abstract
stringlengths
40
681
section_names
stringlengths
11
94
article
stringlengths
4.61k
164k
Luật sư Lê Công Định, đang làm việc ở TP. HCM, là người đã viết bài Tại sao không nên sợ 'đa nguyên', đăng tại trang web BBC giữa tháng Hai năm nay.
Trả lại hào khí Diên Hồng
Trong bài viết mới nhất, tác giả đặt vấn đề cần rũ bỏ sự nhu nhược và đừng hài lòng với những gì đang có: Lịch sử Việt Nam là lịch sử thăng trầm của một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ giặc Tây. Những khoảng khắc hòa bình hầu như ngắn ngủi. Sau 1975 niềm vui độc lập và thống nhất, với biết bao máu và nước mắt vô tội đổ xuống, đã không kéo dài bao lâu. Đất nước triền miên rơi vào khủng hoảng, hết khủng hoảng kinh tế, đến khủng hoảng đạo lý và bây giờ khủng hoảng niềm tin. Điều đó suy cho cùng có nguyên nhân nội tại từ chính sự nhu nhược của mỗi con người chúng ta. Bốn ngàn năm lịch sử đã kết nối từng cá nhân thành một dân tộc, hun đúc nên khát vọng Đại Việt, đưa chúng ta đi hết chiến thắng này đến thắng lợi khác, giành lại độc lập tự chủ và thống nhất giang sơn về một mối. Thành tựu ấy có được là do sự quật khởi của hào khí Diên Hồng qua các thời đại. Tiếc thay khi chuẩn bị bước vào nền thái bình thịnh trị, sự nhu nhược đã thế chỗ cho tinh thần quật khởi! Kẻ thì bỏ nước ra đi, trốn tránh. Người thì ở lại nhẫn nhục, muộn phiền. Bọn cơ hội thừa dịp thi thố sự đồi bại, biến giang sơn chung thành món mồi riêng tư béo bở. Vì nhu nhược, chúng ta không dám phản kháng thói hạch sách, nhũng nhiễu của lớp quan lại mới, chấp nhận dùng tiền vượt qua trở ngại. Đến khi nhìn lại, quốc nạn tham nhũng và quan liêu đã lan tràn, bất trị. Vì nhu nhược, chúng ta che tai không dám nghe lời nói ngay thẳng, mặc nhiên dung túng sự dối trá và xu nịnh. Đến khi bừng dậy, đạo đức đã suy đồi, khó sửa. Vì nhu nhược, chúng ta hài lòng với những gì đang có, cố tin vào sự ổn định giả tạo, đắm mình vào những lễ hội vô nghĩa liên miên. Đến khi nghĩ lại, xung quanh đã đầy dẫy ung nhọt, không còn thuốc chữa. Vì nhu nhược, chúng ta bịt mắt trước những bước đi vũ bão của các dân tộc láng giềng. Đến khi tỉnh ngộ, sự tụt hậu quá rõ ràng, không còn cơ may rút ngắn khoảng cách. Để che giấu mặc cảm do nhu nhược, khắp nơi người ta kể nhau nghe những bài vè châm biếm hoặc lớn tiếng dè bỉu chuyện cung đình tồi tệ, nhưng lại trong … quán nhậu! Chí khí kiểu “sĩ phu Bắc Hà” ấy liệu sẽ giúp ích được gì cho công cuộc chấn hưng đất nước đang lúc cần hào khí Diên Hồng năm xưa? Muốn chấn hưng đất nước trong vận hội ngàn năm có một này cần phải rũ bỏ sự nhu nhược đó. Muôn người xin hãy nắm tay lại, chế ngự sự sợ hãi, cùng tiến về phía trước, may ra khát vọng Đại Việt mới có cơ may biến thành hiện thực. Xin đừng để sự nhu nhược của những cá nhân trở thành sự bạc nhược của cả một dân tộc. Toàn văn bài viết này đã đăng trên báo Pháp Luật TP. HCM ngày 5-3-2006. ............................................................ Nguyễn Nam, TP. HCMKhông phải "Vì nhu nhược, chúng ta không dám phản kháng thói hạch sách, nhũng nhiễu của lớp quan lại mới" mà vì xét tới lợi hại cho bản thân mà chúng ta không dám phản kháng lại chính quyền. Gặp công an giao thông thì sẵn sàng hối lộ, nhưng chút nữa đụng xe nhau thì sẵn sàng "chơi tới cùng". Như vậy là nhu nhược hay anh hùng? Linh, MoscowThật chán cho một số người cứ đi lo phân tích ý nghĩa chứ “nhẫn” hay hơn “nhu nhược”. Đây đúng là kiểu “chí khí trong quán nhậu” của các “sỹ phu”. Liệu các vị định nhẫn thêm bao lâu nữa , ba mươi hay 1000 năm cho bằng với thời các thái thú. Nhẫn quá thành hèn đó. Ngày xưa dù biết chắc thất bại, tính mạng bản thân khó bảo toàn nhưng Nguyễn Thái Học và các đồng chí vẫn tiến hành khởi nghĩa Yên Bái nhờ đó mà ý chí độc lập của người nước ta mới không bị mai một. Noi gương tiền nhân mỗi người chúng ta nên bớt hèn đi một chút, như anh Định cũng là một bước đầu tiên. Minh Nam, Hà NộiGủi "cô giáo về hưu" Chắc là cô đã dạy học lâu năm và nhiều học sinh đã được cô dạy dỗ. Xin nói luôn: nhu nhược là từ Hán-Việt, nghĩa: Nhu là mềm (không có kèm "yếu" như cô giải thích) và nhược là yếu (không kèm "đớn hèn" như cô tự thêm vào). Có người bảo dân ta đang "nhẫn" chớ không phải nhu nhược (mềm yếu) nhưng mà "nhẫn" suốt 30 năm nay, chỉ khi nào bị "xéo" quá thì mới "quằn" như con giun thì liệu có thể gọi là "nhẫn" được không? Riêng tôi, tôi tự nhận thua luật sư Định về lòng can đảm. Tuy vậy, đấu tranh với cường quyền nội xâm khác hẳn với ngoại xâm về đường lối, cách thức. Giặc nội xâm có địa vị hợp pháp, có nhà tù, công an, có bộ máy tuyên truyền và trong quá khứ có chút công lao (đa số dân vẫn tín nhiệm vì thế). Vấn đề là làm thế nào cho dân nhìn ra. Không thể nhanh được. Dân sẽ hết nhu nhược, lấy lại hào khí nếu lực lượng dẫn đầu mạnh đến một mức nào đó, cường quyền không thể và không dám đàn áp. Lê Công Định có thể là một người trong số đó. Nhưng phải có nhiều Lê Công Định nữa. Hiện nay, nội xâm đã phải "chấp nhận ý kiến khác biệt". Đó là bước lùi đáng kể. Đó là nhờ công sức của bao người can đảm đã đi trước Lê Công Định để nay Lê Công Định có thể nói "ý kiến khác biệt". Mười năm trước không thể xuất hiện Lê Công Định. Muốn nói trên báo chí công khai cũng phải nói cho khéo, cốt dân hiểu mà nội xâm vẫn chấp nhận. Nhưng một bài ở báo chí công khai có tác dụng bẳng trăm bài đăng ở noi khác. Xin hiểu cho. Xin nhìn rộng một chút để có thái độ đúng với một người dũng cảm như luật sư Định. Lệ HàNhu nhược thì đâu cũng có và ta cũng thường gặp đấy thôi. Gặp kẻ móc túi nhắm mát làm ngơ vị sợ bị trả thù! Mấy ai giám phê bình thủ trưởng ở cơ quan, công sở cũng vì lo miếng cơm cả.Nhiêu tri thức cũng lam ngơ không dám đưa chính kiến của mình. Lâu nay đã có nhiều ý kiến rất hay đã được đăng đàn, kể cả những vị trước đây từng là quan chức cao cấp. Anh Định cũng vậy thôi, tôi biết chắc anh nhu nhược từ lâu, nay mới dám nói thẳng lên mặt báo mà thôi. Nhiều người dân VN họ không như thế, mặc dù thân cô, thế cô họ vẫn đấu tranh như ông già ở rừng Tánh Linh, bà con nông dân ở nhiều tỉnh biểu tình...nhiều văn nghệ sỹ đã có bài phản ánh. Đó là những đốm lửa, những ánh sáng của người dân VN sẽ có dịp bùng lên, nếu Đảng CS không sửa chữa những sai lầm. Chúng ta có nhiều người nhu nhược, đúng. Diễn đàn sẽ giúp cho chúng ta bớt nhu nhược. Mong là vậy Một cô giáo dạy văn về hưuCách dùng từ NHU NHƯỢC của ông Lê Công Ðịnh trong ngữ cảnh nói về dân chủ cho thấy ông không rành tiếng Việt. Nhu nhược : nhu là mềm, yếu và nhược là bạc nhược, đớn hèn. Nó nói lên một bản chất yếu đuối, yếu hèn của một con người khi phải đối phó giải quyết một vấn đề khó khăn. Giải thích rõ ngữ căn như vậy để thấy ông Ðịnh đã sử dụng tiếng Việt thiếu chính xác mà ngôn ngữ pháp luật không những cần phải chính xác mà phải chuẩn xác nữa, ông Ðịnh ạ. Tôi thêm một ý trong bài viết của ông Kỳ quốc Dũng không đồng ý về cách cho là dân Việt bị ông LCÐ cho là nhu nhược đó là trong ứng xử của mỗi một chúng ta trong thời gian vừa qua đối với chính quyền , cán bộ, đảng viên xấu xa.. thì người dân chúng ta làm cách nào đó, có thể là van xin, cho tiền, hối lộ hơn là kiên cường, đấu tranh trực diện để tồn tại. Từ thời Tô Ðịnh quan thái thú cho đến thời nhà Thanh quân của Sầm nghi Ðống chiếm thành Thăng Long một dạo, dù dân ta có phải dâng mọi thứ cho chúng rồi thì chúng ta nhẫn nhục chịu đựng sẽ đến ngày quật khởi. Cái NHẪN của người dân ta là qúa rõ vì thực tế đó là sự nhẫn nhịn. Còn ông LCÐ lại nhấn mạnh tính cách NHỤC trong cái nhẫn trong ứng xử của người dân Việt, theo tôi như vậy là không ổn. Ơù phần đầu bài viết của ông LCÐ nói về hào khí của dân tộc ta là quật khởi vân vân. Còn thời nay ông chê bai dân trong nước và cả dân Việt ở hải ngoại là NHU NHƯỢC. Nghe thì hơi giật mình nhưng NGẪM NGHĨ thì thấy ông Ðịnh chê bai chính ông, tôi và chúng ta trong thời gian qua và rồi ông lộng ngôn khi cho là dân tộc ta là nhu nhược đối với chính quyền, sử dụng từ ngữ như vậy là lộng ngôn . Kỳ Quốc Dũng Ðọc bài viết của Lê Công Ðịnh lần đầu nghe thì có vẻ tỏ rõ là một con người khí khái ''uy vũ bất năng khuất'' lắm nhưng thật ra đọc kỹ thì tôi thấy anh ta cần phải đọc và hiểu câu sau đây có ở bất cứ nơi nào có viết thư pháp nói về chữ NHẪN : ''có khi NHẪN để yêu thương - có khi nhẫn để rộng đường lo toan - có khi nhẫn để vẹn toàn... Do đó điều LCÐ nói về chữ NHẪN của mỗi một con người , một gia đình ở miền Nam, sau 1975 và của cả một dân tộc là sự NHU NHƯỢC , tôi cho đó là sự thiếu hiểu biết của một kẻ sĩ dám mạ lỵ cả một dân tộc , trong đó chắc chắn có chính anh ta và gia đình anh ta . Tôi rất mong anh ta hiểu điều này . Tôi là một sinh viên Luật Saigon trước 1975, viết tên thật và có địa chỉ vào năm 1971 có bài đăng trên báo Chính Luận, yêu cầu Tổng Thống Thiệu đối thoại với Sinh viên tại Ðại Học Vạn Hạnh - lúc đó ông ta đang là Tổng Thống và đang tại chức. Danh, Sài gòn, Việt namKính cẩn nghiêng mình thần phục tử sĩ Nam Hà, LS Lê Công Định. Và tôi gửi lời coi thường đến Ẩn Danh, người tự cho mình là đồng nghiệp của LS Lê Công Định. Dung, Việt namGửi Ẩn danh (người cho là đồng nghiệp của anh LC Định): Muôn triệu người như Ẩn danh mới có một như anh Định. Viết được một bài như vậy (cho dù đúng hay chưa đúng) tức đã làm được một công việc cụ thể để thể hiện tinh thần quật khởi của mình đối với dân tộc đất nước. Một Lê Công Định với tên tuổi, địa chỉ, công việc, hình ảnh như vậy và một «ẩn danh» của Ẩn danh thì ai nhu nhược hơn ai? Hoa Huong Duong, Hà NộiTrước hết, tôi chỉ đồng ý với anh Định một điều duy nhất là tham nhũng là kẻ thù chung của dân tộc. Nhưng tôi không hoàn toàn đồng ý với những gì anh Định nói, bởi vì để chống tham nhũng mà chỉ có lòng dũng cảm không cũng chưa đủ. Hơn nữa tôi thấy cách anh Định nhìn sự việc là phiến diện, anh cho rằng người Việt Nam ngày nay nhu nhược không dám phản kháng lại thói hạch sách, nhũng nhiễu la không đúng. Tôi không nghĩ như anh là diệt tham nhũng chỉ có hô hào toàn dân đứng lên một lòng chống lại kẻ thù chung như các cụ ta ngày xưa. Bởi vì ngày xưa các cụ ta chống ngoại xâm, còn ngày nay, chúng ta phải chống giặc nội xâm, hai vấn đề không thể so sánh với nhau. Theo tôi tham nhũng luôn nằm trong mối quan hệ xã hội phức tạp, nó có mối liên hệ móc xích với nhau giữa những con người trong xã hội. Tôi xin đưa ra đây một mô hình tham nhũng trong xã hội để ta thấy rõ là nó phức tạp như thế nào, ở đây tôi gọi là « dây chuyền tham nhũng ». Trong sợi dây chuyền này thì tôi chia ra 2 loại tham nhũng là : tham nhũng một chiều và tham nhũng hai chiều. Tham nhũng hai chiều là những người nằm ở giữa dây chuyền. Trong một mối quan hệ xã hội nào đó thì những người này tham nhũng của người khác, nhưng trong mối quan hệ xã hội khác thì họ lại bị người khác tham nhũng lại, rốt cuộc thì cũng là của thiên trả địa, và họ không cảm thấy điều đó là bất công, thậm chí họ còn vui vẻ khi bị mất tiền vì họ xác định đây là luật chơi của xà hội rồi. Điều này mà anh Định gọi là họ nhu nhược thì tôi cho là không đúng. Còn ở đầu dưới của đây chuyền là là những người chỉ sống bằng lao động chân chính, nhưng trong quan hệ xà hội thì họ lại bị kẻ khác tham nhũng (đây là tham nhũng một chiều). Và dòng tiền tham nhũng sẽ được chuyển từ đây qua các bước trung gian là tham nhũng hai chiều đă nói trên và lên đến đầu mút trên cùng của dây chuyền và ở đây cũng được gọi là tham nhũng một chiều. Dòng tiền sẽ được chuyển hội tụ từ dưới lên trên và càng lên đến trên cao thì càng thu gọn lai giống như nhiều dòng suối nhỏ hội tụ thành dòng sông lớn. Nếu chẳng may có sự nghẽn mạch thì sẽ xảy ra hiện tượng « nổ cầu chì », sẽ có một vài nhân vật phải ra toà, và phần còn lại của dây chuyền vẫn tồn tại bền vững. Những người thực sự bức xúc với nạn tham nhũng củ! a xà hội thì thỉ có những người ở đầu mút dưới cùng của đây chuyền, Nhưng phần lớn thì họ lại là những người thấp cổ bé họng, không làm gì được. Như vậy thì tôi kết luận là chỉ có hai loại người trong xã hội có thể cải thiện được vấn nạn tham nhũng đó là những người ở hai đầu mút của dây chuyền. Ông cha ta có dạy rằng « thượng bất chính thì hạ tắc loạn » câu này sẽ dành cho những người ở đầu trên, họ có thể cải thiện được nạn tham nhũng theo cách riêng của họ. Còn bằng không thì những người ở đầu dưới sẽ cải thiện nạn tham nhũng theo cách khác, mà cách này sẽ phá vỡ toàn bộ dây chuyền để thiết lập nên một xã hội khác không có tham nhũng hoặc ít tham nhũng hơn. Thanh BìnhThời này mà dám nói là cũng thuộc diện ít nhu nhược hơn số đông còn lại rồi. Linh, MoscowBài viết này của anh Định là đóng góp cho đất nước, là hồi chuông cảnh tỉnh cho mỗi chúng ta. Nội dung của bài viết, cũng như tên tuổi, hình ảnh thật cho tôi thấy anh không phải là người nhu nhược. Ẩn danh à, Ẩn danh tiếp tục nhu nhược rồi đấy. Tôi thật buồn cho một luật sư, trí thức như Ẩn danh! Ẩn danhThưa anh Định! Tôi cũng là 1 đồng nghiệp với anh hơn nữa là người rất gần gũi với anh và đã từng làm việc với anh. Anh lớn tiếng phê phán người dân Việt Nam nhu nhược vậy xin hỏi anh đã làm được một công việc cụ thể nào để thể hiện tinh thần quật khởi của mình? Anh được cả báo chí trong nước lẫn ngoài nước lăng xê, vậy anh đã làm gì thiết thực cho đất nước hay anh cũng chỉ đang tìm lợi ích cho cá nhân mình. Anh hãy chỉ ra cho chúng tôi biết làm cách nào để không nhu nhược mà lại được việc trong cái xã hội Việt Nam hiện nay. Chúng tôi cám ơn anh nhiều! PTN, HoustonTôi đồng ý và cũng không đồng ý với bài viết của LS. Định. Đồng ý là chúng ta nhu nhược, như tôi đã chọn bỏ nước ra đi. Nhưng không đồng ý rằng nhân dân Việt Nam nhu nhược, họ có đấu tranh nhưng nên nhớ đây là cuộc đấu tranh nội bộ, nó khác hẳn cuộc đấu tranh chống ngoại xâm. Hào khí Diên Hồng cũng là đấu tranh chống ngoại xâm, đảng Cộng Sản VN dưới sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Ái Quốc (sau này là Hồ chí Minh) đã biết sức mạnh này của nhân dân nên xoáy vào CHỐNG NGOẠI XÂM, chủ yếu là chống Pháp, chống Mỹ. Luôn kêu gọi tha thứ; khoan hồng cho "anh em" bị lầm lạc. Phải thấy rằng nội chiến hay đấu tranh nội bộ rất khó khăn và lịch sử cũng cho thấy VN không có truyền thống về chuyện này. Một nhà Tây Sơn bị sụp đổ cũng vì nội bộ xào xáo cho nên người ta "kỵ" chuyện đấu tranh nội bộ. Liên Xô, Trung Quốc đều có những cuộc đấu tranh nội bộ đẫm máu nhưng VN thì không có nặng nề như vậy. Có lẽ vì truyền thống này (có thể tốt cũng có thể xấu) mà những người có khả năng thay đổi vận mệnh Tổ Quốc đã không làm gì trước bọn cơ hội như LS. Định đã viết. Còn người dân thường thì bị đàn áp thẳng tay cho nên họ làm gì được? Muốn thay đổi ư? Chỉ có nội chiến - điều này không ai muốn - hàng chục năm chiến tranh đã quá đủ cho người dân hiền lành ở cả 2 bên chiến tuyến phải chịu đựng, bởi thế ngày 30/4/1975 nó có ý nghĩa tích cực của nó cho cả 2 miền (theo một vài khía cạnh). LS. Định cũng biết là biết bao nhiêu đồng bào bị oan ức đã dũng cảm đội đơn đi khiếu nại nhưng kết quả ra sao? Họ chỉ được ngó tới khi cả xã hội đã thay đổi như hiện nay, mà sự thay đổi đó không phải do sự kiên trì đấu tranh của họ mà ra. Nó phụ thuộc vào những áp lực bên ngoài nhiều hơn: sự nhìn nhận sai lầm trong khối XHCN, sự đổ vỡ của hệ thống các nước XHCN tại Đông Âu..v.v. làm cho VN phải thay đổi trước khi quá trễ như các nước đó. Ngay bản thân LS. Định cũng biết rằng cơ chế luật sư hiện diện trong tòa án cũng mới có sau này thôi. Sau 30/4/1975 thì các toà án không hề có luật sự biện hộ cho bị cáo, mọi chuyện đúng sai đều phó thác cho sự "sáng suốt" của đại diện Viện Kiểm Sát trong phiên tòa mà thôi. Mà làm người thì tránh chi không có sai lầm cho nên ... kết án oan là chuyện bình thường ở huyện rồi. Cả xã hội đều công nhận điều đó là hợp lý và hợp pháp thì làm sao người dân đấu tranh đây? LS. Định nói đến thói hạch sách, nhũng nhiễu và nạn hối lộ để vượt qua trở ngại. Tại sao dân ta không dám phản kháng mà lại hối lộ để được yên thân? Xin thưa cũng tại vì pháp luật dung túng chuyện này. Tại sao tôi nói vậy? Ngay từ quy định những thủ tục hành chính thì Nhà Nước (toàn là đầy tớ của Nhân Dân) đã bắt Nhân Dân phải ghi là "Đơn Xin"; đã quy định là xin xỏ thì anh phải chấp nhận thân phận thấp hèn của anh rồi! Biết thân phận "chủ nhân" thấp kém của mình rồi thì người dân chỉ biết làm sao để sinh tồn thôi. Anh không muốn xin xỏ ư ? Vậy thì anh sẽ không có gạo ăn, không có áo mặc, con cái anh không có quyền đi học, gia đình anh không có đất để cày cấy..v.v. Tôi không thể đổ tội cho Nhân Dân ta nhu nhược được. Thực dân Pháp làm như th! thì chúng ta đứng lên đánh chúng nhưng đằng này là anh em, là đồng chí của ta thì hỏi xem tôi làm sao đánh được? Vì vậy tôi vẫn tin Nhân Dân vẫn còn tinh thần quật khởi nhưng nhu nhược là ở những cá nhân đang có trong tay quyền lực và tiếng tăm mà không dám hy sinh bản thân để đứng lên kêu gọi Chấn hưng Tổ Quốc. Nếu họ đồng lòng đứng ra kêu gọi kiến thiết lại Giang Sơn thì tôi tin rằng Nhân Dân sẽ đứng sau lưng họ và xin nhớ rằng muốn tồn tại và khoẻ mạnh trở lại đôi khi ta phải chấp nhận chặt bỏ những bộ phận cơ thể đã bị hoại thư để nó không lây lan tiếp tục. KhangÔNG Định nói đúng.Nhu nhược đã trở thành thói quen, nhưng làm thế nào bây giờ? Nói như Bác Trung là có lỗi trong hệ thống. Sĩ phu Bắc Hà hay Nam Hà cũng thế thôi cùng một giống cả nhưng suy cho cùng họ chỉ là "đám đông" mà thôi. Phải cải tổ lại hệ thống. Ai đứng ra đây? Hỡi các vị đứng đầu Đảng CS các vị hãy gạt bỏ quyền lợi riêng làm một cái gì cho đất nước đi. Nếu không bây giờ thì mai sau đất nước sẽ vinh danh các vị. Nếu ai đó không thành công thì cũng thành nhân. Nguyễn Nam, TP. HCMSự nhu nhược cuả một con người sẽ làm cho anh ta u mê không ngóc đầu lên được. Sự nhu nhược cuả một dân tộc sẽ đưa dân tộc đó đến cảnh nô lệ. Con ngươì VN bây giờ nhu nhược thì rõ quá rồi. Những con người can trường như Phạm Hồng Sơn, Ngưyễn Vũ Bình đang còn nằm trong tù. Những con người khí khái của thời Lê Duẩn-Lê Đức Thọ thì không còn sống để nhìn mặt con cháu. Dù sao cũng khen anh Định là dám viết. Tôi xin tặng một bài thơ mới học lõm ngày hôm qua: "Đảng là mẹ, Bác là cha. Từ khi Bác mất Đảng ta goá chồng. Bác ơi, bác có biết không? Thạch Sanh thì ít Lý Thông thì nhiều" Trần Vinh, TP. HCMTôi cũng có theo dõi một số bài viết của những anh chị. Hầu hết chúng ta đều tán thành ý kiến của anh Định. Tuy nhiên, có một khía cạnh khác cần bàn đến là điều gì dẫn đến sự nhu nhược ngày hôm nay của đa phần các tầng lớp nhân dân Việt Nam. Tại sao trước đây nhiều nguời Việt Nam đối đầu với cái chết nhưng họ không sợ nhưng bây giờ họ phải sợ? Thực ra họ đâu có sợ một người, một nhóm nguời hay thậm chí cả một tập thể. Cái chính họ sợ đó là thế lực đứng đằng sau "bảo kê" cho những người đó, những nhóm người đó. Thế lực đó là ai chắc mọi người cũng biết. Giữa thế lực đó và nhóm người hủ hoá đó tất nhiên là có mối quan hệ cần lẫn nhau, dựa vào nhau mà sống (thử hỏi khắp Việt Nam ai mà không bếit công an gia! o thông là chuyên đi mãi lộ, ai mà không biết hải quan Việt nam chuyên nhận hối lộ, ai mà không biết rất nhiều các sĩ quan quân đội tham nhũng đất đai của toàn dân.. nhưng thử hỏi có ai làm gì để dẹp các vấn nạn này hay chỉ giơ cao đánh khẽ để bịt miệng thiên hạ). Vì vậy, đụng đầu với nhóm người đó chẳng khác nào đụng đầu vào "bức tường đá " vì anh có thể có nguy cơ phải đối mặt với bức tường đá lúc nào không hay. Chắc luật sư Định đang sống ở thành phố Hồ Chí Minh nơi mà cuộc sống dù sao cũng dễ thở hơn nên luật sư chưa thấy nhiều điều bất công đang diễn ra khắp nơi trên đất nước Việt nam khi mà thân phận người dân giống như con kiến nhỏ dễ dàng bị bẹp dí. Thứ hai là tại sao mọi nguời không phản kháng? Thực ra tôi không dám chắc nhưng khoảng trên 90% người dân là có phản kháng trong suy nghĩcủa họ (đặc biệt là lớp trí thức) nhưng họ quá chán ngán mọi việc xung quanh rồi nên họ buồn không muốn nói nữa và cũng không muốn quan tâm nữa. Phải chăng đó cũng là một nguy cơ lớn cho đất nước này? hay cho nhà cầm quyền? Nhìn chung con nguời Việt Nam ngày nay không chỉ nhu nhược mà còn thiếu trung thực, hay lừa dối, thích khoe khoang hơn thích làm...Trong đó tệ nói dối, nịnh bợ là phổ biến hơn cả. Ai là người đã biến họ thành như thế này? Xin nhường quyền trả lời câu hỏi này cho các quý vị khác. Thu Anh, TP. HCMTôi rất khâm phục LS Định về bài viết. Hiện người dân Việt Nam đang nhu nhược. Tất cả chúng ta đều ít nhất phải có một lần phải "dùng phong bì để bắn" như một vị đã nói. Bộ máy của Đảng và chính quyền đang tha hóa nghiêm trọng và vô phương cứu chữa, giống như bệnh ung thư thời kỳ cuối. Từ anh công an phường đi hạch sách để lấy những đồng tiền "thấm đẫm mồ hôi" của chị bán rau còm cỏi ngoài chợ, cho đến các vị ở các bộ, ngành, trong bộ máy của trung ương đảng đang tha hồ tung hoành ngang dọc trên những con số "triệu và chục triệu Đô" tiền thuế do nhân dân đóng góp và tiền viện trợ của nước ngoài. Đến trẻ em 13 tuổi cũng đã biết chuyền kể cho nhau chuyện phím "ráng đi, may mốt lớn lên làm cán bộ, tham nhũng đã..luôn!!!" Sự thật của xã hội chúng ta thật là kinh hoàng và đau xót. Trần My, TP. HCMTôi không biết anh Định bao nhiêu tuổi nhưng nhìn gương mặt thì tôi cũng biết chắc là anh nhỏ tuổi hơn tôi. Quả thật bài phát biểu của anh tôi thật sự khâm phục vô cùng. Tuổi trẻ mà tài cao, ý nghĩ mà anh nói ra rất đồng tình với tất cả những bạn đọc bài viết này. Nếu ai phản đối bài viết này thì có lẻ người đó đã bị anh gãi trúng nhọt của họ rồi. Rất mong càng ngày sẽ có rất nhiều bài báo hay của anh, tôi thay mặt nhóm bạn đang ngồi cạnh tôi cảm ơn anh Định thật nhiều. KH, TP. HCMVấn đề ở chỗ ai đã dùng quyền lực, cơ chế để bóp chết dân chủ và thâm độc nhất là dùng kinh tế để buộc con người ta phải chịu đựng, làm thinh mà Anh Định gọi là "Nhu nhược". Hãy bắt đầu từ cơ sở, từ một đơn vị nhỏ nhất ví dụ như một cơ quan khi "...Đảng đã lãnh đạo, chỉ đạo vấn đề này..." Khi câu nói đầu tiên buộc ra từ miệng ông Bí thư chi bộ, ông giám đốc công ty thì còn ai dám có ý kiến gì? Hoặc nguyên một bộ máy cấu kết với nhau tham nhũng làm sao có thể có ý kiến được. Không phải họ nhu nhược nhưng thông cảm cho họ tìm một việc làm không phải dễ, chưa kể có thể bị xử bằng luật giang hồ. Trần Hà, Hà NộiLâu nay tôi vẫn theo dõi các bài viết cũng như ý kiến của mọi người xung quanh vấn đề góp ý kiến cho dự thảo báo cáo Đại hội X của đảng, rất nhiều ý kiến xác đáng và cũng phải nói thật rằng nhờ có những ý kiến đó mà tôi có thể hiểu thêm được bản chất xã hội ta cũng như đảng cộng sản. Trong hầu hết tất cả các ý kiến đều chỉ ra được nguyên nhân cơ bản nhất dẫn chúng ta tới sự tụt hậu so với thế giới cũng như các nước trong khu vực là do sự độc quyền của Đảng cộng sản. Trong chúng ta ai cũng biết rất rõ sự độc quyền sẽ chỉ dẫn tới các sai lầm, độc quyền về kinh tế làm cho nền kinh tế làm ăn không hiệu quả. Xin nhấn mạnh rằng không hiệu quả chứ không phải kém hiệu quả. Hãy thử nhìn vào các công ty nhà nước chúng ta sẽ thấy rất rõ, hiện nay các công ty nhà nước đều ở trong tình trạng thua lỗ nặng nề nhưng trên các báo cáo tài chính hàng năm đều có lãi, nếu một doanh nghiệp báo cáo không có lãi có nghĩa người đỡ đầu của giám đốc đó không còn đủ sức mạnh bao che nữa và sẽ doanh nghiệp đó sẽ được thay thế bằng một giám đốc khác. Giám đốc mới này lại có áo cáo tài chính có lãi hàng năm, số lỗ thật một phần bị giấu đi, một phần được đẩy sang phần lỗ của giám đốc cũ để lại và cứ thế ông ta tiếp tục tại vị cho đến khi nào người đỡ đầu không còn có khả năng nữa thì doanh nghiệp sẽ lại có một người mới. Tại sao ai lên làm lãnh đạo dưới chế độ XHCN đều rơi vào tình trạng tham nhũng không còn đạo đức của một con người như vậy? Tại sao chúng ta đi trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội trên 30 năm kể từ ngày đất nước thống nhất mà mức sống của người dân bao gồm cả kinh tế và văn hóa lại thiết thốn và nghèo nàn tới vậy? Câu trả lời chỉ có thể là do độc quyền về chính trị nhưng để bỏ sự độc quyền này thì không thể tự nó làm được mà phải có sự đấu tranh. Chúng ta góp ý với báo cáo đại hội đảng trong đó kêu gọi đảng cho đa nguyên, đa đảng là không thể được vì bản thân nó không thể tạo ra cơ chế có thể dẫn tới sự diệt vong của nó. Nếu không có đa nguyên, đa đảng thì đảng công sản sẽ chỉ biến đổi màu sắc dưới các chiêu bài mị dân khác nhau còn bản chất không thể thay đổi. Chính GiácThưa anh Định ! Em còn quá trẻ để có thể nói lên những bức xúc của mình trên diễn đàn, mặc dù thỉnh thoảng em cùng chúng bạn có bàn về những vấn đề nhức nhối này. Em vô cùng khâm phục chí khí bất khuất của anh Định. Việt Nam rất cần những con người như anh ! Trần Thanh, Vũng TàuHội nghị Diên Hồng đời Trần được tổ chức dưới sự chỉ đạo của nhà Trần và được chủ trì bởi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Còn "Hội nghị Diên Hồng thời nay" thì đươc tổ chức ở đâu và ai là người chủ trì. "Một dòng nước nhỏ có thể cuốn trôi cả một núi cát, nhưng một hòn đá nhỏ thì vẫn nằm hiên ngang giữa lòng con suối lớn". Điều quan trọng là làm thế nào để gắn kết một núi cát thành một khối đá vững chắc. Nếu chỉ nói chúng ta nên làm gì thôi thì chưa đủ mà cần phải nói rõ chúng ta phải làm như thế nào. Nguyễn Tiến, Hà NộiBác Định này nói đúng nhưng theo tôi chưa đủ. Nếu nhìn vào những người bị cho là "nhu nhược" thì có hai loại điển hình sau đây: 1 - Loại chấp nhận chi tiền để vựot qua những nhũng nhiễu hạch sách 2 - Loại không chấp nhận chi tiền. Loại thứ nhất là những người có tiền và ứng xử "khôn ngoan". Không ai "lớn" tới mức mà có thể vượt qua được tất cả các nhũng nhiễu hiện đang phổ biến trong xã hội. Chi bằng chấp nhận "luật chơi" cho được việc, và là có lợi nhất. Tương tự như trong kinh tế, anh chỉ là kẻ "price taker" chứ không phải là "price maker". Ở đây không thể nói chuyện đạo đức được. Thử hỏi bác Định xem bác có thấy các công ty nước ngoài vào làm ăn ở Việt Nam không. Họ có phải chi tiền để vượt qua các nhũng nhiễu không. Họ có chi, nhưng họ không nhu nhược. Các khoản chi ấy cũng chỉ là một phần trong chi phí chung để đem lại kết quả cuối cùng là lợi nhuận cho hoạt động đầu tư của họ tại Việt Nam. Kêu gọi những người có tiền, cả trong và ngoài nước, đừng chi những khoản lót tay qua các cửa là một điều không tưởng vì như vậy chẳng khác nào kếu gọi họ ngừng ngay tất cả các hoạt động của họ lại. Loại thứ hai là những người không chấp nhận chi tiền - phần lớn là những người không có tiền và "dại dột". Và như vậy là "không được việc". Kêu gọi sự đồng lòng của những người này phản đối sự nhũng nhiễu thì cũng chẳng ích gì vì họ không có "thực lực". Thử hỏi bác Định xem bác có thấy các vụ khiếu kiện triền miên của dân chúng không? Và họ có thể làm thay đổi được "luật chơi" không? Nhìn rộng ra thì thể chế có vấn đề và mắt xích quan trọng có thể là luật pháp. Hệ thống luật pháp trồng chéo và rối rắm hiện nay tạo nên tình trạng mà hầu hết công dân, không nhiều thì ít, đều có mặc cảm "phạm pháp" theo quy chiếu của pháp luật hiện hành. Do trong đời mỗi người đã từng ít nhất một lần "gian lận", "chi tiền"... hay làm ngơ, không tố cáo hành vi gian lận, chi tiền đó. Tất cả các hành vi đó đều có thể bị đưa ra truy tố. Vậy có cách nào cải cải hệ thống luật pháp để gỡ bỏ mặc cảm tội lỗi của hầu hết công dân và trả lại cho họ dũng khí để thắng được sự nhu nhược trong mỗi người. Câu trả lời có lẽ nằm ở các luật sư và các nhà nghiên cứu pháp luật. Người Sài GònBài viết của luật sư Định phản ánh rất trung thực tình trạng của dân tộc Việt Nam. Xin ngả nón bái phục anh đã rất can đảm viết lên bài này. Minh, Hà NộiĐọc bài viết này tôi thực sự xúc động và đau xót. Là một người con của đất Việt, nhìn thấy cảnh đất nước rối ren, lòng đau như cắt, tự giận mình quá nhu nhược, quá đớn hèn. Chỉ ước mình được chết vì sự đất nước, vì nhân dân. Ước gì chế độ áp bức hiện tại biến mất, để xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn, để mình có thể tham gia xây dựng, hi sinh không kể bản thân. Vô danhPhải công nhận là ông Lê Công Định nói đúng rất nhiều trong trường hợp này. Ngày xưa, chống lại ngoại xâm, coi bộ dễ dàng hơn bây giờ, đối thủ là trước mắt và họ không biết chụp mũ kẻ chống đối là phản động. Nay, phát sinh từ phản động để dùng trong các trường hợp có ý kiến với các đường lối mà rõ ràng nó làm sức cản cho sự tiến bộ, thoát khỏi đói nghèo. Như PMU 18 đó, đến chừng nào mới trả hết nợ khi mà đường làm mãi vẫn chưa xong? Đường làm chưa xong đã lún? Rồi thể thao, toàn là tinh hoa trẻ mà ra nước ngoài định trước tỷ số để ăn độ? Ẩn danhLuận sư Lê Công Định gãi đúng chổ ngứa rồi. Đúng là do nhu nhược mà ra hết. Một số người dũng cảm, song lại bị bắt bớ, tù đày, bị chụp phủ phản động, chống phá. Chung quy lại, nếu im lặng thì nhu nhược, lên tiếng thì lại bị hãm hại. Đằng nào cũng chết. TTD, Đà LạtHội nghị Diên Hồng thời Trần là đỉnh cao đoàn kết của dân Việt, trong bối cảnh xã hội phong kiến phân quyền và phân lập (gần như độc lập giữa các vùng - miền quanh kinh đô Thăng Long). Trước nguy cơ ngoại xâm, các thủ lĩnh vùng - miền tạm xếp lại những mâu thuẫn lợi ích để chung sức bảo vệ đất nước. Nhận định này sẽ được củng cố bằng Hịch Tướng Sĩ của Trần Quốc Tuấn: xuyên suốt văn bản ấy là lời kêu gọi cân nhắc Được - Mất và hy sinh quyền lợi riêng. Chúng ta có thể “bịa” ra cái gọi là “Hào khí Diên Hồng” cho một vài thời điểm, tô đắp và hoán đổi bản chất vấn đề, nhưng về lâu dài hành xử này là không nên. Trường hợp hư cấu “bốn ngàn năm lịch sử” đã trở thành giá trị bất biến trong tâm thức dân Việt là minh chứng. Lê Văn Tám đã hiện nguyên hình là nhân vật văn học tuyên truyền mà vẫn có những người muốn tiếp tục áp dụng “trò” này thì thật ấu trĩ. Vấn nạn của xã hội Việt Nam đương đại có gốc rễ ở tổng thể văn hóa. Mọi nhiệt tâm thay đổi không bắt đầu bằng văn hóa đều khó đi đến đích. TPT, Đồng NaiTôi có ý kiến này nếu Đảng làm được thì không sợ đa nguyên. Diệt trừ tham nhũng từ cái gốc của nó. Cái gốc của tham nhũng là chính sách khắc nghiệt của một tập đòan cầm quyền tự thấy mình không có khả năng quản lý áp dụng để triệt tiêu các chống đối: -Không công nhận quyền tư hữu vì việc công hữu tài sản về tay nhà nước thì họ sẽ dễ dàng phân phối cho người của "giai cấp" cầm quyền các thành phần không nghe theo họ bị bóp chết. Sưu cao thuế nặng:Khi bị buộc phải cỡi trói từ sau ĐH 6 Nhà nước áp dụng biện pháp đánh thuến rất nặng lên mọi ngành kinh doanh để hạn chế làm giàu của các doanh nghiệp tư nhân. Đối với đất đai họ còn treo cái "thòng lọng" là " đất đai là sỡ hữu tòan dân" và đánh thuế "quyền sử dụng đất sau thời điểm 15-10-1993 từ 50%-100% giá trị đất. Đất của nhân dân muốn làm nhà phải đóng số tiền như mua đất lần thứ 2 vậy. Kìm hãm dân chúng không cho tự do cư trú bằng hộ khẩu. Còn nhiều luật lệ khắc nghiệt nữa...nhưng chỉ nêu điển hình như trên. Hậu quả là người dân muốn sống được, muốn làm ăn được phải mua chuột luồn lách móc ngoặi hối lộ cho người thi hành công vụ, và mọi chi phí này đều "hạch tóan cộng vào giá thành sản phẩm" nên giá hàng trong nước cao không cạnh tranh nỗi với các nước khu vực. Và cứ thế càng quản lý chặt chẽ càng duy trì bộ máy cai trị cồng kềnh, càng phải trả lương thấp mới đủ ngân sách, nhưng họ dư biết công chức vẫn sống được nhờ tham nhũng. Như vậy muốn diệt tham nhũng đơn giản là trả lại cho dân mọi quyền lợi căn bản như sỡ hữu đất đai tài sản chính đáng, giảm các sắc thuế,bãi bỏ hộ khẩu,v.v... Không cần có một bộ máy cồng kềnh là " Địa chính nhà đất, xây dựng, công chứng...rồi phải làm các thứ sổ hồng sổ đỏ, sổ xanh...vì cơ bản đất của dân ai cũng có những giấy tờ mua bán, bản vẽ tuy cũ nhưng chỉ cần chứng minh họ là sỡ hữu chủ thì không cần thêm bất cứ giấy tờ gì cho tốn thời gian và tiền bạc. Từ từ lọai bỏ tất cả mọi ràng buộc, thì dân không cần mua chuộc nữa, đóng thuế thấp, hợp lý thì ai cũng chấp hành,bộ máy bớt cồng kềnh, tiến tới quản lý bằng chính phủ điện tử thì tham nhũng giảm ngang với các nước tiên tiến. Đảng ta có dám thực hiện các biện pháp này không, nếu thực hiện thì đòi hỏi họ phải hy sinh đặc quyền đặc lợi ,họ phải lọai bỏ hàng trăm ngàn công chức "sinh ra để cản trở kinh doanh" của nhân dân. Họ có dũng khí để làm không? Nếu làm được thì Đảng có lấy lại uy tín, thì sẽ đứng vững không sợ đa nguyên.
Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII đã khai mạc hôm 5/5 tại Hà Nội.
Đảng CS: 12 đại án nhắm vào nhiều ngân hàng
Trao đổi tiền tệ ở Việt Nam Trong diễn văn khai mạc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập: "Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng cùng với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng được đẩy mạnh và có những chuyển biến tích cực, rõ rệt." Ông Nguyễn Phú Trọng cũng là Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. 'Gay cấn trước Hội nghị Trung ương 5' VN: Lãnh đạo sai nên kinh tế không như ý? Theo thông báo của Ban này, có 12 vụ án quan trọng được lên kế hoạch về kết thúc điều tra, truy tố, xét xử trong năm 2017. Đáng chú ý, 5 trong 12 vụ này đều liên quan giai đoạn hai trong vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm. Vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" xảy ra tại Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB), Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Đây là giai đoạn hai của vụ án liên quan ông Phạm Công Danh, cựu chủ tịch VNCB. Ông Danh và các đồng phạm bị cáo buộc rút khoảng gần 7.000 tỷ đồng của VNCB, đem gửi tại ba ngân hàng BIDV, Sacombank, TPBank, dùng số tiền đó bảo lãnh cho 29 lượt công ty của Phạm Công Danh vay tiền. Ông Danh bị tòa phúc thẩm tháng Giêng 2017 giữ nguyên án 30 năm tù vì hai tội cố ý làm trái và vi phạm quy định cho vay, liên quan giai đoạn một của vụ án. Vụ án "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" liên quan đến các thành viên Tổ giám sát của Ngân hàng Nhà nước đặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng Việt Nam (VNCB). Vụ này cũng liên quan vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm. Vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" liên quan đến hành vi của Phạm Thị Trang. Cũng liên quan vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm, vụ này được khởi tố tại tòa hôm 9/9/2016. Bà Trang bị cáo buộc giúp ông Danh huy động tiền. Tuy vậy, báo chí trong nước nói bà Trang đã "trốn sang Mỹ". 'Khó đoán kết quả bỏ phiếu ở Hội nghị Trung ương 5' 'Gay cấn trước Hội nghị Trung ương 5' Vụ án "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" liên quan đến hành vi của nhóm Hội đồng tín dụng ngân hàng Đại Tín gồm Hoàng Văn Toàn và các thành viên khác. Ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, từ 2011 đến 2016 Vụ này cũng được khởi tố tại tòa hôm 9/9/2016 từ vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm. Cựu Chủ tịch Ngân hàng Đại Tín Hoàng Văn Toàn bị Cơ quan điều tra tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam vào tối 10/1/2017. Ngân hàng Đại Tín là tiền thân Ngân hàng Xây dựng Việt Nam VNCB. Ông Toàn cùng các đồng phạm bị cáo buộc có dấu hiệu rút ra hơn 12.000 tỷ đồng của Ngân hàng Đại Tín để sử dụng riêng. Vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Tín liên quan đến hành vi của Hứa Thị Phấn. Vụ này cũng được Hội đồng xét xử sơ thẩm khởi tố tại tòa hôm 9/9/2016 từ vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm. Bà Hứa Thị Phấn nắm giữ hơn 84% cổ phần Ngân hàng Đại Tín (nay là Ngân hàng Xây dựng) trước khi bán cho ông Phạm Công Danh. Hôm 24/3/2017, nhà của bà ở TPHCM bị khám xét. Bà bị cáo buộc cùng với các ông như Hoàng Văn Toàn, Trần Sơn Nam "thao túng toàn bộ hoạt động" của Ngân hàng Đại Tín, rút ruột hàng ngàn tỉ đồng. Vụ án "Vi phạm các quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex) Khởi tố từ tháng Bảy 2014, vụ này gây lùm xùm vì đến năm 2016 người ta được biết rằng một số lãnh đạo Vinaconex không bị khởi tố. Vụ án liên quan nhiều lần vỡ đường ống nước sông Đà, gây ảnh hưởng tới hàng trăm nghìn hộ dân. Đến tháng Tám 2016, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao yêu cầu xem xét lại vụ việc "không khởi tố cựu lãnh đạo Vinaconex" có liên quan. Trong số người không bị khởi tố có ông Phí Thái Bình (nguyên Chủ tịch HĐQT, sau này là Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội), Nguyễn Văn Tuân, Tổng Giám đốc, Tô Ngọc Thanh, Hoàng Hợp Thương và Vũ Đình Chăm (đều là thành viên HĐQT). Truyền thông Việt Nam khi đó dẫn lời một số người nói việc này có thể bỏ lọt tội phạm cũng như tạo ra tiền lệ xấu khi xử lý các vụ án tương tự. Hội nghị TW 5 của Đảng CS sắp họp 'Tự chuyển hóa' từ đâu đến ? Vụ án "Tham ô tài sản", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội (Hadico) Khởi tố ngày 24/2/2015, vụ án liên quan ông Phan Minh Nguyệt, nguyên là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Hadico. Khi vụ án được khởi tố năm 2015, ông Nguyệt bị bắt tạm giam khi đang là Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP Hà Nội. Đến tháng Sáu 2016, Bộ Công an mới hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố ông Phan Minh Nguyệt và 5 đồng phạm. Ông Phan Minh Nguyệt bị đề nghị truy tố hai tội: Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Tham ô tài sản. Tháng Tư năm nay, VKSND Tối cao ra cáo trạng truy tố ông Phan Minh Nguyệt. Vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất (Housing Group) Đây là vụ liên quan cựu đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga, Chủ tịch HĐQT Housing Group. Mặc dù dự án xây dựng khu nhà CT5 và HH2 tại Cầu Diễn, Hà Nội chưa được chính quyền TP Hà Nội phê duyệt và cấp phép xây dựng, bà Nga vẫn ký kết 752 hợp đồng góp vốn và thu 377 tỷ đồng của các nhà đầu tư. Thông tin lộ ra nói ra khi bị bắt, bà Nga khai đã chi 1.5 triệu USD cho một doanh nghiệp vàng, bạc đa quý tại Hà Nội để nhờ lo các thủ tục để bà Nga ứng cứ Đại biểu Quốc hội. Tuy vậy, doanh nghiệp này phủ nhận. Tháng Sáu 2015, Quốc hội Việt Nam ra Nghị quyết bãi miễn tư cách đại biểu của bà Châu Thị Thu Nga. Vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty cho thuê tài chính thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Công ty cho thuê tài chính (BLC Hà Nội) thuộc Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV). Ông Bùi Văn Khen (Nguyên giám đốc BLC Hà Nội), Nguyễn Việt Hưng (Trưởng phòng kinh doanh) bị khởi tố vì tội "cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". Họ bị cáo buộc giải ngân cho công ty Xi măng Lào Cai số tiền là 11,8 tỉ đồng khi chủ đầu tư không có khả năng thanh toán. Vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" xảy ra tại Chi nhánh Tây Sài Gòn thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Công ty TNHH Đầu tư thương mại giao dịch xuất nhập khẩu Thiện Linh Ông Huỳnh Công Thiện, Giám đốc Công ty TNHH đầu tư Thiện Linh, bị bắt tạm giam ngày 12/1/2016. Hai cán bộ ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Sài Gòn cũng bị bắt tạm giam khi đó. Ông Thiện bị cáo buộc làm giả hồ sơ vay vốn tại BIDV, vay được 100 tỷ đồng trong khi mất khả năng chi trả. Vụ án "Lạm quyền trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Chi nhánh 6 TP Hồ Chí Minh thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Vụ này liên quan ông Dương Thanh Cường, từng bị tuyên án chung thân vì tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" ở Agribank. Tại phiên xử ông Cương, hội đồng xét xử khởi tố thêm một vụ án khác về tội "lạm quyền trong khi thi hành công vụ" liên quan Agribank. Vụ án "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại Chi nhánh 7 TP Hồ Chí Minh thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Vụ này được tách ra từ một vụ khác đã xử tháng 12 năm 2015 ở Agribank chi nhánh 7, với mức án 20 năm tù cho bị cáo Phạm Văn Cử (nguyên Giám đốc Agribank chi nhánh 7) về tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng". Khi đó ông Cử lại bị khởi tố thêm tại tòa về hành vi đưa hối lộ và nhận hối lộ. Xem thêm chuyên đề 'Đảng Cộng sản và hội nghị trung ương 5: 'Gay cấn trước Hội nghị Trung ương 5' 'Khó đoán kết quả bỏ phiếu ở Hội nghị Trung ương 5'
Ý kiến về khả năng Việt-Mỹ trở thành đối tác chiến lược khi hai nước có nhiều khác biệt về thể chế chính trị và nhân quyền.
Việt Nam đã sẵn sàng nâng tầm đối tác chiến lược với Mỹ?
Ông Donald Trump và ông Nguyễn Phú Trọng bắt tay trước thềm Thượng đỉnh Trump-Kim ở Hà Nội hôm 27/2/2019 Vài tháng qua đã có nhiều thảo luận về khả năng Hoa Kỳ-Việt Nam nâng tầm mối quan hệ từ "đối tác toàn diện" lên thành "đối tác chiến lược". Dưới đây là một số nhận định tiêu biểu. Một số quan ngại Theo ông Prashanth Parameswaran, tác giả bài viết hôm 12/9 trên The Diplomat, mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã tốt hơn nhiều so với thời chiến tranh Việt Nam. Hai nước bình thường hóa quan hệ dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton và tiếp tục duy trì tốt dưới thời Obama. Việc nâng tầm quan hệ Mỹ-Việt có ý nghĩa lớn với các nhà hoạch định chính sách cả hai nước. Nó phản ánh nỗ lực của Washington trong việc mở rộng mạng lưới các đồng minh và đối tác tại châu Á - Thái Bình Dương và tầm quan trọng của Việt Nam trong mạng lưới này, đồng thời nhấn mạnh cơ hội và thách thức mà Hà Nội phải cân nhắc. TQ 'không vui' với chuyến thăm VN của USS Carl Vinson? David Hutt: 'Mục tiêu thương chiến kế tiếp của Trump là VN' USS Carl Vinson tới Đà Nẵng: 'Bước đi chiến lược' Việc Mỹ-Việt nâng tầm quan hệ có thể có ý nghĩa lớn hơn là bản thân mối quan hệ này, đặc biệt trong bối cảnh Mỹ - Trung Quốc tăng cường cạnh tranh về quyền lực trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và vai trò của Việt Nam trong các vấn đề như Biển Đông - nơi mà Trung Quốc ngày càng lấn lướt và Hà Nội chịu áp lực ngày càng lớn. Mỹ gần đây đã tăng cường các hoạt động hợp tác với Việt Nam. Năm 2018, Mỹ mang hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson tới Việt Nam. Năm nay, Chủ tịch nước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng dự kiến có chuyến công du Mỹ vào tháng 10/2019. Tuy nhiên, thực tế là Việt Nam và Mỹ vẫn có nhiều khác biệt trong nhiều lĩnh vực, từ thể chế tới quan điểm về nhân quyền. Việt Nam và Mỹ cũng có khác biệt trong quan điểm đối với vấn đề thương mại hoặc vấn đề Bắc Hàn - điều khiến quan hệ hai nước từng có vẻ khó 'toàn diện', chứ chưa nói đến 'chiến lược'. Chính vì thế, các cuộc thảo luận để nâng tầm mối quan hệ Mỹ - Việt cũng bao gồm cả các quan ngại, ông Prashanth Parameswaran bình luận. Các nhà hoạch định chính sách sẽ cần cân nhắc các yếu tố quan trọng này để tính toán được mất khi nâng tầm mối quan hệ. Chẳng hạn, không phải ngẫu nhiên mà chúng ta đã thấy Việt Nam trì hoãn một số hoạt động liên quan đến quốc phòng với Hoa Kỳ bất chấp những lợi ích có thể thấy rõ, vẫn theo tác giả Prashanth Parameswaran. Các quan ngại nói trên không có nghĩa Việt Nam - Hoa Kỳ không mong muốn hoặc không thể nâng tầng hợp tác. Nhưng nó có nghĩa rằng cả Mỹ và Việt Nam cần đảm bảo rằng các vấn đề thực tế giữa hai nước phù hợp với bất cứ tầm mức quan hệ nào mà họ lựa chọn. Quan trọng nữa là, việc điều chỉnh tên gọi của mối quan hệ chỉ có giá trị khi cả hai bên cùng cam kết nỗ lực để biến tiềm năng hợp tác thành sự hợp tác trên thực tế. Mỹ gửi tín hiệu 'hỗn hợp' Nhà báo David Hutt, cũng về đề tài này, trên Asia Times lại cho rằng Mỹ gửi những tín hiệu không thống nhất đến Việt Nam, nói năm nay, Mỹ lên tiếng cáo buộc Trung Quốc có hành động 'bắt nạt' nước láng giềng Việt Nam. Mỹ cũng ngỏ ý "muốn củng cố mối quan hệ quân sự chặt chẽ hơn với Hà Nội, mặc dù Việt Nam vẫn tỏ ra thận trọng và vẫn duy trì các chính sách ngoại giao không cam kết," David Hutt cũng nhắc tới tin đồn gần đây rằng công ty dầu khí Mỹ ExxonMobil đang tìm cách rút dự án Cá Voi Xanh trị giá hàng tỷ đô la khỏi Việt Nam, và bình luận rằng: Nếu thực sự ExxonMobil rút - cứ cho là vì lý do tài chính chứ không phải địa chính trị - thì đây cũng là một cú nốc ao vào mối quan hệ Mỹ-Việt ở giai đoạn mang tính bước ngoặt. Hơn bao giờ hết, Hà Nội hiện đang tìm kiếm các cam kết từ Washington rằng họ sẽ đứng về phía mình trong bất kỳ cuộc xung đột có vũ trang nào với Trung Quốc trên Biển Đông. Thương mại: Ông Donald Trump đe dọa Việt Nam Kỳ vọng gì nếu chủ tịch Trọng thăm Hoa Kỳ? Tập trận Mỹ-ASEAN: 'Mỹ sẽ không đứng yên nếu TQ tiếp tục ép VN' Mỹ, tuy thế, đang gửi tín hiệu 'hỗn hợp'. Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ nảy nở dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Trump đã hai lần đến thăm Việt Nam và hiếm khi chỉ trích điều gì về đất nước được coi là vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất Đông Nam Á này, vẫn theo David Hutt. Nhưng ông Trump, bên cạnh đó, lại cũng rất phiền lòng với việc Việt Nam trở thành nơi sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng Trung Quốc nằm trong diện bị Mỹ đánh thuế, để trốn thuế. Ông Trump, hồi tháng Sáu đã gọi Việt Nam là nước 'lạm dụng tồi tệ nhất' trong một cuộc phỏng vấn truyền hình. Tuy nhiên, chính quyền của ông Trung cũng lại phản ứng quyết liệt khi Trung Quốc mang tàu vào khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Bãi Tư Chính trên Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus nói Trung Quốc đã thực hiện một loạt các động thái hung hăng để can thiệp các hoạt động kinh tế lâu đời của Việt Nam. "Việt-Mỹ đã hợp tác chiến lược nhiều mặt, trừ tên gọi" Trong khi đó, tác giả Đoàn Xuân Lộc viết trên Asia Times, một yếu tố quan trọng của chính sách đối ngoại của Hà Nội là không liên minh. Để giúp đất nước tăng cường quan hệ ngoại giao, kinh tế và an ninh với các đối tác liên quan, chính phủ Việt Nam, do đó, đã tìm cách xây dựng một mạng lưới quan hệ đối tác. "Quan hệ đối tác toàn diện" là nấc thấp nhất trong mạng lưới này. Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập "quan hệ đối tác toàn diện" tháng 7/2013. Như vậy, Việt Nam đứng sau Philippines, Thái Lan, Indonesia và Singapore - các đối tác chiến lược của Hoa Kỳ trong khu vực - về tầm quan trọng đối với Washington. Trong khi đó, Việt Nam đã nâng tầm "quan hệ chiến lược" với 16 nước gồm Nga (2001), Nhật Bản (2006), Ấn Độ (2007), Trung Quốc (2008), Hàn Quốc và Tây Ban Nha (2009), Vương quốc Anh (2010), Đức (2011), Pháp, Indonesia, Ý, Singapore và Thái Lan ( 2013), Malaysia và Philippines (2015) và Úc (2017). Trong ngôn ngữ ngoại giao của Hà Nội, tất nhiên, Trung Quốc là đối tác quan trọng nhất của Việt Nam, trong khi Mỹ là một trong những quốc gia ít quan trọng nhất. Trên giấy tờ, mối "quan hệ đối tác toàn diện" của Việt Nam với Mỹ - nền kinh tế và quân sự lớn nhất thế giới - thậm chí còn xếp sau quan hệ "đối tác toàn diện" của Việt Nam với Myanmar - được thiết lập năm 2017. Nhưng trên thực tế, Mỹ là đối tác quan trọng thứ hai của Việt Nam. Ở nhiều khía cạnh, Mỹ cũng quan trọng không kém Trung Quốc. Và Hà Nội hiểu rằng có một mối quan hệ khỏe mạnh với Mỹ mang tính sống còn với đất nước, giúp ổn định sự phát triển và tránh quá phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế, ông Đoàn Xuân Lộc nhận định. Hiện nay, sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông là một trong các yếu tố chính để Việt Nam tìm cách thắt chặt quan hệ với Mỹ, đặc biệt trong an ninh quốc phòng. Nhìn chung, mặc dù vẫn có những khác biệt nhất định, đặc biệt là về các quyền tự do chính trị và nhân quyền, lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ và Việt Nam ngày càng phù hợp với nhau. Đối Việt Nam, mối quan hệ với Mỹ hiện tại về cơ bản là chiến lược trong nhiều lĩnh vực quan trọng, như an ninh và quốc phòng, mặc dù về tên gọi nó mới chỉ là "quan hệ đối tác toàn diện", vẫn theo tác giả Đoàn Xuân Lộc.
Khi tôi còn bé, có một người anh rể lấy chị họ tôi. Anh ta là một người làm có chức sắc trong cơ quan nhà nước. Cứ mỗi cuối tuần, anh chị hay ghé nhà tôi chơi, việc đầu tiên anh ta nhìn thấy tôi là chạy đến ôm ấp, hôn môi và sờ vào ngực, vào tất cả những bộ phận trên người tôi mà anh có thể sờ.
Xâm hại tình dục ở VN: 'Tôi đã lên tiếng nhưng không ai tin tôi'
Tôi sợ hãi và nói lại với mẹ. Mẹ bảo tôi vớ vẩn, nói tào lao, vì anh có thương có quý thì mới như vậy. Tôi im lặng. Vài lần sau anh ta đến và tiếp tục như vậy, tôi không thể kháng cự được, nói thì mẹ không tin và điều duy nhất tôi có thể làm sau đó là trốn. Tôi trốn khi nghe tiếng xe anh ta đến nhà, và trốn mất biệt khi anh ta đến chơi dù là 5 phút hay một buổi. Sau này tôi đi học xa, thì đứa cháu gái tôi (con của một chị họ) lại là nạn nhân của ông anh rể quý hoá. Tôi nghe mà căm phẫn và đau lòng. Con bé lại như tôi, im lặng và chạy trốn. MetooVN: 'Tôi đã bị quấy rối tình dục 5 lần' Vụ Nguyễn Hữu Linh: Tòa trả hồ sơ, yêu cầu bổ sung Cũng trong giai đoạn này của cuộc đời. Những năm tháng của 7-10 tuổi, tôi chắc rằng bạn không thể nào nhớ hết được mình đã trải qua những gì. Tôi cũng vậy, tôi không nhớ hết mình đã đi học làm sao, mình đã chơi những trò gì, mình đi những đâu, nhưng tôi cực kì nhớ, nhớ từng khoảnh khắc, từng hình ảnh, nét mặt mà những kẻ ấu dâm đã làm với tôi. Nhà tôi có một quán ăn nhỏ, kinh doanh từ những năm '93 của thế kỷ trước, lúc mà cuộc sống còn kham khổ thiếu ăn thiếu mặc, thì thực khách của quán nhà tôi đa phần là các sĩ quan của Vùng 5 Hải Quân đóng quân ngay cách nhà tôi chưa tới 300m. Ngày đó làm gì có vụ thuê người làm trong nhà, toàn nhờ con cháu phụ việc là chính. Thì công việc của tôi sau giờ học là phụ giúp ba mẹ bưng bê, nấu nướng, trông quán. Mỗi khi các chị nhà tôi bận việc, thì tôi luôn là người được ba mẹ sai ra chạy bàn, dù lúc đó tôi chỉ 8-10 tuổi. Và mỗi khi bưng chén bát hoặc thức ăn ra, tôi luôn bị đối tượng là các sĩ quan vùng 5 đạo mạo ấy gây rối, cụ thể là họ hay ôm vào lòng rồi dùng tay bóp ngực, bóp eo, sờ vào những chỗ nhạy cảm. Mấy lần đầu, tôi ức quá nên chạy vào mách ba, nhưng ba lại im lặng. Vì họ toàn là khách quen, ba lại nghĩ chuyện không có gì nghiêm trọng và dĩ hoà vi quý. Nhưng ba mẹ không biết rằng những điều đó nó ăn sâu vào tiềm thức của đứa con gái mình. Để rồi giờ đây, khi ngồi gõ những dòng này, lòng tôi lại đau đớn và nước mắt cứ tự rơi. Tôi không trách ba mẹ, vì ông bà hầu như giống những ông bố bà mẹ của thế hệ đó, chỉ lo làm ăn và gần như không bao giờ để ý đến tâm lý hay cảm xúc của con cái mình. Lớn lên một chút, tầm 12-14 tuổi, tôi lại là nạn nhân của chính thầy giáo mình. Trường tôi có thầy H. dạy thể dục nổi tiếng hay sàm sỡ học sinh nữ, đến nỗi có biệt danh riêng. Học sinh biết, phụ huynh biết, thầy cô biết, nhưng tất cả đều có chung một thái độ, đó là: mặc kệ. Lần đó, giờ thể dục ngoài sân, thầy hướng dẫn động tác bằng cách ôm eo, nắn ngực, sờ mông các bạn nữ. Mặt thầy lúc nào cũng tỏ vẻ phởn phơ và khoái chí. Còn các bạn nam thì không được hướng dẫn như thế, chỉ cần nhìn theo thầy và tập theo thôi. Đến lượt tôi, thầy tiếp tục như với các bạn nữ khác. Tôi phản ứng bằng cách bỏ học đi vào lớp. Rồi dùng phấn viết lên bảng: thầy H. dê xồm. Thầy đi vào lớp nhìn thấy tôi như vậy liền tức tối lên văn phòng ban giám hiệu gọi mẹ tôi xuống nói chuyện (lúc đó mẹ tôi đang là phó hiệu trưởng của trường). Kết quả là mẹ tôi phải xin lỗi thầy, tôi phải xin lỗi thầy và phải làm bản kiểm điểm. Đã thế, khi về ngang nhà tôi, thầy còn vào mách ba tôi, và tôi lại ăn một trận đòn thừa sống thiếu chết vì tội xúc phạm thầy giáo. Còn tất cả những cảm xúc, suy nghĩ, tổn thương của tôi, mảy may không một ai hỏi han, không một ai chia sẻ. Lên cấp 3, tôi được mẹ cho vào trường chuyên của tỉnh học, tự thuê trọ, tự ăn tự học, tự lo mọi thứ. Và khi đó, tôi lại bước vào một giai đoạn mới, tự đối diện với những nỗi sợ hãi của những kẻ biến thái luôn rình rập quanh mình mà không một ai bên cạnh để lắng nghe hay bảo vệ. Sau mỗi buổi tan trường, tôi thường đi ăn ở một quán cơm bụi gần nhà, quán cơm ngay cạnh bên trụ sở công an tỉnh. Và tất nhiên, vào quán ăn gặp rất nhiều công an ăn mỗi bữa là bình thường. Trong đó, có một kẻ rất hay nhìn chằm chằm vào tôi mỗi khi tôi ăn cơm. Cứ lần nào tôi ngẩng mặt lên là thấy hắn nhìn tôi, tôi lảng tránh bằng cách cúi gằm mặt xuống ăn rồi vội vã về. Rất nhiều lần như thế rồi hắn theo đến tận nhà trọ tôi ở. Tối đó, tôi đang ngủ, thì nghe thấy có tiếng chân người, rồi tiếng gõ cửa, tôi sợ hãi không dám mở, hỏi vọng ra ai vậy, thì nghe thấy tiếng hắn cất lên, đòi mở cửa. Tôi hoảng hồn chui vào nhà vệ sinh trốn, chỉ sợ hắn phá khoá chui vào là tôi chỉ có chết, vừa ngồi vừa khóc không biết cầu cứu ai, thời đó làm gì có điện thoại di động. Gọi mãi, đập cửa mãi không được, cuối cùng hắn bỏ đi. Và tôi ám ảnh mãi cái đêm đó với tiếng gọi, tiếng đập cửa, và vẻ đạo mạo trong bộ cảnh phục của tên công an năm nào. Và tất nhiên, tôi bỏ ăn quán cơm cũ, nhưng những nỗi ám ảnh đó tôi không tài nào bỏ được ra khỏi cuộc đời mình. Và còn nhiều nữa các bạn ạ, những kẻ dâm ô tôi gặp trong quãng đời hơn 30 năm sống của mình tôi không thể nào nhớ hết, đó là ông sếp nơi làm việc, ông bác sĩ khi đi khám bệnh, một người bạn mới quen... những tên biến thái hiện diện đầy rẫy xung quanh chúng ta. Nhưng chúng ta đã làm gì khi xảy ra sự cố? Xâm hại tình dục trên thế giới bị xử lý thế nào? Phong trào #MeToo liệu có lớn mạnh ở Việt Nam? Đa phần là im lặng, biết nhưng cứ mặc kệ. Để rồi chúng ngang nhiên lộng hành và coi đó là bình thường khi xã hội và chính chúng ta không lên tiếng. Để rồi nạn nhân không chỉ là tôi, là bạn, mà sau này còn là con là em của mình. Lúc đó nỗi đau làm sao xoá hết? Tôi cũng có một đứa con gái, con bé khờ dại và ngây ngô hơn so với tuổi. Năm nay con bé lên 7, tôi không thể bảo vệ con trong tầm mắt 24/24 được nên tôi luôn cố gắng dạy dỗ con cảnh giác và đề phòng với những người xung quanh mình, cho dù là quen hay lạ, tuyệt đối không cho ai xâm phạm vào thân thể cũng như những chỗ nhạy cảm, ai đụng vào là phải la lên và về mách mẹ ngay, mẹ sẽ có cách giải quyết và bảo vệ con. Tôi luôn luôn nhắc con như thế mỗi ngày mỗi ngày. Và tất nhiên, tôi sẽ không như mẹ mình, không bao giờ im lặng khi con mình lên tiếng, không bao giờ thoả hiệp với những tên biến thái bệnh hoạn. Và sẽ không bao giờ để con mình chịu những nỗi ám ảnh, tổn thương như tôi đã từng trong quá khứ. Những chuyện này tôi chưa từng kể với ai, kể cả chồng tôi bây giờ anh cũng chưa được biết, bạn thân tôi cũng chưa từng được nghe. Tôi ghim chặt nó trong lòng mình và mỗi lần nghe đến những vụ lạm dụng tình dục ở trẻ em thì lòng tôi lại nổi sóng. Lần này, tôi bỏ qua mọi ngại ngần, sĩ diện, mọi tự ti sợ hãi để lên tiếng, để mong rằng tất cả những anh em bạn bè người thân xung quanh tôi, chúng ta cần có trách nhiệm hơn trong việc lên tiếng công kích bài trừ những điều bệnh hoạn bẩn thỉu này xảy ra trong cuộc sống, cần mạnh mẽ lên tiếng để bảo vệ con em chúng ta, đặc biệt là phụ nữ và bé gái, những đối tượng dễ bị xâm hại nhất. Và làm ơn, các phụ huynh có con nhỏ, xin đừng mặc kệ, đừng bỏ qua, đừng thoả hiệp, đừng im lặng. Vì tổn thương đó là có thật, nỗi đau và ám ảnh suốt cuộc đời là có thật!!! Đây là câu chuyện của một bạn đọc gửi cho series xâm hại tình dục ở Việt Nam của BBC. Series này nhằm góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về tình trạng xâm hại, tấn công tình dục tại Việt Nam . Bạn hay người thân đã từng bị quấy rối hoặc tấn công tình dục? Hãy chia sẻ câu chuyện của bạn với BBC. BBC sẽ đảm bảo giữ bí mật danh tính của người chia sẻ theo yêu cầu. Bạn có thể gửi email đến địa chỉ [email protected] với tiêu đề: MetooVN hoặc điền form dưới đây:
Vai trò của 'nhóm lợi ích cấp cao' có vẻ đang khiến chiến dịch chống tham nhũng trở nên 'nhạy cảm' hơn trước.
Chống tham nhũng 'đang gặp phản ứng mạnh'
Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định đang quyết tâm chỉnh đốn Đảng Ngày 11/3/2018 Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ đạo mở rộng điều tra vụ án "Tổ chức đánh bạc, đánh bạc, lừa đảo, rửa tiền" có quy mô đặc biệt lớn với nhiều cán bộ công an 'bảo kê' và tham gia. Sang ngày 14/3 Thanh tra Chính phủ công bố kết luận báo cáo vụ "Mobifone mua AVG" liên quan đến nhiều cán bộ của một số các bộ ngành trung ương. Bàn tròn thứ Năm: Phải chăng xu thế tập quyền đang trở lại? Sáu cách chống tham nhũng để VN chọn Vì sao khó thu hồi 'tài sản quan tham'? Đuổi hết công an giao thông? 'Khởi tố, bắt hàng chục người' vụ đánh bạc ngàn tỷ Tham nhũng vặt tới nhóm lợi ích trung và cao Đảng Cộng sản Việt Nam càng quyết liệt chống tham nhũng các nhóm lợi ích càng lộ rõ bản chất. Tham nhũng lớn nhỏ diễn ra trong chính quyền, gắn liền với nó là các nhóm lợi ích hình thành và hoạt động ở cả ba cấp theo phân loại cán bộ cấp thấp, trung và cao. Các cán bộ 'biến chất' ở cơ sở phường xã, phòng ban trong các công sở thường gây khó dễ cho người dân và doanh nghiệp bằng cách gây phiền hà, nại ra các lý do thủ tục hay 'bận công tác' để vòi vĩnh đưa hối lộ hoặc chiếm đoạt như khai khống tiền cứu trợ cho người nghèo, tham ô tiền đóng góp từ cộng đồng. Khởi tố hay không vụ Mobifone-AVG? Hủy thỏa thuận MobiFone – AVG: Bình luận trên Facebook Phạm Nhật Vũ muốn giao dịch AVG 'chấm dứt nhanh' Nhóm lợi ích cấp thấp chỉ sản sinh tham nhũng 'vặt'. Các cán bộ cấp trung 'thoái hóa' ở tỉnh, huyện và các doanh nghiệp nhà nước lớn thường trục lợi khi lạm dụng chức quyền để thao túng môi trường kinh tế hay pháp lý thay vì thực hiện chức trách và hoạt động kinh doanh trên thị trường. Họ tạo ra các 'ekip' bởi họ hàng, người thân trong guồng máy để dễ bề điều khiển, luồn lách hoặc hợp pháp hóa các quy trình thực thi chính sách. Họ có thể thâu tóm quyền lực và tạo ra 'vương quốc riêng' tại địa phương hay doanh nghiệp. 'Nhóm lợi ích cấp cao' ở bộ máy chính quyền trung ương trục lợi có xu hướng 'tự diễn biến' thông qua tham nhũng chính sách. Có những các cán bộ cấp trung 'thoái hóa' ở tỉnh, huyện Họ thường là những kẻ cơ hội chính trị 'có thâm niên', cấu kết với nhau từ các bộ, ngành và lĩnh vực khác nhau tạo nên hệ thống quyền lực chi phối nhiều mối quan hệ phức tạp và có ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi thể chế kinh tế và chính trị. Các vụ đại án xử các đại gia ngân hàng như Phạm Công Danh, Trầm Bê, Hà Văn Thắm… đến các nguyên lãnh đạo của Tổng công ty xây lắp dầu khí (PVC) và Tập đoàn dầu khí (PVN)… với hàng chục bị cáo cũng vẫn chỉ là 'đụng chạm' đến 'nhóm lợi ích cấp trung'. Ông Đinh La Thăng bị buộc tội 'cố ý làm trái' khi là chủ tịch PVN chứ không phải là khuyết điểm khi bộ trưởng hay ủy viên Bộ chính trị. Thậm chí những án kỷ luật đối với nguyên thứ trưởng Thoa, hay một số quan chức cấp tỉnh cũng chỉ là đơn lẻ. Ông Đinh La Thăng, cựu ủy viên Bộ Chính trị, ra tòa lần hai hôm 19/3 Tuy nhiên, đến hai vụ điển hình nêu ở trên cho thấy trong vụ "Tổ chức đánh bạc, đánh bạc, lừa đảo, rửa tiền" đã có tướng công an bị khởi tố và nhiều cán bộ của ngành tham gia. Họ là những người bảo vệ pháp luật nhưng đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Trong vụ "Mobifone mua AVG" Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra một loạt quyết định của các cán bộ các bộ như Bộ Thông tin và Truyền thông (chủ quản), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ và Bộ Công An. Họ cùng doanh nghiệp nhà nước Mobifone và tư nhân AVG thao túng chính sách trục lợi, nguy cơ thất thoát tài sản nhà nươc trên 7006 nghìn tỷ. Đây là 'nhóm lợi ích cấp cao', một trường hợp điển hình của hiện tượng 'cơ hội chính trị' tham nhũng chính sách. Căn nguyên của tình hình cần phải được thẳng thắn nhìn nhận từ thể chế. Ba lý do về thể chế Trước hết, sở hữu nhà nước hay toàn dân đã tạo ra tách biết lớn giữa chủ sở hữu và người đại diện vốn nhà nước. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, hành động, phục vụ người dân, doanh nghiệp Những lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước hay các đơn vị sự nghiệp công lập có 'độc lập' tương đối khi được ủy quyền từ nhà nước họ điều hành sản xuất kinh doanh hay cung cấp dịch vụ trong bối cảnh thị trường còn nhiều khiếm khuyết, 'tranh tối tranh sáng' dễ nhanh thay đổi, nên dễ sa vào 'rủi ro đạo đức', báo cáo thiếu trung thực, nặng thành tích với cấp trên, chi phối cấp dưới và nhân viên, người lao động bằng các quy chế riêng phức tạp được diễn giải có lợi có lãnh đạo hoặc các chỉ đạo 'không văn bản'. Thứ hai là tha hóa quyền lực. Đảng lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện phù hợp với cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Từ ngày đổi mới khi Đảng có chủ trương lấy thị trường là công cụ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cho phép các đảng viên và gia đình họ được làm giàu. Trong điều kiện thiếu các thành tố và các nguyên tắc hoạt động của thị trường thì tha hóa quyền lực, lợi ích nhóm và tham nhũng là khó tránh khỏi. Nhiều cán bộ lãnh đạo 'biến chất' giàu lên với bè nổi là 'các biệt phủ', cổ phần, cổ phiếu từ các doanh nghiệp sân sau… khi kê khai tài sản là nội bộ, không được giám sát công khai. Họ câu kết với nhau để bảo vệ tài sản chiếm đoạt. Thứ ba, Đảng Cộng sản lãnh đạo kinh tế thị trường là điều chưa có tiền lệ trong quá trình lịch sử phát triển của các quốc gia. Sau khi các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, Trung Quốc đang có những vẫn đề nội tại về thể chế kinh tế và chính trị. Chủ thuyết, mô hình phát triển cho đất nước chưa được nghiên cứu thấu đáo để có sự lựa chọn thuyết phục. Vì vậy thể chế thường gặp 'bất ổn' khi các chính sách được ban hành có nội dung kiểu 'dò đá qua sông'. Sau hàng loạt bản án được tuyên trong các đại án xử các nguyên lãnh đạo các ngân hàng, các tập đoàn kinh tế về 'tội cố ý làm trái', 'tham ô' … các vụ nêu ra ở phần trên đã được Đảng Cộng sản Việt Nam nhận định là 'rất nghiêm trọng, phức tạp và nhạy cảm'. Các vụ việc cũng đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Đảng Cộng sản Việt Nam quyết liệt chống tham nhũng để lấy lại niềm tin dân chúng, nhưng quá trình này nay đã dần sang giai đoạn khó khăn. Nhất là khi 'các nhóm lợi ích cấp cao' đang phản ứng, như 'phản bác' lại Kết luận của Thanh tra Chính phủ về vụ Mobifone mua AVG. Câu hỏi nay là các vụ 'nhạy cảm' có làm Đảng thỏa hiệp, chùn bước? Bài viết thể hiện quan điểm riêng của Phó Giáo Sư, Tiến sĩ Phạm Quý Thọ từ Học viện Chính sách & Phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Việt Nam.
Tòa án Nhân dân TP Hà Nội sẽ chính thức tổ chức phiên tòa xét xử blogger Anh Ba Sàm, tức ông Nguyễn Hữu Vinh, và bà Nguyễn Thị Minh Thúy vào ngày 19/1 tới.
Sai phạm tố tụng trong vụ Anh Ba Sàm
Tòa án Nhân dân TP Hà Nội Đây là một vụ án đặc biệt mà không đặc biệt. Đặc biệt ở chỗ, trải qua hơn 20 tháng giam giữ, với 1 bản kết luận điều tra và 4 bản kết luận điều tra bổ sung của cơ quan an ninh, 2 lần trả hồ sơ của Viện Kiểm sát, 3 lần trả hồ sơ của Tòa án, các nghi can vẫn chưa “được” đưa ra xét xử. Không đặc biệt là ở chỗ, giống như trong nhiều vụ án kéo dài khác, cơ quan tiến hành tố tụng đã nhiều lần sai phạm. Bài viết sau đây chỉ liệt kê và phân tích 6 trong số nhiều sai phạm đó. Sai phạm 1: Bắt giữ khẩn cấp trái luật Theo Điều 81 Bộ Luật Tố tụng Hình sự thì những trường hợp sau đây bị bắt khẩn cấp: a) Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; b) Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn; c) Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ. Cơ quan An ninh Điều tra (ANĐT) cáo buộc ông Vinh vi phạm Điều 258 Bộ Luật Hình sự, đây không phải là tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, nên trường hợp a) bị loại bỏ. Ông Vinh bị bắt một mình khi đang ở nhà, không có ai chứng kiến cũng không hề có hành vi bỏ trốn, nên trường hợp b) cũng không phù hợp. Theo cơ quan ANĐT, ông Vinh bị bắt trong trường hợp c), tức là “có dấu vết của tội phạm ở người hoặc chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ”. Chứng cứ để cáo buộc là những bài viết trên Internet. Nhưng việc thu thập, xử lý vật chứng lại cũng có sai phạm: Để hợp pháp hóa việc bắt khẩn cấp, những người thực hiện hành vi bắt khẩn cấp ông Nguyễn Hữu Vinh đã tự tiện sử dụng 3 máy tính của ông và in ra rất nhiều bài viết và tài liệu khác trong 3 máy tính này của ông Vinh. Như vậy, cơ quan ANĐT đã có hành vi tác động vào máy tính của ông Vinh, truy cập Internet và in ra các tài liệu để phục vụ việc bắt người. Việc này vi phạm nghiêm trọng quy định về thu thập và bảo quản vật chứng (Điều 75 Bộ luật Tố tụng Hình sự), cho nên những tài liệu do công an tự in ra không thể là chứng cứ để bắt giữ ông Vinh được. Ngoài ra, ông Vinh bị bắt khẩn cấp ngày 05/5/2014. Theo quy định, trong vòng 24 giờ sau khi thực hiện lệnh bắt khẩn cấp, cơ quan thực hiện hành vi bắt giữ phải báo cho Viện Kiểm sát và trong vòng 12 giờ, Viện Kiểm sát phải phê chuẩn hoặc không phê chuẩn lệnh này. Tuy nhiên, mãi đến ngày 14/05/2014 tức là 9 ngày sau, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao mới có quyết định phê chuẩn lệnh bắt người. Việc này vi phạm quy định về việc bắt giữ khẩn cấp về thời gian phê chuẩn. Sai phạm 2: Người ký quyết định khởi tố vụ án có liên quan đến vụ án Trung tướng Hoàng Kông Tư, thời điểm đó là Thủ trưởng Cơ quan ANĐT, là người đưa ra quyết định khởi tố vụ án. Tuy nhiên, trong số 24 bài viết là chứng cứ cáo buộc việc phạm tội của ông Vinh và bà Thúy, có 1 bài có liên quan tới ông, là bài “‘Ông trời con’ Hoàng Kông Tư vs. BBC Việt ngữ”. Do đó, việc chính ông Tư ký quyết định khởi tố vụ án là vi phạm Điều 42, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Ông Nguyễn Hữu Vinh bị bắt từ tháng 5/2014 Sai phạm 3: Thu thập chứng cứ không hợp pháp Chứng cứ để kết tội ông Vinh và bà Thúy trong vụ án này là những bài viết trên mạng Internet, tức là những chứng cứ là dữ liệu điện tử. Bộ Luật Tố tụng Hình sự năm 2003 không hề có quy định về việc thu thập những chứng cứ là dữ liệu điện tử. Tại điều 5, Thông tư liên tịch số 10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTTTT-VKSNDTC-TANDTC quy định về việc thu thập chứng cứ là dữ liệu điện tử như sau: Điều 5. Trình tự, thủ tục thu thập dữ liệu điện tử Dữ liệu điện tử là thông tin chứa trong phương tiện điện tử. Dữ liệu điện tử có thể coi là chứng cứ. Để bảo đảm giá trị chứng cứ, cần thực hiện đúng trình tự, thủ tục tố tụng hình sự đối với việc khám xét, thu giữ, tạm giữ, bảo quản vật chứng có lưu dữ liệu điện tử như: Ổ cứng máy tính, bộ nhớ trong của điện thoại di động, máy ảnh, máy ghi hình, máy fax, máy ghi âm, máy đọc thẻ, thẻ từ, thẻ chíp, thẻ nhớ, USB, đĩa CD, đĩa VCD, đĩa DVD và các loại phương tiện điện tử khác. Khi thu giữ phương tiện điện tử cần chú ý: a) Đối với máy tính: Không được tắt (shutdown) theo trình tự mà ngắt nguồn cung cấp điện trực tiếp cho thân máy (CPU) hoặc máy tính (đối với máy tính xách tay); b) Đối với điện thoại di động: Tắt máy, thu giữ cả điện thoại, thẻ nhớ, thẻ sim, bộ sạc điện thoại (nếu có); c) Đối với phương tiện điện tử khác: Tắt thiết bị, thu giữ cả phụ kiện đi kèm (nếu có). Khi bàn giao cho chuyên gia phục hồi dữ liệu điện tử, phải làm thủ tục mở niêm phong và niêm phong theo quy định của pháp luật. Để bảo đảm tính nguyên trạng và toàn vẹn của chứng cứ lưu trong vật chứng, việc sao chép dữ liệu để phục hồi, phân tích phải được thực hiện bằng thiết bị “chỉ đọc” (Read only), chỉ thực hiện trên bản sao, không được ghi đè, sửa chữa dữ liệu. Để chuyển hóa thành chứng cứ pháp lý, dữ liệu điện tử phải được chuyển sang dạng có thể đọc được, nhìn được, nghe được; phải lập biên bản về nội dung dữ liệu điện tử đã phục hồi, phân tích; kèm theo lời khai, xác nhận của người phạm tội, người làm chứng về những thông tin đó. Tuy nhiên, khi tiến hành bắt giữ, cơ quan ANĐT đã không chỉ không tuân thủ quy trình nêu trên, mà còn có hành vi tự tiện sử dụng, in ấn trên máy tính của ông Vinh. Do vậy, với sự can thiệp trái luật của cơ quan ANĐT, những bài viết được in ra từ máy tính ông Vinh cũng như những tài liệu khác từ máy tính không có giá trị để làm chứng cứ kết tội. Sai phạm 4: Không có bị hại nào trong vụ án Ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy bị truy tố theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự. Điều này quy định Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Theo đó, những người vi phạm Điều 258 đã “xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Tuy nhiên, trong cả quá trình điều tra cũng như bản cáo trạng, không hề thấy xuất hiện một bị hại cụ thể nào. Đại diện cho Nhà nước, cụ thể là ông Trương Tấn Sang – Chủ tịch nước – cũng không có một văn bản nào thể hiện việc lợi ích Nhà nước Việt Nam bị xâm phạm. Không thấy cá nhân, tổ chức nào hiện diện để chứng tỏ họ bị xâm phạm lợi ích. Sai phạm 5: Tòa án, Viện Kiểm Sát trả hồ sơ vượt quá thẩm quyền cho phép Ngày 07/12/2015, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội đã trả hồ sơ lần thứ 3 về Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, yêu cầu điều tra bổ sung về “vấn đề Đảng tịch”. Viện Kiểm Sát có thẩm quyền cũng trả hồ sơ để điều tra bổ sung 2 lần. Điều này trái với quy định tại khoản 2, Điều 121 Bộ luật Tố tụng hình sự về “Thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại”: Trong trường hợp vụ án do Viện Kiểm sát trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá hai tháng; nếu do Toà án trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá một tháng. Viện Kiểm sát hoặc Toà án chỉ được trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung không quá hai lần. Thời hạn điều tra bổ sung tính từ ngày Cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra. Sai phạm 6: Sử dụng cơ quan không có thẩm quyền và trình độ để giám định chứng cứ kết tội Cơ quan ANĐT đã sử dụng 24 bài viết trên Internet để làm chứng cứ kết tội ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy. Để 24 bài viết này có thể là chứng cứ, cơ quan này tiến hành trưng cầu giám định Bộ Thông tin – Truyền thông nội dung của 24 bài viết. Tuy nhiên, chứng cứ ở đây là “nội dung các bài viết”, tức là những sản phẩm thuộc về văn hóa chứ không chỉ là sản phẩm trên lĩnh vực công nghệ thông tin. Nội dung 24 bài viết đề cập đến nhiều mảng: kinh tế, chính trị, xã hội, lịch sử, khoa học kỹ thuật… Vì vậy, để giám định được tính đúng sai của các bài viết, xem chúng xâm phạm lợi ích của ai, thì phải có một hội đồng đủ chuyên môn để giám định. Trong khi đó, Bộ Thông tin – Truyền thông chỉ đủ khả năng giám định những sản phẩm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông chứ không thể đủ khả năng thẩm định được những bài viết đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau, trong các lĩnh vực khác nhau. Căn cứ vào 6 sai phạm nêu trên trong quá trình tố tụng, có thể nói, cơ quan hành pháp và cả hệ thống tư pháp của Việt Nam đã thể hiện sự lúng túng trong việc nhất mực muốn khép tội blogger Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy. Bài viết phản ánh văn phong và quan điểm của tác giả, blogger và nhà hoạt động xã hội ở Hà Nội. Bài gốc đã đăng trên Luật khoa tạp chí.
Những diễn biến mới đây cho thấy Hà Nội và Washington đã hiểu nhau nhiều hơn và – cũng nhờ vậy – quan hệ Việt-Mỹ đã và đang có những thay đổi tích cực đáng chú ý.
Gần Mỹ tốt hơn cho Việt Nam?
Chẳng hạn, trong chuyến thăm Việt Nam gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã được các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam trọng thị đón tiếp. Trong hai ngày ông ở Việt Nam, hai bên còn có những thỏa thuận quan trọng, trong đó có việc ký Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng. Nhìn chung, báo chí và dư luận Việt Nam phản ứng khá tích cực về chuyến thăm của ông Carter và những phát triển mới trong quan hệ Việt-Mỹ nói chung. Có thể nói nhiều người Việt trong và ngoài nước cảm thấy vui về những bước tiến mới này và muốn chính quyền tiếp tục đẩy mạnh bang giao với Mỹ vì biết rằng gần Mỹ sẽ mang đến cho Việt Nam nhiều lợi ích – không chỉ trên bình diện an ninh, quốc phòng mà còn trong nhiều lĩnh vực khác. An ninh, quốc phòng Tuy từng là cựu thù, hiện giờ Mỹ không có bất cứ tranh chấp, đe dọa nào đối với Việt Nam về chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải. Mỹ cũng không có bất đồng lớn nào với Việt Nam về an ninh, chiến lược. Trái lại, Mỹ có nhiều điểm chung với Việt Nam trong lĩnh vực này và điểm tương đồng lớn nhất liên quan đến vấn đề Biển Đông. Cũng giống như Mỹ, Việt Nam lo lắng về các động thái rất mạnh bạo – nếu không muốn nói là ngày càng hung hăng, trắng trợn – của Bắc Kinh ở Biển Đông. Đây cũng là lý do chính yếu khiến Hà Nội và Washington xích lại gần nhau hơn trong thời gian vừa qua. Mỹ lo ngại vì tham vọng bành trướng, bá quyền, bá chủ của Trung Quốc ở Đông Á và Biển Đông nói riêng sẽ gây bất ổn trong vùng, đe dọa đến quyền lợi của mình. Để giới hạn, kiềm chế tham vọng của Bắc Kinh và duy trì an ninh, hòa bình khu vực, Mỹ cần đến sự ủng hộ các nước trong vùng. Với địa chính trị khá đặc biệt lại có mô hình chính trị, kinh tế giống Trung Quốc, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia mà Washington muốn củng cố quan hệ. Nhưng Hà Nội cũng có nhiều lý do để tăng cường quan hệ với Mỹ. Có thể cũng như lãnh đạo nhiều nước khác trong khu vực, giờ các lãnh đạo Việt Nam hiểu rõ được dã tâm, tham vọng của Bắc Kinh ở Biển Đông. Trước những hành động khiêu khích, lấn chiếm biển đảo của Bắc Kinh trong thời gian qua, có thể giờ họ cũng nhận ra rằng chỉ bằng con đường đàm phán song phương hay dựa vào một thứ ‘hữu nghị viễn vông’ nào đó, Việt Nam không chỉ không thể lấy lại được những hòn đảo đã bị Trung Quốc đánh chiếm mà còn bị người ‘làng giềng’, ‘đồng chí’ này thôn tính nhiều biển đảo khác thuộc chủ quyền của mình. Và rất có thể, họ cũng biết chỉ Mỹ mới có đủ thế lực, khả năng kiềm chế, ngăn chặn tham vọng bành trướng, bá quyền, bá chủ của Bắc Kinh. Có thể đây chưa phải là lúc để Việt Nam thiết lập một liên minh quân sự với Mỹ. Nhưng nếu không tỏ rõ lập trường, nếu không chủ động tăng cương quan hệ với Mỹ, Việt Nam sẽ luôn rơi vào tình trạng yếu thế, chịu thua thiệt và bị Bắc Kinh chèn ép trong vấn đề Biển Đông. Thân thiện với Mỹ, Việt Nam không chỉ nhận được sự ủng hộ từ Washington và nhiều nước khu vực mà còn tranh thủ được sự ủng hộ nhiều nước khác trên thế giới, đặc biệt các nước thuộc G7 - nhóm bảy quốc gia phát triển nhất thế giới. Đa số các nước trong khu vực là đồng minh hay có quan hệ gần gũi với Mỹ và tiếng nói, ảnh hưởng của Washington trong G7 rất lớn. Một sự ủng hộ như vậy từ Mỹ và các quốc gia đồng minh, thân cận với Mỹ sẽ giúp Việt Nam rất nhiều trong vấn đề Biển Đông. Kinh tế, thương mại Ngoài những lợi thế, lợi ích về mặt chiến lược, quan hệ gần gũi với Mỹ cũng rất tốt cho Việt Nam về mặt kinh tế. Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Chẳng hạn, theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ năm 2014 là 34,7 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất sang Mỹ lên tới 28,5 tỷ USD và nhập từ Mỹ khoảng 6,2 tỷ USD. Như vậy, năm ngoái Việt Nam đã xuất siêu sang Mỹ tới 22,3 tỷ USD. Trong khi đó, dù là đối tác thương mại số một, Trung Quốc chủ yếu xuất sang Việt Nam. Trong năm 2014, Trung Quốc chỉ nhập từ Việt Nam khoảng 15 tỷ USD nhưng xuất sang Việt Nam đến gần 44 tỷ USD. Nói cách khác, Việt Nam đã nhập siêu 29 tỷ USD từ Trung Quốc. Đó là một con số quá lớn, không có lợi hay tốt đẹp gì cho nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Tường thuật về phiên thảo luận tại Quốc hội sáng hôm nay (08/06/2014), tờ VnEconomy của Việt Nam đã trích dẫn phát biểu của ông Mai Hữu Tín, trong đó ông cảnh báo về nguy cơ nhập siêu từ Trung Quốc. Nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc tăng nhanh trong những năm qua Một chi tiết đáng lo ngại được ông Tín chỉ ra là theo số liệu của Tổng cục Thống kê Trung Quốc thì năm 2014, nước này chỉ nhập khẩu từ Việt Nam 19,9 tỷ USD nhưng lại xuất khẩu sang Việt Nam đến 63,7 tỷ USD. Như vậy, năm 2014, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc là 43,8 tỷ, cao hơn đến 45% so với con số của Tổng cục Thống kê Việt Nam. Nếu không có một thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ (và sau đó là Cộng đồng chung châu Âu), nhiều doanh nghiệp Việt Nam chắc chắn đã rơi vào hoàn cảnh khó khăn, điêu đứng hay thậm chí bị phá sản. Điều đáng nói là nhập siêu từ Trung Quốc của Việt Nam đã liên tục tăng và tăng rất nhanh trong những năm qua. Chẳng hạn, theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, năm 2012 con số nhập siêu là 16,4 tỷ USD, nhưng năm 2013 con số ây lên 23,7 tỷ USD. Xu hướng này vẫn tiếp diễn trong những năm tới nếu Việt Nam không tìm cách điều chỉnh quan hệ kinh tế với Trung Quốc và cơ cấu xuất nhập khẩu của mình. Như vậy, nguy cơ từ Trung Quốc mà Việt Nam phải đối diện không đơn giản chỉ có chuyện chủ quyền biển đảo mà còn là những thách đố, đe dọa về kinh tế. Mối quan hệ gần gũi với Mỹ - và qua đó các doanh nghiệp Việt Nam có thể mở rộng vào thị trường này hay thị trường các nước khác thuộc TPP mà Hà Nội đang đàm phán với Washington - chắc chắn sẽ giúp Việt Nam tránh được nguy cơ phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc hay bị nền kinh tế này kìm kẹp, gây tác hại. Một Việt Nam phồn thịnh Kinh tế Việt Nam được đặt kỳ vọng Khác biệt về nhân quyền, dân chủ vẫn là một cản trở lớn trong quan hệ Việt-Mỹ. Đến giờ chính quyền – hay một bộ phận nào đó trong giới lãnh đạo – Việt Nam vẫn cho rằng Mỹ có ý đồ chuyển hoá, chuyển đổi thể chế chính trị Việt Nam. Có thể cũng vì biết được điều này, ngay sau chuyến thăm Việt Nam của ông Ashton Carter, tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc đã có bài viết cảnh báo Việt Nam không nên tin Washington vì cho rằng Mỹ ‘không thích gì thể chế chính trị ở Việt Nam’ và nhắc nhở họ rằng Trung Quốc mới là nguồn để họ tìm tính chính danh cho thể chế chính trị của mình. Nói cách khác, trong mắt của Hoàn cầu Thời báo và giới lãnh đạo Trung Quốc nói chung, nếu gần Washington, xa Bắc Kinh, Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ không thể duy trì tính chính danh, sự tồn tại của mình. Nhưng có thể nói Mỹ không có mục đích lật đổ chế độ hay làm phương hại Việt Nam. Trái lại, quốc gia này chỉ muốn những điều tốt cho Việt Nam. Chẳng hạn, trong buổi họp báo sau ký Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng Việt-Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nêu rõ: ‘Mỹ cam kết ủng hộ một đất nước Việt Nam độc lập, vững mạnh và thịnh vượng, tôn trọng nhân quyền và pháp quyền’. Trước đó, khi tiếp xúc báo chí tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày cuối trong chuyến thăm bốn ngày tới Việt Nam vào tháng 5 vừa qua, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken cũng nhấn mạnh thiện chí này của Mỹ. Đây có thể nói là điểm khác biệt lớn giữa Mỹ và Trung Quốc. Dù dùng mọi lời hoa mỹ, đủ mọi phương châm như ‘bốn tốt’ hay ’16 chữ vàng’, Bắc Kinh không bao giờ muốn thấy có một Việt Nam thực sự độc lập, giàu mạnh, phồn thịnh, tự do, dân chủ, minh bạch. Ngay cả chủ quyền của Việt Nam Trung Quốc cũng không tôn trọng và luôn tìm cách lấn chiếm biển đảo của láng giền nói chi đến chuyện muốn Việt Nam giàu mạnh, phồn thịnh, tự do, dân chủ. Do đó không quá ngạc nhiên trong khi có đến 76% người Việt được hỏi có cảm tình với Mỹ, chỉ có 16% thích Trung Quốc, theo thăm dò dư luận của Trung tâm nghiên cứu Pew năm 2014. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken còn cho biết dựa trên một số khảo sát, có đến 85% người Việt dưới 30 tuổi có cái nhìn tích cực về Mỹ. Và có thể cũng vì hiểu được thiện chí của Mỹ và thấy rõ dã tâm, tham vọng của Trung Quốc, nhiều người Việt hoan nghênh những bước tiến mới trong quan hệ Việt-Mỹ cũng như ủng hộ chính quyền trong việc tăng cường quan hệ với Mỹ. Đẩy mạnh quan hệ với Mỹ và đưa Việt Nam phát triển theo hướng mà Mỹ cam kết ủng hộ không chỉ tốt đất nước, người dân Việt Nam mà còn tốt cho chế độ. Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ không còn bị chỉ trích, tính chính danh, sự tồn tại của của mình sẽ được bảo đảm nếu giúp xây dựng được một đất nước thực sự độc lập, giàu mạnh, phồn thịnh, tôn trọng nhân quyền và thượng tôn pháp luật. Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.
Tháng 12/1968, một chiếc phi cơ đặc biệt, đầy tính đột phá bắt đầu có chuyến bay đầu tiên.
Tu-144 và Concorde: Cuộc đối đầu giữa Liên Xô và phương Tây
Trông như một mũi tên màu trắng khổng lồ, nó giống một vật thể vị lai mà con người có thể làm ra trong thời thập niên 1960. Chiếc phi cơ có khả năng bay nhanh như đạn bắn, tốc độ quá lớn vốn bị coi là không thích hợp để chuyên chở hành khách. Phần đầu phi cơ có hình mũi kim tiêm nhọn hoắt, trông giống như phiên bản của một thiết bị được gắn rocket trong loạt phim khoa học viễn tưởng Flash Gordon; khi tiến ra đường băng, toàn bộ phần mũi phi cơ được thiết kế để trượt xuống dưới, khiến cho phi công có thể nhìn mặt đất bao quát hơn. Điều này khiến nó trông giống như một con chim khổng lồ đang chuẩn bị hạ cánh. Hòn đảo chết chóc nhất thế giới thời hậu Liên Xô Những con tàu có thể làm thay đổi biển cả mãi mãi Chiến tranh hạt nhân: Nhân loại đã sẵn sàng tới đâu? Nghe giống như mô tả một chiếc Concorde, sản phẩm hợp tác giữa Anh và Pháp, loại máy bay có thể vượt Đại Tây dương trong khoảng thời gian trên ba tiếng đồng hồ một chút. Thế nhưng không phải. Chiếc phi cơ phản lực có hình dáng giống như tàu vũ trụ này là của Liên Xô. Đó là chiếc Tupolev Tu-144, chiếc 'Concorde' của phe Cộng sản, và là chiếc phi cơ chở hành khách đầu tiên bay nhanh gấp đôi tốc độ âm thanh. Chuyến bay đầu tiên của nó diễn ra ba tháng trước khi Concorde ra mắt. Thế nhưng chiếc Tu-144, vốn được các nhà quan sát phương Tây gọi là 'Concordski' do có nhiều nét tương đồng với đối thủ cạnh tranh cao cấp của nó, lại chưa bao giờ trở thành một cái tên quen thuộc với mọi người. Lý do một phần là bởi sự thất bại trong thiết kế, nhưng cũng bởi một thảm họa nổi tiếng xảy ra trong Triển lãm Hàng không Pháp 1973, một thảm họa đã diễn ra ngay trước sự chứng kiến của truyền thông thế giới. *** Cũng giống như rất nhiều cuộc chạy đua công nghệ trong thời Chiến Tranh Lạnh, chính trị luôn nằm trong tâm điểm của câu chuyện Tu-144. Năm 1960, thủ tướng Liên Xô khi đó, Nikita Khrushschev nhận thức được một cách rõ ràng rằng có một dự án phi cơ mới đang được Anh và Pháp nghiên cứu nhằm làm sống lại ngành công nghiệp hàng không của hai nước này. Các nhà thiết kế của Liên Xô đã sử dụng kiểu cánh delta cho các chiến đấu cơ như MiG-21 Phi cơ chở khách Concorde được thiết kế để di chuyển với tốc độ siêu thanh, rút ngắn thời gian qua lại giữa châu Âu với Mỹ xuống chỉ còn vài giờ đồng hồ. Hai năm sau đó, Anh và Pháp ký thỏa thuận chính thức nhằm bắt đầu thiết kế và sản xuất loại máy bay này. Cũng vào khoảng cùng thời gian, các dự án vận tải với tốc độ siêu thanh của các hãng sản xuất máy bay Boeing và Lockeed cũng được bật đèn xanh. Những anh hùng thầm lặng giải cứu Apollo 13 Bí ẩn đài phát thanh ma hoạt động từ thời Liên Xô Tsar Bomba: Trái bom 'thần thánh' của Liên Xô Liên Xô nhận thức được rằng họ không còn thời gian để lãng phí. "Cuộc chạy đua giữa Concorde và Tu-144 là triệu chứng của thời đó," Jock Lowe, cựu phi công lái Concorde và là nhà quản lý điều hành bay của British Airway nói. "Khi đó, cuộc đua lên không gian và cuộc đua đưa người lên Mặt Trăng diễn ra cùng thời điểm." "Vấn đề là tính đến thời điểm đó, phi cơ nào di chuyển nhanh hơn sẽ được coi là thành công hơn," Lowe nói. Với các chiến đấu cơ như Mig-21 của Liên Xô và F-104 của Mỹ đã có khả năng bay nhanh gấp đôi tốc độ âm thanh thì việc di chuyển nhanh bằng tốc độ âm thanh có vẻ như là một điều khả thi. "Những thành công sớm của Liên Xô trong cuộc đua vào không gian đã củng cố độ tự tin trong kỷ nguyên kỹ trị, và điều này khiến giới lãnh đạo Liên Xô tin rằng họ có thể cạnh tranh với các dự án danh tiếng của phương Tây," David Kaminski-Morow từ Flight Global nói. Liên Xô khi đó đã đạt được những thành tích với chiếc máy bay phản lực Tupolev Tu-104, điều khiến phương Tây vô cùng kinh ngạc hồi thập niên 1950. Theo tác giả của cuốn sách Soviet SST nói về lịch sử của chiếc Tu-144, được viết ra từ trước khi kết thúc Chiến Tranh Lạnh, thì chiếc Tu-104 đã mở đường cho những tham vọng hàng không to lớn hơn. Vào thập niên 1950, tốc độ công nghiệp hóa nhanh chóng khiến các nhà hoạch định Liên Xô đòi hỏi phải có thêm nhiều các dự án ấn tượng hơn nữa. "Thêm vào những vòng nguyệt quế của chương trình chinh phục không gian và chương trình không quân Xô Viết, các nhà lãnh đạo bị mê hoặc bởi tham vọng cần phải đạt được những thành tích thực sự ấn tượng, ở mức gần như tối đa trong ngành công nghiệp này." "Bài toán căng thẳng giữa khả năng kỹ thuật và thực trạng kinh tế của Liên Xô và những mong đợi quá cao của giới tinh hoa Xô Viết là những lý do dẫn đến lịch sử phức tạp kéo theo sau đó," Moon viết. Dự án Tu-144 trở thành điều dứt khoát phải thành công bằng bất kỳ giá nào. Và vào thập niên 1960, khi mà Liên Xô dốc toàn lực về mặt kỹ thuật cho cuộc chạy đua chinh phục không gian thì đó không phải là việc làm thiếu tính toán, theo phân tích của Kaminski-Morrow. "Cuộc đua chinh phục không gian làm ảnh hưởng tới chương trình Tu-144 do nó chuyển sự tập trung của Liên Xô vào các loại tên lửa tầm xa và đạt độ cao cao hơn, cũng như tách khỏi các loại phi cơ siêu thanh, và điều đó khiến Liên Xô phải phát triển Tu-144 như một chương trình máy bay dân sự riêng lẻ." "Vấn đề vấp phải ở đây là Liên Xô như vậy sẽ cần tạo ra những chiếc phi cơ thích hợp, và khiến các nhà phát triển phải đảm đương một vai trò vô cùng tham vọng: thiết kế từ đầu một mẫu máy bay siêu thanh phức tạp, có khả năng đáp ứng được các nhu cầu về tiện nghi và kinh tế - là những đòi hỏi trước đây hiếm khi họ cần phải cân nhắc." Có một số vấn đề đã nhanh chóng trở thành 'bệnh dịch' cho Tu-144. Dự án này có lẽ đã tiến xa hơn từ 10 đến 15 năm so với khả năng của ngành công nghiệp hàng không Liên Xô. Có hai lĩnh vực chính mà Tu-144 bị tụt hậu phía sau, là các bộ phận phanh và bộ phận điều khiển động cơ. Concorde thực sự đã đi tiên phong trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến này chứ không chỉ ở bộ phận phanh. Nó là một trong những chiếc phi cơ đầu tiên có sử dụng phanh làm từ sợi cabon, là chất liệu có khả năng chịu được nhiệt lượng cao xả ra trong quá trình hãm cho máy bay di chuyển chậm lại khi tiếp đất (Concorde có vận tốc tiếp đất rất cao, chừng 296kmh). Người Nga chưa có khả năng bắt chước kiểu thiết kế này. Chiếc phi cơ đầu tiên của Liên Xô, Tupolev Tu-104, đã khiến phương Tây sửng sốt Động cơ lại càng là vấn đề khó khăn hơn. Concorde là chiếc phi cơ chở khách đầu tiên có phần kiểm soát hành trình bay hoàn toàn do máy tính điều khiển - nó có thể liên tục thay đổi hình dạng của các cổng nạp khí để đảm bảo rằng các động cơ sẽ hoạt động một cách hiệu quả nhất trong khả năng có thể. Và Concorde cũng có hệ thống kiểm soát bay có thể điều chỉnh được kể cả ở mức rất nhỏ hình dạng cánh máy bay, nhằm giảm bớt lực cản khi máy bay di chuyển ở tốc độ siêu thanh. Những chiếc cánh được điều khiển bằng máy tính như vậy chưa từng được nói tới cho tới khi có sự xuất hiện của Concorde; các máy bay đạt vận tốc thấp hơn tốc độ siêu thanh ngày nay cũng sử dụng công nghệ này. Cuộc truy bắt tội phạm sử dụng thiết bị bay Máy bay Tây Đức đột ngột hạ cánh ở Quảng Trường Đỏ Viên phi công Tây Đức khiến quân đội Liên Xô hoảng loạn Ý thức được rằng dự án Concorde tuy chậm nhưng đang thành hình một cách quy củ, Liên Xô đã đổ thêm nhiều nguồn lực vào dự án Tu-144. Tu-144 là một dạng bằng chứng mà văn phòng thiết kế của Tupolev - và các nhóm của các nhà thiết kế động cơ Kuznetsov và Kolesov, cả hai đều đã xây dựng các nhà máy điện phục vụ cho chiếc phi cơ mới đầy tham vọng này - muốn đưa ra để chứng tỏ rằng giữa lúc đang có những nỗ lực ghê gớm nhằm cạnh tranh với các chương trình chinh phục không gian của Hoa Kỳ, thì họ vẫn có thể làm ra được một chiếc phi cơ như vậy. So với Concorde thì chiếc Tu-144 to hơn nhiều. Nó dài tới trên 67m, tức là dài hơn đối thủ cạnh tranh Anh-Pháp khoảng 3,7m. Nó được thiết kế để di chuyển với vận tốc trên Mach 2 một chút, tức là khoảng 2.158km/h, và bốn động cơ của nó, mỗi chiếc tạo ra được hơn 44.000 cân Anh lực đẩy, lớn hơn 6.000 cân Anh so với mỗi động cơ mà Concorde có thể đạt được. Tuy Tu-144 mạnh hơn, nhưng nó lại đòi hỏi tốn nhiều nỗ lực hơn để cất cánh. Ở chế độ không tải, Tu-144 nặng gần 100 tấn, tức là nặng hơn Concorde hơn 20 tấn. Một phần vấn đề ở đây là do phần gầm máy bay quá nặng. Concorde có hai bánh phía trước, và hai bộ mỗi bộ bốn bánh ở phía dưới các cánh. Còn Tu-144 thì có hai bánh ở phía trước nhưng 12 bánh ở phía dưới cánh, do lốp bánh của Nga làm bằng cao su tổng hợp và dễ bị hỏng hơn (việc để nhiều bánh là nhằm mục đích lỡ có một, hai bánh bị hỏng thì số còn lại vẫn đủ để chịu được tải trọng nặng nề của chiếc phi cơ). Tuy về mặt hình thức, Tu-144 trông rất giống, nhưng thật ra nó có rất nhiều thứ khác với Concorde, mà đa phần là bởi do những giải pháp kém tinh tế hơn so với những giải pháp mà nhóm các kỹ sư chế tạo Concorde đã tìm ra. "Tu-144 có hình dáng không đạt mức khí động học bằng - tuy chỉ kém một chút thôi, nhưng đó lại là những điểm rất quan trọng," Lowe nói. "Chúng tôi nhìn vào đó và biết rằng lúc nó đi vào hoạt động thì nó sẽ không thể trở thành đối thủ cạnh tranh được." Tuy nhiên, Liên Xô thắng trong việc trở thành bên thực hiện chuyến bay siêu thanh đầu tiên. Chiếc Tu-144 lần đầu tiên cất cách vào 12/1968, và bay ở tốc độ siêu thanh lần đầu tiên vào 6/1969. Concorde mãi đến 3/1969 mới lần đầu tiên bay lên, và phải đến tháng 10 năm đó mới đạt được tốc độ siêu thanh. Liên Xô thắng trong cuộc chiến ngoại giao quan trọng, nhưng họ đã nhanh chóng vấp phải một loạt những chuyện đau đầu khi tìm cách đưa chiếc phi cơ nặng gần 100 tấn vào khai thác. Đây là phần một của loạt bài ba phần giới thiệu về phi cơ siêu thanh Tu-144 của Liên Xô. Xem đầy đủ: Phần 1: Cuộc đua Nga-phương Tây: Tu-144 đối đầu Concorde Phần 2: 'Sự nghiệp' kém huy hoàng của phi cơ Xô viết Tu-144 Phần 3: Nasa và sự hồi sinh của 'phượng hoàng' Xô-viết Tu-144 Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
Cựu cố vấn Steve Bannon của Trump bị bắt và bị buộc tội gian lận trong chiến dịch gây quỹ để xây dựng bức tường ở biên giới giữa Mỹ và Mexico.
Steve Bannon bị cáo buộc gian lận việc gây quỹ xây bức tường Mexico
Steve Bannon trình diện tại tòa án ở thành phố New York hôm thứ Năm. Ông Bannon và ba người khác đã lừa tiền hàng trăm nghìn nhà tài trợ liên quan đến chiến dịch "We Build the Wall" (Chúng ta dựng bức tường), vốn gây quỹ được 25 triệu USD, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DoJ) cho biết. Cáo buộc cho rằng ông Bannon đã nhận được hơn 1 triệu USD, ít nhất ông đã dùng một phần để chi xài cá nhân. Tại tòa, ông không nhận tội. Ông Bannon, vừa được tại ngoại, là một kiến trúc sư chủ chốt mang đến chiến thắng quan trọng cho Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Tư tưởng cánh hữu chống nhập cư của ông này đã thúc đẩy cho chủ trương "Nước Mỹ trên hết" của ông Trump. Ông Bannon bị các đặc vụ của Thanh tra Bưu điện Hoa Kỳ, cơ quan chuyên điều tra các vụ gian lận, bắt giữ trên một chiếc du thuyền dài 150 foot (45m) có tên Lady May ở Connecticut. Du thuyền thuộc sở hữu của tỷ phú Trung Quốc Guo Wengui (Quách Văn Quý), báo chí Mỹ đưa tin. Ông Bannon là cựu trợ lý cấp cao thứ sáu của Donald Trump bị truy tố hình sự, theo sau cựu chủ tịch chiến dịch tranh cử của ông Trump - Paul Manafort, cố vấn chính trị kỳ cựu - Roger Stone, luật sư cũ của Trump - Michael Cohen, cựu phó giám đốc chiến dịch - Rick Gates và cựu cố vấn an ninh quốc gia - Michael Flynn. Trả lời về vụ bắt giữ ông Bannon, Tổng thống Trump cho biết ông cảm thấy "rất tệ" về việc này. Ông cũng khẳng định mình không liên quan đến chương trình "We Build the Wall". "Tôi đã nói, 'Đây là việc của chính phủ; đây không phải dành cho tư nhân' - và đối với tôi điều này nghe giống như sự khoe mẽ và tôi nghĩ tôi đã nêu quan điểm của mình rất mạnh mẽ vào thời điểm đó," ông nói. Cáo buộc chống lại Bannon là gì? Chiến dịch "We Build the Wall" cam kết sử dụng tiền quyên góp để xây dựng các đoạn hàng rào biên giới trên đất tư nhân - việc xây dựng này là cam kết chính của Trump trong cuộc bầu cử năm 2016. Nhưng Audrey Strauss, quyền Chưởng lý Hoa Kỳ của khu vực Nam tiểu bang New York (SDNY), cho biết ông Bannon, Brian Kolfage, Andrew Badolato và Timothy Shea đã "lừa đảo hàng trăm nghìn nhà tài trợ, trục lợi trên lòng tin của họ trong việc tài trợ cho một bức tường biên giới huy động hàng triệu đôla, với sự giả vờ rằng tất cả số tiền đó sẽ được chi cho việc xây dựng". Ông Bannon nhận được hơn 1 triệu đôla thông qua một tổ chức phi lợi nhuận mà ông kiểm soát, ít nhất một phần trong số đó đã được ông sử dụng để chi trả "hàng trăm nghìn đôla chi phí cá nhân của Bannon", DoJ cho biết. Trong khi đó, ông Kolfage - người sáng lập "We Build the Wall" - đã lén lút lấy 350.000 USD để sử dụng cho mục đích cá nhân, cáo buộc ghi rõ. "Trong khi liên tục bảo đảm với các nhà tài trợ rằng Brian Kolfage, người sáng lập và là gương mặt đại diện của We Build the Wall, sẽ không được trả một xu, các bị cáo đã bí mật lên kế hoạch chuyển hàng trăm nghìn đôla cho Kolfage, số tiền mà ông ta dùng để chi cho lối sống xa hoa", bà Strauss nói. Thanh tra phụ trách SDNY Philip R Bartlett cho biết bốn người này đã tạo "các hóa đơn và tài khoản giả để rửa tiền quyên góp và che đậy tội lỗi của họ, mà không quan tâm đến luật pháp hay sự thật". Chiến dịch kêu gọi từng cá nhân mua gạch để xây bức tường Ông nói: "Vụ này sẽ là một lời cảnh tỉnh cho những kẻ lừa đảo khác rằng không ai đứng trên luật pháp, dù đó có là một thương phế binh hay một chiến lược gia chính trị triệu phú". Ông Bannon và ba người khác đã khởi động dự án vào tháng 12 năm 2018, DoJ cho biết. Và trong chiến dịch, ông Kolfage nói rằng tất cả số tiền quyên góp sẽ được dành cho việc xây dựng còn ông Bannon đã phát biểu công khai: "Chúng tôi là một tổ chức tình nguyện." Cả bốn bị cáo đều bị truy tố một tội danh âm mưu lừa đảo qua đường điện tín và một tội danh âm mưu rửa tiền, mỗi tội danh bị phạt tối đa 20 năm tù. Ông Bannon, 66 tuổi, đã trình diện tại tòa án liên bang qua video vài giờ sau khi bị bắt vào thứ Năm. Ông Kolfage và ông Badolato sẽ trình diện tại các tòa án khác nhau ở Florida và ông Shea sẽ trình diện ở Colorado. Ông Bannon được tại ngoại với số tiền 5 triệu đôla, với 1,75 triệu đôla đóng trước bằng tiền mặt hoặc tài sản. Ông Bannon sẽ không được phép di chuyển bằng máy bay riêng, tàu thuyền riêng hoặc xuất ngoại trong khi chờ xét xử hình sự. Ranh giới giữa gây quỹ chính trị trực tuyến hợp pháp và lừa đảo đôi khi là rất mong manh. Các công tố viên liên bang hiện đang cáo buộc rằng Steve Bannon, cựu cố vấn chính trị hàng đầu cho Donald Trump, đã vượt qua ranh giới đó. Ông Bannon là một trong những nhân vật ngoài lề, nhờ vào việc giúp Trump đạt được vị trí tổng thống một cách bất ngờ để trở thành nhân vật có tiếng tăm của Mỹ. Tuy nhiên, thời gian ông tham gia vào guồng máy quyền lực tại Nhà Trắng rất ngắn ngủi. Donald Trump được cho là đã phẫn nộ khi báo chí tô vẽ hình tượng ông Bannon là "bộ não" phía sau của tổng thống - điều này một phần do ông Bannon luôn sẵn lòng tiếp báo chí để truyền thông cho mình. Kể từ đó, hoạt động của ông Bannon hầu như chỉ giới hạn trong việc vận động cho tổng thống từ bên lề - và tham gia vào các dự án ngoài rìa mà đôi khi bị nghi ngờ, chẳng hạn dự án bức tường Mexico. Việc bản cáo trạng này được đưa ra từ khu vực Nam New York, văn phòng công tố liên bang đã xử lý các vụ án cấp cao khác liên quan đến các cộng sự của Trump, sẽ khiến người ta quan tâm nhiều hơn đến bản cáo trạng. Chính khu vực này là nguồn gốc của cuộc tranh cãi gần đây khi Tổng chưởng lý Bill Barr đột ngột sa thải người đứng đầu Geoffrey Berman. Sau khi bị chỉ trích, ông Barr buộc phải từ bỏ việc chọn người thay thế tạm thời, và thay vào đó, người phó của ông Berman đã được thuyên chuyển vào vị trí trên. Chính người phụ nữ này, Audrey Strauss, là người đã công bố bản cáo trạng của ông Bannon. Steve Bannon là ai? Cựu giám đốc ngân hàng đầu tư này là một trong những người thúc đẩy trang web cánh hữu Breitbart News trước khi phục vụ tại Nhà Trắng của Trump với tư cách chiến lược gia trưởng. Ảnh hưởng của ông có thể thấy rõ trong các quyết định quan trọng như việc Mỹ rút khỏi hiệp định khí hậu Paris vào giữa năm 2017. Ông rời chức vụ vào tháng 8 năm 2017 và trở lại Breitbart, nhưng một lần nữa bị buộc phải từ chức sau khi chỉ trích các quyết định của ông Trump, khiến ông Trump nói "Steve Bannon không liên quan gì đến tôi hoặc nhiệm kỳ tổng thống của tôi. Khi ông ấy bị sa thải, ông ấy không mất việc mà còn bị mất trí". Ông Bannon là một trong những cố vấn thân tín nhất của Tổng thống Trump. Kể từ đó, ông Bannon đã bày tỏ sự ủng hộ đối với ý tưởng về một siêu nhóm cánh hữu gồm các đảng dân túy ở châu Âu và sự hiện diện của ông tại các sự kiện đã gây tranh cãi, với việc tạp chí New Yorker loại ông khỏi một lễ hội, Bộ trưởng thứ nhất Scotland Nicola Sturgeon rút khỏi một sự kiện do BBC đồng tổ chức khi ông này xuất hiện, và một lần xuất hiện khác tại Oxford University Union đã gây ra các cuộc phản đối. Năm ngoái, ông nói với BBC rằng "tình trạng hỗn loạn" xuất phát từ Brexit "mới chỉ bắt đầu" và cho rằng bức tường biên giới giữa Mỹ và Mexico sẽ giúp ích cho các cộng đồng người da đen và gốc Tây Ban Nha. Điều gì đang xảy ra với bức tường biên giới? Bức tường với Mexico có lẽ là cam kết nổi bật đáng nhớ nhất của Donald Trump trong chiến dịch tranh cử năm 2016. Ông đã nói rằng ông sẽ xây dựng bức tường và Mexico sẽ trả tiền cho việc đó. Trước khi ông Trump nhậm chức, đã có 654 dặm (hơn 1.000 km) hàng rào dọc theo biên giới phía Nam. Ông hứa sẽ xây một bức tường dọc theo toàn bộ chiều dài biên giới 2.000 dặm. Sau đó, ông nói rằng bức tường sẽ chỉ dài bằng một nửa số đó - và thiên nhiên, chẳng hạn như núi và sông, là hàng rào cho phần còn lại. Việc mở rộng hàng rào biên giới được bắt đầu vào năm ngoái. Số tiền này được lấy từ nguồn tài trợ mà Quốc hội đã phê duyệt trước đó, và từ số tiền mặt mà ông Trump được phép sử dụng kể từ khi ông tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào tháng 2 năm 2019 trong bối cảnh số người di cư vào Mỹ tăng đột biến. Ông đã có quyền tiếp cận các quỹ quốc phòng, nhưng vẫn còn thiếu so với ước tính ban đầu lên tới 12 tỷ đô la, thiếu rất nhiều so với ước tính trước đó vốn cao hơn nhiều về chi phí thực. Chính quyền Trump đặt mục tiêu xây xong hàng rào có độ dài khoảng 509 dặm (khoảng 820 km) vào cuối năm 2020. Bấm vào để đọc thêm về bầu cử Mỹ 2020
Nhóm một số các nhà đối kháng ở Việt Nam đã quyết định ra mắt tờ báo của mình đúng ngày Quốc khánh 2/9 cho dù trước đó tờ báo này đã gặp chậm trễ tới gần ba tuần.
Khai trương báo đối lập ngày 2/9
Ý định ra tờ báo này ngày 15/8 đã gặp trục trặc khi công an ở Hà Nội thẩm vấn năm người trực tiếp lên kế hoạch ra báo. Những người đấu tranh dân chủ loan báo họ định ấn hành trong tháng Tám tập san Tự Do Dân Chủ, do ông Hoàng Tiến làm Tổng biên tập. Người nhận trách nhiệm Phó Tổng biên tập, ông Nguyễn Khắc Toàn, nói trước hết tờ báo sẽ được tung lên mạng internet, và sau đó sẽ được phát hành bằng bản in. Ông Nguyễn Khắc Toàn nói tờ báo được trợ giúp của nhiều Việt kiều tại Hoa Kỳ, sẽ ra mắt với 30 trang cho số đầu tiên và độc giả có thể tải nội dung từ trang web và tự in để đọc. Kế hoạch tự in và phát hành tờ báo này trên toàn quốc đã không thực hiện được vì theo ông Toàn, công an đã tịch thu các phương tiện làm việc của nhóm biên tập. Đấu tranh bất bạo động Nhóm biên tập Tự Do Dân Chủ cũng là thành viên của khối 8406, gọi theo ngày tháng mà 116 người tham gia ký và phổ biến bản Tuyên ngôn Dân chủ của khối này. Từ 116 người ban đầu, nay khối 8406 nói đã có hơn 2000 người trong nước ký vào Tuyên ngôn và khoảng hai vạn người Việt ở hải ngoại ủng hộ. Theo Tuyên ngôn, mục tiêu của khối này là đưa Việt Nam chuyển sang "thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng, có cạnh tranh lành mạnh." Khối 8406 cũng yêu cầu cuộc bầu cử Quốc hội 2007 phải là cuộc bầu cử "đa đảng tự do dân chủ thực sự." Những người theo 8406 nói họ có chủ trương đấu tranh ôn hòa. Tuy nhiên họ cáo buộc công an Việt Nam đã tìm đủ mọi cách để trấn áp họ và gia đình. Ông Nguyễn Khắc Toàn, người được trả tự do hồi tháng 1/2006 và nay vẫn chịu hạn quản chế, nói ông chỉ "bị chuyển từ mốt nhà tù nhỏ sang một nhà tù lớn". Ông nói ông và bác sỹ Phạm Hồng Sơn, người được trả tự do hôm 30/8, đều bị theo dõi chặt chẽ và phải sống trong một "tình trạng nghẹt thở". ------------------------------------------------------------------- GiangGửi bạn Phạm Trung. Bạn nói bạn biết dân chủ và tự do là gì, mà sự thật bạn còn không biết tự do dân chủ là gì. Xin trả lời mấy câu hỏi của bạn. 1. Muốn ra tập san “phải có giấy phép của cơ quan nhà nước” thì trái với hiến pháp và đó trái lại cái tự do của dân. Phải đăng ký để khai thuế thì đúng mà phải có giấp phép của cơ quan thì dân không được làm chủ. Nếu công nhân ở khu công nghiệp ở Sài Gòn đầu năm phải có giấy phép của chủ công ty hay chức trách thì sẽ được phép không ? 2. ‘Các “bài báo” của bác ấy viết ra có thật sự trung thực hay không’, thì người độc giả sẽ quyết định bằng sự ủng hộ của họ. Theo nguyên tác đó, các “bài báo” của 600 tờ báo trong nước có thật sự trung thực hay không ? “Vạch lá tìm sâu” không phải là nhiệm vụ của nhà báo hay sao ? Tìm sâu để tiêu diệt nó để cây lá xanh tươi hơn. 3. Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu, và bao nhiêu anh hùng đã tranh đâu cho tổ quốc cũng đã ra nước ngoài để phát biểu. HCM đã được phát biểu tại Moscow trong năm 1923. Bao nhiêu tội ác trong lịch sự được tiếp tục vì không có anh hùng “vạch áo cho người xem lưng”. Vì không có ai “vạch áo”, 6 triệu người Do Thái thiêu trong lò, hơn triệu người Campuchia chết trong tù lao động, vô số người vô tội bị đầy ở Siberia, và v.v. Bạn có thấy tuồng phim của Michael Moore, Fahrenhiet 911, trách tổng thống Bush hay một cô gái đã thưa kiện tổng thống Clinton cho thế giới biết là “vạch áo cho người xem lưng”. Dân Mỹ không có xấu hổ mà còn hãnh diện cho thế giới biết sức mạnh và quyền của dân làm chủ. Chỉ có kẻ sai lầm mới xấu hổ thôi. 4. Tiền từ đâu đi nữa cũng vô dụng nếu họ không có chứng minh hay tạo hiểu quả cho dân tộc. Bạn có thấy bao nhiêu tiền Liên Xô đã tài trợ cho đảng CSVN, mà thời gian đã chứng minh CS không có đem hiệu quả cho dân tộc từ từ mất lòng tin của dân. Dù có tài trợ bao nhiêu cũng không làm gì được nếu không bênh vực được tư tưởng của họ. “lấy tiền của người ta thì phải làm theo ý người ta”, thì đảng CS đã làm theo ý LX và TQ phải không ? 5. Để tổ quốc tiếp tục lạc hậu và tụt hậu thì con cháu sẽ nể hay phê bình vì tổ tiên (bác già) không làm gì. Bạn có thấy nước giàu mạnh ở thế giới có tự do dân chủ, các bác già tranh đấu cho tự do dân chủ không phải để cho con cháu nể sao ? Đất nước đang yên bình chỗ nào và cho ai ? Muốn sống một cách dễ dàng phải đút lót, nếu không thì quý vị cũng biết rồi. Đó cũng là sự khủng bố quanh năm, mà kẻ khủng bố đó là kẻ nắm quyền. Trong kẻ thành lập báo Tự Do Dân Chủ là tình nguyện của họ, nếu họ không có tình nguyện và tin tưởng hạnh động của họ thì sẽ an hưởng tuổi già không lo gì hết. ntvtn, Hà NộiEm không hiểu các bác nghĩ sao nhưng em thấy ý kiến của bác Nguyễn Trung là rất tuyệt. Tôi không tin cả hơn 80 triệu dân Việt Nam không còn tin vào ĐC mà đó chỉ là một bộ phận nhỏ có thể coi là rất nhỏ. Tôi rất cảm động khi thấy bác Phát Sài Gòn nói rằng mọi người sợ mà không dám nói ra cái sự không tin vào ĐCS. Các bác chỉ thích đòi đa nguyên đa đảng, điều đó tốt thôi, các bác suy bì xã hội Việt Nam với các nước ngoài, suy bì nền kinh tế của Việt Nam với nền kinh tế thế giới vậy mấy bác có nghĩ ngược lại không nào. Xã hội của các nước phát triển đã phát triển qua bao nhiêu năm và trong bao nhiêu năm ấy dân của họ phải khổ thế nào để đến nay họ được sướng như vậy. Các bác có dám sống như người Nhật tiết kiệm để xây dựng đất nước không. Các bác có biết các bác nếu ở trong nước và được đi học thì hàng năm các bác được bao nhiêu tiền không. có bao nhiêu nước trên thế giới phổ cập được giáo dục sau khi độc lập được 30 năm. và việc phổ cập nghĩa là bạn không phải đóng học phí nữa, bác nên nhớ học sinh cấp một hiện nay không phải đóng học phí, đã được nuôi dưỡng vậy mà còn nói còn chê thì các bác nên sang Brunei mà ở tôi chưa qua đó nhưng nghe nói ở đó người dân đi học còn được cho thêm tiền đó. đừng suy bì theo tôi là vậy. cái tự do dân chủ mà lúc nào cũng lo ngay ngáy là ngày mai mình có bị đánh bom nhưng nước Mỹ đã mang đến Irac và Afganishtan thì tôi cũng xin kiếu. cảm ơn các bác đã mang đến cái tự do chết người ấy. tôi không muốn. tôi vẫn được nuôi dưỡng thế này là tôi hạnh phúc rồi. Cao ChungỞ đây tôi muốn nói một đặc điểm của chế độ độc đảng là việc tuyên truyền trên các đài báo, truyền hình những điều tốt đẹp, thật tội nghiệp những người dân lam lũ, mê muội làm gì biết các quan CS đương chức vơ vét như thế nào? Nhưng khi về vườn lại hét lên phải chuyển biến ngay không thì mất nước đấy! Thật ra những người trí thức đều thấy cả, nhưng không được nói lên những điều đã biết, đã thấy cho dân nghe. Điều này tồn tại đến 60 năm rồi, vì thế tham nhũng từ trên xuống dưới, tham quan cấu kết với nhau coi thường pháp luật, coi thường nhân dân là do bởi các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp đều do một đảng CS lãnh đạo. Nay có một tờ báo độc lập, đưa những vấn nạn, những bất cập của chế độ độc tài, độc đảng. Tôi nghĩ những người tiến bộ sẽ rất hoan nghênh, vậy ai là kẻ chống đối? Nực cười cho những kẻ rêu rao tập san TDDC phá hoại đất nước, trong khi quân đội, công an nằm trong tay họ! Phát, Sài GònGửi Nguyễn Trung: Không biết ông có thể giúp đưa ra một nguyên cứu khoa học nào cho biết là đa số dân chúng cả nước (không chỉ riêng người Bắc) là yêu quý Đảng được không? Nói đến đây đủ cho ông và tôi thấy được sự không thể làm được vì chắc là không ai dám nói lên sự thật rồi. Vậy thì làm sao có thể gọi là anh đúng hay tôi đúng khi chính tôi cũng không dám chê bai Đảng ở nơi công cộng nữa kia mà. Ở một nước dân chủ thì người dân có quyền bầu bán mà đưa ra một chính quyền hợp thời mà phục vụ họ, và nếu như không thì trong lần bầu sau thì đảng phái đó đừng hòng có cơ hội (cũng như đi làm việc vậy). Đó mới là dân làm chủ, và chính phủ là công bộc của dân chứ không phải như sự thật ở VN hôm nay. Ông và vài người cứ muốn chờ Đảng "biết sai sửa sai, biết lỗi sửa lỗi", nhưng còn rất nhiều người khác không đủ kiên nhẫn như vậy. Tại sao phải bắt buộc cả nước với hơn 80 triệu dân phải cùng chờ như các vị? Nguyễn TrungGửi anh Phát, Anh nghĩ rằng cả 83 triệu dân Việt Nam đều không tôn trọng ĐCS VN ư? Tôi nghĩ chỉ một bộ phận nhỏ thôi, trong đó có anh. Vấn đề muôn thuở này sao chúng ta cứ phải tranh cãi hoài. Mỗi người mỗi ý rồi cuối cùng làm cho nội bô nhân dân chúng ta mâu thuẫn thôi. Tại sao chúng ta lại không cùng nhau ra sức xây dựng đất nước ngày một tiến lên. Đành rằng ĐCS vẫn còn nhiều khiếm khuyết và hạn chế, nhưng đâu phải chỉ có chế độ Cộng sản là có khiếm khuyết đâu. Đâu đâu cũng có. ĐCS đang lãnh đạo đất nước chúng ta ngày một đi lên đấy thôi. Hãy chấp nhận thực tại và cùng tiến lên xây dựng đất nước! KviosTheo tôi các bác viết vậy cũng có cái đúng cái sai. Tất cả sự khác nhau đó là do cách nhìn nhận của mọi người và quan điểm của mọi người là khác nhau, chúng ta ko phải lôi nhau ra đây để cãi vã. Bởi thực tế rằng cuộc sống diễn ra theo đúng quy luật nên có cố đi ngược lại quy luật cũng chỉ là vô ích để hứng lại hậu quả. Đối với tôi thì quan điểm là ai cầm quyền cũng được miễn sao nhân dân ko khổ cực lầm than như thời trước là được, hãy nhìn nhận lấy cái toàn cục chứ không nên chỉ để ý từng bộ phận nhỏ, của một vài sự việc để nói toàn thể là xấu, để lờ đi những cái tốt của người ta. Chỉ một câu hỏi với những người thích đa đảng: Liệu khi đa đảng các ông sẽ làm được gì, liệu có tốt hơn không, hay các ông chỉ đấu tranh xong khi đòi được quyền lực thì các ông lại quay ra bán những thứ thuộc về dân tộc? Cách tốt nhất hãy đem chính những lòng sục sôi muốn xây dựng một thể chế chính mới ở VN là các ông hãy đấu tranh thay vì đòi đa đảng thì hãy lập một tòa báo mà chuyên đi điều tra những vụ tham nhũng, hãy viết về những cơ chế chính sách mà các ông coi là không hợp lí. Tại sao chúng ta lại không đấu tranh để tìm ra những sai sót của chế độ này để làm cho nó tốt lên, bởi lẽ nguyên tắc cấu tạo hay nền tảng mục đích của chế độ là tốt, chỉ có khi thực hiện là phạm sai lầm. Tốt nhất hãy giúp nó sửa sai, thay vì hủy hoại nó. Chúc một ngày tốt lành! Tom Nguyen, Boston, USABạn Phạm Trung, thật tội nghiệp năm 2006 rồi bạn vẫn phải dùng proxy vượt tường lừa mới vào được trang nhà của Tập san Tự do Dân chủ trong khi nhân loại đã đặt chân lên mặt trăng từ thập niên 70. Bạn hãy tự hỏi một tờ báo "vạch lá tìm sâu” như vậy mà công an phải cuống cuồng vây bắt những kẻ chủ mưu và ra sức ngăn chặn bằng firewall như vậy? Rõ ràng là bạn chưa đủ trình độ đế hiểu sức mạnh của một tờ báo tự do có thể lật đổ một chế độc tài đảng trị như CS. Yêu nước kiểu của bạn là như thế nào : là ra một tờ báo KHÔNG theo kiểu “vạch lá tìm sâu”, toàn là khen tình hình trong nước, tìm đỏ con mắt cũng không thấy một lời chê?, là phát biểu trước Hạ viện Hoa Kỳ, trước Đại học Harvard chỉ để ca ngợi bác và đảng, nói đẹp đất nước, "kêu gọi viện trợ" cho Việt nam? Một người chính nghĩa như ông HMC không thể nói như vẹt được bạn Trung ạ! Thế nào "là một người dân Việt nam chính hiệu"?là vào trang nhà "sex" còn dễ hơn vào trang "Tập san Tự do Dân chủ"? Thế giới tiến xa hơn nước mình vì họ có trăm đảng phái, cả ngàn tờ báo, đài phát thanh, kênh truyền hình tự do chửi chính quyền, họ tổ chức bầu cử tự do thay đổi chính quyền như thay quần (nhìn sang láng giềng Thailand, Indonesia, Phi, Đài Loan, .... mà xem). Cứ tạm cho là đất nước họ có "xáo trộn" đi, nhưng sao nước ta cứ "bình yên" tụt lùi sau đuôi họ mãi vậy ? Độc quyền độc đảng mà mơ mộng "nở mày nở mặt cùng thế giới", nghe mà buồn cười ra nước mắt. Một ý kiếnAnh Vũ ở Hải Dương nói không đúng rồi. Việt nam do ĐCS độc quyền cai trị, không phải là lãnh đạo. Vì họ không phải là do thắng trong một cuộc bầu cử tự do cho nên họ không được gọi là lãnh đạo và không được coi là đại diện cho toàn dân việt nam. Ở một nước tự do khi một đãng làm sai chuyện gì thì họ sẻ bị dân hại bệ trong lần bầu cử kỳ tới. Ở Việt nam thì ĐCS không cho phép dân làm vậy. Vì vậy ĐCS cứ tiếp tục là sai mà chẳng phải sợ gì hết. Một Việt nam dân chủ tự do cũng sẻ cho dân cuộc sống ổn định hoà bình như Tây và Đông Âu vậy. Vũ, Hải DươngAnh Phát! Nhà nước và Đảng là hai phần tách biệt, tôi công nhận điều đó. Nhưng nhà nước Việt nam là do Đảng CSVN lãnh đạo, là tổ chức duy nhất lãnh đạo đất nước, ở đó được coi là cơ quan đại diện cho đại đa số quyền lợi người dân Việt Nam với thế giới. Nếu anh nói đến VN mà không nói đến Đảng thì anh sai rồi. Anh nói người dân không có quyền, anh lại sai nữa. Tôi nghĩ anh chưa bao giờ sử dụng nó. Tôi không phủ nhận lời anh nói, Đảng không phải lúc nào cũng đúng bởi họ cũng là những con người, ko phải là thánh. Nhưng nếu đi sánh với những đất nước khác thì sao chứ, họ luôn đúng sao, họ không sai sót? Đất nước đang thay đổi trong sự ổn định, hoà bình, không được phủ nhận điều đó. Phát, Sài GònGửi Vũ, Hải Dương Thật là lạ khi ai đó chê bai đảng CSVN thì mang tiếng là "chê bai đất nước", không hiểu đất nước VN là đảng CSVN từ hồi nào vậy? Một đất nước khi người dân không còn chút quyền nói lên tiếng nói mà chỉ có thể đợi và chờ đảng thầy sai sửa sai, biết lỗi nhận lỗi rồi mong một ngày mai tươi sáng để rồi nhân dân phải biết ơn và nhớ ơn thì nhân dân lại là ông bà chủ cái nỗi gì đây? Phạm Trung, TP. HCMBạn TN kính mến, tôi xin trân trọng đáp lời bạn. Tôi cũng đã ở tuổi băm rồi bạn ạ. Già thì không già nhưng không đến nỗi “không biết gì” đâu bạn. Vui, ngọt, sướng bùi của chế độ này gia đình tôi cũng đã hưởng hết và tôi cũng đã hưởng một phần không nhỏ trong đó. Gia đình tôi khi giải phóng cũng có đi cải tạo nữa đó bạn ạ. Từ việc ăn cao lương (bobo), sổ gạo, vào hợp tác xã, tập đoàn, … tôi điều biết mặc dù không nhiều vì khi ấy tôi còn nhỏ nhưng ấn tượng đối với tôi không phải là ít đâu. Vì vậy, xin đáp lời bạn là tôi không phải tôi không biết dân chủ và tự do là gì đâu. Còn bạn hỏi tại sao tôi biết nhiều như thế, vì tôi là dân công nghệ thông tin chính gốc đấy bạn ạ. Do đó, việc vượt tường lửa đối với tôi là chuyện bình thường. Vì vậy, một lần nữa xin khẳng định với bạn là tôi không phải ”không biết gì” đâu nha. Ngược lại, tôi “biết”nhiều nữa là khác. Theo tôi, chính phủ Việt nam hiện nay đã có những bước chuyển rất mạnh mẽ, tất cả những tiêu cực tôi nêu trên họ điều có xử lý tích cực. Mặc dù một số việc tôi và nhiều người chưa cảm thấy hài lòng, như vụ Đồ Sơn nhưng nay cũng đã có đề nghị của Thủ tướng xử lại. Có tiếng nói đối lập theo tôi rất tốt, nhưng theo tôi phải theo kiểu góp ý chân tình. Như tính của người Việt ta bao đời nay vậy chứ đừng theo kiểu "thừa gió bẻ măng". Tôi phản đối tờ báo của bác Hoàng Tiến và bác Nguyễn Khắc Toàn bởi những lý do sau: 1. "Tập san Tự do dân chủ" xuất bản trong nước Việt nam, phải tuân theo luật pháp Việt nam là phải có giấy phép của cơ quan nhà nước. Mặc dù bác Tiến và bác Toàn nói đây là tập san cho (biếu) người dân không lấy tiền và phát hành dưới dạng nội bộ nên không chịu sự kiểm soát của pháp luật. Đó là một cách nói ngụy biện vì nếu phát hành “nội bộ” thì cứ để “nội bộ” cho các bác coi chứ phát cho người dân làm gì? Làm báo thì nói làm báo chứ mắc công gì phải nói là chỉ “lưu hành nội bộ”. 2. Bản thân bác Hoàng Tiến, Nguyễn Khắc Toàn, Hoàng Minh Chính, …. có bất mãn với chế độ (theo ý tôi). Vì vậy, các “bài báo” của bác ấy viết ra có thật sự trung thực hay không? Có phản ánh đúng sự thật hay không hay đăng tải nội dung bóp méo theo kiểu “vạch lá tìm sâu”? 3. Việc trong nhà thì để người nhà lo, hà cớ gì bác Hoàng Minh Chính ra trước Hạ viện Hoa Kỳ, đại học Harvard nói xấu về đất nước, kêu gọi không tài trợ cho Việt nam. Họ đâu biết là đang “vạch áo cho người xem lưng”, “cõng rắn cắn gà nhà”, thiệt là xấu hổ. 4. Làm báo thì phải có tiền. Việc các bác nhận tài trợ của một số Việt kiều (và của tổ chức nào nữa thì ai biết) để phát hành tập san “cho không” người dân. Mà hầu như chắc chắn là những người này không có cảm tình với đất nước. Trót lỡ lấy tiền của người ta thì phải làm theo ý người ta, các bác có chắc chắn là những gì mình viết ra là trong sáng, là đúng sự thật. 5. Và cuối cùng, như một số bạn trong diễn đàn đã nói: Các bác già rồi, hãy làm việc gì để cho con cháu nể. Con cháu không cần sự “kêu gào” của các bác đâu. Đất nước đang yên bình, xin các bác đừng làm ầm ĩ như vậy. Đỗ Minh Nam, VNTôi không ngờ chỉ bàn về một tờ báo nhỏ xíu mà diễn đàn này sôi nổi đến thế. Nên có một chút tổng kết lại để cuộc cãi cọ giữa chúng ta bước lên một tầm mới mà không cần nhắc lại những điều đã nói nhiều "biết rồi, khổ lắm, nói mãi...". Tôi tự tổng kết (cho mình) như sau. Một sự vật là xấu hay tốt tuỳ theo nhãn quan. Tờ báo của ông Hoàng Tiến là "tốt" hay "xấu" cũng tuỳ theo góc nhìn. Góc nhind của ai thế nào cứ tự do phát biểu để bàn bạc, tranh luận (bình đẳng) để sáng tỏ chân lý. Nhưng một sự thật là cái ông Hoàng Tiến này đã "khổ lên khổ xuống" 30 năm nay vì đảng ta rồi, đủ cả bắt bớ, giam cầm, đe doạ. Mặt khác, ông cũng làm khổ đảng nữa. Ông căn cứ vào hiến pháp nên muốn nói ý kiến riêng của mình (tự do ngôn luận), muốn có sự tranh luận công khai những ý kiến của mình, nhưng ý ông nói ra trái lời dạy của đảng nên ông khổ. Nếu ông hiểu rằng ở VN cứ tha hồ tự do ngôn luận, nhưng cấm phê phán đảng, thì ông đỡ khổ. Như vậy việc ông bị khổ không hoàn toàn do đảng mà do cả ông nữa. Hiến pháp của ta ghi rõ công dân có mọi quyền tự do. Nhưng tôi là người bất cần những cái tự do đó, bất cần tự do ngôn luận, bất cần tự do báo chí, tự do ứng cử, tự do lập hội... nên tôi không khổ. Tôi chấp nhận cuộc sống như hiện nay, nên tôi không khổ. Không ai có quyền can thiệp vào lẽ sống của tôi. Nhưng tôi cũng không có quyền can thiệp vào lẽ sống của người khác khi người đó muốn ra báo (theo quyền ghi trong hiến pháp), muốn lập hội, muốn ra ứng cử đại biểu quốc hội... Quyền của người ta mà. Nếu người ta không toại nguyện khi xin ra báo, xin ứng cử, xin lập hội... (đã gọi là quyền ghi trong hiến pháp thì cứ làm, sao phải "xin": đó cũng là một ý kiến) thì "quyền" của người ta là kêu ca, phàn nàn, phê phán, phản đối. Dù chúng ta đứng ở góc độ nào, chúng ta không nên phê phán khi người khác sử dụng quyền của họ. Bắt bớ, gây phiền cho những người đòi ra báo, phải coi là một quyền của nhà nước ta. Hãy công nhận quyền này cho đỡ khổ vào thân; nhưng ông Hoàng Tiến lại nghĩ khác do vậy làm khổ đảng và tự làm khổ cái thân mình. Anh ra báo, nhưng đọc hay không là quyền của tôi. Tờ báo nào cũng không được phép vi phạm đạo đức, tuyên truyền bạo lực, dâm ô... Tranh luận trên báo phải văn minh, bình đẳng. Còn muốn tranh luận cái gì cũng được miễn là để làm rõ trắng đen. Hãy để mặc tờ báo của ông Tiến được phát hành, theo đúng hiến pháp đã ghi. Đọc báo hay không là quyền mỗi người. Không ai có quyền bắt buộc hay cấm đoán người khác đọc tờ báo đó. Một điều có tính nguyên tắc: Như mọi công dân, Chính phủ và đảng ta là nơi gương mẫu nhất thi hành hiến pháp. Báo bị đàn áp là điều rất đúng ý một số bạn trong diễn đàn này (vì cho là gây mấy ổn định), nhưng một số bạn khác lại cho thế là vi phạm hiến pháp. Tôi chưa biết nên theo bên nào, còn phải chờ đợi mỗi bên nêu ra bằng chứng vững chắc đã. Xin các bạn tiếp tục tranh luận bằng những bằng chứng. Tôi chưa thấy bằng chứng có báo đối lập là xã hội loạn ngay lập tức. Phát, Sài GònChỉ khi nào Đảng CSVN tuyên bố với Quốc hội rằng Đảng sẵn sàng chấp nhận sự cạnh tranh về chính sách, đường lối với một đảng khác, thì lúc đó 83 triệu dân VN sẽ trân trọng đảng CSVN. Vũ Hải Dương, TP HCMTôi cũng chỉ là một người dân bình thường, là thế hệ trẻ của nước Việt Nam này. Tôi tự hào mình là người Việt, tôi không quan tâm đến chính trị lắm. Bởi đất nước đang hòa bình, đời sống người dân đang phát triển dần dần, không ai có thể phủ nhận điều đó cả. Tất nhiên có thể có những việc như các ông nói, nhưng dù sao đó cũng là tính cá nhân, không thể đem nó ra làm tiêu chí nhận xét về chế độ chính trị được. Tôi không hiểu tại sao, có những con người đã sống gần cả cuộc đời rồi mà vẫn theo đuổi cái sự nghiệp "vớ vẩn". Lúc nào cũng lên tiếng chê trách đất nước nơi mình đã được sinh ra. Long, TP HCMMấy ông nội này chẳng biết gì về dân chủ cả, chỉ giỏi làm chơi nổi để nếu gặp may thì có khi cũng được lưu danh. Không thì cũng nhận được tiền tài trợ của mấy tay Việt Kiều căm hận chính quyền Việt Nam đã lấy đi chỗ đứng (bù nhìn, tay sai) của họ. Lê Hoàng, DCĐa đảng sẽ làm mất ổn định chính trị trong nước. Cây ngay không sợ chết đứng, nếu Đảng không làm gì có tội với nhân dân thì chẳng việc gì phải sợ cả. Nhưng nếu Đảng mà tham nhũng thì cần có những tờ báo như thế này để chỉ ra những điều mà chỉ có đa đảng mới giải quyết được. Nếu tờ báo này muốn được nhân dân trong nước ủng hộ thì hãy đang những tin đúng sự thật ! Hòa bình tự do dân chủ và công lý. Trần Khải ĐạiCám ơn bác Đoàn Hậu, Hải Phòng đã thức tỉnh người dân VN về bộ mặt thật của chế độ hiện thời đối với những yêu cầu tranh đấu cho tự do dân chủ, khi đe doạ " Chỉ cần 2 triệu Đảng viên ĐCS dẫm lên là bẹp dí". Quả thật chống ngoại xâm rất dễ xác định quân thù, dễ một lòng đoàn kết, còn đối với Việt gian thì rất khó phân biệt trắng đen, vì tất cả đều khoác trên mình hào quang cách mạng của những lớp cha ông ngày trước. Ôi giấc mơ Việt Nam đến bao giờ mới được tôn trọng, không bị chà đạp, dẫm bẹp. Long Tâm, TP HCMHoan hô những nhà cách mạng mới đang đấu tranh cho sự nghiêp dân chủ ,tự do của đất nước, khẩu hiệu của các bạn rất hùng hồn, tâm lý. Cách mà các bạn đang làm cũng khá giống với cách thức mà cách đây mấy mươi năm, những người cộng sản đã làm. Nhưng các bạn có thể cho tôi hỏi rằng nếu như một đảng phái khác, chẵng hạn như đảng của các bạn lên cầm quyền thì có thể bảo đảm rằng 100% các đảng viên của các bạn không tham nhũng không, hay còn tham nhũng một cách đáng sợ, tinh vi hơn cả những người cộng sản? Các bạn bảo ngày nay các đảng viên Đảng Cộng Sản tham nhũng nhiều quá, thế còn ngày xưa , chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sống trong sạch lắm sao? Bản thân tôi không nghỉ rằng dân trí người dân Việt Nam thấp, người dân Việt Nam sống không mù quáng, bạn thân họ có thể thấy được mặt tích cực và tiêu cực của ĐCS, họ hoàn toàn có thể thấy đươc chính phủ Viêt nam đang vận hành đất nước này ra sao mà không cần tới một tờ báo đối lập nào. Nếu người dân Việt Nam thật sự cần dân chủ hơn, cần đa nguyên đa đảng thì họ hoàng toàn có đủ sức mạnh để làm được, và lịch sử hoàng toàn chứng minh được điều đó. Sao, Long AnChuyện làm báo của các vị theo tôi đoán sẽ theo các bước sau: Tạo tiếng vang: kêu gọi dân chủ; kêu gọi đa nguyên; phủ nhận quá khứ; tôn sùng anh cả Hoa kỳ và Tây Âu, sẵn sàng dùng khổ nhục kế để đánh động dư luận quốc tế. Tìm sự ủng hộ: chủ yếu là huy động thật nhiều đôla, (chắc chắn là từ bên ngoài, trong trong nước có ai biết các vị đã giúp đỡ gì được cho ai đâu mà ủng hộ). Khi nhiều tiền rồi thì tổ chức lật đổ chức quyền theo kịch bản “cách mạng màu sắc”, rồi các vị lại cùng nhau chia chác quyền lực. Dân đen chúng tôi là người khổ trước tiên. Nếu không có đô la từ bên ngoài tờ báo của quí vị không khác mấy tin tức từ các quán cà phê lề đường, chắc gì sống đến tuổi thôi nôi. TN, Hoa KỳThưa bạn Phạm Trung, HCMC. Có lẽ bạn chưa biết rõ tự do dân chủ ra sao nên mới háo hức muốn xem nó là gì và bạn đã bảo tờ báo TDDC toàn bộ nội dung "vạch lá tìm sâu", toàn là chê trách tình hình trong nước. Thưa bạn, trong nước đã có hơn 600 tờ báo khen nhà nước rồi, nếu tờ TDDC mà tâng bốc nữa thì nó có khác một tờ báo quốc doanh hay chăng?. Tại bạn không nhìn xa nên không thấy. Ở các nước TDDC báo chí thường "bới lông tìm vết" nhà nước, chuyện gì sai trái nhỏ cũng phơi lên mặt báo còn mặt tốt của nhà nước thì ít khi đề cập đến. Tại sao vậy? Câu trả lời rất đơn giản là báo chí ở các nước này muốn nhà nước trở nên toàn thiện hơn đấy bạn ạ. Ẩn danhKhông biết báo này có bán ra ở VN không, nếu có thì giá bao nhiêu, bán ở đâu? Phải vậy mới khác báo hảI ngoại, chứ nếu chỉ đăng lên mạng thi không khác gì cả chục tờ tại hảI ngoại, và chính phủ VN chỉ cần cho tường lửa chặn lại, ra lệnh cho ai đọc sẽ bị ở tù, là dẹp được ngay. Hoặc dẹp cả domain, server. Tôi ở Mỹ, vậy sao không vào được www.tudodanchu.com.vn? Hay đã bị dẹp rồi? Một trăm năm sau ông Hồ vượt biên bất hợp pháp sang Pháp kiếm sống, VN chẳng thay đổi gì mấy. Đại đa số dân ngoài thành thị vẫn cùng khổ, báo chí đối lập bị dẹp, có chăng chỉ thay màu da quan chức mà thôi. Khi trước thằng Tây cai trị, nay Việt Cộng, chỉ cần hỏi dân sống cách thành thị 20 km xem cuộc sống họ có khác hơn thời Tây hay không? Lúc đó ít ra dân còn học khôn được của Tây, đi được xe lửa, qua cái cầu, chứ bây giờ có thấy gì mới cất đâu? Báo VN, quan chức VN, tổng công ty VN, đều là con cái ruột của chính phủ VN. Anh em ruột với nhau thì làm gì chẳng có bao che? Mẹ hát, con khen, anh sai, em giấu, em sai, anh che bớt. Vậy đời nào mới biết trời cao đất rộng là gì, vì mãi lo khen tụng nhau. Đoàn Hậu, Hải PhòngBuồn cười thật. Tôi thấy tờ báo mới này có khác gì mấy tờ cũ đâu mà làm rùm beng lên. Trên Internet đầy rẫy những tờ Tiếng Việt loại này. Khẩu hiệu thì hay lắm nhưng thực chất lại là báo lá cải , toàn đăng tin giật gân thất thiệt. Chưa lập Đảng mà đã đòi bầu cử "tự do dân chủ vào 2007", nếu chính quyền không chấp nhận thì sẽ nhất mực biểu tình ngăn cản Vn vào WTO ư? Như thế là đem lại tự do hạnh phúc cho người Việt ư? Chúng tôi sẽ chết đói trước khi được hưởng cái gọi là tự do đấy các ngài ạ ! Định làm 1 cuộc cách mạng màu Vàng ư Dân số Việt Nam là hơn 80 triệu , các ngài chỉ có được sự ủng hộ của 2000 người mà đã ngông cuồng vậy sao? Chỉ cần 2 triệu Đảng viên ĐCS dẫm lên là bẹp dí . Sơn, Hà BắcBác Nam à, tôi không nghĩ có ai lại khù khờ sống trong chăn mà không biết chăn có rận, muốn ngủ được yên thì cũng một lần phải tung chăn diệt rận, giặt sạch giường chiếu, chứ cứ thây kệ, ai làm thì cản như bác thì ông bà ta ngày xưa đánh Tây, đánh Tầu làm gì cho tốn máu xương để chuốc lấy thực dân bản xứ như bây giờ. Nếu bác biết chấy rận là do thiếu vệ sinh, thì cũng phải hiểu tham nhũng là do chế độ bạo ngược, rồi bởi vì xã hội tham nhũng, tiêu cực tràn lan nên mới phát sinh những ý kiến bất đồng, và chính quyền phải tìm mọi cách trấn áp. Tôi nghi bác sợ lời thật mất lòng nhà nước nên chọc cho thiên hạ kể ra tội lỗi của tập đoàn cai trị mà thôi. NamTôi không hiểu mấy bác ra tờ báo này để làm gì. Đất nước đang ổn định, các bác lại muốn đất nước bị tan hoang bởi các phe phái tranh giành quyền lực à. Đất nước hiện nay vẫn còn nhiều kẻ thù lắm. Nếu ra tờ báo này để cùng chính quyền chống tham nhũng thì tôi ủng hộ hai tay, chứ nếu động đến vấn đề đa đảng thì tôi phản đối đấy. Các bác già rồi làm ơn nghĩ đến thế hệ con cháu, chẳng lẽ các bác lại muốn con cháu mình cầm súng mà chém giết lẫn nhau à? Đất nước hiện nay là ổn định rồi, đừng phá hoại nó nữa. Hoang Dai AnBạn Nam ơi, bạn viết "Tôi không hiểu mấy bác ra tờ báo này để làm gì. Đất nước đang ổn định, các bác lại muốn đất nước bị tan hoang bởi các phe phái tranh giành quyền lực à. Đất nước hiện nay vẫn còn nhiều kẻ thù lắm. Nếu ra tờ báo này để cùng chính quyền chống tham nhũng thì tôi ủng hộ hai tay, chứ nếu động đến vấn đề đa đảng thì tôi phản đối đấy. " Không đa đảng thì chống tham nhũng sao được, Chống tham nhũng là chống lại đảng, vì chỉ đảng mới tham nhũng thôi. Mai Sean, Westminster, USABạn Nam, ít nhất bạn cũng đồng ý chống tham nhũng. Chắc bạn cũng thấy cả 2 vị thủ tướng Khải, và Dũng cũng chẳng dám cách chức các chức sắc làm sai trong chính phủ của các ông ấy. Cả 2 vị đều phải về trình với trung ương Đảng cả. Thế thì quyền hành pháp để chống tham nhũng vẫn còn quyền đảng lớn hơn khống chế bạn ạ. Nếu suy nghỉ bớt cảm tính một tí, bạn sẽ thấy cơ chế độc đảng đẻ ra tham nhũng đấy bạn. Kết luận này đâu có gì mới lạ với lịch sử thế giới đâu. Chỉ có nhắm mắt không chịu nhận thôi. Nếu bạn thật lòng chống tham nhũng thì phải ủng hộ đa nguyên đa đảng. Bởi "cha chung không ai khóc", xã hội cần đấu tranh để sinh tồn và tiến hoá như thế giới tự nhiên vậy. Phan Ngan, Sài GònTôi cho rằng không nên ra thêm tờ báo nào nữa vì hiện đã có hơn 600 tờ báo rồi. Trong đó có những tờ báo thuộc loại" quí hiếm" như báo "Nhân Dân","Quân Đội Nhân Dân"...ở Sài Gòn tìm đỏ con mắt ở các quầy báo cũng chẳng thấy đâu để mà mua . VĂN VIỆT NAM, Sài GònQua đài BBC tôi muốn nói với những người cọng sản rằng: gia đình tôi là cộng sản gốc, 3 người chết trong cuộc chiến, lẽ ra tôi căm ghét những người này, nhưng tôi không bao giờ nghĩ như thế, tôi luôn tôn trọng họ, bởi vì chỉ có họ, có những tờ báo như thế, thì chính quyền hiện thời mới nhận ra những sai lầm cần sửa đổi, đất nước tự do và phát triển hơn. Tất cả những việc họ làm đều tốt cho dân tộc và con em của chúng ta và cả con em của những người đang theo dõi họ, không có gì chúng ta phải lo sợ cả, xin đừng đánh đập họ, canh giữ họ, đó không phải là nhân cách của người vn chân chính. Trong xã hội phong kiến, nếu hai cận thần của vua mà hòa đồng, vui vẻ thì chế độ phong kiến đó sẽ lụi tàn, thối nát. Từ ngàn xưa dân ta đã biết như vậy rồi chẳn lẻ thế kỷ 21 rồi mà ta lại không nghĩ được như vậy. Hãy chơi quân tử đi nhưng những người cọng sản anh em. Nam QuangRất tiếc là đến hôm nay còn rất nhiều người vẫn nhầm tưởng về sự ổn định và sự phát triển mà VN có được bấy lâu nay . Nhưng nếu các bạn có hiểu biết hơn thì các bạn sẽ suy nghĩ lại ngay, tôi tin là như vậy . Ở đây thật không tiện để trao đổi nhưng tôi sẽ đưa ra một số thông tin này thì các bạn sẽ hiểu là vì sao chúng ta còn phải đấu tranh: 1) Bạn có biết vị lãnh đạo đảng nào ra lệnh xây dựng sân bay lên thẳng trên vùng núi phía bắc, xây các con đường cao tốc chạy lên quê mình không? 3) Bạn có biết cựu chủ tịch nước nào sở hữu nhiều khách sạn 5 sao, hằng trăm hecta đất ở Tuần Châu... Vợ cũng sở hữu các cơ sỡ làm ăn lớn. Còn quá nhiều nhiêu khê trong giới lảnh đạo Đảng mà các bạn chưa biết ,nên các bạn cứ lầm tưởng về sự bình yên bên ngoài vỏ bọc mà không hiểu biết gì về bê bối, nhiêu khê và sóng gió bên trong. Nếu có điều kiện bản thân tôi ủng hộ hết mình cho quá trình đấu tranh cho dân chủ. Phạm Trung, HCMCTôi đã vào đọc thử tờ báo điện tử “Tập san Tự do Dân chủ” trên mạng Internet do bác Hoàng Tiến làm Tổng biên tập. Nói thật, tôi cũng háo hức muốn biết xem tự do là cái gì, dân chủ ra sao, có cái gì hay hoặc khác với những cái mà tôi đang chứng kiến hay không? (Tôi phải dùng proxy vượt fireware mới vào được). Nhưng khi đọc nội dung tờ báo thì toàn bộ nội dung thể hiện theo kiểu “vạch lá tìm sâu”, toàn là chê trách tình hình trong nước, tìm đỏ con mắt cũng không thấy một lời khen. Đọc xong một vài đề mục tôi thật sự cảm thấy thất vọng. Không lẽ tự do, dân chủ theo ý các bác là như vậy? Không lẽ nước Việt nam của 83 triệu dân "tệ" đến mức như vậy sao?. Là kiểu như bác Hoàng Minh Chính phát biểu trước Hạ viện Hoa Kỳ, trước Đại học Havard chỉ để chỉ trích Việt nam, nói xấu đất nước, kêu gọi ngừng viện trợ cho Việt nam? Không lẽ yêu nước, muốn đất nước phát triển hơn là như vậy sao? Tôi đang sống ở Việt nam. Cha tôi và cả gia đình bên nội tôi trước giải phóng điều phục vụ cho VNCH. Hiện nay, tôi chỉ là một người dân bình thường, làm công ăn lương cho một công ty nước ngoài và không phải là Đảng viên CS hay bất cứ gì hết nên các bác yên tâm. Tôi yêu cuộc sống này mặc dù không phải mọi thứ đều hài lòng hoàn toàn. Là một người dân Việt nam chính hiệu, tôi tự hào về đất nước của mình. Tôi cảm nhận được đất nước thay đổi từng giờ, từng ngày. Bất cứ quốc gia nào trên thế giới đều có những mặt chưa tốt, quan trọng là chính phủ nước đó có quyết tâm đẩy lùi c! ác tiêu cực đó không. Tôi thấy chính phủ Việt n! am đang rất quyết tâm đẩy lùi các tiêu cực và cố gắng hoàn thiện mình. Mặc dù trước đây đất nước có nhiều khó khăn nhưng hiện nay chuyển mình rất mạnh mẽ, khiến cả thế giới phải khâm phục. Đài BBC VN đăng bài “Một Việt nam đang thay đổi” cũng khẳng định điều đó. Nếu các bác Hoàng Tiến, Nguyễn Khắc Toàn, Hoàng Minh Chính, bạn Nguyễn Tiến Trung, muốn đất nước ngày càng phát triển hơn thì hãy làm việc gì đó cho đất nước phát triển hơn. Còn cách làm như hiện nay của các bác sao tôi thấy buồn quá. Nếu dân ta người nào cũng như các bác thì bao giờ Việt nam mới đuổi kịp các nước? Bao giờ mới được nở mày nở mặt cùng thế giới? Trần Jimmy, Raleigh USATrong một xã hội bưng bít như Việt-Nam ta hiện nay nếu một tờ báo Tự Do Dân Chủ được ra đời thì sẽ quí biết bao. Tôi vô cùng phấn khởi khi nghe ông Nguyễn Khắc Toàn trả lời phỏng vấn của BBC. Tôi tin rằng không chỉ người Việt ở hải ngoại mà cả đồng bào ta ở trong nước cũng nhiệt liệt hoan nghênh ngoại trừ những ai không muốn Tự Do Dân Chủ vì quyền lợi của họ. Tôi cầu chúc ông Hòang-Tiến và ông Nguyễn-Khắc-Toàn sức khỏe dồi dào, vượt qua mọi gian truân để dành lại những gì mà người dân bị mất, đó là Tự Do Dân Chủ Công Bằng. Nếu cần có sự ủng hộ tài chánh tôi cũng xin đóng góp. Ẩn DanhKhi chứng kiến những con người hoặc bệnh tật đầy mình như Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, hoặc cũng ở cái tuổi sắp gần đất xa trời như ông Hoàng Minh Chính vẫn miệt mài đấu tranh cho nền dân chủ của nước nhà, tôi một thanh niên Hà Nội, sinh ra sau năm 1975 cảm thấy buồn cho mình nhiều quá vì tuổi trẻ của tôi và có lẽ nhiều người khác nữa đã không được cống hiến một cách đích thực cho đất nước. Mặc dù biết rõ và đau đớn trước số mệnh của dân tộc nhưng chúng tôi đã không dám làm gì chỉ vì miếng cơm manh áo, vì một nỗi sợ hãi thường trực trước bộ máy đàn áp khổng lồ của chính quyền. Nguyen, Hà BắcTôi là người VN, tôi đã từng được đề nghị kết nạp đảng, nhưng tôi đã không vào đảng vì không thích. Tôi cũng muốn nói với các bạn ở hải ngoại rằng: Các bạn có ra cả chục tờ báo, phát tràn lan trên internet, người dân Việt Nam trong nước họ cũng chẳng quan tâm. Không phải họ không có máy tính kết nối internet như các bạn nghĩ đâu. Nhưng họ đang bận phải lo học, buôn bán, kinh doanh... để làm giàu trên mảnh đất Quê Hương của họ - một nơi rất ổn định về chính trị. Hiện nay đất nước thay đổi nhiều lắm rồi, dù người dân trong nước còn nhiều việc phải làm. Các bạn ở hải ngoại, nếu các bạn có tài năng, có kiến thức và nếu muốn góp sức xây dựng quê hương thì tốt. Nếu không, các bạn nên lo cho chính bản thân mình, không nên bỏ c! ông sức làm những chuyện mà người khác không quan tâm. Tôi nói thật đấy! Đỗ Minh Nam, VNKhi chưa tiếp xúc với các tài liệu khách quan ngoài vòng vây lửa của đảng ta tôi cũng tưởng hễ có báo đối lập trong nước chắc chắn sẽ dẫn đến hỗn loạn. Nếu vậy thì cả thế giới này hỗn loạn từ lâu rồi. Đảng ta có 6 trăm hay 7 trăm tờ báo nà cứ run sợ một tờ báo tí hon, ôn hoà, chỉ tranh luận chứ không kích động ai hết thì vô lý quá. Chỉ một tờ báo tí hon mà đủ sức gây mất "ổn định" thì té ra cái ổn định này rất bấp bênh, chông chêng, chỉ chực đổ. Loại "ổn định" quá rệu rã này thì nên cho nó đổ luôn đi, khỏi nhọc công đảng ta cố chống đỡ. Ai không thích đọc tờ báo đối lập thì cứ tẩy chay nó, nhưng không có quyền cấm cản người khác. Mỗi người có cái đầu riêng của mình cơ mà. Ai thấy rằng chế độ của đảng ta là quá tự do rồi, xin cứ lên các diễn đàn quốc nội mà phát biểu, hà cớ gì phải mượn diễn đàn BBC? Các vị cứ tự do ứng cử, bầu cử, tự do lập hội, cư trú... như hiến pháp đã ghi từ 1946 tới nay. Đảng ta cúng không nên đàn áp tờ báo tí hon ra đời theo quyền tự do ngôn luận của hiến pháp. Làm thế mang tiếng lắm vì sẽ lộ mặt là đàn áp nhân quyền. Ai có cách nào hay ho xin góp ý cho đảng: làm thế nào vừa không phải thực thi các quyền dân trong hiến pháp lại vừa cấm đoán được tự do ngôn luận, báo chí, tự do lập đảng, lập hội, tự do ứng cử và bầu cử. Tôi tin là đảng sẵn sàng lắng nghe. Ngo Hoang, Milton, CanadaThưa bạn Nam, bạn có ý tưởng quá ấu trĩ khi cho rằng ra tờ báo đối lập, nêu lên những suy nghĩ, bức xúc của một bộ phận người dân về các vấn đề của đất nước - dù các suy nghĩ này có khác với Đảng, Nhà nước chăng nữa - là làm loạn, là tan hoang đất nước hay sao? Tôi thấy, Canada này, có 4, 5 tờ báo tư nhân của các đảng khác nhau, chính kiến khác biệt, nhưng hàng trăm năm nay có loạn đâu? Trái lại, Dân Trí đuợc mở mang, Dân Quyền được tôn trọng đúng mức, Dân Sinh được bảo đảm ấm no, hạnh phúc. Loạn hay không theo tôi nghĩ, là do chính quyền có làm TỐT để bảo đảm dân quyền, chấn hưng dân khí, mở mang dân trí hay ngược lại, ngày càng làm suy vi nền tảng đạo lý xã hội với tham nhũng lớn bé khắp nơi, băng hoại quá mức ngành giáo dục cho tới các lĩnh vực thể dục, thanh tra, tòa án... Đó mới chính là đầu mối gây ra loạn, thưa bạn. Các tờ báo đối lập trong tinh thần xây dựng, là tiếng nói CẢNH GIÁC chính quyền để giúp thấy rõ cái sai của nhà cầm quyền, để từ đó có thể chỉnh đốn hàng ngủ mình, làm tốt việc nước việc dân hơn. Chẳng những Canada, mà Mỹ, Ạu Tây...đâu có loạn do có nhiều đảng, nhiều báo đối lập mà trái lại. TigersThật không ngờ là các bác lại ra được tờ báo ngay giữa lòng HN , cháu hi vọng sẽ sớm được đọc tờ báo của các bác mặc dù chắc chắn nó sẽ bị firewall sớm. Gửi bạn Nam: bạn thắc mắc các bác ra tờ báo này để làm gì ư ? để phá hoại sự ổn định của đất nước ư ? Bạn nhầm rồi,tờ báo này ra để "mở mang" đầu óc cho những con người Việt trẻ tuổi mà nông cạn như bạn đấy. Bác Hồ đã nói rồi, giặc đói giặc ngoại xâm dù manh đến đâu cũng không bằng giặc dốt.Bạn đang sống trong đất nước Việt Nam hiện nay mà bạn thấy thỏa mãn uh ? bạn không thấy bất công đầy rẫy đó sao?mình chỉ nêu ví dụ thôi, CA giao thông ai chẳng chặn xe ăn tiền? Các ông quan,ông chức cùng gia đình con cái thì sống trong cảnh tiện nghi xa hoa, tiền tiêu không hết mà vụ B.T.Dũng vừa qua chỉ là con muỗi để người ta thị uy. Còn bạn thử về các vùng nông thôn xem người dân họ sống làm sao? 80% dân Việt Nam đấy bạn à? Nếu bạn bảo là ở đâu cũng có sự phân biệt giàu nghèo, các nước tư bản càng rõ? Mình xin nói lại cho bạn hiểu, ở các nước tư bản chỉ có những người thực giỏi thực tài mới giầu có được, và họ làm giầu cho bản thân cũng đồng thời họ làm giầu cho nhà nước cho dân tộc bởi vì họ làm đúng luật. Họ đóng thuế chưa kể họ làm từ thiện,nếu họ làm sai họ nhanh chóng sụp đổ ngay mặc cho họ có trong tay hàng chục tỷ USD, đó là vì xung quanh có rất nhiều người thực sự giám sát họ một cách khách quan. Còn ở VN thì sao?thử nghĩ xem các lãnh đạo VN đã làm gì cho đất nước? thà không làm thì thôi các ông lại làm quá nhiều điều sai để cuối cùng được thì không được mà mất qu! á nhiều. Tham nhũng giờ đã thành hệ thống từ trung ương đến địa phương thử hỏi lấy ai chống? hay là nhờ bác Hồ Cẩm Đào dẫn quân Trung Quốc sang chống giùm? Sinh ra trong đất Việt đúng cái thời buổi này lẽ ra bạn phái thấy bức bối vì không được vùng vẫy cùng bạn bè 5 châu, cuộc sống từ hiện thực đến tinh thần luôn bị kìm kẹp, báo đài luôn chỉ nói 1 chiều đọc mà phát ngán, trường ĐH nào thì cũng bắt buộc dậy Triết học MácLê, Kinh tế Chính trị .... còn ngoài xã hội thì đụng đến cái gì cũng phải cần phong bì, quan hệ để xin xỏ. Le, CaliforniaTrước hết, tôi xin gửi đến những quý vị đang đấu tranh để ra tờ báo của chính mình. Sau đây là góp ý của tôi đối với ông Nam. Thưa ông Nam, thật sự tôi không hiểu ông nghĩ gì mà ông lại nói là đa đảng sẽ dẫn đến đổ máu và chiến tranh. Chỉ xin nêu một ví dụ rất đơn giản là hầu hết các nước tiến bộ trên thế giới (giàu có, phát triển và thịnh vượng) là những quốc gia có nhiều đảng phái chính trị. Vì vậy, những điều ông nói thì thật là không hiểu nổi. Vậy để những người chưa có điều kiện biết những ưu điểm của một xã hội có nhiều đảng phái, tôi xin mạn phép được đưa ra những ý nghĩ của riêng tôi: Thứ nhất: Đa đảng phái sẽ chống được tham nhũng (điều mà Việt Nam hầu như đã bó tay vì tham nhũng đã lan tràn như bệnh ung thư thời kỳ cuối). Tôi lấy ví dụ: Đảng A đang nắm giữ chính phủ và để xảy ra tham nhũng từ trên xuống dưới, các đảng phái khác như B,C... sẽ vận động trong bầu cử và việc gì phải đến sẽ đến, những người bất tài vô dụng và tham lam sẽ không còn được ngồi trên cao đến hết đời. Thứ hai: Đa đảng sẽ làm cho xã hội tiến bộ nhanh hơn. Các bạn sẽ hỏi vì sao vậy? câu trả lời rất đơn giản: Khi đảng A, B, hoặc muốn được bầu, họ sẽ tìm cách hay nhất để phát triển đất nước để vận động. Điều này sẽ tránh khỏi những câu mà chúng ta thường thấy trên báo chí ngày nay là "tôi xin nhận khuyết điểm thiếu năng lực trong quản lý" hoặc "vì đảng đề cử nên tôi làm"... Và còn nhiều những ưu điềm khác mà nếu viết ra sẽ rất dài, vì thế tôi xin được tạm dừng ở đây. Tuy nhiên, trước khi tạm ngừng bút, tôi xin nêu lại một sự thật hiển nhiên như sau: 1. Khi lựa chọn người yêu lập gia đình, bạn chọn bao nhiêu người hay chỉ có 1 người mà thôi? 2. Khi mua hàng, bạn có đồng ý là nếu có nhiều cửa hàng bán hàng thì giá sẽ rẻ hơn, phục vụ sẽ tốt đẹp hơn. 3. Khi làm bất kỳ việc gì, bạn bao giờ cũng muốn có một lựa chọn thứ hai để biết mình không sai lầm. Tôi tin chắc rằng, sẽ có một ngày gần đây, Việt Nam chúng ta sẽ có một viện trưng bày sự sai lầm của độc đảng giống như một viện trưng bày (ở Hà Nội) về sự sai lầm trong thời kỳ bao cấp. Tại sao vậy, vì độc đảng chính là một hình thức bao cấp trong chính trị Phong, SydneyMột tờ báo độc lập là công cụ cần thiết đầu tiên trong tiến trình dân chủ hóa đất nước. Nhà cầm quyền nắm trong tay tất cả phương tiện có thể ngăn chặn tờ báo ra đời bao gòm cưởng bức tịch thu những tài liệu và máy móc của người làm báo. Thế nhưng tờ báo ấy vẫn được ra đời theo dự định. Đây đã nói lên lòng kiên trì và dũng cảm của các vị tiên phong của tờ báo Tự Do Dân Chủ. Tôi xin tỏ lời ủng hộ và kính mến tới các vị anh hùng này. Tờ báo độc lập là việc cần thiết để người dân có những thông tin của cái xã hội mà họ đang sống. Nếu nhà cầm quyền cho là tờ bào đối lập không trung thật và thù địch với chính quyền thì tại sao không dùng 600-700 tờ báo dưới sự điều khiển của mình để phản bác lại những gì các vị cho là không đúng, rồi từ đó tạo nên 1 kênh đối thoại giữa nhóm đối lập và phái đại diện nhà nước. Như vậy nhà nước sẽ có cơ hội để bày tỏ lập luận của mình trực tiếp với nhóm thù địch với công luận làm trọng tài, biết đâu từ đó có thể tiêu giải được cái thù địch và đưa đến sự hòa giải dân tộc như mọi người hằng mong muốn. Nếu không làm được điều đề nghị trên thì sự việc sẽ quá trắng trợn là nhà nước không đủ lý lẽ để thuyết phúc lòng dân mà chỉ dựa vào bàn tay sắc để cưởng ép mọi việc mà thôi. TN, Hoa KỳThật là phấn khởi khi nghe tin tờ báo Tự Do Dân Chủ sẽ chào đời, cũng không khỏi lo âu cho số phận những người chủ trương tờ báo: liệu họ có bị chính quyền VN tiếp tục đe dọa hoặc đàn áp hay chăng? Cái mà tôi tâm đắc là chủ trương tranh đấu cho tự do dân chủ một cách công khai, ôn hòa, không khuyến khích bạo động của tờ báo. Điều thứ hai là làm sao tờ báo bằng giấy đến tận tay người đọc ở VN vì hiện nay giá tiền một cái computer còn ngoài khả năng của nhiều người dân trong nước, chưa nói đến tiền dịch vụ. Cá nhân tôi sẵn sàng yểm trợ tài chính cho tờ báo khi nó có địa chỉ rõ ràng. Mong sớm được đọc nó.
