có thể là theo dõi chặt chẽ trẻ em mắc phải UTI, điều trị chúng khi chúng xảy ra và sau đó xem xét lại điều trị dự phòng kháng sinh ở những trẻ bị nhiễm trùng tái phát (đặc biệt là đối với những người bị nhiễm trùng tiểu do sốt tái phát, VUR nặng hơn, hoặc rối loạn chức năng ruột hoặc rối loạn chức năng bàng quang). +Tỷ lệ nữ: nam từ 1:1 đến 1:4 trong 2 tháng đầu đời (ước tính có thể khác nhau, có thể là do tỷ lệ khác nhau của nam giới không cắt bao quy đầu trong các nhóm nghiên cứu và việc loại trừ các trẻ nhũ nhi có các dị tật bây giờ được chẩn đoán phổ biến hơn trong tử cung bằng siêu âm trước khi sinh). +Những điểm chính UTI ở trẻ em thường có liên quan đến các bất thường về đường niệu như tắc nghẽn, bàng quang thần kinh, và niệu quản đôi. +Tuổi đỉnh mắc UTI là hai đỉnh, một đỉnh ở giai đoạn nhũ nhi và đỉnh khác thường ở thời điểm tập đi vệ sinh cho nhiều trẻ. +E. coli gây ra UTI ở tất cả các nhóm tuổi trẻ; các nguyên nhân còn lại thường là vi khuẩn đường ruột gram âm (ví dụ, Klebsiella, P. mirabilis, P. aeruginosa); các vi khuẩn Gram dương liên quan thường là enterococci nhóm D và Staphylococci Coagulase âm tính (ví dụ, S. saprophyticus). +Trẻ sơ sinh và trẻ em < 2 tuổi có các triệu chứng và dấu hiệu không đặc hiệu (ví dụ: bú kém, tiêu chảy, chậm lớn, nôn mửa) có thể bị nhiễm trùng tiểu; trẻ em > 2 tuổi thường xuất hiện với các triệu chứng và dấu hiệu của viêm bàng quang hoặc viêm thận bể thận. +Kháng sinh được bắt đầu một cách giả định ở tất cả các trẻ em có biểu hiện nhiễm trùng nhiễm độc và ở trẻ không biểu hiện nhiễm trùng nhiễm độc có bằng chứng về xét nghiệm leucocyte esterase dương tính hoặc test nitrit dương tính, hoặc soi vi thể có bạch cầu niệu. +Đ��i với trẻ em có trào ngược dòng nước tiểu mức độ cao (VUR), dự phòng kháng sinh được dùng cho đến khi được điều trị phẫu thuật; với các loại VUR cấp độ thấp, lợi ích của kháng sinh dự phòng là không rõ ràng và theo dõi chặt chẽ đối với UTI tái phát có thể là một chiến lược quản lý có thể chấp nhận được đối với từng trẻ. +Tỷ lệ nữ: nam tăng nhanh theo độ tuổi, khoảng 2:1 giữa 2 tháng đến 1 tuổi, 4:1 trong năm thứ 2, và > 5:1 sau 4 tuổi. +Ở trẻ gái, nhiễm trùng thường tăng dần và ít gây ra bệnh nhiễm trùng máu hơn. +Tỷ lệ nữ vượt trội ở thời thơ ấu được cho là do niệu đạo nữ ngắn hơn và cắt da qui đầu cho nam giới. +Yếu tố nguy cơ ở trẻ nhỏ bao gồm Các dị tật và tắc nghẽn của đường tiết niệu Đẻ non Catheter niệu đạo Ở nam giới, không cắt bao quy đầu Trào ngược bàng quang niệu quản mức cao Các yếu tố nguy cơ khác ở trẻ nhỏ bao gồm táo bón và bệnh Hirschsprung. +Yếu tố nguy cơ ở trẻ lớn hơn bao gồm Bệnh tiểu đường Chấn thương Ở nữ giới, quan hệ tình dục Bất thường ở đường tiết niệu ở trẻ em Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em là một dấu hiệu của những bất thường về đường niệu có thể xảy ra (ví dụ như tắc nghẽn, bàng quang thần kinh, niệu quản đôi); những bất thường này đặc biệt có khả năng dẫn đến nhiễm trùng tái phát nếu trào ngược bàng quang niệu quản (VUR) có mặt. +Khoảng 20 đến 30% trẻ sơ sinh và trẻ em từ 12 đến 36 tháng tuổi có UTI có VUR. +Ở trẻ nhỏ, UTI thường kết hợp với bất thường về giải phẫu. +Trẻ nhỏ hơn mắc UTI lần đầu tiên, thì khả năng xảy ra VUR càng cao. +VUR được phân loại theo mức độ (xem Bảng: Các mức độ trào ngược bàng quang niệu quản *). +UTI tái phát liên quan rõ ràng với VUR, đặc biệt là VUR ở các mức cao hơn. +Sự kết hợp này có thể là do hai yếu tố - VUR có xu hướng nhiễm trùng và các bệnh nhiễm trùng tái phát có thể làm VUR trở nên tồi tệ hơn. +Sự đóng góp tương đối của mỗi yếu tố ở trẻ bị UTI tái phát là không rõ ràng. +Trẻ bị trào ngược nặng có thể có nguy cơ cao bị cao huyết áp và suy thận (do nhiễm trùng nhiều lần và viêm thận mạn tính), nhưng bằng chứng không phải là khẳng định (xem điều trị VUR). +Bảng Các mức độ trào ngược bàng quang niệu quản * Mức độ Đặc điểm I Chỉ có niệu quản có liên quan, nhưng không kèm bể thận. +II Trào ngược đạt đến mức bể thận, nhưng các đài thận không giãn ra. +III Niệu quản và bể thận bị giãn, với mức tổi thiểu hoặc không có các dấu hiệu giãn đài thận. +IV Sự giãn nở gia tăng, và góc cạnh của đài thận bị mờ. +UTI có thể gây sốt, chậm lẫy, đau góc sườn, và các dấu hiệu nhiễm trùng máu, đặc biệt ở trẻ nhỏ. +V Niệu quản, bể thận và đài thận giãn lớn. +Áp lực của nhú thận bị mất. +* Theo định nghĩa của Uỷ ban Nghiên cứu Tán xạ Quốc tế. +Căn nguyên vi sinh vật Nhiều sinh vật gây nhiễm trùng đường tiểu trong các vị trí bất thường về mặt giải phẫu đường tiết niệu. +Trong các đường tiết niệu tương đối bình thường, các mầm bệnh phổ biến nhất là Các chủng Escherichia coli với các yếu tố gắn kết đặc hiệu cho biểu mô chuyển tiếp của bàng quang và niệu quản E. coli gây nên > 80 đến 90% UTI ở tất cả các nhóm tuổi trẻ em. +Nguyên nhân còn lại là các vi khuẩn gram âm khác, đặc biệt là Klebsiella, Proteus mirabilis, và Pseudomonas aeruginosa. +Enterococci và staphylococci coagulase ví dụ, Staphylococcus saprophyticus) là những sinh vật Gram dương liên quan nhất. +Nấm và mycobacteria là những nguyên nhân hiếm gặp, xảy ra ở những người bị suy giảm miễn dịch. +Adenoviruses hiếm khi gây UTI, và khi chúng xảy ra, rối loạn chủ yếu là viêm bàng quang xuất huyết, cũng chủ yếu là trong các máy tính bị suy giảm miễn dịch. +Các triệu chứng và dấu hiệu của nhiễm trùng tiểu ở trẻ em Ở trẻ sơ sinh, các triệu chứng và dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu không đặc hiệu và bao gồm ăn kém, tiêu chảy, chậm lớn, nôn, vàng da nhẹ (thường là tăng bilirubin trực tiếp), hôn mê, sốt và hạ thân nhiệt. +Nhiễm khuẩn sơ sinh Có thể phát triển. +Trẻ nhũ nhi và trẻ em < 2 tuổi mắc nhiễm khuẩn tiết niệu cũng c�� thể có các dấu hiệu cục bộ nghèo nàn, chẳng hạn như sốt, các triệu chứng đường tiêu hoá (ví dụ, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng), hoặc nước tiểu có mùi hôi. +Khoảng 4 đến 10% trẻ sốt cao mà không có dấu hiệu khu trú mắc UTI. +Ở trẻ > 2 tuổi, hình ảnh cổ điển của viêm bàng quang hoặc viêm thận bể thận có thể xảy ra. +Các triệu chứng của viêm bàng quang gồm có bí tiểu, tiểu nhiều, tiểu máu, bí tiểu, đau dưới mu, cấp tính, ngứa, tiểu không kiểm soát, nước tiểu có mùi hôi, và đái dầm. +Các triệu chứng của viêm cầu thận bao gồm sốt cao, ớn lạnh, đau cột sống và đau nhức. +Khám lâm sàng cho thấy những bất thường về đường tiểu có liên quan đến bụng bao gồm khối u bụng, thận lớn, bất thường của niệu đạo, và các dấu hiệu dị tật tuỷ sống dưới. +Lực giảm đi của dòng nước tiểu có thể là đầu mối duy nhất về việc có tắc nghẽn hoặc bàng quang thần kinh. +Chẩn đoán UTI ở trẻ em Phân tích nước tiểu và cấy nước tiểu Thông thường hình ảnh đường niệu (Xem thêm Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ '2011 và 2016 hướng dẫn thực hành chẩn đoán và quản lý UTI ban đầu ở trẻ sốt và trẻ từ 2 đến 24 tháng tuổi.) +Các xét nghiệm nước tiểu Chẩn đoán đáng tin cậy về nhiễm trùng đường tiểu đòi hỏi phải có bạch cầu niệu khi phân tích nước tiểu và nuôi cấy vi khuẩn dương tính trong nước tiểu, trước khi dùng kháng sinh. +Các nghiên cứu tiếp theo về đường tiết niệu đã được thực hiện. +Chẩn đoán UTI có thể xảy ra có thể do hiện tượng bạch cầu niệu khi phân tích nước tiểu, trong khi kết quả nuôi cấy đang chờ xử lý. +Hầu hết các bác sĩ lâm sàng đều lấy nước tiểu qua catheter qua niệu đạo ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ, chọc hút dưới mu cho trẻ trai hẹp niệu đạo từ vừa đến nặng. +Cả hai thủ thuật này đều đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật, nhưng việc đặt ống thông ít xâm lấn hơn, an toàn hơn một chút, và có độ nhạy 95% và đặc hiệu 99% so với chọc hút dưới mu. +Mẫu lấy từ túi đựng không đáng tin cậy và không nên dùng để chẩn đoán. +Kết quả cấy nước tiểu được giải thích dựa trên số khuẩn lạc. +Nếu nước tiểu thu được bằng cách đặt catheter hoặc chọc hút dưới mu, ≥ 5 × 10 4 các khuẩn lạc / mL thường định nghĩa là UTI. +Mẫu thuần giữ sạch sẽ, lấy giữa dòng là có ý nghĩa khi số khuẩn lạc của một mầm bệnh đơn lẻ (ví dụ, không phải là tổng số vi khuẩn trộn lẫn) là ≥ 10 5 khuẩn lạc / mL. +Tuy nhiên, đôi khi trẻ có triệu chứng có thể bị UTI mặc dù số lượng khuẩn lạc thấp hơn trên nuôi cấy nước tiểu. +Nước tiểu cần được kiểm tra bằng cách phân tích nước tiểu và được nuôi cấy càng sớm càng tốt hoặc được lưu trữ ở mức 4 ° C nếu một sự trì hoãn > 10 phút dự kiến xảy ra. +Thỉnh thoảng UTI có thể xuất hiện bất kể số khuẩn lạc có giá trị thấp hơn các hướng dẫn được mô tả, có thể là vì liệu pháp kháng sinh trước đó, nước tiểu pha loãng (tỉ trọng < 1,003), hoặc tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu bị nhiễm khuẩn. +UTI có thể liên quan đến thận, bàng quang, hoặc cả hai. +Cấy nước tiểu vô khuẩn nói chung loại trừ UTI trừ khi trẻ đang dùng kháng sinh hoặc nước tiểu bị nhiễm các chất làm sạch da kháng khuẩn. +Soi tế bào vi thể nước tiểu rất hữu ích nhưng không dứt khoát. +Đái mủ (> 5 bạch cầu (WBCs) / trường năng lượng cao trong cặn lắng nước tiểu kéo thành sợi) nhạy cảm với UTI khoảng 96% và đặc hiệu 91%. +Nâng ngưỡng bạch cầu niệu lên > 10 bạch cầu / trường khuếch đại cặn lắng nước tiểu quay ly tâm làm giảm độ nhạy đến 81% nhưng đặc hiệu hơn (97%). +Đếm số lượng bạch cầu (sử dụng một máy đếm tế bào) > 10 / mcL (0.01 × 10 9 / L) trong nước tiểu không quay ly tâm có độ nhạy cao hơn (90%) nhưng không được nhiều phòng thí nghiệm sử dụng. +Sự hiện diện của vi khuẩn trong nước tiểu qua phân tích nước tiểu mẫu được quay ly tâm hoặc không quay ly tâm có hkhoảng từ 80 đến 90% độ nhạy nhưng chỉ có 66% độ đặc hiệu; vết nhuộm Gram của nước tiểu để phát hiện sự hiện diện của vi khuẩn là khoảng 80% nhạy cảm và 80% đặc hiệu. +Test que nhúng trên nước ti���u để phát hiện vi khuẩn gram âm (xét nghiệm nitrite) hoặc bạch cầu (test leukocyte esterase) thường được thực hiện cùng nhau; nếu cả hai đều dương tính, độ nhạy chẩn đoán UTI khoảng 93-97% và độ đặc hiệu khoảng 72-93%. +Độ nhạy thấp hơn đối với mỗi phép thử riêng lẻ, đặc biệt đối với xét nghiệm nitrit (khoảng 50% độ nhạy), bởi vì có thể mất vài giờ để quá trình trao đổi chất của vi khuẩn tạo ra nitrit và trẻ em thường đào thải nước tiểu trước khi có thể tích luỹ nitrit. +Độ đặc hiệu của test nitrite khá cao (khoảng 98%); một kết quả dương tính trên một mẫu nước tiểu mới có giá trị chẩn đoán UTI cao. +Độ nhạy của test leukocyte esterase là 83 đến 96% và độ đặc hiệu là 78-90%. +Nhiễm trùng qua đường sinh dục ở niệu đạo (ví dụ, viêm niệu đạo do lậu cầu hoặc chlamydia), mặc dù có liên quan đến đường niệu, không được gọi là UTI. +Trong một phân tích đa trung tâm gần đây của trẻ bị sốt, các kết quả xét nghiệm nước tiểu tổng hợp của đái mủ, bạch cầu esterase dương tính, hoặc sự hiện diện của nitrit có độ nhạy từ 90 đến 95% và đặc hiệu 91% đối với UTI; trong dân số nghiên cứu, điều này mang lại một giá trị dự đoán dương tính là 40% và một giá trị dự đoán âm tính là 100% (1). +Chẩn đoán phân biệt UTI cao với UTI thấp có thể khó khăn. +Sốt cao, đau nhức góc cạnh cột sống, và tiểu mủ nhiều với cặn cho thấy viêm cầu thận; nồng độ protein phản ứng C cao cũng có xu hướng liên quan với viêm thận - bể thận. +Tuy nhiên, nhiều trẻ không có những triệu chứng và dấu hiệu này có UTI trên. +Xét nghiệm máu Công thức máu và xét nghiệm viêm (ví dụ, máu lắng, protein phản ứng C) có thể giúp chẩn đoán nhiễm trùng ở trẻ em có kết quả xét nghiệm nước tiểu nghi ngờ. +Một số nơi định lượng BUN huyết thanh và creatinine trong lần UTI (nhiễm khuẩn tiết niệu) đầu tiên. +Nuôi cấy máu thích hợp cho trẻ nhũ nhi UTI và trẻ nhỏ > 1 đến 2 năm có dấu hiệu nhiễm độc. +Cơ chế duy trì trạng thái vô trùng bình thường của đường niệu bao gồm tính toan nước tiểu và lưu thông nước tiểu, cơ chế làm rỗng bình thường, các cơ vòng niệu quản và niệu đạo còn nguyên vẹn, các rào cản miễn dịch và niêm mạc. +Chẩn đoán hình ảnh đường tiết niệu Nhiều trường hợp bất thường thận hoặc đường tiết niệu quan trọng hiện nay được chẩn đoán trước sinh bằng siêu âm định kỳ, nhưng kết quả bình thường không loại trừ hoàn toàn khả năng bất thường giải phẫu. +Do đó, hình ảnh siêu âm thận và bàng quang thường được thực hiện ở trẻ < 3 tuổi sau khi bị nhiễm trùng đường tiểu có sốt đầu tiên. +Một số bác sĩ lâm sàng chỉ định chẩn đoán hình ảnh cho trẻ em từ 7 tuổi trở lên. +Siêu âm thận và bàng quang giúp loại bỏ tắc nghẽn và thận ứ nước ở trẻ bị UTI sốt và thường được thực hiện trong vòng một tuần để chẩn đoán UTI ở trẻ nhũ nhi. +Siêu âm được thực hiện trong vòng 48 giờ nếu trẻ nhũ nhi không đáp ứng nhanh chóng với thuốc kháng sinh hoặc nếu bệnh của trẻ nặng một cách bất thường. +Ngoài thời thơ ấu, siêu âm có thể được thực hiện trong vài tuần sau khi chẩn đoán UTI. +Chụp Xquang bàng quang niệu đạo khi tiểu (VCUG) và Chụp bàng quang niệu đạo có phóng xạ (RNC) tốt hơn so với siêu âm để phát hiện trào ngược nước tiểu và bất thường về giải phẫu và trước đây được khuyến cáo đối với hầu hết trẻ sau khi bị nhiễm trùng đường tiểu. +Tuy nhiên, VCUG và RNC đều liên quan đến việc sử dụng bức xạ và gây khó chịu hơn siêu âm. +Ngoài ra, vai trò của VUR trong việc phát triển bệnh thận mạn tính đang được đánh giá lại, làm cho việc chẩn đoán ngay của VUR giảm bớt. +Do đó, VCUG không còn được khuyến cáo sau UTI lần đầu ở trẻ em, đặc biệt là nếu siêu âm là bình thường và nếu trẻ đáp ứng nhanh với liệu pháp kháng sinh. +Bất thường của bất kỳ phần nào trong cơ chế này là nguy cơ của UTI. +VCUG dành cho trẻ em như sau: Những bất thường về siêu âm (ví dụ như sẹo, thận ứ nước đáng kể, bằng chứng tắc nghẽn hoặc gợi ý của VUR) UTI phức tạp (ví dụ sốt cao dai dẳng, căn nguyên khác E. coli) UTI sốt tái diễn Nếu VCUG được thực hiện, nó sẽ được thực hiện trong thời gian thuận tiện sớm nhất sau khi đáp ứng lâm sàng, thường là vào cuối điều trị, khi hoạt động của bàng quang đã được hồi phục và tình trạng vô trùng ở nước tiểu đã được lấy lại. +Nếu chẩn đoán hình ảnh không được lên lịch cho đến khi kết thúc quá trình điều trị, trẻ em nên tiếp tục dùng kháng sinh ở liều dự phòng cho đến khi VUR được loại trừ. +Xạ hình hiện đang được sử dụng chủ yếu để phát hiện các bằng chứng về sẹo thận. +Nó được thực hiện bằng cách sử dụng dimercaptosuccinic acid (DMSA) có đánh dấu technetium-99 m, cho hình ảnh nhu mô thận. +Xạ hình DMSA không phải là một test thường quy, nhưng nó có thể được thực hiện nếu trẻ có các yếu tố nguy cơ như kết quả siêu âm bất thường, sốt cao, và các căn nguyên khác ngoài E. coli. +Tiên lượng nhiễm trùng tiểu ở trẻ em Trẻ được quản lý đúng cách ít khi tiến triển thành suy thận, trừ khi có những bất thường về đường niệu không thể điều chỉnh được. +Tuy nhiên, nhiễm trùng lặp lại, đặc biệt là ở sự hiện diện của VUR, được cho là (nhưng không được chứng minh) gây ra sẹo thận, có thể dẫn đến cao huyết áp và bệnh thận giai đoạn cuối. +Ở trẻ em có trào ngược bàng quang niệu quản (VUR) mức độ cao, sẹo kéo dài được phát hiện ở tỷ lệ 4 đến 6 lần cao hơn ở trẻ có tỷ lệ VUR ở mức độ thấp và ở tỷ lệ lớn gấp 8 đến 10 lần ở trẻ không có VUR. +Nguy cơ sẹo sau nhiễm trùng đường tiểu tái phát (≥ 2 cơn sốt) cao tới 25%, hoặc gấp 10 đến 15 lần so với trẻ chỉ có 1 lần nhiễm trùng đường niệu do sốt; tuy nhiên, một vài trẻ sẽ bị UTI tái phát. +Điều trị nhiễm trùng tiểu ở trẻ em Thuốc kháng sinh Đối với VUR, điều trị dự phòng kháng sinh đôi khi và phẫu thuật Điều trị nhiễm trùng đường tiểu nhằm mục đích loại trừ nhiễm trùng cấp tính, ngăn ngừa nhiễm khuẩn huyết từ hệ tiết niệu, và bảo toàn chức năng nhu mô thận. +Các mối quan hệ gần gũi được xác định rõ ràng hơn đối với phòng ngừa viêm màng não mô cầu do người chăm sóc đã dành thời gian trong gia đình nhưng không sống ở đó nhưng có thể đã có mang với H. influenzae nhóm b. +Như vậy đối với sinh vật này, tiếp xúc gia đình được định nghĩa như sau: Những người sống với bệnh nhân mắc bệnh chính (index patient) Những người đã có ≥ 4 giờ tiếp xúc với bệnh nhân chính (index patient) ≥ 5 trong 7 ngày trước khi nhập viện của bệnh nhân chính Khi đó đề nghị điều trị dự phòng cho mỗi thành viên của một hộ gia đình, như được định nghĩa nếu gia đình đó cũng thế có Ít nhất 1 lần tiếp xúc < 4 năm, người chưa được chủng ngừa hoàn toàn hoặc chưa có miễn dịch Một đứa trẻ < 12 tháng tuổi chưa hoàn thành chủng ngừa vắc xin liên hợp Hib cơ bản Trẻ bị suy giảm miễn dịch (bất kể tình trạng tiêm chủng trước đó) Hoàn thành tiêm phòng chống lại H. influenzae nhóm b được định nghĩa là đã có ít nhất 1 liều vaccine Hib liên hợp ở tuổi ≥ 15 tháng, hoặc 2 liều từ 12 tháng đến 14 tháng, hoặc đợt 2 hoặc 3 liều đầu tiên cho trẻ < 12 tháng với liều tăng cường ở ≥ 12 tháng. +Ngoài ra, nếu một trung tâm chăm sóc trẻ trước tuổi đến trường có ≥ 2 trường hợp mắc bệnh Hib xâm lấn trong vòng 60 ngày trong số các thành viên tham dự, nhiều chuyên gia khuyên bạn nên điều trị dự phòng cho tất cả những người tham dự và nhân viên để loại bỏ khả năng mang mầm bệnh ở đường mũi không triệu chứng bất kể tình trạng tiêm chủng. +Những người tiếp xúc gần gũi nhất có nguy cơ bị nhiễm trùng thứ phát là trẻ em < 4 tuổi không được tiêm chủng đầy đủ H. influenzae nhóm b. Dự phòng hoá chất nên được thực hiện < 24 giờ sau khi xác định bệnh nhân chỉ định; dự phòng hoá học được đưa ra > 2 tuần sau khi phơi nhiễm có khả năng rất ít hoặc không có giá trị. +Rifampin uống hoặc tiêm ceftriaxone được ưu tiên, và ciprofloxacin là chấp nhận được đối với người già (xem Bảng: Đề nghị điều trị dự phòng cho tiếp xúc có nguy cơ cao * ở Trẻ em với viêm màng não mô cầu vàHaemophilus influenzaeH. influenzae nhóm B). +Bảng Đề nghị điều trị dự phòng cho tiếp xúc có nguy cơ cao * ở Trẻ em với viêm màng não mô cầu và Haemophilus influenzae H. influenzae nhóm B Thuốc và chỉ định Tuổi Liều dùng Thời lượng Rifampin† (đối với Neisseria meningitidis) < 1 tháng 5 mg / kg IV hoặc đường uống mỗi 12 h 2 ngày ≥ 1 tháng 10 mg / kg IV hoặc đường uống mỗi 12 giờ (tối đa 600 mg sau q 12 giờ) 2 ngày Rifampin† (đối với H. influenzae) < 1 tháng 10 mg / kg IV hoặc đường uống một lần / ngày 4 ngày ≥ 1 tháng 20 mg / kg IV hoặc đường uống một lần / ngày (tối đa 600 mg uống một lần / ngày) 4 ngày Ceftriaxone (đối với cả mầm bệnh) < 15 tuổi 125 mg Tiêm bắp Liều đơn ≥ 15 tuổi 250 mg TB Liều đơn Ciprofloxacin‡ (dù là căn nguyên nào) > 1 tháng 20 mg / kg uống (tối đa 500 mg) Liều đơn * Xem bản văn để biết các định nghĩa về các tiếp xúc gần gũi với nguy cơ cao. +†Rifampin không được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai. +‡ Ciprofloxacin không được khuyến cáo thường xuyên cho trẻ em < 18 tuổi; tuy nhiên, nó có thể được sử dụng cho một số trẻ em > 1 tháng nếu nguy cơ và lợi ích đã được đánh giá. +Nếu các chủng kháng fluoroquinolone đã được xác định trong một cộng đồng, ciprofloxacin không nên được sử dụng để điều trị dự phòng. +Những điểm chính Trẻ sơ sinh bị viêm màng não do vi khuẩn lần đầu tiên có thể có các triệu chứng và dấu hiệu không đặc hiệu (ví dụ: bệnh hô hấp trên hoặc bệnh về đường tiêu hoá) nhưng sau đó nhanh chóng mất bù. +Các nguyên nhân vi khuẩn phổ biến nhất của viêm màng não là Streptococcus pneumoniae, Neisseria meningitidis, và Haemophilus influenzae nhóm b. +Nếu nghi ngờ bị viêm màng não, chọc CSF (trừ khi có chống chỉ định) và dùng liệu pháp kháng sinh theo kinh nghiệm (và có thể dexamethasone) càng sớm càng tốt. +Liệu pháp kháng sinh theo kinh nghiệm ở trẻ nhỏ > 3 tháng là cefotaxime hoặc ceftriaxone, cộng với vancomycin. +Ở trẻ nhũ nhi chưa được chủng ngừa định kỳ, các nguyên nhân thông thường của viêm màng não do vi khuẩn bao gồm S. Phế cầu (nhiều nhóm, đặc biệt ở trẻ nhũ nhi không được tiêm chủng vacccin liên hợp S. pneumoniae) Neisseria meningitidis (đặc biệt là nhóm B, nhưng đôi khi nhóm A, C, Y, hoặc W 135) H. influenzae type b (đặc biệt ở trẻ nhũ nhi không có ghi nhận tiêm chủng H. influenzae chủng type b) Các nguyên nhân khác của viêm màng não vi khuẩn ở trẻ sơ sinh và trẻ em > 3 tháng tuổi đã được báo cáo nhưng rất hiếm. +Listeria monocytogenes, Streptococcus agalactiae và Escherichia coli gây bệnh cho trẻ nhỏ < 3 tháng tuổi; chúng hiếm khi là căn nguyên ở trẻ sinh cực non sau khi sống được > 3 tháng tuổi. +Các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ sơ sinh Bệnh nhân càng nhỏ tuổi, các triệu chứng và dấu hiệu đặc hiệu của viêm màng não càng ít. +Các biểu hiện ban đầu của viêm màng não vi khuẩn có thể là một bệnh sốt cao cấp tính với các triệu chứng hô hấp hoặc tiêu hoá sau đó mới có các triệu chứng bệnh nặng. +Khoảng 33-50% trẻ sơ sinh có thể có thóp trước phồng, nhưng hiếm khi có gáy cứng hoặc các dấu hiệu màng não cổ điể khác (như dấu hiệu Kernig hoặc dấu hiệu Brudzinski) thường có ở trẻ lớn hơn. +Ở trẻ < 12 tháng tuổi, không có dấu hiệu gáy cứng không dùng để loại trừ viêm màng não. +Ngọc trai & cạm bẫy Ở trẻ < 12 tháng tuổi, không có dấu hiệu gáy cứng không dùng để loại trừ viêm màng não. +Tuy nhiên, nếu có cổ cứng thì không được bỏ qua. +Khi viêm màng não do vi khuẩn tiến triển, trẻ em có biểu hiện thần kinh trung ương, đôi khi rất nhanh. +Mức độ rối loạn của hệ thần kinh trung ương dao động từ kích thích quấy khóc đến hôn mê. +Có tới 15% trẻ em bị viêm màng não do vi khuẩn có tình trạng hôn mê hoặc bán mê tại thời điểm nằm viện. +Động kinh đôi khi xảy ra với viêm màng não vi khuẩn nhưng chỉ có khoảng 20% trẻ em - điển hình là những người đã bị nhiễm độc, rối loạn tri giác, hoặc hôn mê. +Trẻ nhũ nhi tỉnh táo và biểu hiện bình thường sau một cơn giật ngắn, không khu trú có sốt có dường như không có khả năng bị viêm màng não do vi khuẩn (xem thêm Sốt cao co giật). +Phù gai thị rất hiếm gặp ở trẻ em ở mọi lứa tuổi có viêm màng não do vi khuẩn. +Khi phù gai thị xuất hiện, cần tìm kiếm các nguyên nhân khác của phù gai thị; viêm màng não do vi khuẩn tiến triển nhanh đến mức thường không đủ thời gian để phù gai thị phát triển. +Chẩn đoán viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ sơ sinh Xét nghiệm dịch não tuỷ Nói chung, chọc dịch não tuỷ nên được thực hiện bất cứ khi nào chẩn đoán viêm màng não được biết hoặc nghi ngờ ở nhũ nhi. +Tuy nhiên, chọc dịch não tuỷ có thể bị trì hoãn vì những lý do sau: Các phối hợp vấn đề quan trọng về hô hấp tim mạch trên lâm sàng (hầu hết ở trẻ nhỏ) Dấu hiệu tăng áp lực nội sọ, bao gồm thay đổi võng mạc; thay đổi phan xạ ánh sáng; cao huyết áp, nhịp tim chậm và rối loạn hô hấp (Tam chứng Cushing); và các dấu hiệu thần kinh khu trú Nghi ngờ tổn thương nội sọ, bao gồm sự hiện diện của các thương tích có thể nhìn thấy, đặc biệt ở đầu, hoặc tiền sử gợi ý chấn thương không do tai nạn Nhiễm trùng tại vị trí chọc dịch não tuỷ Bị nghi ngờ hoặc có tiền sử rối loạn chảy máu (ví dụ như hemophillia, giảm tiểu cầu nặng) Trong những trường hợp này, cần phải thực hiện cấy máu và cần phải dùng kháng sinh nếu không thực hiện chọc dịch não tuỷ. +Trong trường hợp nghi ngờ tăng áp lực nội sọ, cần phải tiến hành chỉ định xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh thần kinh (ví dụ, CT sọ có và không có cản quang, siêu âm sọ não) trong hoặc ngay sau khi dùng kháng sinh. +Trẻ nhũ nhi có thể có các triệu chứng và dấu hiệu không đặc hiệu (ví dụ như li bì, kích thích, ăn kém, sốt hoặc hạ thân nhiệt). +Nếu kết quả của chẩn đoán hình ảnh cho thấy nó là an toàn, chọc dịch não tuỷ có thể được thực hiện. +Tuy nhiên, không nhất thiết phải làm CT thường quy trước khi chọc dịch não tuỷ ở trẻ nhỏ có nghi ngờ viêm màng não; thoát vị của não rất hiếm gặp ở trẻ nhỏ bị viêm màng não do vi khuẩn, mặc dù tất cả bệnh nhân viêm màng não có một số mức tăng áp lực nội sọ. +Dịch não tuỷ (CSF) được gửi đi để phân tích, điển hình là đếm số lượng tế bào, protein, glucose, nhuộm Gram, cấy, và ở một số trẻ nhất định, các xét nghiệm PCR cho enterovirus (ví dụ ở trẻ nhũ nhi bị viêm màng não vào cuối mùa hè và mùa thu ở Hoa Kỳ) hoặc vi rút herpes simplex hoặc parechovirus. +Đồng thời, máu và CSF cùng được gửi đi để xác định tỷ lệ đường máu / CSF. +Các xét nghiệm CSF điển hình trong viêm màng não vi khuẩn bao gồm Số lượng bạch cầu (bạch cầu) cao (> 500 / mcL [0,5 × 10 9 / L] thường cao tới khoảng 10.000 bạch cầu / mcL [10 × 10 9 / L] với ưu thế là bạch cầu đa hạt nhân [> 80%]) Protein tăng cao (> 100 mg / dL [1 gm / L]) Glucose thấp (< 40 mg / dL [2,2 mmol / L], thường < 10 mg / dL [0,56 mmol / L] và tỷ lệ dịch não tuỷ: đường thường là < 0,33) Nhuộm Gram thường cho thấy các sinh vật trong CSF trong viêm màng não vi khuẩn. +Mặc dù các xét nghiệm có thể rất đa dạng, trẻ nhũ nhi bị viêm màng não vi khuẩn rất hiếm khi có CSF bình thường khi khám. +Trẻ nhũ nhi cũng nên có 2 lần cấy máu (nếu có thể; tối thiểu 1 lần nuôi cấy hiếu khí và kỵ khí), điện giải đồ, công thức máu và xét nghiệm nước tiểu và cấy nước tiểu. +Chẩn đoán phân biệt Triệu chứng và dấu hiệu viêm màng não do vi khuẩn cũng có thể là do các nhiễm trùng thần kinh trung ương khác, bao gồm viêm màng não do vi rút (thông thường là enterovirus), nhiễm HSV ở trẻ sơ sinh (hầu như loại trừ ở trẻ < 1 tháng tuổi), viêm não HSV ở trẻ em và áp xe não. +Các nguyên nhân khác của nhiễm trùng TKTW ảnh hưởng đến trẻ lớn hơn và người lớn (ví dụ như bệnh lý thần kinh đệm Lyme, viêm màng não nấm, viêm màng não lao; nhiễm Bartonella; viêm màng não hoá học kết quả từ việc sử dụng NSAID, trimethopri m/s ulfamethoxazole, hoặc globulin miễn dịch đường tĩnh mạch; ung thư) ít khi xảy ra ở trẻ < 12 tháng tuổi và cần được phân biệt dựa trên bệnh sử, khám lâm sàng, và xét nghiệm dịch não tuỷ. +Trong các nguyên nhân khác của viêm màng não, các xét nghiệm CSF thường bao gồm < 500 bạch cầu / mcL (0,5 x 10 9 / L) với < 50% bạch cầu đa nhân, protein < 100 mg / dL (1 g / L), glucose bình thường và nhuộm Gram âm tính. +Chẩn đoán bằng xét nghiệm dịch não tuỷ. +Tiên lượng về viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ sơ sinh Trong số trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ, tỷ lệ tử vong do viêm màng não do vi khuẩn là khoảng 5 đến 10%, và bệnh về thần kinh (mất thính giác thần kinh, khiếm khuyết trí tuệ, co cứng và liệt, động kinhh) xảy ra trong 15 đến 25%. +Điếc cảm giác là phổ biến nhất sau viêm màng não do phế cầu. +Ở trẻ lớn hơn và trẻ nhỏ, tỷ lệ tử vong thay đổi từ 3 đến 5% H. influenzae loại b, 5 đến 10% khi nguyên nhân là N. meningitidis và 10 đến 20% khi nguyên nhân là S. pneumoniae. +Điều trị viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ sơ sinh Liệu pháp kháng khuẩn Ngay khi viêm màng não do vi khuẩn được chẩn đoán (thực sự hoặc giả thiết), đường truyền tĩnh mạch cần thiết lập và cần phải dùng thuốc kháng sinh thích hợp (và có thể là corticosteroid). +Điều trị kháng sinh kinh nghiệm cho trẻ nhũ nhi < 3 tháng hướng tới các mầm bệnh phổ biến: phế cầu, màng não cầu, và H. influenzae type b. +Một phác đồ thuốc điển hình bao gồm Ceftriaxone hoặc cefotaxime thêm Vancomycin Cefotaxime và ceftriaxone rất hiệu quả chống lại các sinh vật thường gây viêm màng não vi khuẩn ở trẻ sơ sinh > 3 tháng. +Sự khác biệt chính giữa các thuốc này là ceftriaxone có thời gian bán thải huyết thanh dài hơn nhiều so với cefotaxime. +Vancomycin được sử dụng vì một số chủng phế cầu khuẩn ở một số khu vực không nhạy với cephalosporin thế hệ 3. +Ở các khu vực (và các cơ sở) nơi mà hầu hết phế cầu đều nhạy với penicillin, vancomycin có thể không cần thiết, đặc biệt nếu không có dấu hiệu cầu khuẩn gram dương khi nhuộm Gram CSF; nên quyết định giữ lại vancomycin cần tham vấn với chuyên gia về bệnh truyền nhiễm. +Một khi các căn nguyên bệnh được xác định, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu hơn; ví dụ, vancomycin có thể không còn cần thiết. +Điều trị bằng kháng sinh, và một số trường hợp nhất định, dùng cả dexamethasone. +Liệu pháp điều trị đặc hiệu Sau khi các thuốc điều trị theo kinh nghiệm đã được bắt đầu, các kết quả của CSF và / hoặc cấy máu được sử dụng để lựa chọn một loại thuốc đặc hiệu nhắm mục tiêu hơn trong khi chờ đợi các kết quả xét nghiệm nhận dạng vi khuẩn và độ nhạy. +(Xem bảng Liệu pháp cụ thể cho viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ sơ sinh trên 3 tháng tuổi khi đã xác định và kết quả tính nhạy cảm và xem bảng Khuyến cáo Liều dùng thuốc kháng sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ em bị viêm màng não.) +Nếu S. pneumoniae Bị nghi ngờ (ví dụ, vì song cầu gram dương thấy trên một vết nhuộm Gram của CSF), vancomycin theo kinh nghiệm nên được tiếp tục cho đến khi có kết quả kiểm tra tính nhạy cảm. +Vancomycin bị ngưng nếu phân lập nhạy với penicillin hoặc cephalosporin thế hệ thứ 3; nếu phân lập không phải nhạy, vancomycin được tiếp tục (và một số bác sĩ lâm sàng thêm rifampin). +Vì dexamethasone có thể làm giảm sự xâm nhập của CSF (và do đó giảm hiệu quả) của vancomycin, một số chuyên gia khuyên rằng không nên dùng dexamethasone, hoặc nếu được cho phép thêm rifampin vào. +Bệnh do N. meningitidis được điều trị một cách tin cậy với penicillin G hoặc ampicillin ở liều cao, hoặc tha thế bằng cephalosporin thế hệ 3. +Nếu dùng penicillin hoặc ampicillin, tiếp theo là dùng rifampin 2 ngày liều 2 lần / ngày để làm sạch tình trạng mang mầm bệnh và ngăn ngừa tái phát (không cần dùng rifampin nếu dùng cephalosporin thế hệ thứ 3 để hoàn thành điề trị). +Nếu H. influenzae nhóm b bị nghi ngờ hoặc chẩn đoán xác định, bệnh có thể được điều trị một cách tin cậy với ceftriaxone hoặc cefotaxime; ampicillin chỉ có thể được sử dụng nếu chủng được chứng minh là nhạy. +Nếu dùng ampicillin, tiếp theo là dùng rifampin 4 ngày với liều một lần hàng ngày để làm sạch trạng thái mang mầm bệnh và ngăn ngừa tái phát (không cần dùng rifampin nếu dùng cephalosporin thế hệ thứ 3 để hoàn thành điều trị). +Liệu pháp kháng sinh cụ thể cho các bệnh nhiễm trùng hiếm gặp khác (ví dụ: S. agalactiae, E. coli, L. monocytogenes, S. aureus) nên được lựa chọn với sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa bệnh truyền nhiễm. +Để biết tổng quan về viêm màng não, xem Tổng quan về Viêm màng não. +Bảng Điều trị đặc hiệu cho viêm màng não vi khuẩn ở trẻ sơ sinh trên 3 tháng Một khi có các kết quả chẩn đoán xác định và độ nhạy. Tác nhân gây bệnh Trị liệu Phế cầu khuẩn Penicillin MIC ≤ 0,06 mcg / mL và ceftriaxone hoặc cefotaxime MIC ≤ 0,5 mcg / mL: Penicillin G hoặc ampicillin trong 10-14 ngày; ceftriaxone hoặc cefotaxime cũng được chấp nhận Penicillin MIC ≥ 0,12 mcg / mL và ceftriaxone hoặc cefotaxime MIC ≤ 0,5 mcg / mL: Ceftriaxone hoặc cefotaxime trong 10-14 ngày Penicillin MIC ≥ 0,12 mcg / mL và ceftriaxone hoặc cefotaxime MIC ≥ 1,0 mcg / mL: Ceftriaxone hoặc cefotaxime, thêm vancomycin có hoặc không có rifampin trong 10-14 ngày Neisseria meningitidis Penicillin G hoặc ampicillin trong 7 ngày (sau đó phải dùng rifampin để loại bỏ trạng thái mang mầm bệnh) Các lựa chọn thay thế: Ceftriaxone hoặc cefotaxime Haemophilus influenzae type b Ceftriaxone hoặc cefotaxime trong 10 ngày Thay thế: Ampicillin nếu được phân lập là nhạy cảm (phải dùng tiếp rifampin để loại bỏ trạng thái mang mầm bệnh) MIC = nồng độ ức chế tối thiểu. +Bảng Khuyến cáo các liều dùng thuốc cho trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ bị viêm màng não vi khuẩn Thuốc uống Trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ Ampicillin 50-75 mg / kg, mỗi 6 giờ Cefotaxime 50-75 mg / kg, mỗi 6 giờ Ceftriaxone 40-50 mg / kg, mỗi 12 giờ hoặc là 80-100 mg / kg q mỗi 24 h Penicillin G 50.000-66.667 đơn vị / kg mỗi 4 giờ hoặc là 75.000-100.000 đơn vị / kg mỗi 6 giờ Rifampin 10 mg / kg, mỗi 12 giờ Vancomycin 10-15 mg / kg, mỗi 6 giờ Corticosteroid đối với viêm màng não vi khuẩn Việc sử dụng corticosteroid (ví dụ dexamethasone) như là liệu pháp bổ trợ trong viêm màng não vi khuẩn đã được nghiên cứu trong nhiều thập kỷ và vẫn tiếp tục gây tranh cãi. +Tác dụng có lợi của corticosteroids trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh thần kinh dường như thay đổi theo tuổi của bệnh nhân (trẻ em hoặc người lớn), căn nguyên bệnh cụ thể và thậm chí cả bệnh nhân sống ở một nước công nghiệp hoá hay ở các nước đang phát triển. +Hiện nay, các bằng chứng cho thấy dexamethasone làm giảm rối loạn thính giác ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ sống ở các nước công nghiệp hoá bị viêm màng não do vi khuẩn gây ra bởi H. influenzae nhóm b. +Hiệu quả của dexamethasone trong viêm màng não do các sinh vật khác gây ra vẫn chưa được xác định, mặc dù một số nghiên cứu ở người lớn ở các nước công nghiệp hoá bị viêm màng não do S. pneumoniae báo cáo kết quả thần kinh cải thiện và giảm tỷ lệ tử vong. +Dexamethasone dường như không có lợi cho trẻ em hoặc người lớn bị viêm màng não do vi khuẩn sống ở các nước đang phát triển và cũng không có lợi cho trẻ sơ sinh bị viêm màng não. +Do đó, dexamethasone 0,15 mg / kg đường tĩnh mạch nên được dùng trước hoặc trong vòng 1 giờ sau khi điều trị kháng sinh ở trẻ > 6 tuần tuổi bị viêm màng não do H. influenzae nhóm b. +Thuốc được tiếp tục mỗi 6 h trong 4 ngày đối với H. influenzae viêm màng não nhóm B đã được chẩn đoán xác định. +Một số chuyên gia cũng khuyên sử dụng cùng một lộ trình dexamethasone ở trẻ bị viêm màng não do phế cầu khuẩn > 6 tuần tuổi. +Để có hiệu quả tối ưu, dexamethasone phải được bắt đầu vào thời điểm chẩn đoán; điều này không phải lúc nào cũng có thể làm được, trừ khi vết nhuộm Gram của dịch hoặc các yếu tố dịch tế (ví dụ tiền sử tiếp xúc với bệnh) có thể mang lại một chẩn đoán căn nguyên ngay lập tức. +Đối với viêm màng não cấp tính ở trẻ lớn hơn và người lớn, xem Viêm màng não do vi khuẩn cấp tính và ở trẻ < 3 tháng tuổi Viêm màng não do vi khuẩn sơ sinh. +Ở những khu vực trẻ em được tiêm vắc xin liên hợp H. influenzae type b và phế cầu thường quy, viêm màng não do vi khuẩn gây ra bởi những sinh vật này sẽ rất hiếm. +Vì những lý do này, cùng với bằng chứng mâu thuẫn liên quan đến lợi ích của liệu pháp dexamethason, nhiều chuyên gia về bệnh truyền nhiễm nhi không còn dùng corticosteroid thường quy cho trẻ nhũ nhi bị viêm màng não. +Phòng ngừa viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ sơ sinh Phòng ngừa viêm màng não do vi khuẩn liên quan đến tiêm phòng và đôi khi điều trị dự phòng. +Tiêm chủng vắc-xin liên hợp phế cầu có hiệu quả chống lại 13 nhóm huyết thanh, bao gồm > 90% các chủng huyết thanh phế cầu gây ra viêm màng não ở trẻ sơ sinh, được khuyến cáo cho tất cả trẻ em bắt đầu từ 2 tháng tuổi (xem Bảng: Lịch tiêm chủng khuyến nghị cho trẻ từ 0-6 tuổi). +Để biết thêm thông tin, hãy xem các khuyến nghị về vắc xin phế cầu khuẩn hiện tại của Uỷ ban Tư vấn về Thực hành Tiêm chủng (ACIP) và lịch tiêm chủng cho trẻ em và thanh thiếu niên lứa tuổi từ 18 tuổi trở xuống, Hoa Kỳ, năm 2021 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh. +Tiêm chủng định kỳ với vắc xin liên hợp H.influenzae nhóm b cũng có hiệu quả cao và bắt đầu ở tuổi 2 tháng. +Để biết thêm thông tin, xem các khuyến nghị hiện tại về vắc xin ACIP Haemophilus influenzae. +ACIP khuyến cáo trẻ nhũ nhi > 6 tuần tuổi có nguy cơ cao bị bệnh viêm màng não do não mô cầu cần được chủng vắc xin não mô cầu liên hợp. +Đối với trẻ nhũ nhi không có nguy cơ cao, nên chủng ngừa thường xuyên viêm màng não cầu khuẩn ở tuổi 11 hoặc 12 tuổi (xem Bảng: Lịch tiêm chủng được đề xuất cho độ tuổi từ 7 đến 18). +Trẻ có nguy cơ cao bao gồm những người Nhiễm HIV Bị liệt nửa người về chức năng hoặc giải phẫu (bao gồm bệnh nhân mắc bệnh hồng cầu hình liềm) Có sự thiếu hụt các thành phần của con đường bổ thể Sử dụng thuốc ức chế bổ thể (ví dụ: eculizumab, ravulizumab) Đang đi du lịch đến một khu vực có nguy cơ cao (ví dụ, tiểu vùng Sahara Châu Phi, Ả-rập Xê-út trong kỳ Hajj) Tiếp xúc với một ổ dịch do nhóm huyết thanh vắc-xin Có hai loại vắcxin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu nhóm đã được ACIP chấp thuận sử dụng cho trẻ em dưới 10 tuổi có nguy cơ cao bị bệnh viêm màng não mô cầu nhóm B (cùng loại như trên); vẫn chưa được chủng ngừa viêm màng não cầu khuẩn thông thường. +Đối với viêm màng não virus, kể cả ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ, xem Viêm màng não. +Để biết thêm thông tin, hãy xem các khuyến nghị hiện tại của ACIP về vắc xin viêm màng não mô cầu. +Điều trị dự phòng viêm màng não Điều trị dự phòng kháng sinh là cần thiết cho Viêm màng não N. meningitidis: Tất cả các tiếp xúc gần gũi Viêm màng não H. influenzae: Các địa chỉ liên lạc được chọn Tiếp xúc của trẻ em bị viêm màng não do các vi khuẩn khác không cần phải dự phòng. +Đối Viêm màng não mô cầu, các tiếp xúc gần gũi có nguy cơ lây nhiễm cao gấp 25 đến 500 lần so với dân số nói chung. +Tiếp xúc gần gũi được định nghĩa là Thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em < 2 tuổi Sự tiếp xúc ở các trung tâm giữ trẻ xảy ra trong 7 ngày trước khi bắt đầu triệu chứng Bất cứ ai tiếp xúc trực tiếp với các chất bài tiết của bệnh nhân (ví dụ như hôn nhau, dùng chung bàn chải đánh răng hoặc dụng cụ, hồi sức miệng - miệng, đặt nội khí quản, quản lý ống nội khí quản) trong 7 ngày trước khi bắt đầu triệu chứng Không phải tất cả các nhân viên y tế chăm sóc sức khoẻ cho trẻ nhũ nhi có viêm màng não đều được coi là một người tiếp xúc gần gũi. +Nhân viên y tế chỉ nên được điều trị dự phòng bằng đường uống nếu họ đang căm sóc đường thở của bệnh nhân hoặc trực tiếp tiếp xúc với chất bài tiết hô hấp của bệnh nhân. +Việc điều trị dự phòng nên được cung cấp càng sớm càng tốt (lý tưởng trong vòng 24 giờ để nhận định bệnh nhân mắc bệnh đầu tien); điều trị dự phòng dùng thuốc > 2 tuần sau khi phơi nhiễm có thể có ít hoặc không có giá trị. +Rifampin, ceftriaxone, và ciprofloxacin là các thuốc thích hợp tuỳ thuộc vào tuổi của người tiếp xúc (xem Bảng: Đề nghị điều trị dự phòng cho tiếp xúc có nguy cơ cao * ở Trẻ em với viêm màng não mô cầu vàHaemophilus influenzaeH. influenzae nhóm B). +Đối với trẻ nhỏ, uống rifampin hoặc tiêm ceftriaxone. +Đối với Viêm màng não H. influenzae nhóm b, nguy cơ nhiễm trùng do tiếp xúc thấp hơn so với bệnh viêm màng não mô cầu nhưng có thể rất đáng kể ở trẻ nhỏ không được tiêm chủng sống trong nhà của một bệnh nhân mắc bệnh. +Ngoài ra, các địa chỉ liên lạc của hộ gia đình có thể là những người mang bệnh không triệu chứng H. influenzae loại b. +Bright Futures / American Academy of Pediatrics (AAP): Recommendations for preventive pediatric health care, 2021 Centers for Disease Control and Prevention (CDC): Recommended child and adolescent immunization schedule for ages 18 years or younger, United States, 2021 Modified Checklist for Autism in Toddlers, Revised, with Follow-Up (M-CHAT-R / F) AAP: Media and children communication toolkit +Ngoài việc kiểm tra sức khoẻ, bác sỹ phải đánh giá sự phát triển về vận động, nhận thức và xã hội của trẻ và sự tương tác giữa cha mẹ và con cái. +Cả thăm khám và sàng lọc đều là những phần quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ dự phòng ở trẻ nhũ nhi và trẻ em. +Hầu hết các chỉ số, như cân nặng, được đo lường cho tất cả trẻ; các chỉ số khác được thực hiện chọn lọc cho một số các bệnh nhân, như sàng lọc chì ở trẻ từ 1 đến 2 tuổi. +Sổ tay hướng dẫn cũng rất quan trọng đối với việc chăm sóc sức khoẻ dự phòng. +Khám thực thể Tăng trưởng Chiều dài nằm (từ đầu-gót) hoặc chiều cao đứng (khi trẻ có thể đứng) và cân nặng nên được đo tại mỗi lần thăm khám. +Chu vi vòng đầu phải được đo tại mỗi lần khám trong vòng 36 tháng. +Tốc độ tăng trưởng cần được theo dõi bằng cách sử dụng đường cong tăng trưởng với bách phân vị; độ lệch của các tham số này cần được đánh giá (xem Sự phát triển trẻ sơ sinh và trẻ em). +Máy tính bách phân vị tăng trưởng Công cụ tính toán lâm sàng Công cụ tính toán lâm sàng Công cụ tính toán lâm sàng Công cụ tính toán lâm sàng Công cụ tính toán lâm sàng Công cụ tính toán lâm sàng Công cụ tính toán lâm sàng Công cụ tính toán lâm sàng Công cụ tính toán lâm sàng Công cụ tính toán lâm sàng Huyết áp Bắt đầu từ 3 tuổi, huyết áp nên được kiểm tra thường xuyên bằng cách sử dụng băng đo có kích cỡ phù hợp. +Độ rộng của băng đo phải bao phủ được ít nhất 2/3 cánh tay, và vòng băng cần được quấn bao quanh 80-100% chu vi cánh tay. +Nếu không có băng đo phù hợp, sử dụng băng đo lớn hơn thì tốt hơn. +Chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương được coi là bình thường nếu chúng < 90% bách phân vị; các giá trị thực tế cho từng bách phân vị khác nhau tuỳ theo giới tính, độ tuổi và kích cỡ cơ thể (như chiều cao), do đó cần thiết sử dụng chỉ sô tham chiếu theo các bảng đã được công bố (xem bảng về giá trị huyết áp từ 50 đến 99 bách phân vị đối với nam và nữ, dưới đây). +Các chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương nằm giữa 90 và 95 bách phân vị được coi là tăng và nên tiếp tục được theo dõi và đánh giá là một yếu tố nguy cơ của cao huyết áp. +Nếu các lần đo liên tục ≥ phân vị thứ 95 nhưng Bảng Bảng Đầu Bất thường phổ biến nhất là dịch trong tai giữa (viêm tai giữa tràn dịch), biểu hiện là sự thay đổi hình dạng của màng nhĩ và mất tính di động của màng nhĩ để phản ứng với áp lực không khí (khi soi tai bằng khí nén). +Bác sĩ nên sàng lọc khiếm thính. +Cần kiểm tra mắt ở mỗi lần khám. +Bác sĩ nên kiểm tra tất cả những điều sau đây: Lác trong hoặc là lác ngoài Những bất thường về kích thước nhãn cầu: Gợi ý glaucom bẩm sinh Sự khác biệt về kích thước đồng tử, màu mống mắt, hoặc cả hai: Gợi ý Hội chứng Horner, chấn thương, hoặc u nguyên bào thần kinh (đồng tử bất đối xứng có thể là bình thường hoặc biểu hiện của rối loạn mắt, thần kinh tự động hoặc bất thường nội sọ) Sự mất hoặc biến đổi của phản xạ đỏ: Gợi ý đục thuỷ tinh thể hoặc là bệnh u nguyên bào võng mạc Sụp mi và u mạch máu mí mắt gây giảm thị lực và cần được lưu ý. +Trẻ sinh ra ở tuổi thai < 32 tuần nên được bác sĩ nhãn khoa đánh giá bằng chứng về bệnh võng mạc do sinh non và sự phát triển của các tật khúc xạ, thường gặp ở trẻ trong độ tuổi này. +Nên sàng lọc thị lực ở lứa tuổi 4 và 5 tuổi. +Trẻ em cũng có thể được sàng lọc lúc 3 tuổi nếu trẻ hợp tác. +Ngoài việc thăm khám sức khoẻ cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi, sàng lọc dựa trên dụng cụ có thể được sử dụng để đánh giá nguy cơ khi trẻ 12 và 24 tháng tuổi. +Có thể sử dụng kiểm tra thị lực bằng biểu đồ Snellen hoặc các máy kiểm tra mới hơn. +Các biểu đồ điện tử tốt hơn là hình ảnh; thị lực < 20/30 nên được đánh giá bởi một bác sĩ nhãn khoa. +Phát hiện sâu răng là rất quan trọng và trẻ cần được giới thiệu đến nha sĩ nếu có hiện tượng sâu răng, ngay c��� ở trẻ chỉ có răng sữa. +Đánh răng bằng kem đánh răng có chứa fluoride với liều lượng thích hợp theo từng lứa tuổi được khuyến cáo. +Sờ thành ngực để tìm xung động đỉnh để kiểm tra tim to. +Các xung xương đùi được sờ thấy; nếu chúng giảm đi và kết hợp với sự chênh lệch giữa số đo huyết áp chi trên và chi dưới, trẻ có thể bị hẹp eo động mạch chủ. +Bụng Sờ bụng cần thực hiện lặp lại ở mỗi lần thăm khám vì các khối u, đặc biệt u Wilms và u nguyên bào thần kinh, có thể chỉ sờ thấy được khi trẻ lớn lên. +Phân thường được sờ thấy ở góc dưới bên trái. +Cột sống và chi Trẻ ở độ tuổi tự đứng được nên được sàng lọc vẹo cột sống bằng cách quan sát tư thế, đầu nhọn bả vai và xương vai đối xứng hai bên, dọc thân, và đặc biệt là sự bất đối xứng hai bên cột sống khi trẻ cúi về phía trước. +Tại mỗi lần khám trước khi trẻ bắt đầu bước, cần đánh giá loạn sản phát triển của xương chậu. +Các nghiệm pháp Barlow và Ortolani được sử dụng cho đến khoảng 4 tháng. +Sau đó, loạn sản có thể được gợi ý khi chiều dài chân không đều, co cứng của cơ khép, hoặc bất đối xứng của cơ duỗi hoặc các nếp gấp ở chân. +Dị tật bàn chân xoay vào trong có thể là hậu quả của kéo vào quá mức của ngón chân cái, xoắn xương chày, hoặc xoắn đùi. +Chỉ những trường hợp rõ ràng mới cần điều trị và chuyển trẻ cho thầy huốc chỉnh hình. +Bàn chân không cân xứng (ngón chân một bên nghiêng vào trong và ngón còn lại nghiêng ra ngoài - biểu hiện trên bề mặt bất thường) thường đòi hỏi phải đánh giá bởi bác sĩ chỉnh hình. +Tất cả các bệnh nhân có hoạt động tình dục nên được sàng lọc các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. +Cần phải đánh giá tinh hoàn và bẹn bìu ở mỗi lần thăm khám, đặc biệt là phát hiện tình trạng ẩn tinh hoàn ở trẻ trai độ tuổi nhũ nhi và trẻ nhỏ, khối tinh hoàn ở trẻ nam vị thành niên, và thoát vị bẹn ở trẻ trai ở mọi lứa tuổi. +An toàn Các khuyến nghị về phòng ngừa thương tích thay đổi theo độ tuổi. +Một số ví dụ sau. +Đối với trẻ từ nhũ nhi từ sau sinh đến 6 tháng tuổi: Sử dụng ghế an toàn trẻ em Giảm nhiệt độ nước trong nhà đến < 49 ° C (< 120 ° F) Phòng ngã Sử dụng các biện pháp phòng ngừa khi ngủ: Đặt trẻ nằm ngửa, không dùng chung giường, dùng nệm cứng, và không cho phép thú nhồi bông, gối, và chăn trong cũi Tránh thức ăn và đồ vật mà trẻ em có thể bị sặc Đối với trẻ sơ sinh từ 6 đến 12 tháng tuổi: Tiếp tục sử dụng ghế an toàn trẻ em Tiếp tục đặt trẻ nhũ nhi nằm ngửa khi ngủ Không sử dụng xe tập đi cho trẻ Sử dụng khoá an toàn trên tủ Phòng ngừa ngã từ việc thay đổi bàn và quanh cầu thang Theo dõi cẩn thận trẻ khi trẻ ở trong bồn tắm và khi học đi Đối với trẻ em từ 1 đến 4 tuổi: Sử dụng ghế ô tô phù hợp với độ tuổi và cân nặng (trẻ nhũ nhi và trẻ mới biết đi nên sử dụng ghế an toàn trẻ em cho đến khi trẻ vượt quá giới hạn về cân nặng hoặc chiều cao cho việc chuyển đổi với ghế an toàn trẻ em: hầu hết các ghế ô tô có thể chuyển đổi đều có giới hạn cho phép trẻ em ngồi quay mặt về phía sau ≥ 2 tuổi) Xem xét an toàn cho người di chuyển gồm cả hành khách và người đi bộ Dây buộc cửa sổ Sử dụng mũ an toàn và khoá Lắp đặt nắp đậy phích cắm ổ cắm Phòng ngã Không để súng ở nhà Cho trẻ em ≥ 5 năm: Tất cả các khuyến nghị cho trẻ em từ 1 đến 4 tuổi Sử dụng mũ bảo hiểm khi đi xe đạp và dụng cụ thể thao bảo vệ Hướng dẫn trẻ em đi qua đường an toàn Giám sát chặt chẽ khi trẻ bơi lội và đôi khi cần sử dụng áo phao cứu hộ khi bơi Dinh dưỡng Lượng calo dư thừa là nguyên nhân của dịch béo phì ở trẻ em. +Khuyến nghị về lượng calo thay đổi theo độ tuổi; dành cho trẻ em đến 2 tuổi, xem Dinh dưỡng ở Trẻ sơ sinh. +Khi trẻ lớn lên, cha mẹ có thể cho phép trẻ tự quyết định lựa chọn thức ăn, đồng thời giữ chế độ ăn uống trong các thông số khoẻ mạnh. +Trẻ em cần được hướng dẫn tránh ăn vặt thường xuyên và thực phẩm có nhiều calo, muối và đường. +Uống nước có ga và nước trái cây quá m��c được coi là nguyên nhân chính gây béo phì. +Tập thể dục Không hoạt động thể chất cũng là nguyên nhân của bệnh béo phì ở trẻ em, và những lợi ích của việc tập thể dục trong việc duy trì sức khoẻ thể chất và tinh thần tốt sẽ làm cho cha mẹ chắc chắn rằng con của họ phát triển sớm các thói quen tốt trong cuộc sống. +Trong giai đoạn nhũ nhi và trẻ nhỏ, trẻ em nên được phép đi lại và khám phá môi trường an toàn dưới sự giám sát chặt chẽ. +Chơi ngoài trời nên được khuyến khích từ giai đoạn nhũ nhi. +Khi trẻ lớn lên, chơi trở nên phức tạp hơn, trẻ thường xuyên chơi các môn điền kinh chính quy ở trường. +Các bậc cha mẹ nên là những tấm gương tốt và khuyến khích chơi các trò chơi cả không chính thống và chính thống, luôn giữ các vấn đề an toàn và khuyến khích thái độ lành mạnh về thể thao và sự cạnh tranh. +Tham gia thể thao và các hoạt động như hoạt động trong một gia đình giúp trẻ hoạt động thể thao và mang lại những lợi ích tâm lý và phát triển quan trọng. +Sàng lọc trẻ em trước khi tham gia thể thao được khuyến cáo. +Giới hạn thời gian xem truyền hình, do có liên quan trực tiếp đến sự không hoạt động và béo phì, nên bắt đầu ngay từ sau sinh và cần duy trì suốt tuổi vị thành niên. Các giới hạn tương tự nên được đặt cho các trò chơi điện tử và thời gian chơi trên máy tính khi trẻ lớn lên. +Không tuân thủ điều trị ở trẻ em Theo Bridgette L. Jones, MD, MS, University of Missouri, Kansas City, School of Medicine, Children 's Mercy, Kansas City, MO Đánh giá về mặt y tế Thg12 2022 Thông tin thêm Không tuân thủ các khuyến nghị về thuốc (xem thêm Tuân thủ phác đồ dùng thuốc) có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi vì Giá cả Đau hoặc bất tiện Sự cần thiết phải dùng liều thường xuyên, phác đồ phức tạp, hoặc cả hai Nhưng có nhiều yếu tố độc lập góp phần vào sự không tuân thủ điều trị ở trẻ em. +Một số phương thuốc dân gian hoặc thảo dược ban đầu. +Một số người có thu nhập hạn chế và buộc phải chi tiền cho những ưu tiên khác, chẳng hạn như thực phẩm; những người khác có đức tin và thái độ ngăn cản họ cho trẻ em uống thuốc. +Để giúp giảm thiểu việc không tuân thủ, bác sĩ kê đơn có thể làm như sau: Xác định xem bệnh nhân và phụ huynh / người chăm sóc có đồng ý với chẩn đoán hay không, có coi đó là nghiêm trọng và tin rằng phương pháp điều trị sẽ hiệu quả hay không. +Sửa chữa những hiểu lầm và hướng dẫn bệnh nhân và người chăm sóc tới các nguồn thông tin đáng tin cậy. +Xác định các yếu tố thúc đẩy tuân thủ. +Đưa ra hướng dẫn bằng văn bản cũng như bằng lời nói bằng ngôn ngữ mà bệnh nhân và người chăm sóc có thể xem xét và hiểu được. +Sau đó gọi điện thoại cho các gia đình để trả lời các thắc mắc phát sinh. +Đánh giá tiến độ và nhắc nhở bệnh nhân và người chăm sóc về các lần khám theo dõi. +Xem lại chai thuốc tại các lần khám lại để kiểm tra số lượng thuốc viên đã dùng. +Giáo dục bệnh nhân và người chăm sóc về cách ghi nhật ký triệu chứng hoặc nhật ký dùng thuốc hàng ngày. +Trẻ em < 6 tuổi có thể gặp khó khăn khi nuốt thuốc và có nhiều khả năng từ chối dùng các dạng thuốc có mùi vị khó chịu. +Thanh thiếu niên đặc biệt nên được khuyến khích để tự liên hệ lại và tự chịu trách nhiệm trong điều trị bệnh lý của mình. +Phác đồ nên được đơn giản hoá (ví dụ, đồng bộ hoá nhiều loại thuốc và giảm thiểu số liều hàng ngày trong khi vẫn duy trì hiệu quả) và phù hợp với lịch trình của bệnh nhân và người chăm sóc trẻ. +Các khía cạnh quan trọng của việc điều trị nên được nhấn mạnh (ví dụ, dùng đủ một đợt điều trị kháng sinh). +Nếu cũng cần thay đổi lối sống (ví dụ, trong chế độ ăn uống hoặc tập thể dục), thì những thay đổi đó nên được thực hiện dần dần trong nhiều lần khám và phải đặt ra các mục tiêu thực tế để không làm bệnh nhân hoặc người chăm sóc bị choáng ngợp. +Thành công trong việc đạt được một mục tiêu cần được củng cố bằng lời khen ngợi và nên có mục tiêu kế tiếp bổ sung. +Đối với những cha mẹ bệnh nhân mà bệnh cần chế độ điều trị dài ngày và đắt tiền, các chương trình hỗ trợ bệnh nhân về dược phẩm hiện có tại NeedyMeds. +NeedyMeds: Nguồn trực tuyến của các chương trình cung cấp hỗ trợ cho những người không có khả năng mua thuốc và không có khả năng chi trả các chi phí chăm sóc sức khoẻ +Trẻ lớn hơn thường không chịu dùng thuốc theo phác đồ (ví dụ: insulin, thuốc hít định liều) vì trẻ phải rời khỏi lớp học hoặc dừng các hoạt động của chúng hoặc làm cho trẻ có biểu hiện khác với các bạn đồng lứa. +Thanh thiếu niên có thể biểu hiện sự nổi loạn và khẳng định sự độc lập với cha mẹ bằng cách không chịu dùng thuốc. +Họ cũng có thể bỏ qua một liều thuốc mà không thấy bất kỳ tác dụng phụ ngay lập tức và sau đó không chính xác lý do họ không cần thuốc theo quy định, do đó ngày càng trở nên không tuân thủ. +Trẻ vị thành niên muốn được giống như bạn bè của trẻ và thuộc và hoà nhập vào nhóm bạn cùng lứa tuổi của trẻ. +Trẻ mặc những bộ quần áo giống nhau, thích những đôi giày thể thao giống nhau, và ăn những loại thức ăn giống nhau. +Mắc bệnh mạn tính khiến trẻ khác biệt với nhóm trẻ đồng lứa và trẻ thường không tuân thủ quy định nên sẽ không bị bạn bè hoặc bạn bè coi là khác biệt. +Cha mẹ / người chăm sóc có thể chỉ nhớ hoặc hiểu một phần cơ sở lý luận và hướng dẫn sử dụng thuốc, và lịch trình làm việc của họ có thể khiến họ không thể cho trẻ dùng liều theo lịch trình. +Các phẫu thuật cấp cứu khác ở trẻ sơ sinh Theo William J. Cochran, MD, Geisinger Clinic Đánh giá về mặt y tế Thg8 2021 Thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh Thoát vị bẹn thường xảy ra nhất ở trẻ sơ sinh nam, đặc biệt là trẻ đẻ non (trong đó tỉ lệ mắc là khoảng 10%). +Bệnh này có tỷ lệ tử vong cao (25%), thậm chí cao hơn ở trẻ đẻ non (60%). +Tiên lượng thường tốt sau khi phục hồi chỗ thủng bằng phẫu thuật. +Thủng hồi tràng ở trẻ sơ sinh Thủng hồi tràng là cũng là một tình trạng bệnh lý không phổ biến khác, thường gặp nhất ở những trẻ có cân nặng rất thấp khi sinh (< 1500 g) và trong 2 tuần đầu đời. +Bệnh có liên quan đến viêm màng ối-màng đệm, sử dụng glucocorticoid sau sinh và dùng indomethacin để đóng sớm còn ống động mạch. +Không rõ nguyên nhân gây thủng hồi tràng nhưng có thể liên quan đến một khiếm khuyết cơ ở thành hồi tràng hoặc một vấn đề với quá trình tổng hợp nitric oxit và thiếu máu cục bộ tại chỗ do co mạch. +Điều trị thủng hồi tràng là ổn định bằng các loại dịch theo đường tĩnh mạch và kháng sinh, sau đó là phục hồi bằng phẫu thuật. +Tắc động mạch mạc treo ở trẻ sơ sinh Cục huyết khối thành hoặc thuyên tắc có thể gây tắc một động mạch mạc treo sau khi đặt catheter động mạch rốn ở vị trí cao. +Trường hợp đó rất hiếm khi xảy ra nhưng có thể gây nhồi máu ruột rộng cần phải phẫu thuật và cắt đoạn ruột. +Bên phải bị ảnh hưởng nhiều nhất và khoảng 10% số các trường hợp thoát vị bẹn là cả hai bên. +Bởi vì thoát vị bẹn có thể bị nghẹt, nên cần phải phục hồi sớm ngay sau khi chẩn đoán. +Đối với trẻ đẻ non, việc phục hồi không được thực hiện cho đến khi trẻ đạt cân nặng là 2 kg. +Ngược lại, các thoát vị rốn hiếm khi bị nghẹt, có thể đóng lại một cách tự nhiên sau vài năm và thường không cần phải phục hồi bằng phẫu thuật. +Thủng dạ dày ở trẻ sơ sinh Ở trẻ sơ sinh, thủng dạ dày thường là tự phát và thường xảy ra trong tuần tuổi đầu tiên. +Mặc dù vấn đề này nhìn chung là không phổ biến, nhưng phổ biến ở những trẻ sơ sinh non tháng hơn trẻ sơ sinh đủ tháng. +Chưa rõ nguyên nhân gây thủng dạ dày, nhưng thủng có thể do dị tật bẩm sinh ở thành dạ dành, thường là ở bờ cong lớn. +Bụng tự nhiên chướng, trẻ bị suy hô hấp và trên phim chụp X-quang bụng có hình ảnh tràn khí ổ bụng lớn. +Cách đặt ống thông bàng quang ở bé gái Theo Keara N. DeCotiis, MD, Nemours / Alfred I. duPont Hospital for Children Đánh giá về mặt y tế Thg12 2020 Chỉ định Chống chỉ định Các biến chứng Thiết bị Cân nhắc bổ sung Giải phẫu liên quan Tư thế Mô tả các bước tiến hành thủ thuật. Chăm sóc sau thủ thuật Cảnh báo v�� các lỗi thường gặp Các mẹo và thủ thuật Đặt ống thông niệu đạo là đưa một ống thông mềm qua niệu đạo vào bàng quang. +Giải phẫu liên quan Giải phẫu của trẻ nữ tương tự như người lớn, có sự khác biệt về kích thước. +Lỗ niệu đạo của nữ là lỗ đầu tiên bên dưới âm vật và nằm trên lỗ âm đạo. +Có thể khó nhìn thấy nếu nó đóng lại. +Ngoài ra, các cô gái trẻ có thể bị dính môi âm hộ, điều này có thể khiến cho khó nhìn thấy lỗ niệu đạo hơn. +Niệu đạo ngắn và thẳng do đó dễ dàng đặt ống thông. +Tư thế Bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, tư thế con ếch (khớp háng và đầu gối gập một phần, gót chân trên giường, khớp giạng thoải mái). +Trợ lý nên giữ chân hoặc đầu gối. +Cho phép một hoặc cả cha mẹ hoặc người chăm sóc ở lại để an ủi trẻ. +Nhờ họ nắm tay trẻ, cho họ một con thú nhồi bông để trẻ chơi cùng hoặc tham gia vào các kỹ thuật đánh lạc hướng khác có thể hữu ích. +Có một số loại ống thông. +Đôi khi cần dùng thuốc an thần. +Đặt tất cả các thiết bị trong tầm với trên một trường vô trùng không bị ô nhiễm trên khay cạnh giường. +Mở bộ dụng cụ đóng gói sẵn, cẩn thận để không làm nhiễm bẩn bên trong. +Đặt miếng lót thấm nước có mặt nhựa xuống dưới mông. +Cởi bỏ tã nếu có và lau sạch vùng này bằng khăn ướt có sử dụng xà phòng và nước. +Lau khô vùng đó bằng khăn khô. +Bôi chất bôi trơn vô trùng vào phần cuối của ống thông và để trên trường vô trùng. +Thấm đẫm dung dịch sát trùng (ví dụ: povidone iodine) vào que bôi, bông gòn hoặc gạc. +Nếu không thể đưa ống thông vào, có thể cần phải chọc hút bàng quang trên xương mu. +Đặt săng mổ đã được ủ vô trùng lên khung chậu sao cho bộc lộ rõ âm hộ. +Dùng bàn tay không thuận của bạn, hãy tách môi âm hộ để lộ lỗ niệu đạo. +Làm sạch khu vực xung quanh lỗ niệu đạo bằng từng que bôi, miếng gạc hoặc bông gòn thấm đẫm povidone iodine. +Làm sạch vùng đó bằng chuyển động từ trước ra sau. +Vứt bỏ hoặc để sang một bên que bôi, miếng gạc hoặc bông gòn mới bị nhiễm bẩn. +Nếu sử dụng povidone iodine, làm sạch 3 lần sau đó để khô vùng da đó. +Giữ ống thông bằng tay thuận của bạn. +Tách môi âm hộ bằng bàn tay không thuận của bạn. +Nếu khó nhìn thấy lỗ niệu đạo, hãy nhẹ nhàng kéo niêm mạc lỗ âm đạo xuống dưới. +Đưa ống thông tiểu nhẹ nhàng qua niệu đạo cho đến khi lấy được nước tiểu. +(Xem thêm Đặt ống thông bàng quang, Cách tiến hành đặt ống thông niệu đạo ở phụ nữ và Nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ em.) +Không chọc liên tục hoặc ép vào ống thông. +Nếu ống thông đã đi vào âm đạo, hãy để ống thông đó ở vị trí làm mốc và lấy một ống thông khác. +Lấy nước tiểu trong lọ đựng bệnh phẩm. +Nếu lượng nước tiểu không đủ, hãy nhẹ nhàng xoa bóp vùng bụng dưới trên bàng quang (vùng trên xương mu). +Tháo ống thông bằng cách kéo ra nhẹ nhàng. +Lau povidone iodine còn lại bằng khăn ướt. +Chăm sóc sau thủ thuật Bỏ săng phẫu thuật ra. +Cảnh báo và các lỗi thường gặp Để tránh gây nhiễm trùng đường tiểu, hãy duy trì kỹ thuật vô trùng nghiêm ngặt trong suốt quá trình thực hiện thủ thuật. +Để tránh đặt ống thông mù và tổn thương niệu đạo, không dùng lực quá mạnh trong quá trình đưa vào. +Các mẹo và thủ thuật Không tiếp tục cố gắng đặt ống thông nếu gặp phải lực cản đáng kể hoặc nếu cảm thấy như thể ống thông bị vênh bên trong và không đẩy lên được. +Nếu ống thông dường như đến đúng vị trí nhưng nước tiểu không trở lại, có thể là do chất bôi trơn cản trở đường thoát của nước tiểu. +Khi giữ ống thông ở vị trí hiện tại, rửa ống thông bằng nước muối sinh lý thông thường để loại bỏ chất bôi trơn bị tắc đó và xem liệu nước tiểu có trở lại hay không trước khi tiếp tục các bước còn lại. +Nếu ống thông dường như ở đúng vị trí nhưng nước tiểu không trở lại và có khả năng vô niệu do mất nước, hãy xem xét việc bù nước (phù hợp với tình trạng lâm sàng của bệnh nhân) trước khi thực hiện lại thủ thuật. +Tham khảo ý kiến bác sĩ tiết niệu nếu có bất kỳ vấn đề nào với việc đặt ống thông hoặc cần biết hướng dẫn về kích thước và kiểu dáng ống thông trong các tình huống lâm sàng được chọn. +Trong một số trường hợp không thể đặt ống thông, có thể chỉ định chọc hút qua da qua trên xương mu. +Lý do chính để đặt ống thông bàng quang ở trẻ em gái là để Thu thập một mẫu nước tiểu vô trùng để xét nghiệm ở trẻ em rất nhỏ không thể đi tiểu theo yêu cầu Các lý do ít phổ biến hơn bao gồm Giảm bí tiểu cấp tính hoặc mạn tính (bệnh tiết niệu do tắc nghẽn) Đặt ống thông bàng quang không liên tục trong bàng quang thần kinh Nhỏ chất cản quang để chụp X-quang bàng quang niệu đạo Rửa bàng quang Thấm thuốc Theo dõi lượng nước tiểu ở một số bệnh nhân nhập viện (đặt lưu ống thông tiểu; không thảo luận ở đây) Chống chỉ định Chống chỉ định tuyệt đối Rách đường tiết niệu dưới nghi ngờ do chấn thương gần đây Ở những bệnh nhân chấn thương, nên loại trừ rách đường tiết niệu dưới (do tụ máu ở tầng sinh môn, chảy máu ở lỗ niệu đạo, hoặc chấn thương xương chậu) bằng cách chụp niệu đạo ngược dòng hoặc khám âm đạo (và đôi khi soi bàng quang) trước khi đặt ống thông bàng quang. +Chống chỉ định tương đối Những bất thường chính đã biết của đường tiết niệu dưới Tiền sử bị hẹp niệu đạo Tạo hình niệu đạo hoặc tạo hình cổ bàng quang trước đó Tiền sử khó đặt ống thông Các biến chứng Các biến chứng bao gồm Chấn thương niệu đạo hoặc bàng quang nông kèm theo chảy máu (thường gặp) Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI; phổ biến) Ống thông lạc đường Sẹo và hẹp Thủng bàng quang (hiếm) Thiết bị Đôi khi có sẵn bộ dụng cụ đóng gói sẵn; nếu không, thiết bị cần phải có thường bao gồm Săng mổ và găng tay vô trùng Một tấm lót thấm nước Dung dịch sát trùng (ví dụ: povidone iodine, chlorhexidine) có que bôi, bông gòn hoặc miếng gạc Chất bôi trơn hoà tan trong nước vô trùng (có hoặc không có lidocain 2%) Cốc vô trùng để lấy mẫu nước tiểu Kích thước ống thông niệu đạo thay đổi theo tuổi: trẻ sơ sinh (đủ tháng) đến 6 tháng – 5 đến 6 French (Fr); trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi – 6 đến 8 Fr; trẻ trước tuổi dậy thì – 10 đến 12 Fr; trẻ vị thành niên – 12 đến 14 Fr Khăn lau để lau dung dịch sát trùng sau khi làm thủ thuật Cân nhắc bổ sung Cần kỹ thuật vô trùng để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu dưới. +Nếu làm nhiều thủ thuật, hãy đặt ống thông bàng quang trước, vì trẻ có thể đi tiểu trong khi làm các thủ thuật khác. +Tổng quan các bất thường nhiễm sắc thể Theo Nina N. Powell-Hamilton, MD, Sidney Kimmel Medical College at Thomas Jefferson University Đánh giá về mặt y tế Thg12 2021 Chẩn đoán Các bất thường nhiễm sắc thể gây ra các rối loạn khác nhau. +Tế bào lympho thường được sử dụng để phân tích nhiễm sắc thể, ngoại trừ trước khi sinh, khi tế bào ối hoặc tế bào gai rau được sử dụng (xem Chọc ối). +Phân tích karyotype là việc khoá tế bào ở thời kì trung gian trong quá trình phân bào và nhuộm cố định nhiễm sắc thể. +Nhiễm sắc thể từ các tế bào đơn được chụp ảnh lại sau đó hình ảnh của chúng được sắp xếp, tạo thành một karyotype. +Một số kỹ thuật được sử dụng để phân biệt tốt hơn các nhiễm sắc thể: Trong kĩ thuật nhuộm band cổ điển (ví dụ: G [Giemsa] -, Q [huỳnh quang] -, và dải C), một loại thuốc nhuộm được sử dụng để nhuộm các băng trên nhiễm sắc thể. +Phân tích nhiễm sắc thể độ phân giải cao sử dụng các phương pháp nuôi cấy đặc biệt để có được nhiễm sắc thể ở thời kì tiền phân bào và kì giữa sớm. +Các nhiễm sắc thể ít bị cô đặc hơn so với phân tích nhiễm sắc thể ở kì giữa sớm thông thường, và số lượng các băng nhận diện được mở rộng, cho phép phân tích karyotype tốt hơn. +Kĩ thuật lập karyotype quang phổ (còn được gọi là sơn nhiễm sắc thể) sử dụng các kỹ thuật lai nhiễm sắc thể huỳnh quang đặc hiệu tại chỗ (chromosome - specific fluorescent in situ hybridization - FISH) giúp cải thiện khả năng phát hiện một số bất thường, bao gồm chuyển đoạn và đảo đoạn. +Phân tích phân tử nhiễm sắc thể (CMA), còn được gọi là phép lai gen di truyền so sánh (aCGH) là một kỹ thuật đơn bước cho phép quét toàn bộ bộ gen về các bất thường về liều lượng nhiễm sắc thể, bao gồm tăng (nhân bản) hoặc giảm (xoá bỏ), giúp nghĩ đến những mất cân bằng của sự chuyển đoạn. +Phân tích vi mảng đa hình nucleotide đơn (SNP) có khả năng bổ sung để phát hiện các vùng đồng hợp tử, có thể được nhìn thấy trong các trường hợp cha mẹ có chung tổ tiên (đồng chủng) và cũng như khi có sự hai bảo sao nhiễm sắc thể từ một nguồn (tức là, cả hai bản sao của nhiễm sắc thể, hoặc một phần của nhiễm sắc thể, được thừa hưởng từ bố hoặc từ mẹ, thay vì 1 bản sao từ mẹ và 1 bản sao từ bố). +Cần lưu ý rằng CMA không phát hiện được đột biến cân bằng (ví dụ, chuyển đoạn, đảo đoạn) không liên quan đến việc xoá hoặc lặp đoạn. +Các bất thường ảnh hưởng đến nhiễm sắc thể (22 cặp nhiễm sắc thể giống nhau ở nam và nữ) phổ biến hơn những bất thường ảnh hưởng đến nhiễm sắc thể giới tính (X và Y). +Sàng lọc Các phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn (NIPS) hiện có sẵn. +Đối với NIPS, trình tự DNA của bào thai không có tế bào thu được từ mẫu máu mẹ được sử dụng để sàng lọc trước sinh chủ yếu đối với thể tam nhiễm 21 (Hội chứng Down), ba nhiễm sắc thể 13, ba nhiễm sắc thể 18 và lệch bội lẻ nhiễm sắc thể giới tính. +Điều quan trọng cần lưu ý là độ nhạy và độ đặc hiệu khác nhau đối với các bất thường nhiễm sắc thể khác nhau. +Giá trị tiên đoán dương tính cũng khác nhau vì tỷ lệ mắc bệnh khác nhau của mỗi tình trạng. +Giá trị tiên đoán dương tính được phát hiện là cao đối với thể ba nhiễm sắc thể 21 nhưng ít hơn đối với ba nhiễm sắc thể 18 và ba nhiễm sắc thể 13. +NIPS đã được sử dụng như là một thử nghiệm sàng lọc cho những hội chứng mất đoạn nhỏ thông thường (ví dụ, xoá đoạn 22 q 11); tuy nhiên, độ nhạy và độ đặc hiệu vẫn tương đối thấp. +Do đó, khuyến cáo rằng bất kỳ sự bất thường nào được phát hiện với NIPS nên được xác nhận bằng xét nghiệm chẩn đoán. +Những bất thường về nhiễm sắc thể được chia làm nhiều loại nhưng thường gặp nhất là bất thường về số lượng và cấu trúc. +Bất thường về số lượng bao gồm Trisomy: 3 nhiễm sắc thể (thêm một nhiễm sắc thể) Monosomy: một nhiễm sắc thể (mất một nhiễm sắc thể) Bất thường cấu trúc bao gồm Chuyển vị (bất thường trong đó toàn bộ nhiễm sắc thể hoặc một đoạn nhiễm sắc thể không phù hợp với các nhiễm sắc thể khác) Xoá và nhân đôi các phần khác nhau của nhiễm sắc thể Thuật ngữ Một số thuật ngữ cụ thể từ lĩnh vực di truyền học rất quan trọng để mô tả các bất thường nhiễm sắc thể: Aneuploidy: Các bất thường nhiễm sắc thể phổ biến nhất gây ra bởi thêm hoặc mất một nhiếm sắc thể. +Karyotype: Tập hợp toàn bộ các nhiễm sắc thể trong tế bào của người. +Genotype: Bộ gen được quy định bởi các nhiễm sắc thể. +Kiểu hình: Các biểu hiện lâm sàng bao gồm hoá sinh, sinh lý, và thể chất được xác định bởi kiểu gen và các yếu tố môi trường (xem Tổng quan về di truyền học). +Thuyết thể khảm: Sự có mặt của ≥ 2 dòng tế bào khác nhau về kiểu gen ở người đã phát triển từ một trứng thụ tinh duy nhất. +Chẩn đoán các bất thường nhiễm sắc thể Phân tích nhiễm sắc thể (karyotyping) Dải Phương pháp lai tại chỗ gắn huỳnh quang (FISH) Phân tích vi mảng nhiễm sắc thể (lai ghép bộ gen so sánh mảng) (Xem thêm Công nghệ giải trình tự thế hệ tiếp theo.) +Triệu chứng cơ thể và các rối loạn liên quan ở trẻ em Theo Josephine Elia, MD, Nemours/A.I. +Rối loạn lo âu về bệnh: Trẻ em là cực kỳ sợ rằng chúng có hoặc sẽ mắc phải một rối loạn nghiêm trọng. +Họ đang bận tâm với ý tưởng rằng họ đang hoặc có thể bị bệnh mà lo lắng của họ làm suy giảm hoạt động hàng ngày hoặc gây ra đau khổ đáng kể. +Trẻ em có thể hoặc không có các triệu chứng thể chất, nhưng nếu có, mối quan tâm của họ là nhiều hơn về những biến chứng có thể có của các triệu chứng hơn bản thân các triệu chứng. +Rối loạn dạng cơ thể: Trẻ em có thể phát triển nhiều triệu chứng cơ thể hoặc chỉ một triệu chứng nặng, điển hình là đau. +Triệu chứng có thể là cụ thể (ví dụ, đau bụng) hoặc mơ hồ (ví dụ, mệt mỏi). +Bất kỳ phần nào của cơ thể có thể là trọng tâm của mối quan tâm. +Triệu chứng cơ thể và các rối loạn liên quan đều phổ biến ở trẻ trai và trẻ gái nhưng phổ biến ở trẻ vị thành niên nữ hơn so với trẻ nam vị thành niên. +Các triệu chứng và điều trị triệu chứng cơ thể và rối loạn liên quan rất giống với các triệu chứng của rối loạn lo âu. +Các triệu chứng không phải chủ ý được tạo ra, và trẻ em thực sự đang trải qua các triệu chứng mà chúng mô tả. +duPont Hospital for Children Đánh giá về mặt y tế Thg4 2021 | đã sửa đổi Thg9 2022 Chẩn đoán Điều trị Những điểm chính Rối loạn triệu chứng cơ thể và các rối loạn liên quan được đặc trưng bởi các triệu chứng cơ thể dai dẳng có liên quan đến những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi quá mức hoặc không thích ứng trong việc đáp ứng với những triệu chứng này và các mối quan tâm liên quan đến sức khoẻ. +Chẩn đoán rối loạn triệu chứng cơ thể và các rối loạn liên quan Tiêu chuẩn lâm sàng Đôi khi các xét nghiệm để loại trừ các rối loạn khác Chẩn đoán triệu chứng cơ thể hoặc một rối loạn liên quan dựa trên các tiêu chí từ Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê về Rối loạn Tâm thần, Ấn bản lần thứ Năm (DSM-5). +Nói chung, đối với một trong những chứng rối loạn này phải được chẩn đoán, các triệu chứng phải gây ra những căng thẳng đáng kể và / hoặc can thiệp vào hoạt động hàng ngày, và trẻ em phải quan tâm quá nhiều đến sức khoẻ của chúng và / hoặc các triệu chứng trong suy nghĩ và hành động. +Trong lần đầu gặp, các bác sĩ có một bệnh sử sâu (đôi khi trao đổi với các thành viên trong gia đình) và thực hiện một thăm khám kỹ lưỡng và thường xuyên kiểm tra để xác định liệu một chứng rối loạn về thể chất có phải là nguyên nhân hay không. +Vì trẻ có rối loạn triệu chứng cơ thể cũng có thể phát triển thành chứng rối loạn về thể chất, nên việc thăm khám và làm các xét nghiệm thích hợp nên được làm bất cứ khi nào các triệu chứng thay đổi đáng kể hoặc khi các dấu hiệu khách quan phát triển. +Tuy nhiên, các đánh giá trong phòng thí nghiệm thường tránh làm rộng rãi vì chúng có thể thuyết phục trẻ rằng có vấn đề về thể chất và những kiểm tra chẩn đoán không cần thiết có thể khiến trẻ em chấn động. +Nếu không thể xác định được vấn đề về thể chất, bác sĩ có thể sử dụng các đánh giá sức khoẻ tâm thần chuẩn để giúp xác định xem các triệu chứng có phải là triệu chứng thể chất hoặc rối loạn liên quan hay không. +Các bác sĩ cũng nói chuyện với trẻ em và các thành viên gia đình để cố gắng xác định các vấn đề tâm lý tiềm ẩn hoặc mối quan hệ gia đình gặp khó khăn. +Điều trị rối loạn triệu chứng cơ thể và các rối loạn liên quan Tâm lý trị liệu Đôi khi dùng thuốc làm giảm các triệu chứng Trẻ em, ngay cả khi có một mối quan hệ thoả đáng với bác sĩ chính, cũng thường được giới thiệu đến một chuyên gia trị liệu tâm lý. +Trẻ em có thể cản trở ý tưởng đi gặp bác sĩ trị liệu tâm lý bởi vì họ nghĩ rằng các triệu chứng của chúng hoàn toàn là thể chất. +Tuy nhiên, liệu pháp tâm lý cá nhân và gia đình, thường sử dụng các kỹ thuật hành vi nhận thức, có thể giúp trẻ em và các thành viên trong gia đình nhận ra các mẫu suy nghĩ và hành vi làm cho các triệu chứng đó kéo dài. +Những rối loạn này là kiệt sức và thường làm suy giảm chức năng. +Các nhà trị liệu có thể sử dụng liệu pháp thôi miên, phản hồi sinh học và liệu pháp thư giãn. +Liệu pháp tâm lý thường được kết hợp với một chương trình phục hồi chức năng nhằm giúp trẻ trở lại với một thói quen bình thường. +Nó có thể bao gồm liệu pháp vật lý, có những lợi ích sau: Nó có thể điều trị các hiệu ứng thể chất thực tế, chẳng hạn như giảm vận động hoặc mất cơ, gây ra bởi một triệu chứng cơ thể hoặc rối loạn liên quan. +Nó làm cho trẻ em cảm thấy như thể có một cái gì đó cụ thể đang được thực hiện để điều trị cho họ. +Nó cho phép trẻ tham gia tích cực trong việc điều trị. +Thuốc để điều trị rối loạn tâm thần đi kèm (ví dụ, trầm cảm, lo âu) có thể hữu ích; tuy nhiên, sự can thiệp chính là liệu pháp tâm lý. +Trẻ em cũng được lợi từ việc có mối quan hệ hỗ trợ với bác sỹ chăm sóc chính, họ là người điều phối tất cả các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của họ, giúp giảm nhẹ triệu chứng, thường xuyên thấy và bảo vệ họ khỏi các xét nghiệm và thủ tục không cần thiết. +Những điểm chính Trẻ em bận tâm và lo lắng quá mức về sức khoẻ, các triệu chứng thể chất, hoặc khả năng có hoặc mắc phải chứng bệnh nghiêm trọng. +Trẻ em có thể có nhiều triệu chứng (ví dụ: suy giảm trong việc phối hợp hoặc cân bằng, yếu, tê liệt hoặc mất cảm giác, động kinh, mù, nhìn đôi, điếc) hoặc một triệu chứng nghiêm trọng, điển hình là đau. +Thực hiện các thăm khám và xét nghiệm thích hợp để loại trừ rối loạn thể chất là nguyên nhân của các triệu chứng, và nếu các triệu chứng thay đổi đáng kể hoặc các dấu hiệu khách quan phát triển, để kiểm tra một rối loạn thể chất mới. +Điều trị có thể liên quan đến liệu pháp tâm lý, thường kết hợp với một chương trình phục hồi nhằm giúp trẻ trở lại với một thói quen bình thường. +Triệu chứng cơ thể và những rối loạn liên quan bao gồm: Rối loạn chuyển hoán: Điển hình là, các triệu chứng liên quan đến sự thiếu hụt chức năng cảm giác hoặc vận động chủ động nhưng đôi khi bao gồm các động tác lắc và suy giảm nhận thức (gợi ý các cơn co giật) và các tư thế chi bất thường (gợi ý một chứng rối loạn thần kinh hoặc rối loạn thể chất nói chung). +Trẻ em có thể có sự suy giảm trong sự phối hợp hoặc cân bằng, sự yếu, tê liệt cánh tay hoặc chân, mất cảm giác một phần cơ thể, động kinh, không đáp ứng, mù, nhìn đôi, điếc, mất tiếng, khó nuốt, cảm giác chẹn ở họng, hoặc bí tiểu. +Rối loạn giả bệnh lên người khác: Người chăm sóc (điển hình là cha mẹ) cố ý giả mạo hoặc tạo ra các triệu chứng cơ thể ở trẻ. +Ví dụ, họ có thể cho máu hoặc các chất khác vào mẫu nước tiểu để mô phỏng nhiễm trùng tiểu. +Rối loạn trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên Theo Josephine Elia, MD, Nemours/A.I. +Tuy nhiên, các sự kiện và các tác nhân gây stress gây ra mất tinh thần và đau buồn cũng có thể gây ra một giai đoạn trầm cảm lớn. +Có xu hướng không đáng kể trong việc tăng ý tưởng tự sát (1,2% so với 0,8%), tự gây tổn thương (3,3% so với 2,6%) và tự sát (1,9% so với 1,2%). +Có vẻ như đã có một số khác biệt về nguy cơ giữa các loại thuốc khác nhau; tuy nhiên, không có nghiên cứu đối chứng trực tiếp nào được thực hiện, và rất khó để kiểm soát mức độ trầm cảm và các yếu tố nguy cơ gây nhiễu khác. +Các nghiên cứu quan sát và dịch tễ học (4, 5) đã không tìm thấy sự gia tăng tỷ lệ toan tử hoặc tự tử ở bệnh nhân uống thuốc chống trầm cảm. +Ngoài ra, mặc dù việc kê đơn thuốc chống trầm cảm giảm theo cảnh báo hộp đen, tỷ lệ tự tử ở thanh thiếu niên vẫn tăng 14% (6, 7). +Sử dụng dữ liệu tuyên bố thương mại để ước tính rủi ro và lợi ích của thuốc liên quan đến các sự kiện tự tử, SSRI có liên quan đến việc giảm đáng kể các sự kiện tự tử (8). +Nói chung, mặc dù các thuốc chống trầm cảm có hiệu quả hạn chế ở trẻ em và vị thành niên, nhưng lợi ích có vẻ vượt trội hơn các nguy cơ. +Cách tiếp cận tốt nhất dường như kết hợp điều trị bằng thuốc với liệu pháp tâm lý và giảm thiểu rủi ro bằng cách theo dõi chặt chẽ việc điều trị. +Cho dù sử dụng thuốc hay không, tự tử luôn là mối quan tâm của trẻ em hoặc thanh thiếu niên bị trầm cảm. +Cần làm những điều dưới đây để giảm rủi ro: Các bậc cha mẹ và những người hành nghề chăm sóc sức khoẻ tâm thần nên thảo luận kỹ những vấn đề này một cách sâu sắc. +Trẻ hay vị thành niên nên được giám sát ở mức thích hợp. +Nguyên nhân của trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên chưa rõ nhưng tương tự như nguyên nhân ở người lớn; nó được cho là kết quả từ sự tương tác c��a các yếu tố nguy cơ được xác định là di truyền và áp lực từ môi trường (đặc biệt là căng thẳng đầu đời chẳng hạn như lạm dụng, chấn thương, thiên tai, bạo lực gia đình, cái chết của thành viên gia đình và mất mát [1]). +Trị liệu tâm lý với các cuộc hẹn đều đặn nên được nằm trong kế hoạch điều trị. +Ngọc trai & cạm bẫy Nguy cơ tự tử luôn là mối quan tâm của trẻ em và vị thành niên bị trầm cảm dù chúng có đang dùng thuốc chống trầm cảm hay không. +Rối loạn trầm cảm chủ yếu liên quan đến cảm giác buồn bã hoặc kích thích hoặc mất hứng thú hoặc niềm vui trong hầu hết các hoạt động hầu hết cả ngày gần như mỗi ngày trong giai đoạn 2 tuần cùng với các triệu chứng cụ thể khác. +Chẩn đoán rối loạn trầm cảm dựa trên các tiêu chí lâm sàng cụ thể, và làm các xét nghiệm thích hợp để loại trừ các rối loạn khác (ví dụ tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm trùng, rối loạn tuyến giáp, lạm dụng ma tuý). +Sự tham gia của gia đình và trường học trong khi điều trị cho đứa trẻ để tiếp tục nâng cao chức năng của đứa trẻ và cung cấp các cơ sở giáo dục thích hợp. +Đối với thanh thiếu niên (đối với người lớn), sự kết hợp của liệu pháp tâm lý và thuốc chống trầm cảm thường có hiệu quả cao hơn phương thức sử dụng đơn lẻ; ở trẻ nhỏ, hầu hết các bác sĩ lâm sàng đều lựa chọn liệu pháp tâm lý mặc dù nếu cần, có thể dùng thuốc (tuỳ theo độ tuổi của đứa trẻ). +duPont Hospital for Children Đánh giá về mặt y tế Thg4 2021 | đã sửa đổi Thg9 2022 Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Điều trị Những điểm chính Thông tin thêm Nguồn chủ đề Thuốc để điều trị lâu dài... Rối loạn trầm cảm được đặc trưng bởi nỗi buồn hoặc khó chịu nghiêm trọng hoặc dai dẳng, đủ để ảnh hưởng đến chức năng hoặc gây ra phiền toái đáng kể. +Các triệu chứng và dấu hiệu của rối loạn trầm cảm Các biểu hiện cơ bản của rối loạn trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên tương tự như ở người lớn nhưng có liên quan đến những mối quan tâm điển hình của trẻ em, như học tập và chơi đùa. +Trẻ có thể không giải thích được cảm xúc bên trong hoặc tâm trạng. +Trầm cảm nên được xem xét khi những đứa trẻ trước đây hoạt động tốt trở nên kém đi ở trường, rút khỏi xã hội, hoặc có hành vi phạm pháp. +Ở một số trẻ bị rối loạn trầm cảm, tâm trạng nổi trội là khó chịu hơn là nỗi buồn (một sự khác biệt quan trọng giữa tuổi nhỏ và người lớn). +Sự khó chịu liên quan đến trầm cảm ở trẻ em có thể biểu hiện như là hoạt động quá mức và hành vi hung hăng, chống lại xã hội. +Ở trẻ khuyết tật trí tuệ, chứng rối loạn trầm cảm hoặc rối loạn khí sắc khác có thể biểu hiện như các triệu chứng của cơ thể và rối loạn hành vi. +Rối loạn mất điều hoà khí sắc kiểu gây rối Rối loạn mất điều hoà khí sắc kiểu gây rối liên quan đên sự khó chịu dai dẳng và các giai đoạn thường xuyên của hành vi đó rất ra khó kiểm soát, với sự khởi đầu ở tuổi 6-10. +Nhiều trẻ em cũng có các rối loạn khác, đặc biệt là rối loạn chống đối, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), hoặc một rối loạn lo âu. +Chẩn đoán dựa vào hỏi bệnh và thăm khám. +Chẩn đoán không đưa ra trước 6 tuổi hoặc sau 18 tuổi. +Khi trưởng thành, bệnh nhân có thể phát triển trầm cảm đơn cực (hơn là lưỡng cực) hoặc rối loạn lo âu. +Các biểu hiện bao gồm sự hiện diện của những điều sau đây với thời gian ≥ 12 tháng (không có giai đoạn ≥ 3 tháng mà không có tất cả chúng): Các đợt bùng phát thường xuyên nghiêm trọng (ví dụ như giận dữ và / hoặc hung hăng đối với người hoặc tài sản) có tỷ lệ cao so với tình huống và xuất hiện trung bình ≥ 3 lần / tuần. Sự bùng nổ không phù hợp với trình độ phát triển Một trạng thái khó chịu, tức giận mỗi ngày trong hầu hết thời gian trong ngày và được những người khác quan sát (ví dụ như phụ huynh, giáo viên, bạn bè cùng lứa) Tâm trạng bùng nổ và tức giận phải xảy ra ở 2 trong số 3 hoàn cảnh (tại nhà hoặc trường học, với bạn bè đồng lứa). +Bệnh trầm cảm nặng Rối loạn trầm c��m chủ yếu là giai đoạn trầm cảm rời rạc kéo dài ≥ 2 tuần. +Nó xảy ra ở khoảng 2% trẻ em và 5% vị thành niên. +Rối loạn trầm cảm chủ yếu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn sau tuổi dậy thì. +Không điều trị, trầm cảm chủ yếu có thể thuyên giảm từ 6 đến 12 tháng. +Nguy cơ tái phát cao hơn ở những bệnh nhân có những giai đoạn nặng, tuổi trẻ hơn hoặc những người có nhiều đợt. +Sự tồn tại của các triệu chứng trầm cảm nhẹ thậm chí trong quá trình thuyên giảm là một yếu tố tiên đoán mạnh mẽ sự tái phát. +Chẩn đoán, khi có ≥ 1 trong số những điều sau đây phải có mặt hầu hết trong ngày gần như mỗi ngày trong thời gian 2 tuần: Cảm thấy buồn hoặc bị người khác quan sát thấy buồn (ví dụ như khóc) hoặc cáu kỉnh Mất quan tâm hoặc thích thú trong hầu hết các hoạt động (thường được thể hiện như là chán nản sâu sắc) Ngoài ra, phải có ≥ 4 điểm sau: Giảm cân (ở trẻ em, không tăng cân như mong đợi) hoặc giảm hoặc tăng cảm giác thèm ăn Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều Kích động hoặc chậm chạp tâm thần vận động được quan sát bởi người khác của người khác (không phải tự nhận xét) Mệt mỏi hoặc mất năng lượng Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung, và lựa chọn Những suy nghĩ liên tục về cái chết (không chỉ sợ chết) và / hoặc ý tưởng hay kế hoạch tự tử Cảm giác vô dụng (tức là cảm thấy bị từ chối và không được yêu thương) hoặc tội lỗi quá mức hoặc không thích hợp Trầm cảm chủ yếu ở vị thành niên là một yếu tố nguy cơ cho sự thất bại trong học tập, lạm dụng chất gây nghiện, và hành vi tự sát. +Điều trị bằng thuốc chống trầm cảm, liệu pháp hỗ trợ và nhận thức-hành vi, hoặc kết hợp các phương thức này. +Trong khi chán nản, trẻ em và vị tthành niên có khuynh hướng tụt hậu xa về mặt học tập và mất các mối quan hệ quan trọng. +Trong trầm cảm rất nặng, các triệu chứng loạn thần có thể xuất hiện. +Rối loạn trầm cảm dai dẳng (loạn khí sắc) Rối loạn trầm cảm dai dẳng là tâm trạng buồn chán hoặc bực bội dai dẳng kéo dài hầu hết cả ngày, đa số các ngày ít nhất ≥ 1 năm cộng với ≥ 2 trong số những điều sau đây: Chán ăn hoặc ăn quá nhiều Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều Giảm năng lượng hoặc mệt mỏi Lòng tự trọng thấp Kém tập trung Cảm giác tuyệt vọng Triệu chứng có thể nhiều hoặc ít hơn so với các rối loạn trầm cảm chủ yếu. +Một giai đoạn trầm cảm chủ yếu có thể xảy ra trước khi khởi phát hoặc trong năm thứ nhất (tức là, trước khi đạt tiêu chuẩn về thời gian cho rối loạn trầm cảm dai dẳng). +Chẩn đoán rối loạn trầm cảm Đánh giá lâm sàng Chẩn đoán rối loạn trầm cảm dựa trên các triệu chứng và dấu hiệu, bao gồm các tiêu chí được liệt kê ở trên. +Nguồn thông tin bao gồm một cuộc nói chuyện với trẻ em hoặc vị thành niên và thông tin từ cha mẹ và giáo viên. +Có sẵn một số bảng câu hỏi ngắn để sàng lọc. +Chúng giúp xác định một số triệu chứng trầm cảm nhưng không được sử dụng một mình để chẩn đoán. +Các câu hỏi kết thúc cụ thể giúp xác định xem bệnh nhân có các triệu chứng cần thiết để chẩn đoán trầm cảm nặng hay không, dựa trên các tiêu chí Chẩn đoán và Thống kê về Rối loạn Tâm thần, Phiên bản thứ Năm (DSM-5). +Tiền sử nên bao gồm các yếu tố gây bệnh như bạo lực gia đình, nghiện và lạm dụng tình dục, và các tác dụng phụ của thuốc. +(Xem thêm thảo luận về Rối loạn trầm cảm ở người trưởng thành.) +Các câu hỏi về hành vi tự sát (ví dụ, ý tưởng, cử chỉ, những nỗ lực) nên được hỏi. +Cần phải xem xét cẩn thận về tiền sử và các xét nghiệm thích hợp để loại trừ các rối loạn khác (ví dụ tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm trùng, rối loạn tuyến giáp, lạm dụng thuốc) có thể gây ra các triệu chứng tương tự. +Các rối loạn tâm thần khác có thể làm tăng nguy cơ và / hoặc thay đổi tiến trình của các triệu chứng trầm cảm (ví dụ, rối loạn lo âu và rối loạn lưỡng cực) phải được xem xét. +Một số trẻ thậm chí phát triển thành rối loạn lưỡng cực hoặc tâm thần phân liệt có thể xuất hiện ban đầu với trầm cảm chủ yếu. +Sau khi trầm cảm được chẩn đoán, môi trường gia đình và xã hội phải được đánh giá để xác định những căng thẳng có thể dẫn đến trầm cảm. +Điều trị rối loạn trầm cảm Các biện pháp đồng thời hướng vào gia đình và trường học Đối với vị thành niên, thường là thuốc chống trầm cảm cộng với liệu pháp tâm lý Đối với trẻ trước tuổi vị thành niên, liệu pháp tâm lý theo sau, nếu cần, dùng thuốc chống trầm cảm Các biện pháp phù hợp với gia đình và nhà trường phải kèm theo việc điều trị trực tiếp cho trẻ để tiếp tục tăng cường hoạt động chức năng và cung cấp chỗ ở thích hợp cho việc giáo dục. +Việc nằm viện ngắn có thể là cần thiết trong các cơn khủng hoảng cấp tính, đặc biệt khi xác định hành vi tự sát. +Đối với thanh thiếu niên (như người lớn), sự kết hợp của liệu pháp tâm lý và thuốc chống trầm cảm thường có hiệu quả cao hơn phương thức sử dụng đơn lẻ (1). +Đối với trẻ trước vị thành niên, tình hình rõ ràng hơn nhiều. +Hầu hết các bác sĩ lâm sàng lựa chọn liệu pháp tâm lý ở trẻ nhỏ; tuy nhiên, thuốc có thể được sử dụng ở trẻ nhỏ (fluoxetine có thể được sử dụng ở trẻ em ≥ 8 năm), đặc biệt khi trầm cảm trầm trọng hoặc chưa đáp ứng với liệu pháp tâm lý. +Các rối loạn trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên bao gồm: Rối loạn mất điều hoà khí sắc kiểu gây rối Bệnh trầm cảm nặng Rối loạn trầm cảm dai dẳng (loạn khí sắc) Thuật ngữ trầm cảm thường được sử dụng một cách nôm na để miêu tả tâm trạng giảm hoặc nản lòng do thất vọng (ví dụ như bệnh nặng) hoặc mất mát (ví dụ như cái chết của người thân yêu). +Thông thường, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI; xem bảng Thuốc điều trị dài hạn trầm cảm, lo âu và các rối loạn liên quan) là lựa chọn đầu tiên khi chỉ định dùng thuốc chống trầm cảm (2). +Trẻ em nên được theo dõi chặt chẽ về sự xuất hiện của các tác dụng phụ về hành vi (ví dụ, giải ức chế, kích hoạt hành vi), thường xảy ra nhưng thường từ nhẹ đến trung bình. +Thông thường, giảm liều thuốc hoặc thay đổi một loại thuốc khác sẽ loại bỏ hoặc làm giảm các hiệu ứng này. +Hiếm khi, những ảnh hưởng như vậy là nghiêm trọng (ví dụ, hung tính, tăng việc tự sát). +Các tác dụng phụ về hành vi là không đồng nhất và có thể xảy ra với bất kỳ thuốc chống trầm cảm và bất cứ lúc nào trong quá trình điều trị. +Do đó, trẻ em và vị thành niên uống các loại thuốc này phải được theo dõi chặt chẽ. +Nghiên cứu dựa trên người trưởng thành đã cho thấy các thuốc chống trầm cảm hoạt động trên cả hệ thống serotonergic và adrenergic / dopaminergic có thể hiệu quả hơn một cách khiêm tốn; tuy nhiên, các loại thuốc như vậy (ví dụ, duloxetine, venlafaxine, mirtazapine, một số thuốc ba vòng, đặc biệt là clomipramine) cũng có khuynh hướng có nhiều tác dụng phụ hơn. +Các loại thuốc này có thể đặc biệt hữu ích trong các trường hợp kháng thuốc. +Các thuốc chống trầm cảm không thuốc hệ serotonergic như bupropion và desipramine cũng có thể được sử dụng cùng với các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) để tăng hiệu quả. +Trong trầm cảm rất nặng, các triệu chứng loạn thần có thể cần điều trị bằng thuốc chống loạn thần (3, 4). +Tuy nhiên, khí sắc giảm, không giống như trầm cảm, xảy ra có xu hướng bị ràng buộc với những suy nghĩ hoặc nhắc nhở về sự kiện khởi động, giải quyết khi hoàn cảnh hoặc sự kiện cải thiện, có thể bị xen kẽ với giai đoạn tích cực cảm xúc và hài hước, và không kèm theo phổ biến cảm giác vô ích và tự ghê tởm. +Kích thích từ xuyên sọ – mặc dù chưa được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phê duyệt để sử dụng cho thanh niên – đã được sử dụng, đặc biệt khi bệnh nhân không đáp ứng hoặc không dung nạp thuốc (5). +Các nghiên cứu sơ bộ về kích thích từ xuyên sọ ở thanh thiếu niên cho thấy các tác dụng lâm sàng và khả năng dung nạp tương tự như ở người lớn (5 – 8). +Các nghiên cứu lớn hơn đang diễn ra sẽ sớm cung cấp thêm dữ liệu về kích thích não không xâm lấn trong trầm cảm ở tuổi vị thành niên (7). +Cũng như ở người lớn, sự tái phát là phổ biến. +Trẻ em và vị thành niên nên được điều trị trong ít nhất 1 năm sau khi các triệu chứng đã hết. +Hầu hết các chuyên gia khuyến cáo rằng trẻ em có trải qua ≥ 2 giai đoạn trầm cảm chủ yếu được điều trị vô thời hạn. +Giảm khí sắc thường kéo dài nhiều ngày hơn là hàng tuần hoặc hàng tháng, và suy nghĩ tự sát và mất chức năng kéo dài thì ít xảy ra hơn. +Tâm trạng thấp như vậy được gọi một cách thích hợp hơn là sự mất tinh thần hoặc đau buồn. +Năm 2004, FDA của Hoa Kỳ thực hiện phân tích meta gồm 23 thử nghiệm trước đó gồm 9 loại thuốc chống trầm cảm khác nhau (2). +Mặc dù không có bệnh nhân nào tự tử trong các thử nghiệm này nhưng một lượng nhỏ phân tích thấy có sự tăng lên đáng kể ý tưởng tự sát được chú ý ở trẻ em và vị thành niên dùng thuốc chống trầm cảm (khoảng 4% so với khoảng 2%), dẫn đến cảnh báo trên tất cả các loại thuốc chống trầm cảm (ví dụ, thuốc chống trầm cảm ba vòng, SSRIs, chất ức chế tái hấp thu serotonin - norepinephrine như venlafaxine và thuốc chống trầm cảm tetracyclic như mirtazapine). +Năm 2006, một phân tích gộp (từ Vương quốc Anh) về trẻ em và thanh thiếu niên đang được điều trị trầm cảm (3) thấy rằng so với bệnh nhân dùng giả dược, những người dùng thuốc chống trầm cảm có một sự gia tăng nhỏ trong tự gây tổn thương hoặc các sự kiện liên quan đến tự tử (4,8% so với 3,0% những người được điều trị bằng giả dược). +Tuy nhiên, liệu sự khác biệt có ý nghĩa thống kê hay không khác nhau tuỳ thuộc vào loại phân tích (phân tích tác động cố định hoặc phân tích tác động ngẫu nhiên). +Lác mắt Theo Leila M. Khazaeni, MD, Loma Linda University School of Medicine Đánh giá về mặt y tế Thg2 2022 Phân loại Căn nguyên Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Tiên lượng Điều trị Những điểm chính Nguồn chủ đề Sự lệch trục mắt trong mắt lác Lác mắt (Esotropia) Mắt lác là sự lệch trục của mắt, gây ra sự lệch trục so với hướng song của ánh nhìn bình thường. +Mắt lác không thường xuyên là một sự lệch trục tiềm tàng, chỉ có thể phát hiện khi một mắt được che lại vì vậy cái nhìn là một mắt. +Sự sai lệch trong phoria là tiềm ẩn bởi vì não, sử dụng các cơ ngoài, điều chỉnh sai lệch nhỏ. +Lệch đồng thời có cùng biên độ hoặc mức độ lệch ở tất cả các hướng nhìn. +Lệch không đồng thời thay đổi về biên độ hoặc mức độ lệch tuỳ thuộc vào hướng nhìn. +Sự lệch trục mắt trong mắt lác Mắt lác liên quan đến cả hai mắt; mắt trái được hiển thị ở đây. +Hướng lệch được chỉ định bởi các tiền tố eso -, exo -, hyper -, và hypo -. +Khi độ lệch có thể nhìn thấy, nó được chỉ ra bởi hậu tố - tropia và - phoria. +Căn nguyên của lác mắt Hầu hết mắt lác là do Tật khúc xạ Mất cân bằng cơ Nguyên nhân hiếm có bao gồm u nguyên bào võng mạc hoặc các khiếm khuyết mắt nghiêm trọng và bệnh thần kinh. +mắt lác có thể là từ khi còn nhỏ hoặc mắc phải. +Thuật ngữ ở trẻ nhỏ hơn chứ không phải bẩm sinh được sử dụng vì sự xuất hiện của mắt lác thật sự khi sinh ra là không phổ biến, và thuật ngữ ở trẻ nhỏ cho phép đưa vào các dạng xuất hiện trong vòng 6 tháng đầu đời. +Chẩn đoán là dựa vào lâm sàng, bao gồm việc quan sát phản xạ giác mạc với ánh sáng và sử dụng test che mắt. +Thuật ngữ mắc phải được bao gồm các dạng xuất hiện sau 6 tháng. +Các yếu tố nguy cơ đối với mắt lác ở trẻ nhỏ bao gồm tiền sử gia đình (người thân ở thế hệ thứ 1 hoặc 2), rối loạn di truyền (Hội chứng Down và hội chứng Crouzon), tiếp xúc với thuốc trước khi sinh (kể cả rượu), non tháng hoặc trọng lượng khi sinh thấp, khuyết tật mắt bẩm sinh, và bại não. +Mắt lác mắc phải có thể phát triển cấp tính hoặc từ từ. +Nguyên nhân của lác mắc phải bao gồm tật khúc xạ (viễn thị nặng), khối u (ví dụ: u nguyên bào võng mạc), chấn thương đầu, các bệnh lý thần kinh (ví dụ: bại não; tật nứt đốt sống; liệt dây thần kinh sọ thứ 3, dây thần kinh sọ thứ 4 hoặc liệt dây thần kinh sọ thứ 6), nhiễm vi rút (ví dụ, viêm não, viêm màng não) và các dị tật ở mắt mắc phải. +Các nguyên nhân cụ thể khác nhau tuỳ thuộc vào loại lệch truc. +Lác trong thường gặp ở trẻ nhỏ. +Lác trong ở trẻ nhỏ có thể không có nguyên nhân mặc dù nguyên nhân nghi ngờ có thể là bất thường của sự hợp nhất. +Lác trong có tính chất điều chỉnh, một loại phổ biến của lác trong mắc phải, xuất hiện từ 2 tuổi đến 4 tuổi và thường kèm theo lác trên. +Lác trong cảm giác xảy ra khi mất thị lực trầm trọng (do các tình trạng như đục thuỷ tinh thể, bất thường thần kinh thị giác, hoặc khối u) ngăn cản nỗ lực của não để duy trì sự sắp xếp của mắt. +Lác trong có thể bị liên quan đến liệt, vì nguyên nhân là một dây thần kinh sọ não số 6 (thần kinh giạng), nhưng đó là một nguyên nhân không phổ biến. +Điều trị có thể bao gồm điều chỉnh thị lực suy yếu bằng che mắt và thấu kính, điều chỉnh trục bằng thấu kính và phẫu thuật sửa chữa. +Lác trong cũng có thể là một thành phần của một hội chứng. +Hội chứng Duane (không có bẩm sinh của nhân thần kinh giạng với sự bất thường phân bố thần kinh của cơ thẳng bên ngoài nhãn cầu do thần kinh số 3 (thần kinh vận nhãn) và hội chứng Möbius (bất thường của nhiều dây thần kinh sọ) là những ví dụ cụ thể. +Lác ngoài thường là không liên tục và không có nguyên nhân. +Ít thường xuyên hơn, lác ngoài là liên tục và liên quan đến liệt, như với lác ngoài ở trẻ nhỏ hoặc liệt dây thần kinh sọ số 3. +Lác trên có thể liên quan đến liệt, gây ra bởi liệt dây thần kinh sọ 4 (ròng rọc) xảy ra bẩm sinh hoặc sau chấn thương sọ não hoặc, ít thường xuyên hơn, như là hậu quả của chứng liệt thần kinh sọ thứ ba. +Lác dưới có thể là có thể tự giới hạn, gây ra bởi sự hạn chế cơ học của chuyển động hoàn toàn nhãn cầu hơn là sự tắc nghẽn thần kinh với chuyển động của mắt. +Ví dụ, lác dưới giới hạn có thể là kết quả của một sự gãy vỡ của sàn hoặc trần ổ mắt. +Ít phổ biến hơn, lác dưới giới hạn có thể là do bệnh mắt Graves (bệnh mắt tuyến giáp). +Liệt dây thần kinh sọ thứ ba và hội chứng Brown (hạn chế và căng cơ chéo trên bẩm sinh hoặc mắc phải) là những nguyên nhân không phổ biến khác. +Các triệu chứng và dấu hiệu của lác mắt Trừ trường hợp trầm trọng, lác không thường xuyên hiếm khi gây ra triệu chứng lác mắt. +Mắt lác xuất hiện ở khoảng 3% trẻ em. +Nếu có triệu chứng, lác không thường xuyên thường gây ra hiện tượng mỏi mắt (mắt căng thẳng). +Lác thường xuyên đôi khi biểu hiện triệu chứng. +Ví dụ, bệnh trẹo cổ có thể xuất hiện để bù đắp cho sự khó khăn của não trong việc hoà hợp hình ảnh từ đôi mắt không được sắp xếp cân xứng và giảm nhìn đôi. +Một số trẻ có mắt lác thường xuyên có thị lực bình thường và đồng đều; tuy nhiên, nhược thị thường xuất hiện cùng với mắt lác do sự ức chế của vỏ não với hình ảnh từ mắt bị lệch trụcdeviating để tránh nhầm lẫn và nhìn đôi. +Chẩn đoán lác mắt Khám thực thể và thần kinh khi khám sức khoẻ định kỳ Các xét nghiệm (ví dụ, phản chiếu ánh sáng giác mạc, che mắt xen kẽ, che mắt - không che mắt) Lăng kính mắt lác có thể được phát hiện trong quá trình kiểm tra sức khoẻ của trẻ thông qua khám mắt và tiền sử bệnh. +Đánh giá nên bao gồm những câu hỏi về tiền sử gia đình về bệnh nhược thị hoặc lác và nếu gia đình hoặc những người chăm sóc đã nhận thấy sự lệch hướng nhìn, những câu hỏi về thời điểm bắt đầu sai lệch, khi nào và như thế nào nó xuất hiện, và liệu có ưu tiên sử dụng một mắt để định hình không. +Khám lâm sàng bao gồm đánh giá mức độ sắc nét thị lực, phản ứng của đồng tử, và mức độ vận động cơ ngoài nhãn cầu. +Khám bằng đèn khe được thực hiện để phát hiện các dấu hiệu đục thuỷ tinh thể, và soi đáy mắt để phát hiện các dấu hiệu khiếm khuyết cấu trúc hoặc bệnh lý về rối loạn như u nguyên bào võng mạc. +Khám thần kinh, đặc biệt là các dây thần kinh sọ, rất quan trọng. +Các phản xạ ánh sáng giác mạc là một bài kiểm tra sàng lọc tốt, nhưng nó không phải là rất nhạy c��m để phát hiện độ lệch nhỏ. +Nếu không được điều trị, khoảng 50% trẻ bị mắt lác có thể mất thị lực một phần do nhược thị (giảm chức năng thị lực của một mắt gây ra do không sử dụng trong quá trình phát triển thị lực). +Trẻ nhìn vào ánh sáng và phản xạ ánh sáng (phản xạ) từ đồng tử được quan sát; thông thường, phản xạ xuất hiện đối xứng (tức là, ở cùng vị trí trên mỗi đồng tử). +Ánh sáng phản xạ cho một mắt lác ngoài là về phía mũi so với vào trung tâm đồng tử, trong khi phản xạ cho một mắt lác trong là về phía thái dương so vớictrung tâm đồng tử. +Nhân viên được đào tạo có thể sử dụng các thiết bị kiểm tra thị lực như máy sàng lọc ảnh để xác định trẻ em có nguy cơ. +Khi test che mắt, đứa trẻ được yêu cầu phải chú ý vào một vật thể. +Một mắt sau đó được che lại trong khi mắt kia được quan sát sự di chuyển. +Không có chuyển động nào được phát hiện nếu mắt được sắp xếp hợp lý, nhưng mắt lác xuất hiện nếu mắt không che di chuyển để định hình khi mắt còn lại, mắt đã cố định trên vật thể được che lại. +Thử nghiệm này sau đó được lặp lại ở mắt kia. +Trong một biến thể của test che mắt, được gọi là test không che mắt luân phiên, đứa trẻ được yêu cầu chú ý vào một vật thể khi người kiểm tra luân phiên che một mắt và sau đó che măt còn lại, qua lại. +Mắt lắc tiềm tàng thay đổi vị trí khi nó không được che. +Trong lác ngoài, mắt được che phủ xoay trong cố định khi bỏ che; trong lác ngoài, nó quay ngoài để cố định bỏ che. +Phân loại lác Một số dạng mắt lác đã được mô tả, dựa trên hướng lệch, các điều kiện cụ thể theo đó sự lệch trục xảy ra, và liệu sự lệch trục là liên tục hay ngắt quãng. +Độ lệch có thể được định lượng bằng cách sử dụng lăng kính đặt sao cho mắt lệch không cần phải di chuyển để cố định. +Lực của lăng trụ được sử dụng để định lượng độ lệch và cung cấp một phép đo mức độ sai lệch của các trục thị giác. +Đơn vị đo lường được sử dụng bởi các nhà nhãn khoa là đi ốp lăng trụ. +Một diopter lăng trụ là độ lệch của các trục thị giác của 1 cm tại 1 m. mắt lác nên được phân biệt với chứng giả mắt lác, là sự xuất hiện của lác trong ở trẻ có thị giác tốt ở cả hai mắt nhưng là một cầu mũi rộng hoặc các nếp gấp ngang rộng mà che khuất nhiều lòng trắng về phía mũi khi nhìn bên. +Các phản xạ ánh sáng và test che mắt là bình thường ở trẻ có chứng giả mắt lác. +chẩn đoán hình ảnh về thần kinh có thể là cần thiết để xác định nguyên nhân gây ra liệt các dây thần kinh sọ. +Ngoài ra, đánh giá di truyền có thể có lợi cho một số dị dạng mắt. +Tiên lượng về lác mắt Bệnh lác mắt không nên bị bỏ qua khi giả định rằng nó sẽ mất khi lớn lên. +Mất thị lực vĩnh viễn có thể xảy ra nếu mắt lác và chứng nhược thị đi kèm không được điều trị kịp thời; trẻ được điều trị có đáp ứng phần nào, nhưng một khi hệ thống thị giác đã trưởng thành (thường là ở tuổi 8), đáp ứng là rất nhỏ. +Do đó, tất cả trẻ em nên được kiểm tra thị lực định kỳ chính thức trong những năm trước tuổi đi học. +Mô tả các dạng này cần định nghĩa một số thuật ngữ: Eso: Lệch về mũi Exo: Lệch về thái dương Hyper: Lệch về phía trên Hypo: Lệch về phía dưới (Xem hình Lệch trục mắt trong mắt lác.) +Điều trị lác mắt Che mắt hoặc atropine giọt cho chứng nhược thị kèm theo kính áp tròng hoặc kính đeo mắt (đối với tật khúc xạ) Bài tập về mắt (chỉ dành cho hội chứng suy giảm hội tụ) Phẫu thuật điểu chỉnh mắt Điều trị lác trước tiên nhằm mục đích cân bằng thị lực (tức là, điều chỉnh nhược thị) và sau đó, một khi thị lực được tối ưu hoá, để điều chỉnh hai mắt. +Điều trị trẻ em bị nhược thị yêu cầu các biện pháp khuyến khích sử dụng mắt nhược thị, chẳng hạn như vá mắt tốt hơn hoặc nhỏ thuốc atropine vào mắt tốt hơn để tạo lợi thế về thị giác cho mắt nhược thị; cải thiện thị lực mang lại một tiên lượng tốt hơn cho sự phát triển của thị giác hai mắt và sự ổn định nếu ph��u thuật được thực hiện để điều trị lác mắt. +Tuy nhiên, che mắt không phải là một điều trị cho mắt lác. +Đôi khi kính đeo mắt hoặc kính áp tròng được sử dụng nếu tật khúc xạ là đáng kể, đủ để ảnh hưởng vào sự hợp nhất, đặc biệt là ở trẻ em bị lác tròn thích nghi. +Các bài tập mắt chỉnh hình có thể giúp điều chỉnh chứng lác ngoài không thường xuyên với sự suy giảm hội tụ. +Sửa chữa bằng phẫu thuật thường được thực hiện khi các phương pháp không phẫu thuật không thành công trong việc sắp xếp mắt một cách thoả đáng. +Phẫu thuật sửa chữa bao gồm thủ thuật nới lỏng (rút ra) và thắt chặt (cắt bỏ), thường liên quan đến cơ thẳng và thường được thực hiện song phương. +Phẫu thuật sửa chữa thường được thực hiện ngoại trú. +Tỷ lệ chuyển nhượng lại thành công có thể vượt quá 80% (1); khoảng 20% cần một thủ thuật phẫu thuật khác. +Các biến chứng phổ biến nhất là điểu chỉnh quá mức hoặc điều chỉnh quá ít và tái phát của mắt lác sau này. +Mắt lác thường xuyên là mắt lệch trục rõ ràng, có thể phát hiện được với cả hai mắt mở (vì vậy cái nhìn là hai mắt). +Các biến chứng hiếm gặp bao gồm nhiễm trùng, chảy máu quá nhiều, và mất thị lực. +Những điểm chính Mắt lác là sự lệch trục của mắt; nó xảy ra ở khoảng 3% trẻ em và gây ra mất thị lực khoảng một nửa trong số đó. +Hầu hết các trường hợp đều do tật khúc xạ hoặc yếu cơ, nhưng đôi khi do một rối loạn nghiêm trọng (ví dụ, u nguyên bào võng mạc, liệt dây thần kinh sọ não). +Khám thực thể có thể phát hiện hầu hết mắt lác. +Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân, nhưng đôi khi cần đến phẫu thuật các cơ ngoài nhãn cầu. +Mắt lác thường xuyên có thể liên tục hoặc không liên tục và có thể bao gồm một mắt hoặc cả hai mắt. +Khám lâm sàng trẻ mới sinh Theo Deborah M. Consolini, MD, Thomas Jefferson University Hospital Đánh giá về mặt y tế Thg9 2021 Nguồn chủ đề Đánh giá tuổi thai bằng điểm... Tai thấp ở trẻ sơ sinh bị... Ban đỏ nhiễm độc Khám toàn diện trẻ nên được thực hiện trong vòng 24 giờ đầu. +Nhiều bác sĩ lâm sàng bắt đầu bằng việc kiểm tra tim và phổi, sau đó là một cuộc kiểm tra có hệ thống từ đầu đến chân, tìm kiếm các dấu hiệu cụ thể như chấn thương khi sinh và bất thường bẩm sinh. +Hệ tim mạch - hô hấp (Xem thêm Các dị tật tim mạch bẩm sinh.) +Tim và phổi được đánh giá khi trẻ ở trong trạng thái yên tĩnh. +Bác sĩ lâm sàng nên xác định điểm mà tiếng tim rõ nhất để loại trừ chứng tim nằm bên phải. +Tiếng tim (bình thường: 100 đến 160 nhịp / phút) và nhịp tim được kiểm tra. +Nhịp tim thường đều, mặc dù có nhịp không đều do ngoại tâm thu nhĩ và thất do trẻ đẻ non không phải là hiếm. +Tiếng thổi ở tim trong 24 giờ đầu tiên thường xảy ra do còn ống động mạch. +Kiểm tra tim hàng ngày để theo dõi sự mất đi của tiếng thổi này, thường là trong vòng 3 ngày. +Mạch bẹn được kiểm tra và so sánh với mạch quay. +Khám trẻ với sự có mặt của người mẹ và gia đình cho phép họ đặt câu hỏi và bác sĩ lâm sàng chỉ ra những phát hiện về thể chất và đưa ra hướng dẫn trước. +Mạch bẹn yếu hoặc trễ có thể do hẹp eo động mạch chủ hoặc nghẽn đường ra thất trái. +Tím trung ương giả định có thể do bệnh tim bẩm sinh, bệnh phổi, hoặc nhiễm trùng máu. +Hệ thống hô hấp được đánh giá bằng cách đếm nhịp thở trong một phút vì hít thở ở trẻ sơ sinh không đều; nhịp thở bình thường là 40 đến 60 lần thở / phút. +Lồng ngực phải được kiểm tra đối xứng, và thông khí phổi có đều nhau không. +Thở rên, cánh mũi phập phồng, và rút lõm lồng ngực là các dấu hiệu của suy hô hấp. +Đầu và cổ Trong những ca sinh thuận, xương đầu thu nhỏ với việc ép xương sọ để đi qua tầng sinh môn và đôi khi làm đầu bị sưng và tụ máu (tụ dịch dưới da đầu). +Trong những ca sinh ngôi mông, đầu ít khi biến dạng, sưng và tụ máu xảy ra ở bộ phận khác (ví dụ: mông, bộ phận sinh dục, hoặc chân). +Đường kính thóp của trẻ khác nhau kích thước rộng từ bằng đầu ngón tay đến vài centimet. +Một thóp trước lớn và bất cứ thứ gì lớn hơn thóp sau suy giáp. +Bệnh tụ máu đầu ở trẻ sơ sinh là thường gặp, máu tích tụ giữa xương sọ và mảng xương, gây sưng mà không phải do vết khâu. +Các xét nghiệm sàng lọc định kỳ để phát hiện các vấn đề không thể nhìn thấy trong quá trình khám thực thể cũng được thực hiện (xem Các xét nghiệm sàng lọc cho trẻ sơ sinh). +Nó có thể xảy ra trên một hoặc cả hai bên xương đỉnh và đôi khi ở vùng chẩm. +Tụ máu đầu ở trẻ sơ sinh thường không rõ ràng cho đến khi sưng phù mô mềm; chúng dần biến mất trong vài tháng. +Kích thước và hình dạng đầu được kiểm tra để phát hiện bệnh não úng thuỷ bẩm sinh. +Một số hội chứng di truyền như bất thường về sọ mặt. +Khuôn mặt được kiểm tra có đối xứng và phát triển bình thường, đặc biệt là hàm dưới, vòm miệng, vành tai, và ống tai ngoài. +Mắt có thể dễ dàng kiểm tra vào ngày sau khi sinh vì quá trình sinh nở làm sưng xung quanh mí mắt. +Mắt nên được kiểm tra phản xạ với màu đỏ; không có phản xạ có thể do bệnh tăng nhãn áp, đục thuỷ tinh thể, hoặc là bệnh u nguyên bào võng mạc. +Xuất huyết dưới kết mạc là phổ biến và thường gây ra bởi các lực mạnh trong khi sinh. +Tai thấp có thể là dấu hiệu bất thường về di truyền, bao gồm ba nhiễm sắc thể 18 và ba nhiễm sắc thể 21 (hội chứng Down). +Biến dạng tai, ống tai ngoài, hoặc cả hai có thể là biểu hiện của nhiều hội chứng di truyền. +Các phép đo cơ bản bao gồm chiều dài, cân nặng, và chu vi vòng đầu (Xem thêm Các thông số tăng trưởng ở trẻ sơ sinh). +Các bác sĩ nên xem các lỗ tai ngoài, điều này thường có liên quan đến mất thính giác và bất thường thận. +Bác sĩ lâm sàng nên kiểm tra vòm miệng để đánh giá khuyết tật vòm miệng phần mềm hay cứng. +Khe hở vòm miệng là một trong những khiếm khuyết bẩm sinh phổ biến nhất. +Một số trẻ sơ sinh được sinh ra với một khối u ở vùng lợi (u lành tính ở lợi), nếu u lớn, có thể gây khó khăn trong việc ăn uống và có thể cản trở đường thở. +Những tổn thương này có thể được loại bỏ; và không tái diễn. +Một số trẻ sơ sinh đã có răng sữa hoặc nanh. +Răng ở trẻ sơ sinh không có chân và có thể nhổ đi để ngăn chúng rơi ra và bị nuốt phải. +Có thể có nang gọi là ban hạt kê (hạt dạng ngọc trai Epstein) ở trong vòm miệng. +Khi kiểm tra cổ, bác sĩ lâm sàng phải nâng cằm lên để tìm những bất thường như nang bạch huyết, bướu giáp và nang cổ tàn dư từ thời kỳ bào thai. +Tật vẹo cổ có thể là do máu tụ ở xương ức do chấn thương khi sinh. +Chiều dài được đo từ đỉnh đầu đến gót chân; các giá trị bình thường được đánh giá dựa trên tuổi thai và nên được chấm vào bảng tiêu chuẩn biểu đồ tăng trưởng. +Bụng lõm có thể là biểu hiện của thoát vị cơ hoành, do ruột di chuyển đến khoang ngực từ trong tử cung; thiểu sản phổi và suy hô hấp sau sinh có thể xảy ra. +Một bụng không đối xứng cho thấy có thể một khối u bụng. +Có thể sờ thấy bờ lách ở khoảng 30% số trẻ sơ sinh. +Lách to (sờ thấy bờ lách dưới bờ sườn bên trái > 2 cm) gợi ý nhiễm trùng bẩm sinh hoặc thiếu máu tán huyết. +Thận có thể sờ nắn thấy khi ấn sâu bụng, thận trái dễ sờ thấy hơn là thận phải. +Thận lớn có thể do tắc nghẽn, khối u, hoặc nang thận. +Gan bình thường có thể sờ thấy từ 1 đến 2 cm dưới mép xương sườn. +Thoát vị rốn, do một điểm yếu của cơ vòng quanh rốn, rất thường gặp nhưng ít khi có ý nghĩa. +Xác định hậu môn ở đúng vị trí, có lỗ hậu môn. +Ở trẻ trai, tinh hoàn nên nằm trong bìu (xem Ẩn tinh hoàn). +Sưng bìu có thể là biểu hiện tràn dịch màng tinh hoàn, thoát vị bẹn, hoặc hiếm hơn, xoắn tinh hoàn. +Với tràn dịch màng tinh hoàn, chiếu sáng qua vùng bìu. +Xoắn tinh hoàn, là một phẫu thuật khẩn cấp, gây ra tình trạng tụ máu và căng cứng. +Ở trẻ gái, kiểm tra âm hộ là chủ yếu. +Chất nhầy âm đạo và dịch tiết huyết thanh (giả kinh nguyệt) là bình thường; những chất này được tạo ra do hormone của người mẹ truyền cho con từ trong tử cung và bị loại bỏ khi sinh. +Một phần nhỏ mô màng trinh ở phía sau, được cho là do kích thích từ nội tiết của người mẹ, đôi khi có nhưng biến mất trong vài tuần. +Bộ phận sinh dục không rõ ràng (không rõ giới tính) có thể do một sô rối loạn không thường gặp (ví dụ, tăng sản thượng thận bẩm sinh; Thiếu enzyme 5 - alpha-reductase; Hội chứng klinefelter, Hội chứng Turner, hoặc hội chứng Swyer). +Tham khảo bác sĩ nội tiết để đánh giá cũng như thảo luận với gia đình về những lợi ích và rủi ro của việc trì hoãn hoặc chuyển giới ngay lập tức. +Các phương pháp này thường chính xác với khoảng ± 2 tuần; tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh bị bệnh, các phương pháp này ít đáng tin cậy hơ. +Hệ thống cơ xương Các chi được kiểm tra về dị tật, cắt bỏ (không đầy đủ hoặc thiếu chân tay), co rút và tình trạng phát triển kém. +Liệt thần kinh cánh tay do chấn thương khi sinh biểu hiện cánh tay hoạt động hạn chế hoặc không có chuyển động cánh tay, đôi khi xuất hiện khép và xoay vòng bên trong vai và lật sấp vào trong của cẳng tay. +Cột sống được kiểm tra các dấu hiệu tật nứt đốt sống, đặc biệt là màng não, tuỷ sống, hoặc cả hai (Thoát vị màng não tuỷ). +Khám kiểm tra hệ xương bao gồm việc sờ vào xương dài để tìm các sang chấn (đặc biệt là gãy xương đòn) nhưng tập trung vào việc phát hiện loạn sản xương hông. +Các yếu tố nguy cơ cho chứng loạn sản bao gồm giới tính nữ, thai ngôi môngi, tử cung đôi, và lịch sử gia đình. +Các động tác Barlow và Ortolani được sử dụng để kiểm tra chứng loạn sản. +Những động tác này phải được thực hiện khi trẻ sơ sinh nắm yên. +Vị trí bắt đầu là như nhau cho cả hai: Trẻ sơ sinh được đặt nằm ngửa với hông và đầu gối cong đến 90 ° (bàn chân sẽ rời khỏi giường), bàn chân đối diện với bác sĩ lâm sàng, bác sĩ sẽ đặt ngón trỏ vào mấu chuyển lớn hơn và một ngón tay cái vào mấu chuyển nhỏ hơn. +Thủ thuật Barlow, bác sĩ lâm sàng khép hông lại (tức là đầu gối được đẩy lên trên thân) trong khi đẩy đùi về phía sau. +Cảm thấy không phải nghe thấy âm thanh "cục" chỉ ra rằng đầu xương đùi đã di chuyển ra khỏi ổ cối; vận động Ortolani sau đó định vị lại và xác nhận chẩn đoán. +Vận động Ortolani, hông được đưa lại vị trí ban đầu; sau đó hông giạng ra để kiểm tra (tức là, đầu gối được di chuyển ra khỏi đường giữa hướng tới bàn khám trong tư thế con ếch) và nhẹ nhàng kéo ra phía trước. +Một khối sờ thấy của đầu xương đùi với chuyển động dạng ra có thể do đầu xương đùi đã lệch vị trí vào trong ổ cối và cho kết quả thử nghiệm dương tính chứng tỏ có loạn sản hông. +Các động tác có thể âm tính giả ở trẻ nhũ nhi > 3 tháng bởi vì các cơ hông và dây chằng chặt chẽ hơn. +Nếu kiểm tra không rõ ràng hoặc trẻ sơ sinh có nguy cơ cao (ví dụ: các bé gái được chuyển dạ dạng ngôi mông), siêu âm hông nên được thực hiện từ 4 đến 6 tuần; một số chuyên gia khuyên nên sàng lọc siêu âm từ 4 đến 6 tuần cho tất cả trẻ sơ sinh có các yếu tố nguy cơ. +Hệ thống thần kinh Cơ lực của trẻ sơ sinh, mức độ tỉnh táo, cử động của các chi và phản xạ được đánh giá. +Thông thường, phản xạ ở trẻ sơ sinh bao gồm: phản xạ Moro, bú mút, và phản xạ gốc, được đánh giá. phản xạ tìm núm vú phản ứng giật mình của trẻ sơ sinh được kiểm tra bằng cách kéo nhẹ cánh tay ra khỏi giường và rơi thả bất ngờ. +Đáp lại, trẻ sơ sinh giang rộng cánh tay với các ngón tay mở, uốn cong hông, và khóc. +Phản xạ gốc: Phản xạ gốc: vuốt ve má của trẻ sơ sinh hoặc gõ vào bên cạnh môi khiến trẻ quay đầu về phía tay và mở miệng. +Phản xạ bú mút: Một núm vú hoặc ngón tay đeo găng được sử dụng để kiểm tra phản xạ này. +Những phản xạ này có mặt trong vài tháng sau sinh và là dấu hiệu của một hệ thống thần kinh ngoại biên bình thường. +Da Da của trẻ sơ sinh thường hồng hào; tím tái ngón tay và ngón chân thường gặp trong vài giờ đầu tiên. +Chất gây phủ trên da được thấy ở hầu hết trẻ sơ sinh > 24 tuần. +Khô và bong tróc da thường phát triển trong vài ngày, đặc biệt là ở cổ tay và mắt cá chân. +Chấm xuất huyết có thể xảy ra ở những vùng bị sang chấn khi sinh, chẳng hạn như biểu hiện ở mặt khi mặt bị sang chấn; tuy nhiên, trẻ sơ sinh với nốt xuất huyết lan toả nên được đánh giá giảm tiểu cầu. +Nhiều trẻ sơ sinh có triệu chứng ban đỏ nhiễm độc, phát ban lành tính trên nền đỏ và mụn trắng hoặc vàng. +Phát ban này, thường xuất hiện 24 giờ sau sinh, nằm rải rác khắp cơ thể và có thể kéo dài đến 2 tuần. +Viêm khớp tự phát thiếu niên (JIA) Theo Jay Mehta, MD, Perelman School of Medicine at The University of Pennsylvania Đánh giá về mặt y tế Thg4 2022 Phân loại Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Tiên lượng Điều trị Những điểm chính Hội chứng kích hoạt đại thực bào. Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Tiên lượng Điều trị Nguồn chủ đề Rỗ móng do Psoriatic JIA... Viêm khớp tự phát ở trẻ vị thành niên là nhóm các bệnh thấp khớp bắt đầu từ 16 tuổi. +Một sổ thể còn được phân loại tiếp thành các nhóm khác nhau. +Hội chứng kích hoạt đại thực bào là một hội chứng bão cytokine nghiêm trọng, tràn ngập và đe doạ tính mạng do sự mở rộng đại thực bào và tế bào lympho T không kiểm soát được. +Nó xảy ra ở 10% số trẻ em bị JIA hệ thống. +Triệu chứng và Dấu hiệu Các đặc điểm của hội chứng kích hoạt đại thực bào bao gồm sốt cao, không đau, gan lách to, hạch to, phát ban, rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương (bao gồm co giật và hôn mê), và sốc. +Chẩn đoán Các đặc điểm giúp phân biệt hội chứng kích hoạt đại thực bào với JIA toàn thân bao gồm sốt liên tục (không giống như sốt hàng ngày ngắt quãng của JIA), phát ban liên tục (không giống như phát ban thoáng qua của JIA toàn thân), biểu hiện xuất huyết, co giật, hôn mê và sốc. +Mặc dù có biểu hiện viêm hệ thống rõ rệt, tốc độ máu lắng (ESR) bị giảm một cách nghịch lý do nồng độ fibrinogen thấp. +Tuy nhiên, thông thường, hội chứng hoạt hoá đại thực bào không thể được phân biệt với JIA toàn thân hoạt động; Tiêu chí phân biệt đã được phát triển và bao gồm ferritin > 684 ng / mL (> 684 mcg / L) cộng với bất kỳ 2 điều nào sau đây: Tiểu cầu ≤ 181.000 / mcL (≤ 181 × 10 9 / L) Aspartate aminotransferase > 48 đơn vị / L (> 0,80 microkat / L) Triglycerides > 156 mg / dL (> 1,76 mmol / L) Fibrinogen ≤ 360 mg / dL (≤ 10,58 g / L) Tiên lượng Hội chứng hoạt hoá đại thực bào có tỷ lệ tử vong là 8% vì suy đa cơ quan. +Điều trị Không có sự đồng thuận tồn tại về điều trị cụ thể. +Hội chứng kích hoạt đại thực bào có thể đáp ứng tốt với việc điều trị thành công bệnh thấp khớp nền. +Điều trị cụ thể hội chứng này trong JIA toàn thân thường bao gồm corticosteroid liều cao và có thể bao gồm các loại thuốc khác (ví dụ, thuốc ức chế cyclosporin, interleukin [IL] -1, cyclophosphamide) và cấy ghép tế bào gốc. +Phân loại cụ thể như sau: Thể ít khớp (Dai dẳng hoặc kéo dài) Thể đa khớp (yếu tố RF âm tính hoặc dương tính) Viêm điểm bám tận Viêm khớp vẩy nến Viêm khớp thiếu niên tự phát thể không xác định Viêm khớp tự phát thiếu niên thể hệ thống Khá nhiểu thể trong phân loại này gần như bao gồm nhiều hơn một bệnh tuy nhiên phân loại khá hữu ích cho việc điều trị nhóm trẻ có tiên lượng tương tự nhau và đáp ứng với điều trị. +Ngoài ra, bệnh nhân đôi khi có thể chuyển sang phân loại khác trong thời gian bị bệnh. +JIA thể ít khớp là hình thức phổ biến nhất và thường ảnh hưởng đến bé gái. +Đặc trưng là liên quan đến ≤ 4 khớp trong 6 tháng đầu của bệnh. +Thể ít khớp được chia thành 2 loại: dai dẳng (luôn ≤ 4 khớp) và lan rộng (≥ 5 khớp liên quan sau 6 tháng đầu của bệnh). +Thể đa khớp là hình thức phổ biến thứ hai. +Nó ảnh hưởng đến ≥ 5 khớp khi bắt đầu và được chia thành 2 loại: RF âm và dương tính RF. +Thông thường, bé gái là người có RF âm tính và có tiên lượng tốt hơn. +Loại RF dương tính thường xảy ra ở trẻ em gái vị thành niên và tương tự như bệnh viêm khớp dạng thấp ở người lớn. +Viêm khớp, sốt, phát ban, hạch to, lách to và viêm mống mắt là các triệu chứng đặc hiệu cho từng thể. +Trong cả hai loại, viêm khớp có thể được đối xứng và thường xuyên liên quan đến các khớp nhỏ. +Thể viêm điểm bám tận bao gồm viêm khớp và viêm điểm bám tận (đau do viêm chỗ bám của dây chằng vào xương). +Bệnh này phổ biến hơn ở các bé trai lớn và những bệnh nhân này sau đó có thể bị viêm khớp xương trục (xương cùng và cột sống thắt lưng). +Viêm khớp liên quan đến dính khớp có khuynh hướng ở các chi dưới và không đối xứng. +Kháng nguyên bạch cầu người - alen B27 (HLA-B 27) phổ biến hơn ở dạng JIA này. +Thể viêm khớp vẩy nến có phân bố theo độ tuổi hai chiều. +Một đỉnh xảy ra ở các cô gái trẻ, và đỉnh khác xảy ra ở nam giới và nữ giới cao tuổi (những người đều bị ảnh hưởng). +Nó liên quan đến bệnh vẩy nến, viêm ngón (ngón tay dùi trống), rỗ móng, hoặc tiền sử gia đình về bệnh vẩy nến đời thứ nhất. +Viêm khớp thường là thể ít khớp. +Thể không xác định JIA được chẩn đoán khi bệnh nhân không đạt tiêu chuẩn cho bất kỳ một loại nào hoặc đáp ứng các tiêu chí cho nhiều hơn một. +Thể hệ thống (Bệnh Still) liên quan đến sốt và biểu hiện toàn thân. +Triệu chứng và dấu hiệu của JIA Các hiện tượng liên quan đến khớp, đôi khi là mắt và / hoặc da; bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên thể hệ thống có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan. +Trẻ em thường bị cứng khớp, sưng khớp do tràn dịch, đau và hạn chế vận động, một số trẻ không đau. +Các biểu hiện khớp có thể đối xứng hoặc bất đối xứng và liên quan đến khớp lớn hoặc nhỏ. +Viêm điểm bám gân thông thường gây ra sự đau đớn của xương chày và đốt sống, mấu chuyển lớn của xương đùi, xương bánh chè, mào xương chày, hoặc điểm bám gân Achilles. +Đôi khi, JIA ảnh hướng tới sự tăng trưởng và phát triển. +Hàm nhỏ do sự cốt hoá sớm của vùng phát triển của xương hàm dưới hoặc sự không cân đối về chiều dài của chi dưới (thường là chi bị ảnh hưởng lâu hơn) có thể xảy ra. +Điều trị bằng cách sử dụng corticosteroid nội khớp và các loại thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm. +Các bệnh đồng thời phổ biến nhất là Viêm mống mắt (viêm tiền phòng và thuỷ tinh thể trước) thông thường không có triệu chứng nhưng đôi khi gây ra mờ ảo giác và thị lực. +Hiếm gặp hơn, trong bệnh viêm khớp liên quan đến dính khớp, cũng có các biểu hiện viêm màng bồ đào phổ biến hơn là châm chích kết mạc, đau và sợ ánh sáng. +Viêm mống mắt có thể dẫn đến sẹo (synechia), đục thuỷ tinh thể, tăng nhãn áp, hoặc bệnh lý da. +Viêm mống mắt là phổ biến nhất ở JIA thể ít khớp, chiếm tới gần 20% số bệnh nhân, đặc biệt nếu bệnh nhân dương tính với các kháng thể kháng nhân (ANA). +Nó có thể xảy ra ở các dạng khác nhưng cực kỳ hiếm gặp trong JIA thể đa khớp RF dương tinh và thể hệ thống. +Các bất thường về da xảy ra chủ yếu ở bệnh viêm khớp vẩy nến, trong đó có thể có tổn thương da vẩy nến, viêm ngón, và / hoặc rỗ móng, và trong JIA thể hệ thống, trong đó một cơn ban đỏ điển hình thường xuất hiện với sốt. +Phát ban trong JIA thể hệ thống có thể lan toả và di chuyển, với tổn thương dạng vết hoặc đám với trung tâm nhạt màu. +Các bất thường toàn thân trong JIA toàn thân bao gồm sốt cao, phát ban, lách to, hạch to, viêm kết mạc với viêm màng ngoài tim hoặc viêm màng phổi và bệnh ở phổi. +Những triệu chứng này có thể xảy ra trước sự phát triển của viêm khớp. +Sốt xảy ra hàng ngày (thường ngày) và thường cao nhất vào buổi chiều hoặc buổi tối và có thể tái phát trong vài tuần. +Bệnh lý viêm khớp thiếu niên tự phát không hay gặp. +Ở 7 đến 10% số bệnh nhân, JIA toàn thân có thể phức tạp do hội chứng hoạt hoá đại thực bào, một hội chứng bão cytokine đe doạ tính mạng. +Chẩn đoán JIA Đánh giá lâm sàng Yếu tố dạng thấp (RF), các kháng thể kháng nhân (ANA), kháng thể kháng peptide citrullinated anticyclic (anti-CCP) và xét nghiệm HLA-B 27 Cần nghi ngờ viêm khớp tự phát vị thành niên ở trẻ em khi có các triệu chứng viêm khớp, dấu hiệu viêm mống mắt, hách to, lách to, hoặc phát ban không thể giải thích được hoặc sốt kéo dài, đặc biệt khi xảy ra thường ngày. +Chẩn đoán JIA chủ yếu là dựa vào lâm sàng. +Nó được thực hiện khi viêm khớp mạn tính không nhiễm trùng kéo dài > 6 tuần không có nguyên nhân khác. +Bệnh nhân thể này nên được kiểm tra yếu tố RF, anti CCP, ANA v�� HLA-B 27 vì các xét nghiệm này có thể hữu ích trong việc phân biệt giữa các dạng. +Xét nghiệm ANA nên được thực hiện bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang vì các phương pháp khác có thể cho kết quả âm tính giả. +Trong thể JIA hệ thống, RF và ANA thường âm tính. +Trong JIA thể ít khớp, ANA có mặt ở 75% bệnh nhân và RF thường không có. +Trong JIA thể đa khớp RF thường là âm tính, nhưng ở một số bệnh nhân, chủ yếu là trẻ vị thành niên, có thể dương tính. +HLA-B 27 hiện diện phổ biến hơn trong viêm khớp liên quan đến viêm điểm bám tận. +Nguyên nhân gây JIA chưa rõ, nhưng bệnh có khuynh hướng di truyền cũng như tự miễn và tự viêm. +Trong JIA toàn thân, các bất thường xét nghiệm gợi ý đến tình trạng viêm toàn thân, chẳng hạn như tốc độ máu lắng (ESR), ferritin và protein phản ứng C tăng cao, cùng với tăng bạch cầu, thiếu máu và tăng tiểu cầu hầu như luôn xuất hiện khi chẩn đoán. +Để chẩn đoán viêm mống mắt, cần phải thực hiện kiểm tra bằng đèn soi đồng tử ngay cả khi không có triệu chứng tại mắt. +Một bệnh nhân được chẩn đoán gần đây mắc bệnh JIA vài khớp hoặc đa khớp nên khám mắt 3 tháng một lần nếu kết quả xét nghiệm ANA dương tính và 6 tháng một lần nếu kết quả xét nghiệm ANA âm tính. +Tiên lượng về JIA Lui bệnh xảy ra ở 50 đến 70% bệnh nhân được điều trị. +Bệnh nhân có RF dương tính thì tiên tượng kém hơn. +Điều trị JIA Thuốc làm chậm sự tiến triển của bệnh (đặc biệt là methotrexate, thuốc ức chế yếu tố hoại tử khối u [TNF] và thuốc ức chế interleukin [IL] -1) Tiêm corticoid nội khớp Đôi khi thuốc chống viêm không steroid (NSAID) để giảm triệu chứng Tương tự như liệu pháp điều trị các bệnh nhân viêm khớp dạng thấp dành cho người lớn, các thuốc chống viêm thấp khớp (DMARDs), đặc biệt là methotrexate và các chế phẩmn sinh học (ví dụ như etanercept, anakinra, canakinumab, tocilizumab, abatacept) đã làm thay đổi đáng kể phương pháp điều trị (1, 2, 3). +Methotrexate rất hữu ích cho các thể ít khớp, viêm khớp vẩy nên, thể đa khớp. +Suy tuỷ xương và nhiễm độc gan được theo dõi bằng công thức máu, aspartate aminotransferase (AST), alanine aminotransferase (ALT) và albumin. +Đôi khi, sulfasalazine được sử dụng, đặc biệt là trong trường hợp nghi ngờ viêm cột sống dính khớp. +Phần lớn trẻ em bị JIA mắc bệnh khác biệt với bệnh viêm khớp dạng thấp ở người lớn (RA), nhưng ở 3-5% số trẻ em bị JIA, căn bệnh này tương tự như bệnh RA ở người lớn. +Etanercept được sử dụng phổ biến nhất với liều 0,8 mg / kg tiêm dưới da (tối đa 50 mg) mỗi tuần một lần. +Adalimumab và Infliximab là các thuốc đối kháng TNF-alpha khác nhau đã được chứng minh có hiệu quả. +Thuốc ức chế IL-1 với anakinra và canakinumab đặc biệt hiệu quả đối với JIA thể hệ thống. +Tocilizumab, một thuốc đối kháng thụ thể IL-6, cũng được chỉ định để điều trị JIA toàn thân và JIA đa khớp. +Abatacept, một thuốc ức chế kích thích tế bào T và tofacitinib, một thuốc ức chế Janus kinase, cũng là những lựa chọn để điều trị JIA đa khớp. +Ngoại trừ bệnh thể hệ thống nghiêm trọng, corticosteroid toàn thân nên tránh dùng. +Khi cần thiết, liều thấp nhất có thể được sử dụng (ví dụ, phạm vi dùng prednisone đường uống, 0,0125 đến 0,5 mg / kg dùng 4 lần / ngày hoặc liều tương tự dùng 1 hoặc 2 lần / ngày). +Tăng trưởng chậm, loãng xương, và hoại tử xương là những mối nguy hiểm chính của việc sử dụng corticosteroid kéo dài ở trẻ em. +Có thể tiêm nội khớp. +Phân loại JIA Bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên không phải là bệnh đơn thuần; thuật ngữ này áp dụng cho một số bệnh viêm khớp mạn tính, không nhiễm trùng xảy ra ở trẻ em và có một số đặc điểm chung. +Liều dùng cho trẻ được điều chỉnh dựa trên cân nặng. +Một số trẻ có thể cần thuốc giảm đau khi tiêm nội khớp, đặc biệt nếu nhiều khớp cần tiêm. +NSAIDs có thể làm giảm các triệu chứng của viêm khớp tự phát thiếu niên nhưng thuốc không làm thay đổi bệnh khớp lâu dài hoặc ngăn ngừa biến chứng. +NSAIDs là hữu ích nhất cho bệnh viêm khớp liên quan viêm điểm bám tận. +Naproxen 5 đến 10 mg / kg uống 2 lần một ngày, ibuprofen 5 đến 10 mg / kg uống 4 lần một ngày và indomethacin 0,5 đến 1,0 mg / kg uống 3 lần một ngày là một trong những loại hữu ích nhất. +Viêm mống mắt được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid và thuốc giãn mạch và có thể cần điều trị bằng methotrexate và chống TNF và đôi khi là phẫu thuật. +Vật lý trị liệu, tập thể dục, nẹp, và các biện pháp hỗ trợ khác có thể giúp ngăn ngừa sự biến dạng khớp. +Hệ thống phân loại hiện tại, từ Liên đoàn các Hiệp hội Thấp khớp Quốc tế, xác định các loại bệnh dựa trên các phát hiện lâm sàng và xét nghiệm (1). +Những điểm chính Viêm khớp tự phát ở thanh thiếu niên (JIA) bao gồm một số bệnh viêm khớp mạn tính, không nhiễm trùng ở trẻ em khác nhau về biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm. +Nghi ngờ JIA ở trẻ em có các triệu chứng viêm khớp, dấu hiệu của viêm mống mắt, các biểu hiện toàn thân như hach to, lách to, hay phát ban không giải thích được hoặc sốt kéo dài. +Chẩn đoán JIA lâm sàng; sử dụng xét nghiệm (đối với kháng thể RF, kháng CCP, ANA và HLA-B 27) chủ yếu để phân biệt giữa các dạng. +Bệnh tiến triển chậm lại với methotrexate và / hoặc chế phẩm sinh học (ví dụ, etanercept, anakinra, canakinumab, tocilizumab, abatacept, tofacitinib) và điều trị các triệu chứng bằng tiêm corticosteroid nội khớp và / hoặc NSAID. +Điều trị viêm mống mắt với thuốc nhỏ mắt có corticoid và thuốc giảm đau, hoặc trị liệu toàn thể nếu thể nặng. +Hội chứng kích hoạt đại thực bào. Hội chứng kích hoạt đại thực bào là bệnh hemohistiocytosis lymphohistiocytosis kết hợp với bệnh viêm khớp tự phát thanh thiếu niên (JIA; đặc biệt là JIA toàn thâng) và với một số bệnh thấp khớp khác (đặc biệt là bệnh Still). +Viêm thận bể thận mạn tính (Viêm kẽ ống thận mạn tính) Theo Talha H. Imam, MD, University of Riverside School of Medicine Đánh giá về mặt y tế Thg7 2021 Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Tiên lượng Điều trị Những điểm chính Bệnh viêm thận bể thận mạn tính là tình trạng viêm mủ tiếp diễn ở thận, tình trạng này xuất hiện hầu như ở những bệnh nhân có bất thường về giải phẫu học. +Bệnh nhân bị viêm thận bể thận mạn tính có thể là ổ nhiễm trùng tiềm tàng điều này có thể dẫn đến vãng khuẩn huyết hoặc ở bệnh nhân ghép thận đó là nguồn gốc của nhiễm trùng đường tiết niệu và thận ghép. +Viêm thận bể thận u hạt vàng (XPN) là một biến thể bất thường có vẻ như đại diện cho đáp ứng viêm bất thường đối với nhiễm trùng. +Các tế bào khổng lồ, các đại thực bào chứa lipid, và các khối thuỳ cholesterol tạo thành màu vàng của mô bị nhiễm bệnh. +Thận bị phì đại, xơ hoá quanh thận và kết dính với các mô sau phúc mạc là phổ biến. +Rối loạn này hầu như chỉ một bên và thường xảy ra ở phụ nữ trung niên có tiền sử nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát. +Tắc nghẽn đường niệu dài ngày (thường là do sỏi) và viêm nhiễm làm tăng nguy cơ. +Các nguyên nhân phổ biến nhất là Proteus mirabilis và Escherichia coli. +Triệu chứng và Dấu hiệu Triệu chứng cơ năng và thực thể thường mơ hồ và không nhất quán. +Một số bệnh nhân có sốt, đau sườn lưng hoặc đau bụng, khó chịu, hoặc biếng ăn. +Trong bệnh viêm thận bể thận hạt vàng, thường có thể sờ thấy một khối một bên. +Triệu chứng có thể không có biểu hiện hoặc có thể bao gồm sốt, khó chịu, và đau vùng sườn lưng. +Chẩn đoán Xét nghiệm phân tích nước tiểu và nuôi cấy nước tiểu Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viêm thận bể thận mạn tính bị nghi ngờ ở những bệnh nhân có tiền sử nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát và viêm thận bể thận cấp tính. +Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân, trừ trẻ em có trào ngược bàng quang niệu quản, không có tiền sử như vậy. +Đôi khi chẩn đoán nghi ngờ vì những phát hiện điển hình được ghi lại trên chẩn đoán hình ảnh. +Triệu chứng mơ hồ và không đặc hiệu nên chúng có thể không gợi ý chẩn đoán. +Xét nghiệm nước tiểu và nuôi cấy nước tiểu và các xét nghiệm hình ảnh thường được thực hiện. +Cặn nước tiểu thường ít khi làm, nhưng các tế bào biểu mô thận, trụ hạt, và đôi khi trụ bạch cầu có thể được phát hiện. +Protein niệu hầu như luôn hiện diện và có thể ở ngưỡng thận hư nếu trào ngược bàng quang niệu quản gây tổn thương thận nặng. +Khi cả hai thận đều bị, các rối loạn về khả năng cô đặc nước tiểu và toan máu tăng clo có thể xuất hiện trước khi xảy ra hiện tượng tăng urê máu. +Nuôi cấy nước tiểu có thể âm tính hoặc dương tính, thường là vi khuẩn Gram âm. +Hình ảnh ban đầu thường là siêu âm, CT xoắn ốc, hoặc chụp niệu đồ tĩnh mạch (IVU). +Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, cấy nước tiểu, và chẩn đoán hình ảnh. +Hình ảnh đặc trưng của viêm thận bể thận mạn tính (thường là do trào ngược hay tắc nghẽn) là một vết sẹo có kích thước lớn, sâu, phân đoạn, thô, thường mở rộng đến một hoặc nhiều phân thuỳ thận. +Cực trên thận là vị trí phổ biến nhất. +Vỏ thận bị mất, và nhu mô thận mỏng. +Các vùng mô thận không tổn thương có thể phì đại khư trú tạo nên hình ảnh thận nở rộng không đều. +Niệu quản có thể giãn, phản ánh mức độ nặng của trào ngược bàng quang niệu quản. +Những biến đổi tương tự có thể xảy ra với lao đường tiết niệu. +Trong viêm thận bể thận hạt vàng, cấy nước tiểu hầu như luôn mọc P. mirabilis hoặc E. coli. +Chụp CT được thực hiện để phát hiện sỏi hoặc các tắc nghẽn khác. +Hình ảnh cho thấy một khối u vô mạch với một mức độ mở rộng khác nhau xung quanh thận. +Đôi khi, để phân biệt ung thư (ví dụ: ung thư tế bào thận), sinh thiết có thể được yêu cầu, hoặc khối mô được loại bỏ trong quá trình cắt thận có thể được kiểm tra. +Điều trị bằng kháng sinh và sửa lại bất thường cấu trúc. +Tiên lượng Tiến triển của viêm thận bể thận mạn tính cực kỳ biến thiên, nhưng bệnh diễn biến rất chậm. +Hầu hết các bệnh nhân có chức năng thận bảo tồn ≥ 20 năm sau khi khởi phát. +Sự gia tăng thường xuyên của viêm thận bể thận cấp tính, mặc dù được kiểm soát, thường làm suy giảm cấu trúc và chức năng của thận. +Tình trạng tắc nghẽn tiếp diễn có khuynh hướng hoặc làm tăng viêm thận bể thận và tăng áp lực trong khung chậu, gây tổn hại trực tiếp đến thận. +Điều trị Chữa tắc nghẽn Sử dụng kháng sinh toàn thân kéo dài Đôi khi cắt bỏ thận, đôi khi sau đó là ghép thận Nếu không thể loại bỏ được tắc nghẽn và nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát thì điều trị lâu dài bằng kháng sinh (như trimethopri m/s ulfamethoxazole, trimethoprim, fluoroquinolone, nitrofurantoin) rất hữu ích và có thể được yêu cầu vô thời hạn. +Các biến chứng của tình trạng tăng ure huyết hoặc tăng huyết áp phải được điều trị thích hợp. +Đối với bệnh viêm bể thận có khối u dạng xanthogranulomatous, nên dùng một đợt kháng sinh ban đầu để kiểm soát nhiễm trùng tại chỗ, sau đó là phẫu thuật cắt bỏ khối u kèm theo loại bỏ tất cả các mô liên quan. +Bệnh nhân bị viêm thận bể thận mạn tính muốn ghép thận có thể cần phẫu thuật cắt bỏ thận viêm trước khi cấy ghép. +Những điểm chính Bệnh viêm thận bể thận mạn tính thường ảnh hưởng đến bệnh nhân thông qua tình trạng trào ngược nước tiểu vào trong bể thận (ví dụ, do trào ngược bàng quang niệu quản, bệnh tắc nghẽn đương tiết niệu, hay sỏi struvite). +Nghi ngờ bệnh viêm thận bể thận mạn tính nếu bệnh nhân bị viêm thận bể thận cấp tái phát, nhưng chẩn đoán thường được nghi ngờ dựa trên những phát hiện ngẫu nhiên về chẩn đoán hình ảnh. +Các phương tiện chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, CT, hoặc UIV). +Nếu tắc nghẽn không được giải quyết, cân nhắc điều trị dự phòng kháng sinh lâu dài. +Sự trào ngược của nước tiểu bị nhiễm trùng vào bể thận là cơ chế thường gặp. +Nguyên nhân bao gồm bệnh lý tắc nghẽn đường tiểu, sỏi struvite, và, thông thường nhất, trào ngược bàng quang niệu quản (VUR). +Về mặt bệnh học, có hình ảnh teo và biến dạng các đài thận cùng với sẹo nhu mô thận. +Viêm thận bể thận mạn tính có thể tiến triển đến bệnh thận mạn tính. +Đa niệu Theo Geetha Maddukuri, MD, Saint Louis University Đánh giá về mặt y tế Thg12 2022 Sinh lý bệnh Căn nguyên Đánh giá Điều trị Những điểm chính Nguồn chủ đề Một số nguyên nhân của đa niệu Đa niệu là lượng nước tiểu > 3 L / ngày; đa niệu phải được phân biệt với tiểu dắt, đó là nhu cầu đi tiểu rất nhiều lần trong ngày hoặc ban đêm nhưng thể tích nước tiểu bình thường hoặc ít hơn bình thường. +Đánh giá đa niệu Tiền sử Tiền sử của bệnh hiện tại nên bao gồm số lượng dịch đưa vào và lượng dịch thải ra để phân biệt giữa đa niệu và tiểu dắt. +Nếu có đa niệu, bệnh nhân cần phải được hỏi về tuổi khởi phát, tốc độ khởi phát (ví dụ: đột ngột so với dần dần) và bất kỳ yếu tố lâm sàng nào gần đây có thể gây ra đa niệu (ví dụ: dịch truyền tĩnh mạch, nuôi ăn bằng ống thông, hết tắc nghẽn đường tiểu, hết thương tổn thận cấp tính, đột quỵ, chấn thương đầu, phẫu thuật). +Bệnh nhân nên được hỏi về mức độ khát nước. +Khám toàn thân tìm kiếm các triệu chứng gợi ý bệnh lý căn nguyên, bao gồm khô mắt và khô miệng (hội chứng Sjögren) và sụt cân và đổ mồ hôi ban đêm (ung thư). +Tiền sử bệnh trước đây nên được xem xét các tình trạng bệnh liên quan đến đa niệu, bao gồm đái tháo đường, rối loạn tâm thần, bệnh hồng cầu hình liềm, sarcoidosis, amyloidosis và cường tuyến cận giáp. +Tiền sử gia đình về chứng đa niệu và uống nước quá nhiều cũng nên được chú ý. +Tiền sử dùng thuốc cần được lưu ý khi sử dụng các loại thuốc có liên quan đến đái tháo nhạt do thận (xem bảng Một số nguyên nhân gây đa niệu) và các loại thuốc làm tăng số lượng nước tiểu (ví dụ: thuốc lợi tiểu, rượu, đồ uống có caffein). +Khám thực thể Khám tổng quát cần lưu ý những triệu chứng béo phì (như một yếu tố nguy cơ đái tháo đường type 2), suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể có thể phản ánh một căn bệnh ung thư nào đó hoặc tình trạng rối loạn ăn uống cộng với việc sử dụng thuốc lợi tiểu không theo hướng dẫn. +Khi khám đầu và cổ nên chú ý mắt khô hoặc khô miệng (hội chứng Sjögren). +Kiểm tra da nên lưu ý đến sự có mặt của bất kỳ tổn thương tăng sắc tố hoặc mất sắc tố da, loét, hoặc nốt dưới da có thể gợi ý bệnh sarcoidosis. +Một trong hai vấn đề kể trên có thể gây tiểu đêm. +Khám toàn diện về thần kinh cần lưu ý đến các dấu hiệu thần kinh khu trú, điều này gợi ý tổn thương thần kinh và đánh giá tình trạng tâm thần để phát hiện ra các biểu hiệu rối loạn tâm thần. +Tình trạng thể tích dịch cơ thể nên được đánh giá. +Khám đầu mặt để phát hiện phù. +Các dấu hiệu cảnh báo Những phát hiện sau đây cần được quan tâm đặc biệt: Khởi phát đột ngột Khởi phát trong vài năm đầu đời Ra mồ hôi đêm, ho, và sụt cân, đặc biệt là khi có tiền sử hút thuốc lá nhiều Rối loạn tâm thần Giải thích các dấu hiệu Khai thác bệnh sử thường có thể phân biệt đa niệu với tiểu nhiều lần, nhưng có khi cần đến việc thu thập nước tiểu 24 giờ. +Đánh giá lâm sàng có thể gợi ý nguyên nhân, (xem bảng. Một số nguyên nhân của đa niệu) nhưng thường cần làm thêm các xét nghiệm. +Bệnh đái tháo nhạt được gợi ý bởi tiền sử mắc bệnh ung thư hoặc bệnh u hạt mạn tính (do tăng canxi huyết), sử dụng một số loại thuốc (lithium, cidofovir, foscarnet, ifosfamide), và các nguyên nhân ít phổ biến hơn (ví dụ, bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh amyloidosis ở thận, sarcoidosis, Hội chứng Sjögren) các biểu hiện của các bệnh này thường nổi bật hơn và xuất hiện trước biểu hiện đa niệu. +Khởi phát đa niệu đột ngột tại một thời điểm chính xác gợi ý đái tháo nhạt trung ương, đăc biệt khi bệnh nhân tiếp xúc với thời tiết rất lạnh hoặc nước đá. +Khởi phát trong những năm đầu đời thường liên quan đến đái tháo nhạt di truyền thể trung ương hoặc thể đái tháo nhạt do thận hoặc đái tháo đường type 1 không được kiểm soát. +Đa niệu gây ra do tình trạng lợi tiểu thẩm thấu gợi ý tiền sử bệnh đái tháo đường. +Chứng cuồng uống do tâm thần phổ biến ở những bệnh nhân có tiền sử rối loạn tâm thần (rối loạn lưỡng cực hoặc tâm thần phân liệt) hơn là nguyên nhân cuồng uống nguyên phát. +Sinh lý bệnh của đa niệu Cân bằng nội môi được kiểm soát bởi sự cân bằng lượng nước đưa vào cơ thể (gồm nhiều cơ chế tự điều hoà), tưới máu thận, sự lọc cầu thận, hấp thu các chất tan ở ống thận và hấp thu nước từ ống góp của thận. +Xét nghiệm Một khi lượng nước tiểu quá nhiều đã được xác định bởi tiền sử hoặc theo dõi số lượng nước tiểu, cần phải định lượng glucose huyết thanh hoặc đường máu mao mạch để loại trừ bệnh đái tháo đường mất kiểm soát. +Nếu không có tăng glucose máu thì sau đó cần phải kiểm tra: Hoá sinh huyết thanh và nước tiểu (chất điện giải, canxi) Áp lực thẩm thấu huyết thanh, nước tiểu và đôi khi định lượng ADH huyết tương Các xét nghiệm tìm kiếm tăng canxi máu, hạ kali máu (do sử dụng thuốc lợi tiểu) và tăng natri máu hoặc hạ natri máu: Tăng natri máu (natri > 142 mmol / L [142 mmol / L]) cho thấy nước tự do bị mất quá nhiều do đái tháo nhạt trung ương hoặc đái tháo nhạt do thận. +Hạ natri máu (natri < 137 mEq / L [137 mmol / L]) cho thấy lượng nước uống vào quá nhiều do cuồng uống. +Áp lực thẩm thấu nước tiểu thường < 300 mOsm / kg (300 mmol / kg) khi bài niệu bằng nước và > 300 mOsm / kg (300 mmol / kg) khi bài niệu thẩm thấu. +Nếu chẩn đoán vẫn còn chưa rõ ràng, tiếp theo cần định lượng nồng độ natri, áp lực thẩm thấu của huyết thanh và nước tiểu trong khi đánh giá nghiệm pháp nhịn uống và đánh giá phản ứng của cơ thể với việc sử dụng ADH ngoại sinh. +Bởi vì thử nghiệm này có thể gây mất nước nặng, do đó chỉ nên làm khi bệnh nhân được giám sát liên tục; và phải nhập viện. +Ngoài ra, những bệnh nhân bị nghi ngờ cuồng uống do nguyên nhân tâm thần phải được theo dõi để phòng ngừa người bệnh lén uống nước. +Có nhiều hướng dẫn có thể được sử dụng để làm nghiệm pháp nhịn uống. +Mỗi hướng dẫn đều có một số hạn chế. +Thông thường, nghiệm pháp được bắt đầu vào buổi sáng bằng cách bệnh nhân được cân, lấy máu tĩnh mạch để xác định nồng độ chất điện giải, độ thẩm thấu huyết thanh, và đo độ thẩm thấu của nước tiểu. +Khi lượng nước đưa vào cơ thể tăng, thể tích tuần hoàn tăng và áp lực thẩm thấu trong máu giảm, giảm giải phóng ADH (còn gọi là arginine vasopressin) từ hệ trục dưới đồi - tuyến yên. +Nước tiểu được gom lại mỗi giờ, và độ thẩm thấu của nước tiểu cũng được đo mỗi giờ. +Nghiệm pháp nhịn uống được tiếp tục cho đến khi hạ huyết áp tư thế và nhịp tim tăng lên, giảm ≥ 5% trọng lượng cơ thể ban đầu, hoặc độ thẩm thấu của nước tiểu không tăng > 30 mOsm / kg (30 mmol / kg) đối với mẫu bệnh phẩm nước tiểu lấy theo tuần tự. +Các chất điện giải và độ thẩm thấu huyết thanh được xác định lại và 5 đơn vị dung dịch vasopressin được tiêm dưới da. +Đo độ thẩm thấu nước tiểu một lần cuối cùng sau khi tiêm 60 phút, và kết thúc thử nghiệm. +Đáp ứng bình thường tạo ra độ thẩm thấu của nước tiểu tối đa sau khi mất nước (> 700 mOsm / kg [700 mmol / kg]) và độ thẩm thấu không tăng hơn 5% sau khi tiêm vasopressin. +Trong đái tháo nhạt trung ương, bệnh nhân thường không thể cô đặc nước tiểu nhiều hơn mức thẩm thấu huyết tương nhưng có thể làm tăng độ thẩm thấu nước tiểu sau khi dùng vasopressin. +Độ thẩm thấu của nước tiểu tăng từ 50 đến 100% ở bệnh nhân đái tháo nhạt trung ương so với 15 đến 45% ở bệnh nhân đái tháo nhạt trung ương không hoàn toàn. +Trong đái tháo nhạt do thận, Khả năng cô đặc nước tiểu không thể cao hơn độ thẩm thấu huyết tương và bệnh nhân không có phản ứng với việc sử dụng vasopressin. +Đôi khi trên bệnh nhân đái tháo nhạt do thận một phần có sự gia tăng độ thẩm thấu của nước tiểu lên đến 45%, nhưng nhìn chung những bệnh nhân đái tháo nhạt do thận có độ thẩm thấu niệu thấp hơn so với các bệnh nhân đái tháo nhạt trung ương một phần (thường là < 300 mOsm / kg [300 mmol / kg]). +Trong chứng cuồng uống do tâm lý, áp suất thẩm thấu của nước tiểu < 100 mOsm / kg (100 mmol / kg). +Vì ADH làm tăng tái hấp thu nước ở hệ thống ống góp của thận nên giảm tiết ADH làm tăng lượng nước tiểu, khiến cho áp thẩm thấu máu trở lại bình thường. +Gi��m lượng nước uống vào từ từ sẽ làm giảm lượng nước tiểu, tăng độ thẩm thấu huyết tương, nước tiểu cũng như tăng nồng độ natri huyết thanh. +Định lượng ADH lưu hành là phương pháp trực tiếp nhất để chẩn đoán bệnh đái tháo nhạt trung ương. +Lượng ADH ở cuối nghiệm pháp nhịn uống (trước khi tiêm vasopressin) thấp ở bệnh nhân đái tháo nhạt trung ương và tăng lên đáng kể trong bệnh đái tháo nhạt do thận. +Tuy nhiên, định lượng ADH không phải sẵn có ở mọi nơi. +Ngoài ra, nghiệm pháp nhịn uống cũng rất chính xác đến nỗi mà việc định lượng ADH trực tiếp hiếm khi cần thiết. +Nếu được đo, nồng độ ADH cần phải được kiểm tra khi bắt đầu nghiệm pháp cho nhịn uống nước, khi bệnh nhân được cung cấp đủ nước; Nồng độ ADH sẽ tăng lên khi thể tích nội mạch giảm. +Điều trị đa niệu Điều trị khác nhau tuỳ theo nguyên nhân. +Tiểu đêm có thể được điều trị bằng các biện pháp như giảm lượng nước uống trước khi đi ngủ, sử dụng desmopressin và / hoặc cải thiện vệ sinh giấc ngủ. +Những điểm chính Sử dụng thuốc lợi tiểu và đái tháo đường không kiểm soát được là nguyên nhân phổ biến của đa niệu. +Trong trường hợp đã loại trừ đái tháo đường và sử dụng lợi tiểu, các nguyên nhân phổ biến nhất của đa niệu mạn tính là chứng cuồng uống nguyên phát, bệnh đái tháo nhạt trung ương và đái tháo nhạt do thận. +Thêm vào đó, lượng các chất hoà tan trong ống thận cao gây ra lợi tiểu thẩm thấu thụ động (lợi tiểu do các chất hoà tan trong nước tiểu) và do đó tăng lượng nước tiểu. +Tăng natri máu có thể là dấu hiệu bệnh đái tháo nhạt trung ương hoặc đái tháo nhạt do thận. +Hạ natri máu là đặc trưng của chứng cuồng uống. +Đa niệu xuất hiện một cách đột ngột gợi ý đái tháo nhạt trung ương. +Nghiệm pháp nhịn uống có thể giúp chẩn đoán nhưng chỉ nên thực hiện với bệnh nhân có sự giám sát chặt chẽ. +Ví dụ điển hình của quá trình này là lợi tiểu thẩm thấu gây ra bởi glucose trong bệnh đái tháo đường không được kiểm soát, khi nồng độ glucose trong nước tiểu cao (> 250 mg / dL [13,88 mmol / L]) vượt quá khả năng tái hấp thu ống thận, dẫn đến lượng glucose cao trong ống thận; nước bị kéo ra thụ động, kết quả là xuất hiện glucose niệu và tăng thể tích nước tiểu. +Lợi tiểu thẩm thấu do glucose ở người đái tháo đường tăng thêm khi sử dụng các thuốc ức chế chất đồng vận chuyển natri-glucose 2 (SGLT 2 i) làm giảm nồng độ glucose trong huyết tương bằng cách ức chế tái hấp thu glucose ở thận và tăng bài tiết glucose qua thận. +Do đó, đa niệu là kết quả của bất kỳ quá trình nào liên quan đến một hoặc nhiều tình trạng sau đây: Tăng lượng nước uống vào (Chứng cuồng uống) Giảm tiết ADH (đái tháo nhạt trung ương) Giảm nhạy cảm ADH ngoại biên (đái tháo nhạt do thận) Lợi tiểu thẩm thấu Căn nguyên của đa niệu Nguyên nhân phổ biến nhất của đa niệu ở người lớn là Dùng thuốc lợi tiểu Nguyên nhân phổ biến nhất của đa niệu (xem bảng Một số Nguyên nhân của Đa niệu) ở người lớn và trẻ em là Đái tháo đường không kiểm soát Trong trường hợp không có đái tháo đường, các nguyên nhân phổ biến nhất là Chứng uống nhiều nguyên phát Đái tháo nhạt trung ương Đái tháo nhạt do thận Bảng Bệnh nhân hồi phục sau tổn thương thận cấp tính có thiểu niệu có thể được dùng lợi tiểu thẩm thấu. +Bệnh màng phổi liên quan đến amiăng Theo Abigail R. Lara, MD, University of Colorado Đánh giá về mặt y tế Thg5 2020 Nguồn chủ đề Mảng bám liên quan đến amiăng Các mảng bám liên quan đến... Bệnh màng phổi, một dấu hiệu của sự phơi nhiễm amiăng, bao gồm sự hình thành các mảng màng phổi, vôi hoá, dày lên, xẹp phổi dạng nốt, dính, tràn dịch màng phổi và u trung biểu mô. +Tất cả các thay đổi màng phổi được chẩn đoán bằng chụp X-quang ngực hoặc CT, mặc dù CT ngực nhạy hơn so với chụp X-quang ngực trong phát hiện các rối loạn của màng phổi. +Tràn dịch màng phổi amiăng (BAPE) thường là một bên và xảy ra từ 15 đến 45 năm sau khi phơi nhiễm amiăng ban đầu. +Không giống bệnh bụi phổi amiăng, không có mối liên quan giữa liều lượng và đáp ứng rõ ràng với lượng phơi nhiễm amiăng. +CT ngực xác nhận chẩn đoán ở bệnh nhân có tiền sử phơi nhiễm amiăng. +Phân tích dịch màng phổi cho thấy dịch tiết và có thể là huyết thanh, dịch huyết thanh hoặc máu. +Sự hiện diện của các mảng màng phổi làm tăng khả năng u trung biểu mô, do đó đánh giá chẩn đoán nên được thực hiện để loại trừ bệnh ác tính. +BAPE có thể giải quyết ngoài giờ BAPE đơn thuần không dự đoán được nguy cơ ác tính. +Mảng rời rạc, xảy ra lên tới 60% công nhân tiếp xúc với amiăng, thường ảnh hưởng đến màng phổi ở giữa hai xương sườn thứ 5 và 9 cả 2 bên và sát với vòm hoành. +Các đỉnh và góc sườn hoành có xu hướng không bị ảnh hưởng. +Sự vôi hoá mảng bám là rất phổ biến và có thể dẫn đến bỏ sót chẩn đoán của bệnh phổi nặng khi chụp X-quang được đặt lên các trường phổi. +Sẹo mỡ có thể bị nhầm lẫn với mảng màng phổi trên phim X-quang ngực. +CT có thể phân biệt bệnh màng phổi với chất béo. +Dày lan toả ảnh hưởng đến lá tạng màng phổi cũng như lá thành màng phổi. +Nó có thể là sự gia tăng xơ hoá phổi từ nhu mô đến màng phổi hoặc phản ứng không đặc hiệu đối với tràn dịch màng phổi. +Có hoặc không có vôi hoá, dày màng phổi có thể gây ra rối loạn hạn chế. +Xẹp phổi dạng nốt tròn là một biểu hiện lành tính của dày màng phổi, trong đó màng phổi lõm vào nhu mô, gây ra xẹp phổi. +Trên X-quang ngực và CT, nó thường xuất hiện như một khối u tròn, giống sẹo, thường ở vùng thấp của phổi, và có thể bị nhầm với ung thư phổi. +Amiăng có thể gây ra bệnh màng phổi khác ngoài u trung biểu mô, bao gồm tràn dịch amiăng và mảng màng phổi lành tính Một số bệnh màng phổi gây ra tràn dịch nhưng có ít triệu chứng. +Một số bệnh màng phổi gây ra tràn dịch nhưng có ít triệu chứng. +Bệnh màng phổi liên quan đến amiăng có thể gây ra bệnh phổi hạn chế và suy giảm khả năng khuếch tán của carbon monoxide, thậm chí không có sự hiện diện của xơ hoá kẽ. +Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (BPH) (Phì đại tuyến tiền liệt lành tính) Theo Gerald L. Andriole, MD, Johns Hopkins Medicine Đánh giá về mặt y tế Thg8 2022 Sinh lý bệnh Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Điều trị Những điểm chính Nguồn chủ đề Bảng điểm triệu chứng của... Bảng điểm triệu chứng của... Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (BPH) là sự phát triển quá mức không ác tính tuyến tiền liệt bao quanh niệu đạo. +Vì niệu đạo đoạn tuyến tiền liệt hẹp lại và kéo dài ra, dòng nước tiểu sẽ bị tắc nghẽn dần dần. +Tăng áp lực liên quan đến việc đi tiểu và sự căng giãn của bàng quang có thể dẫn đến phì đại cơ trơn bàng quang, làm xuất hiện các cầu cơ, biến dạng tế bào, hình thành túi thừa bàng quang. +Bàng quang rỗng không hoàn toàn gây ra tình trạng ứ đọng và dẫn đến sự hình thành sỏi bàng quang và nhiễm trùng. +Tình trạng tắc nghẽn đường tiết niệu kéo dài, ngay cả nếu tắc nghẽn không hoàn toàn, có thể gây ra ứ nước thận và làm suy giảm chức năng thận. +Triệu chứng và dấu hiệu của BPH Triệu chứng đường tiểu dưới Các triệu chứng của tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (BPH) bao gồm một nhóm các triệu chứng thường tiến triển, được gọi chung là các triệu chứng của đường tiểu dưới (LUTS): Tiểu nhiều lần Tiểu gấp Tiểu đêm Tiểu ngập ngừng Tiểu ngắt quãng Tiểu nhiều lần, tiểu gấp và tiểu đêm là do sự rỗng không hoàn toàn và nhanh chóng đầy trở lại của bàng quang. +Giảm độ lớn và áp lực của dòng nước tiểu gây ra tiểu ngập ngừng và tiểu ngắt quãng. +Tiểu đau và tiểu buốt thường không có. +Cảm giác còn nước tiểu trong bàng quang, tiểu nhỏ giọt, tiểu không tự chủ, hoặc bí tiểu hoàn toàn có thể xảy ra. +Việc cố rặn tiểu có thể gây sung huyết tĩnh mạch bề mặt của niệu đạo tuyến tiền liệt và vùng tam giác cổ bàng quang, có thể vỡ ra và gây ra tiểu máu. +Việc cố rặn tiểu cũng có thể gây ra ngất phế vị (do phản xạ thần kinh) và về lâu dài, có thể làm giãn búi mạch máu gây trĩ hoặc thoát vị bẹn. +Triệu chứng là biểu hiện tắc nghẽn đường ra của bàng quang-dòng tiểu yếu, tiểu ngập ngừng, tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu đêm, tiểu không hết bãi, tiểu nhỏ giọt, tiểu són, tiểu không tự chủ và bí tiểu hoàn toàn. +Bí tiểu Một số bệnh nhân có tình trạng bí tiểu hoàn toàn, đột ngột, với dấu hiệu khó chịu vùng hạ vị và bàng quang căng to. +Sự bí tiểu có thể là hậu quả của: Nhịn tiểu thường xuyên và kéo dài Bất động Tiếp xúc với lạnh Sử dụng thuốc gây mê, thuốc kháng cholinergic, thuốc ức chế giao cảm, opioid, hoặc rượu Điểm triệu chứng Các triệu chứng có thể được lượng giá bằng điểm số, chẳng hạn như 7 câu hỏi của thang điểm triệu chứng của Hiệp hội tiết niệu Hoa kỳ (xem bảng Điểm các triệu chứng của Hiệp hội Tiết niệu Hoa Kỳ về Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính). +Điểm số này cũng cho phép các bác sĩ theo dõi tiến triển triệu chứng: Triệu chứng mức độ nhẹ: Điểm từ 1 đến 7 Triệu chứng mức độ vừa: Điểm từ 8 đến 19 Triệu chứng mức độ nặng: Điểm từ 20 đến 35 Thăm trực tràng Khi khám trực tràng, tuyến tiền liệt thường to và không đau, độ đàn hồi đều và trong nhiều trường hợp mất rãnh giữa. +Tuy nhiên, kích thước tuyến tiền liệt được đánh giá trong khi thăm trực tràng bằng tay có thể không chính xác; một tuyến tiền liệt dường như nhỏ cũng có thể gây tắc nghẽn. +Nếu căng, có thể sờ hoặc gõ bàng quang có nước tiểu khi khám bụng. +Các vùng cứng hoặc cứng trong tuyến tiền liệt có thể chỉ ra ung thư tuyến tiền liệt. +Chẩn đoán BPH Thăm trực tràng Xét nghiệm phân tích nước tiểu và nuôi cấy nước tiểu Định lượng kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt Đôi khi cần đo niệu động học và siêu âm bàng quang Triệu chứng của đường tiết niệu dưới của tăng sản lành tính tiền liệt tuyến (PPH) cũng có thể là do các rối loạn khác, bao gồm nhiễm trùng, ung thư tuyến tiền liệt và bàng quang quá phản ứng. +Mặc dù tiền liệt tuyến đau khi sờ vào gợi ý do viêm, việc thăm khám trực tràng trong bệnh BPH và ung thư thường khó phát hiện và bị chồng chéo. +Mặc dù ung thư có thể làm cho tiền liệt tuyến cứng, chắc, xuất hiện các nốt, to không đều, hầu hết bệnh nhân bị ung thư, BPH, hoặc cả hai đều có cảm giác lành tính, tuyến tiền liệt to. +Chẩn đoán sơ bộ dựa vào thăm trực tràng và các triệu chứng; soi bàng quang, siêu âm qua trực tràng, niệu động học, hoặc phương pháp chẩn đoán hình ảnh cũng có thể là cần thiết. +Do đó, cần phải xét nghiệm đối với bệnh nhân có triệu chứng hoặc sờ thấy tiền liệt tuyến bất thường. +Thông thường, việc phân tích nước tiểu và cấy nước tiểu được thực hiện và định lượng nồng độ kháng nguyên đặc hiệu tiền liệt tuyến (PSA) trong huyết thanh. +Nam giới có các triệu chứng tắc nghẽn ở mức độ vừa hoặc nặng cũng có thể được đo niệu động học (một xét nghiệm khách quan về thể tích nước tiểu và tốc độ dòng chảy) và đo thể tích nước tiểu tồn dư sau khi đi tiểu bằng siêu âm bàng quang. +Tốc độ dòng chảy < 15 mL / giây gợi ý tắc nghẽn, và thể tích nước tiểu tồn dư sau khi đi tiểu > 100 mL cho thấy bí tiểu cấp. +Kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt toàn phần (PSA-T) Giải thích mức độ kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) có thể phức tạp. +Lượng PSA tăng với mức độ vừa phải, ở 30 đến 50% những bệnh nhân bị BPH, phụ thuộc vào kích thước của tuyến tiền liệt và mức độ tắc nghẽn, và tăng ở 25 đến 92% bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt, tuỳ thuộc vào khối lượng khối u. +Đối với những bệnh nhân không bị ung thư, nồng độ PSA trong huyết thanh > 1,5 ng / mL (1,5 mcg / L) thường cho thấy thể tích tuyến tiền liệt ≥ 30 mL. +Nếu PSA > 4 ng / mL (4 mcg / L), nên có thảo luận thêm / đưa ra các quyết định chung dựa trên các xét nghiệm khác hoặc sinh thiết tuyến tiền liệt. +Nam giới < 50 hoặc những người có nguy cơ cao bị ung thư tuyến tiền liệt, một ngưỡng thấp hơn (PSA > 2,5 ng / mL [2,5 mcg / L]) có thể được áp dụng. +Các biện pháp khác, bao gồm tốc độ tăng PSA, tỷ lệ PSA tự do trên giới hạn và các dấu hiệu khác, có thể hữu ích. +Các lựa chọn điều trị bao gồm thuốc ức chế 5 alpha-reductase, chẹn alpha, tadalafil, và phẫu thuật. +(Một cuộc thảo luận đầy đủ về sàng lọc và chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt được trình bày ở phần khác trong CẨM NANG.) +Kiểm tra khác Sinh thiết qua trực tràng thường được thực hiện với hướng dẫn siêu âm (để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng) và thường chỉ được chỉ định nếu có nghi ngờ ung thư tuyến tiền liệt. +Siêu âm qua trực tràng có thể là một cách chính xác để đo thể tích tuyến tiền liệt. +Chẩn đoán lâm sàng phải được dùng cho việc đánh giá sự cần thiết của các xét nghiệm khác. +Các phương tiện chẩn đoán hình ảnh có sử dụng chất tương phản (CT, IVU) rất hiếm khi cần thiết trừ khi bệnh nhân có nhiễm trùng tiết niệu với biểu hiện sốt hoặc các triệu chứng tắc nghẽn nặng và kéo dài. +Các bất thường về đường niệu cao thường là hậu quả của tắc nghẽn vùng cổ bàng quang, kể cả bất thường đoạn cuối của niệu quản (hình lưỡi câu cá), giãn niệu quản, và thận ứ nước. +Nếu phương tiện chẩn đoán hình ảnh đánh giá đường niệu cao được sử dụng bởi vì bệnh nhân đau hoặc tăng creatinine huyết thanh, siêu âm có thể được ưa thích hơn vì tránh phải tiếp xúc với tia phóng xạ và dùng các chất cản quang đường tĩnh mạch. +Ngoài ra, những người đàn ông có mức độ PSA cần phải làm xét nghiệm có thể tiến hành chụp MRI nhiều lần, độ nhạy cao hơn (mặc dù ít đặc hiệu hơn) so với sinh thiết qua trực tràng. +Hạn chế sinh thiết ở những khu vực nghi ngờ trên MRI đa tham số có thể làm giảm số lượng sinh thiết tuyến tiền liệt và chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt không đáng kể, cũng như có thể làm tăng chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt (1). +Sử dụng các tiêu chuẩn thể tích tuyến tiền liệt > 30 mL và thang điểm triệu chứng của Hiệp hội tiết niệu Hoa Kỳ ở mức trung bình hoặc cao (xem bảng Điểm các triệu chứng của Hiệp hội Tiết niệu Hoa Kỳ đối với Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính), tỷ lệ hiện hành của BPH ở nam giới từ 55 đến 74 tuổi mà không có ung thư tiền liệt tuyến là 19%. +Điều trị BPH Tránh dùng thuốc kháng cholinergic, thuốc tác dụng trên hệ giao cảm, và opioids Sử dụng thuốc chẹn alpha-adrenergic (ví dụ: terazosin, doxazosin, tamsulosin, alfuzosin), thuốc ức chế 5 alpha-reductase (finasteride, dutasteride) hoặc, chất ức chế phosphodiesterase type 5 tadalafil, đặc biệt nếu có đồng thời Cắt bỏ tuyến tiền liệt hoặc một thủ thuật cắt bỏ bàng quang thay thế Bí tiểu Bí tiểu cấp cần giải áp ngay lập tức. +Đặt một ống thồng tiểu là biện pháp đầu tiên được chỉ định; nếu không thể qua được, có thể sử dụng một ống thông có đầu coudé (có đoạn đầu sonde cong nhẹ). +Nếu ống thông này không thể qua được, nội soi bàng quang ống mềm hoặc dùng dụng cụ nong dẫn đường (dẫn đường và nong giãn niệu đạo để mở đường cho nước tiểu chảy qua) có thể là cần thiết. +(Thủ thuật này thường nên do một bác sĩ tiết niệu thực hiện.) +Dẫn lưu nước tiểu trên xương mu có thể được thực hiện nếu cách tiếp cận từ niệu đạo không thành công. +Liệu pháp điều trị bằng thuốc Đối với trường hợp tắc nghẽn một phần với các triệu chứng khó chịu, tất cả các thuốc kháng cholinergic, thuốc kích thích giao cảm (nhiều loại có sẵn trong các chế phẩm [OTC] không kê đơn), opioids cần được ngưng lại và bất kỳ trường hợp nhiễm trùng nào cần được điều trị bằng kháng sinh. +Đối với bệnh nhân có triệu chứng tắc nghẽn nhẹ đến trung bình, thuốc chẹn alpha-adrenergic (ví dụ: terazosin, doxazosin, tamsulosin, alfuzosin) có thể làm giảm các vấn đề rối loạn đi tiểu. +Thuốc ức chế 5 alpha-reductase (finasteride, dutasteride) có thể làm giảm kích thước tuyến tiền liệt, giảm các vấn đề về đi tiểu qua nhiều tháng, đặc biệt ở những bệnh nhân tiền liệt tuyến lớn hơn (> 30 mL). +Nhưng nếu dựa trên tiêu chuẩn lưu lượng dòng nước tiểu tối đa < 10 mL / giây và thể tích nước tiểu tồn dư sau khi đi tiểu > 50 mL, tỷ lệ hiện hành chỉ là 4%. +Sự kết hợp của cả hai loại thuốc là tốt hơn so với đơn trị liệu. +Đối với những người đàn ông có rối loạn cương dương kết hợp, tadalafil dùng hàng ngày có thể nhắm trúng 2 đích. +Nhiều thuốc không kê đơn nhằm điều trị hỗ trợ và thay thế được đề xuất để điều trị BPH, nhưng không thuốc nào, kể cả sản phẩm chiết xuất từ cây cọ lùn, chỉ ra là hiệu quả hơn so với giả dược. +Phẫu thuật Phẫu thuật được thực hiện khi bệnh nhân không đáp ứng với điều trị bằng thuốc hoặc tiến triển các biến chứng như nhiễm trùng đường niệu tái phát, sỏi tiết niệu, rối loạn chức năng bàng quang trầm trọng, hoặc giãn đường tiết niệu cao. +Cắt bỏ tuyến tiền liệt qua đường nội soi (TURP) là tiêu chuẩn (1, 2). +Chức năng cương dương và sự liên tục thường được giữ lại, mặc dù khoảng 5 đến 10% bệnh nhân gặp phải một số vấn đề cấp tính sau phẫu thuật, phổ biến nhất là xuất tinh ngược. +Tỷ lệ rối loạn cương dương sau khi TURP là từ 1 đến 35%, và tỷ lệ tiểu không tự chủ khoảng 1 đến 3%. +Tuy nhiên, những tiến bộ kỹ thuật như sử dụng ống nội soi lưỡng cực, cho phép sử dụng nước muối, đã cải thiện đáng kể sự an toàn của TURP bằng cách ngăn ngừa tan máu và hạ natri máu. +Khoảng 10% nam giới trải qua TURP cần can thiệp lại trong vòng 10 năm vì tuyến tiền liệt tiếp tục phát triển. +Các kỹ thuật cắt laze khác nhau đang được sử dụng như là các lựa chọn thay thế cho TURP. +Dựa trên các nghiên cứu mổ xác, tỷ lệ hiện hành của BPH tăng từ 8% ở nam giới từ 31-40 tuổi lên đến 40-50% ở nam giới từ 51 đến 60 tuổi và > 80% ở nam giới > 80 tuổi. +Các bộ phận giả lớn hơn (thường > 75 gram) theo truyền thống yêu cầu phẫu thuật mở thông qua phương pháp tiếp cận suprapubic hoặc retropubic (hiện tại, hầu hết các bác sĩ phẫu thuật thích nội soi ổ bụng hoặc hỗ trợ nội soi bằng robot để phẫu thuật mở), mặc dù một số kỹ thuật mới hơn như tạo tia laser holmium của tuyến tiền liệt (HoLEP) có thể được thực hiện transurethrally. +Tất cả các phương pháp phẫu thuật đều cần phải đặt 1 ống thông tiểu đẫn lưu sau mổ khoảng từ 1 đến 7 ngày. +Một số kĩ thuật khác Các phương pháp điều trị thay thế cho TURP bao gồm phương pháp điều trị bằng vi sóng nhiệt trị liệu, bốc hơi tuyến tiền liệt bằng điện cao tần, kĩ thuật laser, siêu âm hội tụ cường độ cao, kim cắt qua niệu đạo, bốc hơi tuyến tiền liệt bằng sóng vô tuyến, liệu pháp phun nước nóng áp lực, dao niệu đạo, liệu pháp tiêm hơi và stent trong niệu đạo. +Gây tắc động mạch tiền liệt tuyến (PAE) đang được đánh giá đối với nam giới có tuyến tiền liệt phì đại, đặc biệt là những người bị tiểu máu, những người không thích hợp để phẫu thuật (3). +Các trường hợp nên áp dụng các thủ thuật này vẫn chưa được thiết lập chắc chắn, nhưng các thủ thuật được thực hiện tại phòng khám của bác sĩ (ví dụ: tiêm hơi) đang được sử dụng phổ biến hơn và không cần sử dụng gây mê toàn thân hoặc vùng. +Bảng Nguyên nhân không rõ nhưng có thể là do sự thay đổi hoóc môn liên quan đến tuổi. +Bí tiểu cấp có thể khởi phát khi tiếp xúc với lạnh, nhịn tiểu lâu, bất động, hoặc sử dụng thuốc gây mê, thuốc kháng cholinergic, thuốc kích thích giao cảm, opioids, hoặc rượu. +Đánh giá bệnh nhân bởi thăm trực tràng và xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, nuôi cấy nước tiểu và PSA. +Ở nam giới BPH, tránh sử dụng thuốc kháng cholinergic, nhóm thuốc kích thích giao cảm, và nhóm thuốc gây nghiện opioids. +Xem xét lựa chọn thuốc làm giảm các triệu chứng tắc nghẽn với các thuốc chẹn alpha-adrenergic (ví dụ: terazosin, doxazosin, tamsulosin, alfuzosin), thuốc ức chế 5 alpha-reductase (finasteride, dutasteride) hoặc nếu có rối loạn chức năng cương dương. +Cân nhắc TURP hoặc kỹ thuật cắt đốt khác nếu BPH gây ra các biến chứng (ví dụ: tái phát hoặc nhiễm trùng, rối loạn chức năng bàng quang, giãn nở đường trên) hoặc nếu các triệu chứng khó chịu là kháng thuốc. +Sinh lý bệnh của BPH Nhiều nốt u xơ tuyến tiền liệt phát triển ở khu vực quanh niệu đạo của tuyến tiền liệt, có thể bắt nguồn từ các tuyến quanh niệu đạo hơn là ở vùng xơ cơ tuyến tiền liệt (bao vỏ phẫu thuật), vùng này bị đảy ra phía ngoại vi bởi sự phát triển tăng dần của các nốt. +bí tiểu Theo Patrick J. Shenot, MD, Thomas Jefferson University Hospital Đánh giá về mặt y tế Thg10 2021 | đã sửa đổi Thg11 2021 Chẩn đoán Điều trị Những điểm chính Bí tiểu là tình trạng bàng quang sót nước tiểu sau khi tiểu xong. +Chẩn đoán Đo thể tích nước tiểu tồn dư sau khi đi tiểu Chẩn đoán khá rõ ràng ở những bệnh nhân không thể đi tiểu. +Ở những bệnh nhân có thể đi tiểu, có thể chẩn đoán tình trạng rỗng bàng quang không hoàn toàn bằng đặt sonde tiểu sau tiểu, hoặc siêu âm đánh giá thể tích nước tiểu tồn dư. +Thể tích < 50 mL là bình thường; < 100 mL thường được chấp nhận ở bệnh nhân > 65 tuổi nhưng là bất thường ở bệnh nhân trẻ hơn. +Các xét nghiệm khác (ví dụ, xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, xét nghiệm máu, siêu âm, đo niệu động học, soi bàng quang, chụp bàng quang) được thực hiện dựa trên dấu hiệu lâm sàng. +Điều trị Đặt ống thông niệu đạo và điều trị nguyên nhân Đặt thông tiểu là chỉ định bắt buộc trong các trường hợp bí tiểu cấp. +Ở nam giới phì đại tuyến tiền liệt lành tính, thuốc (thường là thuốc chẹn alpha-adrenergic hoặc thuốc ức chế 5 - alpha-reductase) hoặc phẫu thuật có thể giúp giảm trở kháng đường ra của bàng quang. +Không điều trị nào có hiệu quả đối với bàng quang co bóp kém; tuy nhiên, giảm sức cản của đường ra với các thuốc chẹn alpha-adrenergic có thể làm tăng khả năng làm trống bàng quang. +Tự đặt ống thông tiểu ngắt quãng hoặc dẫn lưu là thường là chỉ bắt buộc. +Một ống dẫn lưu trên xương mu hoặc chuyển dòng nước tiểu là phương án cuối cùng. +Bí tiểu có thể là Cấp Mạn tính Nguyên nhân bao gồm giảm co bóp bàng quang, tắc nghẽn đường ra bàng quang, mất đồng vận bàng quang cơ thắt (thiếu sự phối hợp giữa co cơ bàng quang và giãn cơ thắt), hoặc phối hợp các nguyên nhân. +Những điểm chính Các cơ chế bao gồm giảm co bóp bàng quang, tắc nghẽn đường ra bàng quang, và rối loạn đồng vận bàng quang cơ thắt. +Bí tiểu không hoàn toàn được chẩn đoán bằng lượng nước tiểu tồn dư > 50 mL (> 100 mL ở bệnh nhân > 65 tuổi). +Chỉ định đặt ống thông niệu đạo và điều trị nguyên nhân gây bí tiểu. +Bí tiểu phổ biến nhất ở nam giới với các nhóm nguyên nhân cản trở đầu ra nước tiểu, như bệnh lý tiền liệt tuyến hoặc hẹp niệu đạo. +Ở cả hai giới, tình trạng ứ nước có thể là do thuốc (đặc biệt là những thuốc có tác dụng kháng cholinergic, bao gồm nhiều loại thuốc không kê đơn), nút phân nghiêm trọng (làm tăng áp lực lên vùng tam giác của bàng quang), hoặc bàng quang thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường, bệnh đa xơ cứng, Bệnh Parkinson, hoặc phẫu thuật vùng chậu trước đó dẫn đến tình trạng triệt bỏ thần kinh ở bàng quang. +Bí tiểu có thể không có triệu chứng, hoặc gây ra tiểu nhiều lần, cảm giác bàng quang còn nước tiểu, và tiểu gấp hoặc tiểu không tự chủ do bàng quang đầy. +Nó có thể gây chướng bụng và đau. +Khi bí tiểu tiến triển chậm, có thể không có triệu chứng đau. +Bí tiểu kéo dài có xu hướng gây nhiễm trùng tiết niệu và có thể làm tăng áp lực bàng quang, gây ra bệnh đường niệu do tắc nghẽn. +Mupirocin Theo Brian J. Werth, PharmD, University of Washington School of Pharmacy Đánh giá về mặt y tế Thg5 2022 Mupirocin ức chế RNA vi khuẩn và tổng hợp protein. +Nó chỉ có sẵn như là một chế phẩm chuẩn 2%, có tính diệt khuẩn chống lại tụ cầu và liên cầu beta Streptococci tan máu. +Sự hấp thu toàn thân mupirocin tại chỗ là không đáng kể. +Mupirocin được sử dụng cho Chốc lở Số ít những nhiễm trùng da thứ phát Diệt trừ nhiễm Staphylococcus aureus mũi, mặc dù tỷ lệ tái phát có thể cao Điều trị kéo dài dẫn đến staphylococci kháng mupirocin. +Mupirocin không độc nhưng khi áp dụng vào da được che phủ hoặc niêm mạc, có thể gây ngứa và bỏng. +Trimethoprim và Sulfamethoxazole Theo Brian J. Werth, PharmD, University of Washington School of Pharmacy Đánh giá về mặt y tế Thg5 2022 Dược động học Chỉ định Chống chỉ định Sử dụng trong thời kỳ mang thai và cho con bú Tác dụng phụ Liều cân nhắc Nguồn chủ đề Một số chỉ định cho TMP / SMX Trimethoprim có sẵn dưới dạng một loại thuốc duy nhất hoặc kết hợp với sulfamethoxazole (thuốc kháng sinh sulfonamid). +TMP / SMX không có hiệu quả về mặt lâm sàng đối với viêm họng do liên cầu nhóm A và không ngăn ngừa được các di chứng như thấp tim. +Bảng Một số chỉ định cho TMP / SMX Các chỉ định Bình luận Viêm tuyến tiền liệt mạn tính do vi khuẩn Một trong số ít các loại thuốc hiệu quả, nhưng chữa khỏi cho < 1/2 số bệnh nhân, thậm chí sau 12 tuần Viêm bàng quang không biến chứng ở phụ nữ Hiệu quả như fluoroquinolon đối với liệu pháp điều trị ngắn hạn (3 ngày) theo kinh nghiệm nếu tỷ lệ kháng TMP / SMX < 15% Dự phòng nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát ở phụ nữ và nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát ở trẻ em Sử dụng 1/2 đến 1 viên cường độ gấp đôi mỗi đêm hoặc cách đêm hoặc đối với những phụ nữ trước đó bị tái phát sau giao hợp Điều trị viêm phổi do Pneumocystis jirovecii và dự phòng nhiễm bệnh này ở bệnh nhân AIDS hoặc ung thư Thuốc lựa chọn Nhiễm trùng đường ruột do các vi khuẩn khác nhau (ví dụ, các loài Shigella, Vibrio, Escherichia coli) và ký sinh trùng đơn bào Cystoisospora và Cyclospora) Tính hữu dụng bị giới hạn bởi sự gia tăng tỷ lệ kháng thuốc Nhiễm Nocardia và Listeria monocytogenes — Nhiễm trùng tụ cầu vàng kháng methicillin liên quan đến cộng đồng Thuốc được lựa chọn để điều trị bằng miệng các bệnh nhiễm trùng không biến chứng do S. aureus kháng methicillin cộng đồng TMP / SMX = trimethopri m/s ulfamethoxazole. +TMP đơn trị liệu được sử dụng ít thường xuyên hơn nhưng có thể hữu ích cho Viêm tuyến tiền liệt mạn tính do vi khuẩn Dự phòng và điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu ở bệnh nhân dị ứng sulfonamides Chống chỉ định với TMP và SMX TMP / SMX là chống chỉ định ở những bệnh nhân có phản ứng dị ứng với một trong hai loại thuốc. +Chống chỉ định tương đối bao gồm thiếu chất folate, rối loạn chức năng gan và suy thận. +Sử dụng trong thời kỳ mang thai và cho con bú Các nghiên cứu sinh sản động vật với TMP / SMX cho thấy một số nguy cơ (ví dụ, dị tật bẩm sinh). +Tuy nhiên, nên tránh sử dụng TMP / SMX trong tam cá nguyệt thứ nhất (vì nguy cơ khuyết tật ống thần kinh là nguy cơ cao) và sắp tới. +Nếu sử dụng trong thời kỳ mang thai hoặc ở trẻ sơ sinh, TMP / SMX làm tăng bilirubin trong máu và làm tăng nguy cơ bệnh vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. +Nếu không thể tránh được TMP / SMX trong tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ, cần bổ sung axit folic (4 mg / ngày). +Sulfonamid nhập sữa mẹ và sử dụng trong thời kỳ cho con bú sữa thường không được khuyến khích. +Các thuốc hoạt động đồng bộ để ngăn chặn các bước tuần tự trong quá trình trao đổi chất folate do vi khuẩn: Trimethoprim (TMP) ngăn ngừa sự biến đổi dihydrofolate thành tetrahydrofolate. +Các tác dụng phụ của TMP và SMX Các tác động phụ của TMP / SMX bao gồm Những liên quan đến sulfonamide Thiếu Folate Tăng kali máu Suy thận Suy thận ở bệnh nhân suy thận cơ bản có thể là thứ phát đối với viêm thận kẽ hoặc hoại tử ống. +Ngoài ra, TMP ức chế cạnh tranh sự bài tiết creatinin trong ống thận và có thể làm tăng creatinine huyết thanh, mặc dù mức lọc cầu thận vẫn không thay đổi. +Tăng creatinine huyết thanh thường xảy ra ở những bệnh nhân suy thận trước đây và đặc biệt ở những bệnh nhân bị tiểu đường. +Hầu hết các tác dụng phụ cũng tương tự như sulfonamid. +TMP có tác dụng phụ tương tự như của SMX, nhưng chúng ít gặp hơn. +Buồn nôn, nôn mửa, và phát ban xảy ra thường xuyên nhất. +AIDS có tỷ lệ cao các tác dụng phụ, đặc biệt là sốt, phát ban và giảm bạch cầu. +Thiếu folate (dẫn đến thiếu máu hồng cầu to) cũng có thể xảy ra. +Sử dụng axit folinic có thể ngăn ngừa hoặc điều trị chứng thiếu máu hồng cầu to, giảm bạch cầu và giảm tiểu cầu, đôi khi xảy ra khi sử dụng TMP / SMX kéo dài. +TMP có thể làm giảm bài tiết kali ở ống thận, dẫn đến nguy cơ đe doạ tính mạng tăng kali máu. +Sulfamethoxazole (SMX) ức chế chuyển đổi p - aminobenzoic để dihydropteroat. +Hiếm khi, hoại tử gan nghiêm trọng xảy ra. +Thuốc cũng có thể gây ra một hội chứng giống như viêm màng não vô khuẩn. +Cân nhắc về liều lượng cho TMP và SMX TMP / SMX có thể làm tăng hoạt tính c��a warfarin và nồng độ phenytoin, methotrexate và rifampin. +Sự kết hợp này dẫn đến hoạt động kháng khuẩn tối đa, thường là diệt khuẩn. +Trimethopri m/s ulfamethoxazole (TMP / SMX) có sẵn như là một hợp chất phối hợp cố định bao gồm tỷ lệ 1:5 (TMP 80 mg cộng với 400 mg SMX hoặc viên tăng gấp đôi TMP 160 mg cộng với 800 mg SMX). +Dược động học Cả hai loại thuốc đều hấp thu tốt bằng đường uống và được bài tiết qua nước tiểu. +Chúng có thời gian bán thải huyết thanh khoảng 11 giờ trong huyết tương và xâm nhập tốt vào mô và dịch cơ thể, kể cả dịch não tuỷ. +TMP tập trung ở mô tuyến tiền liệt. +Chỉ định cho TMP và SMX TMP và TMP / SMX đang hoạt động chống lại Một phổ rộng các trực khuẩn Gram dương (bao gồm một số chủng Staphylococcus aureus kháng methicillin) Một nhóm lớn các trực khuẩn gram âm Protozoan Cystoisospora và Cyclospora spp Nấm Pneumocystis jirovecii Hợp chất không có hoạt tính chống lại Kỵ khí Treponema pallidum Mycobacterium tuberculosis Các loài Mycoplasma Pseudomonas aeruginosa Các chủng Enterococci, nhiều Enterobacterales (trước đây là Enterobacteriaceae), và nhiều chủng Phế cầu khuẩn kháng thuốc. +Nhiễm Zika Virus (ZV) Theo Thomas M. Yuill, PhD, University of Wisconsin-Madison Đánh giá về mặt y tế Thg8 2021 Dịch tễ học Lây truyền virus Zika Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Điều trị Phòng ngừa Những điểm chính Thông tin thêm Vi rút Zika là một loại vi rút flavivirus do muỗi truyền có tính kháng nguyên và cấu trúc tương tự như vi rút gây bệnh sốt xuất huyết, sốt vàng và vi rút West Nile. +Các véc tơ chính là A. aegypti và A. albopictus. +Trước khi đến các khu vực có nguy cơ nhiễm Zika, CDC khuyến cáo phụ nữ mang thai nên trao đổi với bác sĩ về các nguy cơ nhiễm virus Zika và các biện pháp phòng ngừa để tránh bị muỗi đốt trong suốt chuyến đi. +Hiện tại không có vaccin để ngăn ngừa nhiễm virut Zika. +Ngừa truyền qua muỗi Phòng ngừa nhiễm vi rút Zika phụ thuộc vào sự kiểm soát của Aedes muỗi và phòng ngừa muỗi đốt khi đi du lịch đến các nước đang lây truyền virus Zika lưu hành. +Kiểm soát A. aegypti đã rất khó khăn; tuy nhiên, 2 phương pháp đang được thử nghiệm hiện nay: Giải phóng những con đực bị biến đổi gen hoặc những con đực đã được khử trùng giao phối với những con cái hoang dã có ấu trùng không trưởng thành hoặc