Chỉ trong vài năm, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã trải qua những thay đổi nhanh chóng, để lại một di sản kỳ quặc trên khắp đất nước.
Những nhà máy lay lắt và đô thị không thể ra đời ở TQ
Trung Quốc là một quyền lực to lớn trong nền kinh tế thế giới. Trong ba thập niên qua, mức tăng trưởng của nước này qua mặt toàn bộ các nền kinh tế khác. Toàn bộ các ngành công nghiệp vốn mất hàng thập niên để trưởng thành tại Phương Tây thì nở rộ tại đây chỉ trong vài năm. Hầu hết các hoạt động này diễn ra tại các khu công nghiệp được quy hoạch, nơi các thành phố mới được xây lên từ đầu nhằm gây dựng cơ sở cho lượng nhân công từ các vùng nông thôn đổ về. Những thành phố kỳ quặc không bóng người ở TQ Đập bỏ thành phố thời Liên Xô xây lại từ đầu Chernobyl: Hơn 30 năm sau thảm họa hạt nhân Liên Xô Từ năm 1984 cho tới 2010, số diện tích xây mới tại Trung Quốc tăng lên gần gấp năm lần, từ 8.842 cây số vuông lên 41.768 cây số vuông. Để có được các khu đô thị mới, Trung Quốc chỉ trong ba năm 2011-2013 đã tiêu thụ lượng xi măng nhiều hơn toàn nước Mỹ dùng trong suốt thế kỷ 20. Nhiều nhà máy quốc doanh đã phải đóng cửa, bỏ hoang Thế nhưng ngay cả ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này, tốc độ phát triển cũng đã vượt quá nhu cầu. Đối diện với tình trạng rớt giá và doanh số bán tụt giảm, một phần do tinh trạng sản xuất quá mức, chính phủ Trung Quốc đã phải can thiệp, giảm bớt hoạt động của một số ngành công nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc cắt giảm việc làm hàng loạt. Tại các nơi như Hà Bắc, một tỉnh phía bắc gần Bắc Kinh, điều này gây tác động đặc biệt nặng nề. Nơi này từng là một vùng phát triển thịnh vượng, trong suốt một thời gian dài được coi như vành đai thép của đất nước. Nhiều nhà máy quốc doanh tại tỉnh đến nay đã bị đóng cửa, bỏ hoang. Các nhà máy thép tư nhân phải chật vật lắm mới tồn tại được. Các ngành công nghệ thấp cũng gặp phải số phận tương tự, tạo nên cái gọi là "các nhà máy xác sống (zombie)" trên toàn quốc. Tại Trung Quốc, việc chuyển dịch từ các ngành công nghiệp như sản xuất thép sang làm đồ điện tử, viễn thông và công nghệ sinh học đã diễn ra vô cùng nhanh chóng. Châu Âu và Hoa Kỳ từng có sự chuyển đổi như vậy, nhưng nó diễn ra trong vài thập niên, đủ thời gian để các ngành công nghiệp phát triển và đạt độ chín muồi. Cuộc cách mạng công nghệ cao của Trung Quốc xảy ra cấp tập trong vài năm. Động lực dẫn đến sự thay đổi là do các nỗ lực của chính phủ Trung Quốc trong việc tái cơ cấu nền kinh tế, khiến các ngành truyền thống như khai mỏ, sản xuất thép và xi măng phải chịu gánh nặng mất công ăn việc làm. Tại các thành phố như Trường Trị hay Lục Lương ở gần sông Hoàng Hà thuộc tỉnh Sơn Tây ở miền bắc, các nhà máy xi măng không thể trụ nổi qua những thay đổi và nay bị bỏ hoang. Tại những nơi khác, bị gánh nặng nợ nần và doanh số tụt giảm, hoạt động được duy trì ở mức cầm chừng, cốt chỉ nhằm cố trả những món nợ khổng lồ đã vay mượn lúc ban đầu để xây dựng nhà máy trong thời phát đạt. Những nhà máy từng có lúc dùng tới hơn 10 ngàn lao động nay chỉ còn lay lắt chừng hơn trăm nhân viên nòng cốt. Các khu đô thị lớn bỏ hoang không ai đến ở Dấu ấn của sự dịch chuyển ngành nghề hiện rõ tại những thành phố vốn được xây dựng cho lao động nhập cư. Các khu đô thị lớn đã trở thành "những thành phố ma", bị bỏ hoang do dự đoán về làn sóng nông dân tràn đến từ các vùng nông thôn đã không bao giờ trở thành hiện thực. Nhiều nhà phát triển các khu đô thị đã bị phá sản. Một nghiên cứu do hãng Baidu khổng lồ của Trung Quốc thực hiện xác định được 50 khu vực rộng lớn trên toàn quốc nơi các khu nhà ở được xây mới hầu như bị bỏ hoang, trông như những vùng đất chết. Trong số các thành phố mà Baidu nhận diện có Kangbashi, một khu quận mới thuộc thành phố Ordos, được xây dựng hồi năm 2006 nhằm phục vụ ngành công nghiệp than khi đó đang bắt đầu phát triển tốt đẹp. Kangbashi có thể phục vụ được 300 ngàn người, nhưng chỉ có chừng 10% các khu nhà được sử dụng. Những nơi khác có thể kể đến gồm thành phố Tô Châu, đô thị Erdo thuộc huyện Đông Thắng và đô thị Thông Liêu ở huyện Khoa Nhĩ Thấm. Toàn bộ các khu nhà tập thể, các trung tâm mua sắm, các plaza và công viên đều trống không, chờ người dọn đến ở. Tại các thành phố ma ở Trung Quốc, các khu căn hộ, khu mua sắm, plaza và công viên đều bỏ không Nhiếp ảnh gia Kai Caemmerer đã ghi lại hình ảnh một số thành phố không người ở tại Trung Quốc trong thời gian hai năm qua. Ông cho rằng điều khiến những nơi này trở nên kỳ quặc chính là tốc độ chúng được xây dựng nên. "Nhiều thành phố như thế được xây với quy mô có lẽ là rất xa lạ đối với những cách thức đô thị hóa được áp dụng ở Phương Tây," ông nói. Nhưng ông cho rằng việc gọi đó là các "thành phố ma" là không chính xác. "Với tôi, từ này nhằm để nói rằng đó là những nơi từng rất đông vui tấp nập nhưng rồi bị bỏ hoang. Nhưng tôi không nhận thấy quá trình đó tại các thành phố mới mà tôi đã từng tới ở Trung Quốc," ông nói. Chính phủ Trung Quốc có kế hoạch tới năm 2020 sẽ chuyển 100 triệu người từ các vùng nông thôn tới sống ở các thành phố mới Thay vào đó, một số trong những nơi này đã được xây dựng nhằm đón đầu nhu cầu, nhưng nhu cầu đó lại không xuất hiện. Các tòa nhà đã xây xong, nhưng không có người vào ở trong suốt 15 năm. "Tôi coi chúng là những thành phố chưa ra đời," Caemmerer nói. Trên thực tế, việc tái định cư quy mô lớn có thể sẽ sớm diễn ra. Chính phủ Trung Quốc nói dự kiến đến năm 2020 sẽ đưa 100 triệu người từ các vùng nông thôn ra thành thị. Chương trình điều phối di dân này có thể giúp lấp đầy chỗ trống cho ít nhất cũng được một số thành phố hoang. Chẳng hạn như Ordos đã tìm cách lấp đầy các tòa nhà vắng tanh của mình bằng việc áp dụng "giấy chứng nhận đổi nhà", được trao cho những người có bất động sản ở các nơi khác tại Trung Quốc nhưng bị giới chức trưng thu. Những người được cấp giấy này có thể dùng nó để đổi được một căn nhà tại Kangbashi. Chính phủ Trung Quốc cũng đang đưa ra tới 100 tỷ nhân dân tệ (11,5 tỷ bảng Anh) giúp các hãng khai mỏ và các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tái đào tạo và dịch chuyển nhân viên tới các địa điểm làm việc khác. Hiện có những dấu hiệu cho thấy các chính sách trên có tác dụng. Dữ liệu mà Baidu thu được cũng cho thấy một thành phố ma khác, Trịnh Đông, một khu quận mới rộng lớn được xây dựng trên diện tích 150 cây số vuông tại thành phố Trịnh Châu, nay đang có người tới ở kín. Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
Gần hai tháng qua, nhiều phóng viên có tiếng của các tờ báo có lượng phát hành lớn ở Việt Nam đã bị Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) gọi lên thẩm vấn.
Nhiều phóng viên Việt Nam bị thẩm vấn
Họ được coi là liên quan tới việc đưa tin về các vụ án tham nhũng tại Việt Nam trong thời gian qua. Ngoài các báo lớn như Tuổi trẻ, Thanh Niên, Lao Động, Tiền phong, các phóng viên báo ngành công an như Công an nhân dân, An ninh thủ đô và Công an TP HCM cũng bị cơ quan điều tra triệu tập. Các phóng viên liên quan cho biết họ không được thông báo cụ thể mà chỉ được biết một cách chung chung rằng cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án làm lộ bí mật nhà nước và lợi dụng quyền tự do dân chủ liên quan tới các bài báo viết về vụ PMU 18 và vụ siêu lừa Nguyễn Đức Chi. Cơ quan điều tra cũng không nói là đã xin lệnh phê chuẩn việc gọi hỏi phóng viên của Viện Kiểm sát hay chưa. Một số phóng viên nhìn thấy trên bìa hồ sơ thẩm vấn của nhân viên An ninh điều tra có chữ “Chuyên án LM07” và đoán rằng đây là chữ viết tắt của “Chuyên án Lộ mật năm 2007”. Giữ kín Cơ quan điều tra đang xúc tiến truy tìm nguồn tin cung cấp cho các phóng viên. Tất cả các phóng viên, phần lớn từng đưa tin mảng nội chính trong đó có các vụ tham nhũng, đã được yêu cầu không được làm lộ thông tin về buổi thẩm vấn. Một số phóng viên cho biết họ được hỏi những câu như đã từng viết bao nhiêu bài liên quan tới vụ PU18, các nguồn tin lấy từ đâu và kiểm chứng thông tin như thế nào. Theo dư luận báo chí trong nước, với việc gọi phóng viên lên tra hỏi như vậy khiến họ khó yên tâm làm việc, và khó xác định được ranh giới an toàn trong công tác. Nói chuyện với tạp chí Nghề Báo về vụ án trên, Tướng Nguyến Việt Thành, hiện là Phó Chánh Văn phòng Trung ương về Chống tham nhũng, trả lời dè dặt nhưng ông Thành cũng khuyên các nhà báo, đừng vì sai sót nhỏ mà giảm ý chí chống tham nhũng. Dư luận trong nước nhận định rằng, chưa chắc các nhà báo liên quan đã bị khởi tố nhưng sẽ bị giao về cho cơ quan quản lý xử lý bằng cách thuyên chuyển công tác sang lĩnh vực khác hoặc rút thẻ nhà báo. TH, Hà NộiĐất nước nào cũng có bí mật Nhà nước. Bí mật Nhà nước là rất quan trọng đối với an ninh chính trị, có thể là cả sự tồn vong của đất nước, dân tộc. Hơn nữa với những chuyên án đang điều tra thì phải tuyệt đối bí mật mới đảm bảo thành công. Các nhà báo đôi khi chỉ vì cái lợi trước mắt là những tin kiểu giật gân mà làm nên một cái hại vô cùng lớn, bản thân cán bộ cơ quan Nhà nước cũng làm lộ lọt vì thế mà cơ quan điều tra phải vào cuộc chỉnh đốn là hoàn toàn đúng. Do đó hãy tin tưởng ở lực lượng điều tra với những thông tin có quyền công khai trong quá trình điều tra thì nhà báo cứ khai thác thoải mải còn các thông tin phải tuyệt đối bí mật để đảm bảo yếu tố thành công của chuyên án thì bản thân các nhà báo cũng ph! i có nhận thức, nếu họ cố tình "moi móc" làm lộ lọt những tin đó thì bản thân họ cũng có lỗi. Chuyên án thành công lúc đó sự thật sáng tỏ thì không còn gì phải giấu. Xác định bí mật Nhà nước là quan trọng việc mời những người có liên quan đến hợp tác điều tra là chuyện bình thường không chỉ VN mà tất cả các nước đều thế. BBC hãy quan tâm đến những ý kiến ca ngợi mặt tốt của chế độ, những ý kiến đóng góp xây dựng VN chứ đừng chỉ quan tâm đến những ý kiến chống đối, bất mãn chế độ, không nhằm mục đích xây dựng một nước VN hùng cường. TPHNKhông thấy Ban Văn hóa tư tưởng TƯ tham gia vào Forum này. Long, Hà NộiỞ Việt nam "người ta" không muốn chống tham những đâu. Nói, hô hào là một chuyện, còn chống thực sự là chuyện khác. Báo chí tốt nhất chỉ nên đăng tải cúm gà, cúm vịt, cúm lợn..., mà nếu có nói đến tham nhũng thì chỉ đăng những vụ nhỏ nhặt, liên quan đến quan chức nhỏ thôi. Đúng là cá to thì lọt lưới, còn cá bé thì dính. TQVNAi kêu các nhà báo này dám làm những gì mà Đảng CS chưa cho phép làm chi? Đảng CS dân chủ ở chỗ đó đó quý vị. Các vị nhà báo của ta quên rằng là Việt Nam là một nước dân chủ đã được ĐCS đóng khuôn sẵn. TNSống dưới chế độ độc đảng nhất là độc đảng kiểu CS thì cần phải HIỂU Ý Đảng hay nói đúng hơn là hiểu ý mấy nhân vật chóp bu trong Đảng vì họ mới chính là những người nắm trong tay một loại luật lệ tự tạo, tùy tiện không có văn bản nào cả. Đồng bào miền Bắc trước 75 thấm thía điều này hơn ai hết và giờ đây là kinh nghiệm chung cho cả nước. Nếu dựa dẫm vào luật pháp đàng sau lưng để bảo vệ mình trong lúc cô thế là một sai lầm tai hại. Luật pháp có qui định rõ ràng thế này thế nọ nhưng giải thích, thi hành thế nào lại là chuyện khác và của người khác, nó cũng có mặt đấy nhưng hiệu quả rất hạn chế, xem ra chỉ để làm cảnh nhìn chơi đỡ buồn. Ông TT Dũng là một điển hình, thí dụ một mặt ông chống tham nhũng nhưng m! ặt khác ông trói tay báo chí lại. Có lẽ chúng ta phải hiểu (ngầm) ý Đảng rằng chống tham nhũng chỉ ở mức độ nào đó thôi nhé, làm quá thì kẹt lắm đấy!. Chỉ cần một cái nheo mắt, gật đầu, lắc đầu của mấy vị lãnh đạo Đảng thì dù có biết nhiều thông tin như phóng viên nhà báo, rành rẽ luật pháp như mấy vị luật sư cũng không thể tránh khỏi bị làm khó dễ, mất việc hoặc tù tội như thường. Luctac, Sài GònAi biểu các nhà báo "dại", dám đụng quá mạnh vào PMU18 làm chi...rút dây thì động rừng mà. Đây quả là nền dân chủ "tiên tiến và ưu việt" bậc nhật của CNCS. Buồn thay! Hoàng Trung NhungKiểu này, ông bà ta có câu: " Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược". Đảng, Nhà nước nhiều lần "bức xúc" về nạn tham những trong nước, coi là quốc nạn và kêu gọi báo chí góp phần vào việc khám phá những vụ án tham nhũng. Thế nhưng khi các nhà báo "đánh" tham nhũng thì lại bị hă he, hù doạ... Hết biết. Nguyễn Thương VN, CaliforniaQua sự việc này ta thấy an toàn nhất cho các phóng viên và báo chí Việt Nam là cứ đăng các tin "xe cán chó, chó cắn xe" còn những chuyện tương đối quan trọng như là tham nhũng, dân khiếu kiện, dân chài lưới bị tàu nước ngoài bắn, các cuộc đình công v. v. thì không nên đụng tới. Báo Nhân Dân đăng gì thì ta cứ sao y chép lại nguyên văn là ăn chắc, tối ngủ ngon, không bị Bộ Công An phiền hà. Như vậy kể ra làm báo ở VN cũng dễ!
Danh sách các quốc gia thấy có nhu cầu phải kiểm soát internet độc tài hơn có chiều hướng ngày càng dài thêm.
'Vành đai, Con đường' của TQ trên không gian mạng
Một số nước có thể muốn tách ra và xây dựng cơ sở hạ tầng riêng, độc lập với internet phương Tây Không phải nước nào cũng có chủ ý rõ ràng trong việc chọn đứng hẳn vào hoặc là nhóm muốn có "internet cởi mở" hoặc là nhóm "độc tài đàn áp", kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng internet ở trong nước mình. Khi thế giới phân chia thành 'internet ta, internet Tây' Mô hình internet 'bảo vệ dân khỏi tin độc hại' Chẳng hạn như Israel thì rơi vào giữa hai thái cực này, như Morgus và các cộng sự của ông, Jocelyn Woolbright và Justin Sherman, đã nêu ra trong một bài báo đăng năm ngoái. Họ thấy rằng trong bốn năm qua, các quốc gia còn đang dao động trong vấn đề kiểm soát mạng, trong đó đang kể là Israel, Singapore, Brazil, Ukraine và Ấn Độ, đã ngày càng ngả theo hướng cần bảo vệ chủ quyền trên không gian mạng và áp dụng cách tiếp cận thông tin có kiểm soát. Lý do cho sự chuyển hướng này rất đa dạng, song một số quốc gia có chung tình huống: Ukraine, Israel và Hàn Quốc, vốn đều trong tình thế có xung đột kéo dài, nhận ra kẻ thù của họ dùng internet làm vũ khí chống đối. Một số chuyên gia thấy rằng việc sử dụng internet được chiến lược hóa - đặc biệt là mạng xã hội - đã trở nên chiến tranh mạng. Nga và Trung Quốc bắt đầu công khai nói về "mạng Internet có chủ quyền" vào khoảng năm 2011- 2012, là lúc "mùa đông biểu tình" kéo dài hai năm của Nga bắt đầu nổ ra, và cũng là lúc xảy ra các cuộc cách mạng dựa vào sức mạnh internet, làm rung chuyển các chế độ độc tài toàn trị khác. Đây hiện đang là hai nước đi đầu trong việc tìm cách kiểm soát, kiểm duyệt không gian mạng, mỗi nước theo một mô hình riêng đặc trưng của mình. Nhưng những quốc gia này có thể sao chép mô hình Trung Quốc hay Nga không? Sáng kiến 'Vành đai, Con đường' Một số người cho rằng các công việc đang được triển khai nhằm đặt nền tảng cho Sáng kiến Vành đai, Con đường của Trung Quốc, dự án được gọi là "con đường tơ lụa Thế kỷ 21", kết nối châu Á với châu Âu và châu Phi bằng cách xây dựng một mạng lưới rộng lớn các hành lang đường bộ, đường biển và cơ sở hạ tầng viễn thông ở các quốc gia như Tajikistan, Djibouti và Zimbabwe. Theo ước tính của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế tại London, Trung Quốc hiện đang tham gia vào khoảng 80 dự án viễn thông trên khắp thế giới - từ đặt cáp đến xây dựng mạng lưới cơ bản ở các quốc gia khác, góp phần vào một mạng lưới toàn cầu thuộc sở hữu của Trung Quốc đang ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng. "Có thể có một yếu tố cơ sở hạ tầng rất quan trọng đối với các kế hoạch này," Sim Tack, nhà phân tích từng làm việc với Jane, nay đang làm với nhóm tình báo Stratfor nói. Sẽ thế nào nếu internet ngừng hoạt động một ngày? Có thể thoát khỏi Internet? Nhận diện mạng bí mật Internet ở New York Một kịch bản có thể xảy ra là nếu như có đủ nước cùng tham gia với Nga và Trung Quốc để phát triển một cơ sở hạ tầng tương tự ở mức các nước trong nhóm có thể duy trì quan hệ kinh tế bền vững với nhau mà không cần phải làm ăn gì với phần còn lại của thế giới, thì họ sẽ đủ khả năng tự ngắt kết nối với internet của phương Tây. Các nước nhỏ có lẽ ưa thích kiểu internet được xây dựng theo tiêu chuẩn phi phương Tây, và cơ sở hạ tầng kinh tế được xây dựng xoay quanh Trung Quốc có thể là "con đường thứ ba", cho phép các nước tham dự vào nền kinh tế bán toàn cầu trong lúc vẫn có thể kiểm soát một số khía cạnh nhất định trong cách sử dụng internet của người dân. Tuy nhiên, Tack cũng cho rằng một nền kinh tế tự cung tự cấp, tự bền vững và không cần kết nối internet như vậy về lý thuyết là có thể nhưng trong thực tế cực kỳ khó xảy ra." Bà Maria Farrell thuộc tổ chức vận động bảo vệ tự do internet, nhóm Open Rights Group, cho rằng đó không phải là điều vượt quá tầm tay, tuy rằng môt mạng internet riêng rẽ có thể sẽ có một hình thức hơi khác so với hiện nay. Bà nói rằng Sáng kiến Vành đai, Con đường cung cấp một mạng internet tiện dụng kiểu dùng được ngay, qua đó lần đầu tiên cho phép các nước còn đang lưỡng lự cơ hội kết nối trực tuyến mà không phải phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng internet phương Tây. "Những gì Trung Quốc đã làm được là tập hợp thành cả một bộ, không chỉ công nghệ mà gồm cả các hệ thống thông tin, đào tạo kiểm duyệt và luật pháp để giám sát internet," bà Maria nói. "Đó thực sự là một bộ công cụ đầy đủ, gồm từ luật pháp đến đào tạo, để triển khai một phiên bản Internet kiểu Trung Quốc." Và nó đang được bán như một lựa chọn thay thế đáng tin cậy cho mạng internet phương Tây mà chúng ta ngày càng cảm thấy tính chất "mở" chỉ còn nằm trong cái tên mà thôi. "Các quốc gia khác như Zimbabwe, Djibouti và Uganda không muốn tham gia một mạng internet nếu đó chỉ là cửa ngõ để người dùng đến với Google và Facebook", xâm chiếm không gian kỹ thuật số của nước họ, bà nói. Những nước này cũng không muốn hoan nghênh sự "cởi mở" do internet phương Tây đem đến; họ chỉ thấy chính phủ nước mình bị gián điệp phá hoại. Cùng với các chuyên gia khác được phỏng vấn cho bài viết này, Farrell lặp đi lặp lại rằng thật là thiếu khôn ngoan tới mức nào nếu như chúng ta coi nhẹ những âm hưởng vẫn đang diễn ra liên quan tới các tiết lộ trong vụ Snowden, đặc biệt là về tầm mức tác động của chúng khiến các nước đang dao động càng trở nên dao động hơn trong việc đặt niềm tin vào mạng internet 'mở'. "Đặc biệt là với các nước nghèo, điều đó khiến họ đột nhiên cảm thấy vô cùng kinh sợ," bà nói. "Nó cho thấy những gì chúng ta nghi ngờ thì hoá ra đều là thật cả." Cũng giống như việc Nga đang nỗ lực cải tiến DNS, thứ internet toàn trị có thể sử dụng được ngay của Sáng kiến Vành Đai, Con Đường sẽ cho phép các nước tham gia đăng ký tiếp cận được vào các giao thức internet của Trung Quốc. "TCP / IP không phải là một tiêu chuẩn tĩnh," David Conrad, giám đốc công nghệ của Tập đoàn Quốc tế Cấp Số và Tên miền (International Corporation of Assigned Names and Numbers - ICANN) chịu trách nhiệm phân phối và giám sát các tên miền cấp cao và điều hành các hệ thống tên miền gốc DNS, nhấn mạnh. "Mọi thứ luôn tiến hoá. Không có cái gì trên internet là bất di bất dịch cả." Song đó là sự tiến hoá thận trọng và từ từ, dựa trên sự đồng thuận toàn cầu về một mạng internet duy nhất. Nếu như điều đó thay đổi, TCP / IP có thể phải phân nhánh, Morgus nói. Trong hơn một thập niên, Trung Quốc và Nga đã thúc đẩy cộng đồng mạng chấp nhận giao thức hoạt động theo hướng có khả năng nhận dạng cao hơn hơn, Farrell nói thêm, là sự phát triển không gây ngạc nhiên cho bất kỳ ai quen thuộc với việc giới chức áp dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt để theo dõi người dân trong đời sống thực. Lây nhiễm phương Tây Nhưng có lẽ các nước độc tài có ít việc phải làm hơn họ tưởng. "Ngày càng có nhiều nước phương Tây đang buộc phải xem xét về ý nghĩa của chủ quyền quốc gia trên internet," Tack nói. Trong làn sóng cố ý tác động vào kết quả bầu cử gần đây và thực tế được ghi nhận đầy đủ về việc chính phủ Nga cố ý gieo rắc bất hoà trên mạng xã hội phương Tây, các nhà hoạch định chính sách phương Tây đã thức tỉnh với ý nghĩ rằng một mạng internet cởi mở và tự do thực ra có thể gây hại cho chính nền dân chủ, Morgus nói. "Sự trỗi dậy song song của chủ nghĩa dân túy ở Hoa Kỳ và các nơi khác cùng với những lo ngại về sự sụp đổ của trật tự dân chủ quốc tế đã khiến cho nhiều nước có truyền thống lãnh ấn tiên phong cổ súy cho mạng internet cởi mở đã rút lui vào vỏ ốc của họ." Các mối đe dọa đối với "internet mở" tiếp tục gây ra những tranh luận kịch liệt- nhưng một số chuyên gia tin rằng thay đổi là chuyện không thể tránh khỏi "Đây không phải là chuyện nước nào tốt, nước nào xấu, mà là chuyện về các nước muốn cấm đoán tự do thông tin," Milton Mueller, người điều hành Dự án Quản trị Internet tại Đại học Georgia Tech University ở Atlanta nói. "Điều tồi tệ nhất mà tôi đã thấy gần đây là dự luật của Anh về tác hại trực tuyến." Abkhazia, quốc gia vô hình thời hậu Liên Xô Chiến tranh Lạnh: Cuộc đua vào tâm Trái Đất Nước Mỹ sẽ thế nào nếu California ly khai? 5 điều cần biết khi bị chặn mạng Bản bạch thư này đề xuất việc thành lập một cơ quan quản lý độc lập, được giao nhiệm vụ thiết lập các thông lệ tốt để các nền tảng internet chấp hành và trừng phạt những ai không tuân thủ. Những "thông lệ tốt" này đặt giới hạn cho những loại thông tin vốn đã trở nên quen thuộc với bất kỳ ai cập nhật luật pháp về internet gần đây của Nga: đăng hình ảnh, thông tin khiêu dâm để báo thù, các tội liên quan tới truyền bá tư tưởng thù hận, quấy nhiễu và bỉ bôi, các nội dung do tù nhân đăng tải, và thông tin sai. Thật sự thì rất có thể là các công ty đa quốc gia mà các nước đang còn lưỡng lự cảm thấy sợ hãi lại đang rất háo hức muốn giúp các nước đó đạt được mục tiêu về chủ quyền thông tin. Gần đây, Facebook đã phải chịu đầu hàng trước áp lực ngày càng gia tăng bằng việc kêu gọi chính phủ phải có quy định cụ thể nhằm xác định rõ như thế nào là nội dung độc hại, bên cạnh các quy định khác: "phát biểu thù hận, tuyên truyền khủng bố và những thứ khác nữa." Google thì nổi tiếng trong việc giành thị phần và chiếm lĩnh thị trường bằng cách cung cấp mạng internet mở ở phương Tây và công cụ tìm kiếm có kiểm duyệt ở phương Đông. "Tôi cho rằng sẽ luôn có căng thẳng giữa những mong muốn nhằm hạn chế kiểm soát thông tin nhưng lại không hạn chế những lợi ích mà việc tự do thông tin có thể mang lại," Conrad nói. Một mạng internet riêng cho một số quốc gia, thiết lập chủ quyền qua trung gian Facebook cho những quốc gia khác: cho dù là biên giới thông tin được vẽ ra bởi các quốc gia riêng lẻ, bởi các liên minh hay các nền tảng internet toàn cầu, thì có một điều rõ ràng là "internet mở" mà những người sáng tạo ban đầu đã mơ về đã không còn tồn tại nữa. "Đã từ lâu, Internet chẳng còn là một kết nối toàn cầu nữa rồi," bà Lazanski nói. Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Fuure.
Quyết định đối thoại về bình thường hóa quan hệ giữa Hoa Kỳ và Cuba vừa được Nhà Trắng công bố đã gây không ít bất ngờ trong giới quan sát.
Giải mã bình thường hóa quan hệ Mỹ-Cuba
Liệu bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ có dẫn đến những thay đổi về chính trị tại Cuba? Phát biểu trong bài diễn văn trước toàn quốc hôm 17/12, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã gọi đây là "thay đổi quan trọng nhất trong chính sách của Hoa Kỳ với Cuba trong vòng 50 năm qua." Trong cuộc phỏng vấn với BBC ngày 18/12, các chuyên gia đều cho rằng đây là bước đi tích cực, giúp tạo tiền đề cho những thay đổi sâu rộng tại Cuba hơn là sự cô lập để gây sức ép về chính trị đối với chính quyền Chủ tịch Raul Castro. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng sự khác biệt giữa hai bên đồng nghĩa với việc những thay đổi này sẽ không thể diễn ra một sớm một chiều. Bên cạnh đó, lợi ích quốc gia sẽ khiến Hoa Kỳ không đặt nặng vấn đề nhân quyền và tự do chính trị trong chính sách đối ngoại với Cuba trong thời gian tới. Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Úc Tôi hoàn toàn bất ngờ. Đây là việc mà chỉ một tổng thống sắp kết thúc nhiệm kỳ mới làm được, bởi nó nhận được rất ít sự đồng tình từ phe bảo thủ ở Hoa Kỳ, nhất là đảng Cộng hòa. Việc chấm dứt sự cô lập đối với Cuba là một bước đi tích cực. Tất nhiên việc thúc đẩy cải cách và thay đổi ở nước này vẫn còn là vấn đề sẽ được đưa ra thảo luận, nhưng rõ ràng là Hoa Kỳ không thể điều khiển được tốc độ của tiến trình này. Hoa Kỳ sẽ luôn nỗ lực cổ súy cho nhân quyền ở mỗi quốc gia, nhưng nước này không thể lấy đó làm mục tiêu duy nhất của chính sách đối ngoại, vì nếu vậy họ sẽ chẳng mang về được gì cho mình cả. Quan hệ chiến lược với Trung Quốc là điều quan trọng với Hoa Kỳ hơn vấn đề nhân quyền. Vì vậy, Hoa Kỳ chỉ có thể bàn về nhân quyền với Bắc Kinh ở một giới hạn nhất định. Quan hệ với Việt Nam cũng là một ví dụ khác. Yêu cầu của Hoa Kỳ đối với Việt Nam về vấn đề nhân quyền vẫn chưa được đáp ứng, nhưng quyết định tháo gỡ một phần lệnh cấm bán vũ khí vẫn được thông qua do vai trò chiến lược của Việt Nam trong khu vực. Chính sự hội nhập kinh tế của Cuba trên thị trường quốc tế sẽ là động cơ quan trọng nhất cho những cải thiện về nhân quyền, chứ không phải những áp lực về chính trị đối với chính quyền nước này. Một khi quá trình bình thường hóa quan hệ xảy ra, những người Mỹ gốc Cuba có thể trở về thăm quê hương và một vài người trong số họ sẽ muốn ở lại để giúp xây dựng nền kinh tế Cuba, giống như các Việt kiều ở Việt Nam. Chúng ta thấy nền kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc, dù đều không được Hoa Kỳ xem là kinh tế thị trường, tuy nhiên việc hai nước này hội nhập vào WTO cũng như các hiệp định song phương với Hoa Kỳ cũng khiến họ phải tuân thủ các quy định quốc tế. Việc cô lập Cuba không phát huy nhiều tác dụng, cũng giống như việc cô lập Việt Nam khi nước này tiến quân sang Campuchia. Nếu lấy nhân quyền và tự do chính trị làm tiêu chí cho chính sách đối ngoại thì chính người dân Cuba sẽ chịu thiệt hại nặng nề nhất, bởi tiềm năng của đất nước này không được phát huy. Nỗ lực mở cửa ra với Cuba sẽ tạo điều kiện cho những nước khác đặt tầm ảnh hưởng lên nước này và tạo những thay đổi về dài hạn. Đây là điều hết sức quan trọng. Tiến sỹ Cù Chi Lợi, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Mỹ, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Tôi hơi bất ngờ khi nghe tin này. Thật ra những ý tưởng này được hai bên đặt ra tương đối nhiều lần rồi nhưng không thành công. Tôi nghĩ rằng Tổng thống Obama đã sắp hết nhiệm kỳ nên muốn để lại một di sản trong quan hệ quốc tế và Cuba là sự lựa chọn tốt. Đây là một việc tốt cho cả hai bên, thể hiện đúng xu thế của thời đại là hòa bình, đôi bên cùng có lợi. Tôi nghĩ phía Hoa Kỳ đã có những dự định, ý tưởng bình thường hóa từ lâu. Cuba có lẽ cũng thấy mô hình phát triển từ Việt Nam là một mô hình tham khảo tốt. Tuy nhiên ảnh hưởng đối với nền chính trị tại Cuba từ việc bình thường hóa quan hệ, theo tôi là vấn đề lâu dài chứ không chỉ một sớm một chiều được. Tôi nghĩ về cơ bản thế giới đang đi theo hướng hội nhập chứ không phải thay đổi hoàn toàn một thể chế chính trị. Quan điểm chính trị tại Cuba cũng rất mạnh nên không thể thay đổi hệ thống của họ ngày một ngày hai được. Việc gỡ bỏ cấm vận kinh tế hay không thì còn khó đoán trước, nhưng tôi nghĩ đây là ý tưởng mà Quốc hội Hoa Kỳ có thể chấp nhận được. Phía Cuba có thể thực hiện những bước cải cách về kinh tế sớm hơn chứ không phải đợi đến lúc bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ. Cải cách kinh tế có thể sẽ không hoàn toàn dẫn tới thay đổi về chính trị, nhưng chắc chắn khi bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ thì xu hướng kinh tế thị trường sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn. Tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Cuba từ Nhà Trắng đã gặp phải nhiều sự phản đối từ cộng đồng người Cuba lưu vong tại Hoa Kỳ Tiến sỹ Kinh tế Lê Đăng Doanh Tôi đón nhận tin này với một niềm vui. Chúc mừng sự dũng cảm và đột phá của cả Cuba và Hoa Kỳ. Tôi đã thăm Cuba và trình bày kinh nghiệm đổi mới của Việt Nam với những người đồng nghiệp ở đó. Tôi luôn ngưỡng mộ và quý mến dân tộc này. Tôi rất mừng vì các lãnh đạo Cuba đã có một bước đổi mới tư duy mạnh mẽ và đã bắt đầu quá trình bình thường hóa. GDP bình quân trên đầu người của họ, theo số liệu của CIA vào năm 2010, là khoảng 10.200 đôla/ đầu người trong năm 2010. Đây là một mức khá cao. Trình độ giáo dục đào tạo, cơ sở chăm sóc y tế, kết cấu hạ tầng của Cuba cũng khá tốt. Tôi tin rằng sự gần gũi về mặt địa lý cũng như mối quan hệ về văn hóa với Hoa Kỳ sẽ giúp Cuba tiến rất nhanh trên con đường cải cách và phát triển kinh tế. Chắc chắn rằng Cuba sẽ tiến tới một xã hội cởi mở hơn và sẽ mở đường cho họ đóng góp một vai trò xứng đáng trên trường quốc tế. Tôi nghĩ Cuba sẽ tích cóp kinh nghiệm quý báu cho sự phát triển bền vững, công bằng để vượt qua một di sản rất lâu dài và cũng rất khó khăn để tiến tới một tương lai tốt đẹp hơn.
Mấy ngày này ngoài công việc, có bao nhiêu thời gian rảnh thì tôi lại vào mạng và chăm chú hướng về Hong Kong, nơi có các bạn trẻ đang tranh đấu đòi dân chủ cho quê hương mình.
'Nếu Joshua Wong ở Việt Nam...'
Nhà vận động dân chủ Joshua Wong (Hoàng Chi Phong - giữa) năm nay 17 tuổi Qua các bài báo, thông tin, hình ảnh và qua xem trực tiếp trên link YouTube có thể thấy các bạn trẻ Hong Kong rất có ý thức tổ chức và hành động rất nhịp nhàng. Mỗi một bạn trẻ là một thủ lĩnh tiềm năng và sẳn sàng đứng lên thay thế nên chiêu "bắt nhốt, cô lập những người đứng đầu" của chính quyền đã không thể dập tắt được các cuộc biểu tình diễn ra. Các bạn trẻ không đập phá, đốt xe cảnh sát, không chửi bới nhục mạ khiêu khích cảnh sát, không đập phá hôi của. Các bạn thu gom rác, giữ sạch sẽ nơi công cộng. Các bạn nhanh nhạy cập nhật thông tin lên internet và dùng nước mắt cùng lòng kiên định của mình để đối phó với dùi cui và hơi cay. Và các bạn đã cho chính quyền, người dân và cả thế giới thấy việc các bạn đang làm là đúng đắn. Các bạn kêu gọi sự ủng hộ của mọi giới, mọi nước từ chính hành động của mình. Người dân Hong Kong ủng hộ các bạn, cha mẹ các bạn ủng hộ các bạn và tất cả đã làm nên một sức mạnh to lớn. Vì sao các bạn làm được những điều ấy? Vì các bạn có một môi trường phát triển tốt, các bạn được nuôi dạy để trở thành những công dân xã hội đầy trách nhiệm và nhân bản. Ngậm ngùi cho Việt Nam Ngưỡng mộ cùng khâm phục các bạn trẻ Hong Kong, nhìn lại đất nước mình, thế hệ trẻ ở đất nước mình mà không khỏi ngậm ngùi. Đất nước này không hề thiếu những thanh niên nhiệt huyết như Joshua Wong. Đã có những bạn trẻ phải vào tù vì hành động yêu nước, đòi dân chủ cho quê hương. Những cuộc biểu tình, xuống đường của các nhóm xã hội dân sự khởi xướng thường không thu hút được nhiều người tham gia. Những người tham gia biểu tình dễ dàng bị đàn áp, bắt bớ, đánh đập và các cuộc biểu tình nhanh chóng bị phá vỡ. Lần hồi chìm ngấm. Khi có các cuộc biểu tình lớn nổ ra thì lại xảy ra tình trạng đập phá, hôi của, đốt phá quá tàn tệ. Người dân không tham gia hưởng ứng và không ủng hộ biểu tình dưới mọi hình thức. Biểu tình lớn ở Việt Nam nổ ra với cảnh đập phá, hôi của Và cũng chính người dân xuống đường biểu tình dưới hình thức xin-cho khi và chỉ khi quyền lợi chén cơm manh áo sát sườn bị đụng đến. Các nhà hoạt động xã hội dân sự cô đơn, chia rẻ và không tập hợp được lực lượng. Bên cạnh đó họ còn phải chịu đựng áp lực từ gia đình, người thân, bạn bè và có nguy cơ tù đày bất cứ lúc nào. Tôi tự hỏi, nếu Joshua Wong ở Việt nam, bạn làm được gì? Có thể bạn sẽ bị bắt, bị nhốt ngay khi bạn vừa có ý đồ thành lập nhóm. Hoặc giả ba mẹ bạn sẽ chửi mắng bạn và quyết liệt ngăn cản bạn bằng mọi biện pháp và họ biện minh đó là vì họ "yêu" bạn. Họ không cho bạn sống với ước mơ của mình, họ không để bạn tự do làm điều bạn muốn và khi bạn tham gia hoạt động xã hội..họ sẽ chửi bạn là thằng con ngu dại. Bạn bè của bạn sẽ xa lánh bạn, bạn không thể tập hợp được những bạn bè cùng chí hướng để lập kế hoạch cho bất cứ việc gì ngoại trừ chơi. Nhà trường sẽ tạo áp lực buộc bạn phải đi theo lề và nếu bạn bất tuân họ sẽ ném bạn ra khỏi cổng trường ra ngoài xã hội-cái xã hội nơi chỉ biết có tiền và thân thế. Bạn sẽ thất nghiệp, vật vờ và ý chí bị bẻ gẫy. Gia đình bạn sẽ gào lên và cho rằng thật nhục nhã khi có một thằng con như bạn! Bạn sẽ cô đơn vô cùng vô tận trong một xã hội mà ở đó người ta chỉ biết nghĩ và sống cho mình, không có mấy người làm tròn trách nhiệm một công dân xã hội. Những ngày này, tôi thấy rất nhiều sự so sánh giới trẻ Hong Kong và giới trẻ Việt Nam. Càng ngưỡng mộ giới trẻ Hong Kong bao nhiêu thì người ta lại càng ngậm ngùi và không ít trách mắng giới trẻ Việt Nam bấy nhiêu. Tuy nhiên, khi ngồi nhìn lại mọi sự, tôi thấy thông cảm hơn là trách giới trẻ Việt Nam. Người tôi muốn trách là các bậc làm cha làm mẹ ở Việt Nam. Các vị đã làm hỏng chính đất nước này khi đi theo một con đường mà chính các vị cũng tù mù không biết nó dắt dân tộc về đâu. Cứ coi như là lúc đó các vị không biết và tin tưởng vào lý tưởng của các vị đi nhưng trải qua mấy chục năm càng ngày càng thụt lùi, càng ngày càng xuống cấp về mọi mặt mà các vị vẫn im lặng và mặc nhiên chấp nhận thì trách nhiệm của các vị với xã hội nằm ở đâu? Bên cạnh đó các vị lại góp sức cùng với hệ thống giáo dục nhồi sọ, tuyên truyền hoang đường bằng thói gia trưởng, áp đặt theo hủ tục hoặc bảo bọc quá đáng làm hỏng hết thế hệ trẻ này đến thế hệ trẻ khác. Cha mẹ câm lặng và sợ hãi Gia đình là tế bào của xã hội. Những bậc làm cha mẹ là tấm gương cho con cái nhưng các vị luôn sợ hãi và câm lặng, bàng quan trước bất công sai trái thì những đứa trẻ trong gia đình lớn lên cũng sẽ như thế. Chính quyền độc tài tuyên truyền nhồi sọ và triệt tiêu tư duy, cho ra những sản phẩm cúi đầu tuân phục và các bậc cha mẹ luôn nhiệt tình hưởng ứng đầu độc, giết hại tâm hồn con trẻ từ khi nó mới sinh ra. Mùa thi: phụ huynh học sinh Việt Nam phá cổng tràn vào trường Tôi nói như thế có quá nặng nề không? Xin thưa không. Hãy nhìn lại chính mình từ những điều nhỏ nhất. Đã có bao giờ các vị ngăn cản con mình tự do leo trèo, tự do chơi bẩn, tự do cắt dán, vẽ viết thay vì hướng dẫn chúng chơi đúng cách? Đã có bao giờ các vị cấm đoán hoặc tước bỏ quyền được thử nghiệm các trò chơi cảm giác mạnh của bọn trẻ mà các vị cho là nguy hiểm thay vì dạy cho chúng cách an toàn. Thấy hồ nước các vị cấm trẻ lại gần thay vì dạy chúng biết bơi. Thấy bạn của chúng "hư hỏng" (theo nhận định của các vị) thì các vị cấm con mình chơi cùng thay vì các vị dạy con mình nên tìm hiểu và giúp con mình quan tâm giúp đỡ bạn... Ví dụ nhiều vô cùng, kể sao cho xiết. Thế hệ này nối tiếp thế hệ kia với một cái khuôn quái gở ra đời, tồn tại, tiếp nối. Hi vọng gì? Các vị kêu gào Việt Nam tụt hậu, không sản xuất nổi cái đinh gỉ nhưng cũng chính các vị sẳn sàng đánh đập bầm dập một đứa trẻ nếu nó tháo cái radio của các vị ra "nghiên cứu". Chờ mong gì? Chính các vị đã giết chết sự sáng tạo, tìm tòi học hỏi của con trẻ và nhồi cho nó những điều không tưởng hoặc thói yêu-thương-có-điều-kiện. Một xã hội có thay đổi hay không, có phát triển hay không là nhờ vào những con người trong xã hội đó. Giới trẻ Việt Nam ngày nay là sản phẩm tất yếu của cái xã hội nơi mà mọi giá trị văn minh, văn hóa, đạo đức bị bào mòn và mất dần. Chúng không thể phát triển bình thường và trở thành công dân xã hội trong một môi trường bị đầu độc từ nhà cho đến trường và xã hội như thế. Chúng ta muốn thay đổi, chúng ta muốn được hưởng phồn vinh, tự do dân chủ, yên bình nhưng chúng ta không chấp nhận hi sinh, đánh đổi trả giá thì mãi mãi chúng ta chỉ là những con cừu trong một đất nước ngày càng lùi dần về mông muội. Thay đổi thể chế, thay đổi giáo dục để xây dựng lại mọi thứ, đào tạo lại con người? Vâng, điều đó lại cũng cần đến sự chấp nhận hi sinh, thay da đổi thịt-một quá trình đau đớn-mà không phải ai cũng sẳn sàng. Khi nào có được đám đông ý thức được trách nhiệm của chính mình đối với xã hội thì lúc đó chúng ta mới có thể làm nên cuộc đổi thay. Hãy vứt bỏ những tự hào ảo tưởng và nhìn lại chính mình. Hãy bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất, thay đổi tư duy chính mình và người khác từ gia đình ra xã hội. Cùng nhau trao đổi vấn đề và tìm giải pháp là bạn đang thực hiện trách nhiệm công dân của mình. Tri thức không tự dưng mà có, dân chủ, tự do, văn minh và phát triển không từ trên trời rơi xuống nếu chúng ta không đứng lên giành lấy và thực hiện quyền cũng như trách nhiệm của mình. Bài đã đăng trên trang Facebook cá nhân, thể hiện quan điểm riêng của tác giả Bích Ngà, hiện sống tại Hà Nội.
Tuần báo Bấm The Economist của Anh vừa đặt câu hỏi liệu tân Trưởng Ban nội chính có phải là cứu tinh mà Việt Nam chờ đợi.
Ông Bá Thanh sẽ chỉ 'gọt giũa' chút ít?
Bài viết đăng ngày 25/1 với tựa đề "Ông Thanh có phải là cứu tinh", mở đầu với lời nhận xét về tình hình hiện tại của Việt Nam - đất nước điều hành bởi "một đảng đầy những vụ tai tiếng đang tìm cách loại bỏ giới bất đồng chính kiến và giải quyết nạn tham nhũng." Mới nhất trong số những vụ đàn áp giới bất đồng chính kiến này được dẫn ví dụ, đó là việc "tòa án Việt Nam tuyên án các bản tù dài hạn lên 14 nhà hoạt động dân chủ và blooger, dựa trên những bằng chứng mơ hồ về tội lật đổ chính quyền." 'Khủng long trái chiều' Việc sử dụng phiên tòa nhằm thể hiện sức mạnh chính trị và đàn áp bất kỳ sự chống đối nào, theo The Economist, cho thấy "một hành động tuyệt vọng của Đảng, bởi chứng bệnh hoang tưởng ngày càng nặng." "Bất chấp những phát triển về kinh tế, thông qua một số cải cách và mở cửa trong một phần tư thế kỷ qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ mất đi tiêu chuẩn đạo đức cần thiết để lãnh đạo," tạp chí này viết. Theo số liệu mà tờ báo của Anh dẫn ra, vào một thời điểm nhất định, Việt Nam có ít nhất hai triệu blog, phần lớn để tán gẫu xung quanh chủ đề "phong cách sống". Tuy nhiên cũng theo tạp chí này, "một số lượng lớn (các blog) lại nói về những vấn đề 'nhạy cảm' của xã hội, kinh tế và chính trị mà đảng không thích", điều khiến "những cuộc đàn áp giới bất đồng chính kiến chủ yếu nhằm vào Internet." "Cuộc đàn áp ngày càng trở nên gia tăng về mức độ tàn bạo trong hai năm qua," bài viết nhận xét. "Về tự do Internet, Việt Nam hiện xếp gần cuối bảng xếp hạng toàn cầu, chỉ trên mỗi Trung Quốc và Iran." Điều này được The Economist cho là điều khiến Việt Nam đang ngày càng đi ngược lại xu hướng phát triển của khu vực: "Trong một khu vực đang chứng kiến những cải cách nhanh chóng, cụ thể là Miến Điện, Việt Nam, hơn bao giờ hết, đang nhìn giống như một con khủng long chính trị đang đi ngược chiều." Sai phạm trong quản lý "Trong một khu vực đang chứng kiến những cải cách nhanh chóng, cụ thể là Miến Điện, Việt Nam, hơn bao giờ hết, đang nhìn giống như một con khủng long chính trị đang đi ngược chiều" Lý do gì dẫn đến sự lo ngại quá mức của đảng cầm quyền? Bài viết cho rằng đó là do các sai phạm trong quản lý kinh tế: "Chỉ 5 năm trước, đất nước này được ca ngợi là con hổ Châu Á, với mức tăng trưởng cao kỷ lục" "Vậy mà lúc này, những các vấn đề bắt nguồn từ cấu trúc cũ kỹ của một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, vốn phần lớn vẫn chưa được cải cách, đã làm mất đi điều đó." Các vấn đề này đã dẫn đến một nền kinh tế hiện tại, với "lạm phát tăng, tiền mất giá, các ngân hàng ngập nợ và tăng trưởng kinh tế suy giảm xuống mức khiêm tốn 5% trong năm ngoái." Thủ phạm chính, theo The Economist, là các doanh nghiệp Nhà nước, thành phần chịu trách nhiệm cho khoảng 40% sản lượng kinh tế của đất nước nhưng lại "được quản lý lỏng lẻo, phí phạm và không có khả năng cạnh tranh" mà cao trào là sự sụp đổ của tập đoàn đóng tàu Vinashin năm 2011. "Điều gây thiệt hại nặng hơn cả, đó là việc các hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước bị tham nhũng làm cho nhơ nhuốc," bài viết nhận xét. "Những quản lý cấp cao đều là những người được bổ nhiệm từ bộ máy chính trị. Doanh nghiệp Nhà nước thường xuyên hoạt động vì quyền lợi của các Đảng viên, nhiều người trong số họ giờ đây rất giàu có." Tờ tạp chí cho rằng tham nhũng ở Việt Nam đã "mang tính hệ thống", dẫn chứng lấy số liệu từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam rằng hơn 50% doanh nghiệp thừa nhận phải đưa hối lộ để giành hợp đồng và số liệu năm nay có thể sẽ còn cao hơn. Cứu tinh Nguyễn Bá Thanh? Tạp chí của Anh nói ông Thanh đang bước vào cuộc tranh chấp quyền lực giữa các lãnh đạo cấp cao của Đảng Trong bối cảnh chính quyền đang ngày càng đánh mất lòng tin từ người dân bởi sự đổ vỡ của nền kinh tế, chính phủ Việt Nam đang cố gắng tìm một lối ra. Tuy nhiên, thay vì việc ép từ chức hay bãi nhiệm, điều mà The Economist cho rằng "có thể có ảnh hưởng xấu đến hình ảnh đoàn kết", đảng cầm quyền lại chọn một người trong số họ để giải quyết vấn đề. "Người xuất hiện để giải cứu đó là ông Nguyễn Bá Thanh, lãnh đạo 59 tuổi của Đà Nẵng, thành phố lớn thứ Ba nước này." Ngày 28/12 năm ngoái, Bộ Chính trị đã bổ nhiệm ông vào vị trí Trưởng Ban nội chính, cơ quan quyền lực được tái thiết lập qua Hội nghị Trung ương 5. Dưới góc nhìn của tờ tạp chí của Anh, ông Thanh là một người "có uy tín, nói năng thẳng thừng, làm việc hiệu quả," điều mà những người lãnh đạo hy vọng ông có thể "làm lan ra trên tầm quốc gia." Tuy nhiên hành trình trước mắt ông Thanh không phải là đơn giản. Bài viết cho rằng ông này đang "bước thẳng vào giữa cuộc tranh đấu quyền lực gay gắt, với một bên là thủ tướng đương nhiệm, ông Nguyễn Tấn Dũng, một bên là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng." "Tất cả những thay đổi lớn hơn thì còn phải chờ đợi thêm, nếu không muốn đi ngược lại ý muốn của Đảng." Cũng theo bài viết, ông Dũng "đã chịu nhiều tai tiếng vì bê bối Vinashin và quan hệ với các nhóm ngân hàng, trong đó có ông Nguyễn Đức Kiên, người bị bắt hồi tháng Tám năm ngoái với cáo buộc "sai phạm trong quản lý kinh tế." Những điều trên khiến ông này 'giữ được việc của mình trong gang tấc'. Và cũng là điều khiến ông 'ra sức phản công'. Một trong những đòn tấn công mới nhất nhằm vào ông Thanh, theo The Economist, đó là vụ Thanh tra chính phủ "bất ngờ công bố bản báo cáo trong đó cáo buộc quản lý yếu kém tại Đà Nẵng, thành phố vốn hiện tại vẫn nằm dưới quyền chỉ đạo của ông Thanh." "Khi những cuộc đấu tranh nội bộ ở cấp cao như vậy diễn ra trước mắt công luận, thì đó rõ ràng là dấu hiệu khủng hoảng của hệ thống chính trị Việt Nam," The Economist nhận xét. "Trong lúc đó, sự giận dữ và thất vọng của người dân đối với đảng cầm quyền đang ngày càng gia tăng, mặc dù chưa đủ cao đến mức dẫn đến một cuộc cách mạng." "Tuy nhiên, các cuộc đối đầu khác với phía chính quyền, ví dụ như cưỡng đoạt đất đai, có thể sẽ trở thành những cuộc xung đột bạo lực." Trong bối cảnh hiện tại, ông Nguyễn Bá Thanh sẽ chỉ chỉnh sửa được vài lỗi hệ thống mà không thể có tác động lớn hơn: "Ông Thanh có thể chỉ là là người gọi giũa chút ít với hệ thống chính trị hiện nay. Những thay đổi sâu sắc hơn sẽ phải chờ đợi, hoặc nếu có xảy ra thì cũng là trái ý của Đảng," tạp chí kết luận. Thêm về tin này Chủ đề liên quan
Ludvig van Beethoven, sinh tại thành Bonn, rửa tội ngày 17 tháng Mười Hai 1770, mất tại thành Vienna ngày 26 tháng Ba 1827.
Ludvig van Beethoven
Không có tình yêu nào kỳ diệu, sâu sắc, tự nhiên và vĩnh cửu như tình yêu âm nhạc... Beethoven bắt đầu học đàn với ông Johann, cha ông, một nhạc công và ca sĩ. Sau đó học tiếp với C.G. Neefe, một nghệ sĩ đại phong cầm của triều đình. Hơn 11 tuổi đã có thể biểu diễn thay thế Neefe. 12 tuổi có một số tác phẩm được xuất bản. Năm 1787, Beethoven được gửi đến Viena, nơi ông gặp Mozart, để phát triển tài năng âm nhạc. Sau khi lắng nghe Beethoven ngẫu hứng trên chủ đề do ông đưa ra, Mozart đã nói với những người xung quanh: ..”Hãy để ý đến cậu bé này, một ngày nào đó thế giới sẽ phải nói đến cậu ấy”. Nhưng sau hai tuần, Beethoven đã phải quay về Bonn vì mẹ ông lâm bệnh và bà đã sớm qua đời sau đó. Beethoven ở lại Bonn bốn năm tiếp theo để thay người cha ngày càng nát rượu mưu sinh cho gia đình. Năm 1802, ông quay lại Viena theo học với nhạc sĩ vĩ đại Joseph Hayden, một bạn cũ của Mozart. Nhưng quan hệ thầy trò không kéo dài bao lâu vì những va chạm trong tính cách. Cho đến năm 1749, Beethoven được sự hỗ trợ của Tiểu Vương thành Bonn. Tại Viena, Beethoven nhanh chóng gầy dựng tiếng tăm với tư cách một nghệ sĩ piano và nhà soạn nhạc, biểu diễn chủ yếu tại các tư gia và dinh thự của giới quý tộc. Tài năng của ông được nhiều người trong giới quý tộc tán thưởng, giúp đỡ. Năm 1814, Beethoven dự định rời Vienna, để giữ ông lại, ba quý tộc gia tại Vienna đề nghị cấp lương thường niên cho Beethoven để ông lưu lại thành Vienna và có thể tập trung sáng tác, không phải lo nghĩ về tài chính. Điều này đã không trở thành hiện thực vì ảnh hưởng của cuộc cách mạng Pháp đến giới quý tộc Vienna. Beethoven từng đeo đuổi vài phụ nữ trong giới quý tộc nhưng không đi đến đâu vì nhiều lý do khác nhau và bởi sự ngăn cách tầng lớp hoặc vì không có được những phẩm chất mà Beethoven trông đợi vì ông luôn tìm kiếm một mẫu người phụ nữ tận tụy thủy chung. Trong thư từ Beethoven để lại, người ta tìm thấy một bức thư tình gửi cho một người yêu bất tử mà có lẽ chưa bao giờ được gửi đi. Dù có nhiều phỏng đoán nhưng danh tính người đàn bà này đến nay vẫn là một điều bí ẩn thú vị. Những tác phẩm đáng chú ý trong giai đoạn này là ba Trio op.1 và ba Sonata cho Piano op.2. Đặc biệt là Sonata cho piano Pathetique năm 1799 và Moonlight năm 1801 cũng như ba Concerto đầu cho piano và hai Symphony ( Giao Hưởng) đầu tiêncùng 6 string quartet (tứ tấu dây)op.18. Bệnh tật & Đấu tranh Đầu những năm ba mươi của đời mình, Beethoven đã thú nhận với bạn bè rằng ông bắt đầu bị điếc. Ông Maelzel, người chế tạo ra chiếc máy đánh nhịp, đã làm cho Beethoven một cái loa trợ thính nhưng tình trạng ngày một tồi tệ. Trong chín năm cuối đời ông gần như không nghe được âm thanh nào ngoài sự yên lặng trống rỗng. Năm 1802, từ thị trấn nhỏ Heiligentstadt, Beethoven đã gửi một chúc thư bi đát cho hai em trai của ông, bộc lộ nỗi đau tuyệt vọng vì bệnh tật. Beethoven đã từng thốt lên rằng: "...Cuộc sống thật đẹp đẽ nhưng với tôi nó đã bị đầu độc vĩnh viễn". Nhưng nghiệt cảnh đã không bẻ gãy được ý chí và sức sáng tạo của ông. Có lẽ chính âm nhạc đã đem lại cho ông sức mạnh để vượt lên nỗi bất hạnh như chính ông đã nói:"..Không có tình yêu nào kỳ diệu, sâu sắc, tự nhiên và vĩnh cửu như tình yêu âm nhạc...". Trong giai đoạn trăn trở này, ông đã cho ra đời những tác phẩm bất hủ của mình như bản Sonate Appassionate, Giao hưởng Định Mệnh số năm, trong đó tinh thần bất khuất trước số phận đã được phản ảnh một cách mãnh liệt. Âm nhạc & Tư tưởng Dưới ảnh hưởng của kỷ nguyên khai sáng, Beethoven chính là đứa con của cách mạng với khao khát tự do và bình đẳng. Ông đã đề tặng bản giao hưởng số ba cho Napoleon, và cũng chính ông, đã xé đi tiêu đề Bounaparte khi nghe tin Napoleong tự phong hoàng đế, ông nói: "...Thì ra hắn ta cũng chỉ là một kẻ tầm thường, giờ thì hắn sẽ chà đạp lên quyền con người để thỏa mãn tham vọng cá nhân và sau đó sẽ đặt bản thân lên trên tất cả để trở thành một tên bạo chúa..." rồi ông thay vào đó bằng tiêu đề Anh Hùng. Âm nhạc Beethoven không chỉ phản ảnh những tranh đấu và trăn trở về số phận của ông mà đôi khi rất bồng bột, ngây thơ,mơ mộng và hóm hỉnh, toát lên tình yêu thiên nhiên tha thiết của ông. Trong giai đoạn cuối đời, Beethoven đã đem đến cho nền âm nhạc thế giới những tác phẩm vĩ đại nhất, chứa đựng tư tưởng tiên phong mang đầy tính nhân đạo như Missa Solemnis viết cho hợp xướng và dàn nhạc, bản giao hưởng số Chín, các tứ tấu đàn dây và ba Sonata cuối cho Piano. Ông qua đời sau một cơn cảm lạnh vào năm 1827 trong một đêm mưa bão. Rất đông dân chúng thành Viena đã đến viếng và vĩnh biệt Beethoven. Beethoven đã trở thành một nhân vật xã hội, điều chưa từng diễn ra trước đây với bất kỳ nhạc sĩ nào. Không như các nhạc sĩ thế hệ trước, ông không sáng tác cho giới quý tộc mà dùng âm nhạc để thể hiện những tư tưởng cấp tiến của mình. Beethoven đã sống một cuộc đời của một anh hùng với tài năng vĩ đại và một trái tim nhân bản.
Lây lan của một loại virus mới gây chết người đang gia tăng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cảnh báo, sau khi mở một cuộc họp chính phủ đặc biệt vào ngày Tết Nguyên đán.
2019-nCoV: Các ca tử vong tăng nhanh, dịch lan sang châu Âu, Úc
Khẩu trang được sử dụng để đối phó với nguy cơ lây nhiễm của chủng virus mới "Đất nước đang đối mặt với một tình huống nghiêm trọng", ông Tập nói với các quan chức cấp cao, theo truyền hình nhà nước. Virus dòng corona đã làm tử vong ít nhất 41 người và lây nhiễm gần 1.300 trường hợp, kể từ khi được phát hiện tại thành phố Vũ Hán. Hạn chế đi lại đã ảnh hưởng một số thành phố ở Trung Quốc. Và từ Chủ nhật, 26/01/2020, các phương tiện giao thông cá nhân sẽ bị cấm tham gia giao thông ở các quận trung tâm của Vũ Hán. Giới chức y tế Trung Quốc trước đó cho hay, lại có thêm 15 người tử vong ở tỉnh Hồ Bắc - nơi bùng phát của dịch viêm phổi cấp do chủng virus corona mới mang tên 2019-nCoV. Kênh truyền hình CGTN của Trung Quốc cũng cho biết, bác sĩ Liang Wudong, 62 tuổi, đã tử vong vì nhiễm virus corona. Ông làm việc tại bệnh viện Hồ Bắc Tân Hoa và tham gia điều trị các ca nhiễm chủng virus corona mới tại Vũ Hán. Khử trùng trên một chuyến tàu điện ngầm ỏ Seoul, Hàn Quốc hôm 24/1 giữa lúc lo ngại gia tăng về sự lây lan của chủng virus corona mới. Chủng virus corona mới bùng phát và lan nhanh ngay giữa thời điểm Trung Quốc, Việt Nam và nhiều nước châu Á khác đón Tết Nguyên đán. Ở Trung Quốc, nhiều sự kiện đã bị hủy bỏ và một bệnh viện mới đang được gấp rút xây dựng tại thành phố Vũ Hán. Viện Pasteur nói nguy cơ hai ca dương tính lây ra cộng đồng thấp Virus viêm phổi corona đáng lo ngại tới đâu? Ít nhất 10 thành phố TQ hạn chế đi lại do lo dịch lan rộng Virus hiện đã lan sang châu Âu, Úc, với ba trường hợp đã được xác nhận tại Pháp và một trường hợp tại Úc. Tại Pháp, Bộ trưởng Y tế Pháp cho biết vào tối 24/1 là trường hợp đầu tiên phát hiện ở Bordeaux, hai trường hợp còn lại ở Paris. Tại Úc, theo Cơ quan Truyền thông Úc (ABC), trường hợp đầu tiên được phát hiện và đang được cách ly ở Melbourne, tiểu bang Victoria. Vương quốc Anh đang điều tra một số trường hợp bị nghi ngờ nhiễm bệnh, trong khi giới hữu trách đang cố truy tìm khoảng 2.000 người từ tỉnh Hồ Bắc bay đến Anh gần đây. Trong khi đó, các phương tiện truyền thông Trung Quốc cho biết, một bệnh viện mới với 1.000 giường sẽ được gấp rút xây dựng trong vòng sáu ngày. Tổng cộng 35 máy đào và 10 máy ủi đang khẩn trương hoạt động. Hình ảnh chụp hôm 24/1, tại địa điểm đang được gấp rút xây dựng bệnh viện mới Bệnh viện này sẽ góp phần "giải quyết tình trạng thiếu hụt về nguồn lực y tế hiện tại" và sẽ được "xây dựng nhanh, không quá tốn kém... bởi đây sẽ gồm các tòa nhà được đúc sẵn", theo nhật báo Trường Giang của Trung Quốc. Các hiệu thuốc ở Vũ Hán đã bắt đầu cạn kiệt nguồn cung; trong khi các bệnh viện đã chật kín người trong không khí hỗn loạn và lo lắng. Các triệu chứng ban đầu của bệnh có thể là sốt, sau đó ho khan; sau một tuần sẽ dẫn đến khó thở. Một số bệnh nhân cần điều trị tại bệnh viện. Cứ bốn người nhiễm bệnh thì có một trường hợp được cho là nghiêm trọng. Biện pháp nào ở Hồ Bắc nhằm ngăn dịch lây lan? Các thành phố ở tỉnh Hồ Bắc đang áp dụng những biện pháp hạn chế đi lại khác nhau. TP Vũ Hán bị phong tỏa, với việc tất cả các dịch vụ xe buýt, tàu điện ngầm và phà bị đình chỉ; tất cả chuyến bay và tàu hỏa đều bị hủy. Người dân được khuyên không rời khỏi thành phố; các biện pháp ngăn chặn được áp dụng. Ngạc Châu, một thành phố nhỏ hơn của tỉnh Hồ Bắc, đã đóng cửa nhà ga xe lửa. Còn thành phố Oblhi đã đình chỉ tất cả các dịch vụ xe buýt. Các địa phương khác ở Trung Quốc thì sao? Các phương tiện truyền thông địa phương đưa tin cho hay, chính quyền thủ đô Bắc Kinh và TP Thượng Hải đã yêu cầu người dân trở về từ các khu vực có dịch tự cách ly tại nhà trong 14 ngày, nhằm ngăn dịch lây lan. Nhà chức trách cũng đóng cửa các điểm du lịch lớn, trong đó có Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh và một phần Vạn Lý Trường Thành; hủy bỏ các sự kiện công cộng lớn ở nhiều nơi gồm: Khu Disney ở Thượng Hải và các nhà hàng McDonald ở năm thành phố cũng tạm thời đóng cửa. Hôm 23/1, đã một bệnh nhân ở phía bắc tỉnh Hà Bắc tử vong do chủng virus corona mới. Đây là trường hợp tử vong đầu tiên bên ngoài tỉnh Hồ Bắc. Sau đó, một trường hợp tử vong khác được xác nhận tại tỉnh Hắc Long Giang, cách Vũ Hán hơn 2.000 km. Trước đó, khi số người tử vong mới chỉ là 17, thông tin từ Bộ Y tế Trung Quốc cho biết, người trẻ nhất tử vong do chủng virus này là 48 tuổi, còn người già nhất là 89 tuổi. 15 trong số 17 người nói trên đã qua tuổi 60 tuổi, hơn một nửa trong số họ mắc các bệnh mãn tính khác gồm Parkinson và tiểu đường. Chỉ có 4/17 người là nữ. Tình hình ra sao trên toàn cầu? Bộ trưởng Y tế Pháp Agnès Buzyn cho biết, một trong hai trường hợp vừa phát hiện tại Pháp là một người đàn ông 48 tuổi, gốc Hoa, đã đến Vũ Hán. Ông này hiện nhập viện ở Bordeaux. Trường hợp thứ hai, đang điều trị tại bệnh viện ở Paris, có ít thông tin hơn, trừ việc người này cũng đã đi du lịch Trung Quốc. Sẽ có khả năng các trường hợp khác ở châu Âu, bà Buzyn cho biết thêm. Sau đó, tối 24/1, bà lại xác nhận có thêm một trường hợp nhiễm bệnh thứ ba tại Paris. 2019-nCoV: Báo VN nói có hai ca 'người TQ' Virus corona: Kiểm dịch khách từ Vũ Hán tới London Heathrow VN kiểm soát chặt cửa khẩu, lo dịch xâm nhập khi nghỉ Tết Tại Úc, ABC cho biết, bệnh nhân phát hiện bị nhiễm là một người đàn ông Trung Quốc, tuổi khoảng 50, đã ở Vũ Hán hai tuần trước khi đến Úc vào ngày 19/1. Hiện sức khỏe của ông đã ổn định, đang điều trị tại Trung tâm Y tế Monash, TP Melbourne. Trước đó, vào ngày 24/1, tại Mỹ có thêm trường hợp nhiễm bệnh thứ hai và lần này là ở Chicago. Singapore xác nhận trường hợp nhiễm thứ ba, là con trai của một bệnh nhân khác, cũng vào hôm 24/1. Nepal ghi nhận trường hợp đầu tiên cùng ngày. Thái Lan có năm trường hợp đã được xác nhận; Nhật Bản, Việt Nam và Hàn Quốc mỗi quốc gia có hai trưởng hợp; Đài Loan có một trường hợp. Nhiều quốc gia khác đang có các trường hợp nghi ngờ, trong đó có Anh, Mỹ và Canada. Tổ chức Y tế Thế giới hiện chưa xếp dịch viêm phổi cấp do chủng virus corona mới này là "trường hợp khẩn cấp quốc tế", một phần do số lượng các trường hợp nhiễm bệnh ở nước ngoài còn thấp. Nhưng Tổng giám đốc của WHO, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, khả năng xếp dịch này vào trường hợp khẩn cấp toàn cầu hoàn toàn có thể xảy ra. Hiện có 3 nhóm nghiên cứu đang phát triển các loại vắc-xin phòng virus corona mới với hy vọng có thể thử nghiệm những vắc-xin đầu tiên trong 3 tháng tới.
Ý kiến luật sư rằng luật Phòng chống Tham nhũng sửa đổi vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua chủ yếu để xử lý trong nội bộ đảng chứ chưa mang tính phổ quát.
Luật Phòng chống Tham nhũng chỉ để xử lý trong nội bộ đảng?
Đinh La Thăng, một trong những thành viên cao cấp trong Bộ Chính trị, hầu tòa vì tội tham nhũng Một trong những nội dung được bàn thảo nhiều tháng trời là "quy định xử lý tài sản bất minh", cuối cùng không được đưa vào Luật Phòng chống Tham nhũng được Quôc hội Việt Nam thông qua hôm 20/11. Tuy nhiên, Luật này lại có thêm quy định cán bộ đảng viên kê khai tài sản thiếu trung thực sẽ bị xử lý về mặt Đảng và Nhà nước nếu bị phát hiện. Luật Phòng chống tham nhũng, điểm mới và tính khả thi ‘Chống tham nhũng chịu sức ép từ nhiều phía’ Vì sao khó thu hồi 'tài sản quan tham'? Tranh cãi vụ kêu gọi TBT Trọng công khai tài sản "Dù không xử lý được tài sản bất minh, luật lại buộc cán bộ, đảng viên phải kê khai đúng. Nghe có vẻ mâu thuẫn đôi chút về logic, nhưng trên thực tế chúng ta đều thấy khá rõ ràng là các quy định của đảng còn đứng trên các quy định pháp luật của nhà nước," luật sư Ngô Anh Tuấn nói với BBC hôm 21/11. "Cần hoàn thiện quy định kê khai tản sản cá nhân trước" Ông Nguyễn Xuân Sơn, cựu Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia bị khai trừ Đảng và bị kết án tử hình "Tôi cho rằng chính phủ không đưa ra quy định xử lý tài sản bất minh vào Luật Phòng chống Tham nhũng cũng là bước đi khôn ngoan, thận trọng." "Bởi vì rất nhiều quy định bị đưa vào luật cho vui chứ không có văn bản nào hướng dẫn thi hành, hoặc không có biện pháp liên quan đến dân sự và kinh tế thì không thể xử lý được." "Không đưa quy định này vào luật sẽ tránh được nguy cơ gây oan sai về mặt pháp lý, trong bối cảnh các luật hiện hành và quy định liên quan đến sở hữu tài sản cá nhân còn nhiều bất cập," luật sư Tuấn nói với BBC từ Hà Nội. Theo ông Tuấn, trong bối cảnh toàn dân đều mong mỏi chính phủ xử lý quan tham, việc có thêm các luật như Luật Phòng chống Tham nhũng nếu nhìn tích cực có thể hiểu là hướng đi tốt của chính phủ để đáp ứng mong mỏi này. "Tuy nhiên, do còn thiếu những quy định hướng dẫn việc kê khai, quản lý tài sản, nên trước hết cần hoàn thiện các quy định này trước". "Nếu ta không xử lý được gốc rễ từ vấn đề quản lý, kê khai tài sản thì không thể xử lý được tài sản bất minh." "Cần nhớ rằng cải cách ruộng đất ngày xưa là một bài học rất lớn cho việc áp dụng một cách bừa bãi các quy định mà không có hướng dẫn cụ thể." "Nếu không có quy định, hướng dẫn cụ thể rõ ràng thì việc xử lý đó có thể đưa đến những tiêu cực khác. Ví dụ có thể đưa đến tham nhũng trong quá trình xử lý tham nhũng." Cũng theo ông Tuấn, Luật phòng chống tham nhũng từ trước tới nay vốn không xử lý được nhiều về vấn đề tham nhũng," trong khi đó các luật chuyên ngành khác có thể xử lý được các hành vi tham nhũng bị phát hiện." "Thậm chí không có luật này thì vẫn xử lý được tham nhũng nếu chính phủ mạnh mẽ áp dụng những luật chuyên ngành khác đã có. Luật phòng chống tham nhũng không phải là tất cả, là duy nhất để xử lý tham nhũng." "Ví dụ một quan chức tham nhũng thì căn cứ vào mức độ, hành vi, có thể xử lý trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự". Ông Tuấn cũng cho rằng cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan điều tra và tiến hành tố tụng phải có nhiệm vụ chứng minh rằng những tài sản của một cá nhân là bất minh, để cấu thành hành vi tham nhũng. Chứ không thể "bắt người ta kê khai không được thì xử lý tài sản đó." "Một trong những nguyên nhân là chúng ta chưa thể làm minh bạch trong kê khai, quản lý tài sản, như tài sản hình thành từ đâu, và giao dịch thế nào. Ở Việt Nam có những giao dịch lớn vẫn trả bằng tiền mặt nên không quản lý được. Người ta không muốn hoặc chưa thể làm triệt để việc này thì làm sao bắt buộc họ kê khai đúng được." "Luật chỉ có tính xử lý nội bộ đảng" Bình luận về quy định cán bộ, đảng viên phải kê khai đúng nếu không sẽ bị xử lý về mặt Đảng, luật sư Ngô Anh Tuấn nói với BBC: "Tôi cho rằng chính phủ mong muốn không chỉ dừng lại trong xử lý đảng viên và cán bộ công chức tham nhũng, mà thậm chí cả người dân. Nhưng khi chưa làm được vào thời điểm này thì trước mắt họ đưa ra quy định với người trong tổ chức của họ." "Về logic thì có một chút gì đó mâu thuẫn nhưng việc áp dụng điều này thực tế đã có từ lâu, và khá rõ ràng là các quy định của đảng còn đứng trên các quy định pháp luật của nhà nước." "Các xử lý về mặt đảng còn khiến cán bộ sợ hơn là các quy phạm pháp luật." "Ví dụ trong ứng cử đại biểu quốc hội thì quy định này đã được đưa vào rồi. Và đã từng có người bị xử lý, như nguyên đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga, bị xử lý do bị phát hiện khai báo tài sản không đúng thực tế." "Có thể hiểu ở đây chính phủ đang muốn xử lý trong nội bộ các đảng viên mà thôi chứ chưa xử lý ra bên ngoài. Giống như họ tách biệt giữa quy định của đảng và quy định pháp luật của nhà nước, khi mà quy định của nhà nước còn chưa đủ để xử lý." Luật sư Tuấn cho rằng đây chỉ là quy định mang tính nội bộ, chỉ có giá trị răn đe với đảng viên hơn là xử lý về mặt pháp luật. "Họ thanh lọc, xử lý trong nội bộ trước, nếu không được thì mang ra xử ly theo pháp luật, có thể hiểu như vậy." "Về cơ bản, dù sử đổi, nhưng Luật này không có sự thay đổi nhiều." "Thực tế các quy định của luật thì luôn cứng nhắc, và luật có thể chỗ này chỗ khác còn chưa hoàn thiện nhưng quan trọng vẫn là thực thi của cơ quan tố tụng. Kể cả không sửa đổi nhưng nếu làm mạnh mẽ thì các quy định và luật hiện hành đã đủ để xử lý hành vi tham nhũng của những người có chức quyền," luật sư Tuấn nói với BBC. Đại biểu Quốc hội nói gì? Giải thích lý do vì sao không đưa quy định xử lý tài sản bất minh vào Luật, dù đã bàn nhiều, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nói do đại biểu còn "rất băn khoăn" và "họp nhiều kỳ rồi vẫn thế". "Chúng tôi thấy rằng cần có thời gian để quá trình thực hiện cho chín thì mới đưa vào luật," ông Phúc được trích lời trên VTC. Ông Phúc cũng nói việc đưa quy định đảng viên phải kê khai trung thực nếu không sẽ xử lý về mặt đảng là "biện pháp mạnh hơn trước". Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội đồng tình rằng Luật này "quy định rất chặt chẽ, minh bạch hơn các biện pháp kiểm soát tài sản thu nhập, qua đó thực hiện tốt hơn việc kê khai tài sản thu nhập". Theo Luật hiện hành, nếu tài sản được xác định do tham nhũng mà có thì có thể bị thu hồi hoặc truy thu thuế. Còn theo Luật sửa đổi, đảng viên bị phát hiện kê khai tài sản không đúng sẽ bị xóa tên khỏi danh sách ứng cử chức đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dần, hoặc bị đưa ra khỏi danh sách lãnh đạo đã được quy hoạch.
Nhân dịp Liên hiệp châu Âu kỷ niệm 50 năm ngày ra đời vào 25 tháng Ba này, bốn người dân châu Âu chia sẻ với BBC News Online về trải nghiệm EU của họ.
Dân châu Âu nghĩ gì về EU ngày nay?
GERD HILDEBRANDT, 50 tuổi, chuyên gia công nghệ thông tin ở Đức Năm 1982, tôi phóng mô tô đi xuyên các nước Đức, Áo, Ý, Pháp, Tây Ban Nha cho tới tận Bồ Đào Nha. Tại mỗi nước tôi phải đổi tiền một lần, và ở mỗi trạm kiểm soát biên giới tôi lại phải xếp hàng và trình giấy tờ. Bạn cứ thử nghĩ mà xem, tôi đeo găng da, đội mũ bảo hiểm và khoác cả áo mưa trên người nên những thủ tục đó bất tiện thế nào. Ngày nay nếu tôi có đi thế thì cuộc du ngoạn sẽ khác hẳn. Khác như trên một hành tinh mới. Tôi có thể phóng xe thẳng từ Đức tới Algarve với chỉ một tấm thẻ tín dụng và vài đồng euro. Liên hiệp châu Âu đã cho người ta cơ hội làm việc xuyên quốc gia dễ hơn. Tôi là một chuyên gia IT và mỗi năm đi vài lần tới những nơi bên Anh và Pháp. Biên giới mở và đồng tiền chung khiến công việc thật thuận tiện. Tôi dám chắc rằng hòa bình và thịnh vượng chúng ta được hưởng ngày hôm nay là nhờ sự hình thành và tồn tại của EU. Thị trường chung là nền tảng cho sự giàu có. Tôi tin rằng nếu đứng riêng thì từng nước sẽ khó cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế. Liên hiệp đã giúp đảm bảo hòa bình giữa các dân tộc. Tôi lớn lên ở nước Đức bị tàn phá bởi chiến tranh, trong một thành phố đầy đống đổ nát. Chiến tranh không phải trong mộng mà là chuyện thực tôi thấy trước mắt. Nhưng dưới quyền của Brussels (trụ sở EU) cũng có những điều bất cập. Tôi cho rằng hệ thống quan liêu kềnh càng là một. Tôi tin rằng bộ máy của EU tiêu tốn rất nhiều tiền lấy từ tiền tôi đóng thuế. Tôi nghĩ chúng ta cần tập trung giải quyết các vấn đề hiện 27 nước thành viên đang gặp phải trước khi nhận thêm những nước mới. Tuy nhiên, tựu trung lại thì mặt tốt của EU vẫn nhiều hơn mặt xấu. Chỉ có điều là riêng tôi giờ không có thời gian để mà du ngoạn trên lưng xe máy nữa. CORINNE ONETTO, 25 tuổi, làm nghề kiếm quỹ ở London, Anh Quốc. Mẹ tôi là người Anh và bố là người Pháp nên tôi có cảm giác mình là một ‘sản phẩm’ của EU mới. Khi nói chuyện với cha mẹ chúng tôi thường cùng nghĩ những trải nghiệm của họ thật là khác với những gì tôi và cậu em cùng biết. Họ lấy nhau trong thập niên 70 và mẹ tôi thường nhắc hồi ấy nhiều bạn của bà bị choáng vì bà dám lấy chồng người Pháp. Đám cưới của họ hẳn là một cảnh thú vị - nửa số khách nói tiếng Anh ngồi riêng với nhau, nửa số còn lại chỉ tán chuyện tiếng Pháp. Hồi bé tôi luôn nhớ mình phải chịu đóng vai kẻ lạ. Ở Pháp người ta coi tôi là một đứa bé người Anh, ở Anh thì lại bị coi là người Pháp. Thế nhưng khi tôi là thiếu niên thì tôi không cảm thấy thế nữa. Tôi thấy có khá nhiều trẻ em có bố mẹ là người từ hai nước khác nhau. Tôi thường nghĩ một phần đây là bản chất của EU, muốn đưa mọi người xích lại gần nhau. Cách đây hai năm, tôi quyết định sang London làm việc; một phần nhờ thừa hưởng hai dòng máu Anh Pháp, và cũng vì ở London có những cơ hội mà Paris không thể có được. Dù tôi chỉ có hộ chiếu Pháp nhưng tôi có thể dễ dàng làm chuyện này, và điều đó là minh chứng tốt nhất cho thấy tầm quan trọng của Liên hiệp châu Âu. Khi cha tôi chuyển sang Anh sống, cuộc sống của ông ấy phức tạp hơn nhiều. Hồi mới đầu, ông ấy luôn bị coi là một người Pháp xa lạ trên mảnh đất Anh. Tôi là người ủng hộ nhiệt tình cho đồng tiền chung châu Âu. Tôi từng sống ở cả Tây Ban Nha nữa, vì ông bà nội người Pháp của tôi sống ở đó. Điều đó khiến cho cuộc sống của tôi dễ dàng hơn rất nhiều. Tất nhiên cũng có những chuyện rắc rối do quá nhiều thủ tục, nhưng nhìn chung, tôi thấy EU thực sự giúp cho cuộc sống của chúng tôi. Là một thanh niên, không có quốc tịch cố định nào, tôi thích ý tưởng là ngày mai tôi có thể chuyển sang Madrid sống nếu tôi muốn. MARCIN SZLARSKI, 25, kinh tế gia, Gdansk, Ba Lan Tôi vừa mới tốt nghiệp và tìm được một công việc tốt nhờ có EU. Một công ty quốc tế lớn mở một văn phòng trong thành phố và người ta thuê tôi làm kinh tế gia cho họ. Tôi làm việc với nhân viên đến từ 20 nước khác nhau, với bầu văn hoá cởi mở và hợp tác. Tôi không nghĩ là mình sẽ có cơ hội này nếu như Ba Lan không là thành viên của Liên hiệp châu Âu. Tôi nghĩ việc trở thành một phần của EU chắc chắn giúp người ta rất nhiều trong việc đạt được mục tiêu của mình dễ dàng hơn cũng như kiếm một công việc được trả lương hậu hĩnh. Người dân hiện nay có quá nhiều cơ hội. Tôi đã làm việc trong một thời gian ngắn ở Na Uy - làm phiên dịch cho một nhóm thợ hàn người Ba Lan - và hầu như mọi người mà tôi biết đều có người thân hay bạn bè làm việc ở nước ngoài. Ba Lan đã thay đổi rất nhanh kể từ năm 2004, và rất nhiều công ty nước ngoài đang đầu tư bằng việc mở ra các trung tâm và văn phòng mới. Tôi nghĩ đây là một trong những lợi ích chính của EU - tức là nó giúp một quốc gia có thể phát triển và thịnh vượng. Tuy nhiên, điều đáng thất vọng là giá cả địa ốc đã tăng vọt, và tôi không thể mua nhà được, cho dù phải đi vay tiền ngân hàng. Nhà của anh trai tôi đã tăng giá gần gấp đôi trong vài năm qua. Tình hình ở nhiều nơi khác ở Ba Lan cũng đều thế cả. Nhìn chung thì tôi ủng hộ việc mở rộng EU, nhưng tất nhiên là người ta cũng phải có giới hạn ở một mức độ nào đó. Tôi học tiếng Croatia ở trường đại học và tôi nghĩ rằng chúng ta nên cho Croatia gia nhập EU. Trên thực tế, điều kiện kinh tế của họ còn tốt hơn Romania và Bulgaria nhiều. Tôi nghĩ rất nhiều nước ở bên ngoài châu Âu giờ đang thèm muốn sự thành công của EU. Trong 100 năm tới, các sử gia sẽ nhìn lại thời kỳ này và chắc sẽ đánh giá nó là một thành tựu vĩ đại. Chúng ta nên tự hào về điều này. DRITON MALIQI, 29, bồi bàn, Prishtina, Kosovo Liên hiệp châu Âu có thể là một điều tốt cho những nước thuộc câu lạc bộ này, nhưng đối với chúng tôi - những người dân ở bên ngoài - nó giống như việc người ta xây một bức tường lớn bao quanh Liên hiệp. Trước năm 1990, người dân cựu Nam Tư chúng tôi có thể tới các nước Tây Âu mà không cần visa. Bây giờ thì điều đó không còn nữa. Lãnh đạo EU ngày nào cũng nói về tự do. Thế nhưng tôi không thể quay trở lại Anh, nơi tôi đã từng sống và làm việc. Tôi rời đất nước của mình khi có xung đột hồi năm 1998, và sau đó sang Anh. Tôi vẫn còn giữ nhiều kỷ niệm đẹp về đất nước này - từ lúc tôi đặt chân tới Anh và uống cốc trà pha sữa đầu tiên. Sau đó tôi làm cho Hội đồng thành phố Leeds với tư cách là phiên dịch viên cho những người Kosovo tị nạn. Đối với rất nhiều người từng làm trong chương trình này thì đây là công việc tuyệt vời nhất mà chúng tôi từng có. Thế nhưng đơn xin tị nạn của tôi bị từ chối. Dù tôi đã làm bao nhiêu công việc cho đất nước này, cuối cùng tôi vẫn phải ra đi. Điều đó làm tim tôi tan nát. Đối với tôi, chuyện thuộc dân tộc nào không quan trọng. Điều quan trọng là có khả năng kiếm một công việc tốt để có một cuộc sống tốt. Giờ đây ở Kosovo rất khó kiếm việc, thậm chí cả những công việc tình nguyện. Cho dù tôi đã có kinh nghiệm làm phiên dịch và sau đó làm văn phòng tại Anh, giờ tôi phải làm chân bồi bàn. Và tôi thấy xin visa vào Anh giờ đây hầu như là điều không thể. Tôi cảm thấy cái gia đình châu Âu này không cần những người như chúng tôi. Một số người nói Kosovo có thể gia nhập EU vào năm 2020, nhưng điều này bây giờ đối với chúng tôi cứ như một giấc mơ xa vời. Tôi đang lên kế hoạch chuyển sang Canada, vì đến giờ thì tôi chán ngấy cái gọi là EU rồi. Ít nhất thì con cái tôi sẽ không cần phải xin visa để vào thăm châu Âu.
Số trẻ em được sinh ra trên toàn cầu đang suy giảm mạnh, các nhà nghiên cứu cho hay.
Tỷ lệ sinh 'giảm đáng kể' ở nhiều nước trên thế giới
Báo cáo mới của họ cho thấy tỷ lệ sinh giảm sút, có nghĩa gần một nửa các quốc gia hiện đang đối mặt với hiện tượng "thiếu trẻ sơ sinh" - hay không đủ trẻ em được sinh ra để duy trì số dân hiện có. Các nhà nghiên cứu nói kết quả này là "một ngạc nhiên lớn". Và sẽ có những hậu quả sâu sắc đến các quốc gia có "nhiều ông bà hơn các cháu". Điều gì khiến người mẹ phải 'mang nặng, đẻ đau'? Nhật Bản sẽ nới lỏng luật về lao động nhập cư? TQ chuẩn bị dẹp chính sách hai con Tỷ lệ sinh giảm tới mức độ nào? Nghiên cứu này, được xuất bản trên tạp chí y khoa Lancet, quan sát xu hướng tỷ lệ sinh ở gần như tất cả các quốc gia từ 1950 đến 2017. Vào năm 1950, phụ nữ sinh trung bình 4,7 trẻ em trong cuộc đời họ. Cho đến năm ngoái, tỷ lệ sinh chỉ còn khoảng một nửa - 2,4 trẻ em trên một phụ nữ. Nhưng có sự khác biệt rất lớn giữa các quốc gia. Tỷ lệ sinh ở Niger, quốc gia ở tây Phi, là 7,1 trong khi ở đảo Síp vùng Địa Trung Hải, mỗi phụ nữ chỉ sinh trung bình có một con. Tại Anh Quốc, tỷ lệ sinh là 1,7%, tương tự như ở nhiều nước Tây Âu khác. Tỷ lệ sinh nên ở mức nào? Tỷ lệ sinh nở là số con trung bình một người phụ nữ sinh ra trong đời họ (khác với tỷ suất sinh là số trẻ em được sinh ra trên 1000 người mỗi năm). Khi tỷ lệ sinh của một quốc gia xuống dưới mức 2,1%, dân số nước đó sẽ bắt đầu giảm dần (tình trạng "thiếu trẻ sơ sinh" là cao hơn ở những nước có tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong cao). Tại thời điểm năm 1950, không có quốc gia nào nằm trong tình trạng này. TQ: Vì sao các bà mẹ đua mổ đẻ tháng Tám? Trung Quốc: 'phí chia tay' cho người yêu cũ Giáo sư Christopher Murray, giám đốc Viện Đo và Đánh giá Sức khỏe tại Đại học Washington, nói với BBC: "Chúng ta đã đạt đến ngưỡng nơi nửa số quốc gia có tỷ lệ sinh dưới mức thay thế, nên nếu không có gì thay đổi, dân số sẽ giảm ở các quốc gia đó. "Đây là một chuyển biến đáng kể. "Nó là điều ngạc nhiên thậm chí đối với cả những người như tôi, chuyện có gần một nửa quốc gia trên thế giới [có tỷ lệ sinh dưới mức thay thế] sẽ là một ngạc nhiên lớn cho mọi người." Những quốc gia nào bị ảnh hưởng? Các quốc gia phát triển hơn về kinh tế trong đó có hầu hết châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc và Úc có tỷ lệ sinh thấp nhất. Điều đó không có nghĩa số người sống ở các quốc gia này giảm đi, ít ra là chưa, vì kích cỡ dân số là sự kết hợp của tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử vong và di dân. Những ảnh hưởng do thay đổi về tỷ lệ sinh có khi phải mất cả một thế hệ mới thấy rõ. Nhưng GS Murray nói: "Chúng ta sẽ sớm chuyển sang một thời kỳ nơi nhiều xã hội phải đối mặt với một dân số giảm sút". Một nửa các quốc gia trên thế giới vẫn đang sinh đủ trẻ em để tăng dân số, nhưng khi ngày càng nhiều quốc gia phát triển hơn về kinh tế, sẽ có nhiều quốc gia có tỷ lệ sinh giảm hơn. Tỷ lệ sinh ở Niger, tây Phi, là 7,1. Vì sao tỷ lệ sinh lại giảm? Tỷ lệ sinh giảm sút không phải là do lượng tinh trùng hay bất kỳ lý do nào ta thường nghĩ tới khi nói đến sinh sản. Lý do là ba yếu tố chính: Ở nhiều khía cạnh, giảm tỷ lệ sinh là một câu chuyện thành công. Ảnh hưởng sẽ là gì? Không có di dân, các quốc gia sẽ phải đối mặt với dân số già đi và giảm đi. TS George Leeson, giám đốc Viện nghiên cứu Oxford về Dân số già đi, cho biết đây không nhất thiết phải là một điều xấu, chừng nào cả xã hội điều chỉnh và thích nghi với thay đổi nhân khẩu lớn. Ông nói với BBC: "Nhân khẩu học có tác động đến từng lĩnh vực của cuộc sống, chỉ nhìn ra cửa sổ, thấy người dân trên phố, nhà cửa, giao thông, sức tiêu dùng, tất cả đều do nhân khẩu học chi phối. "Tất cả những gì chúng ta lên kế hoạch không những chỉ được chi phối bởi số liệu dân số, mà còn cả cơ cấu tuổi tác, điều đó đang thay đổi. Nên về cơ bản chúng ta chưa biết tính thế nào." Ông cho rằng nơi làm việc sẽ phải thay đổi và thậm chí chính sách nghỉ hưu ở tuổi 68 là muộn nhất, như hiện nay ở Anh Quốc, sẽ không bền vững. Nghiên cứu này, nằm trong phân tích của tổ chức Global Burden of Diseases (Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu), cho biết các quốc gia bị ảnh hưởng sẽ cần xét tới nhập cư ngày càng tăng, điều có thể dẫn tới nhiều vấn đề, hoặc đưa ra các chính sách khuyến khích phụ nữ có nhiều con hơn, điều thường thất bại. Tác giả của nghiên cứu, GS Murray nhận xét: "Theo xu hướng hiện tại, sẽ có rất ít trẻ em và rất nhiều người trên 65 tuổi và rất khó để duy trì xã hội toàn cầu. "Hãy nghĩ đến những hậu quả sâu sắc về kinh tế và xã hội lên một quốc gia có kết cấu dân số như vậy, nhiều ông bà hơn là các cháu. "Tôi nghĩ Nhật Bản hiểu rất rõ điều này, họ đang có dân số giảm sút. Nhưng tôi không nghĩ tình trạng này sẽ ảnh hưởng tới nhiều đất nước phương Tây, vì tỷ lệ sinh thấp được bù lại bằng di dân. "Nếu xét về tầm cỡ toàn cầu, không có giải pháp di dân nào cả," GS Murray nói. Mặc dù thay đổi này là thách thức cho các xã hội, nó cũng có thể có lợi ích về môi trường. Còn Trung Quốc thì sao? Trung Quốc đã có dân số tăng mạnh từ 1950 tới nay, từ khoảng nửa tỷ dân tới 1,4 tỷ dân. Nhưng nước này cũng đang gặp thách thức về tỷ lệ sinh, đứng ở mức 1,5 vào 2017. Trung Quốc gần đây đã bỏ chính sách một con nổi tiếng. Lý do các quốc gia cần có tỷ lệ sinh 2,1 là vì không phải tất cả trẻ em sinh ra đều sống cho đến tuổi trưởng thành, và thường có nhiều trẻ sơ sinh gái hơn trai một chút. Nhưng ở Trung Quốc, nghiên cứu cho thấy cứ 100 bé gái sinh ra thì có 117 bé trai, điều "ám chỉ có phá thai theo giới tính và thậm chí có khả năng có tình trạng trẻ sơ sinh gái bị giết". Điều đó có nghĩa cần có nhiều trẻ em hơn được sinh ra ở Trung Quốc để có một dân số ổn định.
Trước ngày khai mạc hội nghị của Tổ chức Thương mại Thế giới tại Hồng Kông vào thứ ba, Giám đốc điều hành Phòng thương mại Hoa Kỳ ở Hà Nội nói Việt Nam đang giữ quyền quyết định khi nào gia nhập WTO.
Đường vào WTO - ''bóng bên sân VN''
''Bóng đang ở sân của Việt Nam và họ phải quyết định xem nhượng bộ tới mức nào là chấp nhận được để gia nhập WTO,'' ông Adam Sitkoff nói với BBC từ Hà Nội. Ông Sitkoff nói trong thời gian Việt Nam đàm phán để vào WTO, các quy định của WTO thay đổi nhiều và các nước thành viên của ''câu lạc bộ buôn bán'' này đòi hỏi ngày càng nhiều ở các thành viên mới. Tuy nhiên ông nói ông tin là tư cách thành viên WTO sẽ giúp Việt Nam phát triển mạnh hơn hiện nay. Trong gần một năm qua, Việt Nam luôn tuyên bố muốn vào WTO tại cuộc họp tuần này ở Hồng Kông tuy nhiên các quan chức Việt Nam đã có vẻ chấp nhận chuyện sẽ phải chờ đợi thêm một thời gian nữa. Sáu quốc gia hiện vẫn chưa ký hiệp định đồng ý để Việt Nam vào WTO là Hoa Kỳ, Úc, New Zealand, Mexico, Honduras và cộng hòa Dominica. Đầu tháng này Oxfam ở Việt Nam đã đưa ra báo cáo cảnh báo Việt Nam không nên vội vào WTO mà có những nhân nhượng quá mức. Trong cuộc phỏng vấn ông Adam Sitkoff, BBC cũng đã bắt đầu với câu hỏi liệu Hoa Kỳ có đòi hỏi Việt Nam nhiều qúa không: Adam Sitkoff: Tôi nghĩ trước tiên chúng ta phải nhớ rằng WTO là câu lạc bộ buôn bán của các nước trên thế giới và điều không may mắn cho các nước muốn gia nhập câu lạc bộ này là các thành viên WTO đòi hỏi ngày càng nhiều. Việt Nam đã đàm phán để gia nhập WTO từ nhiều năm nay và vào thời điểm này những đòi hỏi đối với Việt Nam sẽ khó hơn so với Trung Quốc hay Cam Pu Chia. Hiển nhiên là nếu Việt Nam gia nhập WTO cách đây năm hay 10 năm trước, họ sẽ gia nhập với những điều kiện dễ dàng hơn. Nhưng liệu có phải là điều không công bằng không khi đòi hỏi nhiều từ Việt Nam khi Oxfam nói trong báo cáo mới đây của họ rằng 45 phần trăm nông dân Việt Nam vẫn sống dưới mức nghèo khó? Tôi chưa thấy ai dùng từ ''công bằng'' để nói về đàm phán thương mại cả. Đàm phán giữa các nước không phải khi nào cũng công bằng và công bằng là chuyện các nhà đàm phán quyết định vì lợi ích của đất nước họ. Còn về người nghèo thì ngay cả Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc hay các nước Châu Âu đều có người nghèo cả. Không có nước nào tôi biết lại miễn dịch với người nghèo cả. Về Việt Nam, nhờ kinh tế phát triển trong 10 năm qua, Việt Nam đã không còn nằm trong danh sách 50 nước nghèo nhất thế giới. Thực tế là WTO có những nguyên tắc riêng dành cho những nước kém phát triển trên thế giới muốn vào WTO nhưng Việt Nam cũng không nằm trong danh sách này. Chính vì thế mà Việt Nam phải quyết định là những điều kiện như thế nào thì có thể chấp nhận được đối với họ để thảo luận với Hoa Kỳ, Úc và các nước khác. Hiện nay ngay cả các nước phát triển cũng đang trợ cấp nông nghiệp, đang bảo hộ một số lĩnh vực kinh tế nhưng họ lại vẫn đòi hỏi các nước muốn vào WTO phải có nhượng bộ trong chính những lĩnh vực đó. Vậy chúng ta có thể hiểu vấn đề này như thế nào? Trước hết tôi phải nói rằng Việt Nam đang muốn vào WTO chứ không phải là các nước đang đàm phán với Việt Nam. Chính vì vậy bóng đang ở sân của Việt Nam và họ phải quyết định xem nhượng bộ tới mức nào là chấp nhận được để gia nhập WTO. Còn về chuyện công bằng, bất kỳ nước nào trên thế giới đều muốn bảo hộ những mảng nhỏ trong nền kinh tế mà về mặt chính trị nó rất quan trọng. Đó có thể là bảo vệ công ăn việc làm trong lĩnh vực dệt may ở Hoa Kỳ hay trong lĩnh vực nông nghiệp ở Pháp hoặc Nhật Bản. Mặt khác các chính phủ bước vào bàn đàm phán với mong muốn mở cửa thị trường trong các lĩnh vực mà các công ty của họ mạnh. Đây không có gì là lạ cả. Chẳng hạn, Hoa Kỳ muốn bảo vệ trợ cấp nông nghiệp nhưng lại muốn mở cửa thị trường tài chính ở Việt Nam và đây là lý do phải có đàm phán thương mại. Về phía Phòng thương mại Mỹ, theo ông ảnh hưởng của các ông đối với chuyện khi nào Hoa Kỳ và Việt Nam ký hiệp định để Việt Nam vào WTO lớn tới mức nào? Cộng đồng doanh nhân Hoa Kỳ ở Việt Nam rất muốn có một hiệp định có thể chấp nhận được về mặt thương mại để Việt Nam gia nhập WTO. Hiệp định đó sẽ mở cửa thị trường một cách công bằng cho các doanh gia Hoa Kỳ muốn kinh doanh ở Việt Nam. Chúng tôi biết rằng một hiệp định như vậy sẽ tốt cho tương lai của Việt Nam, tốt cho nền kinh tế Việt Nam và cho người dân Việt Nam. Các công ty Hoa Kỳ thực sự có ảnh hưởng lớn đối với các quyết định của chính phủ hay đối với qúa trình đàm phán của chính phủ. Hiện tại không có nhiều công ty Hoa Kỳ hài lòng tới mức họ suốt ngày gọi điện tới Washington bảo rằng đã đến lúc ký hiệp định. Cộng đồng doanh nhân Hoa Kỳ ở Việt Nam muốn Việt Nam gia nhập WTO càng sớm càng tốt. Nhưng chúng tôi cũng muốn có một hiệp định mở cửa thị trường một cách công bằng cho các công ty Hoa Kỳ. Vậy đâu là những điều kiện tiên quyết mà Việt Nam cần chấp nhận để các công ty Hoa Kỳ có thể hài lòng? Cách đây một năm Việt Nam và Hoa Kỳ có khoảng cách rất lớn trên bàn đàm phán nhưng hai bên đã làm được rất nhiều việc để thu hẹp khoảng cách. Hiện nay, vẫn còn có bất đồng giữa những gì Hoa Kỳ muốn có trong hiệp định và những gì Việt Nam sẵn sàng chấp nhận. Hai bên đang tiếp tục gặp gỡ để giải quyết các khác biệt. Nhưng thưa ông cụ thể những vấn đề vướng mắc hiện nay là gì, có phải là cách đối xử với các công ty Hoa kỳ, việc mở cửa lĩnh vực tài chính hay nông nghiệp? Đó là một loạt các vấn đề mà trong đó có những vấn đề ông đã nêu. Việc Việt Nam tiếp tục trợ cấp xuất khẩu đang tạo một sân chơi không bình đẳng cho các công ty Hoa Kỳ làm ăn ở Việt Nam. Đây là điều mà các nhà đàm phán Hoa Kỳ đang tiếp tục giải quyết. Bên cạnh đó là việc đối xử công bằng đối với các công ty Hoa Kỳ trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và viễn thông và trong lĩnh vực bán và phân phó sản phẩm. Tôi hoàn toàn tin tưởng là hai bên sẽ đạt được một hiệp định để Việt Nam có thể vào WTO càng sớm càng tốt. Theo ông thì khoảng cách giữa các nhà đàm phán hai bên là bao xa? Điều đầu tiên là họ phải gặp gỡ và tiếp tục đàm phán. Trong thời gian gần đây, đàm phán không có tiến triển gì. Hồi mùa hè mọi việc trôi chảy được một thời gian sau đó đã dậm chân tại chỗ. Rõ ràng là Việt Nam phải đưa ra những chào mời hấp dẫn hơn và tôi hiểu là Việt Nam sẵn sàng làm điều này. Điều này xảy ra ở chặng cuối của đàm phán với mọi nước và không có điều gì đáng ngạc nhiên là Hoa Kỳ là một trong những nước cuối cùng đang đàm phán với Việt Nam. Vấn đề là Việt Nam sẽ chấp nhận những điều kiện nào. Nếu ông muốn bán nhà ông cho tôi với giá 1 đô la thì chúng ta có thể đồng ý với nhau vào ngày mai còn nếu ông muốn giá cao hơn thì chúng ta phải tiếp tục đàm phán. Và Việt Nam cũng không còn tổ chức nào khác để gia nhập ngoài WTO. Hiện Việt Nam đang phát triển rất tốt ở bên ngoài WTO và tôi tin là Việt Nam sẽ còn phát triển tốt hơn nữa khi vào WTO. --------------------------------------------------------------------------------- Bang, Hà NộiBan đầu ông Sitkofff nói là không có công bằng trong đàm phán thương mại. Sau đó ông lại nói về các công ty Hoa Kỳ hiện đang không được đối xử công bằng. Đây phải chăng là ví dụ sinh động của sự hai mặt (double standard)? Nguyễn Tùng, Hà NộiTôi đồng tình với ý kiến của bạn Danh Nguyễn Reseda, USA. Việt Nam phải có cách đi riêng của mình, không phụ thuộc qua nhiều từ các chính sách của Trung Quốc. Chúng ta, dù ở trong hay ngoài nước, đều mong muốn một Việt Nam có tiếng nói và cách đi riêng của mình. Le Ngoc Van, Washington D.CNước Mỹ luôn muốn giữ vai trò của một tên Sen đầm quốc tế, hơn nữa lại hậm hực vì thua tai chiến tranh ở Viêt nam nên bây giờ chỉ muốn Việt nam phải xuống nước nên tìm mọi cớ để Việt nam phải nhượng bộ. nhưng nếu Việt nam chậm vào WTO thì đâu phải chỉ một mình Việt Nam chịu thiệt thòi, có khi vào WTO thì Viêt nam chưa thấy lợi gì , mà lợi đầu tiên lại là các doanh nghiêp Mỹ. vây thì Việt nam cứ chờ khi nào các doanh nghiệp Mỹ ép G.Bush phải quì lạy, trải thảm đỏ mời Việt nam vào sẽ hay hơn. Danh Nguyễn Reseda, USACó vẻ như chính phủ VN đã chờ cho TQ vào WTO trước, rồi mới xúc tiến quá trình xin gia nhập WTO. Đành rằng VN phải khéo léo trong quan hệ với ông láng giềng khổng lồ, nhưng trong chuyện này tôi nghĩ không cần thiết phải như vậy. Nước Campuchia nhỏ bé có đợi VN vào WTO rồi mới xin gia nhập đâu! Xin vào WTO sau TQ là một thiệt thòi: TQ đã không thực hiện đầy đủ cam kết của mình khi gia nhập WTO nên các nước thành viên, đặc biệt là Mỹ, đã trở nên cẩn thận và xét nét hơn với VN.
Tổng thanh tra chính phủ Việt Nam nói nhà nước sẽ có hành động xử lý nghiêm với “những phần tử xấu xúi giục khiếu kiện”.
'Xử lý người kích động khiếu kiện'
Ông Trần Văn Truyền đã nói như vậy tại buổi họp báo của thanh tra chính phủ trong tháng Tám. Báo điện tử VietnamNet trích lời ông Truyền nói rằng các vụ biểu tình khiếu kiện với sự tham gia của nhiều người trong thời gian gần đây có sự xuất hiện các “phần tử xấu” kích động vì “những mục đích khác nhau”. Ông Truyền phân loại cụ thể ba dạng “phần tử xấu”, gồm những người “có động cơ cá nhân với chính quyền”, những người không hài lòng về cách giải quyết của chính quyền muốn “tạo sự cộng hưởng của nhiều người”, và những người “cơ hội lợi dụng khiếu kiện để gây rối ren”. Ông Truyền nói trong khi người dân được quyền khiếu kiện, tố cáo, “pháp luật không cho phép lợi dụng khiếu kiện để lôi kéo, kích động, xúi giục người khác đi khiếu kiện, đặc biệt không được dùng vật chất để xúi giục”. Ông Tổng thanh tra nhà nước đề nghị “cảnh cáo, xử phạt hành chính” với những người kích động, và nếu tiếp tục thì “truy cứu trách nhiệm” vì “đây là hành vi cố ý vi phạm pháp luật”. Lỗi của địa phương Ông Tổng thanh tra nhà nước cũng thừa nhận rằng số vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai ngày càng đông, tới hơn 90%, chủ yếu liên quan đến việc thu hồi đất để phát triển các khu đô thị, công nghiệp mà công tác đền bù chưa thỏa đáng. Ông Truyền đổ lỗi cho các chính quyền địa phương đã “chưa làm đúng chỉ đạo của chính phủ, chưa công khai, minh bạch, dân chủ” khi động chạm đến quyền lợi của người dân. Trong tháng 7 năm nay, hàng trăm nông dân đã tụ tập tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội trong vài tuần liền để biểu tình phản đối những chuyện oan sai tại địa phương, chủ yếu liên quan đến tham nhũng đất đai, trước khi bị giới chức giải tán vào ngày 18/7. Mới đây nhất, an ninh Việt Nam đã bắt giữ những người bị cho là “xúi giục”, “kích động” biểu tình, trong đó có cả thượng tọa Thích Không Tánh thuộc giáo hội Phật giáo thống nhất Việt Nam khi ông có chuyến đi cứu trợ cho những người biểu tình ở Hà Nội. Báo chí Việt Nam mới đây còn tập trung đả phá hoà thượng Thích Quảng Độ và tổ chức Giáo hội Phật giáo thống nhất Việt Nam là "phản động" và "kích động gây rối" khi đi trợ giúp cho những người biểu tình. Tam Keo Thanh Quy, MỹNhiều người trên diễn đàn này cứ nói tôn giáo không được làm chính trị. Vậy chứ trong các danh từ Phật Giáo Yêu Nước, Công Giáo Yêu Nước, chữ yêu nước có nghĩ là gì nếu không phải là một biểu thị tính chính trị trong đó? Rồi cũng trong hệ thống tổ chức xã hội Việt Nam ngày nay, tất cả các tổ chức tôn giáo đều nằm trong Mật Trận Tổ Quốc. Mặt Trận Tổ Quốc không phải là một tổ chức chính trị hay sao? Nếu nó không phải là một tổ chức chính trị thì sao nó có quyền chọn lựa người cho dân đi bầu. Nếu nó là tổ chức chính trị thì các tôn giáo "yêu nước" là những tổ chức gì nếu không phải là chính trị? Ẩn danhTôi không chấp nhận, cũng như nhân dân Việt Nam yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội mà cha, ông chúng ta đã hy sinh xương máu để giành được. Chúng ta, các bạn, cộng đồng người Việt trên thế giới hãy phản đối mạnh mẽ những âm mưu chia rẽ, phá hoại, bán nước của một số phần tử tiêu cực... Dân tộc Việt Nam là "Anh hùng" do vậy khộng sợ bất kỳ một thủ đoạn, âm mưu nào của các thế lực đó, theo tôi đất nước ta đang thiếu đất để sản xuất, những người như vậy hãy sang Mỹ để làm tay sai, đòi quyền dân chủ ở đó. Ẩn danhNhư báo chí đã nêu các vụ việc THAM NHŨNG đều do nhân dân và báo chí phát hiện! là vì sao? Nhân dân không được quyền xem hồ sơ, tài liệu, không có quyền chất vấn, không có nghiệp vụ như cán bộ TTCP! Ông hãy suy ngẫm vì sao dân chúng KÊU OAN như thế? Trách nhiệm của ông ở đâu mà lại tuyên bố hùng hồn như thế! XP, TPHCMMột số làm tôi mắc cười quá hễ chính phủ VN làm sai điều gì thì lấy Hiến Pháp VN ra rồi lại chỉ trích chính quyền VN không dân chủ. Trong Hiến chương LHQ nói các thành viên phải có "tự do chính trị" nhưng không có nói các nước không thực hiện sẽ không được gia nhập. Còn chuyện đòi lại ruộng đất , tài sản thì "có đốt đèn 100 cũng chẳng ai xử" . Việt Kiều tại Mĩ có đôi chút thế lực mà trong hơn 30 năm chẳng kiện được huống chi là kiện ra LHQ. Mà khi đất nước thống nhất, anh đã bỏ trốn ra nước ngoài tức là từ bỏ quyền sở hữu tài sản nay đòi lại thì ai mà xử. Một ý kiếnTự nhiên mà bác Trần Văn Truyền trở nên nổi tiếng quá. Nhưng mà nổi tiếng "nhờ" bị phê như ổng thì em hổng ham. MinhThiếu kiến thức là "chỗ nhược" quan trọng nhất của chính quyền HN. Nếu không khéo sẽ đưa VN vào vòng xoáy "tôn giáo khống chế chính trị" mà hậu quả không thể lường trước, và kéo dài hàng mấy trăm năm. Chính quyền HN phải dùng ngôn ngữ chính thức giải thích cho dân chúng hiểu. Chỉ có cách đó mới thu phục lòng người, nếu không thì chỉ tạo ra các "thánh tử đạo" tại VN, mà ảnh hưởng của họ chắc chắn cao hơn bất cứ sự cấm đoán, tù tội, ngay cả tử hình về sau. Phải giải thích cho dân chúng ít nhất điều này: người khiếu kiện không phạm pháp, và bất cứ ai giúp đỡ họ cũng vậy. Tuy nhiên, mặc đồ tôn giáo, dùng loa phóng thanh khích động tại bất cứ nơi công cộng nào, trong bất cứ trường hợp nào, đều là đạo đức giả, "vì mình chứ không vì người". Trong vụ này, nếu Hòa thượng Quảng độ THỰC SỰ muốn giúp người khiếu kiện thì có nhiều cách khác, như cho người giúp thực phẩm một cách êm thắm. Làm rùm beng ngoài đường thì chỉ là một cách mua danh tiếng, quảng cáo, đánh bóng hình ảnh chính mình, và không xứng với một bậc chân tu lâu năm. Lẽ ra, chính quyền Hà nội còn phải ra lệnh nghiêm cấm tất cả các hành động dùng tiền mua chuộc tín hữu, Phật tử, như nhiều chùa hiện nay "nuôi trẻ mồ côi" nhưng bắt buộc chúng cạo đầu nhập đạo, như vậy rõ ràng là "trả tiền mua đạo". VN nên cấm mọi thiên vị và các việc "làm từ thiện" đạo giáo. Những ai THẬT SỰ muốn làm từ thiện đều không ngại các điều này, và ai có chút trí thông minh đều nhận ra các sự đạo đức giả trong các vụ việc vừa qua. Ẩn DanhThế kỷ XXI mà câu nói "Nghèo không đấu với giàu, giàu không đấu với Quan" vẫn đúng tại VN. Vụ này các vị Hòa thượng chẳng lỗ lã gì, chính phủ cũng chẳng bị sức mẻ, chỉ có dân đen vừa bị mất đất, vừa tốn tiền và thời gian đi khiếu kiện, nằm sương giải nắng cả tháng, cuối cùng lại bị gán tội nhẹ là "khiếu kiện vượt cấp", nặng là "gây rối" (thuộc hình sự), v.v... Ôi thôi cái tình đời đen bạc, chính mảnh đất ngày nào trồng ra củ khoai, trái bắp nuôi anh bộ đội cụ Hồ, các chiến sĩ gái, nay bị chính các anh chị ấy lấy đi, bán cho tư bản xanh, đỏ giá gấp trăm, ngàn lần. Ngay cả miếng đất đang sắp được cho đầu tư 5 tỉ USD (gần 100 ngàn tỉ đồng VN) xây casino tại Vũng tàu mà tiền đền bù "1 m2 không bằng 2 kg gạo" (theo báo VN cho biết), trong khi chính phủ "sang tay" lại cho các ông chủ tư bản lấy lời gấp ngàn lần, chưa kể biết bao tiền thuế, đem người nhà vào làm, v.v... Người Việt tị nạn ngay tại Little Saigon đang chống việc xây casino bao nhiêu - cho dù được hứa hẹn sẽ tăng tiền học bổng cho học sinh trong vùng - thì nay chính phủ VN lại có chủ trương xây casino càng nhiều càng tốt, báo Tuổi trẻ (mục Địa ốc) đăng bán đảo Bình quới đang gọi đầu tư "Riêng về casino, Thủ tướng đã yêu cầu, chỉ xem xét với những dự án có quy mô từ 4 tỉ USD trở lên". Hòa hợp hòa giải dân tộc thế nào được khi chính phủ VN có nhân sinh quan quá khác với dân trong, ngoài nước kiểu này. Thanh, tp Hồ Chí MinhNgày 30/8 tôi được cơ quan triệu tập làm nhiệm cùng với các lực lượng vũ trang làm nhiệm vụkêu gọi nhân dân kiếu kiện về quê không tụ tập trước cơ quan chính phủ. Tôi được lãnh đạo địa phương chỉ dẫn cách nói khi gặp dân khiếu kiện như 'tất cả các đơn khiếu kiện của bà con đã được các cơ quan chính phủ tiếp nhận và sẽ trả lời trong thời gian tới xin mời bà con về quê ăn lễ; Nếu người dân nói chúng tôi muốn ở dây ăn lễ và chúng tôi chỉ ngồi ở đây trên vỉa hè chứ không gây rối trật tự gì cả thì chúng tôi nói khu vực này là khu tổ chức lễ nên không tập trung được ... Phan Thanh, Việt NamTôi hoàn toàn đồng ý là phải xử lý nghiêm những người "kích động biểu tình khiếu kiện". Thế nhưng tôi theo dõi đỏ con mắt trên các báo trong nước thì chẳng thấy có tin về vụ biểu tình khiếu kiện nào. Vậy thì phải xử lý cái gì đây. Còn về chính quyền điạ phương đã phạm "sai sót, khuyết điểm" để dân phải khiếu kiện thì có lẽ Đảng ta sẽ kêu gọi tẩy chay ngay thôi mà. Anh Minh, Sài GònCái giọng của ông Tuyền làm cho tôi cảm thấy 30 năm rồi giới Lãnh đạo VN chưa đổi tính. Phải chăng chỉ có ĐCSVN mới có độc quyền kích động dân chúng? Cái chức của ông đâu phải để đe dân, mà phải đe bọn quan lại tham nhũng mới đúng chứ? Chi Mai, Nghệ AnRõ ràng là có những phần tử xấu xúi giục khiếu kiện nhằm gây mất trật tự xã hội. Tuy nhiên cần nhìn nhận cả hai mặt của vấn đề. Nhân dân kéo nhau đi khiếu kiện là do chính quyền giải quyết các sự vụ không đúng pháp luật. Việc này các đoàn thanh tra của Chính phủ đã phải thừa nhận đó thôi. Không phải không có nguyên cớ mà người dân bỏ nhà bỏ cửa, cơm đùm cơm nắm lên thành phố khiếu kiện. Đây chẳng qua là việc vạn bất đắc dĩ mà thôi. Cần phải giải quyết tận gốc rễ chứ không nên chỉ chú tâm vào phần ngọn của vấn đề. Hoang Hai, Hải PhòngNếu thực sự có vấn đề tiêu cực ở đây thì việc ủng hộ về tinh thần lẫn vật chất cho người đi kiện là hết sức cần thiết. Còn nếu người đi kiện là vu khống thì mới được dùng những từ như "gây rối ren xúi giục, kich động". Nhưng chính ông Truyền cũng thừa nhận chính quyền địa phương chưa làm đúng, chưa minh bạch, dân chủ kia mà. Việt NamTại sao các Bạn lại nói tôn giáo không được đụng chạm đến chính trị nhỉ? Xin mọi người hãy hiểu rõ về làm chính trị có hai mục đích. Một là thay đổi làm băng họai Tổ Quốc. Hai là thay đổi giúp Tổ Quốc phát triển, nhân dân được ấm no hạnh phúc và nền đạo đức con người được tồn tại và đề cao. Mục đích thứ hai hoàn toàn có trong tất cả giáo lý nhà Phật cũng như Thiên Chúa và các tôn giáo khác. Vậy khi xã hội xảy ra bất công, người dân đói khổ oan sai, nền đạo đức bị xuống dốc thì chính các Tôn Giáo phải có trách nhiệm đứng ra cứu nhân độ thế chứ không phải những chức sắc tôn giáo là những người làm ngơ trước sự đời, chỉ nghĩ về Thiên Đàng hay Niết Bàn đâu. Vì nếu như Họ để cho Xã Hội xảy ra hiện tượng cái Ác lấn lướt Cái Thiện là có tội rất lớn với Thượng Đế. Các Nhà Tu Hành từ bỏ bản thân mình để hóa thân vào đời sống tranh giành lại cái Thiện trước cái Ác, chứ đâu phải đi Tu để ngồi mát ăn bát vàng. Thời Chống Pháp và Mỹ chẳng phải CSVN đã nhận được sự tranh đấu của các nhà Sư và Linh Mục chống lại Pháp và Mỹ đấy sao? Tôi mong rằng đừng ai chỉ trích các Chức sắc tôn giáo khi Họ làm chính trị. Nobody"Tính rẻ" mỗi đảng viên thay vì lương 1.000 USD/năm (đã là cao hơn lương trung bình) nhưng họ "ẵm" vào 10.000 USD/năm, thì thu nhập cho 3 triệu đảng viên thay vì 3 tỉ USD vọt lên 30 tỉ USD, tức 3% dân số ẵm trọn 60% thu nhập. Mỗi năm họ thu nhập bất chánh trên dưới 25 tỉ USD, nhân ra cho 20 năm nay thì số tiền họ thu vào bất hợp pháp lên đến 500 tỉ USD, chưa kể vì số tiền này mà họ làm hại nhân dân, quốc gia, biết bao nhiêu mà kể, tổng cộng vài ngàn ti USD trong 20 năm, hoặc vài trăm tỉ USD hàng năm, tức gấp 3, 5 lần tổng sản lượng quốc gia lẽ ra VN đã và đang đạt được là điều rất có thể. Dân không biểu tình chống chính phủ thì các việc này sẽ kéo dài mãi mãi. Ấn DanhQuanh vùng Đông Nam Á thi chỉ có VN và Thái là hai nước có chính trị không ổn định, bề mặt có vẻ gió êm sóng lặng nhưng ngầm bên dưới có dòng tsunami cuồn cuộn có thể phá sập thành trì, quốc gia bất cứ lúc nào nếu có thêm một vài sai lầm của chinh quyền - đều bất hợp pháp như nhau vì đều không có phiếu bầu tự do. Vì dân không bầu nên dân không ưa, không bênh, một mai nếu chính phủ gặp hoạn nạn, suy sụp dân sẽ còn mừng rỡ hân hoan. Tại Nhật, Đài, Hàn nơi có tự do ngôn luận, dân chủ, thì cho dù có thay đổi chính phủ, đại đa số dân chúng chẳng thật sự quan tâm vì đời sống họ không thay đổi là mấy, quốc gia đều đều phú cường. Như tại Nhật, "xì-căng-đan" hạng nặng làm Bộ trưởng từ chức, Thủ tướng rung rinh, là vì Bộ trưởng cho nhân viên thuê văn phòng nơi cao ốc chính ông ta làm chủ. Tại VN, đem tiêu chuẩn này vào thì còn quan chức nào không bị ở tù? Nếu bắt đầu giải quyết khiếu kiện đất đai thi không bao giờ kết thúc, vì hàng trăm ngàn Việt kiều sẽ nhảy vào làm đơn kiện chính phủ VN, có khi ra Tòa án Thế giới bên La Hague, Hòa lan, vì họ từng bị chính phủ VN giựt nhà, đất, công xưởng, sau 1975. Đồng bào gốc Hoa lại sẽ kiện vụ bị "đánh tư sản". Chính quyền Hà nội trong 62 năm qua giựt của cải dân chúng lên đến hàng trăm, hàng ngàn tỉ USD, bây giờ làm sao mà trả. Quang Huy, Tokyo"Xữ Lý Nghiêm người khích động khiếu kiện?". Biết bao nhiêu người mất nhà mất đất và phãi lặn lội lên Sài Gòn ,Hà Nội đễ khiếu kiện thì không ai đếm xỉa? Họ đâu có lý do gì để bị chính quyền và báo chí làm ngơ ?Những ông đầy tớ cũa dân đen nay đâu hết rồi? Vậy mà cố tình muốn lật cho họ chìm luôn đễ không đi kiện với những Luật mới? Có thời gian thì sao không xữ lý những cán bộ ăn cướp đất cũa dân mà đi lo chụp mũ mấy ông hòa thượng và dân đen đi biễu tình?Mấy ông cán bộ ăn cướp kia chắc đâu cần bị xữ lý Nghiêm? Chắc mấy ông này cũng có nhiều Huy Chương hay công cán cho nhà nước lắm cho nên được Ân Xá trước hết rồi .XHCNVN độc lặp ,tự do hạnh phúc "có nghĩa là Cán Bộ độc lập không có dính liếu gì tới dân hết,họ cứ Tự Do Hạnh Phúc cho riêng họ,còn dân đen thi kệ .Dân đe n cứ mãi là dân đen mà thôi Thính giả không xưng tênHãy xem chuyện biểu tình là bình thường, đừng quá khích. Chính phủ Việt Nam phải ra gấp Luật, hướng dẫn biểu tình hợp pháp. Có đăng ký thời gian, nơi chốn, địa điểm. Tôi đồng ý với bạn về chuyện cứu trợ: Các vị hòa thượng nên sử dụng tiền cho người dân bị thiên tai mới đúng tinh thần Phật giáo. Họ không còn của mà chỉ có nước mắt. Người biểu tình còn của để đòi. TTC, TP HCM, Việt namTôi tin có 03 nhóm người trong các cuộc biểu tình như ông Truyền nói. Tôi muốn thấy Tôn giáo hổ trợ giúp đỡ vô vàn những người đang khổn đau khác ( thiên tai, bão lũ, tật bệnh, da cam...) hơn là giúp có mục đích như thế này. Quảng Độ hơi hám danh và đã làm không đúng với tinh thần của Thích ca Mâu ni. Giấu tênTôi không đồng ý với bạn DAT. Vì luật pháp của Mỹ và các nước tự do là do dân bầu, dân chọn, vì dân, của dân. Luật pháp hiện nay của VN thì để trị dân, nhưng không phải để trị đảng và vốn không hề công bằng. Những kẻ cướp đất dân và làm phẩn nội lòng dân thì đó chính là sự chống phá VN. ĐCS Việtnam dùng bứt tườnt lữa để bưng bít thông tin tự do trên thế giới. Hâm dọa và phong tỏa người biểu tình. Đây gọi là mấy chiều vậy ? Tam Keo Thanh Quy, Hoa kỳÔng DAT ở VN nói có 2 điểm tôi chưa hiểu: 1. tiếp tế cho những ngừi nghèo khổ đứng đầu đừng xó chợ để khiếu kiện vì bị cừng hào ác bá chiếm đất phá nhà là một "kiểu khủng bố tinh thần nhân dân." Tôi nghĩ đó cách an ủi nhân dân mà nhà nước đáng lẽ phải làm từ lâu rồi chứ. 2. "Chờ sự giải quyết cuối cùng từ phía chính phủ" Có trừng hợp nào đực giải quyết cuối cùng đâu? Ông Tổng Thanh Tra nói có sai trái của cán bộ đị phương nhung có cán bộ nào bị bắt tội gì đâu và có đất đai nhà cửa nào đuợc bồi hoàn chưa? Bao nhiêu phần trăm vụ khiếu kiện được đoái hoài chứ nói chi tới giải quyết chung cuộc. Nếu cứ chờ thì ngừi chịu thiệt là nhân dân mất đất đai ruộng vừn đói khát. "Nơi đây tôi chờ, nơi kia anh chờ, chờ đã bao năm, chờ đã bao năm." No NameĐảng Cộng sản Việt Nam hiện nay đang yếu thế, do đó họ đang cố trở lại thời kỳ trước 1954. Tại sao lại có dân khiếu kiện? Vì cán bộ tiêu cực, tham nhũng, vì cán bộ không biết làm việc vì dân, miệng của tổng bí thư thì cứ bô bô chính quyền do dân vì dân, nhưng quên nói đoạn sau, vì dân để dân có được cái gì? Theo tôi thấy, trong sử sách VN chưa bao giờ mảnh đất hình chữ S này có quá 33 năm thanh bình thịnh trị. Sẽ có thay đổi, vì tượng đài Điện Biên Phủ bị sụp, nơi đó rất gần với đồng trụ nơi nhà Hán chôn, và nó là cái đuôi rồng mà Hà Nội muốn yểm, để mãi mãi là tôi đòi của Trung Cộng. Trước đây dân không loạn vì đồng tiền mất giá chưa cao, sự điều khiển kinh tế VN hiện nay vào tay mấy ông trung ương đảng, có những đối sách dành cho chống lạm phát sai hẳn 180 độ, nên lạm phát sẽ tăng thêm nhiều hơn, và đi tới đời sống bất ổn, lúc đó thì thiên thời địa lợi nhân hòa không còn nữa...hãy chờ xem, màn kịch hay sắp bắt đầu. DAT, VNBBC đã chỉ khai thác những phần phát biểu mang tính quá nhạy cảm của Tổng thanh tra chính phủ, phải chăng nếu như toàn bộ bài phỏng vấn được đăng đầy đủ sẽ mang tính hoàn toàn khách quan, điều đó sẽ cho mọi người có cái nhìn tốt hơn. Ý kiến của cá nhân tôi là: - Ở bất cứ đâu, Hoa Kỳ, Anh Quốc... hay Việt Nam cũng vậy thôi, khiếu kiện là một quyền của người công dân điều này thì ai cũng biết, mỗi chính phủ có cách giải quyết riêng nhưng mục đích duy nhất nhằm bình ổn đất nước, không có chỗ cho những kẻ lợi dụng khiếu kiện nhằm mục đích kích động, gây rối. - Hòa thượng hay đức cha cũng là công dân có quyền ngôn luận, có quyền bình đẳng như bao người, đồng thời cũng phải chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật nếu có hành động chống phá đất nước, những hành động trên đây phải chăng cũng là một kiểu "khủng bố" tinh thần nhân dân. - Nếu những ai có lòng hảo tâm thực sự muốn cứu trợ, hãy trông vào miền trung, tây nguyên ở đó vừa trải qua thiên tai, còn cần nhiều sự giúp đỡ từ mọi người. -Hãy chờ sự giải quyết cuối cùng từ phía CPVN, hãy tìm hiểu thêm thông tin nhiều chiều, có vậy mới có được cái nhìn đúng đắn. Alex, VNViệc nguời khiếu kiện không phải là việc lạ, cũng như việc biểu tình thường xuyên ở xứ tự do mà thôi. Nếu bạn còn nhìn thấy những người đang hàng ngày tập trung tại một số nơi như vườn hoa MXT ở HN chẳng hạn, có nghĩa là nhà nước CS đã không cấm họ khiếu kiện tập trung. Tuy nhiên, việc các thế lực không cùng chí hướng với CS hỗ trợ những người khiếu kiện thì đó chính là những người kích động (có thể sẽ có những người bị lôi kéo vào vụ này) thì chính quyền hoàn toàn có thể xử tội vì như thế là vi phạm vào luật pháp của họ. Nếu đem lối hành xử theo luật pháp Mỹ vào VN thì chắc chắn sẽ có sự không thống nhất nếu không muốn nói là mâu thuẫn vì là 2 thể chế chính trị khác nhau. Dù bênh vực những người dân khiếu kiện là đúng, nhưng tôi xin các vị hiểu rằng LUẬT PHÁP VN KHÔNG PHẢI LÀ VER2 CỦA LUẬT PHÁP HOA KỲ. Và tốt nhất là đừng lôi tôn giáo vào chính trị, những người đã xuất gia là những người đã rũ bỏ sự đời. Người xuất gia như Hoà thượng Thích Quảng Độ thực chất đã có những vi phạm vào chính những luật cơ bản của Phật pháp là bỏ dục vọng thì không xứng đáng để kính trọng. T VirginiaTôi thì ngạc nhiên sao lại có ông "Tổng Thanh tra" ở đây? Ông thuộc Hành pháp (do Thủ tướng mướn về), Luật (tư) pháp, hay Lập pháp (quốc hội)? Tôi tưởng nhiệm vụ chính của ông là "thanh tra" các Bộ, ban ngành của chinh phủ, ai dè ông "thanh tra" luôn người dân, vậy là ông trên Viện Kiểm sát Nhân dân (thuộc Tư pháp) luôn rồi còn gì? Nếu đúng vậy thì dẹp VKSND luôn cho rồi, để lập ra "Viện Thanh tra đủ thứ" cho đúng từ đúng nghĩa. Như hiện nay do có sự trùng lập quyền hành, thí dụ bên VKSND không đồng ý "Xử lý nghiêm người kích động khiếu kiện" thì ông sẽ làm sao, sẽ xử lý các người đứng đầu Viện này à? Mà trong luật pháp VN, có điều khoản nào ghi cấm người dân biếu tiền cho nhau đâu, tuy là có cấm dung túng, nuôi dưỡng tội phạm, nhưng các người đi khiếu kiện có phải là tội phạm đâu? Tôi hiểu ý và chia sẻ quan tâm của chính phủ VN về việc tôn giáo xen vào chính trị quá nhiều, phải giảm bớt hoặc dẹp hẳn các việc "tôn giáo lợi dụng chính trị", nhưng chính phủ VN cũng phải làm gương qua việc "chính trị KHÔNG lợi dụng tôn giáo" trước. Nay, chính phủ có đủ thứ nhóm "tôn giáo yêu nước, yêu CNXH", thì không thể trách Linh mục Lý, HT Không Tánh, Quảng Độ được. Chính phủ không công bằng. Minh, BostonDù muốn dù không, tôn giáo sẽ còn ảnh hưởng đến chính trị VN lâu dài. Suốt chiều dài lịch sử đã như vậy, nay muốn "thắng gấp" lại sẽ gây đổ vỡ lớn. Vấn đề chính quyền VN lo ngại không phải là HT Quảng Độ, vì nếu vậy thì ngày 17/7 khi HT ra cứu trợ biểu tình tại Sài Gòn thì chính quyền VN đã bắt ngay, hoặc cho đem về giam lỏng ngay. Đáng lẽ chính phủ VN đã để yên, cho qua, nhưng nay có HT Không Tánh ra tận Hà nội cứu trợ thì quả là họ "không nói không được". Mọi người nên nhìn nhận vấn đề cho rõ, là nếu không ngăn chặn thì có thể có cả một cuộc huy động toàn quốc với hàng triệu, chục triệu Phật tử đứng lên biểu tình, chống đối chính phủ vì lý do này nọ, vì cá nhân hoặc tập thể tôn giáo hoặc ngay cả về chính thể. Nếu không ngăn chận thì trong vài tháng một cuộc bạo loạn toàn quốc rất có thể xảy ra, mà không ai biết để làm gì, giải pháp ra sao? Điều chính phủ VN lo ngại là nay HT Quảng Độ có thêm các đệ tử rất sành sỏi cả việc Đạo lẫn việc Đời, rất chính trị, rất mưu lược, lại còn trẻ có thể nối bước một mai HT Quảng Độ về Niết bàn. Tôi không đồng ý với chính phủ VN trong 9/10 việc khác, nhưng việc này thì tôi đồng ý rằng phải dẹp tôn giáo xen vào chính trị càng sớm càng tốt, nếu không sẽ có một quốc gia bị tôn giáo khống chế tại Đông Nam Á, và mối nguy này còn hơn mối nguy CS vì phảI mất mấy trăm năm mới có thể diệt trừ. Nguyenthitrinh, Cà Mau, Việt namCó người xúi giục Ông đi Cà Mau, Bạc liêu ...khiếu kiện, ông có đi không? Tôi chắc chắn là ông sẽ trả lời không! Vậy đã rõ. Không ai mà khơi khơi cơm nắm, khăn gói đi từ Nam ra Bắc bằng xe đò... để khiếu kiện cái mà mình không có. Để hợp lòng dân ý Đảng Ông nên xem lại hệ thống TTNN đã làm tốt chưa không nên đối xử với người dân như vậy là không phải đạo người. Bou, TP HCM, Việt namSau khi đọc qua các nhận xét cũng như các lời chỉ trích đến cả hai phía của các pác về vụ biểu tình mấy ngày trước,tôi có một số nhận xét sau,nếu như có gì không phải xin các bác thứ lỗi vì vốn kiến thức của em có hạn: - Thứ nhất: cho em xin phép nói về vụ biểu tình của bà con nông dân chúng ta trước nhé. Thử hỏi trong số những người đi khiếu kiện ấy có hoàn toàn là nông dân hay không hay còn có một số những người dân đi theo biểu tình để lấy tiền "cứu trợ"(cái này pải xem lai. do đó đề nghị mọi người xem lại trước khi nhận xét một cách phiến diện như vậy Tôi đã xem qua rất nhiều trang web mà theo tôi thì đó là trang web "phản động" (cái này nếu khôg phải thì xin các bác bỏ qua) và là một đứa sinh viển mới ra trươgn còn non nớt, ăn chưa nên đọi nói chưa nên lời,tôi thấy các bác có những ý kiến đóng góp rất tích cực và theo tôi nghĩ những người dân đi kiện là hoàn toàn đúng nếu xét về mặt tài chính của họ, thế nhưng họ đã không đúng ở chỗ nếu các quan chức địa phương đã nhũng nhiễu với nhau thì tại sao không cử một người đại diện đến cơ quan chức năng cao hơn để giải quyết chẳng lẻ không còn ai đáng để tin cậy,nếu đã khôg có ai đáng tin cậy thì có biểu tình cũng chẳng được gì. Mọi người đồng tình chứ. Vì thế tôi khẳng định rằng bà con đã bị kích động là hoàn toàn có cơ sở... - Thứ hai tôi xin nói về phía Hòa Thượng Thích Quảng Độ: hôm qua tôi đã đọc một bài báo trên báo An Ninh có phần viết rằng HTTQD và một người kế cận đẫ có quan hệ tình dục với một người phụ nữ và đó là vợ và người yêu của mình????? Nếu chuyện này là sự thật thì không biết HT TQD có còn đáng kính như vậy không? Cái này nên xem xét lại cho kỹ, đừng nghe một chiều, bản thân tôi cũng kô hoàn toàn tin vào các bài báo ấy vì các nhà báo ở nước ta cũng chỉ vì DCS mà thôi,đã thử hỏi có được mấy người dám nêu lên sự thật. Còn nếu HT TQD muốn cứu trợ thì tôi hỏi có hiếm gì cách, các nạn nhân chất độc da cam, các miền vùng bão lụt và các vấn đề khác không cấp bách để cứu trợ với số tiền lớn đến như vậy hay sao,còn số tiền đó! lại chi cho dân đi biểu tình nhưng kết quả cũng chẳng đến đâu. Mai Nam, Hà nộiĐây là bài học các bậc độc tài tiền bối truyền lại cho công an của đảng. Đó là tiêu diệt nhóm cầm đầu thì cuộc tụ tập nào cũng tự tan rã. Một cuộc tập hợp ban đầu có thể do tự phát nhưng rồi sẽ bớt nhốn nháo vì quần chúng tự động tìm ra người hướng dẫn để sự đồng thuận cao hơn. Nguyên nhân khiếu kiện hiện nay là do dân uất ức, đảng ta đã buộc thừa nhận công khai qua mồm ông tổng thanh tra, nhưng trấn áp nhóm cầm đầu vẫn cứ là bài võ muôn thuở của mọi bọn độc tài. Thính giả không xưng tênTôi thấy chính phủ VN hoàn toàn có lý khi hướng mục tiêu trấn áp vào "những phần tử xấu xúi giục khiếu kiện". Bởi lẽ họ đã quá biết cái nguy hại của sự "kích động quần chúng" là như thế nào. Chẳng lẽ không phải trên 90% vụ biểu tình rầm rộ của dân chúng và sinh viên thời tổng thống Diệm và Thiệu trong miền Nam là do Việt cộng xui dục và kích động đó sao? Và hậu quả mà chế độ cộng hòa miền Nam lúc ấy phải gánh chịu từ của những cuộc biểu tình ra sao thì chắc ai cũng rõ rồi. Nếu ai trong trường hợp của chính phủ VN hiện nay thì cũng không có còn đường nào khác hơn là "đẹp trai không bằng chai mặt" để giữ lấy sự an toàn cho chế độ. Vậy nên có câu thơ cãi biên rằng: "Dù ai nói ngả nói nghiêng, " "Thì ta vẫn cứ lo kềm kẹp dân" Thế mới là thượng sách vậy! Giấu tênĐáng lẽ ông Truyền phải đứng về phía những người khiếu kiện mới phải, nhờ có người kiện mà ông mới có cớ để thanh tra, có việc để mà làm... đàng này ông quay ngoắt 180 độ. Tại sao? Có phải cầm phong bì rồi, ngậm miệng ăn tiền thì phải quay ra chống dân? Vụ việc ém nhẹm dân lại tiếp tục khiếu kiện nên ông sợ cái ghế của ông không vững ông cũng lại định bịt mồm dân sao? Sự thật ông là ai: thanh tra hay là tham nhũng của tham nhũng? Ẩn danhViệc này phản tác dụng cho cả hai bên. Dùng loa nói chuyện ngoài đường không xứng với một bậc tôn sư, một người nay mai có thể được giải Nobel Hòa bình mà HT đã được đề cử liên tiếp từ năm 1999 đến nay. Có tin cho rằng nếu không có vụ 911 thì HT đã được giải này, vì ban tổ chức không muốn đề tài tôn giáo vào lúc có vấn đề Hồi giáo cực đoan. Có năm HT đã vào chung kết còn 5 người. Năm nay có hy vọng nhất vi năm ngoái HT đã được một giải khác về nhân quyền của Na Uy. Nghe nói trong cuộc trao giải vừa qua, đại diện tổ chức trao giải đã vô cùng ngạc nhiên một cách thích thú khi HT Quảng Độ đã nói chuyện một cách vô cùng uyên bác, mạch lạc bằng Anh ngữ. Các băng, hình này sẽ không khỏi gây ấn tượng tốt đẹp cho Ban tổ chức giải Nobel năm nay. Về phía chính quyền HN thì họ đang dùng các sách lược vô cùng hạ tiện, hèn, khi dùng báo đảng "đánh hội đồng", cho nhiều bồi bút viết bài mắng nhiếc, và báo Tuổi Trẻ cho đăng một bài của báo Pháp luật trong đó in các bản viết tay HT Quảng Độ từng bị bắt buộc, dưới sự tra tấn tinh thần và thể xác, phải viết ra để còn mạng tiếp tục tranh đấu cho quyền làm người. Thất vọng nhất là báo Pháp luật không lẽ không biết, các bản "tự thú" như vậy hoàn toàn không có ý nghĩa về luật pháp, chưa kể hành động này quá hèn? Đọc bài đó, tôi không khỏi nhớ lại các cảnh trong phim Bao Công, khi người tù bị ác quan đánh đập máu me cùng mình, phải tự ký hoặc bị quân lính đè xuống kéo tay in vào bản "tự thú" đã được viết sẵn. Huy, CH SécCái ông Truyền nói thế mà cũng nghe được sao , có oan sai có bức xúc thì người dân mới nghĩ đến chuyện kiện cáo đòi công lý cho mình chứ. Hơn nữa chuyện kiện cáo thì đúng sai phải được giải quyết bằng luật pháp ở ngoài tòa án, bên nào thua thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, chứ lý do gì mà ông tổng thanh tra lại dùng biện pháp hành chính như vậy. Nếu nói rằng tư vấn pháp luật và giúp đỡ người dân đi kiện là "phần tử xấu" kích động dân chúng đi kiện vì những mục đich khác thì các quan chức, hội đoàn của chính quyền Việt nam cũng là những phần tử xấu đáng bị xử lý nghiêm như lời của ông tổng thanh tra vì họ dã kích động và giúp đỡ nạn nhân chất độc mầu da cam đi sang tận Mỹ để kiện cáo đòi bồi thường. Thật là không còn gì để nói với mấy ông này nữa (mình kiện người khác thì chẳng sao , mà có người kiện mình thì tất cả kêu ầm ĩ lên và đòi bỏ tù những người tham gia khiếu kiện). Không tênĐáng lẽ ông Truyền nên xử lý nghiêm người cướp đất làm nông dân phẩn nộ. Đằng này lại đi hù dọa người giúp nông dân giành công lý. Thật là ngược đời. Người nông dân bị cướp đất thì tự nhiên phải phản kháng. Đây cần phải xúi giục mới biết phản kháng. Thử ai đất cướp đất, nhà của ông thì ông sẻ làm sao. Trong một xã hội độc tài thì mới có chuyện vô lý này. Cao Chung, Đà NẵngKhông thể nói rằng những người đi khiếu kiện vì xúi dục, bởi lẽ chính báo chí đã đăng 80% vụ việc dân kiện là đúng. Như thế Thanh tra chính phủ đã đóng vai trò xử lý các vụ việc đến đâu? Là người cầu tiến, luôn luôn tìm hiểu nguyên nhân nào mà ta không làm tròn trọng trách, điều này phản ảnh trong mục: "Những tiêu cực trong Thanh tra chính phủ" vậy ông Truyền đã thực hiện được việc làm trong sạch hàng ngũ Thanh tra chưa? Nếu chưa thì làm sao giải quyết tốt các vụ khiếu kiện của dân. Giải quyết không tốt thì dẫn đến khiếu kiện kéo dài và ngày càng đông là tất yếu. Nếu Thanh tra giải quyết TỐT, thế sướng ích gì dân chúng phải thưa kiện. Hơn nữa người có đủ năng lực, hành vi mới được khiếu kiện như qui định của Luật KN-TC, thì ai có thể xúi dục họ? Long, tp Hồ Chí Minh"Ai cũng hiểu, chỉ một người không hiểu, nên có một "bầy khờ" vật vã đứng kêu oan". Josie NguyenCSVN cứ nói mãi là muốn hội nhập với thế giới và xây dựng nhà nước pháp quyền . Nhưng ông TTT lại ăn nói hồ đồ và vạch trần cho thiên hạ thấy chính ông ta cũng không biết ý nghĩa của pháp quyền là gì . Một nguyên tắc cơ bản trong tư pháp là ngay cả những người bị bắt quả tang tại chỗ cũng chỉ được gọi là "nghi can" và phải được "giả thiết" là "vô tội" cho đến khi được toà án phán quyết là có tội (assumption of innocence before proven guilty). Đằng này ông ta đã phán quyết (mà ông này không phải là thẩm phán) trước khi đem nghi can ra xét xử dựa vào bằng chứng . Vinh, KansasÔng Thanh Tra chính phủ "oai" quá ! Ông đã nhìn lại ông chưa ? Nếu không phải là "kẻ xấu" thì ông mau xuống các tỉnh thành mà xem xét, thanh tra xem dân oan ra sao. Đó mới là việc ông cần làm ngay ! Hãy nhìn dân oan đang màn trời chiếu đất. Ông cũng có gia đình, cũng có con cái để ông yêu thương. Ông có nhìn thấy hay có cảm thấy lòng mình trùng xuống khi các em bé của những cha mẹ bị lấy mất nhà cửa đang phải sống màn trời chiếu đất không ? Ông đừng dương oai đe doạ nữa. Ông nên xử lý "nghiêm" với các ông cán bộ cướp đất của dân kìa. Tôi nghe nói tuần rồi có công an nào đó "múa gươm" ngay tại phi trường. Không có ông nào đòi xử lý nghiêm hết. Có vị còn nói hai cái cây đó không phải là "kiếm". Thật là đau lòng cho dân Việt Nam, hàng ngàn người xuống đường, dầm mưa dãi nắng mà không có một tờ báo nào lên tiếng; trong khi chỉ có mấy con cọp thôi mà ông VVK lên tiếng, báo chí lên tiếng oai lắm....buồn làm sao !!!!! Ông thanh tra còn oai nữa hết ? Mong ông cúi đầu im lặng nếu không giúp gì cho nhân dân, chứ đừng bán đứng lương tâm. MH, Hà NộiÔng Truyền ơi là ông Truyền tôi nghĩ nếu ông còn là người VN hay tối thiểu là còn chút lương tâm thì hãy lo mà giải quyết nổi oan khuất của người dân đi, đừng có mà đổ thừa thế lực thù địch này nọ do các ông tự tưởng tượng ra nữa. Ông đừng quên rằng năm xưa nếu không có những người nông dân thật thà chất phát đã bất chấp nguy hiểm che chở cho cha anh các ông thì giờ các ông không được nhà cao cửa rộng như ngày nay đâu. Admin, Thái NguyênÔi chán quá, sao toàn thấy bêu xấu việt nam, BBC chỉ thích chọc những chỗ chưa tốt, còn lại những cái tốt có thấy nhanh chóng đưa lên mạng đâu. ThomasvilleXin hỏi ông tổng thanh tra nhà nước có "xử lý nghiêm" những trường hợp tham nhũng do ông phụ trách hay không ? Và hơn nữa chính bản thân ông có tham nhũng hay không ? Ông trả lời đi rồi chúng ta bàn tiếp. Nếu không ngày mai người ta đi khiếu kiện các ông rồi các ông lại đòi "xử lý nghiêm" người ta thì khổ quá ! Không tênChính quyền nên công khai thừa nhận trước dân về việc đền bù không thoả đáng và không nên chính trị hoá vấn đề của mấy vị đi trợ giúp người khiếu kiện. Đó là một việc bình thường. Các vị Đại biểu quốc hội do dân bầu ra đã có ai ra thăm hỏi người dân chưa? Tôi tin hầu hết các vị Đại biểu quốc hội đều bị hội chứng "SỢ" và chỉ lo cái ghế cho mình nên các vị ấy rất thích bàn những chuyện "ta tát" một cách viển vông, còn người dân mà họ đại diện dang đòi lại sự công bằng thì dường như không phải là mối quan tâm của họ. DÂN KHIẾU KIỆN QUÁ NHIỀU, CÒN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI ĐI ĐÂU HẾT RỒI. BUỒN LẤM THAY!!!! Quang MinhKhiếu kiện hay biểu tình là việc thể hiện quan điểm bình thường của người dân khi nỗi oan của họ không được giải quyết thỏa đáng. Trừng phạt người "kích động biểu tình" hay đổ lỗi cho cán bộ địa phương không giải quyết được vấn đề. Để đạt được kết quả, người đi khiếu kiện cần đoàn kết lại với nhau và bền bỉ đòi lại cho được quyền lợi đã mất của mình, còn không thì chính quyền sẽ không bao giờ chịu nhượng bộ. Do đó việc giúp đỡ cho những người khiếu kiện kéo dài để lấy lại được danh dự và đất đai đã mất là một việc nhân đạo giúp người khi khó khăn. Chính quyền nên chấp nhận và nhượng bộ đối với người dân nếu không muốn vấn đề này trở nên dai dẵng và mất kiểm soát. Loan Minh Quach, Đà NẵngThưa ông tổng, tục ngữ có câu không có lửa sao có khói hả ông? Hành động của bà con là đường cùng rồi ông hiểu không? Ông đang có tất cả TIỀN, QUYỀN, DANH... và nhiều thứ khác ông muốn là được. Còn DÂN ông xuống mà nhìn họ sống ông nhé. Đây là tức nước vỡ bờ ông không biết sao? Ông nên vi hành bộ một vài lần thì tôi nghĩ chắc ông không phát biểu vô cảm như vậy nữa. Mong lắm ông tổng ạ! Thuong Dan, Hà NộiViệt Nam có một căn bệnh quá nổi tiếng là đổ lỗi. Căn bệnh này ăn sâu đến từng cơ quan của nhà nước. Hễ có gì sai lập tức đổ lỗi. Nào thì do hoàn cảnh, do khách quan.v.v. Ngay đến chính ông tổng thanh tra sau vụ dân đi khiếu kiện lập tức lên tiếng đổ lỗi cho việc bà con đi khiếu kiện là do chính quyền địa phương không làm tốt nhiệm vụ. Vậy cho tôi hỏi ông Tổng thanh tra trong lúc dân tình khổ sở đi khiếu kiện thì ông đang ở đâu, làm gì. Chẳng nhẽ ông không có trách nhiệm gì trong các vụ khiếu kiện hay sao. Ông làm Tổng thanh tra nhà nước để làm gì. Ông từng quảng cáo là ông thanh liêm. Vậy cúi mong ông hãy thử đến những nơi bà con mất đất oan phải đi khiếu kiện cả tháng cả năm. Không mong gì nhiều chỉ mong ông sống cùng họ một ngày để họ giãi bày hết tâm tư của họ cho ông nghe. Ông có làm được không? Saigon by nightNgười dân tụ tập từ tháng 7 gần 20 ngày không nghe ai nói gì trên báo cả. Ngay cả những lời :"tại chính quyền địa phương chưa làm đúng chỉ đạo của chính phủ". Biết bao nhiêu người ở TPHCM và Hà Nội hằng ngày thấy cảnh dân ta dầm mưa dãi nắng khiếu kiện khổ ải như thế nào. Họ chờ nghe phản hồi, chờ những người ĐBQH, chờ chính phủ mới lên tiếng, chờ hòai, chờ mãi. Tới hồi lên tiếng thì trớt quớt. Xin thưa với ông Truyền, nếu ông nói những lời này vào khoảng giữa tháng bẩy thì sẽ có người đồng tình với ông. Chứ còn bây giờ thì không ai nghe hết tại vì cái họ chờ là: Chính phủ giải quyết việc khiếu kiện này như thế nào? Chứ không phải câu hỏi: ai đã xúi giục người dân đi khiếu kiện. Không nêu tênÂy dà, vậy là có nhiều chuyện để xem rồi. Nhà anh có người nhà đi kiện chính quyền thì anh một cắc cũng không được giúp đỡ, một gói xôi cũng không được cho; nếu không lại mang danh là "phá hoại", là "kích động". Chả phải tiền bạc và xôi chè cũng vật chất là gì? Nếu thế thì cũng nên gọi dân đi kiện là "phản động" cả nút, anh chẳng phải đi kiện vì vật chất "tư hữu" của anh đó sao? Bậy quá, dân giờ bậy quá, toàn là tiền với bạc, chả có "Định hướng xã hội chủ nghĩa" gì cả. Còn hội luật gia Việt Nam thì sao nhỉ? Có người đứng ra khiếu kiện, hướng dẫn dùm dân nghèo, ít học; cũng là nhóm phần tử xấu cả. Xúi giục dân chúng chống lại chính quyền cơ mà. Gô cổ hết chúng nó lại nhá, thưa ngài Tổng Thanh Tra. Hài, có vở kịch nào hài hơn nữa không. Dung, CanadaPhải thông cảm cho ông Truyền vì quyền lợi nên tuyên bố loạn cào cào. Nhưng ba thành phần xấu là gì ? 1-Không hài lòng với cách giải quyết của chính quyền địa phương đâu phải là xấu. 2-Tạo sự cộng hưởng của nhiều người thì mới dám đi khiếu kiện là xấu sao? Cùng hoàn cảnh nên rủ nhau đi là xấu sao? 3- Lợi dụng khiếu kiện để gây rối ren nghiã là gì ? Có ai khiếu kiện trong thuận hoà đâu ? Vậy mà cũng là TTT!!! Không nêu tênThưa ông Tổng thanh tra chính phủ Việt Nam, ông nên xử lý nghiêm với “những đầy tớ nhân dân" trước đã vì họ thực hiện theo chỉ đạo của Đảng mà. Nếu không, sự việc bất công đó đâu thể tồn tại lâu như thế. Thật đúng như nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã viết : Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan. Nguyen Kien, ParisTôi tin chắc "chăm phần chăm" là sẽ có một cuộc bắt bớ sẽ xảy ra trong nay mai. Lý do là Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng sắp công du Hoa Kỳ. Theo "thông lệ " thì mỗi khi lãnh đạo VN sắp sang Mỹ thì đều có những vụ bắt bớ xảy ra để "nắn gân" cộng đồng NVHN ở Mỹ (?) hay do một thế lực "đối lập " trong Đảng cầm quyền bày ra để gây khó dễ nhau chơi (?). Tôi tin như thế, nhưng không biết tại sao lại như thế... Linh, MoscowĐọc tường thuật họp báo tôi thấy ông nêu nguyên nhân “gốc của vấn đề” là chính quyền địa phương. Ông còn nhấn mạnh “không phải là chúng ta không thấy nguyên nhân, mà là làm chưa rốt ráo”. Ấy vậy mà biện pháp hàng đầu của TTCP đưa ra là xử lý những người “kích động khiếu kiện” - đến trẻ con cũng chết cười vì cách làm việc của các ông mất. Không nêu danhÔng Truyền có biết vừa rồi ngay chính tại văn phòng thanh tra chính phủ của ông đã kỷ luật một số "phần tử xấu" có hành vi tham nhũng? Vậy ông có tin rằng việc "kích động" khiếu kiện đông người phát xuất từ ngay chính cách làm việc từ văn phòng của ông hay không? Dân VN mấy ai tin vào tính "trong sạch" của cơ quan thanh tra NN! Từ CA, viện KS, toà án...Tất cả là một "giuộc" và là nguyên nhân kích động khiếu kiện đấy ông ạ! Ông có dám bỏ tù chúng không? Quang Nhật, Long AnỞ VN bây giờ có rất nhiều cán bộ như ông Truyền : khả năng chuyên môn đảm đương chức vụ thì luôn tự nhận là hạn chế nhưng luôn tích cực chứng tỏ lòng trung thành với Đảng! Đặng, Hải PhòngMọi người trách móc ông Truyền sao mọi người không thông cảm cho ông Truyền? Ông Truyền cũng chỉ thực hiện mệnh lệnh của cấp trên thôi. Mệnh lệnh đó là bằng mọi biện pháp phải dập ngay đám khiếu kiện đó đi để ổn định chính trị. Xuân Thọ, VNTôi thấy quý vị nói rất đúng: ông tổng thanh tra nhà nước thì nhiệm vụ là phải thanh tra các cấp chính quyền địa phương đã hành xử như thế nào để dân nghèo phải lặn lội đi khiếu kiện. Đằng này ông lại đi đe doạ xử lý những phần tử xúi giục khiếu kiện. Một người được đưa vào chức vụ nhưng lại không hiểu gì về nhiệm vụ của mình đi đá lộn sân để lấy điểm thì thật là khôi hài. Chỉ tội nghiệp cho dân lành dưới thời ông tổng thanh tra mới rồi cũng như cũ thôi. Trần Trọng Thuyên, Hoa KỳKính thưa ông TTT/CPVN, theo ông tuyên bố nhà nước VN sẽ xử lý nghiêm những phần tử xấu xúi giục khiếu kiện. Vậy ông biết những phần tử xấu đó là ai không? Là những quan tham ở địa phương như ông đã công nhận, và cả chính ông nữa. Ông không làm đúng trách nhiệm để quan tham lộng hành gây oan ức cho dân, tất yếu dân oan phải khiếu kiện đòi công lý. Xin ông phải nghiêm túc xử lý chính ông trước đã. Công lý được thực thi thì không ai tài giỏi gì xúi dục dân khiếu kiện quý vị được nữa. Mong lắm thay. Mai Mai, BerlinCó phải ông Truyền từng phát biểu đại ý là ông đã nhiều lần từ chối những "món quà bất thường" phải không? Liêm khiết thật!!! Khiếu kiện đất đai dù nhiều dù ít đều có liên quan đến công tác thanh tra. Dân còn kiện tụng kéo dài chứng tỏ công tác thanh tra của các ông làm chưa tốt. Báo chí đang làm ầm lên về cái gọi là xúi giục khiếu kiện, để đánh lạc hướng sự chú ý của dư luận, hòng gỡ gạc vớt vát lại chút uy tín còn sót lại của chính phủ, nên ông cũng hắt nước theo mưa nhân vụ này có phải không? Ông không biết xấu hổ khi nói ra những lời như vậy à? Mai, FloridaƠ hay, ông tổng Truyền đã dán nhãn hiệu lên những người thấp cổ bé miệng, kể cả "cha, mẹ anh hùng" của chế độ và chắc chắn là chuẩn bị dư luận để đàn áp rồi! Cái lỗi là "ba thành phần" ông đã nêu ra còn các quan chức đảng đẻ ra vụ việc thì dẹp đi đâu? Tất cả đều là đảng viên hành xử rồi đem dân ra thanh toán, coi như vậy có ổn ko? Tôi nghĩ, đảng phải đem toàn bộ đảng viên mọi cấp hối mại quyền thế, tham nhũng, bè phái... ra xử trước rồi mới đến các thành phần khác. Rất mong ông tổng Truyền ko quên là thế giới đang nhìn vào việc ông đang cầm cân nẩy mực công lý - loại công lý mà các ông bảo là vạn lần dân chủ hơn đế quốc! Minh, Hà NộiChú Minh ở Melbourne nói đúng lắm! Cháu cũng tên là Minh, học chuyên toán ở Hà Nội, đã nhiều lần đi ngang qua chỗ bà con tụ tập kêu oan, nay tình cờ lên BBC đọc được ý kiến của chú, nên có thể giúp chú lập luận theo logic toán học như sau: Gọi x là số lần đi kiện được phép của công dân nước CHXHCN Việt Nam. Hiển nhiên x nhận giá trị nguyên dương. Vì được phép đi kiện nên x lớn hơn hoặc bằng 1. Để tránh bị chụp mũ là lợi dụng quyền được khiếu kiện, bắt buộc x phải nhỏ hơn 2. Do vậy suy ra chỉ có thể x=1. Nhưng than ôi! Kiện gì chứ kiện đòi lại đất đai nhà cửa bị quan tham cộng sản Việt Nam chiếm đoạt thì làm sao mà x = 1 được??? Thường phải là 20, 30 trở lên, có khi đến hàng trăm lần, song vẫn không được giải quyết, hoặc nếu có thì rất hời hợt, không thấu tình đạt lý! Minh, Melbourne - AustraliaXảo ngôn! "Cho phép" nhưng lại "cấm lợi dụng". Thế nào là lợi dụng? Có thể hiểu là sử dụng từ hai lần trở lên quyền cơ bản nào đó của công dân CHXHCNVN có liên quan đến một vấn đề thuộc phạm vi "nhạy cảm". Chẳng hạn như khiếu nại tố cáo lãnh đạo cấp cao tham nhũng, quan chức cấp dưới lộng hành. Trong chế độ ưu việt này không có chuyện dân thấp cổ bé họng kiện một lần là được ngay. Ít nhất là sẽ một lần được cấp dưới kính chuyển lên cấp trên xem xét. Và cũng ít nhất một lần bị cấp trên đùn đẩy cho cấp dưới qua câu cửa miệng: "Mời bà con về địa phương giải quyết, đâu khắc có đó!". Như vậy đã là dân oan ai cũng sẽ phải đi kiện tối thiểu hai lần, vừa vặn để bị quy kết là lợi dụng. Ẩn DanhXung quanh vụ các khiếu kiện, người ta thấy có ba thành phần: (1) Các quan chức CS địa phương, những kẻ nhũng nhiễu dân lành nên đã trực tiếp tạo ra khiếu kiện, (2) Dân đi khiếu kiện, những người đã bị các quan chức CS địa phương lừa dối, ức hiếp quá đáng và (3) Những người giúp đỡ, ủng hộ khiếu kiện (mà ông Trần Văn Truyền gọi là "những phần tử xấu xui giục khiếu kiện"). Một người bình thường, thậm chí một đứa con nít cũng có thể nhận định được "phần tử" nào trong ba thành phần trên là đáng "bị xử lý nghiêm". Riêng ông Tổng thanh tra chính phủ của nước CHXHCN VN lại chính thức lên tiếng đe dọa "phần tử" thứ ba. Thật hết biết! SKTHAThưa ông Trần Văn Truyền, những gì ông thừa nhận và ban bố xử lý nghiêm với người đứng đầu dân oan khiếu kiện và đổ lỗi cho chính quyền địa phương đã "chưa làm đúng chỉ đạo của chính phủ, chưa công khai minh bạch dân chủ" Vậy chính quyền địa phương họ đã từng không nghe tuân thủ nhà Nước, những thành phần này trừng trị ra sao? Dân kiện bị ngâm đơn thì biết đến bao giờ mới giải quyết vì càng lâu vật giá sẽ tăng thêm? Bằng chứng thư dân gởi đến bảy tháng mới mở ra rồi còn trình báo lung tung hoặc dém đơn, ông nghĩ sao về điều này? Minh, ÚcThưa Ông Tổng Thanh Tra chính phủ Việt Nam, ông đã từng khi nào nghe câu, "Tiên trách kỷ hậu trách nhân" hay câu "Thượng tắc trách, hạ tắc loạn chưa"? Ông là ai mà đòi "bọc gang - bọc thép" vào miệng thế? Xin lỗi ông Tổng Thanh Tra. Sự thật dối trá và lừa bịp thì dù có bọc nhung cũng lộ diện trong dòng lịch sử hết ông ạ. Mong ông làm tốt bổn phận cho dân nhờ.
Điều gì khiến con người hạnh phúc? Não bộ có tác động tới cảm nhận hạnh phúc của con người như thế nào?