trứng có vô sinh Nhiễm muỗi Wolbachia vi khuẩn ngăn chặn sự nhạy cảm của ruột muỗi đối với vi rút Zika Để ngăn ngừa muỗi đốt, cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau (xem thêm về CDC Protection against Mosquitoes và Zika virus: Prevention and Transmission): Mang áo sơ mi dài tay và quần dài. +Ở những nơi có máy lạnh hoặc sử dụng cửa sổ và màn cửa để ngăn ngừa muỗi. +Ngủ dưới màn chống muỗi ở những nơi không được kiểm tra hoặc điều hoà không khí. +Sử dụng các chất chống côn trùng đã được đăng ký với Cơ quan Bảo vệ Môi trường đã sử dụng các thành phần như DEET (diethyltoluamide) hoặc các hoạt chất đã được phê duyệt khác trên bề mặt da bị phơi nhiễm. +Ở Mỹ A. aegypti được giới hạn trong một khu vực kéo dài từ miền Nam sâu dọc theo biên giới Mỹ-Mexico đến miền nam California. +tẩm với quần áo và trang bị với hoá chất permethrin (không dùng trực tiếp vào da). +Đối với trẻ em, đề nghị các biện pháp phòng ngừa sau: Không sử dụng thuốc chống côn trùng trên trẻ sơ sinh < 2 tháng. +Không sử dụng các sản phẩm có chứa dầu bạch đàn chanh (para-menthane diol) ở trẻ < 3 tuổi. +Đối với trẻ lớn hơn, người lớn nên phun chất chống thấm trên tay và sau đó dùng nó cho da của trẻ. +Đeo trẻ em trong quần áo bao gồm cánh tay và chân, hoặc để che nôi, xe đẩy hoặc người giữ trẻ với màn chống muỗi. +Không dùng thuốc chống côn trùng vào tay, mắt, miệng, hoặc da bị đốt hoặc da bị kích thích của trẻ em. +Phòng ngừa lây truyền tình dục RNA của virut Zika đã được phát hiện trong tinh dịch lên đến 281 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng. +Tuy nhiên, phát hiện RNA của virus không nhất thiết chỉ ra sự hiện diện của virus. +Trong một nghiên cứu gần đây, virus lây nhiễm đã được phát hiện ở một vài cá thể sau 30 ngày khởi phát bệnh, nhưng nói chung, việc phát tán virus Zika dường như trở nên ít phổ biến hơn theo thời gian và chỉ giới hạn trong vài tuần đầu sau khi khởi phát bệnh; tuy nhiên, vẫn còn khả năng lây truyền sau này. +Vì vi rút Zika có thể lây truyền qua tinh dịch, CDC khuyến cáo mọi người nên sử dụng bao cao su hoặc thực hành kiêng cữ nếu một hoặc cả hai người sống cùng hoặc đi du lịch đến một khu vực có lây truyền vi rút Zika hiện tại hoặc trước đây. +A. albopictus, nơi thích nghi tốt hơn với khí hậu lạnh hơn, hiện diện ở một phần lớn phía đông nam thông qua vùng Trung Tây và ở miền nam California. +Khuyến cáo này áp dụng cho dù nam giới có triệu chứng hay không vì hầu hết các trường hợp nhiễm Zika đều không có triệu chứng, và khi triệu chứng phát triển, chúng thường nhẹ. +Người đàn ông có bạn tình mang thai: Kiêng hoạt động tình dục, hoặc sử dụng bao cao su và tránh dùng chung đồ chơi tình dục trong suốt thời gian mang thai Người đàn ông đi du lịch đến khu vực có nguy cơ Zika có hoặc không có bạn tình nữ: Kiêng hoạt động tình dục hoặc sử dụng bao cao su trong 3 tháng sau khi trở về (hoặc bắt đầu các triệu chứng) Người phụ nữ đi du lịch đến khu vực có nguy cơ mắc Zika mà không có bạn tình nam: Kiêng hoạt động tình dục hoặc sử dụng bao cao su trong 2 tháng sau khi trở về (hoặc bắt đầu các triệu chứng) Nếu sử dụng bao cao su, chúng nên được sử dụng từ đầu đến cuối mỗi lần quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn và miệng. +Mặc dù không báo cáo về tình trạng lây truyền qua đường tình dục của phụ nữ, CDC hiện khuyến cáo rằng tất cả phụ nữ mang thai có quan hệ tình dục (nam hay nữ) đi đến hoặc sống ở khu vực có sử dụng các phương pháp ngăn cản Zika mỗi lần họ quan hệ tình dục hoặc họ không nên quan hệ tình dục trong thời kỳ mang thai. +Những điểm chính Vi rút Zika được lây truyền chủ yếu bằng Aedes muỗi. +Hầu hết các trường hợp nhiễm virut Zika đều không có triệu chứng; Nhiễm trùng triệu chứng thường nhẹ, gây sốt, phát ban dát sẩn, viêm kết mạc, đau khớp, nhức hốc mắt, nhức đầu, đau cơ (đau cơ). +Nhiễm vi rút Zika trong thời gian mang thai có thể gây ra một khiếm khuyết nghiêm trọng khi sinh được gọi là tật đầu nhỏ, mắt và các tổn thương khác trong hội chứng Zika bẩm sinh. +Theo dõi sự phát triển của não ở tất cả trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm virus Zika, cho dù trẻ sơ sinh có tổn thương não nhỏ hay không, trong 2 năm. +A. aegypti được coi là véc tơ chính cho dịch bệnh nhiễm virus Zika; A. albopictus được cho là một véc tơ của dịch bệnh nhiễm Zika ở vùng nhiệt đới, nhưng liệu nó có làm như vậy trong khí hậu ôn đới của Hoa Kỳ thì không rõ ràng. +Xét nghiệm vi rút Zika cho phụ nữ mang thai nếu họ đã đến hoặc sống trong các khu vực đang lây truyền vi rút Zika bằng cách sử dụng xét nghiệm huyết thanh (xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết enzym cho IgM, xét nghiệm trung hoà giảm mảng bám) hoặc RT-PCR. +Điều trị hỗ trợ; điều trị sốt với acetaminophen và tránh sử dụng aspirin hoặc NSAIDs cho đến khi sốt dengue đã được loại trừ. +Phụ nữ mang thai KHÔNG nên đi du lịch đến các khu vực đang có dịch bệnh do vi rút Zika. +Phòng ngừa nhiễm vi rút Zika phụ thuộc vào việc kiểm soát Aedes muỗi và tránh muỗi đốt. +Vì vi rút Zika có thể lây truyền qua đường tình dục, nam giới và phụ nữ sống trong hoặc đã đi đến khu vực lây truyền virus Zika liên tục nên tránh các hoạt động tình dục hoặc sử dụng các phương pháp ngăn cản liên tục và chính xác khi quan hệ tình dục trong khi bạn tình đang mang thai. +Dịch tễ học của nhiễm vi rút Zika Vào năm 1947, virus Zika lần đầu tiên được phân lập từ khỉ ở rừng Zika của Uganda nhưng không bị coi là một mầm bệnh quan trọng của con người cho tới khi các vụ dịch ở quy mô lớn đầu tiên ở các hòn đảo Nam Thái Bình Dương vào năm 2007. +Vào tháng 5 năm 2015, sự truyền bệnh tại địa phương lần đầu tiên được báo cáo ở Nam Mỹ, sau đó ở Trung Mỹ và Caribe, đến Mexico vào cuối tháng 11 năm 2015. +Sự lây truyền vi rút Zika tại chỗ đã được báo cáo ở các khu vực sau: Nam Mỹ Trung Mỹ và Mexico Quần đảo Caribe (bao gồm Puerto Rico và Quần đảo Virgin thuộc Hoa Kỳ) những hòn đảo Thái Bình Dương Cape Verde (một quốc gia của các hòn đảo ngoài khơi bờ biển tây bắc châu Phi) Đông Nam Á (các trường hợp lẻ tẻ) Châu phi Florida Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đưa ra cảnh báo du lịch cho các quốc gia trong các khu vực này khi dịch bùng phát. +Mặc dù tính đến tháng 12 năm 2019, không có khu vực nào có các biện pháp phòng ngừa CDC do Zika bùng phát, vào đầu năm 2020 đã có hàng ngàn trường hợp ở một số khu vực của Brazil và hàng trăm trường hợp ở Colombia. +Trong năm 2016 và 2017, các trường hợp nhiễm virus Zika lây truyền tại địa phương đã được báo cáo tại Hạt Miami-Dade ở phía đông nam Florida và Texas. +Nhiễm virus Zika thường không có triệu chứng nhưng có thể gây sốt, nổi ban, đau khớp, hoặc viêm kết mạc; Nhiễm virut Zika trong thai kỳ có thể gây ra chứng não nhỏ (dị tật bẩm sinh), dị tật ở mắt và một số suy giảm phát triển được gọi là hội chứng Zika bẩm sinh. +Theo trang web CDC, hiện tại không có sự lây truyền của vi rút Zika tại địa phương. +Nhiễm virut Zika đã được báo cáo ở những người trở về Mỹ sau khi đi đến các quốc gia nơi virut lây truyền tại địa phương. +Dự đoán nơi mà virut Zika lây lan rất khó. +Tuy nhiên, vì cùng một loại muỗi lây truyền Zika cũng truyền bệnh sốt xuất huyết và chikungunya, việc lây truyền vi rút Zika tại địa phương có thể xảy ra bất cứ khi nào bệnh sốt xuất huyết hoặc chikungunya đã lây truyền. +Bệnh sốt xuất huyết đã mắc tại địa phương gần đây nhất ở Texas, Florida và Hawaii; chikungunya đã được mua lại tại địa phương ở Florida, Puerto Rico và Quần đảo Virgin thuộc Hoa Kỳ. +Tương tự như vậy, tại các khu vực của Hoa Kỳ nơi bệnh sốt xuất huyết hiện đang lưu hành (Puerto Rico và Quần đảo Virgin thuộc Caribbean, American Samoa, Guam và Quần đảo Bắc Mariana ở Thái Bình Dương), nhiễm Zika cũng có thể trở thành bệnh đặc hữu. +Có một số bằng chứng huyết thanh học về sự lây nhiễm vi rút Zika ở động vật linh trưởng không phải người ở Brazil vào cuối đợt bùng phát lớn ở người ở đó. +Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu vi rút này có thường xuyên duy trì trong các quần thể động vật giống như vi rút gây bệnh sốt vàng hay không. +Lây truyền virus Zika Trong tuần đầu nhiễm trùng, virut Zika có trong máu. +Muỗi có thể nhiễm virus khi chúng đốt người bị bệnh; muỗi có thể truyền virut sang người khác qua vết đốt. +Chẩn đoán là với xét nghiệm miễn dịch hấp dẫn liên kết enzyme (ELISA) hoặc RT-PCR. +Du khách đến từ các khu vực đang có sự lây truyền vi rút Zika có thể có vi rút Zika trong máu của họ khi họ trở về nhà và nếu vật trung gian truyền bệnh là muỗi tại địa phương, có thể lây truyền vi rút Zika ở đó. +Tuy nhiên, do tiếp xúc giữa Aedes muỗi và người không phổ biến ở hầu hết lục địa Hoa Kỳ và Hawaii (vì kiểm soát muỗi và những người sống và làm việc trong môi trường không khí lạnh), việc lây truyền vi rút Zika tại địa phương được mong đợi sẽ rất hiếm và giới hạn. +Mặc dù vi rút Zika được truyền chủ yếu bằng muỗi, nhưng các phương thức truyền khác cũng có thể xảy ra. +Virus Zika tồn tại trong tinh dịch lâu hơn so với máu, dịch âm đạo và các chất dịch cơ thể khác. +Sự lây truyền từ nam sang nữ và nam sang nam trong hoạt động tình dục không được bảo vệ (không có bao cao su) đã xảy ra (xem thêm CDC: Clinical Guidance for Healthcare Providers for Prevention of Sexual Transmission of Zika Virus). +Virus Zika cũng có thể được truyền bởi nam giới hoặc phụ nữ cho bạn tình của họ khi đồ chơi tình dục được chia sẻ, ngay cả khi người nhiễm bệnh không có triệu chứng. +Vi rút Zika cũng tồn tại trong dịch âm đạo sau khi nó biến mất từ máu và nước tiểu; sự lây truyền qua đường tình dục giữa nam và nữ của vi rút Zika gần đây đã được báo cáo (1). +Một nghiên cứu gần đây ở Guatemala đã báo cáo sự phát tán RNA của virus trong dịch tiết âm đạo trong khoảng 6 tháng. +Tuy nhiên, Phát hiện RNA của virus không chứng minh được sự hiện diện của virus lây nhiễm. +Truyền bệnh qua truyền máu đã được báo cáo tại Braxin; tuy nhiên, hiện nay, không có trường hợp lây truyền qua truyền máu đã được xác nhận ở Mỹ (xem thêm Zika and Blood Transfusion). +Phòng ngừa bao gồm tránh muỗi, tránh giao hợp không an toàn với bạn tình có nguy cơ nhiễm Zika, và đối với phụ nữ mang thai, tránh đi du lịch đến các khu vực đang có dịch diễn ra. +Các triệu chứng và dấu hiệu của nhiễm vi rút Zika Hầu hết (80%) những người bị nhiễm bệnh đều không có triệu chứng. +Triệu chứng nhiễm trùng Zika bao gồm sốt, ban dát sẩn, viêm kết mạc, đau khớp, nhức hốc mắt, nhức đầu, đau cơ. +Triệu chứng kéo dài từ 4 đến 7 ngày. +Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng đều nhẹ. +Nhiễm trùng nghiêm trọng cần nhập viện là không phổ biến. +Hiếm khi, nhiễm Zika đã gây ra bệnh não ở người lớn. +Tử vong do nhiễm Zika là rất hiếm. +Rất hiếm hoi, Hội chứng Guillain Barre (GBS) phát triển sau khi nhiễm vi rút Zika. +GBS là một bệnh cấp tính, thường tiến triển nhanh nhưng tự hạn chế được cho là do phản ứng tự miễn dịch. +(Xem thêm Tổng quan về Arbovirus, Arenavirus, và Filovirus Nhiễm trùng.) +Hội chứng Guillain - Barre (GBS) cũng đã phát triển sau khi bệnh sốt xuất huyết và chikungunya. +Đầu nhỏ và các bất thường bẩm sinh khác Nhiễm vi rút Zika trong thai kỳ có thể gây ra bệnh não nhỏ (bệnh rối loạn bẩm sinh liên quan đến sự phát triển não không đầy đủ và kích thước đầu nhỏ) các dị tật nghiêm trọng về não, mắt của thai nhi, và các dị tật khác, gọi chung là hội chứng Zika bẩm sinh (xem thêm CDC: Update: Interim Guidance for the Diagnosis, Evaluation, and Management of Infants with Possible Congenital Zika Virus Infection). +Tại Hoa Kỳ, một số trường hợp bị chứng não nhỏ có liên quan đến vi-rút Zika; các bà mẹ của những trẻ sơ sinh này có thể bị nhiễm virus từ việc du lịch đến một quốc gia bệnh lưu hành. +CDC đang theo dõi một số phụ nữ mang thai bị nhiễm vi rút Zika và sống trên đất liền Hoa Kỳ hoặc ở Puerto Rico hoặc các vùng lãnh thổ khác của Hoa Kỳ. +Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng trong tử cung, dù có bị não nhỏ hay không, có thể có tổn thương mắt hoặc co thắt bẩm sinh (ví dụ: bàn chân khoèo). +Trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh trong tử cung và sinh ra không có hội chứng Zika bẩm sinh có nguy cơ chậm phát triển thần kinh. +Tuy nhiên, biểu hiện lâm sàng của nhiễm Zika tương tự như các bệnh sốt nhiệt đới (sốt rét, bệnh do leptospiro, các bệnh nhiễm arbovirus khác), và sự phân bố địa lý của nó giống với các loại arbovirus khác. +Zika virus (ZV), giống như các vi rút gây ra dengue, sốt vàng, và bệnh chikungunya, được truyền qua muỗi Aedes sinh sôi nảy nở ở những vùng nước đọng. +Virus đặc hiệu IgM và kháng thể trung hoà thường phát triển vào cuối tuần đầu của bệnh, nhưng phản ứng chéo với các flavivirus có liên quan (ví dụ: sốt xuất huyết dengue và sốt vàng). +PRNT với các cặp huyết thanh giai đoạn cấp tính và giai đoạn dưỡng bệnh đánh giá các kháng thể trung hoà vi rút cụ thể và giúp phân biệt các kháng thể phản ứng chéo từ các flavivirus có liên quan chặt chẽ. +Sự gia tăng gấp bốn lần hoặc lớn hơn của kháng thể PRNT là dấu hiệu chẩn đoán. +Điều trị nhiễm vi rút Zika Chăm sóc hỗ trợ Không có điều trị kháng vi rút đặc hiệu nào có sẵn cho nhiễm vi rút Zika. +Điều trị là hỗ trợ; nó bao gồm những điều sau đây: Nghỉ ngơi Bù dịch để ngăn ngừa mất nước Acetaminophen để giảm sốt và đau Tránh dùng aspirin và các NSAID khác (thuốc chống viêm không steroid) Aspirin và các NSAIDs khác thường không được sử dụng trong thời kỳ mang thai và đặc biệt nên tránh ở tất cả các bệnh nhân được điều trị nhiễm Zika cho đến khi bệnh sốt xuất huyết có thể được loại trừ vì xuất huyết là nguy cơ. +Ngoài ra, tử vong và nhiễm trùng nặng do siêu vi Zika có liên quan đến giảm tiểu cầu miễn dịch và xuất huyết (1, 2). +Nếu phụ nữ mang thai có bằng chứng phòng thí nghiệm về virut Zika trong huyết thanh hoặc dịch màng ối, cần phải xem xét siêu âm tiếp mỗi 3 đến 4 tuần để theo dõi sự hình thành và phát triển của bào thai. +Đề nghị giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa về bệnh thai nhi hoặc chuyên khoa về bệnh truyền nhiễm với chuyên môn trong quản lý thai nghén. +Sự phát triển của não nên được theo dõi trong ≥ 2 năm ở tất cả trẻ sinh ra từ những bà mẹ bị nhiễm vi rút Zika, cho dù trẻ có đầu nhỏ, tổn thương mắt, hoặc các biểu hiện khác gợi ý hội chứng Zika bẩm sinh. +Nhiễm Cryptosporidium Theo Chelsea Marie, PhD, University of Virginia; William A. Petri, Jr, MD, PhD, University of Virginia School of Medicine Đánh giá về mặt y tế Thg6 2022 Sinh lý bệnh Dịch tễ học Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Điều trị Phòng ngừa Những điểm chính Thông tin thêm Nguồn chủ đề Vòng đời của Cryptosporidium Bệnh do Cryptosporidium là bệnh nhiễm trùng gây ra bởi nhiễm Cryptosporidium. +Hai loại kén hợp tử được sinh ra: Kén hợp tử có vỏ dày, thường được bài tiết từ vật chủ Kén hợp tử có vỏ mỏng, liên quan chủ yếu tự nhiễm. Các kén hợp tử có vỏ dày vào ống tiêu hoá và thải qua phân của người bị bệnh; chúng có thể gây nhiễm ngay lập tức từ người này sang người khác qua đường phân-miệng. +Rất ít kén hợp tử (ví dụ, < 100) có khả năng gây ra bệnh, do đó làm tăng nguy cơ lây truyền từ người sang người. +Khi các kén hợp tử gây nhiễm khuẩn được người và các động vật có xương sống khác nuốt phải, một chu trình nhiễm bệnh mới bắt đầu. +Các kén này có khả năng chống lại với các điều kiện khác nghiệt như nồng độ clo thường được sử dụng trong các hệ thống xử lý nước công cộng và bể bơi mặc dù tuân thủ nồng độ clo được khuyến cáo thông thường. +Dịch tễ học của bệnh do Cryptosporidiosis Các chủng Cryptosporidium gây bệnh cho nhiều loài động vật. +Cryptosporidium parvum và C. hominis (trước đây gọi là C. parvum genotype 1) là các nguyên nhân chính gây nhiễm cryptosporidiosis ở người. +Các ca nhiễm C. felis, C. meleagridis, C. canis và C. muris cũng đã được báo cáo. +Ăn phải ngay cả một số lượng nhỏ của nang có thể dẫn đến bệnh. +Nhiễm cryptosporidium bắt nguồn từ: Ăn các thực phẩm và uống nước bị nhiễm phân có chứa mầm bệnh (thường là nước trong bể bơi công cộng và khu dân cư, bồn nước, bồn nước nóng, công viên nước, hồ hoặc suối) Tiếp xúc trực tiếp người - người Lây truyền bệnh Bệnh xảy ra trên toàn thế giới. +Triệu chứng hay gặp của bệnh là tiêu chảy phân nước và đôi khi các dấu hiệu nguy hiểm đường tiêu hoá khác. +Bệnh do Cryptosporidium gây ra từ 0,6 đến 7,3% số trường hợp mắc bệnh tiêu chảy ở các nước có hệ thống vệ sinh hiện đại và tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém. +Tại Hoa Kỳ từ năm 2009 đến năm 2017, đã có tới 444 báo cáo về sự bùng nổ của Cryptosporidiosis là 7.465 trường hợp ở 40 tiểu bang và Puerto Rico. +Số lượng các vụ dịch được báo cáo tăng trung bình 13% mỗi năm. +Nguyên nhân chính bao gồm nuốt nước bị ô nhiễm trong bể bơi hoặc sân chơi nước, tiếp xúc với gia súc bị nhiễm bệnh và tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh trong môi trường chăm sóc trẻ em (1). +Ở Milwaukee, Wisconsin, > 400.000 người đã bị ảnh hưởng trong vụ bùng phát dịch bệnh năm 1993 khi nguồn cung cấp nước của thành phố bị ô nhiễm bởi nước thải trong mùa mưa vào mùa xuân và hệ thống lọc nước hoạt động không chính xác. +Trẻ em, khách du lịch nước ngoài, bệnh nhân suy giảm miễn dịch và nhân viên y tế chăm sóc cho bệnh nhân nhiễm cryptosporidiosis có tăng nguy cơ nhiễm bệnh. +Bùng phát dịch có thể xảy ra ở các trung tâm chăm sóc ban ngày. +Số lượng kén hợp tử cần thiết gây nhiễm bệnh ít, sự bài tiết kén hợp tử kéo dài, sự đề kháng của kén với clo, và kích thước kén nhỏ gia tăng mối quan tâm về các bể bơi có trẻ em dùng tã lót sử dụng. +Bệnh thường gặp ở những bệnh nhân cơ địa suy giảm miễn dịch nhưng có thể kéo dài và trầm trọng ở bệnh nhân AIDS. +Các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh do Cryptosporidium Thời gian ủ bệnh của bệnh do Cryptosporidium là khoảng 1 tuần và biểu hiện lâm sàng xảy ra > 80% số người mắc bệnh. +Khởi phát đột ngột, tiêu chảy phân toàn nước không kiểm soát, đau quặn bụng, và buồn nôn, chán ăn, sốt, và khó chịu ít gặp. +Triệu chứng thường kéo dài 2 đến 3 tuần, hiếm khi ≥ 1 tháng, sau đó giảm đi. +Sự thải trừ kén trong phân có thể tiếp tục trong vài tuần sau khi các triệu chứng đã giảm bớt. +Quá trình bài xuất trứng không triệu chứng thường hay gặp ở trẻ ở các nước có tình trạng vệ sinh kém. +Bệnh do Cryptosporidium cũng liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em sống ở những vùng này. +Ở người suy giảm miễn dịch, triệu chứng khởi phát có thể tiến triển từ từ, nhưng triệu chứng tiêu chảy gặp thường nặng hơn. +Trừ khi thiếu hụt miễn dịch cơ bản được điều chỉnh, nếu không tình trạng nhiễm trùng dai dẳng sẽ gây ra tiêu chảy khó chữa suốt đời. +Chẩn đoán xác định bằng định danh nguyên nhân gây bệnh hoặc kháng nguyên trong phân. +Lượng dịch mất > 5 đến 10 L / ngày đã được báo cáo ở một vài bệnh nhân AIDS. +Ruột là vị trí tổn thương hay gặp nhất ở những người bị suy giảm miễn dịch; tuy nhiên, các cơ quan khác (ví dụ, đường mật, tuỵ, đường hô hấp) có thể gặp. +Chẩn đoán bệnh do Cryptosporidium Xét nghiệm ELISA tìm kháng nguyên trong phân hoặc biện pháp phân tử tìm DNA của ký sinh trùng Soi phân tìm ký sinh trùng (kỹ thuật đặc biệt cần thiết) Xác định các noãn bào kháng axit trong phân xác định chẩn đoán nhiễm cryptosporidium, nhưng các phương pháp kiểm tra phân thường xuyên (ví dụ: xét nghiệm tìm phân và trứng) thường không đáng tin cậy. +Bài xuất kén trong phân không liên tục và xét nghiệm nhiều mẫu phân nên được tiến hành. +Một số kỹ thuật tập trung bệnh phẩm làm tăng khả năng chẩn đoán. +Kén Cryptosporidium có thể được xác định dưới kinh hiển vi tương phản pha hoặc nhuộm bằng kỹ thuật Ziehl-Neelsen hoặc kỹ thuật Kinyoun. +Kính hiển vi miễn dịch huỳnh quang với kháng thể đơn dòng gắn Fluorescein được áp dụng vì độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn. +Xét nghiệm miễn dịch enzym trong phân với kháng nguyên Cryptosporidium độ nhạy cao hơn so với dùng kính hiển vi tìm kén. +Xét nghiệm phát hiện ADN đặc hiệu của C. parvum và C. hominis đang phát triển. +Sinh thiết ruột có thể thấy Cryptosporidium trong tế bào biểu mô. +Với người có đáp ứng miễn dịch bình thường, điều trị nitazoxanid khi cần thiết. +Điều trị bệnh do Cryptosporidium Nitazoxanide điều trị ở bệnh nhân nhiễm trùng dai dẳng và không bị AIDS. Liệu pháp kháng retrovirus (ART) ở bệnh nhân AIDS; nitazoxanide có thể cải thiện triệu chứng, nhưng không chữa khỏi bệnh ở bệnh nhân AIDS Ở những người những người đáp ứng miễn dịch bình thường, nhiễm Cryptosporidium tự giới hạn. +Đối với nhiễm trùng dai dẳng, uống Nitazoxanide trong 3 ngày liều khuyến cáo như sau: Từ 1 đến 3 tuổi: 100 mg x 2 lần / ngày Từ 4 đến 11 tuổi: 200 mg x 2 lần / ngày Từ 12 tuổi trở lên: 500 mg x 2 lần / ngày Không có loại thuốc nào được chứng minh là có hiệu quả ở những bệnh nhân bị ức chế miễn dịch. +Đối với bệnh nhân nhiễm HIV, việc phục hồi miễn dịch bằng ART là điểm chính. +Nitazoxanide (500 đến 1000 mg x 2 lần / ngày) trong 14 ngày hoặc dài hơn tỏ ra có hiệu quả trong giảm triệu chứng ở người bệnh có số lượng CD4 > 50 / mcL. +Paromomycin, hoặc phối hợp paromomycin và azithromycin, có thể được thử để giảm tiêu chảy và tình trạng kém hấp thu thuốc kháng khuẩn, có thể xảy ra với bệnh do cryptosporidium mạn tính (1). +Có thể cần các biện pháp hỗ trợ, bù nước bằng đường uống hoặc đường tiêm và tăng sắc tố cho bệnh nhân suy giảm miễn dịch mắc bệnh nặng. +Phân của bệnh nhân nhiễm cryptosporidium có nguy cơ lây bệnh rất cao; vì vậy quản lý phân chặt chẽ cần tuân thủ nghiêm ngặt. +Đối với bệnh nhân AIDS, điều trị kháng retrovirus liều cao và chăm sóc hỗ trợ cần được thực hiện. nitazoxanide có thể cải thiện triệu chứng nhưng không chữa khỏi nhiễm trùng ỏ những bệnh nhân AIDS không được điều trị. +Hướng dẫn an toàn sinh học đặc biệt xây dựng để xử lý các mẫu bệnh phẩm lâm sàng. +Đun sôi nước có thể nhiễm bẩn trong 1 phút (3 phút ở độ cao > 2000 m [6562 ft]) là phương pháp khử khuẩn đáng tin cậy nhất; chỉ có duy nhất bộ lọc với kích thước lỗ ≤ 1 micromet (xác định "tuyệt đối là 1 micron" hoặc chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc tế NSF / ANSI No. +53 hoặc No. +58) là loại bỏ được kén Cryptosporidium. +Những điểm chính Bệnh nhiễm Cryptosporidium dễ dàng lây truyền bởi vì sự bài xuất dai dẳng của kén hợp tử trong phân trong vài tuần sau khi hết triệu chứng, chỉ cần nhiễm một lượng rất nhỏ kén để gây bệnh, và kén rất khó bị loại bỏ bằng lọc nước thông thường và khả năng đề kháng với khử trùng bằng clo. +Tiêu chảy phân nước có đau quặn bụng thường tự khỏi, tuy nhiên có thể xảy ra nặng và kéo dài suốt đời ở bệnh nhân AIDS. +Chẩn đoán thường sử dụng phương pháp miễn dịch enzym phát hiện kháng nguyên Cryptosporidium trong phân; soi phân bằng kính hiển vi; xét nghiệm sau thường ít nhạy hơn và đòi hỏi các kỹ thuật xét nghiệm đặc biệt khác (ví dụ như kích hiển vi tương phản pha, nhuộm nhanh với dung dịch aicd). +Đối với những bệnh nhân không bị AIDS, sử dụng nitazoxanide nếu triệu chứng vẫn còn. +Điều trị những người bị AIDS bằng ART; các triệu chứng có thể giảm bớt khi hệ thống miễn dịch được cải thiện với ART. +Nitazoxanide có thể cải thiện triệu chứng nhưng không chữa khỏi bệnh ở những người bị AIDS. +US Department of Health and Human Services: Guidelines for the Prevention and Treatment of Opportunistic Infections in HIV-Exposed and HIV-Infected Children Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Phòng ngừa & Kiểm soát Cryptosporidium: Bao gồm các khuyến nghị nhằm giúp ngăn ngừa và kiểm soát bệnh do cryptosporidium ở công chúng +Sinh lý bệnh của bệnh do Cryptosporidium Cryptosporidia là nhóm ký sinh trùng đơn bào coccidian nội bào bắt buộc, tồn tại trong tế bào biểu mô ruột non của động vật có xương sống. +Sau khi nuốt trứng Cryptosporidium đã thụ tinh, chúng thoát nang ở trong đường tiêu hoá bám vào ống tiêu hoá và giải phóng các thoa trùng và ký sinh vào các tế bào biểu mô đường tiêu hoá. +Nhiễm giun móc (Ancylostomiasis) Theo Chelsea Marie, PhD, University of Virginia; William A. Petri, Jr, MD, PhD, University of Virginia School of Medicine Đánh giá về mặt y tế Thg9 2022 Sinh lý bệnh Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Điều trị Phòng ngừa Những điểm chính Nguồn chủ đề Vòng đời của giun móc. Bệnh ấu trùng da di chuyển... Bệnh Ancylostomiasis là nhiễm trùng với giun móc Ancylostoma duodenale hoặc là Necator americanus. +Chỉ có A. duodenale xảy ra ở Trung Đông, Bắc Phi và Nam Âu. +N. americanus chiếm ưu thế ở châu Mỹ và châu Úc; nó đã từng được phân bố rộng rãi ở miền nam Hoa Kỳ và vẫn còn hiện diện ở các khu vực trong khu vực đó, nơi có việc xử lý rác thải của con người không hợp vệ sinh. +Giun móc vẫn là loài đặc hữu trên các hòn đảo ở Caribê và ở Trung và Nam Mỹ. +Một số chủng A. ceylanicum, một loại giun móc của chó, mèo và chuột đồng, cũng trưởng thành trong ruột non của người. +Các trường hợp nhiễm A. ceylanicum đã được báo cáo ở cư dân các vùng của Châu Á và một số đảo Nam Thái Bình Dương. +Sinh lý bệnh của nhiễm giun móc Các loài giun móc khi trưởng thành trong ruột người có vòng đời tương tự nhau. +Trứng thải ra từ phân nở trong 1 đến 2 ngày (nếu chúng được thải ở nơi ấm, ẩm ướt trên đất lỏng) và giải phóng ấu trùng thựuc quản phình, sau đó phát triển 1 lần để trở thành ấu trùng dạng chỉ trong 5 đến 10 ngày. +Ấu trùng ấu trùng xâm nhập vào da người khi người ta đi chân trần hoặc tiếp xúc trực tiếp với đất bị nhiễm khuẩn. +Ấu trùng đến phổi qua các mạch máu, xâm nhập vào phế nang phổi, leo lên cây phế quản và bị nuốt. +Các triệu chứng bao gồm phát ban tại nơi ấu trùng xâm nhập và đôi khi đau bụng hoặc các triệu chứng tiêu hoá khác trong thời kỳ đầu nhiễm trùng. +Ấu trùng trưởng thành trong ruột non; ở đó, chúng gắn vào thành ruột, sinh sống bằng máu. +Mất máu mãn tính dẫn đến thiếu máu thiếu sắt. +Diễn biến thiếu máu phụ thuộc vào gánh nặng giun và lượng sắt hấp thụ trong chế độ ăn uống. +Nhiễm giun móc ở động vật (động vật) Nhiễm trùng giun móc động vật bao gồm Ấu trùng di chuyển ở da Viêm ruột tăng bạch cầu ái toan Ancylostoma braziliense và Ancylostoma caninum là những loại giun móc có vật chủ chính là chó và mèo. +Những giun móc này không thể hoàn thành vòng đời của chúng ở người. +Nếu ấu trùng xâm nhập vào da người, chúng thường di chuyển trong da, gây ấu trùng di chuyển ở da, chứ không di chuyển đến ruột. +Ít khi, ấu trùng A. caninum di chuyển đến ruột, nơi chúng có thể gây viêm ruột tăng bạch cầu eosin. +Tuy nhiên, chúng không gây ra sự mất máu và thiếu máu đáng kể, và bởi vì chúng không trưởng thành được, chúng không đẻ trứng (khiến chẩn đoán khó khăn). +Sau đó, thiếu chất sắt có thể xuất hiện do mất máu mãn tính. +Các triệu chứng và dấu hiệu của nhiễm giun móc Giun móc thường không có triệu chứng. +Tuy nhiên, phát ban ngứa (ngứa trên da) thoáng qua có thể xuất hiện ở vị trí thâm nhập ấu trùng, thường là trên bàn chân. +Di cư của một số lượng lớn ấu trùng qua phổi thỉnh thoảng gây ra hội chứng Löffler, ho, thở khò khè, tăng bạch cầu ái toan, và đôi khi ho ra máu. +Trong giai đoạn cấp tính, giun trưởng thành trong ruột có thể gây đau dạ dày thượng vị, chán ăn, đầy hơi, tiêu chảy và giảm cân. +Nhiễm trùng ruột mạn tính, nặng có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt, gây xanh xao, khó thở, yếu, nhịp tim nhanh, mệt và phù. +Một chứng bệnh tăng bạch cầu ái toan nhẹ thường có mặt. +Ở trẻ em, mất máu mãn tính có thể dẫn đến thiếu máu trầm trọng, suy tim và phù toàn thân, và ở phụ nữ có thai, đến chậm phát triển ở thai nhi. +Sự di cư của ấu trùng qua da có thể xảy ra khi nhiễm giun móc động vật, nhưng không đến tuổi trưởng thành, ở người. +Nó là do ấu trùng gây ra khi chúng di chuyển qua da và được đặc trưng bởi các tổn thương da ngứa, đỏ da, da sưng tấy. +Trong một số trường hợp hiếm gặp, ấu trùng A. caninum đến ruột người, nơi chúng gây ra bệnh viêm ruột tăng bạch cầu ái toan kèm theo đau bụng và các triệu chứng kèm theo. +Giun móc là nguyên nhân chính gây thiếu máu thiếu sắt ở các vùng lưu hành. +Chẩn đoán nhiễm giun móc Xét nghiệm phân bằng kính hiển vi A. duodenale, A. ceylanicum và N. americanus tạo ra trứng hình bầu dục có vỏ mỏng dễ dàng phát hiện trong phân tươi. +Đo số lượng trứng là cần thiết để chẩn đoán nhiễm trùng nhẹ. +Nếu phân không được giữ lạnh và kiểm tra trong vòng vài giờ, trứng có thể nở và giải phóng ấu trùng phải phân biệt với Strongyloides stercoralis. +Mặc dù ba loài giun móc lây nhiễm cho người có thể được phân biệt bằng đầu dò phân tử, nhưng không thể phân biệt được trứng và chẩn đoán cụ thể về loài không được thực hiện trong các phòng thí nghiệm lâm sàng. +Tăng bạch cầu ái toan thường xuất hiện ở những người bị nhiễm giun móc. +Trong giai đoạn trước của nhiễm trùng (tức là từ 5 đến 9 tuần giữa sự xâm nhập của ấu trùng và sự xuất hiện của trứng trong phân), bạch cầu ái toan có thể là bất thường trong phòng xét nghiệm. +Nhiễm giun móc là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc để chẩn đoán phân biệt với bệnh tăng bạch cầu ái toan ở những người nhập cư hoặc du khách trở về từ các vùng lưu hành dịch bệnh nơi điều kiện vệ sinh kém. +Cần đánh giá tình trạng dinh dưỡng, tình trạng thiếu máu và dự trữ sắt (xem phần Chẩn đoán, thiếu máu do thiếu sắt). +Chẩn đoán ấu trùng ở da được dựa trên biểu hiện lâm sàng. +Trứng không có trong phân. +Điều trị nhiễm giun móc Thuốc trị giun sán Nhiễm giun móc ruột Nhiễm giun móc đường ruột được điều trị bằng thuốc chống giun sán. +Một trong những loại thuốc sau đây có thể được sử dụng: Albendazole 400 mg uống dưới dạng một liều duy nhất Mebendazole 100 mg uống liều trong 3 ngày hoặc 500 mg dưới dạng liều đơn Pyrantel pamoate 11 mg / kg (liều tối đa 1 g) uống một lần / ngày trong 3 ngày Những loại thuốc này chỉ nên được sử dụng trong thời kỳ mang thai nếu lợi ích vượt quá rủi ro. +Ivermectin, một loại thuốc tẩy giun sán thông thường, không có hiệu quả đối với nhiễm giun móc đường ruột. +Cần hỗ trợ chung và điều trị thiếu máu thiếu sắt nếu nhiễm trùng nặng. +Ấu trùng di chuyển ở da Ấu trùng ở da là một loại nhiễm trùng tự giới hạn, nhưng các triệu chứng có thể kéo dài từ 5 đến 6 tuần. +Điều trị với albendazole 400 mg một lần / ngày uống trong 3 hoặc 7 ngày hoặc ivermectin 200 mcg / kg như một liều duy nhất để chữa bệnh. +Phòng ngừa nhiễm giun móc Ngăn ngừa việc đi vệ sinh không vệ sinh và tránh tiếp xúc trực tiếp với đất (ví dụ như mang giày, sử dụng rào chắn khi ngồi trên mặt đất) có hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm giun móc nhưng khó thực hiện ở nhiều vùng lưu hành. +Việc điều trị thường xuyên các quần thể dễ bị bệnh ở khoảng cách từ 3 đến 4 tháng đã được sử dụng ở các khu vực có nguy cơ cao. +Nguy cơ xuất hiện ấu trùng trong da có thể được giảm bớt theo: Tránh để da tiếp xúc trực tiếp với cát bãi biển có khả năng bị nhiễm khuẩn hoặc đất khác nơi chó hoặc mèo đã đi vệ sinh. +Điều trị giun móc cho chó và mèo Những điểm chính Ấu trùng ấu trùng xâm nhập vào da khi người ta đi chân trần hoặc tiếp xúc trực tiếp với đất bị nhiễm khuẩn. +Ở người, ấu trùng giun móc Ancylostoma duodenale hoặc là Necator americanus đi qua mạch máu tới phổi, xâm nhập vào các phế nang, leo lên vùng thượng vị, bị nuốt phải, và sau đó trưởng thành trong ruột. +Nhiễm trùng có thể không có triệu chứng, nhưng có thể xuất hiện ngứa ở vị trí ấu trùng xâm nhập, và tổn thương phổi có thể gây ho và thở khò khè. +Tổn thương đường ruột có thể gây thiếu máu thiếu sắt. +Chẩn đoán bằng xét nghiệm phân. +Điều trị với albendazole, mebendazole, hoặc pyrantel pamoate. +Ước tính tỷ lệ nhiễm giun móc khắp thế giới là 576 đến 740 triệu, chủ yếu ở các vùng đang phát triển. +Cả hai A. duodenale và N. americanus xảy ra ở Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ. +Khàn tiếng co thắt Theo Hayley L. Born, MD, MS, Columbia University Đánh giá về mặt y tế Thg3 2023 Điều trị Khàn tiếng co thắt (co thắt dây thanh quản) là co thắt cơ thanh quản liên tục gây ra tiếng nói bất thường. +Do tác dụng của BoNT là tạm thời nên phải tiêm nhắc lại để duy trì sự cải thiện. +Phẫu thuật cắt dây thần kinh thanh quản kèm theo phẫu thuật phân bổ dây thần kinh theo mổ phiên cũng là một phương án điều trị ở một số trung tâm. +Cắt dây thần kinh thanh quản không có phân bổ dây thần kinh đã được chứng minh là dẫn đến đồng vận và không phải là cách tiếp cận ưa thích cho tình trạng này. +Đối với khàn tiếng co thắt cơ mở, không có phương pháp điều trị nào được biết đến vĩnh viễn làm giảm bớt rối loạn, nhưng cải thiện tạm thời đã đạt được với độc tố botulinum được tiêm tới cơ nhẫn phễu sau (cơ mở thanh âm duy nhất, 1, 2). +Phẫu thuật tạo hình thanh quản trung gian (di chuyển về phía đường giữa bằng cách chèn một miếng đệm có thể điều chỉnh sang hai bên) của cả hai dây thanh âm có một số lợi ích đối với một số bệnh nhân (3). +Khó phát âm do co thắt là một chứng loạn trương lực tự phát ảnh hưởng đến các cơ của thanh quản trong các di động cụ thể của thanh quản. +Như một hình thái rối loạn cơ học địa tại chỗ, rối loạn khàn tiếng co thắt có khởi phát từ 30 đến 50 tuổi, và khoảng 60% bệnh nhân là phụ nữ. +Có 3 dạng chính: Rối loạn co thắt cơ khép Rối loạn co thắt cơ mở Khàn tiếng co thắt hỗn hợp Trong khó phát âm do co thắt cơ khép, giọng nói của bệnh nhân nghe có vẻ bị ép lại, gắng sức hoặc căng thẳng do các nếp gấp thanh âm không được kiểm soát trong khi nói. +Những giai đoạn co thắt thường xảy ra khi nguyên âm được hình thành, đặc biệt là ở đầu từ. +Trong khó phát âm do co thắt cơ giạng, ít phổ biến hơn, tình trạng gián đoạn âm thanh đột ngột do dây thanh âm mở không kiểm soát bị đi kèm với tình trạng thoát ra âm thanh của không khí trong lời nói tiếp nối. +Những người bị khó phát âm do co thắt hỗn hợp có thể biểu hiện các đặc điểm của cả khó phát âm do co thắt cơ khép và khó phát âm do co thắt cơ giạng ở các mức độ khác nhau và vào các thời điểm khác nhau. +(Xem thêm Tổng quan về bất thường van tim.) +Điều trị Khàn tiếng co thắt Tiêm độc tố botulinum Phẫu thuật cắt dây thần kinh thanh quản và phẫu thuật phân bổ dây thần kinh theo mổ phiên Đối với khó phát âm do co thắt cơ khép, tiêm độc tố botulinum (BoNT) vào cơ khép dây thanh âm đã trở thành điều trị tiêu chuẩn, với việc tiêm nhắm mục tiêu đạt được giọng nói bình thường ở khoảng 70% số bệnh nhân trong tối đa 3 tháng. +Hội Chứng Đau cục bộ phức tạp (CRPS) (loạn trương lực phản xạ giao cảm và đau cơ) Theo James C. Watson, MD, Mayo Clinic College of Medicine and Science Đánh giá về mặt y tế Thg3 2022 Căn nguyên Sinh lý bệnh Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Tiên lượng Điều trị Những điểm chính Thông tin thêm Hội chứng đau vùng cục bộ phức tạp (CRPS) là tình trạng đau thần kinh mạn tính sau tổn thương mô mềm hoặc xương (loại I), hoặc tổn thương dây thần kinh (loại II) và kéo dài lâu hơn và nghiêm trọng hơn dự kiến đối với tổn thương mô ban đầu. +Nó thường xảy ra sau khi bất động của chi để điều trị chấn thương ban đầu. +CRPS type II tương tự như loại I nhưng liên quan đến sự phá huỷ quá mức một dây thần kinh ngoại biên. +Sinh lý bệnh của hội chứng đau vùng phức tạp Bệnh sinh không rõ ràng, nhưng thụ thể nhận cảm đau ở ngoại biên và nhạy cảm ở trung ương và giải phóng các peptide thần kinh (chất P, peptide liên quan đến calcitonin - gen) giúp duy trì cơn đau và tình trạng viêm. +Hệ thần kinh giao cảm có liên quan đến CRPS nhiều hơn các hội chứng đau thần kinh khác. +Hoạt tính giao cảm trung ương tăng lên, các thụ cảm đau ngoại biên trở nên nhạy cảm với norepinephrine (một chất dẫn truyền thần kinh giao cảm); những thay đổi này dẫn đến vã mồ hôi một cách bất thường và tưới máu kém do co mạch. +Tuy nhiên, chỉ có một số bệnh nhân đáp ứng với thay đổi thần kinh giao cảm (tức là sự phong bế hệ giao cảm ở trung tâm hay ngoại biên). +Các triệu chứng và dấu hiệu của hội chứng đau vùng phức tạp Các triệu chứng của hội chứng đau vùng phức tạp rất khác nhau và không theo một khuôn mẫu; các triệu chứng đó có thể bao gồm cảm giác, thần kinh khu trú (vận mạch hoặc sudomotor), và bất thường vận động. +Các triệu chứng ở một bên; các triệu chứng hai bên khi khởi phát gợi ý một chẩn đoán khác. +Đau – thường rát hoặc nhức – là một đặc điểm chẩn đoán cốt lõi. +Nó không tuân theo sự phân bố của một dây thần kinh ngoại biên duy nhất; nó có tính chất khu vực, ngay cả khi do thương tổn một dây thần kinh cụ thể gây ra, như xảy ra trong hội chứng đau vùng phức tạp loại II. +Các biểu hiện khác bao gồm rối loạn thần kinh tự động (ví dụ như vã mồ hôi, rối loạn vận mạch), thay đổi vận động (ví dụ như yếu cơ, co rút) và biến đổi dinh dưỡng (ví dụ như teo da hoặc xương, rụng tóc, cứng khớp). +Đau tăng lên khi có những thay đổi trong môi trường hoặc căng thẳng tinh thần. +Thường xuất hiện loạn cảm đau và / hoặc tăng cảm đau, cho thấy sự nhạy cảm ở trung tâm. +Đau thường làm bệnh nhân hạn chế vận động một chi. +Thay đổi vận mạch da (ví dụ: đỏ, đốm, hoặc tái, tăng hoặc giảm nhiệt độ) và các bất thường tiết mồ hôi tự động (da khô hoặc da tăng tiết mồ hôi). +Có thể phù đáng kể và khu trú giới hạn ở một vùng. +Các triệu chứng khác bao gồm những bất thường về dinh dưỡng (ví dụ: bóng, thiểu dưỡng da, nứt hoặc móng dễ gãy, teo xương, rụng tóc) và các bất thường về vận động (yếu, run, co rút, rối loạn trương lực ngón tay cố định ở vị trí gấp ngón hoặc chân quặp yên ngựa). +Phạm vi vận động thường bị giới hạn, đôi khi dẫn đến cứng khớp. +Các biến chứng có thể gây khó khăn cho việc lắp đặt một bộ phận giả sau khi cắt cụt. +Rối loạn tâm thần (như trầm cảm, lo lắng, giận dữ) là biểu hiện phổ biến, đi kèm với đó là nguyên nhân chưa được hiểu rõ, thiếu liệu pháp điều trị hiệu quả và quá trình điều trị kéo dài. +Chẩn đoán hội chứng đau vùng phức tạp Đánh giá lâm sàng Hội chứng đau cục bộ phức tạp được chẩn đoán khi có những biểu hiện sau: Bệnh nhân vẫn tiếp tục đau mà không giải thích được do rối loạn chức năng của một dây thần kinh và không tương xứng với bất kỳ tổn thương mô nào. +Đáp ứng một số tiêu chuẩn lâm sàng (tiêu chuẩn Budapest [1]). +Tiêu chuẩn Budapest được chia thành bốn loại. +Để CRPS được chẩn đoán, bệnh nhân phải báo cáo ít nhất một triệu chứng trong ba trong bốn loại, và bác sĩ lâm sàng phải phát hiện ít nhất một dấu hiệu ở hai trong bốn loại giống nhau (triệu chứng và dấu hiệu trùng lặp): Cảm giác: Tăng cảm giác (như một dấu hiệu, đau nhói) hoặc đau nửa người (như một dấu hiệu, khi chạm nhẹ, áp lực sâu, và / hoặc cử động khớp Vận mạch: Nhiệt độ không đối xứng (> 1 °C) hoặc thay đổi màu da không đối xứng Phù nề hoặc phù nề: Thay đổi mồ hôi, mất đối xứng mồ hôi, hoặc phù Vận động hoặc chiến lợi phẩm: Thay đổi danh hiệu ở da, tóc, móng, giảm tầm vận động, hoặc rối loạn vận động (yếu cơ, run, loạn trương lực) Ngoài ra, không có bằng chứng về rối loạn khác có thể giải thích các triệu chứng. +Nếu có bệnh lý khác, vẫn nên cân nhắc chẩn đoán CRPS là có khả năng hoặc có thể xảy ra. +Thay đổi xương (ví dụ như mất khoáng trên X-quang, tăng tín hiệu trên xạ hình xương 3 pha) có thể được phát hiện và thường được đánh giá chỉ khi không thống nhất được chẩn đoán. +Tuy nhiên, trên các kiểm tra hình ảnh, xương cũng có thể trông bất thường sau chấn thương ở những bệnh nhân không có hội chứng đau vùng phức tạp, làm cho các bất thường được phát hiện qua chụp X-quang và chụp xương không đặc hiệu. +Trong một thử nghiệm khác về sự liên quan với hệ thần kinh giao cảm, bệnh nhân được truyền tĩnh mạch dung dịch muối đẳng trương (giả dược) hoặc phentolamine 1 mg / kg trong 10 phút trong khi ghi nhận điểm đau; kết quả cho thấy sự cải thiện đau sau khi dùng phentolamine nhưng giả dược thì không, chỉ ra đó là đau thần kinh giao cảm. +Phong bế thần kinh giao cảm (hạch sao vùng chậu hoặc thắt lưng) có thể được sử dụng để chẩn đoán và điều trị. +Tuy nhiên, các kết quả dương tính giả và âm tính giả khá phổ biến, vì không phải tất cả các cơn đau CRPS đều là đau thần kinh giao cảm kéo dài và việc phong bế thần kinh cũng có thể ảnh hưởng đến các sợi thần kinh phó giao cảm. +Tài liệu tham khảo chẩn đoán 1. +Điều trị bao gồm thuốc, vật lý trị liệu, và phong bế giao cảm. +Harden RN, Bruehl S, Stanton-Hicks M, Wilson PR: Proposed new diagnostic criteria for complex regional pain syndrome. +Pain Med 8 (4): 326 – 331, 2007. +Tiên lượng về hội chứng đau vùng phức tạp Tiên lượng thay đổi và rất khó tiên đoán. +CRPS có thể thuyên giảm hoặc duy trì ổn định trong nhiều năm; ở một vài bệnh nhân, nó tiến triển, lan rộng đến các khu vực khác của cơ thể. +Điều trị hội chứng đau vùng phức tạp Liệu pháp đa trị liệu (ví dụ: thuốc, vật lý trị liệu, phong bế thần kinh giao cảm, điều trị tâm lý, điều biến thần kinh, liệu pháp phản chiếu) Mục tiêu chính của tất cả các phương pháp điều trị hội chứng đau vùng phức tạp là làm tăng khả năng vận động và sử dụng của chi bị tổn thương. +Điều trị hội chứng đau vùng phức tạp rất phức tạp và thường không làm giảm hoàn toàn các triệu chứng, đặc biệt là nếu bắt đầu muộn. +Bao gồm các loại thuốc, vật lý trị liệu, phong bế thần kinh giao cảm, điều trị tâm lý, và điều biến thần kinh. +Rất ít thử nghiệm có đối chứng được thực hiện. +Nhiều loại thuốc sử dụng cho đau thần kinh, bao gồm thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc chống co giật, và corticosteroid; không cái nào vượt trội hơn. +Điều trị dài hạn bằng thuốc giảm đau opioid có thể hữu ích cho một số bệnh nhân chọn lọc. +(Xem thêm Tổng quan về đau.) +Truyền thần kinh với opioid, thuốc gây mê, andziconotide, và / hoặc clonidine có thể giúp ích, và baclofen trong ruột có thể làm giảm trương lực cơ. +Các mục tiêu của vật lý trị liệu bao gồm giải mẫn cảm, tăng cường sức mạnh, tăng phạm vi chuyển động và phục hồi chức năng nghề nghiệp. +Ở một số bệnh nhân có đau thần kinh giao cảm liên tục, phong bế thần kinh giao cảm tại chỗ làm thuyên giảm cơn đau, từ đó việc áp dụng các phương thức vật lý trị liệu trở nên khả thi hơn. +Thuốc giảm đau uống (NSAID, opioid, các thuốc giảm đau hỗ trợ khác) có thể giảm đau đủ để phục hồi chức năng. +Giải mẫn cảm của chi loạn cảm đau liên quan đến việc áp dụng các kích thích đầu tiên tương đối không gây kích thích (ví dụ như tơ tằm) và sau đó tăng dần theo kích thích (ví dụ chất liệu vải bò). +Giải mẫn cảm cũng có thể bao gồm tắm tương phản nhiệt, trong đó chi bị ảnh hưởng được đặt trong một bồn nước mát, sau đó đặt trong một bồn nước ấm. +Liệu pháp gương đã được báo cáo là có lợi cho bệnh nhân có hội chứng đau vùng phức tạp loại 1 do đau chi ma hoặc đột quỵ. +Bệnh nhân đứng giạng rộng hai chân, đặt một chiếu gương lớn nằm giữa hai chân. +Gương phản chiếu hình ảnh của chi không bị tổn thương và giấu đi phần chi (đau hoặc bị mất), cho bệnh nhân thấy rằng họ có hai chân bình thường. +Bệnh nhân được hướng dẫn để cử động chi bình thường trong khi xem hình ảnh phản chiếu của nó trong gương. +CRPS type I trước đây được gọi là chứng loạn dưỡng phản xạ giao cảm (xem thêm Complex Regional Pain Syndrome: Treatment Guidelines), và type II được gọi là đau cơ. +Bài tập này đánh lừa não bộ nghĩ rằng chi bị ảnh hưởng hoặc không có chân đang di chuyển mà không đau. +Hầu hết các bệnh nhân tập loại bài tập này trong 30 phút / ngày trong 4 tuần báo cáo giảm đáng kể cơn đau. +Đối với điều hoà thần kinh, máy kích thích tuỷ sống được cấy ghép thường được sử dụng; trong trường hợp nặng có suy giảm chức năng đáng kể, máy này nên được xem xét sớm. +Kích thích hạch gốc ở lưng có thể nhắm vào các triệu chứng tại chỗ. +Kích thích dây thần kinh bằng điện qua da (TENS), được áp dụng tại nhiều khu vực với các thông số kích thích khác nhau, đây là phương pháp cần nhiều thử nghiệm kéo dài. +Ở những bệnh nhân có hội chứng đau vùng phức tạp, liệu pháp tâm lý có thể được sử dụng để điều trị trầm cảm và lo âu; nó cũng có thể giúp bệnh nhân cải thiện thành công chức năng và khả năng kiểm soát cuộc sống của họ bất chấp chứng rối loạn đau mạn tính. +Những điểm chính Hội chứng đau vùng phức hợp có thể xuất hiện sau một tổn thương (mô mềm, xương hoặc thần kinh), cắt cụt, nhồi máu cơ tim cấp tính, đột quỵ, hoặc ung thư hoặc không có nguồn gốc rõ ràng. +Chẩn đoán CRPS nếu bệnh nhân có đau thần kinh, dị cảm hoặc tăng đau, và rối loạn thần kinh tự động khi không tìm thấy nguyên nhân khác. +Tiên lượng cho bệnh nhân là không thể đoán trước, và điều trị thường không đạt mong đợi. +Cả hai loại này thường xảy ra ở người trẻ và phổ biến hơn 2 đến 3 lần ở phụ nữ. +Điều trị càng sớm càng tốt bằng cách sử dụng nhiều phương thức (ví dụ: thuốc dùng cho đau thần kinh, liệu pháp vật lý, sự phong bế thần kinh giao cảm, điều trị tâm lý, biến đổi thần kinh, liệu pháp phản chiếu). +Thông tin thêm Hội chứng đau vùng phức tạp: Hướng dẫn điều trị: Trang web này cung cấp các liên kết đến hai nguyên tắc: Harden RN, Oaklander AN, Burton AW, et al, Complex Regional Pain Syndrome: Practical Diagnostic and Treatment Guidelines, 4th edition (2013) and The Royal College of Physicians, Complex Regional Pain Syndrome in Adults, 2nd edition (2018). +Những hướng dẫn này nhằm giúp các bác sĩ điều trị hiệu quả cho những bệnh nhân mắc hội chứng đau vùng phức tạp và cải thiện khả năng hoạt động của họ. +Căn nguyên của hội chứng đau vùng phức tạp Loại CRPS type I thường gặp sau tổn thương (thường là bàn tay hoặc bàn chân), thông thường nhất là sau tổn thương đè ép, đặc biệt ở chi dưới. +Nó có thể xảy ra sau khi dừng thuốc, nhồi máu cơ tim cấp tính, đột quỵ, hoặc ung thư (ví dụ như ung thư phổi, vú, buồng trứng, hệ thần kinh trung ương); không có bằng chứng rõ ràng ở khoảng 10% bệnh nhân. +Homunculus. Não được chia ra bởi một khe dọc thành 2 bán cầu, mỗi bán cầu gồm 6 thuỳ riêng biệt: Trán Đỉnh Thái dương Chẩm Thuỳ đảo Hệ viền Thuỳ trán, thuỳ thái dương, thuỳ đỉnh và thuỳ chẩm bao phủ gần hết bề mặt não (xem hình Các thuỳ não); thuỳ đảo nằm ở sâu dưới rãnh Sylvian. +Các con đường khứu giác bỏ qua đồi thị và đi trực tiếp vào các vùng chuyên biệt của vỏ não. +Kích thích cảm giác được xử lý tiếp trong các vùng liên hợp có liên quan đến một hoặc nhiều giác quan. +Các vỏ não vùng vận động sơ cấp tạo ra các cử động cơ thể có ý thức; các vùng liên hợp vận động giúp lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động phức tạp. +Mỗi vùng liên hợp đơn thức nằm cạnh vùng cảm giác sơ cấp tương ứng và xử lý thông tin từ khu vực đó ở mức cao hơn so với vùng cảm giác sơ cấp. +Các vùng liên hợp đa thức không bị giới hạn bởi bất kỳ chức năng vận động hoặc cảm giác đơn thuần nào mà nhận được thông tin tập hợp từ nhiều vùng cảm giác và vận động của não. +Các vùng liên hợp đa thức ở thuỳ trán, thuỳ thái dương, và thuỳ đỉnh phiên giải dữ liệu cảm giác, phản hồi vận động và các thông tin khác với những trí nhớ bản năng và thu được. +Sự phiên giải này tạo thuận cho học tập và tư duy, cách diễn đạt và hành vi. +Thuỳ trán Các thuỳ trán nằm ở trước rãnh trung tâm. +Chúng rất cần thiết cho việc lên kế hoạch, thực hiện việc học và hành vi có mục đích; chúng cũng là nơi có nhiều chức năng ức chế. +Có một số vùng chức năng riêng biệt ở thuỳ trán: Vỏ não vận động sơ cấp là phần sau nhất của hồi trước trung tâm. +Thuỳ viền (hệ viền) là một khu vực hình chữ C ở sát bờ phía trong của mỗi bán cầu đại não; nó bao gồm một số phần của các thuỳ lân cận. +Vỏ não vận động sơ cấp ở một bên kiểm soát tất cả các cơ quan vận động ở phía đối diện của cơ thể (thể hiện trên một bản đồ không gian được gọi là homunculus xem hình Homunculus); 90% sợi vận động từ mỗi bán cầu bắt chéo qua đường giữa tại thân não và tuỷ sống cổ trên. +Do đó, tổn thương vỏ não vận động của một bán cầu sẽ gây ra yếu hoặc liệt chủ yếu ở phía đối diện của cơ thể. +Vỏ não trán trong (đôi khi được gọi là khu vực trước trán trong) rất quan trọng đối với ý thức và vận động. +Nếu tổn thương ở vùng này rộng và kéo dài đến phần trước nhất của vỏ não (cực trán), bệnh nhân đôi khi trở nên mất ý thức (thờ ơ, mất chú ý và đáp ứng chậm). +Vỏ não trán ổ mắt (đôi khi được gọi là vùng trước trán ổ mắt - xem hình Các vùng của não) giúp điều chỉnh hành vi xã hội. +Bệnh nhân có tổn thương ở vùng trán ổ mắt có thể có cảm xúc không ổn định, thờ ơ với những tác động từ hành động của họ, hoặc cả hai. +Các biểu hiện háo hức, lạc quan, thiếu tế nhị và thờ ơ với các hoạt động xã hội có thể diễn ra xen kẽ nhau. +Chấn thương cấp tính hai bên ở khu vực này có thể làm cho bệnh nhân hoạt ngôn mãnh liệt, bồn chồn, và xâm phạm bừa bãi trong hoạt động xã hội. +Mất ức chế và hành vi bất thường có thể xảy ra khi lão hoá và trong nhiều thể sa sút trí tuệ có thể là kết quả của sự thoái hoá của thuỳ trán, đặc biệt là vỏ não trán ổ mắt. +Vỏ não trán sau dưới bên trái (đôi khi được gọi là vùng Broca hoặc vùng trước trán sau dưới-xem hình Các vùng của não) kiểm soát chức năng biểu đạt ngôn ngữ. +Mặc dù các chức năng cụ thể được quy định cho mỗi thuỳ, nhưng hầu hết các hoạt động đều đòi hỏi sự phối hợp của nhiều vùng trong cả hai bán cầu. +Tổn thương vùng này gây ra thất ngôn (suy giảm khả năng biểu đạt từ ngữ). +Vỏ não trán lưng bên (đôi khi được gọi là vùng trước trán lưng bên) điều khiển các thông tin mới thu được - hay còn được gọi là trí nhớ ngắn hạn. +Tổn thương vùng này có thể làm giảm khả năng lưu giữ thông tin và xử lý nó trong thời gian hiện tại (ví dụ như đánh vần ngược lại các từ hoặc thay đổi giữa chữ và số theo tuần tự). +Lượng không gian vỏ não kiểm soát một bộ phận cơ thể là khác nhau; ví dụ, vùng vỏ não điều khiển bàn tay lớn hơn vùng điều khiển vai. +Bản đồ của các vùng này được gọi là homunculus ("người thu nhỏ"). +Thuỳ đỉnh Một số vùng ở thuỳ đỉnh có các chức năng cụ thể. +Vỏ não cảm giác thân thể sơ cấp, nằm ở sau rãnh Rolando (hồi sau trung tâm) ở thuỳ đỉnh trước, tích hợp các kích thích cảm giác thân thể để nhận biết và nhớ lại hình dạng, kết cấu và trọng lượng. +Vỏ não cảm giác thân thể sơ cấp ở một bên nhận được tất cả các thông tin đầu vào cảm giác thân thể từ phía đối diện của cơ thể (xem hình Người nhỏ bé). +Tổn thương thuỳ đỉnh trước có thể gây ra khó nhận ra vật thể qua xúc giác (mất nhận thức xúc giác). +Các vùng từ hồi sau bên đến hồi sau trung tâm tạo ra các mối liên hệ thị giác-không gian và tích hợp những thông tin này với các cảm giác khác để tạo ra nhận thức về quỹ đạo của các vật chuyển động. +Những vùng này cũng đóng vai trò trung gian cho cảm giác bản thể (nhận thức về vị trí của các bộ phận cơ thể trong không gian). +Các phần của thuỳ đỉnh giữa của bán cầu ưu thế có liên quan đến các khả năng như tính toán, viết, định hướng trái phải và nhận biết ngón tay. +Tổn thương ở hồi góc có thể gây ra những thiếu sót trong việc viết, tính toán, định hướng phải trái và gọi tên ngón tay (hội chứng Gerstmann). +Thuỳ đỉnh của bán cầu không ưu thế tích hợp phía đối diện của cơ thể với môi trường, cho phép mọi người nhận thức được không gian môi trường này và rất quan trọng đối với các khả năng như vẽ. +Tổn thương cấp tính ở thuỳ đỉnh của bán cầu không ưu thế có thể gây mất chú ý nửa người phía bên đối diện (thường là bên trái), dẫn đến giảm nhận thức về phần cơ thể đó, môi trường của nó và bất kỳ tổn thương nào liên quan đến phía nửa người đó (mất nhận thức bệnh tật). +Ví dụ, bệnh nhân tổn thương lớn ở thuỳ đỉnh phải có thể phủ nhận sự tồn tại của liệt nửa người trái. +Bệnh nhân bị các tổn thương nhỏ hơn có thể mất khả năng học các kỹ năng vận động (ví dụ: mặc quần áo, các hoạt động khác mà cần phải học mới làm được) - một thiếu sót về vận động-không gian có tên là thất dụng. +Thuỳ thái dương Các thuỳ thái dương rất quan trọng trong việc nhận cảm âm thanh, ngôn ngữ, trí nhớ hình ảnh, trí nhớ tường thuật (thực tế) và cảm xúc. +Bệnh nhân bị tổn thương thuỳ thái dương phải thường mất khả năng hiểu được các kích thích âm thanh không phải lời nói (ví dụ: âm nhạc). +Chức năng của các thuỳ não được định khu rộng ở một bên bán cầu đại não. +Tổn thương thuỳ thái dương trái làm suy giảm nặng sự nhận biết, trí nhớ và sự hình thành ngôn ngữ. +Thuỳ chẩm Thuỳ chẩm có chứa Vỏ não thị giác sơ cấp Các liên hợp thị giác Tổn thương ở vỏ não thị giác sơ cấp dẫn tới một dạng mù vỏ não; được gọi là hội chứng Anton, bệnh nhân không thể nhận ra vật thể bằng cách nhìn và không nhận thức được sự thiếu hụt này của bản thân, thường mô tả bịa đặt về những gì họ nhìn thấy. +Động kinh liên quan đến thuỳ chẩm có thể gây ảo giác, thường bao gồm các đường hoặc mạng lưới màu chồng lên nhau ở thị trường đối bên. +Thuỳ đảo Thuỳ đảo tích hợp các thông tin cảm giác và tự chủ từ các tạng. +Nó đóng vai trò trong các chức năng ngôn ngữ nhất định, được chứng minh bằng triệu chứng thất ngôn ở những bệnh nhân có tổn thương thuỳ đảo. +Thuỳ đảo xử lý cảm giác đau, nhiệt và có thể cả vị giác. +Thuỳ viền Thuỳ viền (hệ viền) bao gồm các cấu trúc nhận thông tin đầu vào từ các vùng khác nhau của não và tham gia vào những hành vi liên hợp, phức tạp (ví dụ như trí nhớ, học tập, cảm xúc). +Tổn thương ảnh hưởng đến hệ viền thường gây ra nhiều dạng thiếu sót. +Bệnh nhân có các ổ sinh động kinh ở các phần hệ viền - phần cảm xúc phía trong của thuỳ thái dương thường có cơn động kinh cục bộ phức tạp, đặc trưng bởi cảm giác không kiểm soát được và rối loạn thần kinh tự chủ, nhận thức hoặc cảm xúc. +Đôi khi, những bệnh nhân như vậy có những thay đổi về tính cách, đặc trưng bởi không biết đùa, tôn thờ triết học và ám ảnh. +Các hoạt động thị giác, xúc giác và vận động ở phía bên trái của cơ thể chủ yếu là do bán cầu phải chi phối và ngược lại. +Bệnh nhân có thể có ảo giác khứu giác và viết vô độ tâm thần (thôi thúc viết không thể dừng). +Sinh lý bệnh của rối loạn chức năng não Rối loạn chức năng não có thể là cục bộ hoặc toàn bộ. +Các quá trình cục bộ và toàn bộ có thể biểu hiện như các thiếu sót hoặc trở thành ổ hoạt động động kinh. +Những quá trình này cũng có thể ảnh hưởng đến các hệ thống dưới vỏ, làm thay đổi ý thức (ví dụ: gây sững sờ hoặc hôn mê) hoặc tích hợp suy nghĩ (ví dụ: gây sảng). +Rối loạn chức năng cục bộ thường do Các bất thường về cấu trúc (ví dụ: khối u, áp xe, đột quỵ, chấn thương, dị dạng mạch, chứng tăng thần kinh đệm, mất myelin,) Các biểu hiện phụ thuộc vào vị trí, kích thước và tốc độ phát triển của tổn thương. +Tổn thương có đường kính < 2 cm hoặc tiến triển rất chậm có thể không có triệu chứng. +Các tổn thương lớn hơn, các tổn thương tiến triển nhanh (qua nhiều tuần hoặc hàng tháng thay vì hàng năm) và các tổn thương ảnh hưởng đến cả hai bán cầu nhiều khả năng là có triệu chứng. +Các tổn thương khu trú trong chất trắng có thể làm tổn thương kết nối giữa các vùng của não và gây ra hội chứng mất kết nối (không có khả năng thực hiện một nhiệm vụ đòi hỏi phải phối hợp hoạt động của ≥ 2 vùng não, mặc dù giữ được các chức năng cơ bản của mỗi vùng). +Rối loạn chức năng toàn bộ là do Rối loạn do chuyển hoá nhiễm độc, bao gồm giảm oxy máu và thiếu máu não cục bộ (thường gặp) Viêm lan toả Bệnh mạch máu Chấn thương lớn Ung thư di căn Rối loạn thoái hoá Rối loạn chức năng toàn bộ cũng có thể xảy ra do những bệnh lý trong một khu vực cụ thể của não bộ (ví dụ áp xe, khối u, chấn thương), nếu chúng làm tăng áp lực nội sọ hoặc gây thoát vị. +Những bệnh lý này ảnh hưởng nhiều mặt chức năng của não. +Một số chức năng phức tạp nhất định liên quan đến cả hai bán cầu não, nhưng chủ yếu vẫn là do một bán cầu (bán cầu não) chi phối. +Phục hồi Phục hồi sau chấn thương não phụ thuộc một phần vào các đặc điểm sau của não: Tính mềm dẻo của phần não còn lại Sự dư thừa Tính mềm dẻo (khả năng của một vùng não có thể thay đổi chức năng của nó) của não ở mỗi người là khác nhau và bị ảnh hưởng bởi tuổi và tình trạng sức khoẻ chung. +Tính mềm dẻo thể hiện rõ nhất ở độ tuổi đang phát triển. +Ví dụ: nếu các khu vực ngôn ngữ của bán cầu ưu thế bị tổn thương nghiêm trọng trước 8 tuổi, thì bán cầu đối diện thường có thể đảm bảo chức năng ngôn ngữ gần như bình thường. +Mặc dù khả năng phục hồi sau tổn thương não là đáng kể sau thập kỷ đầu tiên của cuộc đời, nhưng tổn thương nghiêm trọng thường dẫn đến thiếu sót vĩnh viễn. +Tái tổ chức lại chức năng não sau khi bị tổn thương ở người lớn là ít gặp, mặc dù sự mềm dẻo vẫn có ở một số vùng nhất định của não trong suốt cuộc đời. +Sự dư thừa đề cập đến khả năng nhiều vùng não, thay vì một vùng thực hiện cùng một chức năng. +Các hội chứng rối loạn chức năng não Các hội chứng đặc hiệu bao gồm Mất nhận thức Mất trí nhớ (bao gồm mất trí nhớ toàn bộ thoáng qua) Thất ngôn Thất dụng Các bệnh lý tâm thần (ví dụ: các bệnh lý trầm cảm, loạn thần, lo âu) đôi khi có các triệu chứng tương tự nhau. +Nói khó, bệnh lý thần kinh vận động, cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự như thất ngôn. +Chẩn đoán rối loạn chức năng não Đánh giá lâm sàng Các bài kiểm tra thần kinh - tâm lý Nói chung, chẩn đoán rối loạn chức năng não là một chẩn đoán lâm sàng, thường được hỗ trợ bởi test thần kinh tâm lý. +Kiểm tra theo tiêu chuẩn này cung cấp thông tin về tính toàn vẹn trong cấu trúc và chức năng của não. +Ví dụ, bán cầu trái thường chiếm ưu thế về ngôn ngữ, và bàn cầu phải chiếm ưu thế đối với sự định hướng không gian. +Nó đánh giá trí thông minh, chức năng điều hành (ví dụ: lập kế hoạch, trừu tượng hoá, hình thành khái niệm), sự chú ý, trí nhớ, ngôn ngữ, nhận thức, chức năng giác quan-vận động, động lực, tâm trạng và cảm xúc, chất lượng cuộc sống và tính cách. +Chẩn đoán nguyên nhân thường cần các xét nghiệm (xét nghiệm máu và đôi khi là phân tích dịch não tuỷ), chẩn đoán hình ảnh thần kinh, có thể là cấu trúc (CT, MRI) hoặc chức năng (chụp cắt lớp phát xạ positron [PET], chụp cắt lớp phát xạ đơn photon). +Vỏ não (xem hình Các vùng của não) chứa Vùng cảm giác sơ cấp Vùng vận động sơ cấp Nhiều vùng khác có liên quan, bao gồm các vùng liên hợp đơn thức và đa thức Các thuỳ não. Các vùng cảm giác sơ cấp nhận được các kích thích cảm giác bản thể, thính giác, thị giác và vị giác từ đồi thị, cũng là nơi nhận các kích thích từ các cơ quan cảm giác chuyên biệt và các thụ thể cảm giác ngoại biên. +Xơ tuỷ tiên phát (Dị sản tuỷ không rõ nguyên nhân, xơ tuỷ v��i dị sản tuỷ) Theo Jane Liesveld, MD, James P. Wilmot Cancer Institute, University of Rochester Medical Center Đánh giá về mặt y tế Thg7 2022 Sinh lý bệnh Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Tiên lượng Điều trị Những điểm chính Nguồn chủ đề Các tình trạng phối hợp với... Bệnh xơ tuỷ nguyên phát (PMF) là một loại ung thư tăng sinh tuỷ mãn tính, đặc trưng bởi xơ hoá tuỷ xương, lách to và thiếu máu với các hồng cầu có nhân và hình giọt nước. +Các đột biến của gen Janus kinase 2 (JAK2) xuất hiện với một tỷ lệ cao trong các trường hợp xơ tuỷ tiên phát. +JAK2 là một thành viên của họ enzym tyrosine kinase loại I và tham gia vào quá trình truyền tín hiệu cho erythropoietin, thrombopoietin và thụ thể yếu tố kích thích cụm tế bào hạt (G-CSF) giữa các thực thể khác. +Các đột biến của gen thụ thể thrombopoietin (MPL) hoặc gen calreticulin (CALR) cũng có thể là nguyên nhân của bệnh xơ tuỷ tiên phát. +Tuy nhiên, có rất ít trường hợp bệnh tuỷ nguyên phát, trong đó không có đột biến nào trong ba trường hợp này. +Một số bệnh nhân này có các đột biến MPL không phổ biến khác, chỉ có thể được phát hiện bằng cách giải trình tự thế hệ tiếp theo. +Trong xơ tuỷ tiên phát, các hồng cầu có nhân và các tuỷ bào được giải phóng vào máu, khi có sinh máu ngoài tuỷ (ví dụ, các tạng không phải tuỷ xương có sản xuất tạo tế bào máu vì tuỷ bị xơ). +Cuối cùng dẫn tới suy tuỷ xương, với hậu quả thiếu máu và giảm tiểu cầu. +Tiến triển nhanh, lơ xê mi cấp không đáp ứng với hoá trị liệu gặp ở 30% bệnh nhân. +Xơ tuỷ ác tính (đôi khi được gọi là bệnh tuỷ xương cấp tính), là một biến thể hiếm gặp của bệnh xơ tuỷ xương có đặc điểm là giảm bạch cầu tuỷ, tế bào non tuỷ và có sự tiến triển nhanh của bệnh bạch cầu cấp tính gọi là bạch cầu cấp dòng mẫu tiểu cầu. +Việc chẩn đoán đòi hỏi phải hút và sinh thiết tuỷ xương và loại bỏ các chứng bệnh khác có thể gây ra xơ tuỷ xương (xơ tuỷ thứ phát). +Bảng Triệu chứng và dấu hiệu của xơ tuỷ nguyên phát Ở nhiều bệnh nhân, xơ tuỷ không có triệu chứng. +Các bệnh nhân khác có thiếu máu, lách, to hoặc ở giai đoạn sau sẽ có khó chịu, sủt cân, sốt hoặc nhồi máu lách. +Hiếm có hạch to. +Sinh máu ngoài tuỷ có thể cản trở các chức năng cơ quan, bao gồm não. +Chẩn đoán của xơ tuỷ nguyên phát Công thức máu (CBC) và tiêu bản máu ngoại vi Chọc hút và sinh thiết tuỷ xương Xét nghiệm đột biến JAK2, CALR, và MPL Cần nghĩ đến PMF ở những bệnh nhân có lách to, nhồi máu lách và thiếu máu. +Nếu nghi ngờ, nên làm xét nghiệm công thức máu, hình thái máu ngoại vi và sinh thiết tuỷ xương. +Nếu xơ tuỷ xuất hiện khi chọc hút và sinh thiết tuỷ xương (như phát hiện bằng cách nhuộm reticulin hoặc nhuộm trichrome cho thấy thừa collagen và xơ xương), các rối loạn khác có phối hợp xơ (xem bảng Các tình trạng liên quan đến bệnh xơ hoá tuỷ) nên được loại trừ bằng cách đánh giá lâm sàng và các xét nghiệm thích hơp. +Chẩn đoán xác định của PMF dựa trên phát hiện một đột biến trong JAK2, CALR, hoặc là MPL. +Trong một số trường hợp, không có đột biến nào trong số này được biểu hiện (bệnh xơ tuỷ bộ ba âm tính). +Điều trị thường là hỗ trợ, nhưng các thuốc ức chế Janus kinase 2 (JAK 2), chẳng hạn như ruxolitinib, fedratinib, hoặc pacritnib, có thể làm giảm các triệu chứng và cấy ghép tế bào gốc có thể chữa khỏi bệnh. +Một bảng giải trình tự thế hệ tiếp theo rộng hơn có thể phát hiện các đột biến gen liên quan đến tăng nguy cơ biến đổi bệnh bạch cầu và do đó có thể hữu ích cho việc tiên lượng. +Thường có thiếu máu và thường tăng theo thời gian. +Hình thái tế bào máu biến đổi. +Hồng cầu kích thước to nhỏ không đều Có thể tăng hồng cầu lưới, tăng hồng cầu đa sắc, hồng cầu hình giọt nước. +Thường có hồng cầu có nhân và tiền thân bạch cầu trung tính ở máu ngoại vi. +Số lượng bạch cầu thường tăng lên nhưng biến đổi. +Trong giai đoạn tiến triển, có thể có các nguyên bào tuỷ mặc dù không phải lơ xê mi cấp. +Số lượng tiểu cầu ban đầu có thể cao, bình thường hoặc giảm; tuy nhiên có xu hướng giảm tiểu cầu nhẹ khi r��i loạn tiến triển. +Tiên lượng cho xơ tuỷ nguyên phát Tỷ lệ sống trung bình ở bệnh nhân xơ tuỷ tiên phát là 5 năm, nhưng có khác nhau; một số bệnh nhân có rối loạn tiến triển nhanh, bao gồm sự phát triển của lơ xê mi cấp dòng tuỷ, với thời gian sống ngắn, nhưng hầu hết diễn biến thầm lặng. +Chỉ có ghép tế bào gốc đồng loại là chữa bệnh. +Dấu hiệu tiên lượng không thuận lợi bao gồm hemoglobin < 10 g / dL (< 100 g / L), tiền sử truyền máu, tăng bạch cầu và số tiểu cầu < 100.000 / mcL (< 1000 × 10 9 / L). +Bệnh nhân trong nhóm nguy cơ ít thuận lợi nhất thường sống sót < 1 năm nhưng những bệnh nhân mắc bệnh nguy cơ thấp có thời gian sống thêm trung bình là 10 năm. +Có một số hệ thống đánh giá tiên lượng để dự đoán thời gian sống còn. +Một số hệ thống phân loại nguy cơ hữu ích có sẵn để hỗ trợ tiên lượng và hướng dẫn các quyết định để đưa ra liệu pháp y học hoặc ghép tế bào gốc. +Hệ thống chấm điểm tiên lượng quốc tế năng động (DIPSS) cho các Hội chứng rối loạn sinh tuỷ có thể được sử dụng để dự đoán sự tiến triển hoặc thoiwfi sống thêm khi bệnh tiến triển (1). +Một số hệ thống tính điểm cũng kết hợp di truyền tế bào và dấu ấn phân tử (ví dụ: DIPSS-Plus). +Các công cụ đánh giá triệu chứng đã được kiểm chứng (ví dụ: Phiếu đánh giá triệu chứng xơ hoá tuỷ) cũng có sẵn cho bệnh nhân bị xơ hoá tuỷ và có thể hữu ích để theo dõi các đáp ứng điều trị. +Sinh lý bệnh của xơ tuỷ nguyên phát Xơ tuỷ là một phản ứng tăng collagen tuỷ xương có khả năng hồi phục, thường có sinh máu ngoài tuỷ (chủ yếu là ở lách). +Điều trị xơ tuỷ nguyên phát Trị liệu triệu chứng Đôi khi interferon Đôi khi sử dụng ruxolitinib, fedratinib, hoặc pacritinib Đôi khi ghép tế bào gốc đồng loài Điều trị là hướng vào các triệu chứng và biến chứng. +Một số bệnh nhân chỉ cần theo dõi mà không cần điều trị. +Trong bệnh xơ hoá tuỷ nguyên phát sớm, interferon pegyl hoá đã được chứng minh là làm giảm xơ hoá tuỷ và kích thước lá lách và có thể được sử dụng cho những bệnh nhân có nguy cơ thấp như được xác định bởi các hệ thống tính điểm tiên lượng khác nhau (1). +Hiện tại, đối với bệnh xơ tuỷ tiên phát tiến triển, thuốc ức chế con đường JAK không đặc hiệu ruxolitinib là liệu pháp được lựa chọn ở những bệnh nhân có số lượng tiểu cầu > 50.000 / mcL (50.000 × 10 9 / L). +Ruxolitinib có hiệu quả với cả các trường hợp không có đột biến JAK2 hoặc có lách to. +Tác dụng phụ chính của ruxolitinib là thiếu máu và giảm tiểu cầu. +Xơ tuỷ có thể là Nguyên phát (phổ biến hơn) Thứ phát trong một số bệnh lý về huyết học, ác tính và không ác tính (xem bảng Các bệnh lý liên quan đến xơ tuỷ). +Cần thận trọng khi ngưng dùng ruxolitinib vì hội chứng cai có thể xảy ra, với các triệu chứng xấu đi đáng kể một phần do lách to lên và phản ứng do các cytokine viêm. +Có thể sử dung Corticoid liều thấp trong thời gian ngắn để kiểm soát triệu chứng. +Khi lách to đáng kể, ruxolitinib có thể gây ra hội chứng ly giải khối u. +Fedratinib, cũng là một chất ức chế JAK-2, có thể được sử dụng khi kháng hoặc không dung nạp với ruxolitinib. +Một số bệnh nhân không dung nạp với ruxolitinib có thể dung nạp trở lại sau một thời gian ngừng sử dụng thuốc. +Thuốc ức chế JAK-2 thứ ba, pacritinib có sẵn cho những bệnh nhân có số lượng tiểu cầu quá thấp để bắt đầu sử dụng ruxolitinib. +Đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiến triển, ghép tế bào gốc đồng loài có thể có lợi. +Ghép tế bào gốc đồng loài có thể thành công ở những bệnh nhân lớn tuổi. +Androgens, erythropoietin, cắt lách, hoá trị liệu, thalidomide, lenalidomide, thắt mạch lách và xạ trị lách có thể có hiệu quả. +Trong số này, thalidomide và prednisone liều thấp có thể có hiệu quả trong việc kiểm soát lách to, thiếu máu, giảm tiểu cầu và lưu thông tế bào non. +Xơ tuỷ tiên phát là kết quả của sự chuyển dạng tân sản của tế bào gốc tuỷ xương vạn năng. +Nếu có thể, nên tránh cắt lách, tia xạ lách chỉ có tác dụng tạm thời và có thể gây giảm bạch cầu trung tính và nhiễm trùng nặng. +Trong số các thuốc nhân đang được nghiên cứu để điều trị bệnh xơ tuỷ là luspatercept, một bẫy phối tử thụ thể activin. +Những điểm chính Xơ tuỷ là tính trạng quá nhiều xơ ở tuỷ xương, thường là do mất tế bào gốc tạo máu và hậu quả là sinh máu ngoài tuỷ. +Xơ tuỷ thường là tiên phát nhưng có thể xảy ra thứ phát đối những rối loạn ác tính và không ác tính về huyết học, bao gồm đa hồng cầu nguyên phát và tăng tiểu cầu tiên phát. +Xơ tuỷ tiên phát là rối loạn tạo máu dòng và thường liên quan đến đột biến JAK2, CALR, hoặc là MPL. +Chẩn đoán bằng xét nghiệm công thức máu, tiêu bản máu ngoại vi và tuỷ xương ngoại vi, xét nghiệm sinh học phân tử cho JAK2, MPL, và / hoặc CALR đột biến. +Một số bệnh nhân giai đoạn thầm lặng không cần điều trị ngay lập tức, nhưng một số bệnh nhân có một tiến triển xấu đi nhanh chóng với thời gian sống ngắn. +Các tế bào của PMF kích thích các nguyên bào sợi trong tuỷ (không phải là một phần của quá trình chuyển dạng tân sản) để tiết ra collagen dư thừa. +Ruxolitinib là liệu pháp lựa chọn để kiểm soát các triệu chứng; ghép tế bào gốc đồng loài có lợi trong những trường hợp được lựa chọn. +Hay gặp PMF (xơ hoá tuỷ nguyên phát) ở độ tuổi từ 50 đến 70 và phần lớn ở nam giới. +Chẩn đoán ung thư Theo Robert Peter Gale, MD, PhD, DSC (hc), Imperial College London Đánh giá về mặt y tế Thg9 2022 Tiền sử Khám thực thể Xét nghiệm Phân giai đoạn Chẩn đoán bệnh ung thư có thể được nghĩ đến dựa trên bệnh sử và khám thực thể nhưng cần được xác định bằng sinh thiết làm mô bệnh học. +Xét nghiệm Các xét nghiệm bao gồm chẩn đoán bằng hình ảnh, các chất chỉ điểm u và sinh thiết; ít nhất một hoặc nhiều trong số xét nghiệm có thể được chỉ định ở những bệnh nhân có tiền sử nghi ngờ hoặc các phát hiện thực thể hoặc xét nghiệm. +Xét nghiệm bằng hình ảnh gồm chụp X-quang đơn giản, siêu âm, CT, chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) và nghiên cứu MRI. +Các xét nghiệm này giúp xác định bất thường, xác định tính chất của tổn thương (dạng đặc hay nang), xác đinh kích thước và đưa ra mối liên quan với các cấu trúc xung quanh. Những thông tin này có thể rất quan trọng nếu phải phẫu thuật hoặc sinh thiết. +Chất chỉ điểm u có thể cung cấp bằng chứng xác thực ở những bệnh nhân có kết quả gợi ý về một loại ung thư cụ thể (xem Chẩn đoán miễn dịch khối u). +Hầu hết các chất chỉ điểm u này không được chỉ định như xét nghiệm sàng lọc thường quy trừ ở bệnh nhân có nguy cơ cao. +Một vài ví dụ hữu ích như: alpha-Fetoprotein: AFP (ung thư biểu mô tế bào gan, ung thư tinh hoàn,) CEA (ung thư đại tràng) beta-hCG (ung thư nguyên bào nuôi, ung thư biểu mô tinh hoàn) Globulin miễn dịch trong huyết thanh (đa u tuỷ xương) Xét nghiệm phân tử (các loại ung thư đa dạng) CA 125 (ung thư buồng trứng) CA 27-29 (ung thư vú) PSA (Kháng nguyên ung thư đặc hiệu tuyến tiền liệt) – ung thư tuyến tiền liệt) Một số chất chỉ điểm u dường như hữu ích nhất trong việc theo dõi đáp ứng với điều trị hơn là phát hiện khối u. +Sinh thiết để chẩn đoán xác định và đánh giá u nguyên phát hầu như luôn cần thiết khi nghi ngờ hoặc đã phát hiện ung thư. +Lựa chọn vị trí sinh thiết dựa trên khả năng tiếp cận và mức độ xâm lấn của u. +Nếu có nổi hạch, thì sinh thiết bằng kim nhỏ hoặc lõi có thể phát hiện được loại ung thư. +Sinh thiết lõi hoặc cắt bỏ hạch bạch huyết được khuyến khích để chẩn đoán u lympho vì bảo tồn cấu trúc nốt là quan trọng để chẩn đoán mô học chính xác. +Đôi khi những gợi ý đầu tiên là kết quả xét nghiệm bất thường (ví dụ, thiếu máu do ung thư đại tràng). +Đôi khi cần phải sinh thiết niêm mạc. +Các con đường sinh thiết khác bao gồm nội soi phế quản hoặc nội soi trung thất để tìm các khối u phổi trung thất hoặc trung thất dễ tiếp cận, sinh thiết gan qua da nếu có tổn thương gan và sinh thiết phổi hoặc mô mềm có hướng dẫn bằng CT hoặc siêu âm. +Độ mô học là đánh giá mức độ phát triển của ung thư và cung cấp thông tin tiên lượng quan trọng. +Độ mô học được đánh giá chủ yếu dựa trên hình thái của các t�� bào u, bao gồm sự xuất hiện của nhân, tế bào chất và nhân con; tần số phân bào và số lượng hoại tử. +Trong nhiều loại ung thư, các thang điểm độ mô học đã được xây dựng. +Xét nghiệm phân tử như phân tích nhiễm sắc thể, lai huỳnh quang tại chỗ (FISH), phản ứng khuyếch đại gen (PCR) và các kháng nguyên bề mặt tế bào (ví dụ như trong u lympho, bệnh bạch cầu, ung thư phổi và ung thư đại tràng) giúp tìm nguồn gốc nguyên phát của ung thư di căn đặc biệt là đối với ung thư chưa rõ nguyên phát và có thể hữu ích trong lựa chọn liệu pháp điều trị. +Phân giai đoạn Một khi đã có chẩn đoán mô bệnh học, việc đánh giá giai đoạn xác định mức độ lan tràn của bệnh giúp lựa chọn điều trị và tiên lượng. +Đánh giá giai đoạn trên lâm sàng dựa trên các thông tin về bệnh sử, kết quả khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm, sinh thiết tuỷ xương, sinh thiết hạch hay các vị trí nghi ngờ ung thư khác. +Chi tiết hơn về đánh giá giai đoạn của một số ung thư cụ thể, xin xem ở các chương về cơ quan, bộ phận đó. +Một bệnh sử hoàn chỉnh và khám lâm sàng có thể những dấu hiệu không mong đợi để chẩn đoán ung thư sớm. +Phương pháp chẩn đoán hình ảnh Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, đặc biệt là CT, PET và MRI, có thể phát hiện di căn đến não, phổi hoặc bụng, bao gồm tuyến thượng thận, các hạch bạch huyết sau phúc mạc, gan và lá lách. +MRI (có chất đối quang từ gadolinium) là thủ thuật được chỉ định để phát hiện và đánh giá u não, cả nguyên phát và thứ phát. +Chụp PET ngày càng được sử dụng rộng rãi để xác định hoạt động chuyển hoá của hạch hoặc khối u nghi ung thư. +Tích hợp PET-CT rất có giá trị, đặc biệt với ung thư phổi, ung thư vùng đầu cổ, ung thư vú và u lympho. +Siêu âm được sử dụng để đánh giá các khối u ở vú, buồng trứng, hốc mắt, tuyến giáp, tim, màng ngoài tim, gan, tuỵ, thận, tinh hoàn và sau phúc mạc. +Siêu âm cũng có thể giúp hướng dẫn sinh thiết qua da và phân biệt tổn thương dạng nang và dạng đặc. +Xạ hình có thể phát hiện một số loại di căn. +Xạ hình xương giúp đánh giá sự tái tạo xương bất thường (như hoạt động của tạo cốt bào) trước khi có thể phát hiện trên xquang. +Do đó, xạ hình xương này không hữu ích với các tổn thương ác tính chỉ gây phá huỷ (như trong đa u tuỷ xương). Với những bệnh lý này, x quang thường quy được lựa chọn. +Xét nghiệm Các chất và enzym trong huyết thanh cũng có thể giúp đánh giá giai đoạn ung thư. +(Xem thêm Tổng quan về ung thư.) +Nồng độ men gan (phosphatase kiềm, lactate dehydrogenase, alanin aminotransferase) tăng cao và nồng độ bilirubin cao gợi ý di căn gan. +Tăng hoạt độ phosphatase kiềm và nồng độ Canxi huyết thanh có thể là bằng chứng đầu tiên của di căn xương. +Nồng độ nitơ urê hoặc creatinin trong máu tăng cao có thể cho thấy sự liên quan đến ung thư của thận, hệ thống thu thập hoặc bàng quang. +Nồng độ axit uric tăng cao thường xảy ra ở những bệnh nhân ung thư tăng sinh nhanh chóng và những bệnh nhân bị rối loạn tăng sinh tuỷ và tăng sinh bạch huyết. +Tuy nhiên, hầu hết những người có nồng độ axit uric tăng lên không bị ung thư. +Xét nghiệm xâm lấn Nội soi trung thất đặc biệt có giá trị trong đánh giá giai đoạn của ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. +Khi phát hiện có thương tổn hạch bạch huyết trung thất, bệnh nhân có thể có cải thiện bằng hoá trị liệu trước phẫu thuật và / hoặc xạ trị. +Chọc hút và sinh thiết tuỷ xương đặc biệt hữu ích trong việc phát hiện tổn thương do bệnh bạch cầu, u lympho và u tuỷ tương bào (đa u tuỷ) và di căn từ ung thư tế bào nhỏ phổi, ung thư vú và tuyến tiền liệt. +Sinh thiết tuỷ xương có thể có nhiều thông tin ở những bệnh nhân có bất thường huyết học không giải thích được (tức là thiếu máu, giảm tiểu cầu, giảm tiểu cầu). +Sinh thiết các hạch bạch huyết khu vực trọng điểm là một phần của việc đánh giá nhiều bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư vú, tuyến giáp, dạ dày, phổi, ruột kết và ung thư hắc tố. +Tiền sử Các bác sĩ phải chú ý đến các yếu tố dễ mắc và phải hỏi cụ thể về tiền sử ung thư trong gia đình, tiền sử phơi nhiễm với môi trường (kể cả tiền sử hút thuốc), các bệnh đã mắc trước đây cũng như hiện tại (ví dụ: bệnh tự miễn, điều trị ức chế miễn dịch từ trước, viêm gan B hoặc viêm gan C, nhiễm HIV, xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung bất thường, nhiễm vi-rút gây u nhú ở người). +Cắt bỏ một hạch bạch huyết trọng điểm (được xác định bằng cách hấp thụ chất cản quang hoặc phóng xạ được tiêm vào khối ung thư) có thể cho phép lấy mẫu hạch bạch huyết hạn chế nhưng dứt điểm ở những bệnh nhân mắc các bệnh ung thư này. +Các triệu chứng cho thấy ung thư huyền bí có thể bao gồm Mệt mỏi Sụt cân Sốt Đổ mồ hôi đêm Ho Ho ra máu Nôn ra máu Đại tiện phân máu Đại tiện ra máu Đau kéo dài Các triệu chứng khác có thể xuất hiện tuỳ thuộc vào vị trí của ung thư (ví dụ, khàn tiếng trong ung thư thanh quản hoặc chảy máu âm đạo bất thường trong ung thư tử cung). +Khám thực thể Cần lưu ý đặc biệt đến da, hạch bạch huyết, phổi, vú, bụng và tinh hoàn. +Kết quả khám giúp định hướng xét nghiệm thêm như chụp Xquang và sinh thiết. +U máu trẻ sơ sinh Theo Denise M. Aaron, MD, Dartmouth Geisel School of Medicine Đánh giá về mặt y tế Thg1 2022 Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Điều trị Những điểm chính Nguồn chủ đề U máu trẻ em quanh mắt U máu trẻ sơ sinh phát triển, đỏ hoặc tím, tổn thương mạch máu tăng lên xuất hiện trong năm đầu. +Các vết thương có thể bị chảy máu hoặc bị loét do chấn thương nhẹ; loét có thể gây đau. +U máu trẻ sơ sinh ở các vị trí trung tâm có thể cản trở chức năng. +Các tổn thương trên mặt hoặc hầu họng có thể gây trở ngại cho thị lực hoặc gây cản trở đường thở; gần niệu đạo hoặc hậu môn có thể can thiệp loại bỏ. +Một u máu quanh mắt ở một trẻ sơ sinh được coi là một trường hợp khẩn cấp và nên được can thiệp kịp thời để tránh khuyết tật thị giác vĩnh viễn. +Các u mạch máu xương cùng cụt có thể là một dấu hiệu của các dị tật thần kinh cơ hoặc dị tật đường tiết niệu sinh dục. +Các tổn thương lan chậm bắt đầu từ 12-18 tháng, giảm kích thước và giãn mạch. +Nói chung, u máu trẻ sơ sinh tăng 10% / năm tuổi (ví dụ, 50% ở độ tuổi 5, 60% ở độ tuổi 6), và đặt tối đa vào 10 tuổi. +Các tổn thương đang thoái triển thường có màu vàng hoặc xám và có cấu trúc nhăn hoặc lỏng lẻo. +Những thay đổi khác gần như luôn phù hợp với kích thước tối đa và sự giãn mạch của tổn thương. +Chẩn đoán u máu trẻ sơ sinh Đánh giá lâm sàng Chẩn đoán u máu trẻ sơ sinh là dựa vào lâm sàng; mức độ có thể được đánh giá bằng MRI nếu tổn thương xuất hiện và lấn chiếm vào các cấu trúc quan trọng. +Hầu hết tự thoái triển; những người cản trở thị lực, đường thở, hoặc các cấu trúc khác cần được điều trị. +Điều trị u máu trẻ sơ sinh Đánh giá tổn thương dựa trên vị trí, kích thước và mức độ nghiêm trọng của tổn thương Đối với các tổn thương nông hoặc không biến chứng cần điều trị, có thể dùng corticosteroid tại chỗ hoặc tiêm hoặc thuốc chẹn beta tại chỗ (1) Đối với các tổn thương phức tạp hoặc có nguy cơ cao cần điều trị, propranolol uống (2) Chăm sóc vết thương thông thường cho các tổn thương loét Thường tránh phẫu thuật Không có khuyến cáo về việc điều trị u máu trẻ nhỏ thông thường. +Vì hầu hết các tổn thương tự thoái triển, theo dõi thường được chỉ định trước khi bắt đầu điều trị. +Việc điều trị nên được cân nhắc đối với những tổn thương phức tạp hoặc có nguy cơ cao, tức là những tổn thương Đe doạ cuộc sống Đe doạ chức năng (ví dụ, tầm nhìn) Chiếm vùng lớn trên mặt Phân bố trên vùng râu Bị loét Có nhiều Ở thắt lưng xương cùng Điều trị tại chỗ và chăm sóc vết thương đặc biệt hữu ích cho những tổn thương loét và giúp ngăn ngừa sẹo, chảy máu, và đau. +Băng ép, mupirocin hoặc metronidazole tại chỗ, băng rào cản (nói chung là băng polyurethane hoặc gạc tẩm xăng dầu), hoặc kem bảo vệ có thể được sử dụng để ngăn ngừa nhiễm trùng và / hoặc giảm sự xâm nhập của tình trạng cư trú của vi khuẩn. +Trừ khi các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng hoặc các cơ quan, tránh cắt bỏ phẫu thuật hoặc các thủ thuật phá huỷ khác vì chúng thường gây ra nhiều sẹo hơn so với xảy ra với sự tự thoái triển. +Điều trị lý tưởng thay đổi dựa trên nhiều yếu tố trên từng bệnh nhân cụ thể. +Những điểm chính U máu trẻ sơ sinh ảnh hưởng đến 10 đến 12% trẻ sơ sinh trước tuổi 1. +Các tổn thương lan từ từ bắt đầu từ 12 đến 18 tháng, đạt tối đa lúc 10 tuổi. +Điều trị tại chỗ và chăm sóc vết thương đối với những tổn thương loét và giúp ngăn ngừa sẹo, chảy máu, và đau. +Trừ khi các biến chứng đe doạ đến tính mạng hoặc các cơ quan quan trọng, tránh phẫu thuật. +U máu trẻ sơ sinh là khối u phổ biến nhất của trẻ sơ sinh, ảnh hưởng đến 10 đến 12% trẻ sơ sinh ở lứa tuổi 1 tuổi. +U máu trẻ sơ sinh xuất hiện lúc sinh ở 10 đến 20% trẻ bị ảnh hưởng và hầu như luôn trong vòng vài tuần đầu tiên của cuộc đời; thỉnh thoảng, tổn thương sâu có thể không rõ ràng cho đến vài tháng sau sinh. +Kích thước và mạch máu tăng lên nhanh chóng, thường đạt đỉnh vào khoảng 1 tuổi. +U máu trẻ sơ sinh có thể được phân loại theo biểu hiện (bề mặt, sâu, hoặc hang) hoặc bằng các thuật ngữ mô tả khác (ví dụ, u máu dâu tây). +Tuy nhiên, bởi vì tất cả các tổn thương này đều có chung một đặc điểm sinh lý học và tiến triển tự nhiên, trong đó thuật ngữ u máu trẻ sơ sinh được dùng nhiều hơn. +Các triệu chứng và dấu hiệu của u máu trẻ sơ sinh Các tổn thương bề mặt có màu đỏ sáng; tổn thương sâu hơn có màu xanh nhạt. +Định nghĩa viêm da (Eczema) Theo Thomas M. Ruenger, MD, PhD, Georg-August University of Göttingen, Germany Đánh giá về mặt y tế Thg1 2023 Nghĩa của từ "viêm da" là tình trạng viêm ở da. +Chứng đỏ da có thể do viêm da gây ra, nhưng cũng có thể do rối loạn da không viêm da. +Các triệu chứng và dấu hiệu của rối loạn viêm da là kết quả của các đặc điểm mô học của chúng: Ban đỏ (do viêm da và tăng lưu lượng máu) Da dày lên (do thâm nhiễm tế bào ở biểu bì và phù nề) Đóng vẩy (do tăng sinh lớp biểu bì và tăng sừng) Ngứa (có thể do histamine giải phóng trong quá trình viêm) Xước và có thể rỉ nước, đóng vẩy và nhiễm trùng thứ phát, tất cả đều do gãi ngứa gây ra Biểu hiện nổi bật nhất trong giai đoạn cấp tính của bệnh viêm da là ban đỏ và đóng vẩy. +Các biểu hiện nổi bật nhất trong giai đoạn mạn tính của bệnh viêm da là da dày lên và lichen hoá. +Tuy nhiên, trong lâm sàng da liễu, viêm da cơ được dùng để mô tả nhiều tình trạng da khác nhau có chung kiểu phản ứng viêm với các biểu hiện lâm sàng tương tự nhau. +Về mặt mô học, các tế bào lympho thoát ra ngoài lớp hạ bì và sau đó di chuyển vào lớp biểu bì, gây ra phù nề biểu bì gian bào (xốp), tăng sinh, dày lên và tăng sừng. +Thuật ngữ bệnh học da liễu cho quá trình này là viêm da xốp hoá hoặc viêm da chàm. +Mặc dù các loại viêm da khác nhau có thể khác nhau về một số đặc điểm mô học nhỏ, nhưng không thể phân biệt rõ ràng các bệnh viêm da chỉ bằng các đặc điểm mô học. +Bệnh chàm đồng nghĩa với bệnh viêm da nhưng chủ yếu được sử dụng bởi những người không phải thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, có nghĩa là viêm da dị ứng (một loại viêm da cụ thể). +Viêm da dạng lichen và viêm da ở mặt phân cách là các thuật ngữ mô học và không chỉ ra viêm da trên lâm sàng. +Thuật ngữ "viêm da tróc vẩy" không nên được sử dụng nữa. +Trước đây nó được sử dụng để mô tả chứng đỏ da. +Xét nghiệm chẩn đoán bệnh lý da Theo Julia Benedetti, MD, Harvard Medical School Đánh giá về mặt y tế Thg12 2021 Nguồn chủ đề Thủ nghiệm Tzanck Các xét nghiệm chẩn đoán được chỉ ra khi nguyên nhân gây tổn thương da hoặc bệnh không rõ ràng từ tiền sử và khám lâm sàng đơn thuần. +Đối với nhiễm nấm, vẩy được lấy từ bờ của thương tổn và đặt vào một lam kính soi dưới kính hiển vi. +Sau đó thêm một giọt 10-20% kali hydroxit vào. +Sợi nấm sợi, bào tử nấm men, hoặc cả hai đều khẳng định chẩn đoán nhiễm nấm hoặc là bệnh nấm candida. +Đối với ghẻ, vẩy da được lấy từ các hang ghẻ nghi ngờ và được đặt trực tiếp dưới lớp phủ ngoài b���ng dầu khoáng; có thể phát hiện ký sinh trùng, phân, trứng xác định chẩn đoán. +Tuy nhiên, việc cạo âm tính không loại trừ được bệnh ghẻ. +Đèn Wood Đèn Wood (ánh sáng đen) có thể giúp bác sĩ lâm sàng chẩn đoán và xác định mức độ tổn thương (ví dụ ranh giới của các thương tổn sắc tố trước khi cắt bỏ). +Nó có thể giúp phân biệt giảm sắc tố với mất màu (với bạch biến dưới đèn Wood tổn thương sẽ bắt màu trắng ngà huỳnh quang). +Erythrasma bắt màu huỳnh quang là màu cam-đỏ đặc trưng. +Nhiễm nấm da đầu do Microsporum canis và M. audouinii phát huỳnh quang màu xanh sáng. +(LƯU Ý: Hầu hết bệnh nấm da đầu ở Hoa Kỳ là do loài Trichophyton không phát màu huỳnh quang.) +Bao gồm Test áp Sinh thiết Cạo da Khám dưới đèn Wood Test tế bào Tzanck khám da bằng phiến kính (Xem thêm Đánh giá bệnh nhân da liễu.) +Bằng chứng sớm nhất của nhiễm trùng da do Pseudomonas (ví dụ, trong bỏng) có thể là phát huỳnh quang màu xanh lá cây. +Test tế bào Tzanck Xét nghiệm tế bào Tzanck có thể được sử dụng để chẩn đoán bệnh do vi rút, chẳng hạn như herpes simplex và herpes zoster, và được thực hiện khi tồn tại các mụn nước còn nguyên vẹn. +Xét nghiệm tế bào Tzanck không thể phân biệt giữa bệnh do nhiễm trùng herpes simplex và herpes zoster. +Bọng nước nguyên vẹn là tổn thương thích hợp để xét nghiệm. +Đỉnh bọng nước được loại bỏ bằng một lưỡi dao sắc và phần đáy của bọng nước còn lại được cạo bằng dao lưỡi dao số 15. +Mẫu bệnh phẩm được chuyển sang một lam kính và nhuộm Wright hoặc nhuộm Giemsa. +Tế bào khổng lồ đa nhân là một dấu hiệu của nhiễm trùng herpes. +khám da bằng phiến kính Phương pháp ấn kính được sử dụng để xác định xem tổn thương ban đỏ ở da là do máu trong các mạch máu nông (viêm hoặc tổn thương mạch) hoặc do xuất huyết. +Một lam kính được ép trên tổn thương (diascopy) để xem nó có mất màu hay không. +Các tổn thương xuất huyết không mất màu; tổn thương viêm và mạch máu thì mất màu. +Sinh thiết Có một số loại sinh thiết da: Dùng Punch Cạo thương tổn Cắt hình nêm Thủ thuật sinh thiết bằng punch, trong đó một ống đục lỗ (đường kính thường là 4 mm) được ấn vào trung bì sâu hoặc mô dưới da để lấy mẫu với toàn bộ các phần của nó. +Phương pháp ấn kính cũng có thể giúp chẩn đoán các tổn thương da trong bệnh sarcoid, mà khi thực hiện sẽ có dấu hiệu thạch táo. +Cạo với dao mổ hoặc dao cạo có thể được thực hiện đối với các tổn thương bề mặt. +Chảy máu được kiểm soát bằng dung dịch nhôm clorid hoặc điện cực; vết rạch lớn được khâu lại bằng chỉ khâu. +Cắt bỏ hình nêm da bằng dao mổ có thể được thực hiện để sinh thiết lớn hơn hoặc sâu hơn. +Các thương tổn sắc tố thường được cắt bỏ để đánh giá mô học về độ sâu; nếu quá nông, chẩn đoán xác định có thể rất khó. +Chẩn đoán và điều trị thường có thể đạt được đồng thời với hầu hết các khối u nhỏ bằng cách cắt bỏ hoàn toàn khối u và một phần vùng da lành rìa thương tổn u. +Cạo da Cạo vẩy da giúp chẩn đoán nhiễm nấm và ghẻ. +Phần dưới của ống hậu môn, bên dưới đường răng giả, lót bằng biểu mô lát tầng. +Biểu mô này có sự phân bố đậm đặc bởi các sợi thần kinh và khá nhạy cảm. +Mô tả từng bước về nội soi hậu môn Kéo mông ra và kiểm tra trực quan vùng bên ngoài. +Đưa ngón tay đeo găng bôi trơn để kiểm tra trực tràng thường quy bằng ngón tay (sử dụng thuốc gây tê tại chỗ nếu bệnh nhân bị đau hậu môn dữ dội và không bị dị ứng). +Nếu sử dụng thuốc gây tê tại chỗ, hãy đợi 1 đến 2 phút để cho có hiệu quả gây tê. +Nếu không có máu đại thể, kiểm tra bất kỳ lượng phân nào thu được để tìm máu ẩn trong phân, nếu có chỉ định, và thay găng ở bàn tay này. +Bôi trơn dụng cụ soi hậu môn và nút dẫn hướng trung tâm. +Sau khi luồn toàn bộ dụng cụ soi hậu môn vào, rút bỏ nút dẫn hướng trung tâm (để sẵn nút vì có thể cần sử dụng lại). +Nếu sử dụng dụng cụ soi hậu môn không có rãnh, từ từ xoay nó khi quý vị rút nó ra và kiểm tra toàn bộ niêm mạc xem có khối u, tổn thương, trĩ hay vết nứt không. +Bất kỳ phân hoặc máu có thể được lấy ra bằng que bông lấy bệnh phẩm để hỗ trợ việc hiển thị hình ảnh. +Nếu được chỉ định, sinh thiết bất kỳ khối nghi ngờ nhưng chỉ khi ở trên đường răng. +Nếu được chỉ định, việc điều trị trĩ có thể được thực hiện tại phòng khám. +Chăm sóc sau thủ thuật soi hậu môn Mặc dù không cần chăm sóc đặc biệt, nhưng hãy nói với bệnh nhân liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu có chảy máu hoặc đau sau khi làm thủ thuật. +Cảnh báo và lỗi phổ biến khi soi hậu môn Không sinh thiết một búi trĩ hoặc bất kỳ mô mạch máu nào. +Không xoay dụng cụ soi hậu môn có rãnh bởi vì làm như vậy có thể kẹp vào mô. +Không lắp lại nút dẫn hướng trong khi dụng cụ soi hậu môn nằm bên trong bệnh nhân vì làm như vậy có thể kẹp hoặc làm rách mô. +Tháo hoàn toàn dụng cụ soi hậu môn, lắp lại nút dẫn hướng, sau đó luồn lại dụng cụ soi hậu môn vào. +Các mẹo và thủ thuật khi soi hậu môn Kiểm tra vùng quanh hậu môn bên ngoài có thể là đủ để chẩn đoán nguyên nhân gây đau hậu môn dữ dội như là nứt nẻ, trĩ ngoại có huyết khối hoặc một số tình trạng áp xe; trong những trường hợp này, có thể không có chỉ định khám bằng ngón tay và bằng dụng cụ soi hậu môn. +Nếu nghi ngờ sa tạng, nghiệm pháp Valsalva có thể cho thấy sa trĩ hoặc sa niêm mạc. +Yêu cầu bệnh nhân cúi xuống trong khi đưa ngón tay vào để khám bằng ngón tay hoặc ống nội soi hậu môn có thể giúp đưa ngón tay vào dễ dàng hơn. +Để một ngón tay ấn vào nút dẫn hướng (thường là ngón tay cái của quý vị) để ngăn không cho nó rơi ra trong quá trình luồn cho đến khi quý vị sẵn sàng tháo nút đó ra. +Không nên xoay dụng cụ soi hậu môn; điều đó tốt hơn cho việc hiển thị hình ảnh và điều trị bệnh trĩ. +Các cân nhắc bổ sung khi soi hậu môn Không cần chuẩn bị ruột để soi hậu môn. +Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ không còn khuyến cáo điều trị dự phòng viêm nội tâm mạc cho những bệnh nhân có nội soi tiêu hoá. +Tư thế khi soi hậu môn Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng bên trái với đầu gối cong về phía ngực. +Các vị trí khác, chẳng hạn như vị trí lấy sỏi, có thể chấp nhận được nếu cần. +Giải phẫu liên quan đến soi hậu môn Ống hậu môn dài khoảng 3 đến 5 cm và kết nối trực tràng đầu xa với bên ngoài. +Khối u thực quản lành tính Theo Minhhuyen Nguyen, MD, Fox Chase Cancer Center, Temple University Đánh giá về mặt y tế Thg3 2021 Có nhiều loại u thực quản lành tính; nhiều người được tìm thấy một cách tình cờ, không có triệu chứng và chỉ cần quan sát. +Khi được điều trị, khối u này thường có tiên lượng tốt. +U nhú thực quản và u tế bào hạt, mặc dù hiếm, có thể trở thành ác tính và cần phải cắt bỏ hoàn toàn bằng nội soi. +Một số có thể gây ra các triệu chứng khó nuốt và hiếm khi bị loét hoặc chảy máu. +Đánh giá thường là chứng khó nuốt (xem Chứng khó nuốt), bắt đầu bằng chụp X-quang thực quản có bari hoặc nội soi đường tiêu hoá trên (có hoặc không có siêu âm nội soi). +Khi đã hình dung được tổn thương, có thể lấy mẫu mô bằng nội soi đường tiêu hoá trên. +u mềm cơ trơn, phổ biến nhất, có thể nhiều và có thể to ra. +Tuỳ thuộc vào kích thước và vị trí của nó, khối u có thể được cắt bỏ hoặc nhân lên. +Nội soi bóc tách dưới niêm mạc và phẫu thuật nội soi lồng ngực có hỗ trợ video (VATS) đã ngày càng thay thế phẫu thuật mở lồng ngực trong nhiều trường hợp, do đó làm giảm tỷ lệ bệnh tật do phẫu thuật. +Bệnh cơ tim thất phải do loạn sản thất phải (Chứng loạn sản tâm thất phải do loạn sản thất phải) Theo L. Brent Mitchell, MD, Libin Cardiovascular Institute of Alberta, University of Calgary Đánh giá về mặt y tế Thg1 2023 Chẩn đoán Điều trị Những điểm chính Bệnh cơ tim thất phải do loạn sản thất phải (ARVC), còn được gọi là chứng loạn sản tâm thất phải do loạn sản thất phải (ARVD), là một rối loạn tim di truyền ảnh hưởng chủ yếu đến tâm thất phải và gây ra loạn nhịp nhanh thất và tăng nguy cơ đột tử. +Khi có bất thường, những protein này dễ bị tổn thương do căng thẳng cơ học (ví dụ: do tăng gánh của tim do gắng sức kéo dài). +Làm lành tổn thương dẫn đến thay thế các tế bào cơ bằng mô xơ, chủ yếu ở tam giác giữa đường ra thất phải, đường vào thất phải và đỉnh thất phải, nhưng đôi khi cũng liên quan đến thất trái sau ngoài. +Các biểu hiện của bệnh là kết quả của cả những thay đổi về điện sinh lý và về cấu trúc, biểu hiện ban đầu là nhịp ngoại tâm thu thất và loạn nhịp nhanh thất nhưng cuối cùng gây ra những bất thường về cấu trúc tâm thất phải (ví dụ: giãn và mỏng đi), dẫn đến bệnh cơ tim thất phải sung huyết. +Thông thường nhất, các đột biến được di truyền theo kiểu gan trội trên nhiễm sắc thể thường với khả năng xâm nhập thay đổi; tuy nhiên, các đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể thường đã được biết đến. +Tỷ lệ mắc bệnh cơ tim thất phải do loạn sản thất phải có thay đổi theo vùng từ 1/2000 đến 1/5000. +Người ta cho rằng gắng sức liên tục, nặng nhọc (ví dụ: từ các môn thể thao sức bền) sẽ đẩy nhanh quá trình khởi phát và tiến triển của bệnh. +Bệnh nhân có thể không có triệu chứng, nhưng những người có triệu chứng thường có biểu hiện đầu tiên với nhịp nhanh thất (VT), rung thất (VF) hoặc đột tử. +Bệnh cơ tim thất phải do loạn sản thất phải là nguyên nhân gây ra khoảng 10% số trường hợp tử vong đột ngột ở người trẻ tuổi. +Nhịp nhanh thất đặc biệt có khả năng xảy ra khi căng thẳng về cảm xúc hoặc về thể chất. +Rung nhĩ và các dấu hiệu của suy tâm thu thất phải (ví dụ: phù do tư thế, cổ trướng) thường là biểu hiện của bệnh tiến triển. +Các triệu chứng bao gồm đánh trống ngực, ngất và ngừng tim và với bệnh trầm trọng hơn, các biểu hiện của suy thất phải. +Chẩn đoán bệnh cơ tim thất phải do loạn sản thất phải ECG và ECG theo trung bình tín hiệu Chẩn đoán hình ảnh tim (ví dụ: siêu âm tim, chụp cộng hưởng từ tim, chụp động mạch thất phải) Đôi khi sinh thiết thất phải Xét nghiệm di truyền Sàng lọc các thành viên gia đình có quan hệ huyết thống bậc một Khó chẩn đoán bệnh cơ tim thất phải do loạn sản thất phải trong trường hợp không có rối loạn chức năng tâm thu thất phải tiến triển, dẫn đến rối loạn trong tiền sử không được công nhận. +Bệnh cơ tim thất phải do loạn sản thất phải cần phải được nghi ngờ đặc biệt ở những bệnh nhân trẻ bị đánh trống ngực, ngất do tim, có ghi nhận nhịp nhanh thất, hoặc hồi sức sau ngừng tim không rõ nguyên nhân trong trường hợp không có bệnh tim về cấu trúc rõ ràng trên lâm sàng. +Chẩn đoán bệnh cơ tim thất phải do loạn sản thất phải thường được nghi ngờ đầu tiên khi nhận ra rằng loạn nhịp thất của bệnh nhân có nguồn gốc từ tâm thất phải, thường được biểu thị bằng phức bộ QRS hình block bó nhánh trái với trục mặt phẳng phía trước trên (giúp phân biệt bệnh cơ tim thất phải do loạn sản thất phải với nhịp nhanh thất có đường ra thất phải vô căn lành tính hơn, tình trạng này thường có trục QRS ở mặt phẳng phía trước dưới). +Bệnh nhân nên có ECG, ECG theo trung bình tín hiệu, siêu âm tim và chụp MRI tim. +Nếu không chứng minh được rối loạn nhịp thất tự phát, có thể yêu cầu nghiệm pháp gắng sức, theo dõi ECG lưu động và / hoặc kiểm tra điện sinh lý. +Chụp động mạch thất phải không phải là thường quy, nhưng nếu được thực hiện, có thể cho thấy những bất thường về cấu trúc đặc trưng và cũng giúp cho việc sinh thiết tâm thất phải; tuy nhiên, kết quả sinh thiết thường không đặc hiệu. +Do không có xét nghiệm đơn lẻ nào có thể chẩn đoán nên các tiêu chuẩn chẩn đoán chính và phụ đã được một lực lượng đặc nhiệm quốc tế đề xuất (1). +Các tiêu chuẩn bao gồm Bằng chứng của bệnh tâm thất phải trên các nghiên cứu chẩn đoán hình ảnh Sinh thiết thất phải cho thấy thay thế tế bào cơ bằng mô sợi, mô mỡ hoặc cả hai Thay đổi tái cực ECG bao gồm đảo ngược sóng T trước tim phải Thay đổi khử cực ECG bao gồm sóng epsilon trước tim phải Điện tâm đồ theo trung bình tín hiệu cho thấy điện thế muộn Rối loạn nhịp thất được ghi nhận có nguồn gốc từ tâm thất phải Tiền sử gia đình bị bệnh cơ tim thất phải do loạn sản thất phải hoặc tử vong đột ngột Xác định đột biến gen liên quan đến bệnh cơ tim thất phải do loạn sản thất phải Xét nghiệm di truyền thường được thực hiện ở những bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh cơ tim thất phải do loạn sản thất phải. +Hiệu suất thử nghiệm là khoảng 60% khi đáp ứng các tiêu chuẩn của lực lượng đặc nhiệm. +Các thành viên gia đình có quan hệ huyết thống bậc một của bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh đáng kể. +Chẩn đoán bao gồm điện tâm đồ, chẩn đoán hình ảnh tim và các tiêu chuẩn đồng thuận. +Bắt đầu từ 10 đến 12 tuổi và cứ sau 1 đến 3 năm sau đó, trẻ cần phải được đánh giá lâm sàng (tức là để phát hiện các triệu chứng gợi ý rối loạn nhịp tim), ECG, theo dõi ECG lưu động và siêu âm tim. +Các thành viên gia đình không có đột biến chỉ số sau đó sẽ không phải kiểm tra tiếp theo. +Điều trị bệnh cơ tim thất phải do loạn sản thất phải Hoạt động thể chất điều độ Thường là một ICD Thường sử dụng thuốc chẹn beta Đôi khi dùng thuốc chống loạn nhịp (đặc biệt là sotalol hoặc amiodarone) Điều trị suy tim (bao gồm cả cấy ghép) khi cần Điều trị bệnh cơ tim thất phải do loạn sản thất phải tập trung vào việc ngăn ngừa đột tử và ngăn ngừa loạn nhịp nhanh thất có triệu chứng. +Bệnh nhân cần phải tránh các môn thể thao sức bền vì những hoạt động như vậy thúc đẩy cả sự tiến triển của bệnh và sự xuất hiện của rối loạn nhịp tim đe doạ tính mạng. +Những nguy cơ này cao hơn ở nam giới và ở những bệnh nhân mắc bệnh tiến triển hơn (được chứng minh bằng nhiều tiêu chuẩn hơn của lực lượng đặc nhiệm). +Phòng ngừa đột tử bằng ICD (xem thêm bảng Chỉ định của ICD). +ICD được khuyến nghị cho những bệnh nhân có nhịp nhanh thất dai dẳng trước đó hoặc ngừng tim được hồi sức hoặc rối loạn chức năng tâm thu thất phải (hoặc thất trái) nặng. +Điều trị đòi hỏi hạn chế gắng sức thể chất, và thường là thuốc chẹn beta và máy khử rung tim cấy ghép vào cơ thể (ICD). +ICD cũng có thể hữu ích cho những bệnh nhân có bất kỳ yếu tố nguy cơ chính nào dẫn đến đột tử, bao gồm ngất trước đó, nhịp nhanh thất không kéo dài hoặc rối loạn chức năng tâm thu hất phải hoặc trái mức độ trung bình (chỉ định loại IIa). +Một tuyên bố đồng thuận gần đây của Hiệp hội Nhịp tim cũng đưa ra các khuyến nghị liên quan đến việc sử dụng ICD ở những bệnh nhân bị bệnh cơ tim thất phải do loạn sản thất phải và sự kết hợp khác nhau của các yếu tố nguy cơ vừa phải khác (1). +Thuốc chẹn beta (ví dụ metoprolol) nên được sử dụng ở hầu hết bệnh nhân. +Điều trị chống loạn nhịp bằng thuốc nhóm III, đặc biệt là sotalol hoặc amiodarone, có thể làm giảm nhịp nhanh thất có triệu chứng nhưng không thể thay thế cho ICD. +Những điểm chính Bệnh cơ tim thất phải do loạn sản thất phải là một rối loạn di truyền trong đó các tế bào cơ được thay thế bằng mô xơ, dẫn đến rối loạn nhịp tim và sau đó là suy thất phải. +Rối loạn tiến triển nhanh hơn ở những bệnh nhân tham gia tập luyện sức bền. +Chẩn đoán dựa trên các tiêu chuẩn đồng thuận liên quan đến các yếu tố lâm sàng và điện tâm đồ, chẩn đoán hình ảnh tim và xét nghiệm di truyền. +Các thành viên gia đình có quan hệ huyết thống bậc một có nguy cơ mắc bệnh đáng kể và cần được sàng lọc ban đầu và xét nghiệm thường xuyên. +Điều trị đòi hỏi sự điều độ trong hoạt động thể chất, phong bế beta và thường là ICD. +Một số đột biến gen ảnh hưởng xấu đến cấu trúc và chức năng của vạch bậc thang, cấu trúc này kết nối các tế bào cơ tim. +Phổ biến nhất là các đột biến ảnh hưởng đến thành phần của vạch này được gọi là thể liên kết (điểm nối giữa các tế bào kết dính giúp buộc các sợi trung gian vào màng tế bào). +Thể liên kết giúp kết nối các tế bào trong các mô chịu áp lực cơ học, chẳng hạn như tế bào cơ tim. +Các protein thể liên kết có thể bị ảnh hưởng bao gồm plakophilin, desmoplakin và desmoglein. +Nhịp nhanh thất đa hình do catecholaminergic Theo L. Brent Mitchell, MD, Libin Cardiovascular Institute of Alberta, University of Calgary Đánh giá về mặt y tế Thg1 2023 Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Điều trị Nhịp nhanh thất đa hình do catecholaminergic là một rối loạn di truyền ảnh hưởng đến sự điều hoà canxi nội bào trong mô tim. +Loạn nhịp nhanh thường được thúc đẩy bởi sự kích thích adrenergic của căng thẳng về thể chất hoặc cảm xúc. +Loạn nhịp nhanh thất đặc trưng nhất là nhịp nhanh thất hai chiều xuất hiện trên ECG dưới dạng hai phức hợp QRS có cực đối lập theo kiểu xen kẽ. +Tuy nhiên, bất kỳ nhịp nhanh thất đa hình (VT) hoặc rung tâm thất (VF) nào cũng có thể xảy ra. +Tỷ lệ bị nhịp nhanh thất đa hình do catecholaminergic là khoảng 1/10.000 và phổ biến như nhau ở nam và nữ. +Nó thường được di truyền dưới dạng đột biến trội trên nhiễm sắc thể thường của gen mã hoá thụ thể ryanodine ở tim, nhưng nó có thể được di truyền dưới dạng đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể thường của calsequestrin tim (CASQ2). +Triệu chứng và dấu hiệu của nhịp nhanh thất đa hình do catecholaminergic Một số bệnh nhân không có triệu chứng và chỉ được xác định khi sàng lọc gia đình. +Khi xảy ra, các triệu chứng thường có ở độ tuổi trẻ (tức là thời thơ ấu hoặc thanh thiếu niên). +Loạn nhịp tim nhanh có thể gây đánh trống ngực, ngất hoặc ngừng tim. +Các biến cố thường được kích hoạt khởi phát bởi căng thẳng về cảm xúc hoặc thể chất. +Chẩn đoán nhịp nhanh thất đa hình do catecholaminergic Nghiệm pháp gắng sức Xét nghiệm di truyền Sàng lọc các thành viên gia đình có quan hệ huyết thống bậc một Chẩn đoán cần phải được nghĩ đến trên những bệnh nhân bị ngừng tim hoặc ngất không rõ nguyên nhân hoặc tiền sử gia đình như vậy trong trường hợp không có bệnh tim do cấu trúc. +Bệnh nhân dễ bị loạn nhịp nhanh thất (loạn nhịp nhanh nhĩ ít phổ biến hơn) và đột tử do tim, đặc biệt là khi tăng hoạt động adrenergic (ví dụ: do tập thể dục). +ECG lúc nghỉ ngơi là bình thường. +Chẩn đoán được xác nhận bằng nghiệm pháp gắng sức – gây ra nhịp nhanh thất đa hình (đặc biệt là nhịp nhanh thất hai chiều) cũng tái tạo ra các triệu chứng của bệnh nhân. +Sau đó nên thực hiện xét nghiệm di truyền; nó có năng suất xấp xỉ 50%. +Họ cần phải được đánh giá lâm sàng (tức là để phát hiện các triệu chứng gợi ý loạn nhịp tim) và nghiệm pháp gắng sức được thực hiện 1 đến 3 năm một lần. +Nếu bệnh nhân ban đầu đã xác định nguyên nhân do đột biến, thì các thành viên gia đình không có đột biến chỉ số sẽ không cần các lần kiểm tra theo dõi. +Điều trị nhịp nhanh thất đa hình do catecholaminergic Hạn chế tập thể dục Thuốc phong bế beta Đôi khi dùng máy khử rung tim cấy ghép vào cơ thể (ICD) Hiếm khi cắt dây thần kinh giao cảm tim trái Tất cả bệnh nhân nên tránh tập thể dục gắng sức (ví dụ như các môn thể thao cạnh tranh). +Đặc biệt, những người không chấp nhận các hạn chế tập thể dục nên được tư vấn về việc cần phải có các biện pháp phòng ngừa thích hợp (ví dụ: khả năng sẵn có của máy khử rung tim tự động bên ngoài trong khi tập luyện và thi đấu). +Đối với những bệnh nhân đã có các triệu chứng (ví dụ: ngất, ngừng tim) hoặc những người đã chứng tỏ có rung thất hoặc nhịp nhanh thất dai dẳng, phương pháp điều trị ban đầu là liều cao của thuốc chẹn beta tác dụng kéo dài, tốt nhất là loại không có hoạt tính giao cảm nội tại (ví dụ:, nadolol, propranolol giải phóng chậm). +Nếu phong bế beta không hiệu quả, flecainide có thể hữu ích cho cả tác dụng ngăn chặn kênh ion natri và chặn thụ thể ryanodine. +Chẩn đoán bằng nghiệm pháp gắng sức. +Máy khử rung tim cấy ghép vào cơ thể (ICD) được sử dụng cho những bệnh nhân nhịp nhanh thất đa hình do catecholaminergic sống sót sau khi ngừng tim hoặc những người bị nhịp nhanh thất mặc dù đã điều trị bằng thuốc chống loạn nhịp. +Các trường hợp kháng trị được điều trị bằng cắt dây thần kinh giao cảm tim trái và / hoặc triệt đốt cơ chất gây rối loạn nhịp tim. +Theo dõi thường bao gồm nghiệm pháp gắng sức lặp đi lặp lại, nhưng giá trị tiên đoán chỉ ở mức trung bình. +Những bệnh nhân không có triệu chứng (bao gồm cả người thân được xác định bằng xét nghiệm di truyền) cũng nên điều chỉnh hoạt động thể chất của họ và dùng liệu pháp chẹn beta. +Điều trị bằng cách hạn chế tập thể dục, phong bế beta và đôi khi là cấy ghép máy khử rung tim vào cơ thể (ICD). +Nhịp nhanh thất đa hình do catecholaminergic (CPVT) là kết quả của các đột biến ảnh hưởng đến các protein liên quan đến sự điều hoà canxi nội bào (đặc biệt là sự điều hoà tăng lên của thụ thể ryanodine trong mạng lưới cơ chất) trong tim. +Những bất thường làm tăng giải phóng canxi từ mạng lưới cơ tương để đáp ứng với kích thích adrenergic. +Kết quả là quá tải canxi tế bào cơ gây ra sau khử cực trễ và xu hướng loạn nhịp nhanh nhĩ và / hoặc loạn nhịp nhanh thất. +Khối u trên thành ngực Theo Robert L. Keith, MD, Division of Pulmonary Sciences and Critical Care Medicine, University of Colorado School of Medicine Đánh giá về mặt y tế Thg7 2020 Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Tiên lượng Điều trị Những điểm chính Các khối u ở ngực là những khối u lành tính hoặc ác tính có thể cản trở chức năng hô hấp. +Các triệu chứng và dấu hiệu của khối u thành ngực Ung thư mô mềm tại ngực biểu hiện như một khối u tại chỗ mà không có các triệu chứng khác. +Nhiều khối u thành ngực được tìm thấy tình cờ khi thăm dò chẩn đoán hình ảnh cho các rối loạn lâm sàng khác. +Một số bệnh nhân kèm theo sốt. +Bệnh nhân thường không có cơn đau cho đến khi khối u tiên triển. +Ngược lại, khối u sụn và khối u xương thường gây đau đớn. +Chẩn đoán khối u thành ngực Chẩn đoán hình ảnh Sinh thiết Bệnh nhân có khối u ở ngực đòi hỏi phải chụp X-quang ngực, CT, MRI và đôi khi chụp CT bằng bức xạ positron (PET) để xác định vị trí và mức độ ban đầu của khối u và liệu đó có phải là khối u ở ngực chính hay di căn hay không. +Sinh thiết và đánh giá mô học xác định chẩn đoán. +Điều trị khối u thành ngực Phẫu thuật Đôi khi hoá trị kết hợp, xạ trị và phẫu thuật Hầu hết các khối u ngực được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ và tái tạo. +Tái thiết thường sử dụng một sự kết hợp của vạt da và các chất liệu lắp bộ phận giả. +Sự hiện diện của một tràn dịch màng phổi ác tính là một chống chỉ định cho phẫu thuật cắt bỏ. +Các khối u ở thành ngực nguyên phát chiếm 5% khối u của ngực và 1 đến 2% các khối u nguyên phát. +Trong trường hợp u xơ phức tạp hoặc u tương bào bị cô lập, hoá trị liệu và xạ trị nên là liệu pháp đầu tiên. +Các khối u ác tính ở tế bào nhỏ như sarcoma Ewing và khối u Askin nên được điều trị bằng phương pháp đa tiếp cận, kết hợp hoá học trị liệu, xạ trị và phẫu thuật. +Trong trường hợp di căn tới thành ngực từ các khối u xa, chỉ nên sử dụng phương pháp cắt bỏ ngực giảm nhẹ khi các phương pháp không phẫu thuật được chọn không làm giảm các triệu chứng. +Những điểm chính Gần một nửa khối u ở thành ngực là lành tính. +Dưới một nửa khối u ác tính thành ngực là nguyên nhân chính. +Xem xét chẩn đoán nếu bệnh nhân có khối u ngực hoặc đau ngực không giải thích được, có hoặc không kèm theo sốt. +Chẩn đoán u khối ngực bằng chẩn đoán hình ảnh, tiếp theo là sinh thiết. +Điều trị phổ biến nhất với phẫu thuật cắt bỏ và tái tạo (trừ khi có tràn dịch màng phổi ác tính), và đôi khi hoá trị liệu và / hoặc xạ trị. +Các khối u lành tính phổ biến nhất ở ngực là U xương sụn U sụn Loạn sản xơ xương Tồn tại nhiều khối u ác tính ở ngực. +Hơn phân nửa là di căn từ các cơ quan xa hoặc trực tiếp xâm lấn từ các cấu trúc lân cận (vú, phổi, màng phổi, trung gian). +Các khối u ác tính nguyên phát phổ biến nhất phát sinh từ thành ngực là Sarcoma: Khoảng 45% bắt nguồn từ mô mềm, và 55% bắt nguồn từ mô sụn hoặc xương Ung thư sụn là sarcoma ở ngực chính phổ biến nhất và phát sinh từ dải xương sườn trước và ít phổ biến hơn ở xương ức, xương vai hoặc xương đòn. +Các khối u xương bao gồm sác côm xương và khối u ác tính tế bào nhỏ (ví dụ, khối u Ewing, khối u Askin). +Các khối u ác tính chính ở mô mềm phổ biến nhất là các khối u xơ (U xơ, U xơ thần kinh ác tính) và U mô bào xơ ác tính. +Các khối u kh��c bao gồm U nguyên bào sụn, u xương vú, u hắc tố, u lympho, sarcom cơ vân, sarcom lympho, đa u tuỷ và U tương bào. +Hở van ba lá (Thiếu hụt van ba lá, Sự không đủ chức năng của ba lá) Theo Guy P. Armstrong, MD, Waitemata District Health Board and Waitemata Cardiology, Auckland Đánh giá về mặt y tế Thg7 2022 Căn nguyên Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Tiên lượng Điều trị Những điểm chính Hở van ba lá là tình trạng suy giảm chức năng van ba lá gây ra dòng máu phụt ngược từ thất phải về nhĩ phải trong thời kỳ tâm thu. +Hở van ba lá nặng và kéo dài có thể dẫn đến suy tim do rối loạn chức năng thất phải và rung nhĩ. +Các triệu chứng và dấu hiệu của hở van ba lá Hở van ba lá thường không có triệu chứng, nhưng một số bệnh nhân có dấu hiệu tĩnh mạch cố nổi do tăng áp lực tĩnh mạch cảnh. +Triệu chứng của hở van ba lá nặng bao gồm phù ngoại biên, mệt mỏi, chướng bụng, cổ chướng và chán ăn. +Bệnh nhân cũng có thể gặp các triệu chứng của rung nhĩ hoặc cuồng nhĩ. +Các dấu hiệu của hở van bá lá từ vừa đến nặng bao gồm tĩnh mạch cổ nổi với sóng c-v nổi rõ, sóng y dốc, đôi khi có biểu hiện gan to và phù ngoại biên. +Trong hở van ba lá nặng, có thể sờ thấy xung động tĩnh mạch cảnh, xung động của gan thì tâp thu và thất phải đập ở phía dưới bờ trái xương ức. +Nghe Tiếng thổi tâm thu nghe rõ nhất ở bờ giữa hoặc dưới xương ức (thường không nghe thấy) Khi nghe tim, tiếng tim thứ nhất (S 1) có thể bình thường hoặc hầu như không nghe thấy nếu có tiếng thổi của hở van ba lá; tiếng tim thứ 2 (S 2) có thể tách đôi (với thành phần van động mạch phổi to [P 2] trong tăng áp động mạch phổi) hoặc đơn lẻ do van động mạch phổi đóng nhanh với sự hợp nhất của P2 và thành phần van động mạch chủ (A 2). +Tiếng tim thứ 3 của RV (S 3) có thể nghe được gần xương ức khi có suy tim do rối loạn chức năng thất phải. +Tiếng thổi do hở van ba lá thường không nghe thấy. +Nếu nghe được, nó là tiếng thổi tâm thu nghe rõ nhất với phần màng của ống nghe, ở bờ trái hoặc dưới xương ức hoặc ở thượng vị, khi bệnh nhân ở tư thế ngồi thẳng hoặc đứng. +Nguyên nhân phổ biến nhất là do giãn thất phải. +Tiếng thổi có thể có âm sắc cao nếu hở van ba lá nặng và do tăng áp lực động mạch phổi, hoặc có thể có âm sắc vừa nếu hở van ba lá nặng và do các nguyên nhân khác. +Nếu tiếng thổi hoàn toàn không hiện diện, chẩn đoán tốt nhất dựa vào sóng tĩnh mạch cổ và biểu hiện gan đập theo nhịp đập của tim trong thì tâm thu. +Tiếng thổi có thể biến đổi theo chu kỳ hô hấp và nghe rõ hơn khi hít vào (ký hiệu Carvallo). +Chẩn đoán hở van ba lá Siêu âm tim Hở van ba lá nhẹ thường được phát hiện trên siêu âm tim tiến hành vì những lý do khác. +Hở van ba lá mức độ nặng hơn có thể phát hiện thông qua tiền sử hoặc khám lâm sàng. +Chẩn đoán xác định bằng siêu âm tim. +Hở van ba lá nặng đặc trưng bởi siêu âm tim với ≥ 1 các đặc điểm sau: Siêu âm 2 chiều không đồng bộ Doppler sóng liên tục của dòng hở ba lá dày đặc, hình tam giác, đỉnh điểm sớm, Vùng hở hội tụ gần van Tia trào ngược lớn trên Doppler màu (≥ 50% diện tích tâm nhĩ phải) Sự đảo ngược dòng máu thì tâm thu trong tĩnh mạch gan (cụ thể cho TR nghiêm trọng) Chiều rộng đường kính gốc dòng hở van hai lá > 7 mm Khi hở ba lá vừa hoặc nặng, vận tốc dòng hở đỉnh sẽ đánh giá thấp áp suất phổi. +Siêu âm tim 2D giúp phát hiện các dị tật cấu trúc có trong hở ba lá nguyên phát. +Đánh giá rối loạn chức năng tâm thu RV là một thách thức và được đề xuất trên siêu âm tim theo mức độ di động của mặt phẳng vòng van ba lá (TAPSE) < 16 mm hoặc vận tốc tâm thu hình vòng van ba lá < 10 cm / giây. +MRI tim hiện là phương pháp ưu tiên để đánh giá kích thước và chức năng RV. +Triệu chứng cơ năng và thực thể thường vắng mặt, nhưng hở ba lá nặng có thể gây cảm giác nhịp đập ở cổ, tiếng thổi tâm thu toàn bộ, suy tim phải do rối loạn chức năng thất phải hoặc rung nhĩ. +Xét nghiệm điện tim và chụp X-quang ngực thường được thực hiện. +Điện tâm đồ thường là bình thường, nhưng trong trường hợp điển hình, có thể cho thấy những con sóng cao P được tạo ra bởi sự phì đại nhĩ P, sóng R cao hoặc QR cao V1 đặc trưng của phì đại thất phải, hoặc rung nhĩ. +X-quang ngực thường bình thường, nhưng ở những trường hợp suy tim tiến triển có phì đại thất phải hoặc rối loạn chức năng thất phải do suy tim, có thể cho thấy tĩnh mạch chủ trên rộng, hình ảnh nhĩ phải lớn hoặc hình ảnh bóng thất phải (phía sau xương ức phía trên tư thế chụp nghiêng), hoặc tràn dịch màng phổi. +Xét nghiệm trong phòng thí nghiệm là không cần thiết, nhưng nếu được thực hiện, có thể cho thấy rối loạn chức năng gan ở bệnh nhân hở van ba lá nặng. +Thông tim được chỉ định để đo chính xác áp lực động mạch phổi khi hở van ba lá nặng và đánh giá giải phẫu mạch vành khi có kế hoạch phẫu thuật Thông tim có thể thấy sóng áp lực nhĩ phải ưu thế c-v trong thời kỳ tâm thu. +Tiên lượng về hở van ba lá Hở van ba lá nặng có tiên lượng xấu, ngay cả khi các triệu chứng được dung nạp tốt trong nhiều năm. +Giống như hở van bên trái, tình trạng quá tải thất cuối cùng cũng sẽ dẫn đến suy tim không đảo ngược. +Tuy nhiên, trái ngược với hở van bên trái, không có cách nào mạnh mẽ để nhận biết khi bắt đầu mất bù. +Vì điều này, bệnh nhân thường được gửi đến muộn khi phẫu thuật. +Trong bối cảnh của những rủi ro đáng kể của phẫu thuật, kết quả chung là rất kém. +Điều trị hở van ba lá Điều trị nguyên nhân Phẫu thuật tạo hình van, sửa van hoặc thay van Hở van ba lá rất nhẹ là tình trạng bình thường và không cần can thiệp. +Có chỉ định điều trị nguyên nhân bằng thuốc (ví dụ suy tim, viêm nội tâm mạc). +Liệu pháp thuốc bằng thuốc lợi tiểu quai có thể làm giảm sung huyết. +Các thuốc đối kháng aldosterone có thể có lợi ích bổ sung, vì các thuốc này chống lại chứng cường aldosteron thứ phát do xung huyết gan. +Điều trị căn nguyên có vai trò quan trọng trong TR thứ cấp. +Thời điểm can thiệp để điều trị hở van ba lá phụ thuộc vào các triệu chứng và chức năng thất phải của bệnh nhân. +Bệnh nhân hở van ba lá nặng nên tiến hành phẫu thuật sớm ngay khi các triệu chứng xuất hiện, dù đã điều trị nội khoa tối ưu, hoặc khi có sự gia tăng hoặc rối loạn về kích thước hoặc chức năng thất phải tiến triển. +Rối loạn chức năng thất trái nặng hoặc tăng huyết áp phổi nặng có thể khiến nguy cơ phẫu thuật bị hạn chế. +Trong quá trình phẫu thuật cho các tổn thương tim bên trái, bệnh nhân hở van ba lá trung bình hoặc nhẹ có vòng van giãn > 40 mm có thể được phẫu thuật tạo hình vòng ba lá, làm chậm quá trình tiến triển thành hở van ba lá nặng. +Hở van ba lá thường lành tính và không cần điều trị, nhưng một số bệnh nhân cần được phẫu thuật tạo hình van, sửa van hoặc thay van. +Tuy nhiên, tạo hình vòng ba lá làm tăng nguy cơ phải tạo nhịp tim vĩnh viễn gấp năm lần. +Lợi ích thực trên lâm sàng không chắc chắn và chờ theo dõi lâu dài thử nghiệm chọn ngẫu nhiên giải quyết vấn đề này (1). +Các lựa chọn phẫu thuật bao gồm Phẫu thuật tạo hình van Sửa van Thay van Phẫu thuật tạo hình vòng van được chỉ định khi có giãn vòng van, trong đó van ba lá được khâu vào một vòng giả, hoặc tiến hành thu hẹp kích thước chu vi vòng van. +Phẫu thuật sửa hoặc thay van được chỉ định khi hở van ba lá do bất thường nguyên phát tại van, hoặc khi phẫu thuật tạo hình vòng van không khả thi. +Sửa van ba lá thường được ưa chuộng hơn là thay van. +Thay van ba lá được chỉ định trong trường hợp hở ba lá do hội chứng carcinoid hoặc bất thường Ebstein. +Van sinh học được sử dụng để giảm nguy cơ thuyên tắc huyết khối có liên quan tới áp lực thấp của tim phải. Ở tim phải, không như tim trái, van sinh học có tuổi thọ > 10 năm. +Van sinh học đòi hỏi phải có thuốc chống đông tạm thời (xem thêm Thuốc chống đông cho bệnh nhân có van tim nhân tạo). +Tiến triển sửa chữa van qua da. +Điều này sẽ đáp ứng nhu cầu chưa được đáp ứng và cho phép sửa chữa nguy cơ qua da sớm hơn trong diễn biến tự nhiên của TR nặng. +Những điểm chính Hở van ba lá thường xuất hiện thứ phát sau giãn thất phải; ít gặp các bệnh lý tại van (viêm nội tâm mạc, hội chứng carcinoid, một số loại thuốc nhất định). +Các triệu chứng có thể bao gồm giãn tĩnh mạch cổ; hở van ba lá nặng có thể gây đau bụng, gan to và phù ngoại biên. +Nghe tim thấy tiếng thổi tâm thu rõ nhất ở bờ trái hoặc dưới xương ức, hoặc ở thượng vị khi bệnh nhân ngồi thẳng hoặc đứng; tiếng thổi nghe rõ hơn khi hít vào. +Các triệu chứng hở ba lá thường dung nạp tốt, nhưng các trường hợp hở nặng có thể cần phẫu thuật sửa hoặc thay van. +Căn nguyên của sa van ba lá Hở van ba lá có thể là Nguyên phát Thứ phát (phổ biến nhất) Hở van ba lá nguyên phát ít phổ biến hơn. +Nó có thể là do Chấn thương ngực do vật tầy Hội chứng carcinoid Dị tật bẩm sinh (ví dụ: van ba lá chẽ đôi, khiếm khuyết gối nội tâm mạc) Thuốc (ví dụ: ergotamine, fenfluramine, phentermine) Dị tật Ebstein (sự dịch chuyển xuống của chóp van ba lá dị dạng bẩm sinh vào tâm thất phải [RV]) Thoái hoá u niêm tự phát hội chứng Marfan Thấp tim Các bất thường về van tim do viêm nội tâm mạc nhiễm trùng ở những người sử dụng thuốc bất hợp pháp đường tĩnh mạch Các nguyên nhân do điều trị bao gồm các điện cực máy tạo nhịp đi qua van ba lá, tổn thương van trong quá trình sinh thiết nội mạch cơ tim thất phải. +Hở van ba lá là do dính chặt của lá van, đó là kết quả của việc giảm sự gắn kết của lá van gây ra bởi sự giãn nở vòng tròn (điển hình là sự giãn nở nhĩ phải do rung nhĩ mạn tính) và / hoặc di lệch cơ nhú (thường là do bệnh tim trái gây ra tăng áp động mạch phổi và dẫn đến giãn thất phải hoặc biến dạng hình học). +Block nhĩ thất (Block nhĩ thất) Theo L. Brent Mitchell, MD, Libin Cardiovascular Institute of Alberta, University of Calgary Đánh giá về mặt y tế Thg1 2023 Những điểm chính Nguồn chủ đề Block nhĩ thất độ 1 Block nhĩ thất cấp 2 Mobitz... 