Thế giới sáu tỉ người, có sáu tỉ đường tới hạnh phúc
Sẽ ra sao nếu chúng ta bỏ dùng bao bì nhựa Sẽ ra sao nếu ta phải làm việc đến 100 tuổi? Tại sao sinh vật biển ăn đồ nhựa đến chết? Một người thợ lao động chân tay ở Bangladesh và một người trí thức trung lưu ở Boston (Mỹ) có cơ hội hưởng thụ hạnh phúc như nhau không? Tại sao con người hiện đại dù dư thừa vật chất nhưng tỷ lệ trầm cảm ngày càng tăng lên?... Hàng loạt câu hỏi thú vị liên quan đến chủ đề hạnh phúc - một chủ đề tưởng đơn giản và được bàn tới quá nhiều - vẫn trở nên lôi cuốn và mang tới những kiến giải khoa học cực kỳ hữu ích trong cuốn sách Sáu tỷ đường tới hạnh phúc - tác phẩm best-seller toàn cầu của nhà báo người Đức Stefan Klein. Tạp chí Nature đã nhận xét về tác phẩm này như sau: "Một cuốn sách nghiên cứu được viết cực kỳ hấp dẫn, dễ đọc và đầy chuyên nghiệp về một chủ đề mà đã từ lâu đòi hỏi sự quan tâm luận bàn của khoa học thường thức". Trong phần mở đầu của cuốn sách, khi bàn tới hành trình đi tìm hạnh phúc của con người, nhà báo Stefan Klein viết rằng nhiều người tìm kiếm hạnh phúc như "kẻ say rượu đi tìm nhà mình", theo lời triết gia Pháp Voltaire. "Họ không thể tìm thấy, nhưng họ biết nó tồn tại". Nhưng bởi vì khả năng có thể có những cảm giác tích cực lại được gắn cứng vào não bộ và chỉ bị ảnh hưởng tối thiểu bởi những điều kiện bên ngoài nên chỉ có một cách giải thích cho vấn đề hóc búa của Voltaire: "khi săn đuổi hạnh phúc, chúng ta tự vấp vào chân mình." Trong thế giới hiện đại đầy náo động và con người càng ngày càng trở thành nô lệ cho công nghệ và quay cuồng trong dòng chảy thông tin thật giả lẫn lộn của thế giới ảo trên mạng xã hội, con người càng ngày càng trở nên cô đơn và khó khăn hơn trong việc tìm kiếm hạnh phúc. Stefan Klein cho rằng: Chúng ta phải trả một cái giá rất nặng nề cho việc coi thường hạnh phúc. Hơn 25% người Mỹ chịu đựng chứng rối loạn tâm lý ít nhất một lần trong đời, và trong một năm thì gần như cứ mười người lại có một người trải qua trạng thái trầm cảm kéo dài vài tuần. Hơn 30.000 người ở Mỹ tìm đến cái chết hàng năm. Những nước còn lại của thế giới có tỉ lệ tự tử thấp hơn rất nhiều. Tỉ lệ bệnh trầm cảm ở mức độ nghiêm trọng đang tăng lên rất nhanh trong cả nước Mỹ cũng như ở hầu hết các nước công nghiệp. Trên hết, căn bệnh này ngày nay ảnh hưởng nhiều hơn đến trẻ em và thanh thiếu niên. Hiện nay, nguy cơ bệnh trầm cảm xảy ra đối với thanh thiếu niên cao hơn ba lần so với mười năm trước đây. Vấn đề mà nhà báo Klein chỉ ra là con người hiện đại ngày càng khó khăn trong việc tìm kiếm hạnh phúc là do chính bản thân họ nhiều hơn là tác động bên ngoài. Ông cho rằng, con người có thể hạnh phúc trong hầu hết mọi trường hợp. Các điều kiện bên ngoài quyết định hạnh phúc của ta ít hơn nhiều so với ta thường nghĩ. Những nghiên cứu chuyên sâu đã cho thấy rằng, niềm vui cuộc sống không phải vấn đề của tuổi tác cũng như giới tính. Nó không hề phụ thuộc vào IQ của bạn, hoặc bạn có bao nhiêu đứa con, hoặc tài khoản ngân hàng của bạn nhiều hay ít. Một người thợ thủ công ở Bangladesh có những cơ hội vui thú không ít hơn một viên chức ở Boston. Cả hai - cũng như tất cả chúng ta - đều phải tận dụng mọi cơ hội có trong tay. Cuốn sách Sáu tỷ đường tới hạnh phúc được dịch sang tiếng Việt Ông đặt ra những giả thiết: Có phải hạnh phúc đơn giản chỉ là đối cực của bất hạnh không? Có phải hạnh phúc có tính di truyền? Cảm giác tức giận có biến mất khi ta xả hết? Có thể kéo dài khoảnh khắc dễ chịu? Tiền có làm cho con người hạnh phúc? Chúng ta có thể mãi yêu một người trong suốt cuộc đời? Hạnh phúc lớn nhất là gì? Trong cuốn sách, tác giả đã giới thiệu một vài sách lược để đạt được hạnh phúc, và chỉ ra chúng có tác dụng như thế nào và tại sao. Tựu chung, theo ông, khả năng khiến cho cuộc sống của ta hạnh phúc hơn dựa vào hai nguyên tắc cơ bản: chúng ta có thể gia cố mạng thần kinh tạo ra cảm giác tích cực bằng tập luyện có ý thức và chúng ta có thể tìm kiếm những hoàn cảnh đem lại cho chúng ta niềm vui và sự thích thú. Cổ động viên bóng đá Việt Nam vui mừng LIỆU PHÁP ROBINSON CRUSOE Theo Stefan Klein, não bộ có ảnh hưởng rất lớn đến việc cảm nhận hạnh phúc hay bất hạnh của con người. Với những người mắc chứng trầm cảm hay rối loạn lo âu thì việc nạp lại năng lượng cho não bộ là một phương pháp chống lại u sầu; còn trang bị vũ khí cho chúng ta để chống lại những cảm giác và ý nghĩ tiêu cực thì lại là việc khác. Ông dẫn ví dụ kinh điển về người anh hùng Robinson Crusoe trong văn học Anh để minh chứng cho việc đặt nguyên tắc thứ hai vào hoạt động. Robinson Crusoe đã bị suy sụp bởi trầm cảm khi bị trôi dạt vào một hòn đảo, bất lực, cô đơn, không có hy vọng được cứu thoát. Nhưng cuối cùng, Crusoe đã tự nhủ với bản thân, không có tình huống nào vô vọng đến nỗi phải đầu hàng cả. Nên ông đã lấy một cái bút chì từ con tàu bị mắc cạn và viết một danh sách những điều may rủi. Rủi: Mình bị trôi dạt đến một hòn đảo hoang khủng khiếp, không có bất cứ hy vọng nào quay trở về. Mình bị cô lập và tách rời khỏi toàn bộ thế giới, chịu đựng đau khổ Mình không có quần áo để mặc. May: Nhưng mình vẫn còn sống và không bị chết đuối như tất cả những người khác trên tàu. Nhưng mình cũng được tách ra từ tất cả thủy thủ đoàn để thoát chết; và Chúa đã cứu mình thật kỳ diệu khỏi cái chết thì cũng có thể giải thoát mình khỏi tình trạng này. Nhưng mình đang ở một nơi thời thiết nóng nực, nên giả sử có quần áo mình cũng không mặc. Từ câu chuyện của Crusoe, tác giả rút ra kết luận: "Nói chung đây là một bằng chứng không nghi ngờ rằng, hiếm có một tình cảnh nào trên thế giới lại bi đát như vậy, nhưng ở đây cũng có điều gì đó tiêu cực hay tích cực mà ta phải biết ơn; và hãy để điều này có giá trị như là một chỉ dẫn từ sự trải nghiệm tình cảnh khốn khổ nhất trong tất cả các tình cảnh trên đời này. Rằng chúng ta có lẽ luôn luôn tìm kiếm trong đó một điều để an ủi bản thân, và để tìm ra phần lợi ích trong khi mô tả những may rủi. Niềm hạnh phúc này đã cứu ông. Còn nếu ông đầu hàng sự chán nản hẳn ông đã chết sớm trong cô độc." LY NƯỚC ĐẦY MỘT NỬA HAY VƠI MỘT NỬA? Tác giả tiếp tục đặt ra câu hỏi phản biện: "Phải chăng Crusoe đã tự ru mình vào niềm hạnh phúc mù quáng?" rồi đi đến kết luận: "Không hề, cả hai cột trong bảng thống kê của ông đều đúng. Vấn đề là bạn chọn phía nào. Việc quyết định rằng ly nước là đầy một nửa thay vì vơi một nửa chính là một trong những thuốc giải độc tốt nhất cho căn bệnh trầm cảm." Từ câu chuyện về cuộc đấu tranh sinh tồn của Robinson Crusoe, Stefan Klein cho biết rằng sau đó viện Sức khỏe Quốc gia đã tốn mười mấy triệu đô la vào một trong những thí nghiệm trị liệu lớn nhất mọi thời đại để kiểm tra phương pháp của Crusoe. Các nhà tâm lý học tự hào gọi nó là Liệu pháp hành vi nhận thức (cognitive behavior therapy), hay còn gọi là Liệu pháp Crusoe. Cuộc nghiên cứu kéo dài sáu năm, thu hút hàng trăm người đang chịu đựng mức độ trầm cảm từ bình thường đến nghiêm trọng tham gia. 60% trong số họ được chữa trị theo liệu pháp hành vi nhận thức, - tỷ lệ thành công này tương đương với số bệnh nhân được điều trị bằng thuốc. Nếu như kết hợp cả dược phẩm lẫn liệu pháp nhận thức thì tỷ lệ phần trăm người khỏi bệnh còn cao hơn, và nguy cơ tái phát giảm đi. Cuối cùng, ông kết luận: "Đặt những nỗi sợ hãi và cảm giác về sự vô dụng của ta lên giấy cũng làm cho chúng hữu hình - và do vậy sẽ dễ dàng kiểm nghiệm chúng hơn là những ý tưởng chỉ lặn ngụp trong đầu ta. Theo đó mẹo giải quyết vấn đề nằm ở chỗ loại bỏ những ý tưởng đen tối ngay khi chúng ta nhận biết chúng. Việc bắt chước phương pháp của Robinson Crusoe viết ra các lý lẽ phản biện lại những suy nghĩ đang hành hạ chúng ta rất có tác dụng." HIỆU ỨNG COOLIDGE HAY "TẠI SAO CHÚNG TA SA NGÃ"? Một trong những phần thú vị nhất trong cuốn sách khoa học thưởng thức của Stefan Klein có lẽ là phần nói về sự đam mê và bản năng tình dục của con người. Từ chuyện bộ não tác động đến sự ham muốn, khoái cảm hay tình yêu của con người đến những lý giải sâu hơn về não bộ, sự tiến hóa của cảm giác hay chất hóa học nào điều khiển chúng ta…; Klein đã mang đến những lý giải vừa thú vị vừa sống động dựa trên các nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới. Cách dẫn chuyện của ông dí dỏm và hài hước với những dẫn chứng "nói có sách mách có chứng". Trong chương lý giải tại sao con người thích sa ngã, ngoại tình, tác giả đã phân tích những chất hóa học trong não bộ điều khiển những ham muốn hay thích khoái cảm của con người hay các loài động vật khác. Để lý giải về chuyện tại sao con người hay sa ngã hay thích của lạ, Stefan Klein dẫn một câu chuyện được gọi là "Hiệu ứng Coolidge". Chả là ông tổng thống Mỹ Calvin Coolidge (Tổng thống thứ 30 của Hoa Kỳ) và bà phu nhân Grace Coolidge đến thăm một trang trại chăn nuôi gia súc của chính phủ. Hai ông bà được dẫn tách riêng ra chứ không phải đi cùng nhau. Bà Grace Coolidge đã tạt vào thăm khu nuôi gà đúng lúc một con gà trống cường tráng đang đè một con gà mái ra cỏ. Bà Đệ nhất phu nhân có vẻ ấn tượng, nên mới hỏi con gà trống này nhảy mái được nhiều hơn một lần trong một ngày không. Người chăn nuôi bèn trả lời, "hàng chục lần, thưa bà". Bà Coolidge bèn nhân cơ hội này, nói với người chăn nuôi gà: "Hãy nói cho Tổng thống biết điều đó" Một lúc sau đó, Tổng thống Coolidge cũng ghé qua khu chăn nuôi gà. Khi được nghe kể về những chiến công oai hùng của con gà trống, nhất là qua cái câu nhắn gửi của bà Đệ nhất phu nhân, ông bèn hỏi lại: "Thế mỗi lần nó đều làm vậy với một con gà mái à?". "Ồ không, thưa Tổng thống, mỗi lần với một con gà mái khác nhau ạ". Ông Tổng thống sung sướng gật gù rồi nhắn gửi lại: " Vậy hãy nói lại điều này cho bà Đệ nhất nghe nhé". Màn trả treo của hai ông bà Tổng thống về chuyện gà trống gà mái về sau được lấy làm cho một ví dụ khoa học về sự ham thích của lạ của con người và động vật. Và để dễ nhớ, người ta gọi luôn nó là "Hiệu ứng Coolidge". Stefan Klein sau đó dẫn nghiên cứu của các nhà khoa học và cho rằng hành vi sa ngã hay thích của lạ của chúng ta là do sự điều khiển của một chất gọi là dopamine trong não bộ. Nhà nghiên cứu não bộ người Canada Anthony Phillips công bố: "Ham muốn của con người/con vật đối với bạn tình có thể đo được. Số liệu nghiên cứu của ông cho biết, chỉ hình ảnh một con cái mới đằng sau tấm kính cũng làm tăng lượng dopamine của con chuột đực lên đến 44%. Ngay trước lúc giao phối, lượng dopamine tiếp tục tăng gấp đôi mức bình thường, lên đến đỉnh điểm rồi sau đó hạ xuống đáng kể. Lần giao phối tiếp theo cũng với đối tác cũ, mức tăng yếu dần và sau một vài lần nữa thì mức dopamine không hơn gì mức bình thường. Ham muốn của con đực đã giảm sút. Nhưng nếu lại có một con cái mới xuất hiện sau tấm kính thì mức dopamine ngay lập tức tăng lên... 34%." Một nhà khoa học khác là Dean Hamer thì cho rằng chất dopamine trong não bộ liên quan đến gien. Và qua nghiên cứu, ông kết luận là 30% đàn ông được cho là có "gien lang chạ" và trong đời họ có số lượng bạn tình hơn người bình thường 20%. Điều này lý giải cho những huyền thoại phóng đãng được người đời truyền tụng như Don Juan hay Casanova. KHI THỜI GIAN NGỪNG TRÔI Cuối cùng, thông điệp quan trọng nhất mà cuốn sách hướng tới là làm cách nào để con người hiện đại tận hưởng hạnh phúc cũng như ngăn chặn mầm mống của chứng lo âu, u sầu dẫn đến căn bệnh của thời đại là chứng trầm cảm đang hành hạ và giết chết hàng trăm ngàn người mỗi năm trên thế giới. Tuy nhiên, mỗi người có một trải nghiệm hạnh phúc khác nhau. Vậy thế nào là cảm giác hạnh phúc? Nữ văn sĩ người New Zealand Katherine Mansfield miêu tả trạng thái tuyệt vời này như là ánh sáng rực rỡ của mặt trời mà ai đó thu nhận được. Theo Klein, hiến mình cho một hoạt động nào đó có thể mang lại sự tập trung sâu sắc cho cả sự chú ý lẫn nhận thức của con người và do vậy cũng dẫn đến những cảm giác tích cực. Không quan trọng hoạt động thuộc loại gì, miễn là chúng được thực hiện với sự tập trung. Trượt tuyết hoặc đọc sách, một cuộc nói chuyện, bất cứ việc gì được làm một cách nghiêm túc - điều quan trọng là tìm ra một nhiệm vụ để lợi dụng triệt để não bộ. "Bị cuốn vào một hoạt động nào đó có thể mang lại cảm giác vui thích đến mức chúng ta muốn làm đi làm lại vì chính hoạt động đó. Tại những lúc như vậy mọi việc dường như đang xảy ra không phải bởi hoạt động của chính ta, mà là tự động, như thể được điều khiển bởi một sức mạnh nó đang sử dụng ta như một công cụ của nó. Cái tôi bị lãng quên, và những bận tâm của ta cũng tan biến để chúng ta có thể tập trung tốt hơn vào nhiệm vụ trước mặt." - tác giả viết. Nhà tâm lý học người Hungary Mihaly Csikszentmihalyi đã làm nên công trình của đời mình khi ghi chép lại những trải nghiệm như thế, mà ông gọi là dòng chảy (flow). Theo ông dòng chảy là trạng thái hoạt động của tâm trí, khi mà cá nhân thực hiện một hoạt động với tràn ngập cảm xúc, tập trung tối đa năng lượng của mình, tham dự toàn vẹn vào quá trình thực hiện hoạt động và tận hưởng quá trình đó. Ông đã phỏng vấn các vận động viên, bác sĩ phẫu thuật, nhạc trưởng và những người khác mà công việc chuyên môn đòi hỏi sự tập trung tuyệt đối. Ông cũng nói chuyện với hàng trăm nhân viên văn phòng và những người có công việc bình thường khác. Ông đi đến kết luận rằng trong những khoảnh khắc tập trung cao độ thì trải nghiệm mọi người đều giống nhau và hầu hết không phụ thuộc vào hoạt động cụ thể nào. Nói chung những người được phỏng vấn cảm thấy tốt hơn khi họ tập trung cao độ vào một hoạt động nào đó so với khi họ nghỉ ngơi buổi tối và cuối tuần mà không làm gì cả. Công nhân nhà máy cho thấy khi làm việc họ cảm thấy hạnh phúc hơn gấp đôi so với khi nhàn rỗi. Theo ghi nhận được thì cảm giác uể oải khó chịu trong khi nghỉ ngơi thường nhiều hơn gấp ba trong khi làm việc. Tất nhiên, theo ông, quá dễ và quá khó đều không tốt. Dòng chảy chỉ xảy ra khi hoạt động đòi hỏi não bộ phải gắng sức ở mức độ hợp lý. Trong những trường hợp này, nỗ lực không cứ phải dẫn đến tình trạng kiệt sức hay tiêu cực. Đúng hơn nó còn giải phóng ra một kích thích dễ chịu, thậm chí là hưng phấn nhẹ. Vậy những cảm giác tích cực đến từ đâu khi chúng ta bận rộn hết mình vào một hoạt động nào đó? Ông cho rằng, dopamime đóng một vai trò quan trọng, bởi vì chất truyền dẫn này kiểm soát sự tập trung và đánh thức niềm vui sướng. Dopamine gây tác động trực tiếp lên các nơ ron thần kinh ở thùy trán vốn chịu trách nhiệm về bộ nhớ làm việc. Khi chúng ta tập trung thì dường như dopamine cũng tăng lên. Đồng thời dopamine cũng là một loại chất bôi trơn tinh thần. * Còn hàng loạt chủ đề thú vị khác mà Stefan Klein bàn luận trong cuốn sách của mình, từ việc "chinh phục bóng tối đời ta" đến "tập nhiễm tuyệt vọng", từ "nghịch lý của tiền bạc và hạnh phúc" đến "tam giác thần kỳ của hạnh phúc". Và cuối cùng, ông đi đến kết luận, ham muốn sống của con người là bẩm sinh. Nỗi mong đợi cồn cào, cơn vui sướng ngất ngây, lòng thương cảm đầy ấm áp, tất cả đều là những phần trang bị cơ bản của não bộ. Chúng là những món quà cần thiết cho sự tồn tại. "Nhiệm vụ quan trọng nhất trong cuộc mưu cầu hạnh phúc là hiểu biết bản thân mình. Điều này không hề yêu cầu cái gì quá phức tạp hay đặc biệt cả. Chỉ cần chú ý đến những phản ứng của chúng ta đối với các kích thích hàng ngày và thử nghiệm một chút với cái đã thành thói quen, thế là đủ. Theo cách này, chúng ta càng ngày càng hiểu cái gì hữu dụng với ta. Tất cả chúng ta sẽ tìm ra đáp án cho riêng mình." Chúng ta có sáu tỉ người, nên có sáu tỉ con đường dẫn đến hạnh phúc.
Người Trung Quốc - tôi nghĩ số đông - vui mừng vì sự thành công của Đại hội Đảng Cộng sản 19.
Đại hội Đảng TQ và cái nhìn của nước lớn
Giáo dục trẻ em qua lễ tưởng niệm Liệt sỹ ở Quảng Tây, Trung Quốc Họ háo hức về một thời đại mới, với sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa, mơ ước vĩ đại nhất của dân tộc Trung Hoa từ thời cận đại, sẽ trở thành hiện thực. Mục tiêu "một trăm năm" đầu tiên, mốc thành lập ĐCSTQ năm 1921 - 2021 với "xã hội khá giả toàn diện" thì đã ở trước mặt. Sát sườn hơn nữa, với việc xác định "tham nhũng là mối đe dọa lớn nhất mà Đảng phải đối mặt", với công cuộc Đả hổ, Diệt ruồi, Săn cáo đạt kết quả tích cực và tiếp tục được Đảng hứa hẹn sẽ "giành thắng lợi áp đảo, tiêu diệt cả gốc lẫn ngọn" (Báo cáo của ông Tập Cận Bình), đã tạo được niềm tin nhất định trong quần chúng. Dư luận Phương Tây đã có một cái nhìn không thật khách quan khi một mực cho rằng công cuộc chống tham nhũng ở Trung Quốc có mục đích chính trị. Nếu cái chính trị ấy đồng hành với tham nhũng thì tại sao không chống, tại sao không diệt? Một đòn cho hai mục tiêu thì ai chẳng muốn thực hiện. Ông Tập công bố dàn lãnh đạo mới của TQ Tập Cận Bình 'dẫn đầu và ở lại còn lâu' VN học được TQ cách 'dùng Đảng trị quốc'? Mặc dù đã có dự báo rộng rãi, việc tư tưởng Tập Cận Bình được ghi vào Điều lệ Đảng tại Đại hội 19 dưới mệnh đề: "Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc cho thời đại mới" vẫn gây ra nhiều bất ngờ trước dư luận. Bởi vì đây là lần đầu tiên tư tưởng của một lãnh tụ được ghi vào Điều lệ của Đảng này cùng với tên tuổi của họ ngay lúc họ còn sống. Nhưng đừng nghi ngờ việc ông Tập Cận Bình đã nghĩ việc cần đặt một nền tảng tư tưởng mới cho một thời đại mới, dù ông có muốn nhân thể vinh danh tên tuổi mình hay không?. Nước Trung Hoa bước vào "thời đại mới" thực sự cần có kim chỉ nam để hướng đến cuộc "phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa". Tờ New York Times (13/10) cho biết, chỉ hai tuần sau khi nhận chức Tổng bí thư tại Đại hội 18, ông Tập Cận Bình đã có một tấm ảnh đáng đồng tiền bát gạo, chụp ông cùng đồng chí của mình trước gian "Con đường phục hưng" của Bảo tàng quốc gia. Tấm ảnh sẽ còn lưu dài dài theo lịch sử phát triển của Đảng. Một thắng lợi khác Một thắng lợi khác rất đáng kể của ông Tập Cận Bình là Ban thường vụ Bộ Chính trị gồm bảy người được bầu ra lần này gần như là một tập hợp đáng mơ ước, dẫu có cuộc đấu tranh và thương nghị không mấy thuận cho ông ở Bắc Đới Hà hồi tháng 8 năm nay. Ông Tập: 'Lãnh đạo quyền lực nhất TQ' sau ông Mao Tư tưởng Tập Cận Bình Người ta có thể dự đoán ngay được cả sự thay máu, đổi chỗ sẽ đến như thế nào sau 5 năm nữa, tại Đại hội 20. Tôi có thể mạnh dạn dự báo, ông Tập Cận Bình còn có thêm nhiệm kỳ, thì có lẽ từ thời điểm này sẽ khó tiếp tục mặc nhiên tồn tại trong Đảng Cộng sản Trung Quốc các phái như phái Đoàn Thanh niên, phái Thượng Hải, phái Tử Đệ. Nhà phân tích chính trị Vũ Cao Phan bình luận về tư tưởng Tập Cận Bình và Đại hội 19 ĐCSTQ Với thời gian, rồi sẽ xuất hiện những phe phái khác, với những tục danh khác. Tuy nhiên, dư luận nước ngoài đón nhận kết quả của Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc không được lạc quan như chính trong nước này. Điều đó không có gì khó hiểu. Người ngoài có cái nhìn cởi mở, khoáng đạt hơn và có thể dễ thấy vấn đề hơn. Về mặt kinh tế, người ta lo hộ Trung Quốc: kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội có thể song hành với nhau mà không làm nảy sinh tư bản thân hữu, nguyên nhân tệ hại nhất của tham nhũng trong xã hội Trung Quốc hiện nay? Về chủ nghĩa xã hội đặc sắc - trong tiếng Hán "đặc sắc" có nghĩa là sắc thái riêng, còn trong tiếng Việt "đặc sắc" có nghĩa là rất tốt, hoàn hảo. Để nguyên từ "đặc sắc" khi chuyển sang tiếng Việt ở trường hợp này dễ hiểu sai. Chưa nói người Trung Quốc chắc không tự khoe mình là hoàn hảo và tính ngữ này xuất hiện nhiều nhất trong Báo cáo, hơn 50 lần được hiểu như thế nào về phương diện kinh tế? Đại biểu dân tộc thiểu số TQ dự Đại hội 19 Về chính trị, ông Tập lập luận rằng không thể có hai chế độ chính trị giống như cùng một khuôn và Trung Quốc sẽ có thể làm mẫu cho thế giới về thể chế của mình thì khi đề cập đến cái "đặc sắc Trung Quốc" ấy. Vậy nó sẽ được hiểu như thế nào? Nhiều lập luận nhưng chưa thấy rõ. Tập quyền mạnh trong một đất nước rộng lớn, đông dân, nhiều sắc tộc, nhiều bè cánh như Trung Quốc có thể là cần thiết và mang tính giai đoạn nhưng một khi "tập" quá thì lại đi ngược với cải cách mà Trung Quốc muốn chuyển đổi nhằm mở rộng quyền công dân, cởi mở với bên ngoài. Không dễ trả lời ngay Tại cuộc phỏng vấn trước thềm Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc, BBC có nêu một câu hỏi không dễ trả lời ngay: người viết cảm nhận thế nào trước khả năng một Trung Quốc tiếp tục dưới quyền ông Tập Cận Bình, xét từ góc độ quan hệ Việt - Trung? Vấn đề đáng quan tâm nằm phía sau câu hỏi. Đại hội 19 và thực chất tư tưởng Tập Cận Bình Cái đã qua thì ta đã biết. Ông Tập từng tuyên bố một cách không tự tin rằng các đảo, đá trên Biển Đông đã thuộc về Trung Quốc từ hơn hai ngàn năm trước. Tuyên bố vậy nên ông để quân tướng mình mặc sức đào đào đắp đắp, điều được ông đánh giá tại diễn đàn Đại hội là "Đã tích cực đẩy mạnh xây dựng các đảo, đá nam châm…" và " đã thuộc về Trung Quốc" như thế nào chưa thấy phía Trung Quốc đưa các bằng chứng thuyết phục thưa ông. Chỉ biết những ghi chép của người Trung Quốc từ cả ngàn năm trước cho đến tận thế kỷ XIV, XV cho thấy nơi này chỉ toàn là những bãi nhô lên từ lòng biển, chớ có bén mảng mà đắm tàu thiệt thân. Ông Tập Cận Bình (thứ tư, trái sang) và ông Lý Khắc Cường (thứ hai, phải sang) tiếp tục có mặt trong Ban thường vụ Bộ Chính trị Đảng CSTQ khóa 19. Tôi có chú ý đến đoạn kết trong Báo cáo chính trị, ông Tập Cận Bình nói: "Đứng trên mảnh đất bao la với hơn 9,6 triệu km2 và 1,3 tỉ người dân Trung Quốc…" Nghĩa là ông thừa nhận Trung Quốc có 9,6 triệu km2, gồm 9.596.960 km2 đất liền cộng với 270.500km2 lãnh hải mà thôi. Vậy mà nhiều người Trung Quốc cứ khăng khăng rằng Trung Quốc còn gần 3 triệu km2 Biển Đông. Một nữ nghiên cứu viên của Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây còn lập luận rất… nước lớn, rằng "Trung Quốc đông dân, không lẽ chỉ có 270.000km2 mặt biển sao?" Với Đường chín đoạn, ông Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Nam Hải, vào năm 2013 trả lời chính dư luận Trung Quốc đã khẳng định một năm sau đó sẽ có được sự lập lý vững chắc thì đến nay, nhiều "một năm nữa" đã trôi qua. Không cần đề cập thêm những xung đột từng gây căng thẳng theo chu kỳ, chỉ như vậy cũng đã thấy Biển Đông là câu chuyện sóng gió nhất trong quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc. Cộng thêm với đó, thặng dư thương mại luôn ở mức nhiều chục tỉ (đô la Mỹ) nghiêng về phía Trung Quốc, trong khi các công trình thắng thầu ở Việt Nam thường được Trung Quốc thực hiện kéo dài, đội vốn, với công nghệ thấp, ngược lại điều mà Trung Quốc luôn đòi hỏi các nước khác khi đầu tư vào nước mình, đã làm cho hình ảnh của Trung Quốc kém thân thiện với người Việt Nam. Tuy nhiên, ông Tập Cận Bình cũng từng mong muốn một quan hệ láng giềng hữu nghị, ổn định lâu dài với Việt Nam, mà ông nói là cùng chung vận mệnh. Quân đội Trung Quốc cử nhiều đại biểu dự Đại hội Đảng 19 Trước diễn đàn Đại hội lần này, ông tuyên bố: "Trung Quốc quyết không phát triển bản thân mình mà trả giá bằng sự hy sinh lợi ích của nước khác." Quan hệ giữa hai quốc gia, mặt khác luôn tùy thuộc vào cả hai, vào đối tác. Cặp Việt - Trung cũng vậy. Nước nhỏ có cái mạnh của nước nhỏ. Ít nhất là ở chỗ biến điều không thuận lợi thành thuận lợi. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một nhà nghiên cứu phân tích chính trị và quan hệ quốc tế từ Đại học Bình Dương, ông cũng từng là Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hội hữu nghị Việt - Trung.
Hiện nay, Việt Nam đang có 'hàng triệu' người có ý kiến bất đồng với chính quyền, mà trong số đó không nhất thiết phải là những người 'đi biểu tình' và 'hô khẩu hiệu', xử 'nặng và chủ quan' đối với họ như hiện nay là 'lợi bất cập hại' đối với chính quyền, ý kiến của khách mời nói với Bàn tròn thứ Năm tuần này của BBC Tiếng Việt.
Xử nặng bất đồng, VN đang 'lợi bất cập hại'
Bà Trần Thị Nga bị kết án 9 năm tù giam, 5 năm quản chế vì tội tuyên truyền chống phá nhà nước cộng sản Việt Nam, theo điều 88 Bộ luật Hình sự Nêu quan điểm với cuộc Tọa đàm hôm 27/7/2017, nhân sự kiện Việt Nam mới tuyên bố phạt 9 năm tù giam, 5 năm quản chế với nhà hoạt động Trần Thị Nga ở tỉnh Hà Nam, PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Luật pháp và Phát triển từ Hà Nội, nói: "Gần đây tôi thấy một hiện tượng là đối với những người phụ nữ như vậy, tại sao lại kết án ở mức quá nặng như vậy? Mười năm! Tại sao như vậy? Tôi chia sẻ một ý kiến cho rằng phải chăng nhà nước Việt Nam hiện nay đang thấy rằng rất nhiều người bất đồng chính kiến với mình?" Bàn tròn: Về các vụ án xử phụ nữ bất đồng chính kiến Các gương mặt tù nhân lương tâm là nữ ở Nhà hoạt động Trần Thu Nga bị xử 9 năm tù Luật sư VN 'vô vọng trong các vụ an ninh'? Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam thả ngay 'Mẹ Nấm' Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, hay Blogger Mẹ Nấm, bị tuyên án 10 năm tù giam cùng theo điều 88 Bộ Luật Hình sự "Ở đây tôi xin nói là bất đồng chính kiến không nhất thiết là cứ phải đi biểu tình và hô khẩu hiệu. Bất đồng chính kiến có thể tìm ở trên mạng xã hội rất nhiều, có thể con số lên hàng triệu. Không đồng tình với nhà nước là bất đồng chính kiến." "Vậy phải chăng việc xét xử này một cách chủ quan để đưa ra những án rất nặng để răn đe với tất cả những người nào bất đồng chính kiến chăng? Theo tôi, nếu cơ quan quyền lực nhà nước mà nghĩ như vậy, hoặc hành xử như vậy, thì lợi bất cập hại." Bà Trần Thị Nga là nhà hoạt động có bốn con, trong đó có hai con nhỏ, bị bắt và bị Tòa án tỉnh Hà Nam tuyên án 9 năm tù, 5 năm quản chế về tội tuyên truyền chống Nhà nước CNXHCN Việt Nam theo điều 88 của Bộ luật Hình sự, hôm 25/7. Quốc tế khuyến cáo Trước đó, một nhà hoạt động khác là bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, được biết đến với tên gọi blogger Mẹ Nấm, một bà mẹ đơn thân với hai con nhỏ, từng được Hoa Kỳ trao giải thưởng phụ nữ can đảm, đã bị Tòa án tỉnh Khánh Hòa tuyên án 10 năm tù giam cũng theo điều luật trên. Ông Hoàng Ngọc Giao đưa ra bình luận với BBC về các bản án này: "Các bản án đối với Mẹ Nấm vừa rồi, hoặc gần đây nhất là cô Trần Thị Nga, theo tôi đánh giá, nó như những bản án mà căn cứ để buộc tội có thể nói là không giống các đất nước văn minh, có nhà nước pháp quyền." Nhiều phụ nữ Việt Nam là các nhà hoạt động và bất đồng chính kiến ôn hòa đã bị kết án theo những điều luật 'mơ hồ' và với những bản án nặng, theo nhà bình luận "Nó dựa vào những căn cứ rất mơ hồ, cụ thể như là tội tuyên truyền chống nhà nước, tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, rồi tội hoạt động chống lại nhà nước v.v..." "Những điều luật này khi Việt Nam phải điều trần về vấn đề cam kết thực hiện những Công ước Quốc tế về nhân quyền thì đã có nhiều nước khuyến nghị rằng một là chúng phải được chuẩn hóa, tức là phải đưa ra những tiêu chí rõ ràng về (những) tội này. Hai, tốt hơn hết là [Việt Nam] nên bỏ đi. "Đó là những khuyến cáo mà quốc tế khuyên Việt Nam nhưng Hà Nội vẫn kiên trì giữ những điều luật đó. Tôi theo dõi cả chục năm nay, thấy việc kết tội với những tội đó phần lớn được đưa ra, rồi kết án với những người thực hiện quyền (có) tiếng nói của mình một cách ôn hòa," ông Hoàng Ngọc Giao nói. Đánh đòn tâm lý? Cũng tại Bàn tròn này, nhà báo tự do, cựu đạo diễn truyền hình Song Chi đưa ra bình luận: "Tôi đã nghĩ là mình sẽ không ngạc nhiên về bất cứ hành động hay việc làm nào của nhà nước Việt Nam nữa, nhưng vừa rồi bản án với blogger Mẹ Nấm mười năm tù và với bản án đối với nhà hoạt động Trần Thị Nga chín năm tù thì thực sự là tôi vẫn cứ ngạc nhiên, vẫn bị sốc như thường. "Tại vì phải nói là nó quá nặng, trước đó tôi nghĩ nhiều người cũng như tôi không nghĩ là đến mức là chín năm, mười năm tù, dành cho Mẹ Nấm trước đây hay là cho Trần Thị Nga. "Thứ nhất, nếu tính về những hoạt động, thì họ đấu tranh rất ôn hòa và họ đòi hỏi những quyền lợi cũng rất cụ thể, phải nói là rất căn bản cho quyền con người, quyền được lên tiếng nói, quyền được minh bạch thông tin, rồi được tham gia phản đối Trung Quốc, hay phản đối vụ Formosa, hay vụ dân oan. Việc bắt giam và kết án nặng các nhà hoạt động nữ vừa qua ở Việt Nam cho thấy chính quy muốn 'đánh đòn tâm lý' với giới bất đồng chính kiến, nhà báo, đạo diễn Song Chi đặt giả thuyết. "Có nghĩa là những cái rất cụ thể, không có gì đề cập đến chuyện lật đổ chế độ hay gì cả, và những phương thức của họ rất ôn hòa, nhưng cuối cùng bản án lại quá nặng. Sau đó, tôi mới nghĩ tại sao lại như vậy? Tôi nghĩ thứ nhất, tại sao họ lại chọn những người phụ nữ, những người mẹ đơn thân và có những đứa con nhỏ như vậy, với những bản án nặng nề? "Phải chăng là họ muốn đánh về mặt tâm lý đối với người bị kết án, và thứ hai là đánh về mặt tâm lý đối với tất cả những người khác, nhưng chúng ta thấy là họ đã thất bại. Nếu muốn tạo ra sự khuất phục với người bị kết án, thì thực tế là cả blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và cả Trần Thị Nga đều đã không đầu hàng, đã rất kiên cường đến phút cuối cùng trước tòa. "Còn nếu đánh vào tâm lý sợ hãi của những người bên ngoài thì... cũng không có sự sợ hãi đó, mà ngược lại chỉ có sự căm thù," nhà báo Song Chi nói với Bàn tròn thứ Năm của BBC. Mời quý vị bấm vào đường link này để theo dõi ý kiến của các khách mời của BBC về chủ đề bản án với bà Trần Thị Nga và nhân quyền ở Việt Nam.
BBC chân thành cảm ơn quý vị thính giả của đài và bạn đọc trang web đã chia sẻ cảm nghĩ của mình với chúng tôi sau khi xảy ra vụ Luân Đôn bị đánh bom ngày 7.7.
Đợt thư đầu tiên về vụ Luân Đôn bị tấn công
Các ý kiến này được gửi về địa chỉ của BBC Tiếng Việt trong đợt đầu tiên: Phong Trần, Lubock, Hoa KỳNhững biến cố 9-11và bây giờ đến lượt London. Tôi rất buồn và nghĩ ngợi lung tung đến những mất mát mà những gia đình bị nạn vừa trải qua. Sở dĩ tôi không quên được là vì trong quá khứ gia đình tôi tại VN, trong thời gian 1970. Một chuyến xe Lam ba bánh tại Bảo lộc cũng đã bị bộ đội đặc công đặt plastic cho nổ tung. Tôi xin đề nghị BBC trực tiếp hay gián tiếp dề bạt chính phủ Anh nhờ chính phủ VN giúp huấn luyện việc chống khủng bố chắc sẽ có hiệu qủa. Như vậy thường dân vô tội sẽ khỏi bị mất mạng sớm hơn số mệnh của họ. Nguyễn Quang Duy, Canberra, Úc Đại LợiLondon bị khủng bố. Bao nhiêu câu hỏi đã đổ đến. Không biết cháu tôi có sao không? Không biết các anh chị làm trong đài phát thanh và gia đình có sao không? Không biết biết mẹ Việt Nam có đủ sức che chở các con của mẹ ở London hay không? Cầu ơn trên che chở tất cả cư dân London và thành kính phân ưu đến các người bị nạn. Hơn ai hết tiếng nói của giáo sỹ (kiêm tiến sỹ) Zaki Badawin đại diện cho Hồi giáo :”đây là một tội ác không thể biện minh” cần được lắng nghe. Sự lo lắng hành động khủng bố có thể dẫn đến những phản ứng tiêu cực cần được quan tâm. Quả thật, kẻ khủng bố không phân biệt người thuộc tôn giáo nào, người chống hay ủng hộ chiến tranh. Từ Singapore, ông Ken Livingstone thi trưởng London đã nhắn những người khủng bố với ý như sau: “Thật bất công khi có người phải mang bom tự sát. Nhưng bất công hơn khi nạn nhân là những thường dân vô tội. London có 7 triệu cư dân. Ở London mọi người được chọn lựa cuộc sống của mình. Về lâu về dài London sẽ thành trung tâm của Tự Do và Dân Chủ để mọi người cùng hướng tới.” Ông cũng kêu gọi mọi cư dân hãy bình tĩnh và trở lại sinh họat hằng ngày. Mục đích của khủng bố, dù vũ lực hay chính trị, là đánh vào tinh thần là taọ hoang mang sợ hải cho cả một tập thể. Chỉ chưa đầy 1 tuần, hôm qua hằng trăm ngàn người lại đổ ra các đường phố London, đổ ra điện Buckingham để đón mừng sáu mươi năm ngày chấm dứt chiến tranh. Đây là một bài học cho chúng ta. Nếu chúng ta sợ hãi, khuất phục bọn khủng bố. Thì những kẻ chủ trương khủng bố đã đạt được mục đích và họ sẽ coi khủng bố như một biện pháp có hiệu quả. Như thế họ sẽ tiếp tục khủng bố chúng ta và cả con cháu của chúng ta. Trần Thái, KansasKhủng bố ngày càng trở nên mức tạp và không dể đối phó. Chính phủ Anh cũng như các nước có nguy cơ khủng bố nên vận động các cộng đồng Hồi Giáo địa phương tiếp tay trong việc truy tìm thủ phạm. Cho đến nay tại các nước có khủng bố các cộng đồng Hồi Giáo chưa giúp ích gì nhiều cho nhà chức trách, hay nói rõ là họ hoặc có thái độ thờ ơ. Những Lên án khủng bố của họ chỉ mang hình thức chiếu lệ tính toán để nhằm giảm bớt áp lực công chúng hơn là thực tâm. Để chống khủng bố một cách triệt để và có hiệu quả nhà chức trách nên vạch một ranh giới rõ ràng cho các cộng đồng Hồi Giáo, hoặc là anh tham gia chống khủng bố vì lợi ích quốc gia hay anh là khủng bố hay ủng hộ khủng bố. Điều này không có nghĩa là phân biệt đối xử nó chỉ đơn giản là trách nhiệm của công dân đối với quốc gia cũng nhằm tạo hình ảnh đẹp cho chính cộng đồng của họ. Xuân TrungĐôi khi để hiểu rõ một vấn đề, người ta cần thay đổi góc nhìn. Trong xung đột hay mâu thuẫn giữa 2 đối tượng, nếu đối tượng này không đứng ở góc nhìn của đối tượng kia thì khó có sự thông hiểu để giải quyết ổn thỏa vấn đề. Diệu Trầm, Hoa KỳĐọc các ý kiến về khủng bố ở bên nước Anh, thấy người lại ngẫm đến ta, tôi xin có đôi lời đóng góp. Nếu ai đó chỉ dựa vào lý thuyết tài liệu tuyên truyền mà không nhìn vào thực tế thì không nhìn ra bản ngã để sám hối, không biết tri ân sự nhẫn nhục, sự tha thứ của người đời, sẽ tiếp tục kiêu căng sa vào điều mê muội. Bản thân tôi quê ở Mỏ Cày, Bến Tre, năm 1962, khi 12 tuổi đã chứng kiến tận mắt sự khủng bố, sau nhiều lần họ đến nhà kiếm cha tôi để hỏi tội, nhưng ông đã trốn lên Mỹ Tho, họ lôi anh tôi 14 tuổi ra sau vườn thế mạng, mẹ tôi đứng tim chết ngay tại chỗ, tôi thì lạc mất cha, long đong tứ xứ . Nay tôi 65 tuổi rồi, nhưng trả thù thì không bao giờ màng tới,nghĩ đến chiến tranh, đến bố tôi vẫn còn sợ hãi, tội cho dân lành phải sống trong những vùng đất phát sinh thù hận vô luân của những người u mê vì chủ nghĩa,vì tôn giáo. Thuyết nhân quả của nhà Phật luận ra để khuyên người ta làm điều lành, nguôi thù hận, lánh dữ cho kiếp sau, chứ không phải để mê muội tiếp tục gây thù chuốc oán,có vay thì phải trả. Nguyễn Phong, Houston, Hoa KỳXin được chia sẻ ý kiến với bạn Nhẫn tại Nga như sau: Bạn nêu ra 3 điều thì tôi thấy điều 1 và 3 là những gì các nước chống đối nhau thường làm: họ luôn chỉ trích việc làm của nước kia trong khi đôi lúc họ cũng làm những việc này. Nước Nga cũng đã từng xâm lược nhiều nước khác kể cả chiếm đóng Afghanistan. Cũng như Việt Nam cũng từng chiếm đóng Cambodia. Như các giáo sư người Nga nói thì hóa ra họ cũng đồng thuận với chính sách chiếm đóng của Nga sao? Có thấy họ mâu thuẫn không? Nếu người nhà của họ chết vì khủng bố thì họ có thấy là người nhà của họ chết là đúng tội không? Tôi không nghĩ là họ sẽ nghĩ như vậy đâu. Còn ý thứ 2 của bạn sinh viên Palestine thì bạn cũng thấy nó như thế nào rồi phải không? Bạn là người VN, bạn cũng biết lịch sử chiến tranh VN, bạn cũng biết chiến tranh nhân dân là gì rồi! Rất khó xác định anh là người dân thường hay người chiến binh du kích nhân dân trong cuộc chiến tranh nhân dân vì người đó có thể là phụ nữ, là ông bà lão và cả trẻ em dưới tuổi thành niên. Trước đó vài giây họ là dân thường nhưng sau vài giây họ đã là chiến binh, đó là sự thực ở cuộc chiến du kích. Nhưng tại sao bạn không trả lời là VN không cần có tổ chức khủng bố để chống Mỹ? Bạn có quyền hãnh diện để trả lời câu hỏi này mà.Tôi rất buồn khi thấy bạn không có lập trường kiên định trong việc này.Một lần nữa xin được lập lại là chống các thế lực độc tài trên thế giới không có nghĩa là phải ủng hộ chủ nghĩa khủng bố hay phải tiến hành khủng bố. Đỗ Việt Thắng, Hà Tây, Việt NamChúng ta phải đoàn kết nhau lại để chống chủ nghĩa khủng bố trên toàn cầu! Nhẫn, NgaXin cho phép tôi gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới các nạn nhân của vụ khủng bố tại London. Họ là những người vô tội và đáng được sống một cuộc sống hòa bình. Tôi thực sự đã không cầm được nước mắt khi nhìn thấy những nạn nhân của khủng bố ở London, New York, Beslana, Moscow… Chủ nghĩa khủng bố phải bị ngăn chặn và tiêu diệt! Tuy nhiên, cái cách ngăn chặn nó như Anh, Mĩ và mấy nước lớn vẫn làm, tôi nghĩ là không hiệu quả. Ngược lại, nó còn tạo ra những hiệu ứng ngược và làm dấy lên phong trào khủng bố từ các nước Hồi giáo. Thực tế cho thấy là với cái kiểu “áp đặt dân chủ” như hiện nay mà Mĩ và các nước đồng minh đang tiến hành thì nạn khủng bố không giảm, mà ngược lại có chiều hướng ngày càng tăng. Dân chủ thì chưa thấy đâu nhưng biết bao người dân vô tội trở thành nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố. Tôi xin kể lại đây một số điều mà tôi được chứng kiến để các bạn cùng suy nghĩ: 1) Sau vụ 11-9, cũng như nhiều người khác tôi rất xúc động. Tuy nhiên, trong một lần nói chuyện với mấy giáo sư Nga thì mấy người trong số họ phát biểu: “Đấy là luật nhân quả, nuớc Mĩ hứng chính những cái mà mình tạo ra”. Tôi có nói lại là những nạn nhân đó thì gì có liên quan?, họ là những người vô tội. Một ông giáo sư trả lời: “Ừ thì họ đúng là những người vô tội, chúng tôi cũng rất đau xót và thương họ. Thế nhưng anh phải biết là những việc làm của chính phủ Mĩ ở Afganistan, ở Serbia,… đều được sự đồng thuận của xã hội, của dân chúng. Anh tưởng họ đánh các nước đó đơn thuần chỉ nhằm đem dân chủ cho dân bản xứ? Anh hoàn toàn nhầm. Họ làm như vậy là để xây dựng lại trật tự thế giới, áp đặt các nước phải theo mình, khống ch! thị trường dầu mỏ... Nếu không, anh thử giải thích cho tôi tại sao những tổ chức khủng bố Chechen lại được bao che, được coi là những người giải phóng dân tộc?”. Các giáo sư mà tôi vừa đề cập chỉ là những nhà khoa học thuần túy, những người dân bình thường, không quan tâm nhiều đến chính trị, và cũng lên án không ít chính sách của nhà nước Nga đối với Chechen. 2) Trong một lần tranh luận với một anh sinh viên người Palestine tôi có phê phán cái cách đấu tranh dành độc lập của người Palestine, hay cái cách đánh bom giết hại dân lành của nhiều tổ chức Hồi giáo cực đoan. Anh có trả lời là họ phải làm như vậy để giải phóng đất nước, giành độc lập. Tôi có bảo, thế sao không “đánh nhau theo luật”, tức chỉ đánh nhau giữa lính với lính, giữa quân đội với quân đội. Anh trả lời: “Anh nói thì dễ. Một bên là vũ khí hiện đại, giết người hàng loạt, còn bên kia chỉ mấy thứ vũ khí lạc hậu. Cứ thử để Mĩ hay Israel ở vào vị trí chúng tôi, còn chúng tôi là họ thì xem họ có còn đòi phải đánh nhau theo luật nữa không? Anh thử chỉ chúng tôi xem còn cách nào khác? Những người dân bị thiệt mạng vì đánh bom tự sát là vô tội, thế còn những dân lành bị chết dưới “bom đạn không có mắt” ở Palestine, Chechen, Iraq thì sao?” 3) Trong mấy ngày qua truyền hình Nga đưa tin liên tục về vụ khủng bố tại London. Họ đăng khá nhiều các ý kiến phản đối khủng bố, chia xẻ, thông cảm với các nạn nhân. Tuy nhiên họ cũng đưa thông tin về việc chính quyền Anh đã bao che, cho phép nhiều tổ chức Hồi giáo cực đoan, khủng bố Chechen hoạt động tự do trên đất Anh. Thậm chí trong một chương trình họ còn nói đến một thỏa thuận ngầm là “tôi cho các anh hoạt động tự do thì các anh không được đụng chạm đến dân chúng tôi”. Họ nói nhiều đến việc dân chủ theo kiểu double standard. Võ Linh, Vũng Tàu, Việt NamXin có lời chia buồn với người dân Anh về vụ khủng bố đẫm máu. Tôi thấy bạn Bill thiếu thông tin về chiến tranh VN quá và cũng xin được hỏi ý kiến của bạn về những vụ khủng bố ở Nga. Thiem, Vinh, Việt NamGửi PMC Hà nội. Tôi thấy anh Phạm Long không hề tán tụng gì Saddam hay Taliban cả mà phê phán cái lối làm việc diều hâu của Mỹ và thài độ theo đuôi của Anh thôi. Anh bảo anh Phạm Long thiếu kiến thức chứ tôi không thấy vậy. Hình như anh quá sùng bái Hoa kỳ mà thôi. ( Tôi cũng tin anh không phải người Hà nội, vì người như anh ở Việt nam bây giờ hơi hiếm đấy) NQT, ĐứcTrước hết, phải hiểu thế nào là khủng bố? Khủng bố là mang tính chất man rợ chỉ biết giết người vô tội vạ, không có lý trí, không có lòng nhân đạo và sống không có quê hương,không có tổ quốc, sống ngoài vòng pháp luật ở mọi nơi trên quả địa cầu này cho nên chỉ chạy trốn ẩn náu những nơi mà cũng có ý tưởng ác độc dưới mặt nạ của nhân cách. Như vậy, tôi không đồng ý với ý kiến của bạn Conan-Canada nói “Phải có chân thành, thiện chí từ cả 2 bên“. Đạo Hồi giáo là đạo rất nguy hiểm của thế kỷ 21 vì nó mang một sắc thái hoang đường và cuồng tín,cực đoan và bạo lực, người Hồi giáo tin tưởng khi làm thánh tử đạo như giết người dã man ở Mỹ,Tây Ban Nha hay London là được lên thiên đàng như Muhammad nói “chết cho niềm tin trong trận chiến sẽ được Thượng Đế ban phước khi lên Thiên Đàng." Những người nào không theo Đạo Hồi giáo là tà đạo và thù ghét tất cả các Đạo khác.Thế bạn Conan biết Kinh Thánh Koran vì tên của bạn chỉ khác một chút tên kinh thánh Koran, khi anh muốn đàm phán với một người mà có bản chất khủng bố trong lòng, trong trái tim thì chẳng khác nào tự thất bại. Trong cuộc chiến tranh VN phe miền Bắc đem quân vào Nam đánh Mỹ và tiêu diệt chế độ VNCH bằng vũ lực cũng bằng“ đặc công khủng bố“ và ngược lại Mỹ cũng đem bom dội miềm Bắc tàn phá thành thị thôn quê nhưng rồi cả ba phe hận thù nhau nhưng lại ngồi chung bàn hội nghị để thảo luận hiệp định hoà bình vì tất cả có quê hương có tổ quốc có quốc gia miền Nam VNCH , có nhà nước miền Bắc VNDCCH và có Liên hiệp quốc Hoa Kỳ. Còn chủ nghĩa khủng bố thì không ai, không một nước nào chứa chấp, do đó không có thể xử dụng ngôn từ bằng những lời chân thành, thiện chí mà hòa giải, vì Khủng bố không có lương tri, không có đìều thiện và chân lí. Chỉ khi nào con người không có cái tâm khủng bố thì có thể bằng lời ngọt ngào ,lắng nghe trong tình thương yêu và hiểu biết để giải quyết những vấn đề bất đồng ý thức hệ lẫn nhau và sống chung trong thế giới hòa bình và công lý. Billy Nguyễn, Anaheim, USAXin chia buồn cùng các nạn nhân London. Chuyện London bị khủng bố bom cũng giống như chuyện Saigon bị khủng bố mìn trước 1975. Vì vậy, muốn điều tra ngọn ngành của khủng bố Londom thì không ai làm giỏi hơn chế độ C/S VN. Họ rất giỏi về chuyện khủng bố, trước 1975, họ cũng khủng bố bằng mìn tại nam VN, sau 1975, họ khủng bố dân bằng bo bo bột mì va người dân thì phải khoái ăn sang và khủng bố thế giới bằng 3 giòng thác cách mạng. Chính phủ Tony Blair thay vì dùng M15 điều tra khủng bố, khó tìm ra nguyên do lại tốn kém, đề nghi mướn T/C 2 của VN điều tra, bảo đảm sẽ ra được thủ phạm trong thời gian ngắn nhất. Gia ĐiểuTheo nhận định của tôi không cách gì mọi người kể cả chính quyền và dân chúng có thể ngăn ngừa tuyệt đối sự sát hại nhắm vào những người vô tội nơi công cộng, nhất là kẻ khủng bố sẵn sàng huỷ diệt chính mình. Nhìn chung trong đời sống hàng ngày tại các đô thị lớn, với đủ mọi cơ sở phức tạp và phương tiện lưu thông bận rộn, tôi nghĩ nhóm người chủ trương khủng bố có thể hành động bất cứ nơi nào, thời khắc nào, dễ dàng bằng vũ khí họ có trong tay hoặc phương tiện ở hiện trường mà họ có thể lợi dụng, có lẽ họ chỉ còn ngại một điều là đến mức độ nào đó thì quần chúng nói chung sẽ không chấp nhận và che dấu cho hành vi khủng bố mà họ biện minh tranh đấu cho chính nghĩa ...của họ. Ta thấy những nhóm khủng bố Hồi giáo cuồng tín hiện nay, càng ngày càng mất dần sự sự hậu thuẫn từ nhiều cộng đồng Hồi giáo vì tính cách khủng bố quá man rợ, họ kỳ thị cả giáo phái, không cần tấn công thẳng vào kẻ đối đầu, mà bất kể cả đám đông thầm lặng vô can, cho mục đích reo rắc đe doạ, sợ hãi. Từ xưa nhân loại đã trải qua quá nhiều những cuộc chiến dã man vì nhiều nguyên do, nhờ ý thức sự tàn ác làm mất nhân tính Hồng Thập Tự Quốc Tế, và sau này Lưỡi Liềm Đỏ của Hồi giáo đã ra đời để xoa dịu nỗi thống khổ của con người, rồi hiến chương LHQ cũng lên án những hành động dã man với thương binh,tù binh,ám sát đối thủ, và lợi dụng vũ khí hóa học để tàn sát cho nhiều.... Cho nên không thể viện lý do vì cô thế, bị áp chế để chấp nhận phản kháng, đấu tranh qua hành động khủng bố nhắm cả vào dân chúng sống trong vùng kiểm soát của đối phương. Muốn giải trừ khủng bố, cũng không thể đơn giản nói truy tìm chúng tận hang ổ, diệt chúng tận gốc rễ như những gì chính quyền các nước đang chủ trương. Theo tôi vấn đề nó còn nằm trong dân trí bị mê muội bởi thủ lãnh, tín đồ bị mù quáng bởi giáo chủ, cho nên cần phải tìm cách can thiệp ôn hoà, tế nhị và lâu dài vào các xã hội có nền văn hóa xét ra còn bưng bít, hủ lậu, kỳ thị sắc dân,tôn giáo, và chính kiến. Có nhiều chính quyền độc tài ngăn cấm cả những tự do tư tưởng, văn hóa để họ dễ đầu độc người dân ủng hộ,và hy sinh cho những lý lẽ giả trá, họ đốt hết sách vở, giáo lý gọi là "phản động" để truyền bá những tư tưởng đấu tranh huyền hoặc, xúi trẻ thơ ôm bom lao vào giặc, đẩy thanh niên lấy thân chặn chiến xa, và tàn ác hơn nữa là đặt bom, gài mìn, pháo kích bừa bãi để sát hại, reo sợ hãi cho cả đồng bào của họ. Khủng bố theo tôi không chỉ là hành động hủy diệt tài sản và tính mạng dân lành bởi một vài nhóm quá khích, mà còn bao gồm những hành động của một vài chính quyền uy hiếp tinh thần dân chúng trong một quốc gia,chẳng hạn chỉ vì một bài báo, một lá thư ngỏ, một di chuyển hội họp, mà một ký giả bị tù, một nhà chính trị, nhà truyền đạo bị quản thúc không qua xét xử công minh, khiến cho người dân phải sợ hãi răm rắp tuân theo kẻ thống trị độc đoán. Cho nên trước những hành động và nguyên do gây ra khủng bố, mỗi chính quyền, mỗi cá nhân không phải chỉ lên án kẻ khác, mà phải tự vấn có thể từ suy diễn nông cạn mà chính mình cũng có thể thành kẻ khủng bố, hoặc hậu thuẫn cho khủng bố. Ẩn DanhXin chia buồn với các nạn nhân! Nhưng tôi buồn thêm khi thấy một vài bạn có ý kiến tại forum này một tiêu chuẩn kép!Không tin các bạn hãy xem lại các ý kiến của một số thính giả cũng tại forum này nhân vụ khủng bố bắt con tin khủng khiếp BESLAN,Nga(Tháng 9 năm 2004). Với các tiêu chuẩn kép thì làm sao đủ ý chí và sức mạnh đề chống khủng bố?! Phong Nguyễn-HoustonKhủng bố luôn luôn phải có một lý do "chính đáng" nào đó được dựng lên để biện minh cho hành động của mình. Tôi thấy có nhiều ý kiến cho rằng vì chính quyền nước này hay nước kia làm điều gì đó nên nước họ và người dân của họ bị khủng bố, bị giết chết là điều không tránh khỏi và vì thế ta có thể suy nghĩ rộng ra là khủng bố được núp dưới danh nghĩa "độc lập tự do hay giải phóng dân tộc" hay gì gì đó (chính nghĩa một chút!) thì được chấp nhận! À, đó là những gì các tổ chức khủng bố trên thế giới muốn đạt đến và nhắm vào. Tôi chỉ tự hỏi tại sao họ không tấn công các mục tiêu quân sự mà lại nhắm vào thường dân vô tội? Làm nổ bom tàu chiến USS Cole thì tôi chấp nhận được vì nó là mục tiêu quân sự nhưng cho nổ bom các phương tiện di chuyển công cộng hay thả hơi ngạt vào những nơi này, hoặc pháo kích vào trường học, vào khu dân cư sinh sống là không chấp nhận được. Cho dù các tổ chức này có nhân danh cái gì đi nữa thì việc làm này vẫn không thể nào chấp nhận được các bạn ạ !!! Trong chiến tranh thì nó có nhiều điều khác với khủng bố, người Việt chúng ta đa số đã trải qua chiến tranh nên cảm nghiệm cũng nhiều. Chiến tranh đa phần có mục tiêu quân sự để đánh phá, không phải là nhắm vào thường dân vô tội (đương nhiên là không thể bảo đảm 100% thường dân vô tội không bị sát hại). Cho dù chiến tranh tàn khốc như việc Mỹ bỏ bom Hà Nội trong 1972 thì Mỹ cũng không dám giết hại thường dân "một cách thoải mái" được: bằng chứng là họ không thả bom phá đê sông Hồng, vì như thế sẽ làm dân vô tội chết nhiều và họ không thể có lời bịên minh nào chính đáng với dân của họ. Các bạn rất sai lầm khi cho khủng bố là chính đáng để chống lại các thế lực thù địch mạnh hơn mình, vì khủng bố đa số chỉ nhắm vào dân thường vô tội -! mục tiêu dễ tấn công và có khả năng gây thương vong cao nhất cũng như làm cho người dân sợ hãi - Nhận định của tôi có thể sai lầm nhưng tôi thấy khủng bố giết người vô tội đã học được một bài học từ chiến tranh VN: đó là làm cho người dân tại Mỹ sợ hãi và sau đó phản chiến, chống đối chính quyền. Những vụ khủng bố tại Iraq gần đây đều đi theo mục đích này. Các bạn ở VN có bao giờ nghĩ là nếu VN bị khủng bố thì bạn có thấy họ chính đáng nữa hay không? Đừng đứng ngoài để nhận xét mà hãy tự đặt mình vào cuộc để suy nghĩ xem nó thế nào! Tôi hoàn toàn không đồng ý với bạn Conan ở Canada. Việc chống các thế lực của cường quốc thì như VN đã làm là đấu tranh nhưng không có khủng bố trong đó, ta mở cuộc chiến tranh và tấn công các mục tiêu quân sự cũng như mở cuộc chiến tranh về ngoại giao để giành chiến thắng. Khủng bố phải bị loại ra khỏi hành tinh này. Khi bạn có ý tưởng như vậy thì bạn sẽ nhanh chóng ngã theo sự thuyết phục của khủng bố mà thôi. Bạn Conan muốn có sự công bằng, điều này rất tốt nhưng giống như bạn ghét người hàng xóm hay ăn hiếp bạn và bạn kiếm con gái nhỏ của ông ta để làm nh! ục và giết đi thì bạn nghĩ là công bằng sao? Bạn nghĩ là bạn đúng vì con gái của ông ta đã không đứng lên chống lại cha mình để bênh vực bạn, đó là suy nghĩ của bạn Conan mà tôi nghĩ là không được lành mạnh ở đây. Người dân có thể chống chính quyền của họ hoặc không chống, họ vẫn là người dân vô tội. Họ không có nhiều quyền lực để có thể kết tội họ cấu kết với chính quyền để làm tội. Họ có bao nhiêu việc để lo làm và sinh sống, cách suy nghĩ của bạn Conan chính là cách suy nghĩ của những tổ chức khủng bố tuyên truyền: họ phải giết con tin vô tội người Mỹ hay người Anh vì những người dân này không biết chống lại chính quyền của họ. Bởi vì những người dân vô tội này có tham gia tội ác của chính quyền nước họ. Những tổ chức khủng bố cũng tuyên bố là họ yêu hòa bình và không muốn chiến tranh nhưng họ phải làm như vậy vì...(hàng trăm lý do chính đáng để phải giết người), muốn họ chấm dứt thì đơn giản là hãy chống lại chính phủ của bạn và nếu được thì lật đổ nó đi. Đó là lý luận của các tổ chức khủng bố mà tôi cho là ngụy biện và lừa gạt mọi người, thực chất của nó vẫn là giết người vô tội một cách man rợ và tôi cho rằng không nên chấp nhận bất cứ lời biện minh nào cả. Sự bất bình đẳng là một vấn đề còn tồn tại lâu dài trong thế giới này nhưng khủng bố thì không nên tồn tại. Conan, CanadaNhiều bạn ở đây cho rằng các bạn sống ở thế giới văn minh, loài người tiến bộ. Tôi không biết tôi có được sống trong cùng thế giới văn minh của bạn hay không, nhưng tôi chỉ quan sát thấy rằng, con người đang giết nhau bằng mọi cách mà họ có thể làm. Và tôi ghê tởm tất cả mọi kiểu cách giết người, dù vô nhân tính như đặt bom xe, bom tự sát đến các cách văn minh tiến bộ như bắn tên lửa, rài thảm bom, rải chất độc... Bạn Minh Khố Chuối à, tôi cũng dùng tàu điện mỗi ngày, cũng hiểu sự lo sợ của bạn lắm chứ. Vậy bạn hãy làm điều tương tự, là hình dung bạn đang ngủ, không biết bom rơi trúng lúc nào, bạn thấy chính nghĩa gì ở cuộc chiến tranh Anh Mỹ tạo ra khắp nơi trên thế giới? Chúng ta là con người, bị tát 1 cái thì đau, nhưng khi đấm vào mặt người khác thì lại không thấy đau, đó là điều tôi muốn nói. Tôi khẳng định rằng không ủng hộ khủng bố và cũng khẳng định là không ủng hộ chiến tranh. Giết người bằng cách nào cũng là giết người, như nhau cả. Phải bị trừng phạt. Phải nên chấm dứt. Chúng ta truy tìm thủ phạm cac vụ khủng bố là đúng. Thế nhưng các vị lãnh đạo mở miệng ra lệnh ném bom tàn sát hàng ngàn người, rồi lên tivi rao giảng đạo đức và chính nghĩa thì chúng ta vỗ tay hoan hô ủng hộ là sao? Bạn đâu thể đứng ngoài mối quan hệ xã hội rồi bảo bạn vô tội. Chúng ta đóng thuế để chính quyền mua bom, mua vũ khí, gây chiến tranh là chúng ta cũng góp 1 phần trong hành động tội lỗi đó của chính quyền. Tay chúng ta như vậy cũng nhuốm máu các nạn nhân trong các vụ ném bom hàng loạt vậy. Các bạn văn minh đã chẳng tự hào là mình tự bầu chính quyền hay sao? Nếu nói chống chiến tranh, mà vẫn ủng hộ chính quyền đánh các nước, rồi biện minh bằng lời lẽ bóng bẩy, văn minh, nhân quyền, tự do ... là thái độ giáo điều, không chân thực. Muốn chấm dứt tình trạng này phải từ 2 phía. Đâu thể chỉ truy sát họ rồi tiếp tục thả mặc chính quyền Anh Mỹ hành xử tự do. Phải có chân thành, thiện chí từ cả 2 bên. Tuấn Lee, Việt NamVụ khủng bố tại London thật kinh hoàng. Tôi cũng có thể hiểu được sự căm phẫn của người Anh và những người có lương tâm trên khắp thế giới. Chỉ có một điều tôi không hiểu. Đó là những tiếng nói đầy lương tri đó đã ở đâu khi bọn khủng bố tấn công trường học, bệnh viện, chung cư, ga xe điện ngầm ở nước Nga. Khi đó tôi lại thấy người ta lên án chính phủ Nga. Mọi nguyên nhân được quy kết cho hành động quân sự của người Nga tại Chesnya. Khi đó truyền thông "tự do" thậm chí đã coi bọn khủng bố là những người đấu tranh cho độc lập, tự do. Tôi cũng không thấy sự xót thương hay đồng cảm khi có những tin tức về những vụ ném bom nhầm vào thường dân ở Iraq và Afganistan. Khi đó thậm chí một lời xin lỗi cũng không có. Khi đó tất cả phản ứng của thế giới "văn minh" là "rất tiếc, nhưng chúng tôi cho là có khủng bố ở trong đó". Thế mới thấy một mạng người trong thế giới "văn minh" như Anh, Mỹ đáng giá gấp biết bao nhiêu lần so với nhữn mạng người bèo bọt ở Afganistan, Iraq, Somali,... cũng như những mạng người kém "tự do, dân chủ" như ở Nga. Thế mới thấy CHÍNH-TÀ trên thế giới này nằm trên đầu lưỡi. Nếu có lợi hay nếu cùng phe thì dù có giết cả ngàn mạng người cũng được coi là hành động chính nghĩa. Nhưng nếu ngược lại thì giết một mạng người sẽ được coi là một tội ác dã man. Chừng nào người ta còn tìm cách áp đặt tư tưởng lên người khác, chừng nào mọi người luôn tự coi mình là đúng, là chính nghĩa mà không cần biết người khác nghĩ gì thì giết chóc vẫn còn. Người hồi giáo cực đoan! khi giết người thì nói rằng họ đang chiến đấ! u với "quỷ dữ". Người phương tây khi giết người thì nói rằng họ đang chiến đầu với kẻ thù của thế giới "tự do". Gà Quê, Việt NamBọn khủng bố nhằm vào các chính phủ diều hâu nhưng chỉ có người dân vô tội là chịu hậu quả trực tiếp. Nếu chưa có công bằng thì chủ nghĩa khủng bố không bao giờ chấm dứt. Xin các ông chính phủ "Tự do", "Dân chủ" hãy vì tính mạng của dân đen nước mình mà điều chỉnh lại chính sách của mình đối với các nước khác. "Bụt trên toà, gà mổ mắt" Hoàng Đông Giang, HCMcÔng Blair nói như vậy có một số tình huống cần phải xem xét đó là những kẻ chủ mưu vụ đánh bom có thể hoặc đã chết, hoặc đã trốn ra khỏi nước Anh, hoặc đang còn ở trong lãnh thổ nước Anh." Đoạn trích dẫn trên tôi không nghĩ đó lại là phát biểu của một người nắm giữ cương vị chỉ huy trưởng cảnh sát London. Nó không nói lên được điều gì ngoài sự bối rối của ông, bởi chẳng nhẽ bọn khủng bố còn có thể núp ở đâu khác ngoài những nơi ông nêu? À mà có thể còn đấy, biết đâu chúng đã đang trên đường chạy trốn qua hành tinh khác chăng? Tôi rất mong và cầu chúc cho nước Anh sớm tìm ra thủ phạm nhưng thật lòng vẫn thấy có gì đó không ổn với Ngài chỉ huy trưởng cảnh sát đô thành Luân Đôn - Sir Ian Blair. Trần Minh Thảo - Việt NamVụ khủng bố đẩm máu dân thường ở Luân đôn bị tất cả các nước nhanh chóng lên án,trong đó có Việt nam (rất khác với khi xảy ra vụ khủng bố 11/9 ở Mỹ). Lên án khủng bố là một việc, không thực hiện hành vi khủng bố trong cai trị dân là một việc khác. Không nhất thiết lên án khủng bố là nhà nước đó đã hành xử công việc cai trị dân chủ và văn minh hơn. Việc Tổng lãnh sự Hoa kỳ mời một số nhân vật đối lập dự lễ quốc khánh Hoa kỳ làm nhiều người xúc động, nói lên điều gì? Theo tôi sự việc gây ra xúc động như vậy là vì việc làm của Tổng lãnh sự Mỹ không gặp trở ngại chứng tỏ quyền lực cai trị vũ trang tận răng ở Việt nam hình như đã bắt đầu có cách ứng xử văn minh,có văn hóa hơn,dần từ bỏ hành vi khủng bố chính trị với những người bất đồng chính kiến tay không. Tuy vậy, là một người Việt nam bình thường tôi chưa thấy đó là một tin mừng có cơ sở vì cung cách ứng xử của quyền lực cai trị với người dân chủ yếu vẫn là đe nẹt,dọa nạt, vẫn là độc quyền,vẫn có những vùng cấm về tư tưởng,chính trị,xã hội mà ai đụng đến đều bị quyền lực cai trị đàn áp thẳng tay (cắt điện thoại,công khai theo dõi, đuổi việc, đe dọa đến con cái,bỏ tù,dùng báo chí độc quyền vu khống,không có tự do báo chí, ngôn luận,học thuật,lập hội…). Về tính chất, khủng bố hay đe nẹt,dọa nạt có một mục đích là làm cho người dân e sợ, không có ý chí bảo vệ cái đúng, cái tốt, tự nguyện khuất phục bạo lực cai trị,thỏa hiệp,sống chung với cái xấu,cái vô đạo đức… Cách làm trung cổ dã man đó có mục đích thiết lập sự cai trị độc quyền,bảo vệ đặc quyền, đặc lợi của một nhóm người. Không theo là chống,chống là chết. Nếu nói văn minh nhân loại đã tiến đến chế độ dân chủ thì khủng bố là phản ứng của các chế độ chính trị độc tài trung cổ trước trào lưu dân chủ. Hành vi khủng bố còn chứng tỏ các quyền lực cai trị hoảng hốt thấy rõ mình đang bị lịch sử tiến hóa đào thải khỏi vũ trường chính trị. Theo tôi,tất cả những hành vi khủng bố bằng bạo lực vũ trang,chính trị,tư tưởng nhằm buộc người dân khuất phục không có điều kiện phản ứng trước cái xấu,cái sai thì đều là hàng vi dã man,chống lại trào lưu tiến hóa của nhân loại. LiLy Phan-Brisbane, Úc châuXin thành thật chia buồn cùng các nạn nhân trong vụ đánh bom tại London. Nhân nói về hành động khủng bố của một số quá khích Hồi giáo, tham vọng của bọn chúng là bành trướng chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, gieo rắc kinh hoàng và sợ hãi khắp nơi, không phải chỉ có đối tượng đánh phá là Thiên chúa giáo mà là tất cả các Tôn giáo không phải là Hồi Giáo, bằng chứng như hiện nay tại miền nam Thái lan và trước đây không lâu các pho tượng Phật khổng lồ tại Afganistan cũng bị chúng phá hủy, không thể cho rằng " Luật nhân quả " để rồi biện minh cho những hành động tàn ác như vậy đối với dân lành, chỉ có việc làm duy nhất hiện nay là các chính phủ phải quyết tâm đoàn kết tiêu diệt tận gốc rễ bọn khủng bố này mà thôi. Thu Minh, Tampa-USACuộc tấn công Luân Đôn ngày hôm qua, một lần nữa, đả làm thế giới kinh hoàng về bản chất độc ác của mạng lưới khủng bố Al-Qaeda. Tôi hy vọng Mỷ, Anh và phương Tây thấm nhuần bài học khủng bố lần này mà tập trung nổ lực tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden; thây vì tiếp tục hao tốn sức lực tham chiến tại Iraq, nơi mà ngay chính Mỷ và Anh đã nhiều lần công nhận không có liên hệ đến sự kiện 9-11 và các cuộc tấn công sau đó. Luân Đôn là một bài học quá trể, nhưng Mỷ và Anh vẩn còn đủ sức mạnh đánh đúng mục tiêu để diệt trừ những kẻ mang rợ hèn nhát đã gây ra quá nhiều đau thương cho nhân loại. Bill-ĐứcTôi không muốn trở về dĩ vãng vì đó là niềm đau một nổi buồn không những riêng tôi mà cho người dân miền Nam trong thời chiến tranh .Thật sự ở đời không có gì là tồn tại, tất cả chỉ là một sự thay đổi, để rồi cố tìm cách đi xuyên qua khổ đau và sống trong hy vọng. Lời văn và ý nghĩ của Conan từ Canada thì chắc là không phải người Việt tị nạn CS sống ở Canada. Nếu bạn đặt vị trí của người miền Nam VN trước 1975 có lẽ bạn cũng phải sợ hải khi những người “ đặc công khủng bố của Việt Cộng “ mang mìn ,ném lựu đạn lầm lẫn ở những nơi thường dân sinh sống và đã giết chết biết bao sinh mạng con người Việt Nam, đó có phải là lý tưởng cao đẹp của những người CS ôm bom tự sát cho CNCS hay không, hay nói một lý do khác, chắc vì dân miền Nam theo Mỹ là hậu quả của định luật luân hồi. Anh Conan, Canada, hành động mưu sát Bộ trưởng quốc phòng Mỹ tại phi trường Tân Sơn Nhất của Nguyễn văn Trỗi bị bại lộ nếu không thì người dân Sài Gòn cũng đã bị thảm hại một cách dã man như vừa mới xảy ra ở London mà thôi. Cuộc chiến chống khủng bố ngày càng mạnh,nhiều nước ngày càng đoàn kết chống khủng bố trong đó có VN mà Thủ tướng Phan văn Khải đến Mỹ đã tuyên bố, điều ấy cho thấy VN bước vào cuộc chiến chống khủng bố ,sao anh Conan không biết,vậy VN cũng bị nguy hiểm đó. Ai cũng muốn có quyền lợi ,cũng muốn có tư do,dân chủ nhưng không ai muốn làm bổn phận chống hành động khủng bố là thái độ thù nghịch của dân chủ, là kẻ chiến bại,là một dân tộc không có đức hạnh,không có tâm hồn cao thượng. Cho nên Mỹ lãnh đạo cuộc chiến chống khủng bố toàn diện ,khó mà làm vui lòng tất cả mọi người mọi tầng lớp trên thế giới. Nói cho cùng ,cái vụ đánh bom tấn công vào dân chúng tại VN ngày xưa trong chiến tranh và ở Mỹ , ở Tây Ban Nha hay ở London, Anh quốc hay ở bất cứ nơi nào của ngày hôm qua hay của hôm nay là trái với lẽ phải,là hành động tàn bạo đi ngược lại quyền lợi mưu cầu cuộc sống hạnh phúc của con người và phản lại lương tâm của nhân loại. Minh Khố Chuối-ChicagoTôi có vài điều muốn nói với các bạn đã lên đây hô hào việc làm của bọn khủng bố và trách thế giới tự do vì này vì nọ nên nói có luật nhân quả v.v ... Các bạn không thể hiểu cái chính nghĩa của cuộc chiến chống khủng bố nếu các bạn hằng ngày không có dịp ngồi trên xe điện ngầm đi đến công sở mà trong lòng hồi hộp, mắt thì nhìn quanh xem có ai nghi ngờ hoặc có vật không chủ gì lạ mà lòng thì suy nghĩ vớ vẫn. Rất tiếc (hay thật vui?) các bạn không có cơ hội hồi hộp không biết giây phút kế đến cái gì sẽ xảy ra cho mình trên chiếc xe điện ngầm này, hoặc xe lửa này, hoặc máy bay này, hoặc cái tòa nhà chọc trời này,... Có cơ hội để nhìn thấy và cảm thấy cuộc sống hằng ngày rấ t đơn giản của mình bị cái không khí khủng bố ba! o trùm như vậy thì các bạn sẽ thấy được cái giá trị và sự chính nghĩa của cuộc chiến chống khủng bố là như thế nào. Khi mà những điều tự do căn bản của mình bị chà đạp hoặc giới hạn một cách vô lý bởi bọn khủng bố, các bạn sẽ thấy được chính phủ và những người mà mình bầu lên bằng lá phiếu thật sự của mình cần phải làm gì đó để bảo vệ mình và giành lại những điều tự do căn bản đó dù phải là một cuộc chiến tranh tương tàn lâu dài dù biết rằng không ai trong chúng ta ham muốn chiến tranh đâu. Chính tôi cũng vậy rất ghét chiến tranh. Lâm Thanh, HCMc, Việt NamXin chia buồn với các bạn London , thật là đau buồn. Sáng nay, trước khi đi làm, tôi đọc báo Tuổi Trẻ và ... thật là khủng khiếp quá ...Tôi kêu gọi, đừng sản xuất vũ khí nữa, mà , thay vào đó là những công trình, những gì gì đó để phục vụ cuộc sống của lòai người trên thế giới. Hòa Bình là niềm mong ước của chúng tôi .... Vũ Quỳnh, Quảng Ngãi, Việt NamHằng ngày nghe đánh bom ở Irad tôi không cảm thấy xúc động như thế này .Không biết tại sao tôi lại như vậy nữa! Hay có lẽ là nghe thường xuyên nên mới dửng dưng vậy! Một lần nữa Xin chia buồn cùng Lon Don! Tuấn Khoa, Houston, USANước Anh đang có tang, tôi xin các bạn hãy viết những câu an ủi và khích lệ hơn là nói đạo lý nhân quả của nhà Phật. Bạn thử nghĩ coi nếu nhà bạn có tang mà tôi tới chia buồn xong rồi kể lể “kẻ tự gieo nhân này, thì sẽ gặt quả này” bạn có chịu được không? Có bạn lại còn hỏi ngược lại là ai bảo chính phủ Anh theo đuôi Mỹ, muốn áp đặt dân chủ theo kiểu Phương Tây lên các nước có nền Văn Hóa khác nhau rồi lại kết luận “cuối cùng xin bày tỏ sự chia sẻ đến các nạn nhân của nước Anh”. Chửi cho đã rồi mới chia buồn. Mèo khóc mèo dài đuôi. Hình như có bạn còn theo phe khủng bố nữa, nếu tôi đọc không lầm: “Cũng dễ hiểu là tại sao khủng bố xảy ra tại Anh mà không nhằm vào một nước nào khác không mang quân sang Iraq ,ví dụ như Pháp chẳng hạn” hay câu “thế thì tại sao lại ngăn cấm người khác về việc khủng bố”. Thưa các bạn, trong chiến tranh VN, bạn có thấy anh Việt Nam khủng bố nào không? Xin đừng có bào chữa cho khủng bố nữa. Hoa Dao, USAXin trả lời đến các bạn nói là nước Pháp không bị khủng bố. Xin nhắc lại là Pháp đã bị khủng bố Hồi Giáo đặt bom tại Metro cách đây 10 năm, lúc tôi du lịch sang Paris, đã thấy nhiều cảnh tượng vô cùng thương tâm. Hồi cuối năm ngóai hệ thống xe lửa và tàu điện ngầm của Pháp cũng bị đe dọa đặt bom, do Pháp cấm đeo khăn chòang đầu Hồi Giáo trong lớp học. Theo như các bạn thì cứ muốn gây áp lực cho chính phủ điều gì thì khủng bố là phương tiện được chấp nhận có phải không? Tôi thấy ghê sợ các ý kiến chấp nhận khủng bố và nói rằng đó là theo thuyết Nhân Quả của đạo Phật. Nếu như vậy Tsunami giết mấy chục ngàn người (gấp trăm lần so với khủng bố London) ở Indonesia phải chăng là hệ quả của Hồi Giáo cực đoan giết người vô tội? Thu Phong, Silver Spring, USAThành kính chia buồn cùng những gia đình nạn nhân bị khủng bố ở Luân Đôn. Hành động khủng bố thường bắt nguồn từ những nền giáo dục cuồng tín, nhồi sọ, giáo điều. Thử đặt một câu hỏi là con người khi vừa mới sinh ra, có một dấu hiệu nào nói lên về niềm tin tôn giáo và chính trị cho người đó không? Tất cả chỉ là những sự áp đặt và ép buộc từ gia đình, xã hội, và ngay cả chính quyền để đưa em bé đó vào con đường không có tự chủ về ý thức. Con nít, khi chân vừa đứng lên và bước đi đã phải gia nhập vào những đoàn thể thiếu nhi để ca ngợi những lãnh tụ về chính trị hay tôn giáo; khi lớn lên thì chúng không có ý thức và kiến thức để chọn lựa một con đường nào khác. Hãy nhìn lại chính ta, con đường ta đang đi là do chính ta lựa chọn trong nhận thức hay chỉ là con đường mà ta đã bị nhồi sọ từ tấm bé? Bản thân tôi đã trải qua một nền giáo dục như vậy. Nếu tôi không có dịp sống trong một miền đất tự do, mỗi cá nhân được tôn trọng thì tôi chỉ biết “chủ nghĩa anh hùng”, và những lãnh tụ vĩ đại mà mọi người không ai có quyền biết về mặt trái của họ. Không bao giờ có thể chiến thắng khủng bố bằng súng đạn. Dùng vũ khí để đàn áp khủng bố thì nạn khủng bố ngày càng gia tăng. Chỉ có tình thương, tinh thần tự do dân chủ, và một nền giáo dục làm phát triễn nhận thức cá nhân thì những hành động man rợ của những tổ chức cuồng tín mới mất dần. Phong, Sydney, AustraliaTrước tiên thành thật chia buồn với những nạn nhân cùng gia quyến của họ. Thật ra một khi khủng bố muốn tấn công thì họ không cần biết nước đó có tham chiến Iraq hoặc Afghanistan hay không, đó chỉ là diện lý của họ thôi. Đã mang tên khủng bố tức là bằng mọi giá làm sao để người ta sợ và sau đó nghe theo điều kiện của họ. Đừng vội kết luận Pháp và Trung Quốc không tham chiến thì sẽ an toàn. Nếu như họ nghĩ nơi đó có giá trị cho mục đích của họ thì họ cũng sẽ làm thôi. Đơn giản nhìn vào những người họ giết thì sẽ thấy họ không chừa 1 ai cả, nam nữ lão ấu kể cả trong đó có thể có dân Hồi giáo nữa. Các chuyên gia đã cho thấy càng sợ thì họ càng làm dữ, nên chỉ có cách duy nhất là tiếp tục đối đầu với họ đến khi rể góc! được diệt trừ triệt để thì thế giới này mới được an bình. Kim DungChào các anh chị, từ lúc tối qua đến giờ tôi luôn hướng về và cầu nguyện cho những người bị nạn ở London. Ở chổ tôi bị cúp điện cả ngày, bây giờ tôi mới mail được cho các anh chị. Tôi xin chia buồn với thân nhân những người bị nạn, đặc biệt những gia đình có thân nhân đang cấp cứu. Và tôi cũng chia vui với Ban Việt ngữ BBC, đặc biệt anh Nguyễn Giang đã qua sự cố hú tim! Số mệnh anh Giang kể ra cũng to đấy, nhờ vậy anh Giang trở thành nhân chứng của vụ khủng bố tại London trên báo Tuổi Trẻ của Việt nam: “Anh Nguyễn Giang, Việt kiều ở London”. Đùa vui tí để các anh chị bớt căng thẳng. Vụ nổ ở London thật là bất ngờ, có lẽ người dân London chưa nghĩ tới điều này. Trong thời đại văn minh này có nhiều điều không ngờ và đáng sợ. Không biết khái niệm khủng bố do ai cưu mang và sinh ra để bây giờ ai cũng phải khiếp sợ vì không biết mình mất mạng lúc nào, chỉ có những người bệnh hoạn hay mất lương tri mới không lên án các hành động dã man ngông cuồng ấy. Tôi không biết gì về chính trị nhưng khi nào nghe khủng bố là nghe tới tổ chức Al-Qaeda. Tại sao các quốc gia không hiệp lực chặn đứng các hoạt động của tổ chức này: triệt tiêu các trường huấn luyện của Al-Qeada , phong tỏa kinh tế,vv… hoặc mời họ vào cùng vào bàn thảo luận? may ra dân lành thoát khỏi nơm nớt lo sợ mỗi khi ra khỏi nhà. Minh, Luân ĐônTôi có mặt trong hơn 1 triệu người biểu tình chống chiến tranh Iraq năm 2003 tại London, chỉ 1 ngày sau khi HSBC và ĐSQ Anh tại Istanbul bị đánh bom. Tôi nghĩ bây giờ có tổ chức lại biểu tình chống chiến tranh thì người Anh cũng chống như vậy. Họ rất trong sáng - chuyện nào ra chuyện đó. Không nên nhầm lẫn giữa khủng bố và cuộc chiến Iraq. Ai đó suy nghĩ rằng giết những người chống chiến tranh Iraq để cho Chính phủ Anh rút quân khỏi Iraq thì thật độc ác. Tôi viết thư cho ông thầy mình xem tình hình thế nào. Ông nói, "Mặc dù không ngạc nhiên [về vụ khủng bố] song chúng tôi vẫn cảm thấy sốc. Bây giờ chúng tôi có cả một weekend để trấn tĩnh và suy nghĩ lại." Người dân của một cường quốc là như vậy, họ không hấp tấp vội vã kết luận. Ở thời điểm này, người có lỗi nhất là Cảnh sát Anh đã không bảo vệ được dân chúng, không phát động phong trào nhân dân tố giác tội phạm mà quá tin vào hệ thống camera và mật vụ. Người dân chỉ được yêu cầu gặp túi xách thì tránh xa và gọi 999. Không hơn. Minh Phuong, Vũng TàuTôi cực lực lên án hành động điên rồ của bọn khủng bố ở London. Trong bối cảnh thế giới đang hòa giải và xây dựng thì những vụ đánh bom như vậy chỉ gây thêm hận thù và làm vơi đi những cố gắng của toàn nhân loại đang hướng đến giúp các nước chậm phát triển thoát nghèo đói. Xin gửi tới gia đình những người bị hại lời chia buồn và bày tỏ cảm thông với nước Anh. Chính nghĩa của nhân loại tiến bộ sẽ chiến thắng. Thế giới này không có chỗ cho bọn khủng bố! PMC, Hà NộiTrời ơi giờ này vẫn có người như anh Phạm Long lên diễn đàn BBC nhắc lại những điều chính quyền Việt Nam ngày nào cũng phát trên TV. Anh có biết ở Irag hay Afghanistan người ta nghĩ gì về Saddam Hussein hay Taliban không. Thật buồn cho những suy nghĩ kém hiểu biết của anh. Vĩnh ThủyQuí vị thân mến. Chúng tôi xin chân thành chia buồn cùng qúi vị có người thân thiệt mạng qua vụ nổ ở Luân đôn, xin Thiên Chúa đón nhận lời cầu nguyện của chúng tôi cho họ. Đồng thời chúng tôi cũng chia sẻ nỗi khủng hoảng và đau đớn với những người bị thương, là nạn nhân còn may mắn trong vụ nổ. Xin tạ ơn Chúa tất cả cho người qua đời và những người bị thương. Thục ra khi nói đến bản chất của khủng bố thì đó là “đe doạ và tiêu diệt”. Như vậy thì ai trong tất cả mọi người trên thế giới này cũng đều có quyền khủng bố. Chính quyền, y bác sĩ và cha mẹ có quyền khủng bố đối với thai nhi, phá thai, giết người. Thế thì tại sao lại ngăn cấm người khác về việc khủng bố. Nguyên nhân là ở chỗ này, tức là những người có quyền, có chức, có nghề nghiệp thì được khủng bố. Còn những người không có tiếng nói với cộng đồng, hay là nói mà không được ai nghe, không được ai đón nhận, thì không có quyền. Cho nên bị tức, và vì tức mà sinh ra sự nổ để thay cho tiếng nói của mình. Theo tôi, nếu các nhà lãnh đạo thế giới và quốc gia có cái nhìn lương tâm, tức là cái nhìn luân lý về con người thì có lẽ cuộc sống thế giới này sẽ khác hơn và nhân loại sẽ được bình an hơn. Xin chào và chúc bình an. Phan Xuân Trung, TP Hồ Chí MinhTôi vẫn còn giữ trong ký ức những kỷ niệm đẹp về nước Anh và thành phố Luân Đôn mà 5 năm trước đây tôi có dịp được đến chơi. Tôi đã có dịp đi Metro lần đầu tiên trong đời, có dịp đi xe bus hai tầng tại Luân Đôn. Phạm Long, Hà NộiTrước tiên, tôi xin bày tỏ sự thông cảm sâu sắc và chia sẻ đến các nạn nhân vô tội, và cực lực lên án hành động khủng bố của các phần tử Hồi giáo nhằm vào dân thường. Có thể nói đây là hành động man rợ, mất hết tình người. Tuy nhiên, nếu xem lại cũng có thể thấy đây là hậu quả tất yếu trong chính sách của Chính Phủ Anh hiện nay, một chính sách theo đuôi Mỹ, muốn áp đặt dân chủ theo kiểu Phương Tây lên các nước có nền Văn Hóa khác nhau. Nếu nước Anh không đem quân đi xâm chiếm nước khác dưới chiêu bài chống khủng bố, thúc đẩy tự do thì có lẽ sự việc thương tâm vừa rồi sẽ không xảy ra. Vậy chăng đã đến lúc người dân Anh nên học tập người dân Tây Ban Nha về việc có một vị thủ tướng mới theo đường lối tiến bộ, vì hòa bình và hành phúc của các dân tộc khác chưa. Cuối cùng xin bày tỏ sự chia sẻ đến các nạn nhân của nước Anh và xin chúc các bạn sẽ sớm vượt qua được sự mất mát này. Conan, CanadaTôi cảm thấy thật buồn cho những ai chịu mất mát trong các vụ bạo động như vậy. Nhưng tôi thật sự không hề ngạc nhiên vì đây là kết quả của những việc làm trong quá khứ của người Anh Mỹ nói chung. Trong đạo Phật luôn nói về vấn đề duyên nghiệp, nhân quả. Người Âu Mỹ đã tự gieo nhân này, thì sẽ gặt quả này. Tại sao họ không đem bom đánh Trung Quốc, Việt Nam? Tại sao là Mỹ, là Anh? Minh, Việt NamTrước hết xin chúc mừng thành phố Luân Đôn được chọn là nơi đăng cai thế vận hội. Tại Olympic mọi người chào đón ngưỡng mộ những vận động viên đã thể hiện tinh thần thể thao đẹp nhất. Điều thiết yếu không phải là đã chiến thắng mà là thi đấu tốt và dành thắng lợi một cách thuyết phục. Chỉ một ngày sau Luân đôn ngập chìm trong nỗi lo sợ khủng hoảng. Chưa bao giờ niềm vui và nỗi buồn, cái đẹp và sự xấu xa lại rõ ràng như vậy. Tấn công vào những khu vực dân sự vào chỗ công cộng là hành động thật ghê tởm dù cho có được bào chữa bằng bất cứ mục đích cao cả nào! đó là khủng bố! Mọi người nên cảnh giác đừng lầm lẫn những người đặt chất nổ, ôm chất nổ lao vào chốn đông người là những tấm gương hy sinh cao cả, là sự dũng cảm. Đây là dấu hiệu của sự mất nhân tính. Điều này cần phải được mổ xẻ phân tích rõ ràng để đừng nhầm lẫn ngộ nhận. Thiếu quan cảm nhân tính nên dũng cảm trở thành tàn ác vô luân. Đây mới thật sự là mối đe doạ của nhân loại ngày hôm nay! Nguyen Tam Tung, Garden GroveKhủng bố là man rợ nhưng xét cho cùng chúng cũng là kết quả của chính sách hiện nay mà Mỹ và các đồng minh đang theo đuổi. Cũng dễ hiểu là tại sao khủng bố xảy ra tại Anh mà nhằm vào một nước nào khác không mang quân sang Iraq ,ví dụ như Pháp chẳng hạn... Tuấn Khoa, HoustonTính chất của khủng bố là đe dọa. Nếu các nước đoàn kết và cùng chống với nhau tới cùng, chúng sẽ bị tiêu diệt. Nếu chúng ta tỏ ý lo sợ, chúng sẽ bùng mạnh. Người dân Anh sẽ cảnh giác hơn, sẽ đoàn kết hơn, sẽ mưu lược hơn và sẽ kiên cường hơn để chống khủng bố. Những kẻ khủng bố là những người được nhồi sọ nên không thấy được sự đê hèn khi giết người dân vô tội mà chỉ thấy chiến thắng khi mọi người sợ hãi. Một người Việt ở MỹCho tôi được chia sẻ tấm lòng với người dân Anh Quốc qua biến cố đau thương này. Mong các bạn sớm tìm ra thủ phạm và trừng trị thích đáng. Qua đây tôi cũng xin nói về biến cố 11/9 tại Mỹ. Khi tôi về Hà Nội tháng 12 năm 2001, tôi đã nghe ít nhất là 3 người tỏ thái độ vui mừng khi thấy dân thường Mỹ bị giết hại. (Tôi xin phép không vơ đũa cả nắm, nhưng thực tế là có những người vô ý thức như vậy) Một bạn thanh niên trẻ khỏang 20 tuổi là em của bạn tôi nói rằng đã nhẩy cẫng lên vui mừng khi thấy TV chiếu cảnh tòa tháp đôi sụp đổ. Người khác thì nói lần này tiêu tùng Mỹ rồi thật là thích đáng. CNN cũng chiếu cảnh dân Palestine reo hò mừng rỡ. So sánh thái độ này với thế giới văn minh đúng là một trời một vực. Thảm họa Tsunami tháng 12 năm ngóai thiệt hại nặng nề nhất xảy ra với Indonesia, nước Hồi Giáo đông dân nhất thế giới. Mỹ, Úc, Anh là những nước bị khủng bố Hồi Giáo tấn công hoặc đe dọa tấn công là những nước viện trợ nhiều nhất cho Indonesia. Nếu ở Hà nội có người reo hò là một sai lầm lớn, vì phần lớn kiều bào tại Anh là từ miền Bắc (Hải Phòng) và du học sinh sau này từ Hà Nội, cũng là máu mủ ruột thịt với chính chúng ta. Hưng Đạt, MoscowTôi vừa đọc lời kể của bạn Vũ trong bài ''Một người Việt Nam trong chuyến tàu định mệnh." Bạn Vũ thân mến ! Tất cả những gì bạn kể lại đều đã được các nạn nhân cuả các vụ khủng bố tại Thủ đô Moscow thuật lại năm kia tại Metro dẫn đến ga Pavelieskya và năm ngoái trước cưả ga Ryskaya làm nhiều người chết và bị thương rất nặng. Chúng tôi hiểu rõ thông cảm và chia buồn với gia đình các nạn nhân. Chúng tôi lo ngại vì chủ nghiã khủng bố đang lan đến những thủ đô thanh bình cuả Thế giới. Rất may là bạn không hề gì và rất bình tĩnh .Tôi cảm phục bạn. No ViolenceKhủng bố là man rợ nhưng xét cho cùng chúng cũng là kết quả của chính sách hiện nay mà Mỹ và các đồng minh đang theo đuổi . Cũng dễ hiểu là tại sao khủng bố xảy ra tại Anh mà nhằm vào một nước nào khác không mang quân sang Iraq ,ví dụ như Pháp chẳng hạn. Bọn khủng bố như bọn cắn trộm, cắn mãi thế nào chẳng trúng. Nếu Mỹ cứ tiếp tục chính sách bá quyền như hiện nay thì chủ nghĩa khủng bố còn liên tục phát triển. Bill, ĐứcKhủng bố là kẻ thù chung của nhân loại, không thể nào nhượng bộ kẻ sát sát nhân dã man. Những hình ảnh vụ nổ ở London giống như những vụ những vụ tấn công ở Mỹ 11.09.2001, Istanbul 11.2003 và Madrid 11.03.2004 đã giết biết bao mạng người vô tội. Rõ ràng kiểu tấn công của khủng bố nhằm mục đích đe dọa vào thường dân trong cuộc sống tự do. Từ Đức quốc tôi xin chia buồn đến các thân nhân của các nạn nhân của vụ nổ ở London và nhân dân Anh quốc. Hưng Đạt, MoscowNhững người Việt Nam tại Thủ đô Moscow hôm nay hết sức lo lắng cho tính mạng cuả nhiều người bị thương nặng đang nằm trong các bệnh viện cuả Thủ đô Anh quốc. Chúng tôi rất thông cảm và hiểu nỗi đau đớn khôn cùng cuả một xứ sở thanh bình, nay lại là một nơi khói lưả bởi khủng bố. Ngay từ trưa nay, tất cả các đài Nga đồng loạt đưa tin và truyền hình trực tiếp từ London. Chúng tôi nhớ lại cảnh khói lưả ghê sợ ấy khi TV đưa tin đoạn đường đến ga Pavelieskaya cuả Metro Moscow bị đánh bom năm trước. Sự chết chóc và hoảng loạn đã diễn ra trên những toa xe tan nát trong đường hầm tối om. Những lời nạn nhân kinh hoàng với cái chết trông thấy thế nào, thì nay, chúng tôi được nghe cư dân London lập lại. Mới năm ngoái thôi, một phụ nữ ôm bom lao xuống Metro Ryskaya. Bị công an chặn lại trước cưả vào Metro tới 50m, người này đã cho bom nổ cạnh công an và những người đang vào ra Metro. Tuy vụ nổ bị yếu đi rất nhiều trên mặt đất, các viên bi ô tô được bọc giưã khối thuốc trong áo tên khủng bố đã giết ngay 7 người, có cả một em bé gái. Nhiều người bị thương nặng, nằm quằn quại, máu phòi bong bóng từ lỗ thủng ở ngực...Mấy năm trước, chúng đánh sập hai khu chung cư giết bao người vô tội. Kể từ khi Rạp hát bị khủng bố xông vào bắt cóc con tin, người Việt nam không bao giờ dám đến xem hát nưã. Nhưng ai cũng phải đi lại. Mà thủ đô Moscow vẫn bị đe dọa đánh bom giết dân lành. Chúng tôi rất lo lắng. Qua BBC, thay mặt anh em sinh viên Thiên chuá giáo, tôi xin bày tỏ lời chia buồn và sự thương tiếc đến gia đình các nạn nhân tại London. Chúng tôi luôn ở bên các bạn. Chúng tôi cầu nguyện cho các bạn. Một người ở Nhật BảnBọn khủng bố thật đê tiện, hèn hạ và ngu xuẩn. Tất cả những người tôi quen biết ở Anh đều chống lại chiến tranh Iraq, có người trực tiếp tham gia biểu tình chống chiến tranh ở London. Giờ đây họ là những người phải gánh chịu. Đánh bom vào thời điểm này sẽ càng có phản tác dụng. Nó đồng thời trực tiếp và gián tiếp làm ảnh hưởng xấu ngay tới cả người Hồi giáo sống ở Anh Quốc. Tôi xin chia buồn với những người đang sống ở London. Quốc HuyCú sốc quá nặng nề, bản thân tôi cũng cảm thấy sức căng tâm trạng mình đã tới giới hạn. Hãy nắm chặt tay nhau hướng về London, chúng ta sẽ không đầu hàng bọn khủng bố. Xin gửi lời chia buồn tới thân quyến các nạn nhân! Minh, ChicagoTôi thật sự bàng hoàng khi vừa ngồi xuống làm việc và đọc được tin trên Internet. Tôi không ngờ một lần nữa bọn khủng bố lại chơi trò man rợ. Tôi có nhiều bạn theo đạo Hồi giáo và tôi cũng đồng ý với họ rằng thánh Ala cũng sẽ tiêu diệt những bọn khủng bố lấy danh đạo Hồi ra để giết người một cách man rợ. Cầu mong Thượng Ðế ở cùng an ủi thân nhân và kẻ bị nạn. Xin Thượng Ðế phò hộ cho linh hồn những người thiệt nạn. Xin Thượng Ðế ban sức trên những người cứu hộ để họ có sức cứu giúp các nạn nhân còn đang bị kẹt. Hy vọng người Việt ở London tai qua nạn khỏi. Vương TraiKhông Thể Như thế. Luân Đôn luôn luôn Chiến Thắng. Tôi quỳ xuống Khấn Xin Thượng Đế Bảo Vệ Luân Đôn Trong Bình An. Thanh Sơn, TP. HCMSơn bày tỏ sự bàng hòang và xúc động khi nghe tin London bị đánh bom. Sơn xin được chia sẻ nỗi đau và sự thống khổ của những thân nhân bị hại. Không thể tưởng tượng được rằng Anh quốc có tư tưởng tự do cởi mở lại phải chịu sự tang tóc như thế. Một lần nữa chúng ta nhìn nhận một sự thật rằng phải kiên quyết xóa bỏ chủ nghĩa khủng bố, điều đó phải được thực hiện với sự đòan kết của thế giới. Châu Âu, trong đó có Anh quốc không thể ngây thơ tin rằng nếu không đụng chạm đến khủng bố, ở đây nhấn mạnh đến chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo, thì sẽ tha mình. Không còn sự lựa chọn nào khác ngòai việc phải kiểm sóat an ninh chặt chẽ, kiểm sóat Hồi giáo quá khích trên tất cả mọi phương diện. Không thể truyền bá tư tưởng bằng "máu và sự sợ sệt". Đừng bao giờ nhầm lẫn đây là sự trả thù về chuyện Iraq. Đây chỉ là sự khởi đầu; tư tưởng cuồng tín Hồi giáo muốn truyền bá Hồi giáo bằng máu và bạo lực ra tòan thế giới như trước đây hàng thế kỷ trước (nhưng ngày nay thế giới đã khác xa rồi). Một sự thật cần nhận rõ rằng đây là kết quả của sự ngăn chặn tự do cởi mở kết hợp với giáo lý cực đoan tại các quốc gia Hồi giáo. Các quốc gia Hồi giáo đã đến lúc phải chọn lựa: hoặc dân chủ hóa xã hội, xây dựng xã hội dân chủ tự do chống lại các tư tưởng cực đoan hoặc chịu cô lập.
Sau những diễn biến sôi nổi trong năm 2015, sự căng thẳng ở Biển Đông có vẻ giảm đi từ 2016 đến nay.
Hạm đội Nam Hải 'cực kỳ nguy hiểm' cho VN
Biệt kích Trung Quốc 'sẵn sàng chiến đấu' trong sứ vụ của chiến hạm tại vùng biển Đông Phi Trung Quốc có vẻ bớt những hành động khiêu khích mới cũng như không xây thêm đảo nhân tạo. Tình hình bắt đầu yên ổn lại và Trung Quốc sẽ từ bỏ tham vọng làm chủ Biển Đông sau khi thất bại tại Tòa án Quốc tế về luật biển của Liên Hiệp Quốc chăng? Có lẽ là không. Mục tiêu chiến lược của Trung Quốc vẫn không thay đổi. Đó là nắm quyền kiểm soát trên vùng biển trong phạm vi của cái mà Trung Quốc gọi là chuổi đảo thứ nhất từ Nhật Bản qua Đài Loan đến tận Mã Lai. Vùng biển này không những là nguồn kinh tế quan trọng cho Trung Quốc, kiểm soát vùng biển đó sẽ giúp nước này tạo ưu thế đối với Nhật Bản và Đại Hàn, và nhất là tăng áp lực lên Đài Loan. Chủ tịch Quang thăm Ấn Độ, tàu chiến Mỹ ghé Đà Nẵng và thực chất? Quân đội VN làm được gì nếu bị tấn công? Pháp có nhiều lý do để quan tâm xung đột Biển Đông Tàu TQ qua Eo biển Tsugaru giữa hai đảo của Nhật Khi ngoại giao TQ 'thắng' cả phán tòa quốc tế USS Hue City: Chiến hạm Mỹ mang tên TP Huế Putin: 'Tập trận với TQ không để lập khối quân sự' Biện pháp hổ trợ cho mục tiêu này là tăng cường lực lượng hải quân để có thể đối đầu với hải quân Hoa Kỳ ở miền Tây Thái Bình Dương và để đủ khả năng thống nhất với Đài Loan bằng vũ lực, nếu cần thiết. Kiểm soát vùng Biển Đông cũng là điều kiện căn bản cho quân đội Trung Quốc để triển khai áp lực quân sự vào Ấn Độ Dương trong tương lai. Vì thế nên Trung Quốc vẫn tiếp tục quân sự hóa các đảo tại Hoàng Sa và Trường Sa. Các công trình đã bắt đầu trên các đảo đã được mở rộng. Đầu năm 2016, trên sáu đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa những cơ sở mang tính cách quân sự đã hình thành rỏ rệt. Trên hai đảo được mở rộng là Đá Vành Khăn (Mischief Reef) và Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) đã có hai phi đạo dài khoảng 3 km, đủ để máy bay chiến đấu sử dụng, và theo tin tức thì máy bay chiến đấu của không quân Trung Quốc cũng đã đáp thử ở đây rồi. Hình chụp qua vệ tinh ngày 30/11/2016 cho thấy Việt Nam 'cải tạo Đá Lát' ở Trường Sa Đồng thời vào tháng Hai 2016 Trung Quốc đã bắt đầu gắn hệ thống hỏa tiễn phòng không tầm xa HQ-9 trên đảo Phú Lâm (Woody Island) tại quần đảo Hoàng Sa. Nơi này cũng có một phi đạo. Cũng theo giới tình báo quân sự Tây Phương thì các chiến đấu cơ tối tân loại J-11 đã được đóng dài hạn trên đảo này. Song song với việc xây cất trên các đảo, sự tăng cường sức lực quân sự của Trung Quốc vẫn tiếp tục với một vận tốc đáng ngại. Tháng Tư năm nay giới lãnh đạo Trung Quốc đã hãnh diện ra mắt thế giới chiếc hàng không mẫu hạm thứ hai của hải quân nước này. Chiếc tàu thuộc hạng Type 001A với tên Sơn Đông là chiếc mẫu hạng đầu tiên do Trung Quốc hoàn toàn tự đóng. Giống như chiếc Liêu Ninh, mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc đã được đóng trên cái sườn cũ của chiếc mẫu hạm Varyag của Nga, chiếc Sơn Đông hoạt động trên nguyên tắc STOBAR (Short Take-Off But Arrested Recovery), tức là các máy bay cất cánh trên một bàn nhảy và khi đáp lại trên tàu thì dùng dây móc để thắng lại. Đây là phương pháp hoạt động khác các siêu hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ và Pháp. Thuyền sân bay của các quốc gia này thuộc vào loại CATOBAR (Catapult Take-Off But Arrested Recovery). Các máy bay được bắn đi bằng một hệ thống phóng khi cất cánh và khi đáp thì dùng dây móc. Tư lệnh Hải quân Việt Nam thăm Trung Quốc TQ giúp Campuchia 'hiện đại hóa quân sự' Nhật cử tàu chiến lớn nhất đi hỗ trợ Mỹ Ứng viên lãnh đạo Hải quân Mỹ rút lui Ưu điểm của hệ thống CATOBAR là các chiến đấu cơ có thể cất cánh với một trọng tải cao hơn, do đó có thể mang nhiều nguyên liệu cũng như vũ khí hơn là khi cất cánh từ một mẫu hạm STOBAR. Chiếc mẫu hạm mới của Trung Quốc chưa đủ khả năng để đối đầu với các siêu mẫu hạm của Hoa Kỳ. Nhưng với nó Trung Quốc đã vượt mặt nước Nga với chiếc Admiral Kuznetzov cũ kỷ và hay hư hỏng. Hạm đội Nam Hải đón nhận tàu khu trục Type 052D tới căn cứ Tam Á Chiếc Sơn Đông cũng chỉ là một bước nữa trên hành trình để hải quân Trung Quốc gia nhập câu lạc bộ của các cường quốc có siêu mẫu hạm. Cùng lúc khi chiếc Sơn Đông được ra mắt thiên hạ, hải quân Trung Quốc cũng tuyên bố là đã bắt đầu việc thiết kế một chiếc mẫu hạm thứ ba với số hạng là 002. Chiếc mẫu hạm này chắc sẽ giống các hàng không mẫu hạm của các cường quốc Tây phương nhiều hơn. Nỗ lực của Trung Quốc trên lãnh vực thiết kế tàu sân bay là tiêu biểu cho sự cố gắng của quốc gia này để tạo ra một lực lượng hải quân có thể đối đầu với hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Hoa Kỳ. Trong những năm qua hải quân Trung Quốc đã nhập quân hàng loạt những chiến hạm mới tối tân với một nhịp nhanh chóng đáng ngại. Từ năm 2013 hải quân Trung Quốc đã nhận được 40 chiếc hộ tống hạm hạng 056 Jiangdao. Những chiếc tàu này được trang bị với súng đại bác 76 ly, hệ thống hỏa tiễn phòng không tầm gần FL-3000N cũng như hỏa tiễn đối hạm. Những hộ tống hạm này được xem như tương đương với hộ tống hạm hạng Gepard (Project 11660) của Việt Nam. Chênh lệch cán cân lực lượng quá lớn Như thế trung bình cứ mỗi hai tháng hải quân Trung Quốc đã tăng thêm một hộ tống hạm mới. Trong khi đó Việt Nam đặt bốn chiếc Gepard từ năm 2011 nhưng đến bây giờ vẫn chỉ có vỏn vẹn hai chiếc Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ. Từ 2015 đến nay hải quân Trung Quốc còn được thêm 13 chiếc khu trục hạm hạng 052D Luyang. Đấy là những chiến hạm được trang bị với hệ thống radar và hỏa tiễn giống như hệ thống AEGIS của các chiến hạm hạng Arleigh Burke của Hoa Kỳ, hiện là loại khu trục hạm hùng mạnh nhất thế giới. Số khu trục hạm vậy cũng tăng với tỉ lệ khoảng ba tháng một chiếc. Ngoài đó, tháng Sáu năm nay hải quân Trung Quốc đã hạ thủy một loại chiến hạm mới còn to lớn và mạnh hơn hạng 052D nữa. Đó là một chiến hạm thuộc hạng 055 Renhai. Với chiều dài là 180 m, trọng lượng nước rẽ hơn 10.000 t và 128 ngăn chứa hỏa tiễn, lớp chiến hạm mới này tương đương với các tuần dương hạm hạng Ticonderoga của Hoa Kỳ. Chiến hạm hạng 055 có lẽ được thiết kế để hộ tống các hàng không mẫu hạm trong tương lai. Ngoài sự gia tăng số lượng và năng lực của các lực lượng chiến đấu trên biển, một phát triển khác ít được chú ý đến nhưng cũng không ít đáng ngại cũng đã xảy ra từ năm 2011. Tàu USS Coronado 'thăm kỹ thuật' Cam Ranh TQ đưa quân sang căn cứ quân sự Djibouti Đó là sự tăng cường của lực lượng thủy quân lục chiến. Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã tuyên bố trong tháng 11 năm 2016 là sẽ gia tăng lực lượng Thủy quân lục chiến từ hiện nay khoảng 20.000 quân lên đến 100.000 quân. Tháng Bảy năm 2017 Trung Quốc đã chính thức khai trương căn cứ quân sự đầu tiên cách xa lãnh thổ nước này tại Djibouti. Một lực lượng thủy quân lục chiến Trung Quốc đã được vận chuyển đến Djibouti trên một tàu đổ bộ hạng 071. Đó là một quân hạm với sân đáp trực thăng và cảng chở thuyền đổ bộ và xe thiết giáp trong khoang. Những tàu hạng 071 có khả năng vận chuyển và yểm trợ một lực lượng thủy quân lục chiến cấp tiểu đoàn để đổ bộ lên bất cứ bờ biển nào. Hải quân Trung Quốc hiện đang có 4 chiếc tàu loại này và sẽ nhận được nhiều hơn. Hải quân của Trung Quốc được chia ra ba hạm đội, đó là hạm đội Bắc Hải, hạm đội Đông Hải và hạm đội Nam Hải. Hạm đội Nam Hải là lực lượng kiểm soát vùng Biển Đông, và là đối thủ trực tiếp của hải quân Việt Nam trong những cuộc xung đột trong quá khứ và tương lai. Lực lượng tác chiến trên mặt nước của hạm đội này bao gồm chiếc hàng không mẫu hạm Liêu Ninh, ít nhất là 9 khu trục hạm, 30 hộ tống hạm và khoảng 40 tuần duyên hạm. Hạm đội Nam Hải còn có khoảng 22 tàu ngầm, trong số đó là toàn bộ lực lượng tàu ngầm nguyên tử chiến lược của Trung Quốc với bốn chiếc hạng 094 Jin. Nỗ lực thiết lập và củng cố quyền kiểm soát trên Biển Đông cũng nhằm vào mục đích bảo vệ cho hoạt động của những tàu ngầm chiến lược này. Trung Quốc không chỉ dùng Hải quân mà còn cử các tàu tuần tra duyên hải đến vùng Trường Sa Ngoài ra hiện nay hạm đội Nam Hải có ba chiếc tàu hạng 071 cũng như một số tàu chở quân khác. Hạm đội Nam Hải là một lực lượng vô địch trên Biển Đông, và là một mối đe dọa cực kỳ nguy hiểm cho lãnh hải Việt Nam. Lực lượng hải vận của hạm đội này có thể đưa quân đánh chiếm bất cứ đảo nào tại Hoàng Sa và Trường Sa. Thậm chí có thể đổ bộ lên nhiều đảo cùng một lúc. Ý định tăng cường lực lượng thủy quân lục chiến và nổ lực đóng tàu chở quân là một dấu hiệu rỏ ràng cho xu hướng chiến lược của giới lãnh đạo Trung Quốc. Trong hai năm qua Trung Quốc đã hoàn tất việc mở rộng, xây cất căn cứ quân sự trên các đảo Gạc Ma (Johnson South Reef), Chữ Thập, và sắp kết thúc các cấu trúc đảo nhân tạo trên các bãi san hô như Đá Tư Nghiã (Hughes Reef). Khoảng cách từ đây đến các đảo của Việt Nam thậm chí chỉ có 30 cây số. Trung Quốc có thể dùng các đảo này làm căn cứ hậu cần và đem máy bay chiến đấu đến đây để yểm trợ cho các lực lượng hải quân đổ bộ lên các đảo Việt Nam. Các đơn vị đóng trên các đảo của Việt Nam như Song Tử Tây (Southwest Cay), Sinh Tồn (Sin Cowe Island) và thậm chí Trường Sa chắc chắn sẽ không đủ quân số và hỏa lực để chống đối một lực lượng đổ bộ được yểm trợ bởi những tàu hạng 071, hàng không mẫu hạm Liêu Ninh cũng như chiến đấu cơ từ Đá Chữ Thập. Trước những đe dọa đó, Việt Nam chuẩn bị gì? Tin tức về những phát triển quân sự tại Việt Nam rất hiếm hoi. Nhưng những gì được biết qua những nguồn thông tin Tây Phương cho thấy là Quân đội nhân dân vẫn rất bị động. Mặc dù tình thế địa hình trên vùng đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngày càng bất lợi, những biện pháp trang bị cho hải quân và không quân không có vẻ theo một kế hoạch chiến lược nhất định và tạo sự nghi ngờ là giới lãnh đạo Việt Nam chưa có một chính sách quân sự thích nghi với những thử thách trên Biển Đông. Năm 2016, hải quân Việt Nam có hai chiếc hộ tống hạm hạng 11660 (biệt danh của Nato là Gepard) của Nga, sáu chiếc tàu ngầm hạng 877 (Kilo) và 12 tuần duyên hạm hạng 1241E Molnija (Tarantul). Cơ sở của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập Ngoài ra còn năm chiếc hộ tống hạm nhẹ và lỗi thời thuộc hạng Petya đã được xử dụng từ thập niên 70. Hiện nay Việt Nam đang thương lượng mua thêm hai chiếc Gepard nữa. Cuối năm nay chiếc hộ tống hạm Gepard thứ ba với khả năng chuyên môn săn tàu ngầm sẽ đến Việt Nam. Sau ba thập niên gần như không có một biện pháp tân trang nào cho quân đội, từ năm 2011 hải quân Việt Nam đã trải qua một cuộc tân tiến hóa đáng kể. Nhưng lực lượng hải quân hiện nay có lẻ vẫn chưa đủ để duy trì một thế lực ngăn chận nước khác xâm nhập vùng kinh tế độc quyền và các đảo. Bảo vệ các đảo là một mặt, nhưng không kém quan trọng là duy trì đường dây tiếp tế cho các đảo trong trường hợp có sự xung đột quân sự. Cho nhiệm vụ đó tàu ngầm và đặt biệt là chiến hạm lớn là dụng cụ thích hợp hơn các tuần duyên hạm hiện đông số nhất trong đội ngũ của hải quân Việt Nam. Nhưng hải quân Việt Nam chỉ có hai chiếc chiến hạm lớn là hộ tống hạm Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ. Tuy đã được đặt từ sáu năm trước nhưng lớp tàu chiến có năng lực nhất của hải quân Việt Nam có vẻ không được ưu tiên cho nên hai chiếc còn lại vẫn chưa được giao. Thêm nữa thiết bị vận tải của hải quân Việt Nam để tiếp tế cho các đảo cũng rất giới hạn. Hải quân Việt Nam hiện nay có khoảng 25 tàu quân vận. Trong đó có một số tàu cũ hạng LST của hải quân Việt Nam Cộng Hòa để lại, loại tàu này đã được sử dụng từ thế chiến thứ hai. Khả năng chở quân và hàng hóa eo hẹp, lực lượng tác chiến cũng giới hạn, như thế, đường dây tiếp tế cho các đảo sẽ rất dễ bị Trung Quốc cắt đứt, nhất là nếu có máy bay chiến đấu hoạt động từ các đảo Chữ Thập và Vành Khăn. Trẻ em Nga vẫy cờ Việt Nam trong lễ trao tàu Gepard cho Hải quân Việt Nam hồi 2016 Ngoài ra hải quân Việt Nam cũng thiếu thiết bị để rà mìn và không có máy bay thám sát tầm xa. Đó cũng là những hệ thống vũ khí cần thiết để kiểm soát và giữ những tuyến đường đến các đảo. Trong khi đó Việt Nam lại có ý muốn mua hỏa tiễn hành trình Klub bắn từ tàu ngầm lên đất liền. Hỏa tiễn Klub hoặc Kalibr là một gia đình hỏa tiễn siêu thanh với nhiều loại và thuộc vào những vũ khí tối tân nhất của Nga. Nhưng không rõ là Việt Nam theo đuổi chiến lược gì với những hỏa tiễn hành trình. Nếu các tàu ngầm Kilo hoặc các hộ tống hạm Gepard của Việt Nam có được loại hỏa tiễn đối hạm của gia đình Klub/ Kalibr, thay vì loại bắn mục tiêu trên bờ, thì khả năng đe dọa của các tàu chiến này đối với hải quân Trung Quốc sẽ tăng đáng kể. Và đó sẽ là một trang bị hợp lý hơn cho hải quân. Việt Nam cũng muốn mua loại hỏa tiễn BrahMos của Ấn Độ và Nga cùng chế tạo. Loại hỏa tiễn siêu thanh này là vũ khí đối hạm lợi hại nhất hiện tại. Nhưng chúng hơi lớn để dùng trên các hộ tống hạm Gepard. Và để bắn từ đất liền với hiệu quả thì Việt Nam lại thiếu phương tiện để phát hiện mục tiêu và điều khiển hỏa lực, thí dụ như máy bay thám sát. Mua hay không mua? Nói tóm tắt, trong tình thế bây giờ hải quân Việt Nam cần thêm gấp một số chiến hạm lớn cở hộ tống hạm hoặc khu trục hạm, phương tiện rà mìn, tàu quân vận, máy bay thám sát tầm xa và hỏa tiễn đối hạm siêu thanh để bắn từ tàu chiến và tàu ngầm. Nhưng hiện tại không có dấu hiệu là chính phủ Việt Nam sẽ mua những thiết bị này. Một yếu tố quan trọng cho việc bảo vệ chủ quyền trên biển cũng là lực lượng không quân. Việt Nam hiện nay có 107 chiếc chiến đấu cơ phản lực. Trong đó có 11 chiếc Su-27 và 35 chiếc Su-30 là những máy bay tân tiến. Số còn lại là chiến đấu cơ loại MiG-21 và Su-22 lỗi thời. Hai con số thí dụ từ hai quốc gia khác cho thấy sự thiếu kém của không quân Việt Nam: Không quân Singapore hiện đang có 84 chiếc chiến đấu cơ tối tân (F-16 C/D và F-15 SG) để bảo vệ một lãnh thổ bằng 1/3 diện tích Sài Gòn, không quân Đài Loan có khoảng 400 chiến đấu cơ hiện đại (F-16 A/B, F-5 E, Mirage 2000) cho một lãnh thổ bằng 1/9 Việt Nam. Giao lưu quốc phòng trong vùng châu Á - Thái Bình Dương: Hải quân Úc thăm Philippines Cũng không được quên là chỉ trên đảo Hải Nam Trung Quốc có đóng khoảng 200 chiến đấu cơ. Với lực lượng không quân như thế, Việt Nam khó có thể phản ứng mạnh mẻ như Nhật Bản năm 2014 trên Biển Hoa Đông trong trường hợp Trung Quốc tuyên bố thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ, Air Defense Identification Zone) trên không phận Biển Đông. Nói chung quân đội Việt Nam có một nhu cầu tân trang khổng lồ. Ngay đến quân chủng bộ binh là lực lượng nòng cốt của Quân đội nhân dân cũng vẫn phải lệ thuộc vào những hệ thống vũ khí cũ mèm từ thập niên 60. Thí dụ điển hình là lực lượng thiết giáp: đại đa số xe tăng của Việt Nam là loại T-54/ T-55. Loại chiến xa này đã xuất hiện từ cuộc chiến tranh Nam Bắc. Những xe tăng đó xem như vô dụng nếu phải đương đầu với những xe tăng hiện đại hơn của Trung Quốc. Nhưng theo các ước lượng của giới nghiên cứu quân sự, Việt Nam chỉ dành một ngân sách tương đối nhỏ cho quốc phòng trung bình là khoảng 4 tỷ USD hàng năm trong những năm kể từ 2014, mặc dù đó đã gần gấp đôi ngân sách quốc phòng của những năm trước 2011. Trong đó phần dành để đầu tư vào vũ khí mới có lẻ chỉ chiếm một phần nhỏ, ước đoán khoảng vài trăm triệu USD. Như thế quân đội chỉ có thể tân trang với những bước nhỏ, và đó sẽ là một quá trình lâu dài. Có thể sẽ là quá dài và tai hại đối với những phát triển trên Biển Đông. Vũ khí tối tân như máy bay hoặc tàu chiến là những hệ thống kỹ thuật phức tạp và cần phải có sự đào tạo và tập luyện lâu dài cho quân sĩ để sử dụng với kết quả tối đa trong trường hợp giao chiến. Các quân đội Tây Phương thường lệ cần khoảng hai năm cho một hệ thống vũ khí mới như chiến hạm hoặt một kiểu máy bay chiến đấu mới để đạt được trạng thái sẵn sàng chiến đấu (operational readiness hay combat readiness). Máy bay đã cũ trong các biên đội của Không quân Việt Nam Theo cách nhìn đó, trong số những hệ thống vũ khí tinh vi nhất của hải quân Việt Nam - sáu chiếc tàu ngầm và hai chiếc hộ tống hạm - có lẽ chỉ có một phần có thể được xem là 'sẵn sàng chiến đấu' vì thời gian huấn luyện chưa đủ. Và e rằng hai chiếc chiến hạm thứ năm và thứ sáu của lớp Gepard Việt Nam định mua thêm sẽ đến trể nếu chúng được đóng với vận tốc hiện tại. Vậy phải làm gì để tạo nên một khả năng ngăn cản đáng tin trong thời gian ngắn nhằm kềm chế những tham vọng của Trung Quốc? Hiện đại hóa theo cách nào? Việt Nam phải ưu tiên cho việc tân trang quân đội. Chi phí cho quốc phòng bắt buộc phải tăng thêm. Tuy rằng từ 2015, theo thống kê của viện nghiên cứu hòa bình SIPRI, Việt Nam đã lên hạng tư trong khối ASEAN về ngân sách quốc phòng, nhưng thật ra chỉ hơn các quốc gia nghèo hơn như Philippines, Myanmar, Lào... Chi phí của Việt Nam cho quốc phòng tính theo đầu người là khoảng 49 USD hàng năm, so với trung bình của ASEAN là 388 USD thì đây còn rất nhiều khả năng để tiến lên. Gia tăng đầu tư cho quốc phòng - đó cũng là một sự đầu tư cho tương lai - là một việc. Việc khác là phải chi tiền như thế nào để mau chóng có được một số đáng kể của những hệ thống vũ khí tân tiến như đã nêu trên. Túi tiền nhỏ, nhưng muốn mua đồ mới đắt thì cuối cùng sẽ không đủ đồ sài. Việt Nam phải từ bỏ sự e ngại đối với việc dùng vũ khí 'second-hand'. Những tàu chiến hoặc máy bay quân sự đã được các cường quốc Tây Phương, Nhật và thậm chí nước Nga sử dụng thường được bán lại với một giá thấp hơn giá mới rất nhiều. Như thế có thể mua được một số đáng kể với một ngân sách khiêm nhường. Trong nhiều trường hợp, những hệ thống vũ khí này còn tốt và chỉ cần tu sửa ít để tiếp tục sử dụng thêm một thời gian lâu. Nhiều quốc gia đã và đang trang bị cho quân đội với vũ khí sài rồi. Thí dụ như Brazil và Argentine đều có tàu chiến cũ của Anh Quốc và Hoa Kỳ hoặc máy bay chiến đấu của Pháp. Chiếc hàng không mẫu hạm Viraat hải quân Ấn Độ dùng đến 2016 là chiếc Hermes xưa của hải quân Anh Quốc. Nhiều quốc gia Đông Âu như Ba Lan, Romania... đã mua chiến đấu cơ F-16 cũ của Hoa Kỳ. Hình minh họa: Một chiếc Y-20, máy bay vận tải quân sự cỡ lớn do Trung Quốc tự sản xuất Quân đội Ba Lan cũng thừa kế một số xe tăng Leopard của Đức. Hải quân Đại Hàn đã sử dụng chiến hạm cũ của Hoa Kỳ. Những khu trục hạm mạnh nhất của Đài Loan là tàu thuộc lớp Kidd của hải quân Mỹ... Thị trường cho vũ khí 'second-hand' hiện tại cũng có nhiều thứ đáng chú ý cho Việt Nam. Thí dụ như những máy bay thám sát và săn tàu ngầm P-3 Orion Nhật Bản đang muốn cho về hưu. Không quân Hoa Kỳ có một số lớn chiến đấu cơ F-16 sắp được thay thế bằng chiếc F-35. Hải quân Úc đang chuẩn bị loại ba chiếc hộ tống hạm hạng Adelaide. Hải quân Hoàng Gia Anh cũng đang có ý định bán năm chiếc hộ tống hạm hạng Type 23. Những tàu của Anh Quốc và Úc tuy cũ nhưng vẫn có khả năng tác chiến vượt hẳn hạng Gepard của Việt Nam. Từ khi Hoa Kỳ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, những thiết bị này đều là những thứ có thể nằm trong tầm tay của Việt Nam. Mua vũ khí để tân trang quân đội trong tình huống lãnh thổ bị đe dọa không phải là một hành động hiếu chiến. Đằng khác một lập trường chính trị trung lập và hiếu hòa không đồng nghiã là không được có một lực lượng vũ trang mạnh. Những quốc gia với truyền thống trung lập bền vững nhất Âu Châu - Thụy Điển, Thụy Sĩ và Phần Lan - đều nuôi một quân đội nhỏ nhưng tinh nhuệ và trang bị tối tân. Chính sách quốc phòng của các quốc gia này đều phản ảnh nhận xét của nhà chính trị Cicero thời đế quốc La Mã 'Nếu muốn có hòa bình, phải chuẩn bị cho chiến tranh' (si vis pacem para bellum). Nếu quyết tâm bảo vệ quyền lợi quốc gia và lãnh thổ, giới lãnh đạo chính trị và quân sự tại Việt Nam phải nhanh chóng phát triển một chính sách quốc phòng thích nghi với những thử thách trên Biển Đông và theo đó gấp rút thực hiện những biện pháp nhằm tân trang cho quân đội. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của kỹ sư hàng không Nguyễn Xuân Vĩnh từ Frankfurt, Đức. Xem thêm chủ đề Quốc phòng: 5 điều cần biết về đảo Tri Tôn Tàu chiến Anh theo sát hàng không mẫu hạm Nga Trung Quốc không làm ngơ cho tàu chiến Mỹ Tàu chiến Philippines thăm cảng Cam Ranh
Người Nhật xem lợi ích của số đông lớn hơn lợi ích của cá nhân và tìm thấy hạnh phúc trong việc tạo ra giá trị cho cộng đồng.
Người Nhật và khái niệm kỳ lạ về hạnh phúc
Với những người lao động Nhật Bản trong các thành phố lớn, một ngày điển hình bắt đầu bằng trạng thái gọi là sushi-zume - một thuật ngữ để chỉ những người đi làm trên những chiếc tàu điện đông đúc giống như những hạt cơm bị ép chặt trong món sushi. Không chỉ vậy, văn hóa công sở nổi tiếng của đất nước này yêu cầu mọi người dành nhiều giờ đồng hồ ở văn phòng, tuân theo nguyên tắc thứ bậc chặt chẽ. Làm thêm giờ không phải là chuyện lạ và chuyến tàu cuối cùng lúc nửa đêm vào cuối tuần luôn được lấp đầy bởi dân văn phòng. Sự chăm chỉ: Kẻ thù của sáng tạo? Tránh bị mất tiền từ ngân hàng ra sao? Thể hiện đẳng cấp bằng giáo dục hay vật chất? Làm sao họ có thể thích ứng được với lối sống này? Bí mật của người Nhật có thể liên quan đến ikigai. Từ này không thể dịch trực tiếp, nó thể hiện quan điểm về hạnh phúc trong cuộc sống. Ikigai là lý do bạn thức giấc mỗi buổi sáng. Với người phương Tây quen thuộc với từ ikigai, nó thường được liên hệ đến biểu đồ Venn với 4 giá trị được chồng chéo, đan xen lên nhau: Thứ bạn thích, thứ bạn làm tốt, thứ mà thế giới cần và thứ mà bạn được trả tiền để làm. Tuy nhiên, với người Nhật thì biểu đồ này có một chút khác biệt. Ikigai của một người có thể không liên quan gì đến thu nhập. Trên thực tế, khảo sát được thực hiện bởi Central Research Services đối với trên 2.000 đàn ông và phụ nữ Nhật năm 2010 cho thấy chỉ 31% người coi công việc là ikigai. Giá trị sống của một số người có thể là công việc - nhưng chắc chắn không chỉ có vậy. Một cái nhìn gần hơn Trong nghiên cứu về ikigai năm 2001, đồng tác giả Akihiro Hasegawa, một nhà tâm lý học lâm sàng và phó giáo sư tại Đại học Toyo Eiwa, coi ikigai là một phần trong ngôn ngữ thường nhật của người Nhật. Nó gồm 2 từ: iki - có nghĩa là cuộc sống, và gai - có nghĩa là giá trị. Các cụ bà từng là thần tượng nhạc pop một thời trong nhóm KBG84 biểu diễn tại một vườn thảo mộc ở đảo Kohama, Hạt Okinawa Theo Hasegawa, nguồn gốc của từ ikigai bắt nguồn từ thời Heian (794 - 1185). "Gai bắt nguồn từ kai có nghĩa là rất có giá trị, từ đó ikigai được hiểu là từ mang nghĩa 'giá trị trong cuộc sống'." Có các từ khác cũng sử dụng kai như yarigai hay hatarakigai, là những từ có nghĩa giá trị của hành động và giá trị của việc làm. Ikigai có thể hiểu sự kết hợp toàn diện các giá trị đó trong cuộc sống. Có rất nhiều sách ở Nhật Bản viết về ikigai, nhưng có một cuốn được coi là hay nhất: Ikigai-ni-tsuite (về ikigai), phát hành năm 1966. Bạn có thể tự rèn luyện thành người dám mạo hiểm Ở nước giàu chưa hẳn dễ phát triển? Bạn có thể mua được quốc tịch những nước nào? Tác giả cuốn sách, nhà tâm thần học Mieko Kamiya giải thích rằng ikigai là một từ tương tự như "hạnh phúc" nhưng nó có một sự khác biệt tinh tế về sắc thái. Ikigai cho phép bạn hướng tới tương lai dù rằng bạn đang thấy khốn cùng ở hiện tại. Hasegawa chỉ ra rằn, trong tiếng Anh, từ life vừa có nghĩa là cuộc đời, vừa có nghĩa là cuộc sống hàng ngày. Do đó, ikigai được dịch là mục đích sống nghe thật lớn lao. "Nhưng trong tiếng Nhật, chúng tôi có từ jinsei có nghĩa là cuộc đời và seikatsu có nghĩa là cuộc sống hàng ngày," ông nói. Ý nghĩa từ ikigai gần với seikatsu hơn và qua nghiên cứu, Hasegawa phát hiện ra rằng, người Nhật tin rằng, sự tổng hợp của những niềm vui nhỏ hàng ngày sẽ tạo nên một cuộc đời trọn vẹn hơn. Một quan niệm về tuổi thọ? Người Nhật có những công dân sống thọ nhất trên thế giới - những người phụ nữ sống đến 87 tuổi và đàn ông sống đến 81 tuổi, theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi của nước này. Liệu ikigai có đóng góp gì cho điều này? Tác giả Dan Buettner tin là như vậy. Ông là tác giả cuốn Blue Zones: Lessons on Living Longer from the People Who've Lived the Longest, và đã đi khắp thế giới khám phá các cộng đồng người sống thọ mà ông gọi là "blue zones". Các nhân viên trẻ rời khỏi tòa nhà công sở tại Tokyo Một trong số những cộng đồng đó là Okinawa, một hòn đảo hẻo lánh với số lượng những người sống hàng trăm tuổi ấn tượng. Một chế độ ăn uống đặc biệt có vẻ đóng góp nhiều vào việc tuổi thọ cao của một người, Buettner nói, tuy nhiên ikigai cũng là một nhân tố. "Những người già được tôn trọng, và họ cảm thấy cần phải truyền lại sự thông thái của mình cho thế hệ trẻ," ông nói. Việc này mang lại cho họ một mục đích sống ngoài các mục đích cá nhân và góp phần phục vụ cộng đồng của mình. Sự thật về tempura Nhật Bản Nhật Bản 'khuyến khích' người dân bớt chăm chỉ Lý do dẫn đến "cái chết khi đang làm việc" Theo Buettner, quan niệm về ikigai không chỉ có ở những người sống ở Okinawa: "Có thể không có từ để diễn giải lối sống này nhưng trong 4 cộng đồng người sống thọ khác như Sardinia hay Bán đảo Nicoya đều có một khái niệm tương tự như vậy." Buettner gợi ý việc đề ra 3 danh sách: giá trị của bạn, thứ bạn thích làm và thứ bạn làm tốt. Điểm trùng nhau của 3 danh sách chính là ikigai của bạn. Nhưng chỉ biết về ikigai của mình thì không đủ. Bạn cần nơi để thể hiện nó. Ikigai là "mục đích của hành động," ông nói. Với người phụ nữ 92 tuổi Tomi Menaka, ikigai của bà là múa và hát với những người bạn trong nhóm múa KBG84 - bà nói với tờ báo Mainichi. Với những người khác, nó đơn giản chỉ là công việc. Hành động Trong một nền văn hóa mà giá trị của số đông vượt trội giá trị cá nhân, người lao động Nhật Bản được hướng tới việc phải trở nên hữu ích cho cộng đồng, nhận được sự cảm kích và tôn trọng từ đồng nghiệp, theo ông Toshimitsu Sowa, CEO của công ty cố vấn nhân sự Jinzai Kenkyusho. CEO của công ty tuyển dụng Probity Global Search Yuko Takato đã dành nhiều ngày với những lao động trình độ cao, những người coi công việc là ikigai của họ. Theo Takato, họ đều có một điểm chung giống nhau: Họ là những người có động lực và nhanh chóng biến lời nói thành hành động. "Nếu bạn muốn bắt đầu một công ty và sợ những thách thức mới, hãy tìm những người đã làm công việc giống những gì bạn đang nghĩ trong đầu." Việc chứng kiến sự thành công của ý tưởng mình muốn làm sẽ khiến bạn tự tin rằng mình cũng có thể làm được, ông nói. Nghĩ nhỏ lại Nói như vậy không có nghĩa là làm việc chăm chỉ hơn, lâu hơn là nguyên lý của ikigai - gần 25% người lao động Nhật Bản làm việc quá giờ hơn 80 tiếng 1 tháng phải gánh những hậu quả nghiêm trọng - hiện tượng karoshi (chết vì làm quá sức) cướp đi hơn 2.000 sinh mạng hàng năm. Việc nghỉ hưu khiến vận động viên Dai Tamesue suy nghĩ lại về công việc ông muốn làm trong đời Ikiga là về việc cảm nhận công việc của bạn tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của người khác. Làm thế nào mà mọi người tìm ra ý nghĩa trong công việc là một chủ đề hấp dẫn dối với các chuyên gia quản trị. Một nghiên cứu bởi giáo sư quản trị trường Wharton, Adam Grant giải thích rằng cho rằng con người ta tìm được cảm hứng trong công việc khi nhận thấy công việc này ảnh hưởng tới cuộc sống của người khác và được gặp gỡ những người chịu ảnh hưởng từ công việc của họ. Trong một thí nghiệm, những người xin tài trợ ở Đại học Michigan được dành thời gian gặp những người được nhận học bổng mang về số tiền nhiều hơn 171% so với những người không gặp trực tiếp mà chỉ nói chuyện qua điện thoại. Việc gặp mặt những học sinh được nhận học bổng khiến họ cảm thấy công việc của mình ý nghĩa hơn, do đó nâng cao hiệu quả công việc. Điều này đúng trong cuộc sống nói chung. Thay vì giải quyết nạn đói trên thế giới, bạn có thể bắt đầu bằng việc giúp những người xung quanh mình như một nhóm tình nguyện địa phương chẳng hạn. Đa dạng hoá ikigai của bạn Nghỉ hưu có thể mang lại một cảm giác mất mát to lớn và trống rỗng với những người đặt ikigai của mình vào công việc. Điều này đặc biệt đúng với các vận động viên, những người có sự nghiệp ngắn hơn so với các nghề nghiệp khác. Nhà vô địch chạy vượt rào Dai Tamesue đã nghỉ hưu năm 2012; trong cuộc phỏng vấn gần đây ông nói rằng câu hỏi quan trọng ông đặt ra sau khi nghỉ hưu là: "tôi đã muốn đạt được điều gì qua việc chơi thể thao?" "Với tôi, điều tôi muốn đạt được qua việc chạy đường dài đó là thay đổi nhận thức của mọi người." Sau khi nghỉ hưu, ông mở một công ty hỗ trợ các công việc kinh doanh liên quan đến thể thao. Câu chuyện của Tamesue thể hiện bản chất linh hoạt của ikigai và cách nó có thể được áp dụng. Khi phải nghỉ hưu, việc ý thức được lý do bạn đang làm công việc hiện tại ngoài mục đích tiền bạc là rất có ích. Hiểu rõ ý niệm của ikigai sẽ giúp bạn sống một cuộc sống trọn vẹn hơn. Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Capital.
Bầu cử quốc hội sẽ diễn ra vào tháng 5 có thực sự 'công bằng cho các ứng cử viên' như giới lãnh đạo Việt Nam tuyên bố? BBC nhìn lại các trường hợp tự ứng cử trong những lần bầu cử gần đây để tìm hiểu.
Quốc hội VN: Nhiều cách để loại ứng cử viên độc lập
Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp năm 2016 Là một trong những phụ nữ hiếm hoi tự ứng cử đại biểu quốc hội năm 2016, bà Đặng Bích Phượng bình luận với BBC News Tiếng Việt, hôm 20/4, về kịch bản mà những người như bà thường gặp: "Tôi cho rằng người tự ứng cử quá hiểu họ không có cơ hội thành công, dù chỉ 1%, nhưng họ vẫn làm vì muốn khẳng định quyền của mình. Điều tích cực là người đi trước thất bại, nhưng những người sau vẫn muốn thử." Bầu cử Quốc hội nên dành ưu tiên cho nền công lý? VN: Chính phủ mới nhậm chức trước khi bầu QH có hợp lý? Cũng là ứng cử viên độc lập năm 2016, ông Nguyễn Đình Hà nhận xét với BBC: "Một mặt, chính quyền nói rằng ngày bầu cử người dân được thực hiện quyền của mình, nhưng ai cũng hiểu rằng việc bầu bán đều được đảng đề cử. Và việc tổ chức bầu cử, tuyên truyền này giúp mang lại tính chính danh cho chế độ hiện tại." Hôm 20/4, ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nói: "Vận động bầu cử phải dân chủ, công khai, bình đẳng, không lạm dụng chức quyền," Suốt thời gian qua, giới lãnh đạo và truyền thông Việt Nam luôn nhấn mạnh tới việc giữ công bằng, bình đẳng cho các ứng cử viên cũng như tạo điều kiện để cử tri phát huy quyền dân chủ. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy một bức tranh khác. Bị làm khó từ khâu hồ sơ Bà Đặng Bích Phượng, sinh năm 1960, là nữ ứng cử độc lập năm 2016 tại Hà Nội. Ngay từ vòng "gửi xe" là nộp hồ sơ, bà Phượng đã "bị bắt bẻ". Bà kể rằng khi lên UBND phường Thành Công xác minh lý lịch thì suôn sẻ nhưng khi đến nơi tiếp nhận hồ sơ ứng cử, bà được yêu cầu khai lại một số mục khai chưa đúng. Ví dụ, phải ghi trình độ văn hóa 10/10 là hệ chính quy hay bổ túc. Bà Phượng chỉ khai 10/10 - thiếu phần chi tiết như trên nên bị bắt về làm lại. Sau đó, bà đến UBND phường để xin xác nhận lại lần nữa thì Phó Chủ tịch UBND phường Thành Công nói bà khai "chưa trung thực" và vì bà từng bị bắt giam, xử phạt hành chính do đi biểu tình chống Trung Quốc năm 2011 nên chưa thể xác nhận lý lịch cho bà. Bà Đặng Bích Phượng là một trong số những ứng cử viên nữ độc lập hiếm hoi vào năm 2016 Lần khác, bà Phượng bị UBND phường Dịch Vọng ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại phường vì nhiều lần bị bắt khi tham gia biểu tình chống Trung Quốc. Tuy nhiên, bà Phượng đối chất lại rằng, những hình thức xử lý công dân nói trên chỉ là xử lý vi phạm hành chính và chỉ 1 năm là hết hiệu lực, không cần ghi vào lý lịch. Đồng thời, bà trích dẫn phần hướng dẫn khai hồ sơ rằng: "Trường hợp bị kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính trong thời gian 01 năm tính đến ngày làm hồ sơ ứng cử thì ghi rõ tên cơ quan ra quyết định kỷ luật, thời gian bị kỷ luật, lý do bị kỷ luật, hình thức kỷ luật. Nếu không có hoặc đã bị xử lý nhưng không thuộc các trường hợp kể trên thì ghi 'Không bị kỷ luật, không có án tích'". Vì vậy, bà Phượng ghi "không bị kỷ luật, không có án tích" trong hồ sơ là đúng như hướng dẫn do sự việc đã xảy ra cách trước đó đến 4-5 năm. Nắm rõ luật, bà làm đơn yêu cầu trả lời bằng văn bản lý do không xác minh lí lịch của bà. "Khi tôi làm đơn, chủ tịch phường gặp tôi và thay đổi hẳn thái độ, bảo rằng anh em không hiểu nên sẽ xác minh lí lịch cho tôi," bà Phượng kể. Tuy nhiên, UBND phường vẫn dứt khoát bắt bà phải kê khai vụ bị bắt tạm giữ năm 2011 và bị ép giáo dục cải tạo năm 2013. Phần xác nhận lí lịch của ông Nguyễn Đình Hà bị thêm vào mà sau đó ông đề đơn phản đối Luật gia Nguyễn Đình Hà, người từng ứng cử đại biểu quốc hội năm 2016, nói: "Từ vòng hồ sơ, tôi đã bị cấp chính quyền địa phương gây khó dễ bằng việc ghi những lời nhận xét không tốt vào trong lý lịch ứng viên, dù điều này là vi phạm pháp luật và tôi đã chứng minh nhưng họ không sửa sai". "Theo quy định thì trách nhiệm kê khai đảm bảo sự trung thực là của người khai, chính quyền địa phương chỉ có quyền đóng dấu xác nhận chứ không có quyền đánh giá việc nhân thân người đó là tốt hay xấu, gương mẫu hay không. Việc xác minh ai có tiền án hình sự thuộc về cơ quan tư pháp khi cần làm lí lịch tư pháp, còn sơ yếu lý lịch để tự ứng cử không yêu cầu. Họ hoàn toàn sai từ ngay bước cơ bản nhất". "Họ nói rằng đây là bên công an cung cấp, điều này chứng tỏ có sự nhúng tay của công an vào việc xác minh hồ sơ của tôi," ông Hà nói. Hiệp thương hay là 'đấu tố'? Bà Bích Phượng nói rằng bà đã hiểu chỉ những người nói theo chỉ đạo và chỉ những người có giấy mời mới được tham dự buổi hiệp thương. "Tôi biết những người ủng hộ mình hầu như không một ai được mời. Vì vậy, tôi yêu cầu những người trong khu dân cư phải được mời vì họ mới hiểu được con người tôi ra sao. Tôi cũng yêu cầu có nhà báo nhưng mọi yêu cầu của tôi đều bị từ chối với lý do là phòng nhỏ nên không mời hết được. Tôi viết đơn không tham gia buổi hiệp thương này." Khi được hỏi bà có chất vấn về quy trình hay không, bà Phượng nói: "Những gì chúng ta muốn chất vấn, họ thường lãng đi chứ không trả lời." Bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và bà Đặng Bích Phượng là hai trong số trên hai chục ứng viên tự do, độc lập tự ứng cử vào trong kỳ bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp ở Việt Nam năm 2016 Từ những trải nghiệm của chính mình, bà Phượng cho rằng chính quyền sử dụng lực lượng quần chúng để loại bỏ những ứng cử viên độc lập thông qua các vòng hiệp thương. "Trong trường hợp này, quần chúng ở đây là những người có tri thức thấp, hoặc là những người về hưu nhưng không có tính phản biện, luôn nghe theo 'đảng và nhà nước,' từ đó sẵn sàng vu khống những người mà họ không biết." "Vì cư dân ở tòa chung cư tôi ở đa phần cùng cơ quan và sống cùng tôi từ bé nên họ rất hiểu gia đình nhà tôi, nên để vu khống tôi rất khó. Thế là họ chọn cử tri ở đơn vị khác để họ gần như là đấu tố mình. Đó là vũ khí mà họ dùng để gạt bỏ những ứng cử viên độc lập," bà Phượng phân tích. Ông Nguyễn Đình Hà kể rằng khi đến hội nghị cử tri, tức vòng hiệp thương 2, ông thấy có rất nhiều công an, thường phục lẫn sắc phục ở hội trường. "Thêm nữa, họ chọn những người không hề quen biết về tôi để nhận xét tôi và những gì họ nói là tôi gây rối trật tự công cộng, không có đóng góp gì cho địa phương," ông nói. Ủy ban Bầu cử TP Hà Nội tiếp nhận hồ sơ ứng cử của ông Nguyễn Đình Hà ngày 13/3/2016 Ông kể thêm rằng việc "gây rối trật tự công cộng" thực chất là một vụ bắt cóc. Ông Hà cùng tiến sĩ Nguyễn Quang A đột nhiên bị bắt đi vào ngày 23/3/2016 trên phố Triệu Quốc Đạt lúc diễn ra phiên xử sơ thẩm ông Nguyễn Hữu Vinh (tức Anh Ba Sàm). "Tôi bị đưa về trụ sở công an phường nơi cư trú và tại đó họ đã diễn một màn kịch rằng tôi gây rối trật tự công cộng trước tòa án nhân dân TP Hà Nội nên bị phạt và lập biên bản ở mức cảnh cáo." "Đây là chiêu trò để bôi xấu cá nhân trước thêm hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú," ông Hà kết luận. Ông phân tích thêm: "Thông qua ba vòng hiệp thương, chính quyền có thể loại bỏ các ứng cử viên độc lập một cách dễ dàng. Đầu tiên và vòng hồ sơ, sau đó là lấy ý kiến cử tri tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc. Đây là điều kiện để họ xem ứng cử viên đó có lọt vào vòng hiệp thương thứ 3 hay không." "Ở vòng 3, đây là giai đoạn mà Ủy ban Trung ương MTTQ các cấp gạt bỏ các ứng viên mà theo họ cho là không đủ điều kiện," ông nói. Vì sao ứng cử viên độc lập bị làm khó? Hôm 16/4, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội thông báo tính đến hết ngày 13/4/2021, đã có 21 ứng cử viên nộp đơn xin rút hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội và 1 người bị Cơ quan ANĐT Công an TP Hà Nội bắt. Số lượng đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV là 36 người. Theo cơ quan này, người bị bắt là ông Lê Trọng Hùng - bị cáo buộc làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước, theo Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015. VN: Tân Thủ tướng 'ứng cử' Quốc hội ở Cần Thơ và ý nghĩa? Đâu là kỳ vọng, thách thức đón đợi chính phủ kế tiếp ở VN? Đây là vụ bắt giữ mới nhất liên quan tới những người đã tuyên bố công khai tự ứng cử đại biểu Quốc hội Khóa 15 năm 2021-2026. Trước đó vào ngày 10/3, ông Trần Quốc Khánh, 61 tuổi, cũng bị công an tại tỉnh Ninh Bình bắt tạm giam với cáo buộc phát các video trực tiếp trên mạng xã hội nhằm chống phá Nhà nước, thông tin xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân. Ông Khánh cũng bị bắt sau khi ông tuyên bố tự ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV. Người dân bỏ phiếu chọn đại biểu quốc hội năm 2016 (ảnh minh họa) Đấy chỉ là những con số chưa đầy đủ ở một vài địa phương, do việc chốt lại danh sách cuối cùng dự kiến phải đến ngày 3/5 mới hoàn tất. Những diễn biến trên cho thấy các ứng cử viên độc lập, đặc biệt là những người "không được lòng chính quyền", phải chịu áp lực và thách thức lớn, thậm chí không có cơ hội để vào Quốc hội. Một thực tế cho thấy rằng, ứng cử viên độc lập thường chiếm một số lượng rất ít trong các cuộc bầu cử Quốc hội, chưa kể Quốc hội cũng do Bộ chính trị kiểm soát nhưng chính quyền lại khá cảnh giác, e dè với những ứng cử viên độc lập. Về điều này, bà Phượng ví von rằng một con sư tử có mạnh đến đâu mà đứng trước một đàn trâu rừng chạy rầm rầm thì cũng chết. "Từ việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc ở Đức cho thấy chính quyền này bất chấp tất cả. Khi thấy rằng một bộ phận người dân có suy nghĩ độc lập, chính quyền lo sợ nó trở thành nếp suy nghĩ. Vì vậy, họ phải chặn từ trong trứng nước để không tạo thành một phong trào sau này." Phong trào tự ứng cử và Quốc hội ở VN Tự ứng cử Quốc hội: 'niềm hy vọng cho VN' "Một số ứng cử viên độc lập lọt vào là để làm màu cho công chúng chứ không phải họ thực tâm. Và những người đó thường sống và làm việc theo chủ trương của Đảng Cộng sản. Thậm chí có tiếng là đại biểu quốc hội cũng mang lại được cho những người đó lợi ích trong việc làm ăn," "Một người tự ứng cử bị loại không có ý nghĩa nhưng 100 người mà cả 100 bị loại thì là vấn đề khác. Việc tự ứng cử sẽ khiến nhà cầm quyền bị buộc vào thế phải đối phó với những người ứng cử tự do," bà Phượng lý giải. Còn ông Nguyễn Đình Hà nêu ý kiến: "Từ xưa có câu diệt cỏ phải diệt tận gốc nên bất cứ ai, điều gì có mầm mống thì chính quyền đều muốn dập tắt. Một mặt, chính quyền nói rằng ngày bầu cử người dân được thực hiện quyền của mình, nhưng ai cũng hiểu rằng việc bầu bán đều được đảng đề cử. Và việc tổ chức bầu cử, tuyên truyền này giúp mang lại tính chính danh cho chế độ hiện tại."Đó là những việc đã xảy ra trong quá khứ. Ứng cử viên độc lập trong kỳ bầu cử Quốc hội lần này sẽ có những kinh nghiệm gì? Chúng ta hãy chờ xem.
Không hiểu căn nguyên nhưng mỗi khi nhớ lại cuộc cách mạng tháng 05.1968 tôi thường bị ám ảnh bởi một câu văn của Jean Cocteau “Les fleurs marines meurent en sortant de l’eau!” (những bông hoa biển héo tàn khi lên khỏi mặt nước).
Những bông hoa biển
Hình ảnh này gợi một liên tưởng chặt chẽ với những gì đã xảy ra trên thế giới cũng như ở Việt Nam cùng lúc đó. Chỉ có điều, ở nước Mỹ cũng như phương Tây, 68 là cuộc nổi loạn diễn ra nơi đô thành đầy ánh sáng, còn ở Việt Nam là cuộc chiến cam go của những con người không được sống mà chỉ sống sót, lăn lộn dưới các địa đạo hoặc trong rừng già của dãy Trường Sơn. “Faire l’amour, ne pas faire de guèrre!” Giao hoan, không giao chiến!. Đây là một trong những khẩu hiệu ấn tượng nhất thời 68. Phải chăng đó cũng là kết quả lạc quan nhất trong trào lưu xã hội này, bên cạnh cuộc giải phóng phụ nữ và môi sinh? Dẫu sao, với tư cách người Việt Nam, tôi vẫn phải cứ cảm ơn các soixant huitards (thế hệ 68) ở Pháp cũng như Mỹ bởi họ chống chiến tranh, họ ủng hộ người Việt Nam, một dân tộc pygmée (tý hon) bị nghiền nát dưới quả đấm sắt của võ sĩ hạng voi Mỹ. 'Không xương máu' Có lẽ nhờ họ, lịch sử Việt Nam bớt đi vài triệu thây ma chăng? Và các nghĩa trang lèn chặt nhiều tầng xương cốt sẽ trả lại một phần đất đai để nuôi đám dân nghèo đói? Cuộc cách mạng “anti-conformisme” (chống khuôn phép) được coi như một thứ “sortir de 1789 socio-Jurénile” (cách mạng Pháp hình thức mới)tồn tại lơ lửng trong không gian và thời gian lịch sử như một màn kịch thần thoại, như một ẩn số chưa có lời giải cuối cùng. Bởi đó là lần đầu tiên tuổi trẻ đã tạo nên huyền thoại cho chính họ một cách vô chủ ý trong sự phấn khích quá đỗi và trong nguồn cảm hứng “hors norme” (vượt chuẩn) tựa như một thứ cực khoái bất thường khi con người dùng độ mạnh viagra. Mọi sự vật xảy ra dưới ánh sáng của trạng thái nhập đồng, lướt giữa hai bờ điên rồ và mê sảng. Chưa từng có trong lịch sử nhân loại thứ cách mạng kiểu này, khi người ta chống lại một xã hội tù đọng, bẻ gẫy mô hình gia đình truyền thống, giải phóng một cách tuyệt đối mọi phong tục và chuẩn mực đạo đức… Tóm lại, tấn công toàn diện vào cấu trúc xã hội cũ bằng một thứ vũ khí mới lạ: “Jouir sans entrave” (vui chơi không hạn chế). Nếu coi 68 là một cuộc cách mạng, đây là cuộc cách mạng đầu tiên không xài xương máu mà chỉ làm hao tổn tinh dịch. Nếu coi 68 là một thứ chất tẩy rửa của nền dân chủ thì cái nơi chuộc tội này rất đáng thèm muốn vì thay vì dùng roi gai tầm ma hành xác, nó dùng âm nhạc, ma tuý và các cuộc làm tình không ngưng nghỉ để truy cầu một thứ nhu cầu giải trí. Vào lúc tuổi trẻ phương Tây đang “exige un droit à la transgression qui se réfuse à en payer un quelque prix” (yêu cầu quyền được vi phạm và từ chối trả giá cho thứ quyền ấy) thì chúng tôi ở trong rừng già, đói khát, lo sợ B-52 Mỹ nghiền như lũ kiến. Nhưng chúng tôi cũng tận hưởng một thứ cực khoái kéo dài hơn mọi chuẩn mực với niềm tin vào lý tưởng của mình. Chúng tôi chống ngoại xâm Mỹ. Chúng tôi không thể làm tủi hổ tổ tiên. Người Việt Nam chỉ có một niềm tự hào thôi: “Thà làm ma phương Nam còn hơn làm vua đất Bắc” “Thà chết tự do hơn sống là nô lệ”. Chúng tôi đi vào cõi chết với một cảm hứng trái ngược cảm hứng của tuổi trẻ thế giới. Tuy nhiên đó cũng là trạng thái nhập đồng. Nhập đồng là thứ hublon tuyệt hảo để chưng cất thứ bia lịch sử. Tuy nhiên, mọi cuộc vui đều có lúc tàn. Mọi ngày hội đều để lại nỗi sầu thương. Cách mạng 68 diễn ra như một thứ hội hè kéo quá dài nên khoảng trống phía sau nó càng mênh mông khắc khoải. 'Tôi bị lừa' Xã hội không thể duy trì được với thứ ham muốn không giới hạn. Các nhân vâđt thuộc thế hệ 68 đến lượt họ cũng sắp già chợt nhận ra rằng những “Enfants Rois” sẽ đá đít họ ra khỏi cửa một ngày không xa, rằng căn bệnh Sida chợt cười nụ cười xanh xám bốn góc địa cầu, rằng chính họ cũng không còn tin chắc vào bản thân khi thả phanh “couche à gauche, couche à droite”. Một nhân vật trong tiểu thuyết “La chut d’Icare” than rằng “Et maintenant, le cynisme ne peut plus nous sauver, on baise comme fou et revient à la maison, le coeur vide…” (Và giờ đây, sự trơ trẽn cũng không thể cứu vãn chúng ta, chúng ta làm tình như điên và quay về nhà với trái tim trống rỗng) “La chut d’Icare”, phải chăng đó là tiếng thở dài sau cùng của các hiệp sĩ với con tim hoang hoải như căn nhà không tường vách? Để làm một thứ so sánh, tôi nhớ lại cảm giác rỗng của chính tôi vào năm 1975 trên đường phố Saigon. Trên các phố phường chói nắng phương Nam, tôi đi như kẻ mù, một khoảng trống đen ngòm trong tim và trong óc. Cái lý tưởng dẫn dắt chúng tôi đi qua cuộc chiến trong khốc liệt đã đỗ vỡ tan tành. Vào ngày ấy, tôi hiểu rằng cả một dân tộc đã bị lừa. Rằng tuổi trẻ của chúng tôi đã tiêu hủy như lá mục trong rừng một cách vô ích. Rằng dân tộc Việt Nam không chống xâm lược mà họ đã tự nguyện làm lính đánh thuê cho hai hệ thống chính trị đối lập. Tôi cảm thấy nhục nhã và cay đắng khi phát hiện ra sự thật: Dân tộc chúng ta là một dân tộc “servir de tampon”! Nỗi cay đắng này có thể buộc tôi tự sát nếu tôi không tìm ra con đường làm giặc. Tuy nhiên, với năm tháng, bình tĩnh lại, tôi nhận ra rằng tính sai lầm không chỉ dành riêng cho dân Việt Nam. Và vô số điều hài hước mà các nhà thống kê lịch sử chưa đủ thời gian kết toán. Các nhân vật thế hệ 68 có thể làm cuộc cách mạng của họ trong hoan lạc, ma túy, âm nhạc và rượu vang bởi vì xã hội dân chủ của họ có “capable d’encaisser les coups” (có khả năng tiếp nhận). Ví thử các hành vi như thế diễn ra ở Việt Nam, hẳn họ sẽ chết rũ xương trong tù hoặc trong các trại cải tạo lao động vô thời hạn. Điều trớ trêu hơn nữa, các Nhân vật thế hệ 68, các Mao-ít phương Tây đã gán cho Mao Trạch Đông “hoàng đế đỏ” Trung Hoa tất cả sự huyễn ảo của họ. Trong khi đó, gã đao phủ vĩ đại nhất hoàn cầu này đã biến 30 triệu thanh thiếu niên thành đám lang sói, những kẻ chuyên đánh đập hành hạ đồng loại với niềm hân hoan vô giới hạn, xóa đạp mọi chuẩn mực đạo đức cũng cùng theo một nguyên tắc “sans entrave”, cũng trong trạng thái ảo giác của ma túy. Thứ ma túy này chính là sự thăng hoa cái bản năng xa xưa nhất của nhân loại khi họ chưa rụng hết lông và còn một khúc đuôi ngoe nguẩy giữa hai mông. 40 năm đã trôi qua! Tuổi trẻ đã ở sau lưng tôi cũng như các nhân vật thuộc thế hệ 68 khác. Họ nghĩ gì lúc này? Còn tôi? Thoáng mơ hồ tôi nhớ tới những bông hoa biển héo tàn khi dạt lên bờ cát. Thoáng mơ hồ tôi nhớ tới mọi thứ hội hè… A! Hội hè!... Sau mọi thứ hội hè bao giờ trên quảng trường các xứ nghèo cũng còn lại rác rưởi và các bãi nước tiểu. Còn ở phương Tây sang trọng là đám đọt thuốc lá bị dẫm nát và các bao đựng ngô rang… Nhưng phải chăng nhân loại giống như đứa bé muôn thuở, luôn cần những ngày hội để vui chơi và để sau đó… lớn khôn? Tác giả Dương Thu Hương hiện sống tại Paris. Pháp. Những câu trích dẫn là của Jean Pierre Le Goff, tác giả quyển Mai 68 l’héritage impossible” (Di sản bất khả của tháng Năm 1968).
Hai lãnh đạo tờ báo Đại Đoàn Kết, thuộc Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, đã bị thuyên chuyển vì "vi phạm Luật Báo chí".
Kỷ luật lãnh đạo báo Đại Đoàn Kết
Nói với BBC chiều nay, ông Đinh Đức Lập, Ủy viên Trung ương MTTQVN, xác nhận ông Lý Tiến Dũng, Tổng biên tập và Đăng Ngọc, Phó Tổng biên tập đã nhận quyết định kỷ luật chính thức. "Hai anh sẽ chuyển sang làm nhiệm vụ khác. Trong quyết định nói rõ hai anh ấy vi phạm Luật Báo chí." Ông Lập, Giám đốc Trung tâm đào tạo cán bộ của Mặt trận, nói thêm: "Thời gian vừa qua, nhà nước Việt Nam đã phải xử lý một số trường hợp như báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ và một số báo khác vì vi phạm Luật Báo chí của nước CHXHCN Việt Nam." Là người được cho sẽ là tân tổng biên tập của báo, ông Lập nói chưa nhận được quyết định đề bạt nhưng đã được thông báo sẽ về làm việc tại Đại Đoàn Kết. Ông Lập nói hai nhà báo vừa bị cách chức đều là bạn ông, và rằng ông cảm thấy "đáng tiếc". "Hai anh đều là bạn bè gần gũi, say mê nghề báo, nhưng thời gian qua, có nhiều vi phạm. Ở trên đã lưu ý, nhắc nhở nhiều lần và nay phải bãi nhiệm." Đăng bài gây tranh luận Tháng 11 năm ngoái, Đại Đoàn Kết cho đăng lá thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp phản đối chủ trương dỡ bỏ Hội trường Ba Đình, xây dựng toà nhà Quốc hội mới trên khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Lời giới thiệu của tòa soạn khi ấy viết rằng lá thư của tướng Giáp bị các báo từ chối, nhưng Đại Đoàn Kết quyết định công bố để "giải toả những bức bối từ các vị cán bộ lão thành và nhiều bạn đọc có quan tâm". Tin không chính thức nói Ban Tuyên giáo Trung ương phê phán Tổng biên tập Lý Tiến Dũng vì cho đăng lá thư trong khi Quốc hội đã biểu quyết thông qua đề án. Trong nửa đầu năm nay, Đại Đoàn Kết cũng đăng một số bài báo mà nhiều người cho rằng "lọt lưới kiểm duyệt". Một bài, ký tên Thái Duy hồi tháng Hai, công khai nói sau năm 1975, "chủ nghĩa xã hội theo mô hình nước ngoài xa lạ với Việt Nam lại được Quốc hội nhất trí đồng tình ủng hộ và từ sai lầm nghiêm trọng này, các chủ trương, chính sách không còn xuất phát từ lợi ích của các tầng lớp nhân dân, quan hệ giữa Đảng và dân không còn gắn bó như trước". Tác giả chê cả cơ quan chủ quản, Mặt trận Tổ quốc là "bị hành chính hóa" và chỉ là "cơ quan Đảng và Nhà nước". Trên mạng internet gần đây cũng lan đi một lá thư được cho là của ông Lý Tiến Dũng gửi lãnh đạo Đảng về "một số vấn đề không bình thường tại Ban Tuyên giáo Trung ương". Lá thư đề ngày 10.12.2007 phê thẳng ông Hồng Vinh, lúc đó là Phó Ban Tuyên giáo, và cho rằng trong ban này "có quá nhiều người làm không được việc, không được đồng chí và nhân dân ủng hộ". 'Bất ngờ' Ông Đinh Đức Lập nói với BBC rằng ông "bất ngờ" khi được chọn để về nắm tờ báo vì đây là quá trình "được bàn thảo rất nhiều". "Nhưng tôi nghĩ đây không phải là việc quá sức với tôi," ông Lập nhấn mạnh. Thay đổi nhân sự ở Đại Đoàn Kết xảy ra sau khi một loạt nhà báo cầm trịch ở các báo lớn như Thanh Niên, Tuổi Trẻ mất chức vì cái gọi là "vụ án báo chí". "Vụ án báo chí" đi đến hồi kết cùng phiên tòa xử hai nhà báo Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Việt Chiến hôm 15.10, với mức án hai năm tù cho ông Chiến. Ông Lập bác bỏ dư luận nói rằng việc cách chức hai nhà báo Đại Đoàn Kết nằm trong chủ trương siết lại báo chí và rằng tờ báo sẽ ngần ngại hơn trong nội dung. "Việc thay đổi chỉ nhằm nâng cao thêm chất lượng tờ báo. Chúng tôi đánh giá thời gian qua, Đại Đoàn Kết không hay bằng trước, trong khoảng sáu năm trở lại đây. Tờ báo cần phải hay hơn, mạnh mẽ hơn nữa." Duy HạnhTôi nghĩ từ giờ ông tổng biên tập nào muốn tại vị lâu hãy thường xuyên đưa khẩu hiệu " Đảng CS Việt Nam quang vinh muôn năm" trên trang nhất sẽ được tại vị lâu. Mà lạ thật cái khẩu hiệu đó hãy để dân chúng tự làm nếu họ quý Đảng nhưng đằng này hàng tháng, ngày lễ tết Đảng cho chăng khẩu hiệu đó đầy đường. Hoàng MaiKhi đọc tâm sự các bạn tôi thật sự cảm thông cho cái ý chí mà các bạn nuôi dưỡng nhưng cũng nhận ra một điều rằng: quyền lực và sự bất công đã làm nhụt chí bao nhiêu nhân tài. Sự cám dỗ của cuộc sống yêu bình: công việc ổn định, thu nhập đủ sống, vợ đẹp con khôn; thế là đủ cho đời sống một con người. Người không đụng đến ta thì ta chẳng cần quan tâm đến người. Thế các bạn có biết được rằng có những con người không phải vì họ đói khát không phải vì bất công với chính gia đình họ nhưng họ vẫn đứng lên đấu tranh cho sự bất công của xã hội. Phong LựcLà một người VN tôi cảm thấy đau lòng và xấu hổ. Hàng ngày tôi xem tivi, báo, đài đều thấy một sự giả dối, trơ tráo của một bộ phận, họ ngu dân chính đồng bào mình, tự hạ thấp mình với thế giới. Chúng ta đang xấu hổ với bản thân ta. Với bạn bè thế giới bởi chính cái nội tại bênh trong VN thì cũng đau khổ không khác gì nổi đau khổ của anh cha ta trong cuộc chiến ngày xưa. Ở thời cuộc nào thì người lao động cũng là người khổ nhất. MaidaĐây không chỉ riêng báo Đại Đoàn Kết mà cho thấy nội bộ đại đoàn kết của đảng và dân tộc đang có vấn đề! le trung, hcmHơn tháng nay Tôi không màng đọc báo và xem TV. Báo chí Việt Nam dạo này đơn điệu quá. Họ đã thật sự mất lửa sau vụ hai Nhà Báo bị bắt và kết án tù. Ban Biên tập Báo Tuổi trẻ và Thanh Niên cũng bị thay đổi nay lại đến Báo Đại Đoàn Kết .Thông tin trên báo chí hiện nay chỉ là những thông tin mang tính chất phiến diện... Việt Nam đang lại bị rớt hạng về nhiều mặt trên bình diện thế giới nhất là về mặt Nhân quyền và Dân chủ... Quan điểm "thủ tiêu" đấu tranh của mọi tầng lớp trong xã hội hiện tại thật đáng buồn và đáng lo... Ý thức hệ trong mổi người dân Việt đang mai một dần và đồng nghĩa là Nhà nước đang xói mòn niềm tin của người dân qua các sự kiện trên và Nhà nước cũng đừng quên rằng bên cạnh Việt Nam còn cả thế giới nhất là thế giới phẳng. Mọi người bằng cách riêng của mình có thể tìm kiếm thông tin xác thực và thể hiện rõ quan điểm trên các Diển đàn có sẵn ấy... Song Nghi, Sài GònTrung ngôn nghịch nhĩ, điều này ai cũng hiểu dù đa số không thể chấp nhận được liều thuốc đắng này. Tuy nhiên, nhân loại ngày càng tiến bộ thì phản biện là thành tố nâng cao giá trị hiện thực của một tư tưởng, một chính sách. Muốn thành công trong việc điều hành đất nước nhà lãnh đạo phải mở rộng tư tưởng tiếp nhận ý kiến từ mọi nguồn thì mới theo kịp trào lưu thời đại. Cứ xem tư tưởng mình là chính thống, gạt đi tất cả những gì cho là đi ngược lại đường lối chủ trương sẽ rất tai hại. Cái hoạ tự hoại tiềm ẩn trong hệ thống đóng. Tự thân không vận động để chuyển đổi được vì không chấp nhận tác động đi ngược lại hệ thống tư tưởng ấy sẽ làm chính sách, đường lối điều hành đất nước đi vào ngõ cụt, dậm chân tại chỗ. Tuan HNTôi có đồng ý kiến với bạn Spiderman. Bản thân tôi cũng là 1 thanh niên trẻ hừng hực hoài bão và mơ ước vào cái tương lai đóng góp cho đất nước. Nhưng càng ngày càng thêm nhiều việc làm tôi phải suy nghĩ, và dần dần dường như tôi cũng lại bị ngấm cái quan điểm mà tôi từng phê phán, đó là "an phận thủ thường". Thật đáng buồn! Dac Am, Bac NinhTheo tôi, trong cuộc sống mỗi con người cũng như trong một xã hội luôn có những mâu thuẫn tồn tại xong xong, nó đấu tranh thúc đẩy mỗi con người vươn lên, xã hội văn minh hơn công bằng hơn, thiết nghĩ Nhà nước cũng không nên quá siết chặt báo chí thái quá, vì mục đích báo chí cũng là phản ánh bức tranh của cuộc sống, từ đó Nhà nước... điều chính cho phù hợp với hiện thực khách quan cũng chúng giúp cho chế độ, nhà nước tự đổit mới phù hợp hơn mà thôi. An NguyênSự việc báo Đại Đoàn Kết là tờ báo thứ ba sau Thanh Niên và Tuổi Trẻ bị thay đổi tổng biên tập cho thấy phái bảo thủ trong chính phủ Cộng sản Việt Nam hiện nay đang xiết chặt quản lý hoạt động báo chí. Từ đây sẽ có câu hỏi là sẽ có thêm bao nhiêu vị tổng biên tập khác bị mất chức vì những bài báo làm mất lòng lãnh đạo. Các nhà báo từ bây giờ sẽ không dám làm lộ "bí mật quốc gia" để cho các vị lãnh đạo có thể kê cao gối ngủ ngon rồi. Kind ManVừa mới "nhập vai mới", ông TBT Lập đã nhận xét tờ báo ĐĐK trong thời kỳ TBT Lý Tiến Dũng và Phó TBT Đặng Ngọc là "không hay" bằng ĐĐK lúc trước. Bài của Đại Tướng Giáp thực ra chỉ là góp ý xây dựng trong việc phá bỏ Hội Trường Ba Đình lịch sử-nơi Bác Hồ đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập-chớ nào dám "phản đối" gì? Cùng với ĐT Giáp, cố TT Võ văn Kiệt, và một số "đại công thần khác" cũng có những góp ý xây dựng với bộ CT, nhưng tất cả "đều không cần thiết", đồng thời "là những trở lực" cho công cuộc "đổi mới", theo quan điểm của một số người nắm quyền trong bộ CT cần phải bị loại bỏ. Nhớ lại cách đây không lâu, báo ĐĐK cũng có những bài bênh vực chính phủ, lên án nặng nề giáo dân trong vụ việc Tòa Khâm Sứ và CG Thái Hà, nhưng "công lao nhỏ nhoi" này không thể "cứu tội quá lớn" của TBT Lý tiến Dũng khi cho báo đăng các bài viết phê phán về một số vụ việc đã được QH thông qua. Cỏ nonTướng Giáp có phản đối thì cũng là chuyện bình thường, ông là bậc lão thành và người có cái nhìn sâu rộng. Xã hội cần có những luồng tư tưởng phản biện trước mỗi quyết định của Đảng. Ngày xưa bao cấp kéo dài, dân chúng cực khổ vậy mà chúng ta vẫn ra sức hô hào ủng hộ. Cái tai hại ở chỗ “Đảng cái gì cũng đúng” nhưng thực chất đúng được mấy phần? Lại nhân chuyện những tổng biên tập bị cắt chức vì vi phạm luật báo chí mới thấy ở cái nước mà cp “của dân” này CS ban hành luật, trong đó tự cho mình những đặc quyền như “là lực lượng lãnh đạo duy nhất”, “tự do báo chí nhưng không được xâm phạm quyền lợi của Đảng” rồi sau đó dùng luật này đàn áp tư tưởng bất đồng. QuangSao báo chí nước ta có nhiều vấn đề quá! Tại nhà báo hay luật báo? Các nước khác ngành truyền thông phát triển hơn ta gấp trăm lần mà đâu có nhiều vấn đề như ta và ông anh Trung Cộng đâu. Lồng chuồng ngày càng chật chội thì chim thú nhớ nhung trời xanh rừng thẳm phải vùng vẫy thôi. Báo chí thế nào là hay là mạnh cần được đánh giá bởi công chúng chứ không phải bởi ban tuyên giáo TƯ hay của những người như ông Lập. SpidermanLà một người trẻ của đất nước, trước đây tôi cũng có rất nhiều lý tưởng, nhiều hoài bão với Đảng và nhà nước. Tôi cũng mơ ước sẽ làm cán bộ, làm viên chức và góp phần nhỏ bé vào việc xây dựng đất nước, nhưng hàng loạt những hành động vừa qua của nhà nước về mọi vấn đề, tôn giáo, nhân quyền, tự do báo chí, chống tham nhũng, đất đai của tổ tiên đất nước đã làm cho tôi mất phương hướng, và vỡ mộng với Đảng và nhà nước, bao nhiêu hoài bão ấp ủ bấy lâu nay giờ tan thành mây khói. Giờ đây tôi sẽ chỉ nguyện là một công dân chuyên tâm lo làm công ăn lương, cố gắng sống lương thiện và mong cái bóng của đảng đừng bao giờ đổ ập uống trên tôi và gia đình tôi
Mỗi khi đến ngày Lễ Tình nhân, các bạn không nên nghĩ tới hoa và sô-cô-la nữa.
Làm sao tìm bạn đời lý tưởng?
Thay vào đó, nếu muốn có cơ hội tốt hơn để tạo dựng tình yêu đích thực và bền vững, bạn hãy học cách kiểm soát chi tiêu và hãy cân nhắc kỹ lưỡng để chọn đúng công việc phù hợp. Các nhà tâm lý đã khuyên những ai đang muốn cải thiện đời sống tình cảm cần phải suy nghĩ xem lựa chọn nghề nghiệp và nguyên tắc chi tiêu ảnh hưởng đến quan hệ tình cảm của họ như thế nào. Các đôi lứa hiểu rằng tiền bạc luôn là nguồn gốc của mọi tranh cãi, nhưng họ hoàn toàn bị động trong chuyện làm sao để chi tiêu tài chính và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với người bạn đời lý tưởng của họ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy những quyết định liên quan đến hai trong số những vấn đề quan trọng nhất trong cuộc đời bạn lại đóng vai trò to lớn trong việc giúp bạn xây dựng được cuộc sống tình cảm hạnh phúc lâu dài. “Trong một số trường hợp, sự phản bội về mặt tài chính cũng gần giống như phản bội trong tình yêu,” Fran Davis, nhà tâm lý và tư vấn nghề nghiệp làm việc cho văn phòng sinh viên và cựu sinh viên của Trường Kinh doanh Harvard, cho biết. Sau đây là năm chiến lược giúp cho bạn có những quyết định công việc và tài chính có ích cho đời sống tình cảm của bạn. Tránh chọn người cùng nghề Về lý thuyết thì có vẻ như là yêu người cùng ngành nghề là điều lý tưởng. Suy cho cùng, bạn sẽ có nhiều thứ để trò chuyện với người yêu và cả hai đều có những mục tiêu nghề nghiệp chung. Thế nhưng điều đó chỉ tốt trong giai đoạn yêu đương ban đầu, và về lâu về dài lại có thể gây tác dụng ngược. Các cặp vợ chồng làm chung nghề ngay cả khi họ không cạnh tranh trực tiếp với nhau trong công việc nhiều khả năng sẽ ngày càng xa cách, trước hết là bởi vì họ không còn theo đuổi những mối quan tâm chung lúc rảnh rỗi nữa. Suy cho cùng, điều quan trọng nhất trong cuộc sống là công việc thì họ đã chia sẻ với nhau rồi. Luật sư, nông dân và những người làm trong ngành giáo dục nhiều khả năng sẽ chọn bạn đời là người cùng ngành với mình trong khi những người trong ngành tài chính, khai mỏ và xây dựng lại không, theo một nghiên cứu của Priceonomics, một công ty dịch vụ dữ liệu dùng số liệu của các điều tra dân số Mỹ để phân tích. Các cặp vợ chồng cùng ngành nghề sẽ gặp khó khăn nhiều hơn trong việc tìm được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, Gail Kinman, giáo sư chuyên nghiên cứu về thần kinh học trong các nghề nghiệp tại Đại học Bedfordshire vốn theo dõi các cặp vợ chồng làm chung ngành nghề, nói. “Công việc sẽ trở thành chuyện quan trọng trong đời sống vợ chồng", áp đảo các việc khác trong những lúc họ trò chuyện, Kinman nói. Thay vào đó, hãy nghĩ đến các công việc tương hỗ cho nhau Trong những năm vừa qua, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu theo dõi xem ngành nghề nào khiến cho vợ chồng hòa hợp với nhau nhất. Chẳng hạn như những người làm quảng cáo và tiếp thị thường có xu hướng yêu nhạc sỹ còn cảnh sát bị hấp dẫn bởi những người chuyên về lĩnh vực ngân hàng đầu tư, theo một nghiên cứu của The Grade, một phần mềm hẹn hò trên điện thoại vốn theo dõi 450.000 lượt ‘thích’ và ‘không thích’ của người dùng. Bên cạnh đó, trang web hẹn hò eHarmony.com vốn chọn người để kết đôi với nhau dựa trên những sở thích, quan tâm và giá trị chung đã phát hiện ra rằng những người trong một số ngành nghề thường được kết đôi hay thích những người trong một số ngành cụ thể nào đó. Chẳng hạn, dữ liệu của eHarmony cho thấy trong số 10 dạng kết đôi phổ biến nhất có nam luật sư với nữ kiến trúc sư, nữ luật sư với nam phi công, nam nghiên cứu gia với nữ dược sỹ và nam doanh nhân với nữ doanh nhân. Lên kế hoạch trước Chúng ta đều nghe những lời than phiền về những người bạn đời ít khi thấy mặt bởi vì họ dành nhiều thời gian cho công việc. Công việc có thể đòi hỏi bạn phải thường xuyên làm việc nhiều giờ, nhưng điều có thể làm đảo lộn cuộc sống cá nhân là chuyện bạn có thể phải làm cả những lúc cần làm đột xuất nữa. Thời gian làm việc bất thường có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tình cảm của bạn hơn là thời gian làm việc nhiều nhưng ổn định. Do đó, có lẽ bạn hãy tính đến một công việc mà bạn phải luôn về nhà vào khoảng 8 giờ tối, thay vì một công việc mà bạn phải hủy bữa tối kỷ niệm ngày cưới chỉ trước một giờ chỉ vì bạn đột xuất phải làm việc cho đến nửa đêm. Liên tục điều chỉnh lịch trình vào phút cuối có thể khiến việc bỏ lỡ những sự kiện gia đình ‘gây ra nhiều tổn hại và căng thẳng đối với bạn’, Davis nói. Điều này cũng có thể khiến người bạn đời của bạn nghĩ rằng với bạn, công việc luôn được đặt lên trước tiên, David nói thêm. Đặc biệt, những người làm trong ngân hàng hay các công ty dịch vụ chuyên môn rất dễ gặp khó khăn trong việc lên kế hoạch trước. Để hạn chế tối đa căng thẳng trong quan hệ tình cảm, Davis đề xuất nên thông báo cho bạn đời về những xung đột tiềm tàng trong công việc càng sớm càng tốt và có sáng kiến trong việc điều chỉnh lịch trình. Tránh việc làm đám cưới đình đám Để vợ chồng sống với nhau hạnh phúc thì tổ chức một đám cưới xa hoa là không cần thiết, Andrew Francis-Tan, giáo sư Đại học Emory ở Atlanta, Mỹ, người nghiên cứu về chi tiêu đám cưới và sự bền vững trong hôn nhân, nói. Các nhà nghiên cứu đã khảo sát 3.000 cặp vợ chồng và nhận ra rằng những ai bỏ tiền nhiều cho đám cưới thường có hôn nhân ngắn ngủi. Tất nhiên không thể khẳng định rằng việc chi nhiều tiền là nguyên nhân chính hay chỉ là nguyên nhân phụ dẫn tới việc ly hôn. Một khảo sát trên 1.000 phụ nữ đã đính hôn ở Mỹ cho thấy 32% cặp vợ chồng mắc nợ thẻ tín dụng sau khi làm đám cưới, theo trang web chuyên về đám cưới TheKnot. Ở châu Á, chẳng hạn như ở Malaysia và Ấn Độ, các gia đình mắc nợ sau khi tổ chức đám cưới trong nhiều ngày theo tục lệ là chuyện thường. Để cẩn trọng, “các đôi lứa sắp kết hôn nên cắt giảm chi phí đám cưới ở mức có thể kiểm soát được,” Francis-Tan nói. Tìm người có điểm tín dụng tương ứng Điểm tín dụng của cá nhân bạn có ảnh hưởng nhiều hơn là bạn tưởng. Một nghiên cứu hồi năm 2015 dựa trên dữ liệu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho thấy những cặp vợ chồng nào có điểm tín dụng tương đương nhau nhiều khả năng sẽ là một cặp tâm đầu ý hợp. Còn những cặp nào có điểm tín dụng chênh lệch lớn nhiều khả năng sẽ chia tay. Điểm tín dụng giúp chúng ta ‘hiểu được mức độ đáng tin nói chung và trách nhiệm đối với các nghĩa vụ phi tiền bạc của người nào đó,’ nghiên cứu cho biết. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể dựa trên điểm tín dụng của một người để hiểu hơn về giá trị cá nhân và mức độ đáng tin tưởng của người đó, nghiên cứu cho biết. Ngoài ra, khi nói về những vấn đề tài chính tế nhị như mức điểm tín dụng cá nhân, bạn nên tránh dựa vào tình hình tài chính của bạn hay của bạn đời. “Thông báo cho bạn đời biết chuyện gì đang xảy ra nhưng hãy tránh gây ra lo lắng thái quá,” Kinman nói, và nhận xét là các cặp vợ chồng nên đặt ra nguyên tắc xử lý các vấn đề tài chính ngay từ khi bắt đầu mối quan hệ tình cảm. Bản tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Capital.
Lần đầu tiên, Iran mở cửa cho phép một nhóm các phóng viên trong nước và quốc tế vào thăm khu nhà tù Evin, một trong những nhà tù tai tiếng nhất của nước này.