4:3 Block nhĩ thất cấp 2... Block nhĩ thất cấp 2 Mobitz... Block nhĩ thất độ 2 (độ... Block nhĩ thất độ 3 Block nhĩ thất là tình trạng gián đoạn một phần hoặc hoàn toàn xung động dẫn truyền từ tâm nhĩ xuống tâm thất. +Tất cả các sóng P bình thường sau đó là các phức hợp QRS, nhưng khoảng PR dài hơn bình thường (> 0,2 giây). +Đối với block cấp 3, không có mối quan hệ giữa sóng P và phức bộ QRS, và tần số sóng P lớn hơn tần số QRS. +Block nhĩ thất độ I có thể là sinh lý ở những bệnh nhân trẻ tuổi có trương lực phó giao cảm cao và ở những vận động viên luyện tập chuyên nghiệp. +Block AV độ một hiếm khi có triệu chứng và không cần điều trị. +Có thể có chỉ định kiểm tra sâu hơn khi block nhĩ thất cấp 1 đi kèm với một rối loạn khác ở tim hoặc dường như do thuốc gây ra. +Block nhĩ thất độ II Một số sóng P dẫn phức bộ QRS, nhưng một số sóng P không dẫn được phức bộ QRS theo sau. +Block nhĩ thất cấp 2 Mobitz loại I Khoảng PR kéo dài dần cho đến khi có một sóng P không được nối tiếp bởi phức bộ QRS (hiện tượng Wenckebach); sự dẫn truyền qua nút nhĩ thất phục hồi ở nhịp kế tiếp, và chuỗi lặp lại. +Block nhĩ thất cấp 2 Mobitz loại I có thể là sinh lý ở những bệnh nhân trẻ tuổi và hay tập thể thao hơn. +Block xảy ra tại vị trí nút nhĩ thất trong khoảng 75% số bệnh nhân có phức bộ QRS hẹp trên điện tâm đồ, phần còn lại có vị trí block ở mức dưới nút nhĩ thất (tại bó His, các bó nhánh hay phân nhánh). +Nguyên nhân phổ biến nhất là sự xơ hoá và thoái hoá tự nhiên của đường dẫn truyền. +Nếu bị block dẫn truyền hoàn toàn, sẽ xuất hiện nhịp thoát bộ nối ổn định. +Điều trị do đó không cần thiết trừ khi có biểu hiện triệu chứng nhịp tim chậm và các nguyên nhân tạm thời hoặc có thể đảo ngược đã được loại trừ. +Điều trị là đặt máy tạo nhịp tim, điều này cũng có thể có lợi cho những bệnh nhân không có triệu chứng bị block nhĩ thất cấp 2 Mobitz loại I tại các vị trí dưới nút được phát hiện bằng các nghiên cứu điện sinh lý được thực hiện vì những lý do khác. +Trong block nhĩ thất cấp 2 Mobitz loại II, khoảng PR không đổi. +Xung động từ nhĩ không dẫn được xuống thất từng lúc, dẫn tới mất phức bộ QRS trên điện tâm đồ, thường lặp lại với chu kỳ mỗi 3 (block 3:1) hoặc 4 (block 4:1) sóng P (xem hình Block AV độ 2 Mobitz type II). +Block nhĩ thất cấp 2 Mobitz loại II Khoảng PR không đổi. +Xung động từ nhĩ không dẫn được xuống thất từng lúc, dẫn tới mất phức bộ QRS trên điện tâm đồ, thường lặp lại với chu kỳ mỗi 3 (block 3:1) hoặc 4 (block 4:1) nhịp xoang. +Block nhĩ thất cấp 2 Mobitz loại II luôn là bệnh lý; block xảy ra ở bó His ở 20% số bệnh nhân và ở bó nhánh ở số bệnh nhân còn lại. +Bệnh nhân có thể không có triệu chứng hoặc biểu hiện chóng mặt, tiền ngất, và ngất, triệu chứng phụ thuộc vào tỉ lệ nhịp bị block không dẫn được xuống thất. +Những bệnh nhân có nguy cơ tiến triển thành block AV độ cao hoặc block nhĩ thất hoàn toàn, có thể có nhịp thoát thất với tần số chậm, và không đủ để duy trì tưới máu hệ thống; do đó, cần được chỉ định cấy máy tạo nhịp tim. +Chẩn đoán block nhĩ thất bằng điện tâm đồ. +Mỗi giây sóng P bị block trong ví dụ này về block nhĩ thất cấp 2 mức độ cao. +Trên những bệnh nhân có block nhĩ thất cấp 2 ở mức độ cao, khó phân biệt giữa block nhĩ thất Mobitz loại I và block nhĩ thất Mobitz loại II vì 2 sóng P không bao giờ được dẫn truyền liên tiếp. +Rất khó dự đoán nguy cơ bị block AV hoàn toàn, và cần chỉ định cấy máy tạo nhịp tim. +Bệnh nhân có bất kỳ dạng nào của block nhĩ thất cấp 2 và rối loạn cấu trúc tim cần phải được coi là ứng cử viên của tạo nhịp tim vĩnh viễn trừ khi có nguyên nhân thoáng qua hoặc có thể hồi phục. +Block AV độ 3 Block tim hoàn toàn ở block nhĩ thất cấp 3 (xem hình Block nhĩ thất cấp 3). +Block nhĩ thất độ 3 Không có mối quan hệ giữa sóng P và phức bộ QRS (phân ly nhĩ thất) trong block nhĩ thất cấp 3. +Tỷ lệ sóng P lớn hơn tần số QRS. +Nhịp nền ở đây là nhịp thoát bộ nối với các phức bộ QRS hẹp và tốc độ khoảng 65 lần / phút. +Không có liên lạc về điện giữa tâm nhĩ và tâm thất và do đó không có mối quan hệ giữa sóng P và phức hợp QRS (phân ly nhĩ thất). +Khi đó sẽ xuất hiện một nhịp thoát ở vùng bộ nối hoặc trong tâm thất. +Nhịp thoát nếu có nguồn gốc phía trên chỗ chia nhánh của bó His sẽ có QRS thanh mảnh, tần số tương đối nhanh (> 40 nhịp / phút), khá ổn định và có triệu chứng không đáng kể (ví dụ: mệt mỏi, đau đầu khi thay đổi tư thế, giảm khả năng gắng sức). +Nhịp thoát nếu có nguồn gốc ở dưới chỗ chia nhánh bó His sẽ có QRS giãn rộng hơn, tần số chậm hơn, không ổn định và triệu chứng cơ năng nặng nề hơn (ví dụ: cơn thỉu, ngất, suy tim). +Các dấu hiệu bao gồm các dấu hiệu của phân ly nhĩ thất, chẳng hạn như sóng a đại bác, huyết áp dao động và thay đổi độ lớn của tiếng tim thứ nhất (S 1). +Hầu hết các bệnh nhân đều cần được cấy máy tạo nhịp tim. +Nếu tình trạng block nhĩ thất là thoáng qua do tác dụng phụ của thuốc chống loạn nhịp, ta có thể đặt máy tạo nhịp tạm thời, ngừng thuốc và chờ đợi sự hồi phục. +Tình trạng block do nhồi máu cơ tim cấp dưới cấp thường cho thấy rối loạn chức năng nút nhĩ thất và có thể đáp ứng với điều trị bằng Atropin hoặc có thể tự hồi phục sau vài ngày chờ đợi. +Block nhĩ thất ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim thành trước thường do hoại tử một vùng cơ tim rộng lớn gây tổn thượng hệ thống His-Purkinje và cần đặt máy tạo nhịp qua đường tĩnh mạch ngay lập tức cùng với tạo nhịp ngoài tạm thời khi cần thiết. +Tuy nhiên, khi đó ta cần làm các thăm dò thật kỹ để đảm bảo đúng là dẫn truyền trên His và dưới His phục hồi bình thường (thăm dò điện sinh lý tim, nghiệm pháp gắng sức và Holter điện tim 24 giờ). +Hầu hết bệnh nhân block nhĩ thất độ 3 bẩm sinh có nhịp thoát bộ nối tương đối nhanh, ổn định, đảm bảo huyết động. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn cần được cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn cho đến trước khi vào tuổi trung niên. +Đôi khi, bệnh nhân block nhĩ thất bẩm sinh có nhịp thoát thất với tần số chậm, không đảm bảo huyết động, cần cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn sớm từ khi còn trẻ, thậm chí ngay trong giai đoạn sơ sinh. +Những điểm chính Có 3 cấp block nhĩ thất: cấp 1, cấp 2 và cấp 3. +Block cấp 1 và cấp 2 là block một phần và block cấp 3 là block hoàn toàn. +Block nhĩ thất cấp 1 hiếm khi có triệu chứng và không cần điều trị. +Block nhĩ thất cấp 2 Mobitz loại I có thể là sinh lý và nếu nhịp tim chậm, nhịp thoát bộ nối đáng tin cậy thường phát sinh và do đó điều trị là không cần thiết trừ khi có nhịp tim chậm có triệu chứng. +Block nhĩ thất cấp 2 Mobitz loại II và block nhĩ thất cấp 3 luôn là bệnh lý và thường cần phải có máy tạo nhịp tim trừ khi nguyên nhân thoáng qua hoặc có thể hồi phục. +Block nhĩ thất độ III là block hoàn toàn. +Block nhĩ thất độ I Tất cả các sóng P đều đi trước các phức bộ QRS, nhưng khoảng thời gian PR dài hơn bình thường (> 0,20 giây xem hình Block nhĩ thất độ 1). +Block nhĩ thất độ 1 Đối với block cấp 1, dẫn truyền bị chậm lại mà không bỏ nhịp. +Chẩn đoán bằng điện tâm đồ (ECG) và các chất chỉ điểm huyết thanh học. +Độ nhạy và độ đặc hiệu của tổn thương tế bào cơ tim khác nhau đáng kể giữa các dấu hiệu này, nhưng troponin (cTn) là nhạy cảm nhất và cụ thể và hiện nay là dấu hiệu của sự lựa chọn. +Gần đây, đã có một số xét nghiệm mới về nhịp tim của troponin tim (hs-cTn) cũng rất chính xác. +Các xét nghiệm này có thể xác định mức troponin (T hoặc I) một cách đáng tin cậy từ 0,003 đến 0,006 ng / mL (3 đến 6 pg / mL); một số xét nghiệm nghiên cứu chỉ đạt 0,001 ng / mL (1 pg / mL). +Các xét nghiệm cTn trước đây ít nhạy cảm hơn không có khả năng phát hiện ra cTn ngoại trừ những bệnh nhân bị rối loạn tim cấp. +Do đó, một cTn "dương" (tức là vượt quá giới hạn phát hiện) rất đặc hiệu. +Tuy nhiên, các xét nghiệm hs-cTn mới có thể phát hiện một lượng nhỏ cTn ở nhiều người khoẻ mạnh. +Do đó, nồng độ troponin phát hiện với xét nghiệm hs-cTn cần được tham chiếu đến phạm vi bình thường và được xác định là "cao" chỉ khi có trên 99% dân số tham chiếu. +Hơn nữa, mặc dù mức troponin tăng cao có nghĩa là tổn thương tế bào cơ tim, nhưng nó không cho biết nguyên nhân gây ra tổn thương (mặc dù bất kỳ sự tăng troponin nào cũng làm tăng nguy cơ dẫn đến kết quả bất lợi trong nhiều chứng rối loạn). +Ngoài hội chứng vành cấp, nhiều rối loạn về tim và không tim khác có thể làm tăng nồng độ cTn (xem bảng Nguyên nhân làm tăng nồng độ Troponin); không phải tất cả các mức tăng cao được phát hiện với hs-cTn đều đại diện cho nhồi máu cơ tim, và không phải là tất cả các kết quả hoại tử cơ tim từ một sự kiện hội chứng mạch vành cấp tính ngay cả khi nguyên nhân là thiếu máu cục bộ. +Điều trị là thuốc chống tiểu cầu, thuốc chống đông máu, nitrat, thuốc chẹn beta và, đối với STEMI, tái tưới máu mạch vành khẩn cấp thông qua các thuốc tiêu sợi huyết, can thiệp qua da, hoặc đôi khi, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. +Tuy nhiên, bằng cách phát hiện các xét nghiệm troponin, hs-cTn ở mức thấp hơn, cho phép xác định sớm MI hơn các xét nghiệm khác và đã thay các xét nghiệm đánh dấu tim khác ở nhiều trung tâm. +Bệnh nhân nghi ngờ mắc ACS nên được xét nghiệm hs-cTn khi đến khám và làm lại sau 2 đến 3 giờ. +Troponin nên được đo ở 0 và 6 giờ nếu sử dụng xét nghiệm cTn chuẩn. +Mức hs-cTn phải được giải thích dựa trên xác suất xác định bệnh tật trước khi thử nghiệm của bệnh nhân, ước tính trên lâm sàng dựa trên Các yếu tố nguy cơ cho HCVC Triệu chứng Các bất thường trên điện tim Một xác suất thử nghiệm cao cộng với nồng độ hs-cTn cao gợi lên HCVC, trong khi xác suất thử nghiệm trước khi thử nghiệm thấp cộng với một hs-cTn bình thường thì ít nghĩ tới HCVC. +Chẩn đoán là khó khăn hơn khi kết quả xét nghiệm không tương xứng với xác suất trước khi kiểm tra, trong trường hợp này các xét nghiệm liên tiếp mức hs-cTn giúp. +Một bệnh nhân có xác suất thử nghiệm thấp và hs-cTn ban đầu hơi cao vẫn ổn định khi xét nghiệm lặp lại có thể có bệnh tim không HCVC (ví dụ như suy tim, bệnh động mạch vành ổn định). +Tuy nhiên, nếu mức tăng men tim > 20 tới 50% thì tăng nguy cơ bị HCVC lên nhiều. +Nếu một bệnh nhân có xác suất trước xét nghiệm cao có mức troponin bình thường được phát hiện với hs-cTn và tăng > 50% khi xét nghiệm lặp lại, thì có khả năng bị ACS; Mức độ bình th��ờng tiếp tục (thường bao gồm cả lúc 6 giờ và xa hơn khi nghi ngờ cao) cho thấy cần phải theo đuổi một chẩn đoán thay thế. +Bảng Chụp động mạch vành Chụp động mạch vành thường kết hợp chẩn đoán với can thiệp mạch vành (PCI – nghĩa là nong mạch, đặt stent). +Chụp động mạch được chụp nhanh cho bệnh nhân bị STEMI, bệnh nhân đau ngực liên tục bất kể liệu pháp trị liệu tối đa, và bệnh nhân có biến chứng (ví dụ như đánh dấu tim tăng lên, sốc tim, sốc phản ứng cấp tính, thất trái vách ngăn, loạn nhịp không ổn định). +Những bệnh nhân bị NSTEMI không biến chứng hoặc đau ngực không ổn định mà các triệu chứng đã giảm nên chụp mạch trong vòng 24 đến 48 giờ đầu tiên nhập viện để phát hiện các tổn thương có thể cần điều trị. +Một số chuyên gia cũng khuyên rằng chụp mạch phải được thực hiện trước khi xuất viện ở bệnh nhân STEMI chưa chụp mạch có chứng thiếu máu do xơ vữa động dục gây ra trên hình ảnh căng thẳng hoặc một phân suất tống máu < 40%. +Các xét nghiệm khác Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm thường không chẩn đoán nhưng nếu đạt được, cho thấy các bất thường không đặc hiệu tương ứng với hoại tử mô (ví dụ, tăng tốc độ máu lắng, tăng bạch cầu ở mức vừa phải và chuyển sang trái). +Lipid nhanh trong vòng 24 giờ đầu tiên cho tất cả các bệnh nhân nhập viện mắc ACS. +Không cần hình ảnh cơ tim để chẩn đoán nếu các chất chỉ điểm tim hoặc điện tâm đồ dương tính. +Tuy nhiên, ở những bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp, siêu âm tim tại giường là vô giá đối với việc phát hiện các biến chứng cơ học. +Phân loại hội chứng mạch vành cấp tính Các hội chứng mạch vành cấp tính bao gồm Đau thắt ngực không ổn định Nhồi máu cơ tim ST không chênh (NSTEMI) Nhồi máu cơ tim ST chênh lên (STEMI) Các hội chứng này liên quan đến thiếu máu mạch vành cấp tính và được phân biệt dựa trên các triệu chứng, phát hiện ECG, và mức tăng men tim. +Trước hoặc ngay sau khi xuất viện, bệnh nhân có các triệu chứng gợi ý ACS nhưng có ECG không chẩn đoán được và các chất chỉ điểm tim bình thường nên được kiểm tra chẩn đoán hình ảnh gắng sức (hạt nhân phóng xạ hoặc hình ảnh siêu âm tim có gắng sức bằng thuốc hoặc gắng sức bằng thể dục). +Hình ảnh bất thường ở những bệnh nhân này cho thấy nguy cơ biến chứng tăng lên trong 3 đến 6 tháng tiếp theo và gợi ý cần chụp mạch phải được thực hiện trước khi xuất viện hoặc ngay sau đó, với PCI hoặc CABG thực hiện khi cần thiết. +Thông tim phải sử dụng một bóng ống thông động mạch phổi có thể được sử dụng để đo tim phải, áp lực động mạch phôi và áp lực mao mạch phổi bít và cung lượng tim. +Thử nghiệm này thường không được khuyến cáo và chỉ nên thực hiện khi bệnh nhân có các biến chứng đáng kể (ví dụ như suy tim nặng, giảm oxy máu, hạ huyết áp) và các bác sĩ có kinh nghiệm thực hiện đặt và quản lý catheter. +Điều trị hội chứng mạch vành cấp tính Chăm sóc trước viện: Oxy, aspirin, nitrat, và vận chuyển tới trung tâm y tế thích hợp Thuốc điều trị: Thuốc chống ngưng tập tiểu cầu, thuốc chống đau thắt ngực, thuốc chống đông, và trong một số trường hợp các thuốc khác Thông thường, chụp động mạch để đánh giá giải phẫu động mạch vành Các phương pháp điều trị tái tưới máu: Tiêu sợi huyết, can thiệp mạch vành hoặc phẫu thuật bắc cầu động mạch vành Chăm sóc hỗ trợ Phục hồi chức năng tim sau xuất viện và xử trí lâu dài bệnh lý động mạch vành Điều trị, bao gồm thuốc điều trị, được thiết kế để giảm căng thẳng, ngăn chặn nhồi máu cơ tim tái phát, đảo ngược thiếu máu, giới hạn kích thước nhồi máu, giảm gánh nặng cho tim và ngăn ngừa và điều trị biến chứng. +Hội chứng vành cấp là một cấp cứu y tế, tiên lượng của bệnh nhân phụ thuộc vào việc được chẩn đoán và điều trị nhanh chóng hay không. +Điều trị đồng thời với chẩn đoán. +Điều trị các rối loạn đi kèm như suy tim, thiếu máu. +Bởi vì đau ngực của nhồi máu cơ tim thường giảm trong vòng 12 đến 24 giờ, bất kỳ cơn đau ngực nào không giảm hoặc tái phát sau đó sẽ cần ��ược chẩn đoán. +Nguyên nhân có thể chỉ ra như biến chứng như thiếu máu cục bộ tái phát, viêm màng ngoài tim, thuyên tắc động mạch phổi, viêm phổi, viêm dạ dày, hoặc loét. +Can thiệp trước bệnh viện của nhân viên y tế khẩn cấp – bao gồm làm ECG, nhai aspirin [325 mg], điều trị đau với nitrat hoặc opioid (xem bảng Thuốc điều trị bệnh động mạch vành) Tiêu sợi huyết sớm khi được chỉ định và có thể, và phân loại bệnh viện phù hợp nơi có PCI thì đầu - có thể làm giảm nguy cơ tử vong và biến chứng. +Chẩn đoán sớm và đáp ứng với điều trị có thể giúp quyết định thời gian can thiệp mạch vành khi can thiệp động mạch vành thì đầu là không thử thực hiện. +Nhập viện điều trị Điều trị thuốc bằng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu, thuốc chống đông máu và các thuốc khác dựa trên chiến lược can thiệp động mạch vành Phân tầng nguy cơ ở bệnh nhân và lựa chọn một chiến lược tái thông mạch vành (thuốc hạ huyết áp hoặc chụp động mạch với PCI hoặc CABG cho bệnh nhân STEMI và chụp mạch động mạch với PCI hoặc CABG cho bệnh nhân đau thắt ngực không ổn định hoặc NSTEMI Khi đến phòng cấp cứu, chẩn đoán của bệnh nhân được xác nhận. +Đau thắt ngực không ổn định (suy mạch vành cấp, đau thắt ngực tiền nhồi máu, hội chứng trung gian) được định nghĩa là một hoặc nhiều triệu chứng sau đây ở những bệnh nhân có chất chỉ điểm hiệu tim không đáp ứng tiêu chuẩn nhồi máu cơ tim (MI): Nghỉ ngơi đau thắt ngực khi nghỉ kéo dài (thường là > 20 phút) Cơn đau thắt ngực mới khởi phát ít nhất là mức độ nghiêm trọng từ mức 3 trở lên trong phân loại của Hiệp hội Tim mạch Canada (CCS) của Canada (Xem bảng) Tăng đau thắt ngực, tức là đau thắt ngực được chẩn đoán trước đó đã trở nên rõ ràng thường xuyên hơn, trầm trọng hơn, kéo dài hơn, hoặc thấp hơn ngưỡng (ví dụ, tăng ≥ 1 lớp CCS hoặc ít nhất lớp CCS 3) Các thay đổi ECG như đoạn ST chênh xuống, đoạn ST chênh lên, hoặc đảo ngược sóng T có thể xảy ra trong cơn đau thắt ngực không ổn định nhưng chúng là thoáng qua. +Liệu pháp dùng thuốc và sự lựa chọn can thiệp phụ thuộc vào loại hội chứng mạch vành cấp tính cũng như hình ảnh lâm sàng (xem hình Tiếp cận hội chứng vành cấp). +Lựa chọn điều trị bằng thuốc được thảo luận trong Thuốc điều trị hội chứng mạch vành cấp tính và lựa chọn chiến lược tái tưới máu được thảo luận thêm trong Tái thông mạch máu trong hội chứng mạch vành cấp tính. +Tiếp cận hội chứng vành cấp * Morphine nên được sử dụng một cách thận trọng (ví dụ, nếu nitroglycerin chống chỉ định hoặc nếu bệnh nhân có các triệu chứng nitroglycerin điều trị). +Dữ liệu cho thấy rằng morphin làm suy giảm tác dụng của một số chất ức chế thụ thể P2Y12 và có thể góp phần làm cho kết quả bệnh nhân trầm trọng hơn (1, 2). +‡ Mặc dù một số thử nghiệm gần đây đặt ra câu hỏi, CABG nhìn chung vẫn được ưu tiên hơn PCI đối với những bệnh nhân sau: Tổn thương thân chung động mạch vành hoặc các nhánh tương đương thân chung Rối loạn chức năng thất trái Bệnh tiểu đường Ngoài ra, các tổn thương dài hoặc gần chỗ chi đôi thường không phù hợp với PCI. +CABG = Bắc cầu nối chủ vành; GP = glycoprotein; LDL = lipoprotein trọng lượng phân tử thấp; NSTEMI = nhồi máu cơ tim ST không chênh; MI = nhồi máu cơ tim; PCI = can thiệp động mạch vành qua da; STEMI = nhồi máu cơ tim ST chênh lên. +Khi chẩn đoán không rõ ràng, bên cạnh các xét nghiệm men tim có thể giúp xác định các bệnh nhân nguy cơ thấp về ACS (ví dụ, những người có men tim và ECG không bình thường), những người này có thể được quản lý trong các đơn vị quan sát 24 giờ hoặc các trung tâm đau ngực. +Những bệnh nhân có nguy cơ cao hơn nên được nhập viện vào khoa điều trị nội trú hoặc khoa hồi sức tích cực (CCU) để được theo dõi. +Marker tim, CK không tăng nhưng troponin tim, đặc biệt khi đo bằng các thử nghiệm troponin có độ nhạy cao (hs-cTn), có thể tăng nhẹ. +Một số thang điểm có thể giúp phân tầng rủi ro. +Thang điểm TIMI có thể được sử dụng rộng rãi nhất. +Bệnh nhân có nghi ngờ nhồi máu cơ tim ST không chênh và nguy c�� trung bình hoặc cao nên được nhận vào đơn vị chăm sóc nội trú hoặc CCU. +Những người bị nhồi máu cơ tim ST chênh phải được nhận vào CCU. +Theo dõi liên tục bằng monitor có nhịp tim và ghi điện tim trên máy monitor. +Tuy nhiên, một số bác sĩ lâm sàng khuyên bạn nên theo dõi nhiều lần thông thường với việc ghi lại đoạn ST liên tục để xác định độ lệch đoạn ST hoặc đoạn ST chênh xuống tạm thời thoáng qua. +Những phát hiện này, ngay cả ở những bệnh nhân không có triệu chứng, cho thấy thiếu máu cục bộ và xác định những bệnh nhân có nguy cơ cao có thể cần được đánh giá và điều trị tích cực hơn. +Các y tá có chứng nhận có thể giải thích điện tâm đồ về loạn nhịp và bắt đầu các quy trình điều trị. +Tất cả nhân viên phải biết cách làm CPR (hồi sức tim phổi). +Chăm sóc hỗ trợ Đơn vị chăm sóc cần phải là một khu vực yên tĩnh, không ồn ào. +Đau thắt ngực không ổn định là không ổn định về mặt lâm sàng và thường là triệu chứng của nhồi máu cơ tim hoặc loạn nhịp hoặc ít gặp hơn là tử vong đột ngột. +Phòng đơn được ưu tiên; sự riêng tư phù hợp với giám sát cần được đảm bảo. +Thông thường, khách tham quan và cuộc gọi điện thoại chỉ được giới hạn trong gia đình trong vài ngày đầu. +Đồng hồ treo tường, lịch và cửa sổ bên ngoài giúp định hướng bệnh nhân và ngăn ngừa sự cô lập, cũng như có thể tiếp cận với đài phát thanh, truyền hình, báo và / hoặc các thiết bị kỹ thuật số. +Vào ngày thứ nhất, bệnh nhân không có biến chứng (ví dụ, sự mất ổn định huyết động học, thiếu máu tiếp tục), bao gồm những người tái nhập viện bằng thuốc hạ huyết áp hoặc PCI thành công, có thể ngồi trên ghế, bắt đầu các bài tập thụ động và sử dụng tủ. +Đi bộ vào phòng tắm và làm các thủ tục giấy tờ không bị căng thẳng sẽ được cho phép ngay sau đó. +Bệnh nhân PCI thành công, không biến chứng cho nhồi máu cơ tim cấp có thể được điều trị nhanh chóng và được xuất viện an toàn trong vòng 2 đến 4 ngày. +Nếu tái tưới máu không thành công hoặc có biến chứng, bệnh nhân cần nghỉ ngơi lâu hơn trên giường, nhưng họ (đặc biệt là bệnh nhân cao tuổi) được vận động càng sớm càng tốt. +Việc nghỉ ngơi trên giường kéo dài dẫn đến sự phân huỷ nhanh về thể chất, sự phát triển hạ huyết áp tư thế đứng, làm giảm khả năng làm việc, tăng nhịp tim trong quá trình gắng sức và tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu. +bệnh nhân nghỉ ngơi trên giường kéo dài cũng làm tăng cảm giác chán nản và không hạnh phúc. +bệnh nhân nghỉ ngơi trên giường kéo dài cũng làm tăng cảm giác chán nản và không hạnh phúc Lo lắng, thay đổi tâm trạng, và từ chối là phổ biến ở bệnh nhân sau bệnh lý động mạch vành Một loại thuốc an thần nhẹ (thường là một benzodiazepine) thường được dùng, nhưng nhiều chuyên gia tin rằng hiếm khi cần thuốc như vậy. +Nhồi máu cơ tim không có đoạn ST chênh lên (NSTEMI, nhồi máu cơ tim dưới nội tâm mạc) là hoại tử cơ tim (có bằng chứng là các chất chỉ điểm tim trong máu; troponin I hoặc troponin T và CK sẽ tăng) mà không có đoạn ST chênh lên cấp tính. +Trầm cảm phản ứng là phổ biến vào ngày thứ 3 của bệnh và gần như phổ biến ở một thời gian trong quá trình hồi phục của bệnh. +Sau giai đoạn cấp tính, những nhiệm vụ quan trọng nhất thường là quản lý trầm cảm, phục hồi chức năng và tổ chức các chương trình phòng ngừa dài hạn cho bệnh nhân. +với bệnh nhân nghỉ trên gường quá nhiều, hạn chế vận động nhiều sẽ làm tăng sự lo lắng và tràm cảm của bệnh nhân vì vậy bệnh nân được khuyến khích ngồi dậy, ra khỏi giường và tham gia các hoạt động thích hợp càng sớm càng tốt. +Tác dụng của rối loạn tâm lý sau bệnh, tiên lượng bệnh và chương trình phục hồi cá nhân cần được giải thích cho bệnh nhân. +Duy trì chức năng ruột bình thường với chất làm mềm phân (ví dụ docusate) để tránh căng thẳng là rất quan trọng. +Bí tiểu là phổ biến ở những bệnh nhân cao tuổi, đặc biệt là sau vài ngày nghỉ ngơi trên giường hoặc nếu đã dùng atropine. +Đặt sonde tiểu có thể được yêu cầu nhưng thường có th�� nên được rút sớm khi bệnh nhân có thể đứng hoặc ngồi để tránh nhiễm khuẩn tiết niệu. +bệnh nhân cân được cấm sử dụng thuốc lá, nên giáo dục bệnh nhân ngừng thuốc lá từ trong bệnh viện. +Những người chăm sóc bệnh nhân nên cố gắng để giúp bệnh nhân cai thuốc lá. +Mặc dù các bệnh nhân bị bệnh nặng ít ăn, thức ăn ngon với số lượng khiêm tốn là tốt cho tinh thần. +Bệnh nhân thường được cho ăn một chế độ ăn kiêng mềm 1500 đến 1800 kcal / ngày với giảm natri từ 2 đến 3 g. Việc giảm natri không cần thiết sau 2 hoặc 3 ngày đầu tiên nếu không có bằng chứng về suy tim. +Bệnh nhân được cho ăn một chế độ ăn ít cholesterol và chất béo bão hoà, được sử dụng để dạy cách ăn uống lành mạnh. +Phục hồi chức năng và điều trị sau xuất viện Đánh giá chức năng Thay đổi lối sống: Tập thể dục thường xuyên, thay đổi chế độ ăn kiêng, giảm cân, ngừng hút thuốc Thuốc: Tiếp tục dùng thuốc chống tiểu cầu, thuốc chẹn beta, thuốc ức chế ACE và statin Đánh giá chức năng Bệnh nhân không chụp mạch vành trong thời gian nhập viện, không có các đặc điểm nguy cơ cao (ví dụ như suy tim, đau thắt ngực tái phát, nhịp tim nhanh hoặc rung thất sau 24 giờ, các biến chứng cơ học như tiếng thổi, sốc tim) và có phân suất tống máu > 40% dù họ có được điều trị thuốc tiêu sợi huyết thường cần phải nghiệm pháp gắng sức trước hoặc ngay sau khi xuất viện (xem bảng Đánh giá chức năng sau nhồi máu cơ tim). +Bảng Đánh giá chức năng Sau nhồi máu cơ tim Khả năng tập thể dục Nếu điện tâm đồ có thể giải thích được Nếu điện tâm đồ không thể giải thích được Có thể tập thể dục điện tâm đồ gắng sức trước khi xuất viện để biết khả năng gắng sức tối đa siêu âm tim gắng sức hoặc chụp bằng phóng xạ Không thể tập thể dục Thử nghiệm gắng sức với thuốc (siêu âm tim hoặc quét hạt nhân) Thử nghiệm gắng sức với thuốc (siêu âm tim hoặc quét hạt nhân) Activity (Hoạt động) Hoạt động thể chất tăng dần trong vòng 3 đến 6 tuần đầu sau khi xuất viện. +Nhồi máu cơ tim có đoạn ST chênh lên (STEMI, nhồi máu cơ tim xuyên thành) là hoại tử cơ tim có những thay đổi trên điện tâm đồ cho thấy đoạn ST chênh lên không nhanh chóng được đảo ngược bởi nitroglycerin hoặc có block nhánh trái mới. +Có thể khuyến khích tiếp tục hoạt động tình dục, thường là mối quan tâm lớn đối với bệnh nhân và bạn tình, và các hoạt động thể chất vừa phải khác. +Nếu chức năng tim tốt được duy trì 6 tuần sau khi nhồi máu cấp tính, hầu hết bệnh nhân đều có thể trở lại hoạt động bình thường. +Một chương trình tập thể dục thường xuyên phù hợp với phong cách sống, tuổi tác và tình trạng tim làm giảm nguy cơ mắc các bệnh thiếu máu cục bộ và tăng cường sức khoẻ nói chung. +Giám sát chương trình phục hồi chức năng tim giảm tỷ lệ tử vong sau khi tái thông mạch vành (1) Thay đổi yếu tố nguy cơ Các bệnh cấp tính và điều trị của hội chứng vành cấp nên được sử dụng để thúc đẩy mạnh mẽ bệnh nhân để sửa đổi các yếu tố nguy cơ. +Thuốc Một số loại thuốc giảm rõ nguy cơ tử vong sau khi nhồi máu cơ tim cấp và được sử dụng trừ khi được chống chỉ định hoặc không dung nạp: Aspirin và các thuốc kháng ngưng tập tiểu cầu khác thuốc chẹn beta Chất ức chế men chuyển angiotensin Statins Aspirin và các thuốc khác thuốc chống tiểu cầu giảm tỷ lệ tử vong và tỷ lệ tái nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim. +Aspirin 81 mg một lần / ngày được khuyên dùng lâu dài. +Nên dùng liệu pháp chống ngưng tập tiểu cầu kép kèm theo aspirin và thuốc ức chế thụ thể P2Y12 (ví dụ: ticagrelor, clopidogrel) trong tối đa 1 năm (2, 3). +Thuốc chẹn beta được coi là điều trị tiêu chuẩn. +Troponin I hoặc troponin T và creatine kinase (CK) tăng lên. +Hầu hết các thuốc chẹn beta (như acebutolol, atenolol, metoprolol, propranolol, timolol) làm giảm tỷ lệ tử vong sau nhồi máu cơ tim khoảng 25% trong ít nhất 7 năm. +Thuốc ức chế men chuyển cũng được coi là liệu pháp tiêu chuẩn và được dùng cho tất cả bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim nếu có thể, đặc biệt nếu bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim phân suất tống máu < 40%. +Những thuốc này có thể bảo vệ tim mạch dài hạn bằng cách cải thiện chức năng nội mạc. +Nếu một thuốc ức chế ACE không dung nạp được vì ho hoặc phát ban (nhưng không phù mạch hoặc rối loạn chức năng thận), một thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARB) có thể được thay thế. +Statin cũng là liệu pháp tiêu chuẩn và được kê toa thường xuyên bất kể nồng độ lipid. +Giảm nồng độ cholesterol sau nhồi máu cơ tim làm giảm tỷ lệ các sự kiện thiếu máu cục bộ tái phát và tử vong ở bệnh nhân có nồng độ cholesterol cao hoặc bình thường. +Statin có vẻ như có lợi cho bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim bất kể mức cholesterol ban đầu của họ. +Bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim có vấn đề chính là mức HDL thấp hoặc mức triglyceride cao có thể có lợi từ một fibrat, nhưng bằng chứng về lợi ích không rõ ràng. +Statin nên được tiếp tục vô thời hạn, trừ khi có những tác dụng phụ đáng kể xảy ra và liều nên được tăng lên đến liều dung nạp tối đa. +Cả hai loại MI đều có thể hoặc không thể tạo ra sóng Q trên ECG (Q wave MI, non-Q wave MI). +Những điểm chính Đau thắt không ổn định, nhồi máu cơ tim ST không chênh, và nhồi máu cơ tim có ST chênh lên thể hiện mức độ thiếu máu cơ tim và hoại tử cơ tim xấu đi; sự khác biệt giúp phân biệt tiên lượng và hướng dẫn điều trị. +Chẩn đoán dựa trên ECG nối tiếp nhau và các điểm đánh dấu tim (men tim), đặc biệt là sử dụng các test troponin T mới có độ nhạy cao. +Việc điều trị y tế ngay lập tức phụ thuộc vào hội chứng đặc hiệu và đặc điểm của bệnh nhân mà thường liên quan đến thuốc chống ngưng tập tiểu cầu, thuốc chống đông máu, thuốc chẹn beta và nitrat khi cần thiết (ví dụ: đau ngực, cao huyết áp, phù phổi) và statin để cải thiện tiên lượng. +Đối với đau thắt ngực không ổn định và NSTEMI, chụp mạch vành trong vòng 24 đến 48 giờ sau khi nhập viện để xác định tổn thương mạch vành cần PCI hoặc CABG; tiêu sợi huyết không có tác dụng. +Đối với STEMI, làm PCI cấp cứu khi thời gian bơm phồng bóng < 90 phút; làm tiêu sợi huyết nếu không có PCI kịp thời. +Căn nguyên của hội chứng mạch vành cấp tính Các nguyên nhân phổ biến nhất của hội chứng mạch vành cấp tính là Một huyết khối trầm trọng trong động mạch vành động mạch do xơ vữa Mảng xơ vữa có thể không ổn định hoặc bị viêm, gây vỡ hoặc phân chia, phơi nhiễm các nguyên tố gây ra huyết khối, kích hoạt tiểu cầu và tụ cầu đông máu và tạo ra huyết khối. +Sau khi hồi phục, bắt đầu hoặc tiếp tục dùng aspirin và các thuốc chống tiểu cầu khác, thuốc chẹn beta, thuốc ức chế ACE và statin trong hầu hết các trường hợp trừ khi không được chống chỉ định. +Sự kích hoạt tiểu cầu liên quan đến sự thay đổi cấu trúc trong thụ thể glycoprotein màng (GP) IIb / IIIa, cho phép liên kết chéo (và do đó kết hợp) các tiểu cầu. +Ngay cả các mảng xơ vữa gây tắc nghẽn tối thiểu có thể vỡ và kết quả tạp huyết khối; trong > 50% trường hợp, hẹp trước khi xảy ra sự kiện là < 40%. +Do đó, mặc dù mức độ nghiêm trọng của hẹp giúp dự đoán các triệu chứng, nhưng nó không phải lúc nào cũng dự đoán các hiện tượng huyết khối. +Các huyết khối kết quả đột ngột can thiệp vào dòng máu đến các phần của cơ tim. +Tan huyết khối tự phát xảy ra ở khoảng 2/3 bệnh nhân; 24 giờ sau đó, tắc nghẽn do huyết khối được phát hiện trong khoảng 30%. +Nguyên nhân hiếm gặp hơn của các hội chứng mạch vành cấp tính là Nghẽn động mạch vành Co thắt mạch vành Bóc tách thành động mạch vành tự phát Thuyên tắc động mạch vành có thể xảy ra trong hẹp van hai lá, hẹp động mạch chủ, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, viêm nội tâm mạc mạn tính hoặc rung nhĩ. +Sử dụng cocaine và các nguyên nhân khác của co thắt mạch vành đôi khi có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim. +MI nhồi do cặn bã có thể xảy ra ở các động mạch vành động mạch vành bình thường hoặc xơ vữa động mạch. +Bóc tách thành động mạch vành tự phát là một vết rách không do chấn thương ở lớp nội mạc mạch vành kèm theo quá trình tạo ra một lòng mạch giả. +Nhồi máu cơ tim không có bệnh động mạch vành (MINOCA) Đã thấy nhồi máu cơ tim trong trường hợp không có bệnh động mạch vành tắc nghẽn (MINOCA) ở khoảng 5% đến 6% số bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp tính được chụp động mạch vành (1). +Bệnh nhân MINOCA có xu hướng trẻ hơn, là phụ nữ và không bị rối loạn lipid máu và họ bị hoại tử cơ tim mà không có xơ vữa động mạch vành nghiêm trọng. +Đo lường các dấu hiệu mới hơn, nhạy hơn cho thấy một số hoại tử tế bào có thể xảy ra ngay cả ở dạng nhẹ; do đó, các sự kiện thiếu máu xảy ra liên tục, và phân loại thành các phân nhóm, mặc dù hữu ích, là hơi tuỳ tiện. +Rối loạn chức năng cơ tim Các mô thiếu máu (nhưng không gây nhồi máu) đã làm giảm sự co bóp và giãn nở, kết quả là giảm hoặc không vận động vùng cơ tim mạch máu đó chi phổi, những vùng cơ tim giãn nở ra hoặc phình ra trong thì tâm thu (được gọi là vận động nghịch thường). +Kích thước của vùng cơ tim bị ảnh hưởng xác định đến mức độ nặng từ nhỏ nhất đến nhẹ mức độ tim suy đến sốc do tim; thông thường, phần lớn cơ tim phải là thiếu máu cục bộ gây ra rối loạn chức năng cơ tim nghiêm trọng. +Một số mức độ suy tim xảy ra ở khoảng 2/3 bệnh nhân nhập viện với nhồi máu cơ tim cấp tính. +Nó được gọi là bệnh cơ tim thiếu máu nếu cung lượng tim thất và suy tim dai dẳng. +Việc thiếu máu cục bộ liên quan tới phần cơ nhú sẽ dẫn tới hở van hai lá. +Sự chuyển động nghịch thường của thành cơ tim có thể tạo nên huyết khối trong buồng tim. +Nhồi máu cơ tim (MI) Nhồi máu cơ tim là hoại tử cơ tim do giảm đột ngột lưu lượng máu động mạch vành đến phần cơ tim mạch máu đó chi phối. +Mô nhồi máu vĩnh viễn không hoạt động; tuy nhiên, có một vùng thiếu máu tiềm ẩn có thể đảo ngược được bên cạnh mô nhồi máu. +Nhồi máu cơ tim ảnh hưởng chủ yếu đến tâm thất trái (LV), nhưng tổn thương có thể lan tới tâm thất phải (RV) hoặc tâm nhĩ. +Nhồi máu có thể là Xuyên thành: Nhồi máu xuyên thành bao gồm toàn bộ chiều dày của cơ tim từ màng ngoài tim và nội mạc tử cung thường có đặc trưng bởi sóng Q bất thường trên ECG. +Không xuyên thành (nhồi máu dưới nội mạc): Nhồi máu không xuyên thành không lan rộng qua thành thất và chỉ gây ra những bất thường ở đoạn ST và sóng T (ST-T). +Hoại tử của một phần đáng kể của vách ngăn liên thất hoặc cơ thành thất có thể vỡ, với hậu quả thảm khốc. +Phình tâm thất hoặc giả phình cơ tim có thể hình thành sau nhồi máu cơ tim cấp. +Rối loạn điện giải Sự rối loạn chức năng điện có thể có ý nghĩa ở bất kỳ dạng nào của bệnh nhân hội chứng vành cấp. +Tế bào thiếu máu và hoại tử không có khả năng hoạt động điện bình thường, dẫn đến những thay đổi ECG khác nhau (chủ yếu là những bất thường của ST-T), rối loạn nhịp và rối loạn dẫn truyền. +Các đột biến ST-T của thiếu máu bao gồm sự chênh xuống của đoạn ST (thường giảm dần từ điểm J), đảo ngược T, chệnh lên đoạn ST (thường gọi là hiện tượng chấn thương) và các đợt sóng T đỉnh khổng lồ trong những pha cấp của nhồi máu. +Các rối loạn dẫn truyền có thể phản ánh tổn thưởng đến nút xoang, nút nhĩ thất (AV), hoặc các mô dẫn chuyên biệt. +Các triệu chứng và dấu hiệu của hội chứng mạch vành cấp tính Các triệu chứng của hội chứng vành cấp phụ thuộc phần nào vào mức độ và vị trí của tắc nghẽn và khá biến thiên. +Các kích thích đau từ các cơ quan trong lồng ngực, bao gồm cả tim, có thể gây khó chịu khi bị áp lực, rách, khó tiêu, đốt, đau, đâm, và đôi khi đau nhức kim. +Nhiều bệnh nhân phủ nhận họ đang đau và nhấn mạnh rằng nó chỉ là "khó chịu". Trừ khi là nhồi máu lớn, thì việc nhận ra mức độ thiếu máu do các triệu chứng một mình là khó khăn. +Các triệu chứng của ACS tương tự như các cơn đau thắt ngực và được thảo luận chi tiết hơn trong các phần trên đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim cấp tính. +Các biến chứng Sau nhồi máu cấp, nhiều biến chứng có thể xảy ra. +Chúng thường liên quan Rối loạn chức năng điện học (ví dụ, khiếm khuyết dẫn truyền, loạn nhịp tim) Rối loạn chức năng của tim (ví dụ, suy tim, thủng vách ngăn liên thất hoặc vỡ thành tự do, phình tâm thất, giả phình thành thất, sự hình thành huyết khối trong buồng tim, sốc do tim) Rối loạn chức năng van tim (điển hình là hở van hai lá) Sự rối loạn chức năng điện có thể có ý nghĩa ở bất kỳ dạng nào của ACS, nhưng thường, phần lớn cơ tim phải bị thiếu máu cục bộ để gây rối loạn chức năng cơ tim nghiêm trọng. +Viêm màng ngoài tim xảy ra từ 2 đến 10 tuần sau khi một triệu chứng được gọi là hội chứng sau nhồi máu cơ tim hoặc Hội chứng Dressler. +Chẩn đoán hội chứng mạch vành cấp tính ECG nối tiếp Các marker men tim nối tiếp nhau Chụp động mạch vành ngay lập tức cho bệnh nhân STEMI hoặc có biến chứng (ví dụ, đau ngực dai dẳng, hạ huyết áp, men tim tăng rõ rệt, loạn nhịp không ổn định) Chụp động mạch trì hoãn (24 đến 48 giờ) cho bệnh nhân bị NSTEMI hoặc đau thắt ngực không ổn định mà không có biến chứng ghi nhận ở trên Hội chứng mạch vành cấp tính nên được xem xét ở nam giới, thường > 30 tuổi và nữ giới thường > 40 tuổi (trẻ hơn ở bệnh nhân đái tháo đường), có triệu chứng chính là đau hoặc cảm giác khó chịu ở ngực. +Đau phải được phân biệt với đau ngực do các rối loạn như là viêm phổi, thuyên tắc mạch phổi, viêm màng ngoài tim, gãy xương sườn, tách sụn sườn, co thắt thực quản, hội bóc tách động mạch chủ cấp, sỏi thận, nhồi máu lách hoặc các rối loạn ở bụng. +Ở những bệnh nhân được chẩn đoán bị thoát vị hoành gián đoạn, loét dạ dày hoặc rối loạn mật túi mật, bác sĩ lâm sàng phải cảnh giác với các triệu chứng mới cho những rối loạn này. +(Đối với cách tiếp cận chẩn đoán, xem thêm Tức ngực.) +Phương pháp tiếp cận cũng giống như khi nghi ngờ bất kỳ HCVC: ECG ban đầu và nối tiếp và các xét nghiệm đo men tim nối tiếp, phân biệt giữa đau thắt ngực không ổn định, NSTEMI và STEMI. +Mỗi khoa cấp cứu phải có một hệ thống phân loại để xác định ngay bệnh nhân đau ngực để đánh giá nhanh và làm điện tâm đồ. +Đo độ bão hoà oxy và chụp X-quang ngực (đặc biệt là để tìm mở rộng trung thất, để tim tách động mạch chủ) cũng được thực hiện. +Hậu quả phụ thuộc vào mức độ và vị trí của tắc nghẽn và bao gồm từ chứng đau thắt ngực không ổn định đến nhồi máu cơ tim ST không chênh (NSTEMI), nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên (STEMI) và tử vong đột ngột do tim. +ECG Điện tâm đồ là kiểm tra quan trọng nhất và nên được thực hiện càng sớm càng tốt (ví dụ: trong vòng 10 phút sau khi nhập viện). +Điện tâm đồ là yếu tố quan trọng nhất để quyết định sử dụng tiêu sợi huyết cho bệnh nhân mắc STEMI nhưng có thể làm tăng nguy cơ cho những bệnh nhân có NSTEMI. +Ngoài ra, chụp động mạch vành khẩn cấp được chỉ định cho bệnh nhân STEMI cấp tính nhưng không cho những bệnh nhân bị NSTEMI. +Đối với STEMI, ECG ban đầu thường là chẩn đoán, thể hiện độ cao đoạn ST ≥ 1mm trong 2 hoặc nhiều hơn các chuyển đạo liền nhau để định các khu vực bị tổn thương (xem hình Nhồi máu cấp tính thành bên thất trái cấp tính). +Nếu triệu chứng là đặc trưng, độ cao đoạn ST trên ECG có độ đặc hiệu 90% và độ nhạy 45% khi chẩn đoán nhồi máu cơ tim. +Theo dõi bệnh nhân (thu được mỗi 8 giờ trong 1 ngày, sau đó mỗi ngày) thể hiện sự tiến triển dần theo hướng ổn định, mô hình bình thường hoặc phát triển sóng Q bất thường trong một vài ngày (xem hình Nhồi máu cơ tim thành cưới thất trái (cơ hoành)) có khuynh hướng xác nhận chẩn đoán. +Các triệu chứng tương tự nhau trong mỗi hội chứng này (trừ trường hợp tử vong đột ngột) và bao gồm khó chịu ở ngực có hoặc không khó thở, buồn nôn, và mồ hôi. +Do nhồi máu không xuyên thành (không sóng Q) thường dưới nội tâm mạc hoặc tổn thương vào lớp mỏng cơ tim, chúng không tạo ra sóng Q hoải tử để chẩn đoán hoặc đoạn ST chênh lên trên điên tâm đồ. +Thay vào đó, chúng thường chỉ tạo ra các mức độ bất thường biến đổi ST-T trên điện tâm đồ, hoặc đôi khi là các biến đổi không đặc hiệu làm khó phân biệt và chẩn đoán nhồi máu cơ tim ST không chênh. +Nếu các bất thường như vậy thoái lui (hoặc tệ hơn) ở các ECG lặp lại, thì rất có khả năng là thiếu máu. +Tuy nhiên, khi lặp đi lặp lại các mà ECG không thay đổi, nhồi máu cơ tim cấp tính ít có khả năng, nếu vẫn nghi ngờ lâm sàng, đòi hỏi bằng chứng khác để chẩn đoán. +Một ECG bình thường được thực hiện khi một bệnh nhân không đau ngực không loại trừ đau thắt ngực không ổn định; một ECG bình thường trong đau, mặc dù nó không loại trừ chứng đau thắt ngực, cho thấy rằng cơn đau không phải là thiếu máu cục bộ. +Nếu nghi ngờ nhồi máu thất phải (RV), một ECG 15 đạo trình thường được ghi nhận; thêm các chuyển đạo được đặt tại V4R, và, để phát hiện nhồi máu sau, V8 và V 9. +Điện tâm đồ để chẩn đoán nhồi máu cơ tim rất khó khăn khi có block nhánh trái vì các thay đổi trên điện tâm đồ giống với các thay đổi do STEMI (xem hình Block nhánh trái). +Block nhánh trái Các marker men tim Các marker men tim (dấu hiệu huyết thanh của tổn thương tế bào cơ tim) là Các men tim (ví dụ, CK-MB [creatine kinase MB isoenzyme]) Trong tế bào cơ tim (ví dụ, troponin I, troponin T, myoglobin) Các marker này được phóng thích vào máu sau khi hoại tử tế bào cơ tim. +Một số có tổn thương chủ yếu khớp ngoại vi. +Corticosteroid toàn thân, thuốc ức chế miễn dịch, và hầu hết các loại thuốc chống thấp khớp (DMARD) không có lợi ích rõ ràng ở viêm cột sống theo trục và thường không được sử dụng. +Để có tư thế và tầm vận động hợp lý, tập thể dục hàng ngày và các biện pháp hỗ trợ khác (ví dụ như tập tư thế, tập thể dục) là yếu tố quan trọng để tăng cường các nhóm cơ chống lại nguy cơ biến dạng (ví dụ các cơ duỗi hơn là cơ co). +Việc đọc sách ở tư thế nằm ngửa và chống đẩy bằng khuỷu tay hoặc trên gối giúp duỗi lưng có thể giúp giữ lưng linh hoạt. +Do có thể hạn chế độ giãn lồng ngực, làm giảm chức năng phổi, hút thuốc, cũng làm suy yếu chức năng phổi, cần được khuyến cáo mạnh không sử dụng. +Corticosteroid trong tiêm nội khớp có thể có lợi, đặc biệt khi một hoặc hai khớp ngoại vi nặng làm ảnh hưởng các bài tập và phục hồi chức năng. +Thuốc cũng có tác dụng nếu thuốc dùng đường toàn thân không có hiệu quả. +Tiêm corticosteroid khớp cùng chậu dưới hướng dẫn của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh đôi khi có chỉ định ở các trường hợp viêm nặng. +Đối với viêm màng bồ đào cấp, điều trị bằng corticosteroid tại chỗ và thuốc giãn đồng tử thường là đủ. +Nếu viêm khớp háng nặng, thay khớp toàn bộ có thể làm giảm đau và tăng nhiều khả năng vận động. +Những điểm chính Viêm cột sống dính khớp là một bệnh lý hệ thống ảnh hưởng đến khớp và có thể gây ra các triệu chứng toàn thân, các triệu chứng tim và viêm màng bồ đào. +Trong số những bệnh nhân có tổn thương cột sống, một số không có bằng chứng về viêm khớp cùng chậu trên phim X-quang. +Biểu hiện ban đầu thường là đau lưng kiểu viêm và cứng lưng đôi khi cùng với các triệu chứng khớp ngoại vi và / hoặc viêm màng bồ đào trước. +Chẩn đoán dựa trên kết quả chụp cột sống thắt lưng cùng, chụp khớp cùng chậu, chụp cộng hưởng từ vùng chậu, xét nghiệm máu (tốc độ máu lắng, protein phản ứng C và công thức máu) và / hoặc tiêu chuẩn lâm sàng rõ ràng. +Sử dụng NSAID để giúp làm giảm triệu chứng và cải thiện chức năng. +Sử dụng sulfasalazine, methotrexate, chất kháng yếu tố hoại tử u (TNF) - alpha, hoặc thuốc kháng interleukin-17 (IL-17) để làm giảm các triệu chứng khớp. +Như vậy, một số chuyên gia đã phân loại viêm cột sống dính khớp như sau: Viêm cột sống dính khớp thể trục: Chủ yếu thương tổn trục và các dấu hiệu điển hình của viêm khớp cùng chậu hai bên trên chẩn đoán hình ảnh Viêm cột sống dính khớp không có tổn thương X-quang: Lâm sàng tương tự như viêm cột sống dính khớp trục nhưng không có dấu hiệu điển hình của viêm khớp cùng chậu trên chẩn đoán hình ảnh Viêm cột sống dính khớp thể ngoại vi: Viêm cột sống dính khớp có tổn thương chủ yếu khớp ngoại vi Các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh viêm cột sống dính khớp Biểu hiện thường gặp nhất của viêm cột sống dính khớp là đau lưng do viêm, nhưng bệnh có thể bắt đầu ở các khớp ngoại vi, đặc biệt là ở trẻ em và phụ nữ và hiếm khi bị viêm mống mắt-thể mi cấp tính (viêm mống mắt, viêm màng bồ đào trước). +Các triệu chứng và dấu hiệu ban đầu khác là mức giãn nở lồng ngực giảm dần do thương tổn sườn-đốt sống lan toả và đôi khi mệt mỏi, chán ăn, sụt cân và thiếu máu. +Đau lưng – thường về đêm và có cường độ thay đổi – sau cùng tái đi tái lại. +Cứng khớp buổi sáng, thường giảm khi vận động, và co cứng cơ cạnh sống. +Tư thế gù, gập về phía trước giúp giảm đau và giảm co cứng cơ; do đó, gù phổ biến ở những bệnh nhân không được điều trị. +Viêm khớp háng và viêm khớp vai nặng cuối cùng có thể phát sinh và thường có tiên lượng xấu. +Trong giai đoạn cuối, bệnh nhân có gù nặng, mất đường cong sinh lý cột sống thắt lưng, và tư thế cúi cố định về phía trước, ảnh hưởng tới chức năng phổi và không nằm được thẳng. +Có thể có khả năng xảy ra tổn thương biến dạng khớp ngoại vi, đôi khi thương tổn lan toả các ngón đơn độc (viêm ngón). +Điều trị bằng thuốc chống viêm không steroid và / hoặc thuốc đối kháng yếu tố hoại tử khối u hoặc thuốc đối kháng interleukin-17 (IL-17) và các biện pháp vật lý để duy trì khả năng linh hoạt của khớp. +Có thể có viêm gân achilles và viêm gân bánh chè. +Các biểu hiện hệ thống của viêm cột sống dính khớp xảy ra ở 1/3 bệnh nhân. +Thường gặp viêm màng bồ đào tái đi tái lại và đáp ứng với điều trị tại chỗ; đôi khi kháng trị và nặng gây giảm tầm nhìn. +Triệu chứng thần kinh đôi khi là hậu quả của viêm thần kinh quay do chèn ép hoặc đau thần kinh toạ, gẫy xương cột sống hoặc mất vững, hoặc hội chứng đuôi ngựa. +Các triệu chứng tim mạch có thể bao gồm hở van động mạch chủ, viêm động mạch, đau thắt ngực, viêm màng ngoài tim và bất thường dẫn truyền tim (có thể không có triệu chứng). +Khó thở, ho, hoặc ho máu hiếm khi xảy ra do xơ hoá không do lao hoặc tạo hang ở thuỳ trên phổi; tổn thương hang có thể nhiễm Aspergillus thứ phát. +Viêm đại tràng không đặc hiệu đã được ghi nhận ở 30% số bệnh nhân viêm cột sống dính khớp. +Các nốt dưới da, giống như ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, không phát triển ở bệnh nhân viêm cột sống dính khớp. +Chẩn đoán viêm cột sống dính khớp Chụp X-quang Cột sống thắt lưng và khớp cùng châu Xét nghiệm máu (tốc độ máu lắng, protein phản ứng C, kháng nguyên bạch cầu người B27 [HLA-B 27] và công thức máu) hoặc tiêu chuẩn lâm sàng rõ ràng (Tiêu chuẩn đánh giá của Hiệp hội quốc tế về bệnh viêm cột sống dính khớp) Chụp MRI vùng chậu / cột sống ở một số bệnh nhân được chọn Cần phải nghi ngờ viêm cột sống dính khớp ở bệnh nhân, đặc biệt là nam giới trẻ tuổi, bị đau lưng về đêm cộng với cứng khớp kéo dài vào buổi sáng và gù lưng, giảm độ giãn nở lồng ngực, viêm gân Achilles hoặc viêm gân bánh chè hoặc viêm màng bồ đào trước không rõ nguyên nhân. +Người cùng huyết thống bậc 1 bị viêm cột sống dính khớp cần phải có nghi ngờ. +Viêm cốt sống dính khớp thường gặp ở nam gấp 3 lần so với nữ và thường khới phát từ 20 đến 40 tuổi. +Nói chung, bệnh nhân cần phải được kiểm tra tốc độ máu lắng, protein phản ứng C và công thức máu. +Chỉ làm xét nghiệm Rheumatoid (RF) và kháng thể kháng nhân nếu viêm khớp ngoại vi mà nghi ngờ chẩn đoán khác. +Alen HLA-B 27 có ở 90% số bệnh nhân Da trắng bị viêm cột sống dính khớp, nhưng nó cũng có ở 10% số dân số nói chung tuỳ thuộc vào sắc tộc. +Không có xét nghiệm nào là xét nghiệm chẩn đoán, nhưng kết quả có thể nghi ngờ hoặc loại trừ những bệnh giống viêm cột sống dính khớp. +Nếu sau những xét nghiệm này, vẫn còn nghi ngờ viêm cột sống dính khớp, bệnh nhân chụp X-quang hoặc MRI cột sống thắt lưng và khớp cùng chậu, biểu hiện viêm khớp cùng chậu có giá trị lớn hướng tới chẩn đoán. +Một số bệnh nhân cần chụp MRI khung chậu để tìm viêm khớp cùng chậu không thấy trên phim X-quang. +Ở những bệnh nhân này, MRI cho thấy viêm xương hoặc bào mòn sớm. +Mặc dù có một số tiêu chuẩn chẩn đoán hiện có cho bệnh nhân nghi ngờ viêm cột sống dính khớp, nhưng tiêu chuẩn Đánh giá của Hiệp hội Viêm cột sống quốc tế (ASAS) (1, 2, 3) thường được áp dụng nhất. +Chúng rất hữu ích khi dùng để chẩn đoán bệnh nhân trong giai đoạn sớm của bệnh, đặc biệt là những người không có viêm cột sống trên chẩn đoán hình ảnh. +Tiêu chuẩn ASAS cho viêm cột sống dính khớp được áp dụng cho những bệnh nhân bị đau lưng > 3 tháng và tuổi khởi phát < 45. +Bệnh phổ biến hơn từ 10 đến 20 lần đối với họ hàng thế hệ thứ nhất của bệnh nhân viêm cột sống dính khớp so với người bình thường. +Có thể chẩn đoán bằng triệu chứng hình ảnh theo ASAS hoặc các tiêu chuẩn lâm sàng. +Để đáp ứng các tiêu chí hình ảnh, bệnh nhân phải có bằng chứng chụp X-quang hoặc MRI viêm khớp cùng chậu và ít nhất có 1 đặc điểm của viêm cột sống. +Để đáp ứng các tiêu chuẩn lâm sàng, bệnh nhân phải có HLA-B 27 cộng với ít nhất 2 đặc điểm riêng của viêm cột sống. +Các đặc điểm của viêm cột sống theo ASASbao gồm: Ngón tay - chân hình khúc dồi Viêm điểm bám gân Achillie Gia đình có tiền sử viêm cột sống Tiến sư đau lưng kiểu viêm Viêm khớp Bệnh vẩy nến Bệnh viêm đại tràng Có HLA-B 27 Viêm màng bồ đào CRP cao Đáp ứng tốt với thuốc chống viêm không steroid Các đặc điểm phân biệt đau lưng kiểu viêm hoặc không do viêm bao gồm khởi phát ≤ 40 năm, khởi phát dần dần, cứng khớp buổi sáng, cải thiện khi vận động và kéo dài ≥ 3 tháng trước khi bệnh nhân đi khám. +Tốc độ máu lắng và các chất phản ứng giai đoạn cấp tính khác (ví dụ: protein phản ứng C) tăng không nhất quán ở những bệnh nhân bị viêm cột sống dính khớp đang hoạt động. +Các xét nghiệm RF và kháng thể kháng nhân âm tính. +Chất chỉ điểm di truyền HLA-B 27 ít hữu ích vì giá trị tiên đoán dương tính và âm tính thấp. +Các bất thường sớm nhất trên X-quang là giả rộng khe khớp do mòn dưới sụn, sau đó là xơ cứng hoặc sau đó là hẹp khe khớp và cuối cùng là dính lại ở các khớp cùng chậu. +Biến đổi đối xứng. +Những thay đổi ban đầu ở cột sống là đốt sống thắt lưng trên bị vuông vức kèm theo xơ cứng ở các góc (dấu hiệu góc bóng), vôi hoá dây chằng dạng đốm và một hoặc hai chồi khớp đang phát triển. +Alen kháng nguyên bạch cầu người B27 (HLA-B 27) có ở 90% số bệnh nhân Da trắng bị viêm cột sống dính khớp, nhưng nó cũng có ở 10% số dân số nói chung tuỳ thuộc vào sắc tộc. +Những thay đổi muộn dẫn đến sự xuất hiện của "cột sống hình cậy tre", hậu quả do chồi xương lớn, canxi hoá dây chằng cạnh cột sống lan toả, loãng xương; những thay đổi này phát triển ở một số bệnh nhân trung bình trên 10 năm. +Những thay đổi điển hình của viêm cột sống dính khớp có thể không nhìn thấy được trên X-quang trong nhiều năm. +MRI cho thấy những thay đổi sớm hơn, nhưng không có đồng thuận về vai trò của trong chẩn đoán thường quy do thiếu dữ liệu tiến cứu, được kiểm chứng về ứng dụng chẩn đoán. +Nên chụp MRI khung chậu nếu nghi ngờ cao bệnh viêm cột sống hoặc nếu cần loại trừ các nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng của bệnh nhân. +Chụp MRI cho thấy những thay đổi sớm do viêm, phù tuỷ xương trên T2W với những thay đổi về mỡ và những bất thường về cấu trúc khó phát hiện. +Cuối cùng, không nên theo dõi thường xuyên các thay đổi trên phim X-quang bằng cách chụp X-quang cột sống nhiều lần. +Chẩn đoán phân biệt viêm cột sống dính khớp Đau lưng cơ học: Thoát vị đĩa đệm có thể gây đau lưng tương tự như viêm cột sống dính khớp, nhưng cơn đau được giới hạn ở cột sống và rễ thần kinh, thường gây ra các triệu chứng đột ngột, và không gây các triệu chứng toàn thân hoặc xét nghiệm bất thường. +Nếu cần, chụp CT hoặc MRI có thể chẩn đoán phân biệt với viêm cột sống dính khớp. +Thương tổn một khớp cùng chậu gợi ý một bệnh lý khớp đốt sống khác hoặc có thể là nhiễm trùng. +Viêm cột sống do lao có thể giống viêm cột sống dính khớp. (xem Lao xương khớp). +Nguy cơ mắc bệnh viêm cột sống dính khớp ở những họ hàng thế hệ 1 có allele HLA-B 27 là khoảng 20%. +Chứng dày xương vô căn lan toả (DISH): DISH x���y ra chủ yếu ở nam giới > 50 tuổi và có thể giống viêm cột sống dính khớp trên lâm sàng và trên phim X-quang. +Bệnh nhân hiếm khi đau cột sống, cứng khớp buổi sáng, và giảm dần tầm vận động. +Các dấu hiện trên X-quang trong DISH bao gồm cốt hoá lớn phía trước dây chằng cột sống (vôi hoá xuất hiện như thể ai đó đổ sáp nến ở phía trước và bên phải của đốt sống), bắc cầu cho một số đốt sống (thường là 4 thân đốt sống) và thường bắt đầu từ phần dưới của cột sống ngực, cuối cùng gây thương tổn cột sống cổ và cột sống thắt lưng. +Thường có mọc xương dưới màng xương dọc theo khung xương chậu và tại điểm bám gân (như gân Achilles). +Tuy nhiên, dây chằng trước cột sống còn nguyên vẹn và thường phồng lên, khớp cùng chậu và khớp liên mấu không bị bào mòn. +Các đặc điểm khác biệt bổ sung của DISH là cứng khớp thường không rõ rệt vào buổi sáng và tốc độ máu lắng bình thường. +Bệnh xương chậu đặc: Nói chung, bệnh xương chậu đặc biểu hiện dưới dạng các hình tam giác xơ cứng ở phía xương chậu của một phần ba dưới khớp cùng chậu ở phụ nữ trẻ đã sinh nhiều con mà không có bất kỳ chỗ mòn xương nào. +Dấu hiệu trên X-quang này không cần điều trị. +Nói chung, alen HLA-B 27 không có ở bệnh nhân bị bệnh xương chậu đặc. +Tỷ lệ hiện hành của HLA-B 27 gia tăng ở người Da trắng hoặc HLA-B 7 ở người Da đen hỗ trợ khuynh hướng di truyền. +Điều trị đúng ở hầu hết bệnh nhân sẽ đem lại kết quả tàn tật rất nhẹ hoặc không bị và có một cuộc sống bình thường hiệu quả dù có cứng cột sống. +Thỉnh thoảng, có đợt tiến triển nặng dẫn tới biến dạng ảnh hưởng tới chức năng. +Các yếu tố tiên lượng xấu bao gồm tốc độ máu lắng cao kéo dài và protein phản ứng C, tổn thương khớp háng, đáp ứng kém với NSAID, có viêm màng bồ đào trước hoặc bệnh tim hoặc bệnh phổi. +Điều trị viêm cột sống dính khớp Các thuốc chống viêm không có steroid (NSAID) Sulfasalazine, methotrexate, chất kháng yếu tố hoại tử u (TNF) - alpha, hoặc thuốc kháng interleukin-17 (IL-17) (ví dụ, secukinumab, ixekizumab) Bài tập và các biện pháp hỗ trợ Mục tiêu điều trị của viêm cột sống dính khớp là giảm đau, duy trì sự vận động của khớp và ngăn ngừa tổn thương cơ quan. +Tuy nhiên, tỷ lệ tương đồng ở cặp song sinh cùng trứng chỉ khoảng 50%, cho có sự tham gia của các yếu tố môi trường. +Bởi vì tình trạng này có thể gây xơ phổi, do đó hạn chế hút thuốc. +(Xem thêm 2019 Update of the American College of Rheumatology / Spondylitis Association of America / Spondyloarthritis Research and Treatment Network Recommendations for the Treatment of Ankylosing Spondylitis and Nonradiographic Axial Spondyloarthritis.) +NSAID giảm đau và giảm viêm khớp và co cơ, do đó tăng tầm vận động, tạo thuận lợi cho việc tập vận động và ngăn ngừa sự co cứng. +Hầu hết các NSAID đều có tác dụng trong viêm cột sống dính khớp, và lựa chọn dựa trên dung nạp và độc tính thuốc. +Liều hàng ngày của NSAID nên thấp nhất có thể, nhưng có thể cần đến liều tối đa với giai đoạn bệnh đang hoạt động. +Việc cai thuốc nên diễn ra chậm, sau khi các dấu hiệu lâm sàng và tại khớp và toàn thân đã được khống chế trong vài tháng. +Sulfasalazine có thể giúp làm giảm các triệu chứng khớp ngoại vi và các dấu hiệu lâm sàng của viêm ở một số bệnh nhân. +Liều dùng nên bắt đầu ở mức 500 mg / ngày và tăng 500 mg / ngày trong khoảng 1 tuần để duy trì 1 đến 1,5 g uống 2 lần / ngày; do có thể có giảm bạch cầu cấp tính, phải làm xét nghiệm tế bào máu khi bắt đầu điều trị hoặc tăng liều thuốc. +Triệu chứng khớp ngoại vi cũng có thể giảm với methotrexate, nhưng các triệu chứng cột sống thường không giảm. +Phân loại viêm cột sống dính khớp Hầu hết các bệnh nhân đều có đau cột sống (gọi là viêm cột sống dính khớp thể trục). +Các thuốc kháng TNF-alpha (ví dụ, etanercept, infliximab, adalimumab, certolizumab, golimumab) thường là phương pháp điều trị hiệu quả cho viêm cột sống. +Adalimumab hoặc infliximab được ưu tiên hơn etanercept trong điều trị viêm cột sống dính khớp ở bệnh nhân viêm màng bồ đào tái phát. +Đối với những bệnh nh��n thất bại với thuốc đối kháng TNF-alpha, nên chuyển sang thuốc đối kháng IL-17 hơn là chuyển sang một loại thuốc đối kháng TNF-alpha khác. +Secukinumab có thể được cho ở liều 150 mg tiêm dưới da vào tuần 0, 1, 2, 3 và 4 và sau mỗi 4 tuần. +Nếu không có liều nạp (hàng tuần), liều secukinumab là 150 mg tiêm dưới da mỗi 4 tuần. +Các tác dụng bất lợi bao gồm nổi mề đay, nhiễm trùng đường hô hấp trên, nhiễm nấm do Candida, tiêu chảy, bệnh zona và các triệu chứng trầm trọng hơn của bệnh viêm ruột. +Ixekizumab, một loaii thuốc ức chế IL-17 khác, có thể được dùng cho bệnh viêm cột sống dính khớp đang hoạt động dưới dạng tiêm 80 mg / mL cho bệnh nhân trưởng thành, 4 tuần một lần, sau khi dùng liều tấn công 160 mg (hai lần tiêm 80 mg) vào tuần 0, tiếp theo là 80 mg ở các tuần 2, 4, 6, 8, 10 và 12. +Việc ngừng sử dụng sinh học không được khuyến nghị do khả năng tái phát triệu chứng. +Viêm cơ tự miễn Theo Alana M. Nevares, MD, The University of Vermont Medical Center Đánh giá về mặt y tế Thg10 2022 Căn nguyên Sinh lý bệnh Phân loại Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Tiên lượng Điều trị Những điểm chính Nguồn chủ đề Tự kháng thể trong viêm cơ... Heliotrope Rash Sẩn Gottron Viêm da cơ (dấu hiệu ở bàn... Viêm da cơ (cổ) Bàn tay thợ máy Viêm cơ tự miễn dịch được đặc trưng bởi các tổn thương viêm và thoái hoá ở cơ (viêm đa cơ, bệnh cơ qua trung gian miễn dịch hoại tử) hoặc ở da và cơ (viêm da cơ). +Nhóm gia đình xảy ra, và các phân nhóm kháng nguyên bạch cầu của người (HLA) có liên quan đến viêm cơ. +Khi nồng độ enzyme giảm xuống hoặc đạt mức bình thường ở nhiều bệnh nhân trong 6 đến 12 tuần, sau đó là sức bền cơ bắp được cải thiện, liều corticosteroid có thể giảm dần. +Nếu nồng độ men cơ tăng trở lại, liều corticosteroid thường được tăng lên trong khi chờ đợi tác dụng đầy đủ của các loại thuốc khác. +Mục tiêu tổng thể là nhanh chóng loại bỏ tình trạng viêm nhưng giảm thiểu việc tiếp xúc với corticosteroid trong thời gian dài, đó là lý do tại sao thuốc thứ hai (thường là methotrexate, tacrolimus hoặc azathioprine là thuốc không corticosteroid bước đầu) được bắt đầu dùng cùng lúc với corticosteroid hoặc ngay sau đó để prednisone có thể được giảm dần đến liều tối đa 5 mg mỗi ngày, lý tưởng nhất là trong khoảng 6 tháng. +Globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch là một lựa chọn tốt cho những bệnh nhân không đáp ứng nhanh với liệu pháp, phát triển các biến chứng nhiễm trùng với corticosteroid liều cao và các chất ức chế miễn dịch khác, hoặc những người đang hoá trị liệu. +Một số chuyên gia có thể kết hợp 3 thuốc ở những bệnh nhân nặng hoặc khi có độc tính corticosteroid. +Trẻ em cần liều điều trị liều prednisone ban đầu từ 30 đến 60 mg / m 2 một lần một ngày. +Đôi khi, bệnh nhân được điều trị với corticosteroid liều cao kéo dài có thể tăng yếu cơ sau đáp ứng ban đầu vì có thể mắc bệnh lý cơ chồng lấp, không đau do corticosteroid. +Ở những bệnh nhân này, CK vẫn bình thường mặc cơ yếu hơn. +Viêm cơ liên quan với ung thư thường kháng trị với corticosteroid. +Viêm cơ liên quan đến ung thư có thể đạt được lui bệnh nếu khối u được lấy đi. +í dụ, các allele của haplotype tổ tiên 8.1 (HLA-DRB 1*03 - DQA 1*05 - DQB 1*02) làm tăng nguy cơ viêm đa cơ, viêm da cơ và bệnh phổi kẽ. +Những người có bệnh tự miễn thường có nguy cơ cao bị chứng xơ vữa động mạch và cần được theo dõi chặt chẽ. +Những điểm chính Yếu cơ do viêm cơ thường gặp ở các cơ gốc chi. +Ban tím quanh hốc mắt và sẩn Gottron là tổn thương đặc hiệu cho viêm da cơ. +Để thiết lập chẩn đoán, hãy tìm phát ban đặc trưng, yếu cơ, tăng nồng độ creatine kinase và thay đổi cơ trên điện cơ đồ hoặc MRI. +Ngoại trừ bệnh nhân có những tổn thương da đặc trưng, phải làm sinh thiết cơ để xác định chẩn đoán. +Xem xét sàng lọc ung thư ở bệnh nhân ≥ 40 tuổi bị viêm da cơ và bệnh nhân ≥ 60 tuổi bị viêm đa cơ. +Điều trị bằng corticosteroid và các thuốc ức chế miễn dịch khác. +Nhiễm virus hoặc ung thư có thể là các yếu tố khởi phát bệnh. +Sự kết hợp của bệnh viêm da cơ với ung thư (gặp ít hơn ở viêm đa cơ) thấy khối u có thể gây khởi phát viêm cơ do kết quả của phản ứng tự miễn chống lại một kháng nguyên chung của mô cơ và khối u. +Sinh lý bệnh của viêm cơ tự miễn Thay đổi mô bệnh học bao gồm tổn thương và teo tế bào cơ, với nhiều mức độ viêm khác nhau. +Các cơ ở bàn tay, bàn chân và mặt ít bị ảnh hưởng hơn so các nhóm cơ khác của hệ thống vận động. +Tổn thương của các cơ ở vùng hầu họng và thự quản trên và đôi khi của cơ tim có thể gây giảm chức năng của các cơ quan đó. +Tình trạng viêm có thể xảy ra ở các khớp và phổi, đặc biệt ở những bệnh nhân có kháng thể kháng synthetase. +Viêm da cơ có đặc trưng bởi sự lắng đọng các phức hợp miễn dịch ở mạch máu và được coi là một bệnh lý mạch máu qua trung gian bổ thể. +Ngược lại, viêm đa cơ được đặc trưng bởi tổn thương cơ trực tiếp qua trung gian tế bào T, và bệnh cơ hoại tử qua trung gian miễn dịch được đặc trưng bởi thâm nhiễm chiếm ưu thế đại thực bào và bệnh thực bào cơ. +Các biểu hiện bao gồm yếu cơ đối xứng 2 bên, có thể kèm theo đau cơ, và tổ chức xơ thay thế tổ chức cơ, có thể có teo cơ, chủ yếu là tổn thương các cơ ở vùng gốc chi. +Phân loại viêm cơ tự miễn Viêm cơ tự miễn có thể được phân thành 4 nhóm, chủ yếu dựa trên mô bệnh học và triệu chứng lâm sàng: Viêm đa cơ Viêm da cơ Bệnh lý cơ hoại tử qua trung gian miễn dịch Viêm cơ thể vùi Viêm da cơ có thể được phân biệt với viêm đa cơ bằng các dấu hiệu da đặc trưng của viêm da cơ (xem Triệu chứng và Dấu hiệu). +Hình ảnh mô bệnh học cơ cũng khác nhau. +Viêm da cơ và viêm đa cơ có thể biểu hiện như các bệnh cơ đơn thuần hoặc như một phần của hội chứng kháng synthetase có thể liên quan đến viêm khớp (thường là viêm khớp không bào mòn), sốt, bệnh phổi kẽ, tăng sinh keratin ở bên quay của các ngón tay (bàn tay của người thợ cơ khí) và Hội chứng Raynaud. +Bệnh cơ hoại tử qua trung gian miễn dịch thường gặp nhất bao gồm kháng thể kháng phần nhận biết tín hiệu (SRP) liên quan với viêm cơ và viêm cơ do statin, thường có biểu hiện tiến triển nặng lên, men CK tăng rất cao, và không có tổn thương ở các cơ quan ngoài cơ (1). +Viêm cơ toàn thân gây yếu cơ ở phần gần của chân, nhưng thường liên quan đến các cơ ở phần xa (ví dụ: cơ bàn tay và bàn chân) thường kèm theo teo cơ. +Bệnh phát triển ở độ tuổi lớn hơn, tiến triển chậm hơn và thường không đáp ứng với liệu pháp ức chế miễn dịch. +Viêm cơ tự miễn cũng có thể chồng lấp với các bệnh lý khớp tự miễn khác – ví dụ, lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì toàn thể, bệnh mô liên kết hỗn hợp. +Những bệnh nhân này có các triệu chứng và dấu hiệu của các bệnh chồng lấp ngoài viêm cơ (biểu hiện như viêm da cơ hoặc viêm đa cơ). +Chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng và các bất thường về xét nghiệm về cơ bao gồm xét nghiệm creatine kinase, chụp MRI, điện cơ và sinh thiết cơ. +Đau nhiều khớp, hội chứng Raynaud, khó nuốt, triệu chứng phổi (ho, khó thở) và các triệu chứng toàn thân (sốt cao, mệt mỏi, gầy sút cân) cũng có thể có. +Các dấu hiệu tiên lượng nặng bao gồm khó nuốt, khàn tiếng, và / hoặc yếu cơ hoành. +Yếu cơ có thể tiến triển trong vài tuần tới vài tháng. +Tuy nhiên, phải tới khi 50% số lượng sợi cơ bị phá huỷ mới gây ra triệu chứng yếu cơ (ví dụ, yếu cơ cho thấy tình trạng viêm cơ đang tiến triển). +Bệnh nhân có thể khó khăn khi nâng cánh tay cao lên trên vai, leo lên bậc thang, hoặc đứng lên từ vị trí ngồi. +Đôi khi có triệu chứng đau cơ và teo cơ. +Bệnh nhân có thể cần phải sử dụng xe lăn hoặc nằm liệt giường vì yếu cơ vùng đai chậu và đai vai. +Các cơ gập cổ có thể bị ảnh hưởng nặng, làm cho bệnh nhân không thể nhấc đầu lên khỏi gối. +Một số loại viêm cơ có biểu hiện ở phổi và tim. +Yếu các cơ vùng hầu họng và thực quản trên có thể dẫn đến khó nuột và gây sặc. +Các cơ của bàn tay, bàn chân và mặt không bị ảnh hưởng, ngoại trừ trong bệnh viêm cơ thể vùi (trong bệnh này biểu hiện tổn thương ở các cơ ngọn chi, đặc trưng là các cơ ở bàn tay). +Co rút chân tay hiếm khi phát triển. +Biểu hiện khớp bao gồm đau đa khớp hoặc viêm đa khớp có sưng và các đặc điểm khác của viêm khớp không biến dạng. +Hay gặp hơn trong thể có kháng thể kháng Jo-1 hoặc các kháng thể kháng synthetase khác. +Tổn thương nội tạng (ngoại trừ vùng hầu họng và thực quản trên) ít gặp hơn trong viêm cơ tự miễn khi so với các bệnh lý khớp khác (ví dụ như lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì hệ thống). +Đôi khi, đặc biệt là ở những bệnh nhân có kháng thể kháng synthetase, bệnh phổi kẽ (biểu hiện bằng khó thở và ho) là biểu hiện nổi bật nhất. +Rối loạn nhịp tim, đặc biệt là rối loạn dẫn truyền hoặc rối loạn chức năng tâm thất, có thể xảy ra. +Triệu chứng tiêu hoá, hay gặp hơn ở trẻ em, là do viêm mạch máu và có thể bao gồm đau bụng, nôn máu, phân đen, và thủng ruột do thiếu máu. +Thay đổi da, ở bệnh viêm da cơ, bao gồm các ban sẫm màu và hồng ban. +Điều trị bằng corticosteroid kết hợp với các thuốc ức chế miễn dịch và / hoặc truyền tĩnh mạch globulin miễn dịch. +Nhạy cảm với ánh nắng mặt trời và loét da cũng có thể gặp. +Phù quanh hốc mắt với xuất hiện ban màu đỏ tím (heliotrope rash) tương đối đặc hiệu cho viêm da cơ. +Ở những vùng khác, ban ngoài da có thể hơi gồ cao và mịn hoặc có vẩy; nó có thể xuất hiện ở trán, vùng chữ V ở cổ và vai, ngực và lưng, cẳng tay và cẳng chân, mặt ngoài đùi, khuỷu tay và khớp gối, mắt cá trong, và mặt mu của các khớp ngón gần và khớp bàn ngón tay (sẩn Gottron – một trong các tổn thương da khá đặc hiệu). +Vùng nến móng và cạnh móng có thể dày lên. +Viêm da bóc vảy với nứt da có thể có ở mặt quay của các ngón tay. +Lắng đọng canxi dưới da và cơ có thể gặp, đặc biệt ở trẻ em. +Các tổn thương da nguyên phát thường khỏi hoàn toàn nhưng có thể để lại các tổn thương thứ phát (ví dụ, sắc tố màu nâu, teo, tân mạch dai dẳng, sẹo). +Ban tổn thương trên da đầu có thể giống như vảy nến và ngứa. +Những thay đổi đặc trưng của da có thể xảy ra trong trường hợp không có bệnh về cơ, trong trường hợp đó, bệnh được gọi là viêm da cơ không di căn. +Thay đổi da trong viêm da cơ Heliotrope Rash Bức ảnh này cho thấy phát ban quanh mắt và ở nếp gấp mũi và cằm ở bệnh nhân bị viêm da cơ. +Viêm cơ tự miễn thường gặp ở nữ nhiều hơn nam với tỷ lệ 2:1. +© Springer Science + Business Media Sẩn Gottron Sẩn Gottron là những sẩn có vảy, ban đỏ giống như những sẩn dạng vi-ô-lông trên mặt duỗi của các khớp gian đốt ngón gần và khớp bàn ngón tay. +© Springer Science + Business Media Viêm da cơ (dấu hiệu ở bàn tay) Ảnh này cho thấy các sẩn Gottron (trên khớp bàn ngón tay), vôi hoá dưới da (trên khớp bàn ngón tay, khớp gian đốt ngón gần và các khớp gian đốt ngón xa) và ban đỏ quanh móng và dày lên. +© Springer Science + Business Media Viêm da cơ (cổ) Hình ảnh này cho thấy những thay đổi da sẫm màu, ban đỏ do viêm da cơ. +Bàn tay thợ máy Bức ảnh này cho thấy chứng tăng sừng và nứt các ngón tay ở một bệnh nhân mắc hội chứng antisynthetase. +© Springer Science + Business Media Chẩn đoán viêm cơ tự miễn Tiêu chuẩn lâm sàng Sinh thiết cơ (bắt buộc) Nên nghi ngờ viêm cơ tự miễn ở những bệnh nhân có yếu cơ vùng gốc chi kèm theo hoặc không có cứng cơ. +Nên nghi ngờ viêm da cơ ở các bệnh nhân có triệu chứng của viêm cơ và những tổn thương da phù hợp với viêm da cơ. +Để chẩn đoán viêm cơ tự miễn, yêu cầu có càng nhiều yếu tố trong 5 yếu tố sau: Yếu cơ vùng gần Ban trên da đặc trưng Tăng các men cơ trong huyết thanh (nếu không tăng creatine kinase [CK], xét đến các men aminotranferase hoặc aldolase ít đặc hiệu hơn CK rất nhiều) Điện cơ hoặc MRI có bất thường về cơ Thay đổi trên sinh thiết cơ (xét nghiệm có giá trị xác định chẩn đoán) Các kết quả sinh thiết có thể khác nhau, nhưng viêm mạn tính với thoái hoá cơ và một số tái tạo là điển hình. +Viêm đa cơ và viêm da cơ có thể phân loại bằng sinh thiết cơ. +Sinh thiết cơ để chẩn đoán được khuyến cáo nên thực hiện trước khi điều trị viêm đa cơ để loại trừ các bệnh lý cơ khác, như mất hoặc thiếu hụt các enzym, viêm cơ hoại tử và tiêu cơ vân sau nhiễm vi rút. +Tỷ lệ mắc bệnh ở người Da đen cao gấp 3 đến 4 lần so với người Da trắng. +Sinh thiết cơ thường không cần thiết khi có các tổn thương da đặc trưng ở bệnh viêm da cơ. +Không có dấu hiệu đặc trưng trên da đối với viêm da cơ địa trên sinh thiết, nhưng không có miễn dịch huỳnh quang trực tiếp giúp phân biệt phát ban ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống. +Nên kiểm tra các kháng thể. +Kháng thể kháng nhân (ANA) dương tính ở 80% bệnh nhân. +Nếu xét nghiệm ANA dương tính, xét nghiệm thêm cho các loại kháng thể cụ thể là rất quan trọng trong việc làm tăng nghi ngờ về một hội chứng chồng lấp. +Các biểu hiện và diễn biến lâm sàng thường liên quan với các kháng thể đặc hiệu được mô tả trong. +Mối liên hệ giữa các tự kháng thể này và sinh bệnh học còn chưa rõ ràng, mặc dù kháng thể kháng Jo-1 là chất chỉ điểm đặc hiệu cho tổn thương viêm phổi kẽ, viêm khớp và hội chứng Raynaud. +Bảng Bằng chứng về việc tăng nguy cơ ung thư là tương đối mạnh đối với viêm da cơ và ít mạnh hơn đối với viêm đa cơ. +Bệnh có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng thường xảy ra nhất ở tuổi 40-60, hoặc ở trẻ em từ 5-15 tuổi. +Do đó, cần sàng lọc ung thư ở bệnh nhân ≥ 40 tuổi bị viêm da cơ hoặc bệnh nhân ≥ 60 tuổi bị viêm đa cơ vì những bệnh nhân này thường có các bệnh ung thư mà bác sĩ ít nghĩ tới. +Sàng lọc phải bao gồm khám lâm sàng vú, khung chậu và trực tràng (với xét nghiệm máu); công thức máu toàn phần, xét nghiệm sinh hoá, chụp vú, phân tích nước tiểu, chụp X-quang phổi; và các xét nghiệm cần thiết khác dựa trên tuổi của bệnh nhân. +Các thăm dò bổ sung khác dựa trên bệnh sử và kết quả khám lâm sàng. +Một số khuyến cáo chụp CT ngực, bụng và khung chậu, nội soi đại tràng, đặc biệt ở bệnh nhân viêm da cơ. +Không cần thiết phải sàng lọc ở bệnh nhân trẻ tuổi không có các triệu chứng ung thư. +Tiên lượng về bệnh viêm cơ tự miễn dịch Lui bệnh trong thời gian dài (thậm chí đạt được khỏi bệnh) gặp ở 50% bệnh nhân dược điều trị trong vòng 5 năm, thường gặp hơn ở trẻ em. +Tuy nhiên, tái phát có thể xảy ra bất cứ lúc nào. +Tỷ lệ sống sau 5 năm là 75% và cao hơn ở trẻ em. +Tử vong ở người lớn là do các yếu tố: viêm cơ nặng và tiến triển, khó nuốt, suy dinh dưỡng, suy hô hấp do nhiễm trung phổi. +Tử vong ở trẻ bị viêm da cơ thể có thể do viêm mạch ở ruột. +Căn nguyên của viêm cơ tự miễn dịch Nguyên nhân của bệnh viêm cơ tự miễn được cho là các phản ứng tự miễn với mô cơ ở những người có mang gen dễ mẫn cảm. +Viêm da cơ và viêm đa cơ thường có liên quan với tăng nguy cơ ung thư. +Điều trị viêm cơ tự miễn dịch Corticosteroid Thuốc ức chế miễn dịch (ví dụ, methotrexate, azathioprine, mycophenolate mofetil, rituximab, tacrolimus) Truyền globulin miễn dịch Giảm thiểu các hoạt động thể chất cho đến khi kiểm soát được viêm. +Đối với bệnh cấp tính, liều điều trị cho người lớn là prednisone 1 mg / kg (thường khoảng 40 đến 60 mg) lần một lần / ngày. +Đối với những trường hợp bệnh nặng có khó nuốt hoặc yếu cơ hô hấp, điều trị thường bắt đầu với corticosteroid liều cao (ví dụ, methylprednisolone 0,5 đến 1 g truyền tĩnh mạch một lần / ngày trong 3 đến 5 ngày). +Các phép đo tuần tự của creatine kinase (CK) cung cấp hướng dẫn ban đầu tốt nhất về hiệu quả điều trị. +Tuy nhiên, ở những bệnh nhân bị teo cơ lan toả, nồng độ CK có thể ở mức bình thường mặc dù có viêm cơ mạn tính, hoạt động. +Tổn thương cơ trên MRI hoặc nồng độ CK cao thường có thể giúp phân biệt viêm cơ với bệnh lý cơ do corticosteroid. +Aldolase là một xét nghiệm thay thế, mặc dù nó ít đặc hiệu hơn CK nhưng đôi khi có thể dương tính ở những bệnh nhân viêm cơ có nồng độ CK bình thường. +Bệnh Gút Theo Sarah F. Keller, MD, MA, Cleveland Clinic, Department of Rheumatic and Immunologic Diseases Đánh giá về mặt y tế Thg7 2022 Sinh lý bệnh Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Tiên lượng Điều trị Những điểm chính Tăng axit uric máu không triệu chứng Nguồn chủ đề Đánh giá các tinh thể trong... Viêm khớp bàn ngón chân cái Tophaceous Gout in Fingers Tophi Các tinh thể gút Tophus có mòn khớp Bệnh gút của ngón chân giữa Bệnh gút là một bệnh rối loạn do tăng axit uric máu (urat huyết thanh > 6,8 mg / dL [> 0,4 mmol / L]) dẫn đến kết tủa các tinh thể monosodium urat trong và xung quanh khớp, thường gây viêm khớp cấp tính hoặc mạn tính tái phát. +Bệnh gút hiếm gặp ở người trẻ nhưng thường nặng hơn ở những người khởi phát bệnh trước 30 tuổi. +Điều trị cơn bộc phát cấp tính Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có hiệu quả trong điều trị các cơn bộc phát cấp tính và thường được dung nạp tốt. +Tuy nhiên, chúng có thể có các tác dụng không mong muốn, bao gồm trào ngược hoặc chảy máu đường tiêu hoá, tăng kali máu, tăng creatinin và giữ nước. +Bệnh nhân cao tuổi và mất nước có nguy cơ cao, đặc biệt nếu có tiền sử bệnh thận. +Hầu như bất kỳ NSAID nào được sử dụng ở liều kháng viêm (liều cao) đều có hiệu quả và có hiệu quả giảm đau bắt đầu trong vài giờ. +Điều trị nên được tiếp tục trong vài ngày sau khi cơn đau và các dấu hiệu của viêm đã được giải quyết để ngăn ngừa tái phát. +Colchicin đường uống, một liệu pháp kinh điển, đạt hiệu quả đáp ứng ấn tượng ở một số bệnh nhân nếu được bắt đầu sớm ngay sau khi khởi phát các triệu chứng; nó hiệu quả nhất nếu bắt đầu trong vòng 12 đến 24 giờ của cơn bộc phát gút cấp. +Liều 1,2 mg có thể được theo sau với 0,6 mg 1 giờ sau đó; Đau khớp có xu hướng giảm sau 12 đến 24 giờ và đôi khi chấm dứt trong vòng 3 đến 7 ngày, nhưng thường cần tiếp tục dùng thuốc để đạt được hiệu quả có thể mất thời gian. +Nếu dung nạp colchicine, có thể tiếp tục dùng 0,6 đến 1,2 mg mỗi ngày một lần khi cơn bộc phát thuyên giảm. +Bệnh nhân có suy thận và tương tác thuốc, đặc biệt với clarithromycin và một số statin, phải giảm liều hoặc sử dụng các phương pháp điều trị khác. +Khó chịu ở đường tiêu hoá và tiêu chảy là những tác dụng phụ thường gặp. +Gút thường có yếu tố gia đình. +Colchicine đường tĩnh mạch không còn có sẵn ở Mỹ. +Các corticosteroid được sử dụng để điều trị các cơn bộc phát cấp. +Hút dịch các khớp bị tổn thương, sau đó tiêm corticosteroid dạng este tinh thể là rất hiệu quả, đặc biệt đối với các triệu chứng một khớp; prednisolon tebutat 4 đến 40 mg hoặc prednisolon acetat 5 đến 25 mg có thể được sử dụng, với liều tuỳ thuộc vào kích thước của khớp bị ảnh hưởng. +Prednison đường uống (khoảng 0,5 mg / kg một lần / ngày), corticosteroid tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch, hoặc một liều duy nhất hormone vỏ thượng thận (ACTH) 80 U tiêm bắp có hiệu quả, đặc biệt là trường hợp tổn thương nhiều khớp. +Cũng như NSAID, corticosteroid nên được dùng tiếp trong một vài ngày sau khi cơn bộc phát hết hoàn toàn để ngăn ngừa tái phát. +Nếu đơn trị liệu không có hiệu quả hoặc liều (ví dụ, NSAID) bị giới hạn bởi độc tính, colchicine có thể được kết hợp với NSAID hoặc corticosteroid. +Ngoài NSAID hoặc corticosteroid, phối hợp thêm các thuốc giảm đau, nghỉ ngơi, chườm đá và nẹp cố định khớp bị viêm có thể có hiệu quả. +Nếu bệnh nhân đang dùng các thuốc hạ urat máu mà khởi phát cơn bộc phát cấp tính thì nên dùng tiếp tục với liều cũ; việc chỉnh liều cần được trì hoãn cho đến khi cơn bộc phát cấp tính đã thuyên giảm. +Không có chống chỉ định bắt đầu điều trị hạ urat trong đợt bùng phát cấp tính nếu điều trị chống viêm thích hợp được đưa ra. +Nếu corticosteroid, colchicine và NSAID bị chống chỉ định hoặc không hiệu quả, có thể sử dụng thuốc đối kháng IL-1, chẳng hạn như anakinra. +Những bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hoá có tăng nguy cơ mắc bệnh gút. +Anakinra có thể giải quyết nhanh chóng cơn bộc phát và rút ngắn thời gian nằm viện của một bệnh nhân có nhiều bệnh phối hợp mà việc sử dụng các thuốc khác bị hạn chế. +Anakinra thường được dùng dưới dạng 100 mg tiêm dưới da, 1 lần / ngày, cho đến khi hết triệu chứng. +Anakinra có ưu điểm là không ảnh hưởng đến nồng độ glucose hoặc chức năng thận hoặc gây giữ nước và có thể được sử dụng cho bệnh nhân bị nhiễm trùng đang được điều trị thích hợp. +Do những cân nhắc thực tế (ví dụ: chi phí), anakinra thường không được sử dụng để điều trị các đợt bùng phát bệnh gút cấp tính ở bệnh nhân ngoại trú. +Phòng ngừa các cơn bộc phát tái phát Tần suất bùng phát cấp tính giảm bằng cách uống 0,6 mg colchicine một lần hoặc hai lần mỗi ngày (tối đa 1,2 mg mỗi ngày tuỳ thuộc vào khả năng dung nạp và chức năng thận). +Uống thêm hai viên colchicin 0,6 mg khi có dấu hiệu gợi ý đầu tiên của cơn có thể ngăn ngừa được cơn bộc phát. +Nếu bệnh nhân đang dùng liều dự phòng colchicin và đã dùng colchicin liều cao để điều trị đợt bộc phát cấp tính trong vòng 2 tuần qua, nên thay thế bằng NSAID hoặc corticosteroid để cắt cơn bộc phát. +Bệnh lý thần kinh và hoặc bệnh lý cơ (có khả năng hồi phục) có thể xảy ra khi uống colchicin kéo dài. +Tình trạng này có nhiều khả năng xảy ra ở bệnh nhân suy thận và ở những bệnh nhân cũng đang dùng một số statin hoặc macrolid, nhưng có thể hiếm khi xảy ra ở những bệnh nhân không có các yếu tố nguy cơ này. +Tần suất bùng phát cũng có thể giảm khi dùng NSAID liều thấp hàng ngày nếu chức năng thận cho phép. +Sinh lý bệnh của bệnh Gút Mức độ và thời gian tăng axit uric máu càng lớn, khả năng xảy ra bệnh gút càng cao. +Sử dụng corticosteroid lâu dài không phải là một liệu pháp dự phòng lý tưởng vì khả năng gây tác dụng phụ của nó. +Hạ nồng độ urat huyết thanh Colchicin, NSAID và corticosteroid không làm chậm quá trình tổn thương khớp do tophi gây ra vì chúng không làm giảm nồng độ urat trong huyết thanh. +Các tổn thương khớp có thể được ngăn ngừa và có thể đẩy lùi với các thuốc hạ urat máu. +Các chất lắng đọng topha được tái hấp thu bằng cách hạ thấp urat huyết thanh hoặc hoà tan bằng liệu pháp thay thế uricase. +Duy trì nồng độ urat huyết thanh dưới điểm bão hoà (mục tiêu thường là < 6 mg / dL [< 0,35 mmol / L]) cuối cùng sẽ làm giảm tần suất của các đợt bùng phát khớp cấp tính khi các chất lắng đọng được hoà tan. +Việc giảm tần suất các cơn đau khớp cấp tính được là do Ngăn chặn sản xuất urat bằng ức chế xanthine oxidase (XOI) (allopurinol or febuxostat) Tăng bài tiết urat qua nước tiểu bằng thuốc uricosuric (probenecid or losartan) Sử dụng cả hai loại thuốc cùng nhau trong bệnh gút cấp tính nặng hoặc ở những bệnh nhân không dung nạp với liều cao hơn của XOI Tăng bài tiết urat bằng cách chuyển urat thành allantoin, dễ hoà tan và bài tiết hơn, với liệu pháp thay thế uricase ở những bệnh nhân như bệnh gút có hạt tophi hoặc không đáp ứng với liệu pháp hạ urat khác Liệu pháp hạ urat được chỉ định cho những bệnh nhân bị Hạt tophi Bằng chứng về tổn thương khớp do bệnh gút trên các nghiên cứu hình ảnh Các đợt bùng phát thường xuyên hoặc gây tàn phế (ví dụ: > 2 đợt bùng phát một năm) của bệnh viêm khớp do gút Sỏi tiết niệu Bệnh nhân không thường xuyên bị cơn bộc phát nhưng có nồng độ axit uric huyết thanh > 9 mg / dL (> 0,5 mmol / L) hoặc những người bị cơn bộc phát gây khó khăn đặc biệt Nhiều bệnh kèm theo (ví dụ bệnh loét dạ dày, bệnh thận mạn tính) là các chống chỉ định tương đối đối với các thuốc điều trị cơn bộc phát đau cấp tính tái phát (NSAID hoặc corticosteroid) Tăng axit uric máu thường không được điều trị trong trường hợp không có đợt bùng phát bệnh gút hoặc sỏi thận axit uric. +Mục tiêu của liệu pháp hạ axit uric máu là làm giảm nồng độ urat huyết thanh. +Nếu không có hạt tophi, mức mục tiêu hợp lý là < 6 mg / dL (< 0,35 mmol / L), thấp hơn mức bão hoà (> 6,8 mg / dL [0,4 mmol / L] ở nhiệt độ cơ thể và pH bình thường). +Dữ liệu thuyết phục cho thấy tần suất bùng phát giảm khi nồng độ urat huyết thanh giảm xuống < 6 mg / dL với chiến lược điều trị theo mục tiêu này. +Hai thử nghiệm chọn ngẫu nhiên có đối chứng đã xác định rằng bệnh nhân có nồng độ urat huyết thanh < 6 mg / dL bị bùng phát bệnh gút ít hơn đáng kể so với những bệnh nhân có nồng độ urat huyết thanh cao hơn. +Nồng độ urat có thể tăng do Giảm bài tiết qua thận (phổ biến nhất) hoặc qua đường tiêu hoá Tăng sản xuất (hiếm gặp) Tăng lượng purin ăn vào (thường kết hợp với giảm bài tiết) Tại sao chỉ có một số người có nồng độ axit uric huyết thanh cao (urat) xuất hiện cơn bộc phát của bệnh gút không được biết đến. +Những bệnh nhân có urat huyết thanh mục tiêu (< 6 mg / dL) đã bùng phát có ít đợt bùng phát bệnh gút hơn so với những bệnh nhân trên ngưỡng urat huyết thanh này (1). +Nếu có thể sờ thấy hạt tophi hoặc nếu có khuyết tật rõ rệt do lắng đọng tophi, mục tiêu hợp lý là làm tan chúng nhanh hơn và điều này đòi hỏi mức mục tiêu thậm chí còn thấp hơn. +Nồng độ urat huyết thanh càng thấp, tophi càng nhanh hết. +Sau khi được cho là đã hoà tan hoàn toàn cặn lắng, urat huyết thanh có thể được phép tăng đến mức < 6 mg / dL. +Các thuốc có hiệu quả trong việc giảm urat máu; chế độ ăn hạn chế nhân purin ít hiệu quả hơn, nhưng việc ăn uống thực phẩm giàu purin, rượu (bia nói riêng) và bia không cồn là nên tránh. +Hạn chế carbohydrate (đặc biệt là xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao) và giảm cân có thể làm giảm nồng độ urat huyết thanh, đặc biệt ở những bệnh nhân kháng insulin vì nồng độ insulin cao ức chế bài tiết urat. +Nên khuyến khích dùng các chế phẩm sữa ít béo. +Vì các cơn bộc phát cấp tính có xu hướng phát triển trong những tháng đầu điều trị hạ axit uric máu, liệu pháp như vậy nên được bắt đầu kết hợp với colchicine hoặc NSAID một hoặc hai lần một ngày. +Điều trị loại bỏ hạt tophi có thể mất nhiều tháng nhờ việc duy trì nồng độ urat huyết thanh ở mức thấp. +Urat huyết thanh nên được đánh giá định kỳ, thường là hàng tháng trong quá trình điều chỉnh liều thuốc và sau đó ít nhất là hàng năm để đánh giá hiệu quả của liệu pháp hoặc thường xuyên hơn nếu có thay đổi thuốc hoặc tăng cân. +Giảm bài xuất qua thận là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng tăng axit uric máu. +Không nên ngừng liệu pháp hạ urat nếu bệnh nhân bị cơn bộc phát. +Allopurinol, xanthine oxidase, chất ức chế tổng hợp urat, là liệu pháp hạ urat ban đầu thường được kê đơn và ưu tiên nhất. +Các sỏi hoặc cặn axit uric có thể mất đi khi điều trị bằng allopurinol. +Điều trị thường bắt đầu với 50 đến 100 mg đường uống, 1 lần / ngày và có thể tăng dần liều lên đến 800 mg đường uống, 1 lần / ngày. +Liều có thể được chia ra nếu liều duy nhất hàng ngày gây ra rối loạn đường tiêu hoá. +Một số nhà lâm sàng khuyến cáo giảm liều khởi đầu ở bệnh nhân suy thận (ví dụ, 50 mg uống một lần / ngày nếu độ thanh thải creatinine < 60 mL / phút / 1,73 m 2) để giảm tỷ lệ phản ứng quá mẫn hệ thống hiếm gặp nhưng nặng; tuy nhiên, dữ liệu lâm sàng cho thấy hiệu quả của can thiệp này là rất hạn chế. +Liều allopurinol duy trì nên được xác định dựa vào nồng độ urat huyết thanh mục tiêu. +Liều dùng hàng ngày là 300 mg, nhưng liều này có hiệu quả trong việc giảm nồng độ axit uric huyết thanh xuống < 6 mg / dL (< 0,35 mmol / L) ở ít hơn 40% bệnh nhân bị bệnh gút. +Sự hấp thu của allopurinol có thể giảm ở liều cao hơn 300 mg, vì vậy nên cân nhắc chia liều (ví dụ: dùng hai lần mỗi ngày). +Các tác dụng không mong muốn của allopurinol bao gồm rối loạn tiêu hoá nhẹ và phát ban, có thể là dấu hiệu báo hiệu cho hội chứng Stevens-Johnson, viêm gan đe doạ đến mạng sống, viêm mạch hoặc giảm bạch cầu. +Nó có thể do di truyền (ví dụ, do sự thay đổi trong hiệu quả vận chuyển axit uric) và cũng xảy ra ở những bệnh nhân dùng thuốc lợi tiểu và những người bị các bệnh làm giảm mức lọc cầu thận (GFR). +Tác dụng không mong muốn gặp nhiều hơn ở những bệnh nhân có suy thận. +Người mang HLA-B * 5801 có nguy cơ phản ứng với allopurinol cao hơn và tỷ lệ nhiễm HLA-B * 5801 khác nhau tuỳ theo chủng tộc (2). +Do đó, Hướng dẫn Xử trí Bệnh gút năm 2020 của Đại học Thấp khớp Hoa Kỳ khuyến nghị xét nghiệm HLA B * 5801 cho bệnh nhân gốc Đông Nam Á (ví dụ: người Hán, Hàn Quốc, Thái Lan) và bệnh nhân Mỹ da đen và sử dụng một loại thuốc thay thế nếu dấu hiệu di truyền đó là hiện nay. +Allopurinol bị chống chỉ định ở những bệnh nhân dùng azathioprine hoặc mercaptopurine vì nó có thể làm giảm chuyển hoá của những thuốc này và do đó làm tăng tác dụng ức chế miễn dịch và tiêu tế bào của các thuốc này. +Nồng độ transaminase trong gan có thể t��ng cao và nên được đo định kỳ. +Febuxostat là một thuốc ức chế xanthine oxidase tổng hợp urat đắt tiền hơn (ở Mỹ). +Nó đặc biệt hữu ích ở những bệnh nhân không dung nạp allopurinol, những người có chống chỉ định với allopurinol, hoặc những người dùng allopurinol mà không giảm urat như mong đợi. +Febuxostat dường như ngăn chặn các cơn bùng phát cấp tính hiệu quả như allopurinol (3). +Febuxostat được bắt đầu với liều 40 mg uống mỗi ngày một lần và tăng lên 80 đến 120 mg uống mỗi ngày một lần nếu urat không giảm xuống < 6 mg / dL (< 0,35 mmol / L). +Febuxostat (tương tự allopurinol) bị chống chỉ định ở bệnh nhân dùng azathioprin hoặc mercaptopurin vì nó có thể làm giảm chuyển hoá của các thuốc này. +Rượu làm tăng chuyển hoá purin ở gan và làm tăng hình thành axit lactic, chất ngăn cản sự bài tiết urat bởi các ống thận, rượu cũng có thể kích thích gan tổng hợp urat. +So với allopurinol, febuxostat làm tăng nguy cơ tử vong trong một nghiên cứu trên bệnh nhân đã biết mắc bệnh tim mạch (4), nhưng một số nghiên cứu bổ sung đã không xác nhận quan sát này (5). +Men gan có thể bị tăng và nên được theo dõi định kỳ. +Uricase là một loại enzyme không có ở người, giúp chuyển đổi urat thành allantoin, chất dễ hoà tan hơn. +Pegloticase đắt tiền và được sử dụng chủ yếu ở những bệnh nhân bị bệnh gút mà các phương pháp điều trị khác đã không thành công trong việc giảm nồng độ urat huyết thanh. +Pegloticase cũng có thể được sử dụng ở những bệnh nhân có nhiều chất lắng đọng tophi mà không có khả năng bị hoà tan trong một khoảng thời gian hợp lý bằng các liệu pháp hạ urat khác. +Nó được cho dùng theo đường tĩnh mạch, 2 đến 3 tuần một lần trong nhiều tháng (thường ít nhất là 6 đến 9 tháng) để làm cạn kiệt hoàn toàn lắng đọng urat dư thừa; nó thường làm giảm nồng độ urat huyết thanh xuống < 1 mg / dL (< 0,1 mmol / L). +Pegloticase bị chống chỉ định ở những bệnh nhân bị thiếu G6PD vì nó có thể gây tan máu và chứng methemoglobin huyết. +Truyền pegloticase có thể liên quan đến các triệu chứng phù hợp với phản vệ. +Hiệu quả của chế phẩm hiện có bị hạn chế bởi tốc độ phát triển cao của các kháng thể trung hoà thuốc. +Ngộ độc chì và cyclosporine, thường ở liều cao hơn cho bệnh nhân cấy ghép, làm thay đổi chức năng ống thận dẫn đến ứ đọng urat. +Nồng độ urat không giảm xuống < 6 mg / dL (< 0,35 mmol / L) sau khi truyền pegloticase cho thấy khả năng có sự hiện diện của kháng thể kháng polyetylen glycol (chống PEG) và tăng nguy cơ phản ứng dị ứng trong tương lai; truyền thông thường sau đó được dừng lại. +Để ngăn các loại thuốc hạ urat khác che lấp tính không hiệu quả của pegloticase, không nên sử dụng các thuốc hạ urat khác cùng với pegloticase. +Tuy nhiên, việc sử dụng đồng thời thuốc ức chế miễn dịch (ví dụ methotrexate) với pegloticase có thể ngăn chặn sự phát triển của các kháng thể trung hoà. +Điều trị bằng thuốc tăng thải acid uric rất hữu ích ở những bệnh nhân bài tiết axit uric dưới mức (phần lớn bệnh nhân tăng axit uric máu), có chức năng thận bình thường và không bị sỏi thận. +Probenecid là thuốc uricosuric duy nhất có sẵn ở Hoa Kỳ. +Probenecid có thể được sử dụng như đơn trị liệu nếu cả hai allopurinol và febuxostat bị chống chỉ định hoặc không dung nạp. +Probenecid mất hiệu quả với giảm chức năng thận và thường không hữu ích với mức lọc cầu thận 50 mL / phút / 1,73 m 2. +Điều trị bằng Probenecid bắt đầu với liều 250 mg uống 2 lần / ngày, tăng liều lên nếu cần, tối đa là 1 g uống 3 lần / ngày. +Nó cũng có hiệu quả khi được thêm vào thuốc ức chế xanthine oxidase. +Thuốc hạ huyết áp và thuốc hạ huyết áp fenofibrate fenofibrate đều có tác dụng giảm uric và có thể được sử dụng để giảm axit uric ở những bệnh nhân có các lý do khác. +Tăng sản xuất urat có thể là do sự gia tăng lượng nucleoprotein trong các bệnh lý huyết học (ví dụ như u lympho, bạch cầu cấp, thiếu máu tan máu) và trong các tình trạng gây tăng tốc độ chu trình tế bào (ví dụ, bệnh viêm khớp vẩy nến, liệu pháp độc tế bào ung thư, xạ trị). +Liều salicylat thấp có thể làm giảm bài tiết axit uric và làm trầm trọng thêm tình trạng tăng axit uric máu, nhưng chỉ ở mức độ nhẹ và không nên tránh nếu có chỉ định khác như trong phòng ngừa thứ phát bệnh tim mạch. +Các phương pháp điều trị khác Lượng dịch nạp vào cơ thể ≥ 3 L / ngày là mức mong muốn đối với tất cả các bệnh nhân, đặc biệt là những người bị sỏi hoặc sỏi urat mạn tính. +Kiềm hoá nước tiểu (với kali cytrat 20-40 mEq uống 2 lần / ngày hoặc acetazolamid 500 mg uống trước khi đi ngủ) đôi khi cũng có hiệu quả đối với bệnh nhân có sỏi axit uric dai dẳng mặc dù điều trị hạ axit uric máu và bổ sung nước đầy đủ. +Tuy nhiên, kiềm hoá nước tiểu quá mức có thể gây lắng đọng các tinh thể canxi phosphat và oxalat. +Tán sỏi ngoài cơ thể với sóng xung kích có thể cần thiết để phá vỡ sỏi thận. +Tăng sản xuất urat cũng có thể do bất thường về di truyền nguyên phát và ở người béo phì, bởi vì việc sản xuất urat có mối tương quan với diện tích bề mặt cơ thể. +Những điểm chính Mặc dù tăng lượng purin đưa vào cơ thể và tăng sản xuất có thể gây ra tăng axit uric máu, nhưng nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh gút là do giảm bài tiết urat thứ phát do bệnh thận hoặc sự biến đổi di truyền trong hiệu quả vận chuyển axit uric. +Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân của việc sản xuất quá nhiều urat vẫn chưa được biết, nhưng hiếm khi có thể quy cho sự bất thường của enzym; thiếu hụt hypoxanthine-guanine phosphoribosyltransferase (thiếu hụt hoàn toàn là hội chứng Lesch-Nyhan) là một nguyên nhân có thể xảy ra, cũng như hoạt động quá mức của phosphoribosylpyrophosphate synthetase. +Nghi ngờ bệnh gút ở những bệnh nhân bị viêm khớp một khớp hoặc một vài khớp cấp tính đột ngột, không rõ nguyên nhân, đặc biệt nếu ngón chân cái hoặc bàn chân giữa bị ảnh hưởng hoặc có tiền sử các đợt viêm khớp cấp tính đột ngột, không rõ nguyên nhân tự thuyên giảm trong 7 đến 10 ngày. +Xác định chẩn đoán khi tìm thấy các tinh thể hình kim, các tinh thể urat lưỡng chiết phân cực mạnh ở trong dịch khớp; hoặc bằng chụp CT năng lượng kép hoặc hình ảnh siêu âm. +Tài liệu về tăng axit uric máu không đủ để xác định chẩn đoán viêm khớp do gút. +Điều trị các cơn bộc phát gút cấp bằng uống colchicin, một NSAID, một corticosteroid hoặc kết hợp colchicine với một NSAID hoặc một corticosteroid hoặc thuốc đối kháng interleukin-1 (IL-1). +Giảm nguy cơ bùng phát trong tương lai bằng cách kê đơn colchicine, NSAID và sử dụng thuốc suốt đời để giảm nồng độ urat huyết thanh. +Cho thuốc làm giảm nồng độ urat huyết thanh nếu bệnh nhân có cục tophi, > 2 đợt gút mỗi năm, sỏi niệu, hoặc nhiều bệnh đi kèm chống chỉ định dùng thuốc giảm đợt cấp; cá nhân hoá việc sử dụng liệu pháp hạ urate đang diễn ra ở những bệnh nhân khác. +Giảm nồng độ urat thông thường bằng allopurinol hoặc febuxostat đơn trị liệu hoặc kết hợp với thuốc uricosuric. +Tăng axit uric máu không triệu chứng Tăng uric máu không triệu chứng là tăng urat huyết thanh > 7 mg / dL (> 0,4 mmol / L) nhưng không có biểu hiện lâm sàng bệnh gút. +Nói chung, việc điều trị tăng axit uric máu không triệu chứng là không bắt buộc. +Hầu hết bệnh nhân tăng axit uric máu không triệu chứng với nồng độ urat huyết thanh cao tới 10 mg / dL (0,6 mmol / L) không phát triển các đợt bùng phát bệnh gút trong hơn 10 năm. +Tăng tiêu thụ các loại thực phẩm giàu purin (ví dụ như gan, thận, cá cơm, măng tây, cá trích, thịt nướng, nước luộc thịt, nấm, trai, cá mòi, lá lách) có thể góp phần làm tăng nồng độ axit uric máu. +Tuy nhiên, những bệnh nhân bài tiết quá nhiều urat và tái phát sỏi thận do axit uric mặc dù đã kiềm hoá nước tiểu và đủ nước có thể dùng allopurinol. +Dữ liệu quan sát cho thấy tăng axit uric máu có thể góp phần vào sự tiến triển của bệnh thận mạn tính, bệnh tim mạch và ở thanh thiếu niên, tăng huyết áp nguyên phát. +Tuy nhiên, các nghiên cứu can thiệp đã không chứng minh được rằng việc giảm nồng độ urat huyết thanh làm giảm sự tiến triển của bệnh thận. +Bia, kể cả bia không cồn, đặc biệt giàu guanosine, một nucleoside purine. +Tuy nhiên, chế độ ăn ít purine nghiêm ngặt làm giảm urat huyết thanh chỉ khoảng 1 mg / dL (0,1 mmol / L) và do đó hiếm khi là liệu pháp điều trị đủ cho bệnh nhân gút. +Urat kết tủa là tinh thể hình kim monosodium urat (MSU), được lắng đọng bên ngoài tế bào trong các mô không có mạch máu (ví dụ như sụn) hoặc trong các mô ít mạch máu (ví dụ, gân, bao gân, dây chằng, thành túi thanh dịch) và da xung quanh các khớp ngoại vi và các mô có nhiệt độ thấp (ví dụ như tai, đệm ngón tay). +Trường hợp nặng, tăng uric máu kéo dài, tinh thể MSU có thể bị lắng đọng vào các khớp trung tâm lớn hơn và trong nhu mô của các cơ quan như thận. +Ở pH axit của nước tiểu, urat kết tủa dễ dàng như dạng khối nhỏ hoặc hình kim cương có thể kết hợp để tạo thành cặn hoặc sỏi, có thể gây cản trở đường bài xuất nước tiểu. +Tophi là các khối tinh thể MSU thường xuất hiện trong khớp và mô da. +Chúng thường được bọc trong một cấu trúc hạt dạng sợi, giúp bảo vệ chúng khỏi nguyên nhân gây viêm cấp. +Các triệu chứng của bệnh gút bao gồm đau cấp tính, nóng, đỏ và sưng. +Viêm khớp cấp do gút có thể bị khởi phát bởi chấn thương, những căng thẳng do bệnh tật (ví dụ, viêm phổi hoặc các bệnh nhiễm trùng khác), phẫu thuật, sử dụng thuốc lợi tiểu thiazid hoặc các thuốc có tác dụng hạ uric máu (ví dụ, allopurinol, febuxostad) probenecid, nitroglycerin) hoặc sử dụng nhiều thức ăn giàu purin hoặc rượu. +Các cơn bộc phát gút cấp thường do sự gia tăng đột ngột hoặc, thông thường hơn, là một sự giảm đột ngột nồng độ urat huyết thanh. +Tại sao các cơn bộc phát gút cấp sau một trong những tình trạng này lại không được biết. +Tophi ở trong và xung quanh khớp có thể gây hạn chế vận động và gây biến dạng khớp, gọi là viêm khớp mạn tính do gút. +Bệnh gút làm tăng nguy cơ xuất hiện thoái hoá khớp thứ phát. +Các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh Gút Viêm khớp do gút cấp thường bắt đầu với đau đột ngột (thường là về đêm). +Khớp bàn ngón chân của ngón chân cái là thường gặp nhất (gọi là khớp bàn ngón chân cái), nhưng mu bàn chân, mắt cá chân, gối, cổ tay và khuỷu tay cũng là các vị trí thường gặp. +Hiếm gặp hơn là khớp háng, khớp vai, khớp cùng chậu, khớp ức đòn, hoặc các khớp cột sống cổ. +Cơn đau trở nên trầm trọng hơn, thường là trong vài giờ, và thường rất dữ dội. +Sưng, nóng, đỏ, và nhạy cảm đau có thể gợi ý nhiễm trùng. +Chẩn đoán xác định khi tìm thấy các tinh thể trong dịch khớp. +Da phía ngoài có thể trở nên căng, nóng, bóng, và đỏ hoặc hơi tím. +Sốt, nhịp tim nhanh, ớn lạnh và mệt mỏi đôi khi xảy ra. +tiến triển Vài cơn bộc phát đầu tiên thường chỉ ảnh hưởng đến một khớp và chỉ kéo dài vài ngày. +Các cơn bộc phát về sau có thể ảnh hưởng đến nhiều khớp cùng lúc hoặc tuần tự và kéo dài đến trên 3 tuần nếu không được điều trị. +Các cơn bộc phát tiếp theo phát triển tăng dần xen kẽ những đợt không triệu chứng ngắn. +Cuối cùng, nhiều đợt bộc phát có thể xảy ra mỗi năm. +Nếu không bắt đầu điều trị hạ urat liên tục, bệnh nhân có thể bị viêm khớp biến dạng mạn tính do bệnh gút có hạt do lắng đọng urat liên tục. +Tophi Các hạt tophi có thể sờ thấy xuất hiện ở những bệnh nhân bị bệnh gút và hiếm khi có thể xảy ra ở những bệnh nhân chưa từng bị viêm khớp gút cấp tính. +Chúng thường có màu vàng hoặc trắng, dạng nhú hoặc hạt, đơn độc hoặc nhiều hạt. +Chúng có thể xuất hiện ở các vị trí khác nhau, thường là các ngón tay, bàn tay, bàn chân, và xung quanh gân mỏm khuỷu hoặc gân Achille. +Điều trị cơn bộc phát cấp tính bằng các thuốc chống viêm. +Hạt tophi cũng có thể hình thành ở thận, các cơ quan khác và dưới da vành tai. +Các bệnh nhân có hạt Heberden thoái hoá khớp có thể xuất hiện hạt tophi bên trên. +Sự phát triển này xảy ra thường xuyên nhất ở phụ nữ cao tuổi dùng thuốc lợi tiểu, và những người này có thể bị viêm nghiêm trọng và bị chẩn đoán nhầm là viêm xương khớp. +Thông thường hạt tophi không đau, có thể bị viêm và đau dữ dội, đặc biệt là ở túi thanh dịch mỏm khuỷu, thường là sau khi bị chấn thương nhẹ hoặc không. +Hạt tophi có thể vỡ qua da, chảy ra ngoài các tinh thể urat trắng như phấn. +Các xoang này có thể bị nhiễm trùng. +Hạt tophi trong và quanh khớp có thể gây ra biến dạng khớp và thoái hoá khớp thứ phát. +Các biến chứng của bệnh gút Viêm khớp do gút có thể gây ra đau, biến dạng, và hạn chế vận động khớp. +Viêm có thể bùng phát ở một số khớp trong khi đó lại thuyên giảm ở các khớp khác. +Bệnh nhân mắc gút có thể xuất hiện sỏi tiết niệu với các sỏi axit uric hoặc sỏi canxi oxalat. +Tần suất bùng phát có thể giảm bằng cách sử dụng thường xuyên thuốc chống viêm không steroid (NSAID), colchicine hoặc cả hai cộng với việc giảm liên tục nồng độ urat huyết thanh dưới mức bão hoà (< 6,8 mg / dL [< 0,4 mmol / L) với allopurinol, febuxostat, hoặc thuốc uricosuric như probenecid. +Các biến chứng của gút bao gồm tắc nghẽn thận và nhiễm trùng, với bệnh ống thận kẽ thứ phát. +Rối loạn chức năng thận tiến triển không được điều trị, hầu hết liên quan đến đồng mắc cao huyết áp hoặc ít gặp hơn đó là một số nguyên nhân khác của bệnh thận, làm giảm bài tiết urat, dẫn đến làm tăng sự lắng đọng tinh thể trong các mô. +Bệnh tim mạch, ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và các thành phần của hội chứng chuyển hoá thường gặp ở bệnh nhân gút. +Chẩn đoán bệnh Gút Tiêu chuẩn lâm sàng Xét nghiệm dịch khớp Chẩn đoán bệnh gút nên được đặt ra ở bệnh nhân viêm một khớp hoặc viêm vài khớp cấp tính, đặc biệt là người lớn tuổi hoặc những người có các yếu tố nguy cơ khác. +Viêm khớp ngón chân cái và mu chân tái phát là yếu tố gợi ý. +Tiền sử có các cơn bộc phát cấp tính khởi đầu dữ dội và tự khỏi trong vòng 7 đến 10 ngày cũng là đặc trưng của bệnh. +Các triệu chứng tương tự có thể là gặp trong tình huống sau đây: Bệnh lắng đọng canxi pyrophosphat dihydrat (CPPD) cấp tính (tuy nhiên, canxi pyrophosphat dihydrat thường xảy ra ở các khớp lớn hơn, không biểu hiện hạt tophi, và diễn biến lâm sàng thường nhẹ hơn nhưng kéo dài) Bệnh sốt thấp khớp (thấp tim) có biểu hiện tại khớp và viêm khớp tự phát thiếu niên (tuy nhiên, những bệnh này xảy ra chủ yếu ở những người trẻ tuổi, những người hiếm khi bị bệnh gút) Viêm khớp dạng thấp (RA) (tuy nhiên, RA có xu hướng đối xứng và dai dẳng, với nhiều khớp bị ảnh hưởng hơn trong đợt bùng phát, các đợt bùng phát kéo dài trong thời gian dài hơn và các đợt bùng phát ở tất cả các khớp giảm dần; trong khi ở bệnh gút, tình trạng viêm thường bùng phát ở một số khớp khớp trong khi giảm ở những khớp khác) Gãy xương giai đoạn cấp tính ở những bệnh nhân không thể cung cấp tiền sử chấn thương (đặc biệt là gãy xương cổ chân) Viêm khớp nhiễm khuẩn cấp hoặc mạn tính; viêm khớp nhiễm trùng: chẩn đoán phân biệt dựa vào xét nghiệm dịch khớp) Các bệnh khớp tương tự Viêm quanh khớp canxi hoá cấp tính do lắng đọng tinh thể canxi phosphat cơ bản hoặc canxi oxalat Bệnh khớp tương tự được đặc trưng bởi các cơn viêm cấp tính, tái phát ở trong hoặc cạnh một hoặc đôi khi là vài khớp hoặc bao gân với khả năng tự ổn định; đau và đỏ khớp có thể nặng như ở bệnh gút. +Các cơn bộc phát thường tự giảm dần và khỏi hoàn toàn trong 1 đến 3 ngày. +Các cơn bộc phát như vậy có thể báo trước sự khởi phát của viêm khớp dạng thấp, và xét nghiệm yếu tố dạng thấp có thể giúp phân biệt; chúng dương tính ở khoảng 50% số bệnh nhân (các xét nghiệm này cũng dương tính ở 10% bệnh nhân gút). +Xét nghiệm dịch khớp Nếu nghi ngờ viêm khớp cấp do gút, chọc hút và xét nghiệm dịch khớp nên được làm ngay khi nhập viện. +Tái phát điển hình ở bệnh nhân mắc bệnh gút đã được ghi nhận trước đây không bắt buộc phải chọc dò khớp, nhưng nên thực hiện nếu có bất kỳ câu hỏi nào về chẩn đoán hoặc nếu các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân hoặc bất kỳ đặc điểm lâm sàng nào gợi ý viêm khớp nhiễm trùng. +Trong một số trường hợp, chẩn đoán bệnh gút có thể được suy đoán hợp lý dựa trên bệnh sử và các đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân hoặc dựa trên kết quả hình ảnh trong trường hợp không thể lấy được dịch khớp; tuy nhiên, mọi nỗ lực nên được thực hiện để ghi lại sự hiện diện của tinh thể MSU trong dịch khớp từ khớp bị ảnh hưởng. +Xét nghiệm dịch khớp có thể xác định chẩn đoán bằng cách tìm ra tinh thể hình kim, tinh thể urat lưỡng chiết phân cực mạnh nằm tự do trong dịch khớp hoặc bị thực bào bởi các bạch cầu. +Dịch khớp trong đợt bùng phát có đặc điểm viêm (xem bảng), thường là 2.000 đến 100.000 bạch cầu / mcL, với > 80% bạch cầu đa nhân. +Những đặc điểm này chồng lấp đáng kể với viêm khớp nhiễm khuẩn, vì vậy cần phải được loại trừ bằng nhuộm Gram (không nhạy) và nuôi cấy vi khuẩn. +Bảng Nồng độ urat huyết thanh Nồng độ urat huyết thanh tăng cao gợi ý cho chẩn đoán bệnh gút nhưng không đặc hiệu cũng không nhạy; ít nhất 30% bệnh nhân có nồng độ urat huyết thanh bình thường khi có cơn bộc phát gút cấp tính một phần do đặc tính axit uric của cytokine tiền viêm, interleukin-6 (IL-6) hoặc do urat huyết thanh giảm đột ngột gây bùng phát. +Tuy nhiên, nồng độ urat huyết thanh nền giữa các cơn bộc phát phản ánh lượng urat hoà tan của dịch ngoại bào. +Nồng độ nên được đo trong 2 hoặc 3 lần ở những bệnh nhân bị bệnh gút mới được chứng minh để thiết lập đường cơ sở. +Định lượng bài tiết axit uric niệu để phân biệt giữa sản sinh quá mức và thải trừ quá mức không còn được khuyến khích; nó không dự đoán được đáp ứng của bệnh nhân với allopurinol hoặc febuxostat (cả hai làm giảm sản sinh axit uric). +Nồng độ urat huyết thanh có thể thấp sau khi bắt đầu điều trị, nhưng các đợt bùng phát có thể tiếp tục xảy ra miễn là vẫn còn lắng đọng mô. +Gút thường gặp ở nam giới hơn nữ giới. +Việc hoà tan các chất lắng đọng urat có thể mất nhiều tháng sau khi bắt đầu điều trị. +Chẩn đoán hình ảnh Chụp X-quang khớp bị ảnh hưởng có thể được thực hiện để tìm các vết bào mòn xương hoặc tophi, nhưng chúng không cần thiết nếu chẩn đoán bệnh gút cấp tính đã được thiết lập bằng phân tích dịch khớp và hiếm khi cho thấy các vết ăn mòn ở thời điểm bùng phát đầu tiên. +Trong viêm khớp canxi pyrophosphate, lắng đọng cản quang đôi khi có thể xuất hiện trong sụn sợi, sụn khớp trong suốt (đặc biệt là đầu gối), hoặc cả hai, nhưng có thể thấy canxi hoá khi không có đợt bùng phát cấp tính. +Siêu âm có độ nhạy cao hơn (mặc dù phụ thuộc vào người làm) hơn là chụp X-quang để chẩn đoán bệnh gút. +Sự lắng đọng urat trên sụn khớp (dấu hiệu đường đôi) và các hạt tophi trên lâm sàng là những thay đổi đặc trưng. +Những triệu chứng trên rõ ràng ngay cả trước cơn bộc phát gút đầu tiên. +Chụp CT năng lượng kép (DECTs) cũng có thể phát hiện lắng đọng axit uric và có thể hữu ích nếu chẩn đoán không rõ ràng dựa trên đánh giá và xét nghiệm lâm sàng tiêu chuẩn, đặc biệt nếu không thể thực hiện hút và phân tích dịch khớp. +Chẩn đoán bệnh viêm khớp mạn tính do gút Viêm khớp gút mãn tính nên được xem xét ở những bệnh nhân mắc bệnh khớp dai dẳng không rõ nguyên nhân hoặc cục tophi dưới da hoặc xương. +X-quang thường khớp bàn ngón chân 1 hoặc khớp bị tổn thương khác có thể hữu ích. +Trên X-quang có thể thấy tổn thương khuyết xương vùng xương dưới sụn, thường gặp nhất ở khớp bàn ngón chân 1; các tổn thương phải có đường kính ≥ 5 mm mới có thể quan sát được trên X-quang. +Thông thường, gút khởi phát ở nam giới trung niên và nữ giới sau mãn kinh. +Diện khớp được bảo vệ một cách đặc biệt cho đến giai đoạn muộn trong quá trình diễn biến của bệnh. +Phát hiện dịch khớp từ tràn dịch mãn tính của các khớp bị ảnh hưởng thường được chẩn đoán. +Siêu âm chẩn đoán ngày càng được sử dụng nhiều để phát hiện dấu hiệu đường đôi điển hình gợi ý việc lắng đọng tinh thể urat, nhưng độ nhạy phụ thuộc vào người siêu âm và việc phân biệt với lắng đọng của tinh thể canxi pyrophosphat có thể rất khó khăn để kết luận. +Tiên lượng về bệnh Gút Với chẩn đoán bệnh gút sớm, liệu pháp hạ urat suốt đời cho phép hầu hết bệnh nhân sống một cuộc sống bình thường. +Đối với nhiều bệnh nhân bị bệnh tiên tiến, can thiệp làm giảm nồng độ urat huyết thanh có thể giúp tan các hạt tophi và cải thiện chức năng khớp. +Bệnh gút thường nghiêm trọng hơn ở những bệnh nhân có triệu chứng khởi phát xuất hiện trước tuổi 30 và ở những người có nồng độ uric máu nền > 9 mg / dL (> 0,5 mmol / L). +Sự phổ biến của hội chứng chuyển hoá và bệnh tim mạch có thể làm tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân bị gút. +Một số bệnh nhân đáp ứng không đầy đủ với điều trị. +Các lý do thông thường bao gồm hướng dẫn không đầy đủ cho bệnh nhân, không tuân thủ, nghiện rượu và chủ yếu là do bác sĩ không điều trị tăng axit uric máu. +Tên đề tài: Nghiên cứu độc tính và tác dụng hỗ trợ điều trị đái tháo đường typ2 của viên nang cứng Nhất đường linh Mã số: 62720201 Chuyên ngành: Y học cổ truyền Nghiên cứu sinh: Trần Thị Phương Linh Người hướng dẫn: 1. +Trần Quốc Bình 2. +Nguyễn Trần Thị Giáng Hương Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Y Hà nội Những kết luận mới của luận án: 1. +Viên nang cứng Nhất đường linh có tính an toàn và có tác dụng hạ glucose máu trên thực nghiệm: - Trên chuột nhắt trắng, với liều dung nạp tối đa 625 g dược liệu / kg thể trọng không có biểu hiện độc tính cấp. +Liều 4,8 g dược liệu / kg thể trọng / ngày (liều tương đương trên người) và liều 24g dược liệu / kg thể trọng / ngày (gấp 5 lần liều dùng trên người), uống liên tục trong 12 tuần chưa thấy biến đổi các chỉ số huyết học, sinh hoá máu và mô bệnh học gan thận thỏ. +Tên đề tài: Nghiên cứu hiệu quả giảm đau trong chuyển dạ của phương pháp gây tê ngoài màng cứng do và không do bệnh nhân tự điều khiển. +Mã số: 62720121; Chuyên ngành: Gây mê hồi sức Nghiên cứu sinh: Đỗ Văn Lợi Người hướng dẫn: GS. +Nguyễn Thụ Cơ sở đào tạo: Trường Đại Học Y Hà Nội Những kết luận mới của luận án: Với dung dịch thuốc tê bupivacain 0,1% phối hợp với fentanyl 2 µg / ml để giảm đau trong chuyển dạ. +- Sự can thiệp (về giảm đau) của nhân viên y tế của nhóm PCEA liều nền 4 ml / giờ ít hơn so với các nhóm PCEA liều nền 2 ml / giờ, không có liều nền hay nhóm CEI. +- PCEA có liều nền 2 - 4 ml / giờ mang lại sự hài lòng cho sản phụ cao hơn so với nhóm không có liều nền, và nhóm CEI. +- Phương pháp PCEA gây ức chế vận động ít hơn so với phương pháp CEI. +- Phương pháp CEI làm kéo dài thời gian từ khi sinh đến khi trẻ bú được lần đầu tiên hơn so với phương pháp PCEA không hay có duy trì liều nền 2 – 4 ml / giờ. +Chuyên ngành: VSXHH & TCYT; Mã số chuyên ngành: 62720164 Họ và tên: Lê Thanh Tuấn, NCS K31 (theo Quyết định số: 3719 / QĐ-ĐHYHN ngày 04/12/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội). Cán bộ hướng dẫn: 1. +Mô tả, so sánh được thực trạng gánh nặng tài chính do chi tiêu cho KCB (chi tiêu tiền túi trực tiếp, chi tiêu thảm hoạ, nghèo hoá) của các HGĐ tại 2 khu vực đô thị thuộc 4 quận nội thành Hà Nội (Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng), đây là cơ sở đề xuất có những chế độ hỗ trợ, giảm thiểu mức độ bất công bằng / bình đẳng trong chi tiêu cho KCB của người nghèo, phụ nữ, người cao tuổi sinh sống ở khu vực đô thị có điều kiện sinh hoạt không đảm bảo. +Đặc biệt, bằng thiết kế nghiên cứu theo dõi dọc kết hợp giữa dịch tễ học và kinh tế y tế, có sử dụng phương pháp phân tích số liệu intention-to-treatment (ITT-phân tích theo phân bố ngẫu nhiên ban đầu) và mô hình hồi quy (GEE) đa biến lặp lại, luận án đã cung cấp những bằng chứng khoa học mới, rất có giá trị và có độ tin cậy cao về mối liên quan giữa thực trạng ốm đau, sử dụng và gánh nặng chi tiêu cho DVKCB của người dân 2 khu vực đô thị với một số yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội. +Luận án đã cung cấp bằng chứng: người dân sống ở khu vực có điều kiện sinh hoạt không đảm bảo có tỷ lệ ốm đau cao hơn song lại có tỷ lệ sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh thấp hơn so với người dân sống ở khu vực có điều kiện sinh hoạt đảm bảo. +Luận án cung cấp các bằng chứng khoa học rất có giá trị hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý có thể xây dựng được các chính sách và can thiệp nhằm cải thiện tình trạng sức khoẻ, hướng tới bình đẳng / công bằng trong tiếp cận và sử dụng các DVKCB, giảm thiểu chi tiêu và gánh nặng chi tiêu cho KCB của người dân đô thị tại Việt Nam, đặc biệt là khu vực đô thị có điều kiện sinh hoạt không đảm bảo. +Luận án có thể được coi là một ví dụ về việc áp dụng phương pháp nghiên cứu theo dõi dọc, một loại hình thiết kế nghiên cứu nâng cao, có thể đưa ra các kết quả nghiên cứu chính xác và có độ tin cậy cao. +PGS.TS Hoàng Văn Minh; 2. +Vũ Hồng Cương. +Những đóng góp mới của luận án: 1. +Mô tả, so sánh được thực trạng ốm đau của người dân tại 2 khu vực đô thị thuộc 4 quận nội thành Hà Nội (Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng) để góp phần xây dựng được các chính sách và can thiệp nhằm cải thiện tình trạng sức khoẻ, hướng tới bình đẳng / công bằng trong chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của người dân đô thị tại Việt Nam, đặc biệt là các đối tượng yếu thế sống tại khu vực đô thị có điều kiện sinh hoạt không đảm bảo. +Mô tả, so sánh được thực trạng sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh của người dân tại 2 khu vực đô thị thuộc 4 quận nội thành Hà Nội (Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng) để góp phần