Bên trong nhà tù Evin của Iran
Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Jamal Karimirad, nói lý do là vì một số trang web đã đăng tải những bài chỉ trích vấn đề nhân quyền của Iran trong các nhà tù, trước cuộc họp vào cuối tháng 6.2006 của Uỷ ban nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneva. Chúng tôi chỉ được đến xem khu vực giam giữ tù nhân nữ trong khu tù Even ở ngoại ô phía Bắc thủ đô Tehran. Chúng tôi không được phép quay phim khu vực này, trừ một số khu nhà trống trơn. Tất cả các khu nhà chúng tôi đến thăm đều có vẻ như vừa mới được sửa sang lại. Chúng tôi không được phép chọn nơi chúng tôi muốn đến xem. Liệu pháp tâm lý Chuyến thăm bắt đầu từ khu nhà bệnh viện. Những người quản lý nhà tù nói khu này mới được xây hai năm trước đây. Phòng phẫu thuật vẫn chưa được hoàn thiện, một số tù nhân vẫn được đưa ra ngoài nhà tù để điều trị. Có khu cấp cứu, phòng thí nghiệm, phòng chụp X-quang, khu vực tư vấn tâm lý theo yêu cầu, và cả phòng hộ sinh. Tiến sỹ Mustafa Mohvahedi, người làm việc ở đây, cho biết chỉ có một vụ tự vẫn trong vòng tám tháng qua. Bệnh nhân và gia đình họ có thể được tư vấn tâm lý nếu họ cảm thấy cần thiết xin dự buổi điều trị tâm lý. Ông cho biết 32 tù nhân có HIV dương tính và một người trong số đó đang mắc ADIS giai đoạn cuối. Bệnh viện có rất nhiều áp-phích cảnh báo tù nhân về mối nguy hiểm của AIDS và khuyến khích sử dụng bao cao su. Theo các quan chức nhà tù, có 2575 tù nhân nam và 375 tù nhân nữ trong khu nhà tù Evin. Họ có biết không ai trong số này là tù nhân chính trị vì Iran không đặt các tù nhân này ra thành hạng tù riêng biệt. Từ chối cho phép Các phòng viên yêu cầu gặp những tù nhân được nhiều người biết đến, như nhà triết học Canada gốc Iran, Ramin Jahanbegloo. Ông bị bắt tháng trước vì liên quan đến các vấn đề về an ninh quốc gia. Nhưng lời đề nghị này bị từ chối. Chính quyền cho biết, cần có sự cho phép bằng văn bản của một thẩm phán nếu ai đó muốn gặp ông Ramin. Họ cũng từ chối đề nghị của các phóng viên muốn gặp một công dân Pháp và một công dân Đức. Những người này hiện đang bị giam cầm trong nhà tù. Chúng tôi cũng được đưa đi xem các nhà bếp của khu nhà tù, nơi các quan chức nhà tù tỏ ra nhiệt tình khoe các loại thức ăn chất lượng cao. Bữa trưa, họ phục vụ món thịt cừu hầm đậu (khoresht gheimeh). Nhưng một tù nhân nữ, người bị tù vì tội bán dâm, phàn nàn rằng thức ăn không ngon. Các phiên xử kéo dài Chúng tôi được đưa đến một khu vực nơi các tù nhân cắt may quần áo. Tù nhân Khadije, 28 tuổi, cho biết, cô làm việc ở đây từ 8 giờ sáng đến 2 giờ chiều, và không được trả tiền công. Cô cho biết, thức ăn ở nhà tù cũng tạm được. Vấn đề chính mà cô gặp phải không phải là điều kiện sinh hoạt trong nhà tù, mà là bao lâu thì cô sẽ bị đưa ra toà xử. Cô nói, cùng với chồng, chị bị cáo buộc tội ăn cắp và bắt cóc. Nhưng cô vẫn chưa thể gặp chồng trong ba tháng qua vì chồng chị bị giam ở một nhà tù khác. Ngay cả khi họ phải ra hầu tòa, họ cũng được đưa đến chỗ riêng biệt. Một cô gái 21 tuổi giấu tên, bị cáo buộc tội tòng phạm với các vụ giết người hàng loạt của bạn trai, cũng cho rằng vấn đề chính của chị là không hiểu bao lâu nữa thì phiên toà xử cô mới diễn ra. Cô này đã bị tù sáu tháng rồi, và vẫn đang chờ ngày nhận bản án. Cô công nhận rằng chị đã đóng giả là một đại lý nhà đất để thực hiện các vụ cướp ở các gia đình, nhưng không biết rằng bạn trai của chị đã giết những người phụ nữ bị họ cướp. Cô nói cô được gặp mặt người thân một lần mỗi tuần và vui vì phòng giam sạch sẽ. Các chứng chỉ bằng cấp Phụ trách nhà tù đưa chúng tôi đến gặp những tù nhân nữ được học lớp học xóa mù chữ. Họ cũng được dạy dệt thảm, hay bán hàng ở các cửa hàng nhỏ bán đồ ăn nhanh hay ở thư viện. Một quan chức nói 500 tù nhân đang học đại học từ trong nhà tù. Có một sân ngoài trời cho nữ tù chơi bóng ném và phòng tập thể dục trong nhà. Chúng tôi thử nói chuyện với những người phụ nữ ở phòng tập thể dục, nhưng một quản lý nhà tù đứng cạnh chúng tôi để nghe chuyện và khiến những người phụ nữ này sợ. Một chị bắt đầu phàn nàn rằng họ bị bắt nạt. Ngay lập tức chúng tôi được đưa đi chỗ khác. Ở những hành lang, chúng tôi nhìn thấy hai buồng điện thoại công cộng. Mọi người nói rằng các tù nhân được phép sử dụng điện thoại 10 phút mỗi ngày. Chúng tôi nhìn thấy những tù nhân nữ bị giam trong phòng, là những khu nhỏ có các giường lớn đủ cho 20 nữ tù. Các phòng giam sạch sẽ và gọn gàng. Nhiều phòng có thảm mới. Một phụ nữ 70 tuổi phàn nàn rằng bà bị tù hai năm vì không thể trả khoản tiền phạt tương đương 4500 đôla Mỹ. Một phụ nữ khác nói bà và chồng bị tù tự in sách ở nhà, với nội dung chỉ trích cách chính quyền diễn dịch đạo Hồi. Có một khu riêng dành cho các nữ tù nhân là mẹ. Trẻ em dưới ba tuổi được phép ở với mẹ trong tù – có nhiều em được sinh ra ở trong tù. Một phụ nữ có con gái hai tuổi rưỡi nói chị không muốn giữ con mình trong tù nhưng chị không biết nhờ ai trông nom đứa nhỏ nếu gửi nó ra ngoài. Chị này bị tù vì các cáo buộc liên quan tới ma tuý. Chị nói, khi đứa bé được ba tuổi, chị sẽ gửi nó vào các nhà tế bần. Mặc dù các điều kiện sinh hoạt của khu vực có vẻ là tốt, cũng không thể đánh giá rằng có sự đối xử tệ bạc với các tù nhân bên trong nhà tù hay không. Các cựu tù nhân chính trị, như các phóng viên hay những người viết nhật ký trên mạng, đã lên tiếng phàn nàn về sự lạm dụng nhân quyền như các biện pháp biệt giam, thẩm vấn gay gắt và thậm chí cả tra tấn. Một vụ nổi tiếng về sự lạm dụng này là phóng viên ảnh người Iran gốc Canada, Zahra Kazemi, bị bắt sau khi chụp hình các người thân bên ngoài nhà tù Evin. Nữ phóng viên này đã bị đánh đập tàn nhẫn, sau đó chết vì các vết thương quá nặng trong bệnh viện.
Lần bầu cử Quốc hội VNCH 1971, tôi chỉ mới 12 tuổi mà đã bạo dạn đến xin được phụ giúp phát truyền đơn quảng cáo vận động, ứng cử viên đồng ý trao một xấp truyền đơn và dặn dò cách phân phát.
Nhớ lại kỳ bầu cử đa đảng vào Quốc hội Đệ nhị VNCH 1971
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tại lễ khai trương một bệnh viện mới ở Sài Gòn. Ảnh chụp tháng 3/1973. Thế là, tôi tung tăng, thoáng một chút là phát hết truyền đơn, vui mừng vì đã đóng góp xây dựng nền dân chủ nước nhà, rồi mơ ước có ngày được ra tranh cử phụng sự dân nghèo. Bầu cử trước 1975 ở miền Nam vui lắm, các ứng cử viên với cả đoàn xe, đoàn người, nối đuôi là đoàn con nít đến từng người, từng nhà gõ cửa phát truyền đơn và giải thích đường lối tranh cử. Nền cộng hòa và QH lập hiến Ở miền Nam VN, mỗi nền cộng hòa đều bắt đầu bằng một cuộc bầu cử Quốc hội Lập hiến để soạn ra một hiến pháp mới, nên sau cuộc đảo chánh 1/11/1963, vào ngày 11/9/1966 một Quốc hội Lập hiến gồm 117 dân biểu đã được bầu ra. Sau đó một Ủy ban Soạn thảo Hiến pháp được thành lập rút ưu khuyết điểm Hiến pháp 1956, nghiên cứu và rút tỉa kinh nghiệm từ nhiều bản hiến pháp trong đó có Mỹ, Pháp, Nhật Bản và Đại Hàn. Mỹ là một quốc gia dân chủ già dặn trên 250 tuổi, Bản Hiến pháp và hệ thống chính trị của Mỹ đã ảnh hưởng nhiều đến Hiến pháp 1967, thế mà các cuộc bầu cử gần đây còn bộc lộ nhiều khuyết điểm đáng suy nghĩ và học hỏi. Tôi đã viết bài "Giá trị tinh thần lập hiến Việt Nam Cộng Hòa" đăng trên BC News Tiếng Việt, phân tích điểm mạnh và yếu của các bản hiến pháp Nam Việt Nam. Nay xin được kể lại một số việc đã xảy ra trong sinh hoạt dân chủ nghị viện thời Đệ nhị Cộng hòa, để chúng ta có thể thấy được phần nào hoàn cảnh chính trị tại miền Nam tự do. Đây cũng là bằng chứng khẳng định người dân VN hoàn toàn có khả năng xây dựng chế độ đa đảng, đa nguyên, khác với cái nhìn miệt thị cho là "dân trí thấp" nên dân chủ chưa thể tới VN. Người dân tích cực tham gia Trong lần bầu cử Quốc hội Lập hiến có 532 ứng cử viên ra tranh cử 117 ghế, tổng cộng cử tri đi bầu là 4,274,872 người, chiếm 81% cử tri ghi danh. Thượng Viện có 60 ghế nghị sĩ, bầu theo liên danh lần đầu bầu 60 người, cứ 3 năm bầu lại 30 người. Hạ Viện thì cứ 50,000 dân sẽ có 1 ghế dân biểu, mỗi 4 năm bầu lại một lần, trong cuộc bầu cử pháp nhiệm 1 (1967-1971) tổ chức vào tháng 10/1967, có hơn 1,150 ứng cử viên tranh 137 ghế dân biểu. Pháp nhiệm 2 (1971-1975) nhờ tình hình an ninh ở nông thôn tốt hơn nên có thêm hơn 1.3 triệu người ghi danh đi bầu nâng tổng số cử tri lên đến 7,086,000 người và có 5,567,446 cử tri đi bầu với tỉ lệ 79%. Số ứng cử viên ra tranh cử Hạ Viện lần đó là 1,242 cho 159 ghế, riêng tại thủ đô Sài Gòn đã có 175 ứng cử viên ra tranh cử cho 13 ghế. Trong hoàn cảnh chiến tranh các con số trên cho thấy người dân miền Nam rất tích cực tham gia cả bầu cử lẫn ứng cử. Ứng cử viên thì hết sức đa dạng có người thân chính phủ, người đối lập, người độc lập, có người chống cộng triệt để, cũng có người âm thầm hay công khai theo cộng sản và cũng có người được Mỹ ủng hộ đưa vào. Văn hóa giáo dục VNCH để lại gì? Hóa ra có tới hai 'Tháng Tư Đen' Kinh tế VN: Từ 1970 VNCH dùng lạm phát để hỗ trợ tài chính công Sài Gòn, những địa chỉ nổi tiếng trước và sau 1975 Chính nhờ tình hình an ninh ở nông thôn được vãn hồi, chính sách hồi chánh và chính sách cải cách ruộng đất rất thành công nên đa số những người thân chính phủ và những người chống cộng đã thắng cử pháp nhiệm 2 (1971-75). Ứng viên cộng sản cũng tham gia tranh cử Tại đơn vị thủ đô Sài Gòn ứng cử viên mang số 85 tên là Trần Tuấn Nhâm dùng khẩu hiệu "Chống Mỹ Cứu nước" và chính sách "Xã hội Chủ nghĩa con đường duy nhất giải phóng dân tộc" để tranh cử và đã thất cử. Phía cộng sản, một mặt tìm mọi cách để phá hoại các cuộc bầu cử và đe dọa, khủng bố cử tri đi bầu, nhưng mặt khác lại ngấm ngầm đưa người ra tranh cử và tìm mọi cách để ứng cử viên của họ thắng cử. Tại đơn vị Định Tường có dân biểu Nguyễn văn Dậu thắng cử pháp nhiệm (1967-71), ông Dậu đã công khai lập trường theo cộng sản và đã sử dụng quyền bất khả xâm phạm của Dân biểu để treo cờ Mặt trận Giải phóng miền Nam và treo hình Hồ Chí Minh tại nhà. Hồi ký của Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn cho biết khi ông Nguyễn văn Dậu tái tranh cử Hạ Viện năm 1971 có 1 đại đội cộng sản đột nhập về xã Xuân Sơn lùa dân vào đình làng buộc dân phải bỏ phiếu cho ông Dậu, nhưng kết quả ông Dậu vẫn thua. Ông Nguyễn Bá Cẩn đắc cử dân biểu cả hai pháp nhiệm, trong pháp nhiệm 2 ông được bầu làm chủ tịch Hạ Viện chức vụ đứng thứ 4 thời Việt Nam Cộng Hòa chỉ sau: (1) Tổng thống; (2) Phó Tổng thống và (3) chủ tịch Thượng Viện. Ông Cẩn cho biết khi vận động tranh cử ở thôn quê đơn vị Định Tường, ông đều phải hết sức kín đáo cho đến phút cuối, vì nếu cộng sản biết được họ sẽ cho du kích đến khủng bố và có thể giết ông nếu được. Cạnh tranh đa đảng vào Quốc hội Quốc hội vào thời điểm năm 1974 ở Thượng Viện có 41 nghị sĩ thân chính phủ, 19 nghị sĩ đối lập, còn ở Hạ viện có 84 dân biểu thân chính phủ, 59 đối lập và 16 độc lập. Các dân biểu ở Hạ Viện và nghị sĩ ở Thượng Viện có quan điểm và chính sách chung hợp thành từng Khối, các Khối đã liên kết bên trong mỗi Viện và giữa hai Viện để tạo sức mạnh ảnh hưởng chính sách quốc gia. Vào năm 1971, chỉ chừng 15 đến 20% các dân biểu và nghị sĩ là thuộc các đảng chính trị, nhưng ngay cả cùng một đảng các dân biểu và nghị sĩ gia nhập các Khối khác nhau tùy theo quan điểm chính trị cá nhân và địa phương họ đắc cử. Sau Hiệp định Paris 1973 có thêm đảng Công Nông và đảng Dân Chủ được thành lập với mục đích là cạnh tranh với đảng Cộng Sản nếu có bầu cử tự do. Biểu tình phản đối Vua Bảo Đại ở Sài Gòn ngày 18/05/1955 Đảng Công Nông quy tụ các đoàn viên nghiệp đoàn, ông Nguyễn Bá Cẩn được bầu làm tổng thư ký, còn ông Trần Quốc Bửu là chủ tịch, tôi sẽ có bài viết khác về đề tài này. Các dân biểu và nghị sĩ thuộc đủ mọi tôn giáo, nhưng lên đến 40% là người Công giáo trong khi số người đạo Công giáo ở miền Nam chỉ chưa đến 10%. Chiếu theo Hiến pháp thì Hạ viện phải có 6 ghế dành cho người Việt gốc Khmer, 6 người Thượng, 2 người Chàm, và 2 người thuộc sắc tộc thiểu số miền núi Bắc Việt di cư vào Nam, cũng có một số người Việt gốc Hoa ra tranh cử và đã đắc cử vào Hạ Viện. Nhìn chung Quốc Hội rất đa sắc tộc, đa nguyên, đa đảng và đa dạng hơn các quốc gia khác rất nhiều. Nghị trường non trẻ Ông Nguyễn Bá Cẩn cho biết Thượng Viện bầu liên danh nên các nghị sĩ đều có học vấn, hiểu biết, đức độ, tài năng và có khuynh hướng chính trị rõ ràng. Còn Hạ Viện tranh cử theo đơn vị nên phản ảnh rõ ràng bản tính của địa phương, đặc trưng của nông thôn và thành thị. Có nơi bà con chỉ chọn một dân biểu kiểu cách của một ông hội đồng xã bình dân hay một anh nghĩa quân hiền hậu thích giúp đỡ đồng bào. Nhưng cũng có những đơn vị bà con lại chọn những dân biểu hoàn toàn trái ngược. Ông Cẩn có đưa ra hai thí dụ, thứ nhất là một dân biểu gốc quân nhân lên diễn đàn Quốc Hội rút chốt lựu đạn, làm một nửa số dân biểu phải chạy khỏi nghị trường. Thứ hai là một dân biểu khác ông này chắc chắn chưa hề được huấn luyện quân sự lên diễn đàn móc súng bắn thủng trần Quốc Hội. Ông Cẩn cho biết cả hai dân biểu đều chỉ muốn báo chí đưa tin để cử tri đồng cảm tiếp tục ủng hộ họ, nhưng Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa vẫn chưa xảy ra việc các dân biểu đánh nhau ngay trong Quốc Hội, như đã xảy ra ở nhiều Quốc Hội các nước Tây Phương tân tiến. Cộng sản nằm vùng… Ông Nguyễn Bá Cẩn có đưa ra vụ việc hai dân biểu thân CS, Hoàng Hồ và Nguyễn Thế Trúc bỏ trốn ra ngoại quốc khi mạng lưới tình báo của Huỳnh Văn Trọng và Vũ Ngọc Nhạ bị phá vỡ. Dân biểu Trần Ngọc Châu là cựu Trung tá Quân đội, bị bắt vào tháng 2/1970 vì tội liên lạc với anh của ông là một gián điệp cộng sản với bằng chứng được quay phim, nên Hạ viện truất bỏ đặc quyền miễn tố của dân biểu Châu với 102/135 phiếu thuận. Nhưng sau đó Tối cao Pháp viện xem xét và tuyên bố vì Hạ viện chỉ bỏ phiếu kín mà không mang ra Quốc Hội tranh luận công khai nên việc truất bỏ đặc quyền miễn tố của Hạ viện là không hợp hiến. Dân biểu Đinh Văn Đệ là cựu Đại tá Quân đội, bị tình báo VNCH phát hiện là khi làm Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng đã chuyển giao nhiều tài liệu tối mật cho cộng sản. Ngoài ông Nguyễn văn Dậu nói bên trên, còn có ông Nguyễn Công Hoan thuộc đơn vị Phú Yên cũng nằm vùng cho cộng sản nhiều người biết nhưng không có bằng chứng. Sau 30/4/1975 ông Hoan lại được chính quyền mới cho ra tranh cử Quốc Hội nhưng sau ông vượt biên sang Mỹ tị nạn. Phiên họp cuối cùng… Sau khi ông Nguyễn Văn Thiệu từ chức, ông Trần Văn Hương lên thay. Trước QH ngày 26/4/1975, Tổng thống Hương nói đã mời ông Dương Văn Minh ra làm thủ tướng, nhưng ông không chịu mà muốn chức Tổng thống. Ông Hương trả lời ông Minh là không thể trao quyền cho ông ấy vì còn có Quốc hội và phải tuân theo Hiến Pháp vì thế ông cho Quốc hội biết để mọi người bàn tính và quyết định (xem bài về chủ đề này). Chiều 27/4/1975 Lưỡng viện Quốc hội đã họp phiên họp cuối cùng, để ra quyết định (1) chính thức cho Tổng thống Trần Văn Hương từ chức; và (2) trao quyền cho Đại tướng Dương Văn Minh. Ông Nguyễn Bá Cẩn cho biết các nghị sĩ và dân biểu phe đối lập đã chống lại việc trao quyền cho tướng Minh vì như thế là vi hiến và họ nghĩ rằng ông Minh không đủ tài ba để giữ nước và sẽ làm mất nước vào tay cộng sản. Hội trường Diên Hồng xây vào năm 1924 nằm trên Bến Chương Dương, nơi là trụ sở Thượng Nghị Viện trước 1975. Nay là Sở Giao dịch Chứng khoán Chiểu theo Điều 56 Hiến pháp khi ông Hương từ chức, Chủ tịch Thượng Viện là ông Trần Văn Lắm sẽ phải tạm thời giữ vai trò Tổng thống. Theo Điều 105 quyết định sửa đổi Hiến pháp phải hội đủ hai phần ba (2/3) tổng số dân biểu và nghị sĩ, nhưng con số tham dự chỉ có 138 người không đạt 2/3 tổng số theo luật định (146) nên Quốc Hội cũng thể sửa Hiến pháp. Cuối cùng các dân biểu và nghị sĩ phải đành lòng chấp nhận vi hiến, trao quyền cho tướng Minh vì ba lý do: Cũng theo ông Nguyễn Bá Cẩn quyết định trao quyền cho tướng Minh chẳng khác nào các dân biểu và nghị sĩ Quốc hội đã đồng ý vi phạm Hiến Pháp và khai tử nền Đệ nhị Cộng hòa vào tối ngày 27/4/1975. Giấc mơ vẫn còn… Tôi lớn lên trong khu Bàn Cờ, Sài Gòn một khu lao động đa số người dân ở đó rất nghèo nên như đã trình bày trong phần mở đầu tôi luôn mong ước có được cơ hội ra tranh cử để phụng sự dân nghèo. Đáng tiếc nền dân chủ non trẻ của miền Nam đã bị khai tử, tôi phải bỏ nước ra đi tìm tự do nơi xứ người. Hiến pháp VNCH 1967 ghi rõ người Việt hải ngoại có quyền bầu cử và tranh cử, giống như các quốc gia dân chủ hiện nay, người Mỹ, Pháp, Thái Lan, Indonesia, và kể cả Myanmar, công dân họ sống hải ngoại đều có quyền bầu cử và về nước tranh cử. Nhưng chuyện này không xảy ra với người Việt Nam xa xứ ở thế kỷ 21. Bởi thế giấc mơ mãi mãi vẫn còn là được ra tranh cử hay ít nhất được tham gia bầu cử để xây dựng một nền Cộng hòa trong tương lai cho đất nước thân yêu của chúng ta. Bài thể hiện quan điểm riêng của ông Nguyễn Quang Duy từ Melbourne, Úc. Cùng tác giả: Chủ nghĩa nào làm Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ? Cờ VNCH trong bão tố chính trị Hoa Kỳ Giá trị tinh thần lập hiến Việt Nam Cộng Hòa Xem thêm về bầu cử QH tại VN tháng 5/2021: Việt Nam: Nữ giới trong quốc hội, số lượng có đi kèm chất lượng? Quốc hội VN: Đa dạng cách loại ứng cử viên độc lập Bầu cử VN: Thực chất bỏ phiếu là quyền hay nghĩa vụ?
Ngày 27/1/1973, các bên ký kết Hiệp định Paris.
TT Thiệu: 'Tôi muốn làm tổng thống thời chiến'
TT Thiệu: 'Tôi muốn làm tổng thống thời khó khăn' Trong số các nội dung được đồng ý, có việc tiến hành trao trả tù nhân trong vòng 60 ngày, đồng thời với toàn bộ các lực lượng Hoa Kỳ sẽ rút khỏi Việt Nam trong cùng thời gian này. Hiệp định cũng nêu việc sẽ lập lại hòa bình trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa bằng một kỳ tổng tuyển cử. Vào cuối tháng 3/1973, phóng viên BBC Michael Charlton đã phỏng vấn Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu về quan điểm của ông đối với cuộc chiến, đối với đất nước, nhân dân và cả về đối thủ của ông, những người cộng sản. Di sản cự̣u Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu Thăm quê cố tổng thống Nguyễn Văn Thiệu Việt Nam Cộng Hòa và những định mệnh xui xẻo Ông Thiệu trực tiếp trả lời bằng tiếng Anh trong cuộc phỏng vấn diễn ra tại phòng làm việc ở Dinh Độc Lập. TT Thiệu: lãnh đạo con rối hay là người quyết đoán? BBC: Ông đã ngồi ở vị trí này được khá lâu rồi. Ông có thích công việc này không? TT Thiệu: Có, tôi thích. BBC:Ông thích nó ở những điểm nào? TT Thiệu: Tôi thích công việc của mình không phải bởi nó trao cho tôi có quyền lực để củng cố vị thế của mình, và để thỏa tham vọng chính trị của mình, mà bởi tôi muốn đảm nhận trách nhiệm để làm những điều tốt đẹp cho nước, cho dân. Tôi muốn không phải là được làm một vị tổng thống trong thời bình, mà là một vị tổng thống trong thời chiến, vào thời điểm khó khăn nhất của đất nước. Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson (trái), Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu (giữa) và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Clark Clifford (phải) trong kỳ họp thượng đỉnh Mỹ-Việt hôm 20/7/1968 tại Honolulu BBC: Trong số những lời chỉ trích mà tôi nghe được, thì có người nói là ông không thích thú gì với chính trị, mà ông hiểu, và thích quyền lực. Ông thấy họ nói vậy có công bằng không? TT Thiệu: Không. Điều đó không đúng. Chính phủ VN nói gì về phim 'The Vietnam War'? Vietnam War: 'Cuộc chiến day dứt tất cả chúng tôi' 'Cơ hội để người Việt hiểu quá khứ của mình' BBC: Bản thân ông là người xuất thân từ vùng quê, từ một gia đình nhỏ, ở một vùng quê nhỏ. Theo ông thì vì sao Việt Cộng lại thành công, giành được sự ủng hộ của người dân ở các vùng nông thôn? TT Thiệu: Người dân Việt Nam ở cả miền Bắc lẫn miền Nam Việt Nam thời trước 1945 đều bị những người cộng sản lừa mị. Họ không nói rằng họ là những người cộng sản mà nói họ là những người theo chủ nghĩa dân tộc, thúc giục mọi người đấu tranh chống lại chủ nghĩa thực dân, để giải phóng Việt Nam khỏi sự thống trị của Pháp. Tất cả mọi người, sau 80 năm dưới sự cai trị của người Pháp, đều muốn được độc lập, cho nên từ 'độc lập' có sức hấp dẫn rất lớn, tạo sự hào hứng trong người dân Việt Nam, cho nên tất cả đều đi theo Việt cộng trong giai đoạn đấu tranh đầu tiên. Sau đó, khi nhận ra rằng đó không phải là cuộc đấu tranh giành độc lập mà là cuộc đấu tranh để giành quyền thống trị cho những người cộng sản, thì lúc mọi người nhận ra vấn đề cũng là lúc đã quá muộn. Tổng thống Thiệu trong lễ khai trương một bệnh viện tại Sài Gòn hồi 3/1973 BBC: Trong hoàn cảnh nào thì ông nghĩ là những người cộng sản có thể tham dự vào chính quyền ở miền Nam Việt Nam? TT Thiệu: Tôi cho rằng trước tiên là phải để người dân miền Nam được thực thi quyền tự quyết thông qua bầu cử tự do, dân chủ. Sự hiện diện của quân đội nước ngoài, đặc biệt là sự xâm lược của binh lính Bắc Việt, cần phải được giải quyết. Người dân Miền Nam Việt Nam không thể thực thi quyền tự quyết của mình nếu như trên lãnh thổ Nam Việt Nam vẫn còn binh lính nước ngoài, đặc biệt là binh lính Bắc Việt, lực lượng đã tiến hành xâm lược đất nước này. Phi công Việt-Mỹ: 'Kẻ thù xưa, anh em nay' Phong trào phản chiến Mỹ sau Tết Mậu Thân Phía sau những tấm ảnh Mậu Thân BBC: Nếu như quân đội Bắc Việt không rút lui khỏi miền Nam Việt Nam, mà vào lúc này họ đang có chừng 20 sư đoàn ở đây, thì ông sẽ làm gì? TT Thiệu: Nếu họ không chịu rút quân, tôi nghĩ có nghĩa là họ vẫn đang nuôi dưỡng giấc mơ xâm chiếm Nam Việt Nam, vẫn lên kế hoạch để tiến hành chiến tranh. Ngay lúc này đây, đã gần 60 ngày rồi kể từ khi có thỏa thuận ngừng bắn mà họ vẫn tiếp tục xâm nhập, họ vẫn tiếp tục chuyển vào Nam Việt Nam thêm xe tăng, pháo, binh lính, đó là những dấu hiệu đầu tiên sau khi Hiệp định Paris được ký - họ vẫn tiếp tục xâm nhập, vẫn tiếp tục chuẩn bị cho một cuộc chiến khác. BBC: Thỏa thuận ngừng bắn đã giúp Việt Cộng kiểm soát được những vùng rộng lớn ở nông thôn Nam Việt Nam, nếu không nói là phần lớn người dân. Nếu bây giờ có tổng tuyển cử, thì ông cho rằng bà [Nguyễn Thị] Bình người được gọi là Ngoại trưởng của Mặt Trận tại hòa đàm Paris, có được phép tiến hành vận động tranh cử tại đây không, trên các đường phố Sài Gòn, hay ngay bên ngoài Dinh Độc lập? TT Thiệu: Trước tiên tôi có thể nói với ông rằng lợi thế của phe cộng sản vào lúc này là câu giờ, bởi hiện họ chưa kiểm soát được đủ người dân để giành chiến thắng trong các cử tri đi bầu, và những gì họ đã làm kể từ khi có thỏa thuận ngừng bắn là họ muốn kiểm soát thêm các làng xã, thêm người dân, để họ có thể kiếm được thêm phiếu trong kỳ bầu cử đó. BBC: Tức là họ không muốn có kỳ bầu cử vào lúc này? TT Thiệu: Họ không muốn có kỳ bầu cử ngay lập tức. Tổng thống Thiệu trong một lần gặp gỡ Giáo hoàng Paul VI tại Vatican, khoảng năm 1970 BBC: Đó không phải là điều mà Henry Kissinger nói hôm trước - tôi tin là ông theo dõi đầy đủ những gì ông ấy nói... TT Thiệu: Ông ấy nói gì? 'Lực lượng thứ Ba mong có hòa bình cho Việt Nam' 'Cha tôi và cuộc chiến bí mật của CIA ở Lào' 'Cuộc chiến Anh-Mỹ' về cách đánh ở VN BBC: Ông ấy nói rằng có sự không nhất trí, nhưng nếu một trong hai hệ thống chính trị có thể tạo ra một chính phủ chiếm ưu thế hơn hẳn về mặt đạo đức, thì nước Mỹ sẽ không lo lắng. Tôi có thể diễn giải một cách công bằng từ những gì ông ấy nói, rằng những gì mà người ta thường nghe được ở đây, rằng ông không bận tâm xử lý tình trạng tham nhũng, và điều đó khiến người dân xa lánh chính phủ của ông. TT Thiệu: Tôi thấy rằng những vấn đề đó có thể giải quyết được khi chúng tôi có một cuộc chiến bình thường. Tôi nghĩ rằng ở một quốc gia nghèo với cuộc chiến kéo dài, chừng nào mà chúng tôi còn cần sự hỗ trợ từ bên ngoài, điều kiện sống trong nước vẫn còn kém, thì đó là căn nguyên, là nguồn gốc của các vấn đề xã hội, trong đó có cả vấn đề tham nhũng. Nay, tôi nghĩ rằng chúng tôi đã ở trong thời bình, và các vấn đề xã hội sẽ được xóa bỏ... BBC: Ông có vẻ như không chắc lắm vào việc ông có thể làm được điều đó? TT Thiệu: Rồi ông sẽ thấy là tôi làm được. BBC: Ông có nhiều người trong nước chỉ trích, tôi chắc là ông biết điều đó. Có nhiều đảng phái chính trị, và ông thì có vấn đề với báo chí, nhiều tờ báo đã bị đóng cửa, những tờ báo không hoàn toàn ủng hộ các nỗ lực chiến tranh. Ai là người ở miền Nam Việt Nam mà ông tin là sẽ đứng bên ông khi cần phải lựa chọn giữa việc trở thành một quốc gia cộng sản hay một quốc gia phi cộng sản? TT Thiệu: Tôi tin là người dân miền Nam Việt Nam sẽ lựa chọn quốc gia phi cộng sản. Tất nhiên là chúng tôi không phải là người hoàn hảo, không phải là một thể chế hoàn hảo, nhưng tôi nghĩ rằng người dân miền Nam Việt Nam đã xác định rồi, họ sẽ không thể sống nổi với lý tưởng cộng sản, với hệ thống cộng sản. Họ có niềm tin rằng khi chiến tranh qua đi, chế độ này sẽ đem lại điều tốt đẹp hơn cho họ. Nội dung cuộc phỏng vấn trên đã được phát trong chương trình Panorama chuyên về Chiến tranh Việt Nam trên kênh truyền hình BBC hôm 2/4/1973.
Nguồn tin độc quyền của Reuters cho hay một tài liệu nội bộ của Trung Quốc cảnh báo rằng khủng hoảng Covid-19 sẽ khiến nước này phải đối mặt với làn sóng chống Trung toàn cầu giống thời Thiên An Môn.
Reuters: Tài liệu nội bộ cảnh báo TQ đối mặt tâm lý bài Trung toàn cầu sau dịch Covid-19
Việc này có thể đẩy mối quan hệ của Trung Quốc với Hoa Kỳ sang thế đối đầu, theo nội dung tài liệu mật được Reuters trích dẫn. Virus corona: Vì sao Pháp và Mỹ 'nêu tên' TQ liên tục? Virus corona: Quanh câu chuyện 'điều tra WHO' và 'kiện Trung Quốc' Virus corona: ‘Đâu phải tại Trung Quốc’ Báo cáo này đã được Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc gửi tới các lãnh đạo nhà nước, trong đó có Chủ tịch Tập Cận Bình, trong đó kết luận rằng tâm lý chống Trung Quốc toàn cầu đang ở mức cao nhất kể từ vụ đàn áp Thiên An Môn năm 1989. Do đó, Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với làn sóng chống Trung Quốc do Hoa Kỳ dẫn dắt sau hậu quả của đại dịch Covid-19, và cần phải chuẩn bị cho một tình huống xấu nhất là cuộc xung đột quân sự giữa hai cường quốc toàn cầu. Báo cáo được soạn bởi Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc (CICIR), một cơ quan tham mưu có liên hệ mật thiết với Bộ An ninh Quốc gia, cơ quan tình báo hàng đầu Trung Quốc. Reuters đã không được tiếp cận trực tiếp với tài liệu này, nhưng được những người nắm rõ nội dung tài liệu cung cấp thông tin. "Chúng tôi không có thông tin nào liên quan đến vấn đề này," Văn phòng của người ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc trả lời Reuters khi được hỏi về báo cáo nội bộ nói trên. Reuters cũng không thể liên lạc với Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc để hỏi bình luận do cơ quan này không cung cấp địa chỉ công khai nào. CICIR, từng là cơ quan thuộc Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc cho tới năm 1980, đóng vai trò tư vấn cho chính phủ Trung Quốc về chính sách đối ngoại và an ninh, cũng không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters. Reuters không thể đánh giá được các nhận định trong báo cáo phản ánh ở mức độ nào quan điểm của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, và nó sẽ ảnh hưởng ở mức độ nào tới chính sách quốc gia, nếu có. Nhưng báo cáo này được đưa ra cho thấy Bắc Kinh coi trọng việc việc xem xét các đe dọa về một làn sóng phản đối dữ dội toàn cầu đang hình thành và đang đe dọa đầu tư chiến lược ở nước ngoài của Trung Quốc cũng như vị thế an ninh của nước này. Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ được xem là đang ở thời kỳ tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, với sự không tin tưởng và xích mích sâu sắc từ những cáo buộc của Hoa Kỳ về thực hành thương mại và công nghệ không công bằng, cho tới các tranh chấp của Trung Quốc trong vấn đề Hong Kong, Đài Loan và trên Biển Đông. Trong những ngày gần đây, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, đối mặt với chiến dịch tái tranh cử khó khăn hơn vì virus corona đã cướp đi hàng chục ngàn sinh mạng người Mỹ và tàn phá nền kinh tế Mỹ, đã tăng cường chỉ trích Bắc Kinh và đe dọa áp mức thuế quan mới lên Trung Quốc. Chính quyền của ông Trump cũng đang xem xét các biện pháp trả đũa Trung Quốc do sự bùng phát dịch Covid-19. Ở Bắc Kinh, có quan điểm rằng Hoa Kỳ muốn kiềm chế một Trung Quốc đang trỗi dậy, điều này trở nên mạnh mẽ hơn trên quy mô toàn cầu khi nền kinh tế của Trung Quốc tăng trưởng. Báo cáo kết luận rằng Washington coi việc Trung Quốc trỗi dậy như một mối đe dọa kinh tế và an ninh quốc gia, đồng thời là một thách thức đối với các nền dân chủ phương Tây. Báo cáo cũng cho biết Hoa Kỳ đang nhắm đến việc hạ bệ Đảng Cộng sản cầm quyền Trung Quốc bằng cách làm suy yếu niềm tin của công chúng vào đảng này. Các quan chức Trung Quốc đã có trách nhiệm đặc biệt để thông báo cho người dân của họ và thế giới về mối đe dọa do virus corona gây ra, vì họ là người đầu tiên biết về nó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Morgan Ortagus nói với Reuters. Không trực đề cập đến các đánh giá trong báo cáo của Trung Quốc, Ortagus nói thêm: "Những nỗ lực của Bắc Kinh, nhằm bịt miệng các nhà khoa học, nhà báo và công dân, và truyền bá thông tin sai lạc đã làm cuộc khủng hoảng sức khỏe này trầm trọng thêm." Người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ từ chối đề nghị bình luận của Reuters. Hậu quả Báo cáo mà Reuters được mô tả cảnh báo rằng tâm lý chống Trung Quốc, bùng phát do đại dịch virus corona, có thể dẫn đến làn sóng phản đối các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thuộc Sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc, và rằng Washington có thể tăng cường hỗ trợ tài chính và quân sự cho các đồng minh khu vực, khiến tình hình an ninh ở châu Á trở nên bất ổn hơn. Ba thập kỷ trước, sau hậu quả của Thiên An Môn, Hoa Kỳ và nhiều chính phủ phương Tây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc bao gồm cấm hoặc hạn chế bán vũ khí và chuyển giao công nghệ. Trung Quốc ngày nay hùng mạnh hơn nhiều. Ông Tập đã cải tổ chiến lược quân sự của Trung Quốc để tạo ra một lực lượng quân đội được trang bị để chiến thắng chiến tranh hiện đại. Ông ta đang mở rộng phạm vi hoạt động của không quân và hải quân Trung Quốc trong một thách thức đối với hơn 70 năm thống trị của quân đội Hoa Kỳ tại Châu Á. Trong tuyên bố của mình, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã kêu gọi hợp tác, nói rằng, sự phát triển vững chắc của mối quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ mang lại lợi ích cho cả hai nước và cộng đồng quốc tế. Tuyên bố này nói thêm: bất kỳ lời nói hay hành động nào liên quan đến thao túng chính trị hoặc kỳ thị dưới cái cớ đại dịch, bao gồm tận dụng cơ hội gieo rắc bất hòa giữa các quốc gia, đều không có lợi cho hợp tác quốc tế chống lại đại dịch. Dư âm chiến tranh lạnh Một trong những nguồn tin cho biết báo cáo được một số người trong cộng đồng tình báo Trung Quốc coi là phiên bản Trung Quốc của bức 'Điện tín Novikov' - một công văn năm 1946 của Đại sứ Liên Xô tại Washington, Nikolai Novikov, nhấn mạnh sự nguy hiểm của kinh tế Mỹ và tham vọng quân sự hậu Thế chiến thứ hai. Điện tín Novikov, là phản hồi một bức điện tín của nhà ngoại giao Hoa Kỳ George Kennan từ Moscow nói rằng Liên Xô không thấy khả năng tồn tại hòa bình với phương Tây, và kiềm tỏa lẫn nhau là chiến lược tốt nhất về lâu dài. Hai tài liệu đã giúp tạo tiền đề cho tư duy chiến lược định hình cả hai chiến tuyến của Chiến tranh Lạnh. Trung Quốc đã bị Hoa Kỳ cáo buộc che đậy thông tin ban đầu về virus khi nó bùng phát lần đầu tại thành phố Vũ Hán, và hạ thấp rủi ro của virus này. Bắc Kinh đã nhiều lần phủ nhận rằng họ che đậy mức độ nghiêm trọng của sự bùng phát virus. Trung Quốc đã tìm cách ngăn chặn sự lây lan của virus trong nước và đang cố gắng khẳng định vai trò hàng đầu trong cuộc chiến toàn cầu chống lại Covid-19. Nước này nỗ lực tuyên truyền về việc tài trợ và bán vật tư y tế cho Hoa Kỳ và các quốc gia khác, cũng như chia sẻ về chuyên môn. Nhưng Trung Quốc phải đối mặt với sự phản ứng dữ dội ngày càng tăng từ giới chỉ trích, những người kêu gọi Bắc Kinh chịu trách nhiệm về vai trò của mình trong đại dịch. Trump đã nói rằng ông sẽ cắt tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mà ông nói là 'rất theo Trung Quốc', điều mà các quan chức của WHO phủ nhận. Chính phủ Úc đã kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc và sự lây lan của virus corona. Tháng trước, Pháp đã triệu tập đại sứ Trung Quốc để phản đối một bài viết trên trang web của Đại sứ quán Trung Quốc, trong đó chỉ trích việc xử lý dịch virus corona của phương Tây. Theo một thống kê của Reuters, virus này đã lây nhiễm hơn 3 triệu người trên toàn cầu và làm 200.000 người thiệt mạng.
Nếu ngôi nhà chúng ta ở phản ánh tính cách của chúng ta, thì ngôi nhà của một nghệ sĩ có thể đặc biệt gây tò mò.
Bên trong ngôi nhà của những nghệ sỹ nổi tiếng
Một cuốn sách mới có tựa đề 'Cuộc sống giao thoa Nghệ thuật: Bên trong ngôi nhà của những người sáng tạo nhất thế giới' đã mở ra cánh cửa bước vào bộ sưu tập nội thất của các ngôi nhà, nơi đều từng có lúc nào đó thuộc về các nghệ sĩ, nhà điêu khắc, nhạc sĩ hoặc nhà văn nổi tiếng. Ranh giới mong manh giữa khiêu dâm và khỏa thân nghệ thuật Chiếc bình đỏ trong kiệt tác Las Meninas Giấc mơ Mỹ và Lá cờ chói lọi ánh sao Đi khắp nơi trên thế giới, tác giả Sam Lubell đã chọn 250 trong số những dinh thự ăn ảnh và đáng nhớ nhất mà ông tìm thấy. Một số chúng giờ đây là bảo tàng chứa tác phẩm của các nghệ sĩ đã sống và thường xuyên làm việc ở đó; những ngôi nhà khác, ta có thể gọi là những nơi di tích. Kể câu chuyện của chủ nhân Ngôi nhà từ giữa thế kỷ trước của nhà thiết kế, kiến trúc sư người Đan Mạch Finn Juhl mang phong cách hiện một cách ngạc nhiên Những ngôi nhà này cho ta biết gì về chủ nhân của chúng? Có một điều là chúng không thể hiện hình ảnh thường thấy của "người nghệ sĩ đói rã trong căn gác xép". Khi 'tam đại đồng đường' trở thành xu thế ở phương Tây Những không gian ngoài trời tuyệt đẹp cho thời Covid-19 Những chốn bình yên nhất nơi chân trời góc bể Cuốn sách này, trừ một số ít các trường hợp ngoại lệ, kể về những ngôi nhà được trang trí và có đồ đạc xa hoa, trang nhã và lộng lẫy. Lubell thừa nhận: "Nếu không thích một nơi nào đó thì nhìn chung là tôi sẽ bỏ qua nó." Nhưng sẽ là sai lầm khi nghĩ rằng do chủ đề như thế, cuốn sách này là một bản trích yếu về khiếu thẩm mỹ hay cẩm nang gối đầu giường cho những người trang trí nội thất. Mặc dù nhiều căn phòng đã được trông coi kỹ lưỡng, nhưng chúng thường vẫn đem lại cảm giác cá nhân; toát ra khí chất của người đã ở đó, cho dù là trong những chiếc dương cầm, tủ sách và bàn viết cũ, hay trong những món đồ cổ và vật dụng cá nhân được sưu tầm. "Đồ đạc và hiệu ứng cá nhân của nghệ sĩ có thể kể câu chuyện của họ," Lucy Porten, người trông coi của tổ chức National Trust, nói. Trong trường hợp căn biệt thự gia đình do kiến trúc sư theo trường phái ly khai Otto Wagner xây dựng, hiệu ứng cá nhân của chủ nhân cuối cùng ở đây chắc chắn kể lại một câu chuyện. Căn biệt thự này, được coi là không gian Tân Nghệ thuật lớn nhất ở Vienna, ngày nay chứa đầy các tác phẩm nghệ thuật lạc điệu của Ernst Fuchs, người sáng lập trường phái Chủ nghĩa Hiện thực Vi diệu. Tòa villa gia đình do kiến trúc sư Otto Wagner xây dựng nay chứa đầy các tác phẩm nghệ thuật của chủ nhân sau, Ernst Fuchs Chuyện kể rằng khi còn là một cậu bé không một xu dính túi, Fuchs đã biết đến ngôi nhà và tự nhủ rằng một ngày nào đó cậu sẽ mua nó cho mẹ. Đến năm 1970, căn biệt thự bỏ hoang này đã đến lúc phải bị phá dỡ và Fuchs đã có thể hoàn thành sở nguyện của mình. Ông đã trùng tu lại ngôi biệt thự theo phong cách pha trộn, và cất đầy trong đó với những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời của ông. Ngày nay nó được gọi là Bảo tàng Ernst Fuchs. Mặc dù chúng ta rất dễ mặc định rằng các nhạc sĩ, nhà văn và các nghệ sĩ phi thị giác nói chung không để ý đến xung quanh vì đầu của họ chứa đầy những thứ cao xa, chúng ta lại không thể đưa ra những khái quát bao trùm về phong cách sống của họ. Phản ánh phong cách sáng tác Dinh thự của Puccini và Tchaikovsky đều là những khu bảo tồn ngăn nắp chứa đầy những món đồ cổ lộng lẫy, nơi họ có thể sáng tác một cách yên bình, trong khi huyền thoại nhạc jazz Louis Armstrong chỉ muốn sống ở khu sôi động. Bất chấp khối tài sản khổng lồ ông tích lũy được, Armstrong vẫn chọn ở lại khu dân cư lao động, đa sắc tộc ở Queens, New York. Bậc thầy Rubens sống trong một căn nhà trang nhã tại Antwerp Tâm lý khái quát hóa rằng nhà của các họa sỹ sẽ phản ánh phong cách vẽ của họ cũng sẽ bị bẻ gãy khi ta khám phá các trang trong cuốn 'Cuộc sống giao thoa Nghệ thuật'. Peter Paul Rubens vẽ tranh sơn dầu miêu tả một cách điển hình những phụ nữ gợi tình và đôi khi là những cảnh đau khổ. Tuy nhiên, ngôi nhà của ông ở Antwerp, Bỉ, vốn do chính ông thiết kế, lại hoàn toàn vắng bóng những cảnh vẽ như thế. Mặc dù ngôi nhà đã bị thay đổi nhiều, các yếu tố cơ bản như cửa lớn và chái hiên - dựa trên tỷ lệ thời Phục hưng ở Ý - vẫn y hệt như khi Rubens thiết kế. Tại sao một nghệ sĩ chuyên tâm về tỷ lệ hoàn hảo trong không gian như vậy lại tạo ra nhiều bức tranh hỗn độn và lộn xộn như vậy là một điều bí ẩn. Ngôi nhà của điêu khắc gia Gustav Vigeland một lần nữa thể hiện thị hiếu có vẻ hoàn toàn đối nghịch với những gì Lubell gọi là các tác phẩm 'thể xác cuồng nhiệt' mà nghệ sỹ người Na Uy này đã sáng tác và hiện được trưng bày tại Công viên Vigeland ở Oslo. Căn nhà và xưởng sáng tác của Vigeland nằm trong một tòa nhà gạch đỏ khắc khổ, do kiến trúc sư Lorentz Ree thiết kế, được những người lớn tuổi trong thành phố xây dựng để trả ơn cho lời hứa hiến tặng bộ sưu tập nghệ thuật của ông. Có lẽ có động cơ muốn tự trang trí ngôi nhà của riêng mình cho nên Vigeland , vốn chưa bao giờ theo ngành thiết kế nội thất, đã quay ngoắt và tạo ra một loạt bản vẽ màu phấn trang nhã cho mọi món đồ nội thất, từ gối cho đến chân nến và đèn. Những tâm hồn màu sắc Nhà viết kịch và nhà thơ người Đức Friedrich von Schiller qua đời chỉ ba năm sau khi ông rốt cuộc cũng mua được nhà riêng. Năm 1802, ở tuổi 42, Schiller - một tượng đài của Thời Khai sáng và là nhà văn hiện đại xuất chúng - đã cùng gia đình chuyển đến một ngôi nhà màu vàng ở Weimar, để gần với người bạn tốt và người cộng tác là Goethe. Đó là ngôi nhà phố hai tầng xinh xắn với tiêu chuẩn cao bất ngờ đối với một nhà văn thời kỳ đó. "Giờ đây, cuối cùng tôi đã thực hiện được ước muốn trước đây, đó là sở hữu ngôi nhà của riêng mình," ông viết cho nhà xuất bản. "Bởi vì bây giờ tôi đã bỏ mọi suy nghĩ phải rời Weimar và tôi nghĩ rằng tôi sẽ sống chết ở đây." Câu nói đó như đoán trước. Kiệt sức với bệnh tật và công việc không ngừng nghỉ, đáng buồn là Schiller đã qua đời ở đây chỉ 3 năm sau. Kịch tác gia, nhà thơ người Đức Friedrich von Schiller qua đời chỉ ba năm sau khi mua được căn nhà ở Weimar Trong lời nói đầu về 'Cuộc sống giao thoa Nghệ thuật', chúng ta biết Coco Chanel từng nói rằng nội thất là "sự phản chiếu tự nhiên của tâm hồn". Một ví dụ điển hình là Biệt thự Santo Sospir ở Saint-Jean-Cap-Ferrat gần Nice, nơi Jean Cocteau sống. Nó thuộc về người bảo trợ của Cocteau là Françine Weisweiller, vốn vào năm 1950 đã mời ông đến ở nghỉ trong một tuần. Bà không biết ông sẽ ở lại đó trong vòng 11 năm, và đã lấp đầy các bề mặt với các thiết kế chủ yếu lấy cảm hứng từ các chủ đề của thần thoại Hy Lạp. Ông đã sử dụng một bảng màu hạn chế và gọi các phác thảo là 'hình xăm', do đó ngôi nhà này, hiện là di tích quốc gia, được gọi là Biệt thự Xăm trổ. "Chúng tôi cố gắng chiến thắng tinh thần hủy diệt vốn thống trị thời đại của chúng tôi," Cocteau nói. "Chúng tôi trang trí những bề mặt mà con người mơ ước phá hủy." Ngôi nhà ở miền nam nước Pháp nơi Jean Cocteau từng sống được gọi là Biệt thự Xăm trổ Một ngôi nhà khác thể hiện sống động tâm hồn nhiều màu sắc của vị chủ nhân quý tộc của nó là dinh thự của Ngài Leighton, nghệ sĩ và nhà điêu khắc thời Victoria được biết tiếng với bức tranh Flaming June, hình ảnh một nàng thơ thời Tiền Raphael ngập trong vải lụa màu cam và ngất xỉu vì cái nóng của mùa hè. Xưởng sáng tác trong nhà Dinh Leighton ở Holland Park, London, khởi đầu là một cấu trúc bằng gạch đơn giản với trần cao gấp đôi, được xây trên miếng đất mà Leighton đã mua. Với cánh cửa bí mật, căn nhà từng để những người mẫu vào trong mà không bị những người hàng xóm xét nét thời Victoria nhìn thấy. Nhiều chi tiết mới - lấy cảm hứng từ những chuyến đi của Leighton - sau đó đã được xây thêm. Cái đáng nhớ nhất là 'hội trường Ả Rập', được mô phỏng theo một cung điện từ thế kỷ 12 ở Sicily, với sự kết hợp đặc trưng của gạch ngói Moor và khung họa tiết, phù điêu mạ vàng và hàng cột cổ điển. Leighton House ở London thể hiện phong cách đi lang bạt của Lord Leighton Để giải quyết vấn đề sương mùa đông, Leighton đã xây thêm một 'studio mùa đông' lớn nhằm làm cho ngôi nhà trông giống như một nhà kính được đặt trên những chân trụ. Chi tiết được xây thêm cuối cùng là 'phòng lụa' chất đầy tranh và tác phẩm điêu khắc, một số trong đó là tác phẩm của các nghệ sĩ từ một đạo quân được gọi là Nòng súng Nghệ sĩ - một lực lượng tình nguyện, được thành lập vào năm 1859 bao gồm các họa sĩ, nhạc sĩ, diễn viên và kiến trúc sư - do Leighton chỉ huy trong những năm đầu. Leighton được thăng lên nam tước vào năm 1896 nhưng chết vì đau tim tại nhà riêng ở Kensington một ngày sau đó, trở thành nhà quý tộc dòng dõi giữ tước hiệu ngắn nhất trong lịch sử nước Anh. Các xưởng sáng tác được bảo tồn của các nghệ sĩ luôn là thỏi nam châm thu hút khách tham quan, và tuy Dinh Leighton không phải là một địa điểm điển hình, nhưng trong 'Cuộc sống giao thoa Nghệ thuật' có đầy những ví dụ khác. Trong số những nơi nổi tiếng nhất là kho chứa cỏ East Hampton, nơi Jackson Pollock sáng tác những bức tranh nhỏ màu nổi tiếng của ông mà ngày này dấu vết của chúng vẫn còn thấy được trên sàn kho. "Mọi người luôn bị cuốn hút vào việc nghệ thuật đến từ đâu. Đó là bí ẩn ngay cả đối với nghệ sĩ," Louisa Buck, phóng viên nghệ thuật đương đại của Art Newspaper, nói với BBC Culture. "Xưởng sáng tác là lò nung kim loại; đó là nơi tất cả quá trình giả kim bắt đầu." Đón đầu xu thế Nhiều ngôi nhà trong 'Cuộc sống giao thoa Nghệ thuật' thuộc về thời đại của chúng, nhưng những căn khác có vẻ hiện đại một cách kinh ngạc so với thời đại của chúng. Một ví dụ nổi bật là ngôi nhà của nhà thiết kế nội thất và kiến trúc sư Đan Mạch Finn Juhl, trông như thể sản phẩm bước ra từ một tạp chí nội thất hiện đại. Dinh thự với thiết kế mở có màu sắc dịu mát, những chiếc ghế theo trường phái Hiện đại kinh điển và mọi thứ được làm thủ công đón đầu xu hướng nội thất ngày nay đến mức hoàn hảo. The Organic House (Ngôi nhà Hữu cơ) của nhà thiết kế người Mexico Senosiain thể hiện như một mạng lưới các hang động Trong khi đó, 'Ngôi nhà Hữu cơ' của kiến trúc sư kiêm nhà thiết kế đương đại người Mexico Javier Senosiain ở gần Thành phố Mexico có thể đón đầu tương lai của kiến trúc và thiết kế. Ngôi nhà hoàn toàn được lấy cảm hứng từ các hình dạng uốn lượn tự nhiên, chẳng hạn như nấm và vỏ sò. Với bên ngoài được bao phủ bởi cỏ, hoa và cây bụi, nơi đây có một trong những mái nhà xanh hoàn toàn đầu tiên trên thế giới. Nội thất tương tự như bên trong của một hệ thống hang động. "Đường thẳng là thứ hầu như không tồn tại trong tự nhiên. Mọi thứ thay đổi theo hình xoắn," Senosiain viết trong sách. Trong căn nhà của nghệ nhân gốm sứ Kawai Kanjirō ở Kyoto, Nhật Bản, chúng ta sẽ thấy một điện thờ tổ nghề của ông. Nhà của nghệ nhân gốm sứ Kawai Kanjirō ở Kyoto Kanjirō là một trong những người sáng lập Mingei, một phong trào nghệ thuật dân gian Nhật Bản có điểm tương đồng với phong trào Thủ công và Nghệ thuật. Làm việc với người anh trai của mình, một kiến trúc sư, ngôi nhà của Kanjirō là sự giao thoa giữa trang trại nông thôn và ngôi nhà thành thị hiện đại, và rõ ràng nó phản ánh niềm đam mê của ông trong việc pha trộn kỹ thuật hiện đại với thủ công truyền thống. Đằng sau các bức tường là những ví dụ về tất cả những thứ mà Kanjirō và phong trào Mingei ngưỡng mộ ở công việc của người dân thường, khiêm nhường, từ những hình thức hữu cơ đơn giản đến màu đất đai, được sắp đặt và sắp xếp một cách hoàn hảo. Đó là nét thẩm mỹ nắm bắt được tinh thần của các nhà thiết kế trẻ ngày nay đến hoàn hảo. Và giống như tất cả ngôi nhà của nghệ sĩ, nó đem đến cái nhìn lý thú về tính khí và mối bận tâm của chủ nhân ngôi nhà. Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Culture.
Mấy ngày qua dư luận Anh chú ý nhiều về vụ ‘Nô lệ Brixton’ đầy bí hiểm cho đến khi cảnh sát xác định rằng ba người phụ nữ bị giam 30 năm trong một căn nhà ở Nam London là nạn nhân của một cặp ‘đảng viên cộng sản kiểu Mao’.
Đồng chí Bala và các đảng cộng sản
Nhiều tờ báo Anh chạy tựa nói ‘Hợp tác xã Marxist-Leninist-Mao’ của ông Aravindan Balakrishnan (73 tuổi) và vợ, bà Chanda (67 tuổi) đã giam các tín đồ của họ nhiều năm. Cả hai đã bị cảnh sát Anh bắt giam. Số ba ‘nô lệ’ gồm một cụ bà gốc Malaysia 69 tuổi, một phụ nữ Irish 60 tuổi và người phụ nữ 30 tuổi có khả năng là con của bà 60 tuổi và ông Balakrishnan. Độ tuổi đã cao của cả thủ phạm và lời xác nhận vụ án 'không mang tính tình dục' lại càng khiến câu chuyện trở nên ly kỳ cho đến khi nhà chức trách nói đây là một nhóm có tính ý thực hệ. Các nạn nhân vừa tự nguyện đi theo 'đồng chí Bala' vừa bị tẩy não và chịu phục tùng trong ba mươi năm mà không bỏ trốn. Đây cũng là dịp để chúng ta xem lại chuyện phái Maoist từng hoạt động ở Anh thế nào và các đảng phái cộng sản hoặc tự nhận là cộng sản hiện nay ra sao. ‘Không phải cộng sản’ Cảnh sát Anh đã xác nhận ông Balakrishnan và vợ từng hoạt động trong tổ chức cộng sản mang tên Trung tâm Tưởng niệm Mao Trạch Đông (Mao Zedong Memorial Centre), ở Acre Lane, Brixton, Nam London trong thập niên 1970. Trung tâm nay đã bị đóng cửa năm 1978 sau hai năm hoạt động. Nhưng chủ nghĩa Mao có thực là đã tác động gì đến hoạt động của nhóm Balakrishan? Về lý thuyết, lãnh tụ Mao Trạch Đông chỉ nêu ra chủ thuyết về sở hữu công, hợp tác hóa nông nghiệp nhằm hiện đại hóa cấp tốc nước Trung Quốc. Các phái theo Mao ở nước ngoài lại không quan tâm nhiều đến vấn đề Trung Quốc (xóa phong kiến, chống đế quốc, chống xét lại...) mà chỉ thu nhận từ chủ thuyết này cách tổ chức chi bộ thành những đơn vị kiểm soát chặt cá nhân, đề cao lãnh tụ và tập thể. Chủ nghĩa Mao ảnh hưởng nhiều đến vùng Nam Á Hiện các nhóm phiến quân Maoist còn mạnh nhất vẫn là vùng tiểu lục địa Nam Á, nơi xuất thân của ông Balakrishnan. Giáo sư Vương Hiểu Bình từ Đại học Manchester nói với BBC News rằng ở Trung Quốc, chủ nghĩa Mao là “chủ nghĩa cộng sản truyền thống cộng thêm tầng lớp cầm quyền độc đoán". Còn trên thế giới như ̉ở Anh, Pháp vào hai thập niên 1960 và 1970, phái Maoist muốn lập ra các cộng đồng chung sống bình đẳng nhưng bị lãnh đạo kiểm soát độc đoán, theo Giáo sư James Grayson từ Đại học Sheffield được BBC News trích lời. Đài truyền hình Channel 4 ở Anh cũng đã phỏng vấn chính Tổng bí thư Đảng Cộng sản Anh Quốc, Robert Griffiths về chuyện này. Ông Griffiths xác nhận rằng hai “đồng chí Bala” và “đồng chí Chanda” đã bị khai trừ khỏi Đảng Cộng Sản Anh từ lâu. “Họ không có liên hệ gì với các hoạt động chính trị dòng chính của phái tả hay cộng sản ngay từ khi đó.” Ông cũng nói nhóm “giam giữ nô lệ” nhân danh cộng sản ở Nam London vừa rồi “đáng được quan tâm về mặt tâm thần” nhiều hơn là về chính trị. Nhưng cảnh sát Anh cũng không hề coi thường các hoạt động của nhóm này vì họ có liên hệ tới 13 địa chỉ khắp London. Cùng lúc, tin từ Malaysia nói có một nhà hoạt động sinh viên tên là Hishamuddin Rais cho báo chí biết ông tin rằng bà cụ Malaysia được cứu ra khỏi căn nhà “Hợp tác xã Maoist” ở London có thể là Siti Aishah, một nhân vật từng hoạt động trong nhóm thiên tả Tân Thanh niên Malaysia. Nếu đây là đúng thì người ta cũng sẽ tìm lại cả liên hệ giữa các phong trào phái tả từ Đông Nam Á và châu Âu một thời. Một đồng nghiệp BBC từ vùng Nam Á cũng cho tôi hay Aravindan Balakrishnan là tên của người Tamil, và có thể nhân vật này đến từ tiểu bang Tamil Nadu của Ấn Độ nơi cho đến nay các đảng cộng sản vẫn hoạt động mạnh. Chống toàn cầu hóa Nhóm ly khai Balakrishnan nay trở thành một giáo phái già nua và đa số các đảng cộng sản tại Anh, Pháp, Đức đều đã qua thời hào quang, không bằng các nước Đông Âu và vùng Nam Âu. Lừng lẫy nhất châu Âu là Đảng Cộng sản Pháp, ra đời năm 1920 với ông Hồ Chí Minh là thành viên sáng lập, nay chỉ còn 10 dân biểu Quốc hội sau cuộc bầu cử 2012. Vào lúc đỉnh cao, Đảng có tới 180 dân biểu và tham gia liên minh cầm quyền ở Pháp cả cấp trung ương và địa phương. Nhưng vào tháng 2/2013 vừa qua, đảng này cũng đã tuyên bố bỏ biểu tượng búa liềm. Trên thực tế Đảng Cộng sản Pháp không chỉ suy giảm từ sau khi Liên Xô sụp đổ, mà còn bị chính Tổng thống Francois Mitterrand của Đảng Xã hội (anh em) kết liễu vì các mâu thuẫn đường lối liên minh. Ở Anh, chủ nghĩa cộng sản chưa bao giờ mạnh như ở Pháp hay Ý và hoạt động của Đảng Cộng sản Anh Quốc (CPGB) cũng yếu hẳn đi sau khi Liên Xô tan rã. BBC News năm ngoái có bài mô tả những khoản tiền cuối cùng của CPGB và cho hay trụ sở cũ của họ nay là văn phòng của ngân hàng HSBC tại khu Covent Garden, London. Hoạt động nhiều nhất có lẽ vẫn là các đảng cộng sản hoặc Marxist ở Nam Âu. Phản ứng dữ dội trước kế hoạch thắt lưng buộc bụng quốc tế áp đặt lên Hy Lạp khiến Đảng Cộng sản xuống đường liên tục nhưng cũng gây ra phản ứng từ phe cực hữu. Vụ xô xát mới nhất giữa hai phái này hồi tháng 9 ở Athens đã làm một số người thiệt mạng. Nhưng ngay cả ở Bồ Đào Nha, Đảng Cộng sản cũng không tự cầm quyền được mà phải vào Liên minh Dân chủ Thống nhất (CDU) với Đảng Xanh và một số tổ chức nhỏ hơn. Liên minh này được 552,506 phiếu, bằng 11.06% số phiếu bầu vào cuối tháng 9 trên cả nước và nắm cả thẩy 213 ghế hội đồng địa phương và làm chủ 34 thành phố, thị trấn ở quốc gia trên 10 triệu dân. Xứng nhận cộng sản? Khác với các đảng cộng sản Trung Quốc, Việt Nam luôn cần quan hệ tốt với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), các đảng cộng sản châu Âu vẫn tiếp tục lên án những tổ chức này, coi chúng là “phương tiện” của chủ nghĩa tư bản – đế quốc. Tiếp nối truyền thống Cách mạng Cẩm chướng 1974, vừa rồi, tổng bí thư Jeronimo de Sousa vẫn kêu gọi 15 nghìn đảng viên trung kiên chống Ngân hàng Trung ương châu Âu mà ông gọi là “một chế độ độc tài mềm, làm suy sụp đất nước Bồ Đào Nha”. Forbes có bài nói 'Hy Lạp xứng đáng nhận chủ nghĩa cộng sản' Đa số bài Mỹ, các đảng cộng sản châu Âu cũng vừa nêu ra sáng kiến vận động công nhân, nông dân ở các nước thuộc nhóm Brics (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) cùng nhóm Alba (Nam Mỹ) để chống lại chủ nghĩa tư bản toàn cầu. Câu hỏi là chính quyền các nước như Nga và Trung Quốc có để cho họ vào vận động ‘chống đế quốc’ hay không? Nhìn sang châu Á, Trung Quốc đã từ lâu không quan tâm đến chủ nghĩa cộng sản châu Âu. Việt Nam dù làm đối tác chiến lược với nhóm ‘trùm tư bản’ như Hoa Kỳ, Anh, Pháp nhưng vẫn cử đại biểu dự hội nghị phong trào cộng sản quốc tế đều, ở Hy Lạp năm 2011 và Nga năm 2012. Tuy thế, chuyện này chẳng phải là vấn đề gì với châu Âu vì các đảng cộng sản, Marxist hay Maoist trên thực tế ở đây thường chỉ đông các thành viên cao niên hoặc thu hút một số nhỏ thanh niên cấp tiến. Ngay ra cái tên ‘phong trào cộng sản quốc tế’ cũng chỉ còn là hình thức và nền kinh tế cộng sản không hấp dẫn được ai. Khi giới tư bản bực bội với Hy Lạp hồi 2011, trên tạp chí Forbes - mà ấn bản tiếng Việt cũng vừa có - có buông lời bình nổi tiếng, 'Give Greece What It Deserves: Communism'. Tạm dịch là 'Hãy để Hy Lạp nhận chủ nghĩa cộng sản cho biết thân'.
Tỉnh ủy Quảng Bình vừa thông báo chi hơn 2,2 tỉ đồng mua cặp đựng tài liệu cho khách mời và đại biểu dự Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Ngân sách chi cho hoạt động của đảng một lần nữa gây xôn xao dư luận.
VN: Dư luận bức xúc việc các tỉnh chi tiền tỉ mua cặp da đại hội Đảng
Các lãnh đạo Việt Nam họp Quốc hội ngày 20/5 Số tiền chi để "mua cặp đựng tài liệu" cho đại hội đảng các cấp trên toàn quốc có thể tốn hàng chục tỉ đồng ngân sách nhà nước bởi Quảng Bình không phải là tỉnh duy nhất thực hiện điều này. Không chỉ chuyện "mua cặp", hoạt động đại hội đảng các cấp cũng đang ngốn rất nhiều tiền từ ngân sách nhà nước và đang gây nên nhiều bức xúc. Trả lời BBC News Tiếng Việt hôm 27/8, tiến sĩ khoa học Nguyễn Quang A nêu ý kiến: "Chuyện ngân sách chi cho đại hội đảng đáng lẽ đảng phải tự lo lấy. Nhưng vì độc đảng nên họ lấy tiền của dân để chi. Tất nhiên, ở những nơi khác, đa đảng thì không được quyền lấy một xu ngân sách của người dân. Các đảng ở những nước khác phải tự làm lấy, tự kêu gọi quyên góp. Còn đảng cộng sản Việt Nam thì lấy tiền túi của dân vì họ lý lẽ rằng họ có công". Ngân sách khổng lồ cho đảng Hiện Việt Nam đang vào "mùa đại hội", với hàng trăm đại hội các cấp lớn nhỏ để chuẩn bị cho Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XIII sẽ diễn ra vào đầu năm tới. Chỉ tính riêng "chi phí cặp đựng tài liệu", đại hội các cấp đã tiêu tốn hàng tỉ, thậm chí hàng chục tỉ đồng nếu có một thống kê đầy đủ hơn trên phạm vi toàn quốc. Đại hội 13 Đảng CSVN và đường lên đỉnh cao quyền lực Đại hội 13: Đảng vẫn 'loay hoay, bế tắc' về đổi mới đường lối? Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, kinh tế đi xuống, thu ngân sách giảm trong khi ngân sách cần phải dồn cho chống dịch và cứu nguy cho kinh tế, việc tổ chức đại hội với nhiều khoản chi phí kiểu "cặp đựng tài liệu" bị phê phán là gây lãng phí. Trả lời BBC News Tiếng Việt hôm 27/8, tiến sĩ khoa học Nguyễn Quang A nêu ý kiến: "Chuyện ngân sách chi cho đại hội đảng đáng lẽ đảng phải tự lo lấy. Nhưng vì độc đảng nên họ lấy tiền của dân để chi. Tất nhiên, ở những nơi khác, đa đảng thì không được quyền lấy một xu ngân sách của người dân. Các đảng ở những nước khác phải tự làm lấy, tự kêu gọi quyên góp. Còn đảng cộng sản Việt Nam thì lấy tiền túi của dân vì họ lý lẽ rằng họ có công". Cặp da đựng tài liệu dành cho khách mời và đại biểu tham dự đại hội đảng với nhiều mức giá, mẫu mã khác nhau. Các chi bộ, đảng bộ các cấp chính quyền; các cơ quan đoàn thể; các doanh nghiệp nhà nước; các doanh nghiệp tư nhân… ngốn một nguồn tiền khổng lồ cho hoạt động thường kỳ và cho các đại hội đảng. Các khoản tiền này chủ yếu từ ngân sách nhà nước; một phần từ ngân sách các đơn vị có thu và đảng phí do đảng viên đóng. Việc sử dụng tiền thuế của dân nuôi bộ máy chính quyền cồng kềnh, lại thêm bộ máy đảng và các cơ quan đoàn thể từ lâu là một đề tài gây nhiều bức xúc trong xã hội Việt Nam. TS Nguyễn Quang A nhận định: "Về việc ngân sách chi tiêu cho đại hội đảng tất nhiên cần thay đổi. Nhưng để thay đổi được thì phải dẹp bỏ quyền lực của đảng cộng sản Việt Nam vì các đảng chính trị là các định chế rất quan trọng trong việc làm nên luật. Ở nhiều nước có quy định ngân sách nhà nước có chi hỗ trợ cho đảng hoạt động theo các quy định rạch ròi và hỗ trợ kinh phí để các đảng vận động tranh cử. Quan trọng, các đảng phái phải có báo cái tài chính như bất kể tổ chức nào". "Những điều này cần vạch ra cho người dân thấy những điều vô lý, như việc chi tiền tỉ mua cặp da cho khách mời và đại biểu dự đại hội đảng. Từ thời Liên Xô, độc đảng đều như thế cả, đều lấy tiền dân chi cho đại hội đảng, nên bảo đảng Việt Nam làm khác đi thì khó", ông Nguyễn Quang A nói thêm. Theo Quyết định 84-QĐ/TW do Ban chấp hành Trung ương Đảng ban hành năm 2003 vẫn còn hiệu lực, nguồn kinh phí chi cho đại hội đảng được quy định như sau: đại hội chi bộ và đảng bộ bộ phận trực thuộc các đảng bộ xã, phường, thị trấn, mức chi: 10.000 đồng/đại biểu dự đại hội. Đại hội đảng tổ chức cơ sở và các cấp trên cơ sở: việc xác định kinh phí cho tổ chức đại hội đảng tổ chức cơ sở và cấp trên cơ sở căn cứ vào quy định của Ban Bí thư Trung ương Đảng và hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương về số ngày tổ chức đại hội, số đại biểu dự đại hội đảng các cấp và quy định cụ thể về chế độ chi đại hội của Ban Tài chính - Quản trị Trung ương và Bộ Tài chính. Nhiều tỉnh chi tiền tỉ mua cặp Dư luận đang xôn xao về việc văn phòng Tỉnh ủy Quảng Bình hôm 6/8 ký Quyết định phê duyệt dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu "mua sắm cặp đựng tài liệu khách mời" cho khoảng 200 người đến tham dự Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Theo bảng dự toán chi phí, 200 khách mời khi tham dự Đại hội, mỗi vị khách mời sẽ được tặng một cặp da đựng tài liệu có giá hơn 3,5 triệu đồng. Tổng chi phí mua cặp đựng tài liệu cho khách mời là hơn 720 triệu đồng, bao gồm cả chi phí tư vấn lập hồ sơ và chi phí tư vấn thẩm định hồ sơ. Hôm 21/8, văn phòng Tỉnh ủy Quảng Bình lại tiếp tục phê duyệt hồ sơ mời thầu gói mua sắm cặp đựng tài liệu cho khoảng 400 đại biểu đến tham dự đại hội. Cụ thể, mỗi đại biểu sẽ được tặng một cặp da có giá gần 3,7 triệu đồng. Loại cặp này được thông báo là cặp cán bộ xách tay giả da màu đen hiệu LADODA được sản xuất trong nước; số lượng 400 cái; tương ứng với gần 1,5 tỉ đồng. Như vậy, tổng số tiền bỏ ra để mua cặp giả da đựng tài liệu mà Quảng Bình chi cho khoảng 400 đại biểu và 200 khách mời là hơn 2,2 tỉ đồng, được lấy từ nguồn ngân sách tỉnh và trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt. Việc Quảng Bình chi tiền tỉ mua cặp cho người tham dự đại hội đã thổi bùng lên bức xúc trong dư luận. Nhiếp ảnh gia Na Sơn cũng bình luận về cặp da đại hội đảng Trên Facebook cá nhân, Thinh Nguyen viết: "Ông Vũ Đại Thắng mới về làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình tháng trước. Dân tình, nhiều người làm báo, Facebooker hoan hỉ, kỳ vọng. Hôm nay tin ông ký chủ trương để UBND chi 2,2 tỉ đồng mua cặp, gọi là giả da, mỗi cái 3,7 triệu làm quà tặng đại biểu, đúng là dội gáo nước lạnh vô mặt... dân". Người này viết tiếp: "400 cái cặp, mỗi cái 3,7 triệu, giả sử ông quyết hỗ trợ cho 400 gia đình bị ảnh hưởng vì Covid-19, tôi sẽ đặt hy vọng vào ông. Khoản tiền 3,7 triệu, mỗi nhà nghèo làm được nhiều thứ lắm". Nhà báo Lê Đức Dục cũng viết trên Facebook cá nhân: "Mình á, mình thay vì 2 tỉ mua cặp, mình chỉ tặng mỗi người một cái huy hiệu gì đó kỷ niệm, còn thì đem đi xây 20 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo ghi cái biển 'đại hội x tặng', có khi bà con nhớ ơn cả đời". VN và nhân sự Đại hội 13: ‘Khó nhất vẫn là chức Tổng Bí thư’ VN: Liệu Đại hội Đảng 13 sẽ có khác biệt? Trước Quảng Bình, nhiều tỉnh thành cũng tổ chức lựa chọn nhà thầu các gói thầu mua sắm cặp đựng tài liệu với chất liệu, mẫu mã và giá đa dạng. Cụ thể, theo báo Đấu thầu, Tỉnh ủy Lâm Đồng duyệt gói thầu 1,18 tỉ đồng mua sắm cặp tài liệu phục vụ Đại hội Đảng bộ Tỉnh. Công ty cổ phần KARA Việt Nam đã trúng với giá 1,177 tỉ đồng. Mỗi chiếc cặp mà nhà thầu này cung cấp cho Tỉnh ủy Lâm Đồng có giá 2,35 triệu đồng/chiếc cặp hai quai và 2,7 triệu đồng/chiếc cặp một quai, chất liệu da thật. Thành ủy Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc mua 406 chiếc cặp đựng tài liệu phục vụ Đại hội Đảng bộ TP. Phúc Yên. Công ty cổ phần Đầu tư phát triển bất động sản Phúc Anh trúng thầu với giá bằng giá gói thầu là 466,9 triệu đồng, mỗi chiếc cặp với chất liệu giả da có giá 1,15 triệu đồng. Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc chi 1,5 tỉ đồng mua 750 chiếc cặp, giá sau đấu thầu là 2 triệu đồng/chiếc. Nhà báo Lê Đức Dục phản ánh việc mua cặp da trị giá hơn 3,5 triệu đồng/chiếc Công an tỉnh Thanh Hóa, Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Cao Bằng, Huyện ủy Than Uyên (tỉnh Lai Châu), Huyện ủy Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình), Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) và rất nhiều đơn vị khác cũng lựa chọn mua loại cặp với giá trên 1 triệu đồng/chiếc, chủ yếu chất liệu giả da, da tổng hợp. Không ít ý kiến cho rằng với loại cặp tại các đại hội này, người ta sẽ "vứt vào sọt rác lại mất công đi dọn". Nhà báo Đào Tuấn viết: "Trend trên mạng giờ đang là cái cặp da này, nom rất xúc phạm thẩm mĩ. Giả sử mình mua cái cặp này giá 3,5 củ thế nào cũng bị vợ mắng là điên, ngu, đói rã họng, còn phải ngữa tay xin tiền giờ còn bày đặt mua một thứ… không biết để làm gì. Tất nhiên trừ phi mua bằng tiền người khác lại còn được hoa hồng mấy chục %. Giả sử mình xách cái cặp này về kiểu gì cũng lại bị mắng, vì chỉ tổ rác nhà. Mà rác thì chuẩn bị tính tiền theo cân rồi".
Sông Hằng, dòng sông linh thiêng nhất Ấn Độ, ngập xác người trong những ngày gần đây.
Dòng sông linh thiêng nhất của Ấn Độ ngập xác người
Các giàn hỏa táng được thắp sáng bên sông Hằng ở Allahabad, nơi các thi thể trôi xuống hạ lưu trong nhiều ngày Hàng trăm thi thể nổi lềnh bềnh trên sông hoặc bị vùi trong bãi cát bên bờ. Dân sống gần nơi xác người đang trôi dạt, ở bang miền bắc Uttar Pradesh, lo rằng đây là xác của những người bị nhiễm Covid-19. Đợt đại dịch thứ hai tàn phá Ấn Độ trong những tuần qua với hơn 25 triệu ca nhiễm và 275.000 tử vong, nhưng các chuyên gia nói số người chết thực sự còn cao hơn gấp nhiều lần. Xác người vất vưởng bên bờ, cùng với giàn hỏa táng cháy suốt ngày đêm và các khu hỏa táng không còn chỗ, cho thấy số người chết nhiều chưa từng thấy và chưa được công nhận trong dữ liệu chính thức. BBC nói chuyện với phóng viên, quan chức và nhân chứng địa phương tại một số quận bị ảnh hưởng nặng nề nhất của Uttar Pradesh, và khám phá ra rằng, đằng sau các thi thể trôi nổi là tập quán, nghèo đói và một đại dịch giết người với tốc độ cực nhanh. Lòng sông rải rác những ngôi mộ Sự kinh hoàng ở Uttar Pradesh lần đầu tiên được đưa ra ánh sáng ngày 10/5 khi 71 xác chết dạt vào bờ sông ở làng Chausa thuộc Bihar, gần biên giới của bang. Neeraj Kumar Singh, giám đốc cảnh sát khu vực, nói với BBC rằng các thi thể phân hủy gần hết đã được khám nghiệm, lấy mẫu ADN và được chôn trong những hố gần bờ sông. Giới chức nói một số hài cốt có thể là phần cơ thể rơi xuống sông Hằng sau các cuộc hỏa táng định kỳ bên bờ, nhưng họ ngờ rằng xác chết đã bị vứt xuống sông. Cảnh sát hiện đã giăng một tấm lưới chắn ngang mặt nước để chặn không cho điều tương tự xảy ra. Một ngày sau, cách Chausa khoảng 10km, người ta thấy chó và quạ bu vào hàng chục thi thể đang phân hủy trên một bờ dòng sông tại làng Gahmar, thuộc vùng Pradesh Ghazipur của bang Uttar. Thời dịch bệnh: đọc tin xấu để bớt sợ hãi? Giữa khủng hoảng, Ấn Độ tung ra thuốc Covid nội địa mới Ấn Độ ngừng xuất khẩu vaccine, Nepal rơi vào khủng hoảng Covid Khủng hoảng Covid tại Ấn Độ: 'Tôi mất vợ và con chưa sinh trong một ngày' Dân ở đây nói thi thể đã trôi dạt vào bờ trong nhiều ngày, nhưng chính quyền phớt lờ lời kêu nàn của họ về mùi hôi thối cho đến khi báo chí đưa tin về những xác chết được tìm thấy ở hạ lưu Bihar. Tờ Hindustan tường trình là hàng chục thi thể phình to và phân hủy trôi trên sông cũng chào đón dân làng ở quận Ballia lân cận, khi họ đi ngâm mình buổi sáng ở dòng sông linh thiêng nhất Ấn Độ. Cảnh sát vớt được 62 xác chết. Ở Kannauj, Kanpur, Unnao và Prayagraj, lòng sông rải rác những ngôi mộ nông. Những thước video được gửi đến BBC từ bờ Mehndi ghat ở Kannauj cho thấy hàng loạt gò đất có hình dáng của xác người. Nhiều gò trông giống như một vết lồi dưới đáy sông, nhưng mỗi gò này chứa một thi thể. Tại Mahadevi ghat gần đó, người ta tìm thấy ít nhất 50 thi thể. Số người chết ''không ăn khớp'' Theo truyền thống, người theo đạo Hindu hỏa táng người chết. Nhưng nhiều cộng đồng có tập tục được gọi là "Jal Pravah" - tập tục thả trôi sông thi thể của trẻ em, phụ nữ chưa chồng, hoặc những người chết vì bệnh truyền nhiễm hoặc bị rắn cắn. Nhiều người nghèo cũng không có tiền hỏa táng thân nhân, nên họ quấn thi thể bằng vải dạ trắng và đẩy xác xuống nước. Đôi khi, thi thể được buộc vào đá để đảm bảo chúng chìm xuống đáy, nhưng có nhiều xác được thả trôi mà không buộc đá. Trong thời trước đại dịch, xác chết trôi trên sông Hằng không phải là một cảnh tượng hiếm thấy. Các giàn hỏa táng dọc theo bờ sông Hằng ở Garhmukteshwar, Uttar Pradesh Điều hiếm thấy là có quá nhiều xác trên sông và ở rất nhiều nơi dọc theo bờ trong một thời gian ngắn như vậy. Một nhà báo ở Kanpur nói với BBC rằng xác chết là bằng chứng cho thấy "sự khác biệt lớn giữa số liệu tử vong chính thức của Covid-19 và số người chết thực sự.'' Ông nói con số chính thức là 196 người chết vì virus ở Kanpur từ ngày 16/4 đến 5/5, nhưng dữ liệu từ bảy lò hỏa táng cho thấy có gần 8.000 ca hỏa táng. Ông nói: "Tất cả các lò hỏa táng điện đều hoạt động 24/7 trong tháng 4. Kể cả như vậy, vẫn không đủ để thiêu xác, vì vậy chính quyền đã cho phép dùng gỗ ở khu đất bên ngoài để hỏa táng. "Nhưng các lò hỏa táng chỉ nhận thi thể đến từ các bệnh viện có chứng chỉ nhiễm Covid-19, trong khi đó một số lượng rất lớn người chết tại nhà mà không cần xét nghiệm gì. Gia đình người chết đưa thi thể thân nhân ra ngoại ô thành phố hoặc đến các quận lân cận như Unnao. Khi không tìm được gỗ hoặc nơi hỏa táng, họ chôn xác dưới đáy sông." Một nhà báo ở Prayagraj nói ông tin rằng nhiều thi thể là của bệnh nhân Covid chết tại nhà mà không được xét nghiệm, hoặc những người nghèo thân nhân không đủ tiền hỏa táng. "Thật đau lòng," ông nói. "Tất cả những người này đều là con trai, con gái, anh, chị, cha hay mẹ của ai đó. Họ đáng được tôn trọng khi chết. Nhưng họ thậm chí còn chưa thành một phần của thống kê - không ai biết họ chết và được chôn cất như thế nào." Chôn cất từ 7 giờ sáng đến 11 giờ tối Việc phát hiện ra những ngôi mộ và thi thể thối rữa, cùng với nỗi lo sợ rằng những xác này có thể bị nhiễm virus corona, làm rúng động những ngôi làng dọc theo bờ sông. Bắt nguồn từ dãy Himalaya, sông Hằng là một trong những con sông lớn nhất thế giới. Người theo đạo Hindu cho đây là dòng sông thiêng, họ tin rằng tắm ở sông Hằng sẽ tẩy rửa được tội lỗi và dùng nước sông này cho các nghi lễ tôn giáo. Ở Kannauj, Jagmohan Tiwari, một người dân làng 63 tuổi, nói với một kênh truyền hình địa phương là đã nhìn thấy "150-200 ngôi mộ" dưới lòng sông. "Lễ chôn cất diễn ra từ 7 giờ sáng đến 11 giờ tối," ông nói. ''Đó là điều hủy diệt linh hồn." Việc phát hiện ra những ngôi mộ gây hoảng loạn trong khu vực. Mọi người lo rằng các thi thể bị chôn vùi trên mặt đất sẽ bắt đầu trôi trên sông khi trời mưa và mực nước dâng cao. Thứ Tư tuần trước, chính quyền tiểu bang cấm tập tục "Jal Pravah" và tài trợ cho các gia đình nghèo không đủ tiền hỏa táng. Nhiều nơi, cảnh sát dùng gậy vớt xác chết khỏi sông và chiêu mộ người chèo thuyền đưa xác vào bờ. Sau khi được vớt lên, các thi thể đã phân hủy được chôn trong hố hoặc bị thiêu trên giàn hỏa táng. Vipin Tada, cảnh sát trưởng ở Ballia, nói đang nói chuyện với các lãnh đạo hội đồng làng để họ hiểu rằng không nên thả xác trôi sông và những người không đủ tiền hỏa táng có thể được giúp đỡ về tài chính. Thẩm phán quận Ghazipur Mangala Prasad Singh nói với BBC rằng nhiều đội đang tuần tra các bờ sông và khu hỏa táng để ngăn người dân bỏ xác xuống nước hoặc chôn xác trên bờ. Nhưng nhóm của ông vẫn tìm thấy một hoặc hai thi thể trên sông mỗi ngày. "Chúng tôi đã thực hiện các nghi thức cuối cùng cho tử thi, theo truyền thống," ông nói.
Có một lập luận được đưa ra về Vũ trụ, theo đó Vũ trụ có vẻ như vận hành trên những đường toán học, giống như từ một chương trình máy tính.
Sự sống chỉ là sản phẩm của toán học?
Vũ trụ hoạt động rất giống như các quy tắc toán học Một số nhà vật lý học nói rằng cuối cùng thì thực tế có lẽ chẳng phải là gì hết ngoài toán học. Max Tegmark từ Viện Công nghệ Massachusetts lập luận rằng đây chỉ là thứ mà chúng ta nhận được nếu như các định luật vật lý được dựa trên một thuật toán được điện toán hóa. Tuy nhiên, lập luận đó có vẻ như loanh quanh. Phát hiện sóng radio lạ ngoài vũ trụ Nasa muốn 'ném thiên thạch' về phía Trái Đất Sóng sát thủ nuốt chửng tàu thuyền trên đại dương Nếu như các trí tuệ siêu việt đang vận hành các môi trường giả lập của chính thế giới "thực sự" của họ, thì họ có thể phải dựa trên những nguyên tắc vật lý của chính vũ trụ mà họ đang tồn tại, giống như chúng ta phải tuân theo các nguyên tắc vật lý trong vũ trụ của chúng ta vậy. Trong trường hợp đó, lý do khiến vũ trụ của chúng ta là dạng thế giới hình thành từ toán học sẽ không phải là vì nó được vận hành trên một máy tính, mà bởi thế giới "thực sự" cũng tồn tại như vậy. Ngược lại, các môi trường giả lập không phải là được dựa trên các nguyên tắc toán học. Chẳng hạn như chúng có thể được dựng lên để hoạt động một cách ngẫu nhiên. Điều đó dẫn đến những kết quả mạch lạc hay không là điều chưa rõ ràng, nhưng vấn đề ở đây là chúng ta không thể dùng bản chất toán học của Vũ trụ để suy diễn ra bất kỳ điều gì về "thực tế". Tuy nhiên, dựa trên nghiên cứu riêng của mình về vật lý cơ bản, James Gates từ Đại học Maryland cho rằng có một lý do cụ thể để nghi ngờ rằng các định luật vật lý được định ra bởi một máy tính giả lập. Gates nghiên cứu vật chất ở mức các hạt hạ nguyên tử như quark, các cấu thành proton và neutron trong hạt nhân nguyên tử. Ông nói các định luật kiểm soát cách phản ứng của các hạt này hóa ra có các đặc tính giống với các mã code chỉnh sửa lỗi trong máy tính. Vậy có lẽ những định luật này thực sự là các mã code máy tính chăng? Có thể là vậy. Mà cũng có thể là cách diễn giải theo đó cho rằng các định luật vật lý này chính là các mã code chỉnh sửa sai sót chỉ là một ví dụ mới nhất về cách thức chúng ta thường áp dụng để diễn giải tính tự nhiên của nền tảng các công nghệ tân tiến của chúng ta. Xét về gốc rễ, rất có thể Vũ trụ chỉ là sản phẩm toán học Đã từng có lúc các hệ thống cơ học theo lý thuyết của Newton dường như khiến cho Vũ trụ có thể được diễn giải là một cỗ máy cơ khí, và trong thuở bình minh của thời đại máy tính, di truyền học được coi là một dạng mã code kỹ thuật số với chức năng lưu trữ và thể hiện. Chúng ta có thể chỉ đơn thuần là đã lo lắng quá mức về các định luật vật lý mà thôi. Có vẻ như sẽ cực kỳ khó khăn, nếu không nói là không thể, trong việc tìm ra những bằng chứng thuyết phục cho thấy chúng ta đang sống trong một môi trường giả lập. Lý do là bởi nếu môi trường giả lập mà chúng ta đang tồn tại ở trong là hoàn hảo, không phạm phải lỗi sai sót nào, thì ta khó lòng thực hiện được một thử nghiệm cho kết quả ngược lại. Khi đàn sói xám làm bá chủ rừng Yellowstone Bọ hung, từ huyền thoại đến đời thực Lịch sử nhân loại dưới tán cây bồ đề Nhà vật lý thiên văn từng đoạt giải Nobel George Smoot cho rằng chúng ta có thể sẽ không bao giờ biết được điều đó, đơn giản là bởi tâm trí của chúng ta không sẵn sàng để thực hiện nhiệm vụ đó. Sau hết, bạn thiết kế ra các mẫu trong một môi trường giả lập nhằm khiến nó hoạt động theo các quy tắc bạn đề ra chứ không phải để lật đổ bạn. Điều này có thể là giới hạn mà chúng ta không thể nghĩ cách để vượt ra khỏi giới hạn đó được. Tuy nhiên, có một lý do sâu sắc hơn về việc có lẽ vì sao mà chúng ta không nên lo lắng quá mức về ý nghĩ cho rằng chúng ta chỉ là những đối tượng bị điều khiển bởi một hệ thống máy tính khổng lồ. Bởi đó là điều mà một số nhà vật lý học tin rằng đó chính là cách mà thế giới 'thật' tồn tại. Bản thân thuyết lượng tử đang ngày càng được diễn giải bằng các thuật ngữ tin học và máy tính. Một số nhà vật lý cảm giác rằng ở mức độ căn bản nhất thì thế giới tự nhiên không phải là thuần túy toán học mà là thuần túy thông tin: các bit, giống như các số 1 và số 0 của máy tính. Theo quan điểm này, tất cả những gì xảy ra, từ các hoạt động tương tác của các hạt căn bản trở đi, đều là một dạng điện toán hóa. "Vũ trụ có thể được coi như một máy tính lượng tử khổng lồ," Seth Lloyd từ Viện Công nghệ Massachusetts nói. "Nếu nhìn vào 'phần ruột' của Vũ trụ - tức cấu trúc vật chất ở quy mô nhỏ nhất - thì phần này không có gì ngoài những bit [lượng tử] trong các hoạt động kỹ thuật số cục bộ." Đây chính là điểm trọng yếu. Nếu thực tế chỉ là thông tin, thì chúng ta không còn là 'thực' bất kể chúng ta có sống trong môi trường giả lập hay không. Bởi dù có thế nào đi chăng nữa thì rốt cuộc chúng ta cũng chỉ là những chuỗi thông tin. Tiếp nữa, có gì khác nhau không giữa việc các thông tin được lập trình bởi thế giới tự nhiên hay bởi các đấng tạo hóa có trí tuệ siêu việt? Cũng thế thôi, chẳng có gì quan trọng nếu có sự khác biệt - ngoại trừ việc nếu không phải là chúng ta được thế giới tự nhiên sinh ra thì các đấng tạo hóa về mặt lý thuyết có thể can thiệp được vào môi trường giả định mà chúng ta đang tồn tại, thậm chí có thể 'tắt' nó đi. Chúng ta sẽ có cảm giác thế nào về chuyện đó? 'Hãy sống tốt' Tegmark, nhà vũ trụ học vô cùng quan tâm tới khả năng này, cho rằng chúng ta tốt hơn cả là hãy bước ra và làm những điều thú vị với cuộc sống của mình, để đề phòng khả năng các đấng tạo hóa nhìn vào và thấy chán về những điều buồn tẻ mà chúng ta làm. Những nơi nguy hiểm chết người nhất trên Trái Đất Các trận lở đất khủng khiếp không phải luôn chỉ gây hại? Giải mã các quái vật trong Thần Thoại Hy Lạp Sau hết, rõ ràng là có những lý do để người ta muốn có cuộc sống thú vị hơn thay vì bị xóa sổ. Nhưng nó lại vô tình phản bội một số vấn đề của nguyên lý tổng thể. Ý tưởng cho rằng các đấng tạo hóa siêu nhiên nói rằng "À kìa, thứ này hoạt động dở quá - thôi thì cho nó nghỉ luôn rồi làm cái mới" là câu đùa khôi hài trong thuyết hình người. Giống như bình luận của Kurzweil về một dự án học đường, chuyện hài này tưởng tượng ra các 'đấng tạo hóa' của chúng ta là những bạn trẻ tuổi teen bồng bột với các bộ Xbox trong tay. Vũ trụ của chúng ta có thể giống như một cỗ máy tính lượng tử Việc thảo luận về ba khả năng mà Bostrom nêu ra liên quan tới thứ tương tự như thuyết duy ngã. Đó là một nỗ lực nhằm nói một cách sâu sắc về Vũ trụ bằng cách ngoại suy từ những gì mà nhân loại trong thế kỷ 21 đã biết. Lập luận được đưa ra là: "Chúng ta làm ra các trò chơi điện toán. Hẳn là các sức mạnh siêu nhiên cũng làm được, chỉ có điều họ làm ở mức tuyệt hảo." Châu Âu, ngôi nhà một thời của loài rùa khổng lồ Tê tê, loài vật bị săn lùng nhất thế giới Cua dừa: 'Tên cướp cạn' trên biển Trong nỗ lực tưởng tượng ra xem các trí tuệ siêu việt có thể làm gì, hay thậm chí các trí tuệ đó gồm những gì, chúng ta không có mấy lựa chọn ngoài việc phải bắt đầu từ chính chúng ta. Rõ ràng là không có chuyện tình cờ khi nhiều người ủng hộ ý tưởng về ''vũ trụ giả lập" thừa nhận rằng họ khi còn trẻ là các fan cuồng nhiệt của khoa học viễn tưởng. Điều này tạo cảm hứng khiến họ bay bổng trí tưởng tượng để nhìn vũ trụ từ khung cửa sổ của tàu không gian trong phim viễn tưởng. Elon Musk hầu như chắc chắn không tự nhủ với bản thân rằng những người mà ông nhìn thấy xung quanh, gồm cả bạn bè và gia đình ông, chỉ là do máy tính tạo nên bằng những dòng dữ liệu được nhập vào hệ thống. Ông không làm vậy một phần bởi chuyện lưu giữ ý tưởng đó trong đầy một thời gian dài là điều không thể. Quan trọng hơn nữa, chúng ta đều hiểu một cách sâu sắc rằng ý niệm về thực tế chỉ thực sự có giá trị khi đó là thực tế mà mà ta trải qua chứ không phải là thứ thế giới nào đó 'đứng đằng sau'. Tuy vậy, không có gì mới mẻ trong việc hỏi cái gì 'đứng đằng sau' vẻ bề ngoài và những cảm xúc mà chúng ta trải nghiệm. Các nhà triết học đã làm vậy trong hàng thế kỷ rồi. Plato tự hỏi sẽ ra sao nếu thực tế mà chúng ta nhận được lại giống như bóng đen đổ lên những bức vách trong hang. Immanuel Kant khẳng định rằng trong lúc có thể có một số 'thứ ở bên trong chính nó' nằm dưới vẻ ngoài mà chúng ta nhìn thấy, nhưng chúng ta không bao giờ biết được thứ đó. René Descartes chấp nhận rằng 'Tôi nghĩ, cho nên tôi tồn tại', rằng khả năng suy nghĩ chính là tiêu chuẩn duy nhất để xác định việc chúng ta tồn tại. Nhưng cho tới khi ta có thể chứng minh được rằng nêu ra được những khác biệt giữa những điều chúng ta trải nghiệm và những điều 'thực tế' dẫn đến sự khác biệt có thể thể hiện ra trong điều mà chúng ta có thể quan sát hoặc làm được, thì nó không làm thay đổi quan niệm của chúng ta về thực tế theo cách thức có ý nghĩa. Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Earth. Đây là phần 3 trong bài nghiên cứu gồm 3 phần của tác giả Philip Ball. Xem đầy đủ: Phần 1: Chúng ta sống thật hay sống ảo? Phần 2:Chúng ta có bị thế lực nào điều khiển không? Phần 3:Cuộc sống chỉ là sản phẩm của toán học?
Ngôn ngữ chính trị của Việt Nam trong suốt thời gian dài giao động qua lại giữa các đại từ nhân xưng mang đầy dân gian tính: "Bác", "Anh" và "Chú"..
Chính trị Việt Nam từ Bác tới Chú
Nhiều thiếu nhi Việt Nam ở miền Bắc từ trước 1975 và từ miền Nam từ 1975 trở lại, chẳng hạn, có thể còn nhớ và đã rất quen thuộc với các tên gọi Bác Hồ, Bác Tôn qua các bài hát, bài thơ, bài học sách giáo khoa... Báo chí, truyền thông chính thức cũng sử dụng có hệ thống và chủ động phương pháp ngôn ngữ chính trị mang màu sắc dân gian để gọi các nhà chính khách như Anh Ba (cố Tổng bí thư Lê Duẩn), Anh Sáu (cố uỷ viên Bộ Chính trị Lê Đức Thọ), anh Tô (cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng)... Với sự ra đi mới đây của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, trên báo chí, truyền thông, kể cả các phát ngôn chính trị chính thức của giới lãnh đạo và trong dư luận, cộng đồng lại đồng loạt vang lên tên gọi của ông Võ Văn Kiệt với các cách gọi khác nhau như "Chú Sáu Dân", "Bác Sáu Dân" v.v... Song, khác với nhiều trường hợp nêu trên, có vẻ như trong trường hợp của cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt, các tên gọi dân gian về ông có vẻ được nhiều giới từ người dân thường, tới nhiều người dân từng ở hai chiến tuyến sử dụng và chấp nhận khá tự nhiên. Vậy nguồn gốc của sự chấp nhận rộng rãi này bắt nguồn từ đâu? Đi tìm nguồn gốc Khi cỗ máy chung không hoạt động, hoặc hoạt động không đạt như kỳ vọng, người ta có xu thế chuyển sang trông chờ vào những vai trò, ngôi sao cá nhân. Ngoài ra, dường như khi cỗ máy luật pháp không chạy đúng cách, đã xuất hiện một khuynh hướng ở Việt Nam sử dụng giải pháp thay thế: một nền chính trị bảo ban, với những nhân vật thuộc thế hệ đàn anh, hay chú bác, dùng uy tín tác động vào các thế hệ sau. Mà sự bảo ban đó có hiệu quả tới đâu, thì vị thế của ngôi sao, nhân vật cá nhân đó được khẳng định bấy nhiêu. Vai trò của cá nhân hay tập thể cũng là vai trò của con người suy cho cùng. Song điều gợi ý ở đây, trong một số thời điểm tế nhị, là vấn đề của niềm tin. Nhiều khi, ở cả một tập thể không tìm được niềm tin, người dân hay cộng đồng chạy tìm kiếm cái đó ở một cá nhân, cá thể nào đó. Đương nhiên, vai trò của các anh hùng, các ngôi sao trong lịch sử luôn tồn tại và các vai trò đó chỉ có thể là như vậy khi xuất hiện đúng trong các hoàn cảnh cần phải xuất hiện. Song còn vấn đề tôn thờ, huyền thoại hoá lại là khác. Nhiều lúc, người dân, dư luận và cộng đồng, để động viên cho chính niềm tin của mình, mà niềm tin lại là liều thuốc cho họ đứng vững, không mất phương hướng, đã thêu dệt, dựng xây nên nhiều huyền thoại. Từ Tây sang Đông Ở nhiều quốc gia như châu Mỹ La Tinh, nhiều lãnh đạo cũng đã tự thiết lập những vai trò huyền thoại cá nhân. Chẳng hạn như Fidel Castro nay đã về hưu với hình ảnh ốm yếu, bất lợi hơn rất nhiều theo một cách nào đó so với Che Guevara, người ra đi khi còn trẻ hơn. Các huyền thoại này, ngôi sao cá nhân này có đứng được hay không, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tại Mỹ, sau huyền thoại của những ngôi sao cận đại như Martin Luther King, John F. Kennedy, một số ngôi sao từng lên như Bill Clinton đã không đứng được lâu. Hai nhiệm kỳ của ông George W. Bush hay Bush con, là sự trống vắng của vị trí dành cho sao. Người dân Mỹ, vốn có một nhu cầu truyền thống sôi nổi về các thần tượng, sao Pop, Rock, đang trong dòng chảy huyền thoại hoá Obama. Tại Pháp, hiện cũng không có ngôi sao lãnh đạo. Các biểu tượng của Charles De Gaulles hay sau này, tuy mờ hơn, là Francois Mitterand đều không có vị trí kế vị về mặt biểu tượng sao cá nhân. Tổng thống Pháp mấy đời gần đây đều là những nhà chính trị thế tục, nhiều lúc bị báo chí, thông tấn và dư luận liên hệ tới với những con rối cao cấp hoặc những diễn viên đóng các vai hề chính trường. Đối với Nhật Bản, có vẻ như biểu tượng Hoàng Gia đã giúp cho các chính trị gia cao cấp Nhật Bản không phải bỏ công sức, tiền của ra quá nhiều để tạo dựng "huyền thoại" cho mình. Hàng loạt các nguyên thủ quốc gia của nước này, dù có công trạng đến đâu, vẫn chỉ được cho điểm dưới góc độ là các chính trị gia chuyên nghiệp mà thôi. Còn tại Trung Quốc, từ sau Mao và Đặng Tiểu Bình, toàn bộ các thế hệ lãnh đạo tiếp sau không thể gây dựng được một huyền thoại trong một thời đại chính trị thế tục cao độ mà công nghệ marketing chính trị của những người Cộng sản Trung Quốc, dù tinh vi đến mấy, cũng khó lòng kiểm soát hết. Hậu Võ Văn Kiệt Song việc được người dân thần tượng đã là một giá trị lớn, đương nhiên không chỉ trong đời thường mà cả trong marketing chính trị. Trở lại chuyện Việt Nam, ngôi sao lãnh đạo Võ Văn Kiệt khi chính thức rời khỏi quyền bính là Thủ tướng Chính phủ, một hình thức quyền lực chính quy, vẫn giữ được cho mình một vị thế trong đời sống chính trị sau đó. Trong khi báo chí, dư luận trong nước còn đang trong những làn sóng xúc động mà một số người miêu tả là "đẫm nước mắt", thiết nghĩ cũng không nên quên rằng ngôi sao này đã biết sắp xếp rất tốt hệ thống quyền lực của mình sau giai đoạn cầm quyền lực chính thức. Một sự phân chia đã được người dân quen biết, trong đó các lãnh đạo kinh tế từ đổi mới trở lại, thường được giao cho những người thuộc "cánh miền Nam". Hai nhân vật từng học việc nhiều năm dưới sự chỉ đạo của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là Phan Văn Khải và Nguyễn Tấn Dũng đã lần lượt kế vị ông Kiệt trong một trật tự mà nội bộ những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam, thuộc các phe cánh khác nhau, dàn xếp xong. Như vậy, đã có một giai đoạn hậu thủ tướng, nhưng không phải là hậu Võ Văn Kiệt. Còn hiện nay, với sự ra đi thực sự của ông về mặt sinh học, giai đoạn Hậu Võ Văn Kiệt chính thức được mở ra. Và có thể nhận xét rằng, nhiều huyền thoại, nếu giữ được sạch sẽ từ đầu cho đến khi qua đời, không bị "giải ảo", một thuật ngữ của các nhà sử học và văn hoá học Việt Nam, sẽ có cơ hội tồn tại lâu dài. Huyền thoại về đâu Trở lại trường hợp của ông Võ Văn Kiệt, một ngôi sao chính trị được người dân ngưỡng mộ gọi tên là Chú Sáu Dân (với nhiều phiên bản khác như bác, anh v.v.., tuỳ theo góc độ quan hệ của người gọi tên), tên tuổi của ông đang bước vào một trong các giai đoạn quan trọng của "huyền thoại hoá". Đó là khi thần tượng sống qua đời. Cùng với văn hoá Á - Đông, chịu ảnh hưởng Khổng giáo, theo kiểu tình nghĩa Việt Nam, yếu tố văn hoá bản địa vùng miền (Nam Bộ) và cách thức marketing chính trị (bí mật thông tin và định hướng truyền thông), thần tượng này có thể sẽ tiếp tục có một chỗ đứng và một vị thế lớn. Song vị thế này được tận dụng đến đâu, như thế nào, bởi ai, hiệu quả ra sao, vào việc gì, và với mục đích gì, lại là một câu chuyện khác. Điều này cũng giống hệt như các tiền lệ của các huyền thoại khác của Đảng Cộng sản Việt Nam như cố chủ tịch Hồ Chí Minh, người được gọi tên là Bác Hồ, hoặc cố Tổng bí thư Lê Duẩn, với biệt danh "Ba Duẩn". Một cách giản dị hơn, có thể thấy rằng một trang huyền thoại chính trị nữa của những người Cộng sản tại Việt Nam đã được xây dựng trong lịch sử đương đại Việt Nam. Huyền thoại đó, tại trang mới mở này, đi từ "Bác Hồ" qua nhiều vị lãnh đạo cộng sản khác nhau và vừa tới "Chú Sáu Dân". Song nói đi thì nói lại, huyền thoại là huyền thoại, thực tiễn là thực tiễn. Và nhiều người vẫn chưa biết hệ thống đa huyền thoại cộng sản chủ nghĩa, ở quốc gia hiện vẫn được xếp vào nhóm các nước đang phát triển này, sẽ đưa Việt Nam tới đâu. Thien, HanoiTôi nghĩ việc xưng bác hay chú, anh... đó không chỉ xuất phát từ yếu tố chính trị. Hơn hết, nó xuất phát từ tình cảm, từ sự gần gũi của người lãnh đạo và nhân dân. Bác Hồ, Bác Tôn hay chú Sáu Dân - họ đều làn những con người trưởng thành từ quần chúng, quần chúng gọi trước hết xuất phát từ tự nhiên. Cứ cho rằng người Cộng sản lạm dụng điều này, nhưng điều đó hoàn toàn trong sáng, cao quý, đáng học tập. Sangsang, HanoiNói gì thì nói , bản thân tôi học lịch sử cũng không đến nỗi nào, nhưng không thấy vai trò của ông Kiệt ở chỗ nào? Cũng có thể sự ra đi của ông là một cơ hội cho một sự đổi mới gì chăng? Trần Tam, Sài GònRõ ràng có sự phân chia đã được người VN (kể cả người miền bắc) hiểu được rằng các lãnh đạo kinh tế từ đổi mới trở lại thường được giao cho những người thuộc "cánh miền Nam". Bởi vì Họ cởi mở hơn. Ông Phan Văn Khải là người tiếp nối ý tưởng của ông Kiệt, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng là học trò (đàn em), lần lượt kế vị ông Kiệt trong một trật tự . Nhưng theo tôi thì ông Dũng nên mạnh dạn hơn trong cách xử sự thực tế. Khi vừa nhậm chức - Thủ tướng Dũng tỏ ra quyết liệt để cải cách mạnh mẽ nhưng bị ảnh hưởng của hai ông thầy (Khải và Kiệt) rồi cuối cùng đâu vào đấy. Giai đoạn hậu thủ tướng Võ Văn Kiệt chính thức được mở ra. Vậy thì Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng hãy hành động mạnh mẽ hơn để đưa quốc gia phát triễn… Ý Tôi muốn nói rằng ông Dũng bị ức chế vì mối quan hệ thâm tình của 2 Ông Thầy Khải và Kiệt. Tôi kính trọng ông Dũng, nên nói ra điều này. TrustTrở thành huyền thoai ư? Đừng tưởng ai cũng co thể làm được. Thử hỏi có mấy người được như chủ tịch Hồ Chí Minh, sống mãi trong lòng mọi người. Ông Kiệt còn lâu mới được như vậy, cho dù ông ta có nhiều công lao nhưng có bù được những gì ông ta đã cướp hay tham nhũng. Bác Hồ lúc ra đi chẳng mang theo gì cả trong khi đó ông Kiệt lại để lại cả đống tiền, của chìm đâu không biết chứ của nổi là nhà thi Đấu Lan Anh với Taxi Mai Linh thì ai cũng thấy. Còn nói về vai trò cải cách thì Nguyễn Văn Linh mới chính là người có công nhất, Việt Nam đang cần những vị lãnh đạo như ông, chỉ tiếc là do không hợp dơ hay gì đó mà không được ĐCS cho làm tiếp. HàTại sao phải quan tâm phân tích những ngôn từ xưng hô? Tôi thấy chẳng có gì đáng lưu tâm, chẳng có gì khác so với những cách xưng hô khác. Mỗi nước có một truyền thống, một suy nghi, một cách xưng hô khác nhau. Thanh SGKhông biết ông Võ Văn Kiệt có tham gia công cuộc đổi mới gì hay không tôi không quan tâm? Tôi chỉ đắn đo trước đó ai đã làm cũ đất nước Việt Nam này, mà ông Kiệt phải đổi mới? Có phải cái học thuyết CS gì đó chính là nguyên nhân hay không? Nếu quả vậy, đúng là thời thế tạo Anh hùng. PinochioĐọc bài bình phẩm NS Thành Lộc của Nam, TP.HCM, làm tôi thắc mắc muốn biết NS Thành Lộc đã viết gì! Cuối cùng tìm ra và đọc thì chỉ thấy những lời chân tình của một Nghệ Sĩ dành cho một người Lãnh đạo biết chăm lo cho dân chúng, thế thôi. Nó cho ta thấy thói đời có quá nhiều người thích chuyện vạch lá tìm sâu, đôi khi không thấy sâu thì phải cố công bỏ vào một con để hô hoán lên. Nếu luật pháp cho phép thì có lẽ tác giả Nam,TP.HCM này phải bị phạt về tội vu khống. Không ai hạ thấp giá trị của Ông Nguyễn Văn Linh - người được mệnh danh Nói Và Làm. Ở đây người ta đang nói đến một Võ Văn Kiệt vừa nằm xuống, một người có công với đất nước trong một giai đoạn lịch sử của Việt Nam. Xin nói thẳng bản thân tôi là xuất thân từ gia đình sĩ quan của chế độ VNCH; nhưng tôi chỉ đánh giá và nhìn nhận giá trị từng cá nhân chớ không vơ đũa cả nắm. Cộng Sản như Võ Văn Kiệt tốt thì tôi khen tốt. Không nêu danhVõ Văn Kiệt là một nhà chính trị vĩ đại của dân tộc Việt Nam! Nam, Tp.HCMBáo chí trong nước đang đề cao vai trò "đổi mới" của ông Kiệt, làm những người đi sau không hiểu vào thời điểm đó ông Nguyễn Văn Linh đứng ở đâu dù trong sách giáo khoa vẫn viết ông Linh là người khởi xướng "phong trào" Đổi Mới. Tệ hơn nữa, nhân cái chết của ông Kiệt, đã thấy nhiều nhân vật "khoe" mối quan hệ với cựu thủ tướng một cách thô thiển, như kiểu ruồi muỗi nhúng chân vào đĩa thức ăn. Ví dụ như ông nghệ sỹ Thành Lộc úp mở trên báo TTCN "khoe" về mối quan hệ giữa chú Sáu với "chị tôi" rất mập mờ Lê Huyền, A.M. HCMCChí lý, báo chí VN vẫn quen thói xưng hô như ở nhà. Đợi được lệnh bảo ban mới đăng tin về chú Sáu Dân là một ví dụ. Làm báo ở VN rất thiếu sự can đảm, từ vụ này sang vụ khác: bắt hai nhà báo, ông Võ Văn Kiệt chết...
Trong lần tiễn thanh niên ưu tú miền nam ra bắc gặp Bác Hồ, có bà mẹ miền Nam bốc nắm đất gửi con mang ra thưa với Bác Hồ: Con ra thưa với Bác Hồ nước này chỉ một ngọn cờ mà thôi.
Thay cờ mới chỉ là cái cớ
Điều đó nói rằng lá cờ vàng ba sọc đã không được lòng người miền Nam, bởi vì ngay từ khi ra đời nó có ý nghĩa mầu vàng là biểu tượng của nhà vua mà cụ thể là của quốc trưởng Bảo Đại và sau này là biểu tượng vương quyền nhà họ Ngô. Vấn đề thay một lá cờ mới chỉ là cái cớ và chỉ giải quyết cái phần ngọn, nếu bây giờ Chính quyền và người dân trong nước có dùng một lá cờ mới thì liệu Việt kiều Mỹ chấp nhận, họ cũng vẫn phản đối và cho rằng lá cờ đó do chính quyền CS dựng lên. Cái đích thật sự Cái đích mà họ cần ở đây là lật đổ chế độ trong nước để lập lên chế độ mới theo mô hình của phương tây. Chúng ta chưa biết liệu chế độ mới lên thay có thực sự dân chủ và ổn định như nước Anh, nước Mỹ hay lại là một cái quái gở nào đó giống như kiểu Iraq hiện nay. Rồi nữa Ukraine sau cuộc cách mạng nhung thì đất nước rơi vào bất ổn chính trị, các phe phái thân phương Tây, thân Nga ra sức đấu tranh giành ảnh hưởng. Đó là bài học cho Việt Nam, ai dám chắc sau khi chế độ hiện nay bị lật đổ thì có chế độ khác có tốt hơn, có ổn định và phát triển kinh tế như hiện nay? Do hoàn cảnh lịch sử để lại, do có nhiều dân tộc và tôn giáo, do nghèo nàn và dân trí thấp nếu Vn hiện nay mà xây dựng chế độ đa nguyên đa đảng thì chắc chắn Vn lại rơi vào tình trạng chia năm sẻ bảy, các phe phái thân Tàu thân Mỹ, các tôn giáo dân tộc các vùng miền Tây bắc, Tây nguyên, tây Nam bộ thi đua đấu đá tranh giành ảnh hưởng và cát cứ. Vậy thay vì đập bỏ cái cũ để xây mới hoàn toàn thì ta cải tạo nó, cái gì sai thì sửa, cái gì chưa có thì xây thêm, hãy tập trung phát triển kinh tế và dân trí nhất là sau khi gia nhập WTO thì sẽ tự kéo theo các lĩnh vực xã hội dân chủ cùng phát triển, chậm mà chắc còn hơn là lấy VN ra làm vật thí nghiệm các mô hình để rồi cả hai ba thế hệ VN lại bị trả giá. Thiêng liêng Vừa rồi, ông thống đốc bang Cali thông qua đạo luật của bang công nhận lá cờ Vàng 3 sọc chẳng qua là một hành động chính trị để tranh thủ lá phiếu ủng hộ của cộng đồng gốc Việt tại Cali dành cho ông. Còn những người gốc Việt vận động để được công nhận lá cờ 3 sọc là việc làm mang nặng tính hằn học khơi gợi quá khứ hận thù. Tôi thấy có độc giả nói rằng mình là quốc tịch Mỹ hay Canada nên việc họ yêu cầu chính quyền sở tại công nhận lá cờ của cộng đồng họ ở đó là quyền của họ, điều đó đúng và suy rộng ra những vấn đề trong nước hiện nay cũng như lá cờ của nước VN hiện nay thì cũng hãy để các công dân Việt quyết định. Lá cờ tổ quốc là thiêng liêng và bất khả xâm phạm nó là biểu tượng của sự độc lập và chủ quyền quốc gia do vậy không nhất thiết phải thay đổi quốc kỳ VN hiện tại. Dù có 10 bang Cali công nhận lá cờ 3 sọc của cộng đồng gốc Việt thì điều đó cũng chẳng nói lên điều gì, đó chỉ là biểu tượng của một bộ phận Việt kiều mà thôi, không hề đại diện cho toàn dân Việt nam. Dù muốn dù không, thì thực tế là cờ đỏ sao vàng vẫn là biểu tượng chính thống của nước Việt nam từ ngày lập quốc cho đến nay và nó được đông đảo người dân trong nước và cộng đồng quốc tế công nhận. ---------------------------------------------------------- Phát, TP. HCMBác Nguyễn Nam nói sai "to đùng" luôn rồi đấy. Nếu nói "chống lại nhân dân VN" thì đã ra đánh miền Bắc chứ không cứ tối ngày cố thủ mà để miền Bắc vào giao tranh với dân miền Nam tối ngày vậy. Cứu dân cứu nước mà làm nghèo đi cả một dân tộc từ tài nguyên cho tới trí thức thì theo tôi, cờ đỏ sao vàng đã thực sự mang lại ý nghĩa là VN vốn chỉ là một tỉnh của Trung Quốc mà thôi. Nguyễn Nam, TP. HCMBác P. Hoàng, Hà Nội có sự nhầm lẫn to đùng ở đây rồi là cờ 3 sọc sử dụng ở thế kỉ 19 tuy nó giống là cờ của VNCH nhưng ý nghĩa thì khác nhau hoàn toàn. Lá cờ thế kỉ 19 là của Vua Thành Thái sử dụng để chống Pháp, giải phóng dân tộc Việt Nam nhưng ko thành công. Còn là cờ của VNCH là theo Pháp, Mỹ chống lại nhân dân Việt Nam. Nguyễn, Sài GònCó một chi tiết hình như nhiều người quên, đó là vào khoảng vài năm đầu sau khi thống nhất được VN, người CS thời đó đã mở cuộc thi chọn quốc kỳ và quốc ca mới. Tôi vẫn còn nhớ đài Hà nội khi đó phát liên tục hàng trăm bài hát dự thi, rồi rốt cục không chọn được bài nào cả. Sau đó cuộc thi này chìm vào quên lãng. Tôi không rõ động cơ của việc này vào thời đó là gì nhưng ít ra là cũng có việc như vậy. Anh Minh, Hà NộiTôi cứ tưởng độc lập thì có tự do như Bác Hồ nói. Nhưng bây giờ độc lập mà tự do dân chủ không có thì độc lập cũng không có ý nghĩa gì. Lá cờ như thế nào không quan trọng bằng nhân dân được hưởng những quyền tự do, dân chủ như thế nào? Chính quyền này của ĐCSVN dựng lên chứ không do dân bầu thực sự. Có chính quyền của dân rồi thì mới chọn lá cờ nào, nhưng theo tôi ,phải có lá cờ mới do quốc hội do dân bầu thay mặt dân biểu quyết lựa chọn. Văn Thanh Hòa, Hoa KỳAnh có quyền ủng hộ hoặc tuyên xưng gì gì theo ý anh, chuyện đó không quan trọng. Điều quan trọng là ông nhà nước thử một lần tham khảo ý kiến của tuyệt đại đa số nhân dân Việt sẽ rõ kết quả cờ đỏ sao vàng được mấy người ủng hộ như anh, và cờ vàng ViệtNam Cộng Hòa được bao nhiêu người ủng hộ. Theo tôi, cả hai lá cờ đó để dành lưu niệm cho con cháu ngàn đời sau nên tránh đi những cuộc chém giết trong chiến tranh bẩn thỉu bịp bợm như các bậc sinh thành đã làm trong quá khứ. Hãy thực sự tiến tới tương lai bằng một lá cờ mới, do toàn dân định đoạt trong một cuộc bầu chọn công bằng có quốc tế giám sát. Nguyễn Duy, Sài GònGửi bạn Hải Hoàng: Bạn cực đoan quá. Bạn chỉ nói đến những tiêu cực mà chẳng nhìn thấy mặt tích cực của CĐSV đâu cả. Chính vì có CĐSV làm biểu tượng cho một lòng đoàn kết mà bây giờ VN mới độc lập đấy bạn àh. Độc lập dân tộc vẫn là cái thiêng liêng nhất, vẫn là cái để chúng ta có thể nhìn thẳng, ngẩng cao đầu trước bạn bè quốc tế. Nhật Bản, Hàn Quốc cũng chỉ vì chưa có được cái độc lập thật sự (vì còn phải phụ thuộc vào Mỹ trong nhiều vấn đề) nên mới có chuyện nhân dân, đặc biệt là giới Học sinh Sinh viên biểu tình rầm rộ đòi chính phủ buộc Mỹ phải chuyển căn cứ quân sự ra khỏi đất nước của họ mà không được đấy. Chắc chắn là không thể có chuyện 100% người Việt đều ủng hộ lá CĐSV nhưng tôi đảm bảo, nếu trưng cầu dân ý về quốc kỳ, thì chắc chắn chẳng có lá cờ mới nào vượt qua được CĐSV đâu (mà là trưng cầu dân ý thực sự, chứ không phải áp đặt đâu bạn nhé). Phát Sài GònGửi Lương ở Cannes, Chuyện Anh và Pháp là 2 nước hoàn toàn khác nhau. thì sao lại có thể đem ra so sánh với người Việt Kiều hay người Việt hải ngoại với người Việt trong nước được nhỉ? Ông Lương đừng quên là chính nhà nước CSVN cũng đã tự nhận "thành phần người Việt hải ngoại là bộ phận không thể tách rời, là khúc ruột ngàn dặm..." thì việc người Việt hải ngoại có ý kiến về lá cờ này hay kia thì sao lại xem họ như là ai khác xa lạ vậy? Như vậy là ông Lương và nhà nước CSVN không được nhất quán trong tư tưởng rồi. Muốn toàn dân ủng hộ, muốn dân tộc được hàn gắn mà ý kiến vẫn là tôi đúng, anh sai và kẻ chiến thắng là đúng cả mà không có một tiếng xin lỗi cho bao lỗi lầm, không chịu tìm ra "vùng đất chung".thì bảo ai có thể "quên đi quá khứ" đây? Huy, Thanh HóaQuang Huy thân mến, tôi rất cám ơn bạn về bài viết này đã giúp tôi hiểu thêm về ý nghĩa thiêng liêng của lá cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của dân tộc cũng như dụng tâm đen tối của những kẻ lúc nào mồm cũng nói về tự do, dân chủ kiểu mới. Hải Hoàng, BirminghamNếu các bạn cho là lá Cờ Đỏ Sao vàng là cờ của dân tộc, đó thật là buồn cho Quê huong VN. Các bạn nghĩ xem, nếu như người dân công nhận lá cờ đỏ, thì đã không một ai bỏ Bắc vào nam 1954 vì người dân không sống với lá cờ đỏ sao vàng. Và từ năm 1954 đến 1975 người dân cả 3 miền phải bỏ nước ra đi vì lá cờ này. Thực tế sau năm 1975 Cộng Sản thống nhất đất nước, nhưng chưa thống nhất được Lòng Dân, và đến bay giờ vẫn chưa thống nhất được lòng dân. Lương, CannesThiết nghĩ các bạn Việt Kiều muốn thay đổi lá quốc kỳ hiện tại của Việt Nam cũng khôi hài như chuyện các bạn ở Mỹ đòi thay quốc kỳ Pháp, Anh, Thụy Sỹ, Công gô vậy. Điều mà các bạn có quyền làm là đấu tranh để làm sao lá cờ vàng ba sọc đỏ trở thành quốc kỳ nước các bạn đang sinh sống. Nếu các bạn có thể làm được như thế, tôi vô cùng cảm phục. speedmancrazyXưa nay thay đổi chế độ rồi mới thay cờ, nghĩa là nội dung đổi dẫn đến hình thức đổi. Các bác lo chuyển biến kinh tế Việt Nam, nâng cao dân trí, mở rộng dân chủ đi, khi nào xong thì hẳn nhiên lá cờ sẽ được đưa lên bàn mổ xẻ. Bây giờ bàn bạc đổi lá cờ, thật là quá sớm! Tôi ở VN, yêu mến lá cờ đỏ sao vàng, ý nghĩa thiêng liêng, tượng trưng cho đoàn kết dân tộc như bàn tay năm ngón. Mấy anh chị ở hải ngoại có quyền gì mà phát ngôn rằng :"Phải thay lá cờ đỏ, chọn lá cờ mới" trong khi người dân VN chỉ biết lo cơm ăn áo mặc hằng ngày, họ có quan tâm đến cờ vàng hay cờ đỏ đâu. Trân, ĐứcTôi là một kiều dân đang sống ở Đức. So sánh với cuộc sống hàng ngày và đời sống ở việt nam, tôi thấy mục chục năm đổi mới đã có nhiều thay đổi và tiến bộ hơn. Tất nhiên đảng cộng sản cần thay đổi nhiều nữa, cần nhìn ra tình hình ngheo nàn lạc hậu của đất nước và lỗ hổng nghiêm trọng trong hế thống chính trị. Tôi cũng có ý kiến giống bạn Quang Huy, theo tôi đó là một ý kiến riêng của cá nhân cần được tôn trọng. Có mấy bạn trong diễn đàn coi ý kiến đó là lặp lại bài tuyên truyền của nhà nước. Nói như vậy thì oan cho bọn tôi lắm. Linh, MoscowBài này xứng đáng được điểm 10 trong kỳ thi đại học vì rất giống các bài "mẫu". Tôi không hiểu sao khi khen ngợi lá cờ tác giả lại đá thêm vài ý kiến chê bai dân trí Việt Nam thấp, kèm theo diễu cợt giá trị dân chủ của nhân loại. Quang Huy ạ, tôi không trnh luận với bạn về lá cờ chỉ xin góp ý với bạn nước ta sẽ mãi nhỏ nếu chỉ có những chí sỹ như bạn. Mới nghe đến dân chủ tiến bộ mà đã co rúm lại như đỉa phải vôi. Mike, USAXin thưa với đồng chí Quang Huy kính mến. Để nhận định một vấn đề, làm ơn tìm hiểu thêm một chút, đừng lấy ánh hào quang cách mạng mà nhận định vấn đề. Tôi thiết nghĩ không phải bạn chối bỏ sự thật mà vì bạn không biết gì về sự thật. Tội nghiệp cho bạn quá. P Hoàng, Hà NộiBác Quang Huy Hà Nội dạy đời hăng ghê. Cám ơn bác. Nhưng bác lại mắc cái lỗi nói bừa làm bài dạy của bác mất cả trọng lượng. Thứ nhất là cờ vàng được công bố chính thức tháng 6 năm 1948, nhưng mẫu của nó đã được dùng từ cuối thế kỷ 19 (bác chịu khó tìm tài liệu trên mạng, kẻo em lại mang tiếng dạy đời giống bác) chứ không phải 1954. Thứ hai là lá cờ vàng suốt gần ba chục năm sau 1948 được nhiều quốc gia công nhận hơn lá cờ đỏ, cho đến khi nó bị hạ gục. Lại phiền bác tự tra cứu thông tin lấy nhé. Phát, Sài GònÝ kiến của Quang Huy và Trần Bình có thể nói thuộc về ý kiến của những người thoải mái với cuộc sống hiện tại, tôi có thể chấp nhận ý kiến của họ. Nhưng xin hỏi, liệu có bao nhiêu phần trăm số người này ở trên toàn cõi VN? Chỉ có 2 vị thôi thì tôi cũng có thể tìm ra 2 người cũng ở trong nước mà hoàn toàn có ý kiến trái ngược thì các vị lại nghĩ như thế nào. Cho nên mới nói, chưa có bầu cử theo ý dân thì mãi cũng chỉ là tranh cãi suông mà thôi. Về câu hỏi của Trần Bình về ĐCSVN là có đảng phái nào hơn thì tôi xin hỏi Trần Bình... lại có đảng phái nào mang lại nhiều tổn thất cho toàn dân và dân tộc bằng ĐCSVN? Họ bắt đầu từ Cải Cách Ruộng Đất, tiếp đến là Nhân Văn Giai Phẩm, Tết Mậu Thân, Tù Cải Tạo, Vượt Biên, chiến tranh Cam Bốt... và bất cứ 1 trong những điều tôi nhắc tới ở trên đã làm tổn hại từ nhân mạng cho tới tài sản của cả dân tộc trong phạm vi thật rộng lớn. Và sau hơn 30 năm "độc lập" thì đất nước VN có như lời hứa của ông Hồ "Bác cháu ta xây dựng đất nước 10 lần tốt hơn" không? Kết quả thì tự mỗi người có phán xét riêng và tôi không cần phải mang tiếng là cưỡng ép người đọc. Đúng là xã hội nào cũng có mặt tốt và xấu... nhưng nếu nói theo các vị thì xã hội VN cứ từ từ ở đó mà chờ Đảng thấy sai và sửa sai đi nhé. Chỉ tiếc là 2 vị lại không thay mặt cho toàn dân, và một lần nữa, không có dân chủ, dân bầu thì mãi những cuộc tranh cãi ở đây cũng là cãi... xuông... mà thôi. Cũng quên hỏi ông Trần Bình là cty Nhật nơi ông làm có định mướn ai không chút tay nghề vào làm giám đốc và chờ cho người đó "biết lỗi sửa lỗi" để rồi 30 năm sau đưa cty tiến lên ngang hàng với các cty khác không? Chỉ là câu hỏi đơn giản, mong là không làm khó ông Trần Bình. Tony Nguyễn, Hoa KỳChỉ có một câu nói của một bà mẹ miền Nam thưa với ông Hồ mà bạn vội bảo là cờ vàng không được lòng người miền Nam. Đó đâu phải câu nói của đại đa số người mẹ miền Nam đâu mà bạn đánh đồng, hình như nó ở trong một cuốn sách giáo khoa nào đó thì phải! Hiện thời, chưa ai có một con số chính xác là có bao nhiêu người thực sự yêu thích cờ đỏ hay vàng cho nên đừng "suy bụng ta ra bụng người" như kiểu đánh đồng chế độ tại VN là do toàn dân VN ủng hộ bầu lên. Bạn cũng không thể phủ nhận ý kiến của cộng đồng người Việt hải ngọai cho dù họ mang quốc tịch gì đi nữa, nhà nước ta đã chẳng bảo họ là một bộ phận của dân tộc, một khúc ruột ngàn dặm đó hay sao? Do vậy, tôi ủng hộ ý niệm một lá cờ mới với điều kiện mọi người dân trong cũng như ngoài nước phải được hoàn toàn tự do chọn lựa, không bị áp lực của một độc đảng tha hóa tham nhũng như ở VN hiện nay. Đây chỉ mới là một ý niệm mà nhiều người đã hãi, sợ mất lá cờ "của mình". Như vậy là đầu óc vẫn còn bảo thủ không muốn hòa hợp, hòa giải dân tộc. Phong, SydneyNói theo kiểu anh Quang Huy thì chẳng khác nào nói là tôi thấy ngoài chợ có bán cây dao rất bén định mua về nhà xài nhưng không dám vì sợ nó bén quá dễ bị đứt tay. Thôi đành xài tiếp cây dao đục củ tuy cắt chậm nhưng không dễ bì tai nạn. Đó cũng là 1 cách nghĩ nhưng lỗi nghĩ đó đã cho thấy 1 điều, đó là đất nước cứ nghèo và lạc hậu mãi. không ai dám chắc đảng này lên thay đảng kia sẽ tốt hơn, nhưng ai cũng biết chắc trong hệ thống đa đảng nếu đảng này không tốt thì không lâu họ sẽ bị đào thải, và thay bằng 1 đảng khác. Còn chế độ độc đảng như hiện nay thì dân chỉ có thể tốt nhờ xấu chờ, mà chờ mãi không thấy bến. Có nhiều người cứ đặt giả thử VN rơi vào kiểu dân chủ Iraq hoặc Afghanistan. Tôi thì không thấy vậy. Nên nhớ rằng lịch sử và văn hóa của họ khác VN. Dân VN không có hận thù giữa người Nam, Trung và Bắc như giữa 2 nhóm Shia và Sunni. VN không có đánh bom tự sát như ở miền Trung Đông. VN sau 75 vô tình đã tiếp xúc gần hơn với thế giới tây phương qua số người đi vượt biên và du học sau này. Tất cả những ưu điểm đó sẽ giúp quá trình phát triển dân chủ thuận tiện hơn. Tôi ủng hộ lá cờ mới với lý do là 2 lá củ đã và sẽ không chịu nhìn mặt nhau. Hơn nữa, 2 lá cờ đó luôn nhắc lại quá khư tang thương nên tốt hơn hết hãy đưa chúng vào viện bảo tàng. Và nếu có đổi cờ thì đổi luôn tên thành phố và đường xá để lá cờ mới được phất phơi trong 1 không khí trong lành và không bị ô nhiễm bởi những cái tên đã khiến mấy triệu dân phải ngã gục đáng tiếc và đất nước thụt lùi mấy chục năm. Trần Bình, TP. HCMMột bài viết hay, tôi hòan tòan đồng ý với quan điểm của anh Quang Huy. Tôi chỉ xin mạn phép khuyên những người mà trong mình luôn muốn tạo một sự thay đổi chế độ hoặc lá cờ ở VN là : tôi một người trẻ tuổi, không hề tham gia đòan đảng gì, tôi làm việc cho một công ty Nhật bản đầu tư ở VN, tôi hòan tòan hài lòng với tình hình mọi mặt ở nước tôi hiện nay. Tôi cảm thấy hạnh phúc vì ở trong trạng thái này, không muốn có đảng phái nào khác đảng CSVN lãnh đạo tôi và đối với những ai muốn làm gì để thay đổi, tôi sẽ là người đầu tiên đứng lên để chống lại sự thay đổi đó. Có thể có người bảo tôi là CS làm gì mà mày yêu thích thế? Chẳng có gì cả, tôi không có ấn tượng gì với chính trị nhưng tôi thấy ĐCS vinh quang, rất hiển nhiên, xin cho tôi một ví dụ nào về đảng phái nào hiển nhiên hơn ĐCSVN đối với dân tộc VN? Một xã hội, một chế độ luôn luôn tồn tại mặt tốt mặt xấu, cái mà người ta làm để dân chủ hơn, tiến bộ hơn đó là cải thiện không ngừng, và điều đó đang là điều ĐCS đang làm. Tôi không tin vào bất kì thế lực nào lãnh đạo đất nước tôi tốt hơn ĐCS. Mặc dù, tôi chẳng ưa thích gì nhiều điều còn tồn tại trong xã hội tôi đang sống, nhưng tôi nhận biết được rằng, không ai, hoặc tổ chức nào ngay cả bản thân tôi làm tốt hơn được cho dân tộc tôi như ĐCS với một tiếng nói chung lớn đến thế thì đương nhiên dân tộc tôi sẽ đi đến điểm hạnh phúc và giàu mạnh không lâu. VHDThưa anh Quang Huy, tôi là một người sống ở nước Mỹ hơn 25 năm, tôi lớn lên trong chế độ VNCH, và trưởng thành trong chế độ CS. Tôi nghĩ cái đích thật sự như anh Quang Huy viết là lật đổ chế độc trong nước để lập nên chế độ mới chỉ phản ảnh một con số của người Việt ở nước ngoài mà thôi. Anh Quan Huy viết đúng ở chỗ, nếu lập lá cờ mới thì người Việt ở Mỹ cũng không chấp nhận, bởi vì nó chả giúp ích gì cho người dân Việt ở trong cũng như ngoài nước. Nhưng cái đích thật sự ở đây không phải là người dân Việt muốn lật đổ chế độ để có sự đổi mới. Ý nguyện của người dân đã thể hiện qua hàng trăm ngàn lần kêu gọi, họ chỉ muốn tự do, dân chủ, và quyền tự do ngôn luận. Để thực hiên được điều này ĐCSVN cần phải thu mình lại và đặt quyền lợi của đất nước và dân tộc trên hết. Điều 4 của Hiến pháp Việt Nam cần phải thay đổi để mọi người cùng chung sức xây đắp một nước Việt dân chủ, từ đó nếu người dân Việt có ý định giữ lá cờ đỏ sao vàng làm lá cờ chung cho mọi người thì sẽ không có ai có đủ tư cách để phản đối lá cờ đó.
“Cái này phải bẻ mạnh một chút nữa mới gỡ ra được,” Holly Williams, một người làm dịch vụ tang lễ nói trong lúc cô cố gắng duỗi các ngón tay, cùi chỏ và cổ tay của John.
Sau cái chết sẽ là gì?
“Thường thì công việc của tôi sẽ dễ dàng hơn nếu thi thể còn mới”. Sinh ra trong một gia đình kinh doanh dịch vụ tang lễ ở phía bắc Texas, Williams, 28 tuổi, tính đến nay đã xử lý khoảng 1.000 thi thể. Công việc của cô bao gồm việc đưa các thi thể từ khu vực Dallas-Forth Worth về nơi chuẩn bị cho tang lễ. “Hầu hết những người chúng tôi mang về là từ các nhà dưỡng lão, nhưng cũng có người chết do bị bắn hay tai nạn giao thông,” cô nói. “Đôi khi có người đã chết nhiều ngày hoặc nhiều tuần mới được phát hiện ra và thi thể của họ đã bắt đầu bị phân huỷ, khiến công việc của tôi trở nên khó khăn hơn”. John đã chết khoảng 4 giờ trước khi thi thể của ông được đưa đến nhà tang lễ. Khi còn sống, ông làm việc tại một mỏ dầu và là người khá khỏe mạnh. Ông bỏ thuốc lá từ hàng chục năm trước và cũng ít uống rượu. Thế nhưng cơn đau tim vào một buổi sáng tháng Giêng đã khiến John ngã quỵ và qua đời ở tuổi 57. Giờ đây, nằm trên chiếc bàn sắt của Williams, thi thể của John đã chuyển lạnh và ngả màu tím-xám, dấu hiệu cho thấy quá trình phân huỷ đã bắt đầu. Tự phân hủy Thế nhưng cơ thể của người chết không ‘hoàn toàn chết’ mà vẫn chứa nhiều sự sống ngay trong quá trình phân huỷ. Nhiều nhà khoa học xem thi thể là một hệ sinh thái xuất hiện ngay sau khi chết và chuyển hoá qua nhiều giai đoạn sau khi quá trình phân huỷ bắt đầu. Quá trình phân huỷ bắt đầu chỉ vài phút sau khi chết, bắt đầu bằng giai đoạn ‘tự phân’. Ngay sau khi tim ngừng đập, các tế bào sẽ không còn được cung cấp oxygen. Enzyme bắt đầu tiêu hoá màng tế bào và rò rỉ ra ngoài trong lúc các tế bào bị tan rã. Điều này thường bắt đầu đầu tiên ở gan, vốn giàu enzyme, và ở não, nơi có tỷ lệ nước cao. Dần dần, tất cả các mô đều bị tiêu huỷ theo cách này. Các tế bào máu bị tổn thương sẽ bắt đầu trào ra khỏi cách mạch máu bị vỡ và khiến da đổi màu. Nhiệt độ cơ thể cũng bắt đầu giảm cho đến khi bằng với nhiệt độ xung quanh. Sau đó, xác bắt đầu cứng dần, bắt đầu từ mí mắt, hàm, cơ cổ, cho đến tay chân. Ở người sống, thành phần tế bào cơ có thể co duỗi nhờ hoạt động của hai loại protein có cấu tạo dạng sợi là actin và myosin, vốn di chuyển sát nhau. Sau khi chết, các tế bào này bị mất nguồn cung cấp năng lượng và ngưng hoạt động khiến các cơ bị cứng lại, còn các khớp xương không duỗi gập được nữa. Trong giai đoạn đầu, hệ sinh thái xác chết thường chỉ bao gồm vi khuẩn sinh sống trên và trong cơ thể. Cơ thể chúng ta chứa một lượng lớn vi khuẩn, từ bề mặt cơ thể cho đến nội tạng. Tuy nhiên nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất là ruột, nơi sống của hàng nghìn tỷ vi khuẩn thuộc hàng trăm hay thậm chí hàng nghìn họ khác nhau. Hệ miễn dịch ngưng hoạt động Tháng Tám 2014, Gulnaz Javan, một nhà khoa học pháp y từ Đại học Bang Alabama tại Montgomery đã cùng các đồng nghiệp công bố kết quả nghiên cứu về cái mà họ đặt tên là ‘thanatomicrobiome’ (bắt nguồn từ từ thanatos, tức ‘cái chết’ trong tiếng Hy Lạp). “Nhiều mẫu nghiên cứu của chúng tôi đến từ các vụ hình sự,” Javan nói. “Nhiều người chết vì tự vẫn, bị mưu sát, dùng ma tuý quá liều hoặc tai nạn giao thông, và tôi đã lấy mẫu mô từ đó. Do vấn đề đạo đức nên chúng tôi cần được sự đồng ý khi lấy các mẫu mô đó.” Hầu hết nội tạng đều được bảo vệ trước vi khuẩn khi chúng ta còn sống. Tuy nhiên ngay sau khi chết, hệ thống miễn dịch ngưng hoặc động, khiến vi khuẩn tự do lan ra khắp cơ thể. Vi khuẩn làm haemoglobin trong máu chuyển thành sulfhaemoglobin (Hình: Science Photo Library) Vi khuẩn thường bắt đầu lan ra từ ruột, tại các đoạn tiếp giáp giữa ruột non và ruột già. Không bị kiềm chế, chúng bắt đầu đánh chén ruột trước, từ trong ra ngoài, sau đó đến các mao quản của hệ tiêu hoá và các hạch bạch cầu, lan sang gan và lá lách, rồi từ đó lên tới tim và não. Javan và nhóm của bà đã lấy mẫu xét nghiệm từ gan, lá lách, não, tim và máu từ 11 thi thể của những người đã chết từ 20 - 240 tiếng đồng hồ. Nhóm nghiên cứu sử dụng hai công nghệ xét nghiệm DNA tối tân khác nhau, kết hợp với các thông tin sinh học để phân tích và so sánh thành phần vi khuẩn trong mỗi mẫu phẩm Các mẫu xét nghiệm lấy từ các bộ phận cơ thể khác nhau của cùng một thi thể rất giống nhau, trong khi các nội tạng giống nhau từ nhiều thi thể lại rất khác nhau. Điều này có thể là do cấu tạo khác biệt của các quần thể vi khuẩn trong từng thi thể, hoặc do thời gian chết khác nhau. Một nghiên cứu từng chỉ ra rằng dù các quần thể vi khuẩn trải qua nhiều thay đổi sau cái chết, sự thay đổi này là khá đồng đều, giúp các nhà nghiên cứu có thể ước tính khá chính xác được thời gian chết từ ba ngày đến 2 tháng. Nghiên cứu của Javan cũng cho thấy các vi khuẩn tràn vào gan 20 giờ sau khi chết và chúng cần khoảng 58 giờ để lan ra khắp các nội tạng. Như vậy, sau khi chúng ta chết, vi khuẩn sẽ lan ra khắp cơ thể một cách hệ thống, và các bác sỹ pháp y có thể dựa vào thời gian vi khuẩn lan từ nội tạng này sang nội tạng khác để ước tính thời gian chết. “Sau cái chết, cấu tạo các quần thể vi khuẩn thay đổi,” Javan nói. “Vi khuẩn lan sang tim, lên não và cuối cùng mới đến các cơ quan sinh sản”. Có một điều rõ ràng là các nhóm thành phần vi khuẩn khác nhau thì liên quan đến các giai đoạn phân hủy khác nhau. Hoạt động của vi khuẩn thay đổi hàng giờ trong xác chết (Hình: Getty Images) Phân huỷ tự nhiên Đối với hầu hết chúng ta, hình ảnh thi thể là một điều đáng sợ. Nhưng đối với các thành viên tại Trung tâm Nghiên cứu Pháp y Ứng dụng ở đông nam Texas, việc tiếp xúc với tử thi là chuyện thường nhật. Đi vào hoạt động từ năm 2009, trung tâm này nằm tại một khu rừng thuộc sở hữu của Đại học Sam Houston State (SHSU). Vào cuối năm 2011, các nhà nghiên cứu từ SHSU là Sibyl Bucheli và Aeron Lynne đã cùng các đồng nghiệp đã mang hai thi thể đến đây và quan sát sự phân huỷ trong môi trường tự nhiên. Sau khi quá trình tự phân bắt đầu và vi khuẩn đã lan ra khắp nội tạng, xác bắt đầu bị thối rữa. Các mô mềm bắt đầu chuyển hoá thành khí, chất lỏng và muối. Quá trình thối rữa bắt đầu ngay trong thời gian đầu, nhưng thực sự rõ rệt khi vi khuẩn kỵ khí tham gia hoạt động. Việc thối rữa liên quan tới sự chuyển vai trò hoạt động từ các loài vi khuẩn ưa khí, vốn cần oxygen để sống, sang các loài kỵ khí, vốn không cần đến oxygen. Chúng ăn các mô cơ thể, làm lên men chất đường rồi từ đó sinh ra khí methane, hydrogen sulphide và ammonia tích tụ trong cơ thể, làm trương phồng khoang bùng và đôi khi cả các bộ phận cơ thể khác. Điều này khiến cơ thể bị chuyển màu rõ rệt hơn. Trong lúc các tế bào máu tiếp tục rò rỉ ra từ các mạch máu đã tan rã, các vi khuẩn kỵ khí tiếp tục biến các phân tử haemoglobin, vốn từng đưa oxygen đi khắp cơ thể, thành sulfhaemoglobin. Sự hiện hữu của loại phân tử này trong cơ thể khiến màu da thi thể chuyển sang màu xanh đen đặc trưng cho thấy việc phân hủy đang diễn ra. Ký sinh trùng Các loại khí tiếp tục tích tụ trong cơ thể, gây phồng rộp bề mặt da.Tiếp đến sẽ là giai đoạn từng mảng da lớn bong ra, chỉ còn dính hờ vào cơ thể đang phân rã. Cuối cùng các lượng khí và các lớp mô đã chảy nước thoát ra khỏi cơ thể, mà thường là qua đường hậu môn và các lỗ tự nhiên khác cùng các vết da rách trên cơ thể. Đôi khi áp suất quá lớn khiến khoang bụng phình to tới mức nổ toác ra. Việc sưng phồng lên thường được coi là dấu hiệu cho thấy quá trình chuyển từ giai đoạn đầu sang giai đoạn sau của quá trình phân hủy, và một nghiên cứu khác gần đây cho thấy việc chuyển biến này được xác định bằng việc thay đổi trong thành phần vi khuẩn trong xác chết. Cơ thể trong quá trình phân huỷ trở thành hệ sinh thái của vi khuẩn, côn trùng và các loài ăn xác. Hai loài thường gắn với quá trình phân huỷ là ruồi nhặng. Ruồi nhặng phát hiện ra mùi thi thể bằng ăng-ten trên đầu, sau đó hạ cánh xuống thi thể và đẻ trứng và các khe hở. Mỗi con ruồi có khả năng đẻ 250 trứng, và trứng sẽ nở thành giòi trong vòng 24 tiếng. Giòi bò nhung nhúc làm nhiệt độ bên trong xác chết tăng cao (Hình: Science Photo Library) Những con giòi này ăn xác và trở nên lớn hơn, cho đến khi chúng đủ sức chui ra khỏi cơ thể và phát triển thành ruồi. Quy trình này tiếp tục cho đến khi chúng không còn gì để ăn. Nếu hội tụ đủ các điều kiện cần thiết, một thi thể phân huỷ sẽ có một số lượng lớn giòi bên trong. Các ‘đàn giòi’ tỏa nhiều nhiệt, khiến nhiệt độ bên trong cơ thể lên 10 độ C. Nếu như chim cánh cụt thường xuyên di chuyển để giữ ấm thì những con giòi này lại di chuyển liên tục để hạ nhiệt. Sự hiện diện của ruồi thu hút các loài săn mồi khác như bọ cánh cứng, kiến, nhện, vốn ăn trứng ruồi và ấu trùng. Kền kền và các loài ăn xác khác cũng có thể bị lôi cuốn. Nếu không có các loài ăn xác, những đàn giòi này sẽ ăn hết các mô mềm rất nhanh. Nhà khoa học Carl Linnaeus ghi lại trong một nghiên cứu năm 1767: “Ba con ruồi có thể tiêu thụ hết xác chết của một con ngựa nhanh không kém gì một con sư tử”. Có thể dùng thiết bị bay phía trên phân tích đất để phát hiện ra thi thể bị chôn vùi bên dưới (Hình: Getty Images) Đất màu mỡ Xác chết bị phân huỷ giúp làm thay đổi thành phần hoá học của phần đất bên dưới, tạo nên những thay đổi có thể duy trì trong nhiều năm. Những phần còn lại trong cơ thể mang lại chất dinh dưỡng cho đất, và sự di chuyển của giòi giúp mang phần năng lượng bên trong lan ra một môi trường rộng hơn. Toàn bộ quy trình này tạo nên một ‘đảo thi thể phân huỷ’ - một khu vực đất đai màu mỡ. Theo một ước tính, trung bình, một cơ thể người có 50-75% là nước và mỗi kg xác khô thải ra 32g nitrogen, 10g phosphorous, 4g potassium và 1g magnesium ra đất. Các loài giun đất và các loài thực vật nhờ đó trở nên khoẻ mạnh hơn. Những nghiên cứu về những thay đổi đối với môi trường xung quanh có thể giúp các nhà điều tra lần ra những thi thể bị chôn trong các vụ án mạng. Việc nghiên cứu lớp đất quanh mộ cũng giúp ước tính tốt hơn thời gian chết. Một nghiên cứu hồi năm 2008 chỉ ra rằng chất khoáng vô cơ phosphorous rỉ từ cơ thể vào trong đất ở mức cao nhất vào 40 ngày sau khi chết, trong khi đối với nitrogen là 72-100 ngày. Hiểu biết rõ hơn về những quy trình này sẽ giúp các nhà nghiên cứu pháp y một ngày nào đó ước tính chính xác hơn thời gian một thi thể được chôn cất trong một ngôi mộ bí mật. Bản gốc tiếng Anh bài viết đã được đăng trên BBC Future
Nước Pháp bị một đòn trúng vào tâm. Lần đầu tiên trong lịch sử, những nhà báo bị giết hại ngay tại Paris - một tội ác không thể tha thứ, không thể không lên án, không thể không phẫn nộ.
'Je suis Charlie'
Nhân danh đạo Hồi, nhân danh sự "trả thù" cho Prophete (đấng Tiên Tri) của họ, những kẻ khủng bố đã xả súng bắn vào những phóng viên của tờ Charlie Hebdo - tờ báo trào phúng ra thứ tư hàng tuần. Đây là một hành động có tính toán, chủ mưu. Những kẻ khủng bố đã có những thông tin chính xác về cuộc họp đông đảo các phóng viên vào lúc 11 giờ sáng. Nhà báo Verlhac (Tignous) bị thương nặng, không phải đã chết. Tuy nhiên những nhà sáng lập, chủ chốt của Charlie là Georges Wolinski (Wolinski), Jean Cabut (Cabu), Stéphane Charbonnier (Charb) đều bị sát hại. Theo những nhận xét đầu tiên, tóm tắt từ những hình ảnh và nhân chứng, những kẻ khủng bố được đào tạo chuyên nghiệp, rất nhiều khả năng là những kẻ đã sang Syria tham gia thánh chiến. Đã từ lâu có những lời cảnh báo về nguy cơ từ các nhóm quá khích và mê muội - đáng buồn hôm nay nước Pháp phải chứng kiến sự kiện đau xót này. Dự đoán có tới hơn 1.000 thanh niên Pháp đang có mặt các vùng chiến sự của Nhà nước Hồi giáo tại Syria và Irac. Họ gọi đó là cuộc "Thánh Chiến". Đáng buồn là trong kinh Koran hoàn toàn không có một dòng nào ,hay cụm từ nào đứng cạnh nhau gợi đến "Chiến tranh" và "Thần thánh". Đa số những kẻ lao đầu như thiêu thân vào ngọn lửa chiến tranh không nói được tiếng Ả rập và càng khó có thể nói là hiểu được kinh Koran. Những câu khích động: "Thôi ở nhà đi mấy nhóc, rúc dưới gầm giường uống trà và nhằn hạt dẻ như đàn bà" và những kẻ không theo họ là bọn "Hồi giáo thoái hoá", "Anh hùng trên Internet" và "thỏ đế" - nó đánh vào sự hiếu thắng của lớp trẻ. Nhiều thanh niên tham gia tổ chức Hồi giáo cực đoan do nhàm chán hoặc muốn được công nhận Thêm nữa nhan nhản những câu tiếp theo: "Nhờ Allah, sự sợ hãi sẽ rơi khỏi tim bạn. Bạn sẽ trở thành những mãnh sư, những người đàn ông chân chính". Một điều dễ hiểu là tại các nước phát triển để có một chỗ đứng trong xã hội đòi hỏi sự phấn đấu rất lớn. Những sao nhãng hay chút ít lỗi lầm của tuổi trẻ đều có thể ảnh hưởng đến trực tiếp đến tương lai. Tâm lý thua sút với bạn bè đã đầu độc không ít tầng lớp bị thiệt thòi trong quá trình đào thải tự nhiên. Không ít những người như Mohammed M, Mustapha B, hay Abdelkader G... đã từ những trêu chọc của bạn bè về số lượng ít ỏi "like" trên Facebook hay mạng YouTube quẫn trí và bằng mọi giá muốn trở thành nổi tiếng. Một trong những kẻ hành hình con tin ở Syria bị nhận dạng là một trường hợp như vậy. Mohamed M. muốn được kính trọng. Ở Syria với con dao rỏ máu và hành vi thú tính, anh ta cảm thấy thỏa mãn. Sự không hội nhập được vào xã hội ngày càng đi lên, Mohamed M nhận thấy chỉ con đường bạo lực mới vuốt ve, thông thoáng tầm vóc "vĩ đại không được công nhận" trong một nền nếp xã hội có giá trị định hình: "Tôi là người Hồi Giáo. Tôi chống lại dân chủ, tôi chống lại hội nhập. Tôi tuân thủ giáo luật Charia". Cherif Kouachi và Said Kouachi - hai kẻ tình nghi tấn công tòa soạn Charlie Hebdo khiến 12 người chết Tuy nhiên không chỉ có những thanh niên ít nhiều bị thiệt thòi mới nghe theo những thủ đoạn tuyên truyền kiểu như vậy. Gần đây cũng có một trường hợp phụ huynh học sinh yêu cầu cảnh sát can thiệp ,ngăn dữ con trai mình lao đầu vào con đường mù quáng. Đó là trường hợp của Kevin - một học sinh rất có triển vọng, học trong một trong những trường danh giá nhất Paris là trường Condorcet - Ngôi trường đã đào tạo Alexandre Dumas, Hoàng Đế Bảo Đại. Nhà triết học Jean Paul Sartre cũng đã từng dạy ở đây. Tại sao? Ba mẹ em tìm thấy hàng chữ "All Eyez on me" trên màn hình của con và cảm thấy bất an. Đó cũng là đầu đề album nhạc của ngôi sao nhạc Rap Tupac Shakur. Họ cũng tìm thấy những tờ rơi những kẻ cuồng loạn dúi vào tay con. Những tờ rơi đó nói cần có những cử chỉ nghĩa hiệp, dấn thân che chở cho những người yếu đuối: "Hãy thức tỉnh, hãy thức tỉnh. Chiến tranh đang nổ ra khắp nơi. Những người Hồi giáo đang ngã xuống cho dầu lửa và tiền bạc. Allahu Akhbar. "Lên đường, lên đường, hãy chiến đấu, hy sinh. Allahu Akhbar...." Bộ trưởng Nội vụ Pháp ở hiện trường vụ bắn chết nữ cảnh sát hôm ở Montrouge, hôm 08/01/2015 70 năm sau khi chiến tranh lùi xa khỏi Châu Âu, lớp trẻ chỉ cảm nhận những mất mát, đau đớn của chiến tranh qua màn ảnh, hay những trò chơi điện tử. Đầu óc họ đơn giản chiến tranh chỉ như cho đĩa CD vào Playstation 4 và điều khiển khẩu AK 47 như bấm nút bàn phím. Những gian nan như ngủ dưới đất, không có sưởi khi trời giá lạnh gần như xa lạ với lớp trẻ được chăm sóc, bảo vệ trong xã hội văn minh. Thậm chí nếu ông bố ,bà mẹ nào có lỗ mãng, nặng nề trong lời ăn tiếng nói, hoặc hành vi bạo hành trẻ em có nguy cơ đối đầu với pháp luật. Nhà nước Hồi giáo đã xuyên tạc chữ Djihad trong kinh Koran. Djihad không phải là chiến đấu chống lại những người không tin theo kinh Koran, mà là cuộc chiến mỗi cá nhân chống lại chính bản thân mình. Đấu tranh để tự hoàn thiện, đấu tranh chống cái ác vẫn còn ẩn dấu trong mỗi người. Nhiều giáo sĩ bán mình cho quỷ đã tuyên truyền về cuộc chiến tại Syria, Iraq là cơ hội rèn luyện đúng đắn, cơ hội thăng tiến trong một cộng đồng thuần khiết. Sát cánh với những anh em mới để làm nên việc lớn, xây dựng một nhà nước cho riêng họ, cho riêng những người Hồi giáo. Sự lập lờ ma quái đó đã được nhào nặn, tiêm vào đầu những thanh niên nhẹ dạ. Một vấn đề nữa cần được chú ý hơn là việc định hình giá trị cuộc sống cho từng cá nhân trong các nước phát triển. Không thiếu những lời ca thán, những chia sẻ ủ ê dễ dàng tìm thấy trên mạng xã hội: "Hôm nay nhảm quá, không được việc gì," hay "Chả biết làm gì cuối tuần, không Disco, mất hứng rồi"... Cuộc dạo chơi với cái chết ở Aleppo (Syria) lại mời mọc: "Ở đây các bạn sẽ tìm thấy niềm phấn khích, học được vài điều hữu ích cho bạn, cho tâm linh của bạn và cả trái tim của bạn." Không những thế, các tổ chức bí mật còn tuồn tiền với bước đầu giúp đỡ những thanh niên cơ hàn. Dần dần cải hoá họ và cuốn họ vào cơn say. Nhà báo Chris Hedges viết trong quyển sách nhan đề "War is a Force that gives Us Meaning": "Con người không chỉ đi tìm hạnh phúc mà còn đi tìm Ý nghĩa của cuộc sống. Bi kịch là đôi khi chiến tranh lại là nền tảng ý nghĩa trong xã hội con người". Nhiều người Pháp đổ ra quảng trường Republique ở Paris để tưởng nhớ và bày tỏ sự ủng hộ tự do báo chí Hiện trạng nhiều thanh niên Pháp nhận ra bộ mặt thật của nhà nước Hồi giáo, quay trở lại đất nước và được đón nhận vào những trung tâm điều trị và chăm sóc tinh thần là một điều bất an cho nguồn động viên sức người của nhà nước Hồi giáo. Việc những nhà báo, truyền thông chỉ ra những mâu thuẫn giữa sự thật và bóng tối khiến cho những tà thuyết ngày càng mất giá trị. Đã có rất nhiều người quay lại truyền bá cho bạn bè những khổ ải, ruồng bỏ, khinh thị phải nếm trải .Họ nhìn ra rằng không phải cuộc sống mà họ được hưởng hôm nay dưới mặt đất là đầy ải và là thử thách của Allah dành cho họ để đổi lấy Thiên Đường của ngày hôm sau. Không ít người đã bắt đầu tự đặt câu hỏi: "Liệu một con người của 1.400 năm trước có đủ khả năng suy nghĩ và lo lắng cho tất cả mọi vụ việc - Từ rửa tay trước khi ăn, giải quyết những tranh chấp với hàng xóm, thậm chí làm sao để người đàn bà đặt khoái cảm trong tình dục". Người dân Paris và cả nước Pháp trong giờ phút đau thương này đã có những hành động tự phát, song rất nhân văn.Họ xuống đường, tập hợp trên những Quảng trường và thắp nến tưởng niệm những nạn nhân. Những giá trị Pháp mà đất nước này tranh đấu hàng trăm năm nay càng được khẳng định: Nghệ sỹ khắp thế giới vẽ tặng Charlie Hebdo - Quyền được tự do, quyền được sống theo ý mình trong giá trị cộng đồng, luật pháp, quyền được bộc lộ chính kiến. - Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, bình đẳng trong tín ngưỡng, niềm tin của mỗi cá nhân, mỗi sắc tộc này với sắc tộc khác. - Bác ái - Chỉ có tình yêu, sự tôn trọng lẫn nhau mới giúp con người gần nhau hơn và chung sống hoà bình. Đã không có những vụ trả thù, giết chóc người Hồi giáo tiếp theo hành động man rợ và thú tính này trong thứ Tư đen tối 07/01/2015. Hôm nay, theo tục lễ của nước Pháp là ngày chúc phúc lành, ngày gia đình quây quần chia nhau chiếc bánh Vua. Nhưng mười hai đồng nghiệp và chiến sĩ cảnh sát của tôi đã không có những giây phút ấm áp tưởng như đơn giản. Các bạn vĩnh viễn đi xa. Nhưng cái chết của các bạn chắc chắn không uổng phí, những giá trị của các bạn để lại thật là cao cả. Hôm nay ai là người Pháp chân chính cũng viết: Je suis Charlie. Các bạn quốc tế cũng thế. Wolinski, Charb, Cabu... đi nhé, thanh thản. Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả.
Chính sách đối xử kỳ thị rõ rệt nhất, trái ngược với hòa giải thật sự, là trường hợp Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa (NTBH), nơi chôn cất trên 16,000 tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã bỏ mình trong cuộc nội chiến vì mâu thuẫn ý thức hệ.
Ý kiến: 'Cần hòa giải với người chết'
Ngay sau khi đất nước thống nhất, nghĩa trang này được Bộ Quốc phòng giao cho Quân khu 7 quản lý. Bức tượng “Thương Tiếc” cao 5m khắc họa một quân nhân ngồi tưởng niệm tử sĩ đặt trên bệ ở ngoài cổng nghỉa trang bị hạ xuống và đem đi mất tích. Nghĩa trang bị thâu hẹp diện tích và rào kín thành cấm địa, dân chúng không được vào thăm viếng. Một số bia mộ bị quân đội nhân dân dùng làm bia tập bắn. Sau nhiều năm, hàng ngàn ngôi mộ bị sụp lở, đất đai bỏ hoang cho cây cỏ và dây leo mọc bừa bãi, cảnh tượng trông rất thê lương. Năm 2003, nhân dịp phái đoàn ngoại giao do Thứ trưởng Nguyễn Đình Bin cầm đầu sang Mỹ công tác, một buổi tiếp xúc giữa phái đoàn với một số trí thức người Mỹ gốc Việt thuộc cả hai thế hệ đã diễn ra tại trường Cao học Nghiên cứu Quốc tế thuộc Đại học Johns Hopkins, Washington DC, để trao đổi về những vấn đề cùng quan tâm. Buổi họp do khoa học gia NASA Trương Hồng Sơn làm điều hợp viên. Khi những trở ngại cho vấn đề hòa giải được đề cập thì Phạm Đức Trung Kiên, một trí thức trẻ khi đó là Giám đốc Quỹ Giáo dục Việt Nam (Vietnam Education Foundation) do Quốc Hội Mỹ thành lập, nêu ý kiến là chuyện hòa giải giữa những người sống vẫn còn quá nhạy cảm, vậy hãy nên bắt đầu bằng hòa giải với những người đã khuất. Anh Kiên nảy ra ý kiến này vì chợt nghĩ đến kinh nghiệm bản thân trong chuyến đi Việt Nam công tác mới về. Anh cùng một người bà con ở Saigon thuê xe đi thăm mộ một người thân ở Nghĩa trang Biên Hòa. Tới nơi, thấy nghĩa trang bị rào kín nhưng có một chỗ hổng đủ rộng cho hai người chui vào. Trong lúc đang tìm kiếm vị trí ngôi mộ thì bỗng nghe tiếng quát tháo của lính canh. Hai người hoảng hốt chui ra và lên xe chạy mất. Cuộc thảo luận sau đó dẫn đến đề nghị cụ thể của đa số là chính phủ đứng ra trùng tu hay cho phép tư nhân trùng tu Nghĩa trang Biên Hòa, hay tối thiểu cũng mở Nghĩa trang cho thân nhân tử sĩ được vào thăm, sửa sang hay xây cất lại mộ phần. Thứ trưởng Nguyễn Đình Bin cho biết đây là khu quân sự đang được đặt dưới quyền cai quản của Quân khu 7. Ông ghi nhận đề nghị của anh Kiên và hứa sẽ đạo đạt nguyện vọng của hội nghị tới các cơ quan có thẩm quyền. Trên đường về nước sau buổi họp này, ông Nguyễn Đình Bin đã ghé California gặp cựu Phó Tổng thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ, và ông Kỳ cũng nêu lên vấn đề NTBH với ông Bin. Như đã thấy, thiện chí hòa giải của ông Kỳ qua việc xây cất lại tượng đài và làm lễ cầu siêu chung cho tử sĩ cả hai bên đã không được chính phủ Việt Nam chấp thuận. Đề nghị thực tế và khiêm tốn hơn của nhóm trí thức ở Washington DC cũng phải đợi đến năm 2007, sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định 1568/QĐ-TTg ngày 27.11.2006 “dân sự hóa” NTBH, mới được chính quyền địa phương giải quyết một cách hạn chế và tùy tiện. Sau khi Quân khu 7 trao quyền quản lý NTBH cho Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, nghĩa trang này được đổi tên thành “Nghĩa trang Nhân dân Bình An”. Đến đây, cần phải nhắc đến sự giúp đỡ thầm lặng nhưng rất quan trọng của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Trong dịp găp ông Kiệt lần đầu tiên vào tháng Ba 2007 để thảo luận khả năng thành lập một “think tank” độc lập ở Việt Nam với sự hợp tác của một số trí thức ở trong và ngoài nước, tôi đã nhắc đến đề nghị “hòa giải với người chết” do Phạm Đức Trung Kiên nêu lên với phái đoàn Nguyễn Đình Bin từ gần bốn năm trước. Tôi nhấn mạnh rằng đề nghị này có được thi hành thì trí thức, chuyên gia người Việt ở nước ngoài mới sẵn sàng đóng góp tài năng vào các dự án phát triển đất nước. Ông Kiệt hoàn toàn tán thành ý kiến của tôi. Ông cũng cho tôi hay là có một nhóm cựu quân nhân VNCH vừa tìm đến ông xin giúp họ được phép tìm mộ những tù cải tạo đã chết trong các trại giam để bốc mộ và trao trả hài cốt cho thân nhân đưa về cải táng ở quê quán hay đưa vào yên nghỉ trong Nghĩa trang Biên Hòa. Ông đã nhận lời giới thiệu nhóm này với những địa phương có trại tù cải tạo để có thể thực hiện công tác thuần túy nhân đạo này. Về vấn đề trùng tu Nghĩa trang Biên Hòa, ông Kiệt sẽ quan hệ với chính quyền tỉnh Bình Dương để lấy them thông tin và tìm cách giải quyết trong tinh thần hòa giải. Khi thấy tôi lo ngại về mục đích dân sự hóa Nghĩa trang Biên Hòa, theo quyết định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là “để phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Bình Dương” thì ông Kiệt quả quyết với tôi là phần đất của nghĩa trang sẽ được giữ nguyên vẹn. Tuy nhiên, ông đồng ý khi tôi phát biểu là nếu Nghĩa trang Biên Hòa không được sửa sang và duy trì như một di tích lịch sử ở miền Nam thì dự án “think tank” khó có thể được trí thức ở nước ngoài tham gia như mong đợi. Ông sẽ thu xếp cho tôi đi gặp lãnh đạo tỉnh Bình Dương để có thông tin đầy đủ và xác định những trở ngại cần phải vượt qua. Với những kết quả đã đạt được khi ông còn sống, tôi có thể khẳng định rằng nhờ có sự can thiệp âm thầm nhưng mạnh mẽ ban đầu của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt mà NTBH, ít nhất là diện tích có mộ phần các tử sĩ, đã không bị sử dụng vào mục đích “phát triển kinh tế, xã hội.” Thật đáng tiếc là ông đã vĩnh viễn ra đi trước khi hai chương trình tìm mộ tù cải tạo và trùng tu Nghĩa trang Biên Hòa đạt được mục tiêu mong muốn. Tìm mộ tù cải tạo hay 'Tử sĩ trở về' Sau cuộc họp tại Đại học Johns Hopkins năm 2003, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Đình Bin có thể đã chuyển đề nghị “hòa giải với người chết” của nhóm trí thức Mỹ gốc Việt đến các cơ quan có thẩm quyền, nhưng không có kết quả, chắc hẳn đã gặp phải những phản ứng tiêu cực, nhất là từ hai Bộ Công an và Quốc phòng. Như vậy, cho đến khi có sự can thiệp của cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt năm 2007, NTBH đã bị bỏ hoang 32 năm cho thiên nhiên tàn phá và đã có những hành động xúc phạm đến người chết như dùng một số bia mộ làm đích tập bắn, xây cất chuồng bò trong nghĩa trang, thậm chí có một cầu tiêu đã được xây ngay bên trong Nghĩa Dũng Đài. Hai ông Nguyễn Cao Kỳ và Võ Văn Kiệt lúc sinh thời Trên đây có nói đến một nhóm cựu tù cải tạo tìm đến cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt vào đầu năm 2007 xin giúp đỡ cho dự án tìm mộ và cải táng hài cốt những người đã chết trong các trại cải tạo. Đây là nhóm Tổng Hội H.O. ở Houston, Texas, mà chủ tịch là cựu Thiếu tá Nguyễn Đạc Thành, cựu tù cải tạo hơn 9 năm trong nhiều trại từ Nam ra Bắc, được thả năm 1984 và sang Mỹ định cư theo diện H.O. năm 1990. Khi ở trong tù phải chứng kiến những cái chết đau thương của bạn đồng tù và biết rằng thân xác của họ bị chôn cất qua loa ở trong rừng, thiếu tá Thành đã có lời nguyện với linh hồn người quá cố là nếu sống sót đến ngày được thả về, ông sẽ làm mọi cách tìm mộ và giúp thân nhân bốc mộ đưa hài cốt về cải táng ở nghĩa địa gia đình hay quân đội. Phải hơn 20 năm sau Thiếu tá Thành mới có cơ hội thực hiện lời nguyện này. Qua sự vận động của Luật sư Robin Mitchell với các cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam, đầu năm 2007 ông Thành và một thành viên ban chấp hành Tổng Hội H.O. đã về nước gặp ông Trần Quang Hoan, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở Nước ngoài, sau đó đến gặp cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt và được ông Kiệt nhận can thiệp với Bộ Ngoại giao giúp thực hiện dự án tìm mộ tù cải tạo. Do sự giới thiệu của ông Kiệt, khi trở về Mỹ, Thiếu tá Thành liên lạc với tôi và mời tôi làm cố vấn cho dự án được ông đặt tên là “Tử sĩ Trở về” (The Returning Casualty). Từ đó, tôi có dịp góp ý với ông Thành về kế hoạch vận động cả trong và ngoài nước, vì ngoài sự chấp thuận và hợp tác của chính phủ Việt Nam, dự án cũng cần có sự hỗ trợ của chính phủ Mỹ, quốc hội và cộng đồng người Việt hải ngoại. Vào lúc đó, Tổng Hội H.O. cũng có thêm sự giúp đỡ của Luật sư Wesley Coddou về các giấy tờ pháp lý và đối ngoại. Qua nhiều lần tiếp xúc với các đại diện Sứ quán và lãnh sự Việt Nam ở Hoa Kỳ để giải đáp các nghi vấn về hoạt động của Tổng Hội H.O., đầu tháng Mười 2007, ông Nguyễn Đạc Thành về Việt Nam gặp Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Phú Bình. Sau khi tìm hiểu thêm, ông Bình cho phép VAF thực hiện chương trình “Tử sĩ Trở về”. Khi ấy tất cả các trại đều đã đóng cửa vì tù cải tạo đã được thả hết. Những địa điểm đầu tiên ông Thành đi thăm là Đồi Cây Khế ở Yên Bái, sau đó là Mường Côi, Bản Bò, Khe Nước và Bản Nà, tất cà đều ở tỉnh Sơn La, tìm được tổng cộng 87 ngôi mộ. Riêng Đồi Cây Khế đã có 57 mộ. Những cuộc tìm mộ sau đó đều tiến hành rất chậm vì có nhiều đia phương không chịu hợp tác dù đã có lời yêu cầu của Bộ Ngoại Giao hay thư giới thiệu của Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ. Để tránh sự nhạy cảm của các viên chức chính phủ, Tổng Hội H.O. được đổi tên là Vietnamese American Foundation (VAF) đăng ký chính thức tại tiểu bang Texas dưới qui chế của một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, nhưng kết quả đối xử của Việt Nam vẫn không khá hơn. Mặc dù VAF được dân chúng địa phương thông cảm và giúp đỡ, việc tìm kiếm mộ rất khó khăn vì hầu hết tù cải tạo khi chết đều được chôn ở trong rừng, được các bạn tù đánh dấu vội vã bằng cách ghi tên người chết trên những mảnh ván hay hòn đá thay cho bia mộ. Những nấm mồ nông cạn bằng đất nay đã tan vào lòng cây cỏ và những bia mộ tạm thời cũng không còn nữa. Chỉ khi nào chính quyền địa phương, thực tế là công an, cung cấp bản đồ chôn cất thì mới biết đích xác vị trí các ngôi mộ. Một số dân lớn tuổi ở địa phương có thiện chí giúp đỡ VAF nhưng trí nhớ không rõ rệt, vì thế số ngôi mộ tìm được ở những nơi không được chính quyền chỉ dẫn chắc chắn còn thiếu sót. Điển hình nhất là vụ chính quyền tỉnh Phú Yên, vào tháng 10, 2012 hủy bỏ vào giờ chót quyết định cho phép VAF bốc mộ tù cải tạo khi phái đoàn VAF đã về tới Saigon với một đoàn y sĩ tình nguyện để chữa bệnh phát thuốc sức khỏe cho dân nghèo ở Phú Yên, chi phí rất tốn kém. Sau sự cố này, VAF phải tạm ngưng chương trình “Tử sĩ Trở về”. Tính đến tháng 10, 2012, đúng 5 năm sau ngày khởi sự tìm mộ ở Yên Bái và Sơn La, VAF đã tìm được 500 mộ tù cải tạo trong đó có 225 bộ hài cốt được trao cho thân nhân đem về quê cải táng. Một số hài cốt không có người nhận được gửi ở chùa hay nhà thờ chờ ngày được phép đưa vào NTBH. Số mộ còn lại chưa tìm được thân nhân, VAF xin bốc mộ đưa hài cốt vào chôn ở NTBH nhưng chính quyền không chấp thuận. Con số 500 mộ đã tìm được chắc chắn là quá ít so với tổng số tù cải tạo bị chết trong các trại. Chính phủ Việt Nam còn giữ kín các con số liên quan đến các trại tù cải tạo, nhưng ngày 29 tháng Tư, 2001, báo Orange Countty Register công bố kết quả nghiên cứu tài liệu về các trại tù cải tạo và phỏng vấn các nhân chứng, cho thấy có khoảng 1 triệu người bị bắt giam không được xét xử, 165 nghìn người chết trong thời gian bị giam giữ, và ít nhất có 150 trại tù cải tạo được dựng lên sau khi Sài gòn thất thủ. Một sự kiện quan trọng cần được nhắc đến là VAF, nhờ quan hệ của luật sư Wesley Coddou, đã được Trung tâm Nhận Dạng, Đại học Bắc Texas (Center for Human Identification, Department of Forensic and Investigative Genetics, University of North Texas Health Science Center) nhận thử nghiệm miễn phí DNA từ các mẫu hài cốt tù cải tạo và thân nhân của họ. Việc thử nghiệm DNA đem lại niềm an ủi vô cùng lớn lao cho những gia đình tù cải tạo đã chết trong tù mà mộ đã mất bia và không có di vật gì bên cạnh hài cốt khiến thân nhân có thể xác nhận là của người quá cố. Chuyên gia khảo cổ Julie Martin, người tham gia đoàn VAF về Việt Nam lấy mẫu hài cốt tù cải tạo tại Làng Đá, Yên Bái, tháng Bảy 2010, đã viết bài tường trình về chuyến đi trong một cuốn sách viết với nhiều tác giả về kinh nghiệm khảo cổ pháp y vừa được xuất bàn (Forensic Archeology: A Global Experience, John Wiley and Sons, Ltd., 2015). Nghị sỹ Lowenthal thăm và thắp hương tại Nghĩa trang Biên Hòa Tác giả ghi nhận, ngoài việc giúp thân nhân nhận được hài cốt người chết do thử nghiệm DNA, VAF còn có mục đich “đưa hài cốt tù cải tạo không thân nhân hay không thể nhận dạng vào cải táng trong Nghĩa trang Biên Hòa, và trùng tu nghĩa trang này thành một nơi tưởng niệm lâu dài dành cho những người đã bỏ mình trong một cuộc chiến chia rẽ đất nước và dân tộc của họ.” Đặc biệt trong chuyến đi này, đại diện gia đình tử sĩ đã quay được một cuốn video về cuộc đào mộ lấy hài cốt tù cải tạo với những hình ảnh rất “sốc” khiến người xem không cầm được xúc động. Cuốn video này chắc chắn không làm hài lòng các viên chức chính quyền và có lẽ vì thế mà công tác bốc mộ của VAF ở đồi Cù Lao, Phú Yên, đã bị ngăn chặn khiến cho VAF phải tạm ngưng chương trình tìm mộ tù cải tạo từ năm 2012. Trùng tu Nghĩa trang Biên Hòa Chính phủ CHXHCNVN đã chứng tỏ thiện chí hòa giải với chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ trong chương trình tìm kiếm người Mỹ mất tich (POW/MIA) nhưng lại không muốn hòa giải với chính đồng bào của mình còn ở lại miền Nam hoặc đã ra đi tị nạn ở nước ngoài. Tám năm sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ bình thường, đề nghị “hòa giải với người chết” được trí thức Mỹ gốc Việt nêu lên trong cuộc gặp gỡ phái đoàn Nguyễn Đình Bin ở Đại học Johns Hopkins năm 2003 vẫn không được chính phủ Việt Nam đáp ứng. Phải mất thêm bốn năm nữa, nhờ sự giúp đỡ của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, tổ chức VAF mới được phép thực hiện chương trình tìm mộ tù cải tạo. Đáng chú ý nhất là sau khi ông Thành và LS Coddou lên Washington, DC được thêm sự ủng hộ của Giám đốc Vụ Châu Á-Thái Bình Dương tại Bộ Ngoại giao Matthew Palmer và Thượng Nghị sĩ Jim Webb năm 2009 thì VAF thực hiện thành công vụ bốc mộ ở Làng Đá năm 2010 với sự hợp tác của cơ quan thử nghiệm DNA tại Houston. Kết quả thử nghiệm DNA đã giúp một số gia đình tù cải tạo nhận đúng hài cốt của người thân lấy từ những ngôi mộ vô danh ở trong rừng. Nhưng có thể sự tham gia bất ngờ của chuyên gia DNA và kết quả thử nghiệm đã khiến cho VAF lại gặp trở ngại trong nỗ lực tìm và bốc mộ tù cải tạo. Như đã thấy trong trường hợp tỉnh Phú Yên, chính quyền địa phương không cho phép chuyên gia DNA lấy mẫu hài cốt mà chỉ cho VAF bốc những ngôi mộ còn bia, nhưng ngay cả việc cho phép hạn chế này cũng bị hủy bỏ vào giờ chót. VAF phải quyết định (tạm) ngưng chương trình này vì nếu không có thử nghiệm DNA thì những nấm mộ không có bia sẽ vĩnh viễn bị vô danh, vô thừa nhận. Tại sao chính quyền không cho thử nghiệm DNA? Phải chăng vì kết quả thử nghiệm khoa học này không chỉ giúp nhận dạng người chết mà còn có thể biết được nguyên nhân của cái chết? Cũng như đối với chương trình tìm và bốc mộ tù cải tạo, chính phủ Việt Nam chưa khi nào chính thức cho phép VAF trùng tu NTBH. Mọi công tác bốc mộ hay xây mộ chỉ được chấp thuận bằng miệng, trừ một lần VAF nhận được văn thư địa phương cho phép nhưng lại thu hồi ngay. Đó là trường hợp ngôi mộ tập thể gồm hơn 200 thi hài binh sĩ VNCH còn để trong nhà quàn của nghĩa trang ngày 30.4.1975 nhưng bị quân đội nhân dân đào hố chôn chung ở ngoài vòng nghĩa trang. Tháng Ba năm 2011, VAF xin bốc ngôi mộ tập thể này để đưa hài cốt vào bên trong nghĩa trang. Một tháng sau, nhờ sự can thiệp của Bộ Ngoại giao ở Hà Nội, Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Dương mời ông Nguyễn Đạc Thành về nhận văn thư chấp thuận và thảo luận chi tiết chương trình tổ chức bốc mộ của VAF. Ông Thành được Sở Ngoại vụ trao tận tay văn thư này, nhưng khi về đến Mỹ thì ông nhận được quyết định thu hồi giấy phép. Những quyết định bất nhất trên đây cho thấy thế lực địa phương còn mạnh và ý định thật sự của họ chỉ có thể được hiểu là họ muốn giải tỏa NTBH, vừa xóa sạch di tích của VNCH, vừa trở nên giàu có hơn vì có thêm đất cho ngoại quốc đầu tư (chủ yếu là Trung Quốc). Thâm ý đó được thấy rõ trong việc đổi tên Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa thành Nghĩa trang Nhân dân Bình An. Thâm ý đó cũng được thấy trong việc chính quyền thúc giục thân nhân tử sĩ đưa hài cốt trong NTBH về cải táng ở quê nhà; như vậy nghĩa trang quân đội miền Nam sẽ biến thành một nghĩa trang thuần túy dân sự để có thể giải tỏa dễ dàng. Vì VAF được sự ủng hộ của ông Võ Văn Kiệt và Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội, chính quyền phải trì hoãn kế hoạch giải tỏa NTBH. Sau cái chết của ông Kiệt năm 2008, chương trình trùng tu NTBH của VAF bị ngưng trệ cho tới năm 2012 mới được khởi động lại. TBT Nguyễn Phú Trọng vừa có chuyến thăm Hoa Kỳ Trong chính quyền có một xu hướng cởi mở theo chủ trương hòa giải của cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt, phần lớn từ Bộ Ngoại giao, nhưng họ còn phải dè dặt không chỉ vì sự chống đối của phe bảo thủ mà còn vì một số vấn đề chưa được giải quyết, chẳng hạn miền Bắc và Mặt trận Giải phóng Miền Nam còn có khoảng 300,000 binh sĩ và cán bộ đã bỏ mình trong cuộc chiến chưa tìm được xác. Giả thử sau khi thống nhất, “bên thắng cuộc” (mượn từ của Huy Đức) thực hiện hòa giài hòa hợp dân tộc, không đầy đọa trên dưới một triệu người miền Nam trong các trại tù khổ sai được gọi là “cải tạo” thì đôi bên thắng và thua đã có thể ngồi lại với nhau cùng giải quyết những vấn đề quá khứ của mỗi bên. Cộng đồng người Việt ở nước ngoài có khả năng đóng góp tài chính và kỹ thuật, đồng thời có lợi thế vận động các chính phủ và tổ chức tư nhân quốc tế hỗ trợ cho chương trình MIA của Việt Nam bên cạnh những chương trình phát triển kinh tế xã hội... Các lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã không ngớt kêu gọi hòa giải hòa hợp dân tộc (về sau chỉ nói đến “hòa hợp”) và dành nhiều sự dễ dãi cho người Việt hải ngoại trở về thăm quê hương, làm việc từ thiện, nghiên cứu, giảng dạy, hay đầu tư, kinh doanh. Tuy nhiên, những biện pháp này chỉ thể hiện chính sách hòa giải một chiều có lợi ích cho chế độ, không phải là hòa giải hai chiều dẫn đến đối xử bình đẳng và hợp tác có lợi ích cho đất nước. Trong chuyến thăm Hoa Kỳ vừa qua, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã thay mặt Đảng và Chính phủ Việt Nam nói lên những lời chính đáng trước chính phủ và nhân dân hai nước. Chính phủ Hoa Kỳ và mọi người Việt Nam, trong và ngoài nước, đều trông đợi những hành động cụ thể của chính phủ Việt Nam, tốt nhất là bắt đầu bằng sự chấp thuận dứt khoát và toàn bộ chương trình “hòa giải với người chết” như đề nghị của VAF. Tôi tin rằng lần này các chính quyền địa phương, đặc biệt là tỉnh Bình Dương, sẽ tuân theo chỉ thị của trung ương để hợp tác và giúp đỡ VAF hoàn tất chương trình tìm mộ tù cải tạo và trùng tu Nghĩa trang Biên Hòa. BBC sẽ tiếp tục đăng phần hai ý kiến của Giáo sư Lê Xuân Khoa, nguyên Chủ tịch Trung tâm Tác vụ Đông Nam Á (Southeast Asia Resource Action Center, SEARAC), nguyên Giáo sư Thỉnh giảng trường Cao học Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Johns Hopkins, Washington, D.C., hiện cư ngụ tại Irvine, Nam California.
Trả lời BBC trước chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Barack Obama dự Hội nghị APEC tới đây, ông Evan Medeiros, cố vấn cấp cao của Tòa Bạch Ốc chuyên về châu Á nói quan hệ với Trung Quốc 'sâu rộng và phức tạp'.
Mỹ nói gì về châu Á trước APEC?
Ông cũng nói với Vincent Ni, BBC Tiếng Trung trong cuộc phỏng vấn hôm 30/10/2014 ở Washington rằng một trong những lý do Hoa Kỳ nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam là vì nước này 'có những tiến bộ quan trọng về nhân quyền'. Ông Evan Medeiros cũng nhắc tới việc Việt Nam mong muốn hợp tác an ninh trên biển với Hoa Kỳ để 'phòng bị tốt hơn trước những gì đang diễn ra trên vùng biển xung quanh Việt Nam' tuy không nêu tên Trung Quốc trong quan hệ ba bên này. Trước hết, ông nói về quan hệ Mỹ - Trung: Evan Medeiros: Quan hệ Hoa Kỳ với Trung Quốc vừa sâu rộng, vừa phức tạp. Có những vấn đề chúng tôi đang cùng hợp tác, và có những vấn đề chúng tôi bất đồng, và cạnh tranh với nhau. Khi Tổng thống Obama đến Bắc Kinh, ông sẽ có một số cơ hội nói chuyện ở cấp cao nhất với Chủ tịch Trung Quốc và ông sẽ đề cập đến quan hệ song phương, đến cách chúng ta có thể cùng tăng cường mở rộng thương mại, giải quyết các vấn đề như tác quyền, việc bảo vệ không gian mạng chống tin tặc. Tổng thống cũng sẽ đề cập đến một loạt hồ sơ như làm sao để cùng hợp tác trước chương trình vũ khí nguyên tử của Bắc Hàn, của Iran, các cách thức thúc đẩy ổn định lớn hơn ở Biển Đông, Biển Nam Trung Hoa, va tất nhiên là giao lưu giữa người dân hai nước với nhau. Ông Evan Medeiros có chuyến thăm đến Hà Nội vào tháng 7/2014 BBC:Rất nhiều lãnh đạo các nền kinh tế châu Á sẽ tham gia Hội nghị APEC, trong đó một số quốc gia đang có tranh chấp với Trung Quốc trên biển Nam Trung Hoa, chẳng hạn như Philippines và Việt Nam, và họ cũng muốn đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Vậy theo ông, cuộc tranh đấu pháp lý này sẽ đi xa tới đâu? Evan Medeiros: Hoa Kỳ có vai trò chính yếu trong vấn đề biển Nam Trung Hoa. Chúng tôi lo ngại trước những căng thẳng gần đây, chúng tôi tin rằng tranh chấp phải được giải quyết thông qua đối thoại, ngoại giao. Chúng tôi duy trì lập trường chắc chắn là cần tôn trọng luật pháp quốc tế, giải pháp hòa bình cho tranh chấp. Những nguyên tắc này dẫn dắt cách tiếp cận vấn đề của chúng tôi. Chúng tôi cho rằng tất cả các bên, gồm cả Trung Quốc, nên dùng những nguyên tắc để tìm cách giải quyết bất đồng. BBC: Hoa Kỳ vào đầu tháng 10 đã nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam. Đằng sau quyết định đó là gì? Chúng tôi có cơ hội rất lớn trong mối quan hệ với Việt Nam. Năm 2013, ngài Tổng thống đã ký thỏa thuận Quan hệ Đối tác Toàn diện với Chủ tịch Việt Nam trong chuyến thăm tới phòng Bầu dục. Thỏa thuận về đối tác toàn diện, đã mở ra chặng đường mới trong quan hệ Mỹ - Việt. Chúng tôi mở rộng hợp tác ngoại giao, hợp tác quốc tế, và trong các lĩnh vực khác nữa. Và một trong số các lĩnh vực chúng tôi đang xem xét là hợp tác quốc phòng và an ninh với Việt Nam. Chúng tôi thấy họ có những tiến bộ quan trọng về vấn đề nhân quyền. Việt Nam cũng mong muốn hợp tác với chúng tôi nhiều hơn trong các vấn đề như mở rộng hợp tác an ninh trên biển liên quan tới tuần duyên. Nên chúng tôi cho rằng, giờ là lúc gỡ bỏ một phần cấm vận vũ khí, như là chỉ dấu đường hướng quan hệ tương lai của chúng tôi. BBC:Nhưng liệu đây có phải là thời điểm nhạy cảm? Liệu ông có cho rằng điều này sẽ chỉ khiến Trung Quốc thấy bất ổn? Trung Quốc đã cáo buộc Hoa Kỳ, mà theo cách gọi của họ, là tìm cách hạn chế sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc? Quyết định gỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí không liên quan Trung Quốc mà là liên quan Việt Nam. Nó liên quan việc cùng phối hợp trong các lĩnh vực quan trọng như an ninh trên biển với một đối tác muốn có được sự phòng bị tốt hơn về những gì đang diễn ra trên vùng nước xung quanh Việt Nam. Hoa Kỳ làm ấm lại quan hệ ba bên với Hàn Quốc và Nhật Bản Và chúng tôi nghĩ tất cả quốc gia ở Đông Nam Á xứng đáng có được sự phòng bị tốt hơn, thế nên chúng tôi hợp tác với họ. Chẳng hạn như chúng tôi cũng đang có chương trình tương tự với Philippines. BBC:Hoa Kỳ làm sao cân bằng được giữa quan hệ đồng minh với Nhật và quan hệ song phương với Trung Quốc? Evan Medeiros: Nhật Bản là một đồng minh và đối tác thân cận với Mỹ. Quan hệ đồng minh của chúng tôi rất tốt đẹp. Chúng tôi hợp tác và làm việc cùng với nhau, không chỉ là ở châu Á, mà là trên toàn cầu. Chúng tôi trân trọng mong muốn của Nhật Bản muốn xây dựng một quan hệ đồng minh toàn cầu với Hoa Kỳ, không chỉ vì an ninh châu Á, mà còn trong cả công tác phòng chống Ebola, ISIL hay giải quyết những thách thức toàn cầu khác. Chúng tôi muôn Nhật Bản có mối quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng trong khu vực. Vì vậy nên tôi khuyến khích việc đẩy mạnh mối quan hệ giữa các đồng minh của Hoa Kỳ. Đó là một lý do Tổng thống (Obama) đứng ra đón lãnh đạo cả Hàn Quốc và Nhật Bản ở The Hague (Hà Lan) trước đó trong năm nay. Kể từ khi đó, có biến đổi trong cơ chế ba bên (Mỹ-Nhật-Hàn) trong ứng xử với Bắc Triều Tiên và thậm chí hợp tác quốc phòng giữa ba đồng minh đã tiến triển và chúng tôi nghĩ điều này quan trọng và báo hiệu một xu hướng lâu dài. BBC: Mối quan hệ đồng minh Nhật Bản – Hoa Kỳ không phải là sự đối đầu với Trung Quốc, theo cách bên này triệt hạ bên kia? Trực thăng của Nhật hạ cánh xuống hàng không mẫu hạm USS USS Ronald Reagan Evan Medeiros: Chúng tôi không thấy đây là một sự cạnh tranh với Trung Quốc trong việc giành ảnh hưởng, tức là không phải chuyện Hoa Kỳ chọn hoặc chơi với Trung Quốc hoặc chỉ với Nhật Bản. Chúng tôi nghĩ rằng đang có các cơ hội vô cùng to lớn ở vùng Đông Á cho các nước hiện có những nhận thức và giá trị chồng lấn và cũng cùng chia sẻ. Khi nói tới Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, chúng tôi đang hợp tác ngày một hiệu quả hơn bởi sự hợp tác làm nâng cao sự thịnh vượng và cho phép chúng ta giải quyết các thách thức an ninh chung, bao gồm việc ứng phó với thảm họa nhân đạo như bão Haiyan ở Philipplines vào năm ngoái. topcat2.
Nhà báo Trần Hạnh (tên thật: Trần Hữu Hạnh), cựu Trưởng Ban Việt Ngữ đài BBC và ABC, vừa đột ngột qua đời tại tư gia sáng ngày 3/9/2015 ở Melbourne, Úc, theo thông tin từ gia đình ông cho biết.
Trần Hạnh: 'Người đem lại thay đổi'
Sinh năm 1954 trong một gia đình đông anh em tại Huế, ông tốt nghiệp trung học và sau đó qua Úc du học theo học bổng Colombo vào năm 1972. Tốt nghiệp cử nhân khoa học tại Đại học Quốc gia Úc (ANU) và theo học cao học về truyền thông tại Đại học Canberra, ông là người say mê với truyền thông và quan tâm tới những vấn đề xã hội. Từng là Trưởng Ban Việt Ngữ đài ABC tại Úc, ông gia nhập BBC Việt Ngữ năm 1997 và là người Việt đầu tiên giữ chức vụ Trưởng Ban Việt Ngữ đài BBC. Sau khi rời BBC năm 2001, ông trở lại Úc sống cùng vợ và ba người con (hai trai, một gái). Sau 4 năm nghỉ việc, ông trở lại với ngành truyền thông và trở thành người Á châu đầu tiên được giao nắm giữ chức Giám đốc điều hành Đài Radio Australia (2007-2010). Ngoài say mê nghề báo, ông Hạnh Trần còn có thú chụp ảnh và nấu nướng. Bà Sarah Purnell, vợ cũ của ông, cho biết ông Hạnh là một người cha rất tận tụy, hết lòng vì các con, và với ông vườn tược, nhiếp ảnh và nấu ăn là những niềm vui không thể thiếu. "Anh Hạnh tin rằng nấu ăn giúp đưa con người, bè bạn đến với nhau và gần nhau hơn. Anh cũng là người rất say mê chụp ảnh và khu vườn bên nhà chính là khoảng không gian rất đặc biệt của anh ấy." Sau khi về hưu năm 2010, ông vẫn tham gia một số hoạt động tại cộng đồng ở ngoại ô Melbourne, đạp xe đạp mỗi ngày và sáng sáng lái xe buýt chở học sinh ở một trường phố thông gần nhà đi học. Con trai cả của ông, Liam Trần, cho biết cha anh "thường xuyên tập thể dục" và "yêu thích cuộc sống của người đã về hưu". Thời gian cuối đời, ông thường xuyên theo dõi và viết khá nhiều trên trang Facebook của mình về các sự kiện hay các hoạt động dân chủ tại Việt Nam. Nghĩ về Trần Hạnh Chris Greene, Cựu trưởng Ban Việt Ngữ BBC, một người bạn và cựu đồng nghiệp Tôi có may mắn được làm việc với ông Trần Hạnh tại hai tổ chức truyền thông. Trước hết là tại BBC nơi tôi khuyến khích ông chuyển sang làm cho BBC Việt Ngữ khi ông đang làm cho Ban Việt Ngữ đài ABC của Úc. Ông đã có ảnh hưởng lớn với Ban Việt Ngữ khi ông làm việc tại đây. Sau đó khi tôi làm việc cho Radio Australia, chúng tôi lại một lần nữa là đồng nghiệp. Ông là một người thật đặc biệt, một con người rất có nguyên tắc và luôn đặt ra các tiêu chuẩn/tiêu chí rất cao. "Khi tôi nói về các tiêu chí cao, đó là ông tự đặt ra các tiêu chí cao cho chính mình và cho những người xung quanh. Thời gian ông làm cho BBC Việt Ngữ là thời gian của những thay đổi lớn. Việt Nam trải qua những thay đổi và BBC Việt Ngữ cũng phải thay đổi. Ông là một người rất giỏi trong lĩnh vực đào tạo. Khi điều hành Ban Việt Ngữ ông luôn nêu rất rõ ràng ông chờ đợi những gì ở nhân viên và ông luôn đòi hỏi rất cao từ họ. Trần Hạnh và Chris Greeen (ngoài cùng bên phải) và một số nhân viên Ban Việt Ngữ Tôi được biết ông là người da màu đầu tiên giữ chức vụ Tổng Giám đốc đài Radio Australia. Ông là người rất giỏi trong việc hòa đồng giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Ông hiểu cả hai nền văn hóa này. Ông cũng là người đưa ABC Việt Ngữ qua những chuyển đổi lớn trong bối cảnh có những thay đổi nhanh chóng về khoa học kỹ thuật và ông cũng đã để lại những ảnh hưởng rất lớn tại đây. Với những thay đổi luôn đi kèm những phản kháng, ông Hạnh là người rất cứng rắn. Có lần tôi ngồi trên xe hơi với ông tại Úc và ông kể nhiều về cha mình. Tôi có thể thấy hình ảnh ông trong đó. Ông là một người rất nhạy cảm. Tôi có thể hiểu những người cưỡng lại thay đổi thường cảm thấy khó ở gần ông và nhận thấy ông là người không bỏ cuộc. Nếu ông thấy có điều gì đó cần phải thực hiện thì ông sẽ đảm bảo rằng việc đó được thực hiện và sẽ thúc đẩy để thực hiện nó. Nhưng ông luôn giải thích rất rõ ràng điều mà ông muốn thực hiện. Kim Anh, cựu nhân viên ABC Việt Ngữ, Úc Là người làm việc 7 năm khi anh Hạnh là Trưởng Ban Việt Ngữ đài Australia, Kim Anh nghĩ anh Hạnh là một người rất chân tình, như một người anh cả, hướng dẫn đường đi nước bước khi tôi mới bắt đầu làm truyền thông tại Úc, tuy đã từng làm truyền thông tại Việt Nam nhưng còn rất xa lạ với truyền thông Úc. Tôi cho rằng anh Hạnh là người đã làm được những điều thật tuyệt, khi nắm giữ chức vụ quản lý cả một cơ quan truyền thông của Úc, với 7 Ban ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt. Đó không phải là một điều dễ dàng đối với một người gốc Việt. Anh Hạnh cũng là người có công lớn trong việc thúc đẩy cho sự phát triển của Ban Tiêng Việt theo một hướng đi mới trong bối cảnh Ban có thể bị đóng cửa. Nhờ những chủ trương và thay đổi cho phù hợp với tình hình mới khi mà truyền thông đa phương tiện phát triển với công nghệ kỹ thuật mới, và những thay đổi đó đã làm cho Ban Tiếng Việt như hồi sinh lại. Về sau này khi chỉ còn làm Trưởng Ban Tiếng Việt chứ không phụ trách cả ABC Radio Australia nữa, anh Hạnh được giao việc phát triển video như một format mới. Một trong những ấn tượng đặc biệt của Kim Anh về anh Hạnh đó là mặc dù đã lớn tuổi nhưng anh vẫn luôn tìm tòi học hỏi những cái mới và anh đã làm được công việc phát triển video đó. Khi có những đổi mới thì tất nhiên sẽ có những mâu thuẫn giữa hai cách làm việc và hai thế hệ khác nhau. Nhưng anh Hạnh là người luôn cố gắng hòa hợp hai cách làm việc khác nhau đó. Tất nhiên có những người phản đối và những người ủng hộ. Và kết quả cuối cùng là anh đã đạt được kết quả tốt và được mọi người công nhận đó là một thay đổi đúng. Lần cuối tôi nói chuyện với anh Hạnh, anh cho biết anh cảm thấy hài lòng vì giờ đây anh có thời gian để làm những gì anh muốn, còn về sự nghiệp và công việc thì anh đã đạt được những điều anh ấy thấy là đáng làm. Trần Văn Thủy, đạo diễn điện ảnh từ Hà Nội Qua BBC tôi muốn nói đôi điều về người bạn của chúng tôi - chúng tôi kết nghĩa anh em, quý nhau lắm, thân thương nhau lắm, mà có lẽ những kỷ niệm như thế không nhiều trong cuộc đời, nhất là chúng ta ở hoàn cảnh trong nước, ngoài nước, rồi bên này bên kia. Tôi biết Trần Hạnh từ năm 1992, khi tôi từ Việt Nam qua Sydney và Melbourne, trong dịp chiếu phim Chuyện tử tế của tôi ở Hội thảo điện ảnh quốc tế. Đó là một kỷ niệm hết sức sâu sắc... ... Một kỷ niệm không thể quên được khi hai chúng tôi - từ hai nơi rất xa nhau, hoàn cảnh và điều kiện sống cũng không giống nhau nhưng gặp nhau thì như biết nhau từ lâu rồi. Thế là hai chúng tôi, một người làm phim, một người thổ địa và cũng là người đam mê phim ảnh, đã kết hợp với nhau làm việc. Chúng tôi không hề bị ngăn cách gì, chỉ cùng nhau chinh phục người ngoại quốc để họ nhìn vào Việt Nam. Đặc biệt chúng tôi đã hẹn nhau tại Việt Nam và Trần Hạnh đã trở lại Việt Nam. Về thì ở nhà tôi. Thời đó cũng có sự phiền hà là công an vào nhà không chấp nhận việc tôi đưa một người ngoại quốc vào nhà mình. Vào thời điểm đó nó khó khăn không có dễ dàng như bây giờ. Trần Hạnh tới thăm Đại học Mở ở Huế trong một chuyến đi Việt Nam trên cương vị Trưởng Ban Việt Ngữ Tôi nói rất đơn giản là tôi sang bên kia các anh tiếp đón rất tử tế ân cần nồng hậu. Bây giờ anh về đây chả nhẽ tôi đuổi anh ra ngoài đường à, thế cho nên các anh không đồng ý, pháp luật không cho phép ông bạn tôi ở nhà tôi thì các anh nói thẳng với ông ấy chứ tôi không có mặt mũi nào nói với người ta cả. Nhiều kỷ niệm, vui có buồn có. Những ngày ở Hà Nội thật vui, Trần Hạnh tự tin hẳn lên. Và có lẽ vì gặp tôi cho nên Trần Hạnh đã trở về quê hương Việt Nam. Chuyện đáng kể không thể bỏ qua được là tôi động viên Trần Hạnh phải trở về Huế, quê hương anh. Huế thân thương với Trần Hạnh lắm, bao nhiêu kỷ niệm đầy ắp. Ra đi từ năm 1972, mà lúc anh mới có mười mấy tuổi, (sinh năm 1954). Tôi động viên Trần Hạnh về. Trần Hạnh cũng ngại ngần khi lần đầu tiên trở về Huế. Chúng tôi bay cùng nhau từ HN vào Huế. Tại Huế tôi tạo môi trường, không khí rất là bạn bè anh em, bằng cách báo cho anh em văn nghệ sĩ và anh Tô Nhuận Vỹ, lúc đó là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật của Huế để đón tiếp Trần Hạnh. Những cuộc gặp gỡ rất vui, đầm ấm, chân tình đã phá tan cái tảng băng ngăn cách đi. Trở lại ngôi nhà xưa kỷ niệm thời thơ ấu của mình, rồi tặng quà cho bà con, Trần Hạnh đã sống rất hạnh phúc. Tôi không nghĩ là mình có công cán hay đóng vai trò tuyên truyền quảng bá gì đâu nhưng tại sao đất nước mình, quê hương mình, nơi chôn nhau cắt rốn của mình mà khi về lại ngại ngần, nên tôi bảo anh cứ phải về. Thực sự Hạnh coi tôi như người anh, và có rất nhiều kỷ niệm. Tôi bảo có làng quê nghèo lắm ở đồng bằng Bắc bộ mà tôi đang làm cầu, làm đường, làm trường học mà dân tình bị nhiều bệnh tật rất khổ chỉ vì cái nguồn nước. Nước ao ở đồng bằng Bắc bộ thì rửa ráy rồi múc lên đánh phèn rồi lại ăn nên là biết bao thứ bệnh tật. Thế là Hạnh bảo để Hạnh đóng góp một chút rồi Hạnh bỏ tiền túi ra gửi tôi để làm cho bà con. Tôi làm hàng trăm cái giếng bơm nước bằng tay, giếng Unicef, phải khoan sâu 100 mét, nguồn nước mạch ở rất sâu. Điều đáng nói nhất không phải là tình bạn của tôi với Trần Hạnh đâu, mà Trần Hạnh là một trong những con người xa xứ mà cứ mải miết nghĩ về quê hương, về đất nước, những niềm vui, nỗi buồn, những thăng trầm ở quê mình, đất nước mình. Đây là một trong những con người xa xứ mà lòng dạ hồn vía vẫn để ở quê hương đất nước ở xứ sở mình. [Về những bài viết của ông Trần Hạnh trên Facebook về các hoạt động dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam] Tôi không theo dõi, quả thực tôi nhiều việc quá cho nên không phải việc gì tôi cũng biết được. Mà nếu như Trần Hạnh hay là ai đó ở bên ngoài ở hải ngoại, bà con còn có tấm lòng, còn nghĩ về đất nước, còn người ta không lo bàn về chuyện đất nước nữa thì mới là đáng ngại. Người ta còn bàn về cái hay cái dở, cái đúng cái sai của cái xứ này thì còn là mừng. Chứ không phải bây giờ người ta phát biểu không đúng ý mình thì quy cho người ta là chống đối là thù địch. Quan điểm của tôi là hãy làm cho quê hương này, xứ sở này, đất nước này tốt đẹp hơn lên bằng tinh thần trách nhiệm công dân, trách nhiệm của một con dân đất Việt. Jonathan London, đăng trên trang Facebook cá nhân Tôi không thể tin là anh đã ra đi. Tôi chỉ mới gặp anh một lần và chỉ 20 phút khi anh đang phục hồi khi mổ đầu gối trong dịp tôi qua Melbourne năm 2013. Tôi không biết nhiều về anh nhưng tôi biết anh là trong số những người hào phóng, ân cần và nghệ sĩ, và nhìn chung là một con người đầy ấn tượng nhất mà tôi từng gặp. Tôi biết là tôi sẽ nhớ về anh và đặc biệt tiếc là đã không có cơ hội biết về anh nhiều hơn. Tinh thần của anh sẽ còn mãi với những người đã từng biết anh. Cuộc sống của anh và cách anh sống cuộc sống của mình - dành thời gian hàng ngày và mọi thời khác - để biết quý cái đẹp của cuộc sống - nó sẽ tạo cảm hứng cho tất cả chúng tôi. Sự ra đi đột ngột của anh sẽ giúp nhắc chúng tôi không chỉ biết quý cái đẹp quanh mình mà còn biết đón chào và dành thời gian cho cho tình bạn và cho những mối quan hệ với những người thân yêu của mình, mà sau cùng thì có lẽ đó chính là điều quan trọng nhất trong cuộc đời con người. Nguyễn Công Khế, cựu Tổng Biên tập báo Thanh Niên Trần Hạnh giỏi, nhiệt huyết, có nghề và là người Việt đầu tiên làm Trưởng ban Việt ngữ Đài BBC. Qua nói chuyện tôi biết Hạnh là nhà báo rất có tâm với Việt Nam.
Sau 16 năm chờ đợi, hàng trăm thuyền nhân Việt Nam tại Philippines cuối cùng đã tới Hoa Kỳ để tái định cư.
Thuyền nhân Việt Nam tới Hoa Kỳ
Tổng số 229 người tỵ nạn đã đáp xuống Los Angeles vào hôm Thứ Hai, trong sự chào đón của đám đông họ hàng và bạn bè. Sự việc diễn ra sau khi Hoa Kỳ có thoả thuận với Manila hồi năm ngoái, nhằm để nhóm người tỵ nạn được tái định cư sau thời gian sống tại Philppines từ hồi cuối thập niên 1980 tới nay. Tổ chức Di dân Quốc tế (IOM) cho biết , theo dự kiến, chừng 1600 người Việt sẽ tới Hoa Kỳ trong thời gian sáu tháng tới. Hàng trăm ngàn người đã rời bỏ Việt Nam sau năm 1975. Tuy nhiên IOM cho biết những ai đã lập gia đình và có con cái với người Philippines sẽ không được cứu xét. Tin cho hay số những người bị từ chối hiện nay có thể lên đến 300 người. Số hồ sơ này bao gồm khoảng 70 hồ sơ những thuyền nhân đã lập gia đình với người Phi và 50 hồ sơ thuộc hồ sơ con lai. 'Rất hạnh phúc' Những người tỵ nạn tới Philippines không được phép đi làm. Họ bị kẹt từ gần hai chục năm nay. Tình thế càng thêm khó khăn cho các thuyền nhân, khi Washington kể từ năm 1996 đã ngưng gọi đó là những người tỵ nạn mà coi họ là đối tượng "tỵ nạn kinh tế". Tuy nhiên, năm ngoái, Hoa Kỳ và Philippines đã tuyên bố một kế hoạch tái định cư chung. Số 229 người tới Hoa Kỳ hôm Thứ Hai là đợt đầu tiên được đưa đi theo kế hoạch này. Nguyễn Vũ, một trong số ít những người được chọn đi, nói với hãng tin Reuters rằng anh cảm thấy "rất, rất hạnh phúc" khi 16 năm mòn mỏi ở Philippine cuối cùng cũng đã kết thúc. Tuy nhiên, anh nói thêm "Chúng tôi biết ơn về thời gian ở Philippines", và nói sẽ không bao giờ quên những người bạn Philippines cùng thức ăn của xứ sở này, và thậm chí cả các chương trình truyền hình địa phương nữa. Đa số họ kẹt lại tại các trại chính phủ Philippines mở ở Bataan và Palawan của Phi Luật Tân và ở trong tình trạng khó khăn vì không có tư cách pháp nhân, do vậy cũng không có việc làm. Trả lời phỏng vấn đài BBC, một thuyền nhân hiện đang ở trại Palawan, Trần Thị Đỗ Trâm, nói suốt hơn chục năm nay bà đi bán dạo rồi đi dạy học, "làm bất cứ việc gì có thể kiếm được tiền để nuôi con". Hai đứa con của bà đều sinh ra tại Philippines, đứa đầu đã 13 tuổi. "16 năm sống tại đây, điều mong mỏi nhất là được đi định cư. Cuộc sống rất là khắc khoải, không có ổn định, khó khăn và bấp bênh". "Khi hay tin được đi Hoa Kỳ, chúng tôi có cảm xúc không thể nói nên lời. Giống như một giấc mơ đã trở thành sự thật". "Rất mừng rỡ, nhưng cũng bỡ ngỡ và lo lắng. Thế nhưng chúng tôi an tâm vì cảm tưởng rằng từ đây sẽ có một cuộc đời ổn định". 'Thân thiết hơn người trong nhà' Nguyễn Lan đã tới Hoa Kỳ từ bốn năm trước, sau khi đã sống ở Philippines 15 năm. Chị đã có mặt trong số những người ra đón đồng bào tỵ nạn. "Chúng tôi đã cùng trải qua với nhau biết bao chuyện. Một số người đã trở nên thân thiết với tôi hơn cả người trong nhà," chị nói với hãng tin Associated Press. Thế nhưng, một số người đã từng được tái định cư trước đó thì nói có thể sẽ có những khó khăn trước mắt. Chị Đặng Thị Mỹ Hạnh cùng hai con nhỏ đã được sang Úc hồi năm 2003, sau 15 năm đợi chờ lay lắt ở Philippines. Chị nói, sau mừng rỡ ban đầu là những khó khăn trong chuyện ổn định cuộc sống mới. Nói chuyện với Đài BBC, chị Hạnh nói điều làm chị đau lòng hồi mới sang Úc là chuyện một số người Việt chủ nhà hàng nơi chị tới xin làm thuê đã đối xử nghiệt ngã. Chị nói đã có lúc chị chỉ muốn xin được trở về trại tỵ nạn Philippines. Tuy nhiên, theo chị Hạnh, chỉ cần sau chừng sáu tháng thì người tỵ nạn đã có thể hoà nhập được với cuộc sống mới. ------------------------------------------------------------------------------ Hoàng Dung, Hoa KỳTình cảnh của chị Mỹ Hạnh không phải là hiếm ở xứ người và không phải chỉ riêng ở Úc. Người Việt ở khắp các nơi trên thế giới (tuy không phải là hầu hết)khi làm ông bà chủ đều có thái độ miệt thị đối với người cùng quê hương, cùng dân tộc; càng ở lâu trên xứ người thì tình cảm của họ lại càng xa cách, tự xem mình như người bản xứ, văn minh, khinh miệt những người mới qua, chỉ vì họ còn bỡ ngỡ chưa hiểu nhiều về sinh hoạt và tập tục của nơi ở mới. Những ông bà chủ người Việt này thường cư xử với công nhân người việt như những kẻ ăn người ở trong nhà (ôshin); mắng chửi, lạm dụng giờ làm, trả lương thấp, không có chế độ bảo hiểm y tế... là những hình thức đối xử rất phổ biến của các ông bà chủ người Việt. Công nhân của họ cũng thường chỉ là những người Việt hoặc các sắc dân nhập cư từ các nước chậm tiến khác. Đáng tiếc là những người như thế làm xấu di hình ảnh của người việt trên toàn thế giới. Huynh Thang, Cam Ranh, Nha TrangTôi thật sự cảm thấy giận dữ, sốc và xấu hổ khi nghe bản tin của quý đài phỏng vấn một cư dân Việt Nam mới được di cư qua Australia từ Philippiné. Cô ta đã ở Phi 15 năm, thật là một quãng thời gian khó khăn và mệt mỏi cho cô ta và gia đình. Khi cô và gia đình qua đến Australia thì lại gặp khó khăn trong vấn đề việc làm, nhât là khi làm việc cho các nhà hàng do chính người Việt Nam quản lý. Qua tâm sự của cô, tôi không thấy được một chút tinh thần dân tộc và giúp đỡ đồng bào nào nơi những người chủ nhà hàng Việt đó. Lẽ ra họ phải đùm bọc giúp đỡ người mới đến, đằng này họ lại đối xử tệ bạc với những người mới tới, khiến cho họ phải tìm đến các nông trại của người Australia. Tôi không hiểu những người chủ nhà hàng Việt Nam này là hạng người nào. Họ có phải là những cư dân trước năm 1975 không? Ba tôi nói đó phải là những người ít học, mới qua Australia được vài năm thì mới hành động như vậy. Còn nếu đúng thì tôi mong rằng suy nghĩ và thái độ của họ sẽ thay đổi nhiều với sự giúp đỡ của quý đài và của các đồng bào Việt Nam khác. Tôi thật sự mong như vậy.
Chuyến đi Washington của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong ngày 30-31/5/2017 giúp làm tăng vị thế ngoại giao của Việt Nam và là cơ hội tốt để nhà lãnh đạo Việt Nam nâng cao vai trò cá nhân, theo một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) từ Hoa Kỳ.
Ông Phúc đi Mỹ là 'cơ hội kết thân với ông Trump'
Đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại sân bay John F. Kennedy, New York sáng 29/5 (giờ địa phương) "Ông Phúc là lãnh đạo đầu tiên của các nước ở Đông Nam Á được mời sang [Washington D.C. ]. Điều đó làm tăng uy tín ngoại giao và vai trò của Việt Nam," Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói với BBC hôm 27/5. Điểm đáng chú ‎ý ở đây, theo Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, là ông Phúc chỉ là một trong nhiều lãnh đạo thế giới nói chuyện qua điện thoại với ông Trump, nhưng lại là một trong số ít những người được ông Trump mời gặp. Ông Phúc đọc diễn văn ở Heritage Foundation VN: Nỗ lực cân bằng với Trung Quốc và Mỹ '30 phút quan trọng' của Thủ tướng Việt Nam ở Nhà Trắng Những kỳ vọng từ chuyến đi Mỹ của Thủ tướng Phúc Ông Phúc đi Mỹ: Sẽ đạt lợi ích chính trị, kinh tế hay ngoại giao? Thêm vào đó, tùy viên báo chí của ông Trump ra thông cáo nói rằng vị tổng thống "rất vui lòng tiếp đón một trong những đối tác quan trọng của Mỹ ở Á châu", Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nhận xét, khiến cho tầm quan trọng của chuyến đi càng được nhấn mạnh. Trong cuộc trao đổi với BBC ít hôm trước ngày ông Phúc đi Mỹ, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho rằng việc cá nhân ông Trump không mặn mà với Đông Á không có nghĩa là chính quyền Mỹ lơ là khu vực này, và dẫu cho phía Việt Nam có thể không đạt được nhiều kết quả trong mảng kinh tế, thương mại như mong muốn, nhưng ít nhất cũng sẽ đạt được những "thắng lợi ngoại giao" nhất định. 'Cơ hội xây dựng quan hệ cá nhân' Không chỉ ở vị thế đại diện quốc gia, chuyến đi còn trao cho ông thủ tướng Việt Nam một cơ hội tốt để nâng cao vị thế cá nhân, theo nhà nghiên cứu đồng thời là giáo sư về bang giao quốc tế tại Đại học George Mason. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc theo kế hoạch sẽ gặp ông Trump vào ngày 31/5/2017 "Ông [Phúc] có cơ hội tiếp xúc riêng với ông Trump, thân mật với ông Trump, [qua đó] có thể tạo một ấn tượng nào đó đối với ông Trump, để thăm dò xem chính sách của ông ấy đối với Trung Quốc, đối với Việt Nam," Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói. "Mỹ có chính quyền mới, ông [Phúc] muốn sang để tìm hiểu. Đây là cơ hội tốt để ông ấy thiết lập đường dây cá nhân, mối liên hệ cá nhân, thăm dò tìm hiểu để tìm cách gây ảnh hưởng đến chính sách của ông Trump, nếu có thể được." Khác với các nhà lãnh đạo khác, ông Trump là người "thích ngoại giao cá nhân", Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói. "Vấn đề là làm sao để ông Phúc tạo ra được ấn tượng với ông Trump, để ông ấy thích mình. Nếu ông ấy thích mình thì sẽ có lợi cho đất nước." "Làm được vậy thì đó chính là thắng lợi của ông Phúc." Vai trò của Việt Nam trong chính sách an ninh vùng Trong thời gian qua, Việt Nam đã nỗ lực tìm kiếm những thế lực có thể giúp tạo đối trọng với Trung Quốc, như Nhật Bản, Ấn Độ và ở khối ASEAN, nhưng rõ ràng, cho đến lúc này thì "đối trọng quan trọng nhất là Mỹ", Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói. "Cơ cấu an ninh vùng đang hình thành trước sự lớn mạnh của Trung Quốc. Nếu Mỹ rút ra thì Trung Quốc sẽ độc quyền, bá quyền mà không ai cưỡng lại được. Cho nên các nước nhỏ muốn Mỹ hiện diện để tạo đối trọng an ninh, tạo sức cân bằng nhất định để các nước nhỏ còn có thể 'thở' được." Từ phía nước chủ nhà, tuy ông Trump "lơ là Đông Nam Á", nhưng các chiến lược gia và bộ máy cố vấn của ông tổng thống "đều hiểu tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam trong cơ cấu an ninh vùng", và chính sách chung của Mỹ luôn muốn có "thế cấu trúc an ninh đa cực" trong khu vực. "Sẽ còn có cả Nhật, Ấn Độ, và có những quốc gia Đông Nam Á như Indonesia, Việt Nam," Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói, trong đó "Việt Nam có vai trò quan trọng đối với các nhà chiến lược Mỹ." Trong lúc chính quyền Mỹ ở cấp cao chưa đưa ra được một chính sách ngoại giao có hệ thống đối với Á châu để thay thế cho chính sách xoay trục trước đây, thì một trong những điều ông Phúc có thể làm được khi gặp gỡ trực tiếp với ông Trump là "cần chứng tỏ là mình hiểu biết, nước mình có một vai trò quan trọng trong nền an ninh Á châu-Thái Bình Dương", Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng bình luận. Cảnh sát biển Việt Nam vừa tiếp nhận từ Hoa Kỳ tàu tuần duyên CSB 8020 Mặt khác, bất chấp khoảng trống ở phần thượng tầng, hệ thống hành chính cấp dưới vẫn "có sự liên tục về chính sách" bởi "như ông Trump nói ông trao rất nhiều quyền cho các tướng lĩnh để họ tự làm", Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói. "Cho nên chúng ta thấy vẫn xảy ra việc [Mỹ] vừa trao tàu tuần duyên [cho Việt Nam], bởi đó chỉ là sự tiếp nối của chính sách cũ, là điều mà những người trong bộ máy hành chính có thể làm được, họ tiếp tục thực hiện, miễn là đảm bảo quyền lợi của nước Mỹ," Giáo sư Hùng nêu ví dụ. Thách thức lớn cho VN trong chủ đề kinh tế, thương mại Một trong những thách thức chính của chuyến đi là việc đàm phán song phương với Hoa Kỳ trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, theo Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng. Trọng tâm thương mại khi ông Phúc gặp ông Trump? "Ông [Trump] chỉ thích điều đình song phương thôi, nếu Việt Nam muốn hưởng những quyền lợi mà đáng lẽ Việt Nam được hưởng nếu có TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương), thì đây cũng là dịp Việt Nam phải điều đình song phương với ông ấy, thành ra đây cũng vừa là một cơ hội, mà cũng vừa là thử thách đối với Việt Nam," Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói. "Ông [Phúc] sang vào thời điểm không được thuận lợi như trường hợp của những ông thủ tướng khác." "Ông sang vào lúc Tổng thống Trump rất lơ là với vấn đề Đông Nam Á và Á châu, không coi [khu vực] đấy là quan trọng." "Điểm thứ hai là ông ấy đã quay lưng lại với TPP, là một xương sống, cột trụ của chính sách xoay trục của Mỹ ở Á châu." "Điểm thứ ba là ông ấy đang phải đối phó với rất nhiều vấn đề nội bộ, liệu ông ấy có thể làm được cái gì quan trọng, lớn hay không?" "Đó là những thách thức lớn, nhất là khi Việt Nam đặt trọng tâm chuyến đi là vấn đề thương mại." Tổng thống Donald Trump đã nhận lời tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC tháng 11 tới tại Đà Nẵng "Thắng lợi ngoại giao" Tuy nhiên, có một điều chắc chắn, theo Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, là cả ông Nguyễn Xuân Phúc lẫn ông Donald Trump đều muốn có thắng lợi ngoại giao. "Sẽ có sự dàn xếp trao đổi nào đó, để ông nào cũng có thể tuyên bố thắng lợi với những người ủng hộ mình." "Có nhiều chuyện có thể xảy ra, như có thể là tuyên bố đạt được một số hợp đồng mua hàng nào đó, hoặc hai bên có thể đạt được một số đồng ý về nguyên tắc nhằm đưa tầm quan trọng của quan hệ hai nước lên một bậc cao hơn." "Có thể là hai bên sẽ đặt ra một số nguyên tắc điều đình, tạo cơ chế để tiếp tục liên hệ với nhau. Có thể giống như cơ chế khi ông Tập Cận Bình gặp ông Trump để giải quyết những vấn đề khó khăn giữa hai nước..." Tuy nhiên, kết quả cụ thể có đạt được gì hay không, hay đạt được tới mức nào, sẽ "phụ thuộc rất nhiều vào sự điều đình, chuẩn bị" của ban tham mưu của hai nhà lãnh đạo.
Vùng đất giữa Ethiopia và Djibouti giống như thế giới bị hủy diệt với những ống khói vặn vẹo ma quái, những mảng kiến tạo va vào nhau , tạo thành đại dương mới.
Hồ Abbe, nơi tận cùng thế giới nứt thành đại dương
Hồ nước từ thế giới khác Nằm giữa biên giới Ethiopia và Djibouti, xung quanh là sa mạc khô cằn như cảnh tượng thế giới bị hủy diệt, Hồ Abbe là một trong những hồ nước kỳ vĩ nhất thế giới và cực kỳ khó tiếp cận. Thành phố Hy vọng ở thiên đường du lịch Maldives Baiae, thành phố La Mã xa hoa chìm xuống biển Đảo South Georgia, thiên đường nơi địa cực Với chiều rộng 19km, dài khoảng 17km và có quá nhiều muối đến mức nước hồ gây nhiễm độc nếu ta uống phải, hồ nước muối alkaline khổng lồ này như một ốc đảo giữa hoang mạc, nhưng tính chất địa chất bất thường của nó khiến nơi này trông như cảnh tượng trên Mặt Trăng. Hàng trăm ụ đá vôi trông như những ống khói khổng lồ nhô lên nơi đường chân trời, dâng cao trên đồng muối phẳng màu xanh lục và xanh lá, có khi cao đến 50m. Những ống khói này thường tỏa ra khói mây hơi sulphur vào không khí, tạo quang cảnh như từ thế giới khác ở một trong những vùng đất khắc nghiệt nhất Châu Phi. Sức mạnh kiến tạo của tự nhiên Hồ Abbe nằm ở giữa khu vực giao thoa giữa ba mảng kiến tạo Somali, Arabia và Nubia. Chuyện về khu rừng thiêng cô độc của New Zealand Đảo Bruny, điểm cách ly kiểm dịch đầy quyến rũ ở Úc Lord Howe, hòn đảo 'khó tính' nhất nước Úc Nơi này còn được gọi là Vùng trũng Afar, và là quê hương của một trong những mẫu hóa thạch sớm nhất của loài người. Một số nhà cổ sinh vật học tin rằng nơi đây là cái nôi của nền văn minh. Địa hình độc đáo của hồ là kết quả từ quá trình các mảng kiến tạo ngầm dần dần dịch chuyển, khiến lớp vỏ Trái Đất dưới Hồ Abbe tiếp tục mỏng dần. Do những mảng kiến tạo chậm chạp dịch chuyển ra xa, suối nước nóng ngầm khiến magma thoát qua những khe nứt hẹp sâu dưới đáy hồ. Khi hiện tượng này xảy ra, đá travertine lắng cặn (một loại đá vôi giàu canxi và bị đốt nóng do núi lửa) tạo thành những cột ống khỏi khổng lồ trong hoang mạc qua hàng ngàn năm, và người ta bắt đầu nhìn thấy chúng khi mực nước hồ rút xuống khoảng 2/3 trong thập niên 1950, khi nước hồ bị chỉnh dòng để phục vụ mục đích tưới tiêu. Đại dương kế tiếp? Ngày nay, các mảng kiến tạo bên dưới Vùng trũng Afar vẫn tiếp tục phân tách với tốc độ 2cm mỗi năm, và các nhà địa vật lý tin rằng trong khoảng 10 triệu năm nữa, Vùng trũng Afar - và hồ muối alkaline khổng lồ này - sẽ là nơi khai sinh ra đại dương mới. Khi mảng kiến tạo tiếp tục rời xa nhau, các nhà khoa học tin rằng Biển Đỏ sẽ nhấn chìm cao nguyên ven biển của Djibouti và Vùng trũng Afar sẽ hoàn toàn chìm trong lòng biển. Theo các nhà khoa học từ Đài Quan sát Trái Đất NASA, Biển Đỏ, Thung lũng Giãn tách Đông Phi và vùng Vịnh Aden sẽ chuyển mình thành đại dương lớn, kích cỡ như Đại Tây Dương, còn vùng Sừng Châu Phi sẽ trở thành một hòn đảo. Sự sống trong hoang mạc Mặc dù Vùng trũng Afar là một trong những vùng có môi trường khắc nghiệt và biệt lập nhất ở Châu Phi, nơi này vẫn có người ở. Dọc theo quãng đường khoảng 150km từ thủ đô của Djibouti là Thành phố Djibouti đến Hồ Abbe, có những mái nhà xây rải rác và những chiếc lều ari trơ trụi (loại lều có hình dạng như vỏ sò làm từ lá cọ) nằm đâu đó giữa cảnh quan cháy rực ánh nắng mặt trời. Nơi đây có nước quá khan hiếm, đến mức không thể trồng trọt nông nghiệp gì. "Lều ari rất phổ biến với người Afar [tức là dân sống ở đây]," hướng dẫn viên địa phương tên là Mohammed Omar Ali giải thích. "Người ta có thể dễ dàng đem chúng từ nơi này đến nơi khác." Nhiều người Afar sống trong vùng theo kiểu bán du mục. Họ di chuyển quanh vùng đồng bằng muối vùng trũng này cùng với gia đình, tìm muối để bán, tìm nước và thực phẩm để sinh tồn trước khi tiếp tục lên đường. Hầu hết những ngôi làng Afar nhỏ và tạm bợ này không có hệ thống điện hay nước mang theo. Theo Omar Ali, nhiều khu vực định cư quanh Hồ Abbe thậm chí mãi đến gần đây mới được hình thành, vì những nơi này quá khó tiếp cận. Người du mục Afar Với nhiệt độ dao động từ 30 độ C trong mùa đông đến 45 độ C trong mùa hè, Hồ Abbe là một trong những nơi có nhiệt độ quanh năm nóng nhất thế giới. Nhiều người chăn cừu trẻ người Afar, nông dân và thương buôn làm việc dưới ánh mặt trời gay gắt trong điều kiện khắc nghiệt. Vài năm qua, tác động từ biến đổi khí hậu đã làm nhiệt độ trong vùng thậm chí tăng cao hơn và làm tình trạng hạn hán trầm trọng hơn. Nhưng theo Omar Ali, người Afar lưỡng lự không muốn rời vùng này mà muốn ở lại, xây dựng lên những cộng đồng tạm và tiếp tục cách mưu sinh theo kiểu truyền thống. Kỳ quan tuyệt đẹp buổi bình minh Quang cảnh nơi này cực kỳ dữ dội vào buổi bình minh, khi nhiệt độ mát dịu nhất và hơi nước dâng lên từ những suối nước nóng ngầm qua lỗ thông hơi trên các ống khói. Sau đó, khi mặt trời lên, bóng màu cam và hồng tuyệt đẹp phủ kín bầu trời, soi sáng suối nước nóng và nơi có cặn muối trong màn trình diễn ánh sáng chói lòa. Không có nơi nào trên Trái Đất trông giống như vậy. Trong thực tế, các nhà khoa học tin rằng cấu trúc dạng cột ống khói gần giống nơi này nhất nằm ở đáy biển Thái Bình Dương, nơi những mảng kiến tạo lớn cũng đang chầm chậm tách rời và tạo ra cấu trúc tương tự. Cuộc sống quanh hồ Dù hầu hết du khách đến Hồ Abbe theo chuyến đi tham quan trong ngày từ Thành phố Djibouti, nhưng cách tốt nhất để khám phá địa hình đa dạng của Hồ Abbe và để ngắm loài hồng hạc nổi tiếng trên hồ là cắm trại qua đêm ở đây. Cũng chỉ có một số ít hướng dẫn viên, như người đứng đầu Trại Asboley tên Kamil Hassan, có thể đưa du khách đến hồ. Hassan đã sống nhiều năm ở Hồ Abbe và chứng kiến vùng đất khô cạn dần và bạc màu đi qua nhiều năm tháng. Với kiến thức về địa hình và văn hóa vùng, ông đang cố gắng thúc đẩy du lịch làm phương tiện thay thế để người Afar có thể sinh tồn. Hàng rào tự nhiên ngăn cách những kẻ đột nhập "Du khách hiếm khi nào cố gắng ngắm được hồng hạc. Anh là người đầu tiên trong năm nay," Hassan nói. "Cực kỳ khó." Đến được hồ nước có độ mặn cực kỳ cao ở Hồ Abbe và nhìn bầy hồng hạc khổng lồ di cư ngày càng hiếm hoi là cả hành trình. Từ Trại Asboley, những người mê ngắm chim lái xe cho đến khi đồng muối bắt đầu mềm, hóa thành bùn nhớt và chìm xuống dưới sức nặng của xe hơi. Từ đó, du khách phải đi bộ nhiều giờ qua đồng cỏ, suối nước nóng và đồng muối khổng lồ mà không hề có chút bóng râm nào giúp họ tránh ánh nắng mặt trời gay gắt. Khoảng 300m từ bờ biển, vùng bùn nhão dẻo quánh và cát lỏng nhấn chìm bất cứ người hay vật nào xuống khoảng nửa mét trong từng bước đi, nơi này tạo thành hàng rào tự nhiên bảo vệ bầy hồng hạc chống lại những kẻ săn mồi. Như trong phim viễn tưởng Khi mặt trời lặn, Hồ Abbe chuyển mình trở thành khung cảnh hoàn hảo như trong thế giới bị hủy diệt. Bóng dáng những ống khói vặn vẹo trông kỳ dị khi nhiệt độ giảm xuống. Sao đêm phủ kín bầu trời, sự sống chậm lại ở Hồ Abbe. Hầu hết người Afar dành thời gian bên cộng đồng du mục của mình, bóng dáng người duy nhất từ phía xa xa là những người chăn gia súc đang lùa đàn lừa trở về chuồng trước khi những loài thú săn mồi ban đêm như chó rừng hay linh cẩu bắt đầu hoạt động. Cách xa thế giới Không có đường xá, điện hay cơ sở vật chất cơ bản, sự xa xôi ở vùng Hồ Abbe tạo ra cảm giác đơn côi hiếm hoi mà ít nơi nào trên Trái Đất còn có được. Dù du khách đến Hồ Abbe có thể coi nơi hẻo lánh này là thế giới khác, nhưng với người Afar, nơi đây là quê nhà. Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.
Cựu cán bộ ngoại giao, quan chức Huawei tại Ba Lan, ông Vương Vệ Tinh vừa bị công ty này tuyên bố sa thải.
Huawei sa thải Vương Vệ Tinh sau khi ông bị Ba Lan bắt ‘tội gián điệp’
Hôm 8/1, ông Vương bị bắt cùng cựu sỹ quan an ninh Ba Lan, Piotr D., và cuối tuần qua bị tòa án ở Warsaw ra lệnh tạm giam ba tháng để điều tra tội làm gián điệp. Vương Vệ Tinh, còn có tên Ba Lan là Stanislaw, từng học tiếng Ba Lan ở Bắc Kinh và tại ĐH TH Lodz, đã làm tùy viên trong Lãnh sự Trung Quốc ở Gdansk, trước khi chuyển ra ngoài và làm cho Huawei. Ba Lan bắt quan chức Huawei 'vì nghi gián điệp' Huawei: TQ nổi giận vụ Mạnh Vãn Chu bị bắt Tại sao Anh không cấm Huawei? Phó chủ tịch Huawei Mạnh Vãn Chu bị bắt Khi bị bắt, ông Vương đang là giám đốc phụ trách mảng khách hàng ở Ba Lan của Huawei, công ty muốn tham gia dự án 5G tại quốc gia Đông Âu, thành viên EU và Nato. Ngay từ các phát biểu đầu tiên của Huawei, người ta đã có cảm giác công ty này muốn giữ khoảng cách với ông Vương. Hôm 11/1, Huawei ra thông cáo báo chí nói họ "luôn tuân thủ pháp luật các nước họ lập chi nhánh, và yêu cầu mọi nhân viên tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành ở mọi thị trường họ hoạt động". Sang ngày 12/11, một nữ cán bộ đại diện cho Đại sứ quán TQ ở CH Ba Lan trao đổi với báo chí nhưng không xưng danh và cho biết họ muốn phía Ba Lan "đối xử với công dân TQ theo đúng quy định pháp luật". Người này từ chối cho báo chí biết ai ủy quyền cho bà ta nói thế nhưng truyền thông có thể hiểu Bộ Ngoại giao TQ chỉ thị bà làm như vậy. Cùng thời gian, báo chí Ba Lan tập trung nói khá nhiều về ông Piotr D., mà có trang mạng nói tên là Piotr Durbajlo. Trang Onet.pl cho hay ông từng là đại uý, phó cục trưởng Cục an toàn mạng của Bộ Nội vụ, và từng là cố vấn cao cấp cho Giám đốc AWB, cơ quan phản gián và bảo vệ chính trị Ba Lan. Vào thời điểm đó, vị giám đốc AWB là tướng Krzysztof Bondaryk. Tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật Quân sự ở Warsaw, và cũng có bằng tại Đại học Thương mại SGH nổi tiếng của Ba Lan, ông Piotr D., còn giữ nhiều chức vụ trong các hội đồng nghiên cứu về thông tin liên lạc, an ninh mạng ở cấp chính phủ. 'Thanh trừng' Báo Ba Lan cũng đặt câu hỏi việc sa thải ông khỏi AWB có lý do 'thanh trừng' sau khi chính phủ mới lên nắm quyền từ 2015 hay không. Sau khi không còn làm việc cho bộ máy nhà nước, ông Piotr D., vào làm cho Huawei. Một bài báo của Witold Jurasz cũng đặt câu hỏi 'Có gì để mà thu thập tin tình báo ở đất nước chẳng có bí mật gì?' để gợi ý rằng vụ việc không nên là cách Ba Lan lấy lòng Mỹ "trong cuộc chiến đánh vào Huawei". Tác giả này cho rằng Đông Âu là vùng giành ảnh hưởng với Phương Tây của Nga và tình báo Nga chứ không phải của Trung Quốc, và đồng ý là tình báo kinh tế TQ hoạt động mạnh gần đây ở khắp nơi, như ở Đức, để tiếp quản công ty có công nghệ cao, Ba Lan xem ra khó là đối tượng. Tuy thế, tác giả cũng không loại trừ khả năng các thông tin liên quan đến an ninh của khối Nato là mục tiêu của hoạt động tình báo nước ngoài. Dù đã "bỏ rơi" ông Vương Vệ Tinh, có vẻ như số phận của các hợp đồng lớn mà Huawei muốn tiến hành ở Ba Lan đang bị đặt câu hỏi. Tin mới nhất cho hay Huawei đang rơi vào tầm ngắm của chính phủ Ba Lan, dù có vụ Vương Vệ Tinh hay là không. Hôm 12/01, phát ngôn viên của Cục an ninh mạng Ba Lan, ông Karol Okonski cho báo chí hay chính phủ "sẽ xem xét việc có loại Huawei ra khỏi thị trường Ba Lan" hay không. Ông xác nhận các cơ quan an ninh Ba Lan đã theo dõi Huawei từ lâu, và quyết định nói trên "sẽ được công bố trong vòng vài tuần tới", sau khi xem xét cả quan điểm của các đồng minh EU và Nato. Truyền hình quốc gia Ba Lan chạy tin 'Gián điệp đã trong tay Cục An ninh Quốc gia' Một cựu nhân viên của chính Cục An ninh Quốc gia (ABW) là người Ba Lan cũng bị bắt trong cùng vụ việc. Tin này được Phó Giám đốc Cục An ninh ABW, Maciej Wasik xác nhận với báo chí. Theo Đài truyền hình Quốc gia Ba Lan (TVP), người Trung Quốc bị bắt là Vương Vệ Tinh, giám đốc một bộ phận của tập đoàn Huawei tại Ba Lan. Người Ba Lan bị bắt là Piotr D. cựu nhân viên an ninh cao cấp và hiện đang làm việc trong ngành viễn thông. Đài TVP đưa tin "Piotr D" rời ABW sau khi có cáo buộc tham nhũng, nhưng ông ta chưa bao giờ bị truy tố. Bộ Nội vụ Ba Lan cho hay hai người này bị bắt hôm 8/1 và đã bị tòa ra lệnh tạm giam ba tháng chờ điều tra. Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói trong một thông cáo rằng họ "hết sức lo ngại" về vụ bắt người này. TVP đưa tin Cục An ninh Quốc gia khám văn phòng Huawei ở Ba Lan, cũng như văn phòng của Orange Polska nơi ông "Piotr D" được cho là đang làm việc. Có tên là Stanislaw Đài báo Ba Lan trong ngày 11/01 liên tiếp đăng bài về vụ 'bắt gián điệp'. Theo các thông tin đã đăng tải đó, ông Vương Vệ Tinh dùng tên Ba Lan là Stanislaw. Được biết ông học ngành ngôn ngữ Ba Lan ở Bắc Kinh và nói thạo tiếng này, và từng làm việc trong Lãnh sự quán Trung Quốc tại Gdansk cho đến 2011. Còn ông Piotr D. từng làm trong Học viện Kỹ thuật Quân sự Ba Lan ở Warsaw. Cả hai ông Stanislaw Vương Vệ Tinh và Piotr D. đều không nhận tội khi bị bắt. Công tố viên Ba Lan nêu cáo buộc họ "cộng tác chặt chẽ với các cơ quan an ninh Trung Quốc" và có hành vi "chống lại nước Cộng hòa Ba Lan". Nếu bị kết án, họ có thể nhận 10 năm tù giam. Trong một thông cáo, Huawei nói hãng "tuân thủ tất cả các luật lệ và quy định ở các quốc gia mà hãng hoạt động, và chúng tôi yêu cầu tất cả các nhân viên tuân thủ luật lệ và quy định ở những nước họ làm việc." Hãng dịch vụ viễn thông Orange nói trong một thông cáo rằng an ninh Ba Lan đã thu thập thông tin có liên quan đến một nhân viên, nhưng hãng không rõ liệu cuộc điều tra có liên quan tới công việc chuyên môn của nhân viên đó hay không. Stanislaw Zaryn, người phát ngôn của Cục An ninh Ba Lan, nói với BBC rằng nhà riêng của cả hai người đàn ông đều đã bị lục soát trong cuộc điều tra. Huawei cung cấp thiết bị cho mạng 5G cho nhiều nước Năm ngoái, Orange Polska cộng tác với Huawei để triển khai mạng mobile 5G ở Ba Lan. New Zealand, Australia và Mỹ đã cấm Huawei tham gia vào phát triển mạng 5G của họ. Có ý kiến cho rằng Trung Quốc có thể dùng Huawei để do thám các quốc gia đối thủ. Huawei đã nhiều lần phủ nhận cáo buộc hãng này có liên hệ bí mật với chính phủ Trung Quốc. Giám đốc tài chính Huawei, bà Mạnh Vãn Chu, bị bắt ở Canada hồi tháng 12 năm ngoái vì cáo buộc vi phạm trừng phạt của Mỹ với Iran. Tin mới nhận nói CH Czech cũng vừa ra lệnh cấm dùng thiết bị 5G của Huawei và một số nhà bình luận tại Ba Lan viết trên báo chí nước này về nhu cầu "làm tương tự", sau vụ "bắt gián điệp" tuần này. Xem thêm về Huawei: Huawei: TQ nổi giận vụ Mạnh Vãn Chu bị bắt Bộ trưởng Quốc phòng Anh quan ngại về Huawei TQ: Công viên giải trí Thần Nông ủng hộ Huawei
Một nhóm bất đồng chính kiến ở VN ngày 12/10 công bố thư ngỏ gửi lãnh đạo các nước sang Hà Nội dự Hội nghị thượng đỉnh APEC vào tháng sau.
Khối 8406 gửi thư cho APEC
Thư của nhóm tự gọi là Khối 8406 nhắn nhủ lãnh đạo các nước trong APEC rằng, "Quí vị đang quan hệ và hợp tác với một trong vài Nhà cầm quyền có thể chế chính trị độc đảng và độc tài còn sót lại trên hành tinh này." "Sự độc đảng này được xác định trong Điều 4 của Hiến pháp Việt Nam hiện hành, khiến Nhà cầm quyền không hề có cạnh tranh và không sợ bị thay thế." Thư ngỏ của Khối 8406 cũng chỉ ra rằng quốc hội VN chỉ phục vụ cho đảng CS nên người dân không thể nói lên tiếng nói trung thực của họ. Khối 8406 nói kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa trên thực tế là một nền kinh tế tư bản hoang dã, "chỉ đem lại lợi nhuận kếch sù cho các đảng viên cộng sản cao cấp." "Ngược lại, nó đem đến sự bần cùng cho tuyệt đại đa số dân nghèo và hố sâu ngăn cách giàu nghèo ngày càng tăng trong xã hội, với thu nhập bình quân đầu người Việt Nam hiện nay dưới 500 đôla/năm là một bằng chứng rõ ràng." "Việc sử dụng không hiệu quả các nguồn vốn FDI, ODA và các khoản vay nước ngoài khác chắc chắn gây nên những khoản nợ khổng lồ vượt sức chịu đựng mà chúng tôi và con cháu chúng tôi - chứ không ai khác - sẽ phải gánh trả," lá thư viết. Thư ngỏ nói rằng nhà cầm quyền đang đàn áp khốc liệt các tôn giáo đến nỗi bị chính phủ Hoa Kỳ đã nhiều năm liệt VN vào danh sách CPC (các nước cần đặc biệt quan tâm). Khối 8406 tố cáo nhà chức trách dùng hai Nghị định 38 (áp dụng từ 03-04-2005) và Nghị định 56 (áp dụng từ 01-07-2006) nhằm kiểm soát, thao túng và khống chế tối đa các quyền tự do tư tưởng, thông tin, ngôn luận của người dân. Thư ngỏ của Khối 8406 kết luận trong bối cảnh đó, "Sự hợp tác của Quý vị (lãnh đạo các nước) khó trở thành nhân tố tích cực đem lại sự phát triển, hạnh phúc, ấm no và thăng tiến cho nhân dân trong Khối APEC và cho nhân dân VN được." Khối 8406 kêu gọi lãnh đạo các nước trong APEC hãy "Ủng hộ chúng tôi một cách thiết thực, góp phần thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa VN, giúp đất nước chúng tôi sớm hòa nhập vào cuộc sống văn minh của Cộng đồng Nhân loại hôm nay càng nhanh càng tốt." "Chúng tôi cho rằng: chỉ có dân chủ hoá thực sự - với một thể chế đa nguyên đa đảng và pháp trị công minh - mới tạo được các nền tảng, điều kiện, làm tiền đề cơ bản cho sự phát triển đúng đắn và bền vững của VN," thư ngỏ của Khối 8406 viết. "Không thể chấp nhận" Trong khi đó chính phủ Việt Nam lần đầu tiên ra phản ứng chính thức về phong trào 8406. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng nói tại cuộc họp thường lệ dành cho báo chí quốc tế rằng nhóm người này "đã đi ngược lại với nguyện vọng chính đáng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, kích động chống đối nhà nước Việt Nam" và hành động của họ là "không thể chấp nhận được". Cho tới giờ, chính phủ Việt Nam vẫn còn bác bỏ sự tồn tại của phong trào bất đồng chính kiến ở trong nước. Tuy nhiên việc này ngày càng khó với sự phát triển của thông tin trên mạng internet. Khối 8406 nói tuyên ngôn dân chủ của họ, ra đời ngày 8/4/2006, nay đã thu được trên hai ngàn chữ ký của người trong nước. Tại cuộc họp báo, ông Lê Dũng cũng bác bỏ kêu gọi đòi dân chủ đa đảng của khối này, "Trong thời gian qua, một số người đã lợi dụng chiêu bài 'dân chủ' để đưa ra những luận điệu sai trái, bóp méo và xuyên tạc về tình hình ở Việt Nam". Đã có tuyên bố từ các nhà bất đồng chính kiến rằng họ sẽ thành lập liên minh chính trị đòi dân chủ cho Việt Nam, với sự tham gia của Khối 8406 và Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất. Từ bây giờ tới khi Hội nghị thượng đỉnh APEC diễn ra vào giữa tháng 11, người ta trông đợi sẽ có nhiều hoạt động của các nhà bất đồng chính kiến nhằm đánh động dư luận nhân sự kiện quốc tế lớn Việt Nam lần đầu tiên đăng cai này. Ông Phương Nam Đỗ Nam Hải, một nhà đấu tranh thuộc Khối 8406 hiện ở TP Hồ Chí Minh, nói với BBC khối này đang có một số kế hoạch nhưng chưa tiện công bố vì sợ công an đàn áp. Ông Đỗ Nam Hải cũng nói các thành viên khối này trong thời gian gần đây bị theo dõi, thậm chí bắt giữ, đánh đập và bỏ tù. Nói về thông tin phe bất đồng chính kiến mong muốn được gặp các nguyên thủ nước ngoài tới tham dự APEC, kể cả tổng thống Mỹ George W Bush, ông Hải nói việc đó có thể xảy ra "nếu cả hai bên đều có ý nguyện" và các nhà dân chủ sẵn sàng gặp mặt công khai để chuyển tải thông điệp của mình ra thế giới. -------------------------------------------------------------------------- Bob8406 rất dũng cảm! Nhưng tôi nghi ngờ về khả năng thành công của nhóm. Tuy nhiên tôi tin rằng ít ra họ cũng làm chúng ta và cả Đảng CS cầm quyền phải suy nghĩ và sửa đổi đôi chút về tự do và dân chủ! ThanhChúng ta cũng có quyền đòi tự do và dân chủ nhưng tự do và dân chủ phải dựa trên đạo lý, lẽ sống của cộng đồng. Không phải dân chủ là muốn nói gì làm đấy, sống phải có trước có sau, có trên có dưới, nhận xét và đánh giá một vấn đề gì ta cũng cần phải có đủ các yếu tố cần thiết và quy về một thời điểm cụ thể. Đảng CSVN là đội ngũ tiên phong đại diện cho lợi ích, ý trí và nguyện vọng của cộng đồng dân cư. Nhưng hiện nay trong Đảng có một số phần tử do tha hoá đạo đức và nhân cách suy đồi đang lạm dụng vị trí chính trị để trục lợi, vơ vét, bóc lột sức lao động của nhân dân (như Bùi Tiến Dũng, Nguyễn Việt Tiến ...), điều này làm cho uy tín của đảng bị ảnh hưởng và vấn đề này cần phải triệt tiêu ngay để lấy lại long tin của quần chúng nhân dân. Đảng và Nhà nước luôn coi trọng và phất huy tính dân chủ trong quần chúng nhân dân, lấy ý trí, nguyện vọng của nhân dân làm gốc trong giải quyết mọi vấn đề. Thể hiện cụ thể là qua quần chúng nhân dân đảng đang dần loại bỏ những thành phần tiêu cực, lợi dụng là đảng viên ĐCSVN trục lợi cá nhân và có những biện pháp xử lý nghiêm khắc. Nhóm 8406 tôi không rõ tôn chỉ của các vị thế nào nhưng qua lời lẽ và ngôn từ trong thư gửi APEC tôi cho rằng các vị đặt vấn đề dân chủ thiếu lý luận và thực tiễn, nếu đòi quyền dân chủ thì hãy nhìn nhận lại tổ chức mình và bản thân mỗi vị, hãy cùng cộng đồng dân cư Việt nam đòi hỏi quyền lợi cho dân tộc và quốc gia. Đừng gây chia rẽ dân tộc, đừng vì 1% thiểu số đảng viên tha hoá mà bôi nhọ cả một đảng và là người đại diện duy nhất cho cả dân tộc Việt nam trên chính trường thế giới. LQVMột xã hôi thực sự dân chủ văn minh, phải là xã hội tồn tại thành phần đối lập, được hoạt động công khai. Tôi ủng hộ những ai đấu tranh cho dân chủ VN. Nhóm 8406 có “đi ngược lại với nguyện vọng chính đáng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, có “bóp méo và xuyên tạc về tình hình ở Việt Nam" hay không, hãy để người dân tự quyết định. Nếu nhà nước Việt Nam là của dân, thì chống đối hay không là quyền của chính người dân. Nếu nhân dân là người làm nên lịch sử, thì tại sao phải e ngại hay lo sợ họ bị kích động. Ai cũng lợi biết dụng dân chủ, thì tại sao 8406 phải nói không, khi họ đang đấu tranh cho dân chủ. Chọn cách đấu tranh ôn hòa tức là họ nhận về mình những khó khăn mất mát. Bất bạo động đồng nghĩa với bị bắt giữ, đánh đập, bỏ tù. Thế nhưng họ vẫn không từ bỏ đấu tranh ôn hòa!Xuân Đông, MontrealBất cứ ai là người Việt, yêu nước Việt Nam thì không thể tán đồng với mục đích của nhóm 8406. Một người dân bình thường không quan tâm nhiều đến chính trị, nhưng họ có quyền quan tâm được thấy đất nước phát triển, đời sống người dân được cải thiện, mọi nỗ lực kêu gọi các cường quốc không hợp tác với Việt Nam là đi ngược lại với lợi ích của hơn 80 triệu nhân dân trong nước. Tôi không nghĩ là sự ra đời của nhóm 8406 với lời viết trong thư là cần thiết cho người dân Việt Nam. Ta đi tới, Sài GònTôi ủng hộ Khối 8406, đó chính là những con người dũng cảm. Lịch sử sẽ công nhận điều này. Chúc sức khỏe và tình đoàn kết của những người yêu chuộng tự do dân chủ. Lê Quang HuyCác bạn ủng hộ ĐCSVN và chê bai Khối 8406 nên có một cái nhìn khách quan và toàn diện hơn. Các bạn hoặc chưa phải là nạn nhân của chế độ CS, hoặc còn trẻ tuổi nên mới phát biểu mang tính lý thuyết suông như thế. Trong quá khứ ở Việt Nam, CS gắn liền với Cải cách ruộng đất, với đánh đổ tư sản gây thiệt hại về người và của. Ngày nay CS gắn liền với PMU 18, với các vụ khiếu kiện về đất đai, với các vụ tham nhũng. Nhìn rộng ra trên thế giới, các bạn sẽ thấy rõ CS không hề dân chủ. Hiện tượng anh "truyền ngôi" cho em (Cuba), bố "truyền ngôi" cho con (Bắc Triều Tiên) tưởng chỉ tồn tại dưới chế độ phong kiến thế tập cha truyền con nối, ngờ đâu ngày nay vẫn tồn tại dưới chế độ CS nhằm duy trì quyền lực và "quyền lợi" không cho ai khác hưởng. Ở VN, các bạn thấy rõ CS đưa vai trò lãnh đạo của ĐCSVN vào Điều 4 của Hiến Pháp như là một sự áp đặt phản dân chủ nhằm duy trì đặc quyền đặc lợi cho họ. Thế thì dân chủ ở đâu hỡi các bạn! Có lẽ các bạn chỉ nhìn thấy những thành tựu gần đây rồi ca tụng ĐCSVN. Các bạn nên biết đó là công sức của cả một dân tộc chứ không phải của riêng ĐCSVN. Trần Dũng, Hà NộiBạn Kala nói vậy thì chính bạn đã hiểu lệch hay thiếu rồi. Nhóm người 8406 này không phải dám đứng lên ra nói tiếng nói của chính mình mà không sợ sự đàn áp của chính quyền. Mà là họ dám đứng ra để nhận tiền của những thế lực thù địch đang rình rập. Chính 1 phần nhỏ của thế hệ 8X đang dần dần sa đà và những cái hào quang thực dụng vào đồng tiền sang trọng để rồi càng ngày càng lún sâu vào mưu đồ của những lũ người bán nước mà các bạn ấy không hề biết. Chẳng hạn các bạn có nhớ vào thời kỳ 1992 - 1993 ko, nước ta cấm đốt pháo là tại sao: bọn phản động đã cho người và đi cho tiền những cô gái làm tiền để đi đặt bom tại 10 nơi chính yếu nhất tại Tphcm. Tôi cũng không làm gì trong cơ quan Đảng những mà tôi cũng có tình thần dân tộc và yêu ngưòi dân chúng tôi, yêu người Việt. Còn kêu gọi 2000 ngưòi ký vào à, chuyện đó quá dễ vì tui thấy những công ty nước ngaòi đang muốn phá hủy lòng tin ngưòi dân vào các công ty trong nước mà đã bỏ ra tiền từ 10.000đồng đến vài trăm tùy vào đối tượng để dụ dỗ họ ký vào. CandyTừ lòng mình, tôi cầu chúc khối 8406 luôn gặp may mắn và thành công trong sự nghiệp vì tự do, dân chủ cho đất nước. Gửi bạn Trung Lập và những người đang dùng luận điệu 'cõng rắn cắn gà nhà' để hạ thấp uy tín của những người khác. Nếu bạn so sánh việc làm của khối 8406 như việc "Lê Chiêu Thống mời quân Thanh vào chiếm Việt Nam, hay Nguyễn Ánh cõng rắn cắn gà nhà", vậy thì bạn nói gì khi đảng cộng sản phục vụ quốc tế cộng sản mà áp dụng trên đầu dân tộc Việt Nam hằng mấy chục năm qua? Ngày xưa nhận tiền của Liên Xô, ngày nay vẫn nhận viện trợ và các khoản vay ưu đãi của Bắc Kinh. Một bên thì bị bảo là cõng rắn, bên kia thì lại được tâng bốc là tình hữu nghị như thể tay chân, nghe buồn cười chết được. Xuân LamTrả lời Việt Phu: Đọc bài của bạn cái đọan "một nước nào đó giúp chúng ta thay đổi tự do bằng cách trút hàng ngàn tấn bom lên đất nước chúng ta rồi sau đó bắt chúng ta mang ơn bằng một vài đồng viện trợ" Làm tôi rất là bực tức người dân Việt Nam nói riêng (người thân cộng sản nói chung). Tôi bực vì điều gì? Tôi bực vì những người nghe theo cộng sản dạy dỗ, tuyên truyền trên báo chí và TV. Hỏi bạn nhé, từ đâu bác Hồ có tiền để có súng đạn, để chống Pháp, chống Mỹ? Không phải do Liên Xô và Trung Quốc cấp sao? Bây giờ chúng nó còn đòi nợ dân Việt Nam đấy. Dân Việt Nam phải đóng thuế có tiền cho cộng sản trả nợ cho cộng sản đấy. Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân do dân và vì dân. Nhưng, cộng sản Việt Nam không có làm gì cho công nhân cả, mà chỉ đền ơn đáp nghĩa những "ông to bà bự" chống Pháp chống Mỹ ngày xưa. Xây đường làng bằng xi măng có vài triệu bạc cũng bắc nhân dân đóng góp 50% tiền và công sức. Còn mấy ông cán bộ ăn nhậu đãi khách thì lên đến hàng chục triệu/năm. Tội nhất là công nhân và nông dân bị chính cái chế độ "Công -nông, búa-liềm" chèn ép, bỏ mặc. Chèn ép vấn đề gì? Chèn ép vấn đề mua nông sản, chèn ép về sức lao động của công nhân. Công nhân làm lụng vất vả trong nhà xưởng. Còn các ông to thì ăn nhậu với giám đốc Cty. Công nhân các nước tư bản làm lương 1 tháng = công nhân cộng sản VN làm 1 năm. Một đất nước bất công đầy rẫy, đi ngược lại mọi tuyên ngôn thế mà bạn còn vui vẻ bảo vệ được. Hay thật. Kaka, TP HCMTôi chưa từng tham gia diễn của đài BBC, nhưng hôm tôi cũng muốn góp tiếng nói của mình vì sự dân chủ tại đất nước mình. Tôi sinh ra và lớn tại thành phố Hồ Chí Minh và thuộc thế hệ 8x nên chúng tôi sớm được nghe về những chiến công và những thành tựu vĩ đại của Đảng và nhà nước, tôi rất tự hào về điều đó. Đương nhiên những gì trái với Đảng và nhà nước bọn tôi luôn cho đó là sự phản động chống đối của kẻ thù trong và ngoài nước. Thú thật nếu thời điểm này là 2 năm trước thì diễn đàn này tôi không bao giờ đọc. Nhưng với tình hình của đất nước hiện nay và những hàng loạt những bê bối gần như hầu hết các bộ các nghành, tôi nghĩ chính ĐCSVN đã tự đào thải chính mình, chúng tôi đã hoàn mất niềm tin vào ĐCSVN. Tôi thật sự khâm phục tất cả những người dũng cảm dám đứng ra nói tiếng nói của chính mình mà không sợ sự đàn áp của chính quyền. Các bạn chúng tôi sẽ ủng hộ các bạn. hanoiVietnamCó một điều bất kỳ một người Việt sống ở trong nước đều có thể dễ dàng nhận ra trong diễn đàn này ở đây luôn có những người ủng hộ đảng cộng sản một cách thái quá, nói ra những điều giáo điều sách vở tới mức mà những người đứng đầu đảng cs cũng không nghĩ như vậy. Điều này làm cho tôi có kết luận rằng có những người đang được ĐCS giao nhiệm vụ gửi bài tham gia diễn đàn này để cân bằng với những ý kiến quá áp đảo của người dân trong và ngoài nước lên án chế độ độc đảng. Đành rằng một diễn đàn như này cũng có thể sẽ có những ý kiến trái ngược nhưng cách làm này cho thấy sự quẫn bách của tư tưởng độc đảng cộng sản. Quay lại phong trào 8406, chúng ta đều đã biết rằng những người dũng cảm đấu tranh cho dân chủ tự do của loài người phần lớn đều phải chịu đựng sự đàn áp của các chế độ độc tài (ví dụ như ông Nelson Mandela). Tuy nhiên lịch sử sẽ là nhân chứng cho thấy những người nào là những người yêu nước thực sự, những ngươi nào là những người mượn chiêu bài duy trì sự ổn định của đất nước để đàn áp những người dân chủ. Xin các nhà lãnh đã APEC hãy lắng nghe ý kiến của khối 8406 vì đây là ý kiến của tuyệt đại đa số người dân Việt nam không được hoặc không dám nói lên chính kiến của mình. Cách thức đàn áp của chế độ CS Việt nam là cách thức đàn áp của người Tàu: ném đá dấu tay, đe doạ và nhiều khi đê hèn (như trường hợp đàn áp một mục sư bằng những hành động bẩn thỉu mà không tiện được nói ra ở đây hoặc giả làm côn đồ đe doạ các nhà dân chủ). Xin hãy tin rằng những lời tố cáo của các nhà dân chủ là hoàn toàn chính xác vì bản thân tôi cũng là một người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nên rất hiểu cách thức đàn áp của những người CS. Trần Khanh, TP HCMKhi đọc qua các ý kiến của các bạn, tôi nhận thấy có 2 cực. Một là binh vực cho Khối 8406 và 2 là binh vực cho ĐCSVN (hay chính phủ VN cũng vậy). Khi đọc một số thư của những bạn binh vực CSVN, tôi có cảm tưởng như những bạn này thuộc ban tuyên truyền của ĐCSVN.Có lẽ các bạn muốn tạo ra một cảm giác ảo để người đọc trên diễn đàn BBC có cảm nghĩ là người dân VN rất hồ hởi với chế độ cai trị của ĐCSVN hiện nay. Tôi không có vơ đũa cả nắm, vi có thể một số bạn sinh ra và lớn lên ở trong những hoàn cảnh khác nên có mhững ý nghĩ khác. Dù mưốn hay không tôi cũng tin là các bạn cũng sẽ đồng ý với tôi về những điểm sau đây.Thứ nhất: Đảng CSVN hiện đang độc quyền cai trị nước VN. Thứ hai: VN hiện nay không có truyền thông do chính người dân làm chủ như truyền hình, radio, báo chí v.v.. ma chỉ nhà nước có mà thôi. Thứ ba :Phải công nhận những người trong Khối 8406 rất can đảm vì họ dám đưa ra những nguyện vọng của họ mà không sợ bị ở tù. Dĩ nhiên là nhà nước ta không dại gì mà cho họ ở tù vì dám đưa ra những nguyện vọng ma nhà nước ta sẽ khép họ vào những tội như phản động, phá hoại, tiết lộ bí mật quốc gia, v.v. như đã từng làm trước đây. Chào các bạn va cũng xin cám ơn Ban Việt ngữ cúa đài BBC đa cho chúng tôi có cơ hộ đưa những quan điểm của mình trên đại chúng. abc, VNCám ơn khối 8406 đã nói thay cho những người nhút nhát như tôi. Họ là những người dũng cảm, dám chọn con đường mang đến đàn áp tù đày. Trung Kiên, VNTôi ủng hộ cho các vấn đề dân chủ nhưng không ủng hộ những hành động của nhóm 8406. Hiếu, SàigònTôi là một người dân thường của Việt Nam, tôi ủng hộ Khối 8406, tôi tin tưởng vào những con người còn có lương tri sáng suốt và tấm lòng yêu dân tộc Việt Nam. Hầu như phần lớn người dân ở Việt Nam đều bị mù thông tin hoặc là cố tình thỏa hiệp với cộng sản để trục lợi. Các bạn hãy nhớ rằng những người yêu nước 8406 luôn đứng về phía nhân dân, họ chỉ đánh vào chính phủ độc tài cộng sản. Các bạn hãy sáng suốt lên, đừng để cộng sản tiếp tục lừa bịp nhân dân nữa. Việt phu, Hà NộiXin trao đổi với bạn Xuân Lam. Tôi đồng ý với bạn là khi có sự thay đổi về tự do thì mọi thứ minh bạch hơn, đầu tư sẽ nhiều hơn... Cái tôi muốn nói ở đây là cách thay đổi. Bạn có muốn một ai đó, một nước nào đó giúp chúng ta thay đổi tự do bằng cách trút hàng ngàn tấn bom lên đất nước chúng ta rrồi sau đó bắt chúng ta mang ơn bằng một vài đồng viện trợ. Hay bạn muốn chúng ta tự thay đổi. ĐCSVN là đảng của dân, bản thân ĐCSVN muốn tồn tại thì cũng phải phục vụ lợi ích cho đại đa số nhân đân VN. Tôi không phủ nhận, bác bỏ rằng quyền lợi của một số ít bị ảnh hưởng nhưng đổi lại chúng ta có sự Hoà Bình. Mà bạn có biết cái giá phải trả để đạt được tự do, hoà bình như chúng ta ngày nay là gì không? Sinh viên nghèo, Bình DươngTôi không đồng ý với ý kiến của anh Long, anh chỉ biết được một mặt của vấn đề, sao anh lại nói Nguyễn Ánh cõng rắn cắn gà nhà, anh phải nghĩ tới công lao của nhà Nguyễn đã có công khai phá thậm chí cả đấu tranh để mới có được mảnh đất hình chữ S này, còn hơn nhiều người lại đi bán nứơc cho giặc Tàu. Cộng Sản đã làm gì được cho đất nước này, họ đi đến đâu là mang theo cái nghèo đói đến đó, họ chỉ giành sự phồn vinh giàu có cho gia đình họ mà thôi. LTMNếu các ông (Khối 8406) cho rằng nước VN không có dân chủ, tham nhủng khắp nơi, cơ sở hạ tầng thấp kém... thì tôi cũng có thể chỉ ra hàng chục nước mà các ông coi là có dân chủ cũng đang trong tình trạng như vậy, thậm chí còn tệ hơn. Nếu chúng tôi không tin vào chính quyền cộng sản 1 thì đã không tin các ông đến 10. Hãy ngồi yên, đừng cố sức đẩy ngược con tàu "dân tộc" đang lao nhanh về phía trước nếu không muốn bị đè bẹp. Next generation, CaliforniaI see that a lot of people in this forum suspect that the 8406 group have a potilical aim in their movement. However, let me ask you guys this: What is wrong with that? Having a political aim, say they want to establishe another party to compete with the Comunnist party - so what? That is what democracy and freedom about. By the way, it is guaranteed in the VN constitution. Let me tell you what, it is nothing wrong with it. They didn't call for violence struggle. They only call for changes through democratic process, which is multiparty system. Only CS, themselves and stupid people to call the 8406 group are illegal group. You are coward and a sheep to just accept the propoganda from CS. Don't you have eye and mind to see the truth, unless you're... In other developed countries, you are free to establish your own party or join a party and if you don't like a particular party that controls the government, you can change it by voting. That is true democracy. Vam, SàigònChào các Bạn! Những người tham gia vào diễn đàn BBC tôi nghĩ nhất định là có một tầm hiểu biết về Dân chủ nhất định, vì vậy tôi mong rằng khi trao đổi các bạn nên có ý kiến đóng góp để đưa đất nước phát triển. Trên BBC có rất nhiều thông tin giúp bạn nhìn nhận thế nào là dân chủ và dân chủ có tốt hay không. Ví dụ như những bài viết về Đài Loan, Nam Hàn, Thái Lan... đây là những nước có điểm xuất phát tương tự VN, cũng có chế độ độc tài, nhưng từ những năm của thập niên 90 của thế kỹ trước họ đã nhận ra và thay đổi đường lối theo dân chủ. Đến ngày hôm nay đất nước của họ đã đạt được những thành tựu vượt bật. Còn chúng ta, bám víu vào cái không tưởng (mà thực chất là giáo điều, mị dân của của một nhóm nhỏ lợi ích ĐCS). Chính vì vậy tôi thấy rằng mặc dù Phong trào 8406 còn nhỏ bé, nhưng họ đã góp một phần để phát triển đất nước, họ không làm vì lợi ích cá nhân, hơn hẳn những qua chức đường đường chính chính cướp của của dân hàng ngày. Chính vì vậy tôi rất mong muốn khi các bạn đọc và hiểu, các bạn nên có những phản ứng tích cực để tốt cho dân tộc VN. Thân Mến. TNCó lẽ chúng ta nên nghĩ tới điều gì quan trọng nhất cho đất nước VN hiện tại và tương lai. Đó phải chăng là một thể chế chính trị mà mô hình của nó gần gũi với các nước dân chủ Tây phương: là nhu cầu cơm no, áo ấm, công bằng và dân chủ? Dưới chế độ CS ở VN chúng ta đã rõ, tham nhũng ở khắp mọi ngõ ngách trong đời sống xã hội: than củi, điện lực, xăng dầu, đường xá, cầu cống, tiền bạc ngân hàng, nhà cửa đất đai, trường ốc, giáo dục...Cái tha hóa về mặt đạo lý của đa số viên chức chế độ mới là nghiêm trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến người dân qua tiếp xúc hằng ngày và hậu quả ta khó biết được kéo dài bao lâu. Dẫu sao chăng nữa, với tôn chỉ bất bạo động, không vũ khí, tôi không nghĩ Khối 8406 muốn hoặc có đ! khả năng lật đổ chế độ nhưng tại sao nó không thể là một đối trọng, một tấm gương soi để chính quyền thấy cái sai sót của mình? Thật là ấu trĩ nếu đòi hỏi những cá nhân trong Khối 8406 tốt đẹp, hoàn hảo mà trước mắt không đòi hỏi cán bộ nhà nước trong sạch hơn cho dân nhờ?. Không ai dám phanh phui cái xấu của chế độ thì làm sao biết để sửa sai mà vài quí vị lên tiếng chống đối? Hãy nghĩ xem quí vị có đưa ra một giải pháp gì đó hay ho hoặc phê phán để giúp chế độ thay đổi tốt hơn hay là ngồi đó rung đùi nín thing, "không thể chấp nhận" đối lập dưới bất cứ hình thức nào như kiểu nhà nước đã tuyên bố?. Vo DanhThật là tức cười cho một nhóm người 8406 khoát lát. Các anh nghĩ rằng tiếng nói của các anh cộng đồng quốc tế lắng nghe à. Các anh không có một miếng đất cấm vùi, những tiếng nói của các anh chỉ được lắng nghe vào thế kỷ 17. Chữ ký 2000 người không thể nói lên một điều gì cả. Tôi có thể ngồi ở nhà sọan thảo ra những văn bản có tính thuyết phục hơn anh gấp nhiều lần. Các anh 8406 đã đi lệch hướng rồi. Các anh có cần tôi dạy cách thuyết phục người khác không? Các anh không hiểu người dân Việt Nam muốn gì và chính phủ Việt Nam cần phải làm gì để đưa đất nước Việt Nam lên một đỉnh cao mới của thời đại. Cao Kỳ, TP. HCMThế là đã rõ, các 8406 gì đó đâu có muốn cho VN yên ổn, họ đang lợi dụng để đấu tranh chứ vì dân cái gì. Tôi thấy kinh tế thị trường thì phải chấp nhận kẻ giàu người nghèo, kể cả nông dân như cha tôi nếu không biết đầu tư để đổi mới sản xuất thì nghèo cũng phải chấp nhận thôi chứ khóc than cái nổi gì. Chắc gì các vị 8406 lãnh đạo thì dân VN giàu hơn không chừng các vị còn vơ vét và bất chấp dân đen nữa chứ đừng có cao giọng nhân quyền. Nguyễn Hoạt, Hoa KỳTrước hết tôi rất tán đồng và đắc ý trước việc khối 8406 viết thư cho APEC, đây là công việc có tính phản biện với một chính phủ luôn gian dối đối với dư luận thế gìới trong cách cai trị người dân. Lá thư đả đưa ra được nhưng phân tích xác đáng và bằng chứng căn bản của chính sách độc tài mà chính thể CS đang theo đuổi. Nhóm 8406 được hình thành lên từ người dân VN, họ vừa là chứng nhân và là nạn nhân trong một chế độ hà khắc và độc tài hiện nay . Do đó không ai có thể chụp mũ và gán ép họ bất cứ tội gì như hai bạn Q. Huy và Long đang làm , lời 2 bạn viết ra thấy nó kịch và sặc mùi tuyên truyền. Khối 8406 không kêu gọi các nước APEC đừng hợp tác với VN và người việt Hải Ngoại cũng không bao giờ cổ suý VN không gia nhập WTO. Nhưng cộng đồng hải ngoại và nhân dân VN phải lên tiếng hay phát biểu cho cộng đồng thế giới biết về bản chất thể chế CS ở VN. Điều này chỉ có lợi cho người dân và bất lợi cho chính quyền CS. Lê Đức Duy, BerlinDẫu sao thì tôi cũng cám ơn cái khối 8406, qua lá thư mà người dân trong nước hiểu họ đang muốn gì. Nhất là lời kêu gọi các nước khác đừng hợp tác. Nếu như là đa đảng, thì nhóm này là một thiểu số quá ít ỏi, họ là ai mà dám mạo xưng là đại diện của tuyệt đại đa số dân nghèo? Ai cho họ cái quyền cản sự tiến bộ đi lên của quê hương mà đòi đại diện? Người dân nghèo ,họ cũng rất cần sự đi lên của đất nước,q ua đó họ mới thoát nghèo. Bình thảnỞ một cái chính quyền mà làm mỗi quyển Bách khoa tự điển cũng có tham những trong đó nữa thì còn gì để nói nữa nhỉ. Bây giờ cả xã hội đã mục nát, nhân cách con người bị chai sạn, chuyện tham ô lớn nhỏ thành bình thường. Việc khối 8406 đòi lại nhân quyền và dân quyền cho dân tộc VN đã bị đảng cướp mất hay hạn chế là việc cần thiết để dân tộc VN vượt nhanh lên trên xa lộ văn minh và tiến bộ về mọi mặt trên thế gìới. LadyKhối 8406, các Ngài thật quá ngây thơ khi muốn chọc thủng hàng rào Cộng sản Việt Nam bằng bức thư đó. Lập luận của các Ngài trở nên quá đỗi ngớ ngẩn khi tỏ vẻ sắc bén vào những vết đen-chỗ yếu của Cộng sản: Tham nhũng, nghèo đói, độc tài và không tự do dân chủ. Mấy cái này người người đều biết, nhà nhà đều rõ cả rồi ạ. Có điều là những người Việt Nam muốn có cái quyền “có thể nói lên tiếng nói trung thực của họ” chưa tường được ý đồ chính trị tốt đẹp của các Ngài. Các Ngài nên thảo luận lại cùng nhau để có ý tưởng mới lạ, thuyết phục hơn cho những lập luận chính trị về sau. Xuân LamXin trao đổi với Quang Huy, Hà Nội. Thứ nhất, nói về quan niệm của Quang Huy, Hà Nội: "Ở Hải ngoại thì không muốn cho VN vào WTO, ở trong nước thì hòa cùng dàn đồng ca kêu gọi các nước APEC đừng có hợp tác với VN, để VN bị cô lập bao vây." Thật sự mà nói, tất cả những người Việt yêu tự do, đang lợi dụng cái sự mong muốn của chính phủ Việt Nam vào WTO. Họ đã vận động chính trị can thiệp vào Kinh Tế. Cái điều mà họ thấy rộng là, khi có sự thay đổi về tự do, về đa đảng, chính sách sẽ minh bạch hơn, đầu tư sẽ an tòan hơn, điều này dẫn đến đầu tư sẽ nhiều hơn. Chứ không phải là thiển cận như Quang Huy đã nói. Cái mà Quang Huy nói chỉ là Quang Huy lo sợ là khi thay đổi tự do, theo tư bản, kinh doanh phải minh bạch hơn, thủ tục đơn giản hơn các "ông lớn" không có các thủ tục "tiền đâu" bỏ túi riêng nữa. Đâu phải tự do hơn là đầu tư bị giảm sút. Mà trái lại tự do hơn kinh tế sẽ phát triển hơn. Vậy tại sao cần phải gắn chính trị vào việc PNTR và WTO. Vì khi tự do hơn, các nước sẽ đầu tư mạnh hơn. Còn nếu Chính phủ Việt Nam không cải thiện, các nước đầu tư cầm chừng, vì nguy hiểm với luật pháp nhà nước cộng sản Việt Nam. Trả lời với AV. Một khi có đa đảng, người dân tự do phát biểu, tự do bầu chọn, và tự do lật đổ. Thì đảng nào mà lên cầm quyền có ý định vơ vét là bị khai tử ngay. Chứ không như cộng sản vơ vét rồi dùng công an địa phương làm cản địa cho quan trên làm bậy. Bạn AV nói đến công nhân à, thật ra mà nói. Đảng cộng sản là đảng của giai cấp công nhân. Nhưng bạn nhìn kỹ lại xem, công nhân Việt Nam làm việc cật lực, mà lương thì chưa đến 1triệu đồng/tháng, sống trong những căn nàh chật hẹp nóng bức. Vậy tôi hỏi bạn đảng cộng sản Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân hay đảng của nhà cầm quyền? Khi mà trước mắt tôi thấy công nhân nghèo hơn nhà cầm quyền. Trung Lập, MunichTôi thấy thất vọng về khối 8406 qua cách hành văn của họ trong lá thư gửi lãnh đạo các nước APEC. Việc xuất hiện nhiều khối, nhóm đấu tranh đòi dân chủ cho VN là điều đáng hoan nghênh, nhưng tôi không hiểu tôn chỉ hành động của khối này là gì, mục đích cao nhất không phải là vì một nước VN phồn vinh, thịnh vượng hay sao? Có lẽ có những nguyên nhân người ngòai cuộc không hiểu đuợc, có thể do đàn áp, có thể do hận thù quá khứ, nhưng làm gì thì làm cũng phải giữ thể diện quốc gia và bản thân phải là những người yêu nước. Sự hỗ trợ từ bên ngòai là cần thiết, nhưng cái chính là vận động từ ngay trong quốc nội. Văn phong viết càng cay cú thì càng thể hiện sự bất lực của "phong trào". AVMột đảng đã chịu không thấu, đa đảng chắc chết luôn. Một đảng mà chúng tôi cũng đã chịu đựng bấy lâu rồi, xin quý vị đừng làm dân khổ thêm nữa. Chắc gì quý vị muốn lật đổ CS để đưa đất nước đi lên hay lại thêm một lũ quan tham vơ vét nữa. Đưa đất nước đi lên đâu chưa thấy nhưng nỗ lực của quý vị nhằm tách VN ra khỏi sân chơi quốc tế thì quá rõ ràng rồi. Hãy để hàng trăm ngàn công nhân dệt may có công ăn việc làm, hãy để con cá con tôm nước ta đi ra thế giới... Xin đừng tự bôi tro trét chấu vô mặt mình nữa. Tiêu chí của người Việt là hoà nhập chứ không phải hoà tan. Quang Minh, Nha TrangKhối 8406 là tiếng nói đại diện cùa đại đa số dân thấp cổ bé miệng. Tôi rất hãnh diện vì đã có những người VN dũng cảm bất chấp sự đày đọa, chà áp của chính quyền lên tiếng đòi hỏi quyền lợi tối thiểu cho nhân dân VN. Tương lai đất nước chờ mong vào những 8406. Người trẻ 81Tôi nghĩ muốn 10 năm sau có dân chủ thì đấu tranh từ bây giờ là vừa. Và tôi cũng đồng ý với phương pháp đấu tranh bất bạo động của nhóm 8406. Đấu tranh làm sao để chính quyền tiến bộ hơn, để dân ta thực sự có được các quyền ghi trong Hiến pháp. Tôi ủng hộ nhóm 8406. Long, TP. HCMKính gởi nhóm 8046, Kính thưa các ngài đang đấu tranh đòi quyền dân chủ. Các ngài đòi mội thứ mà tôi nghĩ chính các ngài cũng không biết làm sao sử dụng cho hiệu quả. Tư tưởng và suy nghĩ của các ngài nghèo nàn đến mức không thể đặt tên đàng hoàng mà fải sử dụng những con số. Giả dụ các ngài thành công thì không biết các ngài sẽ dẫn dắt đất nước Việt Nam tới đâu. Theo ý kiến riêng của tôi, hành động kêu gọi ủng hộ sự can thiệp từ bên ngoài vào Việt Nam chẳng khác gì Lê Chiêu Thống mời quân Thanh vào chiếm Việt Nam, hay Nguyễn Ánh cõng rắn cắn gà nhà. Quang Huy, Hà NộiHọ suy nghĩ cực đoan. Họ nêu danh nghĩa đấu tranh cho tự do dân chủ cho những điều tốt đẹp hơn cho Vn, nhưng nhìn vào biện pháp tiến hành của họ thì ngược lại, họ làm mọi cách để lật đổ chính quyền mà không đoái hoài đến cuộc sống của người dân sẽ ra sao? Ở Hải ngoại thì không muốn cho VN vào WTO, ở trong nước thì hòa cùng dàn đồng ca kêu gọi các nước APEC đừng có hợp tác với VN, để VN bị cô lập bao vây. Làm thế vì mục đích gì, vì dân VN hả? ai cũng biết nếu VN bị bao vây cô lập trên trường quốc tế thì! dân VN sẽ càng khốn khổ hơn? vậy mục đích của họ là lấy dân Vn làm vật tế thần để cốt lật đổ chế độ trong nước. Trong khi Vn đang cố gắng hội nhập quốc tế và tập trung phát triển kinh tế, Nhân hội nghĩ APEC ở Hà nội này Vn muốn quảng bá hình ảnh đất nước là một điểm đến an toàn cho du lịch và đầu tư nước ngoài,là bạn và đối tác của tất cả các nước thì khối 8406 lại yêu cầu bên ngoài đừng có quan hệ hợp tác với VN đó là việc làm đi ngược lại với mong muốn của đại đa số người dân Vn.
Tình yêu giữa phiên dịch viên của quân đội Hoa Kỳ, Nayyef Hrebid, và quân nhân Iraq, Btoo Allami, nảy nở vào lúc cuộc chiến Iraq đang trong giai đoạn cao điểm.
Tình yêu đồng giới ở Iraq thời chiến
Btoo Allami và Nayyef Hrebid Đó là sự khởi đầu của cuộc đấu tranh kéo dài suốt 12 năm để họ được sống bên nhau. Hồi 2003, Nayyef Hrebid bị cuốn vào cuộc chiến Iraq. Với tấm bằng đại học ngành nghệ thuật, anh trở thành người phiên dịch cho quân đội Hoa Kỳ sau khi không tìm được việc làm nào khác. "Tôi đóng ở Ramadi, nơi cuộc chiến ác liệt nhất vào thời điểm đó. Chúng tôi khi đi tuần tra trên đường thường chứng kiến cảnh có người thiệt mạng do các thiết bị bom tự tạo gài bên đường, hoặc do những kẻ bắn tỉa. Tôi tự hỏi mình: 'Tại sao tôi lại ở đây? Tại sao tôi lại làm công việc này?'" Tuy nhiên, cuộc chạm trán tình cờ với một người lính Iraq đã làm thay đổi mọi thứ. "Một hôm, tôi đang ngồi bên ngoài thì người đó từ buồng tắm bước ra. Tôi thấy tóc cậu ấy bóng mượt, rất đen, và cậu ấy mỉm cười. Tôi nghĩ, 'Trời đất, chàng này thật là đẹp trai.'" "Tôi cảm nhận thấy một điều tươi đẹp đang diễn ra ở giữa chốn rất tồi tệ này." Hrebid giấu kín việc mình là một người đồng tính. Anh không thể công khai thiên hướng tình dục của mình, bởi quan hệ đồng tính là điều cấm kỵ tại Iraq, và những người đồng tính có nguy cơ bị tấn công bạo lực. "Tôi biết rằng tôi khác những người khác khi lớn lên, nhưng tại Iraq thì đồng tính bị coi là điều sai trái, khiến gia đình hổ thẹn. Bạn thậm chí có thể bị giết chết, cho nên cần rất thận trọng," anh nói. Hrebid làm phiên dịch viên cho quân đội Hoa Kỳ Hrebid không biết rằng người lính đó, Btoo Allami, cũng thấy xao xuyến trước anh. "Tôi có cảm giác lạ lùng khi nhìn anh ấy. Cảm xúc của tôi lớn dần theo thời gian, và tôi biết rằng tôi muốn nói chuyện với anh ấy," Allami nói. Họ đã có cơ hội làm quen khi cùng tham gia một đợt càn quét quân nổi dậy khỏi bệnh viện đa khoa thành phố. "Sau các cuộc tuần tra, chúng tôi quay trở về nơi đồn trú an toàn và một hôm Btoo mời tôi qua ăn cùng, tán gẫu cùng cậu ấy và các binh lính khác," Hrebid nói. "Chúng tôi nói chuyện suốt đêm này qua đêm khác, và tình cảm của tôi dành cho cậu ấy cứ lớn lên." Ba ngày sau bữa ăn tối đó, Hrebid và Allami tìm được cớ để ra ngoài nói chuyện riêng với nhau. Họ ngồi trong một bãi đậu xe tối đen, đầy các xe Humvee của Mỹ xung quanh. "Tôi cảm thấy thật gần gũi với Nayyef, và tôi cảm thấy đó là lúc tôi cần nói điều gì đó," Allami nói. "Thế là tôi nói với anh ấy về cảm xúc của mình, rằng tôi yêu anh ấy. Rồi anh ấy hôn tôi và bỏ đi. Thật là một đêm tuyệt vời. Tôi đã không ăn gì trong hai ngày sau đó." Btoo, chụp hình cạnh một chiếc Humvee, là trung sĩ trong quân đội Iraq Mối quan hệ nhanh chóng nảy nở, và họ ngày càng dành nhiều thời gian hơn cho nhau trong doanh trại. "Khi đi tuần tra, tôi cố tìm cách ở gần cậu ấy, khi lẽ ra tôi phải ở gần với người Mỹ hơn. Chúng tôi đi bên nhau, chụp ảnh với nhau," Hrebid nói. Các đồng đội người Mỹ và người Iraq của họ nhanh chóng nhận biết được câu chuyện. "Tôi nói với viên đại úy người Mỹ của tôi về Btoo và ông đã giúp đưa cậu ấy tới ở cùng tôi trong doanh trại Mỹ vài đêm," Hrebid nói. "Nhưng một số quân nhân khác đã không thèm nói chuyện với tôi nữa sau khi biết tôi là người đồng tính. Một trong những người bạn cũng làm phiên dịch như tôi, người cùng thành phố với tôi, đã vớ cây gậy to đánh tôi gãy tay." Năm 2007, Hrebid và Allami cùng được đưa tới Diwaniyah ở miền nam Iraq. Họ may mắn được ở cùng trong một thành phố, nhưng phải giữ kín mối quan hệ. Năm 2009, Hrebid nộp đơn xin tị nạn tại Mỹ. Quá trình làm việc nhiều năm cho quân đội Hoa Kỳ khiến việc tiếp tục ở lại Iraq đặt anh vào tình thế nguy hiểm. "Tôi nghĩ rằng tôi sẽ đi và rồi sẽ có thể dễ dàng nộp đơn xin cho Btoo đi cùng tôi sau đó," Hrebid nói. "Tôi biết rằng nếu ở lại Iraq, chúng tôi rốt cuộc sẽ phải cưới những người phụ nữ nào đó và giấu kín cuộc đời thật của mình đến mãn kiếp. Nhưng tôi đã xem loạt phim truyền hình Queer As Folk, và tôi nhận ra rằng có những cộng đồng dành cho người đồng tính ở thế giới bên ngoài." Tuy tình dục đồng giới được chấp nhận về mặt pháp luật tại Iraq, nhưng các nhà hoạt động nói rằng nhiều người đồng tính nam và cả một số người đồng tính nữ đã thiệt mạng do bị tấn công có chủ đích. Hồi 2012, cuộc điều tra của BBC Thế giới vụ cho thấy các cơ quan hành pháp đã tham gia vào việc hành quyết có hệ thống những người đồng tính. Nhóm tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) đã giết hàng chục người đồng tính nam trong thời gian 2015-2016, trong đó nhiều trường hợp bị ném từ các tòa nhà cao tầng xuống cho chết. Hrebid được cấp quy chế tị nạn và chuyển tới định cư tại Seattle. Tuy nhiên, nỗ lực xin visa cho Allami sang sống chung đã không thành. Trong lúc đó, gia đình phát hiện ra Allami là người đồng tính và đã gây áp lực bắt anh cưới vợ. Với sự giúp đỡ của Michael Failla, bạn của Hrebid, một mục sư tại nhà thờ Universal Life Church ở Seattle, Allami trốn thoát sang Beirut. "Điều đó không dễ dàng gì, bởi tôi ký hợp đồng 25 năm với quân đội," Allami nói. "Thêm nữa, tôi là người duy nhất lo cho cả gia đình. Nhưng tôi biết rằng tôi phải sống bên Nayyef." Allami (trái) and Hrebid biết rằng họ không thể công khai việc mình là một cặp đồng tính tại Iraq Allami nộp đơn lên Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc (UNHCR) nhưng visa du lịch của anh hết hạn trước khi hồ sơ được xem xét giải quyết. Trở thành người nhập cư bất hợp pháp, anh phải tránh xa những nơi có binh lính, có chốt kiểm soát để tránh bị bắt gửi về Iraq. "Thời gian chờ đợi thật là khó khăn," Allami nói. "Tôi cảm thấy như mình bị mắc kẹt, không thể làm gì được. Nhưng rồi tôi nói chuyện với Nayyef, và điều đó giúp tôi cảm thấy vững tâm hơn." Họ liên hệ với nhau qua Skype hàng ngày. "Cậu ấy xem tôi chuẩn bị bữa sáng, và tôi xem cậu ấy làm bữa tối, chúng tôi chuyện trò như thể đang sống cùng nhau," Hrebid nói. UNHCR phỏng vấn Allami vài lần, nhưng hồ sơ của anh có nhiều vấn đề và bị trì hoãn giải quyết. Rồi Michael Failla lại giúp đỡ với việc bay tới Beirut hai lần để trình bày thay mặt Allami. "Tôi gọi ông ấy là cha đỡ đầu," Allami nói. Trong lúc chờ đợi quyết định của UNHCR, Allami được Tòa đại sứ Canada ở Lebanon phỏng vấn. Với sự giúp đỡ của Failla, anh đã được bay tới Vancouver vào tháng Chín 2013. Hai người nay sống cách nhau chỉ còn 225km, ở hai bên biên giới. "Tôi đi sang đó vào tất cả các dịp cuối tuần để gặp Btoo và cả vào những ngày tôi được nghỉ làm nữa," Hrebid nói. Hai người kết hôn tại Canada vào dịp Lễ Tình nhân 14/2/2014. Hrebid sau đó nộp đơn xin visa Mỹ cho Allami theo dạng hôn phu. Tháng Hai 2015, họ được cơ quan di trú Hoa Kỳ tại Montreal mời lên phỏng vấn. "Đó là chuyến bay dài chừng 6-7 giờ đồng hồ, thời tiết thì băng giá - đâu như âm 27 độ C," Hrebid nói. "Nhân viên di trú hỏi chúng tôi ba bốn câu, và khoảng 10 phút sau bà ấy nói với Btoo: 'Anh đã được phép nhập cư vào Hoa Kỳ để sống.' "Tôi đã phải đề nghị bà ấy nhắc lại lần nữa. Tôi bịt tay lên miệng để khỏi hét vang lên. Chúng tôi ra ngoài, tôi bắt đầu khóc và run rẩy. Tôi không thể tin được là rốt cuộc điều đó đã xảy ra. Chúng tôi được sống bên nhau ở nơi mà chúng tôi muốn sống." Tháng Ba 2015, Hrebid và Allami từ Vancouver tới Seattle bằng xe buýt. Họ quyết định làm một đám cưới nữa ở Mỹ và kết hôn tại bang Washington. Giờ đây, họ sống bên nhau trong một căn hộ tại Seattle. Hrebid hiện làm người quản lý cho một công ty trang trí nhà cửa và đã có quốc tịch Mỹ. Allami thì đã có thẻ xanh và sẽ trở thành công dân Mỹ trong năm tới. Anh làm quản đốc xây dựng. Câu chuyện của hai người đã được dựng thành phim tài liệu, "Outof Iraq", đã ra mắt tại Liên hoan Phim LA hồi năm ngoái. "Chúng tôi không có gì phải giấu diếm. Tôi nắm tay cậu ấy khi đi trên phố," Hrebid nói. Allami tán thưởng. "Mọi thứ với chúng tôi bây giờ thật khác," anh nói. "Trước kia, chúng tôi thật tuyệt vọng, nhưng nay chúng tôi đã là một gia đình. Đây là một thành phố thân thiện với người đồng tính. Tôi sống trong một giấc mơ." Hình ảnh trong bài do World of Wonder Productions cung cấp.
Ngày nọ, tôi đánh rơi một mẩu chocolate, và tự hỏi liệu có bao nhiêu vi khuẩn đã lọt vào món khoái khẩu của mình. Nhưng tôi không thấy nó dính bụi, nên vẫn nhặt lên ăn tiếp.
Nên ăn thức ăn vừa rơi xuống nền nhà?
Dù sao thì, sàn bếp nhà tôi cũng khá sạch và miếng chocolate mới rơi xuống chưa tới 5 giây. Tôi rất thích "quy tắc 5 giây". Tất cả chúng ta đều biết quy tắc này đúng không? Thức ăn rơi xuống sàn vẫn ăn được nếu bạn nhặt lên trong 5 giây đầu tiên sau khi rơi. Nhưng liệu tôi ăn vậy có đúng không? Hay là tôi đã vô tình bỏ vào miệng một mớ vi sinh vật nguy hại? Tôi đặt câu hỏi này với những bạn đọc trong cộng đồng BBC Earth, liệu họ sẽ làm gì trong tình huống tương tự? Bạn có ngại phải ăn tiếp đồ ăn đã đánh rơi? Bạn đọc Adam Harmsworth nói quy tắc này phải đúng đắn. "Chắc chắn là vi khuẩn và các sinh vật lây nhiễm hiểu quy tắc thời gian này." - Ông nói. Adam thật mơ tưởng. Gary Burch nói ông theo quy tắc ba giây nhưng vì lí do hoàn toàn khác: "Bởi đó là thời gian trung bình từ lúc tôi làm rơi thức ăn xuống sàn cho đến khi chú chó ăn mất." Manuel Rodriguez cho biết anh là một sinh viên đại học nghèo, vì thế anh theo quy tắc 5 phút. Nhưng những người khác nghiêm khắc hơn hẳn. Corinne Howard nói: "Nếu đồ ăn không vào thẳng miệng, thì bỏ nó vào sọt rác." Bạn đọc Jon Bedet nói: "Chúng ta đang nói về vài phần triệu giây để vi khuẩn bám vào miếng thức ăn bạn đánh rơi. Vậy thì vài phần trăm giây còn có lý." Lane Jasper thì nói, điều đó còn "phụ thuộc vào đấy là thức ăn gì và bạn đang đói cỡ nào." Để giải quyết cuộc tranh luận, tôi đặt câu hỏi này với các nhà khoa học chuyên về vi sinh vật. Liệu họ có ăn miếng bánh mì đánh rơi, miếng pizza, hay nhặt viên kẹo đường có bơ lên ăn sau khi rơi? Một nhà bếp sạch sẽ nhất cũng đầy các loại vi khuẩn. Ảnh: David Scharf/Science Photo Library Đầu tiên, hãy làm rõ thông tin. Trên sàn nhà không phải lúc nào cũng có cả đàn vi khuẩn nằm đó sẵn, chực chờ vồ lấy bất cứ thức ăn gì rơi xuống. Thay vào đó, vi khuẩn có ở bất cứ đâu, ngay cả sau khi bạn vừa lau nhà xong. Adam Taylor đã chỉ ra điều hữu ích này: "Theo khoa học mà nói, chẳng có quy tắc năm giây nào hết. Nếu thức ăn chạm vào nền nhà chỉ một nano giây, nó đã bị bẩn rồi." Ngay khi thức ăn chạm mặt sàn, "tất nhiên nó sẽ bám "chất bẩn" và dĩ nhiên là có vi sinh vật trong chất bẩn đó.", Jack Gilbert một nhà sinh thái học vi sinh vật tại Đại học Chicago, bang Illinois, Hoa Kỳ, giải thích. Bất cứ lúc nào, cũng luôn có khoảng 9.000 loài vi sinh vật khác nhau rình rập trong bụi bặm trong nhà. Theo một nghiên cứu năm 2005, có khoảng 7.000 loại vi khuẩn khác nhau. Hầu hết các loại này đều vô hại. Vi khuẩn ở xung quanh bạn bất cứ lúc nào, trên tay, trên mặt, trong nhà bạn. Chúng ta lập tức bị vi khuẩn bám vào qua da, và qua không khí ta hít thở. Vi khuẩn ở bất cứ đâu, kể cả trên da người. Ảnh: David M. Phillips/Science Photo Library Gilbert nói: "Bạn không thể tránh khỏi các vi sinh vật. Đó là điểm quan trọng. Thực ra mà nói, bạn đang sống và thở trong một biển vi khuẩn." Các nhà khoa học thậm chí đã tìm ra một con số cho các loại vi khuẩn. Mỗi người thải ra khoảng 38 triệu tế bào vi khuẩn vào môi trường mỗi giờ - theo một nghiên cứu. Gilbert nói chúng ta đã được học rằng vi khuẩn nguy hiểm và "chúng ta phải tiêu diệt chúng" trong suốt 100 năm qua. "Chúng ta bị hoang tưởng quá mức về bụi bẩn và cũng không nhận thức được sự hên xui của việc bị nhiễm mầm bệnh." - Ông cho biết. Gilbert nói ông sẽ vẫn ăn thức ăn bị đánh rơi trên sàn, miễn là môi trường ở đó khá an toàn. Ông giải thích: "Nếu tôi làm rơi thức ăn trong một hố chôn bệnh dịch hạch, chắc chắn tôi sẽ không nhặt lên ăn." Để giải thích, ông đã nói thêm xa hơn vậy. Thực ra, ngay cả khi có liếm sàn nhà hay bệ ngồi nhà vệ sinh, bạn cũng khó có thể mắc bệnh. Toilet vẫn đủ sạch cho chú chó. Ảnh: Big Cheese Photo LLC/Alamy Stock Photo Tuy nhiên, thật không khôn ngoan chút nào nếu bạn làm vậy khi trong nhà có người bị bệnh hay bạn đang sống ở một quốc gia có tình trạng an toàn vệ sinh kém. Ngoài ra, dĩ nhiên vẫn có những mầm bệnh nguy hiểm xung quanh. Thế nhưng, nếu mầm bệnh đó rình rập trên nền nhà bạn, có nghĩa là nó cũng sẽ có ở đâu đó trong nhà, như trên kệ bếp hay tay nắm cửa. Và thế thì bạn vẫn có thể bị bệnh dù bạn có ăn thức ăn đánh rơi trên sàn hay không. Các quy tắc cảnh báo thông thường vẫn cần thiết. Nếu bạn không may có loại vi khuẩn tên salmonella trên nền nhà, ăn đồ ăn rơi trên sàn có thể khiến bạn nhiễm bệnh dù bạn có nhặt lên thật nhanh dưới 5 giây hay không. Một nghiên cứu năm 2006 cho thấy, nguy cơ nhiễm Salmonella với thức ăn đánh rơi 5 giây thấp hơn đánh rơi 1 phút, nhưng nguy cơ vẫn hiện diện. Một con vi khuẩn Salmonella. Ảnh:USDA/Science Source/Science Photo Library Không có rào cản diệu kỳ nào giúp bạn tránh khỏi vi khuẩn, cho dù có cực kỳ nghiêm khắc và sạch sẽ, bạn cũng không thể tránh khỏi nó. Trong thực tế, một số loại vi sinh vật có ích cho chúng ta. Katherine Amato từ Đại học Northwestern ở Illinois, Hoa Kỳ nói:"Nếu bạn không đánh rơi thức ăn trong phòng khám bệnh hay nhà vệ sinh công cộng, thì có thể việc dính vi khuẩn cũng có lúc tốt." Bởi vì chúng ta tiến hoá cùng với các vi sinh vật xung quanh mình. Các nhà nghiên cứu như Amata ngày càng tin rằng chúng đó một vai trò quan trọng trong quá trình tiến hoá của loài người. Chúng ta dính vi sinh vật từ môi trường từ khi còn rất bé, kể cả việc nghịch đất, cát. "Hệ vi sinh vật" trên cơ thể một đứa trẻ bắt đầu khá giống người lớn khi bé được hai tuổi. "Nếu có vi sinh vật dính trên thức ăn, nó có thể [vì thế] đóng góp vào quá trình phát triển hệ miễn dịch cho cơ thể." - Amato nói - "Tôi vẫn nhặt lên và ăn". "Bạn không thể có hệ miễn dịch nếu quá mức sạch sẽ." - Natalie Henning đồng ý với ý kiến này. Nói cách khác, quy tắc 5 giây hoàn toàn vô nghĩa. Nếu có vi sinh vật nguy hiểm hiện diện, dù có làm theo quy tắc này bạn cũng không thể tránh khỏi việc nhiễm bệnh. Ngoài ra, thì ăn thức ăn nhặt lên từ sàn nhà cũng an toàn. Dầu sao, tôi cũng không chắc là mình muốn thử liếm bệ ngồi nhà vệ sinh đâu! Bản tiếng Anh của bài này đã đăng trên BBC Earth
Cơn bão tăng giá với sang chấn đầy tai biến đang đẩy xã hội Việt Nam vào một vòng xoáy mới, tiếp nối chuỗi vòng xoáy mà nó đã kết dính suốt gần ba năm suy thoái kinh tế qua.
Cơn bão giá và nhóm lợi ích
Tập đoàn xăng dầu Petrolimex kích động đến ba lần tăng giá Chỉ ít lâu sau kỳ họp quốc hội vào tháng 5/2013, mặt hàng xăng dầu đã được Bộ công thương, Bộ tài chính và một trong những nhóm lợi ích độc quyền nhất Việt Nam là Tập đoàn xăng dầu Petrolimex kích động đến ba lần tăng giá. Cũng song trùng với quy luật bài trùng, người anh em sinh đôi của Petrolimex là Tập đoàn điện lực Việt Nam – EVN – đã ngay lập tức đẩy giá điện lên 5%. Hành động mang hàm ý bất chấp này càng làm nổi rõ một quy luật kinh tế - chính trị: giá giảm vào trước và trong các kỳ họp quốc hội, nhưng lại tăng vọt “lên một tầm cao mới” sau khi cánh cửa hội trường dân cử khép lại. Mối lo thường trực của người dân đã có cơ sở để biến thành linh cảm thật tệ: không lúc này thì lúc khác, nhóm lợi ích sẽ không bỏ cuộc và vẫn sẽ tiếp tục theo đuổi lộ trình tăng giá điện và xăng dầu. Trong khi đó, không có gì giấu nhẹm mãi được, có vẻ cuối cùng Ban tuyên giáo trung ương cũng phải làm ngơ để báo chí đưa tin về hàng loạt vụ nhảy cầu quyên sinh vì nguyên do bức bách tài chính. Cái nghèo dân sinh chưa bao giờ quyện gắn với vô cảm quan chức đến mức này, vào buổi giao thời đầy tính định mệnh như thế này của dân tộc. Nhưng bất chấp phản ứng của đại đa số các tầng lớp nhân dân, giai tầng lợi ích ở Việt Nam vẫn tiếp tục chiến dịch “bù lỗ vào dân”. Những tin tức mới nhất cho thấy với đợt tăng giá 5%, EVN đã có được thêm 3.000 – 4.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, một quan chức cao cấp ngành điện lực vẫn than thở là tập đoàn này còn “thiếu ít nhất 8.000 tỷ đồng nữa”, tương ứng với khả năng EVN phải tăng 15-20% giá điện trong năm nay. So với con số lỗ còn treo đến 34.000 tỷ đồng do đầu tư trái ngành vào chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm bị phát hiện vào cuối năm 2011 và như một công bố chẳng đặng đừng vào đầu năm 2013, cho tới nay EVN đã “thanh lý” được một phần, nhờ vào thao tác dùng giá điện “thanh toán” lên đôi vai gày guộc của nhân dân. Xăng dầu và điện tăng cũng ngay lập tức kích thích giá các mặt hàng khác cùng phi mã. Chỉ ít ngày sau khi tăng giá xăng dầu và điện, hàng loạt mặt hàng rau quả ở miền Tây Nam Bộ đã tăng từ 10-30%. Còn tại các đô thị, giá sữa đương nhiên là một thứ hàng không thể không tăng, làm khốn khó thêm cho đời sống người dân trong cơn bão suy thoái. Chính phủ không vô can Không thể nói Chính phủ vô can trong toàn bộ câu chuyện tăng giá điện và xăng dầu. Giá điện lại vừa tăng ở Việt Nam Bất chấp nạn suy thoái kinh tế kinh niên và phản ứng của người dân, các nhóm lợi ích xăng dầu và điện lực vẫn đang hứa hẹn sẽ còn tiếp tục tăng giá trong năm nay và cả cho năm sau - 2014, tăng đến khi nào toàn bộ số lỗ do đầu tư trái ngành những năm về trước được thanh toán trên đầu người dân. Bất chấp “những cố gắng của toàn bộ Chính phủ” trong cuộc chiến chống lạm phát, những tác động được giới quan chức thống kê Việt Nam xem là “tăng giá điện và xăng dầu không ảnh hưởng nhiều đến lạm phát” liệu còn có ý nghĩa gì khi giá nhiều mặt hàng đã tăng phi mã tại các chợ và cửa hang? Thay thế cuộc chiến này bằng một cuộc chiến khác, phải chăng điều mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng diễn trình mong muốn - cuộc chiến chống các nhóm lợi ích - đang có nguy cơ bị chính các nhóm đặc quyền đặc lợi này diễn đạt theo một cách hoàn toàn trái ngược? Nhưng cảnh sắc trái ngược như thế lại thường được lịch sử chứng thực ở những quốc gia không độc quyền. Vào tháng 2/2013, trước hành vi tăng mạnh giá điện của hai nhà phân phối điện lực là Công ty CEZ và Evergo-Pro và Công ty EVN, hàng chục ngàn người dân Bungaria đã đổ ra đường biểu tình, đẩy cao nguy cơ một cuộc bạo động đẫm máu. “Tôi sẽ không tham gia vào một chính phủ mà ở đó cảnh sát có quyền được đánh đập người dân. Chúng tôi cũng có danh dự và lòng tự trọng riêng của mình. Nhân dân đưa chúng tôi lên nắm quyền và chúng tôi sẽ trao trả lại quyền lực cho họ” - Thủ tướng Boiko Borisov khẳng định trước Quốc hội nước này. Chỉ sau đó một tháng, chính phủ Bungaria đã quyết định từ chức. Dân chúng? Còn ở Việt Nam và ứng với một lịch sử độc quyền về nhiều phương diện, nhân dân sẽ biểu cảm ra sao? Sức chịu đựng của người dân Việt Nam là rất cao, đặc biệt trong thời chiến tranh. Nhưng sau khi chiến tranh đã trôi qua gần bốn chục năm và thế đặc quyền cũng có chừng ấy thời gian để tác quái, không ai có thể nói trước được điều gì. Vào kỳ họp quốc hội tháng 5/2013, lồng trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái thảm trạng cùng trào lưu thăng hoa của các nhóm lợi ích và nạn tham nhũng, thái độ im lặng của các đại biểu quốc hội đã khiến cho dư luận người dân thất vọng. Tuy nhiên, một hiệu ứng tâm lý xã hội đã bất ngờ xảy ra vào cuộc bỏ phiếu tín nhiệm lần đầu tiên trong lịch sử quốc hội: đa số phiếu tín nhiệm thấp được các đại biểu quốc hội dồn cho giới quan chức chính phủ – những người phải chịu trách nhiệm trực tiếp về khả năng điều hành kém cỏi. Không phát biểu không có nghĩa là không hành động. Và chỉ hành động nếu có cơ hội – đó là điều mà nhiều đại biểu quốc hội, dù phải rơi vào tình thế lắng tiếng vì một số lý do nào đó, nhưng đã bộc lộ qua một phản ứng có tính kết tủa bằng vào lá phiếu của mình. Vậy còn thái độ người dân đối với Chính phủ thì sao? E rằng, phản ứng của người dân sẽ khác và còn khác nhiều với khối quan chức quốc hội. Một quy luật tâm lý xã hội khác đang hình thành ngày càng sống động: giá độc quyền càng tăng, sức chịu đựng của người dân càng tiệm cận với giới hạn cuối cùng. Tâm lý chịu đựng đang dần chuyển sang tâm lý phản ứng và có thể cả phản kháng. Ai cũng biết rằng, đến một thời điểm nào đó, khi tâm lý chịu đựng đã vượt qua tâm trạng sợ hãi, những người dân khốn khổ nhất sẽ bắt đầu tập hợp với nhau, tạo thành tiền đề phản ứng công khai đầu tiên như người dân Bungaria đã làm. Những cuộc biểu tình công khai đối với chính phủ cũng từ đó mà sinh sôi, có thể kéo theo tình hình mất kiểm soát, để sau đó không ai có thể lường được hậu quả sẽ ra sao. Lẽ nào Chính phủ và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn quá chủ quan với cận cảnh mất mát ấy? Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả, một nhà báo tự do ở TP Hồ Chí Minh.
Đột nhiên tôi trở thành trò tiêu khiển sau bữa tối.
Để trở thành công dân danh dự của Newfoundland, Canada
Tôi cảm thấy mặt mình đỏ bừng lên khi bảy cặp mắt nhìn vào tôi chằm chặp - một cô gái đến từ Mỹ giờ đây nép mình nửa kín nửa hở bên trong chiếc áo khoác ngư phủ rộng thùng thình, đôi ủng cao su xanh đậm và một chiếc mũ ngư dân rộng vành màu vàng mà ở những vùng này người ta gọi là sou'wester'. Myanmar, miền đất phủ đầy vàng Đài Loan, hòn đảo 'xin lỗi' của thế giới Quốc gia mới ra đời từ một trò đùa 'Lễ khóc thét' Tôi đang ở Seal Cove, một ngôi làng chỉ có 300 dân thuộc bán đảo Baie Verte (Vịnh Xanh) nằm trên bờ biển đông bắc của tỉnh Newfoundland và Labrador, Canada. Tôi được người bạn Sam của tôi và hôn phu Mark của cô đưa đến đây từ thị trấn Middle Arm gần đó (nơi có 474 dân). Mark mời tôi đến ngôi nhà ấm cúng của bà người bạn của họ, Lorraine Burton. Tôi đứng ở giữa bếp, phía trước bàn ăn nơi chúng tôi vừa ngấu nghiến một bữa tiệc thịnh soạn gồm tôm hùm và cua tuyết với mới bắt được, ăn kèm với ngô bắp nướng và bánh mì bơ tỏi cứng giòn. Mặc dù có cảm giác sợ sân khấu trong lúc chờ đến màn biểu diễn của mình, nhưng tôi cũng âm thầm chờ đợi khoảnh khắc này kể từ khi tôi đặt chân đến Newfoundland hồi ba tuần trước. Tôi đã tìm hiểu ở đây đó từng chút về nghi thức 'lễ khóc thét' (screech-in), một nghi thức chào đón vốn đưa người ngoài trở thành một công dân danh dự của Newfoundland. Đó không phải là một nghi thức bắt buộc đối với khách đến tỉnh này, nhưng nếu chủ nhà và bạn bè của bạn nghĩ rằng bạn thích nó thì nhiều khả năng họ sẽ tổ chức cho bạn. Tôi đã được đưa đến gặp Burton, một chuyên gia về nghi thức này vốn đã thực hành nó trong vòng 15 năm qua ở đây, quê nhà Seal Cove của bà. Tôi chỉ biết rằng có khả năng tôi sẽ hôn một con cá và nhiều khả năng tôi sẽ phải uống cạn một cốc rượu rum. Tôi thích cái sau hơn nhiều. Một bài báo về nghi thức chào sân này của nhà báo kỳ cựu và là dân Newfoundland gốc Roger Bill cho biết 'truyền thống được sáng tạo' này có từ cuối những năm 1960 hay đầu những năm 1970. Mặc dù người ta thường cho rằng người tạo ra nó là một giáo viên, nhưng không có ai từng được chứng minh chắn chắn là người đã tạo ra phong tục này. Thú vui lấy ráy tai thư giãn ở Thành Đô, TQ Chiếc đồng hồ luôn sai giờ ở thủ phủ Scotland Thứ trà quý đến từ bầu trời sao Himalaya Theo Joan Sullivan, một người dân của St John's, thủ phủ tỉnh Newfoundland, và là biên tập điều hành của tạp chí văn hóa nghệ thuật Newfoundland Quarterly, thì nghi thức screech-in nhiều khả năng phát xuất từ các quán rượu trên đường George ở St John's, khi mà những du khách đến tỉnh này sẽ được cho tận hưởng một đêm âm nhạc và giải trí sống động - phong cách của Newfoundland. Tuy nhiên, tập tục này chẳng mấy chốc suy tàn, bà giải thích, một phần là vì 'chính quyền của Thủ hiến Clyde Wells, một người chỉ trích nặng nề nghi thức screech-in, đã hạn chế nó trong cuối những năm 1980'. "Nhưng đến những năm 90, nghi thức screech-in đã trở thành một công cụ quảng bá của hội đồng bia rượu Newfoundland. Do đó tập tục này hồi sinh trở lại và giờ đây nó đã là một nghi thức có sức nặng của riêng mình," bà nói tiếp. Bắt đầu nghi thức Mặc dù bà Sullivan thuộc thế hệ người Newfoundland xem nghi thức screech-in 'không phải là thứ bản địa của Newfoundland', bà thừa nhận rằng 'nhiều người có vẻ như thật sự thích tập tục này và rất nhiều người kiếm sống nhờ nó'. "Có lẽ có ai đó đã chế ra nó nhưng giờ đây nghi thức screech-in đã trở thành một phong tục, và nó đã tiến hóa để trở thành có bản sắc của riêng nó," bà nói tiếp. Đứng cạnh tôi trong chiếc áo sọc đỏ, và cũng mang giày cao su thể thao và một chiếc mũ sou'wester', Burton đưa cho tôi một 'chiếc gậy xấu xí' - chính là một cây gậy lau nhà được hoán cải thành một nhạc cụ truyền thống Newfoundland. Bà bắt đầu dõng dạc: "Cô đã trở thành công dân danh dự của Newfoundland. Ở Newfoundland, chúng tôi có những truyền thống. "Trước hết, cô phải ăn một miếng xúc xích Bologna này," bà nói và đưa ra một chiếc dĩa nhỏ trên đó có nửa lát thịt." "Sau đó cô phải ăn miếng bánh mì cứng này." Chủ nhà của tôi cầm ra một chiếc dĩa với một mẩu bánh mì mà ở đây gọi là Bánh mì Cứng Tinh khiết. Đây là thực phẩm của những ngư dân đi biển hàng tuần. Họ sẽ nhúng bánh mì cứng này vào nước và kẹp nó với những miếng cá tuyết. Trong khi tôi gặm miếng bánh mì cứng, khán giả của tôi cười đồng tình. Bà Burton can thiệp và chặn tôi khi tôi đang nhai giữa chừng. "Bây giờ cô phải nói cái này." "Hãy lặp lại theo tôi: 'Deed I is me old cock, and long may yer big jib draw'." Những từ ngữ rơi ra đó đập vào tai tôi, giọng Newfoundland nặng nghe như ngữ điệu Ireland. Đương nhiên cũng không có gì là ngạc nhiên bởi vì di dân Ireland đến Newfoundland trong những làn sóng di cư vào cuối những năm 1600 và đã lên đến đỉnh vào đầu những năm 1800. Tôi cười khi nghĩ đến phải đọc cái câu lẹo lưỡi này. Burton giải thích cho tôi rằng câu đầu tiên đơn giản có nghĩa là: "Tôi thật sự là vậy, bạn già ạ." "Jib. Từ đó có nghĩa là gì vậy?" Tôi chộp lấy từ lạ đó để kiếm cớ dừng lại. Mọi người bắt đầu bàn bạc về nghĩa của nó cho đến khi tôi nghe thấy ai đó nói rằng jib là một cánh buồm. Sau đó, tôi học được từ bà Jackie Hillier, một quản thủ thư viện tại Trung tâm Nghiên cứu Newfoundland, rằng nếu jib của bạn hút gió thì việc ra khơi sẽ thuận lợi. "Thông thường câu này được sử dụng như là một lời chúc tốt lành cho tương lai," bà giải thích. Nam Kinh, thủ đô vĩ đại của Trung Quốc Người Pháp tạo ra chuẩn đo lường mét thế nào 'Hậu duệ Alexander Đại đế' trên dãy Himalaya Câu nói khó đọc Sau đó, bà giải thích với tôi rằng câu nói được sử dụng trong nghi thức screech-in là một phương ngữ đang biến mất nhanh chóng, nhất là ở St John's. "Những câu nói này được dùng để chúc cho người ngoài lên đường may mắn. Nó dễ thương đến mức nào nào? Đó là một thông điệp đáng yêu hiện thân cho điều mà hầu hết những người sau khi rời Newfoundland sẽ nhớ về chúng tôi, rằng chúng tôi là những người dễ thương nhất quả đất." Tôi hít thở một hơi sâu, đọc lại câu nói đó trong tiếng cười vang dội. Tôi cũng cười, đơn giản vì cảm thấy thở phào nhẹ nhõm vì mình đã cố gắng. "Bây giờ thì ăn con mực khô này đi," Burton yêu cầu. Để đề phòng, tôi chọn miếng nhỏ nhất. Tôi nghĩ rằng mọi việc đã xong xuôi, cho đến khi Burton đi nép về phía tôi và nói: "Làm sao mà cô có thể làm một điều khi cô không có cái gì để làm điều đó?" Lại là âm điệu khó nghe đó. Khán giả lại cười rộ lên, và tôi cố để không bị nghẹn miếng mực. Tôi lắc đầu và cười cho đến khi má của tôi bị đau. "Khoan đã, nói chậm lại," tôi nói với bà Burton. Tôi tiến gần hơn để cố gắng đoán từ khẩu hình. Burton lặp lại chậm rãi, và tôi nói theo bằng âm điệu Newfoundland trọ trẹ trong khi những vị khán giả tốt bụng của tôi cười khúc khích và cười hô hố. Câu nói đó nhuốm màu sầu não, nhưng nó cũng nghe rất thực tế. Bằng cách nào đó, nó khiến tôi có cảm giác rằng tôi hiểu hơn một chút về người dân Newfoundland. Ở một nơi xa xôi và cách biệt như thế, người dân làm những gì họ có thể với tài nguyên mà Mẹ Thiên nhiên ban cho, kiếm sống từ biển và đất liền, săn nai sừng tấm, đánh bắt cá tuyết và mực. Tuy nhiên điều này cũng có nghĩa là phải tìm cách sống còn khi mà tài nguyên không có nhiều. Sự kiên cường của người dân Cuối cùng tôi cũng nghe thấy câu mà mọi người đang chờ đợi: "Bây giờ hãy hôn con cá tuyết." Khán giả thét lên một cách hào hứng khi Burton tiến đến gần, đưa một cá tuyết lớn, đông lạnh chĩa thẳng vào mặt tôi. Đánh bắt cá tuyết là ngành kinh tế đem đến nguồn sống cho tỉnh này trong hàng trăm năm cho đến đầu những năm 1990 khi chính phủ ra lệnh tạm ngưng đánh bắt do nguồn cá trong tự nhiên sụt giảm. Ngày nay, loài cá đang có khả năng phục hồi một cách chậm rãi và vẫn gắn bó một cách nội tại với nền văn hóa địa phương. Sa mạc nhỏ xíu giữa lòng Canada băng giá Về tấm bản đồ đặt tên cho Châu Mỹ 5 nước dẫn đầu thế giới về ảnh hưởng văn hóa Tôi hôn vội vào con cá lạnh toát còn chưa rã đông vào chỗ mà tôi cho là miệng của nó. Khán giả trở nên phấn khích và tôi cảm thấy nhẹ nhõm khi phần kinh dị nhất của nghi thức cũng xong. Cuối cùng, Burton dắt tôi đến chiếc bàn nơi tôi được chỉ dẫn để rót cho mình một cốc từ chiếc bình bằng nhựa chứa rượu rum có hương liệu dán nhãn 'Newfoundland Screech' và nốc cạn. Khởi thủy, loại rượu rum bắt nguồn từ Caribbe này không có tên. Hàng ngàn lít rượu rum đã được các thủy thủ đem về từ quần đảo West Indies hay Jamaica bằng cách đổi cá tuyết ướp muối - một hình thức giao thương đã có từ 250 năm. Rốt cuộc, chính quyền Newfoundland đã bắt đầu đóng chai rượu rum vào đầu thế kỷ 20 và bán ra mà không có dán nhãn cho đến khi, theo truyền thuyết, một thủy thủ Mỹ đã uống cạn một cốc rượu rum và thét lên một tiếng. Do đó mà loại rượu này được đặt tên là 'screech' (nghĩa là thét) và nghi thức chào sân được gọi là screech-in. Trong suốt thời gian đó, tôi dùng một tay giữ thẳng cây gậy, nhưng lúc này thì Burton bảo tôi đập nó xuống nền nhà. Không hề cảnh báo trước, bà bắt đầu đi vòng quanh tôi, bước nhảy giơ cao chân, một điệu nhảy jig truyền thống. Rồi đột nhiên bà vòng tay vào tay tôi và kéo tôi tham gia vào điệu nhảy. Khi bài hát kết thúc, chúng tôi lau trán đẫm mồ hôi, Burton trao cho tôi tấm giấy chứng nhận 'screech-in', được bảo trợ bởi Captain Morgan của rượu rum lừng danh. Burton nói với tôi rằng nay ta có thể đi mua những gói giấy chứng nhận này tại cửa hàng 1 đô la. Tấm giấy chứng nhận gốc của uỷ ban rượu Newfoundland cấp thì trông hơi khác một chút và trên đó có chữ ký của Thủ hiến Wells. Thế nhưng loại giấy chứng nhận gốc này đã biến mất vào năm 1989, khi Wells ra lệnh huỷ hết các bản in có chữ ký của ông do có cuộc tranh luận rộng khắp về việc nghi lễ này liệu có làm giảm đi giá trị của văn hoá Newfoundland hay không. Cũng trong cùng năm đó, Liên minh Di sản Newfoundland đã tài trợ cho một cuộc thi nhằm tạo ra một truyền thống có thể thay thế cho screech-in, nhưng cuối cùng không có kết quả nào. Khi tôi hỏi Sam bà ấy nghĩ như thế nào về những tranh cãi xung quanh nghi thức screech-in, bà ấy lập tức trả lời: "Chẳng phải tất cả các truyền thống đều là do con người tạo ra sao?" Bà nói tiếp: "Tôi xem nghi thức screech-in là tinh túy của nền văn hóa Newfoundland bởi vì nó phản ánh rất tốt địa phương của chúng tôi và lịch sử của nơi này." "Cá tuyết là hiện thân thành công và những gian khổ của một người dân Newfoundland đúng nghĩa. Chúng tôi rất kiên cường. Nền kinh tế chúng tôi là một quá trình đi lên trong gian khó và đầy chông gai và phải vượt qua rất nhiều hầm hố nhưng bất chấp tất cả, chúng tôi vẫn ăn mừng mình hạnh phúc như thế nào." "Tất cả chúng tôi đều hôn cá tuyết một cách ẩn dụ và đầy lòng biết ơn vì được sống trên hòn đảo lạ lùng, kỳ dị này vốn tồn tại được là nhờ vào đánh bắt cá tuyết." "Cuối cùng, ai mà không muốn làm công dân danh dự của Newfoundland cơ chứ?" Tôi mang đúng tâm trạng như thế. Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.
Nhân chuyện bộ máy ở Việt Nam cần tìm kiếm, đào tạo cán bộ và lãnh đạo cấp chiến lược', tôi thấy cần nhắc đến một số ví dụ trên thế giới.
Đốt đuốc đi tìm lãnh đạo cấp chiến lược
Tượng Charlemagne Đại đế nhân một dịp kỷ niệm về ông tại Aachen, Đức, năm 2014. Hoàng đế của người Frank có viễn kiến thống nhất châu Âu thành một cường quốc Nếu 'chiến lược' là tầm nhìn hoàn toàn mới để xoay chuyển tình thế, đặt lại vị thế cho quốc gia, thì số nhà lãnh đạo chiến lược thường rất ít. Có những dân tộc phải chịu cảnh hàng chục năm, thậm chí hàng thế kỷ mà không sản sinh ra một ai tạo chuyển biến thay đổi số phận cho họ. Ngược lại, không ít quyết định chiến lược của nước này lại gây hại lâu dài cho nước kia như Cuộc chiến Việt Nam đã chứng minh. Gió 'giật đổ' tượng đồng Tần Thủy Hoàng Một số vụ thanh trừng khét tiếng lịch sử Bộ trưởng Anh từng thả Hồ Chí Minh Quyết tâm vượt lên số phận Nhìn lại trong số những người đã được lịch sử công nhận thì các nhà chiến lược lớn đã để lại dấu ấn hàng chục năm đến hàng trăm năm. Thế giới cổ đại để lại hai nhân vật: Tần Thủy Hoàng đế ở Trung Hoa, và Charlemagne ở châu Âu. Chiến lược thống trị của họ thực ra khá đơn giản nhưng nhất quán. Tần Doanh Chính muốn thống nhất Trung Nguyên về một mối qua chinh phục, rồi củng cố quốc gia bằng pháp luật, hệ thống đo lường, tiền tệ và hình phạt. Charlemagne (768 - 814), vươn lên từ vị thế vua của tộc Frank đã chiếm vùng nay là Đức, Pháp, Tây Ban Nha và Ý, để trở thành hoàng đế vĩ đại đầu tiên của châu Âu. Chiến lược của ông là dùng kỵ binh để chinh phục, và xây các chuỗi pháo đài để giữ đất, khác vua chúa thời trước chỉ chinh chiến, cướp bóc rồi rút về. Ông cũng là vị vua đầu tiên tin rằng dù khác biệt sắc tộc, châu Âu có thể, và nên trở thành MỘT thực thể chính trị. Ý tưởng này khiến Charlemagne được coi là ông tổ của châu Âu thống nhất, như lời ca ngợi ở triển lãm hồi 2014 về ông ở Aachen. Chiến lược đôi khi còn là một ý tưởng tôn giáo. Huy chương châu Âu ghi lại hình Hoàng đế La Mã Constantine vào đạo Thiên Chúa Người ta hay nói đến quyết định của Hoàng đế Constantine lấy Ki Tô làm quốc đạo cho La Mã vào thế kỷ 4. Đem sự cao sang của thế quyền La Mã hòa hợp với tính bình dân nhưng huyền bí của một đạo lan rộng, ông biến đổi hoàn toàn thế giới Phương Tây cho đến nay. Sau này, người ta cũng nhắc đến Otto von Bismarck với Realpolitik, thống nhất các xứ nói tiếng Đức thành một đế chế vào cuối thế kỷ 19. Người tình trẻ và nghi án ‘hậu duệ Hitler’ Chu Ân Lai và vấn đề Hoàng Sa Những lợi thế đặc biệt của người hói Gần đây nhất có Winston Churchill của nước Anh. Xin chia sẻ đôi câu chuyện về ông mà tôi đã tìm hiểu. Trước khi châu Âu rơi dần vào quỹ đạo của Đức Quốc xã, Churchill đã mất chức Bộ trưởng, về nhà đuổi gà cho vợ. Đó không phải là câu ví von, mà thực sự ông Winston và bà Clementine đã nuôi gà trong khu nhà vườn ở Chartwell thuộc vùng Kent tôi đã đến thăm nhiều lần. Winston Churchill trong quân đội, năm 1910. Sau ông làm Bộ trưởng Chiến tranh, Bộ trưởng Tài chính rồi bị cho về vườn trước Thế Chiến 2. Chỉ sau khi phe chủ hòa với Đức thất thế, Churchill mới được mời lại chấp chính và đã trở thành lãnh tụ kháng chiến chống Đức cho cả châu Âu. Khu nhà của Winston Churchill ở Chartwell, Kent còn có tượng ông và vợ, bà Clementine, ngồi ngoài vườn Chuồng nay vẫn có gà và người ta cho biết con gái ông bà Churchill là Margaret tiếp tục chăm sóc gà, ngỗng và ao cá nhiều năm sau khi cha mẹ mất. Trở lại lịch sử trước Thế Chiến. Lúc quốc gia nguy biến, Churchill thuộc phe chủ chiến, mà quyền lực ở Anh do Lord Halifax và Neville Chamberlain kiểm soát lại trong tay phe chủ hòa. Churchill nuôi dưỡng ý tưởng chống Đức, nhưng thực ra chưa nắm quyền và cũng chưa có chiến lược cụ thể gì. Chỉ sau khi nỗ lực cứu vãn hòa bình ở châu Âu của Chamberlain thất bại, Churchill mới được 'vời ra' làm Bộ trưởng Hải quân, rồi làm Thủ tướng. Sau nhiều đêm mất ngủ, làm bạn với whiskey và cigar, chiến lược Churchill đưa ra gồm hai phần: Hai mục tiêu chiến lược đó đã thay đổi con người Churchill. Từ một nhân vật bảo hoàng, gốc quý tộc cao sang - cụ của Churchill là Đại công tước Marlborough thời Nữ hoàng Anne - và tự kiêu, ông trở thành lãnh tụ chống phát-xít, gương cao ngọn cờ tự do cho cả châu Âu. Churchill mở rộng tấm lòng - tất nhiên vì sự ích kỷ và sống còn của Anh - để đón hàng trăm nghìn quân và dân Pháp, Ba Lan, Czech, Hà Lan, Na Uy, Serbia, Hy Lạp, Do Thái...tỵ nạn sang Anh. Anh không chỉ giúp vũ trang cho các chính phủ lưu vong đóng ở London mà còn đón vua Harald V sang tỵ nạn khi Đức chiếm Na Uy. Churchill nuôi Charles de Gaulle, cho một kênh BBC phát về Pháp và thường phải chịu đựng tính khí thất thường của ông tướng Gô-loa, tất cả để giữ liên minh. Dù ghét chủ nghĩa cộng sản, Churchill vẫn nhún mình bay sang Moscow thuyết phục Stalin mở mặt trận chống Đức. Trong nước, từ Hoàng gia đến quan chức, gồm cả Churchill, đã bớt khẩu phần ăn để nuôi quân. Súng đạn, xe cộ, và cả viện trợ Mỹ được Anh chuyển qua đường Biển Bắc đầy bom đạn sang Arkhangelsk giúp Liên Xô kháng chiến. Nghe nói chỉ có whiskey là Churchill không bị cắt khẩu phần, còn rượu brandy cũng bị giảm để chuyển cho lính thủy. Churchill trở về Anh tháng 6/1943 sau khi thăm Hoa Kỳ và ký kết được nhiều thỏa thuận quan trọng cho kế hoạch Đồng minh chống Đức Chiến lược của Churchill đã thành công, cứu được Anh và đánh thắng chủ nghĩa phát-xít, và định hình bản đồ châu Âu từ 1945 đến tận năm 1991. Chiến lược về cơ bản là sự đánh đổi, phá bỏ một cách nghĩ, một hệ thống quyền lực, quyền lợi, nên không thể nào có kết quả toàn vẹn 'vẫn như cũ'. Churchill đã cứu được Anh, nhưng chiến lược của ông đã khiến Anh Quốc vĩnh viễn đóng vai trò số hai, nhường vị thế số một cho cậu em to khoẻ là nước Mỹ. Trong nửa thế kỷ châu Âu hậu chiến có lẽ chỉ có hai nhà lãnh đạo khác: Francois Mitterand và Helmut Kohl được coi là có chiến lược cho châu Âu. Quyết tâm lấy Pháp và Đức làm trụ cột cho EU, họ đã xóa bỏ hận thù, nắm tay nhau trước mồ tử sĩ hai nước, cam kết xây dựng Ngôi nhà chung châu Âu. Lãnh đạo thế hệ cháu chắt của họ như Emmanuel Macron hiện hô hào nhiều, nói năng 'mượt mà', đông 'fan' trên mạng xã hội nhưng chưa thấy có viễn kiến gì mới. Mutti của EU, bà Angela Merkel thì đang bám quá chặt câu hỏi 'Đức cần làm gì?' (chi ra bao nhiêu?) nên chưa tìm ra bước đi chiến lược cho thế kỷ 21. Muốn quá nhiều mục tiêu Có chiến lược đúng thì cũng có không thiếu chiến lược sai. Sai thường vì tham lam, muốn quá nhiều thứ một lúc, nên thiếu quyết đoán. Adolf Hitler đã đầu tư vào hải quân và không quân rất nhiều nhưng không hiểu sao đã bỏ dở chừng kế hoạch chiếm đảo Anh. Đánh sang Liên Xô, sau bước khởi đầu thắng như chẻ tre thì đến mùa hè năm 1940, Hitler băn khoăn trước ba mũi giáp công, Đông, Bắc hay Đông Nam. Nếu 'Lebensraum' - không gian sinh tồn cho giống nòi Đức - là chiến lược của Hitler thì y hoàn toàn có thể dừng lại sau khi đã giết chết hàng triệu người dân Liên Xô, và chiếm các vựa lúa Ukraine, Belarus. Là quốc gia tầm trung, tham vọng lớn nhất của Đức từ nhiều đời là làm chủ từ Biển Baltic đến Hắc Hải, vươn nữa là quá sức. Nhưng trong một quyết định sinh tử, Hitler đã cho dàn trải các quân đoàn tinh nhuệ đánh cả vào cả ba hướng Moscow, Leningrad và Đông Nam. Mosow không phải là mục tiêu chiến lược về quân sự và Hitler đã thua trước cửa ngõ thủ đô Liên Xô, như Napoleon năm nào. Xe tăng Đức vượt sông Đông xuống vùng bình nguyên phía Nam nước Nga. Cuộc chiến của Hitler đã thất bại khi đánh vào cả ba mũi ở Mặt trận Phía Đông Đánh lên Leningrad, dù bao vây thành phố này nhiều tháng, quân Đức cũng đã thua. Con đường xuống phía Đông Nam để chiếm các giếng dầu Baku bị chặn ở Stalingrad. Dù chiến đấu hết mình, Thống chế Friedrich Wilhelm Ernst Paulus đã phải ra hàng sau khi Đức và đồng minh Romania, Hungary và Ý bị giết chừng 800 nghìn quân. BBC History nhận định: Vì cả hai quyết định nửa vời (half-hearted decision) là không đánh sang Anh, và phân tán quân Liên Xô, Hitler thực sự đã thua từ 1940. Nhờ một quyết định chiến lược, đôi khi chỉ về giáo dục, pháp lý thôi, quốc gia có thể hưng thịnh qua nhiều thế hệ. Ở đây tôi muốn nhắc lại câu Lý Quang Diệu trả lời báo chí nước ngoài về lý do thành công của Singapore. Đó là quyết định giữ tiếng Anh chứ không bỏ nó để chọn một tiếng bản địa cho quốc gia mới độc lập để thỏa mãn tinh thần dân tộc. Khác với nhiều nước châu Á sau độc lập chỉ muốn xóa bỏ càng nhanh càng tốt 'di sản thực dân', Singapore còn giữ cả hệ thống luật Anh. Ṇhiều nhân vật lớn khác của lịch sử châu Á cũng có những quyết định chiến lược trong hoàn cảnh bị bó buộc của họ. Trung Quốc nay nói đến ba thế hệ lãnh đạo với ba mục tiêu chiến lược liên tiếp, không hoàn hảo nhưng có định hướng rất rõ. Mao Trạch Đông đã bằng mọi giá - kể cả bạo lực khủng khiếp - đưa dân tộc Trung Hoa đứng lên, gột bỏ mọi vết nhơ gông cùm ngoại bang. Đặng Tiểu Bình mở cửa Trung Quốc, đề cao thực dụng, giảm ý thức hệ, đẩy công thương, kỹ nghệ, nhằm xóa nốt nhục đói nghèo. Tập Cận Bình xây dựng quân đội, vươn ra bốn biển, giành ngôi vị bá chủ hoàn cầu. Ta có thể khen hoặc chê cả ba ông này nhưng định hướng của họ thì đều đáng nể, và đáng sợ cho các quốc gia lân bang. 'Vành đai và Con đường' là phương tiện thực hiện chiến lược đưa cả lục địa Âu-Á và ba vùng biển vào quỹ đạo kinh tế, chính trị và quân sự của Trung Quốc. Mọi mục tiêu khác chỉ mang tính thứ yếu, phục tùng. Người ra nói chiến lược lớn (grand strategy) của ông Tập đã bóp chết 'chiến lược Tây Nam' nhỏ hơn mà Bạc Hy Lai có tham vọng thực hiện riêng. Đưa ra thuyết về 'chủ quyền trong không gian mạng', Trung Quốc đã thành công với các sản phẩm công nghệ cao đang chiếm lĩnh thị trường thế giới. 5 điều đáng nhớ về Karl Marx 'Nhiều người Nga còn lưu luyến Liên Xô' Cách mạng Tháng 10 'bi thảm mà chẳng đạt gì' Chính sách đúng sẽ lộ ra ai tự nhiên thành đối thủ, ai bỗng là bạn thân hoặc là những thằng ngốc hữu dụng. Sự trở lại ngoạn mục mang tính 'rửa tội' của ông Mahathir Mohamad ở Malaysia vừa qua cũng cho thấy điều đó. Bỏ đảng UMNO đã thành thương hiệu 'nhiễm độc' (toxic brand) dưới thời Najib Razak, Mahathir giành lại được niềm tin của cử tri. Nhược điểm trong quá khứ và độ tuổi sắp 93 cái mùa xuân trên đầu của ông không phải là vấn đề gì hết với cử tri trẻ Malay, Hoa và Ấn. Một trang báo châu Âu còn vẽ hình các cử tri trẻ bỏ đảng UMNO bằng câu 'Um, No' để nói về trào lưu này. Người ta bỏ qua hết cho ông Mahathir vì ông đã dũng cảm thay đổi. Lãnh đạo chiến lược lại không thích 'chiến lược'? Các sách dạy khoa học chính trị và cẩm nang thương mại đều nói về nhu cầu tìm ra cán bộ chiến lược. Một nghiên cứu của PwC hồi 2015 cho thấy trong 6000 vị CEO được thử, chỉ có 8% đạt phẩm chất 'lãnh đạo chiến lược' và đa số là nữ. Độ tuổi có tư duy chiến lược được xác định là 45 trở lên. Nhưng ta có thể đào tạo ra các cán bộ chiến lược hay cho họ qua 'lò luyện' là đạt? Đông Nam Á thời của các nhân vật lớn: Bộ trưởng Cố vấn của Singapore, Lý Quang Diệu thăm Thủ tướng Mahathir Mohamad của Malaysia năm 2005. Nay ông Lý đã qua đời, còn ông Mahathir vừa trở lại chính trường ngoạn mục khi đã gần 93 tuổi. Theo tôi thì khả năng KHÔNG là khá cao. Vì trường đời chứ không phải trường lớp mới tạo ra các chiến lược gia. Thế nhưng dịch vụ tìm doanh nhân chiến lược, giống như sách cẩm nang thành triệu phú, vẫn luôn là một ngành hái ra tiền. Điều thú vị cuối cùng trong bài này tôi muốn chia sẻ là thái độ của Churchill về 'tư duy chiến lược'. Người Việt Nam hẳn còn nhớ B-52 từng mang danh 'máy bay ném bom chiến lược' đã oanh kích nhiều vùng ở Việt Nam thời chiến. Nhưng khái niệm 'ném bom chiến lược' (strategic bombing) thì đã có từ Thế Chiến 2 và được các tướng Anh cổ vũ như cách để đánh quỵ nước Đức. Riêng Thủ tướng Churchill coi đây là chuyện vớ vẩn. Khi được hỏi vậy chiến lược quân sự của ông là gì, Churchill đáp trong làn khói cigar: "Chiến lược lớn nhất của tôi vào lúc này là sống sót trong ba tháng tới" (My general strategy at present is to last out the next three months). Xem thêm về lãnh đạo, lãnh tụ: Cuba đề cử người kế nhiệm Chủ tịch Castro Tập Cận Bình 'dẫn đầu và ở lại còn lâu' Ông Tập là 'nhà lãnh đạo quyền lực nhất TQ' Stalin: tư tưởng độc tài gia đình bất hạnh Tranh cãi về 'Di chúc Lenin muốn loại Stalin'
Vấn đề định danh tập thể người sống xa quê hương biến đổi tùy hoàn cảnh lịch sử và quan niệm cũng như ý hướng của người sử dụng. Đó là một hiện tượng phổ biến cho nhiều cộng đồng xa xứ trên thế giới.
Tên gọi của cộng đồng người Việt xa quê hương
Ví dụ, với cư dân người Đại Hàn tại Nhật cũng vậy, trong văn bản bằng tiếng Anh thì có từ “Korean residents in Japan” chiếu theo tình trạng pháp lý của họ, hoặc “ethnic Koreans in Japan” để chỉ luôn người Nhật gốc Đại Hàn, hoặc “Korean minority in Japan” để nói lên tương quan của họ đối với xã hội Nhật. Vấn đề trở nên phức tạp và tế nhị hơn trong ngôn ngữ Nhật và Đại Hàn. Từ chính thức bằng tiếng Nhật là “Zainichi Kankoku Chosenjin” có nghĩa là Cư dân Nam và Bắc Hàn tại Nhật. Nhiều người Đại Hàn tại Nhật thì thích gọi và thích được gọi là “Zainichi Korian” có nghĩa là cư dân Đại Hàn để nói lên tính cách thống nhất của dân tộc họ. Có người lại ưa dùng từ “Chosenjin”, là tên gọi bằng tiếng Nhật của nước Đại Hàn trước chiến tranh Hàn–Nhật để nó về thân phận không quốc gia của họ. Thế hệ trẻ thì lại muốn xác định họ thuộc về một quốc gia riêng, không phải là thành phần thiểu số trong nước Nhật cho nên họ không ưa dùng từ Zainichi nữa. Đối với tập thể người Việt hiện sinh sống tại hải ngoại cũng thế; người Việt trong nước thường hay dùng chữ “Việt kiều”. Tuy từ này được dùng một cách rộng rãi trong quần chúng và mang một ý nghĩa đặc loại đến nỗi có một số người giữ nguyên như vậy khi phải dịch ra ngoại ngữ (Viet-kieu, a Viet-kieu, the Viet-kieu), nội dung từ này vẫn mang những ý nghĩa khác nhau tùy vào hoàn cảnh được dùng. Ngoài ra các văn kiện chính thức của nhà nước Việt Nam cũng thường dùng cụm từ “người Việt Nam ở nước ngoài”, chẳng hạn: “Ủy Ban về Người Việt Nam ở Nước Ngoài”, “Hội Liên Lạc với Người Việt Nam ở Nước Ngoài”… Tuy nhiên khi chuyển ra Anh ngữ thì dù là “Việt kiều” hay “người Việt Nam ở nước ngoài” các cơ quan thông tin của nhà nước Việt nam cũng đều dùng chung một từ là “Overseas Vietnamese." Trong lúc đó thì ở hải ngoại, trong các sinh hoạt cộng đồng và truyền thông, từ thường được dùng là “Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại”. Thật sự về mặt ngôn ngữ thì từ “hải ngoại” cũng chỉ là phần Hán-Việt của từ “nước ngoài”, và khi chuyển qua Anh ngữ thì thông thường cũng dùng từ “Overseas Vietnamese”, hoặc có lúc lại dùng “Vietnamese expatriates”. Chẳng hạn trong những bài viết của Gs Lê Xuân Khoa, hai từ “Overseas Vietnamese” và “Vietnamese expatriates” được dùng như là đồng nghĩa và có thể thay thế cho nhau. Gần đây hơn có thêm từ “Vietnamese diaspora”. Ví dụ, chương trình nghiên cứu ba năm của William Joiner Center thuôc Viện Đại học Massachusetts nhắc ở trên cũng dùng từ “Vietnamese Diaspora” trong đề án của họ: “(Re) Constructing Identity and Place in the Vietnamese Diaspora”, và được dịch ra Việt ngữ là “Diễn trình (tái) xây dựng diện mạo và quê hương của người Việt ở nước ngoài.” Chính việc chuyển dịch từ “Vietnamese Diaspora” thành “người Việt ở nước ngoài” cũng đã là một điểm mà nhiều người nêu lên để chỉ trích tính cách thiên lệch của William Joiner Center. Chẳng hạn ông Nguyễn Hữu Luyện lập luận trong bài viết về chương trình nghiên cứu của Đại học Massachusetts rằng, “chữ ‘Vietnamese Diaspora’ contextually và semantically phải dịch là ‘cộng đồng người Việt Tỵ Nạn Cộng sản’ vì trên 99% người Việt sống ở nước ngoài ngày nay là người tỵ nạn cộng sản.” Phần phân tích dưới đây nhằm tìm hiểu sự tương hợp giữa thực thể những người Việt xa xứ và những tên gọi nêu trên mà trước hết là từ “Vietnamese diaspora”, một từ rất hàm súc ý nghĩa trong khoa học nhân văn, đã được quốc tế hóa và hầu hết các ngôn ngữ tây phương giữ nguyên, nhưng khi dịch ra tiếng Việt lại có thể trở thành đề tài tranh cãi. Cụm từ Vietnamese Diaspora Trong nguyên ngữ từ Diaspora được phát sinh từ hoàn cảnh lưu đày của dân Do Thái bắt đầu từ sáu thế kỷ trước công nguyên ở Babylon, rồi sau đó trải rộng trong vùng Địa Trung Hải, và khắp các châu đại lục ngày nay, khi mà quốc gia Israel đã được thành lập thì những cộng đồng Do Thái sống ngoài lãnh thổ Israel cũng vẫn được gọi là “Diaspora”. Tuy nhiên trong thế kỷ vừa qua, đặc biệt là sau hai cuộc thế chiến và việc phân định lại biên giới của nhiều xứ, và nhất là do những tranh chấp của Chiến Tranh Lạnh, số lượng người bị bắt buộc bỏ quê cha đất tổ kéo lê kiếp sống nơi xứ lạ quê người gia tăng, đồng thời với sự hình thành những cộng đồng người xa xứ nhiều nơi trên thế giới. Theo Gs. Tölölyan, chủ biên tờ Diaspora, một tập san chuyên về vấn đề người ly hương xuất bản tại Canada, thì cách đây chưa đầy 4 thập niên chỉ có 3 diasporas được các nhà nghiên cứu bàn đến, đó là cộng đồng người Do Thái, cộng đồng người Hy Lạp và cộng đồng người Armenia. Đến năm 1998 thì tờ báo đã có nhiều bài viết liên hệ đến 36 cộng đồng được các nhà nghiên cứu coi là, hoặc tự cho mình là diasporas. Để tìm hiểu sự thích hợp và khả năng của việc áp dụng từ diaspora cho cộng đồng người Việt xa xứ hiện nay trước hết cần xem đâu là những đặc tính thiết yếu của từ diaspora nói chung. Mặc dù được sử dụng một cách rộng rải – từ Diaspora viết bằng chữ D (hoa) từ trước đến nay để nói về hiện tượng cá biệt của người Do Thái đã có thể được viết bằng chữ d (thường) trong các trường hợp khác – một số đặc điểm thiết yếu cấu tạo nên từ đó vẫn còn được các nhà nghiên cứu giữ lại. Đó là: 1) hiện tượng phân tán dân cư từ một nguồn gốc, 2) ký ức tập thể về quê xưa được xem như là biểu tượng của bản sắc chung, 3) một cảm nhận về cái tôi cách biệt và lạc lõng trên đất nước tạm dung, 4) một huyền thoại về xứ sở gốc được coi như là quê thật sẽ trở về, và 5) một nghĩa vụ chung đối với quê nhà về tinh thần cũng như vật chất. Phần đông các nhà nghiên cứu chấp nhận những đặc tính này. Một số ít lại khắt khe hơn đến độ họ coi các cộng đồng người Hoa trên thế giới như là những cộng đồng liên quốc (transnational communities) mà thôi chứ không phải là những diasporas theo đúng nghĩa. Ngược lại, có nhiều học giả không đồng ý lắm về nội dung quá giới hạn và bị trói buộc quá nhiều với lịch sử của dân Do Thái này. Theo họ, khái niệm “quê nhà” được coi là cốt yếu của người Do Thái lưu vong thật ra không quan trọng bằng mối liên hệ giữa những người lưu vong với nhau tại đất nước tạm dung, như trường hợp người châu Phi và hoặc người Hoa; hoặc sự phát triển kỳ diệu của các phương tiện truyền thông đã làm nhẹ bớt rất nhiều tính cách phân ly và lạc lõng của người xa xứ, khoảng cách giữa diasporas và quê nhà đã được thu ngắn lại; và còn nhiều điều khác nữa. Nói ngắn gọn, khuynh hướng muốn nới rộng ý nghĩa của từ “diaspora” chủ trương rằng chỉ cần sống xa quê nhà mà còn giữ những liên hệ kinh tế, chính trị, xã hội cũng như tình cảm là có thể được gọi là “diaspora”, không cần xét đến động lực ra đi cũng như ý muốn trở về. Tuy nhiên vấn nạn có thể được nêu lên ở đây là trong trường hợp đó làm sao để phân biệt được với các trường hợp sống xa quê hương khác như di dân, viễn chinh, du học hay “xuất cảng lao động” như các công nhân Việt nam ở nước ngoài đã nói ở trên? Ngoài ra, giáo sư F. Riggs, một chuyên gia có uy tín quốc tế về hành chánh công quyền đối chiếu thuộc đại học Hawaii mà chúng tôi có dịp thỉnh ý khi viết bài, đã nêu lên 2 đặc tính phân biệt diaspora và những hình thức sống xa quê hương khác: không chính thức và năng động. Với tiêu chuẩn không chính thức, những nhân viên của nhà nước Việt Nam hiện nay, du hoc sinh, “xuất cảng lao động”, “lao đông hợp tác”… không thể được coi là thuộc Vietnamese diaspora. Tiêu chuẩn năng động càng thu hẹp số lượng người thuộc diaspora hơn nữa; chỉ những ai còn giữ mối liên hệ với những sinh hoạt hướng về quê hương, hoặc những ai trong tiềm năng có thể thể hiện mối liên hệ nầy khi gặp điều kiện mới nên được coi là Vietnamese diaspora. Tuy khắt khe và hạn chế, hai đặc tính vừa kể sẽ giúp cho tên gọi Vietnamese diaspora mạch lạc và sung tích ý nghĩa hơn. Nói tóm lại, đối với đa số cộng đồng trên 2 triệu người Việt đang sống rải rác đó đây trên toàn thế giới, rõ ràng dù chấp nhận lối định nghĩa khe khắt nhất thì cũng có thể gọi đó là “Vietnamese diaspora” dựa trên những yếu tố về động lực và hoàn cảnh ra đi, tiến trình hình thành, và nhất là tâm tư và nguyện vọng của đại đa số người Việt đang sống rải rác đó đây trên toàn thế giới được biểu hiện qua những sáng tác văn học nghệ thuật mà một số nhà biên khảo gọi là nền “văn chương lưu đày”. Trong một bài viết khác, tác giả Nguyễn Bá Tùng phân tích về từ "Việt kiều" và những chi tiết mà theo ông là hạn chế của từ này. ------------------------------------------------ Hung Le, BruxellesTôi không có ý kiến phê bình bài viết, nhưng tôi muốn đưa ra một vài sự kiện đặc biệt tại Việt nam hôm nay, về lối nhập nhằng trong ngôn ngữ, hầu đánh lừa người dân cả trong và ngoài nước. Đó là danh xưng "Việt kiều". Tôi có người bà con tỵ nạn cộng sản tại Mỹ từ năm 1975, nay đã có quốc tịch Mỹ. Vì đã già cả muốn về sống tại Việt nam, khi được tin chính phủ Hà nội cho Việt kiều mua nhà làm chủ. Ông ta bán nhà ở Mỹ, đem tiền về mua nhà tại Saigon. Sau khi đã kết toán tiền bạc, bị vướng phải cái bẫy "Việt kiều" trong luật lệ cuả chính phủ Hà nội. Vì chữ Việt kiều đối với chính quyền Hà nội, có nghĩa là "những người Việt nam được phép đi ra hải ngoại làm ăn", còn những người tỵ nạn cộng sản đã có quốc tịch Mỹ thì không có quyền gọi là Việt kiều, mà phải gọi là "Người Mỹ gốc Việt". Hôm nay ông ta đã trở về Mỹ ăn tiền già! Vậy bà con tỵ nạn cộng sản phải coi chừng trong mọi việc khi va chạm với chính quyền Việt cộng, trên danh xưng "Việt kiều". Một chuyện khác, do ông bạn Việt kiều tỵ nạn cộng sản bên Paris kể lại. Lấn về Việt nam, Ông ta đi đến mua vé bay từ Hà nội vào Saigon bị tính theo gíá "Việt kiều", nghĩa là tiền vé đối với người Việt ở hải ngoại cao hơn đối với người dân trong nước. Thấy thế, ông ta hỏi cô bán vé lý do có sự sai biệt nầy? Chính phủ đã ra lệnh bãi bỏ sự chênh lệch giá vé đối với Việt kiều hải ngoại kia mà. Cô bán vé trả lời dẻo quẹo. "đúng đấy, đúng đấy, dạ thưa Bác đúng đấy, chúng cháu có nghe, nhưng cho đến hôm nay chúng cháu chưa nhận được văn thư". Thế là ông bạn Việt kiều Paris cuả tôi, vì công việc, phải mở ví trả tiền! Cho hay tại Việt nam hôm nay, từ người làm công ở các bàn bán vé, cho đến cả điều luật trong hành chánh cuả chế độ thật là lấp lửng, léo lắt!. Hồng Hà, Seoul, Hàn QuốcTrong Tiếng Việt, rất nhiều từ được sử dụng rất phổ biến nhưng về ngữ nghĩa thì lại không đúng, ví dụ như từ "tết". Điều này là hoàn toàn bình thường vì nó đã được sử dụng chính thức từ rất lâu rồi. Tôi chỉ là một người làm về kĩ thuật thuần túy, nhưng tôi ủng hộ những diễn đàn của các nhà nghiên cứu để bàn luận nhằm lựa chọn và thống nhất sử dụng chuẩn mực những từ vựng mới cho Tiếng Việt. Tuy nhiên, những gì đã có vị trí trong Tiếng Việt rồi thì không cần phải xem xét lại. Nếu nhìn vào khía cạnh ngôn ngữ thuần túy thì bài viết của ông Nguyễn Bá Tùng là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, ý hướng của ông vẫn gợi đến sự "hằn học với lịch sử" trong việc xác định ngữ nghĩa của từ. Theo tôi hiểu cụm từ cộng! đồng người Việt Nam ở nước ngoài bao gồm rất rộng như những người định cư (mà quen gọi là Việt kiều), làm việc (không chỉ bao gồm những người xuất khẩu lao động, mà còn có nhiều dạng khác như buôn bán, làm ăn rất phổ biến ở Đông Âu, học sinh, siên viên ở lại làm việc sau khi học xong v.v...), học tập, công tác (những người đang làm việc cho các cơ quan ở trong nước được cử đi, không chỉ các quan chức chính phủ mà còn nhiều dạng khác như nhân viên của các doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu...). Cụm từ "Người Việt Nam ở nước ngoài" nó thể hiện một phần không thể tách rời của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với cả cộng động dân tộc. Từ Việt Kiều hay một từ gì đi chăng nữa, nếu đã được sử dụng rất lâu và rộng rãi rồi theo tôi c! ng không cần thiết phải xem xét lại. Từ "thông tin" (inf ormation) được sử dụng ngày nay, hoàn toàn khác với nghĩa nguyên thủy của nó. Từ khi máy tính và nhất là internet ra đời và phát triển, từ "information" đã mang một nội hàm mới và rộng lớn hơn rất nhiều. Nhiều người đã đề xuất thay bằng từ "exformation" để cho phù hợp, nhưng chắc chắn sẽ không được chấp nhận và cũng khó mà hiểu được cho đúng. Không nên "hiềm khích" hiện tại với quá khứ.
Bộ Luật Lao Động sửa đổi ngày 19/11/2019 hiện có một loạt vấn đề mà tác giả cho rằng không đảm bảo việc phục vụ cho quyền lợi của người lao động, mà thậm chí còn ngăn cản việc thành lập nghiệp đoàn độc lập.
Luật Lao động sửa đổi 2019 - Đối phó và mơ hồ
Luật Lao động sửa đổi có giúp đảm bảo quyền lợi của người lao động Việt Nam? Những sửa đổi vừa có dường như chỉ có mục đích tạo ấn tượng là Việt Nam đã tuân thủ những đòi hỏi cần thỏa đáng từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết với CPTPP và với EU (nhưng còn đang đợi Hội Đồng Liên Âu chuẩn thuận), chứ không hẳn là để cải tiến tình trạng của người lao động. VN: Đã xảy ra va chạm ý thức hệ khi sửa luật? Thảo luận Luật Lao động: Cần nhiều hơn là nước mắt Người nước ngoài 'vào khu kinh tế ven biển VN' miễn visa Có ít nhất 3 Chương trong bộ luật này cho thấy rất rõ những điều được viết rất chung chung, mơ hồ. Những chương này gồm: Chương 1 - Những quy định chung; Chương 13 - Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở - doanh nghiệp hoặc công ty; và Chương 15 -Quản lý của nhà nước về lao động. Luật Lao động sửa đổi có giúp đảm bảo quyền lợi của người lao động Việt Nam? -Chương 1-Điều 5.c: Người lao động có quyền thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật. Nhìn sơ đây có vẻ là điều mang nhiều hứa hẹn, nhưng so với Công ước số 87 về Tự do Liên kết và Bảo vệ Quyền Tổ chức của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (ILO), điều 5.c mơ hồ và không nêu rõ như Điều 5 của Công ước 87, được viết như sau: Luật Lao động sửa đổi có giúp đảm bảo quyền lợi của người lao động Việt Nam? ''Các tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động có quyền tập họp (liên kết) thành các liên đoàn, tổng liên đoàn; và mọi tổ chức, liên đoàn hoặc tổng liên đoàn đó đều có quyền gia nhập và đều có quyền liên kết với các tổ chức quốc tế của người lao động và người sử dụng lao động.'' Điều này có nghĩa là mặc dù được quyền thành lập tổ chức đại diện người lao động, quyền tập họp (liên kết) thành các liên đoàn, tổng liên đoàn, v.v.. chưa được cho phép cho đến khi công ước 87 được Việt Nam phê chuẩn. Bộ luật Lao động sửa đổi 2109 cần phải được nhà nước Việt nam sửa đổi nhiều hơn nữa thì mới thực sự đạt được cải tiến cần có để phục vụ cho quyền lợi của người lao động. -Chương 13, Điều 170.1: Người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn. Luật này áp dụng cho Công Đoàn trực thuộc TLĐLĐVN nhưng lại không ghi rõ là những nghiệp đoàn không trực thuộc TLĐLĐVN (theo Chương 1-Điều 3.3) thì KHÔNG phải theo Luật Công Đoàn. -Chương 13, Điều 174.9: Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Tuy vậy, Điều 174.9 này hoàn toàn không ghi chi tiết các quy định của Chính phủ là những gì! Tất cả các Điều 172.1, 172.4, Điều 173.2, Điều 174.6 d, Điều 174.9 của Chương 13 đều trái ngược với Công Ước 87 của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (ILO): • Người lao động và người sử dụng lao động, không phân biệt bất kỳ hình thức nào, đều không phải xin phép trước mà vẫn có quyền được tổ chức và gia nhập các tổ chức theo sự lựa chọn của mình, với một điều kiện duy nhất là phải tuân theo điều lệ của chính tổ chức đó ( Điều 2 của ILO ). • Các tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động có quyền lập ra điều lệ, những quy tắc quản lý, tự do bầu các đại diện, điều hành hoạt động và soạn thảo chương trình hoạt động của mình (Điều 3.1 của ILO). • Các cơ quan có thẩm quyền phải tránh mọi sự can thiệp có tính chất hạn chế quyền đó, hoặc cản trở việc thi hành hợp pháp quyền đó (Điều 3.2 của ILO). -Chương 13, Điều 178.8: Các quyền khác theo quy định của pháp luật. Cũng như Điều 174.9 ở trên, Điều luật này không ghi rõ các quyền khác là quyền gì? -Chương 15, Điều 213 quy định: 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi cả nước. 2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lao động. 3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện và phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong quản lý nhà nước về lao động. 4. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi địa phương mình. Tất cả các Điều 213.1, 213.2 và 213.3 và 213.4 nêu trên đều không đúng với Điều 8.2 của Công Ước 87: Pháp luật quốc gia không được có những quy định mang tính chất xâm hại, cũng như không được áp dụng với mục đích xâm hại tới những đảm bảo đã được quy định trong Công Ước này. Qua những điểm vừa nêu ta có thể đúc kết tính đối phó cũng như mơ hồ của bộ Luật Lao Động cải sửa 2019 như sau: 1. Bộ Luật Động cải sửa được Quốc hội thông qua chỉ nhằm tạo ấn tượng đáp ứng Cam Kết Riêng của Việt Nam với 10 thành viên trong hiệp định CPTPP, chứ không quy định rõ về nghiệp đoàn độc lập như đã cam kết thực thi trong các hiệp định thương mại quốc tế. 2. Luật xác nhận người lao động có quyền thành lập nghiệp đoàn, nhưng chỉ giới hạn tại cơ sở (tức là chỉ tại doanh nghiệp). Luật này không nêu rõ là nghiệp đoàn có thể liên kết thành liên đoàn và tổng liên đoàn như trong Công Ước 87 (mà Việt Nam, dù đã phê chuẩn hay chưa phê chuẩn, vẫn phải tuân thủ và thực thi 8 công ước cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế với thiện chí thực sự khi Việt Nam gia nhập tổ chức này). 3. Việc giới hạn chỉ cho thành lập nghiệp đoàn tại doanh nghiệp cơ sở sẽ làm suy yếu khả năng thương lượng tập thể của công nhân đối với chủ nhân về tiền lương, điều kiện làm việc và những lợi ích mặc định khác. 4. Tổ chức đại diện của người lao động gồm có 2 loại: a) công đoàn trực thuộc TLĐLĐVN, và b) tổ chức nghiệp đoàn độc lập. Cả hai đều bị kiểm soát chặt chẽ bởi nhà nước Việt Nam: tính hợp pháp sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký, quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký; thẩm quyền, thủ tục cấp đăng ký, thu hồi đăng ký; quản lý nhà nước đối với vấn đề tài chính, tài sản của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp; hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, quyền liên kết của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. 5. Qua bộ Luật Lao Động sửa đổi, nhà nước Việt Nam còn đối phó với người lao động, bằng cách chặn lối người đấu tranh cho công bằng dân chủ, dù hết hạn tù, nhưng nếu chưa xóa án tích thì không được là thành viên Ban Lãnh Đạo nghiệp đoàn. Nói tóm lại, Bộ luật Lao động sửa đổi 2109 cần phải được nhà nước Việt nam sửa đổi nhiều hơn nữa thì mới thực sự đạt được cải tiến cần có để phục vụ cho quyền lợi của người lao động. --- Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Lê Ngọc Anh, hiện làm việc tại Bộ Lao động và Công nghệ tại tiểu bang Washington, Hoa Kỳ.
Hôm 19/6, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang và lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã chứng kiến lễ ký kết 10 văn kiện hợp tác tại Bắc Kinh.
Việt - Trung ký 10 văn kiện hợp tác
Đáng chú ý, hai nước sẽ thăm dò dầu khí chung trong khu vực thỏa thuận ngoài khơi vịnh Bắc Bộ. Tập đoàn dầu khí Việt Nam nói thỏa thuận phù hợp với hiệp định song phương về phân định vịnh Bắc Bộ. Hiệp định này mới gia hạn lần thứ tư, kéo dài đến năm 2016. Bộ nông nghiệp hai nước lần đầu tiên sẽ lập đường dây nóng để giải quyết các vụ va chạm liên quan ngư dân trên biển. Ngoài ra còn có thỏa thuận hợp tác giữa hai bộ quốc phòng, và xây dựng trung tâm văn hóa tại hai nước. Trung Quốc sẽ cấp khoản vay ưu đãi 320 triệu nhân dân tệ cho dự án hệ thống thông tin đường sắt và còn có một hiệp định cho vay liên quan dự án nhà máy đạm than Ninh Bình trị giá 45 triệu đôla. Hai bên còn ký chương trình hành động giữa hai chính phủ về triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Sang trong cương vị Chủ tịch nước, và cũng là chuyến thăm đầu tiên kể từ khi Trung Quốc có dàn lãnh đạo mới. Giới quan sát cho rằng hai chủ đề chính trong chuyến đi lần này của ông sẽ là kinh tế-thương mại và an ninh ở Biển Đông. Những ngày gần đây, truyền thông hai bên đăng nhiều tin bài ca ngợi ý nghĩa của chuyến đi, mà giới chức nói là "nhằm khẳng định chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với Đảng, Nhà nước Trung Quốc; đưa quan hệ hai bên có bước phát triển thực chất theo khuôn khổ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện; thúc đẩy hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực, nhất là về hợp tác kinh tế-thương mại". Trong một động thái đáng chú ý, quan chức cao cấp của cả hai bên đều đồng loạt trả lời phỏng vấn về chuyến đi này trên các kênh chính thống, cho thấy nguyện vọng chứng minh ngược lại một số cáo buộc rằng quan hệ Việt Nam-Trung Quốc đang 'có vấn đề' vì mâu thuẫn biển đảo. Mới nhất, chính Chủ tịch Trương Tấn Sang đã trả lời báo chí Trung Quốc trước thềm chuyến đi của mình. 'Trước sau như một' Trong phỏng vấn thực hiện hôm thứ Ba 18/6, ông Sang khằng định: "Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trước sau như một hết sức coi trọng việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc". Tuy nhiên, ông đề cập tới các thách thức mới đặt trước quan hệ Việt-Trung ngày nay, và nhấn mạnh: "Hơn bao giờ hết, cả hai nước đều cần môi trường quốc tế và khu vực hòa bình, ổn định để tập trung phát triển". Gần đây Việt Nam và Trung Quốc đã có nhiều cuộc va chạm trên Biển Đông. Tuy chưa xảy ra xung đột vũ trang, nhưng rõ ràng an ninh và ổn định đã trở nên quan tâm hàng đầu. Cả hai bên đều thừa nhận rằng tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông là vấn đề mâu thuẫn lớn duy nhất còn tồn tại giữa hai bên. Tiến sỹ Ian Storey, chuyên gia về an ninh châu Á, nói với BBC từ Singapore rằng ở thời điểm hiện tại, "triển vọng có được một giải pháp chính trị hay pháp lý đối với tranh chấp Biển Đông là rất yếu ớt vì thiếu ý chí chính trị của tất cả các bên". "Bởi vậy trọng tâm của tiến trình này sẽ là giảm thiểu căng thẳng thông qua các cơ chế quản lý xung đột." Ông Storey dự đoán Việt Nam và Trung Quốc sẽ vẫn còn tiếp tục căng thằ̉ng xung quanh vấn đề Biển Đông, các nguồn lợi trong khu vực này, và do vậy các vụ va chạm vẫn sẽ tiếp diễn. Chủ tịch Trương Tấn Sang nói ông hy vọng "sẽ cùng các đồng chí lãnh đạo Trung Quốc trao đổi thẳng thắn, chân thành, tiếp tục có thêm những giải pháp để giải quyết thỏa đáng những bất đồng trên biển giữa hai nước". Ông Sang cũng bày tỏ nguyện vọng hai bên cùng giữ lập trường "đối xử nhân đạo với ngư dân, xử lý thỏa đáng vấn đề nghề cá". Ông nói: "Việc giải quyết vấn đề Biển Đông là hết sức hệ trọng vì liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, đến tâm tư tình cảm thiêng liêng của dân tộc, của người dân". Giữ thăng bằng Tiến sỹ Storey cảnh báo rằng lãnh đạo Việt Nam, nhất là Chủ tịch Trương Tấn Sang trong chuyến đi này, sẽ phải đối mặt với áp lực phải giữ hòa khí với Trung Quốc trong khi tỏ ra thấu hiểu và tôn trọng chính những điều mà ông Sang gọi là "tâm tư tình cảm thiêng liêng của dân tộc" nói trên. Dư luận trong nước đã nhiều lần chỉ trích ban lãnh đạo Hà Nội là quá "nhu nhược" trước các hành động gây hấn của Trung Quốc. Việt Nam đang phải tìm cách thăng bằng quan hệ với Trung Quốc Ông Storey nói với BBC: "Để giữ thăng bằng, chính phủ Việt Nam đang theo đuổi cùng lúc 5 chiến lược: đàm phán ngoại giao song phương với Trung Quốc; ủng hộ các nỗ lực của Asean trong việc thực thi Tuyên bố chung về Biển Đông (DoC) và xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử (CoC); quốc tế hóa vấn đề Biển Đông thông qua các diễn đàn an ninh khu vực; hiện đại hóa không quân-hải quân để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ; và xây dựng quan hệ thân cận với Hoa Kỳ, quốc gia duy nhất có thể đối trọng lại quyền lực đang lên của Trung Quốc". Thực tế Việt Nam đã hoan nghênh hiện diện của hải quân Mỹ trong khu vực, cũng như chính sách chuyển hướng về châu Á-Thái Bình Dương của Washington. Giới chuyên gia nói trong chuyến thăm lần này, ông Trương Tấn Sang sẽ tìm hiểu quan điểm của lãnh đạo Trung Quốc sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa có họp thượng đỉnh với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hồi đầu tháng ở California. Ông Sang sẽ có cuộc gặp với Chủ tịch Tập tại Bắc Kinh. Vào cuối chuyến thăm, đoàn của Chủ tịch Trương Tấn Sang sẽ có chuyến thăm Quảng Đông trước khi quay trở lại Việt Nam. Chặng cuối của chuyến thăm sẽ tập trung vào chủ đề kinh tế. Thương mại Việt-Trung bị đánh giá là chưa xứng với tiềm năng. Trong 5 tháng đầu năm 2013, thương mại hai chiều đạt 18,9 tỷ đôla, tăng 37,3% so với cùng kỳ năm ngoái, theo thống kê của phía Trung Quốc. Cùng giai đoạn này, thương mại hai chiều của Trung Quốc với Singapore là 30,7 tỷ và với Malaysia là 43,1 tỷ, các con số lớn hơn nhiều. Thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc ngày càng lớn, từ đầu năm tới cuối tháng Năm đã lên hơn 11 tỷ đôla. Hãng tin tài chính Bloomberg nhận định ông Trương Tấn Sang sẽ phải làm một bài toán vô cùng khó khăn, là đề cập chuyện biển đảo trong khi vẫn phải kêu gọi trợ giúp và đầu tư của Trung Quốc cho nền kinh tế. Hai nước đã đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên mức 60 tỷ đôla vào năm 2015.
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo có chuyến công du châu Âu 11 ngày với chặng dừng trong các ngày 9-11 tháng Năm là nước Anh.
Quan hệ vũ khí giữa EU và Trung Quốc
Mặc dù phái đoàn thủ tướng có hàng chục doanh nhân đi kèm với thông điệp muốn các nước Liên hiệp châu Âu coi Trung Quốc là nước có thị trường tự do, nhưng người ta vẫn bàn tán nhiều quanh lệnh cấm vận vũ khí mà Liên hiệp châu Âu đã áp dụng đối với Trung Quốc sau sự kiện đàn áp đẫm máu cuộc biểu tình của sinh viên ở quảng trường Thiên An Môn. Vậy thì chuyến công du này của thủ tướng Trung Quốc sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thế cân bằng quân sự tại châu Á? Trước hết, có vẻ như thủ tướng Ôn Gia Bảo đang có một chuyến công du khá mệt mỏi khi vừa xuống máy bay đã phải đi thăm các cánh đồng, các nhà máy và sau đó là dự các bữa tiệc đầy tính công việc và thêm nữa là thực hiện nghi lễ ngoại giao với nguyên thủ quốc gia của tất cả các nước thuộc Liên hiệp châu Âu mà ông ghé qua, cũng như cả buổi họp mặt với ông Romano Prodi tại trụ sở của Liên hiệp châu Âu ở Brussel. Điểm khá đặc biệt trong chuyến công du lần này của thủ tướng Trung Quốc, cũng là chuyến công du Âu châu đầu tiên sau một năm nhậm chức của ông Ôn Gia Bảo, là Trung Quốc không vòng vo sau hậu trường mà tuyên bố thẳng với báo giới về vấn đề họ bị cấm vận vũ khí. "Chúng tôi đặt hi vọng vào cuộc nói chuyện với chủ tịch Romano Prodi cùng Ủy hội châu Âu, là chính phủ Trung Quốc muốn Liên hiệp châu Âu bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Trung Quốc, đồng thời công nhận Trung Quốc là nước hoàn toàn có nền kinh tế thị trường." - Thủ tướng Trung Quốc nói với báo giới. Và dù bên lề cuộc họp ASEM vừa rồi ở Ireland Liên hiệp châu Âu đã nói rõ với ngoại trưởng Trung Quốc là họ vẫn giữ nguyên lệnh cấm vận vũ khí, nhưng bên trong nội bộ của EU đang có hai xu hướng chống và ủng hộ rất rõ. Ông Andrew Kennedy là trưởng ban châu Á của Viện nghiên cứu quốc phòng hoàng gia Anh giải thích: "Đúng là Pháp đang dẫn đầu nhóm các nước trong Liên hiệp châu Âu muốn bỏ cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc. Nước Đức cũng ủng hộ. Vấn đề là Pháp có nhiều cơ sở và tiềm lực sản xuất vũ khí, cho nên sẽ có lợi khi xuất khẩu một lượng lớn vũ khí sang Trung Quốc." "Thế nhưng áp lực phản đối lại đến từ các nước thành viên mới của Liên hiệp châu Âu, như là từ Ba Lan, do ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Hiện tại Hoa Kỳ rất ngại chuyện giao các kỹ thuật vũ khí hiện đại cho Trung Quốc." "Tôi cho rằng về mặt chiến lược thì Hoa Kỳ xem Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh trong khả năng phát triển và chế tạo vũ khí hiện đại. Bản thân lực lượng quốc phòng của Trung Quốc đang hùng mạnh và Hoa Kỳ rất quan tâm làm sao để tiềm lực quốc phòng của Trung Quốc không qua mặt được Hoa Kỳ." Và những lời lẽ trực tiếp của thủ tướng Trung Quốc có vẻ như được giới chính khách châu Âu đáp lại bằng những câu nói ngoại giao, hay những hợp đồng hợp tác kinh tế. Giới phóng viên và bình luận viên chỉ còn cách nhận định rằng đằng sau những thân thiện bề ngoài là một không khí căng thẳng ở bên trong với một bên là Trung Quốc ráo riết vận động, còn bên kia là các nước Liên hiệp châu Âu chia rõ thành hai xu hướng như chuyên gia Andrew Kennedy vừa trình bầy. Đáp lại lời của thủ tướng Ôn Gia Bảo đòi bỏ cấm vận, ông Romano Prodi đại diện Liên hiệp châu Âu nhắc đến quan hệ ngoại giao giữa hai bên: "Chúng tôi cũng nhìn quan hệ của chúng ta như 23 năm chặt chẽ, với tầm nhìn không phải là lương lai ngắn mà là dài hạn." "Nếu như đó không phải là một cuộc hôn nhân, thì ít nhất cũng là một quan hệ rất nghiêm túc." - Ông Prodi nói ví von. Và quan hệ nghiêm túc này không thiếu những biện pháp chiến lược, như chuyên gia Andrew Kennedy tiết lộ: "Một số nước châu Á có ngành công nghiệp vũ khí, nhưng kỹ thuật khá lạc hậu so với Hoa Kỳ hay một số nước châu Âu. Vấn đề mà Trung Quốc đang đặc biệt quan tâm chính là kỹ thuật của Nga, tức cũng là kỹ thuật từ châu Âu." "Trung Quốc sẽ nghiên cứu các chế tạo của châu Âu để sản xuất phiên bản của riêng họ để tiết kiệm tiền của. Và đây cũng là vấn đề mà Liên hiệp châu Âu rất quan ngại và trở thành chủ đề bàn luận, nhằm tìm cách ngăn chặn Trung Quốc có được công nghệ theo kiểu này." Vậy thì nếu được châu Âu bỏ lệnh cấm vận vũ khí thì vị trí của Trung Quốc ở trong vùng sẽ ra sao ? "Liên hiệp châu Âu đang có những biện pháp ngăn Trung Quốc có được kỹ thuật quốc phòng hiện đại. Nhưng nếu bỏ cấm vận thì Trung Quốc vẫn có được một số máy bay, tầu chiến và khí tài hiện đại, giúp cải thiện rất nhiều cho lực lượng quân sự của họ, có thể thay đổi thế cân bằng trong vùng, so giữa Trung Quốc và Ấn Độ, Nhật Bản, và có thể là cả Indonesia nữa." Giáo sư Samuel Huntington từng viết trong một quyển sách của ông ta về khả năng xảy ra Đệ tam thế chiến do xung đột vũ trang giữa Trung Quốc và Việt Nam. "(cười) Tôi hiểu là quí vị có những quan ngại như vậy, vì có biên giới cạnh một nước lớn với hàng triệu quân. Chúng tôi từ châu Âu nhìn sang thì hiện không thấy Trung Quốc có ý đồ thực sự muốn bành trướng ra khắp châu Á." "Mặt khác, có nhiều chỉ dấu cho thấy họ quan tâm hơn đến việc giảm bớt quân số và tăng tiền chi cho quốc phòng." Chuyên gia Andrew Kennedy nhận định. Vấn đề này có lẽ được thể hiện qua các mâu thuẫn gần đây của Trung Quốc với một số nước quanh các hệ thống radar, kỹ thuật tên lửa và các phương pháp do thám viễn thính. Và như vậy, bất kể Liên hiệp châu Âu có bỏ cấm vận vũ khí với Trung Quốc hay không thì thế cân bằng quốc phòng trong vùng Đông Nam Á dường như đang được chuyển sang cân đong bằng mức độ hiện đại của khí tài hơn là số quân tinh nhuệ.
Câu hỏi về tiến trình dân chủ hóa, tuy còn được xem là nhạy cảm ở Việt Nam, nhưng trong thời gian qua đã được bàn đến một cách công khai và mạnh dạn hơn.
'Cần chấp nhận luật chơi của dân chủ'
Có vẻ như đang tăng lên số lượng người cảm thấy rằng không thể lảng tránh vấn đề này nếu còn muốn đất nước tiến lên xa hơn, mạnh hơn. Câu hỏi còn lại là lộ trình dân chủ hóa, nếu có, nên tiến hành thế nào? Tôi muốn đặt vấn đề, có cần thiết đi tìm một hệ thống dân chủ cho người dân Việt dựa trên khái niệm dân chủ phương Tây hay không? Theo thiển ý, câu trả lời là có. Dân chủ phương Tây bắt nguồn từ Dân chủ của Pháp, từ những tư tưởng của Montesqieu với Cách mạng Pháp. Tiếp đến là tinh thần của Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ đã được các lãnh tụ Cách mạng Việt Nam từ Cường Để, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh cho đến Hồ Chí Minh công khai cổ súy. Phải hiểu rằng trên dưới 200 quốc gia trên thế giới hiện nay, các Đảng chính trị khi chiếm được chính quyền đều xây dựng chính quyền trên cơ sở của khái niệm dân chủ phương Tây là phải có Lập Pháp-Hành pháp và Tư Pháp trong hệ thống chính trị của bất kỳ quốc gia nào. Đi tìm kiếm hay hoàn thiện nền dân chủ cho dân tộc là điều mà bất kỳ nhà lãnh đạo nào của các nước mới dành độc lập sau 1945, vẫn tìm kiếm trong hành trình của dân tộc họ. Ngay như đất nuớc Xô Viết với các lãnh đạo như Yeltsin hay Gobachev vào năm 1991 khi chính quyền Cộng Sản sụp đổ cũng thế. Các ông kêu lên rằng “Con đuờng XHCN là con đường xa nhất dẫn đến chủ nghĩa tư bản.” Sự trở về nguồn văn minh dân chủ tư sản của nước Nga thể hiện qua câu nói đó cho thấy các nhà lãnh đạo của bất cứ quốc gia nào đều phải hành trang đi tìm nền dân chủ đích thực cho chính đất nước của họ. Lịch sử của mỗi quốc gia có khi là sự lập lại hình thái chính quyền cũ trên một bình diện cao hơn. Thật vậy cái hình thái dân chủ hiện nay tại xã hội VN chẳng lẽ đã không từng hiện diện trong hình thái tổ chức của thời phong kiến hay sao? Cái hình thái đó từng bị những nhà Marxist thời kỳ 1930 -1945 lên án nhưng nay cũng chính họ tổ chức một hệ thống mang cái hơi huớng phong kiến ngày nào. Đó là sự toàn quyền Đảng trị của một Đảng giống như trước đây là Vua thời phong kiến. Việc đi tới mà là trở lại nguồn cội tư tưởng dân chủ phương Tây không có gì là đáng xấu hổ cả . Cần phải lý giải cho được điều đó để giúp cho các nhà lãnh đạo VN hiện nay không phải mặc cảm nếu phải quay trở lại hình thái dân chủ tốt nhất cho đất nuớc Việt Nam là hình thái tổ chức đa nguyên đa đảng. Sẽ không thể tồn tại một thứ dân chủ của nền chuyên chính vô sản mà Liên Xô đã từng dựng lên cho chính nước họ và một số nước Đông Âu mà họ áp đặt và lôi kéo đi theo. Nền dân chủ đích thực mà hiện nay nước Nga và các nước trong SNG và tòan bộ các nước XHCN ở Đông Âu cuối cùng cùng đã chọn sự trở về nguồn của văn minh dân chủ tư sản phương Tây thay vì là dân chủ của Cộng sản đã áp chế trong thời gian hơn 50 năm qua. Bối cảnh Việt Nam Tôi đã khẳng định hình thái tổ chức đa nguyên đa đảng là một sự lựa chọn tự nhiên của nhân loại. Tuy nhiên, khi đặt trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, câu trả lời không hẳn là dễ dàng. Lịch sử sang trang sau 30/4/1975. Hiến pháp 1992 ra đời trên nền tảng đất nước Việt Nam thống nhất. Một đất nước do Đảng Cộng Sản lãnh đạo có quan hệ với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ là điều qúa rõ, cho thấy mọi tính tóan đổi thay phải trên cơ sở trước hết là chấp nhận thực tế chính trị hiện nay và tìm cách TU CHÍNH HIẾN PHÁP 1992 hơn là phủ nhận nó. Đó là xét trên thực tế và tương quan thực lực của việc đấu tranh cho dân chủ của Việt Nam. Hãy nhớ rằng lịch sử sang trang và phải chấp nhận cuộc chơi dân chủ đầy khó khăn nhưng không thể làm khác hơn được. Cuộc đấu tranh đó phải là cuộc đấu tranh của những nguời anh em Việt Nam từng là đối thủ của nhau trong một phần tư thế kỷ nay chuyển sang cuộc đấu tranh nghị truờng trên luật chơi là Hiến Pháp 1992 và hiến chương Liên Hiệp Quốc và các ràng buộc pháp lý quốc tế khác khi tham gia vào các Hiệp Ước Vùng, đa phương và song phương . Cuộc đấu tranh cho dân chủ đó cần diễn ra như giữa những anh em cùng một đất nước, hơn là cuộc đấu tranh một mất một còn và muốn phủ định nhau vốn là điều không tưởng xét cả về thực tiễn của sự việc về tương quan lực lượng cũng như về tính logíc của việc đấu tranh. Đối thoại Các nhà đấu tranh cho dân chủ ở Hải ngoại và trong nước hãy tuyên bố với nhà cầm quyền rằng cuộc đấu tranh này là Bất bạo động và không loại trừ nhau mà bổ sung cho nhau. Trên nền tảng này các nhà đấu tranh cho dân chủ hãy xác định với người anh em phía Đảng cầm quyền trong cuộc đấu tranh chính trị, dưới sự giám sát của toàn dân Việt nam và thế giới chứng kiến, thấy được chính nghĩa theo đuổi là một đấu tranh cho một nền dân chủ đích thực cho Việt Nam. Đó là cuộc đấu tranh giữa một bên là các người Cộng Sản nắm quyền và một bên là các nhà đấu tranh cho dân chủ để cùng tiến đến với nhau hơn là sự đấu tranh quyết liệt của những kẻ cực đoan. Cho nên đừng nên áp đặt, hay tìm kiếm mô hình cụ thể của các nền dân chủ phương Tây như của Mỹ, EU hay Singapore hay Cách mạng nhung Ukraine cho Việt Nam. Hãy tìm và đấu tranh dân chủ cho dân Việt ngay trên Việt Nam, bởi dân tộc chúng ta khao khát độc lập -tự do - dân chủ sau bao thế kỷ thuộc địa và chiến chinh lầm lạc mọi chiêu bài và sự lầm lạc rồi cũng nhận chân ra. Các điều mỵ dân, tuyên truyền nói cho được, cho có lợi cho một phe phái nào không dựa trên lợi ích của dân tộc Việt Nam đều sẽ không tồn tại theo thời gian. Do đó, theo tôi hãy trở lại vấn đề tìm kiếm và đấu tranh dân chủ cho dân Việt để hoàn thiện hay tu chính Hiến Pháp 1992 kể cả việc thay thế nó bằng một Hiến Pháp mới. Điều đó là bình thường trong sinh hoạt chính trị của bất cứ quốc gia nào. Cộng Hòa Pháp từng có đến đệ ngũ Cộng Hòa và nhiều quốc gia khác cũng thay đổi Hiến Pháp khi đến một thời điểm nào đó cần thiết. Hiến Pháp Hoa kỳ có đến tu chính thức thứ muời ba trong lịch sử hơn 200 năm. Nếu xác định là cuộc đấu tranh của một phía cấp tiến cương quyết đòi đổi thay và hoàn thiện các quyền ghi nhận trong bản Hiến Pháp 1992, đối trọng với sự bảo thủ, thủ cựu của Đảng Cộng Sản cầm quyền đang tìm cách níu kéo lại quyền lực, thì hãy xác định các mục tiêu không khó nhận diện trong cuộc đấu tranh đem lại dân chủ cho Việt Nam ở ngay trong Hiến Pháp 1992 truớc đã. Xác định đuợc các điểm thiếu sót cơ bản trong Hiến pháp chính là chỉ ra cho nhân dân thấy được và nhà cầm quyền biết rằng việc không cụ thể hóa quyền dân chủ và chính trị cho nguời dân là điều không thể chấp nhận đuợc . Xác định ra được các điểm cốt tử này và nếu không được chính quyền nhận ra và sửa chữa ngay thì các nhà đấu tranh cho dân chủ sẽ chứng tỏ cho người dân thấy ngay đuợc tính đối lập xây dựng trong mục tiêu mà các nhà đấu tranh lên tiếng, để kêu gọi nguời dân cần phải đòi hỏi nhà cầm quyền sửa ngay các thiếu sót mang tính hệ thống. Chính nhân dân sẽ nhận chân ra ai là kẻ có chính nghĩa và ai là kẻ phi nghĩa để rồi chính nhân dân sẽ là nguời đứng lên cùng một chiến tuyến với ai nắm đuợc tính chính đáng trong mục tiêu đấu tranh của mình. ......................................................................... PnCDân chủ có thể có hay không? Xưa nay việc dân chủ hay không lệ thuộc rất nhiều vào hệ thống cầm quyền. Có dân chủ hay không tuỳ thuộc và ý thức và tư tưởng của bộ máy cầm quyền. Ai cũng hiểu rằng cần có dân chủ thì mới có thể có những bước tiến về kinh tế xã hội, sự phát triển về khoa học và dân trí. Tuy nhiên để lái con tàu dân chủ thì không dễ. Nó được ví như anh được lái con tàu cao tốc vậy, nó có thể đưa anh đi nhanh nhưng cũng thể làm cho anh lật nhào. Chính sách ngu dân để trị đã được áp dụng thời trước với Trung Quốc và ngày nay với Bắc Triều tiên là điển hình của việc hạn chế dân chủ để cầm quyền. Chúng ta đã từng chứng kiến cảnh bên này biên giới thì sinh viên Hàn quốc biểu tình đánh nhau với cảnh sát còn bên kia biên giới người dân im so ngoan ngoãn làm việc. Vậy thì dân chủ hay không là do mong muốn của người cầm quyền muốn cho người dân có quyền đó hay không với ý thức rằng việc đó là có lợi cho sự phát triển cho đất nước. Khi người dân bị trấn áp cả về tinh thần lẫn thể xác thì họ còn đâu tư tưởng để mà nghĩ đến việc dân chủ hay không. Tuy nhiên kết quả sẽ là một đất nước lạc hậu, kinh tế thấp kém và chắc chắn là sẽ bị lệ thuộc nô dịch bởi nước ngoài. Chúng ta cắt nghĩa quá nhiều về từ "dân chủ" mà chẳng đi đến đâu cả. Giới lãnh đạo cầm quyền ở Việt Nam quá hiểu điều đó nhưng chưa chắc họ đã dám tăng tốc con tàu Việt Nam để đuổi kịp với nhịp bước của thế giới. Họ không đủ dũng cảm để từ bỏ quyền lợi của bản thân vì dân tộc. Hùng, Hoa KỳTrong những ngày vừa qua, trong đảng ngoài dân đâu đâu cũng nghe nói đến dân chủ. Người thì cổ xúy dân chủ, người thì tỏ ra dè dặt với dân chủ. Đúng là nhà nhà nói dân chủ, người người nói dân chủ ! Nhưng, họ đang nói về cái gì thế ? - Dân chủ là gì ? Buồn cười ở chỗ là, thường xuyên người ta cứ cãi vả nhau về dân chủ trong khi thực ra người này không biết người kia nói gì. Nếu tôi nhớ không lầm, trước kia, các vua nhà Lý có đặt trống lớn trước cổng kinh thành để cho người dân, khi có điều gì muốn trình lên vua, đến đập trống xin vào yết kiến và trình lên vua, rồi tùy theo vụ việc mà vua giải quyết. Và, mới đây, Đảng CSVN có phát động phong trào mọi người góp ý vào các báo cáo cho Đại hội 10, và Đảng cũng có lắng nghe một cách chọn lọc. Cả hai trường hợp ấy có phải là dân chủ không? Một khi đã trả lời tốt câu hỏi ấy, thì mới biết chọn lựa một phương cách, tức là một kết cấu thể chế, thích hợp nhất cho nước nhà, thể theo các điều kiện nhân văn, địa dư và lịch sử đặc thù. Tivi TrầnDân chủ gì thì dân chủ. Đừng để lớp trẻ hiểu sai "Dân chủ trong hưởng thụ". Nhìn thấy lớp thanh niên ngày nay, tự do ăn chơi, nhảy nhót xa dần với thuần phong mỹ tục. Tôi lại muốn thíêt lập kỷ cương giáo dục trong từng gia đình, từng trường học. Con người cần phải được giáo dục tính kỷ luật trước khi được học về dân chủ. Xin lỗi vì đã cố tình thu nhỏ lại góc nhìn của dân chủ, vì tôi nghĩ rằng khi học vấn và tính giáo dục cộng đồng còn quá kém, bàn cãi nhiều về dân chủ như nói chuyện trong mơ. Quang Duy, CanberraHiến pháp là nền tảng để xây dựng một quốc gia dân chủ. Do đó điều kiện tiên quyết là hiến pháp cần được sự đồng thuận của đại đa số ngừơi dân, thông qua một quốc hội lập hiến và có thể là trưng cầu dân ý. Ngay khi các đảng cộng sản còn nắm chính quyền tại các quốc gia như Ba Lan, Tiệp Khắc, … các nhà chuyên môn, các tổ chức dân sự và chính trị (trong đó có các đảng cộng sản), đã ngồi lại với nhau bàn thảo về một hiến pháp mới cho các quốc gia này. Họ bàn về mô hình xây dựng và phát triển quốc gia, về thể chế và mức độ dân chủ, về mức độ quyền lực của nhà nước, về nguyên tắc phát triển kinh tế, thực hiện công bằng, bảo vệ môi trường, bảo tồn văn hóa v.v Nhờ vậy mà sự chuyển tiếp từ một chế độ cộng sản tòan trị sang một thể chế dân chủ đã tiến hành nhẹ nhàng với những kết qủa hết sức tốt đẹp. Sinh họat hải ngọai phụ thuộc vào luật pháp quốc gia định cư hay tam cư. Vì vậy công khai, ôn hòa và trong vòng luật pháp là nguyên tắc đấu tranh chính trị mà chúng tôi không ngừng cổ võ. Các nhà dân chủ, các tổ chức lực lượng dân chủ và xã hội ở trong nước thì mặc dù ôn hòa vẫn luôn bị đảng cộng sản đàn áp. Sự đàn áp sẽ dần dần mất hiệu lực khi hằng trăm người đồng lòng ký tên trên Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ, khi các luật sư Đăng Dũng, Nguyễn văn Đài … và đồng bào cùng lên tiếng đòi hỏi thay đổi thể chế chính trị. Ở hải ngọai việc triệu tập một Đại Hội Lập Hiến để thảo luận và sọan ra một bản hiến pháp thảo (mẫu) không phải là một việc khó tổ chức. Nhưng nếu có thành công đi nữa đây là việc làm, là góp ý của một thành phần nhỏ của dân tộc. Quan tâm, đòi hỏi, giáo dục, vận động để có được một hiến pháp mới là nỗ lực thiết thực nhất nhằm góp phần kiến thiết và xây dựng quốc gia. Việc các nhà chuyên môn về hiến pháp, các tổ chức xã hội, chính trị sẽ ngồi lại để thỏa luận về tương lai dân tộc. Pham, Denver, USATrước nay, các nhà hoạt động dân chủ ở Việt Nam thường hay gửi thư ngỏ cho chính phủ, là cơ quan lập pháp. Tôi nghĩ các nhà hoạt động dân chủ cũng nên gửi thư trực tiếp cho các đại biểu quốc hội nữa. Và không phải là gửi thư chung chung cho toàn quốc hội mà là cụ thể cho đại biểu quốc hội đại diện cho khu vực mà họ ở. Hãy tận dụng các buổi gặp gỡ cử tri. Hãy hẹn lịch gặp các đại biểu quốc hội của mình. Sau cùng thì cơ quan duy nhất có thẩm quyền thay đổi hiến pháp hay luật pháp cũng chính là Quốc Hội. PsychoD, HCMCTôi hiện là sinh viên, vẫn còn trong độ tuổi đi học, tuy không hiểu biết nhiều về Pháp Luật nhưng qua các bài viết có nhận thấy như sau: 1> Ở cái XH nào cũng vậy đều có mặt tốt và mặt xấu. Chế độ Đa Nguyên Đảng có làm cải thiện đời sống nhân dân hay không tuỳ thuộc vào người lãnh đạo. Nếu người lãnh đạo Đảng "mới" có tư duy trong sáng, lành mạnh, có nhiều biện pháp cải cách, cải thiện cho đời sống nhân dân, đồng thời thuyết phục được lòng tinh của nhân dân thì sự thành lập một chế độ đa đảng hoàn toàn có lợi. 2> Nước VN đã được gọi là nước CHXHCN của dân, do dân và vì dân thì ý kiến của nhân dân sẽ là quyết định. Nếu LS Đài nói riêng hay những người "có tư tưởng tiến bộ" nói chung muốn đấu tranh vì quyền lợi của nhân dân thì nên dựa vào ý kiến và sự đồng tình của nhân dân. Nhưng nhân dân cũng có nhiều tầng lớp. Nếu chỉ nói "Điều 1" "Điều 2" dựa theo pháp luật, liệu những người dân "ít chữ" có thật sự hiểu hết ý nghĩa của Quy định Pháp Luật hay không? Muốn tìm sự đồng cảm từ nhân dân là phải tận tâm tận lực. Đấu Tranh trên cơ sở Pháp Lý chỉ là một lẽ, Pháp luật do con người làm ra để bảo đảm tính công bằng xả hội vì vậy đấu tranh dân chủ cần dựa vào con người. 3> Điều cuối cùng mà tôi muốn nói, Không phải chỉ là VN mà là các nước nói chung. Cho dù là Đảng Cộng Sản, Đảng Cộng Hòa, Đảng Xã Hội, Đảng Chủ Nghiã ... gì đi chăng nữa, người dân của một nước đa số đều ít khi hiểu hết và quan tâm sâu sắc đến ý nghĩa của cái "tên", cái họ quan tâm là Đường lối và chính sách, lợi ít chung của cộng đồng, của cuộc sống, của tự do và dân chủ. Đảng có 1 hay 2, nhiều hay ít? ... chủ yếu để người dân có quyền và thể hiện sự tự do chọn lưạ con đường của họ tin tưởng nhưng tất cả đều quy về một mấu chột duy nhất .... vì lợi ít của cộng đồng vì nhân loại Thay mặt và vì lợi ích của các đồng bào Việt Nam. An Thanh, Cần ThơTôi thấy rằng, con đường tất yếu để VN phát triển là phải có dân chủ. Tuy nhiên vấn đề là làm thế nào để xác định khái biệm dân chủ cho hoàn cảnh của VN và xác lập mục tiêu cụ thể của nó là gì. Tôi đồng ý với luật sư Dũng rằng trong cuộc đấu tranh cho dân chủ, cả phía các nhà dân chủ và phía CS cầm quyền phải dựa trên quyền lợi của nhân dân, điều mà chính những người CS đã dùng nó để giành chính quyền, mà cũng chính họ đang dần đánh rơi nó. Tôi nghĩ, đấu tranh nghị trường là chiến trường phù hợp nhất và tu chính hiến pháp 1992 là điểm xuất phát đúng nhất. Chúng ta đang có rất nhiều ông nghị rất mạnh dạng đấu tranh trong các cuộc hợp Quốc Hội. Hãy vận động những người này! Cuộc chiến thắng chắc chắn sẽ về tay chính nghĩa và khôn ngoan.
Robin Lustig tới thăm năm quốc gia rất khác nhau và viết loạt bài mang tên ‘Đi tìm Dân chủ’ trong mùa chương trình với chủ đề ‘Ai định đoạt thế giới của bạn’ của đài BBC.
Thế giới là của bạn nhưng ai là sếp?
Hãy nghĩ tới những từ này: dân chủ, tự do, cải tổ. Ngày nay không một chính trị gia nào phát biểu mà thiếu những từ này. Đó là những từ tạo ra cảm giác ấm áp cho người nghe và cũng là những từ chứa đựng khát vọng của những người nhà quê Uganda, người nông dân ở Campuchia, nhà thiết kế phần mềm máy tính tại California và thợ mỏ tại Ukraine. Nhưng những từ này còn có nghĩa gì hơn thế nữa không? Những gì chúng ta muốn nói khi dùng từ dân chủ liệu có gần với những gì các học giả Hy lạp cổ đại suy nghĩ không khi họ lần đầu tiên sử dụng từ này? Các học giả Hy lạp cổ đại, những người sử dụng từ ‘dân chủ’ đầu tiên hiểu ý nghĩa của từ này là mọi công dân đều cần tham gia vào quá trình gia quyết định, chứ không phải là chưa đầy một nửa trong số họ phải chọn ra đại diện để làm cái việc quyết định đó hộ họ. Thế còn ‘tự do’ thì sao? Tự do khỏi cái gì và tự do được làm gì? Liệu tự do khỏi đói nghèo quan trọng hơn hay tự do ngôn luận quan trọng hơn? Và tất nhiên, cả cái khái niệm rất tổng thể ‘cải tổ’ nữa. Thực ra nó là gì, hay nó chỉ có nghĩa là bất kỳ thay đổi nào mà chúng ta chấp nhận. Cải tổ cũng giống như sắc đẹp, nó là ý kiến chủ quan của người sở hữu nó. Nhà triết học thế kỷ 18 Jean-Jacques Rousseau đã từng viết: “Con người sinh ra vốn tự do nhưng lại bị xiềng khắp nơi.” Những người sáng lập ra nước Mỹ, trong tuyên ngôn độc lập năm 1776 viết: “Mọi người sinh ra đều bình đẳng, đều được tạo hóa ban cho những quyền cụ thể trong đó có quyền sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc.” Xuất khẩu tự do Tình yêu đối với tự do là nòng cốt của tất cả các bài thuyết trình chính trị. Vậy chúng ta tự do đến mức nào trong cái thế giới của thế kỷ 21 đầy phức tạp và đáng sợ này? Vậy dân chủ và tự do có phải là cùng một thứ hay không? Ai thực sự định đoạt lối sống của chúng ta – chúng ta có còn bị xiềng, hay giờ đây chúng ta tự do hơn trước để có thể hưởng những quyền không thể chuyển nhượng như quyền sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc? Nếu một số trong chúng ta hưởng nhiều tự do hơn những người khác, nếu tại một số nước chúng ta đã tháo bỏ được xiềng xích trong khi ở nơi khác vẫn chưa làm được điều đó, thì liệu những người tự do có thể đến tháo xiềng cho những người chưa được tự do hay không? Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, tự do thương mại, liệu tự do có thể xuất khẩu như máy ảnh kỹ thuật số hay áo phông vải bông rẻ tiền hay không? Tổng thống Mỹ Bush đã từng nói “Chính sách của Mỹ là ủng hộ sự phát triển của các phong trào và định chế dân chủ ở mọi quốc gia và văn hóa, với mục tiêu cuối cùng là chấm dứt bạo ngược trên thế giới của chúng ta.” Nói cách khác, Mỹ sẽ khuyến khích dân chủ ra bên ngoài biên giới của mình, và lý do của việc này chỉ là sở thích của nước Mỹ mà thôi. Ông Bush nói: “Sự tồn tại tự do trên đất nước chúng tôi ngày càng phụ thuộc vào sự thành công của tự do trên những đất nước khác.” Nhìn chung, con người cùng khát vọng những thứ giống nhau, cho dù họ ở đâu đi chăng nữa. Họ muốn có một mái nhà che mưa, có thực phẩm để nuôi gia đình và một nền giáo dục để chăm sóc con mình. Và nếu họ có thể có tất cả những thứ đó, họ muốn những thứ khác, vô hình hơn, những thứ mà chúng ta vẫn gọi là tự do. Nhưng tất nhiên, chẳng bao giờ có tự do tuyệt đối. Nếu ta sống trong một nền dân chủ phát triển, ta bị luật pháp ràng buộc, cái thứ luật mà người tạo ra nó chính là những nhà làm luật do chính chúng ta bầu ra. Những ai sống dưới chế độ độc trị thì chịu sự điều khiển của những quy định hà khắc hơn, những quy định được lập ra bởi những người không phải do người ta bầu chọn, những người mà không luật pháp nào có thể sờ tới. Lực mới Vậy ai thực sự là người định đoạt thế giới của chúng ta? Đó có phải là chính phủ, là các công ty, các nhóm vận động hành lang chỉ chăm chăm vì lợi ích của mình? Hay người định đoạt thế giới của chúng ta là hệ thống phức tạp của những thế lực ngầm, những người chia sẻ quyền lực, thậm chí đấu tranh vì quyền lực và làm chúng ta, những công dân, cảm thấy bất lực trong việc gây ảnh hưởng tới những quyết định của họ? Có một lực lượng dân chủ mới nào đang tồn tại với sự ra đời của những hình thức truyền thông mới như điện thoại di động hay internet? Những lực mới đó có phải là những yếu tố quyết định mạnh hơn tới sự thịnh vượng và tương lai của chúng ta hơn là gia đình, chính phủ và những lãnh tụ tôn giáo, những người tin rằng họ kiểm soát số phận của chúng ta? Liệu các cuộc cách mạng Ukraine và Georgia có thể thành công nếu không có những lực lượng mới này hay không? Đối với Tổng thống Bush, tự do và dân chủ luôn song hành với nhau. Nhưng, như nhà văn Fareed Zakaria đã viết trong cuốn “Tương lai của Tự do”, cái sự tự do dân chủ này chỉ nhằm vào phục vụ các cuộc bầu cử mà thôi. Ông viết “Đối với những người phương Tây, dân chủ có nghĩa là dân chủ tự do - một hệ thống chính trị không chỉ được đánh dấu bởi các cuộc bầu cử tự do và công bằng theo quy định của luật pháp, một sự chia rẽ quyền lực và sự bảo vệ những quyền tự do cơ bản như tự do ngôn luận, tụ tập, tôn giáo hay tài sản. “Nhưng cái khối tự do này không liên quan gì trực hệ với dân chủ và cả hai không phài lúc nào cũng đi đôi với nhau, kể cả ở phương Tây.” Có lẽ điều mà Churchill chiêm nghiệm năm 1947 là đúng, khi đó ông nói “dân chủ là hình thái tồi tệ nhất của một chính phủ, trừ những hình thức khác mà đã được thử đi thử lại.” Nhưng khi người Sao Hỏa đến gõ cửa và yêu cầu được đến gặp lãnh đạo của chúng ta, thì ta sẽ đưa ông tới gặp ai? Ai thực sự định đoạt thế giới của bạn.
Chưa đầy hai năm sau khi Kim Jong-il qua đời, một số nhân vật cao cấp ở Bắc Triều Tiên đã bị loại khỏi quyền lực, thậm chí bị tử hình như ông Chang Song-thaek, đặt ra các câu hỏi về tình hình nước này.
Gia đình họ Kim và những ẩn số
Hãng thông tấn KCNA nói ông Chang đã bị tòa án binh hôm 12/12 kết tội lật đổ và đã bị hành quyết ngay tức khắc nhưng số phận bà vợ ông ta, Kim Kyong-hui, con gái út của cố lãnh tụ Kim Il-sung hiện vẫn chưa rõ sẽ ra sao. Các báo Hàn Quốc hiện nêu ra hai giả thuyết, một nói rằng chính là Kim Kyong-hui đã xa lánh ông Chang và thậm chí cùng lập mưu với cháu để giết chồng. Người ta tin rằng để kết tội Chang chống lại cả gia tộc Kim, bản cáo trạng dài mà KCNA công bố đã cáo buộc ông ta “có quan hệ bất chính với nhiều phụ nữ”, có nghĩa là phản bội vợ. Hai anh em Một thuyết nữa ở Nam Hàn cho rằng anh trai của Kim Jong-un là Kim Jong-chol (sinh năm 1981, từng du học ở Thuỵ Sỹ như em), đã đích thân chỉ đạo vụ bắt Chang Song-thaek. Cả hai dùng nhóm vệ sỹ riêng để thực hiện vụ bắt chú dượng, bỏ qua Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng và an ninh của nhà nước. Nhưng cũng có thuyết rằng chính bà Kim Sol-song, con cùng cha khác mẹ của Kim Jong-un, cùng chồng là Sin Bok-nam đã đóng vai trò chính trong vụ thanh trừng Chang và các cộng sự. Thậm chí, trang Korean Times còn đặt câu hỏi vì sao người vợ trẻ của Kim Jong-un, Ri Sol-ju, nay ở đâu vì người ta không còn thấy cô ta ở nơi công cộng hay trên truyền thông Bắc Hàn suốt 50 ngày qua. Dù các giả thuyết về ai làm gì, hiện bị sao đúng hay không thì có vẻ gia đình họ Kim đang là tâm điểm của mọi chú ý từ bên ngoài với lo ngại liệu một khi Kim Jong-un tập trung tối đa quyền lực vào chính mình, đường lối của nhân vật này sẽ ra sao. Nhưng nhìn rộng ra, hy vọng về một Kim Jong-un trẻ tuổi, du học ở nước ngoài và có thể thạo ngoại ngữ sẽ mở cửa Bắc Triều Tiên và làm giảm căng thẳng trong vùng nay không còn nhiều. Cả hai anh em nhà Kim đều trẻ và biết nhiều về thế giới bên ngoài - Kim Jong-chol là fan của Eric Clapton, còn Kim Jong-un thích bóng rổ Mỹ - nhưng vụ thanh trừng nội bộ tàn bạo xảy ra ở Bắc Triều Tiên cho thấy họ không phải là những nhà cải cách. So với họ thì Chang Song-thaek, dù đã 67 tuổi, hóa ra vẫn là nhân vật muốn mở cửa ra hơn cả vì ông ta liên tục sang Trung Quốc và đưa ra sáng kiến mở thêm hai khu chế xuất cùng Trung Quốc. Tuy vậy, chính các dấu hiệu được Kim Jong-un tiết lộ ra về Chang Song-thaek dù không rõ có thực hay chỉ là tạo dựng cũng cho thấy tham nhũng kinh tế lên tới hàng tỷ won và hàng triệu Euro là hiện tượng diễn ra rộng khắc trong bộ máy Bắc Hàn. Ri Sol-ju, vợ của Kim Jong-un đã không có mặt trước công chúng 50 ngày qua Và quân đội nước này, theo chính cáo trạng của chế độ nêu ra với “Chang và bè lũ”, đã và đang đi đầu trong các thương vụ làm ăn mà thế giới bên ngoài không biết nhiều. Cũng vì thế, các báo Nam Hàn như tờ Chosun Ilbo trích giới quan sát cho rằng vụ thanh trừng này, mà có người tin là xảy ra với hàng trăm nhân vật cao cấp và trung cấp trong bộ máy quân đội và Đảng cộng sản, cũng là tranh chấp về kinh tế. Chosun Ilbo tin rằng Tướng Choe Ryong-hae, ủy viên Bộ Chính trị là người có thể sẽ nắm đặc quyền kiểm soát các khu vực kinh tế mà Chang Song-thaek từng làm chủ. Xu hướng tạo vùng kinh tế đặc biệt như Trung Quốc đã làm thời Khai phóng rồi mở rộng ra thành thị trường nội địa rộng khắp cũng bắt đầu bén rễ ở Bắc Hàn. Mới tháng trước, Bình Nhưỡng công bố cho xây dựng 14 khu chế xuất mới để khai thác ngoại tệ nhưng vì thể chế ở Bắc Hàn vốn ưu tiên an ninh, nên các nguồn lợi kinh tế này thường rơi vào tay những nhân vật có quyền lực trong quân đội. Đây có thể sẽ tiếp tục là đầu mối của những tranh chấp trong tương lai. Ngày càng tự tin? Đánh giá các động thái của Kim Jong-un qua quan hệ với Trung Quốc, có thể thấy nhân vật này muốn thoát khỏi sự ràng buộc chính trị với Bắc Kinh dù Bắc Hàn vẫn tiếp tục nhận viện trợ dầu xăng và có thể cả lương thực từ nước láng giềng khổng lồ. Người cuối cùng thuộc nhóm cao cấp nhất của Bắc Hàn gặp lãnh đạo Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào khi còn tại vị, chính là Chang Song-thaek. Khác ông và cha của mình, Kim Jong-un chưa bao giờ thăm chính thức Bắc Kinh. Bắc Hàn từ lâu ngỏ ý muốn đàm phán trực tiếp với Mỹ về vấn đề hạt nhân mà không muốn bị ràng buộc bởi đàm phán sáu bên. Ngược lại, Trung Quốc từ một thời gian nay cũng lo ngại về chuyện mất ảnh hưởng ở Bắc Hàn. Báo Anh, tờ Sunday Times trích trích nguồn Trung Quốc nói chủ tịch Tập Cận Bình khi đón Thủ tướng David Cameron của Anh đã nói rằng “Bắc Hàn là một vấn đề khó khăn” cho Trung Quốc. Trung Quốc hiển nhiên có quyền lợi trong việc giữ Bắc Hàn ổn định, không đổ vỡ để rơi vào tay Nam Hàn. Nhưng truyền thông Hàn Quốc cũng khác biệt quan điểm giữa lãnh đạo Trung Quốc và thế hệ ba của gia đình Kim là đương nhiên vì Chang Song-thaek cùng lứa với các lãnh đạo Trung Quốc, Kim Jong-un chỉ khoảng 30 tuổi và thuộc một thế hệ hoàn toàn khác. Cũng có tin đồn hai phó thủ tướng Bắc Triều Tiên đang trốn và xin tỵ nạn tại Trung Quốc. Nếu điều này là đúng thì chắc chắn Trung Quốc dù muốn hay không cũng không thể nào làm nhẹ đi thách thức đến từ quan hệ mới với Kim Jong-un. Bởi trong quốc gia có vũ khi hạt nhân như Bắc Triều Tiên, dù Kim Jong-un sắp nắm toàn quyền thì cuộc thanh trừng đã có đà chưa hề dễ kết thúc với khả năng bất ổn hiện vẫn rất cao. Tại chế độ nặng về nghi lễ pha trộn Khổng giáo và Cộng sản kiểu Stalin, dịp kỷ niệm hai năm ngày mất của ông Kim Jong-il vào ngày 17/12 này sẽ là lúc thế giới hồi hộp chờ xem ai còn trên lễ đài và ai đã bị đưa đi. Qua bức tranh gia đình họ Kim và các nhân vật cao cấp trong Đảng, quân đội được trình chiếu khi ấy, người ta có thể có thêm thông tin để tiếp tục suy đoán, đồn đại về những gì sắp tới.
James Joyce mô tả nó có màu xanh gỉ mũi. Lord Byron cho rằng đó là màu xanh dương sẫm cũ kỹ. Homer thì thường gọi là màu "rượu sẫm".
Nước xanh, thuỷ triều đỏ và sa mạc biển
Bạn có nghĩ màu nước biển trông phải thế này? Đó là những gì mà những tên tuổi lớn trong văn học dùng khi nói tới màu nước biển. Theo trải nghiệm riêng của chúng ta thì màu nước biển, màu đại dương có thể thay đổi đáng kể, tuỳ vào thời gian, địa điểm. Có thể là màu xanh ngọc lam lấp lánh sắc trắng, xanh biếc, xanh lục, hoặc có thể là màu xám hay nâu đục. Vì sao vậy? Và tại sao chúng ta khi lớn lên đều nghĩ rằng nước biển là màu xanh? Sắc biển đổi màu thực ra là do cả tác động vật lý lẫn sinh học. ... hay phải là màu này? Sắc cầu vồng Nếu chỉ là nước thôi thì nó trong suốt, tất nhiên. Thế nhưng ở độ sâu cần thiết, nơi ánh sáng không phản chiếu xuống đáy biển thì nó sẽ có màu xanh sẫm. Điều này chủ yếu do một số yếu tố vật lý căn bản. Mắt người có những tế bào có khả năng phát hiện ra bức xạ điện tử với bước sóng trong khoảng 380-700 nanometre. Trong dải tần số này, các bước sóng khác nhau sẽ tương ứng với các màu sắc khác nhau mà ta nhìn thấy trong cầu vồng. Các phân tử nước hấp thụ tốt hơn các ánh sáng có bước sóng dài, tức là các màu đỏ, cam, vàng và xanh lục, trong lúc loại trừ màu xanh lam vốn có bước sóng ngắn. Các thành phần khác nhau trong nước khiến khu vực biển ngoài khơi Tasmania có những màu sắc khác nhau Màu lam nhạt ít bị hấp thụ hơn, cho nên nó có thể đi xuống được xuống phần nước ở sâu hơn, khiến nơi nước càng sâu sắc màu trông càng xanh. Ánh sáng có bước sóng ngắn cũng nhiều khả năng bị phân tán hoặc bị làm chệch hướng thay vì đi thẳng, khiến mắt thường càng thấy biển sâu xanh hơn nữa. Tuy nhiên, độ trong của nước biển có những khác biệt. Các thành phần dạng hạt lơ lửng trong nước có thể làm tăng độ phân tán ánh sáng. Cát và bùn theo những dòng sông đổ ra biển, hoặc do những cơn sóng, những trận bão đánh lên từ đáy biển, cũng có thể làm ảnh hưởng tới màu sắc của nước ở vùng duyên hải. Các mảnh vụn vặt hữu cơ như mẩu rữa ra từ cây cỏ cũng khiến cho bức tranh càng trở nên phức tạp, bởi chúng sẽ thêm sắc màu xanh lục, vàng hoặc nâu vào nước. Đó là các yếu tố vật lý. Thực vật phù du làm thay đổi màu của biển Quan trọng hơn là các yếu tố sinh học, bởi thứ gây tác động lớn nhất đến màu sắc nước biển là các sinh vật bé li ti, được gọi là thực vật phù du (phytoplankton). Thường có kích cỡ nhỏ hơn đầu kim, những thành phần tảo chỉ có một tế bào đơn lẻ này dùng sắc diệp lục xanh để hấp thụ năng lượng từ mặt trời để biến nước và carbon dioxide thành các thành phần hữu cơ vốn tạo nên cơ thể chúng. Hoạt động quang hợp này của tảo được cho là tạo ra khoảng một nửa lượng oxygen mà chúng ta hít thở. Điều then chốt ở đây là thực vật phù du hấp thụ các phần bức xạ điện tử màu đỏ và xanh trong dải quang phổ ánh sáng mà mắt người nhìn được, nhưng phản chiếu lại ánh xanh lục. Điều này giải thích lý do khiến biển nơi có nhiều thực vật phù du trông sẽ ngả sắc xanh ngọc nhiều hơn. Tảo nở hoa - Thuỷ triều đỏ Việc xác định màu đại dương không chỉ đơn thuần là cách đánh giá về mỹ thuật. Các khoa học gia đã theo dõi màu đại dương từ vệ tinh kể từ 1978. Các nghiên cứu này đã đem lại cho chúng ta những bức ảnh rất khơi gợi trí tưởng tượng, chẳng hạn như hình ảnh trông như những xúc tu màu xanh lam và xanh lục nhảy múa uốn lượn quanh nhau. Không chỉ đẹp đến kỳ lạ mà những hình ảnh này cũng có những tác dụng to lớn. Chúng được dùng để theo dõi tình trạng ô nhiễm và đời sống của các luồng thực vật phù du. Thực vật phù du có thể tự sinh sản nhân đôi một cách nhanh chóng để ứng phó với những thay đổi trong môi trường xung quanh, chẳng hạn như do có sự thay đổi nhiệt độ hoặc do có thay đổi đột ngột về chất dinh dưỡng. Các khoa học gia đã chứng minh rằng một luồng thực vật phù du có thể tăng gấp đôi số lượng chỉ trong một ngày. Vịnh Maine nhìn từ vệ tinh Bởi chúng sinh sống trong môi trường thức ăn biển, điều này có những tác động to lớn, quan trọng tới toàn bộ hệ sinh thái. Chúng là nguồn thức ăn cơ bản cho động vật phù du (zooplankton), những loài động vật nhỏ tí như giáp xác, moi lân, và sứa. Về phần mình, động vật phù du lại bị cá ăn, rồi cá bé lại bị cá lớn ăn. Những thay đổi trong số lượng và nơi phân bố thực vật phù du cũng như tỷ lệ tăng trước hay giảm sút chúng sẽ giúp các khoa học gia có được những dấu hiệu cảnh báo sớm về các thay đổi môi trường. Càng có nhiều thực vật phù do trôi nổi trong nước biển, thì càng có nhiều khí carbon dioxide trong khí quyển được hấp thụ. Bởi carbone dioxide là thành phần chính trong khí thải nhà kính, càng nhiều lượng chất này được chuyển hoá thành chất hữu cơ rồi chìm xuống đáy biển khi thực vật phù du chết đi, thì nhiệt độ trung bình trong tương lai sẽ càng thấp xuống. "Bởi thực vật phu du hấp thụ carbone dioxide và nhả ra oxygen, chúng đóng vai trò quan trọng trong vòng chuyển hoá carbon toàn cầu," Venetia Stuart, điều phối viên khoa học thuộc Nhóm Điều phối Sắc màu Đại dương, nói. "Vòng chuyển hoá carbon sẽ quyết định tới mức độ đậm đặc của khí CO2 trong tương lai, cho nên đây là loại thông tin có thể dùng để giúp ta mô phỏng về những kịch bản thay đổi khí hậu." Hiện tượng tảo nở hoa ở vùng biển Baltic Những thay đổi trong màu nước biển cũng là những dấu hiệu cho thấy hiện tượng chết chóc, còn được biết đến với tên gọi thuỷ triều đỏ, hay tảo nở hoa độc hại. Một số loại thực vật phù du nhả ra chất độc làm chết cá, chim và các động vật khác, và gây hại cho sức khoẻ con người. Nếu tập trung dày đặc, chúng tạo thành hiện tượng được gọi là thuỷ triều đỏ, tuy không phải lúc nào nó cũng tạo sắc đỏ cho biển. Chúng cũng không tác động gì tới việc lên xuống của nước biển, cho nên các khoa học gia ưa dùng tên gọi tảo nở hoa độc hại (HAB) hơn. Vậy làm thế nào các khoa học gia có thể khảo sát được sự thay đổi trong màu sắc nước biển và đại dương? Theo dõi màu nước biển Kỹ thuật chính là sử dụng vệ tinh có mang theo các công cụ có thể đo được độ đậm đặc của ánh sáng mắt người nhìn thấy được phản xạ lên từ mặt nước. Hầu hết các tia nắng mặt trời bị phân tán trong quá trình đi xuống đến bề mặt nước biển, do tác động của các hạt lơ lửng trong không khí. Những gì vượt qua được quá trình phân tán đó thì hoặc sẽ bị hấp thụ hết, hoặc sẽ bị phân tán nốt trong lớp nước. Thế nhưng khoảng 10% bị khuếch tán ngược trở lại khỏi lớp nước để đi trở lại vào khí quyển, và có thể đi theo hướng mà vệ tinh bắt được, qua đó vệ tinh đo được tỷ lệ màu xanh dương hoặc xanh lá của dải quang phổ. Làn nước biển Caribbe xanh như ngọc Các thuật toán trên máy tính sẽ dùng những dữ liệu này để ước tính xem mức độ diệp lục có ở lớp nước bên dưới là nhiều ít thế nào. Những khảo sát này được bắt đầu thực hiện từ 1978, với chương trình thử nghiệm của Nasa, Quét Màu Vùng Duyên Hải (Coastal Zone Color Scanner). Năm 1997, Nasa đưa thiết bị cảm ứng có khả năng quan sát biển trên diện rộng (Sea-Viewing Wide Field-of-View, viết tắ là SeaWiFS) lên một vệ tinh khác, giúp cải thiện chất lượng theo dõi màu đại dương. Kể từ đó, Cơ quan Không gia châu Âu (Esa), Ấn Độ và Nam Hàn đã đưa lên không trung các thiết bị cảm ứng riêng của mình. Một thế hệ cảm ứng mới, như thiết bị theo kế hoạch được đưa lên vệ tinh Sentinel-3 của Esa vào cuối năm 2015, cho phép các nhà nghiên cứu ánh sáng được phản chiếu lại từ biển ở mức độ chi tiết hơn, và thậm chí còn phát hiện được các loại sinh vật phù du khác nhau, David Antoine, giám đốc chương trình nghiên cứu cảm ứng từ xa và vệ tinh tại Đại học Curtin, Perth, Úc, nói. Ví dụ như các khoa học gia đã tìm ra cách để phát hiện được các nhóm thực vật phù du được gọi là tảo gai vôi (coccolithophores) và tảo cát (diatoms). "Việc phân biệt được các loại thực vật phù du là điều rất có tác dụng, đương nhiên rồi, bởi mỗi nhóm này lại có những vai trò riêng trong hệ sinh thái," Stuart nói. Nơi biển có màu xanh dương Những sa mạc trên đại dương Việc khảo sát màu nước biển và màu nước đại dương còn đem lại những kết quả còn quan trọng hơn nữa. Hồi 2014, các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ đã công bố kết quả cho thấy mức độ diệp lục trong đại dương trên thế giới đã thay đổi ra sao trong thời gian từ 1998 đến 2012. Không có xu hướng thay đổi chung cho tất cả các biển và đại dương. Nhưng việc thay đổi màu sắc mà các vệ tinh thu thập được cho thấy mức diệp lục ở một số đại dương thuộc bắc bán cầu đã giảm xuống, trong lúc lại tăng lên tại một số lòng chảo đại dương nam bán cầu. Điều đó khiến người ta cho rằng các vùng biển với mức diệp lục đặc biệt thấp, còn được gọi là "sa mạc đại dương", đang ngày càng mở rộng ra do nhiệt độ biển ngày càng cao hơn. Các thay đổi ở Biển Ả-rập đã được vệ tinh phát hiện "Các vùng sa mạc biển ở bắc bán cầu đang ngày càng rộng hơn, rất đáng quan ngại," Stuart nói. "Đây là điều đã được xác nhận bằng các dữ liệu thu được từ các thiết bị cảm ứng, cho nên rõ ràng là đang có điều gì đó xảy ra." Những người khác tin rằng hiện con người vẫn chưa thu thập đủ dữ liệu để chứng minh rằng hiện tượng nóng ấm toàn cầu đang gây tác động tới mức độ thực vật phù du có trong biển, điều mà nếu theo quy luật tự nhiên có lẽ sẽ thay đổi trong khoảng 15 năm một lần. Một số nghiên cứu thậm chí còn cho rằng các khoa học gia cần giám sát màu của nước biển trong thời gian trên 40 năm mới đủ để xác định liệu việc thay đổi khí hậu có tác động tới thực vật phù du hay không. Và điều đó cũng đồng nghĩa với việc chúng ta phải chờ cho tới năm 2038 mới có được kết quả dựa trên những cuộc khảo sát chất lượng cao. Chỉ tới khi đó chúng ta mới thực sự biết liệu màu đại dương có phải là đã thay đổi hay không, hoặc đã thay đổi tới mức nào. Và từ đó ta sẽ biết được liệu con người đã có tác động tới đâu tới thực vật phu du trong biển, tác động tới đâu tới vòng chuyển hoá carbon toàn cầu. Bản tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Earth.
Sau sự kiện bi thảm ở Orlando, một hình ảnh đã là biểu tượng cho sự đoàn kết. Kelly Grovier tìm hiểu biểu cùng quí vị.
Lịch sử lá cờ cầu vồng
Bỗng nhiên ở đâu cũng thấy chúng, căng trên ban công, bay phần phật ở cọc ăng ten xe hơi, và đính ở ve áo trên khắp thế giới trong sự biểu lộ cảm động về tình đoàn kết với cộng đồng vừa bị khủng bố dã man hôm 12/06 sau một vụ tấn công mù quáng tại một hộp đêm của người đồng tính ở Orlando, Florida. Thoạt nhìn, sự khúc xạ tươi tắn của màu trên cờ cầu vồng có vẻ như phản ứng tươi sáng tới lạ lùng đối với sự tàn bạo của việc bắn giết người hàng loạt trong lịch sử nước Mỹ. Nhưng khi chúng ta nhìn những dải cờ kết nối các cộng đồng trên thế giới với nhau thì cũng nên chiêm nghiệm về nguồn gốc của một biểu tượng văn hoá mà nó đã được đẩy lên thành trạng thái hình tượng cách đây 40 năm sau một tấn thảm kịch đau lòng. Theo nhà hoạt động xã hội đồng tính Gilbert Baker, người được cho là đã tạo ra biểu tượng này vào cuối những năm 1970, thì ý tưởng của việc thiết kế cờ xuất hiện năm 1976, là năm mà Hoa Kỳ kỷ niệm 200 năm độc lập như một nước cộng hòa. Còn đang choáng váng sau 2 vết thương, việc rút khỏi Cuộc chiến Việt Nam năm 1973 và việc từ chức chưa từng có của một Tổng hống Mỹ năm 1974 sau vụ tai tiếng Watergate, nước Mỹ đã cố gắng chuyển mình từ thực trạng xáo trộn quốc gia thành lòng yêu nước. Điều cốt yếu để huy động tinh thần đó là việc trưng bày lại trên khắp đất nước các Sao và Sọc (Stars and Stripes của cờ Mỹ), mà hình vẽ đơn giản của nó che đậy mức độ mãnh liệt của sự náo động sục sôi về tâm lý, chính trị và xã hội. Chính trong bối cảnh đầy sóng gió này mà Harvey Milk, thị trưởng thành phố San Francisco, người đầu tiên công khai là mình đồng tính được bầu vào công quyền ở California, đã khuyến khích Baker vào năm 1977 chế ra một biểu tượng duy nhất cho cộng đồng đồng tính, một biểu hiệu của tự hào có thể khẳng định sự độc lập mang tính xã hội. “Các lá cờ”, Baker kể từ đó khẳng định, “là sự tuyên bố về quyền lực.” Như một người đồng tính mặc đồ nữ thích quần áo đẹp nhưng chẳng có tiền, Baker đã trở thành một tay thợ may giỏi, một kỹ năng mà sau này ông đã sử dụng tới để làm các lá cờ chính trị. Bị cuốn hút bởi sức mãnh liệt bùa mê của lá cờ Mỹ và khả năng của nó để tự chuyển hóa trong nghệ thuật và mốt thời trang (từ các tranh nghệ thuật pop đắt tiền của Jasper Johns đến mảng sờn vải bò) Baker bị lôi cuốn vào sự đơn giản của một nền gồm các băng dải, là biểu tượng của nhiều thứ được khâu nối vào với nhau thành một tấm. Khi suy xét mình nên sáng chế mẫu hình này như thế nào, Baker đã biết là bất cứ thiết kế nào làm ra cũng sẽ phải cạnh tranh với một biểu trưng đau khổ, cho dù kiên cường, mà cộng đồng đồng tính từ lâu đã dùng. Ở trong trại tập trung của Phát xít, người bị giam vì đồng tính bị đánh dấu bằng một hình tam giác màu hồng gắn vào quần áo. Trong những thập niên sau Thế Chiến Hai, cộng đồng đồng tính trên khắp thế giới đã gỡ bỏ sự cố tình làm nhục của phù hiệu màu hồng này và chuyển hóa nó với sự tự hào. Nhưng việc đòi lại ý nghĩa cho nó có anh hùng đến mức nào, theo Baker, thì biểu tượng này vẫn bị ám ảnh bởi những hồn ma của Hitler và sự giết choc hàn loạt. Ông tin rằng cộng đồng đồng tính xứng đáng có một biểu tượng cực kỳ tốt đẹp, hoàn toàn cho riêng họ. “Chúng tôi cần một cái gì đẹp,” Baker kết luận, “một cái gì đó của chúng tôi.” Ý tưởng về trời xanh Các nhà báo và sử gia đã mất rất nhiều công sức nghiên cứu làm sao mà cầu vồng lại gợi ý cho Baker vào năm 1978 như là một hiện tượng thích hợp để chuyển nó thành lá cờ. Một giả thuyết hay được nói tới cho rằng cầu vồng với sự tỏa sáng chói lọi của nữ nghệ sĩ Judy Garland, trong một thời gian dài được coi một thần tượng đồng tính (với vai bà đóng trong phim The Wizard of Oz, đã có thành ngữ đùa “bạn của Dorothy” để chỉ một người đàn ông đồng tính), và với màn biểu diễn nổi tiếng bài hát Over the Rainbow. Các nhà văn khác cũng nhận xét những màu sáng mạnh mẽ (như màu xanh cẩm chướng mà Oscar Wilde mặc để thể hiện xu hướng dục tính của mình) trong nhiều thế kỷ được dùng làm lời giới thiệu ngắn về sự đồng tính. Nhưng tại một lần trả lời phỏng vấn năm ngoái ở Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại, sau khi mẫu đầu tiên của lá cờ được đưa vào bộ sưu tập cố định, Baker nói là luận cứ của việc chọn cầu vồng là sơ đẳng hơn các luận thuyết đưa ra, “Nó là một lá cờ tự nhiên”, ông khẳng định. “Nó được lấy từ bầu trời.” Nó cũng được thấy trong lịch sử, mặc dù việc sử dụng nó trong những bối cảnh văn hoá trước đây trên thế giới đã không ngăn cản được Baker gìn giữ thiết kế có tính quang phổ đầy sức sống. Từ cuối thế kỷ 15 với việc nhà thần học người Đức Thomas Müntzer đưa cờ cầu vồng trong thuyết giáo cải cách của ông thì biểu tượng này đã được các nhà hoạt động tôn giáo và xã hội sử dụng để lôi kéo sự chú ý đến lý tưởng của họ. Trong cuộc chiến tranh của nông dân Đức thế kỷ 16 người ta cũng dùng một phiên bản của cờ này để thể hiện cam kết thay đổi xã hội. Ở thế kỷ 18, Thomas Paine, nhà cách mạng và tác giả bản luận văn chính trị gây ảnh hưởng Quyền Con Người, chủ trương dùng cờ cầu vồng là biểu tượng chung để xác định tàu trung lập trên biển. Lá cờ này từ đó được những người theo đạo Phật ở Sri Lanka dùng ở cuối thế kỷ 19 như là biểu tượng thống nhất tín ngưỡng của họ, những người Ấn dùng hàng năm vào ngày 31 tháng 1 để tưởng nhớ ngày mất của lãnh tụ tinh thần Meher Baba, và từ 1961 các phong trào hòa bình quốc tế dùng cờ này. Liệu pháp màu sắc Ở lần đầu, cờ cầu vồng của Baker gồm 8 màu (2 màu nhiều hơn phiên bản lúc này được quốc tế xác nhận như là một biểu tượng cho cộng đồng đồng tính) và mỗi màu có một ý nghĩa. Một băng màu hồng nóng (thể hiện dục tính) chạy suốt phía trên cờ trong mẫu ban đầu, sau đó là màu đỏ (cuộc sống), rồi màu cam (hàn gắn), vàng (ánh sáng mặt trời), lam (thiên nhiên), lam ngọc (phép thuật), tím than (bình an) và tím (tinh thần) ở phía đáy lá cờ. Được trưng bày lần đầu ở quảng trường Liên Hiệp Quốc ở trung tâm San Francisco tháng 6/1978, phiên bản cờ 8 vạch do một đội 30 tình nguyện viên huy động các máy giặt của một hiệu giặt công cộng để vò sạch thuốc nhuộm trong vải và tới một trung tâm cộng đồng đồng tính để ủi và may nối các dải vải với nhau. Đây là phiên bản mà Harvey Milk đã được biết, cho dù rất ngắn ngủi, trong một vài tháng trước khi ông và thị trưởng San Francisco, George Moscone, bị bắn chết ở Tòa thị chính vào ngày 27 tháng 11 bởi một kẻ tâm thần, người đồng nghiệp cũ của Milk. Sau các vụ giết người, nhu cầu về cờ cầu vồng tăng lên để mang trong các cuộc diễu hành của người đồng tính và trong các sự kiện tổ chức để tưởng nhớ người đấu tranh cho quyền của người đồng tính bị sát hại. Vì nhiều lý do thực tiễn khác nhau, Baker buộc phải giảm bớt thiết kế xuống, đầu tiên là bỏ bớt dải màu hồng trên cùng (vì màu khó kiếm) rồi đến dải màu lam ngọc (vì lý do đối xứng sẽ giống như cờ treo dọc ở cột đèn). Trong 38 năm từ khi Baker đề nghị sáng kiến này là biểu tượng chung cho niềm tự hào của người đồng tính thì mức lan tỏa của nó là mạnh mẽ. Năm 1994, một lá cờ dài 1 dặm được chuyển dọc phố xá ở New York để kỷ niệm 25 năm cuộc nổi dậy Stonewall 1969 ở Greenwich Village (một thời khắc trọng yếu trong phong trào giải phóng người đồng tính), lập kỷ lục về lá cờ dài nhất và giúp ấn định biểu tượng này một cách vĩnh viễn trong ý thức xã hội. Nay cờ này ở khắp mọi nơi. Ngày 12 tháng 6, nó được những người tuần hành vẫy trong cuộc xuống đường đầu tiên của người đồng tính chưa từng có ở Ukraine. Từ 24 đến 26 tháng Sáu lá cờ này lần đầu tiên sẽ bay trên nhà Quốc Hội Anh để kỷ niệm ngày cuối tuần tự hào của London. Năm 2015, Facebook đã đưa vào phần ảnh nền cầu vồng sau phán quyết của Tòa Tối Cao Mỹ là hôn nhân đồng giới là hợp pháp trên toàn quốc. Nhưng các phản ứng trái chiều ở Nga và Trung Đông, và những sự kiện ở Orlando là điều nhắc nhở là đây không chỉ là lá cờ để ăn mừng. Mặc dù cờ trông bề ngoài sôi nổi nhưng thiết kế của Baker được ghép lại bằng sự kiên định và nhuốm sắc của nỗi đau. Người ta nói rằng ông đã từng thốt lên trong lần kỷ niệm 20 năm ngày lá cờ chào đời rằng “Những lá cờ là sản phẩm được chiết lọc từ tâm hồn nhân dân”. Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Culture
Nếu giám đốc điều hành là phụ nữ, câu hỏi sẽ là: "Tôi có thể nói chuyện với sếp của cô không?"
Những định kiến và thói 'ác khẩu' vô thức
Phản ứng với y tá là nam giới: "Ồ, chẳng mấy khi ta gặp được y tá nam đâu." Khi ai đó nói với một thực tập sinh là người thuộc nhóm LGBTQ (đồng tính, lưỡng tính, hoặc chuyển giới): "Huh, trông cậu không có vẻ gay lắm." Nói với một đồng nghiệp da màu - trong công sở hầu hết toàn nhân viên người da trắng: "Vậy, anh đến từ nước nào? … Không, ý tôi là, thực ra anh đến từ đâu?" Phản ứng với một người lai: "Anh là thể loại gì vậy?" Sống kiểu thời tiền sử hiệu quả hơn? Làm sao để biết mình sẽ hạnh phúc hay không? Bạn làm việc vì tiền hay vì niềm vui? Chào mừng bạn đến với thế giới của trò công kích ngầm: những câu hỏi vặn vẹo, bình phẩm, hay hành vi bật ra từ ngày này sang ngày khác khiến những người khác tổn thương về bản thân - đặc biệt là những người thuộc nhóm yếu thế. Khi những công kích vụn vặt này tích lũy nhiều lên theo thời gian, nó có thể làm lòng tự trọng bị hạ thấp, cảm giác bị xa lánh và cuối cùng thậm chí gây ra nhiều bệnh về sức khỏe tâm thần, các nhà nghiên cứu cho biết. Định kiến kiểu này cũng tạo ra môi trường làm việc độc hại. Một số bước chỉ dẫn sau đây sẽ giúp bạn xử lý tình huống nhạy cảm này, dù bạn là người bị công kích, hay là người vô ý gây ra hành động phản cảm kiểu này. Công kích ngầm xảy ra ở đâu? Không giống như những lời nói thù địch, công kích ngầm thường không có chủ ý độc địa gì, nhưng hệ quả có thể tương tự. Không hẳn mọi kiểu công kích vụn vặt đều được bật ra thành lời nói. Chúng có thể là những hành động rất nhỏ - khiến người xem thậm chí không để ý tới, chứ đừng nói gì đến việc quy kết chúng là phản cảm. Chẳng hạn như khi ta tránh ngồi cạnh ai đó trên tàu. Hoặc cắt ngang khi ai đó đang nói trong cuộc họp, hoặc cho rằng người khác nói cùng ngôn ngữ với bạn vì hai người đều cùng chủng tộc - hoặc cho rằng họ không nói ngôn ngữ giống mình vì không cùng chủng tộc - hay nhìn chằm chằm theo khi thấy người đi ngang có bề ngoài khác biệt. Những hành vi đó khiến người ta cảm thấy sự khó chịu, cảm thấy khác biệt, kỳ cục, là người đáng ngờ hoặc thậm chí khiến họ sợ. "Khi một sinh viên nói với tôi, "Tiến sĩ Sue, tôi thực sự thích bài giảng đó - ồ, nhân tiện, tiếng Anh của thầy tốt quá,' phản ứng của tôi là: 'Cảm ơn, tôi hi vọng vậy - tôi sinh ở đây mà," Derald Wing Sue, giáo sư tâm lý học và giáo dục tại Đại học Columbia ở New York, nói. Ông là người Mỹ gốc Á và sinh ở Portland, bang Oregon. Tại sao những lời định kiến như vậy lại gây hại? Một số người cho rằng công kích ngầm thường chẳng ảnh hưởng gì nhiều. Họ có thể cho rằng định kiến đó chỉ là sản phẩm của đường hướng chính trị, hoặc nó tạo ra không khí cảnh giác cao độ. Bình luận trên báo chí nói những định kiến này dung dưỡng cho "văn hóa tạo ra nạn nhân". "Tôi hiểu những người nói, 'đừng có than phiền nữa,' 'trở về thế giới thực tế đi.' Nhưng họ không hiểu là thế nào là thế giới thực tế đối với một số người, chẳng hạn như với người da màu," Sue nói. 'Chìa khóa thần' giúp trẻ mãi không già 'Chìa khóa vạn năng' giúp thao túng đám đông Phụ nữ dễ thất bại bởi chính ưu điểm của mình? Bạn sinh viên nọ khen ngợi giáo sư Sue có lẽ nghĩ rằng họ chỉ hành động với ý duy nhất là nhằm tán dương ông. Nhưng trong thực tế, lời bình luận đó gửi một thông điệp đến Sue rằng cho dù ông là người Mỹ, thì ông vẫn chỉ là kẻ ngoại lai. Và vì điều này từng xảy ra lặp đi lặp lại trong suốt cuộc đời, ông cho biết những bình luận đó khiến ông cảm thấy mình là người ngoại quốc ngay trên đất nước nơi ông sinh ra. Chính đây là vấn đề của những lời công kích ngầm: xảy ra dần dần, tác hại ngày càng gia tăng như quả cầu tuyết càng ngày càng lớn dần lên. Uppala Chandrasekera là giám đốc mảng chính sách công tại Hiệp hội Sức khỏe Tâm thần Canada ở Toronto. Bà nói rằng "với những người quan sát, họ cho rằng [phản ứng với sự công kích ngầm] có vẻ không phù hợp. 'Tại sao người đó lại nổi giận? Ý tôi là nó chỉ là câu đùa hay lời khen.' Nhưng người đó không chỉ phản ứng với những gì xảy ra trong hiện tại." Họ còn phản ứng với điều gì đó từng xảy ra 5 ngày trước, 5 tháng trước hay 5 năm trước. "Chúng ta luôn nhớ lần đầu tiên điều đó xảy ra," Chandrasekera nhận xét, khi nói đến lần đầu tiên con người trải qua cảm giác bị kỳ thị trong đời. "Đó là khoảnh khắc đau đớn sâu sắc. Vì điều đó quá đau đớn, cuối cùng ta cất giữ nó trong một cái hộp. Nhưng cơ thể nhớ vết đau, vì thế khi điều đó xảy ra lại, nó kích thích [phản ứng]." Chandrasekera nhận định sự kỳ thị tinh vi đó kết hợp với nhau theo thời gian sẽ dẫn đến hậu quả nhẹ nhất là gây căng thẳng và lo lắng và tồi tệ hơn là gây ra tình trạng nghiện rượu hoặc thuốc. Nên phản ứng ra sao? Vậy bạn cần phải làm gì nếu bạn chứng kiến hoặc nghe thấy những công kích ngầm kiểu này tại công sở? "Điều tốt nhất cần làm trong khoảnh khắc đó là nêu rõ việc đó đã xảy ra," Chandrasekera khuyên. "Người bị tác động sẽ cảm thấy rất cô đơn. Họ bị 'kích động', bởi vì đó không phải lần đầu tiên họ bị vậy," bà cho biết, vì thói công kích ngầm thường lặp đi lặp lại. Bà đề nghị hãy hỏi họ liệu họ có ổn không, hay có muốn trò chuyện không. "Hỏi thăm họ là hành động quan trọng vì điều đó rất tốt cho sức khỏe tâm thần, về mặt hòa hợp xã hội," bà cho biết. Nếu bạn là người bị công kích, Sue đề nghị những cách can thiệp nhỏ - đáp trả lại ngay lập tức "trấn áp ngay sự công kích ngầm nhưng đồng thời cũng giáo dục cho người gây chuyện hiểu rõ," ông nói, ví dụ, như lúc ông nói với sinh viên khen ông nói tiếng Anh giỏi, ông đã đáp là mình sinh ra ở Hoa Kỳ mà. Sue có chuyên môn về phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa đa văn hóa, ông nhắc nhở ta rằng "không ai là miễn dịch với những định kiến về chủng tộc, giới tính hay tình dục thừa hưởng từ xã hội." Để chống lại sự công kích ngầm trong đời sống hàng ngày, người quan sát không thuộc những nhóm yếu thế được khuyến khích nên nói rõ vấn đề, gọi tên sự công kích và chủ động đề nghị giúp đỡ Nếu ai đó nói rõ với bạn là hành động nào đó của bạn làm họ thấy khó chịu, đừng trở nên khó chịu hay cố gắng bao biện. Hãy kiên nhẫn, lắng nghe họ, hỏi lại xem bạn đã nói hay làm gì mà họ cảm thấy như vậy, nhờ đó bạn sẽ hiểu rõ hơn người đó đang nói gì. "Quan trọng là chúng ta phải tự mình suy nghĩ và hiểu ra ta đang giữ định kiến gì," ông nói. "Làm rõ điều đó giúp ta có thể xử lý chúng." Mạng xã hội theo ý thức hệ gì? Chút 'mánh lới' để đạt mục tiêu Vũ khí giúp chống bệnh mất trí nhớ và trầm cảm Giải pháp cho những người trải qua những lời công kích ngầm và liên tục cũng có thể giúp chống lại sự kỳ thị. Trang web của Dự án Công kích Ngầm (The Microaggression Project) đã được giới thiệu năm 2010 với mục đích đó. Gần đây nhất, trang web này đã nhận được 15.000 thư gửi tới trên mạng, mỗi thư ghi nhận một kiểu công kích ngầm khác nhau. "Chúng đến từ hầu như tất cả các cộng đồng và nhóm dân cư bên lề ở xã hội phương Tây, gồm các nhóm dân tộc thiểu số, phụ nữ, nhiều cộng đồng LGBT, các tầng lớp kinh tế xã hội khác nhau, cộng đồng người nhập cư, và nhóm người khuyết tật," David Zhou, một trong những nhà đồng sáng lập dự án cho biết qua email. "Những gì mà dự án chúng tôi phấn đấu là nâng cao tiếng nói của mọi người và cung cấp thông tin đầy đủ về những trải nghiệm đó." Buộc công ty phải có phản ứng tốt hơn Những nhân viên cảm thấy bị tấn công và kỳ thị thường hiếm khi đi làm đầy đủ và làm việc hết 100% công suất mỗi ngày, Chandrasekera cho biết. Vì thế, điều quan trọng là bộ phận nhân sự phải xử lý hết sức nghiêm túc các khiếu nại về việc thường xuyên bị công kích ngầm nghiêm trọng và không xem nhẹ phản ứng của người bị tác động hay coi đó là những bình luận vô hại. Chandrasekera cho biết ở Canada, 500.000 người lao động đã không đi làm vào một số ngày vì tình trạng sức khỏe tâm thần. Bà cho rằng cảm giác liên tục bị xem thường tại công sở là một vấn đề sức khỏe tâm thần. Zhou cho biết công kích ngầm tác động lên "tất cả mọi khía cạnh của sự phát triển nghề nghiệp, từ tuyển dụng đến thăng tiến, và có ở khắp các ngành nghề." Nhưng với nhiều người, công kích ngầm không chỉ tồn tại trong không gian văn phòng. Từ vựng này mới này đã được thêm vào Từ điển Tiếng Anh Oxford 2015, nhưng đây không hề là tình trạng mới mẻ. "Tôi nghĩ sự ý thức về những trải nghiệm như vậy không nhất thiết đòi hỏi phải có một cụm từ mang tính học thuật để ta ý thức nó tồn tại trong cộng đồng, nơi mà sự công kích tồn tại mỗi ngày," Zhou nói. "Nhưng trong quá trình xác định những công kích đó là gì, từng cá nhân trong những cộng đồng yếu thế thường hiểu ý nghĩa của chúng theo phản xạ," ông nói. "Đó là dấu hiệu rõ ràng cho thấy những gì ta đang xác định là có tồn tại thật." Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Capital.
Tình hình kinh tế kém khả quan với lạm phát tăng vọt từ nhiều tháng qua thực sự gây nhiều quan ngại cho giới đầu tư và chuyên gia phân tích kinh tế.
Cần một quyết tâm chính trị
Nguyên nhân đa dạng và hầu như được nêu đầy đủ trong các bài viết và khảo cứu về đề tài này của các kinh tế gia trong và ngoài nước. Các “toa thuốc trị bệnh” đều nhắc đến việc giảm chi tiêu công như liều thuốc cắt cơn lạm phát hữu hiệu nhất. Cơ thể thiếu máu Trên thực tế nền kinh tế đang khó khăn của chúng ta hiện như một cơ thể sống thiếu lượng máu cần thiết (tức là tiền trong lưu thông) để nuôi sống các bộ phận cơ thể khác nhau (trong đó quan trọng nhất là doanh nghiệp và dân chúng). Có thể so sánh tình trạng hiểm nghèo này như căn bệnh ung thư máu. Của cải sản sinh để nuôi sống cơ thể kinh tế đa phần bị hút vào các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước như những hạch ung thư. Từ nhiều năm nay, các tập đoàn và tổng công ty này vẫn được bao phủ bởi tấm màn huyền bí, mọi thông tin về tài trợ của ngân sách và tín dụng ưu đãi dành cho chúng hoàn toàn thiếu tính minh bạch. Đó là chưa nói đến chi tiêu, đầu tư, lời, lỗ của những “cỗ máy hủy tiền” này ra sao đều không bao giờ được công bố công khai để những ai quan tâm có thể giám sát hoạt động và sự hiệu quả của chúng. Đằng sau những hoạt động này cũng là ổ chứa đặc quyền đặc lợi của không ít quan chức mọi cấp. Do vậy, dù bất hợp lý, chúng vẫn cứ tiếp tục ngang nhiên tồn tại bất chấp mọi chỉ trích lẫn lời khuyên thực tâm của những người lo lắng cho thực trạng sức khỏe suy kiệt của nền kinh tế. Giải pháp Giải pháp tốt nhất, và có lẽ duy nhất, là cần giải tư cấp bách các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước hiện nay, biến chúng thành những công ty cổ phần, trong đó quyền lợi của nhà nước chiếm tỷ lệ thiểu số, thậm chí trong cả những ngành vẫn được bảo bọc dưới chiếc áo “lợi ích quốc gia” hay “lợi ích xã hội”, như điện lực, nước và dầu khí, v.v…. Thật quá đủ để có thể tiếp tục chấp nhận và duy trì lối ngụy biện dựa vào những lợi ích cao cả chỉ nhằm duy trì các nhóm lợi ích chuyên lợi dụng đặc quyền đặc lợi để chiếm dụng tài nguyên và của cải quốc gia. Nếu chính phủ, với tư cách là thầy thuốc duy nhất có thẩm quyền quyết định sinh mạng con bệnh, mà không đủ quyết tâm chính trị cần thiết để sử dụng liệu pháp mạnh tiêu diệt các hạch ung thư ấy – bằng biện pháp giải tư các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước như đã nói – thì chắc chắn nền cơ thể kinh tế sẽ tiếp tuc suy kiệt vì căn bệnh ung thư quái ác. Lạm phát nghiêm trọng sẽ bần cùng hóa người lao động và tước đoạt cơ hội sống còn của dân chúng. Cần hành động cấp bách với một quyết tâm chính trị dứt khoát. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Quý vị có đóng góp ý kiến xin gửi về [email protected] hoặc sử dụng hộp tiện ích bên tay phải. ........................................................................... Phạm PhươngTôi cũng đồng tình với giải pháp mà tác giả bài báo đưa ra bởi lẽ gần 10 công tác cho các DN và tập đoàn lớn của nhà nước tôi đã cảm nhận được đầy đủ những yếu kém và lãng phí gây ra bởi nhóm các đơn vị này. Thứ nhất, các tập đoàn và các tổng công ty hiện nay với quy mô và cách thức quản lý đã bỏ qua rất nhiều các cơ hội kinh doanh do sở hữu là của chung không gắn liền với trách nhiệm và quyền lợi của những người ra quyết định. Thứ hai, sử dụng lãng phí tiền vốn do tư túi và lợi ích cá nhân, ví dụ mua sắm dịch vụ, thiết bị của các đơn vị này bao giờ cũng ở mức cao hơn khối tư nhân từ 30-40%, và đặc biệt có một số đơn vị và một số đơn vị thì cao hơn đến 100%. Thứ ba, nguồn nhân lực yếu, thừa nhân lực trình độ thấp và thiếu nhân lực trình độ cao do quy trình tuyển dụng, quản lý và đào tạo hoàn toàn không có và dựa trên mối quan hệ xin cho, cấp phát. Cơ chế đãi ngộ và bổ nhiệm cán bộ không công bằng và vô lý dẫn đến tâm lý xấu cho CNV làm giảm hiệu quả công việc và những người có năng lực rời bỏ các đơn vị này sau một thời gian nhất định. Thứ tư, quản lý yếu kém dẫn dến lựa chọn các hình thức đầu tư sai lầm, công nghệ lạc hậu,... gây lãng phí và thất thoát lớn trong quá trình hoạt động. Để hạn chế sự yếu kém, tôi cho rằng Chính phủ VN cần có những quyết định táo bạo, kiên quyết thoái vốn tại các đơn vị này xuống đến mức dưới 30% bởi lẽ chỉ cần 30% vốn của nhà nước tại một doanh nghiệp thì cũng chỉ là "bình mới rượu cũ" bởi đại diện vốn của nhà nước do nhà nước cử và cơ chế xin cho, phê duyệt vẫn tồn tại như các doanh nghiệp nhà nước trước đây. Ví dụ công ty BBT trên HOSE khi đại hội cổ đông, những quyết định quan trọng đưa ra bàn tại đại hội cổ đông không thể thông qua vì đại diện vốn không đủ thẩm quyền quyết định mà phải báo cáo, bên cạnh đó đại diện vốn cũng không nắm chắc và không hiểu biết sâu về đơn vị. Tóm lại, VN cần phải xử lý dứt điểm khối các tập đoàn và tổng công ty nhà nước đang sử dụng lãng phí nguồn lực quốc gia thì cơ hội để phát triển tốt hơn mới có thể thực sự trở thành hiện thực. Trần NgọcÝ kiến của anh Định đã phản ánh được khá đầy đủ và toàn diện về thực trạng kinh tế hiện tại của nước nhà. Cổ phần hoá các tổng công ty, các doanh nghiệp nhà nước là thực sự cần thiết. Và với 3786 doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hoá trong thời gian qua đã nói lên quyết tâm của chính phủ. Vấn đề đặt ra ở đây là, số lượng các tổng, các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá là khá ấn tượng, nhưng thực tế về chất thì vẫn là "bình, vỏ mới mà rượu vẫn cũ" vậy thôi. Bởi lẽ sau khi cổ phần hoá, hầu như nhân sự, bộ máy, cơ chế vận hành tổ chức vẫn vậy. Nên mới biết cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước là vấn đề không hề giản đơn, bởi lẽ cơ cấu, cách thức, mục đích hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay có những điểm riêng biệt, nên cũng khó để mong rằng là có thể cổ phần hoá được một cách triệt để nhất. Về ý kiến cá nhân của tôi, hiện thời tôi đồng ý với định hướng giữ vai trò chủ đạo của nhà nước trong một số tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước sau khi được cổ phần hoá- nhất là những tổng công ty, doanh nghiệp cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho đời sống, tiêu dùng. Tại sao ư? Thu nhập bình quân của người dân Vn là còn rất thấp, chưa tới 1000 Usd. Sức ép giá cả và lạm phát dễ dàng tác động lên phần đông dân cư ở các tỉnh thành, nông thôn và miền núi. Việc nhà nước giữ vị trí chủ đạo trong một số tổng công ty, doanh nghiệp có chức năng cung ứng những nhóm mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, gạo, thuốc... Qua đó nhà nước mới có thể kiểm soát và điều chỉnh được giá cả, giúp bình ổn thị trường, tránh sức ép nặng nề cho đại đa phần những người dân thu nhập trung bình và thấp bằng cách trợ giá, bù giá. Rõ ràng, vấn đề cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước đòi hỏi cần có lộ trình, có thời gian , không thể nào thực hiện quá gấp gáp trong ngày một ngày hai. HVTTôi hoàn toàn đồng ý với bài báo này. Các tập đoàn kinh tế Nhà nước (NN), các danh nghiệp 51% vốn nhà nước... là những khối ung thư làm suy kiệt dần nền kinh tế đất nước. Các quan chức này hinh thành nên tầng lớp tư BẢN ĐỎ. Muốn chấn hưng nền kinh tế hiện nay con đường duy nhất là phải giải tư khẩn cấp. Một nên kinh tế lưỡng thể như hiện nay không thể phát triển được và rất nguy hiểm. Vấn đề là Đảng CS VN có giám làm hay không? Nếu đảng CS VN không làm thì quá trình cải cách sẽ chậm lại, và dân tộc VN chậm phát triển. ShooterTheo tôi thì nhà nước chỉ nên dọn đường kinh doanh và thu thuế thì tốt hơn là nắm giữ những tập đoàn như hiện nay. Bán các tập đoàn cho tư nhân và kiểm soát họ theo pháp luật vẫn tốt hơn là nhúng tay vào việc này. Vừa có nguồn thu cho ngân sách vừa rảnh tay la nhưng việc cấp thiết hơn cho chính trị. Chỉ có điều, kiểm soát họ bằng cách nào khi hệ thông pháp lý còn nhiều kẽ hở và chưa đồng bộ. Nhà nước chỉ nên nắm giữ những ngành nghề quan trọng như năng lượng, viễn thông,... Những ngành nghề được coi là chủ đạo trong an ninh quốc gia. PinochioNói như Nhung thì VN đã quá "giàu có" so với hàng trăm nước trên thế giới: chỉ sợ không giàu!! Nghe cứ tưởng ở Hà Nội không hề có ăn xin, không hề có người vô gia cư hay người dân bữa đói; bữa no. Tự hào là tốt nhưng xin đừng tự cao; tự đại!!! HTKhông thể có chuyện sẽ giải tư các tập đoàn kinh tế & tổng công ty nhà nước bởi vì đó là nguồn vật chất dồi dào để ban thưởng cho những kẻ trung thành & bảo vệ đảng tới cùng. Nhung, Hà NộiKhông thể ví kinh tế VN như một cơ thể thiếu máu. Dân VN bản thân họ đã có đủ nguồn sống, không cần tài trợ của chính phủ hoặc một quốc gia khác. Ở VN chỉ sợ đồng tiền mất giá mà không giàu lên được thôi.
Tại Anh, thỉnh thoảng lại có tin một số trẻ em mất tích ở vùng Đông Nam, mà đáng chú ý là tới phân nửa các trường hợp đều mang quốc tịch Việt Nam.
Hành trình đi lậu từ Vietnam City ở Pháp đến Anh Quốc
Hành trình đi lậu từ Vietnam City ở Pháp đến Anh Quốc Vào tháng 11/2018, bốn trẻ Việt Nam bị thông báo mất tích chỉ vài ngày sau khi được địa phương nhận chăm sóc. Anh Quốc phá đường dây buôn người Việt Nhiều người Việt làm móng tay ở Anh bị bắt Cảnh sát Anh tìm 13 'trẻ Việt nhập cư lậu' Phóng viên BBC Glen Campbell đã lần theo hành trình vào Anh bất hợp pháp của các em, và của người Việt nhập cư lậu nói chung, từ "điểm tập kết" của họ tại Pháp, và tìm hiểu lý do những người Việt này thường bỏ trốn khi được đưa vào trung tâm bảo trợ xã hội, cũng như nguyện vọng của họ nếu tới được Anh. Từ làng Vietnam City đến Vietnam City mới Điểm bắt đầu của phóng viên Campbell là một thị trấn khai thác than cổ ở miền Bắc nước Pháp - Angres, nơi có khu lán trại được gọi là 'Vietnam City'. Vào năm 2010, người dân địa phương khi đi bộ qua đã phát hiện thấy một số người Việt sống trong khu lán trại bỏ hoang của khu khai mỏ, nằm trong rừng. 'Vietnam City' tồn tại tám năm tại khu lán trại bỏ hoang trong rừng, trước khi bị chính quyền địa phương phá bỏ vào 2018 Nơi này được biết đến với tên gọi Vietnam City, và những người trú ngụ ở đó được dân địa phương giúp đỡ. Họ được cho quần áo, thức ăn và các nhu yếu phẩm khác. Tuy nhiên, hồi cuối 2018, nơi này đã bị chính quyền địa phương phá bỏ. Benoit Decq, đại diện cho một chuyên giúp đỡ những người Việt này, nói rằng tại Vietnam City, luôn có khoảng từ 20 đến 200 người trú ngụ trong suốt thời gian tám năm tồn tại. Trước khi bị phá bỏ, nơi đó có một ngôi nhà, một nhà kho, khu vệ sinh, một vài nhà tắm, thậm chí một vườn rau nơi họ trồng trọt và nuôi vài con gà để thịt. Dân địa phương nói tại trại Vietnam City luôn có từ 20 đến 200 người trú ngụ, tất cả đều là di dân người Việt và đều là nam giới Sau khi bị phá bỏ, các di dân bất hợp pháp người Việt chuyển tới một nơi ở mới, nằm cách chỗ cũ 45km, nằm gần đường cao tốc. Ở chỗ mới, phóng viên BBC thấy mọi thứ trông tươm tất, ngăn nắp. Khu Vietnam City mới có khu bếp, khu ở, nhà vệ sinh và chỗ tắm. Lucille Vallin, một trong những người dân địa phương giúp đỡ các di dân Việt Nam, nói rằng "Vietnam City mới xuất hiện rất nhanh chóng", và chỉ trong hai tuần đã xong việc dựng nhà. Điều đặc biệt là tại đây chỉ toàn người Việt, và tất cả đều là nam giới, khác với các trại di dân khác ở miền bắc nước Pháp. 'Cơ ngơi' hiện nay của các di dân Việt, Vietnam City mới, nằm gần đường cao tốc và cách một bãi đỗ xe tải khoảng 2km Vào Anh bằng cách chui vào xe tải Đây là trạm trung chuyển cuối cùng trước khi họ đến điểm cuối là Anh, và nó nằm gần bãi đỗ xe tải, phương tiện chính để người Việt vào lậu nước Anh. Một trong những thanh niên có mặt tại khu trại nói với BBC rằng anh đã trả 16 ngàn đô la Mỹ để được đưa tới đây. Hoàng từng tìm cách vào Anh nhưng đến nay vẫn thất bại. Anh nói anh quyết tâm bằng được. "Tôi từng đến Bỉ và nghĩ đó là Anh. Tôi bị bắt sau khi nhảy ra khỏi xe tải," Hoàng nói. "Tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc, ngày nào cũng sẽ tìm cách." Tại bãi xe tải cách đó 2km, 'mục tiêu công thành' của những người này, phóng viên BBC nhận thấy đó là nơi thiếu giám sát an ninh, không có bảo vệ, không có camera giám sát và tương đối tối tăm. Khi đi quanh bãi xe, phóng viên Campbell nhận thấy nhiều xe đã bị phá khóa. Nếu lọt được vào thùng xe, các di dân sẽ theo hành trình tới bến phà Calais của Pháp, từ đó sang các bến phà của Anh. Phóng viên Glen Campbell đứng tại trại Vietnam City đã bị phá 'Trẻ vị thành niên Việt mất tích' Trong trường hợp bị giới chức phát hiện, bắt giữ khi đã vào tới lãnh thổ Anh, các di dân nếu dưới 18 tuổi sẽ được đưa vào các trung tâm bảo trợ xã hội địa phương. Tuy nhiên, hiện tượng chung là họ đều biến mất chỉ vài ngày sau đó. Debbie Beadle từ ECPAT, tổ chức từ thiện bảo vệ trẻ em khỏi nạn buôn người, cho biết: "Dù đã được đưa vào trung tâm chăm sóc tại địa phương, nhiều em đã quay lại với kẻ buôn người vì các em sợ những hậu quả khi không trả nợ." "Từ nhiều năm trở lại đây, trẻ em Việt mất tích là một vấn nạn lớn. Chúng tôi có thể khẳng định nhiều trong số các em là nạn nhân của hoạt động buôn người." "Các em khi tới được đây là đã mắc nợ những kẻ buôn người. Các em sẽ bị bắt trả nợ. Đó là một áp lực lớn. Rõ ràng là các em rằng nếu không trả hết nợ, bản thân chúng hoặc gia đình sẽ gặp rắc rối." Phóng viên BBC nói chuyện với các di dân người Việt (thông qua phiên dịch) tại trại Vietnam City mới Ước mơ Khi BBC nói chuyện với những người trú tại trại Vietnam City mới ở Pháp, tất cả họ đều nói thông qua phiên dịch viên rằng họ muốn làm việc trong tiệm móng tay sau khi tới Anh. Nhưng vì sao lại là tiệm móng tay? "Có một mạng lưới tiệm móng tay to lớn của người Việt ở Anh, cho nên cóvvẻ họ sẽ dễ tiếp cận được mảng thị trường đó. Và đây là điều bọn buôn người dễ dàng lợi dụng khai thác," bà Debbie Beadle giải thích. Năm 2016, cảnh sát nghi ngờ một tiệm móng tay của chủ người Việt bóc lột lao động trẻ em. Vụ này dẫn tới việc truy tố thành công đầu tiên dựa theo Đạo luật Nô lệ Hiện đại 2015 liên quan tới trẻ em. Bà Eran Cutliffe, công tố viên chính trong vụ án trên nói rằng buôn người là một loại tội phạm hình sự có tổ chức, và liên quan tới rất nhiều tiền. "Con người bị hoa mắt bởi lợi nhuận từ tội ác này," bà nói. "Những nạn nhân bị coi là món hàng. Dù là những món hàng đắt giá, nhưng vẫn chỉ là những món hàng. Việc đối xử với con người như vậy là tội ác nghiêm trọng." Phóng sự đã được phát trong chương trình Inside Out của BBC hồi 2/2019.
Đời sống ở nước Anh đã thay đổi hoàn toàn trong ba tuần qua, kể từ các hạn chế được đưa ra nhằm ngăn chặn virus corona lây lan.
Virus corona: Lệnh phong tỏa làm thay đổi đời sống Anh thế nào
Hôm 23/3, Thủ tướng Boris Johnson nói toàn bộ việc đi lại không cần thiết và các cuộc tụ tập nơi công cộng cần phải dừng, người dân được yêu cầu chỉ ra khỏi nhà để tập thể dục, để mua thực phẩm thiết yếu, đi vì lý do chăm sóc y tế, hoặc đi làm trong các trường hợp không thể làm việc tại nhà. Phong tỏa ở châu Âu: TBN nới lỏng, Ý thận trọng, Đức, Anh vẫn áp dụng Huawei cảnh báo Anh quốc đừng đổi ý về 5G sau đại dịch Toàn bộ các cửa hàng bán đồ không thiết yếu đều bị đóng cửa. Các quán rượu, nhà hàng, nhà hát, rạp chiếu phim, các nơi thực hiện lễ nghi tôn giáo đều bị đóng cửa. Các biện pháp hạn chế đã ảnh hưởng tới tất cả các khía cạnh của đời sống xã hội. 1) Người dân hầu hết đều giữ khoảng cách xã hội Việc phong toả là nhằm hạn chế tốc độ lây lan của virus corona trên toàn quốc, qua đó giúp Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) có khả năng đối phó được với tình hình, và rồi giảm bớt số ca tử vong do dịch bệnh. Kể từ khi áp dụng lệnh phong tỏa, 23/3, số người được xét nghiệm và có kết quả dương tính với Covid-19 tăng từ 6.650 lên hơn 80 ngàn. Số liệu cho thấy trung bình có 5 ngàn ca nhiễm virus corona tại Anh. Các số liệu hiện nay bao gồm cả các ca nhiễm là nhân viên y tế và gia đình họ Tuy nhiên, các cố vấn chính phủ nói có bằng chứng cho thấy việc dân chúng tuân thủ các biện pháp đã đem lại hiệu quả. "Ngày đau thương" của Anh khi số người chết vượt 10.000 Ông Boris Johnson xuất viện, Anh 'bị dịch bệnh nặng' Người dân cũng bắt đầu thích nghi với cách thức sử dụng dịch vụ y tế. Trong tháng Ba, số người tới dịch vụ Tai nạn và Cấp cứu (A&E) ở các bệnh viện, cơ sở y tế giảm trong lúc số các cuộc điện thoại gọi tới đường dây nóng 111 của NHS cao kỷ lục. Số liệu cho thấy các ca gọi điện đến đường dây nóng y tế (cột màu xanh) và tới A&E trực tiếp (cột màu vàng) 2) Người dân ít đi lại hơn Việc sử dụng dịch vụ giao thông công cộng giảm mạnh trong vài tuần qua, tuy xu hướng giảm đi lại đã bắt đầu từ trước khi lệnh phong tỏa được áp dụng, bởi nhiều người trước đó đã bắt đầu làm việc tại nhà. Việc sử dụng giao thông giảm mạnh kể từ cuối tháng Hai Việc sử dụng giao thông đường bộ, đường hỏa xa và tàu điện ngầm tại London đã giảm 60% trong thời gian từ đầu tháng Hai đến đầu tháng Tư. Nhu cầu dùng dịch vụ xe lửa trên toàn quốc cũng giảm đáng kể kể từ khi có lệnh phong tỏa, số liệu từ cơ quan hỏa xa Network Rail cho thấy. Chẳng hạn như trong tuần trước khi lệnh phong tỏa được công bố, số người tới ga New Street của tỉnh Birmingham là trên nửa triệu, nhưng vào tuần đầu tháng Tư con số này giảm 86%, chỉ còn 71.230. Xu hướng tương tự cũng diễn ra tại London và Manchester. Các chuyến đi tới công viên, bãi biển trong ngày 5/4, là Chủ nhật thứ nhì có lệnh phong tỏa, đã thấp hơn 29% so với các Chủ nhật khác, theo dữ liệu phân tích của Google. 3) Không khí trong lành hơn Mức độ ô nhiễm không khí tại Anh đã giảm mạnh trong các tuần có lệnh phong tỏa. Mức nitrogen dioxide (NO2) giảm trên toàn quốc, với mức trung bình hàng ngày giảm tới 40% so với cùng thời kỳ năm ngoái. Một số thành phố còn có mức giảm NO2 tới trên 60%, trong đó có Brighton và Portsmouth, theo kết quả phân tích dữ liệu do BBC thực hiện dựa trên thống kê của Defra. 4) Nhu cầu xin trợ cấp tăng lên Số lượng người nộp đơn xin trợ cấp tăng vọt Khoảng 723.000 người đã nộp đơn xin trợ cấp dành cho người có thu nhập thấp (universal credit) kể từ khi lệnh phong tỏa bắt đầu. Trong số này, 473.000 người nộp đơn trong tám ngày đầu tiên, nhiều gần như tương đương số người nộp đơn trong cả ba tuần trước đó, và gấp gần 10 lần so với mức nộp đơn trung bình mỗi tuần bình thường. Thêm 250.000 người nữa đăng ký trong tuần phong tỏa thứ nhì, theo Bộ Lao động và Hưu bổng. Tuy Anh công bố chính sách hỗ trợ 80% lương cho các trường hợp tạm phải nghỉ việc do dịch bệnh, nhưng chính sách này không áp dụng cho một số nhóm đối tượng như người làm việc tự do, người đang nhảy việc hoặc bị mất việc trước khi chính sách này có hiệu lực. Do vậy, số người xin trợ cấp dành cho người có thu nhập thấp đã tăng vọt. 5) Nhu cầu tiêu thụ các loại thực phẩm để được lâu tăng cao Doanh số bán thực phẩm giảm mạnh kể từ khi có lệnh phong tỏa Trong tuần trước khi có lệnh phong tỏa, doanh số bán ở các siêu thị tăng 44% so với cùng kỳ năm ngoái, bởi nhiều người đổ đi mua tích trữ. Nhưng doanh số trung bình đã giảm 7,5% trong hai tuần phong tỏa đầu tiên, theo hãng tư vấn Neilsen. Trong lúc có thêm nhiều người đặt mua online, nhưng 93% tổng hàng hóa được mua vẫn là từ cửa hàng, do các siêu thị khó đáp ứng được các nhu cầu đặt mua online. 6) Các cuộc gọi do bị bạo hành gia đình tăng cao Đường dây trợ giúp đối với các vụ bạo hành gia đình của tổ chức National Domestic Abuse đã nhận được 25% cao hơn các cuộc gọi trong thời gian phong tỏa, tổ chức thiện nguyện Refuge nói. Đường dây này nhận được nhiều hơn bình thường hàng trăm cuộc điện thoại mỗi tuần. Việc phải sống cách ly khiến thái độ bạo hành vốn đã tồn tại từ trước càng trở nên tồi tệ, Refuge nói. Tình trạng bạo hành gia đình gia tăng tại Anh, và cũng tăng ở các nước khác trên thế giới. Chẳng hạn như Pháp báo các vụ bạo lực gia đình tăng 32%, Tây Ban Nha nói đường dây nóng về tình trạng bạo lực liên quan tới giới nhận được hơn 12% các cuộc gọi. Tuy nhiên, tình hình tội phạm nói chung được trình báo cảnh sát tại Anh (England) và xứ Wales đã giảm 20% trong các tuần gần đây.
37 năm sau khi chiến tranh kết thúc ở Việt Nam, cuối cùng chúng ta mới có trên tay một công trình nghiên cứu coi trọng vai trò của các lãnh tụ Bắc Việt trong cuộc chiến đó.
Vì sao miền Bắc chiến thắng?
Hà Nội đã chủ động đẩy tiến hành cuộc chiến tới cùng Họ là người đã phát động cuộc chiến và đã chiến thắng. Theo nghĩa này tác phẩm 'Cuộc chiến tranh của Hà Nội' (nguyên bản - Hanoi’s War: An International History of the War for Peace in Vietnam) của tiến sĩ Nguyễn Liên Hằng, phó giáo sư, khoa Lịch sử, ĐH Kentucky, thực sự có giá trị mở đường. Mặc dù phần lớn quyển sách tâp trung vào giai đoạn từ 1968 đến 1972, ba chương đầu dành riêng cho chuyện chính trị nội bộ miền Bắc. Nội dung của ba chương này thuật lại chuyện Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất của Đảng Lao Động Việt Nam (sau này đổi tên thành Đảng Cộng sản Việt Nam), lên nắm quyền vào cuối thập niên 1950, và sau đó củng cố quyền lực với sự hỗ trợ của Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu, và Trần Quốc Hoàn. Phe của Duẩn không chỉ độc chiếm quyền lực của Đảng bằng cách vô hiệu hóa những lãnh tụ khác như Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp. Lê Duẩn và phe nhóm của ông ta còn dựng lên một nhà nước công an trị để bức hại văn nghệ sĩ và giam cầm những ai chỉ trích chính sách hiếu chiến của họ. 'Con bạc khát nước' Dưới ngòi bút của TS Hằng, những lãnh tụ của miền Bắc hiện ra như những con bạc khát nước. Họ thường xuyên đánh giá quá thấp kẻ thù và thua hết trận này đến trận khác. Cuối cùng họ thắng cuộc chủ yếu không phải nhờ thiên tài quân sự hay vì họ giành được con tim khối óc của người miền Nam, nhưng một phần nhờ vào bộ máy công an giữ nhân dân miền Bắc trong khuôn khổ kỷ luật, và một phần nhờ vào việc vận động thành công sự giúp đỡ của phe cộng sản và sự ủng hộ của dư luận thế giới. Quyển sách này cho thấy Hà Nội kiểm soát rất chặt Mặt trận Giải phóng, qua chi tiết này đóng góp thêm một tiếng nói loại bỏ huyền thoại về một cuộc cách mạng tự phát ở miền Nam. Bà Hằng có lẽ là tác giả đầu tiên lập luận rằng không phải Tổng thống Mỹ Johnson và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara mà chính là chiến lược đánh bạc sát ván của Lê Duẩn dẫn đến việc quân Mỹ vào Việt Nam năm 1965. Tương tự, không chỉ Tổng thống Mỹ Nixon và Cố vấn Kissinger muốn kéo dài chiến tranh vào năm 1968, mà cả hai chính quyền Sài gòn và Hà nội vì những lý do riêng không muốn đàm phán cho hòa bình. TS Hằng cũng là học giả đầu tiên viết về những lãnh tụ có vai trò thực sự quyết định ở miền Bắc, đó là phe Duẩn-Thọ. Giới học giả Tây phương cho đến nay đã bị ám ảnh bởi những lãnh tụ bề ngoài có vẻ nổi trội như Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp nhưng thực chất những nhân vật này không phải là người quyết định chủ yếu trong cuộc chiến tranh. Lẽ ra TS Hằng có thể đi sâu hơn vào những toan tính của Lê Duẩn trên cơ sở những tài liệu đã được bạch hóa. Xin mời đọc đoạn trích sau đây từ bài nói của ông ta ở Hội nghị Trung ương 14 và tháng Giêng năm 1968 ngay trước Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân: “Tôi nghe anh em miền Nam nói tinh thần [quân đội Mỹ ngụy] bạc nhược lắm, nó sợ vô cùng. Sư đoàn 25 của nó cũng yếu đi rồi. Ở Huế ta đánh mạnh là nó tan rã. Mỹ đấy. Còn về quân ngụy, nó yếu vô cùng, nghe anh em nói khi ta đánh nó khóc lóc, bạc nhược vô cùng.” Dựa vào cách đánh giá kẻ địch như trên, Duẩn tin rằng cuộc Tổng tiến công sẽ chẳng đem lại rủi ro nào: “Ở Hà Nội, lúc đầu một trung đoàn Thủ đô đánh hai tháng ra có việc gì đâu, huống chi bây giờ ta làm chủ, ta vào Sài gòn đánh vài ba tháng ta ra cũng được, không có chuyện gì…” Chúng ta đều biết các lực lượng cộng sản bị thiệt hại nặng nề trong Tết Mậu thân. Nhưng ít ai biết những toan tính của các lãnh tụ miền Bắc khi họ ném hàng chục ngàn bộ đội vào một chiến dịch mà phần lớn sẽ bị tàn sát. 'Nhà nước công an trị' Những lời nói từ chính miệng của Lê Duẩn không chỉ cho thấy những tính toán sai lầm lớn của ông ta mà còn cho thấy ông là một người chỉ huy quân sự liều mạng đến mức điên rồ: đánh giá thấp địch quân một cách quá đáng và tổ chức trận đánh mà không cần tính đến đường rút nếu thất bại. Việc ông ta kiên trì theo đuổi cùng một chiến lược cho đến năm 1975 cho thấy ông ta cuồng tín đến mức nào. Công bằng mà nói, Lê Duẩn đã “đoán trúng” tinh thần bạc nhược của một bộ phận kẻ địch. Nạn nhân của chế độ công an trị bao gồm cả cựu đồng chí của ông Hồ Nhưng không phải lính “Mỹ ngụy” bạc nhược như ông ta đoán, mà Johnson và McNamara bạc nhược và xuống thang chiến tranh mặc dù chỉ có rất ít người dân Sài Gòn nổi dậy đón mừng quân giải phóng. Vì một canh bạc rủi ro cao như thế nên chúng ta không ngạc nhiên khi Duẩn và phe cánh của ông ta tung toàn bộ bộ máy Nhà nước công an trị vào cuộc để bắt giữ những người có thể trong quá khứ hay tương lai sẽ chỉ trích chính sách phiêu lưu của họ. Chi tiết trong sách của TS Hằng về bộ máy khủng bố của công an miền Bắc là một trong những đóng góp quan trọng nhất của công trình này. Sự tồn tại của một nhà nước công an trị ở miền Bắc Việt Nam có thể ủng hộ lập luận của những người tin rằng Hoa Kỳ đã đúng khi can thiệp để giúp miền Nam thoát khỏi số phận hẩm hiu của miền Bắc. Sau chiến thắng của Hà Nội, hàng chục ngàn viên chức, trí thức, văn nghệ sĩ, và các lãnh tụ tôn giáo đúng là đã bị cầm tù trong các trại “cải tạo”, nhiều người trong hơn một thập niên, cũng chung số phận với Hoàng Minh Chính và Vũ Đình Huỳnh, những đảng viên cộng sản cao cấp, đồng chí cũ của Lê Duẩn và Hồ Chí Minh bị buộc tội và cầm tù vì theo “chủ nghĩa xét lại”. Tuy nhiên, quyển sách này không đem đến một kết luận chắc chắn về việc Hoa Kỳ và đồng minh miền Nam có thể chiến thắng hay không. Đây là một câu hỏi đã gây rất nhiều tranh luận. Trên một bình diện thì câu chuyện về đấu đá phe cánh chính trị ở miền Bắc cho thấy cuộc chiến không phải được tất cả người miền Bắc ủng hộ như nhiều người nghĩ. Nhiều người dân hay lãnh đạo Đảng miền Bắc chắc chắn không ủng hộ chiến thắng với bất cứ giá nào kiểu Lê Duẩn. Những sai lầm chiến lược của Lê Duẩn trong Tết Mậu thân chỉ ra chỗ yếu của ông ta mà nếu được khai thác đúng mức có thể giúp cho nỗ lực chiến tranh của Sài gòn và Washington. Một cuộc phản công mạnh mẽ hơn (thay vì xuống thang chiến tranh) sau Tết Mậu thân có thể đã buộc Lê Duẩn phải mất chức. 'Duẩn-Thọ lấn lướt' Tuy nhiên, một sự thực khác là phe Duẩn-Thọ trước đó đã rất thành công trong việc bóp nghẹt những chỉ trích kế hoạch Tết Mậu thân của họ. Trước sự lấn lướt của Duẩn-Thọ, Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp đều tỏ ra hèn nhát không dám bảo vệ những người cộng sự và tay chân thân tín của mình bị họ bắt giam vì tội “xét lại”. Những việc này làm cho chúng ta khó tưởng tượng được ai sẽ là người có thể loại được Duẩn-Thọ ra khỏi quyền lực. Mà nếu Duẩn-Thọ vẫn còn đó, sự bướng bỉnh của họ cộng với bộ máy an ninh đầy quyền lực do họ chỉ đạo có nghĩa là miền Bắc sẽ tiếp tục chiến đấu đến người cuối cùng nếu cần. Phe của ông Duẩn được cho là lấn lướt cả ông Hồ Chí Minh Mặc dù TS Hằng sử dụng những tài liệu có giá trị nhất hiện có, sách của bà không chứa đựng nhiều chi tiết về vai trò của các nhân vật khác trong Bộ Chính trị trong việc đưa ra những quyết định quan trọng, ví dụ như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Nguyễn Duy Trinh và Lê Thanh Nghị. Có phải những nhân vật này chỉ đơn thuần cam chịu chấp nhận đường lối quân sự hiếu chiến của phe Duẩn-Thọ, hay là họ tích cực ủng hộ đường lối đó? Cũng tương tự như vậy, còn nhiều chi tiết về bộ máy an ninh chưa được biết rõ và cần được nghiên cứu thêm. Công trình này của TS Hằng cũng cho thấy sự cần thiết nghiên cứu về cách mạng Việt Nam trong đó cuộc chiến tranh chỉ là một giai đoạn. TS Hằng đúng khi cho rằng Lê Duẩn coi cuộc chiến là ưu tiên số một. Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội cũng quan trọng với Duẩn và tất cả các đồng chí của ông ta, dù họ có hay không xem cuộc chiến là ưu tiên số một. Trong tác phẩm “Đường lối cách mạng miền Nam” viết năm 1956, Duẩn xem cuộc chiến ở miền Nam không chỉ để thống nhất đất nước mà còn để lật đổ ách thống trị của “chủ nghĩa thực dân mới Mỹ” và “chế độ độc tài phong kiến” Ngô Đình Diệm. Ông ta tin chắc rằng, “Thắng lợi thuộc về sự nghiệp vinh quang thống nhất, độc lập dân tộc của dân tộc ta, thuộc về cộng sản chủ nghĩa vĩ đại của chúng ta.” Lê Duẩn kêu gọi tiến hành cách mạng ở miền Nam nhưng đồng thời tán thành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Việc xây dựng này cũng được định nghĩa như một cuộc đấu tranh giai cấp chống lại “những giai cấp phản cách mạng” và giai cấp nông dân với nền kinh tế “tiểu nông, lạc hậu.” Duẩn là người đi đầu ủng hộ chính sách hợp tác hóa nông nghiệp vào cuối thập niên 1950 cũng như chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng ở miền Bắc vào đầu thập niên 1960. Tóm lại, công trình của TS Hằng đã đặt người Việt Nam (chủ yếu là người miền Bắc) vào vị thế trung tâm trong cuộc chiến. Đó là vị trí xứng đáng của họ. TS Hằng giúp chúng ta hiểu thêm miền Bắc đã chỉ đạo và chiến thắng ra sao. Nhưng công trình của TS Hằng còn có một đóng góp quan trọng khác. Các học giả ngành Việt Nam Học và những nhà nghiên cứu chiến tranh Việt Nam thường không quan tâm đến nghiên cứu của nhau. TS Hằng đã dũng cảm đem hai nhóm đến gần nhau và buộc họ phải trả lời những câu hỏi khó. Bài do tác giả Vũ Tường tự dịch. Nguyên bản bằng tiếng Anh có thể truy cập tại địa chỉ: www.h-net.org/~diplo/roundtables/PDF/Roundtable-XV-9.pdf. Cuộc chiến tranh của Hà Nội là tác phẩm của TS Nguyễn Thị Liên Hằng, phó giáo sư, khoa Lịch sử, ĐH Kentucky. Nguyên bản tiếng Anh: Hanoi’s War: An International History of the War for Peace in Vietnam (Chapel Hill: University of North Carolina Press, 2012).
Tấm bia trong trại tị nạn cũ ở Pulau Galang, Indonesia, có ghi những dòng chữ tưởng nhớ những người bỏ mạng trên đường vượt biển và ghi ân những ai giúp đỡ thuyền nhân, đã bị đục bỏ.
Tượng đài thuyền nhân VN ở Galang đã bị phá
Một nguồn tin ở Galang cho đài BBC biết, giới chức bang Batam đã vào trại giải thích rằng câu viết trên bia sai nên phải đem đi sửa lại. Tượng đài được khánh thành ngày 24/3/2005 với sự chứng kiến của ông Sofian De Jalil, Tổng giám đốc Nhà truyền thông của Bộ Ngoại giao Indonesia, và đại diện cao cấp của chính phủ tiểu bang Batam, cùng trên 100 cựu thuyền nhân. Tượng đài ở Bidong đang bị đe dọa Chính phủ Malaysia cũng đã ra lệnh dẹp bỏ tượng đài trên đảo Bidong tưởng niệm các thuyền nhân đã bỏ mình trên đường vượt biển trong thập niên 70, 80. Chính phủ Malaysia đã có quyết định này sau khi nhận được than phiền từ chính phủ Việt Nam. Tháng 9 năm 2004 Thủ hiến Dato Seri Idris Bin Jusoh của bang Terengganu đã ban sắc lệnh biến Bidong thành khu di sản và lập quỹ trùng tu nơi đây để khai thác du lịch. Quí vị nghĩ gì về chuyện này? Tại sao Việt Nam làm như vậy ngay trước lúc Thủ tướng Phan Văn Khải có chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ, là nơi định cư của đông đảo cựu thuyền nhân? ----------------------------------------------------------------------------- Kim DungChào hai bạn Tuấn Khoa và Tú Xuất, đọc những lời tín nhiệm của Tuấn Khoa tôi phải phì cười, đọc tiếp những lời nhắc nhở của Tú Xuất tôi phải phá lên cười. Tôi chân thành cám ơn hai Bạn đã quan tâm đến chúng tôi dầu chỉ là chuyện vui. An NamGởi anh Nội thất: Cái kiểu người dân làm cái gì cũng phải xin phép chính quyền đã ăn sâu vào não trạng một số người và đó cũng là cách cai trị của chế độ độc tài. Đã đến lúc phải suy nghĩ theo hướng người dân làm cái gì mà luật pháp không cấm. Chính vì luật pháp của nhà cầm quyền hiện tại yếu và thiếu lại hay thay đổi nhưng thừa quan liêu và cơ chế xin cho nên mới cho mình các đặc quyền đó. Việc dựng một tấm bia tưởng niệm tại một quốc gia khác với những con người đã phải rời bỏ quốc tịch Việt Nam để tìm tương lai ở một nước mà chưa biết được thì làm đơn cái gì? gởi cho ai? Vì chính quyền hiện tại không phải chính phủ do dân bầu lên mà là chính phủ họ phải bất chấp tất cả mà bỏ đi. Nếu nói một cách cạn tàu ráo máng thì người dân có quyền lập bia và chính quyền Hà Nội có quyền làm áp lực đề đập bia theo kiểu mạnh được yếu thua bất chấp luân lý. Đó là, chính quyền đang áp dụng luật rừng trong Xã Hội văn minh. Đương nhiên, chúng tay đành phải chấp nhận luật rừng khi các giá trị đạo đức trở nên vô nghĩa trước quyền lực và sự thống trị và cách hành xử đó là cách hành xử thường thấy ở chính quyền Hà Nội. “Nếu là con dân Việt phải chấp nhận ngọn cờ hiện nay. Đấu tranh cũng phải dưới ngọn cờ này mà thôi, nó mới mang chánh nghĩa là xây dựng quê hương”. Tại sao anh không đặt câu hỏi này vào 60năm trước, khi đó lá cờ vàng là lá cờ của chính quyền vua Bảo Đại? Vua Bảo Đại là hậu duệ của nhà Nguyễn đã từng cai trị đất nước Việt Nam từ đầu thế kỷ 17. Sao lúc đó Đảng Cộng Sản lại không chấp nhận lá cờ đó để đấu tranh? Những người Cộng Sản đã du nhập tư tưởng ngoại lai với mớ lý thuyết của Mác và họ coi đó là lý tưởng của họ với lá cờ cộng sản truyền thống màu đỏ và họ không chấp nhận lá cờ Vàng. Vậy tại sao những người không cộng sản lại phải cấp nhận lá cờ Cộng Sản? Chính vì vậy, theo tôi, đã đến lúc cần có một lá cờ của chính dân tộc Việt Nam và điều đó sẽ xoá đi những quá khứ đau buồn với cuộc chiến tranh huynh đệ vô nghĩa. Một lá cờ mới mà tập hợp dưới ngọn cờ ấy là những con người được cả dân tộc Việt Nam bỏ phiếu bất kể hiện nay đang ở trong nước hoặc ngoài nước nếu còn nghĩ mình đang mang dòng máu Việt. Tất cả mọi người mang dòng máu Việt chỉ muốn Việt Nam cường thịnh và chính phủ phải được bầu từ đa số người dân chứ không phải từ một nhóm nhỏ người cho phép mình đứng trên dân tộc. Có những lúc, mọi cố gắng đối thoại đều không gặp được nhau với những suy nghĩ của kẻ thắng trận và ban ơn đã tạo ra một hố ngăn cách lớn và nó sẽ lớn mãi theo thời gian khi mà quan điểm không thể gặp được nhau. Hãy đối xử với nhau như những cho đúng nghĩa hai tiếng “đồng bào”. CGONếu anh Nội Thất đã từng vượt biển tị nạn CS thì vốn không thể nào anh lại vô cảm với những người xấu số không may mắn tới được bờ tự do. Nếu anh đi theo diện bảo lảnh đoàn tụ gia đình khi thân nhân cũng là một trong những người tị nạn CS thì ít nhiều anh cũng sẽ hiểu nổi thống khổ của những người vượt biển. Tôi không biết Canada có diện HO hay không, và nếu có thì anh đã từng bị CS đối xử phân biệt, gia đình anh đã từng bị CS hà hiếp thì anh càng không thể có những lời yêu đảng vậy được. AdamAnh Nội Thất ơi, lập bia tưởng nhớ đến người lánh nạn CS ra đi tìm tự do mà phải xin phép CS thì thật buồn cười. Họ vì CS nên đã bỏ nước ra đi mà! Vậy thì chế độ CS cướp hết tài sản của dân rồi đẩy nhiều người đi kinh tế mới và ép không biết bao nhiêu người vào đường cùng rồi không chịu nỗi phải liều mạng sống để bỏ nước ra đi, vậy thì các ông CS có xin phép người dân Viêt Nam ta trước khi làm những chuyện đó không? Vũ Sinh, Hà NộiQuả thật qua sự kiện của Mã Lai những người trong nước mới biết đến tượng đài này. Theo tôi, về mặt ngoại giao chính phủ Mã Lai đã làm đúng, còn có thể trên khía cạnh tình cảm đối với một số người Việt di tản là không thể chấp nhận được. Nhưng rồi mọi thứ sẽ theo thời gian qua đi. Hãy nhìn quan hệ Việt - Mỹ đó, cách đây 30, 40 năm, họ cũng từng thả bom phá nhiều thứ lớn hơn nhiều ở ngay chính trên mảnh đất VN, rồi 30 năm sau vì lợi ích của 2 bên thì cũng mọi thù hằn cũng bỏ qua. Lương Anh, VirginiaCái ông Nội Thất nói vô căn cứ quá, ở Mỹ cả ông tổng thống mà còn bị đưa ra xet xử nếu làm bậy, nói chi nhóm thiểu số người Việt (theo lời anh). Ở Mỹ có luật pháp hẳn hoi, không ai dám làm gì anh nếu anh không phạm pháp hay làm nguy hại đến lợi ích số đông? Còn về vụ biểu tình chống Trần Trường ở Cali của người Việt, xin anh đọc lại báo củ, số lượng người tham gia đến mấy chục ngàn người và kéo dài cả tháng trời. Tỉ lệ người đi biểu tình lớn như vậy mà anh xem la số nhỏ? Bộ đi biểu tình mới là chống Cộng, còn những người ở nhà thì yêu CS sao? Nếu như vậy thì sao các ông dân biểu chống Cộng ở Cali thắng cử hoài thế? Thu Hằng, SeattleCho tôi gởi vài lời đến anh Anh Nội Thất (Canada). Anh nói rằng, "Ở Mỹ, vùng Cali, có đến triệu người Việt sinh sống, nhưng tỉ lệ người đi biểu tình chống đối có được bao nhiêu". Điều nầy anh nói hoàn toàn không đúng. Thứ nhất, dân số người Việt ở Cali không tới nữa triệu. Thứ hai, tỉ lệ người đi biểu tình chống CS (trường hơp Trần Trường có khoảng 40 ngàn người biểu tình) thì rất cao so với nhiều cuộc biểu tình khác của dân Mỹ. Lấy ví dụ, nhiều cuộc biểu tình của dân Mỹ chống chiến tranh Iraq, thường thì mấy chục ngàn người thì coi như đã cao (so với dân số người Mỹ trên 200 triệu người), còn việc biểu tình vụ Trần Trường thì con số đó rất lớn (vì dân số người Việt ở Cali thì chưa tới nữa triệu), thì khỏi nói bạn cũng biết tính ra tỉ lệ phần trăm cao như thế nào so với nhiều cuộc biểu tình lớn trên thế giới. Ví dụ như nếu có 10 triệu người Trung Quốc biểu tình, con số nầy rất lớn nhưng so với dân số TQ, thì con số đó rất nhỏ vì chưa tới 1% dân số TQ. Hơn nữa người Việt ở đây nhiều người bận rộn với cuộc sống hoặc không có thời gian rảnh nên nhiều gia đình chỉ có 1 người đại diện đi biểu tình là đủ, không lẽ cả gia đình mọi người lớn con nít đều phải ra biểu tình hết sao? Bạn còn nói rằng, "những người chống cộng có những hành động thiếu tôn trọng đồng bào, không tôn trọng dân chủ." Điều nầy rất mâu thuẩn, vì ở Mỹ có luật pháp hẳn hoi nên không ai dám làm bậy hoăc muốn làm gì thì làm, điều nầy được chứng minh qua v! Trần Trường đó, nếu họ không tôn trọng luật! pháp t hì làm gì có vụ biểu tình rằm rộ như vậy chỉ vì một anh Trần Trường? và như vậy thì tại sao anh ta cũng vẫn được tự do sống trên đất Mỹ như vậy? Nói chi cho xa, cuộc bầu cử tổng thống và dân biểu mới đây ở Mỹ, số người Việt ủng hộ tổng thống Bush rất cao vì ông có quan điểm mạnh tay với CS. Đối với các dân biểu ở Cali đã ủng hộ Nghị quyết "không hoan nghênh" CS của người Việt ở Cali đã tái đắc cử, điều nầy phản ánh số lượng tỉ lệ chống Cộng rất lớn của người Việt ở Cali đã bầu thêm cho các vị nầy đấy. Cuối cùng việc anh có ở Mã Lai hay không thì chỉ có anh biết vì tôi chưa từng tới nơi đó những tôi cũng đã nghe qua những nơi ở Bidong như bệnh xá Sickbay, cầu Jeti v.v. và biết nhiều về cuộc sống của người Việt tị nạn CS! Bidong lúc bấy giờ. Tuấn Khoa, HoustonGửi anh Nội Thất ở Canada. Nếu tôi đọc không lầm thì ý trong câu kết của anh là chúng ta nên về xin phép chính quyền CS trước khi dựng bia: “Nhưng nếu thật sự làm bia kỷ niệm, để tế linh hồn những người xấu số ở những nơi này, một tiếng nói với người Việt trong nước trước, và sư phối hợp của chính quyền nơi sở tại.” Xin anh về nói với với người Việt trong nước dùm cho những người xấu số năm xưa và nếu được sự đồng ý của chính quyền CS, tôi xin trả tất cả tiền chi phí di chuyển và sửa lại bia. Nhien Pham-Fuertig, Thụy SĩXin lỗi, tôi không hiểu ý anh Nội Thất muốn nói gì? Theo anh nói “Cái bia thì quả thật không là gì, nhưng ý nghĩa của nó và mục đích chính trị của nhóm người chống cộng thì quá rõ ràng”, nghiã là những thuyền nhân là phe đối lập với chính quyền VN, bây giờ anh lại đưa ra lý do là vì không nói với người Việt trong nước nên tượng đài bị dẹp bỏ. Tôi thấy anh nói chuyện rất mâu thuẫn: họ chống cộng thì làm sao có thể tiếp xúc với chính quyền VN? Ý kiến cuả anh đả kích những thuyển nhân đã chết từ Thái Lan đến Mã Lai thì đừng có giả bộ lên tiếng nhân đạo nữa mà làm đau lòng cho những gia đình có thân nhân đã chết nơi xứ lạ quê người. Nội Thất, CanadaTôi xin cảm ơn Ban Việt Ngữ của BBC đã cho tôi được góp ý riêng của mình, nhưng vì có những ý kiến phản hồi, nên tôi lại xin các anh chi cho tôi có cơ hội đáp lại. Với Anh Hai Tran, Toronto-Canada và những anh chị có ý tương tự : có lẽ tôi không phải mô tả tỉ mỹ từ cầu Jeti, bệnh xá Sickbay, tới khu F, Biển khu G, lãnh đồ supply ở chỗ nào v.v.. hay số tàu, thẻ tỵ nạn để chứng minh tôi có ở Pulau Bidong hay không? Anh đã sai rồi. Nhưng những lời anh nói về những lý do để được cấp thẻ tỵ nạn thì đúng. Tuy vậy thực chất của lý do có đúng hay không, hay chỉ là lý do vu khống để mà lấy cái thẻ? Xin thành thật, tôi là một trong số đó. Vì sự ra đi của tôi là một chyện dài "nhiều tập" đưa đẩy đến Mã Lai ngoài ý muốn. Nhưng tôi và rất nhiều người tới đảo đã nói về lý do kinh tế, nhưng bị văn phòng SB "quay" danh từ thường dùng ở đảo, chắc anh còn nhớ. Mỹ và các Quốc gia có tham chiến trong cuộc chiến Viet Nam phải gánh hậu quả chiến tranh mà họ đã từng tham gia, bắt buộc họ phải chấp nhận người di tản bởi hậu quả của cuộc chiến, trừ những nước với tính cách nhân đạo như Canada... Cao ủy Liên hiệp quốc không bắt buộc mọi người ty nạn của chiến tranh phải mang trên mình những cái từ vì chính trị, như đàn áp tự do tôn giáo, tư do ngôn luận v.v. và v.v... Nhưng đồng bào tới đảo được "gợi ý" bởi chính người Vịêt ở Ban tiếp nhận người mới đến, SB và những người đến trước. Tôi bị "quay" hơn 3 tháng ở văn phòng SB, tôi đã thấy và đã nghe, không thể chối được. Ở Mỹ, vùng Cali, có đến triệu người Việt sinh sống, nhưng tỉ lệ người đi biểu tình chống đối có được bao nhiêu? điều đó cho thấy thiểu số chống cộng đã quá rõ ràng? Nhưng tại sao số đông lại không dám lên tiếng? Vì những người chống cộng có những hành động thiếu tôn trọng đồng bào, không tôn trọng dân chủ, không tôn trọng tự do của người khác. Tôi xin đưa vài thí dụ như cuộc phản đối Trần Trường đã đưa đến thương vong. Nghệ sĩ, ca siĩ mang lời ca tiếng hát làm niềm vui cho moi người Việt, sao lại bắt họ phải chào cờ; không cho họ lưu diển, trong khi chính những ca sĩ đó trình bày những bài hát đó trên CD, mà mọi người đều nghe ngay cả tôi và chính các anh chị thì ok? Tại sao? Cuộc chiến đã đi qua 30 năm, tôi có không ít những vết thương đau xót lẫn tinh thần và thể xác, nhưng tôi đã để lại sau lưng như là một biến cố đã qua. Tôi cũng muốn theo các anh, các chị đấu tranh, phản đối để cho Viet Nam tiến lên, nhưng không thể đứng chung dưới ngọn cờ Vàng. Cho nên các hành đồng chống đối dưới ngọn cờ này, tuy có phần đúng nhưng không chánh nghĩa, cho nên vô tác dụng. Nước Việt Nam hiện nay là một, được Thế giới công nhận, tráng đen rõ ràng không thể phủ nhận được. Nếu là con dân Việt phải chấp nhận ngọn cờ hiện nay. Đấu tranh cũng phải dưới ngọn cờ này mà thôi, nó mới mang chánh nghĩa là xây dựng quê hương. Cho toi nói thêm, trở lại vấn đề những bia mặc niệm ở Mã Lai, và Indo. Chúng ta có thể mặc niệm họ ở những nơi tôn nghiêm hơn, ở Chùa, ở Nhà thờ... không nhất thiết ở những nơi hẻo lánh này. Nhưng những tấm bia này lại được dựng lên bởi lại dưới ngọn cờ vàng, nên phải bị dỡ bỏ. Có nói gì đi nữa chính phủ 2 Quốc gia này sẻ không thể chấp nhận. Nhưng nếu thật sự làm bia kỷ niệm, để tế linh hồn những người xấu số ở những nơi này, một tiếng nói với người Việt trong nước trước, và sư phối hợp của chính quyền nơi sở tại. Tôi tin chắc tấm bia sẽ được dựng lên với không khí cởi mở hơn. Thanh, Đức Tôi rất thích đọc tin tức đài BBC, vì ở đây tôi được biết nhiều chuyện ở quê hương và đặc biệt là quan điểm của cả hai bên XHCN và TB. Việc phá tượng đài của những người đã chết trên biển là việc làm quá trẻ con của chính quyền VN. Họ sợ quan hệ về quân sự với Mỹ vì Bộ quốc phòng Mỹ đã đến thăm VN nên cố ý làm như thế để gây cho người VN biểu tình càng đông, gây khó khăn cho TT Khải trong việc quan hệ với Hoa Kỳ về Kinh tế lẫn Quốc phòng. Trước đây TT Bush đã kêu gọi nước Đức hợp tác chống khủng bố nhưng TT Schoeder ở Đức không đồng ý thì Mỹ không có bắt buộc. Bà con cứ yên tâm. Tú XuấtTôi biết bạn Tuấn Khoa nói cho vui thôi, nhưng vô tình bạn lại áp dụng cái cách chà đạp dân quyền mà mấy ông CS vẫn làm, đó là Đảng chỉ định chủ tịch nước, chỉ định thủ tướng chính phủ và tất cả các bộ trưởng. Tuy nhiên bạn chỉ cất nhắc những thành phần bạn nghĩ là ở quốc nội thôi thì cũng phải, kẻo không mấy ông CS cứ tuyên truyền là thiểu số Việt kiều muốn chống phá VN, để âm mưu chiếm quyền hành, làm mất chức của mấy ông chuyên môn xoá bài làm lại trọn đời. Vài lời nhắn Quốc Huy, An Nam, và Kim Dung nếu ai mà ưu đãi các vị như vậy, xin lượng sức mình, nếu kém tài mà chức phận cao thì chỉ lợi nhà chứ không lợi nước, cuối cùng lại trở thành đối tượng để ...đọc giả BBC hạch tội thôi. Bill, ĐứcQua ý kiến của Quốc Huy, tôi có thêm một vấn đề là việc phá đài tưởng niệm của thuyền nhân tại Malaysia là một vết nhơ trong lòng của CSVN đã làm xúc phạm đến linh hồn của người Vượt Biển đi tìm Tự do có thể được Tổng cục 2 mưu đồ để đe dọa ông Khải nên quan tâm đến các đồng chí lãnh đạo ở VN, đừng qua Mỹ bắt tay thân thiện làm đỗ vỡ chế độ CSVN. Vì ông Khải là người có học kinh tế Liên Xô nên rất muốn biết CN Tư Bản bên Hoa Kỳ trên cơ sở xây dựng đất nước mà từ lâu bị Bộ chính trị che dấu. Thật ra Trung Quốc không đứng đằng sau vụ đập phá đài niệm thuyền nhân một cách thất đức đó cũng không phải mục đích chính để những người theo phe TQ,vã lại TQ có thế mạnh làm VN nghiêng ngã về kinhh tế và cũng có thể đưa ra những điều kiên khó khăn để không chấp nhận VN vào WTO cơ mà. Con đường của CSVN đang đi là sự mâu thuẫn giữa lời nói và hành động chẳng bao giờ tin một ai mà chính mình cũng chẳng tin với mình. Tuấn Khoa, Houston, USANếu tôi lãnh đạo đất nước, tôi sẽ trao chức Thủ Tướng cho Quốc Huy, chủ tịch nhà nước cho An Nam và bộ trưởng ngoại giao cho Kim Dung. Bảo đảm trong vòng một năm sẽ diệt được 95% tham nhũng và ba năm sau thế giới khi nghe đến hai chữ Việt Nam đều phải tỏ ý kính phục. Không có một khía cạnh nào mà họ không thấu đáo nghĩ tới. Xin cám ơn các bạn đã nghĩ nhiều về đất nước. Quốc HuyMột câu hỏi được đặt ra là ai được lợi trước hành động đập phá bia tưởng niệm? Bộ máy chính trị CSVN không thể quá ngờ nghệch đến mức tự gây khó dễ cho mình khi đang muốn gác lại quá khứ nhằm gia nhập WTO và nâng cao vị thế chính trị. Ông Khải sang Mỹ lần này sau đó sẽ nghỉ hưu, vì vậy cũng không thể nghĩ rằng ông đang là vật cản đường của ai đó muốn ngồi vào ví trí thủ tướng. Hơn nữa việc ông Khải sang Mỹ, ông Mạnh sang Pháp và có thể ông Luơng sang Trung Quốc chắc chắn phải nằm trong kế hoạch chi tiết và được sự nhất trí cao của bộ chính trị. Bia tưởng niệm về mặt hình thức chỉ là tấm bia tượng trưng cho nấm mồ của hàng vạn người không tấc sắt trong tay chết trên đường vượt biển và ghi nhớ công ơn những người cứu giúp, nghĩa tử là nghĩa tận và về mặt tâm linh thì người ta rất kiêng kỵ hành động coi như là “đào mồ cuốc mả” đó. Không riêng gì phong tục tập quán của người Việt mà cả thế giới lương tri sẽ lên án về sự vô lương tâm này, vậy tại sao hành động “thọc gậy bánh xe” cứ nhất quyết phải xảy ra cận kề trước chuyến đi của ông Khải? Nếu cho rằng nó là cái gai mà CSVN phải nhổ thì cũng không ai dại gì làm vào lúc này nếu xét về mặt lợi ích kinh tế và chính trị, CSVN đủ khôn để có thể chờ đợi và hành động quyết liệt hơn thế nhiều sau khi Mỹ chấp nhận VN gia nhập WTO hoặc ít ra đợi đến khi ông Khải trở về VN mà không phải lo lắng gì về ảnh hưởng của việc đó. Vậy chỉ còn trường hợp một thế lực nào đó không muốn VN gia nhập WTO. Giả sử những người Việt hải ngoải chống đối chuyến đi của ông Khải, nghĩa là họ đã cài được người vào bộ máy CS và phá hoại bằng cách đó. Giả thiết này không thực tế: đã đưa được người vào bộ máy CS tại sao tự gây khó khăn bằng cách gia tăng ngăn cách với CS, hai nữa là phá hỏng chính biểu tượng của mình? Thật sai lầm nếu bỏ qua người láng giềng phương Bắc. TQ đã vào được WTO và có được vị trí vững chắc trên trường quốc tế, nếu VN không vào được WTO thì có lợi cho TQ bởi vì VN sẽ là thị trường sân sau và phụ thuộc vào TQ. Lúc này VN sẽ bị khống chế và không thể quan hệ kinh tế ngang hàng với TQ thông qua định chế quốc tế, từ đó TQ sẽ dễ dàng thâu tóm lợi ích chính trị và quốc gia của VN. Điểm thứ hai mà TQ lo sợ chính là hợp tác đào tạo quân sự của Mỹ dành cho sỹ quan VN, về mặt TQ không dễ dàng buông tha CSVN thoát khỏi sợi dây xích cổ. Trường hợp thứ hai ở trên thuyết phục và có cơ sở hơn: CS Trung Quốc không muốn VN gia nhập WTO nhưng cũng không muốn ra mặt, không muốn VN quan hệ hợp tác chặt chẽ với Mỹ và đặc biệt lĩnh vực quân sự. Phải chăng vụ việc phá bia tưởng niệm tại Indonesia và Malaysia có sự nhúng tay của TQ? Hãy lưu ý từ ngữ “than phiền”, nó không nêu đích danh cụ thể một người nào, trong trường hợp này có những “con bài” của TQ trong bộ máy CSVN bắt buộc phải lên tiếng hoặc thúc đẩy việc đó - cái cớ hợp pháp để bàn tay ngầm TQ gây sức ép mạnh mẽ lên chính phủ 2 nước Indonesia và Malaysia. Vụ việc xảy ra dù chủ động hay bị động thì bộ máy chính trị CSVN cũng nên rà soát lại để tìm xem “Trọng Thủy” đang ở đâu trong nhà. Nguyễn Phong, Texas, USAMặc dù rất ghi nhớ công ơn của các nước đã cưu mang các thuyền nhân Việt Nam nhưng tôi cũng lấy làm tiếc là phải nói lên sự thật là chính phủ Indonesia và Malaysia đã thực hiện những việc có tính cách như tục ngữ VN nói :"đòn xóc hai đầu". Một mặt cũng chính những chính phủ này đã cho phép xây dựng các tượng đài này và mặt khác cũng chính họ ra lệnh dẹp bỏ đi! Nếu ngay từ đầu họ từ chối không cho phép xây dựng vì mối quan hệ với chính phủ Hà Nội thì các thuyền nhân cũng không tức giận như ngày hôm nay. Ngày xưa có người nói rằng họ phải cứu vớt người vượt biển vì sợ quốc tế trách họ vô nhân đạo, tôi không tin nhưng hôm nay tôi cũng phải suy nghĩ lại một chút. Có một điều là những người dân tại địa phương là những người tốt, họ giúp đỡ thuyền nhân thật lòng. Có nên chăng phải làm như vậy? Không lẽ nước Mỹ quan hệ với VN thì nước Mỹ phải dẹp bỏ bia tưởng niệm các binh sĩ Mỹ đã tử trận ở VN hay sao? Dù công nhận hay không công nhận thì sự kiện thuyền nhân Việt Nam vẫn là một sự thật đã xảy ra không thể chối cãi được. Nó giống như việc Trung Quốc đã tấn công Việt Nam vào những năm 1979, dù bây giờ chính phủ Hà Nội có ca ngợi tình hữu nghị lâu đời bền vững của 2 nước thì cũng không thể che đậy được lịch sử là đã có một lần nuớc anh em Trung Quốc đã xua quân "dạy" cho người bạn Việt Nam một bài học. Cho dù chính quyền Hà Nội cho dẹp bỏ tất cả sách Giáo Khoa thời đó và cho in sách mới để không nhắc đến sự kiện trên thì người dân trong nước vẫn biết và thế giới vẫn biết. Việt Nam còn phải ! bận rộn với Lịch Sử của mình bao lâu nữa đây như lời Bộ ngoại giao Malaysia trích dẫn? Tại sao không dám nói lên sự thật của lịch sử mà phải nhức đầu nghiên cứu viết lại lịch sử sao cho "đẹp"? Jacky, TP HCMĐọc qua ý kiến của các bạn, tôi hiểu được tâm trạng của các bạn, đặc biệt là những người đã từng ở các trại tị nạn đông nam á. Vì, nhiều người trong nước cũng có người thân đã bỏ mạng ngoài biển, thậm chí ngay trên bến bờ tự do vì kiệt sức, bệnh tật trong quá trình hành trình. Một người thân của tôi đã bỏ mạng ở cửa biển Tiền Giang, Gò Công vì tàu của công an Tiền Giang đã đuổi theo và bắn vào tàu vượt biên. Trần, CA, USAĐúng như bạn Đỗ, Chicago nhắc lại câu nói của ông bà tổ tiên ta: "Nghĩa tử là nghĩa tận." Hành động này của chính quyền CSVN khác gì đào mả người ta lên. Quang LêNhững thuyền nhân trước đây muốn vượt thoát khỏi "thiên đường CS" ít nhất phải có đời sống dư giả thì mới có điều kiện vượt biên tìm đến cõi tự do, không nên vội vàng kết luận họ ra đi vì miếng cơm manh áo, ngoại trừ những kẻ cơ hội,mánh mung đi "ké". Vậy thì những lời trên tấm bia vinh danh những thuyền nhân bỏ mình vì tìm Tự Do, vì lánh CS là chính xác, không cần nhân danh bất cứ ai, cá nhân nào góp công vào tấm bia này cũng đáng trân trọng, không thể nói nhóm này, nhóm kia quy chụp hành động chính trị lên những vong hồn đã khuất. Nếu không chống, không căm hận CS thì tại sao họ phải liều chết ra đi ? Dù thụ động, dù thầm lặng chúng ta cũng không thể phủ nhận nhiệt huyết của những người tích cực chống bạo quyền. Được phép chính quyền địa phương cho đặt bia tưởng niệm thuyền nhân ngay trên mảnh đất bao con thuyền tị nạn được vào bờ, bên phần mộ của hàng trăm những nạn nhân bạc mệnh, thì còn chỗ nào thiêng liêng hơn ? Chúng ta cũng đã thấy trên quê hương VN có biết bao những nghĩa trang, đài tưởng niệm liệt sĩ ở bìa rừng, trên gềnh biển, mà chúng ta dù mang chính kiến nào khi đi ngang cũng vẫn phải tỏ lòng kính cẩn, chứ không thể lạnh lùng hỏi như bạn Nội Thất, "sao lại phải phô trương ra bởi cái bia này để gợi lại cái nỗi đau, có nhất thiết để làm một bằng chứng?" Chính quyền CS đã từng công khai thừa nhận rất nhiều sai lầm, trong đó có sai lầm thời "bao cấp" khiến dân lành phải liều chết ra đi, thì lẽ gì lại chấp nhất biểu tượng của một tấm bia ở một nơi hoang vắng, để vô tình cả thế giới nghe nói về tấm bia, về hành động bất xứng của một chế độ? Thế giới ngày nay con người rất văn minh tiến bộ, dù vì lý do gì bị giam hãm trong bốn bức tường, vẫn có nhiều cách để nghe, để thấy, để hiểu rằng đất nước VN mình muốn vươn lên, muốn được hòa nhập vào Thế giới tiến bộ, để 80 triệu đồng bào ấm no, sung túc thì bất cứ cá nhân nào cũng phải có trách nhiệm thức tỉnh những người cầm quyền tôn trọng quyền thiêng liêng của chính đồng bào mình. Tôi hy vọng là không đến nỗi CSVN yêu cầu Mã Lai kêu bốc hài cốt cho những mộ còn thân nhân, và san bằng những nấm mộ vô thừa nhận. Nguyen An, Fremont, USANhững lò thiêu xác giết hại dân Do Thái cuả người Đức đâu có bị xoá bỏ đi để giữ cho nước Đức hoà nhập với thế giới tự do dược tốt hơn đâu? Đây là một sự kiện lịch sử không thể xoá bỏ được. Tại sao chính phủ Việt Nam lại dị ứng với tượng đài kỷ niệm này? Tôi nghĩ đầu óc họ chưa dược thông thoáng lắm, thật đáng buồn! Trần Nam, TP HCMQua chuyện này tôi thấy việc thống nhất dân tộc Việt quá xa xôi. Có lẽ vệc thống nhất sẽ dành cho thế hệ sau 1975. Việt Nam khó có thể phát triển nhanh nên thiếu sự kết hợp sức lực người Việt trong và ngoài nước. Các nước lân cận sẽ bớt lo khi nhìn thấy một Việt Nam trong chia rẽ và thù hận. Một Việt Nam thống nhất về dân tộc sẽ là mối lo trực tiếp về chính trị đối với Trung Quốc và về kinh tế đối với Thái Lan. An, Brisbane, AustraliaTôi rất đồng ý việc kêu gọi người Viêt hải ngoại tẩy chay Malaysian Airlines và các sản phẩm từ Malaysia trong một thời gian kể từ giờ phút này để phản đối sự xúc phạm đạo đức và lương tâm nhân lọai của họ. Đây cũng ví như đốt một nén nhang, ném một đóa hoa trên mặt biển cho những vong hồn xấu số. Hy vọng mọi người chúng ta đều có thể tự làm được. Kevin, CaliforniaPhải công nhận, Đảng Cộng Sản Việt Nam và chính phủ CHXHCNVN rất mạnh và nhanh chóng - Phải chi họ biểu hiện power và nhanh lẹ của mình về vấn đề NHÂN PHẨM & NHÂN QUYỀN của các phụ nữ ở các nước lân bang, giống như việc đập phá tấm bia vô tri đại diện cho hàng trăm ngàn người Việt đã bỏ mình trên biển cả thì đở tủi nhục cho dân tộc VIỆT NAM mình biết bao . Tân Ngọc Nguyễn, SF-USANếu như Chính phủ Malaysia nói rằng:"Việt-Nam còn đang bận rộn với lịch sử của họ..." thì những gì xãy ra cho mọi người Việt-Nam ở trong hay ngoài nước cũng là sự kiện lịch sử, mà đất nước và nhân dân Mã-Lai là chứng nhân sao lại tiếp tay với tập đoàn cai trị của đảng CSVN hiện nay xóa bỏ lịch sử của thời đại mà hàng trăm ngàn chứng nhân đang sống rải rác khắp năm châu, chính phủ Malaysia phải nhận chịu mọi hậu quả sự kiện nầy. xin kêu gọi tất cả đồng bào hải ngoại tẩy chay mọi chuyến bay của Hàng không Malaysia. Văn Thanh Hòa, Hoa KỳTôi bật khóc vì người chết mà họ cũng không tha, chứng tỏ người còn sống vẫn là đố kỵ và hận thù! Cái gì mà 'khúc ruột ngàn dặm...''. Hành động của 30 năm trước là hận thù Quốc Cộng đã biện minh gì cho 30 năm sau ? hay vẫn là thù hận nhân dân ViệtNam không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản nên đã âm thầm trốn bỏ mà đi với nhiều hiểm nguy. Giang, Victoria, ÚcBuồn nhất là có nhiều oan hồn không có nắm mồ, tượng đài đó là để tưởng niệm người chết có mồ và không có mồ. Nhiều người chết không có thân nhân thắp nhang hàng năm nên lạnh lẽo lắm, tượng đài này để người Việt còn sống nào có dịp ghé Mã lai thì ghé thăm thắp cho họ nén nhang , cúng vài cánh hoa, vài trái cây. Đã là con người ai cũng nên có niềm tin và tình cảm đối với thân nhân, đối với tha nhân. Lily Phan, Brisbane, ÚcĐảng C.S.V.N muốn lấp liếm hay chối bỏ tất cả sự thật không có lợi cho Đảng. Đây cũng chỉ là một vấn đề nhỏ trong muôn vàn thủ thuật mà Đảng C.S.V.N đã và đang làm để che lấp tất cả những việc làm sai trái. Thử hỏi có một Nhà nước nào trên trái đất này, để mặc cho con dân mình túa chạy đi khắp nơi tìm chỗ dung thân? Đỗ, ChicagoNgày 25-8-1976, ký giả Henry Kamm của tờ New York Times đã làm giàu thêm cho ngôn ngữ cuả nhân loại bằng chữ "thuyền nhân" (boat people), mà công lao thực sự là cuả nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Từ những mỹ từ tự do, hạnh phúc nhà cầm quyền Cộng sản đã "sáng tạo" nên chữ "thuyền nhân" khi đẩy hàng triệu người Việt Nam vào bước đường cùng, để rồi họ phải bỏ nước ra đi. Sẽ chẳng bao giờ chúng ta biết được chính xác bao nhiêu người Việt Nam đã chết trên đường đến tự do. Nhưng nhân loại đã có một ý niệm rõ rệt về con số người đã chết qua thống kê cuả Cao uỷ Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc. Trong vòng 20 năm từ 1975 đến 1995, có gần 800.000 người Việt Nam bỏ nước ra đi, đã đến được quốc gia đầu tiên tiếp nhận họ. Và khoảng từ 40% đến 70% không may mắn, đã không bao giờ đến được những bến bờ tự do mà khi ra đi họ đã mong mỏi. Với con số lạc quan 70% người sống sót thì khoảng 1.000.000 người đã chết; và với con số bi quan 40% thì đã có gần 1.800.000 người Việt Nam thoả được một nửa ước vọng không phải sống dưới chế độ Cộng sản, nhưng đã phải trả giá bằng mạng sống cuả mình. Những người Việt Nam bất hạnh cuả đất nước Việt Nam bất hạnh, đã chết dưới đủ mọi hình thức khi phải rời bỏ quê hương đi tìm chỗ sống. Chưa bao gìờ trong lịch sử dân tộc Việt Nam có một trang đẫm nước mắt như thế. Chỉ mới 3 tháng, chính quyền Malaysia theo yêu cầu của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã ra lệnh dẹp bỏ đài tưởng niệm. Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam thoả mãn ý muốn "sát nhân diệt khẩu" của mình, với sự nhượng bộ cuả chính phủ Malaysia, trong nỗi ngậm ngùi cuả người dân trong nước và lòng công phẫn cuả người Việt Nam ở hải ngoại. "Nghiã tử là nghiã tận". Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã phủ nhận giá trị đạo đức căn bản nhất cuả văn hoá Việt Nam. Như những người còn nặng lòng với đất nước, tôi nhìn bóng tôi trên tường tự hỏi : bằng những giọt nước mắt thụ động, có phải là con đường đúng để góp phần vào công việc xây dựng lại đất nước bất hạnh cuả mình hay không? Hoàng QuânCho tôi gởi vài lời đến bạn Nội Thất (Canada), bạn nói rằng, "nhóm người tự cho là đại diện của người Việt khắp nơi để làm việc đặt bia tưởng niệm này?" Bạn ơi, không phải nhóm nhỏ đâu mà là đại đa số người Việt tị nạn CS ở khắp nơi trên thế giới đều ủng hộ việc làm tự thiện nầy đó. Nếu nhóm nhỏ thì làm sao họ có khả năng làm chuyện ấy được, bạn suy nghĩ kỹ đi. Lấy ví dụ các đài tưởng niệm ở Hoa Kỳ và Canada (nơi bạn ở) và nhiều nơi khác trên thế giới, nhiều tượng đài đã được dựng lên để tưởng nhớ người Việt tị nạn CS và để tỏ lòng biết ơn đối với quốc gia đã cưu mang họ, những đài tưởng niệm đó tốn hàng trăm ngàn USD trở lên, nếu không có sự đống góp của đa số đồng bào ở Hải Ngoại thì làm sao 1 nhóm nhỏ có thể có khả năng làm chuyện ấy? Nhìn vào thực tế 1 chút đi bạn ơi vì ở các nước tự do, ý kiến đa số lúc nào cũng hơn thiểu số không như ở VN ta đâu. Nếu một nhóm nhỏ nào đó mà tự ý đại diện đại đa số người Việt ở các nước tự do mà không có sự đồng ý của họ thì các tượng ấy đã bị dẹp lâu rồi. Nếu bạn ở Canada thì bạn đã biết câu trả lời rồi vì chính phủ ở Canada hay Hoa Kỳ đều ủng hộ số đông thôi, điển hình là Nghị quyết "không hoan nghênh" CS ở Cali đấy, nếu chỉ có thiểu số nào đó yêu cầu thì không có Nghị quyết đó đâu. Vì các ông dân biểu địa phương sẽ cần số phiếu bầu của số đông đó mà. Không lẽ mấy ổng làm việc cho 1 nhóm nhỏ thôi, thì lần tới lấy đâu đủ phiếu để tái đắc cử? Lập bia mộ tưởng nhớ người đã hy sinh trên biển cả trên đường đi tìm tự do hay lánh nạn CS và tỏ lòng biết ơn nước sở tại thì không thể nói là lợi dụng làm chính trị mà đó là chuyện từ thiện nên làm và cũng tỏ lòng cho dân bản sứ thấy rỏ sự biết điều của người Việt ta như ông bà ta đã dạy "ăn quả nhớ kẻ trông cây" đấy thôi. Lê Thuy Nguyêt, SG, VietnamĐối với chính phủ VN thì chuyện dẹp bỏ tượng đài ở Galang là không tránh khỏi. Các đài tưởng niệm đó chắc chắn không đẹp đẽ gì với chế độ hiện nay tại VN. Ba tôi là lính dù VNCH từ trần năm 1972, anh công an khu vực bắt phải bôi đen bộ áo nhảy dù mặc dù chúng tôi năn nỉ vì không còn bức hình nào để thay thế trên bàn thờ ông cụ. Phong, SydneyĐây thật là hành động thiếu tế nhị trong lúc VN đang kêu gọi hòa hợp hòa giải dân tộc. Cũng vì nó xẩy ra trong lúc Thủ tướng Phan Văn Khải đang chuẩn bị cho chuyến công du Hoa Kỳ nên đã đưa đến giả thuyết rằng có phải chăng trong nội bộ đang tranh chấp quyền lực nên cố tạo điều nhạy cảm để ông TT khó xử. Tôi tin chắc ông TT thừa hiểu hành động dẹp bia đá sẽ không mạng lại lợi ích cho chuyến đi của ông khi bước chân tới Hoa Kỳ nơi mà có dân số cộng đồng người Việt đông nhất trên thế giới. Nguyễn Văn Thanh, Hà NộiTôi sinh ra và lớn lên tại miền Bắc, ba tôi một bộ đội giải ngũ. Tôi không không hiểu nhiều về người tị nạn cộng sản, không biết nhiều về cuộc chiến đã qua, nhưng ba tôi vẫn thường nói: N'oublies jamais avec les communistes, il n'y a les 4 mots suivants: Misere, Menace, Meutre et Mensonges. Lê Tuấn Anh, TP HCMQua sự kiện VN áp lực chính quyền Malaysia dẹp bia đá tượng niệm các đồng bào đã bỏ mạng trên biển đông, không làm tôi ngạc nhiên lắm, bởi vì chế độ của họ từ quá khứ cho đến hiện tại đều thi hành những chính sách tương tự. Dân Sài gòn hoặc dân ngoại thành Sài gòn như Cát Lái , Cầu chữ Y thưòng quen nghe nhiều xác đồng bào trôi trên sông bởi công an biên phòng bắn tan xác ghe vượt biên bằng súng phóng lựu M79. Sau đó, tôi ngậm ngùi không có may mắn đi ra nước ngoài, nhưng vẩn tôi nghe và đọc do bạn bè truyền tay hoặc may mắn đem về từ nước ngoài nhửng mẩu chuyện cảm động, thảm cảnh và thưong tâm về số phận của thuyền nhân trên đường đi tìm tự do. Và dân VN ai cũng biết khi “cánh cổng” tự do đóng lại nhiều thuyền nhân với dù may mắn tới được bến bờ! tự do an toàn , nhưng số phận cay đắng bị thanh lọc kém may mắn bị gởi trả về, có người tuyệt vọng phải mổ bụng tự sát để đuợc ở lại còn hợn bị gởi trả lại VN. Nên tôi hoàn toàn không tin là bạn Nội thất, Canada là một thuyền nhân dù cho bạn có là công an được Đảng và nhà nước cho ra đi để “đội lốt” thuyền nhân nằm vùng, và càng vô lý hơn khi bạn là thuyền nhân ở Bi-đông. Một địa danh mà rất nhiều đồng bào đã bỏ mạng trên biển đông, và nhửng nhân chứng may mắn hơn được cưu mang tại hòn đảo này. Bây giờ là thời đại cách mạng thông tin, CSVN có thể dẹp một bia đá tượng niệm ở đảo hoang Bidong, nhưng không thể xoá đưọc ký ức, lịch sử, hoặc nhân chứng sống đang tầp nập ra vô Tân sơn Nhất. Và càng không thể ngăn chặn mỗi nhà người thân, bạn bè tôi, có người đang lau nước mắt khi đang xem những băng DVD copy Thúy Nga Paris 30 năm viễn xứ từ Bắc cho tới tận Cà mau. Hai Tran, Toronto-CanadaGởi bạn Nội Thất Canada, tôi chắc chắn 100% bạn không phải là một thuyền nhân đã ở PuLau Bidong. Để tôi chia sẻ chút ít hiểu biết về thuyền nhân với bạn. Khi đến đảo và được Cao Uỷ Ti Nạn phỏng vấn thì tất cả mọi người đều khai là mình rời VN vì tự do, vì không muốn sống với CS, vì bi CSVN đàn áp, tù đày, cướp bóc tài sản, giết hại ...vv. Sau đó thì mọi người được Cao Uỷ cấp cho tờ giấy với tư cách ti nạn CS và từ đó mọi người không còn quốc tịch VN nữa, mà thay vào là Vô Quốc Tịch (Stateless). Vì vậy, đã là thuyền nhân thì ai cũng đều nhận mình là bỏ VN ra đi là vì Tự Do. Những người lập đài tưởng niệm này không hề lợi dụng chử tự do như anh đã nói, mà sự thật là người Việt tị nạn CS đã ra đi vì lý tưởng Tự Do. Dù cho anh không có người thân bỏ mình trên biển cả và nếu anh đã ở trên đảo thì anh cũng đau lòng khi chứng kiến những cảnh tượng thương tâm của đồng bào ta. Trái lại, anh đã không hề có ý thương hại những thuyền nhân vô phước này, mà chỉ biết đã kích đồng bào hải ngoại và tâng bốc chính sách của nhà cầm quyền VN. Bao nhiêu đó cũng đã làm lộ anh rồi. Nếu anh muốn phá bỏ đài tưởng niệm như vầy thì anh không cần đi đâu xa, vì ở Ottawa Canada có đài tưởng niệm thuyền nhân mà CSVN đã muốn dẹp bỏ từ lâu nhưng không được. Nguyễn, TokyoTôi hoan nghênh ý kiến của Kevin Nguyễn, cộng đồng người Việt hải ngoại hãy chung tay lại xây dựng tượng đài "Tưởng niệm thuyền nhân" mới trên đất Mỹ, nơi có đông Việt kiều nhất để chúng ta có thể tiếp tục "hương khói" cho những đồng bào không may của chúng ta, để con cháu chúng ta sau này tiện bề thăm viếng, tưởng nhớ. Tôi cũng đồng ý với An Nam, chuyện phá bỏ tượng đài ngay trước lúc PVK đi Mỹ là một việc làm hơi "bất thường". Không biết Malaysia vô tình hay có một thế lực nào trong nước muốn lật ngửa bài khi thấy PVK nghiêng về phía Mỹ. TKTôi có cùng ý kiến với ông An Nam. Chúng ta nên bình tĩnh suy xét tại sao việc phá bia kia lại diễn ra đúng vào lúc TT Khai thăm Mỹ? Việc làm này có lơi cho việc ai và có hại cho ai? Chuyện các bạn VK nổi giận hình như được setup chu đáo. Mọi người nên bình tĩnh, tôi tin rằng trí khôn của VN sẽ tìm ra giải đáp đúng cho việc này. Tôi đang chờ nghe ý kiến của ông Quốc Huy. Kevin Nguyễn, WestminsterKevin có ý ngược lại với đa số các bạn. Nếu chính phủ Malaysia không cho phép đặt bia, thì người Việt khắp nơi nên góp tiền để chuyển bia về Mỹ. Nếu làm thế, thế hệ con cháu sau này có thể nhìn được, chứ để ở Malaysia thì mấy ai đến xem được. Nghĩ cho cùng không nên trách móc chính quyền Malaysia, vì họ đã từng cưu mang người VN trong những ngày vượt biển thập tử nhất sinh. Đất là của Malaysia, không phải của chúng ta, họ không muốn đặt thì ta đi chỗ khác. Dẫu biết nhiều người đã hy sinh nơi biển cả, nhưng ta hy sinh cho lý tưởng tự do của ta, chứ không phải cho Malaysia. Tóm lại nếu không thuyết phục được chính quyền Malaysia thì ta nên dời tấm bia đi nơi khác. Thử nghĩ ngày xưa nếu chính quyền Malaysia xua đuổi thì bao nhiêu người còn chết nữa trên biển. Đừng trách họ quá. CGOThật buồn hết chỗ nói vì ý kiến của anh Nội Thất.Đồng ý là "tưởng nhớ thì có nhiều cách..." và đối với nhiều người, làm mộ bia để tưởng nhớ đến những người đã chết và cũng như để cảm kích những sự giúp đỡ từ những người khác, hội đoàn đã ra tay. Vậy bia đá kia lại đã làm gì để "làm uy hại đến bước tiến của Việt Nam"? Tôi thấy nhận định của anh thật thô thiển quá. Đảng CS thì cũng như mọi khi không có gì mới, hết chà đạp những phần mộ của quân nhân VNCH, nay lại muốn đập phá tấm bia nhỏ của những người đã khuất vì phải tị nạn CS. Vậy anh Nội Thất có gì mà phải huênh hoang với những bước tiến của VN với một hệ thống mà quyền lực nằm trong tay thiểu số, đất nước thì vẫn nghèo. Cái mà tôi chê trách anh Nội Thất nhiều nhất là anh đã không áp dụng được câu "đi một ngày đường, học một sàng khôn". Anh đi bao nhiêu ngàn dặm xa quê hương, qua bao nhiêu tuổi đời mà vẫn còn cố chấp thì tôi tiếc thật đó. Nhiên, Bern, Thụy SĩChào anh Nội thất, Canada. Tôi xin chia buồn với những gia đình có thân nhân không may mắn phải bỏ thân nơi Đại dương sâu thẳm. Việc anh muốn dẹp bỏ cái bia này, tôi không có ý kiến vì mỗi người đều có lý tưởng riêng. Anh đặt câu hỏi: “Sao lại lợi dụng từ ngữ đi tìm tự do để mà làm uy hại đến bước tiến của Việt Nam?” Tôi xin phép được trả lời cho anh như thế này : Hiện Trong nội bộ của Việt Nam chia phe phái chống lại sự thân Mỹ của ông Khải, đó là những người muốn ngăn cản bước tiến của ViệtNam chứ không phải những thuyền nhân chúng ta đâu anh ạ. Nguyên đại tá Bùi Tín cho rằng thủ tướng Phan Văn Khải đang đứng trước một chuyến đi cự kỳ khó khăn, cả từ bên ngoài lẫn bên trong.Ông Bùi Tín vốn đã nhiều năm quan sát tình hình nội bộ của Việt Nam, mô tả không khí chính trị trong nước hiện đang "rất rối ren". Nội Thất, CanadaTôi cũng đến Canada từ hòn đảo này, Pu lau Bidong. Nhưng tôi không đồng ý, nhóm người tự cho là đại diện của người Việt khắp nơi để làm việc đặt bia tưởng niệm này. Cái bia thì quả thật không là gì, nhưng ý nghĩa của nó và mục đích chính trị của nhóm người chống cộng thì quá rõ ràng. Tôi cũng biết ơn mảnh đất này đã từng dung thân cho tôi và bao người khác, tôi ao ước ngày nào có dịp để quay về đây, nhưng tài chánh của tôi không cho phép như những người trong đoàn đến nơi này. Tôi còn phải thiết thực giúp cho gia đinh tôi ở Viet Nam. Tưởng nhớ thực sự có nhiều cách lắm, ở những nơi tôn nghiêm, ở trong lòng mọi người, sao lại phải phô trương ra bởi cái bia này? để gợi lại cái nỗi đau, có nhất thiết để làm một bằng chứng?Trong khi Việt Nam lại luôn luôn muốn được hòa nhập vào Thế giới tiến bộ, luôn luôn muốn 80 triệu dân được no ấm tự do hơn, trong khi một số người, tự cho là đại diện, thì lại luôn tìm moi cách làm ầm ĩ, phá hoại sự vươn lên của Việt Nam. Tôi hoàn toàn tán thành việc dẹp bỏ cái bia này. Sao không làm những bia tưởng niệm những người từng bị hãm hiếp, cướp bóc bởi cướp Thái Lan tại đất Thái Lan, rồi mời Thủ tướng Thái Lan đến dự? Sao lại lợi dụng từ ngữ đi tìm tự do để mà làm uy hại đến bước tiến của Việt Nam? Đan Dương, El MonteOan hồn người đã khuất đâu còn chỗ nào dung thân, giờ chỉ có tấm bia do những người may mắn đến được bến bờ tự do. Giờ có cơ hội quay lại làm những gì có thể làm được để an ủi và biết ơn những người đã khuất, vậy mà cũng không được. Bia tưởng niệm mới dựng tháng 3 năm nay, mới có ba tháng mà có nguy cơ bị gỡ bỏ, oan nghiệt thay. Hồi tháng ba vưà rồi khi quí đài và một số đài bên Mỹ này nói về chuyện này, tui thấy vui phần nào vì những người chết tha phương nơi đất lạ quê người cũng tìm được chút hơi ấm vì có người quan tâm đến họ. Não lòng thay những nấm mồ không đươc chăm sóc , buồn thay những số kiếp bọt beò. Giờ họ càng vất vưởng bơ vơ hơn. Hoà giải hoà hợp là thế ư? Lily NguyễnTôi không hiểu là, trong khi nhà cầm quyền CSVN kêu gọi hoà hợp hoà giải, thì họ lại đi đòi Mã Lai Á xoá bỏ tượng đài kỷ niệm các thuyền nhân Việt Nam trên đảo của Mã Lai Á. Sao họ ác thế, đối với cả những thường dân vô tội đã chết? Vậy đừng tin những điều gì CSVN nói. H.K.H.B, TP. HCMÝ kiến của anh An Nam rất mới lạ, không phải không có lý, điều đó chứng tỏ nội bộ đảng không đoàn kết, "cây gậy" vừa chọc "bánh xe" xong. Cho dù Nhà nước VN nói thẳng hay nói "mé mé" với Chính phủ Malaysia để họ dẹp bỏ bia đá tưởng niệm như thế, thì chủ đích của phía VN quá rõ ràng, sai bét cho ngoại giao, nhưng có thể đúng theo điều anh An Nam đoán. Còn ý kiến anh "Bò cạp vàng, VN", cho tôi xin lỗi trước, tôi tin rằng đây không phải là ý kiến của anh, mà là một bài bản sẵn có "khi bài chê yếu kém của VN nhiều quá thì phải có một bài ca ngợi lên ngay", cho dù bài đó chọc tức bạn đọc, hoặc bàn một chuyện trật đường rày, cho dù chuyện sai của Nhà nước rành rành như trên, không thể nói gì được nữa. Chuyện sai gì của Nhà nước VN có thể gỡ gạc, chứ chuyện thất nhân tâm như vầy thì đừng châm dầu vào lửa thì hơn. Chưa kể những lập luận "không hiểu rõ về VN, hãy về VN một lần" xin thưa những điều kiện đó riêng tôi đã đáp ứng hết rồi, tôi còn mạo muội có lập luận bẻ lại nữa. Chuyện ông Nguyễn Cao Kỳ về VN thực sự không minh chứng được gì, nhạc sĩ Phạm Duy cũng vậy. Tôi vẫn yêu mến Phạm Duy, có đau là khi ông đã già rồi, không còn muốn tranh đua chính trị nữa, chỉ muốn về quê hương đất mẹ (xin hiểu cho rõ, đừng hiều lầm tội nghiệp) thì Nhà nước lại bắt những người quay về, đặc biệt những người nổi tiếng phải nói vài lời ca ngợi, như vậy là "chơi xấu" lắm thay, thực tế vẫn không chứng minh được gì. Làm sao đọc được suy nghĩ của một người kia chứ? Hy vọng không phải là ý kiến thực sự của anh "Bò cạp vàng", ý kiến tôi về vụ việc bia đá tưởng niệm cũng như mọi người ở đây, phía VN quá kém, không thể bào chữa được. Thu Phong, Silver Spring, CA, USAViệc gây áp lực gỡ bỏ đài tưởng niệm thuyền nhân không phải là việc làm đầu tiên của người CS đối với người đã chết. Quý vị không còn nhớ ở những nghĩa trang quân đội họ treo tấm bảng “ Mồ chôn quân giặc” sao? Tại sao các bạn còn tranh luận về việc CSVN bây giờ muốn hòa giải hòa hợp dân tộc? Các bạn lại quên những lần hòa giải hòa hợp dân tộc đã xảy ra trong quá khứ rồi sao? Nào là thành phần thứ ba, Mặt trận Giải Phóng Miền Nam. Hãy nhìn quá khứ và hiện tại để thấy rằng những người còn tin đến CS trong việc hòa giải hòa hợp là quá ngây thơ! Nhiều người còn cứ mơ tưởng lớp người CS trẻ sẽ đổi mới. CS 45, CS 54, CS 75, CS 05 không có gì khác đâu các bạn. Làm sao đổi mới được khi chỉ có độc đảng cai trị? Lê Minh Trần, Hern, ĐứcThật sự tôi không thể tưởng tượng được việc làm này của đảng và Nhà Nước CSVN... làm tôi liên tưởng đến việc trả thù của tiểu nhân Gia Long... với hành động đào mồ quốc mả vua Quang Trung năm 1802. Thương thay cho những oan hồn, hương linh những thuyền nhân VN có ra đi, nhưng không có "đến." Họ đã chết một lần, và bây giờ họ lại chết thêm một lần nữa. Thương thay và oán hận thay! An NamTự nhiên tôi lại có một ý nghĩ khác. Ngay cả người ngu nhất cũng không hành động như vậy trước khi Ông Khải công du sang Mỹ. Nhìn hiện tượng chúng ta có thể thấy, trong nội bộ của bộ chính trị có sự chia rẽ một số vị không muốn Ông Khải thành công trong việc kết thân Mỹ nên đã có hành động như đã xảy ra. Điều đó cho thấy, nhắm đạt được mục đích CS sẵn sằng bất chấp thủ đoạn và chà đạp lên dân tộc, chà đạp lên những người đã chết. Trong diễn đàn kể cả những người ủng hộ hoặc chống đối CS cũng nhìn thấy được mối lợi trong việc thân Mỹ và điều đó tạo tiền đề cho đất nước và dân tộc Việt Nam thoát khỏi sự nghèo đói và lạc hậu về mặt kinh tế. Thế nhưng, chỉ vì mục đích của mình mà CS bỏ qua quyền lợi của quốc gia, của dân tộc. Nếu trong chuyến đi này, Ông Khải đem được những khái niệm về tự do và dân chủ về đất nước với sự ủng hộ từ Mỹ và người Việt xa xứ thì hãy về. Còn không làm được việc đó thì Ông Khải nên xin tị nạn chính trị là vừa vì hành động của Ông không vừa mắt những đồng chí đáng kính của mình. Chính vì thế, chúng ta mới thấy đất nước VN đen tối đến chừng nào. Ba mươi năm qua, đất nước được điều hành bởi một chính phủ độc tài với những những con người bất chấp thủ đoạn để đạt được mục đích. Không nêu tênCác bạn nên nhớ chính phủ VN chỉ than phiền mà thôoi, không có yêu cầu cụ thể nào cả. Quyết định giở bỏ là ở phía Malaysia. Có thể do họ thấy bất tiện hay chẳng có giá trị gì, và cũng để lấy lòng VN, nên mới nhân bị than phiền họ phá luôn. Tôi nghĩ rằng chính phủ VN cũng sẽ bất ngờ vì quyết định đó của Malaysia. Bò cạp vàng, Việt NamThực ra trong quá khứ đã có sự hiểu lầm sâu sắc mà những thuyền nhân là các nạn nhân! Nếu như Mỹ là một đất nước tốt đẹp nhất, sẵn sàng giúp đỡ những người khó khăn thì nên thu xếp cho những thuyền nhân và người thân của họ ở ngay chính quốc. Với nền kinh tế lớn nhầt thế giới thì đây chỉ là một việc nhỏ. Thà giúp đỡ những người trong cơn hoạn nạn còn hơn là vung tiền vào các cuộc chiến tranh ở Iraq, Afganistan. Hiện tại ở Việt Nam rất tốt. Nó chỉ là một vùng quê nghèo nàn so các nước phát triển chứ đừng nói chi Mỹ. Nhưng tình hình kinh tế - Chính trị ổn định nhất Thế giới vì con người Việt Nam hòa thuận, cởi mở, thân thiện, không muốn gây thù chuốc oán với ai cả. Kinh tế Việt Nam là một trong những nước có nên kinh tê phát triển nhất Thế Giới. Chính phủ Việt Nam rất coi trong các nguyên tắc về quyền cá nhân nhưng cũng không vì thế mà quá tự do, muốn làm gì thì làm, giết người thì phải đền tội! Lux, Kyoto, JapanMalaysia sẽ chẳng mất công dẹp bỏ cái tượng đài này làm gì nếu không có mấy dòng tưởng nhớ ở dưới. Vì thực tế, chẳng có nước nào lại có "tự do - freedom" theo cái kiểu các quý vị thuyền nhân mong muốn đâu. Về tối thiểu, trên đất người ta, chình ình một cái bảng hiệu chỉ trích một quốc gia láng giềng đang trở thành đối tác chính trên mọi mặt, thì làm sao người ta để yên. Các vị cũng nên nghĩ cho người ta một tý. Uyên Vũ, TP HCMTôi không phải thuyền nhân nhưng tôi cũng biết những người đã phải bỏ nước ra đi không màng đến mạng sống và nhiều người trong số họ đã không đến được xứ sở của tự do. Họ đã bỏ mình vì khát vọng tự do. Nguyên nhân chính của những cái chết ấy là những người Cộng Sản. Nay họ muốn quên đi quá khứ tàn ác vô lương đó. Nhưng còn nhiều người khác không thể quên những thảm kịch kinh hoàng đó. Thuyền nhân chung tay lưu lại chỉ một tấm bia, để mãi mãi nhớ tới những người bất hạng. Thế mà cũng không được với CSVN. Điều này làm tôi chợt liên tưởng tới những ''tấm bia căm thù'' do CS dựng tại nhiều nơi ở SG và khắp đất nước. Tường VySau khi đọc bản tin về "thành công" ngoại giao nhỏ nhoi của những người cai trị VN, tôi cảm như từng mảnh vụn của tấm bia tưởng niệm đang đỏ rực và hiện hữu trong tim những người Việt nạn nhân CS, bất kể trong hay ngoài nước. Một người bạn là cựu thuyền nhân đang công tác ở Kuala Lumpur, gọi về bàn công việc với chúng tôi đã tâm sự thêm một câu: "Đau lòng quá, bây giờ tôi cảm thấy sừng sững trên trời mây Kuala Lumpur, cao hơn cả Petronas Towers (toà tháp đôi của Mã Lai) là hình ảnh tấm bia kỷ niệm thuyền nhân VN, mấy nhân viên bản xứ ở đây nghe tôi nói còn không tin hỏi 'Có thật không?' và kết luận, 'Thật là tồi tệ". Những người CS trí thức chắc cũng không hưởng ứng việc này, nếu nó chỉ thoả mãn sự hành hạ tinh thần những người Việt Nam đang sống lưu vong. An, Brisbane, AustraliaTượng đài này chỉ là một miếng đá, một tấm bia dựng ở một hòn đảo hoang vắng để ghi ơn người giúp và tưởng niệm những người vượt biển đã khuất không may mắn Việt Nam 30 năm về trước. Một việc nho nhỏ hợp với đạo đức làm người. Tại sao chính phủ VN lại coi đó là một việc lớn? Tại sao chính phủ VN phật lòng? Tại sao việc dẹp bỏ tấm bia đá nhỏ này lại xảy ra lúc này? Có lợi cho việc hòa giải dân tộc Việt Nam không? Có lợi cho chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của thủ tướng Khải không? Có lợi cho toàn dân Việt Nam không? Những người cầm quyền Việt Nam ba mươi năm về trước đến nay mới có thể biết được chính sách chủ trương của đảng mình đã để lại hậu quả ngày nay như thế nào. Những người cầm quyền Việt Nam ngày nay phải hổ thẹn, phải phật lòng trước một việc nhỏ như trên. Tưởng cũng nên nhắc lại chính sách kinh tế mới, học tập cải tạo ngụy quân ngụy quyền vô hạn định, đánh tư sản mại bản, tịch thu nhà cửa, phong tỏa trương mục ngân hàng, đổi tiền, gây khó dễ hộ khẩu, sa thải việc làm.v.v... Rất nhiều áp lực khó khăn làm cho người dân khổ sở. Nhiều người tự tử và vượt biển tìm tự do. Đó là sự thực mà chính ông Võ Văn Kiệt cũng đã phần nào xác nhận. An Nguyen, CA, USATôi không thấy tin này được đăng trên trang tiếng Anh của quý đài. Tôi nghĩ rằng phải để cho cả thế giới biết hành động này của chính phủ Việt Nam hiện thời. Trần, CA, USAChính ra chính phủ Việt Nam phải nói lời xin lỗi đến gia đình của những người vượt biển xấu số này bởi vì chính vì sự đối xử hà khắc của chính quyền mới mà những người đó mới lao ra biển cả đầy hiểm nguy như vậy. Trần My, Westminster, CA, USAHãng của chúng tôi làm, cứ đến 7 giờ rưỡi sáng. Tất cả nhân viên người Việt đều tự động mở đài BBC để nghe. Sáng nay, mọi người đều bàng hoàng, sửng sốt khi nghe tin nhà cầm quyền Mã Lai đã ra quyết định phá bỏ tượng đài thuyền nhân ở Mã Lai. Đây là đài tưởng niệm hàng trăm ngàn người Việt đã thiệt mạng trên đường tìm tự do. Đài tưởng niệm này như là một mộ bia tập thể. Thế mà nhà cầm quyền Cộng sản áp lực lên chính phủ Mã Lai để dẹp tượng đài này. Điều này cho thấy Hà nội muốn xoá bỏ dấu vết tội lỗi mà họ đã gây ra. Chủ trương này hoàn toàn đi ngược với nguyện vọng của người Việt hải ngoại. Do đó còn lâu mới có vấn đề hòa hợp, hoà giải mà Hà Nội đã rêu rao từ sau ngày 30 tháng tư năm 1975. Huỳnh Ngọc Ân, TP HCMKhi tui nghe vấn đề này tui không biết tại sao nó lại xảy ra trong lúc này khi mà chuyến đi của Phan V. Khải gần kề. Tui xin BBC điều tra lại, đây là quyết định riêng của Malaysia, hay là vấn đề khác còn gì nữa? Còn chính mà nếu chính quyền CS yêu cầu Malaysia thì tui không có còn gì để nói cả, mà tui chỉ nhớ tời lời của Cố TT. NVT mà thôi. Minh Ho, TP HCMTôi có ý kiến với các bạn Việt kiều là nếu các bạn đừng về Việt Nam du lịch nữa tôi nghĩ nhà nước CSVN có thể sẽ phải thay đổi hoặc nhượng bộ một số điều kiện nào đó. Các bạn hãy thử suy nghĩ và thực hiện xem có hiệu nghiệm không. Phùng Mai, Victoria, AustraliaTôi hết sức phẫn nộ về việc này của ĐCSVN. Đây là một hành động phá hoại hết sức hèn đớn. Sự phá hoại này chỉ làm cho người Mã Lai nghĩ rằng lòng người VN còn hận thù chồng chất, đây là nỗi nhục của dân toàn Việt với thế giới mà ĐCSVN là người khởi xướng. Minh, OttawaNhà cầm quyền cộng sản VN không tha thứ cho những ai có tri thức cuộc sống, khác với lối tư duy của họ. Kết quả sau 1975, trại cải tạo, nhà tù mọc lên khắp nơi, nhằm mục đích gội rửa cách suy nghĩ, trí nhớ của người VN tự do. Năm 1995, chính phủ VN, qua toà Đại Sứ VN, đã áp lực chính quyền liên bang Canda, tỉnh bang và thành phố Ottawa ngăn chặn Liên Hội Người Việt tại Canada dựng bức tượng Mẹ Bồng Con vượt biên tại Ottawa. Toà đại sứ VN đã thất bại và được Bộ Ngoại Giao Canada chỉ dẫn cho 1 bài học Dân Chủ (vỡ lòng) về đường lối tự trị, dân chủ, liên hệ và trách nhiệm của 3 tầng lớp chính phủ khác nhau: liên bang, tỉnh bang và thành phố. Chính phủ liên bang không thể can thiệp vào 1 số điều hành của chính phủ thành phố. Một trong những điều này là công viên, tượng đài ... Bức tượng này vẫn đứng sừng sững giữa thủ đô Canada như là 1 biểu tượng của người Việt tư do, định cư tại Canada. Hy vọng Mã Lai nên học tập "cách đứng thẳng lưng" từ Canada. Nguyễn Tâm, Huntington Beach, Hoa KỳTôi nghĩ việc làm của nhà nước Cộng Sản Việt Nam rất là mâu thuẫn. Trong khi họ kêu gọi người Việt hải ngoại nên xóa bỏ hận thù thì chính họ lại là thành phần mang nỗi hận nặng nề nhất đối với nhân dân Việt Nam nói chung và người Việt hải ngoại nói riêng. Người Việt trốn chạy cộng sản ra đi trên dường biển bất kể hiểm nguy, nhiều người đã bỏ mạng, đó là hiện tượng cả thế giới đều biết. Tượng đài kỷ niệm và ghi nhớ công ơn của chính phủ Mã Lai rất là đáng được ghi nhận, tại sao nhà nước Cộng Sản Việt Nam lại vận động với Bộ Ngoại Giao Mã Lai dẹp bỏ, trong khi đó chỉ là một biểu tượng không có tính cách chính trị. Ngày hôm nay chính là một ngày “buồn” cho các thuyền nhân đã chết trên biển cả hay đến được bến bờ tự do. Ngày hôm nay chính là một ngày “lo” cho nước Mã Lai không biết những gì sẽ xẩy ra trong tương lai khi nghe chính quyền CS tháo bỏ tượng đài thuyền nhân làm cho mọi nguời tỵ nạn trên thế giới tức giận. Ngày hôm nay chính là một ngày “bi” cho những ai vẫn còn tin tưởng hòa hợp được với chính quyền trong nước và hy vọng về để nối lại khúc ruột ngàn năm. Long, Việt NamThật không chấp nhận được, chỉ có một cái bia đá mà cũng không tha. Hòa hợp hòa giải chỉ là cách moi tiền của Việt Kiều mà thôi, một hành động tiểu nhân. Nhân đây tui xin góp một số ý kiến cho bà con Việt Kiều: Thương con em mình đang sống trong nước thì đừng có cho tiền mà hãy tạo công ăn việc làm thì hơn. Khi về nước thì hãy nghĩ là mình về thăm quê cha đất tổ chứ không phải về VN để ăn chơi. Nếu không có tin này thì chúng tôi cũng chẳng biết bên Mã Lai có một bia tưởng niệm những oan hồn chúng sinh như thế. Tôi chẳng muốn phê phán thêm người xấu làm gì, mà buồn lòng chính phủ Mã Lai đã mê muội xóa đi một hình ảnh đẹp của dân tộc họ. Trung, ChicagoThật là đau lòng khi đọc bản tin này. Càng đau lòng bao nhiêu, thì càng hiểu rõ bản chất của nhà nước CSVN. “Hoà hợp, hoà giải, khúc ruột nghìn dặm” là với những ai còn sống còn gởi đô-la, chất xám về VN thôi. Còn những ai không may mắn bỏ mạng trên hành trình tự do thì chết cũng chưa yên; chỉ một bia đá tưởng niệm nơi xứ người cũng bị chính “cha mẹ” mình làm đủ mọi cách đập bỏ. Hỏi hương hồn những người đã khuất có ngậm ngùi, đau xót trước chính phủ mà lẽ ra phải lo lắng, bảo bọc, che chở cho mình? Nghĩ tới đây, tôi lại thấy xót xa cho những cô dâu, lao động Đài Loan. Họ chỉ khác là còn sống còn có thể ky cóp chút tiền về VN nên nhà nước ta vẫn còn “quan tâm.” Với những hành động như vậy làm sao mà kêu gọi hoà hợp, hoà giải, về VN xây đựng giúp quê hương đất nước được? Những người trẻ như tôi không còn dễ bị lừa bởi lối mị dân điêu luyện của ĐCSVN đâu. Quốc Việt, ParisCó lẽ một hành động cứu vớt yếu ớt, chứ cả trăm thành phố, nhiều tiểu bang ở Mỹ treo cờ vàng có dám yêu cầu Mỹ dẹp không. Có điều, một chính phủ của một quốc gia mà làm như thế đối với một nhóm người của dân tộc mình không khác chi hành động trẻ con, đáng xấu hổ. Dân tộc VN kiêu hùng nay phải xót xa đến thế. Trần Hải, TorontoPhá tượng đài là một sự xúc phạm thật trầm trọng của nhà cấm quyền VN đối với hàng triệu người Việt tị nạn CS trên thế giới. Đây là một việc làm thật ấu trĩ, phản tác dụng, phản tuyên truyền. Tượng đài này bị phá thì sẽ có hàng triệu tượng đài khác mọc lên trong lòng mỗi người dân Việt tị nạn CS. Cathay, Bắc KinhNên gọi là "Bia tưởng niệm" hơn là "Tượng đài", mà cho dù là gì đi chăng nữa thì hành động này của CP Việt Nam đã đi ngược lại Nghị Quyết về VK mà họ đặt ra, đi ngược lại chính sách Đại đoàn kết dân tộc mà họ đang hô hào. Đó là 1 sự thật lịch sử được viết bằng máu và nước mắt, một trong nhiều sự thật mà nguyên thủ tướng VVK đã nêu lên và đang bị làm cho "dìm xuồng". HuyTượng đài kỷ niệm những người vượt biển và ghi ơn những người đã nhân đạo cưu mang còn bị gỡ bỏ; thế mà có một số vị còn đề nghị sửa sang lại nghĩa trang Quân đội VNCH? Bill, ĐứcCó lẽ ông Trời cũng thấy và nghe tiếng kêu tự đáy lòng người còn sống, nói lên bằng lương tâm là xây dựng tượng đài tưởng niệm hàng ngàn người thuyền nhân Việt nam đã chết vì hai chữ Tự Do trên xứ Malaysia. Việc nhà nước CSVN yêu cầu chính phủ Malaysia bỏ tượng đài thuyền nhân VN là môt hành động phi văn hóa, phá họai truyền thống lâu đời của dân tộc VN. Thử hỏi tại sao CSVN thù người thuyền nhân qúa mức vậy, những người đã nằm xuống mà cũng không tha. Vậy làm thế nào để kêu gọi người Việt tị nạn còn sống để hòa hợp hòa giải dân tộc hướng về tương lai sau 30 năm tương tàn nòi giống Lạc Hồng. Kim Le, California, USATrong khi hô hào hòa hợp hòa giải , khúc ruột ngàn dặm. Hành động yêu cầu dẹp tượng đài kỷ niệm này chỉ gây thêm căm phẫn cho người Việt Hải Ngoại. Tại sao chính quyền Việt Nam cứ mãi sợ sệt như thế. Điều này chỉ chứng tỏ thế yếu của người cầm quyền VN đối với cộng đồng người Việt hải ngoại. Trần, Garden Grove, CA, USANgười đi vượt biên mà bị bắt lại thì là phản bội Tổ Quốc, còn người đi mà chết giữa đường thì chẳng là gì đối với chính phủ Việt Nam cả, trong khi những người đi thoát thì trở thành Việt kiều yêu nước và khúc ruột ngàn dặm. Thế mới biết cái tấm chân tình của DCS và chính phủ VN đối với kiều bào ta thật giả thế nào và vì cái gì. Magnetizer Nguyen, Arlington, USAChính quyền CSVN đã từng kêu gọi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại hảy bỏ đi quá khứ để xây dựng tương lai. Nhưng việc nhà cầm quyền CSVN than phiền và yêu cầu chính phủ Malaysia dẹp bỏ tượng đài thuyền nhân VN tỵ nạn là một hành động thiếu tế nhị mà còn gây thêm hố chia rẽ và hận thù thêm lên giữa người Việt hải ngoại và chính phủ CSVN. Chỉ còn mấy hôm nữa, Thủ Tướng VN là ông Phan Văn Khải sẽ sang thăm Hoa Kỳ, chúng ta phải bày tỏ thái độ. Thuyền nhânTôi nghĩ chính quyền Mã Lai trước đây cho lập tượng đài không phải vì thương nhớ gì dân Việt tị nạn, mà muốn vinh danh lòng nhân đạo của chính dân tộc Mã Lai đã cưu mang những kẻ khốn cùng , bất đắc dĩ phải xa lìa tổ quốc. Nay ở Mã Lai có hàng ngàn lao công xuất khẩu VN phát tán ngoài luồng pháp luật gây nhiều trở ngại cho xã hội, có lẽ vì thế họ cũng muốn dấu đi biểu tượng nhân đạo đó. Hơn nữa nay họ đã bang giao với CSVN, nên được lời yêu cầu thì họ cũng sẵn sàng xoá bỏ biểu tượng bêu xấu nhân quyền của ông hàng xóm VN. Nhưng CSVN mà đòi xóa bỏ được tất cả các tài liệu về dân VN chạy giặc trong các sách vở, thư viện của những quốc gia trong vùng Đông Nam Á thì mới giỏi. Việc này càng nhắc nhở người ta nhớ thêm tội lỗi của chế độ CS mà thôi. Khiem Nguyen, MontrealXin nhắc mấy ông CSVN: "Trăm năm bia đá thì mòn, Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ". Có cố xoá đi những tượng đài cũng vô ích vì những tượng dài này đã khắc ghi lên tâm khảm, lên da thịt, lên máu xương những người VN đã bỏ mình trên dường tìm Tự Do và những thân nhân của họ.Những tượng đài đó không bao giờ đổ mà chỉ có những chế độ tàn bạo phi nhân sẽ đổ mà thôi. Phan Vinh, Houston, USAHòa hợp... Khúc ruột ngàn dặm... Chỉ đối với người còn sống là vì còn chất xám. Người đã khuất chỉ còn lại Đài Tưởng Niệm, như trái chanh đã hết nước thì đâu cần phải hoà hợp hay là khúc ruột ngàn dậm gì... Xin cúi đầu mặc niệm cho những Người đã khuất trên đường tìm Tự Do. Ngô Viết Sử, MontrealTôi thấy đau lòng khi tượng đài này bị dẹp bỏ. Đứng về phương diện lịch sử đây là một biến cố lớn. Chúng ta không thể thay đổi quá khứ. Hãy nhìn quá khứ một cách khách quan và đầy đủ. Hàng triệu người VN sẽ phẫn nộ về chuyện này. Malaysia quá yếu đuối về vấn đề này. Trong tương lai sẽ có hàng ngàn tượng đài được lập lên trên thế giới. Tại sao VN không yêu cầu chính phủ Mỹ dẹp tượng đài ở Little Saigon? Vấn đề là đừng để dân bỏ nước ra đi. Hoàng Anh, MelbourneThưa quý ngài, chúng tôi còn tồn tại ở Úc là do lòng hảo tâm của quý ngài. Nhưng chúng tôi không ở hoài ở đây cho đến khi Việt Nam được tự do. Cảm ơn nước Úc cũng như quý ngài Mã Lai nhưng khẩn thiết kêu nài các ngài đừng xúc phạm tới niềm tự do của Việt Nam cộng hòa. SaigonSaigon, USATôi nghĩ đây là chuyện trả thù của chính phủ Việt Nam theo kiểu con nít mà thôi. Nó trái ngược với những gì mà đảng thường nói, ''thương tất cả những người Việt Nam''. Vậy những người bỏ nước ra đi tìm cuộc sống mới đến phải mất mạng không phải là người Việt sao? Rõ mâu thuẫ̉n.
Một trong những thiếu gia chưa lập gia thất đáng mơ ước nhất ở kinh đô Khai Phong của triều Bắc Tống, Tề Hành hào hoa phong nhã, mất chiếc khăn tay khi tới thăm Thịnh phủ, gây ra một phen náo loạn.
Phim cổ trang Minh Lan Truyện với Trung Quốc thời nay
Tất thảy hàng chục người, từ lão phu nhân đến tiểu thiếp cho tới kẻ hầu người hạ, đều đổ đi tìm hoặc thì thụt bàn tán xem kẻ nào đã đoạt đi chiếc khăn tay. Sau mười phút náo loạn, bàn tán xôn xao, một kẻ tôi tớ bị lôi ra đánh đòn vì tội trộm khăn. Kinh Thi trong đời sống và tư tưởng Trung Hoa Vẻ đẹp cố đô Nam Kinh quyến rũ người nước ngoài Phận đàn ông ở 'Vương quốc nữ nhi' bên hồ Lư Cô, Trung Quốc Nhưng lục tiểu thư Minh Lan, thông minh sắc sảo, con của một tiểu thiếp, vốn không mấy được sủng ái trong nhà, đã nhanh chóng chỉ ra kẻ chủ mưu đích thực. Một tiểu thư trong phủ vì phải lòng chàng mà trộm khăn, rồi lại mưu mô đổ thừa cho người khác. Tình cờ nghe được Minh Lan thì thầm với một tiểu thư và nói quyết sẽ làm cho ra nhẽ, Tề Hành phải lòng nàng. Bộ phim truyền hình ăn khách nói về hàng chục năm cuộc đời Minh Lan, một tiểu thư thông minh, sắc sảo, người biết dùng trí thông minh của mình để vươn lên địa vị cao quý Nhiều sự cố vụn vặt được đưa vào bộ phim truyền hình nhiều tập có nội dung phù hợp với mọi lứa tuổi trong gia đình. Tuy chuyện triều chính thường được lồng vào các câu chuyện (như ai sẽ được hoàng đế truyền ngôi), thì các mối quan tâm cá nhân khác cũng được nói đến (như nàng Minh Lan còn nhỏ rồi đây sẽ ra sao khi không may mẹ chết sớm), nhưng những thời điểm kịch tính nhất lại đến từ những sự kiện nhỏ bé này, khiến nó trở thành những thống khổ gay cấn, mà thường là bởi mưu đồ của các nhân vật nhằm leo lên cao hơn trên bậc thang địa vị hoặc để hạ bệ ai đó. Vương Gia Vệ với 'tâm trạng khi yêu' Hong Kong Cách 'ẩm trà' ăn há cảo Hong Kong đúng điệu Những cột đá khổng lồ trên Biển Hoa Đông Khóc lóc, đánh đập và cầu xin tha thứ là chuyện có thể xảy ra vào bất kỳ lúc nào, từ đó đẩy câu chuyện sang một hướng mới. Chương trình đạt 400 triệu lượt xem chỉ trong ba ngày khi được phát hành lần đầu tiên. Bộ phim dài 73 tập, nay đã phát trên YouTube, được công chiếu tại Trung Quốc vào tháng 12/2018 trên đài truyền hình Hồ Nam. Được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết 'Thật ư? Thật ư? Phải là hồng phai xanh thắm' của tác giả Quan Tâm Tắc Loạn (Guanxin Zeluan), bộ phim đem đến cho khán giả những chi tiết về đời sống hàng ngày cùng quy mô gia phủ bề thế của giai cấp thống trị thời Bắc Tống, từ 960 đến 1127. Phim có sự tham gia của nữ diễn viên nổi tiếng Triệu Lệ Dĩnh (Zhao Liying) trong vai nữ chính Minh Lan; Chu Nhất Long (Zhu Yilong) trong vai mối tình đầu của nàng, Tề Hành; và người chồng ngoài đời thực của Triệu Lệ Dĩnh là Phùng Thiệu Phong (Feng Shaofeng) trong vai phu quân của nàng Minh Lan, Cố Đình Diệp, trang nam tử làm nên công danh sự nghiệp và đưa nàng từ vị trí con thứ của người vợ lẽ lên địa vị phu nhân cao quý. Bộ phim đã trở thành hiện tượng ở Trung Quốc và trên mạng xã hội nước này, đạt 400 triệu lượt xem chỉ trong vòng ba ngày kể từ khi được công chiếu. Nó thậm chí đã giúp hồi sinh cho kiểu trang phục truyền thống Trung Hoa, vốn mang những ý nghĩa chính trị riêng của nó vào thời điểm hiện tại. 'Sự bất ngờ thời hiện đại' Nhà báo Từ Phàm, người viết về tin tức giải trí cho tờ China Daily, chỉ ra rằng sức hấp dẫn của bộ phim đến từ một số yếu tố những bộ trang phục và khung cảnh cổ trang, cũng như cốt truyện lịch sử, khiến phim hớp hồn được khán giả Trung Quốc. Tuy nhiên, nhà báo này nói, có lẽ điều quan trọng hơn là do nữ diễn viên chính Triệu Lệ Dĩnh, vốn đã có nhiều vai diễn trong các chương trình truyền hình, có một lượng fan hâm mộ khổng lồ. (Cô đứng thứ tư trong Danh sách Người nổi tiếng Trung Quốc năm 2017 của Forbes, là danh sách xếp hạng những người có thu nhập cao nhất làng giải trí.) Cú đột phá của nữ diễn viên này chính là vai diễn có những nét tương tự như nhân vật Minh Lan nhưng là ở bối cảnh thời hiện đại hơn: một cô gái bình thường trở thành nữ tể tướng trong phim Lục Trinh Truyền Kỳ ra hồi 2013. Thành công của bộ phim nhờ phần không nhỏ vào ngôi sao Triệu Lệ Dĩnh, người có lượng fan hùng hậu tại Trung Quốc Xuyên suốt câu chuyện là cuộc đời Minh Lan, trải qua hàng chục năm cuộc đời nàng, bộ phim có tiết tấu chậm rãi với những cảnh về các gia tộc lớn với những mối quan hệ chính trị phức tạp. Chúng ta gặp thân phụ nàng Minh Lan là Thịnh Hoành, thân mẫu, phu nhân và các thê thiếp của Thịnh Hoành, trong đó có mẹ của Minh Lan. Một gia đình có rất nhiều anh chị em, và rất nhiều tôi tớ gia nhân. Diễn biến câu chuyện xảy ra chậm rãi, với những cảnh đặc biệt dài, và có những lúc cảm thấy khó theo dõi được các tình tiết phức tạp, với rất nhiều nhân vật và những nét tinh tế trong các mối quan hệ mà khán giả thời hiện đại không hiểu rõ cho lắm. Hầu hết các tình tiết kịch tính diễn ra liên quan tới gia đình, tới lòng tự tôn cá nhân, hoặc tới các cách mà một người ở một giai tầng xã hội có thể đi lên hoặc bị đạp xuống trong xã hội thời đó. (Chuyện này có lúc khá là lộn xộn khó hiểu do phần phụ đề tiếng Anh trong bản đăng trên YouTube có chất lượng chuyển ngữ không tốt lắm). Nhưng xem rất dễ chịu bởi phim có chất lượng hình ảnh đẹp, diễn xuất tốt và được sản xuất với tiêu chuẩn cao nhất. Tuy đầy kịch tính và mang màu sắc lịch sử nhưng trong phim cũng có những lúc rất hài hước. Minh Lan Truyện đã góp phần tạo nên xu hướng khá là phù hợp cho đường lối của Chủ tịch Tập Cận Bình. Bộ phim có thể khó theo dõi, nhưng nó kể những chuyện khó tin nhưng có thật trong lịch sử và văn hoá Trung Quốc, cho phép người xem thời hiện đại cảm nhận được những gì thực sự xảy ra vào thời mà danh dự được coi trọng hơn chính bản thân sự sống, năm thê bảy thiếp là chuyện thường tình trong một số tầng lớp xã hội, và nạn tham nhũng cùng khát khao quyền lực thì đối kháng với các giá trị đạo đức và lòng cảm thông. Và, như nhà báo Từ Phàm nói với BBC Culture, sức hấp dẫn của phim nằm ở tính bất ngờ hiện đại. "Câu chuyện kể về một người phụ nữ độc lập, mạnh mẽ, người biết dùng trí thông minh và lòng can đảm của mình để vượt qua trở ngại, giành được tình yêu đích thực và giúp đỡ phu quân công thành danh toại trong triều đình," cô nói. "Một chủ đề như vậy rất cuốn hút khán giả nữ, và có lẽ nay thì lượng khán giả nữ đã vượt xa khán giả nam trong thị trường truyền hình [Trung Quốc]." Minh Lan Truyện góp phần làm sống lại phong cách ăn mặc cổ trang 'Hán phục' của Trung Quốc Ngoài ra, còn có một điểm nữa là nó phù hợp với các dòng chảy trong văn hóa Trung Quốc ngày nay - những dòng chảy hướng về quá khứ. Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tập hợp đất nước bằng khơi gợi chủ nghĩa dân tộc, Minh Lan Truyện đã khéo léo góp phần vào nghị trình đó, theo hãng tin AFP, với sự đưa trở lại trang phục truyền thống Trung Quốc. Một đại hội của Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc được tổ chức hồi tháng Tư vừa rồi đã tôn vinh trang phục truyền thống giống như những bộ được sử dụng trong phim Minh Lan Truyện. Hán phục (có nghĩa là 'trang phục thời Hán') có từ thời Khổng Tử, kéo dài đến tận Thế kỷ 17, khi triều nhà Thanh của người Mãn Châu lên cai trị và đặt loại trang phục này ra ngoài vòng pháp luật. Một số nhà hoạt động đã cổ súy cho sự trở lại của loại trang phục này kể từ thời thập niên 2000, tuy có những người khác thì phản đối vì cho rằng đây là thứ trang phục vốn chỉ dành cho giới tinh hoa trong một hệ thống phân tầng xã hội nghiêm ngặt và tiêu cực này. Trên thực tế, Minh Lan Truyện là bằng chứng cho thấy có những lúc nhìn lại quá khứ là cách thích hợp để nói về hiện tại. Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Culture.
Những bất đồng lớn về vấn đề bản quyền ở Việt Nam đã bộc lộ qua tọa đàm trực tuyến thứ Năm hàng tuần của BBC Tiếng Việt với khác biệt quan điểm rõ ràng của nhạc sỹ Phó Đức Phương và nhạc sỹ Quốc Trung.
Những vụ kiện tiền tỷ về bản quyền
Trong tọa được tổ chức ít lâu sau khi Trung tâm bản quyền cho người tới tận nơi ca sỹ Khánh Ly biểu diễn ở Đà Nẵng để đòi công ty Đồng Dao, đơn vị tổ chức sự kiện, phải hoàn thành nghĩa vụ về bản quyền. Khi được hỏi về chuyện các nhạc sỹ có sống được bằng tiền bản quyền không, nhạc sỹ Quốc Trung, người cũng tham gia sản xuất các chương trình âm nhạc nói: "Quý vừa rồi tôi nhận được của Trung tâm bản quyền 1,2 triệu. "Doanh thu của biểu diễn ít khi có lãi vì chúng tôi gặp khó khăn trong vấn đề bán vé. "Nhất là những chương trình chất lượng chúng tôi phải đầu tư rất nhiều và thường bị lỗ. "Ở công ty của tôi, chúng tôi thường làm việc với Trung tâm bản quyền trước và thanh toán trước. Ông Quốc Trung nói việc trả tiền bản quyền như vậy đối với ông là sự "tự trọng của người làm nghề và cách đối xử văn hóa đối với các đồng nghiệp của mình" nhưng nói thêm: "Tuy nhiên khi nộp tiền bản quyền tôi thấy có những vấn đề sau. "Thứ nhất là mỗi lần lại phải thương thảo giá tùy thuộc vào doanh thu, tùy thuộc vào số lượng, tùy thuộc vào giá vé... nó rất mất thời gian. "Khi tôi đi diễn ở nhiều thành phố ở Đan Mạch, Đức hay châu Âu thì chúng tôi thường chỉ đóng phí như nhau dù tùy thuộc chương trình chúng tôi đưa ra các giá bán khác nhau. "...Việc xây dựng văn hóa bản quyền thì không thể cứ chờ 10 năm nó sẽ khác đi mà chúng ta cần xây dựng trên sự nghiêm minh và quyền năng của luật pháp. "99% chương trình ở Việt Nam sẽ không thực hiện được" khi đòi hỏi phải giải quyết vấn đề bản quyền trước khi sự kiện diễn ra." 'Hành vi xâm phạm luật pháp' Nhạc sỹ Phó Đức Phương, người đã sáng tác âm nhạc trong hàng chục năm và hiện là Giám đốc Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam cũng thừa nhận về thu nhập thấp của các nhạc sỹ từ bản quyền. "Nếu như tiền bản quyền như hiện nay ở Việt Nam, như tôi thì không đủ sống được. "Chắc cũng phải gấp năm lần như thế, 10 lần như thế mới đủ sống." Nhưng ông Phương không đồng ý với việc đưa ra biểu giá cố định về phí bản quyền: Ông Phương nói có chuyện đòi tiền bản quyền tận nơi vì công ty tổ chức không chịu trả "Tiền tác phẩm không thể có một giá cố định được vì nó tùy thuộc vào quy mô và hiệu quả của doanh thu." Nói về chuyện trung tâm của ông phải tới tận nơi biểu diễn của ca sỹ Khánh Ly nhằm đòi công ty tổ chức biểu diễn làm nghĩa vụ về bản quyền, ông Phương cho biết chuyện xảy ra sau khi trung tâm "liên tục gửi công văn, thư" cho bên tổ chức và gặp sự "trì hoãn" thực hiện. "Cho đến tận trước ngày biểu diễn ở Hà Nội, 2/8, sáng hôm đó bên tổ chức biểu diễn mới cử một người đến mà tôi cũng biết đó là do sức ép của các cơ quan quản lý nhà nước. "Khi đến nơi thì cán bộ đó chỉ đưa ra một ý kiến đơn phương là chỉ trả cho mỗi bài hát 1,5 triệu đồng. "Sau đó khi chúng tôi đưa ra biểu giá ... đã niêm yết trên mạng ... thì cán bộ đó bảo là sẽ về xin ý kiến ban giám đốc và trả lời ngay nhưng lại không quay lại và không trả lời gì." Ông Phương nói trung tâm đã phải hành động để "ngăn chặn hành vi xâm phạm luật pháp" không xin phép tác giả. Nhạc sỹ nói thêm các cơ quan khác nhau của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch dưới sự chủ tọa của Thứ trưởng Phan Duy Biên đã họp với thành phần bao gồm Cục Bản quyền, Cục Biểu diễn, Thanh tra Bộ Văn hóa, Vụ Pháp chế... hôm 21/8. Cuôc họp đi tới kết luận sẽ "yêu cầu ban tổ chức chương trình biểu diễn của ca sỹ Khánh Ly gặp Cục Bản quyền để giải quyết vấn đề." 'Phiền phức cho cả hai bên' Nhạc sỹ Quốc Trung không đồng tình với cách làm của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam. "Ở đây tôi thấy thủ tục ấy nó đơn giản hơn, không phải phức tạp cho những người đi thu tiền bản quyền như là anh Phương vừa rồi rất là vất vả, cứ phải đến tận nơi mặc cả với người làm việc như vây nó sẽ rất là phiền phức cho cả hai bên. "Đó không phải là phương thức văn minh và tiện lợi. "Nếu như vậy thì khi chúng ta đóng tiền bản quyền cho những nhạc sỹ nước ngoài thì chúng ta cũng phải đi liên lạc với những nhạc sỹ nước ngoài để xin phép hay thỏa thuận hay sao." Luật sư Phan Vũ Tuấn trong khi đó nói pháp luật Việt Nam khá giống với pháp lật nước ngoài nhưng cũng nói thu tiền bản quyền ở nước ngoài dễ dàng hơn. "Họ có hệ thống đi thu dễ hơn, các chân rết của họ nằm ở nhiều tỉnh. "Thêm vào đó ý thức sử dụng của người ta cũng cao hơn, người ta coi việc đóng tiền đó là đương nhiên. "Cái thứ ba là họ có sự minh bạch rất rõ ràng về biểu giá. "Biểu giá thì Trung tâm của phía Việt Nam cũng rất minh bạch, tuy nhiên điều đó không được phổ biến rộng rãi đến tất cả mọi người và ý thức sử dụng của mọi người cũng không dễ dàng như những quốc gia khác." Ông Phó Đức Phương thì cho rằng sẽ cần 5 hay 10 năm nữa để người dân được phổ cập về pháp luật và có ý thức tốt hơn về bản quyền. Ông cũng nói trung tâm của ông, vốn hoạt động từ 12 năm qua, đã ký hợp đồng với 55 tổ chức về bản quyền âm nhạc trên thế giới và có hiệu lực điều chỉnh trên 150 quốc gia. 'Kinh nghiệm quý giá' Trong tọa đàm trực tuyến, đạo diễn Việt Tú có vẻ ủng hộ cách làm của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc: "Tôi cho rằng việc xảy ra giữa Trung tâm bản quyền và chương trình biểu diễn của cô Khánh Ly mà đại diện là công ty Đồng Dao đứng ra tổ chức là một việc đáng tiếc. Đạo diễn Việt Tú cho rằng nên làm chặt chẽ về vấn đề bản quyền "Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến..rằng một trong những điều quan trọng là ý thức về sở hữu trí tuệ. "Thứ hai là hệ tư tưởng của người dân của từng vùng miền cũng như là từng quốc gia và cái đấy tôi nghĩ không thể ngày một ngày hai mà giải quyết được. "Những va vấp như thế này tôi nghĩ cũng là kinh nghiệm quý giá. "...Thực ra một điều đơn giản mà chúng ta có thể làm được là bất kể chương trình nào vì bất kỳ lý do gì mà trước khi biểu diễn không hoàn thành nghĩa vụ bản quyền với tác giả, ở đây có thể là Trung tâm bản quyền do nhạc sỹ Phó Đức Phương đứng ra... thì chương trình đó không được phép diễn ra." "Bởi vì rõ ràng là anh không tuân thủ luật, anh không thực hiện nghĩa vụ với pháp luật thì cái việc đấy không được diễn ra." Luật sư Phan Vũ Tuấn từ Văn phòng luật sư Phan lại cho rằng "chỉ trong những điều kiện rất đặc biệt" mới yêu cầu phải xin phép trước khi biểu diễn" vì cách làm này không phù hợp với hướng phát triển chung của bản quyền quốc tế. Ông cũng nói nó chỉ xảy ra khi "hệ thống thực thi bảo vệ quá kém" quyền lợi của tác giả. Nhạc sỹ Dương Khắc Linh, người cũng là giám khảo chương trình Nhân tố bí ẩn, nói rõ hơn: "Làm ở Việt Nam thì ai cũng gặp vấn đề về bản quyền rồi. Vì sao? Vì ví dụ mình nói về nhạc chuông, nhạc chờ. "Hiện nay có nhiều nhà cung cấp [nhạc như vậy] và ai cũng biết đa số những công ty này không khai con số thật khi kinh doanh nhạc. "Công ty lớn nhất mà không khai thật là Zing. Họ có thu nhập rất cao từ những gì liên quan tới nhạc mà nghệ sỹ hoặc là không nhận được gì, hoặc là nhận được rất ít. "Nó đã thành thói quen rồi, tất cả nghệ sỹ ai cũng biết chuyện này và không ai đi kiện vì kiện cũng như không. "Có những đơn vị họ kiện Zing đòi hơn 100 triệu đôla, hoặc là bạn thân của Linh là [ca sỹ] Đăng Khôi kiện Zing [đòi bồi thường] bốn tỷ vì họ sử dụng nhạc Hàn [mà công ty của Đăng Khôi được ủy quyền sử dụng] và có hơn một tỷ lượt nghe và Zing không chịu trả một đồng nào cho những nghệ sỹ Hàn Quốc. "Và Zing cũng làm lơ thôi." Đạo diễn Việt Tú cũng đồng ý với ý kiến cho rằng kiện về bản quyền cũng như "kiến kiện củ khoai" nên phải chấp nhận những "kinh nghiệm đau thương" khi buổi diễn bị hủy vì chưa làm nghĩa vụ về bản quyền. Ông nói thêm: "Tôi ủng hộ một mức phí được niêm yết giống như ở nước ngoài để tất cả mọi người đều biết là trong trường hợp nào thì chúng ta sẽ phải hành xử như thế nào... "Tôi hận hạnh khi được thực hiện nghĩa vụ bản quyền vì tôi có nhiều bạn bè trong giới nhạc sỹ và nhà sản xuất và tôi nghĩ chuyện đấy sẽ làm xã hội văn minh hơn và thúc đẩy sáng tạo của người lao động... "Tôi rất ủng hộ chuyện cần có quy chế rõ ràng, luật pháp, giá cả, lộ trình để tất cả mọi người cùng đi trên con đường đấy, giống như luật giao thông thôi, đi mà không đúng luật thì tất cả có sẽ lộn xộn, xảy ra tai nạn và chẳng có ai chịu trách nhiệm."
Các cuộc biểu tình phản đối Nhật trên quy mô lớn tiếp tục diễn ra tại nhiều thành phố trên toàn Trung Quốc, sang đến tuần thứ hai liên tục.
Tương lai quan hệ Trung - Nhật
Hôm Thứ Bảy, hàng ngàn người biểu tình ầm ỹ đã bao vây Đại Sứ Quán Nhật tại Bắc Kinh và tấn công các cơ sở kinh doanh và xe cộ của Nhật. Hôm Chủ Nhật, tiếp tục có biểu tình tại thành phố Thượng Hải ở miền nam Trung Quốc. Các cuộc biểu tình này diễn ra, nhằm phản đối sách giáo khoa của Nhật mà các nhà hoạt động người Trung Quốc nói là đã phủ nhận những tội ác thời chiến tranh Nhật gây ra tại Trung Quốc cũng như nhiều nước châu Á khác. Tuy nhiên, có vẻ như các cuộc biểu tình này cũng là một công cụ hữu ích cho nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc. Đứng trong đám đông, một chị tên là Thái, người Thượng Hải nói rằng "Người Nhật và người Trung Quốc là bạn bè của nhau." Có vẻ như chị Thái đang muốn vẻ lên một bức tranh sáng sủa về quan hệ của Trung Quốc với Nhật Bản. Cũng có thể là do chị lấy chồng người Nhật. Nhưng dường như chị cũng không thật tự tin về điều này. Cuộc chuyện trò của phóng viên BBC với chị đã không đi xa hơn, vì người thâ của chị thì thầm với chị rằng chớ nên nói chuyện chính trị. Mấy ngày qua, đã có những cuộc bạo động trên toàn đất Trung Quốc nhắm vào các cơ sở kinh doanh của người Nhật. Quá khứ và hiện tại Trong số những người ký thư có luật sư Vương Truyền, người đại diện cho nhiều người Trung Quốc trong vụ đòi bồi thường tội ác chiến tranh tại toà án Nhật Bản. Bà nói, "Nói một cách chặt chẽ thì vào lúc này Nhật không xứng đáng, vì họ đã không chịu nhận trách nhiệm gây ra trong cuộc chiến, và có rất nhiều vấn đề liên quan tới cuộc chiến giữa Nhật với Trung Quốc cũng như các quốc gia khác ở châu Á. Chúng tôi không nói rằng Nhật không bao giờ được trở thành thành viên thường trực. Nhưng lúc này thì không." Ngoài sự bất bình về vai trò của Nhật hồi chiến tranh, lại đang có thêm những căng thẳng về tranh chấp tài nguyên thiên nhiên và tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước. Quan hệ ràng buộc lẫn nhau Tuy nhiên, một số học giả, như Giáo Sư Trang Cẩn Trung từ một trường đại học ở Thượng Hải cho rằng giới truyền thông đã phóng đại vấn đề: "Nhật Bản và Trung Quốc có chung rất nhiều lợi ích chiến lược, đặc biệt là trong chuyện hợp tác vì hoà bình và ổn định tại Đông Á, cũng như trong chuyện phát triển kinh tế." "Về mặt chính trị, mặc dù hai nước đang có nhiều vấn đề, nhưng tôi cho rằng các chính trị gia của cả hai nước đều nhận thức được tầm quan trọng của quan hệ hữu hảo giữa hai quốc gia. Vì vậy, vấn đề thì vẫn có, nhưng không phải là ở mức trầm trọng." Nhiều người ở đây muốn tiến tới một quan hệ thực dụng hơn với Nhật. Nhưng họ cho rằng những lãnh tụ của Nhật, như ông thủ tướng Junichiro Koizumi, người thường tới thăm viếng ngôi đền Yasukuni gây nhiều tranh cãi, lại đang làm khó dễ cho chuyện này. Xét tới chuyện phụ thuộc vào nhau về mặt kinh tế của hai quốc gia láng giềng, thì hai nước vẫn cần tìm đường giải thoát cho thế bế tắc chính trị. Nếu không, mối bất hoà sẽ trở nên gay gắt hơn, khi mà sự cân bằng quyền lực kinh tế dần trở nên thay đổi theo hướng có lợi hơn cho phía Trung Quốc. ................................................................... Pha, Vancouver, CanadaTôi nghĩ rằng người Tàu đã lạm dụng lịch sử và hành động quá khích đối với nước Nhật, nhằm mục tiêu tư lợi cho họ. Không ai chối cải việc Nhật đã có lần xâm chiếm Tàu; nhưng củng phải biết rằng trên thế giới nầy xưa nay chuyện đấm đá nhau giửa các quốc gia không phải là hy hửu. Mặt khác, không chỉ có Nhật mà nước Anh củng đã có lần "xẻ thịt" nước Tàu, thử hỏi người Tàu ngày nay có còn hằn hộc, quá khích với nước Anh như thế không?. Hay là không dám?; mà nước Anh đã "bồi thường" cho Tàu những gì, có một lời xin lổi không?. Hay là Tàu chỉ giỏi hoạnh hẹ với láng giềng Châu Á với nhau; đụng đầu với người da bệt là rụt cổ?! Hơn nửa thử hỏi nước Tàu đã bao lần xâm lấn Việt Nam?. Cái độc ác, tham tàn, vô nhân, khát máu của Tàu có thể được coi là vô tiền khoáng hậu; vậy mà nước Tàu có xin lổi VN chưa và đã bồi thường cho VN những gì? Tôi nghĩ rằng nước Nhật, bằng cách xâm chiếm nước Tàu trong thế chiến thứ hai, đã giúp họ hiểu rỏ được như thế nào là "vị đắng" của một nước bị chiếm đóng; nếu không họ lại cứ tưởng rằng họ là "trung tâm" của thế giới hoặc có khi lại tưởng mình là "trung tâm" của cả vũ trụ nữa đấy! Tran Hiromi, Kobe, Nhật BảnĐây là cảm nhận của tôi: Mặc dù Cuộc chiến tranh đã trôi qua từ lâu nhưng chính quyền Trung Quốc luôn mang cuộc chiến tranh này để kích động lòng hận thù dân tộc mình. Một đất nước cộng sản như Trung Quốc làm gì có tự do biểu tình phản đối. Các bạn hãy nhìn xem, Tại Nhật người Trung Quốc đang sống chiếm số lượng đông nhất. Và hàng năm có biết bao sinh viên Trung Quốc đến Nhật học và tìm kiến việc làm. Không những thế hàng hóa TQ tràn ngập thị trường. Tại sao các bạn TQ không nhìn vào tương lai để xây dựng đất nước mình tốt đẹp hơn. Chim CuTôi nghĩ rằng, chừng nào một lời xin lỗi hay sự thừa nhận chính thức từ giới chức Nhật Bản chưa có thì những hành động chống đối (thậm chí đa phần là quá khích) dành cho người Nhật và nước Nhật vẫn còn tiếp diễn. Tại sao chúng ta không đặt câu hỏi tại sao ông ngoại trưởng Nhật đòi Trung Quốc xin lỗi chỉ vì những hành động tẩy chay quá khích (mà chưa có án mạng nào xảy ra)? Tại sao không chỉ riêng TQ mà cả Hàn Quốc cũng lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ về những gì đã viết ra trong các cuốn sách lịch sử của Nhật? Rồi tại sao nhiều người trong số người Việt chúng ta lại ít quan tâm đến những gì đã viết ra trong quá khứ về sự hiện diện của người Nhật tại Việt nam trước tháng 8 năm 1945? Có thực sự là người Việt mình dễ tha th! quá khứ với các quốc gia được coi là kẻ thù, hay kẻ xâm lược? Hiện tại, ở Việt nam đang được hâm nóng chuyện đi tìm sự thật và công lý cho các nạn nhân da cam. Nhưng có bao nhiêu người mong muốn tìm hiểu sự thật (và có thể là cả công lý nữa) cho các nạn nhân của vụ chết đói năm Ất Dậu 1945? Lệ Quyên, TP. HCMNưóc Nhật đả từng là một đế quốc xâm lăng và tàn bạo trong thế chiến thứ hai ai cũng điều biết, nhưng ngày nay nhân dân Nhật củng là dân tộc yêu hòa bình và tự do dân chủ nhất nhì thế giới, giới trẻ Nhật bây gìờ thích văn hóa âu mỹ, thời trang, âm nhạc, games và kỷ thuật…hơn là chiến tranh. Họ không hoặc ít biết tới về sự “huy hoàng” của cha ông một thời làm mưa làm cả Á châu, không một nước nào mà không nểhọ. Nhưng bây giờ thì sao? Một nước đói rách như Bắc Hàn còn thử hỏa tiễn bay qua nước họ, bắt cóc người dân và dọa gây chiến tranh, còn Trung Quốc thì dùng tầu ngầm xâm phạm lãnh hải họ. Thử hỏi chính phù Nhật phải làm sao đây? Chính phủ Nhật chỉ còn hy vọng khơi dây tinh thần dân tộc của thanh thiếu niên Nhật, và hệ quả là chỉ vì nội dung của sách giáo khoa Nhật có những đoạn viết không "vừa ý" dân Trung Quốc về sự kiện lịch sử trong quá khứ, mà họ tỏ thái độ dể sợ như vậy. Trần Tamagawa, Đông Kinh, Nhật BảnTôi nghĩ Nhật phải có thái độ thành khẩn xin nhận lỗi và trách nhiệm về những gì quá khứ họ gây ra trong Thế chiến đệ nhị. Việc Trung Quốc đốt cờ và phản đối Nhật Bản trước sự ra đời của quyển cuốn sách giáo khoa là đúng, điều đó như một đòn răn đe Nhật Bản. Thi Thi, TP. HCMThế chiến thứ 2 đã qua di 60 năm, nhưng lòng căm giận của các dân tộc vẫn còn đó, Hàn Quốc,Trung Quốc bây giờ đủ mạnh để phản đối Nhật Bản. Dù họ làm ăn, giao thương với nhau nhưng khi có gì ảnh hưởng đến lợi ích thì nhanh chóng quay ra phản đối. Thế mới thấy quyền lợi vẫn là quan trọng đến thế nào. Về việc Trung Quốc giúp Việt Nam rất nhiều trong cuộc chiến chống Mỹ, ai cũng thừa nhận điều đó và chính phủ VN luôn nhắc đến. Dĩ nhiên đó không chỉ là sư giúp đõ đơn thuần, họ cũng muốn bảo vệ chính bản thân mình nữa! Minh, HungaryTôi nghĩ Nhật Bản nên khách quan với những sự thật đã xảy ra trong quá khứ, với những tội ác mà phát xít Nhật đã gây nên cho bao người dân vô tội của nhiều quốc gia như Trung Quốc, Bắc và Nam Triều Tiên, Việt Nam ... Người TQ phản ứng mạnh vậy cũng bởi lắm nguyên nhân. Thời phong kiến, người TQ bao giờ cũng tự cho mình là trung tâm vũ trụ, vua TQ là thiên tử con trời , các nước xung quanh là chư hầu. Các triều đại của TQ cũng đã gây nên bao tội ác đối với nhân dân các quốc gia láng giềng. Nhưng điều đó không được sách sử của TQ ghi nhận. Trong thế chiến lần 2, TQ yếu thế, bị "tiểu Nhật Bản" ( xưa vẫn hay cống nạp cho TQ ) đô hộ, người TQ bị giết hại. Chính điều này đã làm tổn thương ghê gớm đến lòng tự hào của người TQ. Tôi thấy Nhật Bản như một anh nhà giàu nhưng lại thiếu " đồ chơi " để giữ của. Còn láng giềng của họ, TQ, lại đang giàu về kinh tế lẫn mạnh về quân sự. Hơn thế, hận thù do lịch sử để lại giữa hai nước chưa bao giờ nguôi, nếu không nói là thường xuyên được hai bên khơi gợi lại. Rất có thể các cuộc biểu tình này là một chiêu bài chính trị do ai đó giật dâ . Sức ép được tạo ra này có thể là cái cớ của chính phủ TQ để họ dùng quyền phủ quyết của mình, làm giấc mơ về cái ghế thường trực tại Hội đồng bảo an LHQ của Nhật tan thành mây khói. Quyên, TP. HCMChỉ vì nội dung của sách giáo khoa Nhật không "vừa ý" dân TQ về sự kiện lịch sử trong quá khứ, mà họ tỏ thái độ như vậy. Hoàn toàn ngược lại với thái độ "lịch sự" của ĐCSVN quang vinh của chúng ta trong sự kiện tàu hải quân Trung Quốc xâm phạm lãnh hải VN, bắn chết các ngư dân VN đáng thưong vô tội. Thêm vào đó họ còn bắt người và giam thuyền đánh cá VN, gán cho nhửng ngư dân VN đau khổ này với tội danh vu vơ "Hải tặc". Nam, Hà NộiTrong mấy vụ biểu tình này của TQ tôi thấy họ nói nhiều đến việc "Tẩy chay hàng Nhật", vậy có phải họ lợi dụng vụ việc này để làm lợi vể kinh tế hay không? Ngoài ra tôi cũng đồng tình như các bạn khác đã nói, đây là vụ biểu tình có sự hậu thuẫn của nhà nước TQ và mối nguy hiểm của thế giới khi TQ vươn lên hàng đầu. Tuy nhiên tôi thấy điều mà ông Tuong Nguyễn nói không hợp lý cho lắm vì theo tôi thì Mỹ và Nhật nói riêng và cả thế giới nói chung phải hợp tác để cầm chân TQ. Tùng, Hà NộiLố bịch nhất trên đời là người TQ ! TQ nghĩ mình là ai khi bắt Nhật phải xin lỗi mình trong khi chính Tq gây ra bao cuộc xâm lược và giết hại bao nhiêu người dân VN và chưa bao giờ xin lỗi? Tôi không phản đối là TQ phát triển kinh tế giỏi . Nhưng tôi thực sự thấy lo ngại khi TQ trở thành bá chủ thế giới. Nếu TQ có được vị thế dẫn đầu thế giới về kinh tế và quân sự thì TG sẽ ko thể yên ổn ! VinamTôi không sao bỏ được ý nghĩ rằng tất cả các cuộc biểu tình ở Trung Quốc - nếu có - là do đảng và chính phủ đạo diễn. Đây là các cuộc biểu tình giơ cao nắm đấm lên trời, hô vang các khẩu hiệu "đả đảo" bọn thù địch và "ủng hộ" phe ta. Cha tôi nói, TQ từng có những cuộc biểu tình cả triệu người ở Bắc Kinh để tung hô đảng CS, hoặc để thể hiện quyết tâm giải phóng Đài Loan. Tôi rất tin rằng những người biểu tình sẽ chấp hành đúng kịch bản, họ được phép tỏ ra phẫn nộ, có thể quá khích một chút, nhưng sẽ không ra khỏi giới hạn được chỉ đạo từ trước. Xin quý vị cứ an tâm đi. Bọn xâm lược nào cũng gây tội ác với dân nước sở tại, phát xít Nhật cũng vậy. Theo tôi, nước Nhật phải công khai xin lỗi TQ. Có điều lạ là bao nhiêu năm nay TQ ít lên tiếng về việc này, nay vì sao bỗng thay đổi thái độ nhanh và gay gắt như vậy? Vấn đề là chúng ta nên tìm cho ra nguyên nhân đích thực. Cha tôi bảo, thường là do đảng muốn dân chúng tập trung sự bất bình ra ngoài, chớ đừng hướng vô nội bộ. Tôi ước gì TQ cũng thay mặt bọn vua chúa Tàu ngày xưa xin lỗi "nửa lời", "gọi là có", đối với các nước láng giềng - Mãn, Mông, Tân Cương, Tây Tạng, Ấn Độ... và cả VN... Còn đảng TQ có xin lỗi dân TQ khi làm cách mạng văn hoá - làm chết mấy chục triệu người vô tội - hay không, ta nên coi đó là công việc nội bộ của TQ. Tuong Nguyễn, Ottawa, CanadaSau Thế Chiến thứ II, Nhật may mắn vượt qua được nhiều khó khăn và sự trừng phạt của Mỹ nhờ những tranh chấp mới giữa Mỹ và Nga Sô-Viết và, do đấy, kinh tế phục hồi nhanh chóng. Không giống nước Đức, quốc gia đã ghi nhận những man rợ của chính mình, Nhật là nước ngoan cố về điểm này. Những gì xảy ra ở Trung Quốc, thí dụ như tàn sát hãm hiếp ở Nam Kinh, đủ khiến cho bất cứ một người có lương tri nào buồn nôn. Riêng Việt Nam ta, Nhật bắt Tây phá mùa màng để trồng đay, trồng bông (kỹ nghệ chiến tranh), trực tiếp hay gián tiếp chịu trách nhiệm về nạn đói năm Ất Dậu 1945 khiến hai triệu người chết. Nhật là nước “dân chủ, tiền tiến” độc nhất, theo nghĩa được chấp nhận của thế giới phương Tây, luôn luôn xào nấu, thêm bớt gia vị trong lịch sử cận đại của họ. Không có gì bảo đảm trong tương lai họ sẽ không làm lại những điều họ đã làm trong Đại Chiến thứ II. Các cuộc biểu tình ở Bắc Kinh có sự đồng ý ngầm của chính phủ để tỏ sự khó chịu của Trung Quốc về việc Nhật muốn có ghế thường trực tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc thì cũng chỉ là điều dễ hiểu, bình thường thôi. Riêng tôi, tôi nghĩ từ quan điểm của Việt Nam, Nhật là quốc gia đủ mạnh để giữ thế cân bằng và sự ổn định ở Châu Á, cầm chân Trung Quốc là điều tốt. Cũng như ta cần Trung Quốc và Nhật, mạnh đủ để cầm chân Mỹ trong tương lai là điều tốt; chỉ cần nhìn thực tại thế giới ngày nay. Cathay, Bắc KinhViệc biểu tình có thể chấp nhận được, nhưng việc tẩy chay đập phá hàng hoá xem ra rất ấu trĩ, họ có dám về nhà mình đem hàng Nhật ra vứt ngoài đường đâu, máy ảnh KTS, laptop, xe hơi...Chỉ giỏi đập phá đồ đạc của người khác. Trước đây TQ để dân mình tấn công phá phách ĐSQ Mỹ vụ Nam Tư, sau đó phải xin lỗi và bồi thường thiệt hại về cơ sở vật chất, vụ này làm lớn lên cũng sẽ có kết cục như thế thôi. Cả tỉ người TQ ký tên phản đối cũng chẳng xi-nhê gì, cả tỉ người dân các nước khác ủng hộ mới là chuyện đáng bàn. W.LGần 60 năm sau đệ nhị thế chiến mà Nhật vẫn không chịu nhìn nhận và xin lỗi một cách chân thật những tội ác gây ra cho những quốc gia khác. Đây là một điều không thể chấp nhận được không những cho Trung Quốc mà còn cho tất cả các nước nạn nhân của cuộc xâm lăng Nhật trong đó có Việt Nam. Tại sao họ không noi gương nước Đức , nhìn nhận và xám hối một cách chân thật. Tsuyoshi NguyênTừ 1997 tới 2003, Nhật đã cung cấp ODA cho Trung Quốc khoảng 30 tỉ đô Mỹ, nhưng nhà cầm quyền vẫn không tỏ thái độ biết ơn. Vụ giết hại 8 ngư phủ Việt Nam và sau đó toà án công bố các ngư phủ không phải là hải tặc như bộ ngoại giao Trung Quốc công bố, thế nhưng, nhà cầm quyền Bắc Kinh cũng không có một lời xin lỗi nào đối với thái độ hồ đồ của mình đối với gia đình các nạn nhân Việt Nam. Thật là tình hữu nghị Việt-Trung "tuyệt vời"! Đường đường là một quốc gia lớn và có vị trí trong Hội Đồng Bảo An LHQ, TQ có thật sự quan tâm đến sự thịnh vượng và an toàn chung của toàn thế giới cũng như Châu Á hay không? Hay chỉ "cắm đầu cắm cổ" làm giầu bỏ qua những chính sách về môi trường.... ảnh hưởng đến thế giới. Bộ luật "chống li khai" đối với Đài Loan không khác gì là một tham vọng bành trướng lãnh thổ. Họ không biết rằng, xu hướng của xã hội văn minh hiện nay không phải là "độ rộng của lãnh thổ" mà chính là "độ rộng của lòng người" cũng như những giá trị dân chủ văn minh, nền văn hoá đa nguyên. Quang LêMối nhục quốc thể đã khiến người Trung quốc phẫn nộ, và có phản ứng chống đối Nhật như thế này là lẽ đương nhiên, nhưng sự bạo động nhắm cả vào những cơ sở buôn bán của kiều dân Nhật thì cần phải chấm dứt. Tôi không biết là dân Đài Loan và dân Hồng Kông có phản ứng thế nào về sự việc này? Và đến khi nào thì dân Trung quốc cũng có thể hiểu được đảng cầm quyền nước họ cũng phải xin lỗi nhân dân về những hà khắc trong quá khứ, và kiểm điểm lại sách sử của chính dân tộc họ có điều gì chối bỏ đã từng áp chế các dân tộc khác? Theo tôi thì dân Nhật cũng nên tỏ thái độ công tâm nếu sách sử của Nhật đã giấu giếm, đã chối bỏ sự thật, có như thế danh dự của nước Nhật mới đáng đước đề cao. Chẳng lẽ những kẻ tội lỗi cứ bình chân như vại, chống chế ngược ngạo "Các anh là bọn thù hận, các anh phải quên đi quá khứ, các anh phải hợp tác với chúng tôi". Phương Ly, ĐứcTôi nghĩ người Trung Quốc có tính dân tộc cao, họ rầm rộ biểu tình phản đối Nhật vì vụ sách giáo khoa, phản đối Mỹ khi máy bay ném nhầm bom vào Đại sứ quán Trung Quốc. Khi Trung Quốc đủ lớn mạnh, chắc họ sẽ đè bẹp các nước nhỏ ở xung quanh. Tôi coi trọng Nhật Bản, ủng hộ việc tham gia của Nhật vào Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Nhật có thể là Quốc gia đủ mạnh để giữ thế cân bằng và sự ổn định ở Châu Á.
“Cầu vồng kép kìa!” một hành khách trên xe thốt lên. "Nhìn sang trái xem!" Chúng tôi đang ở đâu đó trên dãy núi Hoành Đoạn trải dài khắp phía tây của tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, dưới chân là màu sắc huyền ảo của những vách núi thăm thẳm hàng trăm mét.
Tây Tạng nguyên sơ trên xa lộ 'hành xác'
Quang cảnh kỳ diệu là một điểm sáng trong hành trình phải gọi là hành xác tới một trong những vùng xa xôi hẻo lánh nhất thế giới. Chỉ ngay trước đó, đoàn hành khách chúng tôi đã phải loay hoay gần nửa giờ đồng hồ, buộc thừng vào đuôi chiếc xe khách rồi kéo giật lùi nó ra khỏi bãi đất bùn nhão nhoét, chỉ nơm nớp lo người tài xế bị lộn nhào cùng xe từ rìa đá xuống vực sâu mà không tâm trí đâu nghĩ tới chuyện sợi dây bị căng kéo liên tục rốt cuộc có thể đứt phựt khiến bùn văng khắp cả đám. Chuyện vặt đó chỉ là thứ khởi đầu trong vô vàn thứ khác của một hành trình hai tuần, từ chuyện bị hỏng xe, bị cảnh sát chặn đường, bị liên tục chậm trễ, đau đầu, nôn ói do hội chứng độ cao và hàng tỷ thứ phiền toái khác. Phong cảnh kỳ vĩ Phong cảnh suốt chặng đường nơi nào cũng đẹp lặng người Nhưng cái giá phải trả quả cũng xứng để được tận mắt ngắm nhìn vẻ đẹp huy hoàng của xa lộ Tứ Xuyên-Tây Tạng, một trong những con đường nguy hiểm nhất, nằm ở độ cao cao nhất, và khi đi thì trầy trật, 'hành xác' nhất thế giới. Hầu hết chặng đường dài hơn 4.000km nối thủ phủ Thành Đô của Tứ Xuyên với thủ phủ Lhasa của Tây Tạng chạy xuyên qua khu vực trước đây từng có tên là Khang. Hầu hết diện tích của Khang nay thuộc về Khu tự trị Tây Tạng; các phần nhỏ còn lại thì vốn là đất của Tây Tạng nhưng bị sáp nhập vào Trung Quốc trong thời gian từ thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 20, nay thuộc về các tỉnh Tứ Xuyên, Thanh Hải, Cam Túc và Vân Nam. Với những trục trặc như trên thì một chuyến xe khách nối hai thành phố ở cái vùng xa tít mù tắp này sẽ lâu tới mức hành khách vừa đón bình minh vừa ngắm hoàng hôn trong cùng chuyến đi. Những khúc quanh co trên con đường cheo leo ở độ cao gần 5.000m là phần thưởng cho người lữ hành dũng cảm. Ở đây, ta có thể phóng tầm mắt nhìn núi non mênh mông với rải rác các bảo tháp, cờ phướn, tu viện, những khối đá hình thù cứ như ở một thế giới khác lạ nào đó - và có lúc ta còn nhìn thấy cả cầu vồng kép. Chính phủ Tây Tạng lưu vong vẫn đòi chủ quyền đối với Thanh Hải và Tây Tứ Xuyên, nhưng phần đất còn lại của Khang – mà tóm lại là tất cả vùng đất ở phía đông của Khu tự trị Tây Tạng - thì đã chính thức là một phần của Trung Quốc đại lục kể từ giữa thế kỷ 20 tới nay. Tuy nhiên, ở khu vực mênh mang này đa phần vẫn là tộc người Tây Tạng sinh sống. Họ nói tiếng Tạng, và hiện diện ở đây là những tu viện mái vàng choé, những nhà sư mặc áo choàng đỏ, và những đàn bò lông dài Tây Tạng - Yak - vẫn lang thang trên các triền đồi. Hiện đại hóa Tu viện Đạo Thành Chính phủ Trung Quốc gần đây đã đầu tư xây dựng sân bay nằm cao nhất thế giới tại Đạo Thành, tây nam Tứ Xuyên, với hy vọng phát triển du lịch và có thể dập tắt sự chống đối của người Tây Tạng. Sân bay khai trương hồi tháng Chín đã giúp cắt ngắn thời gian đi lại giữa Thành Đô và Đạo Thành từ hai ngày đi xe đò xuống chỉ còn một giờ bay. Sân bay khiến du khách thuận tiện hơn khi muốn trải nghiệm văn hóa Tây Tạng mà không vướng phải những rào cản quan liêu phức tạp. Trong chuyến đi hồi hè 2011, tôi thấy có nhiều đơn vị kiểm tra, nhưng không thấy bị giới hạn như phải có giấy phép hoặc phải đi theo đoàn. Tuy nhiên, bạn đừng quên kiểm tra quy định áp dụng hiện hành trước khi lên đường vì luật lệ thường bị thay đổi bất chợt. Bạn có thể liên lạc với một công ty lữ hành để nhờ giúp, chẳng hạn như công ty China Hightlights chuyên tổ chức tour ở Tứ Xuyên theo yêu cầu của du khách. 'Shangri-la cuối cùng' Cơ sở hạ tầng du lịch còn nghèo nàn, lại nằm ở độ cao quá cao cùng những rào cản ngôn ngữ và văn hoá khiến cho việc tới đây du lịch vẫn còn khá bất tiện. Điểm thắng cảnh thu hút khách du lịch ở gần Đạo Thành là khu bảo tồn thiên nhiên Á Đinh, cách đó khoảng 140km về phía nam. Bạn sẽ không cảm thấy uổng công khi tới được 'miền thiên đường cuối cùng' Á Đinh Được mệnh danh là "miền thiên đường Shangri-La cuối cùng", Á Đinh là một hồ nước tan chảy từ sông băng nằm bên rặng núi tuyết tuyệt đẹp. Không chỉ có vẻ đẹp thiên nhiên hút hồn du khách, nơi đây cũng có các tu viện, làng mạc và những khách hành hương Tây Tạng. Nét văn hóa độc đáo Ba ngọn núi thiêng quanh Á Đinh lâu nay đã thu hút khách hành hương tới đi kora, tức đi vòng quanh một điểm linh thiêng để thể hiện lòng thành kính. Các tuyến kora 30km đi quanh ngọn núi Tiên Nãi Nhật (Chenresig) cao 6.032m cho ta ngắm phong cảnh tuyệt vời của những ngọn núi tuyết phủ, những túp lều đá, những sườn núi được trang trí với những cờ phướn cầu nguyện sặc sỡ màu. Những ai không chịu nổi độ cao trên 4.000m thì có thể đi bộ những đoạn ngắn hơn, hoặc đi tour bằng ngựa cũng được. Nếu đường sá ổn cả, ta sẽ mất khoảng 3 giờ chạy xe trên chặng đường 150km từ Đạo Thành đến Lý Đường. Đậm chất văn hóa Tạng, Lý Đường là một thị trấn tu viện và nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nhiều lần chọn để tái sinh. Tu viện và các suối nước nóng xung quanh thị trấn là những điểm rất đáng tới thăm, nhưng điều hấp dẫn thực sự ở Lý Đường lại là việc ngắm nhìn mọi người. Một cụ ông khoác áo choàng da đi chậm rãi trong thị trấn, trên tay là bộ chuyển pháp luân, hay các nhà sư mặc áo choàng đỏ cưỡi xe máy phóng vèo qua, những mục đồng vắt vẻo trên lưng ngựa, tóc phất phơ trong gió với nụ cười loé sáng những chiếc răng vàng... đó là những cảnh dễ gặp ở nơi này. Lý Đường cũng là một nơi mà tục thiên táng vẫn còn khá phổ biến - ngay sau tu viện là một bãi thiên táng rộng rãi. Theo truyền thống có từ cổ xưa, trong tang lễ, thi thể được xẻ thành từng mảnh và để lại cho đám kền kền đang hau háu chờ, kết thúc một kiếp luân hồi. Nhưng để tận mắt chứng kiến một lễ thiên táng, bạn phải được tu viện cho phép, hoặc phải được mời dự. Từ Lý Đường, một hành trình bầm dập kéo dài 260km, mà nếu may mắn, sau “chỉ” bảy giờ đi xe đò cỡ nhỏ là bạn sẽ đến được thị trấn Cam Tư. Tu viện Cam Tư lớn nhất trong vùng này với hơn 500 nhà sư. Tu viện có mái vàng choé và màu sắc rực rỡ, xây dựng từ thế kỷ 15 với những bức tường được trang trí với ma quỷ và các vị thần, vươn cao trên sườn đồi, nhìn ra những ngọn đồi xanh mướt và đỉnh núi tuyết phủ trắng xoá. Lang thang ở những khu vực xung quanh, ngắm nhìn những ngôi nhà dựng từ gỗ và đất sét, các loại hạt, ớt và rau quả được phơi khô trên mái nhà cũng khiến ta thấy thú vị như ngắm chính tu viện vậy. Các thị trấn ở khu vực trước đây từng được gọi là Khang phát triển chậm nhất so với những nơi khác ở Trung Quốc. Tuy nhiên, những nơi này sẽ chẳng giữ được nguyên vẹn lâu nữa. Đã có những cuộc biểu tình phản đối liên miên của dân Tạng về tình hình chính trị Tây Tạng. Người Hán Trung Quốc đang dần dần tràn vào nơi này, và cũng giống như những nơi khác của Trung Quốc, việc xây dựng đã được tiến hành từ nhiều năm qua. Chính phủ cũng đã làm một con đường vành đai huyết mạch nối liền những vùng xa xôi và có kế hoạch mở các chuyến bay trực tiếp tới các thành phố lớn ở Trung Quốc, khiến du khách đến Đạo Thành ngày càng tăng. Tuy nhiên, cho tới lúc này thì nơi đây vẫn còn những vùng rộng lớn chưa bị bàn tay con người tàn phá, và nó gợi cho chúng ta về một vùng Tây Tạng hoang sơ thuở nào. Bản gốc tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Travel.
Hôm cuối tuần qua, ngày 8 tháng Tư, hơn một trăm nhân vật tại Việt Nam đã ký tên vào bản Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006.
118 người đòi tự do chính trị
Tuyên ngôn này đánh giá thực trạng đất nước, nhắc đến các quy luật phổ biến toàn cầu và kêu gọi đấu tranh hòa bình, bất bạo động để có được các quyền tự do chính trị, từ tự do lập đảng phái đến lập công đoàn, hoạt động tôn giáo. Điểm khiến văn bản này khác các tuyên bố, tuyên ngôn có từ trước tới này là trong số 118 người ký tên, ngoài những nhân vật bất đồng chính kiến có tiếng ở trong nước chừng hơn 20 người thì có thể thấy rất nhiều tên tuổi khác. Họ là giáo sư, linh mục, mục sư, giáo viên, thạc sĩ, kỹ sư , bác sĩ v.v. sống ở nhiều tỉnh thành khác nhau ở cả Trung, Nam và Bắc. Có vẻ như nghề nghiệp và xuất xứ khá khác nhau nhưng họ đều có chung mục tiêu yêu cầu để cho một xã hội dân sự phát triển. Ông Nguyễn Khắc Toàn, hiện ở Hà Nội, người mới được thả ra khỏi tù cách đây không lâu vì các hoạt động bất đồng chính kiến cho BBC biết ông ký vào Tuyên ngôn này vì thấy mục tiêu đấu tranh cho dân chủ là hoàn toàn đúng đắn. Việc hơn 100 nhà đấu tranh dân chủ quốc nội cho ra tuyên bố này chỉ hơn một tuần trước kỳ họp đại hội 10 của đảng CSVN có vẻ như là để tạo một áp lực chính trị lên chính quyền. Tranh luận về đường lối Thời gian chuẩn bị đại hội cũng là một giai đoạn sôi động các tiếng nói trong và ngoài đảng kêu gọi mở rộng thêm nữa cải tổ chính trị và kể cả việc đưa mục tiêu dân tộc lên hàng đầu, thay cho mục tiêu CNXH. Tuy vậy, trong giới trí thức Việt Nam vẫn còn có các ý kiến khác nhau về chuyện đã đến lúc cần đa nguyên đa đảng hay chưa. Giáo sư Tương Lai, cựu Viện trưởng viện XH học, nay sống tại TPHCM nói với BBC rằng ông không đồng ý "đa nguyên đa đảng" là mục tiêu. Theo ông, nếu cứ một đảng cộng sản lãnh đạo, nhưng đảng đó "biết lắng nghe các nguyện vọng của nhân dân, làm theo lời dân" thì mục tiêu coi như là đã đạt được, không cần phải "đa nguyên đa đảng". Ông Nguyễn Khắc Toàn cho rằng cách nói "đa nguyên đa đảng" chưa cần cho Việt Nam là một cách nói "ngụy biện". Theo ông, Đổi Mới đã 20 năm rồi nhưng thực ra là một quá trình "chắp vá", không có chiến lược gì, và "nhân dân không thể đợi lâu hơn nữa". Ông tin rằng xu thế tự do chính trị là tất yếu trên thế giới và trong khu vực. Trước câu hỏi nếu đảng cầm quyền sẵn sàng cho phép thì ai sẽ đứng ra lo cho một xã hội dân sự đây, ông Nguyễn Khắc Toàn nói hiện thì những người dân chủ chỉ nêu ra chính kiến nhưng họ cũng sẵn sàng đối thoại và hành động nếu thời cơ đến. Tất nhiên, như trong Tuyên ngôn Tự do Dân chủ, cách đấu tranh và hành động của họ được ghi rõ là "hòa bình, bất bạo động." Ông Nguyễn Khắc Toàn tin rằng còn hàng trăm, hàng nghìn người sẵn sàng và sẽ ký tên vào Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam. ======================================== Lê Huy, TP. HCM118 người! Số người này ko nhiều so với 82 triệu người VN đang sinh sống. Thật sự tôi không biết nói sao để diển tả cảm xúc của tôi hiện nay. Tôi hiểu cái tự do, nhân quyền như người Mỹ nói nhưng tôi không chấp nhận được khi một nước khác lấy những cái đó để áp đặt lên một đất nước khác, tôi yêu đất nước tôi nhân dân và dân tộc tôi. Nhưng thật sự về đường lối chính trị tôi cũng biết là chúng tôi đang bế tắc. Lúc nào cũng nhân dân làm chủ, tôi chưa bao giờ thấy một chế độ nào mỵ dân tốt như thế, tôi thấy toàn bộ mặt trái của đất nước tôi nhưng bây giờ phải làm gì. 118 người đây là một con số quá ít ỏi, thậm chí nó không bằng số lượng đảng viên tại một huyện. Khi đọc BBC tôi mới biết, tại sao những người này ko phát động để có nhiều người hơn ký vào văn kiện đó. Tôi biết hiện nay rất rất nhiều tầng lớp trí thức chán ngán cái chế độ này rồi, tôi cũng như bạn bè tôi. Nhiều lắm nhưng hiện nay chưa có một lá cờ đầu nào dám đứng ra để chỉ đạo và lãnh đạo cả. Minh TigerThật là vơ vẩn, đất nước rất tự do và dân chủ. Đảng cộng sản Việt Nam đã mang lại đời sống no ấm cho toàn dân. Đại hội đảng toán quốc lần thứ X sắp diễn ra mang lại sắc mới cho đất nước, những nhà lãnh đạo tài ba được toàn dân ủng hộ sẽ mang lại cuộc sống ấm no và hạnh phúc hơn. Những vụ việc vừa xảy ra chỉ là con sâu làm rầu nồi canh thôi. Minh Nam, Hà Nội118 người phản đối lẽ ra không đáng lo so với 82 triệu dân ủng hộ đảng, nhưng đảng ta lại lo thật sự; bằng cớ là đảng săn đón khủng bố anh Đỗ Nam Hải khi đánh hơi được bản tuyên bố sắp ra đời. Có lẽ còn ngàn vạn người chưa có điều kiện lộ danh tính đứng đằng sau 118 vị anh hùng Lương Sơn Bạc này. Và nhiều triệu người thuộc đa số thầm lặng. Đảng ta trong khi bối rối lại xua mấy vị 'chuyên gia' ra quát nạt trên báo Nhân Dân để "chửi rủa những người nói khác đảng" khi vừa mới kêu gọi mọi người góp ý cho báo cáo chính trị và trịnh trọng tuyên bố "tôn trọng ý kiến khác biệt". Phải chăng đây là cách mà đảng ta "tôn trọng" mọi người? Tôi rất lo cho đảng ta phen này, dù đảng ta có trong tay lực lượng công an, quân đội rất hùng hậu. Bạn nào hiến kế cứu đảng ta một chút, chở tôi thì vô kế khả thi rồi. Châu, Hải PhòngTheo ý kiến của tôi, 118 là nhũng người bị lợi dung. Họ đang ở Việt Nam thì đòi cái gi? Chính trị ư? Vô lý, hơn 83 triệu dân với 118 chữ ký vớ vẩn. Hãy bỏ ý nghĩ đó đi. Phạm Đan, Garden Grove, MỹĐảng CSVN không bảo vệ quyền lợi của công nhân tức là người nghèo, người phục vụ và góp phần trực tiếp làm giàu cho xã hội. Bằng chứng là những đình công tự phát của họ mới đây. Họ cần được tự do lập công đoàn để đấu tranh cho họ. Ngoài ra các vấn đề tệ nạn xã hội, tham nhũng... chứng tỏ VN chưa có một nền pháp lý tốt. VN cần tức thời thay đổi chính trị để mang lại cải tổ trong chính quyền, hành chánh, pháp luật, lập pháp để bảo vệ người dân và giúp họ đạt được một cuộc sống ấm no. Đảng CSVN phải bỏ quyền độc vị vì quyền lợi của dân tộc VN. Dương XinhTôi đề nghị các thân hào nhân sĩ VN tại hải ngoại, kể cả các sinh viên VN du học, cùng các hội đoàn VN tại hải ngoại bằng mọi cách yểm trợ, hậu thuẫn cho các nhà tranh đấu nhân quyền trong nước. Lập danh sách, chữ ký của những người ủng hộ để gửi kiến nghị đến các cơ quan tranh đấu nhân quyền địa phương, và Liên Hiệp Quốc để bênh vực, bảo vệ an ninh cho những người đang đối kháng với độc tài, đấu tranh quyền dân chủ cho đồng bào quốc nội. Thành LongTôi thông cảm cách suy diễn của bạn Quang, HCM “Về công ước về quyền kinh tế văn hoá xã hội “ từ đâu xuất phát, cho thế giới nào, và ở chế độ nào áp dụng, vì đảng CS đã phát sinh trên đất nước ta từ rất lâu trước khi bạn ra đời, và bạn chỉ học được những gì họ cho bạn học, họ bắt bạn tin theo. Nhưng thưa bạn, đã gọi là một quốc gia tự do, dân chủ thì chúng ta nên hiểu, nếu chỉ có một đảng thành lập cũng không trở ngại gì đến nền dân chủ, đến chính quyền, đến những cá nhân muốn gánh vác việc quốc gia, và nếu có thêm những đảng chính trị khác hoạt động thì cũng không có đảng nào thành lập trước đó, hay chính quyền đương nhiệm có thể ngăn cấm thành lập một đảng chính trị, trừ khi có bằng cớ chính đáng là đảng này muốn lũng đoạn chính trị, muốn chủ trương cướp chính quyền để áp dụng chế độ độc tài, để vơ vét tài sản quốc gia, để nhũng nhiễu nhân dân, khiến đất nước lâm vào tình trạng suy đồi do tập đoàn cai trị thiếu khả năng và đạo đức. Quang, HCMTôi có đọc tuyên ngôn "tự do dân chủ". Tôi thắc mắc liệu công ước về quyền dân sự chính trị có buộc phải đa đảng hay không? Tự do lập hội hay tự do lập đảng? Về công ước về quyền kinh tế văn hoá xã hội, nó ra đời do sự bảo trợ của Liên Xô và các nước chủ nghĩa xã hội Đông Âu trước đây. Nó là thành quả mà các nước CNXH để lại cho Thế giới. Việt Nam có theo cũng không có gì lạ. Nguyễn Ngọc ChánhHiện nay không cứ gì Giáo sư Tương Lai, mà phần nhiều những đảng viên CS cũng cố chấp để khẳng định rằng "nếu cứ một đảng cộng sản lãnh đạo, nhưng đảng đó "biết lắng nghe các nguyện vọng của nhân dân, làm theo lời dân" thì mục tiêu coi như là đã đạt được, không cần phải "đa nguyên đa đảng". Họ bất chấp sự thật là cho đến bây giờ sau 60 năm đảng độc quyền ấy không cho ai có quyền nói khác họ và không hề nghe, không hề đáp ứng những nguyện vọng thiết thực, chính đáng nhất của hơn 80 triệu đồng bào VN chúng ta. Không ai có thể tin vào những lập luận chỉ dựa trên những chữ "NẾU" vô lý như thế mãi . Tôi rất phấn khởi khi biết tin những nhà trí thức VN đã mạnh dạn đứng ra tranh đấu với đảng CS một cách ôn hòa, để đảng CS không thể lợi dụng bạo lực đàn áp họ công khai. Tôi mong là tất cả các sinh viên, học sinh ý thức trách nhiệm với tương lai dân tộc cũng sẽ mạnh dạn hưởng ứng cao trào tranh đấu cho quyền sống của mình, của dân tộc mình.
Nhân ngày khai giảng năm học mới ở Việt Nam đầu tháng 9, tân đại sứ Anh có bài blog bằng tiếng Việt 'Nền giáo dục Anh dành cho tất cả mọi người'.
Anh: Ai mở trường và vì sao không cần sách giáo khoa?
Thư viện tại trường tiểu học Hylands Primary School ở Honchurch, Anh Quốc Cụ thể, ông Gareth Ward giới thiệu hệ thống giáo dục Anh Quốc và ngỏ lời mời tới mọi công dân trẻ tuổi của Việt Nam. 'Giáo dục VN thất bại vì tư duy tiểu nông, bóc ngắn cắn dài' Tiếng Việt thời 'Công nghệ giáo dục' Ưu tiên điểm thi đến mấy đời con cháu Giáo dục Việt Nam thời 'Buôn chữ Bán sách' Nhưng ở chính nước Anh, việc tổ chức trường học ra sao và lý do gì khiến việc dùng sách giáo khoa ngày càng giảm đi, BBC tìm hiểu cho các bạn ở đây: Ai được mở trường và dạy từ cấp tiểu học? Theo luật pháp Anh Quốc, cha mẹ, giáo viên, doanh nghiệp, hội đoàn tôn giáo và cả các hội từ thiện đều có quyền mở trường học. Anh Quốc định nghĩa bất cứ cơ sở giáo dục nào dạy nhiều hơn 5 học sinh ở độ tuổi 5-16 tuổi, với giờ học toàn phần (full-time) đều phải xin quy chế trường học. Nhưng trên thực tế, một trường tiểu học thường có ít nhất 300 học sinh, nên tiêu chuẩn mở trường cần có mặt bằng nhà cửa ổn định và ngân khoản lâu dài và vai trò của chính quyền là rất quan trọng. Nhà nước đảm bảo trường công dạy miễn phí cho mọi trẻ em 5-16 tuổi. Nhưng các cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp cũng hoàn toàn có quyền tự xin giấy phép mở trường và quyết định chương trình học, thời khóa biểu riêng. Bộ Giáo dục Anh sẽ chỉ định ra tiêu chuẩn giảng dạy và Thanh tra Giáo dục (Ofsted) kiểm tra, đánh giá các trường định kỳ. Tất nhiên, các kỳ thi quốc gia như GCSE, A-level, IB (tú tài quốc tế) thì chung cho cả trường công và trường tư. Anh Quốc có các loại trường gì? Học sinh Anh biểu tình (02/2014) cùng nghiệp đoàn giáo viên với biểu ngữ 'Cút đi Gove' - khi đó, ông Michael Gove là Bộ trưởng Giáo dục Anh. Quyền của học sinh và các phụ huynh rất cao và hoạt động của họ có thể thay đổi chính sách giáo dục Anh Quốc Trường công (state school): đây là trường do chính phủ trả tiền nuôi giáo viên, nhưng chương trình học lại do các hội đồng địa phương kiểm soát. Giáo viên trường công cũng được hưởng chế độ hưu trí và lương như công chức của các hội đồng địa phương (council) trên toàn nước Anh. Thời khóa biểu và cách phân bổ nguồn tài chính, tái đầu tư là tùy từng 'council' nên mỗi quận ở Anh có thể có ngày khai giảng và nghỉ hè, nghỉ đông khác nhau. Một loại trường công khác ít hơn về con số là grammar school (trường chuyên cấp 2), có truyền thống hàng trăm năm. Lấy tên từ các trường từ thời Trung Cổ vốn đều dạy ngữ pháp La tinh (Latin grammar), đây là loại trường công miễn phí nhưng không phổ cập cho tất cả. Để vào một trong hơn 200 trường grammar ở Anh và Bắc Ireland (trên tổng số 3000 trường trung học), học sinh hết tiểu học phải dự kỳ thi tuyển 11+. Trên cả Liên hiệp Vương quốc Anh có 10 nghìn trường công ở cả cấp tiểu học và trung học, tính đến 2017. Trường tự quản (free school): Gần đây, làn sóng yêu cầu tính linh hoạt hơn trong giảng dạy thúc đẩy nhiều cha mẹ và các hội đoàn ở Anh đòi mở trường 'tự quản'. Tiếng Anh gọi đây là 'free school', vừa có nghĩa là tự do hơn về cơ chế giảng dạy, vừa miễn phí. Khác các trường tư thu phí, trường tự quản là hoạt động giáo dục bất vụ lợi. Sau khi trường đã ra đời và tự bầu ra hội đồng quản trị (trust) thì chính phủ Anh có nghĩa vụ cung cấp ngân sách. Nhưng vì đây là tiền cấp thẳng của Bộ Giáo dục nên các hội đồng địa phương không liên quan gì và không được can thiệp vào giảng dạy. Việc thuê tuyển giáo viên, tiêu chí học tập là hoàn toàn do trường quyết định. Cũng cần giải thích rằng truyền thống yêu tự do học thuật và giáo dục ở Anh có từ rất lâu. Các đại học lâu đời như Oxford, Cambridge cũng đều ra đời từng các lớp dạy học nhỏ của tăng lữ, quý tộc, gọi là 'hall', sau tiến lên thành college. Tự dạy cho con ở nhà (home schooling): Học sinh lớp 9 trường Kirkby High School, Merseyside, Anh Quốc trong giờ học công nghệ thông tin: các em làm bài ngay trên máy tính Ngày nay, Anh vẫn có nhiều phụ huynh phản đối việc chính quyền can thiệp vào giáo dục và chọn cách dạy học cho con ở nhà (home schooling). Mốt này đang phát triển và theo BBC News thì trong năm học 2016-17, có chừng 48 nghìn trẻ em Anh học ở nhà, tăng lên từ con số 34 nghìn của năm học trước. Bộ Giáo dục có trách nhiệm hỗ trợ cha mẹ trong việc dạy con tại nhà và có hướng dẫn để họ tìm tư vấn tại đây. Đọc thêm về: Giáo dục tại nhà qua ví dụ nước Anh Một số đại học cũng đang dùng uy tín lâu đời để mở trường trung học và tiểu học dạng free school. Gọi là 'university technical college' các trường cấp 2 này chuẩn bị cho học sinh lên cấp đại học. Nhỏ nhất trong nhóm free school là 'trường dự án' (studio school), cấp trung học, gắn với ngành nghề cụ thể, cách học dựa trên dự án (project-based learning). Lấy cảm hứng từ các xưởng thợ châu Âu thời Phục Hưng, studio school có thể chuyên về kiến trúc, tạo hình, âm nhạc, công nghệ kỹ thuật số, và có môi trường gần như công xưởng, văn phòng, studio thiết kế. Trường đạo (faith school): Các giáo hội ở Anh theo truyền thống đều đã có trường học theo tiêu chuẩn luân lý, đạo đức của họ. Nhiều nhất là trường Anh giáo (Church of England), Công giáo La Mã (Roman-Catholic), Do Thái giáo, và gần đây có cả Hồi giáo. Gọi là trường theo tín ngưỡng (faith school), nhưng ngoài phần cầu nguyện, học luân lý, tôn giáo, các bộ môn học khác vẫn do Bộ Giáo dục quyết định. Đã có trường hợp trường bị phạt vì vi phạm chính sách. Ngoài ra, có điều mà người Việt Nam có thể cho là lạ, là các faith school cũng nhận trẻ em theo đạo khác để mở rộng tính bao dung, hiểu biết về tôn giáo. Bởi vậy, việc nhận một vài phần trăm trẻ em Hồi giáo, Ấn giáo và đạo Sikh vào trường Công giáo La Mã hay Anh giáo là rất bình thường. Các em theo đạo khác không phải tham gia giờ cầu nguyện chung nhưng phần học còn lại thì hoàn toàn giống với đa số các bạn. Trường theo dạng học viện (academy): Đây là dạng trường tư hoạt động theo quy chế từ thiện, không được thu phí, và theo giáo trình độc lập. Một số trường công bình thường hoặc grammar school được đổi thành academy, theo chính sách từ thời Thủ tướng Tony Blair (2002), tăng tính tự chủ cho trường. Tuy nhiên đến nay, theo báo The Guardian (07/2018), cuộc thử nghiệm nhằm lập ra vài trăm academy trên toàn xứ Anh (England) đang gặp vấn đề. Một số hội phụ huynh học sinh chống lại việc academy có quyền tự chủ tài chính đã chỉ bỏ tiền thuê hiệu trưởng lương cao mà bỏ bê quyền lợi học sinh, giáo viên. Các trường tư (private school): Trường tư khác với trường công ở chỗ học sinh phải đóng học phí nhưng đổi lại thì trường hoàn toàn tự chủ về tài chính, cách học, cách dạy. Trường tư nội trú (boarding school) nuôi ăn ở cả tuần, hiện thu phí từ 14-34 nghìn bảng Anh một năm, dành cho giới nhà giàu ở Anh. Gần đây, các trường này cũng thu hút ngày càng nhiều con cái giới có tiền ở Trung Quốc, châu Á và Trung Đông. Một số trường nổi tiếng như Eton, Harrow, Bedford, Charterhouse đều có lịch sử hàng trăm năm. Giống như trường grammar, các boarding school cũng chia theo giới tính thành trường nữ, trường nam hoặc pha trộn (co-ed boarding school). Nữ sinh trường tư Fettes College ở Edinburgh, Scotland. Đây là trường có cả học sinh nam và nữ, dạng 'co-ed day and boarding school' Trường tư cũng có loại bán trú (private day boarding), nơi học sinh đến học nhưng tối thì về nhà, giá tất nhiên là rẻ hơn nội trú. Có chừng 7% số học sinh ở Anh học các tường tư thu học phí. Dạy học thu phí còn là một ngành kinh tế lớn của Anh, đã đóng góp vào GPD chừng 9,5 tỷ bảng năm 2014, theo Oxford Economics. Điều thú vị là một báo cáo của chính phủ đã nêu ra con số này để nói rằng "tiền các trường tư đóng góp cho kinh tế nhiều hơn thành phố Liverpool và đài BBC". Rất ít dùng cần sách giáo khoa Điều khiến Anh khác biệt với thế giới là trường công không bắt buộc dùng sách giáo khoa (textbooks). Nói chính xác hơn thì tính đến giai đoạn 2013-15, chỉ 8-10% học sinh cấp 2 ở Anh đôi khi được giáo viên dùng sách giáo khoa toán lý hóa như hướng dẫn (guide). Sách giáo khoa từng có mặt trong trường học Anh ở dạng 'tài liệu tham khảo' nhưng đã trở nên lỗi mốt và số lượng bán ra giảm đi. Cách học thuộc lòng, học sinh ghi chép từ bảng đen phấn trắng có từ thời Victoria (Thế kỷ 19), và nghe nói vẫn còn ở Ấn Độ nhưng không còn ở Anh. Không có sách giáo khoa thì học sinh Anh dùng gì? Các trường, căn cứ vào tiêu chuẩn chung của cả nước thỏa thuận với Bộ Giáo dục, tự soạn các dạng 'e-reader' hoặc cấp iPad cho học sinh. Trong chương trình chung, học sinh Anh dựa vào các nhóm đề tài, gọi là Key Stage, có các nội dung học, tên sách đọc trên mạng Resources. Giáo viên thì dùng Teacher Resources và học sinh dùng worksheet để làm bài. Trong lớp học đôi khi học sinh và giáo viên cũng cần in nội dung ra giấy nhưng đa số tài liệu chỉ có ở dạng digital. Thầy cô chấm điểm cho học sinh cũng qua iPad, hoặc laptop. Điều này không có nghĩa là khối lượng sách cần đọc cho học sinh Anh là nhỏ. Các cấp đều có danh sách sách cần đọc (reading list) rất phong phú, nhất là môn tiếng Anh, các môn lịch sử, địa lý. Ví dụ, các tiểu thuyết, truyện ngắn của Jack London, Jane Eyre mà Việt Nam dịch cho người lớn thì ở Anh học sinh lớp 7 đã đọc. Nhưng gần như mọi sách đọc và sách làm bài tập đều có ở thư viện trường. Chúng ta nên nhớ luật ở Anh ghi rõ trường công là trường dạy miễn phí nên trường không thể bắt buộc cha mẹ học sinh bỏ tiền ra mua sách giáo khoa. Hiệu sách vẫn bán sách nếu ai cần mua thêm khi chọn đi sâu vào chủ đề môn học. Tất nhiên, sách giáo khoa ở Anh vẫn, nhất là các loại cho năm cuối cấp hai, chuẩn bị cho các kỳ thi. Sách bán công khai khắp nơi nhưng việc mua và dùng là không bắt buộc và mọi nội dung cho kỳ khi GCSE đều có trên mạng miễn phí. Từ 2015-17 có cuộc tranh luận ở Anh nói liệu có cần đem sách giáo khoa trở lại lớp học hay là không. Hồi đó, Bộ trưởng Giáo dục Lizz Truss (sinh năm 1975) muốn học sinh Anh dùng lại sách giáo khoa toán như ở Đức, Hàn Quốc. Nhưng ý kiến của bà Truss bị chính bà Katherine Mathieson, chủ tịch Hội Khoa học Anh (British Science Association) bác bỏ. Bà Mathieson ví dạy học như đá bóng - không ai đọc sách giáo khoa để biết cách đá bóng ra sao, mà cứ chạy ra sân, vừa học vừa đá. Bà không chấp nhận kiểu học thuộc lòng các con số và công thức ghi trong sách, mà muốn tiếp tục mô hình dạy các môn khoa học ngay trong phòng thí nghiệm. Vì thế, sách giáo vẫn khó quay lại 'tràn ngập' lớp học Anh. Theo một điều tra dư luận gần đây của YouGov (09/2017) thì chỉ có 8% giáo viên ở Anh đồng ý là họ sẽ cố gắng đưa sách giáo khoa vào lớp tính đến năm 2020. Xem thêm về giáo dục: Gian lận điểm, nỗi xấu hổ giáo dục Việt Nam Giáo dục tại nhà qua ví dụ nước Anh Nội các Trần Trọng Kim: 5 thành tựu trong 4 tháng Về vụ Bộ trưởng Nhạ bị tố cáo 'đạo văn'
Tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức đã tuyệt thực 30 ngày, gia đình tuyên bố vẫn bặt tin, trong khi người ủng hộ nói họ tiếp sức tuyệt thực để kêu gọi thả tự do cho ông.
Lo lắng về ông Trần Huỳnh Duy Thức 'tuyệt thực trong tù'
Trong tù, ông Trần Huỳnh Duy Thức từng viết rằng 'đấu tranh này là trận cuối cùng' "Anh Thức đã tuyệt thực được 30 ngày. Đến hôm nay gia đình vẫn chưa nhận được tin gì về anh từ trại giam," ông Trần Huỳnh Duy Tân, em trai ông Trần Huỳnh Duy Thức nói với BBC ngày 12/9. Ông Tân cũng nói gia đình hi vọng ông Thức giữ lời hứa rằng ông 'sẽ không sao', và sẽ chịu đựng được cho tới khi gia đình tới thăm vào ngày 15/9. Hôm 9/9, gia đình ông Thức đã có thư khẩn gửi các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, các đại sứ quán và các tổ chức quốc tế về nguy cơ với tính mạng của ông. Lúc đó ông Thức đã tuyệt thực 27 ngày. Thư có đoạn: "Điều này là quá sức chịu đựng của một cơ thể thông thường. Và như vậy, tính mạng của con tôi có thể bị cướp bất cứ lúc nào." Trần Huỳnh Duy Thức và thư viết từ nhà tù 'Hi vọng Trần Huỳnh Duy Thức sẽ được ân xá' HRW: VN 'leo thang bạo lực với giới hoạt động' Qua thư, gia đình ông Thức đưa ra hai yêu cầu: trại giam cho biết ngay lập tức tình trạng của ông Thức và cho ông gọi điện về gia đình; các cơ quan pháp luật xem xét ngay yêu cầu của ông Thức [về việc được trả tự do] và trả lời ngay theo quy định của pháp luật. Có lời kêu gọi cộng đồng mạng cầu nguyện và tuyệt thực một ngày để ủng hộ ông Trần Huỳnh Duy Thức Gia đình ông Thức cũng kêu gọi các tổ chức quốc tế quan tâm tới trường hợp của ông - "về khát vọng một Việt Nam dân chủ và thịnh vượng", để "cùng lên tiếng giữ tính mạng của ông". Lần gần đây nhất gia đình ông Thức thăm ông trong tù là hôm 31/8. Ông Tân nói trong buổi gặp kéo dài 40 phút, ông Thức cho biết đã sụt hơn 4kg. Ông Thức cũng từ chối không nhận khẩu phần ăn của trại giam và của nhà gửi vào. "Anh Thức trông yếu và ốm đi nhiều, da mặt xạm đen," ông Tân nói. "Nhưng anh vẫn động viên gia đình và nói "Anh không sao." "Lý do anh Thức tiếp tục tuyệt thực là yêu cầu nhà nước phải thượng tôn pháp luật, trả tự do cho anh theo Bộ luật Hình sự sửa đổi. Nếu sử dụng hình thức đặc xá thì chưa phải là công lý." 'Bị cô lập' Ông Tân cho hay được ông Thức thông báo về việc giám thị trại giam là ông Trần Bá Toan ra văn bản số 224 với nhiều quy định mới, trong đó có việc thư tố cáo khiếu nại của tù nhân phải gửi cho cán bộ trại kiểm tra trước, không được viết thư gửi lãnh đạo nhà nước, không được gửi các sáng tác văn, thơ, nhạc về nhà. "Văn bản này mục đích để nhắm vào cá nhân anh Thức, nhằm cách ly và cô lập anh," ông Tân cáo buộc. Từ Hoa Kỳ, cựu tù nhân chính trị Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày), người từng có kinh nghiệm tuyệt thực trong tù, cho BBC hay: "Tôi từng ở trại giam số 6 Nghệ An, từng tuyệt thực, nên tôi hiểu những khó khăn mà Thức phải chiu đựng." "Thức vừa tuyệt thực mấy ngày thì trại giam số 6 đã chuyển 4 người đang ở cùng anh ấy sang phân trại K2 cách đó khoảng 2 km, nhằm cách ly những anh em này khỏi anh Thức và cô lập thông tin của anh ấy." "Trong bốn người bị chuyển đi có anh Trương Minh Đức mới vào trại 6. Anh Đức có vợ lên thăm hàng tháng nên có thể đưa tin giúp anh Thức." "Cho nên Thức đang bị cô lập và biệt giam tại một buồng giam có camera kiểm soát. Phòng số 5, phân trại K1, Trại giam số 6 ở xã Hạnh Lâm, Huyện Thanh Chương Nghệ An." Ông Hải cũng cho hay lần ông tuyệt thực lâu nhất là 33 ngày. Do có kinh nghiệm từ nhiều lần tuyệt thực, ông giữ được tỉnh táo nhưng đến giai đoạn 30 ngày thì hay chóng mặt và ù tai, thở cạn. Giáo xứ Song Ngọc, Vinh, Nghệ An cầu nguyện cho ông Trần Huỳnh Duy Thức Một nhóm tăng sĩ Phật Giáo đồng hành tuyệt thực cùng ông Trần Huỳnh Duy Thức 'Tuyệt thực cùng THDT' Hồi đầu tháng Chín, gia đình và những người ủng hộ ông Trần Huỳnh Duy Thức đã tung ra chiến dịch kêu gọi trả tự do cho ông. Chiến dịch này được nhiều người tham gia. Nhiều Facebooker đồng loạt sử dụng hình đại diện là hình ảnh ông Thức. Nhiều người công khai tuyên bố tuyệt thực một ngày để đồng hành cùng ông. Cộng đồng mạng cũng kêu gọi cầu nguyện cho ông ở nhiều địa điểm trong và ngoài nước. Luật sư Lê Công Định chia sẻ trên trang cá nhân hôm 11/9: "Buổi thắp nến cầu nguyện cho sức khoẻ và bình an của anh Trần Huỳnh Duy Thức đêm nay trên khắp các miền đất nước và hải ngoại đã thành công một cách đầy cảm động, bất kể những nỗ lực ngăn chặn, quấy phá và cả ganh ghét. Sự đồng lòng đêm nay cho thấy niềm tin và hy vọng của người dân Việt Nam không chỉ gửi vào anh Thức, mà còn cho tương lai dân tộc này." Giáo dân giáo xứ Song Ngọc, Mỹ Khánh tại Nghệ An, cùng cộng đồng giáo dân ở Sài Gòn và Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cùng tổ chức cầu an cho ông và những người trong lao tù.Nhiều biểu ngữ khác nhau được sự dụng, gồm: "Anh thực sự là nguyên khí quốc gia", "Anh là niềm hi vọng của dân tộc Việt Nam', "Anh phải sống". Nhà hoạt động Lê Văn Sơn viết trên Facebook cá nhân: "Chúng tôi đồng hành, ủng hộ và tiếp bước cùng với Trần Huỳnh Duy Thức là cho chính chúng tôi, tương lai con cháu và cho sự trường tồn của dân tộc này." Cựu tù nhân chính trị Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày) đăng trên Facebook cá nhân hình ảnh ông và những người ủng hộ ông Thức cầm biểu ngữ "Tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức" tại trụ sở Tổ chức Ân xá Quốc tế tại New York. Nhóm người Việt ở Úc kêu gọi Việt Nam trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức trước tiền đình quốc hội tại Canberra Đây không phải là lần đầu ông Thức dùng hình thức tuyệt thực để phản đối những chính sách ông cho là bất công, đồng thời yêu cầu 'thượng tôn pháp luật'. Gia đình ông Thức cho BBC hay ông từng tuyệt thực lần đầu tiên 15 ngày năm 2016. "Thời điểm đó, Quốc Hội Việt Nam đang thông qua Hiến pháp mới. Anh Thức tuyên bố tuyệt thực vô thời thạn để yêu cầu nhà nước trả lại quyền tự quyết cho dân," ông Tân nói với BBC. Sau khi có sự vận động của gia đình và những người ủng hộ, ông Thức dừng tuyệt thực ở ngày thứ 15. "Lúc chia tay gia đình để quay lại phòng giam, anh Thức quay lại, giơ nắm tay lên và nói: "Đấu tranh này là trận cuối cùng". Anh muốn gửi thông điệp rằng anh sẽ cương quyết đi theo con đường đấu tranh cho công lý của Việt Nam," ông Tân thuật lại với BBC. Trần Huỳnh Duy Thức là ai? Ông Trần Huỳnh Duy Thức, 56 tuổi, là một kỹ sư và doanh nhân theo đạo Phật, sống tại TP Hồ Chí Minh, theo hồ sơ của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ông sáng lập ra EIS, một công ty chuyên về cung cấp dịch vụ internet cho điện thoại di động ở Việt Nam có chi nhánh ở Singapore và Mỹ. Ông sau đó trở thành một nhà hoạt động và tập trung vào việc viết blog về tình hình chính trị xã hội ở Việt Nam và góp ý cho chính phủ về các hướng cải cách. Ông cũng thành lập phong trào Con Đường Việt Nam, một tổ chức nhằm cổ xúy các giá trị của nhân quyền và dân chủ. Năm 2009, ông Thức bị án tù 16 năm với tội danh "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".
Linh mục Nguyễn Văn Lý, theo dự kiến, sẽ sớm bị đưa ra xét xử với tội danh mà nhà chức trách trước đó nói là “lưu hành các tài liệu có nội dung chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam.”
'Linh mục có quyền nói về chính trị'
Từ Nhà thờ Dòng chúa Cứu Thế từ Tp HCM Linh mục Chân Tín từ TP HCM trả lời phỏng vấn của . BBC Việt Ngữ. Linh mục Chân Tín: Trước đây Cha Lý, sau khi ở tù về, đã bị nhà nước quản chế tại gia. Theo tôi đó là luật rừng, vì quản chế tại gia cũng là hình thức đi tù. Mà trong khi đi tù thì còn phải ra tòa, có lý do, tranh tụng đàng hoàng. Lần này, thay vì quản chế giống như trước, họ đưa Cha Lý ra tòa. Họ muốn cho mấy năm tù cũng được. Ra tòa cũng chỉ để hợp thức hóa việc kiểm soát không cho Cha Lý đi chỗ này chỗ kia. BBC: Có ý kiến cho rằng Linh mục Nguyễn Văn Lý đã đi quá xa vào địa hạt chính trị và vì thế mới bị nhà chức trách phản ứng quyết liệt hơn so với nhiều người khác. Cha nghĩ thế nào về quan hệ giữa tôn giáo và chính trị? Những nhân vật tôn giáo có nên làm chính trị không? Người linh mục phải có tư tưởng, ý kiến về vấn đề chính trị. Hồi tôi bị quản chế ba năm ở Cần Giờ cũng vậy, họ bảo linh mục không được nói chính trị. Đâu có phải. Không làm chính trị theo cái nghĩa là không vào đảng nào. Nhưng nếu linh mục có ý kiến về vấn đề chính trị, thì có quyền và có bổn phận bày tỏ. Có hai khía cạnh của vấn đề. Một là có quyền nói về chính trị; hai là cấm gia nhập đảng chính trị, cái đó thì cấm. BBC:Linh mục Nguyễn Văn Lý bị phía công an cáo buộc đã tham gia sáng lập đảng Thăng Tiến. Ý kiến của Cha thế nào? Linh mục không vào đảng, nhưng có thể giúp người ta lập đảng. Hai điều ấy khác nhau. BBC:Vậy Cha nghĩ gì trước luận điểm rằng bây giờ theo đạo dễ lắm, việc mở chùa, đi nhà thờ cũng dễ dàng. Đấy có phải là tự do tôn giáo không? Nhiều người thấy bây giờ chuyện đi chùa, đi nhà thờ, hành hương đến Thánh thất Cao Đài…rất dễ. Nhưng đó là cái bề ngoài, còn bên trong, nhà nước có để cho Giáo hội tự do hoạt động không, hay là can thiệp vào đó? Thay đổi nhân sự, đào tạo linh mục, tu sĩ – nhà nước luôn can thiệp vào đó. Một anh sinh viên vào Đại chủng viện chẳng hạn, trước khi vào là phải làm việc với công an, nghe dặn dò, áp lực rất là nặng. Họ luôn kìm kẹp, chen lấn vào công việc nội bộ của Giáo hội. ------------------------------------------------ Nguyen Xuan Son, Hà nội, Việt namTôi đọc báo trên Vietnam net thì thấy chính quyền VN đang mở một chiến dịch tuyên truyền rất lớn để đàn áp phong trào dân chủ non trẻ của VN. Chắc chắn đợt này sẽ có nhiều máu, và nước mắt. Tôi chỉ cầu trời che trở cho những con người dũng cảm đó. Hy vọng đồng bào trong và ngoài nước, nhất là quốc tế hãy ủng hộ cho họ. Hãy lên án hành động độc tài của chính quyền Việt Nam. Một thính giảÔng Lý đã từng được hưởng lượng khoan hồng đặc xá của Nhà nước, đã không biết điều để tu chí hoàn lương, lại chứng nào tật ấy, phạm tội ngày càng nghiêm trọng, rất mong Nhà nước xử thật nghiêm để ông ta có thêm cơ hội cải tạo tiến bộ; có người bức xúc, đặt câu hỏi tại sao chính quyền cứ để ông Lý làm phiền nhân dân, làm phiền giáo hội mãi? Thay vì lời nguyện cầu bình yên cho người dưới thế, ông Lý đã quay lưng lại cộng đồng. Phải chăng do mặc cảm, do tuyệt vọng cá nhân mà tự mình đi ngược lại khát vọng độc lập, tự do của cả một dân tộc. đồ phản quốc như ông ta là đáng tội. nếu tôi có quyền thì tôi không bỏ bù mà tôi sẵn sàng bắn bỏ chứ không khoan hồng như Đảng của tôi nữa. Một người Việt Nam ở nước ngoài P.V, Đà Nẵng, Việt NamÔng Chân Tín nói không logic. Một đứa trẻ lên ba cũng hiểu rằng, muốn thực hiện một việc gì đó, không nhất thiết phải trực tiếp nhúng tay vẫn có thể làm được. Đối với người lớn, việc đó có thể là thành lập mập một đảng chẳng hạn. Cho dù ông Lý không trực tiếp làm đi chăng nữa, thì sự "hiệt tình" của ông ta đã lột tả tham vọng trong lòng ông ta. Vậy, trực tiếp hay không trực tiếp có khác chi nhau, nếu nó cùng bày tỏ tham vọng, là cái đích đến sau cùng? Và, bảo vệ tham vọng của người khác thì khác chi bảo vệ tham vọng ẩn sâu hơn trong chính bản thân mình? Nguyễn Huy, Hà nội, Việt nam Tưởng là ai, hóa ra "linh mục" Chân Tín cũng đã từng bị quản chế 3 năm. "người linh mục phải có lý tưởng" Tôi xin hỏi các ông ấy rằng lý tưởng của các ông là gì? Là ngồi đó nghĩ ra Đảng này, phái nọ để đi ngược lại với quần chúng chứ không phải lo cho con chiên của mình? Thế thì các ông hãy bỏ cái áo đội lốt của mình ra đi rồi hãy nói tới chính trị. Tôi thấy việc chính quyền quản chế, bắt giam là đúng vì những suy nghĩ sai của những vị này sẽ không chỉ dẫn đến hành động sai trái của chính họ mà còn tác động đến rất nhiều người khác. Dù sao họ cũng có các mác là "linh mục" mà. Vinh Nghiem, Hà nội, Việt namThôi đi ông Chân Tín oi,ông hãy yên ổn với bổn phận phục sự Chúa đi,đừng có dại miệng để rồi lại như N.V.Lý mà thôi.Chuẩn bị tới đây,Công an se tiến hành truy quét những tổ chức phản động đang manh nha,ông không cẩn thận là bị tóm cổ đấy.Tôi nghĩ ông nên xem lại những lời nói của mình,không logich đâu,không phải vào Đảng mới là làm chính trị ônh nhé,giúp người khác lập Đảng là làm chính trị rồi đấy,ông mà làm thì có mà tù mọt gông ông a. Bản thân tôi là người sinh ra sau chiến tranh,nhưng cũng từng trải qua từng giai đoạn của lịch sử nước nhà,khó khăn,thịch vượng đều đã biết rồi.Vậy tôi cũng đủ nhận bíêt đâu là Chân Thật và đâu là Chân Giả rồi ông Chân Tín ạ. Sống mà không có mục đích,hay lười nhác mà mơ màng cuộc sống sung túc thì theo mấy thằng Việt Gian ông nhé. Chúc ông mạnh khoẻ và nên ít nói thôi ông nhé. Lê văn LịchTôi cho rằng nhà tu chỉ có quyền nói đến cái xấu, cái ác của đế quốc, của phường đầu trộm đuôi cướp, của Satan, của quỷ dữ, để răn bảo tín đồ trong chủ trương đạo đức, chứ nhà tu mà lại bươi móc cả tội ác,sai quấy của những người thương dân, yêu nước, tức là lấn cấn vào việc chính trị, không thể nào chối cãi với luật nhà nước được. Chỉ những người còn vướng mắc tình cảm bè phái lăng nhăng, lòng tham, lòng dối trá còn nhiều thì mới hay tranh giành chính trị. Khó một điều là ở nước mình bây giờ làm dân đi tu mà dây dưa đến chính trị thì bị nhà nước coi là phản giáo lý, ra làm dân thường mà vướng vào chính trị thì bị nhà nước coi là phản chế độ, chạy đâu cũng không tránh khỏi tội ở tù. Minh Duc, Montreal, CanadalSo sánh sự trình bày của linh mục Chân Tín và linh mục Peter Hansen thì linh mục Chân Tín hiểu rõ tình trạng của linh mục Nguyễn Văn Lý hơn linh mục Peter Hansen và hiểu rõ tình trạng tôn giáo tại Việt Nam hơn. Jacky Lee, TP Hồ Chí Minh, Việt namLinh mục Chân Tín nói: "bị nhà nước quản chế tại gia. Theo tôi đó là luật rừng, vì quản chế tại gia cũng là hình thức đi tù" theo tôi nói như thế thì linh mục Chân Tính mới đúng là người rừng(chắc chua được ở tù nên chưa biết)chẵng biết thế nào là luật. nếu muốn nói hay làm chính trị thì nên ra khỏi giáo hội vì làm sấu đi hình ảnh tốt đẹp của người theo đạo chính thống. lợi dụng tôn giáo(môi trường dẽ tuyên truyền, lôi kéo...), để làm chính trị là không đúng. Minh ManGửi BBC và quý vị! Tôi là dân thường. Tôi cảm thấy mệt mỏi với mấy vị Linh Mục này quá. LM Chân Tín nên làm theo phận mình đã chọn, sao cứ ham hư danh mà cứ đá lộn sân? LM Lý thì khỏi phải nói: Tham vọng chính trị mù quáng, không những đá lộn sân mà sút phản lưới nhà Chúa. BBC thì cũng cố tình cổ suý cho những nhận thức sai lệch, quá chủ quan và đầy định kiến của mình. Tiếc thay.
Nghẽn nhân lực khu vực công là nghiêm trọng. Phẩm chất và năng lực quan chức thường được che đậy bởi các quy định của tổ chức và sự thích nghi của cá nhân họ.
Việt Nam: Nghị trường đang bộc lộ năng lực quan chức
Năm chủ tịch quốc hội Việt Nam chụp ảnh lưu niệm hôm 21/10 Chính họ tạo ra cơ chế, và rồi trở thành 'nạn nhân' của nó. Trong chiến dịch chống tham nhũng họ biết 'giấu mình chờ thời'. Tình trạng 'trên nóng dưới lạnh' phản ánh 'sự ứng phó' của quan chức với cơ chế. Nguyên nhân chủ yếu là thể chế không kịp thay đổi để thích ứng với quá trình chuyển đổi sang thị trường. Tuy nhiên, có những tình huống, như trên nghị trường, quan chức đã bộc lộ phẩm chất và năng lực quan chức bởi họ đã không thể che giấu được con người thật. Để nâng cao chất lượng quan chức, cải cách tổ chức, bộ máy hành chính trở nên cấp bách, song trước hết phải thay đổi tư duy. 'Xin lỗi' ngày càng nhiều hơn Các quan chức 'xin lỗi' ngày càng nhiều hơn trên nghị trường. Trong một kỳ họp Quốc hội thường chọn 4 vị bộ trưởng đăng đàn trong các phiên chất vấn và trả lời chất vấn, và trong quá trình đó có thêm một vài vị bộ trưởng liên quan hoặc các phó thủ tướng phụ trách lĩnh vực 'làm rõ' thêm các vấn đề… Trong phiên chất vấn ngày 7/11/2019 tại Kỳ họp 8 Quốc hội khoá XIV có vị đại biểu QH 'đếm' số lần 'xin lỗi' của vị Bộ trưởng Nội vụ là 5 lần… Lời xin lỗi của quan chức là cực kỳ hiếm hoi và khó khăn, đặc biệt với dân chúng, nếu có thì chỉ từ tập thể đơn vị trực tiếp gây ra sự cố, và chỉ khi mọi việc đã rồi, hậu quả có thể nặng nề. Đơn cử, như sự cố ô nhiễm nước sạch ở Hà Nội vừa qua khiến cho hàng trăm nghìn cư dân khốn khổ vì nước ăn bị nhiễm dầu mỡ hàng tuần. Sau đó thủ phạm 'Công ty CP đầu tư nước sạch sông Đà' qua truyền thông gửi "lời xin lỗi và cầu mong được lượng thứ". Ông Chủ tịch thành phố phát biểu vô cảm: "Qua sự việc này, chúng tôi cũng nhận thức rõ trách nhiệm và trong thời gian tới TP sẽ có cuộc họp để rút kinh nghiệm". Xin lỗi là một phẩm chất cá nhân tốt đẹp, thể hiện bản lĩnh dám nhìn vào sự thật, tôn trọng những người chịu ảnh hưởng bởi hậu quả có liên quan đến trách nhiệm hay hành vi gây nên. Tuy nhiên, đối với hành vi xin lỗi của quan chức có nhiều nghĩa hơn thế. Họ ít khi 'áy náy' về nhân cách bởi vì họ được cơ chế 'bảo lãnh' về quyền và lợi. Trên nghị trường các quan chức nhận trách nhiệm về hành vi của mình thường dễ được các đại biểu QH cảm thông và tha thứ. Cả quan chức chính phủ và đại biểu QH đều thuộc hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản. Trong hệ thống chính trị dựa trên nền tảng chủ nghĩa tập thể, coi chế độ như một tổng thể và luôn quan trọng hơn những cá nhân cán bộ đảng viên cấu thành nó. Các quan chức và đại biểu QH cần phải tuân theo các nguyên tắc tổ chức của Đảng và cách tiếp cận tập thể, thứ bậc trong hành vi ứng xử. Họ thấu hiểu điều đó và cố né những phát biểu mang tính cá nhân, nếu không sẽ bị coi là vị kỷ hay chủ nghĩa cá nhân và sẽ khó tránh bị kỷ luật bởi quyền lực nhân danh 'lợi ích chung' hay lợi ích tập thể'. Bởi vậy, họ che giấu được con người thật. Quốc hội Việt Nam được trang bị đầy đủ thiết bị để làm việc Miễn nhiễm 'văn hoá từ chức' Không hoặc không thể công khai nhận xét về năng lực của quan chức chính phủ trên nghị trường Quốc hội, gần đây xuất hiện ý kiến về 'văn hoá từ chức'. Từ chức là việc rời bỏ chức vụ của cá nhân quan chức trước khi hết nhiệm kỳ. Đó là quyết định tự động hay do áp lực nào đó từ bên ngoài do mức độ không hoàn thành chức trách gây hậu quả, sự cố mà quan chức đó trực tiếp hoặc gián tiếp có liên quan. Văn hóa từ chức là một văn hoá chính trị phổ biến ở các nước châu Âu, ảnh hưởng tới các nước đang phát triển với quan niệm đó là hành vi "đúng đắn cùng lương tri". Văn hoá từ chức có thể được tiếp nhận ở các chế độ dựa trên chủ nghĩa cá nhân, trong đó trách nhiệm về hành vi của quan chức được nhìn nhận, nhưng không được thừa nhận bởi chế độ chính trị với nền tảng chủ nghĩa tập thể. Trong thời kỳ chế độ tập trung, bao cấp với hình thức phân biệt đối xử giữa tập thể, như nhà nước hay biên chế và cá nhân, như cá thể hay 'làm ngoài', thậm chí chia dân chúng thành 'chúng ta' và 'chúng nó'. Chia sẻ về văn hoá từ chức có đại biểu QH từng nói: "Thời nào cũng vậy, quan chức gắn với trách nhiệm. Có người chức càng to thì hy sinh càng lớn, đứng mũi chịu sào nhưng bây giờ quan chức trong thời đại này có hai mặt: Có quyền hành và quyền lợi. Điều này, ngăn cản quan chức trong quyết định có từ chức hay không từ chức. Hiện nay, họ luôn dựa vào, họ nằm trong một tổ chức họ chỉ tuân thủ quyết định của tổ chức mà thôi". Phát ngôn này từ hơn 5 năm trước, năm 2014, nhưng đến nay vẫn đúng. Bản chất chế độ chính trị hiện hành tạo ra sự miễn nhiễm 'văn hoá từ chức' đối với quan chức, bởi vì công tác cán bộ là công việc nội bộ của Đảng CS mang tính nguyên tắc mà mọi đảng viên, lãnh đạo phải tuân thủ. Ngoài ra, cơ chế hiện hành tạo ra một bộ máy quan chức đặc quyền đặc lợi. Từ đó một hành lang răn đe cho hành vi 'bất tuân' được thiết lập. Nếu vị quan chức nào đó 'có gan' từ chức thì sự nghiệp chính trị của ông ta coi như kết thúc. Ngoài ra, ông ta không những mất đi đặc lợi cho bản thân và gia đình, mà còn có thể chịu rủi ro về đạo đức. Đường hướng phát triển Việt Nam đang cần sự sáng suốt của đội ngũ cán bộ 'Che giấu năng lực yếu kém' Quan chức 'xin lỗi', 'xin nhận trách nhiệm' khi những thiếu xót và hậu quả là rõ ràng. Tuy nhiên, trước những câu hỏi khó, vấn đề mới hay 'nhạy cảm' được đại biểu QH nêu lên, thì cách ứng xử tốt nhất của quan chức trên nghị trường là 'xin lĩnh hội'. Nó có thể giúp che đậy năng lực yếu kém. Thể chế chính trị không tương thích với sự chuyển đổi nền kinh tế sang thị trường. Thái độ của nhiều quan chức là 'vừa muốn nhưng lại vừa sợ' thị trường. Họ muốn bởi vì thị trường sẽ là công cụ tăng trưởng kinh tế, tạo thêm đặc lợi cho vị trí quyền lực. Họ sợ vì những tác động phụ, không mong muốn có thể tuột khỏi tầm kiểm soát, tạo nguy cơ sụp đổ chế độ tạo ra đặc quyền đặc lợi cho họ. Thái độ 'nước đôi' như trên là do nhận thức và diễn giải sai lệch về thị trường. Thí dụ, khái niệm 'nền thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa' được giải thích một cách nguỵ biện làm hạn chế về thái độ và hành động của quan chức. Bất kỳ chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa xã hội đều là phương tiện đạt mục đích thịnh vượng của đất nước và người dân. Xã hội tư bản chủ nghĩa với kinh tế thị trường có nền tảng là chủ nghĩa cá nhân, vốn coi động cơ cá nhân là cơ sở của mọi hoạt động xã hội. Phương thức này đang thắng thế. Trái lại, xã hội chủ nghĩa được thiết lập bằng cách mạng bạo lực, nền kinh tế tập trung dựa trên chủ nghĩa tập thể đã sụp đổ ở Đông Âu. Việt Nam chọn cách duy trì chế độ đảng toàn trị tiến hành chuyển đổi nền kinh tế sang thị trường 'định hướng xã hội chủ nghĩa'. Đặc trưng này thách thức năng lực của bất kỳ quan chức nào. Theo quan sát của tôi, trong nhiều phiên chất vấn trên nghị trường các đời bộ trưởng Bộ Nội vụ đều không thể hoặc không giải thích sự tác động của việc chuyển đổi kinh tế sang thị trường đến tổ chức, bộ máy và chính sách nhân lực khu vực công một cách rõ ràng, thuyết phục, cụ thể, câu hỏi như công cụ thị trường để tinh giản biên chế là gì và sử dụng như thế nào trong các bản giải trình trước Quốc hội. 'Thay đổi tư duy cải cách' Đảng CS xác định nghẽn nhân lực làm đất nước tụt hậu. Nghẽn nhân lực khu vực công, đặc biệt trong hệ thống chính trị, là trở ngại chính cho cải cách chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Tình trạng 'trên nóng dưới lạnh' khiến Đảng phải hành động để 'giải toả' điểm nghẽn này, mà trước hết là thay đổi tư duy cải cách. Bị níu kéo bởi ý thức hệ CNXH giáo điều, quan niệm rằng tinh giản bộ máy và nhân sự như 'tự lấy đá ghè chân mình' khiến cho nhân lực khu vực công vẫn có xu hướng phình to, hiệu quả công việc thấp và các biểu hiện tiêu cực của quan chức đặc quyền đặc lợi. Không ai phủ nhận việc nhà nước phải bảo vệ người dân từ ngoại xâm, từ tội phạm ở trong nước, vì vậy cần phải có cảnh sát, tòa án và những dịch vụ công thiết yếu như phòng cháy nổ, cứu nạn… Tuy nhiên, thực tế từ các nước tiên tiến chỉ ra rằng khi bộ máy đảng, nhà nước phình to thì không chỉ phẩm chất và năng lực quan chức giảm đi, mà quyền tự do sẽ nhỏ hơn, cá nhân sẽ nhỏ hơn, lòng tốt và nhân cách con người cũng sẽ nhỏ đi. Cần tạo ra cơ chế sao cho nhà nước phải luôn là 'chỗ dựa cuối cùng' chứ không phải là 'chỗ dựa đầu tiên' mà nhân dân tìm đến khi 'có vấn đề' như hiện nay. Ngoài ra, khi nhà nước bành trướng, thì nạn tham nhũng, trục lợi và lợi ích nhóm sẽ tăng lên, bởi vì quyền lực chính trị có sức thu hút vô cùng mạnh, và nhiều người khi có quyền lực vô hạn và tiền bạc vô hạn sẽ lạm dụng những quyền lực, đúng ra, thuộc về nhân dân. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của PGS. TS Phạm Quý Thọ, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chính sách công, Học viện Chính sách & Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam.
Nữ H oàng Elizabeth II là nguyên thủ quốc gia của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, và người đứng đầu Giáo hội Anh giáo.
Những điều cần biết về Hoàng gia, Vương triều và Hoàng tộc Anh
Hiện nay, việc truyền ngôi trong tương lai với Ngai vàng Anh Quốc đã được sắp đặt như sau: Nữ hoàng Elizabeth II sẽ truyền cho Thái tử Charles, và tiếp đến Hoàng tử William và Hoàng tử bé George. Lên ngôi năm 1952 sau khi cha bà, vua George VI tạ thế, trở thành vị nữ vương thứ nhì của Vương quốc Anh, tính từ Nữ Hoàng Victoria (1819-1901). Hiện nay, bà còn là nguyên thủ quốc gia - chức vụ có tính nghi lễ - của 15 nước khác trên thế giới, thành viên của Khối Thịnh vượng chung - Commonwealth. Harry và Meghan: Hoàng gia Anh lên tiếng sau phỏng vấn 'chấn động' Vợ chồng Harry 'đau khổ' trong đời sống Hoàng Gia Anh Bà lấy vương hiệu là Elizabeth Đệ nhị, tiếp nối về phong cách vị nữ vương xa về trước, Elizabeth I (1533-1603), người đưa Anh thành cường quốc biển, và nổi tiếng bao dung tôn giáo. Sinh năm 1926, Elizabeth II đã 94 tuổi và "trị vì" qua nhiều đời thủ tướng, kể cả Winston Churchill, khi ông nắm chính phủ lần hai, từ 1951 tới 1955. Nguyên tắc chủ quyền tối cao, toàn diện và vĩnh viễn Về nguyên tắc, Nữ Hoàng Elizabeth là nguyên thủ quốc gia của Anh, nước có nền dân chủ nhưng lại duy trì hình thức tổ chức nhà nước theo chế độ quân chủ lập hiến. Công chúa Elizabeth kết hôn với Hoàng tử Philip vào năm 1947 Về hình thức, Nữ Hoàng Elizabeth là vị chủ thể của toàn bộ cơ chế quốc gia (sovereignty), là nguồn gốc của công lý (fount of justice), và chủ sở hữu của tất cả những gì trên nước Anh trừ những thứ được ghi rõ là thuộc cá nhân, chủ sở hữu khác. Dân Anh hay kể ra câu chuyện thú vị là cá heo, hươu rừng, thiên nga trên sông Thames là tài sản của Nữ Hoàng. William Người Chinh phục từ Pháp sang chiếm đảo Anh (chiếm làm sở hữu toàn bộ theo nghĩa đen) năm 1066 và lập ra Vương triều Anh (English Crown/Monarchy) mà Nữ Hoàng là người hiện giữ ngôi. Vì thế, bà tiếp tục là chủ trên danh nghĩa của rừng biển, đất đai, muông thú hoang trên khắp nước Anh và ai săn bắn, vi phạm sẽ vẫn bị xử theo luật từ thế kỷ 11. Nguyên tắc chủ quyền không chia sẻ và trên hết còn khiến Nữ Hoàng là người Anh duy nhất lái xe không cần bằng - bà làm chủ mọi đường xá công - hiểu theo nghĩa bóng. Nữ Hoàng công du không cần hộ chiếu vì bà là người cấp hộ chiếu cho thần dân. Mặt khác, là nguyên thủ quốc gia (head of state), bà vẫn chịu sự kiểm soát quyền lực của Quốc hội, theo các thỏa thuận từ nhiều thế kỷ trước. Bà ủy quyền, trao 'prerogative powers' cho chính phủ lo việc nước. Ngân sách quốc gia hàng năm đều phải do Nữ Hoàng trình bày trước Lưỡng Viện Quốc hội ở Điện Westminster, và khi Quốc hội thông qua thì mới thành luật. Nhưng ngân sách lại do chính phủ đương nhiệm soạn, nên nếu đảng Lao động cánh tả cầm quyền thì Nữ Hoàng sẽ trình bày ra một ngân sách thiên tả, còn nếu đảng Bảo thủ nắm quyền thì 'ngân sách' hay các luật bà ký qua cơ chế 'hoàng triều kim ấn' (Royal Assent) lại có màu sắc thiên hữu. Bà cũng là người bổ nhiệm - đúng ra là tấn phong - mọi chức vụ nhà nước. Ví dụ thủ tướng Anh có chức danh chính thức là First Lord of Treasury - Đệ nhất Đại thần Ngân khố. Trước đây, tổng tư lệnh quân lực là First Lord of the Admiralty - Đệ nhất Đô đốc Đại thần - vì Anh coi Hải quân Hoàng gia là quan trọng nhất cho việc kiểm soát đế chế. Các bộ ngành của Anh, kể cả Sở thuế, Cục chấp pháp nắm các nhà tù cũng luôn có chữ HM- Her Majesty's ở đầu, tức là về danh nghĩa đều làm việc nhờ Nữ Hoàng ủy nhiệm. Các chiến hạm Anh đều là HMS - Her Majesty's Ship. Đài BBC trên danh nghĩa cũng là do ông của bà, vua George V cho lập ra năm 1927 và nay vẫn vận hành theo Hiến chương Hoàng Gia (Royal Charter) được gia hạn 10 năm một. Bà cũng là người duy nhất có quyền ban phát mọi tước vị quý tộc ở Anh, các chức danh dự trong Hải Lục Không quân ở Anh và thu lại nếu muốn. Điều này có tính kỷ luật cao. Ngay cả cháu trai, Hoàng tử Harry, khi không còn ở Anh để làm các nhiệm vụ được giao thì Nữ Hoàng thu lại chức danh dự: Đại tướng (Captain General) của Thủy quân Lục chiến Hoàng gia. Họ tên, dòng tộc và các nguyên tắc giữ ngai vàng Chúng ta cần phân biệt Vương triều Anh (British Monarchy) có nguồn gốc từ các vua Ango-Saxon và được vua William định hình theo chế độ phong kiến kiểu Pháp từ 1066, với Hoàng tộc Windsor mới có từ thế kỷ 18, và Hoàng gia Anh (gia đình Nữ hoàng). Năm nay 94 tuổi, Elizabeth Alexandra Mary Windsor sinh tại Mayfair, London. Bà là trưởng nữ của Hoàng tử Albert, Công tước xứ York (sau lên ngôi vua) và Công nương Elizabeth Bowes-Lyon, con gái một dòng quý tộc Scotland. Về họ nội của Nữ Hoàng hiện nay, cha bà Albert là con của vua George V và là cháu nội của Nữ Hoàng Victoria. Dòng họ đó có gốc từ vua người Đức, George (1683-1760). Anh Quốc theo đạo Tin Lành nên khi không có người nối ngôi đã cần một vị vua cùng đạo và triều thần đã chọn ông, Công tước xứ Hanover, sang Anh lên ngai vàng. Đến thời Nữ Hoàng Victoria lại cưới ông hoàng Albert người Đức nữa, nên dòng máu Đức là chủ đạo cho tới gần đây. Năm 1901, dòng họ Saxe-Coburg và Gotha có quê ở Thuringia, Đức tiếp quản ngôi vua Anh thay dòng Hanover. Trong Thế Chiến I, vì thái độ bài Đức ở Anh lên cao, vua George V đã quyết định bỏ họ Saxe-Coburg và Gotha, lấy tên lâu đài Windsor ở phía Tây London làm họ. Đến Thế Chiến II, một lần nữa Anh đương đầu với Đức nên vị hôn thê Philip trước khi cưới công chúa Elizabeth đã bỏ họ Đức Schleswig-Holstein-Sonderburg-Glücksburg, lấy họ đằng ngoại Mountbatten. Chồng của Nữ Hoàng hiện nay, Philip vốn là hoàng tử Hy Lạp gốc Đức và Đan Mạch nhưng phải từ bỏ các tước vị quê cũ đó khi gia nhập Hoàng gia Anh. Nhưng công chúa Elizabeth không nhận họ chồng mà vẫn là Windsor, còn các con của ông bà lại có họ kép Mountbatten-Windsor. Cần phân biệt Hoàng tộc Windsor và Hoàng gia Anh. Hoàng tộc Anh là dòng họ Windsor gồm tất cả con cháu của vua George I, dòng trưởng, dòng thứ, ví dụ như Hoàng tử Michael of Kent và các anh chị em họ của Nữ hoàng Elizabeth II. Họ có thể được Nữ Hoàng mời, hoặc nhờ làm đại diện cho một số công việc nhưng không ăn lương của Hoàng gia và không thuộc nhóm VIP được an ninh Nhà nước Anh bảo vệ. Còn Hoàng gia hiện hành (Royal Family) là gia đình nhỏ, chỉ có Nữ Hoàng và chồng con, các cháu nội ngoại của bà. Anh Quốc gọi họ là 'working royals' - những thành viên đang làm việc, có lương tại Hoàng gia, một định chế Nhà nước. Sau khi lên ngôi, Elizabeth II phong cho chồng làm Công tước Edinburgh. Năm nay ông 99 tuổi và vừa phải vào bệnh viện phẫu thuật tim. Cưới nhau năm 1947, họ có bốn con: Thái tử Charles, Công chúa Anne, Hoàng tử Andrew và Hoàng tử Edward. Hoàng tử William sinh năm 1982 Vì nguyên tắc chỉ truyền thông cho trưởng nam (primogeniture), Thái tử Charles năm nay 72 tuổi là người sẽ lên làm vua khi Nữ Hoàng tạ thế. Con trai trưởng của Charles là William sẽ kế vị Charles, và con trai trưởng của William (George) sẽ đóng vai trò chờ kế vị đó. Các hoàng tử thứ đều bị đẩy xuống hàng xa hơn, kể cả các vị là chú ruột của William. Việc kế vị này đi kèm cả tước hoàng tử (prince), và gia sản nhiều triệu bảng nên hiện Thái tử Charles là chủ sở hữu của gia sản Duchy of Cornwall (53.000 hectares), và đang giao lại việc quản lý cho William. Các em của Thái tử Charles, cũng như em của Hoàng tử William là Harry không có quyền gì ở lãnh địa khổng lồ này hết. Họ thậm chí chỉ có các tước vị danh dự không kèm đất đai, điền sản. Ví dụ Andrew là Công tước xứ York nhưng không có mảnh đất nào ở York. Hoàng tử Edward là Bá tước Wessex nhưng quận Wessex là một đơn vị hành chính bình thường do nhà nước quản lý, chứ không phải của Edward. Bên 'nhà ngoại' thì không nhận cả tước vị gì hết sau một đời. Ví dụ con gái của Công chúa Anne là cô Zara Philips không có tước vị gì, và họ của cô cũng không còn là Windsor như Hoàng tộc, mà theo họ chồng, ông Mike Phillips, một thường dân. Tất nhiên, khi Zara cưới chồng thì Nữ Hoàng với tư cách là bà ngoại vẫn đến dự, tặng quà, nhưng không phong tước. Vấn đề Nữ Công tước Sussex là Meghan, vợ Hoàng tử Harry nêu ra có thể được giải thích theo nguyên tắc 'kế vị trưởng nam', được làm rõ hơn từ đời vua George V năm 1917. Theo đó thì các con trai của vua hoặc nữ hoàng tại ngôi đều là hoàng tử, và con của họ sẽ là hoàng tử bé hoặc công chúa. Nhưng theo nguyên tắc ưu tiên trưởng nam (firstborn males) chỉ các con trai của hoàng tử trưởng mới có tước hoàng tử (prince) ngay khi chào đời. Công tước và Nữ Công tước xứ Cambridge trên cỗ xe ngựa đi từ Tu viện Westminster về Điện Buckingham Vì thế, dù là anh em, và cả hai đều là hoàng tử - con của Thái tử Charles - nhưng tước vị của con của William và Harry sẽ khác nhau. Con trai của hoàng tử trưởng William là bé George có tước hoàng tử ngay sau khi sinh ra. Còn Harry là con thứ nên con trai anh phải đợi khi cha của anh, Thái tử Charles lên ngôi vua, thì mới thành hoàng tử. Cũng quy định của Hoàng gia loại bỏ bất cứ ai không sinh ra trong Hoàng gia quyền lên làm vua hoặc nữ hoàng. Có thể nói đây là nguyên tắc cấm 'ngoại tộc' tiếm ngôi và cấm người trong Hoàng tộc tự ý truyền ngôi cho người ngoài. Hoàng tử Harry phục vụ trong quân ngũ tại Afghanistan Cụ thể thì những người bên ngoài gia nhập Hoàng gia qua hôn nhân, như Diana trước đây, Camilla, Kate Middleton, Meghan Markle, hay chính Hoàng tế Philip chồng nữ hoàng hiện nay, hoặc những ông là chồng của các công chúa, sẽ không bao giờ được ngồi lên ngai vàng Anh Quốc. Hiện nay, việc truyền ngôi trong tương lai đã được sắp đặt như sau: Thái tử Charles là người kế vị số một, sau đến Hoàng tử William và Hoàng tử bé George. Công tước và Nữ Cong tước xứ Sussex hiện sống tại Mỹ cùng con trai Hoàng gia Anh có thu nhập từ đâu? Hàng năm, Chính phủ Anh cung cấp cho Nữ Hoàng một khoản tiền trọn gói (single payment) gọi là Ngân khoản cho Nguyên thủ (Sovereign Grant). Khoản tiền nay không cố định vì được tính bằng 25% doanh thu từ Gia sản Hoàng triều (Crown Estate) của hai năm trước đó. The Crown Estate là một doanh nghiệp tư nhân, gồm cả công viên cạnh Lâu đài Windsor, rộng 4.800 acre, trường đua ngựa Ascot và các địa ốc, điền sản ở London, Scotland, Wales, Bắc Ireland. Trong năm tài khóa 2020-21, Ngân khoản cho Nguyên thủ là 85,9 triệu bảng. Hoàng gia dùng tiền này để duy trì, bảo dưỡng các cung điện, trả lương nhân viên. Tiền này cũng dùng để chi phí vào các hoạt động tiếp tân, lễ lạt mà các thành viên Hoàng gia thực hiện. Thái tử Charles nhận được thu nhập từ điền sản mang tên Duchy of Cornwall. Khối tài sản này gồm cả đất đai và đầu tư, đem lại lợi tức hơn 22 triệu bảng năm 2020. Dinh thự chính và trụ sở của Nữ hoàng là Điện Buckingham ở London. Dịp cuối tuần và kỳ nghỉ Phục sinh Nữ Hoàng đến ở Lâu đài Windsor. Thái tử Charles và phu nhân, Nữ Công tước Cornwall sống ở Clarence House, cách Điện Buckingham gần một km. Hoàng tử William và phu nhân Catherine, Nữ Công tước Cambridge sống ở Cung điện Kensington.
Ngay từ đầu, Trung Quốc đã đứng ngoài vụ kiện của Philippines.
Phán quyết của Tòa trọng tài và hệ lụy
Trung Quốc rất quan tâm đến tiến trình cũng như phán quyết của Tòa Trọng tài Liên hiệp quốc, chứ không phải là ngược lại, theo TS. Vũ Cao Phan. Họ khẳng định Tòa Trọng tài không có quyền phán xử vụ này hoặc nếu cứ lập đàn tố tụng thì mọi kết quả đều vô giá trị. Như một sự nhất quán, ông Bộ trưởng Ngoại giao nước này mới đây gọi vụ kiện là một “trò hề” và yêu cầu “cần chấm dứt ngay”. Một người tiền nhiệm của ông, trong vai trò dẫn dắt một hội thảo còn tuyên bố, “các phán quyết cũng chỉ là một tờ giấy bỏ” mà thôi. Lô-gíc của lập trường này tất phải cho ra một thái độ dửng dưng, hoặc khoanh tay đứng nhìn hoặc bỏ đi chỗ khác chơi. Nhưng không, người ta đã không làm vậy, ít nhất là cho đến gần đây, khi ngày phán quyết đã tới gần và nhiều dấu hiệu cho thấy, phán quyết này sẽ nghiêng về bên thưa kiện. Tận dụng mọi diễn đàn, mọi cơ hội, người ta đề cập đến vụ kiện với tất cả sự phủ định có thể. Cả một chiến dịch được thực hiện để lôi kéo, tập hợp lực lượng khá nhọc công, mệt sức. Thậm chí, một cuộc dàn binh diễn trận thị uy ngay trước giờ G trên một khu vực trọng yếu ở Biển Đông. Vân vân và vân vân… Tất cả những điều đó chứng minh điều ngược lại: Trung Quốc rất quan tâm đến tiến trình cũng như phán quyết của Tòa Trọng tài Liên hiệp quốc. Muốn gây sức ép Tại sao? Khó có thể nhận định, bằng tất cả sự phản ứng quyết liệt của mình, Trung Quốc muốn gây sức ép lên năm vị thẩm phán Tòa Trọng tài. Nhưng dù là nước lớn, Trung Quốc cũng không thể một mình chống đỡ cả thế gian. Và một điều rất quan trọng khác là họ cần trấn an, cần giải thích, cần hướng dẫn dư luận cho cả tỉ thần dân trong nước. Từ cách thức phản ứng của Trung Quốc, nhiều nhà quan sát đã đưa ra dự báo về những kịch bản có thể, một khi có phán quyết chính thức của Tòa Trọng tài. Thái độ và ứng xử của Philippines dưới sự lãnh đạo của tân Tổng thống Rodrigo Duterte 'là có thể hiểu và chấp nhận được', theo tác giả. Tuy nhiên trong vấn đề này, có lẽ nên tìm đến một sự nhìn nhận bình tĩnh. Phản ứng như những ngày qua của Trung Quốc mang tính nhất thời, vì những mục đích cụ thể. Còn phản ứng trước phán quyết của Tòa Trọng tài sẽ mang tính chiến lược, có tác động lâu dài đến vị trí của Trung Quốc và quan hệ quốc tế mà quốc gia này theo đuổi. Một quốc gia tuyên bố trỗi dậy trong hòa bình, một quốc gia đang nổi lên với tất cả sức mạnh của mình, một quốc gia không dấu giếm tham vọng được nhìn nhận như một siêu cường chia sẻ vai trò lãnh đạo thế giới sẽ biết cần phải phản ứng như thế nào để không những không bị chê cười mà vẫn dành đủ đất trống cho cuộc chơi. Tôi không cho rằng Trung Quốc sẽ rút ra khỏi Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển (UNCLOS). Chưa phê chuẩn (như Mỹ) là một việc, còn rút khỏi Công ước lại là một việc hoàn toàn khác. Chưa nói Trung Quốc đã tham gia rất cẩn thận và chi tiết (dường như tiên liệu trước tương lai?) trong quá trình hoàn chỉnh Công ước này. Việc thiết lập một vùng nhận diện phòng không (ADIZ) cũng vậy, chưa đề cập phản ứng quốc tế, mà ngay việc xác định tính pháp lý của phạm vi khu vực nhận diện và quản lý nó cũng không hề là một công việc dễ dàng. Trung Quốc sẽ phải cân nhắc giữa được và mất. Thái độ Philippines Thái độ và ứng xử của Philippines trước ngày phán quyết là có thể hiểu và chấp nhận được. Tổng thống mới của nước này, ông Duterte chọn cách im lặng trước lời kêu gọi của Trung Quốc gạt bỏ vụ kiện để bắt đầu đàm phán giữa hai nước về các tranh chấp ở Biển Đông. Những tuyên bố của Tổng thống cho thấy, ông tỏ ra khá mềm dẻo, chấp nhận đàm phán, nhưng là trên cơ sở những gì mà Philippines nhận được qua phán quyết của Tòa Trọng tài. Cũng là trên cơ sở những gì là di sản của Aquino để lại. Vấn đề Biển Đông không phải là tranh chấp giữa Asean và Trung Quốc, nhưng rõ ràng là một vấn đề liên quan đến an ninh khu vực, một trong ba trụ cột mà ASEAN tuyên bố trong ngày ra mắt Cộng đồng kinh tế của mình (AEC), 22/11/2015. Asean có thể tránh né các tranh chấp chủ quyền nhưng không thể tránh né trước những nguy cơ bất ổn về an ninh khu vực do tranh chấp biển đảo gây ra. Hy vọng Asean sẽ ra được tuyên bố chung về vấn đề này sau phán quyết của Tòa Trọng tài, ít nhất cũng tại cuộc gặp gỡ giữa họ cuối tháng bảy này tại thủ đô Viên Chăn (Lào). Tác giả đặt câu hỏi liệu Trung Quốc tuyên bố vùng nhận diện phòng không ở khu vực Hoàng Sa, mà Trung Quốc cưỡng chiếm từ năm 1974, thì Việt Nam sẽ làm gì? Tôi không bình luận về những gì Việt Nam sẽ nhận được hay không nhận được từ phán quyết của Tòa Trọng tài, đơn giản vì việc này chưa diễn ra. Nhưng trước lời kêu gọi “tha thiết” của Trung Quốc về đàm phán song phương tại sao Việt Nam không kiên quyết nắm lấy và bắt đầu ngay với Hoàng Sa? Việt Nam có đủ cơ sở pháp lý để yêu cầu đàm phán về quần đảo này. Được hỏi về phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc tổ chức tập trận ở Hoàng Sa, tờ Hoàn Cầu bình luận: “Họ làm theo thông lệ” thôi. Cũng có thể hiểu tờ báo này muốn ám chỉ từ “chiếu lệ”. Đề cập đến khả năng Trung Quốc có thể lập ADIZ trên Biển Đông, một giáo sư từ Học viện Hành chính công Đại học Quốc gia Singapone cho rằng, khả năng ấy sẽ đến rõ nhất với quần đảo Hoàng Sa vì nơi này không có tranh chấp và nằm dưới quyền kiểm soát thực tế của Trung Quốc nên cả Asean và các nước lớn sẽ không thể có phản ứng gì? Việt Nam nghĩ sao? Bài viết phản ánh văn phong và thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một nhà nghiên cứu chính trị và bang giao quốc tế từ Đại học Bình Dương, Việt Nam.
Châu Á bước nào năm Canh Tý 2020 với nỗi lo sợ lan ra về con virus Vũ Hán.
Virus, champagne, Đảng Xanh, dơi, chuột và lời lãnh đạo
Thủ tướng Lý Khắc Cường tới Vũ Hán hôm 27/01 giám sát việc xây bệnh viện để đối phó với hàng nghìn ca nhiễm bệnh coronavirus Cho đến hôm nay 27/01/2020, các lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc có vẻ đã bình tâm lại, và lên tiếng chứng tỏ với dư luận quốc tế là họ vẫn sống, không vì nghỉ Tết mà quên đi đồng bào và nhân loại. Hôm trước, Chủ tịch Tập Cận Bình nêu cảnh cáo tình hình ở Vũ Hán, Hồ Bắc là "nghiêm trọng". Cuối tuần qua, thủ tướng Lý Khắc Cường chủ trì họp Ban chỉ đạo thuộc Trung ương Đảng (chú ý: ông Lý thường chỉ lo việc Quốc vụ viện, tức chính phủ, nay chỉ đạo cả bên Đảng), để ra lệnh kéo dài kỳ nghỉ Tết tới 02/02, và hạn chế giao thông nội địa ngăn virus lây lan. Virus viêm phổi corona đáng lo ngại tới đâu? Khách Vũ Hán đến Đà Nẵng là "sơ hở và nguy hiểm"? 2019-nCoV: Thị trường và giá dầu 'gặp hạn' vì virus Coronavirus: TQ cấm bán động vật hoang dã trên cả nước Ngay hôm nay, ông Lý Khắc Cường tới Vũ Hán giám sát việc xây bệnh viện để đối phó với hàng nghìn ca nhiễm bệnh. Chậm phản ứng gây cáo buộc "che đậy" Tuy thế, lãnh đạo Trung Quốc đã mất điểm nghiêm trọng qua việc xử lý, thông báo cho quốc tế rất chậm về dịch coronavirus. Trong thế giới phẳng về thông tin, và sự hiện diện của hàng vạn người nước ngoài ở chính Vũ Hán, chính quyền Trung Quốc đã phạm sai lầm là cứ làm theo cách riêng khi bất ngờ cách ly đô thị 11 triệu dân này mà không thông báo minh bạch các bước xử lý là gì. Chỉ vào các mạng xã hội tiếng Anh ở Anh tôi đã thấy đủ các loại "phóng sự nhân dân": nào là live streaming của một cô người Thổ Nhĩ Kỳ đi khắp các phố, các chợ ghi lại cảnh hoang vắng, lo ngại, nào là video đăng trên báo Hong Kong từ trong một bệnh viện ở Vũ Hán với hàng nghìn người lo âu, chầu chực để được khám nghiệm. Gần đây nhất là lời kêu gọi của một thanh niên Trung Quốc ở Vũ Hán mô tả cặn kẽ tình hình bị cách ly gây lo sợ ra sao. Dư luận quốc tế rất công bằng, nhân chứng là người Anh, người Thổ Nhĩ Kỳ, người Hán, đều được hoan nghênh, miễn là bạn đưa tin trung thực từ Vũ Hán ra cho thế giới bên ngoài. Các báo Anh cũng ngay lập tức đặt câu hỏi, "Vì sao ca mắc coronavirus đầu tiên được báo vào ngày 01/12/2019, mà qua cả kỳ nghỉ cuối năm, sang Tết Trung Hoa, chính quyền chẳng làm gì, thậm chí còn để cho 5 triệu dân Vũ Hán kịp túa đi khắp nơi?" Đây không phải là bát canh dơi 'đặc sản' được nhà hàng nào đó giới thiệu mà là hình từ Bảo tàng 'Các món ăn kinh tởm' (Disgusting Food Museum) khai trương tại Los Angeles cuối năm 2018. Một phần rất đông công chúng Âu Mỹ coi thói quen ăn thú hoang là xấu xa, tàn ác và kinh dị Nghi ngờ về chuyện Đảng Cộng sản Trung Quốc "che đậy" thông tin lan ra nhanh ngang virus. Zeng Yan, anh bạn Trung Quốc ở London giải thích với tôi: "Không phải chính quyền cố ý che giấu, mà cơ chế chính trị Trung Quốc là như thế". "Lãnh đạo tối cao đã đề ra hình ảnh rất đẹp của chế độ rồi thì quan chức Vũ Hán không ai dám báo cáo lên trung ương về thảm họa đến gần," anh giải thích. Đúng là kịch bản 'Tránh tin xấu để nhận tin cực xấu'. Zeng Yan cho hay: "Trung Quốc cấm cả Facebook, Twitter, và lãnh đạo coi mạng xã hội là nguy hiểm, chỉ quen đưa tin qua phương thức cổ điển: truyền hình, họp báo. Trong khi nhà nước lo các khâu đó, mạng Weibo, WeChat đã đầy tin thật, tin đồn, và nhiều nhất là các tư vấn phòng ngừa virus lây lan." Tóm lại là bộ máy Trung Quốc bị động, và còn tiếp tục bị động. Tin đồn thổi rằng con virus này là 'vũ khí sinh học' lọt ra từ phòng thí nghiệm Vũ Hán chưa được quân đội Trung Quốc bác bỏ. Kiểu xử lý khủng hoảng này không chỉ quá trễ, quá lạc hậu, đem lại "điểm xấu" cho Trung Quốc - tin mới nhất là trên mạng Weibo đang có yêu sách đòi thị trưởng Vũ Hán từ chức vì nắm sai con số khẩu trang cần thiết - mà còn gây hại cho hình ảnh nước này và những nước có lối sống tương tự. Các báo lá cải ở Anh tuần qua không đưa tin hân hoan về 'Lunar New Year' mà toàn đăng bài về "thiếu nữ Trung Hoa nhai thịt dơi". Động vật hoang dã cần được bảo tồn như loài này hiện còn sống ở Việt Nam, Lào và Nam TQ Mới hôm qua 26/01, một số báo tiếng Anh có thêm bài "Video kinh tởm cảnh một người đàn ông châu Á ăn tươi nuốt sống chuột bé" (Disgusting video: An Asian man can be seen eating an alive baby mice). Không biết có phải vì làn sóng toàn cầu phê phán thói ăn thịt động vật hoang dã hay không mà chính phủ TQ vừa ra lệnh cấm buôn bán các loài này. Trong khi đó, báo Việt Nam dịp Tết vẫn khen thú vui "săn chuột đồng" ở miền Tây, kèm ảnh trẻ em bóp chết chuột, treo thành chuỗi. Xin nhắc, câu chuyện động vật luôn nhạy cảm, ảnh hưởng đến hình ảnh các nước và người châu Á, cho dù bạn có thể nóng mặt, nói là 'unfair', là "cá nhân tôi không phải như vậy". Nhắc lại hồi 2018, dư luận châu Âu choáng váng về video trên mạng xã hội "sáu thanh niên nam ở Việt Nam giết và ăn dã man một con khỉ thuộc loài động vật quý hiếm". Những người này đã bị xử tù, nhưng dư âm xấu vẫn còn. Từ lâu rồi, giới khoa học chỉ ra việc xâm lấn vào môi trường tự nhiên, đào bới đồi núi, săn bắt động vật, rắn rết, sâu bọ không chỉ tàn phá thiên nhiên, mà còn khiến con người tiếp xúc với nhiều sinh vật hoang, tăng cao nguy cơ nhiễm virus lạ (xem thêm bài). Trong khi giới trẻ khắp nơi biểu tình vì môi trường, vì quyền của động vật và nếp ăn chay ngày càng phổ biến, hình ảnh ăn sống nuốt tươi thú rừng gây phản cảm kinh khủng. Thời nay, vì vấn đề văn hóa tế nhị, Phương Tây không gọi thẳng đó là thói man rợ, mà chỉ dùng các từ như 'disgusting' (kinh tởm, buồn nôn), 'gruesome' (ghê rợn) khi nói về chuyện làm thịt, ăn các món "đặc sản", diễn ra khá nhiều ở châu Á. Dư luận tiến bộ cũng hỏi "Vì sao chính quyền các nước đó vẫn luôn cam kết bảo vệ môi trường, đề cao lối sống văn minh mà cứ để việc như thế xảy ra?" Va chạm hai cách nhìn, hai lối sống Thế giới ngày nay như đang phân biệt ra khá rõ: Lối sống vì môi trường (đôi khi cực đoan) và Lối sống vì phát triển, tiêu dùng, xả thải. Nghị sĩ EU, Ellie Chowns (trái) và Saskia Brichmont cùng là thành viên Ủy ban Thương mại Quốc tế của Nghị viện Châu Âu (INTA). Cả hai đều phản đối EU ký hiệp định tự do thương mại với chính phủ Việt Nam. Bà Chowns còn tự nhận là một nhà vận động xã hội (activist). Xét cho cùng, việc ăn thú rừng, săn bắt cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên cũng là một triết lý sống, không chỉ ở châu Á. Nó cho rằng đời là chuỗi trải nghiệm và sống có một lần, cần phải bắn giết, ăn của lạ mới oách. Ăn được con vật sắp tuyệt chủng cũng giống như khoe khoang các "chiến tích" kiểu bắn hổ, sư tử ở châu Phi mà thủ phạm đã bị lên án là một số du lịch thợ săn người Mỹ, người Hoa. Nhưng tư duy ích kỷ này đang ngày càng va chạm với suy nghĩ về Trái Đất, về môi trường sống, về tính chính danh của các đảng phái cầm quyền dựa trên uy tín bảo vệ môi trường, chống Biến đổi Khí hậu, chứ không phải nhờ vào các đường lối trừu tượng nào đó. Bạn là nhà chính trị tốt thì hãy tốt ngay với những người xung quanh, với động thực vật đi đã. Cũng nhân đây tôi thấy cũng cần nhìn lại vụ dân biểu Nghị viện EU, bà Ellie Chowns, trả lại món quà là chai champagne mà Sứ quán Việt Nam ở Brussels tặng. Vụ việc này xét cho cùng cũng là biểu hiện của sự va chạm hai lối nghĩ. Bà dân biểu Chowns cho rằng một số quan chức ngoại giao Việt Nam muốn "mua chuộc" bà trước vụ bỏ phiếu EVFTA. Phía phản bác lại, chủ yếu trên mạng xã hội, coi bà này quá đáng, trái thông lệ cư xử, nhận được quà rồi làm toáng lên, chính trị hóa vấn đề. Cá nhân tôi nghĩ Brussels là điểm tụ họp của lobby quốc tế, chẳng ai đi "mua chuộc" lá phiếu chỉ bằng một chai rượu. Có khi chỉ đơn giản là chuyện gửi quà hàng loạt theo một danh sách có sẵn. Thế nhưng đây là một bài học cho ngoại giao Việt Nam ở thủ đô châu Âu: tặng quà nên tìm hiểu trước xem người nhận là ai. Vào trang cá nhân của Ellie Chowns thì thấy bà dùng mạng xã hội rất nhiều, đi đâu, làm gì cũng chạy live streaming trên Twitter luôn. Ngay đầu trang của mình, Ellie Chowns nhận là 'Người mẹ, nhà vận động, người lạc quan': "Green Party MEP for the West Midlands, & Herefordshire Councillor. Mum, activist, optimist!" Đây không phải là điều lạ. Ranh giới giữa chính trị gia và giới vận động (activist) ngày nay không còn rõ rệt như xưa. Rất nhiều dân biểu, bộ trưởng ở Phương Tây "ăn ngủ trên Twitter" và dùng kênh này để đối thoại với công chúng, để đả phá đối thủ... Nếu đã biết bà Ellie Chowns 'active' trên Twitter như vậy mà vẫn tiếp xúc với bà ấy bằng kiểu giao thiệp ngoại giao truyền thống thì khó tránh khỏi sự cố 'champagnegate'. Ký kết EVFTA: Ba nghị sĩ EU chỉ trích VN Quốc tế hỏi về nhân quyền, tự do báo chí cho VN ra sao? VN dạy nhân quyền từ mẫu giáo đến đại học Vì đâu không khí Hà Nội ngày càng độc hại? Sau vụ việc này cũng không chưa thấy ai ở Việt Nam lên Twitter "đáp lời" bà dân biểu EU. Twitter chưa phổ biến ở Việt Nam - vì hạn chế số từ nên không hợp với người nói lắm? - nhưng không vì thế mà coi nhẹ nó. Lãnh đạo Trung Quốc né tránh Twitter nên liên tục bị động trước một ông Trump cao niên, mất ngủ về sáng, bắn tweet liên tiếp. Ngay cả vụ coronavirus ông ta cũng ghi điểm thay cho Tập Cận Bình qua câu khen ông Tập "hạn chế virus lây lan", trên Twitter. Dư luận chỉ đọc được lời Trump mà chẳng thấy Tập Cận Bình ở đâu, ông ta có suy nghĩ gì, cảm xúc gì không khi cả thế giới loạn vì virus? Bà Ellie Chowns 'đột nhiên nổi tiếng ở Việt Nam' chỉ còn làm dân biểu EU của Anh vài ngày nữa là hết. Anh rút khỏi mọi cơ chế chính trị EU sau tiếng chuông Brexit điểm lặng lẽ nửa đêm thứ Sáu này, giờ Brussels, khi mới 23:00 giờ London. Nhưng bài học từ vụ Việt Nam tặng 'chai rượu' Tết ở Brussels không hẳn đã mất tính thời sự. Cần tư duy mới về môi trường, và cần rất nhanh Đó là vì vai trò của Đảng Xanh đang ngày một mạnh, dù một bà Chowns có rời Nghị viện EU. Tại Đức, nước hùng mạnh nhất EU, Đảng Xanh giành 27% phiếu cử tri năm qua, trên cả đảng cầm quyền CDU của Angela Merkel, bỏ xa đảng cánh tả SPD và gấp đôi số phiếu của đảng cực hữu AfD. Ở châu Âu nay người ta coi cách mạng cộng sản là chuyện đã quá xa từ cả 100 năm trước (1917-19), cách mạng XHCN cũng đã thôi ba thập niên rồi (1989), nhưng như Emma Graham-Harrison viết trên The Guardian, cuộc Cách mạng Xanh đang diễn ra, như sóng ngầm. Biểu tình chống khai thác dầu khí trước trụ sở ENI ở Rome, Ý đầu 2019. Giới trẻ châu Âu nay đang bước vào một phong trào vì môi trường rất mạnh. Trong Nghị viện EU, sức mạnh của Đảng Xanh đến từ chỗ họ là đảng duy nhất có tiếng nói thống nhất 100% ở mọi quốc gia thành viên. Có thể nói Đảng Xanh là một trên toàn châu Âu, và các Đảng Xanh ở Đức, Anh, Pháp, Thuỵ Điển, Hà Lan...chỉ là phân bộ của họ. Nhiều ý tưởng của 'Greens' bị cho là không tưởng, là phi thực tế, hoặc chưa đến lúc, nhưng chắc chắn là họ hiện đóng vai trò "chìa khóa quyền lực" trong EU (Greens are kingmakers in the decision process - theo Centre for European Reform). Với dư luận, đảng Xanh lướt trên làn sóng chống Biến đổi Khí hậu, chống rác thải, chống năng lượng bẩn - toàn những điều thiết thân với mọi con người thời này. Bởi vậy, nhận được món quà EVFTA, chính phủ Việt Nam chắc chắn không thể bỏ qua ý kiến của các dân biểu Đảng Xanh trong quá trình áp dụng, thực thi hiệp định thương mại. Ngoài chuyện các tiêu chuẩn EU về thực phẩm, năng lượng, môi trường đất, biển...đều cao, chúng còn được sự ủng hộ của rất đông dư luận Việt Nam đang ngày càng ý thức về môi trường sống đáng có của họ. Thành tích phát triển kinh tế của Việt Nam quả là ngoạn mục, nhưng nước này đã đến lúc cần một tầm cao mới. Liên hiệp châu Âu nhiệm kỳ này tự hào về viễn kiến rằng kinh tế tốt là kinh tế phục vụ dân tốt, thân thiện với môi trường . EU đặt ra chức 'Cao ủy vì một nền kinh tế tốt cho nhân dân' (An Economy that Works for People), hiện do Valdis Dombrovskis (Latvia) nắm giữ. 'Cao ủy vì một thỏa thuận Xanh cho châu Âu' (European Green Deal) được trao cho phó chủ tịch Ủy ban EU, Frans Timmermans (Hà Lan). Cao ủy 'Môi trường và Các Đại dương' (Environment and Oceans), hiện về tay Virginijus Sinkevicius (Lithuania). Cuộc chơi với EU này rất mới, trải dài nhiều năm, trải rộng trên không gian từ Brussels tới Hà Nội, và trên cả mạng xã hội. Cùng bài học ở trên, nhân Năm mới Canh Tý, tôi rất hy vọng các nhà ngoại giao, các nhóm hoạch định chính sách, và cả cấp lãnh đạo cao cấp nhất ở Việt Nam thực sự đổi mới tư duy, nhất là tư duy môi trường. Ví dụ hiểu EU nghĩ gì thì vận động cho Biển Đông sẽ dễ, bởi họ không dính vào tranh chấp lãnh thổ nhưng tin rằng xây đảo nhân tạo là tàn phá môi trường biển. Song hành với tư duy mới đó, quan chức Việt Nam cần hiện đại hóa nhanh chóng ứng xử truyền thông, đi trước Trung Quốc thì càng hay. Lên mạng Facebook đã là nỗ lực tốt, lên Twitter, để theo (follow) các nhân vật hàng đầu ở Phương Tây, xem họ nói gì, viết gì rồi chia sẻ nhanh chóng ý kiến cá nhân, kể cả phản bác lại, sẽ tốt hơn là im. Ít ai đòi lãnh đạo Việt Nam phải chịu trách nhiệm cho mọi hành vi của hàng triệu dân và hàng trăm nghìn quan chức dưới quyền. Nhưng phản ứng kịp thời của họ trước dư luận, sự can đảm dám nêu ý kiến cá nhân (personal), bớt quan cách, trịnh trọng sẽ chỉ tăng tính thuyết phục của thông điệp trong thời đại Xanh và Nhanh. Và nếu thân, tâm, ý đều vì cuộc sống của mọi người, vì môi trường thiên nhiên sạch đẹp thì điều tốt chung sẽ đến với tất cả mà chẳng cần nói quá nhiều. Tình hình lây lan của coronavirus từ Vũ Hán Xem thêm: Tê tê, loài vật bị săn lùng nhất thế giới 'VN chưa quyết liệt chống buôn lậu động vật' Việt Nam tổ chức hội nghị động vật hoang dã
Mấy ngày qua, trong khuôn khổ kỳ họp Quốc hội Việt Nam, nhiều bộ trưởng chính phủ đã trả lời các chất vấn của các đại biểu Quốc hội.
Quốc hội Việt Nam chất vấn chính phủ
Các nội dung chất vấn xoay quanh các vấn đề được dư luận quan tâm như tiêu cực trong ngành thủy sản và thương mại, chất lượng giáo dục, nhà máy lọc dầu Dung Quất, vấn đề cước viễn thông... Trên danh nghĩa, đại biểu Quốc hội là người được nhân dân bầu ra, thay mặt nhân dân để giám sát bộ máy nhà nước. Việc thực hiện các phiên chất vấn trong kỳ họp Quốc hội đã được tiến hành từ mấy năm qua. Quý vị nghĩ gì về chất lượng của những phiên chất vấn này? Tác động của chúng đối với vấn đề cải thiện năng lực quản lý của bộ máy công quyền? Quí vị có ý kiến gì về vấn đề này, xin dùng hộp tiện ích kế bên để gửi thư với tiếng Việt có dấu, hoặc về [email protected] ............................................................................................................. Minh Quang, Nha TrangTôi nghĩ các vị đại biểu quốc hội việt nam, nói thi giữ lắm nhưng làm thì chẳng bao nhiêu. Các vị cứ nhìn tinh cảnh của dân nghèo, nhất là sinh viên con nhà nghèo thì rõ, họ phải đi bán máu của bản thân để có tiền ăn học, trong khi giá cả cái gì cũng tăng cả. Các vị cứ tới mấy bệnh viện như: trung tâm truyền máu và huyết học ở đường phạm viết chánh, quận1 hay ngân hàng máu Chợ rẫy và khoa huyết học ở bệnh viện 175 đường nguyễn kiệm, gòvấp, thì có gặp sinh viên không?Thật đau lòng khi chung kiến cảnh ấy, nhất la các vị nào là đại biểu quốc hội. Nguyễn Minh, Hà NộiTôi phải công nhận rằng đất nước chúng ta đã và đang cải tiến nhiều theo chiều hướng tôt đẹp hơn. Nhưng thực sự các đồng chí lãnh đạo và cán bộ làm không hiệu quả. Các đồng chí chỉ nói tốt nhưng thực hiện thì quá tồi. Nói và hứa thì giỏi nhưng kết quả không được thì không làm cho đất nước tiến lên được. Điều đó có nghĩa rằng, đất nước chúng ta còn thiếu thực tế và tính hiệu quả quá nhiều. Tôi là một người dân rất yêu nước, nhưng nhìn lại các việc mà chính phủ, quốc hội, va đảng làm cho người dân thì quá ít, không hiệu quả chút nào. Đời sống ngừời dân vẫn khổ, thế mà cứ nói là hiện tượng xóa đói giảm nghèo giảm. Theo tôi nước ta cần phải giải quyết vấn đề chính sách, đừng để chảy máu chất xám như hiện nay. Các vị lãnh đạo làm không tốt cho về vườn luôn. Tôi được biết là trong hàng ngũ cán bộ hiện nay có rất nhiều người giỏi lại không được trọng dụng, mà những người kém năng lực hơn vẫn được cất nhắc. Một cái khó là nếu các bác chóp bu mà mắc lỗi thì ai giám khẩu đầu chảm bây giờ. Các vị dưới quyền chỉ có biết sau đó là ngậm bồ hòn thôi. Mao Trung, Hà NộiCác bộ trưởng trả lời chất vấn trong kỳ hợp quốc hội cũng giống như "xuân thu nhị kỳ, đến hẹn lại lên" vậy thôi. Nói chung là "một hình thức mị dân". Thực tế cũng có một bộ phận dân chúng trí thức và những người có máu me chính trị thì quan tâm tới, số còn lại không quan tâm và cũng không cần biết, bởi vì đâu rồi thì cũng vào đó thôi. Trả lời chất vấn một cách qua loa, né trách và đỗ trách nhiệm cho người khách hoặc cho là nguyên nhân khách quan, tiếp nữa là hứa hẹn rút kinh nghiệm bản thân và kiểm điểm tập thể. Quỳnh Mai, Hải DươngMột Thể chế chính trị đang trong thời gian xây dựng và hoàn thiện thì không thể tránh được những sai xót và cần được rút kinh nghiệm. Hiện tại tôi thấy Quốc hội Việt Nam hiện nay đang làm và làm rất tốt nhiệm vụ của mình Các phiên chất vấn các vị Bộ trưởng và Thủ tướng đều được công khai trên truyền hình Việt Nam và đài Tiếng nói Việt Nam mọi người dân đều có thể tham gia ý kiến của mình và làm cho Quốc Hội ngày càng gần dân hơn. Quốc hội Việt Nam đang làm hết sức mình cho một Việt Nam phát triển và phồn thịnh, công bằng và dân chủ Đoan Hùng, TP. HCMTheo dõi các buổi chất vấn Quý vị Bộ trưởng, tôi có vài ý kiến như sau: 1) Với Bộ trưởng Thương mại, ông cho rằng ông hoàn toàn không dính liếu đến chuyện tiêu cực trong việc phân bổ quota hàng dệt may. Cử tri chúng tôi cay đắng mà tạm tin như vậy. Làm Bộ trưởng mà cả một tập đoàn tham nhũng do một thứ trưởng cầm đầu hoành hành trong bao nhiêu năm mà Ông Bộ trưởng không biết, thì rõ ràng là ông không có năng lực. Tôi nghĩ ông nên từ chức chứ không nên tự đắc mà phát biểu như vầy: "Huy chương thì tôi từ chối,nhưng khuyết điểm thì tôi xin nhận" 2)Với các Bộ trưởng khác như Bộ Bưu chính Viễn thông, Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ Công nghiệp, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Thủy sản....Bộ trưởng nào cũng nêu ra hàng loạt các nguyên nhân sai phạm, chủ quan có, khách quan có....cuối cùng xin nhận khuyết điểm và rút kinh nghiệm....Cử tri chúng tôi nghĩ rằng Quý vị nên tự xét năng lực của mình để mà tự quyết định một cách sáng suốt, họp lý và dũng cảm là nên từ chức. 3) Với Quý vị Lãnh đạo cao nhất, chúng tôi thiết tha xin Quý vị mạnh dạn cách chức những người không có năng lực và công cử những nhân vật có đạo đức, có tâm huyết, có tài năng vào các chức vụ Bộ trưởng để giúp dân giúp nước. Các Bộ các ngành không phải là nơi những người không có năng lực đến thử việc, để rồi sau một thời gian xin nhận khuyết điểm, và rút kinh nghiệm. Chúng tôi rất chán nghe những điệp khúc đó rồi và rất buồn cho tiền đồ đất nước. Quốc Huy, Việt NamHình thức chất vấn công khai là một tiến bộ trong các kỳ họp Quốc hội gần đây. Tuy nhiên chất lượng thì lại quá thất vọng nếu so với tầm cỡ của một cơ quan quyền lực cao nhất đất nước, hầu hết các đại biểu Quốc hội cũng chỉ là những thành viên trong bộ máy hành pháp của Chính phủ hoặc trong các tổ chức của Đảng cho nên không có câu trả lời cụ thể, rất chung chung, hình thức và có thể gọi là bao biện. Một số vẫn tìm đủ lý do trốn tránh trả lời công khai: không đủ thời gian, cho suy nghĩ thêm, trả lời sau bằng văn bản... Đạo diễn các kỳ họp này là Uỷ ban thường vụ Quốc hội mà cụ thể là chủ tịch Quốc hội thì lại phát ngôn rất cảm tính, thiếu dân chủ và khách quan. Càng nghe các vị hỏi nhau rồi trả lời nhau thì lại càng ngán ngẩm cái tầng lớp lãnh đạo của đất nước, nhiều khi cuộc họp trở thành diễn đàn để cấp dưới nịnh cấp trên, ca ngợi “thành tích” của nhau. Mới được chất vấn lần đầu tiên, tuy không vị đại biểu nào dám hỏi căng với ông thủ tướng nhưng thủ tướng cũng đã tính dọn chỗ trước để đổ trách nhiệm: “Yếu kém có ở bộ máy chính trị nữa chứ không riêng chỉ bộ máy hành chính”, hẳn nhiên hàm ý này nhắc tới yếu kém của Đảng. Nhưng có lẽ nên kết thúc ở đây vì bàn đến lĩnh vực Đảng lại nằm ngoài khả năng của Quốc hội rồi, thực tế Đảng mới là cơ quan quyền lực cao nhất, đụng đến Đảng là vi phạm Hiến pháp ngay! Nguyễn Nam, TP. HCMTrả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Bưu chính - Viễn thông có nói rằng, ông có thiếu sót trong việc chưa phân biệt rõ giữa Công với Tư. Thiết nghĩ rằng, chuyện Công - Tư là bài học vỡ lòng khi ra làm quan của ông cha ta thuở trước. Huống hồ là ngày nay, khi mà xã hội ngày càng văn minh và hiện đại hơn. Với những ông quan đời mới như vậy, cầm quyền lại lâu nữa thì đất nước Việt nam đến bao giờ mới có thể giàu mạnh được. Cũng không thể hiểu được rằng vì sao Quốc hội lại không tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm hoặc bãi nhiệm những ông quan như thế. Cái lý do là do chưa có cơ chế bỏ phiếu tín nhiệm, hoặc số lượng đại biểu đề nghị chưa đủ phần trăm tối thiểu quả là không thuyết phục một chút nào. Là bởi vì nó quá cũ mèm. Đông Quân, Seattle, Hoa KỳTôi thấy Việt Nam ngày càng tiến bộ hơn trong việc thực hiện quy chế dân chủ. Từ đây, những phiên họp cuối năm của Quốc hội trở thành những phiên họp đề ra quyết sách, những gì có ích cho dân, cho nước. Hi vọng tương lai VN sẽ trở thành một nước có nền kinh tế vững mạnh, thể chế vững mạnh để đưa đất nước tiến lên trên đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Căn bản là nhà nước VN đã thực hiện phương châm, quan điểm "Lấy dân làm gốc" rồi. Nguyễn Cường, MontrealChất vấn là điều tốt. Nhưng trong thể chế Việt Nam theo chế độ một đảng, thì đại đa số đại biểu QH là đảng viên. Họ có câu hỏi chất vấn, nhưng vô tình họ bị ràng buộc bởi thẻ đảng nên vấn đề chất vấn không triệt để. Mọi đại biểu đều dưới sự lãnh đạo của Ban bí thư. Do đó các đại biểu phát biểu e dè, không dứt khoát. Nói tóm lại, cuộc đấu tranh để phát triển trong Quốc hội chỉ mang tính chất tạm bợ, vá víu mà thôi. Trần Minh, Việt NamLà một người dân ở một nước nghèo như VN tôi không cần biết người ta chất vấn nhau những gì trong cuộc họp, tôi đòi hỏi tính hiệu quả của chính phủ khi thực thi những chính sách đã đề ra. Tôi không thể chấp nhận những kẻ sử dụng những đặc quyền đặc lợi để mặc cả, mua chuộc lén lút với giới kinh doanh làm hại đến quyền lợi cuả đất nước, sống trên mồ hôi nước mắt của dân đen. Nói một cách khác tôi muốn biết cơ cấu tổ chức vai trò và quyền lực cuả Quốc hội Vn như thế nào?Có đủ sức để buộc tội những người đứng đầu nhà nước về những tội như tham nhũng, hối lộ hay nhận hối lộ? Khi đã kết tội liệu các nhà lập pháp có đủ quyền để bỏ phiếu bất tín nhiệm các chính trị gia hàng đầu vì họ đã không đủ sức tạo sự tin cậy với người dân, không đưa được đất nước thoát ra tệ nạn tham nhũng đã hoành hành đất nước qua nhiều năm tháng? Liệu đã có những biện pháp hữu hiệu đánh những đòn chí mạng vào giới chính khách tham nhũng để rồi bất cứ chính phủ nào lên mà không bài trừ tham nhũng hữu hiệu như đã hứa là phải giải tán nội các ngay và tiến hành bầu cử mới. Không cho phép kéo dài dây dưa bất cứ một tệ nạn nào! Từ Huy, Hoa KỳChúng ta thử nghe Ông Trương Đình Tuyển nói tại Quốc Hội : "Sau khi vụ việc bị phát hiện, tôi đã chuyển công việc của anh Dâu cho các thứ trưởng khác nhưng ai cũng từ chối. Tôi phải trực tiếp phân bổ quota 1 tháng, theo tiêu chí công khai. Các doanh nghiệp không phải đôn đáo chạy ra Hà Nội", (trích VN Express on line) Đúng rồi!! Sau khi vụ tham nhũng về phân phối quota đã bị đổ bể , thì lúc này công tác phân phối quota đâu còn béo bở gì nữa , trăm con mắt trông vào, nay lĩnh công việc này vào thì có khi mang vạ và “đi đổ vỏ”. Từ chối là thượng sách!! Tinh thần các vị thứ truởng này thật là cao và nặng lòng yêu nước!!! Quốc Bảo, Hoa KỳLại là một kỳ họp Quốc hội Việt Nam diễn ra trong một tháng. Tốn tiền nhân dân, mà tôi nghĩ cũng chẳng lợi ích gì, bài hát xưa hát lại mà thôi. Trước hết, tôi nghĩ nên đưa các đại biểu quốc hội đi du lịch đến các nước phát triển Đông Nam Á, có thể EU, và Mỹ. Xong, trở lại kỳ họp là tốt hơn. Như thế hi vọng đại biểu quốc hội sẽ có phần tiến bộ hơn, học hỏi các nước dân chủ và cải cách chính trị. Trên danh nghĩa, đại biểu QH do dân bầu. Tuy vậy, họ là những đảng viên, thì cũng là cùng một đảng, la hét to lên cũng làm buồn thiên hạ thôi, chả có chất lượng chi hết.
Khi chủ quán ăn David Huỳnh quyết định đi chuyến hành hương ẩm thực tới Việt Nam thì ông đi với đầu óc mở và lưỡi nếm sẵn sàng.
Chuyến hành hương tìm bát phở 'ngon nhất Việt Nam'
Thủ đô Hà Nội của Việt Nam được coi là nơi sinh ra món phở Chủ nhà hàng người Canada gốc Việt, mở quán Civil Liberties ở Toronto tìm cách phát triển thêm món ăn qua việc đi sâu tìm hiểu gốc gác của món này ở quê nhà. Cha mẹ ông từ Sài Gòn di cư tới Toronto trong chiến tranh Việt Nam, có nghĩa là ông đã quen với các các món ăn Nam Việt Nam. Nhưng ông muốn học thêm. Ông dự định mở cửa hàng phở ăn nhanh do cảm kích về cách chế biến và thưởng thức món ăn nổi tiếng này ở Việt Nam. Chủ nghĩa cộng sản 'súp thịt' là gì? Thuật ứng xử của người Ba-tư Hong Kong: Món ăn, đền thờ và văn hóa Đông-Tây Phở, món quốc hồn quốc tuý của Việt Nam, được ưa thích ở khắp Việt Nam và trên thế giới. Ở thể đơn giản nhất, phở là nước dùng thơm ngon đổ lên các sợi bánh tươi bằng gạo, trên cùng có chút hành lá, một số rau, và các lát thịt ngon ngọt. Trong khi phở bò được ưa chuộng nhất và được ăn ở mọi lúc trong ngày, thì phở gà cũng được yêu thích. Người ta bảo phở gà được tạo ra năm 1939 khi chính phủ muốn ngăn chặn việc giết bò bằng cách cấm bán thịt bò vào các ngày thứ Hai và thứ Sáu. Vì nó không đậm bằng phở bò nên nó thường để ăn sáng. Nhưng phở có vô vàn cách biến thể và mỗi người có nơi ăn ưa thích riêng của mình. Chuyến đi đầu tiên tới Việt Nam kéo dài một tháng của Huỳnh đã đưa anh từ Bắc xuống Nam và qua các tỉnh ở miền trung để tìm món phở nào mà anh cho là lý tưởng. Trước tiên anh dừng chân ở Hà Nội, nơi khai sinh ra món này vào đầu thế kỷ 20. Khi Huỳnh tới vào lúc 6 giờ sáng, vừa ra khỏi xe buýt giường nằm, anh được tiếp đón nồng nhiệt ở quán 10 Lý Quốc Sư quận Hoàn Kiếm, một quán bính dân chuyên bán phở bò mà các bạn ở Việt Nam khuyên nên đến. “Bát phở làm chúng tôi tỉnh người. Chúng tôi đến lúc tinh mơ mờ đất và đây là điểm dừng đầu tiên ở Hà Nội. Ở đây chỉ có phở bò và tỷ lệ giữa thịt và bánh là mỹ mãn. Những thứ đi kèm là chanh, ớt, và trên bàn có hành muối mà trước đó tôi chưa từng thấy,” ông nói. Đi với phở đơn giản chỉ có hành lá, rau mùi, hành, chanh và ớt, tỷ lệ nước dùng và bánh là 2/1, nước dùng thì đơn giản nhưng đậm đà. Thế thôi,” ông nói. Sự đơn giản của món này ở bắc Việt Nam bắt nguồn từ cuộc chiến tranh sau 1954 và những năm sau thống nhất năm 1975. Trong thời gian đó, thực phẩm ở bắc Việt Nam phải định xuất và được Liên Xô trợ cấp, do vậy các cửa hàng phở là quốc doanh và bán phở với nước dùng nhạt nhẽo, bánh phở bằng gạo mốc và rất ít thịt. Một số hàng rong có tiếng có nâng cấp món này tý chút, và Andrea Nguyen, tác giả cuốn “Vào Bếp Việt Nam” giải thích rằng có những quán phở “bí mật” bán bánh phở ngon cho “khách quen”. Những quán không có được bánh phở ngon thì chào mời món quẩy ăn phụ thêm để bù trừ. Trung Quốc đã có ảnh hưởng đến văn hoá Việt Nam trong nhiều thế kỷ, như việc người Việt cũng ăn cháo (món ăn sáng phổ biến của Trung Quốc) và ăn quẩy trong thời kỳ đó, do vậy ăn quẩy với phở cũng là tự nhiên. Phở là món ăn nhanh Khi phở trở lại với xuất xứ ban đầu của nó với những đổi mới trong cải cách kinh tế ở những năm đầu 1980 thì quẩy đã ở lại như bản di chúc của những thời kỳ khó khăn và ngày nay nó vẫn được ăn cùng với phở. Vài hôm sau, Huỳnh được trải nghiệm một bát phở tuyệt vời nữa ở Blue Butterfly (69 Mã Mây) có đầu bếp là người Pháp. Mặc dù Huỳnh thích phở cổ điển Lý Quốc Sư hơn nhưng bánh phở ở Blue Butterfly có độ tinh tế hơn và nước dùng đậm hơn, gia vị tốt hơn; ta có thể thấy nó có “hơi hướng của đầu bếp được Pháp đào tạo”, ông nói. Huỳnh thấy ngay là nước dùng là yếu tố then chốt của thành công của món tưởng chừng đơn giản này. Việc nấu nước dùng phải rất kiên nhẫn, cần đun từ 3 tiếng cho tới đun thâu đêm. “Việc đun nước dùng lâu là bước quan trọng nhất trong việc làm phở. Trong khi phở gà chỉ cần đun xương gà lăm tăm từ 3 đến 4 tiếng, thì phở bò cần thời gian gấp đôi hoặc thậm chí suốt đêm.” Nguyễn Văn Khu, một đầu bếp ở Hà Nội, đã làm ở các nhà ăn hơn 10 năm, nói với tôi rằng thành phần truyền thống là sự kết hợp phức tạp các gia vị, gồm cả hoa hồi, quế, hạt tiêu rang, rễ rau mùi, sa trùng và hỗn hợp nướng của hẹ, hành và gừng. Những xương trong đồ nấu có thể gồm cả vó bò, sườn bò và khớp xương mà nó, theo ông Khu, có nguồn gốc từ người Pháp ở đầu thế kỷ 20. “Thực dân Pháp ở Bắc Việt Nam cho giết bò để làm thịt nướng và những món khác mà họ say mê. Xương xẩu và những thứ khó gậm được để lại cho đầu bếp Việt mà chẳng mấy họ tìm ra cách biến các thứ đầu thừa đuôi thẹo thành món phở ngon,” ông nói. “Phở được bán như món ăn đường phố không đắt mà người bán thay đổi tùy theo bữa ăn, và những người thích phở đầu tiên chắc hẳn là những người làm việc trên thuyền buôn ngược suôi sông Hồng.” Sự ưa thích phở nhanh chóng lan từ Hà Nội tới Sài Gòn (nay là TP HCM) mà ở đây người miền Nam tiếp thu nó với quan điểm hiện đại hơn. “Người Hà Nội thích nước dùng trong không có mỡ, có rắc hành lá, húng Láng, một ít rau mùi, khi ăn có thêm ớt, dấm tỏi và nước chanh vắt. Nhưng ở Sài Gòn, nước dùng sánh hơn, mỡ hơn và ăn kèm với giá đỗ, húng ngọt, bạc hà, nước sốt chua ngọt, tương ớt, và họ cho thêm khá nhiều đường vào nước dùng,” ông Khu nói. Trong chặng đi miền Nam, ông Huỳnh học thêm một lớp làm phở nữa ở Vietnam Cookery (26 Lý Tử Trọng, Bến Nghé, TP HCM) mà ông thấy có sự khác biệt rất lớn so với phở miền Bắc. Nó phong phú và ngọt vì cho thêm đường phèn vào nước dùng, và có thêm các miếng củ cải, giá đỗ, một số rau và sốt chua ngọt. Huỳnh thấy nó giống phở bán ở Bắc Mỹ. “Việc chuẩn bị nước dùng lâu công là bước quan trọng nhất để làm phở.” “Gia vị ở miền Bắc thường nhẹ hơn và chú ý để nó tinh tế hơn. Với người không sành vị thì họ có thể nói nước dùng của miền Bắc là nhạt, nhưng hoàn toàn không phải thế. Phần cơ bản của nước dùng của miền Bắc và miền Nam là như nhau, nhưng họ dùng gia vị rất khác nhau,” Huỳnh nói. Chuyến hành hương này cũng đưa ông tới Hội An, một thành phố cổ ở bờ biển miền Trung. Ở đây ông đã dùng thử một bát ở nhà hàng Morning Glory (106 Nguyễn Thái, Minh An) và thấy nó có vị ngọt như trước đó ông đã biết, nhưng cho biết là có thêm lạc rang, một thứ thường rắc lên các món bún/bánh canh ở Hội An. Mặc dù là gốc miền Nam, đến cuối chuyến đi ông Huỳnh cảm thấy hiểu thấu hơn triết lý ẩm thực của miền Bắc. Ông ưa thích quan điểm cổ điển và đơn giản, và cảm kích việc chiến tranh và sự khan hiếm lương thực đã hình thành nên cách nấu nướng Bắc Việt Nam. Dựa trên kinh nghiệm, ông dự kiến sử dụng phương pháp Bắc Việt thuần túy nhất khi xây dựng thực đơn cho dự án mới của mình. “Về phở, để chọn giữa Bắc và Nam, cái nào hơn, thì đúng là phở Bắc ngon hơn, mặc dù tôi là người Nam và quen với kiểu cách miền Nam,” ông nói. Nhưng khi xét việc hình thành món ăn hình tượng này đã trải qua suốt thời chiến và thành phần nước dùng (mặc dù có sự khác biệt ở sản phẩm đầu ra) vẫn giữ được nguyên vẹn, ta mới rõ món phở này có nhiều cách thể hiện biết nhường nào. Nó là món ăn của mọi người, thưởng thức vào bữa sáng, bữa trưa và bữa tối. Nó có thể được dùng cho cả người thanh cảnh ở miền Bắc cũng như người nhạy bén hiện đại ở miền Nam. Trên hết, nó là hiện thân của lịch sử hiện đại của đất nước này và của tinh thần kiên cường và bất khuất của Việt Nam. Bài tiếng Anh đăng trên BBC Travel
Cuộc khủng hoảng về vũ khí hóa học tại Syria đang thu hút sự quan tâm rộng rãi của dư luận thế giới. Bản tin của BBC về việc Tổng thống Mỹ Barack Obama quyết định tham vấn Quốc hội về hành động quân sự tại Syria đã thu hút đến gần 1.650 lượt bình luận chỉ sau có vài giờ đăng tải. BBC Việt ngữ xin trích giới thiệu một số ý kiến:
Khủng hoảng Syria: dư luận phản ứng
Hầu hết các ý kiến đều lên án mạnh mẽ cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria Ramachandran Nair Mỹ là nước duy nhất có thể quyết định thế giới nên làm gì hay sao? Tôi quả là không hiểu. Mỹ và một số nước khác không thể chi phối thế giới và họ cũng không thể đảm nhận vai trò sen đầm quốc tế. Vậy Liên Hiệp Quốc tồn tại để làm gì? Liên Hiệp Quốc cần phải có sáng kiến với sự tham gia của các nước trên thế giới, trong đó có năm ủy viên thường trực, để quyết định hành động khả dĩ ngăn chặn đổ máu thường dân ở Syria. Michael Quốc hội Mỹ thực ra đang thúc đẩy Obama có hành động gì đó. Họ sẽ thông qua thôi. DJE Nếu các thanh sát viên Liên Hiệp Quốc nói rằng chính phiến quân là thủ phạm thì ai sẽ ném bom họ đây? Tôi nghi ngờ điều này. Điều đáng lo ngại là các lý lẽ đã được đưa ra trước khi có báo cáo của các thanh sát viên. Các chính trị gia không thể nói: “Quý vị phải tin tưởng chúng tôi”. Hãy nhìn chuyện gì đã xảy ra với vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Iraq. Gilbert DSouza Hy vọng rằng Quốc hội Mỹ sẽ có những đánh giá khôn ngoan như Hạ viện Anh. Đừng có chõ mũi vào chuyện của người Ả Rập/Hồi giáo. morphix Người Pháp vẫn đang lâng lâng với thắng lợi chóng vánh ở Mali – nước thuộc địa cũ của họ. Họ rất nôn nóng muốn can thiệp vào Syria và giành lấy vai trò là bạn đồng hành của Mỹ từ tay nước Anh. Tôi không hiểu tại sao ngoại trừ có lẽ Tổng thống Hollande biết rằng điều đó cần thiết cho bầu cử khi mà tỷ lệ tín nhiệm của ông đang ở mức thấp. Nó cũng giúp nâng cao vị thế của nước Pháp. Suy cho cùng họ đang là cường quốc Âu châu duy nhất sở hữu hàng không mẫu hạm. informed-glasgow Quá nhiều bình luận của những người không trân trọng tự do của họ vốn sẽ bị ngăn trở nếu họ ở Syria, Nga hoặc Trung Quốc. Các vị có thể chỉ trích Mỹ nhưng nếu không có Mỹ, chúng ta đang ở đâu đây? Các vị có thật sự muốn điều ngược lại? Hãy thử nghĩ nếu Trung Quốc hay Nga là ‘sen đầm quốc tế’ thì sẽ như thế nào? Obama nói nước Mỹ không thể làm ngơ trước 'tội ác kinh hoàng của chế độ Assad morphix Obama từng nhận giải Nobel Hòa bình (chính xác là vì lẽ gì, hầu hết chúng ta vẫn không rõ), vậy mà giải pháp của ông ta cho ổn định khu vực và một quốc gia Trung Đông nhỏ xíu đang đắm chìm trong nội chiến là bắn 50 tên lửa hành trình. Giải pháp Nobel đơn giản lắm: đề nghị mua kho vũ khí hóa học của Syria để đổi lại không tấn công họ, bán lại cho Israel lấy lời và lấy số tiền đó bù đắp vào thâm hụt ngân sách của Mỹ. Douglas L Vậy nếu Quốc hội Mỹ bỏ phiếu chống hành động quân sự thì Pháp sẽ hành động một mình? Đó là vì họ đang hô hào chiến tranh. plant5man Vấn đề không phải ở nước Mỹ mà là các nước Ả Rập đã không làm gì mặc dù họ được vũ trang tốt. Rõ ràng họ muốn phương Tây hành động để họ có thể nói rằng: “bàn tay người Ả Rập không nhuốm máu, đó là tội lỗi của những kẻ ngoại đạo’. Tại sao phương Tây cần phải lo? Rõ ràng các nước Ả Rập không hề quan tâm đến việc sử dụng vũ khí hóa học. medi Barack Obama ra tranh cử tổng thống để đưa nước Mỹ ra khỏi chứ không phải quay lại chiến tranh. thegreatcob Liên Hiệp Quốc không thể làm được gì. Họ có thể ra đến 1.000 nghị quyết nhưng lại không có năng lực thực thi trừ phi các nước thành viên quyết định tự hành động. Chỉ nội các hình ảnh video thôi cũng đã chứng minh là khí độc đã được sử dụng. Nếu làm giả được một cuộc tấn công khí độc ở quy mô như thế thì quý vị thật sự giỏi hơn Hollywood rồi. unsureaboutanything Trong cuộc chiến hỗn loạn này không ai trưng ra bằng chứng cho thấy rõ ràng hung thủ đứng sau vụ tấn công này. Sự thật rõ ràng duy nhất là Obama tấn công Syria. Bằng chứng đã rõ: Obama đã nói thế trên truyền hình. Nếu có một sai lầm nữa giống như vũ khí hủy diệt hàng loạt trong cuộc xâm lược Iraq thì thế giới sẽ biết nên tìm Obama ở đâu. Nếu không có bằng chứng thì đây là hành động tội ác và ông ta phải bị bắt giữ. Lời đe dọa phản ứng quân sự của Mỹ nhận được những bình luận trái chiều DJE Nếu nhà hàng xóm của tôi bị giết hại bởi vũ khí hóa học tôi sẽ ủng hộ hành động đáp trả. Nếu Pháp hoặc một nước châu Âu nào đó dùng khí độc, tôi cũng nghĩ như vậy. Nếu một nước đồng minh nào đó xa hơn làm vậy, tôi vẫn nghĩ như thế. Vậy tại sao Syria lại không? Tôi muốn nghe lập luận tại sao hơn 100.000 người chết trước khi xảy ra cuộc tấn công hóa học này lại không khiến các nước hành động. MMA Là một người Mỹ, tôi tin rằng Tổng thống Barack Obama đã có quyết định đúng. Hồi năm 2002 Quốc hội đã thông qua nghị quyết về chiến tranh Iraq. Tôi tin rằng vị tổng thống hiện tại của chúng ta đã có quyết định đúng đắn khi đưa ra Quốc hội xem xét chiến dịch quân sự này. morphix Báo chí Israel đưa tin rằng chế độ Assad lâu nay vẫn dùng vũ khí hóa học để tấn công phiến quân và đây là điều không có gì giấu giếm cả. Tuy nhiên các nước vẫn bỏ qua bởi vì ông ta dùng nó một cách chính xác và có giới hạn tránh xa các khi dân cư. Nhưng lần này đã xảy ra chuyện gì đó. Liệu đây có phải là sự thật hay chỉ là sự tuyên truyền của Israel, ai mà biết được. JoeBloggs_snr Hành động có giới hạn duy nhất có thể răn đe bất cứ cuộc tấn công hóa học nào nữa là bắn vài quả tên lửa hành trình vào gần dinh thự của Assad với hàm ý đe dọa rằng nếu tấn công hóa học thêm một lần nữa thì các tên lửa này sẽ nhằm vào ông ta và gia đình của ông ấy. Đối với các tướng lĩnh Syria cũng thế mặc dù tôi không nghĩ rằng cách này là hợp pháp. CX Bất cứ quốc gia hay dân tộc nào có trách nhiệm với thế giới cần phải bước ra ngăn chặn một tội ác dã man như thế. Vũ khí hóa học còn vô nhân đạo hơn cả vũ khí hạt nhân.
Ngày 1-9, tổng thống Philippines, Gloria Arroyo, sẽ bắt đầu chuyến thăm chính thức đến Trung Quốc.
Trung Quốc, Philippines và tranh chấp Trường Sa
Đây là chuyến xuất ngoại đầu tiên của bà Gloria Arroyo kể từ sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống tháng Năm vừa qua. Việc chọn Bắc Kinh làm điểm đến đầu tiên đã ngụ ý về vai trò quan trọng của Trung Quốc trong chính sách kinh tế và an ninh của Philippines. Tuần qua, dư luận đã chú ý tin nói rằng trong cuộc gặp với chủ tịch Hồ Cẩm Đào và các quan chức khác, tổng thống Arroyo sẽ thảo luận vấn đề liên quan quần đảo Trường Sa. Đây là khu vực tranh chấp chủ quyền giữa nhiều nước, gồm Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Brunei. Tại khu vực Trường Sa, Philippines hiện tuyên bố chủ quyền với 50 đảo nhỏ mà họ gọi là vùng Kalayaan. Sự biến 1995Vào năm 1995, điểm bước ngoặt trong quan hệ Trung Quốc – Philippines xảy ra khi người ta phát hiện Trung Quốc đã xây cơ sở trên một rặng đá ngầm (Mischief Reef) thuộc vùng Kalayaan. Giáo sư chính trị học Benito Lim thuộc đại học Philippines nói: "Khi chính phủ Philippines phản đối, Trung Quốc nói là khu vực này có thể để cho các ngư dân bị bão vào trú tạm. Trung Quốc nói là như thế thì ngư dân của Philippines hay bất kì nước nào khác đều có thể sử dụng – họ gọi là việc sử dụng chung." "Philippines muốn ý nghĩa của việc dùng chung này được làm rõ, nhưng Trung Quốc không nói gì thêm. Vì vậy, có thể lần này bà Gloria Arroyo sẽ muốn tìm kiếm việc làm rõ vấn đề." Vào năm 1995, khi sự kiện xảy ra, tổng thống Philippines khi đó, Fidel Ramos, thậm chí đe dọa nhờ tới hiệp ước phòng thủ chung giữa Philippines và Hoa Kỳ, và quốc hội Philippines thông qua chương trình hai tỉ đôla để nâng cấp quân đội. Bắc Kinh sau đó đề nghị thảo luận cuộc tranh chấp biển Đông với toàn hiệp hội ASEAN tại hội nghị Bangkok 1995. Đề nghị này quan trọng ở chỗ Trung Quốc trước đó nhất quyết chỉ thực hiện các cuộc nói chuyện song phương. Tuy nhiên, có vẻ như đề nghị này chỉ mang tính chiến thuật bởi đến đầu năm 1996, Trung Quốc cho xây lại cơ sở trên rặng đá ngầm mà họ lấy từ tay Philippines. Kể từ đó đến nay, tranh chấp khu vực Trường Sa giữa Philippines và Trung Quốc có vẻ lắng dịu lại, theo lời giáo sư Ramses Amer, giáo sư chuyên vấn đề hòa bình và xung đột thuộc đại học Uppsala, Thụy Điển: "Cho đến gần đây, sự căng thẳng qua ngôn từ có giảm bớt. Và đến năm ngoái, tin cho hay có một thỏa thuận khai thác giữa Trung Quốc và Philippines trong vùng biển Đông." Đầu năm 2004, đại sứ Trung Quốc ở Philippines loan báo hai nước đã đồng ý trên nguyên tắc sẽ cùng hợp tác khai thác dầu và khí đốt ở vùng biển Nam Trung Hoa, hay Việt Nam gọi là biển Đông. Giáo sư Ramses Amer nói đến nay, không có thêm nhiều thông tin quanh việc hai nước định khai thác ở khu vực nào: "Vấn đề là không ai biết thật sự khu vực được nói là khai thác nằm ở đâu. Điều này rất quan trọng bởi vì nếu nó nằm trong quần đảo Trường Sa, thì đây sẽ là một nhượng bộ lớn của Trung Quốc. Còn nếu nó nằm giữa quần đảo Trường Sa và Philippines, thì lại là thỏa hiệp của Philippines." Khai thác chung?Liselotte Odgaard là giáo sư chính trị học thuộc đại học Aarhus, Đan Mạch. Bà lấy bằng tiến sĩ với luận án về đề tài tranh chấp tại biển Đông. Liselotte Odgaard nói ý tưởng khai thác chung dầu hỏa tại khu vực đã được các bên nghĩ tới từ lâu. "Trong suốt thập niên 1990, họ đặt vấn đề cùng khai thác chung lên bàn nghị trình. Nhưng việc này khó thi hành trong thực tế bởi vì vấn đề pháp lý không được giải quyết. Nên việc nước nào sở hữu cái gì đã bị xếp xó, và hiện vẫn như vậy." Stein Tonnesson, người viết nhiều về vấn đề biển Đông và là chủ tịch viện nghiên cứu hòa bình quốc tế ở Oslo, chia sẻ ý kiến này. Ông cho rằng khả năng khai thác chung dầu hỏa tại khu vực trong lúc có quá nhiều nước còn tranh chấp là một viễn cảnh không khả thi: "Việc khai thác chung ở những vùng biển đang tranh chấp rất rủi ro về nhiều phương diện. Thứ nhất, giả sử tìm thấy dầu, có thể xảy ra tranh chấp giữa các bên về việc làm sao chia lợi nhuận." "Ngoài ra, quần đảo Trường Sa đặc biệt quan trọng cho nguồn hải sản. Môi trường khu vực này hiện đã chịu sức ép từ việc đánh bắt quá mức và việc xây dựng ở các rặng đá ngầm. Vấn đề này càng nghiêm trọng khi người ta chưa giải quyết được vấn đề chủ quyền, tức là ai chịu trách nhiệm cho việc bảo vệ tài nguyên ở đây." Theo bà Liselotte Odgaard thuộc đại học Aarhus, Đan Mạch, mặc dù một số nước như Philippines chú ý khai thác khả năng hợp tác song phương với Trung Quốc, nhưng đột phá trong việc khai thác chung sẽ chỉ có thể xảy ra ở tầm mức giao dịch ASEAN – Trung Quốc. Lý do là vì xung đột chủ quyền chưa được giải quyết và vì đối thoại đa phương sẽ khiến các nước Đông Nam Á có vị thế mặc cả tốt hơn. "Tôi không nghĩ là việc đối đầu hiện giờ còn thích hợp. Asean và Trung Quốc đã giải quyết vấn đề đó vào cuối thập niên 1990. Nên tôi nghĩ tình hình nói chung là ổn định. Nhưng điều đó không nhất thiết chuyển thành sự hợp tác." "Tôi đoán là nhiều nước trong khối ASEAN có sự ngập ngừng bởi vì sự hợp tác của các nước yếu thế trên cơ sở song phương có thể đưa họ vào tình thế bất lợi. Họ sợ là Trung Quốc sẽ chiếm được đa số lợi ích khi hợp tác. Nên tôi không chắc là họ có thể bước sang một giai đoạn hợp tác thật sự trong tương lai gần." Tuần trước, một quan chức Philippines tuyên bố Manila sẽ không phản đối Bắc Kinh tìm kiếm dầu ở khu vực Trường Sa. Jose de Venecia, chủ tịch quốc hội Philippines, nói tổng thống Arroyo sẽ bàn khả năng khai thác chung tại Trường Sa trong chuyến thăm Trung Quốc. Ông nói giá dầu tăng cao như hiện nay sẽ là lý do thuyết phục các nước trong vùng Đông Nam Á cùng tham gia khai thác dầu ở Trường Sa. Nhưng vào đầu tuần này, ngoại trưởng Philippines, Alberto Romulo, lại nói là chuyến thăm sẽ chỉ tìm cách làm rõ vấn đề rặng đá ngầm thuộc vùng Kalayaan mà Trung Quốc chiếm từ năm 1995. Mọi việc có lẽ sẽ chỉ rõ ràng hơn sau tuyên bố của hai bên sau chuyến thăm của bà Arroyo.
Thiếu thiết bị, giường và nhân viên có nghĩa là các bác sĩ phải đưa ra một quyết định khủng khiếp giữa đại dịch Covid-19 hiện nay.
Covid-19 và sự lựa chọn đau đớn cho ai sống và ai chết
Phần lớn thiết bị cần thiết để điều trị cho bệnh nhân Covid-19 bị hạn chế, buộc các bác sĩ phải quyết định ai sẽ được dùng nó Có một cái gì đó yên tĩnh lạ lùng trong việc chăm sóc bệnh nhân nhiễm virus corona ở Lodi, Ý. Mặc dù ở hành lang bệnh viện các nhân viên y tế hoạt động nhộn nhịp, các bệnh nhân vẫn gây ra ít tiếng ồn, Stefano Di Bartolomeo nói. Đối với một bác sĩ có kinh nghiệm làm việc trong các tình huống đầy mâu thuẫn thì đại dịch này là bất thường. "Mọi người đều có riêng một chiếc túi nhỏ đựng đồ dùng cá nhân để trên mặt sàn hoặc treo trên xe đẩy của họ," Di Bartolomeo, một bác sĩ gây mê làm việc tại một bệnh viện ở Lodi nói. Không ai được phép tiếp người trong gia đình mình, vì vậy điện thoại là đường dây liên lạc duy nhất. Nhiều bệnh nhân, mặc dù bị bệnh nặng, vẫn không nghĩ mình bị nặng như vậy, và một số người thậm chí không thấy mình khó thở. Có lẽ bất thường hơn hết là, mặc dù nhiều người yêu cầu một chiếc giường cấp cứu, nhưng không phải tất cả đều nhận được. Khi một chiếc giường trong phòng cấp cứu vắng chỗ, các bác sĩ phải quyết định bệnh nhân nào vào nằm. Di Bartolomeo, người có kinh nghiệm về y học nhiệt đới và dịch tễ học, bắt đầu tới bệnh viện Lodi vào giữa tháng Ba thực hiện nhiệm vụ của tổ chức Thầy thuốc Không Biên giới. Đó là một cú sốc: Các ca nhiễm đã tới 1.100 vào ngày 13/3. "Bệnh viện này đang đối phó với tình hình, nhưng đồng thời bị hoàn toàn quá tải," ông nói. Di Bartolomeo hiện đang làm việc tại một khu dành cho bệnh nhân được thở máy không xâm lấn trong khi chờ giường cấp cứu nơi họ có thể được việc đặt ống nội khí quản qua đường qua miệng. Nhưng không phải ai cũng đều được qua phòng của ông. "Một số bệnh nhân, do quá già hoặc quá ốm, họ chỉ được trợ thở oxy thôi," Di Bartolomeo nói. "Họ không phải là ứng cử viên cho các hình thức trợ thở xâm lấn khác như CPAP (áp lực khí quản dương liên tục) hoặc được trợ thở không xâm lấn." Quyết định khó khăn Vì số người đã thử nghiệm dương tính với virus corona trên toàn thế giới vượt quá 3 triệu trong tuần này, vi rút này đã đẩy dịch vụ y tế tới điểm tới ngưỡng quá tải. Tính đến ngày 28/4, hơn 212.000 người đã chết vì vi-rút. Trong các bệnh viện trên khắp 210 quốc gia bị đại dịch tấn công, các giường bệnh chứa đầy bệnh nhân Covid-19. Trong một số trường hợp, các nguồn lực quan trọng như máy thở, thiết bị bảo vệ và thậm chí nhân viên y tế đang trở nên khan hiếm. Các bác sĩ buộc phải lựa chọn ai là người được ưu tiên chăm sóc. Nhưng làm thế nào để ai đó định giá trị cuộc sống người này là hơn người kia- nói chi đến những người đã thề "không làm điều gì hại ai"? Các nhóm y tế đã cố gắng, mặc dù những hướng dẫn họ thảo ra - và cơ sở lập luận của họ - đã bị chỉ trích mạnh mẽ. Vào ngày 23/3/2020, một nhóm các bác sĩ và học giả từ khắp nơi trên thế giới đã xuất bản một bộ hướng dẫn đạo lý trên Tạp chí Y học New England (NEJM), phác thảo cách phân bổ nguồn lực trong đại dịch Covid-19. Trong số các khuyến nghị được đưa ra bởi các tác giả của bài viết này là vào những thời điểm như thế này, thì quan điểm thông thường "phục vụ theo thứ tự, người đến trước được phục vụ trước" không nên được áp dụng. Sự ưu tiên là dành cho những bệnh nhân bị ốm nặng mà họ là còn trẻ và đang có ít bệnh nền hơn. Covid-19: Kinh nghiệm từ Đại dịch cúm Tây Ban Nha Thời tiết nắng nóng có tiêu diệt được Covid-19? Có thể tập cho chó, mèo ăn chay hay không? Điều này cũng giống như những hướng dẫn đối với các bác sĩ Ý, nói rằng họ cần phải ưu tiên những người có cơ hội nhiều nhất được chữa khỏi. Được xuất bản vào ngày 6/3/2020, các hướng dẫn của Ý đã so sánh các trường hợp mà các bác sĩ và y tá đang làm việc trong "ngành y học thảm họa" và đã tuyên bố rằng "có thể sẽ cần thiết" ấn định một ranh giới độ tuổi cho những người được vào điều trị cấp cứu. "Việc cân nhắc hàng đầu là tối đa hóa lợi ích xét về số lượng mạng sống cứu được và số lượng năm sống cứu được," Ezekiel Emanuel, chủ tịch của Bộ Chính sách Y tế và Đạo đức Y khoa tại Đại Học Pennsylvania và là đồng tác giả của bài viết, nói. Việc lập luận là những người trẻ hơn, khỏe mạnh hơn có cơ hội sống sót cao hơn, và số năm sống tiếp cũng nhiều hơn. Việc chuyển hướng nguồn lực y tế ít ỏi cho những người này sẽ mang lại lợi ích cho một số lượng người lớn nhất, đó chính là lý thuyết của vấn đề này. Nhưng ngay cả đối với những người chấp nhận logic đó, nó cũng không hẳn là kín kẽ: chẳng hạn, sự liên can là một người trẻ và một người già đang được trợ thở qua máy đều có nguy cơ tử vong như nhau nếu rỡ bỏ máy, và người trẻ tuổi khi bị rỡ bỏ máy thở sẽ không có khả năng sống sót nhiều hơn hơn người già kia. Đối với một số nhân viên chăm sóc sức khỏe, sự hỗn loạn cảm xúc của đại dịch có thể có những ảnh hưởng lâu dài Tạp chí NEJM nói trên cũng kêu gọi dành cho các nhóm người đang cung cấp giá trị cao nhất trong việc chống lại đại dịch (như nhân viên y tế ở tuyến đầu và những người khác điều khiển cơ sở hạ tầng quan trọng này) sự ưu tiên được dùng thiết bị y tế và được điều trị vì công việc của họ đòi hỏi nhiều công sức đào tạo và vì họ là những người khó thay thế. "Bởi vì việc tối đa hóa lợi ích là tối quan trọng trong đại dịch, chúng tôi tin rằng việc đưa bệnh nhân ra khỏi máy thở hoặc giường cấp cứu để cung cấp cái đó cho người khác đang cần cũng là điều hợp lý và các bệnh nhân nên biết về khả năng đó khi nhập viện" các nhà nghiên cứu viết . Vấn đề đạo đức Những loại quyết định này chỉ có thể là cần thiết khi các bệnh viện và hệ thống chăm sóc sức khỏe phải chịu áp lực cao nhất, khi số lượng người nhiễm bệnh ở mức cao nhất và nguồn lực bị căng dãn đến mức tột cùng. Nhưng việc bỏ ưu tiên các bộ phận dễ tổn thương của dân số - những người lớn tuổi hoặc đang sẵn có các bệnh nền từ trước - rõ ràng đặt ra những câu hỏi nghiêm trọng về đạo đức. Điều đó hoàn toàn đúng hơn bởi vì những người này thậm chí còn dễ bị tổn thương hơn không chỉ chết vì Covid-19, mà trước hết còn dễ bị nhiễm bệnh ngay từ đầu. Những người mà do tình trạng sức khỏe, cứ đòi hỏi phải có người khác giúp cho ăn, mặc quần áo và tắm, thì ít có khả năng dãn cách xã hội. Trong khi đó, căn bệnh này đã lây lan nhanh chóng trên khắp thế giới thông qua hàng trăm nhà dưỡng lão và chăm sóc - với kết quả tàn khốc. Ở Anh và xứ Wales, 1/3 số ca tử vong do virus corona là ở nhà dưỡng lão, thí dụ, với 2.000 ca tử vong trong một tuần. Những con số bất cân xứng như vậy cũng được thấy trên khắp châu Âu và ở Mỹ, nơi 1/4 số ca tử vong Covid-19 là ở các nhà dưỡng lão. Làm sao thoát khỏi sự thống trị của thời gian? Covid-19 ra tay tàn độc với nam giới hơn là với phụ nữ? Nghệ thuật nài nỉ của người Nhật Nhiều tổ chức hỗ trợ người già thấy lo lắng. "Trong nhiều năm, chúng ta đã biết rằng tuổi tuổi tác cao làm cho sức khỏe và khả năng kháng cự bệnh của một cá nhân rất kém- điều mà tất cả chúng ta đều thấy ở những người lớn tuổi," người đứng đầu một số tổ chức từ thiện liên quan đến tuổi của Anh, gồm cả Age UK, nói trong một tuyên bố chung. "Sự việc là ai đó cần được chăm sóc và hỗ trợ, tại nhà chăm sóc hoặc nhà riêng của họ, không nên được sử dụng như là một chỉ số đại diện cho tình trạng sức khỏe của người đó, hoặc như là chính sách được áp dụng chung - ví dụ như việc người đó có nên được nhập viện hay không." Một bức thư ngỏ gửi Hiệp hội Y khoa Anh, được đồng ký kết bởi tổ chức từ thiện Disability Rights UK, cũng nêu lên mối lo ngại rằng quyền của người khuyết tật đang không được duy trì. "Cơ hội cá nhân của chúng ta được hưởng lợi từ việc điều trị nếu chúng ta bị nhiễm Covid-19 không được bị ảnh hưởng bởi sự đánh giá của xã hội đối với cuộc sống của chúng ta," bức thư viết. Đáp lại, NHS England khăng khăng cho rằng họ đang tìm cách "bảo vệ đầy đủ quyền của người khuyết tật" trong suốt quá trình xảy ra đại dịch. Nhưng nhiều quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi vi rút corona đã thấy mình buộc phải yêu cầu các bác sĩ đưa ra những lựa chọn khó khăn về việc ưu tiên ai. Và những lựa chọn đó không phải lúc nào cũng dựa trên bằng chứng rõ ràng. Chẳng hạn, ở Mỹ một số bang đã hình thành hướng dẫn để giải quyết tình trạng thiếu tiềm năng về máy thở trước đại dịch. Một báo cáo trên Thời báo New York đã xem xét các hướng dẫn có sẵn công khai, từ Alabama, Arizona, Kansas, Louisiana, Maryland, Michigan, New York, Pennsylvania, Tennessee, Utah và bang Washington, để xem sự khác biệt trong định nghĩa việc ai được ưu tiên điều trị. Đồ bảo hộ mà nhân viên y tế phải mặc có thể khiến toàn bộ trải nghiệm trở nên đáng sợ hơn đối với bệnh nhân Covid-19 Trong một số trường hợp, các tài liệu cho thấy bệnh nhân bị suy yếu thần kinh, mất trí nhớ hoặc Aids có thể không được sự hỗ trợ máy thở ở một số tiểu bang. Kế hoạch của Alabama có viết rằng những người bị chậm phát triển tâm thần nặng, mất trí nặng hoặc chấn thương sọ não nặng có thể ít được xét để dùng máy trợ thở, nhưng lại thấy viết thêm ở câu sau là "tuổi thọ trung bình của những người chậm phát triển trí tuệ hiện đang kéo dài tới 70 năm, và những người bị suy yếu thần kinh nghiêm trọng có thể tận hưởng cuộc sống hữu ích hạnh phúc." Kế hoạch Alabama kéo dài một thập niên kể từ đó đã được thay thế bằng một bộ hướng dẫn khác sau một thách thức do các nhóm quyền người khuyết tật Hoa Kỳ đề đạt. Tuy nhiên, các hướng dẫn mới không nói gì về cách thức để các bác sĩ ưu tiên sử dụng máy thở. Các nhóm bảo vệ người khuyết tật ở Mỹ cũng đã cảnh báo chống lại "hình thức phân biệt đối xử chết người" đối mặt với người khuyết tật trong đại dịch. "Mỗi cuộc sống đều có giá trị," Neil Romano, chủ tịch Hội Đồng Quốc Gia về người khuyết tật, nói. "Trong cuộc khủng hoảng chưa từng có này, điều quan trọng là mỗi bang phải đáp ứng đối với Covid-19, không chỉ bằng cách hỗ trợ khả năng điều trị của các chuyên gia y tế, mà bằng cách cam kết bảo vệ các quyền dân sự của người khuyết tật." Paola Barbarino, giám đốc điều hành của tổ chức Alzheimer's International International, nói rằng họ đã được nghe từ các tổ chức thành viên trên khắp thế giới về các quyết định hạn chế điều trị dựa trên tuổi tác và các bệnh tiềm ẩn. "Điều quan trọng là tuổi tác và các bệnh như chứng mất trí nhớ, không được sử dụng để phân biệt đối xử hoặc từ chối sự tiếp cận điều trị," bà nói. Trong khi đó, tại Anh, Viện Sức Khỏe Và Chăm Sóc (NICE) đã ban hành hướng dẫn mới vào ngày 21/3, giải thích cách đánh giá việc đặt nội khí quản cho bệnh nhân trên 65 tuổi sao cho không bị khuyết tật ổn định lâu dài. Điều này dựa trên 'điểm số yếu đuối' được gọi là Thang Điểm Yếu Đuối Lâm Sàng, dao động từ 1 đến 9, 1 rất khỏe mạnh và 9 bị bệnh nan y. Nhưng bất kỳ sự đánh giá nào, cho dù khách quan đến đâu thì nó cũng khó thực hiện. Ví dụ, Thang Điểm Yếu Đuối yêu cầu phải biết liệu bệnh nhân có cần trợ giúp để chuẩn bị bữa ăn, hoặc để lên cầu thang hay không - là thông tin mà bác sĩ có thể chưa biết ngay được. Một bác sĩ tại một bệnh viện ở London đã nói với BBC rằng cách đánh giá theo kiểu Thang Yếu Đuối này có thể thất bại. Sau khi được hỏi bà có thể đi bộ bao xa mà không phải dừng lại để lấy hơi, một bệnh nhân đã bị coi là không phù hợp để được dùng máy thở. Nhưng khi các bác sĩ gọi điện cho gia đình bà, họ lại nhận được thêm thông tin cho thấy bà có thể không yếu đuối như đánh giá sàng lọc được đề xuất - hóa ra bệnh nhân đã trả lời các câu hỏi theo tình trạng hiện tại của bà, chứ không phải là trước đây khi bình thường. Bệnh nhân này được đặt nội khí quản vào cuối ngày hôm đó. Hiệp hội Y khoa Anh cũng đã ban hành một tài liệu hướng dẫn về đạo đức vào ngày 1 tháng 4, nói rằng "các chuyên gia y tế có thể buộc phải rút điều trị khỏi một số bệnh nhân để cho phép điều trị cho những bệnh nhân khác có xác suất sống sót cao hơn." Trong một số trường hợp, điều này có thể có nghĩa là lấy đi sự điều trị cho một người đã ổn định hoặc thậm chí đang khá hơn lên, để ưu tiên cho một bệnh nhân khác có chẩn đoán xác đáng hơn. Trên toàn thế giới, các bệnh viện và cơ quan y tế đang ban hành các hướng dẫn tương tự để giúp đội ngũ y tế của họ đưa ra các quyết định khó khăn mà họ hiện đang phải đối mặt. Họ được hiện diện để cứu con người. Đội ngũ y bác sĩ không những ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của những người có khả năng chịu thiệt thòi, mà còn làm tăng sự lo lắng của họ về việc điều gì sẽ xảy ra nếu chính y bác sĩ bị bệnh. Người ta cũng có những lo ngại về việc các quyết định này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của đội ngũ y tế. Ví dụ, một số bác sỹ đã tham gia vào các cuộc gọi hội nghị gần như hàng ngày để hỗ trợ lẫn nhau. Người ta được đào tạo trong nhiều năm để trở thành bác sĩ vì họ muốn giúp đỡ những người gặp khó khăn. Quyết định chăm sóc cho một số bệnh nhân này và không cho những bệnh nhân khác không phải là quy định mà bất kỳ bác sĩ nào cũng muốn đưa ra. Một số bác sĩ đã phải nghỉ ốm, cảm thấy không thể đối mặt với những quyết định này, theo một số bác sĩ nói với BBC Future. Tất nhiên, việc quyết định ai xứng đáng được điều trị và ai không thể được cứu không phải là điều mới mẻ - y sỹ và bác sỹ phẫu thuật chiến trường thường xuyên phải đưa ra những lựa chọn như vậy. Nhưng việc biết điều đó không làm cho nó dễ dàng hơn. Một hậu quả, Elton nói, là việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho các chuyên gia y tế có thể được ưu tiên nhiều hơn trong tương lai. "Tôi không muốn đánh giá thấp thách thức này," Elton nói. "Nhưng tôi nghĩ rằng có thể có một số ví dụ về thực hành rất tốt, mà nó có thể dẫn đến một số thay đổi thực sự tốt trong cách chúng ta hỗ trợ và chăm sóc lực lượng y tế của chúng ta." Có lẽ bằng cách ép buộc một cuộc thảo luận về giá trị mà chúng ta đặt vào cuộc sống của con người, nó cũng có thể dẫn đến những cải thiện về cách thức để có thể bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội. Bài tiếng Anh trên BBC Future
Hôm 6/8, chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 01 NĐ-CP cho thấy quyết tâm thực hiện đề án tinh giản bộ máy do Đảng ủy Công an trình và được Bộ chính trị thông qua vào tháng 4.
Tái cơ cấu Bộ Công an sẽ ‘xáo trộn rất lớn’
Bộ máy cơ cấu Bộ Công an quá cồng kềnh? Chính thức từ 7/8, Bộ Công an sẽ tái cơ cấu lại tổ chức, tinh giản bộ máy giảm 6 tổng cục, giảm gần 60 đơn vị cấp cục và gần 300 đơn vị cấp phòng nhưng vẫn giữ nguyên chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Hai cựu quan chức cấp cao trong chính quyền Việt Nam hôm 9/8 cho BBC biết họ đánh giá cao việc thực hiện tái cơ cấu bộ máy, tuy nhiên có những lo ngại về sự xáo trộn và thiếu tính đồng bộ. Tái cơ cấu Bộ CA: ‘Nước cờ chính trị không dễ chơi’ Bộ Công an Việt Nam tổ chức lại bộ máy TBT Trọng: ‘Công an phải bảo vệ Đảng’ Cuộc cách mạng lớn của Bộ? Nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội Trần Quốc Thuận gọi quá trình tái cơ cấu bộ công an là "đợt tái cơ cấu bộ máy quy mô lớn nhất từ trước đến nay, không chỉ ở trong ngành công an mà cả hệ thống chính trị." Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nhấn mạnh xây dựng lực lượng công an 'trong sạch' "Việc thu gọn sắp xếp này, hay phải gọi là 'đại sắp xếp' là cần thiết. Và một trong những nguyên nhân cho việc tái cơ cấu đó là vì có nhiều tướng lĩnh bị kỷ luật, có nhiều vụ án ngành công an xảy ra cũng cho thấy là do bộ máy tổ chức không có hiệu quả." Còn Đại tá an ninh Nguyễn Đăng Quang thì nói: "Với tư cách là người từng phục vụ trong ngành công an được 43 năm cho tới 2003, tôi cho rằng đây là cuộc cải tổ triệt để nhất, to lớn nhất." "Tuy nhiên, tôi không rõ lý do của cuộc cải tổ này là gì nhưng tôi cảm nhận cuộc cải tổ này là nhằm để thực hiện ý muốn quyền lực, chứ không dựa trên cơ sở khoa học về tổ chức, cho nên việc này có thể nó sẽ không như ý muốn, sẽ có phản ứng ngược." "Nó sẽ làm xáo trộn bộ máy tổ chức của Bộ Công an, ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng, đến cấp lãnh đạo, các cấp tướng." Đại tá an ninh Nguyễn Đăng Quang Xáo trộn mạnh về nhân sự? "Nó sẽ xáo trộn ghê gớm lắm," Đại tá Nguyễn Đăng Quang nhấn mạnh. Ông lý giải rằng nếu giải thể sáu tổng cục, tức có sáu tổng cục trưởng. Mà mội tổng cục có từ 5-8 tổng cục phó, tức trung bình 42 lãnh đạo cấp tổng cục. "Những người đến tuổi về hưu rồi thì về hưu, nhưng những người còn tuổi đưa xuống cục, thì tôi không đồng tính với ông Lương Tam Quang là 'Tổng cục trưởng làm cục trưởng là bình thường'." "Tôi không nghĩ nó đơn giản như vậy đâu. Tổng cục trưởng xuống làm cục trưởng sẽ vấp phải mâu thuẫn trong luật công an là cục trưởng cao nhất chỉ được cấp hàm thiếu tướng, nhưng giờ trung tướng là cục trưởng. "Rồi tổng cục trưởng về làm cục trưởng, và cấp dưới của họ, tổng cục phó giờ cũng là cục trưởng. Và vậy thì các cục trưởng, cục phó trước đó sẽ đi về đâu?" Cuộc cải tổ sẽ rất "xáo trộn" đối với các cấp tướng của Bộ Công an? Về việc lưu chuyển bố trí cán bộ chính quy về địa phương, ông Quang nói sẽ nảy sinh ra nhiều vấn đề, như gia đình của nhiều cán bộ đang ổn định tại các thành phố lớn, giờ phải chuyển đi. "Có phải ai cũng có thể đem gia đình đi theo đâu. Nhà cửa vợ con cách mấy trăm cây số thì không yên ổn, an tâm công tác được." Ngoài ra, trước đó trong đề án cải tổ Bộ Công an, ngoài việc giải thể 6 tổng cục còn giải thể hai đơn vị cấp tổng cục là Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động và Bộ tư lệnh cảnh vệ. Nhưng theo Nghị định 01, hai đơn vị này vẫn được giữ nguyên. Ông phân tích, "Có thể là vì vai trò của Bộ tư lệnh cảnh vệ là để bảo vệ các cấp lãnh đạo Đảng nhà nước còn Bộ tư lệnh CSCĐ thì là để giữ gìn an ninh trật tự, bao gồm ngăn chặn các cuộc biểu tình, tụ tập đông người. Tuy nhiên cái này là phỏng đoán của tôi, cần phải theo dõi thêm." Ngoài ra, ông Quang còn nhấn mạnh vào việc cần phải đảm bảo rằng "quyền hạn và chức năng" của Bộ Công an phải không thay đổi. Tin giản biên chế - cuộc cách mạng bộ máy Việt Nam? "Trước đây Tổng cục An ninh là tổng cục phụ trách chống gián điệp nước ngoài, mà chủ yếu là gián điệp Trung Quốc. Nếu xóa bỏ Tổng cục An ninh, thì cần phải bố trí lực lượng sao đó để nó không ảnh hưởng, nếu không những người có lợi nhất chính là những tình báo Trung Quốc." 'Không chỉ dừng lại ở Bộ Công an' Đại tá Nguyễn Đăng Quang còn cho biết: "Việc tinh giản phải làm đồng bộ và kiên quyết của tất cả bộ máy nhà nước chính phủ, chứ không chỉ riêng Bộ Công an, và phải dẹp bỏ sáu tổng cục, như vậy, Đảng cho rằng là các cấp trung gian, có thể là thừa thãi, như vậy so với các bộ các ngành khác, có dẹp bỏ các cơ quan như thế không?" "Như Bộ Quốc phòng, ngoài Bộ Tổng Tham mưu và Tổng cục Chính trị, thì còn có bốn tổng cục khác, liệu có tinh giản, cải tổ như ở Bộ Công an không? Theo ý kiến ông Quang, nhân dịp tái cơ cấu Bộ Công an, thì nên sáp nhập Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp (Tổng cục VIII) của Bộ Công an vào Cục thi hành án của Bộ tư Pháp, để đúng với chức danh và nhiệm vụ và hạn chế được các tiêu cực. "Thường các cơ quan điều tra thường đến trại giam họ quản lý để thẩm vấn, nếu mà nhà giam của 'người nhà mình' thì dễ thực hiện mớm cung, ép cung, và tra tấn, còn các nhà giam của các bộ ngành khác thì sẽ quản lý tốt hơn rất nhiều," ông Quang lý giải. Đồng tình với ông Quang, luật sư Trần Quốc Thuận cũng cho rằng cuộc "cách mạng" này không nên chỉ dừng lại ở Bộ Công an mà "cả hệ thống chính trị cơ quan Đảng cũng phải làm và phải làm triệt để, vì ngân sách không nuôi nổi, nhân dân không nuôi nổi." Tinh giản đế lấy lại lòng dân? "Bộ máy cồng kềnh nhiều khi tập trung lại để nắm giữ củng cố quyền lực, chứ không phải thực sự phục vụ nhân dân." "Việc tinh giản là để kiểm soát lãnh đạo, thanh lọc bộ máy trong sạch, để lại những người tốt, có khả năng làm việc hiệu quả và lấy lại niềm tin của người dân với tổ chức lãnh đạo."
Hai tuần qua ở nhà suốt, vì trường tôi đóng cửa sớm nhất trong vùng, từ ngày 11/3. Những ngày qua chỉ ra sân khi trời nắng và một lần đi chợ mua thực phẩm.
Thư từ Mỹ : Cô Vi làm người Việt lên cơn sốt rét
Một người trên đường phố San Francisco hôm 26/3/2020 Hôm đó trước cửa siêu thị có người xếp hàng dài ra đến bãi đậu xe, đúng tiêu chuẩn Cô Vi, mỗi người cách nhau 2 mét. Rồi loa phát thanh thông báo ai trên 60 tuổi không phải xếp hàng, được vào chợ ngay. Tôi không còn ở tuổi U60, nên mau lẹ vào mua bánh mì, patê, phô-ma, ít cây trái và rau. Hôm qua 26/3, sau mấy hôm trời âm u và mưa, có nắng lên nên tôi quyết định lái xe một vòng qua San Francisco xem tình hình thế nào với lệnh cấm ra khỏi nhà. Nước Anh chờ dịch lên đỉnh với ba lãnh đạo chống virus corona cùng dương tính Virus corona: Trump ký thành luật gói cứu trợ lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ Trên xa lộ xe chạy với vận tốc tối đa vì lưu lượng rất thưa. Nhiều bảng điện tử trước đây ghi số phút từ nơi này đến nơi kia, hôm nay chạy hàng chữ nhắc nhở rửa tay thường xuyên, giữ khoảng cách để tránh lây nhiễm Covid-19. Trạm thu phí qua cầu không còn người làm việc. Lệ phí thanh toán bằng máy có trong xe, còn không giấy tính tiền sẽ được gửi về nhà. Cơ quan thu phí muốn tránh giao tiếp với người lái xe, tránh chạm vào những đồng tiền có thể làm lây lan bệnh dịch. Lưu thông vắng hơn cả chiều Chủ Nhật hôm đầu tháng trước, khi có trận Super Bowl. Chạy trên xa lộ đoạn đường 20 dặm mà không phải dừng chỗ nào, cho đến khi vào thành phố có đèn xanh đỏ. Xa lộ Interstate 280 dẫn vào thành phố San Francisco vắng tanh hôm 26/3 Chưa bao giờ San Francisco vắng vẻ như hôm nay, kể cả sau trận động đất tháng 10/1989 hay trong thời gian khủng hoảng tài chánh năm 2008. Trưa thứ Năm, trước toà thị chính có vài người tản bộ như đang tập thể dục, dăm bảy người không nhà nằm phơi nắng trên thảm cỏ xanh. Đường Larkin nơi khu Little Saigon vắng lặng. Hầu hết cửa hàng dịch vụ và thức ăn Việt đóng cửa. Chỉ có bánh mì Lee's bán cho khách mang về. Trong tiệm quầy hàng cũng hết chỉ còn ít thức ăn nhanh. Giá cả, như ruốc cũng tăng lên. Phố Tầu San Francisco không một bóng người Con đường Embarcadero dọc theo bờ vịnh từ bến phà tới Pier 39 lác đác vài khách bộ hành và xe chạy. Có cặp tình nhân vẫn nắm tay nhau dung dăng dưới bầu trời nắng đẹp. Phố Tầu vắng lặng, không một bóng người. Như Vũ Hán hôm tết vừa qua. Lồng đèn đong đưa cùng cờ Trung Quốc phất phơ theo gió. Khu tài chính thương mại yên lặng như chưa bao giờ thấy, dù thị trường chứng khoán vẫn mở cửa giao dịch. Trung tâm mua sắm Union Square lác đác vài người đứng ngồi nơi quảng trường. Mấy cửa hàng bị trộm đập cửa kính đã có ván ép bao bọc. Tiệm bánh mì Lee's mở cửa bán thức ăn cho khách đem về San Francisco yên lặng. Cùng nước Mỹ và cả thế giới âm thầm chiến đấu với một kẻ thù vô hình. Từ khi bệnh dịch Covid-19 bùng lên tại thành phố Vũ Hán bên Trung Quốc vào cuối tháng 11 năm ngoái, đến nay nó đã làm cho thế giới đảo điên vì chưa biết cách ngăn ngừa hay chữa trị. Cô Vi đã lan đến gần như mọi quốc gia. Vào nước Mỹ từ đầu năm nay, nhưng trong ba tuần qua cô mới bùng phát khiến cả trăm nghìn người Mỹ bị nhiễm, gần hai nghìn tử vong. Mà con số vẫn chưa dừng ở đó, ngày càng tăng lên. Nhiều nơi có lệnh cấm ra đường khi không cần thiết. Các đại học đóng cửa, sinh viên chuyển qua học trực tuyến. Hơn 30 triệu học sinh phổ thông hiện nghỉ học dài hạn trong những ngày qua, nhiều nơi như California sẽ kéo dài cho đến đầu tháng 5 và có thể đến hết niên học. Vì sao một số nước đề nghị đeo khẩu trang, số khác thì không? Virus corona: Việt Nam đã nhận định “được và đúng” về tính nguy cấp Khu phố thương mại Little Saigon, San Francisco Tình hình diễn biến liên tục từ ngày 13/3, khi Tổng thống Donald Trump thừa nhận đó là đại dịch. Từ đó, ông và ban tham mưu lo phòng chống bệnh dịch đã có họp báo mỗi ngày, kể cả cuối tuần, để trình bày hiện tình với quốc dân. Tổng thống Trump lúc nào cũng tỏ vẻ lạc quan. Ông nói sẽ vượt qua khó khăn này và kinh tế Mỹ sẽ hồi phục mau chóng. Có thể đến Lễ Phục Sinh 12/4 nhiều nơi sẽ sinh hoạt bình thường trở lại. Giới chức y tế không tin thế. Các cơ quan truyền thông như CNN, MSNBC thường chỉ trích tổng thống trong ba năm qua thì dự đoán tình hình sẽ nghiêm trọng hơn, nếu chính quyền không cấm đi lại trên toàn quốc để tránh lây lan. Người xếp hàng trước siêu thị Berkeley Bowl Nhiều hãng xưởng, dịch vụ đóng cửa. Mọi thứ đình trệ. Chứng khoán đã rớt vài nghìn điểm trong hai tuần qua. Quốc hội gấp rút soạn thảo ba luật phòng chống Cô Vi, giúp dân và cứu nguy kinh tế Mỹ. Chiều 27/3 Tổng thống Trump ký ban hành luật trợ giúp dân và các ngành nghề bị ảnh hưởng bởi nạn dịch, tổng chi 2 nghìn 200 tỉ đôla. Giới tiểu thương, các hãng hàng không, chủ khách sạn và người thất nghiệp sẽ được trợ giúp tài chánh. Quang cảnh từ trên cao khu Fisherman's Wharf, nơi thường thu hút nhiều du khách, ở San Francisco. Hình chụp ngày 26/3 Dân cũng được giúp. Một gia đình với vợ chồng và hai con nhỏ, nếu tổng số lương năm ngoái hay năm trước nữa là dưới 150 nghìn đô, sẽ nhận được 3400 đô trợ cấp. Những gia đình có thu nhập cao hơn 198 nghìn đô không được nhận trợ cấp. Với ba luật vừa ban hành, phục hồi kinh tế lâu hay mau thời gian sẽ trả lời. Về y tế thì khẩn cấp nhất là tìm ra thuốc chữa bệnh. Cùng lúc đi tìm thuốc chủng ngừa cho tương lai. Tổng thống Trump đã nhắc đến liều thuốc Chloroquine chung với thuốc kháng sinh Azithromycin có thể chữa được bệnh là "một món quà Trời cho" sẽ làm thay đổi cuộc chơi - game changer. Ông Trump lạc quan tin tưởng nếu dùng chung hai loại thuốc này sẽ chữa khỏi bệnh, nên không mất gì nếu thử dùng nó lúc này. Nhiều người phản đối, chỉ trích ông đóng vai thày thuốc kiểu sơn đông mãi võ. Tổng thống Trump ký ban hành luật trợ giúp dân và các ngành nghề bị ảnh hưởng bởi nạn dịch hôm 27/3 Chloroquine là thuốc trị bệnh sốt rét đã được dùng từ nhiều năm qua, nhưng phải theo toa bác sĩ. Bác sĩ Anthony Fauci, tiếng nói có thẩm quyền nhất về phòng chống bệnh dịch tại Hoa Kỳ và thường xuất hiện bên cạnh tổng thống và phó tổng thống trong những ngày qua thì lại cẩn trọng hơn. Ông nói là chưa có đủ số liệu để đưa tới kết luận là thuốc trị sốt rét có hiệu quả trong việc trị cúm Cô Vi. Cho đến nay nhiều nơi trên thế giới đang thử nghiệm có đến trên 50 loại thuốc khác nhau. Phương pháp trị liệu mà ông Trump đề cập tới và đang được thử nghiệm cho nhiều bệnh nhân ở New York chỉ là một trong số đó. Phát biểu của Tổng thống Trump đã làm sôi nổi lên những chỉ trích cho rằng ông ăn nói cẩu thả trong lĩnh vực không phải chuyên môn của mình. Những chỉ trích đó hoàn toàn đúng, ông nên để giới chức chuyên môn trả lời những câu hỏi liên quan đến phương pháp trị liệu. Chloroquine là thuốc trị bệnh sốt rét đã được dùng từ nhiều năm qua, nhưng phải theo toa bác sĩ Nhưng Trump vẫn là Trump từ khi tranh cử cho đến nay, với những phát biểu bạt mạng trong nhiều vấn đề chứ không riêng gì y tế, sức khoẻ của toàn dân. Ngay cả việc ông gọi tên "Chinese Virus" cũng là điều không nên vì sẽ gây ra những sự kì thị với người châu Á. Tôi không đồng ý với Tổng thống Trump trong cách gọi đó, vì ra đường mấy ai phân biệt được người Hoa hay Việt, Hàn, Phi, Thái, Miên, Lào, Nhật. Bạn nào ủng hộ Tổng thống Trump trong cách gọi tên như thế, hãy tìm xem phim "Who killed Vincent Chen?" về một kỹ sư người Hoa bị giết chết hồi thập niên 1980, vì kẻ giết người lầm tưởng nạn nhân là người Nhật, trong thời điểm có khuynh hướng bài chống Nhật, khi xe Nhật được nhập cảng ào ạt vào Mỹ làm cho nhiều công nhân hãng xưởng ô tô Mỹ mất việc. Virus corona: Nước Pháp gắng sống xứng tầm thử thách Virus corona: Người đã nhiễm nhưng không ho, sốt có thể lây cho người khác không? Trở lại với việc tìm thuốc trị, bên Pháp có bác sĩ Didier Raoult, một nhà chuyên môn danh tiếng về các bệnh nhiễm trùng, đã thử dùng chloroquine với kháng sinh và có kết quả khả quan cho bệnh nhân. Nhưng vì số liệu chỉ dựa trên một mẫu tập hợp nhỏ, với 36 bệnh nhân nên chưa thể đưa đến kết luận đúng với chuẩn mực khoa học. Tiểu bang Florida có bệnh nhân Giardinieri, 52 tuổi, được chữa khỏi nhờ thuốc sốt rét, tuy nhiên ông cảnh giác mọi người không nên dùng thuốc đó một cách bừa bãi mà phải tham khảo với bác sĩ. Một y tá gốc Việt làm việc tại bệnh viện ở thành phố Dallas tiểu bang Texas cho phóng viên Nửa Vòng Trái Đất TV (Nhật báo Người Việt 25/3/2020) biết nhiều trường hợp bác sĩ cho dùng thuốc sốt rét cùng với thuốc kháng sinh để chữa trị và có nhiều người hồi phục hơn. Bên Trung Quốc cũng đã cho dùng thuốc chống sốt rét để chữa bệnh Cô Vi, nhưng số liệu và kết quả chưa được công bố. Nhắc đến thuốc Chloroquine, khi bà Đồ U U của Trung Quốc đạt giải Nobel Y học năm 2015 do những nghiên cứu chiết xuất để sản xuất thuốc này thì đã có tranh cãi với Việt Nam. Trung Quốc nói đã dùng thuốc để chữa bệnh sốt rét cho nhiều bộ đội cộng sản miền Bắc Việt Nam trong cuộc chiến chống Mỹ qua Dự án 523 do Mao đề xướng. Việt Nam phản bác lại. Đạo diễn Đặng Nhật Minh nói rằng chính bố ông là bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã khởi động nghiên cứu tìm thuốc chữa sốt rét cho bộ đội, không phải từ những cố vấn Trung Quốc. Trên cầu Bay Brigde dẫn vào thành phố San Francisco Bệnh dịch Cô Vi đang lây lan ngày một nhiều với số người chết ngày một tăng, hiện tại là hơn nửa triệu ca nhiễm và 22 nghìn tử vong. Mỹ có số người bị nhiễm cao nhất, hơn 100 nghìn với 1600 tử vong và New York hiện là tâm điểm bùng phát. Vùng Vịnh San Francisco là khu vực đầu tiên tại Mỹ áp dụng các biện pháp giới hạn ra đường và giao tiếp xã hội sau khi có một ca tử vong ở San Jose trong ngày 9/3, là một phụ nữ 68 tuổi, khoẻ mạnh, vui vẻ, không du lịch nhưng vẫn bị lây và qua đời một tuần sau khi có triệu chứng bệnh. Hai ngày sau, 11/3 nhiều trường học trong khu vực đóng cửa. Ngày 16/3 có lệnh cấm cư dân vùng vịnh ra đường và đến ngày 19/3 Thống đốc ra lệnh cho toàn tiểu bang California cấm túc. Các biện pháp mạnh mẽ và cấp thời của California giúp cho số ca nhiễm và tử vong không tăng nhanh như New York. Cô Vi xuất hiện và đã làm đảo lộn cuộc sống từ Á sang Âu, từ rừng Amazon Nam Mỹ lên đến thành phố hoa lệ New York. Như tiếng sét tử thần nên mọi người lo sợ khi cô đến. Giới nghiên cứu lúc đầu cho rằng cô thích các bạn già, nhưng không hẳn như thế. Già hay trẻ, nam hay nữ, dân thường hay người quyền cao chức trọng, giòng dõi vua chúa đều đã có cơ hội gặp cô. Phó đại sứ Anh tại Hungary mới 37 tuổi bị cô cướp đi mạng sống. Một nữ sinh Pháp 17 tuổi đã qua đời vì cô. Cô Vi đã lây lan đến Thái tử Charles, Thủ tướng Boris Johnson của nước Anh; đến Thượng Nghị sĩ Rand Paul, Tổng Giám mục Gregory Aymond thuộc Giáo phận New Orleans của Hoa Kỳ. Chính phủ các cấp đang làm nhiều việc để giúp dân Mỹ bớt lo, giúp kinh tế khỏi suy sụp. Chính sách của Tổng thống Trump đưa ra có người đồng ý, có người mạnh mẽ lên tiếng phản bác. Khu phố thương mại Little Saigon, San Francisco Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh phát biểu ý kiến chê lãnh đạo Mỹ, chê nước Mỹ cũng là quyền tự do biểu đạt của cô. Đó là điều rất bình thường trong một đất nước tự do dân chủ. Vậy mà nhiều người Việt vẫn nhất định chỉ có quan điểm, tầm nhìn của mình là đúng, là chân lý. Ai không đồng ý là ném đá, qui chụp, còn đòi đuổi Mẹ Nấm về nước. Như thế có khác gì những phát biểu của Tổng thống Trump trước đây với những người bất đồng quan điểm với ông. Chỉ trích lãnh đạo Mỹ không có nghĩa là không yêu nước Mỹ. Có yêu nước, quan tâm tới hưng thịnh của quốc gia người dân mới lên tiếng phê bình những việc làm của chính phủ. * Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả là một giảng viên đại học cộng đồng và là một nhà báo tự do từ vùng Vịnh San Francisco, California.
Bụi đang bắt đầu lắng xuống trên kết quả của cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ, và đó là câu chuyện về hai viện của Quốc hội.
Bầu cử giữa kỳ Mỹ: 5 nhận xét quan trọng
Liệu kết quả bầu cử giữa kỳ có giúp đảng Dân chủ trong việc định hình và chuẩn bị cho năm 2020? Liệu kết quả bầu cử giữa kỳ có giúp đảng Dân chủ trong việc định hình và chuẩn bị cho năm 2020? Câu trả lời là có thể! Người Việt San Jose có thể mất ghế Khu vực 7 Sóng xanh hay sóng đỏ? Vì sao bầu cử giữa kỳ ở Mỹ quan trọng? Cuối cùng, kết qủa đúng như điều nhiều người dự đoán - Đảng Dân chủ nắm quyền kiểm soát Hạ viện lần đầu tiên kể từ năm 2010, và đảng Cộng hòa giữ quyền kiểm soát Thượng viện. Không có cú sốc lớn nào, nhưng rất nhiều lý thú, và dấu hiệu về những gì có thể xảy ra trong hai năm tới. Dưới đây là những nhận xét của BBC. Người Mỹ ở Thái nói gì về cuộc bầu cử giữa kỳ? Kỷ lục cho ứng cử viên nữ Số phụ nữ tranh cử năm nay ở mức cao nhất từ trước đến giờ, và triển vọng thắng cử của họ cũng cao chưa từng thấy. Trước thứ Ba, có 107 phụ nữ trong Quốc hội, và cho đến giờ số người đắc cử đang vượt con số đó. Alexandria Ocasio-Cortez phụ nữ trẻ nhất được bầu vào Quốc hội New York. Bà Stephanie Murphy Ðặng Thị Ngọc Dung, vừa tái đắc cử, là phụ nữ gốc Việt đầu tiên, và là người gốc Việt thứ hai làm dân biểu Hạ Viện Hoa Kỳ Trong số nhiều người được mệnh danh "đầu tiên" là: Hai nữ dân biểu Hồi giáo đầu tiên (Rashida Tlaib của Michigan và Ilhan Omar của Minnesota); phụ nữ trẻ nhất được bầu vào Quốc hội New York, Alexandria Ocasio-Cortez; và những phụ nữ người Mỹ bản địa đầu tiên trong Quốc hội, Debra Haaland của New Mexico và Sharice Davids của Kansas. Cũng không thể quên Jared Polis của Colorado, người trở thành vị thống đốc đồng tính đầu tiên ở Mỹ. Và phải vạch ra vai trò quan trọng của phụ nữ đảng Dân chủ trong việc chiếm lãnh địa của đảng Cộng hòa. Những ứng cử viên này thu hút cử tri đến phòng phiếu y như có ai thổi một luồng năng lượng mới vào chính trường. Một làn sóng xanh nhẹ nhàng Vào khoảng 7:45 tối giờ miền Đông nước Mỹ, ứng cử viên đảng Dân chủ Jennifer Wexton tuyên bố thắng cử dân biểu Khu vực 10 của Virginia, một vị trị được đảng Cộng hòa chiếm giữ từ năm 1980. Ngay vào thời điểm đó, người ta cho rằng có vẻ đảng Dân chủ sẽ có một đêm tuyệt vời với làn sóng xanh lớn mạnh. Nhưng thực tế không được như thế! Có một làn sóng màu xanh, nhưng làn sóng ấy không vũ bão, mà lăn nhẹ nhàng đến bờ. Đảng Dân chủ giành quyền kiểm soát Hạ viện như kỳ vọng, hoàn toàn không có cú sốc nào lớn. Nhưng lợi thế khá thoải mái để dẫn đến chiến thắng cho đảng Dân chủ rất quan trọng, bởi vì họ càng chiếm được nhiều ghế thì càng dễ cho việc thông qua hay ngăn chặn nhiều bộ luật. TNS Ted Cruz đánh bại ứng cử viên Dân chủ Beto O'Rourke Tuy nhiên những chiến dịch vận động tranh cử mang đến nguồn cảm hứng cho giới cấp tiến - Cuộc đua vào Thượng viện của Beto O'Rourke chống lại Ted Cruz, các ứng cử viên cho ghế thống đốc ở Georgia và Florida - đã không mang lại được kết qủa như ý muốn, mặc dù số phiếu sai biệt khá nhỏ. Ở cấp độ địa phương hơn, những khuôn mặt mới của đảng Dân chủ gặt hái được thành qủa tốt, nhưng không thấy có dấu hiệu nào rõ ràng hơn cho thấy liệu đảng Dân chủ sẽ tập hợp xung quanh một ứng cử viên cấp tiến cho mùa bầu cử năm 2020. Có "thành công lớn" như Trump tuyên bố? Đó là một đêm hỗn hợp - bị mất Hạ viện, nhưng thành viên đảng Cộng hòa ở Thượng viện lại tăng lên. Hạ viện bây giờ có thể khởi động các cuộc điều tra nhắm vào tổng thống, yêu cầu ông phải công bố hồ sơ thuế, và có thể, mặc dù họ có thể sẽ quyết định không làm như vậy, luận tội (impeach) ông. Trong hai năm đầu tiên của nhiệm kỳ, với đảng Cộng hòa kiểm soát cả hai viện Quốc hội, ông Trump đã có một thời gian khá dễ dàng, thoải mái. Điều này giờ đây đã chấm dứt. Trump chắc chắn sẽ trải qua những cuộc chiến mà ông phải đối mặt trong việc thúc đẩy chương trình nghị sự, và chắc chắn sẽ cần phải có một ông ba bị nào đó để đổ lỗi. Nhưng đó cũng là một đêm tốt cho đảng Cộng hòa. Họ không chỉ giữ được đa số, mà còn tăng ghế ở Thượng viện. Tổng thống Trump gọi đó là một "thành công lớn"! Cuộc bầu cử vừa rồi là một cuộc trưng cầu dân ý về Trump. Kết quả một cuộc thăm dò của CBS phổ biến hôm thứ Ba cho thấy tổng thống là nhân tố khiến cho 65% người tham gia đi bầu ​​(39% trong số này phản đối, và 26% ủng hộ Trump). Ông Trump đặt mình ngay vào giữa ánh đèn sân khấu trước cuộc bầu cử, đi khắp đất nước để vận động tranh cử, thường là hơn một lần một ngày. Điều đó vừa có lợi vừa gây bất lợi cho ông. Tuy nhiên, chiến lược của đảng Cộng hòa trong việc tăng đa số tại Thượng viện và lật một vài ghế của Dân chủ đã khá thành công. Một cách tổng quát, các khu vực ủng hộ Trump mạnh mẽ trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 kỳ này tiếp tục ủng hộ ông. Thành thị và nông thôn Có vẻ đây chính là cuộc bầu cử của nông thôn chống lại thành phố và điều này tiếp tục đào sâu sự phân rẽ ngày càng lớn trên đất nước Mỹ. Những khu vực Cộng hòa truyền thống bên ngoài các thành phố lớn đã bắt đầu rời khỏi đảng. Hãy nhìn vào những gì đã xảy ra ở một số khu vực của tiểu bang Virginia, nơi đảng Cộng hòa giữ được khu vực 10 và khu vực 7 phía ngoài của Washington trong khi Richmond rơi vào tay đảng Dân chủ. Tình trạng tương tự lặp đi lặp lại ở nhiều tiểu bang trên toàn quốc, thường là trong những cú sốc lớn, như ở Illinois, Texas và Pennsylvania, chẳng hạn. Vậy, điều này có nghĩa gì? Đây có thể là một dấu hiệu báo trước những khó khăn của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Những cử tri tốt nghiệp đại học đảng Cộng hòa có lẽ đã miễn cưỡng ủng hộ Trump vào năm 2016. Dường như trong cuộc bầu cử này họ không làm như vậy nữa. Vậy thì đảng Cộng hòa phải làm thế nào để chinh phục họ? Số phận các thống đốc của Trump Có một phát triển thú vị trong cuộc đua của các thống đốc. Một số tiểu bang bỏ phiếu ủng hộ Trump trong năm 2016 đã không ủng hộ đảng Cộng hòa lần này. Tiểu bang Illinois - với gần 13 triệu người và thành phố Chicago, lớn thứ ba của Mỹ, đã chuyển sang đảng Dân chủ dưới sự lãnh đạo của JB Pritzker. Ở tiểu bang Kansas, đồng minh của Trump, Kris Kobach đã thua đậm trong cuộc đua vào chức thống đốc. Nhưng cũng có một số dấu hiệu tốt cho Trump. Những người ra mặt ủng hộ Trump đã giành được ghế thống đốc ở tiểu bang Georgia và Florida, sau chiến dịch tranh cử với những lời đầy rẫy phân biệt chủng tộc, và đứng vững để hỗ trợ ông trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Các thống đốc đảng Cộng hòa ở tiểu bang Iowa và Ohio, những tiểu bang quan trọng trong cuộc bầu cử tổng thống, cũng đắc cử. Lý do là thống đốc có thể giúp gây quỹ và tìm tình nguyện viên trước cuộc bầu cử tổng thống, và đây là một tin tốt cho Trump.
Tháng 11 vừa rồi, khi mùa đông tiếp tục kéo dài và khi ánh sáng, hơi ấm trong không gian ngày càng vơi đi, tôi cảm thấy bị chìm vào hố sâu đen tối trong tâm hồn.
Mạng xã hội tốt hay xấu cho người bị trầm cảm?
Tôi phải đánh vật với tình trạng trầm cảm cực kỳ nghiêm trọng. Đó là thời điểm tệ nhất suốt năm qua. Tôi cần được giúp đỡ. Nếu tình hình tệ hơn, ý nghĩ muốn tự tử trong đầu óc tôi có thể hóa thành hành động tự tử thật. Tác dụng của thiền được lăng xê quá mức? Vì sao mọi người dễ cay nghiệt khi online? Vũ khí giúp chống bệnh mất trí nhớ và trầm cảm Một trong những bác sĩ tâm lý tôi đến khám đầu tháng đó đề nghị tôi là hãy gọi cho tổng đài Samaritan nếu cảm thấy muốn tự tử. Điều đó không chỉ tốt cho tôi, mà còn giúp người yêu tôi tránh phải mang gánh nặng khi phải đối thoại với tôi trong tình huống khiến cô cảm thấy khó khăn. Không dễ dàng khi phải chứng kiến người yêu rơi vào tình huống như bào thai như vậy, không có bất cứ cảm xúc hoặc hy vọng gì, ao ước bản thân chưa bao giờ tồn tại. Tệ hơn: thường chẳng ai có thể giúp được gì. Cảm giác tuyệt vọng sẽ lây lan. Vì thế, tôi đổ mình xuống ghế sofa, gọi vào số 116 113 và chờ nghe chuông điện thoại reo. Chuông tiếp tục reo. Không ai bắt máy. Không ai quan tâm đến tôi, tôi nghĩ. Tôi gọi vào một đường dây nóng chống tự tử khác có tên "Crisis Service" (Dịch vụ khủng hoảng) từ Bệnh viện Tâm thần Bristol. Mạng xã hội có thể đem lại trải nghiệm khác biệt khi bạn bị trầm cảm Một phụ nữ trả lời: "Xin chào, bạn tên là gì?" "Alex" "Xin chào Alex, bạn có khỏe không?" "Tôi xin lỗi," tôi nói, và sau đó tôi khóc. Tôi không thể ngừng lại. Cô ấy nói mọi thứ sẽ ổn và tôi cứ khóc đi. Tâm trí quyết định sức khoẻ như thế nào? Làm sao để biết mình sẽ hạnh phúc hay không? Truyền thông xã hội bộc lộ tâm trạng của bạn? Tôi lại nghĩ khác. Thời gian chính là thứ mà những người khác không có. Với ngành Dịch vụ Y tế Quốc gia thiếu kinh phí và kéo dài, tôi đang làm mất thời gian của cô ấy và khiến đường dây bận máy trong khi người khác không thể gọi vào. Trong tâm trí tôi, những người khác hẳn đang cần dịch vụ hơn tôi. Tôi không xứng đáng. Tôi cúp máy. Cô độc và thất vọng (chủ yếu là với chính bản thân mình), tôi lên Twitter. Nếu tôi không thể nói chuyện, tôi có thể gõ bàn phím. Tôi đăng tải những gì đã xảy ra, và nói thêm tôi đang trong danh sách chờ điều trị liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) trong tám tháng. "Không có gì cả," tôi biết. Sau đó tôi chờ được ai đó phản hồi. * Mọi người phản ứng với mạng xã hội hoàn toàn khác nhau. Với bệnh trầm cảm cũng vậy. Đây là chứng bệnh của suy nghĩ và xúc cảm, của môi trường xã hội và do gene. Cách chúng tác động với mỗi người cũng khác nhau. Thật đáng ngạc nhiên, bất kỳ kết luận chung nào về phản ứng giữa mạng xã hội và bệnh trầm cảm đều không chắc chắn lắm. Tuy nhiên, cũng có một số mẫu số chung. Chẳng hạn, nhiều nghiên cứu từ năm 2010 đã đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy việc sử dụng mạng xã hội thường xuyên - điển hình là Facebook - có thể liên quan đến trầm cảm, hoặc gây ra các triệu chứng tương tự như trầm cảm. Năm 2016, một nghiên cứu tiến hành trên 1.787 người từ 19 đến 32 tuổi ở Hoa Kỳ cho thấy mối quan hệ giữa thời gian họ lướt các trang web mạng xã hội mỗi ngày và số lượng triệu chứng trầm cảm mà họ trải qua. Càng sử dụng mạng xã hội nhiều, người ta càng cảm thấy tuyệt vọng, vô giá trị và bất lực. Học cách kiểm soát thời gian xài mạng xã hội là cách làm khôn ngoan Nhưng Liu yi Lin và những đồng nghiệp của bà từ Đại học Pittsburgh lưu ý rằng điều này không chứng minh được mạng xã hội là nguyên nhân gây hại. Có thể đơn giản là những người bị trầm cảm thường dùng mạng xã hội nhiều hơn. "Những cá nhân trầm cảm với cảm giác bản thân không còn giá trị gì có thể lên mạng xã hội để tìm kiếm tương tác để được mọi người công nhận," họ viết. Ngoài ra, mạng xã hội có vẻ thu hút hơn với những người này so với tương tác trực tiếp gặp mặt vì nó dễ tiếp cận và kiểm soát hơn. Mạng xã hội theo ý thức hệ gì? Sự buồn bực làm thay đổi não bộ thế nào 50 loại thực phẩm bổ nhất cho sức khỏe Và tình huống còn phức tạp hơn, khi có nhiều bằng chứng cho thấy thực ra mạng xã hội có thể có ích với sức khỏe tâm thần - có lẽ vì nó giúp kết nối những người cảm thấy cô độc với xung quanh. * Với tôi, mạng xã hội không có gì là tốt hay xấu. Nó dịch chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác cũng như tình trạng tinh thần của tôi. Nếu tôi thấy vui vẻ - như khi thuốc chống trầm cảm, liệu pháp điều trị và những lựa chọn trong lối sống của tôi phát huy tác dụng - thì mạng xã hội sẽ thường được dùng làm công cụ hiệu quả để cập nhật tin tức mới nhất, liên lạc với bạn bè và để đảm bảo chiến tranh hạt nhân chưa xảy ra. Tuy nhiên, nếu tôi trầm cảm, mối quan hệ này cũng trở nên rối loạn. Như những chiếc vòi bạch tuộc của con quái vật tâm lý, tâm bệnh của tôi có thể xuất hiện trong thế giới mà tôi tạo dựng trên mạng, đưa vào mạng xã hội bóng tối mà không niềm vui nào có thể xuất hiện. Ví dụ như Instagram chẳng hạn. Dù trong đời thực mọi người có đăng ảnh gì, tôi biết những bức ảnh xuất hiện trên tường nhà tôi cũng sẽ bị phủ màu u ám. Bức ảnh của một nhiếp ảnh gia chụp ảnh động vật hoang dã về một loài đang bị đe dọa - gấu Bắc cực hay loài vượn cáo tre, đã đem lại phản ứng khó chịu với những người khiến tôi cảm thấy càng tiêu cực hơn. Một con đường đông đúc đâu đó trên thế giới, tràn ngập màu sắc và sự sống, làm tôi nhớ ra mình không thể bước chân ra đường. Ảnh của bạn bè, gợi tôi nhớ lại mình không thể gặp họ. Tới mức này, tôi phải học cách tránh xa mạng xã hội và tập trung vào những phần khác trong đời sống mà tôi có thể kiểm soát được: như ăn uống, ngủ và cố gắng đi bộ ra ngoài một chút. Năm ngoái, khi cố gắng tăng cường kiểm soát mức độ sử dụng mạng xã hội, tôi đã xóa tất cả các ứng dụng trong điện thoại và các trang đánh dấu trên trình duyệt. Tài khoản mạng xã hội của tôi vẫn đang hoạt động; chỉ là khó truy cập hơn một chút. Như thay đổi nhỏ này, dù chỉ là vài click chuột, đã đem lại sự tách biệt quan trọng giữa cuộc sống của tôi và những thế giới có thể làm đảo lộn tôi. Ngoài ra, tôi không nhận được bất cứ thông báo mới nào gây kinh ngạc. Một mẹo nhỏ giúp bạn tránh truy cập mạng xã hội vô thức là xóa bỏ ứng dụng hoặc khiến việc truy cập gặp khó khăn hơn Với tôi, học cách kiểm soát thời gian trên mạng xã hội cũng giống như tìm được đúng thuốc chống trầm cảm. Một số cách chẳng có tác dụng gì. Một số cách còn khiến tình hình tệ hơn. Nhưng một cách có thể có tác dụng. Và nếu nó phát huy tác dụng, thì cần thời gian để tìm được liều lượng hợp lý - bao nhiêu, bao lâu một lần, và giờ nào trong ngày thì nên truy cập. * Trở lại tháng 11, sau khi lên Twitter, tôi nhận được một tin nhắn từ hộp thư riêng. Tôi mở ngay lập tức. Đó là tin nhắn từ một người bạn tôi quen ở trường đại học, một người mà tôi đã không hề gặp lại hoặc nói chuyện gì trong nhiều năm. Anh ấy nói rất tiếc khi nghe những chuyện đã xảy ra. Anh ấy bảo anh rảnh bất cứ khi nào tôi muốn trò chuyện. Tôi không thể trả lời - vì tôi đang khóc (lại một lần nữa). Đó là dấu hiệu cho thấy có người quan tâm, dù chỉ là chút ít. (Trầm cảm luôn có cách đánh lừa não bộ suy nghĩ theo hướng ngược lại, dù xung quanh bạn toàn những người yêu thương bạn). Tin nhắn này giúp tháo bỏ suy nghĩ đó. Chỉ trong vài giây. Với những tin nhắn liền mạch trên màn hình trước mặt tôi, thêm một giờ nữa nhanh chóng trôi qua. Sau vài ngày, tôi cảm thấy ăn ngon miệng trở lại. Giấc ngủ bình thường hơn. Sự quan tâm của tôi với thế giới xung quanh dần trở lại. Một tuần sau đó, khi tôi cảm thấy khỏe hơn, tôi truy cập vào Twitter và cảm ơn anh vì tin nhắn đó. Đây là trường hợp mà mạng xã hội thực sự giúp tôi hồi phục khi bị trầm cảm. Đó là mối quan hệ phức tạp, một thứ có thể khiến tôi chìm đắm, nhưng trong một số trường hợp hiếm hoi, lại là thứ đưa tôi trở lại cuộc sống. Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
Tin tức quốc tế dồn dập mấy ngày qua cho thấy thế giới ngày càng không phẳng hơn, như nhà báo Mỹ, Thomas Friedman, viết hồi 2005.
Thế giới không còn phẳng nữa rồi?
Người Syria chui rào ở từ Serbia vào Hungary Tại Úc, cảnh sát Melbourne tung ra chiến dịch khám giấy tờ để 'trông mặt mà bắt hình dong' những ai có vẻ là di dân nhập cư lậu hoặc người quá hạn visa. Chỉ sau khi bị phản đối, giới chức mới tạm ngưng vụ việc. Tại Áo, số trên 70 xác người tìm thấy trong xe đông lạnh từ Hungary sang cho thấy một vấn đề khác là làn sóng người di chuyển, thông thương xuyên biên giới trong EU gồm cả nạn nhân buôn người. Tại Hungary, chính quyền thiên hữu của ông Victor Orban chi hàng triệu USD để xây một hàng rào dây thép gai ngăn người Syria, châu Phi, châu Á vượt biên từ Serbia sang. Tại Pháp, cuộc khủng hoảng tại Calais khiến cả hai chính phủ London và Paris ra tay dựng hàng rào ngăn người vượt tường vào tuyến xe tải và đường hầm Eurotunnel nối Pháp sang Anh. Biên giới Thổ Nhĩ Kỳ với Syria Tại Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, từ mấy năm qua, dọc đường biên giới đầy bất trắc đã mọc lên các trại tỵ nạn và hàng rào với cột bê-tông và quân lính trang bị cẩn mật. Tại Venezuela, một thảm cảnh dọc biên giới cũng diễn ra với hàng nghìn người Colombia đã tạm cư nhiều năm bị trục xuất hồi hương, mang cả bàn ghế, giường tủ, cha mẹ bồng con cõng đồ đặc, tư trang lội suốt về nước. Chỗ nào đuổi được họ rồi, cảnh sát Venezuela ngay lập tức đóng cửa khẩu và tăng cường tuần tra đường biên. Tại các bang New Mexico và Arizona của Mỹ, hàng rào cao vút ngăn người nhập cư từ Mexico đã có từ lâu. Tại Singapore, chính quyền cho thanh lọc tại sân bay và ngăn không cho một con số không nhỏ du khách Việt nhập cảnh. Tại Myanmar, người Rohingya ở bang Rakhine không chỉ không được coi là công dân mà còn bị tước giấy tờ và cấm di chuyển vào các bang khác trong nước. Cảnh sát Úc Tự do và rào chắn Nhớ lại trước khi Bức tường Berlin sụp đổ, Hungary là nơi đầu tiên cho công dân Đông Đức vào tỵ nạn và mở cửa cho họ sang Áo tìm tự do. Vậy trào lưu ở châu Âu nay là gì? Xóa bỏ rào cản hay quay lại thời kỳ dựng tường, rào của Chiến tranh Lạnh? Báo Anh cũng đặt câu hỏi vì sao sau năm 1975 hàng trăm nghìn thuyền nhân Việt Nam liều chết lao ra biển thì được các nước châu Âu đón nhận, cho định cư, nhưng ngày nay thuyền nhân Libya lại không được như thế? Nhìn ngược lại thời gian, ta thử xem quan niệm 'tự do đi lại' mà khối Schengen ở châu Âu cổ vũ và là một quyền cơ bản của người châu Âu đến từ đâu. Nhắc lại thời Chiến tranh Lạnh, phe cộng sản Đông Âu bị lên án vì không cho công dân của họ tự do đi lại, cư trú. Chế độ trói buộc nhân thân với nơi cư trú mà các Nga Hoàng áp dụng với người Do Thái và nông nô được Liên Xô và khối cộng sản biến thành hộ khẩu. Tấm visa Schengen cho bạn đi lại ngược xuôi thoải mái ở châu Âu Cùng lúc, Trung Quốc và Việt Nam lại thừa hưởng chính sách thời Tần Thủy Hoàng lập hộ khẩu để giám sát dân và quản lý 'tạm trú, tạm vắng'. Nhưng năm 1974, khi đàm phán về Hiệp ước Helsinki với Phương Tây, Liên Xô đã đồng ý về điều khoản ghi các quyền tự do cư trú, đi lại của công dân để đổi lấy sự công nhận biên giới Đông Đức, Ba Lan và Cộng hòa XHCN Ukraine từ sau Thế Chiến 2. Ngay lập tức, Bonn yêu cầu Moscow cho hàng nghìn người gốc Đức từ Liên Xô sang Tây Đức tái định cư và nhận được lời đồng ý. Công dân Ba Lan, Hungary, Tiệp Khắc có quan hệ họ hàng với thân nhân bên Phương Tây cũng được phép xin hộ chiếu để thăm thân, và ai ở lại Phương Tây đều được quy chế tỵ nạn. Tiến thêm một bước nữa, năm 1975, Hoa Kỳ ra luật Jackson-Vanik buộc Liên Xô và khối Đông Âu nếu muốn giao thương thì phải để công dân tự do di chuyển. Luật này cũng buộc Việt Nam cho công dân tự do di chuyển, cư trú nếu muốn giao thương với Mỹ vào giai đoạn Washington bỏ cấm vận (1994) và bình thường hoá quan hệ ngoại giao (1995). Kể từ đó và sau khi Việt Nam vào ASEAN, chính sách xuất nhập cảnh của Việt Nam thay đổi rõ rệt và ngày càng cởi mở, công dân có thể xin cấp hộ chiếu để xuất ngoại. Thuyền nhân Việt ngày xưa được đón nhận ở Phương Tây tốt hơn người từ Libya ngày nay Tự do 'đừng đi'? Tuy thế nhìn từ góc độ các nước giàu có hơn thì quyền tự do 'đi lại tứ tung' nay đang tạo ra sức ép lên xã hội của họ. Hiển nhiên, không thể chọn một định nghĩa rõ ràng cho hàng trăm nghìn người di cư từ Nam Bán cầu lên phía Bắc, từ Đông sang Tây. Có người là tỵ nạn chiến tranh, nhất là các cuộc chiến Iraq, Syria và Libya mà phe tả cho là do Hoa Kỳ và Anh Quốc gây ra, hay người bị truy đuổi vì lý do tôn giáo, chính trị. Có người là di dân tìm đến bất cứ đâu để kiếm việc làm, kể cả làm lậu. Có người chỉ muốn thay đổi cuộc sống nên ra đi và tìm mọi chiêu thức phi pháp hoặc lách luật để ở lại. Có không ít bị lôi kéo vào các tuyến buôn người để cung cấp nhân lực cho nền kinh tế ngầm khắp nơi: người Việt vào EU trồng cần sa, người Ấn Độ, Bangladesh lao động, buôn bán, dân Đông Âu làm nghề phục vụ thực phẩm, phụ nữ của nhiều sắc tộc bán thân... Một mặt không thiếu các ý kiến và nghiên cứu nói người nhập cư, di cư và định cư tạo động lực cho các nền kinh tế châu Âu. Châu Âu vừa kỷ niệm Bức tường Berlin sụp đổ thì đã có các hàng rào mới Nhưng con số đến ồ ạt, đông đảo (hàng trăm nghìn vào mấy hòn đảo của Ý và Hy Lạp trong một năm) cũng gây sức ép lên các chính quyền địa phương. Mặt khác, các cộng đồng bản địa và đảng phái thiên hữu luôn lo ngại chuyện người nhập cư trái phép, ở lại làm ăn lậu, gây án. Với họ, tốt nhất là những người không có tiền đi du lịch hoặc đầu tư, làm ăn thì tốt nhất là đừng đi. Trong 10 năm qua, thế giới biến đổi thật nhanh và lòng người cũng thế. Bức tranh Thomas Friedman vẽ ra hồi 2005 cũng không sai khi ông cho rằng cùng làn sóng toàn cầu hóa và sự lan tỏa của thông tin, sự tích hợp của công nghệ, thương mại, thế giới bằng phẳng hơn. Nhưng ngay từ năm 2007 Joseph Stiglitz đã phê phán sách của Friedman rằng "thế giới kết nối hơn mà không bằng phẳng hơn". John Gray từ Trường LSE ở London cũng cho rằng 'thế giới không phẳng' như Friedman nghĩ, và thậm chí không hề bình yên hơn nhờ toàn cầu hóa. Ông cho rằng thế giới ngày càng giàu có hơn nhưng không hề tự do hơn. Có khác thì người nói đồng ý là toàn cầu hóa tăng tốc lại chỉ làm bộc lộ ra đầy các vấn đề mang tính địa phương của mọi xã hội, mọi quốc gia. Sân chơi cơ hội cho mọi người không bằng phẳng mà có chỗ rất gồ ghề, lồi lõm. Bước ra khỏi nhà có khi đã gặp rào cản giao thông, giáo dục, nạn tham nhũng, bắt chẹn, ăn chặn thì còn nói gì đến các cơ hội cao siêu. Vì thế, có lẽ ngoài chiến tranh, chính trị và xung đột sắc tộc, tôn giáo, bất bình đẳng thu nhập và thiếu vắng cơ hội là một nhân tố quan trọng khiến người ta bỏ nhà, dấn thân ra đi, là̀m 'thuyền nhân', 'tường nhân', 'lâm nhân' và 'xa nhân' thời nay. Người châu Phi vượt biển Địa Trung Hải vào Ý Xem các bài cùng tác giả về Lý Quang Diệu, Hoàng gia Anh, Thái Lan.
Chẳng phải là sẽ thật tốt hay sao nếu thế hệ thiên niên kỷ (thế hệ 8x, 9x) không bị gán những mác như tham quyền cố vị, tự mãn và ngang ngạnh? Có lẽ thế, nhưng điều này khó có khả năng xảy ra.
Cuộc phản kháng văn hoá 'kính lão đắc thọ' ở Hàn Quốc
Tuy nhiên, ở Hàn Quốc, có một nhóm người khác, khét tiếng là tự phụ - thậm chí còn quá quắt hơn nhiều so với thế hệ thiên niên kỷ. Họ được gọi là những "kkondae". Trong tiếng Hàn, kkondae hiểu một cách nôm na là "sống lâu lên lão làng", kiểu người bạn thường gặp ở vị trí quản lý cấp trung hoặc cấp cao. Con đường chinh phục thế giới của K-pop Lý do bất thường của du khách TQ đến Hàn Quốc Nhịp sống như vũ bão ở Hàn Quốc Người Hàn Quốc cấm kỵ khoe cái tôi? Danh xưng 'kkondae' thường được dùng để chỉ nam giới và hầu như luôn hàm ý xúc phạm, dè bỉu ám chỉ những vị quản lý luôn lên mặt dạy đời, chuyên đưa ra những lời khuyên không ai muốn nghe và đòi hỏi sự phục tùng tuyệt đối từ cấp dưới. Giống như hầu hết các từ mới du nhập vào ngôn ngữ của thời đại, nghĩa gốc chính xác của từ kkondae không rõ từ đâu ra. Khi mới xuất hiện, từ kkondae là từ lóng được các học sinh dùng để chỉ những giáo viên nghiêm khắc, bảo thủ và không bao dung. Đến nay, từ kkondae được sử dụng rộng rãi bên ngoài nhà trường để mô tả loại người không ai ưa nổi, đặc biệt là nơi công sở. Nó cũng được dùng để chỉ sự áp lực gây ra bởi sự khác biệt thế hệ, vốn ngày càng có vẻ sâu rộng hơn bao giờ hết. Làm việc cùng kkondae Tư tưởng chống đối lại kkondae của phần đông giới trẻ đến từ quan niệm đề cao tôn ti trật tự vốn đã ăn sâu vào đời sống xã hội Hàn Quốc, khiến người lao động trẻ cảm thấy bị chèn ép ở nơi làm việc. Trong bất kỳ tổ chức nào - công ty, trường học, hay câu lạc bộ xã hội nào đó - các thành viên đều được phân thứ bậc, và thứ bậc của bạn không đơn thuần chỉ là việc bạn phải báo cáo ai và bạn có trách nhiệm gì. Thực tế, thứ bậc thậm chí còn quy định cả việc ai sẽ là người phải ghi biên bản họp, ai gọi điện thoại đặt bàn nhà hàng ăn tối cho cả nhóm nhân viên và ai lấy đũa, thìa phục vụ mọi người trên bàn ăn (trong các quán ăn Hàn Quốc, thực khách thường tự lấy đũa thìa được đặt sẵn trong một hộp gỗ). Thế hệ thiên niên kỷ ở Hàn Quốc đang hy vọng có được sự hài hoà tốt hơn giữa công việc và cuộc sống, giảm bớt những bớt gò bó trong cấu trúc văn hoá làm việc cũ - bao gồm cả việc loại bỏ các vị kkondae mà họ cứ phải răm rắp tuân theo Điều này hình thành một văn hoá chốn công sở mà đồng nghiệp chỉ trao đổi dựa trên chức vụ. Kim tự tháp cấp bậc là cẩm nang điều hành công ty, nó cho nhân viên thấy rõ họ đang ở thứ bậc nào. Các vị kkondae tạo dựng được quyền lực nhờ trật tự thứ bậc này - cấp dưới hầu như không được phép chất vấn cấp trên. Mẹo lừa hữu hiệu khiến người khác làm theo ý mình Lò đào tạo người nổi tiếng kiếm triệu đô online ở Trung Quốc Cách thoát khỏi đầu óc quá bận rộn của công việc thời hiện đại Một điều nữa gây bức xúc cho giới trẻ Hàn Quốc là khoảng cách thế hệ về quan niệm giá trị của công việc, đặc biệt là lòng trung thành với công ty rất được coi trọng. "Thế hệ của tôi chỉ xem công ăn việc làm là một phần của cuộc sống, chỉ là một công cụ để tạo dựng cuộc sống mà thôi," Dayoung Ahn, 29 tuổi, nói. "Ngược lại, thế hệ đi trước lại coi công việc là phần lớn của cuộc sống ,và thường không hài lòng về việc lớp trẻ chúng tôi không tận trung với công ty giống như họ." Không như thế hệ thiên niên kỷ, thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh (1946-1964) xem trọng công việc hơn tất thảy. Họ sống trong thời chính quyền độc tài cai trị nghiêm ngặt, là cái thời mà độ dài của tóc cũng bị kiểm soát và việc đi ra nước ngoài bị hạn chế. Những người thuộc thế hệ này có ít lựa chọn cho bản thân hơn và định hướng sự nghiệp của họ bị giới hạn bởi quan niệm ngặt nghèo về một công dân tốt thời bấy giờ, đó là phải tận tụy cống hiến vì công cuộc dựng xây đất nước. Những việc làm ổn định và được kính trọng chính là nền tảng của một công dân tốt. Quan niệm cực đoan này lý giải vì sao một số vị lớn tuổi khó lòng chấp nhận những tư tưởng tự do của thế hệ thiên niên kỷ mà họ chưa từng được trải nghiệm. Như Giáo sư Xã hội học Byoung-Hoon Lee từ Đại học Chung-Ang giải thích, với thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh, mục tiêu và ý nghĩa sự nghiệp trong công việc của họ được đặt lên trên mục tiêu cá nhân. "Họ được nuôi dạy trong bầu không khí chủ nghĩa dân tộc, đặt tăng trưởng kinh tế làm ưu tiên hàng đầu", ông nói. "Nhiều người coi đó là động lực làm việc, và cho đến nay họ vẫn trung thành với công việc của mình." Những nhà lãnh đạo thuộc thế hệ trẻ hơn cũng bị xếp luôn vào guồng máy coi trọng công việc hơn cả này, cho dù họ có thích hay không. Hãy xem trường hợp của Kyoung Duk Kim, 42 tuổi. "Kể cả khi tôi làm việc trong một công ty khởi nghiệp," ông giải thích, "là một giám đốc điều hành mặc nhiên biến tôi thành một vị kkondae trong mắt những người cấp dưới ít tuổi hơn." Kkondae tạo dựng quyền lực của mình nhờ vào cấu trúc tôn ti trật tự trong môi trường làm việc ở Hàn Quốc - nơi cấp dưới hầu như không được phép chất vấn cấp trên Với Kim, người tự nhận là thuộc "thế hệ X theo chủ nghĩa tự do" (thế hệ X được dùng để chỉ những người được sinh ra trong khoảng thời gian từ 1961 đến 1981), thì chuyện làm việc trong một môi trường dân chủ bình đẳng hoàn toàn không phải là vấn đề. Nhưng ông vẫn bị gán mác kkondae, bởi vì từ này đã trở thành đồng nghĩa với những cấp trên lớn tuổi và thuộc tầng lớp chỉ huy, ra lệnh cho người khác. Làn sóng phản kháng kkondae Nếp văn hoá không thể thay đổi một sớm một chiều, nên việc công khai phản kháng lại tôn ti trật tự vẫn bị coi là hành động xấu. Tuy vậy, nỗi ấm ức ngày một lớn dành cho các vị kkondae ít nhất cũng đã tạo ra một vài thay đổi. Văn hoá xếp hàng ngày nay phản ánh những gì? Để tránh kiệt sức vì công việc Cách chào cuối email có thể khiến bạn mất việc Với người ngoài cuộc, mọi sự trông như không có gì khác. Ví dụ như việc nghỉ phép, giờ đây kể cả những nhân viên mới vào làm cũng có quyền xin nghỉ phép vào bất kỳ tháng nào trong năm. "Vào thời của tôi, còn lâu mới có chuyện thích đi nghỉ lúc nào thì đi," bà Jae Eui Kim, 63 tuổi nói. "Phòng nhân sự xếp lịch nghỉ lần lượt cho từng bộ phận hoặc phòng ban để đảm bảo lúc nào cũng có người làm, công việc vận hành bình thường." Nhưng thời nay đã không còn khắt khe như trước. Trong lề lối của xã hội cũ, tự do nghỉ phép bất cứ lúc nào là một mong ước xa xỉ chỉ có trong mơ. Một ví dụ khác là số giờ làm việc. Theo chính sách mới mà chính phủ Hàn Quốc bắt đầu áp dụng từ 4/2019, số giờ làm việc tối đa được quy định là 52 giờ một tuần. Thay đổi này, cùng với việc một số công ty mới thành lập cho phép nam giới được nghỉ đẻ khi vợ sinh con, là nhằm khuyến khích thế hệ thiên niên kỷ tăng tỷ lệ sinh đẻ, vốn đang theo chiều hướng giảm dần ở Hàn Quốc. Những bậc cha mẹ tương lai này có vẻ có xu hướng kết hôn và sinh con muộn, hoặc là không kết hôn cũng chẳng sinh con, và họ thường lấy văn hoá làm việc khắc nghiệt là lý do chính để né tránh. Hiện tại, chính sách 52 giờ làm việc một tuần chỉ mới áp dụng cho những công ty lớn, sử dụng từ 300 nhân viên trở lên. Tuy vậy, riêng sự tồn tại của chính sách này cũng đủ là một tương phản lớn so với những gì mà thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh từng trải qua - họ vẫn phải làm việc nửa ngày thứ Bảy cho đến tận năm 1994, là thời điểm luật về chính sách làm việc năm ngày một tuần được thông qua. Giờ đây, thế hệ thiên niên kỷ ở Hàn Quốc muốn đạt được nhiều thứ hơn so với cấu trúc làm việc truyền thống, bao gồm cả các vị kkondae mà họ phải răm rắp nghe lời. Là lực lượng lao động đang trỗi dậy nên họ cũng có những lợi thế: theo Cục Thống Kê Hàn Quốc (KOSTAT), thế hệ thiên niên kỷ chiếm 22,2% dân số Hàn Quốc, và họ đang ngày càng chiếm lĩnh nhiều hơn trong lực lượng lao động. (Ước tính sau năm 2020, thế hệ thiên niên kỷ sẽ chiếm 50% lực lượng lao động toàn cầu.) Thậm chí hiện nay còn có một từ tiếng Hàn mới thể hiện nguyện vọng của thế hệ thiên niên kỷ đối với môi trường làm việc: 'worabel', viết tắt của 'work-life balance', tức là sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. "Từ worabel mới xuất hiện này là từ hay nhất để mô tả thế hệ thiên niên kỷ," giáo sư Lee từ Đại học Chung-Ang nói. "Nó thể hiện việc đặt mục tiêu cá nhân người lao động lên trên lợi ích của chủ lao động." Cả hai từ worabel và kkondae đều là biểu tượng cho sự chuyển dịch các giá trị và kỳ vọng mà giới trẻ yêu cầu ở chủ lao động. Các doanh nghiệp đã quan tâm hơn, cố gắng điều chỉnh chính sách và tạo môi trường làm việc cởi mở hơn dù chỉ là từng chút một. Đồng nghiệp có thể xưng hô với nhau bằng tên tiếng Anh và có thể từ chối những bữa ăn tối giao lưu bắt buộc. Tuy nhiên, từ kkondae khó có khả năng sớm bị quên lãng. Nếu những điều trên khiến bạn nhụt chí thì chớ vội mất hy vọng. Kkondae chỉ là một trong những từ mới mà người dân Hàn Quốc nghĩ ra để bàn tán với hy vọng tạo cầu nối, nối liền khoảng cách giữa các thế hệ. Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Workplace.
Giá vàng tăng phi mã trong thời đại dịch, nhưng việc đào vàng ngày càng khó hơn.
Khai thác vàng: Miếng mồi béo bở nhưng khó ăn
Trong 1.000 ngày, đoàn xe đứng đó với bảng hiệu và băng-rôn dán bên hông xe: "Chúng tôi không sợ. Đây là vùng đất của chúng tôi. Đây là nhà chúng tôi. Chúng tôi sẽ chết vì nó." Rác thải nhựa 'sẽ là vật liệu xây dựng lý tưởng' Huỷ hoại môi trường sẽ là tội hình sự quốc tế? Đập thủy điện làm thay đổi thế giới ra sao Cờ Ireland tung bay trong gió. Đó là khu vực biểu tình chống lại hoạt động đào vàng, do một nhóm người dân ở Quận Tyrone, Bắc Ireland tổ chức. Với những đường vân vàng hơn 460 triệu tuổi nằm rải rác khắp nơi dưới lớp đá nằm ngay dưới chân, triển vọng của mỏ vàng ở Curraghinalt, một hẻm núi xa xôi trên dãy núi Sperrin đã là chủ đề bàn tán trong hàng thập niên - nhưng chưa bao giờ trở thành hiện thực. Một ứng dụng gần đây do công ty khai mỏ để khai thác các vỉa kim loại quý đã khiến triển vọng này trở nên gần gũi hơn. Nếu thành công, công ty cho biết có thể tạo thêm việc làm và tiền bạc cho vùng này. Nhưng nhiều người vẫn muốn giữ nguyên hiện trạng nơi đây. "Tôi dành tất cả thời gian vào chiến dịch này. Tôi chỉ cảm thấy đây là tương lai của chúng tôi," Fidelma O'Kane, nhân viên xã hội và giảng viên đại học nghỉ hưu quan ngại đến tác động môi trường khu mỏ gây ra, nói. "Lo lắng chính của tôi là nguồn nước sẽ bị đầu độc, không khí sẽ bị đầu độc, đất sẽ ô nhiễm - và cuối cùng là sức khỏe con người sẽ bị ảnh hưởng," bà cho biết thêm, và giải thích rằng bà sẽ không bao giờ chấp nhận khu mỏ, bất cứ là loại mỏ gì, trong vùng này. Công ty đang hy vọng sẽ khai thác được kim loại quý từ nơi đây, Dalradian Gold, cho biết họ sẽ xây dựng một lớp bảo vệ môi trường, và hứa hẹn nhiều lợi ích kinh tế cho dân địa phương. Tuy nhiên, đề án trên mạng của khu mỏ này vẫn nhận được hàng chục ngàn bình luận, hầu hết là tiêu cực. Một cuộc điều tra công khai giờ đây được tiến hành để quyết định xem tương lai sẽ ra sao. Dự đoán trước tiềm năng lợi ích của Bắc Ireland, nơi cơ hội đầu tư và việc làm đã đình trệ trong 30 năm xung đột vũ trang - giai đoạn vốn thường được biết đến với tên gọi "the Troubles" - các chuyên gia cho biết Curraghinalt có thể trở thành mỏ vàng lớn nhất Liên hiệp Vương quốc Anh, nếu nó được tiến hành khai thác. Câu hỏi giờ đây treo lơ lửng trên số phận dãy núi Sperrin là, cái gì giá trị hơn: giữ vàng trong lòng đất, hay khai thác chúng lên? Cái gì giá trị hơn: giữ vàng trong lòng đất, hay khai thác chúng lên? Câu hỏi này rất khó trả lời vào thời điểm cực đoan như hiện tại. Giá vàng tăng phi mã trong thời gian đại dịch, thúc đẩy nhu cầu mới với những dự án đào vàng và thậm chí làn sóng khai thác vàng lậu ở nhiều nơi trong rừng Amazon. Những vườn rau nổi trên 'ruộng' lục bình ở Bangladesh Loài cây quý 'chảy' ra nickel ở Indonesia Dùng sầu riêng và mít để sạc điện thoại Nhưng khai thác vàng từ mỏ trong lòng đất giờ đây rõ ràng là khó hơn bao giờ hết. Thách thức về công nghệ thì rõ rồi, nhưng những cuộc biểu tình và chính trị địa phương còn khó lường hơn. Và đến khi nào thì vàng mới không còn đáng giá khiến người ta phải khai thác? Năm ngoái, sản lượng vàng toàn thế giới giảm 1%, đợt giảm đầu tiên trong một thập niên, theo Hội đồng Vàng Thế Giới, cơ quan vốn cổ súy cho ngành công nghiệp khai thác vàng. Một số nhà phân tích tranh luận rằng chúng ta đã tiến tới "đỉnh vàng" - nghĩa là đã vượt qua tỷ lệ vàng tối đa khai thác, cho nên sản lượng vàng sẽ tiếp tục giảm, và cuối cùng, khai thác vàng sẽ sụt giảm toàn diện. Tuy nhiên, nhu cầu với vàng vẫn không hề có dấu hiệu sụt giảm. "Giống kiểu một cơn bão hoàn hảo," Matt Miller, phó chủ tịch nghiên cứu về sở hữu tài sản tại công ty nghiên cứu và phân tích đầu tư CFRA Research cho biết. "Hay, nói rõ hơn là, quy tắc cơ bản của vàng có thể chưa bao giờ mạnh như bây giờ." Theo CFRA, khoảng một nửa số vàng trên thế giới, ngoại trừ lượng vàng vẫn đang bị chôn vùi dưới lòng đất, được sử dụng trong ngành nữ trang. Trong số một nửa vàng còn lại, 1/4 do các ngân hàng trung ương lưu trữ và 1/4 còn lại do các nhà đầu tư tư nhân sở hữu hoặc sử dụng trong ngành. Miller là một trong số những người tin rằng chúng ta đã chạm tới đỉnh vàng. Giá của một ounce kim loại lấp lánh này đã vượt trần 2.000 đô la Mỹ vào mùa hè, và hiện vẫn đang thoải mái đạt mức 1.900 đô la Mỹ. Hai mươi năm trước, một ounce vàng tương đương chỉ có giá bằng dưới 1/4 giá hiện thời. Đợt sóng tăng giá vàng theo sau cơn khủng hoảng Covid-19 liên quan đến tình trạng tiền tệ suy yếu, trong đó có đồng đô la Mỹ. Các chính phủ đang vay lượng tiền khổng lồ để chi trả cho các chương trình phản ứng chống đại dịch và in tiền để lấp khoảng trống này, các nhà phân tích cho biết, điều đó có nghĩa là tiền tệ đang mất giá nhiều hơn. Mặt khác, vàng được coi là loại tài sản bền vững, chúng có số lượng xác định, nghĩa là nhà đầu tư cho rằng nó đáng tin cậy hơn. Bên dưới một mỏ vàng ở Scotland Nhưng Covid-19 đã gây ra sự gián đoạn trong hoạt động khai thác mỏ vàng và nguồn cung không có vẻ gì là sẽ tăng trở lại để đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng trong thời gian sớm hơn. Cũng tương tự, ngành công nghiệp khai thác vàng thực ra đang ngồi trên "cuộc khủng hoảng cỡ lớn", Miller cho biết. "Quan điểm của tôi là nhu cầu về vàng sẽ tiếp tục gia tăng," ông cho biết. "Ngày càng nhiều vàng sẽ đến từ vàng tái chế, đơn giản nghĩa là vàng trở thành phương tiện giao dịch trao tay." Ông dự đoán rằng tái chế nữ trang cũ, tiền xu hay thậm chí những lượng vàng cực kỳ nhỏ trong bảng mạch điện thiết bị điện tử, sẽ ngày càng trở thành nguồn cung cấp vàng đáng kể trong tương lai. Dữ liệu của CFRA cho biết khoảng 30% nguồn cung vàng trên thế giới trong 20 năm qua thực chất là từ vàng tái chế, không phải vàng khai thác mới. Quá trình tinh chế "vụn" vàng tái chế, nữ trang cũ, tiền xu và vàng thỏi - không sử dụng đến hóa chất độc hại và năng lượng trong quá trình chế biến, nhưng một số tác động môi trường có thể thấp hơn rất nhiều so với khai mỏ. Một nghiên cứu gần đây về quá trình tinh luyện vàng ở Đức cho thấy, tính trên kilogram, sản lượng của vàng 99,99% tinh khiết thông qua tái chế có hàm lượng thâm dụng carbon thấp hơn 300 lần so với khai thác vàng từ mỏ dưới lòng đất hoặc mỏ lộ thiên. Điều này nghĩa là thu thập 1kg vàng tái chế sẽ sản sinh ra 53kg lượng chất thải CO2 - nhưng việc đào ra được một kg vàng sẽ thải ra đến 16 tấn CO2. Vụn vàng tái chế từ thiết bị điện tử nằm ở khoảng giữa nhưng vẫn tốt hơn là khai mỏ - để tái chế được 1kg vàng thải ra lượng CO2 tương đương một tấn. Tương tự như những ngành công nghiệp quy mô lớn khác, khai thác vàng có thể gây ra tác động với môi trường bản địa. Sự chống đối của người dân với mỏ vàng ở nhiều nơi trên thế giới đã trở thành rào cản cho ngành sản xuất vàng, Miller lý giải. Sự phản kháng không chỉ có ở Tyrone. Ví dụ như mỏ vàng Pascua-Lama ở Chile, sau nhiều năm các nhà hoạt động biểu tình phản đối với lý do bảo vệ môi trường, dự án đã bị chính quyền cho tạm dừng. Nhu cầu với vàng tăng cao, nhưng nguồn cung vàng lại đang giảm dần Nhưng ở những nơi mỏ vàng đã xây dựng, hoạt động khai thác có thể trở thành quy mô lớn. Mỏ vàng lớn nhất thế giới sản xuất nhiều tấn vàng mỗi năm, và lớn nhất trong số đó là Mỏ Vàng Nevada ở Mỹ, cho ra hơn 100 tấn mỗi năm. Thậm chí những mỏ vàng nhỏ hơn cũng có thể giúp nhiều người sống trong cộng đồng quanh đó có sinh kế ăn theo xung quanh mỏ. Ví dụ như thành phố Val d'Or (Thung lũng Vàng) ở Quebec, Canada. Một thị trấn đã hình thành từ khi người ta tìm ra vàng vào năm 1923. Các loại kim loại khác như đồng và chì cũng đang được khai thác trong cùng khu vực này và tạo ra làn sóng việc làm về khai mỏ đã thu hút nhiều người đến Val d'Or trong vài năm qua. Đội bóng khúc côn cầu trên băng của thị trấn, đội Feoreurs thậm chí có nhân vật biểu tượng đội mmũ bảo hộ với dùng chữ "Dynamit" - gợi nhắc đến thuốc nổ [dynamite] sử dụng để phá đá trong nghề khai mỏ. Rào cản chính trị Với Curraghinalt, máu đã đổ để vàng được giữ lại trong lòng đất nhiều năm. Trong giai đoạn "Troubles", nhiều nhóm chính trị gia và đảng phái ở Bắc Ireland trở nên bạo lực, tiến hành các vụ bắn giết và đánh bom. Vì vậy khi một công ty để mắt đến tiềm năng khai mỏ tại Curraghinalt vào thập niên 1980, công ty này gặp khó khăn khi xin giấy phép chất nổ, vì rủi ro an ninh có thể xảy ra khi trữ chất nổ tại hiện trường khai mỏ. Nhưng một thập niên sau đó, Curraghinalt dường như có tương lai tươi sáng hơn, Andrian Boyce nhớ lại. Ông là giáo sư ngành địa chất ứng dụng tại Trung tâm Nghiên cứu Môi trường thuộc Các trường Đại học của Scotland. Vào khoảng thời gian ký Hiệp Ước Thứ Sáu Tốt Lành (là thỏa ước chính trị ký vào tháng 4/1998 giúp chấm dứt giai đoạn xung đột vũ trang Troubles), Boyce và đồng nghiệp có tham gia vào một sáng kiến nghiên cứu địa chất ở vùng Curraghinalt và nghiên cứu tiềm năng thương mại của nơi này. "Đó thực sự là hy vọng mới mẻ cho người dân ở Bắc Ireland và đó là tác động tôi thấy từ đó," ông nhớ lại. "Bạn biết đấy, đó là thời điểm không có nhiều người đầu tư vào Bắc Ireland." Ông đề cập đến vụ đánh bom Omagh, mà một nhóm tự xưng là Real IRA làm phát nổ một quả bom trong xe hơi vào một chiều thứ Bảy trong 8/1998, giết chết 29 người, trong đó có một phụ nữ có thai và hai đứa con song sinh của cô. Omangh nằm cách Curraghinalt 20 phút lái xe. Trong tâm trí một số người, cơ hội kinh tế mà mỏ vàng mới hứa hẹn đem lại cho Bắc Ireland sẽ giúp vùng này có cơ hội thoát khỏi quá khứ kinh hoàng - và đem lại hy vọng về kinh tế cho vùng đất này trong tương lai. Quay trở lại thập niên 1990, đó là khi giá vàng cản trở sự thịnh vượng của ngành khai mỏ, Boyce cho biết. Nhưng giờ đây không có rào cản. Và ông cho biết, quy mô của mỏ - Dalradian ước tính nơi này có thể sản xuất ra 130.000 ounce vàng (tương đương 4 tấn) mỗi năm trong 20 năm hoặc hơn - khiến mỏ vàng này là độc nhất ở Anh Quốc. "Với vàng, mỏ Curraghinalt là mỏ lớn hơn rất nhất so với mỏ vàng lớn nhất mà người ta từng tìm thấy ở Anh Quốc," Boyce cho biết. "Nó khiến mọi mỏ vàng khác đều nhỏ xíu." Nhưng câu chuyện về mỏ vàng Curraghinalt cho thấy những thách thức mà ngành công nghiệp khai thác vàng phải đối mặt trong năm 2020, đặc biệt khi khai thác ở những cộng đồng đã tồn tại trong khu vực có thắng cảnh thiên nhiên. Mỏ vàng tọa lạc ở khu vực khá xa xôi ở Bắc Ireland, bao quanh đó là nông trang và thiên nhiên hoang dã. Chẳng hạn như mỏ vàng Omagh có dân số thấp hơn 20.000 người. Từ năm 2009, Tập đoàn Dalradian đã khai thác mẫu vàng từ lòng đất trong khu mỏ ở Curraghinalt trong khi vẫn xúc tiến các kế hoạch khai mỏ với dân địa phương. Kế hoạch bao gồm xây một mỏ vàng ngầm, thay vì dự án khai mỏ lộ thiên, và khai thác quặng vàng có thể chế biến một phần ở Tyrone, một phần ở nước ngoài. Sau khi bị phản đối dữ dội, vào năm 2019, tập đoàn Dalradian hủy bỏ kế hoạch sử dụng cyanide tại mỏ này. Ở một số mỏ khai thác vàng, dung môi chứa chất cyanide được sử dụng để làm vàng tan ra từ quặng lấy từ lòng đất để chiết tách và thu thập kim loại này. Dalradian cũng cho biết họ đã giảm lượng nước sử dụng xuống khoảng 30% và giảm khí thải xuống 25%, là một phần trong nỗ lực trở thành mỏ vàng đầu tiên ở Châu Âu trung hòa về carbon. Nhưng các nhà hoạt động vẫn tiếp tục thể hiện mối quan ngại hóa chất có thể bị thoát ra sông gần đó và hủy hoại đời sống sinh vật bản địa. Ô nhiễm từ mỏ vàng cũng có tác động tiêu cực đến sức khỏe con người, họ cho biết. Và họ lo ngại một đống "chất thải" - là nguyên liệu thải ra từ mỏ trong quá trình khai thác và bỏ lại trên mặt đất - sẽ làm cảnh quan vùng này bị ảnh hưởng. BBC Future sắp xếp chuyến đến thăm mỏ vàng của Tập đoàn Dalradian ở Tyrone nhưng công ty này hủy bỏ chuyến thăm chỉ hai ngày trước thời gian hẹn mà không giải thích gì. Hoạt động của con người ở vùng núi Sperrin đã có từ hàng ngàn năm trước Trong thông cáo, người phát ngôn của Dalradian cho biết: "Đây là dự án an toàn và có trách nhiệm về môi trường nhân rộng thành công từ những mỏ vàng hiện đại khác ở Châu Âu." Công ty cho biết họ có lắng nghe cộng đồng, tổ chức các chuyến đi thăm và thay đổi quy trình khai thác khi người ta nêu quan ngại. "Mọi người có thể yên tâm là dự án được thanh sát kỹ lưỡng bởi quá trình lên kế hoạch độc lập và đầy đủ vốn được thiết kế để đạt tiêu chuẩn chính xác. Chúng tôi đã tổ chức khoảng 100 cuộc gặp với các nhà làm luật và Cơ quan Sức khỏe Cộng đồng địa phương không hề có phản đối gì về phần sức khỏe cộng đồng trong dự án." Về phần chất thải: "Đống chất thải khô sẽ có độ cao trung bình 17m, sẽ được phủ xanh lại trong quá trình hoạt động, và chúng sẽ được đặt tại một hố sâu tự nhiên và chìm trong khung cảnh trong vùng." Trong đơn xin phép xả thải vật liệu gần đây, trong đó có cả kim loại nặng, thải vào dòng suối gần đó, tập đoàn Dalradian cũng đề cập đến những chất ăn mòn như axit sulphuric và sodium hydroxide. Ở điểm này, người phát ngôn từ công ty nói, "Dù họ không dự định sẽ sử dụng các loại chất này thường kỳ, vì chúng sẽ được trữ tại hiện trường, nhưng chúng phải được nêu tên trong danh sách cho phép xả thải." Ông cho biết thêm nhà máy xử lý chất thải cũng sẽ được sử dụng trong việc quản lý nguồn nước, và cho biết khu mỏ đem lại "cơ hội khổng lồ" khi nền kinh tế Bắc Ireland đối mặt với bất ổn từ việc Liên hiệp Vương Quốc Anh rời khỏi EU (Brexit). Trong khi những nhà hoạt động như O'Kane cho biết họ sẽ không chấp nhận khu mỏ dưới bất kỳ tình huống nào, dĩ nhiên vẫn có một số người chấp nhận. Khó mà biết được chính xác bao nhiêu người ở Tyrone ủng hộ hay chống lại dự án. Trang web dự án của Phòng Cơ sở Hạ tầng Bắc Ireland có hơn 41.000 bình luận về dự án của Dalradian, 90% trong số đó chống lại khu mỏ. Khi BBC Future hỏi tại sao có rất nhiều phản hồi có vẻ như là lặp lại lẫn nhau, cơ quan này cho biết họ tin rằng con số là "tổng hợp chính xác" của những thông tin đại diện mà họ nhận được. Phản hồi trùng lắp xảy ra có thể vì một số lý do, người phát ngôn của công ty cho biết; "Chúng có thể liên quan đến những người làm đại diện một lần hay nhiều lần vì có nhiều bản bổ sung khác nhau với dự án." Cuộc điều tra công khai giờ đây đã che mờ kế hoạch, mọi quyết định sẽ tùy thuộc vào chính quyền điều tra và đại diện cho quyền lợi của người dân địa phương trước khi quyết định dự án có được phép tiếp tục hay không, Boyce cho biết. "Hãy để chính trị gia làm việc mà họ được trả lương," ông cho biết thêm. Trong vài năm vừa qua, dọc vùng Biển Ireland ở Scotland, sự phản đối của người dân địa phương với các khu mỏ khác cũng tăng cao, như tại Cononish, ở Công viên Quốc gia Loch Lomond. Boyce lưu ý rằng những quan ngại về môi trường ở đó cũng được lên tiếng, nhưng cuối cùng thì dự án được ủng hộ và giấy phép dự án được thông qua. Những thỏi vàng đầu tiên từ khu mỏ này sẽ được sản xuất sớm nhất là vào khoảng tháng 11/2020. Người ta đã chứng minh mỏ vàng tại Curraghinalt có dồi dào trữ lượng, điều này tất nhiên sẽ thu hút nhà đầu tư, Chris Mancini, nhà nghiên cứu phân tích từ Quỹ Vàng Gabelli, đầu tư vào vàng, cho biết. Và ông tranh luận rằng khu mỏ này sẽ an toàn về mặt môi trường. Nhưng một số người không cho là như vậy. Fidelma O'Kane và những nhà vận động cùng bà cho biết khu mỏ đã trở thành lời nguyền ở nơi này - đe dọa đến mọi mặt của vùng đất nơi họ sinh sống. "Khu vực này tuyệt đẹp, nó được chỉ định là Vùng có Vẻ đẹp Tự nhiên Ấn tượng," O'Kane cho biết. "Chúng tôi không muốn nó bị công nghiệp hóa với ngành công nghiệp nặng. "Hình ảnh xanh, sạch của quê hương chúng tôi sẽ biến mất mãi mãi." Dù điều gì có xảy ra ra ở Curraghinalt, thì chắc chắn là nỗ lực của công ty Dalradian đã khơi mào rất nhiều tranh luận ở địa phương về điều gì khiến mọi người sẵn sàng chấp nhận. Đó là dạng tranh luận có thể trở thành phổ biến nếu giá vàng tiếp tục cao và các công ty vẫn tìm đến những mỏ vàng nhỏ nhưng béo bở ở những vùng đất ít có hoặc chưa bao giờ có truyền thống khai thác vàng. Và một lần nữa, nếu ta thực sự đã đạt tới đỉnh vàng, thì cuộc chạy đua đào vàng có thể không kéo dài lâu được. Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
Hãy tưởng tượng bạn đang sống trong năm 2022. Bạn đang ngồi trong chiếc xe lái tự động trên con đường quen thuộc trong thành phố. Chiếc xe tiến gần đến một biển báo dừng lại mà nó đã đi qua hàng trăm lần - thế nhưng lần này nó lại vượt thẳng qua.
Thảm họa khi tin tặc tấn công trí thông minh nhân tạo
Đối với bạn, biển báo này giống hệt như những lần khác Thế nhưng đối với chiếc xe, nó hoàn toàn khác. Trước đó chỉ vài phút, một tấm giấy dán nhỏ đã được gắn lên trên biển hiệu mà cả bạn và chiếc xe đều không hề hay biết. Nó đủ nhỏ để mắt thường không nhìn thấy, nhưng đủ lớn để đánh lừa công nghệ nhận dạng. Nói cách khác, nó đủ để khiến máy tính nghĩ rằng biển báo hiệu dừng lại không phải là biển báo hiệu dừng lại. Phi cơ lớn nhất thế giới có sứ mệnh mới? Pháo đài bay B-52 và sứ mệnh tìm đường lên Mặt Trăng Chiếc phi cơ Anh làm thay đổi ngành hàng không thế giới Nhiều nghiên cứu đang chỉ ra rằng trí thông minh nhân tạo có thể bị đánh lừa bằng những cách đơn giản như vậy, khi chúng nhìn thấy những điều mà mắt thường con người không nhận biết được. Trong lúc những công nghệ giúp máy tính tự học và nâng cao khả năng nhận biết đang ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong hệ thống giao thông, tài chính và y tế của chúng ta, các nhà khoa học máy tính đang hy vọng sẽ có thể tìm ra cách bảo vệ chúng tốt hơn trước những vụ tấn công trước khi những vụ tấn công này xảy ra trên thực tế. "Mối lo ngại này ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong cộng đồng trí thông minh nhân tạo và máy tính học, nhất là khi những thuật toán này đang được sử dụng ngày một nhiều hơn," Daniel Lowd, phó giáo sư về khoa học máy tính và thông tin tại Đại học Oregon, nói. "Nếu các thư rác vượt qua được tường lửa hoặc một vài email bị chặn, hậu quả không phải là quá lớn. Thế nhưng nếu bạn phải dựa vào hệ thống nhận biết trong xe tự động lái để biết mình đang đi về đâu và tránh tai nạn, thì lại to chuyện hơn rất nhiều." Việc máy tính bị hỏng hóc hoặc bị xâm nhập có thể tác động rất lớn đến cách mà những thuật toán máy tính học 'nhìn nhận' thế giới. Khi đó, đối với nó, một con gấu trúc có thể trông giống như một con vượn, hoặc một chiếc xe buýt trường học có thể trông giống như một con đà điểu. Trong một thử nghiệm, các nhà nghiên cứu từ Pháp và Switzerland đã chỉ ra rằng những sự phá rối như vậy có thể làm cho máy tính lẫn lộn về mặt nhận biết. Làm sao phát hiện 'tin vịt' dạy cách chữa bệnh Vì sao khó nhìn vào sự thật? Chườm đá khi căng cơ 'phản tác dụng'? Vì sao lại như vậy? Hãy liên tưởng đến việc những đứa trẻ học cách nhận biết các con số. Chúng sẽ nhìn từng con số và tìm cách ghi nhớ những điểm chung: Số 1 cao và gầy, số 6 và 9 có 1 vòng tròn trong khi số 8 có hai vòng tròn. Một khi đã nhìn thấy đủ các ví dụ, chúng có thể nhanh chóng nhận biết các số mới như 4, 8 hoặc 3 - ngay cả khi những con số này được viết dưới những phong cách khác nhau. Các thuật toán máy học cũng nhận biết thế giới thông qua một quy trình tương tự. Các nhà khoa học nạp vào máy tính hàng trăm hoặc hàng nghìn ví dụ được phân loại cụ thể về những gì họ muốn máy tính nhận biết. Máy tính sau đó lướt qua các dữ liệu được nạp và trong lúc nó phân loại đâu là con số, đâu là không - nó bắt đầu ghi nhớ những đặc điểm của đáp án đúng. Sau đó, nó bắt đầu có khả năng nhìn vào một bức hình và khẳng định rằng 'đây là một số 5' với độ chính xác cao. Trí tuệ nhân tạo đang ngày càng ảnh hưởng nhiều tới đời sống con người, từ xe hơi tự lái cho tới các thiết bị gia dụng tự hoạt động trong nhà Bằng cách này, cả trẻ em lẫn máy tính có thể học cách nhận biết một số lượng lớn các vật thể, từ số cho tới thú nuôi cho tới khuôn mặt con người. Thế nhưng, không giống như một đứa trẻ, máy tính không chú ý tới những chi tiết nhỏ như cái tai đầy lông của một con mèo hoặc những góc cạnh của số 4. Nó không nhìn vào toàn bức tranh. Thay vào đó, nó nhìn vào từng ảnh điểm của các bức tranh và tìm cách phân biệt từng vật thể một cách nhanh nhất. Nếu phần lớn số 1 có cách ảnh điểm màu đen ở một số vùng và một số ảnh điểm màu trắng ở các vùng khác, máy tính sẽ đưa ra quyết định chỉ sau khi đã kiểm tra một số ít những ảnh điểm này. Công nghệ mới giúp chống tình trạng bị giám sát, theo dõi Robot liệu có cai trị con người? Con số nhiều quyền lực nhất lịch sử Hãy thử nhìn lại câu chuyện biển báo dừng lại. Chỉ cần điều chỉnh các ảnh điểm trên hình kí hiệu, máy tính sẽ tưởng rằng tấm biển này là một thứ khác. Một nghiên cứu tương tự từ Phòng Thí Nghiệm Trí Thông minh Nhân tạo Phát triển tại Đại học Wyoming và Đại học Cornell đã tạo ra một loạt các ảo ảnh cho trí thông minh nhân tạo. Những hình ảnh trừu tưởng này rất khó hiểu đối với con người, thế nhưng chúng ngay lập tức được máy tính nhận biết là những con rắn hay các khẩu súng trường. Điều này cho thấy cách mà trí thông minh nhân tạo có thể nhìn vào một cái gì đó và phán đoán ra một thứ khác xa thực tế. Đây là điểm yếu chung của tất cả các thuật toán máy học. "Tất cả các thuật toán đều có một điểm yếu," Yevgeniy Vorobeychik, phó giáo sư về khoa học máy tính tại Đại học Vanderbilt, nói. "Chúng ta sống trong một thế giới phức tạp, nhiều khía cạnh, và các thuật toán chỉ tập trung vào một phần rất nhỏ của thế giới đó." Voyobeychik 'rất tự tin' rằng nếu những điểm yếu này tồn tại, một ai đó sẽ tìm cách lợi dụng chúng. Điều này đã bắt đầu xảy ra. Ví dụ như các thuật toán nhằm sàng lọc các email không rõ nguồn gốc. Những kẻ xấu có thể vượt qua tường lửa bằng cách chỉnh sửa cách viết của một số từ, ví dụ như Vi@gra thay vì Viagra hoặc tìm cách tung hoả mù để che giấu các từ thường xuyên xuất hiện trong thư rác, ví dụ như 'nhận giải', 'mobile' hoặc 'thắng giải'. Điều gì sẽ giúp những kẻ lừa đảo này thành công? Trường hợp chiếc xe tự lái bị đánh lừa trước biển báo dừng lại là một trong những viễn cảnh phổ biến mà các chuyên gia trong ngành đã nghĩ đến. Những dữ liệu gây nhiễu có thể giúp các trang web khiêu dâm lừa được tường lửa. Những kẻ lừa đảo khác có thể tìm cách nâng giá trị của một tờ cheque hoặc chỉnh sửa mã của các phần mềm độc hại nhằm giúp chúng vượt qua hệ thống an ninh máy tính. Trên lý thuyết, những kẻ xâm nhập chỉ có thể tạo dữ liệu gây nhiễu nếu họ có trong tay thuật toán của chiếc máy tính mà họ muốn qua mặt. Tuy nhiên trên thực tế họ chỉ cần tấn công bằng một số lượng lớn các phiên bản khác nhau của email hoặc hình ảnh cho đến khi một tập tin nào đó vượt qua được tường lửa. 'Yêu' robot có đồng nghĩa với việc ngoại tình? Tám từ kỳ diệu làm thay đổi thế giới Hội chứng sợ nghe, gọi điện thoại "Các hệ thống dùng thuật toán máy học đã bị lợi dụng kể từ khi chúng ra đời," Patrick McDaniel, giáo sư khoa học máy tính tại Đại học Bang Pennsylvania, nói. "Chúng ta không biết là những mánh khoé này có đang được sử dụng hay không". Thế nhưng phương pháp tạo dữ liệu gây nhiễu không chỉ có lợi cho những kẻ xấu. Chúng có thể được sử dụng để giúp đỡ những người muốn tránh bị theo dõi. "Nếu bạn là một nhà hoạt động chính trị tại một quốc gia độc tài và bạn muốn tiến hành các hoạt động của mình mà không bị theo dõi, việc tránh được các công nghệ theo dõi tự động sẽ rất hữu ích," Lowd nói. Trong một dự án, được công bố vào tháng 10, các nhà nghiên cứu tại Đại học Carnegie Mellon đã chế tạo một cặp kính có khả năng đánh lừa hệ thống nhận dạng mặt - khiến cho máy tính tưởng nhầm nữ diễn viên Reese Witherspoon là Russel Crowe. Nghe thì có vẻ buồn cười, nhưng những công nghệ như vậy có thể sẽ trở nên rất hữu ích cho những ai muốn né tránh sự theo dõi của thế lực cầm quyền. Vậy làm sao để có một thuật toán không dễ bị lừa? "Cách duy nhất là có một thuật toán luôn luôn đúng," Lowd nói. Ngay cả khi chúng ta có thể tạo ra trí thông minh nhân tạo có khả năng đánh bại con người, thế giới này vẫn luôn tồn tại những trường hợp không có đáp án rõ ràng. Các thuật toán máy học thường được đánh giá bởi độ chính xác. Một chương trình có khả năng nhận biết đúng 99% rõ ràng là tốt hơn chương trình chỉ đánh giá đúng 60%. Tuy nhiên các chuyên gia giờ đây cho rằng các thuật toán cần được đánh giá dựa trên khả năng kháng cự các vụ tấn công. Một giải pháp khác đó là giả lập các vụ tấn công và chỉ cho thuật toán máy tính học thấy. Điều này có thể giúp hệ thống trở nên ngày càng vững vàng hơn. Tất nhiên là các vụ tấn công được giả lập này cũng cần giuống với các vụ tấn công có thể xảy ra trong thế giới thật. McDianiel cho rằng chúng ta nên cho phép con người can thiệp vào thuật toán trong những trường hợp cần thiết. Một số 'trợ lý thông minh' như M của Facebook, có con người đứng đằng sau để kiểm tra và tinh chỉnh các câu trả lời, trong khi một số chuyên gia khác cho rằng sự kiểm tra của con người cũng đóng vai trò quan trọng trong các ứng dụng nhạy cảm khác, ví dụ như quyết định của toà án. "Các hệ thống máy học là công cụ để lập luận. Chúng ta cần rất tỉnh táo trước những gì chúng ta cho chúng biết, cũng như những gì chúng cho ta biết", ông nói. "Chúng ta không nên xem chúng là những nhà tiên tri sự thật hoàn hảo". Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
Những người Việt trẻ thuộc thế hệ thứ hai tâm sự với BBC News Tiếng Việt về tác động của sự kiện 30/4/1975 lên gia đình họ và hành trình tìm kiếm bản sắc.
30/4: Người Việt trẻ hải ngoại và hành trình tìm bản sắc
Adrienne Minh-Châu Lê, Alex Thái và Georgina Quach, ba người Việt hải ngoại Ba nhân vật trong bài là những người sinh sau năm 1975, thuộc thế hệ thứ hai hay một rưỡi của những người tị nạn Việt Nam. Họ trải lòng với BBC News Tiếng Việt về sự kiện 30/4/1975 đã tác động như thế nào đến gia đình họ và hành trình tìm kiếm bản sắc của họ giữa những va chạm của hai nền văn hóa, sự đứt gãy và con đường mà họ đang đi ngõ hầu hàn gắn những đứt gãy ấy với sợi dây nguồn cội. Một đoạn sử buồn Adrienne Minh-Châu Lê hiện là nghiên cứu sinh khoa Lịch sử, Đại học Columbia, Hoa Kỳ, vừa nhận học bổng Paul & Daisy Soros cho những người Mỹ mới (The Paul & Daisy Soros Fellowships for New Americans). Adrienne tốt nghiệp cử nhân lịch sử tại Đại học Yale và từng có bốn năm tham gia tư vấn chiến lược và vận động kỹ thuật số ở New York. Với Adrienne, sự kiện 30/4/1975 đã thay đổi hoàn toàn gia đình cô và ảnh hưởng đến cô - với tư cách là thế hệ thứ hai của những người Việt Nam tị nạn tại Mỹ. "30/4 là ngày Sài Gòn thất thủ, sự kiện mà nhiều người Việt Nam trên thế giới vẫn gọi là "ngày mất nước". Sự kiện này đã thay đổi hoàn toàn gia đình tôi, khiến mọi thứ gần như đảo lộn. Sau sự kiện đó, ông tôi và các chú trong gia đình tôi bị đưa đi cải tạo. Cuộc sống của cả nhà, như những gì tôi được ba mẹ kể lại, trở nên vô cùng khó khăn, đến nỗi gia đình tôi không còn con đường chọn lựa nào khác ngoài việc phải trốn chạy khỏi Việt Nam". Vài năm trước, Adrienne đã viết về những gì mà mẹ của cô đã trải qua trên hành trình trốn chạy của một thuyền nhân. Bài viết xuất hiện trên trang OnBying.org vào đúng ngày 30/4. Viết bài báo đó, cô có dịp hiểu sâu hơn về một thời đoạn trong lịch sử gia đình, "đó là lần đầu tiên tôi ghi chép và tôn vinh lịch sử gia đình tôi," Adrienne nói với BBC News Tiếng Việt. Adrienne Minh-Châu Lê Họa sĩ Ann Phong nói về ký ức 30/4 và dự án hướng về thế hệ trẻ Sài Gòn, những địa chỉ nổi tiếng trước và sau 1975 Carina Hoàng: Diễn viên Việt trên vòm trời Úc Âm nhạc và thế hệ Việt thứ hai tại Anh Còn Georgina Quach - một nhà báo người Anh gốc Việt, năm nay 22 tuổi - thì nói rằng, cô không thấy sự liên hệ giữa cá nhân cô với ngày 30/4/1975, dẫu cô có thể thấu hiểu những khó khăn của các thành viên gia đình của cô sau sự kiện đó "từ một độ gián cách". Trong một bài viết trên tạp chí văn chương Anh TLS, Georgina viện dẫn một thành ngữ mà ông bà cô vẫn nói, "Dò đá qua sông" liên hệ đến hành trình của những người tị nạn từ lúc bỏ nước ra đi dến khi tạo dựng môi trường thuận lợi để thế hệ tiếp nối gặt hái thành công trên quê mới. Nhưng, mỗi khi thế hệ sau tiến xa hơn một chút so với thế hệ đi trước trong sự hội nhập trên đất mới, họ lại rời thêm chút nữa khỏi một chốn quê hương - nơi mà với họ, từng là nhà. "Ba mẹ tôi đến đây mà không có gì trong tay cả, nhưng giờ đã tạo lập một môi trường để nuôi dạy chúng tôi trưởng thành. Tất nhiên, với thế hệ thứ hai như chúng tôi, đạt được điều đó cũng không dễ chút nào. Chúng tôi bị kéo theo hai hướng. Một mặt, chúng tôi muốn hội nhập vào cộng đồng sở tại, nhưng đồng thời, chúng tôi nhận ra rằng, phải trả giá cho điều này. Georgina lý giải cụ thể hơn: "Khi ông bà tôi quyết định rời bỏ khỏi quê hương, họ mong mỏi kiếm tìm một cuộc sống tốt hơn cho các thế hệ tương lai. Tuy nhiên, để ưu tiên cho sự thành công của con cháu họ, họ buộc phải từ bỏ cơ hội của chính mình.'' "Nhưng thế hệ thứ hai đang ngày càng trở nên xa cách với nguồn cội và đặc thù văn hóa Việt. Và dẫu chúng ta hiếm khi nghe về hệ luỵ phụ của việc hội nhập vào một nền văn hóa mới, nhưng theo thời gian, cuộc hành trình dấn bước vào tương lai vô định và bất trắc của gia đình tôi năm 1979, vẫn là một sự biến sẽ tạo ra một khoảng cách biệt khó xóa nhòa giữa các thế hệ, Georgina nói với BBC News Tiếng Việt qua phỏng vấn bằng email. Georgina Quach (thứ hai từ phải) và gia đình tại Đại học Oxford Tiến sĩ Alex Thái sinh ra ở Quảng Ngãi, cùng gia đình sang định cư tại California, Hoa Kỳ, vào năm 1990 và hiện là nghiên cứu viên hậu tiến sĩ (Postdoctoral Fellow) tại Đại học Oregon, Hoa Kỳ. Anh tâm sự rằng, anh theo đuổi môn lịch sử về chiến tranh Việt Nam là vì trách nhiệm và đam mê. Alex Thái thố lộ với BBC News Tiếng Việt qua email: "Trách nhiệm xuất phát từ những kinh nghiệm cá nhân, tuy nhỏ bé nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến suy nghĩ và lựa chọn của mình. "Trong đời tôi có bốn sự việc ảnh hưởng quyết định này. "Một là là vào năm tôi khoảng 6-7 tuổi, bị người trong xóm gọi là "con Nguỵ", tôi không hiểu vì sao mình bị gọi vậy. Khi tôi về hỏi ba, ba bảo đừng nhắc đến hai từ đó. Nhưng cũng từ đó, hai từ "con Ngụy" với tôi đã như một ám ảnh. "Hai là khi chứng kiến cảnh người anh đau buồn đến vô vọng vì không được vào đại học dù điểm thi cao hơn điểm chuẩn, chỉ vì lý lịch gia đình. "Ba là khi học lớp 7 ở Mỹ, tôi bị một cậu bạn hỏi: "Gia đình mày là từ phía nào?" Tôi trả lời: "Miền Nam". Ngay lập tức cậu ấy la lên: "A! Vậy gia đình mày thua là xứng đáng". "Lần thứ tư, ở Đại học Berkeley, khi bị một giáo sư cho điểm "F-" cho một bài luận về chiến tranh Viết Nam, trong đó tôi có góp ý với giáo sư về những thành kiến và thiên lệch ông trong cách ông giảng dạy và đưa ra chứng cứ về chiến tranh Việt Nam. Ông trả lời rằng, nguyên do tôi có những góp ý vậy là vì tôi không thoát được những cay đắng, xuất phát từ việc gia đình tôi thuộc bên thua cuộc". "Bốn sự kiện ấy làm tôi nghĩ về lịch sử, về bản thân và về những gì mình có thể làm để hiểu rõ hơn về lịch sử, nhất là lịch sử cuộc chiến Việt Nam và những ảnh hưởng của nó, mà không bị ảnh hưởng bởi những định kiến thiên lệch. 'Có nghĩa là, dù bị ảnh hưởng bởi những sự việc trên, nhưng tôi không ghét, không thù hận, không trách móc ai. Cái tôi quan tâm là việc tìm tòi, nghiên cứu, và lưu truyền lại những câu chuyện lịch sử và xem đó như một trách nhiệm của mình. 'Trách nhiệm đó dần trở thành đam mê", Alex Thái nói. Alex Thái Giữa hai nền văn hóa Với thế hệ thứ hai, truyền thống gia đình của một người tị nạn vừa là một di sản, nhưng cũng để lại không ít những áp lực, mà bản thân họ luôn phải tìm cách vượt qua và khám phá bản sắc di sản của minh. Như Georgina tâm sự: "Lớn lên trong một khu phố gồm toàn người da trắng, tôi luôn cảm thấy áp lực phải cố gắng và hòa nhập với những bạn đồng trang lứa. Tôi nhận ra sự khác biệt của mình ngay cả từ những bữa trưa tôi mang đến trường, ngôn ngữ mà tôi nghe được ở nhà, văn hóa làm việc chăm chỉ của các thành viên trong gia đình và dĩ nhiên, cách nhìn của tôi cũng khác so với chúng bạn". Georgina kể rằng ngày nhỏ, mỗi sáng Chủ nhật, cô vẫn theo học tiếng quan thoại ở trường dạy tiếng Trung. Khi ấy, cô có cảm giác như thể trong cô có hai thế giới đang va đập vào nhau. Một mặt, cô không thấy mình thuộc môi trường của ngôi tiếng Anh, nhưng cô cũng không thực sự cảm thấy mình thuộc về ngôi trường Trung Quốc. Cứ vậy, Georgina lớn lên với những cảm xúc của sự phân đôi như vậy. Cô đã phải chịu đựng những nhận xét phân biệt chủng tộc trên đường đến trường tiếng Anh, điều mà cô cho hay rằng, mãi dến gần đây, cô vẫn gặp phải. "Và điều này vẫn thường khiến tôi cảm thấy khó chịu về nguồn gốc chủng tộc của mình", cô nói. Georgina tin rằng, điều này một phần là do cô lớn lên mà không biết nhiều về nguồn cội của mình, và bản thân cô cũng chưa biết đặt ra những câu hỏi phù hợp để khám phá di sản ấy. "Tôi không biết nhiều hành trình của cha mẹ tôi. Sau khi theo học Đại học Oxford, nơi tôi học đại học về Văn học Anh, tôi bắt đầu cảm thấy sự khác biệt. Oxford là một môi trường mà những sinh viên da trắng chiếm đa số, hầu hết họ thuộc tầng lớp trung lưu, đến từ các trường tư. "Tôi không bao giờ cảm thấy có sự khác biệt nhiều đến như vậy. Nhưng điều đó càng khiến tôi cảm thấy cấp bách hơn nhu cầu tiếp cận với di sản Việt của mình, cần phải trân trọng những gì khiến tôi trở nên riêng biệt. Tôi bắt đầu khám phá phần di sản của riêng mình. Tôi đặt những câu hỏi về gia đình mình, tôi bắt đầu viết về câu chuyện của gia đình tôi, nền văn hóa mà tôi thuộc về. Dẫu vậy, nhìn chung, tôi coi mình là người rất Tây, ngay cả bây giờ - tôi không nói tiếng Việt ở nhà rất nhiều", Georgina tâm sự. Bài báo của Georgina Quach trên tạp chí văn chương TLS ở Anh nói về hành trình của người Việt tị nạn Với Adrienne, học và nghiên cứu lịch sử lại là con đường để cô khám phá ra lịch sử và bản sắc của mình. Adrienne kể, ngay từ những năm đầu học tiểu học, cô đã nhận thấy mình khác với các bạn cùng lứa. Ở tuổi đó, cô chỉ mong được hòa nhập cũng những bạn bè người Mỹ khác. Nhưng khi lớn lên, cô học và hiểu thêm về di sản và văn hóa Việt Nam, nhưng thông qua một nhịp cầu đặc biệt - Phật giáo. Adrienne cho hay, ở quê cô - Raleigh, North Carolina - có một ngôi chùa Việt Nam mà mỗi Chủ nhật, gia đình cô vẫn hay lên chùa. Còn cô, ngay năm 7 hay 8 tuổi gì dó, đã tham gia Gia đình Phật tử. Và những ngày hè của Adrienne gắn với những mái chùa mà Thiền sư Thích Nhất Hạnh tạo lập nên ở Mỹ và Pháp. Dưới mái chùa, cô học thiền và thực hành chánh niệm. Bản thân cô đã thọ giới theo dòng Tiếp hiện. "Chính Phật giáo đã giúp tôi kết nối với gốc rễ và hiểu được một điều rằng, cuộc sống của tôi không chỉ được hoài sinh từ chiến tranh và áp bức, mà còn bằng sự màu nhiệm của sự sống sót và khởi đầu mới", Adrienne nói. Tị nạn - di sản hay gánh nặng? Georgina nói rằng, di sản là người tị nạn đã định hình toàn bộ cuộc đời cô. Là những người tị nạn, gia đình cô đã làm việc rất chăm chỉ để xây dựng một cuộc sống mới, tốt hơn cho hai anh em cô. Điều đó đã dạy cho cô bài học về sự kiên cường và ý chí. Và nay, bên cạnh viết báo, cô đang thâu nhặt những câu chuyện về người Việt tị nạn, những người mà số phận từng cá nhân khuất lấp đi sau một định danh chung chung - 'thuyền nhân': "Không có câu chuyện điển hình nào của người nhập cư hay người tị nạn có thể bao hàm được tất cả các lý do vì sao mọi người phải trốn chạy khỏi quê hương mình hay tất cả những gì họ đã gặp phải và trải qua trên vùng đất định cư mới". Georgina nói rằng, từ đó, cô nhận ra tầm quan trọng của việc kể lại những câu chuyện của chúng tôi, vì sợ phần lịch sử này trở nên lạc lõng hoặc bị xuyên tạc. Và cô đã khởi sự việc ghi lại những câu chuyện về người Việt tị nạn. "Tôi nhận được nhiều tin nhắn từ những người Việt Nam sống ở khắp nơi trên thế giới, muốn kết nối với công việc của tôi. Điều này khiến công việc của tôi - một nhà báo - trở nên hữu ích hơn rất nhiều. Mọi người nói với tôi rằng tôi đang cho người phương Tây biết sự thật về người Việt Nam", Georgina nói với BBC News Tiếng Việt qua phỏng vấn bằng email. Với Adrienne, di sản của chiến tranh Việt Nam và những người tị nạn là rất quan trọng đối với cuộc sống và quyết định việc nghiên cứu của cô. Ở Đại học Yale, luận văn của Adrienne nghiên cứu về cách những người phụ nữ Việt Nam định hình và phản ứng lại trước những tư tưởng mới về nữ tính, đạo đức và tinh thần yêu nước trong thời kỳ thực dân Pháp. Tại Đại học Columbia, luận án Tiến sĩ của Adrienne tập trung vào xã hội dân sự trong chiến tranh Việt Nam, các phong trào chống thực dân và di cư toàn cầu. Adrienne lý giải thêm về về sự lựa chọn của cô: "Có rất nhiều điều chúng ta chưa biết về xã hội Việt Nam trong chiến tranh. Hầu hết các nhà sử học về chiến tranh Việt Nam đã viết về các khía cạnh quân sự và chính trị của cuộc chiến. Trong khi đó, trải nghiệm của những người bình dân hàng ngày đã và đang bị đánh giá thấp và bị hiểu lầm. Trong khi với tôi, một phần quan trọng của sử học là trả lời câu hỏi: Người dân thường sống như thế nào, họ tin vào điều gì và họ muốn gì cho đất nước của họ? Tôi muốn những người bình dân Việt Nam cũng có cơ hội kể về lịch sử của chính họ". Adrienne nói thêm: "Ba mẹ tôi đến Mỹ từ Việt Nam và phải tập trung làm việc chăm chỉ để bắt đầu một cuộc sống mới tại đây. Sự hy sinh của họ khi rời khỏi Việt Nam và xây dựng một cuộc sống mới ở Mỹ cho phép tôi lớn lên và thoải mái theo đuổi ước mơ của mình. Thông qua nghiên cứu và viết, tôi hy vọng sẽ góp phần bắc một nhịp cầu, để các thế hệ người Việt trẻ trên thế giới có thể hiểu thêm về lịch sử của mình, kết nối lại với nhau bằng sự sẻ chia từ chính những nỗi đau và vẻ đẹp của nó, và hiểu, họ là ai, và họ đến từ đâu". Adrienne Minh-Châu Lê (trái) và gia đình Alex Thái đang tham gia dự án Di sản Việt Nam Cộng hòa và lịch sử người Mỹ gốc Việt, thực hiện với sự hợp tác giữa Viện Nghiên cứu toàn cầu, Đại học Oregon và Hội Bảo tồn lịch sử văn hóa người Mỹ gốc Việt. Là một người Mỹ gốc Việt, ưu tư về lịch sử và con người, nên anh nhận thức rất rõ tầm quan trọng của việc viết và lưu truyền lịch sử về Việt Nam Cộng hòa và về người Mỹ gốc Việt. "Những trang sử về hai chủ đề ấy hiện đang rất trống, mà những người đã từng sống qua những giai đoạn lịch sử ấy đã dần qua đời hoặc cũng rất lớn tuổi. Tôi hợp tác vì muốn tận dụng cơ hội này và thời gian tới để duy trì lại lịch sử Việt Nam Cộng hòa cũng như lịch sử người Mỹ gốc Việt", Alex Thái nói. Dự án mà Alex Thái tham gia đặt mục tiêu đào tạo và khuyến khích thế hệ sử gia trẻ học, nghiên cứu và viết về Việt Nam Cộng hòa và lịch sử người Mỹ gốc Việt. Nhưng để thu hút những người trẻ quan tâm đến việc này hẳn không đơn giản. Nhưng không hẳn bởi lý do là người trẻ ít quan tâm đến lịch sử. Theo Alex Thái, công bằng mà nói, anh không tin giới trẻ ít quan tâm và thờ ơ với lịch sử, mà đúng hơn, có lẽ là do họ mất lòng tin với lịch sử, cụ thể là mất lòng tin với giới trí thức làm sử và những bài học trong giảng đường, cũng như những sản phẩm sử học được xuất bản hàng loạt mà họ biết là một chiều, áp đặt, thiếu tính khách quan và sự trung thực". Alex Thái phân tích: "Không phải ai cũng cần phải trở thành sử gia hay người viết lịch sử, nhưng điều đáng cần ở mọi người là việc quan tâm đến sử và sự cố gắng, góp tay với nhau để duy trì lịch sử. Trách nhiệm này là tất cả chúng ta. Người đi trước và những người làm sử cần tự hỏi, là liệu họ đã làm những gì để tạo cơ hội, động lực và lòng tin khiến giới trẻ quan tâm hay không? Ngược lại, người trẻ cũng cần phải hỏi mình hiểu biết gì về chính mình, về cha mẹ, ông bà mình, cũng như về đất nước, con người và những diễn biến lịch sử đã đưa đẩy ta đến cái hiện tại mà ta đang có - ở hải ngoại và cả ở Việt Nam". Anh dẫn chứng: "Trong năm, mười năm trở lại đây, cụ thể hơn, nếu nhìn danh sách hơn 30 diễn gỉa có bài tham luận tại hội thảo vừa qua về Việt Nam Cộng hòa ở Đại học Oregon, chúng ta có thể thấy hơn một nửa là những bạn trẻ, đa số sinh ra hoặc lớn lên ở Hoa Kỳ, có bạn mới trên hai mươi tuổi; ngoài ra có nhiều bạn trẻ từ Việt Nam, Úc. "Đọc những bài tham luận của họ có thể thấy năng lực, sự sáng tạo và tính đa dạng trong các chủ đề nghiên cứu. Họ là những người trẻ, nhưng họ quan tâm đến Trần Trọng Kim, đến những vấn đề chính trị, xã hội, văn hoá, nghệ thuật. "Chẳng hạn, một bạn trẻ vừa nhận bằng cử nhân, đã bỏ tiền riêng để mưa vế máy bay từ Los Angeles lên Eugene, thuê khách sạn để dự hội thảo với mong muốn học hỏi và theo con đường nghiên cứu lịch sử Việt Nam. Còn trẻ nhưng bạn ấy quân tâm, lắng nghe và đặt ra nhiều câu hỏi nhiều vấn đề rất thú vị và quan trọng. "Hay một người trẻ khác lại có những nổ lực đáng kể nhằm duy trì lịch sử và tiếng nói người Việt. Sinh năm 1987 ở Hà Nội nhưng cô lại nghiên cứu về cuộc sống người dân miền Nam trong thời chiến, một chủ đề ít người để ý nhưng không thiếu tầm quan trọng để có thể hiểu thêm về lịch sử Việt Nam cũng như lịch sử cuộc chiến... "Thấy được sự đam mê của những người trẻ ấy là một niềm vui vộ tận"- nhà nghiên cứu lịch sử trẻ tuổi này nói. Còn với chúng ta, thấy được sự quan tâm đến gốc rễ và những băn khoăn về nguồn côi và bản sắc của những người trẻ gốc Việt, cũng lại là một niềm vui.