xây dựng được các chính sách và can thiệp nhằm cải thiện tình hình, hướng tới bình đẳng / công bằng trong tiếp cận, sử dụng các DVKCB của người dân đô thị tại Việt Nam, đặc biệt là người dân tại khu vực đô thị có điều kiện sinh hoạt không đảm bảo. +Tên đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và ứng dụng phân loại mô bệnh học ung thư biểu mô tuyến phế quản theo Hiệp hội ung thư phổi quốc tế năm 2011. +Khối u trên cắt lớp vi tính lồng ngực gặp ở ngoại vi (69,4%), trung tâm (30,6%), kích thước khối u trung bình: 34,9 + 14,5 mm, nhỏ nhất 7,0 mm, lớn nhất 92mm, u dạng nhẵn (19,6%), đa cung (33,1%), tua gai (47,3%), mật độ đặc hoàn toàn (29,4%), đặc một phần (57,1%), khối u có hoại tử (12,2%), dạng kính mờ (1,2%). +Bệnh ở giai đoạn IV (50,2%), (40,8%) có tổn thương qua nội soi phế quản, hình thái thâm nhiễm niêm mạc phế quản hay gặp (38,0%). +Phân loại ung thư biểu mô tuyến phế quản theo Hiệp hội ung thư phổi Quốc tế năm 2011 và đột biến EGFR. (81,6%) được định típ bằng nhuộm thường quy HE và PAS, (18,4%) định típ bằng nhuộm hoá mô miễn dịch. +Phân típ chùm nang (47,3%), dạng nhú (15,5%), lepedic (11,8%), dạng đặc (10,2%), vi nhú (9,0%). +Biến thể: dạng nhầy (3,3%), dạng keo (1,6%), tế bào sáng (0,8%), dạng thai (0,4%), không gặp biến thể dạng ruột. +Phân típ dạng chùm nang, nhú, lepedic, đặc gặp nhiều hơn ở ngoại vi và có hình thái không nhẵn, phân típ chùm nang, đặc hay gặp ở nam giới, có tiền sử hút thuốc. +Đột biến gen EGFR gặp (51,6%), đột biến ở nữ (75,0%), không hút thuốc (71,8%). +Đột biến ở các phân típ: chùm nang (47,7%), dạng nhú (57,9%), lepedic (60,0%), vi nhú (57,1%). +Không có sự khác biệt về đột biến giữa phân nhóm tuổi, vị trí, bờ khối u, kích thước, sự di căn của khối u, giai đoạn bệnh. +Mã số: 62720144; Chuyên ngành: Nội hô hấp Nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Tình Khoá: 32 Người hướng dẫn: 1.GS.TS. +Ngô Quý Châu 2.PGS.TS. +Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ung thư biểu mô tuyến phế quản: Tuổi trung bình: 60,2 + 10,4 tuổi, tỷ lệ nam / nữ 2, 1/1. +Triệu chứng lâm sàng: đau ngực (89,0%), sút cân (86,1%), ho khan (59,2%), mệt mỏi (54,7%), sốt (34,3%), ho máu (16,7%). +Áp dụng thành thạo kỹ năng nội soi trong xử trí các chấn thương thận và các chấn thương phối hợp trong ổ bụng một cách thuần thục. +Tên đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ tắc động mạch phổi cấp ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. +Thời gian mắc bệnh (năm) (X ± SD): 7,32 ± 3,7; 83,8% trên 5 năm. +Phổ biến gặp: tắc nghẽn mức độ nặng, GOLD nhóm D, nhiều triệu chứng. +Ít gặp đợt cấp do nhiễm trùng trong nhóm TĐMP. +Bệnh đồng mắc thường gặp: suy tim (35,1%), tăng huyết áp (37,8%), đái tháo đường (27%). +Triệu chứng lâm sàng thường gặp: đau ngực (43,2%), ho máu (18,9%), bất động tại giường > 3 ngày (70,3%), tiền sử huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới (13,5%), tâm phế mạn. +(2) Cận lâm sàng: X quang phổi: vòm hoành cao một bên, tim hình giọt nước, tổn thương dạng viêm phổi, giãn phế nang, giãn động mạch phổi trung tâm. +CT-PA: huyết khối động mạch phổi phải gặp nhiều hơn phổi trái. +97,3% huyết khối mức thuỳ và phân thuỳ. +97,3% có chỉ số tắc nghẽn < 40%. +Điểm PESI: 97,3% thuộc nhóm 1 và 2. +Mã số: 62720144; Chuyên ngành: Nội Hô Hấp Nghiên cứu sinh: Nguyễn Quang Đợi; Khoá 32 Người hướng dẫn: 1. +Siêu âm tim: tăng áp lực động mạch phổi, giãn thất phải (37,8%). +Khí máu: pH > 7,45 (OR: 2,16; p = 0,03). +PCO2 < 35 mmHg (OR: 3,9; p = 0,001). +Nồng độ D-dimer: trong nhóm TĐMP cao hơn nhóm không TĐMP. +Điện tim: sóng p phế, block nhánh phải, S 1 Q 3 T 3. +Tỷ lệ và yếu tố nguy cơ TĐMP cấp ở bệnh nhân đợt cấp COPD có D-dimer ≥ 1 mg / l FEU: (1) Tỷ lệ TĐMP: 17,6%. +(2) Yếu tố nguy cơ độc lập: Tiền sử huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới, chẩn đoán COPD > 5 năm, tổn thương dạng viêm phổi, giãn phế nang, tắc nghẽn mức độ nặng, đợt cấp COPD không do nhiễm trùng, tăng huyết áp. +(3) Thang điểm Padua ≥ 4: tăng nguy cơ TĐMP với OR = 3. +Giá trị của xét nghiệm D-dimer, thang điểm Wells, thang điểm Geneva cải tiến trong chẩn đoán TĐMP cấp ở bệnh nhân đợt cấp COPD có D-dimer ≥ 1 mg / l FEU: (1) Xét nghiệm D-dimer: Không có vai trò trong chẩn đoán xác định TĐMP. +Tuy nhiên, khi phối hợp kết quả D-dimer < 2,1 mg / l FEU với thang điểm Wells < 5 hoặc thang điểm Geneva cải tiến ≤ 6 có giá trị tốt trong loại trừ TĐMP. +(2) Thang điểm Wells và thang điểm Geneva cải tiến: Giá trị của 2 thang điểm tương tự nhau và đều có vai trò tốt trong loại trừ TĐMP. +Tuy nhiên, thang điểm Geneva cải tiến dễ áp dụng, khách quan hơn và có thể thay thế thang điểm Wells trong thực hành lâm sàng, đặc biệt khi phối hợp với xét nghiệm D-dimer trong loại trừ TĐMP. +Hoàng Hồng Thái; 2. +Chu Thị Hạnh Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Y Hà Nội Những kết luận mới của luận án: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng tắc động mạch phổi (TĐMP) cấp ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có D-dimer ≥ 1 mg / l FEU: (1) Lâm sàng: Tuổi, giới: chủ yếu gặp bệnh nhân > 60 tuổi, nam gặp nhiều hơn nữ. +Tiền sử hút thuốc (bao-năm): (32,1 ± 6,1). +59,4% hút trên 30 bao – năm. +Số đợt cấp năm trước (X ± SD): 2,1 ± 1,1. +Tên đề tài: Nghiên cứu mối liên quan giữa kháng thể kháng Nucleosome và C1q với mức độ hoạt động của bệnh và tổn thương thận trong Lupus ban đỏ hệ thống trẻ em. +Kháng thể kháng C1q còn có giá trị gợi ý chẩn đoán viêm thận trong Lupus ban đỏ hệ thống trẻ em. +Điều này giúp các nhà lâm sàng sớm chỉ định sinh thiết thận, lựa chọn phác đồ điều trị thích hợp và nâng cao hiệu quả điều trị. +Mã số: 62720135 Chuyên ngành: Nhi Nghiên cứu sinh: Bùi Song Hương Người hướng dẫn: 1. +Trần Thị Chi Mai Cơ sở đào tạo: Đại học Y Hà Nội. Những kết luận mới của luận án: Lần đầu tiên nghiên cứu và định lượng được nồng độ kháng thể kháng nucleosome và kháng thể kháng C1q trong Lupus ban đỏ hệ thống ở trẻ em Việt Nam. +Nghiên cứu này có thể được sử dụng để so sánh với các nghiên cứu trong khu vực và trên thể giới. +Kháng thể kháng nucleosome và kháng thể kháng C1q được xác định có liên quan có ý nghĩa thống kê với mức độ hoạt động của bệnh nên có thể sử dụng trong đánh giá, theo dõi bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trẻ em. +Tỷ lệ PFS 6 tháng 81,7%, 1 năm là 45,2%. +Thời gian OS trung vị 19,0 tháng, trung bình: 22,4 ± 3,6 tháng (thấp nhất: 3,0; Cao nhất: 59,0). +Tỷ lệ OS: 1 năm: 56,9%; 2 năm: 27,6%. +- Phân tích đa biến các yếu tố ảnh hưởng tốt đến sống thêm không tiến triển và sống thêm toàn bộ là đáp ứng với điều trị và có điều trị duy trì bằng bevacizumab. +- Tác dụng không mong muốn của phác đồ: hay gặp nhất trên hệ tạo huyết của phác đồ là hạ bạch cầu và trên hệ tiêu hoá là tiêu chảy. +Các tác dụng không mong muốn khác gặp ở độ 1, 2 ít ảnh hưởng đến điều trị. +Tác dụng không mong muốn của bevacizumab bao gồm tăng huyết áp độ 1, 2 là 21,2%, chảy máu gặp 15,4% ở mức độ nhẹ. +Không gặp trường hợp nào trì hoãn hay ngừng điều trị do tác dụng phụ liên quan tới bevacizumab. +Qua trên ta thấy phác đồ bevacizumab phối hợp FOLFOX 4 điều trị bệnh nhân UTTT di căn an toàn và hiệu quả. +Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu về kết quả điều trị của kết hợp phác đồ hoá chất FOLFOX4 và kháng thể đơn dòng bevacizumab trong ung thư trực tràng di căn. +Kết quả từ nghiên cứu cho thấy: - Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân được cải thiện ở hầu hết các mặt chức năng: thể chất, hoạt động, cảm xúc, xã hội. +Sức khoẻ toàn diện, các triệu chứng sau điều trị cải thiện hơn so với trước điều trị. +- Đáp ứng điều trị: Nồng độ CEA sau điều trị giảm rõ so với trước điều trị. +Sau 6 chu kỳ đáp ứng hoàn toàn đạt 7,7%; đáp ứng một phần là 55,8%; bệnh tiến triển là 21,1%; tỷ lệ đáp ứng toàn bộ sau 3 đợt và 6 đợt đều là 63,5%; tỷ lệ kiểm soát bệnh sau 6 chu kì đạt 78,8%. +Nhóm bệnh nhân có di căn gan và nồng độ CEA trước điều trị < 30 ng / ml có tỷ lệ đáp ứng cao hơn, sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. +- Sống thêm: Với thời gian theo dõi trung bình 26,8 tháng: Thời gian PFS trung vị 11,5 tháng, trung bình: 12,1 ± 2,8 tháng (tối thiểu: 2,0; tối đa: 36,0). +- Nghiên cứu trên 36 bệnh nhân được chẩn đoán dính khớp háng do viêm cột sống dính khớp cho thấy về đặc điểm lâm sàng của bệnh có 42,6% trên tổng số có thời gian phát bệnh trên 10 năm, dính khớp ở cả 2 háng (52,8%) với mức độ đau trầm trọng chiếm 95,7%. +Về đặc điểm Xquang cho thấy chủ yếu bệnh nhân có viêm khớp cùng chậu giai đoạn II cả 2 bên (66,7%) và viêm khớp háng giai đoạn 3-4 theo chỉ số BASRI-h (89,4%). +Chức năng khớp háng theo thang điểm HARRIS ở cuối thời gian theo dõi là 95,86 ± 0,85, đạt kết quả ở mức rất tốt. +Tương ứng như vậy, điểm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân được cải thiện rõ rệt, thể hiện rõ từ tháng thứ 12 và tới lần theo dõi cuối cùng điểm ASQoL chỉ còn 1,09 ± 0,37 (mức độ rất hài lòng). +Xác định những đặc điểm lân sàng bổi bật, tổn thương bệnh lý trên hình ảnh chụp CHT sọ não; lần đầu tiên ở Việt Nam ứng dụng chụp CHT sức căng khuếch tán bó tháp ở để tìm ra mối tương quan trực tiếp giữa tổn thương cấu trúc với mức độ chức năng vận động trên lâm sàng ở trẻ bại não thể co cứng. +Sử dụng thuốc Dysport với liều 20 đơn vị / kg trọng lượng cơ thể vào các nhóm cơ chi dưới cho trẻ bại não thể co cứng kết hợp với phục hồi chức năng có hiệu quả cải thiện chức năng vận động tốt hơn so với nhóm chỉ tập phục hồi chức năng ở trẻ bại não thể co cứng. +Các tác dụng không mong muốn sau tiêm thuốc thường nhẹ và tự hết trong vòng 1 tuần. +Xác định được mức độ chức năng vận động thô GMFCS trước điều trị, tổn thương bó tháp có liên quan đến hiệu quả điều trị cho trẻ bại não thể co cứng. +Kết quả nghiên cứu của luận án đã cho thấy những đóng góp mới như sau: - Đưa ra được kết quả về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tính đa hình gen CYP 2 C 9*3, VKORC 1-1639 G > A, 1173 C > T ở bệnh nhân thay van tim cơ học. +- Đưa ra được kết quả về mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đa hình gen CYP 2 C 9*3, VKORC 1-1639 G > A, 1173 C > T với liều thuốc acenocoumarol ở bệnh nhân thay van tim cơ học. +Từ các kết quả này cho thấy việc xác định các đa hình gen CYP 2 C 9*3, VKORC 1-1639 G > A, 1173 C > T là rất cần thiết giúp lựa chọn liều thuốc acenocoumarol phù hợp với từng cá thể người bệnh nhằm đạt được hiệu quả điều trị cũng như hạn chế các biến chứng. +Sự thành công của nghiên cứu cũng là bước đi quan trọng mở ra những hướng nghiên cứu tiếp theo về cá thể hoá trong liệu pháp điều trị. +Qua nghiên cứu phác đồ hoá trị trước cảm ứng với Paclitaxel + Carboplatin mỗi 3 tuần x 2 chu kỳ, phối hợp với hoá - xạ trị đồng thời phác đồ Paclitaxel + Carboplatin hàng tuần trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ, giai đoạn III, không mổ được. +Chúng tôi rút ra được từ kết quả nghiên cứu những kết luận có giá trị, mang tính thời sự về đáp ứng điều trị, tái phát, thời gian sống thêm bệnh không tiến triển, thời gian sống thêm toàn bộ và các tác dụng phụ. +Đề tài đã có những đóng góp mới đó là đã đưa ra được nhận xét về hiệu quả của phác đồ hoá chất Paclitaxel-Carboplatin kết hợp hoá xạ đồng thời, nhất là việc sử dụng 2 chu kỳ hoá trị Paclitaxel – Carbopltin trước hoá - xạ trị đồng thời đã tạo ra được đáp ứng ban đầu trên bướu và hạch từ đó làm tăng hiệu quả của hoá-xạ trị đồng thời theo sau và giảm độc tính trên phổi do xạ trị. +Ngoài ra, luận án còn nêu lên được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị như: giai đoạn bệnh, V20 Gy toàn phổi, MILD toàn phổi, số lượng bạch cầu, thời điểm đáp ứng. +Luận án đã giúp cho việc chỉ định phương pháp điều trị bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn III, không mổ được, nhằm tăng hiệu quả, giảm biến chứng, có giá trị cho chuyên ngành ung thư. +Các bệnh mạn tính không lây trong đó có bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), là mô hình bệnh tật chính ở các nước có nền kinh tế phát triển. +Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về tỷ lệ mắc ĐTĐ type 2 ở người lao động cũng như ở các đối tượng làm ca, thêm giờ và kết quả cho thấy có mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ nghề nghiệp như làm ca, làm thêm giờ... Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đây là vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu kỹ hơn cho nhóm đối tượng lao động này. +Với cỡ mẫu 1755 đối tượng có thể đại diện được cho một cộng đồng những người lao động làm ca, làm thêm giờ; có đóng góp thiết thực trong việc đảm bảo sức khoẻ và nâng cao khả năng lao động cho những người lao động làm ca, thêm giờ. +Do đó, việc nghiên cứu đề tài này là thời sự, cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao. +Các chỉ số trung bình trên cung răng và khuôn mặt của trẻ em người Mường từ 12 tuổi đến 14 tuổi như sau: v Các chỉ số trên cung răng: Nghiên cứu đã tìm ra giá trị trung bình các kích thước cung răng có sự khác nhau giữa các dân tộc và chủng tộc trên thế giới, nhưng sự khác nhau ở các mức độ khác nhau. +các góc khuôn mặt hầu hết đều giảm, riêng ở nữ có một số góc tăng nhưng không có ý nghĩa thống kê. +Các khoảng cách hai môi đến đường thẩm mỹ E và S đối với nam sự thay đổi ít, nữ hầu như không thay đổi +v Các chỉ số trên khuôn mặt: Nghiên cứu đã tìm ra giá trị trung bình các kích thước khuôn mặt của trẻ em người Mường 12,13,14 tuổi. +Các tỷ lệ khuôn mặt thì trẻ em nam người Mường và trẻ em nam người Kinh nói trên có tỷ lệ các kích thước khuôn mặt giống nhau (trừ tỷ lệ rộng miệng / rộng hàm dưới) còn các tỷ lệ kích thước trên khuôn mặt ở nữ giữa trẻ em Mường và Kinh khác nhau (trừ tỷ lệ rộng mũi / rộng miệng). +2. Sự tăng trưởng cung răng và khuôn mặt * Sự tăng trưởng cung răng: - Chiều rộng cung răng giai đoạn từ 12 đến 14 tuổi ở cả hàm trên và hàm dưới của nam và của nữ đều tăng. +- Chiều dài cung răng giai đoạn từ 12 đến 14 tuổi chiều dài cung răng hàm trên và hàm dưới có kích thước tăng, có kích thước giảm nhưng sự thay đổi đều không có ý nghĩa thống kê. +- Chu vi cung răng hàm trên và hàm dưới đều giảm từ 12 tuổi đến 14 tuổi nhưng chu vi cung răng hàm dưới giảm nhiều hơn chu vi cung răng hàm trên. +* Sự tăng trưởng khuôn mặt: Các kích thước khuôn mặt từ năm 12 đến năm 14 tuổi đều tăng. +Tuy nhiên ở các giai đoạn 12 tuổi đến năm 13 tuổi và từ năm 13 tuổi đến năm 14 tuổi một số kích thước tăng giảm xen kẽ ở các giai đoạn khác nhau. +Trong nghiên cứu này, phân tích cỡ mẫu lớn với 370 thai dị tật tim bẩm sinh. +Trong số các trường hợp có bất thường NST, có 41,91% Trisomy 18; 17,65% Trisomy 21; 3,68% Trisomy 13, 2,21% bất thường NST giới tính; mất đoạn NST chiếm tỷ lệ cao với 16,18%. +Kỹ thuật BOBS phát hiện được 19 trường hợp hội chứng DiGeorge (vi mất đoạn 22 q 11.2) và các vi mất đoạn, nhân đoạn khác mà kỹ thuật Karyotyping bình thường. +Kỹ thuật Karyotyping phát hiện 12 trường hợp có bất thường cấu trúc NST: đảo đoạn, chuyển đoạn, đa hình NST. +trong đó kỹ thuật BOBS là bình thường. +Kết quả xác định được mối liên quan giữa bất thường NST và các nhóm dị tật tim bẩm sinh. +Kết hợp các phương pháp xét nghiệm NST chẩn đoán chính xác, tránh bỏ sót nhiều trường hợp bất thường NST giúp bác sĩ, sản phụ và gia đình có hướng điều trị kịp thời +Kết quả xác định tỷ lệ dị tật tim thường gặp là thông liên thất chiếm tỷ lệ cao nhất với 51,20%. +Các dị tật khác có tỷ lệ giảm dần là tứ chứng Fallot (18,03%), thông sàn nhĩ thất (7,93%), chuyển gốc động mạch (5,05%), thiểu sản tâm thất (4,81%). +Chẩn đoán NST từ mẫu dịch ối kết hợp kỹ thuật Karyotype và BOBS. +Xác định tỷ lệ cao bất thường NST ở thai nhi tim bẩm sinh là 36,76%. +Trong đó, 66,91% bất thường số lượng và 33,09% bất thường cấu trúc NST. +Vài năm trước, trong một trong những thí nghiệm hấp dẫn và đáng lo ngại nhất về tâm lý học hành vi, Stanley Milgram của Đại học Yale đã kiểm tra 40 đối tượng từ mọi tầng lớp xã hội về mức độ sẵn sàng tuân theo chỉ dẫn của 'lãnh đạo' đưa ra trong một tình huống mà các đối tượng có thể đích thân cảm thấy không thích đối với những hành động mà họ được yêu cầu thực hiện. +Nếu chủ thể vẫn lưỡng lự tiến hành, Milgram nói rằng điều quan trọng là vì lợi ích của thí nghiệm, quy trình phải được tuân thủ đến cùng. +Lập luận cuối cùng của anh ấy là, 'Bạn không có lựa chọn nào khác. +Bạn phải tiếp tục. ' +Điều mà Milgram đang cố gắng khám phá là số lượng các chủ thể giáo viên sẵn sàng gây sốc ở mức độ cao nhất, ngay cả khi đối mặt với sự lo sợ dữ dội của bản thân và về mặt đạo đức đối với các quy tắc và điều kiện của thí nghiệm. +Trước khi thực hiện thí nghiệm, Milgram đã giải thích ý tưởng của mình với một nhóm gồm 39 bác sĩ tâm thần và yêu cầu họ dự đoán tỷ lệ phần trăm trung bình trong dân số bình thường sẵn sàng sử dụng mức điện giật cao nhất là 450 vôn. +Sự đồng thuận áp đảo là hầu như tất cả các chủ thể giáo viên sẽ từ chối tuân theo người làm thí nghiệm. +Các bác sĩ tâm thần cảm thấy rằng 'hầu hết các chủ thể sẽ không vượt quá 150 vôn' và họ dự đoán thêm rằng chỉ có bốn phần trăm sẽ lên tới 300 vôn. +Hơn nữa, họ nghĩ rằng chỉ một số ít người mất trí với tỷ lệ khoảng 1/1.000 mới gây ra cú sốc cao nhất là 450 vôn. +lunatic fringe: những người hăng hái quá khích nhất trong một phong trào Kết quả thực tế là gì? +Chà, hơn 60 phần trăm các chủ thể giáo viên tiếp tục tuân theo Milgram cho đến giới hạn 450 vôn! +Cụ thể, Milgram nói với từng 'chủ thể giáo viên' tình nguyện rằng thí nghiệm này là vì mục đích giáo dục cao quý và được thiết kế để kiểm tra xem việc trừng phạt học sinh vì lỗi lầm của chúng có tác động tích cực đến khả năng học tập của học sinh hay không. +Khi lặp lại thí nghiệm ở các quốc gia khác, tỷ lệ các chủ thể giáo viên tuân theo thậm chí còn cao hơn, đạt 85% ở một quốc gia. +Làm thế nào chúng ta có thể giải thích cho sự khác biệt lớn này giữa những gì mà những người bình tĩnh, lý trí, hiểu biết dự đoán trong sự thoải mái về các nghiên cứu họ và những gì mà các giáo viên bị áp lực, bối rối, nhưng hợp tác thực sự làm trong phòng thí nghiệm về cuộc sống thực? +Xu hướng đầu tiên mà một người có thể là lập luận là phải có một loại bản năng thú tính hung hăng sẵn có nào đó đã được kích hoạt bởi thí nghiệm, và rằng các chủ thể giáo viên của Milgram chỉ tuân theo một nhu cầu thuộc về di truyền để giải phóng sự thôi thúc nguyên thuỷ bị dồn nén này lên học sinh bằng cách thực hiện sốc điện. +Một nhà sinh học xã hội hiện đại nòng cốt thậm chí có thể đi xa đến mức tuyên bố rằng bản năng hung hăng này đã phát triển như một đặc điểm có lợi, có giá trị sinh tồn đối với tổ tiên của chúng ta trong cuộc đấu tranh chống lại những khó khăn của cuộc sống trên đồng bằng và trong hang động, cuối cùng tìm đường đi vào cấu trúc di truyền của chúng ta như dấu vết còn lại về mặt thú tính xưa của chúng ta. +Một giải thích thay thế cho khái niệm về lập trình di truyền này là xem hành động của các chủ thể giáo viên là kết quả của môi trường xã hội thực hiện thí nghiệm. +Như chính Milgram đã chỉ ra, 'Hầu hết các chủ thể trong thí nghiệm nhìn thấy hành vi của họ trong một bối cảnh rộng lớn hơn là nhân từ và hữu ích cho xã hội - việc theo đuổi chân lý khoa học. +Phòng thí nghiệm tâm lý có sự khẳng định chắc chắn về tính hợp pháp và gợi lên niềm tin và sự tự tin ở những người thực hiện ở đó. +Một hành động chẳng hạn như gây sốc cho nạn nhân, mà nếu xét riêng lẻ thì có vẻ xấu xa, lại có một ý nghĩa hoàn toàn khác khi được đặt trong bối cảnh này. ' +Do đó, trong cách giải thích này, chủ thể hợp nhất tính cách đặc biệt, quy tắc cá nhân và đạo đức của mình với quy tắc của cấu trúc thể chế lớn hơn, từ bỏ các thuộc tính cá nhân như lòng trung thành, sự hy sinh và kỷ luật để phục vụ các hệ thống quyền lực dã tâm. +Ở đây, chúng tôi có hai cách giải thích hoàn toàn khác nhau về lý do tại sao rất nhiều các chủ thể giáo viên sẵn sàng từ bỏ ý thức trách nhiệm cá nhân của họ vì lợi ích của một nhân vật có thẩm quyền của thể chế. +Thiết lập thử nghiệm của Milgram liên quan đến việc đặt các chủ thể giáo viên trước một bảng gồm ba mươi công tắc có nhãn từ 'điện 15 vôn (sốc nhẹ)' đến '450 vôn (nguy hiểm - điện giật nặng)' theo các bậc 15 vôn mỗi công tắc. +Vấn đề đối với các nhà sinh vật học, tâm lý học và nhân chủng học là tìm ra cách giải thích nào trong số hai cách giải thích phân cực này hợp lý hơn. +Về bản chất, đây là vấn đề của sinh học xã hội hiện đại - để khám phá mức độ mà chương trình di truyền được lập trình quy định, hoặc ít nhất là xu hướng rõ ràng về sự tương tác của động vật và con người với môi trường của chúng, tức là hành vi của chúng. +Nói cách khác, sinh học xã hội liên quan đến việc làm sáng tỏ cơ sở sinh học của mọi hành vi. +các chủ thể giáo viên được cho biết rằng bất cứ khi nào học sinh trả lời sai một câu hỏi, một cú sốc sẽ được thực hiện, bắt đầu từ cấp độ thấp nhất và tăng dần mức độ nghiêm trọng với mỗi câu trả lời sai liên tiếp. +Trên thực tế, 'người được cho là học sinh' là một diễn viên được Milgram thuê để mô phỏng việc nhận những cú sốc bằng cách phát ra một loạt tiếng rên rỉ, la hét và quằn quại cùng với một loạt các câu nói và lời chửi mắng lên án cả thí nghiệm và người thí nghiệm. +Milgram yêu cầu các chủ thể giáo viên phớt lờ phản ứng của học sinh và thực hiện bất kỳ mức độ sốc nào được yêu cầu, theo quy tắc điều chỉnh tình huống thử nghiệm tại thời điểm đó. +Khi thí nghiệm diễn ra, học sinh sẽ cố tình đưa ra câu trả lời sai cho các câu hỏi do giáo viên đặt ra, do đó dẫn đến nhiều hình phạt điện khác nhau, thậm chí lên đến mức nguy hiểm là 300 vôn và hơn thế nữa. +Nhiều chủ thể giáo viên tránh việc thực hiện các mức trừng phạt cao hơn, và quay sang Milgram với những cái nhìn thắc mắc và / hoặc phàn nàn về việc tiếp tục thí nghiệm. +Trong những tình huống này, Milgram bình tĩnh giải thích rằng các chủ thể giáo viên phải phớt lờ tiếng kêu cứu của học sinh và tiếp tục thí nghiệm. +Đây là một vài yếu tố mà có lẽ bạn không biết về tiểu đường. +Glucose được mang đi khắp cơ thể trong máu và mức glucose được gọi là glycaemia. +Glycaemia (mức đường trong máu) ở người và động vật buộc phải không quá cao cũng không quá thấp, chỉ vừa đủ. +Glucose chạy vòng vòng trong dòng máu bây giờ phải ra khỏi máu và đi vào các mô cơ thể. +Đây là nơi mà insulin đi vào câu chuyện. +Insulin là một hóc môn được tạo ra bởi tuyến tuỵ, một tuyến nằm ngay dưới dạ dày. +Insulin mở cửa để glucose đi từ máu vào các tế bào nơi mà tạo ra năng lượng. +Ở bệnh tiểu đường, tuyến tuỵ không thể tạo ra insulin hay insulin mà nó tạo ra không đủ hoặc không hoạt động bình thường. +Không có insulin làm việc của nó, các kênh glucose bị đóng lại. +Glucose tích tụ trong máu dẫn đến mức glucose cao trong máu gây ra các vấn đề sức khoẻ liên quan đến bệnh tiểu đường. +Nó là một căn bệnh phát triển nhanh nhất trên thế giới. +Mọi người đề cập đến bệnh này như căn bệnh tiểu đường nhưng thực ra có hai loại tiểu đường riêng biệt. +Loại tiểu đường 1 là một tình trạng đặc trưng bởi mức glucose cao trong máu gây ra bởi thiếu hụt toàn bộ insulin. +Nó xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào beta sản xuất ra insulin trong tuyến tuỵ và phá huỷ chúng. +Tuyến tuỵ sau đó tạo ra ít hoặc không tạo ra insulin. +Tiểu đường loại 1 phát triển thường xuyên nhất ở những người trẻ nhưng có thể xuất hiện ở người trưởng thành. +Tiểu đường loại 2 là hình thức tiểu đường phổ biến nhất. +Trong tiểu đường loại 2, cơ thể không tạo ra đủ insulin hay các tế bào bỏ qua insulin. +Insulin cần thiết cho cơ thể để có thể sử dụng đường. +Đường là một nhiên liệu cơ bản cho các tế bào trong cơ thể và insulin lấy đường từ máu vào các tế bào. +Việc chẩn đoán bệnh tiểu đường thường phụ thuộc vào loại tiểu đường nào mà bệnh nhân đang mắc phải. +Nó là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 6 ở Úc. +Tiểu đường loại 1, các triệu chứng thường đột ngột và đôi khi thậm chí đe doạ tính mạng - hyperglycaemia (tăng đường huyết) có thể dẫn đến hôn mê - và do vậy nó hầu như được chẩn đoán khá nhanh. +Tiểu đường loại 2, nhiều người không có triệu chứng gì cả, trong khi các dấu hiệu khác có thể không được để ý, được xem như một phần của việc đang già đi. +Do vậy, vào lúc các triệu chứng được lưu ý, mức đường huyết trong máu đối với nhiều người đã có thể rất cao. +Các triệu chứng chung bao gồm: bị khát nước hơn bình thường, đi tiểu nhiều hơn, cảm thấy lờ đờ, luôn cảm thấy đói, có các vết cắt lâu lành, ngứa, nhiễm trùng da, hôi miệng, mờ mắt, thay đổi cân không rõ nguyên nhân, tâm trạng thay đổi, đau đầu, cảm thấy chóng mặt và chuột rút chân. +Hiện tại, không có phương pháp chữa trị cho tiểu đường nhưng có lượng lớn nghiên cứu đang tìm kiếm phương pháp chữa trị và cung cấp các kỹ thuật và sản phẩm kiểm soát tốt hơn cho đến khi tìm ra phương pháp chữa trị. +Dù là loại 1 hay 2, mục đích của bất kỳ phương pháp chữa trị nào cũng nhằm làm cho mức đường huyết của bạn gần với phạm vi không tiểu đường nhất có thể. +Đối với người bị tiểu đường loại 1, điều này có nghĩa là tiêm insulin mỗi ngày cộng với hướng tới lối sống lành mạnh. +Đối với những người tiểu đường loại 2, ăn uống lạnh mạnh và các hoạt động thể chất thường xuyên có lẽ tất cả những gì cần thiết đầu tiên; đôi khi thuốc hay insulin có thể cần sau này. +Lý tưởng là mức đường huyết được giữ gần với mức không bị tiểu đường thường xuyên nhất có thể, tự kiểm tra là một ý tưởng tốt. +Điều này sẽ giúp ngăn các ảnh hưởng ngắn hạn của mức đường huyết quá cáo hay quá thấp cũng như các vấn đề lâu dài có thể xảy ra. +Hơn 1 triệu người Úc mắc phải nó mặc dù 50% trong số họ chưa nhận ra. +Nếu ai đó phụ thuộc vào insulin, nó phải được tiêm chích vào cơ thể. +Insulin không thể được uống như thuốc. +Insulin sẽ được phân huỷ trong quá trình tiêu hoá như protein trong thức ăn. +Insulin buộc phải được tiêm vào chất béo dưới da để nó có thể đi vào trong máu. +Tiểu đường có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho bệnh nhân. +Khi glucose tích tụ trong máy thay vì đi vào tế bào, nó có thấy gây ra các vấn đề. +Các vấn đề ngắn hạn tương tự như các triệu chứng nhưng lượng đường huyết trong máu cao về lâu dài sẽ dẫn đến đau tim, đột quỵ, hư thận, cắt cụt chi và mù loà. +Có áp huyết và cholesterol nằm ngoài phạm vi khuyến cáo có thể cũng dẫn đến các vấn đề như đau tim và đột quỵ và sự thực 2 trong 3 người có bệnh tiểu đường cuối cùng chết vì những biến chứng này. +Những người trẻ 18-44 tuổi bị tiểu đường loại 2 có khả năng bị đau tim gấp 14 lần và bị đột quỵ lên lên đến 30 lần so với bạn bè đồng trang lứa không bị tiểu đường. +Phụ nữ trẻ tuổi chiếm hầu hết sự gia tăng nguy cơ đau tim trong khi nam giới trẻ tuổi có khả năng bị đột quỵ gấp 2 lần so với nữ giới trẻ tuổi. +Mỗi 10 phút có ai đó được chẩn đoán bị tiểu đường. +Điều này có nghĩa là số lượng lớn người sắp bị bệnh tim, đau tim và đột quỵ trong nhiều năm, đôi khi thậm chí nhiều thập kỷ trước khi họ đến lúc phải mắc bệnh. +Quá nhiều sự thật nhưng tiểu đường chính xác là gì? +Bệnh tiểu đường là cái tên được đặt cho một nhóm các bệnh lý khác nhau có quá nhiều glucose trong máu. +Đây là những gì xảy ra: cơ thể cần glucose như nguồn nhiên liệu hoặc năng lượng chính của nó. +Cơ thể tạo ra glucose từ thực phẩm có chứa carbohydrate như các loại rau chứa carbohydrate (như khoai tây và bắp) và thức ăn ngũ cốc (như bánh mì, mì ý và gạo) cũng như trái cây và sữa. +Một ngành mới nổi gọi là thẩm mỹ thần kinh đang tìm cách mang lại tính khách quan khoa học cho việc nghiên cứu nghệ thuật và đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nhiều kiệt tác. +Sau đó, họ phải đánh giá cái nào họ thích hơn. +Một phần ba số bức tranh không có chú thích, trong khi nhiều bức tranh được dán nhãn sai - những người tình nguyện có thể nghĩ rằng họ đang xem những nét vẽ lộn xộn của một con tinh tinh trong khi họ thực sự đang nhìn thấy một kiệt tác nổi tiếng. +Trong mỗi nhóm thử nghiệm, các tình nguyện viên thường thích tác phẩm của các nghệ sĩ nổi tiếng, ngay cả khi họ tin rằng đó là của một con vật hoặc một đứa trẻ. +Dường như người xem có thể cảm nhận được tầm nhìn của nghệ sĩ trong các bức tranh, ngay cả khi họ không thể giải thích tại sao. +Robert Pepperell, một nghệ sĩ làm việc tại Đại học Cardiff, tạo ra những tác phẩm mơ hồ không hoàn toàn trừu tượng cũng không mang tính biểu đạt rõ ràng. +Trong một nghiên cứu, Pepperell và các cộng tác viên của ông đã yêu cầu các tình nguyện viên quyết định mức độ mạnh mẽ mà họ quan tâm đến một tác phẩm nghệ thuật và liệu họ có thấy điều gì quen thuộc trong tác phẩm hay không. +Càng mất nhiều thời gian để trả lời những câu hỏi này, họ càng đánh giá cao tác phẩm được xem xét kỹ lưỡng và hoạt động thần kinh của họ càng lớn. +Có vẻ như bộ não coi những hình ảnh này là những câu đố, và càng khó giải mã ý nghĩa thì khoảnh khắc nhận ra càng xứng đáng. +Còn những nghệ sĩ như Mondrian, những bức tranh chỉ bao gồm các đường ngang và dọc bao quanh các khối màu thì sao? +Các tác phẩm của Mondrian có vẻ đơn giản, nhưng các nghiên cứu theo dõi ánh mắt xác nhận rằng chúng được sáng tác một cách tỉ mỉ và việc xoay một tác phẩm sẽ thay đổi hoàn toàn cách chúng ta nhìn nhận tác phẩm đó. +Ví dụ, hình ảnh mờ của các bức tranh trường phái Ấn tượng dường như kích thích hạch hạnh nhân của não. +Với bản gốc, mắt của các tình nguyện viên có xu hướng dừng lại lâu hơn ở một số vị trí nhất định trong hình ảnh, nhưng với các phiên bản đã thay đổi, chúng sẽ lướt qua một tác phẩm nhanh hơn. +Kết quả là, các tình nguyện viên cho là các phiên bản đã thay đổi ít thú vị hơn khi họ đánh giá tác phẩm sau đó. +Trong một nghiên cứu tương tự, Oshin Vartanian của Đại học Toronto đã yêu cầu các tình nguyện viên so sánh các bức tranh gốc với những bức tranh mà ông đã thay đổi bằng cách di chuyển các đối tượng xung quanh trong khung. +Anh ấy nhận thấy rằng hầu hết mọi người đều thích bản gốc hơn, cho dù đó là tranh tĩnh vật của Van Gogh hay tranh trừu tượng của Miro. +Vartanian cũng phát hiện ra rằng việc thay đổi bố cục của các bức tranh làm giảm sự kích hoạt ở những vùng não liên quan đến ý nghĩa và cách diễn giải. +Trong một thí nghiệm khác, Alex Forsythe của Đại học Liverpool đã phân tích sự phức tạp về mặt thị giác của các tác phẩm nghệ thuật khác nhau và kết quả của cô cho thấy nhiều nghệ sĩ sử dụng mức độ chi tiết quan trọng để làm hài lòng bộ não. +Theo Forsythe, quá ít thì tác phẩm trở nên nhàm chán, nhưng quá nhiều thì dẫn đến một loại 'quá tải về nhận thức'. +Hơn nữa, những tác phẩm hấp dẫn cả trừu tượng và mang tính biểu hiện, cho thấy dấu hiệu của 'phân dạng' - các mô típ lặp đi lặp lại có định kỳ theo các tỷ lệ khác nhau, các phân dạng phổ biến trong tự nhiên, ví dụ như trong hình dạng của đỉnh núi hoặc cành cây. +Có thể là hệ thống thị giác c���a chúng ta, đã phát triển ở ngoài trời, thấy việc xử lý các mẫu như vậy dễ dàng hơn. +Điều thú vị nữa là bộ não dường như xử lý chuyển động khi chúng ta nhìn thấy một bức thư viết tay, như thể chúng ta đang diễn lại khoảnh khắc sáng tạo của người viết. +Vì hạch hạnh nhân đóng một vai trò quan trọng trong cảm xúc của chúng ta nên phát hiện đó có thể giải thích tại sao nhiều người thấy những mảnh ghép này rất xúc động. +Điều này khiến một số người tự hỏi liệu các tác phẩm của Pollock có cảm giác sống động như vậy bởi vì bộ não tái tạo lại các hoạt động tràn đầy năng lượng mà người nghệ sĩ đã sử dụng khi vẽ hay không. +Điều này có thể là do 'tế bào thần kinh phản chiếu' trong não của chúng ta, được biết là bắt chước hành động của người khác. +Tuy nhiên, giả thuyết sẽ cần phải được kiểm tra kỹ lưỡng. +Thậm chí có thể xảy ra trường hợp chúng ta có thể sử dụng các nghiên cứu về thẩm mỹ thần kinh để hiểu tuổi thọ của một số tác phẩm nghệ thuật. +Mặc dù các xu hướng của thời đại có thể định hình những gì hiện đang phổ biến, nhưng những tác phẩm phù hợp nhất với hệ thống thị giác của chúng ta có thể sẽ tồn tại lâu nhất khi các xu hướng của các thế hệ trước đã bị lãng quên. +Vẫn còn sớm đối với lĩnh vực thẩm mỹ thần kinh - và những nghiên cứu này có lẽ chỉ là một thị hiếu của những gì sắp xảy ra. +Tuy nhiên, sẽ thật ngu ngốc nếu quy sự đánh giá nghệ thuật vào một tập hợp các định luật khoa học. +Chúng ta không nên đánh giá thấp tầm quan trọng của phong cách của một nghệ sĩ cụ thể, vị thế của họ trong lịch sử và môi trường nghệ thuật của thời đại họ. +Nghệ thuật trừu tượng mang đến cả thách thức và sự tự do để biểu diễn với những cách diễn giải khác nhau. +Ở một khía cạnh nào đó, nó không quá khác biệt so với khoa học, nơi chúng ta không ngừng tìm kiếm các hệ thống và giải mã ý nghĩa để có thể nhìn và đánh giá thế giới theo một cách mới. +Liệu cách tiếp cận tương tự cũng có thể làm sáng tỏ các tác phẩm trừu tượng của thế kỷ 20, từ các khối màu hình học của Mondrian, đến sự sắp xếp các mảng sơn có vẻ lộn xộn trên vải của Pollock? +Những người hoài nghi tin rằng mọi người tuyên bố thích những tác phẩm như vậy chỉ vì chúng nổi tiếng. +Chúng tôi chắc chắn có một khuynh hướng đi theo đám đông. +Ví dụ, khi được yêu cầu đưa ra các quyết định dựa trên nhận thức đơn giản, chẳng hạn như ghép một hình với hình xoay của hình đó, mọi người thường chọn một câu trả lời hoàn toàn sai nếu họ thấy những người khác cũng làm sai như vậy. +Thật dễ dàng để tưởng tượng rằng tâm lý này sẽ còn tác động nhiều hơn đến một khái niệm mơ hồ như đánh giá nghệ thuật, nơi không có câu trả lời đúng hay sai. +Angelina Hawley-Dolan, thuộc Đại học Boston, Massachusetts, đã phản hồi cuộc tranh luận này bằng cách yêu cầu các tình nguyện viên xem các cặp tranh - tác phẩm của các nghệ sĩ trừu tượng nổi tiếng hoặc bức vẽ nguệch ngoạc của trẻ sơ sinh, tinh tinh và voi. +Hầu hết nam và nữ thanh niên sẽ bị ít nhất một vài mụn trong đời. +Nhưng bạn không phải chờ đợi để lớn lên sẽ hết mụn hoặc để cho mụn tự nó diễn biến. +Ngày nay, hầu hết các trường hợp bị mụn trứng cá đều có thể được giải quyết. +Đôi khi, mụn cũng có thể dự phòng. +Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn hoặc chuyên gia da liễu (bác sĩ chuyên điều trị các vấn đề về da) về cách có thể giúp bạn ngăn ngừa mụn trứng cá và hỏi liệu điều trị có tác dụng với bạn hay không. +Nhiều yếu tố có thể gây ra mụn trứng cá ở phụ nữ: Hormone thay đổi trong tuổi dậy thì. +Ở tuổi dậy thì, bạn gái có sự gia tăng hormone giới tính gọi là androgen. +Sự gia tăng này làm cho các tuyến trở nên lớn hơn và làm cho bã nhờn nhiều hơn. +Hormone thay đổi ở người trưởng thành. +Chu kỳ kinh nguyệt là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây ra mụn trứng cá. +Mụn thương tổn có xu hướng hình thành một vài ngày trước khi chu kỳ bắt đầu và biến mất sau khi chu kỳ kết thúc. +Nhưng dường như mụn trứng cá ảnh hưởng đến nam giới và nữ giới theo những cách khác nhau. +Sự thay đổi nội tiết tố khác, chẳng hạn như mang thai và thời kỳ mãn kinh, cải thiện mụn trứng cá ở một số phụ nữ. +Nhưng một vài phụ nữ lại có mụn trứng cá trầm trọng hơn trong những thời gian này. +Ngừng sử dụng thuốc tránh thai cũng có thể đóng vai trò tốt. +* Các loại thuốc. +Một số loại thuốc, chẳng hạn như những loại sử dụng để điều trị bệnh động kinh và một số dạng trầm cảm. +* Áp lực hay ma sát trên da. +Ma sát gây ra bởi mũ bảo hiểm xe đạp hoặc ba lô có thể làm cho mụn trứng cá nặng hơn. +Nếu những người khác trong gia đình của bạn có mụn trứng cá, thì khả năng bạn bị mụn trứng cá sẽ lớn hơn. +Nam thanh niên có nhiều khả năng bị mụn dạng nghiêm trọng hơn. +Nghiên cứu cho thấy rằng những thuốc tránh thai này có thể loại bỏ mụn trứng cá bằng cách làm chậm lại các tuyến bã nhờn ở da hoạt động quá mức. +Đôi khi, thuốc tránh thai được sử dụng cùng với một loại thuốc tên là spironolactone để điều trị mụn trứng cá ở phụ nữ trưởng thành. +Thuốc này làm giảm nồng độ của hormone androgen trong cơ thể. +Androgen kích thích tuyến dầu của da. +Spironolactone không thích hợp để điều trị cho tất cả bệnh nhân. +Mụn ở phụ nữ trẻ có khuynh hướng bị ngẫu nhiên nhiều hơn và liên quan tới những biến đổi hoóc môn, chẳng hạn như chu kỳ kinh nguyệt. +Khi phụ nữ có tuổi, mụn trứng cá thường dễ chịu hơn. +Nhưng một số phụ nữ bị mụn trứng cá trong nhiều năm. +Phụ nữ có thể có cảm giác trầm cảm, hình ảnh cơ thể xấu, hoặc tự ti. +Tự thực - Cơ thể bạn giải độc và tự sửa chữa như thế nào Dr. Mercola 11/3/2016 Trong khi có nhiều cách khác nhau để đào thải các chất độc tích tụ trong cơ thể bạn, từ thực phẩm giải độc, các tác nhân giải độc hoá học hoặc / và tự nhiên, cho đến tắm hơi, nhưng có một quá trình sinh học được gọi là sự tự thực đóng vai trò rất then chốt. +Và, trong thực tế, tập thể dục là một trong những cách để thúc đẩy sự tự thực. +Có thể bạn đã biết, luyện tập thể thao tạo ra sự hư tổn nhẹ ở các cơ bắp và các mô mà cơ thể bạn sẽ phục hồi sau đó, và bằng cách này cơ thể của bạn khoẻ mạnh hơn. +Rèn luyện thân thể cũng giúp đào thải các chất độc qua mồ hôi, và nó cũng hữu ích cho bất kỳ chương trình giải độc nào. +Trong thực tế, nhiều người xem việc tập thể dục như một khía cạnh nền tảng để giải độc hiệu quả. +Ví dụ, Tiến sĩ George Yu, người đã tham gia các thử nghiệm lâm sàng giúp giải độc cho những người trong chiến tranh vùng Vịnh, khuyến nghị nên kết hợp tập thể dục, tắm hơi, và bổ sung niaxin để tối đa hoá việc loại bỏ các độc tố qua da. +Tập thể dục là một yếu tố quan trọng bởi nó cũng làm giãn mạch và tăng lưu lượng máu. +Hơn nữa, như đã được lưu ý trong bài viết: Một nghiên cứu đã xem xét các không bào tự thực (autophagosome), các cấu trúc hình thành nên các thành phần của tế bào mà cơ thể muốn tái tạo. +Sau khi tạo ra các con chuột thí nghiệm với autophagosome có màu xanh sáng các nhà khoa học thấy rằng tỷ lệ mà những con chuột này phá huỷ các tế bào của chúng một cách lành mạnh đã tăng lên đáng kể sau khi chúng chạy được 30 phút trên cối xay guồng. +Thuật ngữ tự thực có nghĩa là tự ăn chính mình, nói đến các quá trình mà nhờ đó cơ thể làm sạch tất cả các chất cặn, bao gồm cả độc tố, và tái tạo các cơ quan của tế bào bị thương tổn. +Tốc độ này tiếp tục tăng lên cho đến khi chúng chạy được 80 phút. +Bạn cần tập thể dục như thế nào để Tối ưu hoá Quá trình Tự thực? +Lượng vận động cần thiết để kích thích tự thực ở người vẫn còn chưa biết, tuy nhiên người ta tin rằng tập thể dục cường độ cao là hiệu quả hơn so với tập thể dục nhẹ, mà chắc chắn có ý nghĩa logic. +Như đã nói, nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng vùng lý tưởng mà tại đó việc tập thể dục tạo ra lợi ích lớn nhất với tuổi thọ con người là từ 150 đến 450 phút luyện tập các bài tập có cường độ vừa phải mỗi tuần, làm giảm nguy cơ chết sớm tương ứng là từ 31 đến 39%. +Chương trình tập luyện có khối lượng các bài tập cường độ cao chiếm ít nhất 30% cũng đã được chứng minh là giúp kéo dài tuổi thọ hơn khoảng 13 phần trăm, so với chế độ tập ở một mức độ vừa phải nhất quán theo thời gian. +Thực hiện theo những hướng dẫn tổng quát này có thể sẽ giúp bạn tối đa hoá sự tự thực. +Làm thế nào để hoàn toàn Ức chế Sự tự thực Một trong những cách nhanh nhất để dừng sự tự thực là ăn protein. +Điều này sẽ làm kích thích IGF-1 và mTOR, là những chất có khả năng ức chế sự tự thực. +Đó là lí do tại sao hạn mức protein tốt nhất là 40 đến 70 gam mỗi ngày, phụ thuộc vào khối lượng nạc cơ thể của bạn. +Công thức cụ thể là một gram protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể người nạc, hoặc một nửa gram protein cho mỗi pound (cân Anh) trọng lượng cơ thể nạc. +Đây là video cung cấp một cái nhìn sâu sắc hơn, dưới khía cạnh hoá sinh học, về các quá trình tự thực liên quan đến sức khoẻ và bệnh tật. +Lượng protein đáng kể có thể được tìm thấy trong trong thịt, cá, trứng, sản phẩm từ sữa, các loại đậu, các loại quả hạch và các loại hạt. +Một số loại rau củ cũng chứa hàm lượng lớn protein – ví dụ như bông cải xanh. +Để đáp ứng 40 gam protein thì bạn không cần phải ăn quá nhiều thực phẩm – chỉ tương đương 1 miếng ức gà 170 gam. +Để xác định bạn có đang nạp quá nhiều protein hay không, đơn giản chỉ cần tính toán lượng protein mà cơ thể cần, dựa trên tổng khối lượng nạc của cơ thể, và viết ra những thứ bạn sẽ ăn trong một vài ngày. +Rồi tính lại lượng protein hàng ngày bạn nạp được từ tất cả các nguồn. +Nếu trung bình bạn đang tiêu thụ nhiều hơn rất nhiều so với mức tối ưu, hãy điều chỉnh giảm cho phù hợp. +Những thông tin sau đây sẽ cho bạn cái nhìn tổng quát về hàm lượng protein trong các loại thực phẩm khác nhau. +– Thịt đỏ, thịt lợn, gia cầm và hải sản chứa trung bình 6-9 gam protein mỗi ounce (28 g). +- Một lượng lý tưởng đối với hầu hết mọi người là một khẩu phần 3 - ounce thịt hoặc hải sản (không phải 9 hoặc 12 - ounce bít-tết!) +, cung cấp khoảng 18-27 gram protein – Các loại hạt và các loại quả hạch chứa trung bình 4-8 gam protein cho mỗi 59ml – Các loại ngũ cốc nấu chín chứa trung bình 5-7 gam mỗi 236ml – Trứng chứa khoảng 6-8 gam protein mỗi quả. +Như đã được giải thích bởi Greatist cho những người không có chuyên môn về y khoa: Các tế bào tạo ra những lớp màng để lùng ra những mảnh vụn của các tế bào chết, bị bệnh, hay bị hỏng; nuốt lấy chúng; tách rời chúng ra thành từng mảnh; và sử dụng các phân tử còn lại để tạo năng lượng hay tạo ra những bộ phận trong tế bào mới. +Sự tự thực là một cách để loại bỏ các ty thể bị thương tổn, nhưng sự tạo ra ty thể là quá trình nhân đôi các ty thể khoẻ mạnh. +Điều thú vị là tập thể dục đóng vai trò kép bởi nó không những kích thích sự tự thực mà còn là một trong những chất kích thích hiệu nghiệm của sự sinh ty thể. +Nó thực hiện điều đó bằng cách tăng một tín hiệu trong cơ thể bạn gọi là AMPK, từ đó kích hoạt PGC-1 alpha. +Bằng cách kích thích các ty thể làm việc chăm chỉ hơn, ty thể của bạn bắt đầu tạo ra các gốc tự do oxy hoá (ROS), mà ROS hoạt động như các phân tử tín hiệu. +Một trong những chức năng mà chúng báo hiệu là để tạo ra nhiều ty thể hơn. +Về bản chất, chìa khoá để ngăn ngừa bệnh tật – thật sự loại bỏ các nguy cơ ung thư, bệnh tim, tiểu đường, nhiều bệnh khác – và làm chậm quá trình lão hoá, nằm trong việc tối ưu hoá chức năng của ty thể và gia tăng số lượng ty thể. +Rất may, tập thể dục sẽ giúp bạn đạt được cả hai. +Nhịn ăn gián đoạn – Một cách khác để tăng Tự thực Ăn đói là một tác nhân gây stress sinh học tạo ra nhiều kết quả có lợi, bao gồm tự thực. +Tiến sĩ Colin Champ, bác sĩ chuyên khoa u bướu bức xạ đã có chứng nhận của hội đồng chuyên khoa và là trợ lí giáo sư của Trung tâm Y khoa Đại học Pittsburgh giải thích quá trình tự thực như sau: Hãy coi nó như chương trình tái tạo bẩm sinh của cơ thể. +Quả thực, có một số các lợi ích gắn liền với nhịn ăn – chẳng hạn giảm nguy cơ bệnh tiểu đường và tim mạch - có thể ít ra một phần là do quá trình này. +Trong khi có rất nhiều loại lịch trình ăn đói không liên tục, nếu bạn là kháng insulin, thì đề nghị cá nhân của tôi là ăn đói mỗi ngày bằng cách lên lịch tất cả bữa ăn uống của bạn phạm vi khoảng 8 giờ hoặc ít hơn. +Ví dụ, bạn có thể hạn chế ăn uống của bạn từ 11:00 trưa đến 07:00 tối. +Trước đây tôi đã để đề nghị bỏ bữa sáng, nhưng từ đó đến nay tôi đã nhận ra rằng có lẽ việc bạn bỏ bữa ăn nào - bữa ăn sáng hoặc bữa ăn tối – thì không quan trọng miễn là bạn bỏ bớt một bữa là được. +Một số người thực sự vật vã nếu không ăn sáng, vì vậy cứ coi nó như chơi đùa và tìm ra cách tốt nhất cho bạn. +Ăn uống từ 08:00 đến 16:00 giờ có thể tác dụng tốt hơn cho một số người, và lịch trình này thực sự có một lợi thế bổ sung, bởi vì giờ bạn được nhịn ăn vài giờ trước khi đi ngủ. +Tôi tin rằng cách tốt nhất cho hầu hết mọi người tránh ăn ba giờ trước khi đi ngủ, bơi vì sản xuất năng lượng khi bạn không cần nó là điều cực chẳn đã bạn phải làm. +Có bằng chứng thuyết phục cho thấy rằng khi bạn cung cấp nhiên liệu cho các ty lạp thể của bạn tại một thời điểm khi họ không cần, họ bị rò rỉ một số lượng lớn các electron giải phóng loài ôxy phản ứng là gốc tự do. +Các gốc tự do gây tổn hại DNA của ty lạp thể và cuối cùng hạt nhân của mình. +Sự tự thực làm cơ thể trở thành cỗ máy hiệu quả hơn, để thoát khỏi những phần bị lỗi, ngăn chặn sự phát triển ung thư, và sự rối loạn chức năng trao đổi chất như béo phì và tiểu đường. +Ngoài ra còn có bằng chứng cho thấy rằng các tế bào ung thư đều đã bị hư hỏng ti thể, vì vậy ăn quá gần giờ đi ngủ không phải là một ý tưởng tốt. +Cá nhân tôi phấn đấu trong sáu giờ nhịn ăn trước khi đi ngủ, nhưng ở mức tối thiểu, tránh ăn ít nhất ba giờ trước khi đi ngủ. +Để thúc đẩy sự tự thực, hãy chuyển sang Chế độ ăn giàu chất béo, ít carbohydrate (High-Fat, Low-Carb) Chế độ ăn sinh ketone là chiến lược thứ ba sẽ giúp tăng sự tự thực, và để thực hiện điều này, bạn cần phải cắt giảm lượng carb không xơ (trong gạo, khoai tây, bánh mỳ) và tăng lượng chất béo lành mạnh trong chế độ ăn uống của mình, cùng với một lượng protein vừa phải. +(Nhiều người Mỹ có xu hướng ăn nhiều protein hơn mức họ cần, điều này sẽ làm những nỗ lực ăn theo chế độ ketosis mất tác dụng). +Theo Champ: Chế độ ăn sinh ketone giống như một sự xâm nhập vào quá trình tự thực. +Hầu hết người Mỹ tiêu thụ các chất béo có hại như dầu thực vật đã qua xử lý, điều này sẽ làm cho sức khoẻ của bạn ngày một tồi tệ hơn. +Bằng cách thúc đẩy quá trình tự thực của cơ thể, các chứng viêm sưng sẽ giảm, cùng với đó bạn cũng sẽ làm chậm quá trình lão hoá, và tối ưu hoá các chức năng sinh học. +Không chỉ đã được xử lý, dầu thực vật còn rất giàu omega-6 và chất béo omega-6 thừa sẽ tích hợp vào bên trong màng ty thể và trở nên rất nhạy cảm với sự tổn hại các gốc oxy hoá, làm ty thể của bạn chết sớm. +Giữ mức sử dụng chất béo omega-6 ở mức thấp hơn 4-5% tổng lượng calo nạp vào hàng ngày là tốt nhất. Thay thế chất béo omega-6 với các chất béo lành mạnh – như là chất béo tự nhiên, chưa qua xử lý – thường được tìm thấy trong các loại thực phẩm thật sự như các loại hạt, các loại quả hạch, bơ tự nhiên, dầu ô-liu, quả bơ hay dầu dừa. +Cũng rất quan trọng khi phân biệt rõ ràng các loại thực phẩm mà chúng tôi nói đến khi bàn về low-carb, vì rau củ quả cũng là carb. +Tuy nhiên, carb có chất xơ (ví dụ như rau củ quả) sẽ không thúc đẩy sự trao đổi chất của cơ thể theo sai hướng – chỉ có carb không chứa chất xơ mới có tác dụng như vậy (hãy nghĩ về đường và những thứ có thể chuyển hoá thành đường, như nước ngọt có gas, ngũ cốc đã qua xử lý, pasta, bánh mì và bánh quy,). +Quan trọng hơn, cấu trúc chất xơ không bị bẻ gãy bởi đường nhưng sẽ di chuyển xuống dưới hệ tiêu hoá, được tiêu hoá bởi vi khuẩn có trong dạ dày của bạn, và biến thành những chất béo chuỗi ngắn có lợi cho sức khoẻ. +Nếu bạn nhìn vào bảng giá trị dinh dưỡng trên một hộp thực phẩm đã qua xử lý, nó sẽ liệt kê tổng giá trị carb, và một lần nữa, đây không phải là điều chúng ta đang nói đến. +Để tính lượng carb không chứa chất xơ nguy hại từ thực phẩm, đơn giản chỉ cần lấy tổng lượng carb từ thực phẩm trừ đi lượng chất xơ có trong đó. +Hãy nhớ rằng, bạn vẫn cần carb, nhưng bạn cần chúng từ rau củ quả, nguồn cung này cũng rất giàu chất xơ. +Sức khoẻ và Tuổi thọ là kết quả từ Chức năng của Ty thể Nó từ lâu đã biết rằng tế bào gốc trung mô (MSC) trong cơ xương là một phần quan trọng của quá trình sửa chữa cơ bắp. +Fight Aging đã lưu ý: Quá trình tự thực diễn ra nhiều hơn trong các mô nghĩa là có ít tế bào bị tổn hại và xáo trộn hơn tại mỗi thời điểm, điều này đồng nghĩa với việc kéo dài sự sống cơ thể. +Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng tập thể dục ảnh hưởng đến hoạt động của các tế bào gốc cơ của bạn, và có thể giúp ngăn ngừa hoặc thậm chí khôi phục mất cơ liên quan đến tuổi già. +MSC trong cơ rất đáp ứng với căng cơ cơ học, và các tế bào gốc này tích tụ trong cơ sau tập thể dục. +Và, trong khi MSC không đóng góp trực tiếp vào việc xây dựng các sợi cơ mới, họ thực sự giải phóng các yếu tố tăng trưởng mà vốn thúc đẩy các tế bào khác để tạo cơ bắp mới. +Người ta cũng biết rằng cơ bắp của người có xu hướng ngày càng trở nên thiếu MSC khi lớn tuổi, và rằng hiệu quả tự thực cũng giảm theo. +Hậu quả là, chất thải trao đổi chất bắt đầu tích tụ lại trong các tế bào và mô. +Một nghiên cứu gần đây ở Tây Ban Nha báo cáo rằng các tế bào vệ tinh — tế bào gốc cơ mà chịu trách nhiệm tái tạo mô — phụ thuộc vào tự thực để ngăn chặn sự ngừng lại của chu kỳ tế bào, được gọi là lão hoá tế bào; một tình trạng trong đó hoạt động tế bào suy giảm đáng kể. +Tóm lại, để cải thiện sự tái tạo mô cơ, bạn cần phải tăng cường tự thực. +Với tự thực hiệu quả — cơ chế làm sạch nội bộ của cơ thể — tế bào gốc của bạn duy trì khả năng duy trì và hồi phục các mô. +Hãy tiếp tục chạy, đừng ngừng lại. +Nó là một thành tố quan trọng trong điều trị vi lượng đồng căn, trong đó gây ra một thiệt hại nhỏ dẫn đến một sự gia tăng tự thực kéo dài và tăng lợi ích ròng. +Tế bào gốc dành nhiều thời gian của chúng nằm trong trạng thái yên lặng, chỉ bùng lên hành động khi được kêu gọi. +Điều này giúp duy trì chúng trong thời gian dài. +Trong mô lão hoá với mức độ tổn thương phân tử cao hơn, nhiều tế bào gốc hơn bao giờ hết trượt từ trạng thái yên lặng sang tình trạng lão hoá không thể hồi phục được. +Những tế bào lão hoá này không còn khả năng tạo ra các tế bào mới, và bắt đầu tiết ra tất cả các loại của các phân tử truyền tín hiệu có hại. +Sức khoẻ và Trường Sinh bắt nguồn từ hoạt động của ty thể Thông điệp ở đây là lối sống sẽ quyết định số phận của bạn ở khía cạnh bạn sẽ sống bao lâu, và điều tối hậu là sức khoẻ của bạn trong những năm tháng đó ra sao. +Để tối ưu hoá sức khoẻ và ngăn chặn bệnh tật, bạn cần có các ty thể khoẻ mạnh và quá trình tự thực hiệu quả (sự làm sạch và tái tạo của tế bào), và 3 nhân tố quan trọng về lối sống có tác động có lợi cho cả hai nhu cầu này là: Những gì bạn ăn: Một bữa ăn giàu các chất béo có lợi, protein vừa phải, và một ít đường bột không xơ. +Nhưng tôi vẫn nghĩ rằng trong khi mọi người chấp nhận những tác hại do hút thuốc lá gây ra và các vấn đề do việc tăng cân gây ra, thì người ta vẫn còn chưa chịu chấp nhận những tác hại do rượu gây ra. +Tôi nghĩ đó vẫn là một thông điệp mà chúng tôi đã không thông qua trong các hướng dẫn. +Diane Abbott Shadow, Bộ trưởng Y tế cộng đồng Bộ trưởng cho biết ngay cả khi người ta chấp nhận những tác hại, một số bất chấp cứ tiếp tục uống. +Mọi người làm những điều mà họ biết gây tổn hại cho sức khoẻ của mình, vì vậy 22% người vẫn hút thuốc, bà nói với hội đồng. +Chúng ta phải xem xét lý do tại sao mọi người cảm thấy cần phải uống rượu và gây tổn hại cho sức khoẻ của họ. +Bà Milton cho biết không rõ liệu những thay đổi giá sẽ thực sự có thể thay đổi được những thói quen, đặc biệt trong những người có vấn đề về uống rượu, khi chỉ ra rằng 1/3 dân số uống 80% rượu. +Tuy nhiên, bà cho biết chiến lược về rượu mới của chính phủ, dự kiến cuối năm nay hoặc đầu năm 2012, sẽ nói thêm về những gì chúng ta sẽ làm với vấn đề giá cả, và những biện pháp đã được thực hiện – tăng thuế đối với bia coa độ cồn cao và cắt thuế đối với những loại yếu hơn - đã có hiệu lực. +Hiện tại, đã có một phản ứng từ ngành công nghiệp, bà nói. +Không có nghi ngờ gì nữa, giá có thể thao túng được thị trường, do vậy việc tăng thuế theo độ mạnh của rượu không phải là một ý tưởng tồi, bởi vì đối với mỗi lít được bán ra có ít cồn hơn, đó là là một bước đi đúng hướng. +Bộ trưởng y tế công cộng cho biết nhiều người vẫn không chấp nhận những thiệt hại mà rượu có thể gây ra cho cơ thể của họ, bất chấp cảnh báo của chính phủ. +Scotland đang có kế hoạch giới thiệu một mức giá tối thiểu trên một đơn vị rượu, nhưng bà Milton cho biết động thái này là có thể bất hợp pháp theo quy định của pháp luật thương mại châu Âu và sẽ bị thách thức. +Tuy nhiên, Bộ trưởng y tế công đồng Diane Abbott cho biết chính phủ nên được chuẩn bị để xem xét giá tối thiểu. +Nghị sĩ 'nhạy cảm' Một báo cáo gần đây dự đoán rằng uống rượu bia say sưa sẽ làm tiêu tốn cho Y tế quỗc gia 3,8 tỷ bảng Anh vào năm 2015, với 1,5 triệu nhập viện tai nạn và cấp cứu một năm, bà nói. +Tại Scotland, Alex Salmond đẩy mạnh các chính sách giá tối thiểu, và ở Anh là một sự im lặng khó hiểu: một chiến lược bền vững nên đặt ở đâu. +Anne Milton nói là không có một viên đạn thần kỳ để giải quyết vấn đề lạm dụng rượu. +Bà Milton khẳng định bà đã có một mức độ hoài nghi nhất định về các chiến dịch ngành công nghiệp nhằm thúc đẩy việc uống có trách nhiệm, nhưng bà tin rằng các công ty không muốn thương hiệu của mình có liên quan đến tội phạm, hành vi chống đối xã hội và những người ta say rượu bí tỉ. +Bà cho biết khoảng 80% các công ty đồ uống lớn đã đồng ý áp dụng ghi nhãn với các thông tin về các đơn vị và cảnh báo đối với phụ nữ mang thai. +Bà nói không có một viên đạn thần kỳ để giải quyết lạm dụng rượu, và các chiến dịch chống rượu địa phương khả năng thành công nhất bởi vì mô hình tiêu thụ rượu rất đa dạng. +Bộ trưởng cũng cho biết các nghị sĩ nhạy cảm đối với hành vi có nguy cơ như uống rượu quá mức vì giờ làm việc khó gần gũi của họ và thời gian họ sống xa gia đình. +Nhưng bà nói rằng bà không tin rằng một số trong nhiều quán rượu của Quốc hội nên bị đóng cửa trong một nỗ lực để làm cho họ tỉnh táo hơn. +Bộ trưởng Anne Milton nói với các nghị sĩ rằng: điều này trái ngược với những rủi ro của việc hút thuốc, và béo phì vốn đã được thừa nhận. +Bà cho biết bộ Y tế đang tiếp tục thảo luận với bộ Tài chính về cách định giá rượu có thể được sử dụng để khuyến khích việc uống rượu bia an toàn hơn. +Tuy nhiên, bà cho biết việc thiết lập một mức giá tối thiểu trên một đơn vị có thể bất hợp pháp. +Bà Milton đã đưa bằng chứng tới Uỷ ban Khoa học và Công nghệ Hạ viện, và uỷ ban này sẽ xem xét các cơ sở bằng chứng đối với hướng dẫn sử dụng rượu hiện hành. +Bà nói rằng bát chấp những sự cố của việc uống rượu, hiên nay không có bất kỳ bằng chứng nào có sẵn để biện minh cho việc thay đổi các giới hạn an toàn đã được khuyến nghị. +Và bà cũng thừa nhận có khó khăn với những hướng dẫn ngừng uống hoàn toàn vì người ta có khuynh hướng không tin bất kỳ thông điệp nào về những việc cần làm và những gì không làm – điều đó là do chính phủ. +Say sưa, say xỉn Tôi nghĩ rằng các hướng dẫn có tác động nhiều nếu chúng ta biết rằng bước đầu tiên trong việc thay đổi hành vi là những người ta nhận thức được tác hại nó có thể gây ra, bà nói. +Xây dựng và đánh giá hiệu quả một số các giải pháp can thiệp trẻ thừa cân-béo phì tại Hà Nội. +Thời gian tập thể dục, thể thao trước can thiệp là 36,2 phút / ngày tăng lên 63,4 phút / ngày sau can thiệp. +Thời gian xem tivi, chơi điện tử trước can thiệp từ 79,3 phút / ngày giảm xuống 65,3 phút / ngày sau can thiệp. +Khẩu phần ăn của trẻ TC - BP ở nhóm can thiệp đã có sự thay đổi rõ rệt: Tổng năng lượng từ 2451 Kcal giảm xuống 2153 Kcal. Phaàn traờm năng lượng do lipid cung cấp từ 25,7% giảm xuống 21,4%. +Những hiểu biết của cha mẹ học sinh về TC - BP ở trẻ em được cải thiện rõ rệt. +Sau can thiệp 100% các bậc phụ huynh có hiểu biết đúng về tác hại cũng như cách phòng chống TC - BP ở trẻ em. +Để góp phần giảm tỉ lệ TC - BP ở học sinh tiểu học, mô hình phối hợp giữa gia đình, nhà trường và y tế cần được áp dụng rộng rãi cho lứa tuổi học sinh tiểu học. +Các tác giả xây dựng các giải pháp và tiến hành can thiệp tại 4 trường tiểu học thuộc 4 quận nội thành có tỉ lệ trẻ thừa cân béo phì (TC - BP) cao nhất Bằng các giải pháp can thiệp: Mở các lớp giáo dục dinh dưỡng cho phụ huynh học sinh, các thầy cô giáo, nhân viên cấp dưỡng về tác hại của TC - BP và cách phòng chống. +Xây dựng các thực đơn cho trẻ TC - BP theo từng lứa tuổi. +Hướng dẫn các phương pháp luyện tập thể dục thể thao tại gia đình và nhà trường. +Có sự thay đổi về các tập quán ăn uống và thói quen sinh hoạt của trẻ. +Các thói quen ăn nhanh, ăn nhiều, ăn thêm bữa phụ vào buổi tối đã giảm đi rõ rệt ở nhóm được can thiệp (p < 